hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

47
TRƯỜNG ĐẠI HC NHA TRANG KHOA CƠ KHÍ KYU HI THO KHOA HC XÁC ĐỊNH CÁC HC PHN CHUNG NHÓM NGÀNH CƠ KHÍ TRƯỜNG ĐẠI HC NHA TRANG Khánh Hòa, tháng 12 năm 2011

Transcript of hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

Page 1: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CƠ KHÍ

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

XÁC ĐỊNH CÁC HỌC PHẦN CHUNG NHÓM NGÀNH CƠ KHÍ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khánh Hòa, tháng 12 năm 2011

Page 2: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

MỤC LỤC

TRANG 1. Một số nhược điểm trong các chương trình đào tạo nhóm ngành cơ khí Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Văn Tường

1

2. Để xuất một số học phần chung của ngành cơ khí Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Văn Tường

4

3. Cách bố trí những học phần Cơ học trong chương trình giáo dục đại học các ngành Kỹ thuật Cơ khí

Nguyễn Văn Ba

8

4. Một số đề xuất xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ cho ngành CNKT Nhiệt lạnh và một số ngành khác của Khoa Cơ khí

Trần Đại Tiến

12

5. Một số kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Chế tạo theo hướng tiếp cập CDIO tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Hữu Thật

14

6. Đề xuất nội dung học phần “Công nghệ Chế tạo máy” đối với các ngành không chuyên

Nguyễn Hữu Thật

20

7. Đề xuất nội dung học phần “Nguyên lý – Chi tiết máy” Trần Ngọc Nhuần

23

8. Nội dung cho học phần “Dung sai – Kỹ thuật đo” Bùi Đức Tài

26

9. Một số vấn đề về học phần thực tập Kỹ thuật cơ khí Vũ Ngọc Chiên

29

9. Đánh giá học phần “Thiết kế dụng cụ cắt” trong kết cấu chương trình của chuyên ngành Chế tạo máy và khả năng áp dụng cho khối ngành không chuyên

Ngô Quang Trọng

33

10. Đánh giá chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Trường Đại học Nha Trang

Đặng Xuân Phương

36

11. Một vài suy nghĩ về nội dung các học phần thuộc nhóm Thiết kế máy Nguyễn Minh Quân

44

Page 3: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

1

MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH CƠ KHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Nguyễn Văn Tường Bộ môn Chế tạo máy

Bài viết trình bày một số nhược điểm trong các chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhóm ngành cơ khí Trường Đại học Nha Trang. Trên cơ sở phân tích những nhược điểm đó, tác giả đã đưa ra một số hướng giải quyết để hoàn thiện các chương trình.

1. Mở đầu Để chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ khóa 52, Nhà trường đã tổ chức xây dựng lại chương trình đồng loạt cho tất cả các ngành thuộc bậc đại học. Tuy đã có những thay đổi đáng kể trong các chương trình và các chương trình cũng một số ưu điểm nhất định nhưng nhiều chương trình đã bộc lộ nhiều hạn chế chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện. Bài viết này trình bày một số nhược điểm của các chương trình đào tạo thuộc nhóm ngành Cơ khí và hướng khắc phục những nhược điểm trên.

2. Một số nhược điểm của các chương trình và hướng khắc phục a. Chưa đầu tư sâu trong việc xây dựng chương trình

Một số chương trình được thiết kế bằng các hình thức cắt giảm cơ học thời lượng các môn học, tích hợp một số môn học từ chương trình đào tạo theo niên chế để đạt tổng số tín chỉ cho chương trình theo yêu cầu chung. Hơn nữa, một số hội đồng xây dựng chương trình chưa có sự tính toán kỹ lưỡng và lý giải thấu đáo tại sao trong chương trình cần có những học phần này và tại sao phải yêu cầu thời lượng như thế. Hậu quả của những việc này là thời lượng của nhiều học phần không đảm bảo, nhiều mảng kiến thức bị cắt vụn và bị trùng lắp. Ví dụ ở ngành Chế tạo máy như sau:

- So sánh giữa chương trình cũ và mới thì gần như không thấy có sự khác biệt đáng kể nào ngoài việc tích hợp các học phần và thay đổi thời lượng.

- Kiến thức về thiết kế chi tiết máy được giảng dạy ở hai học phần là Nguyên lý –Chi tiết máy và Cơ sở thiết kế máy. Kiểm tra chương trình chi tiết thì thấy có 6 vấn đề (trong 14 vấn đề) trùng nhau.

- Trong chương trình cũ, mảng kiến thức về CAD/CAM/CNC có 6 đơn vị học trình (2 môn học). Trong chương trình mới mảng kiến thức này được dạy trong học phần CAD/CAM/CNC và Rô bốt với thời lượng là 2 tín chỉ. Thời lượng như thế là quá ít đối với môn học quan trọng bậc nhất này của ngành.

Đề xuất: Thực hiện đúng các hướng dẫn của tổ chuyên gia và những đề nghị của Hiệu trưởng trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và xây dựng chương trình đào tạo.

b.Thời lượng mỗi học phần bé và quá nhiều học phần Ở tất cả các chương trình, các học phần bị chia nhỏ, đa số là 2 tín chỉ, gây nên việc cắt

vụn kiến thức và số học phần quá nhiều. Để tích lũy đủ số tín chỉ, không kể các môn giáo dục thể chất, đồ án tốt nghiệp/thi tốt nghiệp, thì sinh viên các ngành phải học [1]:

- Chế tạo máy: 56 học phần,

- Cơ điện tử : 56 học phần,

Page 4: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

2

- Ô tô: 54 học phần

- Thiết bị năng lượng: 55 học phần

- Đóng tàu: 50 học phần

- Kỹ thuật Nhiệt lạnh: 56 học phần

Nếu học kỳ không có thực tập thì sinh viên phải học 8-10 học phần (chưa kể các học phần học lại). Nếu trong học kỳ có thực tập 5-6 tuần thì sinh viên phải học khoảng 5 học phần (khoảng 2 tuần học xong 1 học phần). Số lượng các môn mà sinh viên phải học trong mỗi học kỳ như vậy là cao, gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của sinh viên.

Tình trạng nêu trên cũng xảy ra đối với đa số các trường đại học ở Việt Nam. Trong khi đó, ở các trường ở nước ngoài thì số tín chỉ của mỗi học phần cao hơn và vì thế số học phần của chương trình sẽ giảm đi. Một số ví dụ về thời lượng của các học phần của một số trường trên thế giới như sau:

- Ngành Mechanical and Materials Engineering, Portland State University, Mỹ [2]: Đa số các học phần có thời lượng là 4 TC, một số ít có thời lượng là 2 tín chỉ.

- Ngành Mechanical Engineering, British Columbia Institute of Technology, Canada [3]: Đa số là 4 và 5 tín chỉ, một số ít 3; 6 và 7 tín chỉ.

- Ngành Mechanical Engineering, NUST School of Mechanical and Manufacturing Engineering, Pakistan [4]: 5 môn có thời lượng 2 tín chỉ, số còn lại có thời lượng là 3 tín chỉ.

- Ngành Mechanical Engineering, MIT: đa số các học phần có thời lượng 3-5 tín chỉ.

Đề xuất: tích hợp một số học phần có nội dung gần nhau thành học phần lớn hơn.

c. Ít học phần tự chọn Một số ngành có ít học phần tự chọn, ví dụ:

- Ngành Kỹ thuật ô tô: sinh viên sẽ chọn 6 học phần trong số 17 học phần tự chọn,

- Ngành Chế tạo máy: sinh viên sẽ chọn 8 học phần trong số 18 học phần tự chọn

- Ngành Thiết bị năng lượng: sinh viên sẽ chọn 7 học phần trong số 19 học phần tự chọn

Ngoài ra, việc bố trí các học phần tự chọn chưa hợp lý. Có ngành chỉ cho phép sinh viên chọn học phần tự chọn ở 3 học kỳ trong suốt quá trình học.

Đề xuất: đưa vào nhiều học phần tự chọn cho tất cả các học kỳ.

d. Mất cân đối giữa các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành Đa số các chương trình có số giờ học thực hành, thí nghiệm rất ít. Ngoài thực hành Hóa

đại cương và Vật lý đại cương, các chuyên ngành chỉ có vài học phần thực hành riêng. Hầu như không có giờ thực hành, thí nghiệm lồng chung với các học phần. Một trong những nguyên nhân là do điều kiện cơ sở vật chất của Trường chưa đáp ứng.

Đề xuất: tăng các học phần thực hành, thí nghiệm riêng hoặc lồng nội dung thí nghiệm, thực hành vào một số học phần. Yêu cầu Trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ thí nghiệm, thực hành.

e. Thiếu nhất quán về bài tập lớn

Page 5: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

3

Một số chương trình có thiết kế bài tập lớn kèm theo học phần nhưng một số chương trình lại không có học phần nào kèm theo bài tập lớn. Số lượng các học phần có tài tập lớn của các ngành như sau:

- Chế tạo máy: 01

- Đóng tàu: 01

- Thiết bị năng lượng: 4

Theo chương trình theo hệ thống tín chỉ của các trường trên thế giới thì đối với những học phần lý thuyết, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 45 giờ chuẩn bị cá nhân. Để đạt được tỷ lệ này thì giảng viên cần yêu cầu sinh viên thực hiện các loại hình bài tập khác nhau như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn, đồ án, tiểu luận… (gọi chung là bài tập về nhà). Bài tập về nhà là bắt buộc cho tất cả các học phần. Trong chương trình đào tạo người ta không ghi chú theo dạng Tên môn học (+ Bài tập lớn) như một số chương trình nói trên. Các trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ,… cũng không ghi chú như thế trong các chương trình của họ.

Đề xuất: Không thiết kế học phần với kèm bài tập lớn kèm theo. Yêu cầu khi triển khai giảng dạy, tất cả các giảng viên phải xây dựng hệ thống bài tập về nhà theo đúng tinh thần của hệ thống tín chỉ.

f. Thiết kế tiết dạy lý thuyết cho các học phần sử dụng phần mềm Các học phần như Đồ họa vi tính (thực chất là AutoCAD), Vẽ kỹ thuật trên máy tính,… thực chất là hướng dẫn sử dụng phần mềm CAD. Hiện tại, một số chương trình thiết kế một lượng thời gian khá lớn dạy thuần túy lý thuyết cho các học phần này. Việc dạy lý thuyết trên lớp các học phần này mang lại hiệu quả rất thấp. Những học phần này chỉ nên được thiết kế theo dạng học phần thực hành, không có tiết lý thuyết.

Đề xuất: Chỉ thiết kế dạy thực hành các học phần về sử dụng phần mềm.

3. Kết luận Một trong những việc cần làm để thực hiện đào tạo thành công theo hệ thống tín chỉ là cần phải xây dựng các chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhóm ngành cơ khí bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục. Bài viết này khái quát hóa một số nhược điểm đúng cho số đông các ngành thuộc nhóm ngành cơ khí. Khắc phục được các nhược điểm đó theo các đề xuất trong bài viết này có thể sẽ giúp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại học Nha Trang, Chương trình đào tạo, http://ntu.edu.vn/phongban/daotao/default.aspx?file=privateres/phongban/daotao/file/chuongtrinh.htm.aspx (truy cập ngày 10/12/2011)

2. http://www.me.pdx.edu/crs/index.php?action=51&dept=ME (truy cập ngày 8/12/2011)

3. http://smme.nust.edu.pk/showpage.php?NodeID=345 (truy cập ngày 8/12/2011)

4. http://student.mit.edu/catalog/m2a.html (truy cập ngày 8/12/2011)

Page 6: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

4

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HỌC PHẦN CHUNG CỦA NGÀNH CƠ KHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Nguyễn Văn Tường Bộ môn Chế tạo máy

Bài viết đề xuất một số học phần chung cho nhóm ngành cơ khí trường Đại học Nha

Trang trên cơ sở phân tích các chuẩn đầu ra của các ngành, tham khảo chương trình của các trường bạn và một số vấn đề khác có liên quan.

1. Đặt vấn đề Trường Đại học Nha Trang hiện đào tạo một số chuyên ngành thuộc nhóm ngành Cơ khí như: Đóng tàu thủy, Thiết kế tàu thủy, Chế tạo máy, Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Cơ điện tử và Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt lạnh. Theo các chuẩn đầu ra sơ bộ đã được các hội đồng của các ngành soạn thảo thì các chuyên ngành này có cùng chung một số kiến thức chuyên môn nhất định. Nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức và quản lý giảng dạy, nhất thiết phải có một sự thống nhất ở chừng mực nào đó về các kiến thức chung này. Bài viết này đề xuất một số học phần chung thuộc lĩnh vực cơ khí cho các ngành nói trên.

2. Một số kiến thức chung về cơ khí của các chuyên ngành Theo các chuẩn đầu ra sơ bộ của các chuyên ngành thuộc ngành cơ khí (được Tổ Chuyên

gia chấp nhận và Hiệu trưởng duyệt sơ bộ ngày 2/12/2011) thì một số kiến thức chung về cơ khí của các chuyên ngành này là:

- Vật liệu kỹ thuật

- Cơ học

- Thiết kế máy móc và thiết bị

- Kỹ thuật chế tạo (trừ ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh)

Những mảng kiến thức này cần có các học phần (tối thiểu) sau:

1. Vật liệu kỹ thuật, Thí nghiệm vật liệu học: phục vụ cho mảng kiến thức về Vật liệu kỹ thuật.

2. Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu: phục vụ cho mảng kiến thức về cơ học

3. Vẽ kỹ thuật, CAD, Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Kỹ thuật thủy khí, Kỹ thuật nhiệt: phục vụ cho mảng kiến thức về thiết kế máy

4. Dung sai – Đo lường, Công nghệ chế tạo máy, Thực tập cơ khí: phục vụ cho mảng kiến thức về kỹ thuật chế tạo.

Các học phần đã được liệt kê trên cũng là những học chung trong chương trình đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành cơ khí của nhiều trường đại học trong nước. Bảng 1 trình bày một số học phần chung của nhóm ngành cơ khí của một số trường đại học trong nước hiện nay như Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Nha Trang. Do tổng số tín chỉ của các chương trình có sự khác biệt đáng kể nên việc phân bổ thời lượng cho các học phần chung cũng có sự khác biệt giữa các trường.

Page 7: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

5

Bảng 1 Một số học phần chung của một số ngành của một số trường trong nước [1,2,3,4,5] CĐT

ĐH Nông Lâm (139)

Cơ khí Nông lâm (138)

Chế tạo máy, ĐH Đà Nẵng (179)

Chế tạo máy, Cơ điện tử, BK TP HCM (156)

Ô tô Bach khoa TP HCM (157)

Tàu thủy BK Tp HCM (157)

Các ngành cơ khí, BK Hà Nội (179.5)

Cơ khí ĐH Cần Thơ (138)

Nhiệt lạnh, ĐH Nha Trang (130)

Chế tạo máy, ĐH Nha Trang (130)

Ô tô ĐH Nha Trang (130)

Cơ điện tử, ĐH Nha Trang (130)

TB năng lượng tàu, Đóng tàu ĐH Nha Trang (130)

Họa hình-Vẽ KT/ Vẽ cơ khí (CAD)

3+2 3+2 2+2 2+2+2 2+2 2+2+1 2+2 3 3 3+2 3 3 3+2+2

Cơ lý thuyết/ Cơ kỹ thuật

3 3 4 3 3 3 3

3 4 3 3 3 3

Vật liệu kỹ thuật/ Vật liệu và công nghệ kim loại

2 2 3 3 3 3 3 2 2 2 2

Sức bền vật liệu 3 3 5 2+2 2+1 2+1 3 3 3 3 3 Nguyên lý máy Nguyên lý chi tiết máy

2 2 3 3 3 3 2 3 3+1 3 3

Chi tiết máy 3 3+1 3+2+1 3+1 3 3 3+1 0 2+1 0 0 0 Kỹ thuật thủy khí

3 3 2+1 2+1 2 0 3 3 3 0

Nhiệt KT 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 2 Gia công/KT chế tạo

2 3 3+2 2+2+2 3 0 3 2+2 2 2 0

Dung sai – Đo lường

2 2 4+1 3+1 0 0 2 2 2 2 2 2

Thực tập cơ khí 2 (3) 3 1 2+2 1 1 3 1 3 3 3 2

Page 8: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

6

Bảng 2 trình bày một số học phần chung (tương đương) của ngành Kỹ thuật cơ khí của một số trường đại học trên thế giới

Bảng 2: Một số học phần chung của một số ngành của một số trường trên thế giới [6,7,8] TUL,

Cộng hòa Séc

Portland State University, Mỹ

Yeungam University, Hàn Quốc

Họa hình-Vẽ KT/ Vẽ cơ khí 4 4 Cơ lý thuyết/ Cơ kỹ thuật

4+4 3+3

Vật liệu kỹ thuật/ Vật liệu và công nghệ kim loại

4+4 4 3

Sức bền vật liệu 5 4 3+3 Thiết kế máy 4+2 4 3+3 Nhiệt kỹ thuật 4 4 3 CAD 1+1 4 1+1 Gia công/KT chế tạo 4+4+4 2+2+4 3 Dung sai – Đo lường 3 4 Thực tập cơ khí 3 2

3. Đề xuất các học phần chung Trên cơ sở tham khảo các chuẩn đầu ra (sơ bộ) của các chuyên ngành thuộc ngành cơ khí của Trường, chương trình của một số trường trong và ngoài nước, và tình hình thực tế của Trường, các học phần chung của các chuyên ngành cơ khí có thể như trong bảng 3. Ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh có thể không có một số học phần trong danh sách này. Bảng 3: Các học phần chung

Số tín chỉ TT Tên học phần LT TH

Ghi chú

1 Họa hình - Vẽ Kỹ thuật 3 2 Cơ lý thuyết 3 3 Sức bền vật liệu 3 1 4 Vật liệu học và xử lý 3 1 Bao gồm vật liệu polymer, composite; xử lý bề

mặt kim loại 5 Cơ sở thiết kế máy 4 Bao gồm Nguyên lý máy và Chi tiết máy 6 Kỹ thuật thủy khí 3 7 Nhiệt kỹ thuật 3 8 CAD1 1 2D (AutoCAD, GstarCAD,...) 9 CAD2 1 3D (SolidWorks, Catia, NX, ProE,...) 10 Công nghệ Chế tạo

máy 3 Các quá trình chế tạo cơ khí

11 Dung sai – Đo lường 2 1 Dung sai lắp ghép và đo lường hình học 12 Thực tập cơ khí 3

Tổng 27 8

Page 9: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

7

4. Kết luận Các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Cơ khí có thể dùng chung một số học phần thuộc khối kiến thức nền tảng của ngành cơ khí khí Cơ học, vật liệu, thiết kế máy và thiết bị và kỹ thuật chế tạo. Bài viết đã cụ thể hóa một sô học phần chung cho nhóm ngành cơ khí trên cơ sở tham khảo một số chương trình của một số trường trong và ngoài nước. Tài liệu tham khảo 1. http://www.aao.hcmut.edu.vn/ (truy cập ngày 08/12/2011)

2. http://ntu.edu.vn/phongban/daotao/default.aspx (truy cập ngày 08/12/2011)

3. http://www.ctu.edu.vn/colleges/tech/index.php?option=com_wrapper&Itemid=122

(truy cập ngày 13/12/2011)

4. http://fme.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=13331&ur=fme (truy cập ngày 13/12/2011)

5. daotao.dut.edu.vn/modules/Files/pub_dir/101_1_CTM.pd (truy cập ngày 13/12/2011)

6. http://www.yu.ac.kr/_english/academic/index.php?c=academic_01_c_02

(truy cập ngày 13/12/2011)

7. http://www.me.pdx.edu/crs/index.php?action=51&dept=ME (truy cập ngày 13/12/2011)

8. www.fs.tul.cz/ (truy cập ngày 13/12/2011)

Page 10: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

8

CÁCH BỐ TRÍ KIẾN THỨC TRONG CÁC HỌC PHẦN CƠ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

CÁC NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

PGS.TS. Nguyễn Văn Ba Bộ môn Cơ học vật liệu

1. Mục đích của báo cáo Bản báo cáo này nhằm mục đích đưa ra quan điểm của Tác giả về việc bố trí kiến thức,

cách truyền đạt các học phần cơ học trong chương trình giáo dục đại học khối ngành kỹ thuật cơ khí của trường Đại học Nha Trang nhằm hoàn thiện chương trình giáo dục đại học của khối này theo tinh thần chỉ đạo của Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang.

2.Nội dung báo cáo 2.1. Đặt vấn đề Hiện nay chúng ta đang tiến hành rà soát, đánh giá và hoàn chỉnh chương trình giáo dục

đại học nhằm xây dựng được một chương trình giáo dục tiến tiến đáp ứng đòi hỏi của xã hội, tiếp cận với khu vực và thế giới đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Trường. Hội thảo này là một trong những hoạt động hướng tới mục đích đó. Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự việc, với kinh nghiệm của người cán bộ giảng dạy nhiều năm gắn bó với việc truyền đạt kiến thức trong khối cơ sở của các ngành kỹ thuật cơ khí và cũng tham gia hướng dẫn nhiều sinh viên các ngành làm luận văn tốt nghiệp trong hai khoa Cơ khí và Kỹ thuật tàu thủy. Tôi xin trao đổi với Hội thảo những suy nghĩ của mình về vai trò của các học phần kiến thức cơ học đối với chương trình giáo dục đại học và cách bố trí, sắp xếp nội dung trong các học phần này một cách hợp lý.

2.2. Giải quyết vấn đề 2.2.1. Vai trò của các môn cơ học trong chương trình giáo dục đại học khối kỹ thuật

cơ khí Các môn cơ học nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về các lĩnh vực cơ học nhằm giúp sinh

viên: - Làm quen với các hiện tượng về cơ học xẩy ra hàng ngày trong tự nhiên; - Phân tích, đánh giá hoạt động của máy móc và thiết bị dùng trong đời sống và công

nghệ; - Biết phương pháp tính toán, thiết kế các cơ cấu và thiết bị; - Có kiến thức để tiếp thu các học phần chuyên môn của ngành đào tạo; - Có tầm nhìn toàn diện và khả năng đề xuất, phát triển các ý tưởng sáng tạo trong lĩnh

vực cơ khí. 2.2.2. Những kiến thức cần được cung cấp từ các học phần cơ học Nhằm thực hiện được vai trò của mình, các học phần cơ học cần cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cơ bản sau: - Những khái niệm cơ bản về: vật liệu kỹ thuật, vật thể, cơ cấu, các quy luật chuyển động,

các tác động khác nhau lên cơ hệ… - Các phương pháp tính toán trong cơ học: động học, động lực học, bài toán bền, biến

dạng, ổn định… - Các phương pháp và phương tiện hiện đại được sử dụng trong tính toán, phân tích cơ

học nhằm giảm nhẹ cộng việc tính toán và đạt độ chính xác cao. 2.2.3. Đặc điểm của việc dạy và học các học phần cơ học hiện nay ở các trường đại

học Việt Nam và trường Đại học Nha Trang Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự đổi mới của giáo dục đại học, đòi hỏi

của thực tế sản xuất và đặc biệt là sức ép về thời gian; trong những năm qua, việc dạy và học các

Page 11: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

9

học phần cơ học của các trường đại học cả nước nói chung và của trường Đại học Nha Trang nói riêng đã có sự thay đổi rất lớn tạo nên một bức tranh khá sinh động như sau:

- Thời gian dành cho các học phần cơ học bị giảm khá nhiều so với thời gian toàn khóa học;

- Sự quan tâm của sinh viên đến các học phần cơ học cũng như các học phần cơ bản, cơ sở khác có chiều hướng giảm đi rõ rệt;

- Với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kiến thức mới trong lĩnh vực cơ học được công bố liên tục hàng ngày rất lớn, nhưng kiến thức bổ sung vào bài giảng, giáo trình chưa theo kịp do nhiều lý do khác nhau;

- Các phương pháp tính toán, các phương tiện phục vụ cho tính toán và giải quyết các bài toán cơ học phát triển rất nhanh và đem lại hiệu quả cao.

- Cách tiếp cận khoa học của các môn học chuyên môn trong ngành thay đổi rất nhiều. Trước đây, thường người ta nghiên cứu những vấn đề trong chuyên môn theo hướng kinh điển, nêu vấn đề, chứng minh, ứng dụng. Hiện nay lối tư duy này đã thay đổi nhiều, thường là nêu vấn đề, chứng minh hoặc chấp nhận qua thực tế, học cách ứng dụng vào thực tế. Chính vì vậy, vai trò của các học phần cơ bản, cơ sở đã khác đi.

- Phương tiện dùng trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu phát triển rất nhanh và đem lại hiệu quả cao cho công việc.

Với những đặc điểm trên, đòi hỏi người thầy phải cải tiến cách tiếp cận, cách truyền đạt mới đảm bảo được yêu cầu của đào tạo trước sức ép về nhiều phía.

Để thấy được bức tranh chung cho các học phần này, làm cơ sở cho việc bố trí các học phần trog chương trình giáo dục đại học cho nhóm ngành cơ khí của trường Đại học Nha Trang, chúng ta cúng tham khảo hai bảng số liệu sau:

1. Thời lượng dành cho các học phần có học đối với nhóm ngành cơ khí ở một số trường Việt Nam

THỜI LƯỢNG CHO NHÓM NGHÀNH CƠ KHÍ TT

HỌC PHẦN BÁCH KHOA

TP. HCM NÔNG

NGHIỆP HN KHÓA 15 ĐHTS

KHÓA 52 ĐHNT

1 Cơ lý thuyết 2 3 + 2 120 tiết 3 (45) 2 Sức bền vật liệu 2 + 2 +1 4 130 tiết 3 (45) 3 Nguyên lý máy 3 + 1 3 + 1 120 tiết 4 Chi tiết máy 3 4 + 1 100 tiết

3 (45)

5 Phương pháp PTHH 2 2 0 2 2. Thời lượng dành cho các học phần có học đối với nhóm ngành cơ khí ở trường Đại học

Yeungnam Hàn Quốc TT HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ GHI CHÚ 1 Statistics 1 3 2 Mechanic of materials 1 3 3 Engineering design 3 4 Applied mechanics of materials 3 5 Machine element design 3 6 Mechanic Engineering experiment 1 1 7 Mechanic Engineering experiment 2 1

2.3. Những kiến nghị trong việc xây dựng chương trình giáo dục và giảng dạy đối với

các môn cơ học

Page 12: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

10

Để các học phần cơ học thực hiện tốt vai trò của mình và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, chúng ta cần phải thống nhất quan điểm chỉ đạo: Dù trong hoàn cảnh nào các học phần này cũng phải đảm bảo đầy đủ tính cơ bản, hiện đại, thiết thực và đáp ứng tính liên thông trong đào tạo. Trong tình hình hiện nay, trước sức ép về thời gian, yêu cầu đối với khối kiên thức này, chúng tôi cho rằng chúng ta có thể thực hiện theo một trong hai phương án sau:

Phương án thứ nhất: giữ như hiện nay nhưng bổ sung thêm học phần thí nghiệm cơ học và thay đổi học phần Phương pháp phần tử hữu hạn bằng học phần Phương pháp số trong cơ học; Với ngành chế tạo máy cần thêm học phần Thiết kế máy. Nội dung những học phần này có thể bao gồm:

1. Học phần thí nghiệm cơ học: cho sinh viên tiến hành thưc hiện các bài thí nghiệm về cơ học trên nhiều thiết bị đã có và sắp nhập về.

2. Học phần Phương pháp số trong cơ học: cung cấp cho sinh viên những phương pháp số dùng trong tính toán cơ học (phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp sai phân…) và các phần mềm chuyên dụng trong tính toán cơ học (cần sử dụng tương đối thành thạo một vài phần mềm hay dùng nhất).

3. Học phần Thiết kế máy: cung cấp cho sinh viên những cơ sở, các bước và phương pháp để thiết kế các thiết bị thường gặp trong thực tế. Cũng có thể đưa nội dung này thêm vào học phần máy công nghiệp.

Theo phương án này có ưu điểm sau: - Quen thuộc với mọi người và phù hợp với hiện tại ở Việt Nam; - Kiến thức được phân khúc rõ ràng theo đối tượng nghiên cứu (vật rắn tuyệt đối và vật

rắn biến dạng) Tuy nhiên cũng có nhược điểm là: - Kiến thức hay bị lặp lại hoặc bỏ sót, tốn nhiều thời gian diễn giải cho các khái niệm; - Nội dung kiến thức, các bài toán không sát thực tế, nên ít gây hứng thú cho người học

và khó vận dụng trong công việc của sinh viên. Phương án thứ hai: phân bổ nội dung kiến thức theo các học phần: 1. Học phần Cơ học I (Tĩnh học): cung cấp các kiến thức về: cơ hệ, vật thể, liên kết của

vật thể với môi trường, ngoại và nội lưc, phương pháp tính toán lực trong hệ cân bằng, liên quan giữa nội lực và ngoại lực trong cơ hệ và vật thể chịu lực…

2. Học phần Cơ học II (Động học và động lực học): cung cấp các kiến thức về chuyển động của vật thể, cơ hệ, các cơ cấu, phương pháp tạo ra chuyển động theo yêu cầu của các cơ cấu, lực tác dụng trong cơ cấu khi chuyển động…

3. Học phần Cơ học III (Sức bền của các cơ cấu máy): cung cấp kiến thức về tính toán độ bền, độ cứng, ổn định và mỏi đối với các vật thể chịu lực và các cơ cấu máy cụ thể.

4. Học phần thí nghiệm cơ học: (như phương án I). 5. Học phần phương pháp số trong cơ học (như phương án I). Phương án này có các ưu điểm sau: - Tránh được sự trùng lặp kiến thức; - Gắn với đối tượng thực tế nhiều hơn (thông qua các đối tượng nghiên cứu là các cơ

cấu thực và dùng trong thực tế). Tuy nhiên nó có nhược điểm sau: - Không quen và chưa phù hợp với các trường hiện nay; - Phải đầu tư để xây dựng chương trình, bài giảng mới; - Đòi hỏi người thầy phải am hiểu thực tế, mới đưa ra được những đối tượng nghiên

cứu cụ thể và phù hợp. Trên đây là một vài suy nghĩ ban đầu, Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng hội thảo, tất nhiên,

muốn thay đổi nó cần phải được bộ môn Cơ học bàn luận và đầu tư nhiều công sức mới có thể kết luận được.

Page 13: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình giáo dục các ngành Cơ khí chế tạo, Kỹ thuật Tàu thủy, Kỹ thuật Ô tô, Cơ điện tử trình độ đại học của trường Đại học Nha Trang – website trường Đại học Nha Trang;

2. Chương trình giáo dục các ngành cơ khí của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – website trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;

3. Chương trình giáo dục các ngành cơ khí của trường Đại học– website trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh;

4. Giới thiệu của trường Đại học Yeungnam Hàn Quốc; 5. Các tiêu chuẩn kiểm định của tổ chức ABET, AUN, CDIO.

Page 14: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

12

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO NGÀNH CNKT NHIỆT LẠNH VÀ MỘT SỐ NGÀNH KHÁC CỦA KHOA CƠ KHÍ

Trần Đại Tiến Bộ môn CNKT Nhiệt lạnh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ chúng ta đã xây dựng và triễn khai cho khoá 52. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều bất cập. Do đó cần phải đánh giá rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ. Là một CBGD và quản lý tôi xin đề xuất một số giải pháp sau.

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHIỆT LẠNH

Qua thực tế giảng dạy, quản lý và xây dựng chương trình đào tạo theo niên chế và học chế tín chỉ bản thân có một số suy nghĩ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo cho ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt lạnh và một số các ngành khác của khoa Cơ khí như sau.

1. Khi xây dựng chương trình đào tạo chúng ta cần tham khảo chương trình đào tạo của một số trường có uy tín như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa TP. HCM…để xác định được số tín chỉ và các học phần cho phù hợp. Qua tham khảo một số trường như sau: - Đại học Bách Khoa Hà nội: đào tạo 5 năm : số tín chỉ là 180 TC - Đại học Bcahs Khoa TP. HCM đào tạo 4,5 năm: số tín chỉ là 157 TC - Đại Nông lâm TP. HCM đào tạo 4 năm: 139 TC - ĐHCN TP. HCM đào tạo 4 năn: 150 TC…

Do đó để Trường ta hoà nhập với các Trường trong cả nước thì số tín chỉ đối với các ngành kỹ thuật tăng lên từ 135 đến 140 TC.

2. Các học phần đại cương (Cơ bản) tỷ lệ nên phân bổ từ 30 đến 35% là vừa thay cho 35 đến 40% đã ban hành. Qua tham khảo như như ĐHBK Hà nội là 31%; ĐHBK TP. HCM chuyên sâu về nghiên cứu cũng chỉ 36%...

3. Cần có tỷ lệ học phần về thực tập trong kiến thức cơ sở và chuyên ngành. 4. Khi chuyển qua đào tạo theo tín chỉ một số môn học được rút xuống theo cơ học

nên rất nhiều môn chỉ còn lại 2 TC hoặc thậm chí chỉ 1 TC. Do đó nên cần ghép tên một số học phần và có tên gọi cho phù hợp. Ví dụ cho ngành CNKTNL: ghép 2

Page 15: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

13

học phần là: Kỹ thuật cháy, lò công nghiệp thành kỹ thuật cháy và lò công nghiệp và một số học phần khác …

5. Tách học phần hoạ hình và vẽ kỹ thuật thành hai học phần là hoạ hình, vẽ kỹ thuật. Riêng học phần vẽ kỹ thuật nên tập trung vào vẽ kỹ thuật trên máy vi tính. Đưa học phần hoạ hình vào kiến thức đại cương (cơ bản).

6. Gần như các ngành kỹ thuật đều có Anh văn chuyên ngành, tin học chuyên ngành, phương pháp luận nghiên cứu khoa học đề nghị các học phần này đưa qua đưa qua kiến thức đại cương.

7. Một học phần có nhiều chuyên đề hay chương và để chất lượng được tốt thì sau này phân công nhiều CBGD cho một phần được giảng dạy trên một lớp.

8. Sinh viên các ngành kỹ thuật sau khi hoàn thành các tín chỉ nên được giao làm đồ án tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp vì có làm đồ án tốt nghiệp thì SV mới có cơ hội tìm và tổng hợp tài liệu, biết viết và trình bày báo cáo chuyên môn trước mọi người…Qua thực tế cho thấy những SV được làm đồ án tốt nghiệp ra trường làm việc đều có uy tín cũng như đào tạo tiếp sau đại học… Còn đối với SV phải thi tốt nghiệp phần lớn là bị các doanh nghiệp than phiền.

III. KẾT LUẬN Trên đây là một số ý kiến đề xuất của bản thân nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

cho ngành các ngành cơ khí nói chung và ngành CN kỹ thuật Nhiệt lạnh nói riêng theo học chế tín chỉ. Kính mong nhận được sự góp ý của Quí thầy cô.

Tài liệu tham khảo

1. Chương trình đào tạo ngành công nghệ Nhiệt lạnh Đại học Bách Khoa Hà Nôi 2. Chương trình đào tạo ngành công nghệ Nhiệt lạnh Đại học Bách Khoa TP. HCM 3. Chương trình đào tạo ngành công nghệ Nhiệt lạnh Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Page 16: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

14

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CHẾ TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH

KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ths. Nguyễn Hữu Thật Bộ môn Chế tạo máy

I. Mục tiêu báo cáo

Báo cáo “Một số kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật chế tạo theo

hướng tiếp cận CDIO tại trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh ” cung cấp quy

trình cơ bản nhất để tham khảo và xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra của

ngành Công nghệ Chế tạo máy tại Trường Đại học Nha Trang.

II. Nội dung.

II.1. Đặt vấn đề:

Hiện nay, các Khoa, Bộ môn đang gấp rút xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo

học chế tín chỉ, phù hợp với chuẩn đầu ra đã được ban hành. Việc xây dựng chương trình đào tạo

có thể tiếp cận theo các tiêu chuẩn khác nhau như AUN (Asean University Network), CDIO

(Conceive Design Implement operate) hay ABET (Accreditation Board for Engineering and

Technology), mỗi một tiêu chuẩn có đặc thù riêng biệt. Trong các tiêu chuẩn ấy, tôi nhận thấy

tiêu chuẩn CDIO rất phù hợp với các ngành kỹ thuật. Do đó, trong thời gian qua, tôi đã tìm hiểu

về tiêu chuẩn này và kết hợp với việc vừa qua tôi được tham gia hội thảo “Xây dựng và triển khai

chương đào tạo theo CDIO tại khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Thành phố Hồ Chí

Minh”. Qua hội thảo tôi học hỏi một số kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình đào tạo,

nay xin trình bày trước hội thảo về quy trình xây dựng chương trình đào tạo ngành kỹ thuật chế

tạo theo hướng tiếp cận CDIO như sau:

II.2. Giới thiệu CDIO [2]:

- CDIO được phát triển cho khối kỹ thuật, bao gồm: Hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển

khai - Vận hành (Conceiving – Designing – Implementing – Operating – CDIO).

- CDIO bắt nguồn từ viện công nghệ MIT (Mỹ) và 3 trường Đại học Thụy Điển.

- Bản chất là tập trung giải quyết 2 câu hỏi lớn:

+ Sinh viên ra trường cần phải đạt được tri thức, kỹ năng và thái độ gì (Dạy cái gì)?

+ Cần phải làm như thế nào để sinh viên ra trường có thể đạt được các tri thức, kỹ năng và

thái độ đó (Dạy như thế nào)?

Dạy cái gì phải xuất phát từ việc điều tra các nhóm đối tượng liên quan đến chương trình

đào tạo (stakeholders), từ đó xác định ra các mục tiêu của chương trình đào tạo và trên cơ sở đó

Page 17: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

15

thiết kế chuẩn đầu ra CDIO (CDIO Syllabus – hay còn gọi là dự kiến kết quả đầu ra) và khung

chương trình với các môn học tương ứng với các cấp mục tiêu của chuẩn đầu ra CDIO.

Dạy như thế nào phải xuất phát từ 12 tiêu chuẩn của CDIO, từ đó thiết kế từng môn học

với phương pháp dạy và học phù hợp:

Bảng 1. Các tiêu chuẩn CDIO

II.3. Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO:

Chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng tiếp cận CDIO, còn gọi là CTĐT tích hợp

(integrated curiculum) theo phương pháp tiếp cận CDIO. [1]

Quy trình xây dựng CTĐT tích hợp là cách gọi chung cho quy trình xây dựng CTĐT mới

hoặc hoàn thiện một CTĐT hiện hữu để có CTĐT tích hợp. Quy trình xây dựng CTĐT tích hợp

này của Đại học Bách khoa được xây dựng như sau:

Page 18: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

16

Hình 1. Mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp [3]

Khi xây dựng CTĐT theo CDIO cần các bước chuẩn bị:

- Chuyển đổi tầm nhìn CDIO thành các mục tiêu đào tạo của chương trình.

- Xem xét các điều kiện hiện hữu liên quan đến CTĐT (tiêu chuẩn kiểm định, quy định của

nhà trường, truyền thống của chương trình, mục tiêu và độ dài của chương trình, chương trình

khung, cấu trúc cơ bản…).

Quy trình thiết kế này dựa trên các dữ liệu và điều kiện tiên quyết sau đây:[1]

A. Chuẩn đầu ra ngành đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO:

Xây dựng chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn CDIO là nêu được các tiêu chí đào tạo cụ thể phù

hợp với ý kiến các bên liên quan bao gồm giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và doanh nghiệp.

Vì vậy, họ triển khai thực hiện việc điều tra bốn bên liên quan nêu trên để khảo sát ý kiến và sau

đó cùng với nhóm chuyên gia để đề xuất các mức độ đạt được của từng tiêu chí chuẩn đầu ra của

kỹ sư tốt nghiệp ngành Cơ khí, chương trình Kỹ thuật Chế tạo. Theo đó, chuẩn đầu ra của chương

trình đào tạo đến mức độ 4 theo đề cương CDIO sẽ được xây dựng dựa theo bảng Bloom.

B. Thiết lập mức độ năng lực mong muốn đối với sinh viện tốt nghiệp:

Căn cứ vào khả năng các nguồn lực hiện có của nhà trường và các kết quả khảo sát về

“Mức độ mong muốn” đối với các chủ đề chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO, qua phân tích,

trong giai đoạn xây dựng CTĐT tích hợp lần đầu tiên này, họ quyết định chọn “Mức độ mong

muốn cấp 3” làm mức đo trình độ cần thiết đối với sinh viên tốt nghiệp.

C. Chương trình đào tạo hiện tại của Khoa, Ngành

Page 19: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

17

Hiện nay, Khoa đã hoàn tất việc chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và công bố, đó

chính là chương trình đào tạo hiện tại của Khoa, Ngành.

Sau khi đã quyết định các điều kiện ban đầu như trên, quy trình xây dựng, hoàn thiện

chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO của Khoa Cơ khí Trường Đại học Bách khoa

triển khai theo các bước sau đây:

Bước 1. Chuyển đổi tầm nhìn của CDIO thành các mục tiêu của CTĐT tích hợp [3]

Bước đầu tiên để xây dựng chương trình đào tạo mới là chuyển đổi tầm nhìn CDIO thành

mục tiêu đào tạo. Trong quá trình cải cách lại chương trình đào tạo ta cần xem xét lại mục tiêu

đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình có sự giáo dục khoa học và nghề nghiệp cho phép

họ có thể thành công ở công việc của người kỹ sư nói chung và nhất là trong chuyên ngành Kỹ

thuật chế tạo. Đặc biệt, họ có thể:

a. Thể hiện chức năng của mình trong môi trường công nghiệp, hành chính chính phủ, xây

dựng và ứng dụng liên quan kiến thức khoa học mang tính học thuật, kỹ năng giải

quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp.

b. Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong

lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức

khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

c. Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến

thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

d. Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và ngành về: các quá trình vật lý của kỹ thuật chế tạo,

hệ thống sản xuất và bảo trì, thiết kế và phát triển sản phẩm, kinh tế, kinh doanh và

khởi nghiệp.

Page 20: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

18

Hình 2. Quy trình xây dựng nội dung CTĐT theo CDIO [1]

Bước 2. Đối sánh CTĐT với chuẩn đầu ra theo CDIO:

Việc đối sánh được thực hiện bằng cách phỏng vấn các giảng viên giảng dạy các môn học

trong CTĐT hiện hành thông qua một cuộc Khảo sát về các hoạt động giảng dạy – Bài tập đánh

giá ITU như sau: Mỗi giảng viên làm bài đánh giá này đối với môn học mà mình trực tiếp giảng

dạy, cung cấp thông tin về các đề mục về kiến thức, kỹ năng đã được mình giới thiệu (I :

introduce), dạy (T : teach) & sử dụng (U : utilize) như thế nào.[3]

Bước 3. Khảo sát để đánh giá sự liên hệ và sự phối hợp giữa các môn học

- Khảo sát để đánh giá sự liên hệ của môn mình dạy với các môn học khác trong CTĐT hiện có.

- Khảo sát các môn học thông qua bảng hộp đen “Black Box”, trong đó các môn học đều được

khảo sát bởi kiến thức đầu vào và đầu ra, phục vụ cho việc xác định trình tự giảng dạy và những

mong muốn thỏa thuận giữa các môn học khi trao đổi giữa các đồng nghiệp.[3]

Page 21: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

19

Hình 3. Hộp đen

Bước 4. Điều chỉnh CĐR và dự thảo khung chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp

cận CDIO (Khung CTĐT tích hợp).

Bước 5: Thiết kế Chương trình đào tạo tích hợp.[1]

Sau khi chuẩn đầu ra và các nội dung chương trình đào tạo đã được điều chỉnh như trên,

thì các khía cạnh then chốt của việc thiết kế CTĐT tích hợp tiếp theo là Thiết kế cấu trúc chương

trình đào tạo (lựa chọn nguyên tắc tổ chức, kế hoạch tổng thể, cấu trúc khối môn học); Thiết kế

trình tự nội dung giảng dạy; và Đối ứng trình tự đó vào cấu trúc (đối ứng chuẩn đầu ra vào các

môn học; tích hợp các kỹ năng, thái độ vào các môn học của chương trình đào tạo).

II.4. Kết luận.

Trong bài báo cáo này trình bày quy trình thiết kế chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật

chế tạo, khoa Cơ khí hiện có theo hướng tiếp cận CDIO của Trường Đại học Bách khoa Thành

phố Hồ Chí Minh. Quy trình được thể hiện cụ thể qua các bước và được minh họa bởi các hình

ảnh và sơ đồ cụ thể. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tham khảo xây dựng chương trình cho ngành

Công nghệ Chế tạo máy phù hợp với chuẩn đầu ra đã ban hành tại Trường Đại học Nha Trang.

Tài liệu tham khảo:

[1]. www.huflit.edu.vn/ “Quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO, Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 25/8/2011” [2].http://ntu.edu.vn/donvi/cgcldt/default.aspx?file=privateres/donvi/cgcldt/file/tailieutk.htm.aspx “Giới thiệu về CDIO và đề xuất phương án áp dụng tại trường Đại học Nha Trang, TS. Lê Văn Hảo”. [3.] www.vnuhcm.edu.vn/ “Xây dựng chương trình đào tạo tích hợp cho chương trình Kỹ thuật chế tạo theo mô hình CDIO. Thái Thị Thu Hà, Trần Thiên Phúc, Nguyễn Hữu Lộc,...”

Page 22: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

20

ĐỀ XUẤT NỘI DUNG HỌC PHẦN “NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY” Trần Ngọc Nhuần

Bộ môn Chế tạo máy Bài viết đề xuất nội dung chính của học phần “Nguyên lý – Chi tiết máy” trong chương trình

đào tạo của nhóm ngành Kỹ thuật Cơ khí. 1) Đặt vấn đề: Theo chuẩn đầu ra của các ngành trong khoa cơ khí: Cơ điện tử, Kỹ thuật Nhiệt lạnh, Chế tạo

máy và bên Kỹ thuật giao thông đều có môn học “ Nguyên lý – Chi tiết máy”. Mục đích cần đạt được của môn học này là rất khác nhau tùy theo yêu cầu của từng chuyên ngành, do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có được cái chung nhất để liên thông qua lại, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi học môn này. Trong báo cáo này tôi xin trình bày quan điểm và nội dung của môn học để thống nhất chung cho từng chuyên ngành.

2) Nội dung: 2.1) Nhận xét sơ bộ về chương trình đã soạn, và tổ chức giảng dạy:

Nội dung chương trình đã được soạn dành cho khóa 52 có tính chất chắp vá và chưa phù hợp với thực tế, chưa thống nhất được tính chất liên thông chung nhất. Nội dung môn học bao gồm tất cả nội dung của hai môn: Nguyên lý máy, Chi tiết máy. Mặt khác nội dung lại được tùy ý soạn, chưa được sự thống nhất trong tổ môn học và số tín chỉ thì chưa được thống nhất (ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh, thời lượng dành cho là 2 tín chỉ, các ngành khác là 3 tín chỉ.) Vấn đề cần bàn ở đây là mục đích đạt được của các ngành là khác nhau, các ngành không đi sâu vào tính toán thiết kế nhưng nội dung học lại đi sâu vào tính toán thiết kế, hơn nữa ngành Nhiệt lạnh lại thêm phần vật liệu và mạ kim loại. Nhìn chung nội dung môn học bao gồm:

Nguyên lý máy: 14 chương bao gồm các lĩnh vực:

- Cấu trúc cơ cấu, Động học cơ cấu, Lực học cơ cấu, Lực ma sát, Cơ cấu cam; cơ cấu toàn khớp loại thấp,Cơ cấu bánh răng phẳng, Cơ cấu bánh răng không gian, Hệ bánh răng, Chuyển động thực của máy, Hiệu suất, Điều chỉnh tự động chuyển động máy, Cân bằng máy.

Chi tiết máy: 19 chương bao gồm:

- Những vấn đề cơ bản trong tính toán thiết kế máy, chi tiết máy, Các tiết máy ghép (độ dôi; then, then hoa – trục định hình; ren; hàn; đinh tán), Truyền động bánh răng, Truyền động ma sát, Truyền động đai, Truyền động bánh vít trục vít, Truyền động xích, Truyền động vít me – đai ốc).

Vật liệu và mạ kim loại (ngành Nhiệt lạnh)

Thực chất yêu cầu mức độ và mục tiêu đào tạo của các ngành là khác nhau, do vậy việc giảng dạy truyền đạt kiến thức chung cho vấn đề liên thông gặp khó khăn và nhất là trong hệ thống đào tạo tính chỉ, sinh viên sẽ gặp khó khăn trong vấn đề đăng ký học theo lớp đăng ký môn học.

Qua nghiên cứu lại mục đích và yêu cầu của từng ngành, tôi nhận thấy nội dung chương trình môn học cần phải được sửa đổi cho phù hợp, chẳng hạn các phần trong truyền động chỉ cần giới thiệu bộ truyền, đặc điểm làm việc, những thông số cơ bản quan trọng khi sử dụng và phạm vi ứng dụng cùng tiêu chí đánh giá của bộ truyền là đủ, không cần phải đi sâu vào tính toán, lựa chọn vật liệu…; tôi đã dạy môn này được 24 năm, và học kỳ 1 năm học 2011 – 2012, tôi đang

Page 23: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

21

dạy cho lớp cao đẳng và đại học Nhiệt lạnh với thời lượng là 2 tín chỉ. Thực tế khi phụ trách 2 lớp này, tôi đã áp dụng cách dạy đặt vấn đề, thực hiện bài tập lớn (bài tập lớn phải được bảo vệ trước lớp và thầy giáo) để cho sinh viên tư duy, ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề cụ thể, thậm chí tôi còn cho sinh viên sau mỗi vấn đề đều phải hệ thống lại theo dạng sơ đồ và nêu những câu hỏi cần mở rộng, tuy nhiên hiệu quả không được tốt cho lắm. Chắc chắn là có nhiều lý do để lý giải vấn đề này ví dụ: do trình độ đầu vào thấp, sinh viên không tích cực trong việc học, thời gian học tại lớp quá ít dẫn đến thầy giáo không thể hướng dẫn cụ thể, hơn nữa môn học này bao gồm bài tập thiên về tính toán và vẽ để xác định kết quả và quỹ đạo chuyển động, xác định được biên dạng của các chi tiết, kiểm tra sau khi chọn vật liệu thì kết cấu có đủ bền không? Một điều chắc chắn rằng với thời lượng như vậy, bản thân tôi cũng không thể nào truyền đạt một cách sâu sắc hết nội dung chương trình cho sinh viên được huống chi là giáo viên trẻ mới nhận nhiệm vụ giảng dạy, cụ thể là với thời lượng là 2 tín chỉ dành cho ngành Nhiệt lạnh thì không thể nào truyền đạt hay hướng dẫn hết được nội dung trong chương trình đã biên soạn. Hơn nữa đối với ngành Kỹ thuật Ô tô sau khi học xong môn này với 3 tín chỉ, sinh viên phải thiết kế được hệ truyền động cơ khí, lựa chọn được sơ đồ, phân tích được ưu nhược điểm cả về yêu cầu kỹ thuật, kinh tế, vật liệu, hình dạng kết cấu hợp lý … Rõ ràng điều này là bất khả thi.

2.2) Kiến nghị Từ thực tế đó tôi mạn phép kiến nghị việc giảng dạy môn học này với mục đích để liên

thông cho tất cả sinh viên các ngành có nhu cầu đều có điều kiện và thời gian để đăng ký học. Nội dung truyền đạt chỉ dừng lại phần giới thiệu, đặc điểm yêu cầu, tiêu chí đánh giá và sơ bộ một vài thông số cần thiết chủ yếu về kết cấu cùng với bài toán động học và lực học. Thời lượng dành cho môn học này 3 tín chỉ. Nội dung cụ thể như sau:

1) Những vấn đề cơ bản trong tính toán thiết kế máy, chi tiết máy.

2) Động học cơ cấu phẳng ( chuyển vị, vận tốc, gia tốc, bài tập)

3) Lực học cơ cấu phẳng (phản lực khớp động, lực quán tính, Lực ma sát, bài tập)

4) Các cơ cấu cơ bản (cấu trúc, đặc điểm, nguyên lý làm việc, ứng dụng): Cơ cấu cam, Cơ cấu toàn khớp loại, Cơ cấu Man, Khớp Các đăng, cơ cấu Rô bốt.

5) Bài tập lớn

6) Cơ cấu bánh răng phẳng, không gian (phân loại, đặc điểm, biên dạng, các thông số cơ bản)

7) Hệ bánh răng (Công dụng, tỷ số truyền, bài tập)

8) Làm đều chuyển động máy: (Phương trình chuyển động, Xác định bánh đà với J = const, Hiệu suất, bài tập)

9) Các tiết máy ghép (đặc điểm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng, tiêu chí đánh giá và lựa chọn mối ghép): Mối ghép bằng đinh tán, Mối ghép bằng hàn, Mối ghép bằng ren, Mối ghép bằng độ dôi, Mối ghép bằng then - then hoa - trục định hình.

10) Các bộ truyền động (giới thiệu, ưu nhược điểm, đặc điểm, nguyên lý làm việc,các thông số cơ bản của bộ truyền):

11) Bài tập lớn.

12) Các chi tiết : Trục, ổ đỡ, khớp nối (đặc điểm, kết cấu, nguyên lý làm việc, tiêu chí đánh giá).

Page 24: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

22

Riêng đối với ngành chế tạo máy, mục tiêu là đào tạo sinh viên biết tính toán, thiết kế và lập quy trình chế tạo, lắp ráp … thì với số tính chỉ là như trên và nội dung chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu thì không thể thiết kế được, do vậy cần phải được nâng cao lên một mức nữa với môn học bổ sung: Cơ sở thiết kế máy với số tín chỉ là 3. Các ngành khác nếu có nhu cầu về thiết kế các hệ thống có dính dáng đến chuyển động hay vẽ quỹ đạo … cũng nên học thêm môn này. Nội dung cụ thể như sau:

• Cơ sở thiết lập các yêu cầu kỹ thuật, thông số cần thiết cho quá trình thiết kế.

• Tính toán thiết kế các cơ cấu phẳng toàn khớp loại thấp

• Thiết kế cơ cấu cam phẳng

• Tính toán xác định bánh đà, điều chỉnh tự động máy và cân bằng máy.

• Thiết kế bánh răng ăn khớp trong và ăn khớp ngoài.

• Thiết kế các bộ truyền động

• Thiết kế hệ truyền động

• Thiết kế, tính toán xác định hình dạng của chi tiết

• Cơ sở lựa chọn sơ đồ nguyên lý, thiết lập sơ đồ động trong quá trình tính toán thiết kế máy.

• Tính toán thiết kế máy cụ thể.

• Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế, mô phỏng chuyển động.

3) Kết luận: Đây chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân trong việc soạn nội dung chương trình môn học

chung cho các ngành không thuộc lĩnh vực thiết kế. Hy vọng rằng với nội dung này sẽ đáp ứng được mục tiêu mà các ngành đã đặt ra. Mặt khác cần phải có điều kiện tiên quyết khi sắp xếp thứ tự môn học để người giảng dạy dễ dàng truyền đạt kiến thức, đừng bắt người dạy phải dạy thêm môn bất đắc dĩ.

4) Tài liệu tham khảo: 1. Nguyên lý máy, Trần Ngọc Nhuần, 2001 2. Chi tiết máy tập 1, tập 2, 1997 NXB giáo dục 3. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, ban hành theo quyết định số: 618

/2009/QĐ-ĐHNT ngày 07/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang.

4. Hướng dẫn hoàn thiện Chương trình giáo dục trình độ đại học hệ chính qui của Trường Đại

học Nha Trang, Số: 661 /TB-ĐHNT, ngày 02 tháng 12 năm 2011

5. http //ntu.edu.vn/donvi/cgcldt/default.aspx?file=privateres/donvi/cgcldt/file/tailieutk.htm.aspx

6. http//ntu.edu.vn/donvi/cgcldt/default.aspx?file=privateres/donvi/cgcldt/file/thongbao.htm.aspx

Page 25: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

23

ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CHO HỌC PHẦN CHUNG “CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY” ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN

Ths. Nguyễn Hữu Thật- Khoa Cơ khí

I. Mục đích báo cáo: Báo cáo “Đề xuất nội dung học phần chung Công nghệ chế tạo máy cho các ngành không chuyên” nhằm mục đích giúp cho các Khoa, Bộ môn làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo phù hợp với đặc thù riêng của từng ngành và đáp ứng chuẩn đầu ra đã công bố.

II. Nội dung báo cáo: II.1. Đặt vấn đề: Trong nhiều năm qua, trong chương trình đào tạo các ngành cơ khí có học phần chung là “Công nghệ chế tạo máy”. Nội dung của học phần này được xây dựng hoàn toàn giống nhau cho các ngành chuyên và không chuyên về chế tạo máy; Nó không thể hiện được tính đặc thù riêng cho từng ngành, vì vậy nó không đem lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy cho các ngành không chuyên. Sở dĩ có tình trạng này là do trong quá trình xây dựng chương trình trước, chúng ta chưa nhìn thấy hết đặc thù và tầm quan trọng của học phần này đối với ngành không chuyên. Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải thay đổi cách nhìn mới mẻ và phải xây dựng lại chương trình học phần này sao cho phù hợp hơn với đặc thù riêng của các ngành. Qua nhiều năm tham gia giảng dạy học phần “Công nghệ chế tạo máy”, nên tôi đã mạnh dạn đề xuất nội dung của học phần chung này cho các ngành không chuyên như Kỹ thuật Ô tô, Cơ điện tử, Thiết bị năng lượng tàu thủy, Đóng tàu thủy,…

II.2. Nội dung vắn tắt học phần chung “Công nghệ chế tạo máy”: II.2.1. Đánh giá chương trình cũ đã xây dựng cho khóa 52:

(Ban hành theo quyết định số: 618 /2009/QĐ-ĐHNT ngày 07/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang)

Theo chương trình này, học phần “Công nghệ chế tạo máy, với thời lượng 2 ĐVHT và gồm nội dung vắn tắt sau:

Phần 1. Nguyên lý cắt gọt kim loại: - Giới thiệu những khái niệm cơ bản về dao tiện, các thông số hình học của dao ở trạng thái tĩnh cũng như các khái niệm cơ bản về động học khi cắt.

- Cơ sở vật lý của quá trình cắt: Quá trình hình thành phoi, các dạng phoi cắt, sự co rút, hiện tượng lẹo dao,…

- Nhiệt cắt, sự mài mòn của dao, tốc độ cắt và lực cắt khi tiện.

Phần 2. Cơ sở công nghệ chế tạo máy: - Giới thiệu những khái niệm cơ bản trong sản xuất cơ khí như: Quá trình sản xuất, quá

trình công nghệ, các thành phần của một quá trình công nghệ, các dạng sản xuất.

- Chất lượng bề mặt chi tiết máy như tính chất hình học, tính cơ lý của bề mặt gia công.

- Độ chính xác gia công: các yếu tố đặc trưng và các phương pháp đạt được độ chính xác gia công.

- Chuẩn trong chế tạo máy: Chuẩn thiết kế, chuẩn công nghệ và cách tính sai số gá đặt.

Page 26: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

24

Phần 3. Các công nghệ và thiết bị gia công cắt gọt kim loại - Giới thiệu các phương pháp chế tạo phôi cơ bản như : Đúc, gia công áp lực, hàn và cắt.

- Các phương pháp gia công cắt gọt kim loại như tiện, phay, bào – xọc, mài,..

- Gia công các loại bề mặt chi tiết như trụ ngoài, trụ trong, mặt phẳng, ren, then, răng, bề mặt định hình.

- Giới thiệu các phương pháp gia công không phoi: Gia công tinh bằng biến dạng dẻo.

- Giới thiệu các phương pháp gia công đặc biệt: Gia công bằng tia lửa điện, laser,…

- Các kiến thức về máy công cụ gia công truyền thống và gia công CNC.

Nhận xét: Đề cương chi tiết học phần Công nghệ chế tạo máy theo chương trình cũ là không phù

hợp, vì tất cả các ngành không chuyên như Kỹ thuật Ô tô, Cơ điện tử, Đóng tàu thủy,..đều học giống như ngành Chế tạo máy, vấn đề này lâu này vẫn tồn tại trong chương trình cũ mà chưa được giải quyết hợp lý. Mặt khác, đối với các ngành không chuyên, không yêu cầu sâu về chế tạo, nhưng phải thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết nhất về quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp và sửa chữa máy hay cụm máy.

Ngoài ra, kiến thức về mảng chế tạo máy các ngành không chuyên chỉ học gói gọn trong môn học này, nên nó cần phải cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về chế tạo mà chủ yếu là giới thiệu các quá trình chế tạo cơ bản, không chuyên sâu. Các nội dung này đủ để hỗ trợ cho thiết kế (biết về chế tạo để thiết kế cho đúng), cho sửa chữa,...

Xuất phát từ những vấn đề nêu ra, tôi mạnh dạn đề xuất các nội dung vắn tắt học phần “Công nghệ chế tạo máy” cho các ngành không chuyên dưới đây.

II.2.2. Đề xuất một số nội dung vắn tắt cho học phần: Yêu cầu học phần “Công nghệ chế tạo máy” cho các ngành không chuyên khoảng: 3 ĐVHT Nội dung vắn tắt được đề xuất như sau:

- Chế tạo kim loại tấm: Dập tấm, cán tấm, đột lỗ và các phương pháp tạo hình khác; - Các phương pháp gia công cắt gọt truyền thống: Tiện, phay, bào, mài,…

- Quy trình chế tạo các chi tiết điển hình: Dạng hộp, dạng càng, dạng bạc, trục và đĩa. - Đúc kim loại và đúc nhựa: Đúc áp lực, đúc khuôn mẫu chảy, đúc khuôn vỏ mỏng,..

- Hàn - cắt kim loại: Các phương pháp hàn hồ quang, hàn tự động và bán tự động (MIG, MAG,TIG,..), Các phương pháp cắt kim loại bằng khí, plasma, laser,.. - Môt số phương pháp gia công không truyền thống tiêu biểu: Gia công bằng điện hóa, tia lửa điện, laser,.. - Công nghệ lắp ráp (cơ bản): Quy trình lắp ráp và các phương pháp lắp ráp, hình thức tổ chức lắp ráp và thiết kế quy trình lắp ráp; - Thiết kế đảm bảo chế tạo: Thiết kế thỏa mãn tính công nghệ trong kết cấu của sản phẩm.

Nhận xét: Qua đề xuất vắn tắt nội dung chung cho học phần “Công nghệ chế tạo máy” đối với các

ngành học không chuyên, tôi có vài nhận xét sau:

- Thời lượng dành cho học phần “Công nghệ chế tạo máy” với các ngành không chuyên là: 3 ĐVHT. Với thời lượng như thế là hợp lý, vì nội dung kiến thức bao gồm rất nhiều mảng

Page 27: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

25

trong học phần. Ngoài ra, do xuất phát từ quan điểm về mức độ mong muốn đạt được của người học đối với học phần (theo thang Bloom), tôi đề xuất 3 ĐVHT cho học phần này.

- Như chúng ta đã biết, nội dung đề cương chi tiết học phần phải gắn liền với chuẩn đầu ra đã ban hành. Vì vây, tôi đã đề xuất nội dung vắn tắt dựa trên cơ sở các kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đã thể hiện trong chuẩn đầu ra của các ngành không chuyên.

- Nội dung vắn tắt của học phần được đề xuất theo hướng tổng hợp các kiến thức trong học phần Công nghệ chế tạo máy, bao gồm các kiến thức về tạo phôi, thiết kế và chế tạo ra sản phẩm. Sinh viên ra trường sẽ được trang bị một số kiến thức cơ bản nhất để ứng dụng cho các nhà máy sản xuất cơ khí.

- Qua nội dung trên, các kiến thức về chế tạo kim loại tấm (dập tấm, cán tấm, đột lỗ và các phương pháp tạo hình khác), các kiến thức như hàn, đúc, lắp ráp, đều rất cần thiết đối với các nhà máy chế tạo, lắp ráp khung gầm và vỏ Ô tô; Các nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng và Các nhà máy chế tạo cơ khí khác. Vì vậy, sự đề xuất nội dung trên theo tôi là hợp lý cho các ngành không chuyên về Chế tạo máy.

II.3. Kết luận: Trên đây là một số nội dung vắn tắt học phần chung “Công nghệ chế tạo máy”cho các ngành không chuyên. Trong quá trình phân tích, đánh giá và có cách nhìn mới mẻ hơn, tôi đã đề xuất được nội dung và thời lượng cho học phần này. Tôi tin tưởng rằng, với nội dung đã đề xuất trên sẽ cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất với ngành học cụ thể của mình. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để các Khoa và Bộ môn sẽ xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần sao cho phù hợp với thời lượng và đặc thù riêng của ngành nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra đã công bố.

Tài liệu tham khảo 1. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, ban hành theo quyết định số: 618 /2009/QĐ-ĐHNT ngày 07/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang. 2. Hướng dẫn hoàn thiện Chương trình giáo dục trình độ đại học hệ chính qui của Trường Đại học Nha Trang, Số: 661 /TB-ĐHNT, ngày 02 tháng 12 năm 2011 3. http //ntu.edu.vn/donvi/cgcldt/default.aspx?file=privateres/donvi/cgcldt/file/tailieutk.htm.aspx

Page 28: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

26

NỘI DUNG CHO HỌC PHẦN “DUNG SAI – KỸ THUẬT ĐO” Bùi Đức Tài

Bộ môn Chế tạo máy 1. Mục đích của báo cáo: Báo cáo nhằm mục đích giúp cho các Khoa Cơ khí và Khoa Kỹ thuật giao thông, các Bộ môn

làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo phù hợp với đặc thù riêng của từng ngành và đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường.

2. Nội dung của báo cáo: 2.1 Đặt vấn đề: Trong chương trình đào tạo của các ngành như Cơ khí chế tạo, Kỹ thuật Ô tô, Cơ điện tử,

Động lực tàu thủy, Kỹ thuật đóng tàu,…đều có các học phần chung là học phần bắt buộc và không thể thiếu đối với các ngành. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất đặc thù riêng cho từng ngành thì các tổ xây dựng chương trình đều có sự chọn lựa các nội dung sao cho phù hợp với ngành nghề của mình. Qua việc tham gia giảng dạy một số học phần chung, trong đó có học phần Dung sai và kỹ thuật đo, tôi thấy rằng hiện nay với các lớp chuyên môn (chế tạo máy )cũng như các lớp không chuyên (các ngành khác ) đều sử dụng chung một giáo trình và kiến thức được học giống nhau. Điều này là chưa hợp lý, vì vậy tôi xin đưa ra tóm tắt nội dung của học phần đối với ngành chuyên môn và với các ngành không phải chuyên môn.

2.1 Đánh giá các chương trình chi tiết học phần Dung sai – Kỹ thuật đo Theo chương trình cũ, học phần “Dung sai- Kỹ thuật đo”, phần lý thuyết với thời lượng 2 tín

chỉ và gồm nội dung vắn tắt sau: Phần lý thuyết: 20 tiết Vấn đề 1: Những khái niệm cơ bản về dung sai Vấn đề 2: Sai số gia công và các thông số hình học của chi tiết Vấn đề 3: Dung sai lắp ghép bề mặt trơn Vấn đề 4: Dung sai hình dáng và vị trí nhám bề mặt Vấn đề 5: Dung sai các chi tiết điển hình Vấn đề 6: Chuỗi kích thước Vấn đề 7: Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong đo lường Vấn đề 8: Một số dụng cụ đo chính xác thường dùng Vấn đề 9: Đo các chỉ tiêu chất lượng chính của chi tiết máy

Phần thực hành: 10 tiết, gồm 6 bài. Như vậy, từ khóa 52 trở đi học phần này sẽ gộp chung cả lý thuyết và thực hành và có số tín

chỉ là 2 (trong đó có 20 tiết lý thuyết + 10 tiết thực hành). Rõ ràng đây là một vấn đề chưa thực sự hợp lý. Với 20 tiết lý thuyết thì quá ít thời gian để giảng viên có thể truyền đạt đủ nội dung học phần đến sinh viên. Đồng thời để sinh viên có thể nắm bắt được nội dung lý thuyết của môn

Page 29: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

27

học dung sai kỹ thuật đo thì điều tiên quyết đó là sinh viên phải được thực hành với số bài thực hành đầy đủ thì mới mang lại hiệu quả của học phần.

Hơn nữa, việc áp dụng tất cả các nội dung của môn học cho tất cả các ngành là không hợp lý vì đặc thù mỗi ngành học sẽ khác nhau, yêu cầu lượng kiến thức thực hành là khác nhau.

2.2 Đề xuất thời lượng và nội dung Dưới đây là bảng thống kê số tín chỉ cả lý thuyết và thực hành học phần kỹ thuật đo của một

số ngành học và một số trường trong cả nước: CĐT

ĐH Nông Lâm (139)

Cơ khí Nông lâm (138)

Chế tạo máy, ĐH Đà Nẵng (179)

CTM, CĐT, BK TP HCM (156)

Cơ khí ĐH Cần Thơ (138)

Nhiệt lạnh, ĐH Nha Trang (130)

Chế tạo máy, ĐH Nha Trang (130)

Ô tô ĐH Nha Trang (130)

Cơ điện tử, ĐH Nha Trang (130)

TB năng lượng tàu, Đóng tàu ĐHNT (130)

Dung sai – Đo lường

2 2 4+1 3+1 2 2 2 2 2 2

Từ bảng trên có thể thấy rằng các trường Đại học Nha Trang, Đại học Nông Lâm và Đại học

Cần Thơ chỉ thiết kế học phần Dung sai – Kỹ thuật đó với thời lượng là 2 tín chỉ. Ở các trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thì học phần này có số tín chỉ rất cao. Do đó có thể đưa ra một số phương án về thời lượng và nội dung cho học phần Dung sai – Kỹ thuật đo cho các ngành thuộc nhóm ngành Cơ khí của Trường Đại học Nha Trang như sau:

- Phương án 1: chung cho tất cả các ngành Thời lượng: 3 tín chỉ (lý thuyết lẫn thực hành) Nội dung: 9 vấn đề lý thuyết như đã nêu và một số vấn đề khác như: Xử lý số liệu đo,

Chọn phương án đo. - Phương án 2: + Các ngành về Ô tô, Cơ điện tử, Tàu thuyền

Thời lượng: 2 tín chỉ Nội dung: như chương trình cũ.

+ Ngành Chế tạo máy: theo phương án 1 2.3 Kết luận Qua báo cáo này tôi đã đưa ra những nội dung tóm tắt cho cả ngành chuyên môn và các

ngành không chuyên khác. Điều này sẽ là một kênh tham khảo đối với các bộ môn, các khoa để xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành.

Page 30: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

28

3. Tài liệu tham khảo

1.http://www.ntu.edu.vn/phongban/daotao/default.aspx?file=privateres/phongban/daotao/file/chuongtrinh/che%20tao%20may.htm.aspx 2.http://www.ntu.edu.vn/phongban/daotao/default.aspx?file=privateres/phongban/daotao/file/chuongtrinh/co%20dien%20tu.htm.aspx 3.http://www.ntu.edu.vn/phongban/daotao/default.aspx?file=privateres/phongban/daotao/file/chuongtrinh/o%20to.htm.aspx 4.http://www.ntu.edu.vn/phongban/daotao/default.aspx?file=privateres/phongban/daotao/file/chuongtrinh/dong%20tau%20thuy.htm.aspx 5. Nguyễn Văn Tường – Kỹ thuật đo,2010 – Lưu hành nội bộ 6. Ninh Đức Tốn – Dung sai lắp ghép – Nhà xuất bản Giáo dục

Page 31: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

29

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỌC PHẦN THỰC TẬP KỸ THUẬT CƠ KHÍ Vũ Ngọc Chiên

Bộ môn Chế tạo máy Mục đích của báo cáo: Nêu lên một vài giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp dạy môn học Thực tập Cơ khí tại Xưởng Cơ khí.

1. Đặt vấn đề: Từ trước đến nay khi sinh viên thực tập môn học Thực tập Cơ Khí tại xưởng Cơ khí gồm

3 nội dung như sau [1]: Vấn đề 1: Thực tập hàn điện, hàn khí

Kiến thức 1. Thiết bị hàn điện, hàn khí. 2. Chuẩn bị mép vật hàn trước khi hàn và chọn chế độ hàn. 3. Kỹ thuật hàn ở các vị trí không gian khác nhau. 4. Khuyết tật hàn. 5. An toàn lao động trong hàn điện và hàn khí. Kỹ năng 1. Lắp đặt và vận hành được các thiết bị hàn. 2. Thực hiện hàn gá kết cấu đúng quy trình. 3. Thực hiện các mối hàn bằng, hàn leo giáp mí và lấp góc. 4. Thực hiện các mối hàn đắp mặt phẳng, đắp trục.

Vấn đề 2: Thực tập rèn, nguội Kiến thức 1. Thiết bị rèn, nguội. 2. Kỹ thuật nung kim loại. 3.Các nguyên công rèn: Vuốt, chồn, đột lỗ, uốn. 4. Kỹ thuật vạch dấu, đục, dũa, cưa, cắt ren và khoan kim loại. 5. An toàn lao động trong gia công rèn và gia công nguội. Kỹ năng 1. Sử dụng thiết bị nung (lò than) và thiết bị sinh lực (búa máy). 2. Nung thép đúng nhiệt độ và thực hiện các nguyên công: vuốt hoặc chồn và uốn

thép. Sản phẩm: đục thép, thân dao tiện, phôi clê hoặc phôi búa nguội. 3. Dũa mặt phẳng, cưa thép, khoan lỗ hoàn thành clê hoặc búa nguội. Vấn đề 3: Thực tập tiện Kiến thức 1. Máy tiện và các loại đồ gá trên máy tiện. 2. Dao tiện. 3. Chế độ cắt. 4. Nguyên nhân sai hỏng và biện pháp khắc phục. 5. An toàn lao động trong gia công tiện. Kỹ năng 1. Điều khiển và điều chỉnh máy tiện T6M16.

Page 32: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

30

2. Mài dao tiện. 3. Gia công mặt trụ và tiện mặt đầu. 4. Tiện trụ bậc; cắt ren ngoài. 5. Khoan lỗ trên máy tiện 6. Tiện côn ngoài.

Trong đó lịch trình giảng dạy cụ thể của xưởng phân bố là: Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học Lên lớp Vấn đề

Lý thuyết nghề

Bảo vệ thực tập

Thực hành Tự nghiên cứu

Tổng

Vấn đề 1 8 giờ 2 giờ 70 giờ 30 giờ 110 giờ

Vấn đề 2 8 giờ 2 giờ 70 giờ 30 giờ 110 giờ

Vấn đề 3 8 giờ 2 giờ 70 giờ 30 giờ 110 giờ

Theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và cập nhật nội dung giảng dạy thì một số nội dung trong 3 vấn đề trên nên được giảm bớt số lượng thời gian hoặc có thể cắt bỏ để thay vào đó những khối lượng kiến thức mới bổ ích và phù hợp hơn với điều kiện của xưởng thực tập cơ khí và cũng là rất bổ ích với sinh viên.

2. Đề xuất thời lượng và nội dung học phần Thông thường các ngành khác nhau thiết kế thời lượng cho môn Thực tập cơ khí khác nhau. Để tạo điều kiện cho sinh viên trong việc đăng ký học theo học chế tín chỉ, học vượt và học lại thì thời lượng chương trình của học phần Thực tập Kỹ thuật Cơ khí cần được thống nhất trong toàn trường. Nếu ngành nào thấy thời lượng đó là chưa đủ thì có thể thiết kế tăng thời lượng chương trình hoặc thiết kế thêm một một môn học phù hợp với chuyên ngành của mình. Vì vậy để thống nhất tôi xin đề nghị đưa ra phương án môn học Thực tập Kỹ thuật Cơ khí là 3 tín chỉ (trong thời gian 6 tuần).

Căn cứ vào tình hình thực tế của Trường, tôi đề xuất nội dung của học phần bao gồm các vấn đề sau:

Stt Vấn đề Tổng thời gian cần phân bổ 1 Thực tập hàn

1,5 tuần

2 Thực tập tiện 1 tuần 3 Thực tập phay, bào, mài 1 tuần 4 Thực tập rèn, nguội 1 tuần 5 Thực tập chấn, uốn kim loại 1 tuần 6 Bảo vệ thực tập 0,5 tuần

Tổng 5 vấn đề 6 tuần

Vấn đề 1: Thực tập hàn điện, hàn khí [2]:

Hàn kim loại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình gia công, chế tạo và sửa chữa phục hồi các chi tiết máy. Hàn có mặt trong các ngành công nghiệp, trong ngành y tế hay trong các ngành phục hồi sửa chữa các sản phẩm nghệ thuật… vì vậy phương pháp hàn rất quan trọng nên khối lượng kiến thức trong nội dung hàn nên được giữ nguyên và cần bổ sung thêm một số phương pháp hàn mới phù hợp với điều kiện ở xưởng cơ khí của trường đại học Nha Trang như:

Page 33: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

31

- Hàn điểm tiếp xúc: Hàn điểm tiếp xúc là một phương pháp liên kết vật liệu, trong đó lượng nhiệt dùng cho mối hàn được sinh ra do điện trở của một dòng điện khi nó truyền qua phần vật liệu được hàn.

Hàn điểm tiếp xúc được sử dụng rộng rãi trong việc liên kết các tấm thép có chiều dày lên tới 0.125 inch và có thể sử dụng cho rất nhiều loại vật liệu, kể cả kết hợp nhiều vật liệu khác nhau. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của hàn điểm tiếp xúc là trong công nghiệp ô tô với những ưu điểm chính là tốc độ nhanh, phù hợp để tự động hóa và dễ đưa vào các dây chuyền năng suất cao cùng với các bước sản xuất khác. Bằng việc điều khiển các giá trị dòng điện, thời gian hàn và áp lực của điện cực bằng máy tính, các mối hàn chất luợng tốt có thể được tạo ra với tốc độ sản xuất cao, chi phí lao động thấp, không đòi hỏi nhân công lành nghề.

- Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ: Phương pháp này không những hàn được những kết cấu thép thông thường mà còn có thể hàn các loại thép không rỉ, chịu nhiệt, bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhôm, magie, niken, đồng, kim loại hiếm … Đây là phương pháp hàn rất phổ biến nên cần cho sinh viên tiếp cận.

Vấn đề 2: Thực tập tiện [2]

Trong ban này sinh viên được trang bị những kiến thức về máy tiện, các loại đồ gá trên máy tiện, dao tiện, chế độ cắt, cách gia công trên máy tiện, các nguyên nhân sai hỏng và biện pháp khắc phục. Ban này rất bổ ích cho sinh viên, giúp sinh viên hình dung ra được nghề gia công cơ bằng phương pháp cắt gọt. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần thiết đưa vào các phương pháp gia công khác để sinh viên có thể hiểu biết nhiều hơn nữa, ví dụ như gia công phay, gia công mài. Điều này giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quát về ngành gia công cơ khí hơn.

Vấn đề 3: Thực tập phay, bào, mài

Tương tự như vấn đề 2, phay, bào, mài là những phương pháp gia công cơ phổ biến mà sinh viên cần phải tiếp cận.

Vấn đề 4: Thực tập rèn, nguội

Rèn, nguội là những phương pháp tạo phôi phổ biến trong gia công cơ khí, 2 ban nghề này áp dụng ở xưởng cơ khí thường là kế thừa nhau, ví dụ như khi ở ban nguội, dùng các nguyên công rèn như vuốt, chồn, đột lỗ, uốn để tạo ra các phôi chuẩn bị cho ban nguội như thân dao tiện, phôi cle, phôi búa. Đến ban nguội thì sinh viên tiếp cận với những kỹ thuật như: vạch dấu, đục, dũa, cưa, cắt ren và khoan kim loại, đây là những kỹ thuật cơ bản trong gia công cơ khí. Tuy nhiên thời gian dành cho 2 ban này khá dài, vì vậy rất cần thiết bớt thời gian dành cho 2 ban này tuy nhiên vẫn đảm bảo cho sinh viên tiếp cận những khối kiến thức của 2 ban này, đặc biệt là các nguyên công và kỹ thuật cơ bản.

Vấn đề 5. Thực tập chấn, uốn kim loại

Uốn, chấn kim loại là những phương pháp tạo phôi khá phổ biến ở nước ta. Hiện tại Xưởng cơ khí của Trường đã được trang bị một số máy chấn tôn, uốn ống. Vì vậy có thể đưa nội dung thực tập về vận hành các máy này vào chương trình thực tập.

3. Kết luận: Môn học Thực tập cơ khí là một môn học rất quan trọng, nó giúp cho sinh viên bước đầu hình thành kỹ năng về một số ngành cơ khí. Ngoài những khối kiến thức cũ mà chúng ta đã xây dựng thì cần trang bị cho sinh viên thêm những khối kiến thức mới phù hợp với điều kiện hiện tại của Xưởng Cơ khí.

Page 34: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

32

Tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Nha Trang, Chương trình chi tiết học phần Thực tập Xưởng cơ khí,

2009.

2. Vũ Phương, Phan Quang Nhữ, Phạm Đình Trọng. Giáo trình thực hành cơ khí. Đại học Nha Trang.

Page 35: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

33

ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN “THIẾT KẾ DỤNG CỤ CẮT” TRONG KẾT CẤU CHƯƠNG

TRÌNH CỦA CHUYÊN NGÀNH CHẾ TẠO MÁY VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHO

KHỐI NGÀNH KHÔNG CHUYÊN

Ths. Ngô Quang Trọng

Bộ môn Chế tạo máy

I. Mục đích báo cáo

Báo cáo nhằm đánh giá nội dung học phần “Thiết kế dụng cụ cắt” để làm cơ sở cho việc

hoàn thiện chương trình đào tạo của chuyên ngành Chế tạo máy, và đánh giá khả năng áp

dụng cho khối ngành không chuyên khác.

II. Nội dung báo cáo

1. Đặt vấn đề

Học phần “Thiết kế dụng cụ cắt” đã được giảng dạy cho chuyên ngành Chế tạo máy từ

năm học 2009-2010 đến nay. Qua 2 năm đưa học phần này vào giảng dạy thì việc đánh giá lại

vai trò của nó là điều cần thiết, và đây cũng là cơ sở để các Tổ xây dựng chương trình có thể

cân nhắc cho khả năng áp dụng học phần này vào chương trình dạy học của chuyên ngành

mình như: Kỹ thuật ôtô, Kỹ thuật tàu thủy…

Trong gia công cơ khí có phoi thì việc cần đến dụng cụ cắt là điều cần thiết, dụng cụ cắt

tham gia vào việc tạo ra “vùng cắt” là nơi mà có các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt cắt, lực

cắt, chế độ mài mòn… ngoài ra, mỗi một phương pháp gia công trong Công nghệ chế tạo máy

như tiện, phay, khoan-khoét-doa… thì tương ứng với nó cần phải có dụng cụ cắt phù hợp và

thích ứng với một nguyên lý tạo hình phù hợp. Vì vậy, có thể nói rằng để chế tạo được dụng

cụ cắt là một điều vô cùng phức tạp. Tuy vậy, nếu chỉ dừng lại trong chừng mực nghiên cứu

các lý thuyết về “thiết kế dụng cụ cắt” thì sẽ đem lại nhiều vấn đề rất hữu ích.

2. Nội dung vắn tắt học phần “Thiết kế dụng cụ cắt”

Học phần “Thiết kế dụng cụ cắt” được thiết kế với thời lượng 2 ĐVHT, bao gồm 13 Vấn

đề có thể phân thành 3 phần chính như sau:

Phần 1. Cơ sở lý thuyết thiết kế dụng cụ cắt:

- Bao gồm cơ sở lý thuyết về tạo hình bề mặt, các điều kiện tạo hình bề mặt khi gia công.

Phần 2. Thiết kế các dụng cụ cắt:

- Đặc điểm, phân loại các loại dụng cụ cắt như: tiện, phay, bào, khoan-khoét-doa, chuốt,

dụng cụ gia công ren…

- Kết cấu và các thông số hình học của dụng cụ cắt.

Page 36: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

34

- Phân tích ảnh hưởng các thông số hình học của dụng cụ cắt đến quá trình gia công cắt

gọt.

- Tính toán, thiết kế về hình dáng hình học của một số dụng cụ cơ bản.

Phần 3. Ứng dụng tin học trong thiết kế dụng cụ cắt

- Giới thiệu kiến thức cơ bản về mô hình hóa hình học.

3. Nhận xét về kết cấu học phần “Thiết kế dụng cụ cắt” ở thời điểm hiện tại

Qua thời gian được giảng dạy học phần “Thiết kế dụng cụ cắt” và trên cơ sở các tài liệu

đã nghiên cứu nhận thấy:

- Học phần giúp gia tăng khả năng tư duy về thiết kế máy: dựa trên việc phân tích sự biến

đổi của các thông số hình học cũng như sự tác động qua lại của các thông số đó có khả

năng ảnh hưởng đến chế độ làm việc của dụng cụ ra sao; đến chất lượng bề mặt của chi

tiết gia công như thế nào; các biện pháp điều chỉnh các thông số hình học để khắc phục

cho từng vấn đề…

- Học phần giúp củng cố các nền tảng kiến thức về các phương pháp gia công kim loại,

công nghệ chế tạo 1: trên cơ sở phân tích các chuyển động tạo hình của từng phương

pháp gia công kim loại; ảnh hưởng của các thôn số hình học đến phoi cắt, sự thoát phoi,

đến chất lượng bề mặt gia công…

Bên cạnh đó, học phần cũng cần có sự điều chỉnh trong nội dung “ứng dụng tin học

trong thiết kế dụng cụ cắt” vì các lý do sau: nếu học phần đi sâu vào việc lập trình tính toán

và thiết kế dao thì sẽ làm cho khối lượng kiến thức quá nặng so với chương trình. Nếu học

phần chỉ dừng lại trong chừng mực giới thiệu các kiến thức cơ bản về mô hình hóa thì sẽ có

sự trùng lặp với môn học CAD/CAM và cũng không giúp giải quyết một vấn đề cụ thể nào

cho sinh viên.

4. Một số nội dung đề xuất cho học phần

- Về thời lượng: giữ nguyên số tín chỉ là 2.

- Về nội dung: giảm bớt Vấn đề thứ 13 Ứng dụng tin học trong thiết kế dụng cụ cắt.

III. Kết luận

Qua các phân tích đã nêu trên tôi tin tưởng rằng học phần này rất hữu ích cho sinh viên

chuyên ngành Chế tạo máy và cũng có thể áp dụng một khối lượng phù hợp để giảng dạy cho

sinh viên thuộc các khối ngành không chuyên như Kỹ thuật ôtô, Kỹ thuật tàu thủy… trên cơ

sở các phân tích trên, Khoa và Bộ môn sẽ xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

học phần sao cho phù hợp với thời lượng và đặc thù riêng của ngành nhằm đáp ứng chuẩn

đầu ra đã công bố.

Page 37: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

35

Tài liệu tham khảo

1. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, ban hành theo quyết định số: 618

/2009/QĐ-ĐHNT ngày 07/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang.

2. Hướng dẫn hoàn thiện Chương trình giáo dục trình độ đại học hệ chính qui của Trường Đại

học Nha Trang, Số: 661 /TB-ĐHNT, ngày 02 tháng 12 năm 2011.

Page 38: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

36

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CHẾ TẠO MÁY TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Đặng Xuân Phương Khoa Cơ Khí

Mục đích của báo cáo: Bài viết này tổng hợp một số bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo. Trên cơ sở đó, đánh giá chương trình đào tạo hiện tại của ngành Chế tạo máy của khoa Cơ khí – ĐH Nha Trang, đồng thời đề xuất một số hướng để hoàn thiện chương trình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường.

1. Mở đầu Chương trình đào tạo (curriculum hoặc program) là một văn bản quy định mục đích và

các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, các khối kiến thức và các môn học, các thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, tổng thời lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên theo học một ngành nào đó. Nó còn được hiểu theo nghĩa là nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo (thường là cấp khoa hoặc bộ môn tuỳ theo cơ cấu tổ chức của từng đơn vị) đang triển khai để đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất định [1]. Chương trình đào tạo (CTĐT) có thể xem như bản thiết kế một sản phẩm. Dù có vật liệu tốt (người học), thợ giỏi (giáo viên), trang thiết bị hiện đại (cơ sở vật chất phục vụ đào tạo), nhưng bản thiết kế không tối ưu thì cũng không thể có sản phẩm chất lượng cao [2]. Một bản thiết kế chương trình tốt còn quy định quy trình công nghệ phù hợp, nghĩa là một chương trình đào tạo tốt còn kéo theo một phương pháp và hình thức đào tạo, phương pháp tổ chức, quản lí và đánh giá kết quả học tập tốt, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo của một trường đại học phụ thuộc vào sứ mạng và mục tiêu của trường đại học; tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên; người học; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất; tài chính và quản lý tài chính. Ngoài ra việc rà soát, đổi mới và điều chỉnh chương trình đào tạo là khâu quan trọng, then chốt để nâng hoạt động đào tạo tín chỉ phát triển lên một bước mới. Bài viết này đánh giá chương trình đào tạo của ngành Chế tạo máy Trường ĐH Nha Trang và đưa ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giai đoạn mới.

2. Đánh giá chương trình đào tạo hiện hành 2.1 Cơ sở để đánh giá chương trình giáo dục

Có nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá chất lượng chương trình đạo tạo theo các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, sát thực nhất đối với Việt Nam là Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học và phổ biến nhất với khu vực và thế giới phải kể đến là: tiêu chuẩn đảm bải chất lượng của AUN-QA, tiêu chuẩn kiểm định ABET và cách tiếp cận CDIO khi xây dựng chương trình đào tạo. Đối với Trường ĐH Nha Trang, một trong những văn bản quan trọng là thông báo Số: 661 /TB-ĐHNT hướng dẫn hoàn thiện Chương trình giáo dục trình độ đại học hệ chính qui của Trường.

a) Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học

Page 39: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

37

Theo quyết định số 65 /2007/QĐ-BGDĐT, ban hành Quy định về 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học [3], trong đó tiêu chuẩn 3 về CTĐT ghi rõ :

1. Chương trình giáo dục của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.

2. Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

3. Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.

4. Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước.

5. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác.

6. Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

b) Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của AUN-QA Tiêu chuẩn AUN-QA sửa đổi mới nhất của tổ chức mạng lưới các trường đại học ở Đông

Nam đánh giá chất lượng đào tạo dựa theo 15 tiêu chuẩn trong đó tiêu chuẩn số 3 xét về khía cạnh cấu trúc và nội dung của chương trình (Programme structure and content) [5]. Các tiêu chí của tiêu chuẩn này bao gồm:

1) Nội dung của chương trình phải đảm bảo sự cân bằng giữa kiến thức đại cương, kỹ năng và kiến thức chuyên nghiệp; chương trình phải được thiết kế sao cho đáp ứng được yêu cầu của các bên có liên quan bao gồm nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác,

2) Chương trình đào tạo phải phản ánh tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của trường đại học. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu phải tường minh và tất cả GV và SV phải biết rõ.

3) Chương trình phải thể hiện được năng lực mong đợi của người học sau khi tốt nghiệp. Mỗi môn học phải được thiết kế sao cho sự đóng góp của từng môn học để đạt được chuẩn đầu ra phải rõ ràng,

4) Chương trình phải rõ ràng, mạch lạc về kết cấu; tất cả các môn học phải được tích hợp. Mỗi môn học sẽ bổ trợ và làm mạnh thêm các môn học khác trong chương trình,

5) Chương trình phải được thiết kế sao cho nó thể hiện được cả bề rộng lẫn chiều sâu,

6) Chương trình đào tạo phải thể hiện rõ các học phần cơ bản (đại cương), các học phần trung gian (cơ sở ngành), các học phần chuyên ngành và đồ án hoặc luận văn cuối khóa.

7) Chương trình phải hiện đại, cập nhật tốt nhất.

Page 40: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

38

Việc đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA sử dụng thang điểm gồm 7 mức (có giá trị từ 1 đến 7), được chuẩn hóa thành những mô tả như sau: (hầu như không có bằng chứng, có rất ít, có dưới mức trung bình, đạt mức trung bình, có khá nhiều, có rất nhiều) bằng chứng bằng văn bản về các chỉ báo của các tiêu chí chất lượng.

2.2 Đánh giá chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy của ĐH Nha Trang Như đã đề cập ở trên, để xây dựng chương trình đào tạo một cách bài bản và đúng chuẩn

mực, cần có sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định. Để kiểm định và đánh giá chương trình đào tạo, cần có quá trình tự kiểm định và kiểm định ngoài do các tổ chức độc lập thực hiện. Việc kiểm định và đánh giá này đòi hỏi nhiều nỗ lực, đầu tư thời gian và tài chính. Do vậy trong tham luận này, chương trình đào tạo của ngành Chế tạo máy được đánh giá dựa trên kinh nghiệm, ý kiến chủ quan căn cứ và các tiêu chí đánh giá chất lượng của chương trình giáo dục đã trình bày ở mục 2.1 đồng thời tham khảo và so sánh với các CTĐT ngành chế tạo máy theo hệ thống tín chỉ của các trường trong nước và thế giới.

Nếu dựa theo tiêu chuẩn của AUN-QA, thay vì sử dụng thang đo 7 mức như nguyên bản và được cho điểm dựa theo các minh chứng bằng văn bản thì ở đây chưa thực hiện được trong khuôn khổ của tham luận này. Các tiêu chí về mặt chương trình đào tạo theo AUN được chấm điểm dựa trên quan điểm cá nhân thông qua sự trải nghiệm thực tế bằng thang đo 4 mức được trình bày trên bảng 1

Bảng 1 : Đánh giá chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy dựa trên quan điểm cá nhân

Đánh giá TT Tiêu chí 1 2 3 4

1

Nội dung của chương trình phải đảm bảo sự cân bằng giữa kiến thức đại cương, kỹ năng và kiến thức chuyên nghiệp; chương trình phải được thiết kế sao cho đáp ứng được yêu cầu của các bên có liên quan.

x

2 Chương trình đào tạo phải phản ánh tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của trường đại học. x

3

Chương trình phải thể hiện được năng lực mong đợi của người học sau khi tốt nghiệp. Mỗi môn học phải được thiết sao cho sự đóng góp của từng môn học để đạt được chuẩn đầu ra phải rõ ràng.

x

4 Chương trình phải rõ ràng, mạch lạc về kết cấu; tất cả các môn học phải được tích hợp. Mỗi môn học sẽ bổ trợ và làm mạnh thêm các môn học khác trong chương trình.

x

5 Chương trình phải được thiết kế sao cho nó thể hiện được cả bề rộng lẫn chiều sâu. x

6 Chương trình đào tạo phải thể hiện rõ các học phần cơ bản (đại cương), các học phần trung gian (cơ sở ngành), các học phần chuyên ngành và đồ án hoặc luận văn cuối khóa.

x

7 Chương trình phải hiện đại, cập nhật tốt nhất. x Chú thích : mức 1: phù hợp, mức 2: tương đối phù hợp, mức 3: phù hợp một phần, mức 4 :

không phù hợp. Về khối lượng của các khối kiến thức trong toàn bộ chương trình được tổng kết như sau :

Page 41: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

39

Tổng Kiến thức bắt buộc

Kiến thức tự chọn KHỐI KIẾN THỨC

Tín chỉ

Tỷ lệ % Tín chỉ Tỷ lệ

% Tín chỉ

Tỷ lệ %

I. Kiến thức giáo dục đại cương 40 30.8% 38 95.0% 2 5.0%

Kiến thức chung 19 14.6% 19 100% 0 0.0%

Khoa học xã hội và nhân văn 6 4.6% 4 66.7% 2 33.3%

Toán và khoa học tự nhiên 15 11.5% 15 100% 0 0.0% II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 90 69.2% 68 75.6% 12 13.3%

Kiến thức cơ sở ngành 45 34.6% 41 91.1% 4 8.9%

Kiến thức chuyên ngành 35 26.9% 27 77.1% 8 22.9%

Đồ án tốt nghiệp hoặc tương đương 10 7.7% 10 100% 0 0.0%

Cộng 130

Kết quả thống kế cho thấy:

- Khối kiến thức đại cương chỉ chiếm 30.8%, như vậy chương trình cũ chưa đảm bảo mức quy định tối thiểu là 35-40% so với yêu cầu mới về CTĐT ;

- Khối kiến thức cơ sở ngành của chương trình cũ là 34.6%, nhiều hơn so với quy định của khung chương trình mới (25-30%) ;

- Khối kiến thức chuyên ngành của chương trình cũ là 26.9%, ít hơn so với yêu cầu của chương trình mới là (30-40%) ;

- Số học phần tự chọn của khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành còn khá ít so với yêu cầu. Nếu chiếu theo quy định phải có 15 đến 20% học phần tự chọn cho mỗi khối kiến thức thì số học phần tự chọn của khối kiến thức đại cương và khối kiến thức cở sở ngành của chương trình cũ còn quá ít.

Xem xét toàn bộ chương trình một cách tổng thể, có thể rút ra một số nhận xét chung sau:

- CTĐT đã xây dựng trước đây là kết quả của tập thể đội ngũ GV và hội đồng khoa học và đào tạo cấp Khoa, chương trình cũng được sửa đổi và nâng cấp nên không thể không thể gọi là không phù hợp. Bằng chứng là phần nào đó nó đã đáp ứng được mục tiêu đào tạo và kỳ vọng của người học trong những năm qua.

- Do thời lượng của chương trình đào tạo dần dần bị cắt giảm từ 4,5 năm xuống còn 4 năm trong lúc đó tâm lý muốn sinh viên học được nhiều thứ trong quá trình học tập tại trường nên đã tăng số học phần. Điều này dẫn đến hiện tượng có quá nhiều môn học trong một chương trình đào tạo. Nhiều học phần có số lượng tín chỉ ít khiến SV phải thi cử quá nhiều, không đảm bảo thời lượng cho môn học. Cụ thể là đối với chương trình chuyên ngành chế tạo máy ban hành năm 2009, có đến 56 học phần (không kể giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và đồ án tốt nghiệp), trong đó có đến 32 môn chỉ có 2 tín chỉ (chiếm 57%). Tình trạng này cũng thường gặp ở các chương trình ĐH ở trong nước (ví dụ ngành chế tạo máy 4 năm của ĐH Cần Thơ có tới 28 môn học 2 TC đối với SV được làm luận văn tốt nghiệp trong tổng số 50 học phần phải học (33 môn học 2 TC đối với SV không làm luận văn TN do phải thay 5 môn 2 TC cho đồ án TN)). Trong khi đó các CTĐT của

Page 42: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

40

nước ngoài như Hàn Quốc thường áp dụng 3 TC cho một học phần ; chương trình chế tạo máy của các trường của Hoa Kỳ như Virginia University [7] chỉ có 11 % số học phần có 2 TC, Đại học Illinois [8] chỉ có 2 môn có thời lượng là 2 TC trong số tổng số 48 môn của chương trình, ĐH Boston chỉ có 2/36 học phần có thời lượng 2 TC; Istabul University [9] (Thổ Nhĩ Kỳ) không có môn chuyên môn nào là 2 TC.

- Ở chương trình cũ, một số học phần còn trùng lặp về nội dung (ví dụ học phần Nguyên lý chi tiết máy và Cơ sở thiết kế máy, trùng lặp về nội dung sử dụng AutoCAD của môn học Vẽ kỹ thuật cơ khí và môn CAD1). Có những học phần phát sinh theo hướng vụn vặt và cục bộ (ví dụ CAD1 dạy về AutoCAD 3D, CAD2 dạy về sử dụng ProEngineer 3D), nếu theo các hướng này thì có lẽ có thể mở thêm mã môn mới là CAD3, CAD4.

- Sơ đồ chương trình đào tạo không thể hiện rõ và đầy đủ (nếu không gọi là sơ sài) mối tương quan, sự bổ trợ và điều kiện tiên quyết giữa các học phần. Điều đó là một trong những minh chứng của việc lắp ghép một cách cơ học trong chương trình.

- Một số môn học liên quan đến tự động hóa trong sản xuất, ứng dụng máy tính, công nghệ thông tin và trình độ khoa học tiên trong chế tạo máy tiến chưa được triển khai do điều kiện cơ sở vật chất thực hành thí nghiệm và đội ngũ CBGD trong lĩnh vực này chưa được đáp ứng.

- Chúng ta tổ chức phân chuyên ngành ngày từ đầu, nhưng trong thời gian 2 đến 3 học kỳ đầu chủ yếu bố trí hoàn toàn bằng các môn học đại cương. Cách sắp xếp này có hai nhược điểm chính là:

+ Các SV tiếp cận trễ với các môn cơ sở ngành hoặc một số ít môn chuyên ngành (nếu điều kiện tiên quyết cho phép), nên chương trình không tạo được sự tò mò khám phá về ngành nghề của họ sớm trong những học kỳ đầu. Nhiều SV đến hết năm thứ hai vẫn chưa định hướng và hình dung được sau khi tốt nghiệp ngành học của mình họ sẽ làm được gì (Lưu ý : Đọc chuẩn đầu ra thì người đọc biết được về mặt tổng thể họ sẽ nắm được gì, làm ở đâu sau khi học nhưng họ không thể thấu đáo và tường tận được như trường hợp đã trải qua trải nghiệm trong quá trình học tập theo trình tự hợp lý)

+ Do các môn chuyên nghiệp bị dồn vào những năm sau, sinh viên phải học nhiều môn cùng một lúc nên việc tiếp thu các kiến thức ngành khó có chất lượng (trong khi khảo sát về mặt điểm số thì SV thường đạt điểm trung bình chung ở các môn chuyên ngành cao hơn các môn đại cương). Mặt khác, sinh viên còn ít thời gian để tìm hiểu sâu và ứng dụng ngay các kiến thức đã học trước khi tốt nghiệp.

- Chương trình đào tạo hiện tại còn mang tính dàn trải, thiên về chiều rộng mà không chú trọng chiều sâu. Bằng chứng từ thông tin phản hồi là nhiều SV ra trường không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động vì họ rơi vào tình trạng ‘‘nửa thầy nửa thợ’’ hoặc cái gì cũng biết nhưng hiểu không đến nơi đến chốn. Bằng chứng rõ ràng trong trong chương trình cũ là khối lượng các môn cở sở ngành chiếm tới 34.6%, nhiều hơn rất nhiều so với quy định mới (25-30%)

3. Một số đề xuất a) Bố trí lại số học phần sao cho tránh việc xé nhỏ lẻ thành quá nhiều học phần như hiện nay:

Số học phần của chương trình hiện tại là 56 (tính luôn 3 học phần thực hành 1 TC), vượt quá mức quy định theo hướng dẫn của Trường (không quá 45 học phần). Vì vậy cần phải bớt một số học

Page 43: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

41

phần hoặc ghép một số học phần lại với nhau. Khi xây dựng lại chương trình cần tránh kiểu lắp ghép theo kiểu cơ học.

b) Tăng cường số tín chỉ về toán, các môn học về kỹ năng mềm hoặc phương pháp luận sáng tạo để tăng khối lượng kiến thức đại cương còn thiếu hụt. Thêm tiếng Anh chuyên ngành cơ khí chế tạo để giúp SV khả năng đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, tăng cường khả năng giao tiếp trong chuyên môn và khả năng hội nhập quốc tế như chuẩn đầu ra đã tuyên bố.

c) Thiết kế các khối kiến thức thành các mô-đun và tăng cường các môn học tự chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho người học dễ dàng đăng ký học theo chuyên ngành, trình độ, khả năng, tốc độ và nguyện vọng lựa chọn khác nhau. Vấn đề thiết kế môn học theo các mô-đun cần có sự bàn bạc giữa các Khoa/Viện có liên quan và đại diện phía nhà trường là Phòng Đào tạo để thống nhất phương án. Ví dụ đối với khối kiến thức đại cương, cũng là toán giải tích nhưng khối tự nhiên nhiên nhưng kiến thức dành cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn không giống với khối khoa học tự nhiên; ngay cả môn học đó (cùng tên là Giải tích) nhưng kiến thức dành cho Chế tạo máy có thể khác với các nhóm ngành kỹ thuật khác. Vậy vấn đề mở mã môn học và chương trình chi tiết của môn Giải tích ấy phải được xây dựng theo hướng thế nào đó để dễ dàng cho cả việc dạy/học cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý đào tạo. Với một vài môn cơ sở ngành cũng vậy, chúng học chung giữa các nhóm ngành Cơ khí và Kỹ thuật giao thông, ví dụ học phần Nguyên lý chi tiết máy, cũng phải được xây dựng theo mô-đun hóa.

d) Thêm một số học phần hoặc bố trí lại thời lượng của một số học phần để đáp ứng chuẩn đầu ra mới. Thêm học phần về hệ thống sản xuất, lập kế hoạch và điều hành sản xuất vì từ trước đến nay chúng ta đào tạo ngành chế tạo máy nhưng không chú trọng đến hệ thống sản xuất trong chế tạo, quản lý điều hành và lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng chuẩn đầu ra mới.

e) Sắp xếp lại trình tự môn học:

- Một số học phần trong chương trình bố trí sai điều kiện tiên quyết nên cần rà soát lại chương trình và bố trí lại cho phù hợp môn nào học trước, môn nào học sau. Xây dựng hoàn chỉnh sơ đồ chương trương trình để cho người dạy lẫn người học có được cái nhìn tổng quát về vai trò, vị trí, mối quan hệ và sự bổ trợ lẫn nhau giữa các môn học trong toàn bộ chương trình.

- Mỗi chương trình gồm hai khối kiến thức là kiến thức tổng quát (như toán học, khoa học cơ bản, xã hội và nhân văn) và kiến thức chuyên nghiệp (về cơ sở ngành và chuyên ngành). Cho đến nay, hầu hết các chương trình ở Trường ĐH Nha Trang nói riêng Việt Nam nói chung đều xếp việc dạy và học hai khối kiến thức này theo kiểu xếp chồng, tức là tập trung vào các môn kiến thức đại cương ở những năm đầu và các môn chuyên nghiệp ở những năm sau. Nên chăng, chúng ta bố trí các môn học theo chiều dọc song song (tức là đưa ngay một số môn cơ sở ngành hoặc bố trí một môn nhập môn chuyên ngành vào ngay từ những học kỳ đầu).

Ở một số trường nước ngoài, các môn học của một ngành đào tạo được đưa vào ngay học kỳ 1 hoặc học kì 2 của chương trình , và được giới thiệu sâu dần ở những học kỳ tiếp theo. Thật ra sinh viên không cần phải học dồn các kiến thức tổng quát ở những năm đầu, mà có thể học rải ra trong suốt chương trình. Ví dụ áp dụng thí điểm kiểu chương trình này đã được bắt đầu từ khoá tuyển sinh 2006, Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã thay đổi mô hình sắp xếp khối kiến thức tổng quát và khối kiến thức chuyên nghiệp theo chiều dọc song song giữa các khối kiến thức đại cương và kiến thức ngành. Họ đã đạt được kết quả tích cực [6].

f) Việc xây dựng lại chương trình đào tạo mới vẫn cơ bản dựa trên nền của CTĐT cũ hiện có mà không cần thiết phá bỏ xây dựng lại từ đầu vì nó cũng đã được xây dựng theo học chế tín chỉ và chuẩn đầu ra cách đây 2 năm. Chỉ cần rà soát lại nội dung, bỏ bớt một số học phần không cần

Page 44: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

42

thiết lắm để giảm sự dàn trải theo hướng chiều rộng. Đặc biệt phải đảm bảo tính liên thông giữa các cấp đào tạo và ngành đào tạo trong cùng một nhóm ngành.

g) Tập trung trí tuệ của đội ngũ cán bộ GD và Hội đồng Khoa học & Đào tạo để xây dựng CTĐT :

Chương trình đào tạo hoàn chỉnh là kết quả của tập thể cán bộ GV trong Khoa và BM chuyên ngành cũng như Hội đồng Khoa học và đào tạo cấp Khoa, cấp Trường. Một cá nhân không thể xây dựng một chương trình hoàn thiện. Vì vậy, việc tổ chức họp chuyên môn, rà soát lại chương trình đào tạo, góp ý bàn bạc theo từng chuyên ngành là cần thiết. Nếu chúng ta chưa có điều kiện đánh giá ngoài trong thời gian tới thì ít ra cũng cần lấy ý kiến của các cựu sinh viên đã tốt nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động thông qua đường thư tín điện tử. CTĐT không phải một sớm một chiều là hoàn thiện hoặc bất biến mà phải thường xuyên thay đổi và cập nhật cho phù hợp với nhu cầu của người học và nhu cầu lao động của xã hội.

4. Kết luận

Chương trình đào tạo hiện hành có mức độ phù hợp không cao vì cấu trúc chưa hoàn toàn hợp lý, chưa được thiết kế một cách hệ thống do một số điều kiện khách quan và chủ quan, chỉ đáp ứng một phần yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học. Chương trình còn mang tính dàn trải, theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu theo quan niệm rằng đào tạo theo chiều rộng sẽ giúp SV sau khi tốt nghiệp có thể chuyển đổi và thích ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Nhưng điều này đã dẫn đến một thực tế là người học sau khi tốt nghiệp không đáp ứng ngay được công việc, phải đào tạo lại hoặc khó xin việc làm theo đúng ngành nghề.

Do chuẩn đầu ra đã được thay đổi, các yêu cầu về mức độ của kỹ năng được nâng cao, nhiều yêu cầu khác khắt khe hơn nên chương trình cần phải được rà soát và điều chỉnh lại theo các nhận xét và đề xuất ở trên. Đây là công việc không hề dễ dàng đòi hỏi sức mạnh trí truệ của tập thể đội ngũ GV, các nhà khoa học và quản lý giáo dục tâm huyết. Bài viết này cũng chỉ mới dựa vào việc nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Trường, của Bộ giáo dục đào tạo, các tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo, các CTĐT hiện hành của chuyên ngành chế tạo máy trong và ngoài nước [7-16] cũng như kinh nghiệm và quan điểm chủ quan của bản thân. Do vậy chắc chắn còn có nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề nói trên. Tất cả sẽ được mổ sẻ, tranh luận và góp ý trong hội thảo để đi đến thống nhất. Có như vậy mới góp phần hoàn thiện CTDT, nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành mục tiêu và sứ mạng của Trường.

Tài liệu tham khảo

[1] Ngô Doãn Đãi, Kiểm định chương trình đào tạo ở Việt Nam, Hội thảo “Kiểm định, đánh giá và quản lí chất lượng đào tạo đại học”, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, ngày 16/8/2008.

[2] Nguyễn Văn Nhận, Một số vấn đề cấp bách triển trai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tham luận tại Đại hội Đảng bộ Trường ĐH Nha Trang lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010-2015.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, QUYẾT ĐỊNH số: 65 /2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Hà nội, 11/2007

[4] Trường Đại học Nha Trang, Thông báo Số: 661 /TB-ĐHNT Hướng dẫn hoàn thiện Chương trình giáo dục trình độ đại học hệ chính qui của Trường Đại học Nha Trang, 2/1011

Page 45: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

43

[5] ASEAN University Network (AUN), Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level, June/2011

[6] Cao Hoàng Trụ, ABET: Mục tiêu và Động lực của việc Đổi mới các Chương trình Đào tạo về Kỹ thuật và Công nghệ, ww.cse.hcmut.edu.vn/~tru/ABET/towardsABET-CHT-BKHCM.pdf

[7] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Virginia

[8] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Northern Illinois

[9] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Istabul

[10] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Boston

[11] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Texas

[12] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Ontario Institute of Technology

[13] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học BK Tp Hồ Chí Minh

[14] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Đà Nẵng

[15] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Cần Thơ

[16] Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy, Đại học Thái Nguyên

Page 46: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

44

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN THUỘC NHÓM THIẾT KẾ MÁY

Nguyễn Minh Quân Bộ môn Chế tạo máy

Muc đích báo cáo: Báo cáo trình bày những suy nghĩ về việc giảng dạy các học phần thuộc nhóm “Thiết kế

máy”. Trên cơ sở đó, Tổ xây dựng chương trình đào tạo có thể đưa ra những phương pháp và nội dung giảng dạy cho các môn học này nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra của các ngành.

1. Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, các học phần thuộc nhóm “Thiết kế máy” rất quan trọng đối với

sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí. Nó là học phần cơ sở ngành cung cấp nền móng để sinh viên học các môn chuyên ngành khác, đồng thời kích thích tư duy sáng tạo về thiết kế máy cho sinh viên. Các học phần thuộc nhóm này gồm có “Lý thuyết máy, Cơ sở thiết kế máy, Máy nâng, Đồ án Thiết kế truyền động cơ khí”.

Hiện nay, trong chương trình đại học của các chuyên ngành cơ khí ở Trường thời lượng cho các môn học là rất ít, nhưng nội dung của các môn học thì lại rất lớn. Với thời lượng như vậy, chúng ta phải xây dựng nội dung chương các học phần này cũng như phương pháp giảng dạy thích hợp nhất cho người học. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi trình bày một số suy nghĩ của cá nhân về việc xây dựng nội dung chương trình và cách thức giảng dạy các học phần thuộc nhóm “Thiết kế máy”.

2. Những nội dung và Phương pháp giảng dạy nhóm học phần “Thiết kế máy”: Theo chương trình đại học khóa 52, thời lượng cho các học phần như “Nguyên lý chi tiết

máy” là 45 tiết, “Cơ sở thiết kế máy” là 30 tiết dành cho ngành Chế tạo máy. Còn các ngành khác như Kỹ thuật Ô tô, Đóng tàu, Cơ - Điện tử, … , chỉ được học “Nguyên lý - Chi tiết máy”. Với thời lượng dành cho môn học trên lớp như vậy là quá ít. Vì vậy, để nắm bắt được một lượng kiến thức lớn như thế, đòi hỏi giáo viên và sinh viên phải có kế hoạch và phương pháp cụ thể.

Sau đây, tôi xin đề xuất một số nội dung để giảng dạy và học tập tốt các học phần này: a. Thời lượng dành cho các học phần nên tăng lên. Đối với học phần “ Nguyên lý - Chi

tiết máy” là 4 ĐVHT; Học phần “Cơ sở thiết máy” là 3ĐVHT. b. Môn học tiên quyết: Để học tốt các học phần về “Thiết kế máy”, trước hết sinh viên

phải học qua các học phần như: Vẽ kỹ thuật, Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, Vật liệu học. Lâu nay, có một số ngành sinh viên chưa được học các học phần này nhưng lại học “Nguyên lý- Chi tiết máy”, “Cơ sở thiết máy” trước, nên việc tiếp thu của sinh viên rất hạn chế và kéo dài thời gian giảng dạy của giáo viên.

c. Về nội dung của học phần: Nội dung của học phần này là rất lớn, theo đề cương chi tiết, học phần này có 14 vấn đề lớn. Trong các vấn đề này gồm nhiều vấn đề nhỏ. Do vậy khi giảng dạy, chúng ta nên tập trung vào những phần quan trọng. Các vấn đề đã có trong tài liệu và đọc có thể hiểu được thì để sinh viên tự nghiên cứu. Sau khi kết thúc một vấn đề chúng ta phải ra các câu hỏi và bài tập để sinh viên thực hiện. Đây chính là cách thức để chúng ta có thể kiểm tra được việc tự học của sinh viên và sinh viên đã nắm bắt được nội dung của vấn đề đó như thế nào.

d. Đưa ứng dụng của tin học vào để làm các bài tập tính toán và thiết kế máy. Đặc biệt là đối vơi sinh viên chuyên ngành chế tạo máy, Kỹ thuật Ô tô. Cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mền. Công việc thiết kế hiện nay gần như là công việc của các phần mềm máy tính thực hiện. Con người chỉ nhập dữ liệu đầu vào, sau đó

Page 47: hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy khoa cơ khí tháng 12 năm ...

45

máy tính sẽ cho ta kết quả. Trong khi đó, chương trình giảng dạy của chúng ta không hề có một phần nào của ứng dụng tin học vào trong đó. Ví dụ khi dạy đến thiết kế bộ truyền bánh răng chẳng hạn, để thiết kế ra bộ truyền bánh răng cần dùng rất nhiều công thức nhưng nếu dùng phần mềm để tính toán thì việc này lại rất là dễ dàng. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải đưa vào giảng dạy các phần mềm ứng dụng để thiết kế máy và chi tiết máy, các phần mềm tính toán, thiết kế các cơ cấu như cơ cấu cam và các cơ cấu khác.

3. Kết luận: Bài báo cáo đã trình bày những đề xuất vắn tắt về nội dung và cách thức giảng dạy các

học phần thuộc nhóm “Thiết kế máy”. Trong quá trình đánh giá và phân tích, tôi đã đề xuất được thời lượng và nội dung mới cần được bổ sung vào cho các học phần “Thiết kế máy”. Tôi tin tưởng rằng, với cách tiếp cận về nội dung trên, người dạy và học các học phần này sẽ thu nhận được nhiều kết quả tốt hơn. Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất này, các Tổ xây dựng chương trình đào tạo sẽ cân nhắc và chọn lựa để xây dựng đề cương chi tiết cho các học phần này hợp lý, để đáp ứng với chuẩn đầu ra đã công bố.

Tài liệu tham khảo: 1. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, ban hành theo quyết định số: 618 /2009/QĐ-ĐHNT ngày 07/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang. 2. Hướng dẫn hoàn thiện Chương trình giáo dục trình độ đại học hệ chính qui của Trường Đại học Nha Trang, Số: 661 /TB-ĐHNT, ngày 02 tháng 12 năm 2011 3. Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy – Trịnh Chất, Nhà xuât bản Khoa học và Kỹ thuật. 4. Cơ sở cơ học máy – tập 1, tập 2, PGS.TS Ngô Vă Quyết, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.