HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ LÀM QUEN VỚI TOÁNtruongvietjsc.com/upload/userfiles/files/HD...

12
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ LÀM QUEN VỚI TOÁN (DÙNG CHO LỚP MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI) Bộ làm quen với toán mẫu giáo lớp 3 - 4 tuổi biên soạn theo Quyết định số 3141/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Sau 5 năm sử dụng, chúng tôi đã thu thập nhiều ý kiến đóng góp của các cô giáo từ thực tiễn giảng dạy. Nhằm nâng cao chất lượng kỹ, mỹ thuật và nhận thức cho trẻ, chúng tôi đã thiết kế lại cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra. Đây là những hướng dẫn gợi ý cho trẻ làm quen với toán theo chủ đề, để giúp trẻ 3 - 4 tuổi có khả năng: - Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5; - Nhận biết 1 và nhiều; - Gộp hai đối tượng và đếm; - Tách một nhóm thành hai nhóm; - Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi; - So sánh kích thước của hai đối tượng, phân nhóm đối tượng; - Phân biệt to - nhỏ, ngắn - dài, cao - thấp, rộng - hẹp; - Nhận biết, phân biệt màu sắc, hình dạng; - Ghép hình, tạo hình mới; - Phân biệt phải trái, trước sau so với trẻ. Bộ làm quen với toán mẫu giáo lớp 3 - 4 tuổi gồm 76 chi tiết: - Hình người: 8 - Thẻ chữ số: 12 - Động vật - thực vật: 10 - Phương tiện giao thông: 5 - Hình học: 41 Dưới đây là một số gợi ý để giáo viên tham khảo: 1. Chủ đề bản thân: Mục tiêu: - Trẻ nhận biết và phân nhóm 1 - nhiều; = 1 =

Transcript of HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ LÀM QUEN VỚI TOÁNtruongvietjsc.com/upload/userfiles/files/HD...

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ LÀM QUEN VỚI TOÁN(DÙNG CHO LỚP MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI)

Bộ làm quen với toán mẫu giáo lớp 3 - 4 tuổi biên soạn theo Quyết định số3141/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tiêu chuẩn kỹthuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

Sau 5 năm sử dụng, chúng tôi đã thu thập nhiều ý kiến đóng góp của các cô giáotừ thực tiễn giảng dạy. Nhằm nâng cao chất lượng kỹ, mỹ thuật và nhận thức cho trẻ,chúng tôi đã thiết kế lại cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và vẫn bảo đảm tiêu chuẩnkỹ thuật do Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra.

Đây là những hướng dẫn gợi ý cho trẻ làm quen với toán theo chủ đề, để giúp trẻ3 - 4 tuổi có khả năng:

- Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5;- Nhận biết 1 và nhiều;- Gộp hai đối tượng và đếm;- Tách một nhóm thành hai nhóm;- Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi;- So sánh kích thước của hai đối tượng, phân nhóm đối tượng;- Phân biệt to - nhỏ, ngắn - dài, cao - thấp, rộng - hẹp;- Nhận biết, phân biệt màu sắc, hình dạng;- Ghép hình, tạo hình mới;- Phân biệt phải trái, trước sau so với trẻ.

Bộ làm quen với toán mẫu giáo lớp 3 - 4 tuổi gồm 76 chi tiết:- Hình người: 8- Thẻ chữ số: 12- Động vật - thực vật: 10- Phương tiện giao thông: 5- Hình học: 41

Dưới đây là một số gợi ý để giáo viên tham khảo:1. Chủ đề bản thân:Mục tiêu:- Trẻ nhận biết và phân nhóm 1 - nhiều;

= 1 =

- Nhận biết hình tròn, hình vuông, màu sắc (xanh, đỏ, vàng);

- So sánh chiều cao: cao hơn, thấp hơn;

- Phân biệt tay phải, tay trái.

Một số gợi ý:* Tập hợp, số lượng:- Cô cho trẻ chơi trò chơi nhận biết giới tính, phân nhóm bạn trai - gái, một bạn -

nhiều bạn. Cô dẫn dắt trẻ cách giới thiệu về bản thân, cho 5 - 7 trẻ trai, gái trong lớpgiới thiệu về mình.

- Cô đã chuẩn bị và đề nghị trẻ quan sát trong khay (hộp) của mỗi trẻ có những ai?(bố, mẹ và anh, bé trai).

- Cô gắn lên bảng không theo thứ tự và thẳng hàng bố, mẹ, anh, bé trai (trẻ làmtheo cô). Cô nói: Trên bảng cô có nhiều người, cô cháu mình cùng đếm xem tất cả cóbao nhiêu người? (tất cả có 4 người). Cô nói: Các cháu hãy chọn con trai riêng, congái riêng (cho 1 trẻ lên chia thành 2 nhóm: 3 trai, 1 gái; các trẻ làm theo). Cô hỏi trẻsố lượng của nhóm nào nhiều? Số lượng của nhóm nào ít? (số lượng của nhóm contrai nhiều hơn, số lượng của nhóm con gái ít hơn). Cô nhắc lại: Đúng rồi, số lượngcủa nhóm con gái ít, số lượng của nhóm con trai nhiều hơn. Cô hỏi: Có mấy con gái?(có một con gái). Có mấy con trai? (có nhiều con trai). Cô nhắc lại: Đúng rồi, có 1con gái và nhiều con trai. Cô cho trẻ đếm từng nhóm, nhận biết ít - nhiều. Cô đề nghịtrẻ gộp 2 nhóm và cùng đếm lại.

* Hình dạng:- Cô gắn lên bảng hình tròn màu đỏ (trẻ làm giống cô). Cô hỏi trẻ: Đây là hình gì?

(hình tròn). Hình tròn màu gì? (hình tròn màu đỏ);

Cô gắn thêm lên bảng hình vuông, hướng dẫn trẻ làm theo cô. Cô hỏi trẻ: Đây làhình gì? (hình vuông). Hình vuông màu gì? (hình vuông màu vàng);

- Cô cho trẻ chơi lăn hình vuông và hình tròn một vài lần. Cô cho trẻ nhận xét(hình tròn lăn được, hình vuông không lăn được). Hỏi trẻ vì sao hình tròn lăn được,hình vuông không lăn được? Nếu trẻ không nói được, cô gợi ý để các cháu biết vì saohình tròn lăn được? (hình tròn có đường bao quanh là đường cong nên lăn được, hìnhvuông không lăn được vì đường bao quanh là các cạnh thẳng).

- Cô cho trẻ chơi lăn hình một vài lần. Cô có thể cho trẻ nhận biết, tìm các hìnhqua một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp học.

- Cô cho trẻ chọn hình để ghép hình theo ý thích. Ví dụ: lấy hình tròn to làm đầu,hình vuông to làm mình, 2 hình tròn nhỏ làm tay và 2 hình tròn nhỏ làm chân (hoặclàm chân bằng 2 hình tam giác). Cô có thể cho trẻ thêm hình chữ nhật và hình tam giácgợi ý hình và đặt câu hỏi khác nhau giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng.

= 2 =

* So sánh cao thấp:

- Cô cho 2 trẻ lên bảng để nhận xét ai cao hơn, ai thấp hơn. Sau đó đổi 2 trẻ khácđể trẻ nhận xét.

- Cô gắn lên bảng 1 bé trai và 1 bé gái (cho trẻ làm theo cô), cho trẻ nhận xét 2 đốitượng ai cao hơn? (bé gái cao hơn), ai thấp hơn? (bé trai thấp hơn).

- Cô đổi lại, gắn mẹ và bố cho trẻ nhận xét, mẹ cao hơn hay bố cao hơn? (bố caohơn, mẹ thấp hơn).

* Nhận biết tay phải, tay trái của trẻ:

- Cô hỏi trẻ: Hàng ngày các con ăn cơm, cầm thìa bằng tay nào thì giơ tay ấy caolên (trẻ giơ tay). Cô nói đó là tay phải của trẻ. Cô cho trẻ giơ tay phải và cùng nói với

= 3 =

Bạn trai Bạn trai và bạn gái đang làm gì?

Bạn trai đang suy nghĩ phải không? Bạn đang làm gì vậy?

Bạn gái được xếp bằng những hình gì? Các bạn đang làm gì nhi?

cô một vài lần (chú ý những trẻ thuận cầm thìa tay trái, thì phải nói trẻ đó thuận cầmthìa tay trái).

- Cô hỏi trẻ: Khi ăn cơm các con cầm bát bằng tay nào? Trẻ giơ tay trái lên. Cônói đó là tay trái của con (chú ý trẻ thuận cầm bát bằng tay phải). Cô cho trẻ nhắc lạimột vài lần. Sau đó cô hỏi tất cả trẻ: Tay trái của các con đâu? (trẻ giơ tay trái lên).Tay phải của các con đâu? (tất cả trẻ giơ tay phải của trẻ lên).

- Cô hỏi một trẻ: Bạn ngồi bên tay trái của con là bạn nào? Bạn ngồi bên tay phảicủa con là bạn nào?

- Cô cho trẻ hỏi nhau, trẻ tự nói bên tay trái con là bạn A, bên tay phải con là bạn B...

- Cô có thể cho trẻ chơi xếp hình tôi và bạn bằng các hình tam giác, hình tròn,hình vuông…

2. Chủ đề gia đình:

Mục tiêu:

Trẻ nhận biết số lượng trong phạm vi 5.

- So sánh cao - thấp;

- Ghép đôi tương ứng 1 - 1.

Một số gợi ý:

- Cô trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ: Trong nhà con có những ai? Tên của bố,mẹ và các thành viên trong gia đình của con, bố mẹ con làm gì? Nhà của con ở đâu?Con thích làm gì ở nhà…

- Cô đề nghị trẻ quan sát trong khay (hộp) của trẻ có những gì? (bé trai, bé gái,bố, mẹ,…).

- Cô gắn lên bảng bố và mẹ (trẻ làm theo). Cô hỏi trẻ: Bố và mẹ ai cao hơn? (bốcao hơn). Ai thấp hơn? (mẹ thấp hơn). Cô gắn tiếp 1 bé trai và 1 bé gái phía dưới. Côcho trẻ nhận xét ai cao hơn? ai thấp hơn?

- Cô gắn bé gái bên cạnh bố mẹ, và cho trẻ nhận xét và so sánh chiều cao của cácthành viên (bố cao hơn mẹ, bố và mẹ cao hơn con, con thấp nhất…).

- Cô cho trẻ chọn hình và xếp các thành viên trong gia đình mình và so sánh aicao? ai thấp.

- Cô cho trẻ chọn và xếp số lượng thành viên trong gia đình của mình và chọn hoahoặc đồ vật đặt bên dưới mỗi người tương ứng 1 - 1. Sau đó cho trẻ nói gia đình trẻgồm những ai? bao nhiêu người? và đã chia đủ số hoa hoặc đồ vật cho các thành viêntrong gia đình chưa?

Một số gợi ý giáo viên có thể chọn cho trẻ chơi với hình.

= 4 =

3. Chủ đề môi trường tự nhiên:

a. Chủ đề động vật:

Mục tiêu:

Trẻ nhận biết nhiều hơn, ít hơn;

- Đếm và so sánh số lượng trong phạm vi 5;

- Nhận biết và so sánh to - nhỏ; cao - thấp.

Một số gợi ý:

* Số lượng và số đếm:

- Cô cho trẻ quan sát tranh các con vật. Giới thiệu với trẻ về tên gọi và một số đặcđiểm nổi bật của các con vật đó.

- Cô gắn lên bảng 3 hình con thỏ (trẻ làm theo giống cô), cô cho trẻ đếm. Cô gắnthêm 1 củ cà rốt (trẻ làm theo cô), cô cho trẻ đếm và nhận xét.

- Cô hỏi trẻ: Trên bảng nhóm thỏ có tất cả bao nhiêu con thỏ? (có tất cả 3 con thỏ),nhóm củ cà rốt có tất cả bao nhiêu củ cà rốt? (có 1 củ cà rốt). Số lượng thỏ nhiều hayít hơn? (số lượng thỏ nhiều hơn). Nhóm nào có số lượng nhiều hơn? (nhóm thỏ). Nhómnào có số lượng ít hơn (nhóm củ cà rốt).

- Cô gắn lên bảng 3 hình tròn, 2 hình vuông, 1 hình chữ nhật to, 3 hình vuông bé,1 hình chữ nhật bé và 2 hình tam giác bé.

- Cô hỏi trẻ: Trên bảng có những hình gì? (hình vuông, hình tam giác, hình chữnhật, hình tròn). Các loại hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn có nhữngmàu gì? (màu xanh, màu đỏ, màu vàng).

- Cô gọi trẻ lên chọn những hình to gắn 1 bên, các loại hình nhỏ gắn 1 bên. Saukhi trẻ làm xong cô giáo hỏi trẻ có những hình nào to? Những hình nào nhỏ? Cô hỏitrẻ ở dưới bạn nói có đúng không?

= 5 =

Mẹ con âu yếm nhau Cổng chào

- Cô yêu cầu trẻ tự chọn tất cả hình to để một bên, tất cả hình nhỏ để một bên vànói những hình nào to, những hình nào nhỏ. Cô chú ý nhấn mạnh cụm từ chọn tất cả,chọn hết.

- Cô gắn lên bảng 2 hình vuông để ngang nhau (trẻ làm cùng cô), cô cho trẻ nhậnxét 2 hình vuông cao bằng nhau. Sau đó cô lấy 1 hình vuông nữa chồng lên thành 2hình vuông (trẻ làm cùng cô). Cô lấy 2 hình tam giác đặt lên trên mỗi hình vuông thành2 ngôi nhà. Cô cho trẻ nhận xét nhà nào cao hơn (2 hình vuông + 1 hình tam giác và1 hình vuông + 1 hình tam giác). Cô cho trẻ đếm số hình của ngôi nhà 1 tầng và sốhình của ngôi nhà 2 tầng, là những hình gì?

Cô hỏi trẻ nhận xét ngôi nhà nào cao hơn? ngôi nhà nào thấp hơn? cao hơn baonhiêu hình? thấp hơn bao nhiêu hình?

Sau đó cô cho trẻ chơi xếp hình theo ý thích bằng các hình gợi ý sẵn và theo trítưởng tượng của trẻ.

Cô cho trẻ xếp hình vuông to bằng 2 hình chữ nhật và 4 hình tam giác (hình dưới).Sau đó hỏi trẻ hình đó có mấy hình vuông, cô cho trẻ quan sát, gợi ý có 2 hình vuông(1 hình vuông bé màu vàng, một hình vuông to được xếp bằng 1 hình vuông bé và 4hình tam giác bé). Xếp con bướm bằng 2 hình tròn to làm thân, 1 hình tròn nhỏ làmđầu, 2 hình tam giác làm cánh.

Cô có thể gợi ý cho trẻ xếp một số hình như gợi ý ở các hình dưới đây.

= 6 =

Có 1 hình vuông to, 1 hình vuông bé Xếp nhà tương ứng 1-1

So sánh cao thấp giữa 2 ngôi nhà Con bướm

b. Chủ đề thực vật:Mục tiêu:- Trẻ có khả năng đếm đến 5 (đếm theo khả năng);- Nhận biết sự khác biệt chiều dài của 2 đối tượng, sử dụng từ dài hơn - ngắn hơn;- Phân biệt hình dạng bằng xúc giác, màu sắc.Một số gợi ý:- Cô cho trẻ trò chuyện quan sát một số loại hoa, quả và nhận xét những đặc điểm

nổi bật và ích lợi của hoa, quả.- Cô gắn lên bảng 1 con thỏ và 4 củ cà rốt. Cô cho trẻ đếm số thỏ và số củ cà rốt.

Cô cho trẻ nhận xét số lượng thỏ và số lượng cà rốt như thế nào? nhóm nào nhiều hơn?nhóm nào ít hơn? (trẻ làm theo cô).

- Cô gắn thêm lần lượt 4 con thỏ, cô cho trẻ đếm và nhận xét số lượng thỏ và sốlượng cà rốt. Số lượng của nhóm nào nhiều hơn? nhiều hơn bao nhiêu? nhóm nào íthơn? ít hơn bao nhiêu? (cô cho trẻ tìm thẻ 5 dấu chấm gắn dưới 5 con thỏ, 4 dấu chấmvào dưới 4 củ cà rốt).

- Cô nói: Muốn số thỏ và số cà rốt bằng nhau ta làm như thế nào? (thêm một củ càrốt). Cô gắn thêm 1 củ cà rốt? (trẻ thêm số lượng cà rốt như cô). Cô cho trẻ đếm sốlượng từng nhóm. Mỗi nhóm có tất cả bao nhiêu? (tất cả có 5 con thỏ, 5 củ cà rốt). Côhỏi trẻ số lượng thỏ và số lượng cà rốt như thế nào? (bằng nhau). Tất cả bằng mấy?(bằng 5). Cô cho trẻ đếm lại cùng cô số lượng thỏ và số lượng cà rốt.

= 7 =

Cá vàng và rong Gà mẹ và gà con

Con cò Con ếch

- Cô gắn băng giấy xanh lên bảng, băng giấy đỏ đặt dưới băng giấy xanh sao cho 1đầu của 2 băng giấy thẳng hàng. Cô cho trẻ nhận xét băng giấy nào dài hơn? băng giấynào ngắn hơn? vì sao biết? Nếu trẻ không nói được, cô hướng dẫn trẻ cách làm: Trẻ đặtbăng giấy màu đỏ chồng lên băng giấy màu xanh sao cho 1 đầu trùng nhau. Cô hỏi trẻbăng giấy nào dài hơn? vì sao biết? (băng giấy xanh dài hơn vì đầu giấy thừa ra).

Sau đó cô cho trẻ lấy băng giấy màu đỏ và băng giấy màu vàng so sánh với nhau.* Phân biệt hình theo hình dạng, màu sắc:Cô cho trẻ đặt khay (hộp) đựng đồ dùng ra phía sau lưng, trẻ tự dùng tay sờ để

chọn hình theo yêu cầu của cô. Sau đó trẻ cùng cô nhận xét bạn nào chọn đúng. Bạnnào chọn sai cô hướng dẫn lại cho trẻ làm.

- Trẻ lấy từng loại hình, lăn thử, hình nào lăn được để một bên, hình nào khônglăn được để một bên. Trẻ tự nhận xét vì sao hình đó lăn được và vì sao hình đó khônglăn được.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Con hãy lấy 1 hình tam giác màu xanh, 5 hình tròn màuđỏ, 1 hình tròn màu vàng, 1 hình chữ nhật màu xanh để ghép thành 1 cây hoa có 5cánh. (Có thể cho trẻ xếp hoa từ 3 cánh đến 5 cánh như một số hình gợi ý dưới đây).

4. Chủ đề phương tiện giao thông:Mục tiêu:- Trẻ biết và đếm đến 5 (đếm theo khả năng);- Tách 1 nhóm thành 2 nhóm, gộp 2 nhóm thành 1 nhóm.

= 8 =

Bướm và hoa

Một số gợi ý:* Số lượng và số đếm:- Cô và trẻ trò chuyện về một số phương tiện giao thông, gọi được tên và biết công

dụng của chúng.- Cô hỏi trẻ xe đạp có mấy bánh? (2 bánh). Xe ô tô có mấy bánh? (4 bánh hoặc

nhiều hơn). - Cô gắn 1 xe máy và một nhóm 3 xe máy. Cô cho trẻ đếm số lượng xe của hai bên

sau đó cho trẻ tìm thẻ có dấu chấm tương ứng với số lượng xe gắn dưới từng bên một. - Cô gắn các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật lên bảng (trẻ làm

theo cô). Cô cho trẻ nhận xét đó là những hình gì? và màu gì?- Cô gắn 3 hình vuông màu vàng, cho trẻ đếm cùng cô sau đó cho trẻ tìm thẻ số có

dấu chấm tương ứng với số lượng hình vuông gắn theo thứ tự dưới các hình vuông(trẻ làm giống cô).

- Cô cho trẻ đếm lại, sau đó gắn 2 hình tam giác đỏ lên phía trên hình vuông. Côcho trẻ đếm và nhận xét. Cô hỏi trẻ số lượng của nhóm nào nhiều hơn? nhiều hơn baonhiêu? nhóm nào ít hơn? ít hơn bao nhiêu?

- Cô cho trẻ gộp 2 nhóm lại đếm xem tất cả có bao nhiêu hình (tất cả có 5 hình).Sau đó cho trẻ đếm riêng từng loại có bao nhiêu hình vuông và bao nhiêu hình tamgiác. Cô có thể thêm hình cho trẻ đếm số lượng theo khả năng của trẻ.

- Cô cho trẻ chơi làm đèn tín hiệu giao thông. Cô hỏi trẻ: Các con hãy lấy 1 hìnhchữ nhật màu xanh, 1 hình tam giác màu xanh, 1 hình tròn màu đỏ, 1 hình tròn màuvàng, 1 hình tròn màu xanh để làm cột đèn tín hiệu giao thông. Sau khi trẻ làm xong,cô hỏi trẻ: Cột đèn tín hiệu giao thông được làm từ những hình gì? (hình tròn, hìnhchữ nhật, hình tam giác). Đèn tín hiệu giao thông có số lượng tất cả là bao nhiêu hình?(tất cả có 5 hình).

Hoặc cô có thể cho trẻ xếp ô tô bằng 4 hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn,hình tam giác. Cô chọn một số hình gợi ý cho trẻ chơi xếp hình phương tiện giao thôngkhác nhau. Sau đó tả lại mình xếp phương tiện giao thông nào, bằng những hình gì.

= 9 =

Xe ô tô Tàu hỏa

5. Chủ đề trường mầm non:

Mục tiêu:

- Trẻ nhận biết trai gái;

- So sánh cao hơn - thấp hơn;

- Nhận biết sự khác biệt về chiều dài, chiều rộng giữa hai đối tượng;

- Sử dụng đúng từ dài hơn - ngắn hơn, rộng hơn - hẹp hơn;

- Xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau.

Một số gợi ý:

- Cô cùng trẻ kể về lớp của mình, trẻ biết tên lớp, tên của cô giáo, tên các bạn tronglớp, biết gọi tên một số đồ chơi và cách sắp xếp chúng.

- Cô gắn lên bảng 1 bên là cô giáo, 1 bên là 4 bạn. Cô hỏi số lượng của nhóm nàonhiều? số lượng của nhóm nào ít? (số lượng nhóm cô ít; số lượng của nhóm các bạnnhiều). Cô gộp 2 nhóm lại và hỏi: Trên bảng có tất cả bao nhiêu người? cô cùng trẻđếm (tất cả có 5 người). Có tất cả bao nhiêu con trai và có tất cả bao nhiêu con gái?(có tất cả 3 con trai, 2 con gái). Cô nói trẻ tách con trai riêng, con gái riêng. Sau đó côcho trẻ đếm nhóm con trai riêng, nhóm con gái riêng.

= 10 =

Đầu tàu hỏa Cây cầu

Thuyền buồm Thuyền buồm

- Cô gắn 1 bé gái lên bảng, bên cạnh là 1 bé trai. Cô hỏi trẻ bạn nào cao hơn? (bạntrai cao hơn); bạn nào thấp hơn? (bạn gái thấp hơn). Sau đó cô gọi 2 bạn: 1 trai, 1 gáilên bảng. Cô cho trẻ so sánh sự khác nhau giữa bạn trai và bạn gái. Cô hỏi trẻ: Ai caohơn? ai thấp hơn?

* Xác định chiều dài, chiều rộng giữa 2 đối tượng.

- Cô chọn 2 băng giấy có chiều rộng bằng nhau, gắn băng giấy xanh lên bảng, bănggiấy vàng đặt sát dưới băng giấy xanh theo chiều dài, sao cho một đầu trùng nhau.Cho trẻ quan sát và nhận xét băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn, vì saobiết? (băng giấy xanh ngắn hơn vì băng giấy vàng có một đầu thừa ra).

- Cô yêu cầu trẻ tự chọn 2 băng giấy đặt lên bàn xếp cạnh nhau giống cô, trẻ tựso sánh.

- Cô gắn hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau. Cô gắn hình chữ nhật màu xanh lênbảng, đặt hình chữ nhật màu đỏ lên trên hình chữ nhật màu xanh sao cho 2 cạnh dướicủa hình chữ nhật trùng nhau. Trẻ quan sát cô làm mẫu và nhận xét hình chữ nhật nàorộng hơn và hinh chữ nhật nào hẹp hơn. Vì sao biết? (hình chữ nhật màu đỏ hẹp hơn,hình chữ nhật màu xanh rộng hơn vì hình chữ nhật màu xanh có một phần thừa ra).

- Cô yêu cầu trẻ tự chọn 2 hình chữ nhật đặt lên bàn đặt chồng lên nhau giống cô,trẻ tự so sánh, trẻ nào đặt sai cô hoặc bạn gợi ý giúp cách đặt cho đúng để so sánh.

- Cô cho trẻ giơ hình lên theo hiệu lệnh của cô: Dài hơn, ngắn hơn, rộng hơn,hẹp hơn…

* Xác định vị trí:

Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, so với bản thân trẻ.

- Cô hướng sự chú ý của trẻ đến những đồ vật ở trong lớp để gợi mở cho trẻ quansát nhận xét những đồ vật ở phía trên đầu trẻ là cái gì? Làm thế nào để nhìn thấy? (phảingẩng đầu lên mới nhìn thấy vì ở trên cao).

- Tương tự cô cùng trẻ trao đổi đồ vật ở phía dưới chân trẻ hoặc để vật đó ở dướighế ngồi của trẻ. Muốn nhìn thấy đồ vật đó trẻ phải nhìn xuống dưới mới thấy được.

- Cô có thể để 1 đồ vật bất kỳ sau lưng trẻ và 1 đồ vật trước mặt trẻ, giải thích chotrẻ hiểu phía trước mặt trẻ nhìn thấy được còn đồ vật để phía sau trẻ thì không nhìnthấy được. Muốn nhìn thấy phía sau lưng thì trẻ phải quay mặt lại.

Cô giáo có thể cho trẻ chơi xếp hình bằng các hình học khác nhau: hình chữ nhật,hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Cô giáo chọn một số hình gợi ý cho trẻ chơi xếphình. Sau đó tả lại mình xếp hình nào, bằng những hình gì. Thay đổi vị trí và màu sắcsẽ được một hình khác…

= 11 =

Trong quá trình sử dụng mong được sự góp ý của các cô giáo và các nhà nghiêncứu giáo dục mầm non. Mọi ý kiến góp ý xin được gửi về:

Email: [email protected]ặc Công ty Cổ phần Trường Việt 164 đường Tựu Liệt,

xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội.ЉĐiện thoại: (04) 62 885 957

= 12 =

Mặt trời phía trên ngôi nhà So sánh cao thấp giữangôi nhà và cây