I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma)...

13
Bài 1: Thiên địch bt mồi và thiên địch ký sinh I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Nhn diện được các côn trùng bắt mồi và côn trùng ký sinh đối với các loi dch hại trên từng cây trồng cth. - Sdụng các thiên địch bt mồi và thiên địch ký sinh hiệu qutrên từng đối tượng dch hi. - Thc hiện các biện pháp canh tác tránh gây hại cho thiên địch có ích và tạo điều kiện cho chúng phát huy hiệu qutiêu diệt dch hi. II. Nội dung chính 1. Sdụng thiên địch bt mi 1.1. Khái niệm thiên địch bt mi Là những loài động vật như côn trùng, nhện,...tđi tìm kiếm săn bắt sâu hại làm thức ăn cho chúng. Các sâu hại được gọi là con mồi. Nhng con mi thường được giết chết ngay. Để hoàn thành sự phát triển, mỗi cá thể bt mi cn tiêu diệt nhiu con mi. 1.2. Đặc điểm của thiên địch bt mi Các loài bắt mồi có 2 kiểu ăn mồi: Chúng có thể nhai nghi n con mi nhki u mi ng nhai (brùa, bọ nga, nhn l n,...), hoặc chúng có thể hút dịch dinh dưỡng tcon mi nhki u mi ệng chích hút (các loại bxít, ấu trùng bọ mắt vàng,...) Các loài bắt mồi là nhóm thiên địch rt quan trọng trên các loại cây trồng. Hu hết chúng có kiểu sng bt mi cpha ấu trùng và thành trùng. Do vậy, mỗi cá thể trong loài bắt mi trong cđời có thể tiêu diệt được một lượng ln các cá thể sâu hại. Các loài bắt mồi có mặt khắp nơi trong tất ccác sinh quần nông nghiệp. Nhiều bà con nông dân đã nhầm với sâu hại, nên khi thấy chúng xut hin nhiều là đem thuốc trsâu phun, hoặc khi chăm sóc cây trồng nếu bt gặp là thu bằng tay và giết chết chúng. Thiên địch bnga bt mi

Transcript of I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma)...

Page 1: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

Bài 1: Thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận diện được các côn trùng bắt mồi và côn trùng ký sinh đối với các

loại dịch hại trên từng cây trồng cụ thể.

- Sử dụng các thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh hiệu quả trên từng

đối tượng dịch hại.

- Thực hiện các biện pháp canh tác tránh gây hại cho thiên địch có ích và

tạo điều kiện cho chúng phát huy hiệu quả tiêu diệt dịch hại.

II. Nội dung chính

1. Sử dụng thiên địch bắt mồi

1.1. Khái niệm thiên địch bắt mồi

Là những loài động vật như côn trùng, nhện,...tự đi tìm kiếm săn bắt sâu

hại làm thức ăn cho chúng. Các sâu hại được gọi là con mồi. Những con mồi

thường được giết chết ngay. Để hoàn thành sự phát triển, mỗi cá thể bắt mồi cần

tiêu diệt nhiều con mồi.

1.2. Đặc điểm của thiên địch bắt mồi

Các loài bắt mồi có 2 kiểu ăn mồi: Chúng có thể nhai nghiền con mồi nhờ kiểu

miệng nhai (bọ rùa, bọ ngựa, nhện lớn,...), hoặc chúng có thể hút dịch dinh dưỡng từ

con mồi nhờ kiểu miệng chích hút (các loại bọ xít, ấu trùng bọ mắt vàng,...)

Các loài bắt mồi là nhóm thiên địch rất quan trọng trên các loại cây trồng.

Hầu hết chúng có kiểu sống bắt mồi cả ở pha ấu trùng và thành trùng. Do vậy,

mỗi cá thể trong loài bắt mồi trong cả đời có thể tiêu diệt được một lượng lớn

các cá thể sâu hại. Các loài bắt mồi có mặt ở khắp nơi trong tất cả các sinh quần

nông nghiệp. Nhiều bà con nông dân đã nhầm với sâu hại, nên khi thấy chúng

xuất hiện nhiều là đem thuốc trừ sâu phun, hoặc khi chăm sóc cây trồng nếu bắt

gặp là thu bằng tay và giết chết chúng.

Thiên địch bọ ngựa bắt mồi

Page 2: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

1.3. Cách sử dụng thiên địch bắt mồi

-Các nhà khoa học bộ môn Côn trùng, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

đã thành công trong việc nhân nuôi và sử dụng một số thiên địch trong việc

phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học theo hướng

đấu tranh sinh học.

- Ba loài thiên địch đáng chú ý được chú trọng nhân nuôi và sử dụng là

nhện bắt mồi, bọ xít bắt mồi và ong mắt đỏ. PGS. TS Nguyễn Thị Kim

Oanh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Nuôi nhện, bọ xít, ong mắt đỏ rồi

thả trên đồng ruộngđể chúng ăn các loài côn trùng gây hại nhằm bảo vệ mùa

màng, hạn chế việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học như hiện nay là mục tiêu

nghiên cứu của các nhà khoa học.

-Nhện bắt mồi có tên khoa học là Amblyseius. sp có sẵn trong môi trường tự

nhiên ở nước ta có vòng đời ngắn, sức sinh sản cao, thường phát triển mạnh từ

tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Thức ăn chủ yếu của loài nhện này là các con

nhện đỏ son thường cư trú trên cây đậu và các loài cây trồng khác. Quy trình nhân

nuôi loài nhện này khá đơn giản: Gieo đậu trong môi trường sạch cho đến khi cây

ra đủ 6 lá thì thả nhện đỏ son vào với tỷ lệ 10 con trưởng thành/cây. Khi thấy số

lượng nhện đỏ nhiều (khoảng 500 con/cây) thì thả nhện bắt mồi vào (2-3 con).

-Chỉ sau 7-8 tuần số lượng nhện bắt mồi đã tăng lên gấp 13 lần so với ban

đầu, đem thả trên những khu vực trồng rau màu cần bảo vệ, chúng sẽ tiêu diệt hết

các loài nhện đỏ, nhện trắng gây hại cây trồng mà không cần phun thuốc hóa học.

Trong trường hợp môi trường ít nhện đỏ có thể sử dụng thêm các thức ăn

khác như nhện trắng, phấn hoa, mật ong để giúp nhện bắt mồi duy trì sự sống.

Các thử nghiệm thả nhện bắt mồi tại vùng Thanh trì, Hoàng Mai và Gia Lâm

(Hà Nội) cho thấy nhện mắt mồi có khả năng kìm hãm nhện đỏ son trên cây đậu

cô ve ngoài đồng ruộng. Với mật độ thả 3 con/cây trong vòng 16 ngày mật độ

nhện bắt mồi đã tăng gấp 13 lần, mật độ nhện đỏ son giảm từ 70 con/cây xuống

còn khoảng 3 con/cây. Trong khi với công thức đối chứng (không thả nhện bắt

mồi), mật độ nhện đỏ tiếp tục tăng tới 100 con/cây.

Page 3: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

Nhện bắt mồi ( Amblyseius. sp)

Việc thả bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) vào ruộng dưa chuột được thực

hiện tại xã Văn Đức (Gia Lâm-Hà Nội) cho thấy số lượng bọ trĩ bị khống chế,

không tăng vượt quá ngưỡng gây hại (không cần phun thuốc), năng suất quả

không kém vụ trước, mã quả đẹp, không bị cong queo, biến dạng. Các đánh giá

cho thấy, việc sử dụng nhện và bọ xít bắt mồi tuy có tốn công hơn so với phun

thuốc (giá thành tương đương) nhưng đảm bảo dưa chuột sạch, dễ bán và bán

được giá cao nên tổng thu nhập cũng cao hơn. Trước đây nông dân thường phải

phun thuốc từ 8 tới 13 lần/vụ (hết khoảng 130.000-150.000 đồng/sào) để trừ bọ

trĩ nhưng quả dưa vẫn bị cong queo. Bây giờ với cách làm này đã hạn chế được

ô nhiễm môi trường, bảo vệ được sức khỏe cho mọi người mà chất lượng dưa

vẫn đảm bảo nên mọi nhà muốn làm theo.

Bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P)

- Với ong mắt đỏ (Trichogramma ), kỹ thuật nhân nuôi đơn giản đã

đượcchuyển giao cho nông dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Đồng

Tháp, Bình Dương và vùng trồng bông ở Nha Hố (Ninh Thuận) nuôi để diệt sâu

đục thân, sâu tơ hại trên cải bắp, ngô, bông… Kết quả bước đầu cho thấy số

lượng bọ trĩ và sâu đục thân giảm không kém so với phun thuốc hóa học.

- Theo tính toán của các nhà khoa học, chi phí cho việc sử dụng thiên địch

Page 4: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

hiên nay không rẻ hơn so với phun thuốc hóa học (khoảng 130.000 đồng/sào/vụ),

nhưng hiệu quả bước đầu là như nhau. Nếu duy trì phương pháp này chúng ta có

thể tạo ra nguồn thiên địch lâu dài trong tự nhiên, từ đó giảm chi phí nhân nuôi

dẫn đến sẽ giảm được giá thành. Sản xuất cả 3 vụ/năm, liên tục trên đồng ruộng

có cây trồng nên việc sâu bệnh xuất hiện gây hại cây trồng là không tránh khỏi.

Càng thâm canh cây trồng cao thì sâu bệnh phát sinh càng nhiều, càng phun thuốc

bảo vệ thực vật nhiều thì càng hủy diệt nhiều sinh vật có ích đối với con người và

càng gây tính kháng thuốc với sâu hại, làm mất cân bằng sinh thái. Trong mỗi hệ

sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch nhất định giữ vai trò quan trọng

trong điều hòa số lượng sâu hại. Với mỗi loại cây trồng có cả một tập đoàn sâu

hại và vi sinh vật sống trên đó, đi kèm với nó là một tập đoàn thiên địch thích

nghi riêng với những côn trùng và vi sinh vật gây hại nó. Nhờ hoạt động tích cực

của các loài thiên địch mà mật độ quần thể gây sâu hại bị khống chế dưới ngưỡng

gây hại kinh tế. Thực tế hiện nay nông dân thấy xuất hiện sâu bệnh là sử dụng

thuốc hóa học để phòng trừ mà không nghĩ đến hậu quả, là tiêu diệt hết các loài

thiên địch, ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nông nghiệp và môi trường.

Vì thế, để bảo vệ các loài thiên địch, môi trường sinh thái, hạn chế sử dụng

thuốc hóa học một cách vô tội vạ, thiếu khoa học, xin giới thiệu đến bà con nông

dân một số loài thiên địch có ích, thường gặp trên ruộng lúa và ruộng màu để bà

con nông dân hiểu biết vai trò của chúng, từ đó có ý thức bảo vệ những người

bạn có ích này.

Ong mắt đỏ (Trichogramma )

- Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba, bốn

chục con trong một bụi lúa, chúng kéo màng ở gần gốc lúa, di chuyển chậm bắt

mồi khi con mồi mắc vào màng. Một con nhện có thể ăn 3-4 con rầy nâu và rầy

xanh mỗi ngày.

Page 5: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

Nhện lùn (Atypera formosana)

-Nhện ăn thịt (Lycosa pseudoaunulata): Thường gặp rất nhiều trên ruộng

lúa, chúng chủ động tấn công rầy rất nhanh. Một con nhện trưởng thành có thể

ăn từ 5- 10 con rầy nâu mỗi ngày, nhện thường làm tổ trong ruộng ngập nước

hay ruộng cạn. Con cái thường đẻ từ 200-600 trứng trong 3-4 tháng vòng đời

của chúng, mỗi lần đẻ 80 trứng/ổ và các ổ trứng trên lưng chúng xuất hiện khi

ruộng lúa có sâu đục thân và sâu cuốn lá.

Nhện ăn thịt (Lycosa pseudoaunulata)

- Bọ rùa: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm

(Menochilus sexmaculatus); bọrùa 8 chấm (Hamonia octomaculata). Các loàibọ

rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành,

rầy cám (rầy non) và trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy.

Page 6: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

Bọ rùa vàng (M. crocea)

-Bọ xít nước (Mesovelia vitigera và Microveliadouglasi atrolineata): Có

cơ thể rất nhỏ, sinh sống trên mặt nước, cả con trưởng thành và ấu trùng đều săn

lùng ăn thịt rầy cám khi chúng rớt xuống mặt nước, mỗi con bọ xít có thể ăn thịt

từ 5-7 con rầy cám mỗi ngày.

Bọ xít nước (Microveliadouglasi atrolineata)

- Bọ xít mù xanh (Cyrtohinus lividipennis): Cơ thể nhỏ cỡ con rầy nâu,

cánh màu xanh, chúng tìm kiếm trứng rầy ở bẹ lá, thân cây lúa, dùng vòi hút khô

trứng, mỗi ngày một con có thể ăn từ 7- 10 trứng hoặc 1-5 con rầy.

Bọ xít mù xanh (Cyrtohinus lividipennis)

Page 7: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

- Bọ xít nước gọng vó còn

gọi con cất vó (Limnognus

fossarum) thân và chân dài, cả

con trưởng thành và ấu trùng đều

ăn rầy hại lúa khi chúng rớt

xuống mặt nước, mỗi con có thể

ăn từ 5-10 con rầy/ngày

Hình bọ xít nước gọng vó (Limnognus

fossarum)

- Bọ cánh cứng ba khoang

(Ophionea nigrofasciata) là loài côn

trùng thân cứng hoạt động mạnh. Sâu

non có màu đen bóng, trưởng thành có

màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ

sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh

vảy, chúng thường xuất hiện trên cả

ruộng lúa và ruộng cây màu.

Bọ cánh cứng ba khoang (Ophionea

nigrofasciata)

- Bọ đuôi kìm (Forficula splendida) cơ thể có màu đen bóng, giữa các đốt

bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu nâu, chúng thường sống ở ruộng khô

và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa, mỗi con cái đẻ 200-300 trứng, chúng hoạt động

ban đêm chui rúc vào các rãnh do sâu đục thân đục để tìm sâu non, hoặc bò lên

lá để tìm sâu cuốn lá, chúng có thể ăn 20-30 con mỗi ngày.

Page 8: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

Bọ đuôi kìm (Forficula splendida)

-Kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch

lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong

bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi

ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt

từng con. Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày.

Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu.

Kiến ba khoang

Trên đây là một số loài phổ biến trong vô số những loài thiên địch trên cây

lúa và cây màu, giúp bà con nông dân hiểu biết và có ý thức bảo vệ bằng cách:

sử dụng thuốc hóa học có tính chọn lọc, có phổ tác dụng hẹp, dùng thuốc hóa

học hết sức hạn chế khi cần thiết, dựa vào những ngưỡng kinh tế. Ngoài ra, còn

tạo nơi cư trú cho thiên địch ẩn nấp sau vụ gieo trồng, nên ứng dụng quy trình 5

giảm 3 tăng để sản xuất có hiệu quả.

Các loại động vật lớn ăn thịt có ích trên đồng ruộng như: chim cú mèo,

mèo, rắn… cũng góp phần đáng kể vào việc khống chế dịch hại trên đồng ruộng.

2.Sử dụng thiên địch ký sinh

2.1.Khái niệm thiên địch ký sinh

Là những loại côn trùng có ích sử dụng các loài sâu hại làm nguồn dinh

Page 9: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

dưỡng và nơi ở, trong đó thông thường loài ký sinh sử dụng hoàn toàn các mô

của cơ thể vật chủ, và loài ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng

hoàn thành chu kỳ phát dục. Hầu hết các côn trùng ký sinh sâu hại có kiểu biến

thái hoàn toàn, chỉ có pha ấu trùng của chúng là kiểu sống ký sinh, còn khi pha

trưởng thành thì chúng sống tự do.

2.2. Đặc điểm của thiên địch ký sinh

Hiện tượng ký sinh là môt dạng qua lại của các sinh vật rất phức tạp và

đặc trưng. Ở đây giới hạn ký sinh trong bảo vệ thực vật, để chỉ hiện tượng ký

sinh trên các loài sâu hại. Dựa vào các đặc điểm ký sinh mà người ta chia ra các

loại ký sinh cơ bản sau:

- Theo vị trí sống của ký sinh bên trong hay bên ngoài bề mặt cơ thể vật

chủ mà phân biệt ký sinh trong hay ký sinh ngoài:

+ Ký sinh trong hay còn gọi là nội ký sinh gồm các loại ký sinh mà ấu

trùng của chúng sống ở bên trong cơ thể vật chủ (ong kén trắng,...).

+ Ký sinh ngoài hay còn gọi là ngoại ký sinh gồm các loại ký sinh mà ấu

trùng của chúng sống bám ở bề mặt cơ thể vật chủ (ong kiến ký sinh các loài rầy

nâu, rầy lưng trắng...).

- Theo mối quan hệ giữa loài ký sinh với pha phát dục của sâu hại mà phân

biệt thành ký sinh trứng, ký sinh ấu trùng, ký sinh nhộng và ký sinh thành trùng.

2.3. Cách sử dụng thiên địch ký sinh

- Ruồi xám (Diptera) có màu xám xen những sọc trắng to hơn ruồi nhà,

thân có nhiều lông gai đầu to, màu hồng hơi xám. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu

cuốn lá lớn. Trứng nở thành giòi và ăn thịt bên trong thân ký chủ. Sau khi ăn

xong chúng chui ra làm kén trên lá lúa và hóa nhộng, khoảng 4 ngày nhộng nở

thành ruồi, được 3 ngày thì chúng lại giao phối, tìm đến ký chủ mới để lập vòng

đời thứ tiếp, cứ như vậy ruồi xám hạn chế được mật độ sâu cuốn lá rất lớn.

Ruồi xám (Diptera)

- Ong ký sinh trứng rầy: Có nhiều loài như Anagrus optabilis,

A.flaveolus,Oligositanaias, O. aesopi,... Chúng là những loài ong rất nhỏ, sống

dưới tán lálúa, trên đồng ruộng, mắt thường khó phát hiện. Tùy theo loài mà

chúng có màu xanh đậm, nâu đỏ, đỏ nhạt, vàng xanh,... Chúng bay khắp ruộng

lúa tìm ổ trứng rầy nâu rồi dùng vòi dẫn trứng rầy nâu, làm cho trứng rầy nâu bị

Page 10: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

ung không nở được. Mỗi ngày một con ong có thể tiêu diệt từ 2-8 trứng rầy, có

loài tiêu diệt được 15-30 trứng rầy/ngày.

Ong ký sinh trứng rầy (Anagrus optabilis)

-Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân (Phanerotoma sp): Loài ong này có

khả năng đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu đục thân bằng cách thọc cái ống dài

đựng trứng của nó xuyên qua dãnh lúa vào bên trong cơ thể sâu non, cuối cùng

tiêu diệt sâu non sâu đục thân.

Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân (Phanerotoma sp.)

- Ong xanh (Tetratichus schoenbii): Có vai trò cực kỳ quan trọng trong

việc làm giảm mật độ sâu đục thân trên đồng ruộng. Chúng chích và đẻ trứng

vào bêntrong trứng sâu đục thân, làm cho trứng bị ung. Loài ong này có thể tiêu

diệt tới trên 70% trứng sâu đục thân trên ruộng.

Page 11: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

Ong xanh (Tetratichus schoenbii)

Tại VN, phương pháp dùng ong Asecodes hispinarum để tiêu diệt bọ dừa

đã thu được kết quả khả quan bước đầu.

Ong đen ký sinh bọ cánh cứng hại dừa (Asecodes hispinarum)

60% vườn dừa của 21 tỉnh thành đang triển khai cách "dùng ong trị bọ"

này đã phục hồi lại các vườn dừa. Đây là kết quả sau hai năm triển khai dự án

"Phòng trừ tổng hợp đối với bọ hại dừa tại Việt Nam" (do Chính phủ Việt Nam

thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO).

Trong tự nhiên, nhiều loài côn trùng bị các nhóm, loài tuyến trùng ký sinh.

Trong đó có nhiều loài tuyến trùng ký sinh gây chết cho côn trùng

(Entomopathogenic Nematodes - EPN) và trở thành thiên địch của nhiều loài sâu

hại. Các loài tuyến trùng này đều thuộc hai giống Steinernema (Steinernematidae)

và Heterorhabditis (Heterorhabtidae). Khả năng ký sinh và gây bệnh này thực

chất là một tổ hợp liên kết của tuyến trùng và vi khuẩn (thuộc hai giống

Xenorhabdus và Photorhabdus), trong đó tuyến trùng có vai trò mang vi khuẩn

vào trong cơ thể côn trùng và vi khuẩn sản sinh độc tố để giết chết côn trùng.

Page 12: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

Ở Việt Nam cho đến nay trong ngành nông lâm nghiệp để phòng chống

dịch hại vẫn dựa chủ yếu vào biện pháp hoá học đã mang lại lợi ích kinh tế

không thể phủ nhận nhưng việc lạm dụng thuốc hoá học đã gây ra nhiều hậu quả

xấu cho môi trường và sức khoẻ con ngời. Nhằm khắc phục những nhược điểm

của thuốc hoá học, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp

sinh thái bền vững việc nghiên cứu và ứng dụng biện pháp sinh học đang là vấn

đề quan tâm của nhiều ngành trong cả nước.

Trong các giải pháp sinh học, tuyến trùng ký sinh gây chết cho côn trùng

(EPN) đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển mạnh mẽ.

Nhiều chế phẩm thuốc sinh học tuyến trùng đã được thương mại hoá ở Mỹ, liên

minh EU, Nhật Bản, Australia, Thái lan và Trung Quốc.

Trong phần công nghệ sinh học KHCN-02 và KHCN-04, Phòng Tuyến

trùng học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật thuộc Trung tâm

KHTN&CNQG đã triển khai nghiên cứu sử dụng thuốc tuyến trùng EPN phòng

trừ một số sâu hại cây trồng ở Việt Nam. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu

và ứng dụng thuộc lĩnh vực này.

Đến nay đã phân lập được gần 60 chủng EPN thuộc 2 giống tuyến trùng

Steinernema và Heterorhabditis. Nhóm thiên địch nàyởnớc ta đến nay

chỉtìmthấy ở hệ sinh thái rừng tự nhiên và một vài chủng ở bãi cát ven biển,

không tìm thấy ở hệ sinh thái nông nghiệp. Các chủng này đang được bảo tồn và

tuyển chọn các chủng đạt yêu cầu cho sản xuất thuốc sinh học tuyến trùng. Các

chủng được tuyển chọn làm vật liệu cho sản xuất thuốc sinh học tuyến trùng

phải đạt các chỉ tiêu cơ bản: Sinh khối lớn trong nhân nuôi invi tro, liều LC50 <

100 IJs, thời gian bảo quản ở nhiệt độ 18-200C >60 ngày.

Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một quy trình công nghệ nào hoàn chỉnh

để sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại, do đó chất lượng chế phẩm

thấp và không ổn định, hiệu quả phòng chống dịch hại chưa cao. Nghiên cứu

công nghệ sản xuất các chế phẩm EPN nhằm cung cấp các chế phẩm cho thử

nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng tiến tới thương mại hoá là

một mục tiêu quan trọng.

Quy trình sản xuất các chế phẩm sinh học EPN bằng in vivo trên cơ sở vật liệu

nhân nuôi là sâu tuổi 5 (Last instar larvae) của bướm sáp lớn (Galleriamellonella).

Từ năm 1999-2000, Viện ST&TNSV đã chuyển giao cho sở nông nghiệp

Ninh Thuận một thử nghiệm sản xuất chế phẩm EPN theo quy trình in vivo phục vụ

cho phòng trừ sâu hại nho, đã có kết quả bước đầu tốt. Quy trình này thích hợp cho

quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ ở nớc ta, có thể chuyển giao đến từng hộ xã viên.

Quy trình sản xuất in vitro yêu cầu đầu tư lớn hơn, có thể sản xuất 2500-

3000 lit chế phẩm trong một năm có thể phòng trừ sinh học cho hàng trăm ha.

Hiện nay Viện đã tuyển chọn đợc 7 chủng EPN đa vào sản xuất 7 loại chế

phẩm sinh học đợc đặt tên là BIOSTAR từ 1-7. Các chế phẩm này có phổ diệt

sâu rộng, có khả năng sinh sản tốt cho sinh khối cao trong sản xuất in vivo và

invitro và bảo quản được từ2-6 thángởnhiệt độ18-20oC. Đây là một trong

Page 13: I. Mục tiêunnptnt.vinhphuc.gov.vn/content/tintuc/lists/News... · Ong mắt đỏ (Trichogramma) - Nhện lùn (Atypera formosana): Cơ thể rất nhỏ có thể có đến ba,

nhữngưu thế của các chủng EPN bản địa của Việt Nam.

Các chế phẩm EPN đã được thử nghiệm diệt sâu hại ngoài đồng ruộng trên

một số cây trồng. Các loài sâu hại chủ yếu như sâu tơ (Plutella xylostella) sâu

xanh bớm trắng (Pieris rapae) hại rau, sâu sám (Agrotis ypsilon) hại thuốc lá,

sâu keo da láng (Spodoptera exigua) hại nho, bọ hung hại mía

(Alissonotumimpressicolle)… đều là những loại sâu có khả năng kháng thuốc

hoá học, đặcbiệt đối với sâu sám, bọ hung hại mía chủ yếu sống trong đất nên

việc phòng trừ bằng thuốc hoá học càng khó khăn và phải sử dụng thuốc hoá

học với nồng độ cao hơn. Trong các trường hợp sâu đã kháng thuốc hoá học khi

sử dụng chế phẩm EPN đều có hiệu quả diệt sâu tốt.

Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trừ 5 loại sâu hại ngoài đồng ruộng trên

một số loại cây trồng đều đạt 50 - 87,5%. Với kết quả bước đầu này cho thấy:

Thuốc sinh học tuyến trùng cho phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng là một

hướng khoa học công nghệ mới ở Việt Nam. Tuy nhiên để thuốc sinh học này

nhanh chóng đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp theo

hướng xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững cần phải tiếp tục đầu

tư nghiên cứu về mặt công nghệ để giảm giá thành sản phẩm.