I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn...

100
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- QUÁCH THTHANH TUYT ĐÁNH GIÁ HIỆN TƢỢNG XÂM NHP MN DO BIẾN ĐỔI KHÍ HU KHU HLƢU VEN BIỂN LƢU VỰC SÔNG C, TNH NGHAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni m 2015

Transcript of I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn...

Page 1: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

QUÁCH THỊ THANH TUYẾT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TƢỢNG XÂM NHẬP MẶN DO BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU KHU HẠ LƢU VEN BIỂN LƢU VỰC SÔNG CẢ,

TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015

Page 2: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

QUÁCH THỊ THANH TUYẾT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TƢỢNG XÂM NHẬP MẶN DO BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU KHU HẠ LƢU VEN BIỂN LƢU VỰC SÔNG CẢ,

TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 60.440.224

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN QUANG HƯNG

Hà Nội – Năm 2015

Page 3: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng chân thành nhất, em xin chân thành cảm ơn tới:

Tiến sỹ Nguyễn Quang Hưng, thầy hướng dẫn khoa học cho luận văn của em,

những điều đạt được trong luận văn này là những kiến thức quý báu mà thầy

đã tận tình chỉ dẫn em trong thời gian qua.

Quý thầy cô trong trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà

Nội, đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương

học, quý thầy cô trong Phòng Đào tạo sau Đại học đã nhiệt tình hướng dẫn và

giúp đỡ em hoàn thành chương trình Cao học và luận văn tốt nghiệp.

Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ hết sức sâu sắc trong thời gian qua. Đặc

biệt cảm ơn gia đình, những người luôn bên cạnh động viên để em vững tâm

và phấn đấu học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Lãnh đạo, đồng nghiệp tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng

nghiệp vụ Khí tượng thủy văn và Môi trường đã tạo điều kiện cho em trong

quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Trong quá trình làm luận văn do giới hạn về thời gian cũng như hạn chế về số liệu

thực đo nên không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong được sự

cảm thông và những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy cô và những người

quan tâm.

TÁC GIẢ

Page 4: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………............1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn ......................................................... 5

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngoài .................................... 5

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn trong nước ..................................... 9

1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam ........................... 9

1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn lưu vực sông Cả ................. 11

1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu .................................................................... 13

1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 13

1.2.2. Địa hình .................................................................................................... 14

1.2.3. Thổ nhưỡng .............................................................................................. 15

1.2.4. Thực vật .................................................................................................... 16

1.2.5. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................... 17

1.2.6. Tài nguyên nước mặt ................................................................................ 20

1.2.6.1. Mạng lưới sông suối ....................................................................... 20

1.2.6.2. Lưới trạm thủy văn ......................................................................... 21

1.2.6.3. Dòng chảy năm .............................................................................. 21

1.2.6.4. Chế độ dòng chảy ........................................................................... 22

1.2.7. Đặc điểm nước dưới đất ........................................................................... 27

1.2.8. Tình hình kinh tế -xã hội .......................................................................... 28

1.2.8.1. Dân số ............................................................................................ 28

1.2.8.2. Kinh tế xã hội ................................................................................. 28

1.3. Tình hình xâm nhập mặn ............................................................................. 36

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH MIKE 11 ............ 38

2.1. Các phƣơng trình cơ bản ............................................................................. 38

2.2. Điều kiện biên ................................................................................................ 47

Page 5: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

2.2.1. Điều kiện biên thủy lực ............................................................................ 47

2.2.2. Điều kiện biên mặn ................................................................................... 47

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI

KHI HẬU SỬ DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 ............................................................ 48

3.1. Thiết lập điều kiện biên mô hình thủy lực MIKE 11 ................................ 48

3.1.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy lực ....................................................... 52

3.1.2. Kết quả kiểm định mô hình thủy lực ........................................................ 53

3.2. Thiết lập mô hình chất lƣợng nƣớc – xâm nhập mặn ............................... 55

3.3. Mô phỏng quá trình xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu 57

3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu về lượng mưa và nước biển dâng ................... 58

3.3.2. Mô phỏng quá trình xâm nhập mặn xét đến biến đổi khí hậu .................. 59

3.3.3. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 1................................... 61

3.3.4. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2................................... 63

3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 3................................... 64

3.4. Kết luận ......................................................................................................... 65

3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí

hậu đến quá trình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu ......................................... 66

3.6. Các biện pháp ứng phó hiện tƣợng xâm nhập mặn .................................. 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN

NGHỊ……………………………………………………………70

TÀI LIỆU THAM

KHẢO………………………………………………………………72

PHỤ LỤC

Page 6: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1: Bản đồ vị trí lưu vực sông Cả ............................................................................. 14

Hình 1-2: Bản đồ thổ nhưỡng trong lưu vực sông Cả ......................................................... 15

Hình 1-3: Bản đồ thảm phủ thực vật lưu vực sông Cả ........................................................ 16

Hình 1-4: Bản đồ lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Cả ................................ 18

Hình 1-5: Bản đồ mô đun dòng chảy năm và phân phối dòng chảy trong năm tại một số

trạm trên lưu vực sông Cả ................................................................................................... 22

Hình 1-6: Bản đồ tiềm năng trữ lượng nước ngầm lưu vực sông Cả .................................. 28

Hình 2-1: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott.............................................................................. 40

Hình 2-2: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott cho phương trình liên tục .................................... 41

Hình 2-3: Sơ đồ sai phân 6 điểm cho phương trình động lượng ......................................... 43

Hình 2-4: Sơ đồ sai phân ..................................................................................................... 45

Hình 3-1: Sơ đồ thủy lực hạ lưu sông Cả trong MIKE 11 ................................................... 48

Hình 3-2: Sơ đồ trạm thủy văn và khí tượng khu vực nghiên cứu ....................................... 49

Hình 3-3: Ví dụ một mặt cắt trên sông Cả ........................................................................... 50

Hình 3-4: Ví dụ một mặt cắt hạ lưu sông Cả ....................................................................... 50

Hình 3-5: Ví dụ một mặt cắt trên sông Ngàn Phố ............................................................... 50

Hình 3-6: Ví dụ một mặt cắt trên sông Ngàn Sâu ................................................................ 50

Hình 3-7: Mực nước tính toán và thực đo trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2000 ................... 52

Hình 3-8: Mực nước tính toán và thực đo trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2000 .................. 52

Hình 3-9: Mực nước tính toán và thực đo trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2000 ................ 53

Hình 3-10: Mực nước tính toán và thực đo trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2010 ................. 53

Hình 3-11: Mực nước tính toán và thực đo trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2010 ................ 53

Hình 3-12: Mực nước tính toán và thực đo trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2010 .............. 54

Hình 3-13: Mực nước tính toán và thực đo trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2014 ................. 54

Hình 3-14: Mực nước tính toán và thực đo trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2014 ................ 54

Page 7: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Hình 3-15: Mực nước tính toán và thực đo trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2014 ............. 54

Hình 3-16: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2000 ...................... 55

Hình 3-17: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Nghi Thọ năm 2000 ...................... 56

Hình 3-18: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Trung Lương năm 2000 ................ 56

Hình 3-19: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2010 ...................... 56

Hình 3-20: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2014 ...................... 57

Hình 3-21: Mực nước triều trạm Cửa Hội năm 2030, 2050 và 2100 .................................. 60

Hình 3-22: Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2030 ......................................... 62

Hình 3-23:Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2050 .......................................... 63

Hình 3-24: Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2100 ......................................... 64

Hình 3-25: Hình minh họa khu vực sát biển ảnh hưởng xâm nhập mặn ............................. 67

Hình 3-26: Hình minh họa khu vực huyện Hưng Nguyên ảnh hưởng xâm nhập mặn ......... 68

Hình 3-27: Hình minh họa khu vực phía trong sông ảnh hưởng xâm nhập mặn ................ 69

Page 8: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số trạm trong lưu vực hệ thống sông

Cả thời kỳ 1961-2014........................................................................................................... 19

Bảng 1-2: Lượng nước bốc hơi bình quân tháng trên lưu vực sông Cả .............................. 20

Bảng 1-3: Lưu lượng trung bình tháng, năm tại một số trạm thuỷ văn lưu vực sông Cả ... 24

Bảng 1-4: Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất và lưu lượng nhỏ nhất tại một số trạm thuỷ văn

trong lưu vực sông Cả.......................................................................................................... 26

Bảng 1-5: Khả năng khai thác nước ngầm trên lưu vực sông Cả ....................................... 27

Bảng 1-6: Bố trí diện tích gieo trồng năm 2020 .................................................................. 30

Bảng 1-7: Dự kiến đàn gia súc, gia cầm năm 2020 ............................................................ 31

Bảng 1-8: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2020 .................................................... 32

Bảng 1-9: Quy mô các khu công nghiệp đến 2020 .............................................................. 34

Bảng 1-10: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 ..................................................................... 36

Bảng 3-1:Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra ............................................................... 53

Bảng 3-2: Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra .............................................................. 54

Bảng 3-3: Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra .............................................................. 55

Bảng 3-4:Kết quả tương quan độ mặn tính toán và thực đo ............................................... 57

Bảng 3-5: Độ cao mực nước biển dâng theo các thời kỳ tương lai kịch bản B2 ................. 58

Bảng 3-6: Biến đổi lượng mưa mùa xuân tỉnh Nghệ An ...................................................... 59

Bảng 3-7: Tổng hợp các kịch bản mô phỏng ....................................................................... 59

Bảng 3-8: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tại một số trạm thủy văn chính ......... 60

Bảng 3-9: Tỉ lệ thay đổi giá trị lưu lượng (%) giữa các thời kỳ tương lai với thời kỳ nền tại

các trạm thủy văn lưu vực sông Cả kịch bản B2 ................................................................. 61

Bảng 3-10:Chênh lệch khoảng cách xâm nhập mặn các kịch bản ...................................... 65

Page 9: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách thức nghiêm trọng

nhất đối với thế giới và trở thành vấn đề sống còn của Việt Nam trong thế kỷ 21. Theo

kịch bản BĐKH mới nhất cho Việt Nam, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể

tăng khoảng 2-3 độ C, mực nước biển trung bình có thể dâng trên 1m. Các hiện tượng

khí hậu cực đoan và các hậu quả kéo theo như nước biển dâng, xói lở bờ biển, xâm

nhập mặn, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn gây lũ, hạn hán, nắng nóng, rét đậm,… sẽ

diễn biến ngày càng khắc nghiệt và phức tạp hơn. Các đồng bằng châu thổ và vùng ven

biển có thể bị ngập phần lớn diện tích.

Nghệ An nằm trong khu vực thời tiết khắc nghiệt và gánh chịu nhiều thiên tai.

Nguy cơ thiên tai do tác động của BĐKH đã ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng

trực tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Với chiều dài bờ biển khá dài (khoảng 82

km), Nghệ An có kinh tế biển ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng lớn vào

ngân sách. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Nghệ An đã phải đối

đầu với nhiều khó khăn thách thức do thiên tai gây ra, trong đó hiện tượng xâm nhập

mặn đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội cho các khu vực hạ lưu ven biển, đặc

biệt trong bối cảnh BĐKH hiện nay.

Các huyện ven biển tỉnh Nghệ An thời gian gần đây đang bị nước biển xâm lấn

đến mức báo động. Nhiều xã nằm cách bờ biển từ 5 đến 10km, đã và đang bị nước mặn

tấn công. Một số vùng dân cư ven biển ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu chưa có đê bao sẽ đối

mặt với việc biển xâm lấn dẫn đến mất đất và nhà [13].

Theo các kịch bản được công bố về BDKH và nước biển dâng, các vùng đất lúa

có diện tích hàng ngàn ha tại Nghi Lộc gồm xã Nghi Thuận, Nghi Vạn, Nghi Lộc; Diễn

Châu có các xã Diễn Hạnh, Diễn Hoa, Quỳnh Lưu có xã Quỳnh Diễn, Quỳnh Hưng sẽ

bị nước biển xâm thực nếu không có giải pháp ứng phó kịp thời với BĐKH, vào mùa

khô tại các vùng này. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước ngọt trong nội đồng

Page 10: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

2

thường bị cạn kiệt, các cửa sông trên (trừ sông Cấm có cống Nghi Quang) đổ ra biển

vẫn chưa có hệ thống cống để ngăn giữ, điều hoà nước nên khi thuỷ triều lên thì nước

biển vào sâu. Ngược lại, ngay cả khi mùa mưa bão, tuy lượng nước ngọt lớn nhưng vẫn

tồn tại nguy cơ nước biển dâng cao, xâm lấn vào sâu trong đất liền vì vào mùa mưa thì

cống Nghi Quang hay cống Diễn Thành, Diễn Thuỷ (sông Bùng, Diễn Châu) đều phải

mở để thoát nước và đây là cơ hội để nước biển xâm thực (mưa bão nước biển thường

dâng cao hơn bình thường).

Trước nguy cơ như trên, việc nghiên cứu hiện tượng xâm nhập mặn do BĐKH

khu hạ lưu ven biển tỉnh Nghệ An là rất cấp thiết, các thông tin, kết quả thu được trong

nghiên cứu có thể sử dụng như các căn cứ khoa học để đề ra các phương án ứng phó

để giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng trên gây ra trong tình hình BĐKH hiện nay.

2. Mục tiêu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là Tính toán dự báo được sự biến động

của độ mặn trong khu vực hạ lưu sông Cả, tỉnh Nghệ An, dưới các tác động của

Biến đổi khí hậu. Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu như sau

- Thu thập thông tin, xây dựng tổng quan về các nghiên cứu xâm nhập mặn

trong khu vực

- Thu thập số liệu, nghiên cứu áp dụng mô hình thủy văn, thủy lực và chất

lượng nước (bộ mô hình Mike 11) mô phỏng và dự báo kết quả xâm nhập mặn với

các kịch bản khác nhau của Biến đổi khí hậu

- Đề xuất các giải pháp thích ứng, quy hoạch, phòng chống xâm nhập mặn

cho khu vực nghiên cứu.

Page 11: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:

Đối tượng nghiên cứu là sự xâm nhập mặn từ nước biển vào môi trường

nước mặt. Các thành phần được xem xét đến trong nghiên cứu bao gồm:

Chế độ mưa, chế độ thủy văn của sông, triều, độ mặn.

Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 (tính toán thủy lực 1 chiều) và

mô hình khuyếch tán để mô phỏng quá trình xâm nhập mặn khu vực

nghiên cứu.

Giới hạn phạm vị nghiên cứu trong vùng hạ lưu lưu vực sông Cả, Nghệ

An

Mô hình thủy lực cho sông Cả giới hạn biên trên từ trạm Yên Thượng về

đến Cửa Hội với 2 nhánh sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu.

Các số liệu được sử dụng hiệu chỉnh và kiểm định mô hình: số liệu lưu

lượng ngày năm 2000, 2010 và 2014. Số liệu mực nước giờ năm 2000,

2010 và 2014. Tuy nhiên số liệu đo mặn rời rạc, không liên tục tại trạm

Bến Thủy.

Đối với chỉ tiêu độ mặn, thông số đo đạc bị giới hạn, không liên tục, số

liệu thực đo chỉ có vài ngày trong tháng, không đồng bộ, số liệu tại của

biển sử dụng là hằng số.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong luận văn học viên đã áp dụng các phương pháp kế thừa, phương pháp

thống kê và phương pháp mô hình toán.

Page 12: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

4

5. Nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn bao

gồm 3 chương:

- Chương I: Tổng quan các nghiên cứu về xâm nhập mặn trong nước mặt, giới

thiệumột số mô hình toán mô phỏng quá trình xâm nhập mặn, đồng thời giới thiệu

sơ lược về khu vực nghiên cứu và một số công trình nghiên cứu trước đây về xâm

nhập mặn.

- Chương II: Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11, công thức và các bước tính toán

thủy văn, thủy lực và chất lượng nước.

- Chương III: Ứng dụng mô hình, mô phỏng xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu

dưới các kịch bản khác nhau của Biến đổi khí hậu.

Page 13: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngoài

Trong thời gian 50 năm qua, đặc biệt là trong khoảng 10 năm gần đây, tác

động của Biến đổi khí hậu trở nên rõ rệt tại Việt Nam. Được đánh giá là một trong

những nước chịu nhiều ảnh hưởng nhất của Biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nhận

thức và tiến hành rất nhiều các nghiên cứu, hoạt động cụ thể để ứng phó với Biến

đổi khí hậu [18]. Tác động của Biến đổi khí hậu tới hạ lưu và cửa sông bao gồm sự

gia tăng hiện tượng ngập lụt khu vực hạ lưu do nước biển dâng, giảm diện tích các

khu đất ngập nước và đẩy mạnh quá trình xâm nhập mặn. Tuy nhiên, theo báo cáo

của Ngân hàng thế giới năm 2009[29] thì tác động của Biến đổi khí hậu đến xâm

nhập mặn chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các nghiên cứu về Biến đổi khí

hậu tập trung vào các vấn đề về ngập lụt do nước biển dâng mà chưa xét đến các

vấn đề ô nhiễm mặn. Chính vì vậy, trước các vấn đề về nước biển dâng đang diễn ra

với tốc độ rất nhanh trên thế giới, đã đặt ra bài toán về phân tích, đánh giá, mô

phỏng và dự đoán tác động của Biến đổi khí hậu tới xâm nhập mặn.

Xâm nhập mặn - yếu tố quan trọng trong quản lý chất lượng nước vùng cửa

sông và ven biển là một quá trình phức tạp liên quan đến thủy động lực học và vận

chuyển chất trong sông. Trên thực tế, sự tương tác giữa nước ngọt và nước biển

diễn ra dưới sự tác động của lưu lượng dòng chảy trong sông, thủy triều, gió; các

nhân tố này ảnh hưởng đến khả năng xáo trộn pha loãng của nước sông với nước

biển [20]. Rõ ràng ba yếu tố kể trên và yếu tố địa hình của từng khu vực cửa sông

dao dộng theo từng địa điểm khác nhau, do đó sự xâm nhập mặn tại các lưu vực

sông cũng mang nhiều tính chất đặc trưng khác nhau.

Mô hình hóa chất lượng nước nói chung và mô phỏng các quá trình xâm

nhập mặn nói riêng đã được quan tâm với nhiều nghiên cứu đã được công bố. Các

nghiên cứu sử dụng các mô hình hộp đen như mạng trí tuệ thần kinh nhân tạo hay

Page 14: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

6

các mô hình thủy lực kết hợp với mô dun tính toán lan truyền và vận chuyển chất

[19].

Một số nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu cũng đã được công bố

trong vài năm gần đây như sử dụng mô hình Mike 21 để tiến hành đánh giá tác động

của Biến đổi khí hậu đến độ mặn trên sông Mê Kông. Conard và các cộng sự đã

công bố các nghiên cứu sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo để dự báo biến động độ

mặn do Biến đổi khí hậu gây ra trên vùng cửa sông Savannah [21].

Hiện tượng xâm nhập triều, mặn là quy luật tự nhiên ở các khu vực, lãnh thổ

có vùng cửa sông giáp biển. Do tính chất quan trọng của hiện tượng xâm nhập mặn

có liên quan đến hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia nên vấn đề tính toán

và nghiên cứu đã được đặt ra từ lâu. Mục tiêu chủ yếu của công tác nghiên cứu là

nắm được quy luật của quá trình này để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội,

quốc phòng vùng cửa sông như ở các nước như Mỹ, Nga, Hà Lan, Nhật, Trung

Quốc, Thái Lan... Các phương pháp cơ bản được thực hiện bao gồm: thực nghiệm

(dựa trên số liệu quan trắc) và mô phỏng quá trình bằng các mô hình toán.

Việc mô phỏng quá trình dòng chảy trong sông ngòi bằng mô hình toán được

bắt đầu từ khi Saint - Vennant công bố hệ phương trình mô phỏng quá trình thuỷ

động lực trong hệ thống kênh hở một chiều nổi tiếng mang tên ông. Chính nhờ sức

mạnh của hệ phương trình Saint - Venant nên khi kỹ thuật tính sai phân và công cụ

máy tính điện tử đáp ứng được thì việc mô phỏng dòng chảy sông ngòi là công cụ

rất quan trọng để nghiên cứu, xây dựng quy hoạch khai thác tài nguyên nước, thiết

kế các công trình cải tạo, dự báo và vận hành hệ thống thuỷ lợi. Mọi dự án phát

triển tài nguyên nước trên thế giới hiện nay đều coi mô hình toán dòng chảy là một

nội dung tính toán không thể thiếu.

Tiếp theo đó, việc mô phỏng dòng chảy bằng các phương trình thuỷ động lực

đã tạo tiền đề giải bài toán truyền mặn khi kết hợp với phương trình khuyếch tán.

Cùng với phương trình bảo toàn và phương trình động lực của dòng chảy, còn có

phương trình khuyếch tán chất hoà tan trong dòng chảy cũng có thể cho phép - tuy ở

Page 15: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

7

mức độ kém tinh tế - mô phỏng cả sự diễn biến của vật chất hoà tan và trôi theo

dòng chảy như nước mặn xâm nhập vào vùng cửa sông, chất chua phèn lan truyền

từ đất ra mạng lưới kênh sông và các loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp xả vào

dòng nước...

Cụ thể hơn, vấn đề tính toán và nghiên cứu mặn bằng mô hình đã được nhiều

nhà nghiên cứu ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Anh quan tâm từ khoảng 40-

50 năm trở lại đây. Các phương pháp tính toán xâm nhập mặn đầu tiên thường sử

dụng bài toán một chiều khi kết hợp với hệ phương trình Saint - Venant. Những mô

hình mặn 1 chiều đã được xây dựng do nhiều tác giả trong đó có Ippen và Harleman

[26]. Giả thiết cơ bản của các mô hình này là các đặc trưng dòng chảy và mật độ là

đồng nhất trên mặt cắt ngang. Mặc dù điều này khó gặp trong thực tế nhưng kết quả

áp dụng mô hình lại có sự phù hợp khá tốt, đáp ứng được nhiều mục đích nghiên

cứu và tính toán mặn. Ưu thế đặc biệt của các mô hình loại một chiều là yêu cầu tài

liệu vừa phải và nhiều tài liệu đã có sẵn trong thực tế.

Năm 1971, Prichard đã dẫn xuất hệ phương trình 3 chiều để diễn toán quá

trình xâm nhập mặn nhưng nhiều thông số không xác định được [28]. Hơn nữa mô

hình 3 chiều yêu cầu lượng tính toán lớn, yêu cầu số liệu quá chi tiết trong khi kiểm

nghiệm nó cũng cần có những số liệu đo đạc chi tiết tương ứng. Vì vậy các nhà

nghiên cứu buộc phải giải quyết bằng cách trung bình hoá theo 2 chiều hoặc 1

chiều. Sanker và Fischer, Masch và Leendertee [27] đã xây dựng các mô hình 2

chiều và 1 chiều trong đó mô hình 1 chiều có nhiều ưu thế trong việc giải các bài

toán phục vụ yêu cầu thực tế tốt hơn. Các nhà khoa học cũng thống nhất nhận định

rằng, các mô hình 1 chiều thường hữu hiệu hơn các mô hình sông đơn và mô hình

hai chiều. Chúng có thể áp dụng cho các vùng cửa sông có địa hình phức tạp gồm

nhiều sông, kênh nối với nhau với cấu trúc bất kỳ.

Một số mô hình mặn thông dụng trên thế giới có thể thống kê sau đây::

Page 16: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

8

a. Mô hình động lực cửa sông FWQA [14]

Mô hình FWQA thường được đề cập đến trong các tài liệu là mô hình

ORLOB theo tên gọi của Tiến sỹ Geral T. Orlob. Mô hình đã được áp dụng trong

nhiều vấn đề tính toán thực tế. Mô hình giải hệ phương trình Saint - Venant kết hợp

với phương trình khuếch tán và có xét đến ảnh hưởng của thuỷ triều thay vì bỏ qua

như trong mô hình không có thuỷ triều. Mô hình được áp dụng đầu tiên cho đồng

bằng Sacramento - San Josquin, Califorlia.

b. Mô hình thời gian thuỷ triều của Lee và Harleman và của Thatcher và Harleman

[14]

Lee và Harleman và sau được Thatcher và Harleman cải tiến đã đề ra một

cách tiếp cận khác, xây dựng lời giải sai phân hữu hạn đối phương trình bảo toàn

mặn trong sông đơn. Sơ đồ sai phân hữu hạn dùng để giải phương trình phân tán là

sơ đồ ẩn 6 điểm. Mô hình cho kết quả tốt trong việc dự báo trạng thái phân phối

mặn tức thời cả trên mô hình vật lý cũng như trong sông thực tế.

c. Mô hình MIKE 11 [14]

Là mô hình trong bộ mô hình Mike thương mại nổi tiếng thế giới do Viện

Thuỷ lực Đan Mạch (DHI) xây dựng. Đây là mô hình thuỷ lực và chất lượng nước

một chiều (trường hợp riêng là xâm nhập mặn) có độ tin cậy cao, thích ứng với các

bài toán thực tế khác nhau. Mô hình này đã được áp dụng phổ biến trên thế giới để

tính toán, dự báo lũ, chất lượng nước và xâm nhập mặn trong sông.

d. Mô hình ISIS (Anh) [14]

Mô hình do các nhà thuỷ lực Anh xây dựng, thuộc lớp mô hình thuỷ lực

một chiều kết hợp giải bài toán chất lượng nước và có nhiều thuận lợi trong khai

thác. Mô hình cũng được nhiều nước sử dụng để tính toán xâm nhập mặn.

e. Mô hình EFDC (Environmental Fluid Dynamic Code) [14]

Page 17: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

9

Mô hình được cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) phát triển từ năm

1980. Là mô hình tổng hợp dùng để tính toán thuỷ lực kết hợp với tính toán lan

truyền chất 1, 2, 3 chiều. Mô hình có khả năng dự báo các quá trình dòng chảy, quá

trình sinh, địa hoá và lan truyền mặn.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn trong nước

1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam

Việc nghiên cứu, tính toán xâm nhập mặn ở Việt Nam đã được quan tâm từ

những năm 60 khi bắt đầu tiến hành quan trắc độ mặn ở hai vùng đồng bằng sông

Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, đối với đồng bằng sông Cửu Long do đặc

điểm địa hình (không có đê bao) và mức độ ảnh hưởng có tính quyết định đến sản

xuất nông nghiệp ở vựa lúa quan trọng nhất toàn quốc nên việc nghiên cứu xâm

nhập mặn ở đây được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là thời kỳ sau năm 1976. Khởi đầu

là các công trình nghiên cứu, tính toán của Uỷ hội sông Mê Kông [9] về xác định

ranh giới xâm nhập mặn theo phương pháp thống kê trong hệ thống kênh rạch thuộc

9 vùng cửa sông thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả tính toán từ chuỗi số

liệu thực đo đã lập nên bản đồ đẳng trị mặn với hai chỉ tiêu cơ bản 1 ‰ và 4 ‰ cho

toàn khu vực đồng bằng trong các tháng từ tháng XII đến tháng IV.

Tiếp theo, nhiều báo cáo dưới các hình thức công bố khác nhau đã xây dựng

các bản đồ xâm nhập mặn từ số liệu cập nhật và xem xét nhiều khía cạnh tác động

ảnh hưởng các nhân tố địa hình, KTTV và tác động các hoạt động kinh tế đến xâm

nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long [7].

Việc đẩy nhanh công tác nghiên cứu xâm nhập mặn ở nước ta được đánh dấu

vào năm 1980 khi bắt đầu triển khai dự án nghiên cứu xâm nhập mặn đồng bằng

sông Cửu Long dưới sự tài trợ của Ban Thư ký Uỷ ban sông Mê Kông. Trong

khuôn khổ dự án này, một số mô hình tính xâm nhập triều, mặn đã được xây dựng

như của Ban Thư ký Mê Kông và một số cơ quan trong nước như Viện Quy hoạch

và Quản lý nước, Viện Cơ học... Các mô hình này đã được ứng dụng vào việc

Page 18: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

10

nghiên cứu quy hoạch phát triển châu thổ sông Cửu Long, tính toán hiệu quả các

công trình chống xâm nhập mặn ven biển để tăng vụ và mở rộng diện tích nông

nghiệp trong mùa khô, dự báo xâm nhập mặn dọc sông Cổ Chiên [9].

Kỹ thuật chương trình của mô hình trên đã được phát triển thành một phần

mềm hoàn chỉnh để cài đặt trong máy tính như một phần mềm chuyên dụng. Mô

hình đã đựợc áp dụng thử nghiệm tốt tại Hà Lan và đã được triển khai áp dụng cho

đồng bằng sông Cửu Long nước ta.

Thêm vào đó, một số nhà khoa học Việt Nam điển hình là cố Giáo sư

Nguyễn Như Khuê, Nguyễn Ân Niên, Nguyễn Tất Đắc, Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn

Minh Sơn, Trần Văn Phúc, Nguyễn Hữu Nhân... đã xây dựng thành công các mô

hình thuỷ lực mạng sông kết hợp tính toán xâm nhập triều mặn như VRSAP,

MEKSAL, FWQ87, SAL, SALMOD, HYDROGIS... Các báo cáo trên chủ yếu tập

trung xây dựng thuật toán tính toán quá trình xâm nhập mặn thích hợp với điều kiện

địa hình, KTTV ở đồng bằng sông Cửu Long [7,8,10]. Kết quả được nhìn nhận khả

quan và bước đầu một số mô hình đã thử nghiệm ứng dụng dự báo xâm nhập mặn.

Trong khuôn khổ Chương trình Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai,

KC - 08, Lê Sâm [5] đã có các nghiên cứu tương đối toàn diện về tác động ảnh

hưởng của xâm nhập mặn đến quy hoạch sử dụng đất cho khu vực đồng bằng sông

Cửu Long. Tác giả đã sử dụng các mô hình: SAL (Nguyễn Tất Đắc), VRSAP

(Nguyễn Như Khuê), KOD (Nguyễn Ân Niên) và HydroGis (Nguyễn Hữu Nhân) để

dự báo xâm nhập mặn cho một số sông chính theo các thời đoạn dài hạn (6 tháng),

ngắn hạn (nửa tháng) và cập nhật (ngày). Kết quả của đề tài góp phần quy hoạch sử

dụng đất vùng ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long và các lợi ích khác về kinh

tế - xã hội.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây của các nhà khoa học trong

nước đã có đóng góp xứng đáng về mặt khoa học, đặt nền móng cho vấn đề nghiên

cứu mặn bằng phương pháp mô hình toán ở nước ta. Do sự phát triển rất nhanh của

công nghệ tính toán thuỷ văn, thuỷ lực, hiện trên thế giới xuất hiện nhiều mô hình

Page 19: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

11

đa chức năng trong đó các mô đun tính sự lan truyền chất ô nhiễm và xâm nhập mặn

là thành phần không thể thiếu. Trong số đó, nhiều mô hình được mua, chuyển giao

dưới nhiều hình thức vào Việt Nam. Một số mô hình tiêu biểu: ISIS (Anh), MIKE

11(Đan Mạch), HEC-RAS (Mỹ)... đều có các mođun tính toán lan truyền xâm nhập

mặn nhưng chưa được sử dụng hoặc mới chỉ sử dụng ở mức thử nghiệm.

Như đã biết, lý thuyết và thực tiễn ứng dụng mô hình hoá quá trình xâm nhập

mặn đã được phát triển rất nhanh trong khoảng 30 năm trở lại đây cả trên thế giới và

Việt Nam. Về nguyên tắc với sự phát triển vượt bậc của công nghệ tin học cùng với

sự xuất hiện các máy tính có tốc độ xử lý thông tin nhanh, bộ nhớ lớn, việc áp dụng

các mô hình vào tính toán diễn biến quá trình xâm nhập mặn ngày càng phổ biến,

được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu, đề tài.

1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn lưu vực sông Cả

Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam đã thực hiện Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên

cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng dòng chảy kiệt phục vụ sản xuất nông

nghiệp, thủy sản vùng hạ du sông Cả và sông Mã” do PGS.TS. Nguyễn Quang

Trung – Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường làm chủ nhiệm [13]. Mục tiêu của Đề

tài là đánh giá được biến động và tác động dòng chảy kiệt ảnh hưởng tới sản xuất

nông nghiệp, thuỷ sản vùng hạ du sông Cả và sông Mã; đề tài đã đề xuất được các

giải pháp thủy lợi để hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của chế độ dòng chảy mùa kiệt

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

Một trong những kết quả Đề tài đạt được là đã đánh giá hiện trạng và nguyên

nhân hạn hán và xâm nhập mặn tại vùng hạ lưu sông Cả và sông Mã, những tác

động của hạn hán đến sản xuất nông nghệp, thủy sản và đời sống kinh tế xã hội

trong vùng; Đánh giá biến động của chế độ dòng chảy mùa kiệt và những tác động

của biến động dòng chảy kiệt đến cấp nước, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn hạ

lưu sông Cả và sông Mã.

Page 20: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

12

Một trong những Dự án nghiên cứu gần đây có nội dung liên quan đánh giá

tác động biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn sông Cả là dự án Climate Change-

Induced Water Disaster and Participatory Information System for Vulnerability

Reduction in North Central Vietnam – DANIDA Project do GS.TS Phan Văn Tân

chủ trì [11]. Trong nghiên cứu này, xâm nhập mặn ở hạ lưu lưu vực sông Cả được

mô phỏng cho những kịch bản khác nhau của mực nước biển dâng bằng mô hình

MIKE 11. Mô hình được xây dựng dựa trên cở sỡ dữ liệu của năm 2010 được chọn

làm kịch bản gốc để so sánh với 2 kịch bản nước biển dâng vào năm 2050 và 2100

theo kịch bản phát thải cao (A2) do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố. Kết quả

mô phỏng đưa ra bản đồ xâm nhập mặn vùng hạ lưu lưu vực sông Lam vào tháng

IV năm 2010 cho thấy tại khu vực xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An thì độ

mặn trên sông khoảng 1 - 3 phần nghìn , còn tại khu vực xã Yên Hồ, huyện Đức

Thọ, Hà Tĩnh thì độ mặn giảm xuống còn 1 - 2 phần nghìn. Tuy nhiên, nếu trong

điều kiện cực đoan (lưu lượng dòng chảy từ thượng lưu chảy về giảm, kết hợp với

triều cường dâng cao) thì độ mặn trên sông Cả sẽ xâm nhập sâu vào lên 1 - 3 phần

nghìn tại khu vực Ngã Ba Chợ Tràng. Bản đồ xâm nhập mặn vùng hạ lưu lưu vực

sông Cả theo kịch bản nước biển dâng đến năm 2050 sẽ tăng thêm 25cm cho thấy

tại khu vực xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An thì độ mặn trên sông khoảng 3

- 5 phần nghìn , còn tại khu vực xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh thì độ mặn

giảm xuống còn 1 - 3 phần nghìn và trong điều kiện cực đoan thì độ mặn trên sông

Cả sẽ xâm nhập sâu vào lên 3 - 5 phần nghìn tại khu vực Ngã Ba Chợ Tràng. Bản đồ

xâm nhập mặn vùng hạ lưu lưu vực sông Lam theo kịch bản nước biển dâng đến

năm 2100 sẽ tăng thêm 60cm, tại khu vực xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An

thì độ mặn trên sông khoảng 8 - 10 phần nghìn , còn tại khu vực xã Yên Hồ, huyện

Đức Thọ, Hà Tĩnh thì độ mặn giảm xuống còn 3 - 5 phần nghìn. và trong điều kiện

cực đoan thì độ mặn trên sông Cả sẽ xâm nhập sâu vào lên 8 - 10 phần nghìn tại khu

vực Ngã ba Chợ Tràng.

Page 21: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

13

Những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác kêu gọi đầu tư, tỉnh Nghệ An đã

huy động nguồn vốn hỗ trợ lớn, từ nguồn vốn này, toàn tỉnh đã tập trung nâng cấp,

tu sửa hơn 150 công trình thủy lợi lớn như: Dự án Hệ thống thủy nông Bắc, từ

nguồn vốn vay ADB; Dự án khôi phục hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An do JICA tài

trợ, nâng cấp hồ chứa nước Vực Mấu bằng vốn vay WB… với chính sách thu hút

đầu tư phát triển, JICA đã tài trợ cho rất nhiều dự án thủy lợi ở Việt Nam nói chung

và Nghệ An nói riêng, đáng kể nhất là dự án “Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi

Bắc Nghệ An”. Đồng thời Đoàn công tác của cơ quan quốc tế Nhật Bản tại VN

(JICA) đã đồng ý tài trợ Dự án xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Lam.

Dự án hoàn thành sẽ giải quyết được nhiều bài toán hóc búa tồn tài bấy lâu nay, hạn

chế nước biển dâng, kiểm soát mặc, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, tạo nguồn

nước ngọt đảm bảo, cung cấp đầy đủ nước tưới, ổn định hệ động thực vật… Góp

phần phát triển KT-XH cũng như thuận tiện giao thông đi lại giữa 2 tỉnh Nghệ An

và Hà Tĩnh.

Luận văn tốt nghiệp tiếp tục nghiên cứu theo hướng những Đề tài trên, tuy

nhiên tác giả sẽ tập trung chính vào diễn biến ranh giới xâm nhập mặn hiện trạng

khu vực nghiên cứu đồng thời đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến xâm nhập

mặn tương ứng các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng mới nhất do Bộ Tài

nguyên và Môi trường công bố. Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra

những giải pháp giảm thiểu và thích ứng với quá trình xâm nhập mặn lưu vực sông

Cả nói riêng và khu vực ven biển Nghệ An nói chung.

1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu

1.2.1. Vị trí địa lý

Hệ thống sông Cả là hệ thống sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ, nằm trong

phạm vi toạ độ 103014'-106010' kinh độ đông, 17050'-20050' vĩ độ bắc, kéo dài

khoảng 350km theo hướng tây bắc - đông nam, rộng 89km; tiếp giáp với hệ thống

sông Mã ở phía bắc, hệ thống sông Mê-kông ở phía tây, sông Gianh ở phía nam và

vịnh Bắc Bộ ở phía đông. Tổng diện tích lưu vực là 27.200 km2, trong đó phần lưu

Page 22: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

14

vực thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích 17.730 km2, chiếm 65,2% diện tích toàn

lưu vực, bao trùm phần lớn địa phận tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần huyện

Như Xuân tỉnh Thanh Hoá.

1.2.2. Địa hình

Lưu vực sông Cả có các dạng địa hình chính sau:

- Địa hình đồng bằng và đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp và nằm sát với dòng

chính. Toàn bộ đồng bằng được bảo vệ bằng hệ thống đê hai bờ sông, trừ vùng hữu

Thanh Chương và vùng hữu Nam Đàn chỉ bảo vệ bằng đê bối. Tổng diện tích vùng

đồng bằng vào khoảng 350.000ha chiếm 10% tổng diện tích lưu vực sông Cả.

- Địa hình đồi núi thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn,

Thanh Chương, Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê. Đây là dạng địa hình phức

tạp, bị chia cắt mạnh có thế dốc nhiều chiều do các sông nhỏ tạo nên. Tổng diện tích

dạng địa hình này vào khoảng 680.000ha.

- Địa hình vùng núi cao tập trung chủ yếu ở phía tây, tây bắc và tây nam lưu

vực. Dạng địa hình này có độ cao từ 12.000 ÷ 15.000 m, có độ dốc lớn, thung lũng

hẹp, chiếm tới 60% diện tích lưu vực, được xác định là vùng lâm nghiệp phòng hộ

đầu nguồn.

Hình 1-1: Bản đồ vị trí lưu vực sông Cả

Page 23: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

15

1.2.3. Thổ nhưỡng

Đất trong lưu vực có các nguồn gốc hình thành khác nhau. Ở vùng đồi núi,

đất được phát triển trên nhiều loại nham thạch. Ở vùng đồng bằng, đất được hình

thành từ phù sa sông. Phần lớn vùng đồi núi nằm dưới độ cao 800-1000m, nên bị

phong hoá mạnh. Quá trình feralít là quá trình chủ yếu. Nhóm đất feralít đồi và núi

thấp, phân bố ở độ cao dưới 800-1000m, chiếm diện tích lớn nhất và là nơi hoạt

động của con người. Các nhóm đất cát phù sa, đất phèn, đất mặn, đất than bùn và

đất đen ở vùng đồng bằng.

Nhìn chung, đất ở vùng đồi núi còn khá tốt, độ dày tầng đất hơn 50 cm, cấu

tượng đất tốt; đất ở vùng đồng bằng, nhất là loại đất phù sa có nhiều dinh dưỡng

phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.

(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi)

Hình 1-2: Bản đồ thổ nhưỡng trong lưu vực sông Cả

Page 24: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

16

1.2.4. Thực vật

Thực vật trong lưu vực khá phong phú gồm những kiểu rừng chính dưới đây:

Kiểu rừng thường xanh nhiệt đới, phân bố ở độ cao dưới 700-800m, trên các

loại đất đỏ vàng hoặc vàng trên núi, chiếm phần lớn diện tích; kiểu rừng hỗn giao

cây lá rộng, lá kim, mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao 900-2000m, trên các loại

đất vàng hoặc đất vàng nhạt glây; chiếm diện tích không lớn và giá trị kinh tế không

cao, nhưng có tác dụng phòng hộ, giữ đất khỏi bị xói mòn, thoái hoá, điều hoà dòng

chảy, giữ nước cho mùa khô; ngoài ra, còn có các loại cây nông nghiệp và cây công

nghiệp.

Rừng bị khai thác bừa bãi trong thập niên 60-80 của thế kỷ trước,chỉ tính

riêng 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tỷ lệ rừng che phủ từ 75% vào năm 1943 giảm

còn 32,6% vào năm 1986. Trong những năm gần đây, nhờ có phong trào trồng cây

gây rừng nên tỷ lệ rừng che phủ đã tăng lên. Vào năm 2013, tỷ lệ rừng che phủ

trung bình trên phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam khoảng 40%.

(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi)

Hình 1-3: Bản đồ thảm phủ thực vật lưu vực sông Cả

Page 25: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

17

1.2.5. Đặc điểm khí hậu

Lưu vực hệ thống sông Cả nằm trong vùng Bắc Trung Bộ mùa đông lạnh,

nắng tương đối ít, có mưa phùn, có năm xảy ra sương muối ở một số vùng trong lưu

vực. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, nhiệt độ cao, mưa nhiều vào nửa

cuối năm. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 100-120kcal/cm2, cân

bằng bức xạ trung bình năm khoảng 65-80kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình năm từ

dưới 1.500 giờ ở vùng núi phía tây tỉnh Nghệ An đến trên 1.800 giờ ở vùng đồng

bằng ven biển.

Nhiệt độ không khí trung bình năm từ dưới 20oC ở vùng núi đến hơn 24

oC ở

vùng đồng bằng. Nhiệt độ cũng biến đổi theo mùa; nhiệt độ trung bình tháng dưới

20oC (1719)

oC trong các tháng XII, I, II, tăng lên (1925)

oC trong các tháng III-

IV, X-XI và trên 25oC (2529,5)

oC trong các tháng V-IX, cao nhất vào 2 tháng VI-

VII. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể trên 40oC (42,7

oC tại Tương Dương, 40,9

oC

tại thành phố Vinh), thường xuất hiện những ngày có gió mùa tây nam mạnh do tác

dụng "phơn" của dãy Trường Sơn. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể dưới 5oC ở

đồng bằng ven biển, (dưới 3oC ở miền núi và trung du, -0,2

oC tại Tây Hiếu, 0,3

oC

tại Quỳ Hợp).

Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí khoảng 8088%. Lượng

mây tổng quan trung bình năm trên 8/10 bầu trời ở vùng núi và 7,58/10 bầu trời ở

vùng trung du và đồng bằng. Tốc độ gió trung bình năm biến đổi trong phạm vi

tương đối lớn từ 0,5 m/s tại Quỳ Châu đến 3,8 m/s tại Hòn Ngư. Tốc độ gió mạnh

nhất dưới 20 m/s ở vùng đồi núi khuất gió đến hơn 40 m/s ở vùng đồng bằng ven

biển (56 m/s tại Hòn Ngư). Số ngày có gió tây khô nóng trong năm có thể tới 1523

ngày.

a) Đặc điểm mưa

Cũng như chế độ mưa ở miền Bắc lượng mưa trung bình năm trên lưu vực

dao động từ 1100 2500 mm. Tại các trung tâm mưa lớn như thượng nguồn sông

Page 26: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

18

Hiếu, lưu vực sông La, lưu vực sông Giăng, lượng mưa trung bình năm đạt 2000

2400 mm. Trung tâm mưa nhỏ dọc theo dòng chính sông Cả, tại Cửa Rào, Mường

Xén đạt 1.100 1.400 mm. Vùng đồng bằng hạ du sông Cả có lượng mưa trung

bình năm từ 1700 1800 mm.

Mùa mưa hàng năm xuất hiện vào các tháng V-X ở trung thượng lưu sông

Cả, các tháng VIII-X, XI ở tả ngạn hạ lưu sông Cả và lưu vực sông La ở Hà Tĩnh.

Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 5590% lượng mưa năm, trong đó lượng mưa

của 3 tháng liên tục lớn nhất chiếm 4570% và xuất hiện và các tháng VIII-X hay

IX-XI ở lưu vực sông La. Lượng mưa mùa khô chiếm có 1045% lượng mưa năm,

trong đó 3 tháng lượng mưa nhỏ nhất chỉ chiếm 1,510% lượng mưa năm và xuất

hiện vào các tháng XII, I-II hay I-III, II-IV.

Trong các tháng mùa khô có nhiều ngày xuất hiện mưa phùn. Vùng đồng

bằng có số ngày mưa phùn đến 30 40 ngày/năm. Lượng mưa mùa khô từ tháng

XII đến tháng IV năm sau có thể đạt tới 130 300 mm, tạo điều kiện thuận lợi cho

canh tác vụ đông xuân.

(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi)

Hình 1-4: Bản đồ lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Cả

0

200

400

600

I IV VII X

X (mm)

0

200

400

600

I IV VII X

X (mm)

0

200

400

600

I IV VII X

X (mm)

0

100

200

300

400

500

600

I IV VII X

X (mm)

0

100

200

300

400

500

600

I IV VII X

X (mm)

0

100

200

300

400

500

600

I IV VII X

X (mm)

Page 27: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

19

Bảng 1-1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số trạm trong lưu vực hệ

thống sông Cả thời kỳ 1961-2014

TT Tên trạm

Vị trí Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm (mm)

Kinh độ Vĩ độ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 Vinh 105°40' 18°40' 53,8 41,6 48,3 62,9 147,6 115,5 114,3 214,8 514,7 497,0 163,9 69,4 2043,9

2 Đô Lương 105°18' 18°54' 30,3 33,0 39,6 82,9 163,4 145,0 151,2 246,8 388,0 360,9 100,6 39,4 1781,0

3 Tây Hiếu 105°25' 19°19' 18,9 23,1 31,4 67,2 153,3 168,2 158,2 250,8 344,5 267,7 61,3 22,7 1567,3

4 Tương Dương 104°28' 19°16' 5,0 9,1 19,1 27,7 48,3 48,7 52,9 65,3 64,7 185,7 18,6 7,2 552,3

5 Quỳnh Lưu 105°38' 19°08' 17,6 23,5 28,6 54,5 107,6 133,9 120,4 230,7 420,2 323,0 76,5 32,4 1568,8

6 Kỳ Anh 106°16' 18°06' 111,3 73,2 59,6 56,8 154,9 129,1 101,7 240,6 560,7 765,4 414,3 202,1 2869,7

7 Quỳ Châu 105°06' 19°34' 13,5 14,4 28,4 84,2 230,4 214,0 194,1 294,8 335,0 215,0 53,0 17,3 1693,9

8 Quỳ Hợp 105°11' 19°19' 18,7 24,7 31,4 77,7 196,8 198,9 169,0 278,1 311,6 254,3 61,5 22,1 1644,7

9 Hương Khê 105°42' 18°11' 42,7 45,3 62,1 93,8 211,5 163,3 145,3 272,8 452,6 531,9 192,1 71,0 2284,4

10 Hà Tĩnh 105°54' 18°21' 112,6 64,1 57,8 71,6 165,5 144,7 111,0 227,4 543,6 741,7 337,0 163,5 2740,5

11 Kim Cương 105°24' 18°31' 54,1 51,7 64,7 104,8 224,0 145,5 147,0 243,8 469,3 427,3 186,7 71,4 2190,2

b) Đặc điểm bốc hơi

Theo số liệu quan trắc tại trạm Vinh, lượng bốc hơi trung bình năm là 954

mm. Lưu vực sông Hiếu có lượng lượng bốc hơi trung bình nhỏ nhất, tại Quỳ Châu

là 704 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm ở đồng bằng nhỏ hơn ở miền núi nhưng

nhỏ nhất ở vùng trung lưu. Lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất là vào tháng

VII. Lượng bốc hơi tại Vinh tháng VII đạt 172 mm. Tháng II có lượng bốc hơi nhỏ

nhất, chỉ đạt 29,7 mm. Lượng bốc hơi 4 tháng lớn nhất là V, VI, VII, VIII tới 541

mm, chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi năm. Lượng bốc hơi ngày lớn nhất tại Vinh

là 5,4 mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng tại một số trạm trên lưu vực sông Cả

được thống kê trong Bảng 1 - 2.

Page 28: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

20

Bảng 1-2: Lượng nước bốc hơi bình quân tháng trên lưu vực sông Cả

Đơn vị: mm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Vinh 39,4 28,9 35,5 54,1 110 155 180 121 65,6 59,9 54,7 50,5 954

Quỳ Châu 43,0 40,9 52,7 72,5 85,6 78,8 79,0 57,3 50,4 49,7 46,7 47,3 704

Đô Lương 40,0 33,3 40,2 53,0 83,8 109 129 83,9 55,0 54,6 50,0 51,1 789

Cửa Rào 59,0 62,4 81,3 93,2 105 89,2 96,9 71,6 55,9 51,6 45,7 55,2 857

1.2.6. Tài nguyên nước mặt

1.2.6.1. Mạng lưới sông suối

Hệ thống sông Cả do dòng chính sông Cả và các sông nhánh tạo thành. Dòng

chính sông Cả bắt nguồn từ vùng núi Mường Khút, Mường Lập, cao 1.8002.000m

trên lãnh thổ nước Lào. Ở đây, sông Cả do 2 sông Nậm Nơn và Nậm Mô hợp thành.

Sau đó, sông Cả theo hướng tây bắc - đông nam chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại

Keng Du thuộc địa phận huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, rồi tiếp tục chảy qua các

huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng

Nguyên, thành phố Vinh rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Hội. Dòng chính sông Cả dài

531 km, trong đó có 361 km trong lãnh thổ Việt Nam. Lưu vực hệ thống sông Cả có

dạng thon dài với độ rộng trung bình lưu vực khoảng 89 km, độ cao trung bình lưu

vực 294 m, độ dốc trung bình lưu vực 18,3% và mật độ lưới sông 0,60 km/km2.

Diện tích lưu vực 27.200 km2, trong đó 9.470 km

2 ở Lào và 17.730 km

2 (65,2%) ở

Việt Nam.Sông Cả có những nhánh sông chính như: Nậm Mô (F=3.930 km2), Huổi

Nguyên (F=800 km2), Khe Choang (F=431 km

2), sông Hiếu (F=5.340 km

2), sông

Giăng (F=1.050 km2), Ngàn Sâu (F=2.310 km

2), Rào Cái (F=500 km

2).

Có thể nhận thấy lưới sông phát triển tương đối đều trong lưu vực, trên phần

lưu vực sông Cả thuộc lãnh thổ nước ta, tính đến nay đã xây dựng 660 hồ chứa loại

vừa và nhỏ, 341 đập dâng, 556 trạm bơm, 2 hệ thống thuỷ nông.

Page 29: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

21

1.2.6.2. Lưới trạm thủy văn

Trong lưu vực sông Cả, một số trạm khí tượng thuỷ văn được xây dựng khá

sớm vào đầu thập niên 20 của thế kỷ trước, nhưng trong thời kỳ kháng chiến chống

Pháp (1946-1954) hầu hết các trạm này phải ngừng hoạt động. Từ sau năm 1955,

nhất là vào các thập niên 60 và 70, hàng loạt trạm khí tượng thuỷ văn đã được xây

dựng, tính đến nay có 12 trạm khí tượng, 100 trạm đo mưa và 37 trạm thuỷ văn đã

và đang hoạt động thuộc lưới trạm khí tượng thuỷ văn do Bộ Tài Nguyên và Môi

Trường quản lý. Ngoài ra, còn có một số trạm khí tượng thuỷ văn do các ngành và

địa phương quản lý. Trong số các trạm thuỷ văn có 17 trạm đo lưu lượng, 11 trạm

đo bùn cát lơ lửng. Tuy nhiên, vào các thập niên 70-80 của thế kỷ 20, nhiều trạm

thuỷ văn đã ngừng hoạt động. Tính đến những năm gần đây, trong lưu vực chỉ còn

20 trạm thuỷ văn đang hoạt động, trong đó có 7 trạm đo lưu lượng và cát bùn lơ

lửng. Nhìn chung, chất lượng số liệu khí tượng thuỷ văn là đáng tin cậy.

1.2.6.3. Dòng chảy năm

Dòng chảy năm phân bố không đều trong lưu vực, từ dưới 20 l/s.km2 đến

hơn 80 l/s.km2 ở sườn phía đông dãy Trường Sơn Bắc.

Tổng lượng dòng chảy năm của hệ thống sông Cả khoảng 23,1 km3 trong đó

từ Lào chảy vào 4,45 km3 và được hình thành ở Việt Nam 18,6 km

3 (chiếm 80,5%).

Mức bảo đảm nước trong 1 năm trên 1 km2 diện tích khoảng 849.103 m

3/km

2 (chỉ

tính lượng nước được sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam).

Page 30: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

22

(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi)

Hình 1-5: Bản đồ mô đun dòng chảy năm và phân phối dòng chảy trong năm tại một số

trạm trên lưu vực sông Cả

1.2.6.4. Chế độ dòng chảy

a) Dòng chảy mùa lũ

Mùa lũ hàng năm xuất hiện vào các tháng VI, VII-X, XI trên dòng chính

sông Cả và các sông nhánh ở phía trung, thượng lưu, các tháng VIII-XI các sông

nhánh phía hữu ngạn trung lưu sông Cả, các tháng IX-XI, XII trên các sông nhánh ở

phía hữu ngạn hạ lưu sông Cả. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 55-75%

lượng dòng chảy năm; 3 tháng liên tục có lượng dòng chảy lớn nhất thường xuất

hiện vào các tháng VII-IX, VIII-X và IX-XI; 3 tháng liên tục có lượng dòng chảy

nhỏ nhất thường xuất hiện vào các tháng II-IV hay III-V, lượng dòng chảy của 3

tháng này chỉ chiếm 4,5-9,5% lượng dòng chảy năm.

Mô đun đỉnh lũ có thể đạt tới trên 10m3/s.km

2 ở dòng chính sông Cả, ở sông

suối nhỏ khoảng 0,6-6,6 m3/s.km

2, ở sông vừa vào khoảng 0,4-0,5 m

3/s.km

2. Trận lũ

quét trên sông Ngàn Phố xảy ra vào IX/2002 có Qmax khoảng 5.200 m3/s và

Page 31: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

23

Mmax=6,60 m3/s. km

2, tương đương với Mmax của sông Rào Cái tại Kẻ Gỗ. Trong

hơn 50 năm qua, trận lũ IX/1978 là trận lũ lịch sử ở hạ lưu sông Cả, có Qmax=10.200

m3/s tại trạm Dừa.

b) Dòng chảy mùa cạn

Giá trị mô đun dòng chảy trung bình của các đặc trưng dòng chảy cạn Qc: 4-

45 l/s.km2, dòng chảy trung bình 3 tháng nhỏ nhất Q3tháng min: 6-35 l/s.km

2, dòng

chảy trung bình tháng nhỏ nhất Qthángmin: 5-30 l/s.km2

và dòng chảy nhỏ nhất Qmin:

1,5-15l/s.km2. Lưu lượng nhỏ nhất trong thời kỳ quan trắc trên một số sông như sau:

30,3m3/s (1/V/1960 tại Cửa Rào), 50m

3/s (4/V/1959) tại Dừa, 47,5 m

3/s

(13/VI/1985) tại Yên Thượng trên dòng chính sông Cả, 9,50 m3/s (20/IV/1980) tại

Quỳ Châu trên sông Hiếu; 8,82 m3/s (13/VII/1977) tại Hoà Duyệt sông Ngàn Sâu;

0,002 m3/s (6/VII/1977) tại Khe Lá.

Chế độ nước sông vùng đồng bằng ven biển còn chịu ảnh hưởng của thuỷ

triều với chế độ nhật triều không đều.

Page 32: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

24

Bảng 1-3: Lưu lượng trung bình tháng, năm tại một số trạm thuỷ văn lưu vực sông Cả

TT Trạm Sông F

(km2)

Kinh độ Vĩ độ

Thời kỳ Lƣu lƣợng trung bình tháng, năm (m3/s)

quan trắc I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 Cửa Rào Cả 12800 104°25'00" 19°17'00" 1960-1976 89,2 72,4 64,7 66,4 103 235 356 582 604 326 182 118 233

2 Dừa Cả 20800 105o02'20" 18

o59'20" 1959-2004 165 135 121 120 209 377 517 803 1106 840 393 222 417

3 Yên

Thượng Cả 23000 105

o23'00" 18

o41'10" 1968-2004 215 171 150 150 280 434 566 923 1363 1105 556 295 517

4 Mường

Xén Nậm Mô 2620 104

o07'12" 19

o24'30" 1969-2004 26,0 21,3 19,4 20,4 36,5 72,6 128 166 147 82,1 47,1 32,3 66,6

5 Cốc Nà Khe

Choang 417 104°45'00" 19°05'00" 1961-1976 8,23 6,42 6,16 5,73 8,11 11,0 12,9 16,5 38,4 34,5 22,5 11,8 15,2

6 Quỳ Châu Hiếu 1500 105o08'20" 19

o23'30" 1962-2005 41,0 34,6 30,3 31,0 55,1 78,8 83,9 120 172 147 81,6 53,0 77,4

7 Nghĩa

Khánh Hiếu 4024 105

o20'00" 19

o26'00" 1959-2004 53,5 44,8 40,2 41,6 75,6 113 119 182 324 281 124 68,3 122,1

8 Khe Lá Khe

Thiềm 27,8 105°19'00" 19°06'00" 1970-1985 0,221 0,201 0,170 0,192 0,187 0,283 0,422 0,632 1,99 2,31 0,564 0,269 0,621

Page 33: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

25

TT Trạm Sông F

(km2)

Kinh độ Vĩ độ

Thời kỳ Lƣu lƣợng trung bình tháng, năm (m3/s)

quan trắc I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

9 Hoà Quân Trai - 105°13'00" 18°43'00" 1975- 3,78 3,20 2,75 3,62 4,54 4,48 2,29 4,89 18,7 13,7 10,1 4,21 6,35

10 Hoà Duyệt Ngàn Sâu 1880 105o35'00" 18

o22'00"

1959-1981,

1997-2004 64,6 50,4 46,1 43,8 65,4 62,1 58,3 87,9 275 329 176 95 113

11 Trại Trụ Tiêm 96,2 105°34'00" 18°10'00" 1964-1981 4,85 3,78 3,70 3,55 4,26 4,39 4,23 6,27 17,0 17,2 11,6 6,55 7,28

12 Hương Đại Ngàn

Trươi 408 105°29'00" 18°23'00" 1965-1976 21,2 15,1 13,3 11,9 13,5 18,5 20,3 27,1 56,9 77,9 60,7 30,9 30,6

13 Sơn Diệm Ngàn Phố 790 105o21'20" 18

o30'30"

1961-1981,

1997-2004 28,4 22,8 21,4 21,0 30,6 31,9 28,6 41,8 122 108 71,0 39,8 47,2

Page 34: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

26

Bảng 1-4: Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất và lưu lượng nhỏ nhất tại một số trạm thuỷ

văn trong lưu vực sông Cả

TT Trạm Sông F

(km2)

Thời kỳ

quan

trắc

Lƣu lƣợng đỉnh lũ lớn nhất Lƣu lƣợng nhỏ nhất

Lƣu

lƣợng

(m3/s)

Môđun

(m3/s.km

2)

Thời gian

xuất hiện

Lƣu

lƣợng

(m3/s)

Môđun

(l/s.km2)

Thời gian

xuất hiện

1 Cửa Rào Cả 12800 1960-

1976 5690 0,445 27/08/73 30,3 2,37 1/4/1960

2 Dừa Cả 20800 1959-

2004 10200 0,490 28/09/78 47,8 2,30 11/3/1999

3 Yên

Thượng Cả 23000

1968-

2004 9140 0,397 28/09/78 61,4 2,67 13/08/1980

4 Mường

Xén Nậm Mô 2620

1969-

2004 1170 0,447 27/08/73 8,60 3,28 21/04/1989

5 Cốc Nà Khe

Choang 417

1961-

1976 920 2,21 23/09/64 2,79 6,69 13/05/1970

6 Quỳ

Châu Hiếu 1500

1962-

2004 2870 1,91 14/10/88 6,70 4,47 10/3/1999

7 Nghĩa

Khánh Hiếu 4024

1959-

2004 5750 1,43 30/09/62 10,4 2,58 23/03/1999

8 Khe Lá Khe

Thiềm 27,8

1970-

1985 257 9,24 27/09/78 0,002 0,072 6/7/1977

9 Hoà

Duyệt

Ngàn

Sâu 1880

1959-

1981,

1997-

2004

3880 2,06 6/10/1960 8,82 4,69 13/07/1977

10 Trại Trụ Tiêm 96,2 1964-

1981 1120 11,6 24/10/71 0,850 8,84 2/5/1978

11 Hương

Đại

Ngàn

Trươi 408

1965-

1976 2080 5,10 24/10/71 4,35 10,7 3/7/1973

Page 35: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

27

TT Trạm Sông F

(km2)

Thời kỳ

quan

trắc

Lƣu lƣợng đỉnh lũ lớn nhất Lƣu lƣợng nhỏ nhất

Lƣu

lƣợng

(m3/s)

Môđun

(m3/s.km

2)

Thời gian

xuất hiện

Lƣu

lƣợng

(m3/s)

Môđun

(l/s.km2)

Thời gian

xuất hiện

12 Sơn

Diệm

Ngàn

Phố 790

1961-

1981,

1997-

2004

4480 5,67 20/09/02 5,28 6,68 21/07/1999

13 Kẻ Gỗ Rào Cái 229 1959-

1975 1510 6,59 4/10/1972 0,200 0,873 12/8/1967

1.2.7. Đặc điểm nước dưới đất

Theo Chương trình KC.12, trữ lượng động tự nhiên của lưu vực sông Cả

(phần trong lãnh thổ Việt Nam) khoảng 127,3 m3/s hay 4,02 km

3/năm, tương ứng

với mô đun 7,0l/s.km2. Ở vùng Vinh - Cầu Cấm khoảng 0,386 m

3/s hay 3,68 l/s.km

2

và trữ lượng tiềm năng khai thác dự báo khoảng 0,366 m3/s hay 3,50 l/s.km

2. Theo

đề tài 01-ĐLNN, trữ lượng động tự nhiên của lưu vực sông Cả trên diện tích 22.555

km2 (bao gồm các khu địa chất thuỷ văn từ Nghệ An đến Hà Tĩnh) khoảng

10.586.010 m3/ngày hay 122,5 m

3/s, tương ứng với mô đun 5,43 l/s.km

2 và tổng

lượng 3,86 km3/năm. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 8.067.408 m

3/ngày,

hay 93,4 m3/s, tương ứng với mô đun 4,14 l/s.km

2 và tổng lượng 2,95 km

3/năm.

Khả năng khai thác nước ngầm trên lưu vực sông Cả được đưa ra trong Bảng 2 -5.

Bảng 1-5: Khả năng khai thác nước ngầm trên lưu vực sông Cả

Vùng Thƣợng sông

Cả

Thƣợng lƣu

sông Hiếu

Trung lƣu sông

Hiếu Sông La Đồng bằng

Q(l/s-km2) 2,2 3,5 2,8 2,7 3,0

Độ sâu có thể (m) 30 30 25 30 15

Nước dưới đất vùng sông Cả chỉ có thể khai thác để phục vụ cấp nước sinh

hoạt, công nghiệp và kinh tế, khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ phải đầu

tư tốn kém.

Page 36: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

28

(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi)

Hình 1-6: Bản đồ tiềm năng trữ lượng nước ngầm lưu vực sông Cả

1.2.8. Tình hình kinh tế -xã hội

1.2.8.1. Dân số

Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên đến năm 2020 là 1,02%. Dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng hơn

3.229.000 người, trong đó thành thị chiếm khoảng 17,0%.

1.2.8.2. Kinh tế xã hội

a. Trồng trọt

Tương lai năm 2020 sản xuất lương thực được coi là nhiệm vụ quan trọng,

nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tiến tới có hàng hoá xuất khẩu. Khai thác tối đa

diện tích có khả năng sản xuất lương thực ở các huyện miền núi để giải quyết nhu

cầu lương thực tại chỗ, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa

Page 37: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

29

học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cụ thể đối với từng

loại cây trồng như sau:

- Lúa: Diện tích lúa gieo trồng sẽ đến 2020 sẽ ổn định từ 200.000-205.000ha,

trong đó: Lúa Đông Xuân diện tích ổn định từ 99.000-100.000ha; lúa Hè Thu diện

tích ổn định từ 72.000-75.000ha và lúa Mùa 28.000-30.000ha.

- Cây ngô: Từ khi vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính, cây ngô chiếm vị

trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở Nghệ An. Cây ngô trong mấy năm qua đã

tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, tuy năng suất còn thấp, song nó đã khẳng

định hướng tập trung đầu tư thâm canh đối với cây ngô là hợp lý.

- Cây rau thực phẩm: Tập trung phát triển các vùng rau chuyên canh, với quy

mô khoảng 30.000ha theo hướng thâm canh tăng năng suất, ở khu vực vành đai

thành phố, thị xã và các khu đô thị, kinh tế, khu công nghiệp và các xã đồng bằng

ven biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng.

- Cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Cây lạc: Là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực của vùng, phát triển theo

hướng sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến dầu thực

vật, mở rộng diện tích và trồng thành các khu tập trung. Thực hiện đầu tư thâm canh

cao trên các vùng lạc tập trung ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Thanh

Chương, Anh Sơn,... bằng việc sử dụng các giống lạc mới có năng suất cao, chất

lượng tốt, đầu tư phân bón, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày khác: Cây mía, vừng, sắn, thuốc lá là các cây

công nghiệp ngắn ngày truyền thống cũng được chú trọng phát triển.

+ Cây mía: Chủ yếu tập trung ở phía Nghệ An đảm bảo cung cấp nguyên liệu

cho 3 nhà máy trên địa bàn hoạt động là:

Nhà máy đường Phủ Quỳ 14.000 tấn/ngày (2020).

Nhà máy đường Sông Con từ 1.600 tấn/ngày lên 2.500 tấn/ngày

Nhà máy đường Sông Lam ổn định công suất 750 tấn/ngày (từ năm 2011).

Page 38: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

30

Thời gian hoạt động là 150 ngày (thực ép 125-130 ngày), sản lượng nguyên

liệu cần 2,1-2,3 triệu tấn với năng suất mía từ 60-80 tấn/ha quy mô vùng nguyên

liệu dự kiến 2016-2020 ổn định với diện tích 29.200 ha.

- Cây công nghiệp dài ngày: Đẩy mạnh trồng mới diện tích cao su, cà phê, hồ

tiêu ở nơi có điều kiện mở rộng diện tích.

+ Chè: Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn ở vùng Bắc

Trung Bộ, chè được xác định là một trong những cây công nghiệp chủ lực mà tỉnh

đang tập trung đẩy nhanh tốc độ trồng mới để đạt 13.000 ha năm 2020. Diện tích

chè tập trung chủ yếu ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông và một

phần ở các huyện Quỳ Hợp, Quế Phong, chè chất lượng cao ở Kỳ Sơn.

+ Cây cao su: Tập trung phát triển cây cao su ở các vùng Nghĩa Đàn, Thái

Hoà, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quế Phong, Yên Thành, Quỳnh Lưu.

- Cây ăn quả: Tập trung ưu tiên phát triển các loại cây ăn quả chủ lực (bưởi,

cam, dứa...).

+ Bưởi Phúc Trạch chủ yếu ở vùng Hương Khê, mở rộng thử nghiệm thêm ở

một số vùng khác như Vũ Quang, thượng Can Lộc.

+ Cam bù: Giai đoạn 2011- 2020 trồng mới ở Hương Sơn và Vũ Quang,

trong đó Hương Sơn chiếm 80% diện tích Cam được xác định là cây ăn quả chủ lực

của Nghệ An vì điều kiện sinh thái ở Nghệ An khá thích hợp với cây cam, nhân dân

có kinh nghiệm sản xuất, do đó cam được trồng hầu khắp các nơi trong tỉnh và có

vùng sản xuất tập trung lớn ở Phủ Quỳ.

Bảng 1-6: Bố trí diện tích gieo trồng năm 2020

Vùng

Fcanh

tác

HN

Vụ đông xuân Vụ thu mùa Vụ

Đông

Cây

HN

Cây

lâu

năm

Tổng Lúa Màu Tổng Lúa

HT

Lúa

mùa Màu

Tổng 238514 78788.6 62004.9 45411.4 102674 28692.5 33530.1 34814.6 26190 68087.6 108618

Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến 2015 và định hướng đến 2020

Page 39: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

31

b. Chăn nuôi

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng đầu tư hướng thâm canh, sản xuất

hàng hóa. Phát triển đa dạng các loại gia súc, gia cầm; kết hợp tăng quy mô đàn và

cải tạo chất lượng đàn; quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tạo giá trị hàng hóa;

đảm bảo công tác thú y, xử lý môi trường; gắn phát triển chăn nuôi với các cơ sở

chế biến, giết mổ tập trung. Phấn đấu tăng giá trị ngành chăn nuôi đến năm 2020

đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 40%.

Bảng 1-7: Dự kiến đàn gia súc, gia cầm năm 2020

Tỉnh Nghệ An Năm 2020

Trâu Bò Lợn Gia cầm

Tổng 509 711 1 509 517 2 654 022 2 6195 294

Nguồn: Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020

c. Thuỷ sản

Ngành thuỷ sản đang là ngành có ưu thế phát triển cả hai phương diện đánh

bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng khai thác ở mức

50.000-55.000 tấn/năm, tăng nhanh sản lượng nuôi trồng lên khoảng 50 ngàn tấn

vào năm 2020 để đạt tổng sản lượng thuỷ hải sản 100-105 ngàn tấn vào năm 2020.

- Về khai thác:

+ Phấn đấu đến năm 2020 có 800 tàu có công suất trên 90 CV, củng cố, bố

trí tàu thuyền khai thác theo tuyến, theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; du

nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững,

đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền công suất lớn

để có thể phục vụ đánh bắt xa bờ.

- Về nuôi trồng:

+ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển một cách bền vững. Đẩy mạnh

chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn, tập trung các vùng quanh đảo

Ngư (Cửa Lò), Quỳnh Lưu,...

Page 40: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

32

+ Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, phấn đấu đến năm 2020

diện tích nuôi nước ngọt đạt trên 27.000ha, trong đó diện tích nuôi rô phi khoảng

2.700ha.

+ Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi mặn lợ với diện tích 3.000-

3.600ha, trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh 1.8002.000 ha.

Bảng 1-8: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2020

TT Tên vùng Diện tích 2020

Tổng Ngọt Lợ

1 Vùng I: Thượng sông Cả 1.170 1.170 0

2 Vùng II: Trung sông Cả 4.852 4.852 0

3 Vùng III: Sông Hiếu 4.408 4.408 0

3.1 TV III-1: Thượng sông Hiếu 688 688 0

3.2 TV III-2: Trung, hạ s.Hiếu 3.720 3.720 0

4 Vùng IV: Diễn Yên Quỳnh 8.048 6.338 1.710

5 Vùng V: Nam Hưng Nghi 4.622 4.422 200

6 Vùng VI: Nam Đức 169 169 0 Nguồn:QH phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến 2015 và định hướng đến 2020

d. Công nghiệp

Để có cơ cấu hiện đại phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên

lưu vực. Nhằm vào chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp vật liệu

xây dựng, khai khoáng sẽ trở thành những điểm nhấn về kinh tế trên lưu vực. Theo

quy hoạch phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Nghệ An - Hà

Tĩnh nằm trong lưu vực sông Cả. Các ngành công nghiệp chủ yếu và các khu công

nghiệp sẽ được mở rộng xây dựng mới trên lưu vực như sau:

+ Công nghiệp khai khoáng:

- Khai thác thiếc Quỳ Hợp công suất 4.000 tấn/năm bao gồm cả khu mỏ

tuyến quặng và nhà máy luyện thiếc Quỳ Hợp.

- Khai thác than ở Khe Bố công suất 10.000 tấn/năm.

+ Công nghiệp luyện kim:

Page 41: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

33

Phát triển công nghiệp luyện kim theo hướng hiện đại, ưu tiên sản xuất các

sản phẩm phục vụ ngành đóng tàu, cơ khí, xây dựng. Khuyến khích mọi thành phần

kinh tế tham gia đầu tư. Xây dựng khu liên hợp luyện kim với công nghệ hiện đại,

công suất 10 triệu tấn thép/năm, phân làm hai giai đoạn: giai đoạn I xây dựng nhà

máy cán thép nguội công suất 1 triệu tấn/năm, giai đoạn II xây dựng nhà máy thép

liên hợp có công suất 10 triệu tấn thép/năm, phù hợp tiến độ của dự án khai thác mỏ

sắt Thạch Khê. Sản phẩm chủ yếu: Thép phôi, thép cán, thép ống, thép hình...

+ Công nghiệp vật liệu xây dựng:

Xây dựng các nhà máy chế biến thủy tinh, chế biến thạch cao. Ưu tiên phát

triển gạch không nung để bảo đảm khoảng 50% nhu cầu gạch xây. Xây dựng các

nhà máy sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuynel, nhà máy khai thác khoáng

chất Serict và sản xuất các vật liệu xây dựng khác như vật liệu xây, lợp, đá, cát,

sỏi...

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản:

Nghiên cứu xây dựng mới và mở rộng các nhà máy hiện có chế biến thuỷ sản

đông lạnh, thực phẩm đồ hộp, hoa quả xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc, chế biến

tinh bột sắn, chế biến dầu ăn, chế biến mủ cao su, tinh dầu trầm, côlôphan… Củng

cố và phát triển nhà máy nước khoáng, nhà máy rau quả.

+ Tiểu thủ công nghiệp:

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (cơ khí, dịch vụ sửa chữa nhỏ phục vụ nông

nghịêp, xây dựng, giao thông vận tải, nhu cầu dân sinh...), khôi phục các làng nghề

truyền thống (mộc, đan, chế biến hải sản...); khuyến khích, du nhập các nghề tiểu

thủ công nghiệp mới.

+ Các khu công nghiệp đã hình thành và sẽ hình thành trên lưu vực:

- Khu công nghiệp tổng hợp Bắc Vinh quy mô hiện tại 60,6 ha, tương lai

năm 2020 sẽ mở rộng lên 143 ha.

Page 42: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

34

- Khu công nghiệp Nam Sông Cấm quy mô hiện tại 100 ha, tương lai năm

2020 mở rộng lên 327,8 ha.

- Khu công nghiệp Cửa Lò năm 2020 quy mô là 40,5 ha.

- Khu công nghiệp Đông Hồi năm 2020 quy mô 1200 ha.

Ba cụm công nghiệp tổng hợp Phủ Quỳ - Nghĩa Đàn. Toàn bộ diện tích xây

dựng các khu công nghiệp nằm trên lưu vực sẽ trở thành nơi thu hút lao động và các

dịch vụ, đô thị kèm theo.

Bảng 1-9: Quy mô các khu công nghiệp đến 2020

TT Tên các khu công nghiệp Địa điểm Quy mô (ha)

2020

I VÙNG I: THƯỢNG SÔNG CẢ 65

A Khu công nghiệp tập trung

B Cụm công nghiệp-TTCN 65

1 Bồng Khê Con Cuông

23

2 Yên Khê 35

3 Thạch Giám Tương Dương 7

II VÙNG II: TRUNG SÔNG CẢ 229,8

A Khu công nghiệp tập trung 200

1 Khu công nghiệp Tri Lễ Anh Sơn 200

B Cụm công nghiệp-TTCN 29,8

1 Thanh Ngọc Thanh Chương

2 Khai Sơn Anh Sơn 14,8

3 Đỉnh Sơn Anh Sơn 15

III VÙNG III: VÙNG SÔNG HIẾU 189,5

3.1 - Tiểu vùng III-1: Thượng sông Hiếu 69,5

A Khu công nghiệp tập trung

B Cụm công nghiệp-TTCN 69,5

1 Thị trấn Quỳ Châu Quỳ Châu

19,5

2 Tân Hương 30

3 Đỏn Cớn Quế Phong 20

3.2 - Tiểu vùng III-2: Trung Hạ sông Hiếu 620

A Khu công nghiệp tập trung 500

1 KCN Phủ Quỳ Quỳ Hợp 200

2 Khu công nghiệp Sông Dinh Quỳ Hợp 300

B Cụm công nghiệp-TTCN 120

1 Châu Hồng Quỳ Hợp

15

2 Tam Hợp 15

Page 43: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

35

TT Tên các khu công nghiệp Địa điểm Quy mô (ha)

2020

3 Nghĩa Xuân 25

4 Nghĩa Mỹ Nghĩa Đàn 30

5 Đồng Văn Tân Kỳ

20

6 Nghĩa Dũng 15

IV VÙNG IV: DIỄN YÊN QUỲNH 1965,5

A Khu công nghiệp tập trung 1790

1 Khu công Đông Hồi Quỳnh Lưu 1200

2 Khu công nghiệp Diễn Thọ Diễn Châu 590

B Cụm công nghiệp-TTCN 175,5

1 Diễn An Diễn Châu

11,8

2 Diễn Kỷ 28

3 Quỳnh Hồng Quỳnh Lưu

35

4 Quỳnh Giang 28,7

5 Công Thành A,b Yên Thành

32

6 Đồng Thành 15

7 Hoà Sơn Đô Lương 15

8 Lạc Sơn Đô Lương 10

V VÙNG V: NAM HƯNG NGHI 1516,0

A Khu công nghiệp tập trung 1291,5

1 Khu công nghiệp Bắc Vinh Tp Vinh 143,1

2 Khu công nghiệp Nam sông Cấm 327,8

3 Khu công nghiệp Nghi Hưng Nghi Lộc 600

4 KCN Nghi Đồng Nghi Lộc 180

5 Khu công nghiệp Cửa Lò TX Cửa Lò 40,5

B Cụm công nghiệp-TTCN 224,5

1 Hưng Lộc Tp,Vinh

8,9

2 Hưng Đông 39,5

3 Trường Thạch

Nghi Lộc

20

4 Đồng Trộ 20,1

5 Cồn Lăng 20

5 Đồng Mẫn Nam Đàn

26

6 Vân Diên 10

7 Cửa Hội Cửa Lò 30

8 Hưng Tây Hưng Nguyên 50

VI VÙNG VI: NAM ĐỨC 10

A Khu công nghiệp tập trung

B Cụm công nghiệp-TTCN

1 Cụm công nghiệp Trường Sơn H. Đức Thọ 10

Nguồn: Hiện trạng và định hướng phát công nghiệp tỉnh Nghệ An đến 2020

Page 44: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

36

e. Sử dụng đất

Bảng 1-10: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020

TT Mã số sử dụng đất Tổng

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 2 056 693

1 Đất nông nghiệp 1 668 910

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 346 797.1

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 238 514

1.1.1.1 Đất trồng lúa 97 425.4

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 141 034

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 108 618

1.2 Đất lâm nghiệp 1 309 344

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 11 361.3

1.4 Đất làm muối 607.8

1.5 Đất nông nghiệp khác 904.9

2 Đất phi nông nghiệp 198 985

2.1 Đất ở 30 878.6

2.2 Đất chuyên dùng 108 074.7

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 416.5

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9 256.1

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 50 356.9

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 117.3

3 Đất chưa sử dụng 189 955

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) 0

Nguồn: Hiện trạng và định hướng phát nông nghiệp tỉnh Nghệ An

1.3. Tình hình xâm nhập mặn

Theo số liệu quan trắc của trạm Ba ra Nam Đàn (cống lấy nước từ sông Cả

để tưới cho vùng Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và Thành phố Vinh), mùa kiệt

mực nước sông Cả tại Nam Đàn có năm xuống đến mức +0,7m (theo thiết kế mực

nước thượng lưu cống là +1,10m), do mực nước xuống thấp nên mặn xâm nhập

theo cửa sông Cả (Cửa Hội) lên tận vùng Yên Xuân huyện Hưng Nguyên. Trong

khi đó 2 bên bờ sông đoạn này có nhiều trạm bơm lấy nước để phục vụ nông nghiệp

phải ngừng hoạt động hoặc tranh thủ những lúc nước chảy xuôi có độ mặn nhỏ để

bơm, việc nước sông kiệt tạo điều kiện mặn xâm nhập sâu nội địa gây ảnh hưởng

lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Page 45: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

37

Khu vực hạ lưu sông Cả, đặc biệt vùng cửa sông mặn xâm nhập khá sâu vào

nội địa do tác động thủy triều. Vào mùa khô, lượng nước ngọt phía thượng lưu nhỏ,

ranh giới xâm nhập mặn vào đến Chợ Tràng cách cửa biển 32km với độ mặn trung

bình 1 – 1,50/00. Diễn biến xâm nhập mặn vùng hạ du khu vực nghiên cứu phụ thuộc

vào thủy triều và lưu lượng nước ngọt thượng nguồn đổ về: Trên sông Cả tại dòng

chính, lưu lượng kiệt xuất hiện tháng III hoặc tháng IV nhưng trên sông Ngàn Phố,

Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông La lưu lượng kiệt thường không xuất hiện đồng bộ

với dòng chính trên sông Cả. Thủy triều đem theo nước biển mặn xâm nhập qua cửa

sông làm tăng nồng độ muối gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Thống kê tài liệu nghiên cứu cho thấy năng suất lúa giảm khi độ mặn nước tưới nội

đồng tăng. Ngoài ra độ mặn còn ảnh hưởng đến tính chất lý hóa của nước như trọng

lượng riêng, độ dẫn điện, độ truyền âm, độ hòa tan chất khí, và nguy cơ tồn vong

của hệ sinh thái nước ngọt.

Nhiễm mặn gây ra nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến sản xuất lúa, nông

nghiệp và sinh hoạt của nhân dân vùng ven biển. Để đánh giá chính xác thiệt hại rất

khó khăn, vì quá trình nhiễm mặn xảy ra trong thời gian dài, bên cạnh đó lại không

được chính quyền địa phương đánh giá hàng năm. Do đó, ở đây chỉ đánh giá mang

tính tương đối để làm rõ thêm thiệt hại do quá trình xâm nhập mặn.

Những năm trước đây, khi chưa có hệ thống cống và hệ thống đê ngăn mặn

giữ ngọt thì hàng năm mặn xâm nhập vào, làm cho khu vực nghiên cứu khó khăn về

sản xuất và sinh hoạt. Diện tích có đến hàng trăm hecta đất không thể sản xuất

được, phải để hoang. Sau này có hệ thống đê và cống ngăn mặn, tất cả các diện tích

hoang hoá đều được sử dụng, vùng có địa hình thấp thì làm hồ nuôi trồng thủy sản,

vùng địa hình cao hơn thì sản xuất lúa. Tuy các công trình đã được xây dựng song

mặn vẫn nhiễm vào theo các trường hợp đã nêu ở trên với mức độ nào đó. Bên cạnh

đó, do thời tiết khí hậu ngày càng phức tạp, bão, triều cường, hạn hán… đã làm tăng

mức độ nhiễm mặn lên. Do vậy, hàng năm thiệt hại do nhiễm mặn vẫn xảy ra và là

vấn đề đáng được quan tâm.

Page 46: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

38

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH MIKE 11

2.1. Các phƣơng trình cơ bản

MIKE 11 do DHI Water & Environment (Đan Mạch) phát triển, là một gói

phần mềm kỹ thuật chuyên môn để mô phỏng lưu lượng, chất lượng nước và vận

chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các vật thể nước khác.

MIKE 11 là mô hình động lực, một chiều được sử dụng nhằm phân tích chi

tiết, thiết kế, quản lý và vận hành cho sông và hệ thống kênh dẫn đơn giản hay phức

tạp. Với môi trường đặc biệt thân thiện, linh hoạt và tốc độ tính toán khá cao, MIKE

11 cung cấp một môi trường thiết kế hữu hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên

nước, quản lý chất lượng nước và các ứng dụng phục vụ cho quy hoạch.

Mô-đun mô hình thủy động lực (HD) là một phần trọng tâm của hệ thống mô

hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các mô-đun bao gồm: dự báo lũ,

truyền tải khuyếch tán, chất lượng nước và các mô-đun vận chuyển bùn lắng không

cố kết. Mô-đun HD giải các phương trình tổng hợp theo phương đứng để đảm bảo

tính liên tục và bảo toàn động lượng (momentum), nghĩa là giải hệ phương trình

Saint Venant.

* Các ứng dụng liên quan đến mô - đun HD bao gồm:

+ Dự báo lũ và vận hành hồ chứa,

+ Các phương pháp mô phỏng kiểm soát lũ,

+ Vận hành hệ thống tưới và tiêu thoát bề mặt,

+ Nghiên cứu sóng triều và nước dâng do mưa ở sông và cửa sông.

Đặc trưng cơ bản của hệ thống mô hình MIKE 11 là cấu trúc mô-đun tổng

hợp với nhiều loại mô - đun được thêm vào mô phỏng các hiện tượng liên quan đến

hệ thống sông.

Ngoài các mô-đun HD đã mô tả ở trên, MIKE bao gồm các mô-đun bổ sung

đối với:

Page 47: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

39

+ Thủy văn,

+ Tải khuyếch tán,

+ Các mô hình về chất lượng nước,

+ Vận chuyển bùn cát có cố kết (có tính dính),

+ Vận chuyển bùn cát không có cố kết (không có tính dính).

* Phương trình cơ bản và phương pháp giải

Phương trình cơ bản của mô hình để tính toán cho trường hợp dòng không ổn

định là hệ phương trình bao gồm phương trình liên tục và phương trình động lượng

(hệ phương trình Saint Venant) với các giả thiết:

+ Dòng chảy thay đổi từ từ dọc theo lòng dẫn để áp suất thuỷ tĩnh chiếm ưu

thế, gia tốc theo chiều thẳng đứng được bỏ qua.

+ Trục của lòng dẫn được coi như một đường thẳng.

+ Độ dốc đáy lòng dẫn nhỏ và đáy cố định, bỏ qua hiện tượng xói và bồi.

+ Có thể áp dụng hệ số sức cản của dòng chảy rối đều, ổn định cho dòng

không ổn định để mô tả các tác động của lực cản.

+ Chất lỏng không nén được và có khối lượng không đổi trong toàn dòng

chảy.

* Phương trình liên tục:

(2.1)

* Phương trình động lượng

(2.2)

qt

A

x

Q

2

20

AR

Q

gQ QAQ hgA

t x x C

Page 48: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

40

Trong đó: Q: Lưu lượng (m3/s),

A: Diện tích mặt cắt (m2),

q: Lưu lượng nhập lưu trên một đơn vị chiều dài dọc sông (m2/s),

C: Hệ số Chezy,

α: Hệ số động lượng,

R: Bán kính thuỷ lực (m).

* Phương pháp giải hệ phương trình Saint Venant

Hệ phương trình Saint Venant là một hệ gồm hai phương trình vi phân đạo

hàm riêng phi tuyến bậc nhất. Trong trường hợp tổng quát, hệ phương trình có dạng

này không giải được bằng phương pháp giải tích, do đó người ta giải phương trình

này bằng phương pháp gần đúng (phương pháp số hoá) và MIKE11 cũng dùng

phương pháp này để giải hệ phương trình Saint-Venant với lược đồ sai phân hữu

hạn 6 điểm sơ đồ ẩn Abbott-Inoescu.

Hình 2-1: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott

* Phương trình liên tục

Trong phương trình liên tục, ta có

(2.3) q

t

hb

x

Q

t

hb

t

A

Page 49: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

41

Sai phân hoá phương trình trên tại bước thời gian thứ (n+1/2), ta thu được các

phương trình sai phân:

(2.4)

(2.5)

Với b trong phương trình (2.3) được tính theo công thức:

(2.6)

Trong đó: A0j: Diện tích mặt phân cách giữa 2 điểm lưới j-1 và điểm lưới j

A0j+1: Diện tích mặt phân cách giữa 2 điểm lưới j và điểm lưới j+1

Δ2xj: Khoảng cách giữa hai điểm lưới j-1và j+1

Thế vào các phương trình sai phân, rút gọn các hệ số, được phương trình:

(2.7)

Với α, β, γ là hàm của b và δ, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào giá trị Q và h tại bước

thời gian n và giá trị Q tại bước thời gian n+1/2.

Hình 2-2: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott cho phương trình liên tục

j

n

j

n

j

n

j

n

j

x

QQQQ

x

Q

2

2

)(

2

)( 1

1

11

1

1

t

hh

t

hn

j

n

j

1

j

jj

x

AAb

2

1,00

j

n

jj

n

jj

n

jj QhQ

1

1

11

1

Page 50: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

42

* Phương trình động lượng

Sai phân hoá phương trình động lượng:

(2.8)

(2.9)

(2.10)

Để xác định thành phần bậc 2 trong phương trình trên, sử dụng phương trình gần

đúng:

(2.11)

Với θ là hệ số do người sử dụng tự xác định (hệ số này được ghi trong mục

Default value của mô đun HD và có mặc định từ 0 đến 1). Thế vào các phương trình

sai phân và rút gọn các hệ số, được phương trình động lượng viết dưới dạng:

(2.12)

Trong đó:

Từ đó, khi viết các phương trình này với đầy đủ các bước thời gian, thu được

một ma trận tính toán. Sử dụng công cụ toán học giải các ma trận để tìm nghiệm của

bài toán. Tính ổn định của phương pháp sai phân hữu hạn để giải hệ phương trình

Saint Venant được bảo đảm khi các điều kiện sau được thoả mãn: Số liệu địa hình

phải tốt, giá trị cho phép tối đa với Δx (dx-max) được lựa chọn trên cơ sở này. Bước

t

QQ

t

Qn

j

n

j

1

j

n

j

n

j

x

A

Q

A

Q

x

A

Q

2

)(

2/1

1

22/1

1

22

j

n

j

n

j

n

j

n

j

x

hhhh

x

h

2

2

)(

2

)( 1

1

11

1

1

n

j

n

j

n

j

n

j QQQQQ .).1(.. 12

j

n

jj

n

jj

n

jj hQh

1

1

11

1

),,,,,,,,,,,(

)(

),,,,,(

)(

2/1

11

2/1

11

n

j

n

j

n

j

n

j

n

jj

j

n

jj

j

QhQQhqtxAf

Af

RACxtQf

Af

Page 51: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

43

thời gian Δt cần thiết đủ nhỏ để điều kiện ổn định Courant được thoả mãn. Tuy

nhiên, khi giải hệ phương trình Saint Venant với sơ đồ ẩn thì điều kiện ổn định

Courant không nhất thiết phải thoả mãn.

Hình 2-3: Sơ đồ sai phân 6 điểm cho phương trình động lượng

Ngoài ra trong mô hình MIKE 11 còn sử dụng các phương trình Darcy,

phương trình Poisson cho tính toán dòng chảy nước ngầm.

Công thức dùng để tính toán được lập từ việc sai phân hóa hệ phương trình

(2.1) và phương trình (2.2). Do vậy, các sông trong hệ thống được chia thành các

đoạn có chiều dài từ 1000 - 2000 m, trong mỗi đoạn sông đặc trưng mặt cắt thay đổi

không đáng kể, không có dòng chảy tập trung chảy vào. Bước thời gian tính toán

.

Việc sai phân hóa hệ phương trình cơ bản (2.1) và phương trình (2.2) được

thực hiện cho mỗi đoạn sông, sau khi sai phân, ở mỗi đoạn sông thu được một hệ

phương trình bậc nhất với các ẩn số lưu lượng Q và mực nước H ở hai đầu.

Hệ phương trình (2.1) và phương trình (2.2) được sai phân hóa, mạng sông

được chia thành các đoạn, trong mỗi đoạn có các đặc trưng lòng dẫn ít biến đổi, các

công trình, đập, cầu, cống được mô phỏng như những đoạn sông đặc biệt.

Ngoài mô đun thuỷ lực (HD) là phần trung tâm của mô hình làm nhiệm vụ

tính toán các đặc trưng thuỷ lực của dòng chảy, MIKE 11 cũng cho phép tính toán

quá trình xâm nhập mặn thông qua mô đun AD.

giâyt 10

Page 52: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

44

Mô đun tải phân tán (AD) được dùng để mô phỏng vận chuyển một chiều

của chất huyền phù hoặc hoà tan (phân huỷ) trong các lòng dẫn hở dựa trên phương

trình bảo toàn khối lượng các chất hòa tan hoặc lơ lửng với giả thiết các chất này

được hòa tan, nghĩa là không có thay đổi hay biến động trong cùng mặt cắt và dòng

chảy không phân tầng (đồng đẳng).

* Phương trình truyền tải - phân tán

(2.13)

Trong đó:

A: Diện tích mặt cắt (m2),

C: Nồng độ (kg/m3),

D: Hệ số phân tán,

q: Lưu lượng nhập lưu trên 1 đơn vị chiều dài dọc sông (m2/s),

K: Hệ số phân huỷ sinh học, K chỉ được sử dụng khi các hiện tượng

hay quá trình xem xét có liên quan đến các phản ứng sinh hóa.

Hệ số phân huỷ sinh học K bao hàm trong đó rất nhiều các hiện tượng và

phản ứng sinh hoá. Hệ số này không cần xem xét trong bài toán lan truyền chất

thông thường.

Phương trình (2.13) thể hiện hai cơ chế truyền tải, đó là truyền tải đối lưu do

tác dụng của dòng chảy và truyền tải phân tán do Gradien nồng độ gây ra.

Sự phân tán theo chiều dọc sông gây ra do sự kết hợp của dòng chảy rối và

sự phân tán. Sự phân tán dọc theo sông do ảnh hưởng của chảy rối lớn hơn rất nhiều

so với sự phân tán hỗn loạn của các phân tử đơn lẻ. Về mặt trị số, thành phần phân

tán rối lớn hơn nhiều so với thành phần phân tán phân tử. Sự phân bố của thành

phần phân tán rối trong dòng chảy là không đồng đều, nó phụ thuộc vào hướng của

2

AC QC CAD AKC C q

t x x x

Page 53: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

45

tốc độ dòng chảy và khoảng cách đến thành ống, do đó hệ số phân tán rối khác nhau

theo các hướng khác nhau. Quá trình truyền tải phân tán tuân theo định luật Fick.

Hệ số phân tán được xác định như là một hàm của dòng chảy trung bình:

(2.14)

Trong đó:

a, b: các hằng số do người dùng xác định.

* Phương pháp giải phương trình truyền tải phân tán

Người ta thường giải phương trình truyền chất theo phương pháp số với sơ

đồ sai phân ẩn trung tâm. Sơ đồ sai phân hữu hạn này được xây dựng bằng cách

xem xét lượng dòng chảy vào một thể tích kiểm tra xung quanh nút điểm j. Các giới

hạn biên của thể tích kiểm tra này là đáy sông, bề mặt nước và hai mặt cắt tại hai

điểm j-1/2 và j+1/2.

Hình 2-4: Sơ đồ sai phân

Phương trình liên tục:

(2.15)

Trong đó:

C: Nồng độ (mg/l),

1/ 2n+1

j 1/ 2D

bn

n

j

Qa

A

1/ 2 1 1/ 2

1/ 2 1/ 2 1/ 2 1/ 2 1/ 2

1/ 2 1/ 2

n n n n

j j j j n n n n n n

j j q j j

V C V CT T q C V KC

t t

Page 54: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

46

V: Thể tích (m3),

T: Tải lượng qua thể tích tính toán (kg/s),

q: Lượng nhập lưu trên một đơn vị chiều dài dọc sông (m2/s),

∆t: Bước thời gian,

Cq: Nồng độ của dòng nhập lưu (mg/l),

K: Hệ số phân huỷ.

* Phương trình truyền tải phân tán

(2.16)

Trong đó:

: lưu lượng qua mặt phân cách bên phải vùng tính toán (m3/s),

: diện tích mặt phân cách bên phải vùng tính toán (m2),

D: Hệ số phân tán,

: nồng độ nội suy phía thượng lưu, được tính theo công

thức:

(2.17)

với σ là số Courant σ = u∆t/∆x

Thay thế và sắp xếp các phương trình trên lại, thu được một phương trình sai

phân hữu hạn sơ đồ ẩn

(2.18)

1/ 2 1/ 2

11/ 2 1/ 2 * 1/ 2

1/ 2 1/ 2 1/ 2 1/ 2

n n

j jn n n

j j j j

C CT Q C A D

x

1/ 2

1/ 2

n

jQ

1/ 2

1/ 2

n

jA D

*

1/ 2jC

*

1/ 2jC

2* 1 1

1/ 2 1 1 1 1

1 1 1( ) min 1 , ( 2 )

4 6 2 4

n n n n n n n

j j j j j j j jC C C C C C C C

1 1 1

1 1

n n n

j j j j j j jC C C

Page 55: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

47

2.2. Điều kiện biên

2.2.1. Điều kiện biên thủy lực

Biên thuỷ lực ở mặt cắt thượng lưu là quá trình lưu lượng, có thể thu được từ

tài liệu thực đo. Biên hạ lưu có thể là quá trình mực nước thu được từ tài liệu thực

đo.

2.2.2. Điều kiện biên mặn

Sử dụng số liệu đo mặn tại các trạm đo mặn trong khu vực nghiên cứu.

Mô đun AD hỗ trợ việc mô phỏng chất lượng nước với các mô đun nhỏ:

- Mô đun Advection Dispersion (thuần phân tán );

- Mô đun mô phỏng chất lượng nước Water Quality ( sử dụng thêm Ecolab);

- Mô đun vận chuyển bùn cát kết dính Cohesive sediment transport;

- Mô đun vận chuyển bùn cát kết dính cấp độ cao Advanced cohesive

sediment transport module.

Để tính toán lan truyền mặn, mô hình sử dụng mô đun Advection Dispersion

với thâm số chính là hệ số phân tán D (Dispersion). Hệ số phân tán được coi như là

hàm của vận tốc trung bình dòng chảy qua đoạn sông tính toán theo công thức:

D=aVb

Trong đó:

a: Hệ số phân tán

b: Số mũ phân tán

Các giá trị D thương gặp: D: 1-5 m2/s với suối nhỏ, 5-20 m

2/s đối với sông.

Page 56: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

48

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI

KHI HẬU SỬ DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11

3.1. Thiết lập điều kiện biên mô hình thủy lực MIKE 11

Thiết lập mạng sông khu vực tính toán

- Biên trên: Trạm Yên Thượng, Sơn Diệm và Hòa Duyệt;

- Biên dưới: Trạm Cửa Hội;

- Trạm đo mặn Bến Thủy;

- Dữ liệu để thiết lập mô hình (hiệu chỉnh và kiểm định): sử dụng số liệu

năm 2000 để hiệu chỉnh, năm 2010 và năm 2014 để kiểm định mô hình.

Hình 3-1: Sơ đồ thủy lực hạ lưu sông Cả trong MIKE 11

Page 57: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

49

Hình 3-2: Sơ đồ trạm thủy văn và khí tượng khu vực nghiên cứu

Thiết lập hệ thống mặt cắt sông

Số liệu mặt cắt sử dụng trong mô hình MIKE 11 được thiết lập trong file

*.xns11. Từ tài liệu khảo sát mặt cắt (x, z), nhập vào bảng thiết lập mặt cắt để xác

định vị trí mặt cắt trên sông tương ứng. Bài toán đã mô phỏng 124 mặt cắt trên hệ

thống sông, cụ thể như sau:

+ Sông Cả: chiều dài đoạn sông mô phỏng 80km, 71 mặt cắt ngang,

+ Sông Ngàn Phố: chiều dài mô phỏng 27 km, 40 mặt cắt ngang,

+ Sông Ngàn Sâu: chiều dài mô phỏng 25 km, 13 mặt cắt ngang.

Page 58: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

50

Hình 3-3: Ví dụ một mặt cắt trên sông Cả Hình 3-4: Ví dụ một mặt cắt hạ lưu sông Cả

Hình 3-5: Ví dụ một mặt cắt trên sông

Ngàn Phố Hình 3-6: Ví dụ một mặt cắt trên sông Ngàn

Sâu

Thiết lập điều kiện biên và các thông số mô hình

- Điều kiện ban đầu: giá trị ban đầu được đưa vào để đảm bảo sự ổn định

mô hình trong quá trình tính toán;

- Các thông số trong mô hình:

Page 59: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

51

Mô hình thủy lực: hệ số nhám (n) mô phỏng trên từng nhánh sông dựa vào

các tài liệu địa hình đáy sông, các tài liệu liên quan đến địa chất khu vực lòng

dẫn các nhánh sông trên hệ thống.

Mô hình tải phân tán AD: hệ số phân tán (D) được gán cho từng đoạn sông

mô phỏng lan truyền mặn.

Tài liệu sử dụng để hiệu chỉnh năm 2000

- Lưu lượng ngày tại Yên Thượng, Sơn Diệm, Hòa Duyệt.

- Mực nước ngày tại Chợ Tràng, Linh Cảm, Nam Đàn.

- Mực nước giờ tại Cửa Hội.

Tài liệu sử dụng để kiểm định năm 2010

- Lưu lượng ngày tại Yên Thượng, Sơn Diệm, Hòa Duyệt.

- Mực nước tại Chợ Tràng, Linh Cảm, Nam Đàn.

- Mực nước giờ tại Cửa Hội.

Tài liệu sử dụng để kiểm định năm 2014

- Lưu lượng ngày tại Yên Thượng, Sơn Diệm, Hòa Duyệt.

- Mực nước tại Chợ Tràng, Linh Cảm, Nam Đàn.

- Mực nước giờ tại Cửa Hội.

Tài liệu mặn

- Số liệu thực đo mặn năm 2000 tại Bến Thủy, điểm đo mặn tại Trung

Lương và Nghi Thọ (sử dụng để hiệu chỉnh),

- Số liệu thực đo mặn năm 2010, năm 2014 tại Bến Thủy (sử dụng để kiểm

định),

- Số liệu mặn tại Cửa Hội lấy giá tị const =30%o.

Page 60: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

52

3.1.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy lực

Sau khi mô phỏng thủy lực hệ thống sông Cả trong mô hình MIKE 11, tiến

hành kiểm tra độ chính xác mô hình với bộ thông số đã lựa chọn, chỉ tiêu đánh giá

dựa vào chỉ số Nash, được tính theo công thức:

EI = 1- ∑ ( )

∑ ( )

Trong đó: Qtđi là lưu lượng thực đo tại thời điểm i,

Qtti là lưu lượng tính toán tại thời điểm i,

Qtdtb là lưu lượng thực đo trung bình.

Mức độ phù hợp của EI được đánh giá như sau:

EI = 40 – 65% : đạt,

65 – 85% : khá,

> 85% : tốt.

Đánh giá kết quả thông qua đường quá trình mực nước tính toán và thực đo

tại 03 trạm kiểm tra trên hệ thống là Nam Đàn và Linh Cảm và Chợ Tràng, sử dụng

chỉ tiêu Nash, kết quả như sau:

Hình 3-7: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2000

Hình 3-8: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2000

1

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

2

12/16/1999 2/4/2000 3/25/2000 5/14/2000

H(m)

Thời gian (ngày)

Thực đo Tính toán

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

12/16/1999 2/4/2000 3/25/2000 5/14/2000

H(m)

Thời gian (ngày)

Thực đo Tính toán

Page 61: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

53

Hình 3-9: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2000

Bảng 3-1:Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra

TT Vị trí Trên sông Nash (%)

( Yếu tố mực nước)

1 Nam Đàn Cả 80

2 Linh Cảm Cả 86

3 Chợ Tràng Cả 78

3.1.2. Kết quả kiểm định mô hình thủy lực

Sau khi hiệu chỉnh mô hình, tiếp tục tiến hành chạy kiểm định mô hình với

bộ thông số đã tìm được trong quá trình hiệu chỉnh, tiến hành chạy cho mùa kiệt

năm 2010 và năm 2014.

Tiếp tục đáng giá chênh lệnh mực nước thực đo và tính toán tại 03 vị trí kiểm

tra, sử dụng chỉ tiêu Nash, kết quả như các hình và bảng dưới đây.

* Năm 2010

Hình 3-10: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2010

Hình 3-11: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2010

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1.4

1.6

12/18/2009 2/16/2010 4/17/2010

H (m)

Thời gian (ngày)

Thực đo

Tính toán

0.0

0.1

0.1

0.2

0.2

0.3

0.3

0.4

0.4

12/18/2009 2/16/2010 4/17/2010

H (m)

Thời gian (ngày)

Thực đo

Tính toán

Page 62: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

54

Hình 3-12: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2010

Bảng 3-2: Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra

TT Vị trí Trên sông Nash (%)

( Yếu tố mực nước)

1 Nam Đàn Cả 86

2 Linh Cảm Cả 82

3 Chợ Tràng Cả 80

* Năm 2014

Hình 3-13: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2014

Hình 3-14: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2014

Hình 3-15: Mực nước tính toán và thực đo

trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2014

-0.2

-0.1

0

0.1

0.2

0.3

12/13/2009 2/1/2010 3/23/2010 5/12/2010

H (

m)

Thời gian (ngày)

Thực đo Tính toán

Page 63: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

55

Bảng 3-3: Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra

TT Vị trí Trên sông Nash (%)

( Yếu tố mực nước)

1 Nam Đàn Cả 87

2 Linh Cảm Cả 84

3 Chợ Tràng Cả 77

Sau khi mô phỏng và kiểm định, đánh giá mức độ tin cậy bộ thông số cho

khu vực nghiên cứu, đánh giá chênh lệch mực nước hiệu chỉnh và kiểm nghiệm, kết

quả chỉ tiêu Nash nằm trong khoảng từ 70% - 88%, kết quả Nash khá tốt, vậy có thể

sử dụng bộ thông số trên để mô phỏng quá trình truyền mặn cho khu vực tính toán.

Bộ thông số trình bày trong Phụ lục 03.

3.2. Thiết lập mô hình chất lƣợng nƣớc – xâm nhập mặn

Sau khi hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực, tìm được bộ thông số cho

lưu vực tính toán. Sử dụng số liệu mặn năm 2000 để hiệu chỉnh quá trình mặn lưu

vực sông Cả. Kết quả so sánh giữa giá trị mặn thực đo và tính toán tại vị trí đo mặn

Bến Thủy như sau:

Hình 3-16: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2000

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

12/16/1999 0:00 2/14/2000 0:00 4/14/2000 0:00 6/13/2000 0:00

Độ mặn (o/oo)

Thời gian (ngày)

Thực đo Tính toán

Page 64: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

56

Hình 3-17: Độ mặn tính toán và thực đo

điểm đo mặn Nghi Thọ năm 2000

Hình 3-18: Độ mặn tính toán và thực đo

điểm đo mặn Trung Lương năm 2000

Sau khi hiệu chỉnh, sử dụng bộ thông số vừa tìm được mô phỏng quá trình

xâm nhập mặn với số liệu năm 2010 và năm 2014 để kiểm định bộ thông số vừa tìm

được. Kết quả như sau:

Hình 3-19: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2010

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

12/13/2009 1/22/2010 3/3/2010 4/12/2010 5/22/2010

Độ mặn (%o)

Thời gian (ngày)

Tính toán Thực đo

Page 65: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

57

Hình 3-20: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2014

Bảng 3-4:Kết quả tương quan độ mặn tính toán và thực đo

TT Năm Vị trí Hệ số tƣơng quan (R2) Ghi chú

1

2000

Bến Thủy 0.75

0 Hiệu chỉnh 2 Nghi Thọ 0.78

3 Trung Lương 0.77

4 2010 Bến Thủy 0.78 Kiểm định

5 2014 Bến Thủy 0.79 Kiểm định

Kết quả Nash mô hình thủy lực và hệ số tương quan quá trình hiệu chỉnh và

kiểm định của mô hình truyền mặn khá cao. Sau khi hiệu chỉnh và kiểm định mô

đun thủy lực HD và mô đun truyền tải AD tìm được bộ thông số ổn định và tương

đối phù hợp với khu vực nghiên cứu, tác giả sử dụng bộ thông số này để mô phỏng

các kịch bản khác nhau trong tương lai.

3.3. Mô phỏng quá trình xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí

hậu

Để mô phỏng quá trình xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu,

báo cáo tính toán các kịch bản lượng nước mùa kiệt kết hợp nước biển dâng trong

0

1

2

3

4

5

6

7

8

12/22/13 12:00 AM 1/31/14 12:00 AM 3/12/14 12:00 AM 4/21/14 12:00 AM

Độ mặn (%o)

Thời gian (ngày)

Tính toán Thực đo

Page 66: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

58

khu vực nghiên cứu dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt

Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu về lượng mưa và nước biển dâng

Tiến hành xây dựng các kịch bản mô phỏng quá trình xâm nhập mặn có xét

đến biến đổi khí hậu. Diễn biến xâm nhập mặn trên hạ lưu sông Cả trong tương lai

được tính toán dựa trên cơ sở kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản phát trung

bình B2 theo các thời kỳ 2030, 2050, 2100 tại Cửa Hội với độ mặn ngoài khơi vẫn

được giả định là không thay đổi so với thời kỳ nền.

Trên cơ sở các kịch bản phát thải, tính toán diễn biến xâm nhập mặn trên hệ

thống sông sông tỉnh Nghệ An theo các thời kỳ tương lai theo báo cáo “Kịch bản

BĐKH và NBD cho Việt Nam”, năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo

đó, đối với khu vực Nghệ An, mực nước biển tăng dần theo thời gian, cụ thể như

sau:

Bảng 3-5: Độ cao mực nước biển dâng theo các thời kỳ tương lai kịch bản B2

Đơn vị: cm

Khu vực Năm

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Hòn Dáu-Đèo Ngang 7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 47-56 49-65

Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa xuân

giảm ở hầu hết diện tích lãnh thổ nước ta, với mức giảm phổ biến ở khu vực Bắc Bộ

là dưới 2% và ở khu vực từ Thanh Hóa trở vào có mức giảm phổ biến từ 2 đến 6%

Lượng mưa tăng chỉ xảy ra ở một vài nơi thuộc Bắc Bộ, với mức tăng khoảng 2%.

Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa mùa xuân trên khu vực Bắc Bộ giảm khoảng 4%.

Mức giảm trên phần lớn khu vực từ Thanh Hóa trở vào là từ 4% đến 10%; ở đa

phần diện tích Tây Nguyên và một phần nhỏ diện tích Trung Bộ có lượng mưa giảm

từ 10% đến trên 14%, cụ thể biến đổi lượng mưa mùa xuân tại Nghệ An.

Page 67: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

59

Bảng 3-6: Biến đổi lượng mưa mùa xuân tỉnh Nghệ An

Đơn vị: mm

Khu vực Năm

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nghệ An -1,2 -1,8 -2,5 -3,2 -3,9 -4,6 -5,2 -5,7 -6,2

3.3.2. Mô phỏng quá trình xâm nhập mặn xét đến biến đổi khí hậu

Tiến hành xây dựng các kịch bản mô phỏng quá trình xâm nhập mặn có xét

đến biến đổi khí hậu. Lựa chọn mô phỏng phương án: mô phỏng xâm nhập mặn

trong thời kỳ tháng kiệt nhất trong năm, lựa chọn tháng IV để mô phỏng quá trình

xâm nhập mặn có xét đến BĐKH.

Bảng 3-7: Tổng hợp các kịch bản mô phỏng

Kịch bản Yếu tố biến đổi Giá trị

Kịch bản 1 - Năm 2030 Mưa -1.8%

Mực nước biển 0.13

Kịch bản 2 –Năm 2050 Mưa -3.2%

Mực nước biển 0.24

Kịch bản 3 - Năm 2100 Mưa -6.2%

Mực nước biển 0.65

a) Thiết lập biên dưới

Biên dưới mô hình lấy số liệu mực nước tại trạm Cửa Hội, theo kịch bản biến

đổi khí hậu B2, năm 2030 mực nước tăng 13 cm, năm 2050 mực nước tăng 24 cm,

năm 2100 mực nước biển dâng 65cm khi đó biên dưới thay đổi như sau:

Page 68: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

60

Hình 3-21: Mực nước triều trạm Cửa Hội năm 2030, 2050 và 2100

b) Thiết lập biên trên

Nguồn nước tự nhiên cấp cho các khu sử dụng nước là đầu vào quan trọng

cho việc tính toán. Nguồn nước này chịu tác động của thay đổi mặt đệm trên lưu

vực và sự biến đổi của điều kiện khí hậu. Để xác định được nguồn nước này, ngoài

các số liệu thực đo tại các trạm thuỷ văn việc tính toán từ số liệu mưa là cần thiết, vì

mạng lưới trạm không đủ dày để khống chế hết tất cả lượng nước cho từng khu sử

dụng nước. Luận văn đã kế thừa kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình SWAT tính

toán mô phỏng dòng chảy từ mưa cho lưu vực sông Cả của Viện khoa học thủy lợi

[12].

Bảng 3-8: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tại một số trạm thủy văn chính

TT Trạm Thời kỳ

Hệ số Nash

( Yếu tố lưu lượng)

Hiệu chỉnh Kiểm định Hiệu chỉnh Kiểm định

1 Nghĩa Khánh 1980 - 1990 1991 -1999 0,85 0,82

2 Dừa 1980 - 1990 1991 -1999 0,84 0,88

3 Yên Thượng 1980 - 1990 1991 -1999 0,75 0,74

Sử dụng bộ thông số của mô hình vừa tìm được, mô phỏng dòng chảy tại các

trạm thủy văn trong khu vực nghiên cứu tương ứng với kịch bản biển đổi khí hậu

trung bình B2, kết quả như sau:

-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2/25 3/12 3/27

H (

m)

Thời gian ( giờ)

Năm 2030

Năm 2050

Năm 2100

Page 69: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

61

Bảng 3-9: Tỉ lệ thay đổi giá trị lưu lượng (%) giữa các thời kỳ tương lai với thời kỳ

nền tại các trạm thủy văn lưu vực sông Cả kịch bản B2

Trạm Thời kỳ

Tỷ lệ thay đổi (%) Tb

năm

mùa

mùa

cạn I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Yên Thƣợng

2020 -2039 0.4 0.4 0.1 -3.4 -4.1 -2.2 0.5 0.8 0.9 0.4 2.1 3.0 0.4 0.6 -0.1

2040 -2059 3.1 2.3 1.4 -4.4 -9.5 -7.1 2.2 4.1 1.5 1.7 1.7 2.2 1.0 1.4 -0.4

2060 -2079 6.7 3.2 1.8 -5.6 -17.0 -12.0 8.5 8.6 1.9 5.4 1.2 0.9 2.4 3.5 -1.4

2080 -2099 8.9 4.2 2.2 -7.2 -23.0 -16.7 12.8 12.6 3.2 8.1 2.1 2.0 3.8 5.4 -1.7

Hòa Duyệt

2020 -2039 -0,4 -2,0 -1,3 -4,4 -6,6 -6,3 -4,8 -0,3 0,68 1,30 1,25 1,07 -0,42 0,95 -3,79

2040 -2059 -0,8 -3,1 -2,6 -9,7 -12,8 -10,4 -6,4 0,3 1,42 2,02 1,76 1,81 -0,77 1,63 -6,67

2060 -2079 -1,1 -4,2 -3,8 -14,2 -18,5 -14,2 -8,0 0,9 2,18 2,77 2,25 2,54 -1,03 2,32 -9,29

2080 -2099 -1,1 -4,7 -4,4 -17,2 -22,7 -17,0 -9,1 1,7 2,91 3,48 2,80 3,35 -1,06 3,01 -11,1

Sơn Diệm

2020 -2039 -0,6 -2,0 -1,8 -2,5 -5,6 -5,1 -5,5 -1,9 0,17 1,06 0,92 1,11 -0,84 0,44 -3,48

2040 -2059 -1,0 -3,0 -2,5 -5,0 -10,6 -8,2 -7,4 -2,0 0,48 1,37 1,00 1,39 -1,42 0,65 -5,70

2060 -2079 -1,4 -3,8 -3,2 -7,0 -15,0 -11,0 -9,2 -2,2 0,85 1,72 1,11 1,73 -1,89 0,90 -7,67

2080 -2099 -1,4 -4,1 -3,6 -8,1 -18,3 -13,1 -10,5 -2,1 1,26 2,21 1,35 2,23 -2,07 1,28 -8,98

Từ Bảng 3-9, tính toán lưu lượng ngày các tháng mùa kiệt theo tỷ lệ % giá trị

lưu lượng thay đổi tương ứng các năm 2030, 2050, 2100 để thiết lập biên trên tương

ứng với các kịch bản mô phỏng.

3.3.3. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 1

Sau khi tính toán biên trên và biên dưới ứng với các kịch bản vừa xây dựng,

tiến hành mô phỏng quá trình xâm nhập mặn tương ứng, kết quả tính toán được như

sau:

Page 70: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

62

Hình 3-22: Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2030

Hình trên cho thấy ranh giới xâm nhập mặn 1%o đã vào quá ngã ba Chợ

Tràng 3km, các xã Hưng Lam, Hưng Châu, Đức Tùng, Đức La bắt đầu chịu ảnh

hưởng xâm nhập mặn, độ mặn này ảnh hưởng tuy không ảnh hưởng đến sản xuất

nông nghiệp nhưng là ngưỡng ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt. Do đó

những người dân từ các xã này trở ra biển phải có biện pháp xử lý nước trước khi

đưa vào sử dụng cho cuộc sống. Ranh giới xâm nhập mặn 4%o đi sâu vào xã Hưng

Nhân, Trung Lương, đây là ngưỡng mặn tối đa mà cây lúa có thể chịu đựng được.

Với kết quả mô phỏng này, chính quyền các xã từ Hưng Nhân trở ra biển phải có

biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn, giảm tác động của mặn đến sản xuất nông

nghiệp để cư dân khu vực này có thể phát triển sản xuất. Luận văn tập trung phân

tích kết quả xâm nhập mặn tương ứng giá trị 1%o và 4%o vì đây là hai ngưỡng ảnh

hưởng đến đời sống và kinh tế người dân khu vực nghiên cứu. Những ranh giới mặn

khác sẽ cung câp thêm thông tin cho những người quản lý có thể hoạch định chính

sách phát triển kinh tế khu vực mình quản lý để thích ứng với tình hình mặn đang

Page 71: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

63

diễn ra: khu vực nước lợ (độ mặn 8 - 200/00 ) sẽ khuyến khích người dân chuyển đổi

cơ cấu kinh tế, từ trồng lúa sang phát triển ngành thủy sả: nuôi tôm, cá nước lợ…

3.3.4. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2

Tương tự, kết quả tính toán mô phỏng quá trình xâm nhập mặn khu hạ lưu

sông cả kịch bản 2 như dưới đây:

Hình 3-23:Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2050

Kết quả mô phỏng xâm nhập mặn ứng kịch bản biến đổi khí hậu và nước

biển dâng năm 2050 đưa ra bức tranh xâm nhập mặn trong vòng 35 năm nữa dưới

tác động của biến đổi khí hậu. Có thể nhận thấy ranh giới xâm nhập mặn 1%o đã

tiến vào sâu thêm 6km so với năm 2030. Mặn 1%o đã đi vào đến xã Hưng Xuân,

Nam Cường, Bùi Xá, trong khi mặn 4%o cũng tiến sâu vào hơn 4km so với kịch bản

2030. Những kết quả mô phỏng này sẽ giúp cho các cấp chỉnh quyền tỉnh Nghệ An

chủ động trong việc ứng phó hiện trạng xâm nhập mặn. So sánh kết quả mô phỏng

kịch bản năm 2030 và 2050, có thể nhận thấy ranh giới xâm nhập mặn của 2 kịch

Page 72: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

64

bản này không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì trong

điều kiện cực đoan, khu vực hạ lưu ven biển sông Cả tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng

mạnh của hiện tượng xâm nhập mặn.

3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 3

Kết quả tính toán mô phỏng xâm nhập mặn với kịch bản năm 2100 thể hiện

trong Hình 3-27

Hình 3-24: Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2100

Hình 3- 27 thể hiện kết quả mô phỏng xâm nhập mặn năm 2100. Kết quả này

có sự khác biệt rõ rệt về ranh giới xâm nhập của các cấp độ mặn khác nhau trên

sông. Ngưỡng mặn 1%o đã đi sâu vào đến 55km so với cửa biển, vào đến các xã:

Hưng Lĩnh, Khánh Sơn, thị trấn Đức Thọ. Ranh giới 4‰ đã lấn vào quá ngã ba Chợ

Tràng. Có thể nhận thấy dưới tác động BDKH và nước biển dâng, trong vòng tám

mươi năm nữa, ranh giới xâm nhập mặn sẽ tiến vào sâu trong đất liền, điều này ảnh

hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân hai bên sông. Mặn không chỉ tác

Page 73: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

65

động trực tiếp đến nước sinh hoạt cho người dân, năng suất lúa của ngành nông

nghiệp mà còn những tác động gián tiếp lâu dài: ảnh hưởng chất lượng đất, chất

lượng các công trình ven sông, mặn gây ăn mòn các vật liệu…

3.4. Kết luận

Từ kết quả mô phỏng dòng chảy và xâm nhập mặn cho thấy diễn biến mặn

trên các sông trong tương lai ngày càng sâu hơn so với thời kỳ nền. Cụ thể như sau:

Bảng 3-10:Chênh lệch khoảng cách xâm nhập mặn các kịch bản

Năm Độ mặn Khoảng cách tới biển (km) Địa danh bị ảnh hƣởng (xã)

2030

1‰ 42 Hưng Lan, Chợ Tràng, Đức La, Đức

Tùng, Đức Chiên

4‰ 30 Trung Lương, Xuân Lam, Hưng

Nhân, Xuân Hồng, Hưng Lợi

2050 1‰ 48

Hưng Xá, Hưng Xuân, Nam Cường,

Đức Chiên

4‰ 36 Hưng Phúc, Đức Vĩnh, Hưng Lan

2100

1‰ 60 Hưng Lĩnh, Hưng Lương, Nam

Trung, Khánh Sơn

4‰ 41 Hưng Xuân, Nam Cường, Đức

Chiên, Liên Minh, Đức Yên

Như vậy, chế độ thủy lực mùa kiệt trên sông Cả dưới tác động biển đổi khí

hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu.

Trong đó độ mặn lớn nhất vùng ảnh hưởng triều tính cho các thời kỳ tương lai có

thể lên tới hơn 30‰. Nhìn chung trong khu vực nghiên cứu, dưới ảnh hưởng của

BĐKH có 9 huyện có khả năng bị tác động mạnh mẽ bởi xâm nhập mặn theo các

thời kỳ trong tương lai chủ yếu là các huyện ven biển như thành phố Vinh với

78.34%, thị xã Cửa Lò với 100% diện tích đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn tính đến

thời kỳ 2100 theo sau đó là các huyện Diễn Châu với 25.1%, Nghi Lộc là 23.2%,

(thời kỳ 2100). Trong đó huyện Hưng Nguyên mặc dù không phải là một trong

những huyện ven biển song vẫn có khả năng bị xâm nhập mặn khá nghiêm trọng

với 39.73% diện tích tính đến thời kỳ 2100.

Page 74: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

66

3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi

khí hậu đến quá trình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu

Với những kết quả mô phỏng ranh giới xâm nhập mặn ứng với các kịch bản

biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy dưới tác động của thời tiết cực đoan, mặn càng

ngày càng đi sâu vào trong sông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất

nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân các huyện thị ven biển.

Trước tình hình đó, bài toán cấp thiết cần giải quyết là giảm thiểu tối đa tác động

xâm nhập mặn đến đời sống của các hộ dân ven biển. Có nhiều cách tiếp cận để

thực hiện các giải pháp hạn chế và phục hồi nhưng quan điểm chung phải thực hiện

đó là:

Giải pháp đạt được phải có tính đa mục tiêu: có tính đến lợi ích bền vững của

các thành phần kinh tế và lĩnh vực có liên quan trong đó chú trọng đến du lịch, giao

thông thủy và đánh bắt hải sản cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc gia và chủ

quyền trên biển của khu vực.

Giải pháp đề xuất phải đảm bảo không hoặc ít ảnh hưởng đến các công trình

hiện có và tác động đến môi trường.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã nghiên cứu và đánh giá các giải pháp

theo các nhóm (giải pháp công trình và phi công trình) và trên quan điểm nêu trên

sẽ đề xuất một số giải pháp thích hợp cho khu vực nghiên cứu.

Nhìn chung, các giải pháp công trình tuy tốn kém, phức tạp nhưng có tác

dụng trực tiếp và tức thời. Tuy nhiên, giải pháp công trình ít nhiều cũng tác động

đến môi trường. Các giải pháp phi công trình có thể có tác động gián tiếp nhưng

mang tính lâu dài và hướng đến tính bền vững, và đặc biệt môi trường khu vực

không bị tác động khi lựa chọn giải pháp này. Do vậy, tùy theo từng điều kiện thực

tế để lựa chọn thực hiện một trong hai giải pháp trên hoặc lựa chọn giải pháp kết

hợp công trình và phi công trình.

Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp này, Ủy ban nhân dân Tỉnh phải đầu tư

cho các nghiên cứu sâu rộng và chi tiết cho từng khu vực và đối tượng cụ thể. Mỗi

Page 75: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

67

một đối tượng cần phải có những tính toán, phân tích khả năng giảm thiểu cho từng

hạng mục giải pháp. Trên cơ sở hiện trạng xâm nhập mặn cũng như các kịch bản

xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu trong tương lai, bước đầu các giải pháp ứng

phó với quá trình xâm nhập mặn được đề xuất dưới đây.

3.6. Các biện pháp ứng phó hiện tƣợng xâm nhập mặn

Việc nghiên cứu hiện trạng và dự báo diễn biến tình hình xâm nhập mặn

trong tương lai đã chỉ ra xu hướng xâm lấn ngày càng sâu vào đất liền của nước

biển. Điều đó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống dân sinh và kinh

tế xã hội của nhân dân trong vùng. Để ứng phó với hiện tượng xâm nhập mặn ngày

càng đi sâu vào lục địa, tác giả đề xuất một số phương án áp dụng đối với khu vực

nghiên cứu như sau:

Hình 3-25: Hình minh họa khu vực sát biển ảnh hưởng xâm nhập mặn

- Đối với các huyện sát biển (Hình 3-25): Nghi Xuân, TP.Vinh sử dụng biện

pháp công trình là xây các cống ngăn mặn tại các xã Nghi Xuân, Xuân Trường,

Xuân Hội, Phúc Thọ. Đây là các xã sát ven biển, nước sông khu vực này có độ mặn

cao (>20%o) kết hợp với biện pháp thích ứng với tình hình xâm nhập mặn: chuyển

Page 76: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

68

đổi cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Hướng dẫn

nông dân các xã ven sông điều chỉnh mùa vụ: ví dụ như vụ đông - xuân năm trước

người nông dân cấy lúa sớm hơn cả tháng so với thời vụ chính để tránh thời kỳ cao

điểm nhiễm mặn trong mùa khô năm sau.

Hình 3-26: Hình minh họa khu vực huyện Hưng Nguyên ảnh hưởng xâm nhập mặn

- Đối với huyện Hưng Nguyên (Hình 3-26), một huyện không kề sát biển

nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn do quá trình xâm nhập mặn. Để hạn chế ảnh hưởng

xâm nhập mặn đến các xã trong huyện Hưng Nguyên, có thể kết hợp các biện pháp:

Sử dụng vật liệu lót đáy kênh, xây các cống ngăn mặn để giảm nước mặn tràn vào

đồng ruộng gây thiệt hại năng suất lúa.

Page 77: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

69

Hình 3-27: Hình minh họa khu vực phía trong sông ảnh hưởng xâm nhập mặn

- Đối với huyện Nam Đàn và Đức Thọ, quy hoạch, xây dựng các hồ trữ nước

để tích nước vào mùa lũ, đến mùa kiệt xả nước trong hồ ra làm tăng dòng chảy mùa

kiệt góp phần đẩy lùi ranh giới mặn ra phía biển.

Các huyện thuộc hạ lưu sông Cả cần thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả

Quyết định số 1395/QĐ-UBND.ĐC ngày 27/4/2011 về kế hoạch ứng phó biến đổi

khí hậu tỉnh Nghệ An: chủ động xây dựng kế hoạch lồng ghép việc ứng phó BĐKH

vào các chương trình, kế hoạch của đơn vị mình để triển khai. Hoạt động được ưu

tiên tập trung là tu bổ, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, hồ đập, các cống ngăn

mặn, giữ ngọt...

Đối với Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An:

- Thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa, trong đó có thống kê,

đánh giá tình hình hồ đập, đưa ra lộ trình nâng cấp, sửa chữa nhằm phục vụ

sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Cùng với đó chương trình kiên cố hóa

kênh mương tiếp tục được đẩy mạnh;

Page 78: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

70

- Từ một số chương trình ngăn mặn, giữ ngọt được triển khai trên sông Cấm

tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để triển khai trên sông Cả, đảm bảo tích nước

phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, hạn chế sự xâm nhập mặn vào

sâu đất liền.

Đối với lĩnh vực công nghiệp:

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm của Chính phủ và

UBND tỉnh; công tác tuyên truyền gắn với triển khai nhiều mô hình sử

dụng năng lượng tiết kiệm trong các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường

học và doanh nghiệp được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực

hiện

Chủ tịch các xã ven sông Nghệ An cần chủ động phát động dân cư làm thủy

lợi - thủy nông nội đồng từ đầu mùa khô. Khuyến cáo nông dân tu bổ bờ bao, ao

đầm, nạo vét kênh mương nội đồng để chống hạn hán và xâm nhập mặn. Bên cạnh

đó, ngành chức năng sẽ rà soát lại kế hoạch sản xuất, khuyến cáo nông dân không

sản xuất vụ lúa đông xuân ở các khu vực có nguy cơ thiếu nước ngọt cao và dễ bị

mặn xâm nhập. Tăng cường ứng dụng các giải pháp tưới tiết kiệm nước, lựa chọn

các giống lúa chịu hạn, chịu mặn để sản xuất. Chuyển đổi một số diện tích lúa Đông

Xuân sang trồng rau màu; Thực hiện tốt công tác điều tiết nước trong mùa khô năm.

Phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh để giám sát nguồn nước mặn và diễn biến của nguồn

nước. Đối với người nuôi tôm, cần gia cố bờ bao, sên ao đầm trữ nước ngọt. Bà con

cần thường xuyên theo dõi cơ quan thông tin để xuống giống đúng lịch thời vụ.

Ngành nông nghiệp sẽ dành một phần kinh phí để bơm tát chống hạn và xâm nhập

mặn; nạo vét kênh mương ở vùng sản xuất lúa và nuôi tôm, tạo điều kiện trữ nước

tại chỗ phục vụ sản xuất…

Page 79: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu tính toán mô phỏng quá trình xâm nhập

mặn sông Cả nói riêng và khu vực ven biển tỉnh Nghệ An nói chung, đặc biệt trong

thời gian gần đây khi biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống

sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề

xâm nhập mặn khu hạ lưu sông Cả vừa kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó,

đồng thời ứng dụng mô hình xây dựng các kịch bản để đưa ra đánh giá sơ bộ tác

động quá trình xâm nhập mặn trong tương lai và đề xuất giải pháp ứng phó cho địa

phương. Luận văn đã trình bày tóm tắt những kết quả ứng dụng mô hình MIKE 11

để mô phỏng quá trình lan truyền mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu cho khu

vực nghiên cứu. Qua đó rút ra một số kết luận sau:

1- Mô hình MIKE 11 đã mô phỏng tốt quá trình mực nước cho toàn bộ mạng

sông nghiên cứu được thể hiện qua kết quả tính toán mực nước tại vị trí các

trạm kiểm tra. Đồng thời luận văn đã kế thừa kết quả nghiên cứu biến đổi

dòng chảy theo các kịch bản biến đổi khí hậu dựa trên thời kỳ nền giai đoạn

1980-1999. Đây là cơ sở rất quan trọng để tính toán các biên cho mô hình

MIKE 11 khi xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu.

2- Với phương pháp thử và sai thay đổi các giá trị hệ số nhám và hệ số phân tán

thì kết quả tính toán cho thấy mô hình MIKE 11 có khả năng mô phỏng khá

tốt chế độ thủy lực và xâm nhập mặn thể hiện qua kết quả tính toán và thực đo

mực nước và độ mặn tại các trạm kiểm tra.

3- Đối với mô phỏng quá trình xâm nhập mặn thì giá trị độ mặn tại biên cửa sông

và hệ số phân tán có vài trò quan trọng trong việc mô phỏng chính xác quá

trình lan truyền mặn vào sông.

4- Kết quả mô phỏng phương án xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí

hậu đưa ra bức tranh về quá trình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu, tạo cơ

Page 80: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

72

sở để đề xuất các biện pháp ứng phó và thích ứng với quá trình xâm nhập mặn

tại các xã bị ảnh hưởng trong khu vực nghiên cứu.

Kiến nghị

1- Luận văn đã tổng hợp, thu thập và chỉnh lý hệ thống hóa số liệu, tài liệu… làm

cơ sở tính toán các đặc trưng thủy lực do vậy có thể là tài liệu tham khảo cho

các nghiên cứu khác.

2- Kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận văn dựa trên mô hình toán để định

lượng quá trình lan truyền mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương

lai do vậy có thể sử dụng được kết quả này cho công tác lập kế hoạch ứng phó

xâm nhập mặn khu vực ven biển tỉnh Nghệ An.

3- Với kết quả của luận văn cũng như các nghiên cứu trước đây về mô hình

MIKE 11 cho thấy mô hình có khả năng mô phỏng tốt quá trình thủy động lực

và xâm nhập mặn, do vậy theo tác giả có thể sử dụng mô hình cho khu vực hạ

lưu các sông khác ở Việt Nam.

4- Với thời gian có hạn cùng với hệ thống mạng trạm đo mặn còn thưa thớt, số

liệu đo rời rạc nên bản thân học viên thấy cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về

thời gian và công sức để có được kết quả tốt hơn trong thời gian tới và đây

cũng là hạn chế của luận văn.

Page 81: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam.

2. Hà Trọng Ngọc, Trần Quang Tiến (2011), Điều tra đánh giá thiệt hại bao gồm

cả xói lở bờ biển, hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đối với các

huyện ven biển tỉnh Nghệ An, Đề án Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An.

3. Hoàng Minh Tuyển (2007), Nghiên cứu xây dựng khung hỗ trợ ra quyết định

trong quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Cả.

4. Lã Thanh Hà, Đỗ Văn Tuy (1999), Tính toán và lập phương án dự báo xâm

nhập mặn mô hình SALHO cho vùng cửa sông TP. Hải Phòng, Đề tài NCKH

cấp Thành phố.

5. Lê Sâm (2004), Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài NCKH cấp Nhà nước, KC-

08.18 thuộc Chương trình Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai, mã số

KC-08.

6. Lê Hồng Tuấn (2005), Báo cáo tính toán thuỷ lực sông Cả.

7. Nguyễn Tất Đắc (1999), Ảnh hưởng của gió chướng và lưu lượng nguồn tới xâm

nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí KTTV tháng 7 số 463.

8. Nguyễn Tất Đắc, Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Minh Sơn (1988), Mô hình tính

toán dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh, sông (WFQ87) và kỹ

thuật chương trình, Uỷ ban Quốc gia về Chương trình Thuỷ văn Quốc tế của

Việt Nam

9. Nguyễn Như Khuê (1986), Modelling of tidal propagation and salility intrusion

in the Mekong main estuarine system, Technical paper, Mekong Secretariat.

10. Nguyễn Hữu Nhân (2002), Phần mềm thuỷ lực HydroGis-Thuyết minh kỹ thuật,

Dự án án tiến bộ kỹ thuật tiến bộ ‘Xây dựng phần mềm mô tả lũ lụt và xâm

Page 82: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

74

nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Đề tài NCKH cấp Tổng cục

KTTV.

11. Nguyễn Văn Tân (2012-2015), Climate Change-Induced Water Disaster and

Participatory Information System for Vulnerability Reduction in North Central

Vietnam. DANIDA Project, code 11-P04-VIE.

12. Nguyễn Văn Thắng (2006), Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước các lưu vực sông

ở Việt Nam- nguyên nhân và các biện pháp quản lý kiểm soát, Đại học Thủy lợi.

13. Nguyễn Quang Trung (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh

hưởng dòng chảy kiệt phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản vùng hạ du sông

Cả và sông Mã, Đề tài cấp Nhà nước.

14. Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn

cho khu vực đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, Đề tài cấp Bộ.

15. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An (2009), Bổ sung quy

hoạch thuỷ lợi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015.

16. Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam,

Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

17. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2012), Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Miền

Trung trong điều kiện Biến đổi khí hậu - nước biển dâng.

Page 83: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

75

Tiếng Anh

18. Akhter, S.Hasan and Khan, Z.H (2012), Impact of climate change on saltwater

intrusion in the coastal area of Bangladesh, Proc. 8th International.

19. Agarwala, S.Ota, T.Ahmed, A.U. Smith, J. and Aalst.M (2003). Development

and climate change in Bangladesh: Focus on coastal flooding and the

sunderbans, Organisation for Economic Co-operation and Development, Paris:

86-120.

20. Chung F (1999), Modeling flow salinity relationships in the Sacramento-San

Joaquin delta using artificial neural networks, Technical report OSP-99-1,

Department of Water resources office of SWP planning, California.

21. Conrads, P.A.Roehl, E.A.Jr.Daamen, R.C. and Cook (2013), Simulation of

salinity intrusion along the Georgia and South Carolina coasts using climate-

change scenarios, U.S. Geological Survey Scientific Investigations Report 2013–

5036, 92 p, and 5 apps, at http://pubs.usgs.gov/sir/2013/5036.

22. DHI (2011), MIKE 11 – UserManual,

23. DHI (2011), MIKE 11 –Ref,

24. DHI (2011), MIKE View UserGuide,

25. DHI (2011), MIKE_11_Short_Introduction-Tutorial.

26. Harleman D.R.F (1971), One dimensions estuarine modeling an assessment,

Tracor, Inc, Project 16070DVZ, Water Quality Office, U.S. Environmental

Protection Agency, Stock No. 5501-0129, U.S Gorvement Printing, Office,

Washington, DC.

27. Leendertee (1971), Aspect of a computational model for long period water wave

propagation, RM – RC-5294, Rand Corp, Santa Monica, California.

28. Prichard, D (1971), The dynamic structure of a coastal plain estuary.J.

Mar.Res,15,33-42.

Page 84: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

76

29. World Bank (2009), Implications of climate change on fresh groundwater

resources in coastal aquifers in Bangladesh, Agriculture and Rural Development

Unit, Sustainable Development Department, SouthAsia,World Bank,

Washington, DC.

Page 85: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

PHỤ LỤC

Page 86: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Phụ lục 01. Tính toán hệ số Nash hiệu chỉnh và kiểm định thủy lực

Thời gian Thực đo Tính toán TB thực đo (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

1/1/2000 2.00 1.85 1.68 0.02 0.10

1/2/2000 1.98 1.84 0.02 0.09

1/3/2000 1.98 1.83 0.02 0.09

1/4/2000 1.98 1.82 0.03 0.09

1/5/2000 1.97 1.82 0.02 0.08

1/6/2000 2.06 1.82 0.06 0.15

1/7/2000 2.23 1.86 0.14 0.30

1/8/2000 2.20 1.88 0.11 0.27

1/9/2000 2.24 1.86 0.15 0.31

1/10/2000 2.17 1.83 0.11 0.24

1/11/2000 2.08 1.81 0.07 0.16

1/12/2000 2.03 1.79 0.06 0.12

1/13/2000 1.98 1.78 0.04 0.09

1/14/2000 1.92 1.76 0.02 0.06

1/15/2000 1.82 1.74 0.01 0.02

1/16/2000 1.77 1.72 0.00 0.01

1/17/2000 1.76 1.71 0.00 0.01

1/18/2000 1.74 1.71 0.00 0.00

1/19/2000 1.72 1.70 0.00 0.00

1/20/2000 1.75 1.69 0.00 0.01

1/21/2000 1.76 1.68 0.01 0.01

1/22/2000 1.73 1.68 0.00 0.00

1/23/2000 1.78 1.69 0.01 0.01

1/24/2000 1.86 1.71 0.02 0.03

1/25/2000 1.84 1.76 0.01 0.03

1/26/2000 1.82 1.77 0.00 0.02

1/27/2000 1.76 1.72 0.00 0.01

1/28/2000 1.70 1.68 0.00 0.00

1/29/2000 1.67 1.66 0.00 0.00

1/30/2000 1.63 1.64 0.00 0.00

1/31/2000 1.60 1.63 0.00 0.01

2/1/2000 1.58 1.63 0.00 0.01

2/2/2000 1.59 1.61 0.00 0.01

2/3/2000 1.60 1.61 0.00 0.01

2/4/2000 1.60 1.60 0.00 0.01

2/5/2000 1.62 1.59 0.00 0.00

2/6/2000 1.66 1.60 0.00 0.00

2/7/2000 1.71 1.69 0.00 0.00

Page 87: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán TB thực đo (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

2/8/2000 1.72 1.66 0.00 0.00

2/9/2000 1.72 1.62 0.01 0.00

2/10/2000 1.68 1.61 0.01 0.00

2/11/2000 1.64 1.59 0.00 0.00

2/12/2000 1.63 1.60 0.00 0.00

2/13/2000 1.60 1.59 0.00 0.01

2/14/2000 1.58 1.58 0.00 0.01

2/15/2000 1.59 1.57 0.00 0.01

2/18/2000 1.62 1.56 0.00 0.00

2/19/2000 1.64 1.55 0.01 0.00

2/20/2000 1.64 1.56 0.01 0.00

2/21/2000 1.60 1.56 0.00 0.01

2/22/2000 1.60 1.55 0.00 0.01

2/23/2000 1.58 1.54 0.00 0.01

2/24/2000 1.54 1.52 0.00 0.02

2/25/2000 1.52 1.51 0.00 0.03

2/26/2000 1.50 1.49 0.00 0.03

2/27/2000 1.48 1.48 0.00 0.04

2/28/2000 1.44 1.48 0.00 0.06

2/29/2000 1.43 1.47 0.00 0.06

3/1/2000 1.40 1.46 0.00 0.08

3/2/2000 1.42 1.45 0.00 0.07

3/3/2000 1.42 1.45 0.00 0.07

3/4/2000 1.41 1.43 0.00 0.07

3/5/2000 1.40 1.43 0.00 0.08

3/6/2000 1.40 1.42 0.00 0.08

3/7/2000 1.39 1.42 0.00 0.08

3/8/2000 1.38 1.42 0.00 0.09

3/9/2000 1.36 1.40 0.00 0.10

3/10/2000 1.36 1.40 0.00 0.10

3/11/2000 1.34 1.39 0.00 0.12

3/12/2000 1.32 1.38 0.00 0.13

3/13/2000 1.31 1.38 0.00 0.14

3/14/2000 1.28 1.37 0.01 0.16

3/15/2000 1.27 1.37 0.01 0.17

3/16/2000 1.34 1.36 0.00 0.12

3/17/2000 1.37 1.37 0.00 0.10

3/18/2000 1.40 1.41 0.00 0.08

3/19/2000 1.44 1.45 0.00 0.06

3/20/2000 1.48 1.49 0.00 0.04

Page 88: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán TB thực đo (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

3/21/2000 1.52 1.53 0.00 0.03

3/22/2000 1.44 1.48 0.00 0.06

3/23/2000 1.40 1.42 0.00 0.08

3/24/2000 1.36 1.39 0.00 0.10

3/25/2000 1.34 1.38 0.00 0.12

3/26/2000 1.35 1.37 0.00 0.11

3/27/2000 1.40 1.38 0.00 0.08

3/28/2000 1.44 1.44 0.00 0.06

3/29/2000 1.48 1.48 0.00 0.04

3/30/2000 1.45 1.46 0.00 0.05

3/31/2000 1.48 1.43 0.00 0.04

4/1/2000 1.50 1.44 0.00 0.03

4/2/2000 1.42 1.44 0.00 0.07

4/3/2000 1.37 1.42 0.00 0.10

4/4/2000 1.37 1.42 0.00 0.10

4/5/2000 1.30 1.39 0.01 0.14

4/6/2000 1.38 1.41 0.00 0.09

4/7/2000 1.64 1.53 0.01 0.00

4/8/2000 1.72 1.60 0.01 0.00

4/9/2000 1.83 1.76 0.01 0.02

4/10/2000 2.02 1.93 0.01 0.12

4/11/2000 1.96 1.83 0.02 0.08

4/12/2000 1.81 1.72 0.01 0.02

4/13/2000 1.79 1.66 0.02 0.01

4/14/2000 1.66 1.60 0.00 0.00

4/15/2000 1.64 1.56 0.01 0.00

4/16/2000 1.66 1.60 0.00 0.00

4/17/2000 1.74 1.69 0.00 0.00

4/18/2000 1.84 1.76 0.01 0.03

4/19/2000 1.81 1.74 0.00 0.02

4/20/2000 1.83 1.81 0.00 0.02

4/21/2000 2.12 1.80 0.10 0.19

4/22/2000 1.98 1.74 0.06 0.09

4/23/2000 2.17 1.96 0.05 0.24

4/24/2000 2.37 1.97 0.16 0.48

4/25/2000 2.46 1.98 0.23 0.61

4/26/2000 2.38 2.04 0.12 0.49

4/27/2000 2.34 2.10 0.06 0.44

4/28/2000 2.22 2.01 0.05 0.29

4/29/2000 2.14 1.84 0.09 0.21

Page 89: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

1/1/2010 0.24 0.27 0.00 0.06

1/2/2010 0.34 0.37 0.00 0.12

1/3/2010 0.29 0.31 0.00 0.08

1/4/2010 0.20 0.24 0.00 0.04

1/5/2010 0.26 0.29 0.00 0.07

1/6/2010 0.23 0.25 0.00 0.05

1/7/2010 0.25 0.30 0.00 0.06

1/8/2010 0.22 0.26 0.00 0.05

1/9/2010 0.20 0.25 0.00 0.04

1/10/2010 0.18 0.23 0.00 0.03

1/11/2010 0.18 0.21 0.00 0.03

1/12/2010 0.23 0.26 0.00 0.05

1/13/2010 0.18 0.24 0.00 0.03

1/14/2010 0.20 0.25 0.00 0.04

1/15/2010 0.23 0.28 0.00 0.05

1/16/2010 0.19 0.21 0.00 0.04

1/17/2010 0.21 0.29 0.01 0.04

1/18/2010 0.25 0.30 0.00 0.06

1/19/2010 0.14 0.20 0.00 0.02

1/20/2010 0.08 0.12 0.00 0.01

1/21/2010 0.09 0.11 0.00 0.01

1/22/2010 0.24 0.28 0.00 0.06

1/23/2010 0.25 0.30 0.00 0.06

1/24/2010 0.18 0.23 0.00 0.03

1/25/2010 0.16 0.23 0.00 0.03

1/26/2010 0.24 0.27 0.00 0.06

1/27/2010 0.26 0.28 0.00 0.07

1/28/2010 0.10 0.15 0.00 0.01

1/29/2010 0.15 0.21 0.00 0.02

1/30/2010 0.23 0.22 0.00 0.05

1/31/2010 0.17 0.21 0.00 0.03

2/1/2010 0.21 0.24 0.00 0.04

2/2/2010 0.21 0.25 0.00 0.04

2/3/2010 0.16 0.23 0.00 0.03

2/4/2010 0.10 0.15 0.00 0.01

2/5/2010 0.10 0.13 0.00 0.01

2/6/2010 0.05 0.09 0.00 0.00

2/7/2010 0.06 0.10 0.00 0.00

2/8/2010 0.06 0.12 0.00 0.00

Page 90: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

2/9/2010 0.02 0.05 0.00 0.00

2/10/2010 0.03 0.08 0.00 0.00

2/11/2010 0.11 0.09 0.00 0.01

2/12/2010 0.15 0.12 0.00 0.02

2/13/2010 0.26 0.23 0.00 0.07

2/14/2010 0.27 0.24 0.00 0.07

2/15/2010 0.21 0.19 0.00 0.04

2/16/2010 0.29 0.25 0.00 0.08

2/17/2010 0.30 0.26 0.00 0.09

2/18/2010 0.13 0.16 0.00 0.02

2/19/2010 0.15 0.18 0.00 0.02

2/20/2010 0.10 0.19 0.01 0.01

2/21/2010 0.00 0.09 0.01 0.00

2/22/2010 0.06 0.15 0.01 0.00

2/23/2010 0.02 0.08 0.00 0.00

2/24/2010 0.03 0.09 0.00 0.00

2/25/2010 0.04 0.03 0.00 0.00

2/26/2010 0.03 0.04 0.00 0.00

2/27/2010 0.03 0.05 0.00 0.00

2/28/2010 0.06 0.04 0.00 0.00

3/1/2010 0.19 0.15 0.00 0.04

3/2/2010 0.18 0.14 0.00 0.03

3/3/2010 0.12 0.10 0.00 0.01

3/4/2010 0.10 0.18 0.01 0.01

3/5/2010 0.01 0.06 0.00 0.00

3/6/2010 0.03 0.10 0.00 0.00

3/7/2010 0.09 0.14 0.00 0.01

3/8/2010 0.15 0.17 0.00 0.02

3/9/2010 0.21 0.25 0.00 0.04

3/10/2010 0.11 0.18 0.00 0.01

3/11/2010 0.07 0.14 0.00 0.00

3/12/2010 0.05 0.12 0.00 0.00

3/13/2010 0.07 0.16 0.01 0.00

3/14/2010 0.08 0.10 0.00 0.01

3/15/2010 0.13 0.10 0.00 0.02

3/16/2010 0.10 0.05 0.00 0.01

3/17/2010 0.11 0.09 0.00 0.01

3/18/2010 0.03 0.14 0.01 0.00

3/19/2010 0.03 0.10 0.00 0.00

3/20/2010 0.03 0.06 0.00 0.00

3/21/2010 0.02 0.07 0.00 0.00

Page 91: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

3/22/2010 0.01 0.08 0.00 0.00

3/23/2010 0.04 0.06 0.00 0.00

3/24/2010 0.15 0.21 0.00 0.02

3/25/2010 0.17 0.25 0.01 0.03

3/26/2010 0.16 0.23 0.00 0.03

3/27/2010 0.12 0.24 0.01 0.01

3/28/2010 0.15 0.21 0.00 0.02

3/29/2010 0.26 0.27 0.00 0.07

3/30/2010 0.25 0.30 0.00 0.06

3/31/2010 0.12 0.19 0.00 0.01

4/1/2010 0.08 0.15 0.00 0.01

4/2/2010 0.01 0.05 0.00 0.00

4/3/2010 0.06 0.10 0.00 0.00

4/4/2010 0.05 0.07 0.00 0.00

4/5/2010 0.02 0.06 0.00 0.00

4/6/2010 0.03 0.05 0.00 0.00

4/7/2010 0.03 0.01 0.00 0.00

4/8/2010 0.14 0.20 0.00 0.02

4/9/2010 0.15 0.20 0.00 0.02

4/10/2010 0.15 0.18 0.00 0.02

4/11/2010 0.15 0.19 0.00 0.02

4/12/2010 0.13 0.15 0.00 0.02

4/13/2010 0.13 0.18 0.00 0.02

4/14/2010 0.23 0.20 0.00 0.05

4/15/2010 0.24 0.17 0.00 0.06

4/16/2010 0.23 0.27 0.00 0.05

4/17/2010 0.20 0.25 0.00 0.04

4/18/2010 0.18 0.26 0.01 0.03

4/19/2010 0.14 0.19 0.00 0.02

4/20/2010 0.11 0.16 0.00 0.01

4/21/2010 0.15 0.22 0.00 0.02

4/22/2010 0.03 0.10 0.00 0.00

4/23/2010 0.08 0.16 0.01 0.01

4/24/2010 0.21 0.25 0.00 0.04

4/25/2010 0.25 0.23 0.00 0.06

4/26/2010 0.19 0.26 0.00 0.04

4/27/2010 0.15 0.21 0.00 0.02

4/28/2010 0.11 0.19 0.01 0.01

4/29/2010 0.03 0.05 0.00 0.00

4/30/2010 0.00 0.10 0.01 0.00

Page 92: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

1/1/2014 0.99 0.97 0.00 0.98

1/2/2014 1.10 0.75 0.13 1.21

1/3/2014 1.03 0.78 0.06 1.06

1/4/2014 0.85 0.76 0.01 0.72

1/5/2014 0.76 0.75 0.00 0.58

1/6/2014 0.66 0.76 0.01 0.44

1/7/2014 0.56 0.75 0.04 0.31

1/8/2014 0.52 0.79 0.07 0.27

1/9/2014 0.51 0.78 0.07 0.26

1/10/2014 0.56 0.83 0.07 0.31

1/11/2014 0.66 0.76 0.01 0.44

1/12/2014 0.78 0.67 0.01 0.61

1/13/2014 0.80 0.68 0.02 0.64

1/14/2014 0.82 0.70 0.01 0.67

1/15/2014 0.86 0.69 0.03 0.74

1/16/2014 0.88 0.69 0.04 0.77

1/17/2014 0.77 0.70 0.00 0.59

1/18/2014 0.78 0.71 0.01 0.61

1/19/2014 0.73 0.70 0.00 0.53

1/20/2014 0.68 0.68 0.00 0.46

1/21/2014 0.57 0.67 0.01 0.32

1/22/2014 0.60 0.63 0.00 0.36

1/23/2014 0.67 0.70 0.00 0.45

1/24/2014 0.75 0.77 0.00 0.56

1/25/2014 1.23 1.26 0.00 1.51

1/26/2014 1.36 1.38 0.00 1.85

1/27/2014 1.21 1.25 0.00 1.46

1/28/2014 1.11 1.11 0.00 1.23

1/29/2014 1.05 0.97 0.01 1.10

1/30/2014 1.05 0.98 0.00 1.10

1/31/2014 1.05 0.98 0.00 1.10

2/1/2014 0.91 0.89 0.00 0.83

2/2/2014 0.77 0.76 0.00 0.59

2/3/2014 0.73 0.74 0.00 0.53

2/4/2014 0.60 0.62 0.00 0.36

2/5/2014 0.47 0.49 0.00 0.22

2/6/2014 0.48 0.50 0.00 0.23

2/7/2014 0.46 0.48 0.00 0.21

2/8/2014 0.49 0.51 0.00 0.24

2/9/2014 0.57 0.60 0.00 0.32

2/10/2014 0.60 0.60 0.00 0.36

Page 93: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

2/11/2014 0.61 0.59 0.00 0.37

2/12/2014 0.63 0.62 0.00 0.40

2/13/2014 0.68 0.65 0.00 0.46

2/14/2014 0.72 0.71 0.00 0.52

2/15/2014 0.72 0.70 0.00 0.52

2/16/2014 0.69 0.63 0.00 0.48

2/17/2014 0.74 0.74 0.00 0.55

2/18/2014 0.78 0.67 0.01 0.61

2/19/2014 0.64 0.66 0.00 0.41

2/20/2014 0.66 0.66 0.00 0.44

2/21/2014 0.60 0.63 0.00 0.36

2/22/2014 0.46 0.48 0.00 0.21

2/23/2014 0.42 0.47 0.00 0.18

2/24/2014 0.45 0.48 0.00 0.20

2/25/2014 0.49 0.53 0.00 0.24

2/26/2014 0.54 0.54 0.00 0.29

2/27/2014 0.49 0.51 0.00 0.24

2/28/2014 0.50 0.51 0.00 0.25

3/1/2014 0.45 0.50 0.00 0.20

3/2/2014 0.50 0.49 0.00 0.25

3/3/2014 0.47 0.53 0.00 0.22

3/4/2014 0.46 0.48 0.00 0.21

3/5/2014 0.43 0.45 0.00 0.18

3/6/2014 0.36 0.41 0.00 0.13

3/7/2014 0.36 0.40 0.00 0.13

3/8/2014 0.34 0.38 0.00 0.12

3/9/2014 0.36 0.40 0.00 0.13

3/10/2014 0.44 0.45 0.00 0.19

3/11/2014 0.44 0.47 0.00 0.19

3/12/2014 0.50 0.48 0.00 0.25

3/13/2014 0.50 0.56 0.00 0.25

3/14/2014 0.48 0.46 0.00 0.23

3/15/2014 0.44 0.48 0.00 0.19

3/16/2014 0.48 0.45 0.00 0.23

3/17/2014 0.51 0.47 0.00 0.26

3/18/2014 0.56 0.52 0.00 0.31

3/19/2014 0.40 0.46 0.00 0.16

3/20/2014 0.45 0.45 0.00 0.20

3/21/2014 0.44 0.46 0.00 0.19

3/22/2014 0.42 0.48 0.00 0.18

3/23/2014 0.55 0.60 0.00 0.30

Page 94: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2

3/24/2014 0.60 0.68 0.01 0.36

3/25/2014 0.63 0.65 0.00 0.40

3/26/2014 0.57 0.55 0.00 0.32

3/27/2014 0.52 0.53 0.00 0.27

3/28/2014 0.48 0.43 0.00 0.23

3/29/2014 0.50 0.48 0.00 0.25

3/30/2014 0.55 0.60 0.00 0.30

3/31/2014 0.56 0.55 0.00 0.31

4/1/2014 0.47 0.53 0.00 0.22

4/2/2014 0.38 0.42 0.00 0.14

4/3/2014 0.29 0.33 0.00 0.08

4/4/2014 0.28 0.34 0.00 0.08

4/5/2014 0.31 0.38 0.00 0.10

4/6/2014 0.25 0.28 0.00 0.06

4/7/2014 0.28 0.33 0.00 0.08

4/8/2014 0.31 0.35 0.00 0.10

4/9/2014 0.39 0.46 0.00 0.15

4/10/2014 0.41 0.52 0.01 0.17

4/11/2014 0.44 0.43 0.00 0.19

4/12/2014 0.41 0.37 0.00 0.17

4/13/2014 0.40 0.37 0.00 0.16

4/14/2014 0.48 0.40 0.01 0.23

4/15/2014 0.56 0.50 0.00 0.31

4/16/2014 0.68 0.70 0.00 0.46

4/17/2014 0.82 0.81 0.00 0.67

4/18/2014 0.89 0.92 0.00 0.79

4/19/2014 0.83 0.85 0.00 0.69

4/20/2014 0.56 0.60 0.00 0.31

4/21/2014 0.44 0.48 0.00 0.19

4/22/2014 0.45 0.52 0.00 0.20

4/23/2014 0.52 0.58 0.00 0.27

4/24/2014 0.55 0.54 0.00 0.30

4/25/2014 0.54 0.48 0.00 0.29

4/26/2014 0.55 0.51 0.00 0.30

4/27/2014 0.43 0.42 0.00 0.18

4/28/2014 0.52 0.49 0.00 0.27

4/29/2014 0.62 0.63 0.00 0.38

4/30/2014 0.57 0.58 0.00 0.32

Page 95: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Phụ lục 02. Hệ số tƣơng quan độ mặn tính toán và thực đo

Page 96: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch
Page 97: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch
Page 98: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Phụ lục 03. Thông số hiệu chỉnh trong MIKE 11 cho khu vực nghiên cứu

Tên sông Vị trí Hệ số nhám

Sông Cả 0 0.035

Sông Cả 1600 0.035

Sông Cả 3000 0.035

Sông Cả 4675 0.035

Sông Cả 7225 0.035

Sông Cả 10125 0.035

Sông Cả 12475 0.035

Sông Cả 15075 0.035

Sông Cả 17075 0.035

Sông Cả 19150 0.035

Sông Cả 21850 0.035

Sông Cả 24700 0.035

Sông Cả 26775 0.035

Sông Cả 28925 0.035

Sông Cả 31850 0.035

Sông Cả 34625 0.035

Sông Cả 37050 0.035

Sông Cả 39650 0.035

Sông Cả 40650 0.035

Sông Cả 42400 0.035

Sông Cả 44820 0.035

Sông Cả 47570 0.035

Sông Cả 49620 0.03

Sông Cả 51950 0.03

Sông Cả 53800 0.03

Sông Cả 56150 0.03

Sông Cả 58270 0.03

Sông Cả 60970 0.035

Sông Cả 62320 0.035

Sông Cả 64420 0.035

Sông Cả 66820 0.035

Sông Cả 68690 0.035

Sông Cả 71010 0.035

Sông Cả 73160 0.025

Sông Cả 74980 0.025

Sông Cả 76980 0.025

Sông Cả 78870 0.025

Sông Cả 81170 0.02

Page 99: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Tên sông Vị trí Hệ số nhám

Sông Cả 83150 0.018

Sông Cả 84050 0.013

Sông Cả 86050 0.012

Sông Cả 88050 0.011

Sông Cả 90800 0.01

Sông Cả 93400 0.015

Sông Cả 95350 0.02

Sông Cả 97350 0.02

Sông Cả 99400 0.025

Sông Cả 101600 0.028

Sông Cả 103500 0.031

Sông Cả 105000 0.034

Sông Cả 106800 0.035

Sông Cả 108550 0.035

Sông Cả 110000 0.035

Sông Cả 112050 0.035

Sông Cả 114150 0.035

Sông Cả 116700 0.035

Sông Cả 118150 0.035

Sông Cả 119950 0.035

Sông Cả 122350 0.035

Sông Cả 124950 0.035

Sông Cả 127600 0.035

Sông Cả 130350 0.035

Sông Cả 134200 0.035

Sông Cả 137625 0.035

Sông Cả 139975 0.035

Sông Cả 142425 0.035

Sông Cả 144525 0.035

Sông Cả 145975 0.035

Sông Cả 147575 0.035

Sông Cả 149075 0.035

Sông Ngàn Phố 0 0.03

Sông Ngàn Phố 1900 0.03

Sông Ngàn Phố 4500 0.03

Sông Ngàn Phố 6350 0.03

Sông Ngàn Phố 8260 0.03

Sông Ngàn Phố 9160 0.03

Sông Ngàn Phố 11460 0.03

Sông Ngàn Phố 12530 0.03

Page 100: I HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - hus.vnu.edu.vn · Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2.....63 3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch

Tên sông Vị trí Hệ số nhám

Sông Ngàn Phố 14540 0.03

Sông Ngàn Phố 15740 0.03

Sông Ngàn Phố 17010 0.03

Sông Ngàn Phố 19500 0.03

Sông Ngàn Phố 22000 0.03

Sông Ngàn Phố 23950 0.03

Sông Ngàn Phố 25820 0.03

Sông Ngàn Phố 27620 0.045

Sông Ngàn Phố 29030 0.055

Sông Ngàn Phố 29580 0.057

Sông Ngàn Phố 30590 0.058

Sông Ngàn Phố 32090 0.058

Sông Ngàn Phố 33070 0.058

Sông Ngàn Phố 35820 0.058

Sông Ngàn Phố 38200 0.058

Sông Ngàn Phố 39650 0.058

Sông Ngàn Sâu 0 0.03

Sông Ngàn Sâu 2470 0.03

Sông Ngàn Sâu 4480 0.03

Sông Ngàn Sâu 7270 0.03

Sông Ngàn Sâu 8820 0.03

Sông Ngàn Sâu 10470 0.03

Sông Ngàn Sâu 11270 0.03

Sông Ngàn Sâu 13570 0.03

Sông Ngàn Sâu 15670 0.03

Sông Ngàn Sâu 17460 0.03

Sông Ngàn Sâu 19810 0.03

Sông Ngàn Sâu 23560 0.03