II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế...

23
Bn tin cao su GMD Corp/R&D Dept BN TIN THTRƯỜNG CAO SU * S12 Tháng 12/2017 I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 11 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KTHUT - CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG SAU

Transcript of II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế...

Page 1: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

1 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

* Số 12 – Tháng 12/2017

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 11

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG SAU

Page 2: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trước tình hình giá cao su thiên nhiên liên tục biến động, Hiệp hội Cao su Việt Nam

tiếp tục khuyến cáo các hội viên duy trì các giải pháp ứng phó với tình hình giá không

thuận lợi; hỗ trợ hội viên mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm

bảo uy tín thương mại. Nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngành cao su Việt Nam, Hiệp

hội đang tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính xem xét áp dụng chính sách thuế giá trị gia

tăng đối với cao su sơ chế như đã áp dụng với cà phê, hồ tiêu, nhân điều, chè, gạo…

để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và giảm chi phí cho Nhà nước trong khâu kiểm tra

hoàn thuế.

Đặc biệt, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã triển khai một số bước ban đầu trong việc xây

dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam. Cụ thể là việc hình thành Nhãn hiệu chứng

nhận Cao su Việt Nam đã được bảo hộ trong nước và tại một số thị trường xuất khẩu

trọng điểm. Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị với các bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước tạo

điều kiện thuận lợi về chính sách đối với các doanh nghiệp hội viên được cấp quyền sử

dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” như rút ngắn thời gian thông quan

hàng hóa xuất nhập khẩu, ưu tiên hoàn thuế trước, kiểm tra sau…

Trong dài hạn, Hiệp hội tích cực phối hợp với một số tổ chức liên quan trong nước và

quốc tế nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực, phù hợp để phát triển ngành cao su

bền vững. Hiệp hội thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về cung cầu để làm

cơ sở cho các cơ quan chức năng của bộ, ngành quản lý nguồn cung hướng đến cân

bằng với nhu cầu. Đồng thời, đề xuất tăng cường sử dụng cao su thiên nhiên trong các

sản phẩm, lĩnh vực mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống đang dần bão hòa.

Nguồn: tapchitaichinh.vn,27/11/2017

I. CH

ÍNH

CH

– P

P L

UẬ

T

Để ngành cao su phát triển bền vững

Page 3: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Các quốc gia sản xuất cao su hàng đầu châu Á gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thống nhất giảm xuất khẩu cao su tự nhiên từ tháng 12 trong bối cảnh tìm hướng giải quyết tình trạng giá cao su tiếp tục giảm.

Hiệp hội Cao su Quốc tế (IRCo) công bố quyết định này hôm thứ Năm (30/11), sau khi

Hội đồng Cao su Quốc tế 3 bên (ITRC), gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia, gặp mặt

vào ngày 29/11 tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan để thảo luận những lo ngại xung

quanh vấn đề giá lao dốc dù tình trạng nguồn cung dư thừa đã được giải quyết phần

nào khi thời tiết bất lợi ảnh hưởng tới sản xuất.

Thái Lan, Indonesia và Malaysia sản xuất gần 70% cao su tự nhiên của thế giới.

“3 quốc gia thành viên ITRC sẽ hạn chế xuất khẩu cao su tự nhiền trong một khoảng

thời gian cụ thể nhằm giải quyết xu hướng giá xuống hiện tại của cao su tự nhiên”,

IRCo cho biết.

Theo Cơ quan chuyên ngành cao su Thái Lan, giá của cao su RSS3 đã giảm 7% kể từ

cuối tháng 1 trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và nhu cầu ở Trung Quốc, Mỹ và Nhật

Bản suy yếu.

Chỉ số giá tiêu chuẩn hợp đồng cao su giao trên sàn Tokyo cũng chạm đáy 5 tháng hồi

đầu tháng này.

Kế hoạch giảm xuất khẩu sẽ bắt đầu từ giữa tháng 12 nhưng IRCo không nói cụ thể về

khối lượng xuất khẩu bị cắt giảm hoặc thời hạn của thỏa thuận là trong bao lâu.

Theo nguồn tin Reuters nhận được, hội đồng đã có thống nhất ban đầu về khối lượng

cắt giảm, tuy nhiên quan chức của mỗi quốc gia sẽ cần sự thấp thuận từ phía các bộ

nước mình.

“Các quan chức sẽ nhóm họp lại ở Bangkok vào ngày 13/12 để đi đến quyết định cuối

cùng về khối lương bị cắt giảm. Nếu tất cả đều thống nhất, kết quả sẽ được công bố

vào ngày hôm đó″, nguồn tin nói thêm.

Theo Reuters, đây là lần thứ 5 kể từ 2012 ITRC đồng ý triển khai kế hoạch giải cứu giá

cao su.

Nguồn: tapchicaosu.vn,05/12/2017

I. CH

ÍNH

CH

– P

P L

UẬ

T

ITRC hạn chế xuất khẩu cao su từ tháng 12

Page 4: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

I. Thế giới: 1. Thị trường cao su Trung Quốc:

Theo số liệu mới nhất của hải quan Trung Quốc, khối lượng nhập khẩu cao su (bao gồm cả cao su tự nhiên và cao su nhân tạo) của Trung Quốc trong tháng 9/2017 đạt 660 tỷ tấn, tăng 34,69% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 17,9% so với tháng 8/2017. Tính gộp đến hết tháng 9/2017, tổng khối lượng nhập khẩu trong năm 2017 là 5.111 tỷ tấn, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó ước tính, lượng cao su tự nhiên đã nhập trong tháng 9/2017 là 500 – 550 tỷ tấn, gần như đã chạm đỉnh cao nhất của năm vào hồi tháng 3/2017, tăng 35-36% so với cùng kỳ năm 2016. Ngành công nghiệp cao su tự nhiên của Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Như vậy, lượng nhập khẩu tăng cho thấy nhu cầu đối với mặt hàng này gần đây cũng gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ 3 lý do: thứ nhất do trên thị trường giao dịch kỳ hạn, chênh lệch giá giữa các hợp đồng giao kỳ hạn ngắn với các hợp đồng giao kỳ hạn dài đang rất rộng, điều này thúc đẩy các nhà đầu tư nhập khẩu tăng lên. Thứ hai, nhu cầu cao su cho hoạt động sản xuất lốp của các nhà máy Trung Quốc so với tháng 8 cũng đã tăng 1,09%, tỷ lệ vận hành của các nhà máy bình quân đạt công suất 65,13%. Thứ ba, tỷ giá đồng nhân dân tệ so với USD cũng tăng mạnh từ cuối tháng 8 kéo sang tháng 9, khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn. 2. Thị trường cao su Tocom, Nhật Bản:

Giá cao su kỳ hạn tại Sở Giao dịch Tokyo (TOCOM) diễn biến tăng giảm trái chiều trong tháng 11/2017, với xu hướng giảm mạnh chiếu ưu thế. Giá cao su giảm là do chịu tác động giảm giá của thị trường cao su Thượng Hải và giá dầu thế giới suy giảm. Trong đó, hợp đồng benchmark chạm mức thấp trong 5 tháng cuối phiên giao dịch 20/11 do thị trường cao su Thượng Hải giảm giá trong bối cảnh lo ngại nền kinh tế

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

11

Báo cáo ngành cao su tháng 11/2017

Page 5: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

chậm chạp tại Trung Quốc – nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới. Cuối phiên 20/11, hợp đồng benchmark tháng 4/2018 đạt 189,5 yên/kg, giảm mạnh 8,9 yên/kg so với phiên đầu tháng (01/11). Các phiên sau đó, thị trường cao su Tocom hồi phục trở lại do các nhà đầu tư bán ra chốt lời, song vẫn chỉ loanh quanh mức thấp 5 tháng. Hợp đồng benchmark tháng 4/2018 đóng cửa ở mức 198,1 yên/kg cuối phiên 29/11. Trong bối cảnh thị trường cao su Trung Quốc đang dư cung lớn, tồn kho cao su tại Trung Quốc đã chạm mức cao kỷ lục, giá cao su thế giới nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức thấp cho đến hết năm nay. II. Việt Nam:

1. Tình hình trong nước:

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá thu mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai đã tăng trở lại sau nhiều tháng không biến động, từ mức 12.500 đ/kg lên 13.200 đ/kg, và bất ngờ giảm mạnh xuống chỉ còn 10.800 đ/kg vào cuối tháng (29/11). Trong khi đó, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tháng 11/2017 diễn biến giảm, từ mức 275 đồng/độ vào đầu tháng xuống còn 265 đồng/độ (29/11), với mức thấp nhất trong tháng là 250 đồng/độ (27/11). Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một số công ty xuất khẩu đã “nợ” hợp đồng với các đối tác Trung Quốc hơn 1500 tấn. Giá hai sản phẩm cao su xám SVR10 và SVR20 tăng trở lại, hiện chỉ còn thấp hơn loại thương hiệu có uy tín SVR 3L gần 1.800 NDT/tấn. Dự báo sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên sang thị trường Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% trong tháng 12/2017 đối với hai sản phẩm cao su xám do nhu cầu của phía đối tác đang ở mức cao.

2. Dự báo xuất nhập khẩu cao su tháng 11/2017:

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11 năm 2017 đạt 143 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng xuất

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

11

Page 6: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,21 triệu tấn và 2,01 tỷ USD, tăng 8,2% về khối lượng và tăng 38,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2017 đạt 1.680,4 USD/tấn, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 63,1%, 5,7% và 4,0%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này lần lượt là: 1,14 tỷ USD, tăng 55,6%; 102,1 triệu USD, tăng 5,1% và 71,2 triệu USD, giảm -31% so với cùng kỳ năm 2016. Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 11/2017 đạt 58 nghìn tấn với giá trị đạt 103 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2017 lên 501 nghìn tấn và 998 triệu USD, tăng 29,4% về khối lượng và tăng 65,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 10 tháng đầu năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Thái Lan chiếm 54,5% thị phần. Trong 10 tháng đầu năm 2017, giá trị cao su ở tất cả các thị trường nhập khẩu đều tăng. Trong đó, thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Indonesia (gấp 3,1 lần), Nga (gấp 2,05 lần) và Thái Lan (tăng 93,2%). Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2017 mặc dù khối lượng nhập khẩu cao su từ thị trường Malaixia giảm 7,1% nhưng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này lại tăng 55,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Nguồn: thitruongcaosu.net,5/12/2017

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

11

Page 7: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tại Lễ kỷ niệm 88 năm truyền thống ngành cao su năm nay, một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và các đơn vị thành viên, VRG lần đầu tiên ra mắt sản phẩm mới, được mong chờ từ lâu – vỏ xe

mang thương hiệu “Ba ngôi sao VRG” (“★★★ VRG”).

Vỏ xe thương hiệu “★★★ VRG”

Điểm đặc biệt có ý nghĩa là tại một sự kiện tôn vinh các giá trị truyền thống với bề dày 88 năm lịch sử, VRG đã giới thiệu một sản phẩm mới mang tính đột phá, phù hợp với xu thế công nghiệp, hiện đại.

Đó chính là điển hình của việc phát huy truyền thống để xây dựng và phát triển trong thời đại mới.

Bên cạnh lĩnh vực truyền thống là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ, những năm gần đây, VRG đã tích cực đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm cao su công nghiệp, theo đúng tên gọi “Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN”, như găng tay, nệm, chỉ thun… Tuy nhiên, sản phẩm vỏ xe được quan tâm nhiều hơn bởi đây chính là mặt hàng sử dụng nguyên liệu cao su thiên nhiên nhiều nhất. Nhắc đến cao su, người ta nghĩ ngay đến sản xuất vỏ xe.

Với việc sản xuất vỏ xe, VRG đã thực hiện đúng theo kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, nhà nước, các bộ ngành về việc đẩy mạnh sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su, giảm xuất khẩu thô, nâng cao giá trị gia tăng. Đó cũng là những mong chờ, gởi gắm của lãnh đạo ngành tiền nhiệm khi chưa thực hiện được. Như vậy, đến nay, VRG tự hào là doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên sở hữu sản phẩm vỏ xe mang thương hiệu của mình.

Chiếc vỏ mang nhiều giá trị

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

11

Page 8: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Việc sản xuất vỏ xe nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của VRG theo hướng tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mới nên VRG sẽ có những bước đi cẩn trọng, chắc chắn. Trước mắt là hợp đồng cung cấp cho các đơn vị sử dụng cho xe chở mủ nhằm đánh giá chất lượng, trước khi bước ra thị trường. Theo lộ trình, trong giai đoạn 2018 – 2020, VRG sẽ sản xuất vỏ xe tải, sau đó mới sản xuất thêm nhiều chủng loại vỏ xe khác và cuối cùng là xây nhà máy sản xuất vỏ xe. Ngoài việc cung cấp cho thị trường nội địa, VRG cũng đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm trong tương lai.

Một ý nghĩa khác, theo như Tổng Giám đốc Trần Ngọc Thuận, nhiều năm qua VRG muốn có một sản phẩm mang thương hiệu của Tập đoàn, cho nên việc ra mắt dòng sản phẩm này là một cách để VRG từng bước xây dựng thương hiệu.

Đây chỉ là bước khởi đầu, còn rất nhiều việc phải làm phía trước theo định hướng, lộ

trình đặt ra về thị trường, tiêu thụ, chất lượng… Tuy nhiên, chiếc vỏ xe “★★★ VRG”

đã góp phần quảng bá cũng như nâng giá trị thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong thời điểm cổ phần hóa và lên sàn chứng khoán sắp tới.

Nguồn: tapchicaosu.vn,25/11/2017

CSVNO – Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt xuất sang thị trường Malaysia tăng mạnh đột biến, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, sau khi kim ngạch tăng trưởng ở tháng 8 thì sang tháng 9 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su đã suy giảm 2,2%, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2017 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 25,2%, đạt 432 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ dẫn đầu kim ngạch và cũng là thị trường chủ lực xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ cao su của Việt Nam, chiếm 19,62% tổng kim ngạch, đạt 84,7 triệu USD tăng 11,41%. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản chiếm 18,85%, đạt 81,4 triệu USD, tăng 19,82% kế đến là Trung Quốc, đạt 53 triệu USD, tăng 23,96% so với cùng kỳ.

Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sản phẩm từ cao su sang các quốc gia khác như: BaLan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Italia…. đáng chú ý thị trường xuất khẩu sản phẩm từ cao su 9 tháng đầu năm nay có thêm thị trường Saudi Arabia, tuy nhiên kim ngạch xuất sang đây chỉ chiếm 0,3% đạt 1,3 triệu USD.

Xuất khẩu sản phẩm cao su sang Malaysia tăng gấp đôi

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

11

Page 9: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Cũng theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, qua 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su sang các nước EU chiếm 15,03%; các nước Đông Nam Á chiếm 8,01% và các nước khác (trừ EU và ASEAN) chiếm 76,96%.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, chiếm 80% trong đó xuất sang thị trường Malaysia tăng mạnh vượt trội, tăng gấp hơn 2,1% so với cùng kỳ năm trước tuy kim ngạch chỉ đạt 8,3 triệu USD, ngược lại xuất sang các thị trường với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 20% và xuất sang Tây Ban Nha giảm mạnh, giảm 44,69% tương ứng với 478,6 nghìn USD.

Ngoài thị trường Malaysia có tốc độ tăng trưởng mạnh, thì xuất sang một số thị trường cũng có mức tăng trưởng khá (trên 50%) như: Italia tăng 94,42%; Brazil tăng 67,97%; Thái Lan tăng 65,26% và Campuchia tăng 60,6%.

Nguồn: tapchicaosu.vn,10/11/2017

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

11

Page 10: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo số liệu cập nhật tháng 10/2017 của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong 9 tháng đầu năm 2017 nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới vẫn thấp hơn nhu cầu khoảng 400 nghìn tấn.

Tuy nhiên, ANRPC dự báo chênh lệch cung cầu sẽ dần quay trở lại trạng thái cân bằng vào cuối năm 2017, khi sản lượng cao su thiên nhiên dự kiến đạt 12,883 triệu tấn so với nhu cầu là 12,805 triệu tấn.

Giá sẽ cải thiện?

Về xu hướng thị trường trong ngắn hạn, vào tháng 7/2017, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo giá cao su RSS 3 (SGX) trong quý IV/2017 cao hơn 1.700 USD/tấn. Tháng 10/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra dự báo giá cao su RSS 3 bình quân trong năm 2017 đạt 2.050 USD/tấn, sau đó chỉ tăng nhẹ lên 2.080 USD/tấn vào năm 2018.

Tại Hội nghị Cao su toàn cầu 2017 diễn ra mới đây tại Malaysia, các báo cáo viên đều đồng thuận xu hướng giá sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, còn nhiều biến động và không vững chắc do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Ngoài hai yếu tố cơ bản cung cầu, trong những tháng cuối năm 2017, giá cao su chịu ảnh hưởng nhiều của dư cung tích lũy từ các năm trước, cùng với nhiều yếu tố khác như diễn biến của giá dầu thô; biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước tiêu thụ cao su lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ…; tình trạng đầu cơ tại các sàn giao dịch hàng hóa tương lai; xung đột địa chính trị; biến đổi thời tiết…

Bên cạnh đó, thị trường cao su luôn tồn tại nguy cơ tiềm ẩn về giá, cần theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình thị trường cung cầu cao su cùng với các yếu tố liên quan để giảm rủi ro, bình tĩnh ứng phó và hạn chế tâm lý dao động.

Tăng sức cạnh tranh cho ngành cao su

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

Page 11: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Người trồng cao su tại Thái Lan, một trong những quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, đang đối mặt với tình trạng giá cao su giảm mạnh.

Giá cao su tự nhiên Thái Lan hiện giảm chỉ còn 47,75 baht/kg (32.766 đồng/kg) so với mức cao kỷ lục 179,25 baht (123.002 đồng/kg) vào năm 2011. Tuy nhiên, chính quyền Thái Lan cho biết giá cao su cũng giảm mạnh tương tự tại các nước khác.

Theo Hội đồng Cao su Tự nhiên Thái Lan, các nông dân trồng cao su ở miền nam đang kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ.

“Giá cao su hiện đang thấp hơn chi phí sản xuất”, chủ tịch hội đồng Uthai Sonlucksub nói với Reuters.

Theo ông Uthai, một số nông dân miền nam muốn biểu tình vì cho rằng Ủy ban Cao su Thái Lan, một cơ quan thuộc chính phủ, quản lý quá yếu kém. Tuy nhiên, ông không cho biết chi tiết về các yêu sách của người trồng cao su.

Thái Lan cùng với Indonesia và Malaysia, sản xuất khoảng 70% sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới. Ba quốc gia Đông Nam Á này năm ngoái đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu để tăng giá cao su nhưng mục tiêu này vẫn chưa thành hiện thực.

Ủy ban Cao su Thái Lan đã phủ nhận cáo buộc của người trồng cao su về việc quản lý yếu kém.

“Giá cao su hiện đang thấp ở tất cả các nước trồng cao su lớn trên thế giới. Chúng tôi đang nỗ lực hết mình”, phó chủ tịch ủy ban Sunan Nuanphromsakul cho biết.

Nguồn: tapchicaosu.vn,20/11/2017

Giá cao su Thái Lan giảm sâu

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

Page 12: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Sau khi kết thúc Hội nghị cao su thường niên ANRPC lần thứ 10 năm 2017, phóng viên Tạp chí Cao su VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bích – Tổng Thư ký ANRPC.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bích phát biểu tại hội nghị ANRPC. Ảnh: Tùng Châu

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bích: Hội nghị Cao su ANRPC lần thứ 10 năm 2017, với chủ đề tái cấu trúc dây chuyền cung cấp để cải thiện tình hình cho nền sản xuất cao su thiên nhiên. Hội nghị đưa ra nhiều vấn đề rất quan trọng đối với chuỗi giá trị cao su. Đặc biệt, là chuỗi giá trị cung cấp cao su, trong đó nhấn mạnh đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người trồng cao su.

Trong hội nghị các diễn giả lần lượt phân tích các vấn đề đó và đưa ra những giải pháp cho tương lai.

Kết quả của hội nghị đạt được sự đồng thuận cũng như làm rõ hơn vai trò của người nông dân trong chuỗi cung cấp sản phẩm cao su; cũng như làm rõ hơn tình hình thị trường hiện nay và triển vọng thị trường trong thời gian tới. Kết quả hội nghị như vậy rất đáng mong đợi, vì thế hội nghị được đánh giá thành công tốt đẹp.

- Nhận định của ông về triển vọng giá, cũng như tình hình cung – cầu thị trường cao su trong thời gian tới?

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bích: Thị trường cao su trong năm vừa qua, mối quan hệ cung – cầu diễn ra tương đối tốt đẹp, đạt được một sự cân bằng tương đối. Vì thế, các yếu tố cơ bản của thị trường là tốt đẹp, tuy nhiên giá cao su vẫn chưa thể phục hồi được vì những yếu tố ngoại lai. Những yếu tố ngoại lai của thị trường có thể kể đến: Giá dầu thô của thế giới; tỷ giá của đồng đô la Mỹ; cũng như sự chi phối của các thị trường giao dịch cao su.

“Việt Nam đã khẳng định vị thế trong cộng đồng cao su thiên nhiên quốc tế”

IV

. XU

ỚN

G N

NH

Page 13: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Điều đó, làm cho giá cao su bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Vì thế, cho đến cuối năm nay, chúng ta hy vọng có một sự phục hồi tương đối và hy vọng năm tới sự phục hồi về giá cao su sẽ khá hơn.

- Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng tỷ lệ chế biến sâu của ngành cao su VN vẫn còn thấp, nên giá trị gia tăng chưa cao. Giải quyết bài toán này, ngành cao su phải làm gì, thưa ông?

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bích: Để trả lời cho câu hỏi này, đây là vấn đề tương đối lâu dài. Bởi theo kinh nghiệm của các nước, để phát triển ngành công nghiệp sản phẩm cao su thì đòi hỏi một số yếu tố quyết định.

Thứ nhất đó là mức độ đầu tư lớn và lâu dài; thứ hai là sự phát triển của hạ tầng cơ sở, trong đó có giao thông vận tải và logistics (dịch vụ vận chuyển hàng hóa – pv); cái thứ ba, đặc biệt quan trọng là thị trường cho sản phẩm làm ra.

Để đạt được các yếu tố trên, kinh nghiệm của các nước cho thấy quãng đường đi có thể là dài. Nhìn chung cũng vài thập kỷ để hình thành một nền sản xuất công nghiệp sản phẩm cao su ổn định và bền vững.

- Ông Trần Ngọc Thuận – TGĐ VRG, Chủ tịch VRA đảm nhận chức vụ Chủ tịch ANRPC nhiệm kỳ mới, sự kiện này có ý nghĩa như thế nào với ngành cao su VN, thưa ông?

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bích: Vị trí Chủ tịch ANRPC nhiệm kỳ 2018 được Việt Nam đảm nhiệm. Đây là lần đầu tiên sau rất nhiều năm Việt Nam tham gia hiệp hội được đảm nhận nhiệm vụ này. Điều này khẳng định vị thế Việt Nam trong cộng đồng cao su thiên nhiên quốc tế.

Đây cũng là cơ hội để ngành cao su Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp chung của cộng đồng sản xuất cao su thiên nhiên quốc tế. Đồng thời, nhân cơ hội đó, có thể đạt được một số quyền lợi với tư cách là một nước thành viên của ANRPC.

Nguồn: tapchicaosu.vn,20/11/2017

Page 14: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Sau khi cổ phần hóa (CPH) Công ty mẹ – Tập đoàn, lần lượt 20 đơn vị thành viên công ty TNHH MTV, là công ty nông nghiệp sẽ cổ phần. Phương án CPH Cao su Dầu Tiếng xây dựng cho thấy, công ty sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng tinh chế xuất khẩu là chiến lược của công ty khi CPH

Mục tiêu phát triển bền vững

Theo ông Lê Thanh Hưng – TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, thực hiện CPH là phù hợp với chủ trương của nhà nước và cần thiết để huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp (DN) cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD).

“CPH tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, huy động thêm vốn các nhà đầu tư và vốn xã hội vào đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển SXKD; Sắp xếp lại tổ chức, đổi mới về phương thức quản trị DN; Cùng các nhà đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển thị trường; Thực hiện mục tiêu công ty mạnh hơn, hiệu quả hơn và phát triển bền vững”, ông Hưng chia sẻ.

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, công ty đưa ra các nhóm giải pháp, gồm: Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm; nhóm giải pháp về đầu tư; nhóm giải pháp về vốn, tài chính; nhóm giải pháp về khoa học công nghệ; nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; nhóm giải pháp về quản trị doanh nghiệp…

Đối với nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm, công ty tiếp tục củng cố mối quan hệ bền vững với khách hàng, đẩy mạnh công tác tiếp thị và tiêu thụ đối với các thị trường có nhu cầu lớn về cao su. Ngoài các sản phẩm truyền thống đang sản xuất và bán ra thị trường, công ty sẽ phát triển thêm một số chủng loại sản phẩm mới, đáp ứng

Cao su Dầu Tiếng: nhiều nhóm giải pháp

khi cổ phần hóa

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 15: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

nhu cầu thị trường.Điều chỉnh tỷ trọng chế biến theo hướng tăng chủng loại sản phẩm có nhu cầu của thị trường cao hơn, có giá trị gia tăng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, công ty tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư và đổi mới công nghệ hiện đại, cải tiến kỹ thuật, tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, duy trì áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

Tập trung nguồn lực lĩnh vực kinh doanh chính

Nhóm giải pháp về đầu tư, công ty từng bước đầu tư vào các dự án chế biến sản phẩm tinh chế từ cao su phục vụ thị trường trong và ngoài nước khi có điều kiện khả thi.

Đầu tư thay thế dần những thiết bị hiệu quả thấp bằng những thiết bị công nghệ mới tiên tiến phù hợp chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, tăng cường công tác thu mua mủ tiểu điền nhằm tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và tạo thêm thu nhập cho người lao động.

Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bao gồm: Tăng cường xúc tiến các dự án có tiềm năng, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia; lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín phát triển các dự án của công ty.

Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp: KCN Bàu Bàng, Rạch Bắp; Thanh An… Lĩnh vực hạ tầng đô thị, tập trung thu hút đầu tư một số khu đô thị mới tại An Điền, An Tây, Bàu Bàng…

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, công ty thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Ưu tiên thu hút đầu tư các lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao, gắn với đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm; đầu tư bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản, phục vụ tiêu thụ trong nước, hướng tới xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ, duy trì ổn định việc khai thác và sơ chế gỗ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng tinh chế xuất khẩu và hợp tác liên doanh với các công ty chuyên ngành để nâng dần tỷ trọng tiêu thụ gỗ qua tinh chế.

Nguồn: tapchicaosu.vn,05/12/2017

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 16: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đến hết ngày 27/11, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê khai thác đạt mốc 3.207 tấn mủ, đạt 100,21% kế hoạch. Dự kiến hết ngày 31/12 công ty sẽ khai thác vượt 350 tấn, tương đương 11%. Đây là năm công ty hoàn thành sản lượng sớm nhất trong nhiều năm gần đây.

Phó TGĐ VRG Trương Minh Trung trao tiền thưởng và bằng khen

hoàn thành kế hoạch cho lãnh đạo Công ty Chư Sê

3 nông trường và 18 tổ khai thác hoàn thành sản lượng sớm đã được VRG, Công đoàn Cao su VN và công ty khen thưởng, biểu dương tại lễ công bố hoàn thành sản lượng trước thời hạn 34 ngày, vừa được công ty tổ chức vào sáng 5/12.

Mặc dù trong năm vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ – công nhân, công ty đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch trước thời hạn. Theo đó, Nông trường Ia Glai hoàn thành sớm nhất khi về đích sớm 53 ngày, tiếp đến là Nông trường Ia H’lốp về trước 37 ngày và Nông trường Ia Ko 35 ngày.

Phó Chủ tịch CĐ CSVN Nguyễn Đức Thịnh trao tiền thưởng và bằng khen của Công đoàn CSVN cho Công đoàn công ty

Đóng góp lớn vào việc hoàn thành sản lượng sớm của công ty và nông trường là các tổ 5,7, 9, 10 của Nông trường Ia Ko, nhất là tổ 12 của Nông trường Ia H’lốp khi đạt năng suất trên 2,13 tấn/ha.

Nguồn: tapchicaosu.vn,06/12/2017

Cao su Chư Sê hoàn thành sản lượng

sớm nhất trong nhiều năm

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 17: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đến hết ngày 8/11, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đã đạt mốc 13.300 tấn mủ cao su, đạt 100% kế hoạch (KH). Dự kiến đến ngày 31/12, công ty khai thác đạt 15.441 tấn mủ, vượt 2.141 tấn, tương ứng 116% KH. Đây là năm thứ 6 liên tiếp công ty hoàn thành trước 20 ngày và là năm có thời gian về đích sớm nhất.

Khen thưởng kịp thời, đúng lúc là động lực để NLĐ phấn đấu thi đua, góp phần hoàn thành kế hoạch. Trong ảnh: Lãnh đạo công ty thăm hỏi, động viên CN trên vườn cây.

8 NT gia nhập CLB 2 tấn/ha

Trong niềm phấn khởi, Phó TGĐ Ngô Văn Mân cho biết, “Các giải pháp của công ty cũng không khác so với năm trước, tuy nhiên vườn cây năm nay được chăm sóc tốt hơn nhờ lượng phân bón nhiều hơn, lực lượng lao động cũng ổn định hơn và ý thức người công nhân (CN) ngày càng được nâng lên. Công ty đã chỉ đạo thực hiện công tác giao khoán sản lượng cho người lao động (NLĐ) công khai, minh bạch, công bằng, chính xác. Mức giao khoán sản lượng hợp lý, đúng với năng lực vườn cây, được NLĐ đồng thuận và nỗ lực phấn đấu thực hiện”.

Cùng với những giải pháp phù hợp trong quản lý điều hành, năm 2017 thời tiết và lao động cũng là điều kiện thuận lợi góp phần vào việc hoàn thành KH sản lượng của công ty. Thành quả trên còn là đóng góp của toàn thể CB.CNV và các đơn vị trong toàn công ty, quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nổi bật là 7 nông trường (NT) vẫn duy trì năng suất trên 1,8 tấn/ha là Dục Nông, Ya Chim, Đăk H’rin, Ngọc Wang, Plei Kần, Hòa Bình, Tân Hưng và năm 2017 công ty đón nhận thêm NT Tân Cảnh gia nhập vào nhóm CLB 2 tấn/ha khi bứt phá từ dưới 1,8

Cao su Kon Tum: Năm thứ 6 liên tiếp

hoàn thành kế hoạch trước 20 ngày

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 18: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

tấn/ha năm 2016 lên 2,13 tấn/ha. Bên cạnh đó, toàn công ty cũng có 50 tổ sản xuất đạt năng suất trên 1,8 tấn/ha, trong đó có 32 tổ trên 2 tấn/ha, tăng 10 tổ so với năm trước. NT Dục Nông đóng góp số tổ có năng suất trên 1,8 tấn lớn nhất với 9 tổ, tiếp theo là Ya Chim 8 tổ, Ngọc Wang 5 tổ, Plei Kần 4 tổ…

Giao quyền chủ động cho cấp nông trường

Trong các giải pháp quản lý điều hành, lãnh đạo công ty đặc biệt đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của NT, giao quyền chủ động cho NT và tổ sản xuất, gắn trách nhiệm của tổ trưởng, giám đốc NT trong công tác thực hiện KH sản lượng hàng tháng, quý, năm.

Lãnh đạo công ty còn đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thành lập các tổ công tác tăng cường chỉ đạo thực hiện KH sản lượng của các NT. Căn cứ kết quả thực hiện KH sản lượng của các tổ sản xuất, của NT trong tháng, kịp thời đánh giá, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thực hiện cho tháng sau được tốt hơn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo công ty cũng đã động viên khen thưởng kịp thời cho các đơn vị đạt kết quả cao trong thực hiện KH sản lượng hàng tháng, tạo động lực để các đơn vị tiếp tục phát huy thế mạnh tốt hơn.

Cùng với các biện pháp quản lý, công ty cũng có nhiều giải pháp kỹ thuật như chủ động trang bị vật tư cho cây cạo sớm, chú trọng triển khai công tác trang bị mái che mưa, màng phủ chén cho toàn bộ diện tích vườn cây đảm bảo hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác này, trong điều kiện những tháng mưa nhiều, công ty vẫn duy trì được công tác cạo mủ, trong năm không có ngày nào nghỉ cạo do mưa. Ngoài ra, công ty còn phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu CSVN quy hoạch bảng cạo, đưa ra các giải pháp xử lý các trường hợp bảng cạo bị phá vỡ nhằm duy trì năng suất vườn cây bền vững.

Mặt khác, nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể thông qua việc tổ chức phát động các phong trào thi đua LĐSX với nhiều hình thức phong phú và nội dung phù hợp. như “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Nâng bậc thợ”, “Thi đua nước rút 3 tháng cuối năm”, “Về đích sớm”…

Nguồn: rubbergroup.vn,14/11/2017

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 19: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CAO SU GEMADEPT TRONG THÁNG 11/2017:

Làm cỏ hàng 3 vườn cây 2013

Làm cỏ hàng 3 vườn cây 2015, 2016

Cày, chăm sóc, kết hợp chống cháy vườn cây 2014, 2015, 2016

Bảo dưỡng đường lô và đường liên lô

Ủi, bao lô chống cháy cho vườn cây

Cắt dây leo, đậu Kudzu cuốn vào thân cây cao su

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Bảo dưỡng đường liên lô; Cày, chắm sóc kết hợp chống cháy

Page 20: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chất lượng mủ nguyên liệu ngày càng được cải thiện

Vấn đề mủ nguyên liệu đầu vào của các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên trong những năm qua là đáng ngại đối với các nhà tiêu thụ cao su thiên nhiên khi đến tìm hiểu thị trường nơi đây. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây, nhất là từ đầu năm 2017 đến nay tất cả các công ty trên địa bàn đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và khối lượng mủ nguyên liệu tại vườn cây.

Các đơn vị đã tổ chức tốt công tác quản lý và chú trọng chất lượng mủ nguyên liệu, quản lý tốt công tác vệ sinh dụng cụ thu hoạch mủ theo TCCS 111:2016 của VRG. Chính điều này đã làm chất lượng mủ nguyên liệu tiếp nhận tại nhà máy được nâng cao rõ rệt, mủ tạp đầu vào được vệ sinh sạch tại vườn cây. Trong bảng đánh giá xếp loại theo thang điểm 10 thì công tác thu hoạch mủ ngoài vườn cây của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh đạt số điểm cao nhất với 9 điểm; Công ty Chư Prông và Kon Tum cùng đạt 8 điểm; ba công ty đạt 7 điểm là Ea H’leo, Mang Yang và Krông Buk; Công ty Chư Sê đạt 6 điểm.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá công nghệ chế biến, chất lượng và môi trường khu vực Tây Nguyên, ngày 3/10, TGĐ Cao su Chư Păh, ông Phạm Đình Luyến cho biết: “Sau khi có chỉ đạo của Ban Công nghiệp và lãnh đạo VRG, chúng tôi đã nghiêm túc khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác thu gom mủ sạch. Đồng thời, trong công tác chế biến chúng tôi đã đầu tư những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nhà máy chế biến nhằm đáp ứng yêu cầu của đoàn kiểm tra”.

Tuy nhiên, theo đại diện Ban Công nghiệp VRG, qua nghiệm thu sản lượng mủ nguyên liệu tại nhà máy thì vẫn còn công ty không tuân thủ quy định của Tập đoàn về bảng quy đổi TSC – DRC. Một số công ty không nghiệm thu theo cân trọng lượng và quy định tỷ trọng không thống nhất. Một số đơn vị quản lý số lượng nguyên liệu mủ từ khâu nhận đến khâu chế biến, nhập kho chưa thống nhất và xuyên suốt. Công tác ghi chép sổ lò chưa nghiêm túc, chưa kiểm soát khối lượng mủ trong lò của ngày trước để tính sản lượng chế biến trong ngày.

Sản phẩm mủ RSS được gia tăng sản xuất trong giai đoạn 2017 – 2020

VI. K

Ỹ T

HU

ẬT

– C

ÔN

G N

GH

Từng bước nâng cao chất lượng mủ nguyên liệu

Page 21: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Khu vực Tây Nguyên hiện có 8 công ty cao su trực thuộc VRG với 11 nhà máy chế biến, tổng công suất 80.000 tấn/năm, trong năm 2016 các đơn vị này đã chế biến trên 53.000 tấn và chỉ phát huy được 66% công suất. Cơ cấu sản phẩm đa dạng bao gồm SVR 3L, 5L chiếm tỷ trọng lớn với 49%, SVR 10 – 20 chiếm 35% trong khi tỷ lệ SVR CV 50,60 chỉ chiếm 1%, mủ ly tâm là 3% và RSS chiếm 11%.

Trước những hạn chế, tồn tại, Ban Công nghiệp đã có những đề xuất giải pháp và định hướng. Theo đó, các công ty cần tiếp tục mở rộng mô hình thu hoạch mủ tại vườn cây đang thực hiện trong năm 2017; Nâng cao hơn nữa công tác vệ sinh dụng cụ thu hoạch mủ, thùng phải được vệ sinh bằng nước sạch; Đề nghị các công ty giao CN chịu trách nhiệm vệ sinh và phân loại phần mủ của mình tại vườn cây trước khi giao nộp cho tổ đội; Cần thống nhất số lượng, chất lượng mủ nguyên liệu đối với tổ đội trước khi giao về nhà máy.

Định hướng tỷ trọng sản phẩm phù hợp thị trường

Mặc dù 11 nhà máy của 8 đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên mới được xây dựng, đầu tư nâng cấp trong những năm gần đây. Tuy nhiên, lãnh đạo các công ty tiếp tục có những đầu tư, cải tiến dây chuyền chế biến của đơn vị mình ngày càng tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm hơn. Trong số 11 nhà máy thì hiện có 2 nhà máy là Công ty Chư Păh và Sa Thầy đã tiến hành áp dụng dây chuyền chế biến mủ rút gọn và 3 công ty khác chuẩn bị áp dụng, tức áp dụng quy trình SVR 10, 20 cán ủ trung gian – sử dụng máy cắt miếng 18 dao.

Dây chuyền này được xây dựng nhằm đáp ứng 2 mục tiêu trọng yếu là đáp ứng được quy trình cán ủ trung gian, nhằm làm đồng đều chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí chế biến và chi phí sữa chữa; thứ 2 là phù hợp với mủ đông nguyên liệu “sạch”, đáp ứng được chi phí đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí chế biến và giảm mùi hôi phù hợp với yêu cầu trong quản lý môi trường.

Với yêu cầu ngày càng cao về mặt chất lượng của các nhà tiêu thụ cao su trên thế giới, nhất là các hãng vỏ xe có yêu cầu tiêu chuẩn cao và riêng biệt nên việc xây dựng thương hiệu “Cao su Việt Nam” là tất yếu và đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị, Phó TGĐ VRG Trương Minh Trung, khẳng định: “Từ nay đến năm 2022 VRG sẽ không đầu tư xây dựng thêm dây chuyền chế biến mủ 3L, bởi công suất của các nhà máy thuộc Tập đoàn đã chế biến đến mức tiệm cận của các nhà tiêu thụ cao su thiên nhiên. Song song đó, VRG sẽ tập trung xây dựng thương hiệu “Cao su VRG” và chuyển dịch tỷ trọng các loại sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường”.

Nguồn: rubbergroup.vn,31/10/2017

Page 22: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

22 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Họp mặt Doanh nhân Cao su Việt Nam – VRA Annual Dinner 2017

08/12/2017

Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Ariyana Đà Nẵng, 107 Võ Nguyên Giáp, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Tel: +84 8 3932 2605

Fax: +84 8 3932 0372

Email: [email protected]

Website: www.vra.com.vn

Plastivision Arabia

Int'l Plastics Exhibition and Conference

11. Dec - 14.Dec, 2017, Sharjah, United Arab Emirates

IIRS

India Int'l Rubber Show

15. Dec - 17.Dec, 2017, Gandhinagar, India

VII. S

Ự K

IỆN

TH

ÁN

G S

AU

Page 23: II. M THÁNG 11...Từ ngày 2 – 23/11/2017, sản lượng các sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu qua cửa khẩu phía Bắc sang Trung Quốc đạt 48.250 tấn. Một

23 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept