Hướng dẫn dành cho người nhập cư hồi hương

31
Hướng dẫn dành cho người nhập cư hồi hương

Transcript of Hướng dẫn dành cho người nhập cư hồi hương

Hướng dẫn dành cho người nhập cư hồi hương

Vác-sa-va 2015

Bản thông tin được đồng tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu trong chương trình Quỹ Hồi Hương Châu Âu cho người nước ngoài và đồng tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Trách nhiệm nội dung hoàn toàn thuộc về tác giả. Ủy ban Châu Âu không chịu trách nhiệm về phương thức sử dụng các thông tin dưới đây.

Jacek BiałasKarolina Rusiłowicz

Maja ŁysieniaDaniel Witko

Hướng dẫn dành cho người nhập cư hồi hương

Vác-sa-va 2015

Hướng dẫn dành cho người nhập cư hồi hươngTác giả:

Jacek BiałasKarolina RusiłowiczMaja ŁysieniaDaniel Witko

Bản thông tin đã được tài trợ bởi Liên minh châu Âu trong chương trình Qũy Hồi Hương châu Âu cho nước ngoài và đồng tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Bản thông tin được đồng tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu trong chương trình Quỹ Hồi Hương Châu Âu cho người nước ngoài và đồng tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Trách nhiệm nội dung hoàn toàn thuộc về tác giả. Ủy ban Châu Âu không chịu trách nhiệm về phương thức sử dụng các thông tin dưới đây.

Bản thông tin này được phát miễn phí và không được bán.

Xuất bản:Helsińska Fundạcja Praw Człowiekaphố Zgoda 11, 00-018 Vác-sa-vađiện thoại: (22) 556 44 40, fax (22) 556 44 50www.hfhr.pl

ISBN 978-83-62245-19-2

Thiết kế bià: Kolektyw Wizualny | www.kolektywwizualny.pl

Biên tập viền và chỉnh sửa: Ewa Ostaszewska-ŻukLên trang: Kolektyw Wizualny | www.kolektywwizualny.plIn ấn: Duchno Teresa Duchnowska

Vác-sa-va 2015

4

1. TỰ NGUYỆN HỒI HƯƠNG LÀ GÌ?

1. Các hình thức và tổ chức tự nguyện hồi hương

2. Tổ chức tự nguyện hồi hương qua Giám đốc Sở Ngoại Kiều

3. Hỗ trợ qua Tổ Chức Di Dân Quốc Tế IOM

2. CƯ TRÚ THIẾU GIẤY PHÉP TẠI BA LAN - MẠO HIỂM THẾ NÀO VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP LÀ GÌ?

1. Bắt giữ

2. Tạm giữ trong trại cho người nước ngoài

3. Giải pháp thay thế cho giam giữ

6

Mục lục

5

3. HẬU QUẢ CỦA VIỆC HỒI HƯƠNG LÀ GÌ?

1. Lệnh cấm nhập cảnh

2. Rút lệnh cấm nhập cảnh trong trường hợp hưởng quy chế tự nguyện hồi hương

3. Phí tổn thi hành quyết định sự trở lại

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN HỖ TRỢ

21

26

6

Các loại và tổ chức tự nguyện hồi hương

Tổ chức tự nguyện hồi hương qua Giám đốc Sở Ngoại Kiều

Sự giúp đỡ của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế IOM

1

2

3

Tự nguyện hồi hương là gì?1

7

Tự nguyện hồi hương là trong tình huống khi bạn muốn ra khỏi Ba Lan về:

đất nước mà bạn là công dân hoặc

đất nước mà bạn từng cư trú trong trường hợp bạn không quay về nước nơi bạn là công dân được hoạc khị bạn là người vô tổ quốc hoặc

đất nước đồng ý hoạc buộc phải tiếp nhận bạn.

Quyết định trở về phải được bạn đưa ra mà không bị bất cứ áp lực hay sức ép nào. Quyết định đó cần dựa trên cơ sở các thông tin chính xác về điều kiện trở về cùng thực tế trong nước mà bạn trở về.

Các hình thức và tổ chức tự nguyện hồi hương

Tổ chức tự nguyện hồi hương qua:

Giám đốc Sở Ngoại Kiều hoặcTổ Chức Di Dân Quốc Tế IOM trong chương trình tự nguyện hồi hương.

1

8

2 Tổ chức tự nguyện hồi hương qua Giám đốc Sở Ngoại Kiều

Nếu thủ tục xin cư trú tị nạn chưa kết thúc mà bạn muốn trở về nước mình, bạn nên thông báo ý nguyện của mình trên văn bản gửi Giám đốc Sở Ngoại Kiều. Văn bản này cần nộp trước khi 30 ngày trôi qua từ ngày nhận được quyết định cuối cùng (ví dụ: quyết định tư chối quy chế tị nạn và từ chối nơi trú ẩn) trong thủ tục tị nạn:

phí tổn mua vé vận chuyển về nước của bạn;

phí tổn hành chính liên quan tới thủ tục xin thị thực và giấy phép và giấy tờ để đi lại;

phí tổn bảo hiểm y tế;

chi phí ăn uống trong thời gian di chuyển và các chi phí khác liên để trở về nước an toàn.

LƯU Ý: Sau khi Giám đốc Sở Ngoại Kiều nhận được thông báo của bạn về ý định tự nguyện hồi hương thì ngay sau đó, bạn được hưởng hỗ trợ xã hội và bảo hiểm y tế y như trong thời gian duyệt đơn xin tị nạn.

!

9

3 Sự giúp đỡ của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế IOM

Chương trình tự nguyện hồi hương và tái hội nhập do Văn phòng IOM tại Vác-sa-va tiến hành gồm có:

tư vấn về hồi hương, trong đó cung cấp các thông tin cụ thể về quốc gia trở về;

hỗ trợ làm thủ tục lấy giấy thông hành trong những trường hợp cần thiết;

khám nghiệm y tế trong những trường hợp cần thiết;

tổ chức chuyến đi tới đích cuối của quốc gia hồi hương;

hỗ trợ tái hội nhập, là khâu quan trọng trong quá trình hỗ trợ của IOM, mà Giám đốc Sở Ngoại Kiều không tổ chức. Trong chương trình hỗ trợ hồi hương do Giám đốc Sở Ngoại Kiều thực hiện không có hỗ trợ tái hội nhập.

Nhờ chương trình giúp tái hội nhập, khi bạn trở về nước của mình, vào ngày đi bạn được hưởng một khoản tiền hỗ trợ để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong những ngày đầu tiên trở lại đất nước.

Ngoài ra bạn còn có cơ hội dành được khoản tiền lớn hơn để bạn có thể đâu tư vào

10

việc bắt đầu hoặc duy trì cơ sở kinh tế, giáo dục hoặc hỗ trợ lương v.v. Tuy vậy, khoản tiền hỗ trợ này chỉ được công nhận khi bạn tự soạn thảo chương trình hỗ trợ và được IOM thông duyệt. Khoản hỗ trợ được chuyển tải bằng hiện vật và được văn phòng IOM cung cấp tại quốc gia hồi hương.

Ngoài đó, còn một hình thức hỗ trợ tái hội nhập cá thể khác dành cho người hồi hươnglà trẻ em không nơi nương tựa, cho bệnh nhân cần hỗ trợ y tế tại quốc gia gốc, nạnnhân buôn người hoặc các trường hợp cần lưu tâm đặc biệt.

Người được hưởng quy chế tự nguyện hồi hương:

là những ai từng xin hưởng quy chế tị nạn tại Ba Lan và tình nguyện trình đơn ngưng thủ tục xin tị nạn hoặc đã từng nhận quyết định từ chối, tức là đã bị từ chối quy chế ti nạn và bị tư chối bảo vệ quốc tế;

là những ai đã nhận được quyết định cam kết phải về nước, mà biên phòng không giam giữ

những trường hợp là nạn nhân buôn người.

11

! LƯU Ý! Nếu như bạn không rời khoi Ba Lan trong thời hạn xác định trong quyết định, thì nhiều khả năng là bạn sẽ bị phạt phí liên quan đến đưa ra quyết định và phí quay vể nước.

Để có thêm thông tin về trường hợp của mình có đủ điều kiện xin hỗ trợ của IOM hay không, bạn hãy liên lạc với nhân viên tư vấn hồi hương của IOM:

IOM Tổ chức Quốc tế về Di cư, Phố Mariensztat 8, 00-302 Vác-sa-va,Điện thoại: (+48 22) 538 91 86, (+48 22) 538 91 87, (+48 22) 538 92 12,faks. (+48 22) 538 91 85,e-mail: [email protected]

Nếu bạn muốn nhập hưởng chương trình quy chế tự nguyện hồi hương, bạn cần điền đơn dài 3 trang. Bạn có thể làm đơn bằng cách:

tự điền đơn tại Điểm tư vấn hồi hương,điền đơn qua Internet tại trang www.iom.pl từ mục Dobrowolne powroty (Tự nguyện hồi hương),gọi điện tới IOM và nhờ nhân viên gửi mẫu đơn qua số fax của bạn.

12

Bắt giữ

Tạm giữ trong trại cho người nước ngoài

Giải pháp khác thay thế tạm giam

1

2

3

Cư trú thiếu giấy phép tại Ba Lan –mạo hiểm thế nào và quyền lợi củangười cư trú bất hợp pháp là gì?2

13

Nếu bạn ở lại Ba Lan không có giấy phép cư trú hợp pháp (như visa, giấy phép cư trú và cả những tình huống mà bạn không có đủ điều kiện kinh tế sinh sống ở Ba Lan và khi bạn là người gây nguy hiểm đến an ninh), cơ quan nhà nước có thể đưa ra quyết định đối với bạn liệu bạn có phải ra khỏi lãnh thổ Ba Lan hay không, quyết định đấy gọi là quyết định quay về nước.

Đến khi bạn ra khỏi nước, tùy vào hoàn cảnh, bạn có thể phải ở một nơi nhất định, trình báo đến cơ quan cụ thể hoặc bị giam ở trong nhà trại hoặc trong trại cho người nước ngoài.

Hiện trong luật Ba Lan có một loại hình quyết định mang kết luận phải rời Ba Lan - đó là quyết định phải cam kết rời lãnh thổ Ba Lan.

Biên phòng đưa ra quyết định cam kết phải về nước, còn thẩm quyền phúc thẩmlà Giám đốc Sở Ngoại Kiều.

Quyết định như trên có thể bị khiếu nại, khi đơn khiếu nại được nạp trong vòng14 ngày, gửi tới Giám đốc Sở Ngoại Kiều qua Biên phòng.

14

!

Cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định , nội dung của việc giải quyết , một thông báo về quyền kháng cáo phảidịch để bạn có thể hiểu được.

HÃY GHI NHỚ! Bạn phải rời khỏi Ba Lan trước khi thời hạn visa hoạc thẻ cư trú hết hạn. Bạn phải rời khoi Ba Lan trong vòng 30 ngày từ khi nhận được quyết định từ chối cuối cùng cấp thẻ cư trú hoặc đơn tị nạn.

Quyết định quay về không được thực hành, nghĩa là bạn không phải rời khoi Ba Lan, khi:

trong trường hợp của bạn đang xét xin quy chế tị nạn lần đầu tiên,

trong trường hợp của bạn đang xét giấy phép cư trú vì yếu tố nhân bản, khoan dung, hoặc giấy phép cho các nạn nhân buôn bán người hoặc vì hoàn cảnh đòi hỏi phải có một kỳ cư trú ngắn hạn.

bạn đã được sự đồng ý cư trú vì yếu tố nhân bản hoặc khoan dung hoặc có nguyên nhân để bạn nhận được sự đồng ý đó.

15

bạn đang được phép ở Ba Lan vì nghĩa vụ xuất hiện cá nhân trước cơ quan công quyền của Ba Lan,

bạn tạm trú tại Ba Lan trên cơ sở giấy phép cho các nạn nhân của nạn buôn người,

bạn có vợ/chồng là một công dân Ba Lan, người nước ngoài định cư hoặc cư trú dài hạn của EU, và bạn không đe dọa đến sự an toàn của Ba Lan và bạn kết hôn không phải để lẩn tránh pháp luật

bạn có lệnh cấm rời khỏi Ba Lan và lệnh ban hành trong tố tụng hình sự.

LƯU Ý! Nếu như các thành viên trong gia đình của bạn (chồng/vợ, bạn trai/bạn gái, những đứa con) ở Ba Lan hãy thông báo cho Biên phòng va Giám đốc Sở Kiều Ngoại (nếu như thủ tục tố tụng đang được tòa án bậc hai xét)! Chính quyền có nghĩa vụ ghi chú hoàn cảnh này. Nghĩa vụ cam kết quay về không thể làm được nếu như sẽ vi phạm quyền của bạn có được cuộc sống gia đình và / hoặc cá nhân. Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng trong tình huống khi cư trú tiếp tục của bạn không phải là một mối đe dọa cho an ninh quốc phòng,an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng.

!

16

LƯU Ý! Thời hạn tự nguyện hồi hương là tư 15 đến 30 ngày, tính từ ngày nhận được quyết định. Thời hạn này không được hạn định khi có xác suất chạy trốn hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc trật tự công cộng. Quyết định như vậy có hiệu lực ngay lập tức! Ở trong quyết định này sẽ được chỉ định đất nước mà bạn sẽ được trả lại.

LƯU Ý! Nếu như ở Ba Lan thủ tục tố tụng đang được xét và bạn có nghĩa vụ xuất hiện trước cơ quan công quyền của Ba Lan trong mọi danh nghĩa nào hoặc vì lợi ích của Ba Lan, hoặc đang ở trong một hoàn cảnh cá nhân đặc biệt (kết quả thời gian cư trú ở Ba Lan,quan hệ gia đình và xã hội hoặc vì con nhỏ của bạn học tiếp tục), bạn có thể nộp đơn xin kéo dài thời gian tự nguyện hôi hương đến 1 năm.

!

!

17

Bắt giữ

Bạn cần nhớ rằng khi ở lại Ba Lan thiếu giấy phép, bạn có thể bị bắt bởi Cảnh sát, Biên Phòng trong vòng 48 tiếng. Trong thời gian đó, các cơ quan này có thể trình đơn lên tòa xin đưa bạn vào trại hoặc trại giam chờ trục xuất. Tòa có 24 giờ đồng hồ để đưa ra phán quyết. Biên phòng và tòa có thể đưa ra quyết định về dùng giái pháp khác thay thế giam ở trong trại.

Tạm giữ trong trại cho người nước ngoài

Bạn có thể bị giam trong trại khi:

Bạn có nhiều khả năng nhận được quyết định cam kết trở về mà không tự nguyện hồi hương,

Bạn đã nhận được quyết định cam kết trở về mà không tự nguyện hồi hương,

Bạn đã không ra khỏi Ba Lan trong thời hạn nêu ở trong quyết định cam kết trở về,

1

2

18

!

bạn không báo cáo Biên phòng, không nộp tiền bảo lãnh, không đưa giấy thông hành vào ký gửi, bạn không ở nơi được chỉ định, nếu như đấy là nghĩa vụ của bạn.

Bạn có thể bị giam giữ trong trại cho người nước ngoai nếu có quan ngại rằng bạn không chấp hành các quy tắc của trại giam. Tòa là cơ quan ra quyết định giam giữ. Bạn có thể bị giữ tại trại giam hoặc nhà giam tới 90 ngày, tuy vậy tòa có thể ra hạn 90 ngày tiếp theo đó nữa. Thời gian tối đa là 18 tháng,không tính thời gian ở trại khi bạn đang xin cơ chế tị nạn.

LƯU Ý: Trên cơ sở quyết đoán của tòa về việc giam giữ bạn trong nhà giam hoặc trại giam cho người nước ngoài, bạn được quyền khiếu nại. Đơn khiếu nại cần được nộp 7 ngày kể từ ngày công bố phán quyết! Đơn khiếu nại cần được viết bằng tiếng Ba Lan. Hãy liên hệ ngay với luật sư làm ở tổ chức phi chính phủ.

Trong phần cuối của bản thông tin này cũng như trong tất cả các trại giam đều có danh sách các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ pháp lý cho người nước ngoài. Bạn hãy liên lạc ngay với các tổ chức đó, nhân viên tư vấn luật sẽ giúp chuẩn bị viết đơn kháng cáo.

19

! QUAN TRỌNG: Tòa án không thể phán quyết cho bạn vào trại giam hoặc ứng dụng giam giữ, khi cái lệnh đấy sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc sức khỏe của bạn. Nếu như bạn đang xin cơ chế tị nạn và bạn đã phải chịu bạo lực trong quá khứ, hoặc có quá khứ đau thương khác, mặc dù vậy bạn đã bị giam, thì bạn có thể nộp đơn cho Biên phòng xin ra khỏi trại giam hoặc không bị giam giữ.

Biên phòng có thể thả bạn ra khỏi trại giam, mà bạn không cần làm đơn.

Quyết định bạn được thả ra khỏi trại giam sẽ được đưa ra khi:

ở lại trại giam sẽ ảnh hưởng đến tính mạng hoặc sức khỏe của bạn,

bạn đã phải chịu bạo lực,

căn cứ biện minh đưa bạn vào trại giam đã không con hiệu lực, ví dụ khi bạn nhận được quyết định cấp cho bạn cơ chế tị nạn, bảo vệ thêm,

20

bạn nhận được một giấy chứng nhận bạn là nạn nhân của nạn buôn người, hoặc nếu bạn nhận được một giấy phép tạm trú cho nạn nhân của nạn buôn người,

thực thi các nghĩa vụ quay về nước là không thể,

tòa án áp dụng cho bạn tạm giam hoặc các phương pháp khác dẫn tước quyền tự do.

Nêu như Biên phòng không chấp nhận đơn xin thả khỏi trại giam của bạn, thị bạn có thể khiếu nại Tòa án quận. Bạn được khiếu nại sau một tháng từ khi ban hành lệnh giam giữ, kéo dài thời gian lưu trú hoặc từ chối miễn trừ khỏi trại giam.

21

3Lệnh cấm nhập cảnh

Rút lệnh cấm nhập cảnh trong trường hợp hưởng quy chế tự nguyện hồi hương

Phí tổn thực hiện quyết định về nước

1

2

3

Hậu quả của việc hồihương là gì?

22

Lệnh cấm nhập cảnh

Trong quyết định mang phán cáo bạn phải trở về nước, quyết định đó còn mang phán quyết cấm tái nhập cảnh vào Ba Lan hoặc cấm nhập cảnh vào Ba Lan cùng các nước thuộc khối Schengen, đưa ra chỉ định về thời hạn cấm nhập cảnh. Có nghĩa là trong thời hạn còn hiệu lực của quyết định, bạn nói chung không được quyền nhập cảnh, không được nhận thị thực hay giấy phép cư trú tại Ba Lan cũng như các quốc gia thuộc khối Schengen. Phán quyết đưa ra những thời hạn cấm nhập cảnh khác nhau, tùy thuộc vào lý do khiến phán quyết được đưa ra.

Thời gian cấm nhập cảnh là từ 6 tháng tới 3 năm nếu bạn từng cư trú tại Ba Lan thiếu visa, từng vượt biên giới bất hợp pháp, không đủ vật chất để duy trì cuộc sống cho mình tại Ba Lan, đã quá quyền hạn 3 tháng được di chuyển trong khối Schengen hoặc từng vi phạm luật về tiểu giao thông biên giới, đã bị từ chối quy chế tị nạn, sự bảo vệ thêm, đã bị hủy quy chế tị nạn hoặc sự bảo vệ thêm, đã nhận được tin bị hủy bỏ thủ tục tị nạn và bạn không ra khỏi Ba Lan trong vòng 30 ngày.

Nếu như bạn đã có hoạt động kinh tế không đúng pháp luật hoặc lao động không có giấy phêp hoặc không có tuyên bố về ý định thực hiện công việc, hoặc khi bạn bị phạt

1

23

vì lao động bất hợp pháp, thì thời gian cấm nhập cảnh là từ 1 tới 3 năm.

Thời gian cấm nhập cảnh là từ 3 tới 5 năm, nếu quyết định được đưa ra là kết quả của việc các dữ liệu của bạn đang nằm trong danh sách người nước ngoài không được mong đợi hoặc trong tài liệu Hệ Thông Tin Schengen (SIS) và nếu thời hạn bạn ở lại Ba Lan kéo dài sẽ là mối đe dọa cho y tế cộng đồng.

Thời hạn tối đa cấm nhập cảnh là 5 năm, được ứng dụng khi bạn bị coi là người gây bất an quốc phòng, ảnh hưởng an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng.

Rút lệnh cấm nhập cảnh trong trường hợp hưởng quy chế tự nguyện hồi hương

Bạn hãy nhớ rằng, bạn có thể nộp đơn rút lui lệnh cấm nhập cảnh. Đơn phải gủi đến Biên phòng.

2

24

Ở trong đơn bạn phải xác minh rằng:

Bạn đã hoàn thành các trách nhiêm liên quan đến quyết định cam kết quay về nước

Bạn tái nhập cảnh vào Ba Lan hoặc các nước khối Schengen dựa vào lí do chính đáng, ví dụ vì lí do nhân đạo.

Bạn đã hưởng quy chế tự nguyện hồi hương

Phí tổn thực hiện quyết định về nước

Nếu như bạn chưa hưởng quy chế tự nguyện hồi hương và bạn đã bị cưỡng bức về nước xuất xứ, để thu hồi lệnh cấm tái nhập cảnh vào Ba Lan và các nước khối Schen-gen thì bạn phải trả các phí tổn cưỡng bức về nước.

3

25

Phí tổn người nước ngoài quay về nơi xuất xứ gồm chủ yếu:

phí tổn thủ tục pháp lý quay về nước

phí tổn lấy vân tay và chụp ảnh

phí tổn ở lại trại giam và trại cho người nước ngoài

phí tổn khám bác sĩ

26

Danh sách các tổ chức và cơ quan hỗ trợ:

Văn phòng Phát Ngôn Quyền CôngDân - Biuro Rzecznika PrawObywatelskichAleja Solidarności 77,00-090 WarszawaTel: (+48 22) 55 17 700E-mail: [email protected]

Văn phòng Phát ngôn Quyền Trẻ em- Biuro Rzecznika Praw Dzieckaul. Przemysłowa 30/32,00-450 WarszawaTel: (+48 22) 696 55 45E-mail: [email protected],

IOM Tổ chức Di dân Thế Giới -IOM Międzynarodowa Organizacjado Spraw Migracjiul. Mariensztat 8, 00-302 WarszawaTel: (+48 22) 538 91 69E-mail: [email protected] ,www.iom.pl

Quỹ Nhân Quyền Helsinki -Helsińska Fundacja Praw Człowiekaul. Zgoda 11, 00-018 WarszawaTel: (+48 22) 556 44 40, (+48 22) 556 44 66E-mail: [email protected],[email protected], www.hfhr.pl,http://programy.hfhr.pl/uchodzcy/

27

Hội Can thiệp Pháp lý -Stowarzyszenie Interwencji Prawnejul. Siedmiogrodzka 5/5101-204 Warszawa(+48 22) 621-51-65E-mail: [email protected]

Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý mang tênHalina Nieć - Centrum PomocyPrawnej im. Haliny Niećul. Krowoderska 11/731-141 KrakówTel: (+48 12) 633 72 23E-mail: [email protected]

Viện phục vụ Quốc gia Pháp quyền -Instytut na rzecz Państwa Prawaul. F. Chopina 14/7020-023 LublinTel: (+48 81) 743 68 05E-mail: [email protected]

Quỹ „Giải cứu”Fundacja „Ocalenie”ul. Koszykowa 24 lok.100-384 WarszawaTel: (+48 22) 828 50 54,E-mail: [email protected],www.fundacjaocalenie.org.pl

28

Quỹ nhân quyền Helsinki tại Ba Lan, với trụ sở tại Vác-sa-va, được thành lập năm 1989. Trước khi thành lập, quỹ đã có bảy năm hoạt động của Ủy ban Helsinki tại Ba Lan, hoạt động bí mật từ năm 1982. Sau khi chuyển đổi chính trị tại Ba Lan vào năm 1989, các thành viên của Ủy ban quyết định xuất diện và thành lập cở sở độc lập phụ trách giáo dục và nghiên cứu về nhân quyền. Bởi vào thời điểm đó, hệ thống pháp lý chưa cho phép các tổ chức độc lập hoạt động, Quỹ Nhân quyền Helsinki đã được thành lập dưới hình thức quỹ để thỏa mãn vai trò trên. Quỹ Nhân quyền Helsinki là một trong các cơ sở kinh nghiệm và chuyên nghiệp nhất tại Châu Âu hoạt động trong lãnh vực nhân quyền. Từ năm 2007, Quỹ đóng vai trò tư vấn thuộc Hội Đồng Xã hội – Kinh tế Liên Hiệp Quốc (ECOSOC). www.hfhr.pl

Từ tháng bảy năm 2012, Quỹ Nhân quyền Helsinki thực hiện dự án „TRỞ VỀ. Hỗ trợ pháp lý và thông tin cho người di cư trở về”, thực hiện tới tháng sáu năm 2015. Dự án, qua tư vấn pháp lý và thông tin cũng như các buổi thăm nhà/trại giam, nhằm thực hiện mục đích để quyền con người của những người hồi hương được tôn trọng. Trong khuôn khổ dự án, các chuyên viên pháp lý hỗ trợ miễn phí tất cả những ai là Người nước ngoài:

không có giấy phép cư trú tại Ba Lan;

từng nhận quyết định rời Ba Lan hoặc quyết định trục xuất đồng thời muốn hưởng quy chế tình nguyện hồi hương;

29

!

chưa nhận quyết định cuối cùng từ chối quy chế tị nạn tại Ba Lan đồng thời tình nguyện hồi hương về quê hương mình;

Trong khuôn khổ dự án, bản thông tin này được phát hành bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Georgia, Việt Nam, Ả-rập và Ba Lan.

Nội dung bản tin cũng được công bố trên trang điện tử của Chương Trình Hỗ Trợ Pháp Lý cho Người Tị Nạn và Nhập Cư của Quỹ Nhân quyền Helsinki trong mục „Publikacje”

http://powroty.hfhr.pl/

Các buổi trực tiếp tân tại trụ sở Quỹ diễn ra trên phố ul. Zgoda 11, phòng 413. Tiếp đón tư vấn phục vụ người nước ngoài xếp hàng theo thứ tự có mặt – cần ghi tên vào danh sách để trong phòng nhân viên tư vấn trong ngày tới xin tư vấn.

33

Hướng dẫn dành cho người nhập cư hồi hương

Vác-sa-va 2015

Bản thông tin được đồng tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu trong chương trình Quỹ Hồi Hương Châu Âu cho người nước ngoài và đồng tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Trách nhiệm nội dung hoàn toàn thuộc về tác giả. Ủy ban Châu Âu không chịu trách nhiệm về phương thức sử dụng các thông tin dưới đây.