Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

23
Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 1/23 Hướng dẫn của ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện Dịch: SVD. Vũ Việt Hà, ĐH Dược HN Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà Nguồn: ASHP guidelines on preventing medication errors in hospitals. Am J Hosp Pharm. 1993; 50:30514. Tổ chức dịch: Nhịp cầu Dược lâm sàng Mục đích của điều trị bằng thuốc là đạt được hiệu quả điều trị giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ xấu cho bệnh nhân 1 . Các loại rủi ro, cả rủi ro đã biết và rủi ro chưa biết, liên quan đến điều trị bằng thuốc (thuốc kê đơn và không kê đơn) và các thiết bị quản lý thuốc. Các sự cố và nguy hiểm là kết quả của những nguy cơ này được định nghĩa là các tai nạn dùng thuốc, bao gồm phản ứng có hại của thuốc (ADRs) và sai sót thuốc (medication error-ME) 2 . Tài liệu này đề cập đến sai sót thuốc – tai nạn về dùng thuốc có thể phòng ngừa nhờ hệ thống kiếm soát hiệu quả liên quan đến dược sĩ, bác sĩ và người kê đơn khác, điều dưỡng, nhân viên quản lý rủi ro, người tư vấn pháp lý, người quản lý, bệnh nhân và những người khác trong hệ thống tổ chức, như cơ quan điều tiết và các công ty dược. Tài liệu này đề xuất các biện pháp ngăn ngừa các ME được xem xét trong hệ thống tổ chức và thảo luận các biện pháp quản lý được các ME ngay khi phát hiện ra. Những hướng dẫn này chủ yếu áp dụng cho các bệnh nhân nội trú ở bệnh viện do sự thành lập quy trình phối hợp đặc biệt trong hệ thống này (Ví dụ: hệ thống chính quy, ngành dược, ủy ban thăm khám và cơ hội cho sự gia tăng hợp tác của những nhân viên chăm sóc sức khỏe). Sự khuyến khích cho những hệ thống trong thực tiễn không phải bệnh viện nằm ngoài phạm vi tài liệu này, mặc dù có nhiều ý tưởng và nguyên tắc có thể áp dụng được. Sai sót thuốc làm tổn thương lòng tin của bệnh nhân vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và làm giảm giá trị của việc chăm sóc sức khỏe. Vấn đề và nguyên nhân của sai sót thuốc liên quan đến nhiều ngành và do nhiều yếu tố. Xảy ra các lỗi là do sự thiếu kiến thức, thực hiện kém chất lượng và trí tuệ yếu kém, hay khuyết điểm hoặc sai lầm của hệ thống 3,4 . Sai sót thuốc có thể do cả nhân viên có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm, bao gồm dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hỗ trợ (kỹ thuật viên dược,…), sinh viên, người làm việc ghi chép (văn thư…), quản lý, người sản xuất thuốc, bệnh nhân và người chăm sóc, cùng những người khác. Sự cố về sai sót thuốc là không rõ ràng, cực kỳ khó để có sự so sánh rõ ràng giữa những nghiên cứu khác nhau về sai sót thuốc bởi vì sự khác biệt do những thay đổi, số liệu, sự phổ biến và các phương pháp nghiên cứu 2 .

Transcript of Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Page 1: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 1/23

Hướng dẫn của ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Dịch: SVD. Vũ Việt Hà, ĐH Dược HN

Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà

Nguồn: ASHP guidelines on preventing medication errors in hospitals. Am J Hosp

Pharm. 1993; 50:305–14.

Tổ chức dịch: Nhịp cầu Dược lâm sàng

Mục đích của điều trị bằng thuốc là đạt được hiệu quả điều trị giúp nâng cao chất lượng

cuộc sống, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ xấu cho bệnh nhân1. Các loại rủi ro, cả rủi

ro đã biết và rủi ro chưa biết, liên quan đến điều trị bằng thuốc (thuốc kê đơn và không kê

đơn) và các thiết bị quản lý thuốc. Các sự cố và nguy hiểm là kết quả của những nguy cơ

này được định nghĩa là các tai nạn dùng thuốc, bao gồm phản ứng có hại của thuốc

(ADRs) và sai sót thuốc (medication error-ME)2. Tài liệu này đề cập đến sai sót thuốc –

tai nạn về dùng thuốc có thể phòng ngừa nhờ hệ thống kiếm soát hiệu quả liên quan đến

dược sĩ, bác sĩ và người kê đơn khác, điều dưỡng, nhân viên quản lý rủi ro, người tư vấn

pháp lý, người quản lý, bệnh nhân và những người khác trong hệ thống tổ chức, như cơ

quan điều tiết và các công ty dược.

Tài liệu này đề xuất các biện pháp ngăn ngừa các ME được xem xét trong hệ thống tổ

chức và thảo luận các biện pháp quản lý được các ME ngay khi phát hiện ra. Những

hướng dẫn này chủ yếu áp dụng cho các bệnh nhân nội trú ở bệnh viện do sự thành lập

quy trình phối hợp đặc biệt trong hệ thống này (Ví dụ: hệ thống chính quy, ngành dược,

ủy ban thăm khám và cơ hội cho sự gia tăng hợp tác của những nhân viên chăm sóc sức

khỏe).

Sự khuyến khích cho những hệ thống trong thực tiễn không phải bệnh viện nằm ngoài

phạm vi tài liệu này, mặc dù có nhiều ý tưởng và nguyên tắc có thể áp dụng được.

Sai sót thuốc làm tổn thương lòng tin của bệnh nhân vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và

làm giảm giá trị của việc chăm sóc sức khỏe. Vấn đề và nguyên nhân của sai sót thuốc

liên quan đến nhiều ngành và do nhiều yếu tố. Xảy ra các lỗi là do sự thiếu kiến thức,

thực hiện kém chất lượng và trí tuệ yếu kém, hay khuyết điểm hoặc sai lầm của hệ

thống3,4

. Sai sót thuốc có thể do cả nhân viên có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm,

bao gồm dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hỗ trợ (kỹ thuật viên dược,…), sinh viên,

người làm việc ghi chép (văn thư…), quản lý, người sản xuất thuốc, bệnh nhân và người

chăm sóc, cùng những người khác. Sự cố về sai sót thuốc là không rõ ràng, cực kỳ khó để

có sự so sánh rõ ràng giữa những nghiên cứu khác nhau về sai sót thuốc bởi vì sự khác

biệt do những thay đổi, số liệu, sự phổ biến và các phương pháp nghiên cứu2.

Page 2: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 2/23

Nhiều sai sót thuốc có thể không được phát hiện. Ảnh hưởng lâm sàng của nhiều sai sót

thuốc là rất ít, cùng với một vài sai sót thuốc không có hậu quả nào ảnh hưởng xấu đến

bệnh nhân. Tuy nhiên, không may rằng một vài sai sót thuốc làm bệnh trở nên nghiêm

trọng hoặc tử vong3. Do đó, không được xem nhẹ các sai sót thuốc, và hệ thống có hiệu

lực trong việc chỉ định, phân phối và quản lý thuốc cần được thành lập cùng sự bảo vệ

khỏi các nguy cơ xảy ra các lỗi. Những hệ thống này nên có đầy đủ các nhân viên đã

được đào tạo và quản lý, có hệ thống liên lạc đầy đủ, khối lượng công việc hợp lý, hệ

thống bàn giao thuốc có hiệu quả, thủ tục chi tiết và kiểm tra sản phẩm bởi cá nhân, quản

lý chất lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tư đầy đủ.

Nhiệm vụ của dược sĩ là giúp đảm bảo rằng bệnh nhân có thể sử dụng thuốc một cách tốt

nhất5. Điều này áp dụng cho tất cả thuốc dùng bởi bệnh nhân nội trú hay ngoại trú, bao

gồm sản phẩm dùng đường uống và đường tiêm, dược phẩm có phóng xạ, chất cản quang

quang tuyến, khí gây mê, thuốc hợp phần máu, dịch thẩm phân, tác nhân trị liệu đường

hô hấp, thuốc dò, thuốc mẫu, thuốc cá nhân được bệnh nhân đưa vào bệnh viện, và những

chất gây tác dụng hóa học hoặc sinh học để tạo các phản ứng dược lý6.

Thông qua một cách tiếp cận hệ thống theo định hướng, dược sĩ nên phối hợp, nỗ lực đa

ngành để phòng ngừa, tìm ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến thuốc có thể gây hại

cho người bệnh1. Sự hiểu biết về nguy cơ liên quan đến sai sót thuốc cho phép cải thiện

việc theo dõi bệnh nhân và thuốc liên quan đến giảm nguy cơ mắc sai sót nghiêm trọng

và cho phép phát triển của các hệ thống có tổ chức được thiết kế để giảm thiểu các nguy

cơ7. Dược sĩ nên tham gia các ủy ban đánh giá có tổ chức và làm việc với bác sĩ, điều

dưỡng, nhà quản lý và những người khác để xem xét và nâng cao hệ thống nhằm đảm bảo

an toàn trong sử dụng thuốc.

Các loại sai sót thuốc

Sai sót thuốc bao gồm sai sót trong kê đơn, sai sót trong phân phối, sai sót trong quản lý

dùng thuốc và sai sót trong việc tuân thủ của bệnh nhân. Các loại sai sót thuốc cụ thể

được liệt kê trong Bảng 13,7-18

.

Bảng 1.Các loại sai sót thuốc2,7-18,a

Loại Định nghĩa

Sai sót trong kê đơn Lựa chọn thuốc sai (dựa vào các chỉ định, chống chỉ định, dị

ứng, phác đồ điều trị bằng thuốc, và các yếu tố khác), liều

lượng, dạng bào chế, số lượng, đường dùng, nồng độ, liều lượng

cho phép, hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định

hoặc ủy quyền (hoặc người kê đơn hợp pháp), đơn thuốc khó

đọc làm ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Page 3: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 3/23

Nhầm lẫn bỏ sót Lỗi trong quản lý liều lượng được chỉ định cho bệnh nhân trước

liều tiếp theo, nếu có.

Sai sót về thời điểm Dùng thuốc ngoài một khoảng thời gian so với thời gian được

chỉ định (khoảng thời gian này nên được thành lập bởi mỗi cơ

sở chăm sóc sức khỏe tư nhân).

Sai sót thuốc không

hợp pháp

Cho bệnh nhân dùng thuốc trái phép bởi người kê đơn không

hợp pháp.

Sai sót do liều dùng

không phù hợp

Cho bệnh nhân dùng thuốc với liều lượng nhiều hoặc ít hơn đã

được chỉ định bởi người kê đơn hoặc dùng liều trùng lặp cho

bệnh nhân,vv..., một hay nhiều đơn vị liều lượng thêm vào liều

đã được chỉ định.

Sai sót do dạng bào

chế sai

Cho bệnh nhân dùng một sản phẩm thuốc ở dạng bào chế sai so

với được chỉ định.

Sai sót trong chuẩn bị

thuốc

Sản phẩm thuốc có công thức sai hoặc bào chế sai trước khi sử

dụng.

Sai sót trong kỹ thuật

dùng thuốc

Phương pháp không phù hợp hoặc kỹ thuật không phù hợp khi

sử dụng thuốc.

Sai sót do thuốc hỏng Thuốc được dùng đã hết hạn hoặc tính chất vật lý hoặc sinh học

không còn đầy đủ.

Sai sót trong theo dõi

thuốc

Lỗi trong đánh giá phác đồ điều trị về sự phù hợp và sự phát

hiện các vấn đề, hoặc lỗi trong sử dụng các lâm sàng phù hợp

hoặc dữ liệu xét nghiệm để đánh giá đầy đủ đáp ứng của bệnh

nhân với liệu pháp.

Sai sót trong thực hiện Hành vi không phù hợp của bệnh nhân liên quan đến việc tuân

thủ phác đồ điều trị bằng thuốc.

Những sai sót khác Một số sai sót thuốc rơi vào một trong những mục phía trên.

a Các mục không mâu thuẫn nhau bởi tính đa ngành và đa yếu tố của sai sót thuốc.

b Giả định rằng không có lỗi kê đơn. Loại trừ việc (1) bệnh nhân từ chối dùng thuốc hoặc

(2) không dùng đúng liều vì sự chống chỉ định đã xác định. Nếu nhầm lẫn bỏ sót được

giải thích rõ rang (như bệnh nhân ở xa cơ sở y tế hoặc thuốc không có sẵn), nguyên nhân

đó có thể ghi chép lại trong hồ sơ đánh giá. c Điều này có thể bao gồm, ví dụ thuốc không đúng, liều lượng chỉ định sai, thuốc không

theo thứ tự, và thuốc được đưa một bộ hướng dẫn hoặc giao thức lâm sàng bên ngoài. d Loại trừ (1) sai lệch được cho phép dựa vào phạm vi định sẵn thiết lập bởi tổ chức chăm

sóc sức khỏe tư nhân được đánh giá bởi các thiết bị đo lường thường xuyên cung cấp cho

người quản lý thuốc cho bệnh nhân (ví dụ: không phải quản lý liều lượng dựa vào nhiệt

độ cơ thể người bệnh hoặc nồng độ glucose máu) hoặc các yếu tố khác như sự thay đổi

liều lượng thể hiện trong hệ thống bào chế thuốc đến hệ thống đo lường và (2) thuốc bôi

cho trật tự thể hiện sự định lượng.

Page 4: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 4/23

e Loại trừ giao thức được chấp nhận (thiết lập bởi dược sĩ và ủy ban điều trị hoặc tương

đương với nó) để ủy quyền cho dược sĩ thay thế dạng bào chế cho bệnh nhân với nhu cầu

đặc biệt (VD công thức dạng lỏng cho bệnh nhân dùng ống thông mũi dạ dày hoặc người

nuốt khăn), được nhà nước quy định. f Điều này bao gồm, VD pha loãng hoặc hoàn nguyên không đúng cách, pha trộn thuốc

không tương thích về vật lý hay hóa học, và bao bì sản phẩm không đầy đủ. g Bao gồm (1) sai đường dùng thuốc (khác với đường dùng được chỉ định), (2) đường

dùng đúng nhưng sai chỗ (VD: mắt trái thay vì mắt phải), và (3) tỷ lệ sai. h Bao gồm thuốc hết hạn hoặc bảo quản không đúng cách.

Một sai sót tiềm tàng là một lỗi trong kê đơn, phân phát, hoặc quản lý dùng thuốc theo kế

hoạch mà được tìm ra và sửa chữa nhờ sự can thiệp (bởi người chăm sóc sức khỏe khác

hoặc bệnh nhân) trước khi dùng thuốc thực sự. Sai sót tiềm tàng nên được xem xét lại và

kê khai như một trường hợp riêng biệt trong các lỗi đã xuất hiện (sai sót thực sự ảnh

hưởng đến người bệnh) để định rõ cơ hội sửa chữa các vấn đề về hệ thống sử dụng thuốc

ngay cả khi chúng chưa xảy ra. Tìm kiếm các sai sót tiềm tàng nên trở thành một phần

trong quá trình nâng cao chất lượng định kỳ của bệnh viện. Tài liệu cá nhân của các

trường hợp đã phòng ngừa các sai sót thuốc xảy ra sẽ giúp xác định khuyết điểm của hệ

thống và sẽ củng cố tầm quan trọng của kiểm tra hệ thống sử dụng thuốc.

Khuyến cáo về phòng tránh sai sót thuốc

Các hệ thống có tổ chức trong việc chỉ định, phân phối và quản lý thuốc nên được thiết kế

để giảm thiểu các sai sót. Sai sót thuốc có thể do khiếm khuyết của quá trình ở một hay

nhiều phương diện của hệ thống. Phần này cung cấp những khuyến cáo cho các nhân viên

quản lý (chung và ở các phòng ban) của bệnh viện, chẳng hạn như người kê đơn, dược sĩ,

y tá, bệnh nhân, người sản xuất thuốc, và những người khác.

Các đề nghị đến tổ chức và phòng ban. Các chính sách và quy định chung nên được

thiết lập để phòng ngừa các sai sót thuốc. Chính sách và thủ tục ở các phòng ban nên liên

quan đến nhiều bộ phận, gồm quầy thuốc, thuốc, điều dưỡng, quản lý rủi ro, tư vấn pháp

lý, và quản lý tổ chức. Những khuyến cáo sau được đề ra cho sự quản lý của tổ chức và

nhân viên y tế:3,8,11-14,16,19-29

1. Sử dụng các nguyên tắc của hệ thống danh mục thuốc, Hội đồng thuốc và điều trị

(hoặc tương đương) – soạn thảo bởi dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, và chuyên gia về

sức khỏe khác – nên có trách nhiệm về việc xây dựng các chính sách liên quan

đến việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng các phác đồ điều trị bằng thuốc trong các

tổ chức chăm sóc sức khỏe.

Page 5: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 5/23

2. Cần quan tâm đến việc tuyển dụng người và và phân công nhân lực đảm nhận chỉ

định, chuẩn bị, cấp phát, quản lý thuốc, và giáo dục bệnh nhân về thuốc. Các

chính sách và quy định nên được phát triển để đảm bảo việc lựa chọn, đào tạo,

giám sát và đánh giá nhân lực phù hợp. Điều này có thể cần phải thực hiện phỏng

vấn, định hướng, đánh giá năng lực, giám sát thích hợp, và tạo cơ hội cho nhân

viên được đào tạo chuyên môn và kỹ thuật liên tục.

3. Nhân lực phải luôn có sẵn để thực hiện các nhiệm vụ một cách đầy đủ. Các chính

sách và quy định nên đảm bảo khối lượng công việc hợp lý và thời gian làm việc

được thiết lập và ít khi vượt quá mức cho phép.

4. Có môi trường làm việc hợp lý cho sự chuẩn bị các sản phẩm thuốc. Các nguồn

gốc của các sai sót tiềm tàng nằm bên trong môi trường làm việc, như sự gián

đoạn thường xuyên, cần được xác định và giảm đến mức thấp nhất.

5. Quyền hạn và khu vực trách nhiệm bên trong bệnh viện cần được xác định rõ ràng

liên quan đến chỉ định, phân phát và quản lý dùng thuốc. Hệ thống nên đảm bảo

được viết ra đầy đủ và giao tiếp bằng lời nói giữa các nhân viên liên quan đến quá

trình sử dụng thuốc để tối ưu hóa các phác đồ điều trị và cho phép thuốc được kê

đơn, phân phát và dùng một cách kịp thời. Tất cả các hệ thống nên đánh giá và

thẩm tra lại chỉ định ban đầu của người kê đơn (trừ trường hợp khẩn cấp) trước

khi một sản phẩm thuốc được dược sĩ phân phát cho người dùng. Bất kỳ sự làm rõ

hay thay đổi nào về thuốc được chỉ định phải giải quyết với người kê đơn trước

khi đưa thuốc đến tay bệnh nhân. Các tài liệu đã viết ra như tài liệu tham vấn nên

được đưa vào hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân hoặc các hồ sơ đánh giá khác. Các

nhân viên điều dưỡng nên được thông báo về mọi thay đổi của thuốc được chỉ

định. Những thay đổi cần thiết để sửa lại các chỉ định chưa đúng đắn cần được coi

như các sai sót tiềm tàng, giả sử các thay đổi xảy ra đúng lúc để ngăn chặn các sai

sót có thể ảnh hưởng tới bệnh nhân.

6. Cần phải có một chương trình liên tục, có hệ thống về nâng cao chất lượng và

đánh gia ngang hàng (peer review) liên quan đến việc sử dụng thuốc an toàn. Một

chương trình đánh giá sử dụng thuốc (drug use evaluation – DUE) chính thức,

được phát triển và tiến hành nhờ các nỗ lực hợp tác về y, dược và điều dưỡng, nên

được tích hợp và phối hợp với chương trình nâng cao chất lượng tổng thể của

bệnh viện. Để ngăn chặn các sai sót thuốc, một phần của chương trình DUE cần

tập trung vào giám sát việc sử dụng hợp lý thuốc có tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ

cao, bao gồm các nhóm thuốc cụ thể (như kháng sinh, thuốc chống các tác nhân

ung thư, thuốc về tim mạch) và các liều thuốc tiêm (VD chế phẩm kali, chất gây

nghiện, heparin, lidocaine, procainamide, magie sulfat và insulin). Chương trình

nâng cao chất lượng nên bao gồm một hệ thống để giám sát, đánh giá, và báo cáo

các sai sót thuốc để hỗ trợ việc xác định và loại bỏ nguyên nhân gây sai sót (phá

vỡ hệ thống) và ngăn chặn chúng tái diễn. Bảng 2 lên danh sách các nguyên nhân

thường gặp của sai sót thuốc, là các khu vực mà hệ thống có thể bị phá vỡ.

Page 6: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 6/23

Bảng 2. Các nguyên nhân thường gặp của sai sót thuốc

Chỉ định không rõ ràng trên nhãn hoặc bao bì

Danh mục sản phẩm dược (tên trông giống hoặc na ná, sử dụng các tiền tố và hậu tố

bằng chữ cái và chữ số trong tên thuốc)

Thiết bị bị lỗi hoặc trục trặc

Chữ viết tay không đọc được

Phiên âm không đúng cách

Tính toán liều lượng không chính xác

Nhân viên không được đào tạo đầy đủ

Kê đơn bằng chữ viết tắt không phù hợp

Nhãn dán bị lỗi

Khối lượng công việc quá nhiều

Sai sót trong hoạt động cá nhân

Thuốc không có sẵn

7. Dược sĩ và những người khác có trách nghiệm trong việc tiến hành chỉ định thuốc

nên thường xuyên tiếp cận các thông tin lâm sàng phù hợp về bệnh nhân (bao

gồm thuốc, dị ứng, tiền sử quá mẫn, chẩn đoán, tình trạng mang thai, và các chỉ số

xét nghiệm) để đánh giá sự phù hợp của thuốc chỉ định.

8. Dược sĩ nên lưu giữ hồ sơ về thuốc của tất cả bệnh nhân, cả bệnh nhân nội trú và

ngoại trú, người nhận sự chăm sóc ở trong bệnh viện. Hồ sơ này bao gồm đầy đủ

thông tin cho phép giám sát tiền sử dùng thuốc, dị ứng, chẩn đoán, khả năng

tương tác với thuốc và ADR, thuốc điều trị trùng lặp, dữ liệu xét nghiệm cần thiết,

và các thông tin khác.

9. Khoa dược phải có trách nhiệm trong việc thu mua, phân phối và kiểm soát tất cả

thuốc được sử dụng trong tổ chức. Phải duy trì đầy đủ số giờ thực hiện dịch vụ

cung cấp dược phẩm; cung cấp dược phẩm 24/24 giờ được khuyến cáo một cách

mạnh mẽ trong bệnh viện. Trong trường hợp dịch vụ dược phẩm không đủ 24 giờ,

sẽ dẫn tới việc nên có một nguồn cung cấp dược phẩm hạn chế để ủy quyền cho

người không phải dược sĩ chỉ định thuốc trong trường hợp khẩn cấp. Danh mục

thuốc được cung cấp, chính sách và quy định sử dụng (bao gồm đánh giá sau đó

của dược sĩ về tất cả các hoạt động) nên được xây dựng bởi Hội đồng thuốc và

điều trị (hoặc tương đương). Lựa chọn các mục an toàn, hạn chế tất các loại thuốc,

số lượng, dạng bào chế, và kích cỡ hộp đựng có thể gây nguy hiểm cho bệnh

nhân. Việc sử dụng tủ đêm được thiết kế tốt, xe đẩy sau giờ làm việc, và các

phương pháp khác có thể tránh việc sử dụng những người không phải dược sĩ

Page 7: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 7/23

tham gia vào các hiệu thuốc. Một người không phải dược sĩ (như điều dưỡng)

tham gia vào hiệu thuốc để loại bỏ liều dùng bị phản đổi mạnh mẽ; điều này cần

được giảm thiểu và loại bỏ tới mức cao nhất có thể. Khi dịch vụ dược phẩm 24/24

giờ không khả thi, phải có một dược sĩ trực điện thoại thay thế.

10. Một người quản lý dược (hoặc người được chỉ định) cùng trợ lý của Hội đồng

thuốc và điều trị (hoặc tương đương) và khoa điều dưỡng, nên phát triển các chính

sách và quy định toàn diện để phân phối hiệu quả và an toàn mọi loại thuốc và vật

tư liên quan cho bệnh nhân. Để an toàn, các phương pháp phân phối được khuyến

cáo trong tổ chức chăm sóc sức khỏe là phân phối thuốc theo đơn vị liều (unit

dose drug distribution) và kiểm soát hệ thống.

11. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, mọi sản phẩm thuốc đã tiệt trùng và chưa tiệt

trùng đều được phân phối bởi khoa dược cho từng bệnh nhân. Việc bảo quản các

thuốc không khẩn cấp ở các tầng ở đơn vị điều dưỡng hoặc trong khu vực chăm

sóc bệnh nhân nên được giảm thiểu. Tiến hành đặc biệt thận trọng với những

thuốc thường liên quan đến các sai sót nghiêm trọng hoặc tỷ lệ an toàn thấp, như

nồng độ thuốc đậm đặc được dự định sẽ được pha loãng thành khối lượng lớn

(VD nồng độ đậm đặc lidocaine và kali chloride để tiêm). Nhân viên dược cần

thường xuyên kiểm tra các khu vực bảo quản thuốc để đảm bảo các sản phẩm đầy

đủ về tính toàn vẹn, bao bì, nhãn dán và bảo quản phù hợp. Việc bảo quản thuốc

và các sản phẩm khác dùng cho bên ngoài riêng biệt với các sản phẩm thuốc dùng

nội bộ là rất quan trọng.

12. Giám đốc và nhân viên dược phải đảm bảo mọi sản phẩm thuốc được dùng trong

hệ thống tổ chức có chất lượng cao và toàn vẹn. Điều này bao gồm, (1) lựa chọn

sản phẩm đa nguồn được củng cố dữ liệu tương đương sinh học đầy đủ và đóng

gói và ghi nhãn phù hợp, (2) duy trì dự trữ hàng không để hết hạn, (3) đảm bảo

song hành các yêu cầu.

13. Việc sử dụng của bệnh nhân thuốc riêng hay thuốc ―tại nhà‖ ở bệnh viện nên

tránh nhiều nhất có thể. Dùng những thuốc này chỉ nên được cho phép nếu nó cần

thiết để bệnh nhân tiếp nhận điều trị, thuốc không có ở các nhà thuốc và không có

phác đồ thay thế. Nếu các thuốc này được sử dụng, bác sĩ kê đơn phải viết một

hướng dẫn phù hợp vào hồ sơ dùng thuốc của bệnh nhân. Trước khi sử dụng,

dược sĩ nên kiểm tra và xác nhận thuốc. Nếu có bất kỳ vấn đề nào chưa được giải

quyết để thuốc được xác định và toàn vẹn, thuốc sẽ không được phép sử dụng.

14. Mọi thuốc bị ngưng hoặc không được sử dụng nên đem về khoa dược ngay lập

tức khi ngừng dùng hoặc khi bệnh nhân xuất viện. Không được đưa thuốc không

có nhãn dán cho bệnh nhân đã xuất viện mang về nhà, trừ khi được dược sĩ dán

nhãn cho bệnh nhân ngoại trú theo quy định nhà nước và các điều lệ của liên

bang. Bệnh nhân ngoại trú nên được tư vấn về các sử dụng các loại thuốc sau khi

xuất viện.

Page 8: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 8/23

15. Khuyến cáo sử dụng máy tính trong hệ thống dược để có thể tự động hóa việc

kiểm tra liều lượng, phác đồ trùng lặp, dị ứng, tương tác thuốc và các mặt khác. Ở

những nơi có khả năng, việc sử dụng công nghệ mới như mã vạch (bar code) được

khuyến khích để giúp nhận diện bệnh nhân, sản phẩm và nhân viên y tế. Hồ sơ

hoặc nhãn mác sử dụng thuốc được tạo ra để hỗ trợ các điều dưỡng viên trong

việc giải thích và ghi chép về hoạt động dùng thuốc.

16. Nguồn thông tin đầy đủ về thuốc nên có sẵn cho mọi nhân viên chăm sóc sức

khỏe liên quan đến quá trình sử dụng thuốc.

17. Hội đồng thuốc và điều trị (hoặc tương đương) cần thiết lập cho bệnh viện thời

gian dùng thuốc chuẩn, với đầu vào từ khoa dược và điều dưỡng. Các chính sách

và quy định cho phép sai lệch so với thời gian chuẩn khi cần thiết. Nên phát triển

nồng độ tiêu chuẩn và biểu đồ liều dùng để giảm thiểu việc tính toán liều lượng

của nhân viên.

18. Hội đồng thuốc và điều trị (hoặc tương đương) nên phát triển một danh sách các

từ viết tắt chuẩn đã được phê duyệt để sử dụng cho kê đơn thuốc. Cần cố gắng

nghiêm cấm hoặc hạn chế việc sử dụng các từ viết tắt khác trong kê đơn thuốc.

19. Nên thành lập một cơ chế xét duyệt thông qua Hội đồng thuốc và điều trị để xác

định những người có trách nhiệm thu thập dữ iệu và đánh giá các báo cáo về sai

sót thuốc.

20. Khoa dược, kết hợp với điều dưỡng, quản lý rủi ro, và các nhân viên y tế, nên

thực hiện một chương trình giáo dục liên tục để thảo luận về các lỗi thuốc, nguyên

nhân, và biện pháp ngăn chặn chúng. Các chương trình này nên bao gồm các cuộc

hội thảo, các bản tin, hoặc các biện pháp khác để phổ biến thông tin.

Khuyến cáo cho người kê đơn. Kê đơn là một trong những bước đầu tiên mà các lỗi

thuốc có thể phát sinh. Người ta ước tính rằng 1% số bệnh nhân nhập viện do các tác

dụng phụ là kết quả của việc quản lý y tế yếu kém30

và các biến chứng liên quan đến

thuốc là phổ biến nhất7. Các khuyến cáo sau để ngăn chặn các lỗi thuốc được đề xuất cho

bác sĩ và những người kê đơn khác3,7,11-16,31

:

1. Để xác định các thuốc điều trị phù hợp, người kê đơn nên cập nhật các kiến thức

hiện nay thông qua nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến các dược sỹ, bác sỹ

khác, tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, và các phương tiện khác.

Việc tìm kiếm thông tin là đặc biệt quan trọng khi kê đơn cho những tình trạng và

bệnh mà người kê đơn chưa có kinh nghiệm trong hành nghề.

2. Người kê đơn nên đánh giá tình trạng tổng quan của bệnh nhân và xem xét tất cả

các phác đồ điều trị bằng thuốc hiện có trước khi kê đơn mới hoặc bổ sung thêm

thuốc để xác định các tương tác thuốc đối kháng hoặc bổ trợ có thể. Để đánh giá

và tối ưu hóa đáp ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị bằng thuốc đã

được chỉ định, theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng và các dữ liệu xét

nghiệm có liên quan là cần thiết.

Page 9: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 9/23

3. Ở bệnh viện, người kê đơn nên làm quen với các hệ thống kê đơn thuốc (VD hệ

thống danh mục thuốc bệnh viện, tham gia chương trình DUE, thẩm quyền và ủy

quyền, các chính sách cảnh báo điều dưỡng và những người khác về chỉ định

thuốc cần được xử lý, thời gian dùng thuốc chuẩn, và từ viết tắt đã được phê

duyệt).

4. Đơn thuốc nên hoàn chỉnh. Bao gồm tên bệnh nhân, tên thuốc gốc, tên biệt dược

(bắt buộc với sản phẩm cụ thể), đường và nơi dùng, dạng bào chế, liều lượng,

hiệu lực, số lượng, tần suất sử dụng, và tên người kê đơn. Một vài trường hợp, sự

pha loãng, tỷ lệ, và thời gian sử dụng nên được nêu cụ thể. Kết quả điều trị mong

muốn cho mỗi loại thuốc cần được thể hiện khi kê đơn. Người kê đơn nên xem

xét lại toàn bộ độ chính xác và mức độ dễ đọc của đơn thuốc ngay sau khi kê đơn.

5. Cần lưu ý để đảm bảo mục tiêu của đơn thuốc là rõ ràng. Người kê đơn nên

a. Viết rõ hướng dẫn sử dụng thay vì dùng các từ viết tắt không chuẩn và không

rõ ràng. VD, viết hàng ngày thay vì ―/ng‖..

b. Không sử dụng các hướng dẫn mơ hồ, như ―dùng theo chỉ dẫn‖, vì các chỉ dẫn

cụ thể có thể giúp phân biệt các thuốc có mục đích khác nhau.

c. Ghi rõ liều dùng chính xác (như milligram) thay vì đơn vị dạng bào chế (như

một viên hay một lọ). Trường hợp ngoại lệ cho sản phẩm thuốc kết hợp, khi

mà đơn vị dạng bào chế được xác định.

d. Kê đơn bởi danh pháp chuẩn, sử dụng tên thuốc gốc (tên được Hoa Kỳ hay

USAN), tên chính thức, hoặc tên biệt dược (nếu xét thấy cần thiết về mặt y

tế). Tránh những trường hợp sau: tên đặt tại địa phương (VD, si rô của bác sĩ

Doe), tên hóa học (VD 6-mercaptopurine (thay vì mercaptopurine) có thể dẫn

đến sử dụng liều gấp sáu lần); tên sử dụng từ viết tắt không được thiết lập

(VD, ―AZT‖ có thể là zidovudine, azathioprine, hoặc aztreonam); từ viết tắt,

nhà bào chế thuốc hoặc ký hiệu hóa học.

e. Luôn luôn bắt đầu bằng số không phía trước số thập phân để thể hiện nhỏ hơn

một (VD 0,5 ml). Ngược lại, không bao giờ dùng ở cuối cùng (VD 5,0 ml),

có dẫn tới sử dụng liều cao gấp 10 lần. Khi có thể, tránh sử dụng số thập phân

(VD dùng 500mg thay vì 0.5g).

f. Viết rõ ràng từ ―đơn vị‖ (unit) (VD, 10 đơn vị insulin đều đặn) thay vì viết

―u‖, có thể dẫn đến hiểu nhầm là số 0.

g. Sử dụng hệ đo lường mét.

6. Cần viết rõ ràng để có thể đọc được tên thuốc và đơn thuốc (bao gồm chữ ký).

Người kê đơn mà chữ viết không được đẹp thì nên in hoặc đánh máy lại thuốc

hoặc đơn thuốc nếu khả năng nhập lệnh trực tiếp cho máy tính không có sẵn. Một

đơn thuốc viết tay cần phải đọc được một cách hoàn chỉnh (không chỉ đơn thuần

là nhận biết qua các dấu hiệu quen thuộc). Một đơn thuốc viết tay khó đọc nên

xem như một sai sót tiềm tàng. Nếu nó khiến xuất hiện sai sót (sai sót thực sự ảnh

hưởng đến bệnh nhân) thì cần được xem như một sai sót trong kê đơn.

Page 10: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 10/23

7. Thuốc hoặc đơn thuốc truyền miệng (chỉ định bằng lời nói) chỉ nên dùng trong

những trường hợp đặc biệt, khi mà việc viết ra hay nhập vào máy tính là không

khả thi. Người kê đơn phải nói một cách chậm, rõ ràng, rành mạch để tránh những

nhầm lẫn. Đặc biệt chú ý đến liều chỉ định (VD liều kali chloride 15-mEq có thể

bị nghe nhầm thành 50-mEq). Người nhận nên đọc lại đơn cho người kê đơn (điều

dưỡng viên hoặc bác sĩ, tùy theo tình huống). Khi đọc lại, tên thuốc cần phải đọc

lại rõ ràng, khi nhắc lại chỉ dẫn, không nên dùng từ viết tắt (VD nói 3 lần một

ngày thay vì 3 l.m.n). Một bản sao viết tay của đơn thuốc truyền miệng nên được

đưa vào hồ sơ bệnh lý và xác nhận lại bởi người kê đơn theo quy định của nhà

nước và các chính sách của bệnh viện.

8. Khi điều kiện cho phép, nên kê thuốc để dùng theo đường uống thay vì đường

tiêm truyền.

9. Khi có thể, người kê đơn nên nói chuyện với bệnh nhân và người chăm sóc để

giải thích về thuốc đã được chỉ định và chỉ ra một số lưu ý phóng ngừa và theo

dõi đặc biệt, bao gồm phản ứng dị ứng hay quá mẫn có thể xuất hiện.

10. Người kê đơn nên theo dõi và đánh giá định kỳ phác đồ điều trị đang được tiến

hành cho bệnh nhân.

11. Hướng dẫn cẩn trọng để ―giữ‖ các đơn thuốc nên rõ ràng.

Khuyến cáo cho dược sĩ. Dược sĩ được mong đợi sẽ đóng một vai trò then chốt trong

việc phòng ngừa lạm dụng thuốc. Vai trò can thiệp của dược sĩ trong việc ngăn ngừa các

lỗi thuốc về kê đơn không phù hợp được ghi chép lại trong các tài liệu7,32,33

. Một cách lý

tưởng, người dược sĩ nên hợp tác với người kê đơn trong việc phát triển, thực hiện, và

giám sát các kế hoạch điều trị để đưa ra các phương pháp điều trị cho bệnh nhân.1 Một

điều cũng rất quan trọng là người dược sĩ chú ý nhiều vào quá trình thực hiện để đảm bảo

các sai sót dùng thuốc không xảy ra trong quá trình thực hiện. Những khuyến cáo sau

được đề xuất cho các dược sĩ3,4,8-10,14,16,18-20,28,29

:

1. Dược sĩ nên tham gia giám sát các phác đồ thuốc điều trị (bao gồm những điều

sau: đánh giá về sự phù hợp của điều trị, sự phù hợp của thuốc, phương pháp điều

trị có thể trùng lặp, xem xét những tương tác có thể có, đánh giá về lâm sàng phù

hợp và dữ liệu xét nghiệm) và hoạt động DUE để giúp đạt được sự an toàn, có

hiệu quả và thích hợp trong sử dụng thuốc.

2. Để khuyến cáo và nhận ra các liệu pháp điều trị bằng thuốc phù hợp, dược sĩ nên

cập nhật các kiến thức thông qua tìm hiểu tài liệu, tham khảo ý kiến của đồng

nghiệp và những nhân viên chăm sóc sức khỏe khác, tham gia vào các chương

trình đào tạo chuyên môn, và các phương pháp khác.

Page 11: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 11/23

3. Dược sĩ nên luôn ở tư thế sẵn sàng để cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên về

phác đồ thuốc điều trị và cách sử dụng thuốc đúng đắn cho người kê đơn và điều

dưỡng.

4. Dược sĩ nên thành thạo hệ thống chỉ định thuốc và các quy định phân phối thuốc

và các chính sách được thiết lập đểhệ thống tổ chức phân phối an toàn tất cả các

loại thuốc cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Đặc biệt, dược sĩ nên thông thuộc

tất cả các yếu tố được thiết kế trong hệ thống để ngăn ngừa và tìm ra các sai sót.

Hành động của bất kỳ một nhân viên (thậm chí khi không cố ý) đều có thể đánh

bại hoặc làm tổn thương các yếu tố đóng vai trò cảnh báo cho dược sĩ rằng an

toàn có thể bị ảnh hưởng. Mọi hành động theo sát cần thiết (VD đào tạo hoặc đào

tạo lại nhân viên) nên được thực hiện kịp thời. Các chính sách và quy định kèm

theo để ―giữ‖ các chỉ định được rõ ràng và có thể hiểu được bởi các nhân viên

dược, bác sĩ, điều dưỡng.

5. Dược sĩ không được giả định hoặc phán đoán mục đích của những chỉ định khó

hiểu. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, cần liên hệ trước với người kê đơn để giải quyết.

6. Khi chuẩn bị thuốc, dược sĩ nên duy trì khu vực làm việc gọn gàng và sạch sẽ và

thực hiện quy trình càng ít bị gián đoạn càng tốt.

7. Trước khi phát thuốc trong trường hợp không khẩn cấp, dược sĩ nên xem xét lại

bản sao đơn thuốc viết tay ban đầu. Dược sĩ nên đảm bảo rằng mọi việc thực hiện

bởi nhân viên hỗ trợ hoặc thông qua các thiết bị tự động được kiểm tra lại bằng

thủ công hay công nghệ. Mọi quá trình phải phù hợp với pháp luật và quy định.

Dược sĩ nên thực hiện, với mức tối thiểu, một quá trình tự kiểm tra đọc đơn thuốc,

nhãn (thuốc hoặc các thành phần và nhãn do dược sĩ tạo ra) và liều lượng tính

toán. Cho các sản phẩm thuốc nguy cơ cao, khi có thể, mọi việc nên được kiểm

tra lại bởi cá nhân (tốt nhất là dược sĩ khác). Dược sĩ cần chắc chắn rằng những

thông tin sau được chính xác: thuốc, nhãn, bao bì, số lượng, liều lượng và chỉ dẫn.

8. Dược sĩ nên phân phát thuốc với dạng bào chế có thể dùng ngay khi có thể. Hệ

thống đơn vị liều được khuyến khích là phương pháp phân phát thuốc được ưa

chuộng. Việc điều dưỡng thao tác thuốc (VD đo lường, đóng gói lại, và tính toán)

trước khi đưa đến cho bệnh nhân nên được hạn chế tối đa.

9. Dược sĩ nên đánh giá lại nhãn phụ và dùng nhãn một cách thận trọng (VD, ―lắc

kỹ‖, ―chỉ dùng ngoài‖, và ―không dùng để tiêm‖).

10. Dược sĩ nên đảm bảo thuốc được mang đến khu vực chăm sóc bệnh nhân kịp thời

sau khi nhận đơn thuốc, theo chính sách và quy định của bệnh viện. Nếu liều

thuốc không được đưa đến hoặc phác đồ bị chậm trễ vì một lý do đang chờ được

Page 12: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 12/23

xử lý nào đó (VD dị ứng hoặc kiêng cữ), dược sĩ nên thông báo cho điều dưỡng

viên về việc trì hoãn và lý do.

11. Dược sĩ nên quan sát cách mà thuốc thực sự được sử dụng trong khu vực chăm

sóc bệnh nhân để đảm bảo các quy định về phân phát và bảo quản được thực hiện

và hỗ trợ điều dưỡng viên trong việc tối ưu hóa an toàn cho bệnh nhân.

12. Nhân viên dược nên đánh giá lại thuốc được đưa lại về khoa. Quá trình đánh giá

có thể tiết lộ những lỗ hổng trong hệ thống hoặc vấn đề dẫn đến sai sót thuốc (VD

liều bị bỏ sót hay thuốc trái phép).

13. Khi phân phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú (VD bệnh nhân xuất viện), dược sĩ

có thể tư vấn cho bệnh nhân hoặc người chăm sóc và những người khác để họ

hiểu tại sao thuốc này lại được chỉ định và phân phát, mục đích của nó, và thực

hiện những phòng ngừa đặc biệt và những thông tin cần thiết khác. Với bệnh nhân

nội trú, dược sĩ nên luôn sẵn sàng để tư vấn cho bệnh nhân, gia đình hay những

người chăm sóc khác khi thích hợp.

14. Dược sĩ nên xem trước và cung cấp lời khuyên về các nội dung và thiết kế các

mẫu hoặc bảng đơn thuốc được in sẵn nếu chúng được sử dụng.

15. Dược sĩ nên lưu hồ sơ đầy đủ để có thể xác định các bệnh nhân nhận một sản

phẩm lỗi.

Khuyến cáo cho điều dưỡng viên. Bởi đạo đức của công việc trực tiếp chăm sóc sức

khỏe bệnh nhân và cho bệnh nhân dùng thuốc, điều dưỡng – có lẽ nhiều hơn bất kỳ nhân

viên chăm sóc sức khỏe nào – là một vị trí tuyệt vời để tìm ra và báo cáo các sai sót

thuốc. Điều dưỡng thường phục vụ như là khâu cuối cùng trong bộ ba kiểm tra và cân

bằng (bác sĩ và những người kê đơn khác, dược sĩ, và điều dưỡng) trong quy trình sử

dụng thuốc; do đó, họ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro. Những

khuyến cáo sau nhằm ngăn ngừa những lỗi thuốc được đề xuất3,14,16,17,34

:

1. Điều dưỡng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nên thông thuộc với hệ thống chỉ

định và sử dụng thuốc (VD tham gia vào các hoạt động DUE, quá trình kê đơn và

thời gian chuẩn dùng thuốc).

2. Điều dưỡng nên đánh giá lại thuốc của bệnh nhân một cách thận trọng để đạt kết

quả mong muốn cho bệnh nhân, liệu pháp điều trị trùng lặp, và những tương tác

có thể của thuốc. Thông tin thuốc đầy đủ (Bao gồm thông tin về việc dùng thuốc

và sản phẩm tương thích) nên lấy từ dược sĩ, điều dưỡng, và những người chăm

sóc sức khỏe khác, tài liệu tham khảo và các nguồn khác khi có câu hỏi. Nên có

giao tiếp phù hợp theo sát người kê đơn khi điều này được yêu cầu.

Page 13: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 13/23

3. Mọi đơn thuốc nên được xác nhận trước khi đưa thuốc cho bệnh nhân. Điều

dưỡng viên bên cẩn thận đánh giá lại những đơn thuốc ban đầu trước khi cho bệnh

nhân dùng liều đầu tiên và so sánh với các thuốc đã được phân phát. Nên tránh

sao chép lại đơn thuốc và nên nhận ra những cơ hội dẫn tới sai sót. Không dùng

thuốc cho bệnh nhân cho đến khi ý nghĩa của đơn ban đầu đã rõ ràng và không có

câu hỏi nào liên quan đến tính đúng đắn của phác đồ điều trị. Điều dưỡng nên

kiểm tra đặc điểm riêng và tính toàn vẹn (VD ngày hết hạn và tổng thể) của thuốc

đã được phân phát trước khi cho bệnh nhân dùng. Khi có sai lệch, điều dưỡng

phải liên lạc với khoa dược để quyết định hành động phù hợp.

4. Nên xác định danh tính bệnh nhân trước khi dùng mỗi liều thuốc. Khi phù hợp,

bệnh nhân nên được theo dõi sau khi dùng thuốc để đảm bảo liều được kiểm soát

như trong đơn thuốc và có hiệu quả như dự kiến.

5. Mọi liều thuốc nên được quản lý theo lịch trình trừ khi có những câu hỏi đặt ra

hay vấn đề cần giải quyết. Không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì hoặc nhãn đến khi

được lấy ra ngay lập tức trước khi dùng. Việc cho bệnh nhân dùng thuốc nên được

ghi lại trong tài liệu ngay khi hoàn thành.

6. Khi nồng độ thuốc chuẩn hay biểu đồ liều lượng không có sẵn, việc tính toán liều

lượng, tốc độ dòng và những tính toán khác nên được kiểm tra bởi người thứ hai

(VD điều dưỡng khác hay dược sĩ).

7. Không nên phá vỡ hệ thống vận chuyển thuốc bằng thuốc ―mượn‖ từ một bệnh

nhân (hay khu vực khác trong bệnh viện) để đưa cho bệnh nhân khác hoặc tàng

trữ thuốc chưa sử dụng. Nếu có những liều bị thiếu rõ rệt thì việc liên hệ nhà

thuốc để giải thích và khắc phục là rất quan trọng. Có thể có một lý do quan trọng

khiến thuốc không được gửi đến khu vực chăm sóc sức khỏe bệnh nhân (VD, dị

ứng, chống chỉ định và liều nghi ngờ), và cách giải quyết cho những câu hỏi tiềm

tàng và vấn đề có thể đang chờ xử lý.

8. Nếu có những câu hỏi khi một lượng lớn thể tích và số lượng các đơn vị liều (VD

nhiều hơn hai viên, lọ hoặc ống) được cung cấp trong khi bệnh nhân chỉ được chỉ

định dùng một liều đơn, đơn thuốc nên được xác nhận lại. Tham khảo ý kiến dược

sĩ và người kê đơn là phù hợp.

9. Mọi nhân viên sử dụng thiết bị cho dùng thuốc (VD bơm truyền) nên hiểu rõ cách

chúng hoạt động và cơ hội cho sai sót có thể xuất hiện khi sử dụng các thiết bị

này.

10. Điều dưỡng nên nói chuyện với bệnh nhân hoặc người chăm sóc để xác định rằng

họ hiểu về việc sử dụng thuốc và xác định một số phòng ngừa và theo dõi đặc

Page 14: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 14/23

biệt. Bất kỳ nhu cầu tư vấn cần thiết nào cũng nên được thực hiện trước khi dùng

liều đầu tiên, khi có thể.

11. Khi một bệnh nhân phản đối hoặc có câu hỏi xem liệu có nên sử dụng một loại

thuốc đặc biệt không, người điều dưỡng nên lắng nghe, trả lời các câu hỏi, và (nếu

cần thiết) đồng thời kiểm tra đơn thuốc và việc phân phát sản phẩm trước khi cho

bệnh nhân dùng để đảm bảo không có nguy cơ sai sót nào xảy ra (VD sai bệnh

nhân, sai đường dùng và liều sẵn sàng để dùng). Nếu bệnh nhân từ chối dùng

thuốc đã chỉ đinh, cần ghi chép lại quyết định đó vào hồ sơ bệnh nhân phù hợp.

Khuyến cáo cho bệnh nhân và người chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân (hoặc người chăm

sóc sức khỏe được ủy quyền hay chỉ định) có quyền biết về các phương diện chăm sóc

sức khỏe, bao gồm cả phác đồ điều trị bằng thuốc. Khi trạng thái của bệnh nhân cho

phép, người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên khuyến khích bệnh nhân có một vai

trò tích cực trong việc sử dụng thuốc của họ bằng cách khuyến khích bệnh nhân đặt câu

hỏi và tìm hiểu về phác đồ điều trị của họ. Nói chung, nếu bệnh nhân có nhiều hiểu biết,

sự lo lắng về sự bất ổn của liệu pháp điều trị có thể được giảm nhẹ và các sai sót trong

điều trị có thể được ngăn chặn. Ngững đề xuất dưới đây được nêu ra để giúp các bệnh

nhân trong tình trạng sức khỏe cho phép, và người chăm sóc của họ, có thể sử dụng thuốc

theo cách tốt nhất3:

1. Bệnh nhân nên thông báo trực tiếp một cách thích hợp cho người cung cấp dịch

vụ chăm sóc sức khỏe (VD bác sĩ, điều dưỡng, và dược sĩ) về mọi triệu chứng đã

biết, dị ứng, tính nhạy cảm và các thuốc đang sử dụng. Bệnh nhân nên cung cấp

thông tin về thực tế tự sử dụng thuốc, kể cả khi có sự khác biệt với chỉ dẫn.

2. Bệnh nhân nên cảm thấy tự do thoải mái để đặt câu hỏi về mọi quy định và biện

pháp điều trị mà mình được nhận.

3. Bệnh nhân nên tìm hiểu thông tin thuốc mà họ được kê và sử dụng, cũng như hiệu

quả, liều dùng và lịch trình sử dụng. Người ta khuyên rằng bệnh nhân nên giữ một

danh sách cá nhân về mọi loại thuốc điều trị, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không

kê đơn, thuốc gia truyền và thực phẩm chức năng. Bệnh nhân cũng nên duy trì các

danh sách thuốc mà họ không thể sử dụng và nguyên nhân tại sao. Nên chia sẻ

những thông tin này với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân

nên kiến quyết trao đổi với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi có bất

cứ điều gì không đúng hoặc khác với chỉ tiêu.

4. Sau khi được tư vấn bởi người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hợp pháp về

sự thích hợp của thuốc, bệnh nhân nên dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn.

Page 15: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 15/23

Khuyến cáo cho các nhà sản xuất dược phẩm và các tổ chức phê duyệt. Những thiết kế

kém liên quan đến đóng gói và ghi nhãn cho sản phẩm thuốc, như tập hợp các danh pháp

không phù hợp hay dễ gây nhầm lẫn, đã được tìm ra như một yếu tố dẫn đến các sai sót

dùng thuốc nghiêm trọng do nhân sự4,35,37

. Các nhà sản xuất dược phẩm và các tổ chức

phê duyệt nên có trách nhiệm trong việc cố gắng giảm thiểu tối đa các sai sót của nhân

sự. Những hướng dẫn dưới đây là các khuyến cáo cho các nhà sản xuất dược phẩm và các

tổ chức phê duyệt3,4,16,38

1. Các xí nghiệp dược và cục quản lý thực phẩm và dược phẩm được khuyến khích

có sự liên hệ với dược sĩ, điều dưỡng và bác sĩ để quyết định tên thuốc, dán nhãn

và đóng gói.

2. Nên tránh những tên thương hiệu và tên gốc trông giống hoặc na ná.

3. Nên tránh những dấu hiệu sở hữu độc quyền tương tự, vì những sản phẩm thương

hiệu trông giống nhau có thể dẫn đến các sai sót về thuốc.

4. Không khuyến khích dùng các chữ cái hoặc chữ số tiền tố và hậu tố trong đăng ký

tên thương hiệu. Chữ cái tiền tố hoặc hậu tố có thể gây nhầm lẫn trong chỉ dẫn

hoặc công hiệu. Không dùng các từ y học viết tắt đã được sử dụng để đặt tên cho

thương hiệu (VD HS có thể có nghĩa là half-strength – nửa hiệu lực hay a bedtime

dose – một liều trước khi ngủ). Chữ số là một phần trong tên thương hiệu có thể

thể dẫn đến nhầm lần về số lượng thuốc dùng khi cho bệnh nhân dùng. Các từ viết

tắt đã được đặt ra có thể gây hiểu lầm (VD: MTX, U và HCTZ) không nên dùng

để đặt tên cho sản phẩm.

5. Những chỉ dẫn đặc biệt nên được nhấn mạnh trên nhãn dán, như cần phải pha

loãng trước khi dùng.

6. Những mục nổi bật nhất trên nhãn sản phẩm nên được thông tin vì sự an toàn cao

nhất (VD tên thuốc và hiệu lực). Những mục kém nổi bật hơn nên được đưa vào

vùng ghi tên công ly hay logo.

7. Các xí nghiệp dược được khuyến khích tạo ra các dạng bào chế dùng sẵn một

cách thương mại có trong đơn vị liều và đơn vị hộp, như đóng gói với số lượng

lớn, để tạo điều kiện sử dụng thuận lợi trong tất cả các hệ thống chuẩn bị.

8. Xí nghiệp dược phải có sự giao tiếp với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức

khỏe (dược sĩ, bác sĩ và điều dưỡng) khi thay đổi công thức sản phẩm và dạng bào

chế.

Giám sát và quản lý các sai sót thuốc

Page 16: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 16/23

Giám sát các sai sót thuốc. Các chương trình nâng cao chất lượng liên tục để

giám sát các sai sót trong dùng thuốc là cần thiết. Khó khăn trong tìm ra các lỗi từ

lâu đã được công nhận là một trong những rào cản khi nghiên cứu.39

Nên tìm ra

và ghi chép lại các lỗi thuốc và nghiên cứu các nguyên nhân để phát triển hệ

thống và giảm thiểu tái diễn.3,4,7,10,11,,14,16,22,40

Tồn tại nhiều công nghệ giám sát sai

sót (tự báo cáo ẩn danh, báo cáo sự cố, sự cố ký thuật nghiêm trọng và kỹ thuật

ngụy trang quan sát) và có thể áp dụng phù hợp để xác định tỷ lệ sai sót. Có nhiều

sự khác nhau trong tính thích hợp của dữ liệu thu được bằng các kỹ thuật giám sát

lỗi khác nhau hoặc phối hợp các kỹ thuật. Người quản lý chương trình nên xác

định phương pháp tốt nhất để dùng trong tổ chức của họ qua xem xét các tiện ích,

tính khả thi và chi phí. Chương trình giám sát các sai sót thuốc nên cân nhắc

những yếu tố nguy cơ sau đây6,10,11,,22,40,41

:

1. Ca làm việc (các sai sót với tỷ lệ cao thường xuất hiện trong khi chuyển ca).

2. Các nhân viên không có kinh nghiệm hoặc chưa được đào tạo đầy đủ.

3. Dịch vụ y tế (VD nhu cầu đặc biệt cho những bệnh nhân mắc bệnh phổ biến, bao

gồm lão khoa, nhi khoa và ung thư).

4. Tăng số lượng và khối lượng thuốc dùng cho mỗi bệnh nhân.

5. Các yếu tố môi trường (ánh sang, tiếng ồn, và sự gián đoạn thường xuyên).

6. Khối lượng công việc và mệt mỏi.

7. Giao tiếp kém giữa những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

8. Dạng bào chế (VS thuốc tiêm có thể xảy ra nhiều sai sót nghiêm trọng hơn).

9. Loại hệ thống phân phát (phân phát theo đơn vị liều được ưa thích, nên hạn chế

tối đa dữ trữ thuốc ở các tầng chung (floor stock)).

10. Bảo quản không đúng cách.

11. Mức độ đo lường hay tính toán nhiều.

12. Danh pháp, đóng gói, nhãn thuốc khó hiểu.

13. Loại thuốc (VD kháng sinh).

14. Chữ viết tay xấu.

15. Đơn thuốc truyền miệng (truyền đạt bằng lời nói).

Page 17: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 17/23

16. Thiếu chính sách và quy định có hiệu quả.

17. Ủy ban giám sát hoạt động kém.

Quản lý các sai sót thuốc. Các sai sót thuốc là kết quả của các vấn đề trong quy trình

thực hiện, nhưng ảnh hưởng của các sai sót thuốc có thể gây ra cho bệnh nhân có thể tối

thiểu (hoặc không) ảnh hưởng cho đến gây nguy cơ đe dọa tính mạng. Phân loại các nguy

hiểm tiềm tàng và ý nghĩa lâm sàng của các lỗi thuốc đã được tìm ra nên dựa trên tiêu chí

được xác định trước bởi Hội đồng thuốc và điều trị (hoặc tương đương). Việc phân loại

sai sót nên dựa trên đơn thuốc ban đầu, phân phát thuốc chuẩn và quy định dùng thuốc,

dạng bào chế có sẵn, phạm vi sai lệch chấp nhận được, nguy cơ của hậu quả xấu và thiệt

hại của bệnh nhân, và các yếu tố khác.6,32,41

Phân loại các sai sót thuốc cho phép quản lý tốt hơn các hoạt động theo sát khi phát hiện

sai sót thuốc. Một cách phân loại các lỗi thuốc đơn giản là: (1) có ý nghĩa lâm sàng lớn

(gồm khả năng gây tử vong hoặc tổn thương nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, và các lỗi

đáng kể) hoặc (2) nhỏ.7,33

Hartwig, Denger, và Schneider đã phân ra bảy lỗi thuốc theo

mức độ nghiêm trọng, đó là41

:

Mức 0 – Không xảy ra sai sót thuốc (lỗi tiềm tàng có thể phân vào đây).

Mức 1 – Một lỗi xảy ra và không gây hại cho bệnh nhân.

Mức 2 – Một lỗi xảy ra dẫn dến việc tăng cường theo dõi bệnh nhân nhưng không thay

đổi các dấu hiệu quan trọng và không gây hại cho bệnh nhân.

Mức 3 – Một lỗi xảy ra dẫn đến việc tăng cường theo dõi bệnh nhân kèm theo sự thay đổi

các dấu hiệu quan trọng nhưng không gây hại cho bệnh nhân, hoặc một vài lỗi làm tăng

cường việc theo dõi các xét nghiệm.

Mức 4 – Một lỗi xảy ra dẫn đến cần được điều trị bởi một thuốc khác hoặc tăng thời gian

điều trị hoặc ảnh hưởng đến sự tham gia của bệnh nhân trong điều tra nghiên cứu thuốc.

Mức 5 – Một lỗi xuất hiện dân đến gây hại lâu dài cho bệnh nhân.

Mức 6 – Một lỗi xuất hiện dẫn đến bệnh nhân tử vong.

Phân loại các sai sót thuốc còn có thể dựa trên xác xuất và mức độ nghiêm trọng tương tự

được dùng trong chương trình báo cáo ADR.42,43

Việc xác định nguyên nhân của các sai sót thuốc nên kết hợpvới đánh giá mức độ nghiêm

trọng của sai sót. Trong khi chất lượng của quá trình quản lý nên bao gồm các chương

trình nhằm giảm tỷ lệ tất cả các sai sót, cố gắng tập trung vào loại bỏ nguyên nhân của

Page 18: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 18/23

các lỗi với mức độ nghiêm trọng. Nên thiết lập các cơ chế để theo dõi thuốc hoặc loại

thuốc liên quan đến các sai sót. Sự tương quan giữa các lỗi và phương pháp phân phát

thuốc nên được đánh giá lại (VD đơn vị liều, dữ trữ ở các tầng, hoặc số lượng lớn thuốc,

sản phẩm trộn sẵn hoặc thành phần riêng biệt phức tạp, và sản phẩm dùng đường uống

hay đường tiêm). Những quá trình này sẽ giúp xác định các vấn đề của hệ thống và kích

thích thay đổi để giảm thiểu các sai sót xuất hiện lại.

Các chương trình nâng cao chất lượng nên cung cấp hướng dẫn để hỗ trợ bệnh nhân, tư

vấn và giáo dục nhân viên, và quy trình quản lý nguy cơ khi tìm ra một sai sót về sử dụng

thuốc. Tất cả các bệnh viện nên thiết lập các báo cáo sự cố về các chính sách và quy định

và tư vấn, giáo dục thích hợp và chương trình can thiệp. Quy trình quản lý rủi ro cho các

sai sót thuốc nên có sự tham gia của dược sĩ, bác sĩ và điều dưỡng viên, ngoài chuyên gia

quản lý rủi ro, tư vấn pháp lý và những thành phần khác. Những hành động sau được

khuyến cáo khi phát hiện lỗi3,7,10,11,,16,17,27,43

:

1. Bất kỳ phương pháp trị liệu đúng đắn và tích cực cần thiết nào đều nên được

cung cấp cho bệnh nhân.

2. Các lỗi sau khi được tìm ra thì nên ghi chép lại và báo cáo ngay lập tức theo quy

định. Với các lỗi có ý nghĩa lâm sàng, nên nói ngay lại với bác sĩ, điều dưỡng và

người quản lý dược. Nên nhanh chóng viết một thông báo về lỗi thuốc.

3. Với các sai sót có ý nghĩa lâm sàng, thu thập và điều tra tình hình thực tế cần tiến

hành ngay lập tức. Tình hình thực tế được xác định và ghi chép lại bao gồm

những gì đã xảy ra, nơi xảy ra sự cố, tại sao và làm thế nào xảy ra sự cố, những

người liên quan. Bằng chứng sản phẩm phù hợp (VD đóng gói và ghi nhãn) nên

được lấy ra và giữ lại để tham khảo trong tương lai khi yếu tố căn nguyên đã được

loại bỏ và giải quyết.

4. Báo cáo về các lỗi có ý nghĩa lâm sàng và các hoạt động khắc phục liên quan nên

được đánh giá bởi giám sát viên và trưởng khoa của (những) khu vực liên quan,

quản lý tổ chức phù hợp, ủy ban an toàn tổ chức (hoặc tương đương), và tư vấn

pháp lý (nếu cần thiết).

5. Khi thích hợp, giám sát viên và các nhân viên liên quan đến sai sót nên bàn bạc

xem vì sao xảy ra lỗi và làm cách nào để ngăn ngừa nó tái diễn. Lỗi thuốc thường

là do các vấn đề trong hệ thống hơn là chỉ riêng nhân viên hay yếu tố môi

trường2,3,44

; do đó, không nên sử dụng báo cáo sai sót trong mục đích trừng phạt

mà nên sử dụng để điều chỉnh hoặc thay đổi.

6. Thông tin có lợi từ báo cáo sai sót dùng thuốc và những yếu tố khác nên được sử

dụng để tránh những sai sót thuốc bằng các biện pháp quản lý và công cụ giáo dục

Page 19: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 19/23

hiệu quả trong xây dựng hoặc, nếu cần thiết, sửa đổi các chức năng công việc

hoặc hành động của nhân viên.

7. Giám sát viên, trưởng phòng, và các ủy ban phù hợp nên đánh giá định kỳ những

báo cáo về các sai sót và xác định nguyên nhân và phát triển các hành động để

ngăn chặn chúng lặp lại (VD tiến hành tổ chức giáo dục các nhân viên, nâng cao

trình độ các nhân viên, sử đổi chính sách và quy định, thay đổi cơ sở vật chất,

trang thiết bị hoặc nguyền cung cấp).

8. Sai sót thuốc nên được báo cáo cho chương trình giám sát quốc gia để chia sẻ

kinh nghiệm của dược sĩ, điều dưỡng viên, bác sĩ, và bệnh nhân để có thể góp

phần nâng cao sự an toàn của người bệnh và để phát triển giá trị của dịch vụ giáo

dục cho việc ngăn chặn các sai sót trong tương lai. Có thể báo cáo sai sót thuốc

bằng điện thoại cho Chương trình báo cáo sai sót thuốc (Medication Errors

Reporting Program (1-800-23ERROR)) của Dược điển Mĩ – United States

Pharmacopeial Convention, Inc. (USP)). Có thể đề trình báo cáo lên USP tại một

cơ sở bí mật nếu người báo báo lựa chọn. Những chương trình báo cáo khác cũng

có thể tồn tại hoặc đang phát triển. Các chương trình báo cáo nhằm mục đích theo

dõi các xu hướng và thông báo cho học viên, nhà quản lý và công ty dược phẩm

về các nguy hiểm tiềm tàng trong sản phẩm và hệ thống được ghi chép lại có liên

hệ với các sai sót thuốc.

Tài liệu tham khảo

1. Hepler CD, Strand LM. Opportunities and responsibilities in pharmaceutical

care. Am J Hosp Pharm.1990; 47:533–43.

2. Manasse HR Jr. Medication use in an imperfect world: drug misadventuring as an

issue of public policy, part 1. Am J Hosp Pharm.1989; 46:929–44.

3. Davis NM, Cohen MR. Medication errors: causes and prevention. Huntingdon

Valley, PA: Neil M. Davis Associates; 1981.

4. Zellmer WA. Preventing medication errors. Am J Hosp Pharm.1990; 47:1755–6.

Editorial.

5. Zellmer WA. ASHP plans for the future. Am J Hosp Pharm. 1986; 43:1921.

Editorial.

6. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP statement on the pharmacist’s

responsibility for distribution and control of drugs. Am J Hosp Pharm. 1991; 48:1782.

Page 20: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 20/23

7. Lesar RS, Briceland LL, Delcoure K, et al. Medication prescribing errors in a

teaching hospital. JAMA.1990; 263:2329–34.

8. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP technical assistance bulletin

on hospital drug distribution and control. Am J Hosp Pharm.1980; 37:1097–103.

9. Allan EL, Barker KN. Fundamentals of medication error research.Am J Hosp

Pharm.1990; 47:555–71.

10. Betz RP, Levy HB. An interdisciplinary method of classifying and

monitoring medication errors. Am J Hosp Pharm. 1985; 42:1724–32.

11. Leape LL, Brennan TA, Laird N, et al. The nature of adverse events in

hospitalized patients—results of the Harvard medical practice study II. N Engl J

Med.1991; 324:377–84.

12. Ingrim NB, Hokanson JA, Guernsey BG, et al. Physician noncompliance

with prescription-writing requirements. Am J Hosp Pharm.1983; 40:414–7.

13. Anderson RD. The physician’s contribution to hospital medication errors.Am J

Hosp Pharm.1971; 28:18–25.

14. Cooper JW. Consulting to long-term care patients. In: Brown TR, Smith MC,

eds. Handbook of institutional pharmacy practice. 2nd ed. Baltimore, MD: Williams

& Wilkins; 1986:649–61.

15. Bedell SE, Dertz DC, Leeman D, et al. Incidence and characteristics of

preventable iatrogenic cardiac arrest. JAMA.1991; 265:2815–20.

16. Fuqua RA, Stevens KR. What we know about medication errors: a literature

review. J Nurs Qual Assur.1988; 3:1–17.

17. Intravenous Nurses Society. Intravenous nursing standards of practice. J

Intraven Nurs.1990; 13(Apr): Suppl.

18. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP statement on the

pharmacist’s clinical role in organized health care settings. Am J Hosp Pharm.

1989; 46:2345–6.

19. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP guidelines on the

pharmacist’s role in drug-use evaluation.Am J Hosp Pharm.1988; 45:385–6.

20. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP guidelines: minimum

standard for pharmacies in institutions. Am J Hosp Pharm.1985; 42:372–5.

Page 21: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 21/23

21. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP guidelines for obtaining

authorization for documenting pharmaceutical care in patient medical records. Am J

Hosp Pharm.1989; 46:338–9.

22. Barker KN, Pearson RE. Medication distribution systems. In: Brown TR,

Smith MC, eds. Handbook of institutional pharmacy practice. 2nd ed.

Baltimore, MD: Williams & Wilkins; 1986:325–51.

23. Cohen MR, Davis NM. Assuring safe use of parenteral dosage forms in

hospitals. Hosp Pharm. 1990; 25:913–5. Editorial.

24. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP statement on the pharmacy

and therapeutics committee. Am J Hosp Pharm.1992; 49:2008–9.

25. Barker KN, Pearson RE, Hepler CD, et al. Effect of an automated bedside

dispensing machine on medication errors. Am J Hosp Pharm.1984; 41:1352–8.

26. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP guidelines for selecting

pharmaceutical manufacturers and suppliers. Am J Hosp Pharm.1991; 48:523–4.

27. Joint Commission on Accreditation of Healthcare Organizations. 1992

Accreditation manual for hospitals, vol. 1: standards. Oakbrook Terrace, IL: Joint

Commission on Accreditation of Healthcare Organizations; 1991.

28. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP guidelines on pharmacist-

conducted patient counseling. Am J Hosp Pharm.1984; 41:331.

29. American Society of Hospital Pharmacists. ASHP statement on unit dose

drug distribution. Am J Hosp Pharm.1989; 46:2346.

30. Brennan TA, Leape LL, Laird NM, et al. Incidence of adverse events and

negligence in hospitalized patients—results of the Harvard medical practice study I.

N Engl J Med.1991; 324:370–6.

31. American Society of Hospital Pharmacists. Medication errors: a closer look

(videocassette). Bethesda, MD: American Society of Hospital Pharmacists; 1988. 20

min.

32. Folli HL, Poole RL, Benitz WE, et al. Medication error prevention by clinical

pharmacists in two children’s hospitals. Pediatrics.1987; 19:718–22.

33. Blum KV, Abel SA, Urbanski CJ, et al. Medication error prevention by

pharmacists. Am J Hosp Pharm.1988; 45:1902–3.

Page 22: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 22/23

34. American Society of Hospital Pharmacists and American Nurses Association.

ASHP and ANA guidelines for collaboration of pharmacists and nurses in

institutional care settings. Am J Hosp Pharm.1980; 37:253–4.

35. Derewicz HJ. Color-coded packaging and medication errors. Am J Hosp

Pharm.1978; 35:1344–6. Letter.

36. Myers CE. Color-coding of drug product labels and packages. Am J Hosp

Pharm.1988; 45:1660.

37. Clifton GD, Record KE. Color coding of multisource products should be

standardized or eliminated. Am J Hosp Pharm.1988; 45:1066. Letter.

38. Proceedings of the 41st annual session of the ASHP House of Delegates. Report

of the House of Delegates. Am J Hosp Pharm.1990; 47:1807–17.

39. Barker KN, McConnell WE. The problems of detecting medication errors in

hospitals. Am J Hosp Pharm.1962; 19:361–9.

40. McClure ML. Human error—a professional dilemma. J Prof Nurs.1991; 7:207.

41. Hartwig SC, Denger SD, Schneider PJ. A severityindexed, incident-report

based medication-error reporting program. Am J Hosp Pharm.1991; 48:2611–6.

42. Maliekal J, Thornton J. A description of a successful computerized adverse drug

reaction tracking program. Hosp Formul.1990; 25:436–42.

43. Miwa LJ, Fandall RJ. Adverse drug reaction program using pharmacist and

nurse monitors. Hosp Formul. 1986:1140–6.

44. Anderson ER Jr. Disciplinary action after a serious medication error. Am J Hosp

Pharm.1987; 44:2690, 2692.

______________________

aĐề cập đến điều tra thuốc trong định nghĩa các sai sót mức 4 (không có ở các mức

khác) có thể khiến nhiều người tin rằng bất kỳ lỗi nào liên quan đến một điều tra về

thuốc đều được tự động xếp vào lỗi mức 4. Tuy nhiên, thảo luận về vấn đề này trong

hội nghị tháng chín năm 1992, Hội đồng ASHP về Nôi vụ Chuyên môn đã chú ý rằng

ảnh hưởng đến bệnh nhân (cho một hoặc nhiều loại thuốc) nên được xác định một

cách thực sự về mức độ mà sai sót liên quan. Được Ban giám đốc ASHP phê duyệt

vào 23 tháng sáu năm 1993, tái khẳng định phiên bản được phê duyệt vào 18 tháng

mười một năm 1992. Phát triển bởi Hội đồng ASHP về Nôi vụ Chuyên môn.

Page 23: Hướng dẫn ASHP về phòng ngừa sai sót thuốc tại bệnh viện

Nhịp cầu Dược lâm sàng Trang 23/23

Copyright © 1993, American Society of Hospital Pharmacists, Inc. All rights

reserved.

Trích dẫn thư mục trong tài liệu này được theo: American Society of Hospital

Pharmacists. ASHP guidelines on preventing medication errors in hospitals. Am J

Hosp Pharm.1993; 50:305–14.