ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT...

27
R S C HÀ NI, 10/2015 STAY HƯỚNG DN THC HÀNH TRÁCH NHIM XÃ HI CHO KHI TÀU CÁ VIT NAM

Transcript of ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT...

Page 1: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

R S

C

HÀ NỘI, 10/2015

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI

TÀU CÁ VIỆT NAM

Page 2: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

1

LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu này là sản phẩm của Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội

(CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” do Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) tổ chức thực hiện, và được hỗ trợ bời OXFAM.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế nói chung, yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng được quan tâm nhiều hơn và trở thành những tiêu chí, điều kiện để hội nhập và phát triển cũng như liên quan đến năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi ngành hàng. Ngành thủy sản nói chung, nghề khai thác hải sản nói riêng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, nhiều nhà phân phối, nhà bán lẻ hải sản và các sản phẩm có nguồn gốc nguyên liệu từ khai thác thủy sản đã yêu cầu các nhà cung cấp phải tuân thủ các thực hành tốt trong quản lý, hoạt động khai thác và thực hành trách nhiệm xã hội như những yêu cầu, ràng buộc bắt buộc trong việc ký kết các hợp đồng thương mại. Các tổ chức cấp chứng nhận độc lập (Bên thứ ba) như Global GAP, ASC… đang xây dựng và bổ sung thêm các tiêu chuẩn về trách nhiệm với xã hội,trách nhiệm môi trường trong sản xuất thủy sản như những điều kiện quan trọng để có được chứng nhận cho nghề cá hoặc ngành hàng quan tâm.

Đặc biệt là khi nghề đánh bắt hải sản ở một số quốc gia đang gặp phải những khó khăn liên quan đến vấn đề bền vững về môi trường, nguồn lợi, vấn đề về việc sử dụng lao động trên biển, trong nhà máy chế biến hải sản, việc định hướng và có hướng dẫn thực hành cụ thể cho các bên tham gia liên quan nhằm có hướng đi đúng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là hết sức cần thiết.

Sổ tay Hướng dẫn Thực hành trách nhiệm xã hội ngành khai thác thủy sản Việt Nam góp phần hướng dẫn khối tàu cá, các chủ tàu, doanh nghiệp khai thác hải sản có những thực hành tốt nhằm vận hành hoạt động sản xuất theo hướng nghề cá có trách nhiệm, tránh được những thách thức liên quan đến các vấn đề xã hội, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thủy sản bền vững, ổn định và góp phần phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Cuốn sổ tay này được xây dựng nhằm áp dụng cho nhóm tàu khai thác hải sản bao gồm cả tàu cá ven bờ và nhóm tàu cá xa bờ. Hy vọng, sổ tay này có thể được sử dụng cho các nhà quản lý, các bên tham gia liên quan tham

Page 3: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

2

khảo, phục vụ công việc quản lý, phát triển ngành thủy sản theo hướng có trách nhiệm, bền vững, thân thiện với môi trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế.

Tài liệu được xây dựng với sự tham gia của Ban điều hành dự án, OXFAM, các chuyên gia tư vấn và được hoàn thiện căn cứ vào ý kiến của các bên liên quan và chuyên gia trong ngành.

Hi vọng cuốn tài liệu này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách, doanh nghiệp, chủ tàu, công nhân, ngư dân, các nhà nghiên cứu, các cán bộ thủy sản, các bạn sinh viên và những người quan tâm.

Trong quá trình biên soạn không thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong muốn những đóng góp tiếp theo của Qúy vị để báo cáo này ngày càng được hoàn thiện.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

TS Lê Thanh Lựu

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS)

Page 4: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

3

MỤC LỤC

1. Các thực hành về quản lý tàu cá, hoạt động tàu cá và lao động tàu cá .............. 4

1.1. Thực hành trách nhiệm về quản lý tàu cá ................................................... 4

1.2. Thực hành trách nhiệm về quản lý hoạt động tàu cá .................................. 4

1.3. Thực hành trách nhiệm về quản lý lao động tàu cá .................................... 5

1.4. Thực hành trách nhiệm về môi trường ....................................................... 7

1.5. Thực hành trách nhiệm với người tiêu dùng ............................................... 7

1.6. Thực hành trách nhiệm với cộng đồng ....................................................... 8

2. Danh sách kiểm tra một số thực hành chính liên quan đến trách nhiệm xã hội đối với tàu cá .......................................................................................................... 9

2.1. Quản lý tàu cá và điều kiện sản xuất .......................................................... 9

2.2. Thực hành quản lý hoạt động sản xuất ..................................................... 11

2.3. Thực hành quản lý lao động nghề cá........................................................ 14

2.4. Thực hành trách nhiệm với cộng đồng ..................................................... 16

Page 5: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

4

1. Các thực hành về quản lý tàu cá, hoạt động tàu cá và lao động tàu cá

1.1. Thực hành trách nhiệm về quản lý tàu cá

- Tàu cá phải được Đăng kiểm (lần đầu, định kỳ, đột xuất) và đăng ký theo quy định của pháp luật, có sổ đăng kiểm, giấy đăng ký tàu cá còn giá trị.

- Có giấy phép khai thác thủy sản phù hợp, còn hiệu lực, ngư cụ sử dụng và ngư trường khai thác phải đúng với giấy phép được cấp.

- Đóng đầy đủ các loại thuế, phí và lệ phí liên quan và thực hiện nghĩa vụ như: thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế, phí, lệ phí khác liên quan gồm cả thuế tài nguyên (nếu có), phí bảo vệ môi trường, đóng góp cho Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản…

- Tàu cá phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn tàu cá trên biển (an toàn cháy nổ, an toàn hàng hải) và các điều kiện thiết yếu cho người lao động trên biển như: thiết bị liên lạc tầm xa, phao cứu sinh, xuồng cứu sinh dạng phao gấp cho tàu cá xa bờ, tủ thuốc y tế dự phòng, các thiết bị cứu hỏa (bình cứu hỏa, búa cứu hỏa…).

- Tàu cá phải được sơn màu, biển số đăng ký theo đúng quy định về nhóm công suất và ngư trường hoạt động.

- Cung cấp các giấy tờ liên quan (đăng ký tàu cá, Sổ danh bạ thuyền viên, Giấy phép khai thác thủy sản…) cho các cơ quan hữu quan khi ra và vào cảng cá, bến cá.

- Tàu cá phải mang cờ theo quốc tịch và vùng ngư trường hoạt động được phép.

1.2. Thực hành trách nhiệm về quản lý hoạt động tàu cá

- Tuân thủ các quy định về ngư trường, vùng khai thác, mùa vụ khai thác, khu vực cấm và hạn chế khai thác, khu vực cấm theo thời vụ (cấm theo thời gian).

- Tuân thủ các quy định về các loài cấm khai thác theo Danh sách đỏ (IUCN) và các loài thủy sản bị đe dọa hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng theo các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia bảo vệ như các loài Rùa biển, thú biển, Dugon, cá heo, cá nhám, cá voi…

Page 6: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

5

- Tuân thủ các quy định về chống khai thác bất hợp pháp (IUU), ghi chép đầy đủ Sổ nhật ký khai thác, Báo cáo khai thác thủy sản, phục vụ việc truy xuất nguồn gốc.

- Không sử dụng các ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, các ngư cụ cấm sử dụng như lưới kéo ven bờ, te, xiệp, đăng đáy.

- Không sử dụng các phương tiện, hình thức khai thác thủy sản mang tính hủy diệt nguồn lợi như: chất nổ, kích điện, thuốc độc (hóa chất).

- Không khai thác vào các ngư trường chồng lấn với nghề khác, tàu cá khác gây xung đột trên biển.

- Không khai thác ở những vùng làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy (hàng hải).

- Có đèn tín hiệu cho tàu, ngư cụ khi đang hoạt động, hành trình ban đêm nhằm tránh các va chạm, xung đột ngư trường.

- Hợp tác, phối hợp với các cơ quan chức năng (kiểm ngư, biên phòng, cảnh sát biển, cảnh sát giao thông đường thủy…) trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tàu cá, giao thông đường thủy, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn…

- Hợp tác, trung thực cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất cho các bên tham gia liên quan (khi có yêu cầu) như các cơ quan quản lý ngành, cán bộ nghiên cứu, tư vấn...

- Áp dụng các thực hành tốt trong việc phân loại và quản lý sản phẩm khai thác trên tàu, tại cảng cá, bến cá và quá trình vận chuyển nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch.

1.3. Thực hành trách nhiệm về quản lý lao động tàu cá

- Có Sổ danh sách thuyền viên mỗi chuyến biển theo quy định hiện hành.

- Cam kết không sử dụng lao động trẻ em (dưới 16 tuổi), lao động cưỡng bức hoặc ép buộc.

Page 7: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

6

- Không phân biệt đối xử về tôn giáo, chủng tộc, giới tính, nguồn gốc, sức khỏe... khi tuyển lao động trên tàu cá, bao gồm cả thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên.

- Chủ tàu, người sử dụng lao động cam kết không sử dụng bạo lực bằng bất kỳ hình thức nào đối với người lao động trên tàu cá.

- Có quy chế về việc ăn chia hay trả lương, thù lao, tiền thưởng rõ ràng đối với các lao động trên tàu nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và khuyến khích trách nhiệm của người lao động.

- Có bảng chấm công, theo dõi kết quả công việc làm cơ sở cho việc ăn chia hoặc trả lương mỗi chuyến biển hoặc tháng.

- Mức lương, hình thức chi trả cho người lao động phải được thống nhất, minh bạch với tất cả thuyền viên trên tàu và chủ tàu hoặc người sử dụng lao động, đảm bảo Việc làm giống nhau – Mức lương giống nhau.

- Tôn trọng các công việc gia đình khẩn cấp: người lao động trên tàu cá được tôn trọng các công việc gia đình khẩn cấp, khi có việc sẽ được ưu tiên giải quyết về thời gian, kinh phí để lo việc cá nhân.

- Người lao động được trang bị các bảo hộ lao động cần thiết (mũ, áo mưa, ủng, găng tay, dao cứu hộ…) nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn sản xuất trên biển.

- Tại đầu mỗi chuyến biển, chủ tàu, thuyền trưởng sẽ hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng ngư cụ, thiết bị khai thác, an toàn trên biển, an toàn lao động, cháy nổ, sản xuất trên biển và các kỹ năng cần thiết khác cho người lao động, đặc biệt là những thuyền viên mới.

- Người lao động cần được đáp ứng các điều kiện tối thiểu về nước sạch, vệ sinh, chỗ ăn, chỗ nghỉ trên tàu cá nhằm đảm bảo sức khỏe cho thuyền viên.

- Mua bảo hiểm an toàn trên biển cho thuyền viên, kiểm tra định kỳ sức khỏe đảm bảo đủ sức khỏe lao động.

Page 8: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

7

1.4. Thực hành trách nhiệm về môi trường

- Giảm lượng phát thải vào không khí: máy tàu, thiết bị phát điện, thiết bị phát sáng... trên tàu cá phải được kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ, đạt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nhằm giảm lượng phát thải, gây ô nhiễm không khí.

- Xử lý nước thải: hạn chế sử dụng các thùng, can để vận chuyển dầu, mỡ tại cảng cá, bến cá nhằm tránh rò rỉ ra môi trường; nước thải, nước la canh phải được thu gom, đưa lên bờ xử lý.

- Giảm rác thải và xả thải: các loại rác thải sinh hoạt rắn, khó phân hủy (chai, lọ, vỏ lon, hộp nhựa, ngư cụ hỏng, sắt thép, túi nilon...) phải được thu gom đưa lên bờ xử lý, không xả rác, túi nilon, dầu thải ra cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão.

- Kiểm soát hóa chất chặt chẽ: không dùng hóa chất độc hại cho việc khai thác hải sản (xi-a-nua...); không dùng hóa chất để bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu cá.

- Giảm ô nhiễm tiếng ồn: máy tàu và các thiết bị phát điện phải được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, tuân thủ các quy định về an toàn kỹ thuật bao gồm cả tiêu chuẩn về tiếng ồn.

- Sử dụng năng lượng hiệu quả: tối ưu hóa thiết kế ngư cụ, lợi dụng điều kiện sóng, gió, dòng chảy để nâng cao hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu, hiệu quả sản xuất.

1.5. Thực hành trách nhiệm với người tiêu dùng

- Cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác cho người thiêu dùng thông qua việc ghi chép Sổ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản, lắp đặt hệ thống giám sát tàu cá (VMS).

- Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có trách nhiệm với người mua hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Có hợp đồng thu mua, bán sản phẩm với các điều khoản rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên.

Page 9: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

8

1.6. Thực hành trách nhiệm với cộng đồng

- Tận dụng năng lực cốt lõi của chủ tàu và người lao động để hỗ trợ cộng đồng địa phương: việc làm cho lao động địa phương; chung tay góp sức cứu hộ cứu nạn khi có tai nạn xảy ra; ứng phó xử lý cứu hộ khẩn cấp khi có thiên tai; đóng góp vào các quỹ xóa đói giảm nghèo, học bổng, các quỹ khuyến học, tình thương, tủ thuốc nhân đạo... cho cộng đồng địa phương v.v..

- Tôn trọng các nét văn hóa, con người bản địa, thuần phong mỹ tục tại địa phương.

- Hỗ trợ, ủng hộ các khóa, chương trình đào tạo nghề tại địa phương, đặc biệt khuyến khích các khóa học về đào tạo thuyền viên, máy trưởng, thuyền trưởng, áp dụng các thực hành tốt trong khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu, sửa chữa lưới chài ngư cụ.

- Hỗ trợ các sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, phát triển sinh kế thay thế, tạo thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương, giảm áp lực sinh kế lên nguồn lợi thủy sản.

- Hỗ trợ, ủng hộ việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng(cảng cá, bến cá, chợ cá, đường giao thông, đường điện, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng...) nhằm cải thiện các dịch vụ công, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh, kinh tế cho cộng đồng địa phương.

- Khuyến khích, ủng hộ các tổ chức xã hội dân sự, các đoàn thể (hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, nghiệp đoàn nghề cá, hội thủy sản...) nhằm chung tay nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, nguồn lới, thúc đẩy áp dụng các thực hành tốt trong sản xuất, quản lý sản xuất để nâng cao hiệu quả lao động, phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, có trách nhiệm.

- Tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên biển, ứng phó với các rủi ro thiên tai trong cộng đồng địa phương hoặc những cộng đồng xung quanh.

- Ưu tiên tạo công ăn việc làm cho người địa phương và đặc biệt là nhóm người nghèo, dễ bị tổn thương, tác động của các hoạt động kinh tế, rủi ro thiên tai.

Page 10: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

9

2. Danh sách kiểm tra một số thực hành chính liên quan đến trách nhiệm xã hội đối với tàu cá

2.1. Quản lý tàu cá và điều kiện sản xuất

Đăng kiểm đảm bảo an toàn

Đồng ý/Có thực hiện

Không

Sổ đăng kiểm tàu cá

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật

Trang bị áo cứu sinh trên tàu

Phao cứu sinh

Page 11: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

10

Xuồng cứu sinh với tàu cá xa bờ Pháo sáng

Bình cứu hỏa

Thiết bị cứu hỏa khác

Giấy phép khai thác thủy sản

Page 12: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

11

2.2. Thực hành quản lý hoạt động sản xuất Thực hành/hạng

mục Minh họa Đồng ý/Có thực

hiện Không

Tuân hành quy định về ngư trường khai thác, không đánh cá bất hợp pháp (IUU)

Không khai thác trong các khu vự cấm, các vùng lõi khu bảo tồn biển...

Tủ thuốc sơ cứu, y tế dự phòng

Dụng cụ an toàn sản xuất khác: dao cứu hộ, kính bơi...

Page 13: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

12

Tuân thủ quy định về mùa vụ

Sử dụng ngư cụ và ký thước mắt lưới theo giấy phép

Không khai thác các loài cấm, có tên trong Sách đỏ

Không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt thủy sản

Không sử dụng hóa chất để khai thác thủy sản

Không sử dụng sốc điện để khai thác thủy sản

Page 14: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

13

Ghi chép sổ nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản đầy đủ

Quản lý sản phẩm trên tàu tốt, chống lãng phí tài nguyên

Áp dụng các thực hành tốt bảo quản, vận chuyển sản phẩm tại bến cá giảm thất thoát sau thu hoạch

Không vứt bỏ rác, chất thải trên biển

Chấp hành quy định về phí và lệ phí (nếu có) tại các cảng cá, bến cá

Hợp tác và tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra tàu cá với các cơ quan hữu quan

Page 15: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

14

2.3. Thực hành quản lý lao động nghề cá

Thực hành/hạng

mục

Minh họa Đồng ý/Có thực hiệ

Không

Hợp đồng, thỏa thuận với ngư dân/lao động nghề cá rõ ràng, minh bạch

Không sử dụng lao động trẻ em, lao động dưới 16 tuổi

Yên cầu có chứng chỉ hành nghề (thuyền trưởng, máy trưởng), nghiệp vụ thuyền viên, thợ máy

Có sổ danh sách thuyền viên tàu cá

Page 16: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

15

Có bảo hộ lao động cho thuyền viên trên tàu

Minh bạch trong việc chia lương, thưởng

Quan tâm đến sức khỏe, bảo hiểm y tế, kiểm tra sức khỏe định kỳ

Page 17: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

16

2.4. Thực hành trách nhiệm với cộng đồng

Thực hành/hạng

mục

Minh họa Đồng ý/Có thực hiện

Không

Đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định đối với hoạt động khai thác, tàu cá

Đóng góp cho Quỹ Tái tạo Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam

Đóng góp, ủng hộ Quỹ Nhân đạo nghề cá Việt Nam

Đóng góp, ủng hộ cộng đồng địa phương phát triển kinh tế, cải thiện hạ tầng, văn hóa, giáo dục

Page 18: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

17

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Một số văn bản liên quan 1) Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 về Một số chính sách phát triển thủy sản của Thủ tướng CP

Nghị định quy định rõ các chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế nhằm phát triển khai thác thủy sản. Chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm bắt buộc đối với các tàu thuyền, tổ đội, hợp tác xã cũng đã được xây dựng. Bên cạnh đó là một loạt các chính sách về miễn giảm và ưu đãi thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá (thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị...)

2) Quyết định số 3477 /QĐ-BNN- KTBVNLngày 04/12/2009 Ban hành Quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu

Điều 3. Các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.

Hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định khi tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản vi phạm một trong các hành vi sau:

1. Khai thác thủy sản mà không có Giấy phép khai thác hợp lệ, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

2. Không hoàn thành nghĩa vụ ghi nhật ký và báo cáo khai thác thủy sản theo quy định, bao gồm cả việc truyền dữ liệu từ hệ thống giám sát tàu cá thông qua vệ tinh đối với tàu cá sử dụng hệ thống giám sát tàu cá qua vệ tinh;

3. Khai thác trong vùng cấm khai thác, thời gian cấm khai thác, các loài thủy sản cấm khai thác hoặc khai thác các loài có kích thước nhỏ hơn quy định cho phép khai thác;

4. Sử dụng ngư cụ khai thác bị cấm hoặc không đúng quy định;

5. Che dấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm các quy định liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

6. Cản trở công việc của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sự tuân thủ đối với các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

Page 19: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

18

7. Đưa lên tàu, chuyển tải hoặc vận chuyển thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định được phép khai thác;

8. Chuyển tải hay cùng tham gia hoạt động khai thác, hỗ trợ hoặc tiếp ứng cho các tàu khai thác thủy sản đã được xác định có thực hiện hành vi khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định;

9. Thực hiện hoạt động khai thác trong khu vực quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà không theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá đó nếu Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

3) Nghị định Số: 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển

Điều 5. Quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam

1. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác thủy sản:

a) Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cá, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng;

b) Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả;

c) Tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ không được khai thác thủy sản tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả;

d) Các tàu làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể không bị giới hạn công suất khi hoạt động khai thác trong vùng biển ven bờ và vùng lộng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các nghề và ngư trường hoạt động cho các tàu này;

đ) Ngoài quy định về công suất máy chính của tàu, tàu khai thác hải sản còn phải đáp ứng đầy đủ quy định về đảm bảo an toàn khi tàu hoạt động trên từng vùng biển.

Page 20: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

19

3. Tàu cá khai thác thủy sản dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó. Trừ trường hợp Ủy ban nhân dân của hai tỉnh có biển liền kề có thỏa thuận riêng về việc cho phép tàu cá tỉnh bạn vào khai thác thủy sản trong vùng biển ven bờ của tỉnh mình.

4. Tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi phải được đánh dấu để nhận biết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam

1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 21 của Luật Thuỷ sản.

2. Thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Trong quá trình hoạt động trên biển, trên tàu cá phải có các giấy tờ (bản chính) sau đây:

a) Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn;

4. Ghi nhật ký khai thác và Báo cáo khai thác thuỷ sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4) Nghị định Số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 Về Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản

Điều 5. Đối với chủ tàu cá

1. Đảm bảo tàu cá luôn ở trạng thái an toàn.

2. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhâncho người và tàu cá theo tiêu chuẩn quy định. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình sử dụng các trang thiết bị an toàn trên biển.

Page 21: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

20

3. Ký kết hợp đồng lao động với thuyền viên, người làm việc theo quy định của pháp luật; thường xuyên nắm số lượng thuyền viên, người làm việc trên tàu cá, vùng biển hoạt động của tàu cá và báo cáo cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho tàu cá đi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp trên có thẩm quyền.

4. Đối với các tàu khai thác hải sản xa bờ, chủ tàu cá phải mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, phải thông báo cho cơ quan quản lý thuỷ sản nơi đăng ký tàu cá về tần số liên lạc của tàu.

5. Đôn đốc thuyền trưởng trước khi rời bến phải kiểm tra trạng thái an toàn của tàu, của trang thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và tàu cá, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra và vào cảng, bến đậu và đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải.

6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.

Điều 6. Đối với Thuyền trưởng và người lái tàu cá

1.Trách nhiệm thường xuyên:

a) Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên và người làm việc trên tàu cá thực hiện các quy địnhvề an toàn khi làm việc trên tàu cá; phân công nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền viên, người làm việc trên tàu thực tập các phương án đảm bảo an toàn;

b) Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và tàu cá về trang thiết bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu cá và thuyền viên trước khi rời bến;

c) Thông báo vùng hoạt động, số thuyền viên, người làm việc thực tế có trên tàu cá và xuất trình giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

2. Trách nhiệm trong trường hợp có bão, lũ:

a) Đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu và sẵn sàng điều động tàu ứng phó với bão, lũ và hỗ trợ các tàu cá khác khi có tai nạn xảy ra;

Page 22: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

21

b) Khi bão xa: Thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết đồng thời kiểm tra các trang thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam; liên lạc chặt chẽ với đài thông tin Duyên Hải và thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực;

c) Khi bão gần: thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết, nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất; thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực;

d) Khi có tin bão khẩn cấp: phải ra lệnh cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá mặc áo phao cá nhân, đưa trang thiết bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng ứng cứu và đưa tàu cá đến nơi an toàn gần nhất, điều động tàu cá và thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khác bị tai nạn;

Trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng có quyền quyết định sử dụng các biện pháp cấp bách để kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn.

đ) Khi tàu cá đang trong vùng bão: phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện của mình; sử dụng mọi biện pháp và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá. Kịp thời thông báo cho đài thông tin duyên hải và các tàu cá gần nhất biết về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị tai nạn; tham gia ứng cứu khi phát hiện người và tàu cá khác bị tai nạn;

e) Khi bão tan: phải báo cáo kịp thời với chủ tàu, chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc nơi tàu cá di chuyển đến về tình trạng người và tàu cá của mình, đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an toàn của tàu cá trước khi hoạt động trở lại.

3. Trách nhiệm trong các trường hợp khác;

a) Khi phát hiện tàu cá khác bị tai nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin tuyên duyên hải gần nhất;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh các lệnh điều động tàu đi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền;

c) Khi tàu bị tai nạn phải có các biện pháp ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất.

Page 23: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

22

5) Nghị định 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 Về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Điều 3. Các hành vi bị cấm trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

1. Phá hủy, tháo gỡ gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

2. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

3. Xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, rác sinh hoạt, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định.

4. Thực hiện các hành vi gây cản trở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

5. Điều khiển tàu cá và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

6. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Page 24: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

23

PHỤ LỤC 2: SỔ NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2013/TT-BNNPTNT Ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Nghề đánh bắt chính:................................................................................................

Tên tàu:........................................................................................................................

Số đăng ký tàu:...........................................................................................................

Tổng công suất máy chính:..........................................................................................

Số thuyền viên trên tàu:...............................................................................................

Thông số cơ bản của lưới (ngư cụ):............................................................................

+ .......................................................................................................................

+ .......................................................................................................................

+ .......................................................................................................................

+ .......................................................................................................................

Page 25: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

24

Hướng dẫn ghi sổ Nhật ký khai thác thủy sản

Ghi sổ nhật ký khai thác thủy sản thực hiện theo Thông tư số ............./2013/TT-BNNPTNT ngày ........./........../2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hướng dẫn ghi chép Sổ này sử dụng cho tất cả các tàu cá tham gia khai thác thủy sản: 1. Phần ngày phát, thu sổ, nơi phát, nơi nộp sổ nhật ký khai thác thủy sản tại

trang bìa 1 do cơ quan phát và thu sổ ghi để theo dõi. 2. Thông số cơ bản của lưới (ngư cụ):

+ Lưới rê ghi: Chiều dài của vàng lưới (m); Chiều cao của lưới (m); Kích thước của mắt lưới 2a (cm);

+ Lưới kéo (giã) ghi: Chiều dài của giềng phao (m); Chiều dài của giềng chì (a); Kích thước mắt lưới ở đụt lưới 2a (mm);

+ Lưới vây ghi: Chiều dài của lưới (m); Chiều cao của lưới (m); + Nghề câu ghi: Chiều dài của vàng câu (m); Tổng số lưới câu (lưới câu); + Nghề khác ghi: Kích thước chủ yếu của loại nghề đó.

3. Nơi xuất bến, nơi về bến: ghi tên cảng hoặc địa danh nơi tàu xuất bến, nơi tàu về bến.

4. Vùng hoạt động của tàu: + Vùng biển Vịnh Bắc Bộ ghi: Vùng biển ven bờ (VBB01); Vùng lộng

(VBB02); Vùng biển khơi (VBB03); Vùng viển cả (VBB04). + Vùng biển Miền Trung ghi: Vùng biển ven bờ (BMT01); Vùng lộng

(BMT02); Vùng biển khơi (BMT03); Vùng viển cả (BMT04). + Vùng biển Đông Nam Bộ: Vùng biển ven bờ (ĐNB01); Vùng lộng

(ĐNB02); Vùng biển khơi (ĐNB03); Vùng viển cả (ĐNB04). + Vùng biển Tây Nam Bộ: Vùng biển ven bờ (TNB01); Vùng lộng

(TNB02); Vùng biển khơi (TNB03); Vùng viển cả (TNB04). 5. Địa điểm thả lưới mẻ đầu tiên của chuyến biển: ghi đến phút của Kinh độ,

Vĩ độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động trong chuyến. 6. Địa điểm thu lưới mẻ cuối cùng của chuyến biển: ghi vị trí tàu đến phút

của Kinh độ, Vĩ độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động trong chuyến.

7. Các sản phẩm đánh bắt được chủ yếu: - Cá chọn: Là các loại cá có chất lượng cao (cá thu, cá ngừ đại dương, cá

Hồng, cá song....); - Cá xô: Là các loại cá nổi nhỏ (cá trích, cá Bạc má, cá ngừ trù, cá ngừ ồ....);

cá đáy (cá đổng, cá mối, cá trác...); - Cá tạp: là các loại cá phân, cá lợn, .....

Chuyến biển số : ................................

Page 26: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

25

Ngày xuất bến: ngày ...... tháng ..........năm ..................;

Ngày về bến: ngày ...... tháng ..........năm ....................

Nơi xuất bến: .........................................................................................;

Nơi về bến: ....................................................................................

Vùng hoạt động của tàu:.................................................... ;

Khối lượng chuyển tải (nếu có):......................................... kg

1. Mẻ lưới đầu tiên của chuyến biển:

1.1. Thời gian thả lưới: .............Giờ.................. phút; Ngày............... tháng .............

1.2. Địa điểm thả lưới: Vĩ độ...................................Kinh

độ........................................

2. Mẻ lưới cuối cùng của chuyến biển

2.1. Thời gian thả lưới: ..............Giờ............... phút; Ngày............... tháng .............

2.2. Địa điểm thả lưới: Vĩ độ................................Kinh

đô............................................

3. Tổng số mẻ lưới trong chuyến biển: ....................................... mẻ lưới

4. Tổng sản lượng của chuyến biển:............................... (kg)

Các sản phẩm đánh bắt được chủ yếu:

Tôm ..............................................................sản lượng.................................kg Cá chọn.........................................................sản lượng.................................kg Cá xô.............................................................sản lượng.................................kg Cá tạp............................................................sản lượng.................................kg Mực ống................................................ .......sản lượng.................................kg Mực nang......................................................sản lượng.................................kg Ghẹ................................................................sản lượng.................................kg Các loài khác...............................................sản lượng.................................kg

Page 27: ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM

Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” hỗ trợ bới OXFAM

26

DỰ ÁN

THÚC ĐẨY TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM