Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn...

21
Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THCS I. Cơ sở lí luận: 1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) HĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 2. Vai trò của HĐTNST HĐTNST có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục, có thể tóm tắt vai trò và tầm quan trọng của HĐTNST như sau: + Cầu nối nhà trường, kiến thức các môn học…. với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách. + Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo. + Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân, lựa chọn nghề nghiệp…đào tạo toàn diện. + Giúp hoàn thành mục tiêu giáo dục Trang 1

Transcript of Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn...

Page 1: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀHOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN

VẬT LÍ THCSI. Cơ sở lí luận:1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST)HĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của

nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

2. Vai trò của HĐTNST HĐTNST có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục, có thể

tóm tắt vai trò và tầm quan trọng của HĐTNST như sau: + Cầu nối nhà trường, kiến thức các môn học…. với thực tiễn cuộc sống một

cách có tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách.

+ Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo.

+ Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân, lựa chọn nghề nghiệp…đào tạo toàn diện.

+ Giúp hoàn thành mục tiêu giáo dụcNhư vậy HĐTNST, cùng với các môn học khác được coi như là phương

pháp để đào tạo con người có tài lẫn đức nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. II. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học của học sinh là những hoạt động thuộc về công việc tổ

chức hoạt động tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với học sinh trong phạm vi các hoạt động giáo dục của nhà trường.

2. Tham quan, dã ngoại Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối

với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm

hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

Trang 1

Page 2: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

3. Hoạt động ngoại khóa“Hoạt động ngoại khoá vật lí là một trong những hoạt động ngoài giờ lên

lớp, có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định, được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự hướng dẫn của GV vật lí với số lượng HS không hạn chế, nhằm gây hứng thú và phát triển tư duy, rèn luyện một số kĩ năng, củng cố, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức vật lí của HS đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập”

4. Tổ chức trò chơi Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức

thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.

Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTNST như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn…

III. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí:1. Phương pháp giải quyết vấn đề:

Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp.

Trong tổ chức HĐTNST, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.

Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau: - Bước 1: Nhận biết vấn đề - Bước 2: Tìm phương án giải quyết- Bước 3: Quyết định phương án giải quyết2. Phương pháp làm việc nhómLàm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong

đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

Trang 2

Page 3: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

- Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động:- Bước 2. Thực hiện: - Bước 3. Đánh giá hoạt động3. Phương pháp dạy học dự án Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện

một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.

Dạy học dự án là một những phương pháp có hiệu quả trong tổ chức HĐTNST, vì học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động, phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo.

IV. Các giai đoạn tổ chức hoạt động trải nghiệm

V. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật lí THCS

Trang 3

Giai đoạn 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ(Nhiệm vụ vừa sức với học sinh)

Giai đoạn 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm (Nhóm học sinh báo cáo về sản phẩm, quá trình hoạt động, quá trình học tập của nhóm.

Đồng thời cá nhân học sinh báo cáo về các kiến thức chiếm lĩnh, cảm xúc của bản thân, kinh nhiệm tích lũy)

Giai đoạn 2: Học sinh trải nghiệm trong thực tiễn(HS trải nghiệm cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp, có hoặc không có người hướng dẫn)

Giai đoạn 4: Học sinh thảo luận trình bày tập thể các báo cáo trải nghiệm (Giai đoạn này là giai đoạn thể chế hóa kiến thức , kết quả học tập và rút ra kinh nghiệm cho từng cá nhân học

sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo)

Giai đoạn 5: Tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ của HS(GV thể chế hóa kiến thức theo mục tiêu đã đặt ra, đánh giá năng lực và kĩ năng của HS,

cùng HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực HS thu được)

Page 4: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

Khối lơp

Số tt Chủ đềHình thức

tổ chứcThơi điểm băt đâu theo

SGK

Tuân GV băt đâu tổ chức

Tuân HS báo

cáo

6 1Chưng cất

nuơcHoạt động ngoại khóa

Sau khi học xong Bài 26-27: Sự bay hơi và ngưng tụ

Tuần 31 Tuần 34

7 2Phòng chống

tiếng ônHoạt động ngoại khóa

Sau khi học Bài 15: Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn

Tuần 17 Tuần 20

8

3Chế tạo máy nén thủy lực

Hoạt động ngoại khóa

Sau khi học Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau

Tuần 11 Tuần 14

4

Chế tạo máy sấy nông sản dung năng lươnng măt

trơi

Hoạt động ngoại khóa

Sau khi học xong Bài 23: Đối lưu, Bức xạ nhiệt

Tuần 28 Tuần 31

9

5Chế tạo Pin

điện hóa đơn giản

Hoạt động ngoại khóa

Sau khi học xong Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Tuần 10 Tuần 13

6Chế tạo ống

nhòm Hoạt động ngoại khóa

Sau khi học xong Bài : Kính lúp

VI. CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO PIN ĐIỆN HÓA ĐƠN GIẢN

1. Mục tiêu:

- Tổ chức và hướng dẫn học sinh (HS) chế tạo được các Pin điện hóa từ các vật liệu đơn giản, qua đó biết được nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cấu tạo của Pin điện hóa cũng như khả năng ứng dụng các pin điện hóa đơn giản.

- Hướng dẫn HS xây dựng phương án và tiến hành được các thí nghiệm với pin điện hóa

2. Thơi gian: - Tiết 20 tuần 10 tổ chức giao nhiệm vụ thực hiện chủ đề ngoại khóa “Chế tạo pin điện hóa đơn giản”, cụ thể như sau

a. Chia nhóm: Chia theo nhóm học tập theo tổ

b. Quy định về thơi gian: Trang 4

Page 5: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

Tuân 1: + Tìm kiếm và hệ thống thông tin về pin điện hóa vào phiếu thu thập thông tin .

+ Chế tạo các pin điện hóa và tiến hành thí nghiệm với chúng.

Tuân 2: Xây dựng bản báo cáo tổng kết để giới thiệu kết quả và thực hiện báo cáo tại lớp

* Lưu ý vơi học sinh về cách thức trao đổi thông tin:

- Nhóm nào khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin hoặc xây dựng kế hoạch thực hiện…thì trực tiếp gặp GV để được tư vấn giúp đỡ.

- Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải được giao nhiệm vụ, và khi kết thúc hoạt động thì mỗi thành viên phải có bản tự đánh giá cá nhân về ý thức, thái độ và hiệu quả công việc được giao.

3. Thiết bị + Vật tư: Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị:

- Sưu tầm tài liệu để giới thiệu về pin điện hóa: Nguồn thông tin lấy từ SGK vật lý 7,8,9 và từ nguồn Internet

- Một số đồng hồ đo điện đa năng: loại hiện số hoặc vôn kế kim (Gặp GV để mượn)

- Đèn LED có điện áp thấp: ( 1V; 1,5V hoặc 3V) + 6 đến 8 đoạn dây nối

- Các phiếu học tập theo mẫu để thực hiện nhiệm vụ, cụ thể là:

+ Phiếu đánh giá, nhận xét, nêu cảm xúc và trao đổi về quá trình làm việc: ( theo mẫu ở sách dành cho HS trang 35 – Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 9

+ Phiếu thu thập thông tin: ( trang 56 SGV)

+ Phiếu học tập cá nhân: theo mẫu CNTH_01( trang 57 SGV) ; phiếu NTH_01 trang 58 SGV và phiếu NTH_02 trang 59

+ Phiếu tự đánh giá và phiếu đánh giá cá nhân ( mẫu 1 và mẫu 2)

+ Phiếu các thành viên tự đánh giá hoạt động của nhóm ( mẫu 3)

+ Phiếu đánh giá chéo dành cho các nhóm( mẫu 4)

4. Định hương tổ chức hoạt động cho học sinh:

Trang 5

Page 6: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

Sau khi chia nhóm và yêu cầu các nhóm chuẩn bị vật tư, thiết bị cần thiết cho hoạt động thì giáo viên cần có những định hướng cụ thể để HS đỡ bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thành báo cáo…như:

a. Hoạt động nhóm để thống nhất về việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thu thập những thông tin liên quan như: dòng điện; nguồn điện; pin điện hóa trong các bài 19, 25 SGK vật lý 7; bài 8 SGK vật lý 9 và tài liệu khoa học về pin điện hóa ( Đọc sách và tìm từ nguồn Internet thông qua cụm từ khóa : “Vai trò của pin điện hóa trong các thiết bị điện”; “các bộ phận cơ bản của pin điện hóa nhìn từ bên ngoài”; “cấu tạo bên trong của pin điện hóa: các điện cực của pin, chất điện li”; “các thông số của pin”; “các phương pháp đo điện để xác định các thông số bằng đồng hồ đo đa năng”; “nguyên tắc hoạt động của pin điện hóa”…)

b. Hoạt động nhóm để xử lí những thông tin liên quan và sơ đồ hóa thông tin tìm kiếm được sau đó là việc thống nhất xây dựng ý tưởng cho sản phẩm

c. Thống nhất ý tưởng thiết kế bằng hình vẽ trên giấy gồm: dung dịch chất điện li và hộp đựng, cách chế tạo và cách bố trí điện cực; cách đấu dây và lấy điện ra. Thực hiện thiết kế theo mẫu CNTH_01

d. Thiết kế, chế tạo sản phẩm và thực hiện các phương án đo.

e. Thống nhất về hình thức báo cáo, có thể bằng tập san hoặc qua trả lời câu hỏi hay qua hoạt động biểu diễn hay thông qua hồ sơ học tập; phiếu học tập…

f. Đánh giá hoạt động cá nhân và tập thể nhóm theo mẫu ở SGV

5. Dự kiến thơi gian và phương pháp tổ chức:

- Ngay sau khi học xong bài 19: “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” thì yêu cầu mỗi HS về nhà tự nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị những vật tư, thiết bị cần thiết để tiết học tới được hướng dẫn cụ thể.

- Với số lượng HS mỗi lớp như hiện nay ( xấp xỉ 40 em) , dự kiến chia mỗi lớp thành 5 nhóm ( khoảng 7 đến 8 em)

- Sau khi các sản phẩm được hoàn thành sẽ tổ chức cho các lớp báo cáo vào tuần 12

6. GIÁO ÁN MINH HỌANgày soạn: 26/10/2017Ngày dạy: 30/10/2017

CHẾ TẠO PIN ĐIỆN HÓA ĐƠN GIẢN (Tuân 2)I. MỤC TIÊU

Trang 6

Page 7: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

1. Kiến thức- Hiểu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của pin điện hóa.- Biết được ứng dụng của pin điện trong dời sống.2. Kĩ năng- Chế tạo được các pin điện hóa đơn giản.- Tiến hành được thí nghiệm với các pin điện hóa đã chế tạo.3. Thái độ - Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học, có tính thần hợp tác nhóm.II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:1. Phương pháp:- Nêu và giải quyết vấn đề.- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ2. Kỹ thuật dạy học: - Kỹ thuật động não- Kỹ thuật chia nhóm- Kĩ thuật giao nhiệm vụ- Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ” - Kĩ thuật “Lược đồ tư duy” III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:1. Chuẩn bị của GV: - Các thông tin liên quan đến pin điện hóa- Các loại pin đã được chế tạo sẵn để làm mẫu.- Máy tính, máy chiếuChuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:- 1 Vôn kế một chiều- Dây nối 6 – 8 dây - 1 Đèn LED2. Chuẩn bị của HS:- Sưu tầm tài liệu để giới thiệu về pin điện hóa - Phương án chế tạo pin điện hóa, đo điện áp giữa hai điện cực của pin,

phương án khảo sát sự phụ thuộc của giá trị điện áp của pin điện hóa trên giấy A0

- Vật liệu chế tạo pin điện hóa (Chanh, khoai tây, dung dịch điện li, các điện cực, cốc đựng chất lỏng)

- Sổ ghi chépIV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp vào bài

Trang 7

Page 8: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

2. Bài mơi:Hoạt động 1: Trình bày phương án chế tạo pin điện hóa, phương án đo điện

áp giữa hai điện cực, khảo sát sự phụ thuộc của giá trị điện áp của pin.(15 phút)Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

GV: Yêu cầu các nhóm HS đưa ra các phương án thiết kế đo điện áp giữa hai điện cực, khảo sát về pin điện hóa (đã chuẩn bị sẵn trên giấy A0)HS: Trình bày phương án của nhóm mình:

Ý tưởng thiết kế sản phẩm (vẽ hình minh họa)Dự kiến chất liệu các bộ phậnPhương án đo điện áp giữa hai điện cựcPhương án khảo sát

GV: Giới thiệu về pin điện hóa đã chuẩn bị sẵnPin quả chanhPin từ nước muốiHS: Quan sátGV: Nhận xét, lưu ý các công đoạn:+ Chuẩn bị dung dịch điện li, mỗi chất sẽ chế tạo một pin+ Chế tạo điện cực từ các kim loại khác nhau (nhôm, tôn, kẽm, đồng lá, dây thép, dây điện…)+ Lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với từng dung dịch, từng cặp điện cực+ Tiến hành đo điện áp giữa hai điện cực+ Cách nối pin vào bóng đèn LED+ Khảo sát sự phụ thuộc của điện áp vào các thông số cơ bản của pin điện hóa đã chế tạo.

I. Chuẩn bịPhương án thiết kế sản phẩmPhương án đo điện áp giữa hai điện cựcPhương án khảo sát sự phụ thuộc của điện áp vào các thông số cơ bản của pin đã chế tạo.

Hoạt động 2: Chế tạo sản phẩm và thực hiện các phương án đo.(24 phút)Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

HS: Hoạt động nhóm, thực hiện chế tạo pin điện hóa+ Chuẩn bị: Một số vật liệu liên quan:Nhôm, kẽm, lõi than, đồng

II. Thực hành chế tạo pin điện hóa

Trang 8

Page 9: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

Chất điện li: Ở dạng lỏng (gồm nước sinh hoạt, muối ăn), dạng củ quả (chanh, khoai tây…)+ Chế tạo sản phẩm:Gắn hai điện cực khác nhau với nắp bình đựng (dung dịch lỏng) sao cho khi đậy nắp thì các điện cực ngập trong dung dịch.Tiến hành đo điện áp giữa hai điện cực để xác định sự phụ thuộc giá trị điện áp của pin vào các yếu tố: Chất của điện cực, dung dịch điện li…Thu thập các số liệu, ghi số liệu đo được vào bảngGV: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm

1. Củng cố: (2phút)- Giáo viên chắc lại các cách tạo ra một pin điện hóa đơn giản.2. Hương dẫn HS học bài ở nhà: (4phút)- Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm và các số liệu thu thập được, tổ chức thảo

luận nhóm để hoàn thành báo cáo (không giới hạn hình thức báo cáo). - Báo cáo cần hướng đến các nội dung sau:

Sơ lược về pin điện hóaNguyên tắc cấu tạo và hoạt động của pin điện hóa.Giới thiệu về các pin điện hóa đã chế tạo và bảng số liệu thu thập được.(có thể sử dụng hình ảnh hoặc chèn video TN, chọn ra các pin có khả năng tạo ra điện áp cao)Tự đánh giá và nhận xét về sản phẩm:

+ Đưa ra khuyến cáo về loại pin có điện áp cao và có khả năng chế tạo thuận lợi.+ Đưa ra các khả năng sử dụng các loại pin đã chế tạo trong thực

tiễn.V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 21/11/2017Ngày dạy: 29/11/2017

CHẾ TẠO PIN ĐIỆN HÓA ĐƠN GIẢN (Tuân 3)I. MỤC TIÊU

Trang 9

Page 10: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

1. Kiến thức- Hiểu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của pin điện hóa.- Biết được ứng dụng của pin điện trong dời sống.2. Kĩ năng- Chế tạo được các pin điện hóa đơn giản.- Tiến hành được thí nghiệm với các pin điện hóa đã chế tạo.3. Thái độ - Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn họcII. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC1. Phương pháp - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ- Dạy học trực quan- Dạy học luyện tập và thực hành2. Kỹ thuật dạy học- Kĩ thuật giao nhiệm vụ- Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ” - Kĩ thuật “Lược đồ tư duy” III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của GV- Máy chiếu, máy vi tính.- Vôn kế một chiều.- Tìm hiểu các kiến thức liên qua đến pin điện hóa.2. Chuẩn bị của HS- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến pin điện hóa.- Các loại pin điện hóa đã chế tạo.- Các điện cực và chất điện li để chế tạo pin điện hóa đó.- Bản báo cáo sản phẩm của nhóm theo một trong các hình thức: PowerPoint,

báo tường, video...- Bảng kết quả TN:

KÊT QUA THI NGHIÊM Nhóm:…..

Dung dịchĐiện cực

Hiệu điện thế đo được (V).Cực dương Cực âm

…………..………… …………… - Pin 1:

- Pin 2: - Pin 3: ……

Trang 10

Page 11: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

- Mắc nối tiếp ….pin: …..- Mắc song song 2 pin: …..

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC1. Kiểm tra bài cũ (không)2. Bài mơi

Hoạt động 1. Các nhóm trình bày báo cáo sản phẩm. (30 phút)Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

GV: Tiết trước các em đã chế tạo các pin điện hóa và đã tiến hành nghiên cứu về pin điện hóa đã chế tạo. Bây giờ các nhóm sẽ lần lượt trình bày báo cáo về quá trình nghiên cứu, chế tạo pin điện hóa của nhóm mình trước lớp.GV: Gọi các nhóm lần lượt lên báo cáo và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.HS: Các nhóm HS báo cáo sản phẩm đồng thời giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. Sử dụng đèn LED hoặc quạt điện để giới thiệu hiệu quả của pin, dùng vôn kế đo hiệu điện thế đòng thời ghi kết quả đo được vào bảng phụ. GV: Theo dõi các nhóm trình bày.HS: HS dưới lớp, theo dõi nhận xét và có thể đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu hơn về kết quả nghiên cứu của bạn.GV: Hỗ trợ giải thích những câu hỏi khó mà học sinh không trả lời được.

Bản báo cáo của HS cần có những nội dung sau:- Sơ lược về nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của pin điện hóa.- Giới thiệu về các pin điện hóa đã chế tạo và bảng số liệu thu thập được.- Đưa ra khuyến cáo về loại pin có điện áp cao và có khả năng chế tạo thuận lợi.- Đưa ra các khả năng sử dụng các loại pin đã chế tạo trong thực tiễn.

Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét. (18 phút)Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

GV: Đặt vấn đề và yêu cầu đại diện HS các nhóm nhận xét đánh giá về tính ưu việt của các nhóm và so sánh với sản phẩm của nhóm mình.HS: Đánh giá, nhận xét theo các nội dung sau:+ Cấu tạo của pin+ Vật liệu làm điện cực ( lựa chọn có phù

Trang 11

Page 12: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

hợp hay không)+ Có xác định được các cực của pin không.+ Hiệu điện thế của pin lớn hay nhỏ.+ Có làm sáng được đèn hoặc chạy được quạt không.+ Có khả năng ứng dụng trong đời sống không...GV: Tổng quát lại kiến thức và ghi bảng. Đánh giá lại sản phẩm của các nhóm: + Đánh giá về việc trình bày báo cáo.+ Khả năng hoạt động của các pin.+ Khả năng ứng dụng trong thực tế mà các nhóm đã nêu. + Khuyến khích các nhóm có ý tưởng sáng tạo để chế tạo các sản phẩm ứng dụng trong thực tế.GV: Giới thiệu các loại củ quả có thể chế tạo pin điện hóa, ứng dụng của pin điện hóa(Một vài ứng dụng mà hs có thể nêu được: sạc điện thoại, làm đồ chơi, quạt mini, thắp sáng đèn sử dụng ở các ao hồ, bờ sông, nhà vệ sinh...)

I. Sơ lươc về cấu tạo và nguyên tăc hoạt động của pin điện hóa.

2. Hoạt độngKhi nhúng hai tấm kim loại khác nhau vào dung dịch điện li, do tác dụng hóa học lên hai tấm kim loại khác nhau sẽ tạo ra hai cực (Cực âm và cực dương), nên giữa hai tấm kim loại có một hiệu điện thế.II. Cách ghép nguôn- Ghép nối tiếp: tạo thành bộ nguồn có hiệu điện thế lớn.- Ghép song song: tạo ra dòng điện lớn.

Trang 12

Page 13: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

3. Củng cố (7 phút)Hướng dẫn học sinh tóm tắt kiến thức liên quan bằng sơ đồ tư duy.

GV khái quát đươc: Thông qua hđ chế tạo này hs đã năm đươc những kiến thức về......... Qua đó hình thành cho các em một số ý tưởng để ứng dụng trong đơi sống

4. Hương dẫn học sinh học bài ở nhà (5 phút)- Ngoài những ý tưởng đã nêu ra hôm nay, hãy suy nghĩ thêm những ý tưởng

hay, có thể ứng dùng vào thực tiển đười sống sinh hoạt của chúng ta.- Trên cơ sở những ý tưởng đó, hãy nghiên cứu chế tạo những sản phẩm cụ

thể để đưa vào sử dụng trong đời sống.V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………C. KẾT LUẬNHoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong

chương trình giáo dục. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Muốn thực hiện tốt hoạt động dạy học trên cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Đối với giáo viên:Phải nâng cao nhận thức về HĐTNST và phải là người đi tiên phong, không

ngừng tự làm mới mình.Tổ chức tiết học trên lớp bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác

nhau, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin , sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.

Trang 13

Page 14: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn …thcstrieuphuoctp.quangtri.edu.vn/upload/30701/20181127/... · Web viewHoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chuyên đề: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lí

Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức HĐTNST.

Tạo điều kiện để tất cả học sinh tham gia đầy đủ các bước của HĐTNST Hình thành và phát triễn những kỹ năng mềm cho học sinh: kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng lắng nghe, thu thập và xử lý thông tin, ghi chép, ra quyết định,…- Đối với học sinh:Học sinh phải tích cực, hợp tác, tăng cường hoạt động tự học, tự tìm tòi

khám phá, phải phát huy sự sáng tạo.Nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi

tham gia HĐTNST.

Trang 14