Khảo Sát Cây Thuốc

7
1 TÀI NGUYÊN CÂY THUC 1. MỤC ĐÍCH THC HIN Cung cp mt sphương pháp điều tra thường được sdng trong các nghiên cu vtài nguyên cây thuc. 2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi thiết kế mt nghiên cu vtài nguyên cây thuc thì việc xác định mc tiêu cần đạt được là rt quan trọng, sau đó là lựa chọn phương pháp nghiên cu phù hp nht vi mc tiêu, ngân sách và thi gian. Ví d: Nhm mc tiêu khai thác thì cn tập trung điều tra thành phn loài, phân b, trlượng cây thuc. Nhm mc tiêu phát trin thuc mi stập trung điều tra thành phn loài, tư liệu hóa vic sdng cây thuc và các yếu tliên quan như bộ phn dùng, thi gian thu hái, cách phhp các cây thuc, chế biến, liu dùng, mô tbệnh, đối tượng được cha tr, tlkhi bnh; thu thp mu để xác định thành phn và cu trúc hóa hc, tác dng sinh học, v.v… Nhm mc tiêu bo tn và phát trin bn vng cũng cần điều tra thành phần loài, xác định sphong phú và tính đa dạng ca cây thuc, mức độ bđe dọa, tình trng phân b, điều kin sinh thái, khnăng tái sinh, mức độ khai thác, sdng và phát trin cây thuốc cũng như các yếu tkinh tế - xã hi liên quan. Nhìn chung, công tác điều tra cây thuc cn vn dng tri thc ca nhiu ngành khoa hc khác nhau, thuộc lĩnh vực khoa hc tnhiên, khoa hc xã hi - nhân văn và khoa học quản lí, trong đó các ngành được xem là quan trng nht gm: thc vt hc, dược hc, nhân hc, sinh thái hc, kinh tế hc tài nguyên, ngôn nghc. Thc vt hc 2.1 Thu mu thc vt Đối tượng thu mu gm tt ccác cây thuốc được người dân địa phương đề cp trong quá trình phng vn hay thu mu thực địa. Tham kho kthut thu mẫu đã được nêu chi tiết chương Phân loại thc vt. Mi loài cây thuc cn thu tba đến năm mẫu và được gn nhãn ghi rõ các thông tin vkí hiu mu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mu. Trong một vài trường hp cn thiết cho việc định danh chính xác loài thì cn thu cây con hay thân ngm dng cđể làm mu tiêu bn sng. Trong quá trình thu mu, chp hình các bphn ca cây, sinh cnh, bphận làm dược liu. Sdụng máy định vGPS đánh dấu tọa độ điểm thu mu để ghi nhn nơi phân bca cây thuc trong vùng.

description

Cung cấp một số phương pháp điều tra thường được sử dụng trong các nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc.

Transcript of Khảo Sát Cây Thuốc

Page 1: Khảo Sát Cây Thuốc

1

TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

1. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN

Cung cấp một số phương pháp điều tra thường được sử dụng trong các

nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc.

2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khi thiết kế một nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc thì việc xác định

mục tiêu cần đạt được là rất quan trọng, sau đó là lựa chọn phương pháp

nghiên cứu phù hợp nhất với mục tiêu, ngân sách và thời gian. Ví dụ:

Nhằm mục tiêu khai thác thì cần tập trung điều tra thành phần loài, phân

bố, trữ lượng cây thuốc.

Nhằm mục tiêu phát triển thuốc mới sẽ tập trung điều tra thành phần

loài, tư liệu hóa việc sử dụng cây thuốc và các yếu tố liên quan như bộ

phận dùng, thời gian thu hái, cách phố hợp các cây thuốc, chế biến, liều

dùng, mô tả bệnh, đối tượng được chữa trị, tỉ lệ khỏi bệnh; thu thập mẫu

để xác định thành phần và cấu trúc hóa học, tác dụng sinh học, v.v…

Nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững cũng cần điều tra thành

phần loài, xác định sự phong phú và tính đa dạng của cây thuốc, mức độ

bị đe dọa, tình trạng phân bố, điều kiện sinh thái, khả năng tái sinh, mức

độ khai thác, sử dụng và phát triển cây thuốc cũng như các yếu tố kinh

tế - xã hội liên quan.

Nhìn chung, công tác điều tra cây thuốc cần vận dụng tri thức của nhiều

ngành khoa học khác nhau, thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã

hội - nhân văn và khoa học quản lí, trong đó các ngành được xem là quan

trọng nhất gồm: thực vật học, dược học, nhân học, sinh thái học, kinh tế học

tài nguyên, ngôn ngữ học.

Thực vật học

2.1 Thu mẫu thực vật

Đối tượng thu mẫu gồm tất cả các cây thuốc được người dân địa phương

đề cập trong quá trình phỏng vấn hay thu mẫu thực địa. Tham khảo kỹ thuật

thu mẫu đã được nêu chi tiết ở chương Phân loại thực vật.

Mỗi loài cây thuốc cần thu từ ba đến năm mẫu và được gắn nhãn ghi rõ

các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mẫu.

Trong một vài trường hợp cần thiết cho việc định danh chính xác loài thì cần

thu cây con hay thân ngầm dạng củ để làm mẫu tiêu bản sống.

Trong quá trình thu mẫu, chụp hình các bộ phận của cây, sinh cảnh, bộ

phận làm dược liệu. Sử dụng máy định vị GPS đánh dấu tọa độ điểm thu mẫu

để ghi nhận nơi phân bố của cây thuốc trong vùng.

Page 2: Khảo Sát Cây Thuốc

2

2.2 Xử lí mẫu (ép mẫu tiêu bản và sấy khô)

Mẫu thực vật thu tại thực địa có thể giữ trong túi đựng mẫu hay được xử

lý sơ bộ bằng cách ép khô tại chỗ đối với những mẫu dễ bị hư hại.

Cuối ngày thu mẫu, các mẫu thực vật được đưa đến nơi khô ráo để xử lí.

Khi không có điều kiện làm khô mẫu tiêu bản ở thực địa thì có thể giữ mẫu đã

ép trong cồn cho đến khi mẫu được sấy khô. Tuy nhiên các mẫu cây bảo quản

bằng cồn không thể dùng để phân tích hóa học.

2.2.1 Ép mẫu tiêu bản

Tham khảo chương Phân loại thực vật

2.2.2 Sấy mẫu

Mùa nắng: phơi mẫu dưới ánh mặt trời và thay báo hàng ngày

Mùa mưa: máy sấy hay tủ sấy được sử dụng để làm khô mẫu.

Sau khi được sấy khô tương đối, mẫu được giữ ở nơi khô và thoáng khí,

kiểm tra thường xuyên và thay báo khi cần thiết. Khi trở về phòng thí

nghiệmmẫu được sấy lại trong tủ sấy từ 600C đến 65

0C cho đến khi khô hẳn

(mẫu bị gẫy ngay khi bẻ cong).

Tiêu bản mẫu hoàn chỉnh được khâu kết trên bìa cứng màu trắng với

khổ giấy quy định là 30cm x 42cm có nhãn đính kèm ở góc phải với các thông

tin theo quy ước của phòng tiêu bản. Mẫu dược liệu được gói giấy và đính bên

góc trái.

2.3 Định danh thực vật

Mỗi loài thực vật được người cung cấp tin đề cập được định danh ngay

tại thực địa nếu có mang cơ quan sinh sản (hoa, trái).

Sau khi về phòng thí nghiệm, tên khoa học của loài sẽ được kiểm tra

bằng cách đối chiếu, so sánh với các tài liệu mô tả thực vật, từ điển cây thuốc

dựa trên các đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt), cơ quan sinh

dưỡng (thân, lá, …) và môi trường sống kết hợp với tên địa phương cũng như

so mẫu chuẩn ở phòng tiêu bản (nếu có).

Nhân học

Người dân bản xứ luôn có hiểu biết nhất định về cây thuốc, và những

hiểu biết của học sẽ trở thành thông tin hữu ích nếu ta biết khai thác. Có nhiều

kỹ thuật được sử dụng cho việc thu thập thông tin từ người địa phương tùy theo

mục tiêu hướng tới và các phương pháp này sẽ thay đổi hay được kết hợp trong

quá trình nghiên cứu. Ví dụ có thể bắt đầu nghiên cứu chỉ bằng cách sống trong

cộng đồng, dành thời gian để quan sát các đặc tính chung của nền văn hóa địa

phương. Sau khi làm quen với mọi người sẽ tiến hành phỏng vấn thăm dò, qua

đó làm quen với các khái niệm và phạm trù. Sau khi đã lựa chọn một vấn đề để

nghiên cứu sâu có thể áp dụng các phương pháp định lượng để có được độ

chính xác cao hơn trong việc chọn đối tượng phỏng vấn.

Page 3: Khảo Sát Cây Thuốc

3

Các kỹ thuật thu thập thông tin từ người dân địa phương:

Nhập cuộc quan sát: tham gia vào các sinh hoạt trong cuộc sống của

người dân (nấu nướng, làm ruộng, các nghi lễ cưới xin, tôn giáo, cúng

bái…), cố gắng ghi vào nhật kí thực đia càng nhiều quan sát càng tốt,

bao gồm các lời bình luận về các sự kiện liên quan hàng ngày.

Phỏng vấn: điều tra viên đặt câu hỏi trực tiếp với người dân địa phương

nhằm tìm hiểu về một vấn đề cụ thể, trong đó có các phương pháp

phỏng vấn chính sau:

(i) Hội thoại mở: khi tiếp xúc với người dân địa phương, điều tra viên

có thể tạo ra các cuộc hội thoại với họ. Mặc dù những đối thoại đầu

tiên này sẽ mở ra một số vấn đề không liên quan rõ rệt đến cây

thuốc dân tộc nhưng các chủ đề liên quan đến thảo dược địa

phương sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Và khi mọi người đã biết

bạn quan tâm đến điều gì, thảo luận sẽ tự diễn ra ngày càng hướng

đến nội dung nghiên cứu. Từ quá trình này, những vấn đề cần hỏi

trong các phỏng vấn có cấu trúc hơn sẽ được hình thành rõ nét hơn.

(ii) Phỏng vấn bán cấu trúc:là phương pháp phỏng vấn trên cơ sở sử

dụng một sườn thông tin cần phỏng vấn, thường là một danh mục

các câu hỏi được chuẩn bị trước và cách đặt câu hỏi (thứ tự câu

hỏi) cũng như các câu hỏi mới phát sinh trong quá trình phỏng vấn

sẽ thay đổi tùy theo đối tượng phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn

thường là những người có kiến thức trong việc sử dụng cây thuốc

(hay được gọi là những người cung cấp thông tin nòng cốt). Phỏng

vấn sâu cũng được hình thành trên cơ sở của phương pháp này khi

muốn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề quan tâm.

(iii) Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi: là phương pháp phỏng vấn sử

dụng một bộ câu hỏi chung đối với tất cả người cung cấp tin.

Phỏng vấn cấu trúc thường được áp dụng kèm theo “Phiếu điều

tra”.

Sinh thái học và kinh tế tài nguyên

Mặc dù các nghiên cứu dài hạn thường được đánh giá cao về nhiều mặt

nhưng đôi khi các nghiên cứu nhanh về tài nguyên cây thuốc cũng được ưu tiên

sử dụng khi mục tiêu đề ra là lập danh sách sơ bộ nguồn tài nguyên sinh vật tại

một số vùng đã được công nhận là vùng cần được bảo vệ, hay chỉ đơn giản là

bước đầu kiểm kê thực vật dân tộc học ở một vài cộng đồng để quyết định nơi

thích hợp nhất có thể triển khai nghiên cứu dài hạn.

Có thể gặp nhiều hạn chế trong những nghiên cứu chỉ kéo dài một vài

ngày. Khi những loại nghiên cứu này không cho phép thiết lập được mối quan

hệ sâu trong công việc giữa nhà khoa học và cộng đồng để từ đó có thể chia sẻ

những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Vì vậy các chuyên gia trong nhiều

lĩnh vực xây dựng nên một phương pháp có thể đánh giá nhanh vấn đề đặt ra

với chi phí thấp gọi là Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

(Participatory Rural Appraisal, viết tắt là PRA).

Page 4: Khảo Sát Cây Thuốc

4

Điểm nổi bật của phương pháp này là người dân địa phương tham gia

một cách đầy đủ hơn vào dự án, không chỉ đơn thuần là đối tượng nghiên cứu.

Họ sẽ tham gia từ khâu thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích các kết

quả thu được và thảo luận xem làm thế nào để những kết quả này có thể ứng

dụng cho lợi ích của cộng đồng, cuối cùng là giám sát quá trình thực hiện và

đánh giá kết quả.

3. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT

La bàn

Bản đồ địa hình khu vực

Thiết bị định vị toàn cầu (GPS)

Sổ ghi chép thực địa và bút chì/bút không phai

Kéo cắt cành cầm tay, dao nhỏ, (cuốc, xẻng)

(Sào thu mẫu với kéo xén và cưa)

(Dụng cụ trèo cây)

Túi đựng mẫu

Nhãn đeo (giấy/ nhựa)

Nẹp ép, bìa carton và báo

Thước dây, máy đo chiều cao cây

Máy ảnh

Máy ghi âm

Kính lúp

4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Một trong những khó khăn của công tác điều tra cơ bản và bảo tồn tài

nguyên cây thuốc là làm thế nào để xác định được mức độ đa dạng của cây

thuốc trong một cộng đồng hay một khu vực. Ngay ở mức đơn giản nhất là xác

định một cách đầy đủ số loài được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng hay khu

vực nhất định. Phần dưới đây mô tả tóm tắt một số phương pháp thường sử

dụng trong các điều tra đa dạng tài nguyên cây thuốc.

4.1 Liệt kê tự do

Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội.

Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai

đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây thuốc.

4.1.1 Liệt kê tự do

Liệt kê tự do là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin, đề

nghị họ cho tên tất cả các phần tử (tên của cây thuốc) thuộc lĩnh vực cần

nghiên cứu (cây thuốc). Mục tiêu của liệt kê tự do là để thu thập một tập hợp

tên (theo tiếng địa phương) các loài mà người dân ở khu vực điều tra sử dụng

làm thuốc. Các bước thực hiện bao gồm:

- Chọn mẫu

Người cung cấp tin có thể được chọn (i) ngẫu nhiên (như dựa vào danh

sách hộ gia đình, tung đồng xu, v.v…), (ii) ngẫu nhiên - phân tầng (người cung

Page 5: Khảo Sát Cây Thuốc

5

cấp tin được phân thành một số tầng (nhóm người) nhất định như dân tộc, mức

thu nhập, giới tính…, sau đó được lấy ngẫu nhiên từ các nhóm này).

Độ lớn của người cung cấp thông tin tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu

và điều kiện khác như nhân lực, kinh phí, thời gian, v.v… Tuy nhiên, độ lớn

mẫu có thể được quyết định căn cứ vào “đường cong loài” được biểu diễn bằng

đồ thị trục tung là số tên cây thuốc được người cung cấp tin nhắc đến và trục

hoành là số người cung cấp tin đã điều tra. Khi tăng số lượng người cung cấp

tin mà số loài tăng không đáng kể - đường cong có xu hướng giảm dần, thì có

thể kết thúc phỏng vấn.

- Phỏng vấn

Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả người cung cấp tin, ví dụ: “Xin

Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc mà Bác (Anh/

Chị/ Ông/ Bà) biết”. Tên cây thuốc ở được thể hiện bằng tiếng địa phương

nhằm tránh sự nhầm lẫn tên loài giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

- Xử lí số liệu

Dữ liệu điều tra được xử lí bằng tay hay bằng các phần mềm tin học,

bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được người cung cấp tin nhắc đến,

(ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số được nhắc đến), và (iii)

xếp danh mục các tên (phần tử) theo thứ tự tăng hay giảm dần hay theo nhóm

các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu,v.v…

4.1.2 Xác định cây thuốc

Sau khi xử lí số liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, điều tra viên sẽ có một

danh lục tên các cây được cộng đồng sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là

danh lục bằng tiếng địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó cần phải

thu mẫu mẫu tiêu bản của tất cả các loài đã được nêu ra trong danh mục, xử lí

và định danh.

Cần lưu ý là một tên địa phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường

là các loài trong cùng một chi, có đặc điểm hình thái giống nhau hay các loài

có cùng công dụng.

- Ưu điểm:

Độ tin cậy cao

Ít bỏ sót thông tin

-Khuyết điểm:

Thông tin hạn chế như không biết được cách sử dụng, chế biến hay tính

đa dạng sinh học (tần số xuất hiện, độ nhiều, độ phong phú v.v…). Do

đó, phương pháp này chỉ được áp dụng ở giai đoạn đầu điều tra

Điều tra viên cần có kiến thức về nhân học và ngôn ngữ học

4.2 Điều tra theo tuyến với người cung cấp thông tin quan trọng

Phương pháp này thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên cây

thuốc hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Người cung cấp tin thường

Page 6: Khảo Sát Cây Thuốc

6

là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực (thầy lang, người thu hái

cây thuốc, v.v…). Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng

cây thuốc trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:

Xác định tuyến điều tra

Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thực vật, địa hình và

phân bố cây thuốc trong khu vực. Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình

điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau.

Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi

theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân

lực.

Thu thập thông tin tại thực địa

Người cung cấp tin và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối

với bất kì cây nào gặp trên đường đi hay khi có sự thay đổi về thảm thực vật và

phỏng vấn đối với tất cả các loài cây cỏ xuất hiện trong khu vực đó.

Thông tin cần phỏng vấn: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách sử

dụng, v.v… Các thông tin khác có thể được thu thập phụ thuộc vào thời gian có

trong quá trình điều tra. Để tiết kiệm thời gian có thể in sẵn một sổ thu mẫu có

các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong

quá trình điều tra. Bất kì cây nào được người cung cấp tin xác định là cây thuốc

đều được thu thập để xác định tên khoa học.

Xử lí thông tin

Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định

tính, bao gồm: danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng,

công dụng, v.v...), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra.

-Ưu điểm:

Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện

Độ tin cậy cao

-Khuyết điểm

Có thể bỏ sót thông tin, đặc biệt là các cây thuốc quý, hiếm, loài phân

bố ở địa hình phức tạp, hiểm trở nên thường chỉ sử dụng ở giai đoạn đầu của

điều tra và cần phối hợp với phương pháp khác.

4.3 Điều tra bằng ô tiêu chuẩn

Tuỳ theo phạm vi và mức độ điều tra, ô tiêu chuẩn được lập có thể khác

nhau về kích thước như 10.000 m2 (100 x 100m, 20 x 500m, 10 x 1000m), 500

m2 (10 x 50m), 400 m

2 (20 x 20m), 100 m

2 (10 x 10m), 25 m

2 (5 x 5m), v.v…

Việc xây dựng hệ thống ô tiêu chuẩn có kích thước nhỏ có lợi thế là có thể xử

lí kết quả mang tính chất định lượng vì có thể lập nhiều ô nhỏ.

Ô tiêu chuẩn có thể xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như (i)

đều, (ii) ngẫu nhiên, (iii) chủ quan, (iv) phân tầng – ngẫu nhiên, v.v… Số lượng

Page 7: Khảo Sát Cây Thuốc

7

ô tuỳ thuộc mục tiêu điều tra và có thể dừng lại ở mức tối đa khi tăng gấp đôi

số ô mà số loài không tăng quá 5 – 10%.

Các hoạt động điều tra bao gồm:

Thiết lập ô mẫu

Xác định ranh giới, đeo nhãn, lập sơ đồ cây có trong ô.

Thu mẫu tiêu bản

Phỏng vấn

Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp trên các cá thể loài đã được đeo

nhãn sử dụng một câu hỏi như nhau cho mỗi cây và mỗi người cung cấp tin.

Nội dung phỏng vấn có thể biến đổi tuỳ mục đích điều tra nhưng tối thiểu bao

gồm: tên cây (tên địa phương), có làm thuốc/ không làm thuốc, bộ phận dùng.

Số lượng người cung cấp tin có thể dao động tuỳ thuộc mức độ điều tra,

có thể chỉ là những người cung cấp tin quan trọng, hay là các đối tượng xã hội

khác nhau, như giới (phụ nữ, đàn ông), lứa tuổi (già, trung niên, trẻ, v.v…),

giàu nghèo, v.v…

Xử lí kết quả

Các chỉ tiêu có thể xác định gồm: danh lục cây thuốc cùng với tần số

xuất hiện và các thông tin liên quan. Mức độ tin cậy của thông tin có thể xác

định dựa trên công thức của Friedman.

-Ưu điểm:

Ít bỏ sót thông tin.

Đánh giá một cách đầy đủ nhất tính đa dạng sinh học của cây thuốc

trong khu vực

Độ tin cậy cao

-Khuyết điểm:

Chi phí tốn kém và cần nguồn nhân lực

Khó áp dụng với các đối tượng bị hạn chế về sức khoẻ như người già,

trẻ em, đặc biệt là khi phỏng vấn tại các ô mẫu có địa hình phức tạp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Jose, B.K (1998), Tribal ethnomedicine: Continuity and change, A.P.H

Publisihing Corporation, New Delhi, India, pp. 47-92.

Martin, J. G. (2004), “Ethnobotany: A methods manual”, People and Plants

conservation series, Earthscan, 268 pages.

Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật dân

tộc học-Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông, Nghệ An, NXB. Nông

Nghiệp, Hà Nội, 164 trang.