HỌC VI N KHOA H C XÃ H I - gass.edu.vn · tôi tiến hành cuộc khảo sát tại địa...

212
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI DƢƠNG HIỀN HNH TIP CN DCH VY TVÀ GIÁO DC VI NHÓM TRLAI TCÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIT VÀ HÀN-VIT KHU VC TÂY NAM B(Nghiên cứu trường hp tnh Hu Giang) LUN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HC HÀ NI - 2019

Transcript of HỌC VI N KHOA H C XÃ H I - gass.edu.vn · tôi tiến hành cuộc khảo sát tại địa...

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG HIỀN HẠNH

TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI

NHÓM TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT

VÀ HÀN-VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ

(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG HIỀN HẠNH

TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI

NHÓM TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT

VÀ HÀN-VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ

(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)

Ngành: Xã hội học

Mã số: 9.31.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS ĐẶNG NGUYÊN ANH

HÀ NỘI - 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu

trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết

quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân

thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học

của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả Luận án

Dƣơng Hiền Hạnh

LỜI CẢM ƠN

Tôi bắt đầu nghiên cứu chủ đề hôn nhân xuyên quốc gia từ năm 2007 khi

thực hiện luận văn thạc sĩ. Đến năm 2014 tôi quyết thực hiện nghiên cứu về trẻ lai

đang sinh sống tại ĐBSCL với tên luận án: Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với

nhóm trẻ em từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt ở khu vực Tây Nam Bộ

(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang).

Đến nay luận án đã hoàn thành, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy

giáo hướng dẫn khoa học GS. TS. Đặng Nguyên Anh đã cùng đi với tôi ngay từ thời

gian đầu tiên tôi có ý định làm NCS, từ khi chưa bắt đầu đề tài nghiên cứu thầy đã

cùng tôi tìm hiểu và lựa chọn chủ đề nghiên cứu, cho đến bây giờ đã bốn năm trôi

qua, thầy đã tận tình chỉ dạy về học thuật, giúp đỡ tôi vượt qua những giai đoạn khó

khăn nhất khi đi lấy dữ liệu tại thực địa mà đối tượng nghiên cứu của luận án lại rất

nhạy cảm và khó tiếp cận. Giáo sư đã tận tâm, tận tình và chỉ dạy tôi về giá trị của

nghề nghiên cứu khiến tôi thấy tự hào về kết quả mình đã làm được dám lựa chọn

chủ đề khó khăn và đã vượt qua nó, thời gian qua, tôi đã học được ở thầy những giá

trị tốt đẹp của đạo đức nghề nghiệp, tính khiêm nhường, sự tận tâm trong công việc

và học luôn những giá trị đạo đức trong cuộc sống, tôi biết ơn thầy vì thầy đã nhận

tôi là một trong những NCS của thầy, và luôn cảm thấy tự hào vì được học dưới sự

dẫn dắt của thầy, người thầy cả đời này tôi trân quý.

Xin được cảm ơn Ban GĐ Học Viện, Khoa Xã Hội Học, Phòng Đào Tạo,

PGS. TS. Bùi Quang Dũng nguyên trưởng khoa Xã Hội Học, GS. TS. Nguyễn Hữu

Minh, PGS. TS. Lê Thanh Sang và quí thầy cô giáo đã từng giảng dạy và ngồi hội

đồng các chuyên đề của tôi đã chỉ dạy, chỉnh sửa chữa, góp ý để giúp tôi hoàn thiện

luận án qua từng giai đoạn và điều đó cũng giúp tôi rèn luyện tư duy nghiên cứu

mang tính học thuật ngày một tốt hơn.

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến UBND TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy,

Huyện Vị Thủy, các đơn vị cơ sở UBND xã/ phường/ Thị trấn đã tạo điều kiện cho

tôi tiến hành cuộc khảo sát tại địa phương. Và cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả

những người dân, cán bộ đã đồng ý tham gia trả lời bảng hỏi và PVS trong luận án

này. Và cũng xin được cảm ơn những sự giúp đỡ của điều tra viên trong quá trình

thu thập dữ liệu tại thực địa.

Cuối lời, xin được cảm ơn đến gia đình, người thân, những người em, người

bạn đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Chính tình cảm, sự quan tâm

đó đã giúp tôi thêm động lực để hoàn thành luận án của mình.

Tác giả Luận án

Dƣơng Hiền Hạnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 15

1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về hôn nhân xuyên quốc gia-liên

quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt ......................................................... 15

1.2. Những nghiên cứu về trẻ em nhập cư và trẻ lai Đài – Việt, Hàn-Việt ............. 27

1.3. Thông tin về trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Tây Nam Bộ từ góc nhìn của

báo chí ....................................................................................................................... 32

1.4. Quyền của trẻ lai trong an sinh xã hội và chính sách xã hội liên quan đến

tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục ............................................................................... 34

1.5. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và định hướng của đề tài .............................. 37

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 41

2.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 41

2.2. Các lý thuyết xã hội học ..................................................................................... 47

2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 51

2.4. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 53

2.5. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ lai về tiếp

cận dịch vụ y tế và giáo dục ...................................................................................... 55

Chƣơng 3: TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT

QUẢ KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG ................................................................... 62

3.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hậu

Giang ......................................................................................................................... 63

3.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang ...................... 71

3.3. So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng ..................... 80

3.4. Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai ... 89

3.5. Một số vấn đề chính sách y tế dành cho trẻ lai tại Hậu Giang ........................... 96

Chƣơng 4: TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT

QUẢ KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG ................................................................. 102

4.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ

tại Hậu Giang .......................................................................................................... 103

4.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang ............ 105

4.3. So sánh tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng ............ 114

4.4. Những yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai .......... 120

4.5. Một số vấn đề chính sách giáo dục đối với trẻ lai tại Hậu Giang .................... 129

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế

DVGD Dịch vụ giáo dục

DVYT Dịch vụ y tế

DVCSSK Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

ĐNA Đông Nam Á

ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long

HĐH Hiện đại hóa

HG Hậu Giang

IOM Tổ chức Di cư Quốc tế

ND Người dân

NTL Người trả lời

NCS Nghiên cứu sinh

PVS Phỏng vấn sâu

TNB Tây Nam Bộ

TLN Thảo luận nhóm

TRẺ CĐ Trẻ cộng đồng

TX Thị xã

TP Thành phố

TCH Toàn cầu hóa

TĐHV Trình độ học vấn

T/C UNICEF Tổ chức Unicef

UBDSGĐ VÀTE Ủy ban dân số gia đình và trẻ em

VPKTVH Văn phòng Kinh tế và Văn hóa

VN Việt Nam

XHH Xã hội học

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình của trẻ lai và quốc tịch của trẻ ................................... 65

Bảng 3.2. Lý do trẻ lai được đưa về Hậu Giang sống cùng họ ngoại ....................... 67

Bảng 3.3. Dự định thời gian nuôi trẻ lai ................................................................... 70

Bảng 3.4 Tỉ lệ có thẻ BHYT theo giới tính của trẻ lai .............................................. 72

Bảng 3.5. Tỉ lệ trẻ có thẻ BHYT và tình trạng của mẹ trẻ lai ................................... 73

Bảng 3.6. Nơi mua và việc chi trả cho thẻ BHYT của trẻ lai ................................... 74

Bảng 3.7. Hoàn cảnh gia đình của trẻ lai và trẻ cộng đồng ...................................... 81

Bảng 3.8. Khác biệt về nơi mua thẻ BHYT của hai nhóm trẻ .................................. 83

Bảng 3.9. So sánh việc sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ ................................. 85

Bảng 3.10: Dịch vụ tiêm ngừa vacxin của hai nhóm trẻ ........................................... 86

Bảng 3.11. Tương quan giữa BHYT và tiếp cận tiêm ngừa giữa hai nhóm trẻ ........ 87

Bảng 3.12. Mạng lưới thông tin về tiêm ngừa của hai nhóm trẻ .............................. 88

Bảng 3.13. Mạng lưới xã hội trong tiếp cận dịch vụ tiêm ngừa của hai nhóm trẻ .... 89

Bảng 3.14. Tình trạng tiếp cận thẻ BHYT theo đặc điểm của trẻ lai ........................ 91

Bảng 3.15. Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người trả lời .. 94

Bảng 3.16. Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người mẹ....... 95

Bảng 4.1: Đặc điểm trẻ lai và tình trạng đi học hiện tại .........................................107

Bảng 4.2. Chương trình trợ giúp từ nhà trường dành cho trẻ lai ............................109

Bảng 4.3. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người trả lời ....................110

Bảng 4.4. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người mẹ ........................111

Bảng 4.5. Đặc điểm gia đình trẻ lai và trẻ cộng đồng .............................................116

Bảng 4.6. Đặc điểm về người mẹ của trẻ lai và trẻ cộng đồng ..............................118

Bảng 4.7. Tình trạng đi học của hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng ........................120

Bảng 4.8. Đặc điểm của trẻ và hình thức học .........................................................122

Bảng 4.9. Đặc điểm trẻ thuộc diện con lai và kết quả học tập ................................123

Bảng 4.10. Đặc điểm của trẻ lai và tình trạng có học bạ khi đi học .......................124

Bảng 4.11. Đặc điểm của người trả lời và tình trạng có học bạ của trẻ lai .............125

Bảng 4.12. Mạng lưới xã hội ảnh hưởng đến trẻ lai tiếp cận giáo dục ..................128

Bảng 4.13: Nguyện vọng đề xuất của người chăm sóc trẻ lai.................................132

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Thu nhập bình quân trên đầu người giữa các quốc gia Châu Á

năm 2008 .......................................................................................................... 16

Biểu đồ 1.2: Số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995- 2016 . 23

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của nhóm trẻ lai trong mẫu khảo sát ....................... 63

Biểu đồ 3.2. Giới tính và quốc tịch trẻ lai ................................................................ 65

Biểu đồ 3.3. Tình trạng cư trú của trẻ lai trong mẫu khảo sát ................................ 66

Biểu đồ 3.4. Trung bình tiền gửi theo nơi cư trú của mẹ trẻ lai............................... 69

Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ có thẻ BHYT theo quốc tịch của trẻ lai ...................................... 71

Biểu đồ 3.6. Người chi trả thẻ BHYT cho hai nhóm trẻ .......................................... 82

Biểu đồ 4.1. Trình độ học vấn của trẻ lai theo địa bàn .......................................... 104

Biểu đồ 4.2: Khác biệt về giới của trẻ lai trong tiếp cận dịch vụ giáo dục ............ 105

Biểu đồ 4.3. Hình thức đi học của trẻ lai ............................................................... 108

Biểu đồ 4.4. Khác biệt về độ tuổi trung bình đi học giữa nhóm trẻ lai và trẻ CĐ . 115

Biểu đồ 4.5. Dự tính của người trả lời cho trẻ lai đi học ....................................... 126

Biểu đồ 4.6. Người chăm sóc trẻ lai có hiểu biết về chính sách giáo dục ............. 130

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam, từ tháng

9/2008 đến tháng 9/2009, phía bộ phận quản lý di dân Hàn Quốc thông báo có 1700

trường hợp trẻ lai Hàn – Việt dưới 3 tuổi không được đưa về lại nước Hàn [35], hiện

tượng này cũng tương tự như hiện tượng trẻ lai Đài Loan và Việt Nam được đưa về

bên ngoại nuôi dưỡng bởi nhiều lí do như, gia đình cha mẹ trẻ khó khăn, li hôn,

người mẹ bị trục xuất, hoặc hôn nhân thất bại mang thai về sinh con tại quê nhà,

nhóm trẻ em (thường gọi là “trẻ lai”) này thật sự chưa có quốc gia nào đưa ra được

con số trẻ đang sống tại Việt Nam, cả phía Việt Nam cũng chưa có công bố chính

thức, điều này cho thấy chưa có sự quan tâm triệt để của các quốc gia có liên quan.

Vấn đề đặt ra trẻ lai sẽ sống như thế nào ở Việt Nam, các em bị tách khỏi cha, mẹ và

môi trường sống ở Đài Loan và Hàn Quốc, với mô hình xã hội hóa cá nhân (gia

đình, nhà trường và xã hội) tại Việt Nam liệu có phù hợp với nhu cầu phát triển cho

trẻ ở mức độ nào

Trước nhu cầu của việc di cư tự do và giải pháp lựa chọn di cư thông qua

đường kết hôn với người nước ngoài của các phụ nữ Việt Nam, và những hệ lụy tiêu

cực từ những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia khi đổ vỡ đã tác động đến xã hội, đối

tượng bị tác động trực tiếp và ảnh hưởng nhiều nhất đó là thế hệ trẻ lai, và khi được

đưa về quê ngoại ở Việt Nam để sống cho thấy từng bước có khả năng nhóm trẻ này

sẽ bị bỏ quên, do hoàn cảnh chăm sóc của gia đình họ ngoại không đảm bảo và ổn

định, việc có đầy đủ giấy tờ tư pháp cũng gặp nhiều khó khăn bởi Việt Nam đã áp

dụng luật hai quốc tịch cho trẻ nhưng chính nhận thức của người thân trẻ chưa đầy

đủ về mặt thông tin và lợi ích cũng như quyền lợi hợp pháp cho trẻ sau này

Toàn cầu hóa (TCH) di cư như hiện nay trong đó tình trạng kết hôn xuyên

quốc gia giữa phụ nữ Việt Nam và nam giới nước ngoài được xem như con đường

nhanh nhất để thay đổi đời sống, điều kiện sống và cả công ăn việc làm và nó dần

trở thành hiện tượng xã hội. Người dân có chiến thuật tự giải quyết vấn đề việc làm

cho bản thân, giải quyết vấn đề nghèo đói của gia đình ở nông thôn … Nghiên cứu

về hôn nhân có yếu tố nước ngoài được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài

nước quan tâm từ những năm 2004 đến nay và những tác động về hôn nhân có yếu

2

tố nước ngoài đến kinh tế hộ gia đình, làm thay đổi theo xu hướng tích cực đáng ghi

nhận nhưng những tiêu cực từ các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia này cũng để lại

không ít những hậu quả tác động đến cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt đối với

các trẻ lai được sinh ra bởi mẹ là người Việt Nam và bố là người Đài Loan hoặc

Hàn quốc.

Tình trạng trẻ lai đang sống cùng họ hàng nhà ngoại tại TNB, cụ thể hơn ở

tỉnh hậu Giang như một hiện tượng xã hội xuất hiện những năm gần đây trong bối

cảnh di dân toàn cầu, lý do có những nhóm trẻ lai về sống tại Việt Nam là hậu quả

của những cuộc hôn nhân giữa nữ giới là người Việt Nam và nam giới là người Đài

Loan, Hàn Quốc. Tình trạng tiếp cận dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục đối với các

trẻ em lai được xem như là vấn đề nan giải hiện nay, bên cạnh những vấn đề về y tế

và giáo dục thì việc trẻ sống cùng những họ hàng bên ngoại thiếu vắng sự chăm sóc

của người bố và người mẹ, đồng thời việc trở về thiếu các giấy tờ cho nên trẻ lai

được xem như là nhóm trẻ cư trú chưa hợp pháp tại cộng đồng (cư trú không có giấy

tờ hợp pháp về luật) nhưng về tình rõ ràng là các cháu “về ngoại” và đương nhiên

được coi là hợp tình

Chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em không những là quốc sách của quốc gia

Việt Nam mà hai lĩnh vực này được Liên Hiệp Quốc cụ thể là tổ chức UNICEF

quan tâm và định hướng nó là trung tâm của các chương trình phát triển. Quyền

được giáo dục, và chăm sóc sức khỏe không những là quyền con người mà còn là

nền tảng của tất cả các quyền khác của con người, ngày 2 tháng 9 năm 1990 công

ước quyền trẻ em bắt đầu được kí kết, Việt Nam là nước Châu Á thứ hai kí kết hiệp

ước này vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Quyền được hưởng giáo dục và chăm sóc y

tế là hai thứ quyền nằm trong nội dung của 10 quyền cơ bản trong hiệp ước. Trẻ em

di cư nói chung, và trẻ lai di cư về quê ngoại nói riêng trong lĩnh vực nghiên cứu ở

đây cũng là nhóm trẻ được quyền hưởng các quyền đã nêu đặc biệt cần thiết nhất là

trẻ được đi học và được chăm sóc y tế một cách cơ bản nhất

Việc nuôi dưỡng trẻ lai ở khu vực ĐBSCL hay cụ thể hơn là tại tỉnh Hậu

Giang có phải là một hiện tượng xã hội hay chỉ đáng lưu tâm hay chỉ là một nhóm

nhỏ trẻ lai không đáng kể trong bối cảnh xã hội hóa cá nhân trẻ em mà thiết chế giáo

dục và chăm sóc y tế được xem là nền tảng để phát triển con người giúp trẻ hội nhập

3

với cộng đồng và xã hội. Xem xét một hiện tượng xã hội là việc nhóm trẻ lai tiếp

cận dịch vụ y tế và giáo dục trên địa bàn Hậu Giang so sánh với nhóm trẻ cộng đồng

và xem xét sự ngang bằng nhau về cơ hội bởi những tác động nào và điều đó nó làm

nên sự khác biệt đáng lưu ý ở nhóm trẻ lai về mặt xã hội

Xem xét dưới quan điểm luật pháp trẻ lai đang sống tại Việt Nam có nhiều

trường hợp bất hợp pháp (muốn nói đến trẻ không có giấy tờ đăng kí tạm trú hợp lệ),

mặc dù quy định được phép có hai quốc tịch tuy được Quốc hội thông qua gần đây

song việc tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ cho trẻ vẫn còn nhiều bất

cập và hạn chế như thế nào. Nhóm trẻ lai được sinh ra tại địa phương hoặc được đưa

về nuôi tại gia đình họ ngoại tại Hậu Giang được tiếp cận dịch vụ giáo dục đến đâu

và so với trẻ em tại địa phương có cha mẹ mang quốc tịch Việt Nam có khác biệt gì,

bên cạnh đó đề tài cũng phân tích tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ lai như thế

nào so với trẻ tại địa phương có cha mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Phân tích những

yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai là một

trong những điểm quan trọng của luận án

Trong trường hợp hiện nay có nhiều trẻ tại Hậu Giang được đi học (có 169

trẻ) trên các trường tiểu học, có trẻ có giấy tờ hợp lệ có trẻ không (nhà nước tạm thời

chấp nhận) nhưng điều này không giải quyết được vấn đề mà khi nói đến cơ hội tồn

tại và sống của trẻ tại Việt Nam cho đến sau này bởi vì việc tiếp cận với hệ thống

giáo dục phổ thông chưa có giải pháp phù hợp với luật giáo dục nhất là khi chuyển

trường, chuyển cấp, và cũng chưa có cách nào giải quyết về việc chăm sóc y tế công

cho trẻ khi có vấn đề về sức khỏe, điều này không những cản trở sự phát triển cơ bản

của nhóm trẻ lai vốn rất thiệt thòi, nó còn gây nhiều khó khăn cho hệ thống quản lý

tại địa phương về những vấn đề gia đình, cư trú, giáo dục và y tế

Những điều trên đây là thách thức to lớn trong tương lai nếu như không được

giải quyết nó không còn là một vấn đề xã hội hay một hiện tượng xã hội đơn thuần

mà còn liên quan đến hậu quả của nó mà nhà nước Việt Nam sẽ khó khăn để đối

diện như việc cư trú bất hợp pháp của một thành phần con lai đáng kể và khi nhóm

trẻ lai trưởng thành đến 18 tuổi có quyền công dân (theo luật quốc tịch Việt Nam)

thì lúc đó vấn đề trình độ học vấn, việc làm như thế nào, và những nhóm người đó bị

tổn thương vì thiếu hệ thống giáo dục, chăm sóc trong điều kiện khiếm khuyết sẽ trở

thành những thành phần nào trong xã hội Việt Nam

4

Trước yêu cầu bách thiết về thực trạng trẻ lai nói chung và tại Hậu Giang như

hiện nay, NCS mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “ Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo

dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt ở khu vực Tây

Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)” .

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng tiếp cận dịch vụ y

tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang sinh sống tại Hậu

Giang cùng mẹ hoặc họ hàng bên ngoại bằng phương pháp tiếp cận xã hội học qua

đó giải thích về hiện tượng xã hội hiện đại phát sinh trong quá trình phát triển và hội

nhập của Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt và

Hàn-Việt, xác định và lý giải một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận giáo

dục và y tế của nhóm trẻ lai này

- So sánh đối chiếu giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng nhằm giải thích cho sự

khác biệt của hai nhóm trẻ này trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.

- Làm rõ những hạn chế trong chính sách y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai,

đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế và giáo

dục đối với nhóm trẻ lai.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y

tế cho trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang.

3.2. Khách thể nghiên cứu

- Nhóm trẻ lai, kể cả trẻ lai được sinh tại Việt Nam hoặc được đưa về từ nước ngoài

nuôi dưỡng chăm sóc bởi người mẹ ruột hoặc người thân họ hàng bên ngoại, hỏi

trực tiếp người chăm sóc trẻ (hay còn gọi là người bảo hộ cho trẻ), gia đình trẻ lai

có độ tuổi của trẻ từ 6 tháng đến 17 tuổi, bao gồm trẻ em trai và gái.

- Nhóm trẻ cộng đồng (là trẻ người địa phương mang quốc tịch Việt Nam, có

ba và mẹ là người Việt Nam) sống trên cùng địa bàn với nhóm trẻ lai, tương

5

đồng về cấp lớp học và độ tuổi cũng từ 6 tháng đến 17 tuổi, bao gồm trẻ em

trai và gái. Nhóm đối chứng này được khảo sát nhằm so sánh sự khác biệt

trong tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế đối với nhóm trẻ lai.

- Những người có liên quan đến việc trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm

sóc y tế như người nhà của trẻ, công an liên quan đến cư trú và cung cấp

thông tin, nhà trường, cán bộ y tế địa phương, cán bộ ấp, cán bộ đoàn thể,

những nhà quản lý địa phương như lãnh đạo xã, phụ trách tư pháp hay công

an cấp xã cấp huyện, và đại điện phía nhà nước Đài Loan tại TPHCM. Nhóm

khách thể nghiên cứu này được phỏng vấn sâu nhằm cung cấp thêm thông tin

đầy đủ, rõ ràng hơn các kết quả định lượng của nghiên cứu.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được chọn là ba đơn vị hành chính thuộc

tỉnh Hậu Giang là TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy, nơi đông đảo trẻ

lai Đài-Việt và Hàn-Việt cư trú.

Về thời gian: Luận án bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 10

năm 2016, trong đó nghiên cứu sinh trực tiếp khảo sát tại thực địa từ tháng 7 đến

tháng 9 năm 2016.

Vấn đề nghiên cứu:

Trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cũng tương đối rộng, luận án chỉ giải

quyết hai điểm chính là tình trạng trẻ lai dưới 6 tuổi được tiêm ngừa và thực trạng

có thẻ BHYT cho trẻ em lai cũng như hình thức sử dụng thẻ BHYT.

Trẻ lai tiếp cận với chính sách giáo dục bằng cách đăng kí nhập học, kết quả

học tập, tình trạng đi học thêm và có được cấp học bạ chính thức hay không, việc

tiếp cận dịch vụ giáo dục chịu sự chi phối bởi quá trình thực hiện chính sách như thế

nào khi thân trạng của trẻ lai rất đặc thù như không có quốc tịch Việt Nam, không

có khai sinh, hộ khẩu để chứng minh là công dân việt nam.

Những vấn đề đặt ra trong luận án được xem là chủ đề mới trong nghiên cứu

về những vấn đề xã hội hiện đại đặc biệt là nghiên cứu về di cư và chính sách liên

quan đến tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho nhóm trẻ em có thân phận khác biệt

thuộc nhóm trẻ không có quốc tịch Việt Nam. Giải thích sự khác biệt đó dưới

phương pháp tiếp cận xã hội học và đưa ra những giải pháp khuyến nghị đối với

6

công tác quản lý nhà nước và những đề xuất nhằm cải thiện chính sách y tế và giáo

dục đối với trẻ em lai nói chung và trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt nói riêng đang sống

trên địa bàn lãnh thổ nước Việt Nam.

4. Phƣơng pháp luận

4.1. Phương pháp luận

Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu NCS đã xây dựng cơ sở lý thuyết, giả

thuyết nghiên cứu, khung lý nghiên cứu dựa trên lý thuyết chức năng và lý thuyết

mạng lưới xã hội và tiếp cận dựa trên quyền trẻ em và hiện tượng xã hội để giải

quyết vấn đề mà đề tài đặt ra

Trẻ em có tất cả quyền con người, tuy nhiên do bởi chưa hoàn thiện về thể chất,

tâm lý yếu ớt, thể trạng chưa phát triển hoàn chỉnh, cũng như việc phát triển tâm

sinh lý chưa đầy đủ nên quyền của trẻ em cần được từ gia đình, công đồng và xã hội

quan tâm, công ước về quyền của trẻ em được quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11

năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực ngày 2 tháng 9 năm 1990 [76], [77], trong đó có

những nội dung cơ bản sau:

Với bốn nội dung nhóm quyền cơ bản là quyền sống còn, quyền được bảo vệ,

quyền được tham gia và quyền được phát triển. Trong đề tài này lựa chọn cách tiếp

cận về quyền của trẻ em dựa trên yếu tố quyền được chăm sóc y tế (thuộc nhóm

quyền được sống còn), và quyền được phát triển trong đó chọn lựa lĩnh vực giáo dục

(chính thống và không chính thống) nhằm giải thích cho xuyên suốt đề tài, lựa chọn

hai quyền này nhằm hướng đến một lợi ích tốt nhất cho trẻ em (dưới 18 tuổi) không

bị phân biệt đối xử. Để thực hiện quyền đó đòi hỏi cả một quy trình của xã hội và

trong đó có tất cả vai trò của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, điều này được

giải thích trong quá trình phân tích số liệu định lượng và dữ liệu định tính nhằm trả

lời cho câu hỏi nghiên cứu liên quan đến cơ hội tiếp cận DVYT và DVGD của

nhóm trẻ lai tại Hậu Giang

Về tiếp cận DVYT đối với nhóm trẻ lai tại Hậu Giang được xem xét dưới tiếp

cận về quyền trẻ em theo công ước quốc tế đã được nhà nước Việt Nam kí kết ở

điều 24 của Công ước có nêu về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và

quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vấn đề đặt ra là trẻ lai cũng phải

được đảm bảo về quyền lợi chăm sóc sức khỏe và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức

7

khỏe cơ bản nhất như tiêm ngừa trong độ tuổi dưới 6 tuổi và được quyền mua thẻ

bảo hiểm y tế (BHYT) tại nơi đang sống như hiện nay ở Hậu Giang

Về tiếp cận giáo dục, cụ thể Điều 28 có đề cập: Các quốc gia thành viên công

nhận quyền của trẻ em được học hành theo từng bước [12]. Khoản a là thi hành giáo

dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và không mất tiền cho tất cả người dân và khuyến

khích các hình thức giáo dục trung học cơ sở, phổ thông, và các dịch vụ này có sẵn

và mở cho mọi trẻ em. Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền của trẻ

em để nghiên cứu, qua sơ lược nội dung về quyền được chăm sóc y tế, quyền được

học hành cơ bản của trẻ để lí giải về một nhóm trẻ bị “bỏ quên” trong quá trình toàn

cầu hoá có một nhóm hay khu vực bị bỏ quên [49]

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận án NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tư liệu sẵn có

mà các học giả đã nghiên cứu trước về hôn nhân xuyên quốc gia và con lai. Phân

tích chính sách giáo dục và chăm sóc y tế đối với trẻ em thông qua văn bản pháp luật

trên đối tượng trẻ lai để nhìn rõ thực trạng cũng như nguyên nhân trẻ lai chưa được tiếp

cận hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế tại Hậu Giang như trẻ cộng đồng khác

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa trên địa bàn tỉnh Hậu

Giang bằng công cụ bảng hỏi người chăm sóc trẻ lai và người chăm sóc trẻ cộng

đồng trên địa bàn TP Vị Thanh, Thị Xã Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy. Lượt qua giai

đoạn triển khai nghiên cứu như sau:

Giai đoạn 1: Tiến hành thực địa 4 tỉnh ĐBSCL vào tháng 11 năm 2015, NCS

gặp trực tiếp sở tư pháp tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang với mục

đích trao đổi về tình hình trẻ lai được đưa về địa phương và đề nghị được hỗ trợ cho

phép thực hiện nghiên cứu trên địa bàn, nhưng chỉ tỉnh An Giang và Hậu Giang là

đồng ý cho thực hiện nghiên cứu và cung cấp số liệu trẻ lai, tuy nhiên tỉnh An Giang

chỉ có 10 trẻ về sống cùng họ hàng nên NCS quyết định chọn địa bàn tỉnh Hậu

Giang để thực hiện nghiên cứu

Giai đoạn 2: Tiến hành tháng 7 và tháng 8 năm 2016, khảo sát bảng câu hỏi và

phỏng vấn sâu bán cấu trúc trên địa bàn TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy, và huyện Vị

Thủy. Chọn lựa ba địa bàn trên dựa theo tiêu chí, 1 thành phố, 1 thị xã và 1 huyện

có nhiều trẻ lai về sống cùng họ hàng bên ngoại, nghiên cứu trên toàn bộ mẫu trẻ lai

có mặt trên địa bàn từ 6 tháng trở lên.

8

Giai đoạn 3: NCS tham gia nghiên cứu đề tài “Dân số và di dân Tây Nam Bộ”

đề tài cấp nhà nước do PGS.TS Lê Thanh Sang, Viện trưởng Viện Phát triển bền

vững Nam bộ làm chủ nhiệm đề tài, giai đoạn này NCS sử dụng các PVS và TLN

của đề tài để bổ sung cho thông tin lấy dữ liệu đợt 2

4.2.1. Mẫu nghiên cứu

Không có số liệu tổng thể về mẫu trẻ lai tại Hậu Giang. Nên việc tính công

thức mẫu theo phương pháp thống kê xác suất là không phù hợp trong nghiên cứu

này, vì thế nghiên cứu sinh dựa trên những thông tin định tính nghiên cứu trước đó

để đề xuất địa bàn nghiên cứu như sau:

Lấy mẫu theo cụm: Hậu Giang bao gồm tám đơn vị hành chính: một Thành

phố, hai Thị Xã và năm Huyện. Nghiên cứu sinh chọn ba đơn vị hành chính cấp

Thành phố, thị xã và huyện để làm địa bàn nghiên cứu: (1) Thành phố Vị Thanh; (2)

Thị xã Ngã Bảy; (3) Huyện Vị Thủy.

Tổng số mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai trên địa bàn TP Vị Thanh, Thị xã

Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy được lấy toàn bộ trong quá trình nghiên cứu thực địa.

Phương thức lấy mẫu tiếp cận cấp Huyện và đề xuất văn bản hỗ trợ xuống xã để tiếp

cận hộ gia đình, việc được tiếp cận mẫu còn tùy thuộc vào địa phương cấp xã cho

phép tiếp cận nhóm đối tượng nghiên cứu trong thời gian nhất định mỗi xã hai đến

ba ngày, và có bao nhiêu hộ gia đình trẻ lai Đài-Việt bà Hàn-Việt đều được lấy mẫu

trong nghiên cứu này.

Số lượng mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai được lấy trong mẫu như đã nêu thì

nhóm mẫu trẻ Việt Nam tại cộng động (nhóm mẫu đối chứng) trong nghiên cứu này

cũng được lấy tương đồng tại cùng địa phương, ví dụ trẻ lai học lớp 1 thì trẻ tại cộng

đồng cũng học lớp 1, mục tiêu muốn so sánh sự tương đồng của trẻ trong quá trình tiếp

cận dịch vụ y tế và giáo dục như thế nào. Riêng trẻ lai dưới 6 tuổi nhóm trẻ Việt Nam

tại cộng đồng sẽ được lấy đối chứng cũng dưới 6 tuổi (có thể hơn kém một hoặc hai

tuổi) nhóm trẻ này dung để so sánh cơ hội tiếp cận các chương trình tiêm ngừa tại địa

phương và việc được cấp thẻ bảo hiểm y tế trên cùng địa bàn như thế nào.

Nghiên cứu lấy toàn thể mẫu dựa trên tiêu chuẩn: 1-1 (1 trẻ lai thì lấy 1 trẻ cộng

đồng có điều kiện tương đồng về cấp lớp học đối với trẻ đang đi học từ lớp 1 trở lên, trẻ

dưới 6 tuổi có thể chọn linh hoạt chênh lệch 1 hoặc 2 tuổi).

9

Lấy tổng số mẫu trên 3 địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu sinh mong đợi là con

số có thể đạt được đến ngưỡng 100 trường hợp. Trường hợp trẻ lai trở về ở xã Vị

Bình là 1 trường hợp, xã Vị Đông là 1 trường hợp và xã Vị Thanh 3 trường hợp)

không được đưa vào mẫu vì điều kiện không cho phép, địa phương có diễn tập nên

không chấp nhận cho tiếp cận lấy dữ liệu, thêm vào đó mẫu quá ít nên NCS quyết

định bỏ 3 địa bàn xã nói trên. Có 3 trường hợp người bảo hộ trẻ lai từ chối trả lời tại

TX Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy, dựa trên nguyên tắt đạo đức nghiên cứu, NCS cũng

đã bỏ 3 mẫu từ chối trả lời này ra khỏi nghiên cứu của mình.

Vậy tổng số mẫu định lượng: 200 mẫu

Mẫu định tính: 40 trường hợp định tính

1 trường hợp lãnh đạo cấp phòng- CA Tỉnh Hậu Giang

1 lãnh đạo VP UBKTVH Đài Bắc tại TPHCM

2 lãnh đạo UBND cấp Huyện/ Thị

3 lãnh đạo phòng tư pháp Huyện/ thị/ TP

3 lãnh đạo UBND xã/ phường/ Thị trấn

3 CB tư pháp xã/phường

2 CB y tế xã, thị trấn

2 CB cấp

8 (lãnh đạo phòng GD, lãnh đạo trường và thầy cô giáo trực tiếp dạy trẻ lai)

15 trường hợp người chăm sóc trẻ lai

4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

4.2.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

Sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để phân tích số liệu định lượng, số liệu được

thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm 130 câu hỏi. Với cấu trúc câu hỏi một chọn lựa

hoặc nhiều chọn lựa phân theo các mục chính (1) Thông tin chung: Người trả lời,

cha/mẹ trẻ lai/ trẻ lai; (2) Tình trạng cư trú của trẻ; (3) Tiếp cận giáo dục; (4) Tiếp

cận y tế và (5) thông tin về hộ gia đình

Biến số độc lập

- Khai sinh nhà nước Việt Nam cấp

- Khai sinh nước ngoài cấp

- Quốc tịch của trẻ

10

- Gia hạn cư trú của trẻ

- Tình trạng có học bạ

- Độ tuổi của trẻ

- Giới tính của trẻ

- Trung bình số năm về ở Hậu Giang

- Tình trạng cư trú của mẹ của trẻ

- Tuổi, giới tính, loại hộ gia đình, mối quan hệ với trẻ gia đình của người

trả lời (trực tiếp nuôi dưỡng trẻ)

- Lựa chọn dịch vụ chăm sóc y tế

- Chi trả cho chăm sóc y tế

- Mạng lưới cung cấp thông tin về giáo dục

- Mạng lưới cung cấp thông tin về y tế

Biến số phụ thuộc

- Tỉ lệ có BHYT cho trẻ theo từng độ tuổi

- Tỉ lệ Tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế

- Chi trả cho tiêm chích ngừa

- Chi trả cho thẻ BHYT

- Chi trả cho chăm sóc y tế

- Sự khác biệt về tiếp cận dịch vụ y tế giữa trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng

- Tỉ lệ đi học của trẻ lai

- Độ tuổi trung bình đi học

- Tỉ lệ có học bạ

- Tỉ lệ trẻ đi học chính quy

- Tỉ lệ đi học thêm

- Tỉ lệ học sinh có giấy khen

- Tỉ lệ tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi

Phân tích thống kê: Sử dụng kỹ thuật phân tích bảng chéo (Crsoss stable)

giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kiểm định T-Test để thấy sự khác biệt giữa

các biến

Lưu ý trong nghiên cứu này mẫu 100 trẻ lai tương đối nhỏ nên NCS bỏ qua

việc phân nhóm theo địa bàn, theo giới tình hay quốc tịch vì tỉ lệ phần trăm quá nhỏ.

Đồng thời cũng không chạy mô hình bởi dung lượng mẫu không đủ lớn và đây cũng

là hạn chế trong phân tích định lượng của đề tài này. Tuy nhiên ưu điểm của phân

11

tích định lượng trong nghiên cứu này được xem là báo cáo đầu tiên về trẻ lai tại Hậu

Giang (tỉnh tiêu biểu), để có thể giải thích cho việc xuất hiện một nhóm trẻ lai tại

địa phương như là một hiện tượng xã hội hiện đại mà nghiên cứu xã hội học cần

quan tâm làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến vấn đề gia đình-

trẻ em, dân số và di dân, hay nghiên cứu các thể chế pháp lý.

4.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu định tính

Sử dụng phần mềm Anvivo 7 để phân tích các tổ hợp dữ liệu định tính từ 40

cuộc phỏng vấn sâu tại cộng đồng, các cuộc phỏng vấn bán cơ cấu được mã hóa

theo phương thức phân tầng như sau:

Trong phân tích tiếp cận dịch vụ y tế

Thực trạng về tiếp cận dịch vụ y tế

Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ

Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi

Tiêm phòng cho trẻ em dưới 6 tuổi

BHYT học đường

Quan niệm về việc tham gia BHYT cho trẻ

So sánh việc sử dụng dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng

Nguyện vọng về tiếp cận dịch vụ y tế cho nhóm trẻ lai

Trong phân tích tiếp cận giáo dục

Đặc điểm hôn nhân của cha/mẹ của trẻ lai

Mô tả thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ lai

Hồ sơ nhập học

Chuyển cấp

Cơ hội đến trường

Kết quả học tập

So sánh giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng về cơ hội tiếp cận

giáo dục

Quá trình tham gia học tập của trẻ

Nguyện vọng về giáo dục của người nuôi trẻ đối với việc học hành của

trẻ lai

Mạng lưới xã hội trong lĩnh vực giáo dục

Đề xuất từ cán bộ, các nhà quản lý của địa phương có trẻ lai sinh sống

về vấn đề chính sách có liên quan

12

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Nghiên cứu các cuộc hôn nhân của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan hay

Hàn Quốc không nhiều, chủ yếu xem xét về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

của việc kết hôn xuyên quốc gia này. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở

việc đưa ra những hệ lụy của hôn nhân này như tình trạng li hôn, vấn đề chăm sóc

và hòa nhập của trẻ em (con lai) mới chỉ được đề cập dưới dạng nêu vấn đề. Việc đi

sâu vào nghiên cứu thực trạng đời sống của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Việt

Nam cụ thể là tại tỉnh Hậu Giang chưa có đề tài nghiên cứu nào trong nước và nước

ngoài được thực hiện và công bố (cho tới thời điểm này)

Bằng cách tiếp cận thực địa, với nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân Đài-

Việt, NCS đã sử dụng tất cả những kiến thức, kinh nghiệm đã được học tiếp cận

nhóm đối tượng chăm sóc trẻ lai tại địa phương bằng bảng câu hỏi và những cuộc

PVS được trao đổi hết sức thoải mái và trên tinh thần tự nguyện

Nghiên cứu này đã mang lại sự hiểu biết tương đối về vấn đề xã hội mới hình

thành trong thời hiện đại: sự tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ được

sinh ra bởi mẹ là người Việt Nam và bố là người Đài Loan hay Hàn Quốc, những

đứa trẻ này được nuôi dưỡng ở tại Hậu Giang như là một hiện tượng xã hội, và dự

báo cho xu hướng này còn có thể tiếp tục gia tăng trong những năm tới

Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục và y tế) đối với trẻ lai gặp

những trở ngại nhất định về mặt luật pháp và chính sách của nước Việt Nam. Bằng

việc khảo sát, mô tả và phân tích hiện tượng xã hội mới mẻ này, luận án góp phần

bổ sung một khía cạnh hiểu biết mới vào nguồn tri thức về hậu quả của các cuộc hôn

nhân xuyên quốc gia tại khu vực TNB như hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án vận dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết chức năng cấu trúc,

lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp tiếp cận về quyền trẻ em nhằm giải

quyết những vấn đề được đặt ra trong luận án. Trong nghiên cứu này, NCS cũng đã

tiến hành thực hiện việc thao tác hóa các khái niệm như: “trẻ lai”, „trẻ cộng đồng”,

„tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục” của trẻ em. Đề tài cung cấp kết quả ban đầu làm

cơ sở cho những nghiên cứu quy mô lớn hơn về chủ đề này cho các chuyên ngành

nghiên cứu khác như Nhân học, Luật học, Công tác xã hội, Gia đình.

13

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập Việt Nam cũng không đứng ngoài

cuộc xu hướng này, và khi tham gia thì luôn có những rủi ro, những thuận lợi,

những khó khăn nhất định không những đối với quốc gia, gia đình và các cá nhân bị

bỏ qua trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, những nhóm người không

hoặc chưa được công nhận trong hệ thống luật pháp, chính sách của một quốc gia.

Xác định những yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của

nhóm trẻ lai để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng bất bình

đẳng về cơ hội đối với nhóm trẻ lai tại Hậu Giang trong tiếp cận DVYT và DVGD,

đồng thời đề tài này cũng là nghiên cứu đầu tiên đưa ra những minh chứng thuyết

phục nhất cho các nhà làm chính sách. Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu và bằng

chứng cho các nhà quản lý, và hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát và cụ thể

hơn về phúc lợi cho trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân Đài -Việt và Hàn-Việt hiện

đang có mặt ở khu vực Tây Nam Bộ

Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho việc xác định mới một vấn đề xã hội phát

sinh trong quá trình vận hành và thay đổi chính sách cũng như quá trình TCH trong

di cư đã để lại những hậu quả như thế nào đối với xã hội làm bằng chứng cho các

nguyên cứu khoa học tiếp theo

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận của luận án, kết cấu luận án được chia thành

bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nội dung chính của chương 1 tập trung vào việc tổng quan tình hình nghiên cứu

có liên quan đến di cư hôn nhân xuyên quốc gia, hệ thống lại những phát hiện về nghiên

cứu hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt được xem như một hiện tượng xã hội nhằm giúp

NCS xác định được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và hướng đến một phương

pháp nghiên cứu xã hội học phù hợp nhất.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Nội dung chương 2 tập trung trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài,

làm rõ những khái niệm chủ chốt của đề tài, lựa chọn lý thuyết xã hội học phù hợp

được vận dụng trong nghiên cứu, phân tích sơ lược yếu tố chính sách y tế và giáo

14

dục đối với trẻ em. Ở chương 2 cũng đề cập đến địa bàn và mẫu nghiên cứu được

mô tả cách cụ thể.

Chương 3: Tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ lai qua kết quả khảo sát tại Hậu Giang

Nội dung chương 3 mô tả sơ lược thân trạng trẻ lai tại Hậu Giang, phần chính

của nội dung này làm nổi bậc thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai đồng

thời phân tích những tác động liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ này.

Việc so sánh bằng cách phân tích giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng tại địa

phương cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ trong tiếp cận dịch vụ y tế.

Nội dung này quan trọng bởi nó là cơ sở thực tiễn để xem xét những quy

định chính sách về y tế cho trẻ lai tại địa bàn khảo sát.

Chương 4: Tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai qua kết quả khảo

sát tại Hậu Giang

Tập trung đánh giá thực trạng và nhận diện những yếu tố tác động đến tiếp

cận giáo dục cho nhóm trẻ lai tại cộng đồng. Chương này cũng tập trung phân tích

sự khác biệt giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng trong tiếp cận dịch vụ y tế nhằm

cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xem xét các quy định chính sách giáo dục cho trẻ

lai tại Hậu Giang.

15

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang được nuôi dưỡng tại Việt Nam hiện nay

được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông và báo chí khá thường xuyên vì rất

nhiều những trường hợp đươc mẹ đưa về hoặc trẻ được sinh tại Việt Nam nhưng

không thể làm khai sinh, quốc tịch để đi học và tiếp cận các dịch vụ y tế công tại địa

phương. Nhóm trẻ lai này xuất hiện tại các tỉnh thuộc TNB trong những năm sau

khi phong trào phụ nữ lấy chồng Đài loan và Hàn Quốc. Thực trạng đời sống trẻ lai

tại TNB trở thành một nhóm thiểu số, và có gặp nhiều trở ngại trong quá trình hội

nhập với xã hội tuy nhiên để xem xét được những vấn đề liên quan đến trẻ lai thì

trước tiên cần tìm hiểu về làn sống kết hôn xuyên quốc gia của phụ nữ Việt Nam, cụ

thể là phụ nữ thuộc các tỉnh TNB. Từ những cuộc hôn nhân chóng vánh và dần đi

đến kết quả ly hôn, hay hôn nhân gặp rủi ro… và những đứa trẻ trở thành nhóm trẻ

được đưa về đất nước Việt Nam như một kiểu “nhập cư” của một nhóm trẻ đặc biệt

1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hôn nhân xuyên quốc gia-

liên quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt

Theo Yang và Mellody Chia – Wen Lu (2007), tác giả đã hệ thống lại tình

trạng kết hôn xuyên quốc gia của bốn đất nước chính là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài

Loan, Hàn Quốc, và Hồng Kong có tỉ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài không ngừng

gia tăng [124], việc kết hôn xuyên quốc gia mà nhiều tác giả trong tác phẩm này

xem đó là một hiện tượng xã hội hay là một vấn đề xã hội, đồng thời trong nội dung

cũng có đề cập đến hiện tượng li hôn trong loại hình hôn nhân này ở các quốc gia

nói trên và tình trạng li hôn đó đáng ghi nhận bởi nó cũng phát triển theo tỉ lệ kết

hôn có yếu tố nước ngoài [108], vấn đề này là một xu hướng phát triển tự nhiên của

TCH, mà trong đó một số tác giả gọi là “hiện tượng nữ hóa di cư” [92]. Cũng theo

Yang và Mellody Chia – Wen Lu (2007), dù tác phẩm được xuất bản vào năm 2007,

với nội dung chính được nêu cho thấy hầu hết xem việc kết hôn là một hiện tượng

xã hội và người ta chỉ nghiên cứu về hiện tượng kết hôn, nói một chút về vấn đề li

hôn, không thấy tác giả nói đến hậu quả của việc li hôn và đặc biệt những vấn đề có

liên quan đến trẻ lai của các quốc gia, điều đó cho thấy việc nghiên cứu sinh tiếp tục

nghiên cứu về trẻ lai đang sống tại Việt Nam là hết sức kịp thời và cần thiết trong

bối cảnh phát triển hiện nay.

16

Đài Loan và Hàn Quốc là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn Việt

Nam, qua việc so sánh con số thu nhập bình quân trên đầu người của các nước trong

khu vực cho thấy Đài Loan và Hàn Quốc cách xa Việt Nam và họ chỉ đứng sau

Singapore (xem biểu đồ 1.1). Điều này cũng lí giải cho làn sóng di dân từ các nước

có thu nhập đầu người thấp hơn di chuyển đến các quốc gia có thu nhập bình quân

trên đầu người cao hơn là có thể lí giải bởi yếu tố việc làm, yếu tố kinh tế được xem

như là chọn lựa chiến lược cho cuộc sống của người di cư bằng con đường hôn

nhân, việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc và Đài Loan cũng

cho thấy dưới bối cảnh TCH việc dịch chuyển, di cư có định hướng rõ rệt, có mục

tiêu kinh tế rõ ràng đó là tình trạng di cư rất mạnh mẽ của những phụ nữ trẻ, đẹp và

có những đặc điểm yếu thế như trình độ văn hóa thấp, không có nghề nghiệp ổn

định, xuất thân từ các vùng nông thôn đặc biệt ở các tỉnh thuộc TNB với mục đích

muốn thay đổi đời một cách nhanh chóng bằng nhiều lý do khác nhau nhưng tập

trung vào lý do kinh tế, tìm kiếm công ăn việc làm, muốn giúp gia đình dài lâu,

muốn thoát khỏi những hoàn cảnh trước mắt là lập gia đình với đàn ông Việt Nam

rồi trở nên thất bại trong hôn nhân như những người mẹ, người chị của họ [2], [32],

[37], [58], [85]

Biểu đồ 1.1: Thu nhập bình quân trên đầu người giữa các quốc gia Châu Á năm 2008

Nguồn: Duong, 2009

Những nghiên cứu về hôn nhân xuyên quốc gia giữa Đài Loan-Việt Nam,

Hàn Quốc – Việt Nam đều xác định rằng kiểu hôn nhân này là một hiện tượng phổ

17

biến [6], [34], [69], [70], [58], [83] từ thực trạng di dân thông qua con đường hôn

nhân xuyên quốc gia đã dần hình thành nên một hiện tượng xã hội hiện đại, những

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra những kết luận tác động từ những cuộc

hôn nhân đó là những vấn đề thích ứng xã hội với các cô dâu [34], [38] dẫn đến vấn đề

chuyển đổi cơ cấu gia đình ở các quốc gia đi và đến [99], [106]. Vấn đề xung đột trong

hôn nhân vội vàng chóng vánh hoặc câu chuyện bi kịch dẫn đến li thân, li hôn [35],

[36], [62], [29], [128], [131] thì câu chuyện đặt ra đối với những nhà nghiên cứu là sự

tác động đến cá nhân, gia đình và cộng đồng của dạng hôn nhân này hiện nay đang như

thế nào, có những bất cập gì hay có những rủi ro gì tác động đến các nhân trẻ lai [35],

[37], [96] cần được nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn mang tính khoa học

Theo những tác giả nghiên cứu trong nước về hôn nhân xuyên quốc gia, có

nhiều quan điểm phê phán và ủng hộ kiểu hôn nhân xuyên quốc này, biểu hiện của

những quan điểm phê phán đa số tập trung ở giai đoạn đầu của làn sóng kết hôn

những năm trước 2000 [18], [137]. Những kết quả nghiên cứu đánh giá với qui mô

mẫu lớn như của Phan An và cộng sự (2001), hay của Trần Thị Kim Xuyến (2005)

thì cho rằng hôn nhân xuyên quốc gia có những đóng góp về kinh tế cho hộ gia

đình, giải quyết việc làm và tác động tích cực đến đời sống xã hội góp phần xóa

nghèo ở địa phương, và không riêng gì hai tác giả trên còn có nhiều tác giả xem

kiểu hôn nhân xuyên quốc gia này là một thực tại khách quan hiện nay [34], [58],

[62], [101] [102], [106]

1.1.1. Nguyên nhân và thực trạng kết hôn xuyên quốc gia

Dưới bối cảnh TCH việc hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội ngày càng

được mở rộng, làn sóng kết hôn xuyên quốc gia đã bắt đầu và tăng nhanh, tính đến

năm 2016 số liệu từ VPKTVH Đài Bắc Tại TPHCM cung cấp với 133,023 trường

hợp phụ nữ Việt Nam phỏng vấn kết hôn thành công với người Đài Loan [61],[74],

[84], và hơn 40,000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc [24],[43]. Điều này cho

thấy một xu hướng tất yếu đã xảy ra từ sau Đổi Mới, nhà nước Việt Nam mở cửa

thu hút đầu tư nước ngoài, Đài Loan và Hàn Quốc là những quốc gia đầu tiên đã

đến đầu tư về kinh tế tại Việt Nam. Hầu hết những nghiên cứu về TCH được xem

xét dưới góc kinh tế nhiều hơn, một số quan điểm chính trị lo lắng mức độ phụ

thuộc các nước lớn về kinh tế và chính trị

18

Những diễn đàn khoa học cũng chỉ mô tả bức tranh chung về hôn nhân

xuyên quốc gia như một hiện tượng xã hội, hội thảo gần đây ở Nhật Bản, Social

Changes through Cross-border Marriage Migration in East and Southeast Asia của

Đại học Kyoto với 9 bài tham luận của 9 tác giả ở nhiều nước như Nhật, Trung

Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam, nội dung tập trung vào việc kết hôn, đời

sống hôn nhân, những tác động của hôn nhân, chính sách hôn nhân xuyên quốc gia,

và một vài luận điểm về con cái. Tuy nhiên vẫn không thấy đề cập đến vấn đề pháp

lí của trẻ lai, những tác động về mặt xã hội sau li hôn xuyên quốc gia đến đời sống

con lai, những cơ hội tiếp cận dịch vụ cơ bản như được giáo dục, học tập, và chăm

sóc y tế, quyền của trẻ lai chưa thấy đề cập trong diễn đàn cách thấu đáo. Điều này

cho thấy chưa có nhiều học giả tiếp cận vấn đề con lai Đài-Việt, Hàn-Việt trong

nước cũng như nước ngoài và đặc biệt đối với tình trạng trẻ lai đang được nuôi

dưỡng và chăm sóc bởi họ hàng bên ngoại tại Việt Nam thì số liệu cũng như nghiên

cứu về nhóm trẻ này chưa được đề cặp đến dưới quan điểm tiếp cận khoa học pháp

lý hoặc khoa học xã hội [100].

1.1.2. Hôn nhân xuyên quốc gia được ghi nhận như một hiện tượng xã hội

Trong bối cảnh hiện đại, trong đó việc kết hôn giữa nam và nữ ở hai quốc gia

khác nhau dần trở nên dễ dàng hơn bởi chính sách di cư cởi mở sau những năm

1990, và dần hình thành một xu hướng lấy chồng nước ngoài bởi sự phù hợp về văn

hóa lối sống, nhu cầu về thay đổi đời sống, hay điều kiện sống, và mạng lưới xã hội

ngày rộng hơn trong đó có việc hình thành những trung tâm môi giới hôn nhân

trong dịch vụ kết hôn xuyên quốc và dù trong kiểu môi giới hôn nhân này không

được cho phép đối với luật pháp của nước Việt Nam nhưng vẫn tồn tại ngầm trong

xã hội, bên cạnh đó những người đi lấy chồng nước ngoài trước đó cũng quay về để

mai mối cho người thân, bạn bè hay hàng xóm quen biết, và cũng chính mạng lưới

môi giới này cũng dần được mở rộng ra ở các tỉnh thuộc TNB từ nông thôn đến

thành thị, làm tăng tỉ lệ kết hôn kiểu này một cách nhanh và đồng thời nó cũng để

lại những hậu quả nhất định như li hôn, hôn nhân thất bại quay về liên quan đến sự

tổn thương về vật chất, tinh thần và tạo nên sự khó khăn cho chính quyền địa

phương trong việc giải quyết vấn đề hộ khẩu, hộ tịch và câu chuyện trẻ lai về sống

tại cộng đồng.

19

Theo Nguyễn Hữu Minh (2011) đã giới thiệu một số nhà nghiên cứu chủ đề

hôn nhân xuyên quốc gia thông qua bài viết “Một số cách tiếp cận nghiên cứu về

hôn nhân” trong đó ông giới thiệu một số học giả nước ngoài như Beck, S. Gary

(1974) với tác phẩm Economics of the family: Marriage, Children and Human

Capital (Kinh tế hộ gia đình: Hôn nhân, Trẻ em và vốn con người) đã phân tích vấn

đề hôn nhân theo quan điểm kinh tế học dựa trên lợi ích cả hai phía khi kết hôn, hôn

nhân luôn có sự lựa chọn gắn với lợi ích kinh tế và tình cảm [51]. Dixon, Ruth

(1971) với tác phẩm Explaining Cross – cultural Variation in Age at Marriage and

Proportions never Marrying (Giải thích về sự biến đổi văn hóa đa dạng về tuổi kết

hôn và chưa bao giờ kết hôn) đưa ra những yếu tố tác động lên khuôn mẫu của hôn

nhân trong đó có chỉ ra mối quan hệ giữa những người thân liên quan đến vấn đề

hôn nhân trong bối cảnh xã hội thay đổi nhanh chóng trong thời hiện đại: (1) Khả

năng lựa chọn bạn đời, (2) Tính khả thi, (3) Sự mong muốn về hôn nhân của cá

nhân. Khả năng lựa chọn bạn đời được quyết định bởi sự cân bằng giới tính và độ

tuổi kết hôn, tính khả thi chủ yếu sẽ gắn liền với điều kiện kinh tế và xã hội và vấn

đề kinh tế và sự mong muốn về hôn nhân là do yếu tố áp lực của xã hội [51]. Sử

dụng tiếp cận kinh tế như dùng lý thuyết lực đẩy, lực kéo để giải thích hiện tượng

kết hôn xuyên quốc gia được các nhà nghiên cứu về xã hội học áp dụng nhiều trong

từ những năm 2004 đến nay [70], [110]

Xem hôn nhân là thị trường hay còn gọi “thị trường hôn nhân”, theo Hoàng

Bá Thịnh (2008) thì thị trường hôn nhân có yếu tố nước ngoài cụ thể hôn nhân Hàn-

Việt có tác động mạnh mẽ bởi lý do kinh tế, sự thay đổi nhanh chóng của xã hội

trong bối cảnh HĐH và TCH thì xã hội Hàn Quốc có nhiều phụ nữ không chọn lựa

lấy chồng quá sớm và nhu cầu có vợ của đàn ông Hàn Quốc cao nên tình trạng lựa

chọn kết hôn với các phụ nữ ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Philipin, Việt

Nam là tất yếu [69], [70].

Nghiên cứu Wang và Chang (2002) với bài viết Thương mại hóa trong hôn

nhân quốc tế (Commodification of international mariage) cho rằng hôn nhân quốc

tế được nghiên cứu dưới quan điểm kinh tế, có sự tương đồng giữa Đài Loan và

Nhật Bản về vấn đề kết hôn xuyên quốc gia, bài viết trình bày từ những năm 1970

nước Nhật đã có hiện tượng kết hôn có yếu tố nước ngoài, và tỉ lệ tăng lên theo thời

20

gian: năm 1970 với 2,108 trường hợp, những năm 1980 tăng lên 4,386 trường hợp

và đến năm 1990 con số tăng đến 20,226 trường hợp, và đa số những người di cư là

từ các quốc gia Philipin, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và các nước thuộc Đông

Nam Á. Tác giả cho rằng ở Đài Loan trong những năm gần đây cũng có hiện tượng

tương tự Nhật Bản [122]

Emiko Ochiai trong đề tài Nghịch lí hôn nhân Đông Á, chỉ rõ người Nhật đã

kết hôn với người nước ngoài từ những năm 1980, Hàn Quốc và Đài Loan cũng bắt

đầu kết hôn với người nước ngoài từ những năm 1990 [56], cũng theo Emiko, Nhật

Bản là quốc gia khởi xướng cho trào lưu kết hôn với người nước ngoài, sau đó đến

Đài Loan và Hàn Quốc, và hiện nay tỉ lệ kết hôn với người nước ngoài ở hai quốc

gia Đài Loan và Hàn Quốc cao hơn cả Nhật: Tại Hàn Quốc và Đài Loan, con số các

cuộc kết hôn với người nước ngoài đã bắt đầu gia tăng trong thập niên 1990, tuy có

chậm hơn đôi chút nhưng chẳng mấy chốc đã vượt qua Nhật Bản. Năm 2008, tỉ lệ

các cuộc kết hôn với người nước ngoài ở Nhật Bản là 5,1%, ở Hàn Quốc là 11% và

ở Đài Loan là 12,2% (NIPSSP, 2010; Yamaji, 2010; Ito, 2010). Năm 2003, cứ ba

cuộc kết hôn ở Đài Loan có một là kết hôn xuyên quốc gia (bao gồm cả kết hôn

giữa người Đài Loan với người Trung Quốc lục địa). 28% cô dâu tại Đài Loan năm

2003 không phải là người Đài Loan [56]

Những nghiên cứu trên những phát hiện đưa ra chủ yếu đề cập đến yếu tố

kinh tế tác động đến hôn nhân và điều đó đã được nghiên cứu nhiều và nghiêm túc,

việc thế giới mở cửa, di dân qua con đường kết hôn cũng được đề cập nhiều trong

các nghiên cứu đặc biệt ở khu vực châu Á, việc di cư này cũng là xu hướng tất yếu

trong bối cảnh TCH bởi vì con người có nhiều chọn lựa hơn để thoát khỏi sự giới hạn

về kinh tế bằng con đường hôn nhân với người nước ngoài khi thủ tục ngày càng cởi

mở hơn khi ranh giới giữa các quốc gia ngày càng mỏng hơn bởi yếu tố TCH.

Với lực đẩy và lực kéo trong nghiên cứu hôn nhân xuyên quốc gia cũng được

làm rõ như sau: Lựa chọn giới tính khi sinh ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Đài

Loan và Hàn Quốc với quan điểm truyền thống cũ, tư tưởng trọng nam khinh nữ với

một giai đoạn lâu dài, những quốc gia này đã bắt đầu thiếu nữ giới để kết hôn, đồng

thời cũng vì trọng nam nên gia đình nông thôn luôn có nam giới ở lại để nuôi cha,

mẹ, và khi phong trào bình đẳng giới ở những quốc gia này tăng cao, phụ nữ đi làm,

21

có trình độ học vấn cao hơn, có chọn lựa người chồng cao hơn thì nam giới ở những

nước này buộc phải tìm vợ ở những quốc gia kém phát triển hơn như Trung Quốc,

Philippin, Malaysia, Campuchia và Việt Nam [2], [6], [18], [35], [85], lý giải việc

chọn lựa phụ nữ kết hôn từ người đàn ông Đài Loan hay Hàn Quốc dựa trên những

tương đồng về văn hóa khổng tử, thờ cúng tổ tiên, phụ nữ Việt Nam hiếu thảo có

thể giúp đàn ông nuôi cha, mẹ già [94], [96], [110], phụ nữ Việt Nam được cho là

đẹp, không có mùi hôi cơ thể… nên xu hướng lấy vợ Việt Nam dần cao hơn các

quốc gia khác theo từng năm ở Đài Loan và Hàn Quốc.

1.1.3. Những rủi ro trong hôn nhân xuyên quốc gia

Nguyễn Nữ Nguyệt Anh (2010) trong bài viết Life of Vietnamese brides in

Korea (Đời sống của các cô dâu Việt Nam trên đất nước Hàn Quốc) tác giả sử

dụng phương pháp nghiên cứu định tỉnh, phỏng vấn sâu các cô dâu lấy chồng Hàn

quốc và đang sống tại Hàn Quốc, đồng thời cũng tác giả sử dụng phương pháp thảo

luận nhóm và quan sát cuộc sống của cộng đồng cô dâu Việt Nam tại các trung tâm

học tập dành cho cô dâu, nghiên cứu cho thấy nguyên nhân lấy chồng của các cô gái

chung quy cũng vì tiền và công việc làm, nhưng vì rào cản về ngôn ngữ, và việc tụ

tập lại với cộng đồng người Việt Nam luôn bị gia đình chồng và chồng hạn chế, và

trong đó tác giả đã diễn tả về nỗi buồn, cô đơn của các cô dâu khi sống cùng với gia

đình chồng… việc bị bạo hành gia đình, việc phải sống lệ thuộc và tuân thủ qui định

của người chồng và gia đình chồng cũng là lý do chính dẫn đến tình trạng đổ vỡ hôn

nhân của họ [109], cũng trong nghiên cứu này tác giả có đề cập cùng quan điểm với

tác giả Trần Thị Kim Xuyến (2005) cho rằng sau khi hôn nhân thất bại với người

chồng Đài Loan và Hàn Quốc các dâu khi chưa có thẻ cư trú, họ buộc phải về lại

Việt Nam, chính họ khó có cơ hội sống tại địa phương và họ di chuyển đến các

thành phố lớn hơn như TP.HCM, Cần Thơ…để tìm kiếm cơ hội khác [85].

Hôn nhân xuyên quốc gia nhìn theo quan điểm chính sách quốc gia, theo

Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (2009), tại Việt Nam hiện tượng phụ nữ

Việt Nam lấy chồng nước ngoài đã tồn tại từ lâu, những cuộc hôn nhân bắt nguồn từ

lí do chính trị như việc công chúa Ngọc Hân lấy chồng và Chiêm Thành, cho đến

thời Pháp thuộc, những cuộc hôn nhân giữ người Phụ nữ Việt Nam và đàn ông Pháp

cũng đã tồn tại bởi nhiều nguyên nhân từ những năm cuối thế kỷ thứ 19 đầu thể kỷ

22

thứ 20. Những năm 70 thì có hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Mỹ, Hàn Quốc

trong thời chiến tranh chống Mỹ cho đến sau này những năm 80 đến 90 giai đoạn

nhận được hậu thuẫn của đất nước Xô Viết tại đất nước Việt Nam lại có thêm một

kiểu hôn nhân nữa là hôn nhân Việt – Xô, với hình thức lao động hợp tác, thông qua

con đường du học và tác giả đã gọi đó là những cuộc hôn nhân mang tính ngoại

giao nhân dân, tác giả cũng đã nhận định: Hình thức ngoại giao nhân dân mà quốc

gia nào, thời đại nào cũng cần phát huy, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập toàn cầu

(Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh trích lại từ Trịnh Kim Ngọc, trang 184)

[50], tuy nhiên nghiên cứu này không tiếp tục làm rõ những kết quả từ các cuộc hôn

nhân xuyên quốc gia ấy có đặc điểm gì sau này và con cái họ được hưởng lợi và sống

trong một quốc gia như thế nào, và trong bối cảnh TCH, bức tranh về di dân quốc tế trở

nên đa dạng do những biến đổi nhanh và rộng về kinh tế, chính trị và xã hội

Thống kê từ phía Hàn Quốc từ năm 2001 đến năm 2006 có đến 20.0428

trường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và nam giới Hàn Quốc và tình trạng kết

hôn này cũng gia tăng trong năm 2007 và 2008 và cũng được ghi nhận chưa giảm

[91], [93], [95], [97]. Cũng theo tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc do Nguyễn Hữu Minh

và Trần Thị Vân Anh (2009) đã ghi: Hôn nhân không vì tình yêu mà vì nhiều mục

đích tăng cường nguồn nhân lực, mục đích kinh tế, để có cớ sang nước ngoài, để

vượt nghèo hay đổi đời hoặc mục đích hợp pháp hoá cư trú, cũng có thể vị lừa gạt

dẫn đến hôn nhân ép buộc… khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Trên thực tế

cho thấy không chỉ đến giai đoạn mở cửa mới có kiểu hôn nhân này mà từ trước đó

ở Việt Nam cũng có kiểu hôn nhân như các cuộc hôn nhân lấy Việt Kiều ở Mỹ, hay

các quốc gia phát triển khác nhưng có lẽ bởi bối cảnh hiện đại mà hôn nhân Đài-

Việt và Hàn-Việt. Mạng lưới xã hội [18], phi chính thức dần dần hình thành và mở

rộng trên qui mô lớn, kiểu môi giới hôn nhân được hình thành từ các xã hội phong

kiến trước đây, trong đó hôn nhân qua mai mối là câu chuyện đã có ở các nước châu

Á từ rất lâu, nhưng mai mối ở đây là công khai minh bạch, không phải là việc lén

lút. Tình trạng hoạt động của các trung tâm môi giới hôn nhân không được xem là

hợp pháp đối với luật pháp Việt Nam, vì thế dễ dẫn đến tình trạng lén lút và những

hậu quả như tổ chức tuyển vợ cho người Đài Loan và Hàn Quốc trở nên xấu xí và

hạ thấp nhân phẩm của người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng,

chẳng hạn: các cô gái có nhu cầu lấy chồng Đài Loan hoặc Hàn Quốc, phải cởi đồ

23

và đi qua lại cho đàn ông xem và “chọn hàng”, sự tủi nhục này chưa được các nhà

nghiên cứu phân tích sâu [94], [137], một số trường hợp cô dâu thất bại trở về cũng

thừa nhận việc lựa chọn khiến cho họ cảm thấy không có giá trị

Hiện tượng xã hội được xem có liên quan đến con số lấy chồng nước ngoài tại

Việt Nam. Số liệu phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến năm 2016

được cung cấp bởi Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (VPKTVH) tại TP.HCM và

nghiên cứu trước của tác giả Do và cộng sự (2003), có 133,032 phụ nữ lấy chồng Đài

Loan đa số là phụ nữ thuộc các tỉnh phía Nam cụ thể là tại ĐBSCL. Số liệu từng năm

(biểu đồ 1.2) cho thấy những năm 1999 đến năm 2003 đột ngột tăng cao có năm con số

lên đến gần 14 ngàn cô gái lấy chồng Đài Loan, con số lấy chồng bắt đầu giảm từ năm

2004 cho đến năm 2016. Thời gian về sau số liệu cho thấy con số kết hôn với nam giới

Đài Loan của các cô gái Việt Nam có giảm nhưng vẫn còn khá nhiều cô gái Việt Nam

lấy chồng mỗi năm, điều này cho thấy đây vẫn là xu hướng kết hôn và di cư sang Đài

Loan vẫn đang tồn tại như một hiện tượng xã hội mà thời điểm bắt đầu được tính từ

những năm 90 (thời kỳ mở cửa) của đất nước [2], [94], [119]

Biểu đồ 1.2: Số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995- 2016

Nguồn: Bảng biểu được thành lập do kết hợp dữ liệu từ VPKTVH Đài Bắc 2017 và nghiên cứu của

Đỗ Thị Như Tâm và cộng sự (2003)

Hôn nhân Việt – Hàn được biết đến như một làn sóng kết hôn có yếu tố nước

ngoài hay còn gọi là hôn nhân xuyên quốc gia. Kiểu hôn nhân có điều kiện của cả

hai phía, tương tự như hôn nhân của Việt –Đài, người phụ nữ Việt Nam cũng muốn

thoát khỏi cái nghèo về kinh tế, thiếu việc làm vì không có tay nghề và trình độ văn

24

hóa thấp, nhưng giá trị người phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc là tuổi trẻ, sức khỏe và

nhan sắc, theo Hoàng Bá Thịnh tổng hợp các bài báo cho đến năm 2006 về kết hôn

có yếu tố nước ngoài giải thích về dư luận xã hội theo xu hướng tích cực: Xu hướng

lấy chồng Hàn Quốc tăng lên (trẻ hóa cô dâu). Hàn Quốc phải cảm ơn Việt Nam đã

cho chúng tôi những cô dâu ngoan và tuyệt vời (Hoàng Bá Thịnh trích dẫn từ báo

tuổi trẻ, 2006).

1.1.4. Giải pháp ly hôn xuyên quốc gia và những vấn đề đặt ra

Song hành với xu hướng kết hôn xuyên quốc gia, li hôn cũng tăng theo tỉ lệ

kết hôn. Có nhiều quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước và các nhà nghiên cứu

về kiểu hôn nhân này, trong đó có không ít các quan điểm ủng hộ và phản đối [1],

[34], [69], và để thừa nhận hôn nhân xuyên quốc gia là một thực tại khách quan

hiện nay là cả quá trình vận động và phát triển, cuối cùng thì nhà nước và xã hội

cũng xem đây không phải là điều “xấu” và thừa nhận hiện tượng này dần trở nên

phổ biến trong xã hội và cần nhìn nhận, đánh giá những tác động tích cực của hiện

tượng này cũng như tiêu cực để có những giải pháp can thiệp phù hợp [2], [34],

[35], [85], [94], [136]. Cho nên đối với vấn đề còn tương đối mới mẻ là sau làn

sóng kết hôn thì hiện tượng li hôn ở kiểu kết hôn này dần dần manh nha và ngày

nhiều hơn [58], [96], [128], việc nghiên cứu tiếp những hệ lụy của hôn nhân xuyên

quốc gia là một nhu cầu cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn bởi việc nhận diện rõ bức

tranh li hôn xuyên quốc gia là trách nhiệm và nhiệm vụ của những người làm

nghiên cứu xã hội học, kết quả nghiên cứu được kỳ vọng nhằm cung cấp thông tin

và minh chứng khoa học cho việc hoạch định những chính sách phù hợp với sự vận

động và phát triển của xã hội Việt Nam và các quốc gia có liên quan.

Theo Duong (2009) sử dụng quan điểm của Patrick C. McKenry và Sharon

J. Price đã nghiên cứu về gia đình và mô tả những vấn đề gia đình qua lý thuyết

Family Stress Theory [112], cũng đã sử dụng lí thuyết này trong luận văn thạc sĩ

năm 2009 với đề tài Nghiên cứu về đổ vỡ hôn nhân xuyên quốc gia, nghiên cứu

trường hợp các cặp vợ chồng Đài – Việt [96], kết quả cho thấy, những cuộc hôn

nhân chóng vánh được thiết lập hầu hết qua mai mối tại Việt Nam giữa các cô dâu

Việt và người chồng Đài Loan đã đi đến đổ vỡ bởi tình trạng căng thẳng không giải

quyết được bởi nhiều yếu tố: xung đột về văn hóa, rào cản về ngôn ngữ, sự không

25

quan tâm gia đình họ vợ, và đặc biệt là vấn đề lợi ích liên quan đến tài chính và

những xung đột đó được tác giả miêu tả là những nguyên nhân chính dẫn đến tình

trạng căng thẳng tận cùng của những cuộc hôn nhân trong nghiên cứu, và đã có

những giải quyết nhiều bất lợi cho phía người phụ nữ. Khi trong thời gian trước 3

năm (thời hạn tối thiểu để có giấy phép được ở lại Đài Loan) người vợ Việt Nam

chịu nhiều ràng buộc bởi những qui định của pháp luật, không am hiểu luật pháp và

không biết tiếng, không biết lái xe và sống ở một vùng đất với người xa lạ, những

cô vợ không vượt qua được giai đoạn này thì bị trả về nước hoặc trốn ra ngoài thì bị

trục xuất về nước hoặc không chịu đựng được sự khủng hoảng đã bỏ về Việt Nam

và mang theo những đứa con hoặc đang mang thai, khi quay trở về chỉ mang duy

nhất cái hộ chiếu, với thời gian trôi qua thì không còn giấy tờ gì cả [96], những cuộc

hôn nhân đổ vỡ trong nghiên cứu của tác giả đã cho thấy đến khi nhận được thẻ cưu

trú (ID card) những người vợ chịu nhiều áp lực sẽ chủ động li hôn với người chồng

sau khi có thẻ cư trú hoặc thậm chí bỏ ra ngoài sống trước khi li hôn hẳn với người

chồng Đài Loan, và hậu quả của những cuộc hôn nhân đổ vỡ đó là vấn đề chăm sóc,

nuôi dưỡng con cái, tình trạng giáo dục trẻ trở thành vấn đề mà xã hội cần quan

tâm. Trong hoàn cảnh bỏ lại đứa con hoặc mang con về Việt Nam cho người thân

chăm sóc, hoặc thậm chí mang bầu rồi về Việt Nam sinh con để lại cho người nhà

hay ở lại Việt Nam luôn của những phụ nữ lấy chồng Đài Loan dần trở nên phổ biến

hơn trong xã hội [130], [135]. Hôn nhân Hàn-Việt vẫn gặp tình trạng tương tự,

người phụ nữ kết hôn qua môi giới và nhanh chóng thu xếp lấy chồng rồi di cư

trong khi chưa có kinh nghiệm và tuổi đời còn khá trẻ và những áp lực mới từ nơi

đến đã dẫn đến nhiều tình trạng đổ vỡ hôn nhân một cách nhanh chóng [99], [106].

Tình trạng li hôn không những bởi xung đột quá sâu sắc, hoặc những khác

biệt ban đầu làm đổ vỡ hôn nhân, những giai đoạn li hôn thường được sử dụng khi

có nghề nghiệp, có thu nhập và giao tiếp tốt ở nơi đến cũng là động cơ để các phụ

nữ quyết định li hôn trong hôn nhân xuyên quốc gia [92]. Thường kiểu li hôn này

cho thấy người phụ nữ đã chủ động hơn khi quyết định chấm dứt hôn nhân của

mình. Trích một PVS của một cô lấy chồng Hàn trở về:

Cuộc sống bên Hàn cũng như Việt Nam, có khi còn cực khổ hơn vì

phải làm mới có ăn. Thời gian đầu khi mới sang chị không đi làm

26

việc, chủ yếu chăm sóc gia đình và sinh em bé. Sau khi sinh con

xong, chị bắt đầu đi làm và gửi em bé cho nhà trẻ. Ở bên đó, chị

phải ở chung với mẹ chồng nên cũng gặp nhiều khó khăn. Chị tập

chịu đựng 4-5 năm vì chị nghĩ rằng giờ chị lấy chồng thì theo chồng

chứ biết sao bây giờ. Chồng của chị cũng ít quan tâm đến công việc

riêng của chị nên dường như chồng không biết gì nhiều về chị. Khi

còn sống chung với nhau thì chồng chị cũng có lần về thăm bên

ngoại lúc đó con chị khoảng 1 tuổi. Khi chị bắt đầu đi làm, chị làm

trong nhà máy in bàn phím điện thoại do chị tự đi xin việc vì lúc đó

chị nói tiếng Hàn khá rành. Theo chị, mức lương bên đó khá cao

nhưng phải làm rất cực lực. Trung bình làm 8 tiếng thì cũng không

có bao nhiêu tiền nên phải làm khoảng 12 tiếng tăng ca nữa thì có

khoảng ngàn ngàn rưỡi đô. Một ngàn rưỡi thì tính ra cũng được 30

triệu. Tuy nhiên, do sống một mình cũng bỏ ra nhiều chi phí ăn

uống rồi nhà trọ nên phải tiết kiệm lắm mới có tiền gửi về quê… giờ

về sống ở đây cũng khổ

PVS. Nữ lấy chồng Hàn Quốc có con và trở về năm 2010

Những nghiên cứu về li hôn có yếu tố nước ngoài cũng được nhiều học giả

nghiên cứu tại Châu Á, trong đó có Đài Loan và Hàn Quốc nơi mà xu hướng kết

hôn xuyên quốc gia tăng cao. Những quan điểm rất khách quan của các nhà nghiên

cứu nước ngoài khi thừa nhận rằng “Công ty môi giới” đã sử dụng những thông tin

không đúng sự thật nhằm đánh lừa cả đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc và phụ nữ Việt

Nam lấy chồng nước ngoài [11], [60], [71], [92], hay có thể nói rằng bởi lợi nhuận

cao mà việc đưa ra thông tin không chính xác (bất cân xứng thông tin) [12], nhằm

kết thúc nhanh cuộc hôn nhân thu lợi nhuận, điều này hoàn toàn được giải thích

trong các nghiên cứu định tính về tình trạng “bị lừa” [96], [92], khi các cô dâu mô

tả về hôn nhân của mình với người chồng Đài Loan và Hàn Quốc.

Từ phương pháp nghiên cứu bằng cách tổng quan tài liệu hai tác giả Wen –

Shan Yang và Mellody Chia – Wen Lu (2007), trong tác phẩm: Asian cross –

border mariage migration - Demographic Patterns and Social Issues (Hôn nhân di

cư xuyên quốc gia – Nhân khẩu học và những vấn đề xã hội) đã mô tả một bức

27

tranh tổng thể về hôn nhân xuyên quốc gia ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Đài Loan và Trung Quốc (Hồng Kong). Trong phần mô tả li hôn tại quốc gia

Hàn quốc cho thấy tỉ lệ li hôn ngày càng tăng, trong các cặp chồng Hàn vợ nước

ngoài tăng từ 320 trường hợp vào năm 2000 lên đến 583 trường hợp vào năm 2003

và đến năm 2005 con số đã lên đến 2,444 trường hợp (người vợ Trung quốc là

1,431 chiếm 58,6%, Vợ người Việt Nam 289 trường hợp, người Nhật 169, người

Philippin là 42, và Mông cổ là 116 trường hợp [125]. Tác giả cũng cho rằng xã hội

Hàn Quốc là một xã hội truyền thống và việc tăng tỉ lệ li hôn ở đây tương đối quan

trọng và cần xem xét nó như một vấn đề đáng quan tâm. Những nguyên nhân đằng

sau các cuộc li hôn tại Đài Loan hay Hàn Quốc cũng gần tương tự như nhau bởi

việc kết hôn chóng vánh, không trên cơ sở tình yêu và tìm hiểu kỹ (qua môi giới thì

thời gian tìm hiểu và thông tin về nhau không đầy đủ hoặc sai lệch lớn). Thất vọng

về nhau, chênh lệch quá xa về tuổi tác, mâu thuẫn với gia đình bên chồng, thiếu tin

tưởng lẫn nhau là những nguyên nhân chính giải thích cho tình trạng li hôn này [1],

[12], [92], [128], với nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ là hiện tượng li hôn

nhưng không nêu bậc được những hậu quả sau đó để lại đối với cá nhân, gia đình,

cộng đồng, điều đó có thể xem là một trong những khoản trống mà nghiên cứu này

chưa thể hiện rõ. Để bổ sung cho những nghiên cứu có liên quan đến hôn nhân

xuyên quốc gia luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu về trẻ lai tại Hậu Giang trong

tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục nhằm bổ sung thêm những luận cứ còn rất mới mẻ

trong kiểu di dân xuyên quốc gia bằng hình thức kết hôn hiện nay

1.2. Những nghiên cứu về trẻ em nhập cư và trẻ lai Đài – Việt, Hàn-Việt

Trong một nghiên cứu tác động tâm lí xã hội vì việc giam giữ và trục xuất

đối trong tình trạng định cư ở Mỹ đối với trẻ em và gia đình (Psychological impact

of Detention and Deportation on US, Migrant children and families) với chính sách

di trú của Mỹ, trường hợp những người di cư bất hợp pháp bị bắt và trục xuất trong

đó sự tác động đến con cái họ dẫn đến sự quan ngại của chính phủ Mỹ, về quyền trẻ

em, và luật di trú, những trẻ em trong gia đình di trú bất hợp pháp sẽ đối diện với

tình trạng nghèo về kinh tế, hạn chế về mối quan hệ xã hội, không tiếp cận được

giáo dục và chăm sóc y tế (theo chính sách bảo hiểm y tế), quá trình trưởng thành

của trẻ chịu nhiều áp lực bởi sự căn thẳng (stress) của cha mẹ trên đất Mỹ. Những

trẻ em có cha, mẹ hay người nuôi dưỡng bị trục xuất sẽ đối diện với nhiều tác động

28

hơn trong quá trình trưởng thành [127]. Randy Capps và đồng nghiệp (2004), do

Viện Đô Thị Mỹ (Urban Institute) với báo cáo nghiên cứu “The health and well-

being of young children of immigration” (Sức khỏe và chăm sóc tốt cho trẻ em nhập

cư), các tác giả sử dụng phương pháp tổng quan dữ liệu năm 2002 của Mỹ của 3 cơ

quan nghiên cứu Current population survey (CPS), Urban Institute's 2002 nation's

survey of American families (NSAF), và Census of population and housing 1

percent sample (Census), kết quả cho thấy, những trẻ em dưới 6 tuổi trong nghiên

cứu này sống trong gia đình nhập cư có nhiều vấn đề như kinh tế eo hẹp, hôn nhân

của cha, mẹ không có hôn thú hợp lệ, 3/10 trẻ em có cha mẹ là người nhập cư có

trình độ dưới cấp 3 và không có kỹ năng ngôn ngữ, điều này tác động đến việc

nghèo khó và trẻ em trong những gia đình này thường chỉ tiếp cập được học ở các

trường kém chất lượng hơn trẻ em địa phương và cũng trong nghiên cứu này thì trẻ

em nhập cư ít nhận được những trợ giúp xã hội của Mỹ so với trẻ địa phương là ½

lần. Trẻ nhập cư có tình trạng sức khỏe kém hơn trẻ tại địa phương [115].

Theo Anitha Goerge, Pamela Meadow, Hilary Metcalf và Heathr Rolfe

(2011): Impact of migration on consumption on education and children’s service

and consumption of health services, social care and social services (Những yếu tố

tác động đến việc sử dụng dịch vụ giáo dục cho trẻ em, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,

và các dịch vụ xã hội khác về nhập cư). Với hai cách tiếp cận là sử dụng phương

pháp tổng quan tài liệu và việc tính toán dựa trên dữ liệu của chi tiêu công xét trên

việc so sánh giữ chi tiêu cho trẻ nhập cư (dưới 17 tuổi, đánh giá về giáo dục) và trẻ

không nhập cư, nghiên cứu này chỉ ra tác động của việc nhập cư đến chi tiêu công trên

lĩnh vực giáo dục và dịch vụ xã hội, điều này cho thấy sự quan tâm thường niên của

chính phủ Anh, nhằm đảm bảo chi tiêu công và qua đó cũng cho thấy các dạng di cư ở

trẻ em các hình thức tiếp cận với những dịch vụ công mà chính phủ cung cấp đối với

trẻ nhập cư, nhưng trong nghiên cứu này chưa cho thấy được những thiệt thòi mà trẻ

nhập cư đang phải chịu đựng và những tổn thương bởi việc không được tiếp cận với

các dịch vụ công trong đó về giáo dục và y tế một cách triệt để nhất [88].

Khi nghiên cứu về trẻ lai, không thể bỏ qua giai đoạn sơ lược về di cư của

những người có liên quan như mẹ hoặc bố của trẻ và ngay cả trẻ lai cũng là chủ thể

trong quá trình xuất cư và nhập cư từ quốc gia này và quốc gia khác. Richard

29

T.schaefer (2003), trong cuốn Xã hội học khi diễn giải những vấn đề về dân số và

nhập cư, ông mô tả nhập cư là một hiện tượng xã hội khá là phức tạp và là kết quả

của đủ thứ yếu tố, yếu tố quan trọng nhất rất thường là yếu tố kinh tế, sự cố chấp về

chủng tộc và tôn giáo… và những yếu tố chính trên đẩy người ta rời cố hương đến

một nơi khác tốt hơn [60], tuy nghiên ông chỉ bàn đến vấn đề nhập cư của những

người lớn, những người có xu hướng quyết định được vận mệnh của họ, trong tác

phẩm này không đề cập đến hiện tượng trở về của những dòng di cư, điều đó cho

thấy những tác phẩm khoa học hiện nay còn bỏ qua, dòng di cư quay trở về và lý

giải hiện tượng đó một cách khoa học. Đặc biệt hiện tượng trẻ lai bị đưa về lại quê

hương của những người mẹ và sống cùng với họ ngoại trong bối cảnh hậu hôn nhân

xuyên quốc gia đang được xem như một hiện tượng xã hội đặc biệt nhất là trong bối

cảnh di cư và câu chuyện TCH khi mà các biên giới giữa các quốc gia ngày mỏng

manh hơn [5], [9], [35], TCH được đánh giá tích cực trong việc trao đổi hàng hóa,

nhiều quốc gia và con người được hưởng lợi, tuy nhiên cũng có quan điểm TCH

dẫn đến tình trạng bị những nhóm người hay quốc gia yếu thế bị loại bỏ hay bị bỏ

quên bên lề xã hội [49] và cũng cùng quan điểm này, Francois Houtart đưa ra quan

điểm về tình trạng bị bỏ bên lề xã hội hay không công bằng đối với các mối quan hệ

trong xã hội “…thị trường càng tự do bao nhiêu thì kinh tế phục vụ cho nhu cầu con

người bấy nhiêu. Chỉ có một điều người ta quên, nhưng nó rất quan trọng đó vẫn

còn tồn tại mối quan hệ xã hội không công bằng trong thời đại ngày nay trên bình

diện toàn thế giới” [49]. Điều này cho thấy chưa có sự quan tâm đến nhóm đối

tượng dễ bị tổn thương hơn nữa đó là trẻ lai trong bối cảnh hôn nhân xuyên quốc

gia, bối cảnh di dân toàn cầu. Vì thế nghiên cứu này sẽ bổ sung những luận cứ để

giải thích là lí giải về sự khiếm khuyết này như là một hiện tượng nảy sinh trong bối

cảnh TCH và làn sóng di dân xuyên quốc gia tại Việt Nam.

Tác giả Shin –Mei Kao (2015) đã nghiên cứu và viết trong cuốn sách:

Narrative development of school children- Studies from multilingual families in

Taiwan (Phát triển tích cực của học sinh ở trường học- Nghiên cứu từ các gia đình

đa văn hóa ở Đài Loan), trong đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê để nghiên

cứu về việc học của trẻ con lai ở các gia đình đa văn hóa ở Đài Loan. Số liệu thống

kê cho thấy cho đến năm 2012 con số những cặp kết hôn có yếu tố nước ngoài tại

30

nước này là:153,828 trường hợp, trong đó 87,8% kết hôn với những trường hợp các

nước phía Nam châu Á, trong đó Việt Nam là nước chiếm tỉ lệ cao nhất là 57%

(87,012 trường hợp). Số trẻ em sinh ra từ các cặp hôn nhân có yếu tố nước ngoài từ

những nước Nam Á chiếm số lượng lớn: 62.04%, trong đó trẻ em sinh ra từ người

mẹ Việt Nam chiếm 40.34% [139]. Báo cáo của tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), con

số ước lượng bình quân 1 cô dâu sinh 2 con, điều đó cho thấy số lượng trẻ lai Việt

Nam tại Đài Loan rất đáng kể ước lượng gần 200.000 [35]

Hui với đề tài tiếng Anh: Taiwanese-Vietnamese transnational marriage

families in Taiwan perspectives from from Vietnamese immigrant mothers and

Taiwanese teachers (Gia đình đa văn hóa ở Đài Loan nghiên cứu trên người mẹ

nhập cư và giáo viên Đài Loan) [103], luận án của tác giả tập trung vào nghiên cứu

về quan điểm về việc nuôi dưỡng, giáo dục, ngôn ngữ và bảo tồn văn hóa của các bà

mẹ Việt Nam và giáo viên Đài Loan. Với phương pháp tiếp cận dân tộc học tại hai

làng có nhiều cô dâu nhập cư người Việt Nam trong đó tác giả đã dành 17 tháng

quan sát, phỏng vấn nhóm bà mẹ Việt Nam có con từ 3 đến 8 tuổi và thời gian nhập

cư tới Đài Loan là 4 năm, và nhóm giáo viên dạy lớp 3. Kết quả cho thấy những bà

mẹ Việt Nam đã nhanh chóng học tiếng Đài Loan dù có khó khăn trong giao tiếp

giữa giáo viên về sổ liên lạc bằng cách viết chữ, các bà mẹ người Việt Nam rất tích

cực liên lạc với giáo viên bằng điện thoại để biết về tình hình con cái họ. Nghiên

cứu này đánh giá tích cực những nổ lực giao tiếp của các bà mẹ Việt Nam trong

việc quan tâm giáo dục con cái họ tại Đài Loan. Về đổ vỡ hôn nhân xuyên quốc gia

nghiên cứu trường hợp giữa Đài Loan và Việt Nam cho thấy những trường hợp li

hôn người chồng Đài Loan, những người vợ Việt Nam, thường gửi con lại cho gia

đình chồng chăm sóc hoặc người mẹ tự đưa con về và để con lại cho gia đình ở Việt

Nam. Bản thân những người phụ nữ này không có đủ khả năng tài chính và điều

kiện để chăm sóc con cái tại Đại Loan vì đa số họ phải tiếp tục đi làm kiếm tiền

[96], [106], [131]

Hôn nhân Việt-Hàn cũng tương tự như kiểu hôn nhân Việt-Đài, phần lớn các

cuộc hôn nhân này vẫn tiến hành nhanh chóng bằng con đường môi giới trái phép

phía Việt Nam “sáng xem mắt chiều cưới” là một trong những kiểu nói ví von về

hôn nhân này [34], những vấn đề được đặt ra là hôn nhân đi ngược lại với kiểu hôn

31

nhân truyền thống đậm chất nghi lễ hôn nhân, dẫn đến tình trạng xem thường hôn

nhân và bên cạnh đó tình trạng nghèo của cô dâu Việt Nam và chú rể Hàn Quốc

cũng thuộc diện kinh tế thấp so với thành phần dân cư tại Hàn Quốc cũng làm cho

các cuộc hôn nhân căng thẳng [34]. Thực tiễn gia tăng các cuộc hôn nhân có yếu tố

nước ngoài tại Hàn Quốc từ năm 2003 là 2.784 vụ đến năm 2007 lên 8.348 vụ. Hôn

nhân có yếu tố nước ngoài tan vỡ tăng cao dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến trẻ em,

cơ bản trẻ trong các gia đình đa văn hóa đã có nhiều vấn đề ngôn ngữ, như giao tiếp

thiếu tự tin, kết quả học tập kém hơn: so với trẻ em trong gia đình bản xứ cứ 100 trẻ

em tiểu học thì có 7.5 cháu không đạt học lực cơ bản cao gấp 5 lần trẻ em không

thuộc gia đình đa văn hóa [34]. Nghiên cứu của Choi Soen Hee thuộc trường đại

học Korean Bible của Hàn Quốc được nhà nghiên cứu Ahn Kyong Hwan trích dẫn

trong bài viết như sau: Những đứa trẻ nghèo thường có tỉ lệ học kém 2,2 lần so với

trẻ bình thường. Câu hỏi đặt ra phải chăng kết luận bởi cái nghèo là một nguyên

nhân chính cướp đi cơ hội được giáo dục cho trẻ lai, và vấn đề đặt ra liệu trẻ lai đưa

về Việt Nam nuôi dưỡng có phải học kém do yếu tố kinh tế hộ gia đình hay bởi một

lý do nào khác nữa

Trẻ lai dù được nuôi dưỡng bởi người thân nhưng trong quá trình đó khả năng

được chăm sóc đầy đủ về y tế, giáo dục cũng là vấn đề cần được nghiên cứu. Hiện nay

với hệ thống luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc y tế dù không

được qui định chính thức nhưng, quan điểm chỉ đạo của nhà nước thì trong lĩnh vực giáo

dục trẻ lai sẽ được tạo điều kiện đi học cấp 1, 2 và 3 tại trường học địa phương, với sự

chỉ đạo của thủ tướng phải đảm bảo quyền được đi học của trẻ (Xem phụ lục 2)

Dựa trên quá trình tổng quan tư liệu liên quan đến câu chuyện trẻ lai tại cộng

đồng, khởi nguồn từ yếu tố di cư hôn nhân xuyên quốc gia rồi li hôn của loại hình

kết hôn này từ các học giả trong và ngoài nước, NCS cho rằng việc trẻ lai đang sống

cùng họ hàng nhà ngoại tại ĐBSCL cụ thể hơn tại tỉnh Hậu Giang như một hiện

tượng xã hội xuất hiện gần đây trong bối cảnh di dân toàn cầu việc nghiên cứu

nhóm trẻ này là một nhu cầu cần thiết của những nhà xã hội học nhằm lí giải cho

một hiện tượng xã hội hình thành bởi sự vận hành của làn sóng di dân chịu tác động

dưới bối cảnh TCH. Bằng nghiên cứu xã hội học tại Hậu giang để tìm kiếm những

dữ liệu mang tính khoa học nhất lí giải cho hiện tượng này đồng thời qua so sánh sự

32

khác biệt giữa nhóm trẻ cũng có cha, mẹ li hôn trong nước tại địa phương mà nhóm

trẻ lai đang sống nhằm tìm kiếm sự tương đồng lẫn khác biệt giữa hai nhóm trẻ này

trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe từ hệ thống nhà nước.

1.3. Thông tin về trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Tây Nam Bộ từ góc

nhìn của báo chí

Phần này chỉ trình bày thông tin từ báo chí hoặc trang web của cơ quan quản

lý nhà nước, do dữ liệu và thông tin ban đầu của nhóm trẻ lai thường không có ở

các báo cáo nghiên cứu hàn lâm (do hiện tượng quá mới) nên NCS sử dụng hạn chế

số liệu từ báo chí ngay thời gian đầu viết đề cương, cũng như phát sinh thêm thông

tin mới trong quá trình làm luận án [128], [129], [130], [131], [132]: Báo vnexpress

tại Việt Nam có bài viết báo động về tình hình con lai Đài-Việt được đưa về quê

ngoại ở Việt Nam cho thấy dư luận xã hội cũng bắt đầu quan tâm đến tình trạng con

lai Đài – Việt đang sống tại Việt Nam. Theo số liệu của ngành công an tỉnh Đồng

Tháp, hiện có đến 475 trẻ em lai Đài Loan về quê ngoại sinh sống, gây nhiều khó

khăn cho chính quyền địa phương trong việc xem xét quốc tịch, làm khai sinh và

quản lý nhân khẩu ở địa phương. Chưa tìm thấy những nghiên cứu khoa học về

tình trạng đưa con về Việt Nam cho bên ngoại nuôi dưỡng của cô dâu Việt Nam lấy

chồng Đài Loan và Hàn Quốc, cũng như việc báo cáo quản lý số lượng trẻ từ bộ

phận quản lý phía nhà nước Việt Nam chưa được công bố, nhưng trên báo chí cũng

đã có những số liệu về các trường hợp trẻ lai được nuôi dưỡng bởi ông, bà ngoại

hay cậu, dì. Và bên cạnh đó cũng có những khó khăn ban đầu: Có hơn 55 trường

hợp ở Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp, ông bà ngoại không biết tên của cháu

mình để đăng ký tạm trú. Và có 39 trường hợp đến Sở Tư Pháp Đồng Tháp đăng kí

khai sinh nhưng còn nhiều vướng mắc trong việc đặt tên và xác định quốc tịch. Báo

chí Đài Loan cũng đã đưa ra con số hơn 3000 trẻ lai Đài – Việt đang được nuôi

dưỡng ở Việt Nan. Riêng tỉnh Hậu Giang, số lượng trẻ đi học nhà nước đang quản

lý hiện nay trên toàn Tỉnh là 169 trường hơn (danh sách cung cấp của Sở Tư Pháp

Hậu Giang, năm 2014)

Từ cơ sở lí luận và những quan điểm về gia đình cũng như chức năng gia

đình trong bối cảnh Việt Nam hiện đại, những nghiên cứu gần đây cho thấy hình

thái mô hình gia đình Việt Nam từ những năm sau đổi mới (1986) cho đến nay –

33

thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, những vấn đề gia đình trở

nên phức tạp và có nhiều sự thay đổi, khủng hoảng cả về phương pháp giáo dục trẻ

trong gia đình những hệ thống giá trị cũ và mới [33], [78], [79], [83] và trong thực

tiễn xã hội gia đình Việt Nam hiện nay đã thay đổi rất nhiều từ yếu tố di cư cụ thể là

di cư hôn nhân xuyên quốc gia [8], [31], [39]

Thực tiễn cho thấy hiện nay ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành một nhóm cư

dân mới (nhóm trẻ lai như đã đề cập) và hầu hết gặp trở ngại về cư trú hợp pháp tại

Việt Nam, nhóm trẻ này thiếu sự gắn kết với mẹ, cha ruột thịt và mức độ tương tác

của gia đình bảo hộ, cộng đồng và nhà nước đối với trẻ chưa được xác định rõ ràng,

việc tiếp cận với chính sách y tế và giáo dục cũng đang là vấn đề khó khăn cho công

tác quản lý nhà nước. Nhóm trẻ lai ở đây được hình thành bởi yếu tố tự nhiên do sự

biến động xã hội, tuy nhiên để hiểu được sự vật hiện tượng này một cách khách

quan khoa học rất cần những nghiên cứu xã hội học xác định được sự tồn tại của trẻ

lai và các mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng đến đời sống và nhu cầu của nhóm đối

tượng được nêu. Luận án tập trung nghiên cứu tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của

nhóm trẻ lai tại tỉnh Hậu Giang và từ đó xác định những yếu tố tác động đến cơ hội

học tập cũng như việc chăm sóc y tế của trẻ lai, đồng thời so sánh với nhóm trẻ

cộng đồng trên cùng địa phương nhằm giải thích về một hiện tượng xã hội phát sinh

trong bối cảnh hiện đại, di cư hôn nhân xuyên quốc gia trong bối cảnh TCH đã phát

sinh nhóm đối tượng trẻ lai và sự hạn chế năng lực tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục

tại nơi sinh sống làm nên một hiện tượng xã hội đương đại với đặc điểm bị bỏ lại

đằng sau khi ít đi cơ hội tiếp cận y tế và giáo dục như là quyền lợi mà các trẻ em

khác tại địa phương đang được hưởng.

Số liệu về trẻ lai tại Việt Nam được xem là con số nhạy cảm, việc cung cấp

số liệu bằng văn bản không được nhà nước cung cấp, tuy nhiên qua các cuộc phỏng

vấn sâu cán bộ có liên quan từ cấp tỉnh, con số trẻ lai được cung cấp ở đề tài được

xem như là số liệu cơ bản để tiến hành cuộc nghiên cứu này. Hiện tại, riêng tỉnh

Hậu Giang vào năm 2014 đã có đến 169 trẻ con lai được đi học cấp 1, con số mà

phía báo chí Đài Loan cung cấp hiện đang ở Việt Nam lên đến 3000 cháu, trong

cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ cấp tỉnh Hậu Giang được cho biết có đến hơn 500

trẻ lai hiện tại ở Hậu Giang (VPS, CB tỉnh 1). Trong các diễn đàn khoa học xã hội,

34

các nghiên cứu gần đây có đề cập đến tình trạng trẻ con lai tại Việt Nam tại các diễn

đàn khoa học [58], [61], [99] ở mức độ đề xuất nghiên cứu tiếp theo. Gần đây nhất,

tác giả Hiền Anh Lê (2016), đã trình bày về Đời sống của trẻ lai Hàn-Việt tại Việt

Nam (Lives of mixied Vietnamese – Korean Children in Vietnam), với phương

pháp nghiên cứu định tính 30 trường hợp phụ nữ quay về Việt Nam, 2 cha/mẹ và 10

cán bộ nhà nước phụ trách công việc có liên quan đến kết hôn xuyên quốc gia,

nghiên cứu này nêu ra trẻ lai bị đưa về cùng mẹ và không còn mối liên hệ với người

bố và trong đó có trường hợp trẻ cũng không được ở cùng cả bố, mẹ, những đứa trẻ

sống không có giấy tờ, cư trú trái qui định của pháp luật Việt Nam, và mẹ chúng

phải đi làm gửi tiền về cho ông bà ngoại nuôi cháu [106], nhưng trong nghiên cứu

này cũng không cho thấy được con số của trẻ lai đang ở Hậu Giang có đáng kể

không khi với nghiên cứu mẫu định tính không nhiều cho nên việc tìm kiếm một

cách tiếp cận khác là cần thiết để chứng minh nhóm trẻ lai tại Hậu Giang đang là

một hiện tượng xã hội cần được đưa ra trên quan điểm khoa học và con số định

lượng sẽ giúp giải thích rõ hơn những nghiên cứu trước đây chưa làm sáng tỏ

Do đó trong nghiên cứu này của NCS sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể tại một

tỉnh ở TNB là tỉnh Hậu Giang, nơi có một số lượng trẻ lai có mẹ là người Việt Nam

và bố là người Đài Loan hoặc là Hàn Quốc đang được nuôi dưỡng tại Hậu Giang

tương đối đông (169 trường hợp trẻ có trang danh sách được đi học). Từ đó xác

định một một hiện tượng di dân mới là việc đưa trẻ lai đến Việt Nam (nơi trẻ không

mang quốc tịch) và qua đó ta cũng cần có nghiên cứu khoa học ban đầu có bằng

chứng mang tính khoa học nhằm hỗ trợ kịp thời các nhà làm luật, chính sách ở Việt

Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp về vấn đề hôn nhân xuyên quốc

gia trong đó liên quan đến việc cư trú của trẻ lai, việc hưởng dịch vụ công tại đất

nước Việt Nam nơi trẻ đang sống và có lẽ sẽ sống trọn đời sau này.

1.4. Quyền của trẻ lai trong an sinh xã hội và chính sách xã hội liên quan

đến tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục

Quyền trẻ em trước hết có thể thấy quyền được đặt trong khuôn khổ, trong

mối quan hệ trực tiếp với chế định quyền công dân rất quen thuộc với hiến pháp

Việt Nam hoặc với phạm trù quyền con người lần đầu tiên được chính thức khẳng

định, ghi nhận trong đạo luật cơ bản của thời kỳ đổi mới – Hiến pháp 1992. Hiến

35

pháp có cách tiếp cận khá độc đáo là chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn đi đôi với việc

chăm sóc người mẹ, và người mẹ có quan hệ trong chăm sóc và nuôi dưỡng. Trẻ em

và quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong pháp luật Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Quyền học tập của trẻ em trong pháp luật Việt Nam

Điều 7 của Pháp lệnh ghi rõ: Trẻ em có quyền và nghĩ vụ học hết bậc phổ thong cơ

sở không phải trả tiền, được giúp đỡ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Quyền

được đi học của trẻ em trong luật phổ cập giáo dục tiểu học ghi rõ: Là bậc học nền

tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm,

đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ và thể chất trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự

phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa (điều 2). Và

đảm bảo cho trẻ em phải hoàn thành bậc tiểu học trước 15 tuổi. Cũng theo hiến

pháp 1992, Luật phổ cập giáo dục tiểu học: Tất cả các trẻ em Việt Nam đều được

bình đẳng trước cơ hội hưởng quyền học tập dù hoàn cảnh và điều kiện sống khác

nhau. Luật quy định: Trẻ em khuyết tật, trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, trẻ em

sống ở vùng sâu vùng xa… được nhà nước quan tâm giúp đỡ để các em có điều kiện

hòa nhập vào cộng đồng, vượt qua những khó khăn, thiệt thòi để phấn đấu đạt được

trình độ học tập như trẻ em khác. [41]

Luật này cũng quy định đối với trẻ em không phải là công dân Việt Nam,

nhưng sinh sống tại Việt Nam có nguyện vọng học tiểu học ở trường Việt Nam,

được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp đỡ.

Quyền của trẻ em trong: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong nội dung

luận án tập trung nghiên cứu về quyền được tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối

với trẻ em lai, trong quy định của quyền này thì trẻ em Việt Nam được quyền chăm

sóc và bảo vệ sức khỏe vì đó là điều kiện không thể thiếu để trẻ em phát triển cả thể

chất và tài năng cũng như trí tuệ. Luật quy định trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa

bệnh không mất tiền tại các cơ sở y tế của nhà nước.

Quyền của trẻ em quy định về việc được học tập, đây không những là quyền mà còn

là bổn phận nhằm bồi dưỡng cho trẻ em có những kiến thức cần thiết để phát triển.

Luật quy định người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập, đó

chính là xác định trách nhiệm cao nhất của gia đình đối với việc học tập của trẻ em.

Nhà nước có chính sách xã hội hóa giáo dục, tổ chức các trường quốc lập và dân lập

36

để thu hút toàn bộ trẻ em trong lứa tuổi đi học và có chính sách khuyến khích cho

trẻ em học tập và phát triển năng khiếu

Thứ hai: Việt Nam với Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em

Công ước về quyền trẻ em được soạn thảo quyền dựa trên Tuyên Ngôn về

quyền trẻ em năm 1959. Công ước có hiệu lực và trở thành luật quốc tế vào ngày 2-

9-1990, trong 6 năm đầu đã có 195 quốc gia thành viên giai nhập trong đó có nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung chính với bốn nguyên tắc về quyền

trẻ em xuyên suốt toàn bộ công ước như sau [41]

Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện tất cả các quyền trẻ em

Quyền lợi tốt nhất cho trẻ em

Trẻ em có quyền xác lập, thể hiện ý kiến riêng của mình và quyền đó phải

được tôn trọng

Những điều khoản trong luật quốc gia hoặc quốc tế có lơi hơn đối với trẻ em

so với những điều khoản trong công ước được sử dụng

Thứ ba: liên quan đến chính sách xã hội và an sinh xã hội. Bảo hiểm y tế được

xem là một phần của an sinh xã hội trong chính sách xã hội của Việt Nam, từ lịch sử

phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy chính sách xã hội luôn chiếm vị trí

quan trọng cùng với chính sách phát triển kinh tế. Thừa nhận rằng hính sách BHYT,

phổ cập tiểu học là một bộ phận hợp thành thành nên hệ thống chính sách xã hội của

một quốc gia không riêng chỉ mỗi Việt Nam, BHYT được triển khai ở Việt Nam từ

năm 1992 trước khi có luật BHYT như hiện nay, trong đó đối tượng được hưởng lợi

ở hệ thống BHYT được quy định thay đổi theo từng thời kỳ nhằm thực hiện chính

sách BHYT toàn dân

Theo ông Nguyễn Minh Thảo, phó tổng giám độc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ở

các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có người nghèo nhiều, dân tộc thiểu số chiếm đa

số nên được nhà nước cấp kinh phí để mua thẻ, các tỉnh thuộc ĐBSCL số đối

tượng được nhà nước hỗ trợ ngân sách mua thẻ BHYT không nhiều, đối tượng có

tỷ lệ mua thẻ BHYT cao là người làm công ăn lương, người nghèo, trẻ em dưới 6

tuổi, cán bộ hưu trí mất sức và các đối tượng bảo trợ khác ( thuộc công dân Việt

Nam) [61]

37

Có thể nhận ra rằng: Trẻ lai Đài-Việt và Hàn – Việt trong nghiên cứu này thuộc

nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có mẹ lấy chồng là người Đài Loan

hoặc Hàn quốc, trẻ có quốc tịch nước ngoài hoặc quốc tịch Việt Nam nhưng sinh

sống trong địa bàn tỉnh Hậu Giang, chịu tác động bởi yếu tố chính sách, luật pháp

của Việt Nam liên quan đến khai sinh, quốc tịch và tiếp cận các dịch vụ công như

dịch vụ y tế và giáo dục tại cộng đồng

Trên quan điểm quyền trẻ em, thì nhóm trẻ lai được hưởng tất cả các quyền

trong đó có quyền được đi học, quyền được chăm sóc y tế, nhưng thực tế quyền đó

nó còn chịu sự chi phối bởi luật pháp Việt Nam dựa trên Hiến Pháp Việt Nam. Tình

trạng bất cập trong quá trình tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai như luật

phổ cập tiểu học giáo dục quy định, trẻ lai là người nước ngoài thì nhà nước Việt

Nam có nhiệm vụ giúp đỡ nếu có nhu cầu đi học [41], tinh thần giúp đỡ nghĩa là

trên bình diện đáp ứng nhu cầu được đi học của trẻ. Điều đó cũng là một trong

những vấn đề bất cập mà không những trẻ lai phải đối diện mà ngay cả đơn vị quản

ly như trường học, ngành giáo dục tại địa phương cũng đang đối diện với khó khăn

bởi theo quy định, trẻ lai đi học trường công phải có khai sinh và hộ khẩu do chính

quyền nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp

Trường hợp có giấy tờ nước ngoài, trẻ phải học trường tư hoặc trường quốc

tế, nhưng thực tế hiện nay, tại địa phương tỉnh Hậu Giang, hệ thống trường tư chỉ có

ở cấp học mẫu giáo, phần lớn các huyện thị thì trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ

thong trung học da nhà nước quản lý. Trẻ lai không có cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo

dục tư nhân, sự lựa chọn giáo dục công là điều bắt buộc, thực tế cho thấy việc đi

học của trẻ lai tại địa phương có nhiều bất cập, do đó việc chọn lựa đề tài nghiên

cứu này cũng với mục tiêu làm rõ thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối

với nhóm trẻ lai tại Hậu Giang, làm nền tảng để tiếp tục các nghiên cứu và thực thi

chính sách an sinh xã hội và trợ cấp xã hội cho trẻ nếu cần thiết.

1.5. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và định hướng của đề tài

Thứ nhất: Những nghiên cứu của các tác giả trong nước tập trung vào nghiên

cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của hôn nhân Đài-Việt ban đầu và sau này

là Hàn-Việt, những nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn là

người nhà của những phụ nữ di cư bằng con đường kết hôn với đàn ông nước ngoài.

38

Điều này cho thấy sự cố gắng và quan tâm rất lớn không những bởi những nhà làm

nghiên cứu xã hội học mà các nhà nghiên cứu về Nhân học, Luật, và cả những

người làm chính sách về một hiện tượng xã hội đương đại trong bối cảnh đất nước

bắt đầu hội nhập trước xu thế TCH và hiện tượng di cư bằng hình thức kết hôn có

yếu tố nước ngoài hay còn gọi là hôn nhân xuyên quốc gia trở nên ngày phổ biến

hơn, tuy nhiên gần như những nghiên cứu định lượng từ trong nước cũng chỉ hỏi

được nhóm đối tượng gián tiếp (không phải những người lấy chồng nước ngoài) cho

nên việc cung cấp thông tin chắc rằng còn những hạn chế nhất định

Thứ hai: phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính được các nhà

nghiên cứu lựa chọn trong nghiên cứu của họ, với số lượng định lượng cho phép các

nhà nghiên cứu giải thích kết quả nghiên cứu của họ mang tính khách quan, khái

quát hóa hiện tượng xã hội cũng như kết luận khách quan khoa học về sự tác động

của hôn nhân xuyên quốc gia đối với cá nhân, gia đình và xã hội như thế nào.

Những tác giả trong nước cũng đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định

tính nhằm tìm hiểu những thông tin sâu xa nhất, bởi vì đây là một chủ đề nhạy cảm,

việc lấy chồng nước ngoài cụ thể là Đài Loan và Hàn Quốc không được xem trọng

trong bởi dư luận xã hội cho nên việc lượng hóa dữ liệu về thực trạng và tác động

đến kinh tế-xã hội của hôn nhân xuyên quốc gia là không đủ để lý giải trọn vẹn về

một hiện tượng xã hội hiện đại này, việc những nhà nghiên cứu đã kết hợp cả hai

phương pháp định lượng và định tính để giải quyết vấn đề nghiên cứu họ đặt ra.

Thứ ba: Nghiên cứu về trẻ lai có thể thấy rất hiếm được công bố bởi vì trẻ lai là

đối tượng rất khó tiếp cận, những nghiên cứu ở nước ngoài tập trung vào nghiên cứu

cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ lai ở nước của họ, những nghiên cứu tập

trung nhằm đưa ra chính sách cho trẻ em trên quốc gia trẻ đang sống. Riêng đối với

nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt được đưa về sống cùng họ hàng hoặc mẹ tại Việt

Nam thì chưa tìm thấy được những nghiên cứu hàn lâm được công bố ở Việt Nam

và quốc tế cho nên để nghiên cứu cách chính thức về đối tượng này đòi hỏi nhà

nghiên cứu tốn nhiều thời gian và công sức cũng như về tài chính

Thứ tư: Hiện tượng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai tại Việt

Nam được biết đến đầu tiên qua dư luận xã hội được thể hiện thông qua báo chí

trong nước thường công bố những bức xúc xã hội liên quan đến nhóm trẻ lai về câu

39

chuyện bị bỏ rơi ở Việt Nam, bị bạo hành, không tiếp cận được giáo dục tại địa

phương, đứng trước thực tiễn này NCS đã chọn lựa chủ đề trẻ lai đang sống tại Việt

Nam đặt vấn đề nghiên cứu là cần thiết. Đề tài được giới hạn trong việc trẻ lai tiếp

cận dịch vụ y tế và giáo dục và đối tượng nghiên cứu ở đây hướng đến nhóm trẻ lai

Đài-Việt và Hàn-Việt có độ tuổi 17 tuổi trở xuống tại địa phương

Dựa trên ba kết luận trên, NCS cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng và định tính với mục đích thực hiện nghiên cứu của mình mang tính khách

quan, khoa học và sử dụng dữ liệu định tính lí giải cụ thể, rõ ràng hơn mà những gì

định lượng không thể giải thích sâu hơn

Tiểu kết chƣơng 1

Chương tổng quan tình hình nghiên cứu đã phân tích cơ sở lí luận, phương

pháp nghiên cứu và đánh giá những công trình trước đó, viễn cảnh về làn sống di

dân như là một hiện tượng xã hội đã tồn tại và nó trở nên phổ biến hơn, rộng khắp

hơn trong bối cảnh TCH và di dân. Trong bối cảnh đó việc nhấn mạnh đến tác động,

hay hậu quả của hôn nhân xuyên quốc gia tại Việt Nam cũng cần được xem xét thấu

đáo hơn về mặt khoa học trong đó có liên quan đến cuộc sống của những đứa trẻ lai

của hiện tượng hôn nhân xuyên quốc gia

Bối cảnh xem xét những chính sách, luật pháp liên quan đến tình trạng tiếp

cận DVYT và DVGD liên quan đến sự hòa nhập xã hội của trẻ lai là một chủ đề

được quan tâm nghiên cứu ở các quốc gia có liên quan, họ nghiên cứu về trẻ lai hay

còn gọi là trẻ em trong gia đình đa văn hóa trên đất nước của họ. Khoảng trống đặt ra

qua tổng quan là thiếu những nghiên cứu về hậu quả hay tác động của li hôn xuyên

quốc gia cụ thể về hôn nhân giữa của các cặp vợ chồng Đài-Việt và Hàn-Việt. Cơ sở

pháp lí để xử lí tình trạng con lai cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có kịp thời để

can thiệp về tình trạng trẻ lai đi học và chăm sóc y tế như thế nào, đòi hỏi chuyên ngành

xã hội học cần nhanh chóng thực hiện những đề tài nghiên cứu mang tính khoa học

nhằm có đầy đủ cơ sở dữ liệu khoa học khách quan lí giải hiện tượng xã hội là trẻ lai

đang sống và hòa nhập cộng đồng

Trẻ lai được đưa về Việt Nam cụ thể là tại Hậu Giang sống cùng mẹ hoặc chỉ

sống với họ hàng bên ngoại, chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Như

40

một nỗ lực bước đầu nhằm tìm hiểu hiện tượng xã hội này, NCS lựa chọn nghiên

cứu về đời sống trẻ lai tại Hậu Giang những giới hạn ở nhóm trẻ Đài-Việt và Hàn-

Việt trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế (là hai dịch vụ xã hội cơ

bản) mà bất cứ trẻ em nào cũng có quyền được hưởng theo Công ước Quyền trẻ em.

Từ phân tích tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đó và xem xét các quy định

của luật và chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam có liên quan đến trẻ lai cho

phép NCS mạnh dạng đặt vấn đề nghiên cứu của mình dựa trên những phát hiện còn

bỏ ngõ của các nghiên cứu trước đây về hôn nhân xuyên quốc gia và việc kế thừa

các phương pháp nghiên cứu trước đó là một yêu cầu cần thiết đối với luận án

nghiên cứu này

Tóm lại: Thực trạng trẻ lai tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Hậu Giang nói

riêng là một đề tài mới chưa được nghiên cứu đầy đủ bằng phương pháp khoa học

trong tiếp cận xã hội học, đây cũng là đề tài nhiều thách thức bởi nhiều yếu tố khách

quan và chủ quan của nó, nhưng không vì trở ngại đó mà NCS không đeo đuổi mục

tiêu của mình. Phần tổng quan giúp NCS ý thức được những khó khăn, những rào

cản cũng như những điều thú vị hay lợi ích của một công trình khoa học để NCS

tiếp tục mạnh dạn đầu tư thời gian, công sức và đeo đuổi nghiên cứu này đến cùng

và mong ước những phát hiện của luận án này cũng đóng góp tích cực cho các

nghiên cứu về những vấn đề xã hội và chính sách xã hội là sơ sở thông tin giúp các

nhà làm công tác chính sách hay quản lý nhà nước trong công tác quản lý.

41

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhóm trẻ lai có mặt tại ĐBSC là một nhóm đặt biệt xuất hiện sau những năm

phong trào kết hôn xuyên quốc gia của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan và

Hàn Quốc sau thời kỳ đất nước mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Châu Á. Trong bối

cảnh TCH, bức tranh về di dân quốc tế trở nên đa dạng do những biến đổi nhanh và

rộng về kinh tế, chính trị và xã hội. Xu hướng kết hôn xuyên quốc gia giữa phụ nữ

Việt Nam và nam giới ở ở khu vực châu Á ngày càng tăng, và cùng với xu hướng

này li hôn cũng tăng theo tỉ lệ kết hôn, và có nhiều nghiên cứu về các cuộc hôn nhân

kiểu này trong đó có không ít các quan điểm ủng hộ và phản đối. Dù ủng hộ hay

phản đối thì hôn nhân xuyên quốc gia là một thực tại khách quan không thể bỏ qua.

Đặc biệt nghiên cứu về sự xuất hiện nhóm trẻ lai và những vấn đề liên quan đến trẻ

như tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục ở các quốc gia khi sự xuất hiện đó làm phát

sinh những vấn đề như bất bình đẳng xã hội

Việc nghiên cứu tiếp những hệ lụy của hôn nhân xuyên quốc gia là một nhu

cầu cấp thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn bởi việc nhận diện rõ bức tranh li hôn

xuyên quốc gia là trách nhiệm và nhiệm vụ của những người làm nghiên cứu xã hội

học, nhằm cung cấp thông tin và cơ sở khoa học cho việc hoạch định những chính

sách phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội

2.1. Các khái niệm cơ bản

Nghiên cứu về xã hội nổi lên bởi nhiều trường phái lí thuyết với những cái

nhìn khác nhau mà trong đó từ hệ thống lí thuyết chức năng, lý thuyết mạng lưới xã

hội và tiếp cận về quyền của trẻ em đều giải thích được sự hợp lí hay bất hợp lí

trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ em tại Việt Nam nói chung và

nhóm trẻ lai nói riêng

Xem xét thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai để có

thể nhận diện có hay không bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế hay giáo dục

giữa nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại địa phương và điều đó phải được trình

bày thông qua cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu mang tính khoa học bằng việc lý giải

hiện tượng xã hội hiện đại dựa trên giải thích khoa học bằng cách sử dụng hệ thống

lí thuyết làm cơ sở lý luận cho nên tảng nghiên cứu của luận án

42

2.1.1. Khái niệm sự kiện xã hội

Theo Chung Á và Nguyễn Đình Tấn (1997) định nghĩa sự kiện xã hội của E.

Dukheim là bất cứ phương cách hành động nào, dù cố định hay không cố định, có

khả năng tác động lên cá nhân một sự cưỡng chế ngoại tại; hoặc nữa là bất cứ

phương cách hành động nào mang tính phổ biến trong phạm vi của một xã hội nào

đó, đồng thời có tồn tại riêng, độc lập với các biểu hiện cá thể của nó [1], [22]. Đề

tài xem xét việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai (Đài-Việt và Hàn-

Việt) tại Hậu Giang như sự tồn tại khách quan của một sự kiện xã hội, và tiếp cận

dựa trên phương pháp tiếp cận quan sát các sự kiện xã hội [22]

Nguyên tắc thứ nhất: xem sự kiện xã hội như một sự vật, nghĩa là sự tồn tại

hiện hữu của nhóm trẻ lai tại cộng đồng Hậu Giang như một nhóm chủ thể phát sinh

qua quá trình di cư hôn nhân xuyên quốc gia giữa việc kết hôn giữa phụ nữ Hậu

Giang và đàn ông Đài Loan hay Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng giải thích sự việc

đưa trẻ lai về sống cùng họ ngoại tại Hậu Giang như là một sự tồn tại hiển nhiên và

ta đo được con số, đo được sự tương tác việc ra quyết định đưa trẻ lai về bằng việc

phân tích con số định lượng

Nguyên tắc thứ hai: là sự xem xét là một hiện tượng bình thường hay là bệnh

lí về sự kiện xã hội và giải thích một sự bằng sự kiện xã hội khác, nghiên cứu

nguyên nhân và kết quả nhằm giải thích những vấn đề được đặt ra trong luận án.

Việc nuôi dưỡng trẻ lai ở Việt Nam nói chung hay tại tỉnh Hậu Giang nói

riêng cho thấy xu hướng hình thành nhóm cộng đồng mới tại cộng đồng mà đối

tượng chính là trẻ em được sinh ra bởi các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia giữa phụ

nữ Việt Nam và những nam giới Đài Loan hoặc Hàn Quốc, nhưng nhóm trẻ này lại

được mang về nuôi và cho đi học tại Hậu Giang và phần lớn trẻ còn nhỏ và chưa có

thể tự quyết định về cư trú của chính trẻ và hoàn toàn lệ thuộc vào quyết định di cư

của mẹ hoặc gia đình họ ngoại trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ lai. Nhóm

trẻ được hình thành như một hiện tượng xã hội qua quá trình tương tác và kết quả

của những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia, hiện tượng này xuất hiện từ sau những

năm 2000 và hiện nay số trẻ lai tại Hậu Giang đã lên đến hơn 400 trường hợp nhóm trẻ

này tồn tại bởi quá trình li hôn hoặc hôn nhân không thành công của hình thức hôn

nhân Đài-Việt và Hàn-Việt, xu hướng quay về nơi xuất cư của mẹ trẻ lai cũng là một

trong những nguyên nhân khách quan hình thành nên nhóm trẻ lai tại cộng đồng.

43

2.1.2. Khái niệm tiếp cận dịch y tế và giáo dục

Trên phương diện quyền trẻ em trong công ước của Liên Hiệp Quốc với văn

bản đi ghi ra với 54 điều trong đó cũng đã nêu rất nhiều về quyền của trẻ em và

không có sự phân biệt đối xử nào trên các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau. Điều

18 khoản 1 có ghi: Các quốc gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để đảm

bảo thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi

dưỡng và phát triển trẻ em [12]. Cũng trong nội dung về quyền trẻ em này, điều 24

có nêu về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và quyền được hưởng các dịch

vụ chăm sóc sức khỏe [12], luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12, luật bảo hiểm y tế

sửa đổi mới đây, số 46/2013/QH13, Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công

An và Bộ Y tế, số 5/2015/TTLT BTP-BCA-BYT về việc hướng dẫn thực hiện liên

thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo

hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi của nhà nước Việt Nam, trong đó có những hướng dẫn

rõ ràng cụ thể, tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho việc hưởng chế độ bảo hiểm ở trẻ lai

khi đưa về Việt Nam vẫn là cơ sở pháp lí không đúng hoặc thậm chí trẻ không có

bất kỳ giấy tờ tư pháp nào đáng tin cậy, với trẻ được người mẹ mang thai ở Đài

Loan hoặc Hàn Quốc về Việt Nam sinh, đôi khi người mẹ không còn quốc tịch Việt

Nam cũng không thể khai sinh cho trẻ.

Theo qui định của nhà nước Việt Nam những chính sách về bảo hiểm Y tế,

chăm sóc y tế chỉ dành những đối tượng được nêu trong luật không dành cho nhóm

trẻ lai, trong qui định đó, trẻ dưới 6 tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm y tế được cấp

thẻ bảo hiểm thì trẻ phải có giấy khai sinh phù hợp (Theo luật bảo hiểm y tế với trẻ

dưới 6 tuổi), trường hợp không có thẻ thì phải có hộ khẩu hoặc giấy khai sinh, đối

với học sinh có quốc tịch Việt Nam, chính sách bảo hiểm y tế bắt buộc cho học sinh,

sinh viên (luật BHYT, 2008) Riêng thành phần con lai nếu không có quốc tịch hợp

pháp tại Việt Nam không nằm trong đối tượng thụ hưởng về mặt luật pháp cho nên

trong nghiên cứu này cũng đặt vấn đề đến việc tiếp cận chăm sóc y tế của trẻ lai như

thế nào, nếu trẻ không thuộc đối tượng chăm sóc y tế diện bảo hiểm y tế thì trẻ hoàn

toàn phải sử dụng dịch vụ y tế tư nhân, do đó để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe

cho trẻ một cách cơ bản và công bằng theo quyền được hưởng của trẻ em mà nhà

nước Việt Nam đã cam kết. Dựa trên tiếp cận về quyền sống cơ bản trong đó trẻ em

44

phải được chăm sóc y tế, chăm sóc y tế đó là quyền lợi cơ bản nhất mà trẻ em đang

được hưởng, những trẻ lai được đưa về Việt Nam cụ thể là ở Hậu Giang nếu trong

gia đình nghèo thì vấn đề chăm sóc y tế sẽ là một điều đáng quan tâm và cần có

những giải pháp thỏa đáng giải quyết, đây cũng là vấn đề khó khăn cho công tác

chăm sóc sức khỏe và quản lý của cơ quan y tế tại địa phương.

Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề con lai tại Việt Nam, đa số những gì

liên quan đến quyền lợi của trẻ lai chỉ được dừng lại ở mức độ thông tin thực trạng

từ báo chí, những bất cập hay khó khăn chưa thật sự được nhà nước nghiêm túc nhìn

nhận và giải quyết thật triệt để và thỏa đáng bới rất nhiều nguyên nhân đằng sau đó:

Hệ thống báo chí chính thống như báo Tuổi trẻ ngày 5/8/2014 có bài: Những đứa trẻ

không tổ quốc, cho thấy những những qui định của luật pháp về quốc tịch và con

nuôi hay cư trú dừng như chưa được người dân hiểu biết và vận dụng và cũng không

đủ điều kiện để vận dụng vì đa số những người mẹ của trẻ, hay người bảo trợ không

am hiểu hoặc không quan tâm đến qui định của pháp luật liên quan đến trẻ, nhiều

đứa trẻ được đưa về Việt Nam lén lút và người cha không cách nào liên lạc được

nên không thể nào có giấy tờ hợp pháp để xin cư trú hay xin quốc tịch cho trẻ để trẻ

đến trường hay chăm sóc y tế theo qui định của luật pháp Việt Nam [132]

Trẻ lai được hay bị đưa về Việt Nam hoặc mẹ mang thai ở nước ngoài rồi về

Việt Nam sinh, và vô hình chung trẻ được người thân mặc định là người Việt Nam,

tuy nhiên có nhiều trường hợp họ muốn trẻ vẫn có quốc tịch nước ngoài và không

muốn xác nhận trẻ là trẻ Việt Nam, hoặc những năm gần đây nhiều trường hợp mẹ

mang thai trong giai đoạn ghi chú hôn nhân với người nước ngoài dù có sinh con tại

Việt Nam vẫn không được xã cấp giấy khai sinh cho nên khi trẻ đáng lý được hưởng

các chế độ chăm sóc y tế của nhà nước hoặc đến tuổi đi học tiểu học thường gặp khó

khăn do luật của giáo dục và y tế cụ thể chỉ dành cho đối tượng trẻ mang quốc tịch

Việt Nam, nghĩa là trẻ có khai sinh do nhà nước Việt Nam cấp, có hộ khẩu [54],

[61], [93].

Đối tượng mà đề tài hướng đến nghiên cứu là: Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo

dục của trẻ lai Đài Loan, Hàn Quốc đang sống tại miền Tây Nam Bộ, (nghiên cứu

trường hợp tại Tỉnh Hậu Giang). Vì thế khái niệm mà đề tài muốn đề cập là: Tiếp

cận, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, trẻ lai Đài Loan-Việt Nam, trẻ lai Hàn Quốc-

45

Việt Nam. Việc thực hiện công tác giáo dục và chăm sóc y tế cho trẻ em tại địa

phương cũng gắn liền đến công tác quản lý như: Giáo viên, trường học, phòng giáo

dục, công an, hội phụ nữ, đặc biệt công tác quản lý hộ tịch tại địa phương có liên

quan đến yếu tố chính sách y tế và giáo dục của nhà nước Việt Nam.

2.1.3. Khái niệm hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Khái niệm này được xem xét bằng việc vận dụng bởi điều 826 Bộ luật dân sự

năm 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại khoản 14 điều

8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật Hôn nhân và Gia đình có hiệu lực

sau cùng gần đây nhất là năm 2014 trong đó đưa ra định nghĩa như sau: Quan hệ

hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít

nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng

căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát

sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. (luật hôn

nhân và gia đình 2014) [46]

Dưới khái niệm đó hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan

hoặc Hàn Quốc được xem là hôn nhân có yếu tố nước ngoài bởi thỏa các điều kiện:

Chủ thể hôn nhân và gia đình là người nước ngoài.; Những sự kiện pháp lý làm phát

sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài; Tài sản

ở nước ngoài [46]

2.1.4. Khái niệm trẻ lai

Khái niệm trẻ lai trong luận án được thay thế cho cả trẻ lai Đài-Việt và Hàn-

Việt, là trẻ dưới 17 tuổi được sinh ra từ người mẹ Việt Nam và có bố là người Đài

Loan hoặc người Hàn Quốc. Cần nhìn nhận rõ trong các văn bản pháp luật sử dụng

trẻ em có yếu tố nước ngoài và với khái niệm trẻ em có yếu tố nước ngoài với nội

hàm rộng hơn bao gồm có trẻ lai, trong luận án này sẽ khái niệm trẻ lai thay cho

cụm từ trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt.

2.1.5. Khái niệm mạng lưới xã hội

Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể của mối quan hệ xã hội do

con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực với tư cách là thành

viên của xã hội, nghiên cứu lý thuyết mạng lưới xã hội được thực hiện bởi nhiều tiếp

46

cận nghiên cứu khác nhau, trong đó có lĩnh vực xã hội học. Theo Georg Simmel,

ông tập trung vào việc phân tích các mối quan hệ thông qua các kiểu các hình thức

thông quan mối quan hệ của con người bởi sự tác động lẫn nhau

Emily Durkheim cũng đưa ra quan điểm trong đoàn kết xã hội hữu cơ và máy

móc trên cơ sở hình thức phân công lao động giản đơn giữa các cá nhân và nhóm

người. Mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết hữu cơ của xã hội

hiện đại và mạng lưới liên hệ phi chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết máy móc

của xã hội truyền thống, nghiên cứu mạng lưới xã hội giúp ta hiểu được hiện tượng

xã hội, lý thuyết mạng lưới xã hội là một phương pháp tiếp cận cần có trong nghiên

cứu này, với bốn định đề cơ bản: (1) Các cá nhân cá thể hóa trong các mối quan hệ;

(2) Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các mối quan hệ; (3) Các

mối quan hệ quyết định một phần kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó; (4)

Nghiên cứu các mối quan hệ giúp ta hiểu được một hiện tượng xã hội

Trong đề tài này, sử dụng định đề thứ ba và thứ tư: Nghiên cứu các mối quan

hệ giúp ta hiểu hiện tượng xã hội, với mục đích nhằm tìm hiểu các mối quan hệ của

mẹ và ba của trẻ lai, việc ra quyết định đưa trẻ về nuôi tại gia đình họ ngoại là bởi ai

quyết định, sự gắn kết sau đó đối với trẻ và những người có liên quan trong gia đình.

Tiền gửi về của những người mẹ ở các quốc gia khác nhau cho trẻ có ảnh hưởng đến

tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục như thế nào. Và mối quan hệ về tình trạng đi học

của trẻ lai và những người hoặc đơn vị có liên quan như công an, thầy cô giáo,

trưởng ấp, hay đoàn hội hoặc chính quyền cấp xã/ phường/ thị trấn có mức độ ảnh

hưởng như thế nào trong lĩnh vực tiếp cận DVGD của nhóm trẻ lai so với nhóm trẻ

cộng đồng

2.1.6. Khái niệm trẻ cộng đồng

Trẻ mang quốc tịch Việt Nam, có bố mẹ là người Việt Nam và có đầy đủ

quyền công dân Việt Nam, trong đề tài này sử dụng khái niệm trẻ cộng đồng (trẻ

CĐ) cho nhóm trẻ thuộc 100 mẫu nghiên cứu đối xứng với nhóm trẻ lai, nghĩa là

nhóm trẻ này cùng ở trên cùng địa bàn, nếu đang đi học sẽ tương đồng về lớp học,

đối với trẻ không đi học thì tương đồng về độ tuổi. Việc sử dụng nhóm trẻ cộng

đồng trong phân tích nghiên cứu này nhằm mục đích để so sánh cho thấy những

47

điểm khác biệt cơ bản trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai so với

tình trạng chung tại địa phương.

2.1.7. Thao tác hóa các khái niệm

Từ khái niệm “tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục” dành cho nhóm trẻ lai, thực

hiện thao tác hóa khái niệm rất cần thiết và quan trọng đối với chương 2 này. Việc

thao tác hóa các khái niệm được diễn giải qua mô hình như sau:

2.2. Các lý thuyết xã hội học

2.2.1. Lý thuyết chức năng

Từ thế kỷ thứ XIX, thuật ngữ “chức năng” vốn thường được sử dụng trong

lĩnh vực sinh học hay cơ học, vì thế nhiều nhà xã hội học đã đã đưa hình ảnh “sinh

học”, “cơ học”vào phân tích xã hội. Xã hội theo quan điểm của xã hội học được

xem như cơ thể con người gồm nhiều cơ quan, bộ phận, mỗi cơ quan hay bộ phận

mang một chức năng nhất định cần thiết cho cơ thể. Hoạt động của xã hội cũng có

thể được so sánh tưng tự như sự vận hành của một bộ máy (cơ học), trong đó mỗi

chiếc bánh răn, hay mắt xích đều có vai trò của nó

Trong xã hội có những yếu tố chức năng, còn có yếu tố phản chức năng và

phi chức năng, đại diện trường phái chức năng luận với đại biểu là Durkheim (1858-

1971), ông định nghĩa sự kiện xã hội: Sự kiện xã hội là bất cứ phương cách hành

động nào, dù cố định hay không cố định, có khả năng tác động lên cá nhân một sự

cưỡng chế ngoại tại; hoặc nữa là bất cứ phương cách hành động nào mang tính phổ

biến trong phạm vi của một xã hội nào đó, đồng thời có tồn tại riêng, độc lập với các

Tiếp cận dịch vụ y

tế và giáo dục cho

trẻ lai tại

Đặc điểm về nhóm trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế

Trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế

Trẻ lai dưới 6 tuổi được tiêm ngừa

Trẻ li được chăm sóc y tế như trẻ cộng đồng

Đặc điểm về nhóm trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo

dục

Trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục

Kết quả học tập của trẻ lai

Trẻ lai được đi học như trẻ cộng đồng

48

biểu hiện cá thể của nó. (Emile Durkheim, các quy tắt và phương pháp xã hội học,

Đinh Hoàng Phúc dịch, 2012) [22]

Nguyên tắc thức nhất: Trong luận án này xem xét việc tiếp cận dịch vụ y tế

và giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang như một sự kiện xã hội khách quan, và

dựa trên phương pháp tiếp cận quan sát các sự kiện xã hội, xem xét sự tồn tại hiện

hữu của nhóm trẻ lai tại cộng đồng Hậu Giang như một nhóm chủ thể phát sinh qua

quá trình kết hôn giữa phụ nữ Hậu Giang và nam giới Đài Loan và Hàn Quốc.

Nguyên tắc thứ hai: là sự xem xét là một hiện tượng bình thường hay là bệnh

lí, về sự kiện xã hội và giải thích một sự bằng sự kiện xã hội khác, nghiên cứu

nguyên nhân và kết quả nhằm giải thích những vấn đề được đặt ra trong luận án.

Tình trạng nuôi dưỡng trẻ lai ở các tỉnh TNB nói chung hay tại tỉnh Hậu Giang nói

riêng cho thấy xu hướng hình thành nhóm xã hội tại cộng đồng mà đối tượng chính

là trẻ em được sinh ra bởi các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia giữa phụ nữ Việt Nam

và những người đàn ông Đài Loan hoặc Hàn Quốc mà được đưa về hoặc về Việt

Nam sinh, và nhóm trẻ này lại được mang về nuôi và cho đi học tại Hậu Giang và

phần lớn trẻ còn nhỏ và chưa có thể tự quyết định mà hoàn toàn lệ thuộc vào quyết

định của mẹ hoặc gia đình họ ngoại trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ lai.

Nhóm trẻ được hình thành như một hiện tượng xã hội xuất hiện từ sau những năm

2000 và hiện nay số trẻ lai tại Hậu Giang đã lên đến hơn 400 trường hợp. Xu hướng

quay về nơi xuất cư của mẹ trẻ lai sau khi hôn nhân tan vỡ để sinh con hoặc chỉ gửi

trẻ về cho ông bà ngoại hay họ hàng nuôi hộ cũng là một trong những nguyên nhân

khách quan hình thành nên nhóm trẻ lai tại cộng đồng

Về phương diện quyền trẻ em, trong Công ước của Liên Hiệp Quốc [76],

trong đó cũng đã nêu rất nhiều về quyền của trẻ em và không có sự phân biệt đối xử

nào trên các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau trong điều 18 khoản 1 có ghi: Quốc

gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để đảm bảo thừa nhận nguyên tắc là

cả bố và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em

cũng trong nội dung về quyền trẻ em này. Về mặt chính sách Giáo dục và Y tế của

Việt Nam bởi rào cản về thể chế cư trú và hình thức giấy tờ như khai sinh và hộ

khẩu có liên quan đến việc quản lý của nhà nước Việt Nam, lý thuyết chức năng

49

nhằm lí giải cho sự phù hợp của việc vận hành cơ chế gia đình, luật cư trú, cơ chế

tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục công của toàn xã hội, nó lí giải cho sự tồn tại hợp lí

của các thiết chế giáo dục và y tế, đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố cứ nhắc của luật

pháp cụ thể trong đề tài là luật cư trú liên quan đến trẻ lai, và những thể chế liên

quan đến giấy tờ nhập học như khai sinh và hộ khẩu (theo quy định của luật giáo

dục Việt Nam), cũng như các quy định về việc được hưởng bảo hiểm y tế công tại

Việt Nam. Quan điểm chức năng biện minh cho sự bất bình đẳng cơ hội đối với

nhóm trẻ em bởi việc thực thi chính sách, luật pháp về cư trú, giáo dục, và chăm sóc

y tế của một nhà nước đã tồn tại trước khi xuất hiện nhóm trẻ lai tại cộng đồng, với

những quy định ràng buộc gắn với nguồn gốc, vị thế pháp lý và đặc điểm của trẻ lai

Với tiếp cận giáo dục: Lý thuyết chức năng xem bản thân của hệ thống giáo

dục còn mang ý nghĩa truyền đạt lại những giá trị văn hóa xã hội và chính nhờ vào

giáo dục con người mới lĩnh hội được giá trị của một nền văn hóa, đồng thời qua

giáo dục cũng giúp cho xã hội duy trì được trật tự của xã hội. Đề cập đến chức năng

của giáo dục còn xem hệ thống này là bộ máy sàng lọc nhân tài [60], nghĩa là qua

giáo dục là biện pháp (hay cách thức) phân công công việc có mục đích trong sự

phù hợp với phẩm chất và năng lực của họ

Chính cơ hội được tham gia vào hệ thống giáo dục là điều kiện tác động đến

sự di động đi lên trên nấc thang địa vị xã hội nếu thành tích của mọi người được

đánh giá không phụ thuộc vào giai cấp, giống nòi và giới tính, nên trẻ lai được tiếp

cận giáo dục tại cộng đồng có được cơ hội như bao trẻ em khác hay không và chính

điều đó khi đối chiếu với quan điểm chức năng của giáo dục có phù hợp cho sự phát

triển công bằng về cơ hội cho các trẻ em như thế nào nếu không có sự phân biệt về

chủng tộc, giới tính, quốc gia, quốc tịch và khai sinh.Tiếp cận dịch vụ y tế theo quan

điểm chức năng, việc bị bệnh cần phải được kiểm soát để người bệnh không bị thảy

ra khỏi hệ thống trách nhiệm xã hội ở trong thời điểm nào, sự phân tầng trong xã hội

cũng có liên quan đến quá trình chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trong nghiên cứu này tiếp cận xã hội học về chính sách chăm sóc sức khỏe

cho trẻ em nhằm làm rõ tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại cộng

đồng, việc chọn lựa dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng như tình trạng sở hữu

50

thẻ BHYT của trẻ lai hiện nay có những khác biệt gì với trẻ cùng độ tuổi có bố mẹ

là mang quốc tịch Việt Nam trên cùng địa bàn. Lý thuyết chức năng được giải thích

theo quan điểm của Emile Durkheim thì cách giải thích chức năng lý giải sự tồn tại

của một hiện tượng hay diễn biến của hành động theo chuỗi hậu quả của nó cũng

như đóng góp của nó duy trì một tổng thể xã hội ổn định.

2.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội

Khái niệm “Mạng lưới xã hội” được sử dụng trong nghiên cứu về hiện thực

xã hội, mạng lưới xã hội được các nhà khoa học đưa ra khác nhau, lý thuyết mạng

lưới xã hội được biết đến ở nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại Việt Nam và

có ảnh hưởng rộng trong nghiên cứu xã hội học vào những năm 2000 đến nay. Tác

giả Hoàng Bá Thịnh cho rằng: Mạng lưới xã hội gồm toàn bộ các quan hệ xã hội của

cá nhân và các thành viên của nhóm. Ông cũng cho rằng mạng lưới xã hội cũng

không vạch ra tranh giới rõ ràng [20]

Tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng mạng lưới xã hội là phức hợp các mối quan

hệ của các cá nhân trong các nhóm, tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái

và nghề nghiệp [33]. Nghiên cứu về mối quan hệ xã hội trong di dân được biết nhiều

qua các công trình nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh về di cư nội địa, trong đó

nhấn mạnh đến mạng lưới xã hội của người di cư ở nơi đến, có tác động đến kết quả

di cư [4]. Lê Minh Tiến (2006), giải thích mạng lưới xã hội không đơn thuần là mối

quan hệ cá nhân mà còn là các mối quan hệ giữa thể chế, điều này cũng cho thấy viên

cứu mạng lưới xã hội trong di cư rộng hơn, đồng thời tác giả này cũng coi mạng lưới xã

hội là tập hợp các mối quan hệ giữa các actor mang nhiều nội dung khác nhau bởi sự

trao đổi thông tin, đến trao đổi dịch vụ [72]

Dù khái niệm có khác nhau về “Mạng lưới xã hội” nhưng có thể thấy điểm

chung của các quan điểm trên chỉ ra mối quan hệ về con người, sự gắn bó giữa con

người với nhau hay thể mô tả về hiện tượng xã hội qua tương tác của con người, dù

đơn giản hay phức tạp. Nghiên cứu này sử dụng tiếp cận mạng lưới xã hội phi chính

thức, trong đó khi phân tích các dữ liệu liên quan đến cá nhân để giải thích các mối

quan hệ có liên quan đến chủ thể nghiên cứu, quan nghiên cứu mạng lưới xã hội

51

giúp ta hiểu được hiện tượng xã hội, xem lý thuyết mạng lưới xã hội là một phương

pháp tiếp cận cần có trong nghiên cứu này, với bốn định đề cơ bản: (1) các cá nhân

cá thể hóa trong các mối quan hệ; (2) Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý

nghĩa trong các mối quan hệ; (3) Các mối quan hệ quyết định một phần kinh nghiệm

thực tế và các biểu hiện của nó; (4) Nghiên cứu các mối quan hệ giúp ta hiểu được

một hiện tượng xã hội

Trong đề tài này, sử dụng định đề thứ tư, nghiên cứu các mối quan hệ giúp ta

hiểu được hiện tượng xã hội, với mục đích nhằm tìm hiểu các mối quan hệ của mẹ

và bố của trẻ lai, việc ra quyết định đưa trẻ về nuôi tại gia đình họ ngoại là bởi ai

quyết định, sự gắn kết sau đó đối với trẻ và những người có liên quan trong gia đình

như việc cùng chu cấp nuôi dưỡng trẻ hay chi phí cho giáo dục và chăm sóc y tế thế

nào và đồng thời cũng xem xét việc quan hệ giữa người nuôi trẻ với các mối quan

hệ khác xung quanh về việc hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo

dục cho trẻ tại cộng đồng. Qua đó lí giải sự tồn tại của nhóm trẻ lai (Đài-Việt và

Hàn-Việt) tại Tỉnh Hậu Giang với thân trạng đặc biệt và đương nhiên chính đó là

hậu quả của hôn nhân xuyên quốc gia thất bại hoặc không thật sự an toàn qua đó lí

giải về một hiện tượng xã hội đang tồn tại thực tiễn khách quan trong cộng đồng tại

Hậu Giang bới quá trình di cư bằng hình thái hôn nhân xuyên quốc gia [25], [60].

Đó là những đứa con “mồ côi”. Cha không biết, mẹ đi làm xa.

Tình ruột thịt nhạt nhòa. Những đứa trẻ thiếu tình thương của

cha, vắng sự quan tâm của mẹ, đủ làm cho người lớn day dứt

2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài này, trong luận án

đưa ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt và

Hàn-Việt được đưa về sống cùng mẹ hoặc họ hàng bên ngoại tại tỉnh

Hậu Giang như thế nào?

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và

52

giáo dục đối với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang?

Câu hỏi 3: Liệu có sự khác biệt trong mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục giữa

hai nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng sống tại cùng địa phương không?

2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang trong độ tuổi đi học được đến

trường, được chăm sóc y tế và thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh của

nhà nước đối với trẻ em dưới 6 tuổi, và được mua bảo hiểm y tế.

Giả thuyết 2: Tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng cư trú của trẻ lai Đài-Việt và

Hàn-Việt có tác động đến thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục

trong nhóm trẻ lai.

Giả thuyết 3: Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai kém hơn

nhóm trẻ cộng đồng..

2.3.3. Khung phân tích

Trẻ lai

- Khai sinh nhà nước Việt Nam

- Khai sinh nước ngoài cấp

- Quốc tịch của trẻ

- Gia hạn cư trú của trẻ

- Độ tuổi của trẻ

- Giới tính của trẻ

- Trung bình số năm về ở Hậu

Giang

Ngƣời thân của trẻ lai

- Giới tính của người nuôi

dưỡng trẻ

- Mối quan hệ với trẻ

- Tình trạng cư trú của mẹ của

trẻ

- Chi trả BHYT

- Chi trả cho chăm sóc y tế

Cộng đồng

- Mạng lưới cơ sở DV YT

- Mạng lưới xã hội cung cấp

thông tin về tiêm chích ngừa

- Mạng lưới xã hội cung cấp

thông tin về tiếp cận DV GD

- Mạng lưới giúp đỡ trẻ lai đi

học

Tiếp cận dịch vụ

y tế và giáo dục

của nhóm trẻ

Đài-Việt và

Hàn-Việt tại

Hậu Giang

Trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế Tỉ lệ trẻ lai có thẻ

BHYT

Tỉ lệ trẻ lai dưới 6 tuổi

được tiêm chích ngừa

Chi trả cho BHYT

Tỉ lệ trẻ lai được cung

cấp thông tin tiêm ngừa

Trẻ lai tiếp cận giáo dục

Tỉ lệ trẻ lai được đi học

Tỉ lệ trẻ lai được đi học

thêm

Tỉ lệ trẻ lai đi học có

học bạ

Tỉ lệ trẻ lai có giấy

khen

53

2.4. Địa bàn nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần tổng quan tài liệu, tại các tỉnh thuộc TNB như Đồng

Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang Sóc Trăng, An Giang có nhiều phụ nữ lấy chồng Đài

Loan và Hàn Quốc, từ hiện tượng kết hôn, rồi dẫn đến li hôn và có nhiều trẻ lai Đài-

Việt và Hàn-Việt được đưa về sinh, sống tại gia đình của người mẹ tại các tỉnh

thuộc TNB hiện nay, NCS đã đề xuất hướng nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh có số

lượng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan và Hàn Quốc cao. Lựa chọn 5 tỉnh gồm

Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang để đi tiền trạm vào năm

2015 (theo kế hoạch nghiên cứu được duyệt), Nhưng qua thời gian tiếp cận từ ngày

10/11/2015 đến ngày 16/11/2015 thì phía chính quyền địa phương cụ thể là Sở Tư

Pháp các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp từ chối cung cấp số liệu về trẻ lai tại địa bàn

tỉnh, tỉnh Sóc Trăng NCS không tiếp cận được, còn lại tỉnh An Giang và Hậu Giang

NCS được cung cấp số liệu về trẻ lai, trong đó địa bàn tỉnh An Giang cho biết chỉ có

6 trẻ lai trên toàn tỉnh, phía tỉnh Hậu Giang cung cấp danh sách trẻ lai là 169 trẻ và

đồng ý cho thực hiện nghiên cứu trên địa bàn. Với điều kiện khó khăn về mẫu, về

thời gian và thủ tục hành chính

Năm 2008, nghiên cứu sinh làm luận văn thạc sĩ về “Ly hôn xuyên quốc gia,

trường hợp các cặp vợ chồng Đài-Loan và Việt Nam”, trong quá trình đi khảo sát đề

tài những năm 2007, 2008 NCS có nhận thấy tình trạng trẻ lai được đưa về tại địa

bàn Hậu Giang là khá nhiều, nên việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu luận án về con

lai tại Hậu Giang cũng được NCS xem xét, bên cạnh đó việc chọn lựa một địa bàn

nghiên cứu này còn đảm bảo tiêu chuẩn là có số liệu tổng thể về trẻ lai là tỉnh Hậu

Giang được cung cấp bởi địa phương. Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Tỉnh

Hậu Giang, một tỉnh được tách ra khỏi tỉnh Cần Thơ vào năm 2004, địa bàn có

nhiều cô dâu lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc

Hậu Giang với hệ thống sông ngòi chằng chịt với 8 đơn vị hành chánh gồm:

TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy, TX Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ,

huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, và huyện Vị Thủy. Hệ thống giáo dục phổ

thông bao gồm các cấp học từ mầm non đến cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học

phổ thong và chủ yếu thuộc hệ thống giáo dục công lập. Trường mầm non có cơ sở ở

54

khắp các đơn vị huyện/thị nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đến năm 2008

có 250 cơ sở trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh [138]

Bản đồ tỉnh Hậu Giang

Nguồn: http://tinhuyhaugiang.org.vn/Default.aspx?tabid=1109

Địa bàn nghiên cứu 1: Thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, hành

chính, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, với 5 đơn vị phường gồm phường 1, 3, 4,

5 và 7 và 4 đơn vị xã gồm Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến, dân số 97.200

người, mật độ dân số 819 người/km2 [138]

Địa bàn nghiên cứu 2: Thị xã Ngã Bảy cách TP Vị Thanh 45 km, phía Đông

giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây và Nam giáp huyện Phụng Hiệp, phía Bắc giáp huyện

Châu Thành, dân số 61.100 người, mật độ dân số 772 người/km2. Đơn vị hành

chánh gồm: 3 phường (Ngã Bảy, Lái Hiếu, Hiệp Thành) và 3 xã (Hiệp Lợi, Đại

Thành và Tân Thành) [138]

Địa bàn nghiên cứu 3: Huyện Vị Thủy là một trong 3 đơn vị có nhóm trẻ lai đang

sinh sống nhiều nhất trong nghiên cứu này. Huyện gần trung tâm tỉnh lỵ cách TP Vị Thanh

8 km đường tỉnh lộ với 10 đơn vị hành chánh gồm: Thị Trấn Nàng Mau và các xã Vị Bình,

Vị Đông, Vị Thanh, Vị Thắng, Vị Thủy, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây, Vĩnh Trung và Vĩnh

Tường. Dân số 96.500 người, mật độ dân số thưa 419 người/km2

[138]

Việc lựa chọn ba địa bàn nghiên cứu thuộc tỉnh Hậu Giang đáp ứng được yêu

cầu dựa trên tiêu chí đơn vị hành chính và có nhiều phụ nữ kết hôn với người Đài

Loan và Hàn Quốc

55

2.5. Chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ lai

về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục

Quyết định số 1033/ QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về phát triển giáo

dục, đào tạo nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 trong điều một với nội dung:

Mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long

giai đoạn 2011-2015 nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền

vững của vùng và cả nước. Định hướng giáo dục của chính phủ nhằm mục tiêu xóa

bỏ tình trạng kém phát triển về trình độ dân trí ở ĐBSCL nhằm hướng đến cải thiện

chất lượng nguồn lao động trong tương lai. Trong chính sách của nhà nước nhóm trẻ

em được kể là nhóm trẻ có quốc tịch Việt Nam, thuộc nhóm đối tượng “được tính”

thụ hưởng cách chính thức bằng văn bản pháp lý thể hiện qua chính sách và luật

pháp Việt Nam.Các văn bản chỉ đạo liên quan đến mẹ và trẻ lai được đưa về Việt

Nam sinh sống do chính phủ ban hành: Thông báo số 133/ TB-VPCP của Văn

phòng chính phủ: ý kiến kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội

nghị toàn quốc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Văn bản

được ký và ban hành vào ngày 6/6/2011 với nội dung có liên quan đến việc tiếp cận

giáo dục và chăm sóc y tế đối với trẻ lai ở mục (g) và (h), trong đó nêu rõ Bộ Giáo

dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo cơ quan giáo dục và đào tạo các cấp tạo điều kiện cho

trẻ em là con lai khi về cư trú ở trong nước được đi học như trẻ em là công dân Việt

Nam. Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo cơ quan y tế các cấp tạo điều kiện cho trẻ em là con lai

về cư trú ở trong nước được chăm sóc sức khỏe như trẻ em là công dân Việt Nam. Tinh

thần này được áp dụng tại địa phương (các tỉnh có đối tượng là trẻ lai) [135]

Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài được đề cập trong

Luật hôn nhân và Gia đình ngày 9/6/2000, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm

2004, nghị định số 69/2006/NĐ- CP ngày 21/07/2006 về hôn nhân xuyên quốc gia.

Ngoài ra, trong Luật nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày

21/03/2011 quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi;

Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN ngày 18/07/2011 của Chủ tịch nước về việc phê

chuẩn Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

quốc tế… và một loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã tạo thành một hệ

56

thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước

ngoài, bao gồm kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với

người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau. Tổ chức

IOM cũng cho rằng hệ thống luật pháp của Việt Nam đối vấn đề di cư dần hoàn chỉnh,

tuy nhiên trong đó chưa thật sự đưa ra những qui định cụ thể về tình trạng nhập cư trái

phép, hoặc giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ con lai đưa về Việt Nam.

Các văn bản chỉ đạo liên quan đến mẹ và trẻ lai được đưa về Việt Nam sinh

sống do chỉnh phủ ban hành: Thông báo số 133/TB-VPCP với ý kiến của ông

Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị toàn quốc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

tố nước ngoài liên quan đến việc trẻ lai tiếp cận giáo dục và chăm sóc y tế được nêu

rơ trong nội dung văn bản như sau: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo cơ

quan giáo dục và đào tạo các cấp tạo điều kiện cho trẻ em là con lai khi về cư trú ở

trong nước được đi học như trẻ em là công dân Việt Nam. Bộ Y Tế tiếp tục chỉ đạo

cơ quan y tế các cấp tạo điều kiện cho trẻ em là con lai về cư trú ở trong nước được

chăm sóc sức khoẻ như trẻ em là công dân Việt Nam [135]

Các văn bản cấp nhà nước cho đến nay chưa cho thấy rõ tính can thiệp bằng

qui định của luật pháp, trên tinh thần chỉ đạo của cấp lãnh đạo với quan điểm “tạo

điều kiện” điều này cho thấy việc thực hiện sẽ không nhất quán trên các địa phương

hoặc tuỳ thuộc vào cách hiểu của đơn vị thừa hành từ cấp Bộ đến cơ sở là trường

học hoặc ngành y tế xã. Tại Hậu Giang cũng cho thấy ở trường học và ngành y tế

cũng nhìn nhận “tạo điều kiện” là cách thức rất khác nhau, cho đi học nhưng không

ghi chú học bạ, hoặc mang trẻ tới thì tiêm ngừa còn không mang thì không vận

động. Việc thực thi không nhất quán cũng là một nhân tố khiến cho việc NCS nhận

thức trách nhiệm nghiên cứu của ngành xã hội học cần thiết phải quan tâm, xem nó

như một vấn đề mới nghiên trọng và cần thiết, kết quả tìm thấy cũng góp phần chỉ ra

những gì chưa rõ trong quá trình phát hiện vấn đề và thực thi việc tiếp cận giáo dục

và y tế đối với nhóm trẻ mới hình thành trong bối cảnh TCH di cư như hiện nay.

2.5.1. Luật cư trú và quốc tịch cho trẻ lai

Khi lược qua về luật quốc tịch, luật cư trú liên quan đến trẻ lai tại Việt Nam

hiện nay là một vấn đề nam giải, phía nhà nước có những quy định và giải thích về

các thủ tục cư trú, đăng ký tạm trú cho người nước ngoài như sau: Theo quy định

của pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 của Uỷ Ban Thường vụ

Quốc hội về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nghị

57

định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh,

cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và thông tư liên tịch số

04/2002/TTLT/BCA-BNG hướng dẫn thực hiện nghị định số 21/2001/NĐ-CP:

Trường hợp muốn đăng ký tạm trú 1 năm trở lên ở Việt Nam cho con mang quốc

tịch Đài Loan, Hàn Quốc thì phải xin thủ tục cấp thị thực tại cơ quan đại diện của

Việt Nam tại Đài Loan hay Hàn Quốc nơi trẻ có quốc tịch. Thủ tục bảo lãnh cho trẻ

vào Việt Nam, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tạm trú do cơ quan công an quản lý

Về thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ chưa thành niên: Trước hết

cần lưu ý, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam

năm 2008, một trong những điều kiện để xin nhập quốc tịch Việt Nam là người xin

nhập quốc tịch Việt Nam phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của

pháp luật Việt Nam, có nghĩa là người đó phải đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất hoặc

hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22, 23 Bộ luật Dân sự năm

2005. Trong trường hợp thật sự có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ

để thuận lợi cho việc sinh sống và học tập lâu dài của cháu tại Việt Nam sau này, các cơ

quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét giải quyết đối với trường hợp xin

nhập quốc tịch Việt Nam của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, theo quy định tại Điều

19 và 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, điều kiện để trẻ được nhập quốc tịch Việt

Nam là phải thường trú tại Việt Nam, có nghĩa là trẻ đã làm thủ tục đăng ký thường trú

theo đúng quy định pháp luật về cư trú để sinh sống ổn định ở Việt Nam Sau khi làm

thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam cho trẻ, thì mới có thể tiến hành thủ tục xin

nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ theo quy định tại Điều 19 và 20 nói trên.

2.5.2. Luật giáo dục

Theo quy định của nhà nước Việt Nam về luật giáo dục ở số 38/2005/QH11

ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 với 120 điều khoản nhằm đặt ra mục tiêu đào

tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm

mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Luật giáo dục cũng hướng đến mục tiêu hình thành nhân cách, phẩm chất và năng

lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Quá trình điều chỉnh và thay đổi luật giáo dục của nhà nước Việt Nam đến

năm 2009 có điều chỉnh ngày 15 tháng 6 năm 2009, thủ tướng đưa ra quyết định:

Quy định về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015

58

trong đó có quy định về đối tượng thụ hưởng là “công dân Việt Nam”, cho nên mới

nhìn nhận khách quan thì luật giáo dục đã bỏ qua nhóm trẻ lai (không có quốc tịch

Việt Nam nhưng đang sống trên đất nước Việt Nam), và điều này được nhìn thấy

trên các phương tiện truyền thông khi họ đề cập đến vấn đề giáo dục cho con lai tại

các tỉnh ĐBSCL [128], [130], [131]. Nhưng sự vận động và phát triển của xã hội

nhằm giải quyết vấn đề tiếp cận giáo dục của trẻ lai thì đương nhiên hiện nay trẻ vẫn

được “tạo điều kiện” để đi học, tuy nhiên việc tạo điều kiện này chỉ là hình thức giải

quyết sự vụ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước.

2.5.3. Dịch vụ y tế

Luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12, luật bảo hiểm y tế sửa đổi mới đây, số

46/2013/QH13, Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công An và Bộ Y tế, số

5/2015/TTLT BTP-BCA-BYT về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục

hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ

dưới 6 tuổi của nhà nước Việt Nam, trong đó có những hướng dẫn rõ ràng cụ thể,

tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho việc hưởng chế độ bảo hiểm ở trẻ lai khi đưa về

Việt Nam vẫn là cơ sở pháp lí không đúng hoặc thậm chí trẻ không có bất kỳ giấy tờ

tư pháp nào đáng tin cậy, với trẻ được người mẹ mang thai ở Đài Loan hoặc Hàn

Quốc về Việt Nam sinh, đôi khi người mẹ không còn quốc tịch Việt Nam cũng

không thể khai sinh cho trẻ. Theo những qui định của nhà nước Việt Nam những

chính sách về bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế chỉ dành những đối tượng được nêu

trong luật không dành cho nhóm trẻ lai, trong qui định đó, trẻ dưới 6 tuổi được

hưởng chế độ bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế được cấp khi trẻ phải có giấy khai

sinh phù hợp (Theo Luật bảo hiểm y tế với trẻ dưới 6 tuổi), trường hợp không có thẻ

thì phải có hộ khẩu hoặc giấy khai sinh, đối với học sinh có quốc tịch Việt Nam,

chính sách bảo hiểm y tế bắt buộc cho học sinh, sinh viên. Riêng thành phần con lai

nếu không có quốc tịch hợp pháp tại Việt Nam không nằm trong đối tượng thụ

hưởng về mặt luật pháp cho nên trong nghiên cứu này cũng đặt vấn đề đến việc tiếp

cận chăm sóc y tế của trẻ lai như thế nào, nếu trẻ không thuộc đối tượng chăm sóc y

tế diện bảo hiểm y tế thì trẻ hoàn toàn phải sử dụng dịch vụ y tế tư nhân, do đó để

đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách cơ bản và công bằng theo quyền

được hưởng của trẻ em mà nhà nước Việt Nam đã cam kết. Việc chăm sóc y tế đó là

59

quyền lợi cơ bản nhất mà trẻ em đang được hưởng, những trẻ lai được đưa về Việt

Nam cụ thể là ở Hậu Giang nếu trẻ lai trong gia đình nghèo thì vấn đề chăm sóc y tế

sẽ là một điều đáng quan tâm và cần có những giải pháp thỏa đáng giải quyết, đây

cũng là vấn đề khó khăn cho công tác chăm sóc sức khỏe và quản lý y tế của cơ

quan y tế tại địa phương trong quá trình nghiên cứu về vấn đề con lai tại Việt Nam,

đa số những gì liên quan đến quyền lợi của trẻ lai chỉ được dừng lại ở mức độ thông

tin thực trạng từ báo chí, những bất cập hay khó khăn chưa thật sự được nhà nước

nghiêm túc nhìn nhận và giải quyết thật triệt để và thỏa đáng bởi rất nhiều nguyên

nhân đằng sau đó: Hệ thống báo chí chính thống như báo Tuổi trẻ ngày 5/8/2014 có

bài: Những đứa trẻ không tổ quốc, cho thấy những những qui định của luật pháp về

quốc tịch và con nuôi hay cư trú dường như chưa được người dân hiểu biết và vận

dụng và cũng không đủ điều kiện để vận dụng vì đa số những người mẹ của trẻ, hay

người bảo trợ không am hiểu hoặc không quan tâm đến qui định của pháp luật liên

quan đến trẻ, nhiều đứa trẻ được đưa về Việt Nam lén lút và người cha không cách

nào liên lạc được nên không thể nào có giấy tờ hợp pháp để xin cư trú hay xin quốc

tịch cho trẻ để trẻ đến trường hay chăm sóc y tế theo qui định của luật pháp Việt

Nam [89], vì thế việc đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng lợi chăm sóc y tế và

giáo dục cơ bản như bao nhiêu quyền trẻ em đang được hưởng. Trong trường hợp

hiện nay có nhiều trẻ tại Hậu Giang được đi học (có 169 trẻ) trên các trường tiểu

học, có trẻ có giấy tờ hợp lệ có trẻ không (nhà nước tạm thời chấp nhận) nhưng điều

này không giải quyết được vấn đề mà khi nói đến cơ hội tồn tại và sống của trẻ tại

Việt Nam cho đến sau này bởi vì việc tiếp cận với hệ thống giáo dục phổ thông chưa

có giải pháp, và cũng chưa có cách nào giải quyết về việc chăm sóc y tế công cho trẻ

khi có sự cố về sức khỏe.

Tình trạng thiếu cơ hội tiếp cận hai loại hình dịch vụ vừa đặt ra cho thấy có

khả năng không những cản trở sự phát triển cơ bản của nhóm trẻ lai vốn rất thiệt

thòi, nó còn gây nhiều khó khăn cho hệ thống quản lý tại địa phương về những vấn

đề gia đình, cư trú, giáo dục và y tế. Có thể cho rằng những vấn đề tiếp cận dịch vụ

y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai là điều thách thức trong tương lai nếu như không

được giải quyết nó không còn là một vấn đề xã hội hay một hiện tượng xã hội đơn

thuần mà còn liên quan đến hậu quả lớn hơn mà nhà nước Việt Nam sẽ khó khăn để

60

đối diện như việc cư trú bất hợp pháp của một thành phần con lai đáng kể và khi

nhóm trẻ lai trưởng thành đến 18 tuổi có quyền công dân (theo luật quốc tịch Việt

Nam) thì lúc đó vấn đề trình độ học vấn, việc làm như thế nào, và những nhóm trẻ

lai thiếu đi phần quan tâm của xã hội đó bị tổn thương sẽ trở thành những thành

phần nào trong xã hội Việt Nam

Tiểu kết chƣơng 2

Nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang được nuôi dưỡng tại Hậu Giang bởi

mẹ hoặc họ hàng bên ngoại có thời gian từ 6 tháng đến 17 năm hiện nay được ghi

nhân như một hiện tượng xã hội, nhóm trẻ này được phân tích trên 100 mẫu tại địa

phương và có những đặc điểm khá đặc biệt cần được ghi nhận là: Đa số trẻ được chu

cấp tiền nuôi dưỡng bởi người mẹ của trẻ, việc đưa ra quyết định cho trẻ về Việt

Nam sống của từ ý định của người mẹ

Trẻ lai vẫn được đi học tại địa phương vẫn có học bạ tuy nhiên việc trẻ đến

trường của trẻ hiện nay còn rất nhiều rào cản bởi quy định của luật giáo dục luật cư

trú, với vấn đề được đặt ra, việc tìm hiểu một chủ đề về con lai Đài – Việt và Hàn -

Việt tại Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng là một đề tài rất mới trong lĩnh

vực nghiên cứu xã hội học đặc biệt là nghiên cứu về trẻ em lai trong bối cảnh xã hội

hiện đại và việc việc xã hội hóa cá nhân nhóm trẻ này lại liên quan đến việc tiếp cận

giáo dục và y tế

Bằng công việc thao tác hóa các hóa các khái niệm và chọn lựa và xem xét sự

phù hợp của hệ của lý thuyết chức năng, lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp

tiếp cận về quyền của trẻ em để giải thích cho quá trình phân tích dữ liệu là điểm

mạnh đối với nghiên cứu này

Đây là chủ đề nghiên cứu mới và chưa có tư liệu tổng quan đủ nhiều nên có

những khó khăn nhất định trong việc thiết kế nghiên cứu, không vì trở ngại đó mà

học viên không đeo đuổi mục tiêu của mình về nghiên cứu Tiếp cận dịch vụ y tế và

giáo dục cho nhóm trẻ lai tại Hậu Giang, chuyên đề về cơ sở lí luận và phương pháp

luận nghiên cứu của chủ đề này được trình bày nhằm mục đích hướng đến phương

pháp nghiên cứu phù hợp nhất, khách quan và đáng tin tưởng cho cả công trình

nghiên cứu luận án.

61

Sử dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp tiếp

cận về quyền trẻ em trong nghiên cứu xã hội học này để giải thích về một hiện

tượng xã hội xuất hiện trong bối cảnh TCH di cư bằng con đường hôn nhân xuyên

quốc gia và hậu quả của làn sóng di cư đó là hình thành nên nhóm trẻ lai Đài Loan

và Hàn Quốc tại Hậu Giang liên quan đến cơ hội tiếp cận DVYT và DVGD đồng

thời lý giải hiện tượng xã hội đương đại với cách tiếp cận về quyền và tiếp cận hiện

tượng xã hội được xem như là một thách thức đối với NCS. Việc đưa ra phương

pháp nghiên cứu về hiện tượng mới mẻ này là cả quá trình tư duy xuyên suốt luận

án từ khâu thiết kế đề cương nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, triển khai thực địa,

phân tích số liệu và hoàn thành luận án sau cùng

Đảng và nhà nước Việt Nam có những chỉ đạo về ngành giáo dục đạo tạo ở

ĐBSCL nhằm giải quyết vấn đề bỏ học, tình trạng dân trí thấp dẫn đến chất lương

lao động thấp so với cả nước, trên thực tế nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách là

trẻ em có quốc tịch Việt Nam. Nhóm trẻ lai có em không thuộc quốc tịch Việt Nam,

trên thực tế trẻ vẫn đang sống tại địa phương với mẹ hoặc người thân họ ngoại và

khả năng trẻ không trở lại Đài Loan hoặc Hàn Quốc là khá cao, điều đó luận án

cũng đặt ra là trẻ lai sẽ tiếp cận giáo dục và y tế tại địa phương như thế nào khi

nhóm trẻ đó không thuộc đối tượng thụ hưởng của nhà nước

Đường lối, phương hướng chỉ đạo của Đảng và nhà nước trước thực trạng

tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai tại Việt Nam như hiện nay cũng nhanh

chóng được cấp lãnh đạo cao nhất quốc gia quan tâm, tuy nhiên việc chỉ đạo bằng

văn bản mang tính giải quyết tạm thời, còn về lâu dài đòi hỏi hệ thống luật pháp như

luật cư trú, luật giáo dục, luật chăm sóc y tế dành cho trẻ em trên cả nước cũng cần

có sự thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của xã hội dựa trên quyền lợi của trẻ em,

cụ thể là nhóm trẻ lai đang sinh sống tại Việt Nam.

62

Chƣơng 3

TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ

KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG

Nội dung chương 3 tập trung trình bày kết quả khảo sát của luận án tại

Thành phố Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy và Huyện Vị Thuỷ thuộc tỉnh Hậu Giang,

phần đầu tiên của chương mô tả một nhóm trẻ lai với thân trạng đặc biệt đang sống

cùng họ hàng bên ngoại ở Hậu Giang. Trình bày bao gồm năm nội dung chính: (1)

Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế tại Hậu Giang, đây là

nền tảng để giải thích cho những nội dung chính tiếp theo của luận án. (2) Đánh giá

thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt trong độ tuổi

từ dưới 6 tuổi hoặc trong độ tuổi đi học, trong đó có nhóm trẻ lai có khai sinh, có

quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch. (3) So sánh

cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng có những khác

biệt như thế nào về mặt cơ hội hay lựa chọn dịch vụ nhằm giải thích cho mức độ

tiếp cận dịch vụ y tế mà nhóm trẻ lai đang được nuôi dưỡng ở cộng đồng như thế

nào, việc lý giải này cũng được phân tích với cách tiếp cận về chính sách y tế dành

cho trẻ em nói chung của Việt Nam. (4) Trình bày về những yếu tố tác động đến

tiếp cận dịch vu y tế đối với nhóm trẻ lai qua kết quả của việc tiếp cận chủ yếu là

tình trạng tham gia BHYT, và tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi. (5) Phân tích một số

vấn đề liên quan đến yếu tố chính sách y tế

Nói về vai trò của nhà nước Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho

người dân nói chung và trẻ em nói riêng, dựa trên việc nhà nước đưa ra những chính

sách về việc người dân được mua thẻ BHYT, và những đối tượng ưu tiên được nhà

nước bảo hộ thẻ BHYT như hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời đối với nhóm trẻ

em dưới 6 tuổi cũng được hưởng những quyền lợi đặc biệt là những chương trình tiêm

chủng quốc gia miễn phí. Vậy đối với nhóm trẻ lai việc tiếp cận DVYT này được cung

cấp bởi hệ thống nhà nước như thế nào cũng cần được làm rõ ở nội dung chính của

chương này

Được chăm sóc y tế là một trong những nhu cầu cơ bản cũng như quyền được

sống còn của trẻ em, tiếp cận dịch vụ y tế được xem xét như là một nhu cầu (theo quan

63

điểm chức năng), và trong đó phân tích tình trạng tiếp cận thẻ bảo hiểm y tế, tiêm chích

ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi, sử dụng dịch vụ y tế tại địa phương của nhóm trẻ lai được

phân tích trong nghiên cứu này với mục đích xem xét nhu cầu chăm sóc y tế của trẻ lai,

những yếu tố quan trọng nào tác động đến thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế bằng việc

phân tích

Thông qua mạng lưới xã hội khi qua sát về tình trạng có thẻ BHYT, tiếp cận

dịch vụ y tế bằng các chỉ số đo về địa chỉ chăm sóc y tế, sử dụng thẻ BHYT, chi trả cho

thẻ BHYT, người mua thẻ BHYT cho trẻ, và thứ ba là phân tích tình trạng tiếp cận với

dịch vụ tiêm chính ngừa cho trẻ em dưới 6 tuổi thông qua những đơn vị hay cá nhân ở

cộng đồng để thực thi chính sách y tế toàn dân của nhà nước Việt Nam

3.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ y tế

tại Hậu Giang

3.1.1. Trình độ học vấn của nhóm trẻ lai

Trình độ học vấn của trẻ được xác định bằng học vấn theo cấp Việt Nam,

tính từ không biết đọc, biết viết, cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và

trung học phổ thông. Trẻ lai trong mẫu khảo sát có tỉ lệ trong độ tuổi đi học khá

cao, đa số trong độ tuổi đến trường trẻ đều được đi học: 51% trẻ có trình độ học vấn

cấp 1 (học từ lớp 1 đến lớp 5) tại Việt Nam, 19 trường hợp cấp 2 chiếm 19% , 3

trường hợp cấp 3 chiếm 3%, 15 trường học đi học mẫu giáo chiếm 15%, còn lại có

9 trường hợp dưới 6 tuổi không đi học, chiếm 9% và trong mẫu khảo sát có 3

trường hợp trong độ tuổi đi học nhưng không đi học và không biết đọc biết viết

tiếng Việt chiếm tỉ lệ là 3% (xem biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của nhóm trẻ lai trong mẫu khảo sát

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

64

3.1.2. Quốc tịch của trẻ lai

Quốc tịch của trẻ lai trong nghiên cứu này không đồng điều, đa số trẻ có

quốc tịch Đài Loan, Hàn Quốc, đồng thời cũng có trẻ mang quốc tịch Việt Nam là do

trường hợp mẹ mang con về ở luôn hoặc gửi luôn cho họ hàng nuôi dưỡng, hoặc

trường hợp sinh con tại Việt Nam. Trường hợp không có bất kỳ quốc tịch nào được

giải thích do không làm được quốc tịch và trẻ không có giấy chứng sinh tại Việt Nam

100 mẫu nghiên cứu trẻ lai tại Hậu Giang có bốn trường hợp quốc tịch: Trẻ

có quốc tịch Việt Nam là 17 trường hợp chiếm 17%, quốc tịch Đài Loan là 58

trường hợp chiếm 58%, quốc tịch Hàn Quốc là 24 trường hợp chiếm 24% và 1

trường hợp không có quốc tịch nào (xem biểu đồ 3.2). Nghiên cứu này cũng cho

thấy có sự khác biệt về giới giữa các nhóm quốc tịch, 13 trường hợp trẻ em nam

chiếm tỉ lệ là 76.5% có quốc tịch Việt Nam, trong khi đó trẻ em gái chỉ có 4 trường

hợp chiếm 23.5% là có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ có quốc tịch Đài Loan chiếm tỉ lệ cao nhất có 58 trường hợp chiếm 58%,

trong đó trẻ em nam là 24 trường hợp, chiếm tỉ lệ 41.4%, trẻ em nữ có quốc tịch

Đài Loan là 34 trường hợp chiếm tỉ lệ 58.6%. Trường hợp trẻ có quốc tịch Hàn

Quốc, trẻ em nam có 10 trường hợp chiếm 41.7% và trẻ em nữ là 58.3%. Trẻ không

có quốc tịch là 1 trường hợp thuộc giới tính nữ (trường hợp không có quốc tịch là

bởi mẹ mang thai về lại Hậu Giang nhưng khi sinh thì không được làm khai sinh

cho trẻ vì mẹ vẫn còn đang giai đoạn kết hôn với người bố ở nước ngoài, và người

mẹ khai bố của đứa trẻ là người Hàn Quốc nên Tư pháp xã không đồng ý cấp giấy

khai sinh Việt Nam và không xác định quốc tịch)

Trong 53 trường hợp trẻ lai là nữ trong đó trẻ lai nữ có quốc tịch Đài Loan

chiếm tỉ lệ cao nhất với 64.15%, trẻ lai giới tính là trẻ em gái có quốc tịch Việt

Nam chiếm 26.42%, trẻ lai nữ quốc tịch Hàn Quốc chiếm 7.55%, trẻ lai nữ không

có quốc tịch có 1 trường hợp chiếm tỉ lệ không đáng kể (xem biểu đồ 3.2)

Trong 47 trường hợp trẻ lai có giới tính là nam, trong đó trẻ lai Đài Loan có

giới tính là nam chiếm 51.06%, kế đến là trẻ lai có quốc tịch Hàn Quốc có giới tính

là nam chiếm 27.66%, trẻ lai quốc tịch Việt Nam giới tính là nam chiếm 2`.28%

(xem biểu đồ 3.2)

65

Trong Kiểm định tương quan cho thấy giữa hai biến số giới tính và tình

trạng quốc tịch của trẻ có mối tương quan với nhau (Xem biểu đồ 3.2)

Biểu đồ 3.2. Giới tính và quốc tịch trẻ lai

13

27.66

4

7.55

17.00

24

51.06

34

64.15

58.00

10

21.28

14

26.42

24.00

0

-

1

1.89

1.00

0 20 40 60 80 100 120

SL trẻ em nam

% Nam

SL trẻ em nữ

% Nữ

Tổng %

Việt Nam Đài Loan Hàn Quốc Không quốc tịch

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

3.1.3. Độ tuổi của trẻ lai

Trung bình chung độ tuổi của trẻ Đài-Việt và Hàn-Việt trong nghiên cứu này

là 9.42 (mean), độ tuổi trung bình của trẻ có quốc tịch Việt Nam là 10.12, độ tuổi

trung bình của trẻ Đài Loan là 10.19, độ tuổi trung bình của trẻ có quốc tịch Hàn

Quốc là 7.38. Kết quả độ tuổi trung bình của trẻ có quốc tịch Hàn Quốc thấp hơn so

với Đài Loan, hôn nhân xuyên quốc gia bởi kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và đàn

ông Hàn Quốc xuất hiện sau làn sóng kết hôn giữ phụ nữ Việt Nam và Đài Loan

nhiều năm (Xem bảng 3.1)

Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình của trẻ lai và quốc tịch của trẻ

Quốc tịch Mean N

Std.

Deviation

Việt Nam 10.12 17 4.270

Đài Loan 10.19 58 3.998

Hàn Quốc 7.38 24 2.143

Không có quốc tịch 2.00 1

Trung bình độ tuổi 9.42 100 3.901

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

66

3.1.4. Tình trạng cư trú của trẻ lai

Trẻ lai được sinh tại Việt Nam hoặc sau khi sinh ra ở nước ngoài và đưa về

sống tại Việt Nam cụ thể là ở Hậu Giang với họ hàng bên mẹ của trẻ, xác nhận tình

trạng cư trú của trẻ trong đó có 23 trường hợp có hộ khẩu tại Hậu Giang chiếm tỉ lệ

23% trong mẫu khảo sát, 18 trường hợp gia hạn 6 tháng chiếm tỉ lệ 18%, 39 trường

hợp gia hạn 3 tháng chiếm 39% và còn lại 20 trường hợp không gia hạn cư trú cho

trẻ chiếm 20%. Việc gia hạn cư trú cũng cho thấy trẻ vẫn được mong đợi cho về lại

Đài Loan hoặc Hàn Quốc trong thời gian sau này. Những trường hợp trẻ có được hộ

khẩu tại địa phương thì không làm gia hạn, trường hợp không làm gia hạn hoặc

không có loại giấy tờ nào kể cả gia hạn cư trú đa số là những trẻ lai ở quá lâu hoặc

trong gia đình không muốn đưa trẻ về lại Đài Loan hay Hàn Quốc, gia đình nhận

nuôi trẻ không có đủ điều kiện tài chính để đóng cho trẻ (Xem biểu đồ 3.3)

Biểu đồ 3.3. Tình trạng cư trú của trẻ lai trong mẫu khảo sát

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

3.1.5. Mạng lưới xã hội liên quan đến đời sống trẻ lai

Thời gian bình quân của nhóm trẻ là trên 7 năm (Mean=7.42, Median=7),

trong mẫu khảo sát, phần lớn trẻ được đưa về sống cùng ông bà ngoại, cũng có

trường hợp sống cùng mẹ ruột và cậu dì. Có 73 trường hợp sống cùng ông bà ngoại

và ông bà là người chăm sóc trẻ, 19 trường hợp sống với gia đình họ ngoại và cậu

dì là người chăm sóc trẻ là chính và 8 trường hợp trẻ sống cùng mẹ ruột (trong đó

có 2 trường hợp mẹ tái hôn nên trẻ ở cùng với mẹ và dượng). Trẻ lai có độ tuổi từ 1

đến 17 tuổi trong báo cáo nghiên cứu này, có trẻ có quốc tịch Việt Nam, có trẻ vẫn

còn mang quốc tịch Hàn Quốc và Đài Loan và thậm chí còn 1 trường hợp không có

quốc tịch (nghĩa là không có bất kỳ giấy tờ chứng minh)

67

3.1.5.1. Nguyên nhân trẻ lai về sống cùng gia đình họ ngoại

Những nguyên nhân được nêu khi đưa trẻ lai về sống cùng họ ngoại tại Việt

Nam, những nguyên nhân chính được mô tả phần lớn bởi hôn nhân trục trặc của

cha mẹ trẻ, trong đó tỉ lệ do cha mẹ li hôn/ li thân mà đưa trẻ về Việt Nam cao nhất

chiếm 37%, kế đến do cha mẹ bận gửi về nuôi tạm chiếm 22%, trường hợp mẹ

mang thai về Việt Nam sinh chiếm 16%, lí do ông bà nội không giúp trông cháu

nên gửi về VN chiếm con số không nhỏ là 12%, phần còn lại với lí do mẹ lén mang

con về Việt Nam rồi qua lại bên kia làm việc, hay bố mẹ của trẻ lai qua đời chiếm tỉ

lệ rất thấp (Xem bảng 3.2)

Bảng 3.2. Lý do trẻ lai được đưa về Hậu Giang sống cùng họ ngoại

Lí do Số lƣợng

Mẹ mang thai về Việt Nam sinh 16

Cha mẹ li hôn/ li thân 37

Mẹ lén mang con về VN gửi rồi qua bên

kia đi làm lại

2

Bố mẹ mất 3

Bô/ mẹ bận gửi tạm về VN 22

Ông/bà nội không phụ giữ cháu 12

Khác 8

Ngƣời đƣa ra quyết định gửi trẻ về VN

Mẹ của trẻ 74

Ba của trẻ 2

Cả ba và mẹ 19

Ông/bà ngoại quyết định 5

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Đa số những trường hợp trẻ lai được đưa về Việt Nam không có đầy đủ giấy tờ

bởi lí do tình trạng hôn nhân của bố và mẹ trẻ bị trục trặc trong quá trình chung sống

Sinh con từ bên ngoài như ở (Đài Loan, Hàn Quốc), làm quốc tịch

nước ngoài rồi… mà phụ nữ Việt Nam mình kết hôn với người Đài

Loan, Hàn Quốc thì không có thương yêu gì cả, vì cuộc sống mưu

sinh, vì gia đình túng quẫn quá, hy sinh đời bố củng cố đời con,

nghĩa là chấp nhận hy sinh để nuôi cha, mẹ, anh, em… sau thời gian

có tiền thì li dị hoặc trốn về, bỏ về nước.

PVS: LĐ CA

Vai trò của người mẹ của trẻ hết sức quan trọng trong việc quyết định đưa

trẻ về sống bên ngoại, sự quyết định này đa số tự người phụ nữ quyết định, ít có

68

trường hợp có hai vợ chồng cùng đồng ý. Khi hỏi ai là người quyết định đưa trẻ về

ở cùng ông bà phần lớn người trả lời cho rằng: mẹ trẻ là người quyết định, chiếm

74%, cả cha và mẹ của trẻ cùng quyết định chiến 19%, ông bà ngoại quyết định

chiếm 5%, còn lại 2% là người cha quyết định. Người nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ

tại địa phương dường như là sự phụ thuộc theo sự quyết định của con, cháu, hay em

gái của họ (xem bảng 3.2) ở trên

Con số thống kê cũng cho thấy những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của

nhóm trẻ này bởi đa số là quyết định đưa về nuôi dưỡng tại quê nhà với những lí do

đa số là hôn nhân không thành công, đồng thời cũng cho thấy việc trẻ được đưa về

thiếu vai trò của người bố người Đài Loan và Hàn Quốc

Theo em thấy việc quan tâm với mấy cái đứa trẻ về đây thì thấy là từ

trước tới giờ mà về đây ví dụ như cha mẹ là đa số gửi trẻ về đây thì

cái này hình như chiếm 80% … bà hoặc mẹ dẫn cháu về đây với cái

lý do là về đây để thăm gia đình nhưng mà trốn về luôn sau mời thời

gian im ắng là trốn ra ngoải (nước ngoài) lao động kiếm tiền gửi về

nuôi con

PVS: LĐ xã Vị Trung, TX Ngã Bảy-Hậu Giang

Nguyên nhân trở về của mấy đứa trẻ là do ba mẹ không còn sống

chung. Bởi vì cô dâu VN sống trong tình trạng hắt hủi thành ra chỗ

đó thì bỏ trốn ra ngoài lấy chồng rồi gửi con về bên ngoại nuôi. Đa

phần mẹ gửi bé về sống chung với ông bà, còn mẹ quay trở lại nước

ngoài để làm việc và gửi tiền về nuôi trẻ

PVS: CB ấp, TX Ngã Bảy-Hậu Giang

Câu chuyện về hoàn cảnh sống của nhóm trẻ lai ở thực địa cho thấy trẻ lai

cũng thuộc nhóm trẻ thiệt thòi không bởi do yếu tố vật chất mà bởi hoàn cảnh sống

và sự xuất hiện nhóm trẻ tại cộng đồng không bởi do ý chí của trẻ lai mà chúng

xuất hiện bởi ý chí của người mẹ Việt nam của trẻ và gia đình. Trẻ lai làm nhóm

đối tượng thụ động bị đưa về Hậu Giang như một sự buộc phải làm bởi hôn nhân

thất bại hoặc hoàn cảnh khó khăn phải nhờ người thân chăm sóc cháu hoặc ngay cả

người mẹ cũng quay về sống tại Hậu Giang hoặc các tỉnh thành khác ở Việt Nam.

Chức năng của gia đình được thể hiện trong vai trò đùm bọc và chăm sóc khi con

69

cái họ có hôn nhân thất bại mang con về thì bên ngoại sẽ chăm sóc nuôi dưỡng dùm

hoặc nuôi thay. Những đứa trẻ lai được mang về cho thấy sự đùm bọc của bên

ngoại, hay sự cảm thông của cộng đồng xem các cháu là “cháu ngoại” để cho trẻ lai

được sống cùng, và việc giải quyết vấn đề chăm sóc y tế cho trẻ gặp khó khăn, trên

thực tế dù trẻ được chăm sóc y tế nhưng chính những bất cập trong quá trình quản lý

DVYT tại địa phương cũng có quá nhiều khó khăn không những với trường học, với

chính quyền địa phương, hay cấp cao hơn là quốc gia.

3.1.5.2. Tiền của mẹ trẻ lai gửi về cho người thân chăm sóc trẻ

Trong phần tiền gửi về cho người thân chăm sóc trẻ, những phụ nữ kết hôn

với người Hàn Quốc thường gửi về cho người thân số tiền trung bình 5.091.660

đồng; trong khi đó những phụ nữ lấy chồng Đài Loan gửi về khoảng 4.556.170 đồng,

ít hơn so với phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc. Ngoài ra, số tiền từ những người mẹ của

trẻ lai sau khi đưa con về gửi bên ngoại và ở lại Hậu Giang có số tiền bình quên gửi

về cho gia đình nuôi con của họ ít hơn so với các bà mẹ đi đến kiếm sống ở các tỉnh

khác trong nước. Tuy nhiên đa phần những người mẹ này đều có gửi tiền cho người

thân để chăm sóc con cái của họ tại Việt Nam. (xem biểu đồ 3.4)

Biểu đồ 3.4. Trung bình tiền gửi theo nơi cư trú của mẹ trẻ lai

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

70

3.1.5.3. Kế hoạch thời gian nuôi trẻ lai tại Hậu Giang

Tìm hiểu về dự định nuôi trẻ lai cho đến lúc nào thì phần lớn người trả lời

cho rằng họ nuôi trẻ ở Việt Nam luôn chiếm 54 trường hợp, có 27 trường hợp cho

rằng sẽ nuôi cho đến khi nào mẹ của trẻ về rước, 8 trường hợp nuôi đến lớn rồi trả

về Đài Loan hoặc Hàn Quốc, 4 trường hợp cho biết không biết sẽ nuôi đến khi nào và 4

trường hợp cho rằng họ sẽ nuôi cho đến khi nào nhà nước không cho trẻ học nữa thì trả

về (xem bảng 3.3). Điều này có thể cho thấy khả năng trẻ lai sẽ sống tại Việt Nam là khá

cao, có đến hơn 50% trẻ có được người nhà dự tính nuôi luôn tại Việt Nam

Bảng 3.3. Dự định thời gian nuôi trẻ lai

Dự định của NTL Số lƣợng

- Nuôi cháu ở Việt Nam luôn 54

- Nuôi lớn rồi trả về ĐL/HQ 8

- Không biết nuôi đến khi nao 4

- Nuôi đến khi nào nhà nước không

cho học nữa thì đưa trẻ về bên kia

4

- Nuôi đến khi nào mẹ cháu về rước 27

- Khác 3

Tổng 100

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Thân trạng trẻ lai được mô tả trong nhóm nghiên cứu này cho thấy, các cháu từ 1

đến 17 tuổi, số lượng trẻ em nữ nhiều hơn trẻ em nam, số lượng trẻ trên địa bàn Vị Thủy

cao hơn nhiều so với TP Vị Thanh và Thị Xã Ngã Bảy, đa số trẻ em trong độ tuổi đi học

được đến trường, hiện tại đa số trẻ cùng sống với ông/bà ngoại là chính và việc được

sống cùng người mẹ không nhiều (9 trường hợp), điều này cũng cho thấy sự thiếu vắng

vai trò của người mẹ và bố đối với nhóm trẻ này. Việc quyết định chuyện học tập, đưa

rước là vai trò của ông/bà hoặc cậu/dì là chính, trẻ đi học và chăm sóc y tế phụ thuộc vào

người chăm sóc là họ hàng nhà ngoại của trẻ, trong nghiên cứu này việc học và chăm

sóc y tế cho trẻ thiếu hẳn vai trò của người bố và hiếm hoi có sự chăm sóc của người mẹ

(9 trường hợp được mẹ trực tiếp nuôi dưỡng tại Hậu Giang)

Điều đáng lưu ý là tình trạng cư trú của trẻ, có đến 20% trường hợp không

làm gia hạn và không có bất kỳ loại giấy tờ nhân thân nào (khai sinh, hộ chiếu…).

71

Trẻ lai Đài Loan có số lượng cao hơn nhiều so với trẻ lai Hàn Quốc, khi phân tích

có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ này, trẻ lai Hàn Quốc có độ tuổi và năm sống

cùng họ hàng tại Hậu Giang ít hơn trẻ lai Đài Loan, số tiền gửi về của nhóm trẻ có

mẹ ở Hàn Quốc cao hơn mẹ ở Đài Loan

Đồng thời người chăm sóc trẻ là người trả lời trong khảo sát này cũng cho

biết họ sẽ nuôi trẻ tại Việt Nam luôn là khá cao chiếm hơn 50% trường hợp trẻ,

trong đó những lí do khác hoàn toàn không chắc chắn khi nào trẻ sẽ được đưa về lại

Đài Loan hoặc Hàn Quốc điều này cũng có nghĩa khi trẻ 18 tuổi theo luật quốc tịch

của Việt Nam trẻ có quyền xin nhập quốc tịch và trở thành công dân của Việt Nam.

3.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang

3.2.1. Quốc tịch của trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT

Trong 100 trường hợp nghiên cứu của nhóm trẻ lai có 71 trẻ trong thời điểm nghiên

cứu là có thẻ BHYT. Trong 71 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT trong nghiên cứu,

trong đó trẻ lai mang quốc tịch Việt Nam chiếm 21.1%, trẻ lai có quốc tịch Đài

Loan chiếm 59.2%, trẻ lai có quốc tịch Hàn Quốc chiếm 19.7%. (xem Biểu đồ 3.5)

Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ có thẻ BHYT theo quốc tịch của trẻ lai

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Trong 22 trường hợp trẻ em 6 tuổi trở xuống trong đó có đến 17 trường hợp

không có thẻ BHYT, 5 trường hợp có thẻ BHYT, cho thấy số lượng trẻ lai còn nhỏ

tuổi không tiếp cận được thẻ BHYT khá nhiều.

72

Theo quan điểm chức năng, nhà nước đóng vai trò quản lý hệ thống DVYT

công, chính sánh và luật liên quan đến GVYT do nhà nước ban hành. Thẻ BHYT

của Việt Nam mục đích cung cấp dịch vụ công cho công dân Việt Nam (quốc tịch

Việt Nam), sở hữu thẻ BHYT được xem như là có cơ hội tiếp cận loại hình dịch vụ

công này, chính sách cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi được nhà nước quy định

dành riêng cho trẻ em là công dân Việt Nam. Trẻ lai được đưa trở về sống tại cộng

đồng dù có độ tuổi phù hợp nhưng vì không có khai sinh do nhà nước Việt Nam cấp

nên đương nhiên trẻ không được cấp thẻ BHYT miễn phí (miễn phí là do nhà nước

đã chi trả cho đơn vị BHYT)

3.2.2. Giới và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai

Trong 71 trường hợp trẻ có thẻ BHYT có 34 trẻ em nam có thẻ BHYT chiếm

47.9%, hợp trẻ em gái là 53 trường hợp có thẻ BHYT chiếm 52.1%

Bảng 3.4 Tỉ lệ có thẻ BHYT theo giới tính của trẻ lai

Giới tính của trẻ lai Tình trạng có thẻ BHYT

Nam SL 34

% 47.9%

Nữ SL 37

% 52.1%

Tổng SL 71

% 100.0%

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

3.2.3. Mẹ của trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai

Trong 100 trẻ lai được nghiên cứu, có 97 trường hợp trẻ lai còn mẹ đẻ, 3

trường hợp mẹ đã chết. Phân tích này loại bỏ 3 trường hợp mẹ trẻ lai đã chết vì số

lượng quá nhỏ, đồng thời cũng loại bỏ biến số mẹ trẻ đang sống ở quốc gia khác (có

1 trường hợp) và mẹ chết (3 trường hợp).

Tình trạng kết hôn của mẹ trẻ: Số lượng trẻ lai có thẻ BHYT là 66 trường

hợp, trong đó có 25 trẻ có mẹ đang kết hôn chiếm 37.9%, 11 trường hợp trẻ có mẹ

đang sống li thân với bố chiếm 16.7%, và 30 trường hợp trẻ có mẹ li hôn, chiếm tỉ

lệ cao nhất là 45.5% ( xem bảng 3.4)

Về nơi cư trú của mẹ trẻ lai: Trong 66 trường hợp trẻ có thẻ BHYT: 28 trẻ lai

có mẹ đang sống ở Đài Loan chiếm 42.4%, 14 trường hợp trẻ có thẻ BHYT có mẹ

73

sống tại tỉnh Hậu Giang chiếm 21.2%, 13 trường hợp trẻ có thẻ BHYT có mẹ đang

sống ở Hàn Quốc chiếm 19.7%, phần còn lại là 11 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT

có mẹ đang sinh sống ở tỉnh khác trong quốc gia Việt Nam (xem bảng 3.5)

Bảng 3.5. Tỉ lệ trẻ có thẻ BHYT và tình trạng của mẹ trẻ lai

Mẹ của trẻ lai

Tình trạng có thẻ

BHYT của trẻ lai

Tình trạng hôn

nhân của mẹ trẻ

lai

Đang kết hôn SL 25

% 37.9

Li thân SL 11

% 16.7

Li hôn SL 30

% 45.5

Tổng SL 66

% 100.0

Nơi cư trú của

mẹ trẻlai

Tỉnh Hậu Giang SL 14

% 21.2

Tỉnh khác thuộc

Việt Nam

SL 11

% 16.7

Đài Loan SL 28

% 42.4

Hàn Quốc SL 13

% 19.7

Tổng SL 66

% 100.0

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

3.2.4. Nơi cư trú của mẹ trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai

Quan sát mẫu nghiên cứu trong 100 trường hợp trẻ lai, có 3 trường hợp trẻ có

mẹ đã chết. 97 trường hợp trẻ lai còn mẹ, hiện tại trẻ có lai có mẹ sống tại Hậu

Giang là 23 trường hợp, trong đó có 32.1% không có thẻ BHYT và 20.3% có thẻ

BHYT. Trẻ lai có mẹ đang số ở tỉnh thành khác thuộc Việt Nam là 14 trường hợp,

trong đó 14.3% trẻ lai không có thẻ BHYT, Mẹ trẻ lai đang sống ở Đài Loan là 41

trường hợp, trong đó có 35.7% trẻ lai không có thẻ BHYT, 44.9% có thẻ BHYT.

74

3.2.5. Nơi mua và người chi trả thẻ BHYT cho trẻ lai

Trong 71 trường hợp trẻ có thẻ BHYT được hỏi, phần lớn trẻ được mua thẻ

BHYT ở trường học chiếm 62 trường hợp, 3 trường hợp mua thẻ BHYT cùng với

hộ gia đình, 6 trường hợp được cấp miễn phí (trong đó có 3 trường hợp trẻ lai thuộc

hộ nghèo và 3 trường hợp là trẻ dưới 6 tuổi). (xem bảng 3.6)

Bảng 3.6. Nơi mua và việc chi trả cho thẻ BHYT của trẻ lai

Mua thẻ BHYT ở đâu Số lƣợng

- Mua chung hộ gia đình 3

- Mua ở trường học 62

- Trẻ thuộc hộ nghèo nên được cấp miễn phí 3

- Trẻ dưới 6 tuổi nên được cấp miễn phí 3

Ngƣời chi trả cho BHYT cho trẻ lai

- Mẹ của trẻ 28

- Ba của trẻ 2

- Cả cha mẹ 3

- Ông bà ngoại 27

- Cô/dì/chú/bác bên ngoại 5

- Xã cấp 6

Tổng 71

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Khi được hỏi về việc chi trả cho việc mua thẻ BHYT của trẻ lai, phần lớn thẻ

BHYT của trẻ được chi trả bởi người mẹ chiếm 39.4%, ông bà ngoại chi trả chiếm

38%, chính quyền xã cấp miễn phí chiếm 8.5%, họ hàng bên ngoại chi trả là 7%, bố

mẹ cùng chi trả chiếm 4.2% và có 2.8% là do người bố chi trả (xem bảng 3.3 ở

trên). Chi trả cho thẻ BHYT dường như là vai trò của người mẹ và người chăm sóc

trẻ trực tiếp vì là bắt buộc mua, nên trong PVS cho thấy người dân có mua nhưng

khả năng sử dụng không cao:

Có đi học, năm nào cũng mua đầy đủ hết trơn, mẹ nó mua đóng một

cái là đầy đủ hết trơn, không có năm nào đi khám hết, mua vậy chứ

mà không có năm nào đi khám hết trơn

PVS. ND. Bà ngoại chăm sóc cháu- Vị Thuỷ- Hậu Giang

75

Chủ yếu vai trò chi trả BHYT là do họ hàng bên ngoại là chính, có trường

hợp được cấp thẻ BHYT nghĩa là ngân sách do chính phủ Việt Nam chi trả dù tỉ lệ

rất nhỏ nhưng cũng cho thấy trẻ lai cũng nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa

phương, những trường hợp hiếm hoi này được ghi nhận ở các cuộc PVS từ cán bộ

địa phương:

Về việc BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, nếu như trẻ nước ngoài (trẻ lai)

mà có khai sinh Việt Nam thì cũng được cấp thẻ BHYT bình thường

PVS. Giáo viên –TX Ngã Bảy-Hậu Giang

Cái đối tượng con lai (dưới 6 tuổi) chưa có cấp BHYT được, nếu cấp

là những trường hợp đứa trẻ đó được sinh tại đây thì mang bản khai

sinh lên cấp, vì có khai sinh mới cấp được bảo hiểm y tế

PVS. LĐ TT Nàng Mau- Vị Thủy- Hậu Giang

Đối với chính sách cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại địa phương cho thấy số

lượng trẻ dưới 6 tuổi con lai được nhà nước cấp thẻ BHYT là không nhiều tuy nhiên vẫn

có trường hợp được cấp, điều này được giải thích rằng việc được cấp thẻ BHYT đối với

trẻ lai còn tùy thuộc chủ yếu vào trẻ có khai sinh được cấp tại Việt Nam hay không.

Quyền trẻ em: Nhà nước điều phối việc cung cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6

tuổi dựa trên luật BHYT, và đối tượng được thụ hưởng bởi quy định này là công dân

Việt Nam. Cho nên nhóm trẻ lai không thể đáp ứng được tiêu chí là công dân Việt Nam

nên không thể được cấp thẻ BHYT miễn phí. Điều này lại trái với quy định của công

cước của LHP về quyền của trẻ em, trong quy định ở điều 24 mục 1 “Các quốc gia

thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe ở mức cao

nhất có thể được và được tiếp cận các cơ sở chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Các quốc

gia thành viên phải cố gắng bảo đảm không một trẻ em nào bị tước đoạt quyền được

hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vậy” [76]

3.2.6. Tiêm chích ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi

Việc chích ngừa (tiêm chủng) cho trẻ em trong độ tuổi dưới 6 tuổi nằm trong

chương trình tiêm chủng quốc gia nhằm mục đích đảm bảo 100% trẻ em trong độ

tuổi được tiêm ngừa đầy đủ theo quy định của nhà nước và qui định này áp dụng

cho trẻ trong độ tuổi qui định và có quốc tịch Việt Nam, theo qui định này thì

76

trường hợp trẻ lai không có quốc tịch Việt Nam sẽ không phải là đối tượng thụ

hưởng của chương trình

Trong tổng số trẻ của mẫu khảo sát, có 22 trường hợp trong độ tuổi chích

ngừa, trong đó có 17 trường hợp được chích ngừa tại địa phương và 5 trường hợp

không được chích ngừa, lý do không được tiêm ngừa được ghi nhận từ phỏng vấn

sâu trưởng phòng y tế: Hiện nay, trẻ nào cũng được tiêm phòng như nhau trong

chương trình tiêm phòng quốc gia. Trẻ nước ngoài nếu có giấy tờ (sổ chích ngừa trước

đây ở nước ngoài) thì vẫn được tiêm. Đối với những trẻ lai không có giấy tờ thì không

thể tiêm vì không biết được trẻ được tiêm các mũi vacxin nào trước khi về Việt Nam. Do

đó nếu người nhà muốn tiêm thì phải có sổ tiêm ngừa (trưởng phòng y tế TX Ngã Bảy)

17 trường hợp trẻ lai được tiêm ngừa theo chính sách tiêm chủng quốc gia tại

trạm xá nơi trẻ sống, trong đó có 13 trường hợp trẻ được miễn phí hoàn toàn, 2 trẻ

trả một phần chi phí và 2 trẻ phải trả toàn bộ chi phí tiêm chích. Phần lớn cán bộ y

tế xã/ phường/ thị trấn cho biết họ không phân biệt là trẻ em nào chỉ cần là trẻ em

thì họ chích ngừa cho trẻ khi có chương trình

Thực tiễn về thực hiện chính sách tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi chưa thấy sự

phân biệt đối xử nhưng qua phân tích số liệu tiêm chích ngừa đối với trẻ lai thuộc

nhóm nghiên cứu với số lượng không nhiều nhưng con số tiêm chích ngừa cho trẻ

dưới 6 tuổi cũng nói lên câu chuyện vẫn còn nhiều trẻ bị bỏ xót hoặc vì lý do nào đó

mà trẻ không tiếp cận được loại hình dịch vụ này của hệ thống chính sách nhà nước tại

địa phương, những quan điểm khi phỏng vấn sâu các trường hợp giáo viên mầm non

cho thấy đối với trẻ trong độ tuổi đi học mầm non và mẫu giáo thì trẻ vẫn được chích

ngừa lí do “miễn trẻ đi học đều được chích ngừa như các trẻ em khác tại trường

“Có chích ngừa chứ, tại vì chích ngừa là tại trường mà, chích ở

trường không hà”, “Không, có tốn tiền gì đâu, nhà nước đâu thấy

nói gì đâu”

PVS: GV mầm non Huyện Vị Thủy

Số lượng trẻ lai trong độ tuổi tiêm ngừa nhưng không được tiêm ngừa thấp

chỉ có 5 trường hợp, nhưng điều đó cũng nói lên việc một nhóm trẻ lai bị bỏ quên

trong việc chăm sóc y tế cụ thể là tiêm ngừa theo chủng quốc gia. Dù nhóm trẻ lai

được tiêm ngừa cao hơn chiếm 17 trường hợp, tuy nhiên việc tiêm chích ngừa cho

77

trẻ lai dưới 6 tuổi đang sống cùng ông bà ngoại không được kiểm soát kỹ lưỡng,

việc tiêm ngừa tại trường của trẻ lai tùy thuộc vào trường học, nên đây cũng là điều

NCS thấy lo ngại trong quá trình tiếp cận dịch vụ tiêm ngừa này đối với trẻ lai

“Không nhớ, chích ở trường, đâu có đi theo đâu, cũng như là chích

cái rồi cô giáo mới cho hay”

PVS. ND. Bà ngoại trẻ lai tại Vị Thủy.

Đề xuất giải pháp cho tiêm chích ngừa đối với trẻ lai dưới 6 tuổi theo một

cán bộ ngành y tế tại địa phương rằng không cần thêm chích sách tiêm ngừa riêng

cho trẻ lai vì số lượng trẻ lai không tiêm ngừa quá ít, không đáng kể

Không cần có chương trình dự phòng riêng cho trẻ lai không tiêm

Vacxin vì số lượng ít. Không đáng kể

PVS. CB. Y tế TX Ngã Bảy

Chương trình tiêm ngừa miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc được

quy định bởi nhà nước, việc tiêm ngừa được thực hiện tại các cơ sở y tế cấp xã/

phường/ thị trấn, và trong các trường mẫu giáo/ mầm non do nhà nước quản lý.

Trong nghiên cứu này cho thấy trẻ lai dưới 6 tuổi vẫn còn tình trạng không được

chích ngừa, bởi vì có những trẻ không đi học ở trường mầm non/ mẫu giáo do nhà

nước quản lý.

3.2.7. Tình trạng sử dụng thẻ BHYT cho trẻ lai

Trong tổng số 71 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT, số lượng sử dụng thẻ

trong một năm tính tới thời điểm được hỏi là không nhiều, cụ thể chỉ có 16 trường

hợp chiếm tỉ lệ 22,5%, kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ sử dụng thẻ BHYT còn thấp, phần

lớn những người trả lời khi được trao đổi thêm thì họ cho rằng chọn lựa dịch vụ tư

như nhà thuốc, bác sĩ thì không tốn kém mấy lại thuận lợi. PVS một trường hợp

nuôi cháu lai cho biết việc mua BHYT ở trường là bắt buộc nhưng khả năng sử

dụng không cao

Trời ơi! Cô ơi, không phải mình nói ra để làm gì, nhưng nhà trường

bắt buộc nó phải mua chứ còn ở đây đau ốm, nhức đầu, sổ mũi cái đó

thì ra ngoài mua một hai viên thuốc uống có nhằm nhò gì. Mẹ nó toàn

chở lên bác sĩ chích chứ không có xài cái BHYT này…Tại mua cho có

78

vậy chứ cũng như không à. Nó học 6 năm chứ có xài bảo hiểm lần

nào đâu!

PVS.ND. Ông ngoại nuôi cháu, Vị Thuỷ-Hậu Giang

Tuy nhiên đối với những hộ gia đình nuôi trẻ lai thuộc diện khó khăn, ông bà

ngoại là người lớn tuổi thật sự cho rằng rất cần sử dụng thẻ BHYT cho trẻ lai khi

trẻ bị bệnh

3.2.8. Nhu cầu sử dụng thẻ BHYT của nhóm trẻ lai

Kết quả phân tích số liệu thực địa cho thấy 92% người trả lời cho rằng thẻ

BHYT là cần thiết cho trẻ lai, chính sách BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi qui định nhà

nước sẽ chi trả và trẻ được cấp thẻ BHYT miễn phí với điều kiện trẻ em phải đáp

ứng đầy đủ các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp

thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, và đương nhiên trẻ lai sinh ra ở nước ngoài về

Việt Nam thì không thỏa mãn các tiêu chuẩn ở quy định trên. Tuy nhiên trong mẫu

khảo sát vẫn có trẻ dưới 6 tuổi có BHYT được cấp miễn phí bởi lý do (1) mẹ mang bầu

về Việt Nam sinh con, mẹ vẫn còn là quốc tịch Việt Nam và khai không có bố. (2) Trẻ

nằm trong xã nghèo nên toàn bộ người dân trên địa bàn xã được cấp miễn phí

Theo quan điểm của em thì nó cần thiết đó chứ, bởi vì mình không lo

vấn đề này thì có sự phân biệt, nói không ngay, tụi nó giống như cháu

ngoại mà, cháu nội lo mà cháu ngoại bỏ thì đâu có được

PVS-LĐ TT Nàng Mau

Trong số 16 trường hợp trẻ có sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng trước thời

điểm khảo sát, có 14 trường hợp lấy thuốc BHYT thông thường và 2 trường hợp

phải nằm viện. Khi được hỏi về loại hình dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ, người trả

lời cho biết: (1) Nhiều nhất họ sử dụng dịch vụ ở bệnh viện tuyến huyện hoặc thành

phố với 9 trường hợp, điều trị tại trạm xá xã/phường có 5 trường hợp và có 2 trẻ

điều trị ở bệnh viện tỉnh Hậu Giang. Đánh giá về thủ tục thanh toán bằng BHYT

đơn giản có 15, 1 trường hợp cho rằng thủ tục phiền hà khi khám chữa bệnh có sử

dụng thẻ BHYT.

Trên quan điểm lý thuyết chức năng, chăm sóc y tế có chức năng cần thiết nhằm

bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Thẻ BHYT có chức năng cấp cho người

79

tham gia BHYT và làm căn cứ để hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của luật

BHYT. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT (trích khoản 1, 2 điều 16 luật BHYT),

việc được sở hữu thẻ BHYT đối với trẻ em cũng được xem là cần thiết.

Xét trên quan điểm chức năng của lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thì tình trạng

có thẻ BHYT đối với trẻ lai là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe

và thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân hướng đến phương pháp phòng ngừa rủi ro

khi có bệnh hiểm nghèo và có thẻ BHYT sẽ giúp cho người dân an tâm hơn trong

cuộc sống. BHYT sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho những hộ gia đình có

người chăm sóc trẻ là ông, bà ngoại lớn tuổi, có hoàn cảnh khó khăn

Tiếp cận về quyền trẻ em: Từ kết quả khảo sát vẫn còn tình trạng trẻ lai dưới

6 tuổi chưa được được tiêm ngừa vaxcin, và những trẻ được tiêm thì người nhà cho

biết không có sổ theo dõi, những trường hợp trẻ lai trong độ tuổi đi học từ 6 đến 17

tuổi nhưng không đi học thì không có thẻ BHYT cho thấy mức độ an toàn về chăm

sóc sức khỏe cho trẻ lai vẫn còn bỏ sót đối tượng. Những bỏ sót đó là bởi những

quy định về chăm sóc sức khỏe của nhà nước Việt Nam là các chương trình quốc

gia như tiêm ngừa vacxin cho trẻ là công dân Việt Nam

Trong nghiên cứu này cũng cho thấy có nhiều hoàn cảnh khó khăn hoặc

những hộ gia đình nuôi trẻ là người cao tuổi, những trường hợp mẹ cũng về ở

cùng nhưng không đóng góp được tài chính cùng, phỏng vấn sâu cho thấy những

hộ này rất cần được cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nhu cầu có nhưng

không vì trẻ lai không nằm trong nhóm trẻ thụ hưởng bởi chính sách y tế của nhà

nước, theo quy định thì nhà nước không cấp thẻ cho trẻ lai không có khai sinh và

hộ khẩu tại Việt Nam

Cần thẻ BHYT chứ cô, nhà tui có mấy đứa nhỏ lận nên tụi nó bệnh

là thấy mệt. Mấy thằng này (chỉ 3 đứa cháu con của hai người con

trai) tụi nó được cấp thẻ BHYT thì không tốn tiền mấy, chứ đứa kia

(chỉ đứa cháu có mẹ lấy chồng Hàn Quốc), từ khi mẹ nó về sinh nó

rồi ở luôn coi như mỗi lần nó bịnh là tui tốn tiền đi bác sĩ, mà già

rồi có làm gì ra tiền…

PVS. Ông ngoại nuôi cháu, TX Ngã Bảy-Hậu Giang

80

Mô tả thực trạng tiếp cận DVYT của nhóm trẻ lai, có thể thấy được tình

trạng chăm sóc y tế, và việc đảm bảo an toàn trong quá trình sống của trẻ lai trong

lĩnh vực chăm sóc y tế còn nhiều bất cập trong những hộ nuôi trẻ là người cao tuổi

hoặc mẹ của trẻ trở về không còn phụ giúp kinh tế nuôi cháu. Số liệu định lượng

không diễn tả được ý nghĩa này nên trong những trường hợp định tính cho thấy

những khó khăn mà người dân thường tự chịu đựng.

3.3. So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng

So sánh tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng

đồng nhằm nhận diện sự khác biệt và tương đồng về cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế,

qua đó nhận định những khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào về bình đẳng trong cơ

hội đối với quyền lợi được chăm sóc y tế theo quan điểm chức năng hoặc bởi do

xung đột bởi yếu tố chính sách.

3.3.1. Hoàn cảnh sống của hai nhóm trẻ

Không có sự khác biệt về yếu tố dân tộc của mẹ giữa hai nhóm trẻ, trong

mẫu nghiên cứu tỉ lệ trẻ lai có mẹ là dân tộc Khơ me chỉ có 1 trường hợp và trẻ

cộng đồng có 3 trường hợp, có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về tình trạng hôn

nhân của mẹ và bố đứa trẻ, đối với nhóm trẻ cộng đồng tỉ lệ bố mẹ đang sống chung

cao, chiếm 82%, so với trẻ lai là 38%. Tình trạng bố mẹ li hôn của nhóm trẻ lai là

38% so với nhóm trẻ cộng đồng là 13%, tình trạng ly thân của bố mẹ trẻ lai chiếm

18% cao hơn rất nhiều so với nhóm trẻ cộng đồng là 1%, trường hợp góa bụa hay

khác không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm trẻ. Nơi cư trú hiện nay của mẹ

của hai nhóm trẻ cũng có sự khác nhau đáng kể, nhóm trẻ cộng đồng có mẹ đang cư

trú tại Hậu Giang chiếm 80% so với nhóm trẻ lai là 23%, sự khác biệt lớn về nơi cư

trú của mẹ trẻ ở nhóm trẻ lai được thể hiện ở mức độ khác biệt như mẹ trẻ lai đang ở

Đài Loan chiếm 41%, tỉ lệ mẹ trẻ lai đang ở Hàn Quốc chiếm chiếm 18%, sự khác biệt

này rất thể hiện rất rõ về mặt con số và kiểm định cho thấy điều đó. Cũng là sự đương

nhiên khi mẹ trẻ lai gửi con về ngoại chăm sóc. Từ nghiên cứu cũng cho thấy nhóm

tuổi của mẹ giữa hai nhóm trẻ có sự khác biệt, độ tuổi của mẹ thuộc nhóm trẻ lai phần

lớn có độ tuổi dưới 39, và mẹ của trẻ cộng động có độ tuổi trên 39 cao hơn nhóm trẻ

lai, cho thế độ tuổi của mẹ trẻ lai tương đối nhỏ hơn mẹ trẻ cộng đồng (xem bảng 3.7)

81

Bảng 3.7. Hoàn cảnh gia đình của trẻ lai và trẻ cộng đồng

%

Loại trẻ

Trẻ lai Trẻ CĐ

Dân tộc mẹ của trẻ Kinh % 99 97

Khmer % 1 3

Sig = 0.312, p > 0,05

Tình trạng hôn nhân với bố

của trẻ Đang kết hôn % 38 82

Góa % 3 3

Li thân % 18 1

Li hôn % 38 13

Khác % 3 1

sig = 0.000, p <0,01

Cư trú của mẹ trẻ Tại Hậu Giang % 23 80

Tỉnh khác % 14 14

Đài Loan % 41 4

Hàn Quốc % 18 0

Quốc gia khác % 1 1

chết % 3 1

sig = 0.000, p <0,01

Nhóm tuổi của người mẹ dưới 30 tuổi % 20 22

từ 30 đến 39 tuổi % 66 49

từ 40 đến 49 tuổi % 5 19

50 đến 59 tuổi % 0 1

Sig = 0.019, p < 0,05

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Hai nhóm trẻ có sự khác nhau về hoàn cảnh sống: Trẻ lai có mẹ cư trú ở

nước ngoài nhiều hơn, mẹ của trẻ lai có tình trạng li hôn, li thân cao hơn trẻ cộng

đồng, đồng thời khi phân tích độ tuổi trong đó tuổi của mẹ trẻ lai cao hơn mẹ của trẻ

cộng đồng, qua đó cho thấy có sự khác biệt đặc biệt về hoàn cảnh sống có liên quan

đến người mẹ giữa hai nhóm trẻ.

3.3.2. Tình trạng sở hữu thẻ BHYT và sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm

trẻ lai và trẻ cộng đồng

3.3.2.1. Sở hữu thẻ bảo hiểm y tế

Tình trạng có thẻ BHYT được xem là một biến số quan trọng nhằm đánh giá

sự khác biệt về cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế đối với trẻ em. Kết quả khảo sát cho

thấy: Tỉ lệ trẻ cộng đồng có thẻ BHYT cao chiếm 96% trong khi đó nhóm trẻ lai có

thẻ BHYT là 71%. Kiểm định tương quan hai biến cho thấy sự khác biệt về tình

trạng có BHYT giữa hai nhóm trẻ có ý nghĩa về mặt thống kê

82

Sở hữu thẻ BHYT đối với nhóm trẻ dưới 6 tuổi: trong 22 trường hợp trẻ lai

có 5 trường hợp trẻ không có thẻ BHYT, 24 trường hợp trẻ cộng đồng có 23 trường

hợp có thẻ BHYT, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê sig=0.000

Trẻ lai có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn trẻ cộng đồng và trong đó tỉ lệ trẻ em dưới

6 tuổi có thẻ BHYT cũng khác biệt, trẻ lai dưới 6 tuổi có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn so

với trẻ cộng đồng gấp nhiều lần. Xét dưới quan điểm tiếp cận về quyền được an toàn,

được chăm sóc y tế thì trẻ lai không có được cơ hội được tiếp cận với DVYT công

ngang như trẻ CĐ về mặt cơ hội, điều này cho thấy sự không bằng nhau về cơ hội được

tiếp cận DVYT giữa hai nhóm trẻ, đó là bất bình đẳng mà khi xét chung khái niệm “trẻ

em” tiếp cận dịch vụ y tế. Phải chăng chính chính quy định về hộ khẩu, hộ tịch, khai

sinh của trẻ đang là rào cản của quá trình tiếp cận loại hình dịch vụ này.

3.3.2.2. Chi trả cho thẻ BHYT

Khi được hỏi ai là người trả tiền cho việc mua thẻ BHYT cho trẻ ở cả hai

nhóm trẻ Đài-Việt, Hàn-Việt thì kết quả cho thấy tỷ lệ người mẹ chi tiền mua thẻ

BHYT cao nhất chiếm 39.4%, kế đến là ông bà ngoại 38%, 7% là họ hàng bên

ngoại hoặc nội (đối với trẻ lai là hoàn toàn họ ngoại), 4.2% là cả ba và mẹ cùng mua

và 2.8% là của người ba mua. Trường hợp xã cấp thẻ cho trẻ chiếm 8.5%. Đối với

nhóm trẻ cộng đồng, trường hợp được xã cấp thẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 31.3%. Kế đến

là cả ba và mẹ cùng chi trả chiếm 26%, thứ 3 là mẹ mua chiếm 19.8%, thứ 4 là ba của

trẻ mua chiếm 13.5%, còn lại là do ông, bà nội mua 5.2%, do ông bà ngoại chiếm 2.1%

và họ hàng bên ngoại hoặc nội chiếm 2.1%. Sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ và nguồn

chi trả cho việc mua thẻ BHYT mang ý nghĩa thống kê (xem biểu đồ 3.6)

Biểu đồ 3.6. Người chi trả thẻ BHYT cho hai nhóm trẻ

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

83

Tỉ lệ trẻ cộng đồng có người chi trả là ba và mẹ khá cao so với nhóm trẻ lai,

tỷ lê trẻ cộng đồng được xã cấp thẻ cũng cao hơn rất nhiều so với trẻ lai, nếu xét về

hỗ trợ từ họ hàng thì đối với trẻ cộng đồng có sự chi trả từ họ hàng nhà nội là chủ

yếu, trong khi đó thì trẻ lai hoàn toàn do mẹ hoặc ông bà ngoại chi trả là chính. Điều

này cũng cho thấy vai trò mạng lưới của họ hàng giữa hai nhóm trẻ là khác nhau

trong việc chi trả BHYT cho trẻ

3.3.2.3. Hình thức sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng

Nơi mua thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng cũng có sự khác

nhau: tỉ lệ trẻ lai mua ở trường học là cao nhất có 62 trường hợp chiếm 87.3%, trong

khi đó trẻ cộng đồng có 59 trường hợp chiếm 61.5%, trẻ cộng đồng có tỉ lệ được

miễn giảm cao hơn trẻ lai, trong đó trẻ dưới 6 tuổi được cấp miễn phí có 16 trường

hợp chiếm 16.7%, trẻ thuộc diện hộ nghèo được cấp miễn phí có 15 trường hợp

chiếm 15.6%, trẻ thuộc diện cận nghèo có 3 trường hợp được giảm chiếm 3.1%, tỉ

lệ mua chung hộ gia đình có mỗi loại trẻ có 3 trường hợp. Sự khác biệt giữa hai

nhóm trẻ về nơi mua thẻ BHYT có khác nhau và khác nhau đó mang ý nghĩa thống

kê (xem bảng 3.8)

Bảng 3.8. Khác biệt về nơi mua thẻ BHYT của hai nhóm trẻ

Đặc điểm Loại trẻ

Trẻ lai Trẻ CĐ

Nơi mua thẻ

BHYT

Mua chung hộ gia đình SL 3 3

% 4.2 3.1

Mua ở trường học SL 62 59

% 87.3 61.5

Trẻ thuộc hộ nghèo nên được

cấp miễn phí

SL

%

3 15

4.2 15.6

Trẻ thuộc hộ cận nghèo nên

được giảm

SL

%

0 3

0 3.1

Trẻ dưới 6 tuổi nên được cấp

miễn phí

SL

%

3 16

4.2 16.7

Sig = 0.002, p < 0.05

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

84

Tỉ lệ có thẻ BHYT khá cao trong hai nhóm trẻ tuy nhiên khi được hỏi về việc

sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng qua trong đó có 48 trường hợp trẻ cộng đồng có

sử dụng thẻ BHYT chiếm 50%, trẻ lai có 16 trường hợp sử dụng thẻ BHYT chiếm

22.5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê sig = 0.000

Qua phân tích dữ liệu rõ ràng có sự khác biệt về nguồn gốc của thẻ BHYT,

trẻ lai dường như mua bằng tiền nhiều hơn trẻ cộng đồng nhưng tỉ lệ sử dụng thẻ

BHYT lại thấp hơn trẻ cộng đồng. Tuy nhiên cũng nhìn thấy có 3 trường hợp trẻ lai

dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí mới địa phương, điều này cho thấy chính

sách BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi cũng có đến được với nhóm trẻ lai dù tương đối

không nhiều,

Sử dụng thẻ BHYT chủ yếu là thăm khám lấy thuốc tại trạm y tế xã/ phường/

thị trấn, bệnh viện rồi về, trẻ cộng đồng chiếm 91.7%, trẻ lai chiếm 87.5%, sử dụng

thẻ BHYT để điều trị nằm viện không cao và việc phân tích số liệu thống kê cho

thấy con số này có khác biệt tuy nhiên không mang ý nghĩa thống kê

Đánh giá về cơ sở khám và điều trị khi trẻ sử dụng dịch vụ y tế công, thứ 1

về nơi điều trị, không có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về nơi điều trị bao gồm điều

trị tại xã/phường, điều trị tại bệnh viện Huyện/ Thành phố và tuyến Tỉnh

Đánh giá về cơ sở vật chất ở nơi mà trẻ sử dụng thẻ BHYT để điều trị khi

được hỏi phần lớn được đánh giá là tốt, con số không ý kiến thấp, đồng thời khi

nhận xét về thái độ phục vụ của nhân viên y tế, phần lớn cũng cho rằng nhân viên y

tế có thái độ phục vụ tốt, rất ít trường hợp cho rằng nhân viên y tế phục vụ chưa tốt.

Nhận xét về thời gian điều trị khi trẻ có sử dụng BHYT đa số cũng cho rằng thời

gian điều trị là bình thường, đồng thời ý kiến cho rằng nhanh khỏi cũng khá cao,

còn lại ý kiến cho rằng lâu khỏi là rất ít. Phần lớn khi được hỏi thủ tục thanh toán

bằng thẻ BHYT thì đa số cho rằng thủ tục đơn giản

Từ phân tích dữ liệu thực địa có thể đưa ra những nhận định về việc sử dụng

dịch vụ y tế khi sử dụng thẻ BHYT trong điều trị giữa hai nhóm trẻ lai và nhóm trẻ

cộng đồng không có sự khác biệt, nghĩ là không thấy sự phân biệt đối xử giữa hai

nhóm trẻ cũng như thái độ phục vụ của nhân viên y tế hay cả yếu tố hiệu quả trong

điều trị (xem bảng 3.9)

85

Bảng 3.9. So sánh việc sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ

Đặc điểm Loại trẻ

Trẻ lai Trẻ CĐ

Nơi điều trị

Trạm xá xã/phường SL 5 14

% 31.3 29.2

Bệnh viện Huyện/TP SL 9 32

% 56.3 66.7

Bệnh viện Tỉnh SL 2 2

% 12.5 4.2

Sig = 0.460, p > 0.05

Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh

khi dùng thẻ BHYT: cơ sở vật

chất

Bình thường SL 4 10

% 25 20.8

Tốt SL 10 34

% 62.5 70.8

Không có ý kiến SL 2 4

% 12.5 8.3

Sig= 0.803, p > 0.05

Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh

khi dùng thẻ BHYT: thái độ

phục vụ của NV y tế

Chưa tốt SL 1 1

% 6.3 2.1

Bình thường SL 7 16

% 43.8 33.3

Tốt SL 8 31

% 50 64.6

Sig = 0.485, p > 0.05

Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh

khi dùng thẻ BHYT: thời gian

điều trị

Lâu khỏi SL 1 3

% 6.3 6.3

Bình thường SL 10 25

% 62.5 52.1

Nhanh khỏi SL 5 20

% 31.3 41.7

Sig = 0.751, p > 0.05

Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh

khi dùng thẻ BHYT: thủ tục

thanh toán BHYT

Thủ tục đơn giản SL 15 45

% 93.8 93.8

Thủ tục mất thời gian SL 0 3

% 0 6.3

Thủ tục rất phiền phức SL 1 0

% 6.3 0

Sig = 0.135, p > 0.05

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Tình trạng sử dụng thẻ BHYT của nhóm trẻ từ 6 tuổi trở xuống cũng cho

thấy trẻ lai hoàn toàn không sử dụng thẻ BHYT và trẻ cộng đồng có 13/23 trường

hợp sử dụng thẻ BHYT. Điều này cho thấy việc sử dụng thẻ BHYT cho nhóm trẻ từ

86

6 tuổi trở xuống có xu hướng nhiều hơn trong nhóm trẻ cộng đồng, việc sử dụng

dịch vụ y tế công là thẻ BHYT trong chăm sóc y tế giữa hai nhóm trẻ là có sự khác

biệt kể cả nhóm trẻ trên hoặc dưới 6 tuổi.

3.3.3. Những khác biệt về tiếp cận dịch vị tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi

3.3.3.1. Thực trạng tiêm ngừa của hai nhóm trẻ

Tiêm ngừa là một trong những hoạt động liên quan đến chăm sóc y tế đối với

cá nhân, chủng ngừa miễn phí của chương trình tiêm chủng quốc gia dành cho trẻ

trong độ tuổi quy định của nhà nước được chính quyền địa phương thực hiện tại

cộng đồng bởi mạng lưới y tế rộng khắp. Đối tượng thụ hưởng chính sách là trẻ em

dưới 6 tuổi, việc đưa biến số tiêm chủng vào quá trình nghiên cứu tiếp cận dịch vụ y

tế đối với nhóm trẻ em lai là cần thiết, bởi qua đó thấy được cơ hội tiếp cận chính

sách y tế của nhóm trẻ này ở mức độ nào, đặc biệt so sánh với nhóm trẻ cộng đồng

để thấy rõ hơn có sự khác biệt khi thực hiện chính sách đối với trẻ em tại địa

phương hay không

Trong 46 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi thuộc hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng,

trong đó 22 trường hợp trẻ lai có 17 trường hợp trẻ được tiêm ngừa chiếm tỉ lệ

77,3%, 24 trường hợp trẻ cộng đồng được tiêm ngừa chiếm tỉ lệ 100%. Sự khác

biệt này có ý nghĩa vê mặt thống kê, sig = 0,013 <0,05. Kết luận có sự khác biệt

giữa hai nhóm trẻ trong việc tiếp cận về tiêm chích ngừa đối với trẻ em dưới 6 tuổi

tại cộng đồng trong đó nhóm trẻ cộng đồng trong độ tuổi cần được tiêm ngừa có tỉ

lệ tiêm ngừa cao hơn nhóm trẻ lai

Bảng 3.10: Dịch vụ tiêm ngừa vacxin của hai nhóm trẻ

Tiêm ngừa trẻ em

Loại trẻ

Tổng Trẻ lai Trẻ CĐ

Tiêm Vacxin trẻ dưới 6

tuổi

Có Sl 17 24 41

% 77.3 100.0 89.1

Không Sl 5 0 5

% 22.7 0.0 10.9

Tổng Sl 22 24 46

% 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Phân tích tác động của tình trạng thẻ BHYT có tác động đến tiêm ngừa hay

không giữa hai nhóm trẻ cho thấy, thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi không ảnh hưởng

87

đến tình trạng được tiêm ngừa giữ nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng mặc dù trẻ không

có thẻ BHYT mà vẫn được tiêm ngừa là 12 trẻ. Địa điểm tiêm ngừa của trẻ là tại

trạm xã/ phường và thị trấn chiếm 41 trường hợp trong đó tình trạng có hay không

có thẻ BHYT cũng được tiêm ngừa tại địa phương, tình trạng có thẻ BHYT và

không có thẻ BHYT và việc tiêm ngừa cho trẻ không có sự khác biệt mang ý nghĩa

thống kê, trẻ lai và trẻ cộng đồng có khả năng được tiêm ngừa khi có hay không có

thẻ BHYT. Khi xét đến tác động của tình trạng có hay không có thẻ BHYT có tác

động đến việc chi trả cho tiêm ngừa giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng hoàn toàn

độc lập không có mối tương quan với nhau (xem bảng 3.11)

Bảng 3.11. Tương quan giữa BHYT và tiếp cận tiêm ngừa giữa hai nhóm trẻ

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Đối với chế độ tiêm ngừa cho trẻ dưới 18 tháng tuổi mà cán bộ địa phương

cung cấp thông tin là cứ người địa phương mang trẻ trong độ tuổi đến là chích

không phân biệt có hay không có khai sinh. PVS trưởng trạm Y tế của một đơn vị

Phường tại địa bàn với quan điểm như sau:

Trạm của chị có mạng lưới tới ấp nên thông báo hết cho trẻ trong độ

tuổi tiêm ngừa mà tới khi mà trẻ tiêm ngừa, thì cái diện đầu tiên mà

cái mũi đầu tiên mà trẻ hưởng là BCG và viêm gan B. Thì trong đó

mà, nếu mà quản lý trẻ thì quản lý hết quản lý trẻ thực tế ở địa

phương mình. Nếu như mà địa phương là quản lý hết, chích hết, chứ

Đặc điểm

Loại trẻ

SL trẻ lai SL trẻ CĐ

Có thẻ BHYT Trẻ có tiêm ngừa 5 23

Không thẻ BHYT Trẻ có tiêm ngừa 12 1

Có thẻ BHYT Nơi tiêm ngừa trạm y tế

xã/phường/TT

5 23

Không thẻ BHYT

Nơi tiêm ngừa trạm y tế

xã/phường/TT 12 1

Có thẻ BHYT

Hoàn toàn miễn phí tiêm ngừa 5 23

Trả chi phí tiêm ngừa một

phần 0 0

Trả toàn bộ chi phí 0 0

Không thẻ BHYT

Hoàn toàn miễn phí tiêm ngừa 8 1

Trả chi phí tiêm ngừa một

phần 2 0

Trả toàn bộ chi phí 2 0

88

mình hổng có phân biệt gì hết. Thì chị báo với em á thì nội hiện giờ

là trẻ mình nó hưởng được tám loại vacxin…

PVS. Trưởng trạm y tế-TX Ngã bảy-Hậu Giang

Việc không đòi hỏi giấy tờ gì để tiêm ngừa cho trẻ cũng cho thấy một quan

điểm công bằng muốn cho tất cả trẻ trong độ tuổi quy định tiếp cận được với loại

hình dịch vụ này, dù hướng đến sự công bằng, bình đẳng nhưng điều đáng quan

tâm ở đây là “cứ mang trẻ đến là chích”, và cũng chính vì điều đó mỗi nơi, ngành y

tế sẽ thực hiện chính sách tiêm chích khác nhau. NCS cho rằng phía trên chỉ là

quan điểm cá nhân của một cán bộ. Điều này cũng liên quan đến việc lưu hồ sơ

chích cho trẻ lai, không được coi trọng, vì rất nhiều người chăm sóc trẻ cho rằng

bản thân họ không theo dõi được trẻ lai chích ngừa đến đâu và như thế nào.

3.3.3.2. Mạng lưới xã hội liên quan đến việc cung cấp thông tin tiêm ngừa cho trẻ

Việc tiêm ngừa của trẻ lai và trẻ cộng đồng tại địa bàn nơi cư trú của hai

nhóm trẻ cho thấy mức độ cung cấp thông tin về tiêm ngừa cho trẻ trong độ tuổi là

có sự khác biệt, 100% người trả lời ở nhóm trẻ cộng đồng cho rằng nghe thông báo

của chính quyền địa phương, điều đó cho thấy mức độ cung cấp thông tin từ chính

quyền địa phương đối với nhóm trẻ cộng đồng có vẻ cao hơn nhóm trẻ lai: Có 4

trường hợp trẻ lai được mẹ hay người nhà (họ hàng báo tin cho đi chích), 2 trường

hợp được hàng xóm thông báo tin, sự khác biệt về mạng lưới xã hội cung cấp tin về

tiêm ngừa cho trẻ cũng được hỏi đến với quy mô rộng hơn, như báo đài không được

người dân biết đến mà mạng lưới chính dựa vào chính quyền địa phương bao gồm

trưởng ấp và đơn vị cấp xã phường thị trấn phụ trách y tế. Sự khác biệt về việc cung

cấp thông tin tiêm chích ngừa cho trẻ có ý nghĩa (xem bảng 3.12) điều đó cũng cho

thấy trẻ lai cần có mạng lưới rộng hơn trong cung cấp thông tin tiêm ngừa cho trẻ

Bảng 3.12. Mạng lưới thông tin về tiêm ngừa của hai nhóm trẻ

Đặc điểm mạng lƣới xã hội liên

quan đến tiêm ngừa

SL

Trẻ lai

SL

Trẻ CĐ

Nghe thông báo tiêm

ngừa từ đâu

Từ chính quyền địa phương 11 24

Nghe người nhà báo 4 0

Nghe hàng xóm báo 2 0

Sig=0.007, p < 0.05

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

89

3.3.3.3. Hình thức chi trả cho tiêm ngừa:

Đối với trẻ được tiêm ngừa tại địa phương khi được hỏi về thanh toán chi phí thì

100% nhóm trẻ cộng đồng được hoàn toàn miễn phí, nhóm trẻ lai có 76.5% được

hoàn toàn miễn phí, 11.8% được miễn phí một phần và 11.8% trả toàn bộ chi phí.

Kiểm định chi-square sig= 0.04 <0.05, cho thấy giữa biến thanh toán chi phí tiêm ngừa

và hai nhóm trẻ này có mối quan hệ với nhau. Trẻ lai có xu hướng chi trả cho tiêm

ngừa cao hơn nhóm trẻ cộng đồng, sự khác biệt này cho thấy cơ hội tiếp cận tiêm ngừa

cho trẻ là không như nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (xem bảng 3.13)

Bảng 3.13. Mạng lưới xã hội trong tiếp cận dịch vụ tiêm ngừa của hai nhóm trẻ

Đặc điểm mạng lƣới xã hội

liên quan đến tiêm ngừa

SL

Trẻ

lai

SL

Trẻ CĐ

Thanh toán chi phí Hoàn toàn miễn phí 13 24

Miễn phí một phần 2 0

Trả toàn bộ chi phí 2 0

Sig = 0.044, p < 0.05

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Nhìn chung tình trạng tiêm ngừa cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống tại địa phương

giữa hai nhóm trẻ có sự khác biệt trong việc chi trả, trong khi trẻ cộng đồng được

miễn phí hoàn toàn thì có số ít trẻ lai trả chi phí

Tiêm chích ngừa tại địa phương cũng có phần khác biệt nữa là mạng lưới thông

tin tiêm ngừa dựa chủ yếu vào sự thông báo của chính quyền địa phương, tuy nhiên đối

với nhóm trẻ lai việc được biết đến thông tin tiêm ngừa ở hàng xóm và họ hàng cho thấy

mối quan hệ cung cấp thông tin về tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi có sự khác biệt nhưng

mang ý nghĩa thống kê qua đó có thể thấy được những gia đình có trẻ lai cũng cần có

mối quan hệ rộng và để tâm đến khi địa phương có chương trình tiêm ngừa vacxin.

Trẻ lai đến trường học được tiêm ngừa, qua dữ liệu định tính cũng cho biết là khi

trẻ lai học mẫu giáo, mầm non thì được tiêm ngừa theo các bạn trong lớp, điều này được

trao đổi kể cả người chăm sóc và cả giáo viên cũng như lãnh đạo trường mầm non.

3.4. Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của

nhóm trẻ lai

Các biến số liên quan đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai

được phân tích qua kiểm định Chi-square tình trạng có hay không có thẻ BHYT

trong nhóm trẻ lai.

90

3.4.1. Đặc điểm cá nhân của trẻ lai

Số liệu Bảng 3.13 bên dưới, xem xét các yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận

thẻ BHYT của trẻ lai: Trong 13 trường hợp trẻ về Hậu Giang sống từ 5 năm trở xuống

chiếm 48.1%, trẻ có thời gian sống trên 5 năm đến 10 năm là 40 trường hợp hiếm 87%,

trẻ về sống trên 10 năm là 18 trường hợp chiếm 66.7%. Số năm về sống tại Hậu Giang

và độ tuổi của trẻ liên quan đến tình trạng có thẻ BHYT, cụ thể trẻ sống từ 5 năm trở

xuống có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn so với trẻ có thời gian sống trên 5 năm và trên 10

năm, sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.002

Độ tuổi của trẻ lai trong khảo sát và tình trạng có thẻ BHYT, có 22 trường hợp trẻ

lai dưới 6 tuổi, trong đó có 5 trường hợp trẻ có TBHYT chiếm ti lệ 22.75, trẻ từ 6 tuổi trở

lên có 66 trường hợp có thẻ BHYT chiếm 84.6%. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống

kê, sig (2 side) = 0.000

Quốc tịch của trẻ không có ảnh hưởng đến tình trạng có thẻ BHYT của nhóm

trẻ lai, trong phân tích về quốc tịch 1 trường hợp trẻ lai không có quốc tịch nên loại

bỏ vì mẫu quá nhỏ. tổng cộng, có 15 trường hợp trẻ lai mang quốc tịch Việt Nam có

thẻ BHYT chiếm 88.2%, 42 trường hợp trẻ lai Đài Loan có thẻ BHYT chiếm 72.4%,

14 trường hợp trẻ lai Hàn Quốc có thẻ BHYT chiếm 58.3%. 1 trẻ lai không có quốc

tịch không có thẻ BHYT và sự khác biệt giữa biến số quốc tịch và tình trạng có hay

không có BHYT không mang ý nghĩa thống kê

Tỷ lệ trẻ lai có đăng ký khai sinh có thẻ BHYT cao hơn trẻ lai không có khai

sinh do chính quyền địa phương cấp. Trong đó trẻ lai có khai sinh có BHYT là 38

trường hợp chiếm 88.4%, trẻ không có khai sinh có BHYT là 33 trường hợp chiếm

46.5% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê sig = 0.001

Trẻ có học bạ có thẻ BHYT là 26 trường hợp chiếm 92.9%, trẻ không có học bạ

nhưng có thẻ BHYT là 45 trường hợp chiếm tỉ lệ 62.5%. Tình trạng có học bạ của trẻ

lai có mối quan hệ tương quan với tình trạng có hay không có thẻ BHYT, phân tích số

liệu cho thấy trẻ lai đi học có học bạ có tỉ lệ có thẻ BHYT cao hơn. Điều này có thể

được giải thích khi trẻ đi học, có học bạ nghĩa là được công nhận là học sinh chính thức

của trường, nên thực hiện quyền lợi và nghĩ vụ của học sinh trong đó có việc mua

BHYT là được khuyến khích, ngoài ra nhà trường cũng cho biết trước áp lực về đạt

chuẩn “Chương trình nông thôn mới” nên nhà trường cần phải đảm bảo tỉ lệ có thẻ

91

BHYT đối với học sinh trên điểm trường tại địa phương, sự khác biệt này mang ý

nghĩa thống kê sig = 0.003

12 trẻ lai chưa từng đi học không có trường hợp nào có thẻ BHYT, 5 trẻ đã

từng đi học nhưng nghỉ có 2 trường hợp có thẻ BHYT, chiếm 40%, 83 trường hợp

trẻ đang đi học Trẻ đang đi học có 69 trường hợp trẻ có BHYT, chiếm tỉ lệ 83.1%.

Tình trạng đi học của trẻ lai và tình trạng có hay không có thẻ BHYT cho mối tương

quan với nhau, điều này cũng dễ dàng nhận thấy qua kết quả khảo sát trẻ lai được đi

học có tỉ lệ có thẻ BHYT cao hơn trẻ không đi học, khác biêt này mang ý nghĩa

thống kê, sig = 0.000

Bảng 3.14. Tình trạng tiếp cận thẻ BHYT theo đặc điểm của trẻ lai

Hạng mục

Có BHYT

N %

Số năm trẻ lai sống tại

Hậu Giang

< = 5 năm 13 48.1

5 năm -10 năm 40 87

>10 năm 18 66.7

sig = 0.002, p <0.01

Tuổi của trẻ lai

Trẻ dưới 6 tuổi 5 22.7

Trẻ 6 tuổi trở lên 66 84.6

Sig (2 side)=0.000 p <0.01

Quốc tịch của trẻ lai

Việt Nam 15 88.2

Đài Loan 42 72.4

Hàn Quốc 14 58.3

N=99

Sig = 0.110, p > 0.05

Khai sinh của trẻ lai do

VN cấp

Có khai sinh 38 88.4

Không khai sinh 33 57.9

Sig = 0.001, p <0.05

Tình trạng có học bạ ở

Việt Nam

Có học bạ 26 92.9

Không có học bạ 45 62.5

Sig = 0.003, p <0.05

Tình trạng đi học của trẻ

lai

Chưa đi học 0 0

Có đi học nhưng nghỉ 2 40

Đang đi học 69 83.1

sig = 0.000, p <0.01

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

92

Trả lời PVS từ chính quyền địa phương cho biết trẻ đi học ở trường đều mua

BHYT tự nguyện như những học sinh khác, giáo viên ở trường cũng xác nhận trẻ

được hưởng các chăm sóc y tế, hay các chương trình chăm sóc y tế học được tại

trường học như các học sinh khác

Trẻ lai đi học ở trường cấp 1,2 và 3 được mua bảo hiểm y tế tự nguyện

PVS: LĐ TT Nàng Mau-Vị Thủy-Hậu Giang

Học sinh là trẻ lai cũng được mua BHYT ở trường và được hưởng các

chế độ chăm sóc y tế như các học sinh khác. Các chương trình chăm sóc

sức khoẻ cho học sinh giữa kỳ, trẻ lai cũng tham gia đầy đủ, nói chung là

đi học thì mua được BHYT và hưởng đầy đủ quyền lợi như nhau

PVS: GV Huyện Vị Thuỷ-Hậu Giang

Dù không ngang nhau về cơ hội có thẻ BHYT giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ

CĐ, nhưng tỉ lệ trẻ đi học có thẻ BHYT khá cao, điều này cũng đảm bảo an toàn

cho trẻ trong thời gian tham gia học tập và sống tại Việt Nam, xét dưới quan điểm

chức năng, BHYT vẫn là cơ sở tốt nhất để giúp gia đình có khả năng điều trị bệnh

cho trẻ trong bối cảnh gặp nhiều rủi ro về kinh tế hay người nuôi dưỡng chính

không có khả năng chi trả khi trẻ phải điều trị bệnh lâu dài hoặc nặng.

3.4.2. Những yếu tố từ bên ngoài trẻ lai

Phân tích số liệu về những biến số của người chăm sóc (trực tiếp trả lời bảng

hỏi) có liên quan đến tình trạng có hay không có BHYT của nhóm trẻ lai tại địa

phương, với 100 trường hợp trả lời dù có sự khác biệt về con số tuy nhiên khi kiểm

định thống kê không có ý nghĩa tương quan (xem bảng 3.14):

Trong 39 người trả lời là nam giới, có 29 trường hợp trẻ em có thẻ BHYT,

chiếm 74.4%, trong 61 trường hợp người trả lời là nữ, có 42 trường hợp trẻ lai có thẻ

BHYT chiếm tỉ lệ là 68.9%. Sự khác biệt giữa giới tính của người trả lời và tình trạng

có thẻ BHYT của trẻ lai không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.554

61 trường hợp những người chăm sóc cho trẻ có tình trạng hôn nhân là đang kết

hôn nuôi trẻ có BHYT cao nhất chiếm 75.35%, 10 trường hợp còn lại là những người

góa, li hôn, ly thân chiếm 52.6%. Sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê

93

Về độ tuổi người chăm sóc trẻ, những người trên 60 tuổi chăm sóc trẻ lai có

BHYT 43.7%, độ tuổi từ 51-60 tuổi có tỉ lệ nuôi trẻ có BHYT là 28.2%, nhóm tuổi

từ 41-50 nuôi trẻ có BHYT là 12.7%, độ tuổi 31-40, có tỉ lệ nuôi trẻ lai có BHYT là

15.5%, điều này trông có vẻ như tuổi càng cao nuôi trẻ có BHYT càng nhiều, tuy

nhiên khi kiểm định thống kê không có ý nghĩa, nghĩa là biến số độ tuổi của người

chăm sóc trẻ lai không có mối quan hệ nào với tình trạng có thẻ BHYT của trẻ lai

Người trả lời được quy về 3 mối quan hệ là ông/bà ngoại, mẹ ruột và họ hàng

bên ngoại khác (cậu, dì, mợ, dượng…), trong 70 trường hợp người trả lời là ông/ bà

ngoại có 53 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT, chiếm 75.7%, 9 trường hợp người trả

lời là mẹ ruột có 6 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT chiếm 66.7%, 21 trường hợp

người trả lời là cậu, dì hoặc họ hàng khác của mẹ trẻ có 12 trường hợp trẻ lai có thẻ

BHYT chiếm 57.1%. Khác biệt này khá lớn tuy nhiên phân tích thống kê cho thấy

sự khác biệt không có ý nghĩa, sig = 0.247

Kinh tế hộ gia đình của người chăm sóc trẻ được chia theo chuẩn địa

phương: cận nghèo, gia đình chính sách thương binh, liệt sĩ và không thuộc 2 dạng

hộ trên (lưu ý không có hộ nghèo), 4 hộ thuộc diện cận nghèo có trẻ lai có thẻ

BHYT là 2 trường hợp, chiếm 50%, 7 trường hợp hộ gia đình chính sách thương

binh, liệt sĩ có 4 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT chiếm 57.1%, 89 trường hợp kinh

tế hộ gia đình không thuộc các dạng hộ trên, trong đó có 65 trường hợp trẻ lai có thẻ

BHYT chiếm 73.0%. Sự khác biệt này cũng không mang ý nghĩa thống kê

26 trường người trả lời có tham gia hội đoàn thể có trẻ lai có thẻ BHYT là 20

trường hợp, chiếm tỉ lệ 67.9%, 74 trường hợp không tham gia hội đoàn thể có 51

trường hợp trẻ có therBHYT, chiếm 68.8%. Không thấy có mối quan hệ nào giữa việc

tham gia hội đoàn thể của người chăm sóc và tình trạng có thẻ BHYT của trẻ lai.

Nhìn chung đặc điểm của người trả lời (người trực tiếp chăm sóc trẻ lai)

không có ảnh hưởng đến tình trạng có BHYT.

Có thể nhận ra rằng người chăm sóc trẻ không có ảnh hưởng đến tình trạng

có thẻ BHYT của trẻ lai (xem bảng 3.15)

94

Bảng 3.15. Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người trả lời

Đặc điểm của NTL BHYT

có %

Giới tính Nam 29 74.4

Nữ 42 68.9

Sig = 0.554

Tình trạng hôn nhân Đang kết hôn 61 75.3

Khác 10 52.6

Sig = 0.05

Nhóm tuổi

dưới 40 11 8

41 đến 60 29 9

Trên 60 31 12

Sig = 0.247

Mối quan hệ với trẻ

Ông/ bà ngoại 53 75.7

Mẹ ruôt 6 66.7

Họ hàng bên ngoại 12 57.1

Sig = 0.247

Mức sống hộ gia đình

Cận nghèo 2 50.0

Thương binh/ liệt sĩ 4 57.1

Không thuộc các dạng hộ trên 65 73.0

Sig = 0.430

Tham gia đoàn thể có 20 76.9

Không 51 68.9

Sig = 0.439

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Mẹ ruột của trẻ lai và tình trạng có thẻ BHYT của trẻ được phân tích như sau:

Về nơi cư trú của mẹ trẻ và tình trạng có BHYT của trẻ lai, 23 trường hợp

mẹ hiện sinh sống tại Hậu Giang, có 14 trường hơp trẻ có thẻ BHYT, chiếm 60.9%,

14 trường hợp mẹ của trẻ về Việt Nam nhưng sinh sống ở tỉnh khác, có 10 trường

hợp trẻ lai có BHYT chiếm 71.4%, 41 trường hợp mẹ trẻ đang sinh sống tại Đài

Loan thì có 31 trường hợp trẻ lai có BHYT, chiếm 75.6%, 18 trường hợp mẹ đang

sinh sống ở Hàn Quốc thì có 13 trường hợp có thẻ BHYT, chiếm tỉ lệ 72.2%. Sự

khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

Tuổi của mẹ trẻ được nhóm từ 30 trở xuống, từ 31 đến 35, trên 35 tuổi và

tình trạng có thẻ BHYT của trẻ lai như sau: Mẹ trẻ từ 30 tuổi trở xuống có 11

trường hợp trẻ có thẻ BHYT chiếm 55.0%, 38 trường hợp mẹ có độ tuổi từ 31 đến

35 có 29 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT chiếm 76.3%, 33 trường hợp mẹ của trẻ

trên 35 tuổi thì có 24 trường hợp trẻ có thẻ BHYT chiếm 72.7%, 9 trường hợp

95

người trả lời cho rằng không nhớ, không biết tuổi của mẹ trẻ có 7 trường hợp trẻ lai

có thẻ BHYT chiếm 77.8%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Trong 38 trường hợp mẹ trẻ đang có hôn nhân với bố của trẻ thì có 25 trường

hợp trẻ lai có thẻ BHYT, chiếm 65.8%, trong 18 trường hợp mẹ trẻ li thân thì có 11

trường hợp trẻ lai có BHYT, chiếm 61.1%, trong 38 trường hợp mẹ trẻ li hôn thì có

30 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT, chiếm 78.9%, 6 trường hợp khác như mẹ ở góa

hay chết thì có 5 trường hợp trẻ có BHYT, chiếm 83.3%. Khác biệt này không có ý

nghĩa thống kê

Người mẹ của trẻ lai có tầm ảnh hưởng đối với trẻ rất lớn trong việc đưa trẻ

về Việt Nam cho gia đình chăm sóc và cũng có nhiều người mẹ ruột cùng ở lại với

con, khi phân tích mối quan hệ giữa người mẹ của trẻ lai có liên quan đến tình trạng

có thẻ BHYT của trẻ như thế nào, các biến số như cư trú của mẹ của trẻ được xem

xét phân tích, cũng như độ tuổi và tình trạng hôn nhân với bố của trẻ, cho thấy có sự

khác biệt về con số trẻ có BHYT tuy nhiên sự khác biệt đó nó không mang ý nghĩa

thống kê, nghĩa là đặc điểm của người mẹ không có mối quan hệ với tình trạng có

thẻ BHYT của trẻ lai tại cộng đồng (xem bảng 3.16)

Bảng 3.16. Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người mẹ

Cƣ trú của mẹ trẻ Trẻ có BHYT

SL %

Cư trú của mẹ trẻ

Tại Hậu Giang 14 60.9

Tỉnh khác ở VN 10 71.4

Đài Loan 31 75.6

Hàn Quốc 13 72.2

Khác 4 75.0

Sig =0.806

Tuổi của mẹ trẻ

Dưới 30 11 55.0

Từ 31 đến 35 29 76.3

Trên 35 24 72.7

Không nhớ/ không biết 7 77.8

Sig= 0.354

Tình trạng hôn nhân

của mẹ trẻ với bố của trẻ

Còn kết hôn 25 65.8

Ly thân 11 61.1

Ly hôn 30 78.9

khác 5 83.3

sig = 0.397

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

96

Nhìn chung tình tình trạng có thẻ BHYT của trẻ lai không liên quan đến

người trả lời (người trực tiếp chăm sóc trẻ) và cả mẹ ruột của trẻ. Có thể nhận thấy

tình trạng có thẻ BHYT của nhóm trẻ lai chỉ phụ thuộc vào những yếu tố có liên

quan đến pháp lý như khai sinh, số năm về sống tại Hậu Giang,

3.5. Một số vấn đề chính sách y tế dành cho trẻ lai tại Hậu Giang

Trẻ lai được đưa về tại Hậu Giang phần lớn khỏe mạnh tuy nhiên vẫn có

trường hợp trẻ bị khuyết tật, hay chậm phát triển trí não (có 3 trẻ trong tình trạng

chậm phát triển trí não, có trẻ học 3 năm lớp 1 mà không biết gì), và tiếp cận giáo

dục khó khăn (không học được). Những lo lắng đó ngay cả cán bộ địa phương cũng

chưa biết phải xử lý thế nào nếu đứa trẻ sống cùng ông, bà ngoại cao tuổi và khó

khăn, ngay cả khi sống cùng mẹ ruột

Số này cũng nhiều lắm chị, địa phương bên tư pháp chưa rà được.

Con lai Hàn Quốc hoặc Đài Loan cũng nhiều, đa số mẹ ở Đài Loan

thì tui thấy con gái thì trả về nhiều lắm, không có cháu trai, những đứa

trẻ con lai này thể chất cũng giống trẻ em mình thôi, còn tôi băn khoăn

là tinh thần của trẻ là do mẹ trẻ lấy người lớn tuổi nhiều quá, bị tật

nữa, sinh đứa trẻ thì tôi thấy có nhiều vấn đề, sau khi nó hoà nhập môi

trường thì tôi cũng lo lắng…

PVS. CB TX Ngã Bảy- Hâu Giang

Với chính sách mua BHYT tự nguyện và bắt buộc, tỉ lệ học sinh đi học ở

trường phải đảm bảo mua thẻ BHYT, điều này như gầm hiểu học sinh đi học có

danh sách chính thức phải tham gia mua BHYT kể cả trẻ lai và không lai, đó là lí do

vì sao tỉ lệ trẻ lai có thẻ BHYT khá cao. Và không có phân biệt đối xử trong quá

trình sử dụng thẻ BHYT

Tình trạng có thẻ BHYT của nhóm trẻ lai trong độ tuổi đi học từ tiểu học đến

phổ thông không có sự khác biệt so với nhóm trẻ cộng đồng cũng cho thấy biến số giáo

dục có tác động đến tình trạng sở hữu thẻ BHYT điều này có thể giải thích việc sở hữu

thẻ BHYT đối với học sinh là trẻ lai không có quốc tịch tại Việt Nam không phải là

điều đáng lo ngại, tuy nhiên sự khác biệt này nó có thể nhận diện ở chỗ là việc chi trả

thẻ BHYT ở học đường của nhóm trẻ lai và không có sự hỗ trợ như cấp từ địa phương

97

Chính sách cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại địa phương và cấp cho

thành viên hộ nghèo chỉ áp dụng cho nhóm đối tượng có khai sinh và có hộ khẩu tại

địa phương, những trường hợp đối với nhóm trẻ lai không có khai sinh và hộ khẩu

thì không được hưởng chế độ cấp thẻ BHYT miễn phí. Luật BHYT qui định, trường

hợp nhà nước chi trả chỉ áp dụng cho công dân Việt Nam

Đối tượng con lai chưa có cấp thẻ BHYT được, trường hợp những

đứa con lai mà mẹ nó về đây sinh, có khai sinh thì mang khai sinh

lên phường mới cấp được. Trẻ trên 6 tuổi khi đi học muốn có thẻ

BHYT thì phải mua BHYT tự nguyện ở trường

PVS LĐ TT Nàng Mau-Vị Thủy-Hậu Giang

Học sinh nếu là con lai học ở trường cũng được mua thẻ BHYT như

các học sinh khác, cũng được hưởng đầy đủ chế độ chăm sóc sức

khỏe cho học sinh như khám sức khỏe giữa kỳ như bao học sinh khác

PVS. GV trường cấp I Nàng Mau-Vị Thủy-Hậu Giang

Thực tế khi phân tích số liệu định lượng và phỏng vấn sâu người chăm sóc

trẻ lai khi được hỏi về nhu cầu và lợi ích của thẻ BHYT thì rất nhiều trường hợp là

người trực tiếp chăm sóc không mặn mà với thẻ BHYT của trẻ lắm, khi có bệnh đa

số mua thuốc hoặc khám bác sĩ tư. Xét trên quan điểm từ nhu cầu sử dụng thực tế

cho thấy người chăm sóc trẻ lai cũng không sử dụng thẻ BHYT nhiều, và xu hướng

mua cho có (vì trẻ đi học buộc phải mua) là tâm lý chung của người lớn. Tuy nhiên

điều đó không thể đúng với mọi trường hợp trong xã hội, chẳng hạn khi trẻ bị bệnh

nặn phải nằm viện, hoặc khi mẹ của trẻ không thể gửi tiền về nuôi hoặc gia đình

ông bà trở nên già đi điều kiện kinh tế không cho phép

Hộ gia đình nuôi trẻ không phải số đông là nghèo, bản thân ông bà ngoại cao

tuổi, đôi khi ngoài nuôi cháu lai còn phải nuôi và chăm sóc nhiều đứa cháu khác (do

tình trạng di cư làm ăn của con cái để lại cháu cho ông bà nuôi), vì thế việc chăm

sóc y tế, điều trị bệnh cho trẻ lai là tốn kém, tường hợp khó khăn này rơi vào những

hộ nghèo. Trong khảo sát này vẫn ghi nhận một số ít những trường hợp cho rằng thẻ

BHYT rất quan trọng, đặc biệt đối với những hộ nghèo có con gái mang con lại về ở

cùng, những hộ trẻ lai được nuôi bởi ông/bà ngoại có tuổi và điều kiện kinh tế

không được tốt

98

Chú thấy cháu của chú cần có thẻ BHYT, đứa cháu dưới 6 tuổi (con

lai) không được cấp thẻ BHYT như những đứa trẻ khác (chỉ những

đứa con của con trái có là trẻ CĐ mà ông cùng chăm) nên mỗi khi

nó bệnh là chú phải tốn tiền đi bác sĩ tư muốn chết PVS.

PVS.Ông ngoại của trẻ lai ở TX Ngã Bảy

Liên quan đến câu chuyện chính sách y tế mặc dù biết trẻ lai đang ở Hậu

Giang như là “cháu ngoại” nghĩa là mang cháu về nhà, nhưng đặc điểm thân trạng

trẻ lai không thể đáp ứng được điều kiện pháp lý để có thể hưởng các quyền lợi về

chăm sóc y tế như trẻ cộng đồng, những điều kiện không đủ đấy là khai sinh, hộ

khẩu, chính những loại giấy tờ đó làm cản trở cơ hội tiếp nhận dịch vụ y tế công của

nhà nước, những khó khăn đó cũng là sự trăn trở của những người làm công tác

thực thi chính sách ở địa phương

Đúng là trước mắt thì ở đây mình không có phần biệt trẻ này trẻ

kia, nhưng mà trong cuộc sống thì thực sự về công việc hay học

tập thì có cái thiệt thòi trong cái tiếp cận các thứ. Ngay cả ý tế

hiện nay, cũng là cảm sốt thông thường nhưng mà chị phải bỏ

cái khoảng tiền này ra chị khám chữa bệnh trong khi chị được

miễn phí. Đó là mình chỉ nói cái nhỏ

PVS-LĐ tư pháp TX Ngã Bảy – Hậu Giang

Đâu phải gia đình ngoại (chỉ những đứa trẻ lai ở cùng) nào

cũng giàu, nhóm trẻ lai cũng cần được chế độ BHYT như các trẻ

em tại địa phương, vì mình mà không lo vấn đề này thì nó có sự

phân biệt. Nói không ngay nó vẫn là “cháu ngoại” mà… cháu

nội lo cháu ngoại bỏ thì đâu có được, nếu chính sách y tế mà lo

cho đối tượng này thì có lợi nhiều lắm.

PVS. LĐ TT Nàng Mau

Tóm lại tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai cho thấy mức độ có

thẻ BHYT tương đối cao, tuy nhiên lại tập trung vào nhóm có đi học do việc thực

hiện y tế học đường, ở đây không có sự khác biệt trong việc mua thẻ BHYT học

sinh ở trường học, nhưng có điều cần nhớ là tình trạng trẻ lai có học bạ có tỉ lệ có

thẻ BHYT cao hơn, nghĩa là trẻ lai khi được học chính thức sẽ có cơ hội mua thẻ

99

BHYT như trẻ cộng đồng. Trẻ lai dưới 6 tuổi được tiêm ngừa đa số có đi học hoặc

có thông tin thông báo từ địa phương, hay hàng xóm, phân tích dữ liệu cho thấy

tiêm chích ngừa cho trẻ chưa đạt tỉ lệ cao, vẫn còn tình trạng trẻ lai không được

tiêm ngừa theo chương trình của nhà nước. Chăm sóc y tế là một vấn đề quan trọng,

tuy nhiên trong nhóm nghiên cứu khi được hỏi đa số trẻ lai là khỏe mạnh, và người

chăm sóc thường lựa chọn dịch vụ y tế trong điều trị bệnh cho trẻ vẫn là tư nhân

như bác sĩ tư, hay nhà thuốc tại địa phương

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít trường hợp sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

bằng BHYT, cũng có tình trạng liên quan đến vấn đề khai sinh không được phản

ánh qua số liệu định lượng như trẻ bị thiếu giấy tờ pháp lý, người chăm sóc trẻ e

ngại không dám sử dụng thẻ BHYT vì sợ bị hỏi đến việc trẻ có khai sinh hay không,

từ đây cho thấy chưa có sự nhất quán trong việc cấp thẻ BHYT tại địa phương và

những hạn chế trong nhận thức và hiểu biết về cách sử dụng thẻ BHYT như thế nào

đối với người chăm sóc trẻ lai tại Hậu Giang.

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung chính trong chương 3 tập trung trình bày thực trạng tiếp cận dịch

vụ y tế của nhóm trẻ lai trong thực tiễn xã hội tại thời điểm nghiên cứu. Đồng thời

chương này đã đưa ra những phát hiện liên quan đến yếu tố tác động đến tình trạng

tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai, phân tích những tác động đó trên hai nhóm

trẻ dưới 6 tuổi (liên quan đến chính sách tiêm chích ngừa quốc gia) và trẻ trong độ

tuổi đi học tiểu học trở lên tiếp cận thẻ BHYT và lựa chọn dịch vụ điều trị từ người

chăm sóc và phần quan trọng không thể thiếu là so sánh cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế

giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng, sự tác động của các yếu tố giữa hai nhóm trẻ có

khác biệt như thế nào và phân tích chính sách

Thực tế có nhóm trẻ lai tại Hậu Giang với thân trạng đặc biệt sống không có mẹ

và bố, quốc tịch nước ngoài, và phần lớn trẻ sống ở nông thôn của tỉnh Hậu Giang

Trẻ lai tại cộng đồng và việc tham gia với dịch vụ y tế cụ thể là sở hữu thẻ

BHYT, sử dụng dịch vụ y tế, và tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi, kết luận rằng những

tác động đến trẻ lai trong việc có thẻ BHYT là bởi biến số số năm về sống tại Hậu

Giang càng lâu thì khả năng có thẻ BHYT càng cao, trẻ có khai sinh có khả năng có

100

thẻ BHYT cao hơn, trẻ lai đi học có thẻ BHYT nhiều hơn trẻ không đi học, trẻ có

độ tuổi trên 6 tuổi có khả năng có BHYT cao hơn, trẻ đi học có học bạ có khả năng

có BHYT cao hơn. Biến số quốc tịch không có mối quan hệ với tình trạng có hay

không có thẻ BHYT của trẻ, nghĩa là dù trẻ có là quốc tịch Việt Nam, hay Đài

Loan, Hàn Quốc thì cũng không liên quan đến việc có thẻ BHYT hay không trong

nghiên cứu này. Người chăm sóc trẻ hay hoàn cảnh người mẹ ruột của trẻ lai cũng

không mối quan hệ tương quan đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế trong đó có kể đến

tình trạng có hay không có thẻ BHYT của trẻ lai

Chức năng của thẻ BHYT được xem là cần thiết cho trẻ lai theo quan điểm

của cán bộ địa phương và một số người chăm sóc cho trẻ lai đặc biệt những trường

hợp gia đình khó khăn. Tuy nhiên tình trạng sử dụng dịch vụ y tế cho thấy, đa số

người trả lời cho rằng ít người sử dụng thẻ BHYT trong điều trị cho trẻ, khi có bệnh

thường đến hiệu thuốc hoặc bác sĩ tư. Nhiều quan điểm của người chăm sóc trẻ cho

rằng việc mua thẻ BHYT không cần thiết nhưng vì trẻ đi học nên cần phải mua thì

mua nhưng không sử dụng, câu chuyện ở đây có thể giải thích thêm rằng không

phải thẻ BHYT lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu của người chăm sóc dành cho việc

điều trị cho trẻ lai, nó chỉ trở nên cần thiết đối với một số ít người như gia đình khó

khăn về kinh tế hoặc gia đình là người già neo đơn nuôi cháu hoặc chỉ để giành cho

trẻ khi bệnh nặng (phòng ngừa)

Tiêm ngừa trẻ dưới 6 tuổi có sự khác biệt, trẻ cộng đồng có tỉ lệ được tiêm

ngừa cao hơn trẻ lai và mối quan hệ giữa tiêm ngừa và loại trẻ có tương quan với

nhau về ý nghĩa thống kê, tuy nhiên khi phân tích sâu hơn như về thẻ BHYT không

có mối quan hệ đối với tình trạng tiêm ngừa cho trẻ em dưới 6 tuổi kể cả trẻ lai,

việc trẻ lai được tiêm ngừa tại địa phương không phân biệt đối xử, tuy nhiên có sự

khác biệt so với nhóm trẻ cộng đồng ở chỗ trẻ lai có trả một phần hoặc trả toàn bộ

chi phí cho tiềm ngừa dù số lượng trẻ phải chi trả không có nhiều trường hợp

Mạng lưới xã hội: có sự khác biệt trong việc cung cấp thông tin về tiêm ngừa

giữa hai nhóm trẻ, trẻ cộng đồng trong độ tuổi tiêm chích ngừa theo chế độ qui định

của chương trình tiêm chủng quốc gia được chính quyền địa phương thông báo

100%, đối với nhóm trẻ lai, mạng lưới được thông tin đến cho trẻ tiêm ngừa còn có

từ người thân, hàng xóm. Tình trạng sử dụng thẻ BHYT để khác chữa bệnh cũng có

101

sự khác biệt, đa số nhóm trẻ lai được người nhà sử dụng dịch vụ y tế tư nhân, nghĩa

là mua thuốc ở nhà thuốc và đi bác sĩ tư. Việc chi trả cho thẻ BHYT cũng khác

nhau giữa hai nhóm trẻ, phần lớn trẻ lai đi học và mua tại trường và mẹ và họ hàng

bên ngoại chi trả là chủ yếu, so với nhóm trẻ cộng đồng việc chi trả cho thẻ BHYT

được thấy rõ ở vai trò của người cha, người mẹ, họ hàng bên nội và cả nhà nước

(thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi và gia đình diện chính sách được cấp miễn phí do

chính nhà nước chi trả cho cơ quan bảo hiểm)

Sự khác biệt trong tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng

đồng: Tình trạng cả hai nhóm trẻ có thẻ BHYT và sử dụng nó trong khám và điều

trị bệnh không có sự phân biệt nào trong điều trị, thái độ phục vụ cán bộ y tế, và quá

trình điều trị. Nơi mua thẻ BHYT có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ, cho thấy trẻ lai

phải chi trả cho thẻ BHYT nhiều hơn (mua ở nhà trường), và trẻ lai có xu hướng ít sử

dụng thẻ BHYT trong quá trình điều trị hơn là trẻ cộng đồng, nghĩa là mối quan hệ

giữa biến sử dụng thẻ BHYT và biến loại trẻ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

Bàn về chính sách y tế đối với trẻ em: không có sự phân biệt đối xử giữa hai

nhóm trẻ lai và trẻ cộng động trong trường trẻ đi học chính thức tại nhà trường đều

được mua thẻ BHYT và sử dụng nó. Đối với tình trạng tiêm ngừa theo chế độ của

nhà nước phần lớn không phân biệt đối xử, không đòi hỏi phải có khai sinh, hộ

khẩu thì mới tiêm ngừa. Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ lai dưới 6 tuổi không

được cấp thẻ BHYT miễn phí, và trẻ lai có quốc tịch nước ngoài đi học dù người

chăm sóc thuộc diện hộ chính sách cũng không được cấp thẻ miễn phí được giải

thích cho việc những chế độ cấp miễn phí thẻ BHYT chỉ dành riêng cho đối tượng

trẻ em mang quốc tịch Việt Nam sống trên địa bàn tại Hậu Giang.

102

Chƣơng 4

TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ

KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG

Thiết chế giáo dục được xem như là một thể chế quan trọng và cần thiết để xã

hội hóa cá nhân trong nghiên cứu xã hội học, E. Durkheim là nhà khoa học đầu tiên

trên thế giới đã gắn xã hội học vào nghiên cứu giáo dục, theo ông chức năng xã hội

của giáo dục với tư cách là bộ phận của xã hội, chính ông đã xem xét giáo dục bởi các

khái niệm về “sự kiện xã hội”, “thiết chế xã hội”, “chức năng xã hội” để tìm hiểu vị trí,

vai trò và sự biến đổi của xã hội trong giáo dục và cũng chính Durkheim cũng đã giải

thích chức năng của giáo dục nhằm “xã hội hóa cá nhân”, giáo dục giúp thế hệ trẻ

chuẩn bị để bước vào cuộc sống xã hội sau này đồng thời giáo dục cũng có chức năng

củng cố tính đoàn kết xã hội và duy trì trật tự của xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2006). Luật

giáo dục Việt Nam 11/1998/QH10, điều 2 có đề cập đến đối tượng giáo dục là đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ,

trung thành với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (luật giáo dục 1998, 2005, 2009),

điều 9 của luật giáo dục năm 2005 cũng có đề cập trong đó qui đinh về “quyền và

nghĩa vụ học tập của công dân”, điều này cũng cho thấy luật giáo dục Việt Nam dù có

điều chỉnh năm 2009 vẫn là luật áp dụng cho công dân Việt Nam, phục vụ cho mục

tiêu phát triển con người và đất nước

Những nghiên cứu trước đây về trẻ em nhập cư ở Việt Nam chủ yếu nghiên

cứu về trẻ di cư trong nước, chưa có nghiên cứu xã hội học về tình trạng đời sống

của trẻ lai tại Việt Nam nói chung và tiếp cận giáo dục của trẻ lai nói riêng. Do đó

trong nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ lai

lai tại Hậu Giang, về khái niệm trẻ lai ở đây cũng được xem là loại trẻ nhập cư,

nhưng mang tính quốc tế. Giáo dục và di cư được xem là hai nhân tố tác động đến

sự phát triển, giáo dục có chức năng quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân

đặc biệt là đối với trẻ em, giáo dục đóng vai trò cần thiết và tích cực trong việc

cung cấp những kỹ năng cơ bản cho con người đặc biệt người nghèo để họ cải thiện

đời sống, thay đổi vị thế xã hội trong hiện tại và tương lai.

Trẻ em cần được đầu tư đúng mức vào giáo dục, được học tập không những

mang ý nghĩa tích cực đến quyền lợi của chính trẻ mà còn tác động đến gia đình,

103

cộng đồng và xã hội bởi chức năng của giáo dục, từ công ước về quyền trẻ em, luật

trẻ em Việt Nam là những minh chứng cụ thể cho quyền được đi học của trẻ. Việc

phân biệt giấy tờ nhập học hiện nay lại bị xem như là điều không thể chấp nhận

được nhưng thực tế đối với giáo dục Việt Nam, việc trẻ em đến trường vẫn phải có

những loại giấy tờ cơ bản như khai sinh, hộ khẩu (qui định của Bộ giáo dục), cho

thấy đây chính là rào cản đối với cơ hội được đi học của trẻ lai có quốc tịch là

người Đài Loan và Hàn Quốc tại Việt Nam, bởi đặc điểm của nhóm trẻ này là do

mẹ người Việt Nam mang về lại quê nhà và có rất nhiều từ các cuộc hôn nhân

không thành công, trẻ không đủ các loại giấy tờ và gia đình của trẻ cũng không đủ

điều kiện để trẻ học trường quốc tế (theo qui định của luật giáo dục đối với trẻ

mang quốc tịch nước ngoài hoặc trường tư, bởi địa phương cấp tỉnh không có loại

hình trường này), điều kiện bắt buộc muốn đến trường từ cấp 1 trở lên trẻ phải được

học ở trường công.

Văn bản mới nhất của chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh, sửa đổi và bổ

sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của quốc hội

khóa X, kỳ họp lần thứ 10 đã đưa ra qui định về giáo dục tiểu học. Trong đó ở Mục

2: mục tiêu giáo dục có ghi: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát

triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và phẩm chất và năng

lực của công dân đáp ứng như cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

4.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ giáo dục

của trẻ tại Hậu Giang

Theo văn bản hướng dẫn hồ sơ đăng kí bào lớp 1 hiện nay gồm những giấy

tờ: Đơn xin học, khai sinh đính kèm bản chính đối chiếu, photo hộ khẩu hoặc giấy

hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của công an địa phương, giấy xác nhận cư trú

tại địa bàn của công an xã, phường, thị trấn. Trường hợp trẻ lai được hướng dẫn thủ

tục nhập học như sau: có khai sinh (công chứng nếu là trẻ nước ngoài phải có bản

dịch được công chứng), có hộ chiếu còn hiệu lực (trong năm năm), có gia hạn cư

trú. Tuy nhiên xét yếu tố giấy tờ hợp lệ đi học như quy định của nhà nước đối với

trẻ lai là không khó nếu tình trạng trẻ về Việt Nam có sự chuẩn bị hay đồng thuận

của bố mẹ, nhưng vấn đề đáng lưu ý là nhiều trường hợp mẹ tự mang con về và chỉ

có mỗi cái hộ chiếu nhưng nếu quá 5 năm thì hết hạn, trường hợp đó trẻ lai thuộc

104

diện không có bất kỳ loại giấy tờ nào nếu mẹ không gửi qua được giấy khai sinh có

công chứng phía nhà nước Đài Loan hay Hàn Quốc, những trường hợp mẹ về sinh

con khai bố là người Đài Loan hoặc người Hàn nên phía nhà nước Việt Nam không

thể cấp khai sinh theo qui định của luật hộ tịch

Phân tích tỉ lệ đi học của trẻ theo ba địa bàn nghiên cứu cho thấy: có 17

trường hợp trẻ trên địa bàn TX Ngã Bảy có 12 trường hợp trẻ học cấp 1 chiếm

12%, 2 trường hợp trẻ học mẫu giáo/mầm non, 2 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi chưa đi

học và 1 trường hợp trẻ hơn 6 tuổi không biết đọc biết viết. 15 trường hợp trẻ lai ở

TP Vi Thanh có 7 trường hợp trẻ học cấp 1 chiếm 7%, 3 trường hợp học cấp 2, và 5

trường hợp mẫu giáo/ mầm non và dưới 6 tuổi không đi học là 2 trường hợp. Huyện

Vị Thủy có số lượng trẻ lai nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu là 69 trẻ, trong đó có

32 trẻ đang đi học cấp 1 chiếm 32%, 16 trẻ học cấp 2 chiếm 16% và 3% học cấp 3,

trường hợp học mầm non và dưới 6 tuổi không đi học là 2 trường hợp, có 2 trường

hợp không biết đọc biết viết (Xem biểu đồ 4.1), khác biệt giữa địa bàn cư trú của

trẻ lai và tình độ học vấn của trẻ không có ý nghĩa thống kê, sig>0.05, nhưng guan

sát mẫu bằng mắt cho thấy học vấn của trẻ lai ở huyện vị thủy đa dạng hơn rải đều

các cấp, đồng thời trường hợp trẻ lai không biết chữ cũng nhiều hơn TP Vị Thanh

và TX Ngã Bảy. Trẻ lai ở TX Ngã Bảy tập trung ở độ tuổi đi học cấp tiểu học

chiếm đa số

Biểu đồ 4.1. Trình độ học vấn của trẻ lai theo địa bàn

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

105

Quan sát 100 mẫu nghiên cứu trẻ lai dưới quan điểm giới và trình độ học

vấn tại địa phương có thể nhìn thấy rõ trên biểu đồ 4.2 là trẻ em nữ có trình độ học

vấn cấp 1 khá cao chiếm chiếm 30% so với trẻ em nam là 21%. ở trình độ cấp 2,trẻ

em nam chiếm tỉ lệ cao hơn một chút so với trẻ em nữ, nam chiếm 11% và nữ là

8%. Trẻ em nam được đi học mẫu giáo/ mầm non cao hơn so với trẻ em nữ khá

nhiều, trẻ nam chiếm 11% và nữ là 4%. Trong khi đó trẻ em nữ dưới 6 tuổi chưa đi

học cao hơn nhiều so với trẻ em nam,trẻ em nữ chiếm 8% và nam chiếm 1%. Dữ

liệu nghiên cứu cho thấy, trẻ lai đi học không có sự chênh lệch về giới tính (sig =

6.36), nhưng qua quan sát bằng mắt thì có sự khác nhau (xem biểu đồ 4.2)

Biểu đồ 4.2: Khác biệt về giới của trẻ lai trong tiếp cận dịch vụ giáo dục

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

4.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang

Mẫu quan sát trong nghiên cứu này là 100 trẻ lai, trong đó 83 trẻ lai trong

mẫu nghiên cứu đang đi học, có 12 trường hợp chưa đi học và 5 trường hợp từng

đi học nhưng đã nghỉ học (xem biểu đồ 4.3)

4.2.1. Thực trạng đến trường của trẻ lai tại địa bàn khảo sát

Trong 100 mẫu trẻ lai được khảo sát ở nghiên cứu này, trình độ học vấn của

trẻ được tính là trình độ học vấn theo cấp lớp theo quy định hiện nay của Việt

Nam, tính từ không biết đọc, biết viết, cấp học Mầm Non, rồi cấp 1 đến cấp 2 và 3.

Đa số trong độ tuổi đến trường trẻ đều được đi học 51% trẻ có trình độ học vấn

cấp 1 (học từ lớp 1 đến lớp 5) tại Việt Nam, 19 trường hợp cấp 2, và có 3 trường

hợp học cấp 3, 15 trường học đi học mẫu giáo, còn lại có 9 trường hợp dưới 6 tuổi

không đi học và trong mẫu khảo sát có 3 trường hợp trong độ tuổi đi học nhưng

không đi học và không biết đọc biết viết đọc biết viết tiếng Việt

106

Thực trạng đời sống học tập của nhóm trẻ lai ở địa phương cũng khá đa

dạng, phân tích dữ liệu ở bảng 4.1 (chỉ sử dụng số lượng vì tính tỉ lệ phần trăm

nhiều con số quá nhỏ không phù hợp để tính phần trăm) cho ta bức tranh tổng quát

về tiếp cận DVGD của nhóm trẻ lai trên địa bàn nghiên cứu sự khác biệt này

không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê nhưng cũng cần mô tả về khác biệt

con số để thấy bức tranh chung về giáo dục cho nhóm trẻ này ở cộng đồng:

Trong đó trẻ lai mang quốc tịch Việt Nam có 16 trên 17 trường hợp còn

đang đi học, 1 trường hợp đã nghỉ, trẻ có quốc tịch Đài Loan có 46 trường hợp

đang đi học, 4 trường hợp có đi học nhưng đã nghỉ và 8 trường hợp chưa đi học,

trẻ có quốc tịch Hàn Quốc hiện tại có 21 trường hợp đang đi học và có 3 trường

hợp chưa đi học và có 1 trường hợp là trẻ lai nhưng không có bất kỳ quốc tịch nào

chưa đi học

Trẻ lai trên địa bàn TP Vị Thanh có 15 trường hợp trong đó có 12 trường

hợp trẻ đang đi học, 1 trường hợp đã nghỉ học và 2 trường hợp chưa đi học. Trên

địa bàn TX Ngã Bày, có 3 trường hợp chưa đi học và 14 trường hợp vẫn đang đi

học. Đại bàn Huyện Vị Thủy có số lượng trẻ đông nhất và có tỉ lệ đang đi học khá

cao, chiếm 57 trường hợp, có 4 trường hợp từng đi học và đã nghỉ, và có 7 trường

hợp chưa đi học

Về giới tính, có 47 trường hợp trẻ em nam, trong đó 42 trường hợp đang đi

học, 2 trường hợp có đi học nhưng đã nghỉ và 3 trường hợp chưa đi học, trong 53

trường hợp trẻ em nữ, hiện 41 trường hợp còn đang đi học, 3 trường hợp có đi học

nhưng đã nghỉ và 9 trường hợp chưa đi học

Trong 27 trường hợp trẻ có học bạ trong đó 26 trường hợp còn đang đi học,

1 trường hợp đã nghỉ học và 57 trường hợp trẻ đang đi học nhưng không có học bạ

Trong 43 trường hợp trẻ có khai sinh do chính quyền địa phương cấp, 38 trường

hợp còn đang đi học, 3 trường hợp đã nghỉ học, 2 trường hợp chưa đi học

Trong 57 trường hợp không có khai sinh chính quyền địa phương cấp, 45

trường hợp vẫn đang đi học, 2 trường hợp đã nghỉ học và 10 trường hợp chưa đi

học. Trẻ còn hộ chiếu Đài Loan/Hàn Quốc hợp lệ là 34 trường hợp trong đó 29

trường hợp còn đang đi học, 5 trường hợp chưa đi học. 66 trường hợp không còn

hộ chiếu hợp lệ trong đó 54 trường hợp còn đang đi học, 5 trường hợp nghỉ và 7

trường hợp chưa đi học

107

Bảng 4.1: Đặc điểm trẻ lai và tình trạng đi học hiện tại

Tình trạng đi học của trẻ

Tổng

Chưa đi

học

Có đi học

nhưng nghỉ học

Còn đi

học

Quốc tịch Việt Nam 0 1 16 17

Đài Loan 8 4 46 58

Hàn Quốc 3 0 21 24

Không có quốc

tịch

1 0 0 1

Địa

chỉ_Huyện

TX. Ngã Bảy 3 0 14 17

TP Vị Thanh 2 1 12 15

Huyện Vị Thủy 7 4 57 68

Giới tính của

trẻ

Nam 3 2 42 47

Nữ 9 3 41 53

Học bạ tại VN Có 0 1 26 27

Không 12 4 57 73

Khai sinh

chính quyền

VN cấp

Có 2 3 38 43

Không 10 2 45 57

Hộ chiếu (ĐL

hoặc HQ)

Có 5 0 29 34

Không 7 5 54 66

Tồng 12 5 83 100

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Về quy định quyền được đi học của luật giáo dục tiểu học cũng như quyền

của trẻ (không thuộc quốc tịch Việt Nam) theo quy định của luật pháp trẻ được

học ở các trường tư, trường quốc tế, thế nhưng thực tế tại địa phương gia đình nuôi

trẻ lai không đủ điều kiện để cho trẻ đi học trường tư hay trường quốc tế, vì họ

đang ở tại vùng sâu tỉnh Hậu Giang, nơi chỉ có duy nhất trường công trong hệ

thống giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Những khó khăn đối với

số ít trẻ lai chưa được đi học tại địa phương qua các dữ liệu từ PVS cũng cho thấy

bất cập từ thủ tục giấy tờ của trẻ, và quy định của luật pháp cụ thể liên quan đến

luật giáo dục. Quy định của luật giáo dục Việt Nam trong việc tiếp nhận học sinh

cần có khai sinh và hộ khẩu (để học đúng tuyến), điều đó phần lớn trẻ lai không đáp

ứng được nhưng phía nhà nước cũng ban hành những quyết định “tạo điều kiện cho

trẻ đi học”, nghĩa là mỗi nơi sẽ làm theo cách của mình chứ không có những qui định

được thống nhất chung

Là cựu chiến binh nên tôi biết có trường hợp khó khăn lắm ở địa phương tôi

(thuộc TX Ngã Bảy), tại nơi tôi đang ở có hai, ba hộ có trẻ lai mang về, nói

chung là do mẹ nó quá khổ, sống không được bên đó nên mới bỏ chồng đem

con về gửi cho ông bà nuôi để đi làm kiếm tiền. Mà những trường hợp này

108

mấy đưa nhỏ năm nay cũng sáu, bảy tuổi rồi, tụi nó không có giấy tờ gì vì mẹ

nó bỏ chồng bên đó do khổ quá trốn ra ngoài rồi lén đưa con về chứ có li dị

đâu mà đòi giấy tờ của mấy đứa nhỏ mới cho đi học

Trường hợp lấy chồng khổ quá mang bầu về đây sinh, sinh xong thì đi làm giấy

khai sinh cho con không được, vì trong thời gian mang thai thì vẫn còn đang có

hôn nhân với thằng chồng bên kia. Trường hợp này nó đi lên đi xuống phường,

thị trấn rồi tỉnh mấy lần cùng chưa làm được, ngành tư pháp cũng hướng dẫn

giúp nhưng giờ cũng đành bó tay. Mình động viên trẻ 100% đến trường mà giờ

đòi phải có khai sinh mới cho đi học thì giờ địa phương tụi tui cũng bó tay

PVS. CB hội Cựu Chiến Binh- TX Ngã Bảy

Trong 83 trường hợp trẻ lai đang đi học các cấp, thống kê cho thấy có 82%

trẻ lai đến trường được học chính thức và 18 % trẻ lai học dự thính. Như đã dẫn

chứng ở trên thì lý do trẻ phải học dự thính bởi yếu tốt thiếu giấy tờ tùy thân, nghĩa

là không có một trong những thứ giấy tờ như khai sinh (nước ngoài hoặc trong

nước), hộ chiếu của trẻ và những lý do có thể được biết đó là tình trạng mẹ bỏ về

không thể nào mang theo giấy tờ cho trẻ (xem biểu đồ 4.3)

Biểu đồ 4.3. Hình thức đi học của trẻ lai

Đi học chính thức82%

Đi học dự thính18%

Đi học chính thức Đi học dự thính

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Đối với câu hỏi khi trẻ lai đi học có được trợ giúp gì từ nhà trường thì phần

lớp người trả lời là không, những hạng mục như được miễn hoàn toàn học phí, miễn

một phần học phí, được phát sách hay được phát tập, bút thì 100% người trả lời cho

rằng trẻ lai không được hưởng, có 2 trường hợp trẻ lai (chỉ 2.40%) được phát miễn

phí thẻ BHYT con số quá nhỏ không đáng kể (xem bảng 4.2)

109

Bảng 4.2. Chương trình trợ giúp từ nhà trường dành cho trẻ lai

Hạng mục

Tình trạng đƣợc trợ giúp ở trƣờng học

Có Không

Miễn hoàn toàn học phí 0% 100%

Miễn 1 phần học phí 0% 100%

Được phát sách 0% 100%

Được phát bút/viết 0% 100%

Thẻ BHYT 2.40% 97.6%

Số lượng

83

100%

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Thực trạng về đời sống của trẻ lai tại Hậu Giang có những bất cập đáng kể, với

thân trạng đặc biệt của mình, nhóm trẻ lai đang đối diện với nhiều thử thách trong quá

trình tham gia học tập tại địa phương, sự “không có” những loại giấy tờ cơ bản của

một đứa trẻ như khai sinh được cấp ở Việt Nam, Quốc tịch không phải Việt Nam, có

bố là người nước ngoài, sống cùng ông bà ngoại và họ hang bên ngoại phần lớn… và

rào cản từ luật giáo dục Việt Nam có đang làm cho việc tiếp cận giáo dục của trẻ lai bị

giới hạn hoặc gián đoạn trong suốt vòng đời đi học của chúng.

4.2.3. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người trả lời

Quan sát mẫu nghiên cứu 100 trẻ lai về quan hệ với người trả lời và tình trạng

đi học của trẻ hiện nay (xem bảng 4.3)

Trẻ lai còn đang đi học mà người trả lời là nữ giới là 49 trường hợp chiếm

80.3%. Có 3 trường hợp trẻ nghỉ học chiếm 4.9%, 9 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm

14.8%. Người trả lời là Nam giới có tỉ lệ trẻ đi học là 34 trường hợp chiếm 87.2%, 2

trường hợp trẻ nghỉ học chiếm 5.1%, 3 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm 7.7%.

Phần lớn trẻ còn đang đi học sống cùng ông/ bà ngoại, có đến 56 trường hợp

chiếm 80%, 4 trẻ nghỉ học chiếm 5.7% và 10 trẻ chưa đi học chiếm 14.3%. Trẻ sống

cùng mẹ có 9 trường hợp, trong đó 7 trường hợp trẻ còn đang đi học chiếm 77.8%, chỉ

có 2 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm 22.2%. Có dến 21 trường hợp sống cùng họ

hàng bên ngoại, người trả lời là cậu, dì, dượng, mợ, có 20 trường hợp đang đi học

chiếm 95.2% và 1 trường hợp đã nghỉ học. Về dân tộc của người trả lời tới 99% người

trả lời dân tộc kinh, có 1 trường hợp người trả lời là dân tộc khơ me và trẻ lai trong gia

đình hiện vẫn còn đi học

Kinh tế hộ gia đình của người trả lời có trẻ lai, không có trường hợp hộ nghèo.

4 trường hợp hộ cận nghèo, trong đó có 2 trường hợp trẻ còn đi học và 2 trường hợp

110

trẻ đã nghỉ học. Có 7 trường hợp hộ gia đình thương binh/ liệt sĩ, trong đó 6 trường

hợp trẻ còn đang đi học và 1 trường hợp trẻ chưa đi học. Phần lớn người trả lời cho

biết họ không thuộc các dạng hộ chính sách, chiếm đếm 89%, trong đó có 75 trường

hợp trẻ vẫn còn đang đi học, 5 trường hợp trẻ đã nghỉ và 11 trường hợp trẻ chưa đi học

Bảng 4.3. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người trả lời

Tình trạng đi học của trẻ lai

Tổng

Chưa

đi học

Đã nghỉ

học

Còn đi

học

Giới tính NTL Nam SL 3 2 34 39

% 7.7 5.1 87.2 100.0

Nữ SL 9 3 49 61

% 14.8 4.9 80.3 100.0

Mối quan hệ của

người trả lời với

trẻ lai

Ông/ bà ngoại SL 10 4 56 82

% 14.3 5.7 80.0 100.0

Mẹ SL 2 0 7 9

% 22.2 0.0 77.8 100.0

Họ hàng bên

ngoại

SL 0 1 20 21

% 0.0 4.8 95.2 100.0

Dân tộc người trả

lời

Kinh SL 12 5 82 99

% 12.1 5.1 82.8 100.0

Khmer SL 0 0 1 1

% 0.0 0.0 100.0 100.0

Loại hộ gia đình

người trả lời theo

chuẩn nhà nước

Cận nghèo SL 0 2 2 4

% 0.0 50.0 50.0 100.0

Thương binh/

liệt sĩ

SL 1 0 6 7

% 14.3 0.0 85.7 100.0

Không thuộc

các dạng hộ trên

SL 11 3 75 89

% 12.4 3.4 84.3% 100.0

Tổng SL 12 5 83 100

% 12.0 5.0 83.0 100.0

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

4.2.4. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của mẹ trẻ

Trong 100 trường hợp trẻ lai trong mẫu khảo sát. Có 97 trường hợp trẻ còn mẹ,

3 trường hợp trẻ lai có mẹ đã mất

Xét tình trạng của người mẹ của nhóm trẻ lai trong 97 trường hợp còn mẹ, quan

sát thấy số lượng trẻ đang đi học khá cao chiếm 80 trường hợp. 38 trường hợp trẻ lai

có mẹ đang kết hôn trong đó có 29 trường hợp trẻ còn đang đi học chiếm tỷ lệ cao là

76.3%, có 7 trường hợp chưa đi học chiếm 18.4% và 2 trường hợp đi học nhưng đã

nghỉ chiếm 5.3%. 3 trường hợp trẻ lai có mẹ góa đang đi học. 18 trường hợp trẻ lai có

mẹ đang li thân, trong đó 12 trường hợp còn đang đi học chiếm 66.7%, 4 trường hợp

chưa đi học chiếm 22.2% có mẹ đang li thân, 2 trường hợp trẻ có mẹ li thân đã nghỉ

111

học chiếm 11.1%. 38 trường hợp trẻ lai có mẹ có tình trạng hôn nhân là li hôn, trong

đó 36 trường hợp trẻ đang đi học chiếm 94.7% tỉ lệ rất cao, và chỉ có 1 trường hợp trẻ

chưa đi học và trẻ đi học rồi đã nghi (xem bảng 4.4)

Tình trạng đi học của trẻ lai và nơi cư trú của mẹ trẻ. Trong 23 trường hợp trẻ lai

có mẹ cư trú ở Hậu Giang: 17 trường hợp trẻ lai đang đi học, chiếm 73.9% , 5 trường hợp

trẻ chưa đi học chiếm 21.7% và 1 trường học đã đi học và đã nghỉ. 14 trường hợp trẻ có

mẹ sinh sống ở tỉnh khác Hậu Giang nhưng trên nước Việt Nam, có 11 trường hợp trẻ còn

đang đi học chiếm 78.6%, 1 trường hợp chưa đi học và 2 trường hợp đã đi học nhưng

nghỉ. 41 trường hợp trẻ có mẹ hiện sinh sống ở Đài Loan, có 34 trường hợp trẻ đang đi

học chiếm 82.9%, 5 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm 12.2% và 2 trường hợp trẻ đi học

nhưng đã nghỉ chiếm 14.3%. 18 trường hợp trẻ lai có mẹ đang sinh sống tại Hàn Quốc, có

17 trẻ lai đang đi học chiếm 94.4%, 1 trường hợp chưa đi học. Có 1 trường hợp trẻ lai có

mẹ đang sống ở quốc gia khác đang đi học (xem bảng 4.4)

Bảng 4.4. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người mẹ

Tình trạng đi học của trẻ lai

Tổng

Chưa

đi học

Có đi học

nhưng nghỉ

Còn đi

học

Tình

trạng hôn

nhân của

mẹ trẻ lai

Đang kết

hôn

SL 7 2 29 38

% 18.4 5.3 76.3 100.0

Góa SL 0 0 3 3

% 0.0 0.0 100.0 100.0

Li thân SL 4 2 12 18

% 22.2 11.1 66.7 100.0

Li hôn SL 1 1 36 38

% 2.6 2.6 94.7 100.0

Nơi cư trú

của mẹ

trẻ lai

Hậu Giang SL 5 1 17 23

% 21.7 4.3 73.9 100.0

Tỉnh khác ở

Việt Nam

SL 1 2 11 14

% 7.1 14.3 78.6 100.0

Đài Loan SL 5 2 34 41

% 12.2 4.9 82.9 100.0

Hàn Quốc SL 1 0 17 18

% 5.6 0.0 94.4 100.0

Quốc gia

khác

SL 0 0 1 1

% 0.0 0.0 100.0 100.0

Tổng SL 12 5 80 97

% 12.4 5.2 82.5 100.0

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

112

4.2.2. Nhu cầu tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ lai

100 trường hợp người trả lời được hỏi về nhu cầu giáo dục đối với trẻ lai

mà họ đang chăm sóc. Đánh giá về nhu cầu được đi học của trẻ lai theo hai cực,

quan trọng và không quan trọng thì kết quả cho thấy đa số cho rằng việc học

của trẻ là quan trọng chiếm 97% còn lại 3% (3 ý kiến) cho rằng việc học hành

không quan trọng

Đánh giá nhu cầu đi học của trẻ lai dựa trên quan điểm của người trả lời,

của những cán bộ làm công tác quản lí ở địa phương trong nghiên cứu này được

xem xét trên quan điểm lợi ích của trẻ, hạn chế ở đây là không hỏi trực tiếp trẻ

em nên việc đánh giá nhu cầu vẫn còn một phần chủ quan trong nghiên cứu

Thực tế cũng không thể đánh giá được nhu cầu đi học của chính trẻ khi

các em còn quá nhỏ và đó cũng chính là hạn chế của nghiên cứu này, lựa chọn

việc đánh giá nhu cầu học tập của trẻ lại dựa trên quan điểm của người lớn bởi

vì tính nhạy cảm của đề tài và đạo đức nghiên cứu cũng không cho phép phỏng

vấn trực tiếp trẻ em. Trên cơ sở này cho thấy định hướng giáo dục, nhu cầu tiếp

cận giáo dục cho trẻ em dựa trên lí giải từ thiết chế xã hội, thiết chế giáo dục là

giúp cho con người có được kiến thức, kỹ năng để hoà nhập xã hội, cho nên xét

trên quan điểm này nhu cầu tiếp cận giáo dục cho trẻ được lấy thông tin từ quan

điểm của người chăm sóc, của lãnh đạo chính quyền địa phương và dư luận xã

hội qua báo chí cũng được xem là cần thiết cho trẻ trong quá trình tham gia xã

hội của trẻ lai.

Phân tích trường hợp tại trường Trần Quốc Toản, trường cấp 1 tại TX

Ngã Bảy, có 3 học sinh là trẻ lai đang theo học. Quá trình tham gia học tập và

giảng dạy ở nhà trường được tóm tắt trong nội dung bên dưới thông qua thông

tin ghi nhận được từ cô hiệu phó trường với thâm niêm 3 năm phụ trách

113

Từ câu chuyện trên cho thấy những khó khăn nhất định trong công tác dạy

và học cho trẻ lai và những khó khăn thực tế khách quan đó hiện nay vẫn đang tồn

tại và chưa có hướng giải quyết thống nhất, đó là câu chuyện về thể chế:

Thứ nhất: Trẻ lai được đưa về và hiện nay chưa biết thực trạng muốn định

cư hay trở thành công dân Việt Nam để xác định học lâu dài

Thứ hai: Trẻ nhập học cũng gặp khó khăn về tiếp cận ngôn ngữ (đối với những

em mới về và đi học), đòi hỏi giáo viên phải kèm thêm ngoại ngữ (tiếng Việt)

Thứ ba: Yêu cầu giáo viên phải có kinh nghiệm và kỹ năng để dạy trẻ em

Thứ tư: Nhập học của trẻ (không đủ giấy tờ) đòi hỏi phải có sự tham gia hỗ

trợ giải quyết của các bên, công an, tư pháp, chính quyền địa phương, nhà trường

và người thân.

Câu chuyện quản lý học sinh là con lai tại trƣờng tiểu học

Phòng Giáo Dục đã chỉ đạo nhà trường quan tâm và tạo điêu kiện cho các

nhóm đối tượng trong học tập. Năm 2014 có 8 học sinh tiểu học tham gia ở các

điểm trường.

Hồ sơ học bao gồm: Đơn xin nhập học, giấy khai sinh ở Việt Nam. Trường

hợp không có giấy tờ thì kết hợp với phòng tư pháp làm giấy tờ sớm, hoặc giấy xác

nhận cho nhập học của địa phương sau đó là yêu cầu phụ huynh hoặc người chăm

sóc phải hoàn thành hồ sơ thì mới xét chuyển cấp

Trường hợp học sinh cho học dự thính để biết chữ, không định cư ở đây (Hậu

Giang) luôn thì chỉ cho tham gia học dự thính, kết quả học cũng có đánh giá nhưng

không ghi vào sổ. Nếu học hết cấp cần xác nhận thì mới ghi vào học bạ

Trường cũng có chỉ đạo giáo viên rèn thêm cho các em tiếng Việt, do các em

mới về ngôn ngữ tiếng việt chưa tốt để tiếp thu bài, nên ban giám hiệu có chỉ đạo

cho giáo viên kèm thêm chữ cho các em.

Nhận định: nhà trường không phân biệt đối xử giữa học sinh chính thức và học sinh

là con lai, nhưng thành tích của các học sinh là con lai thường không tốt nên cũng

có ảnh hưởng đến thành tích của giáo viên. Tôi cho rằng nội dung trên trường các

em con lai theo không kịp, nên có các trường dạy chương trình nội trú cho các em

thì phù hợp hơn

Tại Hậu Giang, chưa có trường tiểu học tư thục, hiện tại theo tôi biết chỉ có

bậc mẫu giáo, mầm non thì có hệ thống tư nhân tham gia. Nhưng theo tôi cái vướng

ở đây của những trẻ em lai không đi học được là do thủ tục giấy tờ (khai sinh hợp

lệ), các cháu không đi học được là do không có bất kỳ giấy tờ nào, cho dù nếu học

trường tư thì cũng phải có giấy tờ hợp lệ.

Thủ tục xét duyệt chuyển cấp: Bao gồm khai sanh, học bạ của học sinh khi

chuyển từ cấp 1 lên cấp 2.

Trường có 3 em con lai đi học, hiện nay. Kết quả học tập của các em chỉ đạt

trung bình vì rào cản ngôn ngữ

Tôi cho rằng phải giải quyết khâu thủ tục giấy tờ cho trẻ để trẻ đi học và nhà

trường cũng không bị vướng vì thủ tục chuyển cấp cho các em.

PVS. Cô N.T.B.Thủy- Phó hiêu trưởng trường cấp 1

114

Thứ năm: Khi trẻ học hết cấp, khó khăn tiếp nối là xét để trẻ chuyển cấp,

thủ tục cần: giấy khai sinh và học bạ. trường hợp không đủ giấy tờ thì lại phải có

sự can thiệp tiếp và có chỉ đạo của cấp cao hơn.

Cái nhìn của một nhà quản lý trường học cho rằng trẻ nên học nội trú, vì

cho rằng khả năng tiếp thu của trẻ không tốt lắm sẽ ảnh hưởng đến thành tích của

giáo viên, tiếp nhận các em cũng gây nên những rào cản nhất định.

4.3. So sánh tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng

Đặt bối cảnh so sánh nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng trên cùng địa bàn

nghiên cứu, vấn đề đặt ra là có sự khác biệt trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục tại

địa phương hay không và sự khác biệt đó được mô tả như thế nào và tại sao? Nội

dung phần này sẽ sử dụng dữ liệu để giải thích sự khác biệt hay tương đồng trong

tiếp cận giáo dục của hai nhóm trẻ. Tình trạng không ngang bằng nhau về cơ hội

trong tiếp cận giáo dục hiện nay có phải là chủ đề quan trọng đối với sự vận động

và phát triển của xã hội của chúng ta hay không cũng cần được xem xét đánh giá

hết sức khách quan và khoa học.

4.3.1. Đặc điểm tiếp cận giáo dục của hai nhóm trẻ

4.3.1.1. Tuổi trung bình đi học

Tuổi trung bình của trẻ lai đi học là 0.97 trong khi đó tuổi trung bình của

nhóm trẻ cộng đồng là 0.18, độ lệch này cách nhau gần 1 tuổi cũng phù hợp với

việc quan sát nghiên cứu của nghiên cứu sinh, trẻ lai tại địa phương đang đi học

thường có độ tuổi cao hơn trẻ tại cộng đồng. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều

nghiên cứu về trẻ nhập cư cho thấy trẻ nhập cư có độ tuổi đi học thường lớn hơn

trẻ tại bản địa và chính điều này cũng khẳng định cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ

nhập cư (cụ thể nhóm trẻ lai) ở đây cùng lí giải cho sự không ngang bằng về cơ

hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi đi học. Có sự chênh lệch về tuổi

trung bình đi học giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu,

trung bình gần bằng 1 tuổi cho thấy trẻ lai có xu hướng đi học không đúng tuổi, trẻ

lai có độ tuổi đi học cao hơn nhóm trẻ cộng đồng (xem biểu 4.4)

115

Biểu đồ 4.4. Khác biệt về độ tuổi trung bình đi học giữa nhóm trẻ lai và trẻ CĐ

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

4.3.1.2. Đặc điểm gia đình của nhóm trẻ đang đi học

Phân tích bảng 4.5 với đặc điểm gia đình của hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng

đồng trong mẫu nghiên cứu trong 83 trường hợp trẻ lai còn đang đi học (từ cấp mẫu

giáo đến trung học phổ thông), và 90 trường hợp trẻ cộng đồng còn đi học cũng từ

mấu giáo đến trung học phổ thông, mẫu trên nghiên cứu cho thấy giữa hai nhóm trẻ

có những đặc điểm khác nhau có ý nghĩa mang tính thống kê:

Kinh tế hộ gia đình mà cả hai nhóm trẻ đang đi học được phân chia theo 4

loại: Cận nghèo, nghèo, gia đình chính sách và không thuộc các dạng hộ trên. Trẻ

cộng đồng sống trong gia đình thuộc diên hộ cận nghèo có 3 trường hợp chiếm tỉ lệ

60%, trẻ lai có 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 40%; có 14 trường hợp trẻ cộng đồng thuộc

dạng hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 100%; 6 trẻ em thuộc hộ gia đình chính sách chiếm 60%,

trẻ cộng đồng có 4 trường hợp chiếm 40%; 75 trường hợp trẻ lai thuộc diện gia đình

khác chiếm 52.1%, 69 trường hợp trẻ cộng đồng thuộc diện hộ gia đình khác, chiếm

tỉ lệ 47.9%. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.002

40 trường hợp trẻ lai sống trong gia đình có 2 thế hệ chiếm 38.1%, 65 trẻ

cộng đồng sống trong gia đình 2 thế hệ chiếm tỉ lệ 61.9%; Trẻ lai sống trong gia

đình 3 thế hệ có 43 trường hợp chiếm 63.2%, trẻ cộng đồng sống trong gia đình 3

thế hệ là 25 trường hợp chiếm 36.8%. Trẻ lai sống trong gia đình 3 thế hệ nhiều

116

hơn trẻ cộng đồng và trẻ cộng đồng sống trong gia đình 2 thế hệ cao hơn trẻ lai, sự

khác biệt này mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.001

Bảng 4.5. Đặc điểm gia đình trẻ lai và trẻ cộng đồng

Đặc điểm Loại trẻ

Trẻ lai Trẻ CĐ

Hộ gia đình xếp

theo chuẩn của địa

phương

Cận nghèo SL 2 3

% 40.0 60.0

Nghèo SL 0 14

% 0.0 100.0

Thương binh/Liêt sĩ SL 6 4

% 60.0 40.0

Không thuộc các dạng

hộ trên

SL 75 69

% 52.1 47.9

Sig= 0.002, p < 0.05

Số thế hệ 2 SL 40 65

% 38.1 61.9

3 SL 43 25

% 63.2 36.8

Sig = 0.001, p < 0.05

Tổng 83 90

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Tình trạng đi học của trẻ lai cũng gặp những khó khăn nhất định, cô chủ nhiệm ở

trường tiểu học có học sinh nhận định về học trò của mình như sau

Em Hằng đọc viết tốt nhưng không chịu học, chắc do tâm sinh lý. Em hay gây

gỗ với bạn bè. Đầu óc không được bình thường như các trẻ em khác, không

thông minh, hay gây gỗ. Bạn nào nói tới em thì em đánh, không biết nghe lời

ông bà ngoại, thường hay chửi thề. Môn toán em học cũng được nhưng

không chịu học. Khó khăn của bản thân giáo viên là em không chịu tham gia

học nhóm, có sắp xếp cho em ngồi cạnh em nhóm trưởng để nhóm trưởng

kèm, nhưng ban đầu phụ huynh của em nhóm trưởng cũng không đồng ý,

nhưng sau đó thì cũng chịu. Em Hằng chỉ chịu học với em nhóm trưởng này.

Ban giám hiệu cũng có tư vấn cho bà ngoại và mẹ của em nhưng em Hằng

vẫn không nghe lời, chắc do tâm lý sống xa cha, mẹ (mẹ cũng không sống

cùng, đi làm xa Hậu Giang. Tôi thấy lúc hè rồi, mẹ có về thăm chơi lâu thái

độ của cháu có thay đổi tiến bộ.

PVS. Giáo viên cấp 1- TX Ngã Bảy

Việc đi học, hội nhập của trẻ lai trong cộng đồng rõ ràng có những khó khăn

nhất đinh, tuy nghiên cứu này không tìm thấy tương quan giữa tình trạng mẹ trẻ và kết

117

quả học tập, nhưng thông tin định tính cho thấy có những nguyên nhân tâm lý tác động

đến quá trình tham gia học tập của trẻ lai.

Phân tích sự tương quan về đặc điểm của người mẹ giữa hai nhóm trẻ (xem

bảng 4.6):

Cư trú của mẹ, với 90 trường hợp mẹ của hai nhóm trẻ sống tại Hậu Giang trong

đó: 73 trường hợp mẹ trẻ cộng đồng đa số cư trú tại Hậu Giang, chiếm 81.1%, trẻ lai

chỉ có 18.9%, 13.3% mẹ của trẻ cộng đồng sống ở tỉnh/ thành khác trong nước, mẹ của

trẻ lai cũng tương tự; 12 trường hợp mẹ trẻ cộng đồng sống ở tỉnh thành khác thuộc

Việt Nam chiếm tỉ lệ 52.2%, 11 trường hợp mẹ của trẻ lai sống ở tỉnh thành khác thuộc

Việt Nam, chiếm 47.8%; 37 trường hợp mẹ của trẻ sống ở Đài Loan thì trẻ lai có mẹ

sống ở Đài Loan là 34 trường hợp chiếm 91.9%, trẻ cộng đồng chi có 3 trường hợp

chiếm 8.1%; 17 trường hợp mẹ của trẻ lai sống ở Hàn Quốc chiếm 100%. Trẻ cộng

đồng có mẹ sống tại Hậu Giang cao hơn, trẻ lai có mẹ sống ở Đài Loan và Hàn Quốc

cao hơn, trẻ cộng đồng có mẹ sống ở tỉnh thành khác cao hơn. Sự khác biệt này mang ý

nghĩa thống kê sig = 0.000

Về tình trạng hôn nhân của mẹ giữa hai nhóm trẻ có khác nhau, trong 104

trường hợp mẹ còn kết hôn với bố trẻ có 75 trường hợp trẻ cộng đồng chiếm tỉ lệ

72.1%, trẻ lai chỉ có 29 trường hợp chiếm tỉ lệ 27.9%; 12 trường hợp mẹ trẻ lai li thân

chiếm 100%; 47 trường hợp mẹ li hôn thì có 36 trường hợp ở trẻ lai, chiếm 76.6%, trẻ

cộng đồng là 11 trường hợp chiếm ti lệ 23.4%. Có thể thấy rõ, trẻ lai có mẹ li hôn, li

thân cao hơn trẻ cộng đồng rất nhiều, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê,

sig=0.000

Độ tuổi của mẹ trẻ được chia theo các nhóm sau: 37 trường hợp mẹ trẻ có độ

tuổi từ 30 trở xuống, trong đó 16 trường hợp là mẹ của trẻ lai chiếm 43.2%, mẹ của trẻ

cộng đồng chiếm 52.2%. Có 62 trường hợp mẹ của hai nhóm trẻ trong độ tuổi từ 31-

35, trong đó có 35 trường hợp là mẹ của trẻ lai, chiếm 56.5%, trẻ cộng đồng chiếm

43.5%. 65 trường hợp mẹ của trẻ ở độ tuổi trên 35, trong đó 40 trường hợp là mẹ của

trẻ cộng đồng chiếm tỉ lệ là 61.5% và trẻ lai là 25 trường hợp chiếm tỉ lệ 38.5%. Sự

khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.53

118

Bảng 4.6. Đặc điểm về người mẹ của trẻ lai và trẻ cộng đồng

Đặc điểm về mẹ của trẻ

Loại trẻ

Tổng Trẻ lai

Trẻ cộng

đồng

Nơi cư trú

hiện tại của

mẹ trẻ

Hậu Giang SL 17 73 90

% 18.9% 81.1% 100.0%

Tỉnh khác thuộc

VN

SL 11 12 23

% 47.8% 52.2% 100.0%

Đài Loan SL 34 3 37

% 91.9% 8.1% 100.0%

Hàn Quốc SL 17 0 17

% 100.0% 0.0% 100.0%

Khác SL 4 2 6

% 66.7% 33.3% 100.0%

sig = 0.000

Tình trạng

hôn nhân của

mẹ trẻ

Đang kết hôn SL 29 75 104

% 27.9% 72.1% 100.0%

Li thân SL 12 0 12

% 100.0% 0.0% 100.0%

Li hôn SL 36 11 47

% 76.6% 23.4% 100.0%

khác SL 6 4 10

% 60.0% 40.0% 100.0%

sig - 0.000

Tuổi của mẹ

trẻ theo nhóm

tuổi

<=30 SL 16 21 37

% 43.2% 56.8% 100.0%

31-35 SL 35 27 62

% 56.5% 43.5% 100.0%

>35 SL 25 40 65

% 38.5% 61.5% 100.0%

Không nhớ SL 7 2 9

% 77.8% 22.2% 100.0%

sig - 0.53

Tổng SL 83 90 173

% 48.0% 52.0% 100.0%

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

4.3.2. Sự khác biệt về tiếp cận dịch giáo dục của hai nhóm trẻ

Hình thức đi học ở địa phương cùng môi trường học giữa hai nhóm trẻ được

xem xét dưới quan điểm là có danh sách học chính thức (nghĩa là học sinh đi học

được công nhận bởi qui định của pháp luật nghĩa là có học bạ, có danh sách, có

kiểm tra đánh giá, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cũng như được hưởng tất cả quyền

lợi của người học sinh theo quy định của nhà nước)

4.3.2.2. Hình thức đi học của trẻ

Phân tích tiêu chí hình thức đi học của hai nhóm trẻ bởi thực tế có tồn tại

hiện tượng trẻ lai chỉ được tham gia học tại các trường ở địa phương với danh

119

nghĩa là học dự thính, đo biến số này để thấy được cơ hội tiếp cận giáo dục giữa

nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng có đồng nhất hay có sự khác biệt.

Trong158 trường hợp trẻ em đi học có danh sách chính thức thì có 68 trẻ lai

chiếm 43%, trẻ cộng đồng với 90 trường hợp chiếm 57%. 15 trường hợp trẻ lai

học gửi (nghĩa là không thuộc danh sách chính thức của nhà trường) chiếm 100%,

có thể thấy rõ trẻ cộng đồng đi học có danh sách chính thức cao hơn trẻ lai, trẻ lai

có tỉ lệ học gửi trong khi trẻ cộng đồng không có trường hợp học gửi nào. Khác

biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê

4.3.2.2. Tình trạng đi học thêm

Tình trạng đi học thêm của trẻ được phân tích dưới góc độ có hay không có

sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về tình trạng đi học thêm, bởi việc trẻ em được đi

học thêm cũng là một trong những tiêu chí được xem là có sự quan tâm của người

nuôi dưỡng và chăm sóc, đo biết số đi học thêm của trẻ để thấy được sự nghiêm

túc đối với trường hợp đi học của cả hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng. Trong phân

tích dữ liệu, nhóm trẻ lai có tỉ lệ đi học thêm là 28 trường hợp chiếm tỉ lệ 45.2%,

trẻ cộng đồng có 34 trường hợp đi học thêm chiếm 54.8%, kiểm định thống kê cho

thấy không sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê, nghĩa là không có mối

tương quan giữa biến số đi học thêm và hai loại trẻ.

4.3.2.3. Tình trạng được khen thưởng

Việc học sinh có giấy khen cuối năm là chỉ báo cho sự thừa nhận kết quả tham

gia học tập ở trường của trẻ, thực tế thì kết quả học tập không thể chỉ lấy bằng chứng

là tờ giấy khen là đủ, vì giấy khen quá phổ biến nhưng chính vì sự phổ biến của giấy

khen mà nó được sử dụng làm tiêu chí đo lường kết quả học tập của trẻ lai và trẻ cộng

đồng. So sánh sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ với việc có được kết quả học tập ở nhà

trường là giấy khen nói chung (của lớp, của trường) có sự chênh lệch trong đó trẻ

cộng đồng có giấy khen chiếm 88 trường hợp (58.7%), còn trẻ lai chiếm 62 trường

hợp chiếm 41.3%, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê, sig = 0.000

Dựa trên phân tích thống kê, có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ này trong

kết quả học tập trong năm thông qua việc được nhận giấy khen, điều đó cũng cho

thấy sự được thừa nhận hay sự tham gia thật sự của trẻ lai không ngang nhau với

trẻ cộng đồng, phân tích về hình thức học của trẻ cũng cho thấy trẻ lại học gửi

nhiều hơn điều đó việc trẻ không có tên trong danh sách chính thức của nhà trường

và không có giấy khen cũng là điều hiển nhiên (Xem bảng 4.7)

120

Bảng 4.7. Tình trạng đi học của hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng

Đặc điểm Loại trẻ

Trẻ lai Trẻ CĐ

Hình thức học Chính thức SL 68 90

% 43.0% 57.0%

Học gửi (dự thính) SL 15 0

% 100% 0.0

Sig = 0.000, p < 0.001

Học thêm Có SL 28 34

% 45.2% 54.8%

Không SL 55 56

% 49.5% 50.5%

Sig = 0.580, p > 0.05

Loại hình trường trẻ

đang học

Công lập SL 78 90

% 46.4% 53.6%

Dân lập SL 2 0

% 100.0% 0.0%

Học mẫu giáo trường

SL 1 0

% 100.0% 0.0%

Học ở nhà thờ SL 2 0

% 100.0% 0.0

Sig = 0.134, p > 0.05

Kết quả học tập của trẻ

trong năm qua_có giấy

khen

Có SL 62 88

% 41.3% 58.7%

Không 21 2

91.3% 8.7%

Sig = 0.000, p < 0.01

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Tình trạng trẻ lai đi học không có giấy khai sinh, hoặc không có tên trong

danh sách chính thức hiện vẫn còn tồn tại, điều này do quy định của luật giáo dục,

đối với trẻ Việt Nam đi học ít nhất phải có khai sinh đặc biệt đối với trường công

trẻ phải có khai sinh do nhà nước Việt Nam cấp. Tình trạng trẻ lai đi học hiện nay

nằm ngoài danh sách chính thức vẫn đang tồn tại và hiện tượng đó đang được ghi

nhận trong nghiên cứu này không thể khái quát rộng trên cả tỉnh Hậu Giang bởi vì

nó còn tùy thuộc vào môi trường đi học của trẻ ở cấp nào và trường nào. Dữ liệu

định tính cung cấp thêm thông tin về trường hợp trẻ lai chỉ đi học dự thính Chỉ học

đến hết lớp 5 và không tham gia vào các kỳ thi, không được khen thưởng giỏi khá

gì hết (PVS. Ông ngoại nuôi cháu – Vị Thủy). Phân tích này cho thấy tiếp cận

DVDG ở nhóm trẻ lai kém hơn so với nhóm trẻ công đồng

4.4. Những yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai

4.4.1. Đặc điểm cá nhân của nhóm trẻ lai và tiếp cận giáo dục

Đặc điểm các nhân của nhóm trẻ lai được xét có mối tương quan với hình

thức trẻ lai đi học như thế nào, hình thức đi học ở đâu là được đi học chính thức, có

danh sách chính thức và hình thức đi học thứ 2 là học gửi, nghĩa là trẻ được đi học

121

nhưng không được ghi tên trong danh sách chính thức của lớp. Phân tích bảng 4.8

dưới đây để xem xét mối tương quan này rõ hơn

4.4.1.1. Quốc tịch và hình thức đi học của trẻ lai

Quốc tịch trẻ lai trong độ tuổi đi học gồm: 16 trường hợp trẻ có quốc tịch Việt

Nam, trong đó 14 trường hợp trẻ đi học chính thức chiếm 87.5% và 2 trường hợp học gửi

chiếm 12.5%. 46 trường hợp trẻ có quốc tịch Đài Loan, trong đó 40 trường hợp trẻ đi học

chính thức chiếm 87%, 6 trường hợp trẻ học gửi chiếm 13%. 21 trường hợp trẻ có quốc

tịch Hàn Quốc, trong đó có 14 trẻ đi học chính thức chiếm 66.7%, 7 trường hợp trẻ học

gửi chiếm 33.3%. Có sự khác biệt về hai hình thức học của trẻ lai ở phân tích biến số

quốc tịch, nhưng khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê

4.4.1.2. Giới tính và hình thức đi học của trẻ lai

Về giới tính của trẻ lai và hình thức học: có 42 trường học sinh nam, trong

đó 35 trường hợp đi học chính thức chiếm 83.3%, 7 trường hợp học gửi chiếm

16.7%. 41 trường hợp là trẻ em nữ, trong đó 33 trường hợp học chính thức chiếm

80.5%, 8 trường hợp học gửi chiếm 19.5%. Sự khác biệt về con số giữa giới tính và

hình thức học không có ý nghĩa về mặt thống kê

4.4.1.3. Diện con lai và hình thức đi học của trẻ lai

19 trường hợp trẻ thuộc diện con lai sinh tại Việt Nam (có chứng sinh), trong

đó 17 trường hợp đi học chính thức chiếm 89.5%, 2 trường hợp học gửi chiếm

10.5%. 27 trường hợp trẻ sinh ở nước ngoài về Việt Nam nuôi tạm, trong đó 22

trường hợp trẻ học chính thức chiếm 81.5%, 5 trường hợp học gửi chiếm 18.5%. 34

trường hợp trẻ sinh ở nước ngoài đem về Việt Nam nuôi luôn, trong đó 29 trường

hợp đi học chính thức chiếm 79.4%, 8 trường hợp học gửi chiếm 19.6%. Khác biệt

này không có ý nghĩa về mặt thống kê

4.4.1.4. Giấy tờ từ nước ngoài và hình thức đi học của trẻ lai

Giấy tờ ban đầu như là khai sinh bản gốc ở nước ngoài của trẻ lai khi về Việt

Nam nhập học, 32 trường hợp trẻ có khai sinh ở nước ngoài, trong đó có 27 trường

hợp học chính thức chiếm 83.3%, 5 trường hợp trẻ học gửi chiếm 15.6%. Khác biệt

này không có ý nghĩa thống kê.

Trẻ lai có hộ chiếu ở nước ngoài có 62 trường hợp, trong đó 50 trường hợp

trẻ học chính thức chiếm 80.6%, 12 trường hợp trẻ học gửi chiếm 19.4%. Khác biệt

này không mang ý nghĩa thống kê.

4.4.1.4. Giấy tờ từ nước ngoài và hình thức đi học của trẻ lai

Về khai sinh của trẻ lai do nhà nước Việt Nam cấp và tình trạng học chính

thức và học gửi của trẻ lai có mối quan hệ tương quan. Trong 38 trường hợp trẻ lai

có khai sinh thì trong đó 36 trường hợp được học chính thức chiếm 94.7%, 2 trường

122

hợp trẻ lai học gửi chiếm 5.3%. Như vậy trẻ lai co hộ khẩu do chính quyền Việt

Nam cấp có tỉ lệ đi học chính thức cao hơn rất nhiều so với trường hợp đi học gửi,

khác biệt này mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.005

Bảng 4.8. Đặc điểm của trẻ và hình thức học

Đặc điểm trẻ lai

Hình thức học

Chính thức Học gửi

Quốc tịch Việt Nam SL 14 2

% 87.5% 12.5%

Đài Loan Sl 40 6

% 87.0% 13.0%

Hàn Quốc Sl 14 7

% 66.7% 33.3%

sig = 0.109, p >0.05

Giới tính của trẻ Nam SL 35 7

% 83.3% 16.7%

Nữ Sl 33 8

% 80.5% 19.5%

Sig = 0.736, p > 0.05

Trẻ thuộc diện con lai Sinh tại VN (có giấy

chứng sinh tại VN)

17 2

89.5% 10.5%

Sinh ở nước ngoài gửi

về VN tạm nuôi

22 5

81.5% 18.5%

Sinh ở nước ngoài gửi

về VN nuôi luôn

29 8

79.4% 20.6%

Sig = 0.643, p > 0.05

Giấy tờ ban đầu của trẻ lai

từ nước ngoài về_khai

sinh bản gốc

Có 27 5

84.4% 15.6%

Không 41 10

80.4% 19.6%

Sig = 0.646, p > 0.05

Giấy tờ ban đầu của trẻ lai

từ nước ngoài về_hộ chiếu

Có 50 12

80.6% 19.4%

Không 18 3

85.7% 14.3%

Sig = 0.602, p > 0.05

Giấy tờ hiện nay trẻ

có_khai sinh chính quyền

VN cấp

Có 36 2

94.7% 5.3%

Không 32 13

94.7% 5.3%

Sig = 0.005, p < 0.05

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

4.4.1.4. Trẻ thuộc diện con lai ở luôn hoặc ở tạm và kết quả học tập

Về việc nhận được giấy khen: Trong 62 trường hợp trẻ lai có kết quả học tập là

được nhận giấy khen của trường, trong đó có 19 trường hợp trẻ lai thuộc diện trẻ được

sinh ra và có giấy chứng sinh tại Việt Nam chiếm 68.4%, 16 trường hợp trẻ sinh ở nước

ngoài gửi về VN nuôi tạm, chiếm 59.3%, 31 trường hợp sinh tại nước ngoài và gửi về

VN nuôi luôn, chiếm 91.2%, có 2 trường hợp khác chiếm 66.7%. Sự khác biệt này về

123

tình trạng trẻ đi học có giấy khen và trẻ thuộc diện sinh ở VN và nước ngoài có sự khác

nhau, kết quả này mang ý nghĩa về mặt thống kê, sig = 0.032

Trong nghiên cứu này sử dụng kết quả học tập của trẻ là việc có giấy khen,

điều này không thể giải thích hết đươc toàn bộ kết quả học tập của trẻ, nhưng giấy

khen có thể giúp giải thích về sự tham gia trong lớp của trẻ, sự được thừa nhận là

thành viên của lớp học được thừa nhận (xem bảng 4.9). Giải thích vì sao cháu của

mình không nhận được giấy khe cuối năm, ông ngoại của một trẻ lai cho biết: Chỉ

học đến hết lớp 5 và không tham gia vào các kỳ thi, không được khen thưởng giỏi

khá gì hết. PVS. ND. Ông ngoại nuôi cháu ở Vị Thuỷ- Hậu Giang

Bảng 4.9. Đặc điểm trẻ thuộc diện con lai và kết quả học tập

Đặc điểm trẻ lai

Trẻ đi học có giấy

khen

Trẻ thuộc diện Sinh tại VN có giấy chứng

sinh

SL 13

% 68.4%

Sinh tại nước ngoài gửi về

VN nuôi tạm

SL 16

% 59.3%

Sinh tại nước ngoài gửi về

VN nuôi luôn

SL 31

% 91.2%

Chưa biết SL 2

% 66.7%

sig = 0.03

Tổng SL 62

% 74.7%

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Về việc có học bạ ở trường học: 68 trường hợp học sinh còn đang đi học và học

cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Học bạ của học sinh được ghi

chép và được xem là hồ sơ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình đi học của

học sinh các cấp. Biến số quôc tịch của trẻ, Giấy tờ ban đầu như khai sinh ở nước

ngoài, hộ chiếu của trẻ lai, sổ gia hạn cư trú và tình trạng có học bạ của trẻ khi đi học

không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê (Xem bảng 4.10)

68 trường hợp trẻ đang đi học các cấp, có 31 trường hợp là trẻ em nam trong 16

trường hợp là trẻ em nam có học bạ, chiếm 51.6%. 37 trường hợp là trẻ em nữ có 10

trường hợp trẻ em nữ có học bạ chiếm 27%. Trẻ nam có học bạ cao hơn trẻ em nữ,

khác biệt này mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.03 (xem bảng 10)

Trường hợp trẻ lai có khai sinh do nhà nước Việt Nam cấp, trong đó có 34

trường hợp trẻ em có khai sinh, trong đó có 17 em có học bạ chiếm 50%, 34 trường

họp trẻ em nữ có khai sinh có 9 trường hợp trẻ em nữ có học bạ, chiếm 26.55. Sự khác

biệt này mang ý nghĩa thống kê (xem bảng 10)

124

Bảng 4.10. Đặc điểm của trẻ lai và tình trạng có học bạ khi đi học

Đặc điểm của trẻ

Tình trạng có học bạ

của trẻ lai

Giới tính của trẻ Nam SL 16

% 51.6%

Nữ SL 10

% 27.0%

Sig =0.03

Quốc tịch Việt Nam SL 6

% 50.0%

Đài loan SL 16

% 39.0%

Hàn Quốc SL 4

% 26.7%

sig = 0.46

Giấy tờ ban đầu ở nước ngoài: Hộ

chiếu

Có SL 17

% 33.3%

Không SL 9

% 52.9%

Sig = 0.15

Giấy tờ nước ngoài: Khai sinh gốc Có SL 10

% 31.3%

Không SL 16

% 31.4%

sig = 0.72

Giấy khai sinh của trẻ do nhà nước

VN cấp

Có SL 17

% 50.0%

Không SL 9

% 26.5%

sig = 0.04

Giấy tờ hiện nay của trẻ có sổ gia

hạn cư trú

Có % 6

SL 46.2%

Không % 20

SL 36.4%

sig = 0.42

Tổng % 26

SL 31.3%

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

4.4.2. Tác động từ bên ngoài đến tiếp cận dịch vụ giáo duc của trẻ lai

Phân tích số liệu định lượng cho thấy những đặc điểm của người trả lời như

giới tính, trình độ học vấn, kinh tế hộ gia đình, địa phương cư ngụ hay số thế hệ

trong gia đình không có mối quan hệ với việc trẻ lai đi học ở trường công hay tư,

hoặc hình thức đi học gửi hay học chính thức của trẻ lai

125

Đối với trường hợp trẻ lai đi học có học bạ tại địa phương: Hầu hết những

đặc điểm của NTL cũng là người chăm sóc chính cho trẻ lai gồm giới tính, tình

trạng hôn nhân, mối quan hệ với trẻ, hộ gia đình theo chuẩn kinh tế hộ của địa

phương, và trình độ học vấn của NTL không có tác động đến tình trạng trẻ lai có

hay không có học bạ tại trường (xem bảng 4.9). Riêng địa bàn ở của người trả lời

theo Huyện cho thấy, những người trả lời có địa chỉ ở Huyện Vị Thủy có trẻ lai đi

học cấp 1, 2 và 3 không có học bạ cao nhất chiếm 36 trường hợp, TP Vị Thanh có

tỉ lệ có học bạ cao nhất có 8 trường hợp, và chỉ có 1 trường hợp không có học bạ.

TX Ngã Bảy có 7 trường hợp có học bạ và 5 trường hợp không có học bạ, sự khác

biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (xem bảng 4.11)

Bảng 4.11. Đặc điểm của người trả lời và tình trạng có học bạ của trẻ lai

Trẻ lai có học bạ tại VN

Có Không

Giới tính của người

trả lời

Nam 9 19

Nữ 17 23

Sig = 0.347, p > 0.05

Tình trạng hôn nhân Đang kết hôn 22 35

Góa 2 1

Li thân 0 3

Li hôn 2 2

độc thân 0 1

Sig = 0.442, p > 0.05

Mối quan hệ với trẻ Ông bà ngoại 19 29

Cha mẹ ruột 1 5

Cô/dì/chú/bác bên ngoại 6 4

Mợ/dượng 0 2

Khác 0 2

Sig = 0.223, p > 0.05

Hộ gia đình xếp

theo chuẩn của địa

phương

Cận nghèo 0 2

Thương binh/Liêt sĩ 3 2

Không thuộc các dạng hộ

trên

23 38

Sig = 0.947, p > 0.05

TĐHV của NTL Không biết đọc biết viết 1 2

cấp 1 12 27

cấp 2 và 3 13 13

Sig = 0.290, p > 0.05

Địa chỉ_Huyện TX. Ngã Bảy 7 5

Vị Thanh 8 1

Vị Thủy 11 36

Sig = 0.00, p < 0.001

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm2016

Ý thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ lai đến trường, khi được hỏi người

trả lời cho biết họ cũng tìm cách gửi con, cháu của họ vào trường đi học với mục đích

126

cho trẻ học được đến đâu hay đến đó. Có nhiều trường hợp thậm chí còn gửi đến nơi có

chất lượng giáo dục tốt: Tôi quen biết nên mới gửi vô được trường Kim Đồng chứ

không thì nó phải học ở trường Vị Thuỷ 1 đây (PVS. ND xã Vị Thủy-Huyện Vị Thủy)

Với nhận thức về nhu cầu đi học của trẻ lai, người chăm sóc, người mẹ của trẻ tìm

cách cho con, cháu đi học thậm chí chỉ cần cháu được đến trường dự thính, một trong

những trường hợp trẻ chậm phát triển, không tiếp thu bài tốt mẹ cũng xin gửi cho bé tiếp

tục học ở trường ngoài danh sách: Giờ người ta không cho vào danh sách. Em năn nỉ quá

cô hiệu phó kiêu em gửi cho nó vào lớp học cho có biết chữ nào hay chữ đó (PVS. Mẹ

của trẻ lai Hàn Quốc đang có chồng khác- TX Ngã Bảy-Hậu Giang)

Trong 83 trường hợp người đang nuôi trẻ đi học trả lời cho việc xác định

mong muốn trẻ được đi học đến khi nào thì câu trả lời phổ biến là học tới chừng

nào trẻ không học được nữa thì thôi chiếm 31.3%, học tới đâu hay tới đó chiếm

31.3%. Tuy nhiên cũng có người đưa ra những định hướng khác như học xong đại

học/ cao đẳng chiếm 20.5%, hết cấp 3 chiếm 6%, hết cấp 2 chiếm 3.6% và hết cấp

1 chiếm 7.2%. dễ dàng nhận thấy quan điểm của người trả lời theo xu hướng tới

đâu hay tới đó, không có sự chọn lựa hay định hướng cho trẻ

Như phan tích ở trên (biểu đồ 4.4) cho thấy việc coi trọng tầm quan trọng của

học vấn trẻ lai là rất lớn, nhưng dù vậy thì đối với việc thực trạng mong đợi giáo dục

cho trẻ lai có định hướng, có kế hoạch thì hầu như NTL cũng chính là người bảo hộ trẻ

cho rằng đến đâu hay đến đó. Nghiên cứu định lượng chỉ dừng phân tích ở đây, dù

không thể kết luận là những quan điểm này có ảnh hưởng đến việc học của trẻ em sau

này hay không nhưng chính những dự tính của người chăm sóc trẻ lai trong việc định

hướng học tập cho trẻ không rõ ràng dễ dẫn đến tình trạng làm suy giảm sự phấn đấu

học tập của trẻ, việc cho rằng trẻ học được đến đâu hay đến đó cho thấy sự kế hoạch và

chiến lược cho trẻ lai tại Việt Nam (Xem biểu đồ 4.5)

Biểu đồ 4.5. Dự tính của người trả lời cho trẻ lai đi học

Nguồn: Dữ liệu thực địa 2016

127

Giải thích thêm lí do người chăm sóc trẻ thiếu định hướng học tập cho trẻ

trong đó chịu không ít bởi ảnh hưởng của giấy khai sinh do qui định của luật giáo

dục, tác động của giấy khai sinh do nhà nước cấp liên quan đến việc trẻ đi học có

hay không có học bạ dữ liệu định tính cho thấy những nguyên nhân khiến người

nuôi trẻ lai có những suy nghĩ về tình trạng cho trẻ đi học, những khó khăn đó

thường là rào cản của giấy tờ như việc không có khai sinh nước ngoài được công

chứng hợp lệ hoặc khai sinh nhà nước Việt Nam cấp, hoặc tối thiểu trẻ cũng phải

có hộ chiếu còn hiệu lực

Đứa lớn thì mẹ nó sinh ở nước ngoài rồi đem về đây, đứa con gái nhỏ thì

mẹ nó mang bầu rồi mang bầu về sinh ở Cần Thơ, đứa nhỏ lấy họ của mẹ

nó luôn. Đứa lớn lúc đầu mới về không biết chữ, rồi sau đó tui lên phường

làm tạm trú cho nó, sau này cho nó lấy họ mẹ quyết định cho ở đây luôn

nó mới đi học được

PVS. Bà ngoại của trẻ lai ở TP Vị Thanh.

Người chăm sóc trẻ không thể giải thích vì sao họ làm được khai sinh Việt

Nam cho trẻ lai điều đó liên quan đến công tác quản lý ở địa phương và đó là vấn

đề nhạy cảm khi người dân không muốn trao đổi thêm về vấn đề hộ khẩu và khai

sinh tuy nhiên quá trình nghiên cứu và quan sát NCS nhận thấy việc lo làm sao để

có một tờ giấy khai sinh cho trẻ lai được đi học là nhu cầu quan trọng của những

người nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong địa bàn nghiên cứu.

4.4.3. Mạng lưới hỗ trợ trẻ lai đến trường ban đầu

Mạng lưới xã hội liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ giáo dục đối với nhóm

trẻ lai được đo bằng cách xác nhận tình trạng có hay không những người có liên

quan đến hoạt động của nhóm trẻ lai thông tin về việc đăng kí đi học ban đầu cho

trẻ và trực tiếp giúp đỡ bằng hình thức nộp hồ sơ dùm cho những gia đình có trẻ

lai trong tình trạng đang đi học ở các cấp, việc sử dụng các mối quan hệ xã hội

trong cuộc sống cũng được xem là nguồn lực quan trọng đặc biệt đối với những

trường hợp di cư thì các mối quan hệ trong cộng đồng cần mở rộng hơn, trong

trường hợp này nhóm trẻ lai thường được xem là trẻ không phải là đối tượng được

hưởng quyền lợi và nghĩa vụ trong học tập tại trường công, việc được đến trường

cũng là một trong những quan tâm của người chăm sóc và hiện nay ngay cả chính

quyền địa phương cũng đã vào cuộc, khái niệm “tạo điều kiện để các cháu đến

trường” điều này cũng là những yếu tố quan trọng đối với hiện tượng tham gia học

128

tập của trẻ lai khi không có đầy đủ giấy tờ phù hợp có thể xem sự hỗ trợ của

những người xung quanh được xem như yếu tố tích cực đối với nhóm trẻ này

Về cung cấp thông tin cho trẻ đi học ban đầu cho người chăm sóc trẻ lai,

công an xã/ phường/ thị trấn đóng vai trò quan tích cực, có 88% người trả lời cho

rằng công an xã/phường và thị trấn có cung cấp thông tin về việc học cho người

chăm sóc trẻ lai. Kế đến là từ phía nhà trường, cụ thể là giáo viên dạy chiếm

26.5%, trưởng ấp có cung cấp thông tin về việc học cho trẻ lai chiếm 25.8%, cán

bộ tư pháp xã/ phường/ thị trấn chiếm 3.6%, lãnh đạo UBND xã và cán bộ đoàn

thể xã/ phường/ thị trấn không hỗ trợ việc cung cấp thông tin cho trẻ đi học, những

người khác bên ngoài có thể là hàng xóm, họ hàng, đài phát thanh…chiếm 10.8%,

phân tích này cho thấy sự gắn kết giữa lợi ích đi học của trẻ lai và cá nhân và đơn

bị quản lý có liên quan đến trẻ có thể xem xét ở mức độ nào (xem bảng 4.2)

Khi được hỏi về người trực tiếp gửi trẻ lai đi học khi bắt đầu vào học (cả

mấu giáo và lớp 1), cấp độ giúp đỡ cao hơn là trực tiếp gửi trẻ lai đi học được xem

xét như mạng lưới xung quanh cộng đồng hỗ trợ việc tiếp cận dịch vụ giáo dục

ban đầu cho nhóm trẻ lai, khi được hỏi người trả lời cho biết có 94% ý kiến cho

rằng công an xã/phường/ thị trấn gửi cho trẻ lai đi học, và trưởng ấp có 8.4%.

Không thấy sự giúp đỡ của nhà trường, giáo viên, lãnh đạo UBND xã/ phường/ thị

trấn, cán bộ đoàn thể và tư pháp xã (xem bảng 4.12)

Bảng 4.12. Mạng lưới xã hội ảnh hưởng đến trẻ lai tiếp cận giáo dục

Đặc điểm Tình trạng cung cấp TT

Có(%) Không (%)

Người cung cấp

thông tin cho trẻ đi học

Công an xã/ phường/ TT 88 12

Trưởng ấp 25.8 74.2

Nhà trường/ giáo viên 26.5 73.5

CB Đoàn thể xã/ phường/ TT 0 100

Lãnh đạo UBND xã/ phường/ TT 0 100

CB Tư pháp xã/phường/ TT 3.6 96.4

Người khác 10.8 89.2

Người trực trực tiếp

gửi trẻ lai đi học

Công an xã/ phường/ TT 94 6

Trưởng ấp 8.4 91.6

Nhà trường/ giáo viên 0 100

CB Đoàn thể xã/ phường/ TT 0 100

Lãnh đạo UBND xã/ phường/ TT 0 100

CB Tư pháp xã/phường/ TT 0 100

Người khác 13.3 86.7

Nguồn: Dữ liệu thực địa 2016

129

Trên quan điểm của lý thuyết mạng lưới xã hội, Các mối quan hệ quyết

định một phần kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó; và nghiên cứu các mối

quan hệ giúp ta hiểu được một hiện tượng xã hội

Thông qua phân tích mối quan hệ ở đây là mối quan hệ cá nhân bằng mạng

lưới thông tin và giúp đỡ cho nhóm trẻ lai trong tiếp cận dịch vụ giáo dục ban đầu

nghĩa là bước đầu tiên nộp hồ sơ đi học cho thấy vai trò và mối quan hệ có liên

quan đến trẻ lai là công an cấp cơ sở, trưởng ấp, nhà trường là chủ yếu. Điều này

cũng cho thấy môi quan hệ đó nó gắn kết với sự quen biết trong quá trình tương

tác giữa người chăm sóc trẻ và những người có liên quan (khai báo tình trạng trẻ

về với trưởng ấp, gia hạn cư trú tại địa phương vơi công an, và đi học thì phải gắn

với nhà trường là đương nhiên

Vai trò của lãnh đạo UBND, Tư pháp và đoàn thể địa phương rất mờ nhạt,

điều này có thể giải thích sự tương tác có liên quan đến vấn đề cư trú của trẻ lai,

trẻ lai về sống tại cộng đồng phải làm gia hạn cư trú tại tại công an Tỉnh, tuy nhiên

quá trình cư trú phải xác nhận danh sách tại công an cấp xã, phường, thị trấn. Việc

tương tác với cán bộ công an và cán bộ ấp là tương đối nhiều, điều này cho thấy

yếu tố tích cực trong quá trình tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục có liên quan

nhất định đến những cá nhân và tập thể ở cộng đồng.

4.5. Một số vấn đề chính sách giáo dục đối với trẻ lai tại Hậu Giang

4.5.1. Quan tâm và hiểu biết của người chăm sóc trẻ về chính sách giáo dục

Khi người trả lời được hỏi có biết về chính sách giáo dục cho trẻ em hay

không, người 83 trường hợp người trả lời có chăm sóc trẻ lai cho biết, có 10

trường hợp cho rằng có biết chính sách giáo dục chiếm 12%, 73 trường họp cho

biết không biết chính sách giáo dục chiếm 87%, có 1 trường hợp cho rằng bản thân

không quan tâm đến chính sách giáo dục. Tình trạng hiểu biết chính sách giáo dục

của người chăm sóc trẻ đáng được lưu ý bởi phần lớn họ không hiểu biết chính

sách giáo dục, điều đó cho thấy mức độ quan tâm về chính sách giáo dục cho

chính trẻ mà họ chăm sóc chưa được chú ý và coi trọng (xem biểu đồ 4.6)

130

Biểu đồ 4.6. Người chăm sóc trẻ lai có hiểu biết về chính sách giáo dục

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016

Thiết chế giáo dục của một quốc gia dựa trên những qui định của luật giáo dục

và thực hiện thông qua luật giáo dục và Việt Nam có luật giáo dục dành cho trẻ em Việt

Nam, những trường hợp trẻ lai trong nghiên cứu không có quốc tịch Việt Nam thì có

thể xem đây là nhóm trẻ nước ngoài qua đó cũng thấy nền giáo dục Việt Nam tuy dựa

trên nền tảng công bằng, nhưng vẫn tồn tại những qui định nhất định đối với bậc giáo

dục bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công dành riêng cho công dân Việt Nam.

Tình trạng có sự hiện diện của nhóm trẻ lai ở cộng đồng gần đây làm phát sinh vấn đề

tiếp cận giáo dục đối với nhóm trẻ em này gặp nhiều bất cập, từ thực tiễn cho thấy trẻ

lai được đưa về hoặc sinh tại địa phương hiện nay chưa đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu

(khai sinh công chứng trên bản gốc) bởi trẻ bị đưa về là do cha, mẹ li hôn, li thân hoặc

mẹ lén đưa con về để lạ nhà ngoại nuôi dưỡng mà không có sự đồng ý của người chồng

vì thế việc lấy khai sinh hoặc gửi khai sinh về Việt Nam đôi khi khó khăn. Hoặc những

trường hợp mẹ mang con về rồi ở luôn nên không có khai sinh cho trẻ. Nhận định của

người thân của trẻ hay chính cán bộ địa phương cũng điều cho rằng trẻ cần được đi học

để biết chữ, để có cơ hội hoặc phòng ngừa rủi ro khi trẻ ở lại Việt Nam đến 18 tuổi là

công dân Việt Nam thì ít ra cũng biết đọc biết viết

Theo qui định của nhà trường, của ngành giáo dục là phải có đầy đủ

giấy tờ khai sinh, hộ khẩu. Riêng quan điểm cá nhân mình là phải tạo

điều kiện cho nó đi học thôi, chứ giờ chị nghĩ đi, nếu mà nó ở đây, cha

mẹ nó thôi luôn được thì cũng đỡ, sau này nó nhập tịch luôn thì cũng

đỡ. Còn mình không cho nó đi học, không giáo dục gì hết thì nó đâu có

nhận thức được gì đâu…

PVS. LĐ TT Nàng Mau Vị Thủy

131

Như em thấy thì bây giờ trẻ có khai sinh mình cấp đây thì cũng như

là công dân Việt Nam rồi, thôi thì giờ trẻ học ở Việt Nam cũng tốt…

Lúc đầu thì nói chung năm nào cũng ưu tiên không bỏ sót trường

hợp nào, vận động các em đến lớp 100%.

PVS. LĐ Xã Vị Trung, Vị Thủy

4.5.2. Mức độ quan tâm của các cấp chính quyền

Tháng 9 năm 2017, chuyến đi thăm của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị

Kim Ngân tại Cần Thơ đã có những thông tin liên quan đến tình hình của trẻ lai

hay còn gọi là trẻ em có yếu tố nước ngoài, việc đề cập đến tình trạng đi học của

trẻ lai tại địa phương đã được bà Chủ tịch Quốc hội trả lời như sau: Tôi đã đi thăm

một số gia đình là phụ nữ Việt lấy chồng ở Hàn Quốc, họ sống rất hạnh phúc.

Nhưng cũng có gia đình tan vỡ, họ gửi con về Việt Nam. Trẻ em là người vô tội,

trẻ em không được nhập quốc tịch Việt Nam không phải là sai”. Chủ tịch Quốc hội

đã đề nghị chính quyền địa phương nên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tất cả trẻ

thuộc diện này được đến trường, được học tiếng mẹ đẻ (Theo báo Phụ Nữ News,

số ra ngày 27/9/2017)

Văn bản số 9858/VPCP-KVGX về việc trẻ em là con của phụ nữ Việt Nam

lấy chồng nước ngoài về sinh sống tại Việt Nam, theo tinh thần công văn ngày 16

tháng 11 năm 2016 theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đàm có ý

kiến ở mục 3 như sau: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội chủ trì phối hợp với

các bộ Tư pháp, Công an, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Y Tế, Trung ương

Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam và các cơ quan có

liên quan nghiên cứu giải pháp tổng thể thực thi chính sách đối với trẻ em là con

của những người phụ nữ Việt Nam có con với người nước ngoài trở về Việt Nam

sinh sống đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về trẻ em, đảm bảo về

được sinh sống, học tập, khám chữa bệnh đối với trẻ em… Phối hợp với Trung

ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tạo công ăn việc làm ổn định cho phụ nữ

kết hôn với người nước ngoài trở về sống tại Việt Nam (Xem phụ lục số 2)

4.5.3. Những rào cản từ chính sách

Thực tế cho thấy sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước bằng công văn có tuy

nhiên vẫn chỉ là cụm từ “tạo điều kiện cho trẻ em có yếu tố nước ngoài” được đi

132

học, việc tạo điều kiện đó được thực hiện tại địa phương chưa có quy định cụ thể

bằng luật pháp cụ thể là luật giáo dục, theo quy định của luật giáo dục: hồ sơ phải

đầy đủ khai sinh, hộ khẩu thì mới được nhập học (theo qui định của luật giáo dục

năm 2009), và qui định này sẽ áp dụng đối với học sinh lớp một đến 12 đặc biệt

khó khăn nhất trong quá trình xét hồ sơ chuyển cấp cho trẻ em

Nghiên cứu tại Hậu Giang về tiếp cận giáo dục cho thấy trẻ lai được “tạo

điều kiện đến trường” khá nhiều, tuy nhiên để được học chính thức và có đầy đủ

giấy tờ liên quan theo quy định để có thể có học bạ và những quyền lợi như bao trẻ

em khác quốc tịch Việt Nam hiện nay vẫn còn đang rất nhiều khó khăn mà chính

quyền địa phương đã từng đề cập đó là “khai sinh của trẻ tại Việt Nam, để chứng

minh trẻ mang quốc tịch Việt Nam”, và hộ khẩu, điều này lại liên quan đến luật quốc

tịch và tình trạng trở về của trẻ lai. Trong nghiên cứu này tập trung vào lĩnh vực y tế

và giáo dục, không phân tích sâu vào luật hộ tịch nhưng qua phân tích chính sách cho

thấy, giấy tờ khai sinh và hộ khẩu là một trong những yếu tố quan trọng đối với trẻ lai

trong tiếp cận giáo dục và y tế, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ lai

Trong 100 trường hợp chăm sóc trẻ lai được phỏng vấn về những nguyện

vọng mà họ mong đợi có liên quan đến thân trạng của trẻ lai, trong đó có những

vấn đề liên quan đến quốc tịch, khai sinh, hộ khẩu cho trẻ, tỉ lệ trả lời cho thấy số

lượng ý kiến mong làm được 2 quốc tịch cho trẻ lai là cao nhất có 33 ý kiến/ 100,

nhập được hộ khẩu cho trẻ lai chiếm 30 ý kiến/100, làm được quốc tịch Việt Nam

cho trẻ là 26 ý kiến/100, làm khai sinh cho trẻ là 19 ý kiến/100 và không thu hồi

khai sinh của trẻ đã cấp chiếm 22 ý kiến/100 (xem bảng 4.13)

Bảng 4.13: Nguyện vọng đề xuất của người chăm sóc trẻ lai

Nguyện vọng của NTL Số ý kiến

làm khai sinh Việt Nam cho trẻ 19

Nhập hộ khẩu cho trẻ 30

làm được quốc tịch VN cho trẻ 26

Trẻ được 2 quốc tịch 33

Không thu hồi khai sinh đã cấp 22

Tổng 100

Nguồn: Dữ liệu thực địa 2016

133

Về khai sinh và quốc tịch có liên quan đến đời sống của trẻ lai sau này,

những lo lắng liên quan đến việc học tập đối với nhóm trẻ lai được cán bộ địa

phương quan tâm, trong đó việc đi học có những rào cản nhất định hiện nay là câu

chuyện về “cái khai sinh tại Việt Nam”, đối với chính sách giáo dục, việc đi học

hiện nay của trẻ lai đã được giải quyết bởi chính sách của nhà nước là: tạo điều kiện

cho trẻ lai đến trường. Điều này lại phát sinh ra những việc giải quyết cho trẻ lai đi

học khác nhau, có địa phương thì tạo mọi sự thuận lợi, nhưng có nơi thì không, đặc

biệt khi trẻ đi học và chuyển cấp, cũng như tình trạng trẻ được học chính thức và

được cấp học ba như bao trẻ em khác thì có những trường hợp ngoại lệ do không có

khai sinh và hộ khẩu

Chú có đi hỏi gia đình bên ngoại của mấy đứa trẻ (trẻ lai) rồi, mẹ các cháu cùng

muốn cho các cháu sống tại Việt Nam luôn, thì từ chỗ sống bên ngoại này, muốn

thay đổi sang quốc tịch Việt Nam thì phải đợi 18 tuổi, vậy thì giờ các cháu làm

sao mà có khai sinh để đi học thành người, ít nhất thành công dân Việt Nam thì

các bé nên được học hành đến nơi đến chốn, kể cả các cháu ở nước ngoài có

quốc tịch nước ngoài mà 2 hay 3 tuổi thì muốn đổi quốc tịch Việt Nam cũng phải

đợi đến 18 tuổi. Mà khi đổi được quốc tịch làm khai sinh thì nó dốt mất tiêu rồi,

như vậy mình thấy điều đó đang gây khó khăn cho các cháu.

PVS. CB Tư pháp xã Vị Bình, Huyện Vị Thủy, Hậu Giang)

Khai sinh rất cần cho trẻ đi học nên có tình trạng cấp giấy khải sinh cho trẻ

lai không đúng qui định của pháp luật Việt Nam, những trẻ lai từ nước ngoài về

(được sinh tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc) rồi đưa về Việt Nam, hoặc con của những

phụ nữ lấy chồng như mang bầu về Việt Nam sinh (đang còn giai đoạn hôn nhân

với người chồng nước ngoài) thì không được cấp khai sinh Việt Nam, vì lí do gì đó

một số trẻ em được nhà nước cấp khai sinh và hiện tại người dân đã được thông

báo những giấy tờ khai sinh cấp trái qui định cho trẻ lai có khả năng sẽ bị thu hồi

lại, điều đó gây ra những lo lắng cho người chăm sóc trẻ lai vì có liên quan đến

việc trẻ đi học

Câu chuyện khai sinh và hộ khẩu, trường hợp ông ngoại nuôi cháu ở xã Vị

Thắng- Huyện Vị Thủy cho biết trường hợp cháu ông xin đi học thì đòi phải có

giấy tờ khai sinh mới cho học chính thức, tình trạng xin cấp khải sinh không được

bởi trẻ được sinh ra ở Hàn Quốc rồi đưa về Việt Nam nuôi, kể lại quá trình đi làm

134

thủ tục để trẻ đi học có liên quan đến việc xin cấp khai sinh Việt Nam cho trẻ, thì

chính quyền địa phương đòi phải có hộ khẩu, mà đương nhiên trẻ có khai sinh thì

mới được nhập hộ khẩu nên cái vòng lẫn quẫn như thế. Một cán bộ địa phương

cũng cho biết người dân khi nhận trẻ về nuôi cũng thiếu hiểu biết về thủ tục pháp

lý, người nuôi trẻ cho rằng cấp giấy tờ hay không là do chính quyền địa phương,

việc am hiểu luật pháp về cư trú, quốc tịch và giấy tờ khai sinh cho trẻ lai dường

như hoàn toàn thiếu hiểu biết. Một ý kiến của người chăm sóc trẻ cho biết

Trường hợp trẻ lai về Việt Nam không có bất kỳ giấy tờ nào thì mình (tư

pháp thị xã) không có cách nào giải quyết được, thuộc thẫm quyền ở trên.

Mình chỉ sợ đứa bé thiệt thòi, ví dụ nó về đây nếu không có giấy tờ gì thì

cũng không đăng kí được tạm trú hay thường trú và cả hộ khẩu

PVS CB Tư pháp TX Ngã Bảy-Hậu Giang

Tui có đi lên xã này (UBND xã Vị Thắng-Vị Thủy-Hậu Giang), nhờ trên xã,

theo sự hướng dẫn thì phải lên Bộ tư pháp đăng kí, Bộ tư pháp này có trách

nhiệm làm giấy khai sinh cho mình, lúc đó tui lên thì tư pháp xã có viết cái

giấy xác nhận lên tỉnh Hậu Giang coi người ta có giải quyết không? Nhưng

trên đó nói cái này giải quyết không được, nếu muốn làm khai sinh ở Việt

Nam cho trẻ thì phải có hộ khẩu thì người ta mới làm giấy khai sinh, còn không

có hộ khẩu thì chịu thôi. Vì vậy chú mới về nói với con gái chú ở Hàn Quốc nói

con nó đi học hoàn cảnh như vậy thì bây giờ phải chuyển một bộ hồ sơ về chỗ

đại sứ quán nhờ dịch rồi chuyển về tỉnh Hậu Giang để họ làm cho mình.

PVS, ND Vị Thắng-Vị Thủy-Hậu Giang

Giải pháp hiện tại liên quan gián tiếp đến tiếp cận dịch vụ giáo dục đối với

trẻ lai được ghi nhận bởi những thông tin định tính là chính, trong đó giải pháp của

địa phương nhằm khắc phục tình trạng trẻ lai không được đến trường khi trẻ không

có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của luật giáo dục thì giải quyết tạm thời đưa ra

như linh động: Trước đây mẹ nó đi lấy chồng nước ngoài, khi có con đem về hoặc

là về đây sinh thì không được học hành, thành tệ nạn xã hội thì mình phải gánh nếu

mà nó không được học hành, dù sao cũng cháu ngoại mình chứ, tỉnh chủ trương thì

không để trẻ em không có khai sinh không đi học được, địa phương linh động giải

quyết cho đi học. Trẻ em không có khai sinh không có chế độ nào hết. PVS Lãnh

đạo Huyện Vị Thủy-Hậu Giang

135

Theo quan điểm chức năng: Câu chuyện trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục

không đơn thuần chịu tác động bởi luật giáo dục mà sâu xa đó liên quan đến luật hộ

tịch của nhà nước Việt Nam. Với quan điểm chức năng nhà nước điều phối và bảo

hộ dịch vụ giáo dục công. Đơn vị trường học thực hiện chức năng tiếp nhận và

giảng dạy học sinh, tuy nhiên điều đó hiện nay gặp nhiều rắc rối do trẻ lai không có

đủ những giấy tờ phù hợp để tham gia vào trường học công như khai sinh, hộ khẩu.

Điều này cũng đồng thời dây nên những khó khăn cho công tác quản lý giáo dục tại

địa phương khi trẻ chuyển cấp, hoặc cấp giấy tờ chứng nhận quá trình học như là học

bạ (cho nên có nhiều trẻ lai đi học nhưng không có học bạ) hiện nay trong cộng đồng.

Thứ nhất: Trẻ lai thuộc diện gia đình chính sách nhưng không có hộ khẩu thì

cũng không được hưởng chế độ miễn giảm học phí hoặc những hỗ trợ khác của nhà

trường tại địa phương

Thứ hai: Trẻ em đi học trường công phải có khai sinh do nhà nước Việt Nam

cấp và hộ khẩu. Nếu là trẻ lai, thì khai sinh gốc của nước trẻ mang quốc tịch được

dịch và công chứng hợp pháp. Các vấn đề trên liên quan đến “khai sinh do nhà

nước Việt Nam cấp” và “Hộ khẩu” để chứng minh đây là công dân Việt Nam.

Những tiêu chuẩn đó có rất nhiều trẻ lai Hàn Quốc và Đài Loan không đủ tiêu

chuẩn bởi rào cản của luật pháp. Đối với luật hộ tịch, trẻ sinh tại Việt Nam nhưng

trong giai đoạn ghi chú hôn nhân với người nước ngoài dù sinh tại Việt Nam, mẹ

khai bố là người nước ngoài thì địa phương không thể cấp khai sinh theo quy định

của luật hộ tịch, trẻ em ở nước ngoài đã có hộ tịch nước ngoài mang về Việt Nam

nuôi thì đương nhiên không thể cấp khai sinh, hộ khẩu hay Quốc tịch Việt Nam,

theo qui định của luật hộ tịch và cái vướng này phải cơ quan thẫm quyền cấp tỉnh ở

Hậu Giang vẫn không giải quyết được, đòi hỏi sự thay đổi về quy định của luật

pháp. Nói về những khó khăn đó một cán bộ ngành công an có rất nhiều năm kinh

nghiệm xử lý tình trạng trẻ lai cho biết:

Hiện nay con lai có hai dạng làm khó cho tụi anh mà hôm rồi tụi anh

đã có văn bản gửi về tổng cục 7 là tổng cục quản lý hành chính, xin

chủ trương của chính phủ, xin chủ trương của lãnh đạo bộ để bộ tham

mưu cho của chính phủ để xin chủ trưởng giải quyết vấn đề này, để

không khéo về lâu về dài thì đối tượng này rất là nguy hiểm, rất nguy

136

hiểm cho gánh nặng xã hội, một là theo quy định của ngành giáo dục

đó, không có hộ khẩu không có khai sinh thì họ không chấp nhận vào

nhà trường thì nó dốt trở thành tội phạm tiêu cực của xã hội, cái thứ 2

là cấp hộ khẩu cho cấp bằng cách nào, theo chủ trương nào của chính

phủ để cấp, bởi vì nó có hai nhóm đối tượng nè, một là nó có bầu nó

mang bầu về sinh, sanh thì tư pháp VN không cấp khai sinh cho người

nước ngoài. Hoặc là nó khai là cha người Đài mẹ là người Việt thì

làm sao bộ Tư Pháp giải quyết được. Không có khai sinh thì không có

hộ khẩu theo luật cư trú. 2 đối tượng này thì tụi anh bị vướng, không

giải quyết được, mà nó vướng thì ảnh hưởng đến dư luận kiêu ca than

phiền, mà sau này không giải quyết vấn đề đối sách với nhóm này, mà

nếu giải quyết thì căn cứ vào ở văn bản nào ở của chính phủ cho

phép, chắc chắc là địa phương không dám làm

PVS-LĐ CA-Hậu Giang

Trường hợp lấy chồng khổ quá mang bầu về đây sinh, sinh xong thì đi

làm giấy khai sinh cho con không được, vì trong thời gian mang thai

thì vẫn còn đang có hôn nhân với thằng chồng bên kia. Trường hợp

này nó đi lên đi xuống phường, thị trấn rồi tỉnh mấy lần cùng chưa

làm được, ngành tư pháp cũng hướng dẫn giúp nhưng giờ cũng đành

bó tay. Mình động viên trẻ 100% đến trường mà giờ đòi phải có khai

sinh mới cho đi học thì giờ địa phương tụi tui cũng bó tay…Ở địa

phương tui, có mấy đứa nhỏ lúc mới đưa về nói tiếng Việt không

được, không hiểu nói gì đi học. Nhưng ở lâu thì cũng biết, trường hợp

trẻ còn nhỏ không gửi đi học trường nhà nước được thì gửi trường tư.

Nhưng tụi tui cũng đau đầu lắm. Mỗi lần họp dân là người ta kiến

nghị mà không giải quyết được…Dưới gốc độ địa phương tui cũng

bức xúc lắm, mình lo cho dân là lo ở chỗ nào? Mà có những trường

hợp trẻ không được đến trường chỉ vì trẻ là quốc tịch nước ngoài,

không có khai sinh là không đi học được. Đó khó là ở chỗ đó

PVS: CB cựu chiến binh- TX Ngã Bảy-Hậu Giang

Thực tế cho thấy trường hợp trẻ lai đang sống cùng họ hàng bên ngoại tại

Hậu Giang, đang đối diện với những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục

dù không có những minh chứng quá chi tiết nhưng thực tế đó là vấn đề khó khăn

137

cho chính quyền địa phương. Luật giáo dục Việt Nam hiện đang cho thấy trẻ lai

khó mà tiếp cận DVGD công một cách công bằng và chính điều đó một nhóm trẻ

lai đang đối diện với tình trạng không thể đeo đuổi mục tiêu giáo dục lâu dài để có

cơ hội học lên cao hơn trong một môi trường sống mà trong đề tài có đề cập là “quê

ngoại”. Tình trạng “tạo điều kiện cho trẻ đi học” theo tinh thần chỉ đạo của cấp lãnh

đạo cao nhất gần như chỉ là những giải pháp tạm thời chưa được thực hiện nhất

quán nhằm đảm bảo cho quyền được đi học của trẻ lai mà quá đặc biệt bởi thân

trạng của trẻ do không phải là trẻ có quốc tịch Việt Nam

Tiểu kết chƣơng 4

Nội dung chương 4 tập trung phân tích thực trạng trẻ lai tiếp cận dịch vụ

giáo dục, so sánh với nhóm trẻ cộng đồng và bàn luận về một số vấn đề liên quan

đến chính sách giáo dục cho trẻ lai tại địa phương. Tiểu kết chương 4 nhằm đúc kết

lại những phát hiện quan trọng nhất:

Thứ nhất: Đã xác định về tình trạng có mặt của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang

có độ tuổi 1 đến 17 tuổi. Trong bối cảnh được đưa trở về hoặc mẹ mang bầu về quê

sinh và để lại cho gia đình họ ngoại nuôi dưỡng, trong đó cũng có trẻ đang sống

cùng mẹ ruột số lượng là 8 trường hợp trên 100 trường hợp. Nhóm trẻ lai có độ tuổi

đi học đa số được đến trường học tại địa phương, tuy nhiên việc đi học của trẻ lai

vẫn còn nhiều bất cập khi trẻ không có đầy đủ giấy tờ liên quan như khai sinh, hộ

chiếu điều đó khả năng dẫn đến tình trạng trẻ lai sẽ gặp khó khăn khi chuyển từ cấp

học, hoặc phải chuyển đi nơi khác học

Tình trạng trẻ lai đi học nhưng không có học bạ, nghĩa là không được xem là

học chính thức (phỏng vấn định tính ở trường học cho biết vẫn ghi chú học bạ cho

trẻ lai lưu tại trường, nếu sau này gia đình cung cấp đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì học bạ

mới được coi là hợp lệ), điều này cho thấy sự không chắc chắn đối với việc học của

trẻ lai. Tình trạng không có học bà nhằm bởi vì trẻ lai đi học không thể đáp ứng

yêu cầu của luật giáo dục của Việt Nam dành cho trường học công của nhà nước

quản lý: Trẻ em đến độ tuổi đi học cần có giấy khai sinh do chính quyền Việt Nam

cấp, hộ khẩu nộp vào trường cũng như khi chuyển cấp cũng cần đến

Mạng lưới gia đình của trẻ lai xoay quanh người mẹ, và người chăm sóc.

Việc tiếp cận DVGD được đến mức độ nào ngoài yếu tố chính sách còn do bởi ý

chí của người lớn, người chăm sóc trẻ, tình trạng không có chiến lược học tập cho

138

trẻ cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc trẻ sẽ đi học đến đâu. Như

người chăm sóc trẻ đã trả lời: Học tới đâu hay tới đó hoặc học cho đến khi nào nhà

nước không cho học nữa thì thôi, điều này dẫn đến tình trạng sẽ khó coi trọng việc

học tập của trẻ tại cộng đồng.

Thứ hai: Những phát hiện liên quan đến cơ hội tiếp cận giáo dục giữa nhóm

trẻ lai và trẻ cộng đồng cho thấy, trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục kém hơn so với

nhóm trẻ cộng đồng: Trẻ lai có độ tuổi đi học cao hơn trẻ cộng đồng, tỉ lệ trẻ tham

gia học chính thức ở trẻ lai thấp hơn trẻ cộng đồng, trẻ lai không được đi học thêm

nhiều so với nhóm trẻ cộng đồng và tình trạng có giấy khen cũng thấp hơn, điều đó

cũng có thể kết luận cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục công ở trẻ em ở độ tuổi đi học

từ cấp mẫu giáo đến hết trung học phổ thông là không như nhau giữa hai nhóm trẻ

lai và trẻ cộng đồng, sự khác biệt này không bởi đặc điểm của người nuôi dưỡng chăm

sóc nhiều, nhưng chính là ở “giấy khai sinh” của trẻ. Tình trạng thiếu giấy khai sinh do

phía nhà nước Việt Nam cấp. Điều này liên quan đến luật hộ tịch, khai sinh cấp cho trẻ

em được qui định như sau: trẻ sinh ra có giấy chứng sinh tại các cơ sở y tế tại Việt

Nam, hộ khẩu của cha, mẹ, hôn thú của bố mẹ, như vậy giấy khai sinh muốn được cấp

thì là là trẻ em là công dân Việt Nam. Đối với những trường hợp trẻ không được cấp

khai sinh là bởi sinh ra ở nước ngoài đã được cấp quốc tịch nước ngoài nên không thể

đề xuất cấp khai sinh Việt Nam cho trẻ lai thuộc nhóm này.

Thứ ba: Tiếp cận về quyền của trẻ em, một trong những quyền được phát

triển bản thân đó là được đi học. Bàn về vấn đề chính sách giáo dục đối với trẻ lai,

tình trạng khó khăn khi giải quyết cho trẻ thiếu giấy tờ theo qui định (khai sinh, hộ

khẩu) thì buộc phải đợi luật hộ tịch mới hoặc chỉ đạo của chính phủ, những giải

pháp cho đi học tạm thời hiện nay vẫn là thứ lo lắng đối với những bên liên quan

những người chăm sóc trẻ và chính quyền địa phương. Chính vì sự chỉ đạo của nhà

nước như khái niệm “linh hoạt thực hiện” cho nên mỗi một nơi làm một khác, điều

này dẫn đến tình trạng trẻ lai không được thuận lợi và an tâm trong suốt quá trình

tham gia học tập của trẻ tại địa phương nói riêng, cũng chính vì rào cản của luật

pháp nếu trẻ chuyển trường đến tỉnh khác cũng không có cơ hội, điều này sẽ cản

trở quá trình được học cao hơn của trẻ sau này sẽ là khiếm khuyết khi bỏ qua một

nguồn lực đáng kể này trong bối cảnh hiện đại.

139

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở các luật khám chữa bệnh và luật giáo dục của nhà nước Việt

Nam, những dịch vụ công do nhà nước quản lý dành riêng cho nhóm đối tượng trẻ

em là người Việt Nam, nghĩa là có khai sinh, có quốc tịch Việt Nam cấp. Nhóm trẻ

lai được đưa về ở luôn, hoặc được gửi về Việt Nam nuôi dưỡng từ 6 tháng trở lên

trong nghiên cứu này có những bất cập nhất định trong việc tiếp cận chăm sóc y tế

và đi học tại Hậu Giang, những bất cập đó xảy ra như trẻ không có đủ giấy tờ quy

định khi đến trường dẫn đến tình trạng được đi học nhưng không có tên trong danh

sách chính thức, không được khen thưởng, không được ghi chú học bạ và cũng

không được tích cực cho học thêm. Trẻ dưới 6 tuổi nhưng không được cấp thẻ

BHYT như các trẻ em khác vì trẻ lai mang quốc tịch khác hoặc không có giấy tờ

hợp lệ theo quy định. Phần kết luận và khuyến nghị này nhằm đưa ra những phát

hiện mới về nhóm trẻ lai trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục, đưa ra những bất

cập và lí giải tình trạng tiếp cận hai loại hình dịch vụ đó của nhóm trẻ lai như một

hiện tượng xã hội trong bối di cư TCH.

Ngày16/11/2016 Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số

9858/VPCP-KGVX về tình hình trẻ em là con của phụ nữ Việt Nam kết hôn với

người nước ngoài trở về sinh sống tại Việt Nam, mục tiêu của văn bản nhằm chỉ

đạo các đơn vị có liên quan như các Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội, Bộ Tư

pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và Hội Liên

hiệp Phụ nữ Việt Nam nhằm khắc phục tình trạng trẻ lai được đưa về thiếu giấy tờ

pháp lý được đi học, được chăm sóc y tế.

Kết quả thu được qua đề tài luận án phản ánh các nội dung là trên tinh thần

khách quan: (1) Có một thực tiễn là một nhóm trẻ lai đang sống cùng họ hàng nhà

ngoại tại Hậu Giang và trong độ tuổi được chăm sóc y tế và được giáo dục cơ bản;

(2) Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế (3) Yếu tố tác động

đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai. (4) Những khác biệt về cơ hội tiếp

cận dịch vụ y tế và giáo dục giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng và vấn đề chính

sách. (5) đề xuất những giải pháp liên quan đến tiếp cận y tế và giáo dục đối với

nhóm trẻ lai, hướng đến một xã hội công bằng về cơ hội.

140

1. Kết luận

Hiến pháp nhà nước Việt Nam xem trọng quyền được đi học và chăm sóc

trong đó có chăm sóc y tế đối với trẻ em. Việt Nam cũng là thành viên ký kết hiệp

ước quyền trẻ em, nhưng một sự cản trở trong quá trình thực thi pháp luật là việc trẻ

tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục phải dựa trên luật giáo dục và luật y tế. Cho đến

nay thì trẻ lai sinh ở nước ngoài hoặc mẹ sinh con ở Việt Nam nhưng trong giai đoạn

ghi chú hôn nhân với người nước ngoài thì không thể làm được khai sinh di nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Vì thế để được cấp thẻ BHYT, tiêm chích

ngừa có hệ thống (dựa trên quyền của trẻ em) thì chính quyền địa phương vẫn lấn cấn

trong cách xử lý, dẫn đến tình trạng mỗi địa phương xử lý một kiểu

Đề tài sử dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết mạng lưới xã hội và phương

pháp tiếp cận về quyền trẻ em nhằm giải thích cho kết quả phân tích dữ liệu của

luận án, những kết luận sau đây cho thấy nhằm giải quyết được nhiệm vụ nghiên

cứu mà đề tài đã đặt ra:

Thứ nhất: Thực trạng nhóm trẻ lai tại Hậu Giang sống cùng mẹ hoặc họ

hàng nhà ngoại là có thật và hiện được ông, bà ngoại hoặc cậu dì ruột của trẻ nuôi

dưỡng. Tỷ lệ trẻ lai sống cùng với mẹ chưa đến 10%, và hiện nay số lượng trẻ trong

độ tuổi đến trường là khá cao, bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ không có khai sinh do

nhà nước Việt Nam cấp, thậm chí không có cả khai sinh nơi quốc gia trẻ mang

quốc tịch cấp để có thể đi học. Tình trạng trẻ theo mẹ trở về đa số là do bố mẹ li

hôn hoặc ly thân, và việc trở về cũng phần lớn do người mẹ quyết định nên vì thế

mà người mẹ là người chu cấp nuôi dưỡng trẻ hầu hết các trường hợp. Không thấy

tình trạng trẻ bị đưa về bởi yếu tố bất bình đẳng giới, hay phân biệt đối xử bởi

không thấy sự khác biệt về số lượng giữa trẻ lai là gái hoặc trai (nghĩa là do sinh

con gái nên bị đưa về Việt Nam như một số ý kiến nhận định). Có sự khác biệt về

tiền gửi về đối với nhóm trẻ có mẹ đang ở Hàn Quốc và Đài Loan so với những

người mẹ đang sống tại Hậu Giang. Điều này cho thấy nhóm trẻ có mẹ quay về

Việt Nam và sống tại địa phương có khả năng được chu cấp về tài chính rất thấp từ

bố, mẹ. Những rủi ro về chăm sóc y tế, chi phí cho giáo dục khi trẻ lớn hơn sẽ gặp

khó khăn đối với gia đình nhận chăm sóc trẻ, và trẻ cũng đối diện với những nguy

cơ khác như thất học, không được chữa khi đau ốm

141

Thứ hai: Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế ở nhóm

trẻ lai trong độ tuổi được chăm sóc y tế có những điểm phát hiện như sau: (1) Tỉ lệ

trẻ lai có BHYT khá cao, và đặc biệt đổi với trẻ đang đi học. Việc tham gia BHYT

tại trường học cho thấy chính sách BHYT khá cởi mở, trẻ được đi học và được

khuyến khích mua BHYT tại trường (2) Người trả lời cho rằng trẻ lai có nhu cầu sở

hữu thẻ BHYT bởi lí do chủ yếu là dự phòng rủi ro khi bệnh nặng hoặc gia đình

nghèo khó khăn, nhu cầu về thẻ BHYT là có nhưng qua phân tích số liệu cho thấy

tình trạng sử dụng thẻ BHYT trong việc khám chữa bệnh ở nhóm trẻ lai là không

cao, trừ số ít trường hợp gia đình chăm sóc trẻ là ông bà ngoại cao tuổi và hoàn

cảnh kinh tế khó khăn. (3) Trẻ lai tham gia vào học tập ở các trường có xu hướng

có thẻ BHYT cao hơn trẻ không tham gia học, điều này cũng phù hợp bởi chính

sách khuyến khích học sinh tham gia y tế tự nguyện ở nhà trường, đồng thời cũng

bởi tình trạng phấn đấu đáp ứng chỉ tiêu y tế của nông thôn mới nên việc tham gia

BHYT học được được khuyến khích. (4) So với nhóm trẻ cộng đồng số lượng

nhóm trẻ lai có thẻ BHYT thấp hơn, và tiếp cận chính sách BHYT miễn phí của

nhà nước cũng hạn chế hơn (bởi chính sách cấp thẻ BHYT cho trẻ là người Việt

Nam, cũng như chính sách cấp và hỗ trợ thẻ BHYT cho hộ nghèo và cận nghèo), lí

do cũng đã được phân tích bởi trẻ lai không có giấy khai sinh phía Việt Nam cấp và

không có hộ khẩu bởi trẻ không mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên tình trạng sử

dụng thẻ BHYT trong dịch vụ khám và điều trị bệnh giữa hai nhóm trẻ không có sự

khác biệt, nghĩa là vẫn được điều trị như nhau.

Thứ ba: Tỷ lệ trẻ lai được tiêm chính ngừa không cao bằng tỷ lệ này của trẻ

cộng đồng, nhóm trẻ lai đi học có xu hướng được tiêm ngừa cao hơn bởi địa

phương tổ chức tiêm ngay tại trường mầm non hoặc mẫu giáo.Số tiền chi trả một

phần hay chi trả toàn bộ dù ít nhưng cũng được ghi nhận đối với trẻ lai, trong khi

đó 100% trẻ cộng đồng được tiêm miễn phí.

Thứ tư: Trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục kém hơn so với nhóm trẻ cộng

đồng về nhiều mặt. Trẻ lai được đến trường nhưng vẫn còn tình trạng học gửi (học

không chính thức, không tham gia thi cử hoặc lĩnh thưởng, lĩnh giấy khen) bởi lí do

thiếu giấy tờ phù hợp. Đáng lưu ý, trẻ lai có độ tuổi đi học cao hơn trẻ cộng đồng

gần 1 năm tuổi, điều này cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ lai

142

chậm hơn so với trẻ cộng đồng, có trẻ đi học muộn đến 3 tuổi và những đứa trẻ lai

lớn tuổi khi đi học muộn sau này dễ nghỉ học hơn. Tỷ lệ trẻ lai đi học thêm thấp

hơn so với tỷ lệ ở trẻ cộng đồng. thể hiện quan niệm “học đến đâu hay đến đó” hay

“học tới chừng nào hết học được thì thôi” của gia đình và người chăm sóc trẻ.

Đáng lưu ý có tình trạng trẻ lai đi học không có học bạ, do chưa có đủ giấy tờ và do

nhà trường giải quyết cho trẻ lai đi học tạm thời (chờ chỉ đạo thêm đối với những

trường hợp không có giấy tờ). Việc không có học bạ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ

không thay đổi môi trường học tập từ tỉnh này sang tỉnh khác được, hoặc sẽ khó

khăn sau này khi trẻ về lại Đài Loan hoặc Hàn Quốc, kết quả học tập cho thấy trẻ

lai có tỉ lệ có giấy khen ít hơn trẻ cộng đồng, việc chi trả cho học tập đa số là tiền

của người mẹ hoặc ông bà ngoại.

Thứ năm: Nhóm trẻ lai hiện nay vẫn còn nhỏ phần lớn trong độ tuổi mẫu

giáo và học cấp 1, cấp 2, hơn 50% người trả lời cho rằng sẽ nuôi trẻ lai luôn tại

Việt Nam, điều đó cho thấy trẻ sẽ trở thành công dân Việt Nam năm 18 tuổi là khá

cao. Những cán bộ cấp cơ sở trả lời PVS cũng quan ngại về điều này, với sự lo lắng

là trẻ không được đi học đến nơi đến chốn sẽ trở thành gánh nặng của xã hội. Điều

này cũng liên quan đến việc định hướng nguồn nhân lực của quốc gia

Thứ sáu: Chính người thân của trẻ cũng có những hiểu biết hạn chế về chính

sách y tế và giáo dục, qua đó thể hiện thái độ chưa thật sự quan tâm đến vấn đề

chính sách và luật pháp. Người thân của trẻ đang sống tại Huyện Vi Thủy có trẻ lai

đi học cấp 1, 2 và 3 nhiều hơn hai đơn vị khác, tuy nhiên ở đây cũng có nhiều trẻ

lai đi học nhưng không có học bạ nhiều nhất

Thứ bảy: Mạng lưới xã hội xoay quanh việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo

dục của nhóm trẻ lai hiện nay chủ yếu là công an địa phương (phụ trách cư trú),

nhà trường, trưởng ấp. Trong khảo sát này chỉ phân tích sự cung cấp thông tin và

trợ giúp giấy tờ cho trẻ lai được đến trường phần lớn là công an xã/ phường/ thị

trấn và trưởng ấp, trong chăm sóc y tế cũng có thêm vai trò của hàng xóm, hoặc họ

hàng của trẻ lai. Đề cập đến mạng lưới vai trò của UBND cấp địa phương (xã/

phường/ thị trấn) không có tương tác với tình trạng đi học hay chăm sóc y tế của trẻ

lai về khảo sát định lượng cho thấy vai trò của tư pháp hay hội phụ nữ cũng mờ

nhạt trong việc hỗ trợ và giúp đỡ cung cấp thông tin cho nhóm trẻ này. Tuy nhiên

143

về thông tin định tính thì những người giữ vị trí lãnh đạo cấp xã/ phường/ thị trấn

hay ngành tư pháp xã/ phường/thị trấn đều nắm rõ vấn đề của nhóm trẻ lai tại địa

phương nhất là những trở ngại khi tiếp cân dịch vụ giáo dục và y tế.

Thứ tám: Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tiếp cận

dịch vụ y tế và giáo dục cho nhóm trẻ lai cũng kịp thời, tuy nhiên những chỉ đạo

bằng văn bản được xem như “tạo điều kiện” mà trong đó cần phải xác định rõ hơn

quyền lợi của trẻ em khi tham gia vào xã hội trong bối cảnh trẻ thiếu về giấy tờ

pháp lý.

2 Khuyến nghị

Tình trạng trẻ lai đang sống tại địa phương có thể rồi sẽ trở thành công dân

Việt Nam trong tương lai, điều đó cho thấy con số công dân tương lai là không nhỏ

nếu trẻ lai không được hưởng những dịch vụ y tế và giáo dục công bằng và bình

đẳng về cơ hội như hiện nay thì chất lượng nguồn nhân lực của nhà nước sẽ không

cao.Nên chăng nhà nước Việt Nam cần xem nhóm trẻ lai là một nhóm yếu thế nữa

trong xã hội, để việc xây dựng các chương trình, đường lối, chính sách cho toàn dân

đừng bỏ sót quyền lợi của nhóm trẻ em này. Để thực hiện cũng cần có thêm nhiều

nghiên cứu nữa của nhiều ngành khoa học khác trên diện rộng để có thể mang tính

thuyết phục hơn nhằm thúc đẩy quá trình thay đổi hoặc bổ sung chính sách y tế và

giáo dục nhằm đáp ứng được quyền sống cơ bản, quyền được đi học của nhóm trẻ lai

tránh tình trạng bỏ qua, bỏ sót một nhóm thiệt thòi trong quá trình phát triển đất nước

dưới bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu đưa ra nhưng khuyến nghị cụ thể sau

Mẹ của trẻ lai:

Phải dựa trên lợi ích của trẻ, trước khi đưa trẻ về Việt Nam cần có sự hiểu biết về

các chính sách y tế và giáo dục đối với trẻ. Phải có sự bàn bạc và thống nhất với

gia đình chồng trong trường hợp có thể để đảm bảo về quyền lợi cho trẻ, tránh tình

trạng đưa về không có thể cung cấp các giấy tờ khai sanh hay giấy tờ thỏa thuận

của người chồng nước ngoài

Người mẹ cần hiểu biết về luật pháp liên quan đến cư trú, hộ tịch và giáo dục tại

Việt Nam cho trẻ em

144

Đối với ngƣời trả lời (ngƣời chăm sóc trẻ lai):

Cần có những hiểu biết nhất định về chính và luật pháp liên quan đến trách nhiệm

của bản thân khi nhận nuôi trẻ, tìm hiểu đầy đủ thông tin về các chính sách liên

quan đến cơ hội cư trú, đi học, tiếp cận dịch vụ y tế cho trẻ, đảm bảo trẻ được đến

trường cách công bằng như bao trẻ em khác

Quan tâm đến cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em bằng hình thức tiếp cận với

những sự giúp đỡ từ bên ngoài những người có thể hỗ trợ cho trẻ đi học ban đầu

như trưởng ấp, công an nơi mà đăng kí gia hạn cư trú cho trẻ, đồng thời cũng cần

đến mối quan hệ với nhà trường tại địa phương

Người chăm sóc cần ý thức hơn về việc cho trẻ đi học đến cấp độ nào, có kế hoạch

cho trẻ học tập trọn đời để có thể hội nhập tốt nhất

Người chăm sóc trẻ vô cùng quan trọng tuy nhiên do phần lớn trẻ ở với ông bà

ngoại dẫn đến tình trạng sau này những rủi ro khác như khi ông bà cao tuổi hơn

hay trăm tuổi, thì những rủi ro đó cần được chuẩn bị cho trẻ. Mua bảo hiểm y tế

cho trẻ không đi học hoặc chưa đi học nếu nuôi trẻ ở Việt Nam dài lâu

Đối với vấn đề tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi, người chăm sóc cần lưu ý trẻ phải

được theo dõi chương trình tiêm chích, người nuôi phải biết trẻ chích những liều gì

và khi nào, tránh tình trạng chích ngừa không phù hợp gây nguy hiểm đến sức

khỏe của trẻ

Bảo hiểm xã hội

Đưa nhóm trẻ lai vào đối tượng được mua bảo hiểm y tế. Cần xem xét nhóm trẻ lai

trong gia đình nhận nuôi là thành viên của gia đình nếu họ có nhu cầu mua thẻ

BHYT chung trong gia đình

Ngành y tế

Nên có những giải pháp cụ thể đối với nhóm trẻ lai dưới 6 tuổi khi tham gia vào

chương trình chủng ngừa tại địa phương

Trạm Y tế cần lập danh sách chính thức của trẻ lai tiêm chích ngừa theo chương

trình để theo dõi cùng với nhóm trẻ lai tại cộng đồng

Ngành giáo dục

Từ cấp trường, đến phòng giáo dục thành phố, huyện, thị trấn đã linh hoạt để tiếp

nhận trẻ lai đi học, trong đó có “cho thiếu các giấy tờ cần thiết như khai sinh ở

145

nước ngoài của trẻ”. Nhà trường không đủ tư cách pháp nhân để xử lý thì cần có

những đề xuất lên Sở giáo dục tỉnh Hậu Giang bằng văn bản

Sở giáo dục tỉnh Hậu Giang, cần đẩy mạnh những giải pháp bằng văn bản pháp

luật một cách cụ thể và công khai đảm bảo quyền lợi cho trẻ đi học dài hơi hơn

trên địa bàn

Bộ giáo dục đẩy mạnh giải pháp, đề xuất xem trẻ lai là nhóm trẻ yếu thế đặc biệt,

để có giải pháp hỗ giải quyết triệt để và đầy đủ về quyền được đi học lâu dài của

trẻ lai, dựa trên thực tiễn của xã hội

Công an cấp địa phƣơng

Phát huy tinh thần hỗ trợ cho trẻ lai, cung cấp thông tin về cơ hội tiếp cận giáo dục

cho trẻ khi bắt đầu đi học, giúp đỡ người thân trẻ nộp hồ sơ, và xem xét những

trường hợp khó khăn để phối hợp cùng ngành tư pháp, chính quyền cấp xã xử lý

kịp thời trên tinh thần hướng đến lợi ích tốt nhất cho trẻ lai

Không những trong tiếp cận dịch vụ giáo dục mà còn liên quan đến vấn đề chăm

sóc y tế như tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi, đơn vị công an địa phương là nơi người

nhà trẻ lai đăng kí gia hạn cư trú cho trẻ, vì thế có sự hiểu biết về nhu cầu cũng

như hoàn cảnh của trẻ lai, vì thế cần đóng thêm vai trò thông tin cho người nhà về

các dịch vụ chính sách mà trẻ lai có thể được hưởng lợi

Ngành tƣ pháp

Ngành tư pháp cấp thành phố, huyện, thị cần có những chương trình để cung cấp

thông tin, kiến thức cho những phụ nữ lấy chồng Đài Loan, và Hàn Quốc về vấn đề

pháp lý và luật pháp liên quan đến con cai (dù họ chỉ mới giai đoạn kết hôn) nhằm

đẩy mạnh tinh thần ý thức lợi ích cho trẻ (con cái họ) và quyền lợi cũng như giảm

thiểu tối đa tình trạng không có sự chuẩn bị khi đưa con về sinh sống tại Việt Nam

Sở tư pháp, ngành tư pháp cần phối hợp với ngành công an để thường xuyên cập

nhật thông tin và hỗ trợ công tác quản lý trẻ em cách nhân văn và trên nền tảng lợi

ích và quyền lợi của trẻ em. Sự bất cập về mặt luật cư trú, hộ tịch, giáo dục và bảo

hiểm y tế liên quan đến yếu tố luật pháp, di cư ngược của trẻ lai là vấn đề nên đặt

lên hàng đầu để khuyến nghị chính sách tư pháp.

146

Chính quyền địa phƣơng, cấp xã, phƣờng, thị trấn

Lãnh đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn phát huy tinh thần tích cực hỗ trợ cho

gia đình nuôi trẻ lai khi gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế, có

thể bằng nhiều cách vận động mạnh thường quân ủng hộ cho những gia đình khó

khăn trong việc chăm sóc y tế và can thiệp với trường học khi trẻ không có giấy tờ

theo yêu cầu

Tích cực lập kế hoạch, báo cáo lên UBND cấp huyện về tình hình thực tế tại địa

phương, giải quyết vấn đề trẻ đi học tận gốc đó là rào cản của giấy tờ nhân thân

của trẻ bằng cách đặt vấn đề này vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm

ở địa phương để giải quyết có bài bản

Các đơn vị đoàn thể tích cực hơn trong việc hỗ trợ gia đình có trẻ lai, cung cấp

thông tin về tiêm phòng cho trẻ dưới 6 tuổi, cung cấp thông tin liên quan đến chính

sách và luật pháp

Trưởng ấp, và tổ trưởng khu vực hay khu phố là người nắm rõ nhất về tình trạng

trẻ lai tại địa phương. Là đầu mối cung cấp những thông tin cho trẻ đi học, tiêm

ngừa, chăm sóc y tế.

Nhà nƣớc Việt Nam, Đài Loan và Hàn Quốc

Chính quyền các nhà nước Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan cần có nhiều chương

trình, nghiên cứu, hội thảo để xem xét vấn đề của trẻ lai một cách triệt để dựa trên

mối quan hệ tình và lý.

Đẩy mạnh các chương trình văn hóa-xã hội giao lưu giữa các quốc gia để hiểu biết về

văn hóa lẫn nhau, cải thiện tình trạng phía Việt Nam thì không công bố về trẻ lai, phía

Hàn Quốc và Đài Loan thì loay hoay chưa có phương thức hỗ trợ phù hợp.

Đề nghị cấp ngân sách có những nghiên cứu mang tính khoa học với quy mô lớn

hơn trên diện rộng các tỉnh Tây Nam Bộ, để nhìn nhận lại thực trạng của trẻ lai, và

có những chính sách hay luật phù hợp

147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Đặng Nguyên Anh, Dương Hiền Hạnh (2018), Tiếp cận dịch vụ giáo dục

của nhóm trẻ nhập cư Đài-Việt và Hàn- Việt – Trường hợp tại Hậu Giang.

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình & Giới số 1(28), trang 73-81.

2. Dương Hiền Hạnh, (2017), Tình trạng trẻ lai Đài – Việt và Hàn – Việt tại

Hậu Giang: Hiện tượng xã hội trong di cư, Tạp chí Xã hội học số 01(137),

trang 55-62.

3. Dương Hiền Hạnh, (2015), Môi giới hôn nhân trái phép và vấn đề bất cân

xứng thông tin trong hôn nhân xuyên quốc gia Đài Loan và Việt Nam

(nghiên cứu những trường hợp cô dâu việt nam trở về sống tại địa phương),

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình & giới sô 01(25), trang 22-32.

148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chung Á và Nguyễn Đình tấn, 1997. Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính Trị

Quốc Gia

[2] Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Văn Quới, 2001. Hiện tượng phụ nữ

Việt Nam lấy chồng Đài Loan. NXB Trẻ. TPHCM.

[3] Đặng Nguyên Anh, 2007. Xã hội học Dân số, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

[4] Đặng Nguyên Anh, 2008. Vai trò mạng lưới xã hội trong quá trình di cư.

Tạp chí Xã Hội Học. Số 2/1998. Tr. 16-24.

[5] Đặng Nguyên Anh, 2005. Chiều cạnh giới của di dân thời kỳ CNH-HĐH đất

nước. Tạp chí Xã Hội Học. Số 2/2012. Tr. 23-32

[6] Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2014. Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu

quả công tác quản lý vấn đề phụ nữ kết hôn với người nước ngoài-thông qua

việc khảo sát thực hiện tại khu vực Tây Nam Bộ. (Đề tài cấp nhà nước)

[7] Đặng Văn Bài, 2007. Vấn đề giáo dục gia đình hiện nay. Trong Quản lý nhà

nước về gia đình: Lý luận và thực tiễn. Lê Thị Quí chủ bên. NXB Dân Trí.

Hà Nội. Tr 75-80.

[8] Mai Huy Bích, 2011. Xã Hội Học Gia đình. Nxb Khoa Học Xã Hội. Hà Nội

[9] Bộ Chính Trị, Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 5/11/2012: “ Tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong

tình hình mới”

[10] Bộ Giáo dục-Đào tạo, 2009. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định

về tổ chức và hoạt động của nhà trường. Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục-Đào

tạo, Hà Nội.

[11] Bộ LĐTB&XH, UNICEF, 2009. Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt

Nam, Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội.

[12] Bộ Ngoại Giao, 2011. Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của cư dân Việt

Nam ra nước ngoài. Công ty AND in ấn. Hà Nội

[13] Bộ Tư pháp, 2006. Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài. NXB tư pháp, Hà Nội

149

[14] Bộ Tư Pháp, 2015. Thông Tư Liên Tịch, hướng dẫn thực hiện liên thông các

thủ tục hành chính về đăng kí khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo

hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

[15] Bộ Tư Pháp, 2000, Luật hôn nhân và gia đình.NXB tư pháp, Hà Nội

[16] Bộ Y Tế, Unicef, 2012. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng thấp

còi: Cơ hội cải thiện sức khỏe và phát triển kinh tế. Bản tin

[17] Bộ Y Tế, 2002. Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe

ban đầu. NXB Bộ Y Tế

[18] Trần Mạnh Cát, 2007. Vấn đề cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan. Tạp chí

Nghiên cứu Đông Bắc Á. Số 3.

[19] Nguyễn Thị Minh Châu, 2015. Tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, bảo

hiểm y tế tại Việt Nam: Một số bàn luận từ góc độ chính sách và thực thi

chính sách. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 2. Tr. 24-34.

[20] Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001. Xã Hội Học Đại Cương, Nxb Đại

học Quốc Gia

[21] Hà Thúc Dũng và Nguyễn Ngọc Anh, 2012. Định hướng học tập và nghề

nghiệp cho con cái của cư dân Đồng bằng sông cửu long. Tạp chí Khoa học

xã hội. Số 7/2012. Tr. 42-53.

[22] Emile Durkheim, 2012. Các quy tắc của phương pháp xã hội học. (Đinh

Hồng Phúc dịch). NXB Tri Thức. Hà Nội

[24] Guter Endurweit (Chủ biên), 1999. Các lý thuyết xã hội học hiện đại.

(Nguyễn Hữu Tâm dịch). NXB Thế Giới. Hà Nội.

[25] Nguyễn Quang Hà, 2002. Các lý thuyết xã hội học. NXB Đại Học Quốc Gia

Hà Nội. Tập 1. Hà Nội.

[26] Nguyễn Quang Hà, 2002. Các lý thuyết xã hội học. NXB Đại Học Quốc Gia

Hà Nội. Tập 2. Hà Nội.

[27] Mai Văn Hai, 2012. Vai trò mạng lưới xã hội lấy cá nhân làm trung tâm

trong hoạt động kinh tế ở nông thôn hiện nay. Tạp chí Nghiên cứ Gia đình

và Giới. Số 5. Tr 42-53.

[28] Lê Thị Hồng Hải, 2015. Chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam từ Đổi

mới (1986) đến nay. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 1/2015.

150

[29] Dương Hiền Hạnh, 2015. Môi giới hôn nhân trái phép và vấn đề bất cân

xứng thông tin trong hôn nhân xuyên quốc gia Trung Quốc (Đài Loan) và

Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp cô dâu Việt Nam trở về sống tại địa

phương). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 1/2015

[30] Đặng Thị Hoa, Nguyễn Hà Đông, 2015. Một số cách tiếp cận trong nghiên

cứu hôn nhân xuyên biên giới trong nghiên cứu xã hội. Tạp chí Nghiên cứu

Gia đình và Giới. Số 5. Tr. 5-14.

[31] Lê Như Hoa, 2011. Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân

cách trẻ em. NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội

[32] Hội LHPN tỉnh Hậu Giang. Báo cáo Hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và

gia đình có yếu tố nước ngoài. Năm 2017.

[33] Lê Ngọc Hùng, 2003. Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội:

tìm kiếm việc làm của sinh viên. Tạp chí Xã hội học. Số 2/2003. Tr. 67-75.

[34] Ahn kyong Hwan, 2006. Hôn nhân quốc tế Việt-Hàn, vấn đề và giải pháp.

Tạp chí Xã Hội Học. Số 1, Tr. 63-70

[35] IOM, 2011. Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra

nước ngoài. In ấn tại Công Ty AND. Hà Nội

[36] Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013. Phân tích khía cạnh văn hoá xã hội trong hôn

nhân quốc tế: Trường hợp phụ nữ Đồng bằng sông cửu long lấy chồng Đài

Loan/ Hàn Quốc.Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ. Số 29. Tr. 74-78.

[37] Phạm Thanh Khôi, 2006. Nhận diện một số vấn đề từ hiện tượng hôn nhân

xuyên quốc gia của phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh tang trưởng kinh tế và

văn hoá ở Châu Á. Tạp chí Dân tộc học. Số 4. Tr. 31-36.

[38] Lee Kyesun, 2012. Vấn đề thích ứng với văn hóa Hàn Quốc của những

người di trú kết hôn với người Hàn Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và

Giới. Tr 27-41.

[39] Lee Kyesun, 2012. Vấn đề thích ứng với văn hoá Hàn Quốc của những

người di trú kết hôn với người Hàn Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và

Giới. Số 5. Tr. 27-41.

151

[40] Loes Schenk-Sandbergen, 2014. Hôn nhân cư trú bên ngoại, một giải pháp cho

sự chọn lựa ưa thích con trai và bất bình đẳng giới ở Việt Nam?. (Nguyễn Hà

Đông dịch). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. số 3. Tr. 3-19

[41] Hoàng Thế Liên, 1996. Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nami. NXB Giáo

dục, Hà Nội

[42] Luật Bảo hiểm y tế của Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ tư, số 25/2008/QH12

ngày 14/11/2008

[43] Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi-Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Bảo7hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014.

[44] Luật giáo dục của quốc hội khóa XI, 14/6/2005.

[45] Luật giáo dục sửa đổi, Số 44/2009/QH12. Ngày 25/11/2009

[46] Luật hôn nhân và gia đình, 2014. Số 52/2014/QH13.

[47] Luật hôn nhân và gia đình, 2000. Số 22/2000/QH 10

[48] Nguyễn Xuân Mai, Trịnh Thái Quang, 2013. Bất bình đẳng về cơ hội giáo

dục ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Số 4(124). Tr.60-72.

[49] Manfred B. Steger, 2011. Toàn cầu hóa. Nxb Tri Thức. Hà Nội.

[50] Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, 2009. Nghiên cứu gia đình và giới.

NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.

[51] Nguyễn hữu Minh, 2001. Một số cách tiếp cận nghiên cứu về hôn nhân. Tạp

chí Xã hội học. Số 4(76). Tr. 14-20.

[52] Mai Huỳnh Nam, 2004. Trẻ em, gia đình và xã hội. NXB Chính trị Quốc gia.

Hà Nội.

[53] Vũ Thị Thanh Nhàn, Trần Giang Linh, 2012. Phụ nữ Việt Nam di cư sang

các nước Đông Á để kết hôn: Hành trình làm quen và hòa nhập. Tạp chí

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 4. Tr. 65-75.

[54] Nguyễn Thị Oanh, 2009. Gia đình và trẻ em trước những thử thách mới.

NBX Trẻ. TPHCM. Tr 22-23.

[55] Trần Thị Mai Oanh, Vương Lan Mai, và Nguyễn Hoàng Long, 2013. Thực

trạng sử dụng dịch vụ y tế của một số nhóm dân cư và rào cản trong tiếp cận

dịch vụ y tế. Tạp chí Y học thực hành. Số 7. Trang 14-15

152

[56] Emiko Ochia, 2011. Nghịch lý hôn nhân ở Đông Á. Tạp chí Historical

Social Research. Số 2,(36)

[57] Nguyễn Thị Minh Phương, 2014. Định hướng giáo dục cho con trong các

gia đình nông thôn ngày nay. Luận án Tiến sĩ Xã hội học.

[58] Lê Thị Quý, 2010. Di cư hôn nhân Việt Nam-Hàn Quốc những vấn đè đặt ra.

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5 . Tr.16-25

[59] Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã

hội học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

[60] Richard Tschaefer, 2000. Xã Hội Học. (Cát Văn Thành dịch). NXB Thống

kê. Hà Nội.

[61] Nguyễn Minh Thảo, 2013. Chính sách bảo hiểm y tế và thực tiễn ở Việt

Nam. Hội thảo quốc tế- An sinh xã hội: Kinh nghiệm Nhật Bản và gợi mở

cho Việt Nam.

[62] Hoàng Như Thái, 2012. Vấn đề kết hôn giữ công dân Việt Nam và người

nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật một số nước trên

thế giới. Luận văn Thạc sĩ ngành Luật quốc tế. Mã số 60 38 60.

[63] Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc, 2012. Quan hệ xã hội và vốn xã

hội. Tạp chí Xã hội học. Số 3 (119). Tr 35-45.

[64] Nguyễn Quý Thanh, 2011. Xã hội học về Dư luận xã hội. NXB. Đại học

Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội

[65] Trần Thị Thanh (chủ biên), 2002. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong

thời kỳ đổi mới- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tài liệu in ấn bởi Ủy ban

bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Hà Nội.

[66] Trần Ngọc Thêm, Đoàn Lưu Hồng Minh, 2009. Tập huấn về Hàn Quốc học

dành cho lãnh đạo địa phương Việt Nam. Trường Đại Học Khoa Học Xã

Hội và Nhân Văn TPHCM

[67] Lê Thi, 2003. Vai trò của người cha và mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Tạp

chí Khoa học về phụ nữ. Số 1/2003.

[68] Lê Thi, 2006. “Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam

hiện nay. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

153

[69] Hoàng Bá Thịnh, 2008. Hôn nhân Việt Nam – Hàn Quốc Những khía cạnh

văn hoá, xã hội (Một phác thảo xã hội học). Tạp chí Khoa học xã hội. Số 9

(121), 2008.

[70] Hoàng Bá Thịnh, 2008. Thị trường hôn nhân: Một số cách tiếp cận, Tạp chí

Xã hội học, số 2, 2008.

[71] Nghiêm Thị Thuỷ, 2016. Tình hình chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình

có bố mẹ đi xuất khẩu lao động: hiện trạng và giải pháp. Luận án tiến sĩ

XHH 2016. Học Viện Khoa Học Xã Hội. Hà Nội.

[72] Lê Minh Tiến, 2006. Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội

trong nghiên cứu xã hội. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 9. Tr 66-77.

[73] Nguyễn Văn Tiệp, 2015. Bất bình đẳng giới và cơ hội giáo dục ở Đồng Bằng

Sông Cữu Long. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. Tập 1. Số 9.

[74] Đặng Thanh Trúc, 1995. Học vấn của cha mẹ và kết quả học tập tại trường

của trẻ em. Tạp chí Xã hội học. Số 4 (52). Tr 92-97.

[75] Đặng Trường, 2013. Giới, bình đẳng giới và phát triển bền vững. NXB Dân

Trí. Hà Nội.

[76] UNDP, 1989. Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em do Đại Hội Đồng

Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực ngày 2/9/1990.

Hiện có 191 Quốc gia phê chuẩn.

[77] UNICEF, 2010. Báo cáo và phân tích trẻ em Việt Nam 2010.

[78] Lê Ngọc văn, 1993. Việc nghiên cứu chức năng xã hội hóa của gia đình.

Trong nhận thức gia đình Việt Nam hiện nay. Kỷ yếu hội nghị trung tâm

khoa học và phụ nữ

[79] Lê Ngọc văn, 2012. Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam. NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội.

[80] Văn phòng Kinh tế Văn Hóa Đài Bắc tại TPHCM, 2017. Số liệu các cặp

phỏng vấn kết hôn Đài-Việt. in ngày 27/9/2017.

[81] Văn phòng Quốc Hội, Trung tâm Thông tin thư viện và nghiên cứu khoa

học, UNICEF, 2004. Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý

quốc tế và pháp luật Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội

154

[82] Nguyễn Đức Vinh, 2009. Tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến

tình trạng đi học của trẻ em và thanh niên ở nông thôn. Tạp chí Xã học. Số 4.

Tr 26-43.

[83] Lee Han Woo, Bùi Thế Cường, 2015. Việt Nam-Hàn Quốc: Một phần tư thế

kỷ chia sẻ và phát triển. NXB Đại học Quốc gia TPHCM. TPHCM.

[84] Đặng Thị Lệ Xuân, 2011. Xã hội hóa y tế Việt Nam: Lý luận-thực tiễn- và

giải pháp. Luận án Tiễn sĩ Kinh tế.

[85] Trần Thị Kim Xuyến, 2005. Thực trạng phụ nữ lấy chồng Đài Loan khu vực

Đồng Bằng Sông Cửu Long-Nghiên cứu trên 6 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu

Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và Vĩnh Long. Đề tài cấp nhà nước.

[86] 2012. Từ điển Xã Hội Học Oxford, (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương,

Trịnh Huy Hóa dịch). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 662 trang

Tài liệu tiếng Anh

[87] Adam and John Page, 2003. International Migration Remittances and

Poverty in Development countries. WB. Washington DC.

[88] Anitha George, Pamela Meadows, Hilary Metcalf and Heather Rolfe ,

2011. Impact of migration on the consumption of education and children’s

services and the consumption of health services, social care and social

services. National Institute of Economic and Social Research.

[89] Tuey-chuan Cheng, 2006. A study on the Status of the Foreign Brides and

Their Children at risk in Taiwan. In the European Conference on

Educational Research, University of Geneva, 13-15 Sep, 2006.

[90] Chuang. & Arthur, W. P. (1995). Marriage in Taiwan, 1881 – 1905: An

example of regional diversity. ProQuest: The journal of Asian Studies.

Retried April 20, 2008.

[91] Dang (2006). Proceedings from International Workshop “Cross-National

Marriage In Globalization Era”: Tendencies Toward The Global

Householding: A Perspective On Social Consequences In Vietnam . Ho Chi

Minh: Centre for Research, Consultancy and Social Development

[92] Dang, 2008, Vietnams Data Sources on International Migration. Asian and

Pacific Migration Journal, Vol. 17, No. 3-4

155

[93] Dang, Tran Thi Bich. Nguyen Ngoc Quynh, Dao The Son, 2010,

Development on the Move: Measuring and Optimising Migrations

Economic and Social Impacts in Vietnam. Country Report: GDN and

IPSSR

[94] Do. Glind, H.V.D., Kelly, P.F., Kamphuis, G., Heeswijk, M.V., McArthur,

D., et al. (2003). Marriages of convenience: context process and effects of

cross – border marriages between Vietnamese young women and

Taiwanese men. Hanoi: Save the Children Sweden publishing.

[95] Duong, 2013. A Sociological Study on the broken Marriages of Taiwanese

– Vietnamese couple. No2 (8). PP 63-76.

[96] Duong, (2009), Study on broken cross – mariaged, case on Taiwanese –

Vies of Taiwanese – VMeiho University, Taiwan.

[97] Farrington, K., & Chertok, E. (1993). Social conflict theories of the family.

In P.G. Boss, W. J. Doherty, R. LaRossa, W. R. Schumm& S. K. Steinmetz

(Eds), Sourcebook of family theories and methods: A contextual approach

(pp. 381-384). New York and London: Plenum Press.

[98] Flick, U. (2006). An in troduction to Qualitative research. (3 Ed.). London:

Sage

[99] Hoang Ba Thinh, 2013. Vietnamese marriage Korea men and Social

impacts – Case study in Dai Hop commuce, Kien Thuy District, Hai Phong

City. MCSER Journal. Vol 2 (8). PP 782-789.

[100] Hsiu & Hsiao. (2006). The Non – Government Orgarnization (NGOs) For

Foriegn Workres And Foreign Spouses. A Portrayal: ProQuest.

[101] Hugo. (2006). Proceedings from International Workshop “Cross-National

Marriage In Globalization Era”: Migration And Development In Aisa. Ho

Chi Minh: Centre for Research, Consultancy and Social Development.

[102] Hugo, G. & Xoan. (2006, April). Proceedings from International Workshop

“Cross-National Marriage In Globalization Era”: Marriage Migration

Between Vietnam And Taiwan: A View From Vietnam. Ho Chi Minh:

Centre for Research, Consultancy and Social Development.[103] Hui,

2011. Taiwanese – Vietnamese Transnational marriage families in Taiwan:

156

Perspectives from Vietnamese immigration mothers and Taiwanese teacher.

Doctoral committee. Urbana, Illinois University

[103] Hui, 2011. Taiwanese – Vietnamese Transnational marriage families in

Taiwan: Perspectives from Vietnamese immigration mothers and

Taiwanese teacher. Doctoral committee. Urbana, Illinois University

[104] Jocelyn O. Celero, Waseda, 2013, Towards a Shared Future? The Politics

of Identity, Migration, and Integration of Japanese-Filipino Families in

Japan,Asian Migration and the Global Asian Diasporas Conference, Hong

kong University

[105] Kamiya Hiroo, Lee Chul Woo, 2009. International Marriage Migrants to

Rural Areas in South Korea and Japan: A Comparative analysis.

Geographical Review of Japan Series B 8I1n(t1e)r:n6a0t–io6n7a

[106] Kyoto, 2016. Marriage migration in Asia- Emerging minorities at the

frontiers of nation state. Singapore: Nus Press.

[107] Le, 2016.Lives of Mixed Vietnamese-Korean Children in Vietnam.

Marriage migration in Asia- Emerging minorities at the frontiers of nation

state, Kyoto, Singapore: Nus Press, pp. 175-185.

[108] Marshall, C. & Rossman, B. G. (1995). Designing Qualitative Research. (2

Ed.). USA: Sage Publications.

[109] Morris, T. (2006). Social Work Research Methods: Four Alternative

Paradigms. USA: Sage Publications.

[110] Nguyen Nu Nguyet Anh, (2010), Top 6: Life of Vieetjnamese brides in Korea

[111] Nguyen. (2007). An Analysis Of Decision Processes for Marriage Migration of

Vietnamese Women with Taiwanese Men. Arkansas: ProQuest Company.

[112] Parahoo, K. (1997). Nursing Research, Principles, Process and Issues.

London: Macmillan Press.

[113] Patrick C. Mckenry & Sharon J. Price (2005), Families and change-

coping with stressful events and transition, London: Sage

[114] Patton, G. M. (2002). Qualitative Research & Evaluation Methods. (3 Ed.).

USA: Sage Publications.

157

[115] Punch, F.K. (2001). Developing Effective Research Proposala. Great

Britain: Cromwell Press.

[116] Randy Capps , et all, 2002. THE HEALTH AND WELL-BEING OF Young

Children of Immigrants. This report was made possible by generous

financial support from the Foundation for Child Development. Additional

support was provided by the Annie E. Casey Foundation.

[117] Rubin, A. & Babbie, R. E. (2008). Research Method For Social Work. ( 6

Ed.). USA: Thomson.

[118] Shu-Yi Huan, 2013, Bargaining Between Husbands and Societies: The

Obstacles and Difficulties of Chinese Mothers Teaching their Children

Mandarin in the Netherlands,Asian Migration and the Global Asian

Diasporas Conference, Hong kong University

[119] Song. & Hanh. (2008, May 12). To Update the information about cross –

border Marriage situation between Vietnamese women and Taiwanese men.

Hua-Lien: Tung-Hua University.

[120] Taipei Economic & Cultural Office in Ho Chi Minh City (July, 2008).

Statistic of people interviewed. Statistic Report Bulletin, 5.

[121] Thai (2006). Proceedings from International Workshop “Cross-National

Marriage In Globalization Era”: Money And Masculinity Among Low Wage

Vietnamese Immigrants In Transnational Families. Ho Chi Minh: Centre

for Research, Consultancy and Social Development.

[122] Wang &Chang, 2002. Commodification of international mariage), Vol 40

(6) 202, published by Blakwell Publisher, Ltđ

[123] Yamanaka, K. & Piper, N. (2005). Feminized Migration in East and

Southeast Asia: Policies, Action and Empowerment. USA: UNRISD.

[124] Yang & Shi, 2007. Multicultural Families in Korea Rural Farming

Communities: Social Exclusion and Policy Response”, Paper presented at

the Fourth Annual East Asian Social Policy Research Network International

Conference, Tokyo, Japan, on 20-21 October 2007.

[125] Yang và Mellody Chia – Wen Lu (2007): Asian cross – border mariage

migration - Demographic Patterns and Social Issues. amsterdam university press

158

Tài liệu từ trang website

[127] A Report for the Inter-American Human Rights Court.

https://www.bc.edu/content/dam/files/centers/humanrights/doc/IACHR%20Report%

20on%20Pyschosocial%20Impact%20of%20Detention%20%20Deportation-

FINAL%208-16-13.pdf

[128] Báo Dân Trí. Chuyện buồn của vợ không thể li hôn và con không quốc tịch.

Ngày 13/08/2015. Xem ngày 15/8/2915

[129] http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/chuyen-buon-cua-vo-khong-the-ly-

hon-va-con-khong-quoc-tich-20150813103725797.htm [117] Báo

Vnexpress. Những đứa con lai vô thừa nhận ở quê ngoại Miền Tây. Ngày

5/10/2016. Xem ngày 11/11/2016.

[130] Báo Vnexpess. Những đứa con vô thừa nhận ở quê ngoại miền tây. Ngày

5/10/2016. Xem, ngày 10/10/2016.

https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhung-dua-con-lai-vo-thua-nhan-o-que-

ngoai-mien-tay-3413320.html.

[131] Báo Vnexpress. Chuyện học gửi của những đứa con “lai”. Ngày 7/10/2016.

Xem ngày 1/11/2016.

[132] Báo Tuổi Trẻ. Những đứa trẻ không tổ quốc. Ngày 5/8/2014. Xem

10/1/2015

https://tuoitre.vn/nhung-dua-tre-khong-to-quoc-630571.htm

[133] Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em

:http://www.unicef.org/vietnam/vi/03_Cong_uoc_LHQ_ve_quyen_tre_em_19

89.pdf

[134] Bộ Tư Pháp Một số quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật Việt

Nam. Ngày 20/5/2015. Xem 10/11/2016.

http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1802

[135] Cổng thông tin của chính phủ. Thông báo số 133/TB-VPCP của Văn phòng

Chính phủ : Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội

nghị toàn quốc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?mode=

detail&document_id=101043

159

[136] Bộ Tư Pháp: Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực phía Nam.

Trang thông tin Cục công tác phía Nam. Xem ngày 12/10/2016.

http://ctpn.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi-kinh-

nghiem.aspx?ItemID=36

[137] Hoàng Bá Thịnh, Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/12/d%C6%B0-

lu%E1%BA%ADn-x-h%E1%BB%99i-v%E1%BB%81-hn-nhn-c-

y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngoi/. Xem

12/8/2017.

[138] Ủy Tỉnh Hậu Giang Tổng quan về Hậu Giang, truy cập ngày 15/4-2016, tại

trang web http://tinhuyhaugiang.org.vn/Default.aspx?tabid=1109

http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?ite

mid=18148

[139] Shin –Mei Kao (2015), Narrative development of school children- Studies

from multilingual families in Taiwan. Trang on line của Springer:

https://books.google.com.vn/books?id=PdB8BAAAQBAJ&printsec=frontcov

er&hl=vi&source=gbs_vpt_buy#v=onepage&q&f=false

[140] Nguyễn Văn Tiệp, Gia đình Việt Hàn, Việt những yếu tố tương đồng và dị

biệt. Bài viết trang web khoa Hàn Quốc Học trường Đại học KHXH & NV

TPHCM

http://www.hanquochoc.edu.vn/cps/nghiencuu/vanhoahanquoc_nghiencuu/2013/3/52

7.aspx

[141] http://news.ltn.com.tw/news/business/paper/3363

PL 1

PHỤ LỤC

1. Các bản đồ địa lý

1.1. Việt Nam

Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đồng Bằng Sông Cữu Long có tổng diện tích tự nhiên là 40.518.5 km2. Với

Đông, Nam và Tây nam giáp biển, phía Bắc giáp vùng kinh tế Tây Nam Bộ và

phía Tây giáp Campuchia. ĐBSCL không những là đồng bằng lớn mà còn là khu

kinh tế quan trọng của Việt Nam và giao thương các nước. ĐBSCL với vị trí địa lí

sông ngòi dầy đặt phù hợp với giao thông đường thủy, với 13 đơn vị hành chính:

PL 2

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương, và 12 Tỉnh bao gồm: Long An, Tiền

Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang, Bạc

Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Dân số ĐBSCL tính đến năm 2010 là 17.272,2 ngàn người, mật độ dân số 426

người/ km2. Tỉ lệ nữ giới chiếm 50,2%. Dân số trong độ tuổi lao động 10,128,7

ngàn người. Theo thống kê về con số lao động cho thấy có 17% lực lượng lao

động qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên.Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ

tuổi lao động là 6,35% 1.

1.2. Đài Loan

1.3. Hàn Quốc

PL 3

2. Công văn cấp nhà nƣớc

3. Tiêu chí PVS

Nhóm cán bộ

1. Họ tên:

2. Chức vụ

3. Nhiệm vụ chính

4. Mô tả tình trạng trẻ lai Đài Việt và Hàn Việt tại địa phương

5. Nhận xét về tình trạng trẻ lai có liên quan đến trách nhiệm công việc của anh/ chị?

6. Đối với anh/ chị giải quyết vấn đề trẻ lai về sống tại cộng đồng, anh chị có những

khó khăn gì? Thuận lợi gì?

7. Hiện nay trẻ lai có là nhóm đối tượng trẻ em nằm trong các chương trình tư pháp-

hộ tịch/ cư trú/ học tập và chăm sóc y tế của địa phương như thế nào?

PL 4

8. Đánh giá các chương trình đã triển khai ở địa phương?

9. Có những chính sách cụ thể nào nhằm giải quyết tình trạng tư pháp-hộ tịch/ cư

trú/ học tập và chăm sóc y tế cho nhóm trẻ lai tại địa phương mình? Thời gian

nào? Nội dung gì? Cơ chế triển khai như thế nào?

10. Đánh giá mức độ quan tâm của gia đình trẻ lai về việc đăng kí tư pháp-hộ tịch/cư

trú/ giáo dục/ chăm sóc y tế cho trẻ

11. Đánh giá mức độ quan tâm của chính quyền địa phương đối với nhóm trẻ lai tại

chính địa phương mình

12. So với nhóm trẻ khác tại địa phương thì nhóm trẻ lai có những lợi thế gì? Có bất

lợi gì trong việc cư trú, học tập và chăm sóc y tế

13. Những đề xuất và kiến nghị nhằm giải quyết vấn những vấn đề mà anh/ chị cho

rằng còn chưa giải quyết được cho nhóm trẻ lai tại địa phương trong lĩnh vực tư

pháp-hộ tịch/cư trú/ giáo dục và chăm sóc y tế

Nhóm ngƣời dân

1. Họ và tên

2. Mối quan hệ với trẻ

3. Hoàn cảnh trẻ về sống cùng (thời gian, ai quyết định, ai đưa về, dự tính nuôi bao

lâu)

4. Tình trạng chăm sóc y tế dành cho trẻ lai (thẻ BHYT, Tiêm ngừa nếu trẻ dưới 6

tuổi), cách thức chọn lựa dịch vụ chăm sóc y tế

5. Tình trạng đi học của trẻ, thuận lợi, và khó khăn. Thủ tục nhập học của trường

hợp cháu lai mà ông/bà đang chăm sóc

6. Mối quan hệ xung quanh có giúp được gì trong việc xin khai sinh/ nhập hộ khẩu/

đăng ký tạm trú/ nhập học/ chăm sóc y tế cho trẻ lai

7. Những mong đợi gì từ chính sách giáo dục và y tế (nếu có)

PL 5

Bảng hỏi trẻ lai

Mã phiếu: ……………

Ngƣời PV:……….

Thời gian:…/…../ 2016

Địa bàn: KV/ Ấp…………………………. Xã/

phƣờng:……………………..Huyện/thị………………………… Tỉnh Hậu Giang

BẢNG HỎI 1

ĐỐI TƢỢNG: TRẺ EM LAI ĐÀI-VIỆT VÀ HÀN-VIỆT

(DÀNH CHO HỘ NUÔI TRẺ)

A1. THÔNG TIN NGƢỜI TRẢ LỜI

1 Họ và tên

2 Năm sinh

3 Giới tính 1= Nam 2=Nữ

4 Dân tộc 1=Việt 2=Khmer 3=Hoa

4= Khác (chi rõ)………………………

5 Học vấn Lớp:…………

6 Tình trạng hôn nhân 1= Đang kết hôn 2= Góa 3=Li thân 4=li hôn

7 Mối quan hệ với trẻ lai 1= Bà ngoại 2= Ông ngoại 3= dì 4= cậu 5=mợ

6= Mẹ ruột 7= mẹ nuôi 8= cha nuôi 9= khác (ghi rõ)

8 Nghề nghiệp 1= Nội trợ

2=Nông dân

3=Công nhân

4=Buôn bán

5=CBCNVC

6=khác (ghi rõ)

9 Hộ gia đình xếp theo chuẩn

của địa phương

1= Cận nghèo

2= Nghèo

3= Thương binh/ liệt sĩ

4= Không thuộc các dạng hộ trên

10 Ông/bà có là thành viên

của hội/ đoàn thể nào?

1= Hội PHHS

2= Hội khuyết học

3= Đoàn TN

4=Hội PN

5=Hội Cựu chiến binh

6= Hội khác:…………………………

11 Địa chỉ Ấp/KV………………………xã/phường……………….

Huyện………………………..

PL 6

A2. THÔNG TIN VỀ TRẺ LAI

1 Họ và tên

2 Năm sinh

3 Giới tính 1= Nam 2=Nữ

4 Quốc tịch 1= Đài Loan 2= Hàn Quốc 3= Việt Nam

5 Học vấn Lớp:…………

6 Thời gian về sống

cùng ngoại

Tháng……………..năm ………………

A3. THÔNG TIN VỀ MẸ CỦA TRẺ

1 Họ và tên

2 Năm sinh

3 Dân tộc 1=Việt 2=Khmer 3=Hoa

4= Khác (chi rõ)………………………

4 Học vấn Lớp:…………

5 Tình trạng hôn nhân

với bố của trẻ

1= Đang kết hôn 2= Góa 3=Li thân 4=li hôn

6 Hiện cư trú ở đâu? 1= Tại Hậu Giang 2= Tỉnh khác thuộc VN 3= ĐL

4= Hàn quốc 5= Nước khác:…………

7 Tiền gửi về cho người

nuôi trẻ

1= có

………………………………../tháng

2=không

Vì sao:……………………………………………

A 4. THÔNG TIN VỀ BỐ CỦA TRẺ (nếu ngƣời trả lời không nhớ về ngƣời bố của

đứa trẻ thì đánh dấu (X):…………..

1 Họ và tên

2 Năm sinh

3 Học vấn Lớp:…………

4 Tình trạng hôn nhân

với MẸ của trẻ

1= Đang kết hôn 2= Góa 3=Li thân 4=li hôn

5= không biết

5 Hiện cư trú ở đâu? 1= Hàn quốc 2= Đài Loan

3= Việt Nam 4= không biết 5=không quan tâm

7 Tiền gửi về cho người

nuôi trẻ

1= có

………………………………../tháng

2=không

Vì sao không?

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

PL 7

B. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG CƢ TRÚ/ NHẬP CƢ CỦA TRẺ

1 Thời gian cư trú ở VN Từ: Tháng:………năm:…………..

2 Tình trạng cư trú 1= Gian hạn cư trú 3 tháng/ lần

2=Gia hạn cư trú 6 tháng/lần

3= Có hộ khẩu tại địa phương

3 Trẻ thuộc diện con lai 1= Sinh tại VN (có giấy chứng sinh tại VN)

2= Sinh ở nước ngoài mang về VN gửi nuôi tạm

3= Sinh ở nước ngoài mang về VN nuôi luôn

4 Giấy tờ ban đầu của trẻ

lai từ nước ngoài về

1= Khai sinh bản gốc

2= Khai sinh bản sao

3= Passport (ĐL/HQ)

4= Sổ khám sức khỏe

5= các chứng nhận chích ngừa các loại bệnh

6= Học bạ ĐL

7= Học bạ Hàn quốc

8=Khác

5 Giấy tờ hiện nay trẻ có 1= Khai sinh chính quyền VN cấp

2= Khai sinh bản gốc (nước trẻ mang quốc tịch)

3= Sổ gia hạn cư trú

4= Passport (ĐL/HQ) cấp

5= Passport (ĐL/HQ) cấp mới vì cái cũ hết hạn 5 năm

6= học bạ tại VN

7= sổ chích ngừa cho trẻ

8=không có giấy tờ mới nào

Chuyển

13

6 Ai là người đi làm giấy

khai sinh VN cho trẻ

1= mẹ của trẻ

2=Anh/chị

3=Cô/dì/chú/bác

4=Người trả lời

5= Khác (ghi rõ mqh với trẻ)

7 Ai là người đi làm hộ 1= mẹ của trẻ

PL 8

khẩu tại VN cho trẻ 2=Anh/chị

3=Cô/dì/chú/bác

4=Người trả lời

5= Khác (ghi rõ mqh với trẻ)

8 Ai là người đi đổi

passport mới cho trẻ

1= mẹ của trẻ

2=Anh/chị

3=Cô/dì/chú/bác

4=Người trả lời

5= Khác (ghi rõ mqh với trẻ)

9 Ai là người đi làm gia

hạn cho trẻ

1= mẹ của trẻ

2=Anh/chị

3=Cô/dì/chú/bác

4=Người trả lời

5= Khác (ghi rõ mqh với trẻ)

10 Những ai đã giúp đỡ

trong khi làm khi làm

giấy khai sinh cho trẻ

1= Người thân trong gia đình

2= Hàng xóm

3= CB ấp/ Khu vực

4=CB xã/ Phường

5=CB Huyện/ TX/TP

6=CB Tỉnh

7=Dịch vụ (luật sư)

11 Những ai đã giúp đỡ

trong khi làm khi làm

hộ khẩu cho trẻ

1= Người thân trong gia đình

2= Hàng xóm

3= CB ấp/ Khu vực

4=CB xã/ Phường

5=CB Huyện/ TX/TP

6=CB Tỉnh

7=Dịch vụ (luật sư)

12 Những ai đã giúp đỡ

trong khi làm khi đi

1= Người thân trong gia đình

2= Hàng xóm

PL 9

đổi passport mới cho

trẻ

3= CB ấp/ Khu vực

4=CB xã/ Phường

5=CB Huyện/ TX/TP

6=CB Tỉnh

7=Dịch vụ (luật sư)

13 Lí do không đi làm các

thủ tục cư trú pháp lý

cho trẻ vì

1= có đi làm nhưng không được

2= chưa đi làm bao giờ

3=không biết làm ở đâu

4=không có tiền để đi làm giấy tờ cho trẻ

5=khác……………………………………………..

14 Đánh giá thủ tục gia

hạn cho trẻ tại địa

phương

1. Dễ dàng

2. Bình thường

3. Khó khăn

16 Theo ông/bà thủ tục

đăng kí khai sinh cho

trẻ như thế nào

1. Dễ dàng

2. Bình thường

3. Khó khăn

17 Theo ông/bà thủ tục

đăng kí hộ khẩu cho trẻ

như thế nào?

1. Dễ dàng

2. Bình thường

3. Khó khăn

18 Theo ông/bà thủ tục

đăng kí quốc tịch cho

trẻ như thế nào?

1. Dễ dàng

2. Bình thường

3. Khó khăn

19 Theo ông/bà thủ tục

đổi passport cho trẻ

như thế nào

1. Dễ dàng

2. Bình thường

3. Khó khăn

PL 10

20 Kinh phí đi làm thủ tục

pháp lí cho trẻ

(theo hóa đơn)

1. Kinh phí làm gia hạn tạm trú:…………….....Đ

2. Kinh phí khai sinh VN:……………………….Đ

3. Kinh phí đổi passport cho trẻ:………………….Đ

21 Đóng kinh phí làm thủ

tục gia hạn cư trú cho

trẻ có khó khăn gì?

1= đi xa

2= Tốn thời gian

3= mất một khoản tiền ảnh hưởng đến chi tiêu của cả nhà

4=Không có khó khăn gì

22 Đóng kinh phí làm thủ

tục làm khai sinh tại

VN cho trẻ có khó

khăn gì?

1= đi xa

2= Tốn thời gian

3= mất một khoản tiền ảnh hưởng đến chi tiêu của cả nhà

4=Không có khó khăn gì

23 Đóng kinh phí làm thủ

tục đổi pasport cho trẻ

có khó khăn gì?

1= đi xa

2= Tốn thời gian

3= mất một khoản tiền ảnh hưởng đến chi tiêu của cả nhà

4=Không có khó khăn gì

C. THÔNG TIN TRẺ TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC

1 Hiện nay trẻ còn đi học

không?

1= Chưa đi học

2= có đi học nhưng nghỉ học

3= Còn đi học (hỏi tiếp)

Câu 24

Câu 10

2 Đang học lớp mấy Ghi lớp:…………………………..

Nếu mẫu giáo (ghi số 13)

3 Loại hình trường đang

học?

1=Công lập

2=Bán công

3=Dân lập

4=Bổ túc văn hoá/phổ cập giáo dục

5=Lớp học tình thương

6=Học mẫu giáo trường sơ

7=Học ở Chùa

PL 11

8=Học ở nhà thờ

4 Hình thức học 1= chính thức (có danh sách chính thức)

2=học gửi (dự thính)

Tại sao học gửi dự thính:

2.1. Trẻ không có khai sinh công chứng

2.2. Trẻ không có ai bảo lãnh

2.3. Trẻ không biết tiếng Việt nhiều nên gửi tạm cho

trường

2.4. Lí do khác:…………………………………….

………………………………………

5 Có được hỗ trợ gì

không? (nhiều ý)

0=Không được hỗ trợ gì

1=Được miễn học phí

2=Được giảm học phí

3=Được phát cặp

4=Được phát sách

5=Được phát vở, bút

6=Khác (ghi rõ)....................................................

6 Ly do được hỗ trợ?

(nhiều ý)

1=Gia đình nghèo

2=Gia đình hộ cận nghèo

3=Học giỏi

4=Lý do khác (ghi rõ)...................................

7 Ai đưa trẻ đi học

(ghi 1 ý cho người nào

thường đưa nhất)

1= Tự đi

2= Cha mẹ

3=Anh/chị

4=Cô/dì/chú/bác

5=Người trả lời

6=Khác (ghi rõ mqh với trẻ)

8 Trẻ có đi học thêm

không?

1=Có

8.1. Học thêm ở đâu:

1=Tại trường

PL 12

(nhiều ý)

2=Mời thầy cô về nhà dạy

3=Đến nhà thầy cô học

4=Cách khác (chi rõ)………………….

………………………………………..

2=Không

8.2. Lý do không đi học thêm:

1=Học chính thức ở trường đủ rồi

2=Không có thời gian

3=Không có tiền học thêm

4=Phải phụ giúp việc nhà

5=Phải phụ buôn bán

6=Lý do khác (chi rõ)………………….

…………………………………………

9 Theo ông/bà việc đi

học thêm có quan

trọng không?

1=Có

2=Không

Tại sao?..............................................................

…………………………………………………..

THỦ TỤC BAN ĐẦU KHI XIN CHO TRẺ HỌC

10 Ông/ bà xin cho trẻ học

tại địa phương từ lớp

mấy?

1= Mẫu giáo

2=Lớp 1

3= (ghi cụ thể lớp khác)………………..

11 Ai là người đăng kí

cho trẻ đi học

1= mẹ của trẻ

2=Anh/chị

3=Cô/dì/chú/bác

4=Người trả lời

5= Khác (ghi rõ mqh với trẻ)

12 Thủ tục đăng kí nhập

học như thế nào?

1= nộp thẳng hồ sơ cho nhà trường

2= Nhờ người quen giới thiệu rồi nộp hồ sơ tại trường

3= Nhờ người quen làm hồ sơ nhập học

13 Hồ sơ nhập học của 1= Khai sinh tại VN

PL 13

trẻ? 2=Hộ khẩu

3=Khai sinh nước ngoài có công chứng tại lãnh sự

4= Vẫn còn thiếu hồ sơ (giấy khai sinh)

14 Những người giúp

ông/bà trong việc cho

trẻ đi học ( nhiều lựa

chọn)

1 Cung cấp thông tin về

chuyện đi học của trẻ

1= Trưởng ấp/KV

2=CA xã/phường

3= Tư pháp xã/Phường

4=Lãnh đạo UBND xã/phường

5=Đoàn thể cấp Xã/Phường

6= CB/Gv trong trường học

7=Khác(ghi)………………..

2 Gửi cho trẻ đi học 1= Trưởng ấp/KV

2=CA xã/phường

3= Tư pháp xã/Phường

4=Lãnh đạo UBND xã/phường

5=Đoàn thể cấp Xã/Phường

6= CB/Gv trong trường học

7=Khác(ghi)………………..

3 Trực tiếp nộp hồ sơ

cho trẻ đi học

1= Trưởng ấp/KV

2=CA xã/phường

3= Tư pháp xã/Phường

4=Lãnh đạo UBND xã/phường

5=Đoàn thể cấp Xã/Phường

6= CB/Gv trong trường học

7=Khác(ghi)………………..

15 Chi phí đi học của trẻ

trong năm

1= Tiền học phí:……………………………./năm học

2=Tiền trưa cho trẻ học bán trú:……………./năm học

3= Tiền BHYT:……………………………../năm học

4= Tiền BH Tai nạn:………………………./ năm học

5= Tiền ăn giữa ngày:………………….……/năm học

6= Tiền ăn sáng……………………….……../năm học

PL 14

7= Tiền phụ thu khác:………………………./năm học

8= Tiền học thêm:……………………………./ năm học

Tổng: ………………………

16 Ai là người chi trả chi

phí học hành ở trên

cho trẻ?

1= người trả lời

2= Mẹ của trẻ

3= Người khác(ghi rõ)……………………………..

17 Cách thức đóng tiền

học phí cho trẻ đi học?

1= Đầu năm học đóng 1 lần

2= Đóng mỗi đầu học kỳ

3= Đóng thành nhiều lần trong năm học

4= Giờ vẫn còn thiếu tiền học phí

18 Ai là người đưa rước

trẻ đi học

1= người trả lời

2=mẹ của trẻ

3=ba của trẻ

4=ông nội

5=ông ngoại

6=bà nội

7=bà ngoại

8= người khác (ghi rõ)………………………………

19 Trẻ đi học có khó khăn

gì cho gia đình ông bà

không

1 Đóng tiền học phí đầu năm 1= có khó khăn

2=Không

2 Phải đưa rước 1= có khó khăn

2=Không

3 Theo dõi tình hình học hành

của trẻ

1= có khó khăn

2=Không

4 Tống chi phí làm giấy tờ khai

sinh cho trẻ

1= có khó khăn

2=Không

5 Làm thủ tục nhập học khi trẻ

vào lớp 1

1= có khó khăn

2=Không

20 Ông/bà dự tính cho trẻ

học tới lớp mấy thì

1= hết cấp 1

Tại sao?....................................................................

PL 15

nghỉ 2= hết cấp 2

Tại sao?..................................................................

3=hết cấp 3

Tại sao?..................................................................

4= học TC nghề

Tại sao?..................................................................

5=xong CĐ/ĐH

Tại sao?..................................................................

5= Học tới chừng nào trẻ học không nổi nữa thì thôi

Tại sao?..................................................................

6= Học tới đâu hay tới đó

Tại sao?..................................................................

21 Ông/ bà có biết chính

sách giáo dục nào của

địa phương cho trẻ lai

đi học không?

1= có

Nếu có là gì:…………………………………………

……………………………………………

…………………………………………….

Biết từ ai?.....................................................................

2=không

3=không quan tâm

22 Theo ông/bà trẻ có thể

học được đến khi nào

tại VN?

1=Học đến chừng nào không học được nữa thì dừng

2= được học lên tới đại học

3= Được học đến hết

4=Được học đến hết cấp II

5= Được học đến hết câp III

6=Được học hết mẫu giáo

7=Tôi không biết

23 Ông/bà có nghĩ rằng

trẻ cần học thêm về

ngôn ngữ nơi quốc gia

trẻ sinh ra không?

1= có

Tại sao?

1.1. Để nói chuyện với bố

1.2. Để sau này quay về nước đi học cho thuận tiện

1.3. Trẻ muốn đi học

PL 16

1.4. Khác:……………………………………….

2=không

Tại sao?

2.1. Trẻ còn nhỏ không cần học

2.2. Vì trẻ sẽ ở VN luôn không cần học

2.3. Vì gia đình không có tiền cho đi học

2.4. Vì tại nơi ở không có ai dạy. muốn học phải đưa trẻ

đi ra trung tâm

2.5. Trẻ không thích học

2.6. Khác:………………………………………………

24 Vì sao trẻ chưa được đi

học?

(nhiều ý)

1=Gia đình nghèo không có tiền đi học

2=Do phải đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình

3=Trẻ còn nhỏ

4= Trẻ chưa có khai sinh VN

5= Trẻ chưa có khai sinh gốc ĐL/HQ

6= Trẻ không có hộ khẩu tại địa phương

Chuyển

13

25 Lý do trẻ nghỉ học?

(nhiều ý)

1= Gia đình nghèo không có tiền đi học

2= Phải đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình

3= Do bệnh làm gián đoạn việc học

4=Nhường cho em đi học

5= Trẻ học kém quá

6= Trẻ không thích học

7=Lý do khác (ghi rõ)…………………………

………………………………………………..

26 Nếu như trẻ không

được đi học, ông/bà có

cảm thấy trẻ bị thiệt

thòi không?

1=Có:

Thiệt thòi gì?

1.1. Sau này trẻ không biết chữ

1.2. Trẻ lớn lên không xin được việc làm

1.3. Trẻ sẽ không hòa nhập được với xã hội VN

1.4. Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

PL 17

2=Không:

Vì sao không?

2.1. Trẻ ở tạm tại VN rồi lại qua Đài Loan/ HQ

2.2. Vì trẻ không cần phải học ở VN

2.3. Khác:……………………………………….

27 Theo ông/bà việc học

hành của trẻ có quan

trọng không?

1=Quan trọng

2=Không quan trọng

3=Không biết

28 Kết quả học tập của trẻ

trong năm học qua

1. Có giấy khen của lớp

2. Có giấy khen của trường

3. Có giấy khen của tỉnh

4. Không có giáy khen

PL 18

D. TRẺ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ

1 Hiện nay trẻ có

BHYT không?

1= có

2=không

Chuyển 9

2 Thẻ mua ở đâu? 1= Mua chung hộ gia đình

2=Mua ở trường học

3=Trẻ thuộc hộ nghèo nên được cấp miễn phí

4= Trẻ thuộc hộ cận nghèo nên được giảm

% được giảm:………………………….

Chuyển 4

3 Ai là người chi trả

cho mua thẻ

BHYT?

1= mẹ của trẻ

2=Anh/chị

3=Cô/dì/chú/bác

4=Người trả lời

5= Khác (ghi rõ mqh với trẻ)

4 Thẻ được điều trị

cấp nào? Nếu

thanh toán theo

tuyến

1= Cao nhất là bệnh viện TP Vị Thanh

2= Bệnh viện Tỉnh

3=Bệnh viện TW

4=Không bao giờ sử dụng nên không biết

5 Trong 12 tháng

qua trẻ có sử dụng

thẻ BHYT không

1= có

Bao nhiêu lần:……………lần miễn phí hoàn toàn

Bao nhiêu lần:……………Lần giảm chi phí

2=không

Tại sao?..........................................................................

Chuyển 7

6 Trong 12 tháng

qua có sử dụng thẻ

BHYT trong

trường hợp nào?

1= Bệnh thông thường khám lấy thuốc ở trạm xá

Bệnh gì: (1)……………………………………………..

(2)…………………………………………….

(3)……………………………………………..

2=Bệnh phải nằm nội trú điều trị

Bệnh gì? : (1)……………………………………………..

(2)…………………………………………….

(3)……………………………………………..

PL 19

7 Nơi điều trị 1= Trạm xá xã/phường

2=Bệnh viện Huyện/TP

3=Bệnh Viện Tỉnh

4=Bệnh viện TW

5=Bệnh viện Quốc tế

8 Nhận xét về cơ sở

điều trị bệnh khi

sử dụng thẻ BHYT

1 Cơ sở vật chất 1=Chưa

tốt

2=Tốt 3=Kh

ông ý

kiến

2 Thái độ phục vụ của NV

y tế

1=

Không

tốt

2=Bình

thườn

3=tốt

3 Thời gian điều trị 1=lâu

khỏi

2=bình

thường

3=Nh

anh

khỏi

4 Cách thanh toán BHYT 1= thủ

tục đơn

giản

2= Thủ

tục mất

thời gian

3=Th

anh

toán

rất

phiền

thức

9 Trẻ bệnh gì trong

12 tháng

qua(không sử

dụng thẻ BHYT)

1= Cảm thông thường

(hỏi có bệnh thì khoanh, không

thì bỏ qua)

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

2= Bệnh sốt cao, nhiều ngày

(hỏi có bệnh thì khoanh, không

thì bỏ qua)

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

PL 20

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

3= Bệnh cấp tính

(hỏi có bệnh thì khoanh, không

thì bỏ qua)

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

4=Bệnh nan y

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

5= Tai nạn 1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

PL 21

Chi phí điều trị:

…………………….VNĐ

Ai là người thanh toán?

1=mẹ

2=người trả lời

3=người

khác(ghi)..................

Chi phí đi chăm sóc

…………………….VNĐ

Ai là người thanh toán?

1=mẹ

2=người trả lời

3=người

khác(ghi)..................

10 Trường hợp trẻ

không có BHYT là

vì sao?

1= Trẻ là con lai dưới 6 tuổi không thuộc diện được cấp thẻ

BHYT

2= Gia đình không có tiền mua BHYT cho trẻ

3= Trẻ dưới 6 tuổi thuộc diện được cấp thẻ BHYT nhưng

chính quyền chưa cấp

4= Thẻ vừa hết hạn chờ cấp mới

5=Thẻ vừa hết hạn chờ mua mới

6= Trẻ lai là người nước ngoài nên không mua được thẻ

BHYT tại VN

7= Trẻ có bảo biểm y tế quốc tế

11 Theo ông/bà thẻ

BHYT có cần thiết

cho trẻ không?

1= có

Vì sao?

1.1. Cần khi trẻ bệnh nặng

1.2. Cần khi trẻ nằm viện lâu ngày

1.3. Cần vì nhà tôi nghèo nếu trẻ bệnh thì sợ không có đủ

tiền điều trị và chăm sóc

1.4. Cần vì mẹ của trẻ không có gửi tiền về chăm sóc trẻ

1.5. Khác:……………………………………………….

2=không

Vì sao?

2.1. Vì cho dù có cũng không bao giờ xài

2.2. Nếu trẻ bệnh thông thường thì đi BS tư

2.3. Sử dụng thẻ BHYT rất phiền phức

PL 22

2.4. Khác:……………………………………………

12 Đối với trẻ dưới 6

tuổi, ông bà có đưa

trẻ đi chích ngừa

lần nào không?

1= có

Bao nhiêu lần nếu nhớ:……………………..

2=không

Vì sao không?

2.1. Vì không nghe địa phương thông báo

2.2. Vì mẹ của trẻ không cho chích

2.3. Khác:…………………………………………………

Chuyển

13 Tiêm ngừa ở đâu? 1= Trạm xá tại xã/phường

1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

2= BV Huyện 1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

3=BV Tỉnh 1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

4=Đưa trẻ đến TP khác chích 1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

14 Ông/bà cho biết đã

tiêm ngừa cho trẻ

như thế nào?

1= Theo lịch thông báo của địa phương

2= Nghe người nhà nói

3= Nghe hàng xóm nói

4= Nghe thông báo của báo đài

5= Mẹ của trẻ kiêu đi chích cho trẻ

6=Người khác (ghi cụ thể)………………………………….

15 Ông/bà còn nhớ đã

tiêm vacxin nào

cho trẻ không?

1=Không nhớ

2= Có sổ chích, nên khi đi chích thì đưa sổ ra

3= Không nhớ như hể địa phương thông báo là tui đưa cháu

đi chích đầy đủ

16 Trước khi về VN

trẻ có tiêm ngừa ở

ĐL/HQ không?

1= có

Loại ngừa bệnh gì?..................................................... (nếu

không nhớ ghi 99; nếu không biết ghi 88)

PL 23

Chích lúc mấy tuổi?..............................................

(nếu không nhớ ghi 99; nếu không biết ghi 88)

2=không

17 Ông/bà biết chính

sách y tế nào sau

đây dành cho trẻ

lai?

1= trẻ dưới 6 tuổi được tiêm ngừa miễn phí tại trạm xá

2= trẻ lai là người nước ngoài nên không được hưởng chính

sách y tế tại Việt Nam

3= Trẻ lai được nhận đi học tại trường công là được mua thẻ

bảo hiểm y tế

4= Trẻ lai thuộc diện hộ gia đình nghèo cũng được hưởng

chế độ miễn giảm viện phí như các thành viên khác

5= Không biết gì về chính sách y tế cho trẻ lai

18 Tình trạng sức

khỏe của trẻ trong

suốt thời gian ở

cùng ông/bà

1= Từ khi nuôi cháu đến giờ hoàn toàn khỏe mạnh

2= Cháu chỉ bệnh lặt vặt, cảm thông thường

3= Cháu thường bệnh cảm thông thường nhưng nhiều lần

trong tháng

4= Tháng nào cũng phải đưa đi bác sĩ khám trị bệnh

5= đã từng có lần đi cấp cứu

19 Ông/bà có khó

khăn gì trong việc

chăm sóc sức khỏe

cho trẻ?

1= Trẻ không có thẻ bảo hiểm y tế nên thấy lo nếu có bệnh

nặng thì phải vay mượn

2=Vì lớn tuổi nên khi trẻ bị bệnh không đủ sức khỏe để

chăm cháu

3=Không chạy được xe máy nên mỗi lần đưa trẻ khám bệnh

phải đi Honda ôm tốn kém

4= Không chạy được xe máy nên mỗi lần khám bệnh cho trẻ

phải nhờ người khác giúp rất phiền phức

5= Vì trị bệnh cho cháu nên thiếu nợ

6=Bản thân có bệnh nên không chăm sóc sức khỏe cho cháu

được phải nhờ người khác trong gia đình

20 Khoảng cách từ

nhà đến các cơ sở

y tế gần nhất

1= chùa/đình (hốt thuốc nam)………………/km

2=tiệm thuốc tây……………………………./km

3=BS tư………………………………………/km

PL 24

ông/bà từng sử

dụng dịch vụ này

chăm sóc y tế cho

trẻ

4=Trạm xá xã…………………………………/km

5=Bệnh viện Huyện…………………………./km

6=Bệnh viện Tỉnh……………………………/km

7=Bệnh viện TW;……………………………./km

21 Ông/bà thường sử

dụng phương tiện

nào sau đây để đi

lại khi sử dụng

dịch vụ y tế trên

1= đi bộ

2=đi xe đạp

3= đi xe gắn máy

3= đi xe ôm

4=đi xe bus

5= đi xe đò

6= nhờ người nhà chở bằng xe máy

E. THÔNG TIN VỀ NHẬP CƢ CỦA TRẺ

1 Chỗ ở hiện nay? 1. Cùng địa chỉ với người trả lời

2. Nơi khác:………………………………….

2 Trẻ sinh ra ở đâu? 1= Tại chỗ

2=Nơi khác (VN) khác

3= Đài Loan

4= Hàn quốc

3 Trẻ chuyển đến khi nào? Năm:……………………….

4 Ai là người đưa trẻ đến sống

cùng ông/bà?

1= Mẹ của trẻ

2= Trẻ theo ông/bà về VN sống

3= Người khác:………………………

5 Lý do mà trẻ đến sống cùng

ông/bà là gì?

1= Mẹ mang bầu về sinh tại VN

2= Cha, mẹ li hôn

3=Cha, mẹ li thân

4= Mẹ trốn gia đình chồng ở ĐL/HQ mang con về gửi

rồi qua lại bên kia đi làm

5= Khác:......................................................................

PL 25

6 Ai là người quyết định trẻ về

cùng ông/bà

1=Bản thân người trả lời

2= Mẹ của trẻ

3=Ba của trẻ

4= Người khác (ghi rõ)…………………………

7 Ông/bà nhớ cháu ở nơi nào bên

ĐL/HQ?

1. Nơi:.........................

2. Không nhớ

3. Không biết

E.KINH TẾ GIA ĐÌNH 12 THÁNG QUA

1. Thu nhập trong 12 tháng qua (tính những người ăn chung, đóng góp chung cho gia đình)

Hạng mục ĐVT Số lƣợng Thành tiền

1 Thu nhập từ nông nghiệp Công

2 Thu nhập từ hoạt động chăn

nuôi

con

3 Thu nhập từ đóng góp của các

thành viên khác trong gia đình

(đang sống cùng-xem bảng hộ)

Người

4 Thu nhập từ tiền vay trong năm

5 Thu nhập từ tiền gửi về từ các

lao động khác (đi làm xa trong

nước)

6 Thu nhập từ tiền gửi về của mẹ

của trẻ lai

7 Thu nhập khác

Tổng thu nhập

2. Chi tiêu của hộ gia đình trong 12 tháng qua (ước tính theo từng tháng )

Hạng mục ĐVT Số lƣợng Thành tiền

1 Chi cho ăn uống

2 Chi cho mặc

3 Chi phí sản xuất

4 Mua sắm đồ dùng

5 Sửa chữa nhà cửa

PL 26

6 Giáo dục học hành

7 Y tế và chăm sóc sức khoẻ

8 Đóng góp cộng đồng

8 Chi hiếu hỉ

9 Đi lại

11 Điện

12 Khí đốt, tiền nước

13 Chi phí làm khai sinh cho trẻ

lai

14 Chi phí làm gia hạn cho trẻ

hàng năm

15 Chi phí làm nhờ người giúp

cho trẻ đi học

16 Trả nợ

17 Khác:

Tổng

F. MỘT SỐ QUAN NIỆM và NGUYỆN VỌNG (chỉ hỏi chờ người trả lời nếu có ý như

đáp án thì khoanh tròn-đề nghị không đọc đáp án)

1 Trẻ nhà ông/bà nên gọi như thế

nào?

1= Hoàn toàn là trẻ người Việt Nam

2=Trẻ em có yếu tố nước ngoài

3=Con ĐL

4=Con Hàn Quốc

5=Con lai

6=khác

2 Ông/ bà định nuôi cháu đến khi

nào?

1= Nuôi cháu ở VN luôn

2= Khi cháu lớn thì trả về ĐL

3= Khi cháu lớn thì trả về HQ

4= Không biết nuôi cháu đến khi nào

5= nuôi đến khi nào nhà nước không cho trẻ đi học

nữa thì đưa về bên kia

6= Nuôi đến khi nào mẹ cháu về rước

PL 27

3 Nguyện vọng của ông/bà về

việc định cư cho trẻ là gì?

1= Làm được quốc tịch VN cho trẻ

2= Làm được khai sinh cho trẻ

3=Nhập được hộ khẩu cho trẻ

4= Trẻ có được 2 quốc tịch

5= Không thu hồi khai sinh VN của trẻ

6= Khác:……………………………………………

4 Nguyện vọng của ông/bà về

việc học hành của trẻ

1= Trẻ có được cơ hội học tập như các trẻ em khác

2= Trẻ học được tới đâu hay tới đó

3= Có nơi gần nhà dạy tiếng ĐL cho trẻ

4= Có nơi gần nhà dạy tiến Hàn cho trẻ

5=Học phí quá mắc so với điều kiện kinh tế gia đình

6=Không có nguyện vọng gì (chỉ chọn 1 ý này)

5 Nguyện vọng của ông/bà về

chăm sóc y tế

1= Trẻ khỏe mạnh nên không lo gì về chuyện chăm

sóc y tế cho trẻ

2= Cần có thẻ BHYT cho trẻ để phòng ngừa khi có

bệnh cần điều trị

3= Trẻ dưới 6 tuổi nên cần được chích ngừa như bao

trẻ em khác

4= Không có nguyện vọng gì

PL 28

BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH: thông tin chung về hộ gia đình (dành cho người sống cùng người trả lời trên 1 năm. Chi tiêu chung, nếu

không biết ghi 99)

STT Tên

Giới

tính

Năm sinh Nghề

nghiệp

Quan hệ

với ngƣời

trả lời

Quan hệ

với trẻ

lai

TĐHV Tôn giáo Dân tộc BHYT Có sử dụng thẻ

BHYT trong 12

tháng qua

Thu nhập riêng của cá nhân trong

12 tháng qua (cho ngƣời có thu nhập

đang sống cùng gia đình)

có không Chính Phụ khác

B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B0 B10 B11 B12.1 B12.2 B13.1 B13.2 B13.3

1

2

3

4

5

Mã cho B3

1=nam

2=nữ

3=khác

Mã cho B5

1=CBVC

2=GIáo viên

3=CB Y tiê

4= Nông dân

5=Công nhân

6=KInh doanh

7=Buôn bán nhỏ

8=Lao động tự do

9= Khác………

Mã cho B6

1= vợ/ chồng

2=cha

3=mẹ

4=con gái

5=con trai

6=con dâu

7=con rể

8=cháu ruột

9=cháu dâu/ rể

10=Họ hàng khác

11=cháu là con lai

12= người trả lời

Mã cho B7

1=ông ngoại

2=bà ngoại

3= cậu

4= dì

5= mợ

6=dượng

7= ông/bà/em họ

8= họ hàng khác

9=không có họ hàng

10=ông/bà/em ruột

Mã cho B8

0= không biết đọc biết viết

1-12= lớp 1 đến lớp 12

13= tốt nghiệp cấp III

14= Trung cấp/ CĐ/ĐH

15=Trên đại học

Mã cho B9

1= thờ ông bà

2= phật giáo

3= thiên chúa giáo

4= cao đài

5= Khác

Mã cho B10

1= kinh

2= hoa

3=khơ-me

4= khác

Mã cho B11

1=có

2=không

PL 29

Bảng hỏi trẻ cộng đồng (không lai)

Mã phiếu: ……………

Ngƣời PV:……….

Thời gian:…/…../ 2016

BẢNG THU THẬP THÔNG TIN

ĐỐI TƢỢNG: TRẺ EM VIỆT NAM TẠI CỘNG ĐỒNG

(DÀNH CHO HỘ NUÔI TRẺ)

A1. THÔNG TIN NGƢỜI TRẢ LỜI

1 Họ và tên

2 Năm sinh

3 Giới tính 1= Nam 2=Nữ

4 Dân tộc 1=Kinh 2=Khmer 3=Hoa

4= Khác (chi rõ)………………………

5 Học vấn2 (Xem bảng mã)

6 Tình trạng hôn nhân 1= Đang kết hôn 2= Góa 3=Li thân 4=li hôn

7 Mối quan hệ với trẻ3 (Xem bảng mã)

8 Nghề nghiệp4 (Xem bảng mã)

9 Hộ gia đình xếp theo chuẩn

của địa phương

1= Cận nghèo

2= Nghèo

3= Thương binh/ liệt sĩ

4= Không thuộc các dạng hộ trên

10 Ông/Bà có là thành viên

của hội/đoàn thể nào không

1= Có

2= Không (Chuyển sang câu 12)

11 Ông/bà có là thành viên

của hội/ đoàn thể nào?

(Chọn nhiều ý)

1= Hội PHHS 2= Hội khuyết học

3= Đoàn TN 4=Hội PN

5=Hội Cựu chiến binh

6= Hội khác:…………………………

12 Địa chỉ Ấp/KV………………………xã/phường……………….

Huyện………………………..

2 Câu 5: Học vấn (0=Không biết đọc biết viết; 1-12 = Lớp 1 – Lớp 12; 13 = Tốt nghiệp cấp 3; 14 = Trung

cấp/CĐ/ĐH; 15 = Trên ĐH; 16=Mẫu giáo; 17= Còn nhỏ chưa đi học 99=Không biết)

3 Câu 7: MQH với trẻ (1=Ông/bà ngoại; 2=Ông/bà nội; 3=Cha mẹ ruột; 4=Cha mẹ nuôi;

5=Cô/dì/chú/bác bên nội; 6=Cô/dì/chú/bác bên ngoại; 7=Mợ/dượng; 8=Anh/chị/em ruột;

9=Anh/chị/em họ; 10= Khác (ghi rõ) 4 Câu 8: Nghề nghiệp (1=CBVC; 2=Giáo viên; 3= Nông dân; 4=Công nhân; 5=Kinh doanh; 6=Buôn

bán nhỏ; 7=Lao động tự do; 8= Nội trợ; 9= Học sinh/SV;10= Khác)

PL 30

A2. THÔNG TIN VỀ TRẺ

13 Họ và tên

14 Năm sinh

15 Giới tính 1= Nam 2=Nữ

16 Quốc tịch 1= Việt Nam

17 Học vấn

18 Thời gian về sống cùng

ngoại/ nội (dành cho

trường hợp không ở cùng

bố mẹ)

Tháng……………..năm ………………

A3. THÔNG TIN VỀ MẸ CỦA TRẺ

19 Họ và tên

20 Năm sinh

21 Dân tộc 1=Kinh 2=Khmer 3=Hoa

4= Khác (chi rõ)………………………

22 Học vấn Lớp:…………

23 Tình trạng hôn nhân với bố

của trẻ

1= Đang kết hôn 2= Góa 3=Li thân 4=li hôn

24 Hiện cư trú ở đâu? 1= Tại Hậu Giang 2= Tỉnh khác 3= quốc gia khác (ghi cụ

thể):……………………………..

25 Tiền gửi về cho người nuôi

trẻ

1= có

………………………../tháng

2=không

Vì sao:……………………………………………

A 4. THÔNG TIN VỀ BỐ CỦA TRẺ (nếu ngƣời trả lời không nhớ về ngƣời bố của đứa trẻ thì

đánh dấu (X):…………..

26 Họ và tên 27 Năm sinh 28 Học vấn Lớp:………… 29 Tình trạng hôn nhân với MẸ của

trẻ 1= Đang kết hôn 2= Góa 3=Li thân 4=li hôn 5= không biết

30 Hiện cư trú ở đâu? 1= Tại Hậu Giang 2= Tỉnh khác 3= quốc gia khác (ghi cụ

thể):…………………………….. 31 Tiền gửi về cho người nuôi trẻ 1= có

………………………………../tháng 2=không Vì sao:……………………………………………

PL 31

B. THÔNG TIN TRẺ TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC

32 Hiện nay trẻ còn đi học

không?

1= Chưa đi học Chuyển câu 51

2= có đi học nhưng nghỉ học Chuyển câu 52

3= Còn đi học (hỏi tiếp)

33 Loại hình trường đang học? 1=Công lập

2=Bán công

3=Dân lập

4=Bổ túc văn hoá/phổ cập giáo dục

5=Lớp học tình thương

6=Học mẫu giáo trường sơ

7=Học ở Chùa

8=Học ở nhà thờ

34 Hình thức học 1= chính thức (có danh sách chính thức)

2=học gửi (dự thính)

Tại sao học gửi:……………………………………..

………………………………………

35 Có được hỗ trợ gì không?

(nhiều ý)

0=Không được hỗ trợ gì Chuyển câu 37

1=Được miễn học phí

2=Được giảm học phí

3=Được phát cặp

4=Được phát sách

5=Được phát vở, bút

6=Khác (ghi rõ)....................................................

36 Lý do được hỗ trợ?

(nhiều ý)

1=Gia đình nghèo

2=Gia đình hộ cận nghèo

3=Học giỏi

4=Lý do khác (ghi rõ)...................................

37 Ai đưa trẻ đi học

(ghi 1 ý cho người nào

thường đưa nhất)

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ 3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

8=Cô/dì/chú/bác bên nội 9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10= Tự đi 11=Khác (ghi rõ)……………..

38 Trẻ có đi học thêm không?

1=Có

38.1. Học thêm ở đâu:

1=Tại trường

2=Mời thầy cô về nhà dạy

PL 32

(chọn nhiều ý)

3=Đến nhà thầy cô học

4=Cách khác (chi rõ)………………….

………………………………………..

2=Không

38.2. Lý do không đi học thêm:

1=Học chính thức ở trường đủ rồi

2=Không có thời gian

3=Không có tiền học thêm

4=Phải phụ giúp việc nhà

5=Phải phụ buôn bán

6=Lý do khác (chi rõ)………………….

…………………………………………

39 Theo ông/bà việc đi học

thêm có quan trọng không?

1=Có

2=Không

Tại sao?..............................................................

…………………………………………………..

THỦ TỤC BAN ĐẦU KHI XIN CHO TRẺ HỌC

40 Ông/ bà xin cho trẻ học tại

địa phương từ lớp mấy?

1= Mẫu giáo

2=Lớp 1

3= (ghi cụ thể lớp khác)………………..

41 Ai là người đăng kí cho trẻ

đi học

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ 3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

8=Cô/dì/chú/bác bên nội 9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10=Khác (ghi rõ)……………..

42 Thủ tục đăng kí nhập học

như thế nào?

1= nộp thẳng hồ sơ cho nhà trường

2= Nhờ người quen giới thiệu rồi nộp hồ sơ tại trường

3= Nhờ người quen làm hồ sơ nhập học

4= Trường mẫu giáo tự chuyển hồ sơ

43 Hồ sơ nhập học của trẻ? 1= Khai sinh tại VN

2=Hộ khẩu

3=Khai sinh nước ngoài có công chứng tại lãnh sự

4= Vẫn còn thiếu hồ sơ (giấy khai sinh)

44 Những người giúp ông/bà

trong việc cho trẻ đi học (

nhiều lựa chọn)

1 Cung cấp thông tin về

chuyện đi học của trẻ

1= Trưởng ấp/KV

2=CA xã/phường

3= Tư pháp xã/Phường

PL 33

4=Lãnh đạo UBND xã/phường

5=Đoàn thể cấp Xã/Phường

6= CB/Gv trong trường học

7=Khác(ghi)………………..

2 Gửi cho trẻ đi học 1= Trưởng ấp/KV

2=CA xã/phường

3= Tư pháp xã/Phường

4=Lãnh đạo UBND xã/phường

5=Đoàn thể cấp Xã/Phường

6= CB/Gv trong trường học

7=Khác(ghi)………………..

3 Trực tiếp nộp hồ sơ cho

trẻ đi học

1= Trưởng ấp/KV

2=CA xã/phường

3= Tư pháp xã/Phường

4=Lãnh đạo UBND xã/phường

5=Đoàn thể cấp Xã/Phường

6= CB/Gv trong trường học

7=Khác(ghi)………………..

45 Chi phí đi học của trẻ trong

năm

1= Tiền học phí:……………………………./năm học

2=Tiền trưa cho trẻ học bán trú:……………./năm học

3= Tiền BHYT:……………………………../năm học

4= Tiền BH Tai nạn:………………………./ năm học

5= Tiền ăn giữa ngày:………………….……/năm học

6= Tiền ăn sáng……………………….……../năm học

7= Tiền phụ thu khác:………………………./năm học

8= Tiền học thêm:……………………………./ năm học

9= Tiền đồng phục: ………………………./ năm học

10 = Tiền sách vở: ………………………./ năm học

Tổng: ………………………

46 Ai là người chi trả chi phí

học hành ở trên cho trẻ?

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ 3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

8=Cô/dì/chú/bác bên nội 9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10=Khác (ghi rõ)……………..

PL 34

47 Cách thức đóng tiền học

phí cho trẻ đi học?

1= Đầu năm học đóng 1 lần

2= Đóng mỗi đầu học kỳ

3= Đóng thành nhiều lần trong năm học

4= Giờ vẫn còn thiếu tiền học phí

48 Trẻ đi học có khó khăn gì

cho gia đình ông bà không

1 Đóng tiền học phí đầu năm 1= có khó khăn

2=Không

2 Phải đưa rước 1= có khó khăn

2=Không

3 Theo dõi tình hình học hành của

trẻ

1= có khó khăn

2=Không

4 Tống chi phí làm giấy tờ khai sinh

cho trẻ

1= có khó khăn

2=Không

5 Làm thủ tục nhập học khi trẻ vào

lớp 1

1= có khó khăn

2=Không

49 Ông/bà dự tính cho trẻ học

tới lớp mấy thì nghỉ

1= hết cấp 1

Tại sao?....................................................................

2= hết cấp 2

Tại sao?..................................................................

3=hết cấp 3

Tại sao?..................................................................

4= học TC nghề

Tại sao?..................................................................

5=xong CĐ/ĐH

Tại sao?..................................................................

5= Học tới chừng nào trẻ học không nổi nữa thì thôi

Tại sao?..................................................................

6= Học tới đâu hay tới đó

Tại sao?..................................................................

50 Ông/ bà có biết chính sách

giáo dục nào của địa

phương cho trẻ đi học

không?

1= có

Nếu có là gì:…………………………………………

……………………………………………

…………………………………………….

Biết từ ai?.....................................................................

2=không

3=không quan tâm

51 Lý do trẻ chưa được đi 1=Gia đình nghèo không có tiền đi học

PL 35

học?

(nhiều ý)

2=Do phải đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình

3=Trẻ còn nhỏ

4= Trẻ chưa có khai sinh VN

5= Trẻ không có hộ khẩu tại địa phương

6= Khác (ghi rõ)................................

52 Lý do trẻ nghỉ học?

(nhiều ý)

1= Gia đình nghèo không có tiền đi học

2= Phải đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình

3= Do bệnh làm gián đoạn việc học

4=Nhường cho em đi học

5= Trẻ học kém quá

6= Trẻ không thích học

7=Khác (ghi rõ)……………………

53 Nếu như trẻ không được đi

học, ông/bà có cảm thấy trẻ

bị thiệt thòi không?

1=Có:

Thiệt thòi gì:……………………………….

2=Không:

Vì sao:………………………………………

54 Theo ông/bà việc học hành

của trẻ có quan trọng

không?

1=Quan trọng

2=Không quan trọng

3=Không biết

55 Kết quả học tập của trẻ

trong năm học qua

5. Có giấy khen của lớp

6. Có giấy khen của trường

7. Có giấy khen của tỉnh

8. Không có giáy khen

C. TRẺ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ

56 Hiện nay trẻ có

BHYT không?

1= có

2=không Chuyển câu 64

57 Thẻ mua ở đâu? 1= Mua chung hộ gia đình

2=Mua ở trường học

3=Trẻ thuộc hộ nghèo nên được cấp miễn phí Chuyển câu 59

4= Trẻ thuộc hộ cận nghèo nên được giảm

% được giảm:………………………….

5= Trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ miễn phí Chuyển câu 59

58 Ai là người chi trả

cho mua thẻ

BHYT?

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ 3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

PL 36

8=Cô/dì/chú/bác bên nội 9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10=Khác (ghi rõ)……………..

59 Thẻ được điều trị

cấp nào? Nếu

thanh toán theo

tuyến

1= Cao nhất là bệnh viện TP Vị Thanh

2= Bệnh viện Tỉnh

3=Bệnh viện TW

4=Không bao giờ sử dụng nên không biết

5= Thông tuyến

60 Trong 12 tháng

qua trẻ có sử dụng

thẻ BHYT không

1= có

Bao nhiêu lần:……………lần miễn phí hoàn toàn

Bao nhiêu lần:……………Lần giảm chi phí

2=không Chuyển câu 64

Tại sao?..........................................................................

61 Trong 12 tháng

qua có sử dụng thẻ

BHYT trong

trường hợp nào?

1= Bệnh thông thường khám lấy thuốc ở trạm xá

Bệnh gì: (1)……………………………………………..

(2)…………………………………………….

(3)……………………………………………..

2=Bệnh phải nằm nội trú điều trị

Bệnh gì? : (1)……………………………………………..

(2)…………………………………………….

(3)……………………………………………..

62 Nơi điều trị 1= Trạm xá xã/phường

2=Bệnh viện Thị xã/Huyện/TP

3=Bệnh Viện Tỉnh

4=Bệnh viện TW

5=Bệnh viện Quốc tế

63 Nhận xét về cơ sở

điều trị bệnh khi sử

dụng thẻ BHYT

1 Cơ sở vật chất 1=Chưa

tốt

2=Bình

thường

3= Tốt

4= Không có ý kiến

2 Thái độ phục vụ của NV y

tế

1= Không

tốt

2=Bình

thường

3=tốt

3 Thời gian điều trị 1=lâu

khỏi

2=bình

thường

3=Nhanh khỏi

4 Cách thanh toán BHYT 1= thủ tục

đơn giản

2= Thủ

tục mất

thời gian

3=Thanh toán rất phiền

thức

64 Trẻ bệnh gì trong

12 tháng

1= Cảm thông thường

(hỏi có bệnh thì khoanh, không

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

PL 37

qua(không sử dụng

thẻ BHYT)

thì bỏ qua) 3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

2= Bệnh sốt cao, nhiều ngày

(hỏi có bệnh thì khoanh, không

thì bỏ qua)

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

3= Bệnh cấp tính

(hỏi có bệnh thì khoanh, không

thì bỏ qua)

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

4=Bệnh nan y

1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

5= Tai nạn 1= ra nhà thuốc mua

2= Tới BS tư

PL 38

3=Đi trạm xá

4=đi bệnh viện Huyện

5=Bệnh viện Tỉnh

6=Bệnh viện TW

7=Bệnh viện QT

8=Hốt thuốc nam ở chùa

9= Trẻ tự khỏi

65. Chi phí điều trị:

…………………….VNĐ

Ai là người thanh toán?

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ

3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

8=Cô/dì/chú/bác bên nội

9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10=Khác (ghi rõ)…………….

Chi phí đi chăm sóc

…………………….VNĐ

Ai là người thanh toán?

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ

3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

8=Cô/dì/chú/bác bên nội

9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10=Khác (ghi rõ)…………….

66 Trường hợp trẻ

không có BHYT là

vì sao?

1= Gia đình không có tiền mua BHYT cho trẻ

2= Trẻ dưới 6 tuổi thuộc diện được cấp thẻ BHYT nhưng chính quyền chưa cấp

3= Thẻ vừa hết hạn chờ cấp mới

4=Thẻ vừa hết hạn chờ mua mới

5= Trẻ có bảo biểm y tế quốc tế

67 Theo ông/bà thẻ

BHYT có cần thiết

cho trẻ không?

1= có

Vì sao:……………………………………………………..

2=không

Vì sao:………………………………………………………

68 Đối với trẻ dưới 6

tuổi, ông bà có đưa

trẻ đi chích ngừa

lần nào không?

1= có

Bao nhiêu lần nếu nhớ:……………………..

2=không

Vì sao không?................................................................

PL 39

69 Tiêm ngừa ở đâu? 1= Trạm xá tại xã/phường

70. Thanh toán chi phí tiêm ngừa

1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

2= BV Huyện 1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

3=BV Tỉnh 1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

4=Đưa trẻ đến TP khác chích 1= hoàn toàn miễn phí

2=Miễn phí một phần

3=Trả toàn bộ chi phí

71 Ông/bà cho biết đã

tiêm ngừa cho trẻ

như thế nào?

1= Theo lịch thông báo của địa phương

2= Nghe người nhà nói

3= Nghe hàng xóm nói

4= Nghe thông báo của báo đài

5= Mẹ của trẻ kiêu đi chích cho trẻ

6=Người khác (ghi cụ thể)………………………………….

72 Ông/bà còn nhớ đã

tiêm vacxin nào

cho trẻ không?

1=Không nhớ

2= Có sổ chích, nên khi đi chích thì đưa sổ ra

3= Không nhớ như hể địa phương thông báo là tui đưa cháu đi chích đầy đủ

73 Trước khi về ở với

ông/bà trẻ có tiêm

ngừa không?

1= có

Loại ngừa bệnh gì?.....................................................

Chích lúc mấy tuổi?....................................................

2=không

3=không biết

74 Ông/bà biết chính

sách y tế nào sau

đây dành cho trẻ

lai?

1= trẻ dưới 6 tuổi được tiêm ngừa miễn phí tại trạm xá

2= trẻ hộ nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí

3= Trẻ hộ nghèo được điều trị bệnh hoàn toàn miễn phí

4= Không biết gì về chính sách y tế cho trẻ

75 Tình trạng sức

khỏe của trẻ trong

suốt thời gian ở

cùng ông/bà

1= Từ khi nuôi cháu đến giờ hoàn toàn khỏe mạnh

2= Cháu chỉ bệnh lặt vặt, cảm thông thường

3= Cháu thường bệnh cảm thông thường nhưng nhiều lần trong tháng

4= Tháng nào cũng phải đưa đi bác sĩ khám trị bệnh

5= đã từng có lần đi cấp cứu

PL 40

76 Ông/bà có khó

khăn gì trong việc

chăm sóc sức khỏe

cho trẻ?

1= Trẻ không có thẻ bảo hiểm y tế nên thấy lo nếu có bệnh nặng thì phải vay

mượn

2=Vì lớn tuổi nên khi trẻ bị bệnh không đủ sức khỏe để chăm cháu

3=Không chạy được xe máy nên mỗi lần đưa trẻ khám bệnh phải đi Honda ôm tốn

kém

4= Không chạy được xe máy nên mỗi lần khám bệnh cho trẻ phải nhờ người khác

giúp rất phiền phức

5= Vì trị bệnh cho cháu nên thiếu nợ

6=Bản thân có bệnh nên không chăm sóc sức khỏe cho cháu được phải nhờ người

khác trong gia đình

77 Khoảng cách từ

nhà đến các cơ sở

y tế gần nhất

ông/bà từng sử

dụng dịch vụ này

chăm sóc y tế cho

trẻ

1= chùa/đình (hốt thuốc nam)………………/km

2=tiệm thuốc tây……………………………./km

3=BS tư………………………………………/km

4=Trạm xá xã…………………………………/km

5=Bệnh viện Huyện…………………………./km

6=Bệnh viện Tỉnh……………………………/km

7=Bệnh viện TW;……………………………./km

79 Ông/bà thường sử

dụng phương tiện

nào sau đây để đi

lại khi sử dụng

dịch vụ y tế trên

1= đi bộ

2=đi xe đạp

3= đi xe gắn máy

3= đi xe ôm

4=đi xe bus

5= đi xe đò

6= nhờ người nhà chở bằng xe máy

C. THÔNG TIN VỀ NHẬP CƢ (Chỉ hỏi đối với trường hợp trẻ được gửi nuôi nhưng hiện tại ba

mẹ không ở cùng trẻ)

79 Chỗ ở hiện nay? ………………………………………………..

………………………………………………..

80 Trẻ sinh ra ở đâu? 1= Tại chỗ

2=Nơi khác (VN) khác

81 Trẻ chuyển đến khi nào? Năm trẻ về sống cùng:………………..

PL 41

82 Ai là người đưa trẻ đến sống cùng

ông/bà?

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ

3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

8=Cô/dì/chú/bác bên nội

9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10=Khác (ghi rõ)…………….

83 Lý do mà trẻ đến sống cùng

ông/bà là gì?

1= Mẹ mang bầu về quê sinh

2= Cha, mẹ li hôn

3= Cha, mẹ li thân

4= Cha mẹ đi làm xa

5= Khác (ghi rõ)............

84 Ai là người quyết định trẻ về cùng

ông/bà

1= Mẹ của trẻ 2= Ba của trẻ

3=Cả cha mẹ

4=Ông bà ngoại 5=Ông bà nội

6=Anh/chị/em ruột 7=Anh/chị/em họ

8=Cô/dì/chú/bác bên nội

9=Cô/dì/chú/bác bên ngoại

10=Khác (ghi rõ)…………….

D.KINH TẾ GIA ĐÌNH 12 THÁNG QUA

85. Thu nhập trong 12 tháng qua (tính những người ăn chung, đóng góp chung cho gia đình)

Hạng mục ĐVT Số lƣợng Thành tiền

1 Thu nhập từ nông nghiệp Công

2 Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi Con

3 Thu nhập từ đóng góp của các

thành viên khác trong gia đình

(đang sống cùng-xem bảng hộ)

Người

4 Thu nhập từ tiền vay trong năm

5 Thu nhập từ tiền gửi về từ các lao

động khác (đi làm xa trong nước)

6 Thu nhập từ tiền gửi về của mẹ

của trẻ

7 Thu nhập từ tiền gửi về của ba

của trẻ

PL 42

8 Thu nhập từ tiền gửi về của cha

mẹ trẻ

9 Thu nhập từ tiền hỗ trợ của người

thân/họ hàng

10 Thu nhập từ tiền lương

11 Thu nhập khác

Tổng thu nhập

86. Chi tiêu của hộ gia đình trong 12 tháng qua (ước tính theo từng tháng )

Hạng mục ĐVT Số lƣợng Thành tiền

1 Chi cho ăn uống

2 Chi cho mặc

3 Chi phí sản xuất

4 Mua sắm đồ dùng

5 Sửa chữa nhà cửa

6 Giáo dục học hành

7 Y tế và chăm sóc sức khoẻ

8 Đóng góp cộng đồng

9 Chi hiếu hỉ

10 Đi lại

11 Điện

12 Khí đốt, tiền nước

13 Chi phí làm nhờ người giúp cho

trẻ đi học

16 Trả nợ

17 Khác:

Tổng

PL 43

Thông tin chung hộ gia đình

STT Tên

Giới

tính

Năm sinh Nghề nghiệp Quan hệ

với ngƣời

trả lời

Quan hệ

với trẻ

lai

TĐHV Tôn giáo Dân tộc BHYT Có sử dụng thẻ

BHYT trong 12

tháng qua

Thu nhập riêng của cá nhân trong

12 tháng qua (cho ngƣời có thu

nhập đang sống cùng gia đình)

có không

B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B0 B10 B11 B12.1 B12.2 B13.1 B13.2 B13.3

1

2

3

4

5

6

Mã cho B3

1=nam

2=na

3=khác

Mã cho B5

1=CBVC

2=Giáo viên

3= Nông dân

4=Công nhân

5=Kinh doanh

6=Buôn bán nhỏ

7=Lao động

8= Nội trợ

9= Hưu trí

10= Khác

Mã cho B6

1= chủ hộ

2=cha/mẹ

3=con ruột

4=con dâu/rể

5=cháu ruột

6=cháu họ

7=cháu dâu/rể

8=cháu dâu/rể

9= Ngƣời khác

Mã cho B7

1=Ông/bà ngoại

2=Ông/bà nội

3=Cha mà ngoá

4=Cha mà ngoá

5=Cô/dì/chú/bác bên nội

6=Cô/dì/chú/bác bên

ngoại

7=Mợ/dì/thím

8=Anh/chchú/bác b

9=Anh/chchú/bác

10= Khác (ghi rõ)

Mã cho B8

0= không biết đọc biết viết

1-12= Lớp (ghi rõ)

13= Đại học (ghi rõ)

14= trung cấp trở lên

15=Trên Đại học

16=Mù chữ

17=Còn nhỏ

99=Không biết

Mã cho B9

1= Tin lành

2=Phật

3= thiên chúa

4= cao đài

5= Khác

Mã cho B10

1= kinh

2= hoa

3=khơ-me

4= khác

Mã cho B11

1=có

2=không