Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

24
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................1 1. Phương pháp lậáo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán ngân sách....1 1. QUY ĐỊNH CHUNG....................................................2 1.1 Báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách.......................2 1.2 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo tài chính 2 1.2.1 Trách nhiệm của đơn vị kế toán.............................2 1.2.2 Trách nhiệm của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế. .3 1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách...........................................................3 1.4 Kỳ hạn lập báo cáo tài chính...................................4 1.5 Kỳ hạn lập quyết toán ngân sách................................4 1.6 Thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách...4 1.6.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính.............................4 1.6.1.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý........................4 1.6.1.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm........................4 1.6.2.1- Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm............5 2. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01-H)....7 2.1. Khái niệm:....................................................7 2.2. Cơ sở số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản:...................7 2.3. Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối tài khoản.............7 2.4. Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán.............................9 3. Báo cáo tài chính tại Trường Tiểu học Hùng Vương Đà Nẵng:........10 3.1. Giới thiệu sơ lược về đơn vị:.................................10 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị:.............................10 3.3. Phương pháp lập và trình bày BCTC tại Trường Tiểu học Hùng Vương Đà Nẵng trên Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01 – H)..............11 1

description

fd

Transcript of Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

Page 1: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1

1. Phương pháp lậáo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán ngân sách........................................................1

1. QUY ĐỊNH CHUNG.............................................................................................................................2

1.1 Báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách.......................................................................................2

1.2 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo tài chính................................................2

1.2.1 Trách nhiệm của đơn vị kế toán.............................................................................................2

1.2.2 Trách nhiệm của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế..............................................3

1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách...................................3

1.4 Kỳ hạn lập báo cáo tài chính..........................................................................................................4

1.5 Kỳ hạn lập quyết toán ngân sách...................................................................................................4

1.6 Thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách.....................................................4

1.6.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính..............................................................................................4

1.6.1.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý...........................................................................................4

1.6.1.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm..........................................................................................4

1.6.2.1- Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm.....................................................................5

2. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01-H).......................................................7

2.1. Khái niệm:..........................................................................................................................................7

2.2. Cơ sở số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản:.....................................................................................7

2.3. Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối tài khoản........................................................................7

2.4. Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán...................................................................................................9

3. Báo cáo tài chính tại Trường Tiểu học Hùng Vương Đà Nẵng:..............................................................10

3.1. Giới thiệu sơ lược về đơn vị:............................................................................................................10

3.2. Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị:.................................................................................................10

3.3. Phương pháp lập và trình bày BCTC tại Trường Tiểu học Hùng Vương Đà Nẵng  trên Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01 – H)...............................................................................................................11

3.3.1. Căn cứ lập “Bảng cân đối tài khoản”.........................................................................................11

3.3.2. Phương pháp lập “Bảng cân đối tài khoản”...............................................................................11

2.2.1.3. Bảng cân đối tài khoản quý 4 năm 2012.................................................................................14

KẾT LUẬN..................................................................................................................................................14

1

Page 2: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

L I M Đ UỜ Ở Ầ

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình

hình tài sản, tình hình tiếp nhận kính phí NSNN, viện trợ, tài trợ và tình hình sử dụng

từng loại kinh phí, tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị HCSN trong kỳ kế

toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực

trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra,

giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình và thực

trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp Nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát

điều hành hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung; giúp cho chính

phủ có cơ sở khai thác nguồn thu, điều chỉnh các khoản chi một cách hợp lý, phân tích

được xu hướng phát triển, từ đó định ra chiến lược phát triển và các biện pháp quản lý tài

chính tại đơn vị.

Báo cáo quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách

nhằm tổng kết, đánh giá việc chấp hành ngân sách cũng như các chính sách tài chính

ngân sách của năm ngân sách đã qua. Với hàm nghĩa đó, quyết toán ngân sách trở thành

một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị sử dụng ngân sách,

cơ quan quản lý ngânsách, cơ quan kiểm tra, kiểm soát ngân sách cho đến cơ quan quyền

lực tối cao.

Có thể thấy báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách có tầm quan trọng

rất lớn trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Vậy, bài tiểu luận này em xin trình bày rõ hơn

về việc lập và nộp báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách trong các đơn vị đó và em xin

giới thiệu thêm về biểu báo cáo “Bảng cân đối tài khoản” trong bệnh viện tâm thần

Quảng Ngãi. Bài tiểu luận còn có nhiều thiếu sót vì vậy em kính mong cô bổ sung ý kiến

giúp bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.

1. Phương pháp lậáo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán ngân sách

2

Page 3: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài

sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả

hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế,

tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan

trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của

đơn vị.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy

định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn

và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.

- Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và

thống nhấtvớichỉ tiêudựtoánnăm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo cóthể

so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường

hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung và phương pháp

trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán

năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

- Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo

quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp,

tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán

ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơquan quản lý nhà nước.

- Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung

thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán .

1.2 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo tài chính

1.2.1 Trách nhiệm của đơn vị kế toán

Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48

Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004, các đơn vị kế toán cấp I, II gọi là đơn vị

cấp trên, các đơn vị kế toán cấp II, III gọi là các đơn vị kế toán cấp dưới, đơn vị kế toán

cấp III (nếu có) gọi là đơn vị kế toán trực thuộc. Danh mục, mẫu và phương pháp lập báo

3

Page 4: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

cáo quý, năm của đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị kế toán cấp I quy định. Các đơn vị

kế toán có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách

như sau:

- Các đơn vị kế toán cấp dưới (cấp II, III) phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm

và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan

thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối

chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động

nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị.

- Các đơn vị kế toán cấp trên (cấp I, II) có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo

quyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập BCTC tổng hợp từ các BCTC năm của các

đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc.

1.2.2 Trách nhiệm của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế

Các cơ quan Tài chính, kho bạc Nhà nước, Thuế và các đơn vị khác có liên quan,

có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác

số liệu về kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến

tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước và các hoiatj động nghiệp vụ chuyên môn của đơn

vị hành chính sự nghiệp.

1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách

Việc lập BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải đảm bảo sự trung thực, khách

quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản thu, chi và sử dụng các nguồn

kinh phí của đơn vị.

Việc lập BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa

sổ kế toán. BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải được lập đúng nội dung, phương

pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo.

BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người lập, kế toán thủ trưởng đơn

vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai.

4

Page 5: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

1.4 Kỳ hạn lập báo cáo tài chính- Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh

phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm . 

- Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập

vào cuối kỳ kế toán năm;

- Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài

chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động;

1.5 Kỳ hạn lập quyết toán ngân sáchBáo cáo quyết toán ngân sách lập theo năm tài chính là báo cáo tài chính kỳ kế

toán năm sau khi đã được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán

theo qui định của pháp luật.

1.6 Thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách

1.6.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính

1.6.1.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý- Đơn vị kế toán trực thuộc (nếu có) nộp báo cáo tài chính quí cho đơn vị kế toán cấp III,

thời hạn nộp báo cáo tài chính do đơn vị kế toán cấp trên cấp III quy định;

- Đơn vị kế toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp II và cơ quan Tài

chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

- Đơn vị kế toán cấp II nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp I hoặc cho cơ quan

Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

- Đơn vị kế toán cấp I nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp

chậm nhất 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

1.6.1.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năma- Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN

Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí

NSNN sau khi đã được chỉnh lý sửa đổi, bổ sung số liệu trong thời gian chỉnh lý quyết

toán theo quy định của pháp luật thời hạn nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định

tại tiết 6.2, điểm 6, mục I phần thứ tư. 

5

Page 6: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

b- Đối với đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN thời hạn nộp báo cáo tài chính

năm cho cơ quan cấp trên và cơ quan Tài chính, Thống kê đồng cấp chậm nhất là 45 ngày

kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

1.6.2 Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm

1.6.2.1- Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kế đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01 tháng 10 năm sau; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I qui định cụ thể.1.6.2.2- Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I của ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định cụ thể; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định cụ thể.

* Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp

cơ sở:

STT

Ký hiệu biểu

TÊN BIỂU BÁO CÁO

Kỳ hạn lập BC

Nơi nhận

Tàichính(*)

Kho bạc

Cấp trên

Thống kê (*)

1 2 3 4 5 6 7 81

B01-H Bảng cân đối tài khoản kế toánQuý, năm

x x

2 B02-H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng

Quý, năm

x x x x

3F02-1H

Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động

Quý, năm

x x x x

4F02-3aH

Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN

Quý, năm

x x x x

5B03-H

Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh

Quý, năm

x x x

6 F02-3bH Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh

Quý, năm

x x x

6

Page 7: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

phí ngân sách tại KBNN7 B04-H Báo cáo tăng giảm TSCĐ năm x x x8

B05-HBáo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang

nămx x x

9 B06-H Thuyết minh báo cáo tài chính năm x xGhi chú:

(*) Chỉ nộp báo cáo tài chính năm.

Những đơn vị vừa là đơn vị dự toán cấp I, vừa là đơn vị dự toán cấp II nhận dự

toán kinh phí trực tiếp từ thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND do cơ quan tài chính

trực tiếp duyệt quyết toán thì báo cáo đó gửi cho cơ quan tài chính.

STT Ký hiệu TÊN BÁO CÁO TỔNG HỢPKỳ hạn

lập

Nơi nhận báo cáoTài

chínhKho bạc

Cấp trên

Thống kê

1 2 3 4 5 6 7 81

B02/CT-HBáo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

Năm x x x x

2B03/CT-H

Báo cáo tổng hợp tình hình thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh

Năm x x x x

3B04/CT-H

Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị

Năm x x x x

Lưu ý: - Đơn vị dự toán cấp II chỉ gửi báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp I

- Đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính, thống kê, kho bạc

7

Page 8: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

2. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01-H)

2.1. Khái niệm:Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình

kinh phí và sử dụng kinh phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt

động sự nghiệp của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

2.2. Cơ sở số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản: Nguồn số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản là số liệu dòng khóa sổ trên Sổ cái

các tài khoản và sổ kế toán chi tiết các tài khoản.

Bảng Cân đối tài khoản kỳ trước

2.3. Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối tài khoảnSố lệu ghi vào bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (cột 1, 2 – số dư

đầu kỳ), tại thời điểm cuối kỳ (cột 7, 8 số dư cuối kỳ), trong đó các tài khoản có số dư Nợ

được phản ánh và cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ

báo cáo (cột 3, 4 – số phát sinh kỳ này) hoặc số phát sinh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ

báo cáo(cột 5, 6 – số phát sinh lũy kế từ đầu năm), trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của

các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh Có được phản ánh vào cột

“Có” Cột A, B – số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp I mà đơn vị

đang sử dụng và một số tài khoản cấp II, III cần phân tích.

Cột 1, 2 – số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (số dư đầu kỳ

báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu tháng của tháng

đầu kỳ trên sổ cái hoặc căn cứ vào phần “số dư cuối kỳ” của bảng cân đối tài khoản kỳ

trước.

Cột 3, 4, 5, 6 – Phản ánh số phát sinh.

Cột 3, 4 – Số phát sinh kỳ này: Phản ánh tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh

có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng

8

Page 9: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

“Cộng phát sinh lũy kế từ đầu kỳ” của từng tài khoản tương ứng trên sổ kế toán tổng hợp

và chi tiết.

Cột 5, 6 – Số phát sinh lũy kế từ đầu năm: Phản ánh tổng số phát sinh nợ và tổng

số phát sinh có của các tài khoản từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Cột 5 của báo cáo kỳ này = Cột 5 của báo cáo này kỳ trước + cột 3 của báo cáo

này kỳ này.

Cột 6 của báo cáo kỳ này = Cột 6 của báo cáo này kỳ trước + cột 4 của báo cáo

này kỳ này.

( Đối với báo cáo quý I hàng năm thì cột 3 = cột 5; cột 4 = cột 6.)

Cột 7, 8 – Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, số liệu

để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên sổ

báo cáo hoặc căn cứ vào các cột dư đầu kỳ (cột 1, 2) cộng (+) số phát sinh trong kỳ (cột

3, 4) trên bảng CĐTK kỳ này. Số liệu ở cột 7 và cột 8 được dùng để lập Bảng cân đối tài

khoản kỳ sau.

Sau khi ghi đầy đủ các số liệu liên quan đến các tài khoản, thực hiện tổng cộng Bảng cân

đối tài khoản. Số liệu phần báo cáo tài khoản trong bảng của Bảng cân đối tài khoản phải

đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau:

Tổng số dư nợ đầu kỳ (cột 1) phải bằng số dư Có đầu kỳ (cột 2) của các tài khoản.

Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) phải bằng số phát sinh Có (cột 4) của các tài khoản trong kỳ

báo cáo.

Tổng số phát sinh Nợ lũy kế từ đầu năm (cột 5) phải bằng tổng số phát sinh Có lũy kế từ

đầu năm (cột 6) của các tài khoản.

Tổng số dư Nợ cuối kỳ (cột 7) phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ (cột 8) cuối kỳ các tài

khoản. Đối với Bảng cân đối tài khoản quý I, số liệu tổng cộng cột 3 = cột 5; cột 4 = cột

6.

Ngoài việc phát sinh các tài khoản, báo cáo còn phản ánh số dư, số phát sinh của

các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản.

9

Page 10: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

2.4. Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toánMã chương: …… Mẫu số: B01-HĐơn vị báo cáo: ….. (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTCMã đơn vị SDNS:….. ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Qúy…. Năm….

Đơn vị tính:……Số

hiệ

u

TK

Tên tài khoản

Số dư

đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ Số dư

cuối

kỳ(*)Kỳ này

Lũy kế từ

đầu năm

Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

A B 1 2 3 4 5 6 7 8

A- Các tài khoản trong bảng

-

….

Cộng

B- Các tài khoản ngoài bảng

-

…..

(*) Nếu là báo cáo tài chính quý IV (năm) thì ghi là “ Số dư cuối năm”

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký tên, đóng dấu)

10

Page 11: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

3. Báo cáo tài chính tại Trường Tiểu học Hùng Vương Đà Nẵng:

3.1. Giới thiệu sơ lược về đơn vị:

Trường Tiểu học Hùng Vương hiện ở tại số 215A Hoàng Diệu, thuộc tổ dân phố 11

và 12, khu vực Định Thọ, phường Nam Dương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Sau ngày đất nước được thống nhất năm 1975, để giải quyết vấn đề bức xúc về việc

học hành của con em phường Nam Dương, Chi bộ Đảng địa phương  do đồng chí Đỗ Út

làm Bí thư,  đồng chí Võ Tỵ làm Phó Bí thư đã đề ra chủ trương di dời mồ mã, giải tỏa

khu đất rộng hơn 2 .807 mét vuông để xây dựng trường học. Đến tháng 6 năm 1978, lãnh

đạo Đảng, chính quyền cho khởi công xây dựng trường. Được đặt tên thành Trường Phổ

thông Cơ sở Hùng Vương.

Năm 1990, Trường  THCS Hùng Vương được đổi thành Trường Tiểu học  Hùng Vương.

Hiện nay, với đội ngũ cán bộ-công chức  đầy tâm huyết, có năng lực, dày dạn kinh

nghiệm trong quản lý và giảng dạy, trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh vừa hồng vừa

chuyên góp phần bổ sung nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất

nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ ngôi trường này, đã có nhiều học sinh là tiến sĩ, thạc

sĩ, cử nhân, bác sĩ ,  kĩ sư tài năng góp phần làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của nhà

trường.

3.2. Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị:1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo

dục phổ thông.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên,

cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh

theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với

gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

11

Page 12: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

5. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà

nước.

6. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

7. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ

quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

8. Thực hiện các nhiệm vụ , quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3.3. Phương pháp lập và trình bày BCTC tại Trường Tiểu học Hùng Vương Đà Nẵng  trên Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01 – H)

3.3.1. Căn cứ lập “Bảng cân đối tài khoản”- Trước khi lập bảng cân đối tài khoản, kế toán phải thực hiện xong việc ghi sổ và khoá

sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, kiểm tra đối chiếu giữa các số liệu có liên quan. Để lập bảng

cân đối tài khoản năm 2012 thì kế toán căn cứ vào:

+ Số liệu trên Sổ Cái các tài khoản: 111, 112, 211, 214, 332, 334, 342, 461, 466,

511, 661 năm 2012.

3.3.2. Phương pháp lập “Bảng cân đối tài khoản”- Bảng cân đối tài khoản được chia làm 2 phần: Phần A - các TK trong bảng và phần

B - các TK ngoài bảng.

Cột A: Ghi số hiệu TK của tất cả tài khoản

- Tài khoản trong bảng: 111, 112,211 ….661.

Cột B: Ghi tên tài khoản của tất cả các tài khoản (trong bảng và ngoài bảng), tương

ứng với Cột A.

Cột 1, 2: Số dư đầu kỳ (Nợ, Có):

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 111 (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số

dư cuối kỳ TK 111 của Bảng cân đối tài khoản quý 3 năm 2012) để ghi vào Cột 1 của TK

111, với số tiền: 0 đồng.

12

Page 13: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 112 (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số

dư cuối kỳ TK 112 của Bảng cân đối tài khoản quý 3 năm 2012) để ghi vào Cột 1 của TK

112, với số tiền: 600.000.000 đồng.

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 211 “Tài sản cố định hữu

hình” để ghi vào Cột 1 của TK 211, với số tiền: 9.600.000.000 đồng.

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”

để ghi vào Cột 2 của TK 214, với số tiền: 2.410.000.000 đồng.

Các tài khoản còn lại được phản ánh vào số dư đầu kỳ tương tự như các tài khoản

trên.

Cột 3, 4: Số phát sinh kỳ này (Nợ, Có):

Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ cái các tài khoản: 111, 112,

211, 214, 332, 334, 342, 461, 466, 511, 661 năm 2012 để ghi vào Cột 3, 4 của bảng cân

đối, cụ thể:

TK 111: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ cái TK 111, tương

ứng với dòng:

Cộng số phát sinh bên Nợ ghi vào Cột 3, với số tiền: 800.000.000 đồng

Cộng số phát sinh bên Có ghi vào Cột 4, với số tiền: 780.000.000 đồng

Các tài khoản còn lại được phản ánh vào số dư đầu kỳ tương tự như các tài khoản

trên.

Cột 5, 6: Số phát sinh lũy kế từ đầu năm (Nợ, Có):

Căn cứ vào dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm” trên các Sổ Cái và trên các sổ Chi tiết

đã liệt kê ở trên, cụ thể:

13

Page 14: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

TK 111: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ cái TK 111, tương

ứng với dòng:

Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Nợ ghi vào Cột 5, với số tiền: 1.960.000.000 đồng

Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Có ghi vào Cột 6, với số tiền: 1.950.000.000 đồng

Tương tự ghi vào Cột 5, Cột 6 trên bảng cân đối các TK còn lại.

Cột 7, 8: Số dư cuối kỳ (Nợ, Có):

Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên các sổ Cái và trên các sổ Chi tiết đã liệt kê ở

trên, để ghi vào Cột 7, Cột 8, cụ thể:

TK 211: Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên sổ Cái TK 211, tương ứng với dòng:

Số dư cuối kỳ bên Nợ ghi vào Cột 7, với số tiền: 9.620.000.000 đồng

Tương tự ghi vào Cột 7, Cột 8 trên bảng cân đối các TK còn lại.

Sau khi ghi đầy đủ các số liệu có liên quan đến các TK vào các Cột trên bảng cân

đối tài khoản. Kế toán thực hiện tổng cộng bảng cân đối tài khoản cho riêng từng phần tài

khoản trong bảng, tài khoản ngoài bảng.

Số liệu phần báo cáo tài khoản trong bảng của bảng cân đối tài khoản, phải đảm bảo

tính cân đối bắt buộc sau:

Tổng số phát sinh Nợ kỳ này (Cột 3), phải bằng tổng số phát sinh Có kỳ này (Cột 4)

của các tài khoản.

Tổng số phát sinh Nợ luỹ kế từ đầu năm (Cột 5), phải bằng tổng số phát sinh Có luỹ

kế từ đầu năm (Cột 6) của các tài khoản.

Tổng số dư Nợ cuối kỳ (Cột 7), phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ (Cột 8).

14

Page 15: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

2.2.1.3. Bảng cân đối tài khoản quý 4 năm 2012

15

Page 16: Ke Toan Hanh Chinh Su Nghiep

KẾT LUẬN

Báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản

lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài

doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách trên

một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho

việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình.

Thông thường, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được sử dụng với

nhiều mục đích khác nhau.Người cho vay muốn biết liệu doanh nghiệp đang tìm ngân

quỹ có khả năng hoàn vốn lại không. Các nhà đầu tư quan tâm đến khả năng ổn định tài

chính và phát sinh lợi nhuận cũng như thu nhập của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm

như thế nào trong tương lai. Những nhân viên có năng lực sử dụng báo cáo tài chính,

quyết toán ngân sách để đánh giá tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh hiện tại

của một công ty trước khi họ ký kết hợp đồng lao động với công ty đó. Các cơ quan ban

hành định chế cần các báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách để đánh giá hoạt động và

tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính đó.

16