ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt...

187
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ VĨNH LINH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN GIÁO CA BĐÀO NHA TẠI ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC (THKXVI THKXIX) Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 62.22.50.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ VĂN ANH 2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG HUẾ - NĂM 2015

Transcript of ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt...

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ VĨNH LINH

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN GIÁO

CỦA BỒ ĐÀO NHA TẠI ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC

(THẾ KỶ XVI – THẾ KỶ XIX)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Mã số: 62.22.50.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. LÊ VĂN ANH

2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG

HUẾ - NĂM 2015

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực, được các đồng

tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một

công trình nào khác.

Tác giả luận án

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Mục lục

Ký hiệu viết tắt

Danh mục các bảng

A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 11

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 11

6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 12

7. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 13

B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 13

CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA BỒ ĐÀO NHA TẠI ẤN ĐỘ

VÀ TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI - ĐẦU THẾ KỶ XIX) .................................. 14

1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX) .............. 14

1.1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XVII) ....... 14

1.1.2. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (giữa thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XIX) ...... 33

1.2. Thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XIX) . 44

1.2.1. Hoạt động bước đầu của thương nhân Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (đầu thế kỷ

XVI - nửa đầu thế kỷ XVII) ............................................................................................ 44

1.2.2. Hoạt động thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha Macao với Trung Quốc

lục địa ................................................................................................................................ 50

1.2.3. Quá trình mở rộng thương mại của Bồ Đào Nha ở Macao với các khu vực khác

(thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XIX) ....................................................................................... 57

1.2.4. Sự suy tàn của thương mại Bồ Đào Nha tại Macao (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế

kỷ XIX) ............................................................................................................................. 63

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC GIÁO ĐOÀN BỒ

ĐÀO NHA Ở ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XIX) ..... 67

2.1. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ ......................................... 67

2.1.1. Bước đầu xác lập ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tại Ấn Độ (thế kỷ XVI) ..... 67

2.1.2. Hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVII. ........... 81

2.1.3. Sự suy yếu của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVIII .......... 87

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc ................................ 90

2.2.1. Quá trình truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Macao .............................................. 90

2.2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc lục địa ........................ 94

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ

TRUYỀN GIÁO CỦA BỒ ĐÀO NHA TẠI ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC (THẾ KỶ

XVI - THẾ KỶ XIX) ............................................................................................... 115

3.1. Cơ sở xác lập hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn

Độ, Trung Quốc .................................................................................................... 115

3.1.1. Chính sách hướng biển của Bồ Đào Nha ........................................................... 115

3.1.2. Sự thừa nhận của Giáo hội Rome đối với các vùng đất Bồ Đào Nha xâm chiếm ........ 118

3.1.3. Sự tham gia của Bồ Đào Nha vào thương mại Đại Tây Dương trong thế kỷ XV .. 120

3.1.4. Vai trò của thương nhân Thiên Chúa giáo mới ................................................. 121

3.2. Đặc điểm hoạt động thương mại, truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc ........................................................................................................... 123

3.3. Thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ trong sự đối sánh với

Trung Quốc ........................................................................................................... 132

3.3.1. Vài đối sánh về hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc . 132

3.3.2. Vài đối sánh về công cuộc truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Trung

Quốc và Ấn Độ ............................................................................................................... 138

3.4. Hệ quả quá trình hoạt động thương mại và truyền giáo của người Bồ Đào Nha

tại Ấn Độ và Trung Quốc ..................................................................................... 143

3.4.1. Sự gắn kết thương mại Ấn Độ, Trung Quốc vào mạng lưới giao thương toàn

cầu và hậu quả của chính sách độc quyền nhà nước trong thương mại biển ............. 143

3.4.2. Sự di cư, hình thành các tộc người mới và nạn kỳ thị chủng tộc ...................... 149

3.4.3. Sự tiếp biến ngôn ngữ Bồ Đào Nha trong cộng đồng cư dân châu Á .............. 151

3.4.4. Đối với quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa ................................................. 153

3.4.5. Bồ Đào Nha đặt nền tảng cho quá trình thay đổi cơ cấu động - thực vật trên

phạm vi toàn thế giới ...................................................................................................... 158

C. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 160

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Rs Rupee Tiền Ấn Độ

EIC East India Company Công ty Đông Ấn Anh

£ Pound Đồng bảng Anh

VOC Vereenigde Oost-Indische

Compagnie

Công ty Đông Ấn Hà Lan.

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Hàng hóa nhập khẩu vào Lisbon từ châu Á (Ấn Độ) từ

1505 đến 1518 24

Bảng 1.2 Hàng hóa nhập khẩu vào Lisbon từ châu Á (Ấn Độ) từ

1505 đến 1518 24

Bảng 3.1 Sự phát triển dân số của Lisbon từ 1147 đến 1500 117

Bảng 3.2 Ví dụ về ảnh hưởng của ngôn ngữ Bồ Đào Nha đến tiếng

Quảng Châu 153

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

THUẬT NGỮ

STT Thuật ngữ Chú thích

1 Agency House Hãng đại lý của các tư thương Bồ Đào Nha tại Ấn Độ.

Về bản chất, đây là liên minh thương mại giữa các tư

nhân để tăng cường khả năng cạnh tranh với Hoàng

gia Bồ và các địch thủ người châu Âu khác.

2 Arel Người đứng đầu một hải cảng tại ven biển Ấn Độ vào

đầu thế kỷ XVI.

3 Armada Hạm đội tàu chiến

4 Armazem da India Thực chất là kho vũ khí được xây dựng đầu tiên tại hải

cảng Lisbon. Bộ phận quản lý của Armazem bao gồm

một giám đốc, một thủ quỹ và một vài thư ký, một số

ít thợ thủ công, công nhân, thợ mộc những người được

thuê để đáp ứng cho những yêu cầu của vận chuyển

hàng hóa bằng đường biển. Những kho hàng chứa

hàng của nó luôn có đại bác và số lượng lính canh gác

thường xuyên, hàng hóa hải quân, gỗ, cung ứng cho

các chuyến hải hành đến Ấn Độ. Tại Ribeira Armazem

sản xuất rất nhiều thuyền carrack lớn và các thuyền

nhỏ phục vụ cho thương mại hàng hải đến châu Á.

Văn phòng Armazem còn thiết lập quan hệ với những

thương nhân, những người cung ứng vũ khí, đồ sứ,

rượu và những hàng hóa khác cho các chuyến hải hành

của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt

tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn

Độ là Goa.

5 Arroba 14.4 kg

6 Bengalis Là nhóm dân tộc thiểu số bản địa sinh sống tại Bengal

(hiện nay về phương diện chính trị, khu vực này được

phân chia nằm ở hai quốc gia Bangladesh và Ấn Độ).

Về chủng tộc, họ là sự hỗn huyết giữa người Aryan và

người Mongoloid.

7 Cafila Các đoàn thương nhân lữ hành vận chuyển hàng hóa

bằng đường bộ thông qua Con đường tơ lụa.

8 Capitao- genal Chức vụ nắm quyền quản lý tối cao tại Macao với tư

cách là Tổng trấn hoàng gia và chỉ huy quân sự của

thành phố từ năm 1623.

9 Capitao - mor Là chức vụ cao nhất nhằm quản lý các chuyến tàu

được khởi hành từ Macao đến những hải cảng đã được

chỉ định tại Nhật Bản.

10 Casado Những người Bồ Đào Nha đã có gia đình đến định cư

tại châu Á

11 Casa dos contos Phòng tài chính thuộc Estado da India.

12 Casa da matricula Phòng hộ tịch và hỗ trợ quân sự.

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

13 Carrack Loại tàu lớn có 3 hoặc 4 cánh buồm vuông, được Bồ

Đào Nha sử dụng trong giao thương Á - Âu vào thế kỷ

XV, XVI.

14 Carreira da India Là những hạm đội tàu được tổ chức bởi Hoàng gia Bồ

Đào Nha và khởi hành hàng năm từ Lisbon đến Ấn Độ

(chủ yếu là Goa) theo tuyến thương mại qua mũi Hảo

Vọng. Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 1497

đến 1650, có khoảng 1.033 chuyến tàu khởi hành từ

Lisbon đến Goa.

15 Cartaz Đây là hình thức cấp phép trong thương mại đường

biển được thực hiện bởi người Bồ Đào Nha từ đầu thế

kỷ XVI đến nửa cuối thế kỷ XVIII. Theo đó, các tàu

muốn đến buôn bán với các vùng đất dưới sự kiểm

soát của người Bồ Đào Nha phải được sự cho phép

của Estado và phải đóng thuế theo quy định nếu không

sẽ bị tấn công, đánh đắm bởi lực lượng hải quân Bồ

Đào Nha tại Ấn Độ dương.

16 Cristãos novos Là những người gốc Do Thái sinh sống trên lãnh thổ

Bồ Đào Nha từ rất sớm. Năm 1496, để ngăn chặn khả

năng liên minh giữa người Do Thái, vua Dom Manel

đã ra sắc lệnh cải đạo cưỡng bức đối với tất cả người

Do Thái giáo sống trên lãnh thổ Bồ Đào Nha. Và từ

đây, nhánh Thiên Chúa giáo mới của người Bồ Đào

Nha ra đời.

17 Chattin Những tư thương buôn bán tại Ấn Độ dương không

được sự cho phép của Hoàng gia Bồ Đào Nha.

18 Chalupa Thuyền buồm

19 Chetty Đẳng cấp thương nhân khác nhau ở Nam Ấn Độ, đặc

biệt là ở bang Tamil Nadu.

20 Chulia Chỉ các thương nhân Hồi giáo Tamil định cư tại duyên hải Coromandel ở Nam Ấn Độ.

21 Compagnie Royale

des Indes

Orientales)

Công ty Hoàng gia Đông Ấn của Pháp.

22 Companhia da Índia

Oriental

Công ty thương mại Ấn Độ của Bồ Đào Nha được thành lập vào năm 1628.

23 Concession voyage Thuật ngữ này dùng để chỉ các chuyến tàu thương mại dưới sự kiểm soát của hoàng gia Bồ Đào Nha được bán cho tư thương theo mức giá thỏa thuận. Tư thương sẽ là người trực tiếp thu mua hàng hóa và chở về Lisbon để phân phối lại trên thị trường châu Âu. Hoàng gia Bồ Đào Nha chỉ đóng vai trò thu lợi nhuận theo đúng giá cả thỏa thuận.

24 Conselho

Ultramarino

Hội đồng hải ngoại

Được thành lập vào năm 1642 tại Lisbon, phụ trách

các vấn đề về tài chính trong hoạt động thương mại

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

giữa Hoàng gia Bồ Đào Nha với các thuộc địa (đặc

biệt là Ấn Độ)

25 Council of Trent Hội đồng thế giới lần thứ 19 của Giáo hội Rome (1545

– 1563), đề ra nội dung của việc tự cải cách và làm

sáng tỏ những học thuyết gây tranh cãi với Tin Lành

(Protestism). Hội đồng đóng vai trò quan trọng đem

đến sự hồi sinh cho Nhà thờ Công giáo Rome ở nhiều

khu vực khác nhau tại châu Âu.

26 Cruzado Là một loại tiền xu bằng vàng của người Bồ Đào Nha

có khắc hình chữ thập chính giữa. Đồng xu vàng này

được sử dụng bởi Afonso V (1438-1481) khi tổ chức

một cuộc viễn chinh chữ thập chống lại việc xâm chiếm

Constantinople của người Thổ vào năm 1453. Nó có giá

trị khoảng 400 reis. Ý nghĩa của chữ cruzado trong tiếng

Bồ Đào Nha có nghĩa là chữ thập - thập tự giá của vị

thánh bảo trợ cho Bồ Đào Nha, St George.

27 Ducat Là một loại tiền đồng được đúc bằng vàng hoặc bạc

được sử dụng trong thương mại của châu Âu từ hậu kỳ

trung đại đến thế kỷ XX. Trong đó, ducat vàng của

Venice được xem như tiền tệ trong giao thương quốc

tế, tương tự như dollar Mỹ hiện nay.

28 Dom Được sử dụng như tước hiệu dành cho nam giới thuộc

đẳng cấp quý tộc ở Bồ Đào Nha.

29 Estado da India Thuật ngữ Estado da India - liên bang Ấn Độ được

dùng để chỉ về tất cả các thành phố, pháo đài và các

vùng lãnh thổ mà người Bồ Đào Nha đã kiểm soát

được ở châu Á và Đông Phi. Tuy nhiên, đôi khi thuật

ngữ Estado còn được sử dụng với ý nghĩa rộng hơn

nhiều, bao gồm tất cả các vùng ven biển và các đảo

thuộc phía Đông mũi Hảo Vọng được giới hạn từ cực

đông nam châu Phi đến vùng đất thấp ở cửa sông

Dương Tử. Trong thực tế, cũng có một số khu vực

không nằm trong phạm vi quản lý của cơ quan này (ví

dụ như Macao - Trung Quốc).

30 Foot (feet ) 1 foot = 0.3048 m

31 Fidalgo Cấp bậc thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp quý tộc của

vương triều Bồ Đào Nha.

32 Fishery Coast Vùng duyên hải phía Nam Ấn Độ trải rộng dọc theo

Coromandel từ Tuticorin đến Comorin

33 Foro da chao Tiền thuê đất mà người Bồ Đào Nha ở Maccao phải

trả cho chính quyền Trung Quốc 34 Gaunkar Thuật ngữ này có ý nghĩa lịch sử hết sức sâu sắc. Đây

là tên gọi dành cho hậu duệ trực tiếp của những người chủ sở hữu đất đai trong làng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ một tổ chức được gọi là công xã có nghĩa là Tổ chức kinh tế xã hội nông thôn Ấn Độ cổ đại được

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

thành lập bởi các cư dân bản địa người Ấn Độ hàng ngàn năm trước khi Bồ Đào Nha xâm nhập. Một công xã được xác định rõ ràng thông qua ranh giới đất đai giữa các làng, sự tương tác trong tôn giáo, xã hội và cách thức quản lý. Trong mỗi công xã có nhiều Gaunkar. Như vậy, ý nghĩa chính xác nhất của thuật ngữ này đó là những người đồng sở hữu đất đai và tài sản của công xã. Đất đai của công xã không được phép thế chấp, trả nợ trong bất kỳ một tình huống nào, bởi bất kỳ một cơ quan hay cá nhân nào.

35 Galleon Loại thuyền buồm lớn có tải trọng trên 1.000 tấn được trang bị đại bác, thường được các nước châu Âu sử dụng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.

36 Galiota Loại thuyền có tải trọng từ 300 đến 400 tấn

37 Go-shuin-sen Thương mại đường biển của người Nhật Bản được sự cho phép của Tướng quân ở biển Nam Trung Quốc vào thế kỷ XVII.

38 Guilders Là loại tiền tệ được lưu hành tại Hà Lan trước khi áp dụng đồng Euro. 1 guilder = 100 cent.

39 Guangzhou co-hong Liên minh thương nhân Quảng Đông hoặc phường hội quản lý hoạt động thương mại với các thương nhân phương Tây tại Quảng Đông trước chiến tranh Thuốc phiện lần thứ nhất (1839 - 1842).

40 Haijin Chính sách hải cấm của triều Minh thi hành ở Trung Quốc.

41 Hong hoặc co-hong Phường hội hay liên minh thương nhân Trung Quốc.

42 Hundi Hundi đầu tiên và cổ nhất còn được biết đến có từ thế kỷ XII và sau đó được nhân rộng do sự đơn giản, chi phí thấp và tính hiệu quả của nó. Từ hundi là một thuật ngữ chung có nguồn gốc từ tiếng Phạn (Sankrit) có nghĩ là “tập trung” .

43 Inforos Địa tô

44 Inter Caetera Ngày 03 và 04 tháng 5 năm 1493 Giáo hoàng

Alexandre VI đã ký sắc lệnh Inter Caetera phân chia thế

giới truyền giáo cho hai nước mà đường ranh là kinh

tuyến 30 0 từ Bắc xuống Nam cực - đi ngang qua quần

đảo Azores thuộc Bồ Đào Nha - Tây kinh tuyến từ nay

thuộc Tây Ban Nha bảo trợ truyền giáo, phần này gồm

cả tân thế giới (châu Mỹ). Đông kinh tuyến còn lại

thuộc Bồ Đào Nha gồm châu Phi và châu Á. Riêng ở

vùng Viễn Đông thì Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản

đều thuộc lĩnh vực truyền đạo của Bồ Đào Nha.

45 Jansenism Là phong trào Thần học Ky tô giáo được tiến hành đầu tiên tại Pháp. Phong trào bắt nguồn từ tác phẩm của nhà Thần học người Hà Lan Cornelius Jansen. Trung tâm của phong trào là nhà nguyện Port-Royal thuộc Paris.

46 Khandi Còn có tên gọi là Candil - một đơn vị dùng để tính

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

khối lượng thường được sử dụng tại phần Ấn Độ thuộc Anh, Afghanistan, Ba Tư và Arab cũng như đế quốc Mogul. 1 candil = 20 maon (1 maon dao động từ 11 kg đến 72

1/2 kg).

47 Kallar và Maravar Đây là nhóm người thuộc cộng đồng Mukkulathor - cư dân bản địa sinh sống ở các thị xã trung và Nam của Tamil Nadu, Ấn Độ. Cộng đồng này phục vụ như những chiến binh hoặc chủ đất nắm quyền thống trị từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Họ cũng sinh sống bằng khai thác mỏ than đá và sắt

48 Kilwa Là một hòn đảo thuộc duyên hải Đông Phi, ngày nay là Tanzania. Vào thế kỷ XII, dưới thời trị vì của vương triều Abu'-Mawahib, Kilwa đã trở thành thế lực hùng mạnh nhất vùng ven biển Đông Phi.

49 Mappila Nhóm thương nhân Hồi giáo buôn bán tại Malabar.

50 Marathas Người Ấn Độ giáo cư trú tại Maharashtra thuộc trung tâm phía Tây Ấn Độ.

51 Mendicant orders Là những giáo đoàn sinh sống bằng các hoạt động từ thiện. Về nguyên tắc những giáo đoàn này không có tài sản riêng hoặc chung. Theo đó, họ đang thực hiện sứ mệnh truyền giáo bằng cách sống giản dị và sử dụng toàn bộ thời gian vào những công việc mang tính chất tôn giáo. Dòng Dominicains và Franciscains cũng thuộc vào nhóm này.

52 Metizo Những người con lai mang trong mình hai dòng máu: Á - Âu. Họ phần lớn là con cháu mà bố là người Bồ Đào Nha và mẹ là phụ nữ bản địa.

53 Moor Là một thuật ngữ trong tiếng Anh để gọi những người Hồi Giáo hiện nay đang sinh sống tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nguồn gốc của cộng đồng này là sự hỗn huyết giữa Arab, Tây Ban Nha và Amazigh (Berber). Người Moor đã tạo nên nền văn minh Arab Andalusian và định cư thường xuyên như là người tị nạn ở Bắc Phi giữa thế kỷ XI và XVII. Đôi khi thuật ngữ này còn được mở rộng để chỉ người Hồi giáo nói chung.

54 Nayak Có nghĩa là người cai trị. Đây là thuật ngữ được sử dụng khi vương triều Keladi Nayaka lên cầm quyền trong giai đoạn 1499 - 1763. Vào 1565, các Nayak đã xác lập quyền lực trên phạm vi lãnh thổ của đế quốc Vijayanagar trước đây.

55 Nayar Cộng đồng Hindu giáo sinh sống ở phía Nam Ấn Độ thuộc bang Kerala.

56 Nau Thuật ngữ dùng để chỉ các tàu có kích thước lớn được sử dụng trong các chuyến hải hành vượt đại dương từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV.

57 Naveta Loại tàu chở hàng hóa có tải trọng 300 tấn.

58 Old Goa Là một thành phố có giá trị lịch sử quan trọng nằm ở

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

ngoại ô phía Bắc của Goa hiện nay. Thành phố này được xây dựng bởi Hồi vương Bijapur vào thế kỷ XV và trở thành kinh đô của Estado da India từ thế kỷ XVI đến XVIII. Thành phố đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

59 Oriya Họ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Odia, Odri, Utkaliya, Kalingi, trong tiếng latin là Uri. Đây là nhóm dân tộc ở phía đông Ấn Độ theo Hindu giáo và chiếm đa số trong các bang nằm ở duyên hải phía Đông Odisha, và chiếm số lượng nhỏ tại Andhra Pradesh, Tây Bengal, Karnataka, Jharkhand và Chhattisgarh.

60 Ounce 28.35 g

61 Outvidor Thẩm phán do tổng trấn người Bồ tại Estado da India bổ nhiệm đến cư trú tại Macao trong 3 năm.

62 Pagoda Một loại tiền tệ bằng vàng hoặc một nửa vàng được sử dụng bởi các vương triều người Ấn (như Kadambas của Hangal,the Kadambas của Goa, và đế quốc Vijaynagar), cũng như Anh, Pháp và Hà Lan

63 Palaiyakkarar Là tước hiệu phong kiến của những người đứng đầu một phần lãnh thổ hoặc lãnh đạo chiến dịch quân sự được bổ nhiệm bởi người cai trị Nayaka ở Nam Ấn (thuộc vương quốc Vijayanagar, Madurai Nayakas và vương triều Kakatiya) trong suốt thế kỷ XVI - XVIII.

64 Pancada Là những quy định về giá cả được sử dụng bởi các

daimyo tại Nagasaki (Nhật Bản) nhằm thu mua tơ lụa

Trung Quốc theo tỷ lệ được điều chỉnh mở mức thấp

nhất. Hệ thống này còn được sử dụng tại Manila

65 Pardesi Nhóm thương nhân người nước ngoài tham gia buôn

bán tại duyên hải Ấn Độ gồm: người Arap, Ba Tư, Thổ

Nhĩ Kỳ, Somali, Maghreb…

66 Pataxo Loại tàu có tải trọng 300 đến 400 tấn

67 Peso 1 peso = 0.8 tael = 0.8 cruzado = 1.07 xerafines

68 Picol = 1331 /2 pounds

69 Pound = 0.45359237 kg

70 Propaganda Vào ngày 6/1/1622, giáo hoàng Gregory XV đã quyết

định cho ra đời Phái bộ truyền giáo đức tin (Sacred

Congregation for the Propagation of the Faith). Đối

với Ấn Độ, Propaganda chính thức xuất hiện thông

qua một nhân vật khá nổi tiếng Matthew de Castro.

Sau khi được thụ phong linh mục tại Rome, Matthew

xin phép trở về quê hương với tư cách đại diện của

Giáo hoàng cũng như của Propaganda có trách nhiệm

quản lý đối với Thiên Chúa giáo ở Đông Ấn. Vào cuối

1633, ông trở về Goa sau 12 năm xa cách đánh dấu sự

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

xuất hiện của Proganda tại Ấn Độ.

71 Provedor-Mor dos

Defuntos e

Ausentes

Đây là chức vụ mà Captain-mor nắm giữ cho đến

1589 với ý nghĩa “Người quản lý những tài sản của

người chết và những người vắng mặt”. Theo đó, khi

một thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao qua đời thì

capitao-mor có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp

lý và chuyển đến Estado da India ở Goa - nơi chúng

được dàn xếp để phân chia cho những người thừa kế ở

Bồ Đào Nha hoặc các vùng đất khác theo di chúc

72 Quintal 100 kg

73 Raja Một thuật ngữ lịch sử xuất hiện trong kinh Vệ Đà

(Rigveda) của Ấn Độ dùng để gọi người đứng đầu

một gia tộc. Trước kia, các học giả thường gọi là

“vua” nhưng hiện nay được dịch là “trưởng tộc”.

74 Real Một loại tiền đồng được đúc bằng bạc của người Tây

Ban Nha.

75 Relação Tòa án tối cao thuộc Estado da India.

76 Renda Renda là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc bán

nguồn lợi của Estado da India cho người trả giá cao

nhất. Thời hạn của một renda là khoảng 3 năm.

Người có được renda phải có người bảo lãnh và nộp

một số tiền đặt cọc trước khi ký hợp đồng.

77 Ring Nhóm thương nhân đại diện cho các daimyo ở 5

thành phố Edo, Kyoto, Osaka, Sakai và Nagasaki nắm

độc quyền trong nhập khẩu tơ lụa vào Nhật Bản.

78 Sarraf Thuật ngữ dùng để chỉ những chủ ngân hàng người

Bồ Đào Nha đầu tiên tại Ấn Độ

79 Senado da Camara Hội đồng thành phố

80 Sephardim Các thế hệ sau của những người Do Thái ở Bồ Đào

Nha và Tây Ban Nha bị trục xuất theo sắc lệnh 1492.

81 Sofala Hiện nay thuộc tỉnh Sofala ở Mozambique. Vương

quốc Sofala được ra đời vào khoảng năm 700. Người

Arab và Ba Tư bắt đầu đến đây giao thương vào thế kỷ

X. Pêro da Covilhã là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha

đầu tiên đặt chân đến vùng đất này vào năm 1489.

Trong chuyến viễn chinh đến Ấn Độ, Da Gama đã cho

tàu cập bến và tìm hiểu thông tin về địa điểm này.

82 Santa Casa da

Misericordia

Hội huynh đệ. Tổ chức này có trách nhiệm chăm sóc

người nghèo, người bệnh và trẻ mồ côi.

83 Syriac Orthodox

Church

Còn được gọi là Syriac Orthodox Patriarchate of

Antioch and All the East quản lý 6 nhà thờ:

Coptic, Ethiopia, Eritrea, Syriac, Malankara Syrian

(Nhà thờ Chính thống giáo Ấn Độ) và Nhà thờ Tông

đồ Armenia.

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

84 Tael Đơn vị thuộc hệ thống đo lường được áp dụng chủ yếu

ở vùng Viễn Đông thường được dịch là “lạng” hay

“lượng” trong tiếng Việt. 1 tael ở Quảng Châu = 37.5

grams, 1 tael Thượng Hải = 33.9 g…

1 tael = 1 cruzado

= 1.33 xerafines

85 Taluka Là thuật ngữ Bồ Đào Nha sử dụng để chỉ 12 đơn vị

hành chính dưới Goa. Trong thời kỳ cai trị của Bồ Đào

Nha, Goa được chia làm 2 khu vực: Bắc Goa và Nam

Goa với 12 taluka: Bardez, Bicholim, Pernem, Ponda,

Sattari, Tiswadi, Dharbandora, Canacona, Mormugao,

Salcette, Sanguem, Quepem.

86 Tangas = 60 reis

87 Treaty of Amiens 1 Được ký kết vào ngày 27/3/1802 giữa Anh, Pháp, Tây

Ban Nha và Cộng hòa Batavia (Hà Lan) chấp nhận duy

trì nền hòa bình tại châu Âu trong 14 tháng suốt cuộc

chiến tranh Napoleon. Theo đó, quyền lực và lãnh thổ

của Bồ Đào Nha phải được tôn trọng, ngoại trừ việc

Pháp tiếp nhận Guinea thuộc Bồ Đào Nha.

88 Tordesillas Hòa ước này được ký kết vào ngày 7/6/1494 nhằm

giải quyết những tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây

Ban Nha sau chuyến phát kiến địa lý của Christopher

Columbus (1492). Theo hiệp ước này, thế giới được

phân định bằng đường kinh tuyến tưởng tượng kéo dài

từ Nam đến Bắc cách quần đảo Cape Verde 370 hải lý

(1.770 km) về phía Tây. Như vậy, vương quốc Castille

cùng quần đảo Canaries thuộc về triều đình Tây Ban

Nha, còn các đảo Madeira, Porto Santo, quần đảo

Azores, Cape Verde cũng như quyền chinh phục

vương quốc Fez hoặc Fès (Maroc) và quyền đi lại

bằng đường biển ở phía Nam đường vĩ tuyến chạy qua

quần đảo Canaries thuộc về triều đình Bồ Đào Nha.

Vùng đất Brazil được khám phá trước khi hiệp ước

này được ký kết, vì thế nó thuộc chủ quyền của Bồ

Đào Nha

89 Xerafines Đồng bạc được sử dụng trong phần lãnh thổ Ấn Độ

thuộc Bồ Đào Nha. 1 xerafim = 300 reis

90 Zamorin Là tước hiệu hoàng gia của những tiểu vương Hindu

giáo trong thời trung đại ở Calicut trên duyên hải

Malabar Coast (hiện nay là Kerala). Zamorin cai trị

trong 6 thế kỷ (XII -s XVIII) với kinh đô tại

Calicut, một trung tâm thương mại quan trọng phía

Nam Ấn Độ.

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

91 Wako Cướp biển người Nhật Bản, hoạt động tại bờ biển Trung

Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Tuy

nhiên, thành phần tham gia mạng lưới này còn có cả

người Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á

92 Vedoria da fazenda Ủy ban quản lý ngân khố thuộc Estado da India

93 Vedor da fazenda Nhân viên quản lý ngân khố thuộc Estado da India

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát kiến địa lý là một những thành tựu vĩ đại trong lịch sử nhân loại, “một cuộc

cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức. Với tư cách là quốc gia tiên

phong của kỷ nguyên khám phá (Discovery Age), Bồ Đào Nha đã góp phần khai mở

những trang sử đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây khi thiết lập hệ thống

thương điếm trải dài từ duyên hải Tây Phi đến tận vùng Viễn Đông xa xôi1 và kiến

tạo đế quốc mậu dịch hàng hải đầu tiên trong thời cận đại - Estado da India. Như vậy, đây

không chỉ là bước ngoặt trong lịch sử Bồ Đào Nha mà còn là thời kỳ chuyển mình mạnh

mẽ dẫn đến những thay đổi bản chất trong quan hệ giữa phương Đông và phương Tây.

Trong mạng lưới nhượng địa của Bồ Đào Nha trên toàn châu Á, các thương điếm

ven biển Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò nổi bật, không thể thay thế. Vốn xem

thương mại là trọng tâm và hoạt động với mục đích thiết lập nền thương mại “nhân

đôi” nên Bồ Đào Nha đã duy trì một lúc hai tuyến giao thương: ngoại tuyến và nội

tuyến, với các mối quan hệ chồng chéo vô cùng phức tạp. Thế nhưng, những thương

điếm như Cochin, Goa, Malacca và Macao...lại được kết nối vô cùng linh hoạt, vận

động nhịp nhàng trong một mạng lưới thương mại mang tính quốc tế đầu tiên của

thời kỳ cận đại. Vì thế, thông qua việc phục dựng tương đối chân xác diện mạo của

giai đoạn lịch sử để lại nhiều dấu ấn, luận án còn đi sâu phân tích để rút ra đặc điểm

của đế quốc Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc (trong sự đối sánh với một số đế

quốc tư bản chủ nghĩa thời bấy giờ như Hà Lan, Anh).

Bên cạnh đó, mặc dù có cùng cơ chế quản lý và nhiều nét tương đồng trong quá trình

phát triển nhưng hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn

tại ít nhiều dị biệt. Khác với thương mại tại Ấn Độ, ở Trung Quốc, Bồ Đào Nha không

dùng vũ lực để xâm chiếm đất đai, xây dựng pháo đài, kiểm soát thương mại mà một

phương thức mềm mỏng hơn đã được lựa chọn để xâm nhập vùng đất này: chấp nhận

vị trí trung gian, kết nối tuyến giao thương giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc trưng

của thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao là triển khai một phương thức thương mại

biển tương đối ôn hòa, không chịu nhiều sự chi phối của Estado da India. Sự tương

đồng và dị biệt của hai mạng lưới thương điếm có cùng chủ sở hữu này không những

có ý nghĩa khoa học đầy lý thú mà còn để lại nhiều bài học quý giá cho lịch sử.

Sự song hành giữa thương mại và truyền giáo trong quá trình hoạt động của Bồ

Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc được các học giả ví von như “đôi cánh của một con

1 Các hải cảng của Nhật Bản được xem là điểm cuối trong chuỗi hệ thống thương điếm của đế quốc mậu dịch Bồ

Đào Nha

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

2

chim”. Nếu trong thương mại, lách qua “khe cửa hẹp” của thể chế độc quyền, các tư

thương đã đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các khâu của quá trình thu mua - vận

chuyển - bán hàng hóa thì trong lĩnh vực truyền giáo, tất cả hoạt động của các giáo

đoàn đều chịu sự chi phối của vua Bồ Đào Nha (theo những sắc chỉ được ký kết và

ban hành bởi Giáo hoàng tại Rome). Trong gần một thế kỷ, ba giáo phận Goa,

Malacca và Macao lần lượt ra đời đánh dấu thành tựu trong hoạt động truyền giáo

của các giáo đoàn Bồ Đào Nha. Nếu ở Ấn Độ, quá trình truyền giáo được tiến hành

khá thuận lợi thông qua việc sử dụng vũ lực cưỡng ép người dân bản địa phải cải đạo

thì các linh mục Dòng Tên phải rất vất vả để xâm nhập vào Trung Quốc. Một nhà

nước tập quyền vững mạnh với nền văn hóa chịu ảnh hưởng đậm nét của học thuyết

Nho giáo đã buộc các linh mục Bồ Đào Nha phải thay đổi một phần cách thức truyền

đạo. Đây là vấn đề gây tranh cãi trong thời gian dài giữa các linh mục Dòng Tên

Trung Quốc với Giáo hội Rome. Vì vậy, tìm hiểu về hoạt động truyền giáo của Bồ

Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc còn cho chúng ta thấy sự thích ứng của tôn giáo

đối với các nền văn hóa, các thể chế chính trị khác nhau như thế nào.

Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về đế quốc mậu dịch Bồ Đào Nha cũng như hoạt

động thương mại và truyền giáo của nó ở Ấn Độ, Trung Quốc vẫn còn là mảng trống.

Trong các chương trình đào tạo cử nhân Lịch sử, thạc sĩ Lịch sử thế giới, nhận thức

của sinh viên về quá trình xác lập quyền lực thương mại biển của Bồ Đào Nha còn

khá chung chung. Những hiểu biết về vai trò của các linh mục Bồ Đào Nha tại Trung

Quốc và Ấn Độ cũng hết sức mờ nhạt.

Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và

truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)” làm

đề tài cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề trong nước

Việc Bồ Đào Nha khai mở thành công con đường biển đến châu Á và thiết lập

được hệ thống cứ điểm thương mại và truyền giáo tại Ấn Độ, Trung Quốc là một

trong những bước ngoặt quan trọng của lịch sử nhân loại. Thế nhưng cho đến nay,

vấn đề này vẫn chỉ được trình bày một cách sơ lược trong một số giáo trình cũng như

trong những tác phẩm viết về lịch sử thế giới.

Lịch sử các cuộc phát kiến địa lý đã được đề cập đến trong nhiều cuốn giáo trình

Lịch sử thế giới, như: Lương Ninh, Đặng Đức An (1976), Lịch sử thế giới trung đại

(quyển 2, tập 1, châu Âu thời hậu kỳ trung đại), NXB Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Gia

Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn Là (2003), Lịch sử thế giới trung

đại, NXB Giáo dục, Hà Nội;…Các cuốn giáo trình này, trong khi phân tích những

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

3

nguyên nhân và tiền đề thúc đẩy các quốc gia Tây Âu (trong đó có Bồ Đào Nha) tiến

hành viễn chinh, tìm con đường hàng hải mới sang Ấn Độ, đã nhấn mạnh ưu thế đặc

trưng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha như vị trí địa lý nằm ven Đại Tây Dương, phát

minh la bàn, hải trình, tàu caravel và những thiết bị cho các chuyến đi biển dài ngày.

Quá trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha cũng được đề cập khái quát trong

các cuốn sách chuyên khảo về lịch sử Ấn Độ, lịch sử Trung Quốc, như: Nguyễn

Thừa Hỷ, “Ấn Độ qua các triều đại”, NXB Giáo dục; Vũ Dương Ninh (chủ biên,

1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Hiến Lê, “Sử Trung Quốc”

(2 tập, 1982)…Điểm chung của các tác phẩm này là sự trình bày mang tính sơ

lược về quá trình xác lập thương điếm của Bồ Đào Nha ven Ấn Độ Dương, vịnh

Bengal và Trung Quốc. Hoạt động giao thương giữa Bồ Đào Nha với Ấn Độ và

Trung Quốc gần như không được nói đến.

Lịch sử truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc cũng

gần như là một mảng trống. Chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu các sự kiện liên quan thông

qua những cuốn sách sau: “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” (quyển 1 - Các thừa sai

Dòng Tên (1615-1665)), 1959; “Bồ-Đào-Nha, Tây-Ban-Nha, Hoà-Lan giao tiếp với Đại

Việt thế kỷ XVII, XVIII”, tủ sách nghiên cứu Sử Địa của Nguyễn Khắc Ngữ; “Lịch sử

giáo hội công giáo” I, II của Linh mục Bùi Đức Sinh O.P,…Trong nội dung của các tác

phẩm tuy không đề cập đến một cách trực tiếp hoạt động truyền giáo ở Ấn Độ hay

Trung Quốc nhưng đã phác họa những nguyên nhân thúc đẩy quá trình liên kết giữa

“vương quyền” Bồ Đào Nha với Giáo hội Rome để mở rộng quyền lực sang phương

Đông. Đặc biệt, trong cuốn 'Việt Nam giáo sử” của Phan-Phát-Huồn (1958), Nha tuyên

uý Sài Gòn cung cấp nguồn tư liệu đáng tin cậy về quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo

của người Bồ Đào Nha tại châu Á, nhất là các sắc chỉ của Giáo hội Rome về việc thành

lập 3 giáo phận Malacca, Goa (Ấn Độ) và Macao (Trung Quốc). Thông qua những sự

kiện quan trọng trong lịch sử truyền giáo của Giáo hội Rome tại phương Đông, tác giả

cũng trình bày một số hoạt động của các giáo sĩ dòng Dominicains (Đa Minh) ở Trung

Quốc. Trong Luận văn Thạc sĩ của Phạm Văn Thắng (2001) tại Đại học Sư phạm Huế

về “Quá trình Thiên Chúa giáo du nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thời cận

đại”, tác giả cũng trình bày hoạt động của giáo sĩ Matteo Ricci (Dòng Tên) ở Trung

Quốc nửa sau thế kỉ XVI.

Trên một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,

Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Lịch

sử quân sự …cũng chỉ có những bài viết đề cập đến hoạt động truyền giáo của các

giáo sĩ tại châu Á: Bài “Hương liệu và linh hồn” của Trần Tam Tỉnh đăng trên tạp

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

4

chí Lịch sử Quân sự đi sâu tìm hiểu mục đích của các chuyến viễn chinh do người

Bồ Đào Nha tổ chức đến châu Á, chỉ ra mối quan hệ giữa mục đích thương mại và

tôn giáo trong các chuyến viễn chinh này; các bài viết của Nguyễn Văn Kiệm như:

“Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam, thực chất. hậu quả và hệ luỵ”

tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 9/1987; “Sự truyền bá đạo Thiên Chúa ra vùng đất ngoại

từ phát triển địa lý đến hết thế kỉ XIX “, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 4/2001…đã phân

tích những tác động và vai trò của công cuộc phát kiến địa lý đối với hoạt động

truyền giáo của Giáo hội Rome từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, trong đó chú ý đến hoạt

động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Việt Nam. Trong bài “Sự du nhập đạo Thiên

Chúa vào Việt Nam trong sự đối sánh với Trung Quốc và Nhật Bản “ của Nguyễn

Văn Tận, đăng trên Nghiên cứu Nhật Bản (2.2004) tác giả chủ yếu phân tích những

nét tương đồng và dị biệt trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, Trung Quốc và

Nhật Bản.

Như vậy, vấn đề hoạt động thương mại, truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và

Trung Quốc vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào đề cập đến. Những cuốn

sách, những bài báo, những đề tài ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án được chia

làm hai mảng chính:

+ Những nghiên cứu chung về lịch sử Ấn Độ, Trung Quốc còn khá ít ỏi. Trong các

công trình này, phần lớn tác giả chỉ đề cập đến quá tình tiếp xúc giữa Bồ Đào Nha với

Ấn Độ và Trung Quốc một cách sơ lược và khái quát.

+ Vấn đề truyền giáo chỉ có những cuốn sách viết về Thiên Chúa giáo tại Việt

Nam, gần như không có một nguồn tài liệu nào bằng tiếng Việt mà chúng tôi tiếp

cận được trình bày trực tiếp về Thiên Chúa giáo tại Ấn Độ hoặc Trung Hoa.

Do vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào trình bày toàn

diện và có hệ thống về các nội dung liên quan đến đề tài luận án.

2.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài

Nếu như ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về hoạt động thương

mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc còn quá khiêm tốn thì

vấn đề này rất được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm.

2.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào

châu Á

Đây là vấn đề mang tính khoa học lý thú, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà

Sử học được thể hiện thông qua số lượng các công trình xuất bản liên quan đến nội

dung này. Tiêu biểu như: B.W.Diffie và G.D.Winius (1977), Foundations of the

Portuguese Empire, 1415-1580, University of Minnesota, Mineapolis; M. D. D.

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

5

Newitt (1986), The First Portuguese Colonial Empire, University of Exeter Press;

A.R.Disney (2009), A History of Portugal and the Portuguese Empire: From

Beginnings to 1807, volume 2: The Portuguese empire, Cambridge University

Press, London;…Mặc dù phần lớn các công trình trên đều trình bày một cách có hệ

thống về quá trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha từ các cứ điểm ven biển Tây

Phi đến Ấn Độ - Đông Nam Á - Viễn Đông nhưng cách thức chọn lựa sự kiện và

quan điểm đánh giá lại khác nhau. Cụ thể: Trong tác phẩm Foundations of the

Portuguese Empire, 1415-1580, B.W.Diffie và G.D.Winius (1977) tìm hiểu về mối

quan hệ giữa Đông - Tây trong thời cổ đại, điểm vài nét sơ lược về quá trình hình

thành đất nước Bồ Đào Nha. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích từng giai đoạn

một trong quá trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha tại châu Á từ các chuyến viễn

chinh của Cabral đến A.Albuquerque và các tổng trấn sau này. Ở chiều hướng khác,

thông qua tác phẩm “A History of Portugal and the Portuguese Empire: From

Beginnings to 1807”, A.R.Disney đi sâu tìm hiểu quá trình xâm nhập của Bồ Đào

Nha vào Ấn Độ và tập trung phân tích cách thức hình thành, phát triển quyền lực

thương mại của Bồ Đào Nha thông qua việc thiết lập Estado da India.

Tuy nhiên, trình bày một cách toàn diện, ngắn gọn và dễ hiểu nhất về đế quốc Bồ

Đào Nha là tác phẩm “Portuguse Empire in Asia, 1500-1700, A Political and

Economic History” London and New York, được tái bản vào năm 2002. Công trình

này là một trong những tư liệu tham khảo quan trọng của đề tài. Điều khác biệt của

công trình không chỉ dừng lại ở việc phân chia các giai đoạn và trình bày hết sức rõ

nét những vấn đề kinh tế - chính trị của đế chế mà còn phân tích những luận điểm

của cả các học giả châu Á và châu Âu về nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của đế

quốc Bồ Đào Nha. Trên cơ sở trình bày một cách sơ lược quá trình xâm nhập của Bồ

Đào Nha vào các vùng đất khác nhau ở châu Á, tác giả đã đi sâu làm nổi bật những

nguyên nhân đặc trưng khiến cho Bồ Đào Nha phải thực hiện các chuyến viễn chinh

đến châu Á bằng đường biển, đặc biệt là quá trình đấu tranh và thắng thế của chủ

nghĩa trọng thương trong triều đình Bồ Đào Nha. Không những thế, quá trình xâm

nhập của Bồ Đào Nha vào Ấn Độ, Trung Quốc cũng được tác giả chú ý đề cập đến

trên cả hai bình diện thương mại và truyền giáo.

Trong thời gian gần đây, nhiều cuốn sách viết về “thời đại khám phá” đã được dịch và

xuất bản bằng tiếng Việt, tiêu biểu như: Vũ Bội Tuyền (1997), Mười nhà thám hiểm lừng

danh thế giới, NXB Thanh Niên; Trương Quảng Trí (ch.b, 2003), Phong Đảo dịch, 10 nhà

thám hiểm lớn thế giới, NXB Văn hóa Thông tin; Văn Sính Nguyên, Những câu chuyện

về lịch sử phương Tây - phát hiện lục địa mới, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. Các tác giả

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

6

đã phân tích chuyến du hành của Marco Polo và tác động của cuốn sách “Marco Polo du

ký” đối với xã hội Tây Âu thời hậu kỳ trung đại. Những chuyến viễn chinh của

Christopher Colombus, Vasco da Gama hay chuyến đi vòng quanh thế giới của Ferdinand

Magellan cũng được đề cập một cách chi tiết. Những chuyến đi của da Gama đến Calicut,

Cochin là nguồn tư liệu quý giá để tìm hiểu về phương thức xác lập thương điếm trong

giai đoạn đầu tiên của Estado da India.

Mặc dù vậy, những nghiên cứu phong phú về quá trình bành trướng của Bồ Đào

Nha từ một nhà nước nhỏ bé ven bờ Đại Tây Dương đến một đế chế hùng mạnh

được chúng tôi sử dụng như những tư liệu lịch sử quan trọng để phục vụ cho việc

thực hiện đề tài.

2.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha ở

Ấn Độ và Trung Quốc

Trong quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu, chúng tôi xác định rõ ràng quan điểm

nghiên cứu: nghiên cứu về hoạt động thương mại biển của một đế quốc dưới góc độ

lịch sử. Vì vậy, chúng tôi không quá chú trọng vào những tác phẩm kinh tế thuần

túy. Với mức độ rộng lớn về phạm vi kiến thức của vấn đề, đã có khá nhiều công

trình xuất bản đề cập đến quan hệ giao thương giữa Bồ Đào Nha và Ấn Độ như:

J.C.Boyajian (2007), Portuguese Trade in Asia under the Habsburgs, 1580-1640,

JHU Press hoặc Merchants, Companies and Trade: Europe and Asia in the Early

Modern Era của Chaudhury Sushil & Morineau Michel (2007); F.C.Danvers (1988),

The Portuguese in India: Being a History of the Rise and Decline of Their Eastern

Empire, London: W.H.Allen & co, limited; Pius Malekandathil (2001), Portuguese

Cochin and the Maritime Trade of India, 1500-1663; European Commercial

Enterprise in Pre-Colonial India của Om Prakash (2008); Trade and Finance in

Portuguese India: A Study of the Portuguese Country Trade, 1770-1840 của Celsa

Pinto …Thông qua những tác phẩm này, các tác giả tập trung khắc họa quá trình

bành trướng quyền lực của Bồ Đào Nha tại vùng duyên hải Ấn Độ. Việc thiết lập độc

quyền thương mại đối với một số mặt hàng, sự ra đời và áp dụng thể chế cartaz tại

Ấn Độ dương.

Thế nhưng phần lớn các tác phẩm trên đều tập trung vào giai đoạn phát triển

hưng thịnh của đế quốc Bồ Đào Nha, sự suy tàn quyền lực thương mại chỉ được đề

cập đến ở một số khía cạnh. Điều đó đã được bổ khuyết trong Luận án Tiến sĩ Lịch

sử tại Đại học Goa với đề tài “History of Trade and commerce in Goa: 1878 -

1961” của Murelle Maria Leonildes da Costa. Mặc dù giai đoạn 1878 - 1961 mới là

nội dung chính của luận án, tuy nhiên trong chương 2 và chương 3 của luận án, tác

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

7

giả cũng trình bày những dữ liệu cần thiết về hoạt động của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Tác giả đã đặt Bồ Đào Nha trong mối

tương quan với Anh cũng như đi sâu phân tích sự thỏa hiệp của Anh và Bồ về việc

chuyển nhượng các quyền lợi, các mặt hàng….Qua đó, cho thấy sự khôn khéo

trong đường lối đối ngoại đã khiến Anh thu được rất nhiều lợi nhuận từ Bồ Đào

Nha mà không cần sử dụng bạo lực. Một Bồ Đào Nha yếu kém về chính trị, già cỗi

và bảo thủ về đường lối đã đánh mất hoàn toàn vai trò của mình trong giao thương

với Ấn Độ vào nửa đầu thế kỷ XIX.

Xu hướng nghiên cứu về một số thương điếm nổi bật của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

như Goa, Cochin…được thể hiện qua các tác phẩm: Portuguese in the Tamil

coast: historical explorations in commerce and culture, 1507-1749 (1998) của

Jeyaseela Stephen; Goa-Kanara Portuguese Relations, 1498-1763 (2000) của

B.S.Shastry; C.J.Borges, Oscar Guilherme Pereira, Hannes Stubbe (2000), Goa and

Portugal: History and Development, Concept Publishing Company….

Như vậy, mặc dù không có một công trình chuyên khảo nào về thương mại Bồ

Đào Nha tại châu Á từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nhưng những tác phẩm vừa được

chúng tôi đề cập đến cũng phần nào đã khái quát bức tranh thương mại của đế chế

Bồ Đào Nha. Việc móc nối, liên kết các giai đoạn, các sự kiện lịch sử từ những công

trình khác nhau đã xuất bản là nền tảng quan trọng để chúng tôi đi sâu tìm hiểu vào

một khía cạnh nhỏ của vấn đề.

Nếu so sánh với Ấn Độ thì các nghiên cứu về hoạt động giao thương của Bồ Đào

Nha tại Trung Quốc (mà chúng tôi tiếp cận được) còn khá khiêm tốn. Ngoại trừ một

vài tác phẩm tập trung đi sâu vào ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Macao, còn lại vẫn

là những công trình sơ khảo mang tính chất chung chung. Dựa vào các tác phẩm viết

về lịch sử Trung Quốc, chúng tôi chọn lọc các sự kiện lịch sử liên quan đến người Bồ

Đào Nha, như: The Cambridge History of China: Volume 8, The Ming Dynasty

(1368-1644) của Denis C. Twitchett, Frederick W. Mote (1998); hay Willard J.

Peterson (2002) với The Cambridge History of China: Volume 9, Part 1, The Ch'ing

Empire to 1800….Đây là hai cuốn nằm trong bộ sách viết về lịch sử Trung Quốc từ

thời nguyên thủy đến đương đại được Cambridge University xuất bản. Trong

Volume 8, từ trang 333 đến 353, tác giả đã trình bày quá trình xâm nhập của Bồ Đào

Nha vào Trung Quốc từ 1514 đến 1524 cũng như thương mại giữa Macao vàs

Nagasaki (1572 - 1640).

Vấn đề thương nhân Bồ Đào Nha đến buôn bán tại Trung Quốc được đề cập

trong những tác phẩm: Tianze Zhang (1933), Sino-Portuguese Trade from 1514 to

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

8

1644: A Synthesis of Portuguese and Chinese Sources; “The Survival of Empire:

Portuguese Trade and Society in China and the South China sea 1630 - 1754 của

G.B.Souza…Nếu cuốn sách thứ nhất trình bày về thương mại giữa Bồ Đào Nha và

Trung Quốc từ khi khởi đầu đến 1644 thì cuốn sách thứ hai là sự tiếp nối về mặt thời

gian đến 1754. Những sự kiện lịch sử trong cả hai cuốn sách đều xoay quanh quá

trình xác lập vai trò trung gian của thương nhân Bồ Đào Nha trong tuyến thương mại

đến Nhật Bản hoặc tuyến Macao - Đông Nam Á - Goa và Lisbon. Bên cạnh đó, cơ

cấu tổ chức, điều hành thương mại biển của người Bồ Đào Nha ở Macao cũng được

dành một dung lượng phù hợp. Dựa vào sự nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa

Estado da India với Macao, những đặc điểm khác biệt của thương điếm Macao trong

hệ thống thương điếm của Bồ tại châu Á đã dần bộc lộ. Đây là một trong những điểm

đặc sắc của các tác phẩm này.

Tóm lại, số lượng các tác phẩm nghiên cứu về thương mại của Bồ Đào Nha ở Ấn

Độ và Trung Quốc khá phong phú và đa dạng nhưng lại chia làm ba khuynh hướng

nghiên cứu sau:

Thứ nhất, tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của đế quốc

mậu dịch biển Bồ Đào Nha ở châu Á. Trong đó, hoạt động thương mại diễn ra ở Ấn

Độ Dương, vịnh Bengal, duyên hải Nam Trung Quốc, Macao được trình bày một

cách khái quát với những nét chung nhất.

Thứ hai, các công trình chuyên khảo về thương mại biển của Bồ Đào Nha ở Ấn

Độ. Chúng ta có thể thấy nổi lên hai xu hướng khá rõ nét: một số tác giả chú trọng vào

tuyến giao thương nội Á; những tác giả còn lại đi sâu phân tích tuyến Cape và vai trò

của các thương điếm Ấn Độ trong mạng lưới giao thương xuyên Á này.

Thứ ba, các tác phẩm viết về thương mại biển của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc chủ

yếu tập trung vào quan hệ giữa Macao với cứ điểm thương mại chủ yếu của Bồ Đào

Nha ở Nhật Bản (trong thời kỳ đầu) cũng như quá trình cạnh tranh quyền lực thương

mại giữa Bồ Đào Nha với Tây Ban Nha, Hà Lan…(ở giai đoạn suy tàn của Estado da

India).

2.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động truyền giáo của các giáo đoàn Bồ

Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc

Về việc xác lập vị thế của Giáo hội Rome tại Ấn Độ vào đầu thế kỷ XVI cũng

như quá trình hình thành các giáo xứ, giáo phận của Bồ Đào Nha tại quốc gia này

được đề cập trong các công trình: Stephen Neill (2002), A History of Christianity in

India, 1707-1858, Cambridge University Press; Stephen Neill (2004), A History of

Christianity in India: The Beginnings to AD 1707, Cambridge University Press;

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

9

Francis Xavier and Portuguese Administration in India của J.Elisha (2004);

Historical Sketch of the Christian Tradition in Bengal của Md.S.Farid (2011);

….Trong đó, hai tập sách về lịch sử Thiên Chúa giáo Ấn Độ của Stephen Neill được

xem là công trình đầy đủ và hệ thống nhất về vấn đề này. Cuốn thứ nhất viết về

Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ từ khởi thủy đến 1707 được chia làm hai phần: phần 1, tác

giả trình bày những kiến thức cơ bản nhất về quá trình tiếp xúc giữa người Ấn Độ

với Thiên Chúa giáo. Phần 2, tác giả tập trung phân tích những hoạt động cụ thể của

các giáo đoàn Franciscains, Dòng Tên...qua từng giai đoạn. Không những thế, mâu

thuẫn và đấu tranh giữa Giáo hội phương Tây với Giáo hội chính thống Syria tại

cộng đồng Ky tô hữu Thomas cũng được đề cập khá chi tiết.

Trong cuốn thứ hai viết về lịch sử truyền giáo tại Ấn Độ từ 1707 đến 1858, hoạt

động của các giáo sĩ Bồ Đào Nha không đóng vai trò quyết định như giai đoạn trước

đó. Sự suy yếu về chính trị và thương mại đã khiến các giáo sĩ không nhận được sự

hỗ trợ thích đáng từ chính quyền. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì được các trung tâm

truyền giáo lớn mà đứng đầu là Goa. Có lẽ đó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của

các nhà truyền giáo Bồ trong bối cảnh không có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, công cuộc truyền giáo của các giáo đoàn với sự bảo trợ từ vương

quyền Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vẫn có khá nhiều thuận lợi so với việc xâm nhập vào

xã hội Trung Quốc. Nghiên cứu về khía cạnh này các học giả đi theo hai hướng: thứ

nhất, hoạt động của linh mục Dòng Tên tại Trung Quốc lục địa. Thứ hai, lịch sử

truyền giáo ở Macao. Những tác phẩm theo xu hướng thứ nhất gồm: N.Standaert

(2008), Jesuits in China, Cambridge University Press,169-185; I.Pina (2001), The

Jesuits missions in Japan and in China: two distinct realities. Cultural adaptation and

the assimilation of natives, Bullettin of Portuguese/Japanese Studies, ano/vol2, 59 -

76; Anders Ljungstedt, An historical sketch of the Portuguese settlements in China;

and of the Roman Catholic Church and mission in China, 1836, Boston…Thông qua

những tác phẩm này, các giai đoạn truyền bá Thiên Chúa giáo được khắc họa rõ nét

với sự đấu tranh giữa Dòng Tên Bồ Đào Nha với dòng Franciscains, dòng

Dominicains (Tây Ban Nha), Dòng Tên Pháp. Vai trò của các linh mục Dòng Tên Bồ

Đào Nha không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà cả trong khoa học (Thiên văn học,

Toán học,…) cũng được đề cập khá chi tiết.

Macao là vùng đất chịu ảnh hưởng đậm nét nhất của Thiên Chúa giáo Bồ Đào Nha,

nhưng những công trình nghiên cứu riêng lẻ về khía cạnh này chúng tôi vẫn chưa có

điều kiện tiếp cận. Điều này, một phần xuất phát từ đặc điểm khu định cư Macao của Bồ

Đào Nha. Từ khi chính thức nâng lên địa vị Giáo phận (1576), Macao đã được xây dựng

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

10

với tư cách trung tâm đóng vai trò quản lý hoạt động truyền giáo vùng Viễn Đông, trung

tâm đào tạo linh mục với sự ra đời của trường học Thiên Chúa giáo đầu tiên tại Đông Á.

Vì vậy, hầu hết các cuốn sách nghiên cứu về Thiên Chúa giáo tại Macao cũng đi theo xu

hướng trên. Trong công trình mới xuất bản “Macao History and Society” (2011) của

Hao Zhidong, Hong Kong University Press, tác giả đã dành một mục nhỏ nói về lịch sử

truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Macao. Hay như cuốn sách Christianity in Asia and

America: After A.D. 1500 của John Francis Butler (1979), từ trang 15 tác giả đã đề cập

đến những thành tựu quan trọng của Thiên Chúa giáo tại Macao: việc xây dựng các

trường đại học, các cơ sở từ thiện và vai trò của Macao đối với quá trình truyền giáo đến

Nhật Bản.

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có hệ thống và

chuyên sâu nào về hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha tại Trung

Quốc, Macao. Dựa trên nguồn tài liệu tiếng Anh, chúng tôi chọn lọc, đối sánh và đưa

ra những sự kiện khái quát nhất về Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc trong giai đoạn

ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha.

Tóm lại, có thể nói, trên bình diện quốc tế, hiện nay đề tài luận án của chúng tôi

vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào trùng lặp về nội dung. Những khía cạnh

nhỏ của từng nội dung thì đã có nhiều công trình xuất bản. Đó là thuận lợi nhưng

cũng là bất lợi khi nguồn tư liệu bằng tiếng Anh là cơ sở duy nhất để chúng tôi hoàn

thiện đề tài. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình đi trước, chúng

tôi muốn đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)”.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

+ Tái hiện một cách chân thực về hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào

Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; phân tích cơ sở xác lập,

đặc điểm, so sánh sự tương đồng và khác biệt trong hoạt động trên lĩnh vực thương mại

và tôn giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc cũng như đánh giá tác động của các

hoạt động này đối với các chủ thể: Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Trung Quốc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu về quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Ấn Độ, Trung Quốc và sự

xác lập hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha tại hai quốc gia này.

- Các phương thức hoạt động thương mại biển của Bồ tại những cứ điểm ven biển

Ấn Độ và Trung Quốc: việc áp dụng thể chế độc quyền tại các cứ điểm duyên hải Ấn

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

11

Độ Dương cũng như vai trò trung gian của thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao trên

tuyến giao thương Macao - Trung Quốc - Nhật Bản.

- Những cách thức truyền giáo của những giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc (bao gồm cả Macao). Trong đó nhấn mạnh vai trò và tầm ảnh hưởng của

Dòng Tên trong đời sống tinh thần cư dân bản địa.

- Phân tích cơ sở, đặc điểm và hệ quả hoạt động thương mại và truyền giáo của

Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX).

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, luận án nghiên cứu ba chủ thể là: Bồ Đào Nha, Ấn Độ và

Trung Quốc.

- Về thời gian, luận án giới hạn nghiên cứu về hoạt động thương mại và truyền giáo

của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Sở dĩ lấy thế kỷ

XVI làm thời gian khởi điểm cho việc nghiên cứu, bởi vì sau khi Vasco da Gama tiến

hành chuyến phát kiến địa lý đến Ấn Độ (1497-1499) đã mở đầu cho quá trình xâm

chiếm và thiết lập thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Á. Thế kỷ XIX được xem là thời

gian kết thúc công trình nghiên cứu bởi đây là thời kỳ mà vai trò thương mại của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc gần như không còn, ngoại trừ việc buôn bán ít ỏi với Goa và

Macao.

- Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại và truyền giáo

của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để hoàn thành luận án, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:

- Các công trình nghiên cứu xuất bản ở nước ngoài bằng tiếng Anh về hoạt động của

người Bồ Đào Nha tại châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, lịch sử Ấn Độ. Các công

trình nghiên cứu về hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong

việc mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Rome ra ngoài phạm vi châu Âu, về lịch sử

Giáo hội Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc, Ấn Độ.

- Các công trình chuyên khảo, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu

lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Tôn giáo, Lịch sử quân sự…

- Các website trên mạng Internet.

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

12

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ quan điểm coi hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại

Ấn Độ, Trung Quốc là một bộ phận không thể tách rời của đế quốc Bồ Đào Nha ở châu

Á nên phương pháp hệ thống - cấu trúc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đề

tài. Trong đó, thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ luôn được đặt trong mối quan hệ

tương hỗ, biện chứng với mạng lưới giao thương nội Á và xuyên Á cũng như sự kết nối

giữa các thương điếm Ấn Độ với Trung Quốc thông qua hệ thống cứ điểm ở Đông Nam

Á. Nghiên cứu một cách cụ thể sự chi phối của thương mại đến truyền giáo cũng như

mối quan hệ qua lại, song hành giữa hai hoạt động này. Từ đó, rút ra đặc điểm, so sánh

những nét tương đồng và dị biệt giữa thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn

Độ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, vì đề tài thuộc về khoa học lịch sử nên việc sử dụng phương pháp lịch

sử và phương pháp logic được xem là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu. Mặt

khác, trong chừng mực nhất định, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp khoa

học liên ngành như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, dự báo… trong

từng nội dung cụ thể của đề tài.

6. Đóng góp của đề tài

6.1. Về phương diện khoa học

Phân tích nguyên nhân thúc đẩy Bồ Đào Nha khai phá thành công con đường

hàng hải mới đến Ấn Độ, Trung Quốc và sự thiết lập của Estado da India - mô hình

nhà nước thuộc địa đầu tiên của các quốc gia phương Tây tại châu Á.

Tìm hiểu sự xác lập các thể chế thương mại biển của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc, tiêu biểu như: Carreira da India…Quá trình xác lập vị trí độc quyền

trong thương mại biển của Hoàng gia Bồ Đào Nha thông qua chính sách cưỡng bức,

áp dụng Cartaz và nỗ lực trong việc thành lập công ty Đông Ấn Bồ vào thế kỷ XVII.

Từ đó, đề tài rút ra cơ sở, đặc điểm, những nét dị biệt và ảnh hưởng của Bồ Đào Nha

tại Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng cũng như trên toàn châu Á nói chung.

Đưa ra những đánh giá có tính hệ thống và toàn diện về hoạt động thương mại và

truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; trên

cơ sở đó phân tích những đặc điểm, hệ quả và đặc biệt là sự đối sánh hoạt động của hai

lĩnh vực này mà đế quốc Bồ Đào Nha thực thi ở Ấn Độ và Trung Quốc.

6.2. Về phương diện thực tiễn

Luận án đã phân tích được vai trò của Bồ Đào Nha trong việc hình thành hệ thống

thương mại biển đầu tiên trên toàn thế giới - đó là một trong những nguồn gốc của xu

thế toàn cầu hóa hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ được hoàn thiện thành chuyên đề để

giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử thế giới.

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

13

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tư liệu tham khảo cần thiết cho những ai

quan tâm đến hoạt động của Bồ Đào Nha tại châu Á trong đó chủ yếu là ở Ấn Độ và

Trung Quốc. Và là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu mới về đế quốc Bồ Đào Nha tại

châu Á.

Thông qua quan hệ giữa Bồ Đào Nha - Ấn Độ, Bồ Đào Nha - Trung Quốc trên

hai lĩnh vực thương mại và truyền giáo, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được

rút ra. Ví dụ như: Trong quá trình tiếp xúc giữa các quốc gia có những khác biệt về

văn hóa, lịch sử, thương mại đã trở thành chiếc cầu kết nối và mở ra thời kỳ giao lưu

rộng khắp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hoạt động thương mại lại được diễn ra tùy

thuộc đặc điểm văn hóa, lịch sử và tính cách của từng dân tộc mà không thể có một

mô hình chung áp dụng cho toàn bộ các quốc gia, dân tộc.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết

cấu làm 3 chương:

Chương 1. Hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc (thế

kỷ XVI – đầu thế kỷ XIX)

Chương 2. Hoạt động truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và

Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

Chương 3. Một số nhận xét về hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

14

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA BỒ ĐÀO NHA

TẠI ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI - ĐẦU THẾ KỶ XIX)

1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

1.1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XVII)

1.1.1.1. Những thương điếm đầu tiên của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (1502 - 1510)

* Vai trò của Ấn Độ trong tuyến thương mại biển nội Á trước 1500

Trước khi Vasco da Gama thực hiện chuyến viễn chinh đến Ấn Độ vào cuối thế kỷ

XV, xã hội châu Âu đang dần có những bước chuyển mình mạnh mẽ (nhất là trong

thương mại biển). Nếu đầu thế kỷ XV, châu Âu vẫn còn những hiểu biết khá hạn chế

về thế giới bên ngoài Đại Tây Dương, thì đến những năm 1480, họ đã khám phá thành

công toàn bộ bờ biển Đại Tây dương châu Phi và tìm được hầu khắp các đảo quan

trọng. Trong khi mối quan hệ giao thương giữa châu Á và châu Âu trong thời kỳ này

được duy trì chủ yếu thông qua hoạt động của các thương nhân Hồi giáo và Venice thì

tuyến thương mại nội Á lại ghi dấu ấn đậm nét của thương nhân Ấn Độ. Điều này

được thể hiện cụ thể như sau:

Chúng ta biết rằng đến khoảng thế kỷ IX, một mạng lưới thương mại biển tinh vi

và rộng lớn đã hình thành ở châu Á. “Mạng lưới này liên kết các hải cảng ở phía Tây

Ấn Độ Dương đến vịnh Bengal và thông qua eo Malacca đến Biển Đông. Sự kết nối

giữa Trung Đông, Đông Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc góp phần tạo nên

một khu vực thương mại đầy sôi động. Ấn Độ đóng vai trò trung tâm của mạng lưới

này cả về phương diện địa lý lẫn giá trị kinh tế” [54; 175]. Dưới sự trị vì của vương

triều Hồi giáo Dehli từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI, giao thương bằng đường biển của

thương nhân Ấn Độ có nhiều biến chuyển mới. Biển Arab, vịnh Bengal và Biển Đông

trở thành ba khu vực nổi bật nhất nằm trong mạng lưới thương mại Ấn Độ Dương.

Đặc trưng của mạng lưới thương mại này là hoạt động theo cơ chế gió mùa: “Sự hình

thành dải khí áp thấp và cao mở rộng từ đường Xích đạo đến dãy Himalaya cùng với

sự chuyển dịch thường xuyên của điều kiện thời tiết từ tốt đến mưa nặng hạt, từ gió

nhẹ đến gió mạnh đã góp phần hình thành nền mậu dịch biển phụ thuộc rất lớn vào

kinh nghiệm của thủy thủ. Gió mùa là thành phần của vòng tuần hoàn trong tự nhiên,

năm dương lịch là giai đoạn của chu kỳ đơn lẻ mà trong đó hai điểm xuân phân, thu

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

15

phân vào tháng 3 và tháng 9 đã góp phần tạo ra sự biệt lập giữa vùng có áp suất thấp

với vùng áp suất cao kéo dài” [53; 23]. Vì vậy, mạng lưới hải cảng Ấn Độ - với vị trí

địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi2 đã trở thành các trạm dừng nghỉ tiếp tế lương

thực trên tuyến thương mại giữa Tây Á và Trung Quốc với đầy đủ các yếu tố về cơ sở

vật chất như khu vực neo đậu tàu thuyền, chỗ ở, ngân hàng, kho chứa hàng hóa…

Bên cạnh đó, vai trò chìa khóa của Ấn Độ trong thương mại nội Á còn được thể

hiện qua hoạt động của các nhóm thương nhân người Ấn như Chetty3, Chulia

4, tầng

lớp tư thương định cư ở duyên hải Coromandel, Oriya5 và Bengali

6. Nhưng, trong đó

“Gujarat mới là nhóm thương nhân quan trọng nhất trong tuyến thương mại liên hải

cảng. Họ không chỉ buôn bán vải sợi, cây chàm, thuốc phiện mà cả những chủng loại

hàng hóa khác đặc biệt là tơ lụa” [85; 10]. Đến thế kỷ XV, khi các đối thủ cạnh tranh

có những toan tính riêng7, thì thương nhân Ấn Độ chính thức trở thành thế lực thống

trị Ấn Độ dương với hai khu vực chính là Tây Ấn Độ và vịnh Bengal8. Thương mại

Ấn Độ dương thời kỳ này có những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, thương mại của khu vực còn mang tính chất tự nhiên, tuy có sử dụng

tiền tệ nhưng chưa phổ biến. Phần lớn các thị xã ven biển (bao gồm cả Đông Phi)

vẫn sử dụng tiền mệnh giá thấp (tạm gọi như vậy) như tiền vỏ ốc cho các cuộc giao

dịch nhỏ. Vàng và bạc nén cũng được giao thương nhưng chỉ đóng vai trò là hàng

hóa xa xỉ phẩm phục vụ cho giới quý tộc hơn là phương tiện giao dịch.

2 Vai trò quan trọng của mạng lưới hải cảng Ấn Độ đối với thương mại châu Á được lý giải một phần bởi vị

trí nằm ở trung điểm trong tuyến đường biển đi từ Tây Á đến Đông - Đông Nam Á. Nhưng quan trọng hơn là khả

năng cung ứng của tiểu lục địa (Ấn Độ) cho thị trường nguồn tơ lụa với nhiều chủng loại như vải muslin Dhaka

và lụa ren của Gujarat, sợi bông thô Coromandel và Gujarat. Nhu cầu của thị trường đối với hàng hóa trên là cực

kỳ cao cả ở phía Đông Indonesia, Malaya, Thailand và Myanmar (Miến Điện), cũng như tại Biển Đỏ, vịnh Ba Tư

và Đông Phi. Ấn Độ được xem như “trung tâm tơ lụa” kết nối giao thương với cả Tây Á và Đông Nam Á. Không

những thế, gạo, đường, dầu, ngũ cốc cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tiểu lục địa.

Do điều kiện thời tiết, đất đai và tự nhiên, Ấn Độ cần những mặt hàng như: đinh hương, hạt và vỏ nhục

đậu khấu từ Indonesia, ngựa và nước hoa hồng từ Tây Á, hồng ngọc và đá quý từ Miến Điện cũng như kim

loại quý hiếm hoặc kim loại phổ biến. Sự trao đổi qua lại các mặt hàng xuất và nhập khẩu tạo nên bức tranh

sinh động, nhộn nhịp cho giao thương ven bờ Ấn Độ Dương.

3 Chetty hay Chettiar, là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các đẳng cấp thương nhân khác nhau ở Nam Ấn

Độ, đặc biệt là ở bang Tamil Nadu. 4 Chỉ các thương nhân Hồi giáo Tamil định cư tại duyên hải Coromandel ở Nam Ấn Độ.

5 Họ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Odia, Odri, Utkaliya, Kalingi, trong tiếng latin là Uri.

Đây là nhóm dân tộc ở phía đông Ấn Độ theo Hindu giáo và chiếm đa số trong các bang nằm ở duyên hải phía

Đông Odisha, và chiếm số lượng nhỏ tại Andhra Pradesh, Tây Bengal, Karnataka, Jharkhand và Chhattisgarh. 6 Là nhóm dân tộc thiểu số bản địa sinh sống tại Bengal (hiện nay về phương diện chính trị, khu vực này được

phân chia nằm ở hai quốc gia Bangladesh và Ấn Độ). Về chủng tộc, họ là sự hỗn huyết giữa người Aryan và

người Mongoloid. 7 Thương nhân Trung Quốc quan tâm đến tuyến thương mại Trung Quốc - Malacca, thương nhân Indonesia và

Malaysia không muốn mạo hiểm buôn bán ngoài khu vực quần đảo Indo và Malay. 8 Phía Tây, liên kết thông qua Biển Đỏ và vịnh Ba Tư, theo đường bộ đến bờ biển phía Nam của Địa Trung

Hải. Vịnh Bengal thì mở rộng thông qua eo Malacca đến phía Nam Trung Quốc và sau đó lên đến Nhật Bản.

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

16

Thứ hai, tính liên kết trong thương mại ở khu vực này còn chưa rõ nét mặc dù

mức độ tập trung hàng hóa của từng chủng loại đã hình thành. Đến đầu thế kỷ XVI,

người Bồ Đào Nha khám phá một thực tế, tại Ấn Độ Dương, chất lượng từng nhóm

mặt hàng phải gắn liền với một vùng đất hoặc một dân tộc nhất định. Ví dụ, quế chỉ

có ở Sri Lanka, ngựa đến từ Arabia và vàng đến từ Sofala ở Đông Phi. Đinh hương

thì phát triển chủ yếu ở những hòn đảo nhỏ của Moluccas và đặc biệt hạt tiêu tập

trung ở Malabar hoặc Sumatra. Đồ sứ thì không nơi đâu đạt được chất lượng tuyệt

hảo như Trung Quốc hoặc ở khu vực có người Trung Quốc sinh sống. Thậm chí vải

sợi thì phải được xuất phát từ Gujarat ở tây bắc Ấn Độ hoặc Coromandel. Nguyên

nhân dẫn đến sự tập trung hóa ở mức độ cao này có lẽ đến từ điều kiện thời tiết và

các nhân tố thuộc về địa lý. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế khu vực cũng là

nguyên nhân quan trọng. Việc tập trung hóa ở mức độ cao sẽ cho ra sản phẩm có

chất lượng, bán được giá và dễ dàng được chấp nhận trên thị trường thế giới.

Thứ ba, tầng lớp thương nhân tham gia thương mại Ấn Độ Dương là thành viên

của những cộng đồng mang tính chất tương đối biệt lập được kết nối với nhau thông

qua quan hệ họ hàng, nguồn gốc xuất thân và đôi khi là tôn giáo. Tại hầu hết hải

cảng ở phương Đông, cộng đồng Ấn Độ giáo, Jains, Do Thái giáo, Armenia, Hồi

giáo thường sống ở những khu vực cách biệt nhau và tự chọn người lãnh đạo. Mặc

dù, họ phải đóng nhiều loại thuế cho người cai trị ở các hải cảng nhưng được tự do

chọn lựa cách thức quản lý. Tính chất đóng kín của các cộng đồng thương mại này

khiến cho người bên ngoài rất khó để xâm nhập vào.

Cuối cùng là sự tồn tại một cách tương đối độc lập của các tiểu quốc, thành phố

thương mại (city-state, thị quốc) vùng duyên hải Ấn Độ Dương trong mối quan hệ

với lực lượng thống trị nội địa. Điều đó khiến cho quá trình phát triển của nó ít nhiều

thiếu ổn định (khác với các cộng đồng thương nhân phía trên).

Bối cảnh trên đây có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xâm nhập của Bồ Đào

Nha vào mạng lưới giao thương Ấn Độ Dương như Jan Glete nhận xét: “Thương mại

tại Ấn Độ Dương rộng mở cho tất cả mọi người, những người có khả năng dùng tiền

tệ để thu mua hàng hóa, kết hợp với các thủ đoạn ngoại giao và nguồn tư bản (một

phần đến từ các nhà đầu tư Genoe và Florence). Đặc tính của nền thương mại này

cũng cho thấy nếu Bồ Đào Nha biết kiềm chế những hành động chống lại thương

nhân Hồi giáo thì họ có thể tạo ra một nền thương mại biển hòa bình” [67; 77].

* Những thương điếm đầu tiên của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ (1500-1510)

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

17

Trong bối cảnh thương mại Ấn Độ Dương như vậy, Bồ Đào Nha đã sử dụng

nhiều cách thức khác nhau để thiết lập những đại lý thương mại đầu tiên nằm ven

biển Ấn Độ và vịnh Bengal.

Sau chuyến viễn chinh của Vasco da Gama (1460-1524), Hoàng gia Bồ Đào Nha

đẩy mạnh hơn nữa quá trình xâm chiếm và thiết lập thuộc địa tại Ấn Độ Dương. Vào

3/1500, một hạm đội lớn được phái đến Ấn Độ dưới sự chỉ huy của quý tộc triều đình

Bồ Đào Nha - Pedro Alvares Cabral9 (1468-1520). Vòng theo tuyến qua mũi Hảo

Vọng nhưng một chút sai lệch về phía Tây khiến họ đến bờ phía Đông của Nam Mỹ

vào tháng 5/1500. Vui mừng về khám phá này, Cabral tuyên bố chủ quyền của Bồ

Đào Nha và đặt tên vùng đất là Land of the True Cross (Brazil sau này). Tiếp tục

cuộc hành trình, họ cập bến Madagascar, Sofala10

và Kilwa11

- trung tâm thương mại

vàng ở Đông Phi. Hạm đội cũng ghé thăm Mozambique và Malindi (Kenya hiện nay)

trước khi đến Calicut vào tháng 9/1500. Toàn bộ chuyến đi mất gần 6 tháng, một

khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều so với chuyến khám phá 12 tháng của da Gama.

Ban đầu, Raja12

Samudri cho phép Cabral xây dựng đại lý thương mại trên vùng đất

của ông ấy. Tuy nhiên, sau đó, do những hiểu lầm từ hai phía, Cabral đã tiến hành

pháo kích Calicut trước khi cho thuyền đến Cochin và Cannanur. Cochin là tiểu quốc

đầu tiên của người Ấn đồng ý để Bồ Đào Nha thiết lập pháo đài cùng lực lượng đồn

trú khoảng 30 người và 4 linh mục.

Do vị trí quan trọng của Calicut trong thương mại hạt tiêu Ấn Độ dương, vua Bồ

Đào Nha quyết tâm xâm chiếm cứ điểm này vào tháng 3/1502. “Một điều chắc chắn

rằng Bồ Đào Nha đến Ấn Độ lần này với nhiều mục đích khác nhau. Đầu tiên là để

trả thù cho những nhân viên quản lý và thủy thủ bị giết chết ở Calicut một năm trước

đó. Sau đó là độc chiếm mạng lưới buôn bán gia vị ở duyên hải Malabar vào tay

Hoàng gia Bồ Đào Nha” [59; 223]. Ngay khi đến Calicut, da Gama đích thân chỉ huy

10 chiếc thuyền lớn tổ chức thành bộ phận chủ lực đánh thẳng vào cảng biển. Bằng

chiến thuật hải quân linh hoạt và kỹ thuật pháo binh tiên tiến, ngày 30/10/1502, hạm

đội Bồ Đào Nha giành quyền kiểm soát thành phố. Calicut trở thành thương điếm

9 Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông là người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Brazil. Tuy nhiên, đây là một

sự nhầm lẫn của lịch sử, Vicente Yáñez Pinzón, một trong những thủ thủy đồng hàng với Columbus đã đến

được duyên hải Brazil (giữa Recife và Fortaleza) vào tháng 1 năm 1500. 10

Hiện nay thuộc tỉnh Sofala ở Mozambique. Vương quốc Sofala được ra đời vào khoảng năm 700. Người

Arab và Ba Tư bắt đầu đến đây giao thương vào thế kỷ X. Pêro da Covilhã là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đầu

tiên đặt chân đến vùng đất này vào năm 1489. Trong chuyến viễn chinh đến Ấn Độ, Da Gama đã cho tàu cập

bến và tìm hiểu thông tin về địa điểm này. 11

Kilwa: Là một hòn đảo thuộc duyên hải Đông Phi, ngày nay là Tanzania. Vào thế kỷ XII, dưới thời trị vì của

vương triều Abu'-Mawahib, Kilwa đã trở thành thế lực hùng mạnh nhất vùng ven Biển Đông Phi. 12

Một thuật ngữ lịch sử xuất hiện trong kinh Vệ Đà (Rigveda) của Ấn Độ dùng để gọi người đứng đầu một

gia tộc. Trước kia, các học giả thường gọi là “vua” nhưng hiện nay được dịch là “trưởng tộc”

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

18

đầu tiên của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Xuôi theo duyên hải phía Tây Ấn Độ, da Gama

cho thuyền đến Cochin và Cannanur để củng cố mối quan hệ với các Raja địa

phương. Da Gama trở về Lisbon trên chiếc tàu “nặng trĩu gia vị và hàng hóa cướp

bóc. Ông để lại 5 tàu chiến cạnh Cannanur với mục đích tấn công các chuyến tàu của

người Hồi giáo. Lực lượng đồn trú nhỏ này không chỉ mở đầu cho sự hiện diện lâu

dài của hải quân châu Âu tại Ấn Độ dương mà còn đánh dấu sự xâm nhập của chủ

nghĩa thực dân phương Tây trên toàn châu Á” [74; 25]. Từ năm 1502 đến năm 1505,

hạm đội này phải chống lại các cuộc tấn công liên tục của tiểu vương (Zamorin)

Calicut. Cuối cùng, sau chiến thắng quyết định trước lực lượng Calicut, Bồ Đào Nha

quyết định xây dựng pháo đài bằng đá với lực lượng quân đội đồn trú được bổ sung

hàng năm.

Từ hai cứ điểm duyên hải Tây Ấn Độ, Bồ Đào Nha đẩy mạnh quá trình xâm nhập

Ấn Độ dương theo hai hướng. Tại vịnh Bengal, năm 1505, Dom Lourenço de

Almeida (1480-1508) chỉ huy một hạm đội bất ngờ đến bờ biển của một hòn đảo gần

Galle (thuộc Ceylon), xây dựng một nhà nguyện và một đại lý thương mại tại

Colombo. Trong khi đó, ở hướng Biển Đỏ, sự bành trướng gặp khá nhiều khó khăn

và thất bại do phản ứng mạnh mẽ của Hồi vương Ormuz. Vì thế, sau khi đảm nhận

chức vụ Phó vương Estado da India, Dom Afonso de Albuquerque (1453-1515)

quyết định đánh chiếm Goa - một vị trí chiến lược trên tuyến thương mại biển mới.

Việc xâm chiếm Goa (cũng như Malacca sau này) nằm trong kế hoạch của

Albuquerque nhằm xây dựng đế chế thương mại hàng hải của Bồ Đào Nha tại châu

Á. Sự khác biệt trong quan điểm chiến lược giữa hai vị phó vương thể hiện khá rõ

nét: mục đích của Francisco de Almeida (1450-1510) là giành quyền làm chủ nền

thương mại tại bờ biển Malabar với quan điểm “nếu không có quyền làm chủ trên

biển cả thì những pháo đài trong đất liền chỉ là hư danh” [74; 26]. Trong khi đó, Phó

vương Dom13

Afonso de Albuquerque (1453 - 1515) lại cho rằng: “để giành được ưu

thế về thương mại ở Ấn Độ Dương thì điều nhất thiết là phải chiếm và kiểm soát

được các vị trí chiến lược chủ yếu và thúc đẩy hoạt động buôn bán có thể cung cấp

thu nhập đủ để duy trì sức mạnh không gì cưỡng lại được” [7; 377]. Sau quá trình

kháng cự vô cùng mãnh liệt của Goa, vào ngày 25/11/1510, binh lính Bồ Đào Nha đã

chính thức tiếp nhận thành, đánh dấu sự kiện mở đầu kỷ nguyên của đế quốc mậu

dịch ven biển Bồ Đào Nha trong lịch sử.

Như vậy, đến đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đã xác lập được 2 thương điếm quan

trọng nhất (Diu và Goa) trong số 4 mục tiêu chiến lược tại Ấn Độ và vịnh Ba Tư như

13

Được sử dụng như tước hiệu dành cho nam giới thuộc đẳng cấp quý tộc ở Bồ Đào Nha.

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

19

vua Manuel (1469-1521) từng kỳ vọng “phải chiếm Aden để giành quyền thống trị tại

eo Mecca trước khi Hồi vương kịp ngăn cản, chiếm lấy Hormuz để kiểm soát hoàn

toàn eo Bacora, chiếm đóng Goa và Diu làm căn cứ để bành trướng đến các vùng đất

khác ở Ấn Độ” [57; 24]. Đây là cơ sở quan trọng dẫn đến sự ra đời của Estado da

India, nhà nước thuộc địa đầu tiên của Bồ Đào Nha tại phương Đông.

1.1.1.2. Sự hình thành Casa da India và Estado da India

* Casa da India

Cho đến chuyến hải hành của Cabral (1500), hầu hết mọi hoạt động khai phá

vùng đất mới đều do nhà vua bảo trợ về tài chính. Nếu tư nhân muốn tham gia thì

cần có giấy phép của chính quyền trung ương. Thế nhưng, khi những tư thương Italia

ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn thì Hoàng gia Bồ càng

nhận ra sự cần thiết phải ban hành một thể chế quản lý hệ thống tàu thuyền cập bến

để tránh những thất thoát tài chính.

Tiền thân của thể chế này là Casa da Cueta được thành lập từ năm 1434 với

nhiệm vụ quản lý các vấn đề của đại lý Hoàng gia tại Elmina và vương quốc Kongo.

Trong Casa de Ceuta, Casa dos Escravos là bộ phận đặc biệt được tạo ra với nhiệm

vụ: tiến hành buôn bán nô lệ dựa trên danh nghĩa Hoàng gia, cấp giấy phép cho tư

thương buôn nô lệ và đánh thuế dựa trên số nô lệ họ mua. Casa phát triển nhất là

Casa de Mina e Guine ở Lagos - phía nam Bồ Đào Nha nằm dưới quyền sở hữu của

Hoàng tử Henry “nhà hàng hải” với chức năng chính là đánh thuế các thương nhân

buôn bán tại châu Phi. Đến năm 1481, vua Joao II (1481-1495) nắm quyền kiểm soát

Casa và chuyển trụ sở của nó đến Lisbon. Sau chuyến viễn chinh của Vasco da Gama

(1497-1499), tên của thể chế này được thay đổi một lần nữa thành Casa da India e

Mina. Đến đầu thế kỷ XVI (1501), khi các thương điếm của Bồ ở ven bờ Tây Ấn,

vịnh Bengal được thành lập thì Casa được đặt tên mới là Casa da Índia e da Guiné.

Đến 1506, Casa lại bị phân chia thành hai đơn vị, trong đó Casa da India được tiếp

nhận chính thức quản lý thương mại giữa Lisbon với các hải cảng châu Á nằm trong

độc quyền thương mại của đế chế Bồ.

Đây được xem là một tổ chức quan trọng của nhà nước và là cánh tay đắc lực của

chế độ quân chủ chuyên chế dưới triều đại Manuel (1469-1521). Casa có trách nhiệm

cung ứng tiền và chi trả cho các hạm đội, thuê thủy thủ và giữ hồ sơ đăng ký của tất

cả cá nhân lên tàu đến phương Đông. Bên cạnh đó, trách nhiệm của Casa được mở

rộng trong lĩnh vực định giá hàng hóa, bán những hàng hóa được vận chuyển trở lại

từ Ấn Độ đến Lisbon và xử lý vấn đề tài chính. Đây thực sự được xem là thể chế

kinh doanh mang tính chất toàn cầu đầu tiên trên thế giới.

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

20

Cơ cấu tổ chức của Casa thời kỳ đầu tương đối đơn giản gồm 1 thủ quỹ, 3 thư ký và

một số lượng lớn lực lượng bảo vệ, phu quân vác, người gác cổng và một vài nhân viên

khác. Đến cuối thế kỷ XVI, khi hàng hóa từ châu Á đến Lisbon tăng nhanh (đặc biệt là

thực phẩm), quân số của Casa được mở rộng với một vài người có chuyên môn đặc biệt

để định giá đá quý, ngọc và thuốc. Những người quản lý thay mặt nhà vua kiểm tra việc

bán hạt tiêu, các gia vị khác và những mặt hàng gia dụng mua được ở châu Á, quản lý

việc chuyên chở của carrack14

, kiểm tra hàng lậu và việc trả lương cho thủy thủ. Họ chịu

trách nhiệm nhận, cất giữ trong kho, kiểm tra hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu từ châu

Á cho khách hàng và trả tiền công chuyên chở khối lượng hàng hóa đó. Họ quản lý sổ

sách của tất cả các chuyến tàu đến châu Á cũng như của từng cá nhân trên các thuyền

buôn đến châu lục này.Vì vậy, mặc dù Casa da India không trực tiếp xuất hiện tại Ấn Độ

nhưng là cơ quan cao cấp trong giao thương giữa các thương điếm ven biển Ấn Độ với

Bồ Đào Nha. [48; 3]

Từ trong Casa da India, một số thể chế thương mại mới cũng xuất hiện để đảm

bảo cho hoạt động thông suốt của thương nhân Bồ Đào Nha tại các cứ điểm ven biển

Ấn Độ Dương như Carreira da India15

hoặc Armazem da India16

... .

* Estado da India

Mặc dù lợi nhuận thu được từ thương mại biển không ít nhưng Hoàng gia Bồ luôn

phải đối diện với cơn khủng hoảng tài chính. Đầu năm 1500, Dom Manuel tuyên bố bất

kỳ thương nhân nào gửi một chiếc tàu đến Ấn Độ sẽ nhận được 25% giá trị hàng hóa

chuyên chở trên tàu trở về Lisbon. Chính sách này thúc đẩy việc ra đời các syndicate của

thương nhân Florentine và Genoe. Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thế lực tư nhân

nước ngoài trong thương mại giữa Bồ Đào Nha và phương Đông khiến Manuel cảm thấy

ngày càng khó chịu. Đỉnh điểm là năm 1501 khi thương thuyền của tư nhân lại cập bến

Lisbon trước hạm đội Hoàng gia do Nicolas Coelho chỉ huy. Sự phụ thuộc của Hoàng gia

14

Loại tàu lớn có 3 hoặc 4 cánh buồm vuông, được sử dụng trong giao thương Á – Âu của người Bồ Đào Nha

vào thế kỷ XV, XVI 15

Là những hạm đội tàu được tổ chức bởi Hoàng gia Bồ Đào Nha và khởi hành hàng năm từ Lisbon đến Ấn

Độ (chủ yếu là Goa) theo tuyến thương mại qua mũi Hảo Vọng. Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 1497

đến 1650, có khoảng 1.033 chuyến tàu khởi hành từ Lisbon đến Goa. 16

Thực chất là kho vũ khí được xây dựng đầu tiên tại hải cảng Lisbon. Bộ phận quản lý của Armazem bao

gồm một giám đốc, một thủ quỹ và một vài thư ký, một số ít thợ thủ công, công nhân, thợ mộc những người

được thuê để đáp ứng cho những yêu cầu của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Những kho hàng chứa

hàng của nó luôn có đại bác và số lượng lính canh gác thường xuyên, hàng hóa hải quân, gỗ, cung ứng cho các

chuyến hải hành đến Ấn Độ. Tại Ribeira Armazem sản xuất rất nhiều thuyền carrack lớn và các thuyền nhỏ

phục vụ cho thương mại hàng hải đến châu Á. Văn phòng Armazem còn thiết lập quan hệ với những thương

nhân, những người cung ứng vũ khí, đồ sứ, rượu và những hàng hóa khác cho các chuyến hải hành của carrack

đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là Goa.

[48; 4]

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

21

Bồ Đào Nha vào nguồn tư bản bên ngoài được thể hiện rõ nét qua chuyến viễn chinh đến

Ấn Độ do Francisco de Almeida (1450-1510)17

lãnh đạo vào năm 1505. Tổng chi phí cho

chuyến đi này ước tính khoảng 250.000 cruzado18

, chiếm ¾ thu nhập của nhà vua/năm.

Hơn ½ trong số này phải huy động từ tư thương Đức và Italia.

Tuy nhiên, phí tổn trong giao thương với Ấn Độ không chỉ nằm ở khía cạnh

trang bị cho các hạm đội mà còn cần bạc, đồng và chì để mua hạt tiêu. Trong khi đó,

lực lượng đồn trú Bồ Đào Nha tại Calicut phải thường xuyên chống chọi một cách

bất lực trước những cuộc tấn công của Zamorin. Điều này khiến vua Dom Manuel

nhận thấy cần phải thiết lập sự hiện diện lâu dài của hải quân Bồ Đào Nha nhằm

kiểm soát thương mại gia vị tại Ấn Độ dương. Năm 1502, vua Manuel cho phép một

hạm đội được ở lại Ấn Độ để bảo vệ các cứ điểm. Nhưng quyết định này trong thực

tế không mang lại hiệu quả do lực lượng quá mỏng lại dàn trải trên phạm vi không

gian rộng lớn. Vấn đề ngày càng nghiêm trọng khi thuyền viên không có bất kỳ căn

cứ an toàn nào để nghỉ ngơi, mua lương thực tươi sống sau chuyến viễn chinh dài

đến Ấn Độ. Thậm chí việc liên lạc giữa các tàu, thanh toán cho thuyền viên, binh

lính, duy trì lòng trung thành của họ cũng là vấn đề cấp bách. Vì vậy, việc ra đời một

cơ sở vĩnh viễn tại Ấn Độ là cần thiết cho sự mở rộng thương mại trên toàn châu Á.

Quyết định thành lập Estado da India vào năm 1505 không những là phản ứng

của vương triều Bồ Đào Nha trước sức ép đến từ các địch thủ thương mại mà còn là

một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử Bồ Đào Nha. Mục đích của vương triều Bồ

Đào Nha khi thành lập thể chế này là: “chiến tranh với người Moor19

và buôn bán

với những kẻ ngoại đạo” [84; 67]. Phân tích một cách cụ thể thì cấu trúc nhà nước

độc đáo này ra đời để đảm bảo quyền kiểm soát thương mại hạt tiêu từ Malabar, dựa

vào sức mạnh hải quân đẩy nhanh quá trình xâm nhập vào thị trường hạt tiêu thông

qua việc kiểm soát thương mại vàng ở Đông Phi. Về mặt lý thuyết: nhà vua bổ nhiệm

quản lý tại các hải cảng để thu mua hạt tiêu theo giá cả thỏa thuận với người cai trị

địa phương. Hạt tiêu được trả bằng bạc và đồng nếu gửi đến châu Âu và bằng vàng

17

Francisco de Almeida làm người phụ trách chung, tổng trấn, Phó vương đầu tiên của tổ chức này, Ông được

vinh danh trong lịch sử là người Bồ Đào Nha đầu tiên nắm trong tay cả chính quyền dân sự và quân sự ở thuộc

địa của đế quốc Bồ Đào Nha. 18

Là một loại tiền xu bằng vàng của người Bồ Đào Nha có khắc hình chữ thập chính giữa. Đồng xu vàng này

được sử dụng bởi Afonso V (1438-1481) khi tổ chức một cuộc viễn chinh chữ thập chống lại việc xâm chiếm

Constantinople của người Thổ vào năm 1453. Nó có giá trị khoảng 400 reis. Ý nghĩa của chữ cruzado trong

tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là chữ thập – thập tự giá của vị thánh bảo trợ cho Bồ Đào Nha, St George. 19

Là một thuật ngữ để chỉ người Hồi Giáo hiện nay đang sinh sống tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nguồn

gốc của cộng đồng này là sự hỗn huyết giữa Arab, Tây Ban Nha và Amazigh (Berber). Người Moor đã tạo nên

nền văn minh Arab Andalusian và định cư thường xuyên như là người tị nạn ở Bắc Phi từ thế kỷ XI đến thế

kỷ XVII. Đôi khi thuật ngữ này còn được mở rộng để chỉ người Hồi giáo nói chung.

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

22

từ Đông Phi. Thương mại vàng, ngựa, đinh hương và quế lần lượt nằm trong danh

sách hàng hóa độc quyền. Mỗi con tàu ở Ấn Độ Dương phải mua một cartaz20

từ Bồ

Đào Nha, công khai hàng hóa cũng như hành khách được vận chuyển. Một số mặt

hàng, chủ yếu là các mặt hàng quân sự, bị tuyên bố là hàng lậu và không được tự do

mua bán. Nguồn thuế thu được từ việc bán cartaz là cơ sở để Bồ Đào Nha trang trải

các chi phí khổng lồ của Estado da India21

.

Nền tảng pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của Estado là các sắc lệnh mà Giáo

hoàng đã ban hành và việc thừa nhận tước hiệu của vua Manuel “Vua của Bồ Đào Nha,

Algarves và toàn bộ phần đại dương kéo dài đến tận châu Phi; lãnh chúa của Guinea, thủ

lĩnh của công cuộc chinh phạt và hoạt động thương mại ở Ethiopia, Arabia, Persia, Ấn

Độ” [84; 68]. Đức vua Bồ Đào Nha tuyên bố ông là người nắm quyền tối cao trên biển

cùng với đặc quyền như bất kỳ một quốc vương nào khác. Nếu người cai trị Bijapur

hoặc Vijayanagar có thể đánh thuế và quản lý vấn đề xuất nhập cảnh, duy trì quân đội,

ký kết hiệp ước và thực thi pháp luật đối với cư dân của họ thì vua Bồ Đào Nha cũng có

thể thực thi uy quyền của ông trên biển. Vua Bồ Đào Nha với tư cách là ông chủ trên

biển, có quyền cấp phép hoặc không cho phép những cá nhân mong muốn xâm nhập

khu vực quản lý của Bồ Đào Nha. Ông có quyền tối cao trong việc chỉ định đánh thuế

hải quan, tuyên bố độc quyền thương mại và có quyền thực thi pháp luật thông qua hệ

thống mang tính pháp lý đã được công nhận. Đây là những quan niệm mới chưa xuất

hiện ở bất kỳ một nhà nước thuộc địa nào trước đó.

Cơ cấu chính của Estado da India gồm: Tòa án tối cao (Relac¸ao) ra đời năm

1544, Ủy ban quản lý ngân khố (Vedoria da fazenda), Phòng tài chính (Casa dos

contos), Phòng hộ tịch và hỗ trợ quân sự (Casa da matricula). Tất cả các cơ quan này

đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Phó vương22

với vị Phó vương đầu tiên là

Francisco de Almeida. Cùng với sự phát triển của Estado thì cơ cấu tổ chức phía bên

dưới cũng dần hoàn thiện. Thời kỳ đầu, để giúp việc cho Phó vương là một Hội đồng

được tổ chức khá lỏng lẻo với thành viên không cố định (chủ yếu là fidalgo23

). Đến

năm 1563, Hội đồng phát triển thành thể chế nhà nước thật sự với số lượng thành

20

Đây là hình thức cấp phép trong thương mại đường biển được thực hiện bởi người Bồ Đào Nha từ đầu thế

kỷ XVI đến nửa cuối thế kỷ XVIII. Theo đó, các tàu muốn đến buôn bán với các vùng đất dưới sự kiểm soát

của người Bồ Đào Nha phải được sự cho phép của Estado và phải đóng thuế theo quy định nếu không sẽ bị tấn

công, đánh đắm bởi lực lượng hải quân Bồ Đào Nha tại Ấn Độ Dương. 21

Từ đây chúng tôi gọi ngắn gọn là Estado. 22

Qua hai thế kỷ, Estado da India có 60 tổng trấn, trong đó 35 người là Phó vương. Sự phân biệt ở đây là biểu

hiện tính đẳng cấp của xã hội. Nếu người được bổ nhiệm có tước hiệu quý tộc là Dom hoặc cao hơn thì được

xem là tổng trấn – Phó vương, còn nếu không thì chỉ là tổng trấn. 23

Cấp bậc thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp quý tộc của vương triều Bồ Đào Nha.

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

23

viên quy định gồm: tổng trấn (hoặc Phó vương) như là Chủ tịch, Tổng giám mục

Goa, Trưởng Tòa án đạo, hai hoặc ba fidalgo có thời gian cư trú lâu đời tại Goa,

người đứng đầu Tòa án tối cao, Đội trưởng của Goa, Giám đốc tài chính, Trưởng ban

quản lý ngân khố. Các vấn đề liên quan đến tôn giáo thì được xử lý độc lập thuộc

thẩm quyền của Tổng giám mục.

Từ Goa, cơ cấu quản lý tại các thương điếm khác đều được tổ chức thống nhất

với quyền chỉ huy thuộc về một đội trưởng. Hỗ trợ cho viên chức này là Vedor da

fazenda (nhân viên quản lý ngân khố), thư ký, nhân viên chịu trách nhiệm giám

sát thương mại Hoàng gia, các giáo sĩ, một thẩm phán. Tất cả nhân viên trong bộ

máy chính quyền (từ Phó vương trở xuống) sẽ nhận lương và khoản thanh toán

bằng hiện vật từ chính quyền. Người quản lý và đội trưởng của những con tàu,

pháo đài thì chịu trách nhiệm trực tiếp với nhà vua, thông qua đại diện cao cấp

nhất - Phó vương. Tất cả giao dịch kinh doanh và các khoản thanh toán phải hạch

toán trực tiếp đến Lisbon (từ tiền phải trả cho từng cá nhân binh lính đến nguồn

vốn thu mua hạt tiêu Ấn Độ). Hồ sơ chi tiết được giữ gìn cẩn thận, liệt kê tỉ mỉ

đến từng khẩu pháo hay từng vật dụng cụ thể phục vụ cho các lễ nghi tôn giáo (kể

cả quy trình cướp bóc các con tàu, việc phân chia chiến lợi phẩm phù hợp với

từng chức vụ cũng thường xuyên được cập nhật).

Như vậy, thương mại là yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đến quá trình hình thành

và phát triển của Estado. Thông qua nhiều phương thức khác nhau như: sử dụng vũ

lực trực tiếp chiếm đóng nhượng địa hoặc thuyết phục các thế lực địa phương tự

nguyện làm chư hầu, Estado đã thực hiện một cách trọn vẹn vai trò quản lý và chi

phối thương mại biển của Bồ Đào Nha tại châu Á. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của

Estado chính là sự quản lý không tập trung về mặt lãnh thổ với hình dáng tương tự

như một vành đai được đánh dấu bởi các pháo đài làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ

thương thuyền của Bồ Đào Nha.

1.1.1.3. Thương mại Hoàng gia Bồ Đào Nha từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII

Trong hơn một thế kỷ đầu tiên sau chuyến viễn chinh của Vasco da Gama, hoạt

động giao thương của Hoàng gia Bồ Đào Nha tại Ấn Độ đạt đến mức độ phát triển

hưng thịnh nhất. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, chủng loại

mặt hàng chủ lực cũng như tỷ lệ của từng nhóm hàng hóa cũng có sự thay đổi trong

từng giai đoạn:

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

24

Bảng 1.1. Hàng hóa nhập khẩu vào Lisbon từ châu Á (Ấn Độ) từ 1505 đến 1518

Mặt hàng 1505

21.826 quaintal

1518

38.196 quintal

Hạt tiêu 95.73 94.95

Gừng 2.53 -

Đinh hương 0.63 0.24

Quế 0.78 0.06

Cây chàm 0.11 -

Cánh kiến đỏ 0.03 2.96

Tơ lụa - 0.11

Gỗ đàn hương đỏ - 1.24

Tạp phẩm 0.15 0.40

[93; 35]

Bảng 1.2. Hàng hóa nhập khẩu vào Lisbon từ châu Á (Ấn Độ) từ 1521 đến 1603

1523-1531

Số lượng tàu = 17

Khối lượng hàng

hóa/tàu=4.345

quaintal

1547-1548

Số lượng tàu = 10

Khối lượng

hàng

hóa/tàu=6.789

quaintal

1587-1588

Số lượng tàu =

12

Khối lượng

hàng

hóa/tàu=7.891

quaintal

1600-1603

Số lượng tàu =

3

Khối lượng

hàng

hóa/tàu=6.110

quaintal

Hạt tiêu 84.00 89.00 68.00 65.00

Gia vị từ

Molucca 6.20 4.50 1.60 5.00

Gừng 6.10 4.20 3.70 2.50

Quế 3.30 0.90 6.30 8.70

Cây

chàm 0.00 0.00 8.40 4.40

Tơ lụa 0.00 0.00 10.50 12.20

Tạp

phẩm 0.4 1.4 1.5 2.20

[93; 36]

So sánh hai bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy:

Thứ nhất, trong tuyến thương mại xuyên Á, gia vị trở thành nhóm mặt hàng

chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối với nhiều chủng loại hàng hóa như hạt tiêu, gừng, đinh

hương, quế…

Thứ hai, từ năm 1505 đến năm 1518, hạt tiêu là mặt hàng thể hiện ưu thế vượt

trội với tỷ trọng xấp xỉ 95% tổng số hàng hóa vận chuyển từ Goa cập bến Lisbon.

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

25

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nguồn lợi nhuận khổng lồ do mua bán

hạt tiêu mang lại24

. Địa bàn thu mua hạt tiêu chủ yếu của Bồ Đào Nha là duyên hải

Malabar (và sau đó là Kanara) trên bờ biển Tây Nam của Ấn Độ. Khối lượng hạt tiêu

Ấn Độ chiếm số phần trăm khá lớn trong tổng lượng hạt tiêu được cập bến tại

Lisbon. Nếu toàn bộ số hạt tiêu nhập khẩu vào Lisbon năm 1506 đạt 17.300 quintal,

thì lượng hạt tiêu từ Cochin chiếm 13.214 quintal. Giữa 1510 và 1518, con số sau đó

tăng nhẹ đến 20.020/13.293 quintal [87; 41]. Như vậy, Ấn Độ không chỉ đóng vai trò

quan trọng trong các tuyến đường buôn bán bên trong châu Á mà còn trở thành trung

tâm trong mạng lưới thương mại xuyên Á - Âu của đế chế Bồ Đào Nha. Điều này

hoàn toàn khác so với chính sách thương mại của Hà Lan và Anh khi hai đế quốc này

chọn Đông Nam Á là trọng điểm với hạt tiêu tại Sumatra và đinh hương, vỏ nhục đậu

khấu, hạt nhục đậu khấu của người Molucca, quế từ Sri Lanka và hạt tiêu tại ven

biển Tây Nam Ấn Độ thì chỉ chiếm phần nhỏ.

Thứ ba, từ nửa sau thế kỷ XVI, vai trò của hạt tiêu trong thương mại Estado da

India bị suy giảm nghiêm trọng. Sự suy giảm thương mại hạt tiêu Ấn Độ của Hoàng

gia Bồ Đào Nha được thể hiện trên hai khía cạnh: sự giảm sút vai trò hạt tiêu tại

thương điếm quan trọng nhất của Bồ Đào Nha - Cochin25

và sự suy giảm khối lượng

hạt tiêu được nhập khẩu tại Lisbon (Bồ Đào Nha)26

. Vì thế, trong những năm 1580,

lợi nhuận của quốc vương ít khi vượt quá 150%. Nếu nửa đầu thế kỷ XVI, nhà vua

trả ít hơn 6 cruzado cho một quintal hạt tiêu thì đến nửa đầu thế kỷ XVII, 16 cruzado

là số tiền nhà vua phải chi ra để mua được một quintal hạt tiêu từ nhà thầu Fugger .

Thứ tư, đến khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, tơ lụa, quế, chàm Ấn Độ dần thay thế

vai trò của hạt tiêu trong hoạt động thương mại xuyên Á. Tơ lụa không chỉ đóng vai

trò như vật ngang giá chung trong giao thương của Bồ Đào Nha tại châu Á mà còn

đem lại nguồn thu không ít cho Hoàng gia Bồ khi được vận chuyển về Lisbon. Mặc

dù, tơ lụa Damask và tơ lụa Trung Quốc cũng tham gia tuyến này nhưng đến Lisbon

24

Về mặt lý thuyết, nếu Bồ Đào Nha trả khoảng 6 cruzado cho mỗi tạ hạt tiêu ở Malabar, và nhận được giá tối

thiểu là 22 cruzado tại Lisbon thì lợi nhuận thu được là 260%. Nếu lấy sản lượng xuất khẩu trung bình hàng năm

từ Malabar là 25.000 quintal (tạ), thì lợi nhuận thường xuyên là 410.000 cruzado. Khi trừ phí tổn cho việc hao hụt

cân nặng, sự lãng phí, đắm tàu và vận chuyển, lợi nhuận đạt được khoảng 152%. Thậm chí nếu tính cả chi phí

cho các pháo đài ở Malabar thì lợi nhuận người Bồ Đào Nha thu được cũng gần 90% [87; 41]. 25

Nếu giá trị xuất khẩu của đại lý tại Cochin từ năm 1510 và năm 1518 là 50.656 cruzado (hạt tiêu chiếm

84.64 %), phần trăm của hạt nhục đậu khấu, đinh hương, vỏ hạt nhục đậu khấu, quế và lạc là 3.64, 2.60, 2.76,

2.32 và 4.00…Thì vào nửa cuối thế kỷ XVI, vai trò của hạt tiêu trong thương mại đã giảm sút còn khoảng

70%. Hương liệu và gừng từ Molucca cũng trở nên ít quan trọng. Quế từ Sri Lanka thì lại có bước tiến vượt

bậc cùng với Chàm và tơ lụa thô. 26

Theo Magalhaes-Godinho, khối lượng hạt tiêu nhập khẩu tại Lisbon giảm mạnh: 20.943 quintal trong suốt

1587-1590 và chỉ có 9.513 quintal trong những năm 1592-1598. Bước vào đầu thế kỷ XVII, tình hình cũng

không có gì khả quan với sản lượng nhập khẩu hạt tiêu trung bình 10.054 quintal (1630) và đến 1634 - năm ra

đời Công ty Đông Ấn Bồ Đào Nha thì con số đó là 8.840 quintal [93; 42].

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

26

thì có lẽ 90% là cotton Ấn Độ với mức độ chủng loại phong phú như: vải muslin đẹp

và vải trúc bâu, vải thô…Nếu lấy một con số trung bình khoảng 2.000 cruzado/kiện

hàng thì trong những năm 1587-1588, Hoàng gia Bồ thu về 4 đến 8 triệu

cruzado/năm (gấp 8 lần so với hạt tiêu) [48; 47].

Vị thế của quế Ấn Độ được nâng cao khi giá cả của đinh hương và hạt nhục đậu

khấu từ đảo Molucca và Banda ngày càng đắt đỏ. Trung bình trong suốt những năm

1580, thương nhân Bồ Đào Nha cập bến gần 1.700 quintal quế và hơn 1.000 quintal

gừng ở Lisbon hàng năm. Chỉ trong vòng 20 năm sau đó, carrack chuyên chở hơn

3.000 quintal quế/năm đến Lisbon (gần gấp hai so với năm 1580). Thương mại quế

đạt được sự phát triển hưng thịnh như vậy một phần do lợi nhuận mà nó mang lại,

các thương nhân mua 15 cruzado/quintal và bán với giá 75 cruzado/quintal và đôi khi

lên đến 100 cruzado/quintal vào những năm 1580. Đây là loại gia vị đem lại giá trị

lớn nhất cho người Bồ Đào Nha vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XVI. Bên

cạnh đó gừng cũng đóng góp vào tuyến thương mại này nhưng ít hơn về số lượng và

giá trị với 35 cruzado/quintal. Các tư thương còn tham gia buôn bán bạch đậu khấu

(được trồng trọt ở bờ biển Malabar giữa Cannanore và Calicut) và long não. Tuy số

lượng của chủng loại hàng hóa này không dồi dào nhưng nhu cầu của thị trường châu

Âu thì khá cao.

Ngoài gia vị, cây chàm - thuốc nhuộm màu xanh sản xuất ở Sarkhej và Biana ở

Bắc Ấn cũng được thu mua với số lượng lớn. Nếu trong những năm 1587, 1588, khối

lượng dao động từ 1.607 quintal và 1.223 quintal, thì đến 1595-1598 lên đến 8.067

quintal (trung bình 2.000 quintal/năm). Trong giai đoạn này, cây chàm chiếm 75%

trong toàn thể giá trị hàng hóa loại drogas chuyên chở đến Lisbon (vào khoảng

800.000 cruzado một năm) với mức giá ít khi trược xuống 200 cruzado trong suốt thế

kỷ XVI, XVII, và có khi đạt đến 324 cruzado/quintal. Nếu lấy mức trung bình là 250

cruzado/quintal thì giá trị mà các tư thương hàng năm thu được là gần 600.000

cruzado - hơn hẳn so với lợi nhuận mà hạt tiêu mang lại cho nhà vua. Giá trị cao và

lợi nhuận khổng lồ đã thu hút thương nhân đến với cây chàm, mặc cho thuế áp dụng

thường là 12% [48; 46].

Việc hàng hóa Ấn Độ được nâng cao vị thế trong thương mại Bồ Đào Nha khiến

thị trường Ấn Độ trở nên ngày càng quan trọng. Vì thế, sự kiểm soát của Hoàng gia

Bồ đối với các thương điếm ven bờ Ấn Độ Dương cũng ngày càng chặt chẽ.

* Estado da India kiểm soát hoạt động giao thương của thương nhân Ấn Độ từ

cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII.

Mối quan hệ giữa Estado với thương nhân Ấn khá thăng trầm. Ban đầu Bồ Đào

Nha sử dụng sức mạnh vũ lực để đàn áp tất cả sự phản kháng của các tiểu vương Hồi

giáo. Sau đó là việc áp dụng hệ thống quản lý thống nhất dựa trên cartaz trong hàng

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

27

loạt các hải cảng ven biển Ấn Độ. Tuy nhiên, lo sợ việc các thuyền nhỏ của người Ấn

Độ có thể dễ dàng vượt qua hệ thống kiểm soát này cũng như sự tấn công thường trực

của cướp biển vùng Malabar nên chính quyền Bồ Đào Nha tại Ấn Độ đưa ra một cách

thức khác với tên gọi là Qalifa (hay còn gọi là hệ thống lữ hành) vào cuối thế kỷ XVI.

Theo đó, tàu của người châu Á hoạt động giữa các thương điếm sẽ nhận được sự hộ

tống bởi hạm đội của người Bồ Đào Nha. Chính sách này chính thức thực thi vào

những năm 1570 và đến trong năm 1596 mang tính chất bắt buộc. Ngoại trừ một phần

nhỏ được sử dụng qalifa Cambay - Diu, tất cả qalifa đều phải đến Goa. Những chuyến

tàu hộ tống cũng được phép chuyên chở hàng hóa (kể cả hàng hóa tư nhân khi cập bến

tại Goa). Mỗi năm, hai hoặc ba qalifa khởi hành tại Goa trên tuyến đến Cambay thông

qua Chaul, Bassein, Daman và đến thế kỷ XVII thì có thêm Surat. Chỉ có một qalifa tại

Kanara hoạt động thường xuyên với 2 hoặc 4 chuyến hải hành mỗi năm đến Basrur,

Mangalore và Honawar để mua nguồn gạo cung ứng cho Goa. Một qalifa khác sẽ đi từ

Cape Comorin, thông qua Cochin và Cannanore, đến Goa. Nó bao gồm những con tàu

khá lớn từ Malacca, Siam (Xiêm), Bengal và Coromandel cùng đến và được hộ tống

tại Cape Comorin. Tại Cochin, nhiều tàu nhỏ hơn liên hợp lại với nhau để đến Goa.

Trước sự kiểm soát chặt chẽ của Estado, các thương nhân Ấn Độ lựa chọn cách

thức phản ứng khác nhau. Tại Gujarat, sau những phản kháng ban đầu, cuối cùng

các thương nhân địa phương cũng chấp nhận hệ thống của người Bồ Đào Nha. Vào

giữa thế kỷ XVI, tất cả các chuyến tàu của Gujarat khởi hành tại những hải cảng

của vịnh Cambay bị bắt buộc phải đến và nộp thuế tại Diu - nơi chịu sự kiểm soát

của người Bồ Đào Nha, với mức thuế chiếm 5% giá trị hàng hóa vận chuyển. Các

thương nhân Gujarat vẫn duy trì một thế lực kinh tế đáng kể khi “vào cuối thế kỷ

XVI, các chuyến tàu của thương nhân Gujarat đến Biển Đỏ có giá trị lớn hơn

Rs.10,000,00 mỗi chiếc” [85; 5].

Tại vùng duyên hải Kanara: Thành phần thương nhân buôn bán tại vùng đất này

khá phức tạp nhưng tiêu biểu nhất là thương nhân Saraswat (người Bồ Đào Nha gọi

là “chatins de Barcelor”). Hàng hóa vận chuyển của họ phần lớn là gạo, hạt tiêu và

một số mặt hàng tạp phẩm khác. Vào những năm đầu của thế kỷ XVII, tuyến thương

mại gạo xuất phát từ thương cảng Basrur đến Muscat, Biển Đỏ, vịnh Ba Tư, Goa và

các hải cảng vùng Malabar trở nên sầm uất. Tầng lớp thương nhân Saraswat vẫn tiếp

tục buôn bán gạo, hạt tiêu đến Konkan và những hải cảng thuộc Gujarat. Để đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao trong việc quản lý, từ năm 1569 đến năm 1570, Estado quyết

định thiết lập một pháo đài và một khu định cư nhỏ tại Basrur với casado27

da trắng

27

Những người Bồ Đào Nha định cư đã lập gia đình.

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

28

và da đen. Hành động này của Bồ Đào Nha vấp phải sự chống đối gay gắt từ cộng

đồng “Chatins de Barcelor” nên việc thực thi bị hủy bỏ.

Trong bối cảnh đó, Bồ Đào Nha thực sự xem trọng quan hệ thương mại với miền

duyên hải Malabar. Tuy nhiên, tùy theo mức độ ảnh hưởng của chính sách độc quyền

thương mại mà các cộng đồng thương nhân bản địa chọn lựa cách ứng xử phù hợp.

Trong khi mâu thuẫn kinh tế giữa Bồ Đào Nha với thương nhân Pardesi28

khó có thể

điều hòa được thì mối quan hệ với Mappila29

lại khá thân mật. Trong khi pardesi loay

hoay tìm tuyến đường mới do mạng lưới kinh doanh hạt tiêu của họ từ Calicut, Kollam

và Cannanore đến Biển Đỏ gần như bị phong tỏa hoàn toàn thì Mappila lại khôn khéo

đóng vai trò trung gian và môi giới trong buôn bán hạt tiêu. Vào giữa thế kỷ XVI, các

hải cảng tại Malabar đã có những thay đổi khá rõ nét. Cả Calicut và Cannanore đều ở

trong thời kỳ suy tàn, trong khi đó Cochin lại hưng thịnh và trở thành trung tâm

thương mại của Gujarat, vịnh Ba Tư và có khi cả Đông Nam Á30

.

Sự tham gia của Bồ Đào Nha trong thương mại vịnh Bengal bắt đầu gần ngay

sau cuộc xâm chiếm Malacca vào năm 1511. Bên cạnh phương thức giao thương

chủ yếu thông qua các chuyến hải hành nhượng địa (Concession voyage)31

, tư

thương và lính đánh thuê Bồ Đào Nha cũng tìm được không gian buôn bán riêng

của mình. Điều đáng lưu ý là cả Carreira lẫn tuyến nhượng quyền đến Bengal đều

không nằm trong khu vực áp dụng thể chế độc quyền nên thương nhân Ấn Độ bản

địa vẫn được tự do thông thương. Sự xuất hiện của Bồ Đào Nha tại vịnh Bengal

28

Nhóm thương nhân người nước ngoài tham gia buôn bán tại duyên hải Ấn Độ gồm: người Arap, Ba Tư, Thổ

Nhĩ Kỳ, Somali, Maghreb… 29

Nhóm thương nhân Hồi giáo buôn bán tại Malabar. 30

Thời điểm này, thương mại từ Cochin mở rộng ở cả hai hướng. Đầu tiên là việc buôn bán với bờ biển phía

Tây Bắc của Goa, chủ yếu là đến Chaul, Surat và Diu. Hàng hóa xuất khẩu chính là hạt tiêu, gừng và các

hương liệu khác, cũng như những hàng hóa được chuyển đến từ Malacca và Trung Quốc. Nhập khẩu gồm có

tỏi, tơ lụa sống và vải sợi, cùng với lúa gạo. Từ khi hạt tiêu và thuốc phiện trở thành hàng hóa bị cấm, thì hoạt

động này dường như vẫn tiếp tục với sự thông đồng của Estado. Những liên kết thương mại quan trọng khác ở

phía Tây là cùng với Ormuz, trong khi đó một nhánh nhỏ vẫn được tiếp tục với Biển Đỏ. Về phía Đông, hải

cảng chính Cochin kết nối với Coromandel, Malacca, Macao, Manila và quan trọng nhất là Bengal. Việc buôn

bán với Coromandel chủ yếu diễn ra ở ven biển và liên quan đến việc xuất khẩu gỗ, hạt tiêu, cau và những gia

vị khác cùng với việc nhập khẩu tơ sợi và gạo. Thương mại đến Malacca và Macao cơ bản là thương mại tái

xuất: Những chuyến tàu từ Goa đến Macao, cập bến tại Cochin trên cả hai hướng và mang theo những mặt

hàng cần thiết để chuyển về Lisbon. Đối với Bengal, Antonio Bocarro ước tính rằng, trong thời kỳ hoàng kim

của nó tổng giá trị thương mại của nhánh này là khoảng 400.000 xerafines30

một năm, chiếm khoảng một nửa

tổng giá trị thương mại từ Cochin [91; 68]. Phần lớn trong số những mặt hàng xuất khẩu đến Bengal là hạt

tiêu, mặc dù có lượng nhỏ thuốc và các hương liệu khác. Những hàng hóa được nhập khẩu chính là thuốc

phiện, thực phẩm, gạo và dệt may. Tơ lụa, phần lớn là khasa và malmal. Tuy nhiên, sự liên kết giữa Cochin -

Bengal gần như đứt gãy sau cuộc trục xuất của đế quốc Mogul đối với người Bồ Đào Nha ra khỏi Hugli vào

năm 1632, và đây xem như một cú sốc dẫn đến sự suy tàn của Cochin trong giai đoạn này. 31

Thuật ngữ này dùng để chỉ các chuyến tàu thương mại dưới sự kiểm soát của Hoàng gia Bồ Đào Nha đã

được bán cho tư thương theo mức giá thỏa thuận. Tư thương sẽ là người trực tiếp thu mua hàng hóa và chở về

Lisbon để phân phối lại trên thị trường châu Âu. Hoàng gia Bồ Đào Nha chỉ đóng vai trò thu lợi nhuận theo

đúng giá cả đã thỏa thuận. Đối với tuyến thương mại vịnh Bengal, cách thức này được áp dụng từ năm 1560.

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

29

góp phần tạo ra một số thay đổi trong chiều hướng và quan hệ thương mại như:

buôn bán với Aceh gia tăng vượt bậc do sự suy tàn của Malacca (từ những năm

1540), thương mại tại các hải cảng phía Tây của Comorin tiếp nhận động lực mới

do sự chấm dứt quan hệ giữa thương nhân Ấn Độ với Gujarat và Biển Đỏ (giữa thế

kỷ XVI). Tuy vậy, trong vòng một thế kỷ, phần lớn hoạt động chỉ mang tính chất

cầm chừng thông qua buôn bán của tầng lớp casado giữa Hugli và Ormuz. Và đến

giữa thế kỷ XVII khi mối quan hệ giữa hải cảng vùng Bengal với Gujarat và Biển

Đỏ được hồi sinh, thì tuyến giao thương mới này cũng không còn nhiều sức hút.

Tình hình có vẻ phức tạp hơn trên duyên hải Coromandel, casado và các nhóm

tư thương Bồ Đào Nha khác bắt đầu định cư tại Pulicat và Sao Tome de Mylapore

trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XVI. Để kìm chế sự phát triển của thế lực thương

nhân bản địa tại hai hải cảng mới là Nagapattinam và Masulipatnam, Estado bắt

đầu áp dụng armada32

. Theo quy định mới, thương nhân ở hải cảng cuối cùng,

những người được tự do lái tàu mà không cần mua cartaz của Bồ Đào Nha, buộc

phải cập bến ngoài Masulipatnam để phối hợp cùng hải quân Bồ Đào Nha bắt giữ

các tàu địa phương. Nhưng nỗ lực này không đạt được kết quả như mong đợi vì

phần lớn tư thương Bồ Đào Nha sử dụng uy tín của mình để bảo lãnh cho những

người bị bắt giữ khỏi Masulipatnam.

Tuy nhiên, trong khi quyền lực Bồ Đào Nha có thể không hiệu quả tại vịnh

Bengal thì nó vẫn là thế lực đáng sợ ở phía Tây Ấn Độ Dương. Một số Hồi vương

như Quli Qutb Shah chấp nhận làm chư hầu của Bồ nhằm tận dụng mối quan hệ, lách

qua khe cửa hẹp để tiếp tục tồn tại. Estado cũng mong muốn thiết lập nền hòa bình

với các Sultan để tránh việc dàn mỏng lực lượng trong những trường hợp không cần

thiết. Theo thỏa thuận được ký kết giữa Sultan Quli Qutb Shah và Estado vào năm

1590, Estado cung cấp một số cartaz cho việc vận chuyển hàng hóa tại Mecca để đổi

lấy 300 khandi gạo được phân phối cho người Bồ Đào Nha hàng năm tại Malacca

hoặc Sri Lanka. Vào năm 1598, Bồ Đào Nha quyết định bổ nhiệm một thuyền trưởng

tại Masulipatnam quản lý vấn đề cartaz. Nhưng trong khi Bồ Đào Nha phần lớn thực

hiện theo đúng thỏa ước thì gạo vẫn không được chuyển đến tay họ do sự bội ước

của cộng đồng thương nhân bản địa. Cho đến năm 1605, Hà Lan cập bến

Masulipatnam, thuyền trưởng Bồ Đào Nha phải rút chạy khỏi hải cảng, kết thúc giai

đoạn thống trị của Bồ Đào Nha tại khu vực này.

Trong bối cảnh đầy phức tạp như vậy, Goa không chỉ đóng vai trò trung tâm trong

Estado mà còn chi phối hoạt động thương mại trên hai hướng: nội Á và xuyên Á. Đối với

32

Hạm đội tàu chiến

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

30

tuyến thương mại đến Lisbon, “từ những con tàu có tải trọng 500 tấn vào đầu thế kỷ XVI,

đến thế kỷ XVII Hoàng gia Bồ đã chuyển sang dùng loại tàu lớn 2.000 tấn. Việc di chuyển

trên biển phải tuân theo cơ chế gió mùa. Họ rời khỏi Bồ Đào Nha vào tháng 2 hoặc tháng 3,

đến Goa vào cuối năm và quay trở lại Lisbon ngay khi có thể” [85; 36]. Đối với tuyến

thương mại nội Á, tất cả cafila thuộc quyền quản lý của Hoàng gia Bồ đều tập trung hàng

hóa ở Goa. Hai hoặc ba califa từ phía bắc sẽ cập bến Chaul, Bassein, Daman trước khi

chuyển những hàng hóa tư nhân đặc biệt quan trọng đến Goa cho các hạm đội trở về nước.

Những califa từ Kanara là nguồn cung ứng lương thực thường xuyên cho Goa với số lượng

ít nhất là 100 tàu mỗi năm. Cafila thứ ba đến từ Cape Comorin, thông qua Cochin,

Cannanor đến Goa. [85; 47]. Ba califa này đã tạo nên mạng lưới giao thương chính mà

trong đó Goa đóng vai trò trung tâm. Vì thế, phần lớn lợi nhuận của Goa có được do giao

thương đường biển (chủ yếu là từ tiền thuế). Vào năm 1545, hoa lợi thu được khoảng

350.000 cruzado, năm 1586 là 375.000, và đến đầu những năm 1600 thì khoảng 455.000

cruzado (trong đó có khoảng 150.000 cruzado đến từ Diu và Hurmuz.) [87; 111].

Chính vì thương mại biển là nguồn thu mang tính chất sống còn của Goa nên lợi

nhuận từ địa tô không được chính quyền Bồ Đào Nha tại Goa quan tâm. Trong thực

tế, Albuquerque đã quyết định thu 1/3 tiền thuế đất đối với các địa chủ (gaunkar) và

người cai trị trong các làng nhưng không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh tế của

họ. Việc thu thuế đất này không tác động nhiều đến quyền sở hữu của các gaunkar.

Và do sự tồn tại đặc trưng của chế độ sở hữu đất đai trong các công xã nên Estado

không muốn can thiệp mạnh tay vì lo ngại phản ứng gay gắt của gaunkar. Năm 1628,

vua Bồ Đào Nha cấm bất kỳ người Bồ Đào Nha ở Goa xâm phạm quyền lợi của

gaunkar. Vào năm 1586, trên toàn bộ ba khu vực của Goa chỉ thu được khoảng

60.000 cruzado inforos (địa tô) [87; 112].

Như vậy, Goa vào thế kỷ XVII là sự phản ánh chân thực tình hình kinh tế của

toàn bộ Estado da India: muốn nắm quyền lực độc tôn trong thương mại biển nhưng

lại duy trì sự kiểm soát không có hiệu quả trên toàn Ấn Độ dương và vịnh Bengal.

1.1.1.4. Thương mại tư nhân Bồ Đào Nha từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII

Bên cạnh thương mại Hoàng gia, tư nhân Bồ Đào Nha cũng nhanh chóng tham gia vào

tuyến thương mại qua múi Hảo Vọng dưới nhiều mức độ khác nhau. Theo quan điểm của

Hoàng gia Bồ Đào Nha, có hai loại tư thương chính: được cấp phép và không được cấp phép.

Phần lớn thương nhân được cấp phép buôn bán tại Ấn Độ là tầng lớp viên chức

của chính quyền. Theo quy định trong Regimento vào năm 1515, chỉ có viên chức và

thủy thủ được mang theo hương liệu và tơ lụa miễn thuế trên các chuyến tàu trở về

Lisbon, số lượng và giá trị hàng hóa tùy thuộc vào cấp bậc của họ trong bộ máy

chính quyền. Tuy nhiên, đến giữa những năm 1560, do khó khăn về tài chính, Hoàng

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

31

gia Bồ cho phép các nhà tư bản lớn ở châu Âu như Fuggers33

, Welsers34

, và Genoe

đầu tư vào tuyến thương mại Cape. Năm 1564, hợp đồng đầu tiên về thương mại châu

Á được ký kết giữa nhà vua với tầng lớp thương nhân nước ngoài. Đây là sự kiện mở

đầu cho một loạt hành động nhằm tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thể chế độc quyền thương

mại. Năm 1570, việc buôn bán hạt tiêu và gia vị được mở rộng cho mọi đối tượng và

nhà vua vẫn tiếp tục tham gia với tư cách là một thành viên. Tuy nhiên, kim loại quý

hiếm thì vẫn tiếp tục nằm trong danh mục hàng hóa độc quyền. Đến năm 1575, từ các tài

liệu lưu trữ, chúng ta nhận thấy tên của một số tư thương nổi bật như: Konrad Rott

(1530-1610) đến từ Augsburg (Đức) hay Giovanni Batista Rovalesca (người Italia).

Những tư thương này có quyền kiểm soát toàn bộ quy trình thu mua hương liệu tại châu

Á, vận chuyển thông qua hai hải cảng chính (Lisbon và Goa), phân phối hạt tiêu cho

toàn châu Âu. Theo thời hạn hợp đồng, trong vòng năm năm, những nhà đầu tư mua

30.000 quintal hạt tiêu (15.000 cho họ và 15.000 cho nhà vua). Họ có quyền bán một

nửa lượng hạt tiêu và nửa còn lại của nhà vua sẽ được bán cho tập đoàn Rott-Rovalesca

với mức giá 32 cruzado/quintal. [93; 28]

Bên cạnh một số lượng nhỏ nhà tư bản giàu có, thì phần lớn tư thương Bồ Đào Nha

tham gia vào nền thương mại xuyên châu Á là cư dân của các khu định cư dưới sự quản

lý của Estado. Đối với thế lực này, nhà nước cung cấp một nhượng quyền cho phép tư

thương tiến hành buôn bán giữa hai hải cảng chỉ định tại Ấn Độ hoặc Trung Quốc.

Không những thế, người chủ sở hữu nhượng quyền còn nắm quyền chi phối hoặc thay

mặt Hoàng gia Bồ quản lý các hạm đội trên biển (bao gồm cả những người Bồ Đào Nha

và những người có quốc tịch khác). Ban đầu, nhượng quyền này được sử dụng như phần

thưởng giành cho quý tộc hoặc quân đội trung thành, nhưng sau đó mở ra cho tất cả các

thành viên kể cả thế lực nhà thờ. Đến năm 1580, hệ thống này trở thành phần chính

trong mạng lưới thương mại Bồ Đào Nha. Trong số các chuyến hải hành nhượng địa tại

vịnh Bengal thì hai tàu đến từ Sao Tome, 4 tàu đến từ Nagapattinam (Martaban, Mergui,

Ujang Salang (Phuket) và Kedah…

Khác với sự xâm nhập đầy tính bạo lực và mang nặng yếu tố chính trị của Hoàng gia

Bồ, các tư thương lại hoạt động một cách linh hoạt và uyển chuyển hơn. Một trong

những khu vực sôi nổi nhất của tư thương Bồ tại Ấn Độ là Gujarat, đặc biệt là Cambay

(Khambhat). Họ chủ yếu thu mua hàng hóa của Gujarat, gửi đến Goa thông qua các

cafila35

, và từ đó chúng được phân phối trên toàn châu Á hoặc chuyển về Lisbon.

33

Một gia tộc người Đức nổi tiếng trong lịch sử. Họ là một nhóm các chủ nhà băng, nhà tư bản tham gia vào

mạng lưới thương mại quốc tế từ thế kỷ XV. 34

Là gia tộc gồm các chủ nhà băng và thương nhân có nguồn gốc từ vùng Augsburg. Họ đóng vai trò quan

trọng trong giao thương tài chính quốc tế vào thế kỷ XVI khi trở thành chuyên gia tài chính của vua Anh

Charles V và Giáo hoàng Rome. 35

Các đoàn thương nhân lữ hành vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thông qua Con đường tơ lụa.

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

32

Tại Ấn Độ, có hai khu vực khác cũng cho phép các tư nhân người Bồ đến buôn bán

là: Malabar và Coromandel. Nguyên nhân chủ yếu là vì sự quản lý của chính quyền Bồ

Đào Nha tại vịnh Bengal khá lỏng lẻo so với vùng biển Arab và duyên hải phía Tây

Ấn Độ. Tại Coromandel, Sao Thome và Negapatam là hai khu định cư chính. Chỉ huy

của hai hải cảng này do vua Bồ Đào Nha bổ nhiệm thông qua sự bầu chọn tự do của cư

dân. Thỉnh thoảng họ được giữ chức vụ này suốt đời và không hưởng lương từ Estado

da India. Vào năm 1583, chỉ huy của Sao Thome có thể tập hợp được 400 người Bồ

Đào Nha (có lẽ bao gồm cả mestizo36

) cho một cuộc viễn chinh. Trong đó có 50

casado, phần lớn là thương nhân và một số người muốn trải qua thời gian nghỉ hưu gần

mộ thánh Thomas37

. Tại vịnh Bengal, Chittagong và Satgaon là hai địa điểm đầu tiên

người Bồ Đào Nha đến định cư. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XVII, Hughli chính thức

trở thành trung tâm hoạt động của tư thương Bồ với dân số lên đến 5.000 người. Mặc

dù thường xuyên phải đối diện với quyền quản lý của Estado, nhưng đến cuối thế kỷ

XVI không gian kiểm soát thương mại của tư thương Bồ đã bao trùm toàn bộ vịnh

Bengal với phương thức buôn bán hòa bình, cởi mở.

Lồng vào bên trong mạng lưới thương nhân được cấp phép, hoạt động của các

thương nhân không được cấp phép (chatin) cũng khá sôi động. Thành phần chatin

khá đa dạng nhưng được chia thành hai bộ phận cơ bản: những binh lính đồn trú giải

ngũ và thương nhân Thiên Chúa giáo mới38

.

Địa bàn hoạt động chính của cựu binh là duyên hải vịnh Bengal: Satgaon và

Chittagong, Pulicat (Coromandel). Tại mỗi hải cảng, họ sống thành những khu định

cư có tổ chức và người lãnh đạo riêng. Theo các Sử liệu thu thập được, vào đầu năm

1519, số lượng nhóm người này tại Pulicat dao động từ 200 đến 300 người. Vào đầu

những năm 1530, khoảng 40 hộ gia đình Bồ Đào Nha sống tại Nagapattinam và một

con số tương tự tại Sao Thome. Đến 1565, số người định cư tại các hải cảng của vịnh

Bengal là 2.000 [93; 60]. Trong khi đó, phạm vi hoạt động của thương nhân Thiên

Chúa giáo mới thì rộng lớn hơn nhiều. Trong suốt thời đại vương triều Habsburg cai

trị Bồ Đào Nha (1580-1640), lực lượng Thiên Chúa giáo mới ở Goa và Minila kiểm

soát khoảng 44% lượng tư bản của Bồ Đào Nha bên trong châu Á, và ít nhất 30%

36

Những người con lai mang trong mình hai dòng máu: Á - Âu. Họ phần lớn là con cháu mà bố là người Bồ Đào Nha và mẹ là phụ nữ bản địa. 37

St Thomas là một trong 12 tông đồ của Chúa theo như kinh Tân ước. Ông đã thực hiện công cuộc truyền giáo đến những nơi xa như Ấn Độ vào thế kỷ I. 38

Là những người gốc Do Thái sinh sống trên lãnh thổ Bồ Đào Nha từ rất sớm. Năm 1496, để ngăn chặn khả năng liên minh giữa người Do Thái., vua Dom Manuel đã ra sắc lệnh cải đạo cưỡng bức đối với tất cả người Do Thái giáo sống trên lãnh thổ Bồ Đào Nha. Và từ đây, nhánh Thiên Chúa giáo mới của người Bồ Đào Nha ra đời.

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

33

thương mại ở Manila và 75% vốn đầu tư trong tuyến thương mại mũi Hảo Vọng [48;

81-82].

Chính vì quyền lực kinh tế của thương nhân Thiên Chúa giáo mới nên Estado đã

có nhiều biện pháp khác nhau để khống chế thế lực thương mại này. Thứ nhất là tăng

thuế: như Luis Filipe Thomaz chỉ ra, tại Malacca trong khi những thương nhân theo

Hindu giáo và Hồi giáo phải trả không quá 6% thuế, thì các tư thương người Bồ Đào

Nha này phải trả nhiều hơn 10% [93; 79]. Thứ hai là sử dụng sức mạnh quân sự để

buộc chatin phải chấp nhận quyền bảo trợ của Estado thông qua hệ thống cartaz. Thứ

ba, loại trừ hoàn toàn các thương nhân Thiên Chúa giáo mới ra khỏi bộ máy chính

quyền: Vào đầu năm 1501, Vua Manuel (1469-1521) ngăn cấm việc họ nắm giữ bất

kỳ một chức vụ nào liên quan đến thẩm phán, luật sư, hoặc thậm chí là nhà thần học

Do Thái tầm thường ở châu Á. Cuối cùng, Hoàng gia Bồ đã ban hành lệnh trục xuất,

buộc phải trở lại Bồ Đào Nha cả với những người đã định cư trong thời gian dài.

Những biện pháp cứng rắn của chính quyền Bồ vẫn không đem lại hiệu quả trong

thực tế. Tính cho đến cuối thế kỷ XVI, “thương mại tư thương của Bồ Đào Nha tại

Ấn Độ mang đến lợi nhuận trung bình 5 triệu cruzado, chiếm gần 90% tổng lượng

hàng hóa. Nhưng trong đó nhà vua chỉ thu được 0,5 triệu cruzado” [49; 12].

1.1.2. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (giữa thế kỷ XVII - đầu thế

kỷ XIX)

1.1.2.1. Thương mại Hoàng gia vẫn chiếm địa vị thống trị trong Estado da India

* Sự thay đổi chiến lược đối ngoại của Estado da India và quá trình ra đời công

ty Đông Ấn Độ Bồ Đào Nha.

Sau khi Hà Lan, Anh và các quốc gia châu Âu khác xâm nhập châu Á, tuyến

đường qua mũi Hảo Vọng của Bồ Đào Nha dần dần đánh mất thế độc quyền. Những

thuộc địa nằm rải rác dưới sự quản lý của Estado không đủ sức kháng cự các cuộc

tấn công dồn dập từ nhiều phía. Kết quả là đến năm 1660, Estado da India chỉ còn lại

4 trọng điểm biệt lập nhau: Macao, một phần Timor, Đông Phi và một số điểm ở Ấn

Độ. Những vùng đất này có tồn tại lâu dài dưới sự quản lý của người Bồ Đào Nha

hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh và mối quan hệ giữa Bồ Đào Nha với

Anh và Hà Lan. Và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà chính quyền Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ lựa chọn các đối sách phù hợp.

Đối diện với Anh - một trong những thế lực hùng mạnh nhất thời bấy giờ, Bồ

Đào Nha lựa chọn con đường ngoại giao khôn khéo. Nhằm tận dụng vị trí và quyền

lực của đế quốc Anh để góp phần bảo vệ thuộc địa thoát khỏi sự tranh chấp của các

thế lực người châu Âu khác, chính quyền Bồ Đào Nha đồng ý ký hòa ước ngừng bắn

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

34

tại Goa năm 1635. Mối quan hệ này ngày càng gắn bó hơn sau cuộc hôn nhân giữa

công chúa Catarina và vua Anh Charles II vào năm 1662 với lời hứa từ chính quyền

Anh sẽ bảo vệ các thuộc địa của Bồ Đào Nha tại châu Á như “anh em trong một bàn

tay”. Đổi lại Hoàng gia Bồ Đào Nha phải nhượng Bombay - một hải cảng tại Tây Ấn

cho Anh. Xét về yếu tố thương mại, Bombay chỉ là một hòn đảo nhỏ không có nhiều

giá trị đối với người Bồ Đào Nha. Nhưng với Anh, cứ điểm này có vị trí chiến lược

quan trọng và tiềm năng to lớn giúp họ họ xâm nhập vào nền thương mại ven bờ Tây

Ấn. Vì thế, cuộc trao đổi này ở giới hạn có thể được chấp nhận một cách miễn cưỡng

từ hai phía và Bombay chính thức nằm dưới quyền quản lý của người Anh vào năm

1665. Từ đó, quan hệ Estado - Anh dường như khá nguội lạnh vì trong thực tế Estado

và Công ty Đông Ấn Anh (EIC39

) vẫn còn là đối thủ thương mại tại thị trường châu

Á.

Với Hà Lan, theo thỏa ước được ký kết vào năm 1669, Công ty Đông Ấn Hà Lan

(VOC40

) được tiếp tục buôn bán tại Cochin và Cannanore nhưng phải cam kết không

gây ra bất kỳ hành động quân sự nào làm tổn hại đến quan hệ giữa hai quốc gia.

Vào những năm 1664-1665, Pháp muốn trở thành một thành viên quan trọng

trong thương mại biển châu Á. Thông qua sự khuyến khích của Jean Baptiste Colbert

(1619-1683), bộ trưởng tài chính của vua Luis XIV, Công ty Hoàng gia Đông Ấn

(Compagnie Royale des Indes Orientales) được ra đời. Đến Ấn Độ Dương, Colbert

muốn lôi kéo Bồ Đào Nha tham gia liên minh chống VOC, đổi lại Estado sẽ nhượng

cho Pháp ít nhất một hải cảng thương mại của đế quốc Bồ Đào Nha tại châu Á. Năm

1670, trước đề nghị “đôi bên cùng có lợi này”, chính quyền Bồ Đào Nha chính thức

từ chối. Vừa mới kết thúc cuộc chiến tranh dài ở châu Âu với Tây Ban Nha và đạt

được hiệp ước hòa bình bền vững với người Hà Lan ở phía Đông mũi Hảo Vọng vào

năm 1669, Bồ Đào Nha thấy không cần thiết phải mạo hiểm đối đầu với địch thủ

mới, nhất là khi họ chỉ là thành viên cấp thấp trong một liên minh chưa qua thử

thách. Sự thận trọng của Pedro ngay lập tức chứng minh tính đúng đắn của nó khi

người Pháp đến Ấn Độ nhanh chóng bị đánh bại và công ty của Colbert cũng không

đạt được thành công lớn nào.

Như vậy, việc duy trì mối quan hệ hòa bình với các địch thủ người châu Ấu đã

làm thay đổi căn bản chính sách đối ngoại của Bồ Đào Nha tại châu Á. Cách thức sử

dụng bạo lực quân sự trước đây được thay thế bằng chiến lược mềm dẻo và linh hoạt

hơn. Quan trọng là nó đánh dấu cho sự khởi đầu trong việc thực hiện chính sách

39

East India Company. 40

Vereenigde Oost-Indische Compagnie.

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

35

ngoại giao trung lập của Bồ Đào Nha trước các thế lực khác ở châu Âu về thương

mại biển tại châu Á - tất nhiên loại trừ những vấn đề được đề cập trong liên minh

Anh - Bồ Đào Nha. Truyền thống đó khá có lợi cho Estado da India.

Trong bối cảnh đó, nhận thấy sự ưu việt của mô hình công ty thương mại như

công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) hay công ty Đông Ấn Anh (EIC), Hoàng gia Bồ

quyết tâm thể hiện “tầm nhìn” trong giao thương của mình thông qua việc thành lập

công ty Đông Ấn Bồ (Portuguese East India company). Năm 1605, Conselho da

Índia được thành lập với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề của đế quốc Bồ Đào Nha tại

Ấn Độ theo quan điểm của vương triều mới. Nhưng do mâu thuẫn giữa tổ chức này

với các cơ quan cũ trước đó nên Conselho da Índia bị giải thể vào năm 1614. Cũng

trong năm này, ý tưởng về Công ty Đông Ấn Độ tư nhân dần trở thành hiện thực

dưới sự bảo trợ của D.G.Solis - một thương nhân Thiên Chúa giáo mới, sống tại

Madrid. Thế nhưng do sự phản đối của nhiều phe phái trong Hội đồng, công ty cuối

cùng cũng chỉ tồn tại trên giấy. Năm 1628, Công ty thương mại Ấn Độ (hoặc

Companhia da Índia Oriental) chính thức ra đời do Câmara de Administração Geral

đứng đầu - gồm một chủ tịch (Jorge Mascarenhas) và 6 nhân viên làm nhiệm vụ quản

lý. Mặc dù Hoàng gia Bồ đã có những hỗ trợ để tăng thêm sức hút của công ty đối

với tư thương và các thế lực thương mại khác, nhưng cuối cùng sau 5 năm hoạt động,

công ty bị giải thể vào tháng 4/1633. Đến giữa thế kỷ XVII, dưới sự bảo trợ của

hoàng tử Pedro, công ty hồi sinh nhưng chẳng tồn tại được bao lâu. Một nỗ lực khác

để thiết lập công ty Bồ Đào Nha Ấn Độ được tiến hành trong giai đoạn 1685-1693

theo ý tưởng của Ericeira. Tuy nhiên, sự chia rẽ nội bộ về ý tưởng và việc Ericeira

qua đời vào năm 1690 khiến cho ý tưởng biến Bồ Đào Nha thành nhà phân phối vải

lụa Mozambique trên toàn châu Âu cũng tàn lụi theo ông.

Vào những năm 1780, giá trị thương mại giữa Bồ Đào Nha và châu Á mở rộng

một cách đột ngột - từ 1 đến 2 tàu hàng năm lên đến 20 tàu. Ý tưởng về việc thiết lập

công ty Ấn Độ lại một lần nữa trỗi dậy với sự hỗ trợ của những viên chức cấp cao

như Dom M.M.Castro và Dom R.S.Coutinho. Nhưng, ý tưởng này lại thất bại do

nhiều trở lực và quan trọng hơn, những thương nhân Hindu giáo (đặc biệt là

Saraswat Brahmin) được hưởng lợi chính từ việc mở rộng hoạt động thương mại lại

không chịu sự chi phối bởi một công ty do Hoàng gia Bồ nắm giữ. Và vì vậy, cho

đến khi đế quốc Bồ Đào Nha tan rã hoàn toàn, Công ty Đông Ấn Bồ vẫn luôn là

“giấc mơ” đối với những người Bồ Đào Nha tại châu Á.

* Quan hệ của Goa với các thế lực thương mại tại Ấn Độ từ giữa thế kỷ XVII đến

đầu thế kỷ XIX

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

36

Trong bối cảnh suy tàn của Estado thì hoạt động thương mại tại Goa đóng vai trò

quan trọng duy trì sự tồn tại của đế chế Bồ Đào Nha tại châu Á. Ở đây, giao thương

của Goa được tìm hiểu trên hai khía cạnh: bên trong Estado và quan hệ buôn bán với

các thuộc địa Anh tại Ấn Độ.

Thứ nhất, từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, giao thương giữa Goa với

các thương điếm bên trong Estado vẫn chiến vị trí quan trọng. Tại Damao, Diu,

Bassein, Mogul Surat, Bombay (Anh), hoạt động của cafila trở nên nhộn nhịp vào

khoảng năm 1660, ngay khi hiệp ước hòa bình giữa Bồ Đào Nha và Hà Lan được ký

kết. Việc buôn bán với những hải cảng Ấn Độ ở phía Nam Goa cũng đạt được bước

tiến mới. Vào những năm 1671, 1678 và 1701, thông qua các thỏa thuận cùng

nayak41

Ikkeri (người cai trị chính vùng duyên hải Kanara), đại lý thương mại của Bồ

Đào Nha chính thức xác lập tại Mangalore - địa điểm đặc biệt quan trọng cung ứng

gạo cho Goa. Cùng thời gian đó, thương mại Bồ Đào Nha mở rộng đến hải cảng

vùng Kerala, một phần của Cochin, Calicut, Alleppey và Tellicherry. Những chuyến

hải hành thương mại hoạt động tại Coromandel và Bengal dần khởi sắc, đầu tiên là

tại Porto Novo, sau đó chuyển đến Madras. Thương mại từ Goa đến Mozambique và

Macao được kết nối thường xuyên hơn.

Goa cũng đóng vai trò khá chủ động trong việc liên kết thương mại với các vùng

đất nằm sâu trong nội địa. Hàng thủ công, động vật được đóng thùng và vận chuyển

đến Carreira de Balagate, bằng những tuyến đường nối Goa thông qua dãy Ghat Tây

để đến cao nguyên Deccan. Chủng loại hàng hóa mà Goa cung ứng chủ yếu là thực

phẩm như: dừa, xoài, hạt điều, feni và muối. Tuy nhiên, vai trò chính của thành phố

là hải cảng: nhập khẩu các loại vải sợi từ những vùng khác nhau của Ấn Độ, gạo từ

Kanara, ngà voi từ Mozambique, rượu và những nhu yếu phẩm từ Bồ Đào Nha,

thuốc lá và vàng thỏi từ Brazil, và xuất khẩu nhiều loại hàng hóa của người châu Á,

Đông Phi, đặc biệt là vải sợi Ấn Độ. Cuối thế kỷ XVII, XVIII, vải sợi Ấn Độ vẫn là

mặc hàng chủ lực trong thương mại quốc tế của Goa. Thương cảng Bombay (thuộc

Anh) và Kokan là hai địa điểm có mối quan hệ thương mại mật thiết nhất với Goa

vào đầu thế kỷ XIX. Ước tính “tổng sản lượng xuất khẩu là Rs.2,79,370/năm trong

khi nhập khẩu là Rs.3,54,725.37” [91; 39].

Bên cạnh đó, Goa cũng tham gia vào việc buôn bán các mặt hàng khác như ngà

voi, nô lệ và thuốc phiện. Ngà voi Mozambique được cập bến Goa sau đó xuất khẩu

đến Damao, Diu, Bombay và Macao. Nô lệ người châu Phi từ Mozambique cũng

41

Có nghĩa là người cai trị. Đây là thuật ngữ được sử dụng khi vương triều Keladi Nayaka lên cầm quyền

trong giai đoạn 1499-1763. Vào 1565, các Nayak đã xác lập quyền lực trên phạm vi lãnh thổ của đế quốc

Vijayanagar trước đây.

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

37

được xuất khẩu đến Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha; nhưng số lượng thì khá nhỏ. Tuy

nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, khi nhu cầu lao động tăng lên một cách đột ngột trên

những quần đảo của người Pháp Ile de France (Mauritius) và Ile de Bourbon

(Reunion), thì việc buôn bán nô lệ đã phát triển thịnh đạt từ Mozambique thông qua

Goa. Cuối cùng, vào những năm 1790, việc buôn bán thuốc phiện Malwa của người

Bồ Đào Nha chính thức khởi động và đạt được sự thịnh vượng bất ngờ. Sản phẩm xuất

khẩu một cách bí mật từ Damao qua Goa đến Macao tập kết tại các chợ Trung Quốc,

thách thức tuyên bố độc quyền của EIC. Nô lệ Mozambique và thuốc phiện Malwa đã

đóng vai trò quan trọng trong sự khởi sắc của hoạt động thương mại xuyên châu Á của

Goa giữa những năm 1780 và 1807.

Đến giữa thế kỷ XVIII, để giữ vững quyền lực thương mại, Estado đã tiến hành

các cuộc bành trướng nhằm mở rộng không gian của Goa. Quá trình này được thực

thi từng bước, thông qua sự kết hợp giữa hành động quân sự và thủ đoạn ngoại giao,

kéo dài trong cả nhiệm kỳ thứ 4 của Assumar (1744-1750), sau đó là hầu tước

Alorna, và bá tước Ega (1758-1765). Nó đã góp phần làm mất uy tín của những

người cai trị địa phương như thủ lĩnh của Sunda, Bhonsles của Sawantwadi và sau đó

là làm phân hóa nội bộ dẫn đến sự suy yếu của Marathas42

.

Kết quả cuối cùng là Estado đã có những chuyển biến theo hướng tăng cường

tính liên kết và quản lý dễ dàng hơn trên toàn bộ phần lãnh thổ. Và Ấn Độ càng đóng

vai trò chiến lược trung tâm đặc biệt sau năm 1752 - khi Mozambique được tách ra

khỏi Goa với một cơ chế quản lý riêng cùng một tổng trấn riêng, chịu trách nhiệm

trực tiếp với Lisbon. Việc chia tách này nhằm mục đích thu hẹp sự quản lý lỏng lẻo

giữa Goa, Damao và Diu, cũng như các vùng đất ở Viễn Đông như Macao và Timor.

Thứ hai, vào cuối thế kỷ XVIII và trong suốt thế kỷ XIX, quan hệ thương mại giữa Goa

với các thuộc địa Anh tại Ấn Độ là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại của Estado da India.

Chính quyền Anh chính thức can thiệp vào Goa bắt đầu từ sự kiện 1799 khi hầu tước

Wellesley, tổng trấn của Calcutta, gửi binh đoàn đầu tiên đến Goa. Năm 1800, quyền lực

của người Bồ Đào Nha tại Goa càng lung lay khi Anh chiếm đóng Surat. Hoạt động

thương mại vốn yếu ớt của Goa vào cuối thế kỷ XVIII ngày càng suy tàn. Lượng hàng

nhập khẩu và xuất khẩu không đáng kể nhưng lượng nhập luôn gấp đôi lượng xuất. Ví

dụ, năm 1868 trong khi giá trị hàng nhập khẩu là 4.627.188 xerafines (khoảng

Rs.2.313.594) thì giá trị xuất khẩu chỉ đạt 2.639.819 xerafines (khoảng Rs.1.319.906)

[56; 11]. Điều kiện về tài chính của Estado trong suốt năm 1822 không đủ để Goa gửi

đến Rio de Janeiro 20 thùng dầu dừa và 50 quintal sợi lanh. Thương mại với châu Phi

42

Người Ấn Độ giáo cư trú tại Maharashtra thuộc trung tâm phía Tây Ấn Độ.

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

38

gần như bị chấm dứt do thiếu nguồn cung cấp. Những xưởng sản xuất vải sợi phát triển

mạnh tại khu vực phía Bắc của Ấn Độ, mặc dù sản phẩm này được tiêu thụ mạnh mẽ tại

những nhượng địa của người Bồ Đào Nha ở châu Phi, nhưng cũng không thể cạnh tranh

với những chủng loại hàng hóa tương tự đến từ Mỹ và Anh nên cuối cùng phải đóng

cửa. Có năm, không một chiếc tàu tư nhân nào đến cập bến tại Goa vì thế hoạt động

thương mại với châu Âu gần như bằng không. Ngay cả các thuộc địa của người Anh tại

Ấn Độ, Goa cũng gần như không trao đổi gì nhiều ngoài dừa, cau và trái cây tươi.

Không những thế, việc buôn bán giữa Goa với Brazil, Đông Phi cũng bị đứt gãy. Vào

những năm 1874-1875, giá trị nhập khẩu đạt khoảng £119.912-1-8 và xuất khẩu là £

90.354-6-6. [56; 12]

Ngày 26/7/1872, được xem là sự kiện đánh dấu quan hệ thương mại giữa Goa và

Bombay với việc chính quyền Anh tại Ấn Độ ra lệnh thu hồi sắc lệnh miễn thuế. Theo đó,

loại thuế tiêu thụ đặc biệt 21/2

dành cho hàng hóa Bồ Đào Nha khi nhập khẩu thông qua đại

lý thương mại Surat bị bãi bỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến hành động của chính quyền

Anh là do phần lớn rượu được nhập khẩu từ Goa và Daman đến Surat, sau khi trả thuế

2,5% đã được tái xuất đến Bombay, nơi được chấp nhận miễn thuế. Tổng trấn của Ấn Độ

thuộc Anh đã cố gắng để ngăn chặn sự lợi dụng này bởi vì rượu là một trong những mặt

hàng bị đánh thuế khá cao ở Ấn Độ thuộc Anh.

Để tiếp tục nhận được sự bảo trợ của chính quyền Anh, Bồ Đào Nha chấp nhận

ký kết hiệp ước 187843

. Ở khía cạnh tích cực, hiệp ước đã tạo điều kiện để Anh và

Bồ Đào Nha có thể tương hỗ về thương mại, hàng hải và vận chuyển. Tuy nhiên,

phân tích một cách sâu sắc thì có thể nói việc ký kết và thi hành hiệp ước 1878 là

một bước đi sai lầm của người Bồ Đào Nha tại Goa. Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý cho

sự xâm nhập của Anh vào nền công nghiệp muối của phần lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ

Đào Nha. Thứ hai, là việc kinh doanh thuốc phiện. Theo điều 14 trong hiệp ước

1878, chính phủ hai nước cấm việc trồng và buôn bán thuốc phiện. Việc xuất khẩu

thuốc phiện thô, hợp chất hoặc các sản phẩm chế biến từ thuốc phiện bằng đường bộ

hoặc đường biển đều bị cấm. Trong 1891-1892, chính quyền Anh cho phép miễn

43

Thông qua hiệp ước 1878, Estado mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Anh cho việc xây dựng tuyến đường

sắt đến Mormugao, cũng như thiết lập hệ thống hải quan chung cho cả hai vùng lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ Đào

Nha và Ấn Độ thuộc Anh. Như kết quả của hiệp ước, liên minh hải quan Anh - Bồ Đào Nha chính thức được

thành lập. Trong quy định của liên minh này, cả hai chính quyền sẽ duy trì mức thuế hải quan thống nhất cả

nhập và xuất khẩu theo biên giới. Thuế nhập khẩu sẽ được bãi bỏ trong vùng lãnh thổ Ấn Độ Bồ Đào Nha,

ngoại trừ vũ khí, đạn dược, rượu, muối và thuốc phiện. Thiệt hại do việc bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng năm là

Rupees 63.000 [54; 24]. Bên cạnh đó, sản phẩm có cùng thuế hải quan tại những cảng của Ấn Độ Bồ Đào Nha

và Ấn Độ Anh được xem như nguồn thu chung. Tại mỗi văn phòng hải quan đều có những nhân viên để phụ

trách sự phân chia nguồn thu chung này. Nếu có những sự kiện nảy sinh không nằm trong quy định thì vấn đề

sẽ được quyết định bởi Ủy ban Hỗn Hợp.

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

39

thuế nhập khẩu thuốc phiện từ Malwa đến Mahikanta, Rewa Kanta, Cambay và

Baroda để đổi lại việc cấm trồng thuốc phiện trên các vùng lãnh thổ này. Nhưng

người Bồ Đào Nha thì không nhận được khoảng bồi thường nào từ chính quyền Anh.

Tiếp nối hiệp ước 1878, với sự đồng ý của Estado và chính quyền Ấn Độ Anh,

năm 1880 công ước Anh - Bồ được ký kết, trong đó xác định việc thiết lập hệ thống

tiền tệ và đo lường chung. Theo đó, phần lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha và Ấn

Độ thuộc Anh sẽ sử dụng một hệ thống tiền tệ thống nhất. Do việc sử dụng kỹ thuật

lạc hậu nên người Bồ Đào Nha buộc phải ngừng sản xuất tiền. Từ đó, tiền được sử

dụng trong lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha sẽ đúc tại Ấn Độ thuộc Anh và quy

đổi tương đương với tiền tại Bombay và Calcutta. Không những thế, hệ thống tiền tệ

của Goa cũng có những thay đổi vượt bậc khi tờ giấy bạc đầu tiên đã đưa vào lưu

thông năm 1883. Đồng xu bằng bạc và đồng có giá trị tương đương từ Ấn Độ Anh

cũng được giới thiệu. Thế nhưng điều đáng chú ý ở đây là, trong khi người Bồ Đào

Nha hy vọng vào sự ra đời hệ thống tiền tệ mới thì trong thực tế người Anh đã áp

dụng tiền tệ của họ lên phần lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Chính quyền Anh

tiếp tục đẩy mạnh quá trình kiểm soát huyết mạch thương mại trong phần đất Ấn Độ

Bồ Đào Nha thông qua việc hợp tác xây dựng hải cảng Mormugao và tuyến đường sắt

nối hải cảng này với phần lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh44

; đẩy mạnh chi phối Goa thông

qua việc áp dụng đạo luật Bombay Abkari45

hay đánh thuế nặng vào nhiều mặt hàng

xuất khẩu tiềm năng của Goa (chủ yếu là rượu).

Như vậy, theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, đến cuối thế kỷ XIX, Goa đã

trở thành địa điểm chịu sự chi phối của cả Anh và Bồ Đào Nha. Đó là kết quả của sự

phụ thuộc vào tài chính, kỹ thuật và quân sự của Estado đối với chính quyền Anh tại

Ấn Độ để duy trì những thuộc địa còn lại của mình. Thông qua hiệp ước 1878, chính

quyền Anh đã nắm chặt nền kinh tế của phần lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha và

gây nên những lo ngại thực sự cho tương lai của Estado.

1.1.2.2. Thương mại tư nhân Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (giữa thế kỷ XVII - nửa sau thế

kỷ XIX)

44

Mặc dù mục đích của Estado là thông qua hải cảng này để thúc đẩy nền thương mại biển vì đây là hải cảng duy

nhất tại Ấn Độ mà một thuyền buồm từ biển khơi vào và neo đậu chỉ tốn một giờ. Thế nhưng trong thực tế, đến

khoảng 1891, Mormugao đã biến thành hải cảng trung chuyển phục vụ chủ yếu cho Bombay. Tuyến đường sắt cũng

tạo điều kiện kết nối thông tin liên lạc cùng với Ấn Độ thuộc Anh nhất là khi tuyến đường biển bị đóng cửa vào lúc

gió mùa. 45

Cấm việc sản xuất, buôn bán và phân phối rượu hoặc các chất lỏng có cồn cũng như các chuyến tàu vận

chuyển hàng hóa cho mục đích này. Theo hiệp ước 1878, người Bồ Đào Nha cũng bắt buộc phải chấp nhận

đạo luật trên và chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu mạnh (kể cả đã lên men hay chưa lên men). Chính

quyền Anh lại không ngừng có những biện pháp tăng mức thuế tiêu thụ nên gây tác động nghiêm trọng đến

quá trình chiết xuất rượu từ dừa và nhựa cây Cajuarina khi mà trước đó nó đã mang lại việc làm cho rất nhiều

người.

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

40

Trong khi thương mại Hoàng gia tại Goa không có nhiều sự thay đổi và ngày

càng suy yếu thì hoạt động buôn bán tư thương ngày càng sinh động với sự tham gia

của nhiều thành phần khác nhau như: những người Bồ Đào Nha - Ấn Độ, người Goa

Thiên Chúa giáo, Saraswat Brahmin và Banias, người Bồ Đào Nha chính quốc.

Tại duyên hải Coromandel, sau khi mất Nagapattinam trong tay người Hà Lan

vào năm 1658 tư thương Bồ chuyển đến hải cảng Porto Novo ở phía bắc. Đến cuối

thế kỷ XVII, Porto Novo trở thành trung tâm chính của Bồ Đào Nha tại duyên hải

Coromandel. Số lượng tàu khởi hành và sở hữu bởi nhóm này là 7/19 tàu vào năm

1681; 2.6/14 tàu vào năm 1682-1683; 6/10 năm 1683-1684 và 1684-1685, và 7/14

tàu năm 1685-1686. Chủ tàu quyền lực nhất trong số những người Bồ Đào Nha là

Manuel Teixeira Pinto. Và những bến cảng quan trọng nhất cho các chuyến tàu Bồ

Đào Nha từ Porto Novo là Acheh, Pegu, Malacca, Goa và Manila. [93; 62]

Tư thương Bồ Đào Nha dựa trên hệ thống hải cảng đối tác đã tiến hành buôn bán

cả bờ biển phía Đông và Tây Ấn Độ. Trong suốt thế kỷ XVIII, trọng điểm buôn bán

của các tư thương là Macao, thế nhưng do phải đối mặt với hàng loạt vấn đề rắc rối

nảy sinh tại vùng Biển Đông nên buộc họ phải quay về Ấn Độ Dương. Những bản số

liệu từ Hà Lan cho thấy sự xuất hiện thường xuyên của các chuyến tàu Bồ Đào Nha tại

Bengal, Madras và Nagapattinam trên bờ biển Coromandel, tại Cochin46

, Tellicherry

và Anjengo trên duyên hải Malabar, và tại Surat. Thế nhưng do gặp phải sự cạnh tranh

mạnh mẽ từ Hà Lan, các tư thương Bồ phải chuyển đến Sao Tome de Mylapore. Nơi

đây trở thành một trong những đại lý thương mại quan trọng cho đến khi rơi vào tay

của người Anh năm 1749.

Tư thương Bồ Đào Nha cũng liên kết với mạng lưới thương mại biển phát triển

mạnh mẽ của các thế lực châu Âu khác như Pondicherry (Pháp), Tranquebar Đan

Mạch và đặc biệt là Madras47

, Calcutta và Bombay của người Anh. Đây được xem

như là thành công nổi bật nhất của họ trong thương mại thời kỳ hậu thuộc địa. Hơn

nữa, tư thương Bồ Đào Nha, thông qua những hoạt động như làm trung gian với người

Tây Ban Nha ở Manila, giúp đỡ EIC tiếp cận với nguồn cung ứng bạc nén ở Tân thế

giới. Một số cá nhân Bồ Đào Nha - Ấn Độ trở thành những người đầy quyền lực và có

uy tín cao trong cộng đồng các doanh nhân Madras, như nhà thầu khoán Antonio de

Souza. Trong khi hợp tác thân thiện với Anh, những tư thương như Souza cũng cẩn thận

46

Trong giai đoạn từ năm 1719 đến năm 1754, những chiếc tàu Bồ Đào Nha đến Cochin khá thường xuyên

(ngoại trừ năm 1733), với khoảng từ hai đến sáu chiếc mỗi năm. Trong đó 1 đến 4 chiếc từ Macao. Từ đầu những

năm 1740, hải cảng Tellicherry (Malabar) đón nhận khoảng 6 tàu mỗi năm và cao nhất vào năm 1749 - 8 tàu

(trong đó phần lớn đến từ Macao). Hàng hóa chủ yếu được vận chuyển đến Malabar là đường Trung Quốc - sản

phẩm được dùng để đối lấy hạt tiêu và gỗ đàn hương. 47

Trong trường hợp của Madras, giai đoạn từ 1719 đến 1754, số lượng tàu cập bến khoảng 1 đến 5 tàu (chỉ trừ

năm 1734, 1741, 1747 đến 1749, và 1754).

Page 56: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

41

để duy trì quan hệ với Estado da India. Cuối cùng ở cả Madras và Calcutta, tầng lớp này

dần được bổ nhiệm một số chức vụ trong các đại lý thương mại của người Anh. Từ

những đối thủ cạnh tranh của nhau, đến nửa cuối thế kỷ XVIII, tư thương Bồ Đào Nha

đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong vòng tròn kinh doanh của Anh ở Bombay

cũng như ven bờ biển Tây Ấn Độ48

. Trong thời gian này, một vài thương nhân đặt trụ sở

ở Goa đã chuyển đến Bombay, do đó đã làm gia tăng sự cách ly trong nền kinh tế Goa49

.

Đến cuối thế kỷ XVIII, mặc dù các thương nhân Bồ Đào Nha phải chịu sự cạnh

tranh khốc liệt bởi các thương nhân Anh tại Ấn Độ, nhưng họ vẫn tiếp tục là nhân tố

nổi bật trong thương mại Ấn Độ Dương khi mở rộng thế lực kinh doanh vào sâu bên

trong tiểu lục địa. Theo thống kê cho thấy, đến năm 1824, trong số 3.384 thương

nhân đang hoạt động trong lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha (trong đó: 2.851

tư thương buôn bán tại Goa, 417 người ở Daman và 116 người ở Diu. Quy ra phần

trăm là: 84.25%, 12.32% và 3.43%) thì có 1.618 thương nhân vùng duyên hải và

1.766 thương nhân nội địa. Sự phân bố số lượng các thương nhân này tại những

nhượng địa cuối cùng của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ cũng không đều nhau. Các thương

nhân vùng duyên hải thì tập trung tại vùng lãnh thổ cũ của Goa, Diu và Daman, trong

khi các thương nhân nội địa thì sinh sống tại vùng đất mới của Goa và những vùng

đất nằm sâu bên trong lãnh thổ Ấn Độ một cách đơn độc như Balaghat. Như một sự

chuyển dịch trong thương mại, không phải Goa mà Daman mới là địa điểm thu hút

sự buôn bán của 329/417 thương nhân. Từ Daman, thuốc phiện được vận chuyển đến

Viễn Đông, nô lệ, ngà voi kim loại quý trong giao thương với Đông Phi. Do đó,

Daman đã thật sự trở thành thương cảng quan trọng đối với tư thương Bồ.

Mạng lưới thương mại của tư thương Bồ Đào Nha không những được mở rộng về

không gian mà còn phát triển cả chiều sâu, nhất là sự xâm nhập của các yếu tố kinh

doanh tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, đến đầu thế kỷ XIX, sự xuất hiện của Agency House

48

Thương nhân đặt cơ sở tại Bombay thiết lập mối quan hệ kinh doanh yên bình cùng với các thế lực kinh

doanh khác. J.F. Pereira thường cung ứng trà, hàng thủy tinh, tơ lụa, gạo và lúa mì đến Mhamais và mặt hàng

nhận lại thường là xoài. Dermogy Corsangy và Heerjee Jeevanjee thường vận chuyển thực phẩm đến bán tại

Goa. Lần cuối cùng, họ đã gửi 20 bao tải lúa mì, 100 tạ đường tốt và 20 bao gạo đến Mhamais trong suốt tháng

8 và tháng 9/1791. Như vậy, cho đến thời điểm cuối thế kỷ XVIII các thương nhân Bombay như Nasservangy

Maneckjee và Nasservanjee Cowasjee vẫn giữ quan hệ buôn bán chặt chẽ với Estado. Vào ngày 31/7/1803,

Maneckjee đã bán 1.069 ram giấy cho Jose Francisco Pereira, Adamson, William Simpson, Ready Money và

những thành viên khác trên danh nghĩa của Mhamais. M.L.Souza, một thương nhân vải sợi có tiếng ở

Bombay, người đã phục vụ với tư cách người hầu cận trung thành của chính quyền Bombay, đã có mối liên kết

mạnh mẽ với các thương nhân Goa. Ông thường cung ứng sợi bông từ Gujarat và Deccan đến Ấn Độ Bồ Đào

Nha hoặc đến những nơi xa xôi như Macao và Trung Quốc. 49

Một trong số họ là M.L.Sousa, một người Bồ Đào Nha tham gia buôn bán vải sợi. M.L.Sousa chuyển đến Bombay vào khoảng năm 1775 và trở thành một nhà tư vấn đáng tin cậy cho các tổng trấn người Anh, nhưng ông vẫn có quan hệ khá gần gũi với những tổng trấn tại Goa.

Page 57: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

42

(hãng đại lý)50

đã tạo ra bước chuyển biến vượt bậc và thể hiện sự thích ứng của tư

thương Bồ Đào Nha trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh việc sử dụng các hãng đại lý hay hãng buôn, một số tư thương cũng

kinh doanh theo lối ủy thác51

hoặc phụ thuộc tài chính thông qua các khoản vay.

Những chủ ngân hàng đầu tiên (sarraf) hoạt động chủ yếu ở duyên hải phía Tây của

Ấn Độ, đặc biệt là Surat, có quyền kiểm soát rộng lớn trên thị trường tiền tệ với tư

cách là người kiểm tra tiền52

. Đây là cơ sở dẫn đến sự ra đời của hệ thống ngân

hàng và tín dụng. Việc tham gia vào các hoạt động trong ngân hàng được xem là sự

bảo chứng cho một thương nhân thành công. Các tư thương tại Estado với nguồn vốn

luân chuyển khổng lồ đã tìm cách đầu tư vào thị trường tiền tệ tại Goa, Daman và

Diu, họ dần chuyển thành những chủ ngân hàng hoặc các nhà tư bản tài chính.

Mhamai là một ví dụ điển hình khi ông chủ ngân hàng này cung ứng vốn vay, tín

dụng cho các thương nhân người châu Á, châu Âu và cả chính cho chính quyền. Mức

lãi suất vay thường dao động từ 9 đến 10%.

50

Nó không phải là một công ty cổ phần hay thuộc sở hữu của bất kỳ một cá nhân nào mà giống như một liên

minh thương mại với sự kết nối tương đối lỏng lẻo. Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, những đại lý kinh

doanh nổi bật như: Govinda Sinai Navelka&Co, Vaman Parab Sinari&Co, Shaba Sinai&Co… Hãng đại lý

thường đặt trụ sở gần bến cảng với một không gian rộng rãi gồm nhiều phòng, nhà kho, trang thiết bị, vật dụng

trang trí như bàn, ghế, đồng hồ, đèn… Mặc dù sự tham gia trong liên minh là tự nguyện thế nhưng, trong thực

tế không phải tất cả mọi thành viên đều ngang bằng về vị thế và quyền lợi. Các thành viên bầu chọn ra một

thương nhân có uy tín vào vị trí điều hành để quản lý bộ máy bên dưới gồm: luật sư - người được ủy quyền

thay mặt hàng buôn ký và xét duyện các giấy tờ, thư từ, hóa đơn xuất khẩu và các công việc khác liên quan

đến việc bốc, dỡ hàng hóa; cố vấn. Với tư cách là một nhân vật quan trọng của hãng buôn, kế toán được chọn

từ một trong số các thành viên mà chức năng của họ là quản lý các vấn đề về tài chính. Cứ định kỳ vào cuối

năm, họ sẽ kiểm tra lại sổ sách, tính mức độ lỗ, lãi để báo cáo với thành viên hãng buôn. Đốc công chịu trách

nhiệm giữ chìa khóa nhà kho và các két sắt. Đặc biệt, hãng buôn cũng bỏ tiền để thuê các thám tử làm nhiệm

vụ do thám tin tức của những địch thủ trong kinh doanh. Liên minh còn thuê phu khuân vác, người bảo vệ và

đầy tớ để làm công việc chân tay nặng nhọc. Hãng đại lý hoạt động dựa trên các cuộc họp được tổ chức vào

giai đoạn tạm nghỉ của thương mại biển theo cơ chế gió mùa để thảo luận vấn đề về mua, bán và đánh thuế

nhằm mục đích đẩy mạnh vị thế của liên minh. Đại lý cũng được công nhận như một tổ chức hợp pháp theo

luật thông thường. Những nhân viên đại lý có thể tham gia tự do vào các công ty tư nhân nếu được sự đảm bảo

từ điều hành liên minh. Tiền môi giới bán hàng được tính dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhưng thường là 2

đến 3% ở duyên hải Ấn Độ, Lisbon và Macao là 5%. Ông chủ bắt buộc phải biết những khoản lợi nhuận và

thua lỗ của từng vụ giao dịch được tiến hành bởi các nhân viên hoặc đại lý. 51

Việc bán hàng theo lối ủy thác phải dựa trên sự thỏa thuận mà theo đó người nhận hàng bán sản phẩm nhân

danh người ủy thác. Hàng hóa được gửi đi bởi người ủy thác, người đã tuyên bố quyền sở hữu đối với hàng

hóa, lách qua được những phí tổn liên quan đến vận tải hảng hóa như: đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm cộng

với nhiều phí tổn khác vì người được ủy thác phải có trách nhiệm đối với những chi phí này do hợp đồng ủy

thác quy định. Nhiệm vụ của người được ủy thác là bán hàng hóa với mức giá cố định đã được quy định bởi

người ủy thác. Những thương nhân như Rogerio de Faria và Jamsetjee Jejeebhoy đã ký gửi thuốc phiện với

Jardine Matheson hoặc những thương nhân người Anh khác tại Trung Quốc. 52

Họ có chức năng định ra tỷ giá hối đoái trên thị trường và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác

định giá trị của những hợp đồng ủy thác mang tính cá nhân. Họ còn quản lý bảo hiểm đường biển nếu các

thương nhân muốn gửi hàng hóa ra nước ngoài, các chủ ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm và đảm bảo sự an toàn

về chúng. Sarraf còn nắm vị trí quan trọng trong việc chuyển tiền bằng hối phiếu hoặc hundi. Những hóa đơn

này có thể được mua hoặc bán thông qua sarraf và nhờ đó họ đã thu được một khoảng lợi nhuận khổng lồ.

Page 58: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

43

Để tạo thuận lợi cho việc thanh toán, một hình thức thanh toán bằng hối phiếu gọi là

hundi53

đã xuất hiện (đặc biệt phổ biến ở duyên hải phía Tây Ấn Độ). Tại Surat, thương

nhân Bồ Đào Nha nhận được sự phục vụ của sarraf. Những sarraf đã sử dụng hundi

để chuyển tiền từ nơi này đến nơi khác. Hundi là một cách thức trả tiền theo yêu cầu

trong một khoảng thời gian đặc biệt. Hundi hoàn toàn không sử dụng bất kỳ yếu tố

pháp lý nào để đảm bảo hoặc chứng thực. Sự chấp thuận hundi hoàn toàn dựa vào

niềm tin, uy tín trả nợ và vị thế của những nhà tài chính bản địa. Tuy nhiên, ở Bồ

Đào Nha việc sử dụng hối phiếu gọi là letras de câmbio đang thịnh hành được xem

như một hình thức tiền tệ phổ biến. Việc thương nhân bản địa và châu Âu, thậm chí

cả những viên chức chính quyền mong muốn chuyển tiền bằng một phương thức an

toàn, tiện dụng đã làm thay đổi căn bản cách thức thanh toán truyền thống trước kia.

Đây là một quá trình diễn ra tự nhiên nằm ngoài các giới hạn thương mại. Hundi cũng

được phép chuyển nhượng hoặc đem bán.

Hệ thống bảo hiểm cũng được tổ chức khá tốt. Trong thực tế, đây là lĩnh vực tối

cần thiết nhất là khi vận chuyển các mặt hàng như thuốc phiện, vàng bạc, ngà voi,

nô lệ và những hàng hóa tương tự do tỷ lệ rủi ro khá cao. Phí bảo hiểm hàng hóa

tùy thuộc vào sự mạo hiểm tùy theo các tuyến đường riêng biệt cũng như bản chất

của hàng hóa cần vận chuyển nhưng dao động trong khoảng từ 2 đến 35%. Những

nhà xuất khẩu thường trả phí bảo hiểm 21/2%

cho việc vận chuyển thuốc phiện khởi

hành đến Trung Quốc từ Bombay trong những năm 1830.

Không chỉ đóng vai trò là các chủ ngân hàng, một số tư thương Bồ cũng trở thành

những người môi giới54

hoặc sử dụng dịch vụ môi giới, chủ xưởng tàu55

và tham gia

53

Hundi đầu tiên và cổ nhất còn được biết đến có từ thế kỷ XII và sau đó được nhân rộng do sự đơn giản, chi phí

thấp và tính hiệu quả của nó. Từ hundi là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Phạn (Sankrit) có nghĩ là “tập trung”.

54

Đây được xem là một hoạt động phổ biến trong cấu trúc thương mại truyền thống với 2 dạng thức môi giới

chủ yếu: thứ nhất, những thương nhân sẽ hợp tác với một người môi giới chung chịu trách nhiệm toàn bộ từ

việc bán đến thu mua hàng hóa. Người môi giới chung sẽ kiểm soát một mạng lưới thương nhân rộng lớn, hiểu

rõ nghĩa vụ của họ trong việc cung ứng những mặt hàng thiết yếu cho xuất khẩu và bán đi những hàng hóa

nhập khẩu. Phí môi giới thường dao động từ ½ đến 2 %. Thứ hai, một hình thức môi giới đặc biệt hơn là môi

giới đảm bảo được xem như là nút quan trọng đảm bảo sự liên kết giữa bộ phận tín dụng bản địa với những

khách hàng người châu Âu của họ. Nắm được nhu cầu của thị trường, một số tư thương Bồ chuyển sang thành

lập các hãng vận chuyển. Tiền phí vận chuyển hàng hóa có thể được trả trước hoặc đến khi hàng hóa được cập

bến an toàn. 55

Chính sự phát triển thương mại của Trung Quốc đã thúc đẩy sự khởi sắc của công nghiệp đóng tàu. Những

thương nhân người Bồ Đào Nha Ấn Độ đặc biệt là những người định cư tại Bombay và Daman cần có những

chiếc thuyền thuộc sở hữu riêng của họ hơn là phải chuyên chở hàng hóa trên những chuyến tàu được thuê của

người khác. Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại thuốc phiện cũng bắt buộc các thương nhân phải ngày

càng chủ động hơn trong việc vận chuyển hàng hóa bằng các con tàu của mình. Vì thế các thương nhân đã đầu

tư vốn vào việc đóng tàu tại Surat, Bombay và Daman. Tuy nhiên do số vốn cần đầu tư để đóng một con tàu là

khá lớn nên một thương nhân thường ít khi sở hữu nhiều quá ba tàu buôn bán xuyên đại dương. Rogerio da

Faria tự hào khi sở hữu đến ba chiếc tàu và vài chiếc thuyền buồm duyên hải được sử dụng để vận chuyển

Page 59: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

44

vào một số hoạt động đặc biệt khác56

. Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XIX, cộng đồng

thương mại của các tư thương Bồ Đào Nha tại Estado da India không chỉ bó hẹp

trong hoạt động kinh tế đơn lẻ hoặc buôn bán từng mặt hàng riêng biệt. Họ đã mở

rộng ra khỏi biên giới của đế quốc Bồ Đào Nha trước kia để gia nhập vào mạng lưới

thương mại toàn cầu.

1.2. Thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XIX)

1.2.1. Hoạt động bước đầu của thương nhân Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (đầu thế

kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVII)

1.2.1.1. Quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Trung Quốc

Quan hệ của Bồ Đào Nha và thương nhân Trung Quốc bắt đầu được thiết lập từ

đầu thế kỷ XVI thông qua việc tham gia mạng lưới giao thương tại Đông Nam Á.

Năm 1511, thương nhân Trung Quốc đã cho Albuquerque và Antonio de Abreu

mượn những chiếc thuyền mành của mình để xâm chiếm chiếc cầu nổi tiếng chia cắt

Malacca. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc giữa Bồ Đào Nha với Trung Quốc thật sự khá

khó khăn do chính sách đóng cửa của triều Minh. Trước tình trạng mất an ninh vùng

duyên hải, uy hiếp nghiêm trọng đến sự tồn vong của chính quyền mới bởi hoạt động

của Wako57

, nhà nước đã thực thi chính sách “hải cấm” (Haijin hay Haichin). Chính

điều này đã dẫn đến sự trì trệ của nền thương nghiệp Trung Quốc so với các quốc gia

khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong bối cảnh đó, việc xuất hiện các

thương nhân đến từ phương Tây đã khiến cho bộ máy quan liêu ven biển phía Nam

cảm thấy bối rối.

Vào năm 1513, những tư thương Bồ Đào Nha (trong đó có Jorge Álvares (? -

1521)) lần đầu tiên tiếp xúc với Trung Quốc thông qua thương mại thuyền mành58

.

Tuy nhiên, những cuộc tiếp xúc từ năm 1513 đến 1520 hầu như không thu được kết

hàng hóa của ông và những thương nhân khác tại Macao, Trung Quốc, Mozambique và những khu vực khác

nhau của Ấn Độ. 56

Như Mhaimas, là một ví dụ, đã hợp tác cùng với một công ty chuyên cứu hộ tàu, nhằm giúp chiếc tàu

Henrieta thoát khỏi bãi đá ngầm gần pháo đài Aguada. Mhaimas còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động

trục vớt con tàu đắm Novo Ceilão vào năm 1807. Chiếc tàu người Bồ Đào Nha thuộc quyền sở hữu của

Joaquim Jose Figueiredo, đã bị đắm trên duyên hải Mangalore. Tài sản của tàu đắm đã được cất giữ và gửi lại

cho Figueiredo ngay sau khi ông hoàn trả toàn bộ phí trục vớt tàu cho Tổng trấn Anh tại Mangalore. Hoặc các

thương nhân với uy tín của mình có thể đứng ra bảo lãnh cho sự phục vụ của một thương nhân đối với một thương

nhân khác. Đôi khi thương nhân cũng được yêu cầu để phục vụ như là một luật sư hoặc người chứng thực và để giải

quyết các vấn đề về luật pháp. C.C. Paquey (Calicut) cho Mhaimas biết rằng thiếu tá lục quân R. Cooke đã đến ở

nhà của ông tại Goa trên cơ sở thuê mướn nhưng đã rời đi mà không bàn giao căn nhà và thanh toán tiền thuê với

ông. Ông yêu cầu Mhaimas đóng vai trò luật sư để giải quyết vấn đề trên. Đồng thời gửi theo đó một bản sao của

hợp đồng vay nhà để làm thủ tục về mặt pháp lý. 57

Cướp biển người Nhật Bản, hoạt động tại bờ biển Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII.

Tuy nhiên, thành phần tham gia mạng lưới này còn có cả người Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á 58

Trong tác phẩm “An historical sketch of the Portuguese settlements in China; and of the Roman Catholic

Church and mission in China” của Ljungstedt Anders, tác giả cho rằng Rafael Perestello đã theo thương mại

thuyền mành từ Malacca đến Trung Quốc vào năm 1516. Chuyến đi của ông dù chỉ thu lại những thông tin ít

ỏi nhưng đó là cơ sở để Fernão Peres de Andrade thực hiện chuyến đi của mình trong năm tiếp sau [72; 1].

Page 60: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

45

quả như mong đợi59

. Ngoại trừ, Fernão Peres de Andrade buôn bán tại Quảng Châu

bất chấp lệnh cấm của triều Minh còn lại hầu hết thương nhân Bồ đều không thể tiến

hành giao thương với người Trung Quốc. Vào năm 1521-1522, người Bồ Đào Nha

có nỗ lực mới trong việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc: “Tháng 8 năm 1522, ba

chiếc tàu dưới sự chỉ huy của Martin Affonso de Mello Coutinho cập bến tại

Tunmen60

với nhiệm vụ ký kết hiệp ước hòa bình và thiết lập một pháo đài nếu nhận

được sự đồng ý của quan chức Trung Quốc” [109; 340]. Thế nhưng hai chiếc tàu đã

bị bắt giữ bởi lực lượng Trung Quốc, những người sống sót phải chạy trốn sau 14

ngày xâm nhập vào vùng bờ biển Trung Hoa. Hoạt động ngày càng mạnh mẽ của Bồ

Đào Nha chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ của Hoàng đế đối với người phương Tây.

Những Sử quan của vương triều Minh thì hình dung “người Bồ Đào Nha là kẻ bắt

cóc, thương nhân buôn bán nô lệ, người ăn thịt trẻ em sau khi nấu chín chúng” [108;

101]. Kết quả là họ nhận được lệnh cấm buôn bán tại bất kỳ hải cảng nào của Trung

Quốc và Tomé Pires (1465-1524) là một trong những người bị bắt giữ và giam cầm

cho đến chết tại Trung Hoa [84; 96].

Tuy nhiên, vẫn có một vài thương nhân Bồ Đào Nha thành công từng bước trong

việc xâm nhập vào bờ biển Fukien (Phúc Kiến) và Chekiang (Chiết Giang). Thực chất

hoạt động trong thời kỳ này của người Bồ Đào Nha là giao thương không được cấp

phép với nhiều rủi ro giữa thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và chủ tàu Hồi giáo.

Cho đến giai đoạn từ 1530 đến 1540, một số cộng đồng cư trú tạm thời hình thành tại

những khu định cư không chính thức trên duyên hải Trung Quốc, lớn nhất là

Lampacao [84; 115]. Cùng với việc hối lộ các quan chức địa phương, lợi dụng mạng

lưới của người Malay hoặc Xiêm, thương nhân Bồ Đào Nha đã đến các hải cảng khác

như Thường Châu, Chiian-chu, Ninh Ba ở Phúc Kiến và Chiết Giang. [59; 387].

Cú hích tạo nên bước chuyển biến trong thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc là

hoạt động ngày càng quyết liệt của Wako61

. Trước tình hình chiến sự ngày càng căng

thẳng, triều Minh quyết định sử dụng lực lượng quân sự tương thích để tiêu diệt thế lực

quấy phá này. Trong tình thế đòi hỏi sự lựa chọn, thương nhân người Bồ chuyển sang bắt

tay với nhà Minh nhằm loại trừ Wako. Để đổi lại, vào giữa những năm 1550, viên chức

59

Đến năm 1517, hạm đội do Fernão Peres de Andrade (?- 1552) dẫn đầu cập bến tại Guangdong (Quảng

Đông). Ông được xem là đại diện chính thức đầu tiên của vương quyền Bồ Đào Nha đến Trung Quốc và thể

hiện mong muốn đặt quan hệ thương mại trực tiếp với quốc gia này. Sau đó một năm (1518), hạm đội Bồ Đào

Nha dưới sự chỉ huy của Simão de Andrade đến Canton (Quảng Châu) nhưng để lại ấn tượng không tốt khi

tham gia vào việc mua bán trẻ em Trung Quốc làm nô lệ và đụng độ với hạm đội phòng vệ bờ biển [84; 96]. 60

Hiện nay là Đồ Môn thuộc châu tự trị Diên Biên tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. 61

Năm 1562, tỉnh Phúc Kiến trở thành trọng tâm tấn công của Wako. Hải tặc từ Ôn Châu (liên hợp với các toán cướp

vùng Phúc Ninh, Liên Giang đã công phá Thọ Ninh, Chính Hòa, Ninh Đức. Wako từ Nam Áo (Quảng Đông), Phúc

Thanh, Trường Lạc vây hãm Huyền Trung, Long Nham, Tùng Khê, Đại Điền, Cổ Điền, Phủ Điền. Cũng vào thời kỳ

này, cướp biển tấn công đến tận Nam Kinh [122, 151].

Page 61: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

46

nhà Minh cho phép Bồ Đào Nha sử dụng những địa điểm trên bờ biển Quảng Đông, đầu

tiên tại Shangchuan, sau đó là Lampacao và cuối cùng là Macao (1557) để buôn bán.

Bên cạnh đó, do sự cần thiết của bạc nén từ Nhật Bản mà Bồ Đào Nha được trao

cơ hội để trở thành trung gian một cách hợp pháp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đi

sâu phân tích vai trò thương mại của người Bồ Đào Nha ở Trung Quốc, chúng ta thấy

rằng: miền Bắc Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn hương liệu (hạt tiêu, phần lớn

đinh hương và hạt nhục đậu khấu) và gỗ thơm (gỗ đàn hương) nhưng bạc, gia vị và

vàng nén là những mặt hàng có nhu cầu cao nhất. Bồ Đào Nha thỏa mãn sự khao

khát bạc của Trung Quốc cùng với lượng nhập khẩu lớn từ Nhật Bản, Tân thế giới

qua đường Manila và tuyến đường vòng quanh từ Mexico và Peru thông qua châu

Âu và Estado. Miền Nam Trung Quốc xuất khẩu một số lượng khổng lồ hàng hóa giá

cao như tơ lụa thô, lụa, sợi dệt và vàng; nó còn cung cấp một lượng lớn những bì

hàng hóa giá thấp (gốm, sứ, kẽm, phèn và nhiều thứ khác). Trong đó, tơ lụa là mặt

hàng chủ lực để đổi lấy bạc từ Nhật Bản62

.

Xu hướng chung của sự nhập khẩu tơ lụa thô cho thấy lụa trắng Trung Quốc vẫn

chiếm đầu bảng. Thêm vào đó, tơ lụa thô (từ Trung Quốc, Đàng Ngoài và Đàng

Trong) cùng với tiện ích trong việc may quần áo, hoạt động lễ nghi…cũng được bán

với giá cao. Theo thống kê, lượng tơ lụa thô được người Bồ Đào Nha mua và vận

chuyển đến Nhật Bản dao động từ 1.000 đến 1.600 picol một năm chiếm khoảng 1/3

đến ½ tất cả tơ lụa Trung Quốc bằng đường biển [98; 48]. Thậm chí vào những năm

1620, sau khi người Bồ Đào Nha không còn xuất khẩu số lượng lớn tơ lụa đến Estado,

mà ưu tiên hơn cho vàng, họ vẫn mua một lượng tối thiểu 2.000 tấn tơ lụa tại Quảng

Châu theo định kỳ. Thế nhưng, trong thế kỷ XVII, xuất phát từ sự e ngại của chính

quyền Mạc phủ về mối quan hệ giữa Daimyo Thiên Chúa giáo Nhật Bản và người Bồ

Đào Nha nên vị thế của Bồ Đào Nha tại thị trường này dần suy yếu. Nhằm hạn chế sức

mạnh của thương nhân Bồ Đào Nha, bên cạnh việc thành lập “ring”, Mạc phủ còn

thẳng tay đàn áp đối với các thuyền buôn không chấp nhận hệ thống “Pancada”63

. Ví

dụ như, năm 1610 người Nhật Bản tấn công chiếc tàu của người Bồ Đào Nha - Madre

de Deus khiến thuyền trưởng chạy trốn cùng toàn bộ thủy thủ trên vịnh Nagasaki.

62

Không phải người Nhật không có tơ lụa cổ truyền, công nghiệp dệt của Kyoto đã bắt đầu có những sản

phẩm đầu tiên từ thế kỷ XV. Cùng với dòng chảy lợi nhuận từ bạc, đồng, các mỏ vàng và kết quả của sự mở

rộng quá trình chuyển đổi nền kinh tế tiền tệ, như cầu về tơ lụa từ đẳng cấp quý tộc phong kiến cũng ngày

càng cao. Trong hầu hết thế kỷ XVI, XVII, tơ lụa thô (bó vải to, bán với số lượng lớn) và lụa mảnh (từng

miếng riêng biệt để may quần áo) là sản phẩm đầu tiên nhập khẩu vào Nhật Bản. 63

Năm 1604, nhập khẩu tơ lụa vào Nhật Bản do một nhóm thương nhân người Nhật nắm độc quyền được gọi là

“ring” (gồm đại diện của tướng quân ở 5 thành phố: Edo, Kyoto, Osaka, Sakai và Nagasaki). Mục đích của nhóm

này là giữ giá mua thấp nhằm tạo lợi thế trong kinh doanh và Mạc phủ đã thu được nguồn hoa lợi khá lớn nhờ

chính sách này. Người Bồ Đào Nha gọi hệ thống bán buôn này là “pancada”.

Page 62: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

47

Bên cạnh tơ lụa thô, vàng cũng là mặt hàng quan trọng được buôn bán giữa

người Bồ Đào Nha, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù vào cuối thế kỷ XVI, có

khoảng 50 mỏ vàng đang hoạt động, Nhật Bản vẫn tiếp tục mua một lượng lớn

vàng được nhập khẩu bởi Bồ Đào Nha, Trung Quốc và những người châu Âu khác

trên các chuyến tàu của riêng họ. Những đòi hỏi về vàng của thị trường Nhật Bản

rất rộng lớn do sự gia tăng việc sử dụng các kim loại quý giá làm vật trung gian

trao đổi, hoặc đúc từng thỏi để trả cho các giao dịch tài chính lớn. Sự tiêu dùng của

chính quyền và quân đội gia tăng đặc biệt sau chiến dịch Hideyoshi 1590 và dự

định xâm nhập vào Trung Quốc của chính quyền Mạc phủ. Đến khi Tokugawa

Ieyasu thiết lập quyền lực của mình vào năm 1603 thì ông vẫn duy trì chính sách

nhập khẩu số lượng lớn vàng, nhờ vào các linh mục Dòng Tên, thông qua Macao và

người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên sau này, do sự cạnh tranh của go-shuin-sen64

và các

thuyền mành người Trung Quốc mà sự tham gia của người Bồ Đào Nha vào thương

mại vàng bị suy giảm và chấm dứt.

Như vậy, sự tham gia của người Bồ Đào Nha vào thương mại hàng hải ở Trung

Quốc và Biển Đông vào những năm 1630 đã tạo nên sự liên kết giữa ba thị trường

Ấn Độ, Nhật Bản và Manila. Bồ Đào Nha không mua hàng hóa của người Trung Hoa

để đem về châu Âu mà là để đem đến trao đổi tại thị trường Nhật Bản nhằm thu bạc

nén. Chính vì thế, nghiên cứu hoạt động thương mại của người Bồ Đào Nha tại

Trung Quốc trong giai đoạn này không thể thiếu sự giao thương với thương nhân

Nhật Bản cũng như tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản đối với các thương nhân

Bồ Đào Nha và Trung Quốc. Đây là đặc trưng quan trọng của thương mại giữa Bồ

Đào Nha và Trung Quốc trong thời kỳ này.

1.2.1.2. Bộ máy quản lý của Bồ Đào Nha tại Macao

Cơ sở ra đời thể chế quản lý của Bồ Đào Nha tại Macao là việc tổ chức các

chuyến tàu kết nối thương mại biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà trong đó

thương nhân Bồ Đào Nha đóng vai trò trung gian. Điều chúng ta cần chú ý rằng, mô

hình thương mại của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc khác biệt rất lớn đối với Ấn Độ

được xác lập dựa trên ba trụ cột: quản lý, tài chính và luật pháp. Hệ thống quản lý

của Macao được biểu hiện cụ thể như sau:

Capitao - mor

Là chức vụ cao nhất nhằm quản lý các chuyến tàu khởi hành từ Macao đến những

hải cảng được chỉ định tại Nhật Bản. Ban đầu, đây là hệ thống tự quản lý bởi các

thương nhân Bồ buôn bán tại Trung Quốc nhưng sau đó, Hoàng gia Bồ trong nỗ lực

64

Châu ấn thuyền.

Page 63: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

48

thể hiện uy quyền của mình đã bổ nhiệm chức vụ Capitdo-mor da Viagem da China e

jfapdo (người quản lý các chuyến hải hành của Trung Quốc và Nhật Bản). Người nắm

giữ chức vụ này sẽ được bổ nhiệm hàng năm bởi Phó vương Bồ tại Goa và có quyền

lực khá lớn đối với những chuyến tàu của người Bồ Đào Nha và những khu định cư

phía đông Malacca. Đến trước năm 1580, chỉ có đẳng cấp quý tộc Bồ mới đủ tiêu

chuẩn để nắm giữ chức vụ này. Tuy nhiên, khi vương triều Hasburg (1580-1640) lên

nắm quyền tại Bồ Đào Nha thì tình hình đã thay đổi. Nhà vua cho phép đấu giá chức

vụ này đối với những ứng cử viên tiềm năng thuộc đẳng cấp quý tộc, đồng thời cũng

đồng ý để các thương nhân nổi bật ở phương Đông, ví dụ L.S.Carvalho, được phép

mua các chuyến hải hành. Những người đấu giá thành công có quyền bán lại chức vụ

này cho những ứng cử viên khác. Sau đó, khi quyền được lưu thông của những chuyến

hải hành được bán và được phân phối lại thì người mua được có thể thực hiện các

chuyến hải hảnh của riêng họ, bằng việc ủy nhiệm hoặc bán lại nó một lần nữa. Không

những vậy, với tư cách người quản lý tối cao thì người được bổ nhiệm cũng đồng thời

nằm giữ chức vụ Provedor-Mor dos Defuntos e Ausentes (Người quản lý những tài sản

của người chết và những người vắng mặt) cho đến năm 1589. Điều đó có nghĩa là bất

kỳ người Bồ Đào Nha nào trong hệ thống nhượng địa của Bồ Đào Nha qua đời mà

không để lại di chúc, capitao-mor có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý và

chuyển đến Estado da India ở Goa - nơi chúng được dàn xếp để phân chia cho những

người thừa kế ở Bồ Đào Nha hoặc các vùng đất khác theo di chúc. Đó là một ví dụ về

đặc quyền của capitao-mor với mục đích thu hồi nguồn tư bản trong những khu định

cư của người Bồ Đào Nha ở phương Đông. Thể chế này tồn tại đến năm 1583 thì được

thay thế bởi Senado da Camara (Hội đồng thành phố) mà đứng đầu là capitao-geral

(tổng trấn).

+ Capitao- genal (Chủ tịch Hội đồng thành phố)

Là chức vụ đứng đầu của Senado da Camara được chính thức bổ nhiệm vào năm

1623 sau sự thành công của Macao khi chống lại cuộc tấn công của VOC năm 1622.

Mặc dù được xem là sự thay thế cho Capitao-mor nhưng chính quyền Bồ tại Goa vẫn

có những thay đổi trong cách thức quản lý để phù hợp với tình hình mới. Capitao-

geral được trao quyền lực chính trị lớn hơn và ổn định hơn với nhiệm kỳ ba năm,

nắm quyền quản lý từ cấp đại sứ và đặc biệt được thay mặt nhà vua đưa ra quyết định

trong các cuộc đàm phán chính thức. Thành phần ứng nhiệm chức vụ này chủ yếu là

fidalgo (quý tộc) và tướng lĩnh quân đội. Đến những năm giữa thế kỷ XVII, capitao-

geral được bầu chọn từ những ứng cử viên sáng giá trong số thị dân địa phương bởi

tổng trấn Estado da India; một trong những ví dụ tiêu biểu của hiện tượng này là sự

bổ nhiệm Manual Tavares Bocarro từ năm 1657-1664.

Page 64: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

49

+ Outvidor

Là thẩm phán do tổng trấn người Bồ tại Estado bổ nhiệm đến cư trú tại Macao

trong 3 năm. Thẩm quyền của Outvidor bao trùm mọi vấn đề liên quan đến luật pháp

như: điều tra hành vi phạm tội của viên chức, xét xử tội phạm kể cả án giết người.

Trong bối cảnh phức tạp của Macao, với sự đan xen nhiều thành phần dân cư khác

nhau thì Outvidor có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm đem lại sự ổn định về xã hội, tạo

cơ sở cho sự phát triển thương mại của vùng đất này.

+ Senado da Camara (Hội đồng thành phố)

Năm 1582, trên cơ sở những thông tin về việc chuyển dịch ngôi hoàng đế sang cho

Philip II của Tây Ban Nha, các viên chức tại Macao đồng ý thể hiện sự trung thành với

quốc vương mới và kiến nghị thành lập Senado da Camara để bảo vệ cộng đồng của

họ và vị trí thương mại của nó khỏi sự xâm nhập của người Tây Ban Nha từ Manila.

Ngày 10/4/1586, Tổng trấn Bồ Đào Nha tại Estado da India, đã khẳng định quyền lợi

của những cư dân Macao thông qua việc cho phép thiết lập tổ chức này.

Cách thức tổ chức của Senado da Camara được xây dựng dựa trên mô hình từ

Evora. Trong đó, quyền biểu quyết các vấn đề của thành phố chỉ nằm trong tay một

số người gồm ba thành viên hội đồng, hai thẩm phán và một luật sư thành phố trực

thuộc Estado da India. Những viên chức của Senado thông thường gặp nhau hai lần 1

tuần, tuy nhiên ở Macao, nhiều viên chức bị thu hút vào thương mại biển và đi xa

trong vài tháng nên việc gặp mặt không thường xuyên. Vào những tháng mùa đông,

khi điều kiện thời tiết không ổn định, họ họp nhau lại để bàn bạc các vấn đề lớn và

quyết định được thông qua bởi đa số phiếu.

Về mặt hình thức Senado da Camara cũng chỉ là một cơ quan trong tổng thể bộ

máy quản lý tại Macao, nhưng do quyền chi phối những mối liên hệ ngoại giao và

thương mại cùng với Trung Quốc và biển Nam Trung Quốc nên quyền lực thực tế của

tổ chức này rất lớn đến nỗi những đại diện của nhà vua, Capitao-geral và Outvidor đôi

khi không thể có tiếng nói quyết định đối với các vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó,

không thể không nói đến tiềm lực tài chính của Senado da Camara. Họ có trách nhiệm

phải trợ cấp cho quân đội đồn trú địa phương và các chiến dịch quân sự; đóng góp tài

chính cho những đoàn truyền giáo mang tính ngoại giao được gửi đến Bắc Kinh,

Quảng Châu, Nhật Bản và các vùng đất ven biển phía Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Để đáp ứng nhu cầu này, Senado da Camara trông cậy hoàn toàn vào các khoản thuế

thu được từ xuất khẩu và nhập khẩu. Senado da Camara quyết định phầm trăm thuế

dựa trên tính toán chi tiêu hàng năm của thành phố, những nghĩa vụ tài chính đáng chú

ý, và ước đoán số lượng hoa lợi có giá trị từ các chuyến hải hành theo mùa. Trước năm

1640, về tổng thể Senado da Camara đã đáp ứng được các khoản chi tiêu tương đối dễ

Page 65: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

50

dàng nhưng cùng với việc đánh mất nền buôn bán trực tiếp đến Nhật Bản và Manila,

phần trăm thuế phải gia tăng và bắt buộc thành phố sắp xếp để vay từ Santa Casa da

Misericordia và mượn từ những người cai trị châu Á khác như vua Xiêm, thương nhân

Nagasaki (Nhật Bản), Quảng Châu (Trung Quốc) và cả ở những nơi khác để tìm đủ số

vốn cho các chi phí hành chính.

+ Santa casa da Misericordia

Là một tổ chức từ thiện của Thiên Chúa giáo có nhiệm vụ cung cấp các hỗ trợ xã hội

cho mọi thành viên là tín đồ Thiên Chúa giáo. Santa Casa da Misericordia đầu tiên ở

châu Á được thiết lập tại Cochin vào năm 1505 và thứ hai tại Goa trong suốt thời kỳ cai

trị của tổng trấn Lopo Soares (1515-1518). Santa Casa da Misericordia ở Macao

được thành lập vào năm 1569 và nhanh chóng trở thành chi nhánh quan trọng nhất nằm

ở phía Đông Malacca. Nó vẫn tồn tại và hoạt động với nhiều công tác xã hội trong thành

phố. Misericordia được quản lý bởi một Hội đồng giám hộ gồm 13 thành viên và 1 thư

ký. Thư ký này sẽ sắp xếp thời gian cụ thể cho các cuộc họp, quản lý hồ sơ tài chính và

sổ cái. Hội đồng này được dẫn dắt bởi một chủ tịch thông qua bầu chọn hàng năm.

Những thành viên của Hội đồng thì được bầu chọn gián tiếp thông qua ủy ban bầu cử 10

thành viên. Chức năng của Misericordia khá rộng. Họ nắm quyền quản lý các tài sản của

những người qua đời và có trách nhiệm giải quyết quyền thừa kế theo di chúc. Do vậy,

quyền lực tài chính của Misericordia khá lớn và trong thực tế tổ chức này thường xuyên

trở thành nhà cho vay chính đối với các thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao.

Như vậy, trong tất cả mạng lưới thương điếm của Bồ Đào Nha trên thế giới, Macao

là trường hợp độc nhất khi mà kinh doanh là ông vua thật sự. Goa và các thành phố khác

tại Ấn Độ thì nằm dưới quyền kiểm soát của Hoàng gia: tầng lớp fidalgo thống trị và đại

diện cho quyền lực tại Lisbon (cho dù chỉ là bề ngoài), thậm chí ở Ternate, đội trưởng

phụ trách chung là người thừa hành các quyết định từ Estado. Nhưng người cai trị

Macao lại là tầng lớp casado không được Hoàng gia Bồ thừa nhận để đảm nhiệm các

chức vụ trong mạng lưới thương mại độc quyền. Vì thế, ảnh hưởng của Estado da India

tại Macao là khá mờ nhạt. Như vậy, có thể thấy, bộ máy quản lý của Macao chịu sự chi

phối mạnh mẽ bởi yếu tố thương mại và đây cũng chính là nhân tố chủ yếu góp phần tạo

nên sự phát triển thịnh vượng của thành phố này.

1.2.2. Hoạt động thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha Macao với Trung

Quốc lục địa

1.2.2.1. Thương nhân Macao trong sự cạnh tranh của Tây Ban Nha, Hà Lan tại

Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVII)

Trở thành nhân tố không thể thiếu trong nền thương mại Viễn Đông nhưng bắt

đầu từ giữa thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha phải rất vất vả ngăn chặn sự xâm nhập của

người Tây Ban Nha vào nền thương mại này.

Page 66: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

51

Sau sự thất bại của Dom Sebastian (1554-1578), vua Philip II (1527-1598) Tây

Ban Nha chính thức tiếp nhận ngai vàng Bồ Đào Nha. Đi liền với sự biến đổi

chính trị tại châu Âu, tổng trấn Tây Ban Nha D.Gonzalo Ronquillo de Penalosa,

ngay lập tức gửi các phái bộ ngoại giao đến Macao, Ambon và Moluccas để thực

hiện sự thống nhất của hai vương triều. Giáo sĩ Dòng Tên Tây Ban Nha - Alonso

Sanchez, được chọn để gửi đến Macao vào năm 1582 và kết quả là lời thề tuyệt

đối trung thành với vua Philip II từ Capitao-mor, fidalgo, giáo phẩm và công dân

thành phố. [100; 66]

Tuy bề ngoài việc chuyển giao quyền lực diễn ra trong hòa bình, nhưng bên

trong là sự cạnh tranh quyết liệt của các thương nhân Macao và Manila tại thị

trường Trung Quốc. Với việc nắm trong tay quyền lực chính trị, chính quyền Tây

Ban Nha tại Manila đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế thế lực

thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao. Thứ nhất, áp dụng pancada - hệ

thống thuế đã được chính quyền Mạc Phủ sử dụng trong cuộc cạnh tranh thương mại

tơ lụa với Bồ Đào Nha. Thứ hai, hạn chế chủng loại hàng hóa buôn bán của Macao.

Tổng trấn mới tại Manila - G.P.Dasmarinas (nhậm chức năm 1590) chỉ cho phép

người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được buôn bán thuốc súng, hỏa tiêu và đồng đỏ.

Thứ ba, tiến hành việc buôn bán trực tiếp với Quảng Châu thông qua nevata. Sự

quyết liệt trong hành động của chính quyền Tây Ban Nha đã khiến Macao bị ảnh

hưởng nghiêm trọng. Theo ước tính, nếu thương nhân Bồ Đào Nha có thể nắm độc

quyền giao thương trên tuyến thương mại này thì giá bán có thể tăng khoảng 60 -

65% so với giá gốc. Vì thế, các thương nhân Bồ Đào Nha và những cư dân tại Macao

quyết định tịch thu nevata của người Tây Ban Nha và thu giữ riêng hàng hóa của tư

thương Manila với giá trị ước đạt lớn hơn 120.000 peso. [98; 69]

Những hành động đối đầu qua lại giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dẫn đến ba hệ

quả chính đối với thương mại Bồ Đào Nha tại Macao: Thứ nhất, việc buôn bán trực tiếp

xuyên Thái Bình Dương của thương nhân Macao chấm dứt. Họ nhận thấy sẽ thích hợp

hơn khi tiến hành đầu tư vào thương mại thuyền buồm Manila ở Philippines. Thứ hai, do

sự quản lý yếu kém của Capitao-mor, Dasmarinas quyết định bổ nhiệm một tổng trấn

với nhiệm kỳ 3 đến 6 năm. Thứ ba, sự suy tàn trên tất cả các hoạt động buôn bán trực

tiếp của Macao với Manila trong vòng một thập kỷ. Người Bồ Đào Nha từ Macao

không chấm dứt việc buôn bán với Manila nhưng đã tận dụng và vận chuyển hàng hóa

của họ trên thương thuyền của Nhật Bản từ Nagasaki đến Manila (1591-1609). Những

thương nhân Bồ Đào Nha từ các khu vực khác của Estado, Moluccas, Malacca và Ấn

Độ góp phần hình thành nền thương mại giữa Manila và Estado da India.

Page 67: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

52

Mối quan hệ giữa Macao (Bồ Đào Nha) và Manila (Tây Ban Nha) chỉ thực sự được

cải thiện vào đầu thế kỷ XVII khi xuất hiện một địch thủ hùng mạnh khác là Hà Lan.

Lúc này, thủy ngân Trung Quốc trở thành cầu nối cho quan hệ giao thương giữa hai

lực lượng thương mại này. Tiềm lực về thủy ngân của Trung Quốc khá lớn khoảng

100.000 quintal chủ yếu được thu mua tại Quảng Châu. Tổng trấn của Tân Tây Ban

Nha hy vọng rằng 1.000 đến 1.500 quintal có thể được nhập khẩu vào Tân Tây Ban

Nha mỗi năm, với giá khoảng 45 peso 5 reales/quintal - chỉ bằng một nửa giá thủy

ngân của người Tây Ban Nha bán tại Tân Tây Ban Nha [100; 91]. Với nguồn lợi tiềm

năng như trên, người Bồ Đào Nha tại Macao đề xuất trực tiếp với chính quyền Tây

Ban Nha để trở thành nhà thầu cung cấp thủy ngân nhưng bị từ chối. Dù thế, buôn bán

thủy ngân giữa các tư thương Bồ và Manila vẫn tiếp diễn rất sôi động65

thông qua thỏa

thuận năm 1609, 1610 và đạt đến đỉnh cao vào năm 1612 với khoảng 200 quintal được

chuyên chở đến Tân Tây Ban Nha. Tuy nhiên, sau đó không lâu, đến năm 1615 hoạt

động này dần suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do sự lo sợ từ

chính quyền Tây Ban Nha khi một lượng bạc nén lớn đưa vào Trung Quốc dựa trên

quan hệ buôn bán này. Bên cạnh đó, vào những năm 1600, khi việc khai mỏ tại Nhật

Bản phát triển đòi hỏi lượng thủy ngân ngày càng cao thì các thương nhân Bồ Đào

Nha cũng lợi dụng điểm này để xuất khẩu. Giá bán tại gốc của thủy ngân xấp xỉ 40

tael/picol ở Quảng Châu; và khi đến Nhật Bản giá của nó tăng lên 91 tael. Tổng giá trị

xuất khẩu ước đạt 150-300 picol (200-400 quintal hàng năm) và khoảng 4.200-8.400

picol (5.600-11.200 quintal) tính trong giai đoạn 1598-1638 [100; 92].

Những biến động chính trị vào cuối thời kỳ cầm quyền của vương triều Hasburg

có tác động không nhỏ đến hoạt động giao thương của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc

với chính quyền Manila. Dù vậy, từ năm 1619 đến năm 1644, Bồ Đào Nha vẫn cung

ứng cho Manila một lượng sản phẩm không thay đổi gồm: gia vị, nô lệ, vải bông, hổ

phách và ngà voi. Những chuyến tàu này trở lại cùng gió mùa Đông Bắc vào tháng 1,

vận chuyển đến Maluco, gạo, rượu, đồ sành sứ và các mặt hàng cần thiết khác. Đến

Malacca họ chỉ phải lấy vàng và tiền. Tại Malacca, bạc nhập khẩu từ Manila và

Estado da India cùng với vải bông của Ấn Độ dùng để thu mua hương liệu.

Đến năm 1640, cùng với sự chuyển giao quyền lực tại Bồ Đào Nha thì quan hệ

Macao - Manila cũng không còn nhiều ràng buộc như trước. Trong khi đó, một địch

65

Vào năm 1609, Phó vương của Philippines gửi thuyền trưởng G.P.de Alcacar và H.Xison đến Macao để thỏa

thuận với Senado da Camara, Capitao-mor và Tổng giám mục về nguồn cung ứng thường xuyên khoảng 4.000

quintal thủy ngân. Năm 1610, Tổng giám mục Macao đã đến Manila để thỏa thuận chi tiết về hợp đồng. Một

thỏa ước được ký kết, theo đó Macao có trách nhiệm bán cho người Tây Ban Nha thủy ngân có chất lượng

cùng với giá cả hợp lý nhất - xấp xỉ 50 peso/quintal. Học theo cách làm của người Tây Ban Nha tại Manila,

Tổng trấn của Tân Tây Ban Nha - Marques de Salinas cũng thực hiện giao dịch với số lượng 2.000 quintal

thủy ngân cần chuyển gấp và 4.200 quintal được trao đổi hàng năm [100; 92].

Page 68: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

53

thủ mới của Bồ Đào Nha lại xuất hiện - Hà Lan.

Năm 1609, đại lý thương mại của Hà Lan được thiết lập tại Hirado - phía tây nam

Nhật Bản. Mặc dù những mặt hàng như tơ sợi cao cấp, đường, gia vị, chì, thủy ngân

và xạ hương vẫn bán thường xuyên ở Nhật Bản nhưng chủng loại hàng hóa chính

trong giai đoạn đầu Hà Lan tham gia vào tuyến thương mại này là tơ lụa và các mặt

hàng khác của người Trung Quốc. Ban đầu, thương nhân Hà Lan cố gắng thu mua

hàng hóa Trung Quốc được sản xuất hàng loạt thông qua các hải cảng tại Biển Đông

và bán đảo Malay - nơi mà các thuyền mành Trung Quốc tham gia thương mại với tỷ

lệ lớn. Việc thiết lập quan hệ giao thương cùng với Patani, Xiêm, Campuchia và

Đàng Ngoài đã giúp Hà Lan thu mua những mặt hàng cần thiết từ Trung Quốc. Tuy

nhiên, Hà Lan vẫn không hài lòng với kết quả đạt được. Họ nhận thấy sự cần thiết

phải thiết lập một đại lý thương mại tại Trung Hoa và đó là nguyên nhân dẫn đến

cuộc tấn công vào Macao năm 1622 và chiếm đóng thường xuyên quần đảo Bành

Hồ66

. Cuối cùng, Hà Lan bị thuyết phục chuyển đến Đài Loan nhưng phải đồng ý

cho các thương nhân Trung Quốc được tiếp tục buôn bán tại đây [54; 185]. Mặt hàng

trao đổi chính là tơ lụa Trung Quốc, bạc và vàng. Như đã phân tích, vàng là vật

ngang giá chung có giá trị đặc biệt quan trọng trong tuyến thương mại Coromandel.

Cho đến tận 1662, Đài Loan vẫn đóng vai trò chủ yếu cung cấp nguồn vàng cần thiết

cho thương mại của VOC. Bên cạnh đó, VOC cũng dùng vàng tại Đài Loan để trao

đổi lấy bạc nén Nhật Bản vì cho đến 1637, tỉ suất ngang giá giữa vàng và bạc tại hai

đất nước vẫn còn khác nhau, các thương nhân sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu

mua vàng từ Đài Loan. Đến năm 1641, nhập khẩu vàng vào Nhật Bản chính thức bị

cấm. Tuy nhiên, khi Nhật Bản bắt đầu thực thi chính sách đóng cửa vào năm 1639 thì

Hà Lan là quốc gia duy nhất tại châu Âu được cho phép tiếp tục buôn bán.

Như vậy, đến giữa thế kỷ XVII, Hà Lan đã trở thành địch thủ đáng gờm của các

thương nhân Bồ Đào Nha tại Trung Quốc. Không chỉ dần dần nắm lấy vai trò trung

gian của Bồ Đào Nha trong thương mại Trung Quốc - Nhật Bản mà công ty VOC

còn tấn công trực tiếp vào thương điếm quan trọng nhất của Bồ - Macao. Theo ước

tính đến năm 1608, giá trị hàng hóa mà VOC bán ra thị trường có nguồn gốc từ

Macao chiếm trên 50% tổng số vốn ban đầu của VOC [100; 189]. Về sau, khi nhà

Thanh thay thế nhà Minh thống trị Trung Quốc và thực thi chính sách không khuyến

khích phát triển thương mại biển, thì cả Bồ Đào Nha cũng như Hà Lan phải rời xa thị

trường kinh doanh béo bở này và cuối cùng phải dùng sức mạnh vũ lực để mở cánh

cửa xâm nhập vào nền kinh tế của Trung Quốc.

66

Còn có tên gọi là Penghu, người Bồ Đào Nha gọi là Pescadores. Đây là quần đảo nằm ở phía Tây Đài Loan

thuộc eo biển Đài Loan.

Page 69: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

54

1.2.2.2. Thương mại giữa Macao với Trung Quốc từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ

XVIII.

Quan hệ thương mại giữa Macao và Trung Quốc trải qua không ít thăng trầm do

sự điều chỉnh chính sách đối ngoại từ chính quyền trung ương.

Vào nửa đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến Minh - Thanh ở giai đoạn khốc liệt đã gây

ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha. Hoàn cảnh chiến

tranh khiến Bồ Đào Nha khó tìm được nguồn thu mua các hàng hóa Trung Quốc như

lụa, hoặc vàng ngoại trừ một ít kẽm và hàng thủ công mỹ nghệ giá thấp. Vì không

nhập khẩu được vàng và hạt tiêu vào năm 1651 nên họ tập trung thu mua gạo và các

thực phẩm khác. Giá của một picol gạo tại Macao dao động từ 1 đến 18 tael67

, mặc

dù khá cao nhưng nguồn thu mua vẫn khan hiếm. Cùng với toàn bộ cư dân Quảng

Đông, những người Bồ Đào Nha (đặc biệt là trẻ mồ côi và góa phụ) phải đối diện với

nạn thiếu đói ngày càng trầm trọng. Cùng với đó, việc hỗ trợ lẫn nhau để tiểu trừ

cướp biển là cơ duyên khiến cho quan hệ Bồ Đào Nha - Mãn Châu ngày càng khăng

khít. Tuy nhiên, đến nửa cuối thế kỷ XVII, để tiêu diệt lực lượng nhà Minh còn sót

lại, nhà Thanh ban hành chính sách cấm thương mại biển tại duyên hải Tây Nam

Trung Quốc. Bằng những hoạt động ngoại giao, người Bồ Đào Nha tại Macao tìm

cách lách qua khe cửa hẹp, tiếp tục kinh doanh. Đến đầu những năm 1680, Senado da

Camara đã nâng thuế nhập khẩu lên 17% để giải quyết tình trạng khủng hoảng tài

chính của thành phố. Thương mại đường bộ từ Quảng Châu đến Macao cũng được

phép với tổng thuế được thu là 12.200 và 18.076 tael chỉ trong hai năm 1681-1682

[100; 201].

Sắc chỉ cho phép giao thương trở lại của hoàng đế Khang Hy vào năm 1684 đã

tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc tái thiết kinh doanh sau thời gian dài

đóng băng. Các quan chức địa phương cố gắng duy trì sự ổn định về chính trị và tăng

cường khả năng quản lý tại duyên hải Nam Trung Quốc (1684-1710). Bên cạnh đó,

quan hệ thương mại với các công ty châu Âu và tư thương các nước cũng được mở

rộng. Ở trung ương, triều đình thành lập một loạt trạm thuế và bổ nhiệm chức danh

Tổng quản lý thuế vụ ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Sơn Đông. Trên

bình diện quân sự, tổng trấn và người chỉ huy quân đội địa phương có vai trò quan

trọng trong việc kiểm soát giao thương với thế lực bên ngoài. Tuy vậy, hoạt động

ngoại thương tại Quảng Châu vẫn phát triển một cách chậm chạp. Vào năm 1686,

các quan chức Mãn Thanh đã phân chia tách biệt thuế hải quan và thuế thu hàng hóa

vận chuyển bằng đường bộ. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra một loạt yêu cầu đối với

thương nhân và các nghiệp đoàn. Chính quyền trung ương muốn Hiệp hội thương

nhân hoạt động như các đại lý của chính quyền hơn là với tư cách cá nhân và đảm

67

Lượng =31.25g

Page 70: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

55

nhận việc quản lý hoạt động ngoại thương. Về phía người Bồ Đào Nha tại Macao

cũng có những toan tính riêng68

.

Năm 1693, Senado da Camara và Cục Thuế vụ thảo luận về khoản thuế mới69

sẽ

được áp dụng đối với tàu của Macao. Jose Vieira da Silva, sau nhiều cố gắng đã đạt

được mức thỏa thuận 500 tael/tàu bất kể kích cỡ và 20% thuế giá trị (ad valorem) bị

buộc phải thi hành ngay. Thế nhưng, mức thuế này là quá cao và gây phương hại

nghiêm trọng đến thương mại Macao. Dựa vào mối quan hệ tốt đẹp của Dòng Tên

(thông qua văn phòng của linh mục Thomas Perreira) tại Bắc Kinh, thương nhân

Macao mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ thế lực tôn giáo nhằm giảm thuế giá trị

hàng hóa đến mức cơ bản (pro rata)70

[100; 204]. Đến 1698, Bắc Kinh cho phép giảm

thuế hải quan tại Quảng Đông đối với tàu của người Bồ Đào Nha từ Macao bằng

cách đánh thuế tương đương với mức thuế áp dụng cho tàu của người Trung Quốc.

Mặc dù, Bồ Đào Nha đã nhận được một số ưu đãi trong thuế giá trị tại Macao, Quảng

Châu và Bắc Kinh, nhưng họ cũng phải tuân thủ sự gia tăng ở các hạng mục thuế

khác. Vào năm 1691, Senado da Camara phải chấp nhận sự gia tăng tùy ý 100 tael

trong foro da chao (tiền thuê đất) để nâng tổng số tiền cần nộp là 600 tael.

Như vậy, cho đến đầu thế kỷ XVII, mặc dù có không ít mâu thuẫn với triều đình

nhà Thanh, nhưng giao thương giữa Macao và Trung Quốc lục địa vẫn có nhiều thành

tựu. Các bất đồng giữa hai bên được giải quyết thông qua quá trình đàm phán và việc

áp dụng các thủ đoạn ngoại giao đầy khéo léo. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ cai trị của

hoàng đế Ung Chính, thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha gặp phải thách thức

nghiêm trọng. Điều này một phần xuất phát từ Macao khi họ bất chấp lệnh cấm của

chính quyền vẫn tham gia buôn bán nô lệ người Trung Quốc71

(muitsai - gia nô hoặc

nô tỳ); phần khác đến từ chiến lược ngoại giao cẩn trọng và khắt khe của Hoàng đế.

Năm 1717, ông ký sắc lệnh cấm thương nhân Trung Quốc và thương nhân nước ngoài

buôn bán tại bờ biển phía Nam. Năm 1724, Hoàng đế tiếp tục thực hiện chính sách

phong tỏa bờ biển hạn chế số lượng tàu Macao cập bến là 25 tàu/năm.

68

Bảy năm sau khi Trung Quốc thiết lập trạm thuế hải quan tại Macao, Senado da Camara gửi một bản kiến

nghị đến Bắc Kinh và đề nghị tất cả các tàu của người nước ngoài không nên neo đậu trong thời gian dài tại

Macao mà thay vào đó là Whampoa gần Quảng Châu. Mục đích của Macao là muốn ngăn chặn sự xâm nhập

của Hà Lan, Anh, Xiêm…vào lãnh thổ Trung Quốc. 69

Trước đây tất cả những chuyến tàu Bồ Đào Nha cập bến (ngoại trừ tàu của Hoàng gia Bồ) phải trả một loại

thuế dựa trên kích cỡ hoặc mức độ chiếm không gian tại nơi cập bến và cả mức thuế suất của người Trung

Quốc. 70

Các chủ tàu Macao mong muốn thuế suất sẽ giảm còn 100 tael/1.000 picol (tương đương 66

2/3 tấn). Điều này

mang lại lợi ích to lớn cho các chủ tàu nhỏ vì mức thuế mới chỉ áp dụng đối với những tàu có trọng tải khoảng 5.000

picol (xấp xỉ 3.333 tấn) hoặc lớn hơn. Trong khi đó kích cỡ của hầu hết loại tàu mà người Bồ Đào Nha sử dụng là từ

65 đến 400 tấn. 71

Thị trường cho muitsai ngoài Macao, còn có Đông Phi và Ấn Độ (đôi khi cả Manila và Batavia);

Page 71: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

56

Quan hệ thương mại giữa người Bồ Đào Nha và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng

vào đầu thế kỷ XVIII do sự tham nhũng ngày càng trầm trọng trong bộ máy quan lại

cầm quyền Mãn Thanh và sự can thiệp ngày càng sâu của chính quyền vào Macao.

Khoảng năm 1748, những quan chức quyền lực ở Quảng Đông xuất hiện cùng với

yêu cầu về việc xác định rõ ràng mối quan hệ giữa người Trung Quốc và Macao

bằng việc đàm phán một số điều khoản cụ thể. Những điều khoản này72

phải được

chạm khắc bằng cả tiếng Trung Quốc và Bồ Đào Nha, trên các phiến đá lớn được đặt

trong tòa nhà Nghị viện và nơi công cộng. Việc ban hành các luật lệ trên không

những là một phần chiến dịch của nhà Thanh nhằm ổn định tình hình nội bộ, mà còn

chứng tỏ sự phục hồi chính sách truyền thống của người Trung Quốc nhằm hạn chế

ảnh hưởng từ các thế lực nước ngoài. Đến giữa thế kỷ XVIII, chính quyền nhà Thanh

đã có những hành động nhằm kiểm soát thương mại biển nói chung và quan hệ

thương mại với Macao nói riêng. Vào năm 1754, các quan chức nhà Mãn Thanh tại

Quảng Châu đi đến kết luận rằng thương mại của công ty châu Âu và các thương

nhân bản xứ cần điều chỉnh lại thông qua việc tăng cường sử dụng các hãng buôn

ngoại kiều (hong và sau đó là co-hong) tại Quảng Châu. Hệ thống này được áp dụng

từ năm 1755 đến năm 1761 và duy trì cho đến thế kỷ XIX bắt nguồn từ quyết định

vào năm 1757: tập trung tất cả thương mại của người nước ngoài đến Quảng Châu.

Vào năm 1760, trong nỗ lực duy trì độc quyền thương mại trong tay chính quyền

trung ương, các thương nhân hong (với sự đồng ý của quan chức Mãn Thanh) đã

thiết lập co-hong mở rộng. Các Co-hong này hợp nhất vào năm 1761 khi Wai-yang

hong được ra đời và trở thành Hiệp hội thương nhân - kiểm soát thương mại của

Trung Quốc với châu Âu.

Mặc dù phải đối diện với sức ép ngày càng lớn từ chính quyền trung ương, kinh

nghiệm trong hơn 200 năm tiếp xúc với văn minh Trung Hoa đã chỉ ra cho người Bồ

Đào Nha tại Macao cách ứng xử phù hợp. Những giao tiếp mang tính chính thống đã

nhường chỗ cho việc xây dựng các quan hệ bên ngoài, các thông dịch viên

(jurubacas), linh mục Dòng Tên và những thầy dòng của họ, thậm chí cả những nô lệ

đầu tiên từ Macao trốn sang đất liền, đã đóng vai trò hữu ích. Tuy nhiên, kết nối quan

trọng nhất vẫn là giao thương. Nếu nhà Thanh có hành động quá đáng, toàn bộ cư

dân Macao sẽ chuyển đi - một cuộc di cư không có lợi cho cả thương nhân Trung

Quốc hay các quan lại ở Quảng Đông.

72

Có 12 điều khoản, ví dụ như: người Trung Quốc lang thang ở Macao cần bị trục xuất (điều 1), những người châu Âu

phạm tội giết hoặc hãm hiếp người Trung Quốc thì bị giao cho pháp luật Trung Quốc xử lý (điều 5), người Trung Quốc

nào không trả nợ cho người châu Âu thì việc xét xử họ phải có sự tham gia của các quan chức người Trung Quốc (điều 6),

chấm dứt trong thực tế việc mua bán trẻ em Trung Quốc (điều 8), người châu Âu không được săn bắn gần Macao (điều

11) và việc cải đạo Thiên Chúa giáo của người Trung Quốc không được tiếp tục (điều 12). [108; 341]

Page 72: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

57

Như vậy, đến giữa thế kỷ XVIII, Bồ Đào Nha cũng nhận được ưu đãi nhất định từ

vương triều phong kiến Trung Quốc trên bình diện thương mại biển. Mối quan hệ

giữa Macao và Trung Quốc chi phối toàn bộ hoạt động giao thương của thương nhân

Bồ Đào Nha tại quốc gia này. Khi những địch thủ hùng mạnh như Hà Lan, Anh,

Pháp đẩy mạnh quá trình xâm nhập Trung Quốc thì người Bồ Đào Nha đã bị đẩy lùi

khỏi thị trường Trung Quốc lục địa và chỉ còn duy trì hoạt động ở Macao.

1.2.3. Quá trình mở rộng thương mại của Bồ Đào Nha ở Macao với các khu vực

khác (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XIX)

1.2.3.1. Quan hệ thương mại giữa Macao với Nhật Bản và Đông Nam Á

Đầu tiên là trong tuyến giao thương Macao-Nhật Bản: Sau khoảng thời gian phát

triển thịnh vượng, hoạt động buôn bán giữa Macao với các thương nhân Nhật Bản

bắt đầu giai đoạn suy tàn vào đầu thế kỷ XVII. Sự kiện đánh dấu mốc kết thúc trong

quan hệ thương mại giữa Macao và Nhật Bản là năm 1639 khi Mạc phủ Tokugawa ra

chiếu chỉ cấm tất cả người Bồ Đào Nha, dù bị thương hay đã chết, có bất kỳ mối liên

hệ nào với Nhật Bản. “Tuy vậy, tháng 07/1640, toàn quyền Bồ Đào Nha ở Macao

vẫn cử một phái bộ hơn 60 người trở lại Nhật Bản, yêu cầu Mạc phủ Edo khôi phục

lại quan hệ thương mại. Nhưng để thể hiện quyết tâm không lay chuyển của mình,

Mạc phủ đã lập tức tịch thu toàn bộ tài sản rồi phóng hỏa đốt tàu. Ngoại trừ một số

thủy thủ được trở về để báo tin, phần lớn thành viên phái bộ đã bị hành quyết tháng 8

năm đó” [15; 76-77]. Đây là một thảm họa đối với Macao khi mà trong nhiều thập kỷ

vừa qua, việc buôn bán giữa Luso và Nhật Bản trở thành nhân tố chính tạo nên sự

thịnh vượng của Macao. Cũng trong thời điểm này, thương mại của Macao với

Trung Quốc nội địa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến tranh giành quyền lực

giữa nhà Minh và Mãn Châu. Trong thực tế, suốt những năm giữa thế kỷ XVII,

thương nhân Macao đã nhận thấy trước khó khăn mà họ phải đối diện. Với hoàn

cảnh chính trị và kinh tế bấp bênh, vào cuối thế kỷ XVII, thương nhân Macao liều

lĩnh thu hồi một vài khu chợ mà họ đã đánh mất quyền kiểm soát trước kia và mở

thêm một vài khu chợ mới. Tuyến thương mại với Nhật Bản không thể cứu vãn

được, nhưng ở các nơi khác, thương nhân Macao cuối cùng cũng vượt qua chướng

ngại và khôi phục lại kinh doanh.

Thứ hai, vào cuối thế kỷ XVII, thương nhân Macao tiến hành tham gia tích cực

vào thương mại ở khu vực Đông Nam Á. Năm 1650, họ đề nghị cho phép buôn bán

với Manila, mặc dù thường xuyên phải thông qua bên thứ 3 - Hồi vương Gowa - cho

đến khi mối quan hệ bình thường giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha được khôi phục

bằng Hiệp ước năm 1668. Tại Indonesia, họ cố gắng tìm kiếm vị trí thích hợp bên

ngoài phạm vi của VOC, đầu tiên là Makassar và sau đó là Banten.

Page 73: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

58

Dưới sức ép của VOC, phần lớn thương nhân chuyển đến Banjarmasin trên đảo

Borneo. Cũng vào thời gian này, đây là hải cảng thương mại duy nhất ở Đông Nam

Á mở cửa buôn bán với các thương nhân bên ngoài hệ thống của người Hà Lan.

Những người Bồ Đào Nha cầm đầu quyết định chiếm đóng và tìm cách can thiệp vào

Banjarmasin. Họ muốn nắm độc quyền thương mại hạt tiêu thông qua xây dựng pháo

đài và truyền bá Thiên Chúa giáo. Nhưng Hồi vương kiên quyết duy trì thương mại

tự do, và khi Goa đe dọa bằng vũ lực, ông quyết định trục xuất người Bồ Đào Nha ra

khỏi đất nước.

Xa hơn về phía đông, thương nhân Macao vào cuối thế kỷ XVII tiếp tục tham gia

buôn bán gỗ đàn hương ở Timor. Vào năm 1638, nhà vua cho phép người Macao

nắm độc quyền trong việc buôn bán này và được xem là một trong những nhân tố cốt

yếu đảm bảo cho sự tồn tại của Macao. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XVIII khi mà

nguồn cung ứng gỗ đàn hương bị giảm, thì số lượng các thương nhân lưu động đến

Timor lại tăng lên. Không đủ sức cạnh tranh, thương nhân Macao buộc phải rời khỏi

ngành kinh doanh béo bở này.

Trong khi đó, tại Batavia-thủ đô của đế quốc Hà Lan ở châu Á, việc kinh doanh

của Macao đạt đến mức độ hưng thịnh nhất. Cho đến cuối thế kỷ XVII, quan hệ cùng

với VOC phát triển và hữu hảo, tuy vẫn có không ít nghi ngờ. Sự cộng tác với Batavia

đặc biệt bền vững trong suốt những năm 1690, khi VOC quyết định mua thực phẩm

Trung Quốc thông qua người Bồ Đào Nha-Macao và thương nhân trung gian hơn là

buôn bán trực tiếp với tư nhân Trung Quốc ở Quảng Châu. Người Macao phát triển

việc buôn bán và vận chuyển hàng hóa gồm tơ lụa, đồ sứ, vàng, kẽm và trên tất cả là

trà để bán ở Batavia, cùng với hạt tiêu, đinh hương và hạt nhục đậu khấu để đến phía

Nam Trung Quốc. Hoạt động này đạt đến đỉnh cao vào những năm 1717-1727, trước

khi nhà Thanh ban hành lệnh cấm người Trung Quốc buôn bán trên biển.

Macao còn mở rộng phạm vi kinh doanh đến tận vùng đất xa xôi phía Tây vào

giữa thế kỷ XVIII cùng với Kerala, Goa, Surat và một số nơi khác ở Sri Lanka. Họ

mua hạt tiêu và gỗ đàn hương để bán ở Quảng Châu và tìm cách trao đổi đường

Trung Quốc. Trong những năm này, nhiều chuyến tàu thương mại của Bồ Đào Nha ở

Kerala thực tế là tàu của Macao. Việc tham gia ngày càng tích cực của thương nhân

Macao vào thương mại biển tại Ấn Độ Dương khiến Phó vương Estado bối rối và tìm

cách để các thương nhân này phải đóng tiền thuế tại Goa. EIC và tư thương Anh

cũng không có mối quan hệ tốt với Macao vì vậy họ luôn tìm mọi cách để nâng số

tiền thuế cao hơn quy định. Điều đó có nghĩa trong suốt nửa đầu thế kỷ XVIII, người

Macao thường xuyên có mặt tại các hải cảng ở Tamil Nadu - đặc biệt là Madras, nơi

mà họ bán trà Trung Quốc và quay trở về bằng tơ sợi Ấn Độ.

Page 74: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

59

Tuy nhiên, trong khi thương nhân Macao đẩy mạnh hoạt động tại Ấn Độ và Đông

Nam Á, thì các địch thủ người châu Âu khác lại xâm nhập sâu hơn vào thị trường

Trung Quốc. Anh là quốc gia mở đầu cho xu hướng này với sự tham gia của EIC vào

hội chợ thương mại tại Amoy (năm 1676), và sau đó là sự hiện diện thường xuyên ở

Quảng Châu vào năm 1683. Tại đây, nhận thấy sự tương đồng trong quyền lợi, Anh

đề nghị liên kết với Pháp để gia tăng sức ép về thương mại. Người Hà Lan, mặc dù

có thương điếm tại hải cảng Zeelandia ở Formosa73

vào năm 1624-1661, nhưng lại

trở thành người đến sau trong quan hệ thương mại trực tiếp với Trung Quốc.

Trước sức ép ngày càng mạnh mẽ của các thế lực thương mại, triều đình Trung

Hoa chính thức cho phép châu Âu buôn bán tại Quảng Châu từ năm 1684. Đây là cơ

sở để các công ty như EIC hay VOC tích cực tham gia vào thị trường tiềm năng này

khi mà trà Trung Quốc trở thành mặt hàng được giá tại châu Âu. Sự cạnh tranh để

thu mua trà đã khiến giá trà bán ra tại các chợ đầu mối ở Trung Quốc ngày càng tăng,

đó là lý do khiến lợi nhuận mà Macao thu được ngày càng suy giảm. Trước tình hình

trên, Bồ Đào Nha ở Macao phải chuyển đổi thị trường truyền thống từ Biển Đông

sang Ấn Độ Dương. Và từ đây bắt đầu một giai đoạn mới trong giao thương giữa

Macao và Estado da India.

1.2.3.2. Quan hệ thương mại giữa Macao và Estado da India

Quan hệ giữa Macao và Estado da India khá phức tạp và được thể hiện ở nhiều

khía cạnh, điều này xuất phát từ sự chồng chéo trong cách thức quản lý và quyền lợi

của các thương nhân.

Thứ nhất, mối quan hệ này được thể hiện trong thương mại với Goa

Quan hệ thương mại giữa Macao và Goa bắt đầu manh nha vào đầu thế kỷ XVII

thông qua các hợp đồng ký kết mang tính chất cá nhân. Ví dụ, trong một hợp đồng

được ký kết vào tháng 4/1616 ở Goa, hai thương nhân Bồ Đào Nha: Vicente

Rodrigues và Fernão de Araujo, thống nhất với chủ sở hữu galiota S. Jfose-F.M.

Maroco-để vận chuyển hàng hóa hàng hóa trên tàu của ông này đến Malacca và

Macao. Giá cước vận chuyển hàng hóa đến Malacca dao động từ 2 xerafines và 8

tangas/corjen tùy theo chất lượng và chủng loại của tơ lụa Ấn Độ. Gia vị, đặc biệt là

hạt tiêu thì mức giá được giữ cố định trong 5 năm và bạc là vào khoảng 6%. Còn tại

Macao, mức thuế sẽ được thống nhất giữa các thương nhân và chính quyền Bồ Đào

Nha tại Macao - Senado da Camara [100; 191].

Sự phát triển quan hệ buôn bán giữa Macao và Goa được thúc đẩy thông qua việc

hợp tác để duy trì hạm đội thương thuyền của Bồ Đào Nha trên biển. Để vận chuyển

hàng hóa trên khắp đại dương, thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao phải sử dụng bất

73

Đài Loan hiện nay

Page 75: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

60

kỳ một phương tiện vận chuyển nào hữu dụng74

. Tuy nhiên, phần lớn tàu được người

Bồ Đào Nha sử dụng thường thiếu vũ khí và trang thiết bị mặc dù Hoàng gia Bồ Đào

Nha cho đúc súng tại Macao và thương nhân cũng bỏ một số tiền khá lớn để tân

trang lại tàu. Những chiếc tàu mà Bồ Đào Nha sử dụng không đơn thuần nằm biệt lập

tại Ấn Độ Dương hay Macao mà trở thành phương tiện kết nối những thương điếm

còn lại của đế quốc Bồ Đào Nha trên toàn châu Á. Đó cũng chính là nguyên nhân

thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Macao - Bồ Đào Nha. Sự yếu kém

trong kỹ thuật hàng hải buộc Hoàng gia Bồ phải tìm cách cải tiến bằng nguồn vốn

thu được thông qua hoạt động thương mại. Goa vừa là thủ đô vừa là trung tâm của đế

quốc hải ngoại nhưng hoạt động thương mại lại ngày càng suy tàn vì thế phải dựa

vào nguồn vốn từ những thương nhân giàu có tại Macao. Chẳng hạn, năm 1640, các

quan chức của Bộ tài chính gửi đến Senado da Camara của Macao lá thư yêu cầu sự

đóng góp cho việc khởi hành của một galleon rời khỏi Ấn Độ đến châu Âu. Khoảng

kinh phí được quy định là ¾ với 430.000 xerafines cần được sử dụng để mua 70 khối

đồng đúc trọng pháo lớn [100; 204]. Quan hệ không mấy thân thiện giữa Estado và

Macao ngày càng căng thẳng khi Macao nhận thấy phải gánh lấy trách nhiệm tài

chính quá nặng nề để duy trì sự tồn tại của Estado. Trong khi đó, chính quyền Bồ

cũng gia tăng sự can thiệp vào công việc nội bộ của Macao. Hoàng gia Bồ Đào Nha

kiên quyết ngăn cản những thương nhân bị phá sản tại Macao nắm quyền trong

Senado da Camara và liên tiếp gây ra sự xung đột trong bộ máy cầm quyền vốn phức

tạp tại Macao. Điều này ít nhiều gây trở ngại cho những giao dịch thương mại đường

biển đầy hứa hẹn của Macao.

Đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, quá trình xâm nhập và kết nối thương

mại của thương nhân Macao ở duyên hải Ấn Độ ngày càng mạnh mẽ. Đây là nguyên

nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn và tranh chấp giữa Macao và Estado. Đứng

trước bối cảnh suy tàn cả về quyền lực chính trị và thương mại, với tư cách là hai

trung tâm của đế quốc hàng hải Bồ Đào Nha, đáng lẽ Macao và Goa phải liên kết để

tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các thế lực hùng mạnh khác như Hà Lan, Anh, Pháp.

Thế nhưng, con đường mà Goa và Macao lựa chọn lại chỉ dẫn đến sự chia rẽ, phân

tán trong hoạt động của Estado. Các thương nhân tại Goa tự tách mình ra khởi sự

74

Loại thuyền biển lớn của Trung Quốc được chọn lựa trên các chuyến viễn chinh đến Nhật Bản, vùng biển

Nam Trung Quốc và đôi khi ở Ấn Độ Dương. Tại duyên hải phía Tây Ấn Độ hay vùng nước nông và hẹp như

eo Malacca và quần đảo Indonesia, loại thuyền nhỏ do người bản địa đóng đã chứng minh tính hữu dụng. Cuối

cùng, Galiota (tải trọng từ 200 đến 400 tấn) nhanh chóng chứng tỏ được ưu thế của mình về kích thước, năng

lực vận chuyển hàng hóa cũng như các thông số kỹ thuật khác để trở thành người thống trị mặt biển cho đến

hết thế kỷ XVIII. Bên cạnh galiota, các thương nhân Bồ cũng thuê một số loại tàu khác như: pataxo (thuyền có

tay chèo) có tải trọng từ 100 đến 300 tấn, naveta khoảng 600 tấn và loại thuyền nhỏ nhất từ 50 đến 150 tấn

chalupa (thuyền buồm).

Page 76: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

61

cạnh tranh với Macao. Để tránh va chạm với thương nhân Macao, thương nhân Goa

ngừng các hoạt động của họ tại những hải cảng mà Macao đến buôn bán, chuyển đổi

hình thức đầu tư trong đó họ chỉ tham gia với tư cách nhà đầu tư hoặc nhà thầu vận

chuyển hàng hóa, đôi khi là đại lý cho những chuyến tàu của Macao và châu Âu. Họ

cũng mở rộng lợi ích kinh tế sang lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc bán renda75

để duy trì nguồn cung ứng hoa lợi cho vương triều.

Về phía thương nhân Macao, Goa vẫn không phải là trọng điểm thu hút sự quan

tâm của họ trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau khi vấp phải nhiều khó khăn tại các hải

cảng phía nam Trung Quốc thì Macao bắt đầu thiết lập ảnh hưởng tại Ấn Độ dương.

Mặt hàng trao đổi giữa hai bên tương đối phong phú: “Thuốc phiện, vải sợi, nô lệ, ngà

voi, gỗ đàn hương, sáp ong, nitrat kali, gia vị, tơ lụa, hương trầm và rùa được chuyển

đến Macao….Ở chiều ngược lại là bát đĩa bằng sành, lụa cao cấp Trung Quốc, giấy,

đường, da, ô che mưa, quạt, trà, cây đại hoàng, long não và những mặt hàng linh tinh

khác” [91; 36]. Thế nhưng mâu thuẫn ở chỗ, mặc dù thương thuyền Macao đến Ấn Độ

dương ngày càng đông nhưng thương nhân Macao lại ngày càng trở nên miễn cưỡng

buôn bán tại Goa do lợi nhuận thấp và sự thay đổi mức thuế thường xuyên áp dụng đối

với các mặt hàng chuyển đến duyên hải phía Tây Ấn Độ. Do đó, thay vì đến Goa, họ

đã chọn địa điểm mới là Surat. Chính hành động trên của thương nhân Macao đã khiến

tổng mức thuế thu được tại Goa ngày càng suy giảm. Mâu thuẫn giữa Macao và Goa

càng gay gắt sau đề nghị của Tổng trấn Caetano de Melo de Castro nhằm trưng thu tất

cả thuế hải quan của Estado da India từ chủ tàu và những nhà đầu tư tham gia vận

chuyển (năm 1707). Mặc dù, ý định gây tranh cãi này đã được giải quyết thông qua

quyết định năm 171676

của Conselho Ultramarino (Hội đồng hải ngoại) nhưng nó vẫn

có tác động mạnh mẽ đến thương mại của Macao. Bởi vì, nó đem phân phối nguồn tài

nguyên thương mại dồi dào của thành phố đến một thị trường với lợi nhuận ngày càng

giảm sút. Sắc lệnh còn bắt buộc họ cần phải nộp thuế hải quan tập trung cho tất cả các

mặt hàng dù bán tại Goa hay dành cho duyên hải Malabar.

Theo ước tính, trong những năm 1719-1722 khoảng 4% thu nhập của Goa đến từ

75

Renda là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc bán nguồn lợi của Estado da India cho người trả giá

cao nhất. Thời hạn của một renda là khoảng 3 năm. Người có được renda phải có người bảo lãnh và nộp

một số tiền đặt cọc trước khi ký hợp đồng. Mặc dù được áp dụng từ thế kỷ XVII nhưng đến đầu thế kỷ

XVIII, Hoàng gia Bồ Đào Nha mới thể hiện sự phụ thuộc sâu sắc vào hệ thống này với việc tích hợp văn

phòng thu thuế hải quan của Goa. Nhà vua tập trung sự quan tâm vào việc duy trì mức giá cao nhất cho

renda thuế hải quan của Goa. Do đó, dưới quan điểm của các quan chức, những hoạt động của thương nhân

Bồ Đào Nha từ Macao có thể đe dọa làm giảm mức thuế và giá bán renda tại Goa. Để ngăn chặn tình trạng

này, vương triều đã tham gia vào sự cạnh tranh thương mại giữa Goa và Macao. 76

Theo đó, cơ quan này tạm thời đồng ý với kháng nghị của Macao và kết luận tất cả các tàu của Macao đi

qua Comorin phải ngừng lại và nộp thuế tại Goa nhưng chỉ áp dụng đối với các mặt hàng bán ra. Mỗi năm một

tàu Macao được cho phép đi tiếp đến Surat, nhượng bộ này chỉ có thời hạn 3 năm. Sau kỳ hạn trên, Phó vương

của Estado da India được phép chấm dứt buôn bán từ Macao đến Surat.

Page 77: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

62

lợi nhuận thu được bởi thương mại với Macao và việc buôn bán của Hoàng gia từ

Macao đến Goa. Giá trị thương mại của Macao tại Goa trong tương quan với tổng lợi

nhận của Estado da India chiếm phần nhỏ bằng 1/3 của tổng lợi nhuận thu được

trong những năm này. Trong vòng 4 năm, Estado da India thu được gần 5.561.000

xerafines hoa lợi (trong đó, Goa đóng góp 1.824.000 xerafines và 74.000 xerafines

trong số này là từ sự vận chuyển giao thương cùng với Macao) [100; 179]. Cho đến

giữa thế kỷ XVIII, trong khi sự tồn tại của Goa bị uy hiếp nghiêm trọng do những

cuộc tấn công thường xuyên của Marathas thì Senado da Camara (Macao) vẫn làm

ngơ và phớt lờ trước mọi yêu cầu hỗ trợ từ Estado. Vì thế, mặc dù là hai thương điếm

quan trọng nhất của Estado da India nhưng quan hệ giữa Macao và Goa luôn tồn tại

nhiều mâu thuẫn, tranh chấp. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này có lẽ đến từ hệ

thống quản lý thiếu thống nhất, sự khác nhau trong quan điểm thương mại giữa

Hoàng gia và tư thương Bồ Đào Nha tại châu Á. Có lẽ sự can thiệp mạnh mẽ, thiếu

linh hoạt của chính quyền Estado da India vào hoạt động của Macao là minh chứng

rõ nét cho nhận định này.

Thứ hai, sự can thiệp ngày càng sâu của Estado da India vào hoạt động thương

mại biển của Macao được thể hiện trên hai khía cạnh. Đầu tiên là việc bổ nhiệm

feitor (người quản lý) tại Macao (1689-1698) có chức năng hỗ trợ cho tuyến giao

thương đến Timor và Solor. Viên chức này chịu trách nhiệm thu và quản lý loại thuế

5% đánh trên gỗ đàn hương được mua bởi các chuyến tàu Macao từ Timor vào năm

1685. Khoảng thuế 5% này được dùng để trả lương cho capitao-geral và quân đội

đồn trú tại Macao [100; 180].

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1698-1714, Estado còn thể hiện quyền lực của mình

thông qua việc thiết lập chuyến tàu hộ tống trên tuyến hàng hải Macao - Goa. Mặc dù

mục đích của hành động này là nhằm bảo vệ thương thuyền Macao khỏi sự tấn công

của cướp biển và nguy hiểm đến từ Chiến tranh thừa kế Tây Ban Nha (1701-1714),

nhưng trong thực tế đây được xem như hành động cạnh tranh thương mại khi đoàn

thuyền hộ tống được cấp phép vận chuyển hàng hóa từ các thương nhân tại Goa hoặc

Macao. Mặc dù gặp phải sự phản đối từ Macao và phải gỡ bỏ một phần hệ thống hộ

tống vào giai đoạn cuối của cuộc chiến thừa kế Tây Ban Nha (năm 1715), nhưng

Estado vẫn duy trì nó dọc theo duyên hải phía Tây Ấn Độ từ Calicut đến Goa. Chính

điều này đã khiến thương nhân Macao phải tìm những thị trường tiềm năng khác tại

Ấn Độ Dương.

Thứ ba, gánh nặng tài chính chi phối mạnh mẽ quan hệ Estado da India và

Macao. Do sự suy tàn của Goa, Macao dần phải nắm lấy trách nhiệm chi trả cho việc

duy trì bộ máy chính quyền cũng như lực lượng quân sự của Estado. Nguồn thu

Page 78: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

63

chính của Macao đến từ thuế hải quan77

của những mặt hàng được nhập vào Macao

(chủ yếu là của các thương nhân Macao, đôi lúc mới xuất hiện vài thương nhân châu

Âu và châu Á). Trong tổng số thuế thu được hàng năm, chi phí dành cho thành phố

chiếm phần lớn nhất từ 70 đến 80%, gần 10% được đóng góp cho Santa Casa da

Misericordia, tu viện Santa Clara tại Goa, và phần còn lại được dùng để trả khoản nợ

của thành phố đối với vua Xiêm (1660 đến 1720). Với số vốn nắm trong tay, Senado

da Camara phải cân nhắc và duy trì mức tối thiểu để trả lương cho capitao-geral,

quân đội đồn trú, Tổng giám mục và các viên chức người Trung Quốc cũng như các

chi phí phát sinh bất thường. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ XVIII (1740-1745), tài

chính trở thành vấn nạn thật sự của chính quyền Macao do nguồn hoa lợi thu được

quá ít ỏi78

không đủ bù đắp thiệt hại trong thương mại biển79

. Điều này khiến Senado

da Camara phải vay tiền từ các tổ chức tôn giáo như Santa Casa da Misericordia hay

Dòng Tên. Ví dụ, năm 1711, Senado da Camara vay gần 4.000 tael của Santa Casa

da Misericordia nhưng không có khả năng trả phần nợ gốc lẫn 3.000 tael tiền. Hoặc

vào năm 1726, để trang trải cho các phí tổn của Macao và hỗ trợ cho đại sứ

A.M.S.Menezes đến Bắc Kinh, Senado da Camara vay của Santa Casa da

Misericordia 6.000 tael và con số nợ gốc này đã lên đến 14.252 tael vào năm 1644.

Để trả số nợ này, Senado da Camara quyết định trưng thu toàn bộ thuế hải quan của

các chuyến tàu cập bến từ Manila. [100; 187]

Trong khi Senado da Camara vẫn chưa thể giải quyết vấn đề tài chính của Macao

thì họ thường xuyên nhận được các yêu cầu hỗ trợ từ Estado da India. Vì thế, quan

hệ Macao - Estado da India luôn trong tình trạng căng thẳng từ cuối thế kỷ XVIII cho

đến đầu thế kỷ XIX.

1.2.4. Sự suy tàn của thương mại Bồ Đào Nha tại Macao (cuối thế kỷ XVIII - đầu

thế kỷ XIX)

Trong suốt nửa cuối thế kỷ XVIII, dưới tác động của tình hình chính trị, hoạt

động thương mại của Macao phải trải qua không ít thăng trầm. Do nhu cầu ngày

càng cao của thị trường Trung Quốc đối với thuốc phiện Ấn Độ nên giao thương

77

Senado da Camara mỗi năm lại gặp nhau một lần trước khi khởi hành đến biển Nam Trung Quốc và thị

trường Ấn Độ Dương. Tại cuộc họp, Senado da Camara xác lập mức thuế hải quan dựa trên các loại hàng hóa

khác nhau được nhập khẩu chia thành ba nhóm: thô, mịn và cân nặng dựa trên sự đo lường và kiểm định. Hàng

hóa thô gồm: hạt tiêu, gỗ đàn hương, hạt nhục đậu khấu, thuốc phiện, tổ chim, mây, hạt cau, đường, chì và

thiếc. Hàng hóa mịn gồm: dệt may, phần lớn trong số đó là len được mua bởi người châu Âu tại Batavia,

Madras và Goa; danh mục này có lẽ còn dệt may Ấn Độ và sợi Surat. Nhóm còn lại là bạc, hổ phách và ngọc

trai. 78

77.888 tael từ 77 chiếc tàu và thuyền buồm tại Macao, ngân khố của thành phố chỉ dư khoảng 100 tael. 79

Vào đầu thế kỷ XVIII, trung bình hàng năm các thương nhân Macao khởi hành 15 tàu và thuyền buồm

đến các hải cảng khác nhau của biển Nam Trung Quốc và Ấn Độ Dương. Con số thiệt hại lên đến 1/5 tổng số

tàu trong hai năm.

Page 79: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

64

giữa Macao với Calcutta và Bombay có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tại Đông Nam Á,

thành phố thiết lập liên kết với nhiều hải cảng cả trên các đảo cũng như vào sâu trong

nội địa như Batavia, Manila và Penang. Tại thị trường Trung Quốc nội địa, thương

nhân Bồ Đào Nha gần như đánh mất hẳn ưu thế và mức độ cạnh tranh trước sự xâm

nhập mạnh mẽ của Anh. So sánh về số lượng các chuyến tàu của người Macao và

Anh sẽ cho thấy rõ xu hướng thương mại này. Vào những năm cuối của thế kỷ

XVIII, thương nhân Macao chỉ sử dụng khoảng 20 đến 25 tàu với kích thước nhỏ.

Ngược lại, khi EIC đến Whampoa tham gia hội chợ Quảng Châu vào năm 1808 thì

tại đây có đến 57 tàu, chủ yếu trong số chúng là tàu buôn Anh - Ấn Độ hoặc tàu của

các nước lớn. Bên cạnh đó, xuất phát từ ý định tạo nên sự cạnh tranh công bằng giữa

các thế lực thương mại, Thanh triều quyết định thiết lập Guangzhou co-hong (1761) -

Liên minh thương nhân người Trung Quốc nhằm quản lý tất cả các giao dịch thương

mại với người châu Âu trong một tổ chức thống nhất. Vì thế, mối quan hệ giữa

Macao với giới quan chức địa phương (Quảng Châu, Quảng Đông) vốn tồn tại trong

nhiều thế kỷ đến bây giờ gần như mất tác dụng.

Không còn chỗ dựa, phần lớn tư thương Macao phải chuyển sang hướng kinh

doanh mới, tiến hành hợp tác với thương nhân châu Âu như làm đại lý, cho thuê nhà

và thậm chí là tìm vợ lẽ cho họ. Đến cuối thế kỷ XVIII, khi buôn bán thuốc phiện ngày

càng phát triển thì Macao trở thành điểm trung chuyển mặt hàng này từ Ấn Độ vào thị

trường Trung Quốc lục địa. Bối cảnh sôi động đó khiến thương nhân Macao nhận thức

được sự cần thiết phải thành lập một công ty thương mại có mức độ tập trung hóa cao.

Nhiều nỗ lực đã diễn ra vào các năm 1752 và 1787, nhưng cuối cùng thất bại. Bên

cạnh đó, việc bùng nổ chiến tranh Napoleon khiến hoạt động thương mại của Macao

chịu tác động nặng nề. Trong khi Goa gần như phải dựa hoàn toàn vào Anh để chống

lại Pháp thì Macao lại lo sợ sự can thiệp “đầy ý đồ” từ địch thủ châu Âu này. Không

những thế, chính quyền Bắc Kinh hầu như không cho phép bất kỳ một thế lực ngoại

bang nào chiếm đóng thành phố vì Trung Quốc vẫn xem Macao là bộ phận lãnh thổ

không thể tách rời. Cuối cùng, người Anh quyết định hủy bỏ ý định tấn công Macao

vào năm 1802 theo hiệp ước Amiens80

. Tuy nhiên Anh vẫn không từ bỏ hoàn toàn ý

định can thiệp và xâm chiếm Macao do vị trí thương mại quan trọng của nó. Tuy

nhiên, mọi nỗ lực của EIC trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XIX đều thất bại81

một

80

Được ký kết vào ngày 27/3/1802 giữa Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Cộng hòa Batavia (Hà Lan) chấp nhận

duy trì nền hòa bình tại châu Âu trong 14 tháng suốt cuộc chiến tranh Napoleon. Theo đó, quyền lực và lãnh

thổ của Bồ Đào Nha phải được tôn trọng, ngoại trừ việc Pháp tiếp nhận Guinea thuộc Bồ Đào Nha. 81

Vào năm 1808, lãnh chúa Minto, khi đó là tổng trấn chung của EIC ở Calcutta, quyết định tiến hành

chiếm đóng thành phố này. Một đội quân của EIC được hộ tống bởi quân đội Hoàng gia cập bến Macao. Tổng

trấn người Trung Hoa ở Quảng Đông khi đó bị ép buộc phải chấp nhận sự chiếm đóng như một việc đã rồi;

Page 80: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

65

phần do sự cương quyết của Bồ Đào Nha trong việc bảo vệ phần lãnh thổ này. Sau khi

hiệp ước Nam Kinh được ký kết (1842), Bồ Đào Nha cũng lợi dụng sự suy yếu của

nhà Thanh để biến Macao trở thành thuộc địa thật sự với nhiều chính sách như: yêu

cầu tất cả cư dân Trung Quốc phải trả tiền thuê đất, thuế thân nếu muốn được tiếp tục

cư trú tại Macao (1846); trục xuất các quan chức nhà Thanh ra khỏi Macao và ngừng

trả tiền thuê đất (1849)…Sau nhiều cuộc đàm phán về quy chế dành riêng cho Macao,

Hiệp định thương mại và hữu nghị Bồ Đào Nha – Trung Quốc đã được ký kết năm

1887 tại Bắc Kinh. Theo đó, Trung Quốc chấp nhận sự hiện diện của Bồ Đào Nha ở và

quản lý vùng đất này theo như mô hình của Bồ Đào Nha ở những thuộc địa khác. Tuy

nhiên, hiệp ước cũng xác định rằng nếu Bồ Đào Nha muốn chuyển giao Macao cho

một thế lực khác nhất thiết phải có sự đồng ý của chính quyền Trung Quốc. Hiệp ước

này đóng vai trò nền tảng trong việc xác định quy chế và cách thức tồn tại của Macao

dưới quyền quản lý trực tiếp từ Bồ Đào Nha. Đến nửa cuối thế kỷ XVIII, dân số của

thành phố đạt xấp xỉ 25.000 đến 30.000 người, chiếm phần đông là người Trung Quốc

thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau như chủ cửa hiệu, thợ thủ công, thương

nhân…Ở đây cũng tồn tại lớp người nghèo khổ và bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển

của xã hội, đặc biệt là phụ nữ và bé gái.

Như vậy, mặc dù chính quyền Bồ Đào Nha vẫn cai trị tại Macao đến năm 1999,

nhưng trước đó gần 1 thế kỷ, cư dân Trung Quốc đã dần chiếm ưu thế. Sắc thái và

diện mạo thương mại của Macao cũng đã thay đổi, từ một thương điếm của Estado

trở thành một thế lực thương mại độc lập tại vùng Viễn Đông. Đây là một trong

những đặc trưng khá cơ bản của Macao trong gần 400 năm nằm dưới sự thống trị của

Bồ Đào Nha.

* Tiểu kết

Sau chuyến phát kiến địa lý của Vasco da Gama, Bồ Đào Nha nhanh chóng bành

trướng thế lực thương mại tại Ấn Độ dương thông qua nhiều cách thức khác nhau.

Trong giai đoạn đầu tiên, Bồ Đào Nha chắc chắn có thể tham gia một cách tự do vào

mạng lưới thương mại của thương nhân châu Á với mức thuế hợp lý. Tuy nhiên, các

Phó vương của vua Manuel lại chọn phương thức thiết lập sự hiện diện của quân đội

Bồ Đào Nha tại châu Á, loại trừ người Arab, Gujarat ở bờ biển Tây Ấn Độ và người

Venice khỏi thương mại hương liệu đến Levant và châu Âu. Chỉ trong vòng 20 năm

kể từ chuyến phát kiến địa lý của da Gama, Bồ Đào Nha đã nắm quyền kiểm soát các

vị trí trọng yếu trên bờ biển Sofala (1505) hay dọc theo bờ biển Ấn Độ như Caclicut

nhưng Hoàng đế Trung Quốc lại xem đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ. Dưới nhiều

áp lực, sau gần 4 tháng chiếm đóng, Đô đốc Anh quyết định rút quân.

Page 81: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

66

(1502) Cochin (1503), Goa (1510)...dẫn đến sự ra đời nhà nước thuộc địa đầu tiên

của Bồ Đào Nha tại châu Á - Estado da India.

Thể chế độc quyền thương mại của Bồ Đào Nha tại duyên hải Ấn Độ và vịnh

Bengal phải đối diện với nhiều thử thách do sự chống đối của các thế lực bản địa cũng

như sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của nhiều cường quốc thực dân phương Tây

khác như Hà Lan, Anh, Pháp. Estado da India dưới chỉ thị của vua Bồ đã áp dụng hệ

thống thuế Cartaz cho mạng lưới thương mại nội Á, cũng như bán các chuyến hải hành

nhượng địa dần cho tư thương. Đến đầu thế kỷ XIX, ngoài Goa, Bồ Đào Nha không có

nhiều những chuyến hải hành đến các cứ điểm khác của Ấn Độ. Sự thỏa hiệp ở một

mức độ nhất định với chính quyền Anh đã giúp các thương nhân Bồ Đào Nha tiếp tục

duy trì quyền thương mại của mình đến khi Goa chính thức được Bồ Đào Nha trao trả

như một phần không thể tách rời của nước Cộng hòa Ấn Độ (1987).

Trong khi đó, quá trình xác lập ảnh hưởng thương mại của Bồ Đào Nha tại Trung

Quốc lại có đặc trưng riêng. Nếu Hoàng gia Bồ Đào Nha sử dụng bạo lực trấn áp các

thế lực cai trị địa phương tại duyên hải Ấn Độ thì một cách thức mềm mỏng hơn đã

được chọn lựa để xâm nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc với đầy đủ yếu tố của một

thị trường tiềm năng đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì sự tồn tại của

đế quốc Bồ Đào Nha tại châu Á.

Điểm khác biệt lớn nhất trong hoạt động giao thương của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ

và Trung Quốc đến từ cách thức quản lý của Hoàng gia Bồ Đào Nha. Nếu xét trong

tổng thể, trọng tâm trong toàn bộ đế quốc Bồ Đào Nha ở châu Á là các cứ điểm thuộc

miền duyên hải Malabar. Vì thế thể chế quản lý của Estado da India ở đây là mô hình

mang tính chất chuẩn mực cho các khu định cư còn lại của Bồ Đào Nha tại phương

Đông với sự chi phối chặt chẽ của Hoàng gia Bồ Đào Nha ở Lisbon. Trong khi đó,

Macao (Trung Quốc) lại được áp dụng một thể chế quản lý tương đối khác biệt. Sự dị

biệt này đôi khi xuất phát từ vị trí địa lý xa xôi của nó (trong cái nhìn đối sánh với

chuỗi thương điếm của Bồ Đào Nha trên toàn khu vực hoặc cũng có thể do nguồn

gốc và cách thức mà người Bồ Đào Nha đã sử dụng để có được địa điểm này). Từ

một thương điếm, Macao đã tiến dần đến mô hình tự trị với quyền tự quyết rất lớn.

Không quá phụ thuộc vào Estado da India ở Goa, Macao đã thể hiện đường lối hết

sức mềm mại và uyển chuyển trong quan hệ với chính quyền Trung Hoa. Có lẽ đây

là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại lâu dài của Macao với tư cách là

một trong những thuộc địa cuối cùng của đế quốc Bồ Đào Nha trên toàn châu Á.

Page 82: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

67

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC GIÁO ĐOÀN

BỒ ĐÀO NHA Ở ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

(THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XIX)

2.1. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

2.1.1. Bước đầu xác lập ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tại Ấn Độ (thế kỷ XVI)

2.1.1.1. Hoạt động truyền giáo từ Cochin đến Goa

Trong 10 năm đầu của thế kỷ XVI, hoạt động truyền giáo được tiến hành bằng

phương thức hòa bình dựa trên sự cải đạo một cách tự nguyện của tín đồ. Trung tâm

Thiên Chúa giáo thời kỳ này là Cochin - một trong những thương điếm đầu tiên của

Bồ Đào Nha ở phương Đông. Sau khi được sự chấp thuận của raja (Hồi vương)

Cochin, vào năm 1503, một tòa nhà phục vụ cho các giáo chức và một nhà thờ dành

riêng cho thánh Bartolomeu được khánh thành dưới sự quản lý của linh mục

Domingo de Sousa - một trong ba nhà truyền giáo dòng Đa Minh (Dominicains) đã

có mặt trên chuyến tàu của da Gama. Với tư cách là nhà thờ đầu tiên của Giáo hội

Rome tại Ấn Độ, nơi đây thường xuyên đón tiếp khoảng 600 người Bồ Đào Nha

gồm: thủy thủ, binh lính, viên chức, thương nhân, quân đội đồn trú đến để xưng tội

và nghỉ ngơi chuẩn bị cho những chuyến khởi hành tiếp theo. Thành tựu quan trọng

trong giai đoạn này là việc arel (trưởng cảng) Cochin quyết định cải đạo cùng toàn

bộ gia đình và thuộc cấp của ông với số lượng ước tính trên 1.000 người. Đây là một

mô hình quen thuộc trong xã hội cổ truyền khi quyết định của người đứng đầu cộng

đồng hoặc gia tộc được ban bố thì tất cả các thành viên của gia đình và những người

bên dưới đều phải thực hiện.

Công cuộc truyền giáo bước sang giai đoạn mới sau khi Bồ Đào Nha chiếm đóng

thành công Goa (1510). Để xác lập vị thế của tôn giáo mới này trong cộng đồng Ấn

Độ giáo bản địa, Albuquerque tiến hành xây dựng nhà thờ Saint Catherine và có

nhiều chính sách khác nhau hỗ trợ cho các tín đồ Thiên Chúa giáo. Việc xây dựng

Goa theo mô hình vừa là trọng điểm thương mại, vừa là trung tâm tôn giáo chi phối

mạnh mẽ đến việc lựa chọn cách thức truyền giáo. Chính sách khoan dung tôn giáo

không thích hợp để Thiên Chúa giáo hóa Goa, vì vậy, vua Bồ Đào Nha đề xuất việc

thiết lập chức vụ giám mục với “trách nhiệm phá hủy các đền thờ tọa lạc tại Goa và

thay thế chúng bởi các nhà thờ của Chúa. Bất kỳ người nào mong ước được sống trên

hòn đảo này thì phải là tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng nếu họ không muốn, hãy đưa

Page 83: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

68

họ rời khỏi hòn đảo này….Có thể, một vài người không thể trở thành Ky tô hữu tốt,

nhưng con cái họ thì có thể và vì thế, Đức Chúa trời luôn được phục vụ…” [79; 131].

Đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình dùng sức mạnh chính quyền để xác lập quyền

lực của Thiên Chúa giáo. Thế nhưng chức vụ giám mục thời kỳ này không được duy

trì thường xuyên vì phụ thuộc vào số lượng Ky tô hữu Bồ Đào Nha đến Ấn Độ theo

các thương thuyền khởi hành từ Lisbon. Từ năm 1530 - khi Goa trở thành thủ phủ

của đế quốc Bồ Đào Nha tại phương Đông thì yêu cầu về việc sắp đặt lại cơ cấu tổ

chức và thay đổi cách thức quản lý được đặt ra. Một lần nữa, theo đề nghị của vua

Bồ Đào Nha, Giáo hoàng Clement VII (1478-1534) đồng ý và ban hành kèm theo sắc

chỉ “Romani pontificis circumspectio” (31/1/1533), phát triển Funchal82

lên địa hạt

Tổng giáo chủ. Giáo phận Goa83

chính thức được công nhận thông qua sắc chỉ

“Aequum reputamus” vào ngày 3/11/1534. Đứng đầu giáo phận Goa là một giám

mục với trọng trách: “Tạo điều kiện cho sự thích nghi của cư dân thành phố với nhà

thờ St.Catherine để phục vụ cho sự phát triển của Giáo hội và giáo phận, duy trì và

cải thiện các nghi lễ thờ phụng Chúa trong tất cả các nhà thờ, nhà nguyện, tu viện và

những nơi khác, cung ứng cho họ lễ phục và các vật dụng cần thiết cho hoạt động

nghi lễ, cung cấp nguồn tài chính đầy đủ và duy trì nguồn nhân lực cần thiết để thực

hiện tốt nhất trách nhiệm này” [82; 179]. D. John d'Albuquerque84

- giáo sĩ dòng

Phan Sinh (Franciscains) trở thành giám mục đầu tiên của giáo phận Goa.

2.1.1.2. Hoạt động truyền giáo của giáo đoàn Franciscains tại Cannanore và

Mylapore

Với tư cách là giáo đoàn đầu tiên truyền giáo ở Ấn Độ, Franciscains phải gánh

trên vai trách nhiệm hết sức nặng nề. Kể từ chuyến đi của linh mục Henry de

Coimbra (năm 1500), số lượng giáo sĩ được bổ sung hàng năm theo nhịp điệu thương

mại gió mùa. Đến năm 1517, 12 giáo sĩ dưới sự lãnh đạo của Antony de Louro hoặc

Loureiro (người sáng lập giáo đoàn Franciscains tại Ấn Độ) đã sinh sống ổn định tại

Cochin [82; 120].

Từ Cochin, việc truyền giáo mở rộng đến Cannanore và Mylapore nhưng thành

82

Hiện nay là thành phố lớn nhất, thủ đô của khu tự trị Madeira thuộc Bồ Đào Nha. Vào nửa cuối thế kỷ

XV, Bồ Đào Nha đến định cư tại Madeira và theo đó Thiên Chúa giáo cũng được truyền bá đến hòn đảo này.

Vào năm 1508, Funchal nâng lên địa vị một thành phố và đến 1514, Giáo hội Rome đã bổ nhiệm Tổng giám

mục quản lý giáo dân tại đây. 83

Biên giới của giáo phận Goa được giới hạn từ mũi Hảo Vọng đến Trung Quốc, Tổng giám mục tại

Funchal sẽ có quyền lực tối cao trong toàn khu vực. Trọng trách ngày một lớn khiến bộ máy của giáo phận

được mở rộng với giám mục, một linh mục địa phận, một phó giáo chủ, một người điều kiển ban ca, một nhân

viên tài chính, một giáo viên và 12 giáo sĩ. 84

John d'Albuquerque là một người Tây Ban Nha nhưng đến Bồ Đào Nha từ khi còn nhỏ. Ông là một thầy tu

Franciscains hàng tỉnh từ năm 1528 đến 1532. Sau khi đảm nhận chức vụ mới, giám mục đã cai quản giáo

phận của mình bằng lòng nhiệt tâm và sự nhân từ cho đến khi ông qua đời vào ngày 23/2/1553.

Page 84: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

69

tựu còn khá hạn chế. Tại Cannanore, theo báo cáo của cha sở Affonso Velho (năm

1514) thì: “ngoài hàng trăm người Bồ Đào Nha lập gia đình, ở đây có tổng cộng 334

người (85 người Hồi giáo, 8 người Nayars85

cùng với 22 trẻ em; 160 người đến từ

đẳng cấp thấp 'tybas và macuas' cùng 33 trẻ em. Bên cạnh đó, còn có thêm 13 trẻ em

mà cha chúng là người Bồ Nha Đào kết hôn với phụ nữ bản địa và 24 trẻ em không

được thừa nhận.” [82; 125]. Ở Mylapore, do sự tập trung ở mật độ cao binh lính Bồ

Đào Nha giải ngũ, việc truyền giáo tại đây tương đối thuận lợi nhưng chủ yếu chỉ

tiến hành thông qua các công việc mục vụ. Số lượng tín đồ người Ấn Độ cải đạo gần

như không được đề cập đến.

Để lý giải những thành tựu có phần hạn chế này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng

chướng ngại lớn nhất khi mở rộng không gian truyền giáo là vấn đề ngôn ngữ. Phần

lớn giáo sĩ Bồ Đào Nha không thể nói được bất kỳ một ngôn ngữ địa phương nào.

Bên cạnh đó, các linh mục Franciscains cũng khó khăn để hòa nhập vào cuộc sống

đầy bon chen và thù địch của người Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Sự hỗ trợ mà họ nhận

được từ phía Estado là khá ít ỏi kể cả việc tìm địa điểm để xây dựng trụ sở giáo

đoàn86

. Không chỉ vậy, khác biệt về điều kiện thời tiết cũng khiến tình hình sức khỏe

của các linh mục không được đảm bảo. Một số giáo sĩ như các cha sở, được gửi đến

Ấn Độ trong thời gian ba năm, và mặc dù cảm thấy khá thoải mái với cuộc sống tại

Goa cũng luôn nhìn về phương Tây và mong chờ ngày trở lại quê hương. Theo như

bản báo cáo của linh mục Goncalo de Lamego (1527) thì trong số 13 người đến Ấn

Độ đầu tiên, hai trong số họ đã qua đời, 6 linh mục đã trở về Bồ Đào Nha do không

thể sống lâu dài tại thương điếm này. Theo một bức thư đề ngày 8/11/1532, 40 năm

kể từ khi Thiên Chúa giáo đặt nền tảng, 20 giáo sĩ đã chết tại Goa.

Khó khăn nữa là việc các linh mục Bồ Đào Nha không thể nào hiểu hết được sự

phân chia đẳng cấp ngặt nghèo trong xã hội Ấn Độ cũng như sự tinh tế của Hindu

giáo. Những nhận thức trước kia của họ rằng Hindu giáo chỉ là một tín ngưỡng mê

tín dị đoan là hoàn toàn sai lầm. “Trong thực tế Hindu giáo có một quá trình phát

triển lâu dài trong lịch sử, có nguồn gốc triết lý sâu sắc cùng với dấu ấn văn học đậm

nét và truyền thống được bảo lưu qua từng thời kỳ” [42; 34]. Điều này dẫn đến tình

trạng trong khi Nayars hoặc Brahmans là đối tượng truyền đạo của linh mục thì trong

thực tế phần lớn Ky tô hữu giai đoạn này là những người ở đẳng cấp thấp (được gọi

là Izhavas). Bên cạnh đó, các thương điếm ban đầu như Cochin, Tuticorin,

Negapatam vẫn nằm dưới sự quản lý của các tiểu vương Hồi giáo hoặc Hindu giáo.

85

Cộng đồng người sinh sống ở phía Nam Ấn Độ thuộc bang Kerala. 86

Sau nhiều cố gắng, cuối cùng, tổng trấn đã cho phép linh mục Antony de Louro thiết lập nhà nguyện bên

trong thành Goa.

Page 85: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

70

Cho nên việc xâm nhập vào một cộng đồng dân cư có bản sắc rõ rệt về đời sống tôn

giáo, tín ngưỡng dường như là nhiệm vụ “bất khả thi” của các giáo đoàn.

Vậy, phương thức mà các nhà truyền giáo chọn lựa để thực thi nhiệm vụ của

mình là gì?

Thứ nhất, sử dụng lợi ích vật chất và các biểu tượng để thu hút sự chú ý của tín

đồ. Những điều này được Tom e Pires (1512-1515) miêu tả trong cuốn sách Suma

Oriental. Ví như, một người phụ nữ Hindu giáo, bước vào nhà thờ Thiên Chúa giáo

lần đầu tiên, mặc dù không thể hiểu bất kỳ một ngôn từ nào; nhưng bầu không khí,

cùng với tranh và tượng, đám rước, mùi hương lan tỏa trong không khí, có lẽ không

quá khác biệt với những gì cô ấy đã từng thấy trong một đền thờ Hindu giáo. Đối với

những đẳng cấp cao, việc cải đạo sẽ khiến cho họ đánh mất nhiều thứ, nhưng đối với

đẳng cấp thấp thì đó lại là động cơ thăng tiến trong xã hội. Việc tiến hành nghi lễ ban

tên Bồ Đào Nha trong lễ rửa tội khiến tín đồ thuộc đẳng cấp thấp cảm thấy họ nhận

được sự tôn trọng - điều này không bao giờ có nếu họ vẫn theo Hindu giáo.

Thứ hai, khuyến khích việc kết hôn giữa nam nhân Bồ Đào Nha với phụ nữ bản

địa. Theo quy định của đạo Thiên Chúa, khi đã kết hôn thì vợ, nô lệ và con của

những người Bồ Đào Nha cũng được cải đạo sang Thiên Chúa giáo. Mặc dù phương

thức này không mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng góp phần quan trọng gia

tăng số lượng tín đồ bản địa trong thời kỳ truyền giáo đầu tiên.

Thứ ba, đào tạo tầng lớp giáo sĩ bản địa. Mặc dù ý kiến đề xuất này ngay lập tức

đã gặp phải sự phản đối của bề trên dòng Franciscains tại Bồ Đào Nha thông qua sắc

lệnh 1531 cấm tiếp nhận những tín đồ mới tại Ấn Độ, nhưng điều kiện thực tế đã

buộc giáo đoàn Franciscains tự mình thực hiện việc đào tạo các giáo sĩ bản địa thông

qua sự ủng hộ của Michael Vaz - tổng đại diện và Diogo Borba - linh mục triều đình

tại Ấn Độ. Nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện ý tưởng này là việc thành lập trường Đại

học87

St. Paul. Vào tháng 6/1542, linh mục Borba đã thu nhận 60 học sinh từ Goa và

các vùng phụ cận. Các linh mục đã dạy cho những học sinh cách sống theo cộng

đồng, đọc, viết và sau đó mới đến học tiếng La tinh.

Đây là bước đi thành công và cũng là nỗ lực đáng ghi nhận của dòng Franciscains

trong thời kỳ đầu xâm nhập vào xã hội Ấn Độ.

2.1.1.3. Hoạt động của Dòng Tên tại duyên hải Ấn Độ và sự ra đời Tòa án dị giáo ở Goa

Công cuộc truyền giáo trong 30 năm cai trị đầu tiên của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

được Estado đánh giá là thất bại bởi vì phần lớn dân cư trên các đảo vẫn theo Hindu

87

Chúng ta không được lầm lẫn ý nghĩa của thuật ngữ “đại học”. Giáo dục của Ấn Độ Bồ Đào Nha mới chỉ

trong giai đoạn sơ khởi. Vì thế, đúng nhất nên gọi là tiểu chủng viện với quy mô còn khá khiêm tốn.

Page 86: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

71

giáo hoặc Hồi giáo. Giữa thế kỷ XVI, giai đoạn truyền giáo mới được bắt đầu khi

Francis Paes, một viên chức ngân khố Hoàng gia đưa ra thuật ngữ “sự chặt chẽ của

lòng thương xót” yêu cầu phải Thiên Chúa giáo hóa Goa bằng sức mạnh thế quyền

[82; 131]. Kết quả là, công cuộc hủy diệt các công trình tôn giáo liên quan đến Hindu

giáo diễn ra rầm rộ và đến năm 1545, tại Goa không còn một đền thờ Hindu giáo nào.

Trong bối cảnh đó, năm 1542, một nhóm các linh mục Dòng Tên dưới sự lãnh

đạo của linh mục Francis Xavier88

(1506-1552) cập bến Goa, mở ra một thời kỳ mới

trong hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Vai trò của ông được thể

hiện ở nhiều khía cạnh:

Đầu tiên, với tư cách một linh mục, Xavier tiến hành truyền giáo với cách thức mới

mang lại hiệu quả cao trong cộng đồng cư dân người Ấn Độ89

tại Goa. Không những

thế, lối sống giản dị, khiêm nhường của ông là bằng chứng thuyết phục khiến toàn bộ

cộng đồng Paravas90

, hoặc Bharathas giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa giáo. Đây là

sự kiện quan trọng trong lịch sử truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ bởi vì lần đầu

tiên một cộng đồng cư dân bản địa tự nguyện cải đạo hoàn toàn. Xét một cách khách

quan, thành công này không phải đến từ cá nhân của Xavier mà còn do tác động của

nhiều yếu tố chính trị khác. Chúng ta biết rằng, vào giữa thế kỷ XVI, cộng đồng

Paravas đối diện với áp lực rất lớn do sự cạnh tranh quyền lực giữa các thế lực địa

phương91

và sự xuất hiện người Moor92

(Arab). Tình trạng bất ổn về chính trị buộc

cộng đồng Paravas phải tìm kiếm chỗ dựa từ đội hải quân hùng mạnh đến từ châu Âu.

88

Dom Francisco de Jassu y Xaver, được biết đến với tên gọi Francis Xavier, sinh ngày 7/4/1506 tại lâu đài

của dòng họ Xavier tại Navarre. Ông đến Ấn Độ với tư cách một nhà truyền giáo được bổ nhiệm bởi nhà vua,

vì thế Xavier phải dựa vào padroado để hỗ trợ cho các hoạt động. Ông còn nhận được sự chấp thuận của Giáo

hoàng theo đúng quy định khi muốn đến các quốc gia ở phía Đông mũi Hảo vọng. Và vì thế, ông đã trở thành

một người có quyền lực to lớn trong khu vực, tương đương với chức vị giám mục. 89

Thay vì ở một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi được chuẩn bị riêng cho bản thân, Xavier đến sống và ngủ trong

bệnh viện với các bệnh nhân có bệnh tình nghiêm trọng nhất để kịp thời làm lễ rửa tội cho họ bất kỳ lúc nào.

Ông còn đến thăm tù nhân tại nơi giam giữ, người mắc bệnh phong hay các chứng bệnh nan y khác. Hành

động của ông đã bước đầu tạo dựng mối thiện cảm trong cộng đồng cư dân Ấn Độ giáo. 90

Những tín đồ này định cư trong khoảng 20 làng nhỏ, trải dài từ mũi Comorin đến Vembar. Tuy đánh bắt

cá là phương thức sinh sống chủ yếu của cả cộng đồng nhưng mò ngọc trai mới là hoạt động đem đến sự phát

triển thịnh vượng cho họ. Trong giai đoạn từ 1513-1535, quá trình cải đạo được tiến hành từ các cá nhân đến

từng nhóm cư dân trong cộng đồng. Đến cuối 1537, quá trình Thiên chúa giáo hóa trong cộng đồng Paravas

hoàn thành. Sự thắng thế của Thiên Chúa giáo tại khu vực nhiều tranh chấp là nguyên nhân dẫn đến trận chiến

vào ngày 27/6/1538 ở Vedalai giữa lực lượng Bồ Đào Nha với liên minh Hồi giáo - Hindu giáo. Chiến thắng

nghiêng về Bồ Đào Nha ít nhất đã đem đến cho Paravas một không gian sinh tồn tương đối hòa bình mà không

sợ sự đe dọa của các thế lực đối địch, đơn giản bởi vì họ là người Thiên Chúa giáo được sự bảo trợ của Estado

da India. 91

Gồm có ba thế lực chính: Cera - vua của Pandiyan, vua của vương triều Vijayanagar, Visvanatha Nayakar

đến từ Mathurai 92

Là một thuật ngữ trong tiếng Anh để gọi những người Hồi Giáo hiện nay đang sinh sống tại Bồ Đào Nha

và Tây Ban Nha. Nguồn gốc của cộng đồng này là sự hỗn huyết giữa Arab, Tây Ban Nha và Amazigh

(Berber). Người Moor đã tạo nên nền văn minh Arab Andalusian và định cư thường xuyên như là người tị nạn

ở Bắc Phi giữa thế kỷ XI và XVII. Đôi khi thuật ngữ này còn được mở rộng để chỉ người Hồi giáo nói chung.

Page 87: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

72

Xuất hiện tại duyên hải trong bối cảnh chính trị phức tạp như thế, Xavier tiến hành rửa

tội cho trẻ em, phụ nữ và nhiều tầng lớp cư dân khác nhau. Đến đầu năm 1549, tại

Fishery Coast93

những đường nét chính của hệ thống giáo xứ bắt đầu hình thành với sự

phân chia 5 huyện và mỗi huyện thì có hai giáo sĩ Dòng Tên. Các linh mục cũng đạt

được nhiều thành quả trong việc nghiên cứu ngôn ngữ Tamil. [82; 155].

Xavier còn thể hiện năng lực ngôn ngữ của mình thông qua việc phiên dịch “Lời

cầu nguyện của Chúa”, “Tín điều của tông đồ”, “Mười lời răn” sang tiếng Tamil.

Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục khi tiến hành dạy chữ cho

nhân dân. Việc có thể đọc và hiểu những giáo lý căn bản của đạo Thiên Chúa đã góp

phần củng cố niềm tin trong nhận thức của cư dân bản địa. Như vậy, có thể thấy đây

là giai đoạn hoạt động đầy sôi động và nhiệt huyết của linh mục Xavier.

Tiếp tục thành công của Xavier tại Fishery Coast, Dòng Tên đẩy mạnh hoạt động

đến Coromandel. Nếu vào năm 1552, chỉ có linh mục Henry Henriques phụ trách

vùng duyên hải rộng lớn này, thì 5 năm sau, đã có thêm 10 linh mục và một số người

học việc đến cư trú. Để tạo điều kiện trong việc truyền giảng giáo lý, ba thầy dòng và

một linh mục được phân công học ngôn ngữ Punnaikayal. Mô hình tổ chức của Dòng

Tên tại đây khá quy cũ khi linh mục định cư trong mỗi làng trên vùng duyên hải có

thẩm quyền tối cao trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Từ năm 1580 trở

đi, với số lượng giáo dân ngày càng tăng, thì nhà thờ, bệnh viện ở Punnaikayal,

trường tiểu học cũng được xây dựng. Tuy nhiên, Dòng Tên không quan tâm đến giáo

dục ở bậc cao hơn (ngoại trừ như một phương tiện để đào tạo linh mục) hoặc giáo

dục giành cho trẻ em gái. Những quy định về ngày Chủ nhật được chấp hành một

cách nghiêm khắc, một phần sản lượng đánh bắt được trong ngày thứ sáu dùng để hỗ

trợ cho nhà thờ.

Đến cuối thế kỷ XVI, Dòng Tên đã thiết lập cơ sở của mình tại những nhượng địa

hoặc những nơi người Bồ Đào Nha xây dựng pháo đài do sự cho phép của người cai

trị địa phương. Vì thế, vùng duyên hải là nơi ghi dấu ấn đậm nét của Dòng Tên còn

vùng nội địa thì gần như bỏ ngõ. Năm 1597, Giám sát quan của Dòng Tên là Nicolas

Pimenta đề nghị trường đại học tại Mylapore gửi giáo đoàn đến vương quốc

Vijayanagar (đang trong giai đoạn suy tàn). Tại khu vực này, các linh mục Bồ Đào

Nha đạt được kết quả khả quan ở hai tiểu quốc Gingee và Venkata. Hồi vương

Gingee - Krishnappa Nayaka cho phép linh mục Pimenta xây dựng nhà thờ tại

Krishnapatam (thủ phủ tiểu quốc) với lời hứa hỗ trợ về vị trí và kinh phí xây dựng. Ở

Venkata, thông qua cuộc hội kiến với Oba Raya (cha vợ của Venkata), Dòng Tên đã

93

Vùng duyên hải phía Nam Ấn Độ trải rộng dọc theo Coromandel từ Tuticorin đến Comorin.

Page 88: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

73

nhận được sự đồng ý của tiểu vương về quyền tự do xây dựng nhà thờ tại bất kỳ địa

điểm nào trong thành phố Chandragiri (thủ đô của tiểu quốc). Nhà vua cũng cho

phép họ được giữ hoa lợi của hai làng để duy trì hoạt động. Với kết quả lạc quan như

vậy, Tổng giám mục Goa quyết định chọn 6 linh mục gửi đến Chandragiri vào ngày

16/8/1599. Nhà thờ và những hình ảnh biểu trưng của Thiên Chúa giáo thu hút sự

quan tâm của phần lớn cư dân Hindu giáo. Thế nhưng, công cuộc truyền giáo chỉ

được tiến hành trong khoảng thời gian tương đối ngắn ngủi. Vào năm 1610, với sắc

lệnh trực tiếp của vua Philip III, Dòng Tên bị triệu hồi khỏi Chandragiri, kết thúc quá

trình truyền đạo tại vùng đất này.

Có thể nói, nửa sau thế kỷ XVI là giai đoạn phát triển đỉnh cao của dòng Tên tại

Ấn Độ với dấu ấn đậm nét của Xavier. Như trong lá thư đề ngày 14/1/1549, ông báo

cáo với Ignatius: “Mọi nơi tại Ấn Độ, nơi nào có cộng đồng người Thiên Chúa giáo

thì nơi đó có sự hiện diện của dòng chúng ta, ở Moluccas: 3 hoặc 4, Malacca: 2,

Cape Comorin: 6, Quilon: 2, Bassein: 2, Socotra: 4, Goa: một số lượng lớn hơn

nhiều, một phần là do có trường học Thiên Chúa giáo của người Ấn Độ”. [82; 162]

Thế nhưng, trong quan điểm của Estado, kết quả trên vẫn chưa tương xứng với sự

kỳ vọng của Giáo hội Rome. Do đó, chính quyền Bồ quyết định phải đẩy mạnh hơn

nữa sự can thiệp vào công cuộc truyền giáo thông qua nhiều chính sách. Vào nửa sau

thế kỷ XVI, Rigour - Tổng trấn Goa trao khá nhiều đặc quyền cho các Ky tô hữu94

tìm cách tăng nhanh số lượng tín đồ Thiên Chúa giáo thông qua sắc chỉ ngày

23/5/1559. Theo đó, nếu một trẻ sơ sinh Hindu giáo không có người chăm sóc, đứa

trẻ đó sẽ được bàn giao cho các linh mục trường St.Paul để được rửa tội, giáo dục và

nuôi dưỡng. Tuy nhiên, do phản ánh về nhiều trường hợp trẻ em bị ép buộc cải đạo

nên Hội đồng Goa đề nghị việc cải đạo chỉ được tiến hành khi đứa trẻ đó có đủ năng

lực đưa ra sự lựa chọn của bản thân [82; 226]. Bên cạnh đó, quy định trong các khu

định cư của Bồ Đào Nha nghiêm cấm việc thực hành các lễ nghi Hindu giáo. Trước

kia, chỉ có lễ tế hoặc diễu hành nơi công cộng bị cấm; bây giờ ngay cả việc thờ các

ngẫu tượng trong nhà cũng bị coi là tội phạm. Năm 1559, các quy định này được hệ

thống hóa thành luật95

. Những biện pháp nghiêm khắc của Estado để chống lại người

94

Sắc lệnh ngày 22/9/ 1570: người Hindu giáo cải đạo được miễn thuế đất (dizimos) trong vòng 15 năm.

Nô lệ Hindu giáo nếu trở thành Ky tô hữu sẽ được tự do (sắc lệnh 3/11/1572)

Những thay đổi cững được thực hiện trong luật thừa kế, theo đó, những góa phụ và con gái của tín đồ Hindu

giáo sẽ nhận được thừa kế, nếu họ cải đạo.

Sắc lệnh vào năm 1562: bất kỳ vợ một người Hindu giáo nào tự nguyện cải đạo và mong muốn ly dị chồng của cô

ấy, có quyền sở hữu với tất cả đồ trang sức và quần áo của cô ấy ngay thời điểm cải đạo, cũng như được hưởng một

nửa thừa kế của chồng, kể cả đó là tài sản lưu động hay bất động sản, có được sau ngày kết hôn. 95

Tất cả những hình ảnh bị phá hủy và không được xây dựng lại. Không một lễ nghi Hindu nào được phép

thực hiện tại nơi công cộng. Những nhà truyền bá và tu sĩ Hindu giáo sẽ bị cấm đến Goa. Lễ hội Holt bị

cấm.[82; 226]

Page 89: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

74

Hindu giáo dẫn đến sự phản ứng mãnh liệt của cư dân Goa. Một phần bị trục xuất bởi

chính quyền, còn lại họ tự nguyện chuyển đến và sinh sống ở các khu vực khác. Để

cứu vãn tình trạng đó, tổng trấn Bồ Đào Nha tuyên bố tôn giáo là tự nguyện và

không có ý định ép buộc cư dân Goa phải cải đạo Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, đó

chỉ là biện pháp mang nặng tính tuyên truyền vì vào năm 1560, Tòa án dị giáo96

được

thành lập ở Goa. Đó cũng là năm Tổng giám mục của Goa, Gaspar de Leao Pimental

cùng với hai linh mục: Alexis Dias Falcao và Francis Marques Botelho được giao

thẩm quyền tối cao trong việc xét xử các vụ án tôn giáo. Theo thống kê cho thấy:

trong vòng 63 năm (từ năm 1561 đến năm 1623), có 3.800 vụ được xét xử bởi Văn

phòng tôn giáo tại Goa. Từ khi thiết lập đến khi giải thể97

, Tòa án dị giáo đã xét xử

177.416.172 trường hợp, bình quân 76 trường hợp mỗi năm.

Bên cạnh việc thiết chặt kỷ luật đối với Ky tô hữu, Giáo hội Rome cũng kiện toàn

bộ máy tổ chức của giáo phận Goa. Tại kỳ họp thứ 24 (13/11/1563), Hội đồng

Trent98

quyết định Thượng hội đồng hàng tỉnh được tổ chức 3 năm một lần và

Thượng hội đồng giáo phận được tổ chức hàng năm. Lễ thành lập Hội đồng được tổ

chức tại nhà thờ St.Catherine, nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận Goa. Trong suốt

thời gian tồn tại của mình, Hội đồng đã thông qua 47 sắc chỉ chung, 35 sắc chỉ liên

quan đến những vấn đề của nhà thờ và 33 sắc chỉ về cải cách đạo đức. Các sắc chỉ

được công bố bằng ngôn ngữ duy nhất và đó là tiếng Bồ Đào Nha.

Đến cuối thế kỷ XVI, cùng với sự mở rộng hoạt động của Dòng Tên, Bồ Đào Nha

đã đặt được ba trọng điểm Thiên Chúa giáo: trong và xung quanh Goa, Thiên Chúa

giáo Thomas ở Kerala và Thiên Chúa giáo Paravas ở Fishery Coast với gần 150.000

tín đồ. Những nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Bồ Đào Nha. Hệ

thống phân cấp tồn tại trong những người có cùng độ tuổi và nhiều giám mục nhận

được sự tôn trọng, tin tưởng từ các tín đồ. Đây là cơ sở vô cùng quan trọng để Dòng

Tên đẩy mạnh hoạt động truyền giáo vào sâu trong nội địa.

96

Tòa án dị giáo là một trong những cách thức Giáo hội Rome sử dụng nhằm thanh lọc và loại bỏ những kẻ dị

giáo hoặc đánh mất đức tin ra khỏi cộng đồng. Bồ Đào Nha là quốc gia tích cực ủng hộ chính sách này khi

Hoàng gia Bồ bị ám ảnh về những tín đồ “Thiên Chúa giáo mới” - người Do Thái giáo và những đối tượng

khác buộc cải đạo do hoàn cảnh chứ không phải thành tâm mong muốn, bị nghi ngờ vẫn tiếp tục thực hiện các

lễ nghi tôn giáo truyền thống của tổ tiên họ. Vua John III, người kế thừa ngai vàng từ năm 1521, quyết định

cho ra đời Tòa án đạo nhằm khẳng định quyền lực của mình trước những người Thiên Chúa giáo mới. Giáo

hoàng đã chấp nhận sự thành lập Tòa án đạo ở Bồ Đào Nha vào ngày 17/12/1531; nó không có hiệu lực mãi

đến năm 1541, và Tòa án dị giáo đầu tiên được tổ chức vào tháng 8 cùng năm. 97

Sau một thời gian dài hoạt động, ý định giải thể tổ chức này đưa ra vào năm 1774 dưới ảnh hưởng của

Marquis de Pombal. Quyết định cuối cùng được đưa ra vào tháng 6 năm 1812 khi hoàng tử Regent thông báo

cho Phó vương Count de Sarzedas, rằng ông quyết định chấm dứt hoàn toàn hoạt động của Tòa án dị giáo. 98

Hội đồng thế giới lần thứ 19 của Giáo hội Rome (1545 – 1563), đề ra nội dung của việc tự cải cách và làm

sáng tỏ những học thuyết gây tranh cãi với Tin Lành (Protestism). Hội đồng đóng vai trò quan trọng đem đến

sự hồi sinh cho Nhà thờ Công giáo Rome ở nhiều khu vực khác nhau tại châu Âu.

Page 90: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

75

2.1.1.4. Hoạt động của Dòng Tên tại triều đình Mogul (1579-1605)

Là một người cai trị ngoại tộc tại Ấn Độ, Akbar (1542-1605) đã dựng nên một

trong những vương triều thịnh đạt nhất trong lịch sử. Với cái nhìn đầy sáng tạo và

cởi mở, ông cho rằng sự vững mạnh của vương triều chỉ có được khi nhận được sự

ủng hộ của phần lớn dân tộc Ấn Độ. Vì thế, chính sách tôn giáo trong thời kỳ trị vì

của Akbar là khá rộng mở.

Pereira là linh mục đầu tiên của Dòng Tên diện kiến Akbar99

tại Fatehpur vào ngày

8/3/1579. Điểm đầu tiên mà Akbar quan tâm là ngôn ngữ Bồ Đào Nha và ông đề nghị

linh mục dạy cho ông cách nói tên thánh của mình. Tuy nhiên, càng về sau các câu hỏi

và nhu cầu tìm hiểu của Đại đế cũng như của giới chức tăng lữ Hồi giáo ngày càng

vượt xa sự hiểu biết của Pereira. Do đó, Akbar đề nghị Tỉnh Dòng Tên ở Goa gửi đến

cho ông hai linh mục và một phiên dịch viên người Ba Tư thật uyên bác. Cuối cùng,

Tỉnh dòng đi đến việc lựa chọn 3 linh mục: Rudolf Aquaviva, Antony Monserrate và

Francis Henriquez cho chuyến đi đến triều đình Akbar. Hoạt động truyền giáo của ba

linh mục tại đây đáng thất vọng và không hiệu quả. Mặc dù, Đại đế cũng có những bất

mãn đối với tu sĩ Hồi giáo nhưng việc cải đạo lại là một chuyện không tưởng. Bên

cạnh đó, khác biệt ngôn ngữ và mâu thuẫn với các giáo sĩ Hồi giáo cũng khiến cho

công cuộc truyền giáo vấp phải thử thách nghiêm trọng. Vì thế, ngoài việc cho phép

người con trai thứ hai (một cậu bé 13 tuổi) học ngôn ngữ Bồ Đào Nha, đọc các báo cáo

của Dòng Tên, và tìm hiểu sơ lược về đức tin Thiên Chúa giáo, Akbar gần như không

có bất kỳ động thái nào chứng tỏ việc mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về Thiên

Chúa giáo. Cảm thấy chán nản, năm 1583, linh mục Aquaviva về lại Goa và kết thúc

thời kỳ truyền đạo lần thứ nhất của các giáo sĩ Dòng Tên tại triều đình Mogul.

Trong suốt bảy năm sau đó, do mối liên hệ không thường xuyên giữa Akbar và

Estado nên công cuộc truyền giáo gần như ở trong tình trạng đóng băng. Sự kiện mở

đầu cho đoàn truyền giáo thứ hai bắt đầu với sự xuất hiện của một phụ phó tế trẻ

người Hy Lạp tên là Leon Grimon. Tư chất thông minh và kiến thức rộng lớn về thế

giới của ông khiến Akbar hài lòng trong các cuộc tiếp kiến. Do đó, một lần nữa Đại

đế mong muốn được có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về Thiên Chúa giáo. Theo đề cử của

Tổng giám mục Goa, linh mục Edward Leitao và Christopher de Vega khởi hành và

99

Thông tin đầu tiên về nguyên nhân vì sao Akbar muốn tiếp xúc với người Thiên Chúa giáo chủ yếu phụ thuộc

vào lá thư của linh mục triều đình A.E.Pereira, người mà vào năm 1578 được giám mục Cochin - Henry de

Tavora gửi đến khu định cư của Bồ Đào Nha ở vịnh Bengal. Trong lá thư này, A.E.Pereira đã mô tả lại việc Đại

đế Akbar chứng kiến một linh mục Dòng Tên từ chối quyền bào chữa cho những thương nhân không chịu trả

thuế theo quy định. Nhà vua cảm thấy bất ngờ trước sự thanh khiết và trung thực của linh mục nên mong muốn

tìm hiểu xem họ là ai? Sau đó, ông muốn đi sâu nghiên cứu về giáo lý của tôn giáo mới với tư cách là người cai

trị đế quốc Mogul.

Page 91: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

76

đến Lahore vào tháng 5/1591. Thế nhưng nhiệm vụ lần này kết thúc một cách nhanh

chóng, họ bị triệu hồi sau một năm hoạt động tại đây.

Năm 1595, dưới sự dẫn dắt của Jerome Xavier100

, đoàn truyền giáo lần thứ ba bắt

đầu chuyến đi đến Lahore. Toàn bộ nhiệm vụ của Xavier trong thời kỳ đầu tại triều

đình Mogul không khác gì một chuyên gia ngôn ngữ Ba Tư. Mặc dù từ chối việc cải

đạo, Akbar vẫn cho phép Dòng Tên rửa tội tự do và chấp thuận việc xây dựng nhà

thờ phục vụ cho hoạt động lễ nghi. Một trường học cũng được mở với sự tham gia

của một số hoàng tử của các gia đình quý tộc. Xavier và những người bạn mình đã

dành nhiều thời gian để truyền giảng kinh sách bằng tiếng Ba Tư - ngôn ngữ chính

thức của triều đình. Nhưng phần lớn người Ấn Độ lại nói ngôn ngữ Ấn - Âu (Hindi)

vì thế linh mục Corsi ngay sau chuyến đi của mình vào năm 1640 đã nghiên cứu và

sử dụng loại ngôn ngữ này trong hoạt động truyền giáo.

Sau hai lần thất bại, các linh mục Dòng Tên rút ra được nhiều bài học kinh

nghiệm và thực thi cách thức truyền giáo khác nhau. Đối với quần chúng, họ sử dụng

hình ảnh, diễu hành và các nghi lễ thờ phụng rực rỡ nhằm gây tác động đến thị giác

và kích thích trí tò mò của bộ phận cư dân mù chữ101

. Đối với đẳng cấp quý tộc,

Dòng Tên thu phục họ thông qua các tác phẩm văn học Thiên Chúa giáo bằng

tiếng Ba Tư và cho phép sử dụng rộng rãi lễ nghi Thiên Chúa giáo tại nhà riêng

của các tín đồ. Cuối cùng sau nhiều cố gắng, bản dịch Tin mừng bằng tiếng Ba Tư

đã được dâng lên đại đế Jahangir (1605-1627) vào tháng 3/1607.

Do sự hạn chế về nguồn sử liệu, việc xác định chính xác số người Ấn Độ rửa tội

trong 10 năm đầu của đợt truyền giáo lần thứ ba là hết sức khó khăn. Vào năm 1599,

linh mục Pinheiro cho biết trong 6 tháng đã có 38 người được rửa tội tại Lahore. Vào

năm 1600, du Jarric, người phục vụ của Guerreiro, báo cáo lại rằng trong năm này

linh mục rửa tội cho 39 người trong đợt đầu tiên, 20 người trong đợt kế tiếp và 47

người trong đợt thứ ba [82; 187]. Phần lớn các cuộc cải đạo được tiến hành trong

những đẳng cấp nghèo khổ và bần cùng của xã hội - tầng lớp không có bất kỳ quyền

tự do nào trong xã hội Hindu giáo.

100

Tên thật của ông là Jerome de Ezpeleta y Goni. Cha của ông là cháu của Francis Xavier. Jerome được

sinh vào năm 1549 trong lâu đài của cha ông tại Navarre, Tây Ban Nha. Ông được kết nạp vào Dòng Tên vào

ngày 7 tháng 5 năm 1568 với tên gọi người chú vĩ đại của mình. Đi cùng với ông trong chuyến hành trình này

là hai linh mục Emmanuel Pinheir, Benedict de Goes. 101

Năm 1601, nhà thờ tổ chức triễn lãm ảnh Đức Mẹ đồng trinh Maria, cả đám đông người Ấn Độ đến xem

và thể hiện sự kính phục của mình đối với hình ảnh trong sáng và thánh thiện của Đức Mẹ. Lễ hội lớn của

người Thiên Chúa giáo trong năm cũng được tổ chức rầm rộ. Vào năm 1598, hang đá nơi Chúa chào đời được

dựng nên tại Lahore trong hai mươi ngày và thu hút sự quan tâm của 3 đến 4 ngàn người. Buổi sáng ngày Phục

sinh tổ chức quy mô với cuộc diễu hành lớn trên đường, dẫn đầu là nhạc công, theo sau là Ky tô hữu mặc sắc

phục lễ hội với nến trong tay, các linh mục thì mặc đồng phục và hát bài thánh ca. [82; 187]

Page 92: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

77

2.1.1.5. Các giáo đoàn Bồ Đào Nha trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas tại

Mangalore

Những tín đồ Thiên Chúa giáo Thomas đã sống nhiều thế kỷ trong một thế giới

thu nhỏ giữa núi rừng và biển cả, gần như cô lập với bộ phận Thiên Chúa giáo còn

lại của thế giới. Về mặt pháp lý, họ chịu sự quản lý của Giáo hội chính thống Syria102

(Syriac Orthodox Church). Thế nhưng thời kỳ này, không có một giám mục nào của

Giáo hội chính thống Syria nắm quyền cai quản cộng đồng. Vì thế, năm 1502 khi

Vasco da Gama cập bến tại Cochin, cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas từ

Magalore đã đến Cochin chào đón Da Gama nhân danh vua của họ và tặng họ ông

món quà “gậy công lý”, toàn thân được sơn màu đỏ và được mạ bạc ở hai đầu cùng

với 3 cái chuông nhỏ ở phần cán. Họ tuyên bố về sự hiện diện của một cộng đồng

khoảng 30.000 người trưởng thành và mong chờ vua của Bồ Đào Nha xây dựng pháo

đài trên vùng đất của họ, và từ đó ông có quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. [82; 191]

Trong khi đó, nhận được thông tin về sự hiện diện của giáo đoàn Bồ Đào Nha tại

Ấn Độ, vào năm 1503, giáo trưởng Elias V của Giáo hội chính thống Syria quyết

định tăng cường lực lượng với 4 giám mục: Raban David, George, Mar Denha và

Raban Masud (được gọi là Mar Jacob). Bốn linh mục này không chỉ có trách nhiệm

với Ấn Độ và còn đến các đảo thuộc biển nằm giữa Dabag (Java), Sin (Trung Quốc)

và Ma-Sin (có thể là Nhật Bản). Nhưng cộng đồng tín đồ Thomas vẫn là trọng tâm

trong hoạt động của các giám mục thuộc Giáo hội này. Bối cảnh đầy phức tạp ngay

từ lúc bắt đầu đã khiến quan hệ giữa linh mục Bồ Đào Nha với cộng đồng Thiên

Chúa giáo Thomas đầy những mâu thuẫn thăng trầm.

Thứ nhất, đó là mâu thuẫn trong việc thực hiện các nghi lễ Thiên Chúa giáo. Vốn

không hề biết trước về sự tồn tại của cộng đồng Thomas, các linh mục Bồ Đào Nha

không có bất kỳ khó khăn nào trong việc chấp nhận Thiên Chúa giáo Thomas như là

Ky tô hữu trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tình bằng hữu. Họ nghĩ rằng sự khác nhau

trong lễ nghi và tập quán có thể thu hẹp lại theo thời gian. Nhưng trong thực tế, suy

nghĩ này là một thất bại khi người Bồ Đào Nha không thể thấu hiểu được các nghi lễ

cổ xưa, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ Syria của người Thiên Chúa giáo Thomas.

Ky tô hữu Thomas vô cùng tự hào về nguồn gốc của họ và tuyệt đối tôn trọng những

nghi lễ được tổ tiên truyền lại.

Tuy nhiên, do mối quan tâm chung về quyền và lợi ích chính trị, Bồ Đào Nha và

cộng đồng Thomas vẫn xích lại gần nhau. Đối với tín đồ Thomas, Bồ Đào Nha là chỗ

102

Còn được gọi là Syriac Orthodox Patriarchate of Antioch and All the East quản lý 6 nhà thờ:

Coptic, Ethiopia, Eritrea, Syriac, Malankara Syrian (Nhà thờ Chính thống giáo Ấn Độ) và Nhà thờ Tông đồ

Armenia.

Page 93: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

78

dựa để họ đấu tranh chống lại ách áp bức của những tầng lớp cai trị Hindu giáo.

Bằng nhiều cuộc tiếp xúc chính thức và không chính thức, Albuquerque thay mặt

Estado đảm bảo chắc chắn về quyền lợi của tín đồ Thomas thông qua các điều khoản

trong hiệp ước mà ông đã ký với nữ hoàng Quilon. Trên địa hạt truyền giáo, các linh

mục Bồ Đào Nha bắt đầu tìm cách đưa nghi lễ của Giáo hội Rome vào đời sống tín

đồ Thomas. Linh mục Alvaro Penteado là người đầu tiên thực hiện các nỗ lực này

thông qua việc xây dựng Trường St.James tại Cranganore - trung tâm của Thiên

Chúa giáo Thomas (1540). Trường học ngay từ đầu đã nhận được sự ủng hộ của tín

đồ Thomas và đến 1548, có 70 học sinh theo học. Các học sinh phải trải qua hầu hết

thời gian trong nhà thờ hoặc nơi hành lễ. Họ học chủ yếu là tiếng Latin và Bồ Đào

Nha, trong chương trình học không giảng dạy tiếng Syri hoặc Malayalam. Mọi nghi

thức đều theo quy định của Tòa thánh.

Những biến đổi này đã đem đến niềm hy vọng mới cho công cuộc truyền giáo ở

phương Đông và chính quyền Bồ Đào Nha hy vọng rằng những linh mục được đào

tạo từ tiểu chủng viện này sẽ giúp họ trong công cuộc truyền bá kinh sách tại

Malabar. Tuy nhiên, năm năm sau (kể từ 1540), không có một học sinh nào được

Latin hóa hoàn toàn. Thời gian đầu, gia đình Thiên Chúa giáo Thomas rất làm hài

lòng vì con họ được giáo dục và sống rất có kỷ luật. Thế nhưng, càng về sau, những

linh mục mới được đào tạo đã trở nên xa lạ ngay trong chính gia đình của họ. Phong

cách kiêu ngạo, thường xuyên chê bai các nghi lễ cổ xưa đã làm cho khoảng cách

giữa linh mục và gia đình ngày càng xa. Điều đó chứng tỏ, những linh mục được đào

tạo trong trường đại học St.James không thể phục vụ ngay trong chính cộng đồng của

họ mà chỉ có thể làm công việc truyền giáo trong giáo hội hoặc trong cộng đồng

người Bồ Đào Nha tại Ấn Độ.

Thứ hai là mâu thuẫn về quyền quản lý giữa giáo phận Goa và đại diện của Giáo

hội chính thống Syria tại Ấn Độ. Trên lập trường của Giáo hội chính thống Syria thì

chỉ có Giáo trưởng mới có quyền gửi các giám mục đến cộng đồng Ky tô hữu

Thomas. Thế nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, Giáo hội Rome ở Goa đã quyết định kết

nạp cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas dưới sự điều hành của Giáo hoàng tại

Rome, chính quyền dân sự thì hoàn toàn ủng hộ ý định này. Do vậy, sự xuất hiện của

các giáo sĩ thuộc Giáo hội chính thống Syria được xem là hành động phá hoại việc

hợp nhất của giáo phận Goa. Sự cách biệt quá lớn trong lập trường từ hai phía đã tạo

ra cục diện vô cùng phức tạp trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas.

Tình thế khó xử trên chỉ được tạm thời giải quyết vào cuối thế kỷ XVI với sự

xuất hiện của Menezes - giám mục người Bồ Đào Nha. Với bản tính quyết đoán,

Page 94: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

79

Menezes không thể chấp nhận việc tồn tại hai quyền lực tôn giáo trong khu vực quản

lý của mình. Việc đầu tiên ông thực hiện là thống nhất quản lý trong hệ thống cấp

bậc tôn giáo mà cơ bản nhất là xác lập quyền chỉ huy tối cao của Giáo hội Rome

thông qua việc mở thượng hội đồng tại Serra103

. Những quyết định của Thượng hội

đồng cũng có phần hợp lý như sự phân chia toàn bộ Serra thành các giáo khu khiến

cho công tác quản lý trở nên khoa học và quy cũ hơn. Tuy nhiên quyết định loại bỏ

các lễ nghi không phù hợp với Giáo hội Rome đã nhận phải phản hồi không tích cực

từ cộng đồng Thomas và những giáo sĩ thuộc Giáo hội chính thống Syria.

Có hai phương thức Menezes sử dụng nhằm nhận được sự sùng kính của các tín đồ

Thiên Chúa giáo Thomas. Bất cứ khi đến một nơi xa lạ, ông thường dành sự quan tâm

của mình cho những người đau ốm và khổ sở, đến thăm gia đình họ và cung cấp khoản

bố thí hào phóng. Một cách tự nhiên các Ky tô hữu Thomas sẽ có sự so sánh với

những giám mục người Syria trước đây của họ - những người chỉ biết tiếp nhận mà

không biết ban phát. Sự dịu dàng đối với Ky tô hữu hoàn toàn trái ngược với các cư xử

tương đối thô lỗ mà ông dành cho những người cai trị địa phương. Ông tự coi mình có

địa vị cao quý và những người Thiên Chúa giáo rất ấn tượng với cách thể hiện như

trên. Họ dường như hiểu rằng nếu họ là người của giám mục hoặc có quan hệ với

người Bồ Đào Nha thì các raja sẽ không dám có những hành động quấy rầy họ.

Như vậy, mặc dù phải áp dụng những biện pháp tương đối cứng rắn, nhưng

Manezes là người đã đặt nền móng vững chắc trong quá trình xác lập ảnh hưởng của

Giáo hội phương Tây tại khu vực này.

2.1.1.6. Các giáo đoàn dưới sự bảo trợ của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (nửa sau thế kỷ XVI)

Cuối thế kỷ XVI cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc các dòng truyền giáo hoạt

động tại Ấn Độ như: Carmelites, Oratorians, Theatines và Capuchins. Trong khi đó,

những giáo đoàn như Franciscains, Dominicains và Augustinians vẫn tiếp tục khẳng

định vai trò quan trọng của mình.

Giáo đoàn Franciscains là nhóm đi tiên phong trong lĩnh vực này và là giáo đoàn

duy nhất hoạt động giữa những người không Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ. Trụ sở chính

của họ, như nhiều giáo đoàn khác là tại Goa, Cochin là điểm quan trọng thứ hai. Với

nhiều hoạt động tích cực, đến năm 1585, phạm vi truyền giáo của giáo đoàn đã mở

rộng từ Cochin, Cannanore, Goa, Chaul, Thana, Bassein, Damaun đến duyên hải

103

Tên mà Bồ Đào Nha dùng để gọi Malabar. Ngày 11/5/1599, Tổng giám mục và Phó giáo chủ đã gửi tài

liệu và giấy mời đến tất cả cattanar và 4 đại diện cho mỗi giáo xứ được hiện diện tại Diamper vào ngày thượng

hội đồng khai mở, 20/6/1599. Mặc dù ban đầu ông vấp phải sự thù địch và chống đối của nhiều phe phái

nhưng cuối cùng, ông lại thành công trong việc áp đặt quyền lực của mình lên cộng đồng Thiên Chúa giáo

Thomas.

Page 95: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

80

Coromandel, St.Thome và Negapatam. Theo đó, số lượng tín đồ cũng không ngừng

tăng lên. Nếu tính tổng thể thì vào năm 1587, số lượng Ky tô hữu dưới quyền của

Franciscains là khoảng 40.000. Trong đó, 7.000 là trên đảo Bardes, 2.000 ở Bassein

và Agashi. Tại Cannanore họ đã rửa rội cho khoảng 10.000, và riêng Antony Porto

rửa tội được 10.156 người. Trong nhà nguyện tại Cochin thường xuyên có 30 tín đồ

cư trú, còn lại 15 người tại Cannanore.

Dòng Dominicains, sau sự khởi đầu không suôn sẻ bắt đầu hoạt động có hiệu quả

từ năm 1548 cùng với trụ sở tại Goa. Theo sự phân công của giám mục Goa, dòng

Dominicains quản lý 5 giáo xứ. Họ phát triển mạnh mẽ ở Diu, nơi mà từ năm 1571

trở đi nếu họ tìm thấy bất kỳ một nô lệ Abyssinian nào trên các chuyến tàu trở về

Mecca thì những nô lệ đó được tuyên bố tự do và được cải đạo. Giáo đoàn

Dominicains cũng đi đầu trong lĩnh vực giáo dục tại Ấn Độ thông qua việc thiết lập

tu viện St.Thomas ở Pangim.

Dòng truyền giáo thứ ba là các giáo sĩ Augustinians. Họ bắt đầu công việc của

mình tại Ormuz vào năm 1572 sau khi Dòng Tên rút lui do truyền đạo không hiệu

quả. Tại Goa, 12 tu sĩ Augustinians cập bến an toàn vào ngày 3/9/1572. Do chưa có

trụ sở riêng nên các tu sĩ tạm trú tại trụ sở của dòng Franciscains trong ba tháng. Sau

đó họ chuyển đến một tu viện nhỏ chờ đợi công việc xây dựng tu viện hoàn thành.

Một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của dòng Augustinians là việc tạo ra

cộng đồng nữ Ky tô hữu đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 1606 tại St.Monica với số

lượng 25 người. Trung tâm hoạt động của giáo đoàn là Goa nhưng họ cũng tìm cách

truyền đạo đến những vùng xa xôi và nguy hiểm hơn tại Ấn Độ như Hạ Bengal -

trung tâm chính là cảng Hugh. Phần lớn dân cư tại khu vực này thuộc thành phần

thấp kém của xã hội châu Âu như: lính đào ngũ, tội phạm trốn tù, những nhà đầu cơ

muốn làm giàu một cách nhanh chóng, những nhà thám hiểm bất cần đời, cướp biển.

Do vùng hạ Bengal nằm quá xa so với quyền kiểm soát của Bồ Đào Nha nên mặc dù

Dòng Tên và Dominicains cố gắng hết sức để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng

kết quả thu được không khả quan. Vào năm 1599, dòng Augustinians đã thành công

khi tổ chức cải đạo cho khoảng 10.000 người.

Vào năm 1604, những nổ lực đầu tiên của dòng Benedictines để thâm nhập vào

xã hội Ấn Độ thất bại khi Tổng giám mục (Menezes) và Phó vương kiên quyết chống

lại ý tưởng này. Tóm lại, sau một thế kỷ đến Ấn Độ, Thiên Chúa giáo đã tạo ra

những biến đổi không nhỏ trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơi đây.

Nếu trong nửa đầu thế kỷ, Dòng Tên, Dominicains và Franciscains là những giáo

đoàn tiên phong trong công cuộc truyền giáo thì nửa thế kỷ sau chứng kiến sự bùng

nổ với số lượng giáo đoàn tăng vượt bậc. Phương thức truyền giáo cũng thay đổi từ

Page 96: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

81

khoan dung, tự do sang cưỡng bức được thực hiện thông qua sự hỗ trợ đắc lực từ

chính quyền Estado da India.

2.1.2. Hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVII.

2.1.2.1. Hoạt động của Dòng Tên ở Mutharai và duyên hải Fishery coast

Sau khi đặt cơ sở truyền giáo trong cộng đồng Paravas thuộc duyên hải Fishery

Coast, Dòng Tên mở rộng hoạt động truyền giáo vào sâu bên trong nội địa tại

Mathurai104

. Nếu Francis Xavier được xem là linh mục tiên phong tạo nên cộng đồng

Thiên Chúa giáo Paravas thì Robert Nobili105

đã đặt dấu ấn của mình tại Mathurai.

Với năng lực ngôn ngữ bẩm sinh, chỉ trong vòng 1 năm (1605-1606), Nobili có thể

diễn đạt tiếng Tamil thông thạo như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Và đến tháng 8/1609,

Nobili có thể nói tiếng Sankrit một cách thông thạo và được xem là người châu Âu

đầu tiên mở cánh cửa bí mật của Hindu giáo.

Việc sử dụng và am hiểu sâu sắc ngôn ngữ bản địa trở thành nền tảng quan trọng để

Nobili thực hiện dự định truyền giáo của mình trong đẳng cấp tăng lữ Hindu giáo. Ông

cũng tích cực tìm hiểu phong tục, tập quán của người Hindu để có thể xâm nhập sâu hơn

vào xã hội bản địa. Thực hiện mục tiêu trên ông phải mặc và chỉ được mặc quần áo

truyền thống của người Ấn Độ. Ông chỉ được sử dụng một đôi guốc gỗ. Ông chỉ ăn cơm

và rau và tạm bằng lòng với một bữa ăn trong một ngày, để chuẩn bị cho bữa ăn này,

ông phải nhờ cậy vào sự phục vụ của những người Brahman. Ông phải tránh tất cả

những cuộc tiếp xúc với các đẳng cấp thấp hơn trong đó bao gồm cả những Ky tô hữu

dưới phạm vi quản lý của linh mục Fernandes. Những cố gắng của ông đã được đền đáp

khi vào năm 1607, một Hindu giáo thuộc đẳng cấp cao đã chấp nhận cải đạo và đặt tên

Bồ Đào Nha là Albert, sau đó Alexius Nayakkan, Ignatius Nayakkan, Eustace

Nayakkan, và cuối cùng là anh của Albert cũng cải đạo và lấy tên là Francis. [82; 283]

Để xây dựng cộng đồng Thiên Chúa giáo tại Mutharai, Nobili áp dụng phương

thức truyền giáo tương đối uyển chuyển và dung hòa với những nét văn hóa truyền

thống của cư dân bản địa như: trong buổi cải đạo, ông cho phép sử dụng punul, một

sợi chỉ thiêng vắt qua vai trái - biểu trưng cho việc các đẳng cấp được tái sinh. Ông

cũng cho phép dán miếng dán gỗ trước trán - như biểu tượng về tro của Siva hoặc

cây đinh ba của thần Visnu. Ông không cấm đoán việc thực hành nghi lễ tắm rửa,

một phần nghi lễ của đạo Hindu. Ông cũng giới thiệu một số thay đổi trong những

phiên bản của Kinh tin kính (Creed) và một số thực hành tôn giáo khác. Trong hôn

nhân, ông cho phép thay thế chiếc nhẫn truyền thống của người Thiên Chúa giáo,

104

Thường được biết đến với tên gọi là Madurai. 105

Ông là một quý tộc người Ý, cháu trai của một hồng y và có quan hệ với nhiều gia đình quyền quý người

Italia. Nobili đã được chuyển đến Cochin theo quyết định của Tổng giám mục (1/1596).

Page 97: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

82

phụ nữ Hindu giáo có thể mặc chiếc áp được trang hoàng ngay cổ áo như biểu tượng

của việc đã có gia đình.

Những cải cách của Nobili vấp phải sự phản đối của nhiều linh mục khác106

, mặc

dù bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào ông đều có báo cáo và được sự cho phép của bề trên.

Mệt mỏi vì kiện tụng và tranh chấp, sau nhiều năm là linh mục, Nobili trở thành linh

mục truyền giáo tự do tại Tiruchirapalli107

, hai trung tâm nhỏ hơn là Sendamangalam

và Moramangalam. Tại các 4 khu vực này, cho đến năm Nobili qua đời (1656), tổng

số lượng Ky tô hữu là khoảng dưới 40.000 người. [82; 296]

Kế tục sự nghiệp của Nobili, Dòng Tên mở rộng phạm vi truyền giáo đến Kayattar

(1649), thành phố nhỏ nằm cách 60m về phía nam Mathurai. Từ cộng đồng Thiên Chúa

giáo ở Vadakkankulam (sinh sống tại biên giới Travancore và không xa Cape Comorin),

thông qua quan hệ huyết thống và sự di cư của các tín đồ, giáo xứ Marava (Đông - Nam

Mathurai) được hình thành với phần lớn Ky tô hữu xuất thân từ đẳng cấp nghèo nhất của

xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số ít đến từ những đẳng cấp cao hơn, bao gồm: Kallar và

Maravar hoặc thường là con cái vô thừa nhận của palaiyakkarar [82; 302].

Tại trung tâm Mathurai, hoạt động của nhà thờ gần như bị đình trệ. Sự phân chia

giữa nhà thờ cũ của Fernandes và nhà thờ mới của Nobili dường như cũng mờ nhạt

hơn. Trọng tâm của sứ mệnh chuyển dịch về phía bắc với trung tâm là Tiruchirapalli

và Sattiamangalam, cùng một hoặc hai tiểu trung tâm khác. Tiếp nối sứ mệnh của

Nobili, John de Britto (1647-1693) là nhà truyền giáo được nhắc đến nhiều nhất

trong thế kỷ XVII.

Tóm lại, để có được số lượng chính xác Ky tô hữu tại Mathurai trong các giai

đoạn là một việc cực kỳ khó khăn. Báo cáo vào năm 1643 cho biết: từ khi bắt đầu

công cuộc truyền giáo vào năm 1606 thì không quá 600 người của các đẳng cấp cao

hơn được rửa tội. Đến năm 1644, số Ky tô hữu là gần 4.000 ở Mathurai và vùng phụ

cận thì có 320 Ky tô hữu ở đẳng cấp cao và hàng ngàn trường hợp ở Tiruchirapalli,

Thanja'vur và Sattiamangalam và hơn 2.500 thuộc tầng lớp pandaraswamis (nhà tu

khổ hạnh). Hơn hai mươi năm sau đó, vào năm 1676, số lượng đã lên đến 50.000,

mặc dù tổng số các đợt rửa tội kể từ khi bắt đầu thì không thể vượt quá 60.000 người.

Chỉ hai năm sau, năm 1678, số lượng của tín đồ Thiên Chúa giáo không vượt quá

70.000 trong các vương quốc Mathurai, Thanjavur, Gingi và Vellore - đây rõ ràng là

những con số mang tính tương đối. Trong giai đoạn năm 1688-1707 có khoảng 5.000

người được rửa tội mỗi năm.

106

Sự phản đối mãnh liệt nhất đến từ ba linh mục: Fernandes, Pimenta và Francisco. 107

Người châu Âu hay viết sai là Trichinopoly; Salem (Selam) một thị xã yên bình nằm dưới chân dãy đồi

Shevaroy.

Page 98: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

83

Trong khi đó, tại cộng đồng Thiên Chúa giáo Paravas hoạt động của các linh mục

Thiên Chúa giáo khá ổn định. Đến năm 1644, linh mục Lopez, trong báo cáo gửi đến

tỉnh Dòng Tên ở Malabar cho biết trên toàn vùng Fishery Coast không còn thấy

những tàn tích của các tôn giáo khác. Toàn khu vực được chia ra làm 7 trung tâm

chính với số lượng tín đồ là 26.218 người. Mỗi ngày có 2.836 trẻ em được học giáo

lý và một số lượng đáng kể tham dự vào việc học ở các trường làng [82; 355]. Và

đến 1660, hội truyền giáo đã được tổ chức quy cũ với 17 linh mục Dòng Tên, 2 trợ lý

và một thực tập phục vụ trong 20 nhà thờ.

2.1.2.2. Hoạt động của Dòng Tên tại triều đình Mogul vào thế kỷ XVII

Ngay sau khi Akbar qua đời, Nuruddin Salim Jahangir (1569-1627) lên ngôi với

mong muốn củng cố quyền lực tuyệt đối của Hồi giáo trong đời sống tinh thần cư

dân đế quốc. Tuy vậy, Jahangir vẫn không có hành động nào gây ức chế đối với công

cuộc truyền đạo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Đôi khi ở một giới hạn nhất định, Đại

đế cho phép tự do tôn giáo khi để ba đứa cháu của ông được rửa tội. Cháu trai lớn

tuổi nhất có tên là Philip, thứ hai là Charles, và đứa trẻ nhỏ tuổi nhất là Henry.

Triều đại của Shah Jahan (1592-1666) có rất ít sự quan tâm đến Dòng Tên.

Nhưng hoàng tử Data Shiikoh thì bị thu hút bởi giáo lý của đạo Thiên Chúa giáo.

Ông là một trong những hoàng tử có trí tuệ nhất trong Hoàng gia Mogul nhưng

không phải là người kế nhiệm. Aurungzeb (1618-1707) trở thành đại đế mới với

nhiều chính sách mới. Loại thuế thân dành cho những người không phải Hồi giáo

(vốn đã được hủy bỏ bởi đại đế Akbar) được áp dụng trở lại dưới vương triều

Aurungzeb vào năm 1679. Hầu hết tín đồ Thiên Chúa giáo ở Mogul thì nghèo, thuế

thật sự là gánh nặng với họ. Trong suốt giai đoạn này, Dòng Tên phải chịu sức ép về

tài chính khi không nhận được bất kỳ giúp đỡ nào từ triều đình. Sự suy tàn quyền lực

của Bồ Đào Nha cũng tác động đến nguồn hoa lợi của Goa và giảm số tiền hỗ trợ cho

hoạt động truyền giáo. Vì thế, từ giữa thế kỷ, mối quan tâm chính của giáo đoàn là

chăm sóc cho cộng đồng Thiên Chúa giáo bây giờ đang có xu hướng giảm sút. Sự

chăm sóc mục vụ như vậy là cần thiết trong hoạt động Thiên Chúa giáo và nó vẫn

được tiếp tục đến cuối thế kỷ XVIII.

2.1.2.3. Mâu thuẫn và tranh chấp trong cộng đồng Ky tô hữu Thomas vào thế kỷ XVII

Sau nhiều tranh chấp giữa Giáo hội phương Tây và Giáo hội chính thống Syria,

Francis Roz SJ cuối cùng được bổ nhiệm làm giám mục Latin đầu tiên của Serra và

cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas. Quyền lực mà Roz có được gặp phải sự cạnh tranh

gay gắt từ Phó giáo chủ108

Parambil George, thỉnh thoảng được gọi là George da Cruz.

108

Chúng ta biết rằng, trong giai đoạn các giám mục là người Lưỡng Hà, thì giáo phận được cai quản bởi

các Phó giáo chủ. Các giám mục ở một nơi xa và cách biệt với Ky tô hữu nên gặp phải những hạn chế trong

Page 99: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

84

Cuộc khủng hoảng đầu tiên đến từ tước hiệu của Roz. Ông là giám mục vùng

Ankamali và là phó giám mục thuộc giáo phận Goa. Đó là điều không thể chấp nhận

được đối với Ky tô hữu Thomas. Giám mục của họ phải luôn có tước hiệu Tổng

giám mục (trong mối quan hệ với giáo trưởng Babylon). Để tránh những va chạm

không đáng có, Ankamali đã được nâng lên địa vị Tổng giáo phận để phù hợp với

chức vị của Roz.

Mâu thuẫn thứ hai xuất phát từ sai lầm của Roz khi chấp nhận lệnh của Giáo

hoàng chuyển địa phận Tổng giám mục từ Ankamali đến Cranganore (Kotunallur).

Nền tảng của quyết định này xuất phát từ suy nghĩ Ankamali là phần lãnh thổ dưới

sự cai trị của người Hindu và Tổng giám mục sẽ an toàn hơn nếu ở tại Cranganore -

một pháo đài của người Bồ Đào Nha. Nhưng Ankamali là trung tâm tôn giáo từ

nhiều thế kỷ và không có lý do xác đáng nào để thay đổi. Và khi tiến hành sự chuyển

đổi đó, Roz đã đặt bản thân ông trong sự mâu thuẫn hết sức vô lý với giám mục

Cochin. Hệ thống thẩm quyền kép gây ra nhiều khó khăn khi giám mục Cochin

không có trách nhiệm đối với những tín đồ Thiên Chúa giáo Thomas và Roz không

có bất kỳ thẩm quyền nào đối với những Ky tô hữu Latin. Nhưng sự phân định biên

giới rạch ròi là điều không hề dễ dàng. Địa bàn mà giám mục Cochin quản lý là trên

vùng Fishery Coast. Việc Roz chuyển trung tâm đến Cranganore đã làm giảm phạm

vi cai quản và uy quyền của giám mục Cochin. Trước những hành động bất hợp tác

từ giám mục Cochin, vào tháng 9/1608, Giáo hoàng gửi đến giám mục Cochin một lá

thư khiển trách nghiêm túc. Như vậy, linh mục Roz một lúc phải đối diện với ba kẻ

thù: Phó giáo chủ, giám mục Cochin và Ky tô hữu Thomas.

Thế nhưng, Francis Roz tiếp tục có hành động gây thêm căng thẳng khi bổ nhiệm

hiệu trưởng của Đại học St.Jesuit tại Vaippikkotta làm cha sở phụ trách chung để

quản lý giáo phận khi ông vắng mặt. Đây là một hành động coi thường không thể

chấp nhận được đối với chức vụ phó giám mục của George. Và George ngay lập tức

có những hành động đáp trả xứng đáng. Cùng với cái chết của Roz vào ngày

18/2/1624, Phó giáo chủ nắm quyền kiểm soát độc lập giáo phận tại Serra.

Mâu thuẫn về sự phân chia quyền lực giữa giám mục Rome và Phó giáo chủ

George (sau năm 1640 là Phó giáo chủ Thomas de Campo109

) vẫn không thể được

giải quyết triệt để ngay cả khi khi linh mục Britto (kế nhiệm linh mục Roz) được cử

rửa tội phong chức và các nghi lễ đặc biệt khác. Ngay cả việc chọn các ứng viên cho phù hợp cũng nằm trong

tay phó giáo chủ quản lý giáo phận. Việc thế việc chấp nhận quyền lực của linh mục Roz không phải là điều dễ

dàng đối với các Phó giáo chủ.

109

Khi George qua đời vào ngày 25/7/1640, Britto bổ nhiệm người kế thừa là cháu trai của George -

Parambil Tumi, có tên gọi trong tiếng Bồ Đào Nha là Thomas de Campo.

Page 100: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

85

làm Tổng giám mục mới110

. Sự tranh chấp này đạt đến đỉnh điểm với sự tồn tại của

Phó giáo chủ Thomas - một người không có năng lực và linh mục Francis Garcia - một

người khắc nghiệt với suy nghĩ hẹp hòi và bảo thủ. Các nhà Sử học nghiên cứu về thời

kỳ này đã có một tổng kết rất xác đáng: “Giữa một Garcia khắc nghiệp, không khoan

nhượng, vô đạo đức và quyết đoán, Thomas không có khả năng nào cho một sự thỏa

hiệp hợp lý và lâu dài” [82; 315]. Mối quan hệ căng thẳng thường xuyên giữa Tổng

giám mục và Phó giáo chủ dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ từ các tín đồ Thiên Chúa

giáo Thomas. Đặc biệt là sự kiện ly khai diễn ra vào ngày 3/1/1653 nhằm phản đối và

lật đổ quyền thống trị của Tổng giám mục Garcia (Dòng Tên). Không muốn những

tranh cãi giữa Tổng giám mục và Phó giáo chủ tiếp tục diễn ra, vào ngày 15/12/1659,

Rome đã có quyết định hợp lý khi bổ nhiệm linh mục Joseph Sebastiani (dòng

Carmelites), giữ tước hiệu giám mục Hierapolis thay thế cho Garcia. Và mọi chuyện

đi đến hồi kết vào năm 1661, khi Cochin rơi vào tay của Hà Lan và sự thống trị của

người Bồ Đào Nha tại Malabar chấm dứt.

Theo quyết định của chính quyền Hà Lan, toàn bộ tu sĩ dòng Carmelites phải rời

Malabar trong khoảng thời gian quy định. Sebastiani quyết định chỉ có một cách duy

nhất để duy trì sự hiện diện của Thiên Chúa giáo là việc đề cử người kế nhiệm ông từ

một cattanar111

người Ấn Độ. Parambil Chandy (Alexander de Campo) - anh em họ

của Phó giáo chủ Thomas được phong giám mục vào ngày 1/2/1663 - gần một tháng

sau khi Cochin bị xâm chiếm bởi người Hà Lan. Nhưng ông không phải là Tổng

giám mục của Cranganore, mà là giám mục của Megara, cùng với tước hiệu Đại diện

Tông tòa. Điều này muốn chứng tỏ sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà thờ Serra với

Giáo hội Rome. Điều khó khăn là ở chỗ: mặc dù Chandy được tôn phong bởi giám

mục dòng Carmelite nhưng bản thân ông có nhiều xung đột với Carmelite, những

người luôn tìm cách thiết lập quyền lực tôn giáo của họ tại Serra. Đỉnh điểm của mâu

thuẫn này liên quan đến việc bổ nhiệm trợ lý giám mục cho Serra. Theo tục lệ cổ

xưa, Chandy mong muốn bổ nhiệm cháu trai của ông - Matthew. Nhưng Carmelite từ

chối, với lý do Matthew thiếu những chứng nhận cần thiết. Và Carmelite đã sắp xếp

để bổ nhiệm linh mục theo sự lựa chọn của mình - Rafael de Figueredo Salgado, một

người mang hai dòng máu: Ấn Độ - Bồ Đào Nha và cư trú tại Cochin. Hành động

110

Năm 1628 - thời điểm đánh dấu sự căng thẳng trong quan hệ giữa Tổng giám mục Brito và Phó giáo chủ.

Điều này xuất phát từ lá thư mà Phó giáo chủ gửi đến giáo sĩ đại diện Giáo hoàng ở Lisbon, chỉ trích một cách

mạnh mẽ các linh mục Dòng Tên về hành động cậy quyền của họ ở Serra. 111

Cattanar là một trong 12 linh mục có thể nắm quyền quản lý cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas sau

cuộc đấu tranh ly khai năm 1653. Nền tảng cho xác nhận này xuất phát từ tục lệ cổ xưa của nhà thờ

Alexandria. Ở đó, khi Giáo trưởng qua đời, 12 linh mục của nhà thờ thành phố sẽ bầu chọn một người trong số

họ lên đảm nhận chức Giáo trưởng.

Page 101: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

86

này của giáo đoàn Carmelite như muốn chứng minh họ mới là người nắm quyền lực

thật sự tại Serra. Đứng trước sự tranh chấp mới này, ngày 6/2/1687, Giáo hoàng

Innocent XI bổ nhiệm Custodius de Pinho, Đại diện Tông tòa ở Bijapur và giám mục

trên danh nghĩa của Hierapolis, chức vụ Thanh tra Tòa thánh ở Serra, cùng với toàn

quyền tìm hiểu các rối loạn và khôi phục lại vị thế của Giáo hội đang bị suy tàn.

Đến những năm cuối thế kỷ XVII, sau khi giám mục Chandy qua đời, thì Serra

một lần nữa rơi vào trạng thái không có bất kỳ người quản lý thường trực nào. Giáo

hoàng vẫn tiếp tục bổ nhiệm các linh mục dòng Carmelite quản lý giáo phận này với

tư cách Đại diện Tông tòa ở phía Bắc và Nam Malabar, và mang danh hiệu giám mục

Metellopolis. Trong khi đó, linh mục của dòng Augustine ở Annunciation trở thành

Tổng giám mục của Goa từ 1691; từ 1699 một giám mục mới của Cochin, Peter

Pacheco, đã cư trú ở phần phía nam của giáo phận ông ta - nơi mà các sắc lệnh của

người Hà Lan không thể đến được; John Ribeiro, Dòng Tên, là Tổng giám mục của

Cranganore vào tháng 12/1701. Không có bất kỳ một giám mục nào nhận được sự

đồng ý của người Hà Lan để cư trú bất kỳ đâu tại Serra.

Như vậy, do sự phức tạp và khác nhau trong nguồn gốc cũng như việc thực hành

lễ nghi Thiên Chúa giáo, khu vực truyền giáo của Bồ Đào Nha tại cộng đồng Ky tô

hữu Thomas luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Điều này đã khiến thế kỷ XVII trở thành

thế kỷ của Serra với những tranh chấp không có hồi kết giữa Tổng giám mục và Phó

giáo chủ.

2.1.2.4. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Tibet (Tây Tạng).

Với đầu óc ưa phiêu lưu, các linh mục Dòng Tên luôn thể hiện khả năng trong

việc truyền giáo đến các vùng đất xa xôi còn nhiều bí ẩn của Ấn Độ. Dưới sự lãnh

đạo của linh mục Antony de Andrade, đoàn truyền giáo khởi hành từ Agra vào ngày

30/3/1624 lên đường đến Tây Tạng. Mặc dù phải đối diện với điều kiện thời tiết vô

cùng khắc nghiệp nhưng cuối cùng, Andrade và bạn đồng hành của mình đã tìm ra

Tsaparang, một trung tâm thương mại lớn tọa lạc ở thung lũng Jhelum với độ cao

14.500 feet mà không hề biết rằng ông đã vượt qua phần lớn dãy Himalayas và bây

giờ đang ở phía bắc của dãy núi lớn.

Công cuộc truyền giáo ban đầu có khá nhiều thuận lợi khi người cai trị Tây Tạng

cho phép giáo đoàn tự do truyền đạo, xây dựng một nhà nguyện nhỏ. Nhà thờ chính

thức đầu tiên được thiết lập vào tháng 8/1624 đánh dấu sự hiện diện của Thiên Chúa

giáo tại vùng đất này. Thế nhưng, cho đến thời điểm đó, vẫn chưa có một tín đồ

Thiên Chúa giáo nào được cải đạo, công cuộc truyền giáo phải bắt đầu từ con số 0.

Trong bối cảnh đó, năm 1630, Andrade bị triệu hồi trở thành bề trên Dòng Tên tại

Page 102: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

87

Goa. Năm 1633, chiến tranh nổ ra giữa Ladakh và vương quốc Tsaparang. Người cai

trị thân thiện đã thất bại và bị giam cầm tại Leh. Sự tức giận của các Lạt ma lại giáng

xuống những tín đồ Thiên Chúa giáo (khoảng 400). Vào thời điểm này có 5 linh

mục, không một ai bị giết nhưng công việc truyền giáo coi như chấm dứt.

2.1.3. Sự suy yếu của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVIII

Do sự suy yếu của quyền lực thương mại, chính trị nên Hoàng gia Bồ Đào Nha

cũng dần đánh mất vị trí bảo trợ độc tôn của họ cho các hoạt động truyền giáo. Trước

sự biến động của tình hình chính trị, Rome đề cử giám mục đến Cochin nhưng người

Hà Lan từ chối bất kỳ một giám mục Bồ Đào Nha nào cư trú trên lãnh thổ do họ

quản lý. Ví dụ, vào năm 1722, linh mục Dòng Tên Francis Vasconcellos được bổ

nhiệm vào vị trí giám mục trong 20 năm mà không bao giờ có thể cư trú bên trong

phạm vi giáo phận nhỏ bé của mình. Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas,

định kiến với giám mục Dòng Tên vẫn còn khá nặng nề nhất là từ việc bổ nhiệm

John Ribeiro (1701) vào vị trí Tổng giám mục Cranganore. Không thể truyền giáo

trong khu vực được bổ nhiệm, Ribeiro buộc phải rút lui đến Ambalakkadu trong

phạm vi lãnh thổ của zamorin. Sự kiện năm 1773 đã đánh dấu mốc kết thúc vai trò

lịch sử của Dòng Tên và mở đầu cho quá trình truy bức giáo đoàn này trên phạm vi

toàn thế giới.

Đối với các giáo đoàn còn lại, tuy tình hình không có nhiều biến động nhưng số

lượng linh mục Bồ Đào Nha nắm giữ chức vụ quan trọng ngày càng ít. Vì thế, rất

khó thống kê chính xác số lượng Ky tô hữu dưới quyền quản lý của Bồ Đào Nha thời

kỳ này. Theo ước lượng thì ở Goa và các nhượng địa khác, trong những năm cuối thế

kỷ XVIII, có khoảng 266.770 Ky tô hữu. Trong cả hai khu vực nằm dưới sự kiểm

soát của người Bồ Đào Nha, số lượng tín đồ Thiên Chúa giáo gấp khoảng 6 lần so

với người không theo Thiên Chúa giáo [81; 74]. Cụ thể, vào năm 1759, số lượng tín

đồ Thiên Chúa giáo tại Cochin là vào khoảng 98.000 người. Bao gồm phần lớn ngư

dân ở Travancore và duyên hải Coromandel (không tính đến các giáo đoàn nhỏ lẻ

nằm ở Marava). Những khu vực này tuy không phải là nhượng địa nhưng ảnh hưởng

của Bồ Đào Nha vẫn còn rất mạnh mẽ và cư dân ở đây thì vẫn dựa vào sự bảo vệ của

Bồ Đào Nha cho đến khi thế lực này bị đánh bại bởi người Hà Lan.

Đối với Fishery Coast, trong nửa đầu thế kỷ XVIII, việc truyền giáo dường như

được tổ chức khá tốt. Trong năm 1713, có khoảng 12 linh mục Dòng Tên ở khu vực

này. Vào năm 1761, cộng đồng Paravas có 8 giáo khu với khoảng 35 nhà thờ trong

toàn khu vực. Khi Hà Lan đẩy mạnh quá trình xâm nhập vào duyên hải Fishery thì

mâu thuẫn giữa Ky tô hữu và tín đồ Tin Lành cũng dần nảy sinh.

Ở Nam Ấn, hoạt động truyền giáo cũng không có nhiều thuận lợi trong suốt nửa

Page 103: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

88

đầu thế kỷ XVIII liên quan đến việc tranh chấp trong thời gian dài “những nghi lễ

Malabar”. Vấn đề này từng xảy ra và kết thúc bởi sắc lệnh của Giáo hoàng Gregory

XV - Romanae Sedis Antistes (31/1/1623), trong đó hầu như mọi điểm đều có lợi cho

Robert Nobili. Mâu thuẫn được khơi lại do ba nguyên nhân tách biệt và không có

liên quan gì đến nhau: chính sách của Dòng Tên ở Trung Quốc, đặc biệt của Mateo

Ricci, đã gây nên nhiều tranh cãi trong các giáo đoàn do sự nhượng bộ với truyền

thống văn hóa của người Trung Hoa và sự lượt bỏ một số lễ nghi Thiên Chúa giáo;

sự phát triển mạnh mẽ của Cải cách tôn giáo và sự xâm nhập của Jansenism112

khiến

cho Rome ngày càng nhút nhát và bảo thủ. Chính tình trạng căng thẳng giữa các giáo

đoàn, mâu thuẫn giữa quyền lực tôn giáo và quyền lực dân sự đã có tác động bất lợi

đến Dòng Tên tại Ấn Độ. Để giải quyết triệt để vấn đề này, C.T.M.Tournon (1668 -

1710), một quý tộc vùng Piedmonte với tư cách Khâm sứ Tòa thánh và Đại diện

Giáo hoàng tại Đông Ấn, Trung Quốc, các quần đảo và vương quốc vùng phụ cận đã

tiến hành điều tra thực trạng và báo cáo về Rome. Công việc của Tournon gặp nhiều

khó khăn khi Bồ Đào Nha xem đây là sự vi phạm nghiêm trọng thỏa ước padroado.

Tổng giám mục của Goa tuyên bố không công nhận quyền lực cũng như mọi chỉ thị

của Khâm sứ Tòa thánh. Tương tự như vậy, Thượng hội đồng Pondicheri tuyên bố

vào năm 1708 rằng Tournon thì không có quyền thực thi pháp lý trên lãnh thổ người

Pháp. Tuy vậy, những kết luận của Tournon vào ngày 23/6/1704, đã dẫn đến đề nghị

khai trừ Dòng Tên ra khỏi các giáo phận. Quyết định của Tournon (hỗ trợ bởi Giáo

hoàng), cuối cùng cũng được thực thi triệt để 40 năm sau đó: Giáo hoàng Benedict

XIV trong sắc chỉ Omnium Sollicitudinum (12/9/1744) đã xác định: tất cả các nhà

truyền giáo ở Mathurai, Mysore và Carnatic phải tuân thủ lời thề được quy định

trong 16 điều cấm Compertum năm 1734. Mọi hành động bên ngoài quy định của

Tòa thánh chính thức bị cấm.

Đối với Tây Tạng, hoạt động truyền giáo cũng thu được một số kết quả khả quan.

Nếu trong thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo chỉ mới xâm nhập những vùng xa xôi

hẻo lánh của Tây Tạng thì đến thế kỷ XVIII, Thiên Chúa giáo cũng đến được khu

vực nằm ngoại vi thủ đô. Một trong những linh mục Dòng Tên đóng vai trò quan

trọng trong thời kỳ này là Ippolito Desideri (1684 - 1733) với sự am hiểu sâu sắc về

văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1730, công cuộc

truyền giáo gặp phải nhiều thách thức như: năm 1732, 9 linh mục qua đời khiến cho

nguồn nhân lực bị thiếu trầm trọng, linh mục Francis Horace phải trở về châu Âu để

yêu cầu sự hỗ trợ từ Giáo hoàng Clement XII. Mười năm sau đó, do mâu thuẫn

112

Là phong trào Thần học Ky tô giáo được tiến hành đầu tiên tại Pháp. Phong trào bắt nguồn từ tác phẩm của

nhà Thần học người Hà Lan Cornelius Jansen. Trung tâm của phong trào là nhà nguyện Port-Royal thuộc

Paris.

Page 104: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

89

không thể điều hòa giữa giáo lý Thiên Chúa giáo và Phật giáo (đại diện là Đạt Lai

Lạt Ma (Dalai Lama)) nên việc truyền giáo chính thức bị cấm. Vì vậy, năm 1745, các

linh mục bỏ trốn đến Bettiah ở Bắc Ấn. Không có một tài liệu nào nói về tình hình

các Ky tô hữu sau khi những linh mục bỏ đi. Theo tài liệu thì cho đến 1952, vẫn

không một nhà truyền giáo hoặc giáo đoàn nào được tìm thấy ở Nepal.

Tại Mathurai, mặc dù thế kỷ XVIII không phải là thời kỳ đỉnh cao trong hoạt

động truyền giáo nhưng với những linh mục Dòng Tên như Joseph Constantius

Beschi113

hay John Ernest Hanxleden (1681-1732) thì Robert Nobili đã có được

người kế thừa xứng đáng.

Trên lãnh thổ của đế quốc Mogul trước kia, sau cái chết của đại đế Aurungzeb,

tình trạng rối loạn về chính trị đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực tôn giáo.

Mặc dù Dòng Tên vẫn duy trì sự hiện diện của mình nhưng chủ yếu tập trung vào

lĩnh vực khoa học và giáo dục hơn là việc truyền đạo. Thành tựu nổi bật trong giai

đoạn này là quan hệ giữa các linh mục Dòng Tên với Raja Jai Singh Sawai, người cai

trị ở Jaipur từ 1699 đến 1743. Ông là người ủng hộ một số cải cách về khoa học kỹ

thuật khi đồng ý lắp đặt đài quan sát thiên văn ở Jaipur, Delhi, Muttra, Ujjain và

Benares. Thật không may, năm 1743, Raja qua đời, vận may của các linh mục Dòng

Tên cũng theo đó dần tan biến.

Trong gần hai thế kỷ, Franciscains vẫn tiếp tục công việc ở những khu vực khác

nhau của Ấn Độ nhưng hoạt động dường như tập trung vào các trọng điểm hơn là mở

rộng đến địa điểm mới. Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, cùng với sự lớn mạnh của

Marathas, các giáo xứ tại Bassein, vùng phụ cận và đảo Salsette phải đối diện với các

cuộc tấn công liên tục nhằm lật đổ quyền thống trị của Bồ Đào Nha. Những linh mục

bị trục xuất khỏi xứ đạo nhưng cũng có một số người chấp nhận hiểm nguy để ở lại.

Cuối cùng, đến năm 1760, ngôi làng đầu tiên ở Agasi đã chấp nhận cải đạo dưới sự

quản lý của giáo đoàn Franciscains. Những năm sau đó, hoạt động truyền giáo của

dòng Franciscains đạt được thành tựu vượt bậc với trung tâm là Bardez. Tuy vậy,

dưới sức ép của giới chức tăng lữ thế tục Goa, hiệp định ngày 23/4/1766 được ký kết

ở Lisbon đòi hỏi giáo đoàn Franciscains phải rút khỏi Bardez với khoảng 24 giáo xứ

trong 19 khu vực.

Giáo đoàn Theatines vẫn tiếp tục phục vụ ở Ấn Độ với trung tâm chính là Goa

nhưng phải thường xuyên đối diện với việc thiếu nhân lực và sự hỗ trợ về tài chính.

Do sự phụ thuộc ngày càng lớn vào lực lượng Anh ở pháo đài St.George (Madras) và

St.David (Cuddalore) nên các linh mục Bồ Đào Nha bị thải hồi ra khỏi vị trí quan

trọng để thay vào đó là linh mục người Anh hoặc Italia.

113

Địa hạt mà ông cai quản chủ yếu là Ellakurichi - ngoại ô của Thanjavur. Đến cuối đời, ông trở thành người

giám sát của đại học Ambalakkadu - không xa Cranganore, nơi ông đã qua đời vào ngày 4/2/1747.

Page 105: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

90

Tóm lại, những báo cáo gửi đến Propaganda ở Rome vào năm 1765 có thể giúp

chúng ta vẽ nên bức tranh chung về vị thế của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XVIII, gần như không có một báo cáo nào được tiếp nhận

từ Tổng giáo phận Goa. Một sự thay đổi mang tính cách mạng đã diễn ra, khi trung

tâm của chính quyền chuyển đến Panjim hoặc New Goa. Old Goa tiếp tục là một

thành phố lộng lẫy với hàng loạt nhà thờ và các công trình tôn giáo lớn khác nhưng

vào năm 1775 dân số đã giảm từ 20.000 xuống 1.600.

Giáo phận Malabar thì nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Carmelites với 8

linh mục (trong đó: 5 người Italia, một người Bavarian, một người Áo, một người Ba

Lan) và không có bất kỳ một linh mục người Bồ Đào Nha nào. Giám mục Cochin thì

cư trú tại Anjengo, một khu định cư nhỏ của người Anh, nhưng sau khi bị trục xuất,

ông quay về quê nhà tại Quilon. Tổng giám mục Cranganore cư trú tại Pocotta cai

quản trên 43 giáo xứ.

Đến nửa sau thế kỷ XVIII, giáo đoàn Mathurai có 14 khu định cư với số lượng

70.000 tín đồ [81; 102]. Một số khu vực mà Dòng Tên không có điều kiện để chăm

sóc trong thời gian dài thì lúc này đã thuộc về quyền quản lý của dòng Carmelites.

Trong năm 1758, Tỉnh dòng tiến hành khoảng 7.044 cuộc cải đạo, trong đó 1.537 là

người trưởng thành. Một số cuộc cải đạo dành cho đẳng cấp Brahmans. Tại Mysore,

có 13 khu định cư với 15.000 tín đồ. Vào năm 1760, khu vực này đã được bàn giao

quyền quản lý cho Tỉnh dòng Malabar.

Trong những khu vực thuộc cộng đồng Hindu giáo, Dòng Tên có hai nhà thờ tại

Delhi, một ở Agra… Ở Raichur, 6 linh mục đã cư trú tại đây từ khi mới bắt đầu. Tại

các khu vực khác như: Mogul, Mylapore, Madras… thì phụ thuộc hoàn toàn vào giáo

đoàn của người Anh hoặc Pháp. Bồ Đào Nha đã đánh mất hoàn toàn vai trò độc tôn

trong việc bảo trợ hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo tại phương Đông.

2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc

2.2.1. Quá trình truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Macao

2.2.1.1. Sự xâm nhập của Dòng Tên vào Macao

Theo thương thuyền của thương nhân Bồ Đào Nha, các linh mục bắt đầu đến

Macao từ giữa thế kỷ XVI. Belchior Nunes Barreto (1519-1571) - đại sứ người Bồ

Đào Nha được cử đến Nhật Bản, là linh mục Dòng Tên đầu tiên cập bến Macao vào

ngày 29/11/1555. Nhưng phải đến 7 năm sau đó, với sự xuất hiện của linh mục Luis

Fhis và Giovanni Battista Del Monte (24/8/1562), thì hoạt động truyền giáo mới

chính thức khởi động thông qua việc thiết lập khu định cư đầu tiên.

Khác với Trung Quốc, Macao không phải là nơi để các linh mục thể hiện khả

Page 106: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

91

năng truyền giáo do diện tích và số dân có phần hạn chế của hòn đảo. Xuất phát từ vị

trí địa lý và đặc điểm chính trị riêng biệt, Bồ Đào Nha quyết định xây dựng Macao

thành trung tâm đào tạo linh mục cho toàn Viễn Đông và là nơi tập kết giáo sĩ trước

khi được phân bổ đến Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Vì thế lịch sử truyền giáo của Bồ

Đào Nha tại Macao không có những giai đoạn bùng nổ, cũng không có sự cạnh tranh

quyết liệt giữa các giáo đoàn mà diễn ra khá nhẹ nhàng theo nhịp điệu của thương

mại biển với hoạt động chủ yếu của linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha.

Từ những năm 1560, để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của hoạt động truyền

giáo tại Nhật Bản, Macao dần được kiện toàn cả về tổ chức lẫn số lượng giáo sĩ114

.

Năm 1565, Dòng Tên thiết lập khu định cư trong thành phố và xây dựng nhà thờ

Saint Antony. Thông qua sự chấp thuận của vua Bồ Đào Nha và Giáo hoàng Rome,

Melchior Carneiro được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên của Macao. Vào đầu năm

1569, theo như mô hình tại Lisbon, Santa Casa de Misericórdia (Holy House of

Mercy) được thiết lập và quản lý bởi một ủy ban bao gồm 13 thành viên cùng 1 thư

ký có trách nhiệm giữ biên bản cuộc họp, báo cáo tài chính và sổ cái kế toán.

Mặc dù không nắm trong tay bất kỳ quyền lực nào nhưng Santa Casa de

Misericordia gần như chi phối mọi vấn đề của Macao do tiềm lực tài chính hùng

mạnh của họ. Điều này xuất phát từ chức năng của Misericordia trong việc quản lý

và giải quyết di chúc thừa kế. Do sự bấp bênh và nguy hiểm trong hoạt động thương

mại biển, phần lớn thương nhân Bồ Đào Nha lựa chọn cách thức ủy thác quyền thực

thi di chúc cho Misericordia. Vì vậy, tổ chức này luôn có một nguồn tiền mặt ổn định

để phục vụ cho các công việc liên quan đến tôn giáo hoặc phi tôn giáo. Sự chi phối

của Misericordia đối với hoạt động thương mại là rất lớn khi tầng lớp thương nhân

Bồ Đào Nha phải thường xuyên vay tiền để cung ứng cho các chuyến tàu đi biển,

mua một số lượng hạn chế các tài sản có giá trị và đầu tư vốn vào Macao. Thêm vào

đó, trách nhiệm tài chính của Misericordia còn được thể hiện thông qua việc ủy

nhiệm chuyển nhượng tài sản của người chết từ Trung Quốc về Bồ Đào Nha. Mặc dù

dịch vụ này chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ nhưng cũng gây tác động mạnh mẽ đến

Estado và Bồ Đào Nha do quá trình trung chuyển nguồn tư bản. Ngoài ra, khi một

thành viên người Bồ Đào Nha của Hội chết đi mà không để lại di chúc, tài sản của

ông sẽ được ủng hộ cho các hoạt động từ thiện của Misericordia.

Tuy nhiên, vì là một tổ chức tôn giáo nên chức năng chính của Misericordia là

giúp đỡ linh mục hòa nhập vào xã hội thuộc địa do khó khăn trong việc thông hiểu

114

Trong năm 1563, lực lượng của Dòng Tên tại Macao được tăng cường với các linh mục: Francisco Peres và

Manuel Teixeira, Belchior de Figueiredo, Joao Cabral và Baltasar da Costa.

Page 107: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

92

ngôn ngữ địa phương. Nhiều linh mục Dòng Tên đã tham gia vào cộng đồng thủy

thủ, thương nhân và viên chức để tăng cường khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó, thông

qua Misericórdia, giám mục Carneiro cũng góp phần quan trọng xây dựng hai bệnh

viện theo phong cách phương Tây đầu tiên ở châu Á mang tên St.Lazarus và

St.Raphael. Các bệnh nhân bị mắc bệnh phong hoặc các bệnh nhiệt đới khác đều

được điều trị tại đây. Thông qua hai bệnh viện này, giám mục Macao đã trở thành

người đầu tiên đặt nền móng cho việc giao lưu giữa phương thức chữa bệnh cổ

truyền của người Trung Quốc với y học phương Tây.

2.2.1.2. Quá trình thành lập và hoạt động của giáo phận Macao

Cùng với sự phát triển của hoạt động truyền giáo tại Nhật Bản và Trung Quốc,

vào năm 1576, Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585) ra sắc chỉ công nhận Macao

là giáo phận Thiên Chúa giáo (tương đương cấp bậc của Goa) với giám mục đầu

tiên là Carneiro. Theo sắc chỉ này, Macao nắm quyền quản lý mọi vấn đề liên

quan đến việc truyền giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và quần đảo Malay

(ngoại trừ Philippines).

Để tương xứng với địa vị của một giáo phận, giám mục Carneiro không ngừng củng

cố và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động truyền giáo tại Macao. Vào năm 1573,

một chỗ cư trú ổn định cho Dòng Tên được xây dựng trên ngọn đồi Santo Antonio, cùng

với việc đào giếng cung cấp nước uống nhờ sự hỗ trợ 100 tael của Baltasar de Lage.

Giữa năm 1573 và 1578, nhà ở của các linh mục được mở rộng thêm một số phòng dành

cho khách nghỉ ngơi trước khi đến Nhật Bản, Trung Quốc và Tonkin.

Trong lĩnh vực giáo dục, Dòng Tên thiết lập một trường học vào năm 1572 để

dạy tiếng Trung Quốc cho các cư dân Macao. Sau đó một vài năm, họ đưa tiếng

Latin vào trong chương trình giảng dạy. Số lượng học sinh tăng nhanh chóng, đến

năm 1592, đã có 200 sinh viên, bao gồm trẻ em cư trú ở Macao và cả trẻ em nô lệ

như là biểu hiện của sự hòa hợp xã hội và chủng tộc. Trong suốt nửa đầu năm 1592,

tại cuộc họp hàng phó tỉnh được tổ chức tại Nagasaki bởi Giám sát quan Alexander

Valignano, ý tưởng về việc xây dựng Đại học St.Paul để đào tạo sinh viên Dòng Tên

người Nhật Bản lần đầu tiên được đưa ra thảo luận. Điều này xuất phát từ tình hình

chính trị bất lợi tại Nhật Bản như quyết định trục xuất linh mục Bồ Đào Nha vào năm

1587, và 26 tín đồ đã bị đóng đinh tại Nagasaki vào năm 1597. Đây cũng là cơ hội để

đáp ứng nguyện vọng của cư dân Macao trong việc có nhiều trường học hơn cho trẻ

em địa phương và để đưa Macao thành trung tâm đào tạo linh mục cho khu vực từ

Nhật Bản đến Trung Quốc, Tonkin và các quốc gia khác. Trường Đại học St.Paul

(còn được biết đến với tên gọi College of Madre de Deus) với tư cách là đại học đầu

tiên tại Đông Á đã chính thức mở cửa vào năm 1594.

Page 108: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

93

Để kiện toàn công tác tổ chức truyền giáo, Giám sát quan Valignano đã thiết lập

hai cộng đồng Thiên Chúa giáo tách biệt nhau vào ngày ngày 21/10/1594: khu định

cư Đức mẹ Maria và Phó tỉnh Trung Quốc với 10 thành viên Dòng Tên; trường Đại

học St.Paul, phụ thuộc vào Tỉnh dòng Nhật Bản, với 19 linh mục Dòng Tên kể cả

Giám sát quan. Ở đây còn có thêm 8 hoặc 10 sinh viên từ Nhật Bản và những người

khác từ Ấn Độ, hiệu trưởng là linh mục Duarte de Sande. Tuy nhiên, không gian gần

gũi giữa hai tòa nhà đã khiến cho việc tiếp xúc dễ dàng và họ tự nguyện hợp nhất vào

tháng 9 năm 1597 khi linh mục Manuel Dias được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Theo

đó, Đại học St.Paul được nâng cấp trở thành trung tâm nghiên cứu cao cấp của Thần

học và Nghệ thuật. Năm 1728, Dòng Tên tiếp tục xây dựng trường dòng St.Joseph

nhằm đào tạo linh mục cho Trung Quốc và sinh viên địa phương, đánh dấu sự đóng

góp quan trọng của giáo dục tôn giáo vào sự phát triển tri thức trong xã hội châu Á.

Tuy tổ chức đã được kiện toàn nhưng phương diện quản lý của giáo phận vẫn có

không ít bất cập do việc bỏ trống chức vụ giám mục Macao trong 57 năm. Thực

trạng này xuất phát từ mâu thuẫn giữa Macao và giáo phận Manila của Tây Ban Nha

trong thời kỳ cầm quyền của vương triều Habsburg (1580-1640). Mãi đến năm 1692,

khi linh mục Joao de Casal trở thành giám mục Macao thì vị trí này mới được duy trì

ổn định. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của hai đại biện mới bao trùm Trung

Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, phần lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của giáo phận

Macao bị giảm xuống. Theo thống kê thì đến năm 1644, có khoảng 40.000 người

Thiên Chúa giáo ở Macao, hầu hết là người Trung Quốc với thể chế tôn giáo được tổ

chức khá rõ nét.

Trong bối cảnh đó, “Cuộc tranh luận lễ nghi Trung Quốc (Chinese Rites

Controversy)” đã làm thay đổi toàn bộ vị thế của Giáo hội Rome ở Macao và Trung

Quốc. Đây là cuộc tranh luận giữa Dòng Tên với các giáo đoàn Dominicains và

Franciscains về hệ thống lễ nghi trong thờ cúng tổ tiên, sự sùng kính đối với đức

Khổng Tử có nên được cho phép trong các Ky tô hữu người Trung Quốc hay không?

Cuối cùng, theo sắc chỉ năm 1704 và sắc lệnh Ex Illa die vào năm 1715 được ký bởi

Giáo hoàng Clemen XI, việc thực thi các lễ nghi vốn được Matteo Ricci và Dòng

Tên thực thi tại Trung Quốc bị cấm. Đến năm 1742, Giáo hoàng Benedict XIV áp đặt

lời tuyên thệ lên tất cả các linh mục Thiên Chúa giáo trên toàn Trung Quốc. Trong

lúc Giáo hội Rome ngày càng thắt chặt quy chế và tổ chức của các giáo đoàn thì

vương triều Thanh cũng bắt đầu thực thi chính sách cấm đạo. Vào năm 1762, theo

sắc lệnh từ triều đình, Dòng Tên bị cấm hoạt động tại Macao, Đại học St.Paul bị

đóng cửa. Thời đại vàng son của công cuộc truyền giáo của Dòng Tên tại Trung

Quốc đã qua. Vào năm 1834, các giáo đoàn Bồ Đào Nha bị cấm hoạt động kể cả ở

Page 109: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

94

thuộc địa, kết quả là Macao đã đánh mất hoàn toàn quyền kiểm soát của nó đối với

hội truyền giáo tại Trung Quốc.

Để kết luận về vai trò và đặc điểm của Macao, các nhà nghiên cứu có một nhận

xét xác đáng rằng: “Vượt lên khỏi phạm trù của một giáo phận Thiên Chúa giáo,

Macao được xem là biểu hiện điển hình của sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông

và phương Tây. Thứ nhất, Macao là địa điểm dừng chân của các nhà truyền giáo

trước khi xâm nhập Trung Quốc lục địa. Thứ hai, Macao vẫn còn lưu giữ những

thành tựu vượt bậc về kiến trúc cùng với các tòa nhà theo kiểu Baroque (nhà thờ

Dòng Tên Sao Paulo, nhà thờ St.Augustine, nhà thờ St.Dominic, trường cao đẳng

Dòng Tên và nhà thờ St.Joseph. Thứ 3, Macao là trung tâm xuất khẩu đến châu Âu

những mặt hàng đặc trưng phục vụ cho các nghi lễ Thiên Chúa giáo như lễ phục theo

phong cách Trung Hoa, những vật dụng bằng ngà voi….Cho đến thế kỷ XVIII, nhà

thờ lớn tại Mexico phải nhập khẩu các bức ngăn cỡ lớn từ Macao…Thứ tư, trong

một thời gian dài Macao đã đóng vai trò như cơ sở nghệ thuật của các giáo đoàn tại

Nhật Bản cùng với một ngôi trường đào tạo họa sĩ Thiên Chúa giáo người Nhật

Bản…” [50; 15].

Như vậy, từ đầu thế kỷ XVI, cùng với các thương thuyền Bồ Đào Nha, những

linh mục đầu tiên đã đến hoạt động tại Ấn Độ. Nửa thế kỷ sau đó, xã hội Trung Quốc

cũng được mở cửa thông qua sự nỗ lực của các linh mục Dòng Tên. Thế nhưng, nếu

quá trình truyền giáo tại Ấn Độ diễn ra sôi động với ba trung tâm chính: Goa,

Malabar và Fishery Coast thì hoạt động của các linh mục Dòng Tên tại Trung Quốc

lại đầy khó khăn và bất ổn.

2.2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc lục địa

2.2.2.1. Hoạt động của Dòng Tên từ 1579 đến 1594

Sau khi giáo phận Goa được thiết lập (1533), các giáo đoàn Bồ Đào Nha đã đến

Đông Nam Á và sau đó là Trung Quốc để thực hiện công cuộc truyền giáo. Đối diện

với một đất nước “vào đầu thế kỷ XVII có khoảng 200 đến 230 triệu dân, chiếm 1/3

tổng dân số thế giới, và lớn hơn số dân của tất cả các nước châu Âu cộng lại”

[77; 6] khiến các linh mục Dòng Tên không khỏi choáng ngợp.

Linh mục Dòng Tên Francis Xavier là người đầu tiên thể hiện mong muốn phát

triển cộng đồng Ky tô hữu tại Trung Quốc. Do không thể cập bến một cách chính

thức, Xavier thông qua thuyền của các tư thương ẩn lậu xâm nhập Trung Quốc từ

đảo Shangchuan (Đài Sơn, Giang Môn). Mệt mỏi sau chuyến hành trình vất vả,

Xavier qua đời vào ngày 3/12/1552, kết thúc sự nghiệp truyền giáo của mình ở

phương Đông. Tiếp nối con đường của Xavier, năm 1555, linh mục Melchior Nunes

Barreto (1520-1571) theo thuyền đến Quảng Châu và ở lại thành phố này trong 10

Page 110: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

95

tháng. Nhưng khi hội chợ thương mại định kỳ 6 tháng kết thúc, ông phải rời khỏi

Trung Quốc. Những thất bại ban đầu này đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy

Giáo hội Rome nỗ lực hơn nữa trong công cuộc truyền đạo tại quốc gia rộng lớn này.

Linh mục đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thay đổi bước ngoặt trong quá trình

truyền giáo của Dòng Tên là Alessandro Valignano (1539-1606). Dựa vào những

chuyến đi để tìm hiểu tình hình ở Đông Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc và

Nhật Bản, ông cho rằng các quan chức Trung Quốc có thể sẽ cho phép những người

đàn ông có giáo dục, am hiểu phong tục tập quán và ngôn ngữ bản địa xâm nhập sâu

hơn vào đế quốc của họ [49; 30]. Do đó, Valignano yêu cầu Tỉnh dòng Ấn Độ ở Goa

một nhân vật có đủ điều kiện để gửi đến Macao học tiếng Trung Quốc. Michele

Ruggieri (1543-1607) là người được chọn. Đến Trung Quốc, Ruggieri hoàn toàn đắm

mình trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của quốc gia này. Dòng Tên đã tạo

những điều kiện thuận lợi nhất cho nhiệm vụ của Ruggieri. Theo chỉ dẫn của

Valignano, Ruggieri phải học hỏi phương ngữ Nanjing (Nam Kinh) được sử dụng

bởi các văn nhân người Trung Quốc chứ không phải là tiếng Quảng Châu của phần

đông dân cư tại Macao và Quảng Đông.

Do có thể sử dụng phương ngữ, Ruggieri nhanh chóng thu hút sự chú ý của quan

lại địa phương và được cho phép ở lại Quảng Châu một cách chính thức trong gần ba

năm (1580-1582). Dựa vào những tri thức được lĩnh hội, ông tìm cách thiết lập mối

quan hệ thân thiết với giới chức địa phương như tổng đốc tỉnh Quảng Đông, một

quân sư và vài quan chức nhỏ khác. Chính điều này góp phần tạo ra thuận lợi nhất

định cho công việc của Ruggieri vì cư dân có thể tiếp xúc một cách thỏa mái với ông

mà không quá lo sợ về sự trừng phạt từ chính quyền.

Bằng cách nhận sự bảo vệ từ giới quan chức có quyền lực, Ruggieri đã định hình

chiến lược truyền giáo mới cho linh mục Dòng Tên tại Trung Quốc trong gần ba thế

kỷ. Mặc dù một số học giả cho rằng Matteo Ricci, bạn đồng hành đầu tiên của

Ruggieri là người đặt nền móng cho công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc, nhưng

vinh dự đó nên thuộc về Ruggieri. Điều này một phần xuất phát từ quan hệ ngoại

giao của ông tại Quảng Châu khi Dòng Tên không chỉ được cho phép định cư bên

trong đế quốc Minh triều từ năm 1582 mà còn được giao cho một đền thờ ở

Zhaoqing (Triệu Khánh), trung tâm tỉnh Quảng Đông.

Để hỗ trợ cho công việc của Ruggieri, Matteo Ricci115

(1552-1610) và Francesco

Pasio (1554-1612) đã được phái đến Trung Quốc. Hai linh mục lưu lại ở Triệu

Khánh trong 6 năm, tiếp tục công việc nghiên cứu và tìm cách để tuyên truyền tôn

115

Tên Trung Quốc của ông là Li Madou.

Page 111: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

96

giáo của họ có hiệu quả [49; 33]. “Matteo Ricci nhanh chóng nhận ra rằng kiến thức

khoa học và thậm chí là khả năng ghi nhớ bẩm sinh của ông gây ấn tượng mạnh mẽ,

thu hút sự chú ý của tầng lớp văn nhân Trung Quốc”. “Và mặc dù các nhà Sử học

hiện đại lưu ý rằng, Dòng Tên khá miễn cưỡng để giới thiệu về Galileo, Copernicus

và Kepler đối với người Trung Quốc, nhưng sự vận dụng phương pháp của Tycho116

về sự chuyển động một cách khôn ngoan theo chu kỳ của các hành tinh là yếu tố

quan trọng giúp Dòng Tên nhận được sự mến mộ của cư dân Trung Quốc” [71; 3].

Cùng với Ruggieri, Ricci bên cạnh việc thỏa mãn trí tò mò của các vị khách về hình

học Euclid, vị trí của Trung Quốc trên bản đồ thế giới, giải thích chức năng của hỗn

thiên nghi và lăng kính thủy tinh thì cũng cố gắng thu hút sự chú ý của họ vào bức

tranh sơn mài Chúa và Đức Mẹ đồng trinh. Vào cuối năm 1584, hai linh mục phiên

dịch hoàn chỉnh Paternoster (Bài kinh cầu Chúa), Ten Commandments (Mười điều

răn), Ave Maria (Kinh cầu nguyện Đức mẹ đồng trinh) để giúp nhân dân hiểu hơn về

Thiên chúa giáo [49; 34].

Từ Quảng Đông, theo lời mời của Wang Pan - quan kinh lý Quảng Đông và

Jiangxi (Giang Tây), Ruggieri đi cùng Almeida đến Peking (Bắc Kinh) vào tháng

11/1585. Mặc dù không đến được thủ đô nhưng họ đã qua thủ phủ tỉnh Giang Tây,

Nam Xương, đến Jingdezhen (Cảnh Đức Trấn) nơi “cung ứng gần như toàn bộ nhu

cầu đồ sứ cho Ấn Độ và châu Âu” [77; 51]. Vào năm 1587, họ cũng thực hiện các

chuyến thăm đến Quảng Châu và Huguang. Tận mắt chứng kiến sự rộng lớn của đất

nước Trung Quốc cũng như sự đông đúc của cư dân, các linh mục Dòng Tên hiểu

rằng trách nhiệm của họ sẽ nặng nề nhưng không kém phần vinh quang. Họ đang xây

dựng những nền tảng đầu tiên cho quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo tại một trong

những quốc gia rộng lớn nhất thế giới thời bấy giờ.

Việc mở rộng phạm vi truyền giáo khiến Dòng Tên tại Trung Quốc phải đối diện

với vấn đề thiếu linh mục ngày một trầm trọng. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung nguồn

nhân lực từ Goa117

thì việc đào tạo các Ky tô hữu người Trung Quốc được sinh ra ở

Macao hoặc có sự hỗn huyết với người Bồ Đào Nha bước đầu được quan tâm118

.

Như vậy, nếu tính từ năm 1513, khi người Bồ Đào Nha đầu tiên đến giao thương

tại các hải cảng ven biển Trung Quốc thì Dòng Tên đã phải mất gần một thế kỷ để có

116

Tên đầy đủ là Tycho Brahe (1546- 1601) - một nhà thiên văn học người Đan Mạch đã quan sát sự chuyển

động của các hành tinh trên cơ sở định luật Kepler. 117

Vào giữa những năm 1590, Giáo hội Rome cũng có những bổ sung cần thiết cho công cuộc truyền giáo tại

Trung Quốc với một giáo sĩ người Italia và 2 người Bồ Đào Nha: Lazzaro Cattaneo (1560-1640), João Soeiro

(1556-1607), và João da Rocha (1565-1623) [49; 40]. 118

Năm 1591, Duarte de Sande chuyển giao hai người Macao: Sebastião Fernandes (1562-1621) và Francisco

Martins (1545-1604) đến Shaozhou (Thiều Quan) để đào tạo trợ lý giám mục.

Page 112: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

97

thể xâm nhập xã hội Trung Quốc và truyền bá tôn giáo của mình. Điều này vừa cho

thấy sự khó khăn mà các linh mục Bồ Đào Nha phải vượt qua vừa chứng minh nỗ lực

không ngừng nghỉ của họ để mang Thiên Chúa giáo đến các vùng đất khác nhau

trong lãnh thổ Trung Quốc.

2.2.2.2. Mateo Ricci và sự thay đổi phương cách truyền giáo (cuối thế kỷ XVI - đầu

thế kỷ XVII)

Vào những năm cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Mateo Ricci trở thành “linh

hồn” của công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc. Với sự vắng mặt của Michele

Ruggieri và bề trên Duarte de Sande, Matteo Ricci được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo

để giải quyết các vấn đề của Dòng Tên. Nếu Michele Ruggieri mong muốn “trở

thành một người Trung Quốc thực thụ để thu phục Trung Quốc dưới đức tin của

Chúa” thì “Ricci không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ là người Trung Quốc” [65; 13].

Cách thức truyền giáo của Ricci và Dòng Tên khá linh hoạt và sáng tạo được thể

hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, ông chủ trường xây dựng hình tượng “văn nhân truyền giáo”. Đầu năm

1595, Ricci đã theo thuyền vượt qua Giang Tây và cư trú tại Nam Kinh. Trên hành

trình đi lên phía bắc, cùng với sự đề nghị của Qu Taisu (1549-1611), một văn nhân cấp

bậc thấp sau đó được cải đạo, Ricci rủ bỏ bộ trang phục của đạo Phật và chuyển sang

mặc thường phục như các quan lại [41; 43]. Với nhận thức rằng linh mục Dòng Tên sẽ

không bao giờ có thể tham gia các kỳ thi Nho học để nhận các tước hiệu như

shengyuan (tú tài), juren (cử nhân), hoặc jinshi (tiến sĩ) - yếu tố chìa khóa để xâm

nhập vào xã hội Trung Quốc, vì thế ông muốn người Trung Quốc nhìn nhận họ như

những người đàn ông có học thức. Sự di chuyển thường xuyên giúp Ricci thiết lập mối

quan hệ thân thiết với những giai tầng có nền tảng giáo dục trong xã hội Trung Quốc.

Thông qua các buổi nói chuyện về văn hóa, ngôn ngữ, đề tài tôn giáo được lồng ghép

một cách khéo léo. Ricci đã sử dụng Nho giáo như một công cụ hỗ trợ cho việc truyền

bá kinh Phúc âm thông qua việc xây dựng hình tượng “văn nhân truyền giáo”.

Thứ hai, thiết lập quan hệ với quan chức chính quyền, tạo ra chỗ dựa ổn định cho

công cuộc truyền giáo. Để thực hiện mục tiêu này, Ricci đã thực hiện hàng loạt

chuyến đi đến nhiều địa phương khác nhau mà trong đó quan trọng nhất là tìm cơ hội

diện kiến đại đế Vạn Lịch (1563-1620). Mặc dù thất bại trong chuyến đi đến Nam

Kinh nhưng tại Nam Xương, các quan chức chấp nhận lời đề nghị tạm trú và cho

phép Dòng Tên xây dựng một ngôi nhà phục vụ cho các hoạt động lễ nghi. Vào năm

1600, Matteo Ricci lại chuẩn bị cho chuyến đi đến Bắc Kinh. Sau khi bị giam giữ

một thời gian ngắn tại Tianjin (Thiên Tân), ông được sự giải cứu của hoàng đế Vạn

Page 113: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

98

Lịch với điều kiện để lại một chiếc đồng hồ và một số bức tranh sơn mài cỗ cho các

quan chức địa phương. Đây là biểu hiện cho thấy sự ủng hộ đầu tiên từ chính quyền

trung ương với các linh mục Dòng Tên. Cuối tháng 1/1601, Ricci đến kinh đô nhằm

hiện thực hóa mục tiêu đóng vai trò trung tâm trong chiến lược của ông. Nhìn thấy

những vật kỳ lạ mà Ricci và Pantoja mang theo làm quà cho Hoàng đế, phần lớn các

quan lại và văn nhân tại kinh đô không tránh khỏi tò mò, thích thú. Tin tức về hoạt

động của Ricci tại kinh đô đã mang đến cơ hội cho những nhà truyền giáo tại Nam

Kinh, Nam Xương, và Thiều Quan.

Thứ ba, sử dụng tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây để thu hút sự chú ý của

tầng lớp văn nhân và cư dân bản địa. Năm 1598, tầng lớp văn nhân từ nhiều khu vực

khác nhau như Giang Nam hay những vùng đất xung quanh Nam Kinh bị thu hút bởi

bản đồ, địa cầu, lăng kính, sách của người châu Âu, tranh sơn dầu của linh mục nên

thường xuyên tụ tập tại cơ sở của Dòng Tên để nghe Ricci nói chuyện. Kết thúc buổi

nói chuyện, Ricci hay kể một số câu chuyện về Thiên Chúa giáo. Thành công ban

đầu đó đã khiến Dòng Tên nhận ra giá trị của tri thức khoa học mà họ đang nắm giữ

và cố gắng thu hút tín đồ thông qua “cánh cửa Toán học”. Được sự giúp đỡ của

Cattaneo, Ricci tích cực lan truyền những thành tựu mới nhất của Toán học phương

Tây và xây dựng hình ảnh của một học giả Trung Quốc truyền thống. Bên cạnh đó,

để thu hút sự chú ý của tầng lớp văn nhân, Ricci đã dịch một loạt các cách ngôn từ

những nhà hiền triết phương Tây như Cicero và Seneca, xuất bản nó tại Trung Quốc

với tiêu đề Jiaoyun lun (Tình bằng hữu). Đó là cách thức cực kỳ hiệu quả tại Giang

Nam, nơi tập trung mật độ cao các quan chức, văn nhân và trí thức về hưu. Sự cải

đạo tầng lớp này là một phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của họ. Các linh mục

Dòng Tên ở Thiều Quan và Nam Xương cũng cố gắng để nhân rộng phương thức

này. Họ mặc trang phục như tầng lớp văn nhân và nghiên cứu về đạo Khổng với mục

tiêu xác lập ảnh hưởng trong xã hội Trung Hoa. Có lẽ nhờ vậy, năm 1603, 20 Ky tô

hữu đầu tiên ở Nam Xương được cải đạo (mặc dù linh mục João Soeiro sống ở đây

trong 6 năm nhưng không thể thu phục được bất kỳ tín đồ nào). Đến năm 1604, số

Ky tô hữu được cải đạo trong một năm đã tăng lên 300 [49; 47].

Thứ tư, tham gia vào công tác thiện nguyện, như giúp đỡ các Nho sinh tham gia

kỳ thi được định kỳ tổ chức ba năm một lần tại Bắc Kinh. Điều này góp phần cải

thiện cách nhìn thiếu thiện cảm của phần lớn cư dân Trung Quốc đối với linh mục

Thiên Chúa giáo. Nhiều quan lại mong muốn tìm đọc bản sao cuốn “Learning from

Heaven” của Ricci và rửa tội. Tuy vậy, số lượng các cuộc cải đạo ở kinh đô vẫn ít

hơn so với những thành phố khác. Một trong những thành công đầu tiên là sự hình

Page 114: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

99

thành Cộng đoàn hữu ái của những Ky tô hữu vào ngày 8/9/1609. Một năm sau, Hội

Đức mẹ đồng trinh (Shengmu hui) cũng được ra đời.

* Những quả ngọt trong hơn 20 năm lao động vất vả của linh mục Dòng Tên ở

Trung Quốc khá khiêm tốn. Bằng sự cố gắng của chính mình, Dòng Tên đã định cư ở

hai kinh đô cũng như hai thành phố cấp tỉnh. Quan trọng hơn, vào năm 1604, Hội

truyền giáo Trung Quốc được tách khỏi sự giám sát của Đại học Macao. Điều này có

nghĩa nhà thờ tại Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp bởi Tỉnh dòng Ấn Độ,

một bước đi nhằm đưa Trung Quốc thoát khỏi cái bóng của Nhật Bản và tạo điều

kiện để nó phát triển độc lập. Bên cạnh đó, Dòng Tên cũng giành được thiện cảm từ

giai cấp quý tộc và thiết lập quan hệ thân hữu cùng những quan chức cấp cao. Đến

năm 1605, họ cải đạo khoảng gần 1.000 người - một con số khiêm tốn nếu so với

Nhật Bản [49; 53] và thiết lập được khu định cư trong 4 thành phố và khiến cho

nhiều tầng lớp cư dân tò mò muốn tìm hiểu về Thiên Chúa giáo. So sánh với các địa

hạt truyền giáo khác thì quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc đòi hỏi

nhiều thời gian, tiền bạc, công sức và những tặng phẩm đắt tiền. Nhưng những gì họ

bỏ ra là không vô ích, nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của cộng đồng Thiên

Chúa giáo trong những năm tiếp sau.

2.2.2.3. Quá trình Dòng Tên mở rộng địa bàn truyền giáo và “vấn đề Nam Kinh”

Giống như nhiều văn nhân khác trong xã hội Trung Quốc cổ truyền, các quan

chức sau khi được thăng chức sẽ đến thủ đô làm việc còn gia đình của họ vẫn sinh

sống ở quê. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo và cũng là đặc điểm quan trọng trong

phong tục tập quán của người Trung Hoa, khi bố, mẹ qua đời, các quan chức được

trở về quê chịu tang trong ba năm. Đó cũng là cơ hội để các linh mục Dòng Tên có

thể đến nhiều địa bàn khác nhau trong lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn.

Cơ hội đầu tiên của Dòng Tên đến vào năm 1608 khi cha của Xu Guangqi qua

đời. Theo truyền thống, Paulo (tên Bồ Đào Nha của Xu Guangqi) trở về quê nhà

của ông ở Thượng Hải để chịu tang cha trong ba năm. Biết rằng Ricci không thể

rời thủ đô, Xu đã đề nghị Lazzaro Cattaneo cùng đi với ông. Mặc dù, trong

chuyến đi này, Dòng Tên chưa thể thiết lập được trụ sở truyền giáo mới ở Thượng

Hải nhưng họ cũng mở được một khu định cư tại Giang Nam - ngoại vi của Nam

Kinh. Phải cần đến ba năm, họ mới định cư tại Hàng Châu, một đô thị sầm uất

mất 4 ngày đi đường từ Thượng Hải. Sau khi trận dịch bệnh tràn vào Nam Kinh,

Cattaneo trở lại Hàng Châu cùng với những cộng sự vào năm 1612 để thiết lập

một cộng đồng giáo đoàn khiêm tốn.

Sau nhiều năm hoạt động tại Trung Quốc và gần như cống hiến cả đời cho công

cuộc truyền giáo, Matteo Ricci trút hơi thở cuối cùng vào tháng 5/1610. Ông được

Page 115: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

100

các học giả tôn xưng là “chiếc cầu nối giữa người Trung Quốc với văn hóa phương

Tây” và “mặc dù ông không phải là linh mục thành công trong công cuộc truyền giáo

nhưng những hoạt động mang tính chất thế tục và tâm linh của ông vẫn để lại ảnh

hưởng đậm nét tại Trung Quốc trong khoảng thời gian dài về sau” [75; 1-2]. Diego

de Pantoja và Sabatino de Ursis (1575-1620), cùng với sự giúp đỡ của một số quan

lại thân thiết xin phép Hoàng đế Vạn Lịch một địa điểm chôn chất thi hài linh mục

gần Bắc Kinh. Sự đồng ý của Đại đế minh chứng cho thiện ý từ phía người đứng đầu

chính quyền đối với sự phát triển của cộng đồng Thiên Chúa giáo. Viện dẫn lý do từ

quan điểm Nho giáo, các linh mục đề nghị chính quyền cho phép ở lại Bắc Kinh để

trông coi lăng mộ của Ricci.

Việc Ricci qua đời là một mất mát quá lớn đối với Dòng Tên tại Trung Quốc. Vì

thế, Tỉnh dòng quyết định gửi thêm 4 linh mục đến Trung Quốc vào năm 1613, nâng

tổng số linh mục người châu Âu lên con số 15. Ước tính số lượng Ky tô hữu người

Trung Quốc tăng dần từ 1.000 người (1606) đến 2.500 người (1610), và đến 5.000

người (1615).

Sau cái chết của Ricci, Longobardo trở thành người lãnh đạo của Dòng Tên tại

Trung Quốc. Ông cho phép Diego de Pantoja, Sabatino de Ursis ở lại Bắc Kinh và

tiếp tục công việc của người tiền nhiệm. Vấn đề quan trọng trong lúc này là mối quan

hệ với Macao - nguồn cung ứng tiền bạc và nhân lực quan trọng cho công cuộc

truyền đạo của Dòng Tên tại Trung Quốc đại lục. Longobardo cảm thấy rất khó xử

khi phải chỉ dẫn cho các môn sinh của mình, thận trọng và bí mật, tránh đi đến

Macao nếu có thể, tránh bình luận những vấn đề liên quan đến Macao một cách công

khai. Với mong muốn có được quyền quản lý một cách độc lập, tránh xa ảnh hưởng

của Macao, Dòng Tên tại Trung Quốc cố gắng xin ý kiến chỉ thị từ Rome nhằm tách

khỏi ảnh hưởng của Tỉnh dòng Nhật Bản nhưng thất bại. Trong bối cảnh đó, sự kiện

tướng quân Tokugawa Hidetada quyết định trục xuất đối với các linh mục Thiên

Chúa giáo khiến cho quá trình truyền giáo của Dòng Tên tại Trung Quốc có những

thay đổi đáng kể.

Mãi lo đối phó với các vấn đề trong nội bộ giáo đoàn, Dòng Tên dường như mất

cảnh giác trước cuộc tấn công được cầm đầu bởi Shen Que (1565 - 1624) - phó trưởng

bộ Lễ Nam Kinh. Rất nhiều giấy mực đã đề cập đến sự kiện “vấn đề Nam Kinh”119

119

Cáo buộc ban đầu chống lại Dòng Tên tại Nam Kinh là về những hành động không chính thống của họ như:

không tôn trọng hoặc tìm cách lật đổ thế giới quan của Nho giáo. Bằng việc xây dựng hình tượng văn nhân

người nước ngoài đang tìm hiểu về các chuẩn mực đạo đức tại Trung Quốc, linh mục Dòng Tên sử dụng các

biện pháp thế tục để phục vụ cho mục tiêu tôn giáo. Các linh mục Dòng Tên mong muốn chứng minh rằng nền

đạo đức của Thiên Chúa giáo chỉ có một sự khác biệt nho nhỏ so với tư tưởng của Nho giáo, đây là sự bôi nhọ

đối với lịch sử đầy hiển hách của Nho gia. Shen Que cho rằng việc tuyên truyền về thiên văn học của Dòng

Tên sẽ đe dọa đến sự tồn tại của các nghi lễ mang tính truyền thống của người Trung Quốc. Các linh mục

Page 116: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

101

(1616-1623) và tác động của sự kiện này đến hoạt động truyền giáo của Dòng Tên tại

Trung Quốc. Theo phán quyết, tất cả linh mục nước ngoài đều bị bắt giam. Vào ngày

24/9, 23 tín đồ Thiên Chúa giáo địa phương bị tống giam ở Nam Kinh, cùng với

Alfonso Vagnone, Álvaro Semedo (1585-1658), và hai trợ lý Dòng Tên người Trung

Quốc. Sắc chỉ đến từ Hoàng đế vào ngày 2/3/1617 quyết định rằng họ và những đồng

phạm: Sabatino de Ursis và Diego de Pantoja, phải bị xích trên xe bò và chuyển đến

Quảng Châu, trục xuất sang Macao trước khi trở về châu Âu. Toàn bộ các khu nhà ở

của Dòng Tên tại Bắc Kinh bị đóng cửa và tại Nam Kinh thì bị phá bỏ. Số tiền thu

được từ đó sẽ được sử dụng để sửa sang đền thờ của Khổng giáo và ngôi mộ của một

vị vua Brunei. Ngay khi nghe tin tức về 4 đồng nghiệp tại hai thủ đô, các linh mục

Dòng Tên ở tỉnh phải thu hẹp mọi hoạt động vào bên trong trụ sở tu viện. Tất cả hoạt

động truyền giáo gần như không được tiến hành công khai. Điều này dẫn đến hệ quả

các linh mục Dòng Tên bị tách khỏi cộng đồng Thiên Chúa giáo non trẻ của họ, và các

tín đồ luôn sống trong cảm giác lo sợ, chờ đợi sự trả thù từ phía chính quyền. Có thể

nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung

Quốc. Sự căng thẳng trong bối cảnh chính trị đã khiến nhiều linh mục Dòng Tên

không muốn đến Trung Quốc (kể cả từ Macao). Vì vậy, chiến lược của Dòng Tên lúc

này cũng thay đổi, họ sử dụng những trợ lý mục sư người Trung Quốc để đến truyền

đạo trong các nhóm cư dân khác nhau. Vào đầu năm 1618, João da Rocha đưa một số

linh mục và 2 trợ lý người Trung Quốc đến Giang Tây để thăm viếng và trấn an Ky tô

hữu, sau đó định cư ở Kiến Xương. Tương tự như vậy, Gaspar Ferreira, thực hiện cuộc

hành trình đến Nam Kinh. Một số linh mục Dòng Tên khác cũng rời Hàng Châu để

đến Sơn Tây, Huguang, và Quảng Đông.

2.2.2.4. Hội truyền giáo Trung Quốc trở thành Phó tỉnh dòng

Ba năm sau ngày phát sinh sự kiện Nam Kinh, giai đoạn khó khăn nhất đã qua.

Triều Minh lúc này đang khốn đốn trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của người

Mãn Châu vì thế một nhóm người châu Âu nhỏ bé không phải là vấn đề gì quá quan

trọng. Tương lai đầy lạc quan của hoạt động truyền giáo được mở ra bằng những sự

trở lại của Nicolas Trigault vào ngày 22/6/1619. Sự xuất hiện của ông đem lại sự

thay đổi mạnh mẽ cho công cuộc truyền giáo ở cả hình thức tổ chức, nguồn nhân lực

và hỗ trợ vật chất. May mắn cho Trigault, ông cập bến cùng với 7 linh mục mới120

,

tiền để khôi phục lại nơi cư trú, những món quà xa xỉ cho các quan lại đồng minh và

Dòng Tên thì hoạt động như các điệp viên cho người Bồ Đào Nha tại Macao với trụ sở được xây dựng khắp

nơi trong cả nước. 120

João Fróis (1591-1638), Rodrigo de Figueiredo (1594-1642), Simão da Cunha (1587-1660), Francisco

Furtado (1589-1653), Johann Adam Schall von Bell (1592-1666), Johann Terrenz Schreck (1576-1630), và

Giacomo Rho (1592-1638).

Page 117: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

102

Đại đế, một thư viện có giá trị của người châu Âu sẽ gây ấn tượng mạnh cho tầng lớp

văn nhân. Trigault cũng mang theo sắc lệnh từ người đứng đầu Giáo hội về việc phân

chia quyền quản lý giữa các giáo đoàn tại Đông Á. Từ năm 1619, giáo hội tại Trung

Quốc sẽ tách biệt với Nhật Bản với tư cách là Phó tỉnh dòng. Điều quan trọng là

nguồn tài chính phục vụ cho công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản vẫn

được phân phối cân bằng.

Việc phân cấp này đảm bảo cho hội truyền giáo Trung Quốc được tổ chức chặt

chẽ hơn và duy trì ổn định như vậy cho đến tận thế kỷ XVIII. Tổ chức mới sẽ có một

bề trên quản trị chung - Phó tỉnh dòng, người sẽ dựa vào một số cố vấn (thường

thường là 4 hoặc 5 linh mục Dòng Tên) để giải quyết các vấn đề, phân phối nguồn

cung ứng, tiền lương và thăm viếng các tín đồ thường xuyên để đảm bảo mỗi Ky tô

hữu đều nhận được sự quan tâm từ Giáo hội. Linh mục đầu tiên được bổ nhiệm vào

chức vụ này là João da Rocha, nhưng sau khi ông qua đời, thì một viên chức trẻ tuổi

hơn đã được bổ nhiệm - Manuel Dias.

Dựa trên 40 năm kinh nghiệm hoạt động tại Trung Quốc, các bề trên Dòng Tên hệ

thống hóa thành điều luật mới được ban bố vào năm 1621121

làm cơ sở cho công cuộc

truyền giáo tại Trung Quốc. Cùng với nguồn nhân lực mới, sự hỗ trợ kịp thời, các linh

mục Dòng Tên trở lại hoạt động chính thức vào năm 1623. Từ địa điểm trú ẩn tại

Hangzhou (Hàng Châu), họ quay về cộng đồng trước kia và thiết lập một số nhóm

mới. Một vài khu định cư mới cũng được thành lập trong khoảng thời gian này, tại

Kiến Xương tỉnh Giang Tây (1620), và tại Thượng Hải hai năm sau đó. Thông qua

nhiều mối quan hệ, Dòng Tên đã đến Gia Định và thiết lập một trụ sở cho việc đào tạo

các giáo sĩ mới đến tiếng Trung Quốc và Nho giáo trong suốt những năm 1620.

Bên ngoài vùng đất Giang Nam, Giulio Aleni (1582-1649) theo chân một văn

nhân cải đạo đến tỉnh Sơn Tây và thiết lập hội truyền giáo tại Giang Châu. Cộng

đồng Thiên Chúa giáo ở vùng đất phía Bắc này trở thành một trong những cộng đồng

lớn nhất của Phó tỉnh dòng sau khi Alfonso Vagnone trở lại với đế chế Minh vào

năm 1624. Rời khỏi miền Bắc Trung Quốc, Aleni dẫn đầu phái đoàn đến tỉnh Fujian

(Phúc Kiến) và lập thêm một khu định cư khác tại Fuzhou (Phúc Châu). Nicolas

Trigault thì đến Henan (Hà Nam) vào năm 1623 để xây dựng trụ sở mới tại Kaifeng

(Khai Phong). Chuyến đi của Trigaul đến thăm phần phía Tây xa xôi của Trung

Quốc đã đánh dấu nền tảng cho sự định cư của Dòng Tên ở thành phố này.

121

Bao gồm những nội dung sau: việc sử dụng thương mại để hỗ trợ cho truyền giáo, cách thích hợp để viết

theo phong cách người Trung Hoa, các linh mục nên để tóc của họ như thế nào?…Những vấn đề về sự phân

phối nhà ở và khẩu phần lương thực cho các giáo sĩ. Các linh mục cũng được khuyến khích nghiên cứu phong

tục địa phương để tránh mâu thuẫn không đáng có. Các trợ lý linh mục thì được hướng dẫn để duy trì mối

quan hệ tốt đẹp với tín đồ và đảm nhận việc dạy giáo lý cho tân tòng. Quy định này còn bắt buộc Dòng Tên

phải xây dựng một hệ thống giảng dạy tiếng Trung Quốc và truyền đạt nó cho các linh mục mới đến.

Page 118: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

103

Những năm 1620 đánh dấu sự bùng nổ số lượng sách xuất bản của Dòng Tên với

những linh mục nổi bật như: Giulio Aleni, Francisco Furtado, Manuel Dias, Alfonso

Vagnone và Niccolò Longobardo. Dòng Tên cũng sáng tác một số tác phẩm về giáo

lý công giáo và lòng sùng kính Chúa để đáp ứng yêu cầu của các tân tòng. Có lẽ

quan trọng nhất là Tianzhu shengjiao nianjing zongdu (Tập hợp những lời cầu

nguyện cho giáo thánh của đức Chúa trời, 1628), Dizui zhenggui (Những quy định

trong việc xưng tội, 1627) của Giulio Aleni. Thông qua những tác phẩm khác như

Misa jiyi của Aleni (Sự giải thích cho đại chúng, 1629), Alfonso Vagnone với

Shengren xingshi (Cuộc sống của các thánh, 1629), và Francesco Sambiasi với

Lingyan lishao (On the Soul, 1624) đã giúp để bổ khuyết những phần còn thiếu trong

nguồn tài liệu phục vụ cho hoạt động truyền giáo của các linh mục Dòng Tên tại

Trung Quốc. Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến hoạt động từ thiện mà linh

mục Dòng Tên tham gia. Đây là con đường giúp linh mục giành được cái nhìn thiện

cảm trong mọi tầng lớp cư dân Trung Quốc.

Đối với những linh mục Dòng Tên tại Trung Quốc, kết quả trong gần nửa thế kỷ

vừa qua là một bước tiến vượt bậc bởi hơn ai hết họ hiểu những khó khăn đã trải qua.

Thế nhưng, đối với Giáo hội Rome và Tổng giám mục Goa, đây là sự thất bại. Vì

thế, nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Rome, André Palmeiro (1569-1635), một bề trên

Dòng Tên cùng với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bồ Đào Nha và Ấn Độ đã

đến Bắc Trung Quốc để điều tra nguyên nhân vì sao kết quả thu được còn quá hạn

chế so với chi phí mà Giáo hội đã bỏ ra?

Sau khi viếng thăm các khu định cư tại Nanxiong (Nam Hùng, Thiều Quang,

Quảng Đông), Nam Xương, Jianchang (Kiến Xương, Hồ Lô Đảo, Liêu Ninh), Bắc

Kinh, và cuối cùng là Giang Nam, Palmeiro rút ra kết luận, trong gần 50 năm truyền

đạo, các linh mục cải đạo được không quá 6.000 người Trung Quốc. Ông cho rằng sự

bài ngoại tiềm ẩn là nguyên nhân chính tạo ra sự cách biệt giữa xã hội Trung Quốc

và những người châu Âu. Điều này cho thấy sự hiểu biết không tường tận của

Palmeiro về vấn đề Trung Quốc. Nếu họ bài ngoại thì vì sao vẫn có người Trung

Quốc theo Thiên Chúa giáo, vì sao nhà Minh vẫn cho phép họ ở lại truyền giáo?

Nguyên nhân chính của hạn chế này phải xuất phát từ tình hình chính trị không ổn

định, chiến tranh diễn ra đã khiến người dân nghi ngờ về tương lai do đó họ không

có nguyện vọng nghiên cứu và tìm hiểu về một tôn giáo mới. Kết thúc chuyến khảo

sát, Palmeiro tập trung các cố vấn của Hội đồng phó tỉnh đến Hàng Châu để thông

báo một số điểm sửa đổi so với điều luật 1621122

. Mặc dù điều luật mới này có nhiều

122

Ông cho rằng một điều không bao giờ nên làm là tìm cách che đậy sự độc đáo của Thiên Chúa giáo. Và

thông qua công cuộc truyền giáo, linh mục nên chỉ cho người dân thấy những sai sót trong đức tin hiện tại của

họ. Nghi ngờ về tín ngưỡng tổ tiên sẽ thúc đẩy quá trình truyền giáo được thuận lợi hơn. Palmeiro cũng cố

Page 119: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

104

điểm không phù hợp với tình hình tại Trung Quốc nhưng ít nhất nó cũng cho thấy vị

thế của Hội truyền giáo này trong hệ thống quản lý của Giáo hội Rome.

Trong hai năm tiếp theo, Dòng Tên tại Trung Quốc được cung cấp thêm một số

linh mục mới123

để nâng tổng số linh mục lên 26 (21 linh mục người châu Âu và 5

trợ lý người Trung Quốc). Đến năm 1631, hội truyền giáo đã có 11 nơi cư trú trong

8/15 tỉnh của toàn đế quốc: Bắc Kinh, Giang Châu (Sơn Tây), Tây An (Thiểm Tây),

Khai Phong (Hà Nam), Thượng Hải (Giang Nam), Gia Định (Giang Nam), Nam

Kinh, Hàng Châu (Chiết Giang), Nam Xương (Giang Tây), Kiến Xương (Giang

Tây), và Phúc Châu (Phúc Kiến). Các cuộc cải đạo cũng được tiến hành thường

xuyên hơn. Vào năm 1630, Gaspar Ferreira tuyên bố có 260 cuộc cải đạo ở Kiến

Xương, trong khi tại khu vực Thượng Hải, Pedro Ribeiro báo cáo có ít hơn 14. Năm

sau đó, tổng số cải đạo là 1.786 trường hợp. [49; 89]

2.2.2.5. Chiến tranh Minh - Mãn Châu và cơ hội truyền giáo của Dòng Tên vào giữa

thế kỷ XVII

Từ những năm 1630, tình hình chiến tranh giữa nhà Minh và người Mãn Châu

ngày càng gay cấn. Thật nghịch lý, khoảng thời gian đầy biến động này lại mang đến

nhiều cơ hội cho các linh mục Dòng Tên với trọng tâm hoạt động là vùng nông thôn

xung quanh các đô thị. Những ngôi làng gần Bắc Kinh được thăm viếng thường xuyên

bởi Niccolò Longobardo và Johann Adam Schall (1636-1638), thậm chí khi quân đội

Mãn Châu tấn công thành phố thì Alfonso Vagnone vẫn tiếp tục công việc tại Sơn

Tây. Ông rời khỏi Giang Tây hai lần mỗi năm và trong năm 1639 đã cải đạo được 388

người. Inácio Lobo (1603- sau 1638) thì tiếp cận các cư dân thuộc những quần đảo gần

duyên hải Phúc Kiến, cũng như khu vực duyên hải xung quanh Phúc Châu. Cả

Francesco Sambiasi và Manuel Dias (trẻ) liên tiếp thực hiện chuyến đi từ Nam Kinh

vòng qua Giang Nam, và đến thăm những thành phố đã có trụ sở của họ ở phía nam.

Một vành đai giáo xứ tại các làng được thiết lập. Đến năm 1637, ở vùng phụ cận

phía bắc tỉnh Phúc Kiến, nỗ lực của Giulio Aleni tại Quanzhou (Tuyền Châu) cũng

được đền đáp. Ở tỉnh Sơn Tây, Alfonso Vagnone và Étienne Faber (1597-1657)

thường xuyên viếng thăm 20 nhà thờ trong 8 thành phố, một vài thị xã và vùng thôn

quê. Các linh mục Dòng Tên bước đầu thành công trong việc xây dựng các biểu

gắng để giải quyết bất đồng giữa những linh mục bề trên Dòng Tên trong việc chuyển ngữ những khái niệm

Thiên Chúa giáo từ ngôn ngữ Latin sang ngôn ngữ Trung Quốc. Những tranh cãi này đã khiến nội bộ Dòng

Tên bị xáo trộn và gây không ít tác hại đối với công cuộc truyền đạo. Để kết thúc vấn đề, linh mục Palmeiro

cho phép mở rộng quyền lực của Phó tỉnh trong việc kiểm duyệt và xuất bản sách mà không cần sự can thiệp

từ bên ngoài. 123

Étienne Faber (1597 - 1657), Tranquillo Grassetti (1588 - 1647), Michel Trigault (1602 - 1667), Pietro Canevari

(1596 - 1675), và Inácio da Costa (1603 - 1666)

Page 120: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

105

tượng tôn giáo vừa gần gũi, vừa đáng kính và nhận được niềm tin của mọi tầng lớp

cư dân. Bằng nhiều cách thức khác nhau, họ đề cao các biểu tượng thần bí của đạo

Thiên Chúa và điều này gây ấn tượng mạnh mẽ đối với phần lớn cư dân tại vùng

nông thôn - nơi mà đạo thờ thần vẫn còn khá đậm nét.

Tuy nhiên, việc mở rộng của hội truyền giáo ở khu vực nông thôn cũng khiến Phó

tỉnh gặp khó khăn khi cân đối nguồn nhân lực hạn chế trên phạm vi quá rộng lớn.

Những nghi lễ trong các buổi rửa tội và việc thường xuyên thăm viếng tín đồ mới cải

đạo đè nặng lên đôi vai của các linh mục. Vào năm 1635, Francisco Furtado, một

linh mục người Bồ Đào Nha từ đảo Terceira thuộc quần đảo Azores, trở thành Phó

tỉnh dòng và tiến hành một số cải cách. Trọng điểm hoạt động dưới thời cầm quyền

của ông là những vùng đất có hệ thống giao thông thuận tiện, dễ dàng liên lạc với các

khu định cư hiện tại của Dòng. Năm 1637, Furtado gửi Inácio da Costa đến Phúc

Châu (Phúc Kiến) - một thành phố với cộng đồng Thiên Chúa giáo lớn trong phạm vi

quản lý của Alfonso Vagnone. Niccolò Longobardo thì được Phó tỉnh dòng ủy thác

đến và mở khu định cư tại tỉnh Sơn Đông. Sau hai chuyến thử nghiệm vào 1637 và

1638, một linh mục Dòng Tên lúc này đã 73 tuổi quyết định sinh sống tại Jinan (Tế

Nam) vào năm 1640. Furtado cũng đề cử António de Gouvea đến sông Yangzi

(Dương Tử) vào năm 1637 để tái thiết hội truyền giáo ở tỉnh Huguang (hiện nay là

tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam) - nơi đã bị bỏ rơi trong giai đoạn trước. Cùng với sự giúp

đỡ của một số gia đình quý tộc tại Bắc Kinh, Gouvea mua một ngôi nhà ở Wuchang

(Vũ Xương) vào năm sau đó để làm nơi tạm trú. Có lẽ chuyến thám hiểm mạo hiểm

nhất cần phải nói đến là của Lodovico Buglio (1606-1682) vào mùa thu năm 1640 để

mở hội truyền giáo tại Chengdu (Thành Đô) thuộc tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên).

Như vậy, mặc dù khó khăn vẫn tồn tại (nhất là tình hình tài chính) nhưng đến

giữa thế kỷ XVII, Dòng Tên đã mở rộng phạm vi truyền đạo của mình đến nhiều khu

vực có tầm quan trọng huyết mạch của Trung Quốc thời điểm đó.

2.2.2.6. Sự cạnh tranh từ các giáo đoàn thuộc quyền quản lý của Tây Ban Nha và Pháp

Bước vào nửa đầu thế kỷ XVII, Dòng Tên đối diện với một rắc rối mới, đó là sự

xuất hiện của giáo đoàn Franciscains và Dominicains từ Manila xâm nhập bờ biển

tỉnh Phúc Kiến. Theo quan điểm của Dòng Tên, những Khất sĩ (Mendicant124

) có thể

phá hoại sự nghiệp họ đang xây dựng tại Trung Quốc do việc thiếu hiểu biết về văn

hóa bản địa. Thế nhưng, dưới góc độ của dòng Franciscains và Dominicains, việc họ

124

Là những giáo đoàn sinh sống bằng các hoạt động từ thiện. Về nguyên tắc những giáo đoàn này không có

tài sản riêng hoặc chung. Theo đó, họ đang thực hiện sứ mệnh truyền giáo bằng cách sống giản dị và sử dụng

toàn bộ thời gian vào những công việc mang tính chất tôn giáo. Dòng Dominicains và Franciscains cũng thuộc

vào nhóm này.

Page 121: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

106

đến Trung Quốc không phải để tranh giành quyền lực chính trị mà chỉ đơn giản là

thực hiện nghĩa vụ của mình, mang đức tin Thiên Chúa giáo đến cho mọi người.

Giữa năm 1631-1634, một vài linh mục dòng Dominicains và Franciscains đến

Phúc Châu và yêu cầu Giulio Aleni bố trí cho họ truyền giáo ở tỉnh Phúc Kiến. Khi

Aleni từ chối, các linh mục Dominicains liên kết với một nhóm nhỏ các văn nhân

được Dòng Tên cải đạo trước đó để định cư tại Phúc An và thiết lập cơ sở truyền

giáo đầu tiên của mình. Thế nhưng cộng đồng này vấp phải sự phản đối quyết liệt

của phần lớn cư dân sau sáu năm tồn tại do những hành động đi ngược với lễ giáo

truyền thống của linh mục dòng Dominicains.

Chưa kịp phản ứng với dòng Khất sĩ Tây Ban Nha, thì sự xuất hiện của dòng

Franciscains một lần nữa khiến Dòng Tên càng thêm lo lắng. Vào mùa hè năm 1637,

hai linh mục dòng Franciscains từ Manila đã đến Bắc Kinh và liên lạc với Johann

Adam Schall, Francisco Furtado để nhờ giúp đỡ [49; 104]. Không thể làm ngơ trước

cố gắng không ngừng của các đồng nghiệp, Phó tỉnh dòng cho phép dòng

Franciscains được mở một nhà thờ tại Phúc Kiến với lời nhắc nhở nghiêm khắc về

việc kiểm soát các hành vi của họ. Tức giận vì bị coi thường, sau khi trở về Manila,

dòng Khất sĩ phát động cuộc đấu tranh “Những nghi lễ của người Trung Quốc”

(Chinese Rites125

) nhằm chống lại Dòng Tên trên phạm vi toàn thế giới. Với việc

chuyển giao vấn đề nảy sinh ở châu Á đến giải quyết tại châu Âu, dòng Khất sĩ đã

tạo ra một cơ hội lớn để Giáo hội Rome xem xét lại vị thế của Dòng Tên do tốc độ

phát triển và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của giáo đoàn này tại châu Á và châu Âu.

Những báo cáo về các tai tiếng mà Dòng Tên gây ra tại Trung Quốc là bằng chứng

quan trọng để Giáo hội tìm cách trấn áp thế lực tôn giáo hùng mạnh này.

Vấn đề Dòng Tên còn liên quan đến sự thay đổi trong thế lực chính trị của châu

Âu thời kỳ bấy giờ. Sau cuộc chiến tranh ba mươi năm, nước Pháp cho rằng vị trí

của họ là trung tâm văn hóa của toàn châu Âu. Quyền lực của bộ đôi trên bán đảo

Iberia đã suy yếu. Rất nhiều giáo đoàn trong Giáo hội Rome gắn liền với uy tín và sự

hỗ trợ từ Pháp. Và Giáo hoàng cũng không ngừng xem xét lại quyền bảo trợ của

chính quyền Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong giai đoạn này.

Từ quan điểm của Dòng Tên, họ cho rằng Mendicant đưa ra những kết luận vội

vã khi chưa hiểu biết gì về nền tảng đời sống tinh thần của người Trung Quốc. Theo

Ricci, tư tưởng Khổng giáo nếu bỏ qua lớp phủ siêu hình là một học thuyết vô thần,

có những điểm phù hợp với giáo lý Thiên Chúa giáo. Khác với dòng Khất sĩ, các linh

mục Dòng Tên dành ra khoảng thời gian khá dài để nghiên cứu về Nho giáo trước

125

Được gây ra bởi các linh mục dòng Phan Sinh và Đa Minh về việc Dòng Tên cho phép Ky tô hữu tại Trung

Quốc được thờ ông bà, tổ tiên.

Page 122: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

107

khi áp dụng phương thức truyền giáo mới. Vì thế, họ không cảm thấy e ngại nào khi

bước vào đền thờ Khổng tử bởi vì họ xem đây là biểu hiện sự trân trọng một bậc thầy

trí thức. Đó là lý do tại sao, Francisco Furtado phải nhanh chóng trục xuất các giáo sĩ

Khất thực khi họ rao giảng trên đường phố Bắc Kinh rằng nhà vua đã sai và Khổng

Tử thì nên ở dưới địa ngục.

Điều thứ hai mà các linh mục Dòng Tên nhận thấy thông qua cuộc tranh cãi này

là vấn đề thờ cúng tổ tiên. Dưới lăng kính của mình, họ nhận thức được tầm quan

trọng của cái chết trong nền văn hóa Trung Quốc và do đó các Ky tô hữu nên nhìn

nhận nó với thái độ đúng. Việc để bài vị trên bàn thờ Chúa đơn giản là thể hiện sự

kính trọng đối với tổ tiên. Việc bắt buộc các Ky tô hữu đoạn tuyệt với các phong tục

của tổ tiên họ là con đường sai lầm.

Việc tranh cãi tại châu Âu không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các linh

mục Dòng Tên tại Trung Quốc. Cuộc chiến tranh giữa nhà Minh và Mãn Châu đang

bước vào giai đoạn khốc liệt với sự tàn phá và hủy diệt rất lớn. Ở tỉnh Thiểm Tây và

Sơn Tây phía Tây Bắc Trung Quốc, các cuộc nổi loạn của nông dân nổ ra do nạn đói

và việc thiếu kiểm soát từ trung ương. Nhiều linh mục tận dụng bối cảnh đầy ám ảnh

ấy để tuyên truyền về sự bảo vệ của thần thánh và sự cứu rỗi của linh hồn. Như một

lẽ tự nhiên, khi càng tuyệt vọng, con người càng nghĩ nhiều và mong chờ sự bảo vệ

từ các lực lượng siêu nhiên.

Tuy nhiên, do tình trạng chiến tranh nên Phó tỉnh buộc phải chia tách ra thành các

khu vực để đảm bảo mạng lưới được thông suốt. Do đó, Francisco Furtado trở thành

phó tỉnh ở miền Bắc Trung Quốc và Giulio Aleni ở Phúc Kiến sẽ là phó tỉnh ở miền

Nam Trung Quốc. Trong giai đoạn này, một số linh mục Dòng Tên cũng bị giết chết

bởi quân đội Mãn Châu trong các chiến dịch truy quét như: Michael Walta (1644),

Tranquillo Grassetti và José de Almeida (1647) cùng phụ tá người Trung Quốc…

2.2.2.7. Hoạt động của Dòng Tên trong thời gian trị vì của nhà Thanh

Đây là khoảng thời gian hoạt động đầy thăng trầm, nhiều xúc cảm của các linh

mụ Dòng Tên tại Trung Quốc được chia ra nhiều giai đoạn nhỏ:

Thành công đầu tiên của Dòng Tên trong khoảng thời gian đầu tiên trị vì của nhà

Thanh được đánh dấu bằng sự kiện linh mục Johann Adam Schall được hoàng đế

Thuận Trị bổ nhiệm làm giám sát quan tại Cục thiên văn Hoàng gia vào năm 1645.

Đây là sự thừa nhận thính thức của Hoàng đế đối với việc truyền bá Thiên Chúa

giáo. Mặc dù tồn tại không ít khó khăn nhưng đến năm 1650-1663, số lượng tín đồ

tăng lên nhanh chóng xung quanh các làng trồng bông, dệt vải gần Thượng Hải. Vào

năm 1647, chỉ một năm sau khi quân đội nhà Thanh giành quyền quản lý khu vực,

Page 123: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

108

Francesco Brancati cải đạo thành công 1.162 trường hợp. Với tốc độ cải đạo nhanh

chóng, Brancati cùng đồng sự của mình góp phần tạo ra hệ thống giáo xứ với người

đứng đầu là ahuizhang [49; 115]. Các linh mục Dòng Tên tại Phúc Kiến cũng thu

được những thành tựu nổi bật trong giai đoạn này. Nếu Giulio Aleni và António de

Gouvea hoạt động truyền giáo dọc theo miền duyên hải thì Simão da Cunha đưa tôn

giáo này đến tận vùng núi xa xôi với mạng lưới các điểm chiến lược tại Duyên Bình,

Kiến Ninh, Thiệu Vũ và Định Châu. Để tăng cường sự hiện diện tại Giang Nam,

Dòng Tên thiết lập trụ sở tại Dương Châu, Trường Thục, Hoài An, Tùng Giang và

mở rộng ảnh hưởng đến Hà Nam.

Trong một nỗ lực để tái thiết lập sự hiện diện tại tỉnh Giang Tây sau khi khu định

cư Nam Xương bị phá hủy, Jacques le Faure nhận được sự cho phép của chính quyền

đến định cư tại Cám Châu. Đây là sự lựa chọn vô cùng thông minh vì Cám Châu

không chỉ tọa lạc trên tuyến Bắc Nam từ Quảng Đông đến Giang Nam, mà còn nằm

cạnh các dòng sông chảy về phía Đông đến Giang Tây cũng như Phúc Kiến. Từ đây,

những nhà truyền giáo có thể đến Quảng Châu, Macao và phía nam đến Cám Châu,

Thiệu Vũ, hoặc Duyên Bình. Đến năm 1661, hoạt động truyền giáo có thêm nhiều

khởi sắc khi Inácio da Costa khôi phục trụ sở ở Nam Xương và giúp đỡ Prospero

Intorcetta (1625-1696) thiết lập khu định cư tại Kiến Xương.

Đến năm 1663, hoạt động truyền giáo của dòng Tên dưới thời kỳ trị vì của nhà

Thanh đã khá ổn định. Nếu 1631, họ chỉ có 11 căn nhà thì đến 1663 họ đã xây dựng

được 20 khu định cư trải rộng trên 10 tỉnh. Hơn nữa, Phó tỉnh nắm quyền quản lý 11

nhà thờ ở các thành phố khác nhau [49; 124]. Trong ước tính từ năm 1663, Dòng Tên

thực hiện các lễ bí tích cho trên 105.000 tín đồ mỗi năm. Bắc Kinh thì có 3 khu định

cư với 13.000 tín đồ, tỉnh Thiểm Tây là 2 khu định cư với 24.000 tín đồ, và vùng

Giang Nam thì 10 khu với 51.000 tín đồ. Nhưng gánh nặng nhất là tại Thượng Hải,

chỉ có 1 linh mục với 1 trợ lý phải quản lý hơn 40.000 Ky tô hữu. Sự mất mát đáng

kể duy nhất của Dòng Tên là ở thung lũng sông Hoàng Hà tại Sơn Tây và Hải Nam.

Trong khu vực Giang Châu - Phúc Châu, chiến tranh, nạn đói và các cuộc nổi dậy đã

giảm số lượng Ky tô hữu từ 8.000 vào thời điểm Alfonso Vagnone qua đời năm 1640

đến 3.300 vào đầu những năm 1660, trong khi cộng đồng tại Khai Phong thì bị phá

hủy hoàn toàn.

Giai đoạn thứ hai được mở ra bằng sự kiện đầy bi kịch vào năm 1665126

. Những

126

Vào mùa xuân năm 1664, tất cả các linh mục Dòng Tên tại Bắc Kinh bị bắt và bị giải đi trên các xe bò với

xích sắt vòng quanh người. Năm 1665, tất cả các linh mục được triệu tập đến Bộ Lễ để nghe phán quyết:

Johann Adam Schall bị xử tử, các linh mục khác bị trục xuất đến Mãn Châu. Bộ Lễ ra lệnh đóng cửa tất cả các

nhà thờ, tranh ảnh và sách giáo lý bị thiêu hủy.

Page 124: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

109

phán quyết ban đầu dành cho linh mục vô cùng nghiêm khắc với bản án tử hình, tuy

nhiên, sau rất nhiều cân nhắc, phần lớn linh mục được chuyển đến Quảng Châu và

chịu 7 năm quản thúc tại gia. Cuối cùng khi hoàng đế Khang Hy đăng quang, bản án

được hủy bỏ. Sự kiện đánh dấu việc Dòng Tên trở lại vũ đài chính trị là vào năm

1668, Ferdinand Verbiest trở thành quản lý Cục thiên văn Hoàng gia.

Sự vắng mặt trong nhiều năm của các linh mục Dòng Tên đem đến những thay

đổi trong các cộng đồng Thiên Chúa giáo. Vai trò của linh mục Dòng Tên người

nước ngoài bị giảm sút thay vào đó là các Ky tô hữu người Trung Quốc với tư cách

là thầy dạy giáo lý. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi về bản chất trong

mối quan hệ giữa các linh mục và giáo dân. Không giống như những hoàng đế trước

kia, Khang Hy là người có đầu óc cởi mở và ưa khám phá. Vì thế, tri thức khoa học

của các linh mục Dòng Tên đã thu hút sự chú ý đặc biệt của ông. Theo thống kê vào

năm 1675, không nhiều hơn 17 linh mục châu Âu và 3 trợ lý người Trung Quốc phải

chăm sóc cho 110.000 giáo dân (chỉ một phần nhỏ trong số đó sống gần Bắc Kinh).

Theo ước tính, số giáo dân tăng gần gấp đôi kích cỡ trong 30 năm từ 105.000 (1663)

đến xấp xỉ 200.000 vào năm 1695. Trong khi đó số lượng linh mục thì tăng giảm bấp

bênh tùy thời điểm. Như một biện pháp tạm thời, Phó tỉnh đề nghị mượn các linh

mục của Tỉnh dòng Nhật Bản và tấn phong một số linh mục người Trung Quốc127

.

Các linh mục Dòng Tên Trung Quốc cũng có nhiều động thái để mở rộng sự hiểu

biết của châu Âu về hoạt động truyền đạo của họ tại Trung Quốc thông qua việc xuất

bản nhiều cuốn sách khác nhau. Thế nhưng vấn đề là họ sinh sống ở Trung Quốc trong

khoảng thời gian quá dài vì thế trở nên lạc hậu trước những biến động của tình hình

chính trị châu Âu. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh từ

1640-1668 và đang đánh mất dần hệ thống nhượng địa mang tính chất độc quyền của

họ. Tình hình càng tồi tệ hơn khi chính sách mạnh mẽ của Tây Ban Nha ở Rome cũng

gây không ít quan ngại đối với người Bồ Đào Nha. Quyền lực của Pháp trỗi dậy khiến

Rome có nhiều lựa chọn hơn. Vì thế, Dòng Tên tại Trung Quốc đôi khi phải nhún

nhường trong mối quan hệ với các giáo đoàn khác. Như năm 1671, họ nhượng cho

dòng Khất sĩ một cộng đồng Thiên Chúa giáo không còn linh mục ở tỉnh Phúc Kiến.

Các linh mục cũng làm việc một cách tương đối hài hòa với dòng Dominicains tại Tế

Nam ở tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Dòng Tên Pháp tại triều đình nhà

127

Ba linh mục Trung Quốc đầu tiên được đề cập đến là: Simão Xavier da Cunha Wu Yushan (1632-1718), Bras

Verbiest Liu Yunde (1628-1707), và Paulo Banhes Wan Qiyuan (1631-1700). Họ được thụ phong linh mục bởi

Phó tỉnh vào ngày 1/8/1688. Tuy nhiên, phải gần 40 năm sau sự kiện này, linh mục người Trung Quốc mới trở

thành một phần không thể thiếu của Dòng Tên tại Trung Quốc.

Page 125: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

110

Thanh vào năm 1687 mới là mối đe dọa thật sự. Theo sắc chỉ của vua Louis XIV, năm

tu sĩ Dòng Tên (“Mathématiciens du Roy”) được đưa đến Trung Quốc với nhiệm vụ

thiết lập trụ sở truyền giáo của Pháp tại Bắc Kinh. Mâu thuẫn là ở chỗ, mặc dù họ là

thành viên của Dòng Tên nhưng được gửi đến Trung Quốc với tư cách là sứ giả của

Hoàng gia Pháp. Họ không tuân theo quy trình truyền thống là từ Lisbon - Goa -

Macao trước khi được giới thiệu với Phó tỉnh để tham gia hoạt động tại Trung Quốc.

Các linh mục này không quan tâm đến trách nhiệm phải thực hiện với dòng tu và

không chịu tuân theo bất kỳ bề trên nào không phải người Pháp. Trong dự định, Phó

tỉnh mong muốn gửi những linh mục khó chịu này đến các vùng truyền giáo dễ bị tổn

thương nhất như Hán Trung hoặc Tây An ở tỉnh Thiểm Tây; hoặc đến Hàng Châu -

nơi mà bản thân Phó tỉnh đang cần sự giúp đỡ. Ông cũng đề nghị gửi một giáo sĩ đến

Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, nơi Jean Valat ốm yếu cần người quản lý cộng đồng Ky

tô hữu tại địa phương. Nhưng các giáo sĩ Dòng Tên Pháp không có ý nghĩ sẽ rời khỏi

Bắc Kinh để đến các tỉnh. Dòng Tên Pháp cũng dần dần lộ rõ ý định không phục tùng

chỉ thị của bề trên Dòng Tên tại Trung Quốc. Sự hiện diện của họ tại thủ đô khiến sự

chia rẽ trong nội bộ Dòng Tên ngày càng trầm trọng.

Trong bối cảnh nhiều thử thách như vậy, giai đoạn truyền giáo thứ ba được mở ra

với hai sắc chỉ được ban hành bởi vua Khanh Hy vào ngày 17 và 19/3/1692 với tên

gọi “Sắc lệnh của lòng khoan dung”128

. Đối với Macao, sắc lệnh này giống như

nguồn năng lượng mới giúp các linh mục khôi phục lại hoạt động truyền giáo sau

thời kỳ đóng băng. Tận dụng thời cơ thuận lợi này, Phó tỉnh gửi linh mục đến Giang

Nam và thung lũng Dương Tử, dọc theo trục bắc nam từ Quảng Châu đến Bắc Kinh,

những vùng xung quanh thủ đô, cũng như một số địa điểm mà trước đây Dòng Tên

chưa từng tiếp xúc như: khu vực nông thôn phía bắc Zhili, phía Bắc tỉnh Sơn Tây, và

thành phố Trường Sa, Tương Dương của tỉnh Huguang (Hồ Bắc và Hồ Nam). Những

cộng đồng Thiên chúa giáo tồn tại trước đây được mở rộng tiêu biểu là vùng Giang

Nam. Ở Trường Thục, Simão Rodrigues cùng các đồng sự đến tận khu vực nông

thôn để truyền đạo và quản lý 3 nhà thờ trong thành phố, một nhà thờ tại Tô Châu và

trên đảo Sùng Minh, 48 nhà nguyện nằm rải rác trên toàn lãnh thổ. Năm 1692, đã có

967 cuộc rửa tội trong cộng đồng này và nhà thờ mới cũng được xây dựng. Tương tự,

ở tỉnh Giang Tây, cùng với Juan Antonio de Arnedo (1660-1715) 500 người đã cải

đạo tại Nam Xương vào năm 1692, và François Noël tiếp tục nỗ lực để rửa tội cho

1.280 người tại thành phố này vào cuối năm 1696. [49; 171]

128

Hoàng đế cho phép họ thực hiện lễ nghi tôn giáo trong nhà thờ của chính họ. Ông cũng ca ngợi những đóng

góp của linh mục Dòng Tên cho sự phát triển một số lĩnh vực khoa học của nhà nước.

Page 126: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

111

Đến đầu thế kỷ XVIII, Phó tỉnh mở rộng đến mức độ lớn nhất. Giữa 1699 và

1702, số lượng linh mục phát triển từ 34 linh mục và 3 thầy dòng đến 36 linh mục và

6 trợ giảng (bao gồm cả người Trung Quốc và người châu Âu). Đến 1703, phó tỉnh

kiểm soát 266 nhà thờ, 14 nhà nguyện, và 290 nhà thờ nhỏ. Mỗi một khu định cư sẽ

có một tòa nhà cùng với những khu nhà ở và một nơi hành lễ theo cấu trúc được quy

định bởi Phó tỉnh [49; 176]. Số lượng tín đồ cũng tăng lên trên 196.000 người, trung

bình 14.600 tín đồ chịu phép rửa tội mỗi năm. Địa bàn truyền giáo lan đến các tỉnh

xa xôi của đế chế Thanh như Tứ Xuyên, Vân Nam, và Quý Châu. Tuy nhiên, điều

kiện sinh sống của các linh mục, quy mô và kích thước của mỗi cộng đồng là không

giống nhau129

. Mặc dù có sự khác biệt này nhưng không vì thế mà nhiệt thành của

các linh mục bị giảm sút. Tình hình tài chính của giáo đoàn tuy không quá hoàn hảo

nhưng cũng có bước khởi sắc dựa vào việc đầu tư nhà, đất. Bên cạnh đó là khả năng

quản lý tài chính linh hoạt của Tomé Pereira giúp cân bằng khả năng thu chi. Phó

tỉnh cũng tích lũy được một lượng tiền mặt dựa vào sự đóng góp của các nhà hảo tâm

từ Macao… Tuy nhiên, các linh mục vẫn đẩy mạnh các hoạt động xin hỗ trợ từ bên

ngoài châu Âu.

Đến đầu thế kỷ XVIII, Trung Quốc không còn là địa bàn truyền giáo độc quyền

của các linh mục Dòng Tên. Vào năm 1701, bề trên của phó tỉnh ước tính có khoảng

65 người châu Âu ở Trung Quốc nhưng không phải là linh mục Dòng Tên. Phần lớn

trong số họ là Đại diện Tông tòa và trợ lý. Theo các tàu thương mại của người châu

Âu, họ đến duyên hải Phúc Kiến và Quảng Đông để truyền giáo trong cộng đồng

người Trung Quốc ở đây. Tính đến năm 1701, đã có 6 khu định cư của dòng

Franciscains, ba khu nhà của dòng Augustinian và 3 nhà thờ của các giáo sĩ người

Pháp Missions Étrangères ở tỉnh Quảng Đông. Ở Phúc Kiến, những linh mục

Propaganda làm việc với tu sĩ dòng Dominicains, dòng Franciscains, và Đại diện

Tông tòa trong 11 khu định cư. Mức độ tập trung cao của các giáo sĩ tại khu vực này

đã khiến linh mục Franciscains quyết định chuyển đến và thiết lập 4 trụ sở tại Giang

Tây và Order of Preachers130

thì mở thêm hai trụ sở ở Chiết Giang.

Hoạt động của Dòng Tên Bồ Đào Nha liên tiếp đối diện với nhiều thử thách. Đầu

tiên là sự phân chia về tổ chức quản lý. Hội truyền giáo Pháp tại Trung Quốc trở

thành tổ chức độc lập có quyền lực ngang bằng với Phó tỉnh. Sự chia rẽ này có tác

động nguy hiểm đến công cuộc truyền giáo nói chung tại Trung Quốc nhưng lại là

bước đi cần thiết của Giáo hội Rome để phá vỡ thế độc quyền của Bồ Đào Nha. Đại

129

4 linh mục Dòng Tên ở Shanghai và 2 linh mục tại Songjiang sống trong một ngôi nhà đơn sơ trong khi

phải chăm sóc cho hơn 110.000 tín đồ. Ngược lại, một bạn đồng nghiệp của họ tại College of Hangzhou quản

lý 1.000 người, và hai linh mục khác tại College of Nanjing thì chăm sóc cho gần 500 tín đồ. 130

Tỉnh dòng Dominicains của Anh.

Page 127: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

112

diện Tông tòa đã liên minh với dòng Dominicains và một vài linh mục Dòng Tên

người Pháp để lên án các nghi thức và nghi lễ mà theo họ là mê tín dị đoan như việc

cho thờ ngẫu tượng. Không những thế, sự xuất hiện của Giám sát quan Carlo

Tomasso Maillard de Tournon (1668-1710) vào năm 1705 đã khiến tình hình thêm

tồi tệ bởi cách tiếp xúc thiếu tinh tế và nhẫn nhịn. Đáp trả lại “sự coi thường” của

Đại diện Tòa thánh, Khang Hy ban hành sắc chỉ ngày 17/12/1706131

quyết định rằng

bất kỳ giáo sĩ nào muốn hoạt động cũng cần phải có giấy phép (piao) và bắt buộc

tuyên thệ tôn trọng nghi lễ của người Trung Quốc. Kết quả là, ngoài các linh mục

Dòng Tên chấp thuận khảo sát, trong suốt những tháng mùa xuân và hè 1707, phần

lớn tu sĩ dòng Dominicains và dòng Augustinians, cùng với Đại diện Tông tòa bị lưu

đầy. Tổng cộng 41 người châu Âu bị trục xuất khỏi các cơ quan quyền lực của nhà

Thanh (12/1708). Chỉ có một số rất ít các linh mục từ chối piao vẫn còn ở lại Trung

Quốc, ẩn danh trong các vùng nông thôn. Để vượt qua thử thách nghiêm trọng này,

Dòng Tên Bồ Đào Nha tận dụng những tri thức khoa học phương Tây để làm hài

lòng Hoàng đế như hoàn thành Huangyu quanlan tu (Tập bản đồ hoàn thiện của

Trung Quốc). Bên cạnh đó, họ cũng cầu viện sự trợ giúp của Hoàng gia Bồ Đào Nha.

Nhà vua vì danh dự của quốc gia, vì quyền lực của đế chế đã gửi Rodrigo Anes de Sá

- hầu tước de Fontes đến Rome. Tuy nhiên, kết quả thu lại được thì khá hạn chế.

Dòng Tên Bồ Đào Nha phải đối diện với thử thách nghiêm trọng nhất khi Ung

Chính (1723-1735) lên ngôi hoàng đế và thi hành chính sách cứng rắn chống lại

Thiên Chúa giáo. Trong những tháng đầu năm 1724, tất cả các dinh thự, nhà ở,

trường học,…của các giáo đoàn tại Trung Quốc đều bị tịch thu hoặc chuyển mục

đích sử dụng. Những linh mục trên lãnh thổ Trung Quốc đều bị trục xuất đến Macao

trước khi trở về châu Âu.

Các linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha bằng nhiều cách khác nhau cũng cố gắng

bám trụ lại địa bàn truyền giáo. Trong đó, nổi bật có linh mục João Duarte (1671-

1752) vẫn lưu lại Huguang cho đến ít nhất là năm 1740. Trong thực tế, ngay từ năm

1726, những linh mục ở Giang Nam vẫn hoạt động một cách bí mật để tiến hành lễ

ban phước cho hàng ngàn người. Romain Hinderer thường xuyên đến thăm hội

truyền giáo ở Tô Châu và Trường Thục. Domingos de Brito (1674-1742), một linh

mục Bồ Đào Nha từ Tỉnh dòng Nhật Bản đã thực hiện các chuyến viễn chinh khắp

131

Cuộc khảo sát được tổ chức trên toàn lãnh thổ với hai nội dung chính: Linh mục có ý định trở về châu Âu

không? Hay họ muốn thực thi theo các nghi lễ của Matteo Ricci ? Theo đó, 13 linh mục thuộc Phó tỉnh (bao

gồm 4 trợ lý) và 6 linh mục từ Hội truyền giáo người Pháp chấp thuận phục vụ Hoàng đế. Phần còn lại: 20 linh

mục từ Phó tỉnh và 19 linh mục từ Hội truyền giáo người Pháp được cho phép trở lại khu định cư của họ; 4

linh mục Dòng Tên người Trung Quốc và 1 trợ lý người Trung Quốc không nhận được lệnh triệu tập. Phó tỉnh

Monteiro và 4 đồng nghiệp của ông tại Nam Kinh không chấp nhận điều kiện trên nên phải trở về Rome.

Page 128: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

113

vùng đồng bằng ven biển và lắng nghe 4.270 cuộc thú tội (phần lớn trong số đó là

phụ nữ). Những hoạt động này không phải không nguy hiểm nhưng nó là cần thiết để

giúp Dòng Tên duy trì đức tin của Ky tô hữu. Hai năm sau sắc lệnh 1724, các linh

mục tại Bắc Kinh tuyên bố đã rửa tội cho 305 cá nhân. Ở Huguang, có 104 người

mới cải đạo, ít hơn một nửa so với con số 260 mà ông báo cáo trong năm 1703.

Giampaolo Gozani, trong bức thư gửi cho vua Bồ Đào Nha - João V (1689 - 1750)

vào năm 1725 cho biết công việc của Dòng Tên phải chịu sức ép từ cả hai phía

hoàng đế Trung Quốc và Đức giáo hoàng.

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, năm 1773, Dòng Tên bị giải tán, và quyết

định đó được ban bố tại Trung Quốc vào năm 1775. Các linh mục còn lại vẫn ở

Trung Quốc phục vụ như trước đây họ đã từng làm. Nếu lấy 1583 là mốc khởi đầu

cho công cuộc truyền đạo tại Trung Quốc thì cho đến năm bị trục xuất đã có 900 linh

mục Dòng Tên hoạt động tại quốc gia rộng lớn này [78; 2].

* Tiểu kết

Cùng với quá trình xác lập thương điếm, các giáo sĩ thế tục và linh mục dòng

Francicains là những người đặt nền móng cho hoạt động truyền giáo của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ. Tuy nhiên, chính Dòng Tên mới là giáo đoàn ghi dấu ấn đậm nét

nhất trong quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo của Bồ Đào Nha khi tiến hành hàng

loạt các cải biến về mặt nghi lễ để tạo ra sự phù hợp nhất định giữa quan điểm tôn

giáo và phong tục tập quán của cư dân bản địa. Sự đấu tranh giữa Giáo hội Rome với

cộng đồng tín đồ Thomas là một điểm nhấn đặc biệt thể hiện vai trò của các giáo sĩ

Bồ Đào Nha trong quá trình truyền giáo tại Ấn Độ.

Hơn 20 năm sau khi giáo phận Goa thành lập, Macao cũng được công nhận là

giáo phận đảm nhận quản lý hoạt động truyền giáo tại Viễn Đông. Tuy nhiên, đây chỉ

là sự kiện mở đầu cho quá trình xâm nhập đầy khó khăn của Dòng Tên vào xã hội

Trung Quốc cổ truyền. Để thích ứng với một quốc gia phong kiến tập quyền hùng

mạnh, các giáo sĩ Dòng Tên phải học ngôn ngữ Trung Quốc, am hiểu tường tận

phong tục, tập quán của cư dân địa phương. Những cải biến trong nghi lễ Thiên Chúa

giáo như một phần tất yếu để có thể dung hòa giữa một tôn giáo mới đến từ phương

Tây với hệ tư tưởng cổ truyền của một dân tộc phương Đông. Đánh giá thành tựu mà

các linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha đạt được tại Trung Quốc, Richard J. Garret

nhận định: “Mặc dù những linh mục Dòng Tên như Matteo Ricci, Adam Schall,

Ferdinand Verbiest, Antoine Thomas và Tomas Pereira rất thành công trong việc thu

hút sự chú ý tầng lớp quan lại lớn tuổi cũng như đại đế của họ nhưng đó chưa phải là

bức tranh hoàn chỉnh trong quá trình truyền giáo của Dòng Tên. Họ còn có một mạng

Page 129: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

114

lưới tín đồ bao gồm những người ở đẳng cấp thấp của xã hội, tuy nhiên số lượng cải

đạo trong thực tế có lẽ khá thấp.” [66; 3].

Đối diện với một tôn giáo mới có quá nhiều sự khác biệt trong lễ nghi, phong tục

tập quán so với tín ngưỡng bản địa, cư dân Ấn Độ và Trung Quốc đã có những phản

ứng tự vệ ở mức độ khác nhau. Dù còn nhiều tranh luận về khía cạnh tiêu cực và tích

cực của hoạt động truyền giáo nhưng phải khẳng định rằng: Thiên Chúa giáo đã góp

phần quan trọng mở cánh cửa vốn đóng kín của các quốc gia phương Đông, tạo điều

kiện cho quá trình giao lưu văn hóa rộng khắp ở giai đoạn sau.

Page 130: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

115

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN GIÁO CỦA BỒ ĐÀO NHA

TẠI ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XIX)

3.1. Cơ sở xác lập hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn

Độ, Trung Quốc

3.1.1. Chính sách hướng biển của Bồ Đào Nha

Chính sách hướng biển là một trong những cơ sở quan trọng có tác động không

nhỏ đến hoạt động của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc sau này. Chính sách

này được thể hiện trên nhiều phương diện:

Thứ nhất, là sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật hàng hải phục vụ cho các chuyến

đi biển dài ngày.

Từ sớm Bồ Đào Nha đã tiến hành các chuyến đi biển, khám phá thế giới rộng lớn

thuộc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Vùng biển Địa Trung Hải vốn hẹp và kín

gió chỉ cần các kinh nghiệm đi biển được tích tụ qua nhiều thế hệ như việc quan sát

vị trí của mặt trăng, ngôi sao và mặt trời để chỉ hướng và xác định thời gian. Những

thủy thủ cùng với các chuyến đi thường xuyên giữa Nam và Bắc Âu đã có thể xác

định gần đúng vĩ độ của họ mà không cần dụng cụ [59; 124]. Trong khi đó, việc

buôn bán và thám hiểm Đại Tây Dương rộng lớn đòi hỏi phải có dụng cụ hàng hải

tiên tiến. Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Hoàng gia Bồ Đào Nha nỗ

lực phát triển loại hình kỹ thuật này.

Bước đi đầu tiên của Bồ Đào Nha là việc tiếp nhận kỹ thuật mới liên quan đến

Thiên văn học như sử dụng la bàn, bản đồ thiên thể và cách thức xác định hướng đi

chính xác cho các con tàu giữa đại dương mênh mông. Bên cạnh đó, họ cũng không

ngừng hoàn thiện kỹ thuật đóng tàu từ loại thuyền nhỏ square-rigged đến tàu caravel.

Những thuyền tam giác loại này được lấy mẫu hình từ tàu của người Arab với ưu

điểm nổi bật là hạn chế sức gió vào mạn thuyền. Mẫu hình tàu caravel không ngừng

được hoàn thiện, cho đến trước năm 1500 thì đây là một trong những loại tàu có tải

trọng lớn nhất và áp dụng kỹ thuật hàng hải tiến bộ nhất thời bấy giờ. Đây là cơ sở

quan trọng để Bồ Đào Nha có thể thực hiện những chuyến đi dài từ sáu tháng đến

một năm vượt qua Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đến Ấn Độ và Viễn Đông.

Bước đi tiếp theo của Hoàng gia Bồ Đào Nha là tiến hành khám phá và thiết lập

thuộc địa trên các hòn đảo nhỏ thuộc Đại Tây Dương đi kèm với sự phát triển kỹ

thuật sử dụng pháo binh. Dưới tác động của chính sách hướng biển, đây không chỉ là

Page 131: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

116

cách thử nghiệm tuyệt vời trước khi tiến hành các chuyến viễn chinh dài ngày vượt

qua cực Nam châu Phi mà còn là cơ sở để định hình đế quốc mậu dịch ven biển Bồ

Đào Nha sau này. Việc phát hiện ra Cape Verde, Madeira và Azores đã mở rộng thế

giới hiểu biết của Bồ Đào Nha. Để xâm chiếm các hòn đảo này, Hoàng gia Bồ Đào

Nha kết hợp pháo binh với tàu có tải trọng lớn nhằm xây dựng hạm đội thuyền chiến

có khả năng vượt trội trên đại dương. Tàu caravel truyền thống của Địa Trung Hải

kết hợp với một hoặc nhiều khẩu pháo trở thành phương tiện chiến tranh chủ yếu vì

khắc phục được hạn chế mà lực lượng pháo binh trên bộ thường mắc phải. Như một

học giả đã nhận xét: “Thuyền chiến có khả năng cơ động cao và tạo sự linh hoạt cần

thiết cho những khẩu pháo vốn nặng nề khi phải di chuyển trên đất liền [84; 15]”.

Như vậy, tính cho đến đầu thế kỷ XV, Bồ Đào Nha là một trong những quốc gia tiên

phong sử dụng pháo binh trong chiến tranh bằng đường biển. Đó cũng là một lý do vì

sao trên khắp các nhượng địa của Bồ Đào Nha tại phương Đông, hình ảnh pháo đài

và đại bác đã trở thành nét đặc trưng của đế quốc mậu dịch ven biển Bồ Đào Nha.

Tuy nhiên, sự thất bại của Bồ Đào Nha từ thế kỷ XVII trước các quốc gia tư bản

châu Âu khác như Hà Lan, Anh một lần nữa để lại bài học có giá trị, minh chứng cho

tầm quan trọng của việc không ngừng cải tiến kỹ thuật hàng hải. Dường như có sự

tương đồng giữa Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan khi đều dựa trên sự phát triển kỹ thuật

đi biển và hải quân để bành trướng thế lực ở hải ngoại. Vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế

kỷ XVII, khi Hà Lan xuất hiện tại Ấn Độ dương, tàu caravel một thời uy chấn của

Bồ Đào Nha kém thế hơn hẳn. Một phần do tàu Hà Lan không những lớn hơn về

kích thước, mang được khối lượng hàng hóa lớn hơn mà còn an toàn hơn và sử dụng

ít thủy thủ để phục vụ hơn. Trong khi đó, vào năm 1613, tại vùng biển ngoài khơi

Surat, lần đầu tiên Bồ Đào Nha chứng kiến sức mạnh hải quân của Anh khi ba

thuyền buồm Bồ Đào Nha tấn công hai chiếc thuyền của Anh. Kết quả thảm bại của

hải quân Bồ Đào Nha xuất phát từ nguyên nhân thuyền của Anh không những nhẹ

hơn, nhanh hơn, cơ động hơn mà còn có tiềm lực pháo binh hiện đại hơn. Sir Thomas

Roe - đại sứ đầu tiên của Anh tại triều đình Mogul đã nhận xét “một người Bồ Đào

Nha sẽ đánh bại ba người Ấn Độ nhưng một người Anh sẽ đánh bại ba người Bồ Đào

Nha” [69, 121]. Điều này cho thấy trong buổi đầu giao thương Đông - Tây sức mạnh

tổng lực dựa trên kỹ thuật hàng hải tiên tiến luôn đem đến lợi thế so sánh cho các đế

quốc phương Tây trong cuộc chạy đua tranh giành, xâm chiếm thuộc địa.

Thứ hai, xây dựng Lisbon - thủ đô của Bồ Đào Nha trở thành hải cảng mang tính

chất quốc tế. Bảng số liệu về sự phát triển dân số của Lisbon từ 1147 đến 1500 phần

nào chứng minh nhận định này:

Page 132: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

117

Bảng 3.1. Sự phát triển dân số của Lisbon từ 1147 đến 1500

Năm Dân số Năm Số lượng giáo xứ

1147

1250

1400

1525

1620

5000

14000

35000

65000

100000-165000

1300

1400

1500

10

23

30

[108; 39]

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy sự phát triển nhanh chóng về số dân của

Lisbon từ năm 1400. Điều này có được không chỉ vì sự phát triển dân số bên trong

mà còn do luồng nhập cư từ bên ngoài, như Sanjay Subrahmanyam nhận xét:

“Những thương nhân nước ngoài cư trú tại Lisbon gồm: người Italia (Genoese,

Florentines), Fleming, người Anh và Pháp, trong khi đó, một số lượng các thương

nhân Bồ Đào Nha phát đạt nhờ kinh doanh sợi dệt và những thương nhân khác cũng

sống ở đây. Tầng lớp thương nhân nước ngoài này bị thu hút bởi triển vọng rằng

Lisbon cùng với Đại Tây Dương sẽ tạo nên hệ thống thương mại với các điều kiện tốt

hơn cho họ, nhưng sự có mặt của họ cũng là lý do để giải thích tại sao Bồ Đào Nha

lại có thể xây dựng được hệ thống thương mại biển đầu tiên trên toàn thế giới.” [108;

39]. Đó cũng là một trong những lý do vì sao, sau này Lisbon trở thành hải cảng

trung tâm của Bồ Đào Nha nhập khẩu toàn bộ các chủng loại hàng hóa được vận

chuyển về từ Goa. Sự kết hợp một cách không hoàn hảo giữa vai trò trung tâm hành

chính, trung tâm thương mại biển với sự rộng lớn về diện tích và sự đa dạng trong

cộng đồng dân cư phải chăng là đặc điểm chính của Lisbon và là cơ sở để hình thành

thủ đô mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên của toàn châu Âu. Nếu so sánh

Lisbon với thủ đô của các đế quốc tư bản chủ nghĩa khác thì nó như là hình ảnh thu

nhỏ, không hoàn chỉnh của Amsterdam sau này. Vào thế kỷ XVI, sau cuộc chiến

tranh giành độc lập từ tay vương triều Tây Ban Nha, Amsterdam cũng trở thành

mảnh đất sinh sống lý tưởng của những người Do Thái từ bán đảo Iberia, thương gia

giàu có, thợ in từ Flanders, và thành phần tị nạn tôn giáo từ các phần lãnh thổ do Tây

Ban Nha kiểm soát…. Đến thế kỷ XVII, khi trở thành thủ đô của đế quốc Hà Lan thì

Amsterdam trở thành một trong những trung tâm quyền lực mới với mạng lưới tàu

thuyền xuất cảng đến biển Bantic, Bắc Mỹ, châu Phi…cùng mạng lưới giao thương

rộng khắp toàn thế giới. Như vậy, bản thân thủ đô của đế quốc Bồ Đào Nha hay Hà

Lan đều không chỉ đơn giản là trung tâm hành chính mà phải đảm nhận chức năng

hải cảng chính, trung tâm thương mại biển tập trung và tái xuất hàng hóa từ thuộc địa

đến toàn châu Âu.

Page 133: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

118

3.1.2. Sự thừa nhận của Giáo hội Rome đối với các vùng đất Bồ Đào Nha

xâm chiếm

Với những ưu thế vượt trội về tài chính và nguồn nhân lực, đặc biệt là sự phục

tùng đức tin Thiên Chúa, Bồ Đào Nha nhận được sự ưu ái của Giáo hoàng trong

công cuộc tìm kiếm tuyến đường hàng hải mới. Trong thời điểm chuyển giao của lịch

sử, thông qua các sắc chỉ khác nhau, Giáo hoàng chính thức thừa nhận đặc quyền của

Hoàng gia Bồ Đào Nha. Sắc lệnh đầu tiên được ban hành ngày 4/4/1418, theo đó

Giáo hoàng Martin V (1369-1431) kêu gọi các tín hữu hãy tập trung sức mạnh của

họ để hủy diệt những kẻ không có niềm tin và đầy tội lỗi. [82; 111]

Chưa đầy 30 năm sau (1442), vua Bồ Đào Nha chuyển giao cho Hoàng tử Henry,

quan chức cao cấp của dòng Order of Christ (thành lập từ năm 1319), quyền xâm

chiếm và khám phá tất cả các vùng đất thuộc châu Phi và phương Đông. Giáo hoàng

Eugenius IV (1383-1447), trong sắc lệnh “Etsi suscepti” vào ngày 9/1/1443, xác

nhận một cách chính thức sự chuyển giao quyền lực này.

Thực tế, các sắc lệnh trên vẫn chưa thể hiện sự tin tưởng hoàn toàn của Giáo hội

đối với vương quyền Bồ Đào Nha, nên ngày 18/6/1452, với việc ban hành 2 sắc lệnh

“Dum diversus” và “Divino amore”, Giáo hoàng Nicolas V (1397-1455) cam kết với

vua Bồ Đào Nha và những người thừa kế sau này quyền hoàn toàn được khám phá,

xâm chiếm, chinh phục và khuất phục tất cả các vương quốc và lãnh thổ của những

kẻ không có đức tin như sự biểu hiện lòng trung thành đối với Thiên Chúa giáo của

các vua Bồ Đào Nha. Vào ngày 8/1/1453, Giáo hoàng khẳng định quyền lực thiêng

liêng của dòng Order of Christ trên tất cả các vùng đất từ mũi Bojador đến Ấn Độ

[82; 111].

Tuy nhiên, phải đến sắc lệnh của Giáo hoàng Nicolas V “Romanus Pontifex”

(8/1/1455) thì quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể của Hoàng gia Bồ Đào Nha mới được

quy định một cách cụ thể: vua và những người thừa kế ngai vị của ông được công

nhận quyền sáng lập đối với tất cả các vùng đất đã hoặc sẽ xâm chiếm, được sử dụng

nhà thờ, tu viện và những địa điểm khác cho công cuộc giáo dục đạo đức, và để

tuyển những người thuộc giáo hội dù là tôn giáo hay thế tục, hoặc những thành viên

của các dòng Khuất sĩ đã được công nhận, cùng với quyền hạn được nghe những lời

thú tội và tuyên bố ân xá trong tất cả các trường hợp ngoại trừ những quyền lực tối

cao của tòa thánh và để làm mục sư trong lễ ban phước của nhà thờ. Ý nghĩa chính

xác của sắc chỉ này đã được viết ra một cách đầy đủ thông qua “Inter Caetera” ngày

13/3/1456. Nó đã được áp dụng đối với tất cả các vùng đất phía nam Bojador và cực

nam, đi qua toàn bộ Guinea và kéo dài đến tận vùng đất Ấn Độ xa xôi.

Ngày 21/6/1481, Giáo hoàng Sixtus IV (1414-1484), ban hành sắc chỉ “Aeterni

Page 134: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

119

regis dementia” kết luận và công nhận tất cả các đặc quyền mà những Giáo hoàng

trước đã ban cho Hoàng gia Bồ Đào Nha trước đó: “Thám hiểm trên các đại dương

mới được phát hiện gần đây được giới hạn cho các tàu người Bồ Đào Nha. Người Bồ

Đào Nha là lãnh chúa thật sự (veri domini) của những vùng đất được khám phá hoặc

sắp được khám phá. Người Bồ Đào Nha được quyền buôn bán một cách tự do với

những kẻ không có đức tin, thậm chí cả với người Hồi giáo, với điều kiện không

được cung cấp cho chúng vũ khí hoặc bất kỳ sản phẩm tương tự như vậy”[82; 112].

Vua Bồ Đào Nha có quyền xây dựng và lập nên các nhà thờ, tu viện và công trình

khác vì mục đích tôn giáo, những giáo sĩ tại đây sẽ có toàn quyền để nghe lời thú tội

và xá tội. Quyền lực tinh thần và thần quyền từ mũi Bojador và Nam cũng như đến

tận Ấn Độ sẽ thuộc về Bồ Đào Nha vĩnh viễn [82; 112]. Bồ Đào Nha sẽ tiến hành

kiểm soát trên các giáo phận, kể cả việc cung ứng tài chính cho mục đích truyền giáo

từ Hoàng gia Bồ Đào Nha. Vua của Bồ Đào Nha sẽ giới thiệu cho Tòa thánh, trong

một giai đoạn nhất định, những giám mục làm nhiệm vụ cai quản các giáo phận.

Sự hỗ trợ ở đây không chỉ đơn giản là sự động viên về tinh thần mà quan trọng

hơn là Giáo hoàng đã sử dụng ‘thế quyền” để công nhận về pháp lý những vùng đất

mới mà người Bồ Đào Nha tìm ra theo sắc lệnh Inter Caetera năm 1493132

. Trên cơ

sở của sắc lệnh này, đến ngày 9/6/1494, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ký hòa ước

Tordesillas133

tiến hành phân chia thế giới và phạm vi truyền giáo. Sự thỏa thuận

giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dựa trên “thần quyền” của Giáo hội Rome trở

thành nền tảng pháp lý đảm bảo quyền xâm chiếm và thiết lập thuộc địa của hai đế

quốc này cả một thời kỳ lịch sử dài sau đó. Điều này được minh chứng khá rõ nét

thông qua hiệp ước Zaragoza134

(Saragossa) được ký kết giữa D. João III và Charles

V vào ngày 22/4/1529 để giải quyết tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha về

chủ quyền của quần đảo Hương liệu Moluccas.

Như vậy, trong suốt thời kỳ hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào

132

Ngày 03 và 04 tháng 5 năm 1493 Giáo hoàng Alexandre VI đã ký sắc lệnh Inter caetera phân chia thế

giới truyền giáo cho hai nước mà đường ranh là kinh tuyến 30 0 từ bắc xuống Nam cực - đi ngang qua quần

đảo Azores thuộc Bồ Đào Nha - Tây kinh tuyến từ nay thuộc Tây Ban Nha bảo trợ truyền giáo, phần này gồm

cả tân thế giới (châu Mỹ). Đông kinh tuyến còn lại thuộc Bồ Đào Nha gồm châu Phi và châu Á. Riêng ở vùng

Viễn Đông thì Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản đều thuộc lĩnh vực truyền đạo của Bồ Đào Nha. 133

Hòa ước này được ký kết vào ngày 7/6/1494 nhằm giải quyết những tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây

Ban Nha sau chuyến phát kiến địa lý của Christopher Columbus (1492). Theo hiệp ước này, thế giới được phân

định bằng đường kinh tuyến tưởng tượng kéo dài từ Nam đến Bắc cách quần đảo Cape Verde 370 hải lý (1.770

km) về phía Tây. Như vậy, vương quốc Castille cùng quần đảo Canaries thuộc về triều đình Tây Ban Nha, còn

các đảo Madeira, Porto Santo, quần đảo Azores, Cape Verde cũng như quyền chinh phục vương quốc Fez hoặc

Fès (Maroc) và quyền đi lại bằng đường biển ở phía Nam đường vĩ tuyến chạy qua quần đảo Canaries thuộc về

triều đình Bồ Đào Nha. Vùng đất Brazil được khám phá trước khi hiệp ước này được ký kết, vì thế nó thuộc

chủ quyền của Bồ Đào Nha. 134

Theo hòa ước này, cả hai quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lấy đường kinh tuyến 170 đông, cách

297.5 hải lý (gần 1.500 km) về phía đông của Molucca làm ranh giới phân chia quyền thống trị.

Page 135: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

120

Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ, sự hỗ trợ của Giáo hoàng không chỉ bó hẹp trong

phạm vi gửi linh mục, xây dựng nhà thờ, truyền bá đức tin Thiên Chúa giáo ở

phương Đông mà quan trọng hơn đây là cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo quyền lực

của Bồ Đào Nha khi đối diện với sự cạnh tranh ngày cang gay gắt của Hà Lan, Anh,

Pháp sau này. Và việc Giáo hội Rome chuyển trọng tâm sang các thế lực châu Âu

khác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn quyền lực của đế

quốc mậu dịch ven biển Bồ Đào Nha từ giữa thế kỷ XVII.

3.1.3. Sự tham gia của Bồ Đào Nha vào thương mại Đại Tây Dương trong thế

kỷ XV

Nếu trước kia triều đình Bồ Đào Nha chỉ quan tâm đến việc xâm chiếm đất đai,

thì khi chủ nghĩa trọng thương phát triển cực thịnh (1480-1520), Hoàng gia Bồ cũng

chú ý đến phương thức kinh doanh thu lợi nhuận. Vào năm 1442, một thuyền chở

đầy nô lệ từ duyên hải Sahara cập bến tại Lisbon gây nên tác động mạnh mẽ: “Khi

người Bồ Đào Nha tận mắt chứng kiến sự giàu có mà các chuyến tàu có thể mang lại

thì bản thân họ cũng tự hỏi những cách thức để thu được lợi nhuận như vậy” [84;

24]. Một loạt chuyến viễn chinh mới được tổ chức và buôn bán nô lệ trở thành mục

đích chính. Trước năm 1445, mạng lưới buôn bán nô lệ mở rộng đến cực Nam

Saharra và bắt đầu tiếp xúc với vương quốc Senegambia. Cũng vào thời gian này

thương nhân Bồ Đào Nha đã kết nối thương mại với tuyến lữ hành sa mạc Wadan để

mua muối trước khi xuyên qua sa mạc đến Morocco. Trước lợi nhuận ngày càng cao,

Hoàng gia Bồ quan tâm hơn đến việc tổ chức và bảo vệ quan hệ thương mại thông

qua sự tham gia ngày càng tích cực của các thành viên Hoàng gia. Hoàng tử

Henrique (1394-1460) là người đầu tiên nắm quyền quản lý tất cả chuyến tàu đến

Tây Phi và được lấy một phần lợi nhuận trong đó từ năm 1444. Đây là mô hình sau

này được Hoàng gia Bồ áp dụng trong thương mại hương liệu tại châu Á vào đầu thế

kỷ XVI, và cũng là cơ sở dẫn đến sự ra đời của hệ thống “tàu nhượng quyền”. Mô

hình khai thác thương mại thiết lập bởi hoàng tử Henrique đã đặt nền tảng cho thể

chế độc quyền thương mại do các thành viên Hoàng gia điều khiển. Thành viên này

có quyền cấp phép cho các chuyến tàu tư nhân hoặc cho thương nhân khác thuê lại

đặc quyền của họ (phần lớn là thương nhân Genoe hoặc Venice). Chính sách này

đóng vai trò quan trọng trong thương mại biển của Hoàng gia Bồ Đào Nha và được

Dom Manuel sau này thực thi tại Ấn Độ Dương.

Đến những năm 1450, thương mại nô lệ vẫn là nguồn thu chủ yếu của Hoàng gia Bồ

thông qua việc trao đổi với vua xứ Senegal, Gambia và Rio Grande tại các cửa sông nơi

mà thương thuyền Bồ Đào Nha và Italia có thể neo đậu. Hoạt động thương mại này phát

Page 136: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

121

triển một cách tự do tùy thuộc vào mối quan hệ với những người cai trị châu Phi mà

hoàn toàn không có các cuộc chinh phạt hoặc thiết lập pháo đài đồn trú. Thế nhưng cơ

chế buôn bán trực tiếp này lại dẫn đến nhiều rủi ro khi tuyến đường vận chuyển hàng

hóa về Lisbon quá dài. Các tàu thuyền cần có trạm dừng, nghỉ ngơi, tiếp nhiên liệu và bổ

sung thực phẩm. Chính vì điều đó, việc thiết lập khu định cư tại Ribeira Grande ở

Santiago vào năm 1466 là bước đi quan trọng trong thương mại biển của Bồ Đào Nha.

Điều đặc biệt là khu định cư được hình thành dựa vào nỗ lực của tư thương Bồ với

mong muốn thoát ra khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của Hoàng gia Bồ Đào Nha. Điều này

dẫn đến thực trạng thương mại Hoàng gia và thương mại tư nhân của đế quốc Bồ Đào

Nha ở phương Đông phát triển song song và không thể hỗ trợ lẫn nhau. Đó cũng là đặc

điểm trong thương mại Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Trung Quốc khi mà nhà nước và tư

thương trở thành địch thủ của nhau trên cùng một địa bàn buôn bán.

Thành công trong thương mại biển thời kỳ này tạo điều kiện để Dom Afonso cho

phép lưu hành loại tiền xu bằng vàng mới - cruzado (năm 1457), tương ứng với giá trị

của đồng ducat Venice. Các thành viên Hoàng gia được trao toàn quyền trong thương

mại biển, quyền khai phá và kiểm soát đời sống tinh thần của cư dân tại các khu vực

mới định cư. Đây là cơ sở vô cùng quan trọng cho quá trình mở rộng hoạt động thương

mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha đến Ấn Độ, Trung Quốc trong thế kỷ XVI.

Thế nhưng thành tựu nổi bật nhất trước chuyến viễn chinh của Vasco da Gama là

việc Hoàng gia Bồ ký hiệp ước Alcaçovas (1479) với Tây Ban Nha. Sự thỏa thuận

trong hòa bình về việc phân chia phạm vi hoạt động thương mại là nền tảng để Bồ

Đào Nha hoạt động tự do trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của mình (Đại Tây

Dương). Việc xâm chiếm thuộc địa ven bờ Tây Phi (Guinea, São Tomé, Príncipe…)

của Bồ Đào Nha gần như không gặp phải bất kỳ sự cản trở nào. Đến những năm

1480, chỉ riêng tại Mina, hàng năm có đến 12 chiếc tàu vận chuyển hàng hóa đến

Lisbon. Lợi nhuận mang đến từ thương điếm này vào năm 1487-1489 là 8.000

ounce135

vàng, từ 1494 đến 1496 là 22.500 ounce [84; 43].

Trong mạng lưới giao thương này, bên cạnh các tư thương Thiên Chúa giáo thì sự

xuất hiện của các thương nhân Hồi giáo đã cải đạo cũng là nhân tố quan trọng thúc

đẩy quá trình bành trường của Bồ Đào Nha tại châu Á.

3.1.4. Vai trò của thương nhân Thiên Chúa giáo mới

Từ năm 1391, khi chính quyền Tây Ban Nha tiến hành các biện pháp bức hại

người Do Thái ở Seville thì cộng đồng này đã chuyển dịch đến những vùng đất xa

xôi của Bồ Đào Nha. Vào thế kỷ XV, những gia đình quan trọng như Negros (hoặc

135

1 ounce = 28.35 g

Page 137: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

122

Ibn Yahia) có thế lực kinh tế đáng kể khi nắm quyền sở hữu những trang trại canh

tác Nho rộng lớn. Ngoài ra, họ còn buôn bán tại Lisbon và hoạt động như những

người thu mua hoa lợi nông nghiệp (renderos) dưới triều Dom Afonso V (1432-

1481). Những thương nhân Do Thái cũng tham gia vào thương mại hàng hải ở các

quần đảo thuộc Đại Tây Dương và Bắc Phi. Sự lớn mạnh về kinh tế và năng lực hàng

hải bẩm sinh của người Do Thái tạo ra nhiều mâu thuẫn với cộng đồng Thiên Chúa

giáo. Theo sắc lệnh năm 1496, vua Dom Manuel quyết định trục xuất tất cả tín đồ Do

Thái giáo và Hồi giáo không chịu cải đạo ra khỏi đất nước. Theo đó, nhà vua nắm lấy

các đền thờ tôn giáo và chiếm hữu tất cả các giáo đường và nhà thờ Do Thái theo

ước lượng vào khoảng 1.250.000 cruzado và hơn 500 mark nén bạc [108; 43]. Đây là

nguồn tài chính quan trọng tài trợ cho chuyến viễn chinh của Vasco da Gama.

Một số người Thiên Chúa giáo không chịu được áp lực trong nước đã di cư ra

nước ngoài cùng những kiến thức về ngôn ngữ, kinh tế, phong tục tập quán và đối tác

thương mại. Mặc dù hơi khiên cưỡng nhưng sự di cư này dẫn đến việc hình thành

mạng lưới thương mại mang tính chất tự nhiên. Sau một vài thế hệ những gia đình

Thiên Chúa giáo mới mặc dù đến nhiều địa điểm khác nhau nhưng vẫn giữ mối liên

lạc và nói tiếng Bồ Đào Nha. Để giữ vững vị trí và nguồn lực tài chính, các dòng họ

Thiên Chúa giáo mới thường sử dụng hôn nhân như cách thức kinh doanh cũng như

đảm bảo thông tin cho dòng chảy thương mại. Tuy nhiên, hôn nhân cũng có thể gây

ra tổn thương cho hoạt động kinh doanh khi nguồn tư bản chảy ra khỏi gia đình

thông qua của hồi môn. Để ngăn chặn điều này, Sephardim136

, thường được định

hướng kết hôn với họ hàng của họ. Qua nhiều thế hệ, quan hệ chủng tộc, quan hệ hôn

nhân, quan hệ thương mại…gắn kết tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa các thương

nhân Thiên Chúa giáo mới Bồ Đào Nha. Với kinh nghiệm đi biển tuyệt vời, hệ thống

các trạm buôn bán rộng khắp thì những thương nhân Thiên Chúa giáo mới thật sự là

nhân tố quan trọng thúc đẩy công cuộc viễn chinh của người Bồ Đào Nha như một

nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Trong thế kỷ XVI, XVII, khi đề cập đến giai cấp tư sản

Bồ Đào Nha thì không thể bỏ qua Cristãos novos với mạng lưới kinh doanh được mở

rộng từ Lisbon và Evora đến Medina del Campo và Madrid, Antwerp và Amsterdam

và cuối cùng là đến Peru, Brazil và Goa”. [108; 43]

Đến khi đế quốc Bồ Đào Nha ra đời, mạng lưới kinh doanh của các thương nhân

Thiên Chúa giáo thật sự đã trải dài trên toàn bộ không gian của đế quốc. Trong suốt

thế kỷ XVI, XVII, họ nắm độc quyền xuất khẩu nô lệ từ Tây Phi đến châu Mỹ. Vai

trò của họ trong thương mại châu Á phát triển mạnh mẽ trong ba thập niên đầu thế kỷ

136

Các thế hệ sau của những người Do Thái ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị trục xuất theo sắc lệnh 1492.

Page 138: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

123

XVII ở Trung Quốc, Philippines, quần đảo Hương liệu, India…Trong suốt thời kỳ

liên bang Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha (1580-1640), những thương nhân Thiên Chúa

giáo mới ở Goa và Manila được ước tính kiểm soát 44% nguồn tư bản bên trọng

châu Á, và ít nhất 30% thương mại Manila và 75% số tiền đầu tư trên tuyến Hảo

Vọng [40; 7]. Trong suốt triều đại Dom João IV (1640-1656) ở Lisbon thì 1/3 cho

đến ¼ thành viên trong đẳng cấp thương nhân là tín đồ Thiên Chúa giáo, điều đó có

nghĩa số lượng thương nhân Thiên Chúa giáo mới chiếm hơn một nửa hoặc ¾ tổng

số lượng thương nhân. Không những thế, để giám bớt áp lực từ Toà án dị giáo, cộng

đồng Thiên Chúa giáo mới phải cho nhà nước vay đến 1.500.000 cruzado vào năm

1627. Điều này đã phần nào chứng minh tiềm lực tài chính của tầng lớp thương nhân

đặc biệt này.

Tất cả những nhân tố trên đã hội tụ và góp phần tạo nên đặc điểm trong hoạt động

thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc.

3.2. Đặc điểm hoạt động thương mại, truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc

Thứ nhất, sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Đào Nha ở cả Ấn Độ lẫn Macao (Trung Quốc). Đây là đặc điểm chi phối gần như

toàn bộ đến các hoạt động của đế quốc Bồ Đào Nha trên toàn châu Á nói chung cũng

như tại Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng. Theo quy định trong padroado: Bồ Đào Nha

có quyền kiểm soát trên các giáo phận, kể cả việc cung ứng tài chính cho giáo đoàn.

Vua Bồ Đào Nha có trách nhiệm giới thiệu nhân sự cho công cuộc truyền giáo ở

phương Đông. Tất cả các linh mục từ giám mục giáo phận đến linh mục giáo xứ đều

được nhận lương từ Hoàng gia Bồ. Điều này được thể hiện thông qua Estado da India

và thể chế quản lý của Bồ Đào Nha tại Macao.

Hầu hết những nhà nghiên cứu dựa vào kết cấu bên ngoài thì cho rằng Estado

da India là một thành phố lớn. Vào cuối thế kỷ XVI, chỉ có 5 trên 24 thành phố

cấu thành nó là thật sự nổi bật: Goa, Damão, Bassein, Chaul, Colombo - chiếm

hữu những vùng đất liền kề và có số dân khá lớn từ các vùng nông thôn. Đặc điểm

chung của các thành phố thuộc Estado là việc đảm nhận chức năng khá phong phú

bao gồm: bảo vệ hoạt động thương mại tại Ấn Độ Dương, đảm bảo sự thống trị

của Bồ Đào Nha tại các vùng đất bị chiếm đóng và bảo trợ hoạt động truyền giáo.

Nhà thờ vẫn duy trì quyền lực bao trùm lên Estado và bên cạnh các pháo đài là

những tòa nhà dành cho các giáo sĩ chế ngữ phía đường chân trời ở hầu khắp các

khu định cư của người Bồ Đào Nha. Hầu hết nhà thờ trong các thành phố của

Estado thì mang âm hưởng châu Âu và Công giáo khá riêng biệt. Chúng được tổ

chức với khoảng 1.800 nhà tu hành (600 tập trung tại Goa) [108; 142]. Do đó, Da

Page 139: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

124

Silva Rego nhận định rằng: “Trong tất cả các khu định cư của người Bồ Đào Nha

vào thế kỷ XVI, bệnh viện cũng đồng thời là đại lý thương mại và nhà thờ. Chức

năng ba trong một này được duy trì một thời gian khá dài sau đó”. [82; 121]

Tại Ấn Độ, mỗi thương điếm cũng đồng thời là một trung tâm truyền giáo. Goa là

thủ đô của Estado nhưng cũng đồng thời là giáo phận đầu tiên của Giáo hội Rome ở

Ấn Độ. Thành phố này vừa đảm nhận chức năng hành chính vừa là trung tâm chỉ huy

các hoạt động tôn giáo. Tất cả đã tạo nên một diện mạo đặc trưng cho Goa với điểm

cao nhất là tòa tháp của nhà thờ St.Catherine, tu viện và khu vực thiền định. Đó là

một trong những lý do vì sao Goa được mệnh danh là Nova Roma. Như Claudius

Buchanan - một tín đồ Tin lành đến thăm Goa ngày 23/1/1808 viết lại: “Sự vĩ đại của

các nhà thờ ở Goa đã vượt xa mọi hình dung của tôi trước đó…” [82; 96]. Trong khi

đó, tại Trung Quốc, Macao không chỉ là đại lý thương mại của Bồ Đào Nha tại Viễn

Đông mà còn là giáo phận Thiên Chúa giáo đảm nhận việc quản lý hoạt động truyền

giáo trên toàn bộ khu vực này. Sự kết hợp giữa thương mại và truyền giáo được thể

hiện thông qua sự tồn tại của Senado da Camara và Santa Casa da Misericordia. Hai

thể chế này có quyền lực ngang nhau và cùng hỗ trợ trong công tác điều hành mọi

hoạt động về thế quyền và thần quyền tại Macao. Bên cạnh đó, các giáo sĩ Dòng Tên

cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối quan hệ giữa các thương nhân Bồ

Đào Nha tại Macao và tầng lớp quý tộc, quan lại Trung Quốc. Những giáo sĩ Thiên

Chúa giáo vừa thực hiện nhiệm vụ mà Giáo hoàng giao phó nhưng cũng đồng thời

tham gia vào hoạt động thương mại thu lợi nhuận.

Như vậy có sự khác biệt rõ nét trong mối quan hệ giữa thương mại và truyền

giáo của Bồ Đào Nha so với Anh hay Hà Lan sau này. Tôn giáo chính của đế quốc

Hà Lan là Tin Lành (Protestism) của Calvin. Tuy nhiên, chính quyền Hà Lan lại thực

thi một chính sách tương đối khoan dung và tự do về tôn giáo. Trong khi chính

quyền Bồ Đào Nha thể hiện lòng nhiệt thành tôn giáo một cách sâu sắc và đôi khi

Estado không ngại dùng các biện pháp bạo lực để bắt buộc cư dân bản địa cải đạo thì

Hà Lan lại không xem truyền bá tôn giáo là trách nhiệm của nhà nước. Đôi khi hoạt

động thương mại và quản lý của Estado gặp không ít bất lợi do nhiệt tâm tôn giáo

của chính quyền thì Hà Lan lại xem tôn giáo như công cụ để phục vụ cho thương mại

và xác lập quyền lực. Điều này thể hiện rõ nét tại duyên hải Tây Ấn khi Hà Lan sử

dụng Tin Lành như biện pháp hữu hiệu để loại trừ quyền lực của Bồ Đào Nha và

Thiên Chúa giáo ra khỏi các thương điếm. Trong khi đó, do không chịu ảnh hưởng

nặng nề bởi tư tưởng tôn giáo, nên vào năm 1622, Anh đã giúp đỡ người Ba Tư tái

chiếm Ormuz từ tay Bồ Đào Nha để đổi lấy hiệp ước thương mại cho phép Anh bán

tơ lụa của người Iran, lụa và thảm đến châu Âu. Cho đến năm 1831, Công ty Đông

Page 140: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

125

Ấn Anh vẫn theo chính sách không can thiệp đến tôn giáo, xã hội và đời sống văn

hóa của cư dân Ấn Độ. Như vậy ở một khía cạnh nhất định, hoạt động truyền giáo đã

trở thành gánh nặng và đưa đến những tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển

của thuộc địa Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc. Sự không phân định rạch ròi giữa

chức năng tôn giáo, hành chính và thương mại khiến Estado duy trì cách thức quản lý

cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong sự đối sánh với đường lỗi đối ngoại đa dạng, khôn

khéo của Hà Lan hay Anh tại các thuộc địa. Điều này không những gia tăng thêm

mâu thuẫn giữa Hoàng gia Bồ Đào Nha với các thế lực bản địa mà còn gây ra sự chia

rẽ ngay trong chính bản thân lực lượng Bồ Đào Nha tại Ấn Độ hay Macao với sự tồn

tại song song, đối nghịch nhau giữa hai mạng lưới: thương mại hoàng gia và thương

mại tư nhân. Vì thế, Estado luôn trong tình trạng thiếu nhân lực do phải dàn mỏng

lực lượng (vốn ít ỏi) của mình trên địa bàn không gian quá rộng lớn.

Do đó, điều đặc biệt là trong cùng một mạng lưới giao thương nhưng Bồ Đào

Nha lại duy trì hai mô hình gần như trái ngược nhau: một mô hình tập trung hóa,

quân sự hóa và ngược lại là mô hình theo lối thương mại tự do. Mô hình tập trung

hóa xây dựng dưới thời kỳ của Phó vương A.Albuquerque được thể hiện thông qua

việc xác lập mạng lưới pháo đài từ Diu, Daman, Cochin, Goa, Malacca…Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân mô hình này không tiếp tục phát triển mà nhường chỗ cho sự

xuất hiện của hệ thống Carreira (lộ trình thương mại quốc vương) giữa những cảng

được chỉ định như Pulicát và Malacca hay Malacca và Chittagong (Bengal). Càng

ngày hệ thống Carreira càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động mậu dịch

thương mại, ngoại giao giữa Estado và các vùng đất khác tại châu Á. Từ phía Đông

cảng Cape Comorin, những "Carreira" đầu tiên xuất hiện từ bờ biển phía Tây Ấn Độ

đến đảo Banda ở Moluccas xuyên qua Malacca đến Coromandel (là Pulicát) và đến

Pegu thuộc Myanmar. Đôi khi lộ trình này kéo dài đến Bengal và đến một cảng lớn

trên bán đảo Malay. Những thuyền trưởng đồng thời là nhà ngoại giao, đại sứ có

trách nhiệm thiết lập mối quan hệ giữa Goa với Carreira đã định sẵn. Tổng trấn

Diogo Lopes de Sequeira cho phép người Bồ Đào Nha được tự do đến bất cứ nơi nào

để tìm kiếm lợi nhuận và vì vậy đã dẫn đến sự ra đời thuật ngữ "Tự do lớn" (Giande

Soltura) - Trái ngược hoàn toàn với chính sách của Albuquerque. Điều này đã tạo

điều kiện thúc đẩy hình thành những vùng định cư riêng của cư dân Bồ Đào Nha tự

do ở hầu hết ở cảng chính miền duyên hải vịnh Bengal...Từ giữa thế kỷ XVI trở đi,

bên cạnh vịnh Bengal và duyên hải Coromandel, Macao trở thành một khu vực mà

Estado gần như không thể quản lý và mọi quyền lực thương mại đều nằm trong tay

tư thương Bồ Đào Nha.

Page 141: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

126

Thứ hai, đế quốc Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc mang bản chất của đế

quốc “tái phân phối thương mại biển” khi tập trung vào nguồn hoa lợi từ việc bán

cartaz và các chuyến hải hành nhượng địa. Trong các trung tâm như Goa hay

Macao, hệ thống độc quyền kinh tế của Hoàng gia không tìm cách để kích thích hoạt

động kinh tế mà tập trung vào phương thức tăng hoa lợi và cung cấp quyền bảo trợ.

Nếu trong thời kỳ đầu, Hoàng gia Bồ Đào Nha đóng vai trò trực tiếp trong việc thu

mua hàng hóa châu Á, chuyển về Lisbon và thu lợi nhuận như một thế lực thương

nhân tự do trong sự đối sánh với các thương nhân khác trong khu vực. Thế nhưng, do

sự phát triển của thể chế thương mại độc quyền, vua Bồ Đào Nha tự cho mình quyền

kiểm soát hoàn toàn giao thương trên tuyến thương mại nội Á và xuyên Á. Theo đó,

tàu của người châu Á phải đến kiểm tra tại các hải cảng thuộc Estado và đóng thuế

tại trụ sở hải quan trước khi được phép khởi hành. Các thế lực đối địch và những

hàng hóa bị cấm như hạt tiêu sẽ không được lưu thông. Trong thực tế, vẫn có nhiều

bằng chứng về sự tồn tại các hình thức như cartaz trong nền thương mại châu Á

trước thế kỷ XVI nhưng việc áp dụng nó trên một quy mô và phạm vi rộng lớn thế

này thì Bồ Đào Nha là quốc gia đầu tiên. Vì thế, thể chế cartaz được ban hành chủ

yếu dựa trên ưu thế quân sự nổi bật và hệ thống thương điếm nằm trải dài từ Ấn Độ

đến Viễn Đông của Bồ Đào Nha. Đến giữa thế kỷ XVI, khi Hoàng gia Bồ Đào Nha

phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gay gắt về tài chính137

thì nhà vua

quyết định dần dần rút khỏi hoạt động mua bán hàng hóa trực tiếp và bán quyền

tham gia tuyến thương mại biển liên Á cho các thành viên trong xã hội Bồ Đào Nha

tại địa phương. Người mua sẽ vận chuyển hàng hóa của mình cũng như các thương

nhân “ký gửi” khác trên thương thuyền Hoàng gia (thường là các syndicate đứng sau

hỗ trợ tài chính). Ban đầu, nhượng quyền này được sử dụng như phần thưởng giành

cho các quý tộc hoặc quân đội trung thành, nhưng sau đó nó mở ra cho tất cả các

thành viên kể cả thế lực nhà thờ. Đến năm 1580, hệ thống này đã trở thành phần

chính trong mạng lưới thương mại Bồ Đào Nha. Trong số các chuyến hải hành

nhượng địa tại vịnh Bengal thì hai đến từ Sao Tome, 4 đến từ Nagapattinam

(Martaban, Mergui, Ujang Salang (Phuket) và Kedah)…Tại Trung Quốc, tuyến hải

hành nhượng địa từ Macao đến một số hải cảng Nhật Bản được bán cho tư thương từ

những năm 1620. Người đấu giá thành công tuyến thương mại này sẽ đảm nhận chức

vụ capitao-mor - quản lý và giải quyết mọi vấn đề của Macao nhất là dàn xếp quan

137

Chi phí gửi tàu đến Ấn Độ tăng gấp đôi từ 1506 đến 1620, và giá cả của các sản phẩm từ Ấn Độ nhiều khi

cũng tăng gấp đôi trong giai đoạn 1540 - 1580. Nhưng điều quan trọng là mặc dù vương triều Bồ Đào Nha đã

thành công trong việc ngăn chặn sự bành trướng quyền lực của tư thương Bồ nhưng đổi lại là sự phụ thuộc của

nhà vua vào nguồn tư bản nước ngoài, chuyên gia nước ngoài và những điểm bán hàng nước ngoài.” [87; 43]

Page 142: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

127

hệ giữa thương nhân Macao với quan chức Trung Quốc. Nếu so sánh với Đông Nam

Á, số lượng chuyến hải hành nhượng quyền được bán tại Ấn Độ và Trung Quốc ít

hơn nhiều. Tuy nhiên cần chú ý rằng, Bồ Đào Nha không phải là quốc gia duy nhất

áp dụng phương thức này. Hà Lan, để thực thi độc quyền của mình đã ban hành

zeebrieven - một dạng thức tương tự cartaz.

Thứ ba, hoàng gia Bồ Đào Nha không quá chú trọng đến việc xâm chiếm lãnh

thổ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng đất họ tạm chiếm mà tập trung chủ yếu

vào việc thiết lập thể chế độc quyền nhà nước trong thương mại biển thông qua lối

buôn bán mang tính chất cướp đoạt. Như một học giả đã nhận định: “Đó là một đế

quốc dựa trên biển, không ngừng kiểm soát thương mại biển, và sử dụng biển

trong giao tiếp, cả chính trị lẫn thương mại. Khu vực đất liền chỉ dùng làm căn

cứ; lợi nhuận phần lớn đến từ các hoạt động thương mại biển” [87; 79]. Nếu

phân tích tỉ mỉ về quá trình thiết lập nhượng địa tại châu Á thì có thể thấy hoàng gia

Bồ Đào Nha không quá chú trọng về việc kiểm soát lãnh thổ vào sâu bên trọng nội

địa hoặc cai trị nhân dân. Chính quyền vua Manuel không hướng dẫn để Dom

Francisco de Almeida xâm chiếm đất đai tại châu Á. Albuquerque cũng không nỗ lực

tấn công các vùng đất liền kề tại Ấn Độ Dương mà khởi hành đi Malacca. Và từ

Malacca, ông đã xây dựng nên một mạng lưới liên minh thương mại ở Pegu

(Myanma), Thailand, Java, Moluccas, Banda và sau đó đến Trung Quốc. Ngay cả

việc chiếm Goa (1510) cũng xuất phát từ vị trí quan trọng trong thương mại của nó -

một trung tâm nhập khẩu ngựa sang Deccan. Do đó, cấu trúc của đế quốc Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ hoặc Trung Quốc là “một mạng lưới, một dãy các nút hoặc các

điểm đầu mối được liên kết với nhau làm nhiệm vụ tập kết, vận chuyển và kiểm

soát sự trao đổi, lưu thông hàng hóa” [87; 77]. Họ cố gắng để thực hiện mục tiêu

này thông qua lực lượng hải quân, áp dụng cartaz và thuế hải quan. Vì thế, thời kỳ

đầu trong quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ đầy rẫy các cuộc giao tranh

giữa đội quân Bồ Đào Nha với các Hồi quốc hoặc thương nhân bản địa. Sự bảo hộ và

độc quyền nhà nước quá nặng đã khiến Estado không trao toàn quyền cho các công

ty tư nhân hoặc khuyến khích lối kinh doanh linh hoạt theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Hơn nữa họ chủ yếu dựa vào lực lượng vũ lực để giành quyền kiểm soát thương mại

cũng như tham gia cả vào đội quân cướp biển. Chính điều này làm cho Bồ Đào Nha

không những phải đối mặt với sự căm thù và phản kháng mạnh mẽ của cư dân vùng

đất họ chiếm được mà ngay cả tầng lớp thương nhân bản địa cũng không mấy mặn

mà hợp tác với họ. Trong khi các cường quốc châu Âu khác xâm nhập Ấn Độ bằng

các công ty thương mại thì Bồ Đào Nha lại ngày càng mở rộng quyền lực độc tôn

Page 143: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

128

của Hoàng gia. Duyên hải Malabar - địa điểm Bồ Đào Nha đặc biệt xem trọng do vị

trí không thể thay thế trong thương mại hạt tiêu đầu thế kỷ XVI, là ví dụ điển hình

cho đặc điểm này. Tuyên bố đưa hạt tiêu vào danh mục mặt hàng áp dụng thể chế

độc quyền của Estado đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt không chỉ của tiểu vương

Calicut mà cả những thương nhân địa phương. Mâu thuẫn là ở chỗ: Bồ Đào Nha

muốn độc quyền thương mại hạt tiêu ở Malabar, nhưng đó là sản phẩm chính của

toàn khu vực. Bồ Đào Nha ngăn cấm thương mại đến Aden và Biển Đỏ, nhưng đó là

tuyến thương mại chính từ Calicut. Estado ép buộc việc ký kết các khế ước buôn bán

giá thấp, xem tất cả những chuyến tàu từ Calicut là cướp biển và đánh đắm chúng,

thậm chí cả những chiếc tàu mang theo lương thực dự trữ. Để chống lại hành động

độc quyền này, tầng lớp thương nhân Hồi giáo nước ngoài của Calicut đã chuyển địa

điểm đến nơi an toàn hơn như Biển Đỏ, Hurmuz, Gujarat và Vijayanagar. Thương

nhân địa phương thì chọn lựa xuất khẩu hàng hóa thông qua hai tuyến đường: bằng

đường bộ đến Coromandel, và phía bắc bằng đường biển đến Gujarat. Đối với các

tiểu vương thì sự liên kết với zamorin Calicut đã dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài 4

năm gây không ít khó khăn cho Bồ Đào Nha để thu mua hạt tiêu, vận chuyển chúng

về châu Âu. Như vậy, với việc lựa chọn cách thức kinh doanh mang tính chất cướp

đoạt theo kiểu phong kiến, Bồ Đào Nha phải đối diện với sự phản kháng thường

xuyên của thương nhân và cư dân bản địa. Điều đó không ít khác biệt so với chính

sách thuộc địa của Hà Lan hay Anh sau này:

Mặc dù đều xem thương mại là mục đích của quá trình bành trường quyền lực,

thế nhưng trong khi Bồ Đào Nha tạo lập nên đế quốc mậu dịch ven biển thì Hà Lan

bước đầu đã gắn kết độc quyền giao thương với việc khai thác, bóc lột thuộc địa theo

phương thức tư bản chủ nghĩa. Ở Ấn Độ, vào năm 1606, Hà Lan xây dựng trụ sở tại

Petapuli (duyên hải Coromandel) để thu mua tơ lụa Ấn Độ, làm phương tiện trao đổi

hương liệu Molucca cũng như nô lệ để làm việc trong các nông trại hương liệu ở

Amboina và Banda. Tại Đông Nam Á, sau khi loại trừ thương nhân ẩn lậu người

Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và thương nhân châu Á vào năm 1621, Jan Pietersz

Coen trục xuất hết cư dân trên quần đảo Banda, đưa người Hà Lan sang định cư và

thuê nô lệ để làm việc trên các đồn điền trồng nhục đậu khấu. Trong thế kỷ XVII, Hà

Lan có được thành công bước đầu ở Djakarta, quần đảo Banda và Amboina. Tuy

nhiên họ phải mất đến ¾ thế kỷ để thiết lập chính quyền bảo hộ từ Aceh đến Bantam

và Ternate, Macassar.

Đối với Anh, sự xâm nhập của EIC vào vịnh Bengal dưới vương triều Auzangzeb

gần như phải kết thúc trong bi thảm. Ưu thế của Anh chỉ được thể hiện khi xâm

Page 144: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

129

chiếm hoàn toàn Plassey (1757) dẫn đến việc thuộc địa hóa Ấn Độ vào thế kỷ XIX.

Việc thành lập chính quyền thực dân tại thuộc địa được xem là cốt lõi của chính sách

thống trị của thực dân Anh tại Ấn Độ từ giữa thế kỷ XVIII. Mặc dù chính quyền ban

đầu còn thô sơ đứng đầu là Thống đốc bang với hệ thống hành chính dựa trên ba trụ

cột: dân chính, quân đội và cảnh sát, nhưng bước đầu đã cho thấy thuộc địa hóa là

mục đích của Anh khi xâm chiếm Ấn Độ. Điều này cũng dễ hiểu khi lúc này chủ

nghĩa tư bản đang chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và thuộc địa trở thành

biểu hiện, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của đế quốc này.

Do việc xâm chiếm lãnh thổ vào sâu bên trong nội địa không phải là mục tiêu nên

ở các thế kỷ sau, Bồ Đào Nha sử dụng những cách thức mềm mỏng và linh hoạt hơn

nhiều để xâm nhập vào mạng lưới thương mại nội Á như khai thác các xung đột khu

vực, liên hôn với đẳng cấp nắm quyền và tham gia vào quan hệ giữa các đối tác

người châu Á. Rất nhiều thương điếm của người Bồ Đào Nha có được thông qua con

đường thuyết phục người cai trị bản địa tự nguyện làm chư hầu, và tất nhiên những

người cai trị ban đầu hoặc những người được thừa kế sẽ tìm cách giành lại quyền lực

của họ vào thời điểm thuận lợi. Điều này có thể được minh chứng rõ nét thông qua

mối quan hệ giữa Estado với Vira Bhadres, Nayak của Ikkeri ở Kanara vào năm

1610. Trong khi đó, tại các thuộc địa của mình ở Ấn Độ, Hà Lan thực hiện bước

chuyển đổi từ các hiệp ước tự do sang những hành động độc quyền, thiết lập bước

đầu mô hình trực trị, loại trừ hoàn toàn thế lực bản địa. Và đến khi Anh xâm chiếm

Ấn Độ thì đó là quá trình xây dựng mô hình nhà nước thuộc địa thống nhất, bóc lột

Ấn Độ bằng phương thức của chủ nghĩa đế quốc. Các tiểu vương bản xứ bị Anh

khuất phục bằng sức mạnh quân đội và phụ thuộc các công ty Anh qua các hiệp ước.

Ở Trung Quốc, trên lý thuyết, Bồ Đào Nha cũng phải bỏ ra một số tiền để thuê

Macao trong khoảng thời gian nhất định. Họ cũng không thể xâm nhập vào mạng

lưới buôn bán bên trong của Trung Quốc lục địa mà chỉ đóng vai trò kết nối giao

thương trên miền duyên hải. Mối quan hệ thương mại mềm mỏng này không thể tiếp

tục thực hiện khi nhà Thanh thực thi chính sách “bế quan tỏa cảng”. Cùng với sự

phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc, các quốc gia phương Tây (tiên phong là

Anh) đã sử dụng Chiến tranh nha phiến để ép buộc Trung Quốc mở cửa. Hiệp ước

Nam Kinh mà nhà Thanh ký kết với Anh là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà

Trung Quốc phải ký với nước ngoài - nó giống sợi dây thòng lọng đầu tiên thắt vào

cổ nhân dân Trung Quốc, mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước độc

lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Cùng với việc ký kết Hiệp

định thương mại và hữu nghị Bồ Đào Nha - Trung Quốc năm 1887, Macao mới

Page 145: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

130

chính thức trở thành thuộc địa chịu sự quản lý tối cao, trực tiếp của hoàng gia Bồ

Đào Nha (chứ không phải với tư cách một thương điếm được Bồ Đào Nha thuê của

chính quyền Trung Quốc).

Bên cạnh đó, việc không chú ý phát triển cơ sở hạ tầng đã khiến các thuộc địa của

Bồ Đào Nha ở Ấn Độ hay Trung Quốc trở nên lạc hậu (trong sự đối sánh với thuộc

địa của các cường quốc thực dân khác). Goa (thủ phủ của Estado) và Bombay (thuộc

địa của Anh) là hai ví dụ điển hình về vấn đề này. Trong khi thương mại Goa gần

như kiệt quệ vào cuối thế kỷ XVIII - Có năm, không một chiếc tàu tư nhân nào đến

cập bến tại Goa vì thế hoạt động thương mại cùng với châu Âu gần như bằng không.

Ngay cả các thuộc địa của người Anh tại Ấn Độ, Goa cũng gần như không trao đổi gì

nhiều ngoài dừa, cau và trái cây tươi. Không những thế, việc buôn bán giữa Goa với

Brazil, Đông Phi cũng bị đứt gãy. Vào những năm 1874-75, giá trị nhập khẩu đạt

khoảng £119,912-1-8 và xuất khẩu là £ 90,354-6-6” [132; 12] - thì riêng tại cảng

Bombay, cùng với mạng lưới đường xe lửa liên kết nó với những vùng đất khác ở

Ấn Độ, thu nhập đạt £ 667.826 (3.000.000$000 reis). Lý giải điều này, các nhà

nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính từ sự lạc hậu trong mạng lưới giao thông

của thuộc địa Bồ. Việc không có giao thông đường sắt kết nối hải cảng Mormugao

đến các vùng đất của Ấn Độ Anh và sau đó là đến các nhượng địa khác của Ấn Độ

Bồ Đào Nha đã đẩy đế quốc già cỗi này vào cơn khủng hoảng liên tục về kinh tế và

tài chính. Điều này không chỉ tác động xấu đến Mormugao mà còn gây ảnh hưởng

đến hoạt động thương mại của toàn đế quốc. Ấn Độ dưới sự thống trị của Anh đã có

những thay đổi nhanh chóng về công nghiệp thương mại và kinh tế do dòng chảy của

cuộc cách mạng công nghiệp với việc sử dụng máy móc thường xuyên và sự giao

tiếp cũng dễ dàng hơn. Estado đã có sự thay đổi quan trọng trong nhận thức khi tiến

hành hợp tác với Anh nhằm xây dựng tuyến đường sắt qua Mormugao vào năm

1878. Tuy nhiên, điều này cũng không cứu vãn được sự sụp đổ của hệ thống thương

điếm Bồ Đào Nha tại Ấn Độ.

Thứ tư, hệ thống quản lý trong thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung

Quốc không có nhiều thay đổi và chỉ ở mức độ sơ khai. Hơn nữa gần như không có

sự phân biệt giữa một viên chức chính quyền và một thương nhân. Trong thực tế,

tầng lớp linh mục và binh lính cũng tiến hành thương mại theo nhiều cách khác nhau.

Mỗi một cá nhân được cho phép mang theo một lượng hàng hóa trên các chuyến tàu

Hoàng gia và trọng lượng hàng hóa được vận chuyển tương ứng với chức vụ trong

chính quyền. Mặc dù nhà nước đã cấm thương mại tư nhân nhưng không phải vì thế

mà hoạt động này hoàn toàn chấm dứt. Trong điều kiện khi mà thủy thủ và binh lính

Page 146: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

131

Bồ Đào Nha phải sống bằng tiền lương ít ỏi của nhà nước thì những lợi nhuận mang

lại từ buôn bán mang tính tư nhân đã thu hút sự tham gia của họ. Trong hệ thống

quản lý của Bồ Đào Nha thì quân sự chiếm vị trí quan trọng và không có người quản

lý dân sự một cách lâu dài. Vì vậy, tham nhũng và tư lợi thường xuyên diễn ra với

các mức độ khác nhau kể cả ở cấp quản lý cao nhất. Tổng trấn Estado cũng đồng thời

là thương nhân và đôi khi tham gia một cách không công khai vào hoạt động cướp

biển. Có lẽ đó cũng là bức tranh điển hình nhất trong thể chế quản lý thương mại của

Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc. Tất cả điều này đã khiến cho quyền lực

thương mại biển của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc sớm suy tàn nhưng phải

đến thế kỷ XX mới đặt dấu chấm hết thật sự.

Mặc dù hoạt động buôn bán trên biển của Bồ Đào Nha không được điều khiển

bởi một công ty có cấu trúc chặt chẽ như VOC của Hà Lan hay EIC của Anh nhưng

đã có những dấu hiệu ban đầu của một công ty. Các nhân viên được trả lương để làm

việc cho nhà vua và chính quyền có những cách thức khác nhau để động viên họ.

Tuy nhiên, Bồ Đào Nha không làm thay đổi quá lớn cấu trúc quản lý trong thương

mại Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ quyền lực của đế

quốc Anh tại Ấn Độ vào thế kỷ XVIII, nhiều người Bồ Đào Nha đã đến Calcutta

(Kolkotta) – thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh để buôn bán. Những thương nhân Macao

thì đến các thuộc địa của Hà Lan tại Đông Nam Á như Batavia để tìm cơ hội giao

thương. Vì thế, trong khi Estado da India đang suy tàn về phương diện nhà nước thì

hoạt động thương mại của các tư thương Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Trung Quốc vẫn

có những bước phát triển đáng kể.

Thứ năm, trong khi hoạt động thương mại chủ yếu diễn ra ở các thương điếm

nằm ven biển Ấn Độ và Trung Quốc thì phạm vi của hoạt động truyền giáo mở rộng

vào sâu bên trong nội địa. Hầu hết các hoạt động của giáo đoàn Francicains,

Dominicains và Dòng Tên…có thể đến tận những vùng xa xôi nhất của Ấn Độ và

Trung Quốc. Tại Ấn Độ, linh mục Bồ Đào Nha đã đến truyền giáo tại triều đình

Mogul và thu được những thành tựu nhất định. Trong khi đó, ở Trung Quốc, trong

giai đoạn phát triển đỉnh cao (giữa thế kỷ XVII), Dòng Tên đã thiết lập được 11 cơ

sở tại 8/15 tỉnh trong toàn vương quốc gồm: Bắc Kinh, Giang Châu (Sơn Tây), Tây

An (Thiểm Tây), Khai Phong (Hà Nam), Thượng Hải (Giang Nam), Gia Định (Giang

Nam), Nam Kinh, Hàng Châu (Chiết Giang), Nam Xương (Giang Tây), Kiến Xương

(Giang Tây), và Phúc Châu (Phúc Kiến).

Thứ sáu, những thương điếm của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo

nên diện mạo của “đế quốc thứ nhất” và là cơ sở để thiết lập “đế quốc thứ ba”. Cơ

sở của nhận định này đến từ quá trình hình thành của đế quốc Bồ Đào Nha trên phạm

vi toàn thế giới. Chúng ta biết rằng lịch sử đế quốc mậu dịch ven biển Bồ Đào Nha

Page 147: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

132

được chia làm ba thời kỳ: “đế quốc đầu tiên” được thành lập vào năm 1415 như là

một nỗ lực trong thương mại hàng hải ở châu Á và châu Phi. Đặc điểm của thời kỳ

này là thương mại ngà voi với Đông Phi vẫn tiếp tục được duy trì, các thương nhân

Ấn Độ từ Diu đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn thực phẩm cần

thiết cho những khu định cư tại Đông Phi. Còn đế chế thứ hai - xuyên Đại Tây

Dương thì tham gia buôn bán nô lệ, đường và vàng cùng với Angola và Brazil. Trong

khi đó “đế chế thứ ba” thiết lập ở châu Phi và tồn tại cho đến cuộc cách mạng Bồ

Đào Nha năm 1974 được xây dựng trên nền tảng của đế chế thứ nhất.

Trong khi ở Ấn Độ, các thương điếm tập trung với mật độ khá lớn thì tại Trung

Quốc chỉ có Macao là đại lý thương mại duy nhất. Cấu trúc không bình thường của

mạng lưới thương điếm này đã tạo nên “hình dáng” của đế quốc mậu dịch ven biển

đầu tiên trên toàn thế giới. Các đại lý thương mại - pháo đài này không những là

trung tâm mua bán các mặt hàng nằm dưới sự quản lý độc quyền của Hoàng gia Bồ

Đào Nha mà còn mở rộng ra nhiều chủng loại hàng hóa khác. Đó là do mạng lưới

thương nhân Bồ Đào Nha sống rải rác trên các hòn đảo, thiết lập cộng đồng giao

thương riêng của họ trong mối quan hệ với cư dân địa phương và mối quan hệ chính

trị với người cai trị bản xứ. Đến cuối thế kỷ XVII, khi quyền lực của Hoàng gia bị

suy tàn, thì quan hệ giao thương giữa Goa với Macao là cơ sở quan trọng cho sự tồn

tại của Estado da India. Bên cạnh đó, các mặt hàng trong tuyến thương mại này như

tơ lụa, đồ sứ…là vật trao đổi để lấy vàng, bạc nén mua nô lệ châu Phi chuyển về

thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Mỹ. Chính vì vậy, so với các nhượng địa khác của

Bồ, thương điếm Goa và Macao có thời gian tồn tại liên tục và lâu dài theo từng

bước hưng thịnh và suy vong của Estado.

3.3. Thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ trong sự đối sánh với

Trung Quốc

3.3.1. Vài đối sánh về hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc

Thứ nhất, về cách thức thành lập hệ thống cứ điểm thương mại tại Ấn Độ và

Trung Quốc

Về mặt thời gian, theo tuyến đường vòng qua mũi Hảo Vọng thì các cứ điểm ven

biển phía Tây Ấn Độ là mục tiêu trong quá trình bành trướng của Bồ Đào Nha ngay

từ đầu thế kỷ XVI (1502). Sau đó hơn một nữa thế kỷ, thương điếm Macao (theo

đúng nghĩa của nó) mới chính thức được xác lập tại Trung Quốc (1557).

Xét về phạm vi không gian, hai cụm thương điếm này được phân bố trong hai

không gian khác nhau (nếu không tính sự kết nối của các cứ điểm tại Đông Nam Á)

với mức độ hoạt động thương mại biển không giống nhau. Một mạng lưới được phân

Page 148: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

133

bố rộng khắp trên Ấn Độ Dương bắt đầu từ ven bờ Tây Ấn đến vịnh Bengal đầy sôi

động với sự tham gia của nhiều tầng lớp thương nhân khác nhau người Ấn đến từ

Calicut, Gujarat, Coromandel và vịnh Bengal…, thương nhân Hồi giáo…Ở chiều

ngược lại là khung cảnh trầm lắng, rời rạc do chính sách Hải cấm của triều nhà Minh.

Ngoài những hoạt động tư thương lậu và mạng lưới cướp biển Wako thì những quan

hệ giao thương chính thức hầu như không tồn tại (trừ thương mại triều cống). Vì thế,

phạm vi không gian có phần hạn chế với một số cứ điểm tại Quảng Châu, Quảng

Đông, Shang-ch'uan, Lampacau và cuối cùng là Macao.

Chính sự khác nhau về thời gian, không gian cũng như nhiều yếu tố khác đã chi

phối cách thức Bồ Đào Nha chọn lựa để thiết lập hai mạng lưới thương điếm này.

Mặc dù thương mại và truyền giáo là mục tiêu và cũng là phương thức xâm nhập của

Bồ Đào Nha vào Ấn Độ và Trung Quốc nhưng mức độ đậm nhạt khác nhau. Tại Ấn

Độ, Hoàng gia Bồ tận dụng ưu thế về quân sự (nhất là kỹ thuật pháo binh) để chiếm

đóng, xây dựng pháo đài với thương điếm đầu tiên tại Calicut (1502). Chỉ trong vòng

chưa đầy nửa thế kỷ, bằng việc chia rẽ, phân tán lực lượng các Hồi vương kết hợp

với kỹ thuật quân sự hiện đại, Bồ Đào Nha đã xây dựng mạng lưới thương điếm nổi

bật như: Ceylon, Goa (1510), Diu, Daman, Salsette, Bassein, Chaul và Bombay ở

phía Tây Ấn Độ, San Thome (São Tome) gần Madras và Ugolim (Hooghly),

Chittagong, Syriam (ngày nay gần Rangoon), Dianga (ở Arakan) ở vịnh Bengal;

Nagapattinam, Porto Novo, Masulipatam, Pulicat, Ugolim (ngày nay gần Calcutta) ở

duyên hải Coromandel. Đây là thành tựu to lớn và là chìa khóa cho sự ra đời Estado

da India. Cách thức mà Hoàng gia Bồ áp dụng tại Ấn Độ lại không thể thực thi trọn

vẹn ở Trung Quốc. “Mặc dù Bồ Đào Nha đang là lực lượng thống trị trên biển nhưng

họ đã nhận ra rằng không thể thiết lập ảnh hưởng tại Trung Quốc bằng con đường

quân sự như cách thức mà họ đã sử dụng ở Ấn Độ bởi vì đế quốc Trung Hoa thì quá

hùng mạnh” [66; 2]. “Vào giai đoạn đỉnh cao ở thế kỷ XV, lực lượng hải quân của

nhà Minh gồm có 3.500 tàu (trong đó 2.700 tàu chiến)” [105; 31]. Vì thế, ngoại trừ

Macao, người Bồ Đào Nha không xác lập được thêm bất kỳ một nhượng địa nào

khác trên lãnh thổ Trung Quốc có chăng chỉ là sự tham gia vào các hội chợ được tổ

chức định kỳ hàng năm để thu mua hàng hóa. Bản thân Macao không thể tồn tại biệt

lập mà phải tận dụng mạng lưới Wako trước đó để đến buôn bán với Nhật Bản và các

thương nhân Bồ chấp nhận vai trò trung gian của họ trên tuyến thương mại Nagasaki

- Macao.

Thứ hai, về cách thức tổ chức quản lý hoạt động thương mại

Các cứ điểm ven biển Ấn Độ hay Trung Quốc đều nằm trong sự quản lý của

Page 149: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

134

chính quyền Bồ Đào Nha tại phương Đông nên nó phải chịu sự chi phối của Estado

da India. Nhưng mức độ kiểm soát của thể chế này đối với hai mạng lưới thương

điếm là không giống nhau. Nếu các nhượng địa tại Ấn Độ là mô hình chuẩn mực của

đế quốc mậu dịch ven biển Bồ Đào Nha thì các thức tổ chức quản lý tại Quảng Châu

hay Macao có những đặc điểm nằm ngoài phạm vi trên.

Có thể nói, các cứ điểm thương mại tại Ấn Độ là nền tảng để tạo ra Estado da

India vào năm 1504. Bên cạnh Estado da India nắm quyền quản lý chung thì Casa da

India đóng vai trò là xương sống trong hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha (có

khi nắm quyền quản lý cả Carreira da India) trên tuyến giao thương từ các cứ điểm

ven bờ Tây Ấn đến Lisbon (thủ đô của Bồ Đào Nha) và được xem là một trong

những hình thái công ty thương mại đầu tiên trong lịch sử. Vì thế, Estado da India

không đơn thuần là nhà nước quản lý hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Đào Nha mà nó cũng chính là đặc điểm của đế quốc này. Như Luís Filipe Thomaz

(1985) đã nhận định Estado như một mạng lưới liên kết các điểm, mỗi thương điếm

lại có một cách thức quản lý phù hợp và thích ứng với nhau một cách tương đối.

Định nghĩa hẹp về Estado da India sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề về pháp lý và hệ

thống hành chính tập trung mang tính quan liêu nhưng định nghĩa rộng của nó thì

bao gồm khá nhiều vấn đề trong thực tế. [68; 172] Bên trong Estado da India, độc

quyền Hoàng gia và nhiều loại thuế đã khiến cho thương mại biển tại Ấn Độ mất tính

tự do và vì vậy một số tư thương đã rời bỏ Estado da India để tìm những cơ hội làm

giàu khác. Tuy nhiên, sự kiểm soát này không hoàn toàn chặt chẽ và vẫn có nhiều

thương nhân lách qua khe cửa hẹp để tiếp tục kinh doanh.

Trong khi đó, sự chi phối của Estado đối với Macao là không chặt chẽ thông qua

cơ chế quản lý riêng biệt. Mặc dù Estado có thể hiện sự chi phối của mình đối với

thương mại Macao nhưng người nắm quyền lực trong thực tế lại là tổ chức tự phát

của các thương nhân. Hai thể chế quản lý cùng tồn tại là đặc trưng của thương điếm

này. Một tổ chức do Estado da India bổ nhiệm, có tính pháp lý nhưng hạn chế khi

thực thi quyền lực đó trong thực tế. Tổng trấn, quan tòa và những người quản lý do

nhà vua bổ nhiệm đến Macao từ Bồ Đào Nha hoặc Ấn Độ nhận ra rằng vị trí của họ

thì quá ngắn và không có thực quyền. Một cơ cấu được hình thành tự phát do yêu cầu

từ việc quản lý có hiệu quả hoạt động thương mại tại Macao nhưng lại nắm trong tay

quyền quyết định những vấn đề hệ trọng của thương điếm. Như vậy, trong cùng một

mạng lưới nhưng Bồ Đào Nha lại áp dụng hai mô hình quản lý khác nhau: Một mô

hình tập trung hoá, quân sự hoá và một mô hình theo lối thương mại tự do.

Page 150: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

135

Thứ ba, về hoạt động của mạng lưới thương điếm Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc

Các giai đoạn phát triển của hai mạng lưới thương điếm này không nhịp nhàng.

Nếu thế kỷ XVI, cứ điểm thương mại tại Ấn Độ đạt được sự phát triển hưng thịnh thì

Macao phải đến thế kỷ XVII. Đến nửa cuối thế kỷ XVII, mạng lưới thương mại của

Bồ Đào Nha đã định hình rõ nét. Trung tâm chính của châu Âu lúc bấy giờ bao gồm:

Lisbon, Oporto, Medina del Campo, Madrid, Seville, Valladolid, và Antwept, ở Tân

thế giới, đó là Pernambuco, Lima, Olinda, Mexico, và Cartagena, ở châu Á là

Malacca, Macao, Nagasaki, Manila, Goa và Cochin. Trong đó, tuyến Goa - Malacca

- Macao - Japan, là đem lại lợi nhận cao nhất. Theo một sự miêu tả của tác giả ẩn

danh trong Livro “Những chuyến hải hành mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên, tôi nói

rằng chúng là tốt nhất và đem lại lợi nhuận cao hơn bất kỳ hoạt động thương mại nào

tại Ấn Độ” [90; 138]. Như vậy, trong khi giao thương của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

ngày càng sa sút do sự suy yếu về quyền lực chính trị thì Macao lại ngày càng đóng

vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của Estado da India mãi cho đến giai

đoạn sau này.

Bên cạnh đó, mặt hàng chủ lực trong quan hệ giao thương giữa thương nhân Ấn

Độ, Trung Quốc với Bồ Đào Nha là không giống nhau: hạt tiêu, tơ lụa Ấn Độ trong

đối sánh với tơ lụa Trung Quốc và bạc trắng Nhật Bản. Điều này đã cho thấy Ấn Độ

không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các tuyến đường buôn bán bên trong châu Á

mà còn trở thành trung tâm trong mạng lưới thương mại xuyên Á - Âu của đế chế Bồ

Đào Nha. Nếu xét cùng một khung thời gian của lịch sử, vào thế kỷ XVI, trong khi

Ấn Độ là xương sống cho toàn bộ nền thương mại của Bồ Đào Nha thì Macao và các

thương nhân Bồ lại là xương sống trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và

Nhật Bản. Xuất khẩu từ Trung Quốc đến Nhật Bản thì chủ yếu là tơ lụa, phần lớn là

được sản xuất ở những chợ thương mại của Trung Quốc, và được thu mua bởi người

Bồ Đào Nha thông qua các chợ phiên tại Quảng Châu hai năm một lần. Như vậy, có

thể thấy Macao được xem là điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa ở các quốc gia

Đông Á nằm dưới quyền quản lý của đế quốc Bồ Đào Nha phương Đông có trụ sở

đóng ở Goa (Ấn Độ). Đây là một trong những cơ sở quan trọng tiêu biểu cho khả

năng tài chính bằng tiền mặt của Bồ Đào Nha tại phía tây Ấn Độ Dương, nơi mà

những hoạt động theo phương cách này đang thu được những hiệu quả. Hơn nữa nó

còn chỉ rõ người Bồ Đào Nha cần đầu tư vào thương điếm nào.

Ngoài ra, cách thức hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung

Quốc cũng có nét khác biệt. Tại Ấn Độ, đầu thế kỷ XVI, Hoàng gia Bồ thực thi chính

Page 151: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

136

sách độc quyền hoàn toàn trong thương mại gia vị và buôn bán ngựa. Đến giữa thế kỷ

XVI, vua Bồ Đào Nha bắt đầu cho phép tư thương tham gia vào tuyến thương mại

Hoàng gia. Sự xuất hiện của các chuyến hải hành nhượng địa là đặc trưng trong giai

đoạn này. Hơn nữa, để thể hiện quyền lực độc tôn của mình, Estado da India ban hành

thể chế cartaz ngăn chặn thương mại tự do của các thương nhân châu Á. Quan hệ giữa

Estado da India và các thế lực thương mại tại Ấn Độ là kiểu quan hệ giữa nhà nước với

chư hầu dựa trên sức mạnh trong quân sự và ưu thế trong thương mại. Vương triều

Mogul hầu như không can thiệp vào mối quan hệ nhạy cảm này. Càng về sau, khi thế

lực suy yếu, mạng lưới thương điếm lần lượt rơi vào tay của các địch thủ đến từ châu

Âu thì Estado da India vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với Goa và xem đây như biểu

tượng cho sự tồn tại của nhà nước thuộc địa Bồ Đào Nha tại châu Á.

Trong khi đó, tại Macao, mặc dù trên danh nghĩa Estado da India vẫn nắm quyền

quản lý tối cao nhưng sự kiểm soát này không quá chặt chẽ. Bồ Đào Nha không sử

dụng lực lượng quân sự để gây sức ép đối với các thương nhân người Trung Quốc.

Camara thường dựa vào các phương thức không chính thống để duy trì sự tồn tại của

Macao. Do đó, sự duy trì của hoạt động thương mại có quan hệ mật thiết với tình

hình chính trị của Trung Quốc lục địa và chính sách thương mại của các vương triều

cầm quyền tại Trung Quốc. Mặc dù cũng giống Ấn Độ, thể chế thương mại nhượng

địa vẫn được áp dụng với Macao nhưng chỉ trên tuyến Macao - Nhật Bản và chỉ

trong giai đoạn đầu. Còn các hoạt động giao thương khác, đặc biệt là với các thương

nhân Hà Lan, Anh...tại Đông Nam Á thì được tiến hành khá tự do.

Do vậy, tác động của vương quyền Bồ Đào Nha lên các hoạt động thương mại

biển tại Ấn Độ là khá rõ nét. Trong khi đó, phần lớn giao thương giữa Bồ Đào

Nha với các thương nhân tại Trung Quốc lại do tư thương nắm quyền chi phối

thông qua các chuyến hải hành nhượng địa. Các thương nhân mua được tuyến

thương mại này có toàn quyền chi phối đối với các hàng hóa buôn bán trong đó.

Ví dụ, vào năm 1620, Lopo Sarmento de Carvalho đã mua độc quyền thương mại

đến Nhật Bản trong 3 năm với giá 183.600 guilders138

. Vào năm 1621, Carvalho

và những thương nhân Bồ Đào Nha đã bán tơ lụa sống và các hàng hóa khác ít

hơn 3 triệu guilders, ở Nhật Bản.

Ngoài ra, trong suốt thời kỳ dài hoạt động thương mại tại Ấn Độ và Trung Quốc,

áp lực từ các thế lực thương mại bên ngoài cũng có sự khác nhau. Nếu tại Trung

Quốc trong thời kỳ đầu, những chính sách từ các vương triều cai trị đã gây ảnh

hưởng mạnh mẽ đến sự chọn lựa cách thức giao thương của Bồ Đào Nha, thì tại Ấn

138

Là loại tiền tệ được lưu hành tại Hà Lan trước khi áp dụng đồng Euro. 1 guilder = 100 cent.

Page 152: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

137

Độ tôn giáo mới chính là yếu tố quan trọng nhất. Sự cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau

giữa Hoàng gia Bồ Đào Nha với các thương nhân Hồi giáo đã khiến cho bức tranh

giao thương tại đây thêm phần gay gắt.

Thứ tư, về tác động của Bồ Đào Nha đối với thương mại Ấn Độ, Trung Quốc

Có thể nói rằng nếu không có người Bồ Đào Nha thì Macao sẽ mãi vẫn chỉ là một

làng chài nghèo nàn và nhỏ bé. Vốn không phải là bộ phận lãnh thổ được triều đình

nhà Minh xem trọng lại nằm ngoài Trung Hoa lục địa nên Macao gần như bị lãng

quên. Chính người Bồ Đào Nha đã đến đánh thức và mang lại cho Macao hơi thở của

một nhịp sống - nhịp sống thương mại biển. Vai trò của các thương nhân Bồ Đào

Nha là tầng lớp trung gian trong các giao dịch thương mại giữa Ấn Độ và Trung

Quốc, Nhật Bản – Trung Quốc. Bạc nén từ châu Âu được chuyển đến Trung Quốc

thông qua Malacca. Người Tây Ban Nha mang bạc nén từ Trung Mỹ đến Philippines.

Các thương nhân Bồ Đào Nha lại xâm nhập vào giao thương bạc nén của Thiên Chúa

giáo ở Philippines và đem chúng đến Trung Quốc. Họ chính là nhân tố thúc đẩy dòng

chảy bạc nén vào Trung Quốc, Biển Đông và Ấn Độ Dương. Họ còn cung cấp một

dòng chảy các hàng hóa và tơ lụa Trung Quốc đến Nhật Bản. Bồ Đào Nha trở thành

thương nhân môi giới trên tuyến thương mại hình tam giác giữa Quảng Châu và Nhật

Bản, lấy tơ lụa và vàng Trung Quốc để đổi lấy bạc và đồng của Nhật Bản. Giai đoạn

phát triển thịnh vượng nhất của thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc là 1543-

1640. Do chính sách hải cấm của nhà Minh nên các hoạt động trao đổi giữa Nhật

Bản và Trung Quốc gần như tê liệt. Sự xuất hiện của các thương nhân Bồ Đào Nha

đã góp phần hồi sinh và phát triển tuyến thương mại này.

Trong khi đó, trước khi Bồ Đào Nha xuất hiện, thương mại biển tại Ấn Độ đã rất

nhộn nhịp. Các thương nhân Ấn Độ là thế lực lớn trong giao thương châu Á thời bấy

giờ. Việc Bồ Đào Nha xâm nhập chỉ tạo nên sự biến đổi về chủ thể tiến hành giao

thương chứ không dẫn đến sự thay đổi trong bản chất của hoạt động thương mại hoặc

đem đến sự thay đổi nổi bật cho hệ thống thương điếm. Điều này hoàn toàn khác nếu

so sánh với Anh. Lấy thuộc địa hóa Ấn Độ làm mục tiêu, chính quyền Anh đã kiểm

soát chặt chẽ nền kinh tế thuộc địa khi: Các thương nhân Ấn Độ bị ép buột phải trả

thuế cao và chỉ được bán hàng hóa của họ cho EIC với mức giá thấp. Nguồn lợi

nhuận thu được từ thuộc địa Ấn Độ tập trung tại Công ty Hoàng gia châu Phi đóng ở

Liverpool, được đầu tư vào các phát minh máy móc mới cho phép Anh sản xuất hàng

hóa với số lượng lớn bán ở Ấn Độ và nhiều nơi khác. Tầng lớp trung lưu người Ấn

Độ nhanh chóng bị sụp đổ và ngay lập tức những nhà sản xuất người Anh trở thành

người cung ứng chính cho thị trường Ấn Độ rộng lớn. Thương nhân Ấn Độ bị loại ra

khỏi cuộc chạy đua kinh tế, dẫn đến sự suy tàn của nhiều trung tâm thương mại một

Page 153: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

138

thời như Cochin hay Calicut. Những mặt hàng trung tâm cho thương mại Anh tại Ấn

Độ gồm thuốc phiện (mặt hàng này được chuyển đến Trung Quốc để đổi lấy trà, đem

bán tại châu Âu). Theo cách này thương mại Ấn Độ vẫn tiếp tục là nhân tố của mạng

lưới thương mại toàn cầu, tuy nhiên cách thức tham gia và bản chất thì có sự khác

biệt. Với việc sử dụng ưu thế vượt trội từ Cách mạng Công nghiệp, đặc biệt khi máy

hơi nước được phát minh, sự giàu có của thị trường Ấn Độ bị bòn rút một cách tinh

vi để làm giàu cho chính quốc. Ấn Độ và vùng phụ cận phụ thuộc vào Anh với tư

cách nguồn cung ứng nguyên liệu. Trong khi Ấn Độ lâm vào cảnh nghèo đói thì Anh

đang dần tiến tới địa vị đế quốc làm chủ thế giới.

Đây chính là sự khác nhau về bản chất thương mại trong quan hệ giữa Bồ Đào

Nha với Ấn Độ và Trung Quốc trong sự đối sánh với các cường quốc thực dân châu

Âu khác như Hà Lan hay Anh.

3.3.2. Vài đối sánh về công cuộc truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại

Trung Quốc và Ấn Độ

Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau trong hoạt động truyền giáo của các giáo

đoàn Bồ Đào Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ, chúng ta phải khẳng định rằng Bồ Đào

Nha không phải là quốc gia đầu tiên mang Thiên Chúa giáo đến khu vực này139

. Tuy

nhiên, Bồ Đào Nha lại là quốc gia đầu tiên sử dụng sức mạnh vật chất bảo trợ và nắm

quyền chi phối các hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo ở phương Đông. Do sự

khác nhau trong bối cảnh chính trị, xã hội nên công cuộc truyền giáo của các linh

mục Bồ Đào Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tồn tại những nét dị biệt

Thứ nhất, về quá trình xâm nhập vào xã hội Ấn Độ và Trung Quốc

Ngay sau khi lực lượng viễn chinh Bồ Đào Nha tìm ra Ấn Độ thì các linh mục

truyền giáo cũng theo các chuyến tàu đến vùng đất này. Nhiệm vụ ban đầu của các

giáo sĩ là chăm sóc đời sống tinh thần cho binh lính, quan chức và thương nhân Bồ

Đào Nha. Vì thế, phần lớn hoạt động của các linh mục vào đầu thế kỷ XVI diễn ra

trong cộng đồng người Bồ Đào Nha đang sinh sống tại Ấn Độ. Cũng giống như

Trung Quốc sau này, việc xâm nhập vào một xã hội phương Đông cổ truyền không

phải là vấn đề dễ dàng. Ấn Độ là một trong 5 nền văn minh tối cổ của nhân loại,

chứa đựng những giá trị sâu sắc trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Mặc dù vào

thế kỷ XV, XVI, Hồi giáo là quốc giáo trong toàn bộ đế quốc Mugol cũng như các

tiểu quốc miền duyên hải nhưng phần lớn cư dân vẫn bảo lưu tôn giáo cổ truyền

139

Trước khi những linh mục Bồ Đào Nha theo hạm đội Vasco da Gama đến phương Đông, Thiên Chúa giáo

đã tồn tại ở Ba Tư, Ấn Độ, Sri Lanka và Trung Quốc. Thánh Thomas, một trong những tông đồ của Chúa

Jesus đã lan truyền ý thức hệ này đến Nam Ấn. Ở phía Tây Trung Quốc, một tấm bia được tìm thấy tại Sianfu

thuộc Thiểm Tây cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa giáo. [68; 170] Tấm bia này cho biết Olopen đến từ

Syria vào năm 635 cùng với Kinh thánh và được sự chấp thuận của đại đế trong việc xây dựng nhà thờ.

Page 154: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

139

của họ - Hindu giáo. Sự khác nhau về mọi phương diện giữa Thiên Chúa giáo với

Hindu giáo và Hồi giáo đã khiến cho quá trình truyền giáo của các linh mục Bồ

Đào Nha gặp không ít trở ngại. Cánh cửa đến với thế giới của cư dân Ấn Độ chỉ

được mở dần dần thông qua một quá trình hoạt động khá lâu dài và kiên nhẫn của

các giáo sĩ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Những

linh mục Bồ Đào Nha chỉ có thể sử dụng ngữ hệ Latin hoàn toàn bất lực khi đi vào

một xã hội với sự đa dạng về sắc tộc và phong phú về ngôn ngữ. Ngoài tiếng

Sankrit - Pali được sử dụng trong đại bộ phận cư dân, Ba Tư là ngôn ngữ chính

thức của triều đình Mugol thì có đến hàng trăm phương ngữ khác nhau, có một số

phương ngữ chưa hình thành chữ viết. Đó cũng chính là khó khăn mà các linh mục

Dòng Tên gặp phải khi xâm nhập vào Trung Quốc. Cũng giống Ấn Độ, Trung

Quốc có một nền văn minh dày và phát triển liên tục. Trung Quốc còn là mảnh đất

mà nhiều hệ tư tưởng nảy sinh và hội tụ. Đạo Nho không chỉ là hệ tư tưởng chính

thống mà quan trọng hơn nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh

thần của mọi tầng lớp cư dân. Vì thế, những nhà truyền giáo không chỉ đơn giản là

mang một tôn giáo mới đến cho một cộng đồng trước kia chưa hề có điều kiện tiếp

xúc mà quan trọng là làm thế nào để họ từ bỏ những tín ngưỡng trước kia để toàn

tâm, toàn ý phụng sự Thiên Chúa giáo. Khoảng cách và sự khác biệt quá lớn giữa

văn minh phương Đông và văn minh phương Tây trở thành rào cản cho quá trình

truyền bá Thiên Chúa giáo của các linh mục Bồ Đào Nha.

Thế nhưng, bên cạnh những đặc điểm chung, hoạt động truyền giáo của các giáo

đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc vẫn có những nét riêng được phân biệt

khá rõ nét.

Chúng ta có thể thấy, tại Ấn Độ, các linh mục nhận được sự hỗ trợ tích cực từ

Hoàng gia Bồ Đào Nha. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là cam kết đã được quy

định giữa Giáo hội Rome và vua Bồ Đào Nha. Ngay khi chiếm đóng và thiết lập

được thương điếm, bên cạnh các đại lý, các pháo đài thì nhà thờ cũng được xây dựng

để phục vụ cho các nghi lễ Thiên Chúa giáo của cộng đồng cư dân Bồ Đào Nha sinh

sống tại đây. Ngay sau khi chiếm được Goa (1510) thì Goa cũng ngay lập tức trở

thành trung tâm cho các hoạt động truyền giáo tại Ấn Độ. Từ Goa, các linh mục

được tạo điều kiện để xâm nhập vào cộng đồng của cư dân Ấn Độ miền duyên hải.

Tuy nhiên, đây không phải là sự cố gắng của một cá nhân hoặc một giáo đoàn mà sau

lưng các linh mục luôn có đội quân hùng hậu của Estado da India. Sự cải đạo được

tiến hành thông qua con đường cưỡng bức đồng loạt (nhất là tại các cứ điểm thương

mại của Bồ) nên số lượng giáo dân được tăng lên nhanh chóng.

Page 155: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

140

Tuy vậy, tại Trung Quốc, sự nỗ lực của các nhân các linh mục vẫn đóng vai trò

quan trọng nhất. Do đặc trưng của mạng lưới thương mại tại khu vực này, Bồ Đào

Nha (ngoài Macao) đã không thể thiết lập bất kỳ một thương điếm nào trong lục địa.

Do đó, Dòng Tên đã phải tự mình nỗ lực xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc mà

không có được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền. Quá trình truyền giáo ban

đầu vô cùng khó khăn khi họ chỉ có thể sử dụng đức tin và lòng nhiệt thành để hoạt

động. Không có bất kỳ một đợt cải đạo mang tính cưỡng bức nào, sự gia nhập Thiên

Chúa giáo của cư dân Trung Hoa hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Vì thế, kết

quả đạt được trong thời kỳ đầu là sự thất vọng to lớn đối với Giáo hội Rome.

Thứ hai, về cách thức truyền giáo

Để có thể xác lập ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc và Ấn Độ, các

giáo đoàn phải sử dụng rất nhiều cách thức khác nhau. Có những phương thức mới

được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử truyền giáo của Giáo hội phương Tây.

Đối với Ấn Độ, chính sách đầu tiên mà chính quyền áp dụng là việc cho phép

người Bồ Đào Nha được kết hôn với phụ nữ bản địa. Theo quy định, vợ và con cái

được sinh ra đều bắt buộc phải theo tôn giáo của bố. Theo đó, một số lượng khá

lớn những đứa con lai mang hai dòng máu được rửa tội và trở thành tín đồ Thiên

Chúa giáo.

Bên cạnh đó, tại các thương điếm của mình, chính quyền Bồ Đào Nha thi hành

chính sách cưỡng bức tôn giáo. Tất cả cư dân bản địa nếu không muốn thay đổi địa

bàn cư trú thì phải cải đạo. Để lý giải cho việc sử dụng bạo lực tiến hành cải giáo

đồng loạt, các linh mục Bồ Đào Nha cho rằng: “nếu Nhật Bản là một đất nước yên

bình và cư dân có một trình độ nhận thức nhất định nên sẽ dễ dàng hơn để họ “tiếp

nhận ánh sáng của trí tuệ” thì Ấn Độ là vùng đất phức tạp với phần lớn dân số mù

chữ, sống theo bản năng hơn là lý trí”. Vì vậy, cần một cách thức mạnh mẽ để giúp

họ nhận ra được đức tin Thiên Chúa [117; 16]. Đây là ví dụ chứng minh sự can thiệp

một cách trực tiếp và mạnh mẽ của chính quyền Bồ Đào Nha nhằm thiết lập các cộng

đồng Thiên Chúa giáo. Đối với những khu vực, Bồ Đào Nha không giành được

quyền kiểm soát, các linh mục đã có những cải biến rất mới mẻ trong cách thức

truyền đạo. Họ bên cạnh việc chấp thuận một số phong tục tập quán của cư dân địa

phương thì cũng cải biến một số lễ nghi Thiên Chúa giáo cho phù hợp với nền văn

hóa Ấn Độ. Đây không chỉ là vấn đề khiến Tổng giám mục Goa phải suy nghĩ mà

còn trở thành chủ đề tranh cãi trong nhiều thế kỷ của Giáo hội Rome. Chấp nhận

thay đổi (dù chỉ rất nhỏ) được xem là hành động li giáo, thể hiện sự yếu kém của

Thiên Chúa giáo trước các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa. Vì thế, Giáo hoàng Rome

Page 156: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

141

đã không ngừng có những sắc chỉ, bổ nhiệm các giám sát quan để giải quyết vấn đề

trên. Đặc biệt khi Robert Nobili đến tại Mutharai thì sự cải biến đặt Giáo hội Thiên

Chúa giáo trước sự tranh cãi ngày càng quyết liệt. Ông chấp nhận sống như một

người thuộc đẳng cấp trên của đạo Bà la môn từ quần áo đến sinh hoạt. Dưới quan

điểm của những linh mục bảo thủ, đây là hành động không thể dung thứ. Những

phán quyết của Giáo hội Rome cũng phần nào cho thấy sự chuyển biến về tư tưởng

của tổ chức tôn giáo lâu đời này.

Sự uyển chuyển trong cách thức truyền giáo tại Ấn Độ được thể hiện thông qua

khả năng học ngôn ngữ của các linh mục. Những giáo sĩ dòng Franciscains,

Dominicains hay Dòng Tên bắt buộc thông thuộc các ngôn ngữ địa phương tại vùng

duyên hải như tiếng Kokani, Tamil hay Malay…Chỉ có am hiểu ngôn ngữ và văn

hóa bản địa, công cuộc tuyền giáo mới thu được kết quả thực chất. Mục đích mà các

linh mục hướng đến là sự hình thành tín đồ Thiên Chúa giáo một cách tự nguyện dựa

trên nhận thức và đức tin của Ky tô hữu.

Một cách thức mà các linh mục cũng hay sử dụng là cố gắng cải đạo người đứng

đầu cộng đồng. Điều này thể hiện sự hiểu biết khá sâu sắc của tầng lớp giáo sĩ này

đối với văn hóa Ấn Độ. Vì theo như truyền thống khi người lãnh đạo chấp nhận trở

thành tín đồ Thiên Chúa giáo thì toàn bộ cư dân bên dưới có trách nhiệm thực hiện

theo sự chọn lựa đó.

Các linh mục Dòng Tên đã phải bỏ ra một khoảng thời gian khá dài để học ngôn

ngữ Trung Quốc, nhưng đó không phải là phương ngữ mà là ngôn ngữ của tầng lớp

văn nhân. Mục đích của các linh mục là muốn cải đạo được tầng lớp học thức này

như một sự thể hiện tính ưu việt của Thiên Chúa giáo. Bắt đầu từ Matteo Ricci, giáo

sĩ Dòng Tên đã sinh sống như một văn nhân Trung Quốc thực thụ. Việc xây dựng

hình tượng “văn nhân truyền giáo” có thể được xem là bước đi đầu tiên trong quá

trình hoạt động tại Trung Quốc. Khác với Ấn Độ, cách thức mà Dòng Tên sử dụng

để mở cửa Trung Quốc là việc lan truyền các thành tựu về khoa học tự nhiên và kỹ

thuật. Sau một thời kỳ dài đóng cửa, việc nhìn thấy bản đồ thế giới, các dụng cụ thiên

văn hiện đại thật sự đã thu hút được trí tò mò của mọi tầng lớp cư dân. Họ mong

muốn được tìm hiểu về những vật dụng mới lạ ấy, thông qua đó bước đầu xóa bỏ đi

định kiến về những giáo sĩ phương Tây tàn ác như trong hình dung bao đời nay của

họ. Sau khi nhận được sự chú ý của cộng đồng cư dân, các linh mục đã rất khôn khéo

dựa vào sự hỗ trợ của các quan chức địa phương và triều đình. Thông qua các mối

quan hệ được xây dựng khéo léo, Dòng Tên đã nhận được sự bảo trợ của giai cấp có

đặc quyền trong xã hội. Đây là cơ sở để họ mở rộng hoạt động truyền giáo đến vùng

Page 157: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

142

thủ đô. Giáo đoàn Dòng Tên đã phải sử dụng những biện pháp không chính thống

(tặng quà, mua chuộc) để có thể được cho phép định cư tại các vùng đất khác nhau

của Trung Quốc. Khi các vua nhà Thanh bổ nhiệm linh mục vào vị trí Giám đốc cục

thiên văn Hoàng gia thì cũng đồng thời vị thế của Thiên Chúa giáo cũng được nâng

cao trong xã hội.

Không thể duy trì lối suy nghĩ tự tôn như trước kia, những nhà truyền giáo đã

sống theo tập quán của người Trung Quốc, tôn trọng những phong tục của họ. Thờ

ông bà vẫn được duy trì đối với các Ky tô hữu. Đây có thể nói là một phương thức

thông minh nhận được sự tôn trọng từ các giáo dân nhưng cũng chính là nguyên

nhân gây nên sự tranh cãi trong nhiều thế kỷ. Các linh mục cũng tận dụng các mối

quan với tầng lớp văn nhân, quan chức để xuôi theo các tuyến giao thông huyết mạch

mở rộng địa bàn truyền giáo đến các vùng đất xa xôi của Trung Quốc. Thế nhưng, so

với Ấn Độ, lịch sử truyền giáo của các linh mục Bồ Đào Nha tại Trung Quốc khó

khăn hơn nhiều. Sự nghi kỵ từ chính quyền với hàng loạt các vụ bắt giữ, khủng bố đã

khiến Trung Quốc trở thành mảnh đất đáng sợ với các nhà truyền giáo. Sự mâu thuẫn

lẫn nhau trong quan điểm giữa các giáo đoàn hay giữa Dòng Tên Bồ Đào Nha và

Dòng Tên Pháp cũng khiến cho công cuộc truyền đạo gặp khá nhiều rắc rối. Vì thế,

sự chấm dứt hoạt động của Dòng Tên tại Trung Quốc không phải xuất phát từ các thế

lực bên ngoài mà do các sắc chỉ cấm đạo đến từ vua Ung Chính. Đây cũng là đặc

trưng nổi bật đánh dấu việc kết thúc thời kỳ truyền đạo với nhiều thành tựu đáng tự

hào của các linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha.

Về địa bàn truyền giáo

Tại Ấn Độ, địa bàn truyền giáo phần lớn nằm ở vùng duyên hải. Các linh mục cũng

có xâm nhập vào nội địa và hoạt động ở kinh đô của vương triều Mugol hay Tây Tạng

nhưng kết quả thu được khá hạn chế. Còn ở Trung Quốc, phần lớn hoạt động của Dòng

Tên diễn ra tại các đô thị lớn, tập trung dân cư đông đúc với sự thuận tiện trong di

chuyển và khả năng tiếp nhận những chỉ thị từ Macao. Khác với Ấn Độ và cả Trung

Quốc lục địa, Macao không phải địa bàn truyền giáo lý tưởng khi diện tích khá chật hẹp

và dân cư thì ít ỏi nhưng Macao vẫn được công nhận là một trong ba giáo phận Thiên

Chúa giáo xuất phát chính từ chức năng của nó. Macao trở thành trung tâm quản lý các

hoạt động truyền giáo tại miền Viễn Đông, một trung tâm giáo dục và đào tạo linh mục,

một trung tâm cho các hoạt động từ thiện Thiên Chúa giáo. Chính vì vậy, thoát khỏi

những ảnh hưởng của tình hình chính trị, Macao vẫn là một trong những địa điểm chịu

ảnh hưởng đậm nét nhất của Thiên Chúa giáo cho đến ngày nay.

Page 158: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

143

3.4. Hệ quả quá trình hoạt động thương mại và truyền giáo của người Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc

Với tư cách là quốc gia đầu tiên khai mở tuyến đường giao thương Đông - Tây,

Bồ Đào Nha gây ra những tác động không nhỏ đến Ấn Độ, Trung Quốc nói riêng và

toàn châu Á nói chung trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.

3.4.1. Sự gắn kết thương mại Ấn Độ, Trung Quốc vào mạng lưới giao thương toàn

cầu và hậu quả của chính sách độc quyền nhà nước trong thương mại biển

Trong suốt hơn 1,5 thế kỷ, Bồ Đào Nha đã thiết lập hệ thống thương mại rộng

mở. Đầu tiên là việc buôn bán bên ngoài châu Âu được mở rộng thông qua các

thương điếm ven bờ Tây Phi, những quần đảo ngoài khơi Đại Tây Dương, Địa Trung

Hải và Bắc Phi. Bên cạnh đó là sự hấp thụ một phần hệ thống giao thương đã tồn tại

trước đó ở Genoa và Venice. Tuy nhiên, với việc xuất hiện tuyến hải hành đến Brazil

và India, cũng như sự duy trì thường xuyên các chuyến tàu đến Viễn Đông, Thái

Bình Dương, và cực Bắc, mạng lưới thương mại đã thật sự được thiết lập trên quy

mô toàn cầu. Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XVI, các loại hạt và tơ lụa Ấn Độ đã

được buôn bán ở Guinea và loại tiền bằng vỏ ốc từ quần đảo Maldive (Ấn Độ

Dương) bắt đầu xâm nhập vào mạng lưới tiền tệ ở Tây Phi. Đây được xem như một

trong những yếu tố quan trọng cấu thành cuộc cách mạng trên lĩnh vực kinh tế. Tại

châu Á, hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha đã hòa hợp với những mẫu hình

truyền thống của thương mại phương Đông. Dưới tác động của hệ thống thuộc địa

dưới quyền Bồ Đào Nha, vào năm 1600, thương mại quốc tế thật sự đã mang tính

toàn cầu và thuật ngữ thị trường thế giới cũng bắt đầu được sử dụng. Và mặc dù

trước 1500, thương nhân Arab đã liên kết vùng phía bắc Đông Phi với Ấn Độ dương,

Hồng Hải và châu Âu nhưng như nhà nghiên cứu Arthur Cotterell đã nhận định:

“Một thành tựu đáng ngạc nhiên của Bồ Đào Nha là đã tạo ra một hệ thống toàn cầu

trong buôn bán bằng đường biển. Cùng với Hà Lan và Anh sau này họ đã tạo nên sự

chuyển dịch mang tính bước ngoặt cho nền thương mại thế giới đến tận ngày nay”

[57; 52]. Chính Bồ Đào Nha chứ không phải là quốc gia nào khác đã liên kết những

hệ thống thương mại nổi bật khác nhau. Như James Boyajian viết: “trong số tất cả

các thương nhân châu Á và châu Âu, Bồ Đào Nha là trường hợp riêng biệt khi vừa có

thể tham gia trực tiếp vào việc mở rộng giao thương ở châu Á và đồng thời phát triển

thương mại giữa Đại Tây Dương với Tây Phi và châu Mỹ…Người Bồ Đào Nha đã đi

đầu trong việc tạo ra một nền kinh tế Đại Tây Dương” [84; 244]. Kinh nghiệm của

Page 159: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

144

những thương nhân Florentine như Francisco Carletti (1573-1636)140

cho thấy Bồ

Đào Nha là nhân tố quan trọng dẫn đến sự mở rộng của các tuyến thương mại quốc

tế để tạo thành một mạng lưới thương mại toàn cầu. Mặc dù, Italia và Hà Lan là thế

lực tạo ra và vận hành hệ thống giao thương Bắc Âu, Địa Trung Hải và Cận Đông,

nhưng Bồ Đào Nha (và đôi khi có cả Tây Ban Nha) mới là người phát triển mạng

lưới thương điếm dọc theo Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Và

nếu hiểu theo khía cạnh này thì Goa-Malacca-Macao thật sự trở thành tuyến thương

mại vàng trong mạng lưới giao thương nội tuyến của Bồ Đào Nha. Các thương điếm

ở Ấn Độ và Trung Quốc không chỉ tồn tại đơn lẻ mà lần đầu tiên nó được kết nối

trong mạng lưới thương mại mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của Bồ

Đào Nha đến thương mại Trung Quốc và Ấn Độ phải được nhìn nhận ở trên hai bình

diện: tích cực và tiêu cực. Cụ thể:

Đối với Ấn Độ, hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha cũng có những tác động

không nhỏ đến kinh tế các tiểu quốc Hồi giáo ven biển Ấn Độ. Một điều chúng ta

cần xác định rõ ràng rằng, Bồ Đào Nha không phải là nhân tố khai mở và tạo nên

bước ngoặt cho thương mại biển của các tiểu quốc duyên hải Ấn Độ. Bởi vì trước khi

Bồ Đào Nha đến khu vực này, các thương nhân Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng

trong tuyến thương mại nội Á. Thế nhưng với mạng lưới thương điếm trải rộng từ

Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương, Bồ Đào Nha đã góp phần đưa các sản phẩm

truyền thống của Ấn Độ vào mạng lưới giao thương thế giới. Bên cạnh đó, với việc

áp dụng thể chế độc quyền thương mại, Bồ Đào Nha đã góp phần làm thay đổi tương

quan lực lượng giữa các cộng đồng thương nhân tại Ấn Độ Dương, thay thế nền

thương mại tự do và hòa bình trước kia bằng việc kiểm soát tất cả các hoạt động giao

thương dựa trên ưu thế vượt trội về quân sự.

Tác động thứ hai mà Bồ Đào Nha đem đến cho thương mại biển Ấn Độ là sự thay

đổi bản chất của phương thức giao dịch. Nếu trước kia, phương thức chính mà các

thương nhân Ấn Độ sử dụng là hàng đổi hàng. Thì với sự xuất hiện của thương nhân

Bồ, cách thức sử dụng tiền tệ trong buôn bán đã dần trở thành xu hướng. Vàng, bạc

nén từ chỗ là các mặt hàng xa xỉ phẩm đã trở thành vật ngang giá trong các giao dịch

thương mại.

Tác động thứ ba là sự thay đổi mối quan hệ thương mại giữa các cộng đồng

thương nhân Ấn Độ. Nếu trước kia, các cộng đồng thương nhân này tồn tại trong

trạng thái biệt lập và ít có mối quan hệ qua lại thì nay, dưới ảnh hưởng ngày càng

140

Người đã từng đi chu du vòng quanh thế giới với vai trò một thương nhân vào cuối thế kỷ XVI, tuyến buôn

bán của ông trải rộng từ Cape Verde đến Nam Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.

Page 160: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

145

mạnh mẽ của Bồ Đào Nha thì liên kết cùng tồn tại đã trở thành xu hướng chủ đạo.

Điều này đã tạo cơ sở cho việc xây dựng những cộng đồng thương nhân bản địa có

tính chất mở hơn và dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận các thành viên mới.

Bên cạnh những tác động mang tính chất tích cực, hoạt động của Bồ Đào Nha

cũng để lại không ít hậu quả đối với nhân dân duyên hải Ấn Độ dương. Người ta có

thể lấp đầy các trang cùng với những câu chuyện kinh hoàng về sự tàn bạo của người

Bồ Đào Nha: vào năm 1502, da Gama đã đốt cháy và thiêu sống, một con tàu đông

đúc người hành hương. Chỉ có 20 đứa trẻ được cho phép trốn thoát chỉ khi chúng hứa

cải đạo. Các tàu thuyền của người Hồi giáo mặc dù có cartaz vẫn sẽ bị đánh đắm

hoặc phá hủy hoàn toàn. Người Bồ Đào Nha đã tạo ra các đối thủ truyền kiếp ở

Cannanore sau khi họ cột cháu trai của zamorin cùng với 6 người khác vào trong một

cái thuyền và ném ra biển. Những người Malabar bị ném đá cho tới chết trên các

đường phố của Goa. Sau khi Albuquerque chiếm lấy Goa trong lần thứ hai vào tháng

11 năm 1510, ông đã giết hơn 4 ngày, 6000 người Hồi giáo, đàn ông, phụ nữ và cả

trẻ em. Hai năm sau đó, trong chiến dịch tấn công Goa của Bijapur, Albuquerque

mặc dù không lấy đi mạng sống của 19 binh lính đào ngũ nhưng ông “ra lệnh cắt

mũi, tai tay phải của chúng, như là lời cảnh báo và nhắc nhở về tội phản quốc và tội

ác mà họ đã làm” [87; 71]. Nhân dịp này Albuquerque đã bắt những người nổi loạn

khác và thiêu sống.

Không những thế, lối buôn bán mang tính chất cướp đoạt cũng được Estado thừa

nhận. Điều này được minh chứng rõ nét kể từ các chuyến viễn chinh của Vasco da

Gama khi trả thù và kinh doanh theo lối tước đoạt được sử dụng triệt để. Calicut trở

thành thương điếm đầu tiên sau cuộc viễn chinh vào đầu năm 1502 của hạm đội Bồ.

Mục đích của chuyến đi này không còn là để thám hiểm và mua bán nữa mà có tính

chất cướp đoạt kiểu thực dân. Chẳng những họ quét sạch những thế lực chống đối

gặp phải trên suốt hành trình mà còn đánh tan hạm đội của người Arap và người Ấn

Độ trên Ấn Độ dương. Để trả thù hành động của zamorin Calicut, Gama đã có hành

động hết sức man rợ, ông ra lệnh bắn phá cảng Calicut đồng thời phong toả hải cảng

này, sau đó dẫn một bộ phận hạm đội xuống phía Nam đến Cochin. Sau đó là một

loạt các hành động bạo lực để xâm chiếm các cứ điểm tiếp theo. Vì thế, quá trình xác

lập quyền lực của Bồ Đào Nha tại duyên hải Ấn Độ thấm đầy máu và nước mắt của

các dân tộc bản địa.

Bên cạnh đó, với việc thay thế nền thương mại tự do trước kia bằng nền thương

mại dựa trên sức mạnh hải quân, Bồ Đào Nha đã thực thi thể chế độc quyền thương

mại tương đối nghiêm ngặt (đặc biệt đối với hạt tiêu). Các hạm đội Bồ tuần tra quanh

Page 161: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

146

bờ Vịnh không cho phép bất kỳ một chuyến tàu vận chuyển hạt tiêu nào đến Ormuz

nhằm loại trừ hoàn toàn thế lực của thương nhân Hồi giáo. Vì thế, thay vì đến Venice

hoặc Florence, hạt tiêu lại vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Lisbon để phân phối

lại cho thị trường châu Âu. Các thương nhân Ấn Độ kiểm soát thương mại hạt tiêu

trước kia giờ đây là trở thành tư thương lậu, hoạt động vô cùng mạo hiểm và sẵn

sàng bị tiêu diệt bởi hạm đội hải quân của Bồ Đào Nha. Điều này dẫn đến một bức

tranh thương mại đầy máu và các cuộc chiến tranh mang tính chất sống còn giữa lực

lượng Bồ Đào Nha với các thế lực địa phương như Calicut, Gujarat, Kanara…Không

những thế, sự tồn tại của tư thương Bồ Đào Nha dưới hình thức “cướp biển” đã biến

Ấn Độ dương, vịnh Bengal từ một khu vực tương đối hòa bình trở thành một nơi đầy

rẫy những trận chiến và cướp bóc công khai tàu địa phương. Ở một khía cạnh nhất

định, điều này không chỉ làm cản trở quá trình phát triển của một nền thương mại

mở, mang tính tự do ở Ấn Độ dương mà còn là bằng chứng về sự thừa nhận của

Hoàng gia Bồ đối với hoạt động giao thương mang tính cướp đoạt. Đây là những

biểu hiện bất bình đẳng đầu tiên trong quá trình xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa

thực dân phương Tây ở châu Á.

Với tư duy thương mại không chịu đổi mới, Bồ Đào Nha cùng với các thương

điếm tại Ấn Độ như Goa không thể theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế

giới. Sự thống trị của Bồ Đào Nha tại Goa cho đến thế kỷ XX đã tách Goa ra khỏi

hoạt động thương mại vốn có. Một Goa lạc hậu và bảo thủ được duy trì với sự phân

biệt chủng tộc và đẳng cấp ngặt ngèo. 85 % dân cư Goa chủ yếu sống ở các làng gần

như biệt lập với thế giới nhộn nhịp bên ngoài là biểu hiện rõ nét nhất về một thuộc

địa Bồ Đào Nha già cỗi và lỗi nhịp. Đây phải chăng là trách nhiệm của chính quyền

Bồ Đào Nha?

Cuối cùng, cũng như tất cả các đế quốc khác, Bồ Đào Nha không từ bỏ phương

thức giao thương đem lại lợi nhuận cao nhất - buôn bán nô lệ. Đôi khi tỉ lệ nô lệ tại

Goa còn cao hơn ở thủ đô Lisbon. “Một phụ nữ giàu có có trên 300 nô lệ và một thợ

thủ công chưa lập gia đình thì có khoảng 20. 100 nữ tu của nhà nguyện Santa Monica

phàn nàn rằng 120 nô lệ phục vụ thì không đủ đáp ứng nhu cầu. …Hai tài sản có giá

cao nhất tại Goa là ngựa và nô lệ. Thậm chí những nữ nô lệ phải diễu hành trần

truồng qua các đường phố, giá của họ sẽ cao hơn nếu biết múa, nhảy, hát…Mặc dù

vậy, giá cao nhất dành cho một nô lệ là 30 cruzados; trong khi một con ngựa tốt của

Arap hoặc Ba tư thì có giá lên đến 500” [87; 95-96] .

Đối với Trung Quốc, trong suốt thế kỷ XV, những thủy thủ người Trung Quốc đã

theo các chuyến tàu đến Ấn Độ. Tuy nhiên do chính sách “hải cấm của nhà Minh”,

Page 162: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

147

thương mại biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc chỉ còn được duy trì bởi thương mại

thuyền mành đến Malacca và các hải cảng khác thuộc vùng Viễn Đông. Những

thương nhân châu Á, Trung Quốc, Arab, Malay và không Malay đến buôn bán tại

Malacca đều nhận thức được vai trò thống trị của người Trung Quốc. Tuy nhiên, các

thương nhân Trung Quốc này không liên quan đến sự xâm nhập về thương mại và

tôn giáo của những thương nhân Hồi giáo trên quần đảo Indonesia, họ cũng không bị

lôi kéo vào những hoạt động canh tranh thương mại giữa những thương nhân Malay

và không Malay bản địa. Do vậy trước khi Bồ Đào Nha đến, thương nhân Trung

Quốc đã đóng một vai trò nhất định trong thương mại khu vực và thế giới với ba

vòng cung chính: vòng cung thứ nhất chạy từ biên giới phía Tây của Biển Đông và

lên đến Nhật Bản. Vòng cung thứ hai chảy xuống Ấn Độ Dương đến duyên hải Đông

Phi và thứ ba là phía Bắc và Nam Đại Tây Dương đến cả Tây Âu. Bên trong vòng

cung thứ nhất, thương mại thuyền mành của Trung Quốc thống trị thương mại biển.

Trung Quốc tham gia buôn bán với người Nhật Bản, châu Âu và các địch thủ người

châu Á khác (bao gồm cả thương nhân Xiêm). Vòng cung thứ hai, các thương nhân

châu Á và châu Âu thì hoạt động trong mạng lưới thương mại liên Á với sự xuất hiện

của các công ty. Trong vòng cung thứ ba, người châu Âu nắm độc quyền trong việc

cung ứng các sản phẩm châu Á thông qua tuyến Cape đến châu Âu. Như vậy, các

thương nhân Bồ Đào Nha trong khi vừa giữ được vị trí của mình ở vòng cung thứ ba

vừa đẩy mạnh sự cạnh tranh với địa vị của thương nhân Trung Quốc trong vòng cung

thứ nhất. Và ở một giới hạn nhất định, trong khi tạo điều kiện kết nối giao thương

giữa Ấn Độ và Nhật Bản thì Bồ Đào Nha cũng tác động dẫn đến sự suy giảm địa vị

thương mại của các thương nhân Trung Quốc trong khu vực.

Dù vậy, những hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc đã góp

phần quan trọng cho thương mại biển tại châu Á. Trước khi Bồ Đào Nha đánh mất

Malacca và tuyến thương mại với Nhật Bản, Manila vào những năm 1640, họ đã duy

trì được sự trao đổi thương mại trực tiếp bằng đường biển hai chiều giữa Trung Quốc

và Ấn Độ. Tuyến thương mại này vốn bị đe dọa nghiêm trọng do chính sách hạn chế

thông thương của triều Minh. Bồ Đào Nha đã nắm lấy vai trò trung gian trong giao

thương từ Trung Quốc đến Nhật Bản và như là nhân tố chìa khóa chuyển bạc nén từ

Nhật Bản và Tân thế giới thông qua Manila đến Trung Quốc góp phần kích thích sự

phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, nhất là tại Quảng Châu. Các thương nhân Bồ

Đào Nha từ Macao đã kết nối với Estado da India trong việc liên kết thị trường

Manila với Ấn Độ - mặc dù còn non trẻ nhưng đây là cấu trúc hoàn toàn mới trong

thương mại châu Á.

Page 163: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

148

Việc Bồ Đào Nha mua hàng hóa Trung Quốc tại Quảng Châu và nhập khẩu các

hàng hóa của Ấn Độ và Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc đã cho thấy khả năng

thích ứng nhanh nhạy của họ. Có nhiều bằng chứng cho thấy Bồ Đào Nha đã ép buột

thương nhân Quảng Châu chỉ được gửi một lượng hàng hóa ít ỏi đến Manila để dành

thị trường này cho các chuyến tàu Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, với sự hiện diện của Bồ

Đào Nha thị trường và thương mại biển của Quảng Châu đã phát triển nhanh hơn

nhiều so với thời kỳ trước.

Đến thế kỷ XVIII, đối diện với sự suy tàn quyền lực của Bồ Đào Nha, các thương

nhân Bồ Đào Nha từ Macao đã tiếp tục tìm kiếm các thị trường tiềm năng bên ngoài

Biển Đông. Quảng Châu cũng phát triển cùng thời điểm với sự xuất hiện của các công

ty tư bản châu Âu. Những công ty này đang thống trị thương mại quốc tế đến châu Âu

và cạnh tranh với nhau trong thương mại nội Á từ Ấn Độ đến Trung Quốc trong khi

những chiếc thuyền mành của thương nhân Trung Quốc mở rộng và kiểm soát hầu hết

thương mại Biển Đông. Các thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao sở hữu hai chức năng

trong thực tế để cạnh tranh và nắm lấy vai trò bán sản phẩm Trung Quốc đến VOC tại

Batavia, và buôn bán các mặt hàng Trung Quốc có giá thấp tại Ấn Độ Dương nhằm

trao đổi lấy một lượng nhỏ bạc và bì từ Biển Đông và Ấn Độ.

Sự đa dạng của các phương thức thương mại về lý thuyết và thực tế của Bồ Đào Nha

đã phản ảnh thái độ thực dụng, không giáo điều của tầng lớp thương nhân Macao trong

đối sánh với thương nhân Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Kinh nghiệm tích lũy được của họ

trong gần 1,5 thế kỷ buôn bán trong phạm vi không gian rộng lớn của miền Viễn Đông

đã chứng tỏ khả năng và nỗ lực để áp đặt thể chế độc quyền và cạnh tranh công bằng với

các địch thủ thương mại của họ. Hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc

và Biển Đông vào giữa thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII cho thấy họ không phải là

nhóm thương mại quyền lực nhất nhưng là người tạo ra những cái nhìn mới và sự hiểu

biết mới trong thương mại tại khu vực xa xôi này của thế giới.

Đối với Bồ Đào Nha có thể nhận xét một cách ngắn gọn “những hàng hóa tại Ấn

Độ và Trung Quốc đã đem đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho vương triều Bồ. Họ

muốn được trực tiếp phân phối gia vị và các sản phẩm từ thị trường phương Đông.

Bồ Đào Nha đã đóng vai trò không thể thay thế trong việc mang toàn bộ thị trường

Ấn Độ Dương về Lisbon, thống trị hoàn toàn thương mại châu Á trong thế kỷ XVI.

Vương triều Bồ Đào Nha đã thiết lập nên một mạng lưới thương mại mới và cạnh

tranh với những mạng lưới kinh tế đã tồn tại trước đó” [66; 172]. Tuy vậy, lợi nhuận

dễ dàng bị lãng phí bởi sự xa hoa của vương quyền và các nhóm giáo hội ở Bồ Đào

Nha. Giai cấp tư sản Bồ Đào Nha thì không bao giờ phát triển, mặc dù một vài chủ

Page 164: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

149

ngân hàng người Italia và Đức đã góp phần thúc đẩy sự ra đời những mầm mống

kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa thông qua việc hợp tác với vương triều. Sự thay

đổi trong thực tế xuất hiện ở Bắc Italia, và sau đó là Tây Bắc châu Âu, không phải

trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha đã không tham gia vào sự thay đổi dẫn đến tập

trung công nghiệp, mặc dù những hoạt động của họ ở châu Á cung cấp một ít động

lực cho điều đó.

3.4.2. Sự di cư, hình thành các tộc người mới và nạn kỳ thị chủng tộc

Nếu sự phân tán của hệ động thực vật và bệnh tật trên toàn thế giới thật sự là hệ

quả mang tính cách mạng trong lịch sử loài người, hai khía cạnh khác của toàn cầu

hóa cũng có nguồn gốc từ hoạt động của Bồ Đào Nha. Thông qua hệ thống thương

điếm trải rộng từ ven bờ Tây Phi đến Ấn Độ - Đông Nam Á - Trung Quốc - Nhật

Bản, Bồ Đào Nha đã góp phần chuyển dịch nền thương mại lâu đời trong buôn bán

nô lệ dọc theo sa mạc Sahara đến vùng Đại Trung Hải vào thế giới giao thương

rộng lớn hơn rất nhiều. Những người châu Phi bị ép buộc sáp nhập vào hệ thống

thương mại toàn cầu của người Bồ Đào Nha như thủy thủ, binh lính, gia nô, thợ thủ

công, thương nhân, hoặc làm vợ lẽ của những nam giới người Bồ Đào Nha. Cộng

đồng người châu Phi đa chức năng này đã trở thành lực lượng tiên phong dưới sự

thúc đẩy của Bồ Đào Nha để tạo ra hình thức một thị trường mới mang tính chất

toàn cầu - thị trường lao động. Mọi nơi từ Đại Tây Dương, Tân thế giới và châu

Phi, nơi nào khu định của Bồ Đào Nha được thiết lập thì nơi đó họ duy trì một lực

lượng lao động người Phi châu. Sự hỗn huyết giữa nô lệ châu Phi với người Bồ

Đào Nha hoặc người dân bản địa đã tạo thành những thế hệ con lai đầu tiên ở Ấn

Độ. Không những thế, một xã hội Bồ Đào Nha được hình thành tại châu Á cũng

thúc đẩy quá trình hỗn chủng dẫn đến sự hình thành lớp người lai Á - Âu khi bố là

người Bồ Đào Nha kết hôn với phụ nữ bản địa. Những thế hệ con lai này sau một

khoảng thời gian chung sống lâu dài cùng nhau tại Ấn Độ thì “xem vùng đất này

như Tổ quốc của họ và không nghĩ nhiều về Bồ Đào Nha. Họ ít khi cố gắng hoặc

không hướng tới thương mại, nhưng chứa đựng trong họ là hoạt động buôn bán liên

hải cảng ở châu Á, giống như họ là người bản địa và đôi khi họ quên rằng họ chính

là người Bồ Đào Nha” [87; 87].

Lớp người lai Á - Bồ Đào Nha được chia thành các nhóm chính sau đây:

Luso - Ấn Độ: là những người Ấn Độ mà tổ tiên của họ có bố hoặc mẹ là người

Bồ Đào Nha hoặc thế hệ kế sau của người Bồ Đào Nha sinh ra và sống tại Ấn Độ.

Phần lớn cộng đồng này sống ở những thuộc địa đầu tiên của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

như Goa, Korlai, Tamil Nadu, Keralaand Daman and Diu. Việc ra đời của người

Page 165: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

150

Luso - Ấn Độ ban đầu là do chính sách khuyến khích kết hôn giữa binh lính Bồ Đào

Nha với phụ nữ bản địa của Albuquerque. Nhưng sau đó còn do sự xuất hiện của

những chuyến tàu có tên gọi Orfas del Rei (Những đứa trẻ mồ côi của đức vua) vận

chuyển những trẻ em gái người Bồ Đào Nha đến thuộc địa để lập gia đình với những

người Bồ Đào Nha đã định cư hoặc tầng lớp cư dân bản địa thuộc đẳng cấp cao trong

xã hội. Hiện nay, ở Goa vẫn còn khoảng từ 60.000 đến 90.000 người sử dụng tiếng

Bồ Đào Nha. Ở duyên hải Coromandel, người Luso - Ấn Độ thì được gọi chung là

Topasses. Họ theo đạo Thiên Chúa giáo và nói ngôn ngữ Bồ Đào Nha Creole141

.

Ở Negapatam, vào năm 1883, có khoảng 20 gia đình vẫn còn sử dụng ngôn ngữ Bồ

Đào Nha Creole. 2.000 người ở Damao trong khi tại Diu ngôn ngữ này gần như tuyệt

chủng. Khoảng 900 người vẫn sử dụng Bồ Đào Nha Creole ở Korlai. Tại Cochin,

Luso - Ấn Độ còn khoảng 2.000 người.

Luso - Sri Lankan hoặc Cinghalo - Bồ Đào Nha: đại diện hiện nay của họ là cộng

đồng Burgher hoặc Eurasian. Thêm vào đó, những cái tên Bồ Đào Nha, đạo Thiên

Chúa giáo và kiểu kiến trúc kết hợp giữa Bồ Đào Nha - châu Á cũng được tìm thấy

vẫn tồn tại trong cộng đồng ngư dân ở duyên hải phía bắc Sri Lanka.

Luso - Malay hoặc Malayo - Bồ Đào Nha: Luso - Malay là cộng đồng cư dân nói

tiếng Kristang hoặc Bồ Đào Nha Malay Creole hiện cư trú tại Kampong Ferangi gần

Malacca ở Malaysia ngày nay. Rất nhiều người thuộc cộng đồng Luso -Malays đã di

cư đến Penang và Singapore trong suốt thời kỳ Straits Settlement142

. Chiếm số lượng

ít hơn là Luso - Thai, Thai-Bồ Đào Nha hoặc Xiêmo - Luso; Luso - Trung Quốc hoặc

Sino - Bồ Đào Nha; Luso - Nhật Bản hoặc Nipo - Bồ Đào Nha.

Tuy nhiên, cùng với việc di dân đến Ấn Độ, sự kỳ thị chủng tộc: việc so sánh,

phân biệt màu da giữa những người Bồ Đào Nha với những thế hệ con lai ngày càng

đậm nét. Sự phân chia đẳng cấp ngặt nghèo trong xã hội Bồ Đào Nha tại châu Á

được dựa trên sự thuần huyết, cấp bật xã hội và tính trạng hôn nhân. Theo đó, chỉ

những người da trắng, hoặc được sinh ra tại châu Âu mới có quyền nắm giữ các chức

vụ trong nhà thờ hoặc nhà nước. Ngay cả Albuquerque - người khuyến khích hôn

nhân giữa người Bồ Đào Nha với phụ nữ bản địa vẫn e ngại tình trạng kết hôn với

phụ nữ Malabar vì làn da “quá đen”. Sự phân biệt chủng tộc còn sâu sắc đến nỗi ông

khuyên binh lính Bồ Đào Nha nên ăn bánh mì, thịt và cá nếu muốn giữ được màu da

sáng, đừng ăn lúa gạo vì nó sẽ khiến đã đen sạm [87; 105]. Thậm chí, những tín đồ

mang hai dòng máu thì gần như không được phép gửi đào tạo linh mục.

141

Chính xác là loại ngôn ngữ được sử dụng bởi một cộng đồng người nhất định được sinh ra do sự tiếp xúc

của hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tất cả ngôn ngữ Creole đều có nguồn gốc từ tiếng bồi, sau một thời

gian dần ổn định và trở thành phương tiện giao tiếp chính thức. 142

Đây là phần lãnh thổ thuộc Anh ở Đông Nam Á tồn tại từ 1826 đến 1946.

Page 166: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

151

Như vậy, mặc dù đế quốc thương mại biển Bồ Đào Nha đã suy tàn từ lâu nhưng

hậu duệ và con cháu của họ vẫn tiếp tục sinh sống tại khắp các vùng đất khác nhau

trên toàn châu Á tạo nên một bức tranh tương đối đa dạng về nhân chủng học ở châu

lục này.

3.4.3. Sự tiếp biến ngôn ngữ Bồ Đào Nha trong cộng đồng cư dân châu Á

Một kết quả tiếp theo của sự phát triển đế chế Bồ Đào Nha là việc sử dụng ngôn

ngữ Bồ Đào Nha như ngôn ngữ mang tính chất quốc tế đầu tiên. Nếu tiếng Latin vào

thế kỷ XVI vẫn được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục ở châu Âu, tiếng Arab thì trở

thành ngôn ngữ quốc gia trong các cộng đồng Hồi giáo, thì tiếng Bồ Đào Nha (trong

hơn 2 thế kỷ) đã trở thành ngôn ngữ thương mại biển trên toàn thế giới. Nhiều ví dụ

rõ rệt để minh chứng cho quan điểm này.

Người Bồ Đào Nha đặt nền tảng từ khá sớm ở các quần đảo phía Đông Indonesia.

António Galvão thường xuyên bày tỏ ý kiến rằng “những người Hồi giáo địa phương

không cần thông dịch viên” và sau sự thành công của cuộc tấn công vào Tidore

(1536), ông đã báo cáo rằng “người lãnh đạo của hòn đảo này sử dụng ngôn ngữ Bồ

Đào Nha và Castile” [84; 245]. Vào năm 1589, những người sống sót sau tai nạn

đắm tàu, São Thomé, tiếp xúc với tù trưởng Inhaca143

“đã thật sự rất vui mừng khi

tìm thấy Cafre144

nói tiếng Bồ Đào Nha rất thành thạo”. Hai mươi năm sau đó, khi

Hà Lan đến phương Đông, họ đã trò chuyện với những nhà cai trị địa phương bằng

tiếng Bồ Đào Nha. Như Joris van Spilbergen đã nhận thấy khi ông cập bến

Batticaloa145

vào tháng 6 năm 1602: “Một vài người Cingal146

lên tàu và mang theo

một thông dịch viên có khả năng nói tiếng Bồ Đào Nha”. Trong những năm 1650,

những nhà cai trị ở Macassar có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ Bồ Đào Nha.

Trưởng bộ phận môi giới của công ty Đông Ấn Anh ở Surat vào năm 1700 cũng chỉ

biết nói tiếng Bồ Đào Nha chứ không phải tiếng Anh. Ảnh hưởng của ngôn ngữ Bồ

Đào Nha đậm nét đến nỗi Emerson Tennent - nhà cầm quyền người Anh tại Sri

Lanka, đã nhận xét vào năm 1859 rằng: “ Hà Lan đã sử dụng quyền lực thương mại

và chính trị của mình để bắt buộc cư dân thuộc địa phải sử dụng ngôn ngữ này như

quốc ngữ. Thế nhưng ngay sau khi quyền lực suy yếu nó đã không còn được sử dụng

ngay cả trong những hậu duệ trực tiếp của người Hà Lan tại châu Á, Trong khi đó,

tiếng Bồ Đào Nha vẫn được tồn tại cho đến ngày nay trong tầng lớp trung lưu ở

nhiều thị xã quan trọng” [87; 103].

Việc tuyên bố Bồ Đào Nha là ngôn ngữ mang tính chất quốc tế hoàn toàn không

143

Một hòn đảo thuộc Mozambique, Đông Phi. 144

Một thuật ngữ mà người Pueto Rico để gọi những người ở đẳng cấp thấp của xã hội. 145

Thành phố trung tâm thuộc các tỉnh phía Đông thuộc Sri Lanka. 146

Người Sri Lanka

Page 167: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

152

có nghĩa rằng mọi người tham gia vào những hoạt động thương mại biển phải hiểu và

sử dụng ngôn ngữ Camões147

, nhưng ở một mức độ đáng kể, nó đã được sử dụng

trong giao thương quốc tế và để giao tiếp với cư dân ở châu Phi và châu Á. Nó đã trở

thành phương tiện có ý nghĩa giao tiếp thiết yếu cho các thương nhân trong hệ thống

thương mại thế giới.

Điều quan trọng là, tiếng Bồ Đào Nha với tư cách ngôn ngữ thương mại vẫn còn

tồn tại một thời gian dài sau khi đế quốc quyền lực Bồ Đào Nha sụp đổ. Và cho đến

đầu thế kỷ XX, tại châu Á vẫn tồn tại những cộng đồng sử dụng tiếng Bồ Đào Nha ở

Sri Lanka, Jakarta - Batavia - Tugu, Bombaim (vào năm 1906 thì có khoảng 5000

người), Coromandel. Tại Ấn Độ, ảnh hưởng ngôn ngữ Bồ Đào Nha thể hiện thông

qua sự xâm nhập của ngôn ngữ Bồ Đào Nha vào các ngôn ngữ địa phương như:

Assam, Gato thuộc nhóm Tạng - Miến sống tại vùng đất thấp thuộc thung lũng

Assam ở phía Bắc Ấn Độ, Bengali…Daman và Diu, là một trong những thuộc địa Bồ

Đào Nha tại Ấn Độ mà ngôn ngữ Bồ Đào Nha vẫn được sử dụng khá thường xuyên.

Cho đến năm 1993, trong các trường học Thiên chúa giáo, giáo viên vẫn giảng dạy

bằng tiếng Bồ Đào Nha. Phần lớn những tín đồ Thiên chúa giáo cầu nguyện trong

nhà thờ cũng bằng loại ngôn ngữ này. Vào năm 2000, tiếng Bồ Đào Nha trở thành

một môn học trong hệ thống trường phổ thông ở Daman và hiện nay có khoảng 4.000

người vẫn sử dụng loại ngôn ngữ này.

Ngay cả ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ hiện nay cũng chịu ảnh hưởng bởi tiếng

Bồ Đào Nha. Trước khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1948, Hindi và Urdu, gọi

chung là Hindustani. Về mặt hình thức giao tiếp, Urdu và Hindi thì hoàn toàn giống

nhau nhưng lại khác nhau về chữ viết. Trong khi Hindu vay mượn các yếu tố từ hệ

thống chữ viết Devanāgari, thì Urdu sử dụng ngữ hệ Perso-Arabic. Urdu được sử

dụng ở Pakistan và trong một số cộng đồng Hồi giáo hiện nay tại Ấn Độ. Hindi là

quốc ngữ ở Ấn Độ, tại các khu vực như Bihar, Delhi, Haryana, Himachal Pradesh,

Madhya Pradesh, Rajasthan và Uttar Pradesh. Bồ Đào Nha đã thiết lập các thương

điếm tại Bắc Ấn nơi mà Hindi là ngôn ngữ chính thức, vì thế một số từ trong tiếng

Hindi đã chịu ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha.

Với việc sử dụng khá đa dạng các loại ngôn ngữ, thì nhiều phương ngữ của Ấn

Độ cũng vay mượn khá nhiều từ trong tiếng Bồ Đào Nha như: ngôn ngữ Tamil,

Malayālam, Telugu

Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu đậm của ngôn ngữ Bồ Đào Nha không chỉ xuất phát từ

147

Ý muốn nói đến Luís Vaz de Camões – nhà thơ vĩ đại nhất của Bồ Đào Nha. Khi tác giả sử dụng thuật

ngữ này là muốn ám chỉ đến tiếng Bồ Đào Nha.

Page 168: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

153

sự giao tiếp một cách tự nhiên mà đôi khi còn do chính sách cưỡng ép ngôn ngữ từ

Estado. Ví dụ ở Goa, cư dân Goa được khuyến khích để nói tiếng Bồ Đào Nha hơn là

sử dụng ngôn ngữ địa phương - Konkani. Vào năm 1684, Estado cấm việc sử dụng

bất kỳ một ngôn ngữ địa phương nào tại Goa. Năm 1847, tổng giám mục Goa đã

tuyên bố “Cấm bất kỳ một sinh viên hoặc một người cư trú nào thuộc Giáo hội trong

phạm vi trường Cao đẳng được trò chuyện với bất kỳ một người nào bằng ngôn ngữ

bản địa của Goa’ [87; 149]. Nếu học giả nào muốn in một cuốn sách Konkani thì

những thợ sắp chữ ở Panjim yêu cầu mức giá bằng 25% cân nặng - mức giá chung

đối với những cuốn sách bằng ngôn ngữ nước ngoài.

Ở vùng Viễn Đông, Macao là nơi chịu ảnh hưởng đậm nét về ngôn ngữ Bồ Đào

Nha. 90% dân số Macao nói tiếng Quảng Châu như tiếng mẹ đẻ mặc dù Bồ Đào Nha

mới là ngôn ngữ chính thức. 10% dân số còn lại sử dụng ngôn ngữ Bồ Đào Nha một

cách thông thạo [64; 83]. Sau đây là một số ví dụ về ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào

Nha đến tiếng Quảng Châu:

Bảng 3.2. Ví dụ về ảnh hưởng của ngôn ngữ Bồ Đào Nha đến tiếng Quảng Châu

Tiếng Quảng Châu Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Anh

Bàh-bā Papá Papa

Ga-fé Café Coffee

Mihn-bāau Pão Bread

Wāai-ōu-lin Violino Violin

[68; 83]

3.4.4. Đối với quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa

Cùng với những hệ quả trên nhiều khía cạnh, sự bành trướng của Bồ Đào Nha

cũng dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng khối lượng kiến thức mà nhân loại đã từng sở

hữu. Như là sản phẩm của các chuyến viễn chinh, Bồ Đào Nha đã tiến hành điều tra

thông tin các vùng đất mới đến và vẽ bản đồ thế giới. Trong việc thực hiện nhiệm vụ

này, họ đã dựa vào người Arab, Trung Quốc và Nhật Bản trong những kiến thức về

địa lý học và kỹ thuật vẽ bản đồ. Nhiều bản đồ của họ rõ ràng là sự tổng hợp những

quan sát trực tiếp và thông tin mà họ thu được từ các chuyên gia địa phương. Đã có

rất nhiều bản đồ chi tiết về các vùng đất khác nhau tại châu Á được vẽ bởi người Bồ

Đào Nha như: bản đồ về các hải cảng và khu định cư của người Bồ Đào Nha tại châu

Á vào năm 1630 của Jeronimo de Ataide và Jõao Teixeira; bản đồ về đế quốc thương

mại biển Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha được vẽ bởi Antonio Sanches vào năm 1623;

bản đồ các khu định cư của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ vào năm 1630…

Những cuộc phát kiến địa lý của Bồ Đào Nha đã góp phần tạo nên sự hiểu biết

chính xác về hình dáng thật sự của những vùng đất trên toàn thế giới. Đây là cơ sở để

Page 169: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

154

Mercator148

thực thi phép chiếu bản đồ vĩ đại của ông. Ngược lại, việc xuất hiện phép

chiếu Mercator đã trở thành cơ sở để những nhà hàng hải Bồ Đào Nha tiến hành

vươn xa trên những đại dương rộng lớn. Đó không chỉ đơn giản là hình ảnh về các

vùng đất, quần đảo mà họ còn có hiểu biết chính xác về hệ thống gió của Đại Tây

Dương và Ấn Độ Dương. Điều quan trọng là họ đã sử dụng hệ thống gió mậu dịch để

xây dựng thành công một đế chế thương mại biển đầu tiên của thế giới. Những kiến

thức địa lý học này thật sự là bước nhảy vọt so với những hiểu biết cơ bản của loài

người trước thế kỷ XVI.

Đóng góp khoa học quan trọng nhất lại đến từ các giáo sĩ Dòng Tên và ở một

mức độ nào đó là từ dòng Đa Minh. Một phần trong nhiệm vụ truyền giáo của Dòng

Tên là công khai hóa các công việc của giáo đoàn liên quan đến hoạt động truyền

giáo, những bức thư của các linh mục Dòng Tên được xuất bản đã phản ánh một

cách nghiêm túc tôn giáo và văn hóa ở những vùng đất nơi họ sinh sống. Hơn nữa,

Dòng Tên cũng là những người tiên phong nghiên cứu thật sự nghiêm túc về ngôn

ngữ và tôn giáo ở những dân tộc ngoài châu Âu dưới sự bảo trợ của Hoàng gia Bồ.

Giáo đoàn có công đóng góp lớn nhất cho việc nghiên cứu ngôn ngữ Ấn Độ là dòng

Francicains, Gaspar de San Miguel đã góp phần cho sự ra đời của cuốn sách “Ngữ

pháp Konkani” và “Từ điển Konkam-Bồ Đào Nha”. Hay linh mục Henrique

Henriques (1520-1600) là người châu Âu đầu tiên biên soạn cuốn ngữ pháp Tamil.

Đây là những hiểu biết rộng lớn về Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản …Những tác

phẩm của Dòng Tên góp phần tạo nên sự tác động đến thời đại Khai sáng và ý tưởng

phê bình của các tổ chức ở châu Âu. Thật sự không quá để nói rằng, những tác phẩm

này - kết quả từ quá trình bành trướng của người Bồ Đào Nha - đã tác động và dẫn

đến ý thức của châu Âu về bản sắc riêng của châu lục mình. Ý nghĩa này đã tồn tại

nhưng chỉ thật sự phát triển khi châu Âu có điều kiện đối chiếu với nền văn hóa đầy

bản sắc và giàu truyền thống của các dân tộc tại châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh nhất

là với Trung Quốc và Ấn Độ. Ví dụ, các linh mục dòng Tên đã biên dịch nhiều cuốn

sách khác nhau liên quan đến Nho giáo như: Analects and the Great Learning (Luận

ngữ và sự trau dồi) với tựa đề Sapientia Sinica, cùng một phiên bản lớn hơn gọi là

Sinarum Scientia Politico-Moralisfor được sử dụng cho các nhà truyền giáo trên toàn

Đông Á được xuất bản từ 1667- 670. Thông qua những công trình này, người châu

Âu đã hiểu hơn phần nào về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và nét văn hóa đặc trưng

của Trung Quốc.

148

Gerardus Mercator (1512 - 1594): là nhà địa lý học nổi tiếng bởi sự công bố bản đồ thế giới vào năm 1569

bằng cách sử dụng hệ quy chiếu mới đem đến những nhận định chính xác về hình dáng các vùng đất khác

nhau trên địa cầu. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới sử dụng khái niệm Atlas

Page 170: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

155

Dòng Tên cũng là người góp phần đưa kỹ thuật in rời đến Ấn Độ (mà Goa là địa

điểm đầu tiên) vào năm 1556. Đó là chiếc máy in đầu tiên ở châu Á (ngoại trừ

Cambridge, Massachusetts, và Mexico - những nơi ngoài châu Âu đã xuất hiện loại

máy móc hiện đại này). Goa đã có máy in thậm chí trước Moscow gần 20 năm. Đây

được xem là phương tiện giúp nhanh chóng tạo ra các bảng kinh, sách phục vụ cho

công cuộc truyền giáo và nâng cao nhận thức của cư dân. Trong 40 cuốn sách được

in ở Goa từ năm 1556 và 1679 chỉ có 3 cuốn là không liên quan đến chủ đề tôn giáo.

Nếu đế quốc Bồ Đào Nha và các linh mục Dòng Tên là phương tiện để người

châu Âu khám phá phần còn lại của thế giới thì họ cũng là cầu nối để thế giới cùng

biết về châu Âu. Việc phổ biến công nghệ, ngôn ngữ, luật pháp, khoa học và kiến

thức y học của châu Âu đã được khởi động cùng với người Bồ Đào Nha vào giữa thế

kỷ XVII và gây ảnh hưởng sâu sắc với phần còn lại của thế giới.

Những kiến thức y học phương Tây cũng được người Bồ Đào Nha mang đến Ấn

Độ, Trung Quốc thông qua hệ thống bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh từ thiện

được xây dựng. Thật khó để có thể phân định rạch ròi phương thức nào là tốt hơn. Ở

Daman vào những năm 1690, một hành khách người Pháp đã rất kinh hoàng khi thấy

một cô gái Bồ Đào Nha sốt cao đã được chữa trị theo phương thức truyền thống của

người Ấn Độ - đầu được che phủ bởi hạt tiêu. Sự kết hợp giữa Đông - Tây y cũng

được thực hành thường xuyên trong các cơ sở khám chữa bệnh. Tại bệnh viện Hoàng

gia Bồ Đào Nha tại Goa, các bệnh nhân người châu Âu sẽ được trích máu thường

xuyên để điều trị bệnh nhưng sau đó họ phải uống ly nước tiểu bò ba ngày một lần để

khôi phục lại màu sắc của làn da.

Cùng với quá trình di dân và sinh sống của người Bồ Đào Nha trên khắp các vùng

đất khác nhau ở châu Á, ẩm thực của quốc gia này cũng xâm nhập vào thói quen ăn

uống của một số cộng đồng cư dân. Thịt heo và thịt bò đã trở thành món ăn yêu thích

của các cư dân thuộc đẳng cấp trên trong xã hội Goa. Nghệ thuật ẩm thực và các món

ăn mới như bánh ngọt và bánh pudding đã góp phần làm phong phú thêm ẩm thực

phương Đông trong khi các gia vị phương Đông góp phần phá bỏ sự đơn điệu trong

mùi vị của món ăn phương Tây. Ở Sri Lanka, một ví dụ thú vị về điều này đến từ

món bánh ngọt - bolo de coco (bánh dừa - bolo chính là từ mà người Bồ Đào Nha

dùng để chỉ các loại bánh ngọt), bolo folhado/bol fiado, boroa (bánh quy lõi hạt),

foguete (một loại bánh ngọt hình ống được phủ đầy bởi bí ngô, đường, bột hòn, bạch

đậu khấu và nước hoa hồng - ). foguete trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là tên lửa,

được dùng để ám chỉ hình dạng của nó)…

Với mạng lưới thương điếm trải dài trên khắp châu lục thì ảnh hưởng kiến trúc

Bồ Đào Nha thể hiện rõ nhất trong hệ thống các pháo đài và nhà thờ được xây dựng

Page 171: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

156

khắp các cứ điểm thương mại. Nếu trong thế kỷ XV, các công trình kiến trúc của

thuộc địa Bồ Đào Nha tại Tây Phi phần lớn đề cao công năng sử dụng thì các pháo

đài đầu tiên tại Ấn Độ vào đầu thế kỷ XVI có thể đồng thời dung hòa được yếu tố

thẩm mĩ với chức năng. Bên cạnh các pháo đài trấn giữ thì việc xây dựng dinh tổng

trấn cùng với cung điện giành cho đẳng cấp quý tộc Bồ Đào Nha đã bước đầu thể

hiện được tư duy kiến trúc của Bồ Đào Nha tại thuộc địa. Bên cạnh đó, đây cũng là

giai đoạn bùng nổ của công cuộc truyền bá Thiên Chúa giáo với hệ thống nhà thờ

được xây dựng trở thành biểu tượng điển hình về kiến trúc trong giai đoạn lịch sử

nhất định. Trong đó, cách thức trang trí ở mặt tiền và phần bên trong lộng lẫy là sự

kết hợp giữa người Bồ Đào Nha với hình tượng truyền thống của người châu Á. Ở

Goa, những hình ảnh và chủ đề trang trí mang âm hưởng của lối kiến trúc châu Âu rõ

nét như kiến trúc vòm hình đầu hổ mang hoặc những thiên thần chiến thắng trong

các váy áo truyền thống của phụ nữ (sari). Đặc điểm của những nhà thờ có các biểu

tượng theo lối chiết trung như nhau ở các thành phố khác của châu Á, như nhà

nguyện Jesuit, thờ St.Paul ở Macao nơi mà những bông hoa cúc và những hình tượng

ma quỷ có cánh dị thường được trang trí trên tường đã làm nổi rõ những đường trang

trí của người Nhật Bản. Văn hóa trong nội địa cũng có sự kết hợp tương tự như vậy

giữa Đông và Tây, cùng với vật dụng, áo quần mang nhiều hơi hướng của người

châu Á hơn là người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, vẫn tạo nên một khoảng cách giữa

những vùng đất do người Bồ Đào Nha quản lý với phần còn lại của thế giới không có

sự hiện diện của Bồ Đào Nha.

Đến thế kỷ XVII, do sự cạnh tranh của các đối thủ đến từ phương Tây, các công

trình của Bồ Đào Nha lại được xây dựng theo phong cách Baroque truyền thống

thiên về thiết kế công sự. Những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Bồ Đào Nha hiện

nay vẫn còn tồn tại như: nhà thờ Basilica of Bom Jesus, Igreja de São Francisco de

Assis, Sé Cathedral, St. Augustine ...ở Goa; nhà thờ St. Paul và St. Thomas ở Diu; St.

Francis ở Cochin (Kochi); đặc biệt là quần thể Trung tâm Lịch sử Macau - nơi thể

hiện sự giao thoa trong kiến trúc giữa Bồ Đào Nha và Trung Quốc đã được

UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2005.

Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha thật sự là những người yêu âm nhạc. “ Bồ Đào Nha đã trở

thành quốc gia tiên phong ở châu Âu mở đầu cho quá trình giao lưu với phương Đông

thông qua việc giới thiệu tính năng mới, nhạc cụ mới, kết cấu mới, hình thức mới của

nhạc có lời và thể loại âm nhạc mới. Mặc dù tại các vùng đất khác nhau ở phương Đông,

cư dân bản địa đã sáng tạo nên một nền âm nhạc riêng nhưng việc xuất hiện các nhạc cụ

mới thuộc bộ gõ như: trống, chõm chọe, phách hình tam giác, trống lục lạc; các nhạc cụ

Page 172: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

157

thuộc bộ dây như: cittern, clavichord, đàm ximbalum, đàn hạc, harpsichord, đàn luýt,

vihuela, viola, violin và piano; những nhạc cụ thuộc bộ hơi như kèn và đàn ống đã góp

phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cư dân châu Á” [68; 39]. Ba thể loại

âm nhạc mà Bồ Đào Nha đã mang đến châu Á là thánh ca, kinh cầu nguyện và cantat

(một thể loại đòi hỏi sự dàn dựng công phu ví dụ như nhạc kịch)…Một trong những địa

điểm chịu ảnh hưởng đậm nét nhất về âm nhạc Bồ Đào Nha là Goa. Trước khi Bồ Đào

Nha xuất hiện, âm nhạc của Goa chịu ảnh hưởng bởi âm nhạc Ấn Độ. Sự tiếp xúc với

các thể loại âm nhạc châu Âu đã đem đến nhiều nét mới cho âm nhạc Goa. Harmony (sự

phức điệu) được truyền vào Goa khoảng 1540 trong khi homophony (chủ điệu) thì

khoảng sau năm 1650 [68; 39]. Đây là hình thức biểu diễn âm nhạc được tổ chức khá

quy cũ có ca sĩ và những người hát bè. Sự phân chia phần hát bè và xen lẫn nhiều giai

điệu đã mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc. Không những thế “mando” - một thể

loại âm nhạc dùng trong đám cưới hiện nay của người Goa là sự kết hợp giữa các điệu

khiêu vũ truyền thống của người Goa bản địa với giai điệu và tiết tấu sôi động trong âm

nhạc Bồ Đào Nha. Đàn ông sẽ mặc trang phục của người châu Âu và phụ nữ sẽ mặc

trang phục truyền thống của Ấn Độ. Họ biểu diễn thông qua các cử chỉ hình thể, ánh mắt

tình tứ nhưng không được phép đụng chạm thân thể. Có thể nói đây là minh chứng cho

sự kết hợp giữa một nền văn hóa phương Tây đầy cởi mở với những yếu tố kín đáo,

trầm tĩnh của văn hóa phương Đông.

Tuy không phủ nhận những tác động tích cực từ quá trình truyền giáo nhưng chính

sách cưỡng bức tôn giáo149

đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề trong xã hội thuộc địa.

Xuất phát từ quan điểm của A.Albuquerque về việc duy trì một số dân Thiên Chúa

giáo đủ lớn trong các thương điếm, chính sách khoan dung tôn giáo thời kỳ đầu được

thay thế bằng chính sách cải đạo đồng loạt dựa trên sức mạnh quân sự. Điều này đã dẫn

đến sự khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo với các tôn giáo khác. Đối với

tín đồ Hồi giáo, họ chỉ có hai sự chọn lựa: cải đạo hoặc chết. Việc thực thi chính sách

đàn áp Hồi giáo được quán triệt và gây nên nhiều vụ tàn sát đẫm máu. Đối với Hindu

giáo, không những tất cả các đền thờ bị phá bỏ mà hầu hết các lễ kỉ niệm của Ấn Độ

thì bị cấm, bao gồm cả kết hôn và hỏa thiêu. Rất nhiều chính sách đưa ra nhằm khuyến

khích tín đồ Thiên Chúa giáo và hạn chế sự phát triển của các tôn giáo bản địa khác.

Như: sắc lệnh ngày 22/9/1570 đã quyết định rằng: những người Ấn Độ giáo trở thành

149

Chính sách cải đạo đồng loạt dựa trên sự cưỡng ép từ chính quyền bắt đầu thực hiện tại Goa từ năm 1540

về sau. Theo đó, nhiều đến miếu của đạo Hindu bị xoá bỏ và thay vào đó là những nhà thờ Thiên chúa giáo.

Những di sản kiến trúc và tôn giáo của người Ấn Độ được xây dựng qua hàng ngàn năm lịch sủ bị phá hủy

hoàn toàn. Và đến 1545, khi các giáo sĩ dòng Tên đến Goa đã ghi nhận nơi đây không còn một đền thờ Ấn Độ

giáo nào cả.

Page 173: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

158

Thiên Chúa giáo sẽ được miễm thuế đất (dizimos) trong vòng 15 năm; nô lệ Ấn Độ

giáo nếu trở thành Ky tô hữu sẽ được tự do (sắc lệnh 3/11/1572), những viên chức làm

việc trong chính quyền của người Bồ Đào Nha không được phép là tăng lữ Brahman

(sắc lệnh của vua John ngày 25/6/1557)...Chính điều này dẫn đến sự bất bình đẳng

nghiêm trọng giữa tín đồ Thiên Chúa giáo với các giai cấp còn lại trong xã hội bản địa.

Đặc biệt, thông qua hoạt động của Tòa án dị giáo, hàng loạt sắc lệnh cấm các thực

hành tín ngưỡng liên quan đến Hồi giáo, Do Thái giáo hoặc Ấn Độ giáo được ban

hành. Không những thế, hàng loạt trường hợp bị kết tội tử hình do vi phạm giáo luật

Thiên Chúa giáo với hình phạt hết sức man rợ (thiêu sống). Những hành động trên đây

gây xáo trộn nghiêm trọng xã hội vốn trầm tĩnh và đóng kín của các tiểu quốc ven biển

Ấn Độ. Không những thế, nó còn làm tăng thêm mâu thuẫn, chia rẽ dân tộc giữa những

người theo hoặc không theo tôn giáo mới. Sức mạnh đoàn kết dân tộc nhằm chống lại

sự xâm lược của các cường quốc thực dân khác cũng dần yếu đi. Có thể nói, chính việc

lựa chọn cách thức truyền giáo mang nặng tính bạo lực này không những vi phạm

nghiêm trọng đến quyền lực chọn tự do tôn giáo của các dân tộc mà còn là nguyên

nhân chính dẫn đến mâu thuẫn không thể dung hòa giữa Bồ Đào Nha với các dân tộc

trong Estado da India. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn

quyền lực của Bồ Đào Nha từ nửa đầu thế kỷ XVII.

3.4.5. Bồ Đào Nha đặt nền tảng cho quá trình thay đổi cơ cấu động - thực vật trên

phạm vi toàn thế giới

Sự kiện đầu tiên cần đề cập đến là việc thổ dân da đỏ châu Mỹ được chuyên chở trên

chuyến tàu của Cabral đã vô cùng sợ hãi khi nhìn thấy một con cừu đực và con gà còn

sống. Những con ngựa cùng với gia súc từ châu Âu đã được mang đến Tân thế giới cùng

với các loại cây trồng châu Âu như lúa mì, cam quýt và nho. Ở chiều ngược lại, các loại

thực phẩm châu Mỹ cũng đến châu Âu, châu Phi như ngô, khoai tây, khoai lang, thuốc

lá, cacao, cà chua. Những thực phẩm châu Mỹ đã làm bổ sung nguồn dưỡng chất cần

thiết cho các bữa ăn của người châu Âu, châu Phi, châu Á và góp phần tạo nên cuộc

cách mạng thật sự về mặt nhân khẩu học. Hình ảnh về các chiếc tàu caravel Bồ Đào Nha

cùng với sàn tàu được chất đầy các chậu cảnh và những loại động vật được thuần dưỡng

mang đến cảm giác hòa bình, ấm áp dần thay thế cho hình ảnh truyền thống với các

khẩu đại bác, cây thập tự giá và các cuộc chinh phạt. [84; 244]

Nhiều loại cây trồng hiện nay đã quá quen thuộc trong cuộc sống của cư dân châu

Á nhưng thật sự chúng trải qua chuyến phiêu lưu rất dài trước khi có mặt tại đây như:

lúa, mía, dừa, ớt, bí ngô, nghệ tây, thuốc lá, cà chua…Tác động này mạnh đến nỗi

mà ngày nay thật sự rất khó để thuyết phục một người Ấn Độ rằng vùng đất này

không có bất kỳ chủng loại ớt malagueta (Capsicum frutescens) nào trước khi Bồ

Page 174: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

159

Đào Nha đến. Bồ Đào Nha cũng là nhân tố đã mang khoai mì - nguyên liệu chính để

tạo ra bánh mì cho đến 1980 đến Ấn Độ; dứa là cây trồng chính của Muvathupuzha,

Vazhakulam và Kottayam, điều trở thành cây trồng chính trên vùng đất Malabar,

Quilon và trung tâm Kerala.

Một trong những loại cây trồng ảnh hưởng đậm nét đến đời sống cư dân châu Á là

ớt. Đây là một phần quan trọng trong các bữa ăn của thổ dân châu Mỹ từ 7.500 trước.

Christopher Columbus là người châu Âu đầu tiên tiếp xúc với chủng loại thực vật này

và Diego Álvarez Chanca (một bác sĩ trên chuyến tàu thứ hai của Columbus đến châu

Mỹ) là người đã mang ớt về Tây Ban Nha và giới thiệu các công dụng chữa bệnh của

loại thực vật này. Các thương nhân Bồ Đào Nha đã đưa ớt đến châu Á do nhận thức

được tầm quan trọng của loại gia vị này trong tuyến thương mại độc quyền qua mũi

Cape. Cho đến nay, ớt đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn của

người Ấn Độ và Đông Nam Á (tiêu biểu là Thái Lan). Bên cạnh đó, khoai lang được

tìm thấy ở các thương nhân Bồ Đào Nha mang đến Vân Nam vào năm 1560. Khoai

tây, cà chua, cũng là các loại thực vật nổi tiếng được thương nhân Bồ Đào Nha mang

đến châu Á. Ở chiều hướng ngược lại, các giống cây trồng của châu Á cũng được

chuyển dịch đến trồng và tiêu thụ tại châu Âu, Phi, Mỹ như: trà, chuối…

Bên cạnh đó, khi sinh sống trong những điều kiện thời tiết khác nhau thì các thế

hệ sau dần thay đổi so với nguồn gốc ban đầu của chúng. Ví dụ, Ngô chính thức xuất

hiện tại châu Âu thông qua các nhà hàng hải Tây Ban Nha vào năm 1500 và Bồ Đào

Nha vào năm 1520. Cũng chính Bồ Đào Nha đã mang ngô đến Trung Quốc và Miến

Điện vào 1597 và mất gần một thế kỷ để đi khắp thế giới. Thế nhưng đặc tính sinh

học của ngô tại châu Á, châu Mỹ, châu Âu có những điểm khác biệt rõ nét. Vì thế, có

thể nói chính quá trình ra đời hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha đã góp phần tạo

nên sự đa dạng hóa trong chủng loại cây trồng trên phạm vi toàn thế giới.

Page 175: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

160

C. KẾT LUẬN

1. Trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại, phát kiến địa lý là một thành tựu vĩ

đại của con người, mở ra một chương mới trong tiến trình giao lưu Đông - Tây. Nhờ

hội tụ đầy đủ những điều kiện chủ quan và khách quan, Bồ Đào Nha đã trở thành

quốc gia tiên phong của “thời đại khám phá”. Từ những chuyến viễn chinh đầu tiên

của Vasco da Gama, Hoàng gia Bồ quyết định thiết lập những thương điếm đầu tiên

ven biển Ấn Độ Dương. Từ Calicut, Cochin, Goa…người Bồ Đào Nha nhanh chóng

bành trướng quyền lực đến vịnh Bengal, đi sâu vào Đông Nam Á và Viễn Đông. Hệ

thống thương điếm kéo dài từ Tây sang Đông góp phần tạo nên diện mạo của một đế

quốc thương mại mậu dịch ven biển đầu tiên trong lịch sử cận đại - Estado da India.

như Ronald S. Love nhận xét: “Đây là thành tựu vượt bậc của một quốc gia nghèo

nàn về tài nguyên thiên nhiên và ít ỏi về số dân (hơn 1.5 triệu) như Bồ Đào Nha”

[72; 27]. Nhân tố chìa khóa làm nên thành công của Bồ Đào Nha là kết quả tổng hòa

của: “tham vọng, sự vượt bậc về kỹ thuật sử dụng súng và điều khiển các con tàu, kỹ

năng chiến thuật, lợi ích thương mại được hỗ trợ bởi lực lượng hải quân, khả năng

tổ chức và xác lập kế hoạch một cách hiệu quả, sự bảo trợ của nhà nước” [74; 29].

Trong đó, nhân tố chìa khóa là lợi thế so sánh về kỹ thuật hàng hải: “Khi những con

tàu được trang bị đại bác của Bồ Đào Nha xuất hiện tại vùng duyên hải Ấn Độ, đó là

thật sự là một kỳ tích. Lúc này ngoài phạm vi châu Âu, chỉ có Ottoman là có thể đóng

những con tàu có trọng pháo nhưng lúc này họ không hiện diện tại Ấn Độ Dương để

ngăn cản thế lực Bồ Đào Nha. Một số tiểu quốc Hồi giáo tại Ấn Độ cũng có lực

lượng hải quân nhưng không đủ để đối trọng với lực lượng của Bồ [99; 21]. Do đó,

chiến thắng của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ dương là minh chứng cho sự vượt trội về kỹ

thuật chiến tranh trên biển.

2. Quá trình bành trướng quyền lực của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc

chịu ảnh hưởng đậm nét từ chính sách hướng biển và chủ nghĩa trọng thương của

Hoàng gia Bồ Đào Nha. Vì thế, “sự hiện diện của Bồ Đào Nha ở châu Á hoàn toàn

là vì thương mại biển, việc xâm chiếm đất đai không phải là mục đích chính của đội

quân viễn chinh. Những hòn đảo biệt lập và những pháo đài nằm dưới quyền kiểm

soát của các nhà cai trị địa phương thân thiện được sử dụng để làm căn cứ hải

quân” [67; 80]. Với chiến lược và tư duy quân sự mới, “từ năm 1509 đến năm 1515,

dưới sự cầm quyền của Afonso de Albuquerque, một đế quốc thương mại biển đã dần

định hình với sự kết hợp giữa những hạm đội thường trực, những pháo đài kiên cố và

căn cứ hải quân tại những trọng điểm chiến lược đã giúp Bồ Đào Nha kiểm soát

được những tuyến thương mại chính tại Ấn Độ Dương” [67; 80]. Trong vòng 15

năm, Bồ Đào Nha thiết lập một cấu trúc quyền lực mới tại Ấn Độ Dương. Hoàng gia

Page 176: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

161

Bồ Đào Nha không những nắm độc quyền thương mại hạt tiêu trên vùng biển Arab

và Malabar mà còn vận chuyển nó bằng tuyến đường hàng hải mới thông qua mũi

Hảo Vọng. Trong cấu trúc quyền lực đó, những thương điếm ven biển Ấn Độ đóng

vai trò trung tâm không những là nguồn cung ứng các mặt hàng chủ yếu như gia vị,

tơ lụa…mà còn là trung tâm điều phối mọi hoạt động của Bồ Đào Nha ở châu Á.

3. Đặc trưng của thương mại Bồ Đào Nha tại Ấn Độ là quá trình phát triển tương

đối độc lập và ngược nhau giữa giao thương Hoàng gia và tư thương. Nếu trong thời

kỳ đầu, Hoàng gia Bồ Đào Nha thể hiện vai trò và quyền lực tuyệt đối thì càng về

sau chiến lược buôn bán linh hoạt của tư thương Bồ lại càng thể hiện mức độ hiệu

quả. Sự xâm nhập của thương mại tư nhân vào mạng lưới Hoàng gia không chỉ nói

lên sự vận động bên trong của Estado mà còn minh chứng cho quá trình phát sinh và

tính ưu việt của yếu tố tư bản chủ nghĩa trong sự đối sánh với sự bảo thủ và lạc hậu

của vương triều phong kiến châu Âu. Điều này càng được biểu hiện rõ ràng hơn khi

Bồ Đào Nha phải đối diện với thách thức đến từ các quốc gia châu Âu khác như Hà

Lan hay Anh. Trong khi đó, hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc

lại có đặc điểm riêng như một đánh giá: “Tại một góc của thế giới, người Bồ Đào

Nha đã đóng vai trò như những thương nhân hòa bình, thân thiện chỉ sử dụng vũ khí

với mục đích chống cướp biển” [67; 83].

4. Nằm trong chuỗi thương điếm nằm dưới sự quản lý của Estado da India,

Macao là một trọng điểm hết sức đặc biệt. Thứ nhất, cùng với những thương điếm

khác của Bồ Đào Nha ở châu Á, Macao là một mắc xích góp phần tạo nên sự lưu

thông hàng hóa nhịp nhàng đảm bảo sự ổn định cho hoạt động thương mại của người

Bồ Đào Nha ở châu Á trong thế kỷ XVI, XVII. Thứ hai, quá trình khai phá tiềm năng

thương mại của Macao được người Bồ Đào Nha thực hiện khá lâu dài (do sự tác

động từ các yếu tố chính trị của chính quyền phong kiến Trung Quốc), nhưng sự xâm

nhập của Macao vào mạng lưới thương mại biển của đế quốc Bồ Đào Nha lại nhanh

chóng và đạt được những thành tựu vượt bậc. Từ vị trí một thương điếm tập trung

hàng hóa, Macao đã tiến dần đến vị trí một trọng điểm thương mại không thể thiếu,

có một hệ thống quản lý hành chính kép rất đặc trưng. Thứ ba, sự phát triển của

Macao về thương mại là kết quả của nhiều yếu tố: sự hình thành tầng lớp thương

nhân Macao Bồ Đào Nha đầy năng động và nhạy bén trước thị trường tiềm năng còn

bỏ ngỏ, nhu cầu buôn bán trong khu vực giữa Trung Quốc - Nhật Bản, giữa Trung

Quốc với các quốc gia trong khu vực, vị trí địa lý của Macao …Tóm lại, sự kết hợp

giữa những thương nhân có tầm nhìn chiến lược với một ít cơ duyên đã mang người

Bồ Đào Nha đến Macao và đem lại cho vùng đất này một diện mạo mới. Ở chiều

ngược lại, Macao cũng trở thành một trong những yết hầu của đế quốc Bồ Đào Nha

tại châu Á, góp phần không nhỏ đem đến sự thịnh vượng cho đế quốc này trong thế

kỷ XVI, XVII.

Page 177: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

162

5. Đi kèm với hoạt động thương mại, Thiên Chúa giáo cũng được các giáo đoàn

Bồ Đào Nha truyền bá đến những vùng đất khác nhau tại Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy

nhiên, nếu thương mại chỉ có thể thực hiện tại duyên hải Ấn Độ Dương, vịnh Bengal,

duyên hải Nam Trung Quốc thì Thiên Chúa giáo đã xâm nhập vào sâu trong nội địa.

Sự ra đời của ba giáo phận thuộc Giáo hội Rome (Goa, Malacca, Macao) đánh dấu

thành tựu to lớn của công cuộc truyền giáo về phương Đông. Nếu ở Ấn Độ, truyền

giáo và thương mại đi song song và hỗ trợ chặt chẽ thì tại Trung Quốc các linh mục

phải đối diện với những khó khăn hơn gấp nhiều lần. Một thể chế tập quyền cao độ

với sự bảo lưu bền chặt hệ tư tưởng Nho giáo đã trở thành chướng ngại ngăn cản quá

trình truyền giáo. Vì thế, cách thức truyền giáo của các linh mục thời kỳ này là hết

sức uyển chuyển, linh hoạt để phù hợp với sắc thái văn hóa của từng quốc gia, từng

dân tộc. Do đó phản ứng của cư dân Ấn Độ hay Trung Quốc trước ảnh hưởng của

Thiên Chúa giáo cũng phần nào cho thấy quá trình bảo vệ bản sắc dân tộc trong buổi

đầu của thời đại toàn cầu hóa.

6. Cùng với quá trình xác lập hệ thống thương điếm rồi hoạt động thương mại và

truyền giáo, Bồ Đào Nha đã đóng vai trò là chiếc cầu nối tạo nên sự giao lưu và gắn

kết văn hóa giữa phương Đông và phương Tây trên nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ, kiến

trúc, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, nhân chủng học, địa lý học… Những thành tựu văn

hóa, khoa học kỹ thuật phương Tây cũng đã theo chân các thương nhân, linh mục…

xâm nhập vào xã hội Ấn Độ, Trung Quốc tạo nên những dấu ấn đậm nét. Tuy nhiên,

quá trình trên cũng để lại khá nhiều hệ quả tiêu cực mà nổi bật trong đó là chính sách

cưỡng bức tôn giáo hay phân biệt chủng tộc góp phần nói lên tính hai mặt trong sự

xâm nhập của các quốc gia phương Tây vào xã hội phương Đông.

Page 178: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

STT Tên bài báo, báo cáo KH Đăng ở Trường, Viện,

Hội thảo, Tạp chí Năm

1 Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ (đầu thế kỷ XVI)

Tạp chí nghiên cứu

Đông Nam Á 2008

2

Nhân tố thúc đẩy Bồ Đào Nha khai

mở con đường đến châu Phi và châu

Á (thế kỷ XV – XVI)

Tạp chí nghiên cứu

Đông Nam Á 2008

3

Vai trò của thương điếm Ma Cao

trong hoạt động thương mại của đế

quốc Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI – thế

kỷ XVII)

Tạp chí Nghiên cứu

châu Âu, số 4 2012

4 Hoạt động thương mại của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ (Thế kỷ XVI)

Hội nghị khoa học cán

bộ trẻ toàn quốc 2013 2013

5 Hoạt động thương mại của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ (Thế kỷ XVI)

Tạp chí khoa học Đại

học Quảng Nam 6.2014

6

Bước thăng trầm trong thương mại

hạt tiêu Ấn Độ của Bồ Đào Nha vào

thế kỷ XVI.

Nghiên cứu Ấn Độ và

Châu Á 8.2014

7

Một vài đối sánh về thương điếm của

Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Hoa

(thế kỷ XVI)

Nghiên cứu châu Âu 8.2014

Page 179: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Cao Thế Dung (2003), Việt Nam công giáo sử tân biên (1553 – 2000) tập 1, Cơ sở

Dân chúa, L.A

2. Cao Thế Dung (2003), Việt Nam công giáo sử tân biên (1553 – 2000) tập 2, Cơ sở

Dân chúa, L.A

3. Cao Thế Dung (2003), Việt Nam công giáo sử tân biên (1553 – 2000) tập 3, Cơ sở

Dân chúa, L.A

4. Nguyễn Khắc Đạm (1998), Mặt trái của việc truyền giảng đạo Thiên Chúa ở Việt

Nam (thế kỷ XVI – XIX), Nghiên cứu lịch sử số 1,2

5. Lâm Hán Đạt, Tào Dư Chương, Trần Ngọc Thuận (2001), Lịch sử Trung Quốc

5000 năm, Nhà xuất bản Trẻ, tp Hồ Chí Minh.

6. Will Durant (1971), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Lá Bối, Sài Gòn.

7. D.G.E Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Lưu Minh Hàn (chủ biên) (2002), người dịch Phong Đảo, Lịch sử thế giới (thời

trung cổ), NXB tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Hồng (1959), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam (quyển 1 - Các thừa sai

dòng Tên (1615 - 1665)), NXB Chân Lý, Sài Gòn.

10. Nguyễn Thị Huệ (2001), Quan hệ giữa Trung Quốc với một số quốc gia ở Đông

Nam Á thời trung đại (đề tài khoa học cấp trường), Huế.

11. Cát Kiếm Hùng (2005), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc,

tập 3 (nhà Minh, Thanh), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

12. Phan Phát Huồn (1958), Việt Nam giáo sử (quyển 1, 1533 - 1933), Nha Tuyên úy

Sài Gòn.

13. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Kiệm, Sự truyền bá đạo Thiên Chúa ra vùng đất ngoại từ phát kiến

địa lý đến hết thế kỷ XIX, Nghiên cứu lịch sử, số 4, 58-68.

15. Nguyễn Văn Kim (1999), Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa:

Nguyên nhân và hệ quả (Luận án Tiến sĩ), Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 300 trang.

16. Nguyễn Phương Lan (2007), vương triều Mogol và vị trí của nó trong lịch sử Ấn

Độ, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, 177 trang.

17. Nguyễn Hiến Lê (1982), "Sử Trung Quốc" (2 tập), NXB Tổng hợp tp Hồ Chí

Minh, tp Hồ Chí Minh.

Page 180: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

18. Phan Ngọc Liên (Chủ biên, 2008), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

19. Lương Ninh, Đặng Đức An (1976), Lịch sử thế giới trung đại (quyển 2, tập 1,

châu Âu thời Hậu Kỳ trung đại), NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Đổng Tập Minh (1963), Sơ lược lịch sử Trung Quốc, NXB Ngoại văn, Bắc Kinh

21. Đổng Tập Minh (2012), Sơ lược lịch sử Trung Quốc, NXB Văn hóa Thông tin,

Hà Nội

22. Vũ Dương Ninh (1995), Lịch sử Nhật Bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

25. Vũ Dương Ninh (2007), Lịch sử thế giới cận đại, Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn, Hà Nội.

26. Văn Sính Nguyên, Những câu chuyện về lịch sử phương Tây – phát hiện lục địa

mới, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

27. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn Là (2003), Lịch sử

thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý (2012), Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

29.Nguyễn Văn Tận (2.2004) , Sự du nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam trong sự

đối sánh với Trung Quốc và Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản

30. Phạm Văn Thắng (2001), Quá trình Thiên Chúa giáo du nhập Trung Quốc, Nhật

Bản, Việt Nam thời cận đại (luận văn Thạc sĩ), Huế.

31. Trần Tam Tỉnh (1988), Hương liệu và các linh hồn, Lịch sử quân sự, số 31, 36-42

32. Trương Quảng Trí (ch.b, 2003), Phong Đảo dịch, 10 nhà thám hiểm lớn thế giới,

NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

33. Nguyễn Chí Trung (2005), Cư dân Faifo – Hội An trong lịch sử, Trung tâm bảo

tồn quản lý di tích Hội An, Hội An, 385 trang.

34. Lê Trọng Túc (1991), Những phát kiến địa lý lừng danh, NXB Hà Nội.

35. Vũ Bội Tuyền (1997), Mười nhà thám hiểm lừng danh thế giới, NXB Thanh

Niên.

36. Trần Thị Thanh Vân (2010), “Chính sách thực dân của Anh ở Ấn Độ từ thế kỉ

XVII đến giữa thế kĩ XX’’, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, ĐHSP Hà Nội, 235 trang.

Page 181: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

37. Albuquerque.A.De (2010), The Commentaries of the Great Alfonso

Dalboquerque, Second Viceroy of India, Translated from the Portuguese Edition

of 1774, Volume 3, Cambridge University Press, 340 pp.

38. Ames G.J (2000), Renascent Empire?: The House of Braganza and the Quest for

Stability in Portuguese Monsoon Asia C.1640-1683, Amsterdam University

Press, 262 pp.

39. Ahmed Afzal (1991), Indo-Portuguese trade in seventeenth century, 1600-1663,

Gian Pub. House, 226 pp.

40. Anderson R.W & Rei C (2011), Direct European-Asian Trade and Migration:

role of new christian in Asia trade, Retrieved from

http://www.pehworkshop.ics.ul.pt/papers/papers_2011_02.pdf, 1- 26.

41. Bays D.H (2011), A New History of Christianity in China, John Wiley & Sons,

252 pp.

42. Blair C.F (2008), Christian mission in india: contributions of some missions to

social change, Simon Fraser university, Dortor of philosophy, 221 pp.

43. Borao, José.E (2009), Macao as the non-entry point to China: The case of the

Spanish Dominican missionaries (1587-1632), International Conference on The

Role and Status of Macao in the Propagation of Catholicism in the East, Centre

of Sino-Western Cultural Studies, Istituto Politecnico de Macao, 21 pp.

44. Borschberg, Peter (2011), Hugo Grotius, the Portuguese, and Free Trade in the

East Indies, NUS Press, 482 trang

45. Borges C.J, Feldmann Helmut (1997), Goa and Portugal: Their Cultural Links,

Concept Publishing Company, New Dheli, 319 pp.

46. Borges C.J, Oscar Guilherme Pereira, Hannes Stubbe (2000), Goa and

Portugal: History and Development, Concept Publishing Company, 426 pp.

47. Boxer C.R (1991), The Portuguese Seaborne Empire: 1415-1825, Carcanet, 426

pp.

48. Boyajian J.C.(2007), Portuguese Trade in Asia under the Habsburgs, 1580–1640,

JHU Press, 360 pp.

49. Brockey L.M (2009), Journey to the East: The Jesuit Mission to China, 1579–

1724, Harvard University Press, 496 pp.

50. Butler. John Francis (1979), Christianity in Asia and America: After A.D. 1500,

Brill, 47 pp.

51. Castro. Filipe Vieira de (2005), The Pepper Wreck: A Portuguese Indiaman at the

Page 182: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

Mouth of the Tagus River, Texas A&M University Press, 287 pp.

52. Charbonnier Jean (2007), Christians in China: A.D. 600 to 2000, Ignatius Press,

California, 605 pp.

53. Chaudhuri N.K (1985), Trade and Civilisation in the Indian Ocean: An Economic

History from the Rise of Islam to 1750, Cambridge University Press, 296 pp.

54. Chaudhury Sushil & Morineau Michel (2007), Merchants, Companies and

Trade: Europe and Asia in the Early Modern Era, Cambridge University Press,

London, 344 pp.

55. Cheong W. E (1997), The Hong Merchants of Canton: Chinese Merchants in

Sino-Western Trade, Psychology Press, UK, 376 pp.

56. Costa M.M.L.da (2002), History of Trade and commerce in Goa: 1878 – 1961,

doctor of Philosophy in History, Goa University, 330 pp.

57. Cotterell Arthur (2011) , Western Power in Asia: Its Slow Rise and Swift Fall,

1415 – 1999, John Wiley & Sons, New York, 450 pp.

58. Danvers, F.C (1988), The Portuguese in India: Being a History of the Rise and

Decline of Their Eastern Empire, London : W.H. Allen & co., limited, 572 pp.

59. Diffie B.W và Winius G.D (1977), Foundations of the Portuguese Empire, 1415-

1580, University of Minnesota, Mineapolis, 533 pp.

60. Disney (1978) A.R, Twilight of the pepper empire: Portuguese trade in southwest

India in the early seventeenth century, Harvard University Press, 220 pp.

61. Disney A.R (2009), A History of Portugal and the Portuguese Empire: From

Beginnings to 1807, volume 1: Portugal, Cambridge University Press, London,

386 pp.

62. Disney A.R (2009), A History of Portugal and the Portuguese Empire: From

Beginnings to 1807, volume 2: The Portuguese empire, Cambridge University

Press, London.

63. Elisha, J.(2004), Francis Xavier and Portuguese Administration in India, IJT

,46/1&2, 59-66.

64. Farid, Md.S.(2011), Historical Sketch of the Christian Tradition in Bengal.

Bangladesh e-Journal of Sociology, 1(8).

65. Michela Fontana (2011), Matteo Ricci: A Jesuit in the Ming Court, Rowman &

Littlefield Publishers, Maryland, USA, 336 pp

66. Garrett Richard J. (2010), The Defences of Macau: Forts, Ships and Weapons

over 450 years, Hong Kong University Press, 288 pp.

67. Glete.Jan (2002), Warfare at Sea, 1500-1650: Maritime Conflicts and the

Page 183: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

Transformation of Europe, Routledge, London, 256 pp.

68. Jayasuriya, Shihan de S. (2008), The Portuguese in the east: a cultural history of

a maritime trading empire, Tauris Academic Studies, UK, 212 pp.

69. Kearney Milo, The Indian ocean in world history, Psychology Press, 2004, 188

pp.

70. Kloguen C.D (2008), An historical sketch of Goa, the metropolis of the

Portuguese settlements in India…Printed for the proprietor by William Twigg, at

the Gazette Press, 1831, 194 pp.

71. Lee Thomas H. C. (1991), China and Europe: Images and Influences in Sixteenth

to Eighteenth Centuries, Chinese University Press, 356 pp.

72. Ljungstedt Anders (1836), An historical sketch of the Portuguese settlements in

China; and of the Roman Catholic Church and mission in China, Boston, 323 pp.

73. Liu, Y.(2005), Clergy, Nobility and Crown in Decadência, On-line version ISSN

1980-4369, 167-190.

74. Love R.S (2006), Maritime Exploration in the Age of Discovery, 1415-1800,

Greenwood Publishing Group, 195 pp.

75. Lu, Caitlin.(2011), Matteo Ricci and the Jesuit mission in China 1583-1610, The

Concord Review Inc, 24 pp.

76. Malekandathil, Pius.(2001), Portuguese Cochin and the Maritime Trade of India,

1500–1663.New Delhi: Manohar, 324 pp

77. Manel Ollé (2008), The Jesuit portrayals of china between 1583 – 1590, BPJS,

16, 45-57.

78. Mary, J.B.,&Winston, K.(2010), Reflections on the Jesuit Mission to China.

Faculty Research Working Paper Series of Harvard Kennedy School, 1-37.

79. Mathew K.S (1983), Portuguese trade with India in the sixteenth century,

Manohar Publications, Delhi, India, 352 pp.

80. Mungello D.E (2013), The Great Encounter of China and the West, 1500-1800,

Rowman & Littlefield, 184 pp.

81. Neill, Stephen (2004), A History of Christianity in India, 1707 – 1858,

Cambridge University Press

82. Neill, Stephen (2004), A History of Christianity in India: The Beginnings to AD

1707, Cambridge University Press

83. Newitt M. D. D (1986) , The First Portuguese Colonial Empire, University of

Exeter Press, 105 pp.

84. Newitt, Malyn (2004), A History of Portuguese Overseas Expansion 1400–1668,

Routledge, 320 pp.

Page 184: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

85. Pearson M.N (1976), Merchants and Rulers in Gujarat: The Response to the

Portuguese in the Sixteenth Century, University of California Press, 178 pp.

86. Pearson M.N (2002), Port Cities and Intruders: The Swahili Coast, India, and

Portugal in the Early Modern Era, Johns Hopkins University Press, 216 pp

87. Pearson, M.N.(2006), The Portuguese in India, Cambridge University Press,

London, 178 pp.

88. Perdue, P.C.(2009), Rise and fall of the Canton Trade System I - China in the

world (1700 – 1860), Massachusetts Institute of Technology © Visualizing

Cultures, China.

89. Perdue, P.C.(2009), Rise and fall of the Canton Trade System II - Macao &

Whampoa Anchorage, Massachusetts Institute of Technology © Visualizing

Cultures, China.

90. Pina, I.(2001), The Jesuits missions in Japan and in China: two distinct realities.

Cultural adaptation and the assimilation of natives, Bullettin of

Portuguese/Japanese Studies, ano/vol2, 59 – 76.

91. Pinto, Celsa (1994), Trade and Finance in Portuguese India: A Study of the

Portuguese Country Trade, 1770-1840, Concept Publishing Company, New

Delhi, 315 pp.

92. Prakash, Om (2005), India and the Indian Ocean in Textile Trade, GEHN

Conference – University of Padua,1-9

93. Prakash, Om (2008), European comercial enterprise in pre-colonial India,

Cambridge University press, London, 377 pp.

94. Ptak, Roderich (2004), China, the Portuguese, and the Nanyang: Oceans and

Routes, Regions and Trades (c. 1000-1600), Ashgate, Farnham, U.K, 304 pp.

95. Rothermund. Dietmar (2006), The Routledge Companion to Decolonization,

Routledge, London, 384 pp.

96. Saraiva. Luís & Jami. Catherine (2008) , The Jesuits, the Padroado and East

Asian Science (1552-1773), World Scientific, Singafore, 229 pp.

97. Scammell (1981), Geoffrey. V, The World Encompassed: The First European

Maritime Empires, C. 800-1650, University of California Press, 538 pp.

98. Sebes, J.S (1978), China's Jesuit Century, The Wilson Quarterly (1976-), Vol. 2,

No. 1, Published by: Woodrow Wilson International Center for Scholars, pp.

170-183

99. Shastry B.S (2000), Goa-Kanara Portuguese Relations, 1498-1763, Concept

Publishing Company, New Delhi, 327 pp.

Page 185: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

100. Souza, G.B.(2004), The Survival of Empire: Portuguese Trade and Society in

China and the South China sea 1630 – 1754, Cambridge University press,

London, 304 pp.

101. Souza, T.R.D (1985), Indo-Portuguese History: Old Issues, New Questions,

Concept Publishing Company, New Delhi, 240 pp.

102. Souza, T.R.D.(1990), An Economic History, New Delhi: Goa University, 146-

175.

103. Standaert, N.(2008), Jesuits in China, Cambridge University Press,169-185

104. Stephen, Jeyaseela (1998), Portuguese in the Tamil coast: historical

explorations in commerce and culture, 1507-1749, Navajyothi Pub. House, India,

437 pp.

105. Stockwell Foster (2002), Westerners in China: A History of Exploration and

Trade, Ancient Times through the Present, McFarland, 232 pp.

106. Studnicki-Gizbert, Daviken (2007), A nation upon the ocean sea: Portugal’s

Atlantic diaspora and the crisis of the Spanish Empire, 1492-1640, Oxford

University Press, 256 pp.

107. Subrahmanyam, Sanjay (1990), Improvising empire: Portuguese trade and

settlement in the Bay of Bengal, 1500-1700, Oxford University Press, 269 pp.

108. Subrahmanyam, Sanjay (1993), The Portuguese Empire in Asia 1500 – 1700, a

political and economic history, Longman, London and New York, 352 pp.

109. Twitchett D.C, Mote F.W (1998), The Cambridge History of China: Volume 8,

The Ming Dynasty (1368-1644), Cambridge University Press, London, 1.231 pp.

110. Veen, Blusse (2013), Rivalry and Conflict: European Traders and Asian

Trading Networks in the 16th and 17th Centuries (CNWS Publications), Leiden

University Press, 382 pages

111. Wang. Gungwu & Ng. Chin-Keong (2004) , Maritime China in Transition

1750-1850, Otto Harrassowitz Verlag, 397 pp

112. Whiteway R.S. (1995), Rise of Portuguese Power in India, Asian Educational

Services, New Dehli, 376 pp.

113. Willard J. Peterson (2002), The Cambridge History of China: Volume 9, Part 1,

The Ch'ing Empire to 1800, Cambridge University Press, London, 780 pp.

114. Winston. Kenneth, Bane J. Mary (2010) Reflections on the Jesuit Mission to

China, Faculty Research Working Paper Series, Harvard Kennedy School, 37 pp.

115. Worcester, Thomas (2008), The Cambridge Companion to the Jesuits,

Cambridge University Press, London, 361 pp.

Page 186: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

116. Zhang, Tianze (1933), Sino-Portuguese Trade from 1514 to 1644: A Synthesis

of Portuguese and Chinese Sources, Brill Archive, Leiden, 157 pp.

117. Ines G. Županov (2005), Missionary Tropics: The Catholic Frontier in India

(16th-17th Centuries), University of Michigan Press, 374 pp.

118. Županov, I.G (2006), Goan Brahmans in the Land of Promise: Missionaries, Spies

and Gentiles in the 17th-18

th century Sri Lanka, Portugal – Sri Lanka: 500

Years, Harrassowitz and the Calouste Gulbenkian Foundation, pp. 171-210.

119. Županov, I.G.(2007), Language and Culture of the Jesuit "Early Modernity" in

India during the Sixteenth Century, Itinerario 2(31), 87 – 110.

III. INTERNET

120. Anderson R.W, Rei Claudia, Direct European-Asian Trade and Migration,

www.peh-workshop.ics.ul.pt/papers/papers_2011_02.pdf.

121. Dietrich Koster (1997), The role of Portuguese language in Lusophone Asia,

http://www.colonialvoyage.com/role-portuguese-language-lusophone-asia/

122. Dương Văn Huy (2007), Nhìn lại chính sách "Hải cấm" của Nhà Minh Trung

Quốc, NXB Thế giới

http://hdl.handle.net/123456789/2886.

123. J John (2010), The interaction between the Portuguese anfd Malabar

societies:1500-1567,shodhganga.inflibnet.ac.in/.../837/.../11_chapter%204.pdf

124. Ramerini. Marco, India.List of Portuguese colonial forts and possessions,

http://www.colonialvoyage.com/india-list-portuguese-colonial-forts-possessions/

125. Ramerini. Marco, Sri Lanka (Ceylon).List of Portuguese colonial forts and

possessions, http://www.colonialvoyage.com/sri-lanka-ceylon-list-portuguese-

colonial-forts-possessions/

126. Ramerini. Marco, Southeast Asia and in Far East Asia. List of Portuguese

colonial forts and possessions,http://www.colonialvoyage.com/south-east-asia-

far-east-asia-list-portuguese-colonial-forts-possessions/

127. Ramerini. Marco, The Portuguese in Ceylon: the Portuguese in Sri Lanka before

the war with the Dutch, http://www.colonialvoyage.com/portuguese-ceylon-

portuguese-sri-lanka-before-war-dutch/

128. Ramerini. Marco, Portuguese Malacca 1511-1641,

http://www.colonialvoyage.com/portuguese-malacca-1511-1641/

129. Ramerini. Marco, The Portuguese in the Moluccas: Ternate and Tidore,

http://www.colonialvoyage.com/portuguese-moluccas-ternate-tidore/

Page 187: ĐẠI HỌC HUẾ AN.pdf · của carrack đến Ấn Độ và đồng bạc để thu mua hạt tiêu và gia vị đến châu Á. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là

130. Ramerini. Marco, Ambon: The Portuguese in the Moluccas, Indonesia,

http://www.colonialvoyage.com/ambon-portuguese-moluccas-indonesia/

131. Ramerini. Marco, Makassar and the Portuguese,

http://www.colonialvoyage.com/makassar-portuguese/

132. Ramerini. Marco, Goa: The capital of Portuguese in India,

http://www.colonialvoyage.com/goa-capital-portuguese-india/

133. Ramerini. Marco, The Portuguese in Cochin (Kochi), India,

http://www.colonialvoyage.com/portuguese-cochin/

134. Ramerini. Marco, Chaul a Portuguese town in India,

http://www.colonialvoyage.com/portuguese-chaul/

135. Ramerini. Marco, The Portuguese on the bay of Bengal,

http://www.colonialvoyage.com/portuguese-bay-bengal/

136. Rinaldi, Maura (2012), Porcelain and the Portuguese Trade, Retrieved from

www.fom.sg/Passage/2012/09porcelain.pdf

137. Vandenberg.T (2009), The Portuguese in Ayutthaya, http://www.ayutthaya-

history.com/Settlements_Portuguese.html

138. Veliath, Cyril (2005), Jesuit missionaries in an Islamic court, Bulletin of the

Faculty of Foreign Studies, Sophia University, No.40

www.info.sophia.ac.jp/fs/staff/kiyo/kiyo40/veliath.pdf

139. Winston, Kenneth & Bane M.J (2010), Reflections on the Jesuit Mission to

China, Faculty Research Working Paper Series, Harvard Kennedy School

http://web.hks.harvard.edu/publications/workingpapers/citation.aspx?PubId=7095