Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về...

105

Transcript of Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về...

Page 1: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn
Page 2: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

KARL MARXPeter Singer

Đinh Hồng Phúc và Cù Ngọc Phương dịchNxb Tri thức 11/2011

Ebook miễn phí tại: vietlib.vn

Page 3: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

MỤC LỤCLời tựa

Các chữ viết tắt

Chương 1

Cuộc đời và sự ảnh hưởng

Chương 2

Nhà Hegel trẻ

Chương 3

Từ Thượng đế đến đồng tiền

Chương 4

Đi vào giai cấp vô sản

Chương 5

Chủ nghĩa Marx đầu tiên

Chương 6

Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử

Chương 7

Mục tiêu của lịch sử

Chương 8

Kinh tế học

Chương 9

Chủ nghĩa Cộng sản

Page 4: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn
Page 5: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Lời tựa

Có nhiều cuốn sách viết về Marx, nhưng một cuốn nhập môn ngắn gọncó chất lượng về tư tưởng của ông vẫn khó kiếm. Marx viết rất nhiều, vềnhiều chủ đề khác nhau, cho nên chúng ta không dễ gì thấy hết được tư tưởngcủa ông một cách tổng thể. Tôi tin rằng có một ý niệm cốt lõi, một các nhìnvề thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn sáchnày, tôi cố gắng trình bày nội dung của cái nhìn này sao cho những ai mớibiết đôi chút hay chưa được biết gì về các tác phẩm của Marx đều có thể hiểuđược. Nếu đạt được điều đó thì tôi không cần phải nêu lý do tại sao lại gópthêm vào kho văn liệu đồ sộ về Marx và chủ nghĩa Marx thêm một cuốn sáchnữa.

Đối với những chi tiết tiểu sử về cuộc đời Marx, tôi đặc biệt hàm ơncông trình tuyệt vời của McLellan, Karl Marx: Cuộc đời và tư tưởng (KarlMarx: His life and thought) (Macmillan, London, 1973). Quan điểm của tôivề quan niệm lịch sử của Marx chịu ảnh hưởng công trình Biện hộ cho lýthuyết của Marx về lịch sử (Karl Marx's Theory of History, A Defence) củaG.A. Cohen (Oxford University Press, Oxford, 1979), cho dù tôi không chấpnhận toàn bộ các kết luận của công trình nghiên cứu đầy tính thách thức này.Gerald Cohen đã gửi cho tôi những lời nhận xét tỉ mỉ về bản nháp cuốn sách,giúp tôi tránh được một số lỗi sai. Tôi cũng biết ơn Robert Heibroner, RenataSinger, và Marilyn Weltz vì đã dành cho tôi những lời nhận xét bổ ích về bảnthân.

Để lối hành văn thêm sáng sủa, thỉnh thoảng tôi có chỉnh sửa đôi chútnhững đoạn dịch trong các công trình của Marx khi tôi trích dẫn 1.

Cuối cùng, nếu không có tấm thịnh tình của Keith Thomas, tổng biêntập loạt sách nhập môn A Very Short Introduction, và Henry Hardy, Nhà xuấtbản Đại học Oxford, thì chắc tôi sẽ chẳng bao giờ nỗ lực viết cuốn sách này;cũng như nếu trường Đại học Monash không chấp thuận cho tôi được nghỉphép, có lẽ tôi chẳng bao giờ hoàn thành nó.

Peter SinggerWashington, DC, 6-1979

Page 6: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn
Page 7: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Các chữ viết tắt

Trong cuốn sách này, phần lớn nhan đề các tác phẩm của Marx màchúng tôi chọn trích đều được viết tắt và kèm theo đó số trang tham khảo.Ngoài những tài liệu tham khảo khác ra, thì các trang trích dẫn này được ghitheo công trình Karl Marx: Các bài viết chọn lọc của David McLellan(Oxford University Press, Oxford, 1977).

B On Bakunin’s Statism and Anarchy/ Về tác phẩm chính thể nhà nước vàtình trạng vô chính phủ

C I Capital, Volume I/ Tư bản quyển I (Foreign Languages Publishing House, Moscow, 1961)

C III Capital, Volume III/ Tư bản quyển III

CM Communist Manifesto/ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

D Doctoral thesis/ Luận án tiến sĩ

EB The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte/ Ngày Mười tám tháng Sươngmù của Louis Bonaparte

EPM Economic and Philosophical Manuscripts of 1844/ Các bản thảo kinh tế vàtriết học

G Grundrisse (M. Nicolaus dịch, Penguin, Harmondsworth, 1973)

GI The German Ideology/ Hệ tư tưởng Đức

GP Critique of the Gotha Program/ Phê phán cương lĩnh Gotha

I Towards a Critique of Hegel’s Philosophy of Right: Introduction/ Góp phầnphê phán Triết học pháp quyền của Hegel- Dẫn nhập

J On the Jewish Question/ Vấn đề Do Thái

M

On James Mill (notebook)/ Về James Mil (vở ghi chép)

MC Letters and miscellaneous writings cited in David McLellan/ thư từ và các bài viết chưa sắp xếp được trích dẫn trong Karl Marx: His Life and

Thought (Macmillan, London, 1973) (Karl Marx: Cuộc đời và tư tưởng)

P Preface to A Contribution to the Critique of Political Economy/ Góp phầnphê phán khoa kinh tế chính trị- Lời nói đầu

Page 8: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

PP The Poverty of Philosophy/ Sự khốn cùng của triết học

R Correspondence with Ruge of 1843/ Thư từ với Ruge năm 1843

T Theses on Feuerbach/ Luận cương về Feuerbach

WLC Wage Labour and Capital/ Lao động làm thuê và tư bản

WPP Wages, Price and Profit/ Tiền công, giá cả và lợi nhuận (trong K. Marx, F.Engels, Tuyển tập, Nxb Ngoại văn, Moscow, 1951)

Chương 1

Cuộc đời và sự ảnh hưởng

Sức ảnh hưởng của Marx lớn tới mức chỉ có thể so sánh với sức ảnhhưởng của các nhân vật tôn giáo như Jesus hay Muhammad mà thôi. Khoảngnửa sau thế kỷ 20, gần bốn phần mười nhân loại ở các quốc gia theo chủnghĩa Marx và lấy các nguyên lý của chủ nghĩa Marx làm kim chỉ nam cho sựphát triển đất nước dù rằng sự vận dụng ấy nhiều khi không hợp lý. Ở cácquốc gia này, Marx được tôn vinh như một vị thánh. Các bài viết của ông lànguồn suối tối hậu của chân lý và uy quyền. Hình ảnh của ông đã được trưngbày một cách trang nghiêm ở khắp mọi nơi. Đời sống của hàng trăm triệungười chịu ảnh hưởng di sản của Marx một cách sâu sắc.

Sự ảnh hưởng của Marx không chỉ bó hẹp ở các xã hội theo chủ nghĩacộng sản. Các chính quyền theo đường lối bảo thủ đã đưa ra những cải cáchxã hội hòng chặn đứng từ trong trứng nước các phong trào đối lập theo xuhướng cách mạng của chủ nghĩa Marx. Những người phái bảo thủ cũng đãphản ứng lại theo cách chẳng tử tế gì : giúp Mussolini và Hitler lên nắmquyền, vì thấy lòng yêu nước quyền bạo của hai nhân vật này là câu trả lờicho mối đe doạ mang tên "chủ nghĩa Marx". Và ngay cả khi không có mối đe

Page 9: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

doạ nào về một cuộc cách mạng trong nước, thì họ lại rêu rao về sự hiện hữuthù địch của chủ nghĩa Marx ngoài nước như một chiêu bài nhằm biện hộ chomình trong việc nhân danh sự an nguy của quốc gia để gia tăng vũ trang, làmsuy giảm và chế ước các quyền của cá nhân.

1. Karl Marx (1818-1883)

Xét trên bình diện tư tưởng hơn là bình diện chính trị thực tiễn, sự đóng góp của Marx là điều ai cũng thấy. Giờ đây, mấy ai có thể nghĩ về xã hội mà lại không nhắc đến những kiến giải của Marx về các mối liên hệ giữa đờisống kinh tế và đời sống tinh thần? Những tư tưởng của Marx đã đưa môn xãhội học hiện đại, làm thay đổi lối nghiên cứu về lịch sử, và tác động sâu sắcđến triết học, văn học và nghệ thuật. Hiểu theo nghĩa này- nói thực lòng, mộtcách hiểu rất chi là mông lung- giờ đây chúng ta đều là nhà Marxist cả.

Câu hỏi "Những tư tưởng nào của Marx đã có tác động sâu rộng nhưthế?" là chủ đề của quyển sách này. Nhưng trước hết, chúng ta nói sơ qua vềcon người đã có những tư tưởng đó.

Page 10: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Karl Marx sinh năm 1818, tại thành phố Trier, thuộc tỉnh Rhinel Vươngquốc Phổ. Cha mẹ của Marx, Heinrich và Herietta, đều là người gốc Do Tháinhưng mang danh nghĩa là tín đồ Tin lành để công việc mưu sinh bằng nghềluật của Heinrich được dễ dàng hơn. Gia đình họ sống sung túc chứ khôngthực sự giàu có; họ có quan niệm phóng khoáng, nhưng không cấp tiến, vềtôn giáo và chính trị.

Sự nghiệp học hành của Marx bắt đầu trở nên tồi tệ khi Marx mười bảytuổi, theo học nghành Luật ở Đại học Bonn. Trong vòng một năm, anh đã bịgiam giữ do say rượu và còn bị thương nhẹ trong một cuộc đọ súng. Anhcũng viết thơ tình cho Jenny von Westphalen- người anh yêu lúc còn nhỏ.Cha anh đã sớm chán ngấy "cuộc nổi loạn điên rồ" này, như cách ông gọi nó,và quyết định rằng Karl phải chuyển tới một trường nghiêm túc hơn, Đại họcBerlin.

Ở Berlin, Marx lại chuyển sang quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực họcthuật, và từ ngành Luật anh quay sang học ngành Triết học. Điều này khônglàm cho cha anh hài lòng; trong một lá thư khiển trách, ông đã viết: "sự đồibại trong chiếc áo choàng của thằng có học nát rượu" (MC 33). Nhưng, chínhcái chết của cha, chứ không phải những lời trách cứ, đã buộc Marx phảinghiêm túc suy nghĩ về nghề nghiệp của mình. - Vì không có khoản thu nhậpcủa cha, nên gia đình không đủ sức chu cấp mãi cho anh được, vậy nên Marxbắt tay vào luận án tiến sĩ với ý định kiếm một chân giảng dạy ở một trườngđại học. Bản thân luận án viết về một đề tài học thuật khá là xa xưa- Bàn vềsự tương phản trong triết học của Democritus và triết học của Epicurus-nhưng Marx lại thấy sự có sự song hành giữa những cuộc tranh biện ở thời cổđại và cuộc bàn luận về việc lý giải triết học Hegel, lúc ấy đang là mối quantâm chung của các quan niệm chính trị khác nhau trong tư tưởng Đức.

Page 11: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

2. Tranh thạch bản vẽ chàng thanh niên Marx (1836) đang uống rượu tại mộthội quán sinh viên Trier, Đại học Bonn.

Luận án đã được đệ trình và chấp thuận vào năm 1841, nhưng Marxkhông có được đề nghị nào cho chức vụ giảng viên đại học. Thay vào đó,Marx lại quan tâm đến báo chí. Marx viết về những vấn đề xã hội, chính trịvà triết học cho một tờ báo tự do mới được sáng lập, Nhật báo tỉnh Rhein(Rhienische Zeitung). Các bài báo của Marx được đánh giá cao và cơ hội tiếpxúc của anh với giới báo chí ngày càng mở rộng đến mức, khi người biên tậptờ báo này từ chức vào cuối năm 1842 thì Marx nghiễm nhiên thay thế vị tríđó.

Dù không vi phạm gì, nhưng vị trí chủ bút tờ báo không kéo dài đượclâu. Vì ban kiểm duyệt của chính quyền Phổ ngày càng tỏ ra quan ngại nênhọ đã để mắt đến tờ báo. Hàng loạt bài viết của Marx về tình cảnh bần cùngcủa những người trồng nho ở thung lũng Moselle chắc hẳn đã bị coi là chủyếu nhằm sách động quần chúng; dù bất cứ lý do gì, chính quyền cũng đãquyết định đình bản tờ báo.

Marx chẳng lấy đó làm buồn, vì các nhà chức trách, như lời của anh

Page 12: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

trong lá thư gửi những người bạn, đã "mang trả lại cho tôi sự tự do" (MC 66)Thoát khỏi trách nhiệm biên tập, Marx lao đầu vào việc viết một công

trình phê phán triết học chính trị của Hegel. Chàng thanh niên Marx cũng lomột việc cấp thiết hơn: cưới Jenny, người mà anh đã đính ước từ bảy nămtrước. Và anh muốn rời khỏi nước Đức, nơi anh không thể tự do nói lên ýkiến của mình.

Vấn đề là anh cần tiền để cưới vợ, nhưng bấy giờ anh lại bị mất việc.Tuy nhiên, cái tiếng là một cây bút trẻ đầy hứa hẹn có ích cho anh; anh đượcmời làm đồng chủ biên cho một tờ báo mới, Niên san Đức- Pháp (Deutsch–Französische Jahrbücher).

Công việc này mang lại cho anh một khoản thu nhập đủ để lo việc cưới vợ và cũng giúp anh giải quyết được bài toán nên đi đâu- vì, như tên tờ báo đã ngụ ý, tờ báo mới này có nhiệm vụ phải thu hút các cây bút và độc giả người Pháp cũng như người Đức. Vợ chồng Marx đến Paris vào mùa thu năm 1843 và sớm hoà nhập với các nhà cấp tiến và các nhà xã hội chủ nghĩa đang tụ hợp nơi trung tâm của tư tưởng tiến bộ này. Marx viết hai bài báo cho tờ Niên san. Song tờ báo này thậm chí còn có số phận ngắn ngủi hơn cả tờtrước. Số phát hành đầu tiên không thu hút được bất cứ cộng tác viện ngườiPháp nào, và vì thế hầu như không được chú ý ở Paris; trong khi các bản gửiđến Phổ thì lại bị nhà trức trách tịch thu. Các Mạnh Thường Quân về tàichính của tờ báo cũng đã rút lui.

Trong khi đó, xét thấy trong số báo đầu tiên bị tịch thu có những tưtưởng cộng sản và cách mạng, chính quyền Phổ ban hành lệnh bắt giữ cácbiên tập viên báo này. Thế là Marx không thể trở về nước Đức được nữa; anhtrở thành người tị nạn chính trị. May thay, anh đã nhận được một khoản tiềnđáng kể từ những cổ đông trước kia của tờ Nhật báo tỉnh Rein, cho nên anhcần phải đi kiếm việc làm.

Suốt năm 1844, Marx tiến hành công việc trình bày lập trường triết họccủa mình. Đây là triết học hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm chính trị học,kinh tế học và quan niệm về các quá trình lịch sử diễn ra trên thế giới. Lúcbấy giờ, Marx sẵn sàng coi mình là một người cộng sản chủ nghĩa- điều nàychẳng có gì là lạ vào thời ấy ở Paris, bởi lẽ các nhà xã hội chủ nghĩa và cộngsản chủ nghĩa đủ loại cũng đã có mặt nhan nhản ở đó rồi.

Cũng vào năm ấy, tình bạn giữa Marx và Engels bắt đầu nảy sinh.Friedrich Engels là con trai của một nhà tư bản công nghiệp người Đức cónhà máy bông sợi ở Manchester; nhưng nhờ tiếp xúc với chính câu lạc bộ trí

Page 13: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

thức Đức nơi Marx tham gia sinh hoạt, Engels trở thành một người xã hội chủnghĩa có tinh thần cách mạng. Anh viết một bài báo cho tờ Niên san, bài viếtấy gây ảnh hưởng sâu sắc đến lối nghĩ riêng của Marx về kinh tế học. Chonên không phải ngẫu nhiên mà khi Engels đến Paris, anh và Marx đã gặp gỡnhau.

Họ nhanh chóng đi đến cộng tác với nhau viết một cuốn sách nhỏ- hayđúng hơn, Engels chỉ có ý làm một cuốn sách nhỏ. Anh gửi phần bài viết củamình, dài khoảng 15 trang cho Marx khi anh rời khỏi Paris.

Cuốn "sách nhỏ" ấy xuất hiện vào năm 1845 với nhan đề Gia đình thầnthánh (The Holy Family). Đó là cuốn sách đầu tiên của Marx được xuất bản,dày gần 300 trang.

Trong khi đó, chính quyền Phổ gây sức ép, buộc Pháp phải tỏ thái độvới những người cộng sản Đức đang sống ở Paris. Chính quyền Pháp banhành lệnh trục xuất, và gia đình Marx chyển sang Brusssels. Gia đình anh lúcbấy giờ đã có thêm thành viên mới la Jenny, con gái đầu lòng của vợ chồngMarx.

Để có giấy phép sinh sống ở Brussels, Marx phải cam đoan không thamgia vào việc chính trị. Anh lại nhanh chóng vi phạm lời cam đoan này bằngviệc tổ chức Uỷ ban Liên lạc Cộng sản (Communist CorrespondenceCommittee), là tổ chức để những người cộng sản ở các nước trên thế giới liênlạc với nhau.

Tuy nhiên, Marx vẫn được ở lại Brussels trong ba năm. Anh ký hợpđồng với một nhà xuất bản để viết một cuốn sách phân tích và phê phán vềkinh tế học và chính trị học. Hợp đồng này yêu cầu cuốn sách phải xong vàomùa hè năm 1845. Chính quyển đầu tiên không kịp hạn nộp đó, dù đã gia hạnnhiều lần, đã làm nên bộ Tư bản (Das Kapital) sau này. Nhà xuất bản đãkhông ngần ngại lo việc trả nhuận bút cho anh trước khi nhận bản thảo. (Hợpđồng này trên thực tế đã bị huỷ, và con người không may mắn này phải lokiếm tiền hoàn trả vào năm 1871). Bấy giờ Engels cũng đã bắt đầu giúp đỡMarx về tài chính, vì thế mà gia đình mới đủ tiền sống.

Marx và Engels gặp gỡ nhau nhiều lần. Engels đến Brussels, rồi sau đócả hai người du lịch sang nước Anh trong sáu tuần để nghiên cứu kinh tế họcở Manchester, trái tim của thời đại công nghiệp mới. (Lúc đó Jenny sinh hạcho Marx cô con gái thứ hai là Laura). Khi trở về, Marx quyết định hoãn lạicuốn sách về kinh tế học của mình. Trước khi công bố lý thuyết thực chứngcủa riêng mình, Marx muốn đánh đổ những tư tưởng khác nhau đang là thời

Page 14: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

thượng trong giới triết học và xã hội học Đức lúc ấy. Kết quả là một tập bảnthảo dày cộp với lỗi văn rối rắm, Hệ tư tưởng Đức (Die deutsche Ideologie),song nó bị ít nhất đến bảy nhà xuất bản từ chối và cuối cùng bị xếp xó, nhưsau này Marx viết, "cho sự phê phán gặm nhấm của chuột".

Ngoài việc viết Hệ tư tưởng Đức, Marx dành nhiều năm để công kíchcác ý hệ của những người có thể từng là người đồng minh với anh. Anh viếtmột công trình luận chiến khác công kích nhà xã hội chủ nghĩa hàng đầunước Pháp là Proundhon. Dù đối lập về mặt lý thuyết với cái mà anh gọi là"một thái độ mê tín đối với quyền uy" (MC 172), Marx tin chắc vào tầm quantrọng của những tư tưởng của mình đến mức không dung thứ cho những quanđiểm khác với anh. Điều này dẫn đến những cuộc tranh cãi thường xuyêntrong Uỷ ban Liên lạc Cộng sản và sau đó là trong Liên đoàn Cộng sản.

Marx đã có cơ hội biến những tư tưởng của mình trở thành cơ sở tưtưởng cho các hoạt động của người cộng sản khi anh đến London, tham dựmột Hội nghị của Liên đoàn Cộng sản mới được thành lập vào 12-1847.Trong những cuộc tranh luận dai dẳng, ông bảo vệ quan niệm của mình vềviệc chủ nghĩa cộng sản sẽ phải đến như thế nào; và cuối cùng, anh và Engelsđược uỷ nhiệm soạn thảo các học thuyết cho Liên đoàn bằng lối hành văn dễhiểu. Kết quả là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifest derKommunistichen Partei) được xuất bản vào 2- 1848. Đây là bản cương yếukinh điển của học thuyết của Marx.

Tuy nhiên, Tuyên ngôn không phải là một tác phẩm thành công ngaylập tức. trước khi nó được xuất bản thì tình hình châu Âu đã chuyển biến bởicuộc cách mạng Pháp năm 1848, một cuộc cách mạng đã làm bùng lên phongtrào cách mạng trên toàn thế giới. Chính quyền mới của Pháp đã thu hồi lệnhtrục xuất đối với Marx, trong khi chính quyền đang hoảng sợ của Bỉ đã giahạn cho anh trong vòng 24 giờ phải rời khỏi nước Bỉ. Cả gia đình Marx trướchết sang Paris rồi tiếp đó, sau tin tức về cuộc cách mạng ở Berlin, trở lại Đức.Ở Cologne, Marx gom tiền để lập tờ báo mới, Nhật báo tỉnh Rhein Mới(Neue Rheinische Zeitung). Tờ báo này ủng hộ các phong trào dân chủ rộngrãi làm nên cuộc cách mạng. Nó rộ lên được một thời gian, nhưng khi cuộccách mạng lắng xuống, chế độ quân chủ Phổ xác lập lại thì Marx lại lần nữabuộc phải lên đường lưu vong. Marx thử đến Paris, nhưng lại bị trục xuấtthêm lần nữa, nên 23-8 anh đã lên tàu sang nước Anh với ý định chờ có mộtcuộc cách mạng triệt để hơn nổ ra để anh có thể trở về nước Đức.

Marx sống ở Longdon cho đến cuối đời. Gia đình ngay từ đầu đã sống

Page 15: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

trong cảnh nghèo khó. họ sống trong hai căn phòng ở Soho. Jenny lại mangthai đứa thứ tư (một đứa con trai là Edgar đã được sinh ở Brussels). Marx vẫnhoạt động tích cực với Liên đoàn Cộng sản. Ông viết về cuộc cách mạng ởPháp và về những hậu quả của nó, và cố gắng tổ chức ủng hộ các uỷ viên củaUỷ ban Cologne thuộc Liên đoàn bị các nhà cầm quyền Phổ xét xử. Khinhóm Cologne bị kết án, bất chấp điều Marx chứng minh rạch ròi rằng, bằngchứng của cảnh sát là giả mạo, Marx khẳng định rằng sự tồn tại của Liênđoàn "không còn thuận lợi" và Liên đoàn tự giải thể.

Trong thời gian sống ẩn mình, Marx không liên lạc với bất cứ nhómchính trị nào. Ông dành thời gian để đọc nhiều thứ và tham gia vào nhữngcuộc tranh cãi lý luận với những người tị nạn cánh tả Đức. Thư từ của ôngđầy những lời phàn nàn về việc bữa ăn không có gì khác ngoài bánh mì vớikhoai tây, và những thứ ấy cũng không đủ nữa. Thâm chí Marx còn nộp đơnxin một chân thư ký ngành hoả xa, nhưng bị từ chối vì lá đơn ông viết khôngai có thể đọc ra được. Ông là khách hàng quen mặt của các hiệu cầm đồ. Thếnhưng, bạn bè của Marx, đặc biệt là Engels, giúp đỡ Marx rất hào phóng, vàcó thể là cảnh nghèo khó của Marx là do cách quản lý chi tiêu kém chứkhông phải tiền thu nhập không đủ. Người hầu gái của Jenny, HeleneDemuth, vẫn sống cùng với gia đình cho đến khi Marx mất. (Người này cũnglà mẹ của đứa con ngoài giá thú của Marx, Frederik, sinh năm 1851; để tránhlời gièm pha, cậu bé đã về ở với bố mẹ nuôi.)

Đó là những năm tháng bi kịch của gia đình: bốn người con của họ chếtyểu; Jenny lại mang bầu, và đứa trẻ này chết lúc một tuổi. Điều bất hạnh nhấtlà cái chết của cậu con Edgar của họ, có vẻ như là vì bệnh lao phổi, vào lúctuổi mới lên tám.

Từ năm 1852, Marx nhận một khoản thu nhập đều đặn hơn. Người biêntập của Diễn đàn New York (New York Tribune) mà ông từng quen biết ởCologne mời ông về viết bài cho báo. Marx nhận lời, và suốt mười năm sauđó, hầu như mỗi tuần tờ Diễn đàn đều đăng một bài viết của Marx (cho dùmột số bài thực chất là do Engels viết). Vào năm 1856, tình hình tài chínhcòn được cải thiện hơn nữa khi Jenny nhận được hai nguồn thừ kế. Bấy giờgia đình Marx dọn nhà ra khỏi hai căn phòng chật hẹp ở Soho để đến ở trongcăn hộ có tám phòng gần Hamlstead Heath, nơi cả gia đình thường dã ngoạivào ngày chủ nhật. Trong năm này, cô con gái thứ ba của Marx, Eleanor- tênthân mật là Tussy- chào đời. Cho dù Jenny mang thai đã nhiều lần rồi, nhưngđứa bé ấy đã bị chết non. Do đó, tính đến thời điểm này, gia đình còn có ba

Page 16: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

mụn con: Jenny, Laura và Eleanor. Trong gia đình, Marx là người cha đầynhân hậu và yêu thương.

Toàn bộ thời gian này, Marx trông chờ một cuộc cách mạng sẽ nổ ra.Giai đoạn viết sung sức nhất của ông, từ 1857 đến 1858, là kết quả của việcông hiểu nhầm thời kỳ suy thoái kinh tế là bước khởi đầu cho sự khủnghoảng tài chính của chủ nghĩa tư bản. Vì lo những tư tưởng của mình khôngbắt kịp các sự kiện, Marx bắt đầu, như lời ông viết cho Engels, "làm việc thâuđêm như một người điên" để có được những nét cương yếu cho công trìnhhoàn chỉnh của mình "trước khi xảy ra cơn đại hồng thuỷ" (MC 290). Trongvòng sáu tháng ông viết hơn 800 trang bản thảo của bộ Tư bản- thực sự thì,bản phác thảo đề cập tới được nhiều vấn đề hơn so với bộ Tư bản như cuốicùng nó xuất hiện. Vào năm 1859, Marx xuất bản một phần công trình củamình về kinh tế học với nhan đề Phê phán khoa kinh tế chính trị (Zur Kritikder politischen Ökonomie). Cuốn sách không chứa nhiều ý tưởng sơ khởi củaMarx (ngoại trừ bài tóm tắt lừng danh lúc ấy về hành trình tư tưởng của ôngtrong phần lời tựa) và sự xuất hiện của nó được chào đón bằng sự im lặng.

Thay vì chuẩn bị xuất bản nốt phần còn lại, đây là phần chứa nhiều ýniệm sơ khởi hơn, Marx lại bị rối trí bởi mối cừu oán với một tay biên tậpkiêm chính trị gia cánh tả Karl Vogt. Marx tuyên bố rằng Vogt là kẻ ăn lươngcủa chính quyền Pháp. Những cuộc kiện cáo diễn ra, Vogt gọi Marx là kẻ vukhống và tống tiền, còn Marx đáp trả bằng một cuốn sách dày 200 trang bútchiến đầy tính châm biếm để chống Vogt. Mấy năm sau, người ta mới thấyMarx đúng; nhưng vụ việc này đã ngốn của ông khá nhiều tiền và mất mườitám tháng chẳng viết được gì ra trò.

Cũng còn có một lý do quan trọng hơn khiến Marx trễ nải việc hoàn tấtcông trình của mình về kinh tế học. Hội Liên hiệp Công nhân Quốc tế- saunày được gọi là Quốc tế I- được thành lập tại một cuộc hội nghị công khai ởLongdon vào năm 1864. Marx nhận lời tham dự hội nghị; việc ông được cửvào Đại Hội đồng đã chấm dứt tình trạng ông bị cô lập khỏi các hoạt độngchính trị. Với trí tuệ sắc sảo và tính cách mạnh mẽ, Marx nhanh chóng trởthành một nhân vật chủ chốt trong hiệp hội. Ông viết diễn văn khai mạc vàsoạn thảo các quy chế của hiệp hội. Dĩ nhiên, ông có những sự khác biệt đángkể với các thành viên của công đoàn, vốn là những người đã thành lập cơ sởcho Chi bộ Anh của Quốc tế I, nhưng ông đã chứng tỏ tài ngoại giao hiếm cótrong việc điều chỉnh những sự khác biệt trong quá trình không ngừng cốgắng đưa các hội viên thuộc tầng lớp lao động của hiệp hội đến gần hơn cái

Page 17: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

viễn tượng dài hạn của mình.Vào năm 1867, Marx thực hiện xong quyển thứ nhất của bộ Tư bản.

Lại một lần nữa, những phản ứng ban đầu thật đáng thất vọng. Bạn bè củaMarx nhiệt tình làm tất cả những gì có thể để cuốn sách được xét lại. Chỉriêng Engels đã viết bảy bài tổng quan khác nhau, với tinh thần ủng hộ, chobảy tờ báo tiếng Đức. Nhưng mãi về sau người ta mới công nhận rộng rãi.Thực vậy, Marx trở thành nhân vật nổi tiếng không phải vì bộ Tư bản, màchính là nhờ cuốn Nội chiến Pháp, xuất bản năm 1871. Marx viết tác phẩmnày như là lời kêu gọi gửi đến Quốc Tế I về vấn đề Công xã Paris, cuộc nổidậy của những người công nhân đã tiếp quản và điều hành thành phố Paristrong vòng hai tháng sau khi Pháp rơi vào tay quân Phổ. Quốc tế I đã hầu nhưkhông ngó ngàng tới sự kiện này, nhưng trong tâm trí quần chúng sự kiện đóđược gắn với Công xã. Lời kêu gọi của Marx đã củng cố thêm những mốingờ vực từ sớm về một sự thông đồng của quốc tế cộng sản, và bản thânMarx ngay lập tức bị tai tiếng. Sự tai tiếng này, như ông nói trong thư viếtcho một người bạn, "thực sự tốt cho tôi sau hai mươi năm sống cảnh yên bìnhtẻ nhạt trong phòng làm việc." (MC 402)

Tình trạng bị đàn áp tàn bạo của Công xã đã làm cho Quốc tế suy yếu.Những sự bất đồng ý kiến vốn ngầm sôi sục giờ đây đã dâng trào. Tại Đại hộinăm 1872, Marx phát hiện ra rằng mình đã mất quyền kiểm soát. Một bản đềnghị chế ước quyền lực của Đại Hội được thông qua bất chấp sự phản đốimạnh mẽ của ông. Thay vì nhìn tổ chức rơi vào tay kẻ thù của mình, Marx đềxuất ý kiến rằng Đại Hội đồng từ nay về sau nên được đặt tại New York. Bảnkiến nghị này được thông qua với số phiếu chênh lệch sít sao. Bản kiến nghịnày, như Marx cần phải hiểu, nó nghĩa là sự kết thúc của Quốc tế I; vì vớinhững thông tin mà họ đưa ra thì nó hoàn toàn không thể vượt qua các tổchức châu Âu tầm cỡ để vươn tới phía bên kia bờ Đại Tây Dương.

Vào lúc này, Marx đã 54 tuổi và sức khoẻ đã kém đi. Mười năm cuốiđời, cuộc sống của ông không có biến cố quan trọng nào. Bấy giờ, với nhữngkhoản thừa kế mới, gia đình ông không phải lo chuyện chạy cơm bữa nữa.Trên nhiều phương diện, đời sống gia đình Marx giờ đây cũng không khác gìđời sống của bất cứ gia đình tư sản phong lưu nào: họ dọn đến một căn hộrộng rãi hơn, mua sắm nhiều đồ đạc, gửi các con vào một trường nữ, và đinghỉ tại các khu suối nước khoáng dành cho giới thượng lưu ở châu Âu.Thậm chí Marx còn định chơi chứng khoán- và không vì điều này mà Engelschấm dứt việc tài trợ kinh phí cho Marx.

Page 18: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

3.Mặt ngoài của căn hộ 41 Maitland Park Road, Haverstock Hill, London. nơiMarx sống mười lăm năm cuối đời.

Rốt cuộc thì những tư tưởng của Marx cũng đã lan rộng. Vào năm1871, bộ Tư bản được tái bản. bản dịch tiếng Nga xuất hiện vào năm 1872-Marx được các nhà cách mạng Nga hết sức ngưỡng mộ- và sau đó không lâulà bản dịch tiếng Pháp. Cho dù Tư bản không được dịch sang tiếng Anh tronglúc Marx còn sống (cũng giống như nhiều quyển sách khác của ông, nó đượcviết bằng tiếng Đức), thì danh tiếng ngày càng lẫy lừng của ông, thậm chí ởcả những người Anh vốn không thích lý luận, đã khiến người ta đưa ông vàoloạt sách nhỏ viết về Các nhà lãnh đạo trong Tư tưởng hiện đại (Leaders inModern Thought). Marx tiến hành viết quyển hai và quyển ba của bộ Tư bảnmột cách tản mạn, và chưa sẵn sàng cho việc xuất bản. Nhiệm vụ này đượcuỷ thác cho Engels sau khi Marx mất. Công trình quan trọng cuối cùng củaMarx nảy sinh từ một đại hội được tổ chức vào năm 1875 tại Gotha, nướcĐức. Mục đích của đại hội là thống nhất các đảng phái xã hội chủ nghĩa Đứcđang đối nghịch nhau, và để thực hiện mục đích này, người ta đã soạn ra mộtcương lĩnh chung. Cả Marx lẫn Engels đều không được tham vấn cho bảncương lĩnh này- gọi là "Cương lĩnh Gotha"- mà Marx đã nổi giận vì trongcương lĩnh ấy có nhiều điểm đi chệch khỏi điều mà ông gọi là chủ nghĩa xã

Page 19: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

hội khoa học. Ông viết một loạt những lời nhận xét chỉ trích về Cương lĩnh,và tìm cách gửi nó đến các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Đức. Sau khi Marxmất, tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gotha này được xuất bản và được côngnhận là một trong những nhận định hiếm hoi của Marx về lối tổ chức một xãhội cộng sản trong tương lai. Nhưng vào lúc ấy, sự phê phán của Marx khôngcó một ảnh hưởng nào, và sự hợp nhất theo kế hoạch vẫn còn ở phía trước.

4. Marx và cô con gái lớn, Jenny, năm 1870

Vào những năm cuối đời, sự mãn nguyện mà Marx đặt được từ danhtiếng ngày càng vang xa của mình đã bị những nỗi bất hạnh cá nhân phủ lấp.Mấy người con gái lớn của Marx, Jenny và Laura, đã lập gia đình và đã cócon cái, nhưng cả ba đứa con của Laura không sống quá ba tuổi. Đứa con đầulòng của Jenny cũng chết yểu, và sau đó, cho dù Jenny có thêm năm ngườicon nữa, nhưng hầu như chỉ có mỗi một đứa là sống đến tuổi trưởng thành.Và rồi vào năm 1881, người vợ hết mực yêu quý của Marx mất sau một cănbệnh kéo dài. Bấy giờ Marx cũng lâm bệnh và sống cô đơn. Năm 1882, côcon gái Jenny của ông lâm bệnh nặng và mất vào tháng Giêng năm 1883.Marx không chịu đựng nổi sự mất mát này. Bệnh viêm phế quản của ông

Page 20: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

ngày càng trầm trọng, và ông qua đời vào 14-3-1883.

Page 21: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 2

Nhà Hegel trẻ

Chưa đầy một năm sau khi đến học ở Berlin, Marx viết thư cho cha nóirằng bấy giờ anh đang đến gần và triết học hiện thời hơn bao giờ hết. "Triếthọc hiện thời" này là triết học của G.W.F. Hegel, từng giảng dạy tại Đại họcBerlin từ năm 1818 cho đến khi mất vào năm 1831. Những năm sau đó,Friedrich Engels đã mô tả ảnh hưởng của Hegel trong thời kỳ ông và Marxbắt đầu hình thành những ý niệm của mình:

Hệ thống Hegel bao trùm một lĩnh vực hết sức sâu rộng, hơn bấtkỳ hệ thống nào trước đó, và phát triển trong lĩnh vực ấy một sự phongphú về tư tưởng mà đến nay người ta vẫn còn ngạc nhiên...Người ta có thể hình dung ra được sức tác động của hệ thống Hegel lớnđến dường nào trong bầu không khí nhuộm màu triết học ở Đức. Đó làmột cuộc diễu hành chiến thắng kéo dài trong mấy chục năm mà vẫnkhông chấm dứt khi Hegel mất. trái lại, chính trong khoảng từ 1830 đến1840, "thuyết Hegel" đã chiếm một địa vị thống trị độc tôn, và đã ítnhiều nhiễm vào cả những đối thủ của ông.Việc Marx gắn bó mật thiết với hệ thống triết học này vào năm 1837 đã

ảnh hưởng đến tư tưởng của ông cho đến cuối đời. Vào năm 1844, khi viết vềHegel, Marx xem cuốn Hiện tượng học Tinh thần là "nguồn gốc và là bí mậtcủa triết học Hegel" (EPM 98). Công trình đồ sộ và khó hiểu này, vì thế, lànơi bắt đầu của chúng ta trong việc tìm hiểu Marx.

Trong tiếng Đức, từ "Mind" (tâm trí hay tinh thần nói chung) [Geist-ND] đôi khi còn được dịch là "Spirit" (tinh thần). Hegel dùng chữ này để nóiđến phương diện tinh thần của vũ trụ, và trong các tác phẩm của ông, phươngdiện này xuất hiện ra như là một loại Tinh thần Phổ quát. Tinh thần của tôi,tinh thần của anh, và các tinh thần của tất cả mọi hữu thể có ý thức khác đềulà những biểu hiện đặc thù, hữu hạn của Tinh thần Phổ quát này. Đã có nhiềucuộc tranh luận xoay quanh việc Hegel muốn nói gì khi dùng chữ "Tinh thầnPhổ quát"? Đó có phải là Thượng đế hay không? Hay Hegel muốn đồng nhấtnó với thế giới như là cái toàn thể theo kiểu phiếm thần luận? Không có một

Page 22: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

câu trả lời xác định nào cho những câu hỏi này; nhưng cách thích hợp vàthuận tiện cho việc phân biệt Tinh thần Phổ quát này với các tinh thần cá biệtcủa chúng ta là viết hoa ký tự đầu tiên của chữ này: Tinh thần.

Cuốn Hiện tượng học Tinh thần lần theo sự phát triển của Tinh thần từchỗ nó là hiện tượng ban đầu với tính cách là các tinh thần các biệt, có ý thứcnhưng hoặc là không tự- ý thức hoặc là không tự do, đến chỗ nó là Tinh thầnvới tính cách là sự thống nhất tự do và hoàn toàn tự- ý thức. Tiến trình nàykhông phải là tiến trình lịch sử thuần tuý, cũng không phải là tiến trình logicthuần tuý, mà là sự kết hợp lạ lùng của cả hai. Ta có thể nói rằng Hegel cốgắng cho thấy lịch sử là một tiến trình của Tinh thần theo một con đường tấtyếu về mặt logic, một con đường mà nó phải đi để đạt đến mục tiêu cuối cùngcủa nó. Sự phát triển của Tinh thần có tính biện chứng- một thuật ngữ rồi sẽđược gắn với tên tuổi của Marx bởi lẽ triết học của Marx được người ta gọi là"chủ nghĩa duy vật biện chứng'. Các yếu tố biện chứng trong lý thuyết củaMarx được kế thừa từ Hegel, cho nên đây là chỗ thuận lợi để ta tìm hiểu xem"phép biện chứng" là gì.

Có lẽ đoạn văn nổi tiếng nhất trong cuốn Hiện tượng học là đoạn bànvề mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ. Đoạn văn này minh hoạ khá rõ Hegelmuốn nói gì qua chữ "phép biện chứng", và nó gây âm vang trong quan niệmcủa Marx về mối quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân. Giả sử chúngta có hai con người độc lập với nhau, ý thức được sự độc lập của mình, nhưnglại không ý thức được cái bản tính chung giữa họ như là những phương diệncủa một Tinh thần Phổ quát. Người này xem người kia như là một đối thủ,một sự hạn định quyền lực của mình đối với mọi thứ khác. Do đó, tình hìnhnày có tính chất bất ổn. Thế là cuộc đấu tranh diễn ra, trong đó người nàychinh phục người kia và bắt người kia làm nô lệ. Mối quan hệ chủ- nô, tuythế, lại cũng không phải là ổn định. mặc dù, thoạt tiên có vẻ như chủ nô là tấtcả, còn nô lệ chẳng là gì cả, nhưng chính nô lệ mới là người làm việc và bằngviệc làm ấy anh ta cải biến thế giới. Và khi ghi dấu ấn bản tính và ý thức củamình lên thế giới như thế, người nô lệ đã đạt đến sự thoả mãn và phát triển sựtự ý thức của chính anh ta; trong khi chủ nô ngày càng trở nên phụ thuộc hơnvào nô lệ. Bởi vậy, kết quả cuối cùng phải là sự tự do cho nô lệ, và là sự giảiquyết xung đột ban đầu giữa hai thực thể độc lập.

Đây chỉ là một chương ngắn trong cuốn Hiện tượng học, toàn bộ cuốnsách này mô tả cách thức phát triển của Tinh thần là vượt qua sự mâu thuẫnhay sự đối lập. Tinh thần có tính phổ quát cố hữu, nhưng lại nằm trong một

Page 23: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

hình thức bị giới hạn, cũng như các tinh thần của con người cá biệt, nó khôngý thức được bản tính phổ quát của mình- tức là, con người cá biệt hoàn toànkhông xem mình như là bộ phận của một Tinh thần Phổ quát. Hegel mô tảđiều này như là một tình trạng trong đó Tinh thần bị "tha hoá" khỏi chínhmình- nghĩa là, người này (là sự biểu hiện của Tinh thần) là một cái gì xa lạ,thù địch, ở bên ngoài mình, trong khi đó, trên thực tế họ là bộ phận của cùngmột cái toàn thể to lớn.

Tinh thần không thể tự do trong trạng thái bị tha hoá, vì trong một trạngthái như thế, nó dường như vấp phải cái đối lập và những rào cản trên đườngphát triển hoàn chỉnh của nó. Vì Tinh thần là vô hạn và bao trùm một cáchthực sự, còn cái đối lập và những rào cản chỉ là những hiện tượng bề ngoài,kết quả là Tinh thần không nhận ra chính mình trong những gì nó đang là, màxem cái trên thực tế là bộ phận của bản thân nó như là một cái gì xa lạ và thùđịch với chính nó. Các lực lượng có vẻ xa lạ này hạn chế sự tự do của tinhthần, vì nếu Tinh thần không biết đến sức mạnh vô hạn của nó, nó không thểsử dụng được các sức mạnh này để tổ chức thế giới cho phù hợp với nhữngkế hoạch của nó.

S.G.W.F Hegel (1770-1831), triết học của ông đã cung cấp khung tư duy cho

Page 24: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

các ý niệm của Marx.

Tiến trình phát triển biện chứng của Tinh thần trong triết học Hegelluôn là tiến trình hướng đến sự tự do. Ông viết: "Lịch sử Thế giới không có gìkhác hơn là sự tiến bộ trong ý thức về sự tự do". Cuốn Hiện tượng học chínhvì thế là một thiên anh hùng ca triết học đồ sộ, dõi theo lịch sử của Tinh thầntừ những sự mò mẫm mù quáng ban đầu của nó trong một thế giới thù địchđến khi nó nhận ra chính mình như là chủ nhân ông của vũ trụ, và cuối cùngnó đạt đến sự tự-nhận thức và sự tự do.

Triết học của Hegel có một hệ quả kỳ cục khiến cho bất cứ tác giảkhiêm tốn nào cũng phải bối rối. Nếu toàn bộ lịch sử là câu chuyện về Tinhthần đang đi đến mục tiêu là hiểu về bản chất của mình, thì mục tiêu này đãthực sự được đạt đến khi cuốn Hiện tượng học đã hoàn tất. Lúc Tinh thần,được biểu hiện trong tinh thần của Hegel, nắm bắt được bản chất của nó, đólà lúc nó đạt đến giai đoạn cuối cùng của lịch sử.

Đối với chúng ta, đây quả là điều ngược ngạo. Sự pha trộn triết học vớilịch sử theo kiểu tư biện nơi Hegel từ lâu đã không còn hợp thời nữa. tuynhiên, khi Marx còn ở tuổi thanh niên, sự pha trộn này thực sự là công việcnghiêm túc. Hơn nữa, chúng ta có thể hiểu nhiều về cuốn Hiện tượng họcngay cả khi chúng ta bác bỏ ý niệm về Tinh thần Phổ quát như là hiện thựctối hậu của mọi sự vật. Chúng ta có thể xem "Tinh thần Phổ quát" là mộtthuật ngữ chung cho tất cả mọi tinh thần của con người. Sao đó, chúng ta cóthể viết lại Hiện tượng học bằng con đường đi đến sự giải phóng con người.Pho trường sử (saga) về Tinh thần trở thành pho trường sử về tinh thần conngười. Đây chính là điều mà nhóm cá triết gia mang biệt danh là "các nhàHeglel trẻ" đã nỗ lực cả chục năm trời sau khi Hegel mất. lối lý giải chínhthống về Hegel đó là: vì xã hội con người là sự biểu hiện của Tinh thần trongthế giới, nên bất cứ cái gì cũng đều đúng và hợp lý xét như nó đang tồn tại.Người ta có thể trích dẫn ra nhiều đoạn văn trong các công trình của Hegel đểủng hộ cho quan điểm này. Vào thời điểm ấy, có vẻ như Hegel xem nhà nướcPhổ như là hiện thân tối cao của Tinh thần.

Vì nhà nước Phổ trả lương cho ông với tư cách là một giáo sư triết họcở Berlin, nên người ta chẳng ngạc nhiên gì khi thấy các nhà Hegel trẻ cấp tiếnhơn có quan niệm rằng trong các đoạn văn đó, Hegel đã phản bội lại triết họccủa mình. Marx là người trong số họ. Trong luận án tiến sĩ của mình, anhviết:

Page 25: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

"Nếu một nhà triết học đã thực sự thoả hiệp, thì công việc của các mônsinh của ông là sử dụng phần cốt lõi bên trong tư tưởng của ông để làmsáng tỏ những biểu hiện giả tạo bên ngoài của cái tư tưởng ấy nơi ông."

(D13)Đối với các nhà Hegel trẻ, "sự biểu hiện giả tạo" của triết học Hegel là

việc ông chấpnhận cái tình trạng chính trị, tôn giáo cả xã hội ở Phổ đầu thế kỷ 19: "phầncốt lõi bên trong" là phần nghiên cứu của Hegel về Tinh thần đang vượt bỏ sựtha hoá, được lý giải lại như là một công việc nghiên cứ về sự tự- ý thức củacon người đang giải phóng mình ra khỏi những ảo tưởng gây cản trở nó trongquá trính đi đến sự tự- nhận thức và sự tự do.

Suốt thời sinh viên ở Berlin và khoảng một hay hai năm về sau, Marxcó quan hệ thân thiết với Bruno Bauer, giáo sư giảng dạy môn thần học và lànhà Hegel trẻ đầu đàn. Dưới sự ảnh hưởng của Bauer, Marx xem tôn giáochính thống như là ảo tưởng chủ yếu đang sừng sững trên con đường tự-nhậnthức của con người, Vũ khí chủ yếu chống lại ảo tưởng này là triết học.Trong phần Lời tựa cho luận án tiến sĩ, Marx viết :

Triết học không giấu giếm điều đó. Lời tuyên bố của Prometheus- có thể tóm gọn trong một câu, tôi căm ghét tất cả các vị thần -chính là sự thú nhận của triết học, là khẩu hiệu của chính nó chống lại tất cả vị thần nào nơi thiên giới và hạ giới không thừa nhận sự tự-ý thức của con người là vị thần tối cao. Không thể có một vị thần nào khác bên cạnh vị thần ấy.

(D 12-13)Theo đúng phương pháp chung của phái Hegel trẻ, Bauer và Marx sử

dụng sự phê phán của chính Hegel về tôn giáo để đi đến những kết luận triệtđể hơn. Trong cuốn Hiện tượng học, Hegel nói đến Kito giáo ở một giai đoạnphát triển nào đó của nó như là một hình thức tha hoá, bởi lẽ trong khiThượng đế ngự trị nơi thiên giới, thì con người lại cư ngụ trong một "thunglũng đầy nước mắt" thấp kém và có thể nói là vô giá trị. Bản tính con ngườiđược tách đôi ra thành bản tính cốt yếu của nó (cái bản tính bất tử nơi thiêngiới) và bản tính không cốt yếu (cái bản tính hữu tử và trần tục). Vì thế, cáccá nhân thấy bản tính cốt yếu của mình đang cư ngụ tại một cõi miền khác;họ cảm thấy bị xa lạ với thân phận hữu tử của mình và xa lạ với thế giới màmình thực sự đang sống.

Page 26: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Khi xem tôn giáo như là một bước quá độ trong sự tự-tha hoá của Tinh

thần, Hegel không rút ra từ nó những kết luận có tính thực hành nào. Bauerlại lý giải tôn giáo, một cách bao quát hơn, như là cái chỉ báo sự tự-tha hoácủa con người. Theo ông, chính con người mới là kẻ đã sáng tạo nên vịThượng đế này, vị Thượng đế mà giờ đây có vẻ như đang tồn tại độc lập, vàsự tồn tại ấy làm cho con người không thể coi mình là "vị thần tối cao". Kếtluận triết học này chỉ ra một nhiệm vụ thực tiễn: phê phán tôn giáo và vạchcho con người thấy rằng Thượng đế chính là sự sáng tạo của họ, do đó, chấmdứt tình trạng phụ thuộc của con người vào Thượng đế và chấm dứt tình trạngcon người bị tha hoá khỏi cái bản tính chân thực của mình.

Cho nên các nhà Hegel trẻ nghĩ rằng triết học của Hegel được trình bàymột cách thần bí và chưa hoàn tất. Khi được viết lại bằng ngôn ngữ của thếgiới hiện thực thay vì ngôn ngữ của thế giới thần bí của Tinh thần, triết học ấy trở nên hiểu được. "Tinh thần" được hiểu là "sự tự- ý thức của con người". Mục tiêu của lịch sử trở thành sự giải phóng nhân loại; nhưng điều này không thể nào đạt được khi nào ảo tưởng tôn giáo còn chưa được khắc phục.

Page 27: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn
Page 28: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 3

Từ Thượng đế đến đồng tiềnViệc cải biến phương pháp của Hegel thành một vũ khí chống lại tôn

giáo đã được một nhà Hegel triệt để khác, Ludwig Feuerbach, hoàn thànhmột cách kĩ lưỡng nhất.

Friedrich Engels sau này viết về sức ảnh hưởng của công tình nổi tiếngnày của Feuerbach: "Giữa lúc ấy, tác phẩm Bản chất của đạo Kito củaFeuerbach ra đời... Phải tự mình trải nghiệm tác động mang tính giải phóngcủa tác phẩm ấy, mới có được một ý niệm về nó. Lúc bấy giờ, ai nấy đềuphấn khởi; tất cả chúng tôi lập tức trở thành những người theo Feuerbach."Cũng giống như Bauer, Feuerbach, trong Bản chất của đạo Kitô, đã coi tôngiáo là một hình thức của sự tha hoá. Theo ông, Thượng đế được hiểu là bảnchất của loài người đã được ngoại tại hoá và phóng chiếu thành một thực thểxa lạ. Sự thông thái, tình yêu, lòng nhân từ- các phẩm chất này trên thực tế làcác thuộc tính của loài người, nhưng chúng ta đã gán chúng cho Thượng đếtrong một hình thức đã được thanh lọc. Thế nhưng, chúng ta càng làm giàukhái niệm của mình về Thượng đế theo cách này bao nhiêu, thì chúng ta lạicàng làm nghèo chính mình đi bấy nhiêu. giải pháp là thừa nhận rằng thầnhọc là một thứ nhân học bị mô tả sai lạc. Điều mà chúng ta tin ở Thượng đếtrên thực tế chính là điều chúng ta tin ở chính mình. Vì thế, nhân loại mới cóthể tìm lại được bản tính của mình, vốn đã bị đánh mất trong tôn giáo.

Bản chất của đạo Kito xuất hiện vào năm 1841, khi mà cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Marx và Engels phải đến hai năm sau mới diễn ra. Cuốn sáchnày không gặp nhiều ấn tượng ở Marx bằng Engels, vì Marx lúc đó đangkhảo sát những ý niệm giống như vậy ở Bauer, nhưng các công trình sau nàycủa Feuerbach, nhất là bản Luận cương sơ bộ cho việc đổi mới triết học đã cósức ảnh hưởng quyết định tới Marx, đánh dấu cho giai đoạn quan trọng tiếptheo trong sự phát triển tư tưởng của ông.

Các công trình sau này của Feuerbach đã vượt khỏi sự phê phán tôngiáo và trở thành sự phê phán bản thân triết học Hegel. Thế nhưng đó là mộthình thức kỳ quặc của tinh thần phê phán Hegel, vì Feuerbach tiếp tục côngviệc cải biến Hegel, sử dụng phương pháp của Hegel để chống lại toàn bộtriết học theo phương pháp của Hegel. Hegel đã xem Tinh thần là lực lượngđang vận động trong lịch sử, và con người là những biểu hiện của Tinh thần

Page 29: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

ấy. Theo Feuerbach, quan niệm này đặt bản tính của nhân loại nằm bên ngoàicon người và vì thế, cũng giống như tôn giáo, dùng để làm cho nhân loại thahoá khỏi chính mình.

Xét một cách chung hơn, Hegel và những triết gia Đức khác thuộctrường phái duy tâm chủ nghĩa bắt đầu từ những quan niệm như Tinh thần2,Thượng đề, Tuyệt đối, Vô hạn, v.v. xử lý chúng như là thực tại tối hậu, vàxem những con người bình thường, các động vật, và các đồ vật như cái bàn,cây gậy, hòn đá và những thứ khác trong thế giới vật chất hữu hạn là sự biểuhiện có hạn chế và không hoàn hảo của thế giới tinh thần. Feuerbach đảongược lại quan niệm này, ông nhấn mạnh rằng triết học phải bắt đầu với thếgiới vật chất hữu hạn. Không phải tư tưởng có trước sự tồn tại, mà sự tồn tạicó trước tư tưởng.

Cho nên Feuerbach không đặt Thượng đế hay tư tưởng vào vị trí trungtâm trong triết học của ông, mà đặt con người vào đó. Câu chuyện do Hegelkể về tiến trình của Tinh thần, vượt bỏ tình trạng tha hoá để đạt đến sự tự do,đối với Feuerbach là một sự biểu hiện có tính chất huyền thoại hoá của tiếntrình của con người, đang vượt qua tình trạng tha hoá của cả tôn giáo lẫn củabản thân triết học.

Marx nắm lấy ngay cái ý tưởng đưa Hegel xuống mặt đất bằng cáchdùng các phương pháp của Hegel để công kích điều kiện hiện tại của conngười này. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi làm biên tập cho tờ Nhật báotỉnh Rhein, Marx đã từ trời cao triết học Hegel đi xuống các vấn đề mang tínhthực tiễn hơn như tình trạng kiểm duyệt, ly hôn, đạo luật Phổ cấm vào vàorừng hái củi, và tình trạng túng quẫn về kinh tế của những người trồng nhoxứ Moselle. Khi tờ báo bị đình bản, Marx trở lại với triết học, ông áp dụng kỹthuật của Feuerbach để cải biến triết học chính trị của Hegel.

Những ý tưởng của Marx ở giai đoạn này (1843) có tính chất tự do chủnghĩa hơn là xã hội chủ nghĩa, và ông vẫn còn nghĩ rằng sự thay đổi trong ýthức là cần thiết hơn cả. Trong một lá thư gửi Arnold Ruge, một người theophái Hegel trẻ mà ông làm việc chung trên tờ tạp chí yểu mệnh Niên sanĐức- Pháp, Marx viết, Marx viết: "Sự tự do, xúc cảm về phẩm giá của conngười, sẽ phải được ý thức thêm lần nữa nơi những con người này. Chỉ duynhất xúc cảm này... là có thể cải biến xã hội lần nữa thành một cộng đồng conngười để đạt được những mục đích cao nhất của họ, một nhà nước dân chủ."Và trong một lá thư sau này gửi cho Ruge:

Page 30: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chúng ta có thể biểu đạt mục đích của tờ tạp chí của chúng ta bằng câusau: Công việc của thời đại ngày nay là tự mình làm sáng tỏ (tươngđương với triết học phê phán) ý nghĩa của cuộc đấu tranh của bảnthân... Muốn tha thứ cho tội lỗi của mình, nhân loại chỉ cần tuyên bốnhững tội lỗi ấy là cái gì.

(R38)Đến đây, Marx đã theo Feuerbach trong việc lý giải tại Hegel như là

một triết gia về con người chứ không phải Tinh thần. Tuy nhiên, quan niệmcủa ông về con người lại đặt tiêu điểm vào phương diện tinh thần của họ, tứccác tư tưởng và ý thức của họ. Những dấu hiệu đầu tiên của một sự chuyểnđổi sang sự nhấn mạnh sau này của ông đến các điều kiện vật chất kinh tế củađời sống con người xuất hiện trong một bài tiểu luận được viết vào năm 1843với nhan đề Vấn đề Do Thái". Tiểu luận phê bình hai cuốn sách được xuấtbản của Bruno Bauer về vấn đề quyền công dân và quyền chính trị cho ngườiDo Thái.

Marx bác bỏ cách giải quyết của Bauer xem vấn đề này như là một vấnđề tôn giáo. Không phải những người Do Thái của ngày Sabbath, Marx nói,mà chính là những người Do Thái trong đời thường mới là đối tượng chúngta xét đến. Chấp nhận quan niệm sáo mòn xem người Do Thái là nhữngngười chỉ biết có mỗi tiền bạc và buôn bán, Marx mô tả người Do Thái chỉđơn thuần như là một sự biểu hiện đặc biệt của cái mà ông gọi là "tính cáchDo Thái của xã hội dân sự"- tức là, sự thống trị của lợi ích buôn bán và tàichính một cách phổ biến trong xã hội. Vì thế Marx gợi ý rằng phương cáchxoá bỏ "vấn đề" của đạo Do Thái là tái tổ chức xã hội để xoá bỏ sự buôn bán.

Page 31: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

6. Marx vào năm 2836, 18 tuổi. Một tiểu tiết lấy từ bức hoạ in thạch bản ởtrang 16

Tầm quan trọng của tiểu luận này là nó xem đời sống kinh tế, chứkhông phải tôn giáo, là hình thức chủ yếu của sự tha hoá của con người. Mộttác gia người Đức khác, Moses Hess, đã phát triển những ý niệm củaFeuerbach theo chiều hướng này. Ông là người đầu tiên, như Engels nói, điđến chủ nghĩa cộng sản bằng "con đường triết học". (Đương nhiên, trước đóđã có nhiều nhà cộng sản chủ nghĩa ít nhiều là những người có làm triết học-nhưng điều Engels muốn nói ở đây là con đường triết học của hệ thốngHegel.) Giờ đây, cũng con đường ấy nhưng Marx đã đảo ngược nó. Đoạn vănsau đây trích từ Vấn đề Do Thái đọc lên không khác gì Bauer, Feuerbach, haybản thân Marx của một hai năm trước đó, đang lên án tôn giáo- ngoại trừ việcMarx đã dùng chữ "tiền" thay cho chữ "Thượng đế":

Tiền là giá trị phổ biến, được xác lập như là cái gì độc lập của tất cảmọi vật. Vì vậy, nó tước bỏ của toàn bộ thế giới, cả thế giới con người lẫn tựnhiên, cái giá trị riêng của nó. Tiền là bản chất đã tha hoá của lao động và tồntại của con người ra khỏi con người; và cái bản chất xa lạ này chi phối con

Page 32: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

người; và cái bản chất xa lạ này chi phối con người, còn con người thì quỳgối trước bản chất đó.

(J 60)Câu cuối cùng chỉ ra con đường phía trước. Trước hết, các nhà Hegel

trẻ, kể cả Bauer và Feuerbach, coi tôn giáo như là bản chất bị tha hoá của conngười, và tìm cách chấm dứt tình trạng tha hoá này bằng những cuộc nghiêncứu có tính phê phán của họ về đạo Kito. Cho nên Feuerbach vượt khỏi tôngiáo, cho rằng bất cứ triết học nào tập trung vào khía cạnh tinh thần hơn làkhía cạnh vật chất của bản tính tự nhiên của con người đều là một hình thứccủa sự tha hoá. Giờ đây Marx nhấn mạnh rằng không phải tôn giáo, cũngkhông phải triết học, mà chính là tiền. Tiền mới là vật chướng ngại trên conđường đi đến tự do của con người. Bước tiếp theo là công cuộc nghiên cứu cóphê phán về kinh tế học. Điều mà giờ đây Marx bắt đầu tiến hành.

Nhưng, trước khi đi theo mạch phát triển này, chúng ta phải ngừng lạiđể ghi nhận sự xuất hiện của yếu tố then chốt khác trong các công trình củaMarx; cũng như kinh tế học, yếu tố này vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tư tưởngvà hoạt động của ông.

Page 33: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn
Page 34: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 4

Đi vào giai cấp vô sản

Chúng ta biết rằng khi chính quyền Phổ đình bản tờ báo mà Marx làmchủ bút, thì ông bắt đầu tiến hành phê phán triết học chính trị của Hegel. Vàonăm 1844, ông cho đăng trong Niên san Đức- Pháp một bài báo có nhan đề"Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hegel: Lời nói đầu". Côngtrình phê phán mà bài báo ấy là phần dẫn nhập vẫn chưa hoàn tất, nhưngphần "Lời nói đầu, cùng với tác phẩm Vấn đề Do Thái, là một dấu mốc quantrọng trên con đường dẫn đến chủ nghĩa Marx. Vì chính trong bài báo ấy, lầnđầu tiên Marx xác định rõ vai trò quyết định của giai cấp công nhân trongviệc cứu vãn nhân loại.

"Lời nói đầu" mở đầu bằng việc tổng kết sự công kích tôn giáo củaBauer và Feuerbach. Chúng ta nên chú ý tới đoạn văn này vì những lối nóiphóng dụ của nó, trong đó có câu mô tả tôn giáo như là "thuốc phiện củanhân dân" được người ta trích dẫn rất nhiều, nhưng câu ấy không nói lên điềugì mới mẻ cả. Bởi lẽ, sự tự-tha hoá của con người đã được bộc lộ trong hìnhthức thần thánh hoá của nó, Marx tiếp tục, nên nhiệm vụ của triết học là vạchtrần nó trong những hình thức không thần thánh của nó, chẳng hạn như trongpháp quyền và chính trị. Ông kêu gọi cần phải phê phán hơn nữa những hiệntrạng của nước Đức để nhân dân Đức không được phép "có một phút tự dốimình". Nhưng lần đầu tiên- và trái ngược với Bauer và Feuerbach- Marx gợiý rằng bản thân sự phê phán là không đủ:

Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê pháncủa vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng vũ khí vậtchất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nóthâm nhập vào quần chúng.

(J 69)Khi lần đầu thừa nhận vai trò của quần chúng, Marx xem vai trò này là

một điểm riêng của hoàn cảnh nước Đức, không thể áp dụng cho nước Phápđược. Trong khi ở Pháp, "mỗi giai cấp trong nhân dân đều là một nhà duytâm chính trị và cảm thấy mình trước tiên không phải là một giai cấp riêng,

Page 35: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

mà là đại diện của những nhu cầu xã hội nói chung", thì ở Đức, đời sốngchính trị lại "không có nội dung tinh thần" và không một giai cấp nào cảmthấy có nhu cầu giải phóng cho đến khi hoàn cảnh trực tiếp của nó, sự cầnthiết vật chất, những xiềng xích của bản thân nó buộc nó phải làm như vậy.Tiếp đó, Marx đặt câu hỏi: khả thể tích cực của sự tự do của người Đức cóthể được tìm ở đâu? Và ông trả lời:

Ở sự hình thành một giai cấp bị trói buộc bởi những xiềng xích triệt để..một lĩnh vực phải chịu những đau khổ phổ biến mà có tính chất phổbiến... tóm lại, một lĩnh vực biểu hiện sự mất đi hoàn toàn của conngười và do đó, chỉ có thể hồi sinh được bản thân mình bằng cách hồisinh con người một cách hoàn toàn. Kết quả ấy của sự giải thể xã hội,với tính cách là giai cấp đặc thù, chính là giai cấp vô sản.

(I 72-3) Marx kết luận bằng cách đặt giai cấp vô sản vào khuôn khổ của hệ thống triếthọc Hegel đã được cải biến.

Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất củamình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình.

Marx còn nói rõ hơn nữa:Triết học không thể trở thành hiện thực nếu không xoá bỏ giai cấp vôsản; giai cấp vô sản không thể xoá bỏ được bản thân mình nếu khônglàm cho triết học biến thành hiện thực.

(I 73)Đây là mầm mống của một giải pháp mới cho vấn đề sự tha hoá của

con người. Chỉ có mỗi sự phê phán và lý thuyết triết học thôi thì chúng takhông thể chấm dứt tình trạng tha hoá này. Chúng ta cần phải có một lựclượng có tính thực tế hơn, và lực lượng ấy do giai cấp công nhân bị bần cùnghoá bởi nạn bóc lột mang lại. Giai cấp thấp nhất trong xã hội này sẽ "hiệnthực hoá triết học"- qua đó Marx muốn nói đến sự đạt tới đỉnh điểm của thiênanh hùng ca về triết học và lịch sử đã cho Hegel viết ra trong một hình thứcthần bí. Giai cấp vô sản, theo sự dẫn dắt của nền triết học triệt để mới, sẽhoàn tất quá trình biện chứng trong đó con người xuất hiện, trưởng thành, bịtha hoá với chính mình, và trở thành nô lệ do bản tính bị tha hoá của chínhmình. trong khi giai cấp trung lưu có tài sản có thể giành được sự tự do cho

Page 36: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

mình trên cơ sở quyền sở hữu- vì thế loại các giai cấp khác ra khỏi nền tự domà họ dành được- thì giai cấp công nhân không có tài sản, không có cái gìkhác ngoài danh hiệu mình là con người. Vì thế, họ chỉ có thể giải phóng bảnthân mình bằng cách giải phóng cho tất cả mọi người.

Trước năm 1844, từ các bài viết của Marx mà xét, ông hầu như khôngchú ý đến sự hiện hữu của giai cấp vô sản; đương nhiên là ông không bao giờcó ý rằng họ không có vai trò nào trong việc khắc phục sự tha hoá. Bấy giờ,giống như một đạo diễn phim mời gọi cậu bé chạy việc vào vai Hamlet, Marxđưa giai cấp vô sản vào với vai trò là lực lượng vật chất sẽ tiến hành côngcuộc giải phóng con người. Tại sao vậy?

Marx đã không đi đến quan niệm của ông về giai cấp vô sản như là kếtquả của công việc nghiên cứu tỉ mỉ về kinh tế học, vì công việc nghiên cứukinh tế học của ông lúc ấy mới chỉ bắt đầu. Ông đã đọc rất nhiều về lịch sử,nhưng ông không củng cố lập trường của mình bằng cách trích dẫn từ cácnguồn sử liệu, như cách làm sau này của ông. Nhưng lý do để ông đặt vai tròquan trọng vào giai cấp vô sản là những lý do mang tính triết học hơn là sửhọc hay kinh tế học. Vì sự tha hoá của con người không phải là vấn đề củamột giai cấp riêng biệt nào, mà là một vấn đề phổ quát, cho nên bất cứ mộtgiải pháp nào để giải quyết nó cũng phải có tính chất phổ quát- và giai cấp vôsản, Marx khẳng định, có tính chất phổ quát này do tình trạng bị tước đoạttoàn diện của nó. Nó không đại diện cho một giai cấp nào đặc thù trong xãhội, mà cho toàn thể nhân loại.

Quan niệm rằng một hoàn cảnh phải chứa trong nó mầm mống sự huỷdiệt của chính nó, và quan niệm rằng sự chiến thắng lớn nhất trong mọi chiếnthắng phải đến từ những miền sâu của sự tuyệt vọng- đấy là những chủ đềquen thuộc trong biện chứng pháp của Hegel và những người theo ông.(Chúng mang âm hưởng, như một số người đã nói, sự cứu rỗi nhân loại củaviệc chúa Jesus thọ nạn trên giá thập tự.) Giai cấp vô sản thích hợp một cáchtài tình với kịch bản biện chứng này, và người ta không thể nào tránh khỏinghi ngờ rằng Marx đã nắm lấy nó rõ rằng là vì nó phục vụ rất tốt cho mụcđích triết học của ông.

Nói như vậy không có nghĩa là nói rằng khi viết "Lời nói đầu", Marxkhông biết gì đến giai cấp vô sản. Ông cũng đã chuyển sang Paris để sinhsống, tại đó các tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiến triển hơn nhiều so với ở Đức.Ông giao thiệp với các nhà lãnh đạo thời ấy, sống chung với họ dưới một máinhà với tư cách là một trong các nhà lãnh đạo của Liên minh Những người

Page 37: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chính nghĩa (League of the Just), một tổ chức của những người công nhâncấp tiến. Các bài viết của ông phản ánh sự ngưỡng mộ của ông đối với nhữngngười lao động xã hội chủ nghĩa Pháp: "sự cao quý của con người", ông viết,"rạng ngời lên từ những cơ thể mệt nhoài của họ" (MC 87). Vì thế, khi gánmột vai trò hết sức quan trọng cho giai cấp vô sản. "Lời nói đầu" phản ánhmột quá trình hai chiều: Marx làm cho quan niệm của ông về giai cấp vô sảnphù hợp với triết học của mình và làm cho triết học của mình phù hợp vớilòng nhiệt tình mới được tìm thấy của mình, đối với giai cấp công nhân vànhững tư tưởng cách mạng của giai cấp ấy.

Page 38: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 5

Chủ nghĩa Marx đầu tiên

Bấy giờ Marx đã khai triển hai thức nhận quan trọng mới: kinh tế là hình thức chủ đạo của sự tha hoá của con người, và lực lượng vật chất cần có để giải phóng nhân loại ra khỏi sự ngự trị của tình trạng tha hoá do nền kinh tế gây ra phải được tìm thấy ở giai cấp công nhân. Tuy nhiên, cho đến giai đoạn ấy, ông chỉ nêu ra những luận điểm này một cách vắn tắt mà thôi. Bước tiếp theo là sử dụng những thức nhận này như là cơ sở cho thế giới quan mới có hệ thống, một thế giới quan sẽ cải biến và thay thế hệ thống Hegel cùngtất cả mọi cuộc cải biến trước đó.

Marx khởi sự công cuộc nghiên cứu phê phán của mình về kinh tế họcvào năm 1844. Và công cuộc ấy đạt đến đỉnh điểm trong công trình vĩ đạinhất của Marx, Tư bản, quyển đầu tiên được xuất bản khi Marx mất.Cho nên công trình Marx cho xuất bản ở Paris, có nhan đề là Các bản thảokinh tế và triết học, là bản thảo đầu tiên của một dự án mà ông quan tâm theođuổi, bằng hình thức này hay hình thức khác, cho đến hết đời.

Bản thảo năm 1844 của chủ nghĩa Marx không được xuất bản trướcnăm 1932. Bản thảo gồm một số phần rời rạc, một số phần rõ ràng là chưahoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được những gì Marx cố gắngthực hiện. Ông mở đầu với phần "Lời nói đầu: ca ngợi Feuerbach là tác giảcủa "tác phẩm duy nhất sau Hiện tượng học Tinh thần và Logic học củaHegel bao hàm một cuộc cách mạng lý luận thực sự". Tiếp đó là những phầnbàn về kinh tế học như: tiền công, lợi nhuận, và địa tô, trong đó Marx thoảimái trích dẫn ý kiến của các nhà sáng lập môn kinh tế học cổ điển như J.B.Say và Adam Smith. Lý do để ông trích dẫn nhiều như vậy, như Marx giảithích, là để cho thấy rằng theo quan điểm của môn kinh tế học cổ điển thìngười công nhân trở thành một thứ hàng hoá, và sự sản xuất của thứ hàng hoáấy phải tuân theo quy luật cung-cầu mà ai cũng biết. Nếu như phần cung củangười công nhân vượt quá yêu cầu đối với lao động, thì tiền lương giảmxuống và một số công nhân sẽ rơi vào tình cảnh đói khát. Do đó, tiền công cóxu hướng hạ xuống mức thấp nhất có thể được, đủ để duy trì sự tồn tại củangười công nhân.

Page 39: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Marx rút ra một luận điểm quan trọng khác từ các nhà kinh tế học cổđiển. Những người sử dụng lực lượng lao động- các nhà tư bản- tạo dựng sựgiàu có của mình bằng sức lao động của những người công nhân. Họ trở nêngiàu có bằng cách giữ lấy cho bản thân họ một lượng giá trị nào đó do cáccông nhân của họ sản xuất ra. Tư bản chẳng qua chỉ là lao động được tíchluỹ. Lao động của người công nhân làm tăng vốn tư bản của người sử dụnglao động lên. Vốn tư bản tăng thêm này được dùng vào việc mở rộng cáccông xưởng và mua thêm máy móc. Điều này làm cho những người lao độngtự do ngày càng lún sâu vào cảnh nợ nần, phá sản. Cho nên, họ phải mangsức lao động của mình ra thị trường mà bán. Tình trạng này khiến cho sựcạnh tranh giữa những người công nhân đang cố gắng có việc làm với nhaudiễn ra khốc liệt hơn, và làm cho tiền công giảm xuống.

Marx trình bày toàn bộ điều này như là những suy diễn từ các tiền giảđịnh của kinh tế học chính thống. Bản thân Marx không viết với tư cách làmột nhà kinh tế học. Ông muốn vượt qua bình diện của khoa học về kinh tế,tức là bình diện, như ông nói, chỉ đơn thuần coi những điều như sở hữu tưnhân, lòng tham, sự cạnh tranh, v.v. là hiển nhiên, chứ không nói gì đếnphạm vi mà trong chừng mực đó những hoàn cảnh có vẻ ngẫu nhiên là sựbiểu hiện của một diễn trình tất yếu của sự phát triển. Marx muốn đặt ranhững câu hỏi lớn hơn, vốn đã bị các nhà kinh tế học bỏ qua, như: "Trong sựtiến hoá của con người, ý nghĩa của việc quy phần lớn hơn của con người vàlao động trừu tượng là gì?" (Marx dùng chữ "lao động trừu tượng" ý muốnnói là công việc được thực hiện một cách đơn giản để kiếm tiền công, chứkhông phải vì mục đích riêng nào đó của người lao động. Vì thế, lao độngtrừu tượng không phải ở chỗ người ta làm ra một đôi giày vì muốn có một đôigiày, mà ở chỗ công việc đó hái ra tiền.) Nói cách khác, Marx muốn đưa ramột lối giải thích sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của các quy luậtkinh tế.

Marx đã nghĩ đến loại giải thích nào? Câu trả lời lộ rõ từ phần bản thảocó nhan đề "Lao động bị tha hoá". Ở đây, Marx giải thích những hàm ý củakinh tế học trong liên hệ chặt chữ với sự phê phán của Feuerbach về tôn giáo.

Người công nhân càng làm kiệt sức mình trong công việc thì thếgiới vật phẩm xa lạ đối với anh ta do bản thân anh ta tạo ra chống lạichính anh ta, càng trở nên mạnh; bản thân anh ta và cái thế giới bêntrong của anh ta càng trở nên nghèo nàn; và những gì thuộc về anh ta

Page 40: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

lại càng ít đi. Trong tôn giáo, tình hình cũng hoàn toàn giống như vậy.Con người hiến cho thần thánh càng nhiều, thì cái còn lại trong bảnthân con người càng ít. Người công nhân đặt đời sống của mình vào vậtphẩm, nhưng như vậy đời sống đó không thuộc về anh ta nữa, mà thuộcvề vật phẩm. [...] Sự ngoại hiện của công nhân vào trong sản phẩm củaanh ta không chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ta trở thành một vậtphẩm, có được sự tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa lao động củaanh ta tồn tại ở bên ngoài anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, xa lạ vớianh ta, và lao động ấy trở thành một sức mạnh độc lập đối với anh ta,có nghĩa là đời sống mà anh ta chuyển vào vật phẩm, chống lại anh tanhư một đời sống đối địch xa lạ.Luận điểm cốt lõi này được phát biểu một cách súc tích hơn trong một

câu văn được lưu trong sổ ghi chép mà Marx sử dụng khi nghiên cứu các nhàkinh tế học cổ điển nhằm chuần bị để viết các bản thảo năm 1844, sau đây:

Rõ ràng là các nhà kinh tế học đã xem hình thức giao tiếp xã hội bị thahoá là hình thức có tính bản chất, căn nguyên và tự nhiên.

(M 116)Đây là lý do chính để Marx phản bác kinh tế học cổ điển. Marx không

thách thức các nhà kinh tế học trong phạm vi các tiền giả định của môn khoahọc của họ. Thay vào đó, ông xét các tiền giả định này từ điểm nhìn bênngoài và cho rằng nền sở hữu tư nhân, sự cạnh tranh, lòng tham, v.v. chỉ đượctìm thấy trong một hoàn cảnh đặc thù của đời sống con người, hoàn cảnh củasự tha hoá. Ngược lại với Hegel, người mà Marx ca ngợi vì đã xem sự tự-pháttriển của con người như là một quá trình, các nhà kinh tế học cổ điển xemhoàn cảnh bị tha hoá trong hiện tại của xã hội con người là "hình thức có tínhbản chất, căn nguyên và xác định". Họ không thể nào thấy được rằng nó làmột giai đoạn tất yếu, nhưng tạm thời, trong sự tiến hoá của loài người.

Rồi Marx bàn về tình trạng bị tha hoá trong hiện tại của con người. Mộttrong các tiền đề của ông là "con người là một thực thể-loài". Ý niệm này được lấy trực tiếp từ Feuerbach, và đến lượt mình Feuerbach rút nó ra từ Hegel. Hegel, như chúng ta thấy, kể cho ta nghe câu chuyện về sự phát triểncủa con người qua sự tiến triển của một Tinh thần duy nhất, mà các tinh thầncá biệt nơi con người là những biểu hiện của nó. Feuerbach đã gột sạch cáisiêu-Tinh thần và viết lại Hegel bằng ngôn ngữ con người ít thần bí hơn;nhưng ông lại giữ lấy ý niệm rằng con người theo nghĩa nào đó là một sựthống nhất. Đối với Feuerbach, cơ sở của sự thống nhất này, và sự khác biệt

Page 41: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

cơ bản giữa con người và con vật, là con người có năng lực ý thức về loài củamình. Chính vì ý thức về sự hiện hữu của mình như là một loài nên con ngườimới có thể xem bản thân mình như là các cá thể (nghĩa là, như là một cá thểtrong các cá thể khác), và chính vì con người xem bản thân mình như là mộtloài nên lý tính của con người và các sức mạnh của con người mới không bịgiới hạn. Con người tham dự vào sự hoàn hảo- cái mà, theo Feuerbach, họ đãsai lầm khi gán nó cho Thượng đế, thay vì cho bản thân mình- bởi lẽ họ làmột phần của loài.

Marx cải biến Feurbach bằng cách chỉ ra quan niệm về con người nhưlà một thực thể-loài vẫn còn chưa cụ thể. Đối với Marx "Đời sống sản xuất...là đời sống-loài." Chính trong hoạt động, nghĩa là trong sản xuất, con ngườita mới bộc lộ bản thân mình là thực thể-loài. Lý do có đôi phần chưa thuyếtphục trong điều này mà Marx nêu ra đó, trong khi động vật chỉ hoạt động đểthoả mãn những nhu cầu trực tiếp của chúng thì con người sản xuất dựa theonhững tiêu chuẩn phổ quát thoát ly khỏi bất cứ nhu cầu trực tiếp nào- chẳnghạn như, phù hợp với những tiêu chuẩn về cái đẹp. (EPM 82).

Theo quan niệm này, lao động- hiểu theo nghĩa là hoạt động sản xuất tựdo- là bản chất của đời sống con người. Bất cứ thứ gì được sản xuất ra theophương cách này- một pho tượng, một ngôi nhà, hay một mảnh vải- vì thế, làbản chất của đời sống con người được di chuyển vào một đối tượng vật chấtnào đó. Marx gọi đó là "sự đối tượng hoá của đời sống-loài của con người".Xét một cách lý tưởng, các vật phẩm mà người công nhân tạo ra ắt sẽ là củahọ và họ có thể giữ lại hay bỏ đi tuỳ thích. Dưới những điều kiện lao động bịtha hoá, khi những người công nhân phải sản xuất ra các vật phẩm mà họkhông kiểm soát được chúng (bởi lẽ các vật phẩm thuộc về người sử dụng laođộng) và chúng được dùng để chống lại người đã sản xuất ra chúng (bằngcách làm cho sự giàu có và quyền lực của các ông chủ sử dụng lao động tănglên), thì những người công nhân ấy bị xa lạ với con người bản chất của mình.

Một hệ quả của việc con người bị xa lạ hoá với bản tính của chính mìnhđó là họ cũng bị trở nên xa lạ với nhau. Hoạt động sản xuất trở thành "hoạtđộng dưới sự thống trị, sự cưỡng bức, và dưới cái ách của người khác".Người khác này trở thành một thực thể xa lạ và thù địch. Thay vì con ngườiquan hệ với nhau bằng cách hợp tác, thì họ quan hệ với nhau bằng sự cạnhtranh. Tình yêu và sự tin cậy bị thay thế bằng việc buôn bán và sự trao đổi.Con người không còn thừa nhận lẫn nhau cái bản tính người mà họ có chung,họ xem người khác như là những công cụ để đáp ứng hơn nữa các lợi ích vị

Page 42: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

kỷ của họ.Nói ngắn gọn, đó là sự phê phán đầu tiên của Marx về kinh tế học. Bởi

lẽ trong quan niệm của ông, chính đời sống kinh tế, chứ không phải Tinh thầnhay ý thức mới là cái thực tồn căn bản, cho nên sự phê phán này chính là việcông đi tìm cái gì đó không ổn trong hoàn cảnh hiện tại của con người. Câuhỏi tiếp theo là: Ta làm thế nào với tình trạng đó?

Marx bác bỏ ý niệm duy tâm rằng mọi thứ đều có thể được giải quyếtbằng cách buộc phải tăng tiền công. Lao động vì tiền công không phải là hoạtđộng sản xuất tự do. Nó chỉ là một phương tiện cho một mục đích. Với Marx,tiền công cao hơn "chẳng qua chỉ là sự trả công tốt hơn cho người nô lệ". Thứtiền công ấy sẽ không phục hồi ý nghĩa hay phẩm giá cho người công nhânhay lao động của họ. Ngay cả sự ngang nhau về tiền công, như đã được nhàxã hội chủ nghĩa người Pháp là Proundhon nêu ra, cũng sẽ chỉ thay thế các cáthể nhà tư bản bằng toàn bộ các nhà tư bản, tức bản thân xã hội (EMP 85).

Giải pháp là xoá bỏ tiền công, khắc phục tình trạng lao động bị tha hoá,và phế bỏ nền tư hữu cho dứt điểm. Nói ngắn gọn bằn một từ, đó là chủ nghĩacộng sản. Marx đưa chủ nghĩa cộng sản vào bằng những lời lẽ hợp với giọngđiệu chương kết thúc của thiên anh hùng ca của Hegel.

Chủ nghĩa cộng sản...là sự giải quyết thực sự- sự đối kháng giữa conngười và tự nhiên, giữa con người và con người; là sự giải quyết thực sự tìnhtrạng xung đột giữa hiện hữu và bản chất, giữa sự đối tượng hoá và sự tựkhẳng định, giữa tự do và tất yếu, giữa cá thể và loài. Nó là sự giải quyết câuđố của lịch sử và nó biết rằng nó là sự giải quyết ấy.

(EMP 89)Ai đó có thể hi vọng rằng Marx sẽ tiếp tục giải thích một cách chi tiết

thêm phần nào về diện mạo của chủ nghĩa cộng sản. Marx đã không giảithích thêm- thực vậy; ông không đưa ra thêm trong các tác phẩm của mìnhbất kỳ một gợi ý sơ lược nào về chủ đề nàu. Ông cũng không cho thấy dấuhiệu sự khác biệt lớn nào mà chủ nghĩa cộng sản tạo ra. Theo ông, mọi khảnăng suy nghĩ của con người đều bị nền tư hữu làm cho mài mòn dần đi. Kẻbuôn khoáng vật nhìn thấy giá bán ở thị trường của những thứ đồ trang sứcmà anh ta mang trong tay, chứ không phải vẻ đẹp của chúng. Trong tình cảnhbị tha hoá do nền tư hữu gây ra, chúng ta không thể hiểu rõ giá trị của bất cứthứ gì, ngoại trừ việc có thể sở hữu nó, hay sử dụng nó như là một phươngtiện. Sự xoá bỏ nền tư hữu sẽ giải phóng năng lực suy nghĩ của chúng ta rakhỏi tình cảnh bị tha hoá đó, và cho phép chúng ta hiểu rõ giá trị của thế giới

Page 43: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

theo một cách đúng thật là con người, giống như cái tai sành nhạc lĩnh hộiđược sự giàu có của ý nghĩa vẻ đẹp mà ở đó cái tai không sành nhạc chẳngnắm bắt được gì, cho nên năng lực suy nghĩ của con người xã hội sẽ khác vớinăng lực suy nghĩ của con người không thuộc về xã hội.

Đấy là những luận điểm cốt yếu của "chủ nghĩa Marx đầu tiên". Rõràng đó không phải là một công việc khoa học theo nghĩa mà ngày nay chúngta hiểu về khoa học. Cá lý thuyết cảu nó không xuất phát từ các nghiên cứuchi tiết dựa trên dữ kiện thực tế, hay phải chịu những sự kiểm tra hay quan sátcẩn trọng.

Chủ nghĩa Marx đầu tiên đã được đưa xuống mặt đất hơn so với triếthọc của Hegel về lịch sử, nhưng nó là một thứ triết học tư biện về lịch sử chứkhông phải là một công trình nghiên cứu khoa học. Đích đến của lịch sử thếgiới là sự tự do của con người. Con người hiện thời chưa được tự do, vì họ không thể tổ chức được thế giới để thoả mãn các nhu cầu của mình và để phát triển các năng lực người của mình. Nền tư hữu, dù là một sự sáng tạo của con người, nhưng nó lại thống trị và nô dịch con người. Song, sự tự do tối hậu, không còn hồ nghi gì nữa, nó là tất yếu về mặt triết học. Nhiệm vụ trước mắt của lý luận cách mạng là phải hiểu cho được tình hình hiện tại đang ở giai đoạn nào trong tiến trình biện chứng đi đến giải phóng. Rồi tiếp đó, nó sẽ có thể khuyến khích các phong trào để nhanh chóng kết thúc giai đoạn hiện tại, mở ra một thời đại mới của sự tự do.

Các tác phẩm của Marx sau năm 1844- kể từ các công trình khiến choông nổi tiếng- chỉ làm những việc như xử lý lại, chỉnh sửa, phát triển và mởrộng các chủ đề được bàn trong cuốn Các bản thảo kinh tế và số học. Sốlượng và khối lượng các bản thảo này khiến cho cuốn sách ấy không thể bànriêng về từng công trình trong đó một cách thoả đáng. (Tính chất lặp lại làmcho nó tẻ nhạt, lộn xộn). Cho nên từ đây trở đi, tôi sẽ đi chệch chút xíu rakhỏi lối nghiên cứu theo niên đại chặt chẽ. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách vạch rasự phát triển của quan niệm duy vật về lịch sử, mà chính Marx đã gọi là "kimchỉ nam cho mọi nghiên cứu của tôi" (F 389), và cái mà Engels, trong bàiđiếu văn đọc trước mộ Marx, đã ca ngợi là khám phá chính của Marx, có thểsánh với việc Darwin phát hiện ra lý thuyết tiến hoá. Công việc này sẽ tiếnhành trong hai chương kế tiếp. Rồi sau đó, tôi sẽ xem xét các công trình kinhtế học của Marx, dĩ nhiên chủ yếu là bộ Tư bản. Vì bộ Tư bản chỉ được viếtra sau khi Marx đã đi đến quan niệm duy vật về lịch sử, cho nên việc chệch rakhỏi cái trật tự niên đại trong mục này sẽ là không đáng kể. Nhưng nó sẽ có ý

Page 44: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

nghĩa hơn trong phần kế tiếp và phần cuối của các mục khảo sát này, lànhững phần sẽ tập hợp từ những đoạn văn trong các tác phẩm tiêu biểu khácnhau lại thành những tư tưởng của Marx về chủ nghĩa cộng sản và về cácnguyên tắc đạo đức làm cơ sở cho việc ông chọn lấy hình thái cộng sản chủnghĩa hơn là hình thái tư bản chủ nghĩa xã hội.

Page 45: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 6

Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử

Cuốn sách xuất bản đầu tiên của Marx- và cũng là công trình đầu tiênmà Engels tham gia viết chung- đã công kích các bài báo được đăng trên tờBáo Văn học phổ thông (Allgemeine Literatur-Zeitung), một tờ tạp chí dongười bạn và người thầy trước đây của Marx là Bruno Bauer làm chủ biên. Vìem trai Bauer là người đồng chủ biên, nên cuốn sách mới có nhan đề đầy tínhchâm biếm là Gia đình thần thánh. Lời nhận xét hay nhất về nhan đề này làlời sau đây của Engels: "sự nhạo báng sâu cay mà chúng tôi dành cho BáoVăn học phổ thông rõ ràng là trái ngược với một lượng lớn các trang viết màtrong đó chúng tôi dành để phê bình nó.". Tuy nhiên, một số đoạn trong Giađình thần thánh rất thú vị, vì chúng cho ta thấy Marx trong giai đoạn bản lềgiữa Các bản thảo kinh tế và triết học và những phát biểu về sau với quanniệm duy vật về lịch sử.

Trong một tiểu mục bảo vệ nhà xã hội chủ nghĩa người PhápProundhon và những bác bỏ của ông đối với nền tư hữu, Marx vẫn còn tư duytrên bình diện quan niệm về sự tha hoá:

Giai cấp hữu sản và giai cấp vô sản đều đại diện cho cùng một sựtự tha hoá của con người. Nhưng giai cấp trước tự cảm thấy thoải máivà vững vàng trong sự tự tha hoá này, nó biết rằng sự tha hoá này là sứcmạnh của chính nó, và trong sự tự tha hoá này, nó có được cái vẻ ngoàicủa một cuộc sống có tính người. Còn giai cấp sau thì cảm thấy mìnhhuỷ hoại trong sự tha hoá này và thấy trong tình trạng tha hoá này sựbất lực của mình cùng thực tại của một cuộc sống không có tính người. Rồi đoạn tiếp đó, Marx đi đến phác thảo một lý thuyết duy vật lịch sử,

tuy hãy còn phôi thai, mà ta dễ dàng nhận ra sau đây:Trong sự vận động kinh tế của mình, nền sở hữu tư nhân đi đến

chỗ giải thể chính nó, nhưng điều đó chỉ diễn ra bằng một sự phát triểnkhông phụ thuộc vào nó, sự phát triển mà nó không ý thức đến, đingược với ý muốn của nó, và do chính bản tính của sự vật gây ra-bằngcách ấy, nó tạo ra giai cấp vô sản với tư cách là giai cấp vô sản, sự khốncùng về tinh thần và thể xác ấy ý thức về tình trạng khống cùng của

Page 46: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

mình, sự phi nhân tính hoá ấy ý thức về tình trạng phi nhân tính hoá củamình và vì thế vượt bỏ chính mình...Câu hỏi không phải là người vô sản hay người không vô sản nọ, haythậm chí cả toàn bộ phong trào của người vô sản, vào lúc ấy xem cái gìlà mục đích chính của mình. Câu hỏi là ở chỗ giai cấp vô sản là gì và dođó nó buộc phải làm gì về mặt lịch sử. Mục đích và hành động lịch sửcủa nó được ấn định một cách dứt khoát và rõ ràng trong hoàn cảnhsống của riêng nó cũng như trong toàn bộ tổ chức của xã hội dân sựhiện nay.

(HF 134-5)

Cấu trúc tư tưởng của đoạn này và những đoạn xung quanh nó là cấutrúc mang tính chất của Hegel. Nền tư hữu và giai cấp vô sản được mô tả nhưlà "các phản đề"- hai mặt của một mâu thuẫn kiểu Hegel. Đó là một mâuthuẫn tất yếu, một mâu thuẫn không thể nào khác hơn được, vì muốn duy trìsự tồn tại của chính mình, nền tư hữu cũng phải duy trì sự tồn tại của giai cấpcông nhân không tài sản vốn rất cần cho các nhà máy công nghiệp. Mặt khác,giai cấp vô sản do tình cảnh cùng khổ mà buộc phải thủ tiêu luôn cả nền tưhữu. Kết cục cuối cùng sẽ là cả nền tư hữu lẫn giai cấp vô sản đều "biến mất"trong một sự tổng hợp mới, sự tổng hợp giải quyết cái mâu thuẫn.

Ở đây, chúng ta có một phiên bản đầu tiên của lý thuyết duy vật về lịchsử. Cơ sở của sự vận động biện chứng mà Marx mô tả là những nhu cầu kinhtế xuất phát từ sự tồn tại của nền tư hữu. Sự vẫn động không phụ thuộc vàonhững hi vọng và những sự trù tính của con người. Giai cấp vô sản trở nên ýthức về tình trạng khốn cùng của mình, và do đó tìm cách lật đổ xã hội tư bảnchủ nghĩa, nhưng ý thức này chỉ nảy sinh do hoàn cảnh của giai cấp vô sảntrong xã hội. Đây là điểm mà Marx và Engels nói rõ hơn ở một đoạn nổitiếng trong cuốn Hệ tư tưởng Đức: "Không phải ý thức quyết định đời sốngmà chính đời sống quyết định ý thức" (G164)

Theo công trình nghiên cứu sau này của Engels về mối quan hệ giữatriết học Đức với quan niệm duy vật về lịch sử, "tài liệu đầu tiên trong đómầm mống thiên tài về thế giới quan mới được đặt ra" không phải là Gia đìnhthần thánh mà là "Luận cương về Feuerbach" mà Marx đã viết sơ lược vàomùa xuân năm 1845. "Các luận cương" này gồm một lời nhận xét ngắn gọntrong đó Marx phân biệt hình thức chủ nghĩa duy vật của riêng ông với hìnhthức chủ nghĩa duy vật của Feuerbach. Được viết theo một hình thức đầy tính

Page 47: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

châm biếm, bản "Các luận cương" này đã trở thành một trong những bài viếtcủa Marx được người ta trích dẫn nhiều nhất. Vì Engels cho xuất bản chúngvào năm 1888, khá lâu trước khi xuất hiện các tác phẩm chưa xuất bản kháctrong thời kỳ đầu của Marx khác nào ở thời kỳ đầu hãy còn chưa xuất bản củaMarx được xuất hiện, nên chúng cũng thuộc vào số tác phẩm bị hiểu sai nhất.

Cho dù có sự tán dương của Engels, "Các luận cương" chủ yếu vẫn làsự tóm tắt những luận điểm mà Marx đã nêu ra trước đó. Chúng công kíchFeuerbach và các nhà duy vật trước đó vì đã có cái nhìn thụ động về các đốitượng và các tri giác của ta về các đối tượng ấy. Các nhà duy tâm như Hegelvà Fichte nhấn mạnh rằng các hoạt động của chúng ta định hình nên cáiphương cách chúng ta nhìn thế giới. Chúng là sự suy tưởng về hoạt động tinhthần. Một đứa trẻ sẽ thấy quả bòng màu đỏ thay vì chỉ thấy một hình tròn dẹtmàu đỏ chỉ khi nào trong đầu nó có ý niệm về không gian ba chiều. Marxmuốn kết hợp mặt biện chứng tích cực của tư tưởng duy tâm với thuyết duyvật của Feuerbach: đó là "chủ nghĩa duy vật biện chứng" như cách gọi củanhững người Marxist sau này (cho dù bản thân Marx không bao giờ sử dụngcụm từ đó.)

Page 48: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

7. Ludwig Feuerbach (1804-1872), người chỉ ra cách cải biến các ý niệm củaHegel thành triết học duy vật và cách sử dụng chúng trong việc phê phán triệtđể tình trạng tha hoá của con người

Marx muốn gọi hoạt động thực tiễn của con người là mặt tích cực, chủ độngcủa thuyết duy vật. Marx nghĩ rằng hoạt động thực tiễn là cái cần thiết để giảiquyết các vấn đề lý thuyết. Chúng ta đã từng thấy những ví dụ cho điều này.Trong Vấn đề Do Thái, mà Bauer đã xem như là một vấn đề thuộc ý thức tôngiáo, ắt sẽ bị thủ tiêu bởi việc tái tổ chức xã hội nhằm thủ tiêu sự thươnglượng. Trong "Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hegel: Lời nóiđầu", Marx cho rằng triết học không thể được "hiện thực hoá" mà không cóvũ khí vật chất của giai cấp vô sản. Và trong Các bản thảo kinh tế và triếthọc, Marx có nói đến chủ nghĩa cộng sản như là "câu đố của lịch sử đã đượcgiải quyết". Đương nhiên, "câu đố của lịch sử" này là một vấn đề lý thuyết,một câu đố triết học. Trong sự cải biến của Marx, những mâu thuẫn trongtriết học Hegel trở thành những mâu thuẫn trong thân phận con người. Những

Page 49: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

mâu thuần này sẽ do chủ nghĩa cộng sản giải quyết."Luận cương về Feuerbach" là nguồn suối chính của học thuyết về "sự

thống nhất của lý luận và thực tiễn" nổi tiếng của chủ nghĩa Marx. Sự thốngnhất này, có người xem đó như là việc làm tầm thường hoá triết học của chủnghĩa Marx trong giai đoạn chống lại mọi sự công kích để bảo vệ mình; cóngười xem đó như là ý nghĩa mà người ta sẽ phải sống trong sự phù hợp vớicác nguyên tắc lý thuyết của mình- chẳng hạn như việc các nhà xã hội chủnghĩa chia sẻ của cải của họ. Bối cảnh trí tuệ của "Các luận cương" cho tathấy rõ rằng trong đầu Marx chẳng bao giờ có những ý niệm như thế. Đối vớiMarx, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có nghĩa là dùng hoạt động thựctiễn để giải quyết các vấn đề lý thuyết. Đây là một ý niệm không gì hiểu đượcbên ngoài văn cảnh của việc cải biến triết học của Hegel về lịch sử thế giớisang thế giới quan duy vật.

Luận cương thứ mười một về Feuerbach được khắc trên bia mộ củaMarx ở Nghĩa trang Highgate: "Các nhà triết học trước đây chỉ giải thích thếgiới theo nhiều cách khác nhau; vấn đề là biến đổi thế giới" (T 158). Nhìnchung, câu này được hiểu như là một lời phát biểu có nội dung như sau: triếthọc không quan trọng, hoạt động cách mạng mới là điều quan trọng. Thực ra,câu này không hề có nội dung như vậy. Điều mà Marx muốn nói, đó là cácvấn đề của triết học không thể nào giải quyết được bằng sự lý giải có tínhcách thụ động về thế giới xét như là thế giới, mà chúng chỉ được giải quyếtbằng việc làm thay đổi thể giới để giải quyết những mâu thuẫn triết học cốhữu bên trong nó. Chính để giải quyết các vấn đề triết học mà chúng ta phảithay đổi thế giới.

Quan niệm duy vật về lịch sử là một lý thuyết về lịch sử thế giới trongđó hoạt động thực tiễn của con người, chứ không phải tư tưởng, giữ vai tròmấu chốt. Sự trình bày cụ thể nhất về lý thuyết này được phát hiện trong côngtrình chính kế tiếp của Marx và Engels, hệ tư tưởng Đức (1846). Giống nhưGia đình thần thánh, đây là một công trình bút chiến rất dày chống lại các đốithủ tư tưởng. Sau này Marx có nói rằng cuốn sách được viết "nhằm trả mónnợ của chúng tôi với ý thức triết học trước chúng tôi" (P 390)

Thời gian này, Feuerbach cũng bị Marx phê phán, cho dù có phần đượctôn trọng hơn so với những người khác. Chính trong phần nói về Feuerbachmà Marx và Engels có cơ hội phát biểu quan niệm mới của mình về lịch sửthế giới:

Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại

Page 50: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

của những cá nhân con người đang sống... Con người có thể được phân biệtvới con vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, hay bằng bất cứ cái gì khác cũngđược. Bản thân con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của họ, đó làmột bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra nhữngtư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chínhđời sống vật chất của mình...

8. Friendrich Engels (1810-1895), người cộng sự, người bạn, nhà mạnhthường quân của Marx và đồng thời là nhà Marxist đầu tiên

Hoàn toàn trái với triết học Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta đi từ dưới đất đi lên trời, tức là chúng ta không xuất phát từ những điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung, chúng ta cũng không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong ý nghĩ, trongtưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đi tới những conngười bằng xương bằng thịt. Chúng ta xuất phát từ những con người đanghành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình sống hiện thực

Page 51: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếngvang tư tưởng của quá trình đời sống ấy. Ngay cả những ảo tưởng hình thànhtrong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trình đờisống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệmvà gắn liền với những tiền đề vật chất. Như vậy thì đạo đức, tôn giáo, siêuhình học và những dạng khác của hệ tư tưởng cùng với những hình thái ýthức tương đương với chúng, liền mất ngay mọi vẻ độc lập bề ngoài. Tất cảnhững cái đó không có lịch sử, không có sự phát triển; chính con người, khiphát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biếnđổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình.Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức.

(GI 160-164)

Đây rõ ràng là một lời phát biểu về một phác thảo rộng lớn của lýthuyết mà Marx rất muốn hoàn tất. Mười ba năm sau, khi đúc kết lại "sợi chỉđỏ xuyên suốt" trong các công trình nghiên cứu của mình, ông cũng nóitương tự như vậy: "Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tạicủa họ, mà trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ".Với Hệ tư tưởng Đức chúng ta đã đi đến sự trình bày chín muồi của Marx vềbản đề cương về chủ nghĩa duy vật lịch sử (cho dù không phải bản mô tả chitiết về quá trình biến đổi).

Chính vì điều này và vì sau này Marx xem công trình trên là việc ôngthanh toán món nợ đối với "ý thức triết học trước đó", mà người ta có thểnghĩ rằng mối quan tâm ban đầu của ông đến sự tha hoá giờ đây đã được thaybằng một lối tiếp cận có tính khoa học hơn. Không phải như vậy. Từ thờiđiểm đó về sau, Marx sử dụng nhiều đến dữ kiện lịch sử hơn và hạn chế hơntrong việc dùng các lập luận triết học trừu tượng về cách thức mà thế giớiphải là; nhưng mối quan tâm đến sự tha hoá của ông vẫn còn đó. Hệ tư tưởngĐức vẫn mô tả sức mạnh xã hội như là cái gì đó trên thực tế không gì khácngoài lực lượng sản xuất của các cá nhân, thế nhưng nó lại xuất hiện trướccác cá nhân như là "cái xa lạ và bên ngoài bản thân họ", bởi lẽ họ không biếtđược nguồn gốc của nó và không thể kiểm soát được nó. Thay vì họ điềukhiển nó, nó lại điều khiển họ. Sự xoá bỏ chế độ tư hữu và sự điều hành nềnsản xuất dưới chế độ cộng sản sẽ xoá bỏ "tình trạng tha hoá giữa con ngườivới các sản phẩm của họ" và cho phép con người "lấy lại được sự kiểm soát

Page 52: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

đối với hoạt động trao đổi, sự sản xuất và phương cách mà người ta quan hệvới nhau" (GI 170).

Tuy ở đây Marx không dùng chữ "tha hoá", vốn là một thuật ngữ quantrọng, nhưng một nội dung như vậy có thể được diễn đạt bằng những từ khác.Điều quan trọng là lý thuyết của Marx về lịch sử là một cái nhìn về con ngườitrong tình trạng tha hoá. Con người không thể nào được tự do nếu như họ bịlệ thuộc vào các lực lượng quyết định tư tưởng của họ, ý nghĩa của họ, quyếtđịnh chính bản tính tự nhiên của họ với tư cách là con người. Quan niệm duyvật về lịch sử nói với chúng ta rằng các lực lượng này không phải là nhữnglực lượng hung bạo siêu nhiên, luôn ở trên và nằm ngoài sự kiểm soát củacon người, mà chính là sức sản xuất của bản thân con người. Sức sản xuấtcủa con người, thay vì phục vụ con người thì chúng lại xuất hiện trước conngười như những lực lượng xa lạ và thù địch. Việc mô tả trạng thái tha hoá ấylà quan niệm của chủ nghĩa duy vật về lịch sử.

Page 53: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 7

Mục tiêu của lịch sử

Chúng tôi đã vạch ra sự phát triển của quan niệm duy vật về lịch sử từmối quan tâm trước đó của Marx đến sự tự do và tình trạng tha hoá của conngười, nhưng chúng ta vẫn chưakhảo sát gì đến chi tiết của lý thuyết lịch sử này. Nó có thực là một phát hiệnkhoa học về "quy luật phát triển của lịch sử nhân loại" có thể sánh được vớiDarwin phát hiện ra quy luật phát triển của giới tự nhiên có như như Engelsđã tuyên bố không?

Sự trình bày có tính chất kinh điển của quan niệm duy vật về lịch sửđược thể hiện trong "Lời nói đầu" của cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tếchính trị được viết năm 1859. Chúng ta đã được biết phần nào bản tóm tắtcủa Marx về tư tưởng của mình, nhưng nó đáng để cho chúng ta trích dẫn ramột đoạn dài.

Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có nhữngquan hệ nhất định, tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ; các quan hệsản xuất này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượngsản xuất. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xãhội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượngtầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với cái cơ sở hiện thực đó là nhữnghinh thái ý thức xã hội nhất định. Phương thức sản xuất ra đời sống vật chấtquy định tính chất phổ biến của các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị vàtinh thần. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại xã hội củahọ, mà trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tớimột giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chấtcủa họ sẽ xung đột với những quan hệ sản xuất hiện có hay- đây chỉ là mộtbiểu hiện pháp lý những quan hệ sản xuất đó- xung đột với những quan hệ sởhữu, trong đó từ trước tới nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ lànhững hình thức phát triển của các lực lượng vật chất, những quan hệ ấy trởthành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó, thời đại của cuộccách mạng xã hội bắt đầu. Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúthượng tầng đồ sộ cũng bị biến đổi ít nhiều nhanh chóng. Khi xem xét nhữngbiến đổi ấy, chúng ta lúc nào cũng phải phân biệt sự biến đổi vật chất- mà

Page 54: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

chúng ta có thể xác định được với sự chính xác của khoa học tự nhiên- trongnhững điều kiện kinh tế của sự sản xuất với những hình thài pháp lý, chínhtrị, tôn giáo, nghệ thuật, hay triết học- tóm lại là với những hình thái tưtưởng- trong đó con người trở nên ý thức được sự xung đột ấy và đấu tranhđể giải quyết sự xung đột ấy.

(P 389-90)Người ta thường nói rằng Marx đã phân chia xã hội thành hai yếu tố

cấu thành, "cơ sở kinh tế" và "kiến trúc thượng tầng", và cho rằng cơ sở kinhtế ấy là cái chi phối cái kiến trúc thượng tầng. Nếu đọc kỹ đoạn văn vừa đượctrĩnh dẫn trên thì chúng ta sẽ thấy rằng Marx đã phân thành ba yếu tố chứkhông phải hai. Câu mở đầu đoạn văn nói đến các quan hệ sản xuất, tươngứng với một giai đoạn nhất định của các lực lượng sản xuất như Marx thườnggọi. Vì thế, chúng ta hãy bắt đầu bằng sự sản xuất, hay các lực lượng sảnxuất. Các lực lượng sản xuất sản sinh ra các quan hệ sản xuất, và chính nhữngquan hệ sản xuất này- chứ không phải bản thân lực lượng sản xuất- hợp thànhcái cơ cấu kinh tế của xã hội. Cái cơ cấu kinh tế ấy, đến lượt nó, là cơ sở trênđó người ta xây dựng nên một kiến trúc thượng tầng.

Để rõ hơn quan niệm của Marx, chúng tôi xin trình bày nó một cách cụthể hơn. Các lực lượng sản xuất là những gì được dùng để sản xuất. Chúnggồm sức lao động, nguyên liệu, và máy móc có sẵn để chế biến chúng. Nếumột người thợ sử dụng cái cối quay bằng tay đề nghiền lúa mì thành bột, thìcái cối quay bằng tay đó là một lực lượng sản xuất.

Các quan hệ sản xuất là các quan hệ giữa người với người, hay giữacon người với vật dụng. Người thợ xay có thể sở hữu cái cối xay, hay có thểthuê cái cối xay ấy từ người sở hữu nó. Sở hữu và thuê là các quan hệ sảnxuất. Các quan hệ giữa người với người, chẳng hạn như "Ông Smith sử dụnganh Jones" hay "Ông Ramsbottom là nông nô của Bá tược Warwick", cũng làquan hệ sản xuất.

Cho nên, chúng ta hãy bắt đầu vấn đề với các lực lượng sản xuất. Marxnói rằng các quan hệ sản xuất phù hợp với một giai đoạn phát triển của cáclực lượng sản xuất. Ở chỗ khác, ông nói thẳng ra điều này:

Cái cối quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa; cái cối xay chạybằng nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.

(PP 202)Nói cách khác, khi các lực lượng sản xuất được phát triển lên đến giai

đoạn lực lượng sản xuất thủ công, thì quan hệ sản xuất điển hình là quan hệ

Page 55: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

giữa lãnh chúa và nông nô. Quan hệ này và những quan hệ tương tự tạo thànhcơ cấu kinh tế xã hội, đến lượt nó, cơ cấu kinh tế này là cơ sở của kiến trúcthượng tần chính trị và pháp lý của thời đại phong kiến, và đi cùng với nó làtôn giáo và nên luân lý: một tôn giáo đầy uy quyền, và một nền luân lý dựatrên các khái niệm về lòng trung thành, sự phục tùng, và việc thực hiện cácnghĩa vụ của mình trong cuộc sống.

Các quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra là bởi chúng mở rộng địa bànphát triển cho các lực lượng sản xuất thời phong kiến- cái cối quay tay chẳnghạn. Các lực lượng sản xuất này tiếp tục phát triển. Các cối xay chạy bằnghơi nước được phát minh ra. Các quan hệ sản xuất phong kiến lại hạn chếviệc sử dụng cái cối xay bằng nước này. Sự sử dụng hiệu quả nhất lực lượngsản xuất bằng hơi nước nằm ở các công xưởng lớn là nơi cần có sự tập trungcủa những người lao động tự do chứ không phải của những người nông nôgắn chặt với mảnh đất của mình. Cho nên, quan hệ giữa lãnh chúa và nông nôbị phá vỡ, và bị thay thế bởi quan hệ giữa nhà tư bản và người làm thuê. Cácquan hệ sản xuất mới này hợp thành cái cơ cấu kinh tế của xã hội, trên đóngười ta xây dựng lên cái kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị tư bảnchủ nghĩa, cung với tôn giáo và nền luân lý riêng của nó: tự do tín ngưỡngtôn giáo, tự do ký kết hợp đồng, quyền chuyển nhượng tài sản, lối sống vị kỉvà tính cạnh tranh.

Do đó, chúng ta có một quá trình gồm ba giai đoạn: các lực lượng sảnxuất quy định các quan hệ sản xuất, đến lượt mình, các quan hệ sản xuất quyđịnh kiến trúc thượng tầng. Các lực lượng sản xuất là những yếu tố nền tảng.Sự lớn mạnh của chúng tạo động lực cho toàn bộ quá trình phát triển của lịchsử.

Toàn bộ sự trình bày này không phải là quá thô thiển sao? Chúng ta cónên xem xét một cách nghiêm túc câu nhận định rằng cái cối quay bằng tayđưa lại xã hội có các lãnh chúa phong kiến, và cái máy xay bằng hơi nướcđưa lại xã hội có các nhà tư bản không? Đương nhiên là Marx phải thừa nhậnrằng sự phát minh ra năng lượng hơi nước bản thân nó phụ thuộc vào nhữngý tưởng của con người, và những ý tưởng này, không kém gì bản thân cáimáy xay bằng hơi nước, đã sản sinh ra chủ nghĩa tư bản. Phải chăng Marx đãchủ tâm cường điệu lời nhận định của mình để lập trường của ông tỏ ra mớimẻ?

Đây là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Còn nhiều chỗ khác nữa Marxnói chắc như đinh đóng cột rằng các lực lượng sản xuất quy định tất cả mọi

Page 56: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

thứ. Có những lời nhận định khác nữa thừa nhận sự tác động của các nhân tốthuộc về kiến trúc thượng tầng. Nói cụ thể, khi viết về lịch sử, trong NgàyMười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte (The Eighteenth Brumaireof Louis Bonaparte), chẳng hạn, Marx vạch ra các tư tưởng và các nhân cách,và đưa ra những lời nhận định nhìn chung ít mang tính quyết định luận hơnnhư:

Con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải làm theo ýmuốn tự biện của mình; con người không làm ra lịch sử trong nhữnghoang cảnh tự mình chọn lấy, mà trong những hoàn cảnh trực tiếp cótrước mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại.

(EB 300)Vậy thì lời tuyên bố mở đầu của bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

"Lịch sử của tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay là lịch sử của các cuộcđấu tranh giai cấp" muốn nói gì? Nếu các lực lượng sản xuất kiểm soát đượcmọi thứ, thì các cuộc đấu tranh giai cấp không thể là cái gì khác hơn ngoàicái hình thức giả tạo trong đó các lực lượng sản xuất bị che đậy. Cũng giốngnhư những hình ảnh hiện ra trên một màn hình chiếu bóng, chúng sẽ chẳngthể nào tác động tới cái cơ sở hiện thực mà chúng phản ánh. Thế thì tại sao lạiđi mô tả lịch sử như là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp? Và nếu cả tưtưởng lẫn chính trị đều không có bất cứ một ý nghĩa mang tính nhân quả hiệnthực nào, thì đâu là ý nghĩa của việc Marx cống hiến đời mình, về mặt trí tuệvà về mặt chính trị, cho sự nghiệp của giai cấp công nhân?

Sau khi Marx mất, Engels nói rằng Marx chưa từng khẳng định: "yếu tốkinh tế là yếu tố quyết định duy nhất". Ông thừa nhận rằng ông và Marx chịutrách nhiệm phần nào đối với lối lý giải sai lầm này, vì họ đã nhấn mạnh khíacạnh kinh tế trong sự đối lập với những người bác bỏ hoàn toàn cái khía cạnhấy. Marx và ông, như lời Engels đã viết, không thể không chú ý đến sự tồn tạicủa mối tương tác giữa cái cơ cấu kinh tế và phần còn lại thuộc về kiến trúcthượng tầng. Các ông chỉ khẳng định rằng: "xét đến cùng thì sự vận độngkinh tế mới khẳng định mình như là cái tất yếu". Theo Engels, Marx đâm rabực bội vì những lối lý giải sai lầm về học thuyết của mình đến mức về cuốiđời, ông tuyên bố: "Tôi chỉ biết có mỗi một điều rằng tôi không phải là mộtanh Marxist."

Engels nói có lý chăng? Một số người cáo buộc ông là đã dội gáo nướclạnh vào học thuyết đúng đắn này; thế nhưng không một ai ở vị trí thuận lợihơn người bạn đồng thời là cộng sự lâu năm này của Marx để biết được Marx

Page 57: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

thật sự muốn nói gì. Hơn nữa, ấn phẩm mới được xuất bản gần đây của Marx,Grundrisse- một phiên bản nháp sơ bộ cho cuốn Tư bản và những dự án khácmà Marx chưa bao giờ hoàn tất- cho thấy, giống như Engels, Marx đã dùngnhững cụm từ như "xét tới cùng" để mô tả sự nổi bật của các lực lượng sảnxuất trong cái tổng thể tương tác do sự tồn tại của con người hợp thành (G495). Dù đúng hay sai thì chúng ta cũng không thể thông cảm với lập trườngcủa Engles sau khi Marx mất. Với tư cách là người lý giải có thẩm quyền vềtư tưởng của Marx, ông phải trình bày chúng bằng một hình thức hợp lý hơn,một hình thức không bị bác bỏ bởi những quan sát theo nghĩa thông thườngvề tác động của chính trị, tôn giáo hay luật pháp đến các lực lượng sản xuất.

Nhưng một khi "sự tương tác" giữa kiến trúc thượng tầng và các lựclượng sản xuất được thừa nhận, thì ta còn có thể cho rằng chính nền sản xuấtmới là cái quy định kiến trúc thượng tầng, chư không phải là ngược lại đượckhông? Thế là bắt đầu lại câu chuyện cũ về con gà và quả trứng. Các lựclượng sản xuất quy định các quan hệ sản xuất, và tương ứng với các quan hệấy là các ý niệm về xã hội. Những ý niệm này mở đường cho sự phát triểncủa các lực lượng sản xuất, và chính các lực lượng sản xuất này đưa đến cácquan hệ sản xuất mới, và tương ứng với các quan hệ ấy là các tư tưởng mới.Theo lối vận động vòng tròn này thì khi nói rằng các lực lượng sản xuất giữvai trò quyết định sẽ tỏ ra khó hiểu hơn so với việc nói rằng quả trứng đảmbảo cho sự tồn tại tiếp tục của các con gà, chứ không phải ngược lại.

Nói rằng lực lượng sản xuất "xét tới cùng" quyết định các nhân tốtương tác khác sẽ không đưa đến con đường thoát khỏi tình thế tiến thoáilưỡng nan trên. Vậy điều đó có ý nghĩa thể nào? Phải chăng nó hàm ý rằngxét cho cùng kiến trúc thượng tần hoàn toàn bị chi phối bởi sự phát triển củacác lực lượng sản xuất? Trong trường hợp đó, cái gọi là "xét tới cùng" ấycũng đơn thuần, chỉ là sự kéo dài các chuỗi ban đầu, nó "vẫn là một mắt xíchcủa chuỗi và do đó chúng ta lại quay về với lối giải thích cứng nhắc củangười theo thuyết quyết định luận [về kinh tế]

Mặt khác, nếu chữ "xét tới cùng" không chỉ kéo dài, mà thậm chí cònlàm gián đoạn chuỗi quyết định luận kinh tế, thì người ta khó lòng thấy rằng,khi khẳng định tính thứ nhất của các lực lượng sản xuất, người ta có thể nóisao cũng được. Nó có thể, như đoạn văn được trích dẫn từ cuốn Hệ tư tưởngĐức trong chương trước dường như muốn gợi ý, muốn nói rằng tiến trình lịchsử của con người chỉ có thể diễn ra khi con người "bắt đầu sản xuất ra tư liệusinh hoạt của mình, hay như Engels nói trong bài điếu văn: "Con người trước

Page 58: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã, rồi mới có thể làm chính trị, khoahọc, và tôn giáo, một khi chúng xuất hiện, tác động đến các lực lượng sảnxuất tác động đến chúng, thì sự việc con người trước hết phải ăn và sau đómới có thể làm chính trị cũng chỉ là mối quan tâm về lịch sử, chứ nó chẳng cóý nghĩa quan trọng nào về tính nhân quả đương diễn ra.

Image

9. Các công xưởng Anh thế kỷ 19: đàn ông và đàn bà đang làm việc trongnhà máy Patenr Renewable Stocking ở Tewkesbury năm 1860.

Nói cách khác, quan niệm rằng “xét tới cùng” thì kinh tế mới là yếu tốquyết định có thể là một sự cố gắng để nói lên rằng cho dù cả nhân tố kinh tếlẫn nhân tố ngoài kinh tế cùng tương tác, nhưng phần lớn lực đẩy nhân quảlại đến từ các lực lượng sản xuất. Nhưng căn cứ vào đâu mà ta nói thế? Làmthế nào ta có thể phân chia các quá trình tương tác ra và nói cái gì giữ vai tròlớn hơn được? Chúng ta không thể giải quyết vấn đề con gà và quả trứngbằng cách nói rằng cho dù sự tồn tại của loài không phải do có mỗi mình quảtrứng quy định, nhưng quả trứng lại liên quan đến sự tồn tại ấy nhiều hơn sovới con gà.

Trong khi chưa có những cách hiểu hợp lý hơn về những lối dùng từmềm dẻo của Engels và thỉnh thoảng là của Marx, thì cách lý giải của quanniệm duy vật về lịch sử dường như tự nó chuyển thành một sự lựa chọn giữathuyết quyết định luận kinh tế cứng nhắc, quả thật thuyết này ắt sẽ là một sựphát hiện quan trọng nếu như nó đúng, nhưng có vẻ như nó không đúng; hayquan niệm linh hoạt hơn nhiều được tìm thấy trong Grundrisse, trong tác

Page 59: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

phẩm đó Marx mô tả xã hội như là một “tổng thế”, “một tổng thể hữu cơ”trong đó mọi yếu tố đều được liên kết với nhau (G99-100). Quan niệm xemxã hội như là một tổng thể chắc chắn là một quan niệm có tính chất soi sángkhi nó chống lại quan niệm cho rằng các ý niệm, chính trị, luật phát, tôn giáo,v.v…, có một cuộc sống và lịch sử tự thân của nó, không phụ thuộc vàonhững chất liệu kinh tế thế tục. Tuy nhiên, cái tổng thể ấy không có nghĩa là“quy luật phát triển của lịch sử con người”, hay sự phát triển khoa học có thểsánh với lý thuyết Darwin về sự tiến hoá. Để gọi là có đóng góp cho khoahọc, thì một định luật được nêu ra phải đủ chính xác để ta có thể rút ra từ nónhững hệ quả này chứ không phải là những hệ quả khác. Tức là ta kiểm tracác định luật khoa học được nêu ra như thế nào – bằng cách xem xét nhữnghệ quả mà chúng tiên đoán thực sự có xảy ra hay không. Quan niệm xem xãhội như là một tổng thể được nối kết với nhau rõ ràng là một công cụ của lốiphân tích lịch sử gần như đúng cho mọi trường hợp. Bất cứ thứ gì cũng có thểđược rút ra từ nó. Không một quan sát nào có thể bác bỏ nó được.

Ta cũng cần phải giải thích thêm, cho dù rõ ràng Marx có ý thức về sựtác động của kiến trúc thượng tầng đến các lực lượng sản xuất đi nữa, thì làmthế nào mà Marx lại có thể khẳng định một cách quá tự tin rằng các lực lượngquyết định các quan hệ sản xuất và do đó quyết định kiến trúc thượng tầng xãhội. Tại sao ông không thấy cái khó khăn do sự tương tác gây ra?

Cách giải thích ta có thể đưa ra là việc Marx tin vào tính thứ nhất củacác lực lượng sản xuất không phải là niềm tin thông thường mà có nguồn gốclý luận từ triết học Hegel.

Có một cách để xem xét vấn đề này là đặt ra câu hỏi nếu quan điểm củaMarx là một thứ chủ nghĩa Hegel bị đảo ngược, thì tại sao sự hiện hữu củahiện tượng tương tác giữa các ý niệm và đời sống vật chất lại không đặt ravấn đề tương tự đối với quan niệm của Hegel (quan niệm cho rằng diễn trìnhphát triển của Tinh thần quy định đời sống vật chất) như nó đã đặt ra đối vớiquan niệm của Marx, vốn là quan niệm của Hegel nhưng đã bị đảo ngược.Các tác phẩm của Hegel có nhiều chỗ mô tả đời sống vật chất ảnh hưởng đếný thức không kém gì so với những mô tả của Marx về ý thức ảnh hưởng đếnđời sống vật chất trong các tác phẩm của mình. Cho nên, vấn đề xác lập vaitrò nhân quả của một tập hợp các nhân tố nào đó ở vị thế thứ nhất so với tậphợp các nhân tố khác hẳn là vấn đề lớn lao đối với Hegel cũng như đối vớiMarx.

Thế nhưng lý do để Hegel tin vào tính thứ nhất của ý thức là rõ ràng:

Page 60: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

ông xem Tinh thần là hiện thực tối hậu, còn thế giới vật chất là sự biểu hiệncủa nó; theo đó, ông xem mục đích hay mục tiêu của lịch sử là sự giải phóngTinh thần ra khỏi mọi ảo tưởng và mọi xiềng xích. Việc Hegel tin rằng ý thứcquy định đời sống vật chất đó là do ông dựa vào quan niệm của mình về thựctại tối hậu và ý nghĩa của lịch sử. Lịch sử không phải là một chuỗi sự vônghĩa và những biến cố thường có tính ngẫu nhiên, mà là một quá trình tấtyếu ảnh hưởng đến một mục tiêu có thể tìm được. Bất cứ điều gì đang diễn ratrên vũ đài lịch sử thế giới thì đều là để Tinh thần có thể đạt đến mục đích củamình. Chính trong nghĩa này mà cái đang diễn ra trên bình diện Tinh thần,hay ý thức, là nguyên nhân hiện thực của tất cả những cái khác.

Cũng giống như Hegel, Marx cũng có quan niệm về việc đâu là cái hiệnthực tối hậu. Thuyết duy vật của là sự đảo ngược thuyết duy tâm của Hegel.Quan niệm duy vật về lịch sử thường được xem là một lý thuyết về cácnguyên nhân của sự biến đổi lịch sử, chứ không phải là một lý thuyết về bảntính của hiện thực tối hậu. Trên thực tế, quan niệm ấy chứa cả hai lý thuyếtnhư vậy – cũng như quan niệm duy tâm của Hegel về lịch sử cũng chứa cảhai lý thuyết ấy. Những đoạn văn được trích từ Hệ tư tưởng Đức, mà chúng tađã thấy, chỉ ra rằng Marx xem các quá trình vật chất là hiện thực theo mộtcách thức khác với các ý niệm. Ở đó, Marx và Engels đặt “quá trình đời sốnghiện thực” của “con người hiện thực đang hoạt động” tương phải với “nhữngsự phản ánh tư tưởng và những âm vang của quá trình đời sống này”. Họphân biệt “những bóng ma thành hình trong đầu óc con người” với “quá trìnhđời sống vật chất có thể kiểm nghiệm được về mặt kinh nghiệm”. Sự lặp đilặp lại thường xuyên của chữ “hiện thực” khi mô tả đời sống vật chất hay đờisống sản xuất của cong người, và việc sử dụng những chữ “phản ánh”, “âmvang”, “bóng ma”, v.v. cho các phương diện của ý thức, gợi ra một sự phânbiệt triết học giữa cái hiện thực và cái đơn thuần là sự biểu hiện hay cái bềngoài.

Lối dùng thuật ngữ trên không chỉ riêng có trong các tác phẩm thời kỳđầu của Marx. Sự tương phản giữa cấi bề ngoài với cái thực tại được lặp lạitrong bộ Tư bản, ở đó thứ giới tôn giáo được coi “chỉ là sự phản ánh của thếgiới hiện thực” (C I79).

Cũng giống như Hegel, Marx nghĩ rằng lịch sử là một quá trình tất yếuhướng đến một mục tiêu có thể tìm được. Chúng ta đã thấy bằng chứng choquan niệm này trong cuốn Các bản thảo kinh tế và triết học, trong đó Marxphê phán các nhà kinh tế học cổ điển vì đã không nói đến ý nghĩa của các

Page 61: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

hiện tượng kinh tế “trong sự tiến hoá của con người” hay đã không nói đếntrong chừng mực nào thì “các hoàn cảnh ngẫu nhiên bề ngoài” không phải làcái gì khác ngoài “sự biểu hiện của một diễn trình tất yếu của sự phát triển”.Đoạn văn sau đây, được trình từ bài báo “Sự cai trị của Anh ở Ấn Độ” (1853)của ông, dường như làm sáng tỏ thêm luận điểm vốn không chỉ riêng có ởgiai đoạn Marx trẻ:

Thật ra, động cơ duy nhất của nước Anh khi gây ra cuộc cách mạng xãhội ở Hindustan3 là những lợi ích đê tiện nhất của nó, và cách nó củngcố những lợi ích đó cũng thật là ngu xuẩn. Nhưng vấn đề không phải ởchỗ ấy. Vấn đề là ở chỗ nếu như không có một cuộc cách mạng căn bảntrong trạng thái xã hội ở châu Á thì loài người có thực hiện được vậnmệnh của mình không? Nếu không thì nước Anh, bất kể tất cả nhữngtội ác của nó, cũng là một công cụ vô thức của lịch sử khi gây ra cuộccách mạng đó.Khi nói đến “vận mệnh của loài người” và nói đến nước Anh là “công

cụ vô thức của lịch sử”, Marx ngầm ý nói rằng lịch sử vận động theo mộtphương cách có chủ đích hướng đến một mục tiêu nào đó. (Toàn bộ đoạn vănnày làm ta nhớ đến câu nói của Hegel về việc “sự ranh mãnh của lý tính” đãsử dụng các cá nhân không nghi ngờ gì nó để thực hiện những mục đích củanó trong lịch sử.)

Đương nhiên, ý niệm của Marx về mục đích của lịch sử thế giới là khácvới Hegel. Ông thay thế sự giải phóng Tinh thần bằng sự giải phóng conngười hiện thực. Sự phát triển của Tinh thần qua những hình thái ý thức khácnhau để đi đến sự tự - nhận thức cuối cùng đã được thay thế bằng sự pháttriển của lực lượng sản xuất của con người, qua đó con người giải phóngmình ra khỏi sự áp chế của thế giới tự nhiên và nhào nặn thế giới theo các kếhoạch của mình. Nhưng đối với Marx, sự phát triển của các lực lượng sảnxuất của con người không phải là bớt phần tất yếu, và ít hướng về một mụcđích hơn so với sự phát triển của Tinh thần hướng về sự tự-nhận thức nơiHegel.

Bây giờ ta có thể giải thích được vai trò quyết định của các lực lượngsản xuất trong lý thuyết của Marx về lịch sử giống với cách ta giải tín nhiệmđối lập của Hegel: đối với Marx, đời sống sản xuất của con người, chứ khôngphải ý niệm hay ý thức của họ, là cái hiện thực tối hậu. Sự phát triển của cáclực lượng sản xuất này, và sự giải phóng các năng lực của con người mà sự

Page 62: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

phát triển này mang lại, là mục đích của lịch sử.Gợi ý của Marx về vai trò của nước Anh trong việc thúc đẩy nhân loại

tiến lên làm chủ vận mệnh của mình minh hoạ cho bản chất tính thứ nhất củađời sống vật chất. Vì chính sách thuộc địa của Anh gồm một loạt các đạo luậtchính trị, cho nên việc chính sách này gây ra một cuộc cách mạng xã hội tạichâu Á là một ví dụ về trường hợp kiến trúc thượng tầng tác động tới cơ sởkinh tế. Thế nhưng, sự tác động này xả ra nhằm phát triển các lực lượng sảnxuất đến trạng thái cần thiết để thực hiện việc làm chủ vận mệnh của congngười. Kiến trúc thượng tầng chỉ thực hiện vai trò là “công cụ” của lịch sử.Việc xem chính sách thuộc địa của nước Anh là nguyên nhân căn bản củacuộc cách mạng xã hội tại châu Á cũng chẳng hơn gì so với việc xem cáixẻng của tôi là nguyên nhân căn bản tạo nên sự tươi tốt nơi vườn rau nhà tôi.

Nếu sự lý giải này đúng thì lý thuyết duy vật không phải là lý thuyếtnhân quả thông thường. Không mấy nhà sử học – hay nhà triết học nào hoặcđại loại như thế - giờ đây thấy được bất cứ một mục đích hay mục tiêu nàotrong lịch sử. Họ không giải thích lịch sử như là con đường tất yếu dẫn đếnmột nơi nào đó. Họ giải thích nó bằng cách chỉ ra cách làm thế nào một tậphợp các biến cố này gây ra một tập hợp các biến cố khác. Marx, trái lại, xemlịch sử như là một quá trình tiến lên của bản tính hiện thực của con người, tứclà, con người thoả mãn những nhu cầu của mình và kiểm soát giới tự nhiênqua hoạt động sản xuất của mình. Quan điểm duy vật về lịch sự không đượcxem như là một lối nghiên cứu khoa học hiện đại về việc làm thế nào nhữngbiến đổi kinh tế lại dẫn đến những biến đổi trong các lĩnh vực khác của xãhội. Nó được quan niệm như là một lối giải thích về lịch sử, lối giải thích nàyvạch ra các lực lượng hiện thực đang vận hành trong lịch sử, và mục tiêu màcác lực lượng ấy hướng đến.

Nghĩa là tại sao, trong khi thừa nhận tác động của chính trị, pháp luậtvà các ý niệm đến các lực lượng sản xuất, Marx lại tin chắc rằng sự phát triểncủa các lực lượng sản xuất quyết định mọi thứ khác. Điều này giúp ta hiểuđược vì sao Marx cống hiến đời mình cho sự nghiệp của giai cấp công nhân.Marx hành động như là công cụ - một công cụ hoàn toàn có ý thức – của lịchsử. Dù thế nào thì rốt cuộc các lực lượng sản xuất vẫn luôn luôn khẳng địnhchính mình, nhưng chúng làm như thế thông qua những hành động của các cánhân con người, cho dù họ có ý thức hay không ý thức được vai trò của họtrong lịch sử.

Page 63: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn
Page 64: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 8

Kinh tế họcCho dù Marx có quan điểm duy vật về lịch sử là mạch tư tưởng chủ đạo

trong hoạt động nghiên cứu của mình, thì ông vẫn tin chắc rằng tác phẩm đểđời của mình chính là bộ Tư bản. Trong cuốn sách này, ông trình bày các lýthuyết kinh tế học của ông cho công chúng trong hình thức hoàn chỉnh nhất.“Hoàn chỉnh nhất” chứ không phải là “hoàn chỉnh”; Marx chỉ thấy được ấnphẩm của quyển thứ nhất của bộ Tư bản, còn quyển thứ hai và thứ ba đượcEngels xuất bản, và quyển thứ tư, có nhan đề Các học thuyết về giá trị thặngdư, do nhà xuất bản xã hội chủ nghĩa Đức là Kautsky xuất bản.

Cũng giống như trường hợp quan niệm duy vật của Marx về lịch sử,với kinh tế học của ông, chúng ta cũng sẽ dễ dàng hiểu được giá trị của nónếu như đặt nó ánh sáng của các tác phẩm thời kỳ đầu của ông. Vì vậy, chúngta hãy trở lại với những quan điểm của Marx vào năm 1844, tại thời điểm đó,chúng ta không dõi theo sự phát triển nói chung của chúng mà chỉ theo dõiquan niệm duy vật về lịch sử mà thôi.

Vào quãng năm 1844, Marx đã đi đến quan niệm rằng hệ thống kinh tếtư bản chủ nghĩa, được các nhà kinh tế học cổ điển xem là tự nhiên và khôngthể tránh được, là một hình thức bị tha hoá của đời sống con người. Dưới chủnghĩa tư bản, người công nhân buộc phải bán sức lao động của mình – cái màMarx xem là bản chất của sự tồn tại người – cho các nhà tư bản là nhữngngười sử dụng sức lao động này để tích luỹ thêm vốn tư bản, và vốn này làmtăng thêm quyền lực của các nhà tư bản đối với người công nhân. Các nhà tưbản trở lên giàu có, trong khi tiền công lại bị rớt giá xuống mức tối thiểu, đủđể giữ cho người công nhân sống sót. Thế nhưng khi đẩy một khối đông đảotầng lớp nhân dân rơi vào tình trạng thoái hoá, chủ nghĩa tư bản cũng đã tạora một lực lượng vật chất sẽ đánh đổ chính nó. Đối với Marx, tầm quan trọngcủa kinh tế học là ở chỗ nó ý thức rõ rằng nó phải vạch ra được tình trạng thahoá của lao động và đưa ra phương cách khắc phụ tình trạng tha hoá ấy.

Trong những năm sau 1844, những nỗ lực trước tác của Marx chủ yếunằm trong các tác phẩm đầy tính tranh biện: Gia đình thần thánh, Hệ tưtưởng Đức, và Sự khốn cùng của triết học. Trong quá trình kịch liệt chỉ tríchcác đối thủ của mình, Marx đã phát triển được quan niệm duy vật về lịch sử,nhưng lại không phát triển được các lý thuyết kinh tế học của mình. Nỗ lực

Page 65: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

đầu tiên của Marx trong việc triển khai đến từng chi tiết các lý thuyết kinh tếhọc vào năm 1847, lúc đó ông có một loạt bài giảng cho Câu lạc bộ Nhữngngười Lao động ở Brussels. Các bài giảng này đã được duyệt lại và đượcđăng báo vào năm 1849, và sau đó được in lại với nhan đề Lao động làm thuêvà tư bản.

Lao động làm thuê và tư bản là một công trình được viết một cách sángsủa, mang nhiều âm vang của các bản thao năm 1844, nhưng lại không sửdụng những thuật ngữ đầy màu sắc Hegel trong các bản thảo ấy. Công trìnhnày đáng để cho ta khảo sát một cách chi tiết, bởi lẽ lối trình bày rõ ràng củanó giúp cho chúng ta nắm bắt bộ Tư bản, một bộ sách rất khó đọc, được dễdàng hơn.

Marx bắt đầu bằng lao động. Lao động được mô tả là “hoạt động-sốngcủa chính người công nhân, sự biểu hiện của chính đời sống của anh ta”. Thếnhưng, dưới chủ nghĩa tư bản, nó trở thành một thứ hàng hoá mà người côngnhân phải bán đi để sống. Do đó, hoạt động-sống của anh ta bị hạ xuốngthành một phương tiện để mưu sinh, nó không phải là bộ phận của đời sốngcủa anh ta, mà là “một sự hy sinh đời sống của anh ta”. Đời sống thực hiệncủa anh ta chỉ đầu khi anh ta không còn làm việc nữa, “tại bàn, trong quánrượu, trên giường” (WLC 250).

Rồi tiếp đó Marx đặt ra câu hỏi tiền công được quy định như thế nào,và ông trả lời rằng giá cả lao động được quy định giống như giá cả của bất cứhàng hoá nào khác. Nó có thể tăng hay giảm theo cung và cầu, nhưng đối vớitiền công, xu hương chung là hạ xuống tới mức chi phí sản xuất của lao động,tức là, chi phí sản xuất của lao động, tức là, chi phí cần thiết để giữ cho ngườicông nhân tồn tại và có thể làm việc và tái sản xuất.

Kể đến, Marx trở lại với vấn đề tư bản. Ông nhận định rằng tư bản nằmở các nguyên liệu, các công cụ sản xuất và các tư liệu sinh hoạt được sử dụngđể mở rộng sản xuất. Bởi lẽ, tất cả các yếu tư bản này đều do lao động tạo ra,ngay cả khi các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tư bản là lao động tích luỹ.

Tuy nhiên, điều mà các nhà kinh tế học cổ điển không nhìn thấy đó làtoàn bộ điều này chỉ đúng trong một nhóm quan hệ xã hội nào đó. Cũnggiống như trường hợp một người da đen, chẳng hạn, không phải là một anhnô lệ, nhưng có thể trở thành một anh nô lệ trong một xã hội chiếm hữu nô lệ,thì lao động được tích luỹ cũng vậy: nó chỉ trở thành tư bản trong xã hội tưsản.

Các nhà kinh tế học cổ điển coi tư bản là tự nhiên chứ không phải là bị

Page 66: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

quy định về mặt xã hội, bởi vì họ xem nó là các sản phẩm vật chất – máymóc, nguyên liệu, v.v. Nhưng các sản phẩm vật chất này cũng là những hànghoá. Hàng hoá là những món đồ có thể được trao đổi để lấy các món đồ khác– chẳng hạn, một pound (tương đương 0.454kg) đường có thể đổi được haipound khoai tây, hay nửa pound dâu. Do đó, chúng có giá trị trao đổi. “Giá trịtrao đổi” là một thuật ngữ then chốt trong kinh tế học Marxist. Nó đối lập với“giá trị sử dụng”. Giá trị sử dụng của một pound đường là khả năng nó thoảmãn những nhu cầu thèm muốn vị ngọt của con người. Giá trị trao đổi củamột pound đường là hai pound khoai tây, hay được biểu hiện bằng tiền, ví dụlà 20 đồng. Do đó, các giá trị sử dụng tồn tại một cách độc lập với thị trườnghay bất cứ hệ thống trao đổi nào khác; trái lại, các giá trị trao đổi thì phải phụthuộc vào những điều ấy.

Song, trên thực tế, tư bản là tổng số hàng hoá, nghĩa là tổng số giá trịtrao đổi. Dù nó là len, sợi, máy móc, công xưởng hay là những phương tiệnchuyên chở, thì nó vẫn là tư bản.

Trong khi toàn bộ tư bản là tổng số giá trị trao đổi, thì không phải tổngtrao đổi trở thành tư bản chỉ khi nào nó được sử dụng để làm tăng thêm chínhnó bằng cách đổi lấy lao động. Vì thế, tư bản không thể tồn tại nếu khôngthuê lao động làm thuê. Lao động làm thuê cũng không thể nào tồn tại nếu nókhông đượng thuê bằng tư bản. Đây là cơ sở tuyên bố của các nhà kinh tế họctư sản: lợi ích của nhà tư bản và lợi ích của người công nhân là một và chỉ làmột mà thôi.

Bây giờ, Marx tiến hành khảo sát “cái lợi ích chung của công nhân vàcủa nhà tư bản mà người ta ra sức tán dương” này. Ông xét trường hợp thuậnlợi nhất đối với các nhà kinh tế học tư sản: Khi tư bản tăng lên thì số cầu vềlao động, và lao động, và giá cả lao động, cũng tăng lên.

Luận điểm thứ nhất của Marx vẫn mang tính chất phê phán về xã hộitiêu thụ hiện đại:

Một ngôi nhà dù to hay nhỏ; nhưng bao lâu các ngôi nhà xung quanhđều nhỏ như nhau thì ngôi nhà ấy thoả mãn được mọi nhu cầu xã hồi vềmột chỗ ở. Nhung khi bên cạnh ngôi nhà đó, mọc lên một toà nhà tránglệ, thì ngôi nhà nhỏ đó co lại thành một túp lều… và cho dù quy mô củangôi nhà con đó có tăng lên như thế nào chăng nữa cùng với tiến trìnhcủa nền văn minh, nhưng nếu toàn lâu đài bên cạnh cũng lớn lên vớimột mức độ như thế hoặc với một mức độ lớn hơn, thì kẻ ở ngôi nhàtương đối nhỏ sẽ ngày càng thấy khó chịu, càng không được thoả mãn,

Page 67: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

càng thấy ngột ngạt trong bốn bức tường của mình.(WLC 259)

Theo Marx, sở dĩ sự bần cùng và sự giàu có tuỳ thuộc vào thước đo củanhững người bên cạnh chúng ta chính là vì các ham muốn của chúng ta đềumang bản chất xã hội. Giàu hay nghèo là do quá trình sống trong xã hội củachúng ta tạo ra, chứ không phải do những vật phẩm mà chúng ta muốn hưởngthụ tạo ra. Do đó, tiền công tăng lên không tạo ra sự thoả mãn hớn hơn nếumức sống của nhà tư bản tăng lên bội phần. Thế nhưng, điều diễn ra trên thựctế là sự sinh sôi của tư bản làm cho đồng tiền lương tăng lên. Tư bản tăng lêncó nghĩa là lợi nhuận tăng lên, nhưng Marx, đi theo nhà kinh tế học cổ điểnRicardo, lại khẳng định điều này chỉ có thể diễn ra nếu phần tiền công tươngđối bị giảm xuống. Trên thực tế, tiền công có thể tăng lên nhưng hố sâu ngăncách giữa người công nhân và nhà tư bản sẽ rộng thêm ra.

Còn có một sự đối lập căn bản hơn giữa nhà tư bản và người côngnhân. Nếu tư bản tăng thì sự thống trị của tư bản đối với người công nhân sẽtăng lên. Lao động làm thuê “tạo ra số của cải thống trị anh ta”, và nhận từlực lượng thù địch này tư liệu sinh hoạt của mình, với điều kiện là nó lại giúpcho tư bản sinh sôi.

Tư bản gia tăng sự thống trị của nó bằng cách tăng thêm sự phân cônglao động. Sở dĩ có tình hình này là bởi sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộchọ phải làm cho lao động ngày càng trở nên có năng suất hơn, và quy mô sảnxuất càng lớn hơn, sự phân công càng chi tiết, thì lao động càng có năng suấthơn. Việc tăng thêm sự phân công lao động có một số hiệu quả như sau:

Thứ nhất, nó cho phép một người công nhân làm việc bằng mườingười, và như thế làm cho sự cạnh tranh việc làm giữa những người côngnhân thêm kịch liệt, do đó, dẫn đến tiền công thấp.

Thứ hai, nó đơn giản hoá sự lao động, loại bỏ những kĩ năng đặc biệtcủa người công nhân và biến anh ta thành “một năng lực sản xuất đơn giản,lặp đi lặp lại một kiểu công việc buồn tẻ”.

Thứ ba, nó làm các nhà tư bản có quy mô hoạt động nhỏ hơn rơi vàocảnh phá sản. Họ không thể làm gì khác hơn là gia nhập vào tầng lớp laođộng. Marx nói: “Vì thế, cái rừng tay giơ lên để xin việc ngày càng rậm rạpthêm, còn bản thân những cánh tay đó thì ngày càng gầy guộc thêm.”

Cuối cùng, theo Marx, khi quy mô sản xuất tăng lên và những thịtrường mới được cần đến để bố trí công việc sản xuất, thì sự khủng hoảngkinh tế càng trở nên gay gắt hơn. Thoạt đầu, sự khủng hoảng thừa có thể

Page 68: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

được giải toả bằng cách mở ra một thị trường mới và khai thác thị trường cũmột cách triệt để hơn. Cơ hội thay đổi này thu hẹp lại khi nền sản xuất mởrộng ra, và tác phẩm Lao động làm thuê và tư bản khép lại với hình ảnh vềchủ nghĩa tư bản đang chôn mình dưới nấm mồ, nhưng lại mang theo xácnhững nô lện của nó, tức là những người công nhân bị diệt vong trong nhữngcuộc khủng hoảng kinh tế.

Và tất cả điều này, Marx nhắc nhở chúng ta một cách mỉa mai, sự tăngnhanh của tư bản lại thành điều kiện thuận lợi nhất cho lao động làm thuê.

Lao động làm thuê và tư bản không chứa đựng câu trả lời nào cho mộtcâu hỏi mấu chốt chung cho các nhà kinh tế học cổ điện như David Ricardovà Marx trong lý thuyết của Marx ở thời kỳ đầu. Cả hai người đều cho rằngxét theo mức trung bình, các hàng hoá được trao đổi do giá trị của chúng. Họcũng cho rằng một “lý thuyết lao động về giá trị”, cụ thể là lý thuyết cho rằnggiá trị trao đổi của một hàng hoá tương ứng với lượng lao động cần để tạonên hàng hoá ấy (Giá trị, như sau này Marx viết, là “lao động xã hội được kếttinh” (WPP 397). Nhưng lao động cũng là một hàng hoá. Cũng giống nhưnhững hàng hoá khác, xét theo mức trung bình, nó sẽ được trao đổi do giá trịcủa nó. Do đó, cũng xét theo mức trung bình, nhà tư bản, tức là người muangày công lao động, sẽ phải trả giá trị của một ngày công lao động. Việc nàysẽ cộng thêm giá trị của một ngày công lao động vào chi phí sản xuất ra trongngày. Hằng hoá này, nhà tư bản sẽ bán đi với cái giá, mức tính trung bình,tương ứng với giá trị của lao động cần thiết để sản xuất ra nó. Thế thì nhà tưbản kiếm lời ở chỗ nào?

Trước hết, Marx triển khai giải pháp của ông cho vấn đề nan giải nàytrong các tập ghi chép được viết vào năm 1857-1858, nhưng chưa được xuấtbản. Những tập ghi chép này chứa đựng, ở dạng phác thảo, nhiều tư liệu màchúng ta sẽ thấy chúng xuất hiện trong bộ Tư bản, nhưng cả bốn quyển nàydày cộp của bộ Tư bản dường như chỉ là một phần của những công việc đượcdự kiến trong các tập ghi chép. Các tập ghi chép này được xuất bản vào năm1953 và mãi đến năm 1972 mới được dịch sang tiếng Anh. Chúng được biếtđến với tên là Grundrisse, chữ tiếng Đức này có nghĩa là “những nét cươngyếu” hay “những cơ sở”, vì chúng được xuất bản lần đầu, ở Đức với nhan đềlà:Grundrisse der Kritik der politischen Oekonomie (Rohentwurf 1857-1858)nghĩa là: Những cơ sở phê phán khoa kinh tế chính trị (Bản sơ thảo năm 1857– 1868)

Page 69: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn
Page 70: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Image

10. David Ricardo (1772 0 1823). Nhà kinh tế chính trị học người Anh. Lýthuyết lao động về giá trị của ông ảnh hướng lớn tới Marx

Điểm thú vị nhất về tác phẩm Grundrisse này là cho dù nó được viếtvào giai đoạn trưởng thành của Marx, nhưng nó lại gần, cả về thuật ngữ lẫnvề phương pháp luận, với Các bản thảo năm 1844 hơn là với bất kỳ một côngtrình nào được xuất bản trong đời Marx kể từ sau năm 1844. Ngay cả khingười ta không thể phát hiện thấy dấu vết các luận đề của Hegel đã được cảibiến trong các công trình được sản xuất bản trong giai đoạn trưởng thành củaMarx, thì Grundrisse lại cho thấy rõ rằng Marx đã chưa đoạn tuyệt dứt khoátvới triết học Hegel, điều mà ông đã nói đến trong Hệ tư tưởng Đức: côngcuộc phê phán tất sẽ dẫn đến “việc thanh toán món nợ với ý thức triết họctrước chúng tôi”.

Yếu tố then chốt của lý thuyết kinh tế học của Marx thời trưởng thànhxuất hiện trong Grudrisse. Marx viết:

Người công nhân bán bản thân lao động với tính cách là lao động vậthoá; tức là anh ta bán chỉ trong chừng mực lao động ấy đã là sự vật hoámột số lượng lao động nào đó, và do đó vật ngang giá của nó được quyđịnh, đã được định sẵn; tư bản mua được lao động ấy với tính cách làlao động sống, với tính cách là lực lượng phổ biến sản xuất ra của cái;

Page 71: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

với tính cách là hoạt động tăng của cải(G 307)

Marx muốn nói điều gì khi phân biệt lao động vật hoá với lao độngsống? Lao động vật hoá là số lượng lao động đã được định trước mà nhà tưbản phải trả - lao động trong 20 giờ của người công nhân chẳng hạn. Đây làlao động với tính cách là hàng hoá. Giá trị trao đổi của hàng hoá này là sốlượng cần để sản xuất ra nó, tức là, số lượng cần để giữ cho người công nhânsống và tái sản xuất. Nhưng ở đây sự trao đổi giữa lao động và tư bản có tínhhai mặt. Nhà tư bản giành được việc sử dụng sức lao động của người côngnhân trong một thời hạn nhất định – chẳng hạn như một ngày – và có thể sửdụng sức lao động này để sản xuất ra càng nhiều của cái càng tốt. Đây là điềuMarx muốn nói tới khi nói rằng tư bản mua “lao động sống”. Người côngnhân nhận lấy một lượng tiền cố định, không quan tâm tới những gì nhà tưbản có thể tạo ra từ sức lao động của mình.

Vậy ở đây, chúng ta gặp phải điều mà, trong bài điếu văn, Engels gọi làsự phát hiện vĩ đại thứ hai của Marx: “sự phát hiện ra giá trị thặng dư”. Giátrị thặng dư là giá trị mà nhà tư bản có thể rút ra từ sức lao động do anh tamua, lớn hơn giá trị trao đổi của lao động mà anh ta phải trả. Đó là sự khácbiệt giữa sức lao động với tính cách là một lực lượng sản xuất sáng tạo, vàthời gian lao động với tính cách là một hàng hoá được vật [thể] hoá.

Giả sử rằng chi phí để đảm bảo cho người công nhân sống và tái sản xuất trong một ngày là 1 bảng Anh, và giả sử rằng lao động trong một ngày là mười hai giờ. Rồi giá trị trao đổi của lao động trong hai mươi giờ sẽ là 1 bảng Anh. Những sự biến động thất thường cao hơn con số này sẽ không kéo dài. Song giả định rằng sự phát triển của các lực lượng sản xuất có nghĩa là sức lao động của người công nhân có thể được sử dụng để làm tăng thêm 1 bảng Anh cho giá trị của một số nguyên liệu nào đó chỉ trong sáu giờ, thì trên thực tế, người lao động đã kiếm được tiền công của mình trong sáu giờ. Nhưng nhà tư bản lại mua sức lao động của anh ta trong mười hai giờ với giá 1 bảng Anh, và bấy giờ nhà tư bản có thể sự dụng sáu giờ còn lại để bòn rút giá trị thặng dư từ người công nhân. Theo Marx, đây là chỗ bí mật để nhà tư bản có thể sử dụng năng lực sáng tạo của người công nhân mà gia tăng sự thống trị của mình đối với anh ta.

Marx công bố một số tư tưởng kinh tế học mới mẻ của ông vào năm1859, trong cuốn Góp phần phê phán khoa học kinh tế chính trị. Công trìnhnày có tiếng vang một cách xứng đáng vì bản tóm tắt súc tích quan niệm duy

Page 72: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

vật về lịch sử trong phần Lời nói đầu, là phần chúng ta đã bàn luận qua;nhưng những tư tưởng kinh tế học không thể nào sánh được với những tưtưởng được công bố tám năm sau đó trong quyển thứ nhất của bộ Tư bản.Cho nên, chúng ta sẽ đi thẳng vào tác phẩm đỉnh cao này trong sự nghiệp củaMarx.

Bộ Tư bản có tên phụ nghe tưởng như quen thuộc – Phê phán khoa họckinh tế chính trị - và một lần nữa, công trình này lại phê phán các lý thuyếtkinh tế học cổ điển, cả những tiền giả định của riêng chúng lẫn từ một quanniệm rộng hơn. Nhưng Tư bản cũng chứa nhiều tư liệu lịch sử về nguồn gốccủa tư bản, và các bản mô tả tỉ mỉ, được rút ra từ các công bố của chínhquyền như các bản báo cáo của các thanh tra công xưởng, về chính chấtkhủng khiếp của tình trạng lao động trong công xưởng. Chúng ta có thể thấycách nào toàn bộ điều này phù hợp với hệ thống lý thuyết tổng quát của Marxqua việc khảo sát chương thứ nhất bộ Tư bản, khảo sát về hàng hoá và cụ thểlà phần cuối của chương này, chương có nhan đề rất hấp dẫn “Tính chất báivật giáo của hàng hoá và bí mật của nó”.

Theo Marx, hàng hoá là những vật bí ẩn trong đó tính chất xã hội củalao động con người xuất hiện thành tính chất vật thể của sản phẩm lao độngấy. Để minh hoạ cho điều này, ông lấy tôn giáo làm ví dụ. Trong tôn giáo,Marx nói, các sản phẩm của bộ não con người có vẻ như tồn tại độc lập.Cũng tương tự như vậy đối với hàng hoá, mối quan hệ giữa người với ngườixuất hiện trong hình thái giá trị của hàng hoá, như thể giá trị đó khách quan,độc lập với các quan hệ của con người. Cũng giống như các tín đồ tôn giáođang rạp mình trước một ngẫu tượng, chúng ta biến hàng hoá thành một vậtthờ bằng cách phủ cho chúng những giá trị cao hơn nhiều so với thực tế củachúng.

Điều này diễn ra như thế nào? Nó chỉ diễn ra khi chúng ta bắt đầu sảnxuất các vật dụng, không phải vì chúng trực tiếp thoả mãn các nhu cầu của ta,mà là để mang đi trao đổi.

Vì giá trị trao đổi của một sản phẩm tương ứng với số lượng lao độngcần thiết để sản xuất ra nó, nên khi chúng ta tiến hành sản xuất để trao đổi, thìgiá trị của lao động của chúng ta trở thành giá trị trao đổi, chứ không phải giátrị sử dụng của sản phẩm ấy. Khi chúng ta trao đổi các sản phẩm nghĩa làchúng ta coi chúng như vật ngang giá với những loại lao động khác được gắnvới chúng mà không ý thức gì về việc đó.

Trong một xã hội dựa trên nền sản xuất hàng hoá, Marx nói, có một

Page 73: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

“tấm màn bí ẩn” phủ lên toàn bộ “các quá trình đời sống của xã hội”, tấmmàn ấy sẽ không thể nào tồn tại nếu chúng ta tiến hành sản xuất “với tư cáchlà những con người liên hợp một cách tự do”, điều tiết một cách có ý thứcnền sản xuất của chúng ta theo một cách thức được hoạch định. Khi đó, giátrị của một sản phẩm ắt sẽ là giá trị sử dụng của nó, trong chừng mực nó thoảmãn những nhu cầu của chúng ta. Các nhà kinh tế học cổ điển như AdamSmith và David Ricardo đã vén tấm màn ấy lên một cách vừa đủ để thấy rằnggiá trị của một sản phẩm (tức là giá trị trao đổi của nó) biểu hiện thời gian laođộng dùng để sản xuất ra nó; nhưng họ coi giá trị này là một quy luật tựnhiên, một chân lý tất yếu hiển nhiên. Trái lại, Marx nói, nó mang dấu ấn củamột xã hội “trong đó quá trình sản xuất điều khiển con người, thay vì đượccon người kiểm soát”.

Như vậy, mục đích của Tư bản là vén tấm màn bí ẩn đang phủ lên cácquá trình đời sống của xã hội hiện đại này, bằng cách vạch ra cho thấy cácquá trình này là sự thống trị của con người thông qua các quan hệ xã hội củachính họ. Vì thế, Tư bản, giống như các tác phẩm của Marx, được dựa trên ýniệm cho rằng con người đang sống trong trạng thái tha hoá, một trạng tháitrong đó những sự sáng tạo của chính họ xuất hiện trước họ như là những lựclượng xa lạ và thù địch và trong đó thay vì kiểm soát được các sản phẩm domình tạo ra, thì họ lại bị chúng kiểm soát.

Page 74: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Image

11. Phòng đọc theo kết cấu vòng tròn của Thư viện Anh quốc xưa, mở cửavào năm 1842, nơi Marx ngồi viết bộ Tư bản.

Trong cái quan niệm bao quát này, các chi tiết của bộ Tư bản ăn khớpvới nhau. Lý thuyết kinh tế học, chủ yếu nằm trong chín chương đầu, là mộtnỗ lực nhằm vạch ra cái cơ sở kinh tế hiện thực của nền sản xuất trong xã hộitư bản chủ nghĩa. Ở đây, Marx tranh luận với các nhà kinh tế học cổ điển, cốgắng cho thấy rằng ông đã nghiên cứu thấu đáo hơn về những hoạt động kinhtế của chủ nghĩa tư bản.

Hầu hết chín chương đầu tiên này chuẩn bị cơ sở cho, và do đó vào,khái niệm giá trị thặng dư. Đây là sự trình bày lại một cách dài dòng, bằngmột thứ ngôn ngữ dễ hiểu, luận điểm được nêu ra theo lối nói đậm chất Hegelhơn trong cuốn Grundrisse. Bản chất hai mặt của hàng hoá, có thể được coilà giá trị sử dụng hay các giá trị trao đổi, cũng ảnh hưởng đến lao động. Thế

Page 75: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

nhưng, điều đặc biệt đối với lao động ở chỗ nó là thước đo của giá trị traođổi. Vì thế, một thiết bị mới khiến cho lao động có thể sản xuất ra hai chiếcáo trong một khoảng thời gian lao động vốn được dùng để sản xuất ra mộtchiếc áo, thì nó sẽ làm tăng giá trị thặng dư của lao động trong một giờ (vì haichiếc áo có lời hơn một chiếc áo), nhưng lại không làm cho giá trị trao đổi laođộng trong một giờ tăng lên (vì lao động trong một giờ vẫn là lao động trongmột giờ, và nếu một chiếc áo chỉ mất phân nữa so với lượng thời gian thườngdùng để làm ra nó, thì rốt cuộc chiếc áo ấy có giá trị thấp hơn phân nửa).Việc nâng cao hiệu suất lao động do đó làm tăng thêm giá trị sử dụng chứkhông phải giá trị trao đổi của sản phẩm.

Đây chính là cách chủ nghĩa tư bản tiến hành nô dịch người công nhân.Bằng máy móc và sự phân công lao động, chủ nghĩa tư bản đã nâng cao năngsuất lao động của con người lên rất nhiều; nhưng năng suất được tăng lên nàylại không làm lợi cho người sản xuất. Nếu trong các thời đại tiền tư bản, mọingười phải mất mười hai giờ để sản xuất ra những nhu cầu thiết yếu cho đờisống, việc tăng gấp đôi năng suất lao động của họ cũng tức là bấy giờ họ cóthể lựa chọn giữa việc có được sáu giờ nhàn rỗi với việc có lượng sản phẩmvật dụng gấp đôi, hay sjw kết hợp nào đó giữa hai cách trên. Tuy nhiên, dướichủ nghĩa tư bản, người lao động được dùng vào việc sản xuất ra hàng hoá đểtrao đổi. Nghịch lý thay, dưới những điều kiện ấy, năng suất được tăng lênkhông dẫn đến việc sản xuất ra nhiều giá trị trao đổi hơn. Thay vào đó, giá trịtrao đổi từng mặt hàng được sản xuất giảm đi. Những người sản xuất nhỏ bịđẩy xuống trở thành những người lao động làm thuê, vì họ không thể sản xuấtra được nhiều mặt hàng trong một ngày như những nhà sản xuất có quy môlớn, đủ năng lực hạ giá thành sản phẩm bằng việc sử dụng những người laođộng làm thuê. Vì tiền công có xu hướng hạ xuống tới mức vừa đủ để duy trìsự tồn tại của tầng lớp lao động, nên với việc năng suất lao động tăng lên,tuyệt đại đa số nhân loại bị đánh mất mình, chứ không tạo dựng được mình.Dù thế nào đi nữa thì đó là quan niệm của Marx.

Nếu như sự tăng năng suất không cải thiện được đời sống của ngườicông nhân thì điều gì sẽ xảy ra? Câu trả lời của Marx là phần lao động tăngthêm của người công nhân đã bị nhà tư bản chiếm mất dưới hình thái giá trịthặng dư. Nhà tư bản mua được giá trị sử dụng của sức lao động của ngườicông nhân và chỉ trả cho họ giá trị trao đổi. Vì sức lao động là một thứ hànghoá có thể được sử dụng để sản xuất ra giá trị nhiều hơn hẳn so với bản thânhàng hoá, nhà tư bản có thể vẫn duy trì sự khác biệt này giữa lao động và

Page 76: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

hàng hoá.Thực tế là người lao động chỉ có được giá trị trao đổi, chứ không phải

là giá trị sử dụng, cho lao động của mình, nghĩa là để bản thân mình đủ sốnganh ta phải làm việc trọn ngày – tức là, mười hai giờ - trong khi lao động củaanh ta sản xuất ra các giá trị sử dụng những thứ thiết yếu như thực phẩm, áoquần, chỗ ở, v.v., tức là trong sáu giờ. Sáu giờ trong đó người công nhân sảnxuất ra giá trị của hàng hoá, anh ta cần đến cái mà Marx gọi là “lao động cầnthiết”, bởi lẽ đó là người lao động mà người công nhân sẽ thực hiện trong bấtcứ hệ thống kinh tế nào, theo trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất;nhưng số thời gian sáu giờ lao động thêm lại tạo ra lao động thặng dư, laođộng này trên thực tế là một hình thức lao động cưỡng bức làm lợi cho nhà tưbản. Sự khác nhau căn bản giữa xã hội dựa trên lao động nô lệ với xã hội dựatrên lao động làm thuê, theo Marx, nằm ở cách thức người ta rút lao độngthặng dư này ra khỏi người sản xuất trên thực tế, tức là người công nhân.Ý nghĩa của toàn bộ điều này nằm ở chỗ Marx xem giai đoạn mà con ngườiphải lao động để duy trì đời sống của mình là giai đoạn họ không có tự do:

Vương quốc của sự tự do hiện thực chỉ bắt đầu ở nơi nào không còn cólao động bị quy định bởi tính tất yếu và những lối xem xét trần tục.

(C III 496)Trong xã hội nguyên thuỷ, của cải là chung cho tất cả mọi người. Con

người không bị xa lạ với nhau hay xa lạ với các sản phẩm do lao động củamình làm ra; nhưng vào lúc ấy, các lực lượng sản xuất của con người kémphát triển đến mức họ phải mất rất nhiều thời gian để kiếm nguồn cung cấpcho những nhu cầu của mình, và trong suốt thời gian đó, họ không được tự dođể lựa chọn điều mình làm. Sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã đưađến hình thái xã hội phong kiến, trong đó người nông nô lệ thuộc vào lãnhchúa phong kiến, và phải làm việc với số ngày đã định trên mảnh đất của lãnhchúa, chứ không phải trên mảnh đất của riêng mình. Điều hoàn toàn đươngnhiên là khi mà người nông nô làm việc để nuôi mình và khi anh ta làm việccho ông chủ đất, anh ta chẳng có thời gian tự do để lựa chọn cho riêng mìnhmột loại hoạt động nào.

Sự phát triển rầm rộ rộng khắp của các lực lượng sản xuất diễn ra trongthời đại chủ nghĩa tư bản đã mang lại phương tiện mà Marx tin là làm giảmsự thống trị của giới tự nhiên đối với con người xuống với tỉ lệ không đáng kểvà làm cho sự tự do của con người tăng lên một cách tương ứng; nhưng điềunày lại không xảy ra dưới chủ nghĩa tư bản, bởi lẽ lao động bị cưỡng bức của

Page 77: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

người nông nô cho lãnh chúa phong kiến hãy còn tồn tại với tính cách là laođộng bị cưỡng bức của người công nhân cho nhà tư bản. Chỉ có điều, dướithời phong kiến, bản chất và quy mô của lao động cưỡng bức biểu hiện rõràng; còn dưới thời tư bản, bản chất và quy mô của sự cưỡng bức được cheđậy đi. Người công nhân có vẻ như là “những người lao động tự do”, thoảthuận một cách tự nguyện với nhà tư bản. Song trên thực tế, vị trí của ngườicông nhân với tư cách một giai câp trong quan hệ với nhà tư bản cho thấy họkhông được tự do. Hoặc họ phải thực hiện những điều khoản nhà tư bản đưara, hoặc phải chịu chết đói; và các nhà tư bản chỉ sử dụng họ theo những điềukhoản nào cho phép họ bòn rút được giá trị thặng dư từ lao động của ngườicông nhân. Đây không phải là vì các nhà tư bản là những kẻ độc ác hay thamlam, cho dù trên thực tế có một số là như vậy, mà là vì các quy luật kinh tế cốhữu trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vốn cũng cưỡng bức các cá nhânnhà tư bản, thông qu sự tự do cạnh tranh, không kém gì các cá nhân ngườicông nhân (Mặc dù bị cưỡng bức như nhau, nhưng nhà tư bản ít bị thiệt thòihơn người công nhân.)

Marx đúc kết toàn bộ điều này như sau: chủ nghĩa tư bản phát triểnthành:

Một mối quan hệ cưỡng bức, buộc giai cấp công nhân phải làm việcnhiều hơn số lao động mà những nhu cầu sinh sống chật hẹp của bảnthân đòi hỏi. Với tư cách là kẻ tạo ra sự cần cù cho người khác, với tưcách là kẻ bòn rút lao động thặng dư và bóc lột sức lao động, nên vềmặt nghị lực, về tính tham lam vô độ và hiệu suất của nó, chủ nghĩa tưbản vượt qua tất cả các hệ thống sản xuất trước kia dựa trên lao độngcưỡng bức trực tiếp.

(C I 310)Các chương hấp dẫn nhất trong bộ Tư bản không phải là các chương Marxtrình bày lý thuyết kinh tế học của mình, mà là các chương viết về những hậuquả của năng suất tư bản chủ nghĩa. Chương thứ mười, bàn về “Ngày laođộng”, ghi lại những nỗ lực của nhà tư bản cố bóp nặn ngày càng nhiều hơnnữa thời gian lao động nơi người công nhân, bỏ qua những chi phí về conngười cho thời gian lao động 15 giờ trong một ngày của trẻ em bảy tuổi.Cuộc đấu tranh nhằm giới hạn ngày lao động theo đúng luật định, theo Marx,có tàm quan trọng sống còn đối với người công nhân hơn là một danh sách totát về “những quyền bất khả chuyển nhượng của con người” (C I 302).Những chương khác mô tả việ gia tăng sự phân công lao động đã loại bỏ kỹ

Page 78: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

năng trí tuệ và đôi tay khéo léo, và làm cho người lao động phụ thuộc hoàntoàn vào máy móc; mô tả quá trình công nghiệp hoá làm tiêu tan các ngànhnghề thủ công, đẩy người thợ thủ công vào cảnh chết đói như thê nào; mô tảchủ nghĩa tư bản đã tạo ra một “đội quân dự bị cho nền công nghiệp”, nhữngngười công nhân thất nghiệp đang vật vờ sống trong cảnh bần cùng thê thảm,để khống chế “đội quân lao động chủ lực” như thế nào; mô tả cư dân nôngnghiệp nước Anh đã bị các chủ đất và các nhà tư bản tước đoạt, - sao cho họchỉ có thế sống được bằng cách bán sức lao động của mình -, như thế nào.Các chứng cứ được dẫn ra từ các nguồn tư liệu biện minh cho việc Marx môtả tư bản là “có máu và bùn nhơ rỉ ra, từ tất cả các lỗ chân lông, từ đầu đếnchân” (C I 760).

Gần cuối quyển thứ nhất của bộ Tư bản, bức tranh ảm đạm dần sánglên. Marx vạch ra một cách sơ bộ cách thức chủ nghĩa tư bản đi đến diệt vongbởi chính các quy luật của nó. Một mặt, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản sẽlàm cho con số các ông trùm tư bản nắm giữ độc quyền không ngừng giảmdần; và mặt khác, “cảnh nô lệ của giai cấp công nhân, bị áp bức, thoái hoá, bịbóc lột tăng lên (C I 763). Nhưng giai cấp công nhân, do bản chất của nên sảnxuất tư bản chủ nghĩa, là lực lượng đông đảo hơn và được tổ chức tốt hơn.Tức nước tất sẽ vỡ bờ. Cuộc cách mạng tiếp đến, như cách nói của Marxtrong các trước tác thời kỳ đầu, sẽ là “sự phủ định của phủ định”. Điều đókhông có nghĩa là nó quay trở lại với nền sở hữu tư nhân theo nghĩa cũ, màhơngs đến nền sở hữu dựa trên những thành tựu đã được tạo ra dưới chủnghĩa tư bản, nghĩa là dựa trên sự hợp tác và sở hữu chung về đất đai và cáctư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản sẽ thực hiện công cuộc quá độ tương đối dễdàng, vì nó đã chiếm đoạt toàn bộ nền tư hữu vào tay mình. Song toàn bộđiều đó là cần thiết cho khối đông nhân loại truất hữu những kẻ đi tước đoạtthuộc phần thiểu số này.

Quyển thứ hai và quyển thứ ba của bộ Tư bản ít thú vị hơn nhiều so vớiquyển thứ nhất. Quyển thứ hai bàn về việc tư bản lưu thông như thế nào. Nócũng bàn về nguồn gốc của sự khủng hoảng kinh tế. Quyển thứ ba cố gắngchắp nối một số vấn đề trong quyển thứ nhất, cụ thể là sự phản đối rằng giácả không phản ánh số lượng lao động trong một sản phẩm, như những gìngười ta mong chúng diễn ra theo cách tính toán của Marx. Điều quan trọnghơn là Marx khẳng định rằng dưới chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi nhuận có xuhướng giảm. Marx chỉ rõ rằng giá trị thặng dư của quá khứ tích luỹ tronghình thái tư bản. Vì thế, tư bản luôn luôn tăng và tỷ lệ của “lao động sống”

Page 79: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

với tư bản luôn luôn giảm; nhưng do chỗ các nhà tư bản chỉ lo đi tìm lợinhuận bằng cách bòn rút giá trị thặng dư từ lao động sống, cho nên điều nàycó nghĩa là tỷ suất lợi nhuận thế nào cũng phải giảm. Toàn bộ những điều nàylà nỗ lực của Marx nhằm cho thấy chủ nghĩa tư bản không thể là một trạngthái xã hội vĩnh cửu.

Page 80: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Image

12. Bìa của cuốn Tư bản, Quyển thứ nhất, ấn bản đầu tiên bằng tiếng Đức

Marx, Engels và những người Marxist sau này coi bộ Tư bản là mộtđóng góp vào ngành khoa học kinh tế. Xét về mặt này, nó để ngỏ một số khảnăng bị phản bác. Chẳng hạn, Marx khẳng định rằng mọi lợi nhuận đều nảysinh từ sự bòn rút giá trị thặng dư từ lao động sống; máy móc, nguyên liệu vàcác hình thái tư bản khác không sản sinh ra lợi nhuận, cho dù chúng có thểlàm cho số lượng giá trị thặng dư bị bòn rút ấy tăng lên. Luận điểm này có vẻnhư chưa đúng lắm. Các nhà tư bản trong tương lai sẽ không thấy lợi nhuận,cạn kiệt dần khi họ sa thải những người công nhân cuối cùng khỏi các côngxưởng tự động hoá theo cách mới của họ. Nhiều lý thuyết khác của Marx đãbị các sự kiện thực tế vượt qua như: lý thuyết cho rằng tiền công lúc nào cũngcó xu hướng hạ tới mức đủ để người công nhân sống sót; lý thuyết giảm tỷsuất lợi nhuận; lý thuyết cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản, sự khủng hoảngkinh tế càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn; lý thuyết cho rằng chủ nghĩatư bản cần phải có một “đội quân dự phòng cho nền công nghiệp” xuất thân

Page 81: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

từ người nghèo; và lý thuyết cho rằng chủ nghĩa tư bản sẽ đẩy người càngnhiều người hơn xuống giai cấp công nhân.

Phải chăng điều này có nghĩa là các luận điểm trung tâm của Tư bản làhoàn toàn sai lầm, và công trình này chỉ là một thứ công trình kinh tế họcngược đời – như những gì chúng ta có thể trông đợi ở một nhà triết học Đứccan thiệp vào một lĩnh vực mà ông ta chưa được đào tạo? Nếu quan niệm nàycó vẻ như hoàn toàn hợp lý, thì chính Marx phải chịu sự khiển trách khi ôngnhấn mạnh đến tính khoa học trong phát kiến của ông. Tốt hơn, chúng ta nêncoi bộ Tư bản là một công trình phê phán về xã hội tư bản chủ nghĩa, chứkhông phải là công trình của “một tiểu Ricardo” [“a minor post-Ricardian”](như một nhà kinh tế học hàng đầu hiện nay đã đánh giá Marx như là một nhàkinh tế học). Marx muốn vạch ra những khiếm khuyết của kinh tế học cổ điểnđể vạch ra những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản. Ông muốn chỉ ra chochúng ta thấy tại sao sự gia tăng cao độ về năng suất do cuộc cách mạng côngnghiệp mang lại đã làm cho phần đông nhân loại rơi vào cảnh sống tồi tệ hơntrước kia. Ông muốn làm sáng tỏ vấn đề các mối quan hệ trước đây giữa chủnô và nô lệ, giữa lãnh chúa và nông nô đã được phục sinh như thế nào dướicái lốt tự do ký kết hợp đồng. Sự giải đáp của ông về các vấn đề này là họcthuyết về giá trị thặng dư. Với tính cách là một học thuyết kinh tế học, nókhông đứng vững trước sự khảo sát về mặt khoa học. Các lý thuyết kinh tếhọc của Marx không phải là một công trình nghiên cứu khoa học về bản chấtvà mức độ của nạn bóc lột dưới chủ nghĩa tư bản. Nhưng chúng lại cung cấpmột bức tranh sống động về một xã hội không được kiểm soát trong đónhững người lao động sản xuất vô tình tạo ra những công cụ áp bức chính họ.Đó là một bức tranh về tình trạng tha hoá của con người, sác màu nổi bật làsự thống trị của lao động đã vật hoá, hay ta bản, đối với lao động sống. Giá trịcủa bức tranh này ở chỗ nó có thể giúp ta xem xét chủ đề của nó theo mộtphương cách mới mẻ. Nó là một công trình nghệ thuật, một công trình phảntư triết học và là một công trình bút chiến có tính chất xã hội, tất cả đều hoàlàm một, và nó có những ưu điểm và khuyết điểm của cả ba hình thức viếtnày. Nó là một bức tranh vẽ, chứ không phải một tấm ảnh, về chủ nghĩa tưbản.

Page 82: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 9

Chủ nghĩa Cộng sản

Trong bài điếu văn đọc tại lễ tang Marx, Engels nói rằng cho dù quanniệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư là những phát kiếnlý thuyết hoàn thiện của Marx thì:

Trên hết, Marx là một nhà cách mạng. Sứ mệnh thực sự của ông trongcuộc đời là, bằng cách này hay cách khác, góp phần lật đổ xã hội tư bảnchủ nghĩa và các thiết chế nhà nước hiện tồn, góp phần giải phóng giacấp vô sản hiện đại…Để bài nghiên cứu này về những tư tưởng chính của Marx được hoàn

chỉnh, chúng ta cần đặt ra câu hỏi: loại xã hội nào Marx hi vọng sẽ thay thếcho chủ nghĩa tư bản? Chúng ta dễ dàng trả lời câu hỏi này chỉ ngắn gọn bằngmột từ: chủ nghĩa cộng sản. Nhưng Marx muốn nói gì qua từ “chủ nghĩa cộngsản” thì lại là một câu hỏi không dễ gì trả lời cho thoả đáng.

Có một lý do khiến Marx ngại đi vào việc bàn luận chi tiết về xã hộicộng sản chủ nghĩa. Ông tin rằng động lực của lịch sử chính là sự phát triểncủa các lực lượng sản xuất chứ không phải là sự phát triển của các ý niệm.Điều này không có nghĩa là lý thuyết không giữ vai trò quan trọng. Nếu sứmệnh của Marx trong cuộc đời là góp phần lật đổ chủ nghĩa tư bản và giảiphóng giai cấp vô sản, thì các lý thuyết của ông về lịch sử và kinh tế là nhằmvào việc thực hiện sứ mệnh ấy bằng cách chỉ cho người lao động thấy đượcvai trò của họ trong lịch sử và làm cho họ hiểu được cách thức mà chủ nghĩatư bản dùng để bóc lột họ. Nhưng trong khi lý thuyế có thể mô tả thực tạihiện tồn theo cách như thế, thì việc để lý thuyết ấy vượt trước thời đại củamình lại là một chuyện khác. Marx chế giễu các nhà xã hội chủ nghĩa đã tìmcách đi đến chủ nghĩa cộng sản bằng việc vẽ ra những bản thiết kế cho mộtxã hội cộng sản trong tương lai là những “người Không tưởng Chủ nghĩa”.Ông gọi hình thái của chủ nghĩa xã hội trong lý thuyết của ông là một môhình khoa học, bởi lẽ nó dựa trên sự hiểu biết về các quy luật của lịch sử, tứclà các quy luật dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.

Bên cách các quan niệm không tưởng về chủ nghĩa xã hội, và cũng lẽấy, Marx đã chỉ trích các nhà cách mạng đầy mưu đồ muốn nắm quyền lực vàmuốn du nhập chủ nghĩa xã hội trước khi cơ sở kinh tế của xã hội được phát

Page 83: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

triển đủ để toàn bộ giai cấp công nhân sẵn sàng tham gia vào cuộc cáchmạng. Những người mơ mộng hão huyền không tưởng chủ nghĩa và nhữngngười mưu đồ cách mạng tưởng tượng rằng các quy luật của lịch sử sẽ uốntheo những ý muốn của họ. Marx tự hào là mình đã thoát khỏi ảo tưởng ấy.Ông đặt cho mình nhiệm vụ nâng cao ý thức cách mạng của người công nhânvà chuẩn bị cho cuộc cách mạng ắt sẽ diễn ra khi các điều kiện trở nên chínmuồi. Ông nghĩ ông có thể mô tả những quy luật nền tảng chi phối thời đạitrong quá khứ và thời đại ông đang sống, nhưng ông biết ông không thể ápđặt ý chí riêng của mình lên diễn trình lịch sử. Ông cũng không thể tiên đoánđược hình thái nào của xã hội mới sẽ được những con người tự do của kýnguyên mới xây dựng nên.

Ít ra, đó là lập trường chính thức của Marx. Trên thực tế, ông khônghoàn toàn kiềm chế được việc gián tiếp gợi ra hình thái sẽ có của xã hội cộngsản chủ nghĩa.

Chúng ta đã thấy, trong phần bàn luận đầu tiên của ông, tức trong Cácbản thảo kinh tế và triết học, Marx mô tả chủ nghĩa cộng sản là “câu đố củalịch sử đã được giải quyết” và là sự giải quyết các mâu thuẫn khác nhau đãtồn tại trong toàn bộ lịch sử trước đó; các xung đột giữa con người với giới tựnhiên, giữa con người với nhau, giữa tự do và tất yếu, và giữa cá thể và loài.Quan niệm ấy xem chủ nghĩa cộng sản là đích đến của lịch sử, là câu trả lờicho hết thảy mọi vấn đề, và là một thiên đường thực sự trên mặt đất.

Người ta có thể tìm thấy trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức một quanniệm giống với quan niệm không tưởng chủ nghĩa về chủ nghĩa công sản.Trong tác phẩm này, Marx gợi ý rằng trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, sựphân công lao động sẽ không buộc chúng ta vào những vai trò nghề nghiệphạn hẹp. Theo Marx, tôi có thể “buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá, buổichiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tuỳ theo sở thích của tôimà chẳng bao giờ tôi trở thành người đi săn, người đánh cá, người chăn nuôihoặc nhà phê phán cả” (GI 169). Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả hình ảnhđiền viên này về chủ nghĩa cộng sản là việc Marx khẳng định, trong chínhđoạn văn đó, rằng tình trạng tách rời giữa lợi ích riêng của cá nhân và lợi íchchung của xã hội sẽ mất đi dưới xã hội cộng sản. Khẳng định này nằm cùngchiều hướng với những nhận xét trước đó của ông về chủ nghĩa cộng sản khicoi những sự xung đột như thể là sự xung đột giữa con người với nhau, vàgiữa cá thế và loài. Đây là điều mấu chốt cho cái nhìn của Marx về chủ nghĩacộng sản. Marx đi thẳng vào vấn đề rằng chính từ sự mâu thuẫn giữa lợi ích

Page 84: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

cá nhân và lợi ích cộng đồng này mà nhà nước phát triển như là một thực thểđộc lập. Cho nên, tìm hiểu việc mâu thuẫn này sẽ cho phép chúng ta hiểuđược học thuyết nổi tiếng của Marx, rằng dưới chủ nghĩa cộng sản nhà nướcsẽ tự động tiêu vong.

Khi chủ trương một giải pháp cho vấn đề về cá nhân và cộng đồng,Marx đã góp phần vào truyền thống, ít ra là cũng ngược về tận Platon, trongtriết học luân lý. Platon cho rằng người ta phải tìm hạnh phúc cá nhân củamình trong hành vi ứng xử theo đức hạnh và trong việc phụng sự cộng đồngmình. Vì thế, ông tìm thấy sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân trong hạnh phúc vàcác nhu cầu của cộng đồng. Nhưng các luận cứ của Platon không thuyết phụcđược các triết gia sau này.

Marx nghĩ rằng sự phân công giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồnglà một cách đặc trưng của một giai đoạn đặc thù trong sự phát triển của congngười, chứ không phải là một phương diện không thể tránh khỏi của tồn tạixã hội, một đặc trưng đã từng tồn tại trước đó kể từ khi các xã hội sơ khai,vốn là các xã hội sống theo chế độ cộng đồng – chưa có sở hữu tư nhân vàphân công lao động – bị tan vỡ. Song, chủ nghĩa tư bản đã làm cho sự xungđột này thêm trầm trọng bằng cách quy mọi thứ thành hàng hoá, không để lại“giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi lạnh lùng vàlối “trả tiền ngay”” (CM 223).

Marx nghĩ sự đối lập giữa lợi ích riêng và lợi ích chung có thể đượckhắc phục bằng cách nào? Đương nhiên, sự xoá bỏ nền tư hữu có thể giữ mộtvai trò nào đó – không dễ gì kiếm chác làm giaù cho mình nếu như chẳng cógì để ta thu vén cho riêng mình. Nhưng sự thay đổi sẽ phải diễn ra sâu hơn, vìngay cả khi nếu không có nền tư hữu, con người ta vẫn có thể theo đuổinhững lợi ích riêng của mình bằng cách cố gắng thu vén cho mình càng nhiềucàng tốt (để tiêu thụ trực tiếp nếu việc xoá bỏ nền tư hữu không tạo điều kiệncho người ta dành dụm tích luỹ) hay bằng cách lẩn tránh phần đóng góp cầnthiết của mình để duy trì cộng đồng. Để thay đổi tình trạng này, chỉ có một sựbiến đổi triệt để về bản tính người thì mới được.

Ở đây, quan niệm duy vật về lịch sử củng cố cho tính khả thể của chủnghĩa cộng sản. Theo quan niệm của Marx về lịch sử, một khi cơ sở kinh tếcủa xã hội thay đổi, thì toàn bộ ý thức sẽ thay đổi theo. Sự tham lam, tính vịkỉ, lòng đố kị không phải là thâm căn cố để vĩnh viễn trong tính cách của conngười. Chúng sẽ biến mất trong một xã hội mà ở đó nền tư hữu và các tư liệusản xuất được thay thế bằng nên công hữu và tư liệu sản xuất được tổ chức về

Page 85: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

mặt xã hội. Chúng ta sẽ không còn bận tâm đến lợi ích riêng của mình nữa.Các công nhân của xã hội sẽ tìm được hạnh phúc cho riêng mình trong việclàm lợi cho mọi người. Vì thế, một xã hội cộng sản ắt sẽ có một cơ sở đạođức mới. Người ta tuyên bố rằng chủ nghĩa Marx là một hệ thống khoa học,không dựa vào bất cứ những phán đoán hay những định đề đạo đức học nào.Rõ ràng đây là một tuyên bố vô nghĩa. Marx không khẳng định rằng chủnghĩa tư bản ắt sẽ bị lật đổ và thay thế bởi chủ nghĩa cộng sản. Marx xét thấyrằng sự thay đổi là điều đáng cho ta mong muốn. Ông không cần phải đưa raphán đoán minh nhiên này, như nó đã được mặc nhiên thừa nhận bởi bất cứnhững gì ông đã viết về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, và bởi hoạtđộng chính trị không ngừng nghỉ của ông. Các thái độ đạo đức học của Marxđược đan kết lại thành quan niệm của ông về sự tiến bộ của con người vợtqua tình trạng tha hoá đến trạng thái cuối cùng của sự tự do hoàn chỉnh.

Việc người ta tin rằng chủ nghĩa Marx không hề chứa trong nó cácphán xét đạo đức xuất phát từ một số lời nhận xét của Marx và Engels. Chẳnghạn như, trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, bên cạnh luật pháp và tôn giáo,luân lý cũng được nêu ra như là “những thành kiến tư sản che giấu những lợiích tư sản” (CM 230). Đúng là đối với Marx, luân lý là bộ phận của kiến trúcthượng tầng thuộc về tư tưởng của xã hội, được quy định bởi cơ sở kinh tế, vàdùng để phục vụ cho các lợi ích của giai cấp thống trị. Nhưng điều đó khôngcó nghĩa là toàn bộ nền luân lý phải bị bác bỏ. Cái phải bị bác bỏ là nền luânlý phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Điều này bao gồm toàn bộ cácnền luân lý chủ đạo cho tới nay. Thế nhưng, một khi chủ nghĩa cộng sản đượcthiết lập và các giai cấp không còn nữa, chúng ta có thể vượt qua ra khỏi nềnluân lý giai cấp để đến với cái mà Engels gọi là “một nền luân lý nhân bảnhiện thực”.

Với chủ nghĩa cộng sản nói chung, cũng như với nền luân lý cộng sảnnói riêng, ta chỉ có thể phỏng đoán nội dung chi tiết của nó mà thôi. Chủnghĩa cộng sản ắt phải khác với tất cả các xã hội trước kia ở chỗ nó sẽ khôngcòn có bất cứ một ý thức sai lầm nào nữa cả. Ý thức sai lầm nghĩa là người takhông thấy được các sự vật như chúng đang tồn tại trên thực tế. Ý thức sailầm ấy đang diễn ra, bởi lẽ kiến trúc thượng tầng của một xã hội có thể cheđậy cái cơ sở hiện thực của xã hội ấy – như sự tự do được quy định trên pháplý của người công nhân cho phép anh ta bán sức lao động của mình cho bấtcứ ai vào bất kể lúc nào mà anh ta muốn, nhưng điều đó đã che đậy thực tế làanh ta không thể nào tránh được việc bị nhà tư bản bóc lột không kém gì tình

Page 86: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

cảnh của người nông nô trong xã hội phong kiến buộc phải cày thuê cuốcmướn trên mảnh đất của ông chủ. Nền luân lý giai cấp trát thêm một lớp vỏcho ý thức sai lầm, khiến người công nhân đi đến chỗ tin rằng, chẳng hạn,nhà tư bản có cái “quyền tinh thần” đối với số tiền thu được từ hoạt động đầutư cho mình.

Với nền sản xuất cộng sản chủ nghĩa, không còn có một sự bóc lột nàobị che đậy nữa cả. Mọi thứ sẽ hiện diện một cách chân thực đúng như bảnthân nó. Những ảo tưởng luân lý sẽ tan theo những ảo tưởng tôn giáo mà cácnhà Hegel trẻ kịch liệt chống lại. Nền luân lý mới của cong người át sẽ khôngche đậy một cách giả nhân giả nghĩa các lợi ích cục bộ bằng đủ mọi thứ chiêubài. Nó sẽ chân thành phục vụ cho lợi ích của mọi người. Hình thức phổ quátcủa nó ắt sẽ phù hợp với một nội dung phổ quát.

Nền luân lý mới ắt sẽ có một tính chất hoàn toàn khác với các nền luânlý trước kia, thậm chí khác với cả nền luân lý như thuyết công lợi(utilitarialism) là thuyết nêu ra yêu sách phải quan tâm đồng đều đến tất cảmọi người. Cho dù Marx có miệt thị thuyết công lợi không kém bất cứ một lýthuyết đạo đức nào khác, thì sự miệt thị của ông là nhắm vào quan niệm củathuyết này về lợi ích phổ biến chứ không phải vào tư tưởng cơ bản của nó làtối đa hoá hạnh phúc – quả thực, Marx xem tư tưởng này là “một sự sáo rỗngngờ nghệch”, điều đó không có nghĩa là ông không đồng ý với việc tối đa hoácái hạnh phúc ấy (C I 609). Nhưng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, thường thì,khi nói rằng người ta hành động vì lợi ích chung cũng có nghĩa là nói rằng họđi ngược lại lợi ích cá nhân của riêng mình, như người ta đã quan niệm. Dướiđiều kiện như thế, chính ý niệm về luân lý đã mặc nhiên thừa nhận những cáiphiền toái và đối lập với lợi ích riêng của chúng ta. Dưới chủ nghĩa cộng sản,phương diện này của luân lý sẽ mất đi khi họ ngăn cách giữa lợi ích cá nhânvà lợi ích phổ biến không còn nữa. Luân lý sẽ không còn là một mệnh lệnh từbên ngoài, và trở thành một biểu hiện của những mong muốn chủ yếu củachúng ta với tính cách là những thực thể xã hội.

Người ta cũng cho rằng về sau Marx có phát triển một quan niệm ítmang tính không tưởng hơn về chủ nghĩa cộng sản, nhưng không dễ gì ta tìmđược nhiều chứng cứ cho luận điểm này. Có một đoạn văn trong quyển III bộTư bản, trái ngược với khẳng định trong Các bản thảo kinh tế và triết học,xem xung đột giữa tự do và tất yếu là không thể loại trừ. Đây là đoạn, màchúng ta đã trính dẫn ở chương trước, trong đó Marx nói rằng sự tự do chỉ bắtđầu “ở đâu lao động bị quy định bởi tính tất yếu và ở đó các sự suy xét bằng

Page 87: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

mắt trần dừng lại”. Tiếp đó, ông nói rằng khi chúng ta sản xuất để thoả mãnnhu cầu của mình thì chúng ta không được tự do cũng là một điều thuộc về“bản chất thực sự của vật”. Việc rút ngắn ngày lao động, vì thế, là điều kiệntiên quyết cho sự tự do (C III 496-7). Điều này mặc nhiên thừa nhận rằngxung đột giữa tự do và tất yếu không thể nào khắc phục được, và cách tốtnhất mà ta có thể làm là rút lượng lao động cần thiết xuống mức tối thiểu,bằng cách ấy, tăng thời gian nhàn rỗi lên. Đó là một nhận định tương phảnmột cách kỳ cục với những gì Marx nói về chủ nghĩa sản trong các nhận xétcủa ông về bản Cương lĩnh Gotha – cũng là một công trình thuộc thời kỳ sau– vốn là các nhận xét có tinh thần lạc quan không kém bất cứ những nhậnđịnh nào của ông trong thời kỳ đầu. Ở đấy, Marx tiên đoán sự cáo chung của“sự phụ thuộc có tính chất nô dịch của cá nhân vào sự phân công lao động”và một thời đại khi mà lao động trở thành “không những là một phương tiệnđể sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống” (GP569). Ý niệm xem lao động là “nhu cầu bậc nhất của đời sống” rất khác vớithái độ mong đến hết giờ làm, tức là thái độ lấy việc rút ngắn ngày lao độnglàm điều kiện tiên quyết cho sự tự do.

Điều ngẫu nhiên là chính trong những nhận xét này về bản Cương lĩnhGotha mà Marx nêu ra một nguyên tắc phân công nổi tiếng đối với một xãhội cộng sản chủ nghĩa: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Marxkhông phải là người đầu tiên đưa ra nguyên tắc này, ông chỉ nhấn mạnh nóthêm mà thôi. Ông đề cập tới nó là để phê phán các nhà xã hội chủ nghĩa chỉbiết lo mỗi việc hàng hoá nên được phân phối như thế nào trong xã hội xã hộichủ nghĩa. Marx nghĩ rằng sẽ là một sai lầm nếu người ta chỉ mãi lo việc triểnkhai một nguyên tắc phân phối công bằng nào đó. Thậm chí, ông còn sẵnsàng cho rằng, căn cứ trên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự phânphối tư bản chủ nghĩa là sự phân phối duy nhất “công bằng”. Ông cho rằngđiểm nhấn của vấn đề chính là sự sản xuất, và một khi “cùng với sự phát triểntoàn diện cá nhân, sức sản xuất cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồncủa cải của xã hội đều tuôn ra dồi dào”, thì khi ấy, sự phân phối mới tự nóđảm bảo (GP 566).

Điều quan trọng nhất mà Marx nói về chủ nghĩa cộng sản được đặt trêntiền đề là sự dồi dào về vật chất. Chúng ta đều nhớ, theo lý thuyết duy vật vềlịch sử, chính sự phát triển của các lực lượng sản xuất mới là động lực tạo rasự thay đổi lịch sử. Sự thay đổi từ một hình thái xã hội này sang một hình tháixã hội khác diễn ra khi cấu trúc hiện tồn của xã hội kìm hãm sự phát triển

Page 88: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

hơn nữa của các lực lượng sản xuất. Nhưng chủ nghĩa cộng sản là hình tháixã hội cuối cùng. Dựa trên những bước tiến đầy kích tính do chủ nghĩa tư bảngây ra nên một cách quá ư tàn bạo, chủ nghĩa cộng sản cho phép các lựclượng sản xuất phát triển đến mức toàn vẹn nhất. Nền sản xuất sẽ được kếhoạch hoá theo hướng hợp tác vì lợi ích của mọi người, chứ không phải để bịlãng phí trong sự cạnh tranh vô ích về mặt xã hội giữa cá nhân các nhà tư bảnvì những mục đích riêng của họ. Lúc ấy sẽ không còn có tình trạng khủnghoảng thừa, như đã xảy ra trong những nền kinh tế không được kế hoạch hoá.Đội quân những người lao động thất nghiệp dự phòng mà chủ nghĩa tư bảncần phải có để giữ cho giá lao động được rẻ và nguồn nhân công luôn có sẵnsẽ trở thành lực lượng sản xuất. Sự cơ giới hoá và tự động hoá sẽ tiếp tục pháttriển như chúng đã từng phát tiển dưới chủ nghĩa tư bản, cho dù chúng khôngcòn những tác động làm thoái hoá người lao động (điều không may là Marxkhông nói cho chúng ta biết về làm thế nào để tránh được những tác độngnày, ngoài việc phòng chừng rằng điều đó sẽ tránh được bằng cách giải quyếtviệc rút ngắn giờ lao động cần thiết lại). Giá trị thặng dự của người côngnhân sẽ không còn bị các nhà tư bản rút ra để nhét cho đầy túi mình. Giai cấpcông nhân sẽ nhận được đầy đủ giá trị sử dụng của công lao động của họ, vàchỉ phải chịu khấu trừ cho vốn đầu tư xã hội trong tương lai. Chúng ta sẽkiểm soát nền kinh tế của chúng ta, thay vì bị nó kiểm soát.

Sự dồi dào về vật chất và việc cải biến bản tính của con người mang lạicho Marx một cơ sở để khẳng định rằng nhà nước như chúng ta đã biết ắt sẽkhông còn tồn tại dưới chủ nghĩa cộng sản. Điều này không diễn ra một cáchtrực tiếp, vì trước hết giai cấp vô sản sẽ phải khẳng định bản thân mình hơnhẳn các giai cấp khác để phế bỏ các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đâyắt sẽ là “nền chuyên chính của giai cấp vô sản”. Nhưng một khi nền sản xuấttư bản chủ nghĩa bị thay thế bởi nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, thì sự phânchia xã hội thành những giai cấp ắt sẽ biến mất, cùng với những xung độtgiữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Khi ấy người ta sẽ không còn cần đếnquyền lực chính trị, hiểu theo nghĩa Marxist là quyền tổ chức của một giaicấp dùng để trấn áp giai cấp khác. Căn cứ theo tư tưởng của Marx rằng chủnghĩa cộng sản trước hết sẽ diễn ra ở các xã hội có nền công nghiệp tiên tiếnnhất, và có tính chất quốc tế tiêu biểu, thì sẽ không còn cần đến bất cứ nhànước nào theo nghĩa là có tổ chức để bảo vệ quốc gia này chống lại nhữngcuộc tấn công từ các quốc gia khác. Được giải phóng khỏi những điều kiện ápbức, tức là điều kiện khiến cho họ xung đột nhau vì lợi ích, con người ta sẽ tự

Page 89: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

nguyện hợp tác với nhau. Nhà nước chính trị dựa trên lực lượng vũ trang sẽtrở thành lỗi thời; vị trí của nó ắt sẽ bị thay thế bởi “một sự liên hợp trong đósự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọingười” (CM 238).

Page 90: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Chương 10

Nhận định

Bất kì sự trình bày nào về tư tưởng của Marx cũng đều là một sự nhậnđịnh về chúng. Nói rằng những thành tựu chính của Marx – lý thuyết về lịchsử và kinh tế học của ông – không phải là những phát kiến khoa học, cũng cónghĩa là tôi đã bác bỏ lời ca ngợi Engels dành cho Marx, những lời mà saunày được khẳng định lại bởi Lenin và vang vọng trong những người theo Chủnghĩa Marx-Lenin Chính thống. Nhưng nếu Marx không đưa ra những phátkiến khoa học về kinh tế và xã hội thì đâu là thành tựu của ông? Phải chănghệ thống lý thuyết của ông giờ đây chỉ còn là một sự hiếu kỳ về lịch sử?Trong phần kết luận này, tôi sẽ phát biểu quan điểm của tôi về việc đâu làphần vẫn còn có giá trị và đâu là phần cần phải xem lại hoặc loại bỏ trong tưtưởng của Marx.

Trước hết, ta cần phải nói đôi chút về Marx xét như là một nhà khoahọc; vì không thể phủ nhận rằng Marx nghĩ các lý thuyết riêng của ông là lýthuyết “khoa học”, và dựa vào đó mà đưa ra những tiên đoán về tương lai củachủ nghĩa tư bản:

Sự khác biệt về thu nhập giữa nhà tư bản và người công nhân sẽ tănglên.Càng ngày những người sản xuất cá thể sẽ càng bị đẩy xuống thànhngười vô sản, chỉ còn lại một số rất ít nhà tư bản giàu có và khối đôngnhững người công nhân nghèo khổ.Tiền công của người lao động, trừ những ngoại lệ ngắn ngủi, vẫn còn ởmức đủ sống sót.Tỷ suất lợi nhuận sẽ giảmChủ nghĩa tư bản sẽ sụp đổ do các mâu thuẫn nội tại của nó.Những cuộc cách mạng của người vô sản sẽ diễn ra tại các nước có nềncông nghiệp tiên tiến nhất.

Page 91: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

13. Mộ của Marx tại Nghĩa trang Highgate ở London

Hơn một thế kỷ sau khi Marx đưa ra những phán đoán này, phần lớntrong số chúng bị hiểu sai đến nỗi ta chỉ có thể ngạc nhiên là tại sao bất cứ aicó cảm tình với Marx cũng đều cho rằng sự vĩ đại của ông nằm ở phươngdiện khoa học trong các công trình của ông. Được đánh giá theo những tiêuchuẩn ở thời của Marx, khoảng cách giữa giàu và nghèo đã thu hẹp đáng kểtrên toàn bộ thế giới công nghiệp hoá. Cho dù khoảng cách này đã nới rộng rathêm lần nữa trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, nhưng nó vẫn không hềgiống gì với cái khoảng cách đã tồn tại trong thế kỷ 19. Điều này chủ yếu làdo tiền công trên thực tế đã tăng lên. Các công nhân làm việc trong các nhàmáy hiện nay kiếm nhiều tiền hơn so với nhu cầu duy trì đời sống và tái tạosức lao động. Tỷ suất lợi nhuận không còn lâm vào tình trạng suy giảm đềuđặn nữa. Chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, nhưng chẳngnơi nào người ta thấy nó sụp đổ vì cái gọi là mâu thuẫn nội tại của nó cả.Những cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã nổ ra ở những quốc gia kémphát triển, chứ không phải các quốc gia phát triển hơn.

Tuy nhiên, số phận của những dự đoán của Marx không phải là căn cứđể ta coi nhẹ tư tưởng của ông xét một cách là toàn thể, điều đó cũng giốngnhư việc Chúa Jesus đã cho rằng sự xuất hiện lần thứ hai sẽ diễn ra trong cuộc đời của những người mà ngài phái đến là lý do để ta không còn chú ý

Page 92: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

đến Kito giáo nữa. Những sai lầm như thế chỉ đơn thuần cho thấy một điều rằng sai lầm thuộc về những người dễ phạm sai lầm. Tốt hơn hết là chúng ta hãy nghĩ về Marx rút ra những tiên đoán như thế nào từ chố áp dụng triết học của Hegel vào vấn đề sự tiến bộ của lịch sử con người và vào kinh tế học về chủ nghĩa tư bản. giờ đây không một ai coi Hegel, cũng như Marx, coi công trình của mình là công trình "khoa học". Thuật ngữ tiếng Đức mà cả hai người sử dụng đó dùng để chỉ bất cứ công trình nghiên cứu nghiêm túc có hệ thống nào, và đương nhiên, theo nghĩa này, cả Marx và Hegel đều là nhà khoa học; nhưng bây giờ đây ta xem Hegel là một triết gia, và ta cũng nên xem Marx là một triết gia.

Với tính cách là một triết gia, các công trình của Marx vẫn còn giá trịlâu dài. Nó đã làm thay đổi cách chúng ta hiểu về bản tính của chính mình vàlàm cho nhận thức của chúng ta thêm sâu sắc về những gì gọi là tự do.

Trước tiên, ta hãy xét đến tác dụng của các công trình của Marx đối vớiviệc làm sâu sắc thêm năng lực nhận thức của chúng ta về tự do, bởi lẽ tự dolà mối quan tâm chính của Marx. Tốt nhất là ta nên đánh giá tầm quan trọngcủa tư tưởng Marx về tự do bằng cách đối lập nó với ý niệm được xem làchuẩn mực của phái tự do đã được những người chủ trương chính phủ khôngđược can thiệp vào thị trường tự do- ở thời của Marx và thời của chúng ta-chấp nhận. Theo quan điểm này thì tôi chỉ tự do chừng nào tôi không phảichịu sự can thiệp có chủ ý của người khác. Dĩ nhiên, sự tự do này cũng phảicó giới hạn. Chính phủ có thể can thiệp vào tôi một cách thích đáng nếu tôihành hung những người hàng xóm của tôi chẳng hạn; vậy thì tôi mà can thiệpvào chuyện của người khác thì người ta có thể chế ước sự tự do của tôi đểđảm bảo cho sự tự do của mọi người. Điều này phù hợp với quan điểm chorằng tự do là tối đa khi mỗi các nhân có thể hành động nhưng không bị ngườikhác cố tình can thiệp.

Quan niệm tự do chủ nghĩa về sự tự do nói trên hoàn toàn phù hợp vớicác lý thuyết kinh tế học của những người biện hộ cho chủ nghĩa tư bảnkhông kiềm chế, vì họ đã mô tả chủ nghĩa tư bản như là kết quả của những sựlựa chọn tự do của hàng triệu các nhân. Nhà tư bản chỉ đơn thuần đề nghị mọingười làm việc 40 giờ mỗi tuần, với giá một giờ làm là 1 bảng Anh chẳnghạn. Bất cứ ai cũng có thể chọn giải pháp chấp nhận hay từ chối lời đề nghịnày mà không bị người khác can thiệp. Nếu ai chấp nhận lời đề nghị, thì nhàtư bản sẽ sử dụng lao động của người ấy cho mục đích của mình, làm ranhững chiếc áo chẳng hạn. Anh ta đem bán những chiếc áo này với một giá

Page 93: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

nào đó, và một lần nữa bất cứ ai cũng có thể tự do chọn lấy việc mua haykhông mua chúng với giá đó. Và bất cứ ai nghĩ rằng mình có thể làm kinhdoanh tốt hơn những nhà tư bản ấy thì bấy giờ anh ta cứ thoải mái lập doanhnghiệp của riêng mình Đương nhiên trên thực tế, chủ nghĩa tư bản khôngvận hành theo cách đó, mà điều đó cho thấy quan niệm của phái tự do chủnghĩa về tự do có thể được sử dụng như thế nào để bảo vệ chủ nghĩa tư bảntránh khỏ những sự phản đối theo hướng cho rằng các nhà tư bản là những kẻtham lam, bốc lột người nghèo bằng cách bán hàng với giá cắt cổ. Nhữngngười nghèo bênh vực cho chủ nghĩa tư bản có thể sẵn sàng thừa nhận cónhững gã tư bản hám lợi, nhưng họ cũng có thể cho rằng không một ai bịbuộc phải làm việc cho bất cứ một cá nhân nhà tư bản nào cũng như không bịbuộc phải mua hàng của anh ta. Cho nên sự tham lam của một số cá nhân nhàtư bản không phải là lý do để lên án cả hệ thống doanh nghiệp tự do.

Marx thấy rằng theo cách đó thì sự biện hộ cho chủ nghĩa tư bản khôngphải là lý do để lên án cả hệ thống doanh nghiệp tự do.

Marx thấy rằng theo cách đó thì sự biện hộ cho chủ nghĩa tư bản làmạch lạc, chặt chẽ; nhưng ông cũng thấy rằng nếu nhìn từ một viễn tượngrộng hơn, một viễn tượng lịch sử, thì định nghĩa của phái tự do chủ nghĩa vềsự tự do lại mở ra một sự chống đối căn bản. Để làm sáng tỏ sự chống đốinày, tôi xin lấy một ví dụ đơn giản hơn. Giả dụ rằng tôi sống ở khu vực ngoạithành và làm việc trong thành phố. Tôi có thể tự mình lái xe đi làm, hay đi xebuýt. Tôi chẳng thích loanh quanh chờ xe buýt, cho nên tự lái xe đi. Nămmươi nghìn người khác sống ở khu vực như tôi cũng gặp phải sự lựa chọn ấyvà cũng có cùng một quyết định như tôi. Đường vào thành phố bị kẹt xe. Thếlà, mỗi người trong chúng ta đều mất một giờ đồng hồ để đi có mỗi mườidặm.

Trong trường hợp này, theo quan niệm của phái tự do chủ nghĩa, mọisự lựa chọn của ta đều tự do. Không một ai được cố ý can thiệp vào nhữnglựa chọn của chúng ta. Thế nhưng, hậu quả lại là cai gì đó mà không một aitrong số chúng ta mong muốn. Nếu mọi người đều đi xe buýt, thì các tuyếnđường ắt sẽ trống trải và chúng ta chỉ mất có hai mươi phút đi đường. Ngaycả khi việc chờ đợi ở trạm xe buýt có bất tiện chăng nữa, thì chúng ta vẫnthích điều đó hơn. Đương nhiên, chúng ta tuỳ chọn cho mình một phươngtiện di chuyển khác, nhưng đâu là điều chúng ta có thể làm? Trong khi có quánhiều xe buộc xe buýt phải đi chậm lại, thì tại sao không có một các nhân nàolựa chọn một phương tiện di chuyển khác? Quan niệm của phái tự do chủ

Page 94: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

nghĩa đã dẫn đến một nghịch lý: mỗi người trong chúng ta đều đã lựa chọntheo lợi ích riêng của mình, nhưng kết quả lại không theo lợi ích riêng của ai.Hợp lý đối với các nhân nhưng phi lý với tập thể.

Rõ ràng là đối với chúng ta, giải pháp là phải ngồi lại cùng với nhau vàđưa ra một quyết định tập thể. Với tư cách là cá nhân, chúng ta không thể nàocải tạo được hoàn cảnh theo ý muốn được. Cùng nhau thực hiện thì chúng tamới có thể đạt được những gì mình muốn, chúng ta chỉ phục tùng các giớihạn vật lý của nguồn lực và công nghệ của chúng ta mà thôi. Trong ví dụ này,tất cả chúng ta đều có thể tán thành việc sử dụng xe buýt.

Marx nhận thấy rằng chủ nghĩa tư bản mang trong nó sự bất hợp lý đốivới tập thể này. Trong các hệ thống tiền tư bản chủ nghĩa, điều mà ai cũngthầy là hầu hết mọi người không làm chủ được số phận cảu mình- dưới chếđộ phong kiến chẳng hạn, người nông nô phải làm việc cho lãnh chúa. Chủnghĩa tư bản thì có vẻ khác, vì trên lý thuyết mọi người đều tự do chọn chomình phương án làm việc, hoặc cho mình hoặc cho người khác. thế nhưnghầu hết các công nhân lại không làm chủ đời sống của mình được bao nhiêuso với nông nô thời phong kiến. Đây không phải là vì họ đã lựa chọn kém cả.Cũng không phải vì những giới hạn vật lý của nguồn lực và công nghệ củachúng ta. Đó là vì xã hội là sự tác động luỹ tiến của vô vàn sự lựa chọn cácnhân, nên không một ai- kể cả nhà tư bản- được phép lựa chọn. Ở chỗ quanniệm phái tự do chủ nghĩa về sự tự do nói rằng chúng ta là những người tựdo, vì chúng ta không chịu sự can thiệp cố ý của người khác, thì Marx lại nóirằng chúng ta không được tự do vì chúng ta không kiểm soát được xã hội củamình. Các mối quan hệ kinh tế đẩy chúng ta vào một hoàn cảnh phải cạnhtranh với nhau thay vì hợp tác vì lợi ích cho mọi người. Những tình cảnh nàylàm cho các tiến bộ công nghệ trong việc sử dụng những nguồn lực trở nênvô hiệu. Nếu được tổ chức một cách hợp lý, quá trình công nghiệp hoá sẽ chophép chúng ta được hưởng của cải vật chất dồi dào mà không tốn nhiều côngsức; tuy nhiên, dưới chủ nghĩa tư bản, những tiến bộ này chỉ đơn thuần là làmgiảm giá trị của hàng hoá được sản xuất ra, điều đó có nghĩa là người côngnhân phải làm việc nhiều thời gian hơn với cùng một mức lương như vậy.(Khi nói điều này, Marx giả định rằng tiền công thực tế sẽ vẫn quanh quẩn ởmức đủ duy trì sự tồn tại của người công nhân; trên thực tế sự tăng năng suấtđã cho phép tiền công thực tế tăng lên.) Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, nếu nềnkinh tế không có một quy hoạch hay phương hướng tổng thể nào thì nó sẽ điđến sự khủng hoảng vì sản xuất thừa- sự sản xuất thừa có thể gây ra cuộc

Page 95: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

khủng hoảng ấy tự nó là một chỉ bảo rõ ràng về một hệ thống không hợp lý-và rơi vào quá trình suy thoái trong đó nền kinh tế vận hành theo cách cảngười công nhân lẫn nhà tư bản đều không mong muốn. (Ở đây, luận điểmcủa Marx có phần đúng, chẳng hạn như các chính phủ vẫn gặp khó khăntrong lúc kiềm chế sự lạm phát.) Các mối quan hệ kinh tế xuất hiện trước talà những lực lượng tự nhiên mù quáng. Chúng ta không xem chúng như làlực lượng chế ước sự tự do của chúng ta- và thực vậy, theo quan niệm củaphái tự do chủ nghĩa, chúng không hạn chế sự tự do của chúng ta, bởi lẽchúng không phải là kết quả sự can thiệp cố ý của con người. Bản thân Marxhoàn toàn biết rõ rằng nhà tư bản không phải chịu trách nhiệm về mặt cá nhânđối với các mối quan hệ kinh tế trong xã hội của anh ta, mà anh ta còn bị cácquan hệ này chống chế không kém gì so với người công nhân (C I 10). Tuyvây, các mối quan hệ kinh tế này là những sáng tạo không chủ ý của chínhchúng ta, vì thế có khả năng chi phối ý chí của chúng ta. Chúng ta chưa thựcsự tự do, chừng nào chúng ta chưa cùng nhau kiểm soát những gì do chúng tatạo ra, thay vì để cho chúng kiểm soát. Do đó, một nền kinh tế có kế hoạch làđiều hệ trọng. Trong một nền kinh tế không có kế hoạch, con người để chothị trường chi phối đời sống của họ; việc kế hoạch hoá nền kinh tế là một sựtái khẳng định cho quyền của con người và là một bước đi cơ bản hướng tớisự tự do thực sự của con người.

Cái nhìn của Marx về bản chất của tự do vẫn còn là một thách thức đốivới bất cứ hệ thống triết học chính trị theo lập trường tự do chủ nghĩa nào.Nhận thức về bản chất tự do là hạt nhân của sự công kích của Marx về vấn đềtha hoá trong Các bản thảo năm 1844, cũng như nó là hạt nhận trong sự phêphán của ông về thì trường tự do trong bộ Tư bản. Nếu muốn đặt Marx bêncạnh Hobbes, Locke, Rousseau, và Hegle với tư cách là gương mặt chủ đạotrong tư tưởng chính trị Tây phương, thì ta phải căn cứ vào sự công kích củaông về quan niệm của phái tự do chủ nghĩa về sự tự do. Tuy nhiên, quan niệmkhác về tự do mà Marx tán thành lại chứa trong nó một khó khăn mà Marxchưa lường hết được, sự khó khăn này có thể dính dáng tới sự biến đổi cótính cách bi kịch khi các quan niệm của Marx trở thành chỗ dựa cho các chếđộ độc tài. Đây là vấn đề về việc làm sao đảm bảo được sự hợp tác của mỗicá nhân phải tham gia vào nỗ lực kiểm soát xã hội chung của chúng ta.

Chúng ta hãy trở lại một chút với ví dụ về những người đi làm bằng xebuýt. Họ tổ chức một cuộc họp mặt. Tất cả đều đồng ý rằng tốt hơn hết là hãyđể xe ô tô ở nhà. Họ chia tay trong sự vui mừng vì triển vọng không còn ùn

Page 96: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

tắc giao thông nữa. Nhưng về đến nhà, thâm tâm mỗi người cũng đều nghĩrằng: "Nếu ngày mai ai cũng đi xe buýt, thì đường xá sẽ trống trải. Cho nênmình sẽ đi xe của mình. Khi ấy, mình sẽ ghé đâu thì ghé và có lợi thế là chọnđược tuyến đường ngắn nhất để chạy, như thế công việc của mình đỡ tốn thờigian hơn so với việc đi xe buýt." Từ một điểm nhìn có tính chất tư lợi, lậpluận này là đùng. Trong lúc hầu hết mọi người đều dùng xe buýt thì một số ítngười lại có thể giữ lấy cho mình những lợi ích do lối ứng xử hướng tới xãhội của đa số mang lại, nhưng bản thân mình lại không chịu san sẻ bất cứ thứgì.

Phần đa số sẽ nghĩ sao về điều này? Họ có nên phó mặc nó cho lươngtâm cá nhân quyết định xem có nên lạm dụng hệ thống này theo cách ấychăng? Nếu làm như vậy, thì hệ thống sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ- chỉ cần mộtvài người sử dụng xe riêng thì tức khắc những người khác sẽ làm theo, bởi lẽchẳng ai thích việc mình bị lợi dụng. Hay phần đa số có nên cố gắng buộcthiểu số phải dùng xe buýt không? Các giải quyết này dễ dàng làm sao! Nócó thể thực hiện bằng cách nhân danh tự do cho tất cả mọi người, nhưng nócó thể dẫn đến sự tự do... chẳng cho ai.

Marx đã dành trọn sự nghiệp của đời mình cho tự do của con người. Cólần, trong một trò chơi ở phòng khách, có người hỏi ông ghét thói xấu nàonhất, ông đáp: "thói nô dịch"; và như tinh thần của một câu châm ngôn ưathích mà ông đã viết "De omnibus dubitandum"- "Phải hoài nghi mọi điều"(ME 456-7). Theo quan niệm của Marx dưới chủ nghĩa cộng sản, nhà nước sẽtiêu vong với tính cách là một thực thể chính trị. Sự cưỡng chế sẽ không cầnthiết, bởi lẽ chủ nghĩa cộng sản sẽ chấm dứt sự xung đột giữa lợi ích các nhânvà lợi ích chung. Việc chấm dứt sự xung đột này sẽ kéo theo nó sự chấm dứtmọi nguy cơ xảy ra xung đột giữa sự tự do của cộng đồng để kiểm soát đờisống kinh tế và xã hội của mình và sự tự do của cá nhân để làm những gìmình thích.

Ở đây, quan niệm của Marx về bản tính con người- sự đóng góp vữngchắc thử hai của ông cho tư tưởng hiện đại- gắn với ý niệm của ông về sự tựdo. Lý thuyết của Marx nói rằng bản chất của con người không phải là cái gìđược cố định mãi mãi, mà nó thay đổi cái cơ sở kinh tế của những đặc tínhcong người như tính tham lam, lòng ích kỷ, và sự tham vọng. Marx hy vọngrằng việc xoá bỏ nền sở hữu tư nhân và thiết lập nền sở hữu tập thể về tư liệusản xuất và trao đổi sẽ mang lại một xã hội, trong đó con người sống có nhiệttâm vì muốn điều tốt cho tất cả hơn là vì muốn điều tốt cho riêng mình. Bằng

Page 97: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

cách này, lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng có thể hài hoà với nhau.Quan niệm của Marx về bản tính con người giờ đây được chấp nhận

rộng rãi đến mức việc trở lại một quan niệm trước Marx về bản tính conngười là điều người ta không nghĩ đến. Cho dù lý thuyết riêng của Marxkhông phải là lý thuyết khoa học, thì nó cũng đã đặt những nền tảng cho mộtbộ môn khoa học xã hội mới là bộ môn khảo sát các mối quan hệ giữa cáclãnh vực của đời sống tưởng chừng chẳng dính líu gì nhau như: các công cụmà người ta dùng để sản xuất lương thực với niềm tin chính trị và lòng tin tôngiáo của họ. Chắc chắn đây là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà sử học vàcác nhà khoa học xã hội thoả sức nghiên cứu. Khi khai phá mảnh đất ấy,Marx đã làm tiêu tan cái giả định rằng đời sống tí tuệ và đời sống tâm linhcủa chúng ta hoàn toàn độc lập với sự hiện hữu của nền kinh tế của chúng ta.Nếu châm ngôn "Hãy tự biết mình" ("Know thyslf") là mệnh lệnh đầu tiêncủa triết học, thì sự đóng góp của Marx vào sự tự- nhận thức (self-understanding) của chúng ta lại là một lý do khác để xếp ông vào hàng triếtgia vĩ đại.

Đã có một thời, Marx được ca ngợi vì làm cho ý thức được các lựclượng kinh tế và xã hội có thể gây ảnh hưởng đến ta, tuy nhiên, ta cũng cầnphải nói thêm là quan niệm của ông về bản tính con người là sai lầm. Bảntính con người không phải dễ uốn nắn như ông tưởng. Chẳng hạn như tínhích kỷ, không phải cứ tổ chức lại nền kinh tế hay có nguồn của cải dồi dào làngười ta loại bỏ được nó. Khi những nhu cầu cơ bản của nó được thoả mãn,"những nhu cầu" mới lại nảy sinh. Trong xã hội của chúng ta, con ngườikhông chỉ cần áo quần hợp mốt; không chỉ cần chỗ ở mà còn cần một ngôinhà để thể hiện sự giàu có và sở thích của mình. Những sự ham muốn ấykhông phải do hoàn toàn do hoạt động quảng cáo gây ra, bởi lẽ chúng cũngcó ở cả thế giới không thuộc chủ nghĩa tư bản, dù điều này thường gặp phảisự phản đối từ phía hệ tư tưởng chính thống. Nếu người ta không áp đặt sựđồng đều một cách cứng nhắc- và nếu điều đó có xảy ra đi nữa- thì những sựham muốn này cũng tìm được phương tiện để thoả mãn. Và những ham muốnvật chất của con người thì sẽ không bao giờ có thể thoả mãn hết được. Làmsao ta có thể cung cấp cho mọi người một căn nhà ở vị trí hẻo lánh có hướngnhìn ra biển, nhưng lại ở gần thành phố được?

Trong các xã hội khác nhau, những ham muốn có tính chất vị kỷ sẽ cónhững hình thức khác nhau. Điều này không có nghĩa là chúng bị xoá bỏhoàn toàn, mà chỉ cho thấy rằng chúng là sự biểu hiện của một ham muốn căn

Page 98: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

bản hơn. Chẳng hạn như đằng sau cái ước muốn hưởng thụ đến vô độ là mộtham muốn nào đó đơn giản hơn. Cũng có lòng tham địa vị, và đôi khi cũngcó lòng tham quyền lực mà địa vị ấy có thể mang lại. Chắc chắn là chủ nghĩatư bản nhấn mạnh đến những lòng tham này. Có những xã hội trong đó sựcạnh tranh địa vị và quyền lực bị hạn chế hơn nhiều. Thậm chí có những xãhội chẳng có sự cạnh tranh nào như vậy. Thế nhưng, lòng tham quyền cố vịvẫn tồn tại ở nhiều người, trong nhiều xã hội khác nhau. Chúng có xu hướngbiểu hiện ra bên ngoài bất chấp những nỗ lực trấn áp chúng liên tục diễn ra.Không một xã hội nào, dù những khẩu hiệu về bình đẳng hay đến thế nào, lạithành công trong việc xoá bỏ sự phân biệt giữa người thống trị và người bịtrị. Cũng không một xã hội nào thành công trong việc nêu ra sự phân biệt nàychỉ là vấn đề người lãnh đạo và người tuân theo sự lãnh đạo: người cai trị cómột cương vị đặc biệt, và thông thường thì có những đặc quyền riêng. Trongkỷ nguyên chủ nghĩa cộng sản, các quan chức quan trọng ở Liên Xô mới cóquyền vào cac cửa hàng đặc biệt, chỉ bán những thứ cao lương mĩ vị vốnkhông dành cho các công dân bình thường; trước khi Trung Quốc cho phépnhà tư bản tham gia vào hệ thống kinh tế của đất nước này, việc đi lại bằngxe hơi là một thứ xa xỉ chỉ dành cho những khách du lịch và các quan chứccấp cao (và những người thân của họ). Ở các nước "theo chủ nghĩa cộng sản"như mô hình Liên Xô, việc xoá bỏ giai cấp thống trị cũ kéo theo sự nổi lêncủa một tầng lớp mới có vị trí cao trong xã hội, mà cách ứng xử và lối sốngcủa họ ngày càng ngày càng giống với những kẻ trước kia họ đã cật lực lênán. Rốt cuộc, niềm tin vào hệ thống chính trị đã giảm sút. Điều đó, cộng vớisự bất lực của hệ thống ấy trong việc điều tiết năng lực sản xuất của các hệthống kinh tế tư bản chủ nghĩa, vốn là các hệ thống ít tính quan liêu hơn trongviệc kiểm soát và nhiều tính ích kỷ hơn tron việc kích thích sản xuất, đã đẫnđến sự sụp đổ của hệ thống.

Tôi nói đến những nhược điểm của thế giới được gọi là chủ nghĩa cộng sản không phải để nói về kiểu xã hội mà Marx muốn có, mà để hỏi xem có bài học nào từ những cuộc thử nghiệm trong lịch sử không. Song, trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta nên lưu ý rằng sự nổi trội của hệ thống tôn ti không chỉ có ở các xã hội loà người. Ở hầu hết các loài chim và động vật có vú sống thành đàn, kể cả những loài có quan hệ gần nhất với con người đềucó những trật tự tôn ti rõ rệt. Những người chăn nuôi nông trại luôn biết rằngcác đàn chim mái ở quanh sân nhà kho phát triển thứ "tôn ti trật tự trong loàichim" trong đó mỗi con đều có một cấp bậc, cho phép nó "thưởng thức" thức

Page 99: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

ăn và xua đuổi những con có cấp bậc thấp hơn ra chỗ thức ăn, nhưng nó buộcphải nhường quyền thưởng thức này cho những con có cấp bậc trên nó, và nóucũng phải tránh xa chỗ thức ăn ấy. Những cuộc nghiên cứu cẩn thận đã chothấy rằng những trâtk tự tôn ti tương tự như vậy cũng có những loài như: sói,hươu, nai, sư tử, khỉ đầu chó, và tinh tinh.

Cho nên, chúng ta có bằng chứng mà Marx không có- bằng chứng vềsự thất bại của những nỗ lực cố gắng tạo ra các xã hội bình đẳng dựa trên cơsở xoá bỏ nền sở hữu tư nhân về nguyên liệu sản xuất và trao đổi. và bằngchứng về tính chất tôn ti của các xã hội không phải con người. Bằng chứngtuy chưa thật hoàn toàn đầy đủ, nhưng cũng đủ cho chúng ta đi đến phánđoán tạm thời rằng làm hài hoà những lợi ích có tính chất xung đột là điềukhông dễ như Marx nghĩ.

Image

14. Joseph Stalin (1879-1953), lãnh tụ Liên Xô, trong phòng làm việc, vớibức tranh chân dung Marx được treo ở trên đầu

Nếu phán đoán này đúng, thì nó sẽ có những hậu quả có ảnh hưởng sâurộng đối với các chủ trương tích cực của Marx. Nếu việc thay đổi cơ sở kinhtế của xã hội sẽ không làm cho cá nhân đi đến chỗ thấy rằng lợi ích riêng của

Page 100: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

anh ta và lợi ích của xã hội là một, thì cần phải từ bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưMarx quan niệm. Có lẽ ngoại trừ giai đoạn ngắn ngủi trong đó cơ cấu kinh tếcủa xã hội đang chuyển đổi sang nền sở hữu xã hội, thì Marx chẳng bao giờmuốn có một thứ xã hội cộng sản chủ nghĩa buộc cá nhân phải vì lợi ích tậpthể mà đi ngược lại lợi ích riêng của mình. Nhu cầu sử dụng việc cưỡng chếkhông phải là biểu hiện của sự khắc phục tình trạng tha hoá, mà cho thấy conngười đang tiếp tục tha hoá khỏi chính mình; một xã hội cưỡng chế ắt khôngphải là biểu hiện của sự khắc phục tình trạng tha hoá khỏi chính mình; một xãhội cưỡng ché ắt không phải là sự giải đáp cho "câu đố của lịch sử", mà chỉ làcâu đố được phát biểu lại trong một hình thức mới; nó sẽ không chấm dứt sựthống trị của giai cấp, mà sẽ thay thế giai cấp thống trị cũ bằng giai cấp thốngtrị mới. Mặc dù ta không có lý do nào để trách cứ Marx vì điều mà ông khôngtiên đoán (và chắc chắn nếu Marx tiên đoán như vậy thì ông sẽ bị lên án), thìkhoảng cách giữa xã hội cộng sản do Marx tiên đoán và hình thái được gọi là"chủ nghĩa cộng sản" trong thế kỷ 20 rốt cuộc có thể được quy về quan niệmchưa thật đúng của Marx về tính dễ thay đổi của bản chất con người.

15. Những chiếc xe tăng quân sự đang băng qua một bức bích hoạ về nhữngnhân vật trọng yếu của người cộng sản trong một cuộc diễu binh

Thật đáng tiếc và cũng thật mỉa mai khi ngày hôm nay chúng ta đọcđược một số đoạn Marx ghi ngoài lề nhân đọc cuốn sách Thể chế nhà nướcvà tình trạng vô chính phủ (Statism and Anarchy) của Bakunin vào năm

Page 101: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

1847. Marx để chép lại một số đoạn văn trong công trình này của Bakunin, một đối thủ theo thuyết vô chính phủ của Marx từ quốc tế I, và sau đó nhận xét từng đoạn. Vì thế, những đoạn ghi chép được đọc như một cuộc đối thoại, chẳng hạn như đoạn sau đây:

Bakunin: Quyền phổ thông bầu cử của toàn dân để bầu ra ngườiđại diện nhân dân và người cai trị nhà nước- đây là thành tựu mới nhấtcủa những người Marxist cũng như của trường phái dân chủ. Chúng lànhững lời nói dối, chúng che đậy sự chuyên chế của một thiểu số ngườiquản lý, và những lời nói dối này còn nguy hiểm hơn nữa, ở chốc phầnthiểu số này là sự biểu hiện của cái gọi là ý chí của nhân dân.Marx: Trong nền sở hữu tập thể, cái gọi là ý chí của nhân dân biến mấtnhường chỗ cho ý chí thực hiện của hợp tác xã.Bakunin: Kết quả là: một số ít người có đặc quyền cai trị đại đa số quầnchúng nhân dân. Nhưng theo những người Marixist nói, phần thiểu sốđó sẽ gồm những người công nhân. Thật vậy, có lẽ là gồm những ngườicông nhân trước kia, nhưng một khi những người công nhân đó trởthành người đại diện hoặc người quản lý nhân dân thì họ sẽ không cònlà người công nhân nữa.Marx: Thì cũng y như người chủ xưởng hiện nay, không phải vì trởthành uỷ viên của hội đồng thị chính mà người chủ xưởng không còn lànhà tư bản nữa.Bakunin: Và họ sẽ từ trên tầm cao của nhà nước nhìn xuống toàn bộ thếgiới của những người công nhân bình thường. Kể từ đó, họ không đạidiện cho nhân dân, mà đại diện cho chính bản thân họ, và cho nhữngyêu sách của họ là muốn quản lý nhân dân. Kẻ nào nghi ngờ điều đó, kẻđó hoàn toàn chẳng hiểu biết gì về bản tính con người.Marx: Giá như ông Bakunin hiểu được dù chỉ là cái địa vị của ngườiquản lý một công xưởng hợp tác của công nhân, thì tất cả những ý nghĩđiên rồ của ông ta về quyền uy sẽ tiêu mà hết. Ông ta ắt phải tự hỏi trêncơ sở của một nhà nước công dân như vậy- nếu ông ta muốn nó nhưthế- những chức năng quản lý có thể mang hình thức nào?

(B 563)Bi kịch của chủ nghĩa Marx đó là một thế kỷ sau khi Marx viết những

lời này, kinh nghiệm của chúng ta về quản lý của những người công nhân ởnhiều quốc gia khác nhau lại minh chứng cho những lời phản bác củaBakunin, chứ không phải lời đáp lại của Marx. Marx đá thấy chủ nghĩa tư bàn

Page 102: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

là một hệ thống lãng phí và bất hợp lý, một hệ thống kiểm soát lấy chúng takhi chúng ta muốn kiểm soát nó. Cái nhìn thấu suốt ấy vẫn còn có gía trị;nhưng giờ đây chúng ta có thể nhận ra rằng việc kiến tạo một xã hội tự do vàbình đẳng là một nhiệm vụ khó khăn hơn cả việc Marx đã hình dung ra nó.

Page 103: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

Notes

[←1]Trong quá trình dịch tác phẩm này, đối với những đoạn tác giả trích dẫn lại các câuvăn của Karrl Marx, ngoài một số đoạn dịch chúng tôi sử dụng lại, nhưng có chỉnhsửa một số thuật ngữ, từ bộ K.Marx và F. Engels Toàn tập của Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia, chúng tôi dịch lại một số đoạn cho phù hợp với bản tiếng Anh (ND).

Page 104: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

[←2]Nguyên bản tiếng Anh dùng đến chữ: Spirit [tinh thần nói chung] và Mind [tinh thầncủa con người], trong khi đó cả hai thuật ngữ tiếng Anh này được gói gọn thành mộttừ trong tiếng Đức: Geist. Vì thế, chúng tôi dịch cả hai chữ này thành chữ "Tinhthần" (xem thêm chương 2) (ND).

Page 105: Karl Marx - nhatbook.com · Sự tha hoá như là một lý thuyết về lịch sử ... về thế giới hợp nhất hết thảy toàn bộ tư tưởng của Marx. Trong cuốn

[←3]Khu vực Bắc Ấn Độ và các nhà nước Hồi Giáo (ND)