HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào...

129
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I http://ria1.org/ HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ngành : Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ sở đào tạo : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh - 2016

Transcript of HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào...

Page 1: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

http://ria1.org/

HỒ SƠ

MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Ngành : Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản

Mã số: : 62620302

Cơ sở đào tạo : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bắc Ninh - 2016

Page 2: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

DANH MỤC TÀI LIỆU

HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH THỦY SẢN

TT Tài liệu

1 Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo

Được xây dựng theo hướng dẫn của Phụ lục I tại Thông tư số 38/2010/TT-

BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định

điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết

định mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

2 Đề án đăng ký mở ngành đào tạo

Được xây dựng theo hướng dẫn của Phụ lục II tại Thông tư số 38/2010/TT-

BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định

điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết

định mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- Năng lực của cơ sở đào tạo (đƣợc xây dựng theo hƣớng dẫn của Phụ lục III

tại Thông tƣ số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo)

3 Biên bản họp Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

thông qua đề án mở ngành đào tạo

4 Biên bản thẩm định chƣơng trình đào tạo

Được xây dựng theo hướng dẫn của Phụ lục VI tại thông tư số 38/2010/TT-

BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định

điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết

định mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

5 Biên bản kiểm tra thực tế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh về

điều kiện mở ngành đào tạo

Page 3: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

TỜ TRÌNH ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Page 4: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN NGHIÊN CỨU

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

Số: 599/TTr-VTSI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bắc Ninh, ngày 17 tháng 11 năm 2016

TỜ TRÌNH

VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Ngành: BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH THỦY SẢN

Mã số: 62620302

Kính gửi: - Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Trình bày lý do đề nghị cho phép đào tạo

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản là ngành phát triển nhanh nhất

trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến, tạo công ăn việc

làm, xóa đói giảm nghèo và góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những

ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, dịch bệnh thủy sản được xác định là

một trong những rào cản chủ yếu cho phát triển nuôi thủy sản bền vững ở Việt Nam.

Hình thức nuôi công nghiệp (thâm canh và siêu thâm canh) đã dần thay thế cho hình

thức nuôi quảng canh truyền thống để tạo năng suất và sản lượng nuôi cao hơn. Tuy

nhiên dịch bệnh cũng phát sinh nhiều hơn và gây thiệt hại lớn. Các phương pháp chẩn

đoán và phòng trị cũng được phát triển nhằm phục vụ chẩn đoán bệnh trong thực tế

sản xuất. Một số phương pháp hiện đại cũng được ứng dụng để chẩn đoán bệnh ở động

vật thủy sản như chẩn đoán bằng phương pháp miễn dịch học, phương pháp sinh học

phân tử, ứng dụng một số sản phẩm của công nghệ sinh học như vắc xin, chế phẩm vi

sinh, các chất kích thích miễn dịch... để phòng bệnh và quản lý môi trường và sức

khỏe động vật thủy sản đã phổ biến ở nhiều quốc gia có nghề nuôi thủy sản phát triển.

Trước những năm 60, bệnh học thủy sản ở Việt Nam hầu như chưa được quan

tâm. Nhóm nghiên cứu bệnh được hình thành đầu tiên tại Trạm nghiên cứu cá nước

ngọt (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I). Đến nay, do yêu cầu thực tế, các

phòng nghiên cứu bệnh động vật thủy sản được xây dựng ở nhiều nơi như Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Bắc Ninh), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II

(TP Hồ Chí Minh) và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Khánh Hòa). Tuy

nhiên, nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bệnh thủy sản vẫn còn

Page 5: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

mỏng. Việc mở ngành đào tạo về bệnh và chữa bệnh thủy sản trình độ tiến sĩ sẽ giúp

bổ sung thêm nguồn nhân lực cao chuyên sâu về bệnh thủy sản cho các học viện, các

trường, các viện, trung tâm nghiên cứu thủy sản. Hiện có nhiều cơ sở đào tạo ở miền

Bắc gồm các học viện, trường đại học, liên kết đào tạo về nuôi trồng thủy sản nói

chung trong khi chưa có đào tạo chuyên về bệnh thủy sản.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Viện I) là đơn vị nghiên cứu đầu

ngành, có đủ điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm đào tạo đại học và cao học, có đội

ngũ tiến sĩ cơ hữu giảng dạy và nghiên cứu các chuyên ngành phù hợp.

Từ những lý do trên, việc mở chương trình đào tạo tiến sĩ ngành “bệnh lý học

và chữa bệnh thủy sản” của Viện I để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo là rất

cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành. Ngành đào tạo “bệnh lý học và chữa

bệnh thủy sản” đã có trong danh mục ngành đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ Giáo dục và

Đào tạo ban hành, mã số 62620302.

2. Giới thiệu ngắn gọn về cơ sở đào tạo

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Viện I, tiền thân là Trạm Nghiên cứu cá nước ngọt được thành lập năm 1963 tại

xã Đình Bảng - Tiên Sơn - Hà Bắc (nay là Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh

Bắc Ninh). Năm 1977 Trạm Nghiên cứu cá nước ngọt được đổi tên thành Trung tâm

Nghiên cứu thủy sản nội địa theo Quyết định số 24/NN/TC/QĐ ngày 26/01/1977 của

Bộ trưởng Bộ Hải sản. Ngày 14 tháng 1 năm 1980, Bộ trưởng Bộ Hải sản đã ra quyết

định số 51HS/QĐ quy định lại nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Nghiên cứu thủy sản nội địa.

Ngày 2/6/1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 150/CT về

việc sửa đổi tổ chức mạng lưới nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Thủy sản.

Quyết định 150/CT nêu rõ: “Chuyển Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản (hiện ở Hải

Phòng) lên Hà Bắc và hợp nhất với Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nội địa thành Viện

nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I” với nhiệm vụ điều tra cơ bản, nghiên cứu thí

nghiệm kỹ thuật về giống, nuôi trồng, khai thác, bảo vệ thủy sản, nghiên cứu triển khai

các kết quả thí nghiệm, thực vật vào sản xuất.

Ngày 19 tháng 8 năm 1983, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ra Quyết định số

434/TS-QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện I:

“Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I là cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ

thuật và nuôi trồng thủy sản trực thuộc Bộ, có nhiệm vụ điều tra môi trường và nguồn

Page 6: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

lợi thủy sản, nghiên cứu khoa học kỹ thuật về giống, nuôi, khai thác, bảo quản, chế

biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản”.

Sau 10 năm hoạt động, ngày 10 tháng 2 năm 1994, Bộ Khoa học và Công nghệ

đã cấp Giấy chứng nhận số 239 đăng ký hoạt động khoa học công nghệ của Viện I,

theo đó chức năng, nhiệm vụ của Viện I đã được bổ sung đa dạng hơn, trong đó chú

trọng đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất thông qua việc thực hiện chủ trương

khuyến ngư của nhà nước, chú trọng hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ với các

tổ chức trong và ngoài nước. Viện I mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức

Quốc tế như UNDP, FAO, ICLARM, NACA, AIT... tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật.

Ngày 09 tháng 1 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Thủy sản ra quyết định số 823/QĐ-

TCCB-LĐ cho phép Viện I mở rộng phạm vi nghiên cứu và thực nghiệm, thuần hóa,

di giống một số đối tượng thủy sản ở vùng nước lợ, mặn và ngược lại, nhằm đa dạng

hóa giống nuôi, mở rộng địa bàn nuôi các đối tượng thủy sản, đưa vào sản xuất. Đây là

một mốc lịch sử quan trọng trong phát triển chức năng, nhiệm vụ của Viện.

Ngày 08 tháng 6 năm 2000, Bộ trưởng Bộ thủy sản đã ra Quyết định số

521/2000/QĐ-BTS về việc chuyển giao nhiệm vụ nghiên cứu nuôi trồng thủy sản

(nước lợ và nước mặn) của Viện Nghiên cứu Hải sản cho Viện I.

Ngày 6/2/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành

Quyết định số 465/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

của Viện I, theo đó Viện I là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập thuộc Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao

công nghệ, đào tạo, hợp tác quốc tế, tư vấn, dịch vụ về bảo tồn và phát triển nguồn lợi

thủy sản; nuôi trồng, khai thác thủy sản; chế biến thủy sản thuộc các tỉnh Miền Bắc.

2.2. Hoạt động đào tạo

Tham gia đào tạo đại học:

- 1994-2002: 6 khóa đào tạo Đại học ngành Nuôi trồng thủy sản đã được Viện I

triển khai dưới sự tài trợ của Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo cán bộ nuôi trồng thủy

sản trình độ đại học” do SIDA/DANIDA tài trợ thông qua Học viện Công nghệ Châu

Á (AIT).

- 2002-2007: Viện I kết hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức triển khai 5 khóa đào tạo đại học.

* Năm 2007, Viện I dừng chương trình đào tạo đại học ngành Nuôi trồng thủy

sản với tổng số 11 khoá được đào tạo thành công, có 310 kỹ sư Nuôi trồng thủy sản tốt

nghiệp.

Page 7: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

Tham gia đào tạo Thạc sĩ:

- 1997-1999: 01 khóa đào tạo Thạc sĩ về Nuôi trồng thủy sản được tổ chức dưới

sự tài trợ của Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo cán bộ nuôi trồng thủy sản trình độ

đại học do SIDA/DANIDA thông qua Học viện Công nghệ Châu Á (AIT).

- 1999-2006: 05 khóa đào tạo Thạc sĩ về Nuôi trồng thủy sản tiếp tục được triển

khai dưới sự tài trợ của Dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư

cho Viện I (NORAD).

- 2006-2014: Viện I phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam) triển khai 08 khóa đào tạo Thạc sĩ về Nuôi trồng

thủy sản.

* Năm 2015, Viện dừng đào tạo thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản với tổng số

14 khóa Thạc sĩ được đào tạo thành công, 221 Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản tốt nghiệp.

Đây là những chương trình đào tạo nguồn nhân lực đầu tiên cho ngành nuôi

trồng thủy sản phía Bắc. Trong số các học viên tốt nghiệp từ ba chương trình trên, có

tới 51% học viên hiện đang làm việc tại các Cục, Vụ, Viện; 22% là giảng viên các

trường Đại học và Cao đẳng, 23% làm việc tại các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thủy

sản các tỉnh, Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Thủy sản các tỉnh, và 4% làm việc

tại các công ty, trang trại. Khoảng 30% số học viên tốt nghiệp giữ chức vụ quản lý

khác nhau ở các đơn vị công tác như Vụ trưởng, Viện trưởng/Phó Viện trưởng,

Trưởng/Phó Giám đốc Sở, Giám đốc trung tâm, Trưởng/Phó các phòng ban, Giám đốc

dự án.

2.3. Đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo

Đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo là Phòng Khoa học, Hợp tác quốc

tế và Đào tạo (Phòng KH-HTQT-ĐT) trực thuộc Viện I.

Phòng KH-HTQT-ĐT có chức năng tham mưu, tư vấn và chịu trách nhiệm

trước Viện trưởng về quản lý và điều hành các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp

tác quốc tế, đào tạo và thông tin trong toàn Viện.

Hiện nay, nhân sự làm việc tại Phòng KH-HTQT-ĐT có 12 cán bộ, trong đó 03

cán bộ có trình độ Thạc sĩ, 09 cán bộ có trình độ kỹ sư và cử nhân.

Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực đào tạo của Viện, từ năm 1994

đến nay Phòng KH-HTQT-ĐT đã thực hiện các hoạt động đào tạo đại học, thạc sĩ

ngành nuôi trồng thủy sản trong nước, cụ thể đã tổ chức và hoàn thành tốt đào tạo 11

khóa đại học với 310 kỹ sư nuôi trồng thủy sản, 14 khóa Thạc sĩ nuôi trồng thủy sản

với 221 học viên đã tốt nghiệp.

Page 8: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

Được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như AIDA, FAO, UNDP, World

Bank…, phòng KH-HTQT-ĐT đã tổ chức và thực hiện các khóa tập huấn ngắn hạn và

study-tour về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng trị bệnh, quản lý môi trường… cho

các cán bộ đến từ các nước như Băng-la-đét, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia, Ma-lay-xi-

a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bhu-tan, Sri-Lanka, Nê-pal, Man-đi-vơ, Fi-ji, Bru-nei, Ấn

Độ, Hàn Quốc, Pê-ru, Dji-bu-ti, Ni-giê-ri-a, Tan-za-ni-a, Nam-mi-bi-a ... . Ngoài ra

Phòng còn tiếp nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam như Tây

Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Anh, Nga, Phần Lan, Úc…

Phòng KH-HTQT-ĐT cũng đã tham gia và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ

khuyến ngư và nông dân cho các tỉnh miền núi phía Bắc trở ra trong lĩnh vực nuôi

trồng thủy sản thông qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Rất nhiều các tài liệu, đĩa

VCD, sách khuyến ngư phục vụ công tác tập huấn đã được biên soạn và xuất bản. Các

chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn được Phòng xây dựng theo yêu cầu cụ thể của

từng khóa học, bao gồm các vấn đề về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng trị bệnh,

bảo vệ môi trường…

3. Chƣơng trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo: Bệnh lý học và chữa bệnh thủy sản

- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ

- Tóm tắt về chƣơng trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được xây dựng và thực hiện theo đúng Quy chế của Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu sinh xét tuyển từ trình độ thạc sĩ lên trình độ tiến sĩ

có bằng thạc sĩ ngành đúng, ngành phù hợp phải hoàn thành 90 tín chỉ, với ngành gần

phải hoàn thành 99 tín chỉ. Nghiên cứu sinh phải hoàn thành chương trình đào tạo tiến

sĩ trong vòng 3- 4 năm.

- Tóm tắt khả năng đáp ứng về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nguồn thông

tin tƣ liệu:

Hiện nay, Viện I có 01 Phó Giáo sư, 13 tiến sĩ cùng ngành trong đó có 3 tiến sĩ

có chuyên môn sâu về bệnh thủy sản sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn các

nghiên cứu sinh thực hiện luận án về các lĩnh vực liên quan đến bệnh lý học và chữa

bệnh thủy sản. Các tiến sĩ của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I hầu hết đều tốt

nghiệp từ các Trường đại học hàng đầu trên Thế giới, đã và đang tham gia đào tạo đại

học, sau đại học cho một số trường đại học trong cả nước như Học viện Nông nghiệp

Việt Nam, Đại học Vinh, Đại học Thái Nguyên… Các giảng viên tham gia giảng dạy

trong chương trình đào tạo tiến sĩ đều đã và đang chủ nhiệm các đề tài khoa học cấp

Bộ và có ít nhất 03 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên

Page 9: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ngành có trong danh mục của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước quy định trong 5

năm trở lại đây. Viện có đủ khả năng đáp ứng được các điều kiện để thành lập hội

đồng đánh giá luận án tiến sĩ và tổ chức đánh giá luận án theo quy định của Quy chế

đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Viện I bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình

độ tiến sĩ. Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn, nghiên cứu sinh sẽ được tham

gia vào các đề tài dự án do Viện I đang chủ trì thực hiện và thực hiện các thí nghiệm

tại các phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hiện đại phục

vụ nghiên cứu bệnh học thủy sản. Viện cũng thường xuyên có các chương trình, dự án

để nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Trang web của Viện tại

địa chỉ www.ria1.org đều được cập nhật thường xuyên các hoạt động của Viện và

ngành. Khu Giảng đường có diện tích khoảng 1200 m2 trong đó có các phòng học đạt

chất lượng tốt, mỗi phòng học đều có bàn ghế, hệ thống cung cấp ánh sáng và một số

trang thiết bị khác. Ngoài ra khu giảng đường còn có phòng họp. Tất cả các phòng này

đều được kết nối internet tốc độ cao, có máy điều hoà nhiệt độ và các thiết bị giảng

dạy phù hợp. Các học viên sẽ được truy cập mục lục thư viện điện tử và truy cập cơ sở

dữ liệu trực tuyến AGORA với hơn 6.100 tạp chí và 5.800 đầu sách.

- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm: 3-5 nghiên cứu sinh/năm

- Tóm tắt quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo

dục và Đào tạo có tham khảo các chương trình của các trường Đại học trong và ngoài

nước. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo đúng quy định hiện hành về hồ sơ

mở ngành/chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Kết luận và đề nghị

Toàn bộ nội dung hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo đã được đưa lên trang web

của Viện I tại địa chỉ: http://www.ria1.org.

Viện I kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho phép Viện I mở ngành

Bệnh lý học và Chữa bệnh thủy sản trình độ tiến sĩ, mã số 62620302, và được tuyển

sinh từ năm 2017.

Trân trọng cảm ơn.

Nơi nhận:

- Bộ NN&PTNT;

- Lưu: VT, KH-HTQT-ĐT

VIỆN TRƢỞNG

(đã ký và đóng dấu)

Page 10: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Page 11: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Ngành : Bệnh lý học và Chữa bệnh thủy sản

Mã số : 62620302

Trình độ : Tiến sĩ

Cơ sở đào tạo : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I -

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Page 12: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

i

MỤC LỤC

PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ............................................... 1

1.1. Khái quát về cơ sở đào tạo .................................................................................. 1

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản

I .................................................................................................................................. 1

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................... 2

1.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 3

1.2. Kết quả đào tạo ..................................................................................................... 4

1.2.1. Tham gia đào tạo đại học: ............................................................................... 4

1.2.2. Tham gia đào tạo Thạc sĩ: ............................................................................... 4

1.3. Đơn vị đào tạo ....................................................................................................... 5

1.4. Lý do đề nghị đƣợc đào tạo tiến sĩ tại Viện I ..................................................... 6

PHẦN 2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƢỢNG TUYỂN SINH ............................... 9

2.1. Những căn cứ để lập đề án .................................................................................. 9

2.2. Mục tiêu ................................................................................................................. 9

2.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 9

2.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 9

2.3. Thời gian đào tạo ................................................................................................ 10

2.4. Đối tƣợng tuyển sinh .......................................................................................... 10

2.4.1. Yêu cầu về văn bằng, ngành học ................................................................... 10

2.4.2. Yêu cầu về điểm trung bình học tập.............................................................. 10

2.4.3. Yêu cầu về bài luận ....................................................................................... 10

2.4.4. Thư giới thiệu ................................................................................................ 10

2.4.5. Yêu cầu về ngoại ngữ .................................................................................... 11

2.5. Ngành/chuyên ngành đào tạo ............................................................................ 11

2.5.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp ......................................................... 11

2.5.2. Ngành/chuyên ngành gần .............................................................................. 11

2.6. Danh ục các n học sung iến thức ....................................................... 11

2.7. Dự iến quy tuyển sinh ................................................................................ 12

2.8. Dự iến học phí ................................................................................................... 12

2.9. Điều iện tốt nghiệp ........................................................................................... 12

PHẦN 3. NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO ........................................................ 13

3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu ................................................................................. 13

3.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ......................................................................... 13

3.2.1. Hệ thống phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ đào tạo ...................... 13

Page 13: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ii

3.2.2. Hệ thống cơ sở thực nghiệm: ........................................................................ 14

3.2.3. Hệ thống thư viện (kho sách, thư viện điện tử) ............................................. 14

3.2.4. Hệ thống phòng học ...................................................................................... 15

3.2.5. Hệ thống Internet ........................................................................................... 15

3.3. Hoạt động nghiên cứu hoa học ....................................................................... 15

3.4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu hoa học ............... 17

3.4.1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo ...................................................... 17

3.4.2. Hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học ................................. 18

PHẦN 4. CHƢƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO ...................................... 22

4.1. Mục tiêu chƣơng trình đào tạo ......................................................................... 22

4.1.1. Mục tiêu......................................................................................................... 22

4.1.2. Chuẩn đầu ra.................................................................................................. 22

4.1.3. Yêu cầu đối với người dự tuyển .................................................................... 23

4.1.4. Điều kiện tốt nghiệp ...................................................................................... 24

4.2. Chƣơng trình đào tạo ......................................................................................... 24

4.2.1. Các học phần bổ sung ................................................................................... 24

4.2.2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

................................................................................................................................. 26

4.2.3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ ........................................................ 31

4.3. Đề cƣơng n học .............................................................................................. 34

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BỔ SUNG ................................................................... 35

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BẮT BUỘC ................................................................. 55

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN ................................................................... 71

PHỤ LỤC: CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CHỨNG KÈM THEO .............................. 74

Page 14: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Các học phần sung của nghiên cứu sinh chuyên ngành gần .................. 12

Bảng 2. Các dự án hợp tác quốc tế do Viện I thực hiện ............................................ 19

Bảng 3. Khung chƣơng trình đào tạo trình độ tiến sĩ ................................................ 25

Bảng 4: Các học phần sung của nghiên cứu sinh đã học chuyên ngành gần ..... 25

Bảng 5: Các học phần ở trình độ tiến sĩ ...................................................................... 26

Bảng 6: Danh sách các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu sinh c ng ố c ng trình32

Page 15: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Page 16: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

1

PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.1. Khái quát về cơ sở đào tạo

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Viện I), tiền thân là Trạm Nghiên cứu cá

nước ngọt được thành lập năm 1963 tại xã Đình Bảng - Tiên Sơn - Hà Bắc (nay là

Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh). Năm 1977 Trạm Nghiên cứu cá

nước ngọt được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nội địa theo Quyết định

số 24/NN/TC/QĐ ngày 26/01/1977 của Bộ trưởng Bộ Hải sản. Ngày 14 tháng 1 năm

1980, Bộ trưởng Bộ Hải sản đã ra quyết định số 51HS/QĐ quy định lại nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nội địa.

Ngày 2/6/1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 150/CT về việc

sửa đổi tổ chức mạng lưới nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ thủy sản. Quyết

định 150/CT nêu rõ: “Chuyển Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản (hiện ở Hải Phòng)

lên Hà Bắc và hợp nhất với Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nội địa thành Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng thủy sản I” với nhiệm vụ điều tra cơ bản, nghiên cứu thí nghiệm kỹ

thuật về giống, nuôi trồng, khai thác, bảo vệ thủy sản, nghiên cứu triển khai các kết quả

thí nghiệm, thực vật vào sản xuất.

Ngày 19 tháng 8 năm 1983, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ra Quyết định số 434/TS-

QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện I:

“Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I là cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ

thuật và nuôi trồng thủy sản trực thuộc Bộ, có nhiệm vụ điều tra môi trường và nguồn

lợi thủy sản, nghiên cứu khoa học kỹ thuật về giống, nuôi, khai thác, bảo quản, chế biến

và bảo vệ nguồn lợi thủy sản”.

Sau 10 năm hoạt động, ngày 10 tháng 2 năm 1994, Bộ Khoa học và Công nghệ

đã cấp Giấy chứng nhận số 239 đăng ký hoạt động khoa học công nghệ của Viện I, theo

đó chức năng, nhiệm vụ của Viện I đã được bổ sung đa dạng hơn, trong đó chú trọng

đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất thông qua việc thực hiện chủ trương khuyến ngư

của nhà nước, chú trọng hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ với các tổ chức trong

và ngoài nước. Viện I mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế như

UNDP, FAO, ICLARM, NACA, AIT…, tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật.

Ngày 09 tháng 1 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Thủy sản ra quyết định số 823/QĐ-

TCCB-LĐ cho phép Viện I mở rộng phạm vi nghiên cứu và thực nghiệm, thuần hóa, di

giống một số đối tượng thủy sản ở vùng nước lợ, mặn và ngược lại, nhằm đa dạng hóa

giống nuôi, mở rộng địa bàn nuôi các đối tượng thủy sản, đưa vào sản xuất. Đây là một

mốc lịch sử quan trọng trong phát triển chức năng, nhiệm vụ của Viện I.

Page 17: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

2

Ngày 08 tháng 6 năm 2000, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ra Quyết định số

521/2000/QĐ-BTS về việc chuyển giao nhiệm vụ nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (nước

lợ và nước mặn) của Viện Nghiên cứu Hải sản cho Viện I.

Ngày 6/2/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành

Quyết định số 465/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

mới của Viện I.

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Viện I là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập thuộc Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,

đào tạo, hợp tác quốc tế, tư vấn, dịch vụ về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản;

nuôi trồng, khai thác thủy sản; chế biến thủy sản thuộc các tỉnh Miền Bắc.

Viện I thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng và trình Bộ:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các chương

trình, dự án về thủy sản thuộc nhiệm vụ của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp

có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình,

quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật về nuôi trồng, chế biến, khai thác, bảo vệ và phát triển

nguồn lợi thủy sản thuộc nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật;

2. Nghiên cứu cơ bản:

a) Các tiến bộ khoa học công nghệ, nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến,

bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

b) Điều tra và đánh giá môi trường, biến đổi khí hậu liên quan đến thủy sản;

c) Đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế;

d) Bệnh thủy sản, các vấn đề dịch tễ học, tác nhân, nguyên nhân gây bệnh;

e) Điều tra nguồn lợi thủy sản nội địa và ven biển, các đối tượng thủy sản có giá

trị kinh tế.

3. Nghiên cứu ứng dụng:

a) Các tiến bộ khoa học công nghệ vào chọn và tạo giống, sản xuất giống nhân

tạo, di giống, thuần hóa và gia hoá, nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi

thủy sản, các giải pháp quản lý sức khỏe và môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

b) Quy trình, công nghệ sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản;

Page 18: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

3

c) Bảo quản, chế biến thủy sản;

d) Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh;

4. Tập hợp, tuyển chọn và lưu giữ giống gốc, giống thuần các đối tượng thủy sản

có giá trị kinh tế; khai thác và phát triển nguồn gen thủy sản.

5. Khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống mới, thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm

sinh học dùng trong thủy sản theo quy định của pháp luật.

6. Đào tạo và tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo sau đại học theo chuyên ngành

được giao, tham gia công tác khuyến ngư.

7. Thông tin khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ tin học, xây dựng và quản

lý cơ sở dữ liệu.

8. Thực hiện hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết trong nghiên cứu, sản xuất thử

nghiệm, chuyển giao công nghệ về nuôi trồng, chế biến, khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản theo quy định của pháp luật.

9. Tư vấn, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, quy trình công nghệ liên quan đến nuôi

trồng, chế biến, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của

pháp luật.

11. Quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam

và cử công chức, viên chức ra nước ngoài công tác theo quy định của pháp luật hiện

hành và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12. Xây dựng trình Bộ đề án vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế

công chức theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh nghề nghiệp và người lao

động theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định của pháp luật.

13. Quản lý tài chính, tài sản các nguồn lực khác được giao theo quy định của

pháp luật.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức

1.1.3.1. Lãnh đạo Viện

- Lãnh đạo Viện có: Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng.

1.1.3.2. Các phòng nghiệp vụ (3 Phòng)

a) Phòng Tổ chức, Hành chính;

b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;

c) Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Đào tạo;

Page 19: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

4

1.1.3.3. Các đơn vị trực thuộc (9 Trung tâm, Phân viện)

a) Trung tâm Công nghệ sinh học thủy sản

b) Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản

c) Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc

d) Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc

đ) Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc

e) Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ

g) Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ thủy sản

h) Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh

i) Trung tâm Chọn giống cá rô phi

1.2. Kết quả đào tạo

1.2.1. Tham gia đào tạo đại học:

- 1994-2002: 6 khóa đào tạo Đại học ngành Nuôi trồng thủy sản đã được Viện I

triển khải dưới sự tài trợ của Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo cán bộ nuôi trồng thủy

sản trình độ đại học” do SIDA/DANIDA tài trợ thông qua Học viện Công nghệ Châu Á

(AIT).

- 2002-2007: Viện I kết hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức triển khai 5 khóa đào tạo đại học.

* Năm 2007, Viện I dừng chương trình đào tạo đại học ngành Nuôi trồng thủy

sản với tổng số 11 khoá được đào tạo thành công, có 310 kỹ sư Nuôi trồng thủy sản tốt

nghiệp.

1.2.2. Tham gia đào tạo Thạc sĩ:

- 1997-1999: 01 khóa đào tạo Thạc sĩ về Nuôi trồng thủy sản được tổ chức dưới

sự tài trợ của Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo cán bộ nuôi trồng thủy sản trình độ đại

học do SIDA/DANIDA thông qua Học viện Công nghệ Châu Á (AIT).

- 1999-2006: 05 khóa đào tạo Thạc sĩ về Nuôi trồng thủy sản tiếp tục được triển

khai dưới sự tài trợ của Dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư

cho Viện I (NORAD).

- 2006-2014: Viện I phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam) triển khai 08 khóa đào tạo Thạc sĩ về Nuôi trồng

thủy sản.

* Năm 2015, Viện dừng đào tạo thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản với tổng số

14 khóa Thạc sĩ được đào tạo thành công, 221 Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản tốt nghiệp.

Page 20: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

5

Đây là những chương trình đào tạo nguồn nhân lực đầu tiên cho ngành nuôi

trồng thủy sản phía Bắc. Trong số các học viên tốt nghiệp từ ba chương trình trên, có

tới 51% học viên hiện đang làm việc tại các Cục, Vụ, Viện; 22% là giảng viên các

trường Đại học và Cao đẳng, 23% làm việc tại các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thủy

sản các tỉnh, Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Thủy sản các tỉnh, và 4% làm việc

tại các công ty, trang trại. Khoảng 30% số học viên tốt nghiệp giữ chức vụ quản lý khác

nhau ở các đơn vị công tác như Vụ trưởng, Viện trưởng/Phó Viện trưởng, Trưởng/Phó

Giám đốc Sở, Giám đốc trung tâm, Trưởng/Phó các phòng ban, Giám đốc dự án.

1.3. Đơn vị đào tạo

Đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo tiến sĩ là Phòng Khoa học, Hợp tác

quốc tế và Đào tạo (Phòng KH-HTQT-ĐT) trực thuộc Viện.

Phòng KH-HTQT-ĐT có chức năng tham mưu, tư vấn và chịu trách nhiệm trước

Viện trưởng về quản lý và điều hành các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác

quốc tế, đào tạo và thông tin trong toàn Viện.

Nhiệm vụ của Phòng KH-HTQT-ĐT:

Xây dựng, trình Viện trưởng định hướng chiến lược phát triển khoa học

công nghệ, hợp tác quốc tế và đào tạo thuộc chức năng của Viện;

Xây dựng, trình Viện trưởng về kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ,

hợp tác quốc tế 5 năm và điều chỉnh hàng năm; xây dựng và thực hiện

hoạt động đào tạo dài hạn của Viện.

Chủ trì soạn thảo, trình Viện trưởng ban hành các quy chế, quy định, biểu

mẫu; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Viện thực hiện

các nhiệm vụ, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện

về công tác quản lý khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, thông tin, đào

tạo và tập huấn của Viện;

Chủ trì và tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, hợp tác

quốc tế, đào tạo mà Viện phân công;

Đề xuất việc khen thưởng các sáng kiến, tiến bộ trong lĩnh vực khoa học

công nghệ; phối hợp với các cá nhân, đơn vị quản lý, đăng ký quyền sở

hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa

học của cán bộ, viên chức và lao động trong toàn Viện; phối hợp với các

đơn vị để tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn và dài

hạn theo yêu cầu của Viện;

Quản lý các hoạt động của Viện có liên quan đến yếu tố nước ngoài, phối

hợp với các đơn vị có liên quan để quản lý đoàn ra, đoàn vào, thực hiện

Page 21: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

6

các hoạt động khánh tiết, quản lý chuyên gia và sinh viên đến học tập và

công tác tại Viện, cán bộ và chuyên gia của Viện học tập ở nước ngoài;

Quản lý Website của Viện; quản lý và sử dụng hiệu quả tài liệu khoa học

công nghệ, thư viện, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, tổ chức

xuất bản, sản xuất và giới thiệu, quảng bá các thông tin, sản phẩm khoa

học công nghệ của Viện;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

Hiện nay, nhân sự làm việc tại Phòng KH-HTQT-ĐT có 12 cán bộ, trong đó 03

cán bộ có trình độ Thạc sĩ, 09 cán bộ có trình độ kỹ sư và cử nhân.

Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực đào tạo của Viện, từ năm 1994

đến nay Phòng KH-HTQT-ĐT đã thực hiện các hoạt động đào tạo đại học, thạc sĩ

ngành nuôi trồng thủy sản trong nước, cụ thể đã tổ chức và hoàn thành tốt đào tạo 11

khóa đại học với 310 kỹ sư nuôi trồng thủy sản, 14 khóa Thạc sĩ nuôi trồng thủy sản với

221 học viên đã tốt nghiệp.

Được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như AIDA, FAO, UNDP, World

Bank…, phòng KH-HTQT-ĐT đã tổ chức và thực hiện các khóa tập huấn ngắn hạn và

study-tour về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng trị bệnh, quản lý môi trường… cho

các cán bộ đến từ các nước như Băng-la-đét, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia, Ma-lay-xi-a,

In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bhu-tan, Sri-Lanka, Nê-pal, Man-đi-vơ, Fi-ji, Bru-nei, Ấn

Độ, Hàn Quốc, Pê-ru, Dji-bu-ti, Ni-giê-ri-a, Tan-za-ni-a, Nam-mi-bi-a ... . Ngoài ra

Phòng còn tiếp nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam như Tây

Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Anh, Nga, Phần Lan, Úc…

Phòng KH-HTQT-ĐT cũng đã tham gia và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ

khuyến ngư và nông dân cho các tỉnh miền núi phía Bắc trở ra trong lĩnh vực nuôi trồng

thủy sản thông qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Rất nhiều các tài liệu, đĩa VCD,

sách khuyến ngư phục vụ công tác tập huấn đã được biên soạn và xuất bản. Các chương

trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn được Phòng xây dựng theo yêu cầu cụ thể của từng

khóa học, bao gồm các vấn đề về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng trị bệnh, bảo vệ

môi trường…

1.4. Lý do đề nghị đƣợc đào tạo tiến sĩ tại Viện I

Trước những năm 60, bệnh học thủy sản ở Việt Nam hầu như chưa được quan

tâm. Nhóm nghiên cứu bệnh được hình thành đầu tiên tại Trạm Nghiên cứu cá nước

ngọt (nay là Viện I). Đến nay, do yêu cầu thực tế, các phòng nghiên cứu bệnh động vật

thủy sản được xây dựng ở nhiều nơi như Viện I (Bắc Ninh), Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng thủy sản II (TP Hồ Chí Minh) và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Nha

Page 22: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

7

Trang-Khánh Hòa). Tuy nhiên, nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực

bệnh thủy sản vẫn còn mỏng. Việc mở ngành đào tạo về bệnh và chữa bệnh thủy sản

trình độ tiến sĩ sẽ giúp bổ sung thêm nguồn nhân lực cao chuyên sâu về bệnh thủy sản

cho các học viện, các trường, các viện, trung tâm nghiên cứu thủy sản. Hiện có nhiều cơ

sở đào tạo ở miền Bắc gồm các học viện, trường đại học, liên kết đào tạo về nuôi trồng

thủy sản nói chung trong khi chưa có đào tạo chuyên sâu về bệnh thủy sản.

Viện I là đơn vị đầu ngành, có đủ điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm đào tạo

đại học và cao học, có đội ngũ tiến sĩ cơ hữu giảng dạy và nghiên cứu các chuyên ngành

phù hợp.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao,

Viện I thực hiện các nghiên cứu về bệnh thủy sản, các vấn đề dịch tễ học, tác nhân,

nguyên nhân gây bệnh và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh; tạo vắc xin thủy sản và chế

phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản; quan trắc, cảnh báo, dự báo môi trường và

dịch bệnh thủy sản trong nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu khoa học của Viện I nói

chung và các nghiên cứu chuyên sâu về bệnh thủy sản nói riêng đều được đánh giá cao,

trong đó có một nhiệm vụ cấp nhà nước được đánh giá xuất sắc, hai nhiệm vụ cấp nhà

nước được đánh giá khá.

Hiện nay, Viện I có 01 Phó Giáo sư, 13 Tiến sĩ cùng ngành trong đó có 03 tiến sĩ

có chuyên môn sâu về bệnh thủy sản sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn các

nghiên cứu sinh thực hiện luận án về các lĩnh vực liên quan đến bệnh lý học và chữa

bệnh học thủy sản. Các tiến sĩ của Viện I hầu hết đều tốt nghiệp từ các Trường đại học

chuyên ngành thủy sản hàng đầu trên Thế giới, đã và đang tham gia đào tạo đại học, sau

đại học cho một số trường Đại học trong cả nước như Học viện Nông nghiệp Việt Nam,

Đại học Vinh, Đại học Thái Nguyên,… Các giảng viên tham gia giảng dạy trong

chương trình đào tạo tiến sĩ đều đã và đang chủ nhiệm các đề tài khoa học cấp Nhà

nước, cấp Bộ và có ít nhất 3 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa

học chuyên ngành có trong danh mục của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước quy

định trong 5 năm trở lại đây. Viện I có đủ khả năng đáp ứng được các điều kiện để

thành lập hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ và tổ chức đánh giá luận án theo quy định

của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Viện I bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình

độ tiến sĩ. Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn, nghiên cứu sinh sẽ được tham

gia vào các đề tài dự án do Viện I đang chủ trì thực hiện. Các nghiên cứu sinh sẽ triển

khai các thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị, dụng cụ thí

nghiệm hiện đại phục vụ nghiên cứu bệnh học thủy sản. Viện cũng thường xuyên có các

Page 23: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

8

chương trình, dự án để nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo.

Trang web của Viện tại địa chỉ www.ria1.org đều được cập nhật thường xuyên các hoạt

động của Viện và ngành. Khu giảng đường có diện tích khoảng 1200m2 trong đó có các

phòng học đạt chất lượng tốt, mỗi phòng học đều có bàn ghế, hệ thống cung cấp ánh

sáng và các các thiết bị giảng dạy phù hợp. Ngoài ra khu giảng đường còn có phòng

họp, phòng giáo vụ. Tất cả các phòng này đều được kết nối internet tốc độ cao, có máy

điều hoà nhiệt độ. Các học viên sẽ được truy cập thư viện điện tử, thư mục và truy cập

cơ sở dữ liệu trực tuyến AGORA với hơn 6.100 tạp chí và 5.800 đầu sách.

Từ năm 1994 đến nay Viện I đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài

nước triển khai các hoạt động đào tạo đại học, cao học chuyên ngành nuôi trồng thủy

sản trong nước, cụ thể đã tổ chức và hoàn thành tốt đào tạo 11 khóa đại học với 310 kỹ

sư nuôi trồng thủy sản, 14 khóa thạc sĩ nuôi trồng thủy sản với 221 học viên đã tốt

nghiệp.

Từ những lý do trên, việc mở chương trình đào tạo tiến sĩ ngành bệnh lý học và

chữa bệnh thủy sản của Viện I để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, góp phần vào phát

triển ngành thủy sản là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành.

Page 24: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

PHẦN 2: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƢỢNG TUYỂN SINH

Page 25: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

9

PHẦN 2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƢỢNG TUYỂN SINH

2.1. Những căn cứ để lập đề án

Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo về Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển

sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ,

trình độ tiến sĩ.

Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ.

Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban

hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 về ban hành quy

định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau

khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng,

thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Quyết định số 150 CT ngày 2/6/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sáp nhập

và đổi tên thành Viện I.

Quyết định số 465/QĐ-BNN-TCCB ngày 6/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của

Viện I

Quyết định số 85/QĐ-VTSI ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Viện trưởng Viện I

về việc tổ chức lại các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Viện I;

Quyết định số 77/QĐ-VTS I ngày 22 tháng 2 năm 2016 của Viện trưởng Viện I

quy định chức năng nhiệm vụ của Phòng KH-HTQT-ĐT.

2.2. Mục tiêu

2.2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo tiến sĩ có kiến thức chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu độc lập và tổ

chức nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh lý và chữa bệnh động vật thủy sản.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp các kiến thức nâng cao trong các lĩnh vực: bệnh truyền nhiễm động

vật thủy sản và cơ chế phát sinh, miễn dịch học và vắc xin, dịch tễ học, phương pháp

chẩn đoán bệnh động vật thủy sản, quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản,

Page 26: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

10

ứng dụng di truyền trong nâng cao sức khỏe động vật thủy sản, công nghệ nuôi và vấn

đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe động vật thủy sản.

- Có khả năng cập nhật, phát hiện và đề xuất các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh

vực khoa học bệnh lý và chữa bệnh động vật thủy sản.

- Nắm vững phương pháp nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp, tập hợp và

tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu.

2.3. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành gần là 04 năm,

trong đó dành 01 kỳ đến 01 năm để bổ sung kiến thức các môn học bổ sung.

Thời gian đào tạo đối với các nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành đúng, phù

hợp là 03 đến 04 năm tùy thuộc vào đề tài nghiên cứu và công việc liên quan.

2.4. Đối tƣợng tuyển sinh

2.4.1. Yêu cầu về văn bằng, ngành học

Có bằng thạc sĩ ngành đúng, phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Các

thí sinh dự tuyển không thuộc ngành/chuyên ngành quy định, căn cứ vào bảng điểm và

văn bằng tốt nghiệp của thí sinh, cơ sở đào tạo sẽ xem xét và quyết định.

2.4.2. Yêu cầu về điểm trung bình học tập

- Thí sinh dự tuyển phải có điểm trung bình học tập toàn khóa trình độ thạc sĩ là

5.0 trở lên.

- Viện I ưu tiên các thí sinh dự tuyển có bài báo đăng trên các tạp chí chuyên

ngành trong và ngoài nước.

2.4.3. Yêu cầu về bài luận

Người tham gia dự tuyển cần có 01 bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó

trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu,

mục tiêu và dự kiến kết quả đạt được, lý do lựa chọn học tập tại Viện I, kế hoạch thực

hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo, những kinh nghiệm kiến thức, sự hiểu biết

cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu, dự

kiến việc làm sau khi tốt nghiệp, đề xuất người hướng dẫn.

2.4.4. Thư giới thiệu

Người tham gia dự tuyển cần có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức

danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng ngành hoặc một thư

giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng ngành

và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới

Page 27: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

11

thiệu này cần có ít nhất 06 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí

sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực, phẩm chất của người

dự tuyển, cụ thể:

o Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp

o Năng lực hoạt động chuyên môn

o Phương pháp làm việc

o Khả năng nghiên cứu

o Khả năng làm việc theo nhóm

o Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển

o Triển vọng phát triển về chuyên môn

Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm NCS

2.4.5. Yêu cầu về ngoại ngữ

Khi tham gia dự tuyển, thí sinh phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu,

tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện

đề tài luận án. Người dự tuyển phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây:

o Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng

trong đào tạo là tiếng Anh;

o Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong

đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch.

o Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh.

o Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tiếng Anh TOEFL iBT 45 điểm hoặc TOEFL

ITP (nội bộ) 450 điểm hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn

02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển. Trình độ

ngoại ngữ tương đương được xác định theo chuẩn B1, B2 của Khung Châu Âu

Chung (Common European Framework – CEF).

2.5. Ngành/chuyên ngành đào tạo

2.5.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Bệnh học Thủy sản, Nuôi trồng thủy sản.

2.5.2. Ngành/chuyên ngành gần

Công nghệ sinh học, Sinh học, Thủy sinh vật học, Chăn nuôi -Thú y, Kỹ thuật

Khai thác thủy sản, Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản.

2.6. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức

Nghiên cứu sinh sẽ phải học bổ sung một số môn học bắt buộc theo yêu cầu

chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu cụ thể của Hội đồng tuyển sinh Viện I.

Page 28: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

12

Bảng 1. Các học phần bổ sung của nghiên cứu sinh chuyên ngành gần

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1 TSNT 501 Công nghệ Nuôi trồng thủy sản 3

2 TSBL 502 Bệnh lý học thú y 3

3 TSSL 503 Sinh lý động vật thủy sản 3

2.7. Dự kiến quy mô tuyển sinh

Dự kiến mỗi khoá tuyển 3-5 nghiên cứu sinh.

2.8. Dự kiến học phí

Theo đúng quy định của Nhà nước.

2.9. Điều kiện tốt nghiệp

Các nghiên cứu sinh ngành đúng, phù hợp phải hoàn thành 90 tín chỉ bao gồm cả

luận văn tốt nghiệp. Các nghiên cứu sinh ngành gần phải hoàn thành 99 tín chỉ bao gồm

cả luận văn tốt nghiệp.

Page 29: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

PHẦN 3: NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Page 30: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

13

PHẦN 3. NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Viện I có 01 Phó Giáo sư ngành dịch tễ học thủy

sản và 13 tiến sĩ thủy sản sẽ tham gia giảng dạy, hướng dẫn các nghiên cứu sinh thực

hiện luận án về các lĩnh vực liên quan đến bệnh học Thủy sản.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu đều được đào tạo bài bản tại các cơ sở tiên tiến ở

trong và ngoài nước. Trong số này, tất cả đều có khả năng giảng bài bằng tiếng Anh,

nhiều giảng viên đã và đang tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp

Bộ và có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong nước và trên thế

giới.

Các tiến sĩ của Viện I hầu hết đều đã và đang tham gia đào tạo đại học, cao học

cho một số trường đại học trong cả nước như Học viện Nông nghiệp, Đại học Vinh, Đại

học Thái Nguyên…

Chi tiết về năng lực đội ngũ giảng viên trình bày chi tiết tại Phụ lục III mẫu 1.

3.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

3.2.1. Hệ thống phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ đào tạo

Viện I hiện có 05 phòng thí nghiệm chuyên về môi trường và bệnh thủy sản, tại

đó các nghiên cứu sinh sẽ được thực hiện các thí nghiệm trong quá trình học tập.

- Phòng thí nghiệm cơ bản về môi trường và bệnh thuộc Trung tâm Quan trắc

môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc.

- Phòng thí nghiệm về di truyền và công nghệ sinh học thuộc Trung tâm công

nghệ sinh học thủy sản.

- Phòng thí nghiệm môi trường và bệnh thủy sản thuộc Phân viện Nghiên cứu

nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ.

- Phòng thí nghiệm môi trường và bệnh thủy sản thuộc Trung tâm Quốc gia

giống hải sản miền Bắc.

- Phòng thí nghiệm môi trường và bệnh thủy sản thuộc Trung tâm Nghiên cứu

Thủy sản nước lạnh.

Tất cả các phòng thí nghiệm đều được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ

nghiên cứu chuyên sâu về nuôi trồng thủy sản, môi trường và bệnh học thủy sản. Viện

cũng thường xuyên có các chương trình, dự án để nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho

nghiên cứu và đào tạo như Dự án Xây dựng Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi

trường dịch bệnh thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt

triển khai từ năm 2016 đến 2017.

Page 31: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

14

Chi tiết trang thiết bị phục vụ đào tạo được trình bày chi tiết tại phụ lục III,

mẫu 2

3.2.2. Hệ thống cơ sở thực nghiệm:

Nghiên cứu sinh học tập tại Viện I được coi như một thành viên chính thức của

Viện I, có thể tham gia các hoạt động khoa học do Viện I triển khai trong quá trình học

cũng như khi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu sinh được lựa chọn các lĩnh

vực phù hợp với công việc mình đang hoặc sẽ đảm nhận trong tương lai.

1. Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc nằm tại trụ sở

chính của Viện I. Hiện tại Viện I đang triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm

Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Miền Bắc,

đầu tư các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại.

2. Phòng Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và bệnh thủy sản thuộc

Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ tại phường Nghi Hải, thị xã

Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

3. Phòng Nghiên cứu quan trắc môi trường và bệnh hải sản thuộc Trung tâm

Quốc gia giống hải sản miền Bắc tại xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải

Phòng.

4. Phòng Quản lý môi trường và bệnh thủy sản thuộc Trung tâm Nghiên cứu

Thủy sản nước lạnh xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

3.2.3. Hệ thống thư viện (kho sách, thư viện điện tử)

Thư viện của Viện I là một trong những thư viện chuyên ngành thủy sản ở Việt

Nam, có chức năng xây dựng và tổ chức khai thác các loại hình tài liệu (sách, báo, tạp

chí, tài liệu in ấn, tài liệu điện tử và nhiều dạng tài liệu khác có liên quan). Nguồn tài

liệu thư viện hiện có khoảng 2500 tên sách tiếng Việt và tiếng Anh các loại (chưa kể

tiếng Pháp, Nga, Trung Quốc và các loại tạp chí) và trên 100 luận văn tốt nghiệp các

khoá cao học, các báo cáo tổng kết của hơn 100 các đề tài dự án do Viện triển khai đang

được tự động hoá sử dụng phần mềm quản trị thư viện điện tử ILib (Integrated Library

Solution) tại địa chỉ http://ilib_server:8081/opac/. Ngoài ra còn nhiều loại băng đĩa CD

ROM, tranh ảnh, tờ rơi, bản đồ, ... Thư viện có nhiều hình thức phục vụ người dùng tin

khác nhau như: Hướng dẫn tra cứu và đọc tài liệu trên giấy, trên CD ROM và trên

INTERNET tại phòng đọc; thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc cho các nhà

lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học và học viên. Ngoài ra, thư viện còn liên

hệ với nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác trao đổi thông tin, tư

liệu như các cơ quan thông tin-thư viện trong ngành thủy sản và các Truờng Đại

Page 32: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

15

học/Cao đẳng/Trung học dạy nghề trong cả nước và các tổ chức FAO, UNDP, NACA,

ASFA.

Người học có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu trực tuyến AGORA (Access to

Global Online Research in Agriculture). AGORA là cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép

người dùng truy cập các sách và tạp chí khoa học về Nông nghiệp, Thực phẩm, Khoa

học môi trường, và các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. Hiện tại AGORA có trên

6.100 tạp chí và 5.800 đầu sách. Đây là một trong những nguồn thông tin quan trọng và

hữu ích phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy, học tập của các cán

bộ khoa học trong Viện I cũng như của các nghiên cứu sinh, thực tập viên tại Viện I.

Chi tiết nguồn sách, tạp chí phục vụ đào tạo được trình bày tại Phụ lục III,

mẫu 3.

3.2.4. Hệ thống phòng học

Khu giảng đường có diện tích khoảng 1200m2 trong đó có các phòng học đạt

chất lượng tốt, mỗi phòng học đều có bàn ghế, hệ thống cung cấp ánh sáng và các thiết

bị giảng dạy phù hợp như máy chiếu, máy ảnh…. Ngoài ra khu giảng đường còn có thư

viện, phòng họp, phòng giáo vụ. Tất cả các phòng này đều được kết nối internet tốc độ

cao, có máy điều hoà nhiệt độ.

3.2.5. Hệ thống Internet

Website: Thông tin về các hoạt động của Viện I và của ngành được cập nhật

thường xuyên trên trang web tại địa chỉ http://www.ria1.org

Email: Sử dụng một hệ thống email cho toàn thể cán bộ trong Viện I.

Thư viện điện tử (nội bộ): Cán bộ và học viên có thể tra cứu mục lục tại địa chỉ

http://ilib_server:8081/opac/.

Mạng nội bộ (LAN): Viện I có 5 máy chủ với các chức năng: Domain controller,

Database, Data, Firewall, ISA server. Hệ thống mạng LAN kết nối trong các tòa nhà.

Hệ thống cáp quang nối giữa các toà nhà với nhau.

Đường truyền Internet: Viện I có 01 đường truyền cáp quang 42MB, có một địa

chỉ IP tĩnh. Người dùng Interner truy cập qua mạng LAN của Viện I.

3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Căn cứ chức năng nhiệm vụ mà Bộ giao, Viện I đã triển khai thực hiện các

nghiên cứu về bệnh thủy sản, các vấn đề dịch tễ học, tác nhân, nguyên nhân gây bệnh

và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh; tạo vắc xin thủy sản và chế phẩm sinh học phục

vụ nuôi trồng thủy sản; quan trắc, cảnh báo, dự báo môi trường và dịch bệnh thủy sản

trong nuôi trồng thủy sản;

Page 33: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

16

Nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng

nuôi thủy sản miền Bắc được thực hiện từ năm 2002 đến nay, hàng năm nhiệm vụ này

đã triển khai các hoạt động thu và phân tích mẫu định kỳ và tăng cường ở các vùng nuôi

tôm và cá lồng bè trên biển và đánh giá diễn biến môi trường và bệnh của từng khu vực

quan trắc theo các đợt thu mẫu. Nhiệm vụ cũng thực hiện quan trắc đột xuất nhằm ứng

phó với các sự cố môi trường và bệnh. Kết quả thực địa được phân tích để cảnh báo và

thông báo cho người nuôi và cơ quan quản lý địa phương; trình Vụ Khoa học Công

nghệ và Môi trường, Tổng cục thủy sản để nắm bắt và chỉ đạo kịp thời. Số liệu quan

trắc được lưu giữ bằng các phần mềm thông dụng và nhập vào cơ sở dữ liệu có thể truy

cập qua mạng Internet.

Về nghiên cứu bệnh ở giai đoạn trước, nổi bật là nghiên cứu các bệnh liên quan

cá trắm cỏ, bệnh đã thực sự gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá trắm cỏ ở các tỉnh phía

Bắc. Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn ở cá trắm cỏ nuôi lồng đã được đề tài cấp Nhà nước

thực hiện năm 1991-1995 và đã tạo sản phẩm thuốc KN04-12 để phòng chống bệnh.

Tiếp theo, bệnh xuất huyết không do tác nhân vi khuẩn là chính được nghiên cứu thông

qua một đề tài cấp Bộ thực hiện năm 1996-1998. Đồng thời bước đầu nghiên cứu phòng

chống bệnh cho cá song nuôi lồng và ba ba nuôi trong ao, bể.

Từ năm 2000 các nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh đã tập trung làm rõ tác nhân

gây bệnh, xác định các nguyên nhân môi trường gây bệnh để tìm giải pháp quản lý môi

trường. Mặt khác tập trung nghiên cứu về vắc xin đối với một số bệnh nguy hiểm có thể

gây tử vong hàng loạt đối với đối tượng nuôi. Đề tài cấp Nhà nước: “Vắc xin vô hoạt

phòng bệnh Vibriosis cho cá Giò Rachycentron canadum nuôi” đã lựa chọn ra 6 chủng

V. parahaemolyticus, V. alginolyticus và V. harveyi có độc lực và tính kháng nguyên

cao để làm vật liệu sản xuất vắc xin nhược độc phòng bệnh Vibriosis và sản phẩm

85.000 liều vắc xin nhược độc AquaVib của đề tài đáp ứng được một số tiêu chí khoa

học theo yêu cầu đặt hàng: độ vô trùng > 95%, độ an toàn > 90% và độ bảo hộ >70%;

Đề tài “Nghiên cứu dịch bệnh gây chết hàng loạt ở Tu hài (Lutraria philippinarum

Reeve, 1854) nuôi tại Việt Nam” đã hoàn thành thẻ bệnh, kết quả Tu hài với biểu hiện

sưng vòi chết hàng loạt ở các hộ nuôi như hiện nay là do tác nhân vi sinh vật (virus-

like) kết hợp đồng thời với yếu tố môi trường (pH ≥8,3; độ mặn ≥33‰ hay mật độ vi

khuẩn ≥104 cfu/ml) gây ra. Những năm gần đây Viện I đã tích cực tham gia nghiên cứu

bệnh trên các đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nghêu, tu hài và

đã đưa ra các giải pháp quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản nhằm

giảm thiệt hại cho người nuôi.

Page 34: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

17

Chi tiết các đề tài khoa học của giảng viên liên quan đến ngành ho c chuyên

ngành đề nghị cho ph p đào tạo do Viện I thực hiện đã nghiệm thu được trình bày

tại phụ lục III, mẫu 4.

Chi tiết các đề tài khoa học của giảng viên liên quan đến ngành ho c chuyên

ngành đề nghị cho ph p đào tạo do Viện I thực hiện và đang thực hiện được trình

bày tại phụ lục III, mẫu 4.

Các hướng nghiên cứu đề tài, luận văn, luận án số lượng học viên, NCS có

thể tiếp nhận được trình bày tại phụ lục III, mẫu 5.

Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của Viện I đã rất chú trọng đến xuất bản kết

quả nghiên cứu, hàng năm Viện I có khoảng 40-50 bài báo trong và ngoài nước. Số

lượng công trình đã công bố của các giảng viên cán bộ cơ hữu tham gia có 150 bài báo

trong và ngoài nước, ngoài ra còn có nhiều báo cáo tại các hội nghị trong và ngoài

nước.

Chi tiết các công trình công bố của cán bộ cơ hữu liên quan đến ngành đề

nghị cho ph p đào tạo của Viện trong vòng 5 năm trở lại được trình bày tại phụ lục

III, mẫu 6.

3.4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

3.4.1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo

Từ khi bắt đầu công tác đào tạo đến nay, Viện I đã và đang triển khai một số dự

án tập trung riêng cho hoạt động đào tạo nhân lực:

Dự án nâng cao năng lực đào tạo cán bộ nuôi trồng thủy sản trình độ đại học

do SIDA/DANIDA tài trợ thông qua Học viện Công nghệ Châu Á (AIT). Dự án này

đã hỗ trợ cho 6 khoá đào tạo đại học (Từ năm 1994 đến năm 2002). Sau khi dự án kết

thúc, chương trình đào tạo đại học này vẫn được tiếp tục triển khai với số lượng sinh

viên ngày càng tăng. Tổng số có 11 khóa được triển khai tại Viện I và từ khóa thứ 12

sinh viên học tập tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông

nghiệp Việt Nam) thực hành/thực tế môn học tại các cơ sở của Viện I.

Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư cho Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I triển khai từ năm 1994 đến năm 2016, pha thứ nhất

và thứ hai đã thực hiện thành công, dự án pha 3 đang được triển khai. Dự án do Chính

phủ Na Uy và Chính phủ Việt Nam tài trợ. Đào tạo Sau đại học là một trong 4 hợp phần

của dự án trong pha 1 và pha 2, hoạt động chính của hợp phần là triển khai đào tạo cao

học ngành nuôi trồng thủy sản. Trong cuộc họp tổng kết dự án pha 2 do Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào tháng 02 năm 2009, hợp phần Đào tạo Sau

Page 35: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

18

đại học được đánh giá là một trong những hợp phần đạt được kết quả xuất sắc so với chỉ

tiêu đề ra.

Một trong các nội dung hoạt động của pha 3 Dự án là đào tạo ngắn hạn cho 04

nhóm đối tượng bao gồm các cán bộ khuyến ngư, giáo viên các trường dạy nghề, cán bộ

quản lý cao cấp và công nhân kỹ thuật của các trang trại cá biển hiện đại về nghề nuôi

cá biển quy mô công nghiệp, hiện đại.

Dự án cải tiến chương trình đào tạo cao học ngành nuôi trồng thủy sản và

quản lý nguồn lợi thủy sản tại Căm-pu-chia, Nê-pan, Việt Nam. Dự án do EU tài trợ

(EU-Asia link, pha 1). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2005 đến năm 2008. Trong

quá trình triển khai dự án, một số giảng viên tham gia giảng dạy cao học đã được cử

sang Học viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan tham dự 2 tuần tập huấn/hội thảo về

phương pháp giảng dạy, chuẩn bị bài giảng, ... cùng với chuyên gia và giảng viên từ các

nước khác. Các chuyên gia cũng trực tiếp sang Việt Nam tham dự các giờ giảng của các

giảng viên.

Dự án gắn kết đào tạo với thực tế trong đào tạo sau đại học ngành nuôi trồng

và quản lý nguồn lợi thủy sản tại Căm-pu-chia, Nê-pan, Việt Nam. Dự án do EU tài

trợ (EU-Asia link, pha 2). Dự án chú trọng gắn kết đào tạo với việc nghiên cứu để giải

quyết những vấn đề mà thực tế đang yêu cầu, gắn với công việc mà học viên đã hoặc sẽ

làm trong tương lai. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2008 đến năm 2010. Học viên

học tập tại Viện I đều được khuyến khích và được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các

nghiên cứu mang tính chất thực tế hoặc thực tập tại các trang trại.

3.4.2. Hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Hợp tác quốc tế là một nhân tố quan trọng để xây dựng tiềm lực khoa học công

nghệ của Viện I. Vì vậy, kể từ khi thành lập năm 1963 cho đến nay, công tác hợp tác

quốc tế luôn được các thế hệ lãnh đạo của Viện I coi trọng. Quá trình hợp tác quốc tế

của Viện I được phát triển mạnh mẽ vào những năm cuối thập niên 80. Được sự hỗ trợ

của các Tổ chức Phát triển các nước cũng như tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp

Quốc, năm 1989, Viện I đã tiến hành thực hiện dự án UNDP/FAO VIE 86/001 “Nghiên

cứu và khuyến ngư”, một dự án được coi là nền tảng xây dựng năng lực hợp tác quốc tế

của Viện I. Cho đến nay Viện I đã và đang triển khai rất nhiều dự án hợp tác với các tổ

chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP); Tổ chức Nông

lương của Liên hợp quốc (FAO); Liên minh Châu Âu (EU); Mạng lưới Trung tâm Nuôi

trồng Thủy sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương (NACA); Học viện Công nghệ Châu

Á (AIT); Trung tâm nghề cá Thế giới (Worldfish Center); Tổ chức tài trợ phát triển của

Vương quốc Nauy (NORAD); Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Đan Mạch

Page 36: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

19

(DANIDA), Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA); Cơ quan Phát triển Quốc tế

Ô-xtơ-rây-li-a (AusAID); Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR);

Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID); Tổ chức Phi Chính phủ của Tây

Ban Nha (AIDA),... . Các dự án đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần nâng

cao năng lực, xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ cho Viện.

Bảng 2. Các dự án hợp tác quốc tế do Viện I thực hiện

STT Tên dự án Nhà tài

trợ

Năm

bắt đầu

Năm

kết thúc

1 Nghiên cứu nuôi cá nước ngọt và khuyến

ngư UNDP 1989 1992

2 Nâng cao năng lực đào tạo cán bộ nuôi

trồng thủy sản trình độ đại học

SIDA/DA

NIDA 1994 2000

3 Khuyến ngư nghề cá nước ngọt UNDP 1995 1997

4

Nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến ngư,

đào tạo cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

thủy sản I, pha 1

Chính phủ

Nauy 1998 2002

5 Quản lý Môi trường Nuôi trồng thủy sản

ven biển DANIDA 2001 2004

6 Phát triển và quản lý nghề nuôi và khai thác

cá hồ chứa Việt Nam 2001 2004

7 Nâng cao năng lực nghiên cứu di truyền

phân tử và đào tạo trong nuôi trồng thủy sản

Chính phủ

Úc 2001 2005

8

Nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến ngư,

đào tạo cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

thủy sản I, pha 2

Chính phủ

Nauy 2002 2007

9

Ký sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy

sản tại Việt Nam (FIBOZOPA) - Dự án xây

dựng năng lực nghiên cứu, pha 1

Chính phủ

Đan Mạch 2004 2008

10 Tạo giống cá chép chất lượng cao (Cyprinus

carpio L.) phục vụ nuôi quy mô nhỏ

Chính phủ

Úc 2005 2007

11

Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc

áp dụng Quản lý thực hành tốt trong nuôi

trồng thủy sản quy mô nông hộ ở Việt Nam

Chính phủ

Úc 2006 2008

12

Phát triển nghề nuôi ngao nhằm góp phần cải

thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng

cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam

Chính phủ

Úc 2006 2009

Page 37: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

20

STT Tên dự án Nhà tài

trợ

Năm

bắt đầu

Năm

kết thúc

13

Phát triển thương mại trong nuôi trồng thủy

sản bền vững nhằm góp phần xoá đói giảm

nghèo ở Việt Nam thông qua mô hình hợp

tác xã nhỏ

Chính phủ

Tây Ban

Nha

2007 2009

14

Xây dựng năng lực sản xuất giống nhuyễn

thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam và Úc, nằm

trong chương trình hợp tác giúp đỡ phát

triển giữa Việt Nam và Úc

Chính phủ

Úc 2007 2012

15 Các loài ký sinh trùng gây bệnh có nguồn

gốc thủy sản ở Việt Nam, pha 2

Chính phủ

Đan Mạch 2008 2012

16 Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản miền núi Việt

Nam

Chính phủ

nước CH

Sec

2008 2010

17

Gắn kết đào tạo sau đại học về nuôi trồng và

quản lý nguồn lợi thủy sản với thực tiễn tại

Việt Nam, Nê-pan và Căm-pu-chia.

EU 2008 2010

18 Bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi

thủy sản vùng cao EU 2009 2013

19

Nâng cao tính bền vững trong chế biến và

sử dụng thức ăn cho nuôi trồng hải sản ở

Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a.

Chính phủ

Úc 2009 2014

20

Cải tiến hệ thống trang trại kết hợp (VAC)-

hướng sinh kế mới đối với nông dân nghèo

ven biển

Chính phủ

Úc 2009 2010

21

Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững như

là một sinh kế mới cho cộng đồng dân tộc

thiểu số bị ảnh hưởng do xây dựng hồ chứa

ở Việt Nam

Chính phủ

Tây Ban

Nha

2010 2012

22 Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản Cuba Chính phủ

Việt Nam 2010 2011

23

Mô hình nuôi cá sạch nhằm xóa đói giảm

nghèo cho nông dân huyện Cẩm Khê - Phú

Thọ

Chỉnh phủ

Canada 2010 2012

24 Nâng cao năng lực phát triển nuôi cá nước

lạnh ở Việt Nam

Chỉnh phủ

Phần Lan 2010 2012

25 Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững như

là một sinh kế mới cho cộng đồng dân tộc

Chính phủ

Tây Ban 2010 2012

Page 38: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

21

STT Tên dự án Nhà tài

trợ

Năm

bắt đầu

Năm

kết thúc

thiểu số bị ảnh hưởng do xây dựng hồ chứa

ở Việt Nam

Nha

26

Tác động của Biến đổi khí hậu và các giải

pháp thích ứng an toàn sinh học cho nuôi

trồng thủy sản miền Bắc Việt Nam

Chính phủ

Đan Mạch 2011 2014

27 Nâng cao thực hành nuôi trồng thủy sản quy

mô nhỏ tại các hộ gia đình FAO 2012 2013

28

Nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến ngư,

đào tạo cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

thủy sản I, pha 3

Chính phủ

Nauy 2012 2016

29

Sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng để phát

triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở miền

Trung Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí

hậu (2012-2015)

Chính phủ

Đan Mạch 2012 2015

30

Tăng cường năng lực nuôi trồng thủy sản và

thương mại đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn

thực phẩm và phát triển bền vững sản xuất

thủy sản ở quy mô nông hộ (viết tắt là SCAD)

Chính phủ

Hoa Kỳ 2013 2015

31 Nâng cao năng lực sản xuất giống nhuyễn

thể ở miền Bắc Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a

Chính phủ

Úc 2014 2018

32

Phát triển công nghệ cá song vua

(Epinephelus lanceolatus) ở Việt Nam, Phi-

líp-pin và Ô-xtơ-rây-li-a

Chính phủ

Úc 2014 2018

33

Nâng cao năng lực chọn giống Thủy sản ở

Việt Nam - Thích ứng với biến đổi khí hậu

và phát triển bền vững

Chính phủ

Phần Lan 2014 2016

Page 39: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

PHỤ LỤC III: NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Page 40: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

PHẦN 4: CHƢƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Page 41: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

22

PHẦN 4. CHƢƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Ngành : Bệnh lý học và chữa bệnh Thủy sản

Mã số: : 62620302

Cơ sở đào tạo : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đơn vị trực tiếp đào tạo : Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Đào tạo

4.1. Mục tiêu chƣơng trình đào tạo

4.1.1. Mục tiêu

Đào tạo tiến sĩ có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp; có

khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo và tổ chức nghiên cứu trong lĩnh bệnh lý và chữa

bệnh động vật thủy sản; có khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới về

khoa học và công nghệ trong lĩnh vự bệnh động vật thủy sản.

4.1.2. Chuẩn đầu ra

Kiến thức

Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến, toàn diện thuộc lĩnh vực bệnh học

và chữa bệnh động vật thủy sản; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được

các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật, phát triển các nguyên lý, học thuyết của

các chuyên ngành nghiên cứu.

Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường, tư

duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề

phức tạp phát sinh.

Kỹ năng

Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải

pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực bệnh lý và chữa

bệnh động vật thủy sản; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế

trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn

để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và hợp tác quốc tế.

Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ

thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Có

thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với

Page 42: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

23

người bản ngữ. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể

giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các

phương án khác nhau.

Thái độ, năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong

quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng

đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội

nhập quốc tế.

Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng đến định hướng phát triển chiến lược

của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận

cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc,

quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

4.1.3. Yêu cầu đối với người dự tuyển

Yêu cầu về văn bằng, ngành học

Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng, phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự

tuyển. Các thí sinh dự tuyển không thuộc ngành/chuyên ngành quy định, căn cứ vào

bảng điểm và văn bằng tốt nghiệp của thí sinh, cơ sở đào tạo sẽ xem xét và quyết định.

Yêu cầu về điểm trung bình học tập

- Thí sinh dự tuyển phải có điểm trung bình học tập toàn khóa trình độ thạc sĩ là

5.0 trở lên.

- Viện I ưu tiên các thí sinh dự tuyển có bài báo đăng trên các tạp chí chuyên

ngành trong và ngoài nước.

Yêu cầu về bài luận

Người tham gia dự tuyển cần có 01 bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó

trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu,

mục tiêu và dự kiến kết quả đạt được, lý do lựa chọn học tập tại Viện I, kế hoạch thực

hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo, những kinh nghiệm kiến thức, sự hiểu biết

cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu, dự

kiến việc làm sau khi tốt nghiệp, đề xuất người hướng dẫn.

Thư giới thiệu

Người tham gia dự tuyển cần có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức

danh khoa học như Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng ngành hoặc một thư

giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng ngành

và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới

thiệu này cần có ít nhất 06 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí

Page 43: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

24

sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực, phẩm chất của người

dự tuyển, cụ thể:

o Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp

o Năng lực hoạt động chuyên môn

o Phương pháp làm việc

o Khả năng nghiên cứu

o Khả năng làm việc theo nhóm

o Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển

o Triển vọng phát triển về chuyên môn

o Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

Yêu cầu về ngoại ngữ

Khi tham gia dự tuyển, thí sinh phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu,

tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện

đề tài luận án. Người dự tuyển phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây:

o Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng

trong đào tạo là tiếng Anh;

o Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong

đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch.

o Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh.

o Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tiếng Anh TOEFL iBT 45 điểm hoặc TOEFL

ITP (nội bộ) 450 điểm hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn

02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển. Trình độ

ngoại ngữ tương đương được xác định theo chuẩn B1, B2 của Khung Châu Âu

Chung (Common European Framework – CEF).

4.1.4. Điều kiện tốt nghiệp

Tối đa 4 năm, các nghiên cứu sinh ngành đúng, phù hợp phải hoàn thành 90 tín

chỉ bao gồm cả luận văn tốt nghiệp, các nghiên cứu sinh ngành gần phải hoàn thành 99

tín chỉ bao gồm cả luận văn tốt nghiệp.

4.2. Chƣơng trình đào tạo

4.2.1. Các học phần bổ sung

Chương trình đào tạo tiến sĩ cần thỏa mãn yêu cầu được quy định trong thông tư

số 07/2015/TT-BGSĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt

được sau khi tốt nghiệp và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào

tạo trình độ tiến sĩ.

Page 44: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

25

Các học phần bổ sung là các học phần giúp nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và

trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của nghiên cứu sinh.

- Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng hoặc

phù hợp (bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản) không cần học các học

phần bổ sung, chuyển đổi.

- Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành gần (Công

nghệ sinh học, Sinh học, Thủy sinh vật học, Chăn nuôi -Thú y, Kỹ thuật Khai

thác thủy sản, Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản): Nghiên cứu sinh

phải hoàn thành tối thiểu 9 tín chỉ các học phần bổ sung, chuyển đổi thuộc

các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành/chuyên ngành tương ứng. Các

học phần chuyển đổi này có thể được cơ sở đào tạo xem xét học, miễn trên cơ

sở các môn học đã hoàn thành trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.

- Nghiên cứu phải hoàn thành các học phần bổ sung và chuyển đổi trong 12

tháng kể từ ngày trúng tuyển nghiên cứu sinh.

Bảng 3. Khung chƣơng trình đào tạo trình độ tiến sĩ

Nội dung Ngành đúng, phù hợp Ngành gần

Học phần bổ sung, chuyển đổi 0 9TC

Học phần trình độ Tiến sĩ 10TC 10TC

Chuyên đề tiến sĩ 2 x 2TC 2 x 2TC

Tiểu luận tổng quan 1 x 2TC 1 x 2TC

Nghiên cứu khoa học 2 bài báo (4TC) 2 bài báo (4TC)

Luận án Tiến sĩ 70TC 70TC

Tổng 90TC 99TC

Bảng 4: Các học phần bổ sung của nghiên cứu sinh đã học chuyên ngành gần

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

1 TSNT 501 Công nghệ Nuôi trồng thủy sản 3

2 TSBL 502 Bệnh lý học thú y 3

3 TSSL 503 Sinh lý động vật thủy sản 3

Page 45: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

26

4.2.2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

4.2.2.1. Các học phần ở trình độ tiến sĩ

Bảng 5: Các học phần ở trình độ tiến sĩ

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

I Học phần bắt buộc 6

1 TSBT 601 Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và cơ chế

phát sinh bệnh 2

2 TSMD 602 Miễn dịch học và vắc xin 2

3 TSPB 603 Phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản 2

II Học phần tự chọn (chọn 2 trong 6 học phần) 4

1 TSCD 604 Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thủy sản 2

2 TSDT 605 Dịch tễ bệnh động vật thủy sản 2

3 TSMT 606 Quản lý môi trường và sức khoẻ động vật thủy sản 2

4 TSUD 607 Ứng dụng di truyền trong nâng cao sức khoẻ động vật

thủy sản 2

5 TSAT 608 Công nghệ nuôi và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

trong nuôi trồng thủy sản 2

6 TSDD 609 Dinh dưỡng, thức ăn và sức khoẻ động vật thủy sản 2

7 TSCN 610 Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản 2

III Tiểu luận tổng quan 2

IV Danh mục hƣớng chuyên đề (chọn 2 trong các hƣớng chuyên đề) 4

1 Quản lý bệnh động vật thủy sản

- Bệnh vi rút

- Bệnh vi khuẩn

- Bệnh ký sinh trùng

- Bệnh nấm

- Bệnh do phi sinh vật

2

2

2

2

2

Page 46: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

27

2 Sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

- Hiện trạng sử dụng và quản lý thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học

trong nuôi trồng thủy sản

- Thuốc kháng sinh và hiện tượng kháng thuốc trong nuôi trồng

thủy sản

- Tồn dư thuốc thú y trong các sản phẩm động vật thủy sản

2

2

2

3 Vắc xin và việc sử dụng vắc xin trong nuôi trồng thủy sản 2

4 Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản 2

5 Di truyền và chọn giống thủy sản 2

6 Ứng dụng chế phẩm probiotics and prebiotics trong nuôi trồng thủy sản 2

V Luận án 70

Mô tả học phần bổ sung

TSNT 501: Công nghệ nuôi trồng thủy sản

Môn học trang bị bổ sung cho học viên những kiến thức cơ bản về: lĩnh vực,

thủy vực và hệ thống nuôi trồng thủy sản, các ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng

thủy sản, tác động công nghệ nuôi trồng đến các hệ sinh thái, môi trường, dịch bệnh

thủy sản nhằm quản lý và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

TSBL 502: Bệnh lý học thú y

Môn học tập trung vào sinh lý bệnh; viêm; rối loạn chuyển hoá các chất; rối loạn

điều hoà thân nhiệt; rối loạn hệ thống máu; sinh lý bệnh hệ thống tuần hoàn, tiêu hoá,

hô hấp, tiết niệu, nội tiết, gan; tổn thương cơ bản ở tế bào, mô; thoái hoá mô; viêm và

điều trị vết thương; bệnh lý học các cơ quan hệ thống: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá,

tiết niệu, sinh dục, cơ, xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tiết; bệnh lý học các bệnh

vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, độc chất, thiếu dinh dưỡng.

TSSL 503: Sinh lý động vật thủy sản

Môn học trang bị bổ sung cho học viên những kiến thức cơ bản về tổng quan đặc

điểm cơ thể sống, sự khác nhau giữa động vật dưới nước và trên cạn. Môn học sẽ bao

gồm các khái niệm về sinh lý máu, sinh lý hô hấp các yếu tố môi trường, độc chất ảnh

hưởng đến sự hô hấp của cá tôm; hoạt tính các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột cá, các

quá trình hấp thu và chuyển hoá các dưỡng chất trong cơ thể cá, giáp xác; chức năng

của các hormone liên quan đến quá trình tăng trưởng và sinh sản của cá, giáp xác.

Page 47: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

28

Mô tả học phần bắt buộc

TSBT 601: Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và cơ chế phát sinh bệnh

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức sâu về các tác nhân gây bệnh

truyền nhiễm như ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút thường gặp và gây tác hại trên đối

tượng động vật thủy sản và cơ chế phát sinh bệnh của chúng. Học phần đồng thời cung

cấp các thông tin cập nhật trong vòng 5 năm tính đến thời điểm giảng dạy về bệnh

truyền nhiễm trên động vật thủy sản, bao gồm bệnh mới nguy hiểm thường gặp, tác

nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, tác hại, phương thức lan truyền, cách nhận biết phát

hiện bệnh và biện pháp phòng trị.

TSMD 602: Miễn dịch học và vắc xin

Môn học cung cấp cho học viên cái nhìn tổng quan về hệ miễn dịch của các đối

tượng nuôi trồng thủy sản. Những nguyên tắc chung và cơ chế đáp ứng của miễn dịch

không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Việc phát triển về vắc-xin, các loại vắc xin, cơ

chế hoạt động của vắc xin và các chất kích thích đáp ứng miễn dịch ở động vật thủy sản

sẽ được đề cập. Ngoài ra, một số loại vắc xin thương mại đang được sử dụng rộng rãi

trong nuôi trồng thủy sản cũng được giới thiệu trong môn học này.

TSPB 603: Phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Môn học đề cập đến những đặc trưng của bệnh trên động vật thủy sản; các liệu

pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả đối với từng nhóm tác nhân gây bệnh; cách thức lựa

chọn cũng như phương thức sử dụng các loại thuốc, hóa chất phù hợp để việc phòng và

trị bệnh mang lại hiệu quả nhất. Môn học đồng thời đề cập tới một số bệnh nguy hiểm

thường gặp trong mấy năm gần đây và biện pháp phòng trị bệnh cụ thể.

Mô tả học phần tự chọn

TSCB 604: Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về các phương pháp/kỹ thuật

ứng dụng trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản tương ứng với từng cấp độ (level) I,

II và III; ưu điểm và nhược điểm/hạn chế của từng phương pháp/kỹ thuật chẩn đoán.

Môn học đồng thời đề cập tới một số phương pháp/kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong

chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

TSDT 605: Dịch tễ bệnh động vật thủy sản

Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên sâu về dịch tễ học như

khái niệm về dịch tễ học, các thông số đo lường dịch tễ học, dịch tễ học các bệnh truyền

nhiễm trên động vật thủy sản, phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả, phương pháp

nghiên cứu dịch tễ học can thiệp, phương pháp nghiên cứu dịch tễ học phân tích.

Page 48: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

29

TSMT 606: Quản lý môi trƣờng và sức khoẻ động vật thủy sản

Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức về môi trường trong nuôi trồng

thủy sản, các bệnh liên quan đến vấn đề môi trường và biện pháp quản lý môi trường

nhằm nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng và khả năng phòng bệnh cho động vật thủy sản.

TSUD 607: Ứng dụng di truyền trong nâng cao sức khoẻ động vật thủy sản

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức về di truyền, đa dạng di truyền,

ứng dụng di truyền trong chọn giống đối tượng nuôi thủy sản, trong đó nhấn mạnh sự

chọn giống theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức đề kháng và chọn

giống theo hướng kháng bệnh. Môn học đồng thời đề cập tới một số thành công của

ứng dụng di truyền trong chọn giống thủy sản.

TSAT 608: Công nghệ nuôi và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng

thủy sản

Môn học cung cấp, phân tích, đánh giá các công nghệ nuôi của một số đối tượng

chủ lực, trọng điểm, tập trung vào các công nghệ nuôi tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản nuôi và công nghệ nuôi thân thiện với môi

trường, nuôi sinh thái. Môn học đồng thời giới thiệu các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật

đảm bảo vùng nuôi an toàn, sản phẩm an toàn theo VietGAP, GlobalGAP...

TSDD 609: Dinh dưỡng, thức ăn và sức khoẻ động vật thủy sản

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nhu cầu dinh dưỡng

của động vật thủy sản, các bệnh liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và biện pháp phòng

bệnh, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản thông qua con đường dinh dưỡng và

quản lý cho ăn.

TSCN 610: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về khái niệm công nghệ

sinh học, sự phát triển của công nghệ sinh học và những thông tin cập nhật về ứng dụng

của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bao gồm ứng dụng công

nghệ sinh học trong nghiên cứu, chẩn đoán bệnh; trong phòng trị bệnh; trong nghiên

cứu phát triển công nghệ giống, công nghệ nuôi và công nghệ môi trường hướng tới

phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định, bền vững, thân thiện với môi trường

4.2.2.2. Chuyên đề tiến sĩ

Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên

quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học,

giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án.

Page 49: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

30

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4,

cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh

giá chuyên đề.

Mô tả hướng chuyên đề

- Quản lý bệnh động vật thủy sản

Tình hình về nghiên cứu và quản lý bệnh động vật thủy sản, cụ thể bao gồm các

bệnh vi rút, bệnh vi khuẩn, bệnh nấm, bệnh ký sinh trùng và bệnh do phi sinh vật. Đối

với từng nhóm bệnh đề cập tới tác nhân gây bệnh, đối tượng và giai đoạn xuất hiện

bệnh, các yếu tố nguy cơ liên quan và các biện pháp phòng trị bênh.

- Quản lý thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Hiện trạng sử dụng và quản lý thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học trong nuôi

trồng thủy sản; Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học được phép sử dụng, hạn chế

sử dụng và cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới; Biện

pháp quản lý việc sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy

sản; Hiện tượng kháng thuốc, cơ chế hình thành tính kháng đa thuốc, tốc độ lây truyền,

tính kháng kháng sinh của từng vi khuẩn với các nhóm kháng sinh trong từng bệnh cụ

thể, biện pháp khắc phục; Sự tồn dư thuốc thú y trong sản phẩm thủy sản, tác hại chính

đối với người sử dụng, và biện pháp khắc phục.

- Vắc xin và việc sử dụng vắc xin trong nuôi trồng thủy sản

Vắc xin trong phòng bệnh động vật thủy sản, các loại vắc xin sử dụng trong nuôi

trồng thủy sản; sự phát triển và hiệu quả sử dụng của từng loại vắc xin. Nghiên cứu vắc

xin trong nuôi trồng thủy sản và một số vắc xin thủy sản hương mại ở Việt Nam và trên

thế giới.

- Dinh dƣỡng và quản lý môi trƣờng trong nuôi trồng thủy sản

Vai trò của dinh dưỡng và môi trường trong nuôi trồng thủy sản; sự tác động của

dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản và khả năng chống chịu bệnh của

đối tượng thủy sản; việc quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

- Di truyền và chọn giống thủy sản

Di truyền số lượng, di truyền phân tử và ứng dụng di truyền trong chọn giống

thủy sản theo hướng sinh trưởng, chống chịu với điều kiện bất lợi (chịu lạnh), chọn

giống theo hướng kháng bệnh; Những thành tựu nổi bật của ứng dụng di truyền trong

chọn giống thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

- Ứng dụng chế phẩm probiotics và prebiotics trong nuôi trồng thủy sản

Khái niệm, vai trò của probiotics, prebiotics; cơ chế tác dụng của probiotics và

prebiotics đối với động vật thủy sản; các loại probiotics và prebiotics đã và đang được

nghiên cứu ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Page 50: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

31

Tiêu chí đánh giá (theo thang điểm 10)

- Chất lượng thông tin chuyên môn: 5 điểm

- Chất lượng trình bày: 2 điểm

- Trả lời câu hỏi của hội đồng: 3 điểm

4.2.2.3. Tiểu luận tổng quan

Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được nghiên cứu sinh trình bày

về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể

hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong

và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn

tồn tại mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang

A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

- Chất lượng thông tin chuyên môn: 5 điểm

- Chất lượng trình bày: 2 điểm

- Trả lời câu hỏi của hội đồng: 3 điểm

4.2.3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

4.2.3.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình

nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi nghiên cứu sinh phải thực hiện một đề tài luận

án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó

nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng

nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Hoạt động nghiên cứu khoa học phải phù hợp với mục tiêu của luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả

nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam

và quốc tế.

Thời gian nghiên cứu khoa học phải được bố trí trong thời gian đào tạo trình độ

tiến sĩ. Nếu vì lý do khách quan hay chủ quan, việc nghiên cứu khoa học không thể

hoàn thành trong thời gian dự kiến thì để đảm bảo chất lượng luận án, nghiên cứu sinh

được đăng ký kéo dài thời gian nghiên cứu. Các chi phí đào tạo trong thời gian kéo dài

nghiên cứu do nghiên cứu sinh chịu hoặc đơn vị cử đi học hoặc cơ sở đào tạo hỗ trợ nếu

có điều kiện.

Page 51: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

32

4.2.3.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên

các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh Giáo sư

Nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục

tạp chí sau đây, trong đó ít nhất 01 bài do NCS là tác giả chính (đứng đầu).

Bảng 6: Danh sách các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu sinh công bố công trình

TT Tên tạp chí Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí khoa học nước ngoài cấp quốc

gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ

tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc,

Tây Ban Nha.

2

Các tạp chí khoa học nước ngoài khác do

Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết

định (kể cả điểm công trình, không quá 1

điểm)

3 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn

4 Khoa học và phát triển Học viện Nông nghiệp Việt

Nam

5 Journal of Sciences VNU (tên cũ: Tạp chí

Khoa học - KHTN) Đại học Quốc gia Hà Nội

6 Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

7 Khoa học Đại học Huế

8 Khoa học & công nghệ Đại học Thái Nguyên

9 Khoa học & Công nghệ Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam

10 Sinh học Viện Viện Khoa học và Công

nghệ Việt Nam

11 Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y Hội Thú y Việt Nam

12 Tạp chí công nghệ sinh học Viện Công nghệ sinh học

Page 52: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

33

13 Chăn nuôi Hội Chăn nuôi

14 Dược liệu Viện Dược liệu

15 Hoạt động khoa học Bộ Khoa học và Công nghệ

16 Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội

17 Khoa học Trường Đại học Vinh

18 Khoa học công nghệ thủy sản Trường Đại học Nha Trang

19 Advanced in Natural Sciences Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam

20 Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt

Nam

Viện Y học cổ truyền

21 Nghiên cứu y học Đại học Y Hà Nội

22 Y học Việt Nam Tổng hội Y dược học

4.2.2.3. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính

nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu

hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh

vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh

tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng

ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích,

bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước

đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý

nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh

được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình

khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng

Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong

đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên

cứu sinh. Cấu trúc của luận án tiến sĩ bao gồm: mở đầu; tổng quan tình hình nghiên

cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học; phương

pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu, bàn luận; kết luận và kiến nghị về những nghiên

Page 53: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

34

cứu tiếp theo; danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài

luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Luận án tiến sĩ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí

tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Viện I qua hai cấp: Cấp

cơ sở và cấp Viện.

4.3. Đề cƣơng môn học

Page 54: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC

Page 55: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BỔ SUNG

Page 56: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

35

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BỔ SUNG

CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Tên môn học: Công nghệ nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Technology)

2. Phân loại môn học: Môn học bổ sung

3. Mã số môn học: TSNT 501

4. Số tín chỉ: 3

5. Mô tả môn học:

Môn học trang bị bổ sung cho học viên những kiến thức cơ bản về: lĩnh vực, thủy

vực và hệ thống nuôi trồng thủy sản, các ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy

sản, tác động công nghệ nuôi trồng đến các hệ sinh thái, môi trường, dịch bệnh thủy

sản nhằm quản lý và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

6. Mục đích môn học:

Môn học giúp học viên đã tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ với chuyên ngành gần với

chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ nắm được các công nghệ đã và đang áp dụng trong

nuôi trồng thủy sản, sự tác động của công nghệ nuôi đến các hệ sinh thái, môi

trường và dịch bệnh trên cơ sở đó đáp ứng được các yêu cầu đào tạo của chương

trình Tiến sĩ chuyên ngành “Bệnh lý học và chữa bệnh Thủy sản”.

7. Yêu cầu môn học:

Sau khi học bổ sung môn học, học viên phải:

- Nắm được những nét đặc thù của ngành nuôi trồng thủy sản.

- Nắm được các công nghệ nuôi áp dụng trong nuôi trồng thủy sản.

- Hiểu được cơ bản sự tác động của từng công nghệ nuôi đối với hệ sinh thái, môi

trường và sự xuất hiện dịch bệnh.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 45 tiết

- Lý thuyết : 30 tiết

- Thảo luận, seminar : 15 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

Kỹ thuật Môi trường

Page 57: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

36

2 TS. Lê Văn Khôi Viện Nghiên cứu NTTS I Nuôi trồng thủy sản

3 TS. Phạm Anh Tuấn Chuyên gia Thủy sản Công nghệ sinh học

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Định hướng học viên tìm hiểu về các mô hình áp dụng thành công các công nghệ

nuôi tiên tiến, hiện đại.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học lý thuyết kết hợp với ứng dụng trên các mô hình nuôi ngoài thực địa.

13. Tài liệu học tập:

1. Beaumont AR, 2010. Biotechnology and genetics in fisheries and aquaculture.

Blackwell Publishing.

2. Black KD, 2001. Environmental impacts of aquaculture. Sheffield Academic

Press.

3. Đào Mạnh Sơn và ctv, 2006. Danh mục các loài nuôi trồng thủy sản biển và

nước lợ ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4. John EB, 1997. Sustainable Aquaculture. John Wiley & Sons, Inc.

5. Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2009. Giáo trình Nuôi trồng thủy sản. NXB Đại

học Cần Thơ.

6. Nguyễn Quang Linh và ctv, 2006. Giáo trình Nuôi trồng thủy sản đại cương.

NXB Nông nghiệp Huế.

7. Nguyễn Địch Thanh, 2008. Bài giảng Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Nha

Trang.

8. Ngô Trọng Lư và ctv, 2006. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt. NXB Nông

nghiệp.

9. Pillay TVR and Kutty MN, 2005. Aquaculture principles and practices.

Blackwell Publishing.

10. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản

xuất giống cá. NXB Nông nghiệp.

11. Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2011. Quản lý chất lượng nước trong nuôi

trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp.

Page 58: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

37

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

TT Tên chƣơng, mục

Trong đó

Tổng

số

tiết

thuyết

Thảo

luận,

seminar

Tiểu

luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Đại cƣơng về nuôi trồng thủy sản 2 2

1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản 0,5 0,5

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghề

nuôi trồng thủy sản 0,5 0,5

1.3 Hiện trạng và triển vọng của nghề nuôi

trồng thủy sản 1 1

2 Thủy vực, môi trƣờng nuôi, đối tƣợng

nuôi và hình thức nuôi 7 5 2

2.1 Các loại hình thủy vực hay diện tích mặt

nước nuôi trồng thủy sản 1 1

2.2 Các yếu tố môi trường nước trong nuôi

trồng thủy sản 2 2

2.3 Các đối tượng/nhóm đối tượng quan trọng

trong nghề nuôi trồng thủy sản 2 1 1

2.4 Các hình thức hay mô hình nuôi trồng thủy

sản chủ yếu 2 1 1

3 Sản xuất giống một số đối tƣợng nuôi

thủy sản quan trọng 3 3

3.1 Đặc điểm sinh học cơ bản của một số đối

tượng/nhóm đối tượng nuôi 1 1

3.2 Kỹ thuật nuôi đàn bố mẹ và cho đẻ 1 1

Page 59: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

38

3.3 Kỹ thuật ương nuôi con giống 1 1

4 Nuôi thƣơng phẩm một số đối tƣợng thủy

sản 8 5 3

4.1 Con giống và thức ăn 2 2

4.2 Chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi 5 2 3

4.3 Thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế 1 1

5 Một số ứng dụng công nghệ trong nuôi

trồng thủy sản 10 6 4

5.1 Một số ứng dụng công nghệ trong sản xuất

giống 2 2

5.2 Một số ứng dụng công nghệ trong nuôi

thương phẩm 4 2 2

5.3 Một số ứng dụng của công nghệ sinh học

trong nuôi trồng thủy sản 4 2 2

6 Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy

sản 12 6 6

6.1 Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy sản

đến các hệ sinh thái 4 2 2

6.2 Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy sản

đến môi trường 4 2 2

6.3 Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy sản

đến dịch bệnh thủy sản 4 2 2

7 Quản lý và nuôi trồng thủy sản bền vững 3 3

7.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản bền vững 1 1

7.2 Các nhóm giải pháp chính nhằm quản lý và

phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững 2 2

Tổng 45 30 15

Page 60: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

39

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Đại cƣơng về nuôi trồng thủy sản

1.1. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản

1.2. Lịch sử hình hành và phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản

1.3. Hiện trạng và triển vọng của nghề nuôi trồng thủy sản

Chƣơng 2. Thủy vực, môi trƣờng nuôi, đối tƣợng nuôi và hình thức nuôi

2.1. Các loại hình thủy vực hay diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

2.2. Các yếu tố môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản

2.3. Các đối tượng/nhóm đối tượng quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản

2.4. Các hình thức hay mô hình nuôi trồng thủy sản chủ yếu

Chƣơng 3. Sản xuất giống một số đối tƣợng nuôi thủy sản quan trọng

3.1. Đặc điểm sinh học cơ bản của một số đối tượng/nhóm đối tượng nuôi

3.2. Kỹ thuật nuôi đàn bố mẹ và cho đẻ

3.3. Kỹ thuật ương nuôi con giống

Chƣơng 4. Nuôi thƣơng phẩm một số đối tƣợng thủy sản

4.1. Con giống và thức ăn

4.2. Chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi

4.3. Thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế

Chƣơng 5. Một số ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản

5.1. Một số ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống

5.2. Một số ứng dụng công nghệ trong nuôi thương phẩm

5.3. Một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Chƣơng 6. Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy sản

6.1. Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy sản đến các hệ sinh thái.

6.2. Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy sản đến môi trường.

6.3. Tác động của công nghệ nuôi trồng thủy sản đến dịch bệnh thủy sản.

Chƣơng 7. Quản lý và nuôi trồng thủy sản bền vững

7.1. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản bền vững.

7.2. Các nhóm giải pháp chính nhằm quản lý và phát triển nuôi trồng thủy sản bền

vững.

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Page 61: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

40

Giảng lý thuyết, kết hợp thảo luận và học viên chuẩn bị các bài seminar trình bày và

thảo luận trước lớp.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Điểm thi hết môn (Thi viết/Tiểu luận) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BỔ SUNG

BỆNH LÝ HỌC THÚ Y

1. Tên môn học: Bệnh lý học thú y (Veterinary Pathology)

2. Phân loại môn học: Môn học bổ sung

3. Mã số môn học: TSBL 502

4. Số tín chỉ: 3

5. Mô tả môn học:

Môn học tập trung vào sinh lý bệnh; viêm; rối loạn chuyển hoá các chất; rối loạn

điều hoà thân nhiệt; rối loạn hệ thống máu; sinh lý bệnh hệ thống tuần hoàn, tiêu

hoá, hô hấp, tiết niệu, nội tiết, gan; tổn thương cơ bản ở tế bào, mô; thoái hoá mô;

viêm và điều trị vết thương; bệnh lý học các cơ quan hệ thống: hệ tuần hoàn, hệ hô

hấp, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, cơ, xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tiết; bệnh

lý học các bệnh vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, độc chất, thiếu dinh dưỡng.

6. Mục đích môn học:

Môn học giúp học viên đã tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ với chuyên ngành gần với

chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ nắm được những kiến thức cơ bản về cơ chế bệnh sinh

và biểu hiện của bệnh trên gia súc, gia cầm, động vật thủy sản trên cơ sở đó đáp ứng

được các yêu cầu đào tạo của chương trình Tiến sĩ chuyên ngành “Bệnh lý học và

chữa bệnh Thủy sản”.

7. Yêu cầu môn học:

Sau khi học bổ sung môn học, học viên phải:

- Hiểu được các khái niệm và quá trình rối loạn chuyển hoá và điều hoà trong các hệ

thống của cơ thể.

Page 62: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

41

- Hiểu được cơ chế gây viêm, tổn thương cơ bản ở tế bào và mô và điều trị viêm và

vết thương.

- Nắm được bệnh lý học các cơ quan và hệ thống: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá,

tiết niệu, sinh dục, cơ, xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tiết.

- Nắm được bệnh lý học các bệnh do tác nhân vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,

độc chất, thiếu dinh dưỡng.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 45 tiết

- Lý thuyết: 30 tiết

- Thảo luận, seminar: 15 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên nghành

1 TS. Đặng Thị Lụa Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

2 TS. Kim Văn Vạn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Bệnh thủy sản

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Định hướng học viên tìm hiểu về một số loại bệnh có liên quan trực tiếp đến động

vật thủy sản như bệnh AHPND, EUS, WSSV.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học lý thuyết kết hợp thảo luận, seminar.

13. Tài liệu học tập:

12. Nguyễn Quang Tuyên và Trần Văn Thăng, 2007. Giáo trình sinh lý bệnh thú y.

Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Phan Thị Thu Anh và Trần Thị Chính.

2002. Sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

14. Phạm Đức Chương, Cao Vân, Từ Quang Hiển. 2003. Giáo trình Dược lý học

Thú. NXB Đại học Nông lâm Thái Nguyên

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Page 63: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

42

TT Tên chƣơng, mục

Trong đó

Tổng

số

tiết

thuyết

Thảo

luận,

seminar

Tiểu

luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

môn sinh lý bệnh thú y 1,5 1,5

1.1 Định nghĩa môn học 0,5 0,5

1.2 Nội dung môn học 0,5 0,5

1.3 Phương pháp nghiên cứu môn sinh lý học

thú y 0,5 0,5

2 Các khái niệm và quy luật chung về bệnh 6,5 6,5

2.1 Khái niệm về bệnh 0,5 0,5

2.2 Đại cương về bệnh nguyên học 2 2

2.3 Đại cương về bệnh sinh học 2 2

2.4 Tính phản ứng của cơ thể và bệnh lý của

quá trình miễn dịch 2 2

3 Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung 16 10 6

3.1 Rối loạn tuần hoàn cục bộ 3 3

3.2 Rối loạn chuyển hoá các chất 3 3

3.3 Sinh lý bệnh quá trình viêm 5 2 3

3.4 Sinh lý bệnh điều hoà thân nhiệt-sốt 5 2 3

4 Sinh lý bệnh các cơ quan và hệ thống 21 12 9

4.1 Sinh lý bệnh hệ thống máu 5 2 3

4.2 Sinh lý bệnh hô hấp 2 2

Page 64: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

43

4.3 Sinh lý bệnh tiêu hoá 5 2 3

4.4 Sinh lý bệnh chức năng gan 5 2 3

4.5 Sinh lý bệnh chức năng thận 2 2

4.6 Sinh lý bệnh tuyến nội tiết 2 2

Tổng 45 30 15

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu môn bệnh lý học thú y

1.1. Định nghĩa môn học

1.2. Nội dung môn học

1.3. Phương pháp nghiên cứu môn học

- Phương pháp thực nghiệm cấp tính

- Phương pháp thực nghiệm mãn tính

Chƣơng 2. Các khái niệm và quy luật chung về bệnh

2.1. Khái niệm về bệnh

- Một số khái niệm trong lịch sử

- Quan niệm về bệnh hiện nay

2.2. Đại cương về bệnh nguyên học

- Định nghĩa

- Một số quan niệm sai lầm về bệnh nguyên học

- Quan niệm khoa học về bệnh nguyên học

- Phân loại các yếu tố bệnh nguyên học

2.3. Đại cương về bệnh sinh học

- Định nghĩa

- Ảnh hưởng của bệnh nguyên học tới quá trình bệnh sinh

- Quan hệ giữa cục bộ và toàn thân trong quá trình sinh bệnh

- Vòng bệnh lý

- Các hiện tượng bệnh lý

- Các giai đoạn phát triển của bệnh

- Cơ chế phục hồi sức khoẻ

Page 65: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

44

2.4. Tính phản ứng của cơ thể và bệnh lý của quá trình miễn dịch

- Tính phản ứng của cơ thể

- Bệnh lý của quá trình miễn dịch

Chƣơng 3. Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung

3.1. Rối loạn tuần hoàn cục bộ

- Xung huyết cục bộ

- Ứ huyết

- Thiếu máu cục bộ

- Nhồi huyết

- Xuất huyết

- Huyết khối

- Lấp quản

3.2. Rối loạn chuyển hoá các chất

- Rối loạn chuyển hoá gluxit

- Rối loạn chuyển hoá lipit

- Rối loạn chuyển hoá thoát

- Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải

- Rối loạn cân bằng axit-bazo

3.3. Sinh lý bệnh quá trình viêm

- Khái niệm về viêm

- Nguyên nhân gây viêm

- Biểu hiện của viêm

- Những biến đổi chủ yếu trong ổ viêm

- Quan hệ giữa phản ứng viêm và cơ thể

- Phân loại viêm

- Ý nghĩa của viêm

3.4. Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt-sốt

- Đại cương về cân bằng thân nhiệt

- Rối loạn thân nhiệt

- Sốt

Page 66: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

45

Chƣơng 4. Sinh lý bệnh các cơ quan về hệ thống

4.1. Sinh lý bệnh hệ thống máu

- Đại cương

- Rối loạn của máu

- Sinh lý bệnh tuần hoàn

4.2. Sinh lý bệnh hô hấp

- Đại cương

- Rối loạn hô hấp

- Hậu quả của rối loạn hô hấp

- Hoạt động thích nghi của cơ thể khi thiếu oxy

4.3. Sinh lý bệnh tiêu hoá

- Đại cương

- Rối loạn cảm giác ăn uống

- Rối loạn tiêu hoá ở xoang miệng

- Rối loạn chức năng của thực quản

- Rối loạn tiêu hoá ở dạ dày

- Rối loạn tiêu hoá ở ruột

4.4. Sinh lý bệnh chức năng gan

- Đại cương về chức năng gan

- Nguyên nhân rối loạn chức năng gan

- Rối loạn chức năng gan

4.5. Sinh lý bệnh chức năng thận

- Đại cương về chức năng thận

- Rối loạn bộ máy tiết niệu

- Một số bệnh ở thận

- Những biểu hiện lâm sàng của bệnh thận

- Biến chứng của rối loạn chức năng thận

4.6. Sinh lý bệnh tuyến nội tiết

- Đại cương

- Điều hoà nội tiết

Page 67: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

46

- Rối loạn cân bằng nội tiết

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Giảng lý thuyết, kết hợp thảo luận và học viên chuẩn bị các bài seminar trình bày và

thảo luận trước lớp.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Điểm thi hết môn (Thi viết/Tiểu luận) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BỔ SUNG

SINH LÝ ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Tên môn học: Sinh lý động vật thủy sản (Aquatic Animal Physiology)

2. Phân loại môn học: Môn học bổ sung

3. Mã số môn học: TSSL-503

4. Số tín chỉ: 3

5. Mô tả môn học:

Môn học trang bị bổ sung cho học viên những kiến thức cơ bản về tổng quan đặc

điểm cơ thể sống, sự khác nhau giữa động vật dưới nước và trên cạn. Môn học sẽ

bao gồm các khái niệm về sinh lý máu, sinh lý hô hấp, các yếu tố môi trường, độc

chất ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá tôm; hoạt tính các men tiêu hoá ở dạ dày và

ruột cá, các quá trình hấp thu và chuyển hoá các dưỡng chất trong cơ thể cá, giáp

xác; chức năng của các hormone liên quan đến quá trình tăng trưởng và sinh sản của

cá, giáp xác.

6. Mục đích môn học:

Môn học giúp học viên đã tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ với chuyên ngành gần với

chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ nắm được những kiến thức cơ bản về cơ thể sống

động vật dưới nước bao gồm kiến thức về sinh lý hô hấp, hoạt tính các men tiêu hoá

trong dạ dày và ruột, quá trình hấp thu chuyển hoá và các hormone liên quan đến

sinh trưởng, sinh sản. Đặc biệt môn học sẽ nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa động

vật dưới nước và động vật trên cạn. Kiến thức của môn học sẽ giúp học viên đáp

Page 68: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

47

ứng được các yêu cầu đào tạo của chương trình Tiến sĩ chuyên ngành “Bệnh lý học

và chữa bệnh Thủy sản”.

7. Yêu cầu môn học:

Sau khi học bổ sung môn học, học viên phải:

- Nắm được đặc điểm sống, môi trường sống của động vật thủy sản. Sự khác nhau

về đặc điểm đời sống của sinh vật dưới nước và trên cạn.

- Hiểu biết về sinh lý hô hấp, sinh lý sinh sản của cá tôm, các yếu tố ảnh hưởng đến

quá trình hô hấp và sinh lý sinh sản của cá tôm.

- Biết được các hoạt động của enzyme tiêu hoá, chức năng hoạt động của các

hormone tiết ra từ não thùy cá và ứng dụng của chúng.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 45 tiết

- Lý thuyết: 30 tiết

- Thảo luận, seminar: 15 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên nghành

1 Lê Văn Khôi Viện Nghiên cứu NTTS I Nuôi trồng thủy sản

2 Nguyễn Quang Huy Viện Nghiên cứu NTTS I Sinh học

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Định hướng học viên tìm hiểu về đặc điểm sinh lý hô hấp và sinh lý sinh sản của

một số đối tượng thủy nuôi nuôi kinh tế chủ lực ở nước ta.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học lý thuyết kết hợp tham khảo tài liệu liên quan đến sinh lý động vật thủy sản và

trên cạn.

13. Tài liệu học tập:

15. Bone, Q and Marshall N.B. (1982). Biology of fishes. Blackie Glasgơ and

London, 253pp.

16. David, H.E. (1993). The physiology of fishes. Marine Science Series. Printed in

the United States of America.

17. Dương Tuấn (1988). Sinh lý cá. Đại học Thủy sản Nha Trang.

Page 69: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

48

18. Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư (2010). Một số vấn đề về sinh lý cá và

giáp xác. Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Graham, J.B. (1997). Air-breathing fishes. Printed in the United States of

America.

20. Hoar, W.S. and Randall, D.J. (eds) (1969). Fish physiology. Volume I;

Excretion, Ion regulation and metabolism.

21. Lockwood, A.P.M. (1967). Aspects of the physiology of crustacean. Printed in

Dreat Britain.

22. Smith, L.S. (1982). Introduction of fish physiology. T.F.H. publication.

23. Val, L.A, Almeida-Val and Randall, D.J. (eds) (2001). Fish physiology (volume

21). Tropical fishes.

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

TT Tên chƣơng, mục

Trong đó

Tổng

số

tiết

thuyết

Thảo

luận,

seminar

Tiểu

luận, đi

thực tế

tại cơ

sở

1 Giới thiệu tổng quan về sinh lý động vật

thủy sản 2 2

1.1 Khái niệm về sinh lý học và mối quan hệ của

môn học với các lĩnh vực khác 1 1

1.2 Đặc điểm cơ thể sống, sự khác nhau giữ

động vật dưới nước và trên cạn 1 1

2 Sinh lý máu cá và giáp xác 4,5 4,5

2.1 Đại cương về thể dịch và máu 1,5 1,5

2.2 Thành phần hoá hoạc và đặc tính lý hoá học

của máu 1,5 1,5

2.3 Các tế bào máu 1,5 1,5

3 Sinh lý hô hấp của cá và giáp xác 7 4 3

3.1 Khái niệm về môi trường hô hấp và sinh lý 1 1

Page 70: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

49

hô hấp

3.2 Cơ chế hô hấp 2 1 1

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá 2,5 1,5 1

3.4 Cơ quan hô hấp phụ 1,5 0,5 1

4 Sinh lý tiêu hoá 6 4 2

4.1 Sự tiêu hoá 1,5 1,5

4.2 Sự hấp thu 1 1

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của cá 2,5 0,5 2

4.4 Sự tiêu hoá ở giáp xác 1 1

5 Thận và sinh lý tiết niệu 2,5 2,5

5.1 Thận và sự điều áp suất thẩm thấu ở cá 1,5 1,5

5.2 Điều hoà thẩm thấu và ion ở giáp xác 1 1

6 Trao đổi chất và dinh dƣỡng 3 3

6.1 Trao đổi chất 2 2

6.2 Trao đổi năng lượng 0,5 0,5

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi chất 0,5 0,5

7 Tuyến nội tiết 8 4 4

7.1 Khái niệm chung 0,5 0,5

7.2 Hormon 2,5 0,5 2

7.3 Tuyến yên cá (não thuỳ cá) 2,5 0,5 2

7.4 Tuyến giáp trạng 0,5 0,5

7.5 Tuyến trên thận 0,5 0,5

7.6 Tuyến tuỵ nội tiết 0,5 0,5

7.7 Tuyến sinh dục nội tiết 0,5 0,5

Page 71: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

50

7.8 Vùng dưới đồi 0,5 0,5

8 Sinh lý sinh sản 9 3 6

8.1 Sự thành thục về sinh dục và thể vóc, chu kỳ

sinh sản 0,5 0,5

8.2 Quá trình phát triển của tế bào trứng 2,5 0,5 2

8.3 Sự thay đổi sinh hoá của tế bào sinh dục

trong quá trình thành thục 2,5 0,5 2

8.4 Cơ chế rụng trứng và thoái hoá buồng trứng 0,5 0,5

8.5 Cơ chế nở 0,5 0,5

8.6 Một số ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của

cá 2,5 0,5 2

9 Lột xác giáp xác 3 3

9.1 Khái niệm 0,5 0,5

9.2 Cấu trúc vỏ giáp xác 0,5 0,5

9.3 Các giai đoạn lột xác giáp xác 1 1

9.4 Sự phát triển vỏ mới 0,5 0,5

9.5 Chu kỳ lột xác 0,5 0,5

Tổng 45 30 15

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Giới thiệu tổng quan về sinh lý động vật thủy sản

1.1. Khái niệm về sinh lý học và mối quan hệ của môn học với các lĩnh vực khác

1.2. Đặc điểm cơ thể sống, sự khác nhau giữa động vật dưới nước và trên cạn

- Đặc điểm cơ thể sống

- Sự khác nhau giữa động vật dưới nước và trên cạn

Chƣơng 2. Sinh lý máu cá và giáp xác

2.1. Đại cương về thể dịch và máu

- Khái niệm về dịch nội bào và dịch ngoại bào

Page 72: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

51

- Khái niệm chung về máu

- Chức năng chủ yếu của máu

- Số lượng máu

2.2. Thành phần hoá học và đặc tính lý hoá học của máu

- Thành phần hoá học

- Đặc tính lý hoá học của máu

2.3. Các tế bào máu

- Hồng cầu

- Bạch cầu

- Tiểu cầu

Chƣơng 3. Sinh sản hô hấp của cá và giáp xác

3.1. Khái niệm về môi trường hô hấp và sinh lý hô hấp

- Môi trường hô hấp

- Sinh lý hô hấp

3.2. Cơ chế hô hấp

- Sự vận động cơ học của mang và hiện tượng súc rửa

- Sự vận chuyển khí

- Sự trao đổi khí giữa nước và máu

- Tần số hô hấp

- Mức độ sử dụng Oxygen

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá

- Nhiệt độ

- O2 và CO2

- Ảnh hưởng của sự vận động

- Ảnh hưởng của một số chất độc hoá học

3.4. Cơ quan hô hấp phụ

- Ruột

- Da

- Cơ quan trên mang

- Bóng hơi

Page 73: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

52

Chƣơng 4. Sinh lý tiêu hoá

4.1. Sự tiêu hoá

- Sự tiêu hoá trong miệng và thực quản

- Sự tiêu hoá trong dạ dày

- Sự tiêu hoá trong ruột

4.2. Sự hấp thu

- Con đường hấp thu

- Nơi hấp thu

- Sự hấp thu các thành phần dinh dưỡng

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của cá

- Khối lượng thức ăn

- Chất lượng thức ăn

- Nhiệt độ

- Tuổi

4.4. Sự tiêu hoá của giáp xác

- Cấu trúc ruột giáp xác

- Sự tiêu hoá

- Sự hấp thu

Chƣơng 5. Thận và sinh lý tiết niệu

5.1. Thận và sự điều áp suất thẩm thấu của cá

- Lớp cá sụn

- Lớp cá xương

5.2. Điều hoà thẩm thấu và ion ở giáp xác

- Điều hoà thẩm thấu và ion ở giáp xác biển

- Sự điều hoà thẩm thấu của giáp xác rộng muối liên hệ với nồng độ muối của

môi trường

- Sự bài tiết của giáp xác

Chƣơng 6. Trao đổi chất và dinh dƣỡng

6.1. Trao đổi chất

- Trao đổi chất đạm

- Trao đổi chất béo

Page 74: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

53

- Trao đổi chất bột đường

- Trao đổi nước

- Trao đổi muối khoáng

- Trao đổi Vitamin

6.2. Trao đổi năng lượng

6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi chất

Chƣơng 7. Tuyến nội tiết

7.1. Khái niệm chung

7.2. Hormone

- Tác dụng của hormone

- Các phương thức tác động của hormone

7.3. Tuyến yên cá

- Cấu tạo

- Hormone và chức năng

7.4. Tuyến giáp trạng

- Cấu tạo

- Hormone và chức năng

7.5. Tuyến trên thận

- Cấu tạo

- Hormone và chức năng

7.6. Tuyến tuỵ nội tiết

- Cấu tạo

- Hormone và chức năng

7.7. Tuyến sinh dục nội tiết

7.8. Vùng dưới đồi

Chƣơng 8. Sinh lý sinh sản

8.1. Sự thành thục về sinh dục và thể vóc, chu kỳ sinh sản

- Sự thành thục về sinh dục và thể vóc

- Chu kỳ sinh sản

8.2. Quá trình phát triển của tế bào trứng

8.3. Sự thay đổi sinh hoá của tế bào sinh dục trong quá trình thành thục

Page 75: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

54

8.4. Cơ chế rụng trứng và thoái hoá buồng trứng

- Cơ chế rụng trứng

- Sự thoái hoá buồng trứng

8.5. Cơ chế nở

8.6. Một số ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá

- Dinh dưỡng

- Nhiệt độ

- Yếu tố dòng chảy

Chƣơng 9. Lột xác giáp xác

9.1. Khái niệm

9.2. Cấu trúc vỏ giáp xác

9.3. Các giai đoạn lột xác giáp xác

9.4. Sự phát triển của vỏ mới

9.5. Chu kỳ lột xác

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Giảng lý thuyết, kết hợp thảo luận và học viên chuẩn bị các bài seminar trình bày và

thảo luận trước lớp.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Điểm thi hết môn (Thi viết/Tiểu luận) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

Page 76: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BẮT BUỘC

Page 77: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

55

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BẮT BUỘC

BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH BỆNH

1. Tên môn học: Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và cơ chế phát sinh

bệnh (Infectious diseases on aquatic animals and pathogenic mechanisms)

2. Phân loại môn học: Môn học bắt buộc

3. Mã số môn học: TSBT 601

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các tác nhân gây bệnh

truyền nhiễm như ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút thường gặp và gây tác hại trên đối

tượng động vật thủy sản và cơ chế phát sinh bệnh của chúng. Học phần đồng thời

cung cấp các thông tin cập nhật trong vòng 5 năm tính đến thời điểm giảng dạy về

bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản, bao gồm bệnh mới nguy hiểm thường

gặp, tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, tác hại, phương thức lan truyền, cách

nhận biết phát hiện bệnh và biện pháp phòng trị.

6. Mục đích môn học:

Kiến thức của môn học là những kiến thức chuyên sâu yêu cầu các nghiên cứu sinh

tốt nghiệp chuyên ngành “Bệnh lý học và chữa bệnh Thủy sản” phải nắm vững.

7. Yêu cầu môn học:

Sau khi học, học viên phải:

- Nắm được khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, những tác nhân gây bệnh

truyền nhiễm trên động vật thủy sản, cơ chế phát sinh bệnh trên động vật thủy sản.

- Hiểu và nắm rõ cơ chế phát sinh bệnh trên động vật thủy sản.

- Cập nhật được thông tin về một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên động vật thủy

sản ở Việt Nam và trên thế giới.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 30 tiết

- Lý thuyết : 10 tiết

- Thảo luận, bài tập seminar : 20 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

Page 78: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

56

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 PGS.TS. Phan Thị Vân Viện Nghiên cứu NTTS I Dịch tễ thủy sản

2 TS. Đặng Thị Lụa Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

3 TS. Bùi Quang Tề Chuyên gia bệnh Bệnh thủy sản

11. Định hƣớng bài tập, seminar:

Sau mỗi buổi học lý thuyết, học viên sẽ được hướng dẫn một số chủ đề để trình bày

bài seminar theo nhóm và thảo luận.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học viên có thể tìm đọc thêm nhiều thông tin, tài liệu liên quan từ các tạp chí

chuyên ngành trong nước và quốc tế, các xuất bản liên quan của các Trường Đại

học khác trên thư viện hoặc qua Internet.

13. Tài liệu học tập:

1. Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình bệnh động vật thủy sản. Nhà xuất bản Nông

Nghiệp Hà Nội.

2. Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004.

Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

3. Bùi Quang Tề, 2004. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản

Nông nghiệp Hà Nội.

4. Bùi Quang Tề, 2008. Danh mục ký sinh trùng cá Việt Nam. Viện Nghiên cứu

nuôi trồng thủy sản I.

5. Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất

bản khoa học và kỹ thuật.

6. Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lê, 2012. Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú

y. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, 710 pp.

7. Các bài báo liên quan xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc

tế.

14. Nội dung chi tiết môn học:

Page 79: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

57

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Tên chƣơng, mục

Trong đó

Tổng

số

tiết

thuyết

Thảo

luận,

seminar

Tiểu luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Bệnh truyền nhiễm và tác nhân

gây bệnh truyền nhiễm trên động

vật thủy sản

3 3

1.1 Khái niệm bệnh truyền nhiễm 0,5 0,5

1.2 Các tác nhân gây bệnh truyền

nhiễm 0,5 0,5

1.3 Tác nhân và đặc điểm của tác nhân

gây bệnh truyền nhiễm trên động

vật thủy sản

2 2

2 Cơ chế phát sinh bệnh trên động

vật thủy sản 7,5 3,5 4

2.1 Cơ chế phát sinh bệnh trên động

vật thủy sản 0,5 0,5

2.2 Yếu tố môi trường liên quan đến sự

phát sinh bệnh trên động vật thủy

sản

1 1

2.3 Yếu tố vật chủ liên quan đến sự

phát sinh bệnh trên động vật thủy

sản

1 1

2.4 Yếu tố tác nhân gây bệnh liên quan

đến sự phát sinh bệnh trên động vật

thủy sản

1 1

2.5 Seminar/thảo luận về các yếu tố

liên quan đến sự phát sinh bệnh 4 4

3 Một số bệnh truyền nhiễm 19,5 3,5 16

Page 80: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

58

thƣờng gặp trên động vật thủy

sản

3.1 Bệnh truyền nhiễm do tác nhân ký

sinh trùng và nấm 5,5 1 4,5

3.2 Bệnh truyền nhiễm do tác nhân vi

khuẩn 6 1 5

3.3 Bệnh truyền nhiễm do tác nhân vi

rút 8 1,5 6,5

Tổng số 30 10 20

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1: Bệnh truyền nhiễm và tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trên động vật

thủy sản

1.1. Khái niệm bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản

1.2. Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

1.3. Tác nhân, đặc điểm của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản

o Tác nhân ký sinh trùng, nấm

o Tác nhân vi khuẩn

o Tác nhân vi rút

Chƣơng 2: Cơ chế phát sinh bệnh trên động vật thủy sản

2.1. Cơ chế phát sinh bệnh trên động vật thủy sản

2.2. Yếu tố môi trường liên quan đến sự phát trinh bệnh trên động vật thủy sản

2.3. Yếu tố vật chủ liên quan đến sự phát sinh bệnh trên động vật thủy sản

2.4. Yếu tố tác nhân gây bệnh liên quan đến sự phát sinh bệnh trên động vật thủy

sản

2.5. Seminar/thảo luận về các yếu tố liên quan đến sự phát sinh bệnh

Chƣơng 3: Một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp trên động vật thủy sản

3.1. Bệnh truyền nhiễm do tác nhân ký sinh trùng và nấm

3.2. Bệnh truyền nhiễm do tác nhân vi khuẩn

3.3. Bệnh truyền nhiễm do tác nhân vi rút

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Page 81: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

59

Kết hợp giảng dạy lý thuyết và thảo luận trên lớp, học viên chuẩn bị bài trình bày

seminar theo nhóm chủ đề và thảo luận.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Tỷ trọng

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Thi hết môn học (Thi viết/trình bày seminar theo chủ

đề)

0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BẮT BUỘC

MIỄN DỊCH HỌC VÀ VẮC XIN

1. Tên môn học: Miễn dịch học và vắc xin (Immunology and vaccination)

2. Phân loại môn học: Môn bắt buộc

3. Mã số môn học: TSMD 602

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp cho học viên cái nhìn tổng quan về hệ miễn dịch của các đối

tượng nuôi trồng thủy sản. Những nguyên tắc chung và cơ chế đáp ứng của miễn

dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Việc phát triển về vắc xin, các loại vắc

xin, cơ chế hoạt động của vắc xin và các chất kích thích đáp ứng miễn dịch ở động

vật thủy sản sẽ được đề cập. Ngoài ra, một số loại vắc xin thương mại đang được sử

dụng rộng rãi trong NTTS cũng được giới thiệu trong môn học này.

6. Mục đích môn học:

Mục đích của môn học là để trang bị cho học viên một số kiến cơ bản về cơ chế

hoạt động của hệ miễn dịch và những ứng dụng của miễn dịch đặc hiệu trong việc

phát triển vắc xin cũng như hiểu biết về các loại vắc xin dùng trong nuôi trồng thủy

sản.

7. Yêu cầu môn học:

Học xong môn học, học viên phải:

- Nắm được đặc điểm về hệ miễn dịch của động vật thủy sản, chức năng của cơ

quan miễn dịch, các loại tế bào chức năng, các thụ thể nhận diện và các phân tử

miễn dịch.

Page 82: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

60

- Mô tả được hệ miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch đặc hiệu và cơ chế kích hoạt

đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ở động vật thủy sản, nguyên lý phản ứng kháng

nguyên-kháng thể.

- Hiểu được bản chất của các loại loại vắc xin, phương pháp vắc xin, quy trình phát

triển vắc xin trong nuôi trồng thủy sản.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 30 tiết

- Lý thuyết: 16 tiết

- Thảo luận, chuyên đề/seminar: 14 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan Chuyên ngành

1 PGS.TS. Phan Thị Vân Viện Nghiên cứu NTTS I Dịch tễ thủy sản

2 TS. Đặng Thị Lụa Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

3 TS. Kim Văn Vạn Học viện Nông nghiệp Việt

Nam

Bệnh thủy sản

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Xây dựng các đề cương thuyết minh đề tài phát triển vắc xin phòng một bệnh cụ thể

nào đó trên động vật thủy sản, chỉ rõ được đáp ứng miễn dịch đặc hiệu nào cần

được tạo ra, phương án điều chế vắc xin, con đường sử dụng và thí nghiệm thử

nghiệm vắc xin.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Giảng lý thuyết kết hợp thảo luận trực tiếp và làm chuyên đề/seminar

13. Tài liệu học tập:

1. Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2007. Giáo trình miễn dịch học

động vật thủy sản. Đại học Cần Thơ.

2. Goldsby RA, Kindt TK, Osborne BA and Kuby J, 2003. Immunology. 5th

Edition. W.H. Freeman and Company, New York, ISBN 0-7167-4947-5.

3. Tài liệu liên quan được xuất bản trong các tạp chí chuyên ngành trong nước và

quốc tế.

Page 83: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

61

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Tên chƣơng, mục

Trong đó

Tổng

số

tiết

thuyết

Thảo

luận,

seminar

Tiểu

luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Giới thiệu chung về miễn dịch học 2 2

1.1 Những khái niệm trong miễn dịch 0,5 0,5

1.2 Sự phát triển của miễn dịch học 0,5 0,5

1.3 Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch

không đặc hiệu 0,5 0,5

1.4 Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc

hiệu 0,5 0,5

2 Cơ chế đáp ứng miễn dịch đăc hiệu

và không đặc hiệu 3 3

2.1 Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu 1,5 1,5

2.2 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu 1,5 1,5

3 Miễn dịch học các đối tƣợng nuôi

thủy sản 11 5,5 5

3.1 Miễn dịch học các loài cá xương 3,5 2 1,5

3.2 Miễn dịch học giáp xác 3,5 1,5 1,5

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới đáp ứng

miễn dịch ở động vật thủy sản 4 2 2

4 Vắc xin trong nuôi trồng thủy sản 14,5 5,5 9

4.1 Lịch sử phát triển của vắc xin thủy sản 0,5 0,5

4.2 Các loại vắc xin và phương pháp vắc

xin 4 1 3

Page 84: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

62

4.3 Nguyên lý kháng nguyên-kháng thể 1 1

4.4 Quy trình phát triển sản phẩm vắc xin 4,5 1,5 3

4.5

Nghiên cứu sản xuất vắc xin thủy sản

và một số loại vắc xin thủy sản thương

mại

4,5 1,5 3

Tổng 30 16 14

B. Nội dung chi tiết

Chƣơng 1: Giới thiệu chung về miễn dịch học

1.1. Những khái niệm trong miễn dịch

1.2. Sự phát triển của miễn dịch học

- Miễn dịch học là môn cơ sở của y học

- Miễn dịch học là môn khoa học cơ bản

- Miễn dịch học là cơ sở cho công nghệ sinh học

1.3. Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu

1.4. Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu

Chƣơng 2: Cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

2.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu

- Hàng rào vật lý

- Hàng rào hoá học

- Hàng rào tế bào

- Hàng rào thể chất

2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

- Đáp ứng miễn dịch dịch thể

- Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

- Đặc điểm cơ bản của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Chƣơng 3: Miễn dịch học các đối tƣợng nuôi thủy sản

3.1. Miễn dịch học các loài cá xương

- Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu

- Cơ chế miễn dịch đặc hiệu

- Đáp ứng miễn dịch cục bộ

Page 85: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

63

- Ký ức miễn dịch

3.2. Miễn dịch học giáp xác

- Các tế bào máu tham gia đáp ứng miễn dịch

- Các cơ chế miễn dịch của giáp xác

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch ở động vật thủy sản

- Các nhân tố ngoại cảnh

- Các nhân tố nội tại

Chƣơng 4: Vắc xin trong nuôi trồng thủy sản

4.1. Lịch sử phát triển của vắc xin thủy sản

4.2. Các loại vắc xin và phương pháp vắc xin

- Những thành phần của vắc xin

- Các loại vắc xin, đặc tính và hiệu quả với nhóm mầm bệnh khác nhau

- Các phương pháp vắc xin và những ưu nhược điểm của chúng

4.3. Nguyên lý kháng nguyên-kháng thể

4.4. Quy trình phát triển sản phẩm vắc xin

- Chọn kháng nguyên, tạo Master seed bộ chủng gốc

- Điều chế vắc xin

- Đánh giá hiệu quả của vắc xin

- Khảo nghiệm vắc xin

4.5. Nghiên cứu sản xuất vắc xin thủy sản và một số loại vắc xin thủy sản thương mại

- Tình hình nghiên cứu sản xuất vắc xin thủy sản

- Một số loại vắc xin thủy sản thương mại

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Giảng lý thuyết kết hợp với thảo luận định hướng học viên tự tìm hiểu tài liệu và

làm seminar

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, seminar, thảo luận) 0,3

2 Thi hết môn học (Thi viết/trình bày seminar theo chủ đề) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

Page 86: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

64

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC BẮT BUỘC

PHÒNG TRỊ BỆNH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Tên môn học: Phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

(Prevention and treatment of diseases in aquaculture)

2. Phân loại môn học: Môn học bắt buộc

3. Mã số môn học: TSPB 603

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Mô học đề cập đến những đặc trưng cơ bản của bệnh trên động vật thủy sản; các liệu

pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả đối với từng nhóm tác nhân gây bệnh; cách thức

lựa chọn cũng như phương thức sử dụng các loại thuốc, hóa chất phù hợp để việc

phòng và trị bệnh mang lại hiệu quả nhất. Môn học đồng thời đề cập tới một số bệnh

nguy hiểm thường gặp trong mấy năm gần đây và biện pháp phòng trị bệnh cụ thể.

6. Mục đích môn học:

Môn học giúp học viên nắm được các cơ chế tác dụng của các loại thuốc, hóa chất,

thảo dược và vắc xin dùng trong NTTS, đồng thời hiểu rõ nguyên lý phòng và trị

các nhóm bệnh khác nhau trên động vật thủy sản nuôi.

7. Yêu cầu môn học:

Sau khi kết thúc môn học, học viên phải:

- Nắm được nguyên tắc phòng, trị bệnh và một số đặc thù trong phòng trị bệnh trên

động vật thủy sản.

- Có được kiến thức cơ bản về đặc tính của một số loại thuốc, hóa chất và cơ chế

hoạt động của chúng, thời gian tồn dư trong môi trường và động vật thủy sản.

- Nắm được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xu hướng phòng trị bệnh động vật thủy

sản hiện nay.

- Nắm được phương pháp phòng và trị một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong

nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 30 tiết

- Lý thuyết: 15 tiết

- Thảo luận/seminar: 15 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

- Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và điều kiện phát sinh bệnh

Page 87: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

65

- Dịch tễ học

- Miễn dịch học và vắc xin

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 TS. Đặng Thị Lụa Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

2 TS. Kim Văn Vạn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Bệnh thủy sản

3 TS. Bùi Quang Tề Chuyên gia bệnh thủy sản Bệnh thủy sản

11. Định hƣớng bài tập, thảo luận:

Đưa ra các kịch bản khác nhau về bệnh (dấu hiệu bệnh lý), cỡ cá bệnh, loài cá bệnh,

điều kiện nuôi nhốt từ đó thảo luận đưa ra phương án phòng trị bệnh và tính toán

liều thuốc hóa chất sử dụng tương ứng.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học viên có thể chủ động, tự tìm đọc thêm nhiều tài liệu, thông tin liên quan đến

môn học trên thư viện của Viện I, của các trường Đại học khác hoặc qua mạng

thông tin điện tử.

13. Tài liệu học tập:

1. Aquaculture Fisheries Division of AFCD, 2009. Prevention and treatment of

disease in aquaculture.

2. Sadler J and Goodwin A, 2007. Disease Prevention on Fish Farms. SRAC

Publication No. 4703.

3. García K, Díaz1 A, Navarrete A, Higuera G, Guiñez E and Romero J, 2013. New

strategies for control, prevention and treatment of ISA virus in aquaculture,

microbial pathogens and strategies for combating them: science, technology and

education (A. Méndez-Vilas, Ed.).

4. Khoi et al., 2008. Farming system practices of seafood production in Vietnam:

the case study of Pangasius small-scale farming in the Mekong River Delta.

ASEAN business Case studies, Center for ASEAN studies, No. 27, Antwerpen,

Belgium.

5. Madigan MT, Martinko MJ, Stahl DA and Clark DP, 2012. Block Biology of

Microorganisms. Pearson Education, Inc., publishing as Benjamin Cummings,

1301 Sansome Street, San Francisco, CA 94111.

Page 88: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

66

6. Read P, Landos M, Rowland SJ and Mifsud C, 2007. Diagnosis, Treatment and

Prevention of the Diseases of the Australian Freshwater Fish Silver Perch

(Bidyanus bidyanus).

7. FAO, 1997. Towards safe and effective use of chemicals in coastal aquaculture.

GESAMP Reports and Studies No. 65. Rome, FAO, 1997.

8. Update các thông tin về “Animal Health in the world” trên trang web

http://www.oie.int. OIE (World Organisation for Animal Health).

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Tên chƣơng, mục

Tổng

số

tiết

Trong đó

thuyết

Thảo

luận,

thực

hành,

seminar

Tiểu

luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Giới thiệu bệnh thƣờng gặp trong nuôi

trồng thủy sản 4 4

1.1 Bệnh do ký sinh trùng 1 1

1.2 Bệnh do nấm 1 1

1.3 Bệnh do vi khuẩn 1 1

1.4 Bệnh do virus 1 1

2 Nguyên tắc phòng, trị bệnh trong nuôi

trồng thủy sản 4 4

2.1 Điều kiện phát sinh bệnh trên động vật

thủy sản 1 1

2.2 Con đường lây nhiễm của tác nhân gây

bệnh 1 1

2.3 Nguyên tắc phòng bệnh trong nuôi trồng

thủy sản 1 1

2.4 Nguyên tắc trị bệnh trong nuôi trồng 0,5 0,5

Page 89: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

67

thủy sản

2.6 Xu hướng phòng, trị bệnh trong nuôi

trồng thủy sản 0,5 0,5

3 Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học

trong nuôi trồng thủy sản 3 2 1

3.1

Hiện trạng sử dụng thuốc, hóa chất và

chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy

sản

1,5 0,5 1

3.2 Cơ chế hoạt động của thuốc, hóa chất và

chế phẩm sinh học 0,5 0,5

3.3 Tồn dư thuốc, hóa chất trong nuôi trồng

thủy sản 0,5 0,5

3.4 Kháng sinh, hóa chất và sức khỏe cộng

đồng 0,5 0,5

4 Thảo dƣợc trong nuôi trồng thủy sản 2 2

4.1 Sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy

sản 0,5 0,5

4.2 Ứng dụng và hiệu quả của thảo dược đối

với bệnh do ký sinh trùng 0,5 0,5

4.3 Ứng dụng và hiệu quả của thảo dược đối

với bệnh do vi khuẩn 0,5 0,5

4.4 Ứng dụng thảo dược trong vấn đề nâng

cao sức đề kháng vật nuôi 0,5 0,5

5 Vắc xin trong nuôi trồng thủy sản 1,5 1,5

5.1 Tính nhân đạo cho động vật thủy sản

(Welfare of aquatic animal) 0,5 0,5

5.2 Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng vắc

xin

0,5 0,5

5.3 Ứng dụng vắc xin trong nuôi trồng thủy 0,5 0,5

Page 90: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

68

sản

6 Phòng, trị bệnh thủy sản 15, 5 4,5 11

6.1 Phòng, trị bệnh do ký sinh trùng 4 1 3

6.2 Phòng, trị bệnh do nấm 3 1 2

6.3 Phòng, trị bệnh do vi khuẩn 4 1 3

6.4 Phòng bệnh do vi rút 3 1 2

6.5 Nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cho

động vật thủy sản

1,5 0,5 1

Tổng 30 18 12

B. Nội dung chi tiết

Chƣơng 1. Giới thiệu bệnh thƣờng gặp trong nuôi trồng thủy sản

1.1. Bệnh do ký sinh trùng

- Ký sinh trùng ngoại ký sinh

- Ký sinh trùng nội ký sinh

1.2. Bệnh do nấm

- Nhóm nấm bậc thấp

- Nhóm nấm bậc cao

1.3. Bệnh do vi khuẩn

- Vi khuẩn gram dương

- Vi khuẩn gram âm

- Vi khuẩn dạng sợi

1.4. Bệnh do vi rút

- ADN vi rút

- ARN vi rút

Chƣơng 2. Nguyên tắc phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản

2.1. Điều kiện phát sinh bệnh trên động vật thủy sản

2.2. Con đường lây nhiễm của tác nhân gây bệnh

- Lây nhiễm theo chiều ngang

- Lây nhiễm theo chiều dọc

Page 91: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

69

2.3. Nguyên tắc phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản

2.4. Nguyên tắc trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

2.5. Xu hướng phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Chƣơng 3. Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

3.1. Hiện trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy

sản

3.2. Cơ chế hoạt động của thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học

3.3. Tồn dư thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

3.4. Kháng sinh, hóa chất và sức khỏe công đồng

Chƣơng 4. Thảo dƣợc trong nuôi trồng thủy sản

4.1. Sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản

4.2. Ứng dụng và hiệu quả của thảo dược đối với bệnh do ký sinh trùng

4.3. Ứng dụng và hiệu quả của thảo dược đối với bệnh do vi khuẩn

4.4. Ứng dụng thảo dược trong vấn đề nâng cao sức đề kháng vật nuôi

Chƣơng 5. Vắc xin trong nuôi trồng thủy sản

5.1. Tính nhân đạo cho động vật thủy sản (Welfare of aquatic animal)

5.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng vắc xin

5.3. Ứng dụng vắc xin trong nuôi trồng thủy sản

Chƣơng 6. Phòng trị bệnh thủy sản

6.1. Phòng, trị bệnh do ký sinh trùng

6.2. Phòng, trị bệnh do nấm

6.3. Phòng, trị bệnh do vi khuẩn

6.4. Phòng bệnh do vi rút

6.5. Nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cho động vật thủy sản

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Giảng dạy lý thuyết kết hợp thảo luận trên lớp. Đối với các buổi seminar học viên sẽ

được định hướng cho các chủ đề phù hợp để chuẩn bị bài seminar và thảo luận.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Tỷ trọng

Page 92: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

70

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Thi hết môn học (Thi viết/trình bày seminar theo chủ đề) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

Page 93: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

Page 94: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

71

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

1. Tên môn học: Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

(Diagnostic methods for aquatic animal diseases)

2. Phân loại môn học: Môn tự chọn

3. Mã số môn học: TSCB 604

4. Số tín chỉ: 02

5. Mô tả môn học:

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp/kỹ

thuật ứng dụng trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản tương ứng với từng cấp độ

(level) I, II và III; ưu điểm và nhược điểm/hạn chế của từng phương pháp/kỹ thuật

chẩn đoán. Môn học đồng thời đề cập tới một số phương pháp/kỹ thuật tiên tiến,

hiện đại trong chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

6. Mục đích môn học:

Nhằm giúp học viên nắm được những kiến thức tổng quát về các phương pháp chẩn

đoán bệnh cơ bản và cập nhật một số phương pháp tiên tiến ở Việt Nam và trên thế

giới.

7. Yêu cầu môn học:

Học xong môn học, học viên phải:

- Hiểu và nắm được các phương pháp/kỹ thuật chẩn đoán bệnh tương ứng với từng

cấp độ chẩn đoán.

- Nắm được ưu và nhược điểm một một số phương pháp/kỹ thuật chẩn đoán đã và

đang áp dụng.

- Nắm được xu hướng ứng dụng một số phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán

bệnh động vật thủy sản.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 30 tiết

- Lý thuyết : 14 tiết

- Thực hành, thảo luận/seminar : 16 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

- Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và điều kiện phát sinh bệnh.

- Dịch tễ học.

Page 95: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

72

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 PGS.TS. Phan Thị Vân Viện Nghiên cứu NTTS I Dịch tễ thủy sản

2 TS. Đặng Thị Lụa Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

3 TS. Kim Văn Vạn Học viện Nông nghiệp VN Bệnh thủy sản

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Giảng viên sẽ cung cấp một số bệnh động vật thủy sản, yêu cầu học viên xây dựng

các phương pháp chẩn đoán tương ứng với từng cấp độ chẩn đoán.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học viên tự tìm hiểu thêm kiến thức liên quan đến môn học từ các nguồn khác nhau

như Internet, thư viện… đồng thời có sự tư vấn thêm của giảng viên.

13. Tài liệu tham khảo:

1. Diagnostic manual for aquatic animal disease: OIE

2. Giáo trình bệnh động vật thủy sản (Dành cho hệ ĐH), ĐH Thái Nguyên

3. Bùi Quang Tề, 2004. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản

Nông nghiệp Hà Nội.

4. Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình bệnh động vật thủy sản. Nhà xuất bản Nông

nghiệp Hà Nội.

5. Các bài báo liên quan đến phương pháp chẩn đoán bệnh tôm/cá/nhuyễn thể đăng

tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

14. Nội dung chi tiết môn học

Page 96: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

73

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT

Tên chƣơng, mục

Tổng

số tiết

Trong đó

thuyết

Thực

hành,

seminar,

thảo luận

Tiểu

luận,

báo cáo

1 Khái quát chung về môn học 1 1

1.1 Khái niệm, vai trò của chẩn đoán bệnh 0,5 0,5

1.2 Các mức độ/cấp độ chẩn đoán bệnh 0,5 0,5

2 Một số đặc điểm của tác nhân gây

bệnh trên động vật thủy sản 7 4 3

2.1 Đặc điểm của tác nhân ký sinh trùng 3 1 1,5

2.2 Đặc điểm của tác nhân nấm 1 1

2.3 Đặc điểm của tác nhân vi khuẩn 3 1 1,5

2.4 Đặc điểm của tác nhân vi rút 1 1

3 Các phƣơng pháp/kỹ thuật chẩn

đoán bệnh 15 6 9

3.1 Chẩn đoán cấp độ I: phương pháp/kỹ

thuật áp dụng, ưu và nhược điểm 5 2 3

3.2 Chẩn đoán cấp độ II: phương pháp/kỹ

thuật áp dụng, ưu và nhược điểm 5 2 3

3.3 Chẩn đoán cấp độ III: phương pháp/kỹ

thuật áp dụng, ưu và nhược điểm 5 2 3

4

Một số phƣơng pháp/kỹ thuật tiên

tiến, hiện đại đã và đang sử dụng

trong chẩn đoán bệnh động vật thủy

sản

7 3 4

Page 97: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

74

4.1 Kỹ thuật sinh học phân tử 3,5 1,5 2

4.2 Kỹ thuật kính kiển vi điện tử 3 1 2

4.3 Phương pháp kháng nguyên-kháng thể 0,5 0,5

Tổng số 30 14 16

B. Nội dung chi tiết

Chƣơng 1. Khái quát chung về môn học

1.1. Khái niệm, vai trò của chẩn đoán bệnh

1.2. Các mức độ/cấp độ chẩn đoán bệnh

Chƣơng 2. Một số đặc điểm của tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản

2.1. Đặc điểm của tác nhân ký sinh trùng

2.2. Đặc điểm của tác nhân nấm

2.3. Đặc điểm của tác nhân vi khuẩn

2.4. Đặc điểm của tác nhân vi rút

Chƣơng 3. Các phƣơng pháp/kỹ thuật chẩn đoán bệnh

3.1. Chẩn đoán cấp độ I: phương pháp/kỹ thuật sử dụng, ưu và nhược điểm của từng

phương pháp/kỹ thuật

- Phương pháp kiểm tra tại hiện trường

- Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng

3.2. Chẩn đoán cấp độ II: phương pháp/kỹ thuật sử dụng, ưu và nhược điểm của

từng phương pháp/kỹ thuật

- Phương pháp nuôi cấy nấm

- Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn

3.3. Chẩn đoán cấp độ III: phương pháp/kỹ thuật sử dụng, ưu và nhược điểm của

từng phương pháp/kỹ thuật

- Kỹ thuật mô học

- Kỹ thuật sinh học phân tử (PCR, nested PCR, real-time PCR,…)

- Kỹ thuật kính hiển vi điện tử

Chƣơng 4. Một số phƣơng pháp/kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã và đang sử dụng

trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

4.1. Kỹ thuật sinh học phân tử

4.2. Kỹ thuật kính hiển vi điện tử

Page 98: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

75

4.3. Phương pháp kháng nguyên-kháng thể

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Giảng dạy lý thuyết lồng ghép với thảo luận, giảng viên định hướng các chủ đề để

sinh viên chuẩn bị bài trình bày seminar. Ngoài ra có kết hợp với thực hành tại

phòng Lab.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Thi hết môn học (Thi viết/trình bày seminar theo chủ đề) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

DỊCH TỄ BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

1. Tên môn học: Dịch tễ bệnh động vật thủy sản

(Epidemiology in Aquaculture)

2. Phân loại môn học: Môn học tự chọn

3. Mã số môn học: TSDT 605

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức về dịch tễ học như một số khái niệm

về dịch tễ học, các thông số đo lường dịch tễ học, dịch tễ học các bệnh truyền

nhiễm trên động vật thủy sản, phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả, phương

pháp nghiên cứu dịch tễ học can thiệp, phương pháp nghiên cứu dịch tễ học phân

tích.

6. Mục đích môn học:

Giúp học viên sau đại học hiểu biết sâu hơn về về dịch tễ học thủy sản, có kiến

thức chuyên sâu về dịch tễ học một số bệnh truyền nhiễm thủy sản và một số

phương pháp nghiên cứu dịch tễ trong thủy sản, thành thạo trong các phương pháp

tính toán và phân tích trong nghiên cứu dịch tễ học thủy sản.

7. Yêu cầu môn học:

Page 99: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

76

Sau khi học xong môn học, học viên phải:

- Nắm được kiến thức để có thể tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc thiết kế

và tiến hành các nghiên cứu dịch tễ trong việc điều tra tình hình dịch bệnh.

- Nắm được phương pháp, cách thức xác định yếu tố nguy cơ của bệnh động vật

thủy sản.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số tiết: 30 tiết

- Lý thuyết: 20 tiết

- Thảo luận, tiểu luận: 10 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

- Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và cơ chế phát sinh bệnh.

- Miễn dịch học và vắc xin

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 PGS. TS. Phan Thị Vân Viện Nghiên cứu NTTS I Dịch tễ thủy sản

11. Định hƣớng bài tập, tiểu luận:

Giáo viên sẽ gợi ý một số vấn đề để viết tiểu luận cho các học viên lựa chọn

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học lý thuyết trên lớp, kết hợp với trao đổi, thảo luận và viết tiểu luận.

13. Tài liệu học tập:

1. Nguyễn Như Thanh, 2001. Dịch tễ học thú y. Giáo trình dùng cho các trường

ĐH Nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà nội.

2. Houe H, Ersboll AK, and Toft N, 2004. Introduction to Veterinary

Epidemiology. The Royal Veterinary and Agricultural University

Frederiksberg, Denmark.

3. Dohoo I, Martin W and Stryhn H, 2009. Veterinary epidemiologic research.

VER Inc, 8 Berkeley Way, Charlottetown, Prince Edward Island, Canada.

4. Woodward M, 2005. Epidemiology: study design and data analysis.

(Chapman &Hall/CRC Texts in statistical science series). Chapman &

Hall/CRC.

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Page 100: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

77

TT Tên, chƣơng mục Tổng

số tiết

Trong đó

thuyết

Thực

hành,

thảo

luận, bài

tập

Tiểu

luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Giới thiệu chung 1 1

1.1 Định nghĩa 0,25 0,25

1.2 Mục tiêu của dịch tễ học 0,25 0,25

1.3 Các hoạt động của dịch tễ học 0,25 0,25

1.4 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ

học

0,25 0,25

2 Khái niệm và thuật ngữ dùng trong

dịch tễ học 3 2 1

2.1 Quá trình tự nhiên của bệnh 0,25 0,25

2.2 Điều kiện để bệnh phát sinh phát triển 0,5 0,5

2.3 Các mô hình của dịch bệnh 1,5 0,5 1

2.4 Một số thuật ngữ thường dùng 0,25 0,25

2.5 Thuật ngữ dùng trong bệnh truyền

nhiễm

0,25 0,25

2.6 Thuật ngữ đối với bệnh không truyền

nhiễm

0,25 0,25

3 Các thông số đo lƣờng dịch tễ học 2 2

3.1 Khái niệm về số liệu và bảng số liệu 0,5 0,5

3.2 Khái niệm về tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất 0,5 0,5

3.3 Các thông số đo lường dịch tễ học 1 1

4 Dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm 4 3 1

Page 101: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

78

trên động vật thủy sản

4.1 Quá trình nhiễm trùng 0,5 0,5

4.2 Sự thích ứng bảo vệ tự nhiên của cơ

thể

0,5 0,5

4.3 Diễn biến của bệnh truyền nhiễm 1,5 0,5 1

4.4 Các thể nhiễm trùng 0,5 0,5

4.5 Quá trình truyền lây 0,5 0,5

4.6 Ổ dịch 0,5 0,5

5 Các phƣơng pháp nghiên cứu dịch

tễ học động vật thủy sản 15 12 3

5.1 Dịch tễ học mô tả 5 4 1

5.2 Dịch tễ học can thiệp 5 4 1

5.3 Dịch tễ phân tích 5 4 1

6 Tiểu luận 5 5

Tổng 30 20 5 5

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Giới thiệu chung

1.1. Định nghĩa

1.2. Mục tiêu của dịch tễ học

1.3. Các hoạt động của dịch tễ học

1.4. Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

Chƣơng 2. Khái niệm và thuật ngữ dùng trong dịch tễ học

2.1. Quá trình tự nhiên của bệnh

2.2. Điều kiện để bệnh phát sinh phát triển

2.3. Các mô hình của dịch bệnh

2.4. Một số thuật ngữ thường dùng

2.5. Thuật ngữ dùng trong bệnh truyền nhiễm

2.6. Thuật ngữ đối với bệnh không truyền nhiễm

Page 102: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

79

Chƣơng 3. Các thông số đo lƣờng dịch tễ học

3.1. Khái niệm về số liệu và bảng số liệu

3.2. Khái niệm về tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất

3.3. Các thông số đo lường dịch tễ học

Chƣơng 4. Dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản

4.1. Quá trình nhiễm trùng

4.2. Sự thích ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể

4.3. Diễn biến của bệnh truyền nhiễm

4.4. Các thể nhiễm trùng

4.5. Quá trình truyền lây

4.6. Ổ dịch

Chƣơng 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu dịch tễ học động vật thủy sản

5.1. Dịch tễ học mô tả

- Định nghĩa dịch tễ học mô tả

- Mục đích của nghiên cứu dịch tễ học mô tả

- Các phương pháp nghiên cứu mô tả

- Nghiên cứu mô tả trong thú y thủy sản

- Giả thuyết nhân quả trong dịch tễ học

5.2. Dịch tễ học can thiệp

- Định nghĩa dịch tễ học can thiệp

- Mục đích, nguyên tắc và mục tiêu của nghiên cứu dịch tễ học can thiệp

- Các loại nghiên cứu dịch tễ học can thiệp

- Các vấn đề cần lưu ý trong nghiên cứu can thiệp

- Thiết kế và thử nghiệm can thiệp

- Phân tích, đánh giá kết quả và kết luận

5.3. Dịch tễ học phân tích

- Phương pháp nghiên cứu bệnh chứng

- Phương pháp nghiên cứu thuần tập

Chƣơng 6. Tiểu luận

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Page 103: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

80

Giảng lý thuyết: sử dụng bản trình chiếu powerpoint và phát tài liệu cho nghiên

cứu sinh vào đầu môn học. Quá trình giảng dạy sẽ có sự tương tác giữa giảng

viên và sinh viên thông qua câu hỏi và các vấn đề thảo luận nhóm, vvv.

Thực hành: Nghiên cứu sinh sẽ thực hành trên các phần mềm dịch tễ học thông

dụng và sử dụng chính các số liệu trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu

sinh để phân tích. Sau khi kết thúc phần thực hành, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện

các chuyên đề riêng biệt. Trước khi kết thúc môn học, sẽ thực hiện seminar để

trình bày kết quả dưới dạng trình chiếu powerpoint.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm lý thuyết, thảo luận (điểm quá trình) 0,3

2 Báo cáo tiểu luận 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7x ĐBCTL

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

1. Tên môn học: Quản lý môi trƣờng và sức khỏe động vật thủy sản

(Environmental and Aquatic Animal Health Management)

2. Phân loại môn học: Môn học tự chọn

3. Mã số môn học: TSMT 606

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về môi trường trong NTTS,

các bệnh liên quan đến vấn đề môi trường và biện pháp quản lý môi trường nhằm

nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng và khả năng phòng bệnh cho động vật thủy sản.

6. Mục đích môn học:

Môn học giúp học viên nắm và hiểu rõ các yếu tố môi trường nước nuôi cơ bản: giá

trị phù hợp, giá trị ngoài ngưỡng (ngưỡng dưới và ngưỡng trên) và ảnh hưởng của

giá trị ngoài ngưỡng đối với sức khoẻ động vật thủy sản; các bệnh thủy sản liên

quan tới vấn đề môi trường; đồng thời đề cập tới các biện pháp nhằm quản lý môi

Page 104: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

81

trường nuôi tốt hơn, nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng cho động vật thủy sản trong

quá trình nuôi.

7. Yêu cầu môn học:

Học xong môn học, học viên phải:

- Nắm vững được lý thuyết về một số yếu tố môi trường nuôi cơ bản phù hợp, ảnh

hưởng của các giá trị vượt ngưỡng, mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố môi

trường trong quá trình nuôi.

- Hiểu rõ được một số bệnh thủy sản liên quan tới môi trường, yếu tố môi trường

nguy cơ gây bùng phát bệnh.

- Nắm được các biện pháp quản lý môi trường nuôi tốt, nâng cao sức khoẻ, sức đề

kháng và khả năng phòng bệnh của động vật thủy sản.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 30 tiết

- Lý thuyết : 18 tiết

- Thảo luận, seminar, thực hành : 12 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

- Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và điều kiện phát sinh bệnh.

- Dịch tễ học.

- Miễn dịch học và vắc xin.

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 TS. Trịnh Ngọc Tuấn Viện Nghiên cứu NTTS I Công nghệ môi trường

2 TS. Bùi Đắc Thuyết Trường Đại học Tài nguyên

Môi trường Quản lý môi trường

3 TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

Kỹ thuật môi trường

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Mỗi học viên sẽ được làm 1 bài tập/seminar với nội dung: lập dự án để quản lý môi

trường và sức khỏe cho từng loại hình nuôi.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Page 105: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

82

Học viên có thể tìm đọc thêm tài liệu, thông tin liên quan tới môn học trên thư viện

của Viện I, sách mượn từ giáo viên và qua Internet.

13. Tài liệu học tập:

1. Chanratchakool P, Tumbull JF and Limsuwan C, 1994. Health Management in

Shrimp ponds, Department of Fisheries, Kasetsart University Campus, Bangkok.

2. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004.

Bệnh học thủy sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

3. Lio-Po GD, Lavilla CR, Cruz-Lacierda ER, 2001. Health managemet in

Aquaculture. Southeast Asian Fisheries Development Center. Tibauan, Ilollo,

Philippines.

4. Nguyễn Đức Hội, 2004. Quản lý chất lượng nước trong NTTS. Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng thủy sản I.

5. Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2008. Bài giảng quản lý chất lượng nước

trong nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

TT Tên chƣơng, mục

Trong đó

Tổng

số

tiết

thuyết

Thảo

luận,

seminar

Tiểu

luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và sức khoẻ

động vật thủy sản 9 6 3

1.1 Yếu tố môi trường nuôi cơ bản và ảnh

hưởng của chúng đối với thủy sản nuôi 1,5 1,5

1.2 Mối quan hệ giữa một số yếu tố môi trường

và sự bùng phát bệnh 1 1

1.3 Một số bệnh thủy sản liên quan đến môi

trường 3,5 1,5 2

1.3 Tầm quan trọng của quản lý môi trường và

sức khỏe động vật thủy sản 1 1

Page 106: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

83

1.4 Lập dự án quản lý môi trường và xử lý chất

thải trong nuôi trồng thủy sản 2 1 1

2 Biện pháp quản lý môi trƣờng nƣớc và

sức khoẻ động vật thủy sản 9 6 3

2.1 Quản lý môi trường ở cấp độ ao nuôi/trang

trại 3 2 1

2.2 Quản lý môi trường ở cấp độ vùng nuôi 3 2 1

2.3 Biện pháp nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng

và tăng khả năng miễn dịch cho động vật

thủy sản

3 2 1

3

Giới thiệu các mô hình nuôi tiên tiến, sử

dụng công nghệ cao trong xử lý môi

trƣờng nuôi trồng thủy sản

6 6

3.1 Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp

sinh học 2 2

3.2 Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp

điện hoá 2 2

3.3 Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp

hoá học, hoá lý 2 2

4

Thảo luận/seminar lập dự án quản lý môi

trƣờng và xử lý nƣớc thải trong nuôi

trồng thủy sản

6 6

Tổng 30 18 12

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và sức khoẻ động vật thủy sản

1.1. Yếu tố môi trường nuôi cơ bản và ảnh hưởng của chúng đối với thủy sản nuôi

1.2. Mối quan hệ giữa một số yếu tố môi trường và sự bùng phát bệnh

1.3. Một số bệnh thủy sản liên quan đến môi trường

1.4. Tầm quan trọng của quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản

1.5. Lập dự án quản lý môi trường và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản

Page 107: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

84

Chƣơng 2. Biện pháp quản lý môi trƣờng nƣớc và sức khoẻ động vật thủy sản

2.1. Quản lý môi trường ở cấp độ ao nuôi/trang trại

- Chọn vị trí, đối tượng nuôi và mùa vụ nuôi phù hợp

- Phương pháp chuẩn bị ao nuôi và gây màu nước

- Sử dụng thức ăn hiệu quả

- Dùng hoá chất, chế phẩm sinh học để quản lý, làm sạch môi trường

2.2. Quản lý môi trường ở cấp độ vùng nuôi

- Điều tra điều kiện tự nhiên, đối tượng nuôi, quy hoạch vùng nuôi

- Quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh vùng nuôi thủy sản tập

trung

- Tập huấn, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc quản lý môi trường và bệnh

- Xử lý sự cố môi trường quy mô vùng nuôi và trên diện rộng

2.3. Biện pháp nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho

động vật thủy sản

- Nguồn giống

- Sử dụng chế phẩm sinh học

- Sử dụng khoáng vi lượng, vitamin, chất kích thích miễn dịch

Chƣơng 3. Giới thiệu các mô hình nuôi tiên tiến, sử dụng công nghệ cao trong xử

lý môi trƣờng nuôi trồng thủy sản

3.1. Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học

3.2. Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp điện hoá

3.3. Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp hoá học, hoá lý

Chƣơng 4. Thảo luận/seminar lập dự án quản lý môi trƣờng và xử lý nƣớc thải

trong nuôi trồng thủy sản

4.1. Đối với ao nuôi thâm canh

4.2. Đối với trại giống

4.3. Nuôi công nghiệp đối tượng tôm/thủy đặc sản.

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Kết hợp giảng dạy lý thuyết và thảo luận trên lớp, học viên tự đọc giáo trình và tài

liệu liên quan trước khi tới lớp, học viên làm quen với việc xây dựng dự án quản lý

môi trường.

Page 108: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

85

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Thi hết môn học (tiểu luận lập dự án trình bày và bảo vệ) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

ỨNG DỤNG DI RUYỀN TRONG NÂNG CAO

SỨC KHOẺ ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

1. Tên môn học: Ứng dụng di truyền trong nâng cao sức khoẻ động vật

(Genetic application in aquatic animal health)

2. Phân loại môn học: Môn học tự chọn

3. Mã số môn học: TSUD 607

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về di truyền, đa dạng di

truyền, ứng dụng di truyền trong chọn giống đối tượng nuôi thủy sản, trong đó nhấn

mạnh sự chọn giống theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức đề

kháng và chọn giống theo hướng kháng bệnh. Môn học đồng thời đề cập tới một số

thành công của ứng dụng di truyền trong chọn giống thủy sản.

6. Mục đích môn học:

Giúp cho học viên hiểu sâu hơn về lĩnh vực di truyền chọn giống, ứng dụng di

truyền trong chọn giống các đối tượng thủy sản theo hướng nâng cao sức đề kháng

và kháng lại với tác nhân gây bệnh.

7. Yêu cầu môn học:

Học xong môn học, học viên phải:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về di truyền, đa dạng di truyền.

- Hiểu và phân biệt được một số chỉ thị phân tử sử dụng trong nghiên cứu đa dạng

di truyền.

- Hiểu rõ ứng dụng di truyền số lượng, di truyền phân tử trong chọn giống thủy sản

theo hướng nâng cao sức đề kháng và kháng bệnh.

Page 109: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

86

- Nắm được cách thiết kế một chương trình chọn giống thông qua các ví dụ điển

hình

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 30 tiết

- Lý thuyết: 16 tiết

- Thảo luận, bài tập/seminar: 14 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 TS. Trần Thị Thuý Hà Viện Nghiên cứu NTTS I Công nghệ sinh học

thủy sản

2 TS. Vũ Văn In Viện Nghiên cứu NTTS I Hóc môn sinh sản và

di truyền chọn giống

3 TS. Phạm Anh Tuấn Chuyên gia Thủy sản Công nghệ sinh học

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Trong mỗi buổi giảng lý thuyết sẽ lồng ghép thảo luận và bài tập/seminar theo các

nhóm chủ đề.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

13. Tài liệu học tập:

1. Khuất Hữu Thanh, 2012. Giáo trình cơ sở di truyền học và kỹ thuật gen. NXB

Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

2. Nguyễn Hoàng Lộc, 2007. Giáo trình sinh học phân tử. NXB Đại học Huế.

3. Phạm Thành Hổ, 2001. Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục.

4. Beaumont A, Boudry P, and Hoare K, 2010. Biotechnology and genetics in

fisheries and aquaculture. Wiley-Blackwell, 2nd

edition, 193 pp.

5. Dunham AR, 2011. Aquaculture and fisheries biotechnology: Genetic

Approaches. CABI Publishing, 2nd

edition, 506 pp.

6. Gjedrem T, 2005. Selection and breeding programs in aquaculture, Springer,

378 pp.

7. Liu JZ, 2007. Aquaculture Genome Technologies. Blackwell Science, 546 pp.

8. Lutz GC, 2001. Practical Genetics for Aquaculture. Blackwell Science, 235 pp.

Page 110: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

87

9. Tave D, 1993. Genetics for Fish Hatchery Managers, Springer, 436 pp.

10. Twyman RM, 2001. Development Biology. Oxford OX4, 1RE, UK.

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Tên chƣơng, mục Tổng

số tiết

Trong đó

thuyết

Thực

hành, thảo

luận, bài

tập

Tiểu luận,

kiểm tra,

đi thực

tập tại cơ

sở

1 Những vấn đề chung về di

truyền học

4 4

1.1 Các khái niệm cơ bản về di

truyền

1 1

1.2 Vật liệu di truyền 1 1

1.3 Di truyền học nhiễm sắc thể 1 1

1.4 Di truyền theo Mendel 1 1

2 Di truyền số lƣợng 7 4 3

2.1 Khái niệm, cấu trúc di truyền

quần thể

1 1

2.2 Quan hệ di truyền giữa các cá

thể, các tham số di truyền

1 1

2.3 Ảnh hưởng của mối tương tác

giữa di truyền và ngoại cảnh

1 1

2.4 Các phương pháp chọn lọc, hiệu

quả chọn lọc

4 1 3

3 Di truyền phân tử 4 4

3.1 Bản chất của vật chất di truyền 1 1

Page 111: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

88

3.2 Điều hòa sự biểu hiện của gen 1 1

3.3 Đột biến gen 1 1

3.4 Biến dị di truyền phân tử 1 1

4 Đa dạng di truyền 8 2,5 5,5

4.1 Lý thuyết về đa dạng di truyền 0,5 0,5

4.2 Chỉ thị phân tử 1 1

4.3 Ứng dụng của chỉ thị phân tử

trong đa dạng di truyền

1 1

4.4 Thu thập và xử lý số liệu 0,5 0,5

4.5 Thực hành phần mềm tin-sinh cơ

bản phục vụ nghiên cứu đa dạng

di truyền

5 5

5 Ứng dụng của di truyền trong

chọn giống

7 1,5 5,5

5.1 Vai trò của di truyền chọn giống 0,5 0,5

5.2 Ứng dụng di truyền trong chọn

giống đối tượng thủy sản nuôi

1 1

5.3 Thiết kế chương trình chọn giống 5,5 5,5

Tổng số 30 16 14

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Những vấn đề chung về di truyền học

1.1. Các khái niệm cơ bản về di truyền

1.2. Vật liệu di truyền

1.3. Di truyền học nhiễm sắc thể

1.4. Di truyền theo Mendel

Chƣơng 2. Di truyền số lƣợng

2.1. Khái niệm, cấu trúc di truyền quần thể

2.2. Quan hệ di truyền giữa các cá thể, các tham số di truyền

Page 112: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

89

2.3. Ảnh hưởng của mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh

2.4. Các phương pháp chọn lọc, hiệu quả chọn lọc

Chƣơng 3. Di truyền phân tử

3.1. Bản chất của vật chất di truyền

3.2. Điều hòa sự biểu hiện của gen

3.3. Đột biến gen

3.4. Biến dị di truyền phân tử

Chƣơng 4. Đa dạng di truyền

4.1. Lý thuyết về đa dạng di truyền

4.2. Chỉ thị phân tử

4.3. Ứng dụng của chỉ thị phân tử trong đa dạng di truyền

4.4. Thu thập và xử lý số liệu

4.5. Thực hành phần mềm tin-sinh cơ bản phục vụ nghiên cứu đa dạng di truyền

Chƣơng 5. Ứng dụng của di truyền trong chọn giống đối tƣợng nuôi thủy sản

5.1. Vai trò của di truyền chọn giống

5.2. Ứng dụng di truyền trong chọn giống đối tượng thủy sản nuôi

5.3. Thiết kế chương trình chọn giống

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Giảng lý thuyết và thảo luận trên lớp, học viên tự nghiên cứu trước giáo trình và tài

liệu để học có hiệu quả hơn và chuẩn bị seminar.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Thi hết môn học (Thi viết/seminar tiểu luận) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

Page 113: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

90

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

CÔNG NGHỆ NUÔI VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Tên môn học: Công nghệ nuôi và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi

trồng thủy sản (Aquaculture Technology and Food Safety Concerns)

2. Phân loại môn học: Môn học lựa chọn

3. Mã số môn học: TSAT 608

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp, phân tích, đánh giá các công nghệ nuôi của một số đối tượng chủ

lực, trọng điểm, tập trung vào các công nghệ nuôi tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản nuôi và công nghệ nuôi thân thiện với môi

trường, nuôi sinh thái. Môn học đồng thời giới thiệu các quy định, tiêu chuẩn kỹ

thuật đảm bảo vùng nuôi an toàn, sản phẩm an toàn theo VietGAP, GlobalGAP...

6. Mục đích môn học:

Môn học giúp học viên nắm được các công nghệ nuôi cơ bản, công nghệ nuôi tiên

tiến trên thế giới và trong nước theo hướng an toàn sinh học, an toàn sinh học cho

sản phẩm, vật nuôi và vùng nuôi, nuôi thân thiện với môi trường…

7. Yêu cầu môn học:

Sau khi học xong môn học, học viên phải:

- Có những hiểu biết nhất định về các công nghệ nuôi theo hướng an toàn sinh học,

an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang được áp dụng.

- Hiểu được các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo vùng nuôi an toàn, sản phẩm

an toàn.

- Có thể ứng dụng các công nghệ nuôi an toàn sinh học vào thực tiễn sản xuất.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 30 tiết

- Lý thuyết : 26 tiết

- Thảo luận, seminar: 4 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

- Bệnh truyền nhiễm trên động vật thủy sản và điều kiện phát sinh bệnh.

- Dịch tễ học.

Page 114: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

91

- Miễn dịch học và vắc xin.

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên nghành

1 TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

Kỹ thuật môi trường

2 TS. Trịnh Ngọc Tuấn Viện Nghiên cứu NTTS I Công nghệ môi trường

3 TS. Lê Văn Khôi Viện Nghiên cứu NTTS I Nuôi trồng thủy sản

4 TS. Phạm Anh Tuấn Chuyên gia Thủy sản Công nghệ sinh học

11. Định hƣớng bài tập/seminar:

Định hướng học viên tìm hiểu về các mô hình áp dụng VietGAP, GlobalGAP thành

công, điển hình.

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học lý thuyết kết hợp với ứng dụng trên các mô hình nuôi ngoài thực địa.

13. Tài liệu học tập:

1. Carvalho, ED, David GS, and Silva RJ, 2012. Health and environment in

aquaculture.

2. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2012. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học xử

lý tuần hoàn nước ương nuôi cá biển. Luận án Tiến sĩ. Tài liệu lưu trữ tại Thư

viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thu Hiền và ctv, 2013. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc

nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Báo cáo tổng kết đề

tài cấp Nhà nước CNSH. Tài liệu lưu trữ tại Cục thông tin Khoa học Công nghệ

Quốc gia.

4. Lightner DV, 2005. Biosecurity in shrimp farming: pathogen exclusion through

use of SPF stock and routine surveillance. Journal of the World Aquaculture

Society 36 (3): 229-248.

5. Scarfe AD, Lee CS, and Patricia JO, 2008. Aquaculture biosecurity: prevention,

control, and eradication of aquatic animal disease. John Wiley & Sons.

6. Tucker, Craig S, and John A, 2009. Hargreaves, eds. Environmental best

management practices for aquaculture. John Wiley & Sons.

7. Các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm thủy sản do Nhà nước ban hành

Page 115: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

92

14. Nội dung chi tiết môn học:

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

TT Tên chƣơng, mục

Trong đó

Tổng

số

tiết

thuyết

Thảo

luận,

seminar

Tiểu

luận,

kiểm tra,

đi thực tế

tại cơ sở

1 Công nghệ nuôi các đối tƣợng trọng điểm 4 4

1.1 Giới thiệu công nghệ nuôi trên thế giới 1 1

1.2 Hiện trạng công nghệ nuôi tại Việt Nam 2 2

1.3 Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với

sản phẩm thủy sản 1 1

2 Công nghệ nuôi áp dụng quản lý thực

hành nuôi tốt (BMP, GAP, CoC) 16 7 9

2.1 Công nghệ nuôi tôm nước lợ áp dụng quản

lý thực hành nuôi tốt 4 2 3

2.2 Công nghệ nuôi cá áp dụng thực hành nuôi

tốt, quản lý sức khỏe cá 4 2 3

2.3

Công nghệ tuần hoàn nước trong trại sản

xuất giống áp dụng quản lý thực hành nuôi

tốt

4 2 2

2.4 Công nghệ nuôi nhuyễn thể áp dụng thực

hành nuôi tốt 2 1 1

3 An toàn sinh học và quản lý sức khỏe vật

nuôi trong nuôi trồng thủy sản 10 7 3

3.1 An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản 2 2

3.2 Sử dụng hoá chất, chế phẩm sinh học trong 3,5 2 1,5

Page 116: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

93

nuôi trồng thủy sản

3.3 Sử dụng thuốc và kháng sinh trong nuôi

trồng thủy sản 3,5 2 1,5

3.4 Biện pháp gia tăng sức khoẻ, sức đề kháng

cho động vật thủy sản 1 1

Tổng 30 18 12

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Công nghệ nuôi các đối tƣợng trọng điểm

1.1. Giới thiệu công nghệ nuôi trên thế giới

1.2. Hiện trạng công nghệ nuôi tại Việt Nam

1.3. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản

Chƣơng 2. Công nghệ nuôi áp dụng quản lý thực hành nuôi tốt (BMP, GAP, CoC)

2.1. Công nghệ nuôi tôm nước lợ áp dụng quản lý thực hành nuôi tốt

2.2. Công nghệ nuôi cá áp dụng thực hành nuôi tốt, quản lý sức khỏe cá

2.3. Công nghệ tuần hoàn nước trong trại giống áp dụng quản lý thực hành nuôi tốt

2.4. Công nghệ nuôi nhuyễn thể áp dụng thực hành nuôi tốt

Chƣơng 3. An toàn sinh học và quản lý sức khỏe vật nuôi trong nuôi trồng thủy

sản

3.1. An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản

3.2. Sử dụng hoá chất, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

3.3. Sử dụng thuốc và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

3.4. Biện pháp gia tăng sức khoẻ, sức đề kháng cho động vật thủy sản

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập:

Giảng lý thuyết, kết hợp thảo luận và học viên chuẩn bị các bài seminar trình bày và

thảo luận trước lớp.

16. Tổ chức đánh giá môn học:

TT Các hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Điểm thi hết môn (Thi viết/Tiểu luận) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐQT + 0,7 x ĐTHM

Page 117: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

94

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

DINH DƢỠNG, THỨC ĂN VÀ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

1. Tên môn học: Dinh dƣỡng và sức khỏe động vật thủy sản

(Nutrition and aquatic animal health)

2. Phân loại môn học: Môn học tự chọn

3. Mã số môn học: TSDD 609

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nhu cầu dinh dưỡng

của động vật thủy sản, các bệnh liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và biện pháp

phòng bệnh, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản thông qua con đường dinh

dưỡng và quản lý cho ăn.

6. Mục đích:

Giúp học viên sau đại học hiểu biết sâu hơn về nhu cầu dinh dưỡng động vật

thủy sản, tập trung vào các đối tượng chủ lực (cá, tôm), mối quan hệ giữa dinh

dưỡng, thức ăn đến bệnh, sức khỏe động vật thủy sản và các biện pháp nâng cao

sức khỏe, phòng bệnh động vật thủy sản qua con đường dinh dưỡng, thức ăn.

7. Yêu cầu:

Sau khi học xong môn học, học viên cần nắm vững được:

- Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản

- Hiểu rõ hơn một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

- Các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh cho động vật thủy sản thông qua

con đường dinh dưỡng, thức ăn.

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số tiết: 30 tiết

- Lý thuyết: 20 tiết

- Tiểu luận: 10 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 TS. Nguyễn Quang Huy Viện Nghiên cứu NTTS I Sinh học

2 TS. Đinh Văn Trung Viện Nghiên cứu NTTS I Thủy sản

3 TS. Như Văn Cẩn Tổng cục Thủy sản Nuôi trồng thủy sản

Page 118: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

95

11. Định hƣớng bài tập, tiểu luận:

Giáo viên sẽ gợi ý một số vấn đề để viết tiểu luận cho các học viên lựa chọn

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học lý thuyết trên lớp, kết hợp với trao đổi thảo luận và viết tiểu luận

13. Tài liệu học tập:

1. Abu-Elala, N., Marzouk, M., and Moustafa, M., 2013. Use of different

Saccharomyces cerevisiae biotic forms as immune-modulator and growth

promoter for Oreochromis niloticus challenged with some fish pathogens.

International Journal of Veterinary Science and Medicine 1: 21-29.

2. Guillaume, J., Kaushik., S., Bergot., P., and Metaillar., R., 1999. Nutrition

and feeding of fish and crustaceans. Springer, London.

3. Halvar, J. and Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. Third edition. Academic

press.

4. Lê Thanh Hùng, 2010. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà

xuất Bản Nông Nghiệp.

5. Nguyen Q.H., Reinertsen H., Wold P.A., Tran M.T., Kjørsvik E, 2011.

Effects of early weaning strategies on growth, survival and digestive enzyme

activities in cobia (Rachycentron canadum L.) larvae. Aquaculture

International, 19(1), p 63-78.

6. Nguyen Q.H., Tran M.T., Reinertsen H. and Kjørsvik E., 2010. Effects of

dietary essential fatty acid levels on broodstock spawning performance and

egg fatty acid composition of cobia, Rachycentron canadum. Journal of the

World Aquaculture Society 41 (5), 689-699.

14. Nội dung chi tiết môn học

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Tên, chƣơng mục Tổng

số tiết

Trong đó

thuyết

Thực

hành,

thảo

luận

Tiểu

luận

1 Sinh lý tiêu hóa thức ăn ở cá 3 3

1.1 Tập tính ăn và cấu tạo ống tiêu hóa của

các nhóm cá

1 1

1.2 Quá trình tiêu hóa ở cá 2 2

Page 119: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

96

2 Nhu cầu dinh dƣỡng của động vật thủy

sản

10 10

2.1 Protein và amino acid 2 2

2.2 Lipid và acid béo thiết yếu 2 2

2.3 Carbohyrates 1 1

2.4 Vitamin 1 1

2.5 Khoáng chất 1 1

2.6 Sắc tố 1 1

2.7 Các chất bổ sung 2 2

3 Các bệnh liên quan đến dinh dƣỡng 7 7

3.1 Nguyên lý của bệnh liên quan đến dinh

dưỡng

2 2

3.2 Các bệnh liên quan đến thiếu và mất cân

bằng dinh dưỡng

2 2

3.3 Bệnh liên quan đến khoáng và vitamin 1 1

3.4 Các nghiên cứu, biện pháp nâng cao sức

khỏe động vật thủy sản thông qua con

đường dinh dưỡng

2 2

4 Tiểu luận 10

Tổng 30 20 10

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Sinh lý tiêu hóa thức ăn ở cá

1.1. Tập tính ăn và cấu tạo ống tiêu hóa của các nhóm cá

1.2. Quá trình tiêu hóa ở cá

Chƣơng 2. Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản

2.1. Protein và amino acid

2.2. Lipid và acid béo thiết yếu

Page 120: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

97

2.3. Carbohyrates

2.4. Vitamin

2.5. Khoáng chất

2.6. Sắc tố

2.7. Các chất bổ sung

Chƣơng 3. Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng

3.1. Nguyên lý của bệnh liên quan đến dinh dưỡng

3.2. Các bệnh liên quan đến thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng

3.3. Bệnh liên quan đến khoáng và vitamin

3.4. Các nghiên cứu, biện pháp nâng cao sức khỏe động vật thủy sản thông

qua con đường dinh dưỡng

Chƣơng 4. Tiểu luận

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập

Kết hợp giảng dạy lý thuyết và thảo luận trên lớp, học viên viết tiểu luận

theo nhóm chủ đề.

16. Tổ chức đánh giá môn học

TT Hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm tiểu luận 0,3

2 Thi hết môn 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐTL + 0,7 ĐTHM

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC TỰ CHỌN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NTTS

1. Tên môn học: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

(Application of Biotechnology in Aquaculture)

2. Phân loại môn học: Môn học tự chọn

3. Mã số môn học: TSCN 610

4. Số tín chỉ: 2

5. Mô tả môn học:

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về khái niệm công nghệ

sinh học, sự phát triển của công nghệ sinh học và những thông tin cập nhật về

Page 121: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

98

ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bao gồm

ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu, chẩn đoán bệnh; trong phòng trị

bệnh; trong nghiên cứu phát triển công nghệ giống, công nghệ nuôi và công nghệ

môi trường hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định, bền vững, thân

thiện với môi trường.

6. Mục đích:

Giúp học viên sau đại học nắm và hiểu biết về công nghệ sinh học, sự phát triển

vượt bậc của công nghệ sinh học và những ứng dụng của nó trong lĩnh vực thủy

sản ở Việt Nam và trên thế giới.

7. Yêu cầu:

Sau khi học xong môn học, học viên cần nắm vững được:

- Sự phát triển của công nghệ sinh học

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

- Định hướng được ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu bệnh và chữa

bệnh thủy sản

8. Phân bổ thời gian:

Tổng số tiết: 30 tiết

- Lý thuyết: 20 tiết

- Tiểu luận: 10 tiết

9. Các môn học tiên quyết:

10. Giảng viên tham gia:

TT Họ tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 TS. Trần Thị Thuý Hà Viện Nghiên cứu NTTS I Công nghệ sinh học

thủy sản

2 TS. Đặng Thị Lụa Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

3 TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Viện Nghiên cứu NTTS I Bệnh thủy sản

Kỹ thuật Môi trường

11. Định hƣớng bài tập, tiểu luận:

Giáo viên sẽ gợi ý một số vấn đề để viết tiểu luận cho các học viên lựa chọn

12. Tƣ vấn và hƣớng dẫn học viên:

Học lý thuyết trên lớp, kết hợp với trao đổi thảo luận và viết tiểu luận

Page 122: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

99

13. Tài liệu học tập:

1. Garth L, Fletcher and Malthew L. Rise (2012). Aquaculture Technology.

John Willy & Sons, Ltd.

2. Ratledge C. and Kristiansen B. (2006). Basic biotechnology. Cambridge

Inuversity Press. Online ISBN: 9780511802409. 666 pp.

14. Nội dung chi tiết môn học

A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Tên, chƣơng mục Tổng

số tiết

Trong đó

thuyết

Thực

hành,

thảo

luận

Tiểu

luận

1 Khái niệm, sự phát triển và ứng dụng

của công nghệ sinh học (CNSH)

2 2

1.1 Khái niệm công nghệ sinh học 0,5 0,5

1.2 Sự phát triển của công nghệ sinh học 1 1

1.3 Ứng dụng của công nghệ sinh học 0,5 0,5

2 Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu,

chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

10 5 5

2.1 CNSH trong nghiên cứu bệnh động vật

thủy sản

5 3 2

2.2 CNSH trong chẩn đoán bệnh động vật

thủy sản

5 2 3

3 Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu

phòng trị bệnh động vật thủy sản

10 5 5

3.1 CNSH trong nghiên cứu sản xuất vắc xin 5 2 3

3.2 CNSH trong nghiên cứu sản xuất thuốc,

chế phẩm sinh học

5 3 2

4 Ứng dụng CNSH trong phát triển công

nghệ nuôi, quản lý môi trƣờng

4 4

Page 123: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

100

4.1 Công nghệ nuôi ứng dụng CNSH 2 2

4.2 Quản lý môi trường nuôi ứng dụng

CNSH

2 2

5 Ứng dụng CNSH trong phát triển di

truyền chọn giống thủy sản

4 4

5.1 Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn

giống thủy sản theo hướng sinh trưởng

2 2

5.2 Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn

giống thủy sản theo hướng nâng cao sức

đề kháng và kháng bệnh

2 2

Tổng 30 20 10

B. Nội dung chi tiết:

Chƣơng 1. Khái niệm, sự phát triển và ứng dụng của công nghệ sinh học

1.1. Khái niệm công nghệ sinh học (CNSH)

1.2. Sự phát triển của CNSH

1.3. Ứng dụng của CNSH

Chƣơng 2. Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu, chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

2.1. Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu bệnh động vật thủy sản

2.2. Ứng dụng CNSH trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

Chƣơng 3. Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu phòng trị bệnh động vật thủy sản

3.1. Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin

3.2. Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu sản xuất thuốc, chế phẩm sinh học

Chƣơng 4. Ứng dụng CNSH trong phát triển công nghệ nuôi, quản lý môi trường

4.1. Công nghệ nuôi ứng dụng CNSH

4.2. Quản lý môi trường ứng dụng CNSH

Chƣơng 5: Ứng dụng CNSH trong phát triển di truyền chọn giống thủy sản

5.1. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống thủy sản theo hướng sinh

trưởng

5.2. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống thủy sản theo hướng nâng cao

sức đề kháng và kháng bệnh.

Page 124: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

101

15. Phƣơng pháp giảng dạy và học tập

Kết hợp giảng dạy lý thuyết và thảo luận trên lớp, học viên viết tiểu luận theo

nhóm chủ đề.

16. Tổ chức đánh giá môn học

TT Hình thức đánh giá Trọng số

1 Điểm quá trình (chuyên cần, thảo luận) 0,3

2 Điểm thi hết môn (Thi viết/Tiểu luận) 0,7

Điểm môn học = 0,3 x ĐTL + 0,7 ĐTHM

Thủ trƣởng cơ sở

thẩm định chƣơng trình đào tạo

(đã ký và đóng dấu)

Thủ trƣởng cơ sở đào tạo

đề nghị cho phép đào tạo

(đã ký và đóng dấu)

Page 125: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I THÔNG QUA ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Page 126: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Page 127: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC TẾ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH VỀ ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH

Page 128: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

PHỤ LỤC: CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CHỨNG KÈM THEO

Page 129: HỒ SƠ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ề án Đào tạo Tiến sĩ... · PDF file... Bệnh lý học và Chữa bệnh Thủy sản Mã số: : 62620302 Cơ

DANH MỤC PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CHỨNG KÈM THEO

Phụ lục 1: Các Quyết định liên quan đến lịch sử hình thành Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng thủy sản I

Phụ lục 2: Văn bằng cao nhất, lý lịch khoa học, sổ bảo hiểm, bảng lƣơng của cán

bộ cơ hữu là Tiến sỹ tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Phụ lục 3: Quyết định và biên bản nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học của

giảng viên liên quan đến ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo do cơ

sở đào tạo thực hiện

Phụ lục 4: Hợp đồng các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên liên quan đến

ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo do cơ sở đào tạo đang thực

hiện

Phụ lục 5: Các công trình công bố của các cán bộ cơ hữu thuộc ngành hoặc chuyên

ngành đề nghị cho phép đào tạo của cơ sở đào tạo trong 5 năm trở lại đây (kèm

theo bản liệt kê có bản sao trang bìa tạp chí, trang phụ lục, các trang của công trình

công bố)