ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -...

21
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI KHOA LUT NGUYN NGC ANH CM PHÂN BIỆT ĐỐI XTRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIT NAM THC TRNG VÀ MT SKIN NGHLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HC Hà Nội – 2016

Transcript of ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN NGỌC ANH

CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN NGỌC ANH

CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Chuyên ngành : Luật Kinh Tế

Mã số : 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thu

Hà Nội – 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán

tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Ngọc Anh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤM PHÂN BIỆT

ĐỐI XỬ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG ................................................... 7

1.1 Khái niệm phân biệt đối xử và cấm phân biệt đối xử .................................. 7

1.1.1 Khái niệm phân biệt đối xử .................................................................. 7

1.1.2 Khái niệm cấm phân biệt đối xử ......................................................... 14

1.2 Điều chỉnh pháp luật lao động về cấm phân biệt đối xử............................ 18

1.2.1 Sự cần thiết quy định về cấm phân biệt đối xử trong pháp luật

lao động ........................................................................................................ 18

1.2.2 Nội dung điều chỉnh pháp luật lao động về cấm phân biệt đối xử ..... 23

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ

THỰC TIỄN THỰC HIỆN VỀ CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ………..……34

2.1 Cấm phân biệt đối xử về việc làm và đào tạo nghề ................................... 35

2.2 Cấm phân biệt đối xử về tuyển dụng lao động .......................................... 43

2.3 Cấm phân biệt đối xử về bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động

………………… .............................................................................................. 48

2.4 Cấm phân biệt đối xử về tiền lương, thu nhập ........................................... 52

2.5 Cấm phân biệt đối xử về xử lý vi phạm kỷ luật lao động và chấm dứt

quan hệ lao động .............................................................................................. 55

2.6 Cấm phân biệt đối xử về gia nhập, hoạt động công đoàn .......................... 69

Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC THI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ CẤM PHÂN BIỆT

ĐỐI XỬ ............................................................................................................. 73

3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi

pháp luật lao động Việt Nam về cấm phân biệt đối xử .................................... 73

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

lao động Việt Nam về cấm phân biệt đối xử ................................................... 79

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật ........................................................................... 79

3.2.2 Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

lao động Việt Nam về cấm phân biệt đối xử ............................................... 93

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 103

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 BLLĐ Bộ luật lao động

2 ILO Tổ chức lao động quốc tế

3 NLĐ Người lao động

4 NSDLĐ Người sử dụng lao động

5 TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dương

6 UDHR Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Công bằng, bình đẳng luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại trong suốt

quá trình phát triển. Nhìn chung bức tranh toàn cầu về cuộc chiến nhằm khắc phục

tình trạng phân biệt đối xử cho thấy có cả những tiến bộ và thất bại. Trong đó vấn đề

phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động cũng có những diễn biến phức tạp và khó

kiểm soát. Thế giới đã nỗ lực hạn chế phân biệt đối xử, hầu như tất cả mọi người đều

lên án phân biệt đối xử trong lao động. Song tình trạng không bình đẳng về quyền

làm việc, tuyển dụng lao động, đào tạo nghề, điều kiện làm việc, về tiền lương, kỷ

luật lao động… vẫn diễn ra tại các cơ sở lao động và đang trở thành mối lo ngại lớn

trong xã hội. Tình trạng phân biệt đối xử không chỉ về giới, về sắc tộc, về độ tuổi, nó

còn diễn ra đối với những người nhiễm HIV/AIDS, những người khuyết tật, người đã

từng gia nhập hoặc thành lập công đoàn, phân biệt vùng miền. Tình trạng này gây trở

ngại cho nỗ lực huy động tiềm năng của tất cả mọi người trong nền kinh tế toàn cầu,

đồng thời vô hiệu hoá mọi hành động nhằm chống tình trạng phân biệt đối xử, có thể

dẫn tới bất ổn về chính trị và rối loạn xã hội, làm đảo lộn hoạt động đầu tư và tăng

trưởng kinh tế. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang lại giá trị thặng dư

cho những người sử dụng lao động. Vì vậy, tình trạng lạm dụng sức lao động và phân

biệt đối xử trong lao động có thể xảy ra khi người sử dụng lao động nhận thấy những

ưu điểm của một hoặc một số chủ thể nhất định mang lại lợi ích cho họ. Điều này ảnh

hưởng đến cơ hội việc làm, nghề nghiệp và thu nhập của người lao động đồng thời

cản trở sự phát triển của thị trường lao động cũng như việc hội nhập nền kinh tế thế

giới của quốc gia. Nhà nước XHCN Việt Nam khẳng định giải phóng sức lao động,

phát huy khả năng sáng tạo của con người, tạo tiềm lực kinh tế - chính trị vững chắc,

duy trì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với mục tiêu trên, cấm phân biệt

đối xử trong pháp luật lao động được đưa vào điều chỉnh các quan hệ xã hội nói

chung và quan hệ lao động nói riêng. Việc ban hành pháp luật cấm phân biệt đối xử

là sống còn, nhưng quan trọng hơn là phải đưa được nguyên tắc bình đẳng vào thực

tiễn.

Một số Công ước về phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động của Tổ chức lao

động quốc tế (ILO) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chặng đường tìm

lại sự công bằng cho những người lao động (NLĐ) yếu thế trên toàn thế giới. Nhận

thức được tầm quan trọng của Công ước, là thành viên của ILO, Việt Nam đã nhanh

chóng rà soát các văn bản pháp luật trong nước và tiến hành phê chuẩn một số Công

ước về cấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động của ILO. Sau khi gia nhập Công

ước, Việt Nam đã hết sức cố gắng trong việc nội luật hóa Công ước, đưa nguyên tắc

cấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động vào trong pháp luật Việt Nam nhằm tạo

cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động cho người lao

động nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật Việt Nam

vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần tiếp tục hoàn thiện. Trên thị trường lao

động Việt Nam hiện nay tình trạng phân biệt đối xử vẫn diễn ra khá thường xuyên.

Lao động yếu thế phải đối mặt với nhiều thách thức và bị phân biệt đối xử trong quá

trình lao động. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra

những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với nguyên tắc cấm phân

biệt đối xử của ILO, tiến tới mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử tại nơi làm việc

là một vấn đề tất yếu và cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Cấm phân biệt đối xử

trong pháp luật lao động Việt Nam - thực trạng và một số kiến nghị” cho luận văn

thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể nói rằng vấn đề phân biệt đối xử trong lao động luôn là đề tài thu hút sự

quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Trong những năm gần đây, một số tác giả

đã công bố các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận nền tảng và những

khía cạnh riêng lẻ của đề tài này. Cụ thể như: TS. Nguyễn Nam Phương (2006), Bình

đẳng giới trong lao động và việc làm với tiến trình hội nhập ở Việt Nam: Cơ hội và thách

thức, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội; Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử

trong pháp luật lao động Việt Nam dưới góc độ tiêu chuẩn lao động, Luận văn thạc sĩ

Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đặng Mai Hoa (2014), Công ước về phân

biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong Pháp luật lao

động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị

Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều

kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội; Trần Thị Thúy Lâm (2007), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam thực trạng

và phương hướng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

TS. Đỗ Ngân Bình, Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo Công ước quốc tế về xóa

bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí

luật học, 2006 (Số 3, tr.73-79); Nguyễn Thị Kim Phụng, Các quy định bình đẳng giới

trong lĩnh vực lao động, đối chiếu và kiến nghị, Tạp chí Luật học, 2007 (Số 3, tr.61-

68); Nguyễn Thị Báo, Quyền của người khuyết tật trong văn kiện quốc tế về quyền

con người, Tạp chí Luật học, 2007, số 10; TS. Nguyễn Hữu Chí, Quyền của người

khuyết tật ở Việt Nam dưới góc độ lịch sử pháp luật, Tạp chí Luật học 2013, Số đặc

san pháp luật người khuyết tật; TS. Nguyễn Hữu Chí, Pháp luật về lao động nữ - thực

trạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí luật học, 2009 (Số 9, tr.26-32); Trần Thị Thuý

Lâm, Việc làm đối với người khuyết tật - Từ pháp luật đến thực tiễn thực hiện, Tạp

chí Luật học 2013, Số đặc san pháp luật người khuyết tật,…

Hầu hết các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp của cấm

phân biệt đối xử theo một số nội dung nhất định, chưa đi sâu vào phân tích tất cả các

nội dung về cấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động cùng với việc đánh giá thực

trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về phân biệt đối xử

tại Việt Nam. Nền kinh tê Vi ệt Nam đang biên đôi theo thơi gian va cac quan hê lao

đông cung thay đôi đê phu hơp vơi xu thê thơi đai , vì thế việc cấm phân biệt đối xử

trong lao động cũng có những sửa đổi, bô sung vê măt hinh thưc va nôi dung qua cac

năm. Măt khac , các công trình nghiên cứu trên đư ợc thực hiện trươc khi Bô luât lao

đông (BLLĐ) năm 2012 ra đơi va co hiêu lưc , cho nên nhưng công trinh ây ch ưa thê

câp nhât đây đu cac quy đinh phap luât mơi . Chính vì những lí do trên mà tác gi ả

chọn nghiên cứu đề tài: “Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam -

thực trạng và một số kiến nghị” làm luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn góp

phần làm sáng tỏ các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về cấm

phân biệt đối xử trong pháp luật lao động ở Việt Nam, nghiên cưu ki nhưng quy đinh

mơi vê chê đinh cấm phân biệt đối xử trong lao động để từ đó đề xuất một vài ý kiến

nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam - thực trạng

và một số kiến nghị” người viết nghiên cứu sự phân biệt đối xử dưới góc độ quyền làm

việc, đào tạo nghề, tuyển dụng lao động, điều kiện làm việc, thu nhập, kỷ luật lao động

hay vì lý do thành lập hoặc gia nhập công đoàn. Tuy nhiên, phân biệt đối xử trong lĩnh

vực lao động là vấn đề rất rộng, với trình độ thạc sĩ người viết chỉ tập trung nhìn nhận

vấn đề trong mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ. Bài viết tập trung nghiên cứu pháp luật

về phân biệt đối xử và thực tiễn thực hiện để từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện

pháp luật cũng như tổ chức thực hiện để pháp luật đi vào thực tế.

4. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành của pháp luật điều

chỉnh việc c ấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam, mối quan hệ

giữa các quy định này trong tổng thể hệ thống pháp luật quốc tế.

Đề tài nghiên cứu tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, phân tích tổng quát các vấn đề lý luận về cấm phân biệt đối xử trong các

nội dung: quyền làm việc, đào tạo nghề, tuyển dụng lao động, điều kiện làm việc, thu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt:

1. Báo Dân trí, Mẹ nhiễm HIV con không được đến trường, tại địa chỉ:

http://dantri.com.vn/xa-hoi/me-nhiem-hiv-con-khong-duoc-den-truong

461793.htm

2. Báo Dân trí, Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục: Người khuyết tật có quyền

được hưởng thụ, tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tuan-le-

toan-cau-hanh-dong-giao-duc-nguoi-khuyet-tat-co-quyen-duoc-huong-thu-

870823.htm

3. Báo Người Lao Động, Sở Y tế Bình Phước phải thu hồi quyết định sa thải

trái luật, tại địa chỉ: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/so-y-te-binh-

phuoc-phai-thu-hoi-quyet-dinh-sa-thai-trai-luat-20150113151513506.htm.

4. Báo pháp luật, Cần xúc tiến xây dựng luật về chống phân biệt đối xử, tại địa

chỉ: http://baophapluat.vn/su-kien/can-xuc-tien-xay-dung-luat-ve-chong-

phan-biet-doi-xu-195341.html.

5. Báo Việt Nam plus, Cán bộ công đoàn cơ sở: Không còn nơm nớp lo bị trù

dập?, tại địa chỉ: http://www.vietnamplus.vn/can-bo-cong-doan-co-so-

khong-con nom-nop-lo-bi-tru-dap/301210.vnp

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính

trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1993), Một số Công ước của Tổ chức

Lao động quốc tế (ILO), Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Đánh giá tác động của thanh

tra và xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội trong các doanh

nghiệp, Đề tài cấp bộ mã số: CB 2006-B1-01-04, Hà Nội.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo về những vấn đề liên

quan đến Công ước số 100 và 111, Hà Nội.

10. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo chi tiết 17 công ước

ILO, Hà Nội.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư 26/2013/TT- BLĐTBXH

ngày 18 tháng 10 năm 2013 ban hành danh mục công việc không được sử dụng

lao động nữ, Hà Nội.

12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 10/2013/TT-

BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 ban hành danh mục công việc, nơi

làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, Hà Nội.

13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 11/2013/TT –

BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 quy định về danh mục công việc nhẹ

được sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc, Hà Nội.

14. Bộ lao động - Thương bình và Xã hội (2014), Năm 2013 có khoảng 80 nghìn

người khuyết tật được hỗ trợ học nghề và tạo việc làm, tại địa chỉ:

http://www.molisa.gov.vn/vi/pages/chitiettin.aspx?IDNews=20459

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015),Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH

ngày 23 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương, Hà

Nội.

16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015),Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ

luật lao động, trách nhiệm vật chất, Hà Nội.

17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH

ngày 22 tháng 04 năm 2015 hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ

cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội.

18. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2007), Tổ chức lao động quốc tế và quan hệ với Việt

Nam, tại địa chỉ:

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr060

9%2028111253/ns060928104319.

19. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 hướng dẫn

xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp,

Hà Nội.

20. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014

hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của

Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập Doanh

nghiệp, Hà Nội.

21. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015

hướng dẫn về thuế thu nhập Doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP

ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị

định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC

ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư

151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính, Hà Nội.

22. Chính phủ (2013), Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 nghị

định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.

23. Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013

quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, Hà Nội.

24. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã

hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà

Nội. (Đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP

ngày 07/10/2015 của Chính phủ)

25. Chính phủ (2013), Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013

quy định chi tiết về tài chính công đoàn, Hà Nội.

26. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013,

quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ

nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội.

27. Chính phủ (2014), Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 quy

định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp

tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao

động, Hà Nội.

28. Chính phủ (2014), Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014

quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, Hà Nội.

29. Chính phủ (2014), Nghị định số 119/ 2014/ NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014

quy định chi tiết một số điều của BLLĐ, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại tố cáo, Hà Nội.

30. Chính phủ (2015), Nghị định 05/2015/NĐ- CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà

Nội.

31. Chính phủ (2015), Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 quy

định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc,

Hà Nội.

32. Chính phủ (2015), Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 quy

định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động đối với lao động nữ, Hà Nội.

33. Chính phủ (2015), Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2015

quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp,

liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân

và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, Hà

Nội.

34. Chính phủ (2016), Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm 2016

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng

12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,

viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.

35. Chính phủ (2016), Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016

quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng

vũ trang, Hà Nội.

36. Đặng Mai Hoa (2014), Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề

nghiệp và sự nội luật hóa trong Pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc

sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

37. Đặng Quang Điều (2011), “Một số đề xuất, kiến nghị tuổi nghỉ hưu đối với lao

động nữ”, Tạp chí Lao động và xã hội, (Số 415), tr.7-9.

38. Diễn ngôn, Việt Nam cần một luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử, tại địa

chỉ: http://dienngon.vn/Blog/Article/viet-nam-can-mot-luat-chong-ky-thi-

vaphan-biet-doi-xu.

39. Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt

Nam dưới góc độ tiêu chuẩn lao động, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

40. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945, 1959, 1980, 1992,

2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền

con người, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

42. Http://text.123doc.org/document/2491843-quan-he-lao-do-ng-va-lien-he-thu-

c-tie-n-ta-i-doanh-nghie-p-o-vie-t-nam.htm.

43. ILO (2004), Một số Công ước và Khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

44. ILO (2010), Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết

tật tại Việt Nam, Hà Nội.

45. ILO (2014), Mặc dù thời gian nghỉ thai sản dài, Việt Nam vẫn tụt hậu về chế độ

dành cho các ông bố, tại địa chỉ:

http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/

WCMS_243008/lang--vi/index.htm

46. Lê Thị Hoài Thu (2001), “Cần hoàn thiện những quy định đối với lao động

nữ trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (Số

03), tr.13.

47. Lê Thị Thu Hoà (2013), Thực trạng giải quyết việc làm đối với người khuyết

tật ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội.

48. Lương Thị Thủy (2008), “Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao

động, an sinh xã hội của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học, (Số

02), tr.70-72.

49. Nguyễn Đức Minh (2008), “Hoàn thiện chính sách và pháp luật lao động đáp ứng

yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (Số 03), tr.52-

61.

50. Nguyễn Thị Anh Hoa (2012), “Pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề bình

đẳng giới và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

51. Nguyễn Thị Báo (2007), “Quyền của người khuyết tật trong văn kiện quốc tế

về quyền con người”, Tạp chí Luật học, (số 10).

52. Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người

lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

53. Nguyễn Thị Kim Phụng và Nguyễn Hiền Phương (2010), “Bảo hiểm xã hội đối

với lao động nữ trong pháp luật một số nước Asean và những kinh nghiệm cho

Việt Nam”, Tạp chí Luật học, tr.68-76.

54. Nguyễn Tuấn Minh (2011), “Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ tại

Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (Số 182), tr.54-58.

55. Phạm Thanh Hồng (2009), “Vấn đề an toàn vệ sinh lao động đối với lao động

nữ”, Tạp chí Lao động và xã hội, (Số 373), tr.18.

56. Quốc hội (1994, 2002, 2006, 2007, 2012), Bộ luật lao động của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam (và các lần sửa đổi bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia

Hà Nội.

57. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Quốc hội (2006), Luật Phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giả miễn dịch

mắc phải ở người (HIV/AIDS), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Quốc hội (2010), Luật Người khuyết tật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Quốc hội (2013), Luật Việc làm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Quốc hội (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Quốc hội (2016), Luật điều ước quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Tạp chí lao động xã hội, Thực trạng bệnh nghề nghiệp trên thế giới và ở Việt

Nam tại địa chỉ:

http://www.tcldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/47/id/9303/language/vi

VN/Default.aspx

66. ThS. Nguyễn Ngọc Linh, Cần thêm cơ hội học nghề và tìm việc cho người

khuyết tật, tại địa chỉ: http://www.daotaonguonnhanluc.com/index.aspx?

67. Thu Cúc, Đưa sàn giao dịch việc làm phát triển hiệu quả, bền vững, tại địa

chỉ: http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Dua-san-giao-dich-

viec-lam-phat-trien-hieu-qua-ben-vung/59868.vgp.

68. Tổ chức lao động quốc tế (2007), Bình đẳng trong công việc, giải quyết

thách thức, báo cáo toàn cầu theo các hoạt động tiếp theo của tuyên bố ILO

về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, Hội nghị lao động quốc

tế, phiên họp thứ 96, Geneva.

69. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (1958), Công ước số 111 và khuyến nghị về

phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp, Geneva.

70. Tổng cục thống kê (2012), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam

năm 2011, Hà Nội.

71. Tổng cục thống kê (2013), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam

năm 2012, Hà Nội.

72. Tổng cục thống kê (2014), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam

năm 2013, Hà Nội.

73. Tổng cục thống kê (2014), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm

2014, Hà Nội.

74. Trần Thị Huệ (2011), “Một số khía cạnh pháp lí về quyền của phụ nữ ở nước

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Tạp chí luật học, (Số 02), tr.51-57.

75. Trần Thị Thúy Lâm (2007), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam thực

trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội.

76. Trần Thị Thúy Lâm (2010), “Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm,

nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí

Luật học (Số 01), tr.24-36.

77. Trần Thị Thúy Lâm (2010), Báo cáo đánh giá việc thực hiện các công ước

quốc tế về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp và trả công bình

đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang

nhau ở Việt Nam, Hà Nội.

78. Trần Thị Thuý Lâm (2013), “Việc làm đối với người khuyết tật - Từ pháp

luật đến thực tiễn thực hiện”, Tạp chí Luật học, (Số đặc san pháp luật người

khuyết tật).

79. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình đẳng giới trong việc

làm và thu nhập: Phụ nữ vẫn đang bị thiệt, tại địa chỉ:

http://vlvungtau.vieclamvietnam.gov.vn/TinTuc/tabid/7069/c/2435/n/48247/

Default.aspx?tin=Binh_dang_gioi_trong_viec_lam_va_thu_nhap__Phu_nu_

van_dang_bi_thiet

80. Trương Thúy Hằng (2010), “Giải quyết việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ

hội nhập”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (Số 170), tr.34-38.

81. TS. Đỗ Ngân Bình (2006), “Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo Công ước

quốc tế về xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao

động Việt Nam”, Tạp chí luật học, (Số 3), tr. 73-79.

82. TS. Nguyễn Hữu Chí (2013), “Quyền của người khuyết tật ở Việt Nam dưới

góc độ lịch sử pháp luật”, Tạp chí Luật học, (Số đặc san pháp luật người

khuyết tật).

83. TS. Nguyễn Hữu Chí, Pháp luật về lao động nữ - thực trạng và hướng hoàn

thiện, Tạp chí luật học, 2009, Số 9, tr. 26-32.

84. TS. Nguyễn Nam Phương (2006), Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với

tiến trình hội nhập ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Nxb Lao động xã hội, Hà

Nội.

85. TS. Nguyễn Sĩ Dũng (2013), Kì thị là không thể biện hộ, báo Lao động, tại

địa chỉ: http://laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Ky-thi-la-khong-the-bien

ho/109923.bld.

86. TS. Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), “Các quy định bình đẳng giới trong lĩnh

vực lao động, đối chiếu và kiến nghị”, Tạp chí Luật học, (Số 03), tr.61-68.

87. TS.Trần Thị Thúy Lâm (2008), “Kỷ luật lao động với vấn đề bình đẳng

giới”, Tạp chí Luật học, (Số 03), tr.36-39.

88. TS.Trần Thúy Lâm (2011), “Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm,

nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí

luật học (Số 01), tr.24-36.

89. TS. Trần Thị Thuý Lâm (2013), “Pháp luật về học nghề đối với người khuyết

tật - Thực trạng và một số khuyến nghị”, Tạp chí Luật học, (Số đặc san pháp

luật người khuyết tật).

90. Ủy ban chuyên gia ILO và Áp dụng các Công ước và Khuyến nghị (2005),

Yêu cầu trực tiếp riêng liên quan đến Công ước phân biệt đối xử (việc làm và

nghề nghiệp) năm 1958, Geneva.

91. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Nhà nước và pháp luật

(2014), Báo cáo tóm tắt đánh giá thực trạng vi phạm quyền con người và

định hướng hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực

lao động ở Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp bộ.

92. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng.

93. Việt Báo, Những kiểu xử lý kỷ luật lao động lạ đời, tại địa chỉ:

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nhung-kieu-xu-ly-ky-luat-lao-dong-la-

doi/10939526/157/

94. Vũ Ngọc Dương (2010), “Quyền bình đẳng của lao động nữ theo pháp luật

Philippines”, Tạp chí Luật học, (Số 02), tr.10-16.

II. Tiếng Anh

95. ILO (1996), Equality in Employment and Occupation, ILO, Geneva.

96. ILO (2003), Fundamental Rights at Work and International Labour

Standards, ILO, Geneva.

97. ILO (2008), Conditions of Work and Employment Series No. 20, Age

discrimination and older workers: Theory and legislation in comparative

context, ILO, Geneva.

98. ILO (2011), Equality and non-discrimination at work in East and South-

East Asia - Guide, Thailand.

99. ILO (2015), Migration, human rights and governance, Handbook for

Parliamentarians N° 24, ILO, Geneva.

100. ILO (2016), Women at work - Trends 2016, ILO, Geneva.

101. ILO (2016), World employment social outlook - Trends 2016, ILO, Geneva.

102. Trans - Pacific Partnership Full Text: https://ustr.gov/trade-agreements/free-

trade-agreements/trans-pacific-partnership/tpp-full-text