ĐẠI HỌC QU I...

21
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- BÙI THỊ THU TRANG DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHNGHĨA Ở VIT NAM HIN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa hc Hà Nội - 2014

Transcript of ĐẠI HỌC QU I...

Page 1: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------

BÙI THỊ THU TRANG

DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2014

Page 2: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------

BÙI THỊ THU TRANG

DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số: 60 22 03 08

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Duyên

Hà Nội - 2014

Page 3: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Dân chủ hóa trong hệ

thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” được hoàn thành dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS. Dương Văn Duyên là công trình nghiên cứu riêng của

tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc

xuất xứ rõ ràng. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014

Học viên

Bùi Thị Thu Trang

Page 4: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, trang bị

cho tôi những kiến thức trong những năm học qua, giúp tôi nắm vững những vấn đề

lí luận và phương pháp luận để hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Dương Văn Duyên đã nhiệt tình

hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Học viên

Bùi Thị Thu Trang

Page 5: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

Chương 1:DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......... 9

1.1. Dân chủ hóa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ......................................... 9

1.1.1. Dân chủ hóa ................................................................................................. 9

1.1.2. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ........................................................... 22

1.2. Tính tất yếu và nội dung cơ bản của việc thực hiện dân chủ hóa trong hệ

thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not

defined.

1.2.1.Dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

nay là một yêu cầu tất yếu khách quan ................ Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Những nội dung cơ bản của dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ........................................................................... 36

Chương 2: DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI: THỰC TRẠNG, NGUYÊN

TẮC VÀ GIẢI PHÁP .............................................. Error! Bookmark not defined.

2.1. Thực trạng dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

những năm đổi mới ................................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Những kết quả đạt được ............................. Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Những hạn chế của việc thực hiện dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam những năm đổi mới ... Error! Bookmark not defined.

2.1.3. Một số vấn đề đặt ra .................................................................................. 71

2.2. Những nguyên tắc và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ hóa

trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt NamError! Bookmark not

defined.

2.2.1. Những nguyên tắc cơ bản ......................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện dân

chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ........................... 78

Page 6: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

2

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 99

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Dân chủ là sản phẩm mà xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất

định mới có được và trải qua những thời kì phát triển khác nhau của lịch sử thì nội

dung dân chủ cũng khác nhau. Mỗi một loại hình dân chủ ứng với các giai đoạn

phát triển xã hội đều phản ánh bản chất của một chế độ xã hội, như dân chủ chủ nô

trong chế độ chiếm hữu nô lệ, dân chủ tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa và đến

dân chủ xã hội chủ nghĩa của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi một bước tiến của

xã hội lên một trình độ mới, dân chủ chính là một trong những mục tiêu và động lực

thúc đẩy cho sự phát triển và đi lên của xã hội đấy. Đồng thời, mỗi một chế độ xã

hội lại tạo ra những thời cơ và thách thức mới đối với sự vận động và đi lên của dân

chủ. Với quá trình vận động và tương tác như vậy, dân chủ là xu thế tất yếu không

gì ngăn cản được trong tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại. Xã hội càng phát

triển thì các nhu cầu về dân chủ và quyền con người càng trở thành đòi hỏi cấp

bách. Ngày nay, thực hiện dân chủ là biện pháp quan trọng để các nước đang và

chậm phát triển hội nhập và phát triển, nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với

các nước phát triển. Dân chủ là một trong những đảm bảo cho xã hội phát triển

nhanh, giàu có hơn, phong phú và đa dạng hơn; vì thế, hạn chế hoặc chậm mở rộng

dân chủ là kìm hãm sự phát triển.

Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, làn sóng dân chủ

hóa toàn cầu đã cuốn hút các nước châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh, đã tác động đến

hầu hết các nước đang phát triển. Cùng với nó, dân chủ hóa trong đời sống chính trị

cũng đã hình thành một làn sóng mạnh mẽ lôi cuốn hầu hết các nước đang phát triển

trong đó có nước ta. Nó làm cho nhiều nước đang phát triển xây dựng nền dân chủ

bước đầu song cũng gây không ít những ảnh hưởng tiêu cực như gây biến động

chính trị, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái làm cho nền kinh tế đình trệ

Page 7: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

3

suy thoái, tệ nạn dân chủ bằng tiền, chính trị bằng tiền tiêu phí hết của cải tài sản

quốc gia… Đây là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến công cuộc đổi mới đất

nước nói chung và đổi mới chính trị nói riêng cần phải nghiên cứu sâu sắc nhằm

đảm bảo cho quá trình dân chủ hóa chính trị phát triển theo chiều hướng tích cực.

Xét về trong nước, lịch sử Việt Nam cho thấy bên cạnh những thành tựu mà

Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được trong cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân và những kết quả bước đầu trong công cuộc xây dựng chế độ xã

hội mới, nền dân chủ mới thì trong tiến trình đó, chúng ta cũng mắc không ít những

sai lầm gây tổn hại nhất định đến việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, đối

với việc thực hiện nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội. Do

hoàn cảnh đất nước rơi vào chiến tranh trong thời gian dài, cộng với việc học tập và

áp dụng một cách máy móc mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của các nước xã hội

chủ nghĩa khác nên đã tạo ra một xã hội trì trệ, chậm phát triển, một bộ máy hành

chính cồng kềnh, quan liêu, xa rời nhân dân tại Việt Nam. Xu hướng tuyệt đối hóa

tính tập thể trong giai đoạn này cũng đã kìm hãm, bào mòn và phủ nhận những giá

trị cá nhân, triệt tiêu sự năng động, tính tự chủ, sáng tạo của cá nhân và toàn xã hội.

Tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức, vi phạm dân chủ đã xảy ra ở nhiều nơi,

địa vị làm chủ của người dân còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà nghiên

cứu cho rằng khủng hoảng kinh tế- xã hội đầu những năm 1980 tại Việt Nam không

chỉ thuần túy do những yếu kém về phát triển kinh tế, của bộ máy quản lý nhà nước

quan liêu mà còn có nguồn gốc sâu xa từ những khuyết tật của chế độ dân chủ và

một xã hội thiếu dân chủ trong giai đoạn này. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, các thế lực thù địch luôn đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa

bình”, hòng gây mất ổn định với mưu đồ bạo loạn, lật đổ... Vấn đề dân chủ, nhân

quyền được họ coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược đó, nhằm mục tiêu lật

đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và phá hoại độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của

ta. Họ đang tìm mọi cách khoét sâu những khuyết điểm, sai lầm, thiếu sót của ta

trên con đường xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhằm làm giảm

niềm tin của nhân dân ta vào Đảng, vào chế độ. Dưới ánh sáng đổi mới của Đại hội

Page 8: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

4

Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã từng bước thực hiện dân chủ

hóa mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Đây một cuộc cách mạng sâu rộng trong

toàn xã hội để thực hiện các mục tiêu dân chủ và hiện thực hóa các giá trị dân chủ

vào cuộc sống. Nghiên cứu dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

với tư cách là một bộ phận của quá trình dân chủ hóa, đóng vai trò chỉ đạo định

hướng và quản lí đối với toàn bộ hoạt động xã hội là vấn đề cần thiết hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:

Vấn đề dân chủ được giới lí luận bàn bạc khá sôi nổi. Dưới thời cổ đại, các

nhà hiền triết như Platon, Arixtot , Xocrat … đã có những luận giải khác nhau về

dân chủ. Đến thế kỉ XVII- XVIII, lí luận về dân chủ tiếp tục phát triển gắn liền với

các tên tuổi như Mongtexkio, Rutxo… Sau này, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin

thông qua các tác phẩm của mình như “Phê phán cương lĩnh Gota”, “Nhà nước và

cách mạng”… đã tiếp tục phát triển lí luận dân chủ lên một tầm cao mới về vấn đề

dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu ra đời thay thế cho dân chủ tư sản. Có rất nhiều

công trình nghiên cứu tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về dân chủ như

“Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội” của Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ

tư pháp. Tác phẩm này bao gồm những đoạn trích trong các trước tác của V.I.Lênin

về vấn đề dân chủ. “Dân chủ và CNXH- Từ di sản của V.I.Lênin đến công cuộc đổi

mới ở nước ta” của Phạm Ngọc Quang in trên Tạp chí triết học số 195, tháng

2/1997 đã chỉ ra sự vận dụng sáng tạo các quan điểm V.I.Lênin về dân chủ của

Đảng ta vào việc phát huy dân chủ trong sự nghiệp đổi mới; Luận văn thạc sĩ “Quan

điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về dân chủ và vận dụng quan điểm đó vào

thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay” (2006) của Phạm Quang Tùng trình bày một

cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển về vấn đề dân chủ. Trong các

công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều phân tích những đóng góp lí luận của

chủ nghĩa Mác- Lênin đối với học thuyết dân chủ và nhà nước, ý nghĩa lí luận và

thực tiễn của quan điểm mac xít về dân chủ và nhà nước; làm rõ bản chất của dân

chủ cũng như sự khác biệt rõ rệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Page 9: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

5

Hiện nay, trước yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước, dân chủ hóa trong hệ

thống chính trị được chú ý sâu sắc. Đã có những hội thảo khoa học, công trình

nghiên cứu về vấn đề dân chủ hóa như luận án tiến sĩ “Dân chủ hóa trong thời kì

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Hồ Tấn Sáng (1991) khái quát diễn

trình lịch sử của dân chủ, chỉ rõ những đặc trưng của dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những yếu tố giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực

hiện dân chủ hóa diễn ra mạnh mẽ đúng hướng; Luận án tiến sĩ “Dân chủ hóa quản

lí nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Hữu Phí (2000) dựa

trên thực tế chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, luận giải tính tất yếu của việc mở

rộng dân chủ trong quản lí nhà nước để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. Nhiều

sách báo tạp chí khác như chuyên đề “Toàn cầu hóa hiện nay và quá trình dân chủ

hóa đời sống xã hội” của GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn phân tích những cơ hội và

thách thức mà toàn cầu hóa đem lại cho quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội.

Trong tác phẩm “Dân chủ trực tiếp ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS

Nguyễn Văn Mạnh, Ths. Tào Thị Quyên đồng chủ biên, Nxb Chính Trị Hành

Chính, Hà Nội, 2010 đã phân tích nội dung các hình thức dân chủ trực tiếp và đưa

ra giải pháp mở rộng phát huy hình thức dân chủ trực tiếp mới; “Về quá trình dân

chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Lê Minh Quân (2011)

phân tích các quan niệm, khái niệm lí thuyết và mô hình dân chủ hóa, những yếu tố

tác động vào quá trình dân chủ hóa trên thế giới, những vấn đề lí luận và thực tiễn

của quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Dân chủ hóa trong chính trị cũng có một số nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ

“Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ và sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân

chủ trong hoạt động quản lý nhà nước ta hiện nay” của NCS Nguyễn Tiến Phồn

(1993) phân tích thực trạng quản lí nhà nước nhìn từ nguyên tắc tập trung dân chủ;

Luận án tiến sĩ triết học của Đàm Anh Tuấn về “Xây dựng và phát triển dân chủ

phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” phân tích bản

chất, cơ chế, vai trò của dân chủ trong tiến trình lịch sử cũng như những kết quả của

việc thực hiện dân chủ đem lại cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Page 10: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

6

Ngoài ra còn có các bài tạp chí khác như “Đổi mới phương thức lãnh đạo của

Đảng: một vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách” của Nguyễn Ngọc Hà đăng trên tạp

chí triết học số 2 (261), tháng 2/2013 đã chỉ ra thành tựu và hạn chế của Đảng trong

phương thức lãnh đạo, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao phương thức lãnh

đạo của Đảng trong thời kì xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa; “Quan điểm của

Đảng cộng sản Việt Nam về dân chủ và thực hành dân chủ (trước và từ khi đổi mới

đến nay)” của Nguyễn Viết Thông đăng trên tạp chí triết học số 10 (269) tháng

10/2013, tác giả đã hệ thống hóa quan điểm của Đảng trước và từ khi đổi mới để

thấy được nhận thức của Đảng về dân chủ và thực hành dân chủ ngày càng sâu sắc.

Đặc biệt, cuốn sách “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- nền

tảng chính trị, pháp lí cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kì mới”

do Tạp chí nghiên cứu lập pháp xuất bản năm 2014 đã tập hợp các bài nghiên cứu,

phân tích, bình luận của các chính khách, các nhà khoa học về nội dung, ý nghĩa và

giá trị của bản Hiến pháp 2013, nêu bật những vấn đề cơ bản của Hiến pháp trong

đó có vấn đề về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân….

Tựu trung lại, trong các bài viết nghiên cứu của mình, các tác giả đều nhằm

làm sáng rõ lí luận chung về vấn đề dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực

chất nội dung của vấn đề dân chủ đang diễn ra trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Đây là nguồn tài liệu giá trị có ý nghĩa quan trọng giúp tác giả kế thừa phát triển

hoàn thành bài luận văn này. Song các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập một khía

cạnh nhỏ, một bộ phận nào đó trong dân chủ chính trị chứ chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách toàn diện về dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ

nghĩa. Để có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, tác giả đã chọn “Dân chủ hóa trong

hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

luận văn của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn:

Trên cơ sở làm rõ thực trạng dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam những năm đổi mới, luận văn đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn

nữa việc dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta những năm tới.

Page 11: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

7

Nhiệm vụ của luận văn:

- Làm rõ một số khái niệm cơ bản: hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, dân

chủ hóa, dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

- Phân tích thực trạng của việc thực hiện dân chủ hóa hệ thống chính trị xã

hội chủ nghĩa ở nước ta những năm đổi mới vừa qua.

- Luận văn đưa ra các nguyên tắc và một số giải pháp có tính định hướng để

không ngừng mở rộng dân chủ trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam những năm tiếp theo.

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận:

-Cơ sở lí luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những tư tưởng cơ bản

của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện chủ trương chính

sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ

hóa. Đồng thời có kế thừa chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan.

-Cơ sở thực tiễn là kết quả quá trình thực hiện dân chủ hóa trên lĩnh vực

chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong những năm qua.

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận triết học,

phương pháp lịch sử và logic, đi từ trừu tượng đến cụ thể, phân tích và tổng hợp

trong việc đặt ra và giải quyết các vấn đề của đề tài.

5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam những năm đổi mới. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, luận văn chỉ nghiên

cứu một số phương diện của dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước

ta.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn nêu lên những nguyên tắc và giải pháp để nâng cao hiệu quả dân

chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm tới.

Page 12: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

8

7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lí luận:

Luận văn góp phần chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm lý luận của

các nhà kinh điển Mác- Lênin về dân chủ và nâng cao thêm nhận thức về vấn đề

dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thông qua

việc làm rõ một số khái niệm như dân chủ về chính trị, dân chủ hóa hệ thống chính

trị xã hội chủ nghĩa, và chỉ ra một số nội dung cơ bản của dân chủ hóa hệ thống

chính trị xã hội chủ nghĩa những năm đổi mới.

Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng

dạy về vấn đề dân chủ.

8. Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo, phần nội

dung của luận văn gồm 2 chương và 4 tiết.

Page 13: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

9

Chương 1:DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Dân chủ hóa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

1.1.1. Dân chủ hóa

Dân chủ là sản phẩm mà xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất

định mới có được và trải qua những thời kì phát triển khác nhau của lịch sử thì nội

dung dân chủ cũng khác nhau. Ngay từ thời kì cổ đại, để chỉ một hiện thực dân chủ

ít nhiều được thực hiện trong thực tế, trong ngôn ngữ của người Hy Lạp đã xuất

hiện cụm từ dêmocratia, tiếng Latinh là dêmokaratia, được tạo thành bởi demos

nghĩa là quần chúng, nhân dân và cratos nghĩa là chính quyền, quyền lực. Do đó,

dêmocratia là quyền lực của nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân hay quyền làm

chủ của nhân dân. Vậy khái niệm dân chủ theo nghĩa nguyên gốc của tiếng Hy Lạp

cổ và tiếng Latinh đều có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.

Dân chủ có một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ dân chủ sơ khai hay

dân chủ quân sự, tới dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Mỗi một chế độ dân chủ có một cơ chế thực hiện dân chủ riêng, đặc thù phù hợp với

trình độ phát triển kinh tế chính trị xã hội của thời kì đó, phù hợp với lợi ích của

giai cấp cầm quyền. Đỉnh cao của việc thực hiện dân chủ là quyền lực trong xã hội

thuộc về nhân dân. Điều đó chỉ đạt được khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Bởi vì chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp và chế độ

công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó người dân mới có điều

kiện làm chủ thực sự. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử, khái niệm dân

chủ được bổ sung thêm nhiều nội dung mới.

Từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ mang ý nghĩa là phạm trù chính trị, là

sản phẩm của quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuy có mầm mống trong xã

hội cộng sản nguyên thủy nhưng với tư cách là một phạm trù chính trị, dân chủ chỉ

xuất hiện khi có sự phân chia giai cấp đối kháng và nhà nước xuất hiện. Ở khía cạnh

chính trị, tính chất của dân chủ tùy thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về giai

cấp nào mà thực chất, đó là sự tập trung quyền lực chính trị vào tay giai cấp cầm

Page 14: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

10

quyền thống trị còn người dân lao động chỉ là nô lệ làm thuê không được hưởng

chút quyền hành gì. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, dân chủ trong lĩnh vực chính trị

về thực chất chỉ là dân chủ cho số ít, là dân chủ của giai cấp chủ nô. Nô lệ là lực

lượng lao động chủ yếu trong xã hội, là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất để

nuôi sống xã hội thì không có chút quyền hành gì. Trong xã hội phong kiến, xã hội

không hề có dân chủ, toàn bộ quyền lực trong nhà nước và xã hội đều nằm trong tay

vua chúa và giáo hội, dân chỉ là thần dân hay con chiên ngoan đạo không chút

quyền hành. Chủ nghĩa tư bản ra đời, nền dân chủ tư sản ra đời đánh dấu bước tiến

lớn khi dân chủ đã được thừa nhận và ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật của

nhà nước tư sản. Tuy nhiên dân chủ tư sản thực chất cũng là dân chủ của số ít, của

giai cấp tư sản; còn giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong chủ nghĩa tư bản

cũng có quyền tự do dân chủ nhưng đó là quyền tự do bán sức lao động của mình

cho nhà tư bản mà thôi. Sau thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, nhà

nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời trên thế giới, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

được thiết lập, nhân dân lao động mới thực sự trở thành người làm chủ nhà nước,

làm chủ xã hội, một nền dân chủ thực sự cho số đông.

Ngoài ý nghĩa là phạm trù chính trị, dân chủ còn là sản phẩm của quan hệ

giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trong các xã hội có giai cấp trước đây, nhờ nắm

được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, giai cấp thống trị đã tìm mọi cách bóc lột

về kinh tế, áp bức về tinh thần đối với người lao động. Do bị áp bức nặng nề mà

những người lao động đã không ngớt nổi dậy đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ.

Để duy trì ổn định xã hội và sự tồn tại của mình, giai cấp thống trị buộc phải

nhượng bộ và nới lỏng dần quyền tự do dân chủ đối với nhân dân. Điều đó cũng

khẳng định rằng dân chủ không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả đấu tranh kiên trì

lâu dài của những người lao động mới có được [76, tr. 18].

Dân chủ được hiểu là một chế độ nhà nước. V.I.Lênin từng nói: chế độ dân

chủ là một hình thức nhà nước, trong đó nổi bật mối quan hệ giữa nhà nước với dân,

quan hệ giữa những người dân được điều tiết bởi một hệ thống luật pháp, đó là một

thể chế nhà nước [77, tr. 129]. Dân chủ với tư cách là một chế độ nhà nước

Page 15: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Anh, Vũ Đình Hòe, Lê Giản (1971), Nhà nước và pháp luật, Tập 3, Nxb

Lao Động, Hà Nội.

2. Hoàng Lan Anh, Hoàng Trà My (2006), Đẩy mạnh cải cách hành chính- xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Anh (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ chí Minh, Nxb Chính Trị

Quốc Gia, Hà Nội.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, www.

Thuvienphapluat.vn

5. Ban tư tưởng- văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu học tập văn kiện đại hội IX

của Đảng, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

6. Ban tư tưởng- văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết

đại hội X của Đảng, Nxb Chính Trị quốc Gia, Hà Nội.

7. TS. Lương Gia Ban (2003), Dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ

sở, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

8. Phan Xuân Biên (chủ biên) (2005), Một số vấn đề đổi mới phương thức lãnh

đạo của Đảng và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở, Đại học

Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn Thạc,

Trần Xuân Sầm (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta

trong giai đoạn mới, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

10. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư

pháp trong thời gian tới”, www.thuvienphapluat.vn

11. Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở đặc điểm, xu hướng và giải

pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 16: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

12

12. Vũ Hoàng Công (chủ biên) (2009), Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội

chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb

Chính trị- Hành chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Chuẩn, Toàn cầu hóa hiện nay và quá trình dân chủ hóa đời

sống xã hội, www.huc.edu.vn

14. Nguyễn Hồng Chuyên (2011), Vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ qua văn

kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí triết học, số 9(244), tr58- 65.

15. Nguyễn Văn Cừ (2004), Ổn định chính trị- xã hội trong công cuộc đổi mới ở

Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành

Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp

hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

19. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp

hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành

Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinT

ongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382

22. Nguyễn Hữu Đồng (2009), Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ

thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh (2008), Mô hình tổ chức và phương thức

hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 17: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

13

24. Trần Ngọc Đường (2000), Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

25. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn

hiện nay, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

26. Phạm Văn Đức, Nguyễn Đình Hòa (2013), Dân chủ và phát huy dân chủ trong

công tác tham mưu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ở nước ta hiện

nay, Tạp chí triết học, số 11(270), tr3- 11.

27. Nguyễn Duy Gia (1996), Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta, Nxb

Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Hà (2013), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: một vấn

đề lí luận và thực tiễn cấp bách, Tạp chí triết học, số 2(261), tr3- 9.

29. Tô Tử Hạ- Nguyễn Hữu Trị- Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên) (1998), Cải cách

hành chính địa phương lý luận và thực tiễn, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2010), Lý luận hành chính nhà nước, Tài liệu lưu

hành nội bộ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

31. Đỗ Thị Kim Hoa (2012), Thực hiện dân chủ ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội

XI của Đảng, Tạp chí triết học, số 8(255), tr12- 18.

32. Trần Đình Hoan (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở

Việt Nam giai đoạn 2005- 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Học viện Hành chính quốc gia (2009), Giáo trình pháp luật đại cương, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

34. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên) (2011), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành

chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

Page 18: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

14

40. Lê Thị Hương (chủ biên) (2011), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại

hành chính, Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

41. Nguyễn Khánh (2010), Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa Đảng - Nhà nước

và nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Phạm Ngọc Kỳ (2000), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính

Trị Quốc Gia, Hà Nội.

43. Lý Vĩnh Long (2012), Hệ thống chính trị ở Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận

án tiến sĩ chính trị học, Hà Nội.

44. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, Ths Tào Thị Quyên (đồng chủ biên) (2010), Dân

chủ trực tiếp ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội.

45. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1997), Lý luận chung về nhà nước và pháp

luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (1998), Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các

đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48. Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn (2008), Đổi mới mối quan hệ

giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong Hệ thống chính trị

Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Trần Đình Nghiêm (chủ biên), (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của

Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

50. Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với

việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ

chính trị học, Hà Nội.

51. Vũ Oanh (1999), Mấy vấn đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên) (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân

chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số các tỉnh

miền núi phía Bắc nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Page 19: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

15

53. Nguyễn Thế Phấn (1991), Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta và

vấn đề dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, Về cương lĩnh đổi mới và phát

triển, Viện Mác-Lênin, Nxb thông tin lí luận, Hà Nội.

54. Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

55. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước- thực trạng, nguyên

nhân và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Đỗ Nguyên Phương (chủ biên) (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Lê Minh Quân (2011), Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

58. Mai Thị Quý, Nguyễn Thị Chinh (2013), Quan điểm của Đảng về dân chủ và

việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí triết học, số 3(262), tr3- 11.

59. Nguyễn Duy Quý (2008), Hệ thống chính trị nước ta thời kì đổi mới, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Võ Kim Sơn (chủ biên) (2008), Giáo trình quản lí và phát triển tổ chức hành

chính nhà nước, Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

61. Phan Tân (2011), Dân chủ trong hệ mục tiêu đổi mới phát triển, Tạp chí triết

học, số 6(241), tr51- 57

62. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý Luận

Chính Trị, Hà Nội.

63. Trần Thành (2011), Điểm nhấn dân chủ trong Cương lĩnh của Đảng năm 1991

(bổ sung, phát triển năm 2011), Tạp chí triết học, số 12(247), tr10- 16.

64. Vũ Văn Thái, Đánh giá 10 năm cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

giai đoạn 2001- 2010 và phương hướng cải cách giai đoạn 2011- 2020,

www.isos.gov.vn.

65. Hồ Bá Thâm (2007), Dân chủ hóa và phát huy nội lực, Nxb Phương Đông,

Bến Tre.

Page 20: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

16

66. Lê Thanh Thập (1995), Dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ ở nước ta hiện

nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học, Hà Nội.

67. Lê Minh Thông- Nguyễn Tài Đức (chủ biên) (2008), Một số vấn đề về cơ sở

khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính trị, Nxb Chính Trị Quốc

Gia, Hà Nội.

68. Hồ Văn Thông, Lưu Văn Sùng, Nguyễn Đăng Thành (1999), Tập bài giảng

chính trị học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

69. Nguyễn Viết Thông (2013), Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về dân

chủ và thực hành dân chủ (trước và từ khi đổi mới đến nay), Tạp chí triết học,

số 10 (269), tr 3- 10.

70. Thông tấn xã Việt Nam, 63/64 tỉnh, thành phố thực hiện cơ chế một cửa: Kết

quả bước đầu và những tồn tại cần khắc phục, www.dangcongsan.vn

71. Đặng Hữu Toàn (2011), Quan điểm của Lênin về thực hiện nguyên tắc tập

trung dân chủ trong xây dựng Đảng cầm quyền, Tạp chí triết học, số 4(239),

tr12- 16.

72. Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam

(1986-2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

73. Đoàn Trọng Truyến, Trần Ngọc Hiên (1993), Kỷ yếu hội thảo về nội dung và

phương thức tổ chức hoạt động quản lí của bộ máy nhà nước, Đề tài

KX.05.08, Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

74. Trần Xuân Trường, Nguyễn Tuấn Dũng, Mẫn Văn Mai (2000), Xây dựng hệ

thống chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

75. Đàm Anh Tuấn (2004), Thực hiện dân chủ hóa trong Đảng ta, Hội thảo

“Những vấn đề cấp bách trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện

nay”. Thành phố Hồ Chí Minh.

76. Đàm Anh Tuấn (2012), Xây dựng và phát triển dân chủ phục vụ quá trình

công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học,

Hà Nội.

Page 21: ĐẠI HỌC QU I -----------------------------------repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3997/1/Bai luan...Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến

17

77. Trịnh Quốc Tuấn và PGS, TS. Nguyễn Văn Oánh (2004), Giáo trình chủ nghĩa

xã hội khoa học, NXb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

78. Phạm Quang Tùng, Quan điểm của Mac, Ănghen, Lênin về dân chủ và vận

dụng quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ

triết học, Hà Nội.

79. Đào Trí Úc (chủ biên) (2003), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

80. Lê Thanh Vân (2003), Cơ sở lí luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và

phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật

học 5.05.01, Hà Nội.

81. Hồng Vinh, Dân chủ hóa đời sống xã hội,

http://www.nhandan.com.vn/hangthang/chinh-tri/van-de-thang-

nay/item/21232002-dan-chu-hoa-doi-song-xa-hoi.html

82. Nguyễn Văn Vĩnh (2010), Tập bài giảng chính trị học, Nxb Chính Trị Hành

Chính, Hà Nội.

83. Nguyễn Văn Vĩnh, Hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta

hiện nay, www.xaydungdang.org.vn

84. Phạm Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Phi Uyên, Phạm Bá Hạnh, (2005), Tìm

hiểu bộ máy nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. www.baucukhoa13.quochoi.vn

86. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/532-phan-bien-xa-

hoi.html