Jacksonville, FL 32257-1719 Số Hạ 2012 Kim Vàng Ai Nỡ Uốn Câu SONG MOI - Ha 2012.pdf ·...

12
H2012 NSM I I - 2012 - 1 Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên 8991 Blaine Meadows Dr. Jacksonville, FL 32257-1719 Số H2012 Kim Vàng Ai Nỡ Uốn Câu Một người bạn gọi cho biết là hồi mùa Hè 2011, trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 tại Việt Nam, một đề thi môn Văn là bình luận 2 câu ca dao về lời nói. Người bạn này chỉ đọc cho tôi câu đầu “Kim vàng ai nỡ uốn câu” và đố tôi câu thứ hai. Những người bạn già chúng tôi khi trò chuyện, thường hay đố nhau để giúp trí óc chúng tôi có dịp suy nghĩ. Nghe anh bạn đố, tôi lên internet và vào google search thì tìm được câu thứ nhì là: “Người khôn sao nỡ nói nhau nặng lời”. Câu ca dao này rất hay, đã nói lên cái tương phản của kim vàng/lưỡi câu và người khôn/nặng lời và đem so sánh người khôn như kim vàng rất quý, sự nặng lời như lưỡi câu là vật tầm thường. Lời nói có tác dụng rất mạnh, rất lớn cho người nghe. Lời xây dựng giúp người nghe thăng tiến, lời phá hoại có thể giết người nếu không giết thể xác thì cũng giết chết tâm hồn như câu ca dao diễn tả: Roi song đánh đoạn thì thôi, Một lời siết cạnh suốt đời không quên. Châm ngôn 箴言 là li hay ý đẹp, để dy dỗ, để xây dng. Nhiều người li dùng châm ngôn vi ý châm là cây kim (針言)châm chọc làm người nghe đau điếng như bị kim châm. Gần đây ở Việt Nam, người ta thấy có dịch tự tử của các cô gái trẻ vị thành niên. Có nhiều lý do đưa đến thảm trạng này, một trong nhng lý do đó là các cô không chịu nổi sự nặng lời nhục mạ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Phaolô khuyên: Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến. (Ê-phê-sô 4:29). Kinh sách Phật dạy tránh bốn loại khẩu nghiệp 口業: Ác khẩu惡口 (nói lời thô ác), Vọng ngữ 妄語 (nói dối), Ỷ ngữ 綺語 (nói lời thêu dệt để gạt người), Lưỡng thiệt 兩舌 (nói lưỡi hai chiều). Để tránh nói những lời bất lợi, người xưa khuyên chúng ta giữ miệng kín như đậy nút bình “Thủ khẩu như bình” 守口如瓶: bình đựng dầu thơm hay hũ mắm, cũng cần đậy nắp cẩn thận, lúc cần mới mở ra. Bình dầu thơm mà mở ra thường sẽ mất mùi thơm. Hũ mắm mở ra hoài, không ai dám tới gần. Những lời khuyên quý giá của người xưa về lời nói nghe qua thì ai cũng hiểu nhưng thực hành không phải dễ. Khi đọc tới lời khuyên dạy của Thánh Phao-lô trong thư Cô-lô-se (4:6) là lời nói phải có ân hậu theo luôn. “Ân hậu” dịch từ Anh ngữ “Grace” nghĩa là ân huệ, duyên dáng, tao nhã. Tôi tự hứa tránh những lời nặng nề, lời nói hành, nói xấu, lời xét đoán, mà ngay cả lời nói ng đùa cũng nên tránh (nhiều lời nói tưởng là mua vui nhưng không ngờ gây phiền não cho người nghe nhạy cảm). Tôi phải có lời ân hậu nhẹ nhàng xây dựng, còn

Transcript of Jacksonville, FL 32257-1719 Số Hạ 2012 Kim Vàng Ai Nỡ Uốn Câu SONG MOI - Ha 2012.pdf ·...

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 1

Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên

8991 Blaine Meadows Dr.

Jacksonville, FL 32257-1719

Số Hạ 2012

Kim Vàng Ai Nỡ Uốn CâuMột người bạn gọi cho biết là hồi

mùa Hè 2011, trong kỳ thi tuyển vào lớp 10

tại Việt Nam, một đề thi môn Văn là bình

luận 2 câu ca dao về lời nói. Người bạn này

chỉ đọc cho tôi câu đầu “Kim vàng ai nỡ uốn

câu” và đố tôi câu thứ hai. Những người

bạn già chúng tôi khi trò chuyện, thường hay

đố nhau để giúp trí óc chúng tôi có dịp suy

nghĩ. Nghe anh bạn đố, tôi lên internet và

vào google search thì tìm được câu thứ nhì

là: “Người khôn sao nỡ nói nhau nặng lời”.

Câu ca dao này rất hay, đã nói lên cái tương

phản của kim vàng/lưỡi câu và người

khôn/nặng lời và đem so sánh người khôn

như kim vàng rất quý, sự nặng lời như lưỡi

câu là vật tầm thường.

Lời nói có tác dụng rất mạnh, rất lớn

cho người nghe. Lời xây dựng giúp người

nghe thăng tiến, lời phá hoại có thể giết

người nếu không giết thể xác thì cũng giết

chết tâm hồn như câu ca dao diễn tả:

Roi song đánh đoạn thì thôi,

Một lời siết cạnh suốt đời không quên.

Châm ngôn 箴言 là lời hay ý đẹp,

để dạy dỗ, để xây dựng. Nhiều người lại

dùng châm ngôn với ý châm là cây kim

(針言)châm chọc làm người nghe đau

điếng như bị kim châm.

Gần đây ở Việt Nam, người ta thấy

có dịch tự tử của các cô gái trẻ vị thành niên.

Có nhiều lý do đưa đến thảm trạng này,

một trong những lý do đó là các cô không

chịu nổi sự nặng lời nhục mạ của cha mẹ,

thầy cô, bạn bè.

Phao–lô khuyên: Chớ có một lời dữ

nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói

hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có

ích lợi cho kẻ nghe đến. (Ê-phê-sô 4:29).

Kinh sách Phật dạy tránh bốn loại khẩu

nghiệp 口業: Ác khẩu惡口 (nói lời thô ác),

Vọng ngữ 妄語 (nói dối), Ỷ ngữ 綺語 (nói

lời thêu dệt để gạt người), Lưỡng thiệt 兩舌 (nói lưỡi hai chiều).

Để tránh nói những lời bất lợi, người

xưa khuyên chúng ta giữ miệng kín như đậy

nút bình “Thủ khẩu như bình” 守口如瓶:

bình đựng dầu thơm hay hũ mắm, cũng cần

đậy nắp cẩn thận, lúc cần mới mở ra. Bình

dầu thơm mà mở ra thường sẽ mất mùi

thơm. Hũ mắm mở ra hoài, không ai dám

tới gần.

Những lời khuyên quý giá của người

xưa về lời nói nghe qua thì ai cũng hiểu

nhưng thực hành không phải dễ. Khi đọc tới

lời khuyên dạy của Thánh Phao-lô trong thư

Cô-lô-se (4:6) là lời nói phải có ân hậu theo

luôn. “Ân hậu” dịch từ Anh ngữ “Grace”

nghĩa là ân huệ, duyên dáng, tao nhã. Tôi tự

hứa tránh những lời nặng nề, lời nói hành,

nói xấu, lời xét đoán, mà ngay cả lời nói

bông đùa cũng nên tránh (nhiều lời nói

tưởng là mua vui nhưng không ngờ gây

phiền não cho người nghe nhạy cảm). Tôi

phải có lời ân hậu nhẹ nhàng xây dựng, còn

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 2

nếu không nói được thì “thủ khẩu như bình”.

Nhưng, bạn biết không, nhiều lần tôi bắt gặp

mình “phọt” ra những lời không ân hậu chút

nào hết, sau đó tôi cảm thấy ân hận vô cùng.

Tôi bái phục ai cầm giữ được môi

miệng mình. Không ngạc nhiên khi ông

Gia-cơ (James) khen: “Nếu có ai không vấp

phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn

vẹn”. Hoibongsen.com có ghi chuyện một

ni sư tu ở núi Cửu Hoa, Trung Quốc có

nói “Nữ-chúng dù là tại gia hay xuất gia tu

hành, nếu giữ gìn được khẩu nghiệp, thì đã

thành Phật một nửa”. Người Trung Hoa khi

viết chữ Thánh 聖 họ dùng chữ Nhĩ, chữ

Khẩu và chữ Vương (thay cho chữ Ngọc) để

chỉ rằng ai có tài kiểm soát được tai nghe và

miệng nói là đáng gọi Thánh.

Nhà hiền triết Socrates dùng 3 cái

rây (sieves) để nói và nghe: Đúng, Tốt, Cần

thiết. Một hôm có người chận ông giữa

đường toan kể cho ông một tin động trời.

Socrates bèn hỏi: “Tin ông sắp kể có đúng

sự thật không?” Người kia thành thật đáp:

“Tôi không chắc!”; “Vậy, tin tức đó có tốt

lành không?”, “Ồ không, một tin rất xấu!”;

“Tôi xin hỏi ông bạn câu thứ ba: Tin này có

đáng, có cần thiết loan truyền không?”

Người thích săn tin ngập ngừng: “Có lẽ

không!” Socrates từ tốn nói: “Tin tức này

không chắc đúng, không tốt, không cần thiết

để nói thì không đáng cho tôi nghe. Ông

bạn giữ cho riêng mình đi!”

Ngày nay, nhiều người áp dụng 3 cái

rây trước khi nói: Is it True? (có Đúng

không?); Is it Nice? (có Tốt đẹp không?); Is

it Necessary? (có Cần thiết không?). Ba câu

hỏi này đánh giá lời mình sắp nói có đạt

được Chân (đúng), Thiện (lành), Mỹ (đẹp)

hay không? Không đạt được ba tiêu chuẩn

trên thì tốt hơn … đừng nói. Khi lời mình

nói đạt được 3 tiêu chuẩn trên thì được vua

Solomon khen rằng đó là trái táo vàng nằm

trên mâm bạc (A word aptly spoken is like

apples of gold in settings of silver) ghi trong

Châm Ngôn 25:11.

NSM

Tội Cho Cái Lưỡi !

Lưỡi đóng vai trò quan trọng trong

các động tác: Nói, Nếm, Nhai, Nuốt. Mặt

dưới lưỡi có một mô tế bào mềm nối liền

lưỡi và sàn miệng, gọi là cái thắng lưỡi

(lingual frenum). Khi cái thắng này dài,

lưỡi thè dài ra, có người có thể liếm được

đầu mũi. Có người cho rằng người này có

tướng đại quý. Khi cái thắng quá ngắn, lưỡi

không thể le ra được xa và không phát âm

được một số phụ âm như chữ r. Chứng này

trong tiếng Anh gọi là Ankyloglossia

(tongue-tied). Nhiều người bị tật bẩm sinh

này. Cha mẹ nếu biết con mình bị tật này,

có thể nhờ bác sĩ cắt nhấp cái thắng lưỡi

(Frenectomy) để lớn lên đứa trẻ không bị

ngọng.

Cái lưỡi có khi được khen, như khi

dùng tài miệng lưỡi để thuyết phục thì người

ta có câu thành ngữ: Uốn ba tấc lưỡi.

Chung Vô Diệm được xem như người nữ

thuyết khách đầu tiên trong lịch sử Trung

Hoa, đã dùng lời nói cải hóa được một ông

vua.

Cái lưỡi thường bị chê, như ca dao:

Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo,

Miệng không vành mó méo tứ tung.

Ông Gia-cơ nói lưỡi là nơi đô hội

của tội ác. Ông Aesop nói cái lưỡi là vật

hay đẹp nhất mà cũng là vật xấu xa nhất.

Có người kể 7 tội của lưỡi bằng chữ

T.O.N.G.U.E.S.

T: Tricky (Lắt léo)

O: Obscenity (Tục tĩu)

N: Nagging (Rầy rà)

G: Gossip (Thèo lẻo)

U: Untruth (Dối trá)

E: Envy (Đố kỵ)

S: Slander (Vu khống)

Lên án cái lưỡi như vậy thật là tội nghiệp

cho cái lưỡi, oan cho cái lưỡi. Tất cả xấu tốt

đều phát xuất từ lòng như Chúa Giê-xu nhận

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 3

định: Vì có đầy dẫy trong lòng thì miệng

mới nói ra (Ma-thi-ơ 12:34). Mà từ lòng

đến lưỡi, phải ngang qua hộp tạo lời nói

(voice box) tức là thanh quản, và sau đó lưỡi

giúp vào việc phát âm. Cho nên lưỡi chỉ là

là phát ngôn viên của cái lòng mà thôi.

Lưỡi mắng nhiếc thường là do lòng hung

dữ, lưỡi nói hành là do lòng ganh ghét, còn

lưỡi xét đoán người khác là do lòng tự cao.

Cái Microwave của tôi

Mấy năm trước, gia đình tôi có một

cái microwave hiệu Sanyo. Cách sử dụng

giản dị, máy đáp ứng đúng nhu cầu của

chúng tôi. Chỉ có điều làm tôi bực mình là

sau mỗi lần nấu xong, máy cứ kêu lên

(beeping) từng chập cho tới khi nào tôi mở

cửa, lấy thức ăn ra thì nó mới ngưng kêu.

Tôi hay đùa với nhà tôi là cái microwave

này giống đàn bà quá, cứ nói miết. Gần đây,

cái microwave đó bị hư, tôi phải đổi cái

khác, cũng hiệu Sanyo. Cái máy mới này

làm tôi hài lòng vì nó chỉ kêu lên một lần

sau khi xong công tác. Tôi khen máy này

giống đàn ông: la lên một lần rồi thôi,

không nói đi nói lại. Tôi thích cách ré này

cho tới khi chúng tôi bị vài lần thức ăn hâm

nóng bỏ quên trong microwave một hai

hôm. Lúc đó, nhà tôi mới chọc lại là tiếng

nhắc lải nhải của cái microwave trước vậy

mà hữu ích hé? Tôi gật đầu công nhận và

ước mong là hãng chế tạo có làm một bộ

phận để người tiêu thụ có thể điều chỉnh

cách beeping theo ý thích.

Đàn ông có tính hay quên, nên

Thượng Đế cho đàn bà tính hay nói, hay

nhắc. Nếu các bà biết dùng khả năng thiên

phú này nhắc nhở những điều hữu ích thì rất

tốt, còn nếu dùng vào việc tiêu cực, cứ nói

đi, nói lại miết lỗi lầm trong quá khứ của

chồng như hâm đi hâm lại nồi khoai sùng thì

không hay.

Bệnh từ Miệng vào...

Cái miệng giống như cái cảng, có xuất cảng

(xuất khẩu) và nhập cảng (nhập khẩu).

Miệng xuất ra lời nói để truyền thông và

nhập thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể. Tuy

nhiên mồm miệng có thể nhập phải những

thực phẩm không lành mạnh khiến chủ nhân

bị bệnh và xuất ra những lời bất lợi có thể

giết mình (cái lưỡi cắt cái cổ), giết người

(làm chứng dối, xét đoán vội vàng, hành

nghề quan tòa một cách ngang nhiên...). Vì

vậy, người xưa tóm lại bằng một câu có ý

nghĩa: Bệnh từ miệng vào, vạ từ miệng ra

(Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất

病从口入, 禍从口出). Ông bà chúng ta

thường nhắc 4 thứ học là: học ăn, học nói,

học gói, học mở. Ăn và nói là công việc của

miệng; gói và mở là công việc của tay.

Miệng và tay có mối liên kết đặc biệt như

câu “Mồm miệng đỡ chân tay” (câu này có ý

khen người khéo dùng lời hữu ích, nhưng

cũng trách trong trường hợp người xạo tránh

việc), “Tay làm hàm nhai” (cha mẹ nên nhắc

con cái mình câu này, để siêng năng làm

việc, đừng trông mong “ngồi mát ăn bát

vàng”. Tục ngữ này tương đương câu ca

dao: Có làm mới có mà ăn, Không dưng ai

dễ đem phần tới cho.)

Phần xuất khẩu lời nói chúng ta đã bàn

nhiều rồi, bây giờ thử tìm hiểu những món

hàng tai hại nhập khẩu vì bất cẩn.

Sinh viên y khoa học 5 chữ F để nhớ những

phương cách gây bệnh truyền vào miệng

bằng cách nào: Food (thực phẩm), Fingers

(tay dơ), Flies (ruồi nhặng), Feces (phân

người hay phân thú vật), Fomites (những

vật vô cơ như thớt, khăn lau, miếng bông đá

‘sponge’ rửa chén dĩa có chứa vi trùng).

Thớt nên có 2 cái trong nhà bếp: 1 cái cho

rau cải, 1 cái cho thịt cá. Cách sát trùng hữu

hiệu nhất đối với miếng bông đá là

microwave 2 phút mỗi buổi tối sau khi rửa

chén bát xong và cứ 2 tuần thì thay cái mới.

Theo cơ quan kiểm và phòng bệnh Hoa Kỳ

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 4

(Centers for Disease Control and Prevention

=CDC) ước lượng hằng năm tại Hoa Kỳ có

76 triệu người bệnh ngộ độc do đồ ăn, thức

uống làm cho 325 ngàn người phải nhập

viện và hơn 5 ngàn người thiệt mạng. Tổn

phí cho y tế và mất sản xuất (vì không thể đi

làm) hằng năm lên tới 5-6 tỉ đô-la. Thủ

phạm chính là vi khuẩn, siêu vi khuẩn hay

ký sinh trùng. Độc tố (toxins) do vi khuẩn

tiết ra có thể làm thận bị bại liệt (kidney

failure); sán cá, lải cá khi ăn cá sống có thể

gây nhiều bệnh kinh niên…

Để giảm thiểu tình trạng ngộ độc do thực

phẩm, người ta đề nghị 4 chữ C để giúp

người chuẩn bị thức ăn nhớ làm theo:

Clean: rửa tay, rửa rau, rửa thức ăn cho sạch

sẽ.

Close off (Separate): phân cách thức ăn

chưa chín như thịt cá và thức ăn tươi như

rau cải. Thịt cá sống chạm vào rau cải là kể

như rau cải bị nhiễm, cần rửa lại hoặc nấu

chín mới ăn.

Cook: nấu kỹ lưỡng, đúng nhiệt độ và thời

gian cần thiết.

Chill: Thức ăn không tiêu thụ trong 2 tiếng

đồng hồ nên cất vào tủ lạnh (mùa hè thời

gian này ngắn hơn: 1 tiếng đồng hồ), nếu

không các vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy

nở. Rất nhiều người bị ngộ độc vì ăn những

thức ăn không được giữ gìn cẩn thận.

Học hỏi cách quản trị, bảo quản và tự nấu

thức ăn cho mình ăn là bảo đảm nhất. Còn

khi chúng ta đi ăn ngoài thì chúng ta cần cẩn

trọng hơn như chỉ ăn thức ăn nấu chín, đừng

ăn một món nào quá nhiều. Dùng mắt quan

sát, mũi ngửi và lưỡi nếm để nhận ra thức ăn

không lành mạnh, chẳng hạn như màu sắc

khác thường, có mùi không thơm và vị kỳ lạ

thì tốt nhất là tránh vì thức ăn đang thiu.

Thượng Đế tạo bộ ba mắt mũi miệng nằm

gần nhau trên cơ thể động vật là có chủ ý

cho các cơ quan này hỗ trợ nhau trong việc

nuôi dưỡng cơ thể được lành mạnh.

Một số Tục Ngữ, Ca Dao về Lời Nói

Ăn có nhai, nói có nghĩ

Nói chín thì nên làm mười,

Nói mười, làm chín kẻ cười người chê.

Lời nói không mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Nói lời phải giữ lấy lời,

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Vàng thì thử lửa, thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

Chim khôn tránh bẫy, tránh dò,

Người khôn mở miệng đắn đo từng lời.

Chồng giận thì vợ dịu lời,

Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.

Lời Nói

Lời ẩu tả có thể gây xung khắc

Lời bất nhân có thể hủy một đời

Lời chua ngoa có thể sinh thù ghét

Lời hung tàn có thể đánh chết người

Lời dịu êm mở lối đi thông thoáng

Lời vui tươi đem ánh sáng vào ngày

Lời đúng lúc giảm nhẹ đi căng thẳng

Lời yêu thương rịt lành hết, phước đầy. Tường Lưu (dịch từ bài Word)

WORD

A careless word may kindle strife,

A cruel word may wreck a life,

A bitter word may hate instill;

A brutal word may smite and kill.

A gracious word may smooth the way;

A joyous word may light the day.

A timely word may lessen stress;

A loving word may heal and bless.

Author Unknown

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 5

Một Nữ Thuyết Khách đầu tiên

Tề Tuyên Vương (đầu thế kỷ 3 trước Công

Nguyên) là một ông vua nổi tiếng 'Túng

dâm', mê tên nịnh thần Vương Hoàn, ham

rượu, chơi ngông, cho xây Tuyết Cung, mở

vườn liệp uyển (vườn săn).

Ngoài ra vua còn tín nhiệm nhóm Tắc Hạ.

Nhóm này quy tụ các triết gia, văn gia,

chính trị gia, chuyên đàm thiên thuyết địa,

không có gì thực tiễn. 76 thành viên Tắc Hạ

được ăn lương Đại phu nhưng không giúp

việc triều đình. Hôm nọ, Tề Tuyên Vương

mở đại yến ở với bầy mỹ nữ mỹ miều có các

quan tham dự. Bấy giờ ngoài ngọ môn có

một người đàn bà trán rộng mắt sâu, hầu lộ,

mũi cao, răng lồi cổ bạnh, xông thẳng vào

triều. Lính ngọ môn thấy người cổ quái như

vậy chặn bà ta lại. Bà ấy nói: - Ta ở huyện

Vô Diệm, họ Chung Ly tên là Xuân, tuổi

gần 40 còn kén chồng. Nghe đại vương mở

yến ở Tuyết cung, ta đến yết kiến, xin vào

hậu cung quét dọn. Bọn lính bưng miệng

cười, vào tâu với Tuyên Vương. Vua cho

vào.

Bá quan thấy mụ xấu quá chừng đều ôm

bụng cười. Tuyên Vương nói: - Phi tần trong

cung quá nhiều, người nào cũng đẹp, mụ thì

xấu quá. Chốn hương đảng chẳng ai hỏi tới

mụ. Giờ mụ đến đây xin ta điều gì? Hoặc

mụ có tài gì lạ không? Chung Ly Xuân

(Chung Ly Vô Diệm) liền trợn mắt hếch

răng, vỗ vào gối bình bịch nói: - Nguy lắm!

Nguy lắm! . . . thiếp trợn mắt là thay vua

nhìn vào cái nạn binh lửa; hếch răng, thay

vua trị tội những kẻ chống lại lời can gián;

cất tay thay vua đổi kẻ sàm nịnh; vỗ gối thay

vua đạp phá yến này! Tuyên Vương nổi giận

mắng: - Quả nhân làm sao có bốn điều ấy?

Mụ nhà quê dám nói càn. Hãy lôi cổ ra

ngoài. Chung Ly Vô Diệm nói: - Khoan! Để

thiếp kể bốn tội đó của đại vương rồi sẽ chịu

chết. Thiếp nghe, Vệ Ưởng nước Tần dùng

biến pháp canh tân nước Tần thành một

cường quốc, không bao lâu họ sẽ đánh ra ải

Hàm Cốc, cùng với Tề quyết đề kháng.

Tất nhiên Tề không cự lại Tần. Nay, đại

vương trong triều không có lương tướng,

ngoài biên thiếu canh phòng. Thần thiếp

từng mắt thấy đại vương thế đó! Đại vương

tham rượu, đắm sắc, bao nhiêu trang quốc

sắc đại vương bắt đem về, bỏ bê triều chính.

Người trung nghĩa, bậc trí thức can gián, đại

vương không hề nghe. Thần thiếp hếch răng

nói với đại vương những lời đó. Bọn Vương

Hoàn ưa dua nịnh, đám tắc Hạ khoa ngôn,

đại vương tin bọn ấy, lương phạn cứ cấp đủ

cho chúng, nhưng nước Tề ta chẳng nhận

được gì. Bệ hạ bị chúng mê hoặc, xã tắc sắp

đảo điên, nên thần thiếp mới thay đại vương

đuổi bọn chúng! Đại vương xây Tuyết

Cung, mở Liệp Uyển làm dân cùng nước

kiệt, thiếp vỗ vào gối thay đại vương phá bỏ

những thứ ấy đi! Hết lời! Đại vương giết đi!

Tề Tuyên Vương bàng hoàng than: - Nếu

không có lời Chung Ly nữ, ta không bao giờ

thấy được những lỗi này. Tuyên Vương lập

tức dẹp bỏ hết yến tiệc, đem Chung Ly Vô

Diệm về cung phong làm chánh hậu. Đuổi

tên Vương Hoàn, giải tán nhóm Tắc hạ . . .

Nước Tề từ đó cường thịnh.

Lời Bàn: Tuyên Vương là ông vua nổi tiếng

phong dâm. Trong Cung Oán Ngâm Khúc ta

có câu: 'Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn,

bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng'. Tề

Tuyên Vương có nhiều cá tính lạ: háo dâm,

háo tửu, ham săn bắn, thích văn chương triết

học . . . nhưng không nhìn thời cuộc bằng

con mắt hiện thực. Cũng may, vua trước là

Tề Uy Vương đã tạo nên một nền thịnh

vượng cho nước Tề, nhờ thế mà thời Tề

Tuyên Vương không có gì sa sút lắm.

Nhưng các nước chung quanh: Tần, Sở,

Ngụy, Triệu đều phát triển còn Tề thì dậm

chân tại chỗ. Đọc sử ta biết, xứ Chung Ly có

nhiều bậc anh tài (ví dụ: Tướng Chung Ly

Muội của Sở Hạng Vũ cũng là một tay cự

phách của thời Tần Hán), nên nàng Chung

Ly Vô Diệm có lẽ được hưởng anh linh tú

khí ở nơi đó, nên khi đã nhận thức được thời

cuộc rất chính xác. Người xưa nói: 'Tính nết

thay cho nhan sắc'. Chung Ly Vô Diệm

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 6

thông minh và gan dạ, và lời biện thuyết

hùng hồn của nàng đã lấn át được lời tranh

luận, dẹp được những buổi triều yến phù

phiếm, tháo gỡ những cung đàn ủy mị,

Chung Ly Vô Diệm vào cung đã đưa hai

triều đình Tề Tuyên Vương và Mãn Vương

đến chỗ toàn thịnh. Chung ly Vô Diệm là nữ

thuyết khách đầu tiên của Trung Hoa, và

cũng là một nữ chính trị gia đầu tiên có

nhiều viễn kiến vào tư tưởng chế ngự Tần.

Chung Ly Vô Diệm để lại cho lịch sử rất

nhiều huyền thoại lẫn giai thoại. Nghe đâu

sau này bà 'cởi lốt' ở cầu Trường Hà trở

thành một giai nhân thiên kiều bá mỵ.

Trích từ www.365ngay.com.vn

Lời Nói

Lời nói anh em phải có ân-hậu theo luôn,

Và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên

đối đáp mỗi người là thế nào. (Cô-Lô-Se 4:6)

Phần con xin Chúa thương ban

Lấy lời chân thật, sẻ-san cho đời.

Một lời có thể hại người

Một lời có thể nâng đời người cao

Vậy ta phải nói làm sao

Cho người tin cậy gởi trao tâm tình.

Người buồn cũng muốn gặp mình

Để nghe lời nói an bình trong tâm

Còn người tức giận ầm ầm

Nghe lời khuyên giải tâm thần dịu vơi.

Và người chán ngán tình đời

Muốn mình trò chuyện cho vơi nỗi niềm

Lời nghe thanh thót êm đềm

Làm tươi tắn lại con tim héo xàu.

‘Kim vàng ai dễ uốn câu,

Người khôn sao nỡ nói nhau nặng lời” CD

Thôi đừng lắt léo lưỡi à !

Lời đừng cay đắng, mặn mà lẫn pha.

Cùng trong mạch nước chảy ra

Lẽ nào ngọt đắng, chánh tà trộn chung!

Con cầu xin Chúa ở cùng

Cho con ngôn hạnh ung dung ngọt ngào.

Là con dân Đấng chí cao

Học theo lời Chúa dạt dào tình thương

Lời luôn trong sáng như gương

Lời thăm hỏi bạn bốn phương như nhà.

Thái Trịnh

Xuân Nhớ, Hạ Thương

Xuân đi thêm gợi nhớ nhung

Chắc người viễn xứ đồng chung tâm tình

Nhớ thuyền xa bến lênh đênh

Nhìn trời mây nước mông mênh bốn bề.

Thuyền đi không nhớ bến về

Người đi chưa biết mình về nơi đâu

Nhớ hoa mai nở tươi màu

Nhớ đôi mắt mẹ u sầu tiển con.

Con đi lòng cũng héo hon

Mẹ về lủi-thủi đường mòn quạnh hiu

Tiếng chim theo nhịp gió chiều

Bóng hình từ mẫu dập-dìu trong tâm.

Gánh sầu nghe nặng bước chân

Vắng con ai sẽ thương chăm mẹ già

Mẹ giờ bóng xế chiều tà

Mà con thì đến phương xa quê người.

Xuân qua Hạ sắp về rồi

Học hành con quyết nên người giỏi giang.

Hẹn ngày thăm viếng gia trang

Mẹ cùng bạn hữu xóm làng cùng vui.

Con vừa gặp được Giê-Xu

Lòng con xua hết mây mù sương mai

Ngài yêu tha thiết nhân loài

Tình Ngài cao rộng không ai sánh bằng.

Con xa quê mấy mùa trăng

Có Ngài con bớt bâng khuâng nỗi nhà

Mẹ ơi ! mình hãy ngợi ca

Trong vòng tay Chúa, lòng ta an bình.

Thái Trịnh

(Viết theo tâm sư một nữ sinh xa nhà nhớ

mẹ, đã gặp được Chúa. Cô bớt buồn và

mến Chúa vô cùng.)

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 7

Ngôn Ngữ của Người Câm

Tôi xin kể 3 trường hợp mà tôi biết:

- Một người bạn đồng nghiệp của tôi bị

stroke, liệt nửa người bên phải và không thể

nói được. Anh không diễn tả được ý muốn

của mình nên thường tức giận và la hét.

- Một bệnh nhân cao niên nằm tại viện

dưỡng lão. Ông bị bệnh gì đó mà không thể

thốt nên lời. Ông thường ra dấu bằng tay do

ông tự đặt ra. Mọi người cố tìm hiểu ý ông

qua các động tác này. Một hôm, người ta

nhận ra ông hay đập vào mông các cô y tá.

Mấy ngày liền ai cũng nghĩ ông này trở

chứng thành “già dịch”. Vị bác sĩ khi được

báo cáo bèn khám ông và phát giác ông này

bị bón từ nhiều ngày. Không nói được, ông

mới vỗ vào mông người khác để báo cho

biết ông cần giúp đại tiện.

- Hai vợ chồng già mà tôi quen đều bị lảng

tai nên không hiểu hoặc hiểu lầm ý của

người kia nói, vì vậy thường có cảnh “trống

đánh xuôi, kèn thổi ngược” hay “ông nói

gà, bà nói vịt”.

Ba trường hợp trên làm tôi nghĩ rằng

học ngôn ngữ của người câm là rất hữu ích.

Đây là thứ ngôn ngữ dùng tay ra dấu (Sign

Language) theo quy ước để người khác (có

học môn này) biết ý tưởng của mình. Còn

được gọi là “ngôn ngữ ký hiệu” (NNKH).

Người Hoa gọi là “thủ ngữ” 手語.

Http://vi.wikipedia.org/wiki/ ghi

nhận theo lịch sử, Linh Mục người Pháp,

Charles-Michel de l'Épée, được coi là người

khai sinh ra hệ thống ngôn ngữ ký hiệu

Pháp. Webpage này viết: Thực ra, NNKH

chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc

sống. Dù có hay không nhận thức ra, nhưng

chúng ta vẫn đã và đang sử dụng NNKH rất

nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã

chứng minh chúng ta truyền tải ngôn ngữ 70%

thông qua các biện pháp không lời, tức là cử

chỉ, điệu bộ, nét mặt… Một biện pháp đơn giản

để nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ không

lời là bạn hãy thử nói chuyện mà nhắm mắt và

hoàn toàn không cử động thân thể. Chỉ 30 phút

thôi, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy hiệu quả câu

chuyện rất thấp. Chúng ta hoàn toàn mất

phương hướng và khả năng phán đoán nếu

không có các cử chỉ, điệu bộ, nét mắt của người

đối thoại “hướng dẫn”, cũng như nếu không

dùng tay chân thì hiệu quả truyền đạt cũng giảm

hẳn. Bạn làm thế nào để diễn đạt tính từ “to

lớn”? Có phải dùng 2 tay khoát một vòng tròn

lớn trong không khí? Thế nếu ai đó giả bộ cầm

micro đung đưa nhún nhảy trước miệng thì bạn

nghĩ đến động từ gì? Có phải “hát” không? Bạn

làm thế nào để biểu hiện đang “gõ cửa”? Có

phải giả bộ gõ gõ vào một cái cửa không khí

trước mặt không? Diễn tả động từ “ngủ” thì

sao? Có phải áp tay lên má và nhắm mắt lại

không?

Như thế, NNKH tràn ngập trong cuộc

sống của chúng ta, chúng ta có thể không nhận

thức, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp

cho cuộc sống tiện lợi, thoải mái hơn. Nói cách

khác, chính những người bình thường “phát

minh” ra NNKH, người câm điếc làm một việc

là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại thành

một thứ ngôn ngữ của riêng họ.

Ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia,

thậm chí là từng khu vực trong một quốc gia rất

khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực

có lịch sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký

hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác

nhau. Một website giúp ích trong việc học

NNKH ở Hoa Kỳ là: www.Aslpro.com, thử

click vào “ASL for babies” để học những dấu

hiệu căn bản cần thiết. Click vào “video

dictionaries”, chúng ta có thể học hằng ngàn ký

hiệu cho đời sống đa dạng. Nên học để cải thiện

khả năng truyền tải thông tin của mình. Một lần

trong hội trường, tôi chứng kiến vợ chồng người

bạn, mỗi người ở một góc phòng vì ngồi cùng

nhóm bạn riêng của mình, dùng NNKH để “nói

chuyện” với nhau rất thú vị. Sau đó, anh giải

thích cho tôi hiểu là chị cho biết rằng chị bị nhức

đầu quá, nếu anh không ra về sớm được, thì chị

nhờ chị bạn tên M. đưa chị về. Gần đây, nhiều

người thấy hứng thú học NNKH sau khi xem cô

sinh viên ĐHN vừa hát bài “Tớ Xin Lỗi” vừa

làm dấu hiệu cho người câm điếc. Muốn xem,

các bạn có thể click vào (hoặc copy + paste):

www.youtube.com/watch?v=TeMIqLFfFCo

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 8

Hãy Hấp Hôn trước khi Hấp Hối

Ai còn vợ, còn chồng sống đầm ấm với nhau

là đang hưởng phước. Ngẫm lại, người quan

trọng nhất đời của mình chính là người phối

ngẫu. Cha mẹ rồi sẽ qua đời, con cái rồi sẽ

có gia đình riêng và rời tổ ấm, bạn bè dù

thân mấy cũng có đời sống riêng của bạn.

Chính người vợ hay chồng là bạn đường mà

cũng là bạn đời, có phước cùng hưởng, có

họa cùng chịu.

Thời kỳ vàng son đầu tiên của hai vợ chồng

là lúc mới cưới và chưa có con. Thời kỳ

vàng son thứ hai là khi nợ mòn, con lớn, khi

con cái rời cha mẹ lập tổ ấm riêng của

chúng, khi vợ chồng già về hưu, có thì giờ

bên nhau. Ai đang hưởng hạnh phúc này,

hãy cảm tạ Thượng Đế và cám ơn nhau bằng

những lần hấp hôn. Hấp hôn không cần phải

làm linh đình, tiệc tùng mời mọc. Những

trình diễn bề ngoài này có thì vui, nhưng

không phải là điều cần thiết. Hấp hôn chỉ

cần 2 người bên nhau, nếu có điều kiện đi xa

như 2 cụm mây lang thang thì càng tốt,

không thì ở nhà với nhau cũng được. Bí

quyết là khắng khít, quấn quít bên nhau.

Hấp hôn phải được quan niệm như bảo trì

(tune-up) chiếc xe hơi. Muốn xe chạy tốt,

bảo đảm thì cần bảo trì hằng năm. Chữ

T.U.N.E.U.P. cho chúng ta nhớ những điểm

chính của hấp hôn.

T: Time: thời gian bên nhau để tâm tình, để

trò chuyện. Đây là thời gian vô cùng quí

báu không nên thiếu. Nên thu xếp thì giờ để

tham dự công việc của vợ, hay chồng. Mục

sư Joel Osteen kể lại (trong Guideposts

April 2012) chuyện vợ ông có mặt trong

những bài giảng của ông. Có lần, ông phải

giảng đi, giảng lại 8 lần cùng một bài giảng.

Cả 8 lần đều có mặt của bà. Bà luôn chăm

chú nghe, luôn cười vui vẻ với những câu

chuyện khôi hài ông kể mặc dầu đã nghe

nhiều lần. Ông nghĩ rằng có thể bà giả vờ,

nhưng dù sao cũng khiến ông vui sướng

trong lòng vì biết vợ luôn ở cạnh mình.

U: unmask: Ung nhọt cần mổ xẻ. Vợ

chồng sống lâu năm với nhau dễ có những

điều bằng mặt mà không bằng lòng. Không

nên che dấu nữa, không nên im lặng chịu

đựng nữa mà cần thành thật đem ra mổ xẻ

như mổ cái ung nhọt. Mặc dù có đau đớn

nhưng cả hai sẽ lành bệnh và lành mạnh.

N: New ear & tongue: Tập nghe, tập nói

ngôn ngữ tình yêu. Xin chép lại 5 ngôn ngữ

tình yêu của Gary Chapman:

-Talk (Trò chuyện)

-Task (Thực hành)

-Time (Thời giờ)

-Token (Tặng phẩm)

-Touch (Thoa bóp)

E: Erase: Xóa. “Xóa bàn làm lại”. Làm

người ai cũng có những lỗi lầm, những lần

làm đau lòng nhau. Hai vợ chồng như hai

con nhím, xa nhau thì nhớ, gần nhau thì lông

nhím con này châm chích con kia. Hấp hôn

là dịp tuyên bố quên hết những lỗi lầm của

người phối ngẫu, mà bắt đầu yêu thương và

cầu nguyện cho “kẻ thù”. Hấp hôn là lúc cả

hai người cùng quyết tâm viết trang mới

trong quyển sách chuyện tình đôi ta.

U: Understand: Ưng ý, hiểu rõ nhau. Có

người nói: Đàn ông thuộc Hỏa tinh, Đàn bà

thuộc Kim tinh nghĩa là hoàn toàn trái

ngược mà nay phải sống chung với nhau.

Nhiều cặp vợ chồng sống với nhau mấy

mươi năm mà vẫn không hiểu nhau. Nên

thường tâm sự, trò chuyện hai người sẽ hiểu

nhau hơn.

P: Passion: Phấn khích (tình yêu như đám

lửa, để lâu sẽ nguội dần nên cần thêm củi

luôn). Để tình yêu không trở nên băng giá,

nên nhớ lại, nhắc lại thuở mới yêu nhau. Để

nung nóng lại tình yêu, nên xem lại 5 ngôn

ngữ tình yêu kể trên.

Chúng ta nên tránh 3 điều dễ làm mất hạnh

phúc gia đình là Chỉ trích, Phàn nàn và So

bì. Viết theo tiếng Anh, chúng ta có 3 chữ

C: Criticizing (chỉ trích), Complaining

(phàn nàn), Comparing (so bì).

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 9

Nhân sinh quan của người thổ dân hải đảo

Hawaii là “Ho’oponopono” nghĩa là hòa

giải và tha thứ. Quan niệm này có thể áp dụng

để xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Bốn điều tâm

niệm của họ là:

I’m sorry (Tôi hối lỗi, Lỗi tại tôi)

Forgive me (Tha thứ tôi)

Thank you (Cám ơn)

I love you (Anh yêu em/Em yêu anh)

Mỗi người nhận lỗi về mình, chứ không đổ

lỗi cho người khác. Họ xin sự tha thứ. Họ

nói cám ơn và bày tỏ tình yêu. Các bạn có

thể đọc thêm quan niệm sống đẹp tuyệt vời

này qua: http://www.ho-oponopono.org/

Các bạn thân của tôi ơi! Nếu vợ chồng bạn

thường hay tránh mặt nhau, hoặc gặp mặt

nhau là cãi lẫy thì bạn cần hấp hôn rồi đó.

Hãy hấp hôn trước khi một trong hai người

hấp hối, lúc đó hối hận thì đã muộn. Hơn

thế nữa, khi cha mẹ sống vui vẻ, hòa thuận,

hạnh phúc thì đó là niềm vui rất lớn cho các

con.

.

Ông Già và Máy Vi Tính

LTS: Trong tác phẩm “Vợ” của Tràm Cà

Mau, có một đoạn lý thú viết về một ông già

sử dụng được máy vi tính thì cuộc đời thay

đổi hẳn. Như Khổng Minh ngày xưa ngồi

trong trướng mà biết chuyện xa ngàn dậm,

chúng ta nhờ máy vi tính và internet, khi

“lên mạng” cũng biết được mọi sự xảy ra

trên toàn thế giới, cũng có thể nói chuyện và

nhìn thấy hình ảnh của bạn bè, thân nhân từ

nửa vòng trái đất. Xin chân thành cảm ơn

tác giả Tràm Cà Mau đã khuyến khích

người cao niên “lên mạng” cũng như cho

phép NSM dùng đoạn văn này.

*

Mấy năm sau nầy, một ông bạn già xúi cụ

mua máy vi tính mà chơi. Ban đầu cụ cũng

ngại vì mắt kém, tuổi già, và không quen sử

dụng nên chỉ cười. Ông nầy kéo cụ về nhà,

cho xem bài vở trên máy, xem những phim

ngắn, những thơ văn, và chỉ cho cụ cách sử

dụng. Cụ không ngờ nó đơn giản, dễ dàng

như thế. Cụ đặt mua cái máy vi tính tốt nhất.

Ban dầu, con cháu trong nhà chế diễu cụ, họ

nói để xem cụ dùng được bao lâu thì chán.

Nhưng càng sử dụng, cụ càng say mê, có khi

quên cả mệt nhọc, bệnh hoạn.

Khi nắng bắt đầu gay gắt, nóng, cụ Tam vào

mở máy vi tính, đọc điện thư từ khắp nơi

trên thế giới gởi về. Cụ phóng chữ to ra cho

dễ đọc. Đủ thứ tin tức, từ khoa học, chính

trị, văn hoá, nghệ thuật và các thứ linh tinh

khác. Thư gởi đi từ các bạn bè đủ các lứa

tuổi. Nhiều thư quá, cụ phải lọc và bỏ bớt

những thư có tiêu đề không thích hợp với

cụ. Địa chỉ điện thư của cụ là

[email protected]. Cụ lấy tên là “già

dịch” vì mấy bà con dâu hỗn hào kêu lén cụ

bằng cái biệt danh nầy. Cụ không giận họ, vì

cụ tự biết mình là ai. Chúng nó tưởng cụ

nghễnh ngãng, ngu dốt, lạc hậu. Kệ chúng.

Cụ thư từ liên lạc được với những đồng

nghiệp cũ, những người bạn khắp năm châu,

những bạn bè từ thời thơ ấu, những bạn thơ,

bạn văn khắp nơi. Khi nhận được những bài

văn thơ hay, cụ không quên viết vài hàng

cám ơn người chuyển bài. Nhờ máy vi tính,

cụ khỏi phải ra ngồi thư viện để tra cứu các

vấn đề cần biết, cần hiểu. Cụ lùng tìm được

hàng ngàn cuốn sách hay, ngàn vạn bài thơ

tuyệt tác của các thi sĩ lẫy lừng khắp thế

giới. Cũng nhờ máy vi tính, mà mỗi ngày cụ

làm đươc một bài thơ, có khi chỉ bốn câu

thôi, cũng có khi vài ba chục câu. Rồi gởi đi

cho các bạn thơ khắp thế giới. Chia sẻ niềm

vui chung. Cụ gọi cái máy vi tính là “người

tình mặt vuông thông thái”. Cụ thường công

khai cám ơn khoa học kỹ thuật, đã cho cụ

người tình nầy, để tâm sự, chia vui sẻ buồn

trong tuổi già. Nó giúp cụ khi nào cũng bận

rộn, không khi nào thấy trống trải buồn

chán. Nhờ máy vi tính, trí óc cụ hoạt động

thưòng xuyên, nên đỡ lú lẫn vì bệnh quên

của người lớn tuổi.

Tràm Cà Mau

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 10

Cẩn Thận Trong Lời Nói

"Miệng hay đáp giỏi khiến người vui vẻ;

Và lời nói phải thì lấy làm tốt biết bao!" -

Châm-ngôn 15:23

Miệng ai đáp giỏi thì hay,

Lời ai nói phải, tốt thay bao điều!

Chớ nên ham muốn nói nhiều,

Nhưng nên học hỏi theo điều Chúa khuyên!

Giữ gìn cái miệng thường xuyên,

Luôn luôn cẩn thận, cữ kiêng lời mình!

Chớ nên nói dữ, bất bình, (1)

Mà làm tổn hại mối tình tâm giao!

Nhưng khi đáng nói lời nào,

Thì nên nói để thêm vào phước ân!

Lời lành, ân hậu, thì cần, (2)

Cho người nghe đến được nâng tinh thần,

Anh em vui vẻ lại gần,

Thấy điều ích lợi, tình thân ngọt ngào!

Cầu xin Chúa ở trên cao,

Ở cùng, nhắc nhở, lời nào nói ra!

Nói sao được sáng Danh Cha,

Nói sao giữ được thuận hòa anh em,

Nói sao phước hạnh càng thêm,

Nói sao hữu ích, ấm êm mọi nhà! A-men! Tiểu Minh Ngọc

(1) Ê-phê-sô 4:29

(2) Cô-lô-se 4:6a

Giới Thiệu Văn Hóa Phẩm mới

Suy Gẫm về Tình, Tiền, Địa vị do

MS Lê Ngọc Cẩn soạn. Quyển sách nhỏ này

nhận định về sức mạnh của 3 thứ hấp lực

tình, tiền, địa vị có thể đưa con người tới cái

chết. Ấn phí và cước phí $6.

Liên lạc với [email protected]

ĐT: 205-218-6868 or 254-212-2653

Ân Điển Diệu Kỳ (Amazing Grace) (Tự

Truyện Mục sư Đoàn Văn Miêng. Sách

song ngữ về hồi ký của MS Đoàn Văn

Miêng. Ấn phí $15 + $3 cước.

Liên lạc với Mục sư Hà Quan Ngọc,

4936 Decker Way, Ellicott City,

MD 21043.

Điện thoại: 240-246-4360

Email: [email protected]

Jesus, Cứu Chúa tôi – Tôi Hiệp Với

Chúa. Gồm 48 chương, nêu bí quyết để Tôi

trong Chúa và Chúa trong Tôi.

Sách dày 300 trang. Ấn phí $15.

Liên lạc: MS Phan Thanh Bình 660 South

3rd

Street, El Cajon, CA 92019. Tel: 619-

444-1106.

An Khang Tâm Linh: Tác phẩm mới nhất của Châu Sa năm

2012. Chúng ta sinh tồn nhờ thể chất, sinh

động nhờ trí tuệ và thăng hoa nhờ tâm linh.

Tác giả quan niệm yêu mến đời sống nhưng

không mê luyến hồng trần.

Bạn có thể đọc on-line trên

tinlanhjax.com, vietchristian.net,

songdaoonline.com, nguonhyvong.com... và

có thể liên lạc với tòa soạn nếu bạn muốn

nhận 1 hard copy để thưởng thức khi đong

đưa trên võng.

Linh Lương hằng ngày

Một nơi để trau dồi Anh ngữ!

Mỗi ngày webpage “Our Daily Bread”

(odb.org) có một bài đọc và nghe rất bổ ích

cho đời sống tâm linh.

Qua trang web này, chúng ta có thể đọc các

bản dịch nhiều ngôn ngữ khác như: Pháp,

Tây ban nha, Hoa ngữ, Đức… Riêng bản

dịch Việt ngữ, bạn có thể tìm thấy ở trang

web loihangsong.org

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 11

Những Đóa Hoa Tươi cho Tâm Hồn

1 Sự thật lý thú về cái lưỡi của con

người : Dùng 3 năm để học cho biết sử dụng

nó nhưng phải dùng cả đời người để học sử

dụng nó Ở ĐÂU & KHI NÀO.

Amazing about Human Tongue: It takes 3

years to learn how to use it... But it takes a

lifetime to learn when and where to use it.

Unknown Author

2 Những lời nhân từ, tử tế có thể ngắn

và dễ nói song âm vang của chúng còn mãi.

Kind words can be short and easy to speak

but their echoes are truly endless.

Mother Teresa

3 Tình bạn gia tăng hạnh phúc và giảm bớt

khốn khổ, bằng cách nhân đôi niềm vui và

chia đôi nỗi ưu phiền.

Friendship improves happiness and abates

misery, by the doubling of our joy and the

dividing of our grief. Cicero

4 Tại sao lại đổ lỗi ai đó trong đời mình. Why

to blame anyone in your life

Người tốt mang Hạnh Phúc cho ta... Good

person gives us happiness

Người xấu cho ta Kinh Nghiệm... Bad

person gives us experience

Người tệ nhất thì cho ta một Bài Học...

Worst person gives us a lesson.

5 Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống: 4 beautiful

thoughts of life:

Nhìn lại đàng sau và nhận kinh nghiệm !

Look back and get experience!

Nhìn đàng trước, thấy hy vọng ! Look

forward, get hope!

Nhìn xung quanh & tìm ra thực tại ! Look

around & find reality!

Nhìn bên trong & tìm thấy chính mình!

Look inside & find Your self.

6 Lưỡi hiền lành giống như một cây sự

sống; Song lưỡi gian tà làm cho hư nát tâm

thần.

Châm ngôn 15:4

7 Cách hay nhất trong cuộc sống

là hãy lắng nghe mọi người và học nơi mọi

người, vì không ai là biết tất cả và mỗi

người biết một điều gì đó.

Best lesson of life is listen to everyone and

learn from everyone, because no body

knows everything and everyone knows

something. Unknown Author

Quý vị có thể đọc NSM ở:

- tinlanhjax.com hay

- http://www.vietchristian.com/vanpham

(ở ô Loạt Bài, tìm Nếp Sống Mới)

Tri ân

Xin cảm tạ quý vị có hảo tâm, giúp NSM

thêm phương tiện gửi tặng món quà tinh

thần này tới các đồng hương trong và ngoài

nước. Một số độc giả ủng hộ tiền in và tiền

cước cho các tác phẩm Châu Sa, chúng tôi

xin nhập vào đây:

Ẩn Danh, Jacksonville, FL 32224 $40

Ẩn Danh, Jacksonville, FL 32210 $30

Giáo Hạt TL Bắc Mỹ, Anaheim, CA $100

HT Baptit Carrollton, Carrollton, TX $50

HT TL St Petersburg, FL $100

ÔB Cao Tấn Phát, Austin, TX $20

ÔB BS Cao Tấn Phương, Jacksonville, FL $25

ÔB Châu Minh Triết, Jacksonville, FL $50

Bà Cung Bích Nga, Mission Viejo, CA $50

ÔB MS Dương Quang Đức, Tampa, FL $25

Bà Đào Kỳ, Philadelphia, PA $50

Bà Đoàn Thanh Xuân, Greenville, SC $20

BS Đỗ Thị Nhuận, Westminster, CA $30

Bà Hirashiki Ân Huệ, Hackensack, NJ $100

Bà Hoàng Cúc, Santa Ana, CA $30

ÔB Hồ Đắc Trúc, Cooper City, FL $25

ÔB Hung Siu Ki, Bixby, OK $20

Bà Huỳnh Thanh Loan, Tampa, FL $20

Hạ 2012 NSM I I - 2012 - 12

Bà Huỳnh Văn Hiếu, Jacksonville, FL $20

ÔB BS Lâm Chánh Lý, Gainesville, FL $40

Bà Lâm Ngọc Mai, Winnipeg, Canada $50

ÔB MS Lê Ngọc Cẩn, Birmingham, AL $20

ÔB Lê Ngọc Chính, Conley, GA $20

Bà Hanna Lê, Houston, TX $20

ÔB MS Lê Văn Thanh, Mattapan, MA $50

ÔB Lê Như Thành, Jacksonville, FL $40

ÔB Lê Như Tứ, Jacksonville, FL $20

ÔB BS Lê Xuân Thảo, Jacksonville, FL $20

ÔB Lý Vĩnh Hòa, Milpitas, CA $50

Bà Lương L.V. Bích, Melbourne, FL $50

ÔB Lưu Ngọc Thành, Jacksonville, FL $30

ÔB Lưu Văn Tường, Houston, TX $50

Bà Nguyễn Văn Ban, Torrance, CA $20

Bà Nguyễn Kim Cúc, Rockwall, TX $20

Bà Nguyễn Kim Cúc, Wichita, KS $20

ÔB Nguyễn Văn Dũng & Mai, Jacksonville, FL $25

ÔB Nguyễn Văn Đành, Pasadena, CA $20

ÔB BS Nguyễn Đệ & Nhung, Orlando, FL $50

ÔB BS Nguyễn Quốc Hiệp, Gainesville, FL $20

Bà Nguyễn Thị Hoa, Jacksonville, FL $20

ÔB BS Nguyễn Đức Liên, Tucker, GA $50

Bà Nguyễn Kym Mai, Santa Ana, CA $100

ÔB Nguyễn Sỹ Minh, Waukee, IA $50

ÔB BS Nguyễn Mai-Nghi, Bakersfield, CA $200

Bà Nguyễn Phan Mary, San Jose, CA $30

Ô. Nguyễn Văn Ngọ, Honolulu, HI $20

ÔB Nguyễn Hữu Nam, Hawthorne, CA $20

ÔB Nguyễn Văn Phong, Houston, TX $30

ÔB Nguyễn Minh Phương, Tucker, GA $200

ÔB Nguyễn Văn Phương, Houston, TX $50

Ô B Nguyễn Như Sơn, Surprise, AZ $25

ÔB BS Nguyễn Trọng Tín, Jacksonville, FL $40

ÔB BS Nguyễn Hữu Tùng, Tallahassee, FL $50

ÔB Phạm Hữu Minh & Hương, Scottsdale, AZ $45

ÔB Phạm Hữu Truyền, Lakeland, TN $30

ÔB MS Phan Thanh Bình, El Cajon, CA $50

Bà Phan Thị Lợi, San Jose, CA $20

Bà Phan Thị Yến, Harvey, LA $100

Bà Tư Reed, Missoula, MT $20

Bà Trần Thu Mai, Norwalk, CA $20

Bà Trần Thị Nga, Halethorpe, MD $50

ÔB Trần Văn Tám, Pinellas Park, FL $100

ÔB Trần Văn Toàn, Anaheim, CA $20

ÔB BS Trần Tấn Trọng, Orlando, FL $30

Chị Trịnh T. Trang, Fountain Valley, CA $20

ÔB MS Trương Phan Hi, Westminster, CA $25

ÔB Văn Thanh, Glendale, AZ $20

ÔB Võ Văn Hai, Williamsburg, VA $20

ÔB MS Võ Xuân Sinh, Lakeland, CA $45

Nếp Sống Mới do một số người cùng chí

hướng thực hiện và phát hành mỗi năm 4

lần, nhằm mục đích: Gây dựng một nếp

sống lành mạnh, cân bằng, tích cực, tươi trẻ,

lạc quan và hướng thượng cho người cao

niên. Số tới Thu 2012 sẽ in ra vào giữa

tháng 7, năm 2012.

Quý vị nào muốn nhận báo biếu này, hay góp ý

kiến xây dựng, hoặc góp phần ủng hộ, xin liên

lạc về tòa soạn. Email: [email protected]

Chi phiếu xin đề tên người nhận : Hiep Chau

Trong số này:

Kim Vàng ai nỡ Uốn Câu tr. 1-2

Tội cho Cái Lưỡi tr. 2

Cái Microwave của tôi tr. 3

Bệnh từ Miệng vào… tr. 3

Một số Tục ngữ, Ca dao về Lời Nói tr. 4

Lời Nói (thơ Tường Lưu) tr. 4

Một nữ Thuyết Khách đầu tiên tr. 5

Lời Nói (thơ Thái Trịnh) tr. 6

Xuân nhớ, Hạ thương (thơ Thái Trịnh) tr. 6

Ngôn Ngữ của Người Câm tr. 7

Hãy Hấp Hôn trước khi Hấp Hối tr. 8

Ông Già và Máy Vi Tính (TCM) tr. 9

Cẩn Thận trong Lời Nói (thơ TMN) tr. 10

Giới Thiệu Văn Hóa Phẩm tr. 10

Những Đóa Hoa Tươi cho Tâm Hồn tr. 11

Nếp Sống Mới

8991 Blaine Meadows Dr.

Jacksonville, FL 32257

____________________