ĐIỂM BÁO Nguồn: ICTVietnam Mục: Dòng sự kiện Bưu điện …

15
ĐIỂM BÁO Nguồn: ICTVietnam Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Dòng sự kiện Bưu điện đưa na, bưởi da xanh, chanh không hạt lên sàn TMĐT Posmart Bưu điện các tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân tại nhiều tỉnh tiêu thụ nông sản. Bưu điện Đà Nẵng đảm bảo cung ứng hàng thực phẩm tươi sống, tiêu thụ nông sản Bưu điện TP Đà Nẵng cho biết đơn vị này sẽ thực hiện cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực thực phẩm, rau xanh, thịt trứng… đến người dân tại các khu cách ly thông qua "Tổ Covid cộng đồng" của địa phương. Thông qua 4 "Tổ Covid cộng đồng" được đặt ở các điểm giao dịch tại quận Sơn Trà, người dân sẽ đăng ký mua các mặt hàng thiết yếu theo nhu cầu, bưu điện TP Đà Nẵng tiếp nhận thông tin và khẩn trương mang hàng đến các khu vực cách ly. Bưu điện TP Đà Nẵng sẽ bàn giao toàn bộ hàng theo danh mục người dân đăng ký, có địa chỉ, điện thoại người nhận để Ban Quản lý khu cách ly giao đến từng hộ dân. Với phương châm chung tay chống dịch Covid-19, bưu điện TP Đà Nẵng đã tổ chức bán hàng không lợi nhuận. Toàn bộ số hàng được lấy từ các nhà cung cấp, hộ sản xuất nông nghiệp uy tín, đảm bảo chất lượng. Đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân Bằng hình thức cung cấp hàng hóa linh hoạt này, bưu điện TP Đà Nẵng vừa cung ứng kịp thời, đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong khu cách ly vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch. Ngay trong ngày đầu tiên triển khai (2/8), hơn 300 đơn hàng với tổng khối lượng lên đến 2 tấn gồm rau củ quả và thực phẩm các loại đã kịp thời đến tay các hộ gia đình nhằm đảm bảo cuộc sống tại khu cách ly. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa tại các khu cách ly, bưu điện TP. Đà Nẵng vẫn tiếp tục đẩy mạnh phục vụ tại 22 điểm bán hàng bình ổn giá và các mặt hàng thiết yếu tại các bưu cục. Nguồn lương thực, thực phẩm được bưu điện phối hợp với các nhà cung cấp để đảm bảo không thiếu hàng khi nhu cầu người dân tăng cao. Riêng các mặt hàng tươi sống, tùy từng địa bàn cụ thể, bưu điện TP. Đà Nẵng sẽ phối hợp với lực lượng chức năng tại địa phương để đưa ra phương án cung cấp hàng nhanh nhất.

Transcript of ĐIỂM BÁO Nguồn: ICTVietnam Mục: Dòng sự kiện Bưu điện …

ĐIỂM BÁO

Nguồn: ICTVietnam

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Dòng sự kiện

Bưu điện đưa na, bưởi da xanh, chanh không hạt lên sàn TMĐT Posmart

Bưu điện các tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân tại nhiều tỉnh tiêu thụ nông sản.

Bưu điện Đà Nẵng đảm bảo cung ứng hàng thực phẩm tươi sống, tiêu thụ nông sản

Bưu điện TP Đà Nẵng cho biết đơn vị này sẽ thực hiện cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực thực phẩm, rau xanh, thịt trứng… đến người dân tại các khu cách ly thông qua "Tổ Covid cộng đồng" của địa phương.

Thông qua 4 "Tổ Covid cộng đồng" được đặt ở các điểm giao dịch tại quận Sơn Trà, người dân sẽ đăng ký mua các mặt hàng thiết yếu theo nhu cầu, bưu điện TP Đà Nẵng tiếp nhận thông tin và khẩn trương mang hàng đến các khu vực cách ly. Bưu điện TP Đà Nẵng sẽ bàn giao toàn bộ hàng theo danh mục người dân đăng ký, có địa chỉ, điện thoại người nhận để Ban Quản lý khu cách ly giao đến từng hộ dân.

Với phương châm chung tay chống dịch Covid-19, bưu điện TP Đà Nẵng đã tổ chức bán hàng không lợi nhuận. Toàn bộ số hàng được lấy từ các nhà cung cấp, hộ sản xuất nông nghiệp uy tín, đảm bảo chất lượng.

Đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân

Bằng hình thức cung cấp hàng hóa linh hoạt này, bưu điện TP Đà Nẵng vừa cung ứng kịp thời, đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong khu cách ly vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch.

Ngay trong ngày đầu tiên triển khai (2/8), hơn 300 đơn hàng với tổng khối lượng lên đến 2 tấn gồm rau củ quả và thực phẩm các loại đã kịp thời đến tay các hộ gia đình nhằm đảm bảo cuộc sống tại khu cách ly.

Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa tại các khu cách ly, bưu điện TP. Đà Nẵng vẫn tiếp tục đẩy mạnh phục vụ tại 22 điểm bán hàng bình ổn giá và các mặt hàng thiết yếu tại các bưu cục. Nguồn lương thực, thực phẩm được bưu điện phối hợp với các nhà cung cấp để đảm bảo không thiếu hàng khi nhu cầu người dân tăng cao. Riêng các mặt hàng tươi sống, tùy từng địa bàn cụ thể, bưu điện TP. Đà Nẵng sẽ phối hợp với lực lượng chức năng tại địa phương để đưa ra phương án cung cấp hàng nhanh nhất.

Chỉ trong ngày đầu mở bán, 22 điểm bán hàng thiết yếu của bưu điện TP. Đà Nẵng đã cung cấp cho người dân hơn 10 tấn hàng hóa các loại qua hình thức đặt hàng theo số điện thoại Hotline và mua hàng trực tiếp tại các bưu cục, bưu điện văn hóa xã.

Ngoài việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân, bưu điện TP. Đà Nẵng cũng còn phối hợp với Hội nông dân Thành phố để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ ớt xanh Bồ Bản, chanh không hạt, bưởi da xanh Hòa Ninh… đưa các mặt hàng lên sàn TMĐT Postmart.vn. Nhờ vậy, một mặt giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản trong giai đoạn khó khăn bởi dịch bệnh, mặt khác người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.

Bưu điện TP Đà Nẵng tăng cường cán bộ công nhân viên cùng phương tiện vận chuyển để đảm bảo vận chuyển nhanh chóng hàng hóa tới các khu vực cách ly

Vừa duy trì ổn định các dịch vụ bưu chính vừa tham gia tuyến đầu chống dịch, phục vụ cộng đồng, những ngày qua lực lượng cán bộ, công nhân viên bưu điện TP. Đà Nẵng không chỉ chủ động tăng ca, tăng giờ làm mà còn tuyển thêm lực lượng lao động, cộng tác viên để đảm bảo tất cả các hoạt động đều thông suốt, an toàn.

Theo bà Nguyễn Thị Khánh Nga, Giám đốc bưu điện TP. Đà Nẵng, do thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên nguy cơ lây nhiễm dịch của nhân viên bưu điện khá cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch, bưu điện Đà Nẵng đang đề xuất với cơ quan chức năng tiếp tục tiêm vắc-xin cho lực lượng tham gia tuyến đồng chống dịch.

"Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm và nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân, người lao động, bưu điện Đà Nẵng vẫn tiếp tục xông pha trên những tuyến đầu. Ngoài việc sản xuất phải hỗ trợ chống dịch, chúng tôi sẽ chung tay cùng người dân trên từng địa bàn trong việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu, giúp người dân vượt qua khó khăn. Dịch bệnh sẽ đi qua nhưng tình người ở lại sẽ còn mãi", bà Nguyễn Thị Khánh Nga chia sẻ.

Hỗ trợ nông dân tiêu thụ na chín rộ

Hiện nay các vườn trồng na tại miền Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên đã bắt đầu vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang rất phức tạp, khiến người nông dân trồng na không khỏi lo lắng cho đầu ra sản phẩm của mình.

Những trái Na Chi lăng, Lạng Sơn đã bắt đầu đến thời điểm thu hoạch

Đặc thù của quả na (mãng cầu ta) là chín nhanh, chín rộ trong một thời gian ngắn và rất khó bảo quản. BĐVN cho biết sẽ đồng hành cùng người trồng na ngay từ đầu vụ để tiêu thụ loại trái cây này.

Với kinh nghiệm tiêu thụ vải thiều Bắc Giang mới đây, BĐVN đã xây dựng kế hoạch để giúp bà con nông dân tiêu thụ loại na bằng nhiều hình thức khác nhau, từ đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ trực tiếp đến tăng cường kênh bán trên sàn TMĐT Postmart.vn.

Tại Lạng Sơn, BĐVN đã phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở TT&TT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh để triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số trên địa bàn. Trong đó, na Chi Lăng là sản phẩm đầu tiên được lựa chọn để mở đầu cho chương trình chuyển đổi số cho bà con nông dân tại Lạng Sơn thông qua việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT Postmart.vn (landing page: langson.postmart.vn).

Dù mới triển khai ít ngày nhưng sàn TMĐT Postmart.vn đã phát triển 1.200 hộ kinh doanh sản phẩm về na. Đặc biệt, 980 hộ dân trồng na đã được hướng dẫn và biết cách đưa sản phẩm của mình lên bán trên sàn TMĐT. Hàng trăm đơn hàng đã bắt đầu được người tiêu dùng trên cả nước đặt mua na Chi Lăng qua sàn Postmart.vn.

Còn tại Quảng Ninh, vướng mắc lớn nhất mà người nông dân tại đây đang gặp phải chính là việc vận chuyển na. Hiện số lượng xe tải từ các nơi về thu mua giảm một nửa, vì thị trường chủ yếu ở Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội. Sát cánh cùng nông dân Quảng Ninh, BĐVN đã lập tức bố trí phương tiện vận chuyển chuyên dụng để nhanh chóng chuyển nguyên chuyến na từ vườn đến vựa tiêu thụ lớn. Đặc biệt, BĐVN cũng kết nối với các đối tác của mình để kêu gọi tiêu thụ nông sản cho nông dân Quảng Ninh. Sáng 2/8, chuyến na đầu tiên hơn 3 tấn đã được BĐVN vận chuyển an toàn về tới Hà Nội để giao cho khách hàng.

Chuyến na đầu tiên hơn 3 tấn đã được BĐVN tiếp nhận và vận chuyển an toàn từ Quảng Ninh về tới Hà Nội để giao cho khách hàng

Ngoài Lạng Sơn và Quảng Ninh, bà con nông dân tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) cũng đang dần yên tâm và quen thuộc với những nhân viên của bưu điện tỉnh trong những ngày qua cùng chia sẻ, đóng gói, vận chuyển những trái na của mình đi các tỉnh phía Bắc.

Để phù hợp với từng vị trí của các nhà vườn cũng như sản lượng cần tiêu thụ của mỗi hộ, bưu điện tỉnh sẽ linh hoạt bố trí các loại phương tiện phù hợp, nhằm đảm bảo na vừa thu hoạch sẽ được đưa đi tiêu thụ nhanh nhất.

Theo lãnh đạo Bưu điện tỉnh Thái Nguyên, hiện đơn vị đã bố trí các loại xe tải 3,5 tấn, 5 tấn và 8 tấn để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình để vận chuyển na cả trong nội tỉnh và ngoại tỉnh. Thời gian vận chuyển đến các địa phương lân cận trong vòng 3-6 tiếng. Bên cạnh đó, nhân viên bưu điện cũng sẵn sàng hỗ trợ đóng gói, bốc xếp hàng hóa khi các hộ nông dân yêu cầu./.

Nguồn: Vietnamnet

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Công nghêj

Doanh nghiệp bưu chính bổ sung nguồn hàng thiết yếu phục vụ kéo dài giãn cách

Trong bối cảnh TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phía Nam tiếp tục giãn cách thêm 14 ngày, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn đều có phương án để đảm bảo nguồn thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân các địa phương.

Tìm kiếm thêm nguồn cung thực phẩm, nhu yếu phẩm chất lượng

Kể từ trung tuần tháng 7, sau khi Bộ TT&TT phê duyệt kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội, bên cạnh sự đóng góp chủ lực của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post), đã có thêm nhiều doanh nghiệp bưu chính tham gia kế hoạch như: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Lalamove, Supership, Proship, Thuận Phong…

Đến hết ngày 2/8, tại 24 địa phương đang giãn cách, các doanh nghiệp đã thiết lập 3.764 điểm, tăng 3 địa phương và tăng gần 1.800 điểm so với ngày 23/7.

Từ ngày 1/8, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM cùng 18 tỉnh, thành phía Nam khác đã tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày.

Đại diện Vietnam Post cho biết, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhưng ngoài nhiệm vụ duy trì mạng bưu chính công cộng đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt, chuyển phát hàng hóa, VietnamPost đã lên kế hoạch đảm bảo nguồn hàng thiết yếu tại địa phương.

Vietnam Post đang duy trì tiếp các điểm bán bình ổn và phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành để hỗ trợ cung ứng hàng hóa. Song song đó, chủ động xây dựng và báo cáo Bộ TT&TT về kế hoạch đảm bảo nguồn hàng hàng thiết yếu tại các tỉnh, thành phố.

“Chúng tôi cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo cụ thể kế hoạch với UBND tỉnh, thành phố để nhận được sự hỗ trợ, đồng hành trong việc thực hiện kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu”, đại diện Vietnam Post chia sẻ.

Với Viettel Post, theo Giám đốc chiến lược Cao Cẩm Linh, trong bối cảnh TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục giãn cách 14 ngày, với các quy định về luồng vận chuyển hàng hóa không thay đổi, doanh nghiệp vẫn duy trì phương thức vận hành như hiện tại.

“Thị trường cung ứng hàng hóa thiết yếu đang được đáp ứng đủ cả hai đầu cung và cầu. Nếu thị trường xuất hiện bất kỳ thiếu hụt nào, chúng tôi vẫn có thể vận hành trơn tru nhờ các công tác chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu”, bà Linh cho hay.

Sàn Vỏ Sò đang tìm kiếm các nguồn cung thực phẩm, nhu yếu phẩm chất lượng với chi phí hợp lý, đồng thời nghiên cứu các kịch bản vận hành mới để dự phòng cho trường hợp nguồn cầu tăng cao, cũng như quy định về giãn cách tại các địa phương siết chặt hơn.

Mở thêm gian hàng bán thực phẩm, nhu yếu phẩm trên sàn

Cả 2 doanh nghiệp bưu chính lớn đều cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh kênh bán hàng hóa thiết yếu trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò.

Hiện VietnamPost lên phương án phối hợp với một số đối tác để đẩy mạnh bán hàng, tiếp nhận đơn hàng hóa thiết yếu qua điện thoại, sàn Postmart và tổ chức bưu tá chuyển phát đến tận địa chỉ người dân yêu cầu để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Các sàn Vỏ Sò, Postmart đang cung cấp khoảng 4.500 mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm.

Trong khi đó, sàn Vỏ Sò của Viettel Post đang làm việc với các nhà cung cấp để mở thêm nhiều gian hàng bán thực phẩm, nhu yếu phẩm đa dạng. Viettel Post và sàn Vỏ Sò còn kiện toàn bộ máy vận hành để đảm bảo mỗi ngày cung ứng khoảng 300 tấn hàng thiết yếu trên toàn quốc.

Trả lời băn khoăn của nhiều người về việc làm cách nào quản lý đội ngũ bưu tá tại các địa phương đang giãn cách, đại diện lãnh đạo Vietnam Post, Viettel Post khẳng định 2 doanh nghiệp đã và đang sử dụng các giải pháp công nghệ để quản lý bưu tá, góp phần giảm nguy cơ lây lan dịch

Cụ thể, trước khi vào ca, 100% bưu tá Viettel Post tại Hà Nội và TP.HCM phải đo nhiệt độ, sát khuẩn tay, khai y tế qua tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Bluezone. Sau đó, chụp và gửi lại thông tin cho Trưởng bưu cục. Việc kiểm tra đầy đủ trang thiết bị trước khi đi khai thác và giao hàng cũng được thực hiện nghiêm ngặt.

Đặc biệt, trong thời gian bưu tá làm việc, Viettel Post có các ứng dụng nội bộ hỗ trợ theo dõi quãng đường đi, lượt khách hàng tiếp xúc của bưu tá. “Thông tin này nhằm giúp chúng tôi có thể

kiểm soát được phạm vi hoạt động của bưu tá, cũng như dùng để phục vụ công tác phòng chống dịch khi cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp”, đại diện Viettel Post chia sẻ.

Trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM, Bưu điện 2 thành phố đang dùng ứng dụng phát Ding Dong dành cho bưu tá và phần mềm điều tin PacknSend. Các ứng dụng này đều được đồng bộ với hệ thống dữ liệu thông tin tập trung.

Mọi trạng thái, chỉnh sửa hay những thay đổi về khu vực hạn chế phát hay tình hình phát hàng đều được cập nhật nhanh chóng và kịp thời nhất theo thời gian thực, giúp nắm bắt được tiến độ phát hàng.

Trong thời gian bưu tá làm việc, Vietnam Post và Viettel Post đều có các giải pháp công nghệ hỗ trợ theo dõi quãng đường đi, lượt khách hàng họ tiếp xúc.

Trước đó, Vietnam Post đã xây dựng “Hệ thống báo cáo điều hành thông minh từ cấp Tổng công ty đến bưu cục” để hỗ trợ công tác điều hành, quản lý xuyên suốt mọi hoạt động.

Qua nền tảng trên, Vietnam Post có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của mỗi bưu cục từ sản lượng, doanh thu, công nợ đến năng suất làm việc của mỗi nhân viên, bưu tá theo từng ngày, thậm chí là từng giờ để có phương án điều hành, quản lý cụ thể.

Số liệu tổng hợp từ 4 doanh nghiệp Vietnam Post, Viettel Post, Giao hàng nhanh và Giao hàng tiết kiệm cho thấy, tính đến hết ngày 2/8, tại 24 địa phương đang giãn cách để phòng chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã thiết lập 3.764 điểm, tăng 3 địa phương và tăng gần 1.800 điểm so với ngày 23/7.

Tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu được các doanh nghiệp cung cấp tại các địa phương giãn cách tính đến hết ngày 2/8 đã lên tới 7.916 tấn, tăng gần 7.700 tấn so với ngày 23/7. Tổng khối lượng hàng thiết yếu vận chuyển theo chỉ đạo của chính quyền các địa phương là 2.948 tấn, tăng hơn 2.600 tấn so với ngày 23/7.

Vân Anh

Nguồn: Báo Kinh tế xã hội

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Xã hội

TP HCM: Cho phép dịch vụ bưu chính hoạt động sau 18 giờ

Đây là quyết định của UBND TP HCM về việc hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, trong thời gian tăng cường các biện pháp thực hiện giãn cách toàn xã hội tại thành phố.

Ảnh minh họa.

Theo đó, thành phố cho phép bưu tá viên của các doanh nghiệp bưu chính hoạt động theo mô hình truyền thống (trực tiếp quản lý đội ngũ bưu tá viên, nhận hàng từ địa chỉ người gửi - vận chuyển về bưu cục hoặc điểm khai thác để chia, chọn - phát đến địa chỉ cho người nhận, được phép hoạt động, di chuyển giữa các địa phương của thành phố).

Đặc biệt đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, văn bản mật), dịch vụ hành chính công.

Bên cạnh đó, cho phép dịch vụ vận chuyển bưu chính được phép hoạt động và di chuyển trên đường từ 18 giờ đến 06 giờ hàng ngày.

Doanh nghiệp bưu chính chỉ được thực hiện dịch vụ vận chuyển bưu chính theo quy định, không được cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá kể cả bằng xe mô tô 02 bánh (dịch vụ shipper) trong khung thời gian nêu trên.

Việc mở lại dịch vụ bưu chính trong thời gian thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1, hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất đến người dân, doanh nghiệp, hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu; và di chuyển thuận tiện giữa các địa phương trong và ngoài thành phố.

CK

Nguồn: Báo Quảng Bình

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Xã hội

Đồng hành cùng bà con nơi "tâm dịch"

Sau 3 ngày triển khai, đường dây nóng 1800 8073 hỗ trợ bà con lao động tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 đã kết nối thành công trên 5.000 cuộc gọi. Đến ngày 3-8, đã có gần 100 hộ dân được nhận tiền hỗ trợ. Món quà tuy không lớn nhưng là cả tấm lòng của quê hương hướng về đồng bào nơi gian khó với quyết tâm không để ai bị thiếu đói, không để ai bị bỏ lại phía sau!

“Cứu người như cứu hỏa”

Với tinh thần nói trên, tại cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh vào lúc 18 giờ ngày 31-7-2021 có sự tham gia của đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, phương án lập tổng đài đường dây nóng 1800 8073 để bà con liên hệ được quyết định và triển khai ngay. Đến 22 giờ, cán bộ, nhân viên Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel Quảng Bình đã hoàn thành và khắc phục những sự cố ban đầu, Tổng đài nhận những cuộc gọi đầu tiên của bà con lao động ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Tỉnh đoàn Quảng Bình trong ca trực tổng đài 1800 8073.

Từ 4 số máy điện thoại kết nối đầu tiên, đến nay đã tăng lên 30 máy với số cán bộ, nhân viên (CB, NV) luân phiên trực tổng đài 24/24 giờ là trên 100 người. Những “tổng đài viên nghiệp dư” là CB, NV Trung tâm Hành chính công tỉnh, Tỉnh đoàn Quảng Bình… hoạt động hết công suất, công việc nhịp nhàng và dần trở nên chuyên nghiệp.

Tiếp nhận hàng nghìn cuộc gọi, phân loại, xử lý thông tin, nhập dữ liệu chính xác để bảo đảm bà con sẽ nhận được sự hỗ trợ của quê hương nhanh nhất, họ cũng là người lắng nghe tiếng lòng của bà con trong thời khắc khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Tỉnh đoàn Quảng Bình cho biết: "Nhận nhiệm vụ từ ngày 1-8 với nhiều bỡ ngỡ, tôi vừa làm việc, vừa học hỏi. Tôi tham gia ca trực ban ngày từ 6 giờ sáng đến 17 giờ 30. Dù khá vất vả nhưng tôi cảm thấy rất vui và tự hào vì được đóng góp một phần công sức phòng chống dịch, đặc biệt giúp đỡ bà con Quảng Bình vơi bớt khó khăn trong mùa dịch."

Sự sẻ chia, trách nhiệm với đồng bào xa quê đã thúc đẩy bộ máy gồm các cơ quan liên quan của Tổng đài 1800 8073 hoạt động hiệu quả mặc dù tất cả các khâu đều mới mẻ.

Đến nay, quy trình hoạt động đã được hoàn thiện. Đó là sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Hành chính công hoàn thành dữ liệu và chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) trước 15 giờ hàng ngày. Sở LĐ-TB và XH chuyển thông tin về các xã xác minh, thẩm định trước 17 giờ hàng ngày và lập danh sách các hộ dân đã được thẩm định trình Ủy ban MTTQVN tỉnh đề nghị hỗ trợ.

Nhân viên Bưu điện Quảng Bình kiểm tra giao dịch chuyển tiền thành công trên hệ thống.

“Sở dĩ tỉnh lựa chọn phương án chuyển tiền qua hệ thống dịch vụ chuyển tiền của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam bởi lẽ rất nhiều người lao động không có số tài khoản. Họ không chỉ là công nhân mất việc làm mà rất nhiều người là lao động tự do với các nghề như phụ hồ, nhặt ve chai, bán vé số… , tài khoản ngân hàng là khái niệm xa lạ đối với bà con.

Trong ngày 2-8, 20 hộ dân đầu tiên được hỗ trợ đã nhanh chóng nhận được tiền trước 18 giờ, là thời gian hạn chế người dân ra đường tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Có thể nói đây là một cuộc đua với thời gian của CB, NV Bưu điện Quảng Bình, đặc biệt là Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong thời điểm khó khăn này.”, bà Phạm Thị Hân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh chia sẻ.

Bà Phan Thị Ngọc Hương, Phó giám đốc Bưu điện tỉnh Quảng Bình cho biết: “Được tỉnh lựa chọn tham gia hoạt động của Tổng đài 1800 8073 là niềm vinh dự và trách nhiệm của CB, NV Bưu điện Quảng Bình. Ngay khi được nhận được chủ trương, chúng tôi đã nhanh chóng phối hợp với Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để triển khai việc chuyển tiền cho bà con. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để bà con nhanh chóng nhận được món quà của quê hương, chung tay giúp bà con yên tâm vượt qua dịch bệnh”

Đến thời điểm này đã có gần 100 hộ được nhận sự hỗ trợ của tỉnh với số tiền mỗi hộ 1 triệu đồng. Để đạt kết quả này, sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc xác minh thông tin là rất quan trọng.

Ông Trương Văn Long, Chủ tịch UBND xã An Ninh (huyện Quảng Ninh) cho biết: Ngay sau khi nhận được danh sách các hộ đề nghị hỗ trợ, xã đã thành lập tổ xác minh do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng. Các thành viên “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để bảo đảm thông tin chính xác, đúng đối tượng. Tổ sẽ duy trì hoạt động cho đến khi tỉnh hoàn thành việc hỗ trợ bà con lao động khó khăn tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.

Ông Nguyễn Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh cho biết, chiều 3-8, Trung tâm đã hoàn thành và chuyển giao gần 2.800 phiếu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xác minh. “Quá trình thực hiện, chúng tôi đã sử dụng phần mềm nhập dữ liệu nên rút ngắn thời gian và tăng độ chính xác, góp phần đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ bà con trong những ngày tới!”, ông Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ thêm.

Ấm lòng nhân dân

Theo dấu các cuộc gọi đến Tổng đài 1800 8073, chúng tôi đã liên hệ với những người dân đã nhận được hỗ trợ của tỉnh. Chị Trần Thị Hiền, công nhân tại Đồng Nai là mẹ đơn thân vừa nuôi con gái vừa chăm sóc mẹ, xúc động: "Khi biết về số máy này thì tôi gọi và hy vọng sẽ được giúp đỡ, nhưng không nghĩ là nhanh thế. Số tiền này bình thường đã quý, giờ càng quý hơn. Nhờ chị gửi lời cảm ơn đến tỉnh giúp tôi."

Còn anh Lê Hồng Phúc, công nhân tại Bình Dương cũng cho biết, sau khi nắm thông tin qua Hội đồng hương huyện Lệ Thủy, anh đã gọi điện cho tổng đài và đăng ký.

Chiều 2-8, anh đã được nhân viên Bưu điện liên lạc trao tiền. “Tôi thường xuyên gọi điện về nhà và biết tỉnh cũng khó khăn do dịch bệnh. Tôi rất cảm ơn tỉnh vì đã kịp thời giúp đỡ và sẽ cố gắng thực hiện tốt quy định chống dịch và chúc tỉnh mình thành công!”.

Người lao động Quảng Bình gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tại Bình Dương nhận tiền hỗ trợ của tỉnh.

Không chỉ những bà con lao động xa quê thấy ấm lòng bởi sự hỗ trợ kịp thời này, những người thân của họ ở quê đã vơi bớt nỗi lo khi nhận được tin vui từ con em mình. Bà Nguyễn Thị Thê, thôn Thống Nhất, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh cho biết: “Con dâu tôi là Nguyễn Thị Thúy Hà, làm bảo mẫu tại Bình Dương, con trai tôi làm nghề lái xe. Mấy tháng liền thất nghiệp, hai vợ

chồng vật lộn nuôi hai con nhỏ. Bản thân tôi đang điều trị ung thư nên không giúp đỡ được gì. Tôi nhận được tin tỉnh tặng cháu 1 triệu đồng, tôi vui lắm. Trong lúc khó khăn này, cấp trên quan tâm đến người dân như thế, gia đình tôi cảm ơn rất nhiều!”.

Bao nhiêu cuộc gọi, bao nhiêu người được hỗ trợ là bấy nhiêu lời sẻ chia, tâm sự. Trong bối cảnh khó khăn của tỉnh, tinh thần “nhường cơm xẻ áo”, vì đồng bào ruột thịt đã và đang mang lại sự ấm áp, yên tâm cho những người con xa quê hương có hoàn cảnh khó khăn.

Theo dõi hành trình hỗ trợ của tỉnh Quảng Bình với người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chị Trần Thu Cúc, một người dân thủ đô Hà Nội tâm sự: "Quảng Bình đã làm rất nhanh, rất tốt việc này. Tỉnh còn nghèo, số tiền hỗ trợ không lớn nhưng “một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Là người đang sống trong khu vực phong tỏa, tôi cảm thấy ấm lòng và rất đồng tình với cách thức giúp đỡ này vì nó tạo sự yên tâm cho bà con đồng thời bảo đảm nguyên tắc chống dịch của Chính phủ, phải như thế mới chúng ta mới hy vọng chống dịch thành công.”.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng: “Sự vào cuộc quyết liệt, vận hành nhịp nhàng và nhanh chóng của CB, NV các cơ quan liên quan đến Tổng đài 1800 8073 cho thấy tinh thần trách nhiệm, sự hết lòng với bà con vùng dịch. Trong bối cảnh khó khăn nhưng tỉnh sẽ tiếp tục huy động kinh phí hỗ trợ để bà con yên tâm hơn trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19, chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống!”

Ngọc Mai

Nguồn: Báo Kinh tế đô thị

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Xã hội

Hà Nội: Các trường khẩn trương triển khai trả Phiếu báo điểm, học bạ đến tận nhà học sinh

Thực hiện văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc trả học bạ; Giấy chứng nhận kết quả thi THPT; Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS- THPT; Bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh qua đường bưu điện, nhiều trường học trên địa bàn TP đã khẩn trương triển khai, thực hiện và chỉ 1-2 ngày, các giấy tờ này sẽ được trả đến tận tay, tận nhà học sinh theo địa chỉ đã thống nhất và cam kết giữa các bên.

Ngày 3/8, trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã khẩn trương thực hiện kí kết, trao đổi các phần việc với bưu điện liên quan đến trả hồ sơ, giấy tờ, học bạ cho học sinh vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Theo đó, để việc này diễn ra thuận lợi, quan trọng nhất là phải có chính xác địa chỉ nơi nhận và số điện thoại của học sinh. Nhà trường đã giao giáo viên chủ nhiệm kiểm tra, rà soát, gửi danh sách chính xác, cụ thể về cho nhà trường tổng hợp.

Tiếp đó, trường tiến hành làm việc với bưu điện để thống nhất cách thức giao- nhận. Hồ sơ mỗi học sinh được xếp đầy đủ gồm Học bạ, phiếu báo điểm thi tốt nghiệp THPT, Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và sẽ được bỏ vào từng phong bì riêng; sau đó bưu điện ghi đầy đủ thông tin người nhận và gửi về đúng địa chỉ có sẵn. “Ngày mai (4/8), bưu điện sẽ tiến hành gửi và nếu không có gì thay đổi, ngày 5/8, học sinh sẽ nhận được hồ sơ tận nhà”- đại diện nhà trường cho biết.

Phòng giáo dục quận Hai Bà Trưng năm nay có 150 thí sinh tự do dự thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ. Phiếu báo điểm đã được phòng nhận về và việc tiếp theo là liên hệ từng thí sinh lấy địa chỉ, số điện thoại chính xác để hồ sơ được gửi về đúng địa chỉ tiếp nhận. Việc này cũng đang được thực hiện, đảm bảo việc trả kết quả sẽ tiến hành sớm và chính xác.

Danh sách, địa chỉ học sinh nhận hồ sơ được các trường rà soát kỹ lưỡng

Thầy Ngô Đắc Năm- Hiệu trưởng trưởng THPT Liên Hà, huyện Đông Anh cho hay, mọi công tác liên quan trả hồ sơ, phiếu báo điểm, Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT đã và đang được trường

tiến hành các công đoạn theo đúng hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với bưu điện để việc trả hồ sơ thực hiện sớm, thuận lợi và đến tận tay học sinh.

Còn thầy Hoàng Chí Sỹ- Hiệu trưởng trường THPT Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ, ngay sau khi Sở GD&ĐT có công văn hướng dẫn, trường đã triển khai rà soát, lấy danh sách, địa chỉ, số điện thoại chính xác của học sinh. Khi đã có đầy đủ các dữ liệu này cùng việc nhận phiếu báo điểm, công tác phân loại, gửi trả hồ sơ sẽ được tiến hành nhanh chóng.

Cũng tương tự các trường học kể trên, trường THPT Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm cũng đang tiến hành phân loại, sắp xếp hồ sơ, lên danh sách học sinh để việc gửi trả giấy tờ, phiếu báo điểm đến tận nhà, tận tay học sinh được tiến hành đảm bảo, đúng, kịp thời.

Các giấy tờ được soạn đầy đủ, đối chiếu theo từng lớp

Được biết, khi chuyển hồ sơ, bưu tá sẽ liên hệ với học sinh 3 lần bằng điện thoại. Nếu học sinh ủy quyền cho người nhận hộ thì phải có đầy đủ thông tin giấy tờ tùy thân được ghi lại vào phiếu báo phát. Khi phát thành công, bưu tá sẽ thu hồi phiếu báo phát về cho nhà trường. Trong trường hợp không liên lạc được với học sinh, hồ sơ sẽ được hoàn trả về ngay trong ngày cho nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm sẽ liên hệ với gia đình học sinh để có phương án gửi phù hợp, không để ảnh hưởng đến tiến độ đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ năm 2021 của học sinh.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 cho nhà trường và học sinh trong việc trả - nhận các hồ sơ của học sinh gồm: Học bạ; Giấy chứng nhận kết quả thi THPT; Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS - THPT; Bằng tốt nghiệp THPT, tại Công văn 2740 ngày 31/7/2021, Sở GD&ĐT đề nghị phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã (triển khai và thông báo tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn); các trường THPT chủ động phối hợp chặt chẽ với Bưu điện TP Hà Nội, các đơn vị cung ứng dịch vụ bưu chính tại các quận, huyện, thị xã để tiến hành trả hồ sơ tại nhà cho học sinh.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Giáo dục

Phú Yên: Học sinh nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời qua bưu điện

Học sinh lớp 12 năm học 2020 - 2021 ở tỉnh Phú Yên có nhu cầu nhận lại học bạ, bảng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời... sẽ nhận tại nhà, thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Học sinh lớp 12 nhận hồ sơ học học bạ, bảng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời qua bưu điện.

Ngày 3.8, Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết đã có văn bản đề nghị Bưu điện tỉnh Phú Yên chỉ đạo bưu điện các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương phối hợp với các trường THCS và THPT, trường THPT trên địa bàn để tiến hành cách thức giao nhận hồ sơ học sinh, cước phí, thời gian... phù hợp, đảm bảo không thất lạc hồ sơ và công tác lưu trữ.

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, việc phải trả hồ sơ học sinh qua đường bưu điện vì hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng còn cao, toàn tỉnh Phú Yên đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên hạn chế đi lại, tập trung đông người.

Đồng thời việc trả hồ sơ qua đường bưu điện còn tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho các em học sinh lớp 12 năm học 2020 - 2021 có nhu cầu nhận lại học bạ, bảng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời...

Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cũng chỉ đạo các trường THCS và THPT, trường THPT trên địa bàn thông báo cho học sinh lớp 12 năm học 2020 - 2021 của trường biết hình thức nhận hồ sơ tại nhà thông qua dịch vụ bưu chính công ích, để các em đăng ký theo nhu cầu.