Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS) Ngành Dầu mỏ ...

276
Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS) Ngành Dầu mỏ, Khai thác Dầu mỏ, Năng lượng

Transcript of Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS) Ngành Dầu mỏ ...

Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS)Ngành Dầu mỏ, Khai thác Dầu mỏ, Năng lượng

Hướng dẫnMôi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS)Ngành Dầu mỏ, Khai thác Dầu mỏ, Năng lượng

Hướng dẫn về Môi trường, Sức kh

NGÀNH DẦU MỎ, KHAI THÁC DẦU MỎ, NĂNG LƯỢNG

MỤC LỤC

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn CƠ SỞ KHÍ HÓA LÒNG …………….……………………………………….... 1 - 26

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI ....…..…………………...……... 27 - 60

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ ....…..…………………..….........…... 61 - 98

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ …………….……...…………… 99 - 144

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ................…………….……………………………… 145 -192

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn CHO VIỆC TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN ………………………..... 193 - 224

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NGÀNH NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT ............................................................... 225 - 240

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NGÀNH NĂNG LƯỢNG GIÓ ............................................................................ 241 - 262

ỏe và An toàn

Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS)Ngành Dầu mỏ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

1

fHƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP)1. Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

2

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho ngành khí hóa lỏng (LNG) bao gồm các thông tin liên quan đến các nhà máy chế biến khí hóa lỏng, vận tải biển khí hóa lỏng và tái hóa khí cùng các thiết bị đầu cuối. Đối với các nhà máy khí hóa lỏng bao gồm hải cảng, cầu cảng và các cơ sở ven bờ nói chung (ví dụ như cơ sở hạ tầng ven bờ, điểm bốc /dỡ hàng), các hướng dẫn khác sẽ được cung cấp trong Hướng dẫn EHS đối với các cảng, bến tầu và ga cuối. Đối với các vấn đề EHS liên quan đến tầu thuyền, tham khảo Hướng dẫn EHS cho vận tải biển. Các vấn đề liên quan đến sản xuất và lưu trữ các sản phẩm khí đốt hóa lỏng/cặn trong nhà máy hóa lỏng khí không được đề cập đến trong chỉ dẫn này.

Tài liệu này được trình bày theo các phần dưới đây:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

3

1.0. Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần này cung cấp một cách tổng quan về các vấn đề EHS liên quan đến các cơ sở khí hóa lỏng và cách thức quản lý. Các vấn đề này có thể liên quan đến bất kỳ một hoạt động nào đã được liệt kê trong Hướng dẫn này. Những chỉ dẫn bổ sung cho việc quản lý các vấn đề EHS phổ biến đối với các cơ sở công nghiệp lớn trong suốt giai đoạn xây dựng được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1. Môi trường

Các vấn đề môi trường sau đây sẽ được xem như là một phần của một chương trình đánh giá và quản lý toàn diện mà nhằm vào các rủi ro và tác động tiềm năng của một dự án cụ thể.

Các vấn đề môi trường tiềm năng liên quan đến các cơ sở khí hóa lỏng (LNG) gồm:

• Đe dọa môi trường thủy sinh và ven bờ

• Quản lý vật liệu nguy hại

• Nước thải

• Phát thải khí

• Quản lý chất thải

• Tiếng ồn

• Vận chuyển LNG

Sự đe dọa đến môi trường thủy sinh và ven bờ

Việc xây dựng và nạo vét bảo dưỡng, chất thải của quá trình nạo vét, xây dựng cầu tầu, bến cảng, đê chắn sóng và các công trình trên nước khác, và sự xói mòn có thể dẫn đến tác động ngắn hạn hoặc dài hạn cho môi trường thủy sinh và ven bờ. Tác động trực tiếp có thể bao gồm làm mất hoặc che phủ môi trường sống ở thềm biển, ven bờ hoặc đáy biển trong khi các tác động gián tiếp có thể gây nên sự thay đổi chất lượng nước do các chất trầm tích lơ lửng hoặc do xả nước mưa và nước thải. Thêm vào nữa việc xả nước dằn tầu và cặn từ các tầu trong quá trình đỗ để chất hàng có thể làm cho các thủy sinh xâm nhập. Đối với các cơ sở LNG đóng gần bờ biển (ví dụ như cảng đỗ ven bờ cung cấp vật dụng, bốc/dỡ hàng) việc hướng dẫn đã được cung cấp trong Hướng dẫn EHS cho cảng, bến tầu và ga cuối.

Quản lý các vật liệu nguy hại

Việc lưu trữ, truyền tải, và vận chuyển LNG có thể bị rò rỉ hoặc thoát ra bất ngờ từ các bồn chứa, ống dẫn, vòi và bơm tại vị trí lắp đặt trên đất liền hoặc trên tầu vận chuyển LNG. Kho chứa và vận chuyển LNG cũng có nguy cơ về hỏa hoạn và nổ do tính chất dễ cháy của khí sôi trào trong điều kiện áp suất cao.

Các khuyến nghị bổ sung về quản lý chất nguy hại và dầu được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Các biện pháp quản lý các chất nguy hại này gồm:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

4

• Bồn chứa LNG và các bộ phận khác (như ống dẫn, khóa và bơm) cần đạt chuẩn quốc tế về toàn vẹn kết cấu và hiệu suất hoạt động đeer tránh các sự cố nghiêm trọng và chống cháy, nổ trong suốt quá trình vận hành bình thường cũng như khi bị ảnh hưởng của thiên tai. Các tiêu chuẩn quốc tế có thể áp dụng bao gồm dự liệu bảo vệ chống tràn, khu chứa phụ, đo và kiểm soát dòng chảy, chống cháy (kể cả thiết bị dập lửa) và tiếp đất (bảo vệ tĩnh điện);2

• Bồn chứa và các bộ phận khác (như đáy bình và mối ghép) cần phải kiểm tra định kỳ về sự ăn mòn và sự nguyên trạng của cấu trúc và phải được bảo dưỡng và thay thế phụ tùng (ví dụ như ống dẫn, mối nối, đầu nối, và khóa).3 Hệ thống bảo vệ cathode cần được lắp đặt để chống hoặc giảm thiểu sự ăn mòn.

• Việc bốc/dỡ hàng (như truyền tải hàng hóa giữa thiết bị vận chuyển và bến) sẽ được hướng dẫn bởi nhân viên đã được đào tạo đặc

2 Xem Quy định Liên bang Mỹ (CFR) 4049 phần 193: Các cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng. Tiêu chuẩn an toàn liên bang (2006) và Tiêu chuẩn châu Âu (EN) 1473: lắp đặt và thiết bị cho khí tự nhiên hóa lỏng – thiết kế lắp đặt trên bờ (1997), và Tiêu chuẩn NFPA59A cho sản xuất, lưu giữ và sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (20012006). 3 Có vài phương pháp hiện hành để kiểm tra các bồn chứa. Việc kiểm tra bằng mắt có thể phát hiện các vết nứt và gẫy trên bồn. Việc phân tích tia X hoặc siêu âm có thể đo độ dầy của các vách và vị trí gẫy vỡ chính xác. Việc kiểm tra thủy lực có thể chỉ ra sự gẫy vỡ do áp suất, trong khi tổ hợp phương pháp dòng xoáy từ và siêu âm có thể phát hiện ra vết rỗ.

trách theo các trình tự đã xếp đặt để tránh sự thoát ra bất ngờ và nguy cơ cháy/nổ. Các quy trình cần bao gồm tất cả khía cạnh của hoạt động giao nhận hoặc bốc hàng từ nơi cập cảng, kết nối với hệ thống ngầm, kiểm tra cách thức đóng và ngắt kết nối, tôn trọng chính sách không hút thuốc và không bật lửa đối với nhân viên và khách.4

Sự cố tràn

LNG là chất lỏng đông lạnh (-162oC [-2590F]) nó không dễ bắt lửa ở dạng lỏng. Tuy nhiên, dạng khí bay hơi (mêtan) khi làm ấm LNG, và dưới một điều kiện nào đó nó có thể tạo thành đám mây hơi nếu bị thoát ra. Quá trình thoát LNG không kiểm soát có thể dẫn đến bốc cháy thành ngọn hoặc lan rộng nếu có tia lửa, hoặc một đám mây hơi metan có khả năng bắt lửa (bùng lên) dưới điều kiện bị giới hạn hoặc không giới hạn nếu có nguồn phóng điện. LNG tràn thẳng ra một bề mặt ấm nóng (như nước chẳng hạn)5 có thể tạo nên một sự thay đổi pha được biết như một sự chuyển pha nhanh (RPT).6

4 Ví dụ về những thực hành tốt trong bốc/dỡ có trong Nguyên tắc quản lý khí hóa lỏng trên tầu và tại bến – tái bản lần 3 (2000), Hội tầu chở dầu quốc tế và vận hành bến bãi Ltd. (SIGTTO) và Quy định Liên bang Mỹ (CFR) 33 CFR phần 127: Các phương tiện trên bờ quản lý khí tự nhiên hóa lỏng và khí nguy hại hóa lỏng. 5 LNG bay hơi nhanh khi tiếp xúc các nguồn nhiệt xung quanh như nước, sẽ sinh ra 600 m3 tiêu chuẩn khí tự nhiên cho mỗi m3 lỏng. 6 Hiểm họa môi trường và các vấn đề về an toàn nghiêm trọng tiềm tàng từ chuyên chở LNG liên quan đến sự chuyển pha nhanh

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

5

Ngoài các khuyến nghị về ứng phó khẩn cấp và cách đối phó được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS, các biện pháp chống tràn và ứng phó với tràn khác gồm:

• Thực hiện đánh giá rủi ro tràn đối với cơ sở và các hoạt động vận chuyển/chuyên chở;

• Xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và kiểm soát tràn để có thể có biện pháp giải quyết với những kịch bản xảy ra và mức độ nghiêm trọng của sự cố thoát khí lỏng. Kế hoạch này được hỗ trợ bằng các nguồn lực và đào tạo cần thiết. Các thiết bị ứng phó cần phải xử lý được tất cả các loại tràn kể cả rò rỉ nhỏ;7

• Kế hoạch ứng phó sự cố tràn cần phải được xây dựng trên cơ sở hợp tác với các cơ quan điều hành tại địa phương có liên quan;

• Các cơ sở cần phải kết nối với hệ thống phát hiện sớm sự thoát khí và giúp đỡ định vị chính xác nguồn khí sao cho hệ thống tắt khẩn cấp (ESD) được kích hoạt nhanh chóng, do đó giảm thiểu được sự thoát khí;

(RPT) - thường xảy ra khi có hiện tượng LNG tràn ra nước đột ngột với tốc độ rất nhanh. Sự truyền nhiệt của nước sẽ ngay lập tức làm cho LNG chuyển sang trạng thái khí. Một lượng lớn năng lượng sẽ được sinh ra trong quá trình chuyển pha gây nên nổ không cháy hoặc phản ứng hóa học. Sự đe dọa tiềm tàng về sự chuyển pha nhanh có thể rất mãnh liệt nhưng chỉ ở trong vùng tràn khí lỏng. 7 Sự tràn LNG hoặc chất làm lạnh quy mô nhỏ có thể không cần thiết bị ứng cứu hoặc xử lý thủ công vì chúng sẽ bay hơi rất nhanh.

• Một hệ thống xác định và tắt khẩn cấp (ESD/D) cần sẵn sàng để có thể khởi động hoạt động tắt tự động trong trường hợp có sự rò rỉ nghiêm trọng;

• Đối với hoạt động bốc, dỡ có sự tham gia của tầu biển và trạm cuối, cần chuẩn bị và thực hiện đầy đủ các quy trình chống tràn cho các bồn chứa khi bốc và dỡ hàng theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế có thể áp dụng, mà đặc biệt phải được thông báo trước và có kế hoạch với nơi tiếp nhận;8

• Phải bảo đảm rằng bồn chứa LNG trên bờ được thiết kế với hệ thống ngăn chặn thứ cấp như bồn kim loại có mối hàn hàm lượng nickel cao và có lớp bê tông cốt thép bọc ngoài; bồn vách đơn có một lớp ngăn bên ngoài, thiết kế bồn ngăn đầy đủ trong trường hợp thoát khí không kiểm soát;

• Cơ sở nên có hệ thống phân loại, thoát nước, hoặc ngăn nước cho khu vực bốc hơi, quy trình chế biến hay truyền dẫn để có thể chứa một lượng lớn LNG hoặc có thể chứa các chất lỏng dễ cháy thoát ra từ

8 Xem Quy định Liên bang của US EPA (CFR) 4040 CRF phần 193: các cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng: tiêu chuẩn an toàn liên bang (2006) và Tiêu chuẩn Châu Âu 1473: lắp đặt và thiết bị cho LNG - thiết kế lắp đặt trên bờ (1997), và NPA 59A: Tiêu chuẩn cho sản xuất, kho chứa và bảo quản LNG (2006)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

6

một đường truyền dẫn trong 10 phút ;9

• Lựa chọn vật liệu làm ống dẫn và thiết bị có thể chịu được nhiệt độ đông lạnh theo tiêu chuẩn thiết kế quốc tế ;10

• Trong trường hợp khí thoát ra cần tạo môi trường để việc phân tán khí một cách an toàn, cần thông thoáng tối đa vùng có khí và giảm thiểu khả năng khí có thể bị tích tụ trong không gian kín hoặc bán kín. LNG tràn ra sẽ để cho bốc hơi và có thể làm giảm tốc độ bốc hơi, ví dụ như phủ lên bằng một lớp bọt biển; và

• Hệ thống cống rãnh tiện lợi sẽ được thiết kế sao cho sự thoát đột ngột các chất nguy hại sẽ được thu gom lại để giảm nguy cơ cháy, nổ và xả vào môi trường. Thiết kế hệ thống rãnh tràn LNG (hệ thống máng và bình hứng) cần được tối ưu hóa để giảm tốc độ bay hơi để hạn chế khu vực phân tán.

Nước thải

Hướng dẫn chung EHS đã cung cấp các thông tin về quản lý nước thải, bảo tồn và tái sử dụng nước song song với chương trình quan trắc nước thải và chất lượng nước. Chỉ dẫn dưới đây liên quan đến dòng chảy thải bổ sung đặc trưng cho các cơ sở LNG.

9 Tiêu chuẩn EN 1473 gợi ý rằng hệ thống hồ chứa được xem xét trên cơ sở đánh giá nguy cơ. 10 Tiêu chuẩn NFTA 59A về sản xuất, kho chứa và bảo quản LNG (2001)

Dòng nước làm mát và nước lạnh

Việc sử dụng nước trong làm mát quá trình tại các cơ sở hóa lỏng LNG và để đốt nóng bay hơi lại tại đầu thu nhận LNG có thể dẫn đến việc sử dụng và xả thải nước đáng kể. Khuyến nghị kiểm soát việc sử dụng nước mát, nước lạnh và xả thải bao gồm những điểm sau:

• Các cơ hội bảo tồn nước cần được xem xét ở các hệ thống nước làm mát của các cơ sở LNG (ví dụ như bộ trao đổi không khí nóng lạnh tại vị trí của bộ trao đổi nhiệt bằng khí thay cho bộ trao đổi nhiệt bằng nước và cơ hội cho việc tích hợp xả nước lạnh vào các cơ sở công nghiệp hoặc nhà máy điện gần đó). Sự lựa chọn hệ thống nào cần tính đến sự cân bằng giữa lợi ích môi trường và sự an toàn đi kèm theo các lựa chọn đề xuất.11 Chỉ dẫn thêm về bảo tồn nước được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

• Nước làm mát và nước lạnh cần được xả vào nước mặt tại những điểm mà cho phép sự hòa trộn và làm mát của dòng nhiệt tối đa nhất, để đảm bảo chênh lệch nhiệt độ trong khoảng 30C với nhiệt độ xung quanh tại biên giới của vùng hòa trộn hoặc là 100m từ điểm xả như trong bảng 1 của mục 2.1 của Hướng dẫn này.

11 Ví dụ như ở những vùng không gian hẹp (bờ biển), nguy cơ nổ là then chốt cho việc quyết định lựa chọn phương án xử lý. Cân bằng nguy cơ HSE toàn bộ - ALARP được khuyến nghị xem xét.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

7

• Nếu cần dùng chất ôxy hóa hoặc hóa chất, việc lựa chọn hóa chất sử dụng cần tính đến các vấn đề như liều lượng, độ độc hại, phân hủy sinh học, khả dụng sinh học và tích tụ sinh học. Cũng cần chú ý đến những tồn dư của dòng thải tại điểm xả sử dụng kỹ thuật đánh giá dựa trên rủi ro.

Dòng thải khác

Nước thải khác xả ra thường ngày tại cơ sở LNG bao gồm thoát nước thải quá trình, nước cống rãnh, nước đáy bồn (như từ cặn bồn chứa LNG), nước cứu hỏa, nước rửa thiết bị, xe cộ và nước lẫn dầu nói chung. Phương pháp ngăn chặn và xử lý ô nhiễm đối với các loại nước thải này bao gồm:

• Nước thải sinh hoạt: màu đen hoặc xám từ buồng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp sẽ được xử lý theo Hướng dẫn chung EHS.

• Nước thải quá trình và nước mưa: Tách biệt hệ thống thoát nước thải từ quá trình sản xuất có thể bị nhiễm bẩn hydrocarbon (cống kín) khỏi hệ thống thoát nước thải từ vùng không sản xuất (cống hở) cần được triển khai trên thực tế. Nước thải từ tất cả các vùng sản xuất sẽ được gom để đổ vào hệ thống cống kín và cần tránh sự chảy tràn không kiểm soát được trên mặt đất. Bể thoát và bể lắng được thiết kế có đủ công suất cho tất cả các điều kiện vận hành có thể xảy ra và hệ thống chống quá tải cần phải được lắp đặt. Khay hứng nước nhỏ giọt hoặc các bộ phận kiểm soát khác dùng

để thu gom nước trào ra từ thiết bị mà không được chứa trong vùng quy định và lượng nước này được dẫn vào hệ thống cống kín. Kênh dẫn dòng nước mưa và ao thu nước mưa được xây dựng như một phần của hệ thống cống hở có bộ phân tách tách riêng nước/dầu. Bộ phân tách bao gồm loại van chuyển hướng hoặc tấm than và sẽ được bảo trì theo đúng quy chuẩn. Nước mưa thoát ra sẽ được xử lý qua hệ thống phân tách dầu/nước có thể đạt được nồng độ dầu và mỡ đến 10 mg/L như đã chú thích trong mục 2.1 bảng 1 của Hướng dẫn này. Các chỉ dẫn thêm về quản lý nước mưa được nêu ra trong Hướng dẫn chung EHS.

• Nước cứu hỏa: Nước cứu hỏa chảy ra do xả kiểm tra sẽ được chứa và dẫn ra hệ thống cống của cơ sở hoặc đến ao chứa và xử lý nước thải nếu nó chứa các hydrocarbon.

• Nước rửa: Nước rửa các thiết bị và phương tiện vận tải cần được dẫn đến hệ thống cống kín hoặc là đến hệ thống xử lý nước thải của cơ sở;

• Nước nhiễm dầu nói chung: Nước nhiễm dầu và chất lỏng có kim loại từ thiết bị và ống dẫn sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải;

• Nước kiểm tra thủy tĩnh: Kiểm tra thủy tĩnh các thiết bị LNG (như bồn chứa, hệ thống ống dẫn, sự ghép nối các ống truyền dẫn, và các thiết bị khác) gồm kiểm tra áp lực bằng nước suốt quá trình xây dựng /vận hành để kiểm tra toàn bộ và

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

8

các rò rỉ tiềm tàng. Các phụ gia hóa chất có thể được thêm vào để ngăn cản sự ăn mòn bên trong. Kiểm tra khí nén bằng không khí khô hoặc bằng khí nitơ có thể được áp dụng cho các đường ống và bộ phận làm lạnh. Trong việc quản lý nước đã dùng để kiểm tra thủy tĩnh, các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm sau sẽ được xem xét:

o Giảm nhu cầu sử dụng hóa chất bằng cách giảm thiểu thời gian giữ nuớc kiểm tra trong các thiết bị;

o Lựa chọn cẩn thận phụ gia hóa chất về phương diện nồng độ, độ độc hại, khả năng tích tụ sinh học;

o Sử dụng cùng một lượng nước cho nhiều mục đích kiểm tra.

Nếu việc xả nước dùng để kiểm tra ra nước mặt hoặc trên mặt đất là lựa chọn duy nhất, việc lập một kế hoạch trong đó các vấn đề như điểm xả và tốc độ xả, hóa chất sử dụng, độ phân tán, nguy cơ môi trường, quan trắc cần thiết phải được tính đến. Lượng nước dùng kiểm tra phải được quan trắc trước khi sử dụng, khi xả ra và sẽ được xử lý đạt được giới hạn cho phép trong bảng 1 mục 2.1 của Hướng dẫn này.12

12 Xả thải vào nước mặt sẽ dẫn đến những tác động đáng kể cho sức khỏe con người và môi trường sống nhạy cảm. Quy hoạch xả gồm điểm xả, tốc độ xả, hóa chất sử dụng và độ phân tán, và nguy cơ môi trường có thể là cần thiết. Việc xả sẽ được quy hoạch xa các vùng môi trường nhậy cảm có các bảng cảnh báo nước mức độ cao, nước bị tổn thương, đất ngập nước, các thụ nhân cộng đồng, bao gồm giếng nước, ao nước và đất nông nghiệp.

Những khuyến nghị khác về quản lý nước thử trong đường ống đã được đề cập trong hai Hướng dẫn về EHS cho phát triển dầu khí trên bờ và ngoài khơi tương ứng.

Phát thải khí

Sự phát thải khí (liên tục hoặc không liên tục) từ các cơ sở LNG bao gồm các nguồn đốt phát điện hoặc phát nhiệt (ví dụ như hoạt động khử nước và hóa lỏng tại công đoạn cuối hóa lỏng và sự tái khí hóa tại nơi tiếp nhận LNG), còn thêm nữa là việc sử dụng máy nén, bơm và các động cơ pit-tông (như lò hơi nước, tua-bin, và các loại động cơ khác). Sự phát thải sinh ra từ các thông gió và đuốc khí cũng như từ những nguồn nhất thời có thể sinh ra trong hoạt động tại cả hai đầu hóa lỏng và khí hóa. Hơi chính từ các nguồn này gồm nitrogen oxide (NOx), carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2), sulfur dioxide (SO2) trong trường hợp khí chua.

Đối với các nhà máy có nguồn đốt đáng kể, các tác động đến chất lượng không khí sẽ được đánh giá bằng quy trình đánh giá chất lượng không khí kỳ gốc (baseline assessment) và mô hình phân tán của khí quyển để thiết lập mức độ nồng độ nền tiềm năng của không khí xung quang trong suốt giai đoạn thiết kế và vận hành như đã được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS. Các nghiên cứu này cần bảo đảm không có tác động bất lợi đến sức khỏe và hậu quả môi trường.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

9

Cần thực hiện các nỗ lực để tối đa hóa hiệu quả sử dụng năng lượng và thiết kế cơ sở cần đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng ở mức tối thiểu. Mục đích tổng thể là làm giảm phát thải khí và đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm phát thải dựa trên hiệu quả chi phí và tính khả thi về mặt kỹ thuật. Các khuyến nghị bổ sung về hiệu quả sử dụng năng lượng đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Sự phát thải khí nhà kính đáng kể (>100.000 tấn khí CO2 quy đổi hàng năm) từ tất cả các cơ sở và các hoạt động hỗ trợ sẽ được lượng hóa hàng năm theo các phương pháp luận và cách thức báo cáo quốc tế.13

Khí thải

Sự phát khí thải sinh ra trong quá trình đốt khí tự nhiên và các nhiên liệu hydrocarbon lỏng trong tua-bin, nồi hơi, máy nén, bơm và các động cơ khác cho phát điện và đốt nóng có thể là những nguồn phát thải đáng kể nhất từ các cơ sở LNG. Các đặc tính phát thải khí sẽ được xem xét trong quá trình lựa chọn và mua sắm thiết bị.

Hướng dẫn việc quản lý phát thải cửa các nguồn đốt có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 MWh nhiệt điện kể cả chuẩn phát thải khí, đã được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS. Đối với các nguồn đốt có công suất lớn hơn 50 MWh nhiệt thì nên tham khảo

13 Hướng dẫn bổ xung về phương pháp lượng hóa có thể tìm thấy trong Hướng dẫn của Tiêu chuẩn hoạt động 3 củaIFC (Guidance Note 3), phụ lục A, có thể tham khảo tại www.ifc.org/en/socstandards.

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện.

Tại đầu tái khí hóa, việc lựa chọn thiết bị hóa hơi đốt chìm (Submerged Combustion Vaporizer – SCV), bộ hóa hơi rãnh hở (Open Rack Vaporizer – ORV),14 bộ bay hơi vỏ và ống (Shell and Tube Vaporizers), và bay hơi không khí cần được đánh giá có tính đến điều kiện nền và tính nhậy cảm của môi trường. Nếu như nhiệt lượng có khả năng truyền gần (như gần nơi tinh chế), sự hồi phục nhiệt thải/bộ bay hơi vỏ và ống cần được tính đến.

Thoát khí và đốt khí

Đốt khí hoặc thoát khí là một biện pháp an toàn quan trọng dùng trong các cơ sở LNG để bảo đảm khí được thải ra một cách an toàn trong trường hợp khẩn cấp như mất điện hoặc hỏng hóc các thiết bị hoặc các sự cố khác của nhà máy. Sự thoát khí hoặc đốt khí liên tục các khí bay hơi trong điều kiện vận hành thông thường không được xem như một thực hành công nghiệp tốt và nên tránh. Chỉ dẫn về thực hành tốt đối với đốt khí và thoát khí được đề cập trong Hướng dẫn EHS cho phát triển dầu và khí trên bờ.

Khí sôi trào (Boil Off Gas - BOG)

Sau khi hóa lỏng LNG, khí hóa lỏng phát ra khí mêtan bốc hơi được biết như là khí sôi trào (BOG), do hơi nóng xung quanh và do hoạt động của các 14 Nếu như ORV được sử dụng để bay hơi LNG, không có sự phát xạ khí nào xảy ra tại đầu khí hóa LNG suốt quá trình vận hành bình thường, trừ trường hợp phát thải nhất thời của khí giầu mêtan

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

10

bơm bồn chứa, bên cạnh sự thay đổi khí áp. Khí sôi sẽ được thu gom lại bằng hệ thống thu hồi hơi thích hợp (như hệ thống nén). Đối với nhà máy LNG (không kể các hoạt động bốc xếp chuyên chở LNG) lượng hơi cần được đưa lại công đoạn hóa lỏng hoặc được dùng tại chỗ như là nhiên liệu. Trên các tầu chuyên chở LNG, khí sôi sẽ được tái hóa lỏng và đưa trở lại bồn chứa hoặc được sử dụng như là nhiên liệu. Đối với các cơ sở tái khí hóa (đầu tiếp nhận), hơi được thu gom và đưa trở lại hệ thống chế biến hoặc dùng làm nhiên liệu tại chỗ, nén và đưa vào dòng và ống dẫn bán hàng hoặc đốt (flared)

Phát thải nhất thời

Sự phát thải tức thời ở các cơ sở LNG thường ở những bộ phận thoát hơi lạnh, rò rỉ đường ống, khóa, mối nối, gờ nối, hở đầu ống, nắp đậy bơm, nắp máy nén, van giảm áp, và các hoạt động bốc và dỡ hàng nói chung.

Phương pháp để kiểm soát và giảm thiểu sự phát thải tức thời sẽ được cân nhắc trong giai đoạn thiết kế, vận hành và duy trì của cơ sở. Việc lựa chọn các van, gờ nối, lắp ráp, nắp đậy, bao bọc thích hợp sẽ dựa trên cơ sở khả năng làm giảm sự rò rỉ và phát thải tức thời.15 Thêm vào đó chương trình xác

15 Xem EPA US: Các quy định Liên bang (CFR) 4049 CFR phần 193: Các cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng: Tiêu chuẩn an toàn Liên bang (2006) và Tiêu chuẩn Châu Âu (EN) 1973: Lắp đặt và thiết bị cho khí tự nhiên hóa lỏng - thiết kế cho lắp đặt trên bờ (1997) và Tiêu chuẩn NFPA59A về sản xuất, lưu giữ và bảo quản khí tự nhiên hóa lỏng (2006)

định và sửa chữa sự rò rỉ cần được duy trì.

Các hướng dẫn bổ sung về hạn chế và kiểm soát sự phát thải tức thời từ các bồn chứa được cung cấp trong Hướng dẫn EHS cho kho cuối dầu thô và sản phẩm từ dầu mỏ.

Quản lý chất thải

Các chất thải nguy hại và không nguy hại thường ngày tại các cơ sở LNG bao gồm rác văn phòng nói chung và bao bì, dầu thải, giẻ lau dầu, chất lưu, pin, can rỗng, hóa chất thải và các bình chứa, các bộ lọc đã sử dụng, bộ ngọt hóa và khử nước hỏng (như rây phân tử) và cặn dầu sau khi tách nước, amin hỏng sau khi loại bỏ khí axít, kim loại phế liệu, chất thải y tế và các loại khác.

Các vật liệu thải sẽ được phân tách thành hai loại nguy hại và không nguy hại và cân nhắc xem để tái sử dụng/hoặc thải bỏ. Một kế hoạch quản lý rác thải sẽ được triển khai để có cơ chế giám sát rác từ nguồn đến tận nơi tiếp nhận. Việc lưu giữ, quản lý và loại bỏ các chất thải nguy hại và không nguy hại sẽ được kiểm soát phù hợp với thực hành EHS tốt về quản lý chất thải như mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.

Tiếng ồn

Nguồn phát ra tiếng ồn chính trong cơ sở LNG bao gồm bơm, máy nén, máy phát điện và các thiết bị, máy nén

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

11

hút/xả, các ống chu chuyển, máy sấy khô, lò đốt, máy làm mát các thiết bị hóa lỏng, bộ bay hơi trong quá trình tái khi hóa, và trong hoạt động bốc/dỡ LNG của tầu thuyền vận chuyển, chuyên chở.

Tinh trạng khí quyển cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ ồn như độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió. Thực vật như cây xanh, và tường cũng làm giảm tiếng ồn. Việc xây dựng những tường cách âm cần được thực hiện ở những chỗ cần thiết. Mức độ ồn cực đại cho phép và các khuyến nghị chung về bảo vệ và kiểm soát tiếng ồn được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.

Vận chuyển LNG

Các vấn đề chung về môi trường liên quan đến tầu thuyền và chuyên chở (như quản lý vật liệu nguy hại, nước thải và các dòng thải khác, phát thải khí và quản lý chất thải rắn liên quan đến các bồn chứa/tàu chở LNG) và các khuyến nghị về quản lý đã được đề cập trong Hướng dẫn EHS cho vận tải biển. Các vấn đề nảy sinh từ các tầu lai dắt và tầu chở LNG, đặc biệt là tại những chỗ cầu tầu ở sát mép bờ biển tạo nên những nguồn thải đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Việc thiết kế, xây dựng và vận hành các tầu chuyên chở LNG cần tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định/điều luật16 liên quan đến thân

16 Ví dụ về các tiêu chuẩn quốc tế và các bộ luật bao gồm Luật của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) về đóng và thiết bị của các tầu biển chuyên chở khí hóa lỏng cỡ lớn, được biết như mã vận tải

tầu (ví như hai lớp vỏ thân tách rời nhau một khoảng), khoang chứa hàng, bộ kiểm soát áp suất/nhiệt độ, bể dằn tầu, hệ thống an toàn, cứu hỏa, huấn luyện thủy thủ đoàn và các điểm khác.17 Các biện pháp giảm chuyển pha nhanh (RPT) như sau:

• Áp suất đặt trong bồn hàng LNG ở mức cực đại

• Hệ thống giảm áp cho bồn chứa hàng phải khởi động nhanh nhất có thể để làm giảm thể tích hơi sinh ra do quá trình chuyển pha nhanh (RPT).

1.2. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ được xem như một phần của đánh giá nguy cơ hoặc rủi ro toàn diện, có thể bao gồm các nghiên cứu nhận diện mối nguy [HAZID], nghiên cứu nguy cơ và khả năng thực hiện [HAZOP], và các nghiên cứu đánh giá rủi ro khác. Các kết quả sẽ được sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý sức khỏe và an toàn trong thiết kế cơ sở và hệ thống công tác an toàn, và

khí quốc tế (IGC code). Các hướng dẫn thêm được cho trong các tiêu chuẩn, mã hoạt động, nguyên lý, sách hướng dẫn phát hành bởi Hội các nhà điều hành bến bãi và tầu dầu khí quốc tế (SIGTTO), có thể thấy trên:www.sigtto.org. 17 Các tầu chuyên chở LNG được yêu cầu phải có “kế hoạch ứng cứu trên tầu” theo quy định quốc tế đã được xây dựng (Điều số 26 của phụ lục 1 của thỏa ước MARPOL 73/78). Các kế hoạch dự phòng của cơ sở LNG cần bao trùm cả hoạt động bốc/dỡ hàng, và như IMO khuyến nghị cần bao gồm cả liên lạc và cộng tác giữa tầu với bến.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

12

trong việc chuẩn bị và thông tin các quy trình làm việc an toàn.

Các cơ sở cần phải thiết kế để loại bỏ và giảm khả năng gây thương tích hoặc rủi ro do tại nạn và phải tính đến các điều kiện môi trường phổ biến tại chỗ gồm cả nguy cơ khắc nghiệt tiềm năng như động đất hoặc bão.

Kế hoạch quản lý an toàn và sức khỏe cần thể hiện rằng sự tiếp cận có hệ thống và chặt chẽ để quản lý an toàn và sức khỏe sẽ được áo dụng và các biện pháp kiểm soát sẽ được triển khai để giảm rủi ro đến mức thấp nhất; đội ngũ cán bộ phải được đào tạo tương ứng; các thiết bị được bảo đảm giữ gìn trong điều kiện an toàn. Việc lập một ủy ban về sức khỏe và an toàn cho cơ sở cũng cần được xem xét.

Hệ thống cấp phép làm việc chính thức cần được áp dụng cho các cơ sở. FTW sẽ bảo đảm rằng tất cả các công việc có nguy cơ tiềm năng được tiến hành trong điều kiện an toàn và bảo đảm rằng cấp phép hiệu quả các công việc như dự tính, thông tin đầy đủ về các công việc có rủi ro và quy trình cách ly an toàn trước khi các công việc này được bắt đầu. Quy trình đóng/ngắt thiết bị cần được thực hiện đảm bảo tất cả các thiết bị được cô lập khỏi nguồn năng lượng trước khi được bào dưỡng hoặc dỡ bỏ.

Các cơ sở được kết nối, một cách tối thiểu, với một nhà cung cấp dịch vụ sơ cứu (như nhân viên cứu thương công nghiệp) và phương tiện để cung cấp chăm sóc y tế từ xa trong ngắn hạn. Tùy thuộc vào số nhân viên và tính

phức tạp của cơ sở, có thể xem xét việc bố trí một đơn vị y tế và bác sỹ tại chỗ. Trong trường hợp cụ thể, các cơ sở y tế từ xa sẽ là một lựa chọn thay thế.

Các biện pháp thiết kế và vận hành để quản lý các rủi ro chính đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS. Hướng dẫn chung về các hoạt động xây dựng và ngừng hoạt động cũng được cung cấp cùng với các chỉ dẫn về đào tạo sức khỏe và an toàn, thiết bị bảo vệ cá nhân, và quản lý các nguy cơ vật lý, hóa học, sinh học và phóng xạ chung cho tất cả các ngành công nghiệp.

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe liên quan đến việc vận hành các cơ sở LNG gồm:

• Cháy và nổ

• Sự lắc ngang

• Tiếp xúc với bề mặt lạnh

• Nguy cơ hóa chất

• Không gian giới hạn

Các tác động và khuyến nghị về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể áp dụng được cho việc vận chuyển LNG bằng tầu biển đã được đề cập trong Hướng dẫn EHS cho vận tải biển.18

18 Đóng và trang bị của một tầu biển lớn chuyên chở LNG và khí cần phải tuân theo yêu cầu của Luật vận tải khí quốc tế (IGC code) được Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) công bố. Các hướng dẫn thêm đã được quy định trong các tiêu chuẩn, quy định thực hiện và nguyên tắc và các

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

13

Cháy và nổ

Nguy cơ cháy và nổ tại các cơ sở LNG có thể do sự hiện hữu của các khí và chất lỏng dễ cháy, oxy và nguồn tia lửa điện trong quá trình bốc, dỡ hàng và/hoặc có sự rò rỉ hoặc tràn các sản phẩm dễ cháy. Nguồn phát tia lửa điện bao gồm sự phóng điện kèm theo quá trình lắp đặt các bộ phận tĩnh điện,19 chiếu sáng, các nguồn lửa hở. Sự thoát bất ngờ của LNG có thể tạo một vũng chứa hơi chất lỏng mà kết quả tiềm tàng là cháy trong vũng và/hoặc bị phân tán của đám mây khí tự nhiên từ bể hơi.

Ngoài các khuyến nghị về quản lý vật liệu nguy hại và dầu, và sự sẵn sàng cấp cứu và ứng phó được quy định trong Hướng dẫn chung EHS, các biện pháp sau được khuyến nghị cho các cơ sở LNG:

• Các cơ sở LNG phải được thiết kế, xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế20 về giảm thiểu và kiểm soát nguy cơ cháy nổ gồm dự trù trước khoảng cách an toàn giữa

hướng dẫn được Hội các nhà điều hành bến bãi và tầu chở dầu quốc tế (SIGTTO) xuất bản. 19 Tĩnh điện có thể phát ra do sự chuyển động của chất lỏng tiếp xúc với các vật liệu khác, gồm ống dẫn và bồn chứa nhiên liệu trong giai đoạn bốc và dỡ sản phẩm, sương mù và hơi nước sinh ra trong bồn và tẩy rửa thiết bị có thể tích điện, đặc biệt với sự có mặt của các chất thử hóa học. 20 Một ví dụ về thực hành tốt được cho trong Luật 59A của Hội cứu hỏa quốc gia Hoa Kỳ (NFTA): tiêu chuẩn cho sản xuất, lưu trữ và bảo quản LNG (2006) và EN 1473. Những chỉ dẫn thêm về sự phơi nhiễm tối thiểu tĩnh điện và chiếu sáng có thể có trong Thực hành tốt của API: Sự bảo vệ chống lại sự đánh điện do tĩnh điện, chiếu sáng và dòng điện rò (2003).

các bồn chứa trong cơ sở và giữa cơ sở với các công trình lân cận;21

• Thực hiện các quy trình an toàn cho quá trình bốc và dỡ các sản phẩm đến hệ thống vận tải (như bồn xe lửa và xe téc, tầu thuyền)22 kể cả việc sử dụng khóa kiểm soát lỗi an toàn, tắt khẩn cấp và các thiết bị đo (ESD/D);

• Chuẩn bị các kế hoạch đối phó hỏa hoạn chính thức có sự hỗ trợ bằng nguồn lực và đào tạo. Việc đào tạo bao gồm việc sử dụng thiết bị ngăn chặn hỏa hoạn và sơ tán. Các quy trình có thể bao gồm việc phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở lân cận. Các khuyến nghị thêm về ứng cứu khẩn cấp và ứng phó đã có trong Hướng dẫn chung EHS;

• Ngăn chặn các nguồn đánh điện như:

o Nối đất để tránh tạo nên tĩnh điện và nguy cơ đánh lửa (kể cả các quy trình chính tắc cho việc sử dụng và bảo trì tiếp đất);23

21 Nếu như không gian tương ứng giữa các vùng không thể đảm bảo được, một bức tường ngăn cách phải được tính đến để tách riêng vùng sản xuất khỏi các vùng khác của cơ sở và/hoặc gia cố các tòa nhà cần được xem xét. 22 Xem nguyên tắc bảo quản khí hóa lỏng trên tầu và bến bãi – xuất bản lần 3 (2000), Hội các nhà điều hành tầu chở dầu khí và bến bãi Ltd (SIGGTO) và US EPA mã quy định liên bang (CFR) 33 CFR phần 127 23 Ví dụ xem Chương 20, ISGOTT (1995)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

14

o Sử dụng các thiết bị điện thực sự an toàn và các dụng cụ không đánh điện;24

o Thực hiện đầy đủ hệ thống cấp phép và các quy trình kiểm tra chính thức bất kỳ một công việc liên quan đến nhiệt trong hoạt động bảo dưỡng25 gồm cả việc tẩy rửa bồn chứa và thoát khí;

o Lập các vùng có nguy cơ cho thiết bị điện trong thiết kế.

• Các cơ sở sẽ phải lắp đầy đủ các thiết bị phát hiện hỏa hoạn và thiết bị ngăn chặn hỏa hoạn đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật về kiểu loại và số lượng các loại vật liệu dễ cháy và gây cháy đã được thế giới công nhận. Các thiết bị ngăn chặn lửa có thể bao gồm thiết bị lưu động/cố định như là bình chữa cháy và xe chuyên dụng. Thiết bị chữa cháy cố định bao gồm sử dụng tháp bọt khí và bơm thổi mạnh. Việc xây dựng hệ thống chữa cháy Halon không được xem như giải pháp công nghiệp tốt và nên tránh. Hệ thống cứu hỏa cố định có thể là các bình bọt gắn trên các bồn chứa và hoạt động hệ thống chữa cháy tự động hoặc bằng tay trong vùng bốc/dỡ hàng. Nước là không phù hợp với

24 Ví dụ xem chương 19, ISGOTT (1995) 25 Kiểm soát các nguồn phóng điện cần được đặc biệt quan tâm trong các vùng có tiềm tàng hỗn hợp hơi cháy-không khí như là khoảng không bay hơi của các bồn chứa, khoảng trống bay hơi của các téc trên tầu hỏa /xe tải trong quá trình bốc/dỡ, gần chỗ thải bay hơi/hệ thống hồi phục, gần nơi xả thoát khí của bình khí, lân cận các chỗ rò rỉ hoặc tràn.

công việc chữa cháy LNG vì nó làm tăng sự bay hơi của LNG.26

• Tất cả các hệ thống cứu hỏa phải được đặt ở vị trí an toàn của cơ sở, tránh xa lửa và có tường ngăn lửa;

• Cần tránh khí gây nổ trong không gian hẹp bằng cách tạo một vùng trơ;

• Bảo vệ các vùng sinh hoạt bằng khoảng cách hoặc bằng tường lửa. Thổi khí vào sẽ ngăn cản khói đến các vùng sinh hoạt;

• Thực hiện đầy đủ quy trình an toàn cho việc bốc/dỡ sản phẩm đến hệ thống vận chuyển (như tầu dầu, đường sắt, xìtéc và bể chứa)27 gồm các van an toàn và tắt khẩn cấp các thiết bị hoặc kết cấu;28

• Chuẩn bị kế hoạch ứng cứu cháy được hỗ trợ bằng nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện kế hoạch;

• Trù liệu trước các khóa học về an toàn và ứng phó như là một phần của việc tuyển dung/đào tạo nhân viên sức khỏe và an toàn, gồm đào tạo sử dụng các thiết bị chữa cháy và sơ tán, một đội ngũ cứu hỏa dự kiến sẽ có với các khóa học tiên tiến.

26 Các ví dụ thực hành tốt được đề cập trong Tiêu chuẩn 59A hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương của Hội cứu hỏa quốc gia Hoa Kỳ (NFTA). 27 Một ví dụ về hoạt động công nghiệp tốt về bốc dỡ của tầu chở dầu có trong ISGOTT. 28 Các ví dụ thực hành tốt được đề cập trong Tiêu chuẩn 59A hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương của Hội cứu hỏa quốc gia Hoa Kỳ (NFTA).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

15

Sự lắc ngang (Roll-over)

Chứa đựng một lượng lớn LNG trong bồn có thể dẫn đến hiện tượng “lắc ngang” đã biết. Sự lắc ngang xảy ra khi có sự phân tầng giữa các lớp có mật độ khác nhau bên trong bồn chứa, kết quả tạo nên áp suất mà nếu không có khóa an toàn làm việc tốt có thể gây nên sự phá hủy kết cấu.

Các biện pháp được giới thiệu để ngăn sự lắc ngang bao gồm như sau:

• Quan trắc áp suất, mật độ và nhiệt độ theo tất cả các hướng của cột chất lỏng của bồn chứa LNG;

• Xem xét lắp đặt hệ thống quay vòng LNG bên trong bồn chứa;

• Lắp đặt van an toàn cho bồn được thiết kế thích nghi với điều kiện lắc ngang;

• Lắp đặt nhiều điểm bốc hàng tại các mức bồn khác nhau cho phép phân bố LNG có mật độ khác nhau trong bồn ngăn chặn sự phân lớp.

Tiếp xúc với bề mặt lạnh

Lưu giữ và bảo quản LNG có thể đặt nhân viên vào tình thế tiếp xúc với sản phẩm nhiệt độ thấp. Các thiết bị nhà máy có thể có rủi ro nghề nghiệp do nhiệt độ thấp sẽ được nhận biết một cách tương xứng và được bảo vệ để giảm thiểu sự tiếp xúc gây tai nạn cho nhân viên. Việc đào tạo được đặt ra để giáo dục công nhân quan tâm đến nguy cơ tiếp xúc với bề mặt lạnh (ví dụ như bỏng lạnh), và các thiết bị bảo

vệ cá nhân (như găng tay, áo bảo hộ) sẽ được cung cấp khi cần.

Nguy cơ hóa chất

Việc thiết kế các cơ sở trên đất liền cần giảm bớt sự phơi nhiễm của các nhân viên đối với hóa chất, nhiên liệu và các sản phẩm chứa các chất nguy hiểm. Việc sử dụng các chất và sản phẩm thuộc loại rất độc, gây ung thư, gây dị ứng, biến đổi gien, quái thai hoặc suy yếu dần sẽ được nhận biết hoặc thay thế bằng lựa chọn ít nguy hiểm hơn ở những chỗ có thể. Đối với mỗi hóa chất sử dụng, cần có Bảng dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS) sẵn sàng để sử dụng tại cơ sở. Một cách tiếp cận chung có thứ tự để ngăn chặn các tác động do nguy cơ hóa chất quy định trong Hướng dẫn chung EHS.

Các cơ sở cần được kết nối với một hệ thống đáng tin cậy về xác định khí ga, cho phép cô lập nguồn khí thoát ra và hạn chế lượng trữ khí có thể thoát ra. Việc thổi khí của các thiết bị nén cần được khởi động để làm giảm áp suất của hệ và sau đó làm giảm tốc độ dòng khí thoát ra. Thiết bị phát hiện khí cần được sử dụng đối với những khu vực làm việc cần được cấp phép cũng như khu vực làm việc có không gian hẹp. Các cơ sở hóa lỏng có hoạt động tinh chế khí có thể có sự thoát khí hydrogen sulfide (H2S). Ở đó, khí H2S có thể được tích tụ, các biện pháp sau sẽ được tính đến:

• Triển khai một kế hoạch dự phòng khi có hiện tượng H2S thoát ra bao

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

16

gồm những công tác sơ tán đến lúc trở lại làm việc bình thường.

• Xây dựng một hệ thống quan trắc để kích hoạt các tín hiệu cảnh báo khi nồng độ H2S vượt quá 7 mg/m3. Số lượng các vị trí đặt quan trắc sẽ được xác định trên cơ sở đánh giá các vùng của nhà máy dễ bị xảy ra sự phát xạ H2S và phơi nhiễm nghề nghiệp.

• Cung cấp các đầu đo H2S cá nhân cho công nhân tại những nơi có rủi ro cao do phơi nhiễm bằng thiết bị kiểm tra nồng độ hơi thở và nguồn cấp ôxy khẩn cấp được đặt ở những chỗ thuận tiện để các nhân viên có thể ngừng việc an toàn và đến nơi ẩn nấp tức thì hoặc trú ẩn an toàn.

• Các công trình làm việc cần có hệ thống thoát khí phù hợp và hệ thống an toàn phù hợp (như nút không khí, bật tắt thông khí bằng bộ đo khí) để tránh sự tích tụ của khí hydrogen sulfide.

• Đào tạo nhân viên về sử dụng thiết bị an toàn và ứng phó trong trường hợp có sự rò rỉ khí.

Không gian giới hạn

Nguy cơ về không gian giới hạn, cũng như các ngành công nghiệp khác, có thể tiềm ẩn nguy có tử vong cho công nhân. Lối ra vào hẹp đối với công nhân và các nguy cơ tai nạn có thể khác nhau ở các cơ sở LNG phụ thuộc vào việc thiết kế, các thiết bị tại chỗ, và hạ tầng. Không gian hạn hẹp có thể bao gổm các bồn chứa, các diện tích

chứa thứ cấp, và hạ tầng quản lý nước mưa/nước thải. Các cơ sở phải triển khai và thực hiện các quy trình cấp phép ra vào các không gian hẹp như đã mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.

1.3. An toàn và sức khỏe cộng đồng

Các tác động an toàn và sức khỏe cộng đồng trong suốt quá trình xây dựng và ngừng hoạt động các cơ sở cũng tương tự như của các cơ sở công nghiệp khác nhau và đã được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Các tác động đến an toàn và sức khỏe cộng đồng trong quá trình hoạt động của các cơ sở LNG liên quan đến sự rò rỉ các khí tự nhiên hoặc ở dạng lỏng hoặc ở dạng hơi. Các khí dễ cháy hoặc bức xạ nhiệt và sự quá áp có thể tác động tiềm năng đến các vùng dân cư ở bên ngoài cơ sở, mặc dầu khả năng các sự kiện lớn có liên quan trực tiếp đến hoạt động kho chứa tại các cơ sở được thiết kế và quản lý tốt thường không đáng kể.29 Việc bố trí các cơ sở và khoảng cách giữa nhà máy với khu dân cư hoặc các cơ sở lân cận bên ngoài phạm vi của nhà máy LNG sẽ dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro cháy LNG (bảo vệ bức xạ nhiệt), mây hơi

29 Đánh giá và kiểm soát rủi ro cho cộng đồng sẽ tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ EN 1473. Việc xác định khoảng cách bảo vệ cho một kho chứa LNG và và các cơ sở khác được cân nhắc phù hợp, ví dụ như Quy định liên bang Hoa Kỳ (CFR) Quy định số 49, phần 193.16- cho bảo vệ các vùng xung quanh

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

17

(bảo vệ hơi phân tán dễ bắt lửa), hoặc các nguy cơ thường gặp khác.

Các cơ sở LNG sẽ cần chuẩn bị kế hoạch cấp cứu khẩn cấp và ứng phó có tính đến vai trò của cộng đồng và hạ tầng dân cư trong trường hợp rò rỉ LNG hoặc phát nổ. Sự đi lại của tầu biển (kể cả cầu tầu bốc và dỡ hàng) gắn với cơ sở LNG sẽ được xem xét tương ứng với mô hình và hoạt động giao thông địa phương. Địa điểm các cơ sở bốc/dỡ tầu hàng sẽ tính đến sự hiện diện của các luồng tầu và các hoạt động biển khác trong vùng (như nghề cá, nghỉ dưỡng). Thông tin thêm về chi tiết kế hoạch khẩn cấp được cho trong Hướng dẫn chung EHS. Chiến lược quản lý an toàn tầu biển nói chung cũng có thể áp dụng cho tầu chở LNG bằng đường biển được bao gồm trong Hướng dẫn EHS cho vận tải biển.

An ninh

Sự xâm nhập trái phép vào các cơ sở cần được ngăn chặn bằng hàng rào bên ngoài bao quanh cơ sở và điểm vào có kiểm soát (cổng gác). Cần kiểm soát sự ra vào của dân cư. Các biển báo tương ứng và các vùng cấm sẽ được thiết lập ở các nơi mà ở đó bắt đầu kiểm tra an ninh tại lối vào. Các ký hiệu cho xe tải hạng nặng được thể hiện rõ ràng để phân biệt với các xe tải thông thường/thư báo và khách viếng thăm/xe nhân viên. Phương tiện xác định sự xâm nhập (ví dụ như camera nội bộ) nên được xem xét đến. Để giám sát cao

nhất và hạn chế sự xâm nhập, cơ sở cần được chiếu sáng đầy đủ.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

18

2.0. Các chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1. Môi trường

Hướng dẫn phát thải và dòng thải

Hướng dẫn về dòng thải được mô tả trong bảng 1. Sự phát thải khí từ các cơ sở LNG sẽ được kiểm soát thông qua các kỹ thuật đã được mô tả trong mục 1.1 của Hướng dẫn này. Giá trị chỉ dẫn cho quy trình thải trong ngành này là chỉ ra các thực tế công nghiệp quốc tế tốt khi phản ánh các tiêu chuẩn xác đáng cho các quốc gia với một khung thể chế được chấp nhận. Các chỉ dẫn phát xạ của các nguồn cháy kèm theo các hoạt động phát điện và hơi nước do các nguồn có công suất bằng hoặc nhỏ hơn 50 MWh đã được ghi trong Hướng dẫn chung về EHS, sự phát thải của các nguồn phát điện lớn hơn có trong Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện.

Bảng 1. Mức dòng thải cho các cơ sở LNG

Thông số Hướng dẫn

Nước thử thủy lực

Xử lý và thải bỏ như mỗi hướng dẫn trong mục 1.1 của tài liệu này. Để xả vào nguồn nước mặt hoặc ra đất:

• Nồng độ hydrocarbon tổng: 10mg/L

• pH: 6 – 9

• BOD: 25 mg/L

• COD: 125 mg/L

• TSS: 35 mg/L

• Phenol: 0,5 mg/L

• Sunphua: 1mg/L

• Kim loại nặng (tổng): 5mg/L

• Clo: 600 mg/L (trung

bình), 1200 mg/L (cực đại)

Cống nước mưa nguy hại

Dòng nước mưa sẽ được xử lý qua hệ thống phân tách dầu/nước sao cho đạt được nồng độ dầu và mỡ là 10mg/L

Nước làm mát

Dòng thải sẽ làm cho nhiệt độ nước tăng lên không quá 3oC tại rìa của vùng trộn mà tại đó sự trộn lẫn và pha loãng bắt đầu xảy ra. Có những vùng không xác định rõ, thường cách khoảng 100m từ điểm xả. Nồng độ Clo tự do (tổng các chất ôxy hóa còn dư tại cửa sông/biển) trong nước làm mát/nước lạnh sẽ giữ nguyên 0,2ppm.

Thoát nước Việc xử lý như hướng dẫn trong Hướng dẫn chung EHS bao gồm các yêu cầu xả nước thải. Sự cung ứng của các cơ sở tiếp nhận dòng thải từ bồn chứa LNG có thể được yêu cầu (xem Hướng dẫn EHS cho cảng, bến cảng và ga cuối).

Sử dụng tài nguyên và tiêu thụ năng lượng

Bảng 2 cung cấp ví dụ về chỉ số sử dụng tài nguyên và tiêu thụ năng lượng trong ngành này. Các giá trị ngành này chỉ mang tính tham khảo để so sánh và các dự án cụ thể cần có kế hoạch cải tiến liên tục trong lĩnh vực này. Các chỉ số này được trình bày ở đây như thông tin tham khảo để giúp các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả tương đối của dự án và cũng có thể sử dụng để đánh giá thay đổi của hiệu quả haotj động theo thời gian.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

19

trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Bảng 2. Tài nguyên và sử dụng năng lượng

Thông số Đơn vị Giá trị so sánh của ngành công

nghiệp

Tiêu thụ năng lượng cho vận tải LNG.1

Tiêu thụ năng lượng cho nhà máy khí hóa

MJ/GJ cho mỗi 100 km

MWe

19-201

20-302

Tiêu thụ nước của hệ thống ORV3

M3/h 30.000

Ghi chú: 1 IEA, 1999 2 GBS ngoài khơi hoặc đơn vị khí hóa 8GSm3/năm 3 Số gia nhiệt độ 5oC cho 8GSm3/năm

2.2. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Hướng dẫn về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),30 Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),31 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),32 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu,33 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ Tai Nạn và Tử vong

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt

30 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/ 31 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 32 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 33 Có sẵn tại: http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

20

là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).34

Giám sát An toàn và Sức Khỏe Nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện35 như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

34 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 35 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

21

3.0 Tài liệu tham khảo và các nguồn bổ xung American Petroleum Institute (API). 2003. Recommended Practice. Protection

Against Ignitions Arising out of Static, Lightning, and Stray Currents. API RP 2003. Washington, DC: API.

ABS Consulting. 2004. Consequence Assessment Methods for Incidents Involving Releases from Liquefied Natural Gas Carriers. Report for FERC. Houston, TX: ABS Consulting.

Aspen Environmental Group. 2005. International and National Efforts to Address the Safety and Security Risks of Importing Liquefied Natural Gas: A Compendium. Prepared for California Energy Commission. Sacramento, CA: Aspen Environmental Group.

Califonia Energy Commission. 2003. Liquefied Natural Gas in California: History, Risks, and Siting. Staff White Paper. No. 700-03-005. Sacramento, CA: California Energy Commission. Available at

http://www.energy.ca.gov/naturalgas/index.html

Center for Energy Economics (CEE). 2003a. Introduction to LNG. An Overview on Liquefied Natural Gas (LNG), its Properties, the LNG Industry, Safety Considerations. Sugar Land, Texas: CEE. Available at

http://www.beg.utexas.edu/energyecon/

CEE. 2003b. LNG Safety and Security. Sugar Land, Texas: CEE. Available at http://www.beg.utexas.edu/energyecon/

European Union. European Norm (EN) Standard EN 1473. Installation and Equipment for Liquefied Natural Gas - Design of Onshore Installations. Latest Edition. Brussels: EU.

Kidnay, A.J., and W.R. Parrish. 2006. Fundamentals of Natural Gas Processing. Boca Raton, FL: CRC Press.

International Energy Agency (IEA). 1999. Automotive Fuels Information Service. Automotive Fuels for the Future: The Search for Alternatives. Paris: IEA. Available at http://www.iea.org/dbtw-

wpd/textbase/nppdf/free/1990/autofuel99.pdf

International Maritime Organisation (IMO). 1983. International Gas Carrier Code (IGC Code). IMO 782E. Latest edition. London: IMO.

International Safety Guide for Oil Tankers and Terminals (ISGOTT). 1995. 4th ed. ICS & OCIMF.

London: Witherbys Publishing.

IMO. 1978. MARPOL 73/78. International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, 1973, as modified by the Protocol of 1978 relating thereto. London: IMO.

National Fire Protection Association (NFPA). 2006. NFPA 59A. Standard for the Production, Storage, and Handling of Liquefied Natural Gas (LNG). Quincy, MA: NFPA.

Nova Scotia Department of Energy. 2005. Code of Practice. Liquefied Natural Gas Facilities. Halifax, Nova Scotia: Department of Energy. Available at http://www.gov.ns.ca/energy

Sandia National Laboratories. 2004. Guidance on Risk Analysis and Safety Implications of a Large Liquefied Natural Gas (LNG) Spill Over Water. SAND2004-6258, December 2004. Albuquerque, New Mexico, and Livermore, California: Sandia National Laboratories.

Society of International Gas Tanker and Terminal Operators (SIGTTO). 1997 Site Selection and Design of LNG Ports and Jetties. London: SIGTTO. Available at http://www.sigtto.org

SIGTTO. 2000. Safety in Liquefied Gas Marine Transportation and Terminal Operations. London: SIGTTO. Available at http://www.sigtto.org

United States (US) Environment Protection Agency (EPA). Code of Federal Regulations 49 CFR Part 193. Liquefied Natural Gas Facilities: Federal Safety Standards. Latest edition. Washington, DC: US EPA. Available at http://ecfr.gpoaccess.gov/cgi/t/text/text-

idx?c=ecfr&tpl=/ecfrbrowse/Title49/49cfr193_main_02.tpl

United States (US) Environmental Protection Agency (EPA). Code of Federal Regulations (CFR) 33 CFR Part 127: Waterfront facilities handling liquefied natural gas and liquefied hazardous gas. Latest addition. Washington, DC: US EPA

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

22

Phụ lục A: Mô tả chung các hoạt động công nghiệp

Khí được hóa lỏng cho phép làm giảm đáng kể thể tích để có thể trữ và vận chuyển một lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn bằng tầu biển. Dây chuyền khí hóa lỏng bao gồm các giai đoạn hoạt động như sau:

• Giai đoạn 1: Sản xuất khí tự nhiên (cơ sở và hoạt động upstream)

• Giai đoạn 2: Vận chuyển khí tự nhiên đến cơ sở chế biến/hóa lỏng

• Giai đoạn 3: Xử lý khí tự nhiên (khử hydrat, loại bỏ H2S…)

• Giai đoạn 4: Hóa lỏng khí tự nhiên

• Giai đoạn 5: Chuyển LNG vào các tầu chở LNG và vận chuyển đến nơi tiếp nhận

• Giai đoạn 6: Dỡ LNG và lưu trữ LNG tại nơi tiếp nhận

• Giai đoạn 7: Tái khí hóa bằng trao đổi nhiệt; và

• Giai đoạn 8: Phân phối khí tự nhiên đến mạng lưới thông qua hệ thống ống dẫn truyền khí.

Khí tự nhiên thô sẽ được “điều hòa” trước khi khi sử dụng để loại bỏ các hydrocarbon nặng và các thành phần hoặc tạp chất không mong muốn. Sự điều hòa khí có thể xảy ra trong cơ sở riêng biệt hoặc độc lập hoặc có thể tích hợp trong nhà máy hóa lỏng LNG, điển hình là loại bỏ các hydrocarbon nặng như là hơi xăng (LPG) và các chất lỏng khí tự nhiên (NLG) như propane hoặc butane. Khí điều hòa

(giầu mêtan) được xử lý trong cơ sở hóa lỏng LNG. Để vận chuyển, LNG được làm lạnh đến -162oC tại nhiệt độ đó nó cô lại thành chất lỏng tại áp suất khí quyển và giảm đến gần 1/600 thể tích ban đầu và đạt đến mật độ 420 – 490 kg/m3.

Hóa lỏng khí tự nhiên

Hệ thống chu trình của một nhà máy hóa lỏng khí tự nhiên được chỉ ra trong hình 1. Yêu cầu về quy trình chế biến và các ứng dụng phụ thuộc vào điều kiện của cơ sở, chất lượng khí cung cấp, và đặc tính của sản phẩm. Trong sơ đồ điển hình, khí cung cấp dưới áp suất cao (lên đến 90 bar) và dòng khí lên được dẫn theo các ống và bất kỳ một chất ngưng tụ nào đều được ổn định và loại bỏ. Khí được đo đạc và kiểm soát áp suất đến áp suất vận hành đã được thiết kế của nhà máy.

Khí được xử lý sơ bộ để loại bỏ các tạp chất gây trở ngại cho sản xuất hoặc cho chất lượng của các sản phẩm cuối cùng. Việc xử lý này bao gồm quá trình ngọt hóa, khử hydrat và cả bao gồm việc loại bỏ khí axit và các thành phần có sulfur, ví dụ như carbon dioxide (CO2), hydrogen sulfide (H2S), và mercaptan, loại bỏ thủy ngân và các vết chất nhiễm bẩn, khi cần, loại bỏ nước.

Khí ngọt khô được làm lạnh bằng dòng chất làm lạnh để tách riêng các hydrocarbon nặng. Khí đã qua xử lý là

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

23

nguyên liệu cho các tầng làm lạnh bằng cách trao đổi nhiệt gián tiếp với một hoặc nhiều chất làm lạnh mà tại đó khí sẽ giảm nhiệt độ đến khi hóa lỏng hoàn toàn. LNG đã được nén lại bị nở ra và được làm lạnh tiếp qua một hoặc vài tầng để có thể chứa tại áp suất hơi cao hơn áp suất khí quyển một chút. Sự bay hơi tức thời và khí sôi sẽ được đưa quay trở lại quá trình chế biến. LNG tạo thành được chứa trong các bồn chứa dưới áp suất không khí sẵn sàng xuất hàng bằng tầu biển.

Các hydrocarbon nặng được tách ra trong quá trình làm lạnh được phân loại và tái chế. Êtan thường được đưa trở lại dòng khí để làm lạnh. Propane và butane có thể hoặc là đưa trở lại hoặc là xuất ra như sản phẩm LPG và pentane (hoặc các thành phần nặng hơn) có thể xuất ra như là sản phẩm xăng.

Quá trình làm lạnh chủ yếu sử dụng làm lạnh cơ học, trong đó việc đốt nóng truyền từ khí tự nhiên đến dòng chảy kín của chất làm lạnh tách rời thông qua bề mặt của vật trao đổi. Sự quay vòng chất làm lạnh sử dụng hiệu ứng giãn nở đoạn nhiệt, yêu cầu đầu vào qua một máy nén. Một số các công đoạn khác nhau đã được phát triển, một mẫu chung nhất là:

• Cascade tại đó các chu trình chất làm lạnh tách rời đã được sử dụng với các dòng đơn chất khác nhau như propane, ethylene, và methane;

• Chất làm lạnh hỗn hợp với hỗn hợp nitơ và hydrocarbon nhẹ.

Các thiết bị chủ chốt hỗ trợ cho các

công đoạn chế biến là:

• Khí nhiên liệu (tách ra từ dòng chảy quy trình) để phát điện;

• Môi trường làm lạnh (nước và không khí);

• Môi trường đốt nóng (hơi nước và hơi dầu nóng)

Vận chuyển LNG

LNG được vận chuyển từ nhà máy hóa lỏng khí đến các điểm tái khí hóa thông qua phương tiện vận tải có dung tích tiêu biểu 80.000 m3 đến 260.000 m3. Các bồn chứa trên tầu giống như các công-ten-nơ cách nhiệt cao (pseudo-dewar), nó có thể giữ cho LNG ở trạng thái lỏng trong suốt quá trình vận chuyển. Một lượng nhỏ khí sinh ra ở trong bình và sẽ được thu gom lại để ngăn cản sự tạo thành gradient áp suất và có thể sử dụng làm nhiên liệu của tầu. Có 5 hệ thống cần được quan trắc liên tục về sự có mặt của khí và sự thay đổi nhiệt độ cho các tầu LNG mới:36

• Hai loại thiết kế tự hỗ trợ,

o Bồn hình cầu (Moss)

o Bồn hình lăng trụ

• Thiết kế kiểu hai màng (TGZ Mark III và GT96). Bồn màng sử dụng hai lớp màng kim loại dẻo (sơ cấp và thứ cấp) để đựng hàng.

36 Các đặc tính tương ứng và cụ thể của bồn chứă đã được đề cập trong tài liệu hướng dẫn và chỉ dẫn thiết kế của SIGTTO

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

24

Điểm tái khí hóa LNG trên bờ

Điểm tái khí hóa LNG thường bao gồm các hệ sau:

• Hệ thống dỡ hàng LNG bao gồm cả cầu cảng và chỗ neo đậu;

• Bồn chứa LNG;

• Bơm LNG trong và ngoài bồn;

• Hệ thống bảo quản bay hơi;

• Bộ bay hơi LNG

LNG được truyền đến chỗ dỡ hàng đưa đến các bồn LNG trên bờ bằng bơm của tầu. Trong quá trình tầu dỡ hàng, hơi phát ra trong bình chứa sẽ được đưa quay trở lại bồn chở hàng của tầu bằng đường hồi phục hơi và bằng tay để duy trì áp suất dương trên tầu. Một hoặc nhiều bồn chứa dung tích lớn được lắp đặt để nhận và lưu trữ LNG. Suốt thời gian làm việc bình thường, khí sôi (BOG) sinh ra trong bồn và trong đường ống đổ đầy do quá trình trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. BOG thường được thu gom và cô đặc lại trong dòng LNG. Suốt quá trình tầu dỡ hàng, lượng khí bay hơi phát ra cao hơn. Từ trống bơm, hơi được dẫn đến đường hồi phục lại tầu hoặc đến máy nén BOG. Các hơi không trở lại tầu sẽ được nén và dẫn đến bộ ngưng tụ.

LNG từ bồn chứa được gửi bằng bơm bên trong bồn đến bộ tái ngưng tụ. BOG sinh ra trong quá trình vận hành của nhà máy cũng được dẫn đến nơi chứa tại đó nó được trộn lẫn với LNG đã làm lạnh và được ngưng tụ.

Các bơm đẩy đầu cao nhiều tầng được dùng cho LNG từ bộ tái ngưng tụ và cung cấp cho bộ hóa hơi, ở đó sự trao đổi nhiệt giữa LNG và môi trường đốt nóng cho phép LNG áp suất cao bay hơi, và khí sinh ra sẽ được gửi trực tiếp đến đường xuất ra. Bộ hóa hơi phổ biến nhất là:

• Bộ hóa hơi rãnh hở (Open rack vaporizer - ORV) sử dụng nước biển để đốt nóng và bay hơi LNG;

• Bộ hóa hơi cháy ngầm (Submerged combustion vaporizer - SCV) sử dụng đầu đốt được dẫn bởi đầu khí ra để phát nhiệt cho bộ hóa hơi;

• Bộ hóa hơi ngăn và ống (shell and tube) hay bộ hóa hơi lỏng trung gian tại đó một nguồn đốt nóng ngoài có thể sử dụng.

Thoát khí và đốt đuốc khí

Trong trường hợp tắt đột ngột hoặc khẩn cấp, BOG phát ra một lượng vượt quá khả năng ngưng tụ lại. Trong trường hợp này BOG sẽ được gửi vào không khí qua hệ thống thoát khí và đốt khí. Nếu thoát khí khẩn cấp được thực hiện, tính toán sao cho khí mêtan hạ xuống sau khi xả để tránh khí mêtan lạnh vượt mức trên của giới hạn bắt lửa (LFL).

Điểm nhận LNG ngoài khơi

Dưới đây là loại thiết kế cho cơ sở LNG ngoài khơi

• Xây dựng đáy nặng (gravity-based

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

25

structure - GBS)

• Đơn vị chứa và tái hóa khí nổi (Floating regasification and storage unit - FSRU)

• Phần tái khí hóa nổi (Floating regasification unit - FRU)

• Hệ thống neo có tái khí hóa (mooring).

GBS được xây dựng bằng khối bê tông cố định nằm trên đáy biển chứa tất cả các phương tiện của nhà máy trên đỉnh của GBS.

FRSU là tầu chứa LNG được điều chỉnh để có hệ tái khí hóa. Chúng được xây dựng nổi và được neo giữ bằng hệ thống mỏ neo với đáy biển. Hệ thống này cần để bơm LNG, bay hơi, bảo quản khí sôi và xuất khí tự nhiên lên bờ được đặt trên boong của FSRU.

FRU dựa trên cơ sở một tầu chở dầu thô được cải tạo để tạo thành một mặt bằng cho việc gia công tái khí hóa, có thể neo giữ và dỡ hàng từ tầu chở LNG. BFRU không chứa hoặc chứa có hạn LNG, vì vậy LNG tiếp nhận từ tầu chở ngay lập tức được bay hơi và truyền đi. Một thể tích kho chứa khí lớn cũng có thể làm FRU trở thành khu chứa dự trữ (peak shaving).

Hệ thống neo giữ có tái khí hóa bao gồm:

• Tháp neo giữ điểm đơn (SPM) trong đó phía đỉnh của thiết bị tái khí hóa nằm trên bệ tháp bê tông cố định. Tầu chở LNG được neo giữ bằng hệ thống tay quay trên tháp cố

định. Tầu chở LNG xả chậm chậm LNG vào tháp SPM, tại đó LNG đồng thời bay hơi và chuyển qua ống dẫn;

Một neo tháp đứng (riser turret moor - RTM) có thể tách rời đó là một hệ thống neo và dỡ hàng có thể xả áp suất cao từ tầu chở LNG có xưởng tái khí hóa.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

CƠ SỞ KHÍ HÓA LỎNG

26

Hình A1. Sản phẩm khí hóa lỏng

Khí tự nhiên

Giếng khí

Thu nhận

Ổn định chất

ngưng

Chất ngưng

tụ

Loại bỏ khí

axít

Tinh chế khí axit

Loại bỏ

hydrat và

thủy ngân

Làm lỏng

LNG

Phân loại

LPG

Chứa và bốc hàng

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

27

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP)1. Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

28

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho việc phát triển dầu và khí ngoài khơi bao gồm các thông tin thích hợp với thăm dò địa chấn, khoan thăm dò và khai thác, hoạt động phát triển và sản xuất, vận hành các đường ống dẫn ngoài khơi, vận chuyển, bốc và dỡ bồn hàng, vận hành các thiết bị phụ thuộc và bổ trợ, và dừng làm việc của tầu. Nó cũng dẫn ra các tác động tiềm năng trên bờ do các hoạt động dầu khí ngoài khơi.

Tài liệu này được trình bày theo các phần dưới đây:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

29

1.0 Tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Mục này cung cấp tóm tắt các vấn đề EHS liên quan đến việc phát triển dầu và khí ngoài khơi cùng với khuyến nghị cho việc quản lý. Các vấn đề này có thể thích hợp với bất kỳ hoạt động nào đã được liệt kê có thể áp dụng hướng dẫn này. Hướng dẫn quản lý các vấn đề EHS chung cho các cơ sở công nghiệp trong suốt giai đoạn xây dựng được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1. Môi trường

Các vấn đề môi trường sau được xem xét như một phần chương trình đánh giá toàn diện và quản lý để giải quyết những rủi ro của dự án đặc thù và tác động tiềm năng. Vấn đề môi trường tiềm năng đi kèm với các dự án phát triển dầu và khí ngoài khơi bao gồm như sau:

• Phát thải khí

• Xả nước thải

• Quản lý chất thải rắn và lỏng

• Phát sinh tiếng ồn

• Sự tràn

Phát thải khí

Nguồn phát thải khí chính (liên tục hoặc không liên tục) tạo thành từ các hoạt động ngoài khơi gồm: nguồn đốt từ các nguồn phát nhiệt và điện, và sử

dụng máy nén, bơm, động cơ pit-tông (nồi hơi, tua-bin và các động cơ khác) tại các cơ sở ngoài khơi kể cả các tàu thuyền, máy bay trực thăng cung ứng và hỗ trợ; nguồn thải từ thoát khí và đuốc khí hydrocarbon; và các phát thải đột xuất khác.

Chất ô nhiễm chính từ các nguồn này gồm nitrogen oxide (NOx), sulfur oxide (SOx), carbon monoxide (CO), và các hạt nhỏ. Các chất ô nhiễm khác là: hydrogen sulfide (H2S), các thành phần hữu cơ dễ bay hơi (VOC) mêtan và êtan; benzene, ethyl benzene, toluene và xylene (BETEX); glycol; các hydrocarbon thơm mạch vòng (PHA).

Sự phát ra khí nhà kính (GHG) đáng kể (tương đương >100.000 tấn CO2 mỗi năm) từ các cơ sở và hoạt động ngoài khơi sẽ được định lượng hàng năm theo sự phát thải tích tụ tương ứng với phương pháp và quy trình quốc tế đã thừa nhận.

Cần nỗ lực để đạt được tối đa hiệu quả sử dụng năng lượng và thiết kế cơ sở để sử dụng năng lượng tối thiểu. Mục tiêu chính là giảm phát thải khí và đánh giá các phương án giảm phát thải khí mà khả thi về mặt công nghệ và đạt hiệu quả về mặt chi phí. Các khuyến nghị khác về quản lý khí nhà kính và bảo toàn năng lượng đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Khí thải

Sự phát khí thải sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu khí hoặc lỏng trong các nồi hơi, máy nén, tua-bin, và các động cơ khác phát điện và phát

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

30

nhiệt, hoặc do phun nước, xuất dầu và khí có thể là nguồn phát thải khí đáng kể của các cơ sở ngoài khơi. Các đặc tính phát thải sẽ được xem xét trong suốt quá trình lựa chọn và mua sắm thiết bị.

Hướng dẫn việc quản lý phát thải các nguồn đốt có dung lượng nhỏ hơn hoặc bằng 50 MW nhiệt kể cả chuẩn phát thải khí, đã được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS. Đối với các nguồn đốt công suất lớn hơn 50 MW nhiệt thì cần tham khảo Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện.

Thoát khí và đuốc khí

Khí đồng hành được mang lên bề mặt cùng với dầu thô suốt quá trình sản xuất đôi lúc được loại bỏ tại các cơ sở ngoài khơi bằng thông gió và đốt đuốc khí vào khí quyển. Thực tế này được nhìn nhận rộng rãi là lãng phí nguồn tài nguyên có giá trị cũng như là một nguồn phát thải đáng kể khí nhà kính.

Tuy nhiên, đuốc khí và thông gió cũng là một biện pháp an toàn quan trọng được sử dụng trong các cơ sở dầu và khí ngoài khơi để đảm bảo khí và các hydrocarbon được loại bỏ một cách an toàn trong lúc có trường hợp khẩn cấp, khi có sự cố thiết bị và nguồn điện, hoặc các sự cố khác trong nhà máy.

Biện pháp phù hợp với Tiêu chuẩn toàn cầu về giảm thông gió và đốt đuốc khí (Global Gas Flaring and Venting Reduction Voluntary Standard) (nằm trong Chương trình Hợp tác Công tư về đuốc khí toàn cầu thuộc Ngân hàng thế giới - GGFR

program2) nên được áp dụng khi xét đến lựa chọn thông gió và đuốc khí cho hoạt động trên bờ. Tiêu chuẩn hướng dẫn làm như thế nào để loại bỏ và đạt được sự hạn chế đuốc khí và thoát ra của khí tự nhiên.

Sự thoát khí gas liên tục không được coi là một thực hành công nghiệp tốt và cần tránh. Dòng khí đồng hành cần được dẫn đến hệ đuốc khí hiệu quả, mặc dầu việc đốt khí liên tục nên tránh nếu có phương án thay thế. Trước khi thực hiện biện pháp đốt khí, phương án khả thi khác để sử dụng khí cần được đánh giá tận dụng tối đa có thể và tích hợp vào trong thiết kế sản xuất.

Các phương án thay thế bao gồm sử dụng khí cho nhu cầu năng lượng tại chỗ, bơm ga vào các bể chứa duy trì áp lực, tăng cường thu hồi bằng kích khí (gas lift), khí cho các thiết bị, hoặc xuất khí cho các cơ sở lân cận hoặc đem bán. Quá trình đánh giá các phương án lựa chọn cần được lập tài liệu tương ứng. Nếu không có lựa chọn khả thi nào cho việc sử dụng khí đồng hành, phương pháp làm giảm thể tích đốt khí sẽ được đánh giá và việc đốt khí sẽ được xem xét như một giải pháp tạm thời với mục đích hướng tới loại bỏ việc đốt khí liên tục.

Nếu việc đốt khí là cần thiết, cần cải tiến liên tục việc đốt khí thông qua việc thực hiện các thực hành công nghiệp tốt nhất và công nghệ mới. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô

2 Nhóm Ngân hàng thế giới (2004)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

31

nhiễm được xem xét trong đốt khí như sau:

• Thực hiện các biện pháp giảm nguồn khí đến mức nhỏ nhất có thể;

• Sử dụng các loại đầu đốt hiệu quả và tối ưu hóa số lượng và kích thước đầu phun đốt;

• Tối đa hiệu quả đốt khí bằng cách kiểm soát và tối ưu hóa tỉ lệ dòng khí đốt nhiên liệu/không khí/hơi nước;

• Giảm thiểu đốt khí từ bộ lọc và dẫn khí (purge & pilot), mà không ảnh hưởng đến sự an toàn, bằng cách lắp đặt các thiết bị làm sạch, các bộ phận phục hồi khí đốt, làm sạch trơ, công nghệ van đế mềm ở chỗ thích hợp và lắp đặt hệ dẫn hướng bảo toàn;

• Giảm thiểu rủi ro của đầu thổi khí ra bằng cách bảo đảm tốc độ ra hiệu quả và và cung cấp đủ gió;

• Sử dụng bộ đánh lửa mồi đáng tin cậy;

• Lắp đặt hệ thống bảo vệ áp suất thiết bị đồng bộ cao để giảm các hiện tượng quá áp và tránh/giảm tình trạng đốt khí;

• Giảm thiểu sự chuyển dịch chất lòng vào dòng khí đốt bằng một hệ tách chất lỏng phù hợp;

• Giảm thiểu chiều cao ngọn lửa và chiều rộng lưỡi lửa;

• Vận hành đốt khí để kiểm soát phát thải mùi và khói;

• Đặt đốt khí tại khoảng cách an toàn đến khu sinh hoạt;

• Thực hiện chương trình bảo dưỡng và thay thế để bảo đảm hiệu quả đốt liên tục tối đa;

• Đo khí đốt.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc hỏng thiết bị hoặc nhà máy gặp sự cố, khí ga thoát ra không được xả đi mà cần được đưa đến hệ thống đốt khí hiệu quả. Việc thoát khí khẩn cấp có thể là cần thiết trong điều kiện khu vực đặc biệt mà ở đó không thể đốt khí, hoặc không có hệ đốt khí do thiếu hydrocarbon phù hợp có trong dòng khí đốt để hỗ trợ cho việc đốt, hoặc thiếu áp suất cần thiết để đưa dòng vào hệ đuốc khí. Việc chứng minh không cần một hệ đốt khí của một cơ sở ngoài khơi sẽ phải lập thành tài liệu đầy đủ trước khi xem xét một hệ thống thoát khí khẩn cấp.

Để giảm thiểu việc đốt khí do hư hỏng thiết bị hoặc sự cố nhà máy, độ tin cậy của nhà máy phải cao (>95%), dự trữ sẵn các phụ tùng máy và có quy trình tắt máy đầy đủ.

Thể tích khí đốt cho một cơ sở mới cần được ước tính ngay từ thời gian đầu đưa thiết bị vào hoạt động sao cho có thể triển khai đốt được một thể tích khí cố định. Thể tích khí đốt cho một lần đốt cần được ghi chép và báo cáo.

Kiểm tra giếng

Trong quá trình kiểm tra giếng khoan, việc đốt các khí hydrocarbon cần tránh, đặc biệt là tại các vùng nhậy cảm với môi trường. Các cách khả thi

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

32

để thu hồi các dung dịch kiểm tra cần được đánh giá, trong khi cần xem xét sự an toàn của việc bảo quản các hydrocarbon dễ bay hơi, để chuyển đến các cơ sở sản xuất hoặc các phương án xử lý khác. Đánh giá các phương án cho hydrocarbon cần được lập tài liệu.

Nếu chỉ có thể lựa chọn giải pháp đốt khí cho mẫu kiểm tra, thì chỉ cần một thể tích nhỏ hydrocarbon để kiểm tra sẽ được dẫn ra và thời gian kiểm tra giếng cần được rút ngắn nhất có thể. Một đầu đốt khí cháy hiệu quả gắn kèm với hệ thống đốt tăng cường phù hợp sẽ được lựa chọn để giảm bớt sự cháy không hoàn toàn, khói đen và hydrocarbon rơi xuống biển. Thể tích hydrocarbon được đốt cần được ghi chép lại.

Phát thải nhất thời

Sự phát thải nhất thời tại các cơ sở ngoài khơi liên quan đến thoát hơi lạnh, tua-bin hở, rò rỉ đường ống, khóa, mối nối, gờ nối, hở đầu ống, nắp đậy bơm, nắp máy nén, van giảm áp, bồn hoặc các hố/bể chứa hở, và các hoạt động bốc và dỡ hydrocarbon.

Phương pháp để kiểm soát và giảm thiểu sự phát thải tức thời cần được xem xét trong giai đoạn thiết kế, vận hành và duy trì của cơ sở. Việc lựa chọn các van, gờ nối, lắp ráp, nắp đậy, bao gói thích hợp cần dựa trên cơ sở an toàn và khả năng làm giảm sự rò rỉ và phát thải tức thời. Thêm vào đó chương trình phát hiện và sửa chữa rò rỉ cần được duy trì.

Nước thải

Nước sản xuất

Các bồn chứa dầu và khí có nước (nước thành tạo) trở thành nước sản xuất được đưa lên bề mặt suốt quá trình sản xuất hydrocarbon. Các bồn chứa dầu có thể chứa một lượng nước lớn loại này ngược lại các bồn chứa khí có một lượng nước nhỏ hơn. Trong nhiều trường hợp, nước được bơm vào bồn chứa để duy trì áp suất/hoặc tối đa hóa sản xuất. Toàn bộ dòng nước sản xuất có thể là một lượng chất thải lớn về mặt thể tích được ngành công nghiệp dầu và khí ngoài khơi xả ra. Nước sản xuất chứa một hỗn hợp phức tạp các thành phần vô cơ (muối hòa tan, vết kim loại, các hạt lơ lửng) và hữu cơ (các hydrocarbon phân tán và hòa tan, các axit hữu cơ) và trong nhiều trường hợp, các chất phụ gia lắng đọng (như chất ức chế gỉ và ăn mòn) được thêm vào trong sản phẩm.

Các lựa chọn khả thi cho việc quản lý và thải bỏ nước sản xuất cần được đánh giá và tích hợp trong thiết kế sản xuất. Các lựa chọn này bao gồm bơm cùng với nước biển để duy trì áp suất bồn chứa, bơm vào các giếng bỏ đi ngoài khơi hoặc xuất lên bờ cùng với các sản phẩm hydrocarbon để xử lý và loại bỏ. Nếu không có lựa chọn nào là khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính, nước sản xuất cần được xử lý tuân theo hướng dẫn xả thải được cho trong bảng 1 của mục 2 trước khi xả xuống môi trường biển.

Công nghệ xử lý để xem xét bao gồm tách trọng lực và/hoặc cơ học và xử lý

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

33

hóa chất, và có thể bao gồm hệ xử lý đa tầng điển hình gồm một bể hớt váng hoặc một bể tách lớp song song nối tiếp là một ngăn tuyển nổi khí hoặc hydro xyclon. Cũng có một số công nghệ xử lý khác có thể được xem xét phụ thuộc vào điều kiện địa hình cụ thể.

Hệ xử lý hiệu quả để dự phòng sẽ được đặt ra để đảm bảo vận hành liên tục và để sử dụng trong trường hợp có sai hỏng của biện pháp thải bỏ đã lựa chọn, ví dụ như hệ thống bơm nước sản xuất bị hỏng.

Tại những nơi thải bỏ xuống biển là cần thiết, các phương pháp để giảm thể tích nước sản xuất sẽ được xem xét gồm:

• Quản lý đầy đủ giếng trong quá trình hoàn thiện giếng để tối thiểu hóa nước sản xuất;

• Hoàn thiện lại các giếng sinh ra nhiều nước để tối thiểu hóa việc sinh ra nước;

• Sử dụng công nghệ phân tách dưới giếng (downhole) tại những chỗ có thể và công nghệ cắt nước (shutoff water) khi khả thi về mặt công nghệ và kinh tế;

• Ngừng các giếng khoan sản xuất ra nhiều nước.

Để tối thiểu hóa nguy cơ môi trường liên quan đến phụ gia hóa chất dư trong dòng nước sản xuất ở những nơi phương pháp xả mặt được dùng, hóa chất sản xuất sẽ được lựa chọn cẩn thận bằng cách tính đến thể tích, độc

tính, khả dụng sinh học, khả năng tích tụ sinh học.

Nước kiểm tra thủy tĩnh

Việc kiểm tra thủy tĩnh của các thiết bị và ống dẫn ngoài khơi bao gồm kiểm tra áp suất bằng nước (điển hình như nước biển lọc, trừ khi các chỉ dẫn thiết bị không cho phép) để xác nhận tính toàn vẹn của thiết bị và đường ống. Các phụ gia hóa chất (chất ức chế ăn mòn, khử hoạt tính ôxy, chất màu) có thể được thêm vào trong nước để ngăn chặn sự ăn mòn hoặc để xác định những chỗ rò rỉ. Trong quản lý nước thủy tĩnh, cách thức ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm sau đây sẽ được xem xét:

• Tối thiểu hóa thể tích nước dùng kiểm tra thủy tĩnh ngoài khơi bằng việc kiểm tra tại một vị trí nào đó trên bờ trước khi đưa thiết bị đó ra cơ sở ngoài khơi;

• Sử dụng cùng một lượng nước cho nhiều phép kiểm tra;

• Giảm nhu cầu sử dụng hóa chất bằng cách tối thiểu hóa thời gian nước kiểm tra còn trong thiết bị hoặc trong đường ống;

• Lựa chọn cẩn thận các phụ gia hóa chất về liều lượng, nồng độ, độc tính, phân hủy sinh học, khả năng chịu đựng, khả năng tích tụ sinh học;

• Chuyển lượng nước kiểm tra thủy tĩnh đường ống vào bờ để xử lý và loại bỏ tại những nơi thích hợp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

34

Nếu việc xả nước kiểm tra thủy tĩnh ra biển là lựa chọn duy nhất, một kế hoạch thải nước kiểm tra thủy tĩnh cần phải được chuẩn bị và tính toán đến điểm xả, tốc độ xả, sử dụng hóa chất và phân tán, rủi ro môi trường, và quan trắc. Tránh việc thải bỏ nước kiểm tra thủy tĩnh vào các vùng nước nông ven biển.

Nước làm mát

Liều lượng của các hóa chất chống nhiễm bẩn cho hệ thống nước làm mát của cơ sở ngoài khơi cần được cân nhắc kỹ. Những phương án có thể cần phải được đánh giá và khi có thể, độ sâu của điểm lấy nước biển sẽ được tối ưu hóa để giảm nhu cầu hóa chất. Cần có sự sàng lọc thỏa đáng đối với nước biển được lấy vào nếu an toàn và thích hợp.

Độ sâu xả nước thải làm lạnh được lựa chọn sao cho tối đa hóa mức độ pha trộn và làm lạnh của vùng nhiệt để bảo đảm nhiệt độ trong khoảng 30C so với nhiệt độ nước biển xung quanh tại mép của vùng pha trộn hoặc là trong khoảng 100m từ điểm xả như chú thích trong bảng 1 mục 2 trong Hướng dẫn này.

Nước khử muối

Các nhà vận hành sẽ xem xét sự trộn lẫn nước khử muối từ hệ thống nước uống được với nước làm lạnh hoặc nước thải. Nếu việc trộn lẫn với các nguồn xả thải khác là không khả thi, chỗ xả sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng tương xứng với tác động môi trường tiềm năng.

Nước thải khác

Nước thải khác sinh ra hàng ngày tại các cơ sở ngoài khơi là được liệt kê dưới đây cùng với hướng dẫn xử lý tương ứng:

• Nước cống: nước mầu xám và đen từ nước tắm, vệ sinh, và nhà bếp sẽ được xử lý tại bộ phận xử lý nước mặn tuân theo yêu cầu MARPOL 73/78;

• Thải chế biến thực phẩm: nước thải hữu cơ (thực phẩm) từ các bếp ăn sẽ được làm mềm đến mức chấp nhận được để xả ra biển tuân theo yêu cầu MARPOL 73/78;

• Nước rửa kho hàng: nước được bơm vào và bơm ra từ kho chứa trong quá trình bốc và dỡ hàng sẽ được lưu giữ và xử lý trước khi xả ra đạt với hướng dẫn đã cho trong bảng 1 mục 2.

Nước đáy tầu

Nước đáy tàu từ gian buồng máy trong các cơ sở ngoài khơi và các tầu hỗ trợ sẽ được dẫn đến hệ thống thoát nước kín của cơ sở, hoặc được lưu giữ và xử lý trước khi xả ra đạt theo hướng dẫn được cung cấp trong bảng 1 mục 2. Nếu như không thể xử lý đến tiêu chuẩn, nước này sẽ được lưu giữ và vận chuyển vào bờ để thải bỏ.

Nước thải boong tàu

Nước thải sinh ra do nước mưa, bụi sóng biển, hoặc nước làm việc hàng ngày như nước rửa boong tàu và thiết bị, luyện tập chữa cháy sẽ được dẫn đến hệ thống thoát nước riêng biệt của

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

35

cơ sở ngoài khơi. Nó bao gồm nước thoát từ khu vực sản xuất có thể bị nhiễm dầu (cống kín) và nước thoát từ vùng không sản xuất (cống hở). Nước thải từ vùng sản xuất sẽ được gom chảy vào hệ thống cống kín. Các khay hứng sẽ được sử dụng để thu gom nước tràn từ các thiết bị không được chứa trong các rãnh thu và được dẫn ra hệ thống cống kín. Nước cống bị nhiễm bẩn sẽ được xử lý trước khi xả ra đạt theo hướng dẫn trong bảng 1 mục 2.

Quản lý chất thải

Chất thải nguy hại và không nguy hại3 phát sinh hàng ngày tại các cơ sở ngoài khơi bao gồm chất thải văn phòng nói chung và chất thải bao bì, dầu thải, giẻ nhiễm dầu, chất lỏng chứa nước, pin đã sử dụng, bình chứa rỗng, hóa chất thải và các bình chứa hóa chất, các bộ lọc đã sử dụng, ống huỳnh quang, kim loại vụn, rác thải y tế và các loại khác.

Các vật liệu thải này ít nhất cũng cần được phân chia ngoài khơi thành loại không nguy hại và nguy hại rồi vận chuyển vào bờ để tái sử dụng, tái sản xuất hoặc thải bỏ. Kế hoạch quản lý chất thải của các cơ sở ngoài khơi sẽ được triển khai với một cơ chế rõ ràng để theo dõi chất thải từ nguồn thải ngoài khơi đến nơi xử lý và loại bỏ chất thải cuối cùng ở trên bờ. Cần có nỗ lực để loại bỏ, giảm thiểu và tái sử dụng các chất thải mọi lúc.

3 Theo quy định tại địa phương hoặc thông lệ quốc tế

Hướng dẫn quản lý chất thải của các loại chất thải điển hình này đã được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Các chất thải đáng kể đặc trưng cho các hoạt động triển khai ngoài khơi gồm:

• Dung dịch khoan và xỉ khoan

• Cát sản phẩm

• Dung dịch khoan thừa và hoàn công

• Vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM)

Dung dịch khoan và xỉ khoan

Chức năng đầu tiên của dung dịch khoan được sử dụng trong công việc khoan trong lĩnh vực dầu và khí bao gồm loại bỏ xỉ khoan (đá nhỏ) từ lỗ khoan giếng và kiểm soát áp suất hình thành. Những chức năng quan trọng khác gồm trám kín các chỗ tạo thành thấm nước, bảo trì thành giếng, làm mát và bôi trơn mũi khoan và truyền năng lượng thủy lực đến dụng cụ khoan và đầu mũi khoan. Các xỉ khoan được lấy ra từ thân giếng và dung dịch khoan sử dụng là dòng thải lớn nhất trong suốt quá trình phát triển dầu và khí.

Dung dịch khoan có thể khác nhau, nhưng nhìn chung thuộc về một trong hai hệ thống dung dịch:

• Dung dịch khoan gốc nước (water-based - WBDF): dung dịch mà ở đó có pha liên tục và môi trường lơ lửng cho chất rắn là nước biển hoặc dung dịch lẫn nước. Có nhiều dạng

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

36

WBDF gồm keo, muối đa phân tử, muối glycol và muối silicat;

• Dung dịch khoan không chứa nước (NADF): pha liên tục và môi trường cho các hạt rắn lơ lửng là dung dịch không lẫn nước mà là gốc dầu, dầu khoáng tăng cường, gốc tổng hợp.

Dung dịch gốc diesel cũng có khả năng nhưng việc sử dụng hệ thống chứa dầu diesel như một thành phần chính của pha lỏng không phải là một thựchành tốt cho chương trình khoan ngoài khơi và cần tránh.

Thông thường, môi trường rắn sử dụng trong rất nhiều dung dịch khoan là barite (barium sulfate - BaSO2) cho trọng lượng, sét bentonite là chất làm dầy. Dung dịch khoan cũng chứa một số hóa chất mà đã được thêm vào tùy thuộc vào thành tạo của lỗ khoan.

Dung dịch khoan hoặc là được quay vòng trong lỗ khoan và thất thoát trực tiếp trên đáy biển cùng với sự thay đổi vết cắt (chiều sâu), đặc biệt là khi mặt cắt của giếng khoan gần bề mặt của đáy biển nhất, hoặc là quay vòng trở lại cơ sở ngoài khơi tại đó chúng được dẫn đến hệ thống kiểm tra các vật rắn. Trong hệ thống kiểm tra chất rắn, dung dịch khoan được tách khỏi xỉ khoan đến mức chúng có thể đưa trở lại hố sau khi gỡ xỉ khoan ra để thải bỏ. Các xỉ khoan này chứa một tỷ lệ dung dịch khoan dư. Thể tích của xỉ khoan tạo thành phụ thuộc vào độ sâu của giếng và đường kính của mặt cắt lỗ khoan.

Dung dịch khoan được thay thế khi đặc tính lưu biến hoặc mật độ của dung dịch không còn giữ được hoặc khi chương trình khoan kết thúc. Dung dịch hết tác dụng chứa trong thùng chứa để dùng lại hoặc thải bỏ. Việc thải bỏ NADF đã dùng phải tránh xả xuống biển. Thay vào đó chúng được chuyển lên bờ để tái sử dụng hoặc xử lý và thải bỏ. Lựa chọn khả thi cho việc loại bỏ WBDF hết tác dụng và các xỉ khoan từ mặt cắt giếng khoan có hoặc là WBDF hoặc là NADF sẽ được đánh giá. Việc lựa chọn bao gồm bơm vào các giếng dành cho đổ chất thải ngoài khơi, hoặc bơm vào khoảng trống trong giếng, lưu giữ và chuyển lên bờ để xử lý và loại bỏ, và khi không có lựa chọn nào khác thì thải xuống biển.

Khi chỉ có cách thải xuống biển, một kế hoạch thải bỏ xỉ khoan và dung dịch khoan sẽ được chuẩn bị có tính đến sự phân tán của xỉ và dung dịch, hóa chất sử dụng, rủi ro môi trường và các quan trắc cần thiết. Việc xả xỉ xuống biển từ các giếng được khoan với NADF nên tránh. Nếu cần phải xả, xỉ khoan phải được xử lý trước khi xả theo hướng dẫn đã được cung cấp trong bảng 1 mục 2.

Hướng dẫn việc xử lý và thải bỏ dung dịch khoan và xỉ khoan đã được chở vào bờ được đề cập trong Hướng dẫn EHS đối với phát triển dầu và khí trên bờ.

Biện pháp ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm cần xem xét trước khi xả các dung dịch khoan hết tác dụng và xỉ khoan bao gồm:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

37

• Giảm thiểu các nguy cơ môi trường liên quan đến phụ gia hóa chất dư thừa trong xỉ thải bằng cách lựa chọn cẩn thận hệ thống dịch khoan. WBDF sẽ được lựa chọn nếu thích hợp;

• Lựa chọn cẩn thận phụ gia dịch khoan có tính đến nồng độ, độc tính, khả năng chịu đựng và khả năng tích tụ sinh học;

• Sử dụng thiết bị kiểm soát chất rắn hiệu quả để làm giảm nhu cầu về sự thay đổi dịch khoan và giảm tối thiểu lượng dịch khoan dư trong xỉ khoan;

• Sử dụng kỹ thuật khoan trực tiếp (ngang và kéo dài) để tránh vùng bề mặt nhạy cảm và để tăng cường thâm nhập vào các bể chứa từ những vùng ít nhậy cảm bề mặt hơn;

• Sử dụng giếng khoan đa phương với lỗ nhỏ và kỹ thuật khoan ống (coiled tubing) để giảm dịch và xỉ khoan.

Dung dịch khoan được xả thẳng xuống biển (kể cả các vật liệu dư trong xỉ khoan) cần được kiểm tra độc tính, nhiễm bẩn barite và lượng dầu theo bảng 1 mục 2. Tất cả các thứ thải ra sẽ được cho vào các giếng chìm tại ít nhất 15 m dưới bề mặt nước biển.

Cát sản phẩm

Cát sản phẩm có nguồn gốc từ các bể chứa được tách ra từ dung dịch tạo thành trong suốt quá trình chế biến

hydrocarbon. Cát sản phẩm có thể bị lẫn với hydrocarbon nhưng lượng dầu có thể biến đổi về chất phụ thuộc vào vị trí, độ sâu và đặc tính của bể chứa. Hoàn chỉnh một giếng khoan phải nhắm tới giảm sản sinh cát tại nguồn bằng việc kiểm soát một cách có hiệu quả cát dưới lỗ.

Trong thực tế, cát sản phẩm được lấy ra từ các thiết bị sẽ được chuyển vào bờ để xử lý và thải bỏ, hoặc dẫn ra ngoài khơi bơm vào các giếng đã bỏ đi nếu có thể. Việc xả xuống biển không được xem là một thực hành tốt. Nếu chỉ có xả xuống biển là biện pháp duy nhất thì việc xả thải sẽ tuân theo hướng dẫn trong bảng 1 mục 2.

Bất kỳ lượng nước lẫn dầu sinh ra từ quá trình xử lý cát sản phẩm sẽ được gom lại và xử lý để đạt các giá trị ngưỡng đối với nước sản xuất cho trong bảng 1 mục 2.

Dung dịch hoàn thiện và bảo dưỡng

Dung dịch hoàn thiện và bảo dưỡng (kể cả dung dịch lẫn vào và dung dịch bảo dưỡng) thường có thể bao gồm nước nặng hoặc axít, mêtan và glycol và nhiều hóa chất khác. Các dung dịch này dùng để làm sạch hố giếng và kích thích lưu lượng hydrocarbon hoặc đơn giản là giữ áp suất trong lòng giếng. Một khi sử dụng các dung dịch này có thể chứa các chất nhiễm bẩn rắn, dầu và phụ gia hóa chất.

Việc lựa chọn phương án thải bỏ cần được cân nhắc:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

38

• Thu gom dung dịch nếu bảo quản trong hệ thống kín và vận chuyển vào bờ đến chỗ nhà cung cấp gốc để tái sử dụng;

• Bơm vào giếng thải;

• Chở vào bờ xử lý và thải bỏ;

Nếu chỉ có thể xả xuống biển:

• Lựa chọn hệ thống hóa chất cần tính đến nồng độ, độ độc tính, liều lượng, khả năng tích tụ sinh học của chúng;

• Nên xem xét dẫn dung dịch này đến chỗ dòng nước sản xuất để xử lý và thải bỏ nếu có thể;

• Axít hết tác dụng sẽ được trung hòa trước khi xử lý và thải bỏ;

• Dung dịch cần đạt mức độ xả cho phép trong bảng 1 mục 2 của hướng dẫn này.

Vật liệu phóng xạ tự nhiên

Phụ thuộc vào tính chất bể chứa mỏ khai thác, các vật liệu có phóng xạ tự nhiên (NORM) có thể kết tủa như cặn lắng hoặc bùn trong ống quy trình sản xuất và trong tầu chở dầu. Tại những nơi có NORM, chương trình quản lý NORM sẽ được triển khai sao cho tuân theo thủ tục bảo quản tương xứng.

Nếu cần loại bỏ NORM vì lí do sức khỏe nghề nghiệp (mục 1.2), các lựa chọn thải bỏ bao gồm: thải bỏ vào các giếng đã bỏ đi; bơm vào khe trống trong giếng; chở vào bờ để thải bỏ trong các thùng chứa được niêm phong ở các bãi chôn lấp; và phụ

thuộc vào kiểu loại NORM và khi không thể có giải pháp khác, xả xuống biển cùng với hệ thống thoát nước của cơ sở.

Bùn, cặn hoặc các thiết bị nhiễm NORM sẽ được xử lý, chế biến hoặc cách ly sao cho khả năng phơi nhiễm của con người đối với chất thải đã được xử lý sẽ nằm trong phạm vi giới hạn rủi ro cho phép chấp nhận được theo tiêu chuẩn quốc tế. Các thực hành tốt được thế giới công nhận cần được sử dụng cho việc thải bỏ. Nếu chất thải được gửi đến cơ sở khác trên bờ để thải bỏ, cơ sở tiếp nhận cần được cấp phép để tiếp nhận và xử lý loại chất thải đó.

Quản lý các vật liệu nguy hại

Có rất nhiều các vật liệu nguy hại đã được sử dụng trong vận hành dầu và khí ngoài khơi. Hướng dẫn chung đối với việc quản lý các vật liệu nguy hại được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Các nguyên tắc sau cần được tuân thủ cho việc sử dụng các hóa chất ngoài khơi:

• Sử dụng công nghệ đánh giá tính nguy hại hóa học và quản lý rủi ro để đánh giá hóa chất và ảnh hưởng của chúng;

• Các hóa chất được lựa chọn sẽ được kiểm tra trước về tính nguy hại cho môi trường;

• Các hóa chất khoan và sản phẩm ngoài khơi sẽ được lựa chọn trên

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

39

cơ sở OSPAR4 Định dạng chú ý hóa chất ngoài khơi (Harmonized Offshore Chemical Notification Format – HOCNF) hoặc các hệ thống nhận biết tương tự;

• Lựa chọn các hóa chất ít nguy hại nhất và tác động tiềm năng đến môi trường thấp nhất cũng như tác động tiềm năng đến sức khỏe thấp nhất khi có thể;

• Tránh việc sử dụng các hóa chất gây nên hư hỏng hoặc rối loạn nội tiết;

• Tránh việc sử dụng hóa chất phá hủy ôzôn;5

• Các hóa chất được biết có chứa kim loại nặng lớn hơn nồng độ vết cần tránh sử dụng.

Tiếng ồn

Hoạt động triển khai dầu và khí phát sinh tiếng ồn ngoài biển bao gồm công tác địa chấn, hoạt động khoan và sản xuất, lắp đặt các kết cấu ngoài khơi và gần bờ (đặc biệt là lắp cọc) và các hoạt động xây dựng, vận tải biển. Tiếng ồn từ các hoạt động ngoài khơi (đặc biệt là công tác địa chấn) có thể tác động tức thời lên cá và các sinh vật biển. Các biện pháp được giới thiệu để giảm rủi ro do tiếng ồn tác động lên sinh vật biển bao gồm:

4 Công ước Oslo và Paris về bảo vệ môi trường biển Đông – Bắc Đại tây dương

5 Được quy định trong Nghị định thư Montreal về các chất có thể phá hủy tầng ôzôn

• Xác định vùng nhậy cảm cho môi sinh biển như vùng thức ăn, sinh sản, đẻ trứng;

• Lập kế hoạch điều tra địa chấn và các hoạt động xây dựng ngoài khơi tránh thời gian nhậy cảm của năm;

• Xác định các vùng đánh bắt cá và giảm bớt sự nhiễu động so hoạt động điều tra địa chất và hoạt động xây dựng tại thời gian ít sản xuất nhất trong năm nếu có thể;

• Tối đa hóa hiệu quả các điều tra địa chấn để làm giảm thời gian hoạt động tại những nơi có thể;

• Nếu dự báo sẽ có các sinh vật nhạy cảm trong vùng, phải theo dõi sự hiện diện của chúng trước khi gây tiếng ồn và suốt quá trình hoạt động địa chấn và xây dựng. Tại những chỗ mà ở đó sự tác động đáng kể đến các sinh vật nhậy cảm đã được đoán trước cần sử dụng những người giám sát có kinh nghiệm;

• Khi các sinh vật biển tụ họp ở gần vùng hoạt động dự kiến, việc khởi tạo địa chấn và xây dựng nên được bắt đầu cách xa ít nhất là 500m;

• Nếu các sinh vật biển có dấu hiệu trong khoảng 500m của chuỗi địa chấn dự kiến và vùng xây dựng, việc khởi động hoạt động địa chấn hoặc xây dựng nên được lùi lại đến khi chúng đi khỏi;

• Quy trình khởi động mềm (soft-start) hay cũng được gọi là “rump-up” hay “slow buildup” nên được

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

40

sử dụng trong vùng được biết có hoạt động của các sinh vật biển. Điều này làm cho tăng chậm áp suất âm thanh đến mức làm việc đầy đủ;

• Nên sử dụng mức công suất thấp nhất cho các điều tra địa chấn và việc sử dụng này cần được ghi lại thành văn bản;

• Phương pháp làm giảm và/hoặc ngăn tiếng ồn không cần thiết có tần số cao sinh ra do việc bắn khí hoặc các nguồn năng lượng âm khác cần được sử dụng ở những nơi có thể.

Sự cố tràn

Sự cố tràn của các cơ sở ngoài khơi có thể do rò rỉ, các thiết bị bị hỏng, tai nạn, hoặc do sai sót của con người. Hướng dẫn việc lập kế hoạch ngăn chặn và kiểm soát sự cố này đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS, bao gồm các yêu cầu để triển khai kế hoạch ngăn chặn và kiểm soát sự cố tràn. Các biện pháp bổ sung ngăn chặn và kiểm soát sự cố tràn đặc trưng cho các cơ sở dầu và khí ngoài khơi bao gồm:

• Tiến hành đánh giá rủi ro tràn cho các cơ sở ngoài khơi và các tầu chuyên chở;

• Thiết kế hệ thống chế biến, sử dụng và khoan để giảm thiểu rủi ro tràn lớn không thể kiểm soát;

• Lắp đặt các khóa bao gồm cả các khóa tắt hoặc cô lập dưới biển trong trường hợp khẩn cấp;

• Bảo đảm sự cho phép ăn mòn tương ứng cho tuổi thọ của cơ sở và/hoặc lắp đặt các hệ thống đề phòng và kiểm soát ăn mòn trong tất cả các ống dẫn, thiết bị chế biến và bồn chứa;

• Triển khai chương trình bảo trì và quan trắc để bảo đảm sự toàn vẹn của các thiết bị hiện trường. Đối với các đường ống dẫn, yêu cầu cần có chương trình bảo dưỡng sẽ bao gồm nạo vét ống theo quy định để làm sạch ống dẫn và việc nạo vét ống sạch;

• Lắp đặt một hệ thống xác định sự rò rỉ. Sử dụng biện pháp ống chìm, như kiểu hệ thống đo xa SCADA,6 cảm biến áp suất, khóa đóng ngắt, hệ thống tắt bơm cũng như các phương tiện (tự động) cho các hiện tượng không mong muốn để bảo đảm nhanh chóng xác định sự thất thoát của dung tích;

• Đối với các cơ sở có khả năng rò rỉ nghiêm trọng, lắp đặt một hệ thống tắt khẩn cấp có thể khởi động tắt tự động để đặt cơ sở ngoài khơi trong điều kiện an toàn;

6 SCADA là hệ thống kiểm soát và lấy dữ liệu mà có thể là được sử dụng tại các cơ sở dầu và khí và các cơ sở công nghiệp khác để hỗ trợ cho việc kiểm soát và quan trắc các thiết bị và toàn nhà máy.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

41

• Huấn luyện đầy đủ các nhân viên trong việc đề phòng, ngăn chặn và ứng phó sự cố tràn;

• Bảo đảm thiết bị ứng cứu sự cố tràn được triển khai và sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.

Tất cả các sự cố tràn cần được lập tài liệu và báo cáo. Tiếp sau sự cố tràn, một nghiên cứu nguồn gốc và hoạt động sửa chữa cần được tiến hành. Một kế hoạch ứng phó sự cố tràn là cần thiết theo hướng có đủ khả năng triển khai kế hoạch này. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn cần đưa ra các biện pháp xử lý đối với các khả năng sự cố tràn của dầu, hóa chất và nhiên liệu từ các cơ sở ngoài khơi, các tầu hỗ trợ bao gồm tầu chở dầu và vỡ đường ống. Các kế hoạch cũng bao gồm:

• Các mô tả bao gồm công việc, điều kiện tại chỗ, dữ liệu dòng và gió, điều kiện biển và độ sâu nước, và hỗ trợ hậu cần;

• Xác định các nhân viên có khả năng quản lý ứng cứu sự cố tràn có hiệu quả, trách nhiệm, quyền hạn, vai trò và công việc cụ thể;

• Biện pháp hợp tác với chính quyền địa phương nếu thích hợp;

• Đánh giá rủi ro tràn, xác định tần suất dự báo, quy mô tràn từ các nguồn cụ thể tiềm tàng khác nhau; gồm đánh giá của các kịch bản dự báo;

• Mô phỏng đường đi của dầu tràn với số phận của dầu tràn và mô tả tác động môi trường cho một số mô

phỏng sự cố tràn (gồm cả các kịch bản xấu nhất như là sự phụt lên của giếng dấu) sử dụng các mô hình đã được lập trình của quốc tế mà phù hợp với việc đưa vào dữ liệu dòng chảy và gió tại địa phương;

• Phân ranh giới rõ ràng vùng sự cố tràn theo kích thước của vùng tràn sử dụng cách tiếp cận được định nghĩa Tier I, Tier II, và Tier III;

• Tối thiểu là có chiến lược quản lý sự cố tràn Tier I từ lắp đặt ngoài khơi và các tầu dầu;

• Bố trí và quy trình để cơ động các nguồn nhân lực bên ngoài cho ứng phó với các sự tràn lớn và chiến lược để triển khai;

• Lập danh sách đầy đủ, địa điểm, và việc sử dụng các phương tiện ứng cứu tại chỗ hoặc bên ngoài và thời gian đáp ứng cho việc triển khai;

• Chiến lược ngăn chặn và thu hồi dầu nổi bao gồm sử dụng (hạn chế) hóa chất phân tán;

• Bản đồ xác định vùng sinh thái nhậy cảm (mùa/tháng) được chuẩn bị bằng cách sử dụng bản đồ môi trường tại lúc có rủi ro;

• Xác định tính ưu tiên vùng ứng cứu (với thông tin từ các đối tượng bị ảnh hưởng hoặc các bên liên quan khác);

• Chiến lược làm sạch đường bờ biển;

• Chỉ dẫn bảo quản dầu, hóa chất, nhiên liệu hoặc các vật liệu nhiễm

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

42

bẩn khác được thu hồi tràn ra, bao gồm cả vận chuyển, lưu giữ tạm thời và thải bỏ chúng.

Ngừng hoạt động

Các hướng dẫn quốc tế đã biết và tiêu chuẩn do Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) ban hành và quyết định được OSPAR7 ban hành cần được tuân thủ đối với việc thải loại các cơ sở ngoài khơi.8

Tiêu chuẩn IMO đặt ra rằng các công trình trạm và kết cấu nhỏ hơn 4.000 tấn trừ các boong tàu và siêu kết cấu, và ngắn hơn 75m nước cần được dỡ bỏ hoàn toàn khi phế bỏ. Thêm vào đó, không có một công trình trạm và kết cấu nào được lắp đặt sau 1/1/1998 trừ khi cơ sở đã thiết kế để được dỡ bỏ hoàn toàn. Tiêu chuẩn chỉ ra rằng sẽ xem xét từng trường hợp cho các công trình và kết cấu được lắp đặt trước 1998 không thể dỡ bỏ hoàn toàn được vì nguyên nhân đưa ra liên quan đến tính khả thi về mặt kỹ thuật hoặc tài chính, nhưng các cơ sở này phải gỡ bỏ từng phần để cột nước sạch có độ sâu đến 55m.

7 Công ước OSLO về bảo vệ môi trường biển của vùng Đông Bắc Đại tây dương (OSPAR), http://www.ospar.org

8 Hướng dẫn và tiêu chuẩn loại bỏ các thiết bị lắp đặt và công trình trên thềm lục địa và Vùng kinh tế đặc quyền, 1989, (Nghị quyết A672(16)), Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO); và Quyết định OSPAR 98/3 về “thải bỏ các thiết bị ngoài khơi”, và Công ước OSPAR về bảo vệ môi trường biển vùng Đông Bắc Đại tây dương. Cuộc gặp Bộ trưởng của hội đồng OSPAR, Sintra 22-23/7/1998.

Quyết định của OSPAR nhận thấy toàn bộ các thứ gỡ bỏ từ các cơ sở ngoài khơi để tái sử dụng, tái chế và thải bỏ trên bờ là một lựa chọn ưa chuộng hơn cho việc thải loại các thiết bị ngoài khơi. Lựa chọn cách thải có thể được xem xét nếu được chứng minh trên cơ sở đánh giá các cách lựa chọn. Đánh giá này sẽ cân nhắc kiểu loại phương tiện, phương pháp thải, chỗ thải và tác động đến môi trường và xã hội kể cả sự rắc rối với các người sử dụng biển khác, tác động lên sự an toàn, sự tiêu thụ các vật liệu thô và năng lượng và sự phát thải.

Kế hoạch thải loại sơ bộ các cơ sở ngoài khơi sẽ được triển khai là xem xét việc bỏ giếng, gỡ bỏ dầu khỏi dòng chảy, gỡ bỏ thiết bị và loại bỏ các đường ống dưới biển theo kiểu lựa chọn cho tất cả vật liệu và thiết bị. Kế hoạch này có thể được triển khai tiếp theo trong khi vận hành khu khai thác và được xác định đầy đủ trước lúc kết thúc khai trường. Kế hoạch bao gồm dự kiến việc thực hiện ngừng hoạt động và bố trí trạm quan trắc hậu kiểm sau ngừng hoạt động.

1.2. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ được xem như một phần của đánh giá nguy cơ hoặc rủi ro toàn diện, có thể bao gồm các nghiên cứu nhận diện mối nguy [HAZID], nghiên cứu nguy cơ và khả năng thực hiện [HAZOP], và các nghiên cứu đánh giá rủi ro khác. Các kết quả sẽ được sử

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

43

dụng cho việc lập kế hoạch quản lý sức khỏe và an toàn trong thiết kế cơ sở và hệ thống công tác an toàn, và trong việc chuẩn bị và thông tin các quy trình làm việc an toàn. Kế hoạch quản lý an toàn và sức khỏe cần thể hiện rằng sự tiếp cận có hệ thống và có trình tự cho việc quản lý sức khỏe và an toàn ngoài khơi sẽ được áp dụng và các biện pháp kiểm soát sẽ được triển khai để giảm thiểu rủi ro đến mức chấp nhận được.

Các cơ sở ngoài khơi sẽ được thiết kế để loại bỏ và giảm thiểu khả năng gây thương tích hoặc rủi ro tai nạn. Biện pháp và yêu cầu chung cho thiết kế cơ sở được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS. Thêm vào đó các vấn đề sau sẽ được tính đến trong việc thiết kế một cơ sở ngoài khơi:

• Điều kiện môi trường tại vị trí ngoài khơi (ví dụ như địa chấn, gió mạnh và sóng lớn, dòng chảy, băng tan);

• Sự thích nghi cuộc sống tương ứng phù hợp với điều kiện môi trường bên ngoài;

• Nơi tạm trú và nơi ở an toàn được đặt trong các vùng được bảo vệ tại cơ sở để dùng cho các nhân viên trong trường hợp có sự việc khẩn cấp;

• Số lượng đường thoát hiểm phù hợp để dẫn đến nơi tập trung nhân viên và thoát khỏi cơ sở ;

• Lan can, giàn giáo, mặt chống trơn của thang máy và thang bộ, bậc

thang và bờ dốc để ngăn ngừa tai nạn văng người khỏi tàu;

• Vùng đặt cần trục và thiết bị được định vị để tránh sự di chuyển tải trọng qua các vùng nguy cơ và làm giảm tác động rơi hàng. Biện pháp bảo vệ công trình cần được triển khai.

Việc quản lý rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bao gồm việc xác định và thông tin các nguy cơ, chỉ dẫn cách làm việc an toàn, đội ngũ được đào tạo phù hợp và các thiết bị hoạt động trong điều kiện an toàn. Các trường hợp cụ thể về an toàn ngoài khơi nên được xây dựng khi thích hợp.

Hệ thống cấp phép làm việc chính thức (Formal Permit to Work - FTW) cần được áp dụng cho các cơ sở. FTW sẽ bảo đảm rằng tất cả các công việc có nguy cơ tiềm năng được tiến hành trong điều kiện an toàn và bảo đảm rằng cấp phép hiệu quả các công việc như dự tính, thông tin đầy đủ về các công việc có rủi ro và quy trình cách ly an toàn trước khi các công việc này được bắt đầu. Quy trình đóng/ngắt thiết bị cần được thực hiện đảm bảo tất cả các thiết bị được cô lập khỏi nguồn năng lượng trước khi được bào dưỡng hoặc dỡ bỏ.

Các cơ sở ngoài khơi được kết nối với một nhà cung cấp dịch vụ sơ cứu (như nhân viên cứu thương công nghiệp) và phương tiện để cung cấp chăm sóc y tế từ xa trong ngắn hạn. Tùy thuộc vào số nhân viên và tính phức tạp của cơ sở, có thể xem xét việc bố trí một đơn vị y tế và bác sỹ tại chỗ. Trong trường

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

44

hợp cụ thể, các cơ sở y tế từ xa sẽ là một lựa chọn thay thế.

Một hệ thống báo động sẽ được lắp đặt để có thể nghe thấy ở mọi nơi trong cơ sở ngoài khơi. Cần phải có chuông báo cháy, rò rỉ khí, người rơi khỏi tầu.

Việc lập một ủy ban về sức khỏe và an toàn cho cơ sở nên được xem xét. Việc giới thiệu về sức khỏe và an toàn sẽ được cung cấp cho toàn bộ công nhân trước khi làm việc tại các cơ sở ngoài khơi.

Hướng dẫn quản lý các nguy cơ vật lý chung đối với tất cả các ngành công nghiệp và đặc biệt là liên quan đến nguy cơ từ các thiết bị quay và tịnh tiến, phơi nhiễm tiếng ồn và dao động, nguy cơ điện, công việc nóng, làm việc với các thiết bị nặng, làm việc trên cao, và môi trường làm việc chung được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS. Các hướng dẫn này cũng cung cấp các chỉ dẫn về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) yêu cầu cho công nhân.

Vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để cân nhắc tiếp theo trong các cơ sở ngoài khơi bao gồm:

• Ngăn chặn và kiểm soát cháy nổ

• Chất lượng không khí

• Vật liệu nguy hại

• Chuyên chở nhân viên và tầu dầu

• Phun trào giếng

• Va chạm tầu

• Sẵn sàng cấp cứu và ứng cứu

Ngăn chặn và kiểm soát cháy và nổ

Hướng dẫn về cảnh báo và kiểm soát cháy và nổ đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Cách hiệu quả nhất của việc ngăn chặn cháy và nổ trong các cơ sở ngoài khơi là ngăn ngừa sự thoát ra của các vật liệu dễ cháy và khí đốt, và phát hiện sớm và chấm dứt sự rò rỉ. Nguồn đánh lửa cần giữ ở mức tối thiểu và khoảng cách tương ứng giữa nguồn phóng điện và vật liệu dễ bắt lửa được đặt đúng chỗ. Các cơ sở ngoài khơi sẽ được xếp loại thành các vùng nguy cơ, dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế9 và theo khả năng thoát ra của khí và chất lỏng dễ cháy.

Biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát cháy và nổ phù hợp cho các cơ sở ngoài khơi bao gồm:

• Cung cấp thiết bị chống cháy thụ động tại các cơ sở để ngăn cản sự lan rộng của ngọn lửa trong trường hợp có sự cố:

o Chống cháy thụ động bằng kết cấu vòng ứng lực và tường chịu lửa; tường chắn lửa sẽ được đặt ở giữa các phòng;

o Thiết kế các vòng ứng lực có tính đến các hàng dễ nổ hoặc lắp đặt các tường chống nổ;

o Thiết kế các dụng cụ và kết cấu chống nổ và nhu cầu tường chống nổ sẽ dựa trên cơ sở đánh giá các đặc trưng nổ;

9 Như API 500/505, Hội đồng điện lực quốc tế, hoặc Tiêu chuẩn Anh (BS)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

45

o Các bản chống nổ hoặc thoát khí nổ sẽ được xem xét và việc bảo vệ cháy và nổ nên được quan tâm đặc biệt tại miệng giếng, khu vực an toàn, khu vực sinh sống khác.

• Khu vực sinh hoạt sẽ được bảo vệ bằng khoảng cách hoặc tường lửa. Việc đặt quạt thông gió cần ngăn ngừa khói tràn vào các khu vực sinh hoạt;

• Tất cả các hệ thống cứu hỏa (bơm nước cứu hỏa hoặc phòng kiểm soát) nên đặt ở vị trí an toàn của cơ sở, được bảo vệ bằng khoảng cách hoặc tường lửa. Nếu hệ thống hoặc dụng cụ được đặt trong vùng hỏa hoạn, nó được bảo vệ chống lửa hoặc an toàn;

• Tránh để khí nổ trong không gian hạn hẹp bằng cách tạo khoảng không trơ.

• Tại các cơ sở tự động, việc xảy ra cháy và nổ sẽ phát tín hiệu đến trung tâm kiểm soát từ xa đảm bảo rằng sẽ có các hành động phù hợp;

• Kết hợp của hệ thống cảnh báo cháy tự động và thủ công cũng được xem xét ở các cơ sở ngoài khơi. Hệ thống kích hoạt cứu hỏa sẽ được lắp đặt trên các cơ sở ngoài khơi và sẽ được đặt một cách chiến lược có thể ứng cứu nhanh chóng và hiệu quả. Tổ hợp các cơ chế kích hoạt dập lửa có thể được sử dụng phụ thuộc vào kiểu cháy và đánh giá tác động của đám cháy (ví dụ hệ thống bình bọt chữa cháy, hệ thống nước chữa cháy, hệ thống

CO2 dập lửa, thiết bị dập lửa cầm tay). Việc xây dựng hệ thống chữa cháy Halon không được xem như giải pháp công nghiệp tốt và nên tránh. Bơm nước chữa cháy là có thể và được thiết kế để phân phối nước với tốc độ phù hợp. Cần kiểm tra đều đặn và bảo trì hệ thống chữa cháy.

• Đào tạo an toàn hỏa hoạn và ứng cứu sẽ được cho như một phần chương trình định hướng và đào tạo công nhân về sức khỏe và an toàn, với một khóa nâng cáo cho một đội ngũ cứu hỏa chuyên nghiệp.

Chất lượng không khí

Hướng dẫn duy trì chất lượng không khí tại nơi làm việc có mức độ chất lượng theo yêu cầu được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Vì những rủi ro của khí thoát ra tại các cơ sở dầu và khí ngoài khơi gây nên bởi sự rò rỉ hoặc các trường hợp khẩn cấp, sự thoát khí tương ứng ở những không gian kín hoặc bán kín là cần thiết. Việc đưa không khí vào được lắp đặt để thoát khí vùng an toàn của cơ sở và vùng có thể làm việc trong tình trạng khẩn cấp. Nếu cần thiết, biện pháp để phát hiện nồng độ khí nguy hiểm tại đầu vào và tự động tắt trong trường hợp có mức độ khí nguy hiểm cần được lắp đặt. Nồng độ khí dễ cháy có thể được xem xét ở một tỷ phần (xấp xỉ 20%) so với giới hạn nổ dưới của một chất.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

46

Các cơ sở cần được trang bị một hệ thống phát hiện khí cho phép cô lập nguồn khí thoát ra và lượng khí thoát ra có thể giảm thiểu. Sự thổi khí thiết bị áp suất cần được khởi động để giảm áp suất hệ thống và từ đó giảm tốc độ khí thoát ra. Thiết bị phát hiện khí gas cũng sẽ được dùng để cho phép ra vào làm việc trong không gian kín.

Tại những nơi khí hydrogen sulfide (H2S) có thể tích tụ, các đầu đo sẽ được lắp đặt và cho các tín hiệu cảnh báo những khi nồng độ H2S xác định được vượt quá 7 mg/m3. Các nhân viên sẽ được cung cấp các đầu dò H2S cá nhân và huấn luyện ứng cứu trong trường hợp khí rò rỉ. Các thiết bị trợ thở sẽ được cung cấp và các thiết bị được thiết kế và được đặt ở chỗ thuận tiện để cá nhân có thể dừng công việc an toàn và đến được chỗ tạm trú và trú ẩn an toàn.

Vật liệu nguy hại

Việc thiết kế các cơ sở ngoài khơi cần làm giảm sự phơi nhiễm của nhân viên trong môi trường hóa chất, nhiên liệu và các sản phẩm chứa các chất nguy hại. Việc sử dụng các chất và các sản phẩm thuộc loại rất độc, biến đổi gien, dị ứng, dị dạng, quái thai, hoặc ăn mòn mạnh sẽ được nhận biết và thay thế bằng loại khác ít nguy hại hơn ở những nơi có thể. Đối với mỗi hóa chất sử dụng cần có sẵn Bảng kê an toàn vật liệu (MSDS) để sử dụng tại cơ sở. Cách tiếp cận để ngăn ngừa nguy cơ hóa chất đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Quy trình kiểm soát và quản lý các nguồn phóng xạ sử dụng trong các cơ sở ngoài khơi cần được thiết lập theo cách bố trí một hộp chứa được thiết kế che chắn để đựng khi nguồn phóng xạ không dùng. Hộp chứa được khóa trong két an toàn được dùng riêng cho mục đích này.

Tại những chỗ mà ở đó có vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM) có thể bị lắng đọng thành cặn hoặc bùn trong ống truyền và tầu chở sản phẩm, máy móc và thiết bị sản xuất sẽ được quan trắc sự có mặt của NORM ít nhất 5 năm một lần hoặc những khi thiết bị được lấy ra khỏi dây chuyền để bảo dưỡng. Tại những nơi phát hiện ra NORM, một kế hoạch quản lý cần được triển khai để quy trình theo quy định được bảo đảm tuân thủ. Các quy trình sẽ phân loại vùng có NORM và mức độ giám sát và kiểm soát cần thiết. Các cơ sở đuwocj coi là bị tác động khi bức xạ gamma/beta lớn hơn 4,0 Bq/cm2 và bức xạ an-pha lớn hơn 0,4 Bq/cm2.10 Người điều hành sẽ xác định có cho phép để NORM tại chỗ hay tẩy rửa và khử nhiễm bẩn bằng cách gỡ bỏ để thải bỏ như mô tả trong mục 1.1 của Hướng dẫn này.

Vận chuyển nhân viên và tầu dầu

Việc chuyên chở nhân viên đến và dời khỏi cơ sở ngoài khơi thường bằng trực thăng hoặc tầu biển. Quy trình an

10 Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) 49CFR 173: đối tượng nhiễm bẩn bề mặt (SCO) và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - Tiêu chuẩn an toàn No.ST-1, §508

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

47

toàn đặc thù cho vận chuyển các nhân viên bằng trực thăng hoặc tầu biển là bắt buộc và chỉ dẫn an toàn cho hành khách được cung cấp một cách có hệ thống cùng với các thiết bị an toàn.

Sân đỗ trực thăng trên boong của cơ sở ngoài khơi tuân theo các yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Avion Organization - ICAO). Các cơ sở neo chặt thuyền trong quá trình chuyển nhân viên sẽ tính đến điều kiện trạng thái của biển để bảo vệ cho tầu thuyền và công trình cơ sở khỏi bị tác động mạnh.

Nếu các nhân viên được chuyển từ thuyền đến cơ sở bằng bàn nâng thì chỉ sử dụng bàn nâng, dây cáp, và thùng chứa dành cho chuyên chở nhân viên.

Các tầu hỗ trợ phải có giấy phép phù hợp và tuân thủ các yêu cầu của Tổ chức hàng hải quốc tế. Cần thực hiện một hệ thống quản lý an toàn tầu.

Sự phun trào giếng

Sự phun trào có thể gây nên bởi dòng chảy không kiểm soát của dung dịch trong bể chứa vào trong giếng và kết quả là hydrocarbon thoát ra không kiểm soát được từ hố giếng.

Biện pháp ngăn chăn sự phun trào sẽ tập trung vào duy trì áp suất trong hố giếng bằng cách ước tính đúng áp suất dung dịch tạo thành và cường độ của thành tạo lớp dưới mặt đất. Điều này có thể đạt được bằng kỹ thuật như: lập kế hoạch đúng trước khi khoan, ghi chép về hoạt động khoan giếng; sử dụng đầu thủy tĩnh hiệu quả cho dịch

khoan nặng hoặc dung dịch khoan hỗn hợp để cân bằng áp suất trong hố giếng; lắp đặt hệ thống ngăn chặn phun trào (Blow Out Preventor – BOP) mà có thể nhanh chóng đóng lại khi một lưu lượng dung dịch tạo thành không kiểm soát được và nó cũng cho phép đưa giếng vào hoạt động an toàn bằng cách thoát khí tại bề mặt và dẫn dầu vào bồn chứa. BOP vận hành một cách thủy tĩnh và khởi động tự động và được kiểm tra theo các khoảng thời gian quy định. Các nhân viên của cơ sở sẽ được chỉ dẫn về kiểm soát khoan giếng. Biện pháp chống phun trào bất ngờ gồm trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của cơ sở.

Va chạm tầu

Để tránh va chạm bất ngờ giữa bên thứ ba và các tầu hỗ trợ, các cơ sở ngoài khơi cần trang bị cứu trợ hàng hải phù hợp với thông lệ quốc gia và quốc tế. Cứu trợ hàng hải bao gồm ra-đa và đèn tín hiệu đặt trên công trình của cơ sở và, ở những chỗ thuận tiện, trên các tầu hỗ trợ. Vùng được bảo vệ có bán kính ít nhất 500m sẽ được xác định xung quanh các cơ sở cố định ngoài khơi. Cơ sở sẽ quan sát và liên lạc với các tàu đến gần cơ sở để giảm rủi ro va chạm tầu. Nhà chức trách hàng hải, cảng hoặc vận tải biển cần được thông báo về tất cả các cơ sở ngoài khơi cũng như các vùng bảo vệ và luồng tầu biển thường xuyên sử dụng cho các tàu liên quan đến dự án. Vị trí thường trú của cơ sở sẽ được đánh dấu trên sơ đồ hàng hải. Các nhà chức trách về hàng hải cần được thông báo

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

48

về lịch trình và vị trí của các hoạt động mà khi đó lượng tầu di chuyển tăng lên đáng kể như là thời gian lắp đặt, di chuyển thiết bị, điều tra địa chấn.

Vùng an toàn của hành lang đường ống dưới biến (thông thường rộng 1.000 m) sẽ được xác lập cắm mốc vùng cách ly và chống câu cá. Ở các vùng nước nông hơn có nhiều hoạt động của tầu, cần chú ý khi chôn các đường ống dưới đáy biển.

Sẵn sàng cấp cứu và ứng cứu

Hướng dẫn việc sẵn sàng cấp cứu và ứng cứu kể cả nhân lực cấp cứu được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS. Các cơ sở ngoài khơi cần thiết lập sự sẵn sàng cấp cứu để đảm bảo các sự cố được ứng cứu một cách hiệu quả và không chậm trễ. Các tại nạn xấu nhất có thể xảy ra cần được xác định bằng việc đánh giá rủi ro và các yêu cầu sẵn sàng cấp cứu tương ứng dự kiến. Một đội ngũ ứng cứu khẩn cấp sẽ được thành lập cho các cơ sở ngoài khơi mà đã được tập huấn để có thể ứng cứu các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra, cứu chữa những người bị thương, thực hiện các hoạt động cấp cứu. Đội này sẽ hợp tác với các cơ quan và các tổ chức khác tham gia vào ứng cứu khẩn cấp.

Các nhân viên sẽ được cung cấp đầy đủ các thiết bị để đến nơi sơ tán của cơ sở một cách thích hợp. Thuyền cứu sinh sẽ đủ số lượng cho tất cả người lao động. Các thuyền cứu sinh sẽ được đi cùng trong tàu chữa cháy với nhân viên được đào tạo về thuyền cứu sinh. Xe đi trên băng là cần có để sơ tán cho

những cơ sở ở các vùng nước đóng băng. Áo khoác, phao cứu sinh, quần áo ấm cũng cần được cung cấp.

Sơ tán bằng máy bay trực thăng sẽ không được tính đến như là giải pháp thoát ưu tiên.

Các bài tập sẵn sàng cấp cứu nên được thực hiện tại những nơi có thể thường có rủi ro của dự án. Tối thiểu, các lịch trình hoạt động sau cần được thực hiện:

• Tập luyện không triển khai các thiết bị hàng quý;

• Sơ tán khoan và huấn luyện để thoát khỏi hiện trường trong những điều kiện thời tiết và thời gian khác nhau trong ngày;

• Tập luyện giả định hàng năm có triển khai thiết bị;

• Huấn luyện bổ trợ trên cơ sở đánh giá liên tục.

Một kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tối thiểu nên được chuẩn bị có các biện pháp sau:

• Mô tả tổ chức ứng cứu (cấu trúc, vai trò, trách nhiệm và người quyết định);

• Mô tả trình tự ứng cứu (các thiết bị và vị trí ứng cứu cụ thể, trình tự, thiết bị huấn luyện, thời gian, v.v...);

• Mô tả các thiết bị cảnh báo và hệ thống liên lạc;

• Cảnh báo để giữ an ninh giếng;

• Bố trí rời bỏ giếng bao gồm mô tả thiết bị, vật tư tiêu hao và hệ thống hỗ trợ được sử dụng;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

49

• Mô tả nguồn sơ cứu tại chỗ và sự hỗ trợ thuốc men dự phòng;

• Mô tả các cơ sở cấp cứu khác như các chỗ cấp cứu xăng dầu;

• Mô tả các phương tiện và dụng cụ cứu hộ, các cơ sở sinh hoạt thay thế, nguồn điện khẩn cấp;

• Cách làm đối với người rơi xuống biển;

• Thủ tục sơ tán;

• Thủ tục di chuyển cấp cứu khẩn cấp (MEDIVAC) đối với những người bị thương và bị ốm;

• Chính sách xác định biện pháp hạn chế hoặc dừng biến cố và điều kiện để kết thúc hành động.

1.3. An toàn và sức khỏe cộng đồng

Tác động đến an toàn và sức khỏe cộng đồng từ việc vận hành các cơ sở dầu và khí ngoài khơi thường liên quan đến các tác động tiềm năng tới người sử dụng biển khác, trước tiên là vận tải biển và nghề đánh bắt cá.

Các hoạt động ngoài khơi như khoan và xây dựng, lắp đặt ống dẫn, công việc địa chấn và loại bỏ có thể dẫn đến những tác động tạm thời đến những người làm nghề biển khác. Các thiết bị lắp đặt và xây dựng cố định gồm giàn khoan và cơ sở sản xuất, các đường ống chìm có khả năng tác động trong thời gian dài, ít nhất cho đến khi kết thúc tuổi thọ của khai trường. Chú ý việc đặt các cơ sở ngoài khơi (kể cả

nguy cơ dưới biển) và thời điểm hoạt động của cơ sở sẽ được cung cấp cho cơ quan chức trách hàng hải địa phương và vùng kể cả các nhóm nghề cá. Vị trí của các cơ sở cố định và vùng bảo vệ sẽ được đánh dấu trên hải đồ. Việc chỉ dẫn rõ ràng giới hạn thâm nhập vào các vùng cấm sẽ được thông tin đến các người sử dụng khác. Các đường ống dưới biển cần được theo dõi thường xuyên các mối nối ống và sửa chữa những mối nối đã xác định.

Ở những vùng mà tại đó có tác động nghiêm trọng đến ngư dân, một cán bộ liên lạc với ngư dân sẽ được chỉ định là kênh thông tin trực tiếp với cộng đồng ngư dân. Việc bố trí để quản lý thông tin liên lạc và các tác động nhẹ gây cho bờ biển do dầu, hóa chất và nhiên liệu tràn ra được bao gồm trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

An ninh

Tránh xâm nhập trái phép khu vực cơ sở bằng cách lập cổng gác tại cầu thang từ bến tầu đến boong tầu. Biện pháp phát hiện sự xâm nhập (ví dụ như bằng hệ thống truyền hình nội bộ) có thể được cân nhắc, cho phép phòng kiểm soát kiểm tra điều kiện của cơ sở.

Các tầu dự phòng sẽ được xem xét cho tất cả các cơ sở ngoài khơi. Các tầu này sẽ hỗ trợ công việc cấp cứu, quản lý các tầu hậu cần tiếp cận các cơ sở và sự xâm nhập của các tầu thuyền lạ vào vùng bảo vệ cũng như hỗ trợ trong quá trình khẩn cấp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

50

2.0. Các chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1. Môi trường

Hướng dẫn phát thải và dòng thải

Bảng 1 trình bày hướng dẫn dòng thải cho việc phát triển các cơ sở dầu và khí ngoài khơi. Giá trị hướng dẫn cho quá trình phát thải khí thải và vả nước thải trong ngành công nghiệp này là thực hành công nghiệp quốc tế tốt vì được phản ánh các tiêu chuẩn tương ứng trong khuôn khổ luật pháp của các nước. Những giá trị hướng dẫn có thể đạt được dưới điều kiện hoạt động bình thường trong các cơ sở sản xuất được vận hành và thiết kế phù hợp thông qua việc áp dụng các kỹ thuật phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm được thảo luận trong các phần trước của tài liệu này.

Hướng dẫn xả thải áp dụng cho xả thải ngoài khơi (ví dụ như cách bờ hơn 12 hải lý). Lượng nước xả vào các vùng nước gần bờ sẽ được thiết lập trong từng trường hợp cụ thể có tính đến tính nhậy cảm môi trường và khả năng đồng hóa của vùng nước tiếp nhận.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng cho quá trình phát thải khí thải. Hướng dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu kết hợp với các hoạt động sinh hơi nước và phát điện từ những nguồn có công suất đầu vào bằng hoặc thấp hơn 50 MWth được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS, với nguồn phát thải nhiệt điện lớn hơn được đề cập đến trong Hướng dẫn EHS cho nhà máy

nhiệt điện. Hướng dẫn xem xét môi trường xung quanh dựa trên tổng thải lượng khí thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

51

Bảng 1. Mức xả thải do phát triển dầu và khí ngoài khơi

Các thông số Hướng dẫn

Dịch khoan và xỉ NADF

1) NADF được bơm trở lại hoặc chuyên chở vào bờ không xả xuống biển 2) Xỉ khoan bơm trở lại hoặc chuyên chở vào bờ, không xả xuống biển trừ khi: • Nồng độ dầu thấp hơn 1% theo trọng lượng xỉ khô • Hg – cực đại 1mg/kg trọng lượng khô trong vật liệu barit • Cd – cực đại 3 mg/kg trọng lượng khô trong vật liệu barit • Xả vào các thùng chứa sâu ít nhất 15m dưới mặt biển

Dịch khoan và xỉ WBDF

1) WBDF được bơm trở lại hoặc chuyên chở vào bờ; không xả xuống biển • Theo 96 giờ LC-50 của SPP-3% thể tích, thử độc tính trước hết cho dung dịch khoan hoặc kiểm tra chọn lọc trên cơ sở các mẫu tiêu chuẩn đánh giá độ độca (các mẫu tại chỗ thích hợp nhất) 2) WBDF, dung dịch và xỉ bơm trở lại hoặc chuyên chở vào bờ; không xả xuống biển trừ khi • Hg - 1mg/kg trọng lượng khô trong vật liệu barit • Cd – 3 mg/kg trọng lượng khô trong vật liệu barit • Nồng độ clo cực đại phải ít hơn 4 lần nồng độ xung quanh của vùng nước ngọt và lợ tiếp nhận • Xả vào các thùng chứa sâu ít nhất 15m dưới mặt biển

Nước sản xuất Bơm trở lại, một ngày lượng dầu và mỡ xả xuống biển không vượt quá 42 mg/l; trung bình 30 ngày không quá 29 mg/l

Dung dịch khoan đã sử dụng

Chở vào bờ hoặc bơm trở lại; không xả ra biển trừ khi: • một ngày lượng dầu và mỡ xả xuống biển không vượt quá 42 mg/l; trung bình 30 ngày không quá 29 mg/l • Trung hòa đến pH = 5 hoặc cao hơn

Cát sản phẩm Chở vào bờ hoặc bơm trở lại. Không xả xuống biển trừ khi nồng độ dầu thấp hơn 1% trọng lượng cát khô

Nước kiểm tra thủy tĩnh

• Gửi vào bờ xử lý và thải bỏ • Xả ngoài khơi sau khi phân tích rủi ro môi trường, lựa chọn cẩn thận hóa chất • Giảm sử dụng hóa chất

Nước làm mát Dòng thải sẽ làm tăng nhiệt độ không quá 30C tại biên của vùng mà tại đó bắt đầu sự hòa trộn và sự pha loãng xảy ra. Tại những vùng không xác định, thường là 100m từ điểm xả.

Nước khử muối Trộn lẫn với nước thải nếu có thểb

Nước thải thường Tuân theo MARPOL 73/78b

Chất thải thực phẩm Tuân theo MARPOL 73/78b

Nước chứa dự trữ Tuân theo MARPOL 73/78b

Nước đáy tầu Tuân theo MARPOL 73/78b

Rãnh trên boong (nước không nguy hại và có nguy hại)

Tuân theo MARPOL 73/78b

Ghi chú: a 96 giờ LC-50: nồng độ thang một phần triệu (ppm) hoặc phần trăm các pha hạt lơ lửng (SPP) làm chết 50% số mẫu sinh vật thử được phơi nhiễm trong nồng độ đó suốt 96 giờ. b Tại các vùng nước ven bờ, lựa chọn cẩn thận vị trí xả trên cơ sở độ nhậy cảm môi trường và khả năng chịu đựng của vùng nước tiếp nhận

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

52

2.2. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn về an toàn và sức khỏe lao động

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),11 Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),12 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),13 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, 14 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Đối với hướng dẫn phơi nhiễm nghề nghiệp cho vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM), người đọc sẽ được tư vấn về giá trị trung bình và giá trị cực đại đã được Hội đồng quản lý chất thải NORM Canada, Hội sức khỏe Canada,

11 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/

12 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/

13 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992

14 Có sẵn tại: http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

và Hội Khai thác và sản xuất dầu mỏ Úc công bố hoặc các nguồn quốc tế khác đã biết.

Tỷ lệ tai nạn và Tử vong

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).15

Giám sát An toàn và Sức khỏe Lao động

Môi trường làm việc phải được giám sát những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện16

như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở

15 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

16 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

53

sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

54

3.0 Tài liệu tham khảo và các nguồn bổ xung Alberta Energy and Utilities Board (EUB). 1999. Upstream Petroleum Industry Flaring, Venting and Incineration. Directive 060. Calgary, Alberta: 1999. American Petroleum Institute (API). 1997. Environmental Guidance Document: Waste Management in Exploration and Production Operations. API E5. Second Edition. API. American Petroleum Institute (API). Management and Disposal Alternatives for Naturally Occurring Radioactive Material (NORM) Wastes in Oil Production and Gas Plant Equipment. Publ. 7103. API. ARPEL (2000) Occupational Health and Work Risk, http://www.arpel.org ARPEL (2005) Statistics on Incidents in the Oil and Gas Industry in Latin America and the Caribbean - 2004 Statistics for ARPEL Member Companies, http://www.arpel.org Australian Petroleum Production & Exploration Association Limited (APPEA). 2002. Guidelines for Naturally Occurring Radioactive Materials. Camberra, Australia: APPEA. Bel M.K. Engineering. 1999. Guidelines for the Control of Contamination from Offshore Exploration and Production Operations Guideline # 26. Prepared for ARPEL, Montevideo. Uruguay: Bel M.K. Engineering. Canadian Association of Petroleum Producers (CAPP). 2001. Offshore Produced Water Waste Management. Report 2001-030. Calgary: CAPP. Canadian NORM Waste Management Technical Committee. 2005. Final Draft. Technical Report on the Management of Naturally Occurring Radioactive Material (NORM) in Waste. NORM Waste Management Technical Committee. Canada Nova Scotia Offshore Petroleum Board (CNSOPB). 2002. Offshore Waste Treatment Guidelines. Nova Scotia: CNSOPB. Decreto Legislativo (Ministerial Decree). April 3, 2006, No. 152. Norme in Materia Ambientale. Rome, Italy. E&P Forum. 2002. Oil and Gas Exploration and

Production in Arctic Offshore Regions - Guidelines for Environmental Protection. Report No. 2.84/329. UNEP IE/PAC Technical Report 37. E&P Forum Report 2.72/254. E&P Forum. E&P Forum. 1993. Exploration and Production (E&P) Waste Management Guidelines. Report No. 2.58/196. E&P Forum. E&P Forum/UNEP. 2000. Environmental Management in Oil and Gas Exploration and Production. A Joint E&P Forum/UNEP Publication. E&P Forum/UNEP. Ekins, Paul, Robin Vanner, and James Firebrace. 2005. Management of Produced Water on Offshore Oil Installations. A Comparative Analysis using Flow Analysis. Policy Studies Institute. U.K. Department of Trade and Industry. Fisheries and Oceans Canada. 2004. Review of Scientific Information on Impacts of Seismic Sound on Fish, Invertebrates, Marine Turtles and Marine Mammals. Habitat Status Report 2004/002. 2004. Grant, Alistair. 2003. Environmental Impacts of Decommissioning of Oil and Gas Installations in the North Sea. Available at http://www.uea.ac.uk/~e130/cuttings.htm Health Canada, Canadian NORM Working Group of the Federal Provincial Territorial Radiation Protection Committee. 2000. Canadian Guidelines for the Management of Naturally Occurring Radioactive Materials (NORM). Canadian. Ministry of Health. Minister of Public Works and Government Services Canada. Helsinki Commission (Helcom). 1997. Recommendation 18/2. Offshore Activities. Helsinki, Finland: Helcom. Hildebrand, J. A. 2004. Impacts of Anthropogenic Sound on Cetaceans. IWC SC/E/13 (2004). International Association for Geophysical Contractors (IAGC). 2001. Environmental Manual for Worldwide Geophysical Operations. Houston, Texas: IAGC. International Association of Oil and Gas Producers (OGP). 2005. Fate and Effects of Naturally Occurring Substances in Produced Waters on the Marine Environment. Report No. 364. OGP. International Association of Oil and Gas Producers (OGP). 2004a. Environmental Performance in the E&P Industry - 2004 Data. Report No. 372. November

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

55

2005. OGP. International Association of Oil and Gas Producers (OGP). 2004b. OGP Safety Performance Indicators - 2004. Report No. 367. May 2005. OGP. International Association of Oil and Gas Producers (OCP) and International Association for Geophysical Contractors (IAGC). 2004. Seismic Surveys and Marine Mammals. A Joint OGP/IAGC Position Paper. Report No. 358. OGP/IAGC. International Maritime Organization (IMO). 2003. Guidelines for Application of MARPOL Annex I Requirements to FPSOs and FSUs. MEPC/Circ.406. London, U.K.: IMO. International Maritime Organization (IMO). 2002. MARPOL 73/78, Consolidated Edition 2002. London, U.K.: IMO. International Marine Organization (IMO). 1990. International Convention on Oil Pollution, Preparedness, Response and Cooperation. London, U.K.: IMO. International Petroleum Industry Environmental Conservation Association (IPIECA). 2006. Oil Spill Preparedness and Response. Report Series Summary. London, U.K.: IPIECA. International Petroleum Industry Environmental Conservation Association (IPIECA). 2000. A Guide for Contingency Planning for Oil Spills on Water. Second Edition. London, U.K.: IPIECA. Available at http://www.ipieca.org Joint Nature Conservation Committee. 2004. Guidelines for Minimizing Acoustic Disturbance to Marine Mammals from Seismic Surveys. Joint Nature Conservation Committee. Aberdeen., U.K.: Joint Nature Conservation Committee McCauley, R.D., J. Fewtrell, A.J. Duncan, C. Jenner, M-N. Jenner, J.D. Penrose, R.I.T. Prince, A. Adhitya, J. Murdoch, and K. McCabe. 2000. “Marine Seismic Surveys. A Study of Environmental Implications.” APPEA Journal 20: 692-707. McGinnis, Michael V., Fernandez, Linda, and Caroline Pomeroy. 2001. The Politics, Economics, and Ecology of Decommissioning Offshore Oil and Gas Structures. MMS OCS Study 2001-006. Coastal Research Center, Marine Science Institute, University of California, Santa Barbara, California. Cooperative Agreement Number 14-35-0001-30761. Miljo/Arctic Environment, 2nd. edition. National

Environmental Research Institute. Denmark. Research Notes from NERI No. 132. Mosbech, A. R. Dietz, and J. Nymand. 2000. Preliminary Environmental Impact Assessment of Regional Offshore Seismic Surveys in Greenland. Arktisk Institute. National Research Council. 2003. Ocean Noise and Mammals. Committee on Potential Impacts of Ambient Noise in the Ocean on Marine Mammals. Ocean Studies Board. Washington, D.C.: National Research Council of the National Academy of Sciences. National Academies Press. NORSOK Standard. 2005. Environmental Care. S-003. Rev. 3. December 2005. Standards Norway. Norway: NORSOK. Norwegian Oil Industry Association (OLF). 2004. Recommended Guidelines for Waste Management in the Offshore Industry. Norway: OLF. OSPAR Commission (OSPAR). 2004. Guidelines for Monitoring the Environmental Impact of Offshore Oil and Gas Activities. Reference number: 2004-11. OSPAR. OSPAR Commission (OSPAR). 2002. Guidelines for the Consideration of the Best Environmental Option for the Management of OPF-Contaminated Cuttings Residue. Reference number: 2002-8. OSPAR. OSPAR Commission (OSPAR). 2001a. The Environmental Aspects of On and Off-site Injection of Drill Cuttings and Produced Water. OSPAR. OSPAR Commission (OSPAR). 2001b. Recommendation 2001/1 for the Management of Produced Water from Offshore Installations. OSPAR. OSPAR Commission (OSPAR). 2000a. Decision 2000/3 on the Use of Organic-Phase Drilling Fluids (OPF) and the Discharge of OPF- Contaminated Cuttings. OSPAR. OSPAR Commission (OSPAR). 2000b. Recommendation 2000/4 on a Harmonised Pre-Screening Scheme for Offshore Chemicals. OSPAR. OSPAR Commission (OSPAR). 1998. Decision 98/3 on the Disposal of Disused Offshore Installation. OSPAR. PAME. 2002. Arctic Offshore Oil and Gas Guidelines.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

56

Produced by Protection of the Arctic Environment Working Group. Iceland: PAME. Available at www.pame.is PARCOM. 1986. Recommendation 86/1 of a 40mg/l emission standard for platforms. PARCOM 8/12/1, paras 5.37-5.40. PARCOM. Patin, Stanislav. 1999. Environmental Impact of the Offshore Oil and Gas Industry. East Northport, NY: EcoMonitor Publishing.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

57

Phụ lục A: Mô tả chung các hoạt động công nghiệp

Các sản phẩm chính của công nghiệp dầu và khí ngoài khơi là dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, và khí tự nhiên. Dầu thô bao gồm hỗn hợp của các loại hydrocarbon có trọng lượng phân tử và tính chất khác nhau. Khí tự nhiên có thể sản xuất ra từ các giếng dầu hoặc từ các giếng khai thác khí tự nhiên như là sản phẩm chính. Mêtan là thành phần có thể nhận thấy trong khí tự nhiên còn êtan, propane, butane cũng là các thành phần đáng kể. Các thành phần nặng hơn kể cả propane và butane tồn tại ở dạng lỏng khi bị làm lạnh và nén lại và nó thường tách ra và sản xuất khí hóa lỏng.

Hoạt động thăm dò

Điều tra địa chấn

Điều tra địa chấn là để dẫn đến vị trí chính xác trữ lượng hydrocarbon tiềm năng trong thành tạo địa chất sâu dưới đáy biển. Công nghệ địa chấn sử dụng sự phản xạ âm thanh để xác định thành tạo dưới biển. Trong các điều tra địa chấn hiện đại như là 16 “kênh” (cáp chứa các ống nghe dưới nước dùng để xác định âm thanh phản xạ từ dưới mặt biển) đi sau các tầu địa chấn tại độ sâu 5 đến 10 m. Mỗi cáp có thể dài từ 8 đến 10 km. Thêm vào dãy các ống nghe này, tầu kéo dãy nguồn địa chấn bao gồm một số súng bắn khí chúng phát ra nguồn âm thanh cỡ 200-250 dB xuống dưới. Sự phát âm thanh được lặp lại sau 6 đến 10 giây được phản xạ lên từ các thành tạo địa chất

dưới sâu và được ghi nhận bằng dẫy ống nghe.

Khoan thăm dò

Hoạt động khoan thăm dò thực hiện sau khi phân tích các dữ liệu địa chấn để kiểm tra và định lượng khối lượng và phạm vi tài nguyên dầu và khí từ thành tạo địa chất sản xuất tiềm năng. Nếu như gặp vỉa dầu và khí thì việc khoan thêm sẽ được thực hiện.

Có các loại khác nhau của thiết bị khoan ngoài khơi như sau:

• Thiết bị khoan lưu động (jack-up

rig): phù hợp cho vùng nước nông dưới 100 m có thể chuyển tới vị trí hoặc là tự hành hoặc là bằng tầu kéo. Khi ở đó các kích điện hoặc thủy lực hạ ba hoặc bốn chân của nó xuống đáy biển để nâng giàn khoan lên trên mặt nước.

• Thiết bị khoan nửa chìm (semi-

submersible rig): phù hợp cho các vùng nước sâu và được vận chuyển tới vị trí hoặc là tự hành hoặc bằng tầu kéo. Thân giàn một phần chìm dưới biển và được giữ bằng một loạt các mỏ neo.

• Thiết bị chìm (submersible rig): giới hạn ở vùng nước nông và được lai dắt tới vị trí bao gồm hai phần thân: một phần bên trên hoặc giàn khoan, một phần thân thấp hơn ngập nước và chìm tới đáy biển.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

58

• Xà lan khoan (drill barges) như giàn nổi: phù hợp cho vùng nước nông, cửa sông, hồ, đầm lầy, ngập nước và sông. Không phù hợp với vùng nước sâu. Vận chuyển đến vị trí bằng lai dắt.

• Tầu khoan (drillship): được thiết kế để khoan những vị trí sâu. Việc khoan tiến hành trên giàn khoan và tháp khoan được định vị ở giữa boong mà từ đó cần khoan sẽ đưa xuống dưới qua một lỗ trên sàn (moonhole)

Sau khi xác định được vị trí, một loạt mặt cắt giếng có đường kính giảm dần được khoan từ thiết bị. Đầu mũi khoan gắn với cần khoan treo trên tháp khoan được quay tròn trong giếng. Khớp nối khoan được gắn thêm một vật tăng trọng lượng và dung dịch khoan được luân chuyển qua cần khoan và bơm vào mũi khoan. Dung dịch khoan có một số chức năng. Nó tác động thủy lực để hỗ trợ họat động cắt của mũi khoan, và nó làm nguội mũi khoan và gỡ bỏ đá cắt ra từ thân giếng và bảo vệ giếng chống lại áp suất được tạo thành. Khi mà mỗi mặt cắt được khoan, một ống chống thép được đưa vào trong lỗ và và được gắn chặt tại chỗ để ngăn chăn sự sập giếng. Khi tới bể chứa, giếng có thể được hoàn thành và kiểm tra bằng đưa tàu sản xuất và thiết bị đến để dẫn hydrocarbon lên mặt để xác định các đặc tính của bể chứa bằng máy phân tách kiểm tra.

Triển khai khai trường

Việc triển khai khai trường có thể tiến hành sau khi thăm dò (giếng khoan đã được kiểm nghiệm thêm) đã định vị và khẳng định các hydrocarbon có thể thu hồi một cách kinh tế. Trong nhiều trường hợp, điều này bao hàm cả việc lắp đặt giàn khoan ngoài khơi và mặt bằng sản xuất để đủ nhu cầu năng lượng và nước cho số nhân viên và cho chế biến sẵn sàng xuất khẩu.

Có rất nhiều loại giàn ngoài khơi, bao gồm:

• Giàn cố định: được sử dụng ở vùng nước sâu lên đến 500 m gồm chân bằng thép hoặc bê tông (bọc ngoài) được đặt chắc chắn trực tiếp trên đáy biển bằng các trụ thép để nâng đỡ sàn thép. Thiết bị khoan, cơ sở sản xuất và sinh hoạt nhìn chung được dựng nhà trên sàn.

• Tháp mềm (compliant tower): sử dụng ở những vùng nước sâu trong khoảng 500m đến 1.000m bao gồm một một tháp hẹp, linh hoạt trên cọc nền nâng đỡ mặt sàn quy ước.

• Giàn chân ứng suất (tension leg

platform): sử dụng nơi nước sâu lên đến khoảng 2.000m và bao gồm một thiết bị nổi được neo giữ trên đáy biển và cố định vị trí bằng các mỏ neo. Giàn chân ứng suất mini (seastars) tồn tại trong độ sâu khoảng giữa 200m và 1.000m.

• Giàn khoan lưu động (jack-up

platform): sử dụng tại vùng nước nông trong khoảng 100m và vận chuyển đến vị trí mà tại đó các chân có kích thủy lực đã được đặt tại đúng vị trí để đỡ sàn.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

59

• Giàn trụ (Spar platform): sử dụng ở chỗ nước sâu từ 500m đến 1.700m gồm một thân hình trụ đỡ mặt sàn.

• Hệ thống sản xuất nổi: các tầu biển gắn với cơ sở chế biến và neo giữ tại vị trí bằng các mỏ neo. Các bồn chứa được thường xuyên thay đổi, các loại chủ yếu của hệ thống sản xuất nổi là hệ thống phao, sản xuất, lưu giữ và xuất hàng (FPSO), hệ thống phao, lưu giữ và xuất hàng (FSO) và bộ phận kho nổi (FSU).

Mặt bằng sản xuất sẽ cung cấp thiết bị để tách dung dịch tạo thành ra dầu, khí và nước. Phụ thuộc vào dự án, mặt bằng có thể chỉ dùng để sản xuất khi mà việc khoan có thể được dẫn từ một giàn khoan riêng biệt kế bên. Một số giàn chỉ dùng để mang hydrocarbon lên trên mặt và xuất trực tiếp cho chế biến trong khi một số giàn khí gas vận hành sản xuất không có người. Thường là nhiều giếng được khoan từ vị trí đặt giàn dùng kỹ thuật khoan định hướng. Trong một số trường hợp, giới hạn khu mỏ không thể khoan định hướng từ một địa điểm cố định hoặc là bể chứa quá nhỏ, bộ phận sản xuất dưới biển sẽ được lắp đặt trên đáy biển theo lỗ khoan và hydrocarbon sản xuất ra sẽ đưa đến thiết bị giàn bằng hệ thống nâng.

Sau khi triển khai khoan và hoàn thiện để sẵn sàng cho dòng dung dịch tạo thành đưa lên trên bề mặt, một “cây thông giáng sinh” (christmas tree) cho phép kiểm soát lưu lượng lên bề mặt được đặt trên miệng giếng. Dầu, khí

và nước được tách ra từ dòng hỗn hợp dung dịch được tạo thành hoặc khí và chất ngưng tụ (condensate) trên giàn. Dầu được xuất khỏi giàn bằng cách hoặc là bơm qua đường ống dưới biển lên bờ hoặc là vào các kho nổi ngoài khơi hoặc là vào thẳng các bồn chứa. Đặc biệt, khí được xuất qua đường ống dẫn.

Nhiều các mỏ sản xuất theo một mẫu có thể dự báo được gọi là đường cong suy giảm mà tại đó sản lượng tăng lên tương đối nhanh lên đến đỉnh và rồi sau đó suy giảm chậm. Việc bơm nước và khí vào thường được sử dụng để duy trì áp suất bể chứa và nâng cao sản lượng. Trong trường hợp khác, kỹ thuật nâng cao thu hồi dầu như bơm hơi nước, khí ni-tơ, carbon dioxide, hoạt chất bề mặt có thể sử dụng cho nâng cao hiệu quả thu hồi.

Người quản lý có thể thực hiện dừng hoạt động theo một chu kỳ để làm sạch thân giếng cho phép dầu và khí dễ dàng di chuyển lên bề mặt. Biện pháp khác để tăng sản lượng bao gồm làm đứt gãy và xử lý đáy giếng bằng axít để tạo đường dẫn tốt cho dầu và khí lên bề mặt.

Dừng hoạt động và bỏ hoang

Việc dừng hoạt động các cơ sở ngoài khơi xảy ra khi bể chứa đã hết hoặc là sản phẩm hydrocarbon từ bể chứa trở nên không có lợi. Một phần cơ sở ngoài khơi như là giàn, được xử lý để dỡ bỏ những phần nhiễm bẩn và thường dỡ đi trong khi những thành phần sản xuất khác được hoàn trả an

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ NGOÀI KHƠI

60

toàn và bỏ tại chỗ. Các giếng được bịt lại và loại bỏ để ngăn chặn sự di chuyển bên trong lòng giếng có thể làm nhiễm bẩn môi trường bề mặt. Các thiết bị dưới lỗ khoan được dỡ bỏ và các phần của thành lỗ bị vỡ được rửa sạch các trầm tích, cặn và các mảnh vỡ khác. Lỗ khoan sẽ được bít lại để ngăn dòng dung dịch. Dung dịch với mật độ thích hợp được đặt vào giữa chỗ bít để duy trì áp suất tương ứng. Suốt quá trình này, việc bít lỗ cần được kiểm tra để bảo đảm đặt đúng chỗ và hoàn chỉnh. Cuối cùng, lớp vỏ sẽ được cắt ra ở bên dưới bề mặt và nút lại bằng xi măng (bê tông).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

61

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

62

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho việc phát triển dầu và khí trên bờ bao gồm các thông tin thích hợp với thăm dò địa chấn, khoan thăm dò và khai thác. Các hoạt động triển khai và sản xuất, hoạt động vận chuyển kể cả đường ống dẫn; các cơ sở khác gồm trạm bơm, trạm đo, trạm nạo vét ống, trạm máy nén và các cơ sở khác; các hoạt động phụ thuộc và hỗ trợ; và dừng hoạt động. Đối với cơ sở dầu và khí trên bờ đóng ở gần bờ biển (ví dụ như cảng biên cung cấp vật tư, cảng bốc/dỡ hàng), các hướng dẫn bổ sung đã được đề cập trong Hướng dẫn EHS cho bến cảng, bến tầu và nhà ga. Tài liệu này bao gồm những mục như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

63

1.0. Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Mục này cung cấp tóm tắt các vấn đề EHS liên quan đến việc phát triển dầu và khí trên bờ theo hướng khuyến nghị cho việc quản lý. Các vấn đề này có thể thích hợp với bất kỳ hoạt động nào đã được liệt kê khi có thể áp dụng hướng dẫn này. Việc hướng dẫn quản lý các vấn đề EHS chung cho rất nhiều các cơ sở công nghiệp trong suốt giai đoạn xây dựng được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1. Môi trường

Các vấn đề môi trường sau được xem xét như một phần chương trình đánh giá toàn diện và quản lý để giải quyết các rủi ro của dự án cụ thể và tác động tiềm năng. Các vấn đề môi trường có thể đi kèm với các dự án phát triển dầu và khí trên bờ bao gồm như sau:

• Phát thải khí

• Xả nước thải

• Quản lý chất thải rắn và lỏng

• Phát sinh tiếng ồn

• Tác động môi trường đất và hậu quả của dự án

• Sự tràn

Phát thải khí

Nguồn phát thải khí chính (liên tục hoặc không liên tục) là hậu quả từ các

hoạt động trên bờ gồm: nguồn cháy từ các nguồn phát nhiệt và điện, và sử dụng máy nén, bơm, động cơ pittông (nồi hơi, tua-bin và các động cơ khác); nguồn thải từ thông gió và thoát khí hydrocarbon; và các phát thải nhất thời khác.

Chất ô nhiễm chính từ các nguồn này gồm nitrogen oxide (NOx), sulfur oxide (SOx), carbon monoxide (CO), và các hạt nhỏ. Các chất ô nhiễm nữa có thể kể ra là: hydrogen sulfide (H2S), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), methane và ethane; benzene, ethyl benzene, toluene và xylene (BETEX); glycol; các hydrocarbon thơm mạch vòng (PHA).

Sự phát ra khí nhà kính (GHG) đáng kể (tương đương >100.000 tấn CO2 mỗi năm) từ các cơ sở và hoạt động sẽ được định lượng hàng năm theo sự phát thải tích tụ tương ứng với phương pháp và quy trình quốc tế đã quy ước.2

Cần nỗ lực để đạt được tối đa hiệu quả sử dụng năng lượng và thiết kế cơ sở để sử dụng năng lượng tối thiểu. Mục tiêu chính là giảm phát thải khí và đánh giá các phương án giảm phát thải khí mà khả thi về mặt công nghệ và đạt hiệu quả về mặt chi phí. Các khuyến nghị khác về quản lý khí nhà kính và bảo toàn năng lượng đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Khí thải

2 Hướng dẫn bổ xung về phương pháp định lượng có thể được tìm thấy trong Hướng dẫn 3 (Guidance Note 3), phụ lục A của IFC hoặc có thể tại www.ifc.org/envsocstandards

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

64

Sự phát khí thải sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu khí hoặc lỏng trong các nồi hơi, máy nén, tua-bin, và các động cơ khác phát điện và phát nhiệt, hoặc do phun nước, xuất dầu và khí có thể là nguồn phát thải khí đáng kể của các cơ sở trên bờ. Các đặc tính phát thải sẽ được xem xét trong suốt quá trình lựa chọn và mua sắm thiết bị.

Hướng dẫn việc quản lý phát thải của các nguồn đốt có dung lượng nhỏ hơn hoặc bằng 50 MWh nhiệt kể cả chuẩn phát thải khí, đã được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS. Đối với các nguồn đốt lớn hơn 50 MWh nhiệt, xin tham khảo Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện.

Thoát khí và đốt đuốc khí

Khí đồng hành được mang lên bề mặt cùng với dầu thô suốt quá trình sản xuất dầu là đôi lúc được loại bỏ tại các cơ sở trên bờ bằng thông gió và đốt đuốc khí xả vào khí quyển. Thực tế này được nhìn nhận rộng rãi là lãng phí một nguồn tài nguyên có giá trị cũng như là một nguồn đáng kể phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, biện pháp đốt đuốc khí và thông gió cũng là một cách an toàn quan trọng được sử dụng trong các cơ sở dầu và khí trên bờ để đảm bảo khí và các hydrocarbon được loại bỏ một cách an toàn trong lúc có trường hợp khẩn cấp, khi có sự cố của thiết bị và nguồn điện, hoặc các sự cố khác của nhà máy.

Biện pháp phù hợp với Tiêu chuẩn toàn cầu về giảm thông gió và đốt đuốc khí (Global Gas Flaring and

Venting Reduction Voluntary Standard) (nằm trong Chương trình Hợp tác Công tư về đuốc khí toàn cầu thuộc Ngân hàng thế giới - GGFR program3) nên được áp dụng khi xét đến lựa chọn thông gió và đuốc khí cho hoạt động trên bờ. Tiêu chuẩn hướng dẫn làm như thế nào để loại bỏ và đạt được sự hạn chế đuốc khí và thoát ra của khí tự nhiên.

Sự thoát khí gas liên tục không được coi là một thực hành công nghiệp tốt và cần phải tránh. Dòng khí đồng hành cần được dẫn đến hệ thống đuốc khí hiệu quả, mặc dầu việc đốt khí liên tục cần tránh nếu có phương án thay thế. Trước khi thực hiện biện pháp đốt khí, cần đánh giá các phương án khả thi khác để sử dụng khí và để có thể tận dụng tối đa và tích hợp vào trong thiết kế sản xuất.

Các phương án thay thế có thể bao gồm sử dụng khí cho nhu cầu năng lượng tại chỗ, xuất ga cho các cơ sở lân cận hoặc ra thị trường, bơm ga trở lại bể chứa để duy trì áp suất, tăng cường thu hồi bằng kích khí (gas lift), hoặc khí cho các thiết bị. Quá trình đánh giá các phương án lựa chọn cần được lập thành tài liệu. Nếu không có lựa chọn khả thi nào cho việc sử dụng khí đồng hành, phương pháp làm giảm thể tích đốt khí cần được đánh giá và việc đốt khí cần được xem xét như một giải pháp tạm thời, với mục đích hướng tới loại bỏ việc đốt khí liên tục.

Nếu việc đốt khí là cần thiết, cần cải tiến liên tục việc đốt khí thông qua

3 Nhóm Ngân hàng thế giới (2004)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

65

việc thực hiện các thực hành công nghiệp tốt nhất và công nghệ mới. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm được xem xét trong đốt khí như sau:

• Thực hiện các biện pháp giảm nguồn khí đến mức nhỏ nhất có thể;

• Sử dụng các loại đầu đốt hiệu quả và tối ưu hóa số lượng và kích thước đầu phun đốt;

• Tối đa hóa hiệu quả đốt khí bằng cách kiểm soát và tối ưu hóa tỉ lệ dòng khí đốt nhiên liệu/không khí/hơi nước;

• Giảm thiểu đốt khí từ bộ lọc và dẫn khí (purge & pilot), không ảnh hưởng an toàn bằng biện pháp lắp đặt các thiết bị làm sạch, các bộ phận thu hồi khí đốt, làm sạch trơ, công nghệ van đế mềm ở chỗ thích hợp và lắp đặt hệ dẫn hướng bảo toàn;

• Giảm thiểu rủi ro của đầu thổi khí ra bằng cách bảo đảm tốc độ ra hiệu quả và và cung cấp đủ gió;

• Sử dụng bộ đánh lửa mồi đáng tin cậy;

• Lắp đặt hệ thống thiết bị đồng bộ cao để giảm các hiện tượng quá áp và tránh/giảm tình trạng đốt khí;

• Giảm thiểu chất lỏng vào dòng khí đốt bằng một hệ tách chất lỏng phù hợp;

• Giảm thiểu chiều cao ngọn lửa và chiều rộng lưỡi lửa;

• Vận hành đốt khí để kiểm soát phát thải mùi và khói;

• Đặt đốt khí tại khoảng cách an toàn đến khu sinh hoạt;

• Thực hiện chương trình bảo dưỡng và thay thế đầu đốt để bảo đảm hiệu quả đốt liên tục tối đa;

• Đo khí đốt.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc hỏng thiết bị hoặc nhà máy gặp sự cố, khí ga thoát ra sẽ không được thoát đi mà cần được đưa đến hệ thống đốt khí hiệu quả. Việc thoát khí khẩn cấp có thể là cần thiết trong điều kiện khu vực đặc biệt mà ở đó không thể đốt khi được, hoặc tại đó không có hệ đốt khí do thiếu hydrocarbon phù hợp có trong dòng khí đốt để hỗ trợ cho việc đốt, hoặc thiếu áp suất cần thiết để đưa dòng vào hệ đuốc khí. Việc chứng minh không cần hệ đốt khí sẽ phải lập thành tài liệu đầy đủ trước khi xem xét một hệ thống thoát khí khẩn cấp.

Để giảm tối thiểu việc đốt khí do hư hỏng thiết bị hoặc sự cố nhà máy, độ tin cậy của nhà máy phải cao (>95%), dự trữ sẵn các phụ tùng máy và có quy trình tắt máy đầy đủ.

Thể tích khí đốt cho một cơ sở mới cần được ước tính ngay từ thời gian đầu đưa thiết bị vào hoạt động sao cho có thể triển khai đốt được một thể tích khí cố định. Thể tích khí đốt cho một lần đốt cần được ghi nhận và báo cáo.

Phát thải nhất thời

Sự phát thải nhất thời tại các cơ sở trên bờ liên quan đến thoát hơi lạnh,

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

66

tua-bin hở, rò rỉ đường ống, khóa, mối nối, gờ nối, hở đầu ống, nắp đậy bơm, nắp máy nén, van giảm áp, bồn hoặc các hố/bể chứa hở, và các hoạt động bốc và dỡ hydrocarbon.

Phương pháp để kiểm soát và giảm thiểu phát thải nhất thời cần được xem xét trong giai đoạn thiết kế, vận hành và bảo dưỡng của cơ sở. Việc lựa chọn các van, gờ nối, lắp ráp, nắp đậy, bao gói thích hợp cần được cân nhắc trên cơ sở an toàn và yêu cầu phù hợp cũng như khả năng để giảm sự rò rỉ khí và phát thải tức thời. Thêm vào đó chương trình xác định và sửa chữa sự rò rỉ sẽ được thực hiện. Bộ phận kiểm soát sự bay hơi cần được lắp đặt cho việc bốc dỡ hydrocarbon.

Việc sử dụng các lỗ thông khí trên nóc bồn cần tránh bằng cách lắp đặt van giảm áp. Bộ phận kiểm soát bay hơi cần được lắp đặt cho quá trình bốc hàng và dỡ hàng của tàu dầu khi cần thiết. Hệ thống xử lý hơi có thể bao gồm các bộ phận khác nhau như hấp phụ carbon, làm lạnh, ôxy hóa nhiệt và bộ phận hấp thụ dầu nghèo. Hướng dẫn thêm về ngăn ngừa và kiểm soát phát thải nhất thời từ các bồn chứa đã được đề cập trong Hướng dẫn EHS đối với kho dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ.

Kiểm tra giếng

Trong quá trình kiểm tra giếng khoan, việc đốt các khí hydrocarbon cần tránh đặc biệt là tại các vùng nhậy cảm môi trường. Các cách khả thi sẽ được đánh giá cho việc thu hồi các dung dịch hydrocarbon cần được xem xét trên cơ

sở sự an toàn của việc bảo quản các hydrocarbon dễ bay hơi, để chuyển đến các cơ sở chế biến hoặc có phương án xử lý khác. Đánh giá các phương án thải hydrocarbon thành phẩm cần được lập thành tài liệu và báo cáo.

Nếu như chỉ có thể lựa chọn giải pháp đốt khí cho mẫu kiểm tra, thì chỉ cần một thể tích nhỏ hydrocarbon để kiểm tra sẽ được dẫn ra và thời gian kiểm tra giếng cần được rút ngắn nhất. Một đầu đốt khí cháy kiểm tra hiệu quả gắn kèm với hệ thống đốt tăng cường phù hợp sẽ được lựa chọn để giảm bớt sự cháy không hoàn toàn, khói đen và hydrocarbon rơi xuống. Thể tích hydrocarbon được đốt cần được ghi chép lại.

Nước thải

Hướng dẫn chung EHS cung cấp các thông tin về quản lý nước thải, bảo tồn nguồn nước và tái sử dụng với các chương trình quan trắc nước thải và chất lượng nước. Hướng dẫn dưới đây liên quan đến dòng nước thải bổ xung đặc thù cho ngành dầu và khí trên bờ.

Nước sản xuất

Các bể chứa dầu và khí có nước (nước thành tạo) trở thành nước sản xuất được đưa lên bề mặt suốt quá trình sản xuất hydro cacbon. Nước sản xuất có thể là một trong các sản phẩm chất thải lớn nhất, về thể tích, được quản lý và thải bỏ trong công nghiệp dầu và khí trên bờ. Nước sản xuất chứa một hỗn hợp phức tạp các thành phần vô

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

67

cơ (muối hòa tan, vết kim loại, các hạt lơ lửng) và hữu cơ (các hydrocarbon phân tán và hòa tan, các axít hữu cơ) và trong nhiều trường hợp, các chất phụ gia lắng đọng (như chất ức chế gỉ và ăn mòn) được thêm vào trong quá trình sản xuất hydrocarbon.

Các phương án khả thi cho việc quản lý và thải bỏ nước sản xuất sẽ được đánh giá và tích hợp trong thiết kế sản xuất. Cách thải bỏ chính có thể bao gồm bơm xuống các bể chứa để nâng cao hiệu quả thu hồi dầu, và bơm vào các giếng dành cho thải bỏ được khoan đến một thành tạo địa chất phù hợp bên dưới bề mặt. Các phương án sử dụng khác như sử dụng làm nước tưới, kiểm soát bụi, hoặc sử dụng cho các ngành công nghiệp khác có thể được cân nhắc thích hợp nếu như tính chất hóa học của nước sản xuất là tương thích với các lựa chọn này. Nước sản xuất xả vào nguồn nước mặt hoặc ra đất chỉ là giải pháp cuối cùng được lựa chọn và chỉ khi không thể lựa chọn một giải pháp khác. Nước sản xuất được xả ra sẽ được xử lý đạt giới hạn có trong bảng 1 mục 2.1 của hướng dẫn này.4

Công nghệ xử lý nước sản xuất sẽ phụ thuộc vào phương án thải bỏ cuối cùng và điều kiện riêng của khu mỏ. Công

4 Việc xả nước thải vào nguồn nước mặt không được dẫn đến những tác động đáng kể lên các thụ nhân môi trường và và sức khỏe con người. Một kế hoạch xả thải mà xét đến điểm xả, tốc độ xả, sử dụng hóa chất và sự phân tán và rủi ro môi trường là cần thiết. Việc xả sẽ được lập kế hoạch xa khỏi vùng nhậy cảm môi trường, có sự chú ý đặc biệt đến mức gương nước cao, lớp ngậm nước, đất ngập nước và các thụ nhân của cộng đồng kể cả giếng nước, nguồn nước tiếp nhận và vùng đất nông nghiệp giá trị cao.

nghệ xử lý có thể bao gồm tổ hợp tách trọng lực và/hoặc cơ học và xử lý hóa chất, và có thể bao gồm hệ xử lý đa tầng có một số công nghệ để đạt được một loạt các yêu cầu nước bơm trở lại và xả ra. Cần dự trữ một hệ thống xử lý nước phụ hiệu quả để bảo đảm sự vận hành liên tục và cần có một phương án thay thế khả thi.

Để làm giảm thể tích nước sản xuất bị loại bỏ, các chú ý sau được cân nhắc:

• Quản lý đầy đủ giếng trong quá trình hoàn thiện giếng để tối thiểu hóa nước sản xuất;

• Hoàn thiện lại các giếng sinh ra nhiều nước để tối thiểu hóa việc sinh ra nước;

• Sử dụng công nghệ phân tách dưới giếng (downhole) tại những chỗ có thể và công nghệ cắt nước (shutoff water) khi khả thi về công nghệ và kinh tế;

• Ngừng các giếng khoan sản xuất ra nhiều nước.

Để tối thiểu hóa nguy cơ môi trường liên quan đến phụ gia hóa chất dư trong dòng nước sản xuất ở những nơi phương pháp xả mặt được dùng, hóa chất sản xuất sẽ được lựa chọn cẩn thận bằng cách tính đến thể tích, độc tính, khả dụng sinh học, khả năng tích tụ sinh học. Thải bỏ vào các ao bay hơi có thể là một lựa chọn cho nước sản xuất. Biện pháp xây dựng và quản lý được bao gồm trong hướng dẫn đối với nơi chứa hoặc hố thải bề mặt sẽ nên được áp dụng cho ao nước sản xuất.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

68

Nước kiểm tra thủy tĩnh

Việc kiểm tra thủy tĩnh của các thiết bị và ống dẫn bao gồm kiểm tra áp suất bằng nước để xác định những chỗ rò rỉ và để xác định tính toàn vẹn của thiết bị và đường ống. Các phụ gia hóa chất (chất ức chế ăn mòn, khử hoạt tính ôxy, chất màu) có thể được thêm vào trong nước để ngăn chặn sự ăn mòn hoặc để xác định những chỗ rò rỉ. Để kiểm tra đường ống, một ống phân phối được lắp đặt trên mặt cắt của các ống mới được xây dựng và không nên đặt ở các vùng ven sông và đất ngập nước.

Nguồn nước để thử thủy tĩnh không được làm đảo lộn mực nước hoặc cản trở tốc độ chảy của nước tự nhiên, và tốc độ rút (hoặc thể tích) nước kiểm tra không được vượt quá 10% dòng chảy (hoặc thể tích) của nguồn nước. Biện pháp kiểm soát xói mòn và kiểm soát cá sẽ được thực hiện khi cần thiết trong quá trình rút nước ra tại vị trí nhận nước.

Cách loại bỏ nước sau kiểm tra thủy tĩnh bao gồm bơm vào các giếng bỏ đi nếu có thể hoặc xả vào nước mặt hoặc ra đất. Nếu không có giếng thải và việc xả vào nước mặt và ra đất là cần thiết thì các biện pháp sau cần phải được thực hiện để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm:

• Giảm nhu cầu sử dụng hóa chất bằng cách tối thiểu hóa thời gian nước kiểm tra còn trong thiết bị hoặc trong đường ống;

• Nếu cần phải sử dụng hóa chất, lựa chọn cẩn thận các loại phụ gia hóa

chất theo tiêu chí về liều lượng nồng độ, độ độc tính, sự suy thoái sinh học, tính khả dụng sinh học, khả năng tích tụ sinh học.

• Tiến hành kiểm tra độc tính khi cần thiết sử dụng phương pháp luận kiểm tra đã biết. Cần phải có một cái hồ lưu giữ để đủ thời gian cho độc tính suy giảm. Hồ chứa cần đáp ứng được các chỉ dẫn đối với nơi chứa và ao nước thải như đã được thảo luận trong Hướng dẫn này;

• Sử dụng cùng một lượng nước cho nhiều phép kiểm tra;

• Kiểm tra chất lượng nước kiểm tra thủy tĩnh trước khi sử dụng và khi xả và cần được xử lý đạt yêu cầu giới hạn xả trong bảng 1 mục 2.1 trong Hướng dẫn này;

• Nếu như một lượng lớn nước thử thủy tĩnh có sử dụng hóa chất được xả vào nguồn nước mặt, nơi tiếp nhận nước cả đầu nguồn và cuối nguồn, của dòng xả cần phải được theo dõi. Việc phân tích hóa chất nơi xả của nguồn tiếp nhận có thể cần thiết để chứng minh không xảy ra sự suy thoái chất lượng môi trường;

• Nếu xả vào nước, thể tích và thành phần của nước thử thủy tĩnh cũng như lưu lượng dòng chảy hoặc thể tích của bản thân nơi tiếp nhận cần được cân nhắc để lựa chọn một vị trí xả thích hợp để bảo đảm rằng chất lượng nước sẽ không bị đảo lộn ảnh hưởng đến xung quanh khu vực trộn xác định;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

69

• Sử dụng bể gián đoạn (break tank) hoặc bể tiêu năng (như đá bảo vệ, lưới, vải dầu...) để xả;

• Sử dụng phương pháp kiểm soát lắng đọng (ví dụ như song chắn bùn, túi cát, kiện cỏ khô) để bảo vệ thủy sinh, chất lượng nước và người sử dụng nước khỏi các hậu quả tiềm tàng của việc xả nước như là làm tăng sự lắng cặn và giảm chất lượng nước;

• Nếu như xả ra đất, vị trí xả phải được lựa chọn sao cho ngăn ngừa lụt, xói mòn, hoặc làm giảm khả năng nông nghiệp của vùng đất tiếp nhận. Cần phải tránh xả trực tiếp vào đất canh tác và đất ngay thượng nguồn của đầu vào nguồn nước của khu dân cư/ công cộng.

• Nước xả trong quá trình xúc rửa và nước rửa trước khi thử thủy tĩnh sẽ được gom lại và giữ trong các bồn và chỉ được xả ra sau khi kiểm tra chất lượng nước bảo đảm rằng nó đã đạt đến chỉ tiêu xả như trong bảng 1 mục 2.1 của Hướng dẫn này.

Hệ thống làm mát và hệ thống đốt nóng

Các cơ hội bảo tồn nước đã được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS cần được xem xét cho hệ thống nước làm mát và đốt nóng của cơ sở dầu và khí. Nếu sử dụng nước làm lạnh, nó sẽ được xả ra tại vị trí mà cho phép trộn lẫn tối đa và làm lạnh của chùm nhiệt bảo đảm rằng nhiệt độ chỉ sai khác 30C nhiệt độ nước của vùng lân cận tại mép của vùng hòa trộn hoặc trong

khoảng 100 m từ điểm xả và được ghi chú trong bảng 1 mục 2.1 của Hướng dẫn này.

Nếu phụ gia dioxide và/hoặc phụ gia hóa chất khác được sử dụng trong hệ thống làm mát cần chú ý đến ảnh hưởng của tồn dư hóa chất trong xả thải sử dụng các kỹ thuật liên quan như đánh giá dựa trên nguy cơ.

Nước thải khác

Nước thải khác sinh ra hàng ngày tại các cơ sở trên bờ bao gồm nước cống, nước mưa, nước đáy bồn, nước cứu hỏa, nước rửa các thiết bị và xe tải và các loại nước nhiễm dầu nói chung. Biện pháp ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm được xem xét cho loại nước thải này bao gồm:

• Nước cống rãnh: nước mầu xám và đen từ nước tắm, vệ sinh, và nhà bếp cần được xử lý như mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.

• Nước thoát và nước mưa: Cần có hệ thống thoát nước riêng đối với nước thoát từ vùng sản xuất có thể bị nhiễm dầu (hệ thống cống kín) và nước thoát từ vùng không sản xuất (cống mở). Tất cả nước thoát từ vùng chế biến cần được gom về hệ thống cống kín và tránh được sự chảy nước nhiễm bẩn lung tung không kiểm soát được. Bể chứa nước thoát và bể lắng cần được thiết kế có đủ công suất chứa với điều kiện làm việc dự kiến và cần lắp đặt hệ thống chống tràn. Khay hứng và các bộ kiểm soát khác sẽ được sử dụng để thu gom nước thoát ra từ các thiết bị mà không

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

70

chảy vào rãnh được để dẫn về hệ thống cống kín. Xây dựng các kênh dẫn nước mưa và các ao thu nước như một phần của hệ thống cống hở cần có bộ phân tách dầu/nước. Bộ phân tách này bao gồm van đổi hướng hoặc các bản khối xốp cần được bảo dưỡng định kỳ. Nước mưa chảy tràn sẽ được xử lý thông qua hệ tách dầu/nước để có thể đạt được nồng độ dầu mỡ 10mg/L như ghi chú trong bảng 1 mục 2.1 của Hướng dẫn này. Các hướng dẫn khác về quản lý nước mưa được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

• Nước đáy bồn: Sự tích lũy nước đáy bồn cần được giảm đến mức tối thiểu bằng việc bảo dưỡng định kỳ nắp bể để ngăn cản nước mưa bẩn chảy xuống. Nếu có thể, cần cân nhắc để dẫn lượng nước này vào dòng nước sản xuất để xử lý và thải bỏ. Một phương án khác sẽ coi chúng như nước thải nguy hại và được thải bỏ theo kế hoạch quản lý nước thải của cơ sở. Bùn dưới đáy bồn cũng cần được định kỳ lấy đi và tái sử dụng hoặc thải bỏ như một chất thải nguy hại.

• Nước cứu hỏa: Nước cứu hỏa kiểm tra sẽ được dẫn đến hệ thống cống của cơ sở

• Nước rửa: Nước rửa các thiết bị và xe tải sẽ được dẫn thẳng đến hệ thống cống kín;

• Nước nhiễm dầu nói chung: Nước nhiễm dầu từ các khay hứng và bùn lỏng từ các thiết bị chế biến và

đường ống sẽ được dẫn vào hệ thống cống kín.

Nơi chứa nước thải và hố thải bề mặt

Nếu như hố và ao được sử dụng để chứa nước thải hoặc thải tạm thời trong quá trình vận hành, các hố này cần được xây dựng ở bên ngoài địa điểm nhậy cảm về môi trường. Biện pháp xây dựng và quản lý các hố nước thải bao gồm:

• Lắp đặt một lớp lót sao cho đáy và thành của hố có hệ số độ thấm không vượt quá 1×10-7 cm/giây. Lớp lót này tương thích với vật liệu chứa và đủ khỏe và dầy để duy trì bảo toàn hố. Lớp lót thường bằng vật liệu tổng hợp, xi măng/gốm hoặc đất sét tự nhiên mặc dầu độ dẫn nước của lớp lót tự nhiên sẽ được kiểm tra để bảo đảm sự bảo toàn của ao

• Xây dựng đến độ sâu khoảng 5 m bên trên gương nước theo mùa mưa;

• Sử dụng biện pháp (ví dụ như chiếu nghỉ, gờ) để ngăn sự thoát nước tự nhiên chảy vào hố hoặc bị tràn lên khi mưa to;

• Lắp đặt một hàng rào hoặc lưới xung quanh để ngăn cản sự xâm nhập của con người, động vật chăn thả và động vật hoang dã (kể cả chim chóc);

• Thường xuyên loại bỏ và thu hồi hydrocarbon tự do từ bề mặt hố chứa;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

71

• Loại bỏ lượng chứa trong hố ngay khi dừng vận hành và thải bỏ theo kế hoạch quản lý chất thải;

• Phục hồi vùng có hố sau khi hoàn thành công việc.

Quản lý chất thải

Chất thải có đặc tính nguy hại và không nguy hại5 sinh ra hàng ngày trong các cơ sở trên bờ ngoài các dòng thải và phát thải khí cho phép bao gồm rác thải văn phòng và bao bì, dầu thải, paraffin, sáp, giẻ có dầu, dung dịch thủy tĩnh, pin đã hết, các bình đựng sơn, hóa chất thải và bình chứa hóa chất, các lọc đã dùng, kim loại vụn, rác thải y tế và các thứ khác.

Các vật liệu thải này cần được phân tách thành loại không nguy hại và nguy hại để tái sử dụng, tái chế hoặc thải bỏ. Kế hoạch quản lý chất thải cần được thiết lập với một chiến lược rõ ràng đối với chất thải mà sẽ được phát sinh bao gồm các lựa chọn để loại bỏ rác, giảm thiểu hoặc tái chế hoặc xử lý và thải bỏ trước khi bất kỳ loại rác nào phát sinh. Một kế hoạch quản lý chất thải cần viết thành tài liệu về chiến lược thải, lưu giữ (gồm cả cơ sở và vị trí), và quy trình xử lý sẽ được triển khai và sẽ bao gồm cả cơ chế kiểm soát chất thải rõ ràng để có thể kiểm soát được sự di chuyển của chất thải từ gốc đến nơi xử lý cuối cùng và vị trí thải. Hướng dẫn để quản lý loại chất

5 Theo định nghĩa của các quy định tại địa phương và thông lệ quốc tế

thải này được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Loại chất thải đáng kể thêm đặc thù cho hoạt đông triển khai dầu và khí trên bờ có thể bao gồm:

• Dung dịch khoan và xỉ khoan

• Cát sản phẩm

• Dung dịch hoàn thiện và bảo dưỡng

• Vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM)

Dung dịch khoan và xỉ khoan

Chức năng đầu tiên của dung dịch khoan được sử dụng trong công việc khoan trong lĩnh vực dầu và khí bao gồm loại bỏ xỉ khoan (đá nhỏ) từ lỗ khoan giếng và kiểm soát áp suất hình thành. Những chức năng quan trọng khác gồm trám kín các chỗ tạo thành thấm nước, bảo trì thành giếng, làm mát và bôi trơn mũi khoan và truyền năng lượng thủy lực đến dụng cụ khoan và đầu mũi khoan. Các xỉ khoan được lấy ra từ thân giếng và dung dịch khoan sử dụng là dòng thải đặc biệt lớn trong suốt quá trình hoạt động khai thác dầu và khí.

Dung dịch khoan có thể khác nhau, nhưng nhìn chung thuộc về một trong hai hệ thống dung dịch:

• Dung dịch khoan gốc nước (water-based WBDF): dung dịch mà ở đó có pha liên tục và môi trường lơ lửng cho chất rắn là nước biển hoặc dung dịch lẫn nước. Có nhiều dạng WBDF gồm keo, muối đa phân tử, muối glycol và muối silicat.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

72

• Dung dịch khoan không chứa nước (NADF): pha liên tục và môi trường cho các hạt rắn lơ lửng là dung dịch không lẫn nước mà là gốc dầu, dầu khoáng tăng cường, gốc tổng hợp.

Dung dịch gốc diesel cũng có khả năng nhưng việc sử dụng hệ thống chứa dầu diesel như một thành phần chính của pha lỏng không phải là một thực hành tốt.

Thông thường, môi trường rắn sử dụng trong rất nhiều dung dịch khoan là barite (barium sulfate - BaSO2) cho trọng lượng, sét bentonite là chất làm dầy. Dung dịch khoan cũng chứa một số hóa chất mà đã được thêm vào tùy thuộc vào thành tạo của lỗ khoan.

Dung dịch khoan được luân chuyển trong lỗ khoan và được dẫn đến hệ thống kiểm soát chất rắn tại các cơ sở trên bề mặt mà tại đó dung dịch khoan được tách bỏ khỏi các xỉ khoan sao cho chúng có thể đưa lại vào lỗ khoan và xỉ khoan lấy ra sau đó thải bỏ. Các xỉ khoan này chứa một lượng dung dịch khoan tồn dư. Thể tích xỉ khoan được sinh ra phụ thuộc vào độ sâu của lỗ khoan và đường kính lỗ khoan. Dung dịch khoan được thay thế khi đặc tính lưu biến hoặc mật độ của dung dịch không còn giữ được hoặc khi kết thúc chương trình khoan. Dung dịch đã dùng này được chứa để dùng lại hoặc thải bỏ (nhìn chung dung dịch NADFs được tái sử dụng).

Các cách khả thi để xử lý và thải bỏ dung dịch khoan và xỉ khoan sẽ được đánh giá và được đưa vào kế hoạch

chương trình khoan. Lựa chọn cách có thể là một hoặc tổng hợp các cách như sau:

• Bơm hỗn hợp dung dịch khoan và xỉ khoan vào giếng để thải;

• Bơm vào vành khe quanh giếng;

• Chứa trong các bồn chứa hoặc hố chứa tạm thời trước khi xử lý, tái chế hoặc thải bỏ;

• Xử lý sinh học hoặc vật lý làm cho dung dịch và xỉ không nguy hại trước khi thải bỏ cuối cùng bằng cách sử dụng phương pháp đã biết như giải hấp thụ nhiệt trong một bộ phận giải hấp thụ nội nhiệt để loại ra NADF cho tái sử dụng, xử lý sinh học (bioremediation), canh nông, hóa rắn bằng xi-măng và/hoặc bê tông. Cách thải bỏ cuối cùng đối với vật liệu xỉ không nguy hại cần được thiết lập và có thể dùng làm vật liệu rải đường, san lấp công trình, hoặc thải thông qua chôn lấp gồm chôn lấp và che phủ ở những nơi phù hợp. Trong trường hợp dùng cho nông nghiệp, phải chứng tỏ rằng các đặc tính hóa học, sinh học, vật lý của lớp đất trồng được bảo quản và nguồn nước được bảo vệ;

• Quay vòng dung dịch đã dùng trả về người bán để xử lý và tái sử dụng.

Cân nhắc giảm thể tích dung dịch khoan và xỉ khoan đến mức ít nhất thải đi theo yêu cầu bằng cách:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

73

• Sử dụng thiết bị kiểm soát chất rắn hiệu quả cao để giảm nhu cầu lấy dung dịch ra và giảm lượng dung dịch tồn dư trong xỉ khoan đến mức thấp nhất;

• Sử dụng công nghệ giếng lỗ nhỏ đa hướng (slim-hole multilateral) và khoan ống xoắn (coil tubing), khi khả thi, để làm giảm lượng dung dịch và xỉ khoan sinh ra.

Biện pháp ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm đối với dung dịch khoan đã dùng qua và xỉ than bao gồm:

• Giảm thiểu các nguy hại cho môi trường liên quan đến phụ gia hóa chất dư trong xỉ than được xả ra bằng cách lựa chọn cẩn thận hệ thống dung dịch;

• Lựa chọn cẩn thận phụ gia dung dịch tính đến yêu cầu kỹ thuật, nồng độ phụ gia hóa chất, độ độc, tính khả dụng sinh học, và khả năng tích tụ;

• Quan trắc và giảm thiểu nồng độ tạp chất kim loại nặng (chủ yếu là thủy ngân và cadimium) liên kết với barite trong công thức dịch khoan.

Biện pháp xây dựng và quản lý bao hàm trong hướng dẫn này đối với các chỗ chứa trên bề mặt và hố chứa cũng sẽ áp dụng cho hố chứa dung dịch khoan và xỉ khoan. Đối với hố khoan, hố sẽ được đậy kín hoàn toàn ngay khi có thể nhưng không quá 12 tháng sau khi kết thúc hoạt động. Nếu như chất thải khoan được chôn kín tuân theo quy trình (phương pháp thải kiểu

Trộn–Chôn–Che phủ (Mix-Bury-Cover), các điều kiện tối thiểu cần có:

• Các chất trong hố sẽ được làm khô đến mức có thể;

• Nếu cần thiết, chất thải sẽ được trộn lẫn với đất trồng một lượng vừa phải (nói chung khoảng ba phần đất một phần thể tích chất thải);

• Ít nhất 1m đất sạch được đặt trên đất hỗn hợp;

• Lớp đất mặt sẽ không được sử dụng nhưng lớp đất cái phục hồi đầy đủ;

• Chất thải trong hố sẽ được phân tích và tuổi thọ tối đa sẽ được tính toán. Đánh giá dựa trên nguy cơ là cần thiết để thuyết minh rằng ngưỡng phơi nhiễm theo quốc tế là không bị vượt.

Cát sản phẩm

Cát sản phẩm có nguồn gốc từ các bể chứa được tách ra từ dung dịch tạo thành trong suốt quá trình chế biến hydrocarbon. Cát sản phẩm có thể bị lẫn với hydrocarbon nhưng lượng dầu có thể biến đổi về chất phụ thuộc vào vị trí, độ sâu và đặc tính của bể chứa. Hoàn chỉnh một giếng khoan phải nhắm tới giảm sản sinh cát tại nguồn bằng việc kiểm soát một cách có hiệu quả cát dưới lỗ.

Cát sản phẩm sẽ được xử lý như một chât thải có dầu có thể xử lý và thải bỏ theo kiểu các chất rắn nhiễm dầu khác (ví dụ như xỉ khoan phát sinh khi

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

74

NADF được dùng hoặc là bùn đáy bồn).

Nếu sử dụng nước để tách dầu khỏi cát sản phẩm, nước này cần được thu gom và dẫn đến hệ thống xử lý và thải bỏ tương ứng (ví dụ như hệ thống xử lý nước sản xuất khi có thể).

Dung dịch hoàn thiện và dung dịch

bảo dưỡng

Dung dịch hoàn thiện và dung dịch bảo dưỡng (kể cả dung dịch lẫn vào và dung dịch bảo dưỡng) thường bao gồm nước biển nặng, axít, methanol, glycol và hệ thống hóa chất khác. Các dung dịch này dùng để làm sạch hố giếng và kích thích lưu lượng hydrocarbon hoặc đơn giản là giữ áp suất trong lòng giếng. Một khi đã qua sử dụng các dung dịch này có thể chứa các chất nhiễm bẩn rắn, dầu và phụ gia hóa chất. Hệ thống hóa chất sẽ được lựa chọn có sự cân nhắc về thể tích của chúng, độ độc hại, tính khả dụng sinh học, khả năng tích tụ sinh học. Việc lựa chọn thải bỏ khả thi cần được đánh giá đối với dung dịch này. Phương án thải bỏ bao gồm một hoặc là kết hợp của nhiều biện pháp sau:

• Thu gom dung dịch nếu xử lý trong hệ thống kín và vận chuyển đến nhà cung cấp ban đầu để tái chế;

• Bơm vào giếng thải;

• Xem như một phần của dòng nước thải sản xuất để xử lý và thải bỏ. Axít đã qua sử dụng cần được trung hòa trước khi xử lý và thải bỏ;

• Xử lý sinh học và vật lý tại chỗ hoặc mang đến tại một cơ sở phù hợp theo kế hoạch quản lý chất thải.

Vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM)

Phụ thuộc vào tính chất bể chứa mỏ khai thác, các vật liệu có phóng xạ tự nhiên (NORM) có thể kết tủa như cặn lắng hoặc bùn trong ống quy trình và trong tầu chở dầu. Tại những nơi có NORM, chương trình quản lý NORM sẽ được triển khai sao cho tuân theo thủ tục bảo quản tương xứng.

Nếu cần loại bỏ NORM vì lí do bảo đảm sức khỏe nghề nghiệp (mục 1.2), các lựa chọn thải bỏ bao gồm: thải bỏ vào các giếng đã bỏ đi; bơm vào khe trống trong giếng; chở vào bờ để thải bỏ ở các bãi chôn lấp trong các thùng chứa được niêm phong.

Bùn, cặn hoặc các thiết bị nhiễm NORM sẽ được xử lý, chế biến hoặc cách ly sao cho khả năng phơi nhiễm của con người đối với chất thải đã được xử lý sẽ nằm trong phạm vi giới hạn rủi ro cho phép chấp nhận được theo tiêu chuẩn quốc tế. Các thực hành đã được thế giới công nhận sẽ được sử dụng cho việc thải bỏ. Nếu chất thải được gửi đến cơ sở khác trên bờ để thải bỏ, cơ sở tiếp nhận phải được cấp phép tiếp nhận và xử lý loại chất thải đó.

Quản lý các vật liệu nguy hại

Hướng dẫn chung có việc quản lý các vật liệu nguy hại được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

75

Các nguyên tắc bổ sung sau cần được tuân theo đối với các hóa chất sử dụng tại các cơ sở phát triển dầu và khí trên bờ:

• Sử dụng kỹ thuật đánh giá nguy cơ hóa học và quản lý rủi ro để đánh giá hóa chất và hậu quả của chúng. Các hóa chất được lựa chọn sẽ được kiểm tra trước về tính nguy hại cho môi trường;

• Chọn những hóa chất có độ nguy hại ít nhất và tác động tiềm năng ít nhất đến môi trường và/hoặc sức khỏe khi có thể;

• Tránh sử dụng các chất phá hủy tầng ôzôn.6

Tiếng ồn

Các hoạt động triển khai dầu và khí có thể phát sinh ồn trong tất cả các giai đoạn triển khai bao gồm điều tra địa chấn, xây dựng, khoan và sản xuất, điều tra trên không và giao thông đường bộ và đường hàng không. Suốt quá trình vận hành, nguồn ô nhiễm tiếng ồn và rung chấn chính là từ đốt đuốc khí và thiết bị quay. Nguồn tiếng ồn bao gồm đốt khí và thông gió, bơm, máy nén, máy phát điện, máy đốt nhiệt. Biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát tiếng ồn được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS cùng với hướng dẫn mức tiếng ồn ngày và đêm cho đô thị và nông thôn.

6 Được xác định trong Nghị định thư Montreal về các chất có thể phá hủy tầng ôzôn.

Tác động tiếng ồn sẽ được dự tính đánh giá bằng việc sử dụng đánh giá tiếng ồn cơ sở (kỳ gốc) để triển khai gần khu dân cư địa phương. Đối với nguồn tiếng ồn đáng kể, như là cụm đuốc khí tại cơ sở chế biến cố định. Các mô hình phân tán tiếng ồn cần được thực hiện để đảm bảo đạt được ngưỡng tiếng ồn chỉ dẫn và để trợ giúp việc thiết kế chỗ đặt cơ sở, chiều cao ống đuốc, kỹ thuật chắn âm, cô lập âm tại công trình.

Cần giảm đến mức có thể đi qua lại của các phương tiện vận tải của khai trường và tránh đi qua khu dân cư khi không cần thiết. Việc lựa chọn đường bay và độ cao bay thấp cần được xem xét và điều chỉnh lịch bay sao cho giảm tác động của tiếng ồn mà không làm tổn hại đến máy bay và an ninh chung.

Sự lan truyền âm thanh và rung chấn tạo thành do hoạt động địa chấn có thể gây hậu quả đến dân cư hoặc đời sống động vật hoang dã. Trong kế hoạch điều tra địa chấn, các vấn đề sau sẽ nên xem xét để giảm tối thiểu tác động:

• Giảm thiểu hoạt động điều tra địa chấn tại lân cận các vùng dân cư khi có thể;

• Giảm thiểu hoạt động đồng thời tại tuyến địa chấn khoảng cách gần;

• Sử dụng mức công suất dao động thấp nhất có thể;

• Giảm thời gian vận hành đến phạm vi cho phép;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

76

• Khi phương pháp bắn lỗ (shot-hole) được sử dụng, kích thước và độ sâu lỗ cần được lựa chọn một cách thích hợp để giảm mức ồn. Đắp đất (back-fill) hoặc nút lỗ cũng sẽ giúp làm giảm sự phân tán tiếng ồn;

• Xác định vùng và chu kỳ thời gian nhậy cảm với động vật hoang dã như chỗ và mùa đẻ trứng, kiếm ăn, và tránh chúng khi có thể;

• Nếu có các loài động vật hoang dã định cư trong vùng, cần theo dõi sự hiện diện của chúng trước khi bắt đầu hoạt động tạo thành tiếng ồn và suốt chương trình địa chấn. Tại các vùng mà ở đó sự tác động đáng kể đến các loài nhậy cảm được biết trước nên có các nhà quan sát động vật hoang dã có kinh nghiệm hỗ trợ. Nên tăng dần dần các hoạt động tại những vùng nhậy cảm.

Tác động trên cạn và dấu vết dự án

Dấu vết dự án do hoạt động thăm dò và xây dựng có thể bao gồm các rãnh địa chấn, bãi giếng, các cơ sở tạm thời như là trại công nhân, sân kho vật liệu, đường ra vào, sân đỗ máy bay và trực thăng, khu vực để thiết bị, và chỗ để vật liệu xây dựng (kể cả mỏ đá và công trường khai thác đá).

Dấu vết vận hành có thể bao gồm bãi giếng, chỗ xử lý gia công thường xuyên, cơ sở chuyển giao và kho chứa, các cơ sở liên lạc (ví dụ ăngten), cơ sở phát điện và dây dẫn. Các tác động có thể bao gồm thiệt hại hoặc phá hỏng

đến môi trường sống trên cạn, lập hàng rào chắn sự di chuyển của động vật hoang dã, xói mòn, gây rối loạn nguồn nước có thể do sa lắng, tạo nên sự xâm lấn của các loại cây cối không tự nhiên và làm xáo động cảnh quan. Phạm vi xáo động sẽ phụ thuộc vào các hoạt động theo hướng vị trí và đặc tính của thực vật hiện hữu và đặc tính cảnh quan cũng như dòng chảy.

Tác động cảnh quan của các cơ sở cố định sẽ được cân nhắc lúc thiết kế sao cho sự tác động lên quang cảnh hiện hữu là ít nhất. Việc thiết kế cần tận dụng thực vật và cảnh quan đang có và sẽ sử dụng các thiết bị và bồn chứa chiếm diện tích thấp nếu khả thi về mặt kỹ thuật và nếu dấu vết tổng thể của cơ sở là không tăng lên một cách đáng kể. Thêm nữa, việc lựa chọn màu sơn phù hợp cho các kết cấu lớn sao cho có thể trộn với màu nền. Hướng dẫn chung để giảm tối thiểu dấu vết của dự án trong các hoạt động xây dựng và loại bỏ đã được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát thêm để giảm tối thiểu dấu vết của dự án của việc triển khai các hoạt động dầu và khí trên bờ như sau:

• Nên đặt cơ sở ở những địa điểm tránh môi trường sống quan trọng trên cạn và dưới nước, và lập kế hoạch xây dựng mặt bằng cần tránh thời gian nhậy cảm của năm;

• Giảm thiểu yêu cầu về đất để đặt các thiết bị cố định trên mặt đất;

• Giảm thiểu diện tích bị phát quang. Dùng biện pháp cắt bằng tay ở

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

77

những nơi có thể, tránh sử dụng những thiết bị nặng như xe ủi đất, đặc biệt trên sườn dốc, cắt ngang nguồn nước và vùng đất ngập nước và các vùng rừng và sinh thái nhậy cảm;

• Sử dụng thiết bị chế biến/xử lý trung tâm để vận hành khi thích hợp;

• Giảm thiểu kích thước bãi giếng cho các hoạt động khoan và công nghệ khoan vệ tinh/cụm, trực tiếp, kéo dài nên được cân nhắc sử dụng và nên sử dụng tối đa tại những nơi nhậy cảm;

• Tránh xây dựng các cơ sở tại những vùng đất lụt và khi có thể trong khoảng cách 100m từ ngọn nước của lưu vực hoặc là giếng khoan dùng để uống hoặc sinh hoạt gia đình;

• Sử dụng các phương tiện hiện có và hành lang giao thông để làm đường và đặt hành lang đường ống đến phạm vi có thể;

• Xem xét lối đi của các đường ra vào để tránh những tác động thứ cấp như lầy lội lối đi;

• Giảm thiểu độ rộng của đường đặt ống hoặc đường đi trong suốt quá trình xây dựng và vận hành đến mức có thể;

• Giới hạn số lượng rãnh ống để hở trong quá trình xây dựng tại bất kỳ thời điểm nào. Hàng rào an toàn và các phương pháp khác để ngăn cản con người và súc vật khỏi rơi vào

rãnh hở cần được xây dựng tại các chỗ nhậy cảm và trong vòng bán kính 500m với vùng dân cư. Tại các vùng xa xây dựng một bờ tường thoai thoải cho động vật chạy ra khỏi các rãnh hở (đại loại mỗi 1 km tại nơi có động vật hoang dã);

• Cân nhắc việc sử dụng các kết cấu lối qua lại cho động vật như cầu, cống hoặc lối sang khác và các lối ra vào đúng chỗ;

• Chôn ống ngầm sâu ít nhất khoảng 1m trên toàn bộ chiều dài đường ống tại những chỗ có thể;

• Xem xét cẩn thận tất cả các lựa chọn khả thi cho việc xây dựng đường ống bắc qua sông kể cả khoan theo chiều ngang;

• Làm sạch và phục hồi hoạt động xây dựng sau đây (bao gồm cả trồng lại các cây phù hợp dùng các loại cây địa phương sau hoạt động xây dựng) đường ống đúng chỗ và các chỗ tạm thời chẳng hạn như lều lán công nhân, sân kho, lối đi, sân bay trực thăng và xưởng xây dựng thành cảnh quan lúc trước và có rãnh nước bao quanh;

• Phục hồi những cơ sở chiết xuất tổng hợp (hố …) chủ yếu dựng lên phục vụ các hoạt động xây dựng;

• Thực hiện chương trình sửa chữa và duy trì những chỗ đã phục hồi;

• Cân nhắc sử dụng những công nghệ địa chấn tác động thấp (ví dụ như giảm tối thiểu độ rộng đường

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

78

địa chấn (điển hình độ rộng không quá 5 m) giới hạn đường quan sát dọc theo vệt cắt mới trong vùng có rừng (khoảng 350m);

• Xem xét phương pháp bắn lỗ tại những chỗ cần bảo tồn thảm thực vật che phủ và khi lối đi bị giới hạn. Trong vùng có độ che phủ thấp (ví dụ như hoang mạc, đất đóng băng với tuyết che phủ), máy gây chấn động sẽ được lựa chọn, còn những chỗ đất mềm sẽ được ước lượng cẩn thận để tránh quá dư thừa;

• Lắp đặt tạm thời và thường trực các thiết bị kiểm soát xói mòn và lắng đọng, biện pháp ổn định độ dốc, biện pháp kiểm soát lún và giảm lún ít nhất tại tất cả các thiết bị khi cần thiết;

• Duy trì cân đối độ lớn của cây dọc theo lối đi và tại chỗ các thiết bị nổi thường trực và tránh đưa ra các loại cây lạ. Bằng việc kiểm soát thực vật sử dụng biện pháp sinh học, cơ học và nhiệt độ và tránh sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học.

Nếu thuyết minh việc sử dụng thuốc diệt cỏ là cần thiết để kiểm soát độ lớn của cây dọc theo lối đi và tại cơ sở, thì nhân viên phải được huấn luyện việc sử dụng chúng. Các thuốc diệt cỏ cần tránh đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê như thuộc lớp nguy hại loại 1a và 1b và thuộc lớp nguy hai II (trừ điều kiện đã được ghi nhận trong Tiêu chuẩn hoạt động 3 của IFC: Ngăn

ngừa ô nhiễm7;), và phụ lục A và B của Công ước Stockholm, ngoại trừ những trường hợp khác được đề cập trong Công ước.8

Sự cố tràn

Sự cố tràn của các cơ sở trên bờ, kể cả đường ống, có thể do rò rỉ, các thiết bị bị hỏng, tai nạn, hoặc do sai sót của con người hoặc có khi do yếu tố thứ ba. Hướng dẫn lập kế hoạch ngăn ngừa và kiểm soát sự cố này đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS, bao gồm các yêu cầu để triển khai kế hoạch ngăn ngừavà kiểm soát sự cố tràn.

Các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sự cố tràn cho các cơ sở dầu và khí bao gồm:

• Tiến hành đánh giá rủi ro tràn cho các cơ sở, thiết kế hệ thống chế biến, tiện tích và khoan để giảm thiểu rủi ro tràn lớn không thể kiểm soát;

• Bảo đảm sự cho phép ăn mòn tương ứng cho tuổi thọ của cơ sở và/hoặc lắp đặt các hệ thống đề phòng và kiểm soát ăn mòn trong tất cả các ống dẫn, thiết bị chế biến và bồn chứa;

• Lắp đặt nơi chứa phụ xung quanh tầu dầu và bồn chứa để chứa sự thoát ra bất thường;

7Tiêu chuẩn hoạt động 3 của IFC: Ngăn ngừa ô nhiễm (2006) có thể tham khảo tại www.ifc.org/envsocstandards 8 Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (2001)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

79

• Lắp đặt các khóa tắt cho phép tắt sớm hoặc cô lập khi có sự cố tràn;

• Triển khai kích hoạt tắt tự động thông qua một hệ thống tắt khẩn cấp đối với những tình huống có sự cố tràn nghiêm trọng đến mức cơ sở có thể phải chuyển sang điều kiện an toàn tức thì;

• Lắp đặt một hệ thống phát hiện rò rỉ. Sử dụng biện pháp ống chìm, như kiểu hệ thống đo xa SCADA,9 cảm biến áp suất, khóa đóng ngắt, hệ thống tắt bơm;

• Triển khai chương trình bảo trì và quan trắc ăn mòn để bảo đảm sự toàn vẹn của các thiết bị hiện trường. Đối với các đường ống dẫn, yêu cầu cần có chương trình bảo dưỡng sẽ bao gồm nạo vét ống theo quy định để làm sạch ống dẫn và việc nạo vét ống sạch;

• Bảo đảm huấn luyện đầy đủ các nhân viên trong việc đề phòng, ngăn chặn và ứng phó sự cố tràn dầu;

• Bảo đảm thiết bị ứng cứu sự cố tràn được triển khai và sẵn sàng ứng phó có thể.

Tất cả các sự cố tràn cần được lập tài liệu và báo cáo. Tiếp sau sự cố tràn, một nghiên cứu nguồn gốc sẽ được tiến hành cùng với các hoạt động sửa chữa cần thiết. Một kế hoạch ứng phó

9 SCADA là hệ thống kiểm soát và lấy dữ liệu mà có thể là được sử dụng tại các cơ sở dầu và khí và các cơ sở công nghiệp khác để hỗ trợ cho việc kiểm soát và quan trắc các thiết bị và toàn nhà máy.

sự cố tràn cần được xây dựng và có đủ nguồn lực để thực hiện. Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn cần đưa ra sự cố tràn tiềm năng của dầu, hóa chất và nhiên liệu từ các cơ sở, các tầu hỗ trợ bao gồm tầu chở dầu và vỡ đường ống. Các kế hoạch cũng bao gồm:

• Một mô tả sự vận hành, điều kiện tại chỗ, các hỗ trợ hậu cần và đặc tính của dầu;

• Xác định các nhân viên có khả năng quản lý ứng phó sự cố tràn có hiệu quả, trách nhiệm, quyền hạn, vai trò và công việc cụ thể;

• Có tài liệu về biện pháp hợp tác với chính quyền địa phương nếu thích hợp;

• Đánh giá rủi ro tràn, xác định tần suất dự báo, quy mô tràn từ các nguồn cụ thể tiềm tàng khác nhau;

• Đường đi của sự cố dầu tràn đối với các nguồn nước có khả năng bị ảnh hưởng với sự dự đoán trước sự tác động trước về tác động đến môi trường và số phận của dầu trong một số mô phỏng đáng tin cậy nhất của sự cố tràn (gồm cả các kịch bản xấu nhất như là sự phụt lên của giếng dầu) sử dụng các mô hình đã được lập trình sẵn và phù hợp;

• Phân ranh giới rõ ràng vùng sự cố tràn theo kích thước của vùng tràn sử dụng cách tiếp cận được định nghĩa Tier I, Tier II, và Tier III;

• Tối thiểu phải có chiến lược quản lý sự cố tràn Tier I;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

80

• Bố trí và quy trình để huy động các nguồn nhân lực bên ngoài ứng phó với các sự tràn lớn và chiến lược để triển khai;

• Lập danh sách đầy đủ, địa điểm, và việc sử dụng các phương tiện ứng cứu tại chỗ hoặc bên ngoài và thời gian đáp ứng cho việc triển khai;

• Bản đồ nhậy cảm về môi trường khi có rủi ro. Thông tin bao gồm: loại đất; tài nguyên nước ngầm và nước mặt; vùng sinh thái và vùng bảo vệ; đất nông nghiệp; đặc điểm dân cư, công nghiệp, nghỉ dưỡng, văn hóa và phong cảnh quan trọng; khía cạnh mùa đối với đặc tính liên quan; và các loại đáp ứng sự cố tràn dầu để ngăn chặn.

• Xác định tính ưu tiên ứng cứu có sự tham gia ý kiến của các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng hoặc các bên liên quan;

• Chiến lược làm sạch và chỉ dẫn bảo quản dầu, hóa chất, nhiên liệu hoặc các vật liệu nhiễm bẩn khác được thu hôi tràn ra, bao gồm cả vận chuyển, lưu giữ tạm thời xử lý và thải bỏ chúng.

Dừng hoạt động

Dừng hoạt động các cơ sở dầu và khí trên bờ thông thường phải dỡ bỏ hoàn toàn các thiết bị cố định và loại bỏ các giếng gồm cả các thiết bị đi kèm, vật liệu và thải bỏ hoặt tái chế rác thải. Các hướng dẫn chung về ngăn chặn và kiểm soát các tác động môi trường chung trong quá trình dừng hoạt động

được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS. Những yêu cầu đặc biệt thêm để xem xét đối với các cơ sở dầu và khí gồm việc bỏ hoang giếng và các phương án dỡ bỏ đường ống.

Các giếng sẽ được bỏ hoang trong điều kiện bền vững và an toàn. Các lỗ khoan sẽ được đổ kín đến bằng với mặt đất bằng vữa xi măng và bất kỳ khu vực hydrocarbon đã biết nào cũng cần được cách ly để ngăn chặn sự di trú của dung dịch. Các lớp ngậm nước cũng sẽ được cách ly. Nếu đất dùng cho nông nghiệp lớp bề mặt sẽ được băm và cày sâu thành rãnh nhỏ.

Các lựa chọn xử lý đối với đường ống gồm bỏ chúng tại chỗ hoặc dỡ chúng để dùng lại, tái chế hoặc thải bỏ, đặc biệt nếu chúng ở trên mặt đất và gây trở ngại cho sinh hoạt dân cư. Các đường ống bỏ tại chỗ cần phải tháo rời và tách rời khỏi nguồn hydrocarbon tiềm năng; làm sạch và tẩy rửa hydrocarbon; bịt kín đầu của nó.

Kế hoạch dừng công việc phục hồi sơ bộ cần được triển khai để xác định các lựa chọn loại bỏ thiết bị và vật liệu, gồm các sản phẩm đã sử dụng và chất thải phát sinh tại chỗ. Kế hoạch sẽ xem xét việc loại bỏ dầu khỏi dòng chảy, và dỡ bỏ thiết bị và phương tiện khỏi mặt bằng, loại bỏ giếng, dừng hoạt động đường ống và hoàn trả. Kế hoạch cần được phát triển trong suốt quá trình vận hành mỏ và xác định đầy đủ trước lúc kết thúc khai thác và sẽ bao gồm chi tiết về dự báo cho việc tiến hành công việc dừng vận hành và bố trí trạm theo dõi việc dừng hoạt động và chăm sóc sau dừng hoạt động.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

81

1.2. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ được xem như một phần của đánh giá nguy cơ hoặc rủi ro toàn diện, có thể bao gồm các nghiên cứu nhận diện mối nguy [HAZID], nghiên cứu nguy cơ và khả năng thực hiện [HAZOP], và các nghiên cứu đánh giá rủi ro khác. Các kết quả sẽ được sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý sức khỏe và an toàn trong thiết kế cơ sở và hệ thống công tác an toàn, và trong việc chuẩn bị và truyền thông về các quy trình làm việc an toàn.

Các cơ sở cần được thiết kế để loại bỏ và giảm thiểu khả năng gây thương tích hoặc rủi ro tai nạn và tính đến điều kiện môi trường nổi bật tại địa phương kể cả tiềm ẩn nguy cơ thiên tai khắc nghiệt như động đất hoặc bão.

Việc lập kế hoạch quản lý an toàn và sức khỏe sẽ cần thể hiện được là cách tiếp cận có hệ thống và có tổ chức để quản lý an toàn và sức khỏe được áp dụng và các biện pháp kiểm soát cần được sử dụng để làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được; rằng các nhân viên được đào tạo đầy đủ; và các thiết bị được bảo dưỡng ở điều kiện an toàn. Khuyến nghị hình thành ủy ban sức khỏe và an toàn tại cơ sở cũng nên được xem xét.

Hệ thống cấp phép làm việc chính thức (Formal Permit to Work - FTW) cần được áp dụng cho các cơ sở. FTW sẽ bảo đảm rằng tất cả các công việc có nguy cơ tiềm năng được tiến hành trong điều kiện an toàn và bảo đảm

rằng cấp phép hiệu quả các công việc như dự tính, thông tin đầy đủ về các công việc có rủi ro và quy trình cách ly an toàn trước khi các công việc này được bắt đầu. Quy trình đóng/ngắt thiết bị cần được thực hiện đảm bảo tất cả các thiết bị được cô lập khỏi nguồn năng lượng trước khi được bào dưỡng hoặc dỡ bỏ.

Các cơ sở cần được kết nối tối thiểu với một nhà cung cấp dịch vụ sơ cứu (như nhân viên cứu thương công nghiệp) và phương tiện để cung cấp chăm sóc y tế từ xa trong ngắn hạn. Tùy thuộc vào số nhân viên và tính phức tạp của cơ sở, có thể bố trí một đơn vị y tế và bác sỹ tại chỗ sẽ được tính đến. Trong trường hợp cụ thể, các cơ sở y tế từ xa sẽ là một lựa chọn thay thế.

Biện pháp thiết kế và vận hành để quản lý rủi ro chính liên quan đến sức khỏe và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS. Hướng dẫn chung chỉ dẫn cho hoạt động xây dựng và ngừng hoạt động được cung cấp cùng với hướng dẫn về đào tạo sức khỏe và an toàn, thiết bị an toàn cá nhân và việc quản lý nguy cơ vật lý, hóa học, sinh học và phóng xạ chung cho tất cả các ngành công nghiệp.

Các vấn đề an toàn và sức khỏe trong phát triển dầu và khí trên bờ bao gồm:

• Cháy và nổ

• Chất lượng không khí

• Vật liệu nguy hại

• Vận tải

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

82

• Phụt giếng

• Sẵn sàng cấp cứu và ứng phó

Cháy và nổ

Hướng dẫn về cảnh báo, ngăn ngừa và kiểm soát cháy nổ đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Các cơ sở dầu và khí trên bờ cần được thiết kế, xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế10 để kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ cháy và nổ. Cách hiệu quả nhất của việc ngăn chặn cháy và nổ trong các cơ sở là ngăn ngừa sự thoát ra của các vật liệu dễ cháy và khí đốt, phát hiện sớm và chấm dứt sự rò rỉ. Nguồn đánh lửa cần giữ ở mức tối thiểu và ở một khoảng cách xa phù hợp giữa nguồn điện phóng điện và vật liệu dễ bắt lửa và giữa cơ sở chế biến với các tòa nhà lân cận.11 Các cơ sở sẽ được xếp loại thành các vùng nguy cơ, dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế12 và theo khả năng thoát ra của khí và chất lỏng dễ cháy.

Biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát cháy và nổ phù hợp cho các cơ sở:

• Cung cấp thiết bị chống cháy thụ động tại các cơ sở để ngăn cản sự

10 Một ví dụ thực hành công nghiệp tốt có trong Bộ luật 30 của Hội chữa cháy quốc gia Hoa Kỳ (NFPA): Chất lỏng dễ cháy và bắt lửa. Hướng dẫn để giảm tối thiểu phơi nhiễm tĩnh điện và đánh lửa của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API): Giới thiệu biện pháp bảo vệ chống lại sự phóng điện xảy ra từ tĩnh điện, bật lửa, dòng điện lạc (2003). 11 Thông tin thêm về khoảng không an toàn có thể trong US NFPA 30. 12 Như API 500/505, Hội đồng điện lực quốc tế, hoặc Tiêu chuẩn Anh (BS).

lan rộng của ngọn lửa trong trường hợp có sự cố:

o Chống cháy thụ động bằng kết cấu vòng ứng lực và tường chịu lửa sẽ được làm và tường chắn lửa được đặt ở giữa các phòng;

o Thiết kế các vòng ứng lực có tính đến các hàng dễ nổ hoặc lắp đặt các tường chống nổ;

o Thiết kế các dụng cụ và kết cấu chống nổ và nhu cầu tường chống nổ sẽ dựa trên cơ sở đánh giá các đặc trưng nổ;

o Các bản chống nổ hoặc thoát khí nổ sẽ được xem xét và việc bảo vệ cháy và nổ nên được quan tâm đặc biệt tại miệng giếng, khu vực an toàn, khu vực sinh sống khác.

• Khu vực sinh hoạt sẽ được bảo vệ bằng khoảng cách hoặc tường lửa. Việc đặt quạt thông gió để ngăn ngừa khói tràn vào các khu vực sinh hoạt;

• Ngăn cản nguồn phóng điện tiềm năng như:

o Nối đất đúng để tránh sự tạo thành tĩnh điện và nguy cơ đánh điện (bao gồm cả trình tự chuẩn để sử dụng và duy trì nối đất);13

o Sử dụng biện pháp lắp đặt thiết bị an toàn điện ký sinh và công cụ không phóng điện;14

13 Xem Hướng dẫn an toàn cho các bồn dầu và bến (ISGOTT) chương 20 14Xem ISGOTT chương 19

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

83

• Kết hợp của hệ thống cảnh báo cháy tự động và thủ công để có thể báo động toàn cơ sở khi cần;

• Hệ thống kích hoạt cứu hỏa cần được lắp đặt một cách chiến lược có thể ứng phó nhanh chóng và hiệu quả. Thiết bị cứu hỏa phải đạt các chỉ dẫn kỹ thuật quốc tế đối với chủng loại và số lượng của vật liệu dễ bắt lửa và dễ cháy tại cơ sở.15 Kết hợp các cơ chế kích hoạt dập lửa có thể được sử dụng phụ thuộc vào kiểu cháy và đánh giá tác động của đám cháy (ví dụ hệ thống bình bọt chữa cháy, hệ thống nước chữa cháy, hệ thống CO2 dập lửa, thiết bị dập lửa cầm tay như bình chữa cháy và các xe chữa cháy chuyên dụng). Việc xây dựng hệ thống chữa cháy Halon không được xem là một thực hành công nghiệp tốt và cần tránh. Bơm nước chữa cháy là có thể và được thiết kế để phân phối nước với tốc độ phù hợp. Cần kiểm tra đều đặn và bảo trì hệ thống chữa cháy.

• Tất cả các hệ thống cứu hỏa (bơm nước cứu hỏa hoặc phòng kiểm soát) cần được đặt ở vị trí an toàn của cơ sở, được bảo vệ khỏi hỏa hoạn bằng khoảng cách hoặc tường lửa. Nếu hệ thống hoặc dụng cụ được đặt trong vùng hỏa hoạn, nó cần được bảo vệ chống lửa hoặc an toàn;

15 Như NFPA Hoa Kỳ hoặc tiêu chuẩn tương đương

• Tránh để khí nổ trong không gian hạn hẹp bằng cách tạo khoảng không trơ.

• Khu vực sinh hoạt sẽ được bảo vệ bằng khoảng cách hoặc tường lửa. Việc đặt quạt thông gió để ngăn ngừa khói tràn vào các khu vực sinh hoạt;

• Thực hiện các quy trình an toàn cho việc bốc và dỡ hàng đến hệ thống vận chuyển (ví dụ như tầu bồn dầu, đường sắt, xe xi-téc, tầu chở dầu);16

• Chuẩn bị một kế hoạch ứng phó hỏa hoạn được hỗ trợ bằng các nhân lực cần thiết để thực hiện kế hoạch này;

• Coi đào tạo an toàn hỏa hoạn và ứng cứu sẽ được cho như một phần của chương trình định hướng và đào tạo cho công nhân về sức khỏe và an toàn, cùng với một chương trình đào tạo an toàn cháy nổ nâng cao cho đội ngũ cứu hỏa chuyên nghiệp.

Chất lượng không khí

Hướng dẫn duy trì chất lượng không khí tại nơi làm việc có mức độ chất lượng theo yêu cầu được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Các cơ sở sẽ được kết nối với hệ thống phát hiện khí cho phép cô lập nguồn khí thoát ra và giảm thiểu lượng khí

16 Một ví dụ thực hành công nghiệp tốt đối với hoạt động bốc và dỡ tầu chở bồn trong ISGOTT

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

84

thoát ra. Sự thổi khí của thiết bị áp suất cần được khởi động để giảm áp suất hệ thống và từ đó giảm tốc độ khí thoát ra. Thiết bị phát hiện khí cần được sử dụng để cho phép công nhân ra vào làm việc trong các không gian kín.

Tại những nơi khí hydrogen sulfide (H2S) có thể tích tụ, các biện pháp sau sẽ được cân nhắc:

• Triển khai một kế hoạch dự trù trong trường hợp H2S thoát ra bất ngờ bao gồm tất cả các phương án từ lúc sơ tán đến lúc trở lại làm việc bình thường;

• Lắp đặt các đầu đo kích hoạt các tín hiệu cảnh báo những khi nồng độ H2S xác định được vượt quá 7 mg/m3. Số lượng các đầu đo và vị trí sẽ được xác định trên cơ sở đánh giá khuynh hướng phát thải H2S và sự phơi nhiễm nghề nghiệp;

• Các nhân viên sẽ được cung cấp các đầu dò H2S cá nhân và huấn luyện ứng phó trong trường hợp khí rò rỉ. Các thiết bị trợ thở sẽ được cung cấp và các thiết bị được thiết kế và được đặt ở chỗ thuận tiện để cá nhân có thể dừng công việc an toàn và đến được chỗ tạm trú và trú ẩn an toàn;

• Cung cấp đầy đủ hệ thống thông gió cho tòa nhà làm việc để tránh sự tích tụ khí H2S;

• Huấn luyện công nhân sử dụng các thiết bị an toàn và ứng phó trong trường hợp có rò rỉ.

Vật liệu nguy hại

Việc thiết kế các cơ sở trên bờ cần làm giảm sự phơi nhiễm của nhân viên trong môi trường hóa chất, nhiên liệu và các sản phẩm chứa các chất nguy hại. Việc sử dụng các chất và các sản phẩm thuộc loại rất độc, biến đổi gien, dị ứng, dị dạng, quái thai, hoặc ăn mòn mạnh sẽ được nhận biết và thay thế bằng loại khác ít nguy hại hơn ở những nơi có thể. Đối với mỗi hóa chất cần có Bảng kê an toàn vật liệu (MSDS) để sẵn sàng sử dụng tại cơ sở. Cách tiếp cận ngăn ngừa nguy cơ hóa học được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Quy trình kiểm soát và quản lý các nguồn phóng xạ sử dụng trong các cơ sở cần được thiết lập theo cách bố trí một hộp chứa được thiết kế che chắn để đựng khi không dùng.

Tại những chỗ mà ở đó có vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM) có thể bị lắng đọng thành cặn hoặc bùn trong ống truyền và tầu chở sản phẩm, máy móc và thiết bị sản xuất sẽ được quan trắc sự có mặt của NORM ít nhất 5 năm một lần hoặc những khi thiết bị được lấy ra khỏi dây chuyền để bảo dưỡng. Tại những nơi phát hiện ra NORM, một kế hoạch quản lý sẽ được triển khai và quy trình bảo quản cần được tuân thủ. Các quy trình sẽ phân loại vùng có NORM và mức độ giám sát và kiểm soát cần thiết. Các cơ sở được coi là bị tác động khi bức xạ gamma/beta lớn hơn 4,0 Bq/cm2 và

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

85

bức xạ an-pha lớn hơn 0,4 Bq/cm2.17 Người điều hành sẽ xác định có cho phép để NORM tại chỗ hay tẩy rửa và khử nhiễm bẩn bằng cách gỡ bỏ để vứt đi như mô tả trong mục 1.1 của Hướng dẫn này.

Sự phun trào giếng

Sự phun trào có thể gây nên bởi dòng chảy không kiểm soát của dung dịch trong bể chứa vào trong giếng và kết quả là hydrocarbon thoát ra không kiểm soát được từ hố giếng. Biện pháp ngăn chăn sự phun trào sẽ tập trung vào duy trì áp suất thủy tĩnh trong hố giếng bằng cách ước tính đúng áp suất dung dịch tạo thành và cường độ của thành tạo lớp dưới mặt đất. Điều này có thể đạt được bằng kỹ thuật như: lập kế hoạch đúng trước khi khoan, ghi chép về các hoạt động khoan giếng; sử dụng đầu thủy tĩnh hiệu quả cho dịch khoan nặng hoặc dung dịch khoan hỗn hợp để cân bằng áp suất trong hố giếng; lắp đặt hệ thống ngăn chặn phun trào (Blow Out Preventor - BOP) mà có thể nhanh chóng đóng lại khi có một lưu lượng dung dịch tạo thành không kiểm soát được và nó cũng cho phép đưa giếng vào hoạt động an toàn bằng cách thoát khí tại bề mặt và dẫn dầu vào bồn chứa. BOP vận hành một sức nước và khởi động tự động và được kiểm tra theo các khoảng thời gian quy định. Các nhân viên của cơ sở sẽ được chỉ dẫn về khoan giếng 17 Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) 49CFR 173: đối tượng nhiễm bẩn bề mặt (SCO) và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dẫy tiêu chuẩn an toàn No.ST-1, §508

kiểm soát và các nhân viên chủ chốt sẽ được bồi dưỡng qua một lớp có chứng chỉ về kiểm soát giếng theo định kỳ.

Suốt quá trình sản xuất, mặt giếng cần được bảo dưỡng và quan sát theo quy định bằng việc kiểm tra và xem xét kỹ sự xói mòn, quan trắc áp suất. Biện pháp dự trù khi có sự cố phụt đột ngột cần được đưa vào Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của cơ sở.

Vận tải

Sự cố liên quan đến vận tải đường bộ là một trong những nguyên nhân chính gây nên thương tích và tử vong trong ngành công nghiệp dầu và khí. Biện pháp an toàn chung giao thông đối với các ngành công nghiệp này đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Dự án dầu và khí sẽ triển khai kế hoạch an toàn đường bộ cho cơ sở suốt các giai đoạn vận hành. Biện pháp đào tạo tại chỗ các lái xe phương pháp điều khiển xe an toàn và bảo đảm và vận chuyển hành khách an toàn. Áp dụng và bắt buộc giới hạn tốc độ cho các xe tải. Các xe tải sẽ phải được duy trì điều kiện thích hợp chở hàng và kể cả các thiết bị an toàn.

Quy trình an toàn cụ thể cho vận tải hành khách và hàng bằng đường hàng không (bao gồm cả trực thăng) sẽ được triển khai và bản chỉ dẫn về an toàn sẽ được cung cấp cho hành khách một cách hệ thống cùng với các thiết bị an toàn. Sân đỗ trực thăng gần cơ sở cần tuân theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

86

Sẵn sàng cấp cứu và ứng phó

Hướng dẫn việc sẵn sàng cấp cứu và ứng phó kể cả nhân lực cấp cứu được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS. Các cơ sở trên bờ cần thiết lập và duy trì sự sẵn sàng cấp cứu cao để đảm bảo các sự cố được ứng phó một cách hiệu quả và không chậm trễ. Các tai nạn xấu nhất có thể xảy ra sẽ được xác định bằng việc đánh giá rủi ro và các yêu cầu sẵn sàng cấp cứu tương ứng dự kiến. Một đội ngũ ứng cứu khẩn cấp sẽ được thành lập cho các cơ sở mà đã được tập huấn để có thể ứng phó các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra, cứu chữa những người bị thương, thực hiện các hoạt động cấp cứu. Đội này sẽ hợp tác với các cơ quan và các tổ chức khác tham gia vào ứng phó khẩn cấp.

Các nhân viên sẽ được cung cấp các thiết bị thỏa đáng và xếp đặt nơi sơ tán của cơ sở một cách thích hợp và sẽ có một con đường thoát hiểm để có thể nhanh chóng sơ tán đến nơi trú ẩn. Đường thoát hiểm cần được đánh dấu rõ ràng và có một số đường thoát hiểm thể lựa chọn. Các bài tập sẵn sàng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp cần được thực hành thường xuyên tương ứng với rủi ro của dự án. Tối thiểu, một lịch thực hành sau sẽ nên thực hiện:

• Tập luyện không triển khai các thiết bị hàng quý;

• Sơ tán khoan và huấn luyện để thoát khỏi hiện trường trong những điều kiện thời tiết và thời gian khác nhau trong ngày;

• Tập luyện giả định hàng năm có triển khai thiết bị;

• Huấn luyện bổ trợ trên cơ sở đánh giá liên tục.

Một kế hoạch ứng phó khẩn cấp tối thiểu nên được chuẩn bị có các biện pháp sau:

• Mô tả tổ chức ứng phó (cấu trúc, vai trò, trách nhiệm và người quyết định);

• Mô tả trình tự ứng phó (các thiết bị và vị trí ứng cứu cụ thể, trình tự, thiết bị huấn luyện, thời gian, v.v...);

• Mô tả trình tự báo động và hệ thống liên lạc;

• Các biện pháp cảnh báo an ninh giếng;

• Bố trí rời bỏ giếng bao gồm mô tả thiết bị, vật tư tiêu hao và hệ thống hỗ trợ được sử dụng;

• Mô tả nguồn sơ cứu tại chỗ và sự hỗ trợ thuốc men dự phòng;

• Mô tả các cơ sở cấp cứu khác như các chỗ cấp cứu xăng dầu;

• Mô tả các phương tiện và dụng cụ cứu hộ, các cơ sở sinh hoạt thay thế, nguồn điện khẩn cấp;

• Thủ tục sơ tán;

• Thủ tục di chuyển cấp cứu khẩn cấp (MEDIVAC) đối với những người bị thương và bị ốm;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

87

• Chính sách xác định biện pháp để hạn chế hoặc dừng biến cố và điều kiện để kết thúc hành động.

1.3. An toàn và sức khỏe cộng đồng

Những tác động vào an toàn và sức khỏe cộng đồng trong quá trình xây dựng và dừng hoạt động của cơ sở là tương tự như của hầu hết các cơ sở công nghiệp khác và đã được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Nguy cơ vật lý

Vấn đề an toàn và sức khỏe cộng đồng đặc thù cho các cơ sở dầu và khí bao gồm tiềm năng phơi nhiễm do sự cố tràn, cháy và nổ. Để bảo vệ cho các khu dân cư và các cơ sở liên quan kế cận khỏi các nguy cơ này, việc đặt cơ sở của dự án và các vùng an toàn tương ứng xung quanh cơ sở cần được thiết lập trên cơ sở đánh giá rủi ro. Một kế hoạch sẵn sàng cấp cứu và ứng phó cộng đồng có tính đến vai trò của cộng đồng dân cư và hạ tầng dân cư phù hợp cũng sẽ được triển khai. Các thông tin thêm về nội dung chi tiết của kế hoạch khẩn cấp đã được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Dân chúng có thể bị phơi nhiễm bởi các nguy cơ vật lý kèm theo các cơ sở gồm mạng lưới giếng và đường ống. Nguy cơ có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các bộ phận nóng, sự cố của thiết bị, sự hiện diện của các đường ống hoặc các giếng đang hoạt động hoặc đã bỏ đi và cả các kiến trúc

hạ tầng đã bỏ đi mà chúng có thể tạo ra không gian hẹp và nguy cơ đổ. Để ngăn chặn dân chúng tiếp xúc với các vị trí, thiết bị nguy hiểm và các vật liệu nguy hại, những biện pháp ngăn cản sự xâm nhập như hàng rào hoặc dấu hiệu cảnh báo cần được lắp đặt xung quanh các cơ sở cố định và các công trình tạm thời. Huấn luyện dân cư về các nguy cơ hiện có theo cách chỉ dẫn rõ ràng về lối vào và giới hạn hoạt động trong vùng an toàn hoặc tuyến lắp ống sẽ được cung cấp.

Chiến lược quản lý rủi ro cộng đồng dân cư liên quan với việc vận chuyển vật liệu nguy hại bằng đường bộ đã được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS (tham khảo đặc biệt cho mục “Quản lý vật liệu nguy hại” và “An toàn vận tải”).

Các hướng dẫn có thể áp dụng cho vận tải đường sắt được cung cấp trong Hướng dẫn EHS cho đường sắt trong khi vận tải đường biển được cho trong Hướng dẫn EHS đối với vận tải biển.

Hydrogen sulfide

Tiềm năng phơi nhiễm của các thành viên trong cộng đồng do sự phát thải khí của cơ sở sẽ cần xem xét cẩn thận trong suốt quá trình thiết kế và kế hoạch vận hành dự án. Tất cả các cảnh báo cần thiết trong thiết kế cơ sở, lựa chọn địa điểm và/hoặc hệ thống và trình tự làm việc cần được thực hiện để đảm bảo không có tác động lên sức khỏe dân cư xung quanh và công nhân do hoạt động của cơ sở.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

88

Khi có rủi ro phơi nhiễm của dân cư đối với hydrogen sulfide do hoạt động của cơ sở, các biện pháp sau cần được thực hiện:

• Lắp đặt một mạng lưới quan trắc khí hydrogen sulfide với số lượng và vị trí trạm quan trắc được xác định thông qua mô hình phân tán khí tính đến nơi phát ra nguồn khí và vùng dân cư đang sử dụng và sinh sống;

• Vận hành liên tục hệ thống quan trắc khí hydrogen sulfide để dễ dàng xác định và cảnh báo sớm;

• Kế hoạch cấp cứu có sự tham gia của cộng đồng cho phép ứng phó hiệu quả khi hệ thống quan trắc cảnh báo;

An ninh

Có thể phòng tránh xâm nhập trái phép vào cơ sở bằng cách rào vòng ngoài xung quanh cơ sở và các điểm lối vào được kiểm soát (cổng gác). Thực hiện kiểm soát sự ra vào của dân cư. Các dấu hiệu tương ứng và các vùng cấm sẽ được thiết lập tại những nơi mà ở đó sự kiểm soát bắt đầu và là biên giới bảo vệ; ký hiệu xe cộ cần được kẻ vẽ rõ ràng để tách riêng xe vận tải/ thư báo và khách thăm/ xe nhân viên. Các phương tiện để kiểm soát (như camera nội bộ) nên được cân nhắc. Để giám sát tối đa và giảm thiểu xâm nhập trái phép, cơ sở cần trang bị đủ ánh sáng.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

89

2.0. Chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1. Môi trường

Hướng dẫn phát thải và dòng thải

Bảng 1 trình bày hướng dẫn xả thải và phát thải ải cho các cơ sở phát triển dầu và khí trên bờ. Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới tham gia vào dự án, Hướng dẫn EHS này cần được áp dụng như một yêu cầu bởi tiêu chuẩn và chính sách tương ứng. Các hướng dẫn này là có thể đạt được dưới điều kiện làm việc bình thường trong các cơ sở có thiết kế và vận hành phù hợp thông qua việc áp dụng công nghệ ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã được thảo luận trong các mục trên của hướng dẫn này.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc thù theo từng địa điểm có thể được thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có và thực trạng sử dụng của hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung, hoặc nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận nước theo mục đích sử dụng được đề cập đến trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu kết hợp với các hoạt động sinh hơi nước và phát điện từ những nguồn có công suất đầu vào bằng hoặc thấp hơn 50 MWth được đề cập trong

Hướng dẫn chung EHS, với nguồn phát thải nhiệt điện lớn hơn được đề cập đến trong Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện. Hướng dẫn xem xét môi trường xung quanh dựa trên tổng thải lượng khí thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể.

Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

90

Bảng 1. Ngưỡng thải đối với phát triển dầu và khí trên bờ

Các thông số Hướng dẫn

Dịch khoan và xỉ Xử lý và thải bỏ như mục 1.1 của tài liệu này

Cát sản phẩm Xử lý và thải bỏ như mục 1.1 của tài liệu này

Nước sản xuất

Xử lý và thải bỏ như hướng dẫn trong mục 1.1 của tài liệu này Để xả vào nguồn nước mặt hoặc ra đất: • Tổng lượng hydrocarbon: 10mg/L • pH: 6 -9 • BOD: 25 mg/L • COD: 125 mg/L • TSS: 35 mg/L • Phenol: 0,5 mg/L • Sulfide: 1mg/L • Kim loại nặng (tổng):a 5 mg/L • Clo: 600 mg/L (trung bình); 1200 mg/L cực đại

Nước kiểm tra thủy tĩnh

• Xử lý và thải bỏ như các hướng dẫn trong mục 1.1 của tài liệu này

• Để xả vào nguồn nước mặt và chảy tràn xem các thông số trong bảng đối với nước sản xuất.

Dung dịch hoàn thiện và bảo dưỡng giếng

• Xử lý và thải bỏ như hướng dẫn trong mục 1.1 của tài liệu này

• Để xả vào nguồn nước mặt hoặc chảy tràn:

o Tổng nồng độ hydrocarbon: 10mg/L

o pH: 6-9

Thoát nước mưa Nước mưa sẽ được xử lý thông qua hệ thống tách dầu/nước có thể đạt được hàm lượng dầu mỡ là 10 mg/L

Nước làm lạnh Dòng thải sẽ làm tăng nhiệt độ không quá 30C tại biên của vùng mà tại đó bắt đầu sự hòa trộn và sự pha loãng xảy ra. Tại những vùng không xác định, thường là 100m từ điểm xả.

Nước cống Xử lý theo chỉ dẫn trong Hướng dẫn chung EHS, kể cả các yêu cầu xả

Phát thải khí Xử lý theo chỉ dẫn trong mục 1.1 của tài liệu này. Nồng độ phát thải như Hướng dẫn chung EHS và H2S: 5 mg/m3

Ghi chú:

a Kim loại nặng bao gồm Arsen, cadimium, crôm, đồng, chì, nickel, bạc, vanadiim và kẽm.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

91

2.2. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),18 Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),19 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),20 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, 21 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Hướng dẫn phơi nhiễm nghề nghiệp đối với hydrogen sulfide (H2S) cần đặc biệt lưu ý. Để hướng dẫn cho phơi nhiễm nghề nghiệp đối với vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM), người đọc cần được tư vấn về giá trị trung bình và giá trị cực đại đã được Hội

18 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/ 19 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 20 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 21 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

đồng quản lý chất thải NORM Canada, Hội sức khỏe Canada, và Hội Khai thác và sản xuất dầu mỏ Úc công bố hoặc các nguồn quốc tế khác đã biết.

Tỷ lệ tai nạn và Tử vong

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).22

Giám sát An toàn và Sức khỏe Lao động

Môi trường làm việc phải được giám sát những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện23

22 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 23 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

92

như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

93

3.0. Tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung Alberta Energy and Utilities Board (EUB). 1996. Drilling Waste Management. Directive 050. Calgary, Alberta: EUB.

Alberta Energy and Utilities Board (EUB). 1999. Upstream Petroleum Industry Flaring, Venting and Incineration. Directive 060. Calgary, Alberta.

Alberta Energy and Utilities Board (EUB). 2005a. Requirements and Procedures for Pipelines. Directive 066. Calgary, Alberta: EUB.

Alberta Energy and Utilities Board (EUB). 2005b. Requirements and Procedures for Oilfield Waste Management Facilities. Directive 063. Calgary, Alberta: EUB.

American Petroleum Institute (API). 1997. Environmental Guidance Document: Waste Management in Exploration and Production Operations. API E5. Second Edition. Washington, DC: API.

API. 1997. Management and Disposal Alternatives for Naturally Occurring Radioactive Material (NORM) Wastes in Oil Production and Gas Plant Equipment. API Publ. 7103. Washington, DC: API.

API. 2003. Recommended Practice: Protection Against Ignitions Arising out of Static, Lightning, and Stray Currents (6th edition, December 1998). Washington, DC: API.

Asociatión Regional de Empresas de Petroleo y Gas Natural en Latinoamérica y el Caribe (ARPEL). 1993. Environmental Guideline #5. Control and Mitigation of Environmental Effects of Deforestation and Erosion. Montevideo, Uruguay: ARPEL.

ARPEL. 2005. Environmental Guideline #11. Environmental Management of the Design, Construction, Operation and Maintenance of Hydrocarbon Pipelines. Authored by Alconsult International Ltd. Montevideo, Uruguay: ARPEL.

Australian Petroleum Production and Exploration Association Limited (APPEA). 2002. Guidelines for Naturally Occurring Radioactive Materials. Canberra: APPEA. Available at http://www.appea.com.au/PolicyIndustryIssues/documents/normguide.pdf

Canadian NORM Waste Management Technical Committee. 2005. Final Draft. Technical Report on the Management of Naturally Occurring Radioactive

Material (NORM) in Waste. Calgary, Alberta. Available at http://www.eub.gov.ab.ca/bbs/documents/reports/TechReport_NORM.pdf

Conservation of Clean Air and Water in Europe (CONCAWE). 2002. Western European Cross-Country Oil Pipelines 30-Year Performance Statistics. Report No. 1/02. Brussels: CONCAWE.

Energy and Biodiversity Initiative. 2005. Good Practice in the Prevention and Mitigation of Primary and Secondary Biodiversity Impacts. Washington, DC.

European Union (EU). 2001. Directive 2001/80/EC of the European Parliament and of the Council of 23 October 2001 on the Limitation of Emissions of Certain Pollutants into the Air from Large Combustion Plants. Brussels: EU. Available at

http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:32001L0080:EN:HTML

European Union (EU). 2003. European Norm (EN) 14161:2003. Petroleum and Natural Gas Industries. Pipeline Transportation Systems (ISO 13623:2000 modified), November 2003. Brussels: EU.

Exploration and Production (E&P) Forum (now OGP). 1991. Oil Industry Operating Guideline for Tropical Rainforests. Report No. 2.49/170. London: E&P Forum/UNEP.

E&P Forum. 1993. Exploration and Production (E&P) Waste Management Guidelines. Report No. 2.58/196. London: E&P Forum.

E&P Forum/United Nations Environment Programme (UNEP). 2000. Environmental Management in Oil and Gas Exploration and Production: An overview of issues and management approaches. Joint E&P Forum/UNEP Technical Publication. London: E&P Forum.

Government of Italy. 2006. 506/9 Codice Ambiente Decreto Legislativo (Ministerial Decree) 3 April 2006 n. 152 (Norme in Materia Ambientale) e relativi decreti attuativi. Rome.

Health Canada, Canadian NORM Working Group of the Federal Provincial Territorial Radiation Protection Committee. 2000. Canadian Guidelines for the Management of Naturally Occurring Radioactive Materials (NORM). Ottawa,

Ontario: Minister of Public Works and Government Services Canada.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

94

International Association for Geophysical Contractors (IAGC). 2001. Environmental Manual for Worldwide Geophysical Operations. Houston: IAGC.

International Association of Oil and Gas Producers (OGP). 2000. Guidelines for Produced Water Injection. Report No. 2.80/302. January 2000. London: OGP. Available at http://www.ogp.org.uk/pubs/302.pdf

International Association of Oil and Gas Producers (OGP). 2004a. Environmental Performance in the E&P Industry. Report No. 372. November 2005. London: OGP. Available at http://www.ogp.org.uk/pubs/372.pdf

International Association of Oil and Gas Producers (OGP). 2004b. Helicopter Guidelines for Seismic Operations. Report No. 351. July 2004. London: OGP. Available at http://www.ogp.org.uk/pubs/351.pdf

International Association of Oil and Gas Producers (OGP). 2005. OGP Safety Performance Indicators 2004. Report No. 367. May 2005. London: OGP. Available at http://www.ogp.org.uk/pubs/367.pdf

International Atomic Energy Agency (IAEA). 1996. Regulations for the Safe Transport of Radioactive Material. Safety Standards Series No. TS-R-1 (ST-1, Revised). Vienna: IAEA. Available at http://www- ns.iaea.org/standards/documents/default.asp?sub=200

International Petroleum Industry Environmental Conservation Association (IPIECA). 2000. A Guide for Contingency Planning for Oil Spills on Water. Second Edition. IPIECA Report Series Volume 2. London: IPIECA. Available at

http://www.ipieca.org/publications/oilspill.html

IPIECA. 2006. Oil Spill Preparedness and Response. Report Series Summary. IPIECA Report Series 1990-2005. London: IPIECA. Available at http://www.ipieca.org/publications/oilspill.html

International Safety Guide for Oil Tankers and Terminals (ISGOTT). 2006. 5th Edition. London: Witherby & Co Ltd.

Standards Norway (Standard Norge). Norsk Sokkels Konkuranseposisjon (NORSOK) Standard. 2005. Environmental Care. S-003. Rev. 3. December 2005. Lysaker, Norway: Standard Norge.

Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants. 2001. Available at http://www.pops.int/

TERA Environmental Consultants (Alta.) Ltd., CH2M Gore and Storrie Limited. 1996. Hydrostatic Test Water Management Guidelines. Prepared for Canadian

Association of Petroleum Producers and Canadian Energy Pipeline Association. Calgary, Alberta.

UK Department for Environment Her Majesty's Inspectorate of Pollution (HMIP). 1995a. Chief Inspector's Guidance Note Series 2 (S2). Processes Subject to Integrated Pollution Control. S2 1.09 Gasification Processes: Refining of Natural Gas. London: HMSO.

UK Department for the Environment, HMIP. 1995b. Chief Inspector's Guidance Note Series 2 (S2). Processes Subject to Integrated Pollution Control. S2 1.11 Petroleum Processes: On-shore Oil Production. London: HMSO.

UK Department for Trade and Industry (DTI). 2005. Oil and Gas Directorate. Oil Discharged with Produced Water 1991-2004. Aberdeen and London: DTI.

UK Environment Agency. 2000. Technical Guidance IPC S3 1.02 Oil and Gas Processes: Supplementary Guidance Note. Bristol: Environment Agency.

UK Health and Safety Executive (HSE), Health & Safety Laboratory (HSL). 2002. A Review of the State-of-the-Art in Gas Explosion Modeling. Report HSL/2002/02. Buxton, UK. Available at http://www.hse.gov.uk/RESEARCH/hsl_pdf/2002/hsl02-02.pdf

United States (US) Environmental Protection Agency (EPA). 2000. Project Profile of the Oil and Gas Extraction Industry. EPA/310-R-99-006. EPA Office of Compliance. Washington, DC: US EPA.

US EPA. 2001. 40 CFR Part 435. Effluent Limitations Guidelines and New Source Performance Standards for the Oil and Gas Extraction Point Source Category; Subpart C—Onshore Subcategory. Washington, DC: US EPA.

US EPA. 2001. 40 CFR Part 60. Standards of Performance for New Stationary Sources. Subpart GG—Standards of Performance for Stationary Gas Turbines. Washington, DC: US EPA.

US EPA. 2005. 49 CFR 173. Shippers - General Requirements for Shipments and Packaging. Transport requirements for low specific activity (LSA) Class 7 (radioactive) materials and surface contaminated objects (SCO). Washington, DC: US EPA.

US EPA. 2006. 40 CFR Part 63. National Emission Standards for Hazardous Air Pollutants for Source Categories. Subpart HH—National Emission

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

95

Standards for Hazardous Air Pollutants: Oil and Natural Gas Production Facilities.

Washington, DC: US EPA.

US National Fire Protection Association (NFPA). 2003. NFPA Code 30: Flammable and Combustible Liquids Code. Quincy, MA: NFPA. Available at

http://www.nfpa.org/aboutthecodes/list_of_codes_and_standards.asp

US National Transportation Safety Board (NTSB). Pipeline Accident Reports 1985 to 2000. Washington, DC: NTSB. Available at http://www.ntsb.gov/Publictn/P_Acc.htm

World Bank Group. 2004. A Voluntary Standard for Global Gas Flaring and Venting Reduction. Global Gas Flaring Reduction (GGFR) Public-Private Partnership. Report No. 4. Washington, DC: The International Bank for Reconstruction and Development / World Bank.

World Conservation Union (IUCN) and E&P Forum. 1993a. Oil and Gas Exploration and Production in Arctic and Subartic Onshore Regions. E&P Forum Report No. 2.55/185. Cambridge, UK: IUCN.

World Conservation Union (IUCN) and E&P Forum. 1993b. Oil and Gas Exploration and Production in Mangrove Areas. Guidelines for Environmental Protection. E&P Forum Report No. 2.54/184. Cambridge, UK: IUCN.

World Health Organization (WHO). 2005. The WHO Recommended Classification of Pesticides by Hazard and Guidelines to Classification: 2004. Geneva: WHO. Available at

http://www.who.int/ipcs/publications/pesticides_hazard/en/index.html and

ttp://www.who.int/ipcs/publications/pesticides_hazard_rev_3.pdf

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

96

Phụ lục A: Mô tả chung về hoạt động công nghiệp

Các sản phẩm chính của công nghiệp dầu và khí là dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, và khí tự nhiên. Dầu thô bao gồm hỗn hợp của các loại hydrocarbon có trọng lượng phân tử và tính chất khác nhau. Khí tự nhiên có thể sản xuất ra từ các giếng dầu hoặc từ các giếng khai thác khí tự nhiên như là sản phẩm đầu tiên. Mê-tan là thành phần có thể nhận thấy trong khí tự nhiên còn ethane, propane, butane cũng là các thành phần đáng kể. Các thành phần nặng hơn kể cả propane và butane tồn tại ở dạng lỏng khi bị làm lạnh và nén lại và nó thường tách ra và sản xuất khí hóa lỏng.

Hoạt động thăm dò

Điều tra địa chấn

Điều tra địa chấn là để dẫn đến vị trí chính xác trữ lượng hydrocarbon tiềm năng trong thành tạo địa chất. Công nghệ địa chấn sử dụng sự phản xạ âm thanh để xác định cấu trúc địa chất dưới sâu. Việc điều tra được dẫn hướng thông qua việc phát các sóng địa chấn bằng một loạt nguồn từ lúc gây nổ phát nổ trong các lỗ được khoan dưới đất, đến máy đo chấn động (một bàn chấn động được đặt thấp dưới đất từ xe đo địa chấn). Sóng địa chấn phản xạ được đo với một chuỗi đầu dò được biết như là máy dò âm thanh (geophone) được đặt trên bề mặt.

Khoan thăm dò

Hoạt động khoan thăm dò trên bờ được thực hiện sau khi phân tích các dữ liệu địa chấn để kiểm tra và định lượng khối lượng và phạm vi tài nguyên dầu và khí từ thành tạo địa chất sản xuất tiềm năng. Bãi giếng được xây dựng tại những chỗ lựa chọn để cung cấp thiết bị khoan đi kèm với dịch vụ thiết bị và hỗ trợ. Thiết bị khoan và dịch vụ hỗ trợ được vận chuyển đến vị trí đại thể dưới dạng tháo rời hoặc lắp ráp.

Tại hiện trường, một loạt các mặt cắt giếng khoan có đường kính giảm dần được khoan lên từ thiết bị khoan. Đầu mũi khoan được gắn vào dây khoan treo lơ lửng do dàn khoan được xoay trong giếng. Cổ khoan được gắn với một vật tăng trọng và dung dịch khoan được dẫn qua cần khoan và bơm đến đầu khoan. Dung dịch khoan có một số chức năng. Nó tác động thủy lực để hỗ trợ họat động cắt của mũi khoan, và nó làm nguội mũi khoan và gỡ bỏ đá cắt ra từ thân giếng và bảo vệ giếng chống lại áp suất được tạo thành. Khi mà mỗi mặt cắt được khoan, một ống chống thép được đưa vào trong lỗ và và được gắn chặt tại chỗ để ngăn chăn sự sập giếng. Khi tới bể chứa, giếng có thể được hoàn thành và kiểm tra bằng cách đưa tàu sản xuất và thiết bị để dẫn hydrocarbon lên mặt đất để xác định các đặc tính của bể chứa bằng máy phân tách kiểm tra.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

97

Triển khai mỏ và sản xuất

Triển khai và sản xuất là giai đoạn mà hạ tầng đã được xây dựng xong để chiết xuất tài nguyên hydrocarbon từ trự lượng đã dự tính. Điều này có thể bao gồm cả việc khoan giếng phụ, vận hành các cơ sở sản xuất trung tâm để xử lý hydrocarbon sản phẩm, lắp đặt các đường dẫn và các đường ống truyền để truyền tải hydrocarbon đến các cơ sở xuất khẩu.

Sau khi triển khai khoan và hoàn thiện để sẵn sàng cho dòng dung dịch tạo thành dẫn lên bề mặt, một “cây thông giáng sinh” (christmas tree) được đặt trên miệng giếng cho phép kiểm soát lưu lượng lên bề mặt. Các hydrocarbon có thể chảy tự do từ các giếng, nếu như áp suất thành tạo dưới đất là tương ứng, nhưng việc tăng sức nén có thể là yêu cầu như là bơm ngầm hoặc là bơm khí hoặc nước thông qua một giếng dành riêng để duy trì áp suất trong bể chứa. Phụ thuộc vào điều kiện của bể chứa, các vật liệu khác nhau (khí nitơ, CO2 và các chất hoạt tính bề mặt) có thể được bơm vào bể chứa để gỡ dầu từ các khe làm tăng sản lượng và kéo dài tuổi thọ của giếng.

Nhiều các mỏ sản xuất theo một mẫu có thể dự báo được gọi là đường cong suy giảm mà tại đó sản lượng tăng lên tương đối nhanh lên đến đỉnh và rồi sau đó giảm dần dần. Nhà khai thác có thể dừng việc một cách có chu kỳ để làm sạch thân giếng, cho phép dầu và khí dễ dàng di chuyển lên trên mặt. Các biện pháp khác để làm tăng sản phẩm như làm đứt gãy và xử lý đáy

giếng bằng axit để tạo đường dẫn tốt hơn cho dầu và khí di chuyển lên mặt. Dung dịch tạo thành sẽ được tách riêng dầu, khí đốt và nước tại cơ sở sản xuất trung tâm được thiết kế và xây dựng tùy thuộc vào kích thước và vị trí bể chứa.

Việc chế biến dầu thô gồm việc loại bỏ khí và nước trước khi xuất khẩu. Chế biến khí đốt gồm việc loại bỏ chất lỏng và các tạp chất khác như carbon dioxide, nitơ, hydrogen sulfide. Các cơ sở kho cảng dầu và khí nhận hydrocarbon từ các cơ sở bên ngoài (đôi lúc là từ ngoài khơi) để chế biến và chứa hydrocarbon trước khi chúng được xuất đi. Có một số loại kho cảng hydrocarbon bao gồm kho cảng đường ống trên nội địa, kho cảng nhận hàng trên bờ/ven biển (từ các sản phẩm ngoài khơi), xả lan vận tải hoặc kho cảng nhận.

Dầu và khí sản xuất ra có thể được xuất đi bằng đường ống, xe tải, hoặc bồn chứa đường sắt. Khí lỏng là một lĩnh vực phát triển công nghệ cho phép chuyển khí tự nhiên sang dạng chất lỏng. Khí thường được xuất dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các đường ống được xây dựng tiếp theo bao gồm vạch tuyến lộ giới (right-of-way: ROW) và đặt ống ở giữa; lộ giới rõ ràng và phân cấp; định hướng (để chôn ống); đặt, hàn và quấn ống; và lộ giới sẽ được hoàn nguyên. Máy bơm hoặc máy nén dùng để vận chuyển dầu và khí từ mỏ dầu khí đến dòng chảy và đến cơ sở xuất khẩu. Trong suốt giai đoạn chạy thử, luồng, tuyến ống và các thiết bị đi kèm (ví dụ như van

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

PHÁT TRIỂN DẦU VÀ KHÍ TRÊN BỜ

98

khóa và đồng hồ đo, cái điều chỉnh và thiết bị giảm áp, trạm bơm, trạm xúc rửa (pigging station), bồn chứa được đổ đầy nước và thử thủy tĩnh để đảm bảo sự hoàn chỉnh. Vận hành ống yêu cầu thường xuyên theo dõi (giám sát mặt đất và trên không và giám sát phương tiện) và duy tu định kỳ ROW và thiết bị. Việc vận hành sản xuất và đường ống được quan trắc và kiểm soát thường xuyên từ trung tâm thông qua hệ thống kiểm soát giám sát và thu nhận dữ liệu (SCADA) cho phép theo dõi sự biến đổi vận hành mỏ như tốc độ dòng, áp suất, và nhiệt độ và để đóng, mở các van.

Dừng khai thác và loại bỏ

Việc dừng hoạt động các cơ sở trên bờ xảy ra khi bể chứa đã hết hoặc là sản phẩm hydrocarbon từ bể chứa trở nên không có lợi. Một phần cơ sở trên bờ như là các thiết bị nổi trên mặt đất đã được đặt trong vùng mỏ dầu khí và dọc theo các đường dẫn, sẽ được xử lý để loại bỏ hydrocarbon, các hóa chất khác và nước hoặc các chất nhiễm bẩn và được dỡ bỏ. Những bộ phận khác như luồng và tuyến ống thường bỏ tại chỗ để tránh những xáo trộn môi trường kèm theo việc dỡ bỏ. Các giếng được bịt lại và loại bỏ để ngăn chặn sự di chuyển của dung dịch bên trong lòng giếng lên bề mặt. Các thiết bị dưới lỗ khoan được dỡ bỏ và các phần của thành lỗ bị vỡ được rửa sạch các trầm tích, cặn và các mảnh vỡ khác. Lỗ khoan sẽ được bít lại. Dung dịch với mật độ thích hợp được đặt vào giữa chỗ bít để duy trì áp suất tương

ứng. Suốt quá trình này, việc bít lỗ sẽ được kiểm tra để bảo đảm đặt đúng chỗ và hoàn chỉnh. Cuối cùng, lớp vỏ sẽ được cắt ra ở bên dưới bề mặt và nút lại bằng xi măng (bê tông).

Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS)Ngành Khai thác Dầu mỏ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

99

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

100

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn về EHS cho ngành công nghiệp Khai mỏ có thể áp dụng trong khai mỏ dưới lòng đất và mỏ lộ thiên, mỏ bồi tích, mỏ dung dịch và nạo vét đáy biển. Chiết xuất các nguyên liệu dùng làm các sản phẩm xây dựng được đề cập trong Hướng dẫn về EHS đối với Khai thác Vật liệu Xây dựng.

Tài liệu này bao gồm những mục như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

101

1.0 Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần dưới đây cung cấp tóm tắt các vấn đề EHS gắn liền với các hoạt động khai thác mỏ (và bao gồm các cơ sở xử lý quặng) có thể xảy ra trong quá trình thăm dò, triển khai, xây dựng, vận hành, đóng mỏ, ngừng hoạt động và các giai đoạn sau đóng mỏ cùng với các khuyến nghị cho quản lý. Các khuyến nghị cho quản lý các vấn đề EHS phổ biến chung với hầu hết các hoạt động công nghiệp lớn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề tiềm tàng về môi trường kèm theo với các hoạt động khai thác mỏ có thể bao gồm việc quản lý những vấn đề sau:

• Sử dụng nước và chất lượng nước nước

• Chất thải

• Vật liệu nguy hại

• Sử dụng đất và đa dạng sinh học

• Chất lượng không khí

• Tiếng ồn và chấn động

• Sử dụng năng lượng

• Các tác động trực quan

Sử dụng nước và Chất lượng nước

Quản lý sử dụng và chất lượng nước ở trong và xung quanh công trường là một vấn đề quan trọng. Ô nhiễm nguồn nước có thể sớm xảy ra trong chu trình khai thác mỏ ở giai đoạn thăm dò và nhiều yếu tố khác bao gồm cả các tác động gián tiếp (ví dụ như việc di dân) có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến chất lượng nước. Sự suy giảm các nguồn nước mặt cũng như nước ngầm cũng là một mối quan ngại ở cấp độ địa phương và đối với dân cư lân cận khu vực khai thác mỏ mà đặc biệt là những vùng khô hạn hoặc các vùng có tiềm năng lớn về nông nghiệp. Vì vậy, các hoạt động khai thác mỏ nên bao gồm việc quản lý và quan trắc sử dụng nguồn nước, bên cạnh việc xử lý những dòng nước thải, kể cả nước mưa thoát ra từ đất mỏ.

Sử dụng nước

Khai thác mỏ cần sử dụng lượng nước lớn, chủ yếu tại xưởng chế biến và các hoạt động có liên quan, kể cả trong việc khử bụi và một số mục đích khác. Nước mất đi trong quá trình bay hơi ở sản phẩm cuối cùng nhưng thông thường lượng hao hụt lớn nhất là vào dòng chảy xuôi theo độ dốc. Tất cả các mỏ khai thác nên tập trung vào việc quản lý sự cân bằng nguồn nước thích hợp. Các mỏ gặp phải vấn đề lượng cung nước vượt quá ví dụ như ở môi trường nhiệt đới ẩm hay vùng có băng và tuyết tan có thể phải chịu những dòng chảy mạnh đòi hỏi phải có sự quản lý thận trọng.

Các thực hành trong quản lý nước được khuyến nghị bao gồm:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

102

• Thiết lập một trạng thái cân bằng nguồn nước (gồm các khả năng thời tiết có thể xảy ra) đối với mỏ khai thác và quanh chu vi xưởng gia công có liên quan và sử dụng thông tin này cho việc thiết kế cơ sở hạ tầng;

• Triển khai Kế hoạch Quản lý cung cấp nước bền vững nhằm giảm thiểu tác động đến các hệ thống tự nhiên bằng quản lý việc sử dụng nước, tránh cạn kiệt các tầng nước ngầm và giảm thiểu các tác động đến những người sử dụng nước;

• Giảm thiểu lượng nước bổ sung;

• Xem xét việc tái sử dụng, tái chế và xử lý nước quá trình sản xuất ở những nơi khả thi (ví dụ như trả lại chất nổi trên bề mặt từ bể chứa chất thải về xưởng gia công);

• Xem xét tác động tiềm tàng đối với sự cân bằng nguồn nước trước khi bắt đầu bất kì một hoạt động thoát nước nào;

• Tham vấn các bên liên quan (như chính phủ, đoàn thể và cộng đồng dân cư có khả năng chịu ảnh hưởng) để nắm rõ các nhu cầu đối lập về sử dụng nước và sự phụ thuộc của dân cư vào các nguồn nước và/hoặc các yêu cầu về bảo tồn có thể có tại khu vực.

Chất lượng nước

Các thông lệ được khuyến nghị nhằm quản lý các tác động đến chất lượng nước bao gồm:

• Chất lượng và số lượng các dòng nước thải từ mỏ khai thác được thải

ra môi trường, bao gồm nước mưa, hệ thống lọc thoát nước, nước thải công nghiệp, và hệ thống thoát nước tổng thể nên được quản lý và xử lý để thỏa mãn các giá trị hướng dẫn thải nước thải được áp dụng trong Phần 2.0;

• Bên cạnh đó, thải vào nước bề mặt không được dẫn đến nồng độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước của địa phương bên ngoài vùng hòa trộn đã được thiết lập một cách khoa học. Sử dụng nước củavùng nước tiếp nhận và khả năng đồng hóa gồm tác động của các nguồn nước thải khác đến nguồn nước tiếp nhận nên được xem xét trong mối liên quan với thải lượng ô nhiễm và chất lượng dòng thải có thể chấp nhận được như được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS;

• Thiết bị bẫy xăng hoặc dầu mỡ hiệu quả nên được lắp đặt và duy trì ở các xưởng tiếp nhiên liệu, nhà xưởng, kho chứa nhiên liệu. Đồng thời khu chứa và các dụng cụ tràn dầu nên sẵn có cùng với các phương án đối phó khẩn cấp;

• Chất lượng nước trong các hệ thống bể chứa hở (như khu hòa tan dung dịch, bể chứa dung dịch, và bể chứa chất thải) nên dựa trên các kết quả đánh giá rủi ro cho từng khu vực mỏ cùng với các biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm làm giảm bớt rủi ro hoặc thỏa mãn các giá trị hướng dẫn về nước thải trong Phần 2.0;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

103

• Nước thải vệ sinh cần được quản lí thông qua tái sử dụng hoặc cho chảy vào bể phốt tự hoại hoặc xử lý bề mặt như được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.

Nước mưa

Các vấn đề cốt yếu có liên quan đến quản lý nước mưa bao gồm việc phân tách nước sạch và nước bẩn, giảm thiểu sự rò rỉ, ngăn chặn xói mòn bề mặt đất không được che phủ, ngăn chặn sự đóng cặn hệ thống thoát nước và giảm thiểu sự lộ vỉa các khu vực ô nhiễm đối với nước mưa. Các biện pháp quản lý nước mưa được khuyến nghị đã được phân hạng rộng rãi thành các giai đoạn hoạt động (mặc dù một số biện pháp kéo dài hơn một giai đoạn bao gồm cả giai đoạn ngừng thi công và đóng mỏ).

Từ giai đoạn thăm dò trở đi, các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

• Giảm sự tiếp xúc của các vật liệu tạo kết tủa với gió hoặc nước (ví dụ việc đặt đúng chỗ các đống đất, đá);

• Dẫn dòng rò rỉ từ những vùng không bị xáo trộn xung quanh những vùng bị xáo trộn bao gồm các khu vực đã được phân loại, gieo hạt hoặc trồng trọt. Hệ thống thoát nước như vậy cần phải được xử lý để loại bỏ cặn lắng;

• Giảm hoặc ngăn sự di chuyển cặn lắng ra bên ngoài (ví dụ sử dụng các bể lắng, rào chắn bùn);

• Hệ thống thoát nước mưa, mương và dòng chảy cần được bảo vệ chống xói mòn thông qua việc kết hợp các kích thước phù hợp, kĩ thuật giới hạn độ dốc cũng như sử dụng rải đá và lớp phủ. Phương tiện thoát nước tạm thời nên được thiết kế, thi công và bảo dưỡng cho giai đoạn sử dụng lặp đi lặp lại của tối thiểu 25 năm/24 giờ, trong khi lắp đặt hệ thống thoát nước lâu dài nên được thiết kế cho sử dụng tái diễn đều đặn trong 100 năm/24giờ. Thêm vào đó, các yêu cầu thiết kế đối với kết cấu hệ thống thoát nước tạm thời nên được xác định dựa trên rủi ro có xem xét tuổi thọ dự kiến của các kết cấu dẫn dòng cũng như khoảng lặp của bất kì kết cấu nào thoát nước vào đó.

Từ giai đoạn thi công trở đi, các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

• Thiết lập các vùng ven sông;

• Tiến hành kịp thời sự kết hợp thích hợp các kĩ thuật tạo vành đai, đắp cao, giảm thiểu/hạn chế độ dốc, hạn chế tốc độ chảy tràn và phương tiện thoát nước phù hợp nhằm giảm xói mòn ở cả các khu vực hoạt động và khu vực không hoạt động;

• Lối vào và đường thi công nên có độ dốc hoặc xử lý bề mặt nhằm hạn chế xói mòn và nên cung cấp các hệ thống thoát nước;

• Khu vực mỏ cần được thiết kế đủ chịu thủy lực toàn phần, kể cả dòng nước từ lưu vực thượng nguồn và khu vực không khai thác mỏ;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

104

• Nên thiết kế các phương tiện làm lắng nước mưa và bảo dưỡng theo các thực hành kĩ thuật quốc tế, gồm cả các thiết bị dự phòng cho việc bắt giữ các mảnh vụn và vật liệu nổi. Các thiết bị kiểm soát cặn lắng nên được thiết kế và vận hành để đạt được Tổng chất chất rắn lơ lửng (TSS) là 50 mg/l, các thông số được áp dụng khác và các giá trị hướng dẫn trong Phần 2.0, có xem xét đến các điều kiện nền và cơ hội cải thiện tổng thể chất lượng vùng nước tiếp nhận như đã được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS. Chất lượng nước xả ra cần đồng nhất với mục đích sử dụng của vùng nước tiếp nhận.

Từ giai đoạn vận hành trở đi, các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

• Phân loại lần cuối các vùng bị xáo trộn, gồm sự chuẩn bị cho việc bóc vỉa trước khi sử dụng lớp môi trường sinh trưởng cuối cùng, nên dọc theo đường viền càng dài càng tốt theo cách thức an toàn và thực tiễn;

• Trồng lại cây trên đất của các vùng bị xáo trộn bao gồm cả việc gieo hạt nên được tiến hành ngay, tuân theo việc áp dụng môi trường sinh trưởng nhằm ngăn chặn sự xói mòn.

Thoát nước của đá axít và sự rửa lũa

kim loại

Thuật ngữ “Thoát nước của đá axít” (ARD) chỉ sự tạo thành axit xảy ra khi các vật liệu có tiềm năng tạo thành

axít (PAG) cùng với các khoáng chất sulfur tạo axít vượt quá các khoáng chất trung hòa, chủ yếu là carbonate, ôxy hóa trong môi trường chứa nước và ôxy. Môi trường axít có xu hướng hòa tan và giải phóng kim loại ra khỏi đá mẹ (một hiện tượng được biết đến như là sự rửa lũa kim loại hay “ML”) sau đó có thể được di động trong hệ thống nước mặt hoặc nước ngầm. Cần ngăn chặn và kiểm soát ARD và ML như mô tả trong mục “Chất thải rắn” của tài liệu này. Việc quản lý PAG, ARD và ML nên kéo dài cho đến khi nào vẫn có nhu cầu duy trì chất lượng nước thải đối với các cấp độ được yêu cầu nhằm bảo vệ môi trường địa phương bao gồm tất cả những nơi cần thiết của khu mỏ ở các giai đoạn ngừng thi công, kết thúc và sau kết thúc.

Vấn đề ARD và ML áp dụng đối với chất thải đá, vật liệu thải và bất kì bề mặt đá lộ như mặt cắt của đường và tường rỗ.

Bảo vệ nguồn nước ngầm

Bên cạnh việc ngăn ngừa và kiểm soát các dòng nước thải, rác thải và sự giải phóng tiềm tàng các vật liệu nguy hại, các khuyến nghị bổ sung cho việc quản lý các nguồn có tiềm năng gây ô nhiễm mạch nước ngầm, trước hết liên quan đến các họat động rửa lũa và khai thác mỏ dung dịch cũng như việc quản lý các quặng thải bao gồm những phần sau đây: 2

2 Có thể tìm thấy các thông tin bổ sung về các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm trong hoạt động rửa

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

105

Rửa lũa: Người vận hành nên thiết kế và vận hành các quy trình rửa lũa chất thải trên bề mặt cùng với:

• Cần ngăn chặn sự rò rỉ các dung dịch chiết có độc tố bằng việc đặt các lớp đệm lót và hệ thống thoát nước phụ thích hợp để thu gom hoặc tái chế dung dịch cho việc xử lý, giảm thiểu sự ngấm vào mặt đất;

• Hệ thống đường ống dẫn chứa đầy các dung dịch nên được thiết kế với ngăn chứa phụ;

• Thiết bị phát hiện rò, hở nên được lắp đặt cho hệ thống đường ống và cho nhà máy với hệ thống ứng phó rò, hở thích hợp có sẵn;

• Các ao hồ chứa dung dịch của quá trình và các bể chứa khác được thiết kế để giữ nước không phải là nước sạch hoặc nước thải rỉ ra của quá trình công nghiệp chưa xử lý phải được láng lót và lắp đặt xung quanh đủ giếng quan trắc để có thể giám sát mực nước và chất lượng nước.

Khai thác mỏ dung dịch: Người vận hành nên thiết kế và vận hành các công trình khai thác mỏ dung dịch cùng với việc cân nhắc những điều sau:

lũa và khai thác mỏ dung dịch trong Hướng dẫn US EPA tại:

http://www.epa.gov/safewater/uic/classv/pdfs/sol-fact.pdf;

http://www.uic.com.au/nip40.htm ; và http://www.saltinstitute.org/12.html.

• Vị trí thích hợp và các thực hành thi công dựa trên những thuộc tính của tầng tiếp giáp nhằm bảo đảm sự lưu chuyển của dung dịch rửa lũa được giảm thiểu ngoài khu vực tách chiết và bảo vệ các tầng nước ngầm bên ngoài;

• Cần phải lắp đặt đủ các giếng quan trắc quanh các lỗ hổng để tạo thuận lợi cho việc quan trắc các mức áp suất cũng như chất và lượng nước.

Chất thải

Các mỏ khai thác tạo ra lượng rác thải lớn. Các công trình như bãi thải phế liệu, bể chứa/đập ngăn quặng thải và các thiết bị lưu trữ nên được dự trù, thiết kế và vận hành sao cho các rủi ro về mặt kĩ thuật địa chất cũng như các tác động môi trường được đánh giá và quản lý một cách thích đáng thông qua một chu trình khai thác toàn diện.

Các chất thải rắn có thể được tạo ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình khai thác mỏ. Các hoạt động tạo ra chất thải đáng lưu tâm nhất có khả năng xảy ra trong suốt các giai đoạn vận hành đòi hỏi sự lưu chuyển lượng đất đá bóc vỉa lớn và tạo thành những quặng và đá thải. Các dạng chất thải rắn khác, tùy thuộc vào loại hình khai thác, có thể bao gồm chất thải tấm lọc, vụn kim loại của xưởng gia công, rác thải sinh hoạt và các rác thải không liên quan đến quy trình sản xuất cũng như dầu mỡ thải, hóa chất và các chất thải tiềm tàng nguy hại khác.

Bãi đổ đá thải

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

106

Tùy thuộc vào tỷ lệ lộ thiên (ở các mỏ lộ thiên), lượng lớn đá thải hoặc đất đá bóc vỉa thường cần phải được dời đi để lộ ra các khoáng chất cần phải khai thác. Đá thải và đất đá bóc vỉa thường được đổ bỏ tùy tiện trong các bãi đổ đá thải đã được xây dựng. Việc quản lý các bãi này trong suốt vòng đời của mỏ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sự an toàn và sức khỏe con người.

Các khuyến nghị cho việc quản lý các bãi đổ đá thải gồm những điều sau:

• Bãi đổ thải nên được lên kế hoạch với thềm đất và thông số độ cao nâng thích hợp dựa trên đặc tính tự nhiên của vật liệu và sự cân nhắc về mặt kĩ thuật địa chất của khu vực nhằm giảm thiểu sự xói mòn và rủi ro;

• Việc quản lý các rác thải có Tiềm năng tạo thành axít (PAG) nên được thực hiện như mô tả trong hướng dẫn dưới đây;

• Cần xem xét sự thay đổi có thể xảy ra của các thuộc tính về mặt kĩ thuật địa chất ở các bãi thải do phong hóa hoặc vụn rã đặc trưng sinh học. Việc này có thể làm giảm đáng kể lượng đất đá bị thải về kích thước hạt và khoáng vật học, dẫn đến tỷ lệ sét cao và độ ổn định giảm đáng kể về mặt kĩ thuật địa chất. Những thay đổi trong đặc tính về mặt kĩ thuật địa chất (đáng chú ý là độ kết dính, ma sát trong) đặc biệt áp dụng vào các cơ sở không bị dừng thi công với một hệ thống che phủ thích hợp, có thể ngăn mưa

không thấm vào trong bãi thải. Thiết kế của các cơ sở mới cần phải cung cấp hệ số an toàn cao hơn cho sự biến chất có thể xảy ra của các đặc tính về mặt kĩ thuật địa chất. Đánh giá độ ổn định/an toàn của các cơ sở hiện có nên tính đến những thay đổi có thể xảy ra này.

Quặng thải

Các biện pháp quản lý quặng thải thay đổi tùy theo sự hạn chế về không gian và các đặc tính tự nhiên/loại của quặng thải. Các tác động môi trường tiềm tàng có thể bao gồm sự ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm do sự tạo thành của hệ thống thoát nước đá axit (ARD) và rửa lũa kim loại (ML) bị rò rỉ/hòa tan, bồi lắng của mạng lưới thoát nước, sự phát sinh bụi và các rủi ro tiềm tàng về mặt kĩ thuật địa chất có liên quan đến việc lựa chọn phương án quản lý. Các biện pháp quản lý quặng thải nên tính toán xem có bao nhiêu quặng thải sẽ được giữ lại và bao nhiêu được thải đi trong suốt quá trình hoạt động bên cạnh việc lưu trữ lâu dài sau khi ngừng thi công. Các biện pháp nên cân nhắc về địa hình công trường, môi trường tiếp nhận hạ lưu và đặc tính vật lý của quặng thải (ví dụ như khối lượng dự kiến, sự phân bổ kích thước hạt, mật độ, hàm lượng nước trong số các vấn đề khác).3

3 Tham khảo những nguồn sau để có thêm thông tin: Hiệp hội khai thác mỏ Canada (MAC - www.mining.ca): Chỉ dẫn về việc quản lý các thiết bị quặng thải (1998), và Triển khai Hướng dẫn Vận hành, Bảo dưỡng và Giám sát các Thiết bị quản lý Nước và Quặng thải (2003)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

107

Các biện pháp quản lý quặng thải được khuyến nghị bao gồm:

• Thiết kế, vận hành và bảo dưỡng các công trình tùy theo các thông số kỹ thuật của ICOLD3 và ANCOLD4, hoặc các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận khác dựa trên một biện pháp đánh giá rủi ro. Việc rà soát độc lập thích hợp nên được tiến hành ở giai đoạn thiết kế và thi công cũng với việc kiểm soát liên tục về cả kết cấu vật lý và chất lượng nước trong suốt giai đoạn vận hành và ngừng thi công;4

• Khi các công trình được đặt tại khu vực có nguy cơ địa chấn cao, việc đánh giá độc lập nên bao gồm việc kiểm tra các giả thiết về mức độ động đất tối đa và độ ổn định của cấu trúc nhằm đảm bảo trong cơn địa chấn sẽ không có sự giải phóng quặng thải mà không được kiểm soát;

• Thiết kế của các cơ sở chứa quặng thải nên tính đến nguy cơ/rủi ro riêng biệt có liên quan đến sự ổn định về mặt kĩ thuật địa chất hoặc sự cố thủy lực với các rủi ro kèm theo đối với tài sản kinh tế, hệ sinh thái, sự an toàn và sức khỏe con người. Do vậy, việc cân nhắc liên quan đến môi trường nên xem xét cả sự chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp và lên kế hoạch ứng phó và các phương pháp ngăn chặn/làm giảm

4 Ủy ban quốc tế về Đê đập lớn (ICOLD) tại: at:http://www.icold-cigb.net, Ủy ban quốc gia Australian về Đê đập lớn (ANCOLD) tại: http://www.ancold.org.au/

nhẹ trong các trường hợp nước trào ra hoặc quặng thải thoát ra quá lớn;

• Bất kì mương, rãnh dẫn nước và các dòng chảy nhằm chuyển hướng nước từ các vùng tập trung nước xung quanh ra khỏi công trình chứa quặng thải nên được xây dựng theo tiêu chuẩn về tần suất sự cố ngập lụt, sẽ được chỉ ra ở một phần khác trong phần này;

• Quản lý sự rò rỉ và phân tích độ ổn định có liên quan phải là mối lưu tâm chủ yếu trong việc thiết kế và vận hành các cơ sở chứa quặng thải. Việc này có thể đòi hỏi một máy đo áp suất chuyên biệt dựa trên hệ thống giám sát mực nước rò rỉ bên trong tường kết cấu và hạ lưu của nó. Máy đo này cần được bảo dưỡng trong suốt quảng thời gian sử dụng của nó;

• Cân nhắc các cơ sở khai mỏ không thải quặng thải và thực hiện đánh giá rủi ro và cân bằng nước cho quá trình khai thác mỏ, gồm cả các hồ chứa nhân tạo và đập ngăn quặng thải. Cân nhắc sử dụng các lớp lót tự nhiên hoặc tổng hợp để giảm thiểu nguy cơ rủi ro;

• Thông số kĩ thuật thiết kế cần phải xem xét với xác suất cao nhất của sự cố ngập lụt và đòi hỏi cần có một mặt bằng trống dự bị để chứa quặng thải một cách an toàn (tùy thuộc vào các rủi ro của từng địa điểm) trong suốt thời gian sử dụng dự kiến của đập ngăn quặng thải, gồm cả giai đoạn ngừng khai thác;

• Tại những nơi tồn tại nguy cơ hóa lỏng, bao gồm cả các nguy cơ liên

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

108

quan đến diễn biến địa chấn, thông số thiết kế nên tính đến việc phác thảo mức độ động đất tối đa;

• Hệ thống thải bỏ quặng thải trên mặt đất có thể cách ly các vật liệu tạo ra quá trình rửa lũa axít từ quá trình ôxy hóa hoặc thấm nước, ví dụ như giữ quặng thải với đập ngăn và sau đó ép ráo nước và lắp mái che. Các phương án thay thế bố trí trên mặt đất cũng cần được thiết kế, xây dựng và vận hành theo các tiêu chuẩn an toàn về mặt kĩ thuật địa chất được công nhận trên toàn cầu;

• Làm đặc lại hoặc tạo thành hồ sệt để lấp lại các hố và các hầm mỏ dưới mặt đất trong tiến trình khai thác mỏ.

Việc đổ quặng thải ra nguồn nước sông (như sông, hồ, và đầm) hoặc vùng biển nông không được xem là một cách thực hành tốt trên toàn cầu. Nói rộng ra, việc nạo vét sông và thải các quặng đuôi ra nguồn nước sông hồ cũng không được xem là thông lệ tốt trên toàn cầu.

Sự rải quặng thải xuống biển sâu (DSTP) có thể xem như một phương án duy nhất trong tình trạng thiếu phương án thay thế trên bờ mang tính môi trường và xã hội, dựa trên đánh giá tác động khoa học độc lập. Khi DSTP được xem xét thì cần dựa trên nghiên cứu khả thi chi tiết cũng như đánh giá tác động về môi trường và xã hội của tất cả các phương án quản lý quặng thải thay thế, và chỉ áp dụng khi việc đánh giá tác động cho thấy rằng

việc xả thải không gây ra những ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng đối với các nguồn tài nguyên biển và ven biển hoặc đến cộng đồng dân cư tại địa phương.

Chất thải tấm đệm hút thải

Các thực hành được khuyến nghị cho việc quản lý chất tấm đệm hút thải bao gồm những điều được khuyến nghị sau:

• Việc thu gom và xử lý dung dịch rửa lũa nên được tiếp tục tiến hành cho đến khi tiêu chí nước thải cuối cùng tương thích với các giá trị hướng dẫn trong Phần 2.0;

• Các tấm đệm hút thải đã ngừng hoạt động nên được tận dụng phối hợp giữa các hệ thống quản lý bề mặt, thu gom rò rỉ và các hệ thống xử lý chủ động hoặc bị động nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước sau khi đóng mỏ được duy trì.

Phân loại đặc tính địa hóa của chất

thải

Các hoạt động khai thác mỏ nên dự trù và bổ sung các phương pháp phận loại đặc tính địa hóa của quặng và chất thải cho việc định tuyến phù hợp vật liệu Tiềm năng Tạo thành Axit (PGA) và các chương trình quản lý ARD gồm những yếu tố sau đây:

• Tiến hành một loạt đầy đủ các thí nghiệm rửa lũa gia tốc từ giai đoạn nghiên cứu khả thi trở đi nhằm đánh giá khả năng tạo ra ARD trong mọi địa tầng được dự tính trước rằng có thể bị xáo trộn hoặc bị lộ ra do việc khai thác mỏ, theo

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

109

các phương pháp luận được công nhận trên toàn cầu;5

• Tiến hành thử nghiệm ARD/rửa lũa kim loại (ML)/lập bản đồ toàn diện thường xuyên cùng với việc giảm kích thước khối khi các địa tầng được chuyển đổi kế hoạch khai thác từ dài hạn - đến trung hạn và ngắn hạn;

• Việc tiến hành các hoạt động ngăn ngừa ARD và ML nhằm giảm thiểu ARD bao gồm:

o Hạn chế sự lộ vỉa của các vật liệu PAG bằng cách phân giai đoạn triển khai và thi công đi đôi với che phủ và/hoặc tách dòng nước mưa chảy tràn để xử lý;

o Thực hiện các kỹ thuật quản lý nước như chuyển hướng dòng nước mưa chảy tràn sạch ra khỏi các vật liệu PAG và tách nước mưa chảy tràn “bẩn” khỏi các vật liệu PAG để sau đó xử lý; phân hạng các đống vật liệu PAG để tránh thấm và tạo vũng; và nhanh chóng loại bỏ nước hầm mỏ nhằm giảm thiểu sự tạo thành axít.

• Sự bố trí có kiểm soát các vật liệu PAG (bao gồm cả chất thải) để cung cấp các điều kiện lâu dài

5Tham khảo Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, Cơ quan Khai thác mỏ trên mặt đất, Ngăn chặn và làm giảm sự thoát

Axit từ mỏ, tại: http://www.osmre.gov/amdpvm.htm

Và Các chính sách Rửa Lũa Kim loại và Hệ thống

Thoát nước Axit từ đá tại các hầm mỏ ở British

Columbia (BC MEM 1998) tại: www.em.gov.bc.ca/Mining/MinePer/ardpolicy.htm

nhằm tránh sự tiếp xúc với oxy và nước bao gồm:6

o Làm chìm hoặc/và làm ngập các vật liệu PAG bằng cách đặt các vật liệu PAG vào môi trường yếm khí (không có ôxy), điển hình là dưới môi trường nước che phủ;

o Cách ly các vật liệu PAG ở trên mực nước ngầm với một lớp bao phủ không thấm nước nhằm hạn chế sự thấm và tiếp xúc với không khí. Các lớp bao phủ thường ít đáng lo ngại hơn ở khí hậu khô hạn, những nơi mà có lượng mưa hạn chế, và nên phù hợp với thời tiết và thảm thực vật của địa phương;

o Phối trộn các vật liệu PAG với các vật liệu phi PAG hay các kim loại kiềm cũng có thể được sử dụng để làm trung hòa sự tạo thành axít nếu phù hợp. Phối trộn nên dựa trên việc mô tả toàn diện đặc tính của mỗi vật liệu trong hợp chất, tỷ lệ của các kim loại kiềm trên các vật liệu tạo axít, tiền sử các thao tác thất bại, và sự cần thiết đối với các thí nghiệm tĩnh và động học dài hạn.

Chất thải không nguy hại thông

thường

Các thực hành được khuyến nghị cho việc quản lý các chất thải sinh hoạt và

6Cùng đoạn (đối với thông tin bổ sung cho việc bố trí).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

110

các chất thải không liên quan đến quá trình sản xuất bao gồm:

• Chất thải rắn không nguy hại nên được xử lý theo các khuyến nghị trình bày trong Hướng dẫn chung EHS;

• Chất thải rắn không nguy hại nên được thu gom để tái chế hoặc thải bỏ ở một bãi chôn lấp hợp vệ sinh được cấp phép. Các bãi rác thải bên ngoài nên được các mỏ khai thác kiểm nghiệm để đảm bảo các thực hành quản lý chất thải thích hợp. Khi không có các bãi rác thải như thế trong phạm vi cho phép, mỏ khai thác nên thiết lập và vận hành bãi thải của riêng mỏ khai thác được cấp phép theo quy định và các nghiên cứu có thể chứng minh mang tính khoa học rằng việc xả chất thải không nguy hại sẽ không gây tác động đến môi trường và sức khỏe con người;7

• Chất thải rắn không nguy hại không nên được thải cùng với đá thải hay đất đá phủ trừ các trường hợp ngoại lệ được dẫn chứng đầy đủ trong đánh giá về môi trường và xã hội của dự án.

Chất thải nguy hại

Các thực hành được khuyến nghị cho việc quản lý các chất thải nguy hại bao gồm:

• Chất thải nguy hại gồm cả dầu thải và hóa chất, các vật liệu bao gói và

7 Hướng dẫn chi tiết về thiết kế và vận hành của các cơ sở quản lý chất thải được cung cấp trong Hướng dẫn EHS đối với các cơ sở quản lý chất thải.

bình chứa đã qua sử dụng cần được xử lý theo các mô tả trong Hướng dẫn chung EHS;

• Chất thải nguy hại nên được xử lý ở các cơ sở xử lý chất thải nguy hại được chuyên môn hóa (được cấp phép theo quy định) được thiết kế và vận hành chuyên cho mục đích này. Khi không có các dịch vụ như trên trong phạm vi cho phép, mỏ khai thác nên thiết lập và vận hành riêng một cơ sở xử lý chất thải với các giấy phép cần thiết;

• Việc đốt dầu thải nên được ưu tiên tiến hành như một dạng năng lượng bổ sung trong các cơ sở phát điện và tuân theo các hướng dẫn phát thải áp dụng cho các nguồn đốt (xem Hướng dẫn chung EHS và Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện).

Các vật liệu nguy hại

Các vật liệu nguy hại nên được xử lý, lưu trữ và vận chuyển sao cho tránh bị rò rỉ, tràn đổ hoặc các dạng thoát ra không nằm trong dự tính vào đất, nước bề mặt và các nguồn nước ngầm. Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự tràn khỏi thùng chứa và đường ống dẫn (ví dụ như các đường ống dẫn quặng thải), các biện pháp giảm rủi ro được khuyến nghị bao gồm:

• Cung cấp các cách thức ngăn chặn thứ cấp nhằm hạn chế sự di chuyển vào các vùng nước tiếp nhận (ví dụ, như các khay hứng dầu, khu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

111

vực ngăn giữ, các lớp đệm lót không thấm), ví dụ:

o Xây dựng các đường ống hai lớp hoặc có tiết diện dày ở các vị trí trọng yếu (như chỗ giao cắt với suối rộng);

o Lắp đặt các van khóa nhằm giảm thiểu lượng tràn và tách biệt dòng chảy ở các khu vực trọng yếu.

Hướng dẫn bổ sung chi tiết cho việc quản lý các vật liệu nguy hại bao gồm chống tràn và kế hoạch kiểm soát đối với việc xử lý, lưu trữ và vận chuyển của các vật liệu như là nhiên liệu và hóa chất được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Cyanide

Việc sử dụng cyanide nên nhất quán với các nguyên tắc và tiêu chuẩn thực hành của Quy phạm Quản lý Cyanide Quốc tế.8 Quy định về Cyanide bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn có thể áp dụng đối với cyanide trong một số phương diện bao gồm việc mua (nguồn), vận chuyển, xử lý/lưu trữ, cách sử dụng, ngừng thi công thiết bị, an toàn lao động, ứng phó khẩn cấp, đào tạo và tham vấn cộng đồng và công khai. Quy định này là một chương trình tự nguyện của ngành được triển khai thông qua đối thoại giữa nhiều bên liên quan dưới sự bảo trợ của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và được quản lý bởi Viện Quản lý Cyanide Quốc tế.

8 Quy phạm Quản lý Cyanide Quốc tế hiện có tại: http://www.cyanidecode.org/

Sử dụng đất và Đa dạng sinh học

Sự biến động môi trường sống là một trong những nguy cơ tiềm tàng nghiêm trọng nhất đối với sự đa dạng sinh học có liên quan đến khai thác mỏ. Sự xáo trộn môi trường có thể xảy ra trong suốt các giai đoạn của chu trình khai mỏ với khả năng xảy ra lớn nhất đối với sự biến đổi tạm thời hay lâu dài của môi trường trên cạn và dưới nước diễn ra trong các hoạt động xây dựng và vận hành. Bên cạnh đó, các hoạt động thăm dò thường yêu cầu việc triển khai các tuyến đường, lối vận chuyển và các lều tạm trú làm nơi ở cho công nhân. Điều này có thể dẫn đến các cấp độ phát quang đất và di dân khác nhau.

Tùy thuộc vào dạng khai thác mỏ, các hoạt động triển khai và xây dựng thường cần phải phát quang đất cho hầm mỏ cũng như cho nhà máy sản xuất, cơ sở chứa quặng thải, khu vực chứa thải và dự trữ và các cơ sở hạ tầng như các tòa nhà, đường xá, lán xây dựng, thị trấn, các kết cấu quản lý nước, xưởng phát điện, đường truyền điện và hành lang vận chuyển vào công trường khai thác mỏ.

Việc duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Nhu cầu bảo tồn thống nhất và ưu tiên triển khai theo cách đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của cư dân địa phương thường là một vấn đề có tính quyết định đối với các dự án khai thác mỏ. Các biện pháp được khuyến nghị bao gồm việc xem xét những điều sau đây:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

112

• Liệu có môi trường sống tự nhiên9 nào sẽ bị tác động bất lợi hoặc các loài có nguy cơ tuyệt chủng hay có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng bị suy giảm hay không;

• Dự án có khả năng làm ảnh hưởng đến bất kì khu vực bảo tồn nào hay không;

• Tiềm năng của các dự án bù đắp đa dạng sinh học (ví dụ sự quản lý chủ động của các khu vực có tính đa dạng sinh học cao thay thế trong trường hợp có tổn thất xảy ra tại vị trí chính do khai thác mỏ) hoặc các biện pháp giảm thiểu khác;

• Dự án hoặc các cơ sở hạ tầng kèm theo có thúc đẩy sự di dân hay không. Điều này có tác động bất lợi đến đa dạng sinh học và cộng đồng dân cư địa phương hay không;

• Xem xét việc hợp tác với các tổ chức khoa học quốc tế đã được chứng nhận nhằm, ví dụ như tiến hành các đánh giá về đa dạng sinh học, đảm trách việc giám sát và điều hành các chương trình đa dạng sinh học;

• Tham vấn các bên liên quan trọng yếu (như chính phủ, đoàn thể và các tầng lớp dân cư có khả năng chịu ảnh hưởng) để nắm rõ các nhu cầu đối lập về sử dụng đất và sự phụ thuộc của dân cư vào các

9 Như được định nghĩa trong Tiêu chuẩn hoạt động 6 của IFC (Performance Standard 6 - Bảo tồn Đa dạng sinh học và Quản lý Bền vững Nguồn tài nguyên thiên nhiên). Người đọc nên tham khảo định nghĩa và các yêu cầu có thể áp dụng đối với Môi trường sống có tính quyết định trong PS6.

nguồn tài nguyên thiên nhiên và/hoặc các yêu cầu về bảo tồn hiện có thể có tại khu vực.

Môi trường sống trên cạn

Sự thay đổi môi trường sống trên cạn nên được giảm thiểu trong phạm vi có thể và nhất quán với yêu cầu nhằm bảo tồn và duy trì môi trường sống có tính quyết định. Các biện pháp quản lý được khuyến nghị gồm:10

• Xác định vị trí các lối vào khu vực công trường và các cơ sở tại các địa điểm sao cho tránh tác động đến môi trường sống trên cạn có tính quyết định và lên kế hoạch cho các hoạt động thăm dò và xây dựng tránh các thời điểm nhạy cảm trong năm;

• Giảm thiểu sự gây xáo trộn đến đất trồng và thảm thực vật;

• Áp dụng các biện pháp giảm nhẹ thích hợp cho loại hình môi trường sống và các tác động có thể có, ví dụ như phục hồi sau khai thác (có thể bao gồm kiểm kê cơ sở, đánh giá, và cuối cùng là cứu hộ các loài sinh vật), bù đắp các tổn thất hay bồi thường cho những người sử dụng trực tiếp;

• Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu việc tạo ra các rào chắn đối với sự di chuyển của các loài tự nhiên hay đe

10 Có thể tìm thấy thông tin bổ sung về các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học trong “Khai thác mỏ thống nhất và Bảo tồn đa dạng sinh học – Các nghiên cứu tình huống trên thế giới” (IUCN và ICMM, 2004) và “Hướng dẫn thực hành tốt trong Khai thác mỏ và Đa dạng sinh học” (ICMM 2006).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

113

dọa đến các loài di cư (như các loại chim) và cung cấp các đường di cư thay thế khi không thể tránh khỏi việc tạo ra các rào chắn;

• Lên kế hoạch và ngăn ngừa các khu vực nhạy cảm và bổ sung các vùng đệm;

• Kiểm soát các hoạt động sao cho nguy cơ lở đất, đá vụn hay dòng bùn và sự mất ổn định quạt bồi tích được giảm thiểu;

• Thực hiện các biện pháp bảo tồn đất trồng (như phân tầng, bố trí hợp lí và dự trữ đất trồng sạch và vật liệu bóc vỉa cho việc sửa chữa công trường hiện tại); nên xem xét các yếu tố chủ chốt như sự sắp xếp, vị trí, thiết kế, thời hạn, độ bao phủ, tái sử dụng, và xử lý riêng lẻ;

• Khi lớp đất mùn đã bị tách trước, đất mùn này nên được dự trữ cho các hoạt động phục hồi trong tương lai. Việc quản lý lớp đất mùn nên bao gồm việc duy trì tình trạng nguyên vẹn của đất trồng sẵn sàng cho việc sử dụng đất trong tương lai. Các khu vực dự trữ nên được tạm thời bảo vệ hoặc gieo trồng nhằm tránh xói mòn;

• Bảo tồn chất lượng và thành phần của môi trường phát triển để sử dụng (ví dụ như để bao che) trong suốt quá trình cải tạo đất và kết thúc hoạt động ;

• Đảm bảo rằng môi trường phát triển đủ để cung cấp các loài thực vật bản địa thích hợp với khí hậu địa phương và nhất quán với các

mục đích sử dụng đất dự kiến trong tương lai. Độ dày tổng cộng của môi trường phát triển nên đồng nhất với các khu vực không bị xáo trộn ở xung quanh và mục đích sử dụng đất trong tương lai;

• Quản lý sự phát triển của thảm thực vật dọc các đường vào và các cơ sở cố định trên mặt đất. Di dời các loài thực vật xâm hại và trồng lại các loại thực vật bản địa. Việc kiểm soát thảm thực vật nên sử dụng các phương pháp kiểm soát thảm thực vật có tính sinh học, cơ khí và nhiệt và tránh sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học ở mức có thể.

Nếu cần phải sử dụng thuốc diệt cỏ để kiểm soát sự phát triển của thực vật dọc các lối đi và các cơ sở thì nên đào tạo nhân lực để sử dụng chúng. Các loại thuốc diệt cỏ nên tránh bao gồm những loại được liệt kê trong phân loại Thuốc trừ sâu theo Cấp độ nguy hiểm 1a và 1b được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phân loại thuốc trừ sâu theo Cấp độ nguy hiểm II cũng của WHO (nếu nước chủ dự án thiếu những quy định hạn chế việc phân phối và sử dụng những hóa chất này, hoặc cá nhân có thể tiếp cận mà không qua đào tạo đúng cách, phương tiện, thiết bị để xử lý, dự trữ, áp dụng, xử lý những sản phẩm này đúng cách), và Phụ lục A và B của Công ước Stockholm, trừ các điều kiện được lưu ý trong Công ước.11

Môi trường sống dưới nước

11 Công ước Stockholm về Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (2001)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

114

Môi trường sống dưới nước có thể biến đổi thông qua những thay đổi trong chế độ nước bề mặt và nước ngầm, và gây ra sự tăng áp suất trên quần xã các loại cá và loài hoang dã. Các hoạt động chuyển đất có thể huy động trầm tích nạp vào dòng chảy và làm gián đoạn lượng và chất lượng nước. Các biện pháp quản lý được khuyến nghị gồm:

• Giảm thiểu sự tạo thành và mở rộng các lối vào mới;

• Ngừng thi công và trồng lại thảm thực vật trên các lối đi, đặt hàng rào để hạn chế sự thâm nhập;

• Duy trì trong phạm vi có thể các đường thoát nước tự nhiên và khôi phục những đường thoát tự nhiên đó nếu chúng bị phá vỡ;

• Duy trì các vùng lưu vực của các vùng nước bằng hoặc tương đương với các điều kiện trước triển khai mỏ;

• Bảo vệ sự ổn định của kênh dẫn nước bằng cách hạn chế việc làm gián đoạn bờ và dòng chảy, và sử dụng những khoảng lùi của công trình từ các vùng ven sông;

• Làm yếu dòng chảy trên bề mặt trong các trường hợp có lượng mưa lớn bằng cách sử dụng các cơ sở hạ tầng để lưu trữ trong công trường và quản lý nước (ví dụ như hồ chứa, giếng, rãnh nước có độ dốc thấp, các dòng chuyển hướng nước sạch);

• Thiết kế những cầu, cống tạm thời và cố định để quản lý các lưu lượng

cao nhất dựa trên rủi ro tiềm tàng có liên quan;

• Xây dựng, duy trì và cải tạo những điểm giao nhau của các dòng chảy ổn định, an toàn cho việc sử dụng có chủ đích và điều này sẽ giảm thiểu sự xói mòn, thải hàng loạt và sự suy giảm của trầm tích hồ hay dòng chảy.

Môi trường sống dưới biển

Các môi trường sống dưới nước trong môi trường biển có thể biến đổi theo các hoạt động khai mỏ bùn dưới đáy biển, khai mỏ dưới biển sâu, nạp tải ngoài khơi, xây dựng cảng và xả quặng thải. Sông và dòng chảy bị tác động bởi hoạt động khai thác mỏ cũng có thể tác động đến môi trường biển. Các tác động chính liên quan tới môi trường biển có thể bao gồm sự gián đoạn và phá hủy môi trường sống, trầm tích lơ lửng trong vùng nước, sự thay đổi nhiệt độ nước và thay đổi chất lượng nước. Các nhà tài trợ cho công trình nên thuê dịch vụ của các chuyên gia thích hợp để tiến hành các đánh giá về tác động đến môi trường biển, gồm cả các tác động về mặt kinh tế xã hội (ví dụ như tác động đến các khu vực đánh cá).

Việc quản lý và đánh giá các tác động nên tuân thủ theo các cam kết có thể áp dụng của nước chủ nhà đối với các công ước quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.12

12 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (1982) bao gồm nhiều điều kiện có thể áp dụng đối với hàng hải, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trong vùng biển trong nước và các vùng liền kề của các bang đã kí kết. Bản

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

115

Chất lượng không khí

Quản lý chất lượng không khí xung quanh tại công trường khai mỏ là việc quan trọng trong mọi giai đoạn của chu trình khai thác. Phát thải vào không khí có thể xảy ra ở mỗi giai đoạn của chu trình khai mỏ mặc dù chủ yếu ở giai đoạn thăm dò, triển khai, xây dựng, và hoạt động vận hành. Các nguồn chủ yếu bao gồm bụi lơ lửng xuất phát từ bề mặt bị phá, bóc vỉa như các thiết bị chứa quặng thải, kho lưu trữ, hồ chứa chất thải, đường và cơ sở hạ tầng cho xe đẩy, và đến một phạm vi nhỏ hơn, khí thoát ra từ việc đốt nhiên liệu trong thiết bị cơ động và cố định. Hướng dẫn nghiên cứu về chất lượng không khí trong môi trường xung quanh được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Bụi

Nên giảm thiểu sự phát bụi lơ lửng từ các bề mặt khô như các thiết bị chứa quặng thải, hồ chứa chất thải, kho dự trữ và các khu vực không được che phủ khác. Các biện pháp quản lý bụi được khuyến nghị gồm:

• Các kỹ thuật khử bụi (như tưới nước, sử dụng các bề mặt dùng cho mọi thời tiết, sử dụng chất độn dính tích tụ) cho đường đi và khu vực công trường, tối ưu hóa mô hình giao thông và giảm tốc độ di chuyển;

• Các bề mặt nên được tái trồng cây hoặc làm cho không tạo ra bụi khi không hoạt động;

đầy đủ của Công ước có tại: http://www.un.org/Depts/los/index.htm

• Các khu mới chỉ nên được phát quang và khải thác khi thật cần thiết

• Đất trọc và các vật liệu dễ bị xói mòn cần được nhanh chóng trồng lại cây hoặc che phủ;

• Việc lưu trữ các vật liệu bụi nên được đi kèm hoặc thực hiện cùng với các biện pháp khử bụi hiệu quả;

• Việc nạp tải, vận chuyển và thải vật liệu nên được tiến hành ở độ cao tối thiểu và che chắn gió, và cân nhắc việc sử dụng hệ thống phun nước khử bụi;

• Hệ thống băng chuyền dùng cho các vật liệu bụi nên được che phủ và trang bị các phương pháp làm sạch các dây đai quay trở lại.

Phát thải khí

Các nguồn phát thải khí chủ yếu xuất phát từ đốt nhiên liệu trong các phương tiện phát điện, phát thải di động, phát thải khí mêtan, và từ các hoạt động sấy khô, nung và nấu chảy. Các biện pháp được khuyến nghị để làm giảm và kiểm soát phát thải đối với hoạt động phát điện và hơi nước tĩnh từ các nguồn có công suất bằng hoặc dưới 50MW nhiệt và từ các nguồn di động được chỉ ra trong Hướng dẫn chung EHS. Những nguồn điện có công suất lớn hơn 50MW nhiệt được chỉ ra trong Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện.

Nung và Nấu chảy

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

116

Có thể tìm thấy các khuyến nghị chung liên quan đến việc nấu chảy và luyện trong Hướng dẫn EHS trong Công nghiệp Luyện kim loại gốc. Tuy nhiên, có một số vấn đề mang tính đặc trưng đối với luyện kim loại quý.

Nhiều nhà sản xuất kim loại quý nung chảy kim loại trong công trường trước khi đưa đến nơi luyện bên ngoài công trường. Điển hình vàng và bạc được sản xuất trong các lò luyện nhỏ, sinh ra một lượng khí thải hạn chế nhưng có khả năng sinh ra khí thải thủy ngân từ các quặng nhất định. Nên tiến hành thí nghiệm trước khi nung chảy nhằm xác định liệu có cần một bình chưng cất thủy ngân để thu gom thủy ngân hay không.

Các công đoạn cần đến việc nung quặng tuyển thường có liên quan đến tăng mức thủy ngân, arsen và các kim loại khác cũng như phát ra khí SO2. Các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

• Các công đoạn nằm trong mức nhiệt độ có kiểm soát (lò nung ở nhiệt độ cao hơn sẽ dễ gây ra nhiều vấn đề hơn về kiểm soát chất gây nhiễm bẩn);

• Lắp vào một hệ thống lọc khí thích hợp.

Việc nung chảy các kim loại thuộc nhóm Kim loại Plantinum (PGM) tương tự như nung chảy niken và nhôm. Cần thận trọng để tránh sự tạo thành nickel carbonyl và crôm VI trong quá trình nung chảy. Khi áp dụng hệ thống thoát mêtan (thông

gió), nên cân nhắc việc tận dụng lợi ích của khí này.

Tiếng ồn và rung

Các nguồn phát ra tiếng ồn liên quan đến khai thác mỏ có thể bao gồm tiếng ồn từ các động cơ vận tải, việc chất và dỡ đá vào các xe có cơ cấu lật làm bằng thép, máng trượt, phát điện và các nguồn khác có liên quan đến các hoạt động xây dựng và khai mỏ. Những ví dụ bổ sung về nguồn gây tiếng ồn bao gồm việc xúc, khoan, chặt, gây nổ, vận chuyển (bao gồm các đường hành lang cho đường sắt, đường bộ, và đường băng chuyền), ép, nghiền, và chất kho. Cách thông lệ tốt trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nguồn gây tiếng ồn có thể được thiết lập dựa trên mục đích sử dụng đất chính và khoảng cách tới những người tiếp nhận tiếng ồn như cộng đồng dân cư và các khu vực cộng đồng dân cư sử dụng. Các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

• Mức ồn tại vùng đối tượng tiếp nhận gần nhất cần phải phù hợp với những hướng dẫn về tiếng ồn trong Hướng dẫn chung EHS;

• Khi cần thiết, có thể giảm thiểu và kiểm soát phát thải tiếng ồn bằng cách áp dụng các kĩ thuật bao gồm:

o Bao che, phủ lớp cách âm lên tường bao quanh xưởng sản xuất;

o Lắp đặt các rào chắn âm và/hoặc chắn tiếng ồn cùng với tường bao và rèm tại hoặc

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

117

gần các thiết bị tạo ra âm thanh (như máy tán, máy nghiền, và máy sàng);

o Dựng hàng rào tự nhiên tại các đường phân giới của cơ sở sản xuất như hàng cây thực vật hay bờ đất;

o Tối ưu hóa tuyến đường bên trong công trường, đặc biệt nhằm giảm thiểu nhu cầu các phương tiện ngược chiều (giảm tiếng ồn từ báo động ngược chiều) và nhằm tối đa hóa khoảng cách đến những đối tượng tiếp nhận bị ảnh hưởng ồn nhậy cảm gần nhất.

Các chấn rung đáng kể nhất thường liên quan đến hoạt động phá nổ; tuy nhiên các chấn rung cũng có thể tạo thành bởi nhiều loại thiết bị. Các mỏ phải giảm thiểu các chấn rung đáng kể này như thiết kế phù hợp cho bệ của máy nghiền. Đối với sự phát thải có liên quan đến hoạt động phá nổ (như rung, áp lực không khí, siêu áp, đá bay), các thực hành quản lý được khuyến nghị áp dụng như sau:

• Việc xẻ đất đá bằng cơ khí nên được sử dụng khi có thể, nhằm tránh hoặc giảm thiểu sử dụng chất nổ;

• Sử dụng kế hoạch phá nổ cụ thể, quy trình nạp thuốc và tỷ lệ phá nổ chính xác, ngòi nổ cháy chậm hay bằng điện tử và các thí nghiệm nổ đặc thù trong công trường (việc sử dụng lỗ khoan đầu tiên bằng ngòi nổ cháy chậm ngắn sẽ cải thiện độ phân rã và giảm rung động mặt đất);

• Triển khai thiết kế nổ, bao gồm việc khảo sát bề mặt nổ, tránh nạp quá số thuốc nổ, và thực hiện mũi khoan khảo sát để kiểm tra độ lệch và tính toán lại kết quả của vụ nổ;

• Thực hiện việc kiểm soát độ rung mặt đất và áp suất dư bằng các lưới tọa độ khoan;

• Thiết kế một cách tương thích nền móng của các máy nghiền chính và các nguồn gây rung động đáng kể khác.

Sử dụng năng lượng

Các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trong khai mỏ là vận chuyển, hoạt động thăm dò, khoan, đào đất, tách, nghiền, ép, cán, bơm và các quy trình thông gió. Các phương pháp bảo toàn năng lượng được khuyến nghị bao gồm:

• Sử dụng các kỹ thuật không xâm hại như kỹ thuật dò từ xa và trên mặt đất để giảm thiểu việc đào và khoan thăm dò;

• Định cỡ các động cơ và máy bơm một cách chính xác trong đào hầm, chuyển quặng và quy trình xử lý quặng cũng như sử dụng bộ dẫn động có thể điều chỉnh tốc độ (ASD) với những yêu cầu chịu tải thay đổi cao.

Tác động trực quan

Hoạt động khai thác mỏ, và đặc biệt là các hoạt động khai thác trên mặt đất

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

118

có thể gây ra các tác động trực quan tiêu cực đến các nguồn tài nguyên có liên quan đến việc sử dụng cảnh quan khác như các công trình giải trí và du lịch. Các thành tố tiềm tàng đối với tác động trực quan bao gồm các tường chắn cao, xói mòn, nước bị đổi màu, đường cho xe kéo, hồ chứa chất thải, hồ trộn xi măng, các thiết bị, kết cấu khai thác đã loại bỏ, bãi rác thải và phế liệu, các mỏ lộ thiên và phát quang rừng. Các công đoạn khai mỏ nên ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động trực quan tiêu cực thông qua việc tham khảo ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương về việc sử dụng đất sau khi kết thúc công trình, đánh giá kết hợp các tác động trực quan vào trong quy trình cải tạo mỏ. Trong phạm vi có thể, các vùng đất được cải tạo nên phù hợp với vẻ ngoài của cảnh quan xung quanh. Thiết kế và quy trình cải tạo nên xem xét trạng thái lân cận đối với quan điểm của cộng đồng và tác động trực quan trong phạm vi tầm nhìn.13 Các phương pháp giảm nhẹ có thể bao gồm việc bố trí một cách biện pháp các vật ngăn như cây cối, và sử dụng các loài thực vật thích hợp trong giai đoạn cải tạo cũng như cải biên việc bố trí lối đi và các phương tiện phụ trợ.

13 Một ví dụ của phương pháp luận đánh giá tác động trực quan có thể được dùng để giúp ưu tiên cho các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ bao gồm hệ thống đánh giá tương phản các nguồn tài nguyên trực quan của Cục Quản lý Đất Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (http://www.blm.gov/nstc/VRM/8431.html).

1.2 An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

Các hoạt động khai thác mỏ nên hướng đến cung cấp một quy trình mà công nhân có thể làm việc mà không bị thương tổn và củng cố sức khỏe của lực lượng lao động. Những mối nguy hại đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đặc thù của từng cơ sở nên được xác định ra dựa trên phân tích an toàn công việc hoặc đánh giá rủi ro hoặc nguy cơ toàn diện bằng sử dụng các phương pháp luận đã được thiết lập như nghiên cứu xác định mối nguy [HAZID], nghiên cứu mối nguy và khả năng vận hành [HAZOP], hoặc đánh giá rủi ro mang tính định lượng [QRA]. Nói chung, việc lên kế hoạch quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cần phải áp dụng một cách tiếp cận mang tính kết cấu và có hệ thống để phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy an toàn và sức khỏe về vật lý, hóa học, sinh học và phóng xạ được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe lao động xảy ra trong suốt các giai đoạn của chu trình khai thác và có thể được phân loại theo các hạng mục sau:

• Sức khỏe và an toàn nơi làm việc nói chung

• Các chất độc hại

• Sử dụng chất nổ

• An toàn và cách điện

• Các mối nguy vật lý

• Bức xạ iôn hóa

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

119

• Tính phù hợp cho công việc

• Việc di chuyển và vấn đề sức khỏe ở vùng hẻo lánh

• Căng thẳng nhiệt

• Tiếng ồn và chấn rung

• Các mối nguy đặc thù trong khai thác mỏ ngầm (cháy, nổ, không gian hạn chế và môi trường không khí thiếu hụt ôxy)

Sức khỏe và sự an toàn nơi làm việc nói chung

Các biện pháp được khuyến nghị cho việc quản lý nguy cơ đe dọa sự an toàn nơi làm việc chung bao gồm những điều sau:

• Các hoạt động thăm dò và triển khai khai thác nên quản lý các nguy cơ đe dọa sức khỏe và an toàn lao động như một phần của kế hoạch quản lý toàn diện về an toàn và sức khỏe kết hợp với các khía cạnh sau:

o Chuẩn bị các kế hoạch ứng phó khẩn cấp đặc biệt áp dụng cho các hoạt động thăm dò và sản xuất (xem xét bản chất tách biệt về địa lý của các công trường khai thác mỏ) và bao gồm cả công tác dự trù và duy trì các thiết bị ứng phó và cứu nguy khẩn cấp cần thiết;

o Số lượng đủ các nhân viên được đào tạo về sơ cứu để ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp;

o Thực hiện đào tạo nhân lực chuyên về quản lý an toàn và

sức khỏe tại công trường gồm một chương trình truyền thông đi kèm thông điệp rõ ràng về cam kết của đội ngũ quản lý về an toàn và sức khỏe. Chương trình truyền thông cũng nên bao gồm các buổi họp thường xuyên ví dụ như các cuộc thảo luận trước khi bắt đầu ca làm việc;

o Thống nhất các nghiên cứu hành vi trong việc quản lý an toàn và sức khỏe, bao gồm các quy trình quan sát hành vi khi làm việc;

o Đào tạo công nhân trong việc nhận thức và ngăn ngừa những rủi ro nghề nghiệp đặc biệt có thể áp dụng vào công việc ở các vùng xa xôi hẻo lánh như an toàn đối với động vật hoang dã; bảo vệ khỏi sức mạnh thiên nhiên; căng thẳng nhiệt; sự thích nghi khí hậu; phơi nhiễm bệnh và hỗ trợ định hướng nhằm tránh bị mất tích;

• Hệ thống chiếu sáng cần phải an toàn14 và tương thích với điều kiện làm việc đã hoạch định trong các lối di chuyển, khu vực khai thác mỏ cũng như bên trong và xung quanh mặt bằng các cơ sở và các bãi thải của mỏ (xem các chỉ số hướng dẫn chiếu sáng trình bày trong Phần 2.0). Các hướng dẫn chiếu sáng bổ sung gồm cả việc tôn trọng những điều kiện tiêu chuẩn

14 Xem xét sự cần thiết ngăn ngừa những vật như ánh sáng chói hoặc các nguồn có khả năng bốc cháy khác.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

120

của địa phương đối với việc chiếu sáng các thiết bị di động hoạt động trên mặt đất và trên các đường công cộng;15

• Báo hiệu trong các khu vực rủi ro và nguy hiểm, các phương tiện, các vật liệu, các biện pháp an toàn, lối thoát khẩn cấp nên tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế (bao gồm các tiêu chuẩn về độ sạch, độ nhìn rõ và độ phản xạ trong các khu vực có độ chiếu sáng yếu hoặc tiềm tàng các nguồn sinh bụi và ô nhiễm), cần được nhận biết và dễ hiểu đối với công nhân, khách thăm quan và phù hợp với quần chúng;

• Trong chừng mực công nghệ thay thế cho phép, kế hoạch hay lịch trình làm việc không thể loại trừ hoặc giảm một cách thích đáng mối nguy hại hay sự phơi nhiễm, người điều hành mỏ khai thác cần cung cấp cho công nhân và khách tham quan các thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết (PPE) và cung cấp hướng dẫn và giám sát về cách sử dụng và bảo dưỡng thích hợp. Các phương tiện bảo hộ cá nhân PPE tối thiểu có thể áp dụng gồm mũ bảo hiểm và giày an toàn và thêm vào đó là các phương tiện bảo vệ tai, mắt và tay;

• Các đánh giá sức khỏe nghề nghiệp có thể được tiến hành đối với người lao động thường xuyên, dựa trên

15 Theo một quy tắc chung, các thiết bị di động nên tạo ra một mức chiếu sáng 50 Lux qua đường truyền ở khoảng cách gấp 1,5 lần so với khoảng cách phanh.

nguy cơ rủi ro. Hồ sơ y tế nên được lưu giữ trong ít nhất 20 năm.

Các chất độc hại

Khu vực công trường nên được cung cấp hệ thống thông gió và tách bụi/khói thích hợp nhằm đảm bảo rằng các mức tiếp xúc qua đường thở với các chất ăn mòn, ôxy hóa, phản ứng hoặc có chứa silic được duy trì và quản lý ở mức an toàn như mô tả trong Hướng dẫn chung EHS. Bên cạnh đó, hệ thống vòi rửa mặt và vòi tắm khẩn cấp nên được cung cấp trong các khu vực có khả năng công nhân bị nhiễm chất hóa học và có nhu cầu điều trị nhanh. Phiếu Dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS) nên sẵn có đối với tất cả các vật liệu nguy hiểm trong công trường.

Sử dụng chất nổ

Hoạt động phá nổ có thể gây ra tác động đến sự an toàn thường là liên quan đến nổ bất ngờ cũng như sự liên lạc và phối hợp yếu kém trong khi thực hiện các hoạt động phá nổ. Các thực hành quản lý chẩt nổ được khuyến nghị bao gồm:

• Sử dụng, xử lý và vận chuyển chất nổ tuân theo các quy tắc về an toàn chất nổ của địa phương và/hoặc quốc gia;

• Bổ nhiệm những chuyên gia về chất nổ hoặc thợ nổ được chứng nhận để tiến hành nổ phá;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

121

• Quản lý các hoạt động nổ một cách chủ động về các mặt tải nạp, nhồi thuốc nổ và kích hỏa, khoan gần khu nổ, không nổ và loại bỏ;

• Thông qua các lịch trình phá nổ nhất quán, giảm thiểu việc thay đổi thời gian phá nổ;

• Các thiết bị cảnh báo chuyên dụng (như còi báo hiệu, đèn nháy) và các quy trình nên được tiến hành trước mỗi hoạt động nổ để báo động đối với công nhân và các bên thứ ba trong khu vực xung quanh (như dân cư trú). Các quy trình cảnh báo nên bao gồm việc hạn chế giao thông trên các đường bộ và đường sắt ở địa phương;

• Tiến hành đào tạo nhân lực chuyên về quản lý an toàn và xử lý thuốc nổ;

• Quy trình cho phép phá nổ nên được áp dụng cho tất cả các cá nhân tham gia vào việc nổ (xử lý, vận chuyển, nạp thuốc súng, nổ và phá hủy thuốc nổ không được sử dụng hoặc thừa);

• Công trường phá nổ nên được kiểm tra sau khi phá bởi những người có năng lực đối với những trục trặc và các tác nhân chưa nổ trước khi tiếp tục công việc;

• Các công đoạn kiểm tra đặc thù nên được tiến hành đối với tất cả các hoạt động có liên quan đến chất nổ (xử lý, vận chuyển, nạp thuốc súng, nổ và phá hủy thuốc nổ không được sử dụng hoặc thừa) tuân theo các quy phạm quốc gia

hoặc được công nhận quốc tế có liên quan về an toàn và cháy;

• Nên sử dụng các nhân viên an ninh có năng lực trong việc kiểm soát sự vận chuyển, lưu trữ và sử dụng thuốc nổ trong công trường.

An toàn và cách điện

An toàn và cách điện đối với mọi nguồn năng lượng nguy hiểm và các chất độc hại nên được tiến hành tuân theo Hướng dẫn chung EHS. Các thực hành quản lý được khuyến nghị cho hoạt động khai thác mỏ bao gồm:

• Triển khai các tiêu chuẩn năng lực và làm việc với điện và quy trình an toàn lao động cho tất cả các công tác có liên quan đến điện bao gồm xây dựng, tháo dỡ và phá hủy thiết bị điện;

• Sử dụng các thiết bị an toàn điện trên tất cả các dòng phân phối cuối cùng và các quy trình kiểm tra thích hợp được áp dụng cho những hệ thống an toàn như thế;

• Tất cả nguồn năng lượng nguy hại hay các chất độc hại phải có quy trình cách điện bằng văn bản, xác định hệ thống, xưởng sản xuất hoặc thiết bị có thể tạo ra và giữ an toàn như thế nào.

Các mối nguy vật lý

Các mối nguy vật lý trong hoạt động khai mỏ có thể bao gồm: nguy cơ trượt đất, đá rơi, lún bề mặt, sập đất trong

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

122

các môi trường khai thác trên mặt đất hoặc dưới mặt đất; mối nguy liên quan đến vận chuyển (như xe tải, đường cho xe kéo nâng và đường sắt), mối nguy liên quan đến độ cao và rơi, cũng như việc sử dụng các thiết bị di động hoặc cố định, dụng cụ nhấc hoặc nâng và các máy móc di dời. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát được khuyến nghị gồm:

An toàn kỹ thuật địa chất

• Việc lên kế hoạch, thiết kế và vận hành tất cả các công trình như mỏ lộ thiên, hồ chứa chất thải, đập ngăn quặng, các thiết bị chứa và khai thác ngầm sao cho các rủi ro mang tính kỹ thuật địa chất được quản lý một cách hợp lý trong suốt toàn bộ một chu trình khai thác. Các cấp độ an toàn bổ sung nên được áp dụng trong các khu vực địa chấn hoạt động và các khu vực có khả năng tiếp xúc với các biến cố thời tiết khắc nghiệt. Nên tiến hành việc giám sát có tính hệ thống và xem xét thường xuyên các dữ liệu về độ ổn định mang tính kỹ thuật địa chất. Độ ổn định dài hạn của công trường khai thác nên được đề cập đến một cách thích đáng đối với cả các mỏ trên mặt đất và mỏ ngầm;

• Đối với bãi đổ chất thải, các khối đắp và các kết cấu chứa khác, các nhân tố an toàn tĩnh nên được thiết lập dựa trên mức độ nguy cơ rủi ro đối với giai đoạn hoạt động của cơ sở và ở giai đoạn đóng cửa cơ sở;

• Cần xem xét sự biến đổi có thể xảy ra đối với các đặc tính kỹ thuật địa chất trong hồ chứa do phong hóa đặc trưng sinh học hay hóa học. Thiết kế của các cơ sở khai mỏ mới phải dự trù cho sự biến chất có thể xảy ra của các đặc tính kỹ thuật địa chất với các yếu tố an toàn cao hơn. Các đánh giá về độ ổn định/ an toàn của các cơ sở khai mỏ hiện có nên xem xét cả những biến đổi có thể xảy ra này;

• Cần tiến hành đánh giá chính xác về độ an toàn của công trường khai thác đối với hiện tượng lún đất, sụt lở đất đá. Đặc biệt lưu tâm sau những trận mưa lớn, các biến cố địa chấn và sau hoạt động nổ phá. Nên giảm thiểu rủi ro bằng thiết kế tạo bậc và hố nghiêng thích hợp, phác thảo sơ đồ phá nổ, tỷ lệ đá, bờ ngăn và giao thông hạn chế;

• Các phân tích về độ ổn định mang tính kỹ thuật địa chất nên bao gồm việc đánh giá địa hình tự nhiên quanh công trường khai thác cũng như cơ sở hạ tầng có liên quan đến mỏ khai thác như mái dốc đào, sự định tuyến đường. Đặc biệt là ở khí hậu nhiệt đới hay các vùng địa chấn có đất phong hóa sâu và lượng mưa lớn, rủi ro về mặt kỹ thuật địa chất tự nhiên có thể tồn tại trước khi bắt đầu các hoạt động khai thác mỏ. Những điều kiện này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với việc định cư/làm nhà có liên quan đến hoạt động khai thác mỏ. Nhất là ở dưới lòng đất nhưng đồng thời đối với đặc tính bề mặt, các phép

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

123

đo đạc sự biến dạng định vị 3D hiện đại và phần mềm đánh giá và xử lý đặc trưng nên là phương pháp chuẩn trong việc giám sát độ ổn định.

An toàn máy và thiết bị

Nhằm ngăn ngừa và kiểm soát những mối nguy liên quan đến việc sử dụng máy và thiết bị, nên áp dụng các biện pháp tăng cường độ nhìn rõ trong mỏ khai thác. Các thông lệ quản lý độ nhìn rõ đặc trưng bao gồm những điều sau:

• Sử dụng các máy móc/thiết bị có màu tương phản gồm cả việc chuẩn bị những đánh dấu có độ phản chiếu nhằm tăng cường độ nhìn rõ;

• Sử dụng các máy/thiết bị di chuyển có trang bị cải tiến tầm nhìn của người vận hành;16

• Cấp cho công nhân các loại áo quần có độ nhìn rõ cao;

• Sử dụng đánh dấu có độ phản chiếu trên các kết cấu, ngã tư giao thông và các khu vực khác có khả năng xảy ra tai nạn (như tường ở các vị trí cố định nên được tẩy trắng nhằm tăng cường độ phản chiếu);

• Sử dụng độ chiếu sáng thích hợp cho các khu vực có thiết bị/máy móc chuyển hướng và đảo chiều thường xuyên hoạt động ngay tức khắc;

16 Tầm nhìn của các thiết bị mới nên được đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ như Phần mềm Phân tích Độ nhìn rõ của Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ có tại: http://www.cdc.gov/niosh/mining/mining/illum/.

• Lắp đặt rào chắn an toàn ở những vị trí rủi ro cao tại các đường đi bên trong/ các hàng lang vận chuyển. Rào chắn có thể được dựng bằng phế liệu hoặc các vật liệu khác có khả năng chặn các phương tiện vận tải.

Các khuyến nghị đối với việc quản lý công trình trong những không gian hạn chế hay trong hầm khai thác và công trường ở độ cao được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Bức xạ iôn hóa

Các biện pháp giảm nhẹ đối với những nơi tồn tại mối nguy bức xạ tự nhiên bao gồm những điều sau:

• Ứng dụng một chương trình giám sát đo liều bức xạ đối với các khu vực mà công nhân có thể nhận liều bức xạ toàn thân lớn hơn 6 millisievert trong quãng thời gian 12 tháng (xem Giới hạn liều tác động đối với Bức xạ iôn hóa nghề nghiệp được trình bày trong Phần 2.0). Chương trình nên bao gồm cả đánh giá nơi làm việc cũng như giám sát cá nhân.

Tính phù hợp cho công việc

Quá trình khai thác mỏ thường có một số hoạt động mà tình trạng mệt mỏi hoặc các nguyên nhân khác của việc sút giảm năng lực làm việc có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng, hư hỏng thiết bị hoặc tác động môi trường. Cần tiến hành việc đánh giá

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

124

rủi ro nhằm phân định nhiệm vụ khi mà “phù hợp cho công việc” được yêu cầu (kể cả tính phù hợp của cá nhân con người) để đảm bảo rằng hoạt động được hoàn thành với rủi ro được giảm thiểu tối đa. Các biện pháp giảm nhẹ được khuyến nghị bao gồm:

• Xem xét lại các hệ thống quản lý ca làm việc để giảm thiểu rủi ro về tình trạng mệt mỏi trong công nhân;

• Định sẵn các kiểm tra về y tế trước khi bố trí theo các yêu cầu mà một người công nhân cần có (ví dụ như thị lực tốt đối với một lái xe);

• Triển khai một chính sách về sử dụng rượu và thuốc.

Việc di chuyển và vấn đề sức khỏe ở vùng hẻo lánh

Các quy trình khai thác mỏ thường được diễn ra ở các vùng hẻo lánh, tiếp cận hạn chế với các dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ cấp cứu chất lượng cao. Nhằm giảm thiểu những rủi ro liên quan đến việc di chuyển thường xuyên (như đối với đội ngũ thăm dò) và ở tại các vùng hẻo lánh, các biện pháp giảm nhẹ được khuyến nghị như sau:

• Triển khai các chương trình phòng chống cả các bệnh mãn tính và cấp tính thông qua các hệ thống kiểm soát các trung gian truyền bệnh và vệ sinh thích hợp;

• Xác định các rủi ro liên quan đến hoạt động ở độ cao;

• Khi chuẩn bị thức ăn tại nơi khai thác mỏ, việc chế biến, lưu trữ và thải thức ăn cần phải được kiểm tra và giám sát thường xuyên nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.

Căng thẳng nhiệt

Các hoạt động khai thác mỏ đòi hỏi công nhân phải tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều kiện nhiệt độ cao do các quy trình sản xuất tạo ra cũng có thể dẫn đến stress nhiệt và cần được xem xét. Căng thẳng nhiệt liên quan đến các hoạt động dưới lòng đất được thảo luận sau trong tài liệu này.

Tiếng ồn và rung động

Các nguồn tạo ra tiếng ồn và chấn rung nên được quản lý như mô tả trong mục 1.1. Các khuyến nghị bổ sung về việc quản lý tiếp xúc với tiếng ồn và chấn rung của ngành khai thác mỏ bao gồm:

• Giảm độ tiếng ồn đến mức có thể chấp nhận được như mô tả trong Hướng dẫn chung EHS;

• Đảm bảo rằng các thiết bị lớn (như máy đào, xe ben, máy ủi, thiết bị khoan di động, và các thiết bị tự động khác cần có người điều khiển) được trang bị cabin chống ồn;

• Sau khi khảo sát và ứng dụng tất cả các phương án khác, sử dụng phương tiện bảo vệ tai cá nhân như mô tả trong Hướng dẫn chung EHS;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

125

• Bị tác động với sự rung tay - cánh tay từ các dụng cụ cầm tay cũng như dụng cụ điện hay rung toàn thân từ mặt đất mà công nhân đứng hoặc ngồi có thể được kiểm soát một cách hợp lý bằng cách chọn hoặc bảo trì các thiết bị đáp ứng được những tiêu chuẩn nghề nghiệp về tiếp xúc với rung.

Các mối nguy hại đặc thù trong khai thác mỏ ngầm

Những rủi ro về an toàn và sức khỏe lao động sau đây đặc thù đối với khai thác mỏ ngầm. Như là một quy tắc an toàn chung, cần phải áp dụng một hệ thống gắn thẻ để đếm tất cả những người di chuyển trong lòng đất

Thông gió

• Hệ thống thông gió và làm mát cần phải phù hợp với các hoạt động của nơi làm việc và có khả năng duy trì nhiệt độ khu vực và nồng độ các chất ô nhiễm ở mức an toàn. Hệ thống thông gió được xem là một bộ phận thiết yếu và thống nhất với tổng thể dự án khai thác mỏ và nên được xử lý như thế. Người vận hành và bảo dưỡng hệ thống thông gió nên được qua đào tạo, chú trọng đến các vấn đề như môi trường dễ nổ, sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu, bụi (nhất là trong trường hợp có silica) và khói diesel;

• Các mỏ ngầm cần đảm bảo nguồn không khí sạch và an toàn đối với tất cả các khu vực mà công nhân sử

dụng. Các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

o Đảm bảo các phân xưởng thông gió trên bề mặt và các thiết bị hỗ trợ có liên quan được sắp đặt và quản lý nhằm loại bỏ những nguy cơ có thể gây nguy hại đến hiệu quả hoạt động của các thiết bị thông gió hay chất lượng không khí trong mỏ (ví dụ như các nguồn phát thải cũng như các vật liệu dễ bắt lửa hay dễ nổ không nên đặt gần những chỗ hút không khí);

o Vận hành các quạt bổ trợ nhằm tránh sự quay vòng không kiểm soát được của không khí;

o Di dời mọi người ra khỏi hầm mỏ hoặc di dời họ đến một khu vực trú ẩn (có thể dự trữ nước và thức ăn), nếu hệ thống thông gió chính ngừng hoạt động;

o Dựng hàng rào bảo vệ tất cả các khu vực không được thông gió và đặt bảng hiệu cảnh báo nhằm ngăn chặn sự ra vào không chủ ý;

o Tất cả máy biến áp, máy nén, bồn nhiên liệu và các khu vực có độ nguy hiểm cao nên được thông gió trực tiếp đến đường khí ra;

• Khi thích hợp, điều kiện nhiệt nên được giám sát nhằm xác định khi con người phải chịu tác động bất lợi của stress nhiệt và lạnh, và cần phải thi hành các biện pháp bảo vệ. Nhiệt độ nên được duy trì ở mức

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

126

hợp lý và thích hợp cho các hoạt động được thực hiện. các thực hành khác nên bao gồm việc che chắn lượng dư nhiệt, thích nghi môi trường, phun nước và thông qua các chế độ làm việc-nghỉ ngơi thích hợp.

Bụi

Các rủi ro có liên quan đến bụi đã được xác định trước đây trong tài liệu này và trong Hướng dẫn chung EHS, kiểm soát bụi nên được hợp nhất hoàn toàn với các quy trình hoạt động dưới lòng đất, đặc biệt là liên quan đến việc phá nổ, khoan, và vận chuyển vật liệu và để thải. Việc giảm thiểu bụi là yếu tố chủ chốt để tăng cường độ rõ có thể nhìn thấy trong việc bố trí hầm mỏ và đồng thời cũng nhằm củng cố sức khỏe công nhân.

Cháy và nổ

Các hầm mỏ cần phải chuẩn bị và tiến hành các kế hoạch nhằm phòng chống, phát hiện và chống lại hỏa hoạn bùng phát và lan rộng. Các biện pháp kiểm soát và phòng chống cháy nổ và hỏa hoạn bao gồm:

• Tiến hành đánh giá rủi ro hỏa hoạn lặp đi lặp lại đều đặn để phát hiện sớm và giảm thiểu các khu vực mà rủi ro “hỏa hoạn leo thang nhanh chóng” có thể xảy ra (ví dụ như các khu vực sử dụng động cơ diesel khó theo dõi);

• Xác định các khu vực có nguy cơ hỏa hoạn sử dụng các biển cảnh báo và cấm mọi người hút thuốc, dùng đèn có ngọn lửa trần, diêm

hay các loại nguồn đánh lửa khác trong các khu vực được cảnh báo có nguy cơ hỏa hoạn dưới các quy ước nghiêm ngặt (ví dụ như quy ước hàn)

• Tránh sử dụng máy biến áp dầu dưới hầm mỏ;

• Các vật liệu dễ bắt lửa nên được lưu trữ trong các phương tiện chống cháy, lắp đặt ngăn ngừa rò rỉ cũng như tràn. Một hệ thống phát hiện và dập tắt hỏa hoạn thích hợp nên được lắp đặt ở mỗi vị trí lưu trữ như thế;

• Mọi sự lưu trữ vật liệu dễ cháy và nguy hại kể cả thuốc nổ đều phải được bố trí, thiết kế, trang bị và vận hành theo các quy định của quốc gia hoặc quốc tế liên quan về an toàn và hỏa hoạn. Những nơi lưu trữ thuốc nổ cần phải được bố trí trên mặt đất trừ những nơi mà điều kiện địa phương không cho phép (như vì lí do an ninh hoặc quá lạnh);

• Phòng tránh và kiểm soát cháy đai băng chuyền bằng cách đảm bảo các vòi chữa cháy luôn sẵn sàng hoạt động và có sẵn dọc các đường băng chuyền.

Trong các hầm mỏ được phân loại “có nhiều khí” (gồm hầu hết các mỏ than), các phương án phòng ngừa bổ sung bao gồm:

• Ngăn ngừa sự bốc cháy bằng cách lắp đặt các máy phát hiện khí tự động ở những nơi sử dụng thiết bị điện và các máy phát hiện khí khác

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

127

ở khắp các khu vực thi công dưới lòng đất (ví dụ như gương lò than);

• Ngăn ngừa sự bốc cháy bằng cách hạn chế các vật được làm ra từ hoặc chứa nhôm, nam châm, titan hoặc hợp kim nhẹ trừ khi có khả năng xảy ra ma sát hay tạo tác động hoặc chúng được bao bọc một cách thích đáng bằng các vật liệu không phát tia lửa;

• Các dụng cụ cầm tay nên được đặt ở những chỗ chứa không phát tia lửa và có quy trình cho phép phù hợp trước khi lấy để sử dụng;

• Sử dụng các loại chất lỏng thủy lực kháng lửa trong tất cả các thiết bị dưới lòng đất;

• Quản lý các khí dễ cháy và dễ nổ trong các bộ phận đang hoạt động và ngừng làm việc của hầm mỏ trừ khi các bộ phận như thế đã hoàn toàn được niêm phong và các nguồn có thể phát tia lửa được di dời. Khi có 1% khí mêtan, nên tắt tất cả các thiết bị điện và cơ khí. Khi có 1,5% khí mêtan, tất cả mọi người trừ những người được trang bị, đào tạo và cần cho việc bình thường hóa hiện trường phải được sơ tán, và tất cả các nguồn có thể bốc cháy cần được ngừng hoạt động và không kết nối với nguồn điện. Ở nơi sự phát thải mêtan có thể xảy ra, cần phải lắp đặt hệ thống giám sát và báo động phù hợp;

• Lắp đặt và sử dụng cửa chống cháy.

Buồng lánh nạn và các phương án tự

cứu nguy

• Các hầm mỏ nên được thiết kế và triển khai các lỗi thoát phụ và bổ trợ cùng với các buồng lánh nạn mà:

o Được nhận biết một cách rõ ràng;

o Trong vòng 15 phút di chuyển từ bất kì nơi nào trong mỏ cho các chỗ làm việc cách hơn 300m từ cửa mỏ hoặc đường thông được dùng để đến chỗ làm việc;

o Được xây dựng từ các vật liệu không bắt lửa, với một cơ chế kín nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của khí và có quy mô đủ lớn để có đủ chỗ cho tất cả những người làm việc trong vùng phụ cận;

o Được trang bị các lối thông độc lập đến mặt đất để cung cấp không khí, đường dây liên lạc (như điện thoại), nước và trang thiết bị sơ cứu;

• Dựa trên các đánh giá về các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp gặp phải môi trường thiếu hụt ôxy (như các mỏ vận hành thiết bị chạy bằng diesel không có bánh xích), công nhân hầm mỏ nên được trang bị và đào tạo về cách sử dụng các thiết bị tự cứu nguy độc lập (SCSR) cung cấp cho tối thiểu 2 lần thời gian cần thiết để đến buồng lánh nạn hoặc lối thoát khỏi hầm mỏ (tối thiểu 30 phút). Các thiết bị SCSR nên được

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

128

mang theo mọi lúc hoặc sẵn có trong tầm với của công nhân.

Chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng cần đủ và an toàn17 đối với các điều kiện làm việc theo kế hoạch trong các lối đi và khu vực công trường khai thác (xem các chỉ số hướng dẫn chiếu sáng trình bày trong mục 2.0). Các hướng dẫn chiếu sáng bổ sung đặc thù đối với các mỏ khai thác ngầm bao gồm:

• Việc chiếu sáng dưới lòng đất cần thích hợp để tiến hành một cách an toàn các chức năng và sự di chuyển an toàn của công nhân cũng như các thiết bị;18

• Việc chiếu sáng thường xuyên cung cấp ánh sáng thích hợp đối với các địa điểm sau: tất cả các xưởng gia công, gara dịch vụ và những nơi khác có di chuyển máy móc hoặc ở các nơi đặt các thiết bị có thể có nguy cơ rủi ro; các trạm trục chính dưới lòng đất, chiếu nghỉ, trạm sơ cứu, hành lang băng chuyền, bộ dẫn động, và trạm chuyển giao;

• Các nguồn chiếu sáng khẩn cấp độc lập và riêng biệt nên được dự trù ở mọi nơi mà nguy cơ rủi ro có thể

17 Cùng với việc xem xét sự cần thiết phải tránh những vật như chói lóa hoặc các nguồn phát sinh tia lửa khác 18 Theo một quy tắc chung, các công nhân hầm mỏ phải có đèn mũ với cường độ trung bình 1 candela (12,57 Lumens) và công suất pin 10 tiếng. Các phương tiện di chuyển và thiết bị vận tải các loại nên được trang bị thiết bị chiếu sáng tối thiểu 10 Lux về phía trước 20m và 10 Lux với khoảng cách 5m về phía sau khi quay đầu.

xảy ra do hệ thống chiếu sáng thông thường gặp sự cố. Hệ thống này nên được khởi động một cách tự động và phù hợp để có thể cho phép công nhân tiến hành việc ngừng hoạt động khẩn cấp các máy móc và nên được thường xuyên kiểm tra;

• Công nhân hầm mỏ nên được cấp đèn đeo trên mũ trong số đồ đạc cá nhân của họ trong mọi thời điểm khi ở dưới mặt đất. Độ chói cực đại nên ở mức tối thiểu là 1500 lux trong khoảng cách 1,2m từ nguồn phát sáng trong suốt ca làm việc.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng đồng

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe cộng đồng có liên quan tới các hoạt động khai mỏ bao gồm an toàn trong vận tải dọc các lối đi, vận tải và xử lý các hàng hóa nguy hiểm, các tác động tới chất và lượng nguồn nước, sự sinh sôi ngoài ý muốn của các nguồn trung gian gây bệnh, cũng như khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm, ví dụ: các bệnh lây truyền qua đường hô hấp hay đường tình dục do sự xuất hiện của dòng người lao động phục vụ cho công trình. Thêm vào đó, phải kể tới những tác động đáng kể ở cấp độ hộ gia đình cũng như cộng đồng tới các yếu tố xã hội có tính quyết định đối với sức khỏe như các chất gây nghiện, rượu, bạo hành gia đình, và các tác động tâm lý khác gắn với sự gia tăng nhanh chóng của dòng lao động tràn vào trong quá trình xây dựng cũng như

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

129

các giai đoạn vận hành công trình. Sự tràn vào của dòng lao động cùng với các thành viên trong gia đình của họ cũng có thể gây ra một gánh nặng đáng kể đối với các nguồn lực cũng như những cơ sở y tế hiện hành trong cộng đồng đó. Cuối cùng, do những tác động kinh tế to lớn và nhìn chung mang tính tích cực, việc triển khai rộng rãi hoạt động khai mỏ có thể nhanh chóng biến đổi các cộng đồng địa phương từ mô hình các bệnh truyền nhiễm, như sốt rét, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, hô hấp, sang mô hình các bệnh không lây, như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì và rối loạn tim mạch. Hạ tầng y tế ở nhiều nước đang phát triển thường yếu kém về mặt trang thiết bị cũng như về kinh nghiệm điều trị các bệnh không lây.

Các khuyến nghị về quản lý những vấn đề này được đề cập đến trong Hướng dẫn chung EHS. Những mối quan ngại đặc biệt khác đối với các hoạt động khai mỏ, cùng những vấn đề có liên quan tới sự an toàn và sức khỏe cộng đồng, cũng như những vấn đề EHS ở tầm cao hơn được xem xét theo các định hướng sau:

An toàn đập ngăn quặng thải

Đập ngăn, bể chứa quặng thải ướt, cùng các công cụ chứa quặng thải ướt chủ yếu khác mang đến một rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào vị trí tương đối của những công trình này so với các khu dân cư và những nguồn tài nguyên chung khác. Sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng ở khu vực đập ngăn quặng thải cùng với những cân

nhắc về môi trường đã được trình bày ở phần trước của tài liệu này.

Các đập chứa nước

Các đập chứa nước có tiềm năng tạo ra và thay đổi mô hình sinh sôi của các nguồn trung gian gây bệnh. Trong các khu vực phổ biến bệnh sốt rét, các đường bao quanh đâp chứa nước (WSD) có thể trở thành một địa điểm sinh sản của muỗi do những đường bao này rộng, nông và là môi trường sống của nhiều loại thực vật. Ngoài ra, WSD còn có thể trở thành địa điểm sinh sản của cho loài ốc sên mang ký sinh sán lá, một loại bệnh ký sinh trùng khá phổ biến ở nhiều vùng khí hậu nhiệt đới.

Lún sụt đất

Lún sụt đất có thể xảy ra do các hoạt động khai mỏ dung dịch hoặc mỏ ngầm. Sụt đất có thể khiến đất đai dễ bị lũ cuốn đi hoặc nếu không thì phá hủy tài sản nếu nó khiến cho đất nông nghiệp không còn thích hợp để sử dụng. Để giảm thiểu và /hoặc kiểm soát những thay đổi về mặt địa hình địa vật do lún sụt đất, những biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

• Khai thác mỏ có xét tới vị trí/quy mô thân quặng, các lớp đất nằm phía trên, và độ sâu giếng cần thiết để khai thác (ví dụ: khả năng gây lún sụt đất thường không tăng khi tăng độ sâu khai thác);

• Giám sát quy mô và hình dạng của các hầm được khai thác bằng cách sử dụng hiệu quả các thiết bị đốn gỗ và các kỹ thuật vận hành (ví dụ:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

130

áp suất dung dịch và tốc độ bơm theo thời gian, lưu lượng dòng chảy, nhiệt độ và trọng lực cụ thể);

• Lấp các đường thông xuống mỏ, san lấp các chỗ trống, nén lối thông lên bề mặt đất với bê tông gia cố hoặc vật liệu khác để phòng ngừa hoặc giảm thiểu sụt lún đất trong các khu vực có nguy cơ cao;

• Các khu vực lún cần được quản lý nhằm đảm bảo thoát nước phù hợp và được tái tạo đất phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu hoặc mục đích sử dụng khác cho cộng đồng. Đường đi trong khu vực này cần phải được cắm biển chỉ đường.

Sự sẵn sàng và ứng phó trong những

tình huống khẩn cấp

Sự sẵn sàng ứng phó và phối hợp hành động trong những tình huống khẩn cấp phải tương xứng với mức độ tiềm tàng của những tình huống khẩn cấp, thể hiện trong những biện pháp được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS. Một chương trình hành động khẩn cấp cần được vạch ra sao cho phù hợp với hướng dẫn của UNEP APPEL về khai mỏ: Quá trình Nhận thức và Sự sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp ở Cấp độ Địa phương.19

Các bệnh lây nhiễm

19 APELL dành cho Khai mỏ, Nhận thức và Sự sẵn sàng trong các tình huống khẩn cấp địa phương, Báo cáo Kỹ thuật Số 41, UNEP 2001. Báo cáo cung cấp một khuôn khổ để chuẩn bị cho Chương trình hành động khẩn cấp liên quan đến mỏ, các cơ quan hành động khẩn cấp, các nhà chức trách và cộng đồng địa phương.

Bản chất của các dự án khai mỏ (ví dụ những địa điểm ở vùng sâu vùng xa với chuỗi cung ứng sản phẩm/nguyên liệu dài) đòi hỏi phải có các biện pháp can thiệp chủ động và liên tục nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc và lây truyền của các bệnh lây nhiễm do dòng lao động nhập cư, cùng với các thành viên trong gia đình họ và những công nhân dịch vụ khác tại công trường gây ra. Hoạt động vận tải đường dài có thể đóng vai trò là một kênh truyền bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tại công trường khai mỏ, ứng dụng công nghiệp mang tính quốc tế có hiệu quả trong quản lý chất thải rắn, hệ thống dẫn lưu nước mặt, và quản lý nước thải vệ sinh thường phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu sự sinh sôi của các trung gian gây bệnh và các bệnh lây nhiễm liên quan đến nguồn nước.

Các trang thiết bị ăn ở cũng như các dịch vụ cần được thiết kế và duy trì theo những tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận. Nhà ở cho công nhân được thiết kế và bảo dưỡng nhằm ngăn chặn tình trạng quá tải có thể làm giảm khả năng truyền nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng lây lan ra cộng đồng địa phương. Cở sở vật chất phục vụ nấu ăn và các dịch vụ được thiết kế, bảo dưỡng và vận hành theo các tiêu chuẩn Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) được chấp nhận trên phạm vi quốc tế làm giảm khả năng lây nhiễm của các bệnh liên quan đến thực phẩm từ công trình ra cộng đồng.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

131

Ở nhiều nơi trên thế giới, mối đe dọa chính đối với sự sống còn của hoạt động khai mỏ cũng như sức khỏe của cộng đồng là những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với những nhân tố xã hội có tính quyết định đối với sức khỏe (nghĩa là chất gây nghiện, rượu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bạo hành gia đình).

Ở nhiều nước đang phát triển, gánh nặng về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) bao gồm cả HIV đã có từ trước, tuy nhiên, cũng nên cân nhắc khả năng nổi lên khi triển khai một dự án khai mỏ. Dấu hiệu của tình trạng này được biểu hiện bằng “4 M”:

• Men (Nam giới) - dòng lao động;

• Money (Tiền) - sự gia tăng tiền mặt khả dụng;

• Movement (Sự di chuyển) - sự phát triển các tuyến vân tải mới mở rộng khả năng tiếp cận với các cộng đồng nông thôn;

• Mixing (Sự hòa trộn) - sự giao lưu giữa những nhóm có nguy cơ cao (nghĩa là cảnh sát, an ninh, lái xe và công nhân) với nhóm nhóm nam giới và phụ nữ địa phương có nguy cơ thấp.

Theo thời gian, sự lây lan của HIV/AIDS không chỉ là nguyên nhân của những đau khổ mà con người phải gánh chịu, mà còn có thể tác động tiêu cực tới doanh nghiệp ở các phương diện như số lượng nhân viên, năng suất lao động giảm, chi phí tăng, thị trường thay đổi và sự tiếp cận hợp đồng cũng như những cơ hội kinh

doanh. Hoạt động khai mỏ cần phải xác định và hiểu được những tác động tiềm tàng của HIV/AIDS, cũng như thiết kế một biện pháp ứng phó thích hợp, bao gồm việc sử dụng:20

• Các biện pháp nhằm quản lý tác động của bệnh tật thông qua đánh giá, theo dõi, các chương trình hành động và giám sát;

• Một chương trình tại nơi làm việc nhằm ngăn chặn nhiễm mới HIV và cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ cho những nhân viên đã nhiễm HIV cũng như những người chịu ảnh hưởng;

• Mở rộng những hoạt động này ra cộng đồng, khu vực và / hoặc xa hơn là ra ngoài xã hội.

Các biện pháp cơ bản được tiến hành để giảm các tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm bao gồm:

• Ngăn chặn bệnh tật trong công nhân và gia đình của họ cũng như trong cộng đồng địa phương bằng cách:

o Thực hiện các sáng kiến về giáo dục và nâng cao nhận thức về sức khỏe

o Đào tạo công nhân về điều trị bệnh

o Trị bệnh thông qua quản lý những ca bệnh mẫu tại các cơ sở chăm sóc y tế tại công trường

20 Để biết thêm thông tin, tham khảo Hướng dẫn về HIV/AIDS của IFC cho khu vực khai mỏ tại địa chỉ: http://www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/HIVAIDS

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

132

cũng như các trung tâm y tế cộng đồng (như các chương trình tiêm chủng).

Biện pháp phòng chống và kiểm soát

trung gian truyền bệnh

Cách tốt nhất để giảm sự ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm do trung gian gây ra (như bệnh sốt rét) lên sức khỏe dài hạn của công nhân và cộng đồng địa phương là áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh. Do đó, vai trò của cả đội ngũ y bác sĩ và kỹ sư dự án là hết sức quan trọng. Những nhà tài trợ cho dự án cùng với các cơ quan y tế cộng đồng nên thực hiện biện pháp kiểm soát các bệnh do muỗi và các loài động vật chân đốt khác thông qua những biện pháp sau đây:

• Thực hiện chương trình kiểm soát các trung gian truyền bệnh;

• Đánh giá thiết kế kỹ thuật nên bao gồm cả việc xem xét kỹ đường giao thông, lưu trữ nước và các biện pháp quản lý, kiểm soát nguồn nước mặt;

• Hợp tác và trao đổi bằng hiện vật với các chương trình quản lý khác trong vùng dự án nhằm tối đa hóa lợi ích, đặc biệt là việc phân phối các loại màn chống muỗi;

• Triển khai chương trình “A-B-C-D” cho tất cả công nhân tham gia dự án, theo đó: A = ý thức cao, B = kiểm soát vết cắn/ đốt, C = dùng thuốc phòng bệnh cho những công nhân không miễn dịch, D = chẩn đoán và điều trị;

• Sử dụng có chọn lọc phương pháp phun thuốc trong nhà (IRS) cho các hộ gia đình trong dự án. Chương trình IRS rất phức tạp và liên quan đến việc đánh giá thiết kế hết sức cẩn thận, đặc biệt là cần một sự hiểu biết rõ ràng về các loại muỗi truyền bệnh ở địa phương và những loài tồn tại trước kháng thuốc của chúng đối với các loại thuốc diệt muỗi;

• Triển khai một chương trình giám sát và đánh giá hiệu quả ngắn hạn và dài hạn cho cả công nhân và những người dân có tiềm năng bị ảnh hưởng.

1.4 Đóng mỏ và sau khi đóng mỏ

Những hoạt động trong giai đoạn đóng mỏ và sau đóng mỏ cần được dự trù sớm nhất có thể trong giai đoạn lên kế hoạch và thiết kế. Các nhà thầu mỏ nên phác thảo kế hoạch cải tạo mỏ và đóng mỏ trước khi bắt tay vào khai thác, trong đó xác định rõ những nguồn kinh phí bổ sung ổn định và đã được phân bổ cho kế hoạch. Đối với những mỏ khai thác ngắn hạn, một bản phác thảo chi tiết về Kế hoạch cải tạo mỏ và đóng mỏ (với nguồn kinh phí đảm bảo)- MRCP- như mô tả dưới đây nên được chuẩn bị trước khi tiến hành khai thác. Một kế hoạch đóng mỏ bao gồm những giải pháp cho cả sự phục hồi vật chất và những vấn đề kinh tế xã hội nên được bao hàm trong vòng đời dự án, và nên được thiết kế sao cho:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

133

• Sức khỏe và sự an toàn của xã hội trong tương lai không bị ảnh hưởng;

• Khu mỏ sau khai thác là có ích và bền vững lâu dài đối với cộng đồng bị ảnh hưởng;

• Tối thiểu hóa những tác động kinh tế xã hội bất lợi và tối đa hóa những lợi ích mang lại.

Kế hoạch cải tạo và đóng mỏ MRCP nên đề cập việc sử dụng đất một cách có lợi trong tương lai (điều này nên được quyết định bởi sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm các cơ quan luật pháp, dân cư địa phương, những người sử dụng đất truyền thống, những công ty cho thuê quanh vùng, các đoàn thể và các bên liên quan khác), và nên đuợc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan phê duyệt trước. MRCP cũng phải là kết quả của quá trình tư vấn, thảo luận với cộng đồng địa phương và các đại diện của chính phủ.

Kế hoạch đóng mỏ nên được thường xuyên xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của chương trình phát triển và vận hành khai thác mỏ, cũng như của các điều kiện môi trường và xã hội. Những ghi chép trong quá trình khai thác cần được lưu trữ như một phần của chương trình sau khai thác.

Các kế hoạch ở khâu đóng mỏ và sau khi đóng mỏ cần tính đến những biện pháp cải tạo thích hợp sau khai thác, xử lý phế liệu độc hại và những tác động tiềm ẩn có liên quan. Thời hạn tác động của hoạt động sau đóng mỏ

nên được xây dựng dựa trên cơ sở rủi ro, tuy nhiên, các điều kiện hiện trạng công trường thường đòi hỏi một giai đọan ít nhất là 5 năm sau khi đóng mỏ.

Việc dự kiến thời gian hoàn tất MRCP phải tùy thuộc vào địa điểm cụ thể và nhiều yếu tố, như tuổi thọ của mỏ. Nhưng cũng cần phải chú ý rằng tất cả các khu vực mỏ đều tuân theo những tiến trình phục hồi nhất định trong quá trình khai thác. Các kế hoạch có thể được điều chỉnh khi cần thiết trong khâu xây dựng và vận hành, tuy nhiên các kế hoạch nên tính đến những yếu tố bất ngờ, như đình hoãn tạm thời hay việc kết thúc sớm, và đạt được những mục tiêu sau về tính khả thi tài chính và tính toàn vẹn vật lý, hóa học và sinh thái.

Tính khả thi về tài chính

Chi phí cho giai đoạn đóng mỏ và sau đóng mỏ, bao gồm cả chi phí cho hoạt động cải tạo sau khai thác, nên được tính đến trong phân tích tính khả thi về kinh doanh khi lên kế hoạch và thiết kế. Những cân nhắc tối thiểu cần tính đến cả sự sẵn có của các nguồn dự trữ kinh phí cần thiết, sử dụng các công cụ tài chính phù hợp, nhằm dự trù được hết các chi phí cho bước kết thúc bất kì giai đoạn nào của chu kì khai thác, gồm cả khâu chuẩn bị và khâu kết thúc tạm thời. Nguồn dự trữ kinh phí có thể ở dạng hệ thống tiền mặt được tích góp hoặc ở dạng bảo lãnh tài chính. Hai dạng hệ thống tiền mặt có thể được chấp nhận là những tài khoản ghi sổ (gồm cả những tài khoản chính phủ quản lý) và những nguồn kinh phí chìm. Dạng bảo lãnh tài chính được

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

134

chấp nhận phải được cung cấp bởi một đơn vị tài chính có uy tín. Những yêu cầu khi đóng mỏ cần được xem xét lại mỗi năm và những dự trù kinh phí cho giai đoạn kết thúc cần được điều chỉnh cho phù hợp với bất kì thay đổi nào xảy ra.

Tính toàn ven về vật lý

Tất cả những công trình (như bãi chứa quặng đuôi) phải ổn định để đảm bảo không gây ra những nguy cơ rối loạn hay suy giảm thể chất, đe dọa sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng. Công trình quặng đuôi phải được xử lý để tối thiểu hóa lượng nước ngưng đọng trên bề mặt và lượng nước này sẽ thoát qua hệ thống đường cống hay đập tràn, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ ngập úng. Các đập tràn, đường cống, và kênh dẫn nước phải liên tục được bảo dưỡng sau khi việc khai thác kết thúc, phòng trường hợp những công trình này hoàn toàn có thể quá tải khi có bão lớn. Các công trình không được phép bị bào mòn hay di dời khỏi nơi dự kiến trong bất kì hoàn cảnh hay dưới bất kì lực ép nào. Những tính toán nên bao gồm cả việc lấp lại đất khu vực khai thác mỏ.

Những nguy cơ về mặt địa chất như đường thiếu an toàn, các hầm lò, và những nguy cơ khác cần phải được ngăn chặn hiệu quả và vĩnh viễn, tách biệt khỏi dân cư xung quanh, cho đến khi cả công trường được biến thành nơi sử dụng đất thuận lợi dựa trên những thay đổi về điều kiện tại công trường, cũng như những việc sử dụng đường xá, nhà cửa, và các công trình khác của dân cư địa phương hay

những ngành công nghiệp khác. Ở những nơi có nguy cơ rò rỉ metan từ các hầm lò không được khai thác nữa, cần xem xét đến việc xây dựng hệ thống thông gió thụ động.

Tính toàn vẹn về hóa học

Nước mặt và nước ngầm cần được bảo vệ tránh những tác động có hại từ quá trình khai mỏ. Cần ngăn chặn việc đổ nước rỉ hóa chất ra môi trường để tránh những đe dọa đối với sức khỏe và sự an toàn cho xã hội cũng như ảnh hưởng đến nguồn nước mặt vùng hạ lưu và hệ thống nước ngầm.

Tính toàn vẹn về môi trường sinh thái

Tính toàn vẹn về môi trường sinh thái phần nào được quyết định bởi hai yếu tố trên (vật lý và hóa học), tuy nhiên yếu tố này cũng có thể được giải quyết khi xem xét đến những biện pháp thay đổi môi trường sống sao cho có ích hơn đối với những mục đích sử dụng trong tương lai. Kế hoạch cải tạo mỏ và đóng mỏ (MRCP) cần đưa ra những giải pháp toàn diện nhằm cải tạo song song với khai thác mỏ, theo như những kế hoạch đã được phê duyệt với các cơ quan có thẩm quyền về môi trường và khoáng sản và theo như những thỏa thuận với chính quyền và nhân dân địa phương.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

135

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1. Môi trường

Hướng dẫn về khí thải và nước thải

Bảng 1 trình bày giá trị hướng dẫn về nước thải cho ngành công nghiệp này. Giá trị hướng dẫn cho nước thải quá trình trong ngàng công nghiệp này là thể hiện thực hành tốt công nghiệp quốc tế và được phản ánh trong các tiêu chuẩn tương ứng trong khuôn khổ luật pháp của các nước. Những giá trị hướng dẫn này cần phải đạt được ở điều kiện hoạt động bình thường trong các cơ sở sản xuất được vận hành và thiết kế phù hợp thông qua việc áp dụng các kỹ thuật phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm được thảo luận trong các phần trước của tài liệu này.

Hướng dẫn về nước thải là cần phải được áp dụng cho nước chảy tràn từ công trường và nước thải đã xử lý thải vào nguồn nước mặt có mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc thù theo địa điểm có thể được lập ra dựa trên những điều kiện sẵn có và sử dụng của những hệ thống xử lý và thu gom nước thải vận hành chung, hoặc nếu thải trực tiếp ra nguồn nước mặt thì phụ thuộc vào sự phân loại vùng nước tiếp nhận thải theo mục đích sử dụng được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Bảng 1: Hướng dẫn về nước thải

Chất gây ô nhiễm

Đơn vị Giá trị hướng dẫn

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l 50

pH S.U. 6-9

COD mg/l 150

BOD5 mg/l 50

Dầu và mỡ mg/l 10

Arsen mg/l 0,1

Cadmium mg/l 0,05

Crom (VI) mg/l 0,1

Đồng mg/l 0,3

Cyanide mg/l 1

Cyanide tự do mg/l 0,1

Cyanide WAD mg/l 0,5

Sắt (tổng số) mg/l 2,0

Chì mg/l 0,2

Thủy ngân mg/l 0,002

Nickel mg/l 0,5

Phenol mg/l 0,5

Kẽm mg/l 0,5

Nhiệt độ oC Khác biệt nhỏ hơn 3 độ

Chú ý: Nồng độ kim loại đại diện cho tổng số kim loại

Các định mức này cần đạt được, mà không pha loãng, ít nhất 95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng năm. Mức chênh lệch với các giá trị hướng dẫn do điều kiện của dự án cụ thể cần được giải trình trong báo cáo đánh giá môi trường.

Hướng dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt và phát điện từ những nguồn có công suất nhiệt đầu vào bằng hoặc

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

136

thấp hơn 50 MWth được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS, với phát thải nguồn điện lớn hơn được đề cập đến trong Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện. Hướng dẫn xem xét môi trường xung quanh dựa trên tổng thải lượng khí thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể.

Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

2.2 Hiệu quả thực hiện về an toàn và sức khỏe lao động

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),21 Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),22 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),23 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu,24 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Bảng 2 cung cấp hướng dẫn chiếu sáng cho các hoạt động khai mỏ. Bảng 3 cho thấy hướng dẫn về tiếp xúc bức xạ iôn hóa áp dụng cho công nhân mỏ.

21 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/ 22 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 23 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 24 Có sẵn tại: http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

137

Bảng 2. Mức chiếu sáng trung bình tối thiểu ấn định cho các địa điểm và hoạt động khai thác mỏ.25

Địa điểm/hoạt động Mức chiếu sáng tối thiểu (Lux)

Chiếu sáng khẩn cấp 5

Lối đi và hành lang 5-10

Các địa điểm năng động – các khu vực sản xuất và khai thác

5-50

Các khu vực tiến hành các thao tác thủ công và không thường xuyên

50-100

Các trạm làm việc và các khu vực tiến hành các nhiệm vụ có độ chính xác trung bình và cao

150-400

Bảng 3. Giới hạn liều tác động khi tiếp xúc phóng xạ iôn hóa nghề nghiệp.26

Mức trung bình trong năm năm liên tục – liều tác động

20 mSv/năm

Tiếp xúc trong một năm – liều tác động

50 mSv/năm

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) xuống tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao 25 Vai trò của chiếu sáng trong cắt giảm rủi ro đối với sức khỏe và an toàn ở các mỏ vàng và bạch kim tại Nam Phi. GAP 804, 2001 trình bày những kiến nghị chi tiết cho các khu vực làm việc ngầm. 26 ICRP 60 ban hành bởi ủy ban quốc tế về phòng chống phóng xạ và Chuỗi an toàn IAEA số 115.

động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).27

Giám sát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện28 như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

.

27 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 28 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

138

3.0 Các tài liệu tham khảo và nguồn bổ sung

Association of Societies for Occupational Safety and Health (ASOSH), South Africa. Gateway to worldwide web information of Safety Health and Environment for mines. http://www.asosh.org/WorldLinks/Sectors/mining.htm

Australian National Committee on Large Dams (ANCOLD) tham khảo tại: http://www.ancold.org.au/

International Institute for Environment and Development (IIED), 2000. Breaking New Ground: Mining, Minerals and Sustainable Development (MMSD). London, UK.

British Columbia Ministry of Energy and Mines, (1998). Policy for Metal Leaching and Acid Rock Drainage at Mine Sites in British Columbia tại: www.em.gov.bc.ca/Mining/MinePer/ardpolicy.htm

Department of the Environment Australia http://www.ea.gov.au/industry/sustainable/mining/booklets/index.html Edgar, T.F. 1983. Coal Processing and Pollution Control. Houston: Gulf Publishing Company.

European Bank for Reconstruction and Development (EBRD). Sub-sectoral Environmental Guidelines: Coal Processing. London: EBRD. Tham khảo: http://www.ebrd.com

European Commission. 2003. European Integrated Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB). Best Available Techniques (BAT) Reference Document for Mineral Oil and Gas Refineries. February 2003. EIPPCB: Seville, Spain. Tham khảo tại: http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

European Commission. 2006. European Integrated Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB). Best Available Techniques (BAT) Reference Document for Large Combustion Plants. July 2006. EIPPCB: Seville, Spain.Tham khảo tại: http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities .htm Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). 2006. Special Report, Carbon Dioxide Capture and Storage, March 2006. Geneva: IPCC.

International Cyanide Management Institute. http://www.cyanidecode.org International Labor Office, 1991. Safety and Health in Open Cast Mines. Geneva, Switzerland. International Union for the Conservation of Nature (IUCN) and International Council for Mining and Metals (ICMM), 2004. Integrating mining and biodiversity conservation: Case studies from around the world. London, UK. Tham khảo tại: http://www.icmm.com/publications/767BiodiversityReport.pdf International Commission on Large Dams (ICOLD) tại: http://www.icoldcigb.net International Council for Mining and Metals (ICMM), 2006. Good Practice Guidance for Mining and Biodiversity . London, UK. Tham khảo tại: http://www.icmm.com/uploads/1295GPG.pdf Kirk-Othmer, R.E. 2006. Encyclopedia of Chemical Technology. 5th Edition. New York: John Wiley and Sons Ltd. Lighting Handbook, Illumination Engineering Society of North America, 1993. Lockhart, N. 2002. Advances in Coal Preparation. London: World Energy Council. Tham khảo tại: http://www.worldenergy.org/wecgeis/publications/default/tech_papers/17th_congress/1_2_02.asp Management and Prevention of Heat Stress, Department of Minerals and Energy, Western Australia, December 1997. Mineral Resources, Mine Safety and Health Administration, 30CFR Part 48, 56, 57, 58, and 715; U.S. Department of Labor. Mining Association of Canada (MAC), 1998. A Guide to the Management of Tailings Facilities. MAC, 2003. Developing an Operations, Maintenance and Surveillance Manual for Tailings and Water Management Facilities. National Fire Protection Association (NFPA). 2004. Standard 120: Standard for Fire Prevention and Control in Coal Mines. 2004 Edition. NFPA: Quincy, MA.

NFPA. 2000. Standard 850: Recommended Practice for Fire Protection for Electric Generating Plants and

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

139

High Voltage Direct Current Converter Stations. 2000 Edition. NFPA: Quincy, MA. Northeast States for Coordinated Air Use Management (NESCAUM). 2003. Mercury Emissions from Coal -Fired Power Plants: The Case for Regulatory Action. October 2003. NESCAUM: Boston, MA. Occupational Radiation Protection, Safety Guide No. RS-G-1.1, International Atomic Energy Agency, Vienna, 1999. Risk Management AS/NZS 4360:1999 Standards Australia, 1999. Tailings Dams Risk of Dangerous Occurrences, ICOLD Committee on Tailings Dams And Waste Lagoons, UNEP 2001. The Role of Illumination in Reducing Risks to Health and Safety in South African Gold and Platinum Mines, GAP 804, 2001 Threshold Limit Values for Chemical Substances and Physical Agents & Biological Exposure; The American Conference of Governmental Industrial Hygienists (ACGIH), 2001. United Nations Environment Programme (UNEP) Mineral Resources Forum http://www.uneptie.org/pc/mining/mrfvision.htm UNEP, 2001. APELL for Mining, Awareness and Preparedness for Emergencies at Local Level, Technical Report No. 41. United Nations Convention on the Law of the Sea (1982). Tham khảo tại: http://www.un.org/Depts/los/index.htm U.S. Department of the Interior, Office of Surface Mining. Acid Mine Drainage Prevention and Mitigation (2007) tại: http://www.osmre.gov/amdpvm.htm United States (US) Environmental Protection Agency (EPA). 2005. 40 CFR Part 60, Standards of Performance for New and Existing Stationary Sources: Electric Utility Steam Generating Units, Clean Air Mercury Rule. Washington, DC: US EPA. United States Congress. 2005. Clean Skies Act of 2005. (Inhofe, S.131 trong phiên họp Quốc hội thứ 109). Library of Congress: Washington, DC. Tham khảo: http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c109:S.131:

US EPA. 40 CFR Part 434—Coal Mining Point Source Category BPT, BAT, BCT Limitations and New Source Performance Standards. Washington, DC: US EPA. US EPA. 40 CFR Part 60. Standards of Performance for New Stationary Sources. Subpart Y—Standards of Performance for Coal Preparation Plants. Washington, DC: US EPA. United States National Institute of Occupational Safety and Health (NIOSH) Visibility Analysis Software tại: http://www.cdc.gov/niosh/mining/mining/illum/. The Role of illumination in Reducing Risk to Health and Safety in South African Gold and Platinum Mines, GAP 804, 2001.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

140

Phụ lục A: Mô tả chung về hoạt động khai mỏ

Hoạt động khai mỏ được xác định chủ yếu thông qua loại hình và phương pháp khai mỏ (ví dụ như khai thác đá, khai thác dầu, khai thác các dung dịch khoáng chất, khai thác mỏ dưới đáy biển, mỏ dưới mặt đất, khai thác lộ thiên). Hoạt động khai thác đá truyền thống bao gồm những quặng sắt lớn và những chiết thải vụn từ đá, sự tuyển quặng [bao gồm cả quá trình nghiền nhỏ (như ép nát hay xay quặng) và cô đặc khoáng chất], sự tích tụ chất thải trên quy mô lớn và các biện pháp xử lý. Quy trình luyện kim bao gồm những biến đổi địa hóa để lọc kim loại và thường được tiến hành ngoài khu vực khai thác. Luyện kim được xem như một ngành công nghiệp độc lập và được đề cập đến cụ thể trong Hướng dẫn EHS cho ngành luyện kim.

Mục đích chính của hoạt động khai thác mỏ là chắt lọc ra những quặng có giá trị và hoàn tất công đoạn sơ chế (ví dụ như công đoạn tuyển quặng nói trên), đồng thời kiểm soát được khối lượng chất thải (ví dụ như đá thải, quặng đuôi, nước thải, chất thải nguy hại từ quá trình sơ chế) trong điều kiện an toàn cho môi trường, sức khỏe và an toàn cho con người trong hiện tại và tương lai.

Hoạt động khai thác mỏ thường được phân loại thành bốn nhóm cơ bản dựa trên sản phẩm của chúng: khai thác kim loại quý, khai thác kim loại cơ bản, khai thác năng lượng và khai thác khoáng chất công nghiệp (xem bảng A1).

Những thành phần cơ bản của một mỏ khai thác bao gồm:

• Mỏ lộ thiên hay mỏ ngầm trong lòng đất;

• Bể chứa chất thải và quặng đuôi;

• Đá và quặng vụn;

• Nhà máy và các thiết bị gia công (ví dụ như các xưởng);

• Hạ tầng quản lý nguồn nước (như các bể xử lý, đập, mương, đường ống);

• Những cơ sở hạ tầng khác (như đường, đường dây điện, đường băng truyền).

Các quy trình khai thác thường đặt cố định trên hoặc bên cạnh khu vực có chứa thân quặng nhằm hạn chế tối đa chi phí vận hành và sơ chế cũng như những ảnh hưởng bất lợi đến nguồn tài nguyên đất. Vị trí các vùng mỏ rất đa dạng, bao phủ gần như tất cả những khu vực địa lý (như vùng ôn đới, vùng nhiệt đới, vùng cực, sa mạc, núi cao và ven biển, trên mặt đất và dưới lòng đất). Những sản phẩm qua chế biến được vận chuyển đi chế biến thêm hoặc được bán cho mục đích kinh tế và hậu cần nhờ hệ thống các phương tiện vận chuyển như xe tải, xà lan, xe lửa, đường ống, và những phương tiện khác. Một khu mỏ thông thường có diện tích dao động từ 100 ha đến 1000 ha, tuy nhiên con số này có thể lên tới 5000 ha trong một số trường hợp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

141

Công tác thăm dò

Quá trình thăm dò có xu hướng ngày càng tiến bộ nhờ những hoạt động khai thác tại công trường ngày càng được cải thiện, bao gồm các phương pháp thăm dò sơ bộ, chi tiết và nâng cao. Những khảo sát sơ bộ thường diễn ra trên quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khảo sát chi tiết và nâng cao đòi hỏi sự thăm dò trên diện rộng bao gồm cả việc mở đường, khoan thăm dò và đào hầm ngầm.

Phát triển, Xây dựng, và Ngừng hoạt động

Một kế hoạch khai mỏ chủ động cần phải được tiến hành với mục tiêu giảm thiểu rủi ro môi trường. Kế hoạch này phải tính đến cả những vấn đề lớn, như thứ tự hầm mỏ và lựa chọn các vật liệu xây dựng, đến việc xác định vị trí dự trữ đất và đá sao cho không bị gió thổi lẫn quặng đuôi và các loại bụi khác vào.

Giai đoạn hoạt động

Giai đoạn hoạt động được đánh dấu từ khi khởi động xưởng chế biến. Vòng đời hoạt động của một mỏ khai thác phụ thuộc vào lượng khoáng chất có trong mỏ đó. Đá thải từ quá trình khai mỏ và quặng đuôi của khâu chế biến được sản xuất ra hằng ngày từ khi mỏ bắt đầu đi vào hoạt động và những phế thải này sẽ được tích trong những khu chứa chất thải cho đến khi mỏ ngừng hoạt động. Nhiều mỏ quặng được tìm ra thêm trong quá trình khai thác, dẫn đến những thay đổi cơ bản trong toàn

bộ kế hoạch khai thác mỏ. Mỏ có thể ngừng khai thác tạm thời trong quá trình hoạt động (do thiếu lao động hay thiếu các nguồn lực khác). Trong khoảng thời gian này, công trường cần được chăm nom và bảo dưỡng, đảm bảo không đe dọa đến sức khỏe và sự an toàn cho xã hội và môi trường.

Trong suốt thời gian hoạt động, cần thường xuyên đánh giá và quản lý những tác động bổ sung của quá trình khai thác đến môi trường, xã hội và sức khỏe con người. Những tình huống xấu có thể xảy ra (như tai nạn, rò rỉ bề chứa quặng, thủng đập) và những tình huống này, dù rất hiếm khi xảy ra, đòi hỏi công tác đánh giá và quản lý những tác động về sau thật kĩ lưỡng và lâu dài.

Giai đoạn kết thúc và ngừng hoạt

động

Thông thường, sau 5 năm hoạt động theo dự kiến, kế hoạch đóng cửa được xây dựng với mục tiêu trả lại khu vực khai mỏ trong tình trạng toàn vẹn về sinh thái, vật lý và hóa học (ở mức cao nhất có thể), nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất với những mục đích khác trong tương lai. Một vấn đề mấu chốt trong kế hoạch đóng cửa là cam kết cải tạo lại khu vực khai thác mỏ, khai thác triệt để nguồn nhân lực và phương tiện sẵn có, hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm giảm chi phí kết thúc hoặc nhu cầu bảo lãnh tài chính. Hoạt động cải tạo công trường thường bao gồm:

• Phá bỏ nhà xưởng và các kết cấu hạ tầng;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

142

• Đóng các hầm lộ thiên;

• Làm ổn định và ngăn chặn sự tiếp cận của dân chúng đến hầm mỏ và những công trình khai thác dưới lòng đất;

• Cải thiện độ dốc;

• Đảm bảo nguồn nước thoát từ đường cống trong công trường và các nguồn phế thải không đe dọa sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Công tác bảo dưỡng sau đóng mỏ

Mức độ bảo dưỡng sau đóng mỏ và gia công gồm hai cấp cơ bản:

• Bảo dưỡng chủ động: yêu cầu phải vận hành, bảo dưỡng và giám sát tại chỗ nhằm đảm bảo rằng những rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường ở mức thấp nhất (hay mức có thể chấp nhận được).

• Bảo dưỡng thụ động: yêu cầu nhận giám sát và bảo dưỡng tại chỗ định kỳ nhằm đảm bảo rằng những rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường ở mức thấp nhất (hay mức có thể chấp nhận được).

Cấp độ bảo dưỡng thứ 3, giải pháp “walk away”, chỉ ra rằng không cần thiết phải theo dõi và bảo trì thêm. Kinh nghiệm cho thấy một số phần của cả khu vực mỏ khai thác có thể để lại trong tình trạng “walk away”. Tuy nhiên, hiếm khi có thể để toàn bộ khu vực mỏ khai thác trong tình trạng “walk away” như vậy.

Phương pháp và hoạt động khai thác

mỏ

Mỏ lộ thiên

Những thân quặng lớn và gần mặt đất thường được khai thác tại những mỏ lộ thiên. Những dạng vật chất quặng và phi quặng này (bao gồm lớp đất mặt, đất nén và đá) được khai thác bằng những thiết bị khai thác bề mặt, đặc biệt là xe tải và xẻng. Kích thước và hình dạng của mỗi mỏ lộ thiên thường không giống nhau và phụ thuộc vào loại quặng, cấu trúc hình học, kết cấu địa chất, độ cứng của đá và địa hình khu vực. Độ dốc của mỏ thường được thiết kế trong một hệ thống độ dốc, điển hình là ở độ cao 30 mét, ở giữa các bậc thềm nằm ngang. Độ cao của từng sườn dốc thường căn bản phụ thuộc vào quy mô của thiết bị đào, kết cấu địa chất và độ cứng của đá.

Nhiều mỏ lộ thiên được đào ở dưới mực nước ngầm tạo ra sự biến đổi trong mô hình dòng chảy nước ngầm trong suốt quá trình hoạt động, và đối với một số trường hợp diễn ra cả trong quá trình sau khi đóng mỏ. Các mô hình thoát nước trên bề mặt cũng có thể bị gián đoạn. Thông thường một mỏ ngầm được triển khai dưới mỏ lộ thiên và có thể có các đường dẫn xuống công trường khai thác dưới lòng đất. Mỏ lộ thiên đặc trưng thường được lấp một phần bởi nước từ trên mặt đất và theo sau là nước ngầm của hoạt động khai thác mỏ.

Khai mỏ ngầm

Việc khai thác mỏ ngầm nhìn chung đòi hỏi một hệ thống lối đi, dịch vụ và phanh hãm việc đào nhằm khôi phục quặng. Thân quặng có thể liên tục

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

143

hoặc không liên tục, tồn tại với khối lượng nhỏ với những vùng đất không (không có quặng) lớn ở giữa. Các mỏ thường cố gắng lấy đi càng nhiều quặng có giá trị càng tốt và điều này có thể dẫn đến khối lượng đào bới rất lớn dưới lòng đất. Các hố đào này có mức độ ổn định khác nhau. Hố đào lớn hơn có khả năng bị lấp đất trở lại hoặc bị sập. Đa số các phương pháp khai mỏ rơi vào các hình thức sau:

Sụt đồng thời: Quặng được tách ra và công trường dưới lòng đất được cho làm sập, và vì thế đất đá nằm ở trên bị sụt (sập) đồng thời với hoạt động tách quặng. Bởi vậy, sự xáo trộn bề mặt có khả năng xảy ra nhanh chóng, tùy thuộc vào độ sâu của công trường khai thác.

Sụt sau: Tách quặng diễn ra không đi kèm với lấp đất trở lại và sự sụt đất xảy ra vào một thời điểm nào đó sau khi quặng được tách. Sự xáo trộn bề mặt có khả năng xảy ra trong tương lai.

Hãm bằng cột chống: Các cột chống được để lại để duy trì sự ổn định khi tách quặng. Sập và xáo trộn bề mặt có thể xảy ra trong tương lai.

Mỏ lấp: Công trình khai thác bỏ lại sau khi tách quặng được lấp kín bởi các vật liệu, có thể là đất đá thải, quặng đuôi hoặc hồ quặng. Mỏ được lấp tạo ra tiềm năng xáo trộn bề mặt rất lớn.

Các hình thức và phương pháp khai mỏ khác

Khai khoáng công nghiệp

Thuật ngữ “khoáng công nghiệp” được dùng để chỉ các chất khoáng phi kim, phi nhiên liệu như đá tảng (như đá vôi, granite, đá phiến và những thứ khác); đá bị vỡ hoặc nghiền; cát sỏi; đất sét, ceramic và các khoáng chất chịu lửa (như cao lanh, bentonite, diệp thạch); và các vật liệu hóa học và phân bón (như potash và phosphate). Các loại vật liệu đa dạng này có thể được khai thác với nhiều kỹ thuật khác nhau.

Khai thác mỏ dung dịch và rửa lũa tại

chỗ

Việc khai thác mỏ dung dịch đôi khi chỉ sự rửa lũa tại chỗ bởi những đặc điểm chung trong việc hòa tan và thu gom các chất khoáng có giá trị (như muối, potash, lưu huỳnh, uranium, đồng và vàng) ở dạng dung dịch. Việc khai mỏ dung dịch tập trung vào việc hòa tan các loại muối bằng cách phun nước vào chất lắng và sự tạo thành một hang nước muối ở lớp dưới bề mặt bị nén quay trở lại bề mặt. Việc rửa lũa tại chỗ bao gồm sự bổ sung các loại chất thử vào nước và một mạng lưới các giếng phun để phun dung dịch vào các khoáng chất làm lắng dưới bề mặt nhằm thực hiện sự hòa tan, sau đó là bơm để nhận lại các chất khoáng đã hòa tan (dung dịch chứa quặng) thông qua một mạng lưới các giếng thu gom. Việc tách quặng theo phương pháp tách chiết theo đống lúc này cũng là một dạng của biện pháp hòa tan, nhờ đó các khoáng chất cần có được hòa tan từ quặng đã được mang lên mặt đất bằng các phương pháp thông thường (như bằng việc khai mỏ trên mặt đất hoặc mỏ ngầm).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI MỎ

144

Khai thác nạo vét đáy biển

Việc khai mỏ dưới đáy biển bao gồm việc lấy đi các chất khoáng bằng cách nạo vét đáy biển. Phương pháp này có thể gây gián đoạn đáy biển và làm mất đi môi trường sống và các loại sinh vật có liên quan. Độ trầm tích lơ lửng cao cũng có thể xảy ra trong cột nước xuất phát từ các hoạt động liên quan đến việc giữ khoáng chất, đưa lên mặt đất, vận chuyển và bố trí hoặc lưu trữ để cho các công đoạn sản xuất sau. Có thể tiến hành nạo vét bằng các phương pháp tiếp cận tự di chuyển hoặc đặt trên mặt đất và đặc trưng bao gồm các máy móc cơ khí, thủy lực hoặc kết hợp nhiều kỹ thuật.

Khai thác mỏ dưới biển sâu

Khai thác mỏ dưới biển sâu bao gồm các dụng cụ tách quặng cơ khí hóa cùng với máy bơm lớn, các chất làm lắng bề mặt đáy biển. Máy bơm làm di chuyển các vật liệu đã được khoáng hóa lên tàu trên mặt nước bằng một ống đứng. Phương pháp khai mỏ này có thể gây gián đoạn đáy biển, làm thay đổi nhiệt độ nước và làm tăng các đám trầm tích.

Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS)Ngành Năng lượng

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

145

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

146

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS bao gồm thông tin liên quan đến quá trình cháy nạp nhiên liệu bằng nhiên liệu hóa thạch rắn, lỏng, khí và nhiên liệu sinh học và được thiết kế để sinh điện hoặc điện cơ khí, hơi nước, nhiệt hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những dạng này với bất kỳ loại hình nhiên liệu nào (trừ chất thải rắn được đề cập đến trong phần Hướng dẫn cho các cơ sở quản lý Chất thải), với tổng công suất nhiệt đầu vào định mức trên 50 Megawatt nhiệt đầu vào (MWth) trên cơ sở Giá trị Nhiệt Cao hơn (HHV).2 Nó áp dụng cho lò hơi, động cơ pittông và tua bin đốt trong các cơ sở hiện có và xây mới. Phụ lục A trình bày mô tả chi tiết các hoạt động công nghiệp và Phụ lục B bao gồm hướng dẫn về Đánh giá tác động môi trường (EA) của các dự án nhiệt điện. Hướng dẫn Phát thải áp dụng cho các cơ sở với tổng công suất nhiệt đầu vào ít hơn 50 MWth nhiệt được trình bày trong Phần 1.1 của Hướng dẫn chung EHS. Tùy thuộc vào đặc điểm tính chất của dự án và các hoạt động liên quan của dự án (ví dụ nguồn nhiên liệu và nguồn điện năng sản xuất) người đọc cũng cần

2 Tổng công suất áp dụng đối với một cơ sở với nhiều đơn vị.

tham khảo Hướng dẫn EHS cho Khai mỏ và Hướng dẫn EHS cho Phân phối và Truyền tải Điện.

Những quyết định đầu tư của môt hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới vào lĩnh vực này được thực hiện trong phạm vi chiến lược của Nhóm Ngân hàng Thế giới về biến đổi khí hậu.

Tài liệu này bao gồm những mục như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

147

1.0 Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần sau đây cung cấp bản tóm tắt về các vấn đề EHS có ý nghĩa nhất liên quan đến nhà máy nhiệt điện xảy ra trong quá trình hoạt động, kèm theo với những đề xuất cho việc quản lý.

Như đã mô tả trong phần giới thiệu của Hướng dẫn chung EHS, phương thức chung cho việc quản lý các vấn đề EHS trong các hoạt động phát triển công nghiệp bao gồm các nhà máy điện cần xem xét các tác động tiềm năng trong chu kỳ dự án càng sớm càng tốt, cụ thể là cần xem xét các vấn đề EHS ngay khi lựa chọn địa điểm và các quá trình thiết kế nhà máy để tối đa hóa phạm vị lựa chọn sẵn có nhằm phòng ngừa và kiểm soát những nguy cơ tác động tiêu cực.

Những khuyến nghị cho việc quản lý các vấn đề EHS chung cho phần lớn các công trình cơ sở hạ tầng và công nghiệp trong suốt các giai đoạn thi công và hoàn thiện được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề môi trường trong các dự án nhà máy nhiệt điện cơ bản bao gồm:

• Phát thải khí

• Hiệu quả năng lượng và phát thải khí nhà kính

• Tiêu dùng nước và thay đổi môi trường thuỷ sinh

• Nước thải

• Chất thải rắn

• Dầu và vật liệu nguy hại

• Tiếng ồn

Phát thải khí

Phát thải khí chính từ quá trình cháy nhiên liệu hóa thạch hoặc nhiên liệu sinh học là sulfur dioxide (SO2), khí nitrogen oxide (NOx), bụi (PM), khí CO và khí nhà kính như khí CO2. Tuỳ thuộc vào loại hình và chất lượng nhiên liệu, chủ yếu là nhiên liệu phế thải hoặc nhiên liệu rắn, các chất khác như kim loại nặng (ví dụ thuỷ ngân, arsen, cadmium, vanadium, nickel v.v…), hợp chất halogen (bao gồm hydro florua), cacbua hydro không cháy và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác (VOC) có thể phát ra theo khối lượng nhỏ hơn nhưng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường do độc tính và/hoặc độ bền của chúng. Sulfur dioxide và nitrogen oxide sẽ dẫn đến kết tủa axít vượt ra ngoài ranh giới nhà máy trong dài hạn.

Lượng và bản chất của khí thải phụ thuộc vào các yếu tố như nhiên liệu (như than, dầu nhiên liệu, khí gas tự nhiên hoặc nhiên liệu sinh học), loại hình và thiết kế của động cơ đốt cháy (như động cơ pittông tịnh tiến, tuabin cháy hoặc thiết bị lò hơi), thực hành vận hành, các biện pháp kiểm soát phát thải (ví dụ kiểm soát cháy, xử lý khí thải từ ống khói) và hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Ví dụ, nhà máy đốt bằng khí nhìn chung sản sinh ra khối

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

148

lượng không đáng kể bụi, Sulfur dioxide và hàm lượng khí nitrogen oxide bằng khoảng 60% so với nhà máy sử dụng than (mà không có các biện pháp giảm khí thải). Các nhà máy được đốt bằng khí tự nhiên cũng thải hàm lượng thấp hơn khí carbon dioxide và khí nhà kính.

Một số biện pháp như chọn lựa nhiên liệu và sử dụng các biện pháp để tăng hiệu quả chuyển hóa năng lượng sẽ làm giảm mức thải nhiều chất khí ô nhiễm, kể cả khí CO2 tại mỗi đơn vị phát điện. Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng của quá trình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như bản chất và chất lượng của nhiên liệu, loại hệ thống cháy, nhiệt độ hoạt động của tua bin cháy, công suất vận hành và nhiệt độ của tuabin hơi, những điều kiện khí hậu địa phương, loại hình hệ thống làm mát được sử dụng, v.v. Các biện pháp đề xuất để phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát phát thải khí bao gồm:

• Sử dụng nhiên liệu sạch nhất có sẵn một cách tiết kiệm (hay sử dụng khí gas tự nhiên hơn dầu, dầu thì được ưa chuộng hơn than) nếu nhiên liệu đó phù hợp với chính sách môi trường và năng lượng tổng thể của đất nước hoặc của khu vực nhà máy dự kiến xây dựng. Đối với các nhà máy điện lớn hơn, việc lựa chọn khí đốt thường là một phần của chính sách năng lượng quốc gia, và các nhiên liệu, công nghệ đốt và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đều được đối chiếu và cần phải được đánh giá phản biện dự án

một cách kỹ lưỡng để tối ưu hóa tính năng môi trường của dự án;

• Khi đốt than, phải ưu tiên than có hàm lượng sulfua, tro thấp, hàm lượng nhiệt cao;

• Xem xét tuyển quặng để giảm hàm lượng tro nhất là với than có độ tro cao;3

• Lựa chọn công nghệ phát điện tốt nhất với nhiên liệu được chọn để làm cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường. Việc lựa chọn công nghệ và các hệ thống kiểm soát ô nhiễm sẽ được tiến hành trên cơ sở đánh giá môi trường nhà máy đặc thù (một số ví dụ bao gồm việc sử dụng các hệ thống năng lượng hiệu quả cao hơn như hệ thống tuốc bin khí tuần hoàn kết hợp cho tổ máy đốt dầu và khí tự nhiên, và công nghệ tuần hoàn kết hợp khí hóa than (IGCC) trên tới hạn, siêu tới hạn hoặc tích hợp cho các đơn vị đốt than);

• Thiết kế chiều cao ống khói theo Thực tiễn Công nghiệp Quốc tế Tốt (GIIP) để tránh nồng độ mặt đất vượt quá mức và giảm thiểu các tác động kể cả kết tủa axít;4

3 Nếu lưu huỳnh liên kết phi hữu cơ với tro thì cũng sẽ làm giảm hàm lượng lưu huỳnh. 4 Hướng dẫn cụ thể về chiều cao ống thông hơi xem Phụ lục 1.1.3 của Hướng dẫn chung EHS. Không nên nâng chiều cao ống khói để tăng thêm lượng khí thải. Tuy nhiên, nếu mức phát thải được đề xuất có tác động đáng kể đến chất lượng không khí xung quanh thì có thể xem xét nâng chiều cao ống khói để giảm bớt lượng khí thải để đạt được các tiêu chuẩn chất lượng không khí cho môi trường xung quanh trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Ví dụ điển hình của chiều cao ống khói GIIP lên tới khoảng

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

149

• Xem xét việc sử dụng máy phát điện và nhiệt (CHP, hoặc nhà máy nhiệt điện cấp hơi). Bằng cách tận dụng nhiệt hao phí khác, nhà máy CHP có thể đạt hiệu suất nhiệt 70-90% so với 32-45% đối với nhà máy nhiệt điện thông thường;

• Như đã nêu trong Hướng dẫn chung EHS, khí thải từ dự án đơn lẻ không nên chiếm quá 25% tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh cho phép để góp phần vào sự phát triển bền vững trong tương lai, trong cùng một vùng không khí không bị xuống cấp.5

Những đề xuất kiểm soát chất ô nhiễm đặc thù được trình bày dưới đây.

Sulfur Dioxide

Các phương án để kiểm soát các sulfure oxide có thể khác nhau do những chênh lệch lớn trong hàm lượng sulfur của các loại nhiên liệu và trong chi phí kiểm soát như mô tả trong Bảng 1. Việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào phân tích lợi ích-chi phí tính năng môi trường của các nhiên liệu

200m cho các nhà máy điện đốt than lớn, lên tới khoảng 80m cho các nhà máy điện nhiên liệu HFO động cơ diesel và lên đến 100m cho nhà máy điện chu trình khí đốt kết hợp tuabin khí. Lựa chọn cuối cùng cho ống khói sẽ phụ thuộc vào chiều cao địa hình của khu vực xung quanh, các tòa nhà gần đó, điều kiện khí tượng, dự đoán tác động gia tăng và vị trí hiện tại và tương lai của thụ thể. 5 Ví dụ phương án áp dụng phòng chống gia tăng suy thoái đáng kể của EPA Hoa Kỳ với những vùng không khí không bị xuống cấp là như sau: SO2 (91 µg/m3 cho 2 lần cao nhất trong vòng 24 giờ, 20 µg/m3 cho mức trung bình hàng năm), NO2 (20 µg/m3 cho mức trung bình hàng năm) và PM10 (30 µg/m3 cho 2 lần cao nhất trong vòng 24 giờ, và 17 µg/ m3 cho mức trung bình hàng năm).

khác nhau, chi phí kiểm soát và một thị trường cho các sản phẩm phụ của quá trình kiểm soát sulfur.6 Các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát phát thải SO2 bao gồm:

• Sử dụng khí đốt với hàm lượng sulfua thấp hơn ở mức hiệu quả kinh tế;

• Sử dụng vôi (CaO) hoặc đá vôi (CaCO3) trong lò cháy tầng sôi đốt than để khử lưu huỳnh tích hợp mà có thể đat được hiệu suất loại bỏ tới 80-90% thông qua sử dụng Điện Lò Tầng Sôi (Fluidized Bed Combustion);7,8

• Phụ thuộc vào quy mô nhà máy, chất lượng nhiên liệu và khả năng phát thải khí thải SO2 lớn, vào việc sử dụng khử lưu huỳnh khí ống khói (FGD) cho các lò hơi lớn sử dụng than hoặc dầu và cho các động cơ pittông kiểu tịnh tiến. Loại hệ thống FGD tối ưu (ví dụ FGD ẩm ướt sử dụng đá vôi với 85 đến 98% hiệu suất khử, FGD khô sử dụng vôi với 70 đến 94% hiệu suất khử, FGD nước biển lên đến 90% hiệu suất khử) phụ thuộc vào công suất của nhà máy, đặc tính nhiên liệu, các điều kiện hiện trường và chi phí và sự sẵn có của chất phản

6 Các lựa chọn lò tái sinh khí tách lưu huỳnh (FGD) (hoặc ướt hoặc bán khô) có thể được xem xét theo những điều kiện này. 7 EC (2006). 8 Hiệu quả loại bỏ SO2 của công nghệ FBC phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh và vôi của nhiên liệu, số lượng, tỷ lệ, và chất lượng chất hấp phụ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

150

ứng cũng như việc xử lý và sử dụng sản phẩm phụ.9

Bảng 1 - Hoạt động/Đặc tính của FGD

Loại FGD

Đặc tính

Tăng gíá thành đầu tư

nhà máy

FGD Ướt

• Khí ống khói đã bão hoà với nước

• Đá vôi (CaCO3) làm chất phản ứng

• Hiệu suất khử lên đến 98%

• Sử dụng 1-1,5% điện phát ra

• Sử dụng rộng rãi nhất

• Khoảng cách đến nguồn đá vôi và độ phản ứng đá vôi cần xem xét

• Mức tiêu thụ nước cao

• Cần xử lý nước thải

• Thạch cao là sản phẩm phụ dễ bán hoặc chất thải

11-14%

FGD Bán-Khô

• Cũng gọi là “Tinh chế Khô”- dưới sự làm ẩm có kiểm soát

• Vôi (CaO) là chất phản ứng

• Hiệu suất khử lên đến 94%

• Cũng có thể khử SO3 ở tỷ lệ khử cao hơn ở FGD ướt

• Sử dụng 0,5-1% điện phát ra, ít hơn FGD Ướt

• Vôi đắt hơn là đá vôi

• Không có nước thải

• Chất thải - hỗn hợp của tro, phụ gia không phản ứng và CaS03

9-12%

FGD Nước biển

• Hiệu suất khử lên đến 90%

• Không thực dụng cho than S

7-10%

9 Việc sử dụng bộ lọc ẩm, ngoài các thiết bị kiểm soát bụi (ví dụ như ESP hoặc vải lọc) có lợi thế là cũng làm giảm phát thải của HCl, HF, kim loại nặng, và bụi còn bám lại sau vải lọc hoặc ESP. Do chi phí cao hơn, việc sử dụng bộ lọc ẩm thường không được sử dụng tại các nhà máy với công suất nhỏ hơn 100 MWth (EC năm 2006).

cao (>1%S)

• Các tác động về môi trường biển cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng (ví dụ giảm nồng độ pH, đầu vào kim loại nặng còn lại, tro, nhiệt độ, sunfat, ôxy hoà tan và lượng nhu cầu ôxy hóa học COD)

• Sử dụng 0,8-1,6% điện phát ra

• Quá trình đơn giản, không có nước thải hoặc chất thải rắn

Nguồn: EC (2006) và Nhóm Ngân hàng Thế giới

Các Nitrogen Oxide

Sự tạo thành các nitrogen oxide có thể được kiểm soát bằng điều chỉnh thông số hoạt động và thiết kế của quá trình cháy (các biện pháp sơ cấp). Việc xử lý bổ sung NOx từ khí xả (các biện pháp thứ cấp, xem Bảng 2) có thể được yêu cầu trong một số trường hợp phụ thuộc vào mục tiêu chất lượng không khí xung quanh.

Các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát khí xả NOx bao gồm:

• Sử dụng lò đốt NOx thấp với những điều chỉnh cháy khác như đốt cháy khí dư thấp (LEA), cho thiết bị nồi hơi. Việc lắp đặt kiểm soát NOx bổ sung cho lò hơi có thể là cần thiết để đáp ứng giới hạn khí xả; hệ thống giảm xúc tác chọn lọc (SCR) có thể được sử dụng cho lò hơi đốt khí, đốt dầu và đốt than nghiền hoặc hệ thống giảm không xúc tác chọn lọc (SNCR) cho lò tầng sôi

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

151

• Sử dụng buồng đốt NOx khô thấp cho tuabin cháy đốt khí xả tự nhiên;

• Bơm nước hoặc dùng SCR cho tuabin cháy và động cơ kiểu pittông đốt cháy nhiên liệu dạng lỏng;10

• Tối ưu hóa thông số hoạt động cho động cơ kiểu pittông đang tồn tại đốt cháy khí tự nhiên để giảm khí xả NOx;

• Sử dụng giải pháp đốt nghèo hoặc SCR cho động cơ khí mới.

Bảng 2- Hoạt động/Đặc tính của Hệ thống Giảm NOx thứ cấp

Loại Đặc tính

Tăng gía thành đầu

tư nhà máy

SCR

• Tỷ lệ giảm khí xả NOx là 80-95%

• Sử dụng 0,5% điện phát ra

• Sử dụng ammonia hoặc urea làm chất phản ứng

• Hiện tượng trượt ammonia tăng với việc tăng mức NH3/NOx có thể gây ra vấn đề (ví dụ lượng ammonia quá cao trong tro). Có thể cần lượng chất xúc tác lớn hơn /cải thiện việc hoà trộn NH3 và NOx trong khí thải để tránh vấn đề này.

4-9% (nồi hơi đốt than) 1-2% (tuabin khí tuần hoàn kết hợp đốt ga) 20-30% (động cơ pittông)

10 Phun nước có thể không thực tế cho tua bin đốt công nghiệp trong mọi trường hợp. Ngay cả khi có sẵn nước, chi phí cho trang thiết bị xử lý nước, chi phí vận hành và chi phí bảo trì cho phun nước có thể tốn kém và có thể làm phức tạp hóa hoạt động của một tuabin đốt nhỏ.

• Chất xúc tác có thể chứa kim loại nặng. Cần giải quyết và xử lý/tái sử dụng các chất xúc tác đã dùng đúng cách.

• Tuổi thọ của các chất xúc tác là 6-10 năm (đốt bằng than), 8-12 năm (đốt bằng dầu) và hơn 10 năm (đốt bằng khí)

SNCR

• Tỷ lệ giảm khí xả NOx là 30-50%

• Sử dụng 0,1-0,3% điện phát ra

• Sử dụng ammonia hoặc urea làm chất phản ứng

• Không thể sử dụng với tuabin khí hoặc động cơ khí

• Hoạt động mà không sử dụng chất xúc tác

1-2%

Nguồn: EC (2006), Nhóm Ngân hàng Thế giới

Bụi

Bụi dạng hạt11 được thải ra từ quá trình cháy, nhất là từ việc sử dụng dầu nhiên liệu nặng, than và nhiên liệu sinh học rắn. Công nghệ nổi bật cho việc khử bụi trong các nhà máy điện là bộ lọc bằng sợi dệt và thiết bị kết tủa tĩnh điện (ESPs) được nêu trong Bảng 3. Lựa chọn giữa bộ lọc bằng sợi dệt và thiết bị kết tủa tĩnh điện phụ thuộc vào đặc tính nhiên liệu, loại hệ thống FGD nếu được sử dụng cho việc kiểm soát SO2, và mục tiêu chất lượng không khí xung quanh. Bụi cũng có thể thoát ra trong quá trình vận chuyển

11 Bao gồm tất cả các kích thước hạt (ví dụ: TSP, PM10, và PM2,5)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

152

và lưu trữ than và phụ gia như vôi. Những khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát thải bụi bao gồm:

• Lắp đặt thiết bị kiểm soát bụi có hiệu suất khử trên 99% như ESP hoặc Bộ lọc bằng sợi dệt (túi lọc) cho nhà máy điện đốt than. Kiểm soát bụi tiên tiến là ESP ướt làm tăng thêm hiệu suất khử và cũng thu chất tự ngưng (ví dụ sương mù sulfuric acid) mà không thu được một cách hiệu quả bằng ESP hoặc bộ lọc bằng sợi dệt;12

• Sử dụng thiết bị chất tải và dỡ hàng giảm độ cao của nhiên liệu rơi xuống bãi thải để giảm phát tán bụi và lắp đặt bộ thu bụi tro kiểu cyclone;

• Sử dụng hệ thống phun nước để giảm bụi bay do việc trữ nhiên liệu rắn trong môi trường khô hạn;

• Sử dụng băng chuyền khép kín với thiết bị lọc và tách được thiết kế hữu hiệu tại các điểm băng gạt nhằm phòng tránh phát tán bụi;

• Đối với nhiên liệu rắn trong đó bụi bay nhỏ có thể chứa vanadium, niken và các Polycyclic Aromatic Hydrocarbon (PAH) (như than và

12 Khuyến nghị xử lý khí thải (FGC) để giải quyết vấn đề tính dẫn nhiệt của khí thấp và hiệu suất thu ESP thấp hơn thường xảy ra khi thu bụi từ các loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp. Thiết kế xử lý khí thải FGC cụ thể bao gồm việc đưa triôxít lưu huỳnh (SO3) vào thượng nguồn của bộ phận xử lý khí thải ESP để tăng nhanh tính dẫn nhiệt khí thải, tăng hiệu quả thu ESP. Không có nguy cơ gia tăng phát thải SOx vì SO3 phản ứng rất mạnh và dính chặt với bụi.

cốc thì sử dụng vỏ bao kín trong quá trình vận tải và bao phủ bãi thải khi cần thiết);

• Thiết kế và vận hành các hệ thống vận tải để giảm thiểu sự phát tán và lan truyền bụi tại nhà máy;

• Chứa vôi hoặc đá vôi trong thùng chứa với thiết bị lọc và tách được thiết kế phù hợp;

• Sử dụng hàng rào gió trong kho chứa than mở hoặc sử dụng kết cấu trữ khép kín để giảm thiểu sự tỏa bụi bay khi cần thiết, áp dụng các hệ thống thông gió đặc biệt trong kho chứa khép kín để tránh phát tán bụi (ví dụ sử dụng máy tách kiểu cyclone tại các điểm chuyển than).

Xem Phụ lục 1.1.2 của Hướng dẫn chung EHS cho phần trình bày minh họa bổ sung của công nghệ kiểm soát và phòng ngừa điểm nguồn phát thải khí.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

153

Bảng 3 – Tính năng/ Đặc tính của các Hệ thống Khử Bụi

Loại Đặc tính/Hoạt động

ESP

• Hiệu suất khử > 96,5% (<1µm), >99,95% (>10µm)

• 0,1-1,8% điện phát ra được sử dụng • Nó có thể không áp dụng được trên

các hạt có điện trở riêng rất cao. Trong những trường hợp này, điều kiện xử lý khí thải (FGC) có thể nâng cao hoạt động của ESP.

• Có thể giải quyết lượng khí lớn với giọt áp suất thấp.

Bộ lọc sợi dệt

• Hiệu suất khử > 99,6% (<1µm), >99,95% (>10µm), Khử hạt nhỏ hơn ESPs

• 0,2-3% điện phát ra được sử dụng • Tuổi thọ bộ lọc giảm khi hàm lượng

than S tăng • Chi phí vận hành tăng đáng kể khi bộ

lọc vải sợi trở nên dày đặc để khử thêm bụi

• Nếu tro phản ứng lại mạnh, nó có thể làm yếu bộ lọc và và thậm chí phân hủy.

Máy lọc khí ướt

• Hiệu suất khử > 98,5% (<1µm), >99,9% (>10µm)

• Sử dụng lên đến 3% điện phát ra • Tác dụng thứ cấp, có thể khử và hấp

thụ các kim loại khí nặng • Nước thải cần được xử lý

Nguồn: EC (2006) và Nhóm Ngân hàng Thế giới

Các chất ô nhiễm khác

Phụ thuộc vào chất lượng và loại nhiên liệu, các chất khí gây ô nhiễm khác có thể có khối lượng đáng kể trong môi trường đòi hỏi sự xem xét đúng đắn trong việc đánh giá các tác động tiềm năng đối với chất lượng không khí xung quanh, trong thiết kế và thực hiện các hoạt động quản lý và kiểm soát môi trường. Ví dụ về chất gây ô nhiễm bổ sung bao gồm thủy ngân trong than, vanadium trong dầu nhiên liệu nặng và các kim loại nặng

khác có trong nhiên liệu thải như cốc dầu mỏ13 và dầu trơn đã sử dụng. Những khuyến nghị nhằm giảm thiểu và kiểm soát sự xả các chất ô nhiễm khí khác như thủy ngân cụ thể từ nhà máy nhiệt điện bao gồm việc sử dụng các biện pháp kiểm soát thứ cấp truyền thống như bộ lọc bằng vải sợi hoặc ESPs được vận hành kết hợp với các kỹ thuật FGD như FGD đá vôi, FGD vôi khô14 hoặc phun chất hấp phụ. Việc khử kim loại bổ sung như thủy ngân có thể đạt được trong hệ thống SCR bụi cao cùng với carbon hoạt tính dạng bột, Carbon hoạt tính dạng bột (PAC) tăng cường bằng brôm hoặc các chất hấp phụ khác. Do thủy ngân thải ra từ các nhà máy nhiệt điện gây ra các nguy cơ ảnh hưởng đáng kể tại địa phương và lan ra các khu vực kế cận, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và y tế và an toàn công cộng thông qua tích tụ sinh học, cần có sự xem xét cụ thể đối với việc hạn chế tối đa thuỷ ngân trong đánh giá môi trường và phải thiết kế nhà máy một cách phù hợp.15

13 Trong trường hợp này, các đánh giá tác động môi trường nên đề cập đến các nguy cơ tác động đến chất lượng không khí xung quanh với các kim loại nặng như thủy ngân, niken, vanadi, cadmium, chì, v.v... 14 Đối với bộ lọc hoặc vải lọc tĩnh điện hoạt động kết hợp với kỹ thuật FGD, có thể thực hiện với tỷ lệ loại bỏ trung bình khoảng 75% hoặc 90% với sự có mặt bổ sung của SCR (EC, 2006). 15 Tuy không có quốc gia công nghiệp lớn nào đã chính thức áp dụng quy định giới hạn cho lượng phát thải thủy ngân từ các nhà máy nhiệt điện, các mức giới hạn này đã được Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu xem xét vào năm 2008. Cập nhật Hướng dẫn EHS trong tương lai sẽ bổ sung những thay đổi trong kỹ thuật quốc tế của các nước liên quan đến kiểm soát và ngăn ngừa và kiểm soát phát thải thủy ngân.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

154

Bù thải

Các công trình trong vùng không khí bị xuống cấp cần giảm thiểu các tác động gia tăng bằng việc đạt được giá trị thải nêu trong Bảng 6. Tuy nhiên ở những nơi mà giá trị thải này dẫn đến các tác động quá mức tới môi trường xung quanh căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định của địa phương (hoặc do không có các tiêu chuẩn này, các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn quốc tế được công nhận bao gồm các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới), dự án cần khai thác và thực hiện bù thải chính tại nhà máy sao cho tổng lượng thải của các chất ô nhiễm đó không tăng (ví dụ bụi, sulfur dioxide hoặc nitrogen dioxide) là những chất làm suy thoái vùng không khí. Bù thải cần được thực hiện trước khi nhà máy điện đi vào hoạt động hoàn toàn. Các biện pháp bù thải phù hợp có thể bao gồm sự giảm thải bụi, sulfur dioxide hoặc nitrogen dioxide, khi cần thiết thông qua (a) lắp đặt bộ phận kiểm soát mới hoặc bộ phận hiệu quả hơn tại các tổ máy khác trong cùng một nhà máy điện hoặc tại các nhà máy điện khác nhau trong cùng một vùng không khí, (b) lắp đặt bộ phận kiểm soát mới hoặc bộ phận hiệu quả hơn tại các nguồn lớn khác như nhà máy sưởi quận hoặc nhà máy công nghiệp trong cùng một vùng không khí (c) đầu tư vào phân phối khí hoặc thiết kế hệ thống cấp nhiệt quận để thay thế sử dụng than sưởi của gia đình và các nồi hơi nhỏ khác. Bất kể nơi nào có thể, việc bù thải cần tiến hành thực hiện trong khuôn khổ chiến lược quản lý chất lượng không khí tổng thể được thiết kế nhằm đảm bảo

chất lượng không khí trong vùng phù hợp với tiêu chuẩn xung quanh. Việc kiểm soát/ quan trắc và nâng cao chất lượng môi trường không khí xung quanh tiểu vùng để đảm bảo rằng việc tiến hành bù thải phù hợp là trách nhiệm của cơ quan quốc gia hoặc địa phương chịu trách nhiệm giám sát và cấp giấy phép môi trường. Các nhà tài trợ dự án mà không thể tham gia thương thảo thực hiện chung thoả thuận bù thải (ví dụ, do thiếu khung quản lý chất lượng khí quốc gia hoặc địa phương) nên xem xét lựa chọn dựa vào việc kết hợp sử dụng các nhiên liệu sạch hơn một cách phù hợp, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả hơn hoặc xem xét lại địa điểm đề xuất lựa chọn dự án. Mục tiêu tổng thể là các nhà máy nhiệt điện mới không được làm ô nhiễm thêm môi trường không khí vốn đã bị xuống cấp.

Hiệu quả năng lượng và các thải khí nhà kính

Carbon dioxide, một trong số những khí nhà kính chính (GHG) thuộc Khuôn khổ Hiệp ước Liên hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thải ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Những khuyến nghị để phòng tránh, giảm thiểu và bù thải của carbon dioxide từ các nhà máy nhiệt điện hiện có và mới xây dựng bao gồm:

• Sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch nhiều carbon (nhiêu liệu chứa ít carbon trên mỗi đơn vị năng suất tỏa nhiệt - khí ít hơn dầu và dầu ít hơn than) hoặc cùng đốt với các

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

155

nhiên liệu trung hòa carbon (ví dụ nhiên liệu sinh học);

• Sử dụng nhà máy nhiệt điện kết hợp (CHP) ở những nơi có thể;

• Sử dụng công nghệ hiệu suất biến đổi năng lượng của cùng loại nhiên liệu/ cùng kích cỡ nhà máy điện cao hơn mức trung bình trong nước/trong vùng của công nghệ đó. Nhà máy xây mới cần phải hướng tới nằm trong danh sách hàng đầu (25% đầu tiên) của các nhà máy điện cùng kích cỡ sử dụng cùng loại nhiên liệu trong khu vực/ quốc gia. Việc cải tạo các công trình hiện có phải đạt được những cải thiện về hiệu suất đáng kể. Mức phát thải CO2 điển hình của các công nghệ/nhiên liệu khác được trình bày dưới đây trong Bảng 4;

• Xem xét sự cân bằng hiệu suất phù hợp giữa vốn và chi phí vận hành trong việc sử dụng công nghệ khác nhau. Ví dụ, nhà máy siêu tới hạn có thể có chi phí vốn lớn hơn nhà máy dưới tới hạn đối với cùng một công suất nhưng chi phí vận hành thấp hơn. Mặc khác, các đặc tính quy mô hiện tại và tương lai của lưới điện có thể đặt những giới hạn cho quy mô nhà máy và do đó cho sự lựa chọn công nghệ. Những yếu tố này cần được kiểm tra đầy đủ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;

• Sử dụng các kỹ thuật giám sát/ quan trắc tính năng cao, và kiểm soát quy trình hiệu quả cao, thiết kế tối ưu và bảo dưỡng hệ thống đốt

cháy để có thể được duy trì hiệu suất hoạt động được thiết kế ban đầu;

• Ở những nơi có thể, bố trí bù thải (gồm cơ chế linh hoạt của Nghị định thư Kyoto và thị trường carbon tự nguyện) cụ thể như tái trồng rừng, trồng mới rừng, hoặc thu và lưu trữ khí CO2 hoặc các lựa chọn thực nghiệm khác hiện nay;16

• Nếu có thể nên có các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng và tổn thất phân phối và truyền tải. Ví dụ đầu tư vào quản lý tải đỉnh có thể giảm yêu cầu chu kỳ của nhà máy phát điện do đó nâng cao hiệu suất hoạt động. Tính khả thi của những biện pháp bù thải có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng là một phần của hệ thống hay là một tổ máy phát điện độc lập;

• Xem xét các yếu tố ngoài công trình và khí thải trong chu kỳ của nhiên liệu (ví dụ việc cung cấp nhiên liệu, việc gần tâm phụ tải, tiềm năng sử dụng nhiệt thải bên ngoài nhà máy hoặc sử dụng khí thải ở xung quanh (khí lò cao hoặc mêtan lớp than) làm nhiên liệu v.v).

16 Việc áp dụng thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) từ dự án nhà máy nhiệt điện vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm trên toàn thế giới mặc dù đã xem xét cho các thiết kế CCS-sẵn có. Hiện đang đánh giá một số lựa chọn như lưu giữ CO2 vào các vỉa than hoặc tầng chứa nước sâu và phun vào các bể dầu để tăng thu hồi dầu.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

156

Bảng 4 – Hoạt động thải CO2 điển hình của Nhà máy Nhiệt Điện mới

Nhiên liệu

Hiệu suất CO2 (gCO2/ kWh - tổng)

HiHHiệu suất (% HHV ròng)Hiệu

Than (*1,*2)

Cực siêu tới hạn (*1): 37,6 - 42,7 Siêu tới hạn: 35,9 - 38,3 (*1) 39,1 (w/o CCS) (*2) 24,9 (với CCS) (*2) Tới hạn: 33,1 - 35,9 (*1) 36,8 (không có CCS) (*2) 24,9 (với CCS) (*2) IGCC: 39,2-41,8 (*1) 38,2-41,1(không có CCS) (*2) 31,7-32,5 (với CCS) (*2)

676-795

756-836

763 95

807-907

808 102

654-719 640-662 68-86

Khí (*2) CCGT phát triển (*2): 50,8 (không có CCS) 43,7 (với CCS)

355 39

HiHHiệu suất (% LHV ròng)

Than (*3)

42 (cực siêu tới hạn) 40 (siêu tới hạn) 30-38 (tới hạn) 46 (IGCC) 38 (IGCC + CCS)

811 581

896-1050 760 134

Than và lignite (*4,*7)

(*4) 43-47 (than - PC) >41 (than - FBC) 42-45 (lignite - PC) >40 (lignite - FBC)

(*6) 725-792 (ròng)

<831 (ròng) 808– 866 (ròng)

<909 (ròng

Khí (*4,*7)

(*4) 36-40 (CK GT ĐG) >41 (than - FBC) 42-45 (lignite - PC) >40 (lignite – FBC)

(*6) 505-561 (ròng) 531-449 (ròng) 481-505 (ròng) 348-374 (ròng)

Dầu (*4,*7)

(*4) 40-45 (HFO/ LFO động cơ pít tông)

(*6) 449–505 (ròng)

HiHHiệu suất (% LHV tổng)

Than (*5,*7)

(*5) 47 (cực siêu tới hạn) 44 (siêu tới hạn) 41-42 (tới hạn) 47-48 (IGCC)

(*6) 725 774

811-831 710-725

Dầu (*5,*7)

(*5) 43 (động cơ pít tông) 41 (lò hơi)

(*6) 648 680

Khí (*5) (*5) 34 (CK GT ĐG) 51 (CCGT)

(*6) 594 396

Nguồn: (*1) US EPA 2006, (*2) US DOE / NETL 2007, (*3) Ngân hàng Thế giới, tháng 4, 2006, (*4) Ủy ban Châu Âu, 2006, (*5) Ngân hàng Thế giới, tháng 9, 2006, (*6) ước tính của Ngân hàng Thế giới

Tiêu dùng Nước và thay đổi Môi trường thuỷ sinh

Tuabin hơi được sử dụng với lò hơi và lò hơi hồi nhiệt (HRSG) được sử dụng trong các đơn vị tuabin khí chu trình kết hợp, yêu cầu hệ thống làm mát để ngưng tụ hơi sử dụng cho việc phát điện. Các hệ thống làm mát điển hình dùng trong các nhà máy nhiệt điện bao gồm: (i) hệ thống làm mát một lần nơi làm mát nước đầy đủ và nhận nước bề mặt có sẵn; (ii) hệ thống làm mát ướt mạch đóng; và (iii) hệ thống làm mát khô mạch đóng (ví dụ bình ngưng làm mát bằng không khí).

Thiết bị đốt cháy sử dụng hệ thống làm mát một lần đòi hỏi khối lượng nước lớn thải ra một lượng nước bề mặt tương ứng có nhiệt độ cao. Nước cũng được yêu cầu cho bộ phận lò hơi, thiết bị trạm phụ, xử lý tro và hệ thống FGD.17 Hút một lượng nước lớn như vậy có nguy cơ cạnh tranh với các nguồn sử dụng nước quan trọng khác như tưới tiêu nông nghiệp hoặc nguồn nước uống. Việc hút và thải nước có nhiệt độ cao và các chất ô nhiễm hóa học như biocide hoặc các chất phụ gia khác, nếu được sử dụng, có thể làm ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước bao gồm thực vật phù du, động vật phù du, cá, loài tôm cua, loài động vật có vỏ, và nhiều dạng thuỷ sinh khác. Sinh vật thuỷ sinh bị hút vào hệ thống hút nước làm mát hoặc là bị rơi vào các hệ thống hút làm mát nước hoặc là tự bị cuốn vào hệ thống làm mát nước.

17 Nguồn nước sẵn có và tác động của việc sử dụng nước có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng của hệ thống FGD (ví dụ ướt với bán khô).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

157

Trong trường hợp hoặc bị kéo vào hoặc bị cuốn vào, các sinh vật thuỷ sinh có thể bị chết hoặc bị hại đáng kể. Trong một số trường hợp (ví dụ rùa biển), các sinh vật bị bẫy vào kênh hút. Có thể có một số quan ngại về nguy cơ tác động của hệ thống hút nước làm mát đặt trong hoặc gần khu vực là môi trường sống của các loài bị đe dọa, nguy hiểm hoặc được bảo vệ khác hoặc là nơi nghề đánh cá địa phương hoạt động mạnh.

Kết cấu hút thông thường là sàng lọc di chuyển với tốc độ sàng lọc khá cao và không có hệ thống xử lý hoặc thu hồi cá.18 Các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát các tác động môi trường gắn với việc hút nước cần được thiết lập dựa trên kết quả EA của dự án, trên cơ sở xem xét nguồn nước có sẵn và việc sử dụng các nguồn nước địa phương và các đặc tính sinh thái của khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án. Các biện pháp quản lý khuyến nghị để phòng ngừa hoặc kiểm soát các tác dộng tới nguồn nước và môi trường thuỷ sinh bao gồm:19

• Bảo tồn tài nguyên nước, cụ thể là ở khu vực có nguồn nước hạn chế bằng cách:

o Sử dụng hệ thống làm mát nước tái tuần hoàn, chu trình đóng (ví dụ, tháp làm mát đối lưu cưỡng bức hoặc tự nhiên) hoặc hệ

18 Các vận tốc thường được coi là thích hợp cho việc quản lý các mảnh vỡ là 1 fps [0,30m/s] với hệ lưới lỗ sàng thưa; lỗ sàng tiêu chuẩn cho các nhà máy điện của 3/ 8 (9,5 mm). 19 Để biết thêm thông tin tham khảo Schimmoller (2004) và USEPA (2001).

thống làm mát khô mạch đóng (ví dụ bình ngưng làm mát bằng không khí) nếu cần thiết để phòng ngừa các tác động tiêu cực không thể chấp nhận được. Hồ làm mát hoặc tháp làm mát là công nghệ hàng đầu cho hệ thống làm mát nước tái tuần hoàn. Các hệ thống làm mát nước một lần có thể áp dụng được nếu phù hợp với chế độ thủy văn và sinh thái học của nguồn nước và nước tiếp nhận và có thể là giải pháp được ưa chuộng hơn hoặc khả thi cho các công nghệ kiểm soát ô nhiễm đã biết như thiết bị lọc nước biển;

o Sử dụng thiết bị lọc khô trong các tình huống khi yêu cầu có những kiểm soát này hoặc tái sử dụng nước thải trong các nhà máy đốt bằng than nhằm sử dụng như bổ sung FGD;

o Sử dụng các hệ thống làm mát bằng không khí.

• Giảm vận tốc hút vào thiết kế thông qua sàng lọc tối đa đến 0.5 ft/ s;

• Giảm dòng hút vào đến các cấp độ sau:

o Đối với các dòng sông và suối nước ngọt giảm đến lưu lượng đủ để duy trì sử dụng tài nguyên nước (ví dụ để tưới tiêu hoặc đánh bắt cá) cũng như đa dạng sinh học trong những điều kiện

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

158

lưu lượng dòng chảy thấp trung bình hàng năm;20

o Đối với hồ hoặc hồ chứa nước, dòng chảy vào không được phá vỡ sự phân tầng nhiệt hoặc khuôn mẫu luân chuyển của nguồn nước;

o Đối với sông có triều cường hoặc cửa sông, giảm lưu lượng hút vào đến 1% của lưu lượng triều cường.

• Nếu có các loài bị đe dọa, bị nguy hiểm hoặc được bảo vệ khác hoặc nếu có việc đánh bắt cá trong vùng ảnh hưởng thủy lực do hút vào, việc giảm va chạm, cuốn theo cá và các loài có vỏ bằng cách lắp đặt các kỹ thuật như lưới chắn (theo mùa hoặc quanh năm), xử lý cá và hệ thống thu hồi, màn chắn lưới mau, bộ lọc dây nêm, và hệ thống rào lọc dưới nước. Những ví dụ về các biện pháp hoạt động để giảm va chạm và cuốn theo bao gồm việc tắt hệ thống theo mùa nếu cần thiết, hoặc giảm lưu lượng hoặc tiếp tục sử dụng lưới. Thiết kế vị trí của bộ phận hút vào theo các hướng khác nhau hoặc thêm ra ngoài nguồn nước cũng có thể giảm được va chạm và cuốn theo.

20 Yêu cầu dòng chảy có thể dựa trên dòng chảy trung bình hàng năm hoặc trung bình dòng kiệt. Quy định có thể là 5% hoặc cao hơn với dòng chảy trung bình hàng năm và 10 - 25% trung bình dòng kiệt. Áp dụng của chúng cần được xác định trên cơ sở địa điểm cụ thể có tính đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên và yêu cầu đa dạng sinh học.

Dòng thải

Dòng thải từ các nhà máy nhiệt điện bao gồm dòng nhiệt thải, dòng nước thải, và nước thải vệ sinh.

Dòng nhiệt thải

Như đã lưu ý ở trên, nhà máy nhiệt điện với máy phát điện hơi nước và hệ thống làm mát một lần sử dụng khối lượng nước đáng kể để làm mát và làm ngưng tụ hơi để thu hồi về lò hơi. Nước được làm nóng thường được xả lại vào nguồn nước (ví dụ sông, hồ, cửa sông hoặc đại dương) hoặc nguồn nước mặt gần nhất. Nhìn chung, dòng nhiệt thải cần được thiết kế đảm bảo nhiệt độ nước thải không vượt quá tiêu chuẩn nhiệt độ chất lượng nước xung quanh tương ứng bên ngoài vùng trộn được thiết lập một cách khoa học. Vùng trộn được định nghĩa cụ thể là vùng diễn ra quá trình pha loãng ban đầu của dòng thải, trong đó tiêu chuẩn nhiệt độ chất lượng nguồn nước tiếp nhận cho phép vượt quá và có tính đến tác động có tích lũy biến động theo mùa, chất lượng nước xung quanh, sử dụng nước thu nhận, nguồn nhận tiềm năng và năng lực đồng hóa trong số những vấn đề cần xem xét khác. Việc thành lâp vùng trộn như vậy cần phụ thuộc vào từng dự án cụ thể và có thể do cơ quan quản lý địa phương thiết lập và được xác nhận hoặc cập nhật thông qua quá trình đánh giá tác độngmôi trường của dự án. Nơi nào không có tiêu chuẩn quy định, việc thay đổi nhiệt độ nước xung quanh chấp nhận được có thể được thiết lập thông qua quá trình đánh giá môi trường. Dòng nhiệt thải cần được thiết kế để phòng ngừa những tác động tiêu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

159

cực đối với việc thu nhận nước thông qua những tiêu chí sau:

• Khu vực nhiệt độ cao do dòng nhiệt thải từ dự án không làm suy hại tình trạng nguyên vẹn của nguồn nước nói chung hoặc các khu vực nhạy cảm gây nguy hiểm (như các khu giải trí, khu nuôi trồng hoặc các khu sinh thái nhạy cảm);

• Không được làm chết hoặc gây tác động đáng kể đến tập tính sinh sản và nuôi dưỡng của sinh vật đi qua khu vực nhiệt độ cao;

• Không có nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe con người hoặc môi trường do nhiệt độ cao hoặc các tồn dư của chất hóa học xử lý nước.

Nếu hệ thống làm mát một lần được sử dụng cho các dự án lớn (ví dụ nhà máy với công suất tỏa nhiệt >1200MWth) thì các tác động của dòng nhiệt thải cần được đánh giá trong đánh giá tác động môi trường với mẫu chùm thủy động vật lý hoặc toán học mà có thể là biện pháp hiệu quả tương đối cho việc đánh giá dòng nhiệt thải để tìm ra nhiệt độ thải tối đa và cấp độ dòng chảy có thể đáp ứng được mục tiêu môi trường của nước tiếp nhận.21

Các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát dòng nhiệt thải bao gồm:

21 Mô hình ví dụ là CORMIX (Cornell Mixing Zone Expert System), mô hình thủy động học mô phỏng bằng máy tính do Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ xây dựng. Mô hình này nhấn mạnh dự báo về địa điểm và dạng hình xả thải cụ thể và đặc tính pha loãng để đánh giá tác động môi trường của lưu lượng dự kiến

• Sử dụng bộ khuyếch tán nhiều cổng;

• Điều chỉnh nhiệt độ dòng xả, lưu lượng, vị trí đường thoát nước và thiết kế đường thoát nước để giảm thiểu các tác động đến mức có thể chấp nhận được (như mở rộng chiều dài của kênh xả trước khi đến nguồn nước mặt để làm mát - trước hoặc thay đổi vị trí của điểm xả để giảm thiểu các khu vực nhiệt độ cao);

• Sử dụng hệ thống làm mát nước tái tuần hoàn, chu trình đóng như đã mô tả ở trên (ví dụ, tháp làm mát đối lưu cưỡng bức hoặc tự nhiên) hoặc hệ thống làm mát khô mạch đóng (ví dụ bình ngưng làm mát bằng không khí) nếu cần thiết để phòng ngừa những tác động tiêu cực không chấp nhận được. Hồ làm mát hoặc tháp làm mát là những công nghệ chính cho hệ thống làm mát nước tái tuần hoàn.

Nước thải

Dòng nước thải trong nhà máy nhiệt điện bao gồm tháp làm mát tháo nước; nước thải xử lý tro, dòng xả hệ thống FGD ướt; dòng chảy lưu trữ vật liệu, nước thải làm sạch kim loại, nước thải lưu lượng thấp như bộ sấy không khí và nước rửa thiết bị lọc; lò hơi tháo nước, lò hơi hóa học làm sạch chất thải, ống thoát nước và bể lắng sàn và sân, chất thải phòng thí nghiệm, và việc súc rửa từ các thiết bị lọc nước trong lò hơi trao đổi ion. Tất cả các nước thải này thường có mặt trong nhà máy đốt than hoặc nhiên liệu sinh học;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

160

một số trong những dòng thải này (ví dụ nước thải xử lý tro) có thể có trong phần đã giảm hoặc không có trong các nhà máy đốt khí hoặc đốt dầu. Các đặc tính của các dòng nước thải này thay đổi phụ thuộc vào cách sử dụng nước. Sự ô nhiễm phát sinh từ các thiết bị khử khoáng; dầu nhiên liệu bôi trơn và bổ sung; tạp chất rò trong nhiên liệu (thông qua nước thải xử lý tro và dòng xả hệ thống FGD ướt); và chlorine, biocide và các chất hóa học khác được sử dụng để quản lý chất lượng nước trong hệ thống làm mát. Thoát nước từ tháp làm mát thường có tổng chất rắn hoà tan rất cao nhưng thường được phân loại thành nước làm mát không tiếp xúc và, như vậy, chịu giới hạn cho nồng độ pH, chlorine còn dư và chất hóa học nguy hại mà có thể có mặt trong các chất phụ gia tháp làm mát (bao gồm chất hóa học chống ăn mòn chứa chromium và zinc mà việc sử dụng của chúng cần loại bỏ).

Các phương pháp bảo tồn nước thải và xử lý nước khuyến nghị được trình bày trong Phần 1.3 và 1.4 của Hướng dẫn chung EHS. Thêm vào đó, các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát dòng nước thải từ nhà máy nhiệt điện bao gồm:

• Tái sử dụng nước thải trong nhà máy đốt bằng than như bổ sung FGD. Việc làm này giúp bảo quản nước và giảm số dòng nước thải cần xử lý và xả thải;22

22 Các dòng nước thải phù hợp để tái sử dụng gồm nước rửa thạch cao là một dòng nước thải khác với

• Trong các nhà máy điện đốt bằng than mà không có hệ thống FGD, việc xử lý nước thải trong các hệ thống xử lý hóa học-vật lý cơ bản nhằm điều chỉnh pH và loại bỏ tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và dầu/ mỡ bôi trơn ở mức thấp nhất. Tùy thuộc vào những quy định của địa phương, các hệ thống xử lý này cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các kim loại nặng nhất tới phần tỷ (ppb) nhờ kết tủa hóa học hoặc là hydroxide kim loại hoặc hợp chất organosulfide kim loại;

• Thu thập tro bay ở dạng khô và tro đáy trong hệ thống băng tải dây kéo trong các nhà máy điện đốt than mới;

• Xem xét việc sử dụng máy quạt muội hoặc các biện pháp khô khác để loại bỏ chất thải cạnh lò đốt từ bề mặt truyền nhiệt để giảm thiểu tần suất và lượng nước được sử dụng trong lớp rửa cạnh lò đốt;

• Sử dụng các biện pháp kiểm soát dòng chảy và thấm lọc như đất nén, lớp lót bảo vệ và kiểm soát kết lắng cho dòng chảy từ các đống than;

• Phun đống than với thuốc tẩy anionic để ngăn vi khuẩn phát triển và giảm tính axít của dung dịch lỏng;23

nước thải FGD. Trong các nhà máy sản xuất thạch cao bán ra thị trường, thạch cao được rửa sạch để loại bỏ chloride và các nguyên tố không mong muốn khác. 23 Nếu nước thải từ bãi than sẽ sử dụng bổ sung cho hệ thống FGD, chất tẩy anion có thể làm tăng hoặc

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

161

• Sử dụng hệ thống loại SOx phát tán tạo ít nước thải hơn nếu có thể; tuy nhiên các đặc tính chi phí và môi trường của cả đầu vào và chất thải cần được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể;

• Xử lý dòng nước thải lưu lượng thấp điển hình được thu từ lò hơi và phòng chứa tuabin trong bộ tách nước-dầu thông thường trước khi tháo xả;

• Xử lý dòng nước thải lưu lượng thấp có tính axít ví dụ như những dòng được tạo từ việc tái tạo lại thiết bị khử khoáng bổ sung và hệ thống khử sạch phần ngưng tầng sâu, bằng trung hòa chất hóa học tại chỗ trước khi tháo xả;

• Xử lý trước nước bổ sung tháp làm mát, lắp đặt bộ điều chỉnh xả/cấp tự động, và sử dụng vật liệu xây dựng mất hoạt tính để giảm những yêu cầu xử lý hóa học cho tháp làm mát;

• Loại bỏ kim loại như chromium và kẽm từ các phụ gia hóa học được sử dụng để kiểm soát phạm vi và mức ăn mòn trong tháp làm mát;

• Sử dụng khối lượng yêu cầu tối thiểu của chlorinated biocide thay cho brominated biocide hoặc phương án thay thế khác áp dụng định lượng va chạm gián đoạn của chlorine như chống lại mức cung thấp liên tục.

tạo ra các tạo bọt trong hệ thống rửa khí. Vì vậy, việc sử dụng bề mặt anion trên đống than nên được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.

Nước thải vệ sinh

Là nước cống và các loại nước thải khác từ nhà tắm v.v giống như nước thải gia đình. Các tác động và quản lý nước thải vệ sinh được đề cập trong Phần 1.3 của Hướng dẫn chung EHS.

Chất thải Rắn

Nhà máy nhiệt điện đốt bằng than hoặc nhiên liệu sinh học sản sinh lượng lớn nhất các chất thải rắn do phần trăm tro trong nhiên liệu tương đối cao.24 Chất thải đốt than khối lượng lớn (CCW) là tro bay, tro đáy, xỉ nồi hơi, và bùn FGD. Nhiên liệu sinh học chứa ít lưu huỳnh hơn, do đó FGD có thể không cần thiết. Lò hơi điện tầng sôi (FBC) sản sinh tro bay và tro đáy được gọi là tro nền. Tro bay được loại bỏ từ khí xả chiếm tới 60-85% phần dư tro than trong lò than phun và 20% trong lò hơi cấp than. Tro đáy bao gồm xỉ và hạt to hơn và nặng hơn tro bay. Do sự có mặt của vật liệu hấp phụ, chất thải FBC có hàm lượng calcium và sulfate cao hơn và hàm lượng silica và alumina thấp hơn chất thải đốt than thông thường. Lượng ít chất thải rắn từ các nhà máy nhiệt điện đốt bằng than và các nhà máy khác bao gồm quặng sắt từ máy nghiền than, bùn tháp làm mát, bùn xử lý nước thải, và bùn xử lý nước.

Chất thải dầu đốt gồm tro bay, tro đáy và chỉ thường sinh ra với khối lượng

24 Ví dụ, một nhà máy 500 MWe sử dụng than đá với 2,5% lưu huỳnh (S), 16% tro, và nhiệt lượng 30.000 kilojoules/ kg (kJ/ kg) sẽ tạo ra khoảng 500 tấn chất thải rắn/ ngày.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

162

đáng kể khi dầu nhiêu liệu thừa được đốt cháy trong lò điện hơi đốt bằng dầu. Các công nghệ khác (ví dụ tua bin cháy và động cơ diesel) và nhiên liệu (ví dụ dầu chưng cất) không có hoặc sinh ra ít chất thải rắn. Nhìn chung, chất thải dầu đốt được sinh ra nhỏ hơn nhiều so với CCW khối lượng lớn như đã thảo luận ở trên. Nhà máy nhiệt điện đốt khí về cơ bản không sản sinh ra chất thải rắn bởi vì hàm lượng tro không đáng kể, với mọi loại công nghệ cháy.

Kim loại cần quan tâm trong cả đốt than CCW và chất thải rắn của cơ sở quy mô nhỏ. Ví dụ, tàn dư tro và bụi thải ra từ khí xả có thể chứa mức kim loại nặng đáng kể và một số hợp chất hữu cơ, ngoài các vật liệu mất hoạt tính.

Tàn dư tro không được phân loại cụ thể là chất thải nguy hiểm do bản chất mất hoạt tính của chúng.25 Tuy nhiên, nơi tàn dư tro dự kiến khả năng chứa một lượng đáng kể kim loại nặng, chất phóng xạ, hoặc các vật liệu có khả năng gây nguy hại khác, cần được thử nghiệm ngay từ khi bắt đầu vận hành nhà máy để kiểm tra việc phân loại chất thải nguy hại hoặc không nguy hại theo các quy định của địa phương hoặc theo tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Thông tin bổ sung về việc phân loại và quản lý các chất thải nguy hại và không nguy hại được trình bày trong Phần 1.6 của Hướng dẫn chung EHS.

25 Một số quốc gia có thể phân loại tro bay là nguy hại do sự hiện diện của arsen hoặc chất phóng xạ, tránh sử dụng nó như một loại vật liệu xây dựng.

Lượng chất thải từ nhà máy CCW quy mô lớn thường được quản lý trong bãi chôn hoặc các hồ giữ nước bề mặt hoặc ngày càng được áp dụng cho nhiều mục đích sử dụng đa dạng có ích. Lượng nhỏ chất thải cũng được quản lý trong các bãi chôn hoặc hồ giữ nước bề mặt nhưng thường được quản lý thường xuyên hơn trong các hồ giữ nước bề mặt. Nhiều nhà máy đốt than đồng quản lý lượng ít và lượng nhiều chất thải.

Những biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và quản lý khối lượng chất thải rắn từ các nhà máy nhiệt điện bao gồm:

• Xử lý khô chất thải đốt than cụ thể là tro bay. Các biện pháp xử lý khô không bao gồm các hồ giữ nước bề mặt và, do đó không có nguy cơ sinh thái cho hồ giữ nước (ví dụ tăng hấp thụ kim loại đối với sinh vật hoang dã);

• Tái sử dụng chất thải của nhà máy CCW cho sản xuất ximăng và các sản phẩm bê tông khác, bãi xây dựng (bao gồm dải kết cấu, bãi lưu động và nền đường) sử dụng trong nông nghiệp như phân bón calcium (kim loại nhỏ hoặc các mức vật liệu nguy hại tiềm năng khác được cung cấp trong ngưỡng chấp nhận được), ứng dụng quản lý chất thải, ứng dụng khai mỏ, vật liệu xây dựng (ví dụ thạch cao nhân tạo cho tấm vữa thạch cao) và phối hợp với các sản phẩm dư thừa tạo ra khác (như kim loại nhỏ và phóng xạ) không được coi là nguy hiểm. Đảm bảo chất lượng nhiên liệu và chất phụ gia

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

163

đồng nhất để đảm bảo chất thải CCW có thể được tái sử dụng. Nếu không thể tiến hành tái sử dụng, khuyến nghị xử lý CCW trong bãi chôn lấp được cấp phép có kiểm soát môi trường như kiểm soát dòng chảy nguồn vào/ xả ra, lớp lót, hệ thống thu nước rỉ rác, giám sát/quan trắc nước ngầm, kiểm soát kín, kiểm soát bụi bay và lớp phủ hàng ngày (hoặc hoạt động vận hành khác);

• Thu khô tro đáy và tro bay từ nhà máy điện đốt cháy dầu nhiên liệu nặng chứa hàm lượng lớn các kim loại có giá trị về mặt kinh tế như vanadium và tái sử dụng cho việc phục hồi vanadium (nơi có thể làm được về mặt kinh tế) hoặc xử lý trong bãi chôn lấp được cấp phép với những biện pháp kiểm soát môi trường;

• Quản lý việc loại bỏ tro và tái sinh nhằm giảm thiểu các tác động môi trường - đặc biệt là sự di chuyển của kim loại độc hại, nếu có, đến các nguồn nước ngầm và nước mặt gần đó, cùng với việc vận chuyển các chất rắn lơ lửng trong dòng chảy bề mặt do lũ và mưa theo mùa. Cụ thể là, việc thi công, vận hành và bảo dưỡng các hồ giữ nước bề mặt cần được tiến hành theo các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận;26,27

26 Ví dụ xem quy định của Sở Lao động, An toàn mỏ và Quản lý Y tế Hoa Kỳ tại 30 CFR § § 77,214-77,216. 27 Hướng dẫn chi tiết bổ sung áp dụng đối với công tác phòng chống và kiểm soát tác động vào đất và

• Tái sử dụng bùn từ việc xử lý nước thải của nhà máy FGD. Bùn này có thể được tái sử dụng trong nhà máy FGD do hàm lượng calcium. Nó cũng có thể được sử dụng như là chất phụ gia trong nhà máy đốt cháy bằng than để nâng cao trạng thái tan tro.

Dầu và Vật liệu Nguy hại

Các vật liệu nguy hại được lưu giữ và sử dụng tại các lò đốt gồm nhiên liệu từ chất thải dạng khí, lỏng, rắn; không khí, nước và các chất hóa học xử lý nước thải; và thiết bị và chất hóa học bảo dưỡng thiết bị (ví dụ một số loại dầu bôi trơn và thiết bị làm sạch). Phòng ngừa việc tràn dầu và hướng dẫn liên quan được đề cập trong Phần 1.5 và 3.7 của Hướng dẫn chung EHS.

Thêm vào đó, các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát mối nguy gắn với việc lưu giữ và xử lý các vật liệu nguy hại tại các nhà máy nhiệt điện gồm việc sử dụng bình khí nén ngầm hai vỏ để lưu giữ ammonia hóa lỏng nguyên chất (ví dụ cho việc sử dụng làm chất phản ứng cho SCR) với khối lượng hơn 100 m3, các bình với công suất nhỏ hơn cần được sản xuất sử dụng quá trình ủ (EC 2006).

nguồn nước từ chất thải không nguy hại và xử lý chất thải rắn nguy hại được trình bày trong Hướng dẫn về cơ sở quản lý chất thải EHS của Ngân hàng Thế giới.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

164

Tiếng ồn

Nguồn ồn chính trong các nhà máy nhiệt điện gồm máy phát điện tuabin và phụ kiện; lò hơi và phụ kiện như máy nghiền than; động cơ pittông; quạt và ống dẫn; máy bơm; máy đầm, bình ngưng; máy lọc bụi bao gồm dụng cụ gõ mẫu và đầm bàn; ống và van; động cơ; máy biến áp; bộ ngắt điện; và tháp làm mát. Nhà máy nhiệt điện được dùng tải gốc có thể hoạt động liên tục trong khi các nhà máy nhỏ hơn có thể hoạt động ít thường xuyên hơn nhưng vẫn gây một nguồn ồn đáng kể nếu đặt tại vị trí trong các khu vực đô thị.

Những tác động ồn, các biện pháp quản lý và khuyến nghị mức ồn cho môi trường xung quanh được trình bày trong Phần 1.7 của Hướng dẫn chung EHS. Các biện pháp khuyến nghị bổ sung nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ồn từ các nhà máy nhiệt điện bao gồm:

• Chọn địa điểm các công trình mới có xem xét khoảng cách từ nguồn ồn đến môi trường nhận (ví dụ môi trường nhận là khu dân cư, trường học, bệnh viện, những địa điểm tôn giáo) tới mức có thể. Nếu việc sử dụng đất địa phương không quản lý thông qua phân vùng hoặc không bị bắt buộc chặt chẽ, cần kiểm tra nguồn dân cư tiếp nhận tiếng ồn có thể nằm bên ngoài ranh giới yêu cầu của nhà máy hay không. Trong một số trường hợp, sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí để có được diện tích đất bổ sung làm vùng đệm hơn là

áp dụng các biện pháp kỹ thuật kiểm soát ồn;

• Sử dụng các kỹ thuật quản lý ồn như: dùng máy triệt âm; lựa chọn kết cấu theo hiệu quả cách ly âm thanh của chúng để áp dụng cho tòa nhà; sử dụng bộ giảm thanh hoặc giảm âm trong các kênh xả và hút; sử dụng vật liệu hấp thu âm trong tường và trần nhà; sử dụng bộ phận cách âm rung và đấu nối linh động (vi dụ bộ phận cao su và lò xo thép xoắn); áp dụng thiết kế chi tiết cẩn thận để phòng ngừa rò rỉ tiếng ồn khi mở hoặc để hạn chế thay đổi áp suất trong đường ống;

• Chỉnh sửa cấu trúc nhà máy hoặc sử dụng rào chắn âm thanh như bờ bảo hộ và cây cối để hạn chế ồn tới môi trường xung quanh đường ranh giới nhà máy, đặc biệt là những nơi có thụ thể ồn nhạy cảm.

Mô hình truyền âm có thể là công cụ hiệu quả để giúp đánh giá các phương án quản lý ồn như các vị trí nhà máy, sắp xếp chung của nhà máy và thiết bị phụ kiện, thiết kế đường bao tòa nhà, và cùng với những kết quả đánh giá ồn cơ bản và phải phù hợp với các yêu cầu về tiếng ồn của cộng đồng.

1.2 An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp

Những nguy cơ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và các biện pháp giảm thiểu trong quá trình thi công, vận hành và ngừng hoạt động của nhà máy nhiệt điện tương tự như các vấn đề

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

165

trong các công trình công nghiệp lớn khác và được đề cập trong Phần 2.0 của Hướng dẫn chung EHS. Thêm vào đó, các tác động an toàn và sức khỏe sau đây là những yếu tố cần quan tâm đặc biệt trong khi vận hành các nhà máy nhiệt điện:

• Bức xạ không iôn hóa

• Nhiệt

• Tiếng ồn

• Không gian hạn chế

• Mối nguy về điện

• Mối nguy cháy nổ

• Hóa chất nguy hại

• Bụi

Bức xạ không iôn hóa

Công nhân tại các lò đốt có thể có mức phơi nhiễm trước từ trường và điện trường (EMF) cao hơn so với người bình thường do họ phải làm việc gần các máy phát điện, thiết bị và đường kết nối các đường dây truyền tải điện áp cao thế. Mức phơi nhiễm EMF cần được phòng ngừa và giảm thiểu bằng việc chuẩn bị và thực hiện chương trình an toàn EMF gồm những cấu phần sau:

• Nhận dạng các nguy cơ phơi nhiễm tại nơi làm việc gồm các khảo sát về các mức độ phơi nhiễm trong các dự án mới và việc sử dụng thiết bị kiểm soát/ quan trắc cá nhân trong khi làm việc;

• Đào tạo công nhân xác định các mối nguy và cấp độ EMF nghề nghiệp;

• Thiết lập và xác định vùng an toàn để phân chia giữa khu vực làm việc dự kiến có các mức EMF cao so với các mức phơi nhiễm cho phép đối với cộng đồng, hạn chế chỉ những công nhân đã được đào phù hợp được tiếp cận khu vực nguy hiểm;

• Thực hiện các kế hoạch hành động cho các nguy cơ phơi nhiễm đã xác nhận hoặc có thể xảy ra vượt quá các mức phơi nhiễm nghề nghiệp tham khảo từ các tổ chức quốc tế như Uỷ ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ không iôn hóa (ICNIRP), Học Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE).28 Thiết bị giám sát phơi nhiễm cá nhân cần được thiết lập để cảnh báo các mức phơi nhiễm nằm dưới các mức phơi nhiễm nghề nghiệp tham khảo (ví dụ 50%). Các kế hoạch hành động cho các mức phơi nhiễm nghề nghiệp có thể bao gồm giới hạn thời gian phơi nhiễm trong phiên làm việc, tăng khoảng cách giữa nguồn và người công nhân nếu có thể, hoặc sử dụng thiết bị che chắn.

Nhiệt

Phơi nhiễm nhiệt xảy ra khi vận hành và bảo dưỡng lò, đường ống và các thiết bị nóng liên quan. Khuyến nghị

28 Các hướng dẫn phơi nhiễm nghề nghiệp ICNIRP được liệt kê tại mục 2.2 của Hướng dẫn này.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

166

các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cho phơi nhiễm nhiệt tại các nhà máy nhiệt điện bao gồm:

• Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các đường ống và bình nén;

• Có hệ thống thông gió phù hợp tại khu vực làm việc để giảm hơi nóng và độ ẩm;

• Giảm thời làm việc bắt buộc trong môi trường nhiệt độ cao và đảm bảo cung cấp đầy đủ nước uống;

• Che chắn các bề mặt nơi công nhân tiếp xúc gần các thiết bị nóng bao gồm thiết bị sinh nhiệt, đường ống v.v;

• Sử dụng biển cảnh báo gần bề mặt nhiệt độ cao và dùng thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp (PPE) bao gồm găng tay và giầy cách nhiệt.

Tiếng ồn

Nguồn ồn trong các lò bao gồm máy phát điện tuabin và phụ kiện; lò hơi và phụ kiện như máy nghiền bột; động cơ diesel; quạt và ống dẫn; máy bơm; máy đầm, bình ngưng; máy lọc bụi bao gồm dụng cụ gõ mẫu và đầm bàn; ống và van; động cơ; máy biến áp; bộ ngắt điện; và tháp làm mát. Các biện pháp nhằm giảm âm và rung lắc đã được đề cập trong Phần 1.1 ở trên. Ngoài ra, các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát mức phơi nhiễm ồn nghề nghiệp trong các nhà máy nhiệt điện gồm:

• Có các phòng kiểm soát cách âm với các mức ồn dưới 60 dBA29;

• Thiết kế máy phát điện đáp ứng các mức ồn nghề nghiệp;

• Xác định và đánh dấu các khu vực cực ồn và yêu cầu sử dụng dụng cụ chống ồn cá nhân trong suốt thời gian làm việc ở những khu vực cực ồn (điển hình là tại các khu vực có mức ồn >85 dBA).

Không gian hạn chế

Những khu vực đặc biệt có không gian lối vào hạn chế có thể gồm công ten nơ tro than, tuabin, bình ngưng và tháp nước làm mát (trong các hoạt động bảo dưỡng). Khuyến nghị không gian lối vào hạn chế được trình bày trong Phần 2.8 của Hướng dẫn chung EHS.

Mối nguy về Điện

Đường dây điện và thiết bị điện có thể tạo ra mối nguy về điện cho công nhân tại các nhà máy nhiệt điện. Các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát mối nguy về

29 Tùy thuộc vào loại hình và quy mô của nhà máy nhiệt điện, khoảng cách giữa các phòng điều khiển và các nguồn phát ra tiếng ồn sẽ khác nhau. CSA Z107.58 cung cấp hướng dẫn thiết kế cho các phòng kiểm soát là 60 dBA. Nhà máy nhiệt điện lớn sử dụng lò hơi hoặc tuabin hơi nước có xu hướng yên tĩnh hơn so với 60 dBA. Các nhà sản xuất động cơ pittông khuyến nghị có thể chấp nhận mức 65-70 dBA thay cho 60 dBA (Thông cáo Euromot 09 tháng 5 năm 2008). Hướng dẫn này khuyến nghị mức 60 dBA như GIIP, có thể được chấp nhận mức 65 dBA cho các nhà máy điện động cơ pít tông nếu mức 60 dBA là khó có thể đạt được về mặt kinh tế.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

167

điện tại các nhà máy nhiệt điện bao gồm:

• Xem xét việc lắp đặt đèn cảnh báo nguy hiểm bên trong thiết bị điện khép kín để cảnh báo cấp nhầm điện;

• Sử dụng bộ cảm biến điệp áp trước và trong lối vào của công nhân ở khoang có các thiết bị điện khép kín;

• Khử hoạt tính và tiếp đất thiết bị có điện và đường dây phân phối đúng cách theo những hướng dẫn và quy định được áp mọi lúc có thể trước khi lại gần hoặc thực hiện công việc;

• Cung cấp đào tạo an toàn điện chuyên ngành cho các công nhân làm việc xung quanh hoặc trực tiếp với các phần mạch điện hở. Việc đào tạo này không giới hạn nhưng gồm đào tạo về lý thuyết điện cơ bản, quy trình làm việc an toàn phù hợp, xác định và nhận thức về mối nguy hiểm, sử dụng PPE đúng cách, quy trình khóa/tắt đúng cách, cấp cứu gồm cả CPR và quy trình giải cứu thích hợp. Nếu cần, phải tiến hành định kỳ đào tạo lại.

Mối nguy cháy nổ

Các nhà máy nhiệt điện lưu trữ, truyền tải và sử dụng khối lượng lớn nhiên liệu; do đó việc xử lý cẩn thận là cần thiết để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Cụ thể là, mối nguy cháy nổ gia tăng khi giảm kích thước viên than. Kích thước viên than có thể nạp nhiên liệu

cháy lan truyền xảy ra trong lò sấy nhiệt, bình cyclone, phòng lọc, hệ thống chạy than phun, máy nghiền và các quá trình hoặc thiết bị vận chuyển khác. Hướng dẫn quản lý phòng ngừa cháy nổ được cung cấp trong Phần 2.1 và 2.4 của Hướng dẫn chung EHS. Các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát mối nguy vật lý tại các nhà máy nhiệt điện bao gồm:

• Sử dụng biện pháp kiểm soát an toàn và cháy tự động. Bảo dưỡng thiết bị kiểm soát an toàn lò hơi đúng cách;

• Thực hiện quy trình khởi động và tắt để giảm nguy cơ đảo than nóng (ví dụ trong máy nghiền, máy cán và cyclone) khi khởi động;

• Thường xuyên làm sạch nhà máy tránh tích tụ bụi than (ví dụ trên sàn nhà, bệ, dầm và thiết bị);

• Loại bỏ điểm nóng từ kho trữ than (gây ra do cháy tức thời) và lan truyền đến khi được làm mát, không bao giờ đặt lượng than nóng vào hệ thống chạy than phun;

• Sử dụng hệ thống tự động hóa như thiết bị đo nhiệt độ hoặc bộ cảm biến carbon monoxide khảo sát khu vực lưu giữ nhiên liệu rắn để chống hỏa hoạn do tự cháy gây ra và để xác định các điểm có nguy cơ cháy.

Hóa chất nguy hại

Các nhà máy nhiệt điện sử dụng vật liệu nguy hại gồm ammonia cho hệ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

168

thống kiểm soát NOx và khí chlorine để xử lý tháp làm mát và nước lò hơi. Hướng dẫn về quản lý hóa chất nguy hại được trình bày trong Phần 2.4 của Hướng dẫn chung EHS. Ngoài ra, các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát mối nguy vật lý tại các nhà máy nhiệt điện gồm:

• Xem xét việc tạo ammoniac ở nhà máy từ ure hoặc việc sử dụng ammonia ngậm nước thay cho ammonia lỏng nguyên chất;

• Xem xét việc sử dụng sodium hypochlorite thay thế cho khí chlorine.

Bụi

Bụi được sinh ra trong khi xử lý nhiên liệu rắn, chất phụ gia và chất thải rắn (ví dụ tro). Bụi có thể bao gồm silica (có trong silicosis), arsenic (gây ung thư da và phổi), bụi than (làm đen phổi) và các chất tiềm năng nguy hiểm khác. Hướng dẫn quản lý bụi được trình bày trong Phần 2.1 và 2.4 của Hướng dẫn chung EHS. Các biện pháp khuyến nghị nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi trong các nhà máy nhiệt điện gồm:

• Áp dụng các biện pháp kiểm soát bụi (ví dụ thông gió) để giữ bụi dưới ngưỡng hướng dẫn áp dụng (xem Phần 2) hoặc tại bất cứ nơi nào có mức silica tự do của bụi trong không khí vượt quá 1%;

• Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng vật liệu chứa amiăng (ví dụ chất cách nhiệt trong các nhà máy cũ có thể chứa amiăng) nhằm phòng ngừa hạt amiăng trong không khí.

1.3 An toàn và Sức khỏe Cộng đồng

Nhiều tác động tới an toàn và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thi công, vận hành và ngừng hoạt động của các dự án nhà máy nhiệt điện là giống như đối với hầu hết công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng đã được trình bày trong Phần 3.0 của Hướng dẫn chung EHS. Ngoài những vấn đề này và các vấn đề khác đã nêu trong Phần 1.1, các tác động tới an toàn và sức khỏe cộng đồng sau có thể là quan tâm riêng cho các dự án nhà máy nhiệt điện:

• Tiêu thụ Nước

• An toàn Giao thông

Tiêu thụ Nước

Các lò hơi cần lượng lớn nước làm mát cho việc ngưng tụ hơi và vận hành nhiệt hiệu quả. Tỷ lệ lưu lượng nước làm mát thông qua bình ngưng là vượt quá lưu lượng nước xử lý lớn nhất, thông thường tương đương khoảng 98% tổng lưu lượng nước xử lý cho toàn bộ tổ máy. Trong hệ thống nước làm mát một lần, nước thường được đưa vào nhà máy từ nguồn nước bề mặt nhưng đôi khi từ nguồn nước ngầm hoặc các nguồn nước thành phố

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

169

đã sử dụng. Nguy cơ tác động từ việc sử dụng nước cần được đánh giá, như đã trình bày trong Phần 3.1 của Hướng dẫn chung EHS để đảm bảo rằng dự án không làm ảnh hưởng tới nguồn nước có sẵn phục vụ cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, nông nghiệp, giải trí và các nhu cầu cộng đồng khác.

An toàn Giao thông

Việc vận hành nhà máy nhiệt điện sẽ làm tăng lưu lượng giao thông, đặc biệt là tại những nhà máy mà nhiên liệu được vận chuyển bằng đường bộ và đường biển, bao gồm xe tải hạng nặng chứa nhiên liệu, chất phụ gia v.v. Tăng mật độ giao thông có thể có ý nghĩa đặc biệt trong các khu vực thưa dân nơi đặt một số nhà máy nhiệt điện. Việc phòng ngừa và kiểm soát tai nạn giao thông được trình bày trong Phần 3.4 của Hướng dẫn chung EHS. An toàn vận chuyển đường thủy được trình bày trong Hướng dẫn EHS về vận chuyển đường biển.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

170

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn khí thải và nước thải

Hướng dẫn xả thải được trình bày trong Bảng 5. Hướng dẫn phát thải được trình bày trong Bảng 6. Hướng dẫn xả thải được áp dụng cho nước thải đã được xử lý, thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt sử dụng chung. Mức xả cho từng cơ sở cụ thể có thể được thiết lập dựa theo các điều kiện về tình trạng hoạt động của hệ thống thu nước thải và hệ thống xử lý sẵn có hoặc, nếu thải trực tiếp vào hệ thống nước mặt, cần sử dụng hệ thống phân loại nguồn tiếp nhận như trình bày trong Hướng dẫn chung EHS. Các chỉ số hướng dẫn này thể hiện thực hành công nghiệp tốt như đã được phản ánh trong các tiêu chuẩn trong hệ thống pháp luật ở một số nước. Các định mức này cần đạt được, mà không pha loãng, ít nhất 95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng năm. Mức chênh lệch với các giá trị hướng dẫn do điều kiện của dự án cụ thể cần được giải trình trong báo cáo đánh giá môi trường

Bảng 5 Hướng dẫn xả thải (Được áp dụng cho các dòng nước thải có liên quan: ví dụ, từ hệ thống FGD, tro ướt từ giao thông vận tải, rửa nồi hơi/thiết bị đốt và lọc không khí, axít rửa nồi hơi, tái sinh các chất khử khoáng và chất làm bóng ngưng tụ, nước tách dầu, nhà máy, thoát nước công trình, đống than chảy, và nước làm mát )

Thông số mg/L, trừ pH và nhiệt độ

pH 6-9

TSS 50

Dầu và mỡ 10

Tổng lượng dư Chrorine

0,2

Tổng lượng cromium (Cr)

0,5

Đồng (Cu) 0,5

Sắt (Fe) 1,0

Kẽm (Zn) 1,0

Chì (Pb) 0,5

Cadmium (Cd) 0,1

Thủy Ngân (Hg) 0,005

Arsen (As) 0,5

Nhiệt độ tăng do nhiệt thải từ hệ thống làm lạnh

- Yêu cầu cho các công trình cụ thể do đánh giá tác động môi trường xây dựng

- Khu vực có nhiệt độ tăng do một lần xả nước làm mát (Ví dụ trên 1oC, trên 2oC, trên 3oC so với nhiệt độ nước xung quanh) nên được giảm thiểu bằng cách điều chỉnh thiết kế lượng vào và đường thoát nước với từng dự án đánh giá tác động môi trường cụ thể tùy theo mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái thủy sinh xung quanh điểm xả.

- Lưu ý: Việc áp dụng xả thải của kim loại nặng phải được xác định trong đánh giá tác động môi trường. Hướng dẫn trong Bảng là giới hạn tham khảo nước thải của nhà máy nhiệt điện.

Mức phát thải cho việc thiết kế và hoạt động của từng dự án nên được xây dựng thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường trên cơ sở pháp luật

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

171

quốc gia và các khuyến nghị được cung cấp trong tài liệu hướng dẫn này có thể áp dụng với các điều kiện của địa phương. Các mức khí thải được lựa chọn phải được xem xét trong các đánh giá tác động môi trường.30 Mức phát thải tối đa được đưa ra ở đây luôn có thể đạt được bằng hệ thống kiểm soát ô nhiễm có thiết kế phù hợp và bằng việc vận hành cũng như bảo trì tốt. Ngược lại, quy trình vận hành và bảo trì kém sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế loại bỏ các chất ô nhiễm và có thể làm giảm xuống dưới mức thiết kế kỹ thuật. Việc pha loãng khí thải để đạt theo hướng dẫn này là không cho phép. Việc tuân thủ đúng với hướng dẫn chất lượng không khí xung quanh cần được đánh giá trên cơ sở khuyến nghị của thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).

Như mô tả trong Hướng dẫn chung EHS, phát thải khí không được tập trung nồng độ chất ô nhiễm bằng hoặc vượt quá các tiêu chuẩn và hướng dẫn về chất lượng không khí xung quanh31 được cơ quan tiêu chuẩn quốc gia ban hành hoặc nếu quốc gia không có thì áp dụng các hướng dẫn chất lượng

30 Ví dụ trong trường hợp khả năng kết tủa acid đã được xác định là một vấn đề quan trọng trong đánh giá tác động môi trường, nhà máy phải được thiết kế và vận hành đảm bảo giảm lượng khí thải một cách hiệu quả để ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tác động đó. 31 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh là các mức chất lượng không khí xung quanh được thiết lập và công bố thông qua các quy trình quy định theo luật quốc gia và hướng dẫn tham khảo chất lượng môi trường xung quanh đề cập tới các mức chất lượng chủ yếu phát triển thông qua biểu hiện lâm sàng và bằng chứng độc hại, dịch tễ học (như những ấn phẩm do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành)

không khí hiện hành của WHO32 nếu không có các tiêu chuẩn tương thích, hoặc các nguồn khác được quốc tế công nhận.33 Ngoài ra, lượng khí thải từ một dự án không được tạo ra quá 25% mức thải mà môi trường xung quanh có thể tiếp nhận,34 để đảm bảo phát triển bền vững trong cùng một vùng không khí trong tương lai. Như mô tả trong Hướng dẫn tổng hợp EHS, các cơ sở, dự án nằm trong vùng không khí chất lượng kém,35 và trong hoặc bên cạnh các khu vực sinh thái nhạy cảm (ví dụ vườn quốc gia) cần đảm bảo rằng giới hạn mức độ ô nhiễm tới mức nhỏ nhất có thể, và là mức độ được xác định trong đánh giá môi trường cho dự án theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn chất lượng không khí ngắn hạn và hàng năm.

Quan trắc môi trường

Chương trình quan trắc môi trường cho lĩnh vực này được trình bày trong Bảng 7. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo

32 Có tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): http://www.who.int/en 33 Ví dụ Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí quốc gia xung quanh của Hoa Kỳ (NAAQS) (http://www.epa.gov/air/criteria.html) và Chỉ thị có liên quan của Hội đồng châu Âu (Chỉ thị Hội đồng 1999/30/EC ngày 22 tháng tư năm 1999 / Chỉ thị Hội đồng 2002/3/EC ngày 12 tháng hai năm 2002). 34 Giới hạn Phòng chống suy thoái rõ rệt EPA áp dụng đối với vùng không khí không bị suy thoái của Hoa Kỳ 35 Vùng không khí xấu cần được xem là có chất lượng không khí kém nếu vượt quá đáng kể các tiêu chuẩn chất lượng không khí được quốc gia quy định hoặc quá các hướng dẫn chất lượng không khí của WHO.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

172

các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Các ví dụ về khí thải, ngăn xếp thử nghiệm, chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn và khuyến nghị giám sát đối với các nhà máy điện được trình bày trong Bảng 7. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Bản

g 6

(A)

– Hướ

ng dẫn

khí

thả

i cho

độn

g cơ

pít

-tôn

g (đơ

n vị

mg/

Nm

3 hoặ

c như

chỉ

báo

)

Chú

ý: -

Hướ

ng dẫn

áp

dụng

cho

các

sở mới

-

Báo

cáo

đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng c

ó thể đư

a ra

giớ

i hạn

ngh

iêm

ngặ

t hoặ

c ké

m n

ghiê

m n

gặt hơn

tùy

thuộ

c và

o m

ôi trườ

ng x

ung

quan

h, c

ác x

em x

ét về đặ

c điểm

kỹ

thuậ

t, ki

nh tế

ph

ù hợ

p vớ

i tiê

u ch

uẩn

chất

lượn

g kh

ông

khí x

ung

quan

h và

giả

m th

iểu

gia

tăng

các

tác độ

ng

- Với

dự

án k

hôi p

hục

các

cơ sở

hiện

có,

phả

i thiết

lập

các

yêu

cầu

khí t

hải t

heo

từng

trườ

ng hợp

, đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng x

em x

ét (

i) mứ

c ph

át thải

hiệ

n có

các

tác độ

ng đến

m

ôi trườ

ng v

à sứ

c khỏe

cộn

g đồ

ng, v

à (i

i) c

hi p

hí v

à tí

nh k

hả th

i kỹ

thuậ

t để đư

a mức

phá

t thả

i hiệ

n có

để đá

p ứn

g cá

c giới

hạn

mới

của

sở.

- Đ

ánh

giá

tác độ

ng m

ôi trườ

ng cần

chứ

ng tỏ

rằn

g lượn

g kh

í thả

i khô

ng tạ

o phần

đán

g kể

để đạ

t đượ

c cá

c ti

êu c

huẩn

hoặ

c hướn

g dẫ

n chất

lượn

g kh

ông

khí x

ung

quan

h có

liên

qua

n hoặc

cầ

n th

êm c

ác g

iới hạn

ngh

iêm

ngặ

t nữa

.

Côn

g ng

hệ đốt

/ nh

iên

liệu

Bụi

(P

M)

Sulf

ur d

ioxi

de (

SO2)

N

itro

gen

oxid

e (N

Ox)

Độn

g cơ

pít

tông

N

DA

D

A

ND

A

DA

N

DA

D

A

Khí

khô

, hàm

lượn

g O

2 dư

(%

)

Khí

tự n

hiên

N

/A

N/A

N

/A

N/A

20

0 (đ

ánh

lửa)

40

0 (n

hiên

liệu

kép

) (a

)

200

(SI)

40

0 (n

hiên

liệu

kép

/Cl)

15

%

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

hà m

áy >

50

MW

th đến

< 3

00 M

Wth

) 50

30

1.

170

hoặ

c sử

dụ

ng n

hiên

liệu

2%

hoặ

c ít

S hơn

0,5%

S

1.46

0 (đ

ánh

lửa

nén,

đườ

ng k

ính

lỗ

khoa

n (m

m)<

400)

1.

850

(đán

h lử

a né

n, đườ

ng k

ính

lỗ

khoa

n (m

m)≥

400

) 20

00 (

nhiê

n liệu

kép

)

400

15%

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

hà m

áy ≥

300

M

Wth

) 50

30

58

5 hoặc

sử

dụng

nh

iên

liệu

1%

hoặc

ít S

hơn

0,2%

S

740

(Tiế

p nước

phu

n)

400

15%

Nhi

ên liệu

sin

h họ

c/ k

hí n

hiên

liệu

kh

ác n

goài

khí

tự n

hiên

50

30

N

/A

N/A

30

% c

ao hơn

giớ

i hạn

ở tr

ên c

ho k

tự n

hiên

nhiê

n liệu

lỏng

20

0 (S

I, k

hí tự

nhi

ên),

400

(k

hác)

15

%

u ý

chun

g:

- M

Wth

= M

egaw

att n

hiệt

đầu

vào

trên

sở H

HV

; N/ A

= k

hông

áp

dụng

; ND

A v

ùng

khôn

g kh

í khô

ng s

uy th

oái;

DA

= v

ùng

khôn

g kh

í suy

thoá

i (chất

lượn

g kh

ông

khí s

uy g

iảm

);

Vùn

g kh

ông

khí đượ

c co

i là

suy

thoá

i nếu

vượ

t quá

tiêu

chuẩn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

đượ

c nh

à nước

quy

địn

h, h

oặc

nếu

khôn

g có

tiêu

chuẩn

, vượ

t quá

hướ

ng dẫn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

củ

a W

HO

; S =

hàm

lượn

g lư

u huỳn

h (đơn

vị l

à phần

trăm

theo

khố

i lượ

ng);

Nm

3 là tạ

i áp

suất

khí

quyển

, 0o C

; MW

th là

áp

dụng

cho

toàn

bộ

cơ sở

gồm

nhiều

đơn

vị đượ

c co

i là

phát

ra

từ một

ống

khó

i chu

ng. H

ướng

dẫn

giớ

i hạn

áp

dụng

cho

các

sở vận

hàn

h hơ

n 50

0 giờ/

năm

. Mức

phá

t thả

i cần

đán

h gi

á tr

ên cơ

sở tr

ung

bình

mỗi

giờ

phải

đạt

đượ

c 95

% số

giờ

hoạt

độn

g hà

ng năm

. -

(a) Độn

g cơ

đán

h lử

a né

n (C

I) c

ó thể

yêu

cầu

các

giá

trị k

hí thải

khá

c cầ

n được

đán

h gi

á th

eo từ

ng trườ

ng hợp

cụ

thể

tron

g qu

á tr

ình đá

nh g

iá tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng.

So s

ánh

của

các

giới

hạn

Hướ

ng dẫn

với

tiêu

chuẩn

của

các

nướ

c/ k

hu vực

đượ

c lự

a chọn

(tí

nh đến

thán

g 8

năm

200

8):

- Độn

g cơ

pít

tông

đốt

khí

tự n

hiên

- N

Ox

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: 20

0 (S

I), 4

00 (

DF

)

o A

nh: 1

00 (

CI)

, Mỹ:

Giả

m 9

0% trở

lên

hoặc

1,6

g/ k

Wh

-

Độn

g cơ

pít

tông

đốt

nhi

ên liệu

lỏng

- N

Ox

(Nhà

máy

> 5

0 M

Wth

đến

<30

0 M

Wth

)

o G

iới hạn

hướ

ng dẫn

: 1.

460

(đán

h lử

a né

n, đườ

ng k

ính

lỗ k

hoan

(m

m)<

400)

, 1.8

50 (đá

nh lử

a né

n, đườ

ng k

ính

lỗ k

hoan

(m

m)≥

400

), 2

.000

(D

F)

o

Anh

: 300

(>

25

MW

th),

Ấn Độ:

1.4

60 (

khu

vực đô

thị

&, ≤

75 M

We

(~19

0 M

Wth

), k

hu vự

c nô

ng th

ôn &

, ≤ 1

50 M

We

(~38

0 M

Wth

))

- Độn

g cơ

pít

tông

đốt

nhi

ên liệu

lỏng

- N

Ox

(Nhà

máy≥

300

MW

th )

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: 740

(T

iếp

nước

phu

n)

o A

nh: 3

00 (

> 2

5 M

Wth

), Ấ

n Độ:

740

(kh

u vự

c đô

thị &

, >75

MW

e (~

190

MW

th),

khu

vực

nôn

g th

ôn &

,> 1

50 M

We

(~38

0 M

Wth

))

- Độn

g cơ

pít

tông

đốt

nhi

ên liệu

lỏng

- S

O2

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: 1.

170

hoặc

sử

dụng

≤2%

S (

Nhà

máy

> 5

0 M

Wth

đến

<30

0 M

Wth

), 5

85 h

oặc

sử dụn

g ≤

1% S

(N

hà m

áy≥

300

MW

th)

o

EU

: Sử

dụng

nhi

ên liệu

dầu

ít S

hoặ

c cá

c F

GD

thứ

cấp

(IP

CC

LC

P B

RE

F),

HF

O h

àm lượn

g S ≤

1%

(C

hỉ thị c

hất lượ

ng n

hiên

liệu

lỏng

), H

oa Kỳ:

Sử

dụng

nhi

ên liệu

die

sel với

S

tối đ

a củ

a pp

m (

0,05

%)

; EU

: Mar

ine

HF

O h

àm lượn

g S ≤

1,5%

(C

hỉ thị c

hất lượ

ng n

hiên

liệu

lỏng

) được

sử

dụng

tron

g lĩ

nh vực

kiể

m s

oát p

hát t

hải S

Ox;

Ấn Độ:

đô

thị (

<2%

S),

ng th

ôn (

<4%

S),

Chỉ

nên

sử

dụng

nhi

ên liệu

die

sel (

HSD

, LD

O)

tại đ

ô thị.

Nguồn

: UK

(Q

uá tr

ình

cháy

S2

1.03

: Độn

g cơ

đán

h lử

a né

n 50

MW

th trở

lên)

, Ấn Độ

(Tiê

u ch

uẩn

khí t

hải

SOx/

NO

x ch

o độ

ng cơ

Die

sel ≥

0,8

MW

), E

U (

IPC

C L

CP

BR

EF

thán

g 7,

200

6), E

U (

Chỉ

thị c

hất lượ

ng n

hiên

liệu

lỏng

199

9/32

/EC

sửa

đổi

200

5/33

/EC

), H

oa Kỳ

(NSP

S nh

à m

áy c

ó độ

ng cơ đá

nh lử

a né

n củ

a độ

ng cơ đố

t tro

ng -

Fin

al R

ule

- 11

Thá

ng 7

, 200

6)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

173

Bản

g 6

(B)

– Hướ

ng dẫn

khí

thả

i cho

tua

bin đốt

(đơ

n vị

mg/

Nm

3 hoặ

c như

chỉ

báo

)

Chú

ý: -

Hướ

ng dẫn

áp

dụng

cho

các

sở mới

-

Báo

cáo

đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng c

ó thể đư

a ra

giớ

i hạn

ngh

iêm

ngặ

t hoặ

c ké

m n

ghiê

m n

gặt hơn

tùy

thuộ

c và

o m

ôi trườ

ng x

ung

quan

h, c

ác x

em x

ét về đặ

c điểm

kỹ

thuậ

t, ki

nh tế

phù

hợp

với

tiêu

chuẩn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

xun

g qu

anh

và g

iảm

thiể

u gi

a tă

ng c

ác tá

c độ

ng

- Với

dự

án k

hôi p

hục

các

cơ sở

hiện

có,

phả

i thiết

lập

các

yêu

cầu

khí t

hải t

heo

từng

trườ

ng hợp

, đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng x

em x

ét (

i) mức

phá

t thả

i hiệ

n có

các

tác độ

ng đến

môi

trườ

ng v

à sứ

c khỏe

cộn

g đồ

ng, v

à (i

i) c

hi p

hí v

à tí

nh k

hả th

i kỹ

thuậ

t để đư

a mức

phá

t thả

i hiệ

n có

để đá

p ứn

g cá

c giới

hạn

mới

của

sở.

- Đ

ánh

giá

tác độ

ng m

ôi trườ

ng cần

chứ

ng tỏ

rằn

g lượn

g kh

í thả

i khô

ng tạ

o phần

đán

g kể

tron

g cá

c tiê

u ch

uẩn

hoặc

hướ

ng dẫn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

xun

g qu

anh

có li

ên

quan

hoặ

c cầ

n th

êm c

ác g

iới hạn

ngh

iêm

ngặ

t nữa

.

Côn

g ng

hệ đốt

/ nh

iên

liệu

Bụi

(PM

) S

ulfu

r di

oxid

e (S

O2)

N

itrog

en o

xide

(N

Ox)

Tua

bin đố

t

N

DA

/DA

N

DA

/NA

Khí

khô

, hà

m lư

ợng

O2

dư (

%)

Khí

tự n

hiên

(tấ

t cả

các

loại

tuab

in

>50

MW

th)

N/A

N

/A

N/A

N

/A

51 (

25 p

pm)

15%

Các

loại

nhi

ên liệu

khá

c ng

oài k

hí tự

nh

iên(

>>

50M

Wth

) 50

30

sử

dụn

g nh

iên

liệu

1% h

oặc

ít S

hơn

sử dụn

g nh

iên

liệu

0.5%

hoặ

c ít

S hơ

n 15

2 (7

4 pp

m)a

15%

Lưu

ý c

hung

: -

MW

th =

Meg

awat

t nhiệt

đầu

vào

trên

sở H

HV

; N/ A

= k

hông

áp

dụng

; ND

A v

ùng

khôn

g kh

í khô

ng s

uy th

oái;

DA

= v

ùng

khôn

g kh

í suy

thoá

i (chất

lượn

g kh

ông

khí

suy

giảm

); V

ùng

khôn

g kh

í đượ

c co

i là

suy

thoá

i nếu

vượ

t quá

tiêu

chuẩn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

đượ

c nh

à nước

quy

địn

h, h

oặc

nếu

khôn

g có

tiêu

chuẩn

, vượ

t quá

hướ

ng

dẫn

chất

lượn

g kh

ông

khí của

WH

O; S

= h

àm lư

ợng

lưu

huỳn

h (đơn

vị l

à phần

trăm

theo

khố

i lượ

ng);

Nm

3 là tạ

i áp

suất

khí

quyểt

, 0o C

; MW

th là

áp

dụng

cho

toàn

bộ

sở gồm

nhiều

đơn

vị đượ

c co

i là

phát

ra

từ một

ống

khó

i chu

ng. H

ướng

dẫn

giớ

i hạn

áp

dụng

cho

các

sở vận

hàn

h hơ

n 50

0 giờ/

năm

. Mức

phá

t thả

i cần

đán

h gi

á tr

ên

cơ sở

trun

g bì

nh mỗi

giờ

phải

đạt

đượ

c 95

% số

giờ

hoạt

độn

g hà

ng năm

. -

Nếu

sử

dụng

đốt

bổ

sung

tron

g chế độ

chu

kỳ

tuab

in k

hí kết

hợp

, các

hướ

ng dẫn

liên

quan

giớ

i hạn

cho

tuab

in đốt

cần

đạt

đượ

c ba

o gồ

m cả

lượn

g ph

át thải

từ c

ác đơn

vị

đốt

bổ

sung

(V

í dụ

mán

g đố

t ).

- (a

) Sự

khá

c biệt

về

công

nghệ

(ví dụ

việc

sử

dụng

các

dẫn

xuấ

t tạo

khí

) có

thể

yêu

cầu

các

giá

trị p

hát t

hải k

hác

cần đá

nh g

iá tr

ên th

eo từ

ng trườ

ng hợp

cụ

thể

bằng

EA

nhưn

g kh

ông được

vượ

t quá

200

mg/

Nm

3 . So

sán

h củ

a cá

c giới

hạn

Hướ

ng dẫn

với

tiêu

chuẩn

của

các

nướ

c/ k

hu vực

đượ

c lự

a chọn

(tí

nh đến

thán

g 8/

2008

):

- T

uabi

n đố

t khí

tự n

hiên

- N

Ox

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: 51

(25

ppm

)

o E

U: 5

0 (2

4 pp

m),

75

(37

ppm

) (nếu

hiệ

u suất

chu

kỳ

kết hợp

>55

%),

50*ŋ/

35 (

với ŋ

= h

iệu

suất

chu

kỳ

giản

đơn

) o

Mỹ:

25

ppm

(>

50 M

MB

tu/h

(~1

4,6M

Wth

) và

≤85

0 M

MB

tu/h

(~24

9 M

Wth

) C

hú ý

: Thườn

g yê

u cầ

u phải

giả

m hơn

nữa

nồn

g độ

của

NO

x từ

2 –

9 p

pm

-

Tua

bin đố

t nhi

ên liệu

lỏng

- N

Ox

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: 15

2 (7

4 pp

m)

– cá

c tu

abin

khu

ng nặn

g &

LFO

/ HFO

, 300

(14

6 pp

m)

– cá

c dẫ

n xuất

tạo

khí &

HFO

, 200

(97

ppm

) –

các

dẫn

xuất

tạo

khí &

L

FO

o E

U: 1

20 (

58 p

pm),

US

: 74

ppm

(>

50 M

MB

tu/h

(~14

,6M

Wth

) và

≤85

0 M

MB

tu/h

(~2

49 M

Wth

), 4

2 pp

m (

>85

0 M

MB

tu/h

(~2

49M

Wth

)

- T

uabi

n đố

t nhi

ên liệu

lỏng

- S

Ox

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: Sử

dụng

nhi

ên liệu

dầu

1%

hoặ

c ít

S hơ

n

o E

U: H

àm lư

ợng

S củ

a dầ

u nhẹ đã

qua

sử

dụng

tron

g tu

abin

khí

dướ

i 0,1

%. U

S: H

àm lượn

g kh

oảng

0,0

5% với

khu

vực

lục đị

a và

0,4

% ở

vùn

g ph

i lục

địa

. N

guồn

: EU

(C

hỉ thị L

CP

23 th

áng

10, 2

001)

, EU

(C

hỉ thị c

hất lượ

ng n

hiên

liệu

lỏng

199

9/32

/EC

sửa

đổi

200

5/33

/EC

), H

oa Kỳ

(NSP

S trạm

tuab

in đốt

- F

inal

Rul

e -

11 T

háng

7,

2006

)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

174

Bản

g 6

(C)

– Hướ

ng dẫn

khí

thả

i cho

lò hơ

i (đơ

n vị

mg/

Nm

3 hoặ

c như

chỉ

báo

)

Chú

ý: -

Hướ

ng dẫn

áp

dụng

cho

các

sở mới

-

Báo

cáo

đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng c

ó thể đư

a ra

giớ

i hạn

ngh

iêm

ngặ

t hoặ

c ké

m n

ghiê

m n

gặt hơn

tùy

thuộ

c và

o m

ôi trườ

ng x

ung

quan

h, c

ác x

em x

ét về đặ

c điểm

kỹ

thuậ

t, ki

nh tế

phù

hợp

với

tiêu

chuẩn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

xun

g qu

anh

và g

iảm

thiể

u gi

a tă

ng c

ác tá

c độ

ng

- Với

dự

án k

hôi p

hục

các

cơ sở

hiện

có,

phả

i thiết

lập

các

yêu

cầu

khí t

hải t

heo

từng

trườ

ng hợp

, đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng x

em x

ét (

i) mức

phá

t thả

i hiệ

n có

các

tác

động

đến

môi

trườ

ng v

à sứ

c khỏe

cộn

g đồ

ng, v

à (i

i) c

hi p

hí v

à tí

nh k

hả th

i kỹ

thuậ

t để đư

a mức

phá

t thả

i hiệ

n có

để đá

p ứn

g cá

c giới

hạn

mới

của

sở.

- Đ

ánh

giá

tác độ

ng m

ôi trườ

ng cần

chứ

ng tỏ

rằn

g lượn

g kh

í thả

i khô

ng tạ

o phần

đán

g kể

để đạ

t đượ

c cá

c tiê

u ch

uẩn

hoặc

hướ

ng dẫn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

xun

g qu

anh

liên

quan

hoặ

c cầ

n th

êm c

ác g

iới hạn

ngh

iêm

ngặ

t nữa

. C

ông

nghệ

đốt

/ nh

iên

liệu

Bụi

(PM

) S

ulfu

r di

oxid

e (S

O2)

N

itrog

en o

xide

(N

Ox)

hơi

ND

A

DA

N

DA

D

A

ND

A

DA

K

hí k

hô, h

àm

lượn

g O

2 dư

(%

) K

hí tự

nhi

ên

N/A

N

/A

N/A

N

/A

240

240

3 %

C

ác loại

khí

khá

c 50

30

40

0 40

0 24

0 24

0 3

%

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

hà m

áy>

50

MW

th đến

<60

0 M

Wth

) 50

30

90

0 –

1500

a 40

0 40

0 20

0 3

%

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

hà m

áy≥

600

MW

th )

50

30

20

0 –

850b

200

400

200

3 %

N

hiên

liệu

rắn

(N

hà m

áy>

50

MW

th đến

<60

0 M

Wth

) 50

30

90

0 –

1500

a 40

0 6

%

Nhi

ên liệu

rắn

(N

hà m

áy≥

600

MW

th )

50

30

20

0 –

850b

200

510c

Hoặ

c tớ

i 1.1

00 nếu

chấ

t ba

y hơ

i của

nhi

ên liệu

<

10%

200

6 %

Lưu

ý c

hung

: -

MW

th =

Meg

awat

t nhiệt

đầu

vào

trên

sở H

HV

; N/ A

= k

hông

áp

dụng

; ND

A v

ùng

khôn

g kh

í khô

ng s

uy th

oái;

DA

= v

ùng

khôn

g kh

í suy

thoá

i (chất

lượn

g kh

ông

khí

suy

giảm

); V

ùng

khôn

g kh

í đượ

c co

i là

xuốn

g cấ

p nế

u vượt

quá

tiêu

chuẩn

chấ

t lượ

ng k

hông

khí

đượ

c nh

à nước

quy

địn

h, h

oặc

nếu

khôn

g có

tiêu

chuẩn

, vượ

t quá

hướ

ng

dẫn

chất

lượn

g kh

ông

khí của

WH

O; S

= h

àm lư

ợng

lưu

huỳn

h (đơn

vị l

à phần

trăm

theo

khố

i lượ

ng);

Nm

3 là tạ

i áp

suất

khí

quyểt

, 0o C

; MW

th là

áp

dụng

cho

toàn

bộ

sở gồm

nhiều

đơn

vị đượ

c co

i là

phát

ra

từ một

ống

khó

i chu

ng. H

ướng

dẫn

giớ

i hạn

áp

dụng

cho

các

sở vận

hàn

h hơ

n 50

0 giờ/

năm

. Mức

phá

t thả

i cần

đán

h gi

á tr

ên

cơ sở

trun

g bì

nh mỗi

giờ

phải

đạt

đượ

c 95

% số

giờ

hoạt

độn

g hà

ng năm

. -

(a)

Hướ

ng tớ

i các

giá

trị hướ

ng dẫn

thấp

hơn

công

nhậ

n cá

c vấ

n đề

liên

qua

n đế

n chất

lượn

g củ

a nh

iên

liệu

có sẵn

, hiệ

u quả

chi p

hí của

các

kiể

m s

oát t

rên đơ

n vị

nhỏ

n, v

à tiề

m năn

g ch

o ch

uyển

đổi

năn

g lượn

g hiệu

quả

cao

hơn

(FG

D c

ó thể

tiêu

thụ

từ 0

,5%

1,6%

lượn

g điện

do

nhà

máy

tạo

ra).

b. H

ướng

tới c

ác g

iá trị hướ

ng dẫn

thấp

hơn

công

nhậ

n cá

ch tiếp

cận

để

quản

lý S

O2

thải

đa

dạng

(chất

lượn

g nh

iên

liệu

so với

sử

dụng

kiể

m s

oát t

hứ cấp

) và

tiềm

năn

g ch

o ch

uyển

đổi

năn

g lượn

g hiệu

quả

cao

hơn

(FG

D c

ó thể

tiêu

thụ

từ 0

,5%

1,6%

lượn

g điện

do

nhà

máy

tạo

ra).

Các

nhà

máy

lớn

hơn

sẽ c

ó cá

c biện

phá

p kiểm

soá

t phá

t thả

i bổ

sung

. Lựa

chọ

n cá

c mức

phá

t thả

i dựa

trên

đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng x

em x

ét tí

nh bền

vữn

g củ

a dự

án,

sự

phát

triể

n củ

a cá

c tá

c độ

ng, v

à ch

i phí

lợi í

ch của

việ

c thực

hiệ

n kiểm

soá

t ô

nhiễ

m. (

c) Ố

ng k

hói k

hí thải

lò hơi

thể

cần

các

giá

trị k

hí t

hải k

hác

nhau

đượ

c đá

nh g

iá th

eo từ

ng trườ

ng hợp

cụ

thể

qua

quá

trìn

h đá

nh g

iá tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng.

So s

ánh

của

các

giới

hạn

Hướ

ng dẫn

với

tiêu

chuẩn

của

các

nướ

c/ k

hu vực

đượ

c lự

a chọn

(tí

nh đến

thán

g 8

năm

200

8):

- L

ò hơ

i đốt

khí

tự n

hiên

- N

Ox

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: 24

0

o E

U: 1

50 (

50 đến

300

MW

th),

200

(>

300

MW

th)

-

hơi đốt

nhi

ên liệu

rắn

- P

M

o G

iới hạn

hướ

ng dẫn

: 50

o

EU

: 50

(50 đế

n 10

0 M

Wth

), 3

0 (>

100

MW

th),

Tru

ng Q

uốc:

50,

Ấn Độ:

100

- 1

50

- L

ò hơ

i đốt

nhi

ên liệu

rắn

- S

O2

o

Giớ

i hạn

hướ

ng dẫn

: 90

0 –

1.50

0 (N

hà m

áy >

50

MW

th đến

<60

0 M

Wth

), 2

00 -

850

(N

hà m

áy≥

600

MW

th)

o

EU

: 850

(50

đến

100

MW

th),

200

(>

100

MW

th).

o

Mỹ:

180

ng/

J tổ

ng năn

g lượn

g đầ

u và

o hoặc

95%

mức

giả

m (

~ 20

0mg/

Nm

3 tại 6

%O

2 giả

thiế

t hiệ

u quả

HH

V 3

8%)

o T

rung

Quố

c: 4

00 (

chun

g), 8

00 (

nếu

sử dụn

g th

an <

12.

550k

J/kg

), 1

200

(nếu

miệ

ng mỏ

nhà

máy

nằm

ở k

hu vực

miề

n T

ây k

hông

kiể

m s

oát h

ai lầ

n và

đốt

than

ít S

(<

0.5%

))

Nguồn

: EU

(C

hỉ thị L

CP

23 th

áng

10, 2

001)

, US

(NSP

S th

iết bị p

hát hơi

sử

dụng

điệ

n (S

ubpa

rt D

a), F

inal

Rul

e -

Ngà

y 13

Thá

ng 6

, 200

7), T

rung

Quố

c (G

B 1

3.22

3-2.

003)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

175

Bản

g 7

– T

hông

số

kiểm

soá

t kh

í thả

i điể

n hì

nh /

tuần

suấ

t ch

o nh

à m

áy n

hiệt

điệ

n (Lư

u ý:

Chươ

ng t

rình

kiể

m s

oát

cụ t

hể cần

xác

địn

h th

eo đ

ánh

giá

tác độn

g m

ôi t

rườ

ng)

C

ông

nghệ

đốt

/ nh

iên

liệu

K

iểm

soá

t kh

í thả

i K

iểm

tra

khí t

hải ố

ng k

hói

Bụi

(P

M)

Sulf

ur d

ioxi

de

(SO

2)

Nit

roge

n ox

ide

(NO

x)

PM

SO

2 N

Ox

Kim

loại

nặ

ng

Chấ

t lượ

ng k

hông

khí

xun

g qu

anh

Tiế

ng ồ

n

Độn

g cơ

pít

tông

K

hí tự

nhi

ên (

Nhà

máy

>

50 M

Wth

đến

<30

0 M

Wth

) N

/A

N/A

L

iên

tục

hoặc

chỉ dẫn

N

/A

N/A

H

àng

năm

N

/A

Khí

tự n

hiên

lỏng

(N

máy≥

300

MW

th )

N

/A

N/A

L

iên

tục

N/A

N

/A

Hàn

g nă

m

N/A

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

máy

> 5

0 M

Wth

đến

<30

0 M

Wth

)

Liê

n tụ

c hoặc

theo

hiển

thị

Liê

n tụ

c hoặc

th

eo h

iển

thị

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

máy≥

300

MW

th )

L

iên

tục

hoặc

theo

hiển

thị

Liê

n tụ

c nế

u sử

dụ

ng F

GD

hoặ

c kiểm

soá

t nồn

g độ

S L

iên

tục

Hàn

g nă

m

Nhi

ên liệu

sin

h họ

c L

iên

tục

hoặc

theo

hiển

thị

N/A

L

iên

tục

hoặc

th

eo h

iển

thị

N/A

N

/A

Hàn

g nă

m

N/A

Tua

bin đố

t K

hí tự

nhi

ên (

Tất

cả

các

loại

tuab

in đơn

vị >

50

MW

th)

N/A

N

/A

Liê

n tụ

c hoặc

hiển

thị

N/A

N

/A

Hàn

g nă

m

N/A

Nhi

ên liệu

khá

c ng

oài k

tự n

hiên

(đơ

n vị

> 5

0 M

Wth

)

Liê

n tụ

c hoặc

theo

hiển

thị

Liê

n tụ

c nế

u sử

dụ

ng F

GD

hoặ

c kiểm

soá

t nồn

g độ

S

Liê

n tụ

c hoặc

th

eo h

iển

thị

Hàn

g nă

m

hơi

Khí

tự n

hiên

N

/A

N/A

L

iên

tục

hoặc

hiển

thị

N/A

N

/A

Hàn

g nă

m

N/A

Các

nhi

ên liệu

khí

khá

c T

heo

hiển

thị

The

o hiển

thị

Liê

n tụ

c hoặc

hiển

thị

Hàn

g nă

m

Hàn

g nă

m

Hàn

g nă

m

N/A

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

máy

> 5

0 M

Wth

đến

<60

0 M

Wth

)

Liê

n tụ

c nế

u sử

dụ

ng F

GD

hoặ

c kiểm

soá

t nồn

g độ

S

Liê

n tụ

c hoặc

th

eo h

iển

thị

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

máy≥

600

MW

th )

L

iên

tục

Nhi

ên liệu

rắn

(N

máy

> 5

0 M

Wth

đến

<60

0 M

Wth

)

Liê

n tụ

c nế

u sử

dụ

ng F

GD

hoặ

c kiểm

soá

t nồn

g độ

S

Liê

n tụ

c hoặc

th

eo h

iển

thị

Nhi

ên liệu

lỏng

(N

máy≥

600

MW

th )

Liê

n tụ

c hoặc

theo

hiển

thị

Liê

n tụ

c

Hàn

g nă

m

Nếu

dự đo

án g

ia tă

ng tá

c độ

ng th

eo E

A ≥

25

% ti

êu c

huẩn

tươn

g ứn

g về

chấ

t lượ

ng

khôn

g kh

í xun

g qu

anh

tron

g ngắn

hạn

hoặ

c nế

u nh

à m

áy ≥

1.20

0 M

Wth

: -

Kiể

m s

oát c

ác th

ông

số (

Ví dụ

như

P

M10

/ PM

2.5/

SO

2/ N

Ox để

phù

hợp

với

tiêu

ch

uẩn

liên

qua

n chất

lượn

g kh

ông

khí x

ung

quan

h) th

eo hệ

thốn

g gi

ám s

át li

ên tụ

c chất

lượn

g kh

ông

khí x

ung

quan

h (t

hườn

g là

tối t

hiểu

2 hệ

thốn

g để

dự đo

án tố

i đa

hàm

lượn

g điểm

tập

trun

g ở

mặt

đất

/ thụ

thể

nhạy

cảm

/ điểm

nền

).

Nếu

dự đo

án g

ia tă

ng tá

c độ

ng th

eo E

A <

25

% ti

êu c

huẩn

tươn

g ứn

g về

chấ

t lượ

ng

khôn

g kh

í xun

g qu

anh

tron

g ngắn

hạn

nếu

sở <

1.20

0 M

Wth

như

ng ≥

100

M

Wth

: -

Kiể

m s

oát c

ác th

ông

số cả

bằng

mẫu

thụ

động

(tr

ung

bình

hàn

g th

áng)

lấy

mẫu

th

eo m

ùa (

ví dụ

1 tuần

/ m

ùa)

với c

ác th

ông

số tươn

g ứn

g vớ

i các

tiêu

chuẩn

chấ

t lượ

ng

khôn

g kh

í có

liên

qua

n.

Hiệ

u quả

của

chươ

ng tr

ình

giám

sát

chấ

t lượn

g m

ôi trườ

ng k

hông

khí

xun

g qu

anh

phải

đượ

c rà

soá

t thườn

g xu

yên.

có thể

đơn

giản

hóa

hoặ

c giảm

bớt

nếu

các

chươ

ng tr

ình

thay

thế

(ví dụ

mạn

g lưới

kiểm

soá

t của

chí

nh q

uyền

địa

phươn

g).

Khu

yến

nghị

tiếp

tục

chươ

ng tr

ình

tron

g suốt

vòn

g đờ

i của

dự

án nếu

các

thụ

thể

nhạy

cảm

hoặ

c nế

u mức

kiể

m s

oát

gần

với

các

tiêu

chuẩn

liên

qua

n về

chấ

t lượ

ng

khôn

g kh

í xun

g qu

anh.

Nếu

đán

h gi

á tá

c độ

ng m

ôi trườ

ng dự

đoán

tiến

g ồn

tại bộ

phận

dân

hoặc

thụ

thể

nhạy

cảm

kh

ác là

gần

với

các

ti

êu c

huẩn

ồn

của

môi

trườ

ng x

ung

quan

h hoặc

nếu

các

thụ

thể

gần

với r

anh

giới

nhà

máy

(V

í dụ

tron

g phạm

vi 1

00m

th

ì cần

tiến

hàn

h th

eo d

õi h

àng

năm

đế

n ba

năm

tùy

theo

từ

ng trườ

ng hợp

dự

án).

L

oại bỏ

giám

sát

ồn

có thể được

xem

xét

chấp

nhậ

n nế

u khảo

t toà

n diện

cho

thấy

khôn

g có

thụ

thể

bị ả

nh hưở

ng

bởi dự

án h

ay mức

ồn

nằm

dướ

i các

ti

êu c

huẩn

/ hướ

ng

dẫn

mức

ồn

có li

ên

quan

.

Chú

ý: L

iên

tục

hoặc

theo

hiể

n thị l

à "K

iểm

soá

t khí

thải

liên

tục

hoặc

kiể

m s

oát l

iên

tục

các

thôn

g số

hiể

n thị "

. Thử

ngh

iệm

ống

khó

i khí

thải

là c

ó đo

lườn

g trực

tiếp

mức

phá

t thả

i để

kiểm

tra

hệ

thốn

g gi

ám s

át k

hí thải

.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

1 76

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

177

2.2 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),1 Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),2 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),3 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu,4 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Các chỉ tiêu cụ thể áp dụng cho các hoạt động ngành điện lực bao gồm các giới hạn ICNIRP phơi nhiễm nghề nghiệp trước điện trường và từ trường được liệt kê trong Bảng 8. Các chỉ số bổ sung áp dụng như tiếng ồn, mối nguy hiểm điện, chất lượng không khí, vv... được trình

1 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/ 2 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 3 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 4 Có sẵn tại: http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

bày trong mục 2.0 của Hướng dẫn chung EHS.

Bảng 8. Giới hạn ICNIRP cho mức phơi nhiễm nghề nghiệp trước từ trường và điện trường.

Tần suất Điện trường

(V/m) Từ trường (µT)

50Hz 10.000 500

60Hz 8.300 415

Nguồn: ICNIRP (1998):”Hướng dẫn về giới hạn mức phơi nhiễm với từ trường, điện trường và điện từ theo thời gian (tới 300 GHz)

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).5

5 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

178

Giám sát về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện6 như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

6 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

179

3.0 Tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung American Society for Testing and Materials (ASTM) E 1686-02, Standard Guide for Selection of Environmental Noise Measurements and Criteria, January 2003.

ANZECC (Australian and New Zealand Environment and Conservation Council). 1992. National water quality management strategy: Australian water quality guidelines for fresh and marine waters. ISBN 0-642-18297-3. Australian and New Zealand Environment and Conservation Council. Canberra Act 2600. New Zealand.

Commission of European Communities (CEC). 1988. European community environmental legislation: 1967-1987. Document Number XI/989/87. Directorate - General for Environment, Consumer Protection and Nuclear Safety. Brussels, Belgium. 229 pp.

Euromot. 2006. World Bank - International Finance Corporation General Environmental, Health and Safety Guidelines. Position Paper. November 2006.

European Commission (EC), 2001. Integrated Pollution Prevention and Control (IPCC) Reference Document on the Application of Best Available Techniques to Industrial Cooling Systems, December 2001

European Commission (EC). 2006. Integrated Pollution Prevention and Control Reference Document on Best Available Techniques (BREF) for Large Combustion Plants. July 2006.

G. G. Oliver and L. E. Fidler, Aspen Applied Sciences Ltd., Towards a Water Quality Guideline for Temperature in the Province of British Columbia, March 2001.

International Energy Agency. 2007. Fossil Fuel-Fired power Generation. Case Studies of Recently Constructed Coal- and Gas-Fired Power Plants.

International Organization for Standardization, ISO/DIS 1996-2.2, Acoustics - Description, assessment and measurement of environmental noise - Part 2: Determination of environmental noise levels.

Jamaica. 2006. The Natural Resources Conservation Authority Act. The Natural Resources Conservation Authority (Air Quality) Regulations, 2006.

NRC. 2002. Coal Waste Impoundments: Risks, Responses, and Alternatives. Committee on Coal Waste Impoundments, Committee on Earth Resources, Board on Earth Sciences and Resources,

National Research Council. ISBN: 0-309-08251-X.

Official Journal of the European Communities. 2001. Directive 2001/80/EC of the European Parliament and of the Council of 23 October 2001 on limitation of emissions of certain pollutants into the air from large combustion plants.

People’s Republic of China. 2003. National Standards of the People’s Republic of China. GB 13223-2003. Emission Standard of Air Pollutants for Thermal Power Plants. December 23, 2003.

Republic of the Philippines. 1999. DENR Administrative Order No. 2000-81. RA 8749: The Philippine Clean Air Act of f 1999 and its Implementing Rules and Regulations. December 2001.

Schimmoller, Brian K. 2004. "Section 316(b) Regulations: The Yin and Yang of Fish Survival and Power Plant Operation" Power Engineering/July 2004 p. 28.

Tavoulareas, E. Stratos, and Jean-Pierre Charpentier. 1995. Clean Coal Technologies for Developing Countries. World Bank Technical Paper 286, Energy Series. Washington, D.C.

The Gazette of India. 2002. Ministry of Environment and Forest Notification, New Delhi, the 9th of July, 2002. Emission Standards for Diesel Engines (Engine Rating More Than 0.8 MW (800kW) for Power Plant, Generator Set Applications and Other Requirements.

The Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc. (IEEE), IEEE Guide for Power-Station Noise Control, IEEE Std. 640-1985, 1985 UNIPEDE / EURELECTRIC. 1997. Wastewater effluents Technology, Thermal Generation Study Committee. 20.04 THERCHIM 20.05 THERRES. April 1997.

UNIPEDE. 1998. Wastewater and water residue management - Regulations. Thermal Generation Study Committee. 20.05 THERRES. February 1998

U.S. Department of Energy (DOE) / National Energy Technology Laboratory (NETL), 2007. Cost and Performance Baseline for Fossil Energy Plants

U.S. Environmental Protection Agency (EPA). 1994. Water Quality Standards Handbook: Second Edition (EPA-823-B94-005a) August 1994.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA). 1988d. State water quality standards summary: District of Columbia. EPA 440/5-88-041. Criteria and Standards Division (WH-585). Office of Water Regulations and

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

180

Standards. Washington, District of Columbia. 7 pp.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA). 1997. EPA Office of Compliance Sector Notebook Project Profile of the Fossil Fuel Electric Power Generation Industry. EPA/310-R-97-007. September 1997.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA). 2001. Federal Register / Vol. 66, No. 243, National Pollutant Discharge Elimination System: Regulations Addressing Cooling Water Intake Structures for New Facilities, December 18, 2001 pp. 65256 - 65345.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA), 2005. Control of Mercury Emissions from Coal Fired Electric Utility Boilers: An Update. Air Pollution Prevention and Control Division National Risk Management Research Laboratory Office of Research and Development.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA), 2006. Federal Register / Vol. 71, No. 129, Standards of Performance for Stationary Combustion Turbines; Final Rule, July 6, 2006 pp. 38482-38506.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA), 2006. Federal Register / Vol. 71, No. 132, Standards of Performance for Stationary Compression Ignition Internal Combustion Engines; Final Rule, July 11, 2006 pp. 39154-39184.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA). 2006. Final Report. Environmental Footprints and Costs of Coal-Based Integrated Gasification Combined Cycle and Pulverized Coal technologies. July 2006.

U.S. Environmental Protection Agency (EPA). 2007. Federal Register / Vol. 72, No. 113, Amendments to New Source Performance Standards (NSPS) for Electric Utility Steam Generating Units and Industrial-commercial-Institutional Steam Generating Units; Final Rule, June 13, 2007 pp. 32710-32768

U.S. Environmental Protection Agency (EPA), 2008. Federal Register / Vol. 73, No. 13, Standards of Performance for Stationary Spark Ignition Internal Combustion Engines and National Emission Standards for Hazardous Air Pollutants for Reciprocating Internal Combustion Engines; Final Rule. pp3568-3614

West Virginia Water Research Institute. 2005. Guidance Document for Coal Waste Impoundment Facilities & Coal Waste Impoundment Inspection Form. Morgantown, WV. December 2005.

WHO (World Health Organization). 2006. Air Quality Guidelines Global Update 2005, Particulate matter, ozone, nitrogen dioxide and sulphur dioxide.

World Health Organization Regional Office for

Europe Copenhagen. 2000. Air quality guidelines for Europe, 2nd edition, 2000.

World Bank Group. Pollution Prevention and Abatement Handbook 1998.

World Bank April 2006. Clean Energy and Development: Towards an Investment Framework.

World Bank Group. Sep 2006. Technical and Economic Assessment of Off-Grid, Mini-Grid and Grid Electrification Technologies Summary Report.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

181

Phụ lục A: Mô tả Chung về các hoạt động Công nghiệp

Nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hóa thạch hay nhiên liệu sinh học để tạo ra năng lượng điện và nhiệt. Cơ năng được sinh ra từ động cơ nhiệt, biến đổi nhiệt năng từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thành năng lượng quay. Máy phát điện chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện bằng cách tạo ra chuyển động tương đối giữa một từ trường và dây dẫn. Hình A-1 là sơ đồ hoạt động chung của một lò hơi nhà máy nhiệt điện và hoạt động vận hành của nó.

Không phải tất cả nhiệt năng đều có thể được chuyển thành năng lượng cơ học, theo định luật hai của nhiệt động học. Do đó, nhà máy nhiệt điện cũng sản xuất hơi nhiệt độ thấp. Nếu nguồn nhiệt này không được sử dụng, nó sẽ tỏa ra ngoài môi trường. Nếu hơi nhiệt độ thấp được tận dụng hữu ích (ví dụ dùng cho các quy trình công nghiệp hoặc làm hệ thống sưởi địa phương), các nhà máy điện được gọi là nhà máy điện đồng phát hoặc nhà máy kết hợp CHP (kết hợp nhiệt và điện).

Các loại nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện có thể được phân chia dựa vào loại đốt hoặc khí hóa: lò hơi, các động cơ pittông bên trong, và các tuabin đốt. Ngoài ra, còn có chu trình kết hợp và hệ thống đồng phát tăng hiệu quả bằng cách tận dụng nhiệt bị mất từ hệ thống đốt trong thông thường. Các loại hệ thống được lựa chọn dựa trên tải, nguồn nhiên liệu

sẵn có, và các yêu cầu năng lượng của các thiết bị phát điện. Các quy trình phụ trợ khác, chẳng hạn như xử lý than và kiểm soát ô nhiễm cũng phải được thực hiện để hỗ trợ phát điện. Dưới đây là mô tả từng hệ thống và trình bày các các quy trình phụ trợ tại cơ sở (USEPA 1997).

Lò hơi (Turbines hơi)

Nhà máy nhiệt điện tạo ra hơi nước truyền thống trong vận hành sản xuất điện qua một loạt các giai đoạn chuyển đổi năng lượng: nhiên liệu được đốt trong lò hơi để chuyển nước thành hơi nước áp suất cao, dùng để quay các tua bin hơi nước phát điện. Nhiệt cho hệ thống thường được cung cấp bởi các quá trình đốt cháy than, khí tự nhiên, dầu, hoặc nhiên liệu sinh học cũng như các loại chất thải khác hoặc nhiên liệu thu hồi. Hơi nước nhiệt độ cao, áp suất cao được tạo ra trong lò hơi và sau đó đi vào tuốc bin hơi nước. Ở đầu kia của động cơ tuốc bin hơi nước là bình ngưng, nơi duy trì ở nhiệt độ và áp suất thấp. Hơi nước chuyển từ lò hơi áp suất cao ngưng tại áp suất làm chuyển động cánh tuabin làm sinh ra năng lượng cho nhà máy phát điện.

Hơi nước áp suất thấp thoát khỏi tua-bin đi vào vỏ bình ngưng và được ngưng tụ tại ống bình ngưng, được duy trì ở nhiệt độ thấp do dòng chảy của nước làm mát. Khi hơi nước được làm lạnh để ngưng tụ, nước đã ngưng

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

182

tụ được vận chuyển trở lại nồi hơi để tái sử dụng. Cần có dòng nước làm mát nhiệt độ thấp liên tục trong ống ngưng để duy trì vỏ bình ngưng (hơi nước bên) ở áp suất phù hợp để đảm bảo phát điện hiệu quả. Thông qua quy trình ngưng tụ, nước làm mát được làm nóng lên. Nếu hệ thống làm mát là mở hoặc là hệ thống một chiều thì nước ấm này được thải ngược trở lại nguồn nước.7 Trong hệ thống khép kín, nước nóng được làm mát bằng cách tuần hoàn qua tháp làm lạnh, hoặc ao hồ. Tại đây nhiệt được truyền vào không khí thông qua bốc hơi và/ hoặc cảm biến truyền nhiệt. Nếu sử dụng hệ thống tuần hoàn làm mát, chỉ cần có bổ sung một lượng nước nhỏ để bù đắp tổn thất bay hơi và xả khí tháp làm lạnh định kỳ để kiểm soát việc đóng cặn. Hệ thống tuần hoàn sử dụng lượng nước bằng khoảng 1/20 lần so với lượng nước của một hệ thống một chiều.

Tua bin hơi nước thường có hiệu quả nhiệt bằng khoảng 35%, có nghĩa là 35% nhiệt lượng đốt cháy được chuyển thành điện năng. Phần còn lại 65% nhiệt lượng, hoặc đi lên ống khói (thường là 10%) hoặc là xả với nước làm mát bình ngưng (thường là 55%).

Than đá và than non là nhiên liệu phổ biến nhất trong máy nhiệt điện mặc dù dầu nhiên liệu nặng cũng được sử dụng. Hệ thống vận hành hơi nước bằng đốt than được thiết kế để sử dụng bột than hoặc than vụn. Một số loại máy phát điện hơi nước dùng than 7 Nếu nước ngầm được sử dụng để làm mát, nước làm mát thường thải ra nước mặt.

đang được sử dụng, và nói chung được phân loại dựa vào các đặc tính của than và phương thức đốt than. Trong buồng đốt tầng sôi, nhiên liệu bị khí nén vào trạng thái nổi. Các đệm khí giữa chất rắn cho phép các hạt di chuyển tự do, do đó chảy giống như chất lỏng. Sử dụng công nghệ này có thể giảm thải SO2 và NOX vì có thể sử dụng hiệu quả chất hấp thụ SO2, chẳng hạn như đá vôi. Ngoài ra, vì nhiệt độ hoạt động thấp, lượng các khí NOX hình thành là thấp hơn so với sản xuất sử dụng công nghệ truyền thống.

Khí tự nhiên và nhiên liệu lỏng thường được vận chuyển đến nhà máy nhiệt điện thông qua đường ống. Than và nhiên liệu sinh học có thể được vận chuyển bằng đường sắt, xà lan, hoặc xe tải. Trong một số trường hợp, than đá được trộn với nước tạo thành bùn để có thể được bơm vào các nhà máy nhiệt điện qua một đường ống dẫn. Khi đến nhà máy, than đá có thể được dỡ xuống để lưu trữ hoặc chuyển trực tiếp đến lò đốt hoặc máng nhận. Có thể cần ngăn bụi khi vận chuyển than trong những tháng ấm hơn và ở vùng khí hậu khô.

Than có thể được làm sạch và chuẩn bị trước khi được nghiền vỡ hoặc nghiền thành bột. Các tạp chất trong than như tro, kim loại, cát, và lưu huỳnh có thể gây ô nhiễm nồi hơi và đóng xỉ. Có thể sử dụng than sạch để giảm lưu huỳnh trong than để đáp ứng các quy định lượng phát thải sulfur dioxide (SO2) và cũng làm giảm hàm lượng tro và số lượng kim loại nặng. Làm sạch than rất tốn kém, nhưng chi phí có thể

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

183

ít nhất được bù đắp một phần do tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giảm yêu cầu về kiểm soát khí thải, và giảm chi phí quản lý chất thải. Làm sạch than thường thực hiện tại các mỏ bằng cách sử dụng phương pháp tập trung trọng lực, tuyển nổi, sấy khô.

Than được vận chuyển từ các kho chứa hoặc hầm than sẽ được nghiền nát, và làm khô hơn nữa trước khi nó được đốt trong lò đốt hoặc hệ thống đốt. Nhiều cơ chế có thể được dùng để nghiền than và chuẩn bị đốt. Máy nghiền, thùng xoáy, và các máy cấp than thường được sử dụng để nghiền và làm khô than. Tăng diện tích bề mặt hạt của than đá và giảm độ ẩm của nó có tác dụng rất lớn thúc đẩy khả năng nhiệt của nó. Sau khi chuẩn bị, than được vận chuyển trong phạm vi nhà máy tới hệ thống đốt. Các thiết bị ở dưới cùng của lò hơi để giữ tro và/ hoặc xỉ.

Động cơ máy nén pittông

Động cơ đốt trong chuyển đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu (thường là nhiên liệu diesel hoặc dầu nhiên liệu nặng) thành cơ năng trong một thiết kế tương tự như một động cơ xe tải, và cơ năng được sử dụng để vận hành máy phát điện. Thường được sử dụng hai loại động cơ: động cơ pittông ống bốn thì tốc độ trung bình, động cơ đầu cốp hai thì tốc độ thấp. Cả hai các loại động cơ đều hoạt động với chu trình nhiệt động lực học diesel không khí tiêu chuẩn. Không khí được rút ra hoặc chuyển vào một xi lanh và được

nén bởi một piston. Nhiên liệu được bơm vào các xi lanh và được đánh lửa bằng sức nóng của không khí nén. Hỗn hợp nhiên liệu và không khí mở rộng đốt cháy đẩy piston. Các sản phẩm quá trình đốt cháy sau đó được loại bỏ khỏi xilanh, hoàn thành chu kỳ.

Các khí thải từ động cơ bị ảnh hưởng bởi tải của động cơ chính; điều kiện môi trường xung quanh như độ ẩm không khí và nhiệt độ; chất lượng dầu nhiên liệu như hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng nitơ, độ nhớt, khả năng bắt lửa, mật độ, và hàm lượng tro; điều kiện hiện trường và các thiết bị phụ trợ đi kèm với động cơ chính như bộ phận làm mát và áp lực khí thải trở lại. Các thông số động cơ có ảnh hưởng đến thải NOX là quá trình phun nhiên liệu bao gồm thời điểm, thời gian, và quá trình phun; điều kiện không khí đốt cháy bị ảnh hưởng bởi van thời gian, hệ thống nạp không khí, và hệ thống làm mát không khí trước khi xilanh; và quá trình đốt bị ảnh hưởng bởi không khí và nhiên liệu pha trộn, buồng đốt thiết kế, và các mức nén.8 Bụi phụ thuộc vào các điều kiện chung của động cơ, đặc biệt là hệ thống phun nhiên liệu và việc bảo dưỡng của nó ngoài hàm lượng tro nhiên liệu mà thường ở trong khoảng 0,05-0,2%. SOx thải trực tiếp phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu. Dầu

8 Nếu thời điểm nhiên liệu là quá sớm, áp suất xi lanh sẽ tăng dẫn đến sự hình thành nitrogen oxide nhiều hơn. Nếu phun được hẹn giờ quá muộn, tốc độ tiêu thụ nhiên liệu và tuốc bin tăng áp sẽ tăng lên. Lượng phát thải NOX có thể được giảm sau thời gian phun đó nhưng sau đó sẽ làm tăng vật chất dạng hạt và các loại chưa cháy.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

184

nhiên liệu có thể chứa ít nhất là 0,3% lưu huỳnh và trong một số trường hợp lưu huỳnh lên đến 5%.

Động cơ diesel là loại có thể sử dụng nhiên liệu linh hoạt và có thể sử dụng các loại nhiên liệu như dầu diesel, dầu nhiên liệu nặng, khí tự nhiên, dầu thô, nhiên liệu sinh học (như dầu cọ, v.v) và nhiên liệu nhũ tương (như Orimulsion, v.v).

Hiệu suất điện điển hình trong chế độ đơn thường biến động từ 40% cho động cơ tốc độ trung bình lên đến khoảng 50% cho động cơ lớn và hiệu quả cao hơn trong chu trình kết hợp. Tổng hiệu suất trong CHP (nhiệt điện kết hợp) thường là điển hình với hoạt động chất lỏng lên đến 60-80% và trong chế độ khí thậm chí cao hơn phụ thuộc vào ứng dụng. Nhiệt biến thành điện tỉ lệ thường là 0,5-1,3 trong các ứng dụng CHP, phụ thuộc vào ứng dụng.

Động cơ đốt khí gầy

Hiệu suất điện điển hình của động cơ tốc độ trung bình của trạm lớn hơn trong chế độ đơn thường được 40-47% và lên đến gần 50% trong chế độ chu trình hỗn hợp. Tổng hiệu suất trong các thiết bị CHP thường lên đến 90% phụ thuộc vào ứng dụng. Tỷ lệ nhiệt biến thành điện thường là 0,5-1,3 trong các ứng dụng CHP, phụ thuộc vào ứng dụng.

Đánh lửa (Spark Ignition SG)

Thường thì động cơ đánh lửa khí otto hoạt động theo khái niệm đốt gầy có nghĩa là một hỗn hợp khí đốt và nhiên

liệu nghèo được sử dụng trong xi lanh (ví dụ, không khí nhiều hơn cần thiết cho quá trình đốt cháy). Để ổn định đánh lửa và đốt cháy hỗn hợp nghèo, sử dụng buồng đốt phụ với hỗn hợp không khí/ nhiên liệu giàu hơn cho loại động cơ lớn hơn. Quá trình đánh lửa được bắt đầu với một bugi hoặc thiết bị đánh lửa khác nằm trong buồng đốt phụ, dẫn tới nguồn đánh lửa năng lượng cao cho nhiên liệu chính trong xilanh. Tham số quan trọng nhất điều phối tỷ lệ NOx hình thành trong động cơ đốt trong là nhiệt độ đốt; nhiệt độ càng cao thì hàm lượng NOx của khí thải càng cao hơn. Một phương pháp là giảm tỷ lệ nhiên liệu/ không khí, một lượng nhiệt sinh ra từ chính quá trình đốt cháy của nhiên liệu sau đó sẽ được sử dụng để làm nóng lượng khí thải lớn hơn dẫn tới giảm tối đa nhiệt độ đốt cháy. Phương pháp tỷ lệ nhiên liệu/ không khí thấp này được gọi là đốt gầy và nó làm giảm NOx hiệu quả. Vì thế đánh lửa động cơ đốt gầy tạo ra khí thải NOx thấp. Đây là một động cơ khí tinh khiết, nó hoạt động chỉ trên khí nhiên liệu.

Động cơ hai nhiên liệu (DF) Một số loại động cơ DF là nhiên liệu đa năng, chúng có thể được chạy trên khí tự nhiên áp suất thấp hoặc nhiên liệu hóa lỏng như dầu diesel (như nhiên liệu dự phòng, v.v), dầu nhiên liệu nặng, v.v. Đây là loại động cơ có thể hoạt động ở toàn tải trong cả hai chế độ nhiên liệu. Động cơ hai nhiên liệu (DF) cũng có thể được thiết kế để làm việc chỉ trong chế độ khí với một thí điểm nhiên liệu lỏng thì được sử dụng thí điểm để đánh lửa của khí.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

185

Turbines đốt

Hệ thống tua bin khí hoạt động tương tự như hệ thống tua bin hơi nước, ngoại trừ thay cho hơi nước khí đốt được sử dụng làm chuyển động các tuốc bin cánh quạt. Ngoài phát điện, tuốc bin cũng làm vận hành máy nén roto để nén khí sau đó sẽ được trộn với gas hoặc nhiên liệu lỏng trong buồng đốt. Càng nén thì nhiệt độ và hiệu suất đạt được của tuốc bin khí càng cao hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao thường làm tăng lượng phát thải NOX. Khí xả từ tuabin được thải vào khí quyển. Không giống như hệ thống tua bin hơi nước, hệ thống tua bin khí không có lò hơi hoặc hệ thống cung cấp hơi nước, hệ thống ngưng, hay hệ thống xử lý nhiệt thải. Vì vậy chi phí cho một hệ thống tua bin khí thấp hơn nhiều so với hệ thống hơi nước.

Trong các ứng dụng năng lượng điện, tua bin khí thường được sử dụng cho nhiệm vụ gấp đòi hỏi khởi động nhanh và chạy ngắn. Hầu hết các tua bin khí đơn giản được lắp đặt, không có điều khiển chỉ có hiệu suất 20 đến 30%.

Chu trình hỗn hợp

Chu trình hỗn hợp hoạt động sử dụng cả thiết bị phát điện tua bin khí và hơi nước. Trong chu trình hỗn hợp tuabin khí (CCGT), khí thải nóng của tuabin khí được sử dụng để cung cấp một phần hoặc tất cả cho nguồn nhiệt của lò hơi để sản xuất hơi nước cho máy phát điện tuabin hơi nước. Kết hợp này làm tăng hiệu quả nhiệt khoảng 50-60%. Các hệ thống chu trình hỗn

hợp có thể có nhiều tua bin khí vận hành cùng một tua bin hơi nước. Các hệ thống chu trình hỗn hợp với động cơ diesel và máy phát điện hơi nước cũng đôi khi được sử dụng.

Ngoài ra, chu trình hỗn hợp tích hợp đơn vị khí hóa than (IGCC) là công nghệ mới nổi. Trong hệ thống IGCC, khí than được sản xuất và làm sạch trong một "nồi hơi" dưới áp lực, do đó làm giảm lượng khí thải và hạt tạp chất.9 Các khí than sau đó được đốt trong một hệ thống hoạt động CCGT.

Đồng phát

Đồng phát là sự kết hợp của một hệ thống được thiết kế để sản xuất điện và một hệ thống được sử dụng sản xuất nhiệt và hơi nước công nghiệp và/ hoặc hệ thống sưởi cho đô thị. Hệ thống này là một phương thức sử dụng hiệu quả hơn năng lượng đầu vào và cho phép thu hồi chống lãng phí năng lượng nhiệt để sử dụng trong quy trình công nghiệp. Công nghệ đồng phát được phân loại là hệ thống "chu kỳ đỉnh" và "chu kỳ đáy" tuỳ theo năng lượng truyền dẫn đầu tiên là điện (đứng đầu chu kỳ) hay nhiệt (đáy chu kỳ). Hầu hết các hệ thống đồng phát sử dụng chu kỳ đỉnh

9 Khí hóa là một quá trình mà trong đó than đá được đưa vào môi trường khử với ôxy hoặc không khí và hơi nước.

Bụ

iS

CR

Kh

í th

ải t

ách

lưu

hu

ỳnh

ớc

tho

át

ra

Hệ

th

ốn

g c

ốn

g

chu

ng

củ

a

nh

à m

áy

Tro

đá

y lò

Tro

ba

y (x

ilo)

Lắ

ng

cặ

nH

ệ t

hố

ng

th

áp

m m

át

Xử

lý n

ướ

c th

ải

Kh

o c

hứ

a n

hiê

n li

ệu

Ch

uẩ

n b

ị và

p

ha

trộ

n

nh

iên

liệ

u

Ng

hiề

n

(th

an

)L

ò đ

ốt

(lò

i)

Xử

lý n

ướ

c (

khử

ion

)T

ách

ớc

thạ

ch c

ao

ch d

ầu

/ n

ướ

c

186

187

188

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

189

Phụ lục B: Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho dự án nhiệt điện

Tiến hành bất kỳ một đánh giá tác động môi trường (EA) cho một dự án nhiệt điện nào cũng phải xem xét các chính sách hoặc chiến lược môi trường và/hoặc năng lượng của chính phủ bao gồm các khía cạnh chiến lược như cải thiện hiệu quả năng lượng trong các nhà máy phát điện hiện có, truyền tải và hệ thống phân phối, quản lý nhu cầu, địa điểm dự án chọn, lựa chọn nhiên liệu và công nghệ, và tính năng môi trường.

Nhà máy mới và mở rộng các nhà máy

hiện có

Phải tiến hành đánh giá tác động môi trường (EA) cho các nhà máy mới và thực hiện kiểm toán và đánh giá tác động môi trường cho các nhà máy hiện có từ sớm trong chu kỳ dự án để thiết lập các yêu cầu phát thải cụ thể và các giải pháp khác cho việc mở rộng hoặc xây mới nhà máy nhiệt điện. Bảng B-1 đề xuất các yếu tố chính của EA, phạm vi của các yếu tố này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng dự án.

Bảng B-1 Đề xuất yếu tố EHS chính cho đánh giá tác động môi trường của Dự án nhiệt điện mới

Phân tích các phương

án

• Lựa chọn nhiên liệu bao gồm cả các phương án nhiên liệu phi hóa thạch (than, dầu, khí đốt, nhiên liệu sinh học, các năng lượng tái tạo tùy chọn khác - gió, mặt trời, địa nhiệt, thuỷ điện), các nguồn cung cấp nhiên liệu

• Công nghệ sản xuất điện o Hiệu suất tạo nhiệt (HHV- tổng, LHV-

tổng, HHV- thuần, LHV- thuần) o Chi phí o Hiệu suất phát thải CO2 (gCO2/kWh)

• Giảm phát thải GHG/các lựa chọn bù thải o Chuyển đổi năng lượng hiệu quả o Phương án bù thải o Sử dụng các nguồn năng lượng tái

tạo, v.v • Chất lượng nước chuẩn của các vùng tiếp

nhận nước • Cung cấp nước

Nước mặt, nước ngầm, khử mặn • Hệ thống làm mát

o Một lần, chu trình khép kín ướt, chu trình khép kín khô

• Hệ thống xử lý tro- xử lý ướt so với xử lý khô

• Kiểm soát ô nhiễm o Khí thải - xử lý khí thải ống khói

sơ cấp so với thứ cấp, (Chi phí, hiệu suất)

o Nước thải (chi phí, hiệu suất) • Lưu lượng nước thải

o nước mặt o bốc hơi o Tái sinh - không xả

• Địa điểm o Xem xét thu hồi đất o Tiếp nhận nhiên liệu/ lưới điện o Quy hoạch sử dụng đất hiện tại và

trong tương lai o Hiện trạng gốc của môi trường hiện

tại và dự đoán (không khí, nước, tiếng ồn)

Đánh giá tác động

• Ước tính lượng phát thải GHG (tCO2/năm, gCO2/kWh)

• Ảnh hưởng chất lượng không khí o SO2, NO2, PM10, PM2.5, các kim

loại nặng ở mức thích hợp, kết tủa

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

190

axit nếu có o Gia tăng tác động để chất lượng

không khí đạt theo tiêu chuẩn liên quan

o Đường đẳng trị nồng độ (Ngắn hạn, trung bình hàng năm, nếu thích hợp) chồng lấp với bản đồ địa hình và bản đồ sử dụng đất

o Tác động tích lũy của các nguồn hiện tại/các dự án trong tương lai nếu biết

o Xác định chiều cao ống thông hơi o Xem xét tác động đến sức khỏe;

• Chất lượng nước/ tác động hút o Nhiệt thải nếu sử dụng hệ thống

làm mát o Các chất gây ô nhiễm chủ yếu khác o Tác động công trình thu nước

• Tác động của tiếng ồn o Hiệu ứng đường viền ồn chồng lấp

với sử dụng đất và địa điểm của thụ thể

• Xác định các biện pháp phòng chống ô nhiễm và giảm nhẹ

Các biện pháp giảm nhẹ/

chương trình

quản lý

• Không khí (chiều cao ống thông hơi, biện pháp kiểm soát ô nhiễm, chi phí)

• Nước thải (các biện pháp xử lý nước thải, chi phí)

• Tiếng ồn (biện pháp kiểm soát tiếng ồn, chi phí)

• Tận dụng/ xử lý chất thải (ví dụ tro, sản phẩm FGD, dầu đã qua sử dụng) o Kế hoạch quản lý tro (cân bằng

lượng tro tạo ra, tiêu hủy, sử dụng, kích thước bãi tiêu hủy tro, sắp xếp vận chuyển tro)

• Sắp xếp cung cấp nhiên liệu • Chuẩn bị và kế hoạch ứng phó khẩn cấp • Đánh giá rủi ro công nghiệp nếu có

Chương trình kiểm soát

• Tham số • Tần số lấy mẫu • Tiêu chí đánh giá • Lấy mẫu các điểm chồng lấp với đường

bao nhà máy/ các bản đồ xung quanh • Chi phí

Nhiệm vụ liên quan đến thực hiện các phân tích tác động chất lượng cho đánh giá tác động môi trường cần bao gồm:

• Thu thập các số liệu chính từ thông tin định tính đơn giản tương ứng

(đối với dự án nhỏ hơn) tới các dữ liệu định lượng toàn diện (cho các dự án lớn hơn) về các thông số nồng độ lân cận và khoảng thời gian trung bình phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng không khí của nước chủ nhà (Ví dụ các thông số như PM10, PM2.5, SO2 (cho các nhà máy đốt dầu và than), NOX, và ozone ở tầng mặt đất; và các khoảng thời gian trung bình như tối đa 1 giờ, tối đa 24 giờ, trung bình hàng năm), cho khoảng không khí được xác định bao quanh khu vực dự kiến thựch hiện dự án;1

• Đánh giá chất lượng vùng không khí chuẩn (ví dụ, suy thoái hoặc không bị suy thoái);

• Đánh giá chất lượng nước kỳ gốc, ở những nơi có liên quan;

• Sử dụng mô hình phân tán vật lý hoặc toán học thích hợp để ước tính tác động của dự án tới nồng độ xung quanh của những chất gây ô nhiễm;

• Nếu kết tủa axít được đánh giá có nguy cơ tác động đáng kể, sử dụng mô hình chất lượng không khí thích hợp để đánh giá kết tủa axít tác dụng xa và qua ranh giới;

1 Thuật ngữ "airshed" (vùng không khí) dùng để chỉ vùng không khí xung quanh các nhà máy có chất lượng không khí trực tiếp bị ảnh hưởng bởi khí thải từ nhà máy. Phạm vi của vùng không khí xung quanh sẽ phụ thuộc vào đặc tính của nhà máy, chẳng hạn như chiều cao ống khói, cũng như các điều kiện khí tượng và địa hình của địa phương. Trong một số trường hợp, vùng không khí này sẽ được luật hóa hoặc được các cơ quan môi trường có liên quan xác định. Nếu không, các EA cần xác định rõ ràng phạm vi vùng không khí trên cơ sở tham vấn với những người chịu trách nhiệm về quản lý môi trường địa phương.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

191

• Phạm vi thu thập dữ liệu chuẩn và đánh giá ảnh hưởng chất lượng không khí sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh dự án (ví dụ quy mô dự án, lượng khí thải và nguy cơ tác động tới vùng không khí). Ví dụ về các quy trình kỹ thuật đề xuất được trình bày trong bảng B-2

Bảng B-2 - Đề xuất tiếp cận đánh giá tác động

chất lượng không khí

Thu thập chất

lượng không khí kỳ

gốc

• Chất lượng thông tin (đối với các dự án nhỏ ví dụ như <100MWth)

• Lấy mẫu định kỳ theo mùa (đối với dự án quy mô trung bình ví dụ như <1.200 MWth)

• Tự động lấy mẫu liên tục (đối với các dự án lớn ví dụ như > = 1.200 MWth)

• Mô hình các nguồn hiện tại

Thu thập dữ liệu

khí tượng kỳ

gốc

• Mô hình phân tán dữ liệu một năm liên tục từ các trạm khí tượng hiện tại gần đó (ví dụ sân bay, trạm khí tượng) hay một cơ sở cụ thể nào đó nếu có lắp đặt, cho các dự án cỡ vừa và lớn

Đánh giá chất

lượng vùng

không khí

• Xác định nếu vùng không khí là bị suy thoái (tức là không khí xung quanh không đạt tiêu chuẩn chất lượng) hoặc không bị suy thoái (tức là không khí xung quanh đạt tiêu chuẩn chất lượng)

Đánh giá tác động

chất lượng không

khí

• Đánh giá mức độ gia tăng và hệ quả của mô hình kiểm tra (đối với các dự án nhỏ)

• Đánh giá mức độ gia tăng và hệ quả của mô hình tinh chế (đối với các dự án cỡ vừa và lớn, hoặc cho các dự án nhỏ nếu xác định cần thiết sau khi sử dụng mô hình kiểm tra)2

• Sửa đổi mức khí thải nếu cần để đảm bảo rằng tác động gia tăng là nhỏ (ví dụ ở mức 25% mức tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh tương đương) và vùng không khí không bị suy thoái.

2 Xem phụ lục W tới phần 51 - Hướng dẫn mô hình chất lượng không khí EPA của Hoa Kỳ (Final Rule ngày 09 tháng 11, 2005) hướng dẫn thêm về các mô hình sàng lọc tinh chế

Nếu nhà máy điện có thể sẽ được mở rộng hoặc các nguồn ô nhiễm khác sẽ tăng lên đáng kể trong trung hoặc dài hạn, cần tiến hành phân tích các tác động của việc thiết kế nhà máy theo cả 2 giai đoạn hiện thời và sau khi mở rộng công suất hoặc tăng nguồn gây ô nhiễm khác. Nhà máy phải thiết kế để có thể lắp đặt thêm thiết bị kiểm soát ô nhiễm trong tương lai, xác định dựa trên dự báo chất lượng không khí cần/ hoặc mong muốn đạt được và/ hoặc theo các thay đổi tiêu chuẩn khí thải (như là sắp trở thành thành viên EU). Các EA cũng cần quan tâm đến các dự án cụ thể về vấn đề môi trường, chẳng hạn như nhiên liệu và khí thải từ nhiên liệu bẩn. Trong trường hợp nhiên liệu bẩn dẫn đến lượng khí thải nguy hại, báo cáo EA cần ước tính lượng khí thải, đánh giá tác động và đề xuất để giảm thải.3 Ví dụ về các hợp chất mà có thể có mặt trong một số loại than đá, dầu nhiên liệu nặng, than cốc dầu khí, v.v... bao gồm cadmium, thủy ngân, và các kim loại nặng khác.

Khôi phục các nhà máy hiện có

Cần tiến hành đánh giá tác động môi trường cho việc khôi phục dự kiến trước giai đoạn chuẩn bị dự án để đảm

3 Một số tiểu bang Hoa Kỳ đã thông qua quy định cho các nhà máy điện đốt than tùy chọn đáp ứng theo tiêu chuẩn phát thải thủy ngân dựa trên sản lượng điện hoặc tiêu chuẩn dựa trên kiểm soát. Ví dụ Illinois yêu cầu tất cả các nhà máy điện đốt than có công suất 25 MW hoặc lớn hơn để đáp ứng tiêu chuẩn thải của thủy ngân là 0,0080 lbs/ gigawatt giờ (GWh) trên tổng sản lượng điện hoặc yêu cầu kiểm soát lượng khí thải tương đương với 90% so với đầu vào thủy ngân.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

192

bảo đánh giá lựa chọn phương án khôi phục trước khi ra quyết định thiết kế cuối cùng. Việc đánh giá cần bao gồm kiểm định môi trường, xem xét các tác động của hoạt động nhà máy hiện tại tới cộng đồng dân cư và các hệ sinh thái gần đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung xem xét các thay đổi trong những tác động này do thay đổi các tiêu chuẩn cho việc tiến hành khôi phục, và ước tính vốn và chi phí vận hành liên quan với mỗi phương án. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của việc khôi phục này, việc kiểm toán/đánh giá môi trường có thể thu hẹp tương đối trong phạm vi tập trung vào một số nhỏ lo ngại chính có thể bị ảnh hưởng tới dự án, hoặc có thể mở rộng tới mức độ thích hợp với việc xây dựng một cơ sở mới tại cùng một địa điểm. Thông thường, cần bao gồm những điểm sau đây:

• Chất lượng môi trường vùng không khí xung quanh hoặc lưu vực nước bị ảnh hưởng bởi các nhà máy, cùng với ước tính mức thải của nhà máy trong tổng mức ô nhiễm quan tâm;

• Tác động của nhà máy, trong điều kiện hoạt động hiện tại và theo phương án khôi phục thiết bị tới chất lượng vùng không khí xung quanh và chất lượng nước ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh và hệ sinh thái nhạy cảm;

• Các chi phí để đạt được các chuẩn khí thải thay thế hoặc các mục tiêu môi trường khác cho nhà máy như là toàn bộ hoặc cho các khía cạnh cụ thể cho hoạt động của nó;

• Các khuyến nghị liên quan đến một loạt các biện pháp chi phí hiệu quả để nâng cao tính năng môi trường của nhà máy trong khuôn khổ của dự án khôi phục và bất kỳ chuẩn phát thải liên quan hoặc yêu cầu khác cần có khi thông qua các biện pháp cụ thể.

Những vấn đề này cần được đề cập ở mức độ chi tiết phù hợp với bản chất và quy mô của dự án đề xuất. Nếu nhà máy nằm trong vùng không khí hoặc lưu vực nước bị ô nhiễm do hậu quả phát thải từ nhiều nguồn, kể cả từ chính nhà máy, cần tiến hành so sánh các chi phí tương đối của việc cải thiện vùng không khí xung quanh hay chất lượng nước bằng cách giảm thải từ nhà máy hoặc bằng cách giảm thải từ các nguồn khác

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

193

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN CHO VIỆC TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

194

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho việc Phân phối và Truyền tải Điện bao gồm các vấn đề liên quan tới việc truyền tải điện giữa nhà máy phát điện và trạm biến thế đặt trong lưới điện, ngoài việc phân phối điện từ trạm biến thế đến người tiêu dùng đặt trong các khu dân cư, khu thương mại và khu công nghiệp. Phụ lục A cung cấp bản tóm tắt các hoạt động ngành công nghiệp. Tài liệu này bao gồm những mục như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

195

1.0 Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần dưới đây cung cấp bản tóm tắt các vấn đề EHS gắn với việc truyền tải và phân phối điện xảy ra trong các giai đoạn thi công và vận hành hệ thống cùng các khuyến nghị cho việc quản lý. Những khuyến nghị bổ sung cho việc quản lý các vấn đề môi trường trong các giai đoạn thi công và ngừng vận hành của các hệ thống phân phối và truyền tải điện được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS. Các ví dụ về những tác động đề cập trong Hướng dẫn chung EHS bao gồm:

• Phát sinh chất thải tại công trường xây dựng;

• Xói mòn đất và kiểm soát cát do các hoạt động chuẩn bị mặt bằng công trường và các khu khai thác vật liệu;

• Bụi và các chất thải khác (ví dụ từ xe cộ, các hoạt động giải phóng mặt bằng và các bãi để vật liệu);

• Tiếng ồn từ xe tải và các thiết bị nặng;

• Nguy cơ với các vật liệu độc hại và tràn dầu do các hoạt động nạp nhiên liệu và hoạt động của thiết bị nặng.

1.1 Môi trường

Các vấn đề về môi trường trong suốt giai đoạn thi công của các dự án phân

phối và truyền tải điện cụ thể đối với ngành công nghiệp này bao gồm:

• Biến đổi môi trường sống trên cạn

• Biến đổi môi trường thủy sinh

• Vùng từ và điện

• Vật liệu độc hại

Biến đổi Môi trường sống trên cạn

Việc thi công và duy trì các hành lang an toàn của hệ thống dây tải điện, nhất là những phần dọc theo các khu rừng có thể làm thay đổi và hủy hoại môi trường sống trên cạn như các tác động đến các loài chim và nguy cơ cháy rừng gia tăng.

Thi công hành lang an toàn2

Các hoạt động thi công hành lang an toàn có thể làm thay đổi môi trường sống, mức độ thay đổi sẽ phụ thuộc vào đặc tính hệ thực vật, đặc trưng địa hình và chiều cao lắp đặt của dây chuyền truyền tải. Ví dụ biến đổi môi trường sống từ các hoạt động này bao gồm sự chia tách môi trường sống trong rừng; mất đi môi trường sống hoang dã kể cả nơi làm tổ; hình thành các loài thực vật xâm lấn không phải là loài đặc hữu; và các ảnh hưởng về tầm nhìn, tiếng ồn do sự có mặt của

2 Cũng được biết đến là “tuyến giải toả” hoặc “công trình phụ” ở một số nước nhưng đề cập đến là hành lang an toàn theo mục đích của những Hướng dẫn này.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

196

máy móc, công nhân thi công, cột điện truyền tải và các thiết bị đi kèm.3

Các biện pháp đề xuất nhằm phòng ngừa và kiểm soát các tác động đối với môi trường sống trên cạn trong quá trình thi công hành lang an toàn bao gồm:

• Tận dụng tối đa các trang thiết bị hiện có, hành lang giao thông, các con đường hiện có, cũng như các đường mòn làm hành lang an toàn cho việc truyền tải và phân phối, đường vào, các dây dẫn, cột điện và các trạm biến thế để tránh môi trường sống quan trọng;4

• Lắp đặt đường dây truyền tải trên cây sẵn có để tránh giải phóng mặt bằng;

• Tránh các hoạt động thi công trong mùa sinh sản và các mùa hoặc thời gian trong ngày nhạy cảm khác;

• Trồng lại các loài đặc hữu tại các khu vực chịu tác động.

• Loại bỏ các loài thực vật xâm lấn trong quá trình bảo trì hệ thực vật

3 Sự thay đổi môi trường sống trên cạn cho việc thi công các dự án truyền tải và phân phối cũng có thể mang lại những lợi ích cho cuộc sống hoang dã như việc tạo ra môi trường thực phẩm, nuôi dưỡng, làm tổ bảo vệ cho những loài đã biết; việc hình thành hành lang thức ăn và đi lại cho các loài động vật bốn chân có móng vuốt và các loài động vật có vú lớn khác; và các cơ hội làm tổ và trú đậu cho các loài chim lớn ở trên các cột tháp đường điện cao thế và các cơ sở hạ tầng kết hợp. Uỷ ban Năng lượng California (2005). 4 Xem xét điện áp cho giao thoa điện với các đường dây viễn thông và đường dây xe lửa do cảm ứng (điện) hỗ tương.

định kỳ (xem phần duy trì hành lang an toàn dưới đây);

• Quản lý các hoạt động công trường như mô tả trong các phần liên quan của Hướng dẫn chung EHS.

Duy trì hành lang an toàn

Kiểm tra thường xuyên hệ thực vật trong hành lang an toàn là cần thiết để tránh hư hỏng đối với các cột điện và đường dây điện bên trên. Cây cao không kiểm soát và thảm thực vật tập trung trong hành lang an toàn có thể dẫn đến hàng loạt tác động như mất điện do va chạm của các cành cây, cây với các cột điện, đường dây truyền tải; cháy rừng và cháy các bụi rậm; ăn mòn các thiết bị bằng thép; chặn đường dẫn thiết bị; gây nhiễu các thiết bị mặt đất chính.

Duy trì thường xuyên hành lang an toàn để kiểm soát hệ thực vật ngoài việc phát quang thủ công hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ còn có thể bao gồm việc sử dụng các phương pháp cơ khí như dùng máy gặt hoặc máy xén. Những biện pháp này có thể làm phá vỡ cuộc sống của động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Kiểm soát hệ thực vật không phải là loại bỏ toàn bộ hệ thực vật mà chỉ nhằm mục đích duy trì các cây mà sự phát triển của nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở hạ tầng ở mức độ dưới ngưỡng hư hại kinh tế. Tác động đến hệ thực vật vượt quá giới hạn có thể loại bỏ không cần thiết một lượng lớn thực vật dẫn đến hiện tượng thay thế liên tục các loài kế tiếp và gia tăng các loài xâm lấn.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

197

Các biện pháp khuyến nghị để ngăn chặn và kiểm soát các tác động do việc duy trì hệ thực vật ở hành lang an toàn gồm:

• Thực hiện phương thức quản lý thực vật tổng thể (IVM). Việc loại bỏ một cách chọn lọc các loài cây cao và khuyến khích phát triển các loại cỏ mọc thấp và cây bụi là phương thức chung cho việc quản lý thực vật trong hành lang an toàn đường dây chuyền tải. Những kỹ thuật quản lý thực vật thay thế nên được lựa chọn dựa trên những xem xét về môi trường và địa điểm kể cả các nguy cơ ảnh hưởng tới các loài đang bị đe dọa và đang gặp nguy hiểm, không thuộc mục tiêu;5

• Loại bỏ những loài thực vật xâm lấn bất kể khi nào có thể, trồng các loại cây địa phương.

• Lên kế hoạch hoạt động nhằm tránh mùa sinh sản và làm tổ cho các loài động vật hoang dã bị đe dọa hoặc bị đe dọa nghiêm trọng;

• Tuân thủ các hướng dẫn và quy trình sử dụng thiết bị và máy móc

5 Việc gặt bằng thiết bị điện công suất cao có thể được sử dụng để kiểm soát độ tăng trưởng của các cây phủ mặt đất và phòng tránh việc hình thành các cây và bụi cây trong hành lang an toàn. Thuốc diệt cỏ, kết hợp với việc gặt, có thể kiểm soát các loài cỏ mọc nhanh có tiềm năng trưởng thành đến độ cao vượt quá mức cho phép trong hành lang an toàn. Cắt và xén tỉa có thể được thực hiện tại các đường bao của hành lang an toàn nhằm duy trì độ rộng hành lang và phòng ngừa việc xâm lấn của các cành cây. Việc loại bỏ bằng tay hoặc loại bỏ thực vât, trong khi cần nhiều nhân công, có thể được sử dụng trong vùng lân cận của kết cấu, dòng chảy, hàng rào và những vật chướng ngại khác khiến việc sử dụng máy móc khó khăn hoặc nguy hiểm.

của nhà sản xuất về mặt tiếng ồn, về phòng tránh tràn dầu và cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp;

• Tránh phát quan ở những khu vực ven rừng;

• Tránh sử dụng máy móc gần sông hồ.

Phương thức tiếp cận tổng thể cho việc quản lý thực vật có thể chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc diệt cỏ là biện pháp được ưa thích hơn nhằm kiểm soát các loài thực vật tăng trưởng nhanh trong hành lang an toàn truyền tải và phân phối. Trong trường hợp này cần xem xét hướng dẫn sau đây về việc sử dụng, lưu kho và xử lý thuốc diệt cỏ.

Nếu việc áp dụng thuốc diệt cỏ được chấp thuận (trong phần này, thuốc diệt cỏ là loại hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến nhất được sử dụng), cần quản lý cẩn thận không để chúng lan vào những vùng ngoài phạm vi xử lý hoặc lan vào môi trường nước. (xem Hóa chất bảo vệ thực vật trong phần Chất liệu nguy hại)

Cháy Rừng

Nếu không kiểm tra phát triển cây bụi dưới đất hoặc đống cành lá cắt trong khi duy trì định kỳ bị để lại chồng chất trong phạm vi hành lang an toàn thì nguồn cháy tập trung có thể dẫn tới cháy rừng .

Những biên pháp khuyến nghị nhằm phòng tránh và kiểm soát nguy cơ cháy rừng bao gồm:

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

198

• Giám sát thực vật thuộc hành lang an toàn theo nguy cơ cháy rừng;6

• Loại bỏ chất nổ và việc tập trung các nguồn nhiên liệu nguy cơ cao;

• Tỉa, chặt cây, và các hoạt động duy trì khác đúng lúc để tránh mùa cháy rừng;

• Xử lý đống cành lá sau khi cắt bỏ vận chuyển bẳng xe tải hoặc đốt có kiểm soát.7 Việc đốt có sự kiểm soát cần tuân theo những quy định đốt cháy, yêu cầu thiết bị chống cháy và điển hình là phải có các nhân viên phòng cháy chữa cháy giám sát;

• Trồng và kiểm soát các loài cây chống cháy (ví dụ gỗ cứng) ở trong và bên cạnh hành lang an toàn;

• Hình thành mạng lưới ngắt nhiên liệu của những vật liệu ít cháy hơn hoặc vùng đất trống để làm chậm tiến độ cháy và làm đường vào dập tắt cháy.

Va chạm của Chim, Dơi và Điện giật

Sự kết hợp của chiều cao các cột tháp đường điện cao thế và các cực phân phối với điện trong đường dây phân phối và truyền tải có thể đe dọa tính mạng của chim và dơi do va chạm và

6 Ví dụ Tập đoàn Truyền tải Côlômbia Anh (BCTC) duy trì Hệ thống Quản lý Rủi ro Khí nổ (WRMS) phân loại rủi ro khí nổ và cung cấp hàng loạt các biện pháp giảm thiểu tương ứng. Xem (Blackwell et al.,2004) 7 Việc đốt cháy có kiểm soát chỉ nên được thực hiện sau khi xem xét những ảnh hưởng tiềm năng đối với chất lượng không khí và theo những yêu cầu quản lý chất lượng không khí địa phương.

điện giật.8 Va chạm của chim với đường dây điện có thể xảy ra nhiều lần nếu nằm trong đường bay hoặc nằm trên đường di cư, hoặc nếu các nhóm chim đang bay vào buổi tối hoặc trong điều kiện ánh sáng thấp (ví dụ sương mù dầy đặc).9 Ngoài ra, va chạm giữa chim và dơi với đường dây điện có thể làm mất điện và gây cháy.

Các khuyến nghị phòng tránh và các biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu va chạm và điện giật chim, dơi bao gồm:10

• Bố trí hành lang truyền tải tránh khỏi môi trường sống quan trọng (ví dụ sân làm tổ, bãi diệc, lùm cây có nhiều tổ, hành lang cỏ dơi và hành lang di cư);

• Duy trì khoảng cách 1,5m (60 inch)11 giữa các phần năng lượng và phần cứng dưới mặt đất hoặc che phủ cả phần năng lượng và phần cứng ở những nơi không gian không cho phép;

• Trang bị thêm cho hệ thống truyền tải và phân phối hiện có bằng việc

8 Chim và dơi có thể bị điện giật bởi các đường dây điện theo một trong ba cách sau: i) Chạm đồng thời vào dây có điện và dây nguội; ii) Chạm đồng thời vào hai dây điện; và iii) Chạm đồng thời vào dây có điện và bất kỳ phần nào của thiết bị trên cột điện được gắn với mặt đất thông qua dây ngầm. Nhóm Video Bảo vệ Chim ăn thịt (2000) 9 Các loài chim lớn hơn (ví dụ diều hâu, chim ưng, cú, chim kền kền, con sếu, con diệc bạch và con quạ) rất dễ bị rủi ro chạm đồng thời vào hai dây hoặc các thành phần trong khi bay do sải cánh dài của chúng. Anderson (1991) 10 Tham khảo thông tin thêm từ Uỷ ban Tương tác Đường dây Điện Chim (2005) và Dịch vụ Cuộc sống hoang dã và Cá Hoa Kỳ (2005) 11 Manville (2005)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

199

lắp đặt cọc nâng, ăng ten nối cách điện, đặt vật ngăn chỗ chim đậu (ví dụ “V’s” cách điện), thay đổi vị trí của dây dẫn,và/hoặc sử dụng nắp chắn chim;12

• Xem xét việc lắp đặt đường dây truyền tải và phân phối ngầm trong các khu vực nhạy cảm (ví dụ môi trường sống tự nhiên đang gặp nguy hiểm);

• Lắp đặt các vật nổi bật dễ nhận thấy như bóng đánh dấu, vật cản chim hoặc dây chống sét.13

Biến đổi Môi trường thủy sinh

Đường dây truyền tải và phân phối điện và và các đường vào và các thiết bị liên quan có thể cần phải xây dựng một lối đi xuyên qua môi trường thủy sinh. Điều này có thể phá vỡ dòng sông và khu vực đầm lầy,và có thể làm mất đi hệ thực vật ven sông. Ngoài ra, trầm tích và xói mòn từ các hoạt động xây dựng và dòng chảy mưa bão có thể làm tăng độ đục của bề mặt dòng sông.

Các biện pháp khuyến nghị nhằm ngăn chặn và kiểm soát những tác động đối với môi trường thủy sinh bao gồm:

• Các cột tháp đường điện cao thế và trạm biến thế nhằm tránh môi trường nước nhạy cảm (ví dụ dòng sông, khu đầm lầy và khu vực ven

12 Uỷ ban Năng lượng California (2005) 13 Vài nghiên cứu cho thấy rằng dây chống sét cho chim được lắp đặt nhằm làm tăng tầm nhìn của đường dây điện làm giảm sự va chạm một cách đáng kể. Crowder và Rhodes (1999)

sông) cũng như môi trường cá đẻ và môi trường sống qua mùa đông của một số loài cá;

• Duy trì tiếp cận cá ở các ngã ba sông là không thể tránh được do sử dụng cầu với khoảng cách trống, cống hộp mở đáy hoặc các phương pháp được phê duyệt khác;

• Giảm thiểu việc giải phóng và phá hủy hệ thực vật ven sông;

• Quản lý các hoạt động thi công tại công trường như mô tả trong các phần tương ứng của Hướng dẫn chung EHS.

Biến đổi Môi trường sống ở Biển

Truyền tải dọc theo các đại dương có thể cần dùng cáp truyền tải ngầm trên đáy biển. Cáp ngầm dưới biển cũng đôi khi được sử dụng để truyền tải điện cao thế qua biển đến đảo và những vị trí không thể tiếp cận được bằng những kỹ thuật thông thường. Cáp được lắp đặt bằng cách sử dụng tàu đặt cáp và các phương tiện dưới nước điều khiển từ xa. Những vấn đề gắn với sự biến đổi môi trường biển bao gồm sự phá vỡ hệ thực vật gian triều (ví dụ rong lươn), rặng san hô ngầm, và các sinh vật biển như động vật có vú dưới biển, trầm tích làm đục và giảm chất lượng nước.

Những biện pháp khuyến nghị nhằm phòng tránh và kiểm soát các tác động đối với môi trường biển bao gồm:

• Định vị và đặt đường cáp, và tiếp cận bờ để tránh môi trường sống ở biển nhạy cảm (ví dụ nơi thú hoang

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

200

và rong lươn đến sinh đẻ) và các rặng san hô ngầm;

• Chôn cáp ngầm dưới biển khi đi ngang qua môi trường gian triều nhạy cảm;

• Giám sát đường đặt cáp khi có sự hiện diện của động vật có vú ở biển

• Tránh đặt cáp ngầm dưới biển trong thời kỳ sinh sản của cá và động vật có vú ở biển, thời kỳ đẻ con và các mùa sinh sản.

Điện và Từ trường

Điện và Từ trường (EMF) là những dòng lực không thể nhìn thấy phát ra và bao quanh bất kỳ thiết bị điện nào (ví dụ đường dây điện và thiết bị điện). Điện trường được sinh ra bởi điện áp và tăng cường độ khi điện áp tăng. Cường độ điện trường được đo bằng vôn trên mét (V/m) Từ trường là kết quả của cường độ dòng điện và tăng cường độ khi cường độ dòng điện tăng. Từ trường được đo bằng đơn vị gauss (G) hoặc tesla (T), 1T tương đương với 10000G. Điện trường được che bằng vật liệu dẫn điện và các vật liệu khác như cây cối và các tòa nhà. Từ trường chạy qua hầu hết các vật liệu và khó bao bọc. Cả từ trường và điện trường giảm nhanh chóng theo khoảng cách. Tần số điện EMF điển hình có mức từ 50-60 Hertz (Hz) và được xem là tần số cực thấp (ELF).14

14 Viện Quốc gia về Khoa học Y tế Môi trường (2002)

Mặc dù có một số lo ngại trong công chúng và giới khoa học về nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do việc tiếp xúc EMF (không chỉ đường dây điện cao áp và các trạm biến thế mà còn việc sử dụng điện năng của các hộ gia đình hàng ngày) nhưng không có dữ liệu thực nghiệm nào cho thấy ảnh hưởng sức khỏe có hại do việc tiếp xúc ở các mức EMF điển hình từ các thiết bị và đường dây truyền tải điện.15 Tuy nhiên trong khi bằng chứng về nguy cơ rủi ro về sức khỏe còn ít thì nó vẫn là lý do cần quan tâm ở mức độ nhất định.16

Những đề xuất áp dụng cho việc quản lý tiếp xúc EMF bao gồm:

• Đánh giá nguy cơ tiếp xúc của con người dựa vào các cấp độ tham khảo do Uỷ ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ không iôn hóa (ICNIRP)17,18 xây dựng. Độ tiếp xúc cao nhất và trung bình cần duy

15 Uỷ ban Quốc gia về Bảo vệ Bức xạ Không Điện hóa (ICNIRP) (2001); Cơ quan quốc tế Nghiên cứu Bệnh Ung thư (2002); Viện Quốc gia Y tế Hoa Kỳ (2002); Nhóm Tư vấn của Ban Bảo vệ Bức xạ của Vương quốc Anh (2001), và Viện Quốc gia về Khoa học Y tế Môi trường (1999)). 16 Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Khoa học Y tế Môi trường (2002) 17 ICNIRP là một tổ chức phi chính phủ chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đã xuất bản cuốn “Hướng dẫn về Giới hạn Sự tiếp xúc trước điện trường, từ trường và điện từ trường thay đổi theo thời gian” theo rà soát của tất cả tài liệu khoa học được chuyên gia trong ngành đánh giá bao gồm những ảnh hưởng về nhiệt hoặc không thuộc nhiệt. Các tiêu chuẩn dựa trên các đánh giá của những ảnh hưởng sinh học đã được thiết lập để có hệ quả y tế. Kết luận chính theo đánh giá của WHO là mức tiếp xúc dưới các giới hạn đề xuất bởi hướng dẫn quốc tế của ICNIRP dường như không có bất kỳ hệ quả y tế nào được biết đến. 18 Nguồn thông tin bổ sung là Học Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử. Xem IEEE (2005).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

201

trì ở dưới mức khuyến nghị của ICNIRP cho mức tiếp xúc phổ biến thông thường;19

• Xem xét vị trí của hệ thống mới nhằm tránh hoặc giảm thiểu phơi nhiễm công cộng. Cần tránh lắp đặt đường dây truyền tải hoặc thiết bị điện áp cao ở bên trên hoặc bên cạnh các khu dân cư hoặc những địa điểm khác thường xuyên tập trung nhiều người (ví dụ trường học hoặc văn phòng);

• Nếu các cấp độ EMF được xác định hoặc dự kiến nằm trên giới hạn tiếp xúc khuyến nghị thì cần phải xem xét áp dụng những kỹ thuật xây dựng nhằm giảm EMF do dây điện, trạm biến thế hoặc các thiết bị chuyền dẫn phát ra. Ví dụ về những kỹ thuật này bao gồm:

o Bao bọc bằng hỗn hợp kim loại đặc thù20

o Chôn đường dây truyền tải21

o Tăng chiều cao của cột tháp đường điện cao thế

o Điều chỉnh kích cỡ, khoảng cách và cấu hình của dây dẫn.

Vật liệu nguy hại

19 Hướng dẫn tiếp xúc của ICNIRP về Tiếp xúc với Công chúng được liệt kê trong phần 2.1 của Hướng dẫn này. 20 Điều này có hiệu lực cho việc giảm sự tiếp xúc điện trường nhưng không dành cho việc giảm sự tiếp xúc từ trường 21 Như trên.

Nguyên vật liệu nguy hại trong phần này bao gồm gas, dầu cách điện (ví dụ chất Polychlorinated Biphenyls (PCB) và sulfur hexafluoride (SF6)), và nhiên liệu, ngoài các hóa chất hoặc các sản phẩm bảo vệ gỗ cho các cột và vật liệu xây dựng gỗ kết hợp. Sử dụng thuốc diệt cỏ cho việc duy trì hệ thực vật trong hành lang an toàn được trình bày trong phần trên về “Duy trì Hành lang an toàn”.

Dầu và Nhiên liệu Cách điện

Dầu khoáng cách điện tinh lọc cao được sử dụng để làm mát các máy biến áp và tạo môi trường cách điện giữa các thành phần mang điện. Thường thấy có nhiều nhất ở các trạm biến thế điện và các cửa hàng duy tu bảo dưỡng. Chất Sulfur Hexafluoride (SF6) cũng có thể được sử dụng làm chất cách điện bằng khí cho các công tắc điện và trong dây cáp, dây truyền tải dạng ống và các thiết bị truyền dẫn. SF6 cũng có thể được sử dụng làm giải pháp thay thế cho dầu cách điện. Tuy nhiên, nên giảm thiểu việc sử dụng SF6, do SF6 có hiệu ứng khí nhà kính với chỉ số làm nóng địa cầu (GWP) cao hơn CO2 một cách đáng kể. Trường hợp sử dụng khí với các thiết bị điện cao thế (>350 KV) thì cần sử dụng thiết bị có tỷ lệ rò rỉ thấp (<99%).

Nhiên liệu dầu lửa hóa lỏng cho xe cộ và các thiết bị khác cũng có thể được sử dụng và chứa trong các dự án truyền tải và phân phối. Những khuyến nghị phòng tránh và kiểm soát các hiểm họa gắn với việc phòng tránh tràn dầu, ứng phó trong trường hợp

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

202

khẩn cấp, làm sạch và biện pháp xử lý đất ô nhiễm được đề cập trong Hướng dẫn chung EHS.

Polychlorinated Biphenyls (PCB) được sử dụng rộng rãi như là dung dịch cách điện tuy việc sử dụng chúng là không thường xuyên do những nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường. Những khuyến nghị cho việc quản lý PCB bao gồm:

• Thay thế các máy biến áp hiện có, các thiết bị điện có chứa PCB và đảm bảo việc lưu trữ, khử nhiễm và xử lý các đơn vị ô nhiễm phù hợp.

• Trước khi xử lý lần cuối, các máy biến áp thu hồi và thiết bị có chứa PCB nên được lưu trữ trên đệm bê tông với mép đựng đủ để chứa các thành phần chất lỏng của những bình chứa này nếu chúng bị tràn hoặc rò rỉ. Khu vực lưu trữ cũng cần có mái để phòng tránh hiện tượng kết tủa trong khu vực lưu trữ. Việc xử lý cần có các phương tiện có khả năng vận chuyển và xử lý các chất thải độc hại có chứa PCB an toàn;22

• Đất xung quanh tiếp xúc với chỗ rò rỉ PCB từ thiết bị cần được đánh giá và phải tiến hành loại bỏ phù hợp và/hoặc các sử dụng các biện pháp xử lý như đã đề cập trong

22 Để thảo luận hoàn chỉnh về việc nhận dạng và quản lý PCB trong ngành công nghiệp, đề nghị xem ấn phẩm của UNEP “Trạm biến thế và Bộ tụ điện PCB: Từ Quản lý đến Sắp xếp lại và Xử lý” (2002). Có tại trang web: http://www.chem.unep.ch/pops/pdf/PCBtranscap.pdf

phần đất ô nhiễm ở Hướng dẫn chung EHS.

Chất Bảo quản Gỗ

Đa số các điện cực đa năng làm bằng gỗ được xử lý bằng hóa chất bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ chống lại côn trùng, vi khuẩn và nấm và phòng tránh hỏng gỗ. Các chất bảo quản hầu hết được sử dụng cho các điện cực là hóa chất bảo vệ thực vật dạng dầu như creosote, pentachlorophenol (PCP) và hợp chất chromated copper arsenate (CCA). Việc sử dụng các hóa chất này bị hạn chế tại một số nước do những ảnh hưởng độc hại đến môi trường. Trong khi sử dụng, các điện cực có thể làm rò rỉ các hóa chất vào nước ngầm và đất, tuy nhiên chỉ có tại điện cực là hiện tượng khử này có nồng độ lớn nhất và giảm tới các mức độ thông thường ở khoảng cách xấp xỉ 30 cm từ điện cực.23 Các nguy cơ ảnh hưởng môi trường tiềm ẩn nhiều nhất tại các phương tiện xử lý gỗ chuyên dụng nếu không được quản lý một cách phù hợp.

Các điện cực cần được xử lý trước tại cơ sở phù hợp để đảm bảo ổn định hóa chất và phòng tránh ăn mòn và ngăn việc hình thành phần dư trên bề mặt ở hành lang an toàn.24 Thông tin cụ thể hơn có trong Hướng dẫn EHS cho Nhà máy cưa và sản xuất các sản phẩm từ gỗ.

Những biện pháp khuyến nghị nhằm phòng tránh và kiểm soát các tác động

23 Zagury et al. (2003) 24 Lebow và Tippie (2001)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

203

của chất bảo quản gỗ khi sử dụng bao gồm:

• Đánh giá chi phí và lợi ích của việc sử dụng các vật liệu điện cực thay thế (ví dụ thép, bê tông và sợi thủy tinh);

• Xem xét việc sử dụng các chất bảo quản thay thế (ví dụ copper azote);

• Thực hiện việc xử lý điện cực cũ một cách phù hợp. Các bãi chôn lấp cần phải xử lý được các chất thải, có thể có các thiết bị chiết tách hóa chất. Xử lý bằng đốt cháy hoặc tái sử dụng cần xem xét khí thải đi kèm và phần cặn sản phẩm thứ cấp của các hóa chất bảo quản.

Hóa chất bảo vệ thực vật

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cần được coi là một phần của chiến lược Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và lập thành tài liệu Kế hoạch Quản lý Dịch hại (PMP). Cần xem xét những giai đoạn sau khi xây dựng và thực hiện chiến lược IPM, đưa ra ưu tiên cho những chương trình quản lý dịch hại thay thế, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tổng hợp là lựa chọn cuối cùng.

Các giải pháp cho việc áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật – Cần xem xét các phương án sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dưới đây:

• Đào tạo cho những người chịu trách nhiệm quyết định về việc áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật các kiến thức nhận dạng dịch hại, nhận dạng cỏ dại và điều tra thực trạng;

• Thực hiện kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp cơ học và/hoặc sử dụng nhiệt;

• Hỗ trợ và sử dụng sinh vật có ích như côn trùng, chim, mạt và các loài vi khuẩn để thực hiện kiểm soát sinh học các dịch hại;

• Bảo vệ thiên địch tự nhiên của dịch hại bằng cách cung cấp môi trường sống thuận lợi, trồng các bụi cây tạo địa điểm làm tổ và hệ thực vật nguyên gốc có thể làm nơi cư trú cho côn trùng ăn mồi sống ký sinh;

• Sử dụng động vật ăn cỏ để dọn quang các khu vực và quản lý diện tích che phủ;

• Thực hiện kiểm soát cơ học như bẫy, rào chắn, đèn và âm thanh để tiêu diệt, di chuyển hoặc đẩy lùi dịch hại.

Áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật - Nếu việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật được đảm bảo thì người sử dụng nên phòng ngừa như sau:

• Đào tạo nhân sự sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và đảm bảo rằng nhân sự đã có chứng chỉ về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hoặc được đào tạo tương đương khi không yêu cầu phải có những chứng chỉ đó;25

25 Ví dụ về kế hoạch chứng nhận do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ cung cấp (2006) đã phân loại hóa chất bảo vệ thực vật theo “unclassified” (không áp dụng) hoặc “restricted” (hạn chế) và yêu cầu công nhân áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật unclassified được đào tạo theo Tiêu chuẩn Bảo vệ Công nhân (40 CFR Phần 170) cho Hóa chất bảo vệ thực vật Nông nghiệp. Kế hoạch yêu cầu thêm rằng hóa chất bảo vệ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

204

• Rà soát chỉ dẫn của nhà sản xuất về liều lượng tối đa hoặc phương pháp xử lý cũng như các báo cáo công bố về việc giảm liều lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng nhưng không giảm hiệu quả tác động, áp dụng liều lượng hiệu quả thấp nhất;

• Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dựa trên các tiêu chí (ví dụ điều tra tình hình dịch hại, dữ liệu thời tiết, thời gian xử lý và liều lượng) và có sổ tay hóa chất bảo vệ thực vật để lưu những thông tin này;

• Tránh sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nhóm độc hại loại 1a và 1b do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất xếp loại;

• Tránh sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nhóm độc hại loại II do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất xếp loại hóa nếu nước chủ dự án không hạn chế phân phối và sử dụng những hóa chất này hoặc nếu những hóa chất này có thể được những người không được đào tạo phù hợp sử dụng, hoặc không có các trang thiết bị và phương tiện để xử lý, lưu trữ, sử dụng và tiêu hủy sản phẩm này phù hợp.

• Tránh sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật liệt kê trong Phụ lục A và B của Công ước Stockholm ngoại trừ trong những điều kiện nêu trong Công ước;26

thực vật restricted được áp dụng bởi hoặc với sự có mặt của thiết bị chuyên dùng hóa chất bảo vệ thực vật được xác nhận. 26 Công ước Stockholm về Chất gây ô nhiễm Hữu cơ Khó phân huỷ (2001) kiểm soát việc sử dụng của các

• Chỉ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của nhà sản xuất có giấy phép, đăng ký và phê duyệt bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền và phù hợp với quy định của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) về Phân phối và Sử dụng Hóa chất bảo vệ thực vật;27

• Chỉ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có nhãn hiệu theo tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế như Hướng dẫn Sửa đổi của FAO nhãn mác phù hợp áp dụng cho Hóa chất bảo vệ thực vật;28

• Lựa chọn áp dụng công nghệ và kỹ thuật thiết kế để giảm dòng chảy ngoài dự kiến được chỉ ra trong chương trình IPM và dưới những điều kiện có thể kiểm soát được;

• Bảo dưỡng và hiệu chuẩn thiết bị sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp với những khuyến nghị của nhà sản xuất;

• Thành lập tấm đệm hoặc vùng đệm không xử lý dọc theo nguồn nước, sông, suối, hồ, ao và mương để giúp bảo vệ nguồn nước.

Xử lý và lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật – Ô nhiễm đất, nước ngầm hoặc bề mặt nước do tràn ngẫu nhiên trong khi vận chuyển, pha trộn và lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật cần được phòng tránh theo những đề xuất sau về

hóa chất bảo vệ thực vật POP sau: Aldrin, Chlordane, DDT, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzene, Mirex và Toxaphene. 27 FAO (2002) 28 FAO (2002)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

205

xử lý và lưu trữ vật liệu độc hại có trong Hướng dẫn chung EHS. Những khuyến nghị bổ sung bao gồm:

• Lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật nguyên trong bao đóng gói xuất xưởng, để ở nơi khô, mát, không bị đóng băng, thoáng khí có thể khóa và có các dấu hiệu nhận biết phù hợp và chỉ những người có thẩm quyền mới được tiếp cận.29 Tại địa điểm này không được lưu trữ thức ăn của người hoặc động vật. Phòng kho cần được thiết kế với các biên pháp ngăn chặn rò tràn và được đặt tại vị trí đã xem xét về nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước;

• Viêc pha trộn và vận chuyển hóa chất bảo vệ thực vật phải do người đã được đào tạo đảm nhiệm, tiến hành trong khu vực có ánh sáng tốt, thông gió, sử dụng các bình chứa được thiết kế và dành riêng cho mục đích này.

• Các thùng chứa không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác (ví dụ đựng nước uống). Các thùng bẩn cần phải coi như chất thải độc hại và cần được xử lý phù hợp. Việc xử lý các thùng chứa hóa chất bảo vệ thực vật cần được thực hiện nhất quán theo hướng dẫn của FAO và chỉ dẫn của nhà sản xuất;30

• Không mua và lưu trữ thừa hóa chất bảo vệ thực vật, luân phiên lượng tồn kho theo nguyên tắc

29 FAO (2002) 30 Xem Hướng dẫn của FAO cho việc Xử lý Thùng chứa Hóa chất bảo vệ thực vật và Chất thải Hóa chất bảo vệ thực vật.

“vào trước, ra trước” để hóa chất bảo vệ thực vật không bị để quá hạn.31 Thêm vào đó, cần tránh sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật quá hạn trong mọi trường hợp32. Cần chuẩn bị một kế hoạch quản lý gồm các biện pháp ngăn chặn, lưu trữ và tiêu huỷ tất cả các hóa chất bảo vệ thực vật tồn kho quá hạn theo hướng dẫn của FAO và tuân thủ cam kết theo Công ước Stockholm, Rotterdam và Basel.

• Thu giữ nước cọ rửa trang thiết bị để tái sử dụng (ví dụ như tập trung dịch lỏng của các chất bảo vệ thực vật cùng loại để dùng khi pha các loại đậm đặc);

• Đảm bảo trang phục bảo hộ mặc khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật được làm sạch hoặc được tiêu hủy theo đúng cách bảo vệ môi trường;

• Lùi miệng giếng cấp nước ngầm (wellhead setback) để sử dụng và lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật;

• Lưu trữ hồ sơ sử dụng và hiệu quả của hóa chất bảo vệ thực vật.

1.2 An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp

Hầu hết các vấn đề về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong thi công, vận

31 Xem Tổ chức Nông Lương thế giới (1996) 32 Xem ấn phẩm của Tổ chức Nông Lương thực về lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật và hướng dẫn kiểm soát hàng tồn kho. FAO Xử lý hóa chất bảo vệ thực vật bộ Số 3 (1996).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

206

hành, duy trì và chạy nghiệm thu các dự án phân phối điện là phổ biến đối với các công trình công nghiệp lớn và việc kiểm soát và phòng tránh được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS. Những tác động này bao gồm, mối nguy hiểm tự nhiên trong số các ảnh hưởng khác do việc sử dụng các thiết bị nặng và cần cẩu; nâng hạ, tiếp xúc tiếng ồn, bụi; các vật thể rơi từ trên cao; làm việc trong không gian hạn chế; tiếp xúc các vật liệu độc hại; và tiếp xúc nguy hiểm về điện khi sử dụng các dụng cụ và máy móc.

Những mối nguy hiểm về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cụ thể trong các dự án phân phối và truyền tải điện đầu tiên bao gồm:

• Đường dây truyền tải có điện

• Làm việc trên cao

• Từ trường và điện trường

• Tiếp xúc với hóa chất

Đường dây truyền tải có điện

Công nhân có thể gặp tai nạn nghề nghiệp do tiếp xúc với các đường dây truyền tải có điện khi thi công, bảo trì và vận hành. Các biện kiểm soát và phòng tránh với các đường dây truyền tải có điện bao gồm:

• Chỉ cho phép những công nhân đã được đào tạo và có chứng chỉ lắp đặt, bảo trì hoặc sửa chữa các thiết bị điện làm việc;

• Cắt điện hoặc nối đất đường dây truyền tải có điện phù hợp trước

khi thực hiện công việc trên, hoặc gần với đường dây;

• Đảm bảo rằng công nhân làm việc trên đường dây có điện được đào tạo đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn cách điện và an toàn lao động đặc thù. Nhân viên đã được đào tạo và có trình độ làm việc trong các hệ thống phân phối và truyền tải cần đạt những yêu cầu sau:33

o Phân biệt các bộ phận có điện với các bộ phận khác trong hệ thống điện

o Xác định điện áp của các bộ phận có điện

o Hiểu rõ về khoảng cách tiếp cận tối thiểu bắt buộc cho từng loại điện áp cụ thể

o Đảm bảo sử dụng đúng các quy trình và thiết bị bảo hộ chuyên dụng khi làm việc gần hoặc trên các phần có điện lộ ra của hệ thống điện

• Công nhân không nên tiếp xúc với những phần có tính dẫn điện hoặc có điện lộ ra dù đã được đào tạo một cách đúng đắn trừ khi:

o Người công nhân được cách điện một cách phù hợp với các phần có điện bằng găng tay hoặc các vật cách điện đã được phê duyệt khác; hoặc,

33 Thông tin thêm xem tại Quản trị Y tế và An toàn nghề nghiệp (OSHA). Xem tại: http://www.osha.gov/SLTC/powertransmission/standards.html

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

207

o Phần có điện đã được cách điện một cách thích hợp với người công nhân hoặc bất kỳ một vật dẫn điện nào khác; hoặc

o Người công nhận phải được cách ly và cách điện một cách thích hợp với bất kỳ vật dẫn điện nào khác (làm việc với đường dây có điện).

• Nếu việc bảo dưỡng và vận hành đòi hỏi có một khoảng lùi tối thiểu thì phải xác định kế hoạch an toàn và sức khỏe khi đào tạo riêng, đưa ra các biện pháp an toàn, các thiết bị an toàn cá nhân và những điều phòng ngừa khác. (Bảng 2 trong Phần 2.2 trình bày khuyến nghị những khoảng lùi an toàn tối thiểu cho người công nhân);

• Công nhân không liên quan trực tiếp tới các hoạt động phân phối và truyền tải điện là những người hoạt động quanh trạm điện hoặc đường dây điện cần tuân thủ những hướng dẫn, tiêu chuẩn và luật địa phương liên quan đến khoảng cách tiếp cận tối thiểu khi đào, xén tỉa, các công cụ, xe cộ, và các hoạt động khác;

• Khoảng cách sào thao tác (hot stick) tối thiểu chỉ có thể giảm với điều kiện khoảng cách còn lại sau khi giảm lớn hơn khoảng cách giữa phần có điện và bề mặt tiếp điện.

Làm việc ở độ cao trên điện cực và kết cấu

Công nhân có nguy cơ gặp tai nạn nghề nghiệp khi làm việc trên cao

trong giai đoạn thi công, khi bảo dưỡng và vận hành. Các biện pháp kiểm soát và phòng tránh khi làm việc trên cao bao gồm:

• Kiểm tra độ liền khối của kết cấu trước khi tiến hành công việc;

• Thực hiện chương trình bảo vệ chống rơi bao gồm đào tạo các kỹ thuật trèo và sử dụng các biện pháp chống ngã; kiểm tra, duy trì và thay thế thiết bị bảo vệ rơi; và cứu công nhân bị chặn lại khi rơi;

• Lập tiêu chuẩn sử dụng bảo vệ chống rơi 100% (cụ thể là khi làm việc ở độ cao trên 2m trên bề mặt làm việc nhưng đôi khi mở rộng đến 7m tuỳ thuộc vào công việc). Hệ thống bảo vệ chống rơi cần phù hợp với kết cấu cột điện và những di chuyển cần thiết bao gồm lên, xuống và di chuyển từ điểm này sang điểm khác;

• Lắp đặt phụ kiện cố định trên các phần cột điện để hỗ trợ cho việc sử dụng các hệ thống bảo vệ chống rơi;

• Có hệ thống thiết bị định vị đầy đủ cho công nhân. Đầu nối dây trên các hệ thống định vị cần phù hợp với các thành phần cột điện mà chúng gắn kết;

• Thiết bị nâng tải cần được đánh giá và bảo trì phù hợp và người điều khiển cẩu cần được đào tạo đầy đủ;

• Thắt lưng an toàn bằng nilông hai-trong-một hoặc chất liệu có cường độ tương đương và không được nhỏ hơn 16 milimét (mm)(5/8

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

208

inch). Dây lưng an toàn cần được thay thế trước khi sợi có dấu hiệu bị lão hóa hoặc sờn xước;

• Khi thao tác ở cột điện trên cao, người công nhân cần sử dụng dây đeo an toàn phụ (phương tiện dự phòng);

• Những dấu hiện và chướng ngại vật khác cần được loại bỏ từ các điện cực hoặc kết cấu trước khi tiến hành công việc;

• Cần sử dụng túi dụng cụ đã được phê duyệt để nâng hạ các dụng cụ hoặc vật liệu cho người công nhân trên các kết cấu.

Điện trường và từ trường

Điện trường và từ trường (EMF) được mô tả trong phần 1.1 ở trên. Công nhân kỹ thuật điện điển hình có độ tiếp xúc EMF cao hơn người bình thường do làm việc ở gần các đường dây điện.34,35 Sự tiếp xúc EMF nghề nghiệp cần được phòng tránh hoặc giảm thiểu bằng việc chuẩn bị và thực

34 Một nghiên cứu năm 1994 dự tính mức tiếp xúc trung bình của công nhân điện (bao gồm các công việc trong các công trình điện và các ngành công nghiệp khác) ở Los Angeles, California là 9,6 milligauss (mG) so với 1,7mG cho công nhân trong các lĩnh vực khác (S.J.London et al.,1994). 35 Mặc dù các nghiên cứu chi tiết về mức tiếp xúc tại nơi làm việc đối với EMF ở Hoa kỳ, Canađa, Pháp, Anh và vài nước Bắc Âu không tìm thấy mối liên hệ hoặc tương quan để xác định giữa sự tiếp xúc EMF nghề nghiệp điển hình và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, một số nghiên cứu đã xác định sự kết hợp có thể giữa sự tiếp xúc nghề nghiệp trước EMF và bệnh ung thư như ung thư não ( Viện Quốc gia về Khoa học Y tế Môi trường 2002) chỉ ra rằng có bằng chứng đảm bảo mối liên hệ có giới hạn.

hiện chương trình an toàn EMF bao gồm các phần sau:

• Xác định nguy cơ tiếp xúc ở nơi làm việc bao gồm những khảo sát về các mức độ tiếp xúc trong các dự án mới và việc sử dụng thiết bị nghe cá nhân trong các thao tác công việc;

• Đào tạo công nhân nhận biết các mối nguy hiểm và cấp độ EMF;

• Hình thành và định dạng các vùng an toàn để phân chia giữa khu vực làm việc có các cấp độ EMF cao và khu vực có mức tiếp xúc đại trà cho phép, hạn chế chỉ những công nhân được đào tạo một cách bài bản mới được tiếp cận vùng nguy hiểm;

• Thực hiện các kế hoạch hành động với các nguy cơ tiếp xúc vượt quá mức tham khảo tiếp xúc nghề nghiệp do các tổ chức quốc tế xây dựng như Uỷ ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ Không Iôn hóa (ICNIRP), và Viện kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE).36 Nên đặt thiết bị giám sát mức phơi nhiễm cá nhân để cảnh báo các mức phơi nhiễm thấp hơn mức tham khảo về phơi nhiễm nghề nghiệp (ví dụ 50%). Các kế hoạch hành động với các mức phơi nhiễm nghề nghiệp có thể giới hạn thời gian phơi nhiễm bằng việc luân phiên công việc, làm tăng khoảng cách tiếp xúc giữa nguồn và công nhân nếu

36 Hướng dẫn tiếp xúc ICNIRP về Tiếp xúc Nghề nghiệp được liệt kê trong Phần 2.2 của Hướng dẫn này.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

209

có thể hoặc sử dụng các vật liệu bọc chắn.

Tiếp xúc với hóa chất

Sự tiếp xúc hóa chất trong phần này cơ bản gồm việc xử lý hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc diệt cỏ) dùng trong duy trì hành lang an toàn và sự tiếp xúc với PCB trong máy biến áp và các thiết bị điện khác.

Hóa chất bảo vệ thực vật

Những nguy cơ rủi ro về an toàn lao động cũng như tai nạn nghề nghiệp của hóa chất bảo vệ thực vật tương tự như các chất độc khác, việc phòng tránh và kiểm soát được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS. Nguy cơ chịu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật là qua việc tiếp xúc da, hít phải hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình lưu trữ, pha chế và sử dụng. Hậu quả của những tác động đó có thể gia tăng tùy điều kiện khí hậu như khi có gió có thể thổi lệch hướng ngoài dự kiến hoặc nhiệt độ cao có thể cản trở sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).

Những khuyến nghị cụ thể khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm:

• Đào tạo nhân sự sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và đảm bảo rằng nhân sự đạt được chứng chỉ cần thiết,37 hoặc đào tạo tương đương khi không yêu cầu những chứng chỉ đó;

37 Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ phân loại hóa chất bảo vệ thực vật theo “unclassified” (không áp dụng) hoặc “restricted” (bị hạn chế). Tất cả công nhân áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật unclassified phải được đào tạo theo Tiêu chuẩn Bảo vệ Công

• Tuân thủ khoảng thời gian cách ly để tránh trường hợp công nhân phải tiếp xúc với tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật;

• Giữ đúng quy tắc vệ sinh lao động (theo FAO và PMP) để tránh trường hợp các thành viên trong gia đình phải tiếp xúc với tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.

Hợp chất PCB

Tại các cửa hàng bảo trì, các trang thiết bị, và các hoạt động liên quan có thể có nguy cơ tiếp xúc với PCB hoặc máy móc có PCB. Những khuyến nghị về tiếp xúc hóa chất kể cả PCB được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS.38

1.3 An toàn và Sức khỏe Cộng đồng

Những ảnh hưởng về mặt an toàn và sức khỏe cộng đồng trong thi công và vận hành thử các đường dây điện phân phối và truyền tải là phổ biến đối với hầu hết các trang thiết bị công nghiệp và vấn đề này được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS. Những ảnh hưởng này là bụi, tiếng ồn và chấn rung do di chuyển xe cộ thi công và nhân (40 CFR Phần 170 và 171) cho Hóa chất bảo vệ thực vật Nông nghiệp. Hóa chất bảo vệ thực vật restricted phải được áp dụng bởi hoặc với sự có mặt của thiết bị chuyên dùng hóa chất bảo vệ thực vật được chứng nhận. Thông tin thêm xem tại trang web: http://www.epa.gov/pesticides/health/worker.htm 38 Thông tin bổ sung về việc quản lý sự tiếp xúc nghề nghiệp trước PCB có thể xem tại ấn phẩm UNEP “Trạm biến thế và Bộ tụ điện PCB: Từ Quản lý đến Sắp xếp lại và Xử lý (2002)” tại trang web: http://www.chem.unep.ch/pops/PCBtranscap.pdf

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

210

các bệnh truyền nhiễm lây lan do nguồn lao động xây dựng tạm thời. Ngoài các tiêu chuẩn chung về an toàn và sức khỏe cộng đồng nêu trong Hướng dẫn chung EHS, việc vận hành các trạm biến thế và đường dây phân phối điện có thể gây ra những ảnh hưởng công nghiệp đặc thù sau:

• Điện giật

• Giao thoa điện từ

• Tầm nhìn

• Tiếng ồn và ôzôn

• An toàn Định vị Máy bay

Điện giật

Những mối nguy hiểm hầu hết liên quan trực tiếp đến các thiết bị và đường dây phân phối và truyền tải điện, điện giật là hậu quả của việc tiếp xúc trực tiếp với điện cao thế hoặc từ việc tiếp xúc với các công cụ, xe cộ, thang hoặc các thiết bị khác đang tiếp xúc với điện cao thế. Những kỹ thuật khuyến nghị nhằm phòng tránh những mối nguy hiểm này bao gồm:

• Sử dụng các biển báo, rào chắn (ví dụ khóa cửa, sử dụng cổng, sử dụng cọc bảo vệ bằng thép xung quanh cột tháp đường điện cao thế, đặc biệt là ở những khu đô thị), và giáo dục/tuyên truyền chung cho cộng đồng để phòng tránh tiếp xúc với thiết bị nguy hiểm;

• Lắp đặt các vật thể tiếp đất (ví dụ hàng rào hoặc các kết cấu kim loại

khác) ở gần các đường dây điện để phòng ngừa sự cố điện giật.

Giao thoa điện từ

Vầng sáng (corona) của các dây dẫn đường dây truyền tải trên không và sóng cao tần của đường dây truyền tải trên không có thể làm nhiễu sóng rađiô. Cụ thể là, các cuộn dây dẫn và hành lang an toàn đường dây truyền tải được tạo ra để đảm bảo sự thu nhận radio bên ngoài hành lang được duy trì bình thường. Tuy nhiên trong thời gian có mưa, mưa tuyết hoặc mưa đá lớn làm tăng dòng điện hoa trên các dây dẫn và có thể ảnh hưởng tới việc thu rađiô trong các khu dân cư gần đường dây điện truyền tải.

Tầm nhìn

Việc phân phối và truyền tải điện là cần thiết để truyền điện từ các trạm phát điện đến các cộng đồng dân cư nhưng người dân địa phương có thể bị cản trở tầm nhìn không mong muốn. Để giảm thiểu những tác động trực quan của các dự án phân phối điện, các biện pháp giảm thiểu sau cần được thực hiện:

• Tham vấn cộng đồng trong khi quy hoạch các vị trí hành lang an toàn của đường dây điện và đường dây điện;

• Đánh giá chính xác những thay đổi về giá trị vật chất do gần đường dây điện;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

211

• Xác định vị trí đường dây điện và thiết kế các trạm biến thế có xem xét kỹ cảnh quang và các đặc trưng quan trọng của môi trường và cộng đồng;

• Nếu có thể đặt các đường dây phân phối và truyền tải điện cao thế trong các khu vực ít dân cư;

• Chôn đường dây truyền tải và phân phối điện khi phải truyền điện xuyên qua các khu vực đông dân cư hoặc khu thương mại.

Tiếng ồn và Ôzôn

Tiếng ồn dưới dạng tiếng rì rầm và hoặc rền máy thường có thể nghe thấy được ở quanh các trạm biến áp hoặc các đường dây điện cao thế sản xuất ra điện hoa. Có thể sinh ra khí ôzôn, một loại khí không màu có mùi gắt. Chưa có thông tin gì về nguy cơ sức khỏe khi tiếp xúc với ôzôn và tiếng ồn do các đường dây truyền tải phân phối điện hoặc các trạm biến áp gây ra.39

Tạp âm do đường dây điện truyền tải sinh ra ở các đường dây điện cao thế là lớn hơn (400-800 kilo vôn (kV)) và thậm chí lớn hơn với đường dây điện siêu cao thế (1000kV và hơn nữa).40 Tiếng ồn từ các đường dây điện truyền tải đạt mức tối đa trong các thời kỳ mưa gió bao gồm mưa, mưa tuyết hoặc mưa đá hoặc do kết quả của sương mù. Cụ thể là, tiếng mưa làm giảm bớt tiếng ồn sinh ra từ các đường

39 Tổ chức Y tế Thế giới (1998) 40 Gerasimov (2003)

dây truyền tải điện nhưng trong các dạng khác (ví dụ tuyết và đá) và sương mù, tiếng ồn từ các đường dây điện trên không có thể gây khó chịu cho những người dân gần đó.

Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động này có thể được đề cập đến trong các giai đoạn lập kế hoạch dự án cố gắng xác định vị trí của hành lang an toàn nằm bên ngoài môi trường tiếp nhận của con người nếu có thể. Việc sử dụng rào chắn ồn hoặc các thiết bị âm giảm ồn cần được sử dụng nếu cần thiết.

An toàn Định vị Máy bay

Các cột truyền tải điện, nếu đặt gần sân bay hoặc những đường bay đã biết, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn máy bay một cách trực tiếp do va chạm hoặc nhiễu rađa một cách gián tiếp. Những ảnh hưởng va chạm máy bay có thể được giảm thiểu bằng cách:

• Tránh đặt các đường dây truyền tải và cột điện gần sân bay và phía ngoài đường bao của đường bay hiện có;

• Tham vấn với cơ quan quản lý không lưu trước khi lắp đặt;

• Tuân thủ theo các quy định an toàn không lưu quốc gia hoặc địa phương;

• Sử dụng đường dây điện ngầm khi cần lắp đặt trong các khu vực bay nhạy cảm.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

212

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải và xả thải

Phần phân phối và truyền tải điện không đề cập cụ thể đến vấn đề phát thải và xả thải. Khi có bụi hoặc có dòng nước bị ô nhiễm, vận hành ở công trường cần tuân theo những quy tắc và hướng dẫn nêu trong Hướng dẫn chung EHS để thỏa mãn theo các hướng dẫn về nước bề mặt và không khí bên ngoài. Bảng 1 liệt kê những giới hạn tiếp xúc chung với từ trường và điện trường cho cộng đồng do Uỷ ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ không iôn hóa (ICNIRP) đưa ra.

Bảng 1. ICNIRP giới hạn tiếp xúc cho mức tiếp xúc chung trước từ trường và điện trường.

Tần suất Điện trường (V/m)

Từ trường (µT)

50Hz 5000 100

60Hz 4150 83

Nguồn: ICNIRP (1998):”Hướng dẫn về giới hạn mức phơi nhiễm với từ trường, điện trường và điện từ theo thời gian (tới 300GHz)

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động

quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi.

Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

2.2 Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),41

41 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

213

Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),42 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),43 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu,44 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Những chỉ số bổ sung cụ thể áp dụng cho các hoạt động phân phối và truyền tải điện bao gồm khoảng cách làm việc an toàn tối thiểu cho các nhân viên đã được đào tạo nêu trong Bảng 2 và giới hạn phơi nhiễm ICNIRP cho mức phơi nhiễm nghề nghiệp với điện trường và từ trường liệt kê trong Bảng 3.

Bảng 2 Dòng điện xoay chiều - Khoảng cách làm việc an toàn tối thiểu cho các nhân viên đã được đào tạoa

Khoảng điện áp (theo pha – kilovolts)

Khoảng làm việc an toàn và khoảng cách dây điện

(m)

2,1 đến 15 0,6

15,1 đến 35 0,71

35,1 đến 46 0,76

46,1 đến 72,5 0,91

72,6 đến 121 1,01

138 đến 145 1,06

161 đến 169 1,11

230 đến 242 1,5

42 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 43 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 44 Có sẵn tại: http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

345 đến 362 2,13b

500 đến 552 3,35b

700 đến 765 4,5b

a OSHA b Lưu ý: Từ 345 – 362 Kv, 500 – 52Kv, và 700 – 765 Kv thì khoảng cách làm việc an toàn tối thiểu và khoảng cách dây điện có thể giảm xuống nhưng khoảng cách này sẽ không nhỏ hơn khoảng cách ngắn nhất giữa bộ phận điện và bề mặt tiếp đất.

Bảng 3 Giới hạn phơi nhiễm ICNIRP cho mức tiếp xúc nghề nghiệp với điện trường và từ trường

Tần suất Điện trường (V/m)

Từ trường (µT)

50 Hz 10.000 500 60 Hz 8.300 415 Nguồn: ICNIRP (1998):”Hướng dẫn về giới hạn mức phơi nhiễm với từ trường, điện trường và điện từ theo thời gian (tới 300 GHz)

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).45

45 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

214

Giám sát về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện46 như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

46 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

215

3.0 Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung

Ahlbom, E Cardis et al: Review of the epidemiologic literature on EMF and health. Environ Health Perspect 109:911-933, 2001. Alberta Human Resources and Employment. 2003. Alberta Occupational Health & Safety Code. Available online at: http://www3.gov.ab.ca/hre/whs/law/ohs.asp. Anderson, S.H. 1991. Managing our wildlife resources. Prentice Hall. Englewood Cliffs, New Jersey. Avian Power Line Interaction Committee. 2005. Avian Protection Plan (APP) Guidelines. BC Hydro. 2006. BC Hydro 7 Steps to Electrical Safety. Available online at: http://www.bchydro.com/safety/work/work671.html. Blackwell B.A., G. Shrimpton, F. Steele, D.W. Ohlson and A. Needoba. 2004. Development of a Wildfire Risk Management System for BC Transmission Corporation Rights-of-Way. Technical Report submitted to British Columbia Transmission Corporation. Carlisle, S.M., and J.T. Trevors. 1987. Glyphosate in the environment. Water, Air, and Soil Poll. 39:409-20. California Energy Commission. 2005. Assessment of Avian Mortality from Collisions and Electrocutions. Staff Report prepared June, 2005. Crowder, Michael R. and Olin E. Rhodes, Jr. 1999. Avian Collisions with Power Lines: A Review. Proceedings of a workshop on Avian Interactions With Utility and Communication Structures Charleston, South Carolina, December 2-3 1999. Edited by Richard G. Carlton. Electric Power Research Institute. Danish Agricultural Advisory Service (DAAS), 2000. Reduced pesticide use without loss of effect. Duke Energy. 2006. Transmission Right of Way. Online at: http://www.nantahalapower.com/community/row/whatis/transmission.asp Feldman, Jay and Terry Shistar. 1997. Poison Poles: A Report about Their Toxic Trail and Safer Alternatives. Prepared by the National Coalition Against the Misuse of Pesticides.

Food and Agriculture Organization (FAO) International Code of Conduct on the Distribution and Use of Pesticides (2003). Available online at: http://www.fao.org/DOCREP/005/Y4544E/Y4544E00.HTM FAO. 1995. Revised Guidelines on Good Labeling Practice for Pesticides. Rome: FAO. Available at http://www.fao.org/WAICENT/FAOINFO/AGRICULT/AGP/AGPP/Pesticid/r.htm FAO. 1996. Pesticide Storage and Stock Control Manual. FAO Pesticide Disposal Series N3. Rome: FAO. Available at http://www.fao.org/AG/AGP/AGPP/Pesticid/Disposal/index_en.htm http://www.fao.org/documents/show_cdr.asp?url_file=/docrep/V8966E/V8966E00.htm FAO. 1999. Guidelines for the Management of Small Quantities of Unwanted and Obsolete Pesticides. FAO Pesticide Disposal Series N7. Rome: UNEP/WHO/FAO. Available at http://www.fao.org/documents/show_cdr.asp?url_file=/docrep/X1531E/X1531E0 0.htm FAO. 2000. Guideline and Reference Material on Integrated Soil and Nutrient Management and Conservation for Farmer Field Schools. AGL/MISC/27/2000. Rome: FAO, Land and Plant Nutrition Management Division. Available at http://www.fao.org/organicag/frame2-e.htm ftp://ftp.fao.org/agl/agll/docs/misc27.pdf FAO. 2001. Guidelines on Procedures for the Registration, Certification and Testing of New Pesticide Equipment. Available at: http://www.fao.org/docrep/006/Y2683E/Y2683E00.HTM#1 FAO. 2002. International Code of Conduct on the Distribution and Use of Pesticides (revised version November 2002). Rome: FAO. Available at http://www.fao.org/WAICENT/FAOINFO/AGRICULT/AGP/AGPP/Pesticid/Code/ Download/Code.doc Georgia Power. 2006. Managing Transmission Rights of Way: Vegetation Management. Available online at: http://www.southerncompany.com/gapower/community/vegetation.asp?mnuOpc o=gpc&mnuType=sub&mnuItem=tt Health Physics Society (1998) Guidelines for Limiting Exposure to Time-Varying Electric, Magnetic, and Electromagnetic Fields (Up to 300GHZs), International Commission on Non-

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

216

Ionizing Radiation Protection (ICNIRP). Volume 74, Number 4, pp 494-521 Gerasimov, A.S. 2003. Environmental, Technical and Safety Codes, Laws and Practices Related to Power Line Construction in Russia. Health Effects from Exposure to Power-Line Frequency Electric and Magnetic Fields: National Institutes of Health, Research Triangle Park, NC, 1999. Available online at: http://www.niehs.nih.gov/emfrapid/html/EMF_DIR_RPT/Report_18f.htm Institute of Electronics and Electrical Engineers. 2005. Standard C95.1-2005: IEEE Standard for Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency Electromagnetic Fields, 3kHz to 300GHz International Agency for Research on Cancer. 2002. Static and extremely low-frequency (ELF) electric and magnetic fields. Report No. 80. Available online at: http://www.cie.iarc.fr/htdocs/monographs/vol80/80.html International Commission on Non-Ionizing Radiation Protection (ICNIRP), Guidelines for Limiting Exposure to Time-varying Electric, Magnetic, and Electromagnetic Fields, Health Physics 74 (4): 494-522 (1998). Available online at: http://www.icnirp.de/documents/emfgdl.pdf Lebow, Stan T. and Michael Tippie. 2001. Guide for Minimizing the Effect of Preservative-Treated Wood on Sensitive Environments. Technical report prepared for the United States Department of Agriculture. London, S.J., J.D. Bowman, E. Sobel, D.C. Thomas, D.H. Garabrant, N. Pearce, L. Bernstein, and J. M. Peters. 1994. Exposure to magnetic fields among electrical workers in relation to leukemia risk in Los Angeles County. American Journal of Industrial Medicine 26:47-60. Manville, Albert M. 2005. Tall Structures: Best Management Practices for Bird-Friendly Tall Buildings, Towers and Bridges - U.S. Fish and Wildlife Service Recommendations to Address the Problem. Prepared for the U.S. Fish and Wildlife Service. New Zealand Ministry of Consumer Affairs. 2001. New Zealand Code of Practice for Electrical Safe Distances. Raptor Protection Video Group. 2000. Raptors at Risk. EDM International, Inc. Fort Collins, Colorado. Santee Cooper. 2002. Vegetation Management FAQ.

Online at: www.santeecooper.com/environment/vegmanagement/vegetation_faq.html Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants (2001). Available online at: http://www.pops.int/ Tse, Norman C. and Haboush, Alfred L. 1990. World’s Tallest Towers Support 500-kV River Crossing. Transmission & Distribution International. United Kingdom (U.K.) Parliament. Trade and Industry. 2001: Tenth Report. Available online at: http://www.publications.parliament.uk/pa/cm200001/cmselect/cmtrdind/330/33002.htm#evidence U.K. Health and Safety Executive, HSE statistics. Available online at: http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm United Kingdom National Radiological Protection Board (NRPB) (now the Radiation Protection Division of the Health Protection Agency). Advisory Group on Non-Ionising Radiation (AGNIR). 2001. ELF Electromagnetic Fields and the Risk of Cancer: Report of an Advisory Group on Non-Ionising Radiation. Didcot, UK: NRPD. United States (U.S.) Environmental Protection Agency. 2006. Polychlorinated Biphenyls (PCB’s). Available online at: http://www.epa.gov/pcb/pubs/effects.html U.S. Department of Defense. 2004. Unified Facilities Criteria: Power Distribution Systems. Available online at: http://www.wbdg.org/ccb/DOD/UFC/ufc_3_550_03n.pdf U.S. Bureau of Labor Statistics. Injuries, Illnesses, and Fatalities program. Available online at: http://www.bls.gov/iif/ U.S. Occupational Safety and Health Administration. 1994. The Electric Power Generation, Transmission and Distribution Standards. Available online at: www.osha.gov. U.S. National Institute of Environmental Health Sciences. 2002. EMF Questions and Answers. EMF Rapid. Electric and Magnetic Fields Research and Public Information and Dissemination Program. Available online at: http://www.niehs.nih.gov/emfrapid/booklet. U.S. National Institute of Environmental Health Sciences. 1999. NIEHS Report on Health Effects from Exposure to Power-Line Frequency Electric and Magnetic Fields.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

217

Western Australia Office Of Energy. 1998. Guidelines for Electricity Transmission and Distribution Work in Western Australia. Available online at: http://www.energysafety.wa.gov.au/energysafety/media_include/code_trans_dist.pdf. World Health Organization. 1998. Electromagnetic fields and public health: extremely low frequency (ELF) Fact Sheet. Available online at: http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs205/en/. World Health Organization (WHO). 2005. The WHO Recommended Classification of Pesticides by Hazard and Guidelines to Classification: 2004. Geneva: WHO. Available at http://www.who.int/ipcs/publications/pesticides_hazard/en/index.html and http://www.who.int/ipcs/publications/pesticides_hazard_rev_3.pdf Worksafe B.C. Occupational Health and Safety Regulation. 2006. Part 19 Electrical Safety. Available online at: http://www2.worksafebc.com/publications/OHSRegulation/Part19.asp. Zagury, GJ; Samson, R; Deschenes, L. 2003. Occurrence of metals in soil and ground water near chromated copper arsenate-treated utility poles. J. Environ. Qual. 32(2):507-14. Zielke, K., J.O. Boateng, N. Caldicott and H. Williams. 1992. Broom and Gorse in British Columbia A Forest Perspective Analysis. BC Ministry of Forests, Silviculture branch. 19 pp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

218

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động Công nghiệp

Truyền tải điện là việc truyền tải chung của điện từ nơi này sang nơi khác. Điển hình là việc truyền tải điện từ cơ sở phát điện đến trạm biến thế đặt gần người tiêu dùng. Việc phân phối điện là việc truyền tải điện từ trạm biến thế đến khách hàng thuộc các khu công nghiệp, thương mại và dân cư.

Do lượng điện lớn nên thông thường lưới truyền tải điện cao thế là từ 110 kilovôn (kV) trở lên. Điện áp giữa 110kV và 33 kV được coi là lưới điện trung thế, nhưng thường được sử dụng cho các hệ thống truyền tải dài với phụ tải thấp. Lưới điện áp dưới 33 kV là dành cho các dự án phân phối.

Các hệ thống truyền tải và phân phối điện thường được đặt kết hợp với đường cao tốc, đường quốc lôk và các hành lang an toàn khác để giảm thiểu cả chi phí và các tác động đến hệ sinh thái, kinh tế xã hội và văn hóa. Các yếu tố khác bao gồm giá trị đất đai, cảnh quan của nhà cửa, di chỉ khảo cổ, hiểm họa địa kỹ thuật, đường đi lại, công viên và những đặc điểm quan trọng khác cũng góp phần vào việc định vị hướng hành lang an toàn của đường dây phân phối và truyền tải điện.

Các hoạt động thi công và thực hiện dự án bao gồm việc xây dựng hoặc nâng cấp đường vào, công tác chuẩn bị và giải phóng mặt bằng, chặt bỏ cây cối bị vướng nếu có và san bằng và đào xới đất để lắp đặt kết cấu móng và các công trình phụ trợ. Đây là các hoạt

động điển hình của các dự án phát triển công nghiệp và phụ thuộc vào một số các yếu tố như địa hình, thủy văn, và yêu cầu mặt bằng... Nhìn chung các hoạt động gắn với việc xây dựng và thi công hệ thống phân phối và truyền tải điện gồm giải phóng mặt bằng cho hành lang an toàn của đường dây truyền tải, thi công hoặc nâng cấp đường vào, khu vực để trang thiết bị, thi công và/hoặc nâng cấp trạm biến thế, chuẩn bị mặt bằng và lắp đặt các bộ phận của đường dây truyền tải (ví dụ cột tháp đường điện cao thế và trạm biến thế, đường vào và đường bảo trì).

Các hoạt động vận hành gồm cả bảo trì đường dẫn tới đường dây truyền tải, cột điện và các trạm biến thế (ví dụ đường mòn ít tác động hoặc các đường vào mới/được nâng cấp) và quản lý hệ thực vật. Việc nâng cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng hiện có là vấn đề cần quan tâm trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

Các phương tiện phân phối và truyền tải điện không còn được vận hành khi chúng đã quá hạn, bị hư hỏng (ví dụ do bị ăn mòn) hoặc bị thay thế do nhu cầu điện gia tăng. Nhiều thiết bị điện được nâng cấp hoặc thay thế bằng thiết bị mới ở cùng một hành lang an toàn hoặc cùng một mặt bằng. Việc ngừng sử dụng phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng mặt bằng, tính mẫn cảm môi trường (ví dụ đồng cỏ tự nhiên) và các đặc trưng của dự án (ví dụ đường dây điện ngầm hoặc trên cao). Công việc ngừng sử dụng có thể

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

219

gồm phá huỷ và loại bỏ cơ sở hạ tầng đã lắp đặt (ví dụ ngừng hoạt động cột tháp đường điện cao thế, trạm biến thế, các công trình ngầm và trên mặt đất, đường xá) và cải tạo mặt bằng dự án bao gồm ổn định bề mặt và tái tạo hệ thực vật.

Phần sau đây mô tả các phương tiện và hoạt động gắn với việc thi công và vận hành các dự án phân phối và truyền tải điện. Các thiết bị và hoạt động chung cho các dự án phân phối và truyền tải bao gồm quản lý hành lang an toàn và trạm biến thế được vạch ra dưới đây cũng như các thiết bị riêng cho hệ thống phân phối và truyền tải bao gồm cột đường dây cao thế và cột điện. Những bộ phận điển hình của dự án truyền tải và phân phối điện được minh họa trong Hình A-1.

Các Hệ thống Truyền tải Điện

Hệ thống truyền tải điện thường được đề cập đến là lưới điện. Mạng lưới truyền tải dự phòng được xây dựng đảm bảo truyền tải điện từ mọi nhà máy phát điện đến bất kỳ khu vực tiêu dùng bằng hệ thống truyền dẫn được tính toán trên cơ sở tính kinh tế của đường dây truyền tải và chi phí điện năng. Hệ thống đường điện dự phòng cũng cho phép dòng điện chạy thông suốt trong quá trình bảo trì theo kế hoạch và cắt điện do thời tiết hoặc gặp sự cố.

Việc truyền tải điện tiến hành thông qua hệ thống các cột điện cao thế và đường dây điện trên cao giữa nhà máy điện và trạm biến thế. Nếu bắt buộc

phải chạy ngang qua khu vực đông dân cư có thể hạ ngầm các hệ thống truyền tải và phân phối điện bằng cáp. Dù hiệu quả truyền tải của hệ thống cáp ngầm là kém hơn đồng thời chi phí lắp đặt và bảo trì cũng tốn kém hơn nhưng việc hạ ngầm giảm được chi phí giải phóng mặt bẳng, bảo vệ được cảnh quan và hạn chế được các tổn thất mất mát hệ thực vật. Cáp xuyên biển được đặt dưới lòng biển bằng các thuyền đặt cáp cũng được sử dụng để truyền tải điện cao thế dọc xuyên biển tới các đảo và những địa điểm khác mà không thể lắp đặt được bằng các kỹ thuật thông thường. Cáp xuyên biển thường được bao kín và phủ chất lỏng để đảm bảo cách điện trên một khoảng cách lớn.

Lưới điện truyền tải trong vùng bao gồm một số hệ thống truyền tải lớn được kết nối với các trạm biến thế được thiết kế để truyền tải điện một cách hiệu quả nhất. Các mạng lưới truyền tải có thể bao phủ hàng ngàn kilômét và bao gồm hàng chục ngàn cột điện cao thế. Điện thường được truyền tải là dòng điện ba pha xoay chiều (AC), dòng này hiệu quả hơn một pha. Điện thường được sản xuất ở mức điện áp thấp (tới 30kV) ở các nhà máy phát điện và sau đó được tăng áp bởi máy biến thế lên điện áp cao hơn để giảm điện trở và giảm phần trăm năng lượng bị mất đi trong quá trình truyền tải trên khoảng cách dài. Đối với việc truyền tải trong khoảng cách dài, điện thường được truyền tải ở mức điện áp giữa 110 và 1200 kV. Với điện siêu cao thế, ví dụ như hơn 2000kV, những tổn thất do phóng điện

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

220

hoa47 của dây dẫn có phụ tải có thể làm thay đổi mức giảm tổn thất điện từ việc giảm điện trở. Trên khoảng cách dài, điện cũng có thể được truyền tải thông qua dòng điện cao áp một chiều (HDVC). Những trường hợp này có tổn thất điện nhỏ hơn, chi phí xây dựng thấp hơn nhưng lại cần thi công trạm chuyển đổi tại các điểm cuối đường dây truyền tải để chuyển đổi dòng một chiều sang dòng điện xoay chiều cho các hệ thống phân phối.

Các cột điện cao thế hoặc cột tháp điện dùng để treo dây điện cao thế trên không. Những hệ thống này thường truyền tải điện ba pha (phương pháp phổ biến đối với việc truyền tải dòng điện cao thế trên 50kV) và, do đó được thiết kế để mang ba (hoặc bội số của ba) dây dẫn điện. Trên đỉnh mỗi cột điện thường gắn thêm một hoặc 2 dây tiếp đất để bảo vệ tránh sét. Các cột điện cao thế có thể được xây từ thép, bê tông, nhôm, gỗ và nhựa gia cố. Dây dẫn điện trên các đường dây cao thế thường được thi công bằng nhôm hoặc nhôm gia cố với cáp thép. Mỗi cột điện cao thế hoặc kết cấu chịu lực phải được thi công đảm bảo chịu được tải trọng do các dây dẫn điện gây ra. Kết quả là móng của cột điện cao thế có thể lớn và tốn kém, đặc biệt là tại những khu vực nền yếu như ở khu đầm lầy. Sử dụng cáp chằng để ổn định cột điện cao thế và chống lại một số lực do dây dẫn điện gây ra.

47 Phóng điện hoa là hiện tượng phóng điện do hiện tượng iôn hóa không khí quanh dây dẫn, nhìn chung nó gây ra tổn thất điện và gây nhiễu tiếng ồn.

Có ba loại cột điện cao thế hoặc tháp điện truyền tải chính sử dụng trong hệ thống truyền tải. Cột điện treo dùng để căng thẳng dây truyền tải điện. Cột chéo được đặt ở các điểm mà đường dây truyền tải điện đổi hướng. Cột nối cuối được đặt ở vị trí cuối cùng của đường dây truyền tải điện trên cao, nối với các trạm biến thế hoặc cáp điện ngầm.

Loại cột điện hoặc tháp điện phổ biến nhất được sử dụng cho dòng điện cao thế là kết cấu giàn thép. Thép ống đơn cực cũng được sử dụng để đỡ cho các đường dây truyền tải điện trung hoặc cao thế, thường ở các khu vực đô thị. Các cột điện cao thế được xây bằng khung thép có thể sử dụng cho dây dẫn của tất cả các loại điện áp nhưng chúng thường được sử dụng nhiều nhất cho điện áp trên 50 kV. Cột điện giàn có thể được lắp ráp trên mặt đất và lắp ráp bằng dây cáp (thường chiếm diện tích lớn), lắp ráp bằng cần cẩu hoặc bằng máy bay trực thăng tại những khu vực không thể tiếp cận được. Chiều cao của các cột điện cao thế thường biến động từ 15m đến 55m.48

Cột điện cao thế bằng gỗ gồm các cột đơn, khung H hoặc lắp ráp hình chữ A, chữ V cũng thường được sử dụng để chống cho các đường dây điện cao thế. Các điện cao thế bằng gỗ bị giới hạn bởi chiều cao cây có sẵn (xấp xỉ 30m) và thường dùng chuyển tải điện áp giữa 23kV và 230 kV, thấp hơn các mức điện áp trên cột điện cao thế giàn

48 Quốc hội Anh (2001)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

221

thép.49 Cột điện nhôm thường được sử dụng trong các khu vực xa xôi hẻo lánh, được vận chuyển và lắp đặt bằng máy bay trực thăng. Các cột điện làm bằng nhựa gia cố hiện có sẵn nhưng chi phí cao nên ít sử dụng.

Đối với các đường dây truyền tải ngầm, ba dây được dùng để truyền tải điện ba pha phải được đặt ở các ống hoặc đường ống dẫn riêng lẻ. Ba ống được bao phủ bằng bê tông nhiệt và bao quanh bằng vật liệu chèn lấp nhiệt. Hệ thống ống cáp ngầm yêu cầu phải có một mương rộng và sâu ít nhất 1,5m. Do khó khăn trong việc tản nhiệt, các ống ngầm thường không hay áp dụng cho các đường dây truyền tải điện cao thế trên 350kV.50

Các Hệ thống Phân phối Điện

Trước khi tới người sử dụng, điện cao thế được hạ áp xuống lưới điện trên mặt đất có điện áp thấp hơn để truyền tải trong mạng lưới điện hạ thế hoặc trong hệ thống phân phối. Các đường dây có điện áp từ 2,5 đến 25kV. Cuối cùng, điện được chuyển xuống điện áp thấp tại điểm sử dụng của dân cư hoặc thương mại. Điện áp này biến động từ 100 tới 600 vôn (V) tùy theo quốc gia và yêu cầu của khách hàng. Các cột điện phân phối (hoặc cột đa dụng hoặc cột điện thoại) thường được xây bằng gỗ nhưng thép, bê tông, nhôm và sợi thủy tinh cũng được sử dụng. Các cột phân phối thường được đặt cách nhau

49 Năng lượng Sông Great 50 Công ty Truyền tải Hoa Kỳ (2005)

không quá 60m và cao ít nhất 12m.51 Các cột phân phối điện bằng gỗ bị giới hạn bởi chiều cao của cây có sẵn (xấp xỉ 30m).

Trạm biến thế

Các trạm biến thế là các trạm dọc theo hệ thống phân phối và truyền tải điện để chuyển điện áp từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp bằng các máy biến áp. Các trạm biến thế tăng áp được dùng để làm tăng điện áp và giảm cường độ dòng điện, trong khi trạm biến thế giảm áp được sử dụng để giảm điện áp trong khi tăng cường độ dòng điện. Các trạm biến thế thường bao gồm một máy biến áp cũng như các thiết bị chuyển mạch, kiểm soát và bảo vệ. Các trạm biến thế có thể được đặt ở hàng rào, đặt ngầm hoặc bên trong các toà nhà.

Có hai loại trạm biến thế chính. Trạm biến thế truyền tải bao gồm cầu dao điện cao thế được sử dụng để nối các đường dây truyền tải cao thế với nhau hoặc để cho phép cách ly từng hệ thống riêng biệt để bảo trì. Các trạm biến thế phân phối được sử dụng để chuyển điện từ hệ thống truyền tải đến hệ thống phân phối. Cụ thể là có ít nhất hai đường dây truyền tải hoặc truyền tải phụ kết nối với trạm biến thế phân phối, tại đây điện áp được giảm xuống giá trị phù hợp với mức tiêu thụ của địa phương. Các trạm biến thế phân phối cũng có thể được sử dụng để cách ly hư hỏng ở các hệ

51 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (2004)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

222

thống truyền tải hoặc ở các hệ thống phân phối. Các trạm biến thế phân phối phức tạp bao gồm cầu dao điện cao thế, bộ chuyển mạch và các hệ thống dự phòng thường được đặt trong các trung tâm đô thị lớn.

Quản lý Hành lang an toàn

Cả dự án phân phối và truyền tải trên cao đều đòi hỏi phải có hành lang an toàn để bảo vệ hệ thống khỏi các vật thể rơi từ trên xuống, tiếp xúc với cây, cành cây và các mối nguy hiểm tiềm năng khác có thể dẫn đến phá huỷ hệ thống, cắt điện hoặc cháy rừng. Hành lang an toàn cũng được sử dụng để tiếp cận, dịch vụ và kiểm soát các hệ thống phân phối và truyền tải. Các đường dây phân phối điện ngầm cũng đòi hỏi hành lang an toàn, nghiêm cấm đào xới hoặc phải kiểm soát nghiêm ngặt, hạn chế các hoạt động xây dựng và nếu cần có thể tiếp cận đến đường dây. Hành lang an toàn truyền tải của hệ thống truyền tải cao thế lớn hơn nhiều so với hành lang an toàn cho các hệ thống phân phối và do đó đòi hỏi việc quản lý toàn diện hơn.

Chiều rộng hành lang an toàn52 của các đường dây điện truyền tải có biên độ từ 15 đến 100 m phụ thuộc vào điện áp và khoảng cách đến các hành lang an toàn khác (biên độ chung là từ 15m đến 30m).53 Đối với những 52 Ví dụ Duke Energy miêu tả hành lang an toàn tối thiểu 21m cho điện áp giữa 44 và 100 Kv, hành lang an toàn tối thiểu 46m cho điện áp 230kV và hành lang an toàn tối thiểu 61m cho điện áp 525 kV (Duke Energy, 2006). 53 Santee Cooper (2002)

đường dây phân phối điện 35kV trên cao, khuyến nghị hành lang an toàn là 12m đến 24m (6 đến 12m mỗi bên).54 Đường dẫn thường được thi công kết hợp hoặc bên trong hành lang an toàn đường dây truyền tải để làm đường duy tu bảo dưỡng của hệ thống.

Để tránh hư hỏng các cột điện và đường dây điện trên không, cần bảo trì hệ thực vật trong hành lang an toàn thường xuyên. Sinh trưởng không kiểm soát của các cây cao và việc tập trung cây cối trong hành lang an toàn có thể dẫn đến hàng loạt tác động bao gồm mất điện do va chạm giữa các cây, cành cây với các đường dây và cột điện cao thế; bốc cháy rừng và cháy bụi cây; ăn mòn thiết bị sắt; cản lối vào thiết bị; và gây nhiễu thiết bị tiếp đất quan trọng.

Việc bảo trì và dọn dẹp thường xuyên hành lang an toàn ngăn chặn diễn thế tự nhiên rừng và việc hình thành và phát triển của các cây cao. Cụ thể là các cây cao xấp xỉ 4,5m hoặc hơn không được phép có trong hành lang an toàn trên cao.55 Hành lang an toàn ngầm ít hạn chế thực vật tuy các cây có rễ nhánh sâu có thể ảnh hưởng tới giàn ống dẫn thường bị cấm mọc trong hành lang an toàn. Việc duy trì thực vật trong hành lang an toàn có thể thực hiện với các biện pháp sau.

Sử dụng thiết bị công suất để cắt xén kiểm soát sự tăng trưởng của các cây phủ mặt đất và phòng ngừa việc hình thành cây và cây bụi trong hành lang

54 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (2004) 55 Điện Georgia (2006)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

223

an toàn. Sử dụng thuốc diệt cỏ kết hợp với việc cắt cỏ để kiểm soát các loài cỏ dại mọc nhanh có tiềm năng phát triển đến độ cao vượt quá mức cho phép trong hành lang an toàn. Chặt và xén được thực hiện tại đường bao của hành lang an toàn để duy trì độ rộng hành lang và phòng ngừa việc xâm lấn của các cành cây. Việc nhổ bằng tay hoặc nhổ bỏ hệ thực vật là tốn kém và mất thời gian nhưng thường được áp dụng trong vùng gần kết cấu, sông suối, hàng rào và những vật chướng ngại khác khiến việc sử dụng máy móc khó khăn hoặc nguy hiểm.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

224

Hình A-1: Sơ đồ hệ thống truyền tải và phân phối điện

Đường dây phân phối

Trạm biến áp

Sử dụng công nghiệp Sử dụng của dân cư

Trạm biến thế Đường dây truyền tải trung thế

Hành lang an toàn Đường dây truyền tải

Nhà máy phát điện Đường vào (VD: nhà máy thủy điện, phong điện, nhiệt điện)

Trạm biến thế

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

225

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN NGÀNH NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

226

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng ứng dụng

Hướng dẫn EHS này áp dụng cho ngành năng lượng địa nhiệt. Mô tả chung của các hoạt động ngành năng lượng địa nhiệt được nêu trong Phụ lục A của tài liệu này. Xem Hướng dẫn EHS về phân phối và truyền tải năng lượng đối với các các vấn đề phân phối và truyền tải có liên quan.

Tài liệu này bao gồm những mục như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

227

1.0 Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần sau cung cấp các thông tin của các vấn đề EHS liên quan đến ngành năng lượng địa nhiệt, cùng với các khuyến nghị để quản lý chúng. Các khuyến nghị để quản lý các vấn đề EHS chung cho phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn trong giai đoạn xây dựng và phá dỡ được nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề môi trường có thể xảy ra trong dự án ngành năng lượng địa nhiệt, bao gồm như sau:2

• Nước thải

• Phát thải khí

• Chất thải rắn

• Sai sót đường ống và sự cố giếng khoan

• Khai thác và sử dụng nước

Nước thải

Dịch khoan

Giếng khoan sản xuất hơi nước và nạp lại có thể được tạo ra trong quá trình thăm dò, xây dựng và các hoạt động vận hành. Dịch khoan được sử dụng trong các hoạt động khoan có thể là

2 Duffield và Sass (2003)

nền nước hoặc dầu, và có thể chứa các hóa chất để giúp/hỗ trợ trong kiểm soát những chênh lệch áp suất trong lỗ khoan và để tác động lại việc bẻ gẫy độ nhớt. Sự khoan cắt từ các bùn nền dầu của các liên quan đặc thù do thành phần chất nhiễm bẩn dầu và có thể cần xử lý tại chỗ hoặc ở nơi khác và thải bỏ. Các khuyến nghị để quản lý dịch khoan cắt bao gồm:

• Tái chế và lưu giữ dịch khoan nền dầu và vật liệu khoan cắt trong các bể hoặc hầm chứa chuyên dụng, được ngăn bằng các màng không thấm, trước khi xử lý (ví dụ rửa xả), phục hồi/tái chế, và/hoặc xử lý cuối cùng và thải bỏ;

• Tái sử dụng dịch khoan, nếu có thể;

• Loại bỏ/di chuyển các bể chứa hoặc hầm để tránh sự có mặt của giải phóng sau này của các vật liệu dầu vào đất và nguồn nước và xử lý/thải bỏ các chất là chất thải nguy hại hoặc không nguy hại tùy thuộc vào đặc tính của chúng (xem Hướng dẫn chung EHS);

• Thải bỏ dịch khoan nền nước vào trong các lỗ khoan theo đánh giá tính độc. Dịch khoan nền nước thường được tái sử dụng nếu chúng là không độc (ví dụ vật liệu lấp đầy trong xây dựng) hoặc thải bỏ trong các bãi chôn lấp;

• Trong quá trình xử lý axít các giếng, sử dụng vỏ bọc/lớp phủ nền giếng chống rò rỉ tới một độ sâu thích hợp với cấu tạo địa lý để tránh rò rỉ dịch axít vào nước ngầm.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

228

Dịch địa nhiệt đã qua sử dụng

Dịch địa nhiệt đã qua sử dụng gồm nước loại bỏ từ quá trình tách hơi (nước loại bỏ là nước đi kèm hơi từ hồ chứa địa nhiệt), và ngưng tụ thu được từ dòng ngưng tụ hơi cạn kiệt sau khi phát năng lượng. Các nhà máy sử dụng tháp làm mát nước trong quá trình bay hơi sẽ nối trực tiếp ngưng tụ địa nhiệt với chu kỳ làm mát. Ngưng tụ địa nhiệt có thể được đặc trưng bởi nhiệt độ cao, pH thấp, và hàm lượng kim loại nặng. Nước loại bỏ từ quá trình tách thường có pH trung tính và có thể chứa kim loại nặng.3 Chất lượng dòng hơi tạo thành và nước thay đổi tùy thuộc vào đặc trưng của nguồn địa nhiệt.

Các biện pháp khuyến nghị quản lý dịch địa nhiệt bao gồm như sau:

• Đánh giá một cách cẩn thận các tác động môi trường tiềm ẩn của việc thải dịch địa nhiệt tùy thuộc vào hệ thống làm mát đã chọn; 4

• Nếu nhà máy không bơm lại tất cả dịch địa nhiệt dưới đất, chất lượng nước thải cần phải phù hợp với mục đích sử dụng của vùng nước tiếp nhận như mô tả trong Hướng dẫn chung EHS. Việc này có thể bao gồm điều chỉnh nhiệt độ nước thải theo quy định của địa phương hoặc các tiêu chuẩn các vùng đặc biệt dựa trên tác động tiềm ẩn tới vùng nước nhận. Nếu nồng độ kim loại nặng trong dịch khoan địa

3 Kestin (1980) 4 Khoan/Bơm lại có thể là phù hợp trong một số trường hợp để kéo dài vòng đời của các hồ chứa.

nhiệt cao, thì thường xuyên kiểm tra sự xả thải vào vực nước tự nhiên mà có thể cần thiết phải xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý phức hợp và hiệu quả;

• Nếu việc bơm lại là biện pháp thay thế lựa chọn, thì khả năng nhiễm bẩn nước ngầm cần phải được giảm thiểu bằng cách lắp đặt lớp bọc nền giếng chống rò rỉ trong các giếng khoan tới tận cùng cấu tạo địa chất mà hồ chứa địa nhiệt đặt;

• Cơ hội để tái sử dụng dòng năng lượng địa nhiệt loại bỏ cần được xem xét, gồm:

o Sử dụng công nghệ phát năng lượng kép;

o Sử dụng quá trình công nghiệp downstream nếu chất lượng nước loại bỏ (kể cả mức tổng kim loại nặng và tổng kim loại nặng hòa tan) phù hợp với yêu cầu về chất lượng của việc sử dụng dự kiến. Ví dụ sử dụng downstream gồm ứng dụng nhiệt năng như nhà kính, nuôi trồng thủy sản, sưởi không gian, quá trình chế biến thực phẩm/nông sản, và trong ngành giải trí cho khách sạn/tắm hơi, và các loại khác;

o Xả thải cuối cùng các dịch thải đã sử dụng theo các yêu cầu về xử lý xả thải của các hoạt động có thể áp dụng, nếu có, và phù hợp với mục đích sử dụng của vực nước nhận, như nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

229

Phát thải khí

Phát thải của nhà máy địa nhiệt không đáng kể so với các nhà máy điện đốt nhiên liệu hóa thạch.5 Hydrogen sulfide và thủy ngân là những chất ô nhiễm không khí tiềm ẩn chính liên quan đến công nghiệp năng lượng địa nhiệt dùng công nghệ hơi khô hoặc ánh sáng. Carbon dioxide có trong hơi nước mặc dù sự phát thải của chúng cũng được xem là không đáng kể so với nguồn đốt nhiên liệu hóa thạch. Sự có mặt và nồng độ các chất ô nhiễm không khí tiềm ẩn có thể thay đổi phụ thuộc vào đặc tính của nguồn địa nhiệt.

Sự phát thải có thể xảy ra trong quá trình khoan giếng và các hoạt động thử nghiệm dòng chảy, và qua hệ thống tháp làm mát/bình ngưng tiếp xúc hở ngoại trừ bơm ra ngoài bình ngưng tụ và bơm lại vào hồ chứa cùng với dịch địa nhiệt loại bỏ. Miệng giếng khoan và miệng vỏ bọc cũng có thể là nguồn phát thải hydro tiềm ẩn, chủ yếu trong các điều kiện vận hành xáo trộn khi có yêu cầu thông hơi. Công nghệ đôi và công nghệ đôi kết hợp ánh sáng (công nghệ ngưng không tiếp xúc) gần như không có phát thải hydrogen sulfide hoặc thủy ngân vào khí quyển vì bơm lại tất cả dịch địa nhiệt và các khí.

Các phương pháp khuyến nghị để quản lý phát thải khí bao gồm như sau:

5 Ví dụ, nhà máy địa nhiệt phát thải khoảng 1% sulfur oxide (SOx), và nitrogen oxide (NOx), và 5% carbon dioxide (CO2) của lượng phát thải của nhà máy nhiệt điện cùng công suất sử dụng nhiên liệu than (Duffield và Sass (2003))

• Xem xét các lựa chọn công nghệ bao gồm xem xét bơm lại toàn bộ hoặc từng phần khí cùng với dịch khoan địa nhiệt trong bối cảnh tác động môi trường tiềm ẩn từ các công nghệ thay thế với các yếu số chính khác, như sự phù hợp của công nghệ với nguồn địa chất và các cân nhắc về kinh tế (ví dụ vốn và chi phí vận hành/duy trì);

• Nếu bơm lại toàn bộ là không thực hiện được, thì thông khí hydrogen sulfide và hơi thủy ngân không ngưng tụ dựa trên đánh giá tác động tiềm ẩn tới nồng độ không khí xung quanh, mức ô nhiễm sẽ không được vượt quá tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe có thể áp dụng;

• Nếu cần, sử dụng hệ thống làm giảm để loại bỏ sunfua hydro và thủy ngân phát thải từ các khí không ngưng tụ. Ví dụ kiểm soát hydrogen sulfide có thể gồm hệ thống lọc uớt và lọc khô hoặc hệ thống khử/ôxy hóa pha lỏng, trong khí kiểm soát phát thải thủy ngân có thể là ngưng tụ hơi khí cùng với tách pha hoặc phương pháp hấp phụ.

Chất thải rắn

Công nghệ địa nhiệt không sinh ra một lượng chất thải rắn đáng kể. Lưu huỳnh, Silic và carbonate kết tủa được thu gom từ tháp làm mát, hệ thống lọc khí, tuabin, và bộ tách hơi. Bùn này có thể được phân loại là nguy hại tuỳ thuộc vào nồng độ và khả năng tiềm ẩn rò rỉ của hợp chất silic, clorua,

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

230

arsen, thủy ngân, vanidium, nickel, và các kim loại nặng khác. Các biện pháp khuyến nghị quản lý chất thải nguy hại được mô tả trong Hướng dẫn chung EHS và liên quan đến quá trình lưu giữ tại chỗ thích hợp và các chính sách ngăn ngừa trước khi xử lý cuối cùng và thải bỏ tại các phương tiện chất thải phù hợp. Nếu bùn có chất lượng có thể chấp nhận không có hàm lượng các kim loại trong dịch chiết đáng kể (nghĩa là chất thải không nguy hại), tái sử dụng tại chỗ hoặc đưa đi nơi khác như để lấp lại có thể được xem xét là lựa chọn thải bỏ tiềm năng. Chất rắn có thể tái chế như bánh lưu huỳnh cần được tái chế do bên thứ ba ở một mức độ phù hợp.6 Các con đường thải bỏ sẽ phải được xác định trước tiên bằng cách phân tích hóa học phù hợp các chất kết tủa, mà cần phải được tiến hành định kỳ (ví dụ hằng năm) để có thể giúp cho/xem xét sự biến đổi hóa địa tiềm ẩn và dẫn đến tác động lên chất lượng chất thải.

Sự phun trào giếng và hỏng đường ống

Mặc dù rất ít xảy ra, sự phun trào giếng và hỏng đường ống có thể xảy ra trong quá trình khoan giếng hoặc vận hành phương tiện. Những sự cố như vậy có thể dẫn đến sự phát thải các chất khoan độc hại thêm vào và dịch khoan, cũng như các khí hydrogen sulfide từ các dạng cấu tạo dưới đất. Sự đứt gãy đường ống có thể dẫn đến

6 Một ví dụ về sử dụng hữu ích là sản xuất phân bón dùng trong nông nghiệp.

phát thải trên bề mặt các dịch địa nhiệt và dòng hơi có chứa kim loại nặng, axít, chất lắng đọng khoáng và các chất ô nhiễm khác.

Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm khuyến nghị và phương pháp kiểm soát sự cố giếng khoan và đứt gãy đường ống bao gồm:

• Bảo dưỡng thường xuyên đường ống dẫn dịch khoan địa nhiệt và đầu nguồn, bao gồm kiểm soát ăn mòn và thanh tra; quan trắc áp suất, và sử dụng các thiết bị phòng ngừa sự cố như các van khóa; và

• Thiết kế kế hoạch ứng phó khẩn cấp đối với sự phun trào giếng và đứt gãy đường ống, kể cả các biện pháp về chính sách phòng ngừa tràn dịch khoan địa nhiệt.7

Lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp xem thêm trong Hướng dẫn chung EHS.

Khai thác và sử dụng nước

Việc khai thác nước mặt là cần thiết cho các hoạt động năng lượng địa nhiệt khác nhau, kể cả khoan giếng, thử nghiệm bơm phun của dạng dưới bề mặt và sử dụng trong hệ thống làm mát. Nước mặt được dùng cho quá trình làm mát đơn lẻ không tiếp xúc được quay lại nguồn có nhiệt tăng lên nhưng không thay đổi chất lượng nước.

Các biện pháp quản lý sau được khuyến nghị để bảo tồn nguồn nước

7 Thông tin thêm xem Babok và Toth (2003)

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

231

được dùng để hỗ trợ cho các hoạt động năng lượng địa nhiệt:

• Đánh giá các bản ghi chép thủy học đối với những tính chất thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn của các dòng chảy phục vụ làm nguồn nước, và đảm bảo rằng các dòng cực trị được duy trì trong khoảng thời gian dòng chảy thấp sao cho không làm cản trở tới đường di chuyển của các loài cá hoặc tác động không đáng kể đến thực vật thủy sinh;

• Quan trắc sự thay đổi nhiệt độ của nước thải và vực nước nhận phù hợp với quy định về nhiệt xả thải hoặc, khi không có quy định, ghi chép định kỳ trong tài liệu này.

1.2 An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

Các vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp và an toàn trong quá trình xây dựng và ngừng hoạt động/phá dỡ của dự án năng lượng địa nhiệt cũng giống như là chung như các cơ sở công nghiệp khác và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát được nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong các dự án năng lượng địa nhiệt bao gồm các mối tiềm ẩn phơi nhiễm với:

• Khí địa nhiệt

• Không gian hạn chế

• Nhiệt

• Tiếng ồn

Khí địa nhiệt

Phơi nhiễm nghề nghiệp với các khí địa nhiệt, chủ yếu là khí hydrogen sulfide, có thể xảy ra trong dịch địa nhiệt phát thải không thường xuyên (ví dụ sự cố đường ống) và duy trì công việc trong không gian hẹp như trong đường ống, tuabin, và bộ ngưng tụ. Mối nguy đáng kể của hydrogen sulfide có thể thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí và cấu tạo địa chất đặc thù tới thiết bị.

Nếu có các tiềm ẩn về phơi nhiễm mức độ ngy hại của hydrogen sulfide, các thiết bị năng lượng địa nhiệt cần phải được xem xét về các biện pháp quản lý sau:

• Lắp đặt hệ thống monitoring và cảnh báo khí hydrogen sulfide. Số lượng và vị trí máy monitor cần phải được xác định dựa trên đánh giá vị trí nhà máy đối với phát thải hydrogen sulfide và sự phơi nhiễm nghề nghiệp;8

• Xây dựng kế hoạch khi xảy ra sự cố với khí hydrogen sulfide, kể cả các khía cạnh cần thiết từ sự di chuyển/sơ tán tới khi bắt đầu lại các vận hành bình thường;

• Bố trí các đội ứng phó khẩn cấp và những người làm trong các vị trí có

8 Ngưỡng cảnh báo đặt cho thiết bị hoặc máy đo hydrogen sulfide cá nhân cần phải đặt dưới tiêu chuẩn về an toàn khuyến nghị dựa trên lời khuyên của các chuyên gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

232

nguy cơ phơi nhiễm cao được trang bị máy đo hydrogen sulfide cá nhân, thiết bị tự thở và cung cấp ôxy khẩn cấp, và đào tạo về an toàn và việc sử dụng hiệu quả các thiết bị trên;

• Dự phòng hệ thống thông hơi đầy đủ của các toà nhà đang sử dụng để tránh sự tích luỹ khí hydrogen sulfide;

• Xây dựng/phát triển và thực thi các chương trình cấp phép ra vào không gian hẹp đối với các khu vực thiết kế riêng như “Không gian hạn chế” (xem dưới đây);

• Cung cấp cho công nhân thông tin có sẵn về thành phần hóa học của các pha lỏng và khí với giải thích về an toàn và sức khỏe.

Không gian hạn chế

Mối nguy về không gian hạn chế trong ngành này và bất kỳ các ngành công nghiệp khác là tiềm ẩn không tránh được. Lối vào không gian hạn chế của công nhân và mối tiềm ẩn tai nạn có thể thay đổi ở các cơ sở địa nhiệt khác nhau tuỳ thuộc vào thiết kế, thiết bị tại chỗ, và sự có mặt nước ngầm hoặc dịch địa nhiệt. Những khu vực đặc trưng và duy nhất đối với lối vào không gian chật hẹp có thể là tuabin, bình ngưng tụ, và tháp nước làm mát (trong các hoạt động bảo dưỡng), buồng thiết bị monitoring (trong khi lấy mẫu), và lỗ khoan “hầm” (hầm dưới mặt đất được tạo thành cho các mục đích khoan).

Nhà máy năng lượng địa nhiệt cần phải được xây dựng và thực thi các quy trình lối vào không gian chật hẹp như nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Nhiệt

Sự phơi nhiễm nghề nghiệp với nhiệt xảy ra trong hoạt động xây dựng, và trong vận hành và bảo dưỡng đường ống, giêngs khoan và các thiết bị nóng có liên quan. Sự phơi nhiễm không thường xuyên gồm các tai nạn sự cố nô tiềm ẩn trong khoan cũng như sự cố trong lắp đặt các kho chứa và vận chuyển hơi.

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát phơi nhiễm nhiệt bao gồm:

• Giảm thời gian làm việc yêu cầu trong môi trường nhiệt độ tăng và đảm bảo có nước uống;

• Che chắn bề mặt nơi công nhân phải tiếp xúc gần với thiết bị nóng, bao gồm thiết bị phát, đường ống;

• Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) phù hợp, gồm găng tay và giầy;

• Thực thi các quy trình an toàn phù hợp trong quá trình khoan thăm dò.

Tiếng ồn

Nguồn ồn trong các nhà máy địa nhiệt chủ yếu liên quan đến khoan giếng, lấy hơi nước và thông khí. Các nguồn khác bao gồm thiết bị liên quan đến các phương tiện bơm, tuabin, và các

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

233

hoạt động xả đường ống nhất thời. Mức ồn nhất thời có thể vượt quá 100 dBA trong một số các hoạt động khoan và thông hơi. Công nghệ giảm ồn bao gồm việc sử dụng bộ giảm âm bằng đá, cách âm và vật chắn trong khoan, ngoài ra còn dùng thiết bị giảm âm trong các phương tiện quá trình xả hơi. Các khuyến nghị bổ sung để quản lý tiếng ồn và chấn rung như sử sụng PPE phù hợp được nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

1.3 An toàn và Sức khỏe cộng đồng

Các vấn đề an toàn và sức khỏe cộng đồng trong xây dựng và ngừng hoạt động/tháo dỡ của nhà máy năng lượng địa nhiệt cũng giống như phần lớn các nhà máy công nghiệp, và được nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Các vấn đề an toàn và sức khỏe cộng đồng trong vận hành nhà máy năng lượng địa nhiệt gồm:

• Phơi nhiễm khí hydrogen sulfide;

• An toàn cơ sở hạ tầng;

• Tác động lên tài nguyên nước.

Hydrogen sulfide

Ngoài việc phòng ngừa và kiểm soát phát thải và phơi nhiễm với khí hydrogen sulfide được nêu trong phần an toàn và sức khỏe lao động, môi trường ở trên, khả năng phơi nhiễm tới các thành viên của cộng đồng cần phải được xem xét cẩn thận trong quá trình

lập kế hoạch và thực thi các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Nếu khả năng phơi nhiễm cộng đồng là đáng kể, ví dụ về biện pháp giảm nhẹ bao gồm:

• Xác định các nguồn phát thải tiềm ẩn đáng kể cùng với xem xét phơi nhiễm khí hydrogen sulfide tới cộng đồng lân cận (xem xét các yếu tố môi trường chủ chốt như vùng lân cận, hình thái học và hướng gió chính);

• Lắp đặt mạng theo dõi khí hydrogen sulfide có số lượng và vị trí của trạm quan trắc được xác định thông qua mô hình phát tán khí, có tính đến vị trí nguồn phát thải và khu vực cộng đồng sử dụng và sinh sống;

• Vận hành liên tục hệ thống quan trắc khí hydrogen sulfide để tạo điều kiện phát hiện sớm và cảnh bảo;

• Lập kế hoạch khẩn cấp có lấy ý kiến của cộng đồng để cho phép ứng phó hiệu quả với cảnh báo hệ thống quan trắc.

An toàn trong cơ sở hạ tầng

Cộng đồng có thể bị phơi nhiễm với các mối nguy vật lý liên quan đến giếng khoan và mạng lưới đường ống có liên quan. Các mối nguy có thể là kết quả từ tiếp xúc với các thành phần nóng, sự hỏng hóc thiết bị, hoặc sự có mặt của các cơ sở hạ tầng bị bỏ lại có thể tạo nên không gian chật hẹp hoặc mối nguy hại. Kỹ thuật quản lý được

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

234

khuyến nghị để giảm nhẹ các tác động này gồm:

• Đặt các vật che chắn, như hàng rào và các dấu hiệu cảnh báo, để ngăn ngừa việc tiếp cận và cảnh báo các mối nguy hiện có;

• Giảm thiểu chiều dài của hệ thống đường ống cần thiết;

• Xem xét tính khả thi của các đường ống dưới đất hoặc che chắn nhiệt để ngăn ngừa dân chúng tiếp xúc với đường ống dẫn năng lượng địa nhiệt nóng;

• Quản lý đóng cửa cơ sở hạ tầng như các đường ống dẫn và con đường tiếp cận, kể cả: làm sạch, tháo dỡ và di chuyển thiết bị; phân tích chất lượng đất có làm sạch những nơi cảnh báo; trồng cây các địa điểm và phong tỏa; các con đường tiếp cận nếu cần;

• Quản lý đóng cửa các miệng giếng kể cả bịt giếng bằng xi măng, di chuyển miệng giếng, và nén lấp lại xung quanh miệng giếng, nếu cần.9

Tác động đến tài nguyên nước

Khai thác, bơm trở lại và thải dịch địa nhiệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nguồn nước tài nguyên bề mặt và ngầm. Các ví dụ về tác động đặc thù bao gồm việc vô ý đưa dịch địa nhiệt vào vùng nhận nông hơn trong khai thác và các hoạt động bơm

9 Tháo dỡ cơ sở hạ tầng hiện trường địa nhiệt và đóng cửa có thể cần phải lập kế hoạch chi tiết tùy thuộc vào địa điểm đặc thù.

nạp lại hoặc giảm dòng chảy suối nóng do các hoạt động thu hồi. Các biện pháp khuyến nghị để ngăn ngừa và kiểm soát các tác động này bao gồm:

• Soạn thảo mô hình địa thủy học và địa chất học toàn diện kể cả toàn bộ đặc tính địa chất học, cấu tạo và kiến tạo địa chất, kích thước các hồ chứa, ranh giới, kỹ địa và đặc tính thủy lực đá khai nguyên;

• Hoàn thiện đánh giá cân bằng nước và thủy địa học trong giai đoạn lập kế hoạch dự án để nhận biết mối quan hệ về nước giữa khai thác địa nhiệt và các điểm bơm nạp lại và mọi nguồn đặc trưng nước uống hoặc nước mặt;

• Cách ly nguồn sinh ra hơi nước từ các dạng nước nông có thể được dùng làm nguồn nước uống qua việc lựa chọn cẩn thận địa điểm và hệ thống chống thành giếng được thiết kế và lắp đặt phù hợp;

• Tránh các tác động xấu lên nước mặt bằng cách áp dụng chuẩn thải nghiêm ngặt và các phương pháp phù hợp để có chất lượng nước và nhiệt độ đạt được tiêu chuẩn có thể chấp nhận được.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

235

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải khí và nước thải

Phát thải khí

Phát thải ít khí hydrogen sulfide, hơi thủy ngân và sulfur dioxide có thể gia tăng do phát thải nhất thời từ tháp làm mát nếu quá trình ngưng tụ có sự tiếp xức của hơi và nước làm mát. Giá trị hướng dẫn đối với phát thải khí và nước thải trong phần này thể hiện thực hành công nghiệp quốc tế tốt được công nhận trong các tiêu chuẩn liên quan trong khuôn khổ pháp lý của các nước. Mặc dù dự án năng lượng địa nhiệt thường không phải là nguồn điểm phát thải đáng kể trong quá trình xây dựng và vận hành, nhưng sự phát thải hydrogen sulfide hoặc các loại phát thải khác không được làm cho nồng độ không khí xung quanh cao hơn tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia, hoặc các hướng dẫn quốc tế được công nhận, nếu không có tiêu chuẩn quốc gia.10

Nước thải

Dịch địa nhiệt loại bỏ được bơm lại vào các dạng cấu tạo đá mẹ, nên sinh ra một khối lượng nước thải ít. Chất nhiễm bẩn tiềm ẩn trong nước thải địa nhiệt sẽ thay đổi theo tính khoáng của dạng địa chất tại đó, nhiệt độ của nước

10 Hướng dẫn chất lượng không khí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Geneva 2000.

địa nhiệt và quá trình nhà máy đặc thù. Nếu dịch địa nhiệt cạn kiệt/đã dùng không được bơm lại, nước thải cần phải đáp ứng được giới hạn thải của ngành đặc thù về nước mặt như nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

2.2 An toàn và sức khỏe lao động

Hướng dẫn về an toàn và sức khỏe lao động

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

236

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),11 Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),12 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),13 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu,14 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an

11 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/ 12 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 13 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 14 Có sẵn tại: http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).15

Giám sát về an toàn và sức khỏe lao động

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện16 như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

15 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 16 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

237

3.0 Tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung

ANZECC (Australian and New Zealand Environment Conservation Council).

ANZECC. Available at

http://www.deh.gov.au/about/councils/anzecc (accessed on March, 2006).

AS/NZ (Australian/New Zealand Standard on Risk Management). 1999. Australian/New Zealand Standard on Risk Management (AS/NZ 4360:1999). Auckland, NZ: AS/NZ. Available at

http://www.uq.edu.au/hupp/index.html?page=30899&pid=30896 (accessed on March 2006).

Axelsson, G., and Gunnlaugsson, E. 2000. “Background: Geothermal utilization, management and monitoring.” In Long-Term Monitoring of High- and Low Enthalpy Fields under Exploitation, World Geothermal Congress 2000 Short Courses, Japan, 3-10. Beppu, Japan.

Babok, B., Toth, A., 2003. Geothermal energy production and its environmental impacts in Hungary. International Geothermal Conference , Reykjavik, 2003., pp. 19-25.

Bay Area Air Quality Management District, Regulation 9: Inorganic Gaseous Pollutants, Rule 5 - Hydrogen Sulfide from Geothermal Power Plants. Available at http://www.baaqmd.gov/dst/regulations/index.htm#reg9 (accessed on September 11, 2006).

Brophy, Paul. 1997. “Environmental Advantages to the Utilization of Geothermal Energy.” Renewable Energy 10:2-3, table 3.374.

Bloomfield, K., Moore, J.N., and R.M. Neilson Jr. (2003). Geothermal Energy Reduces Greenhouse Gases. Davis, CA.: Geothermal Research Council. GRC Bulletin, April 2003.

Brown, K. L. 2000. “Impacts on the physical environment.” In Brown, K.L., ed., Environmental Safety and Health Issues in Geothermal Development, World Geothermal Congress 2000 Short Courses, Japan, 43—56. Beppu, Japan.

California Energy Commission. 2002. Overview of Geothermal Energy in California. Sacramento, CA. California Energy Commission. Available at http://www/energy.ca.gov/geothermal/overview (accessed on March 2006. California Vision of Oil Gas and Geothermal Resources. 2004. Geothermal Injection Wells.: California Vision of Oil Gas and Geothermal Resources. Available at

http:/www.consrv.ca.gov/DOG/geothermal/general_info/injection_wells.htm (accessed on March 2006).

Crecilius, E.A.; Robertson, D.E.; Fruchter, J.S.; and Ludwick, J.D. 1976. Chemical forms of mercury and arsenic emitted by a geothermal power plant. 10th Annual Conference on Trace Substances in Environmental Health. University of Missouri, Columbia, Missouri, United States.

Dipippo, R. 1999. Small Geothermal energy Plant, Design, Performance and Economics. Geothermal Research Council Bulletin (June).Davis, Ca.

Duffield, W.A., Sass, J.H, 2003. Geothermal Energy - Clean Power from the Earth’s Heat. U.S. Geological Survey.Circular 1249. p. 43

FME (Federal Ministry for the Environment of Germany). 2005. Geothermal Energy - Energy for the Future. Werner Burchmann, ed. Berlin, Germany: Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation and Nuclear Safety. Available at www.bmu.de. (accessed March 2006).

Geothermal Hot Line. 1996. Subsidence and Uplift at Heber Geothermal Field. California.

Geothermal Regulatory and Reclamation Program at DOGAMI. Department of Geology and Minerals Industries. Portland, OR. Available at

http://www.oregongeology.com/sub/oil/oilhome.htm (accessed on March 2006).

Geothermal Training Programme Reports. 2003. Orkustofnun, Grensásvegur 9, Number 5 IS-108. Reykjavík, Iceland.Gutierrez-Negrin, L.C.A., and Quijano-Leon, J.L. 2004. Analysis of Seismicity in the Los Humeros, Mexico, Geothermal Field. Geothermal Resources Council Transactions 28: 467-72.

Hiroyuki T., H. Takagi, Y. Kiyota, K., Matsuda, Hideki Hatanaka, Kanichi Shimada, Hirofumi Inuyama, Roger Young, Larry F. Bayrante, Oliver T. Jordan, Jesus Reymundo M. Salera, and Francis Edward B. Bayon. 2000. Development and Verification of a Method to Forecast Hot Springs Interference due to Geothermal Power Exploitation. Proceedings World Geothermal Congress 2000. Kyushu - Tohoku, Japan, May 28-June 10, 2000.

International Geothermal Association. 2001. Report of the IGA to the UN Commission on Sustainable Development, Session 9 (CSD-9), New York, April 2001.

International Energy Agency. 2003. Appendices to Report on Benign Energy: The Environmental Implications of Renewables. Appendix G Geothermal Paris, France: International Energy Agency. Available at http://www.iea.org/pubs/studies/files/benign/pubs/app

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

238

end3g.pdf (accessed on March 2003).

Kagel. A, D. Bates, and K. Gawell. 2005. Clear the Air: Air Emissions from Geothermal Electric Power Facilities Compared to Fossil-Fuel Power Plants in the United States. Washington, DC: Geothermal Energy Association, GRC Bulletin, May/June.

Kestin, J. (Editor). Source book on the production of electricity from Geothermal Energy. US Department of Energy. Division of Geothermal Energy. Washington, D.C.

Krzan, Zbigniew. 1995. “Environmental Protection of the Tatra, Pieniny and Gorge Mountains by the Use of Geothermal Energy.” WGC 4: 2799-800.

Lienau, P.J., and Lunis, B.C. (editors), 1991. Geothermal direct use engineering and design guidebook. Geoheat Center, Oregon Institute of Technology.

Lunis, B., and Breckenridge, R. 1991. “Environmental considerations.” In Lienau, P.J. and Lunis, B.C., eds., Geothermal Direct Use, Engineering and Design Guidebook, 437-45. Klamath Falls, Oregon: Geo-Heat Center.

Philippines DOE (Department of Energy). 2002. Guidelines for Geothermal Operations in the Philippines. Bureau Circular No. 83-01-02 .Manila. DOE. Available at www.doe.gov.ph/peer2005 (accessed on March 2003.

Reed, Marshall J., and J. Renner. 1995. “Environmental Compatibility of Geothermal Energy.” In F.S. Sterret, eds., Alternative Fuels and the Environment. Boca Raton: CRC Press.

Takashashi, K, M. Kuragaki, 2000. Yanaizu-Nishiyama geothermal power station H2S Abatement. Proceedings of World Geothermal Congress, Beppu, Japan, 2000. pp. 719-724

Timperly, M.H., and L.F. Hill, (1997). Discharge of mercury from the Wairakei geothermal power station to the Waikato River, New Zealand. New Zealand Journal of Marine and Freshwater Research, 1997, Vol. 31: 327-336

UNEP (United Nations Environmental Programme). 2005. Guidelines for Geothermal Energy Systems (Release 1.0) Environmental Due Diligences of Renewable Energy Projects, United Nations Environmental Programme. UNEP. Available at www.energy-base.org/fileadmin/

media/sefi/docs/edd_geothermal.pdf (accessed on November 5, 2005).

U.S. DOE (U.S. Department of Energy), 2000. Revised Geothermal Safety and health rules and regulations. Department Circular 2000-02-001. Washington DC.

US DOE (U.S. Department of Energy). 2001. Energy and Geosciences Institute at University of Utah. Geothermal Energy: Clean Sustainable Energy for the Benefit of Humanity and the Environment (Brochure).. Washington, DC: US

DOE. Available at

http://www.geo-energy.org/RedBrochure.pdf (accessed on October 2004).

US DOE (U.S. Department of Energy), Energy Efficiency and Renewable

Energy (EERE). 2004. Geothermal Technologies Program. Geothermal energy Plants.. Washington, DC: US DOE/EERE. Available at http://www,eere.gov/geothermal/powerplants.html (accessed on December 6, 2004).

US DOE (U.S. Department of Energy), Geothermal Technologies Program. 2004. Geopowering the West: Hawaii Facts Sheet. December 21, 2004. Washington, DC: US DOE. Available at

http://www.eere.energy.gov/geothermal/gpw_hawaii.html (accessed on March 2006).

U.S. DOE (U.S. Department of Energy), NERL(National Renewable Energy Laboratory). 2001. Geothermal Energy: Heat from the Earth (Publication No. DOE/GO - 102001-1432). Washington, DC: US DOE/NERL. Available at http://www.nrel.gov/dos/fy02osti/29214/pdf (accessed on December 6, 2004).

Utah Water Quality Act. 2004. The Utah Water Quality Act and Title R317 -Environmental Quality and Water Quality, 2004. State of Utah.

Weres, O. 1984. Environmental Protection and the Chemistry of Geothermal Fluids. Berkley, CA.: Lawrence Berkeley Laboratory, LBL 14403.

World Bank Group. 2002. Geothermal Energy. Washington, DC: World Bank Group. Available at http://www.worldbank.org/html/fpd/energy/geothermal/ (accessed on December 6, 2004).

World Health Organization (WHO), Air Quality Guidelines, Second Edition, Geneva, 2000. Available at http://www.euro.who.int/air/activities/20050223_3 (accessed on September 11, 2006).

World Energy Council website (June 2006):

http://www.worldenergy.org/wec- geis/publications/default/tech_papers/17th_congress/3_1_17.asp

Wright, P.M. 1998. The Sustainability of Production from Geothermal Resources. Bulletin. Geo-Heat Center 19(2): 9-12

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

239

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Công nghiệp năng lượng địa nhiệt liên quan đến nhiệt độ cao, hồ chứa nước địa nhiệt hoặc hơi ngầm, và chuyển nhiệt năng thành điện năng. Nhà máy năng lượng địa nhiệt thường đặt ở vùng liền kề với nguồn nhiệt năng để giảm thất thoát nhiệt do vận chuyển. Khoảng cách dài hơn đối với truyền tải và phân phối năng lượng có thể điều chỉnh phù hợp với đường dẫn năng lượng đã định cỡ phù hợp. Nhà máy địa nhiệt thường yêu cầu 0,5 đến 3,4 hecta đất trên megawatt (MW). Phát triển địa nhiệt liên hợp/tổ hợp cung cấp năng lượng và có thể sử dụng nhiệt năng dư thừa từ các dịch khoan địa nhiệt đã sử dụng trong một số ngành công nghiệp downstream tiềm năng, như nhà kính, nuôi trồng thủy sản, sưởi không gian, quá trình chế biến thực phẩm/nông sản, khách sạn/tắm hơi, và các hoạt động khác trong đó.17

Các thành phần cơ bản của nhà máy năng lượng địa nhiệt bao gồm giếng tiếp cận hơi và nước ngầm nóng, tuabin hơi, thiết bị phát, thiết bị ngưng tụ, tháp làm mát, bơm nạp lại, và thiết bị kết nối mạng lưới điện.

Dự án năng lượng địa nhiệt liên quan đến ba giai đoạn chính, bao gồm thăm dò và đánh giá bể chứa, phát triển hiện trường sản xuất, và xây dựng nhà máy năng lượng.

Hoạt động thăm dò và đánh giá bể chứa bao gồm điều tra về địa chất học, địa lý

17 Lienau và lunis (1991)

học và khoan để khoan thăm dò và thử nghiệm bể chứa.

Phát triển hiện trường sản xuất liên quan đến khoan các giếng sản sinh hơi nước hoặc nước nóng và giếng nạp lại và xử lý đầu ra của bể chứa để sử dụng trong nhà máy năng lượng. Việc khoan sẽ tiếp tục trong suốt vòng đời của dự án, vì quá trình sản xuất và bơm nạp giếng cần được cập nhật định kỳ để hỗ trợ/trợ giúp cho các yêu cầu phát năng lượng.

Các hoạt động xây dựng nhà máy năng lượng bao gồm xây dựng các phương tiện nhà máy năng lượng và các cơ sở hạ tầng liên quan, kể cả tháp làm mát, đường ống, và các phương tiện để xử lý và bơm nạp lại nước thải và khí. Các hoạt động khác bao gồm thiết lập hồ/ao lắng để giúp cho quá trình khoan và thử giếng, và xây dựng các con đường tiếp cận, kho lưu giữ, và các phương tiện bảo dưỡng.

Các hoạt động vận hành gồm có vận hành và bảo trì nhà máy định kỳ, theo dõi giếng khoan và định kỳ khoan các giếng sản xuất và bơm lại, xử lý dịch địa nhiệt và bảo trì đường ống.

Dịch khoan thiệt địa siêu nóng thường chứa nhiều kim loại hoà tan và các khí. Nước thải đã xử lý và khí thường được bơm lại vào bể chứa hoặc vùng ngoại vi để giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn nước ngầm. Xây dựng hồ lắng/làm mát có che phủ để thu và lọc khí đôi khi cần thiết cho các trường hợp mà dịch nước

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT

240

thải và bơm nạp lại và khí là không thể thực hiện được.

Tuỳ thuộc vào thiết kế của cơ sở, tháp làm mát có thể dùng dịch địa nhiệt hoặc mượn từ nguồn nước mặt để lưu thông. Chất thải rắn nguy hại có thể được tạo ra từ sự kết tự sulfur trong ngưng tụ và cần phải loại bỏ và lưu giữ phù hợp tại chỗ trước khi thải bỏ.

Có hai loại nguồn địa nhiệt chính: hơi khô và nước nóng.18 Trong nguồn hơi khô, đầu ra của các giếng sản xuất là hơi khô có thể được dùng trực tiếp để chạy tuabin trong khi nguồn nước nóng, giếng có thể phát ra nước nhiệt độ cao (>180oC). Đối với nguồn nước có nhiệt độ dưới 180oC, phát năng lượng có thể sử dụng hệ thống chu kỳ kép có liên quan đến việc sử dụng dịch khoan thứ cấp, như được giải thích dưới đây.

Dự án năng lượng địa nhiệt nói chung liên quan một trong các quá trình sau, hoặc kết hợp các quá trình:

Hơi địa nhiệt: Hơi được tách từ nguồn nước nóng và được dùng cho năng lượng nếu nhiệt độ của nguồn nước trên 180 oC, mà cho phép khai thác hơi áp suất cao thông qua “chiết” trong thiết bị tách hơi để chạy tuabin. chiết đơn, chiết kép và đặc biệt chiết ba lần là các công nghệ thông thường. Phần hơi được dùng trong tuabin và nước nóng còn lại được loại bỏ hoặc bơm lại vào bể chứa.

Quá trình địa nhiệt kép: Nếu nhiệt độ nguồn dưới 180oC, chu kỳ thứ hai sử dụng dịch khoan có điểm sôi thấp, như isobutene, isopentane hoặc hỗn hợp

18 Duffield và Sass (2003)

ammonia-nước, được dùng để phân chia giữa nguồn nhiệt (dịch địa nhiệt) và tuabin.

Xả/bốc địa nhiệt kết hợp/kép: Cả quá trình chiết và kép được dùng để tăng hiệu suất.

Quá trình hơi khô địa nhiệt: Hơi khô áp suất cao được phát ra từ các giếng sản xuất được sử dụng trực tiếp trong tua bin để phát điện. Nguồn hơi khô có giá trị cao nhưng ít khi tương đối.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

241

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN CHO NĂNG LƯỢNG GIÓ

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công nghiệp chung và công nghiệp đặc thù của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng tương ứng như là chính sách và tiêu chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này được biên soạn để áp dụng cùng với tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng được cho tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang web:

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi tài chính và kỹ thuật.

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các mức độ thực hiện và các biện pháp nói chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý. Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro của từng dự án được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự án đều phải được tính đến. Khả năng áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi khác cần phải được phân tích đầy đủ và chi tiết như là một phần của đánh

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

242

giá tác động môi trường của địa điểm cụ thể. Các phân tích này cần phải chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho năng lượng gió bao gồm thông tin liên quan đến các khía cạnh môi trường, sức khỏe và an toàn của các cơ sở năng lượng gió gần bờ và xa bờ. Phụ lục A bao gồm miêu tả đầy đủ hoạt động công nghiệp của ngành này. Các vấn đề EHS kết hợp với việc vận hành các đường truyền dẫn được giải quyết trong Hướng dẫn EHS cho Truyền dẫn và Phân phối Điện.

Tài liệu này bao gồm những mục như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

243

1.0 Các tác động đặc thù của ngành công nghiệp và việc quản lý

Mục sau đây cung cấp tóm tắt các vấn đề EHS liên quan đến các cơ sở năng lượng gió cùng với các khuyến nghị cho việc quản lý các cơ sở này.

1.1 Môi trường

Các hoạt động xây dựng cho các dự án năng lượng gió điển hình bao gồm giải phóng mặt bằng để chuẩn bị công trường và đường vào; đào, nổ mìn và lấp; vận chuyển vật liệu và nhiên liệu cung ứng; xây dựng móng liên quan đến đào và đổ bê tông; vận hành cần trục để nâng và lắp thiết bị; và đưa thiết bị mới vào làm việc. Các hoạt động tháo dỡ thiết bị bao gồm di dời cơ sở hạ tầng và giải phóng công trường.

Các vấn đề môi trường liên quan tới những công tác xây dựng và tháo dỡ này có thể bao gồm, tiếng ồn và rung chấn, xói mòn đất và các đe dọa cho đa dạng sinh học bao gồm sự thay đổi về nơi cư trú và các tác động đến đời sống hoang dã. Vì các cơ sở năng lượng gió có đặc thù ở những vùng xa, việc vận chuyển thiết bị và nguyên liệu trong suốt quá trình xây dựng và tháo dỡ có thể có những thách thức về hậu cần. Các khuyến nghị cho quản lý các vấn đề EHS này được cung cấp trong mục xây dựng và tháo dỡ môi trường của Hướng dẫn EHS chung.

Các vấn đề môi trường cụ thể cho hoạt động của các dự án và cơ sở năng

lượng gió bao gồm:

• Tác động đến tầm nhìn

• Tiếng ồn

• Sự xáo trộn, bị thương hoặc tử vong của các loài động vật và thực vật

• Các vấn đề về ánh sáng và soi sáng

• Thay đổi môi trường sống

• Chất lượng nước

Các tác động đến tầm nhìn

Phụ thuộc vào vị trí và nhận thức công cộng địa phương, một trạm gió có thể có tác động đến các nguồn tầm nhìn. Các tác động đến tầm nhìn liên quan đến các dự án năng lượng gió chủ yếu từ chính các tua-bin (ví dụ màu sắc, cân nặng và số lượng tua-bin) và các tác động liên quan đến sự tương tác qua lại với các tính chất của vùng lân cận. Việc ngăn ngừa và các biện pháp kiểm soát để giải quyết các tác động đế tầm nhìn bao gồm:2

• Tư vấn cộng đồng về địa điểm của trạm gió để kết hợp các giá trị cộng đồng trong thiết kế;

• Lưu ý đến đặc điểm của cảnh quan trong quá trình đặt tua-bin;

• Lưu ý đến tác động về tầm nhìn của các tua-bin từ các góc nhìn có liên quan khi xem xét đến địa bàn;

• Giảm thiểu sự xuất hiện các kết cấu 2 Gipe (1995).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

244

phụ thuộc trên hiện trường bằng các hàng rào chắn, giảm thiểu các con đường, chôn ngầm các đường điện nội bộ dự án và di dời các tua-bin không hoạt động;

• Tránh các dốc đứng, thực hiện các biện pháp xói mòn và tái sinh ngay lập tức các loài bản địa;

• Duy trì cỡ đồng nhất và thiết kế của các tua-bin (ví dụ các hướng quay, kiểu tua-bin và tháp, và khối lượng);

• Sơn tua-bin cùng một màu, đặc biệt hợp với màu trời (màu xám sáng hoặc xanh nhạt), đồng thời quan sát các quy định cho lái tàu và máy bay;

• Tránh khắc chữ, biển hiệu công ty, quảng cáo hoặc các biểu đồ trên tua-bin.

Tiếng ồn

Các tua-bin gió tạo tiếng ồn trong khi vận hành. Tiếng ồn chủ yếu được tạo ra từ các nguồn khí động lực và cơ khí. Tiếng ồn cơ khí có thể sinh ra do vỏ động cơ. Tiếng ồn khí động học bắt nguồn từ chuyển động của không khí xung quanh cánh và tháp tua-bin. Kiểu tiếng ồn khí động học có thể gồm tần số thấp, tần số thấp xung, âm, và dải rộng liên tục. Thêm vào đó, lượng tiếng ồn có thể tăng cùng với việc tăng tốc độ quay của cánh tua-bin, vì thế thiết kế tua-bin cho phép tốc độ quay thấp hơn với lượng gió dài hơn sẽ hạn chế lượng tiếng ồn sinh ra.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát tiếng ồn có liên quan chủ yếu đến các tiêu chuẩn thiết kế công trình. Ví dụ, dải tiếng ồn sinh ra do biến động không khí sau các cánh và tăng lên khi tăng tốc độ quay của cánh. Tiếng ồn này có thể được kiểm soát thông qua sử dụng các tua-bin tốc độ khác nhau hoặc các cánh dốc nhằm giảm tốc độ quay. Các biện pháp quản lý tiếng ồn khác được khuyến nghị bao gồm:

• Đặt các trạm gió phù hợp nhằm tránh những nơi gần với các vật hút tiếng ồn nhạy cảm (như khu dân cư, bệnh viện hoặc trường học);

• Tôn trọng các tiêu chuẩn thiết kế âm thanh quốc gia và quốc tế cho tua-bin gió (như Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Ủy ban Điện kỹ thuật Quốc tế [IEC] và Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ).

Sự xáo trộn, bị thương hoặc tử vong của các loài động vật và thực vật

Gần bờ

Việc vận hành các tua-bin gió gần bờ có thể gây ra sự va chạm giữa chim, dơi với các cánh rôtô/hoặc tháp của tua-bin gió, tiềm năng khiến chim và dơi chết hoặc bị thương. Các tác động gián tiếp tiềm năng tới chim có thể bao gồm sự thay đổi về số lượng và kiểu loài làm mồi là kết quả từ việc thay đổi nơi cư trú tại những nơi có dự án trạm gió và sự thay đổi về kiểu và số lượng nơi đậu và tổ do hoặc sự thay đổi nơi cư trú tự nhiên hoặc các loài

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

245

chim sử dụng các tua-bin gió này.3

Tác động tới chim và dơi phụ thuộc vào quy mô của dự án và các yếu tố khác bao gồm sự quan tâm tới công nghệ (như đường kính tháp và thiết kế tua-bin), độ nhẹ của tua-bin và cách bố trí trạm gió. Hơn nữa, các đặc điểm về địa điểm có thể ảnh hưởng đến tác động, bao gồm các đặc điểm về đất và vật lý của nơi có trạm gió (ví dụ việc gần với nơi cư trú có thể tập trung vào chim, dơi và thức ăn của chúng), số lượng chim và dơi di chuyển tại địa điểm trạm gió, hành vi nguy cơ của chim (như là điểm lượn) và của dơi (lộ trình di cư), và các quan tâm về khí tượng.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát để giải quyết các tác động trên bao gồm:

• Tiến hành lựa chọn địa điểm để tính đến các con đường di cư hoặc khu vực di cư mà chim và dơi thường tập trung cao. Ví dụ các khu vực có mật độ lớn bao gồm các vùng đất ẩm, trại hoang dã chỉ định, các khu vực có chuồng, lùm cây có nhiều tổ, khu vực nghỉ đông của dơi, nơi đậu, dải đất, thung lũng sông và các khu vực ven sông;

• Thiết kế các mũi tên tua-bin để tránh làm chim bị chết (như là nhóm các tua-bin thay vì đặt rải rác theo diện rộng hoặc theo hàng tua-bin song song với các hoạt động của chim đã biết);

• Thực hiện các biện pháp quản lý

3 NWCC (1999).

nước mưa phù hợp nhằm tránh tạo ra sự thu hút ví dụ các ao nhỏ có thể thu hút chim và dơi đến kiếm ăn hoặc làm tổ gần trạm gió.

Xa bờ

Tiếng ồn tạo ra trong quá trình hoạt động của trạm gió xa bờ dường như không di chuyển cá biển và động vật biển khỏi khu vực dự án. Các hoạt động đi kèm với việc lắp đặt hoặc di dời các tua-bin gió xa bờ và cáp chìm có thể khiến cho việc di dời tạm thời cá, động vật biển, rùa biển và chim. Việc di dời này có thể xảy ra từ tác động đến việc nghe, nhìn trực tiếp hoặc các tác động xáo trộn rung hoặc gián tiếp từ việc các mức cặn tăng lên trong cột nước do sự xáo trộn của đáy biển.

Các biện pháp giải quyết các tác động này phụ thuộc vào đặc điểm của nơi cư trú địa phương và có thể bao gồm:

• Áp dụng một quy trình ‘khởi động mềm” cho các hoạt động khoan hố nhằm giúp ngăn ngừa việc phơi nhiễm của cá, động vật biển, rùa biển ở các mức hủy hoại và tạo cho chúng cơ hội rời khỏi khu vực;

• Sử dụng công nghệ cày thủy lực phản lực trong việc lắp đặt cáp, được coi là sự thay đổi ít gây nguy hại cho môi trường nhất khi so sánh với các công nghệ truyền thống khác;

• Sử dụng các bệ tua-bin một cực, dẫn tới việc ít xáo trộn đáy biển

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

246

nhất so với các loại bệ khác.4

Tương tự như các trạm gió gần bờ, tồn tại nguy cơ làm chim bị thương hoặc bị chết do va chạm với các tua-bin gió xa bờ. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát để giảm thiểu các nguy cơ va chạm của chim biển bao gồm:

• Đặt vị trí phù hợp nhằm tránh các khu vực chim với mật độ cao bao gồm các con đường di cư;

• Duy trì độ cao của tháp tua-bin dưới ngưỡng điển hình các con đường di cư của chim;

• Duy trì các cánh rôtô ở một khoảng cách phù hợp từ mức nước đại dương nhằm tránh va chạm với hoạt động của chim biển gần với bề mặt đại dương;

• Áp dụng cánh rôtô quay chậm hơn để khiến việc quan sát chúng dễ hơn.5

Bóng rung và phản chiếu của cánh

Bóng rung xuất hiện khi mặt trời đi qua phía sau tua-bin gió và tạo bóng. Do hoạt động quay của cánh rôtô, bóng đi ngang qua cùng một điểm sẽ tạo một hiệu ứng gọi là bóng rung. Bóng rung có thể trở thành vấn đề khi dân cư ở gần hoặc có hướng cụ thể tới trạm gió.

Tương tự như bóng rung, phản chiếu của cánh hoặc tháp xuất hiện khi mặt trời chạm vào các cánh rôtô hoặc tháp

4 CWA (2004). 5 CWA (2004).

tại một hướng đặc biệt. Điều này có thể tác động tới cộng đồng vì sự phản chiếu ánh sáng mặt trời lên cánh rôtô có thể tạo góc về phía khu vực dân cư gần đó. Phản chiếu của cánh là một hiện tượng tạm thời chỉ cho những tua-bin mới, và biến mất điển hình khi các cánh bị bụi sau một vài tháng hoạt động.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát để giải quyết tác động này bao gồm:

• Đặt và hướng tua-bin gió nhằm tránh dân cư định cư trong vòng hẹp, nói chung về phía tây nam và đông nam của tua-bin, ở đó bóng rung có tần suất cao. Các chương trình phần mềm mô phỏng thương mại hiện tại có thể được sử dụng để định điểm rung “không” và trạm gió có thể được bố trí ở vị trí hợp lý;

• Sơn tháp tua-bin gió bằng lớp phủ không phản chiếu nhằm tránh phản xạ từ các tháp.

Thay đổi nơi cư trú

Gần bờ

Tiềm năng cho việc thay đổi nơi cư trú trên cạn đi kèm với việc xây dựng và vận hành tua-bin gió gần bờ được giới hạn dựa vào dấu chân cá nhân khá nhỏ của những cơ sở này. Việc tránh và giảm thiểu những tác động này được miêu tả trong Hướng dẫn chung EHS như chú thích ở trên. Việc xây dựng các con đường tiếp cận cho việc dựng các cơ sở gió ở những vùng xa xôi có thể gây ra những hiểm họa thêm cho

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

247

sự thay đổi nơi cư trú trên cạn. Hướng dẫn EHS cho giao thông đường bộ cung cấp các hướng dẫn bổ sung về ngăn ngừa và kiểm soát các tác động đi kèm với việc xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng giao thông trên bộ.

Xa bờ

Việc lắp đặt các bệ tua-bin gió xa bờ có thể gây ra việc mất nơi cư trú biển hiện tại vì việc đào xới đáy bể. Phụ thuộc vào địa điểm tua-bin gió, việc này có thể gây ra việc mất các chu trình sống chính (như tôm đẻ trứng, nuôi trồng), giải trí hoặc nơi cư trú của ngành cá thương mại mặc dù tiềm năng cho các tác động tiêu cực là thấp khi xét đến dấu vết cá nhân hạn chế của những sự lắp đặt này.6 Sự có mặt của các bộ phận ngầm dưới mặt biển của các tháp tua-bin gió và bệ có thể cung cấp chất nền mới (nơi cư trú nhân tạo), tạo ra việc định cư của những loài động vật biển nhất định trên bề mặt mới. Các bệ tua-bin có thể cũng tạo ra những nơi cư trú tạm thời mới cho cá biển và những sinh vật khác.7

Tác động tiêu cực có thể tránh hoặc giảm thiểu nhờ việc đặt hợp lý các tua-bin ngoài các khu vực nhảy cảm với môi trường.

Chất lượng nước

Gần bờ

6 CWA (2004). 7 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cấu trúc phía dưới nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ chết của các loài cá biển, tăng thức ăn sẵn có và cung cấp nơi trú ngụ (Bombace 1997).

Việc lắp đặt bệ tua-bin, cáp ngầm và đường có thể dẫn tới việc tăng lắng cặn và xói mòn của nước bề mặt. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát lắng cặn và xói mòn được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS và trong Hướng dẫn EHS cho giao thông đường bộ.

Xa bờ

Việc lắp đặt các bệ tua-bin và cáp ngầm có thể xáo trộn đáy biển và làm tăng các chất lắng lơ lửng tạm thời trong cột nước, do vậy làm giảm chất lượng nước và tiềm tàng tác động ngược tới các loài sinh vật biển và nghề cá thương mại và giải trí.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát để giải quyết các tác động bao gồm:

• Tiến hành quy trình lựa chọn vị trí có quan tâm đến khả năng các tác động chéo của các yếu tố cấu trúc của dự án với nghề cá thương mại và giải trí và nơi cư trú của các loài sinh vật biển;

• Lập kế hoạch lắp đặt các hợp phần cấu trúc có tính đến các giai đoạn vòng đời nhạy cảm;

• Sử dụng màn bùn ở những nơi khả thi để chứa các chất đục từ việc thi công dưới nước.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Các nguy hại về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình xây dựng, vận hành, tháo dỡ các dự án chuyển đổi năng lượng gió gần bờ và xa bờ

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

248

nói chung giống với những nguy hại của các cơ sở công nghiệp lớn nhất và các dự án hạ tầng cơ sở. Chúng có thể bao gồm những nguy hại vật lý như làm việc tại độ cao, làm việc ở những không gian hẹp, làm việc với các máy quay và các vật thể rơi. Sự ngăn ngừa và kiểm soát những nguy hại này và các nguy hại khác về phóng xạ, sinh học, hóa học, vật lý được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Các nguy hại an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đặc biệt là với các cơ sở năng lượng gió và các hoạt động về cơ bản bao gồm:8

• Làm việc ở độ cao

• Làm việc trên mặt nước

Làm việc ở độ cao

Làm việc ở độ cao có thể được yêu cầu trong xây dựng, bao gồm việc lắp đặt các hợp phần tháp gió và công tác duy tu bảo dưỡng nói chung trong quá trình vận hanh. Công tác ngăn ngừa và kiểm soát các nguy hại trong làm việc ở độ cao bao gồm:

• Trước khi nhận công việc, kiểm tra tinh trạng nguyên vẹn của kết cấu;

• Thực hiện một chương trình bảo vệ bị ngã bao gồm: Đào tạo các kỹ thuật trèo va các biện pháp bảo vệ khỏi bị ngã; kiểm tra, duy tu va thay các thiết bị bảo vệ khỏi bị ngã;

8 Bộ hướng dẫn đầy đủ về thủ tục an toàn lao động trong quá trình xây dựng, vận hành và bảo dưỡng các tua-bin gió có từ BWEA (2005).

và cấp cứu công nhân bị ngã;

• Thiết lập các tiêu chí cho phòng tránh 100% khỏi bị ngã (điển hình khi lam việc ở độ cao trên 2m so với mặt bằng lam việc, đôi khi có thể tới 7m, tùy vào từng hoạt động). Hệ thống bảo vệ khỏi bị ngã phải phù hợp với cấu trúc tháp và vào các di chuyển bao gồm đi lên, đi xuống và di chuyển từ điểm này tới điểm khác;

• Lắp đặt những chỗ cố định trên các hợp phần tháp nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng các hệ thống bảo vệ khỏi bị ngã;

• Trang bị hệ thống thiết bị định vị nơi làm việc cho các công nhân. Các điểm kết nối trên hệ thống định vị này phải tương thích với các hợp phần tháp mà chúng đi kèm;

• Đảm bảo thiết bị chủ được đánh giá và bảo dưỡng đúng hạn và nhân viên vận hành máy chủ được đào tạo kỹ lưỡng;

• Dây an toàn không nên ngắn hơn 15,8mm (5/8 inch), nylon hai trong một hoặc chất liệu có độ bền tương đương. Thắt lưng dây an toàn phải được thay trước khi có dấu hiệu lão hóa hoặc sợi bị đứt trở nên rõ ràng;

• Khi vận hành các dụng cụ có điện ở độ cao, công nhân phải sử dụng đai bảo vệ thứ hai (dự phòng);

• Di dời các biển báo và những vật cản khác khỏi đỉnh hoặc kết cấu trước khi tiếp nhận công việc;

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

249

• Túi đựng công cụ để sử dụng để đưa lên, xuống các dụng cụ hoặc vật liệu cho công nhân làm việc trên các kết cấu trên cao;

• Tránh lắp đặt tháp hoặc bảo dưỡng trong điều kiện thời tiết xấu, đặc biệt khi có dấu hiệu có sấm sét.

Làm việc trên mặt nước

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát đi kèm với làm việc trên mặt nước bao gồm các quy tắc cơ bản được mô tả cho cả làm việc ở độ cao như đề cập ở trên, ngoài ra còn gồm:

• Hoàn thiện kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro với các điều kiện nước, gió và thời tiết trước khi tiến hành công việc;

• Sử dụng các thiết bị nổi đã được chấp thuận (như phao cứu sinh, áo phao, dây nổi, vòng nổi) khi các công nhân ở trên mặt nước hoặc gần với mặt nước là nơi có các nguy hại bị chết đuối;

• Định hướng cho các công nhân tránh bị nhiễm muối và tiếp xúc với sóng;

• Cung cấp các tàu biển phù hợp, nhân viên trực tổng đài trên tàu có trình độ và nhân viên cấp cứu.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng đồng

Các nguy hại về an toàn và sức khỏe cộng đồng trong xây dựng, vận hành và tháo dỡ các dự án năng lượng gió

gần bờ và xa bờ giống với các nguy hại của dự án hạ tầng và các cơ sở công nghiệp khác. Chúng bao gồm an toàn kết cấu của các cơ sở hạ tầng dự án, an toàn sinh mạng và cháy, tiếp cận công cộng và các tình huống khẩn cấp, quản lý các nguy hại này được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Các nguy hại về an toàn và sức khỏe cộng đồng cụ thể cho các cơ sở năng lượng gió về cơ bản bao gồm:

• An toàn hàng hải và hàng không

• Quăng cánh hoặc băng

• Tương tác điện từ và phóng xạ

• Sự qua lại của dân cư

An toàn hàng hải và hàng không9

Đầu mút cánh tua-bin tại các điểm cao nhất có thể đạt tới hơn 100m. Nếu được bố trí gần các sân bay hoặc các đường bay quen thuộc, một trạm gió có thể tác động trực tiếp đến an toàn hàng không qua các va chạm hoặc thay đổi đường bay. Tương tự, nếu được bố trí gần cảng hoặc các đường biển quen thuộc, một tua-bin gió xa bờ có thể tác động an toàn vận chuyển thông qua va chạm hoặc thay đổi di chuyển của tàu.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát để giải quyết những tác động này bao gồm:

9 Hướng dẫn lập biển báo an toàn hang hải quốc tế có ở IALA (2004). Một ví dụ lập biển báo an toàn hàng không quốc tế có thể tìm thấy ở CASA (2004).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

250

• Tham vấn các cơ quan quản lý giao thông hàng hải và hàng không, kết hợp với các quy định an toàn giao thông hàng hải và hàng không;

• Nếu được, nên tránh bố trí các trạm gió gần sân bay hoặc cảng và trong phạm vi các đường vành đai hàng không hoặc các đường tàu biển;

• Sử dụng các hệ thống đánh dấu và đèn tránh va chạm trên tháp và các cánh.

Quăng cánh/ băng

Sự cố trên cánh rô tô hoặc tích tụ băng có thể dẫn tới việc quăng cánh tua-bin hoặc băng từ tua-bin gió,10 tác động tới an toàn của cộng đồng mặc dù các nguy cơ quăng băng chỉ xảy ra với thời tiết lạnh và nguy cơ bị quăng cánh là cực kỳ thấp.11

Chiến lược quản lý quăng cánh bao gồm:

• Thiết lập các hốc an toàn và thiết kế/bố trí các trạm gió sao cho không có khu dân cư hoặc tòa nhà nào nằm trong đường quăng có thể của cánh. Hốc an toàn trong khoảng không quá 300m, mặc dù khoảng này có thể khác nhau tùy theo cỡ, hình dạng, trọng lượng và tốc độ của rôtô và với chiều cao

10 Nguy cơ va chạm với các bộ phận của tua-bin hoặc các mảng băng trong phạm vi 210 m là 1: 10,000,000. (Taylor and Rand, 1991) 11 Số liệu đã chỉ ra hâu hết các mảng băng thấy trên mặt đất ước tính từ 0,1 đến 1 kg và thường trong phạm vi 15m đến 100m từ tua-bin gió (Morganet al. 1998)

của tua-bin;12,13

• Trang bị các bộ cảm ứng rung cho các tua-bin gió để phản ứng với mọi sự mất cân bằng ở các cánh rô tô và tắt tua-bin khi cần;

• Duy tu thường xuyên cánh tua-bin;

• Sử dụng các biển báo để cảnh báo các nguy cơ cho cộng đồng.

Chiến lược quản lý văng băng bao gồm:14

• Giảm bớt hoạt động của tua-bin gió trong thời gian tích tụ băng;

• Đặt biển báo cách tua-bin gió ít nhất 150 mét về mọi hướng;

• Trang bị các cảm ứng băng và máy sưởi cho tua-bin;

• Sử dụng thép chống lạnh cho tháp tua-bin;

• Sử dụng dầu tổng hợp đã được đánh giá có thể dùng được ở nhiệt độ thấp;

• Sử dụng các cánh sơn fluoruaetan đen;

• Cấp nóng toàn bộ bề mặt cánh, nếu được, hoặc sử dụng máy sưởi gờ trước ít nhất rộng 0,3 mét.

Tương tác điện từ

Các tua-bin gió có thể gây ra tương tác

12 Thông tin thêm về những quan tâm đến hốc an toàn xem Larwood (2005). 13 Taylor and Rand (1991). 14 Laakso et al. (2003).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

251

điện từ với các ra-đa hàng không và các hệ thống truyền thông (như là vi sóng, vô tuyến và rađiô). Tương tác này có thể được tạo ra bởi ba cơ chế chính là hiệu ứng trường gần, nhiễu xạ, và phản xạ hoặc tán xạ.15’16 Bản chất của các tác động tiềm năng phụ thuộc chủ yếu vào vị trí của tua-bin gió có liên quan đến đầu thu và đầu nhận, đặc tính của cánh rô-to, đầu thu tần số tín hiệu, đặc tính và đặc tính truyền sóng ra-đi-ô trong không trung khu vực.17

Ra-đa hàng không

Các trạm gió gần cảng hàng không có thể tác động đến hoạt động của ra-đa hàng không do việc gây ra nhiễu tín hiệu, gây ra mất tín hiệu và/hoặc tín hiệu sai trên màn hình ra-đa. Những tác động này do phản xạ của tháp và hợp phần động cơ và gián đoạn ra-đa.18

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát

15 Bacon (2002). 16 Trường gần chỉ khả năng một tua-bin gió sẽ tạo ra tương tác do các trường điện từ phát ra từ máy phát tua-bin và các bộ phận tắt. Nhiễu xạ xuất hiện khi tua-bin gió không chỉ phản xạ mà còn thu tín hiệu truyền thông. Phản xạ và tán xạ xảy ra khi tua-bin gió cản trở hoặc phản xạ tín hiệu giữa đầu thu và đầu nhận. 17 Sengupta and Senior (1983). 18 Phản xạ tháp: Tháp tua-bin kim loại có thể phản xạ hầu hết các tín hiệu truyền dẫn quay ngược lại ra-đa và vì vậy làm giảm sự phát hiện máy bay ở vùng lân cận của tháp tua-bin. Phản xạ hợp phần động cơ: Các cánh quay có thể gây ra “lóa sáng cánh”, là thuật ngữ miêu tả tín hiệu phản xạ ra-đa mạnh từ cánh rô-tô. Rủi ro này xảy ra rất ít và khi xảy ra thì tồn tại ngắn. Các hợp phần quay trong vỏ (như trục và bộ phát), có thể gây nhiễu tới ra-đa. Sự ngắt tín hiệu ra-đa : Việc các cánh quay có thể gây ra sự điều biến hoặc ngắt tín hiệu của ra-đa phía sau cánh, điều này xảy ra bởi vì cánh rô-to chặn không liên tục tín hiệu sau cánh quay trở lại ra-đa (AWEA, 2004a).

để giải quyết những tác động này, bao gồm:

• Xem xét thiết kế hợp phần thiết bị có thể giảm thiểu sự tương tác, bao gồm hình dạng của tháp tua-bin, hình dáng và vật liệu vỏ và sử dụng các biện pháp xử lý bề mặt thu ra-đa (như cánh rô-tô làm bằng nhựa hoặc gia cố kính), không tạo ra xáo trộn điện;

• Xem xét các lựa chọn thiết kế trạm gió bao gồm bố trí địa lý và vị trí của tua-bin và sự thay đổi lộ trình bay;

• Xem xét sự thay thế thiết kế ra-đa bao gồm bố trí lại vị trí của ra-đa bị tác động, ra-đa ở rìa khu vực bị ảnh hưởng hoặc việc sử dụng hệ thống thay thế để phủ vùng bị tác động.19

Các hệ thống truyền thông

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát để giải quyết các tác động tới hệ thống truyền thông bao gồm:

• Điều chỉnh sự thay thế các tua-bin gió nhằm tránh tương tác vật lý trực tiếp của các hệ thống truyền thông từ điểm này tới điểm khác;

• Lắp đặt ăng-ten trực tiếp;20

• Điều chỉnh dây ăng-ten hiện tại;

• Lắp đặt bộ khuyếch đại để tăng tín hiệu.21

19 AWEA (2004a). 20 AWEA (2004b). 21 URS (2004).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

252

Truyền hình

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát để giải quyết các tác động tới phát sóng truyền hình bao gồm:

• Đặt các tua-bin cách xa khỏi tầm nhìn của các trạm phát sóng;

• Sử dụng cánh tua-bin phi kim loại;

• Khi phát hiện tương tác trong quá trinh vận hành;

• Lắp đặt ăng-ten trực tiếp có chất lượng cao hơn;

• Hướng ăng-ten về phía trạm phát sóng thay thế;

• Lắp đặt bộ khuyếch đại;

• Chọn vị trí khác cho ăng-ten;

• Nếu một vùng rộng bị tác động phải quan tâm tới việc xây dựng một trạm phát lại mới.22

Sự qua lại của dân cư

Các vấn đề an toàn có thể phát sinh liên quan đến sự qua lại của cộng đồng dân cư ở quanh khu vực các tua-bin gió (như là việc trèo lên các tua-bin trái phép) hoặc với trạm gió phụ.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát để quản lý sự qua lại của cộng đồng dân cư:

• Sử dụng cổng hoặc đường tiếp cận;

• Rào trạm gió hoặc rào từng tua-bin để ngăn mọi sự tiếp cận tới gần tua-bin;

• Ngăn ngừa sự tiếp cận tới các 22 AWEA (2004b).

thang tháp tua-bin;

• Đăng bản tin về nguy cơ an toàn công cộng và thông tin liên lạc cấp cứu.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

253

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải và xả thải

Các cơ sở năng lượng gió thường không phát thải và xả thải trong quá trình hoạt động. Các giá trị hướng dẫn đối với các phát thải và xả thải trong lĩnh vực này mang tính chỉ dẫn và thể hiện thực hành công nghiệp quốc tế tốt, và được phản ánh trong các tiêu chuẩn liên quan trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia. Phát thải và xả nước thải và chất thải rắn liên quan đến hoạt động xây dựng và tháo dỡ được thảo luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về tiếng ồn

Tác động của tiếng ồn không được vượt quá các mức trình bày trong Hướng dẫn chung EHS, hoặc không dẫn tới việc mức cơ sở tăng ở mức cao nhất vượt quá 3dB tại điểm thu gần nhất.

Tuy nhiên tiếng ồn sinh ra từ các trạm gió có xu hướng tăng cùng tốc độ gió. Tạp âm nói chung cũng vậy do sự ma xát của không khí với địa hình hiện tại.

Tốc độ gió tăng lên có thể che lấp tiếng ồn phát ra từ trạm gió và tốc độ gió và hướng gió có thể ảnh hưởng tới hướng và mức độ lan truyền tiếng ồn. Vì vậy phải xem xét tất cả các yếu tố trên khi áp dụng các giá trị hướng dẫn tiếng ồn và đánh giá mức ồn cơ sở.

Một quan tâm khác có thể được yêu cầu giải quyết là yếu tố gây khó chịu của các đặc tính âm thanh của tiếng ồn quá mức (âm thanh của tần số đặc biệt giống như nốt nhạc) phát ra từ một số loại dạng trạng trại gió.23

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể.

Để quan trắc việc bị thương và tử vong của chim và dơi, việc tìm kiếm chim bị chết - toàn bộ xác, một phần xác, và lông - là cách thông dụng nhất để giám sát sự va chạm của chúng với trạm gió.24

Ngoài ra, môi trường biển của các trạm gió xa bờ phải được giám sát thông qua các thông số quan trắc tạm thời bao gồm các sinh vật đáy bể, động vật có vú và cá. Các thông số có thể bao gồm các loài sống dưới nước (cộng đồng sống dưới nước và đáy); nơi cư trú cơ chất rắn; cá, san-đin

23 Một số nơi áp dụng “mức phạt” cho 5dB (A) cộng thêm với các mức đã được dự đoán trước. 24 Xem Brett Lane & Assoc. (2005) để biết thêm thông tin chi tiết về giám sát va chạm của chim và dơi. Thông tin thêm cũng có ở Môi trường Ca-na-đa (2005).

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

254

(những loài chỉ thị cho sự thay đổi các tính chất của chất lắng cặn); chim; các loài động vật có vú ở biển (hải cẩu và cá voi).

Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

2.2 An toàn và sức khỏe lao động

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),25 Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa

25 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và http://www.acgih.org/store/

Kỳ xuất bản (NIOSH),26 Giới hạn phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),27 Giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu,28 hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) xuống tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).29

Giám sát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối

26 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 27 Có sẵn tại: http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_document?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 28 Có sẵn tại: http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/ 29 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

255

nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện30 như là một phần của chương trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

30 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn hoặc tương đương

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

256

3.0 Các tài liệu tham khảo và nguồn bổ sung AWEA (Australian Wind Energy Association). 2002. Best Practice Guidelines for Implementation of Wind Energy Projects in Australia.AWEA (Australian Wind Energy Association). 2004a. Wind Farm Safety in Australia. Fact Sheet. AWEA (Australian Wind Energy Association). 2004b. The Electromagnetic Compatibility and Electromagnetic Field Implications for Wind Farms in Australia. Fact Sheet. AWEA (Australian Wind Energy Association). 2004c. Wind Farm Siting Issues in Australia. Fact Sheet. Bombace, G. 1997. Protection of Biological Habitats by Artificial Reefs. In A.C. (ed) European. Brett Lane & Assoc. 2005. Interim Standards for Assessing Risks to Birds from Wind Farms in Australia. Australian Wind Energy Association. BWEA (British Wind Energy Association). 1994. Best Practice Guidelines for Wind Energy Development. BWEA (British Wind Energy Association). 2005a. Guidelines for Health and Safety in the Wind Energy Industry. BWEA (British Wind Energy Association). 2005b. BWEA Briefing Sheet: Wind Turbine Technology. BWEA (British Wind Energy Association). 2005c. BWEA Briefing Sheet: Offshore Wind. BWEA (British Wind Energy Association). 2005d. BWEA Briefing Sheet: Wind Power and Intermittency: The Facts. CASA (Civil Aviation Safety Authority). 2004. Obstacle Lighting and Marking of Wind Farms AC 139-18(0). Contra Costa County (California). 1996. Municipal Code (Wind Energy Conversion Systems) Article 88-3 Section 612. CWA (Cape Wind Associates, LLC). 2004. Cape Wind Energy Project Draft Environmental Impact Statement. Elsam Engineering A/S. 2005. Elsam Offshore Wind Turbines—Horns Rev Annual Status Report for the Environmental Monitoring Program January 1- December 2004.

Environment Canada. 2005. Wind Turbines and Birds—A Guidance Document for Environmental Assessment, Final Draft. Canadian Wildlife Service.

Erikson, W.P., et al. 2001. Avian Collision with Wind Turbine: A Summary of Existing Studies and Comparisons to Other Sources of Avian Collision Mortality in the U.S. A National Wind Coordinating Committee Resource Document. Western Ecosystems Technology, Inc. European Wind Energy Association. European Best Practice Guidelines for Wind Energy Development. Gardner, P., A. Garrad, P. Jamieson, H. Snodin, G. Nicholls, and A. Tindal. 2003. Wind Energy—The Facts. Volume 1 Technology. European Wind Energy Association (EWEA).

Gipe, P.B. 1995. Wind Energy Comes of Age. New York: John Wiley and Sons

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

257

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động Công nghiệp

Các dự án chuyển đổi năng lượng gió dựa vào khai thác gió tự nhiên và chuyển đổi nó thành năng lượng điện. Những loại dự án năng lượng này đã và đang tăng về số lượng trong suốt 20 năm qua và đang trở thành một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng hơn. Các dự án có thể được đặt ở các vị trí gần bờ hoặc xa bờ. Yếu tố cơ bản trong xác định vị trí cho một trạm gió đề xuất là sự có mặt của nguồn gió mạnh. Đánh giá sử dụng nguồn gió được tiến hành để đánh giá các đặc điểm gió trước khi bố trí, thiết kế và xây dựng trạm gió. Các yếu tố khác bao gồm chi phí cho xây dựng, tiếp cận đường điện, điều kiện môi trường, sử dụng đất và hỗ trợ cộng đồng.

Như những ngành công nghiệp khác, vòng đời của một dự án chuyển đổi năng lượng gió bao gồm đánh giá sử dụng nguồn gió, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và các giai đoạn tháo dỡ. Các hoạt động điển hình đi cùng với giai đoạn xây dựng bao gồm xây dựng đường giao thông, xây dựng hoặc nâng cấp, chuẩn bị công trường, vận chuyển các bộ phận tua-bin gió và lắp đặt các bộ phận của dự án năng lượng gió (như là thiết bị đo gió, các tua-bin gió, các bộ truyền, các trạm phụ). Các hoạt động tháo dỡ phụ thuộc vào việc sử dụng công trường sau xây dựng đã đề xuất, nhưng thường điển hinh gồm di dời các hạ tầng (như các tua-bin, các trạm phù, đường giao thông) và sự phân loại vị trí dự án bao gồm tái trồng cây đối với các dự án đặt gần bờ.

Phần tiếp theo cung cấp mô tả các cơ sở và hoạt động thông dụng đối với xây dựng và vận hành các dự án chuyển đổi năng lượng gió xa bờ. Đặc điểm duy nhất của các dự án năng lượng gió xa bờ được mô tả ở phần riêng dưới đây.

Các cơ sở và hoạt động thông dụng đối với các Trạm Gió Gần bờ và Xa bờ

Các tua-bin gió thường đối diện với hướng gió, với vỏ và tháp ở phía sau và được sắp xếp sao cho mỗi tua-bin không làm ảnh hưởng tua-bin khác thu gió. Với các dự án năng lượng gió lớn hơn, các tua-bin được đặc thù sắp xếp thành nhóm hoặc thành hàng vuông góc với hướng gió thường thổi trong khu vực hoặc theo đường viền hoặc dãy để thu được tốc độ gió lớn nhất. Yếu tố cơ bản cho việc để riêng rẽ từng tua-bin trong một trạm gió là tốc độ gió và nhiễu. Quy tắc chung của việc tách các tua-bin theo hướng gió thổi là 5-7 lần đường kính động cơ. Diện tích yêu cầu của một dự án tua-bin gió khác nhau tùy theo số lượng tua-bin đề xuất, tuy nhiên diện tích thực tế vùng nhiễu của dự án năng lượng gió (như diện tích yêu cầu cho tua-bin và đường tiếp cận) nhỏ hơn nhiều so với tổng diện tích của toàn dự án. Ví dụ, một trạm gió điển hình gồm 20 tua-bin có thể có diện tích vượt quá 1 km2 nhưng chỉ 1% diện tích được sử dụng.31

31 AWEA 2004c.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

258

Cấu trúc các bộ phận của một dự án năng lượng gió bao gồm các tua-bin, biến áp, cáp truyền nhận ngầm giữa các tua-bin, trạm phụ và các đường truyền trên mặt đất để nối với đường điện và đường giao thông (Hình A-2). Các tua-bin gió được mở rộng để đón tối đa năng lượng gió tiềm năng đồng thời giảm thiểu khoảng không sử dụng. Các yếu tố cơ bản quyết định khoảng không của mỗi tua-bin là tốc độ gió và sự nhiễu. Nói chung, các tua-bin gió được bố trí cách nhau từ 3 đến 5m đường kính động cơ theo hướng năng lượng gió thường thổi ở khu vực và giữa 5 đến 7 đường kính động cơ thẳng hàng với hướng gió thường thổi ở khu vực.32 Ở một số nơi khoảng cách tối thiểu được gợi ý giữa tua-bin gió là 200m để tránh phải ngăn cấm các loài chim di chuyển giữa các tua-bin.33 Nếu các tua-bin cách nhau trong khoảng 5 đường kính động cơ trong hướng gió thường xuyên thì thường dẫn tới sự thất thoát lớn (wake loss).34 Máy phát tua-bin gió là bộ phận nền tảng của dự án năng lượng gió và chịu trách nhiệm khai thác và biến gió thành điện. Trước đây thiết kế tua-bin gió theo chiều gió thổi, có 3 cánh, điều khiển ngừng thụ động, máy tốc độ không đổi. Thiết kế thông dụng nhất kế tiếp cũng tương tự nhưng có bánh răng hoặc điều khiển ngừng chủ động. Công suất của tua-bin ghi trên nhãn được xếp loại (ví dụ cỡ) đã tăng đều đặn từ 50 kilô-watt năm 1980 tới 5 mega-watt năm 2003, với cỡ tua-bin

32 AWEA 2004c. 33 EC 2005. 34 Gardner và cộng sự. 2003.

gió gần bờ trung bình năm 2005 khoảng 2 mega-watt.35 Việc tăng công suất phát của tua-bin gió đã dẫn đến tăng đường kính động cơ và chiều cao của tháp.

Tua-bin bao gồm bệ, tháp, vỏ, cánh động cơ, trục động cơ và đèn (hình A-1). Tháp được bắt vít cố định vào bệ, bệ của loại gần bờ thường là phiến bê tông dày dài rộng 12 đến 15 mét và sâu 2 đến 3 mét.36

Để thu gió, cánh động cơ được nâng lên từ mặt đất nhờ sử dụng tháp. Tháp tua-bin cơ bản có hình nón trụ và thường làm bằng thép, có thể cao từ 25 mét đến hơn 100 mét. Tháp thường được sơn màu xám sáng tuy nhiên có thể được sơn các màu khác để làm dấu an toàn hàng hải và hàng không (xa bờ), phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia.

Phần lớn các cánh động cơ được làm bằng chất dẻo tổng hợp, chất dẻo chịu nhiệt hoặc nhựa thông epoxy (nhựa thông gốc epoxy hiện nay chiếm phần lớn). Sợi carbon cũng ngày càng được sử dụng là một phần của cấu trúc composite. Những vật liệu này có cường độ cao, nhẹ và co dãn. Đường kính động cơ đã tăng lên trong vòng 40 năm qua từ 24 mét năm 1960 lên 114 mét năm 2003.37 Thực tế tất cả cánh của động cơ tua-bin gió hiện đại quy ước quay theo chiều kim đồng hồ khi đặt trục tua-bin ở đằng trước.38 Đường kính động cơ gần bờ điển hình

35 Gardner và cộng sự. 2003. 36 AWEA 2004d. 37 Gardner và cộng sự. 2003. 38 AWEA 2004d.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

259

từ 60 đến 80 mét.

Quy trình xây dựng điển hình của một tua-bin gió gần bờ bao gồm chuẩn bị bệ; lắp ráp tháp; trục; động cơ và trục nâng vỏ; và lắp ráp động cơ.39

Khi tăng tốc độ gió, cánh động cơ bắt đầu quay. Việc quay này làm quay máy phát phía trong vỏ máy, nhờ đó chuyển một phần năng lượng gió thành điện. Hầu hết các tua-bin gió bắt đầu phát điện với vận tốc gió đạt xấp xỉ 3-4m/giây (10,8-14,4 km/giờ), phát điện lớn nhất khi tốc độ gió khoảng 15m/giây (54km/giờ), và tắt để ngăn ngừa bị hỏng khi tốc độ gió khoảng 25 m/giây (90km/giờ).40 Tốc độ đầu cánh lớn nhất có thể đạt xấp xỉ 89m/giây hoặc 320 km/giờ.41 Với tốc độ độ gió lớn, có ba cách cơ bản để hạn chế động cơ rô-to: kiểm soát dừng, kiểm soát cường độ và kiểm soát dừng chủ động. Với kiểm soát dừng, thiết kế khí động lực của cánh động cơ điều chỉnh công suất của động cơ. Với tốc độ gió cao, cánh kiểm soát dừng sẽ bắt đầu làm dừng ở phía trên giới hạn năng lượng định trước xác định bởi thiết kế khí động học của cánh động cơ. Với kiểm soát cường độ, cường độ của các cánh động cơ có thể bị thay đổi tới 90O để tối đa việc hút gió. Khi đạt tới giới hạn năng lượng, cường độ đã thay đổi bắt đầu làm tràn năng lượng từ động cơ. Kiểm soát dừng chủ động là kết hợp của kiểm soát dừng và kiểm soát cường độ khi đó các cánh được thiết kế giống nhau để làm dừng các cánh

39 Gardner và cộng sự. 2003. 40 BWEA 2005b. 41 NZWEA 2005.

kiểm soát nhưng có thể vẫn quay để điều chỉnh cường độ. Cho tới những năm 1990, điều chỉnh dừng thụ động là chiến lược được ưa thích, tuy nhiên hiện nay điều chỉnh cường độ và điều chỉnh dừng chủ động là các biện pháp hạn chế năng lượng động cơ được sử dụng nhiều cho các tua-bin lớn.42

Hình A-1. Bộ phận kết cấu điển hình

của một tua-bin gió.

42 AWEA 2004d.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

260

Một tua-bin thường phát điện khoảng 70 đến 85% thời gian.43 Lượng điện trong gió chiếm tỷ lệ tốc độ gió lũy thừa 3. Nói cách khác, gấp đôi tốc độ gió dẫn tới 8 lần năng lượng trong gió. Việc sản sinh năng lượng gió của tua-bin không đổi với tỷ lệ giống nhau nhưng mạnh với tỷ lệ một phần tư tốc độ gió. Năng lượng do tua-bin gió sinh ra thường đạt 700 vôn, không thích hợp với truyền tải điện.44 Vì vậy, mỗi tua-bin sẽ sử dụng một bộ truyền tải để “dẫn tiếp” tới máy biến thế nhằm đạt mức phân phối biến áp sử dụng đặc thù. Năng lượng này được truyền tới trạm phụ gần nhất, trạm này thu năng lượng từ tất cả các tua-bin của trạm gió. Việc kết nối giữa các bộ truyền tải của một tua-bin và trạm phụ và giữa trạm phụ và lưới điện có thể sử dụng cáp truyền tải ngầm hoặc lộ trên mặt đất. Phụ thuộc vào kết cấu dự án, các trạm truyền tải tua-bin có thể được kết nối độc lập với trạm phụ hoặc các tua-bin có thể được nối liền với nhau và sau đó nối với trạm phụ.

Tuổi thọ thiết kế của một tua-bin gió xấp xỉ 20 năm nhưng trên thực tế các tua-bin có thể hoạt động nhiều năm hơn nếu ít bị va chạm. Các cánh động cơ được thiết kế để đạt chính xác các tiêu chuẩn hiện tại và chúng hiếm khi được thay thế ngay cả khi đã vượt quá tuổi thọ, ngược lại các hộp số, theo kinh nghiệm gần đây có thể cần phải thay thế trước khi được xếp loại đã đạt tuổi thọ thiết kế. Vận hành năng dự án năng lượng gió thường không yêu cầu

43 BWEA 2005d. 44 BWEA 2005b.

nhân viên tại chỗ.

Phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ trong suốt thời gian hoạt động của tua-bin, nói chung chiếm khoảng 40 giờ một năm.45 Các hoạt động bảo dưỡng có thể gồm bảo dưỡng tua-bin và động cơ, bôi dầu các bộ phận, đại tu tổng thể máy phát và bảo dưỡng các bộ phận điện nếu cần.

Vận hành và bảo dưỡng trạm gió thường không gây phát thải khí thải và nước thải. Các dung dịch và vật liệu thải trong quá trình bảo dưỡng thường không trữ ở hiện trường và được thải ra phù hợp theo các quy định quốc gia và/hoặc thực hành quản lý tốt nhất.

Đặc điểm riêng của các trạm gió xa bờ

Các yếu tố kết cấu và vận hành của một trạm gió xa bờ giống với một trạm gió gần bờ. Sự khác nhau duy nhất giữa tua-bin gần bờ và xa bờ là cỡ của tua-bin, chiều cao của tháp tua-bin và đường kính của cánh động cơ. Một tua-bin gió xa bờ điển hình có chiều cao tới đầu cánh là giữa 100 và 200 mét, chiều cao của tháp đạt xấp xỉ 60 tới 80 mét và chiều dài cánh động cơ là trong khoảng 30 và 40 mét. 46 Một điểm khác nữa là trạm gió xa bờ thường sử dụng cáp dưới bề mặt (biển và mặt đất) để truyền tải điện từ tua-bin tới trạm truyền tải và từ trạm truyền tải tới trạm phụ trên đất liền (Hình A-3).

45 Gardner và cộng sự. 2003. 46 BWEA 2005c.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

261

Các vật liệu bộ phận cấu trúc (như các tháp) sẽ giống với các vật liệu tương ứng của loại gần bờ. Tuy nhiên một số các phương pháp khác nhau để cấu trúc thích hợp với môi trường biển, bao gồm lớp phủ cho các bộ phận kim loại nhằm bảo vệ chúng không bị ăn mòn; sử dụng khung hàn, bệ/tháp thiết kế khác nhau để đối phó với gió, sóng, dòng nước, thủy triều và tương tác lòng biển (xem Hình A-2) và cung cấp các bục đặc biệt cho công tác bảo dưỡng.

Các trạm gió xa bờ thường được xây dựng ở vùng nước khá nông - sâu chưa đến 30m. Khoảng cách đến bờ sẽ khác nhau tùy vào từng dự án và tùy theo yêu cầu bố trí (như là các đặc điểm của gió) và các vật cản (như là đặc điểm của gió) (ví dụ các vấn đề về môi trường như các vấn đề về tầm nhìn).

Các hoạt động đặc trưng cho xây dựng tua-bin gió xa bờ bao gồm xây dựng bệ tua-bin; vận chuyển đường biển các bộ phận tua-bin; lắp ráp tháp; Đặt vỏ và động cơ trên tháp gió; và lắp đặt khung và động cơ.

Kiểu bệ và cách ứng dụng có thể sử dụng cho tua-bin gió xa bờ, gồm:

• Đơn cực - Thích hợp các điều kiện, thích hợp cho nước nông và không sử dụng vật liệu mềm;

• Bệ ba chân: Thích hợp hầu hết các điều kiện, không sử dụng vật liệu mềm và thích hợp với mực nước sâu hơn 30m;

• Bệ trọng lực bê tông: Thực tế phù hợp tất cả các điều kiện trầm tích;

• Bệ trọng lực thép: Thực tế phù hợp tất cả các điều kiện trầm tích và nước sâu hơn bê tông;

• Thùng lặn hút đơn: Thích hợp các điều kiện sét mềm, cát;

• Thùng lặn nhiều ống hút: Thích hợp các điều kiện sét mềm, cát; mực nước sâu hơn loại thùng lặn hút đơn; và

• Bệ nổi - Nước sâu tới 100 mét.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

NĂNG LƯỢNG GIÓ

262

Hình A-2: Các bộ phận kết cấu điển hình của một tua-bin gió

Hình A-3 Bộ phận điển hình của một trạm gió xa bờ