Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian · Đất sau thu hoạch, theo phương...

3
STINFO SỐ 1 & 2 - 2014 Suối nguồn tri thức Nông nghiệp “vô vi vô tác” Cách đây 40 năm, quyển sách “The One-Straw Revolution” (tạm dịch “Cuộc cách mạng rơm” ) của nhà nông học Nhật Bản Masanobu Fukuoka (1913-2008) đã trình bày một triết lý nông nghiệp có vẻ ngược dòng với hiện đại nhưng vô cùng hấp dẫn. Đó là khái niệm “canh tác tự nhiên” - Natural farming - hay “phương pháp Fukuoka” , phản ánh niềm tin sâu sắc về sự nguyên vẹn và cân bằng của thế giới tự nhiên. Người Nhật gọi canh tác tự nhiên (CTTN) là nền nông nghiệp “vô vi vô tác” , còn phương Tây dùng từ “do-nothing farming” – tức canh tác… không làm gì cả. CTTN không cần cày xới, không bón phân, không tưới nước, không nhổ cỏ, không thuốc trừ sâu rầy. Quan trọng nhất, không lãng phí công sức. Chỉ một điều người nông dân phải làm đó là: gieo hạt giống. Người ta thường nhầm lẫn CTTN với trào lưu nông nghiệp hữu cơ rất phổ biến hiện nay. Tuy nông nghiệp hữu cơ cũng không sử dụng hóa chất, nhưng khác với CTTN, người nông dân vẫn canh tác, nhổ cỏ và tưới nước như bình thường. Những nông trường “thiền” Quá cầu toàn! Đó là nhận xét của Masanobu Fukuoka về sai lầm của nông nghiệp hiện đại. Chúng ta nhổ hết cỏ, diệt sạch sâu rầy, cày xới đất và lạm dụng hóa chất thay vì chấp nhận và nương theo những điều tự nhiên mong muốn. CTTN không dùng bất cứ kỹ thuật đặc biệt nào và loại bỏ mọi lãng phí trong nông nghiệp. Cây cỏ không cần chăm bẵm cầu kỳ. Chúng chỉ cần chút xíu hỗ trợ vào những thời điểm còn non nớt và sẽ tự phát triển hoàn hảo khi đã cứng cáp hơn. Nếu có ai nghi ngờ phương pháp Fukuoka, xin mời đến thăm nông trường dạy CTTN AKAME tại quận Nara (Nhật Bản). Hoàn toàn miễn phí cho mọi người, AKAME đã trở thành nơi thực hành và phổ biến phương thức canh tác này vô cùng hiệu quả hơn 30 năm qua. Kawaguchi Yoshikazu, người sáng lập nông trường - một trong những học viên đầu tiên Canh tác tự nhiên: Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian Nông nghiệp tự nhiên không cần nước, không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu. Điều duy nhất người nông dân cần chỉ là: hạt giống. NHẬT ANH Manasobu Fukuoka “The One Straw Revolution” là quyển sách không thể thiếu cho bất cứ ai muốn biết tương lai của thực phẩm và nông nghiệp. (Michael Pollan – một trong những cây bút chuyên về dinh dưỡng hàng đầu nước Mỹ) Kawaguchi và các học viên tại nông trường AKAME CTTN mang lại sự hoan hỉ cả về tinh thần lẫn thể chất 52

Transcript of Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian · Đất sau thu hoạch, theo phương...

Page 1: Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian · Đất sau thu hoạch, theo phương pháp thông thường (trái) và theo phương pháp NNTN (phải) Bọc hạt giống

STINFO SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

Nông nghiệp “vô vi vô tác”Cách đây 40 năm, quyển sách “The One-Straw Revolution” (tạm dịch “Cuộc cách mạng rơm”) của nhà nông học Nhật Bản Masanobu Fukuoka (1913-2008) đã trình bày một triết lý nông nghiệp có vẻ ngược dòng với hiện đại nhưng vô cùng hấp dẫn. Đó là khái niệm “canh tác tự nhiên” - Natural farming - hay “phương pháp Fukuoka”, phản ánh niềm tin sâu sắc về sự nguyên vẹn và cân bằng của thế giới tự nhiên.

Người Nhật gọi canh tác tự nhiên (CTTN) là nền nông nghiệp “vô vi vô tác”, còn phương Tây dùng từ “do-nothing farming” – tức canh tác… không làm gì cả. CTTN không cần cày xới, không bón phân, không tưới nước, không nhổ cỏ, không thuốc trừ sâu rầy. Quan trọng nhất, không lãng phí công sức. Chỉ một điều người nông dân phải làm đó là: gieo hạt giống.

Người ta thường nhầm lẫn CTTN với trào lưu nông nghiệp hữu cơ rất phổ biến hiện nay. Tuy nông nghiệp hữu cơ cũng không sử dụng hóa chất, nhưng khác với

CTTN, người nông dân vẫn canh tác, nhổ cỏ và tưới nước như bình thường.

Những nông trường “thiền” Quá cầu toàn! Đó là nhận xét của Masanobu Fukuoka về sai lầm của nông nghiệp hiện đại. Chúng ta nhổ hết cỏ, diệt sạch sâu rầy, cày xới đất và lạm dụng hóa chất thay vì chấp nhận và nương theo những điều tự nhiên mong muốn. CTTN không dùng bất cứ kỹ thuật đặc biệt nào và loại bỏ mọi lãng phí trong nông nghiệp. Cây cỏ không cần chăm bẵm cầu kỳ. Chúng chỉ cần chút xíu hỗ trợ vào những thời điểm còn non nớt và sẽ tự phát triển hoàn hảo khi đã cứng cáp hơn.

Nếu có ai nghi ngờ phương pháp Fukuoka, xin mời đến thăm nông trường dạy CTTN AKAME tại quận Nara (Nhật Bản). Hoàn toàn miễn phí cho mọi người, AKAME đã trở thành nơi thực hành và phổ biến phương thức canh tác này vô cùng hiệu quả hơn 30 năm qua. Kawaguchi Yoshikazu, người sáng lập nông trường - một trong những học viên đầu tiên

Canh tác tự nhiên: Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian

Nông nghiệp tự nhiên không cần nước, không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu. Điều duy nhất người nông dân cần chỉ là: hạt giống.

NHẬT ANH

Manasobu Fukuoka

“The One Straw Revolution” là quyển sách không thể thiếu cho bất cứ ai muốn biết tương lai của thực phẩm và nông nghiệp.

(Michael Pollan – một trong những cây bút chuyên về dinh dưỡng hàng đầu nước Mỹ)Kawaguchi và các học viên

tại nông trường AKAMECTTN mang lại sự hoan hỉ cả về tinh thần

lẫn thể chất

52

Page 2: Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian · Đất sau thu hoạch, theo phương pháp thông thường (trái) và theo phương pháp NNTN (phải) Bọc hạt giống

STINFO SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

của Fukuoka - đã kế thừa, phát triển CTTN trên nền tảng y học cổ truyền và nhân rộng giá trị ứng dụng trong thực tế.

Người ta gọi những nông trường canh tác theo phương thức tự nhiên này là những nông trường “thiền”. Nơi đó hoa màu, cỏ cây hồn nhiên phát triển giữa mênh mông trời đất, con người chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết. Không chỉ nông dân mới muốn tìm hiểu về CTTN. Nhiều học viên tại AKAME đến từ thành phố lớn, xuất thân từ vô số ngành nghề khác nhau. Hòa mình vào thiên nhiên mang đến cho họ sự hoan hỉ cả về tinh thần lẫn thể chất.

Một cô gái từng là giáo viên đã chuyển đến sống và làm việc tại nông trường gần 8 năm chia sẻ: “Được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành này, mỗi ngày tôi đều tràn trề hứng khởi và trái tim tôi nhảy múa vì vui mừng”.

Phó thác mọi sự cho thiên nhiên“Phó thác mọi sự cho thiên nhiên” là triết lý cốt lõi của CTTN mà mọi học viên tại AKAME đều thuộc nằm lòng. Nghe có vẻ giản đơn nhưng đó là thành quả đúc kết từ nhiều năm quan sát, nghiên cứu của Fukuoka. Nông dân chỉ làm những gì thật cần thiết theo quy luật tự nhiên. Fukuoka khẳng định: “Sao phải băn khoăn, chính tự do sẽ làm thiên nhiên nảy nở”.

Đất sau thu hoạch, theo phương pháp thông thường (trái)và theo phương pháp NNTN (phải)

Bọc hạt giống trong đất sét Hạt giống nảy mầm

Nguyên tắc thứ nhất của CT TN: không xới đất, đất càng màu mỡ: những cánh đồng ở nông trường AKAME luôn xanh mướt chính nhờ… 30 năm không cày xới. Mỗi mùa gặt đi qua, mảnh đất càng dầy thêm dinh dưỡng và độ ẩm vì được bồi đắp hàng lớp lớp xác thực vật và động vật vi sinh. Đó là lý do trồng trọt theo CTTN hầu như không cần bón phân hay tưới nước, trừ trường hợp nắng nóng kéo dài. Kawaguchi khẳng định, chính việc canh tác đất thường xuyên mới phá hủy chu trình hoàn hảo này, làm môi trường đất mất cân bằng và thúc đẩy cỏ dại phát triển. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên của CTTN là: không cày xới đất.

Nguyên tắc thứ hai của CT TN: không dùng thuốc diệt côn trùng. Không có côn trùng “có hại”. Người ta thường chia côn trùng thành hai loại, có ích và hại cho cây trồng. Nhưng theo triết lý CTTN, không tồn tại loài côn trùng nào có hại. Mỗi mảnh vườn tại nông trường AKAME là một hệ

sinh thái phong phú đủ mọi loài sinh vật cùng nhau phát triển. Chính chúng tạo thêm chất dinh dưỡng cho đất đai và cây trồng.

Thay vì phun thuốc trừ sâu, hiệu quả ngắn hạn nhưng nguy hiểm lâu dài. Fukuoka bọc những hạt giống mới gieo trong đất sét ẩm để bảo vệ chúng khỏi côn trùng và chim. Khi lớn lên, những cây quá yếu ớt sẽ bị côn trùng tiêu diệt, chỉ cá thể nào mạnh mẽ mới tồn tại và sinh sôi. Kết quả thu được là 100% nông sản chất lượng cao chọn lọc theo cách hoàn toàn tự nhiên.

Nguyên tắc thứ ba của CT TN: không diệt cỏ. Cỏ dại vốn là khắc tinh của nhà nông. Nhưng Fukuoka quan sát thấy khi ngừng cày xới thì cỏ cũng bớt sinh sôi. Cày xới khuấy động tầng đất sâu vốn có nhiều hạt cỏ dại và làm chúng nảy mầm. Do đó nhổ cỏ hay xới đất tuyệt nhiên không phải giải pháp tốt mà chỉ khiến đất khô cứng, cằn cỗi hơn. Thuốc diệt cỏ càng không! Hóa chất phá vỡ sự cân bằng và làm nhiễm độc đất, nước.

Thay vì diệt cỏ, Fukuoka trái lại: sử dụng cỏ. Ông phủ rơm lên cánh đồng để hạn chế cỏ mọc ở những vùng có lúa. Lúa và cỏ sẽ nương tựa, sinh sôi một cách hài hòa cạnh nhau. Cỏ ngăn chặn xói mòn đất, giữ độ ẩm và các vi sinh vật. Ai nói cỏ có hại cho cây?

Ông còn khám phá một loài cỏ tuyệt diệu có thể cải thiện đất trồng và ngăn ngừa các loài cây dại. Đó chính là cỏ ba lá (landine clover). Cỏ ba lá sinh trưởng rất khỏe, chỉ

53

Page 3: Hạt giống thiện lành giữa sa mạc thế gian · Đất sau thu hoạch, theo phương pháp thông thường (trái) và theo phương pháp NNTN (phải) Bọc hạt giống

STINFO SỐ 1 & 2 - 2014

Suối nguồn tri thức

cần gieo hạt 6 - 8 năm một lần.

Cây cỏ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Trong môi trường tự nhiên, sự phát triển và phân hủy một cách trật tự của thực vật và động vật giúp nuôi dưỡng đất mà không cần đến con người. Dùng phân hóa học tuy giúp cây trồng tăng trưởng mạnh, thực chất không thêm được dinh dưỡng gì cho đất.

Nguyên tắc cuối cùng: không dùng phân hóa học, thay vào đó hãy dùng cỏ, rơm rạ và các loài cây dại như một nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho đất. Đó chính là ý nghĩa của sự sống có tương quan.

Cần sự nhẫn nạiLẽ tất yếu, không thể một sớm một chiều mà hái quả ngọt với CTTN. Thời gian đầu áp dụng CTTN năng suất cây trồng giảm nhẹ. Nhưng sau khoảng vài năm không cày xới, những mảnh đất áp dụng CTTN như nông trường AKAME nay đã màu mỡ đến mức người nông dân chỉ cần gieo hạt mà không phải chăm bón gì thêm.

Phương pháp CTTN cho sản lượng bằng hoặc ít hơn khoảng 20% phương pháp thông thường nhưng sản phẩm thì tươi ngon hơn hẳn. Chất lượng nông sản CTTN đủ sức sánh ngang với các nông trường sử dụng kỹ thuật canh tác hiện đại nhất.

Tuy “vô vi vô tác” không cần nhiều

Phủ rơm lên mặt đất hạn chế cỏ mọc Cỏ ba lá

lao động, phương pháp này đòi hỏi người nông dân phải hiểu rõ và thành thục tương quan giữa động thực vật, con người với môi trường. Đó là rào cản lớn nhất với những ai chỉ quan tâm đến lợi nhuận tức thời mà thiếu lòng kiên nhẫn.

Gieo hạt giống thiện lành trên sa mạc thế gianKhông máy móc, không phân bón, ít tốn nước, cải thiện đất, bảo vệ môi trường, lại cung cấp rau quả sạch, tươi, ngon; lẽ ra mô hình CTTN phải là điểm son giữa nền nông nghiệp thế kỷ 21 đang héo mòn vì hóa chất.

Tuy nhiên thời gian canh tác mỗi mùa vụ kéo dài, phải mất vài năm để năng suất cây trồng thật sự ổn định. Chưa kể khi nông sản CTTN được giá gấp đôi thì lợi nhuận cũng không thể sánh bằng món hời mà việc dùng hóa chất mang lại. Do đó, bất chấp những nỗ lực cải tiến phương pháp và nhân rộng mô hình nông trường AKAME trên 10

địa điểm, ngay chính những người nông dân Nhật Bản cũng chẳng mặn mà với CTTN.

Fukuoka từng cảm thán: “Con người khôn ngoan nhờ trí tuệ, nhưng chính trí tuệ đôi lúc lại bóp méo sự khôn ngoan của con người”. Nhật Bản đang rướn mình mong chạm đến đỉnh cao khoa học, nên phương pháp canh tác như loại bỏ hoàn toàn khoa học của CTTN sẽ khó được chấp nhận tại đây. Thay vào đó, Fukuoka tin tưởng mô hình giản dị nhưng hiệu quả của mình sẽ được chào đón hơn tại nơi nào chưa hoàn toàn công nghiệp hóa.

Dẫn lời một vị đệ tử tại Trung tâm Thiền San Francisco từng nói với Fukuoka: “nào chúng ta cùng nhau gieo hạt giống thiện lành trên sa mạc thế gian”. CTTN tựa hạt giống tốt giữa sa mạc “công nghiệp hóa” lặng thầm chờ người gieo vào miền đất hứa. Nơi có thể hiện thực hóa ước mơ đó liệu có phải là những quốc gia đang phát triển, như Việt Nam? �

Nông sản CTTN không chỉ sạch mà còn rất tươi, ngon Fukuoka – người gieo hạt giống thiện lành.

54