Hành trình 20 năm phòng chống AIDS14.161.4.102/btsk/2010/2010-11-12.pdfsố bình quân của...

16
TP.HCM luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo Dân số vàng và sự phát triển kinh tế - xã hội 2 Ung thư – Biết sớm trị lành Tuổi trẻ với hoạt động phòng chống HIV/AIDS Cùng hiểu, cùng hỗ trợ và cùng chia sẻ với người nhiễm 3 5 12 Khát vọng đến trường của trẻ nhiễm HIV 8 Hành trình 20 năm phòng chống AIDS

Transcript of Hành trình 20 năm phòng chống AIDS14.161.4.102/btsk/2010/2010-11-12.pdfsố bình quân của...

TP.HCM luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo

Dân số vàng và sự phát triển kinh tế - xã hội

2

Ung thư –Biết sớm trị lành

Tuổi trẻ với hoạt động phòng chống HIV/AIDS

Cùng hiểu,cùng hỗ trợvà cùng chia sẻ với người nhiễm

3

5

12

Khát vọng đến trường của trẻ nhiễm HIV 8

Hành trình 20 năm phòng chống AIDS

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201002

Săn sóc sức khỏe ban đầu

Dân số vàng và sự phát triển kinh tế-xã hội

Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng, tức là tổng số người trong độ tuổi lao động lớn

hơn tổng số người phụ thuộc (già và trẻ em), hiện tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% dân số, theo phân tích thì bình quân 2 người lao động nuôi 1 người phụ thuộc. Cùng với cả nước, TP cũng đang bước vào thời kỳ dân số vàng. Dân số TP theo tổng điều tra ngày 01/4/2009 là 7.123.340 người. Cơ cấu dân số vàng cho phép lực luợng lao động tại TP từ 3,6 triệu người năm 2001, tăng lên 4,32 triệu người vào năm 2006 và dự kiến tăng lên 5 triệu người vào năm 2010, chiếm đến 68% dân số toàn TP. Đây là nguồn nhân lực quý giá, là nền tảng để TP đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cũng như xây dựng và ban hành các chính sách xã hội phù hợp với lực lượng lao động trong tình hình hiện nay; bên cạnh việc đề ra các giải pháp về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình và từng bước nâng cao chất lượng dân số trước mắt và lâu dài.

Cơ cấu dân số vàng của TP hiện nay đã tạo ra khá nhiều cơ hội cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của toàn TP như: phát triển đa dạng các ngành nghề, thu hút đầu tư của nước ngoài vào TP; người dân TP kể cả người dân nhập cư có điều kiện phát huy khả năng nghề nghiệp, cống hiến trí tuệ và sức lao động của mình để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.Tuy nhiên, thời kỳ dân số vàng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho TP:TP HCM có quy mô dân số lớn nhất nước, tốc độ tăng dân số bình quân 3,53%/năm trong đó tốc độ tăng dân số cơ học khá cao (bình quân 2,5%/năm ), dự báo tốc độ này vẫn tiếp tục tăng cao, sẽ khó khăn trong việc quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội. Số người nhập cư vào TP trung bình khoảng 200.000 người/năm. Lao động nhập cư chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận, là lực lượng lao động nông thôn với tuổi đời còn trẻ (20-35 tuổi, chiếm 70%). Lực lượng lao động của TP tuy tăng đều hàng năm, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề mới đạt

55%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,3%, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 11% theo chuẩn mới ( thu nhập bình quân /năm/ 12 triệu đồng).Do đó TP cần triển khai thực hiện các giải pháp để có thể tận dụng tốt cơ cấu dân số vàng, đồng thời hạn chế tối đa những nguy cơ thách thức như: sử dụng nguồn lao động hợp lý và hiệu quả; đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao, dạy nghề gắn với nhu cầu thực tế, có chính sách ưu tiên đào tạo nghề miễn phí hoặc giảm phí cho các đối tượng nghèo, khó khăn; giảm tốc độ tăng dân số bình quân của TP … ./.

Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi học đường1. Thiếu vi chất dinh dưỡng: Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển toàn vẹn về thể lực và trí tuệ của trẻ lứa tuổi học đường, đặc biệt trẻ vị thành niên.

- Thiếu i-ốt: đầu thập kỷ 90, thiếu i-ốt và bướu cổ ở Việt Nam là khá phổ biến. Mặc dù có những tiến bộ vượt bậc trong những năm qua, thiếu i-ốt vẫn còn là vấn đề sức khỏe quan trọng ở Việt Nam mà lứa tuổi học đường là nhóm cần được quan tâm, giải quyết.

- Thiếu máu thiếu sắt: Trong một nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy 20% học sinh gái vị thành niên đã bị thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể lực, quá trình dậy thì mà còn giảm năng lực học tập.

- Thiếu vitamin A: Biểu hiện nặng nhất của nó là gây mù lòa và tử vong. Thiếu

vitamin A tiền lâm sàn làm giảm phát triển cơ thể, giảm miễn dịch dẫn tới dễ mắc nhiễm trùng hô hấp cấp, tiêu chảy.- Thiếu can-xi: Ở trẻ vị thành niên, nhu cầu can-xi rất lớn vì đây là thời kỳ khối xương tăng lên đỉnh điểm. Một số bằng chứng cho thấy xương vẫn tiếp tục phát triển sau giai đoạn lớn vọt ở trẻ vị thành niên. 2. Thừa cân và béo phì: Năm 2001, tỷ lệ học sinh béo phì ở các trường nội thành TP.HCM là 14%, ở Hà Nội và Hải Phòng là 8-10%. Gần đây, tỷ lệ thừa cân béo phì ở TP.HCM tăng trên 17%.Thừa cân béo phì không chỉ ảnh hưởng tới học tập và hành vi của trẻ mà còn là cửa ngõ của các bệnh mạn tính không lây. Thừa cân và béo phì càng xảy ra sớm thì nguy cơ mắc các bệnh này càng cao.(Theo Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm)

Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định: một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây thiếu dinh dưỡng ở trẻ em học đường là do chế độ ăn thiếu hoặc chất lượng quá kém

ThS Tô Thị Kim Hoa - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ TP.HCM

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

T.11&12/2010 Sức khỏe TP. HCM 03

Tuổi trẻ với hoạt động

Với tinh thần trách nhiệm của tổ chức Đoàn nhằm góp phần cùng cả nước nói chung và TP.HCM

nói riêng hạn chế và đẩy lùi dịch HIV/AIDS, những năm qua Thành Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực gắn kết với các phong trào của tuổi trẻ TP, đặc biệt là tập trung cho công tác truyền thông giáo dục, vận động thay đổi hành vi, không phân biệt đối xử, trang bị những kiến thức, kỹ năng phòng tránh HIV/AIDS thông qua nhiều hình thức như: Hội thi, hội thao, văn hóa văn nghệ, nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, chiếu phim, tọa đàm…Theo đó, Thành Đoàn đã tổ chức 815 lớp tập huấn công tác phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống ma túy, mại dâm cho 32.560 đoàn viên, thanh niên là cán bộ Đoàn, cán bộ Hội, cán bộ Đội tại cơ sở. Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với các nhóm “Bạn giúp bạn”, nhóm “Giáo dục đồng đẳng”, câu lạc bộ “Sức sống mới”, tham quan các mô hình hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm và trang bị thêm nhiều kiến thức phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao kỹ năng trong việc tiếp cận tuyên truyền vận động. Tổ chức 60 lượt chuyến xe tư vấn về ma túy, mại dâm, HIV/AIDS tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao dẫn đến ma túy, mại dâm và HIV/AIDS với sự cộng tác của các chuyên gia tâm lý, các ngành chuyên môn, hỗ trợ thực hiện góc tuyên truyền tại 15 quán café thanh niên và điểm sáng văn hóa trên địa bàn dân cư. Các hoạt động đã thu hút trên 25.000 lượt người tham gia, phát trên 5 ngàn tờ bướm, thực hiện 2.808 cụm panô truyền thông cố định và truyền thông di động.Để củng cố mạng lưới truyền thông giáo dục, tư vấn tâm lý về các vấn đề liên quan đến ma túy, mại dâm và HIV/AIDS cho các đối tượng có nhu cầu,

nhất là đối tượng thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh, với sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn của các ngành chuyên, các phòng tham vấn hỗ trợ cộng đồng ở các Trường, Trung tâm 05, 06 đã ra mắt và đi vào hoạt động 3 văn phòng tư vấn cấp thành, 12 văn phòng tư vấn tại cơ sở. Sau 3 năm tổ chức thực hiện từ năm 2004 – 2007 (giai đoạn kết thúc chương trình mục tiêu 3 giảm của thành phố), kết quả hoạt động tại các phòng tham vấn được duy trì thường xuyên với 240 tư vấn viên trong đó có sự tham gia tình nguyện của các chuyên gia tư vấn từ

các ngành chuyên môn đã tiếp xúc và tư vấn trên 2.000 lượt người đến trực tiếp và 3.500 ca gián tiếp qua điện thoại.Nhằm tạo môi trường lành mạnh cho người tái hòa nhập cộng đồng, người hoàn lương, người nhiễm HIV có điều kiện để thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, tránh mặc cảm, tự ti khi trở về địa phương sẽ dễ dẫn đến tái nghiện, Thành Đoàn đã phối hợp với UBPC AIDS, Sở LĐ TB&XH TP thành lập và tổ chức hoạt động mô hình câu lạc bộ “Sức sống mới”, duy trì sinh hoạt định kỳ với sự phối hợp của các tổ cán sự xã hội tại địa phương, qua đó đã có 183 CLB đi vào hoạt động với 2.745 người tham gia. Các cấp bộ Đoàn cũng đã bảo lãnh và hướng dẫn trợ vốn cho

165 người với số tiền 1 tỷ 136 triệu đồng từ nguồn quỹ khởi nghiệp thanh niên, quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo và quỹ tương trợ.Phối hợp với ngành Y tế và Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố về việc đẩy mạnh hoạt động các Khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tại địa phương, Thành Đoàn đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn và phối hợp tổ chức nhiều đội hình thanh niên thường xuyên đến tham gia các chương trình do các đơn vị tổ chức để nâng cao kỹ năng tham

vấn, tiếp cận đối tượng, chăm sóc y tế khẩn cấp, phòng tránh lây nhiễm, nhất là những người sau cai nghiện, người mại dâm hoàn lương, người nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, Thành Đoàn còn phối hợp với Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố thực hiện dự án “Sức khỏe nam giới” với mục tiêu và nội dung hoạt động nhằm giúp cho cộng đồng, đặc biệt là nam giới có nguy cơ cao tại các quán nhậu, nhà hàng, công trình, khu nhà trọ, nhà cho thuê của công nhân… nâng cao nhận thức để trang bị kỹ năng tự ngăn ngừa và

phòng, tránh lây nhiễm HIV/AIDS thật tốt cho bản thân gia đình và xã hội. Tính từ thời điểm thực hiện dự án (2005 – 2007) đã tiếp cận được 356 cơ sở chủ yếu là nhà hàng, quán ăn với số lượt người tiếp cận tại khu vực này là 17.484 lượt người. Tiếp cận được 264 các khu nhà trọ của nam công nhân xa nhà, bến xe, các công trường xây dựng với số lượt người tiếp cận tại khu vực này là 15.118 lượt người. Cấp phát được tổng cộng 35.214 tài liệu truyền thông và 41.758 bao cao su chuyển gửi được 3.506 khách hàng đến các dịch vụ phù hợp.(Trích Báo cáo tham luận của Thành Đoàn tại Hội nghị 20 năm phòng chống HIV/AIDS tại TP.HCM)

phòng chống HIV/AIDS

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201004

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

Triển lãm TP.HCM – 20 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDSSáng ngày 20/11/2010, Ủy Ban Phòng chống AIDS TP.HCM đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “Thành phố Hồ Chí Minh – 20 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS” tại Nhà Văn hóa Thanh niên. Triển lãm diễn ra từ ngày 20/11 - 10/12/2010.Phát biểu tại buổi lễ, TS BS Lê Trường Giang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM cho biết, năm 2010 là năm đánh dấu 20 năm (1990 – 2010) Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đương đầu với đại dịch HIV/AIDS. Đây là dịp để đánh giá, nhìn nhận lại tình hình dịch cũng như sự đáp ứng của TP.HCM với đại dịch nàyNăm 1990, ca AIDS đầu tiên xuất hiện

tại TP.HCM; năm 2001 – 2002, tỷ lệ nhiễm HIV tăng cao, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV chiếm hơn 25% ở gái mại dâm có tiêm chích ma túy. Trong thời gian này, thành phố thực hiện chương

trình ba giảm, nhờ vậy đã giảm được tỷ lệ người nhiễm HIV trên người có nguy cơ. Giai đoạn 2005 - 2010, hơn 15.000 người nhiễm ma túy đã tái hòa nhập cộng đồng, mỗi năm thành phố cứu được 150 trẻ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. TP.HCM cũng là nơi triển khai chương trình chăm sóc điều trị ARV miễn phí cho tất cả những người nhiễm HIV/AIDS. Sau 5 năm, chương trình này đã cứu hơn 10.000 bệnh nhân AIDS. Sau 20 năm, Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu không để HIV

bùng phát ra cộng đồng. Đây là nỗ lực và thành công lớn trong việc khống chế đại dịch HIV/AIDS.

Quê Hương

Hội trại phòng chống HIV/AIDSTrong 2 ngày 27 và 28/11/2010, tại công viên 30/4 đã diễn ra các hoạt động phong phú, đa dạng của Hội trại phòng chống HIV/AIDS với chủ đề “TP.HCM – 20 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS”.Hội trại có sự tham gia của hơn 30 gian hàng do các đơn vị y tế quận huyện, các ban ngành đoàn thể thực hiện triển lãm hình ảnh hoạt động, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, giới thiệu, cung cấp các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, các phương tiện dự

thu hút đông đảo quần chúng tham gia hội trại và tìm hiểu kiến thức, kỹ năng phòng tránh HIV/AIDS, không phân biệt đối xử với người nhiễm.

Ngoài ra, hội trại còn diễn ra các hoạt động Hội thi truyền thông phòng chống AIDS toàn thành, giao lưu văn nghệ giữa các Sở, ngành, đoàn thể, quận/huyện và hội thi xé giấy dán tranh của học sinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống

AIDS.

Tin-ảnh: Phượng Linhphòng lây truyền HIV như bao cao su, bơm kim tiêm, tờ rơi … nhằm

Lãnh đạo các Sở, ngành cắt băng khánh thành khai mạc triển lãm.

Khai mạc Hội trại Khách tham quan gian hàng

Một góc trò chơi đố vui có thưởng Các em thiếu nhi tham gia vẽ tranh “Chung tay phòng chống HIV/AIDS”

Sôi nổi hoạt động

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

T.11&12/2010 Sức khỏe TP. HCM 05

Trong suốt 20 năm qua, trải qua các giai đoạn, hoạt động phòng chống AIDS của TP luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo, đi đầu với nhiều mô hình mới, từ tổ chức bộ máy Ủy ban phòng chống AIDS TP đến các mô hình can thiệp nhạy cảm như phân phát bơm kim tiêm, điều trị thay thế bằng Methadone… hoặc phải có quyết tâm đầu tư như phòng lây truyền mẹ - con và chăm sóc chữa trị miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong suốt thời gian qua, hoạt động luôn được sự đồng thuận và tham gia của toàn xã hội. Ủy ban luôn đề ra các chiến lược, mô hình can thiệp thích hợp và hiệu quả; chủ động tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm phòng chống AIDS của quốc tế và vận dụng phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, của thành phố; kết nối, lồng ghép, tạo môi trường thuận lợi cho người thụ hưởng các dịch vụ phòng chống AIDS. Theo đó, các Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận huyện là những mô hình kết nối, lồng ghép cung cấp trọn gói các dịch vụ từ truyền thông, tham vấn, dự phòng đến chăm sóc, chữa trị và là một môi trường thân thiện đối với các nhóm nguy cơ cao và người nhiễm nên rất thuận lợi trong việc thu hút các đối tượng tham gia các chương trình. Mở rộng trên toàn thành phố các chương trình can thiệp giảm tác hại, hiện nay đã có gần 500 giáo dục viên đồng đẳng. Chương trình

chăm sóc hỗ trợ người tái hòa nhập cộng đồng đã mở rộng độ bao phủ lên 24 quận/huyện. Chương trình điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone triển khai tại 6 quận với hơn 800 người được uống Meth-adone. Chương trình phòng lây truyền mẹ con, hàng năm tiếp cận chăm sóc cho hơn 100.000 thai phụ, cứu cho khoảng 150 trẻ thoát khỏi nhiễm HIV. Chương trình chăm

TP.HCM luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo

TS BS Lê Trường Giang phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 20 năm phòng chống HIV/AIDS

TS BS Lê Trường Giang (Trích phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 20 năm phòng chống HIV/AIDS)

sóc chữa trị miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS, tính đến tháng 6 năm 2010 đã chữa trị cho 44.395 người nhiễm HIV, điều trị bằng ARV cho 23.868 bệnh nhân AIDS và cũng đến tháng 6 năm 2010, thành phố đã có 58 nhóm tự giúp đỡ của người nhiễm… Với những nỗ lực trên, thành phố luôn tiếp tục giữ vững thành quả đẩy lùi đại dịch từ năm 2003.

TP.HCM tổng kết 20 năm phòng chống HIV/AIDS(1990 - 2010)

Sáng 27-11, tại Hội trường Thành ủy, UBND TPHCM và Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM đã tổ

chức tổng kết 20 năm TP.HCM đương đầu với đại dịch HIV/AIDS (1990 – 2010).Trong 20 năm phòng, chống HIV/AIDS, TP đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, can thiệp, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó nhiều mô hình phòng, chống HIV/AIDS đem lại hiệu quả cao được cả nước học tập và nhân rộng.Trong 5 năm tới TP tập

trung cho việc củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ;

nâng cấp trang thiết bị, chuẩn hóa các qui trình kỹ thuật và quản lý… để nâng cao chất lượng của từng chương trình, từng mô hình, từng đơn vị và tiếp tục phát huy những hiệu quả đạt được, tranh thủ nguồn lực đảm bảo sự bền vững của công tác phòng chống AIDS khi viện trợ quốc tế dự báo trong 5 năm tới sẽ giảm.

Cũng tại Hội nghị có 3 tập thể, 1 cá nhân được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước và nhiều cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được Bộ Y tế và UBND Thành phố tặng bằng khen.

Lan Anh

UBNDTP trao Cờ thi đua cho Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201006

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

những hoạt độngdự phòng HIV/AIDS

Năm 2010 là năm đánh dấu 20 năm thành phố Hồ Chí Minh đương đầu với đại dịch HIV. Đồng hành cùng với hoạt động phòng chống AIDS của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, của cả nước nói chung còn có sự giúp sức không nhỏ của hoạt động viện trợ quốc tế, trong đó có tổ chức UNAIDS. Nhân dịp hướng đến hoạt động tổng kết hành trình 20 năm TP đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, phóng viên Bản tin Sức khỏe của Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe (T4G) có cuộc gặp gỡ, trao đổi với ông Eamonn Murphy – Giám đốc chương trình UNAIDS tại Việt Nam về một số nhận định hiệu quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS qua 20 năm như sau:PV: Ông có nhận xét như thế nào qua 20 năm hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng?Ông Eamonn Murphy: Theo tôi, trong thời gian qua công tác phòng chống HIV/AIDS

ở Việt Nam cũng như ở TP.HCM đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, rất tốt, có nhiều tiến bộ rất nhanh, luôn được sự quan tâm chính đáng của Nhà nước mà thể hiện rõ nhất ở những chính sách chăm lo, hỗ trợ người nhiễm ở các ngành cách cấp, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội. Riêng TP.HCM là một nơi chịu nhiều ảnh hưởng của HIV/AIDS nhất ở Việt Nam. Thời gian qua, TP.HCM làm rất tốt hoạt động này. Nổi bật và hiệu quả nhất là các chương trình, mô hình tổ chức can thiệp dự phòng lây truyền bệnh ở cộng đồng như truyền thông, phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, tiếp cận cộng đồng của các câu lạc bộ đội nhóm để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, dự phòng, chương trình điều trị thay thế bằng methadone…. Đây là những hoạt động dự phòng rất cần thiết, thiết thực nhất trong việc ngăn chặn HIV/AIDS tại cộng đồng. PV: Với những kết quả đạt được trong

thời gian qua của TP.HCM, theo ông TP cần tập trung thêm những hoạt động gì để giữ vững kết quả đạt được nêu trên trong thời gian tới? Ông Eamonn Murphy: Cần đẩy mạnh, mở rộng nhiều hơn nữa những chương trình có hiệu quả như phân phát bơm kim tiêm, điều trị thay thế bằng methadone…. Đây là những chương trình hoạt động dự phòng rất có hiệu quả thiết thực tại cộng đồng dân cư. Theo xu hướng hiện nay là tăng cường thực hiện tốt những công tác dự phòng này, vừa ít tốn kém chi phí, vừa tiện lợi, phù hợp với cộng đồng, tạo điều kiện cho những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS được hưởng các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc y tế, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng, qua đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm chi phí điều trị y tế cho những người nhiễm hiện nay.

Thái Phượng (thực hiện)

Năm 2010, Liên hợp quốc đã tiếp tục chọn chủ đề “Tiếp cận phổ cập và quyền con người” – (Universal Access and Human Rights) là chủ đề cho Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2010.

Việc thực hiện Tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV là quyền cơ bản của con người. Chủ đề này cũng là lời kêu gọi tất cả các quốc gia xoá bỏ những rào cản về phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV, phụ nữ và những nhóm người dễ bị tổn thương. Chủ đề này cũng kêu gọi các quốc gia cần thực hiện các cam kết đã hứa để bảo vệ quyền con người trong tuyên bố cam kết về HIV/AIDS năm 2001 và Tuyên bố chính trị về HIV/AIDS năm 2006.

Thế giới hiện mới chỉ có gần một nửa số

người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị thuốc kháng vi rút được tiếp cận với thuốc điều trị và hơn một nửa số họ vẫn chưa được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc và điều trị thích hợp.

Bảo vệ quyền con người là cơ sở để đối phó với dịch HIV/AIDS trên toàn cầu. Việc vi phạm quyền con người sẽ làm cho dịch HIV tiếp tục lan ra nhanh hơn và sẽ tiếp tục đẩy nhóm người dễ bị tổn thương như nghiện chích ma túy, mại dâm vào nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn. Khi nâng cao quyền cơ bản của mỗi cá nhân mới có thể tránh được các ca mới nhiễm HIV và những người đã nhiễm HIV mới có thể được sống trong sự sẻ chia, hỗ trợ của cộng đồng không có sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

(Theo tài liệu Bộ Y tế)

NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2010:

Tiếp cận phổ cập và quyền con người

Cần mở rộng hơn nữa

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

T.11&12/2010 Sức khỏe TP. HCM 07

Nguy cơ từ MSMTheo DS Nguyễn Hồng Khanh, Chủ nhiệm CLB cho biết mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người này rất cao vì họ thường có quan điểm hoạt động tình dục rất thoải mái. Có khi họ đến với nhau vì nhu cầu tình dục của nhau mà không cần đặt ra điều kiện về tiền bạc, tình yêu.Anh T.B, tư vấn sức khỏe cho các bạn MSM cho biết đa số các trường hợp các bạn đến tư vấn tâm lý khi đã có hành vi nguy cơ cao thường mắc một số bệnh lây lan qua đường tình dục như: giang mai, lậu, mồng gà, HIV… Hãy để họ lên tiếng Bảo Hân, là nick-name của một tuyên truyền viên đồng đẳng của nhóm Bầu trời xanh từng là một đấng mày râu, thành viên chủ lực của nhóm văn nghệ Bầu trời xanh, hát hay, múa giỏi tâm sự: “Trước đây khi đi ra đường bị người ta xì xào chế giễu là “bóng lộ”, em sẵn sàng chửi lại họ với tất cả sự hằn học, uất ức. Nhưng giờ khác rồi chị ạ. Em tham gia nhóm bầu trời xanh và được các anh chị hướng dẫn và em đã tìm lại được ý nghĩa của cuộc đời này. Em rất vui khi biết rằng khoa học không xem những người như em là “con bệnh”,

chúng em hoàn toàn bình thường và em muốn được người khác nhìn nhận như một con người khỏe mạnh”.Nhìn vẻ bề ngoài cao ráo, trắng trẻo với cặp kiếng cận rất thư sinh, H. bây giờ hoàn toàn tự tin và yêu đời. Đã có những lúc trước đây, H. tuyệt vọng vì không được là chính mình nhưng lại không muốn những người xung quanh biết được bí mật này của em. Mang

nỗi bi quan này, mỗi khi ra đường gặp một người giống đồng cảnh, H. trốn chạy và xua đuổi họ vì em không muốn nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó. Nhưng sau hai năm tham gia CLB, H. giờ đây không còn là một chàng trai u sầu, yếm thế nữa. H. vui vẻ và trẻ trung như cái tuổi ngoài đôi mươi của mình. Em tích cực tham gia các hoạt động của nhóm và là một trong những người luôn

vượt chỉ tiêu khi đi tiếp cận cộng đồng.

…. Và nhìn thấy họ làmTrong CLB Bầu trời xanh, Kim Hồng là người dẫn đầu trong việc tiếp cận, vận động được nhiều người đến với dịch vụ VCT – STI (chuyển gửi thực hiện tư vấn xét nghiệm tự nguyện và phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục) chia sẻ kinh nghiệm thành công của

mình không vì chỉ tiêu mà mục đích muốn những người bạn đồng giới được hưởng những lợi ích chăm sóc sức khỏe, sống có ý nghĩa hơn.

Sau những hoạt động tiếp cận cộng đồng, mang lại những điều tốt đẹp có ích cho những người cùng giới… họ trở về với cuộc sống đời thường

mà không còn mang nặng những mặc cảm, bi quan… Điều mà họ mong muốn nhất là được xã hội xem họ như những người bình thường khác, không kỳ thị để họ không còn phải mang chiếc “mặt nạ” nặng nề mà người đời đang khiến họ phải mang theo vào thế giới bình thường.

Kim Tuyến – Phượng Linh (thực hiện)

Để Bầu trời xanh… xanh mãi

DS Nguyễn Hồng Khanh, Chủ nhiệm CLB Bầu trời xanh giới thiệu những địa bàn tiếp cận MSM tại TP.HCM

Theo một nghiên mới đây cho thấy, nếu không có những biện pháp can thiệp dự phòng thì đến năm 2020, trong số những người nhiễm mới HIV thì sẽ có 50% là người MSM. Một nửa số phụ nữ nhiễm mới HIV là do lây truyền từ những người này, những người MSM vẫn có thể có vợ và sinh con hoặc có bạn tình khác giới.

Bầu trời xanh là Câu lạc bộ dành cho những người đồng tính nam nhằm tiếp cận cộng đồng MSM (men sex men) để hướng dẫn họ bảo vệ sức khỏe và có những hành vi đúng trong quan hệ tình dục cũng như cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Họ đến từ nhiều vùng miền của đất nước và xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau nhưng họ có chung một niềm tin – niềm tin được sống, được là chính mình và họ tích cực cải thiện hình ảnh của những người MSM trong mắt cộng đồng xã hội.

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201008

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

Còn xa lắm ...“Cứ sáng sớm nhìn thấy các bạn cùng trang lứa cắp sách tới trường là mấy đứa nhỏ lại hỏi tôi “Sơ ơi, bao giờ người ta cho tụi con đi học lại? ”, “Sơ ơi con muốn được đến trường!”…”. Sơ Nguyễn Thị Bảo – người đứng đầu Trung tâm Mai Hòa kể về mong ước được đến trường của mấy đứa trẻ đang sống tại đây. Bà cho biết, hiện nay các bé đã ý thức được việc tại sao mình không được đến trường như các bạn cùng trang lứa.Hẳn những ai theo dõi con đường hòa nhập với cộng đồng của trẻ OVC chắc hẳn không quên được cách đây hơn 1 năm, ngày mà hàng triệu trẻ em Việt Nam nô nức đến trường thì 15 trẻ OVC ở Trung tâm Mai Hòa đã phải ra về trong nước mắt.Chính vì sự kỳ thị quá lớn từ phía phụ huynh chưa hiểu hết về căn bệnh HIV- đến mức sẽ cho con chuyển trường hoặc nghỉ học nếu trong lớp có trẻ OVC khiến UBND huyện Củ Chi đã quyết định các em ở trung tâm Mai Hòa học ngay tại trung tâm và công nhận đây là một phân hiệu của trường tiểu học An Nhơn Đông. Đến nay đã hơn 1 năm học trôi qua, lời hứa của các ban ngành vẫn chưa thực hiện được và các bé ở Mai Hòa cũng đã ổn định trong 2 lớp học tại Trung tâm. Nhưng, khát

khao hòa nhập với cộng đồng, được đến trường, vui chơi như những đứa trẻ khác vẫn đang âm ỉ trong lòng các em.Mặc dù các ban ngành địa phương đã làm nhiều chương trình truyền thông cho người dân, nhưng số người ủng hộ trẻ OVC đến trường vẫn đếm trên đầu ngón tay. Tâm lý của đa số người dân ở đây là đã bị căn bệnh này rồi còn học làm gì. Là người chăm lo cho các bé nên sơ Bảo rất đau lòng trước sự kỳ thị của các bạn học và các bậc phụ huynh đối với các con mình. Sơ chia sẻ: “Không được đến trường là một cú sốc lớn đối với bọn trẻ. Chúng cứ ngơ ngác không hiểu nguyên do, tai hại hơn là chúng nó bị mất niềm tin vào con người, vào cuộc sống…”.Gian nan ... đường đến trườngĐược biết, năm 2007 Trung tâm Tam Bình (Thủ Đức, TP.HCM) cũng tiến hành đưa trẻ OVC ở đây hòa nhập với cộng đồng và con đường đến trường của các bé cũng gian nan không kém trẻ ở Trung tâm Mai Hòa. Tuy nhiên Trung tâm đã đấu tranh quyết liệt và Hiệu trưởng trường tiểu học nơi có trẻ OVC cũng cương quyết nếu phụ huynh không muốn cho con em học tại trường, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho các em chuyển nơi khác chứ không để trẻ OVC không được đến lớp. Tiếp đó, nhà

trường tổ chức các buổi truyền thông, mời người của trung tâm nói chuyện và mời phụ huynh dự, với việc mời bác sĩ chuyên khoa đến nói chuyện về HIV/AIDS và những trường hợp lây nhiễm, cách phòng tránh giữa các trẻ…. Ông Nguyễn Văn Trung – Giám đốc Trung tâm Tam Bình cho biết “Trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trước khi tới trường đã được tư vấn rất kỹ về cách chăm sóc bản thân, tự xử lý vết thương không lây bệnh cho các bạn khác nên thời gian qua trẻ OVC Tam Bình hòa nhập với các bạn khác đã không xảy ra sự cố nào”.Ước tính hiện nay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có khoảng 60 ngàn trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có khoảng 2/3 trẻ đang độ tuổi đi học. Nhưng hiện nay số trẻ được đến trường là rất ít và đang trong tình trạng lén lút, che dấu tình trạng bệnh vì sợ kỳ thị… Hiện ngành giáo dục đã và đang tổ chức tuyên truyền cách phòng chống HIV/AIDS cho học sinh, phụ huynh.Tập huấn, trang bị cho giáo viên kiến thức phòng, tránh bệnh, bảo vệ học sinh mà không để trẻ nhiễm HIV bị tủi thân. Với những nỗ lực của các cấp các ngành hy vọng trong thời gian sớm nhất không chỉ các bé ở Trung tâm Mai Hòa mà tất cả trẻ nhiễm HIV ở Việt Nam sẽ sớm được đến trường.

Bài - ảnh: Lan Anh

Đã hơn một năm trôi qua, kể từ ngày tựu trường đầy nước mắt của các bé nhiễm HIV còn gọi là trẻ OVC ở Trung tâm Mai Hòa (huyện Củ Chi, TP.HCM) vì vấp phải sự phản ứng quyết liệt của phụ huynh do chưa hiểu hết tính chất của việc phòng ngừa lây nhiễm. Các em nhỏ mang số phận hẩm hiu đành phải tạm biệt ngày khai trường với hy vọng vào lời hứa của các cấp chính quyền sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông để đến tháng 12/2009 sẽ đưa các em được đến trường tiểu học An Nhơn Đông cùng học với các em học sinh khác của huyện. Đến nay những lời hứa gieo niềm hy vọng đến trường đối với trẻ nhiễm HIV ấy vẫn chưa trở thành hiện thực.

của trẻ nhiễm HIVKhát vọng đến trường

Một lớp học tại Trung tâm Mai Hòa

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

T.11&12/2010 Sức khỏe TP. HCM 09

Tôi đến Trung tâm Mai Hòa (Huyện Củ Chi. TP HCM) đúng lúc các em vừa hết giờ ngủ trưa và đang ăn bánh trước khi bắt đầu buổi học văn hóa. Thấy tôi mấy đứa trẻ cúi đầu lễ phép chào. Ở đây thường xuyên có người lạ ghé thăm nên các em trở nên dạn dĩ hơn. Ăn bánh xong chúng ôm nhau chơi đùa ríu rít cả hành lang. Thấy góc nhà có cậu bé ngồi trầm ngâm, tôi bèn lân la bắt chuyện. Như tìm được sự chia sẻ, em ngước đôi mắt trong veo nhìn tôi rồi hỏi: “Tụi con không giống người thường, tụi con là người đặc biệt phải không cô? ”. Con thích đi họcTôi tròn mắt ngạc nhiên, em kể tiếp: “Trước đây con được đi học ở trường nhưng rồi các bạn không chơi cùng, không nói chuyện, các bạn cứ xa lánh con rồi sau đó bố mẹ các bạn kéo đến trường làm ầm ĩ không cho con đi học nữa…”, nghe em nói tôi cứ ngớ người ra. “Từ nhỏ con đã không có ba mẹ, chỉ có các Sơ chăm sóc, xem tivi con thấy các bạn nghịch té trầy xước các bạn làm nũng khóc ầm ĩ còn ba mẹ thì hốt hoảng, xuýt xoa băng bó còn ở đây chúng con được dạy phải ngoan ngoãn, lễ phép, mỗi lần nghịch bị đau, bị chảy máu chúng con được các Sơ dạy phải tự lau và băng lại vết thương…” Kể về chuyện này cậu bé bắt đầu cười thích thú kiểu mình là người lớn hơn các bạn.“Con thích ra ngoài học lắm nhưng con sợ lại bị đuổi về như năm ngoái thôi. Ngày đầu tuần chúng con được đến trường làm lễ chào cờ cứ tưởng được gặp và chơi với các bạn

nhưng cô biết không, đến đó chúng con cũng phải ngồi tách riêng ra, không được chơi đùa với các bạn khác. Ở đây thỉnh thoảng các Sơ vẫn dẫn tụi con đi ra ngoài chơi nhưng ra ngoài cũng chỉ có chừng đó bạn. Con chẳng có bạn mới…”. 9 tuổi, cái tuổi đang rất vô tư mà suy nghĩ của em đã già hơn các bạn cùng trang lứa thật nhiều và tôi biết rằng không chỉ em mà còn rất nhiều em nhỏ khác không may bị nhiễm HIV đang có cùng suy nghĩ như em bởi sự chưa hiểu hết về kiến thức HIV khiến họ đối xử với người nhiễm như những người đặc biệt.Và những ước mơ con trẻ“Con ước sau này khỏi bệnh sẽ làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người”, “Con ước sẽ được làm cô giáo như cô”… Đó là những tâm sự, những ước mơ mà các em đã thể hiện trong các bài tập làm văn ở lớp.Còn nhớ cách đây gần một năm khi các ban ngành của TP tới thăm các em ở Mai Hòa nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, khi được hỏi về ước mơ sau này cậu bé 4 tuổi hoa chân múa tay “con ước sau này mình trở thành siêu nhân vì lúc đó con có sức mạnh con sẻ bảo vệ các anh chị không để ai bị bắt nạt…”. Lớn hơn một chút, các em đã biết ước mơ trở thành giáo viên, bác sĩ, kỹ sư… Nhiều lúc trong giờ ra chơi, một số em còn đứng lên bục giảng, tay cầm thước, tay cầm phấn tập làm cô giáo còn các bạn ở phía dưới trong vai các học sinh ngoan ngoãn. Khi được hỏi về mơ ước tương lai đa số các em ở đây đều mong ước trở thành bác sĩ. Có lẽ ý thức được

mình mang bệnh nặng, sức khỏe không tốt lại thường xuyên bị một số bệnh cơ hội, hơn nữa chứng kiến sự ra đi của bố mẹ nên các em ở đây đều mong ước sau này được làm bác sĩ tự chữa bệnh cho mình và cho người thân.

Theo các chuyên gia, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng cần được chăm sóc giống như những trẻ em khác. Quan tâm và chăm sóc đặc biệt hơn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ làm cho các em trở thành trung tâm của sự chú ý và trong nhiều trường hợp làm tăng thêm sự kỳ thị. Mọi trẻ em đều có các nhu cầu cơ bản như nhu cầu về thể chất, nhu cầu về tình cảm, tinh thần, nhu cầu về xã hội như nhau vì vậy không nên có sự quan tâm đặc biệt đối với các em.

Bài và ảnh: Anh Bùi

Ước mơ đời thường của em

Nguy cơ lây nhiễm HIV của nữ từ bạn tình

Đặc điểm về sinh học:Cơ quan sinh dục nữ như: âm đạo, cổ tử cung; hậu môn, trực tràng… có diện tiếp xúc lớn, dễ bị tổn thương khi quan hệ mạnh, thô bạo. Tinh dịch của nam chứa lượng lớn vi rút HIV.Phụ nữ là người nhận trong cả 3 cách

thức quan hệ tình dục: dương vật - âm đạo, dương vật – miệng, dương vật – hậu môn.Quan niệm và thực hành dự phòng lây nhiễm* Người nữ đánh giá thấp nguy cơ lây nhiễm của mình vì: Không nghĩ mình là người có nguy cơ lây nhiễm HIV, không nhận rõ được nguy cơ do hiểu biết về lây nhiễm còn hạn chế cũng như tin tưởng vào sự thủy chung của bạn tình chính.* Người nữ biết nguy cơ nhưng không chủ động trong dự phòng vì: Thiếu hoặc yếm thế trong trao đổi về dự phòng lây nhiễm khi biết bạn tình có thể có nguy cơ; chấp nhận việc bạn tình chính có thể có quan hệ tình dục ở ngoài, hoặc sử dụng ma túy; biết về hành vi nguy cơ của bạn tình nhưng đề cập đến tình yêu,

số phận, sự hi sinh của bản thân như là đức tính tốt của phụ nữ và chấp nhận mối quan hệ. “Chiều” bạn tình được coi là biện pháp giảm nguy cơ bạn tình quan hệ tình dục bên ngoài và lây nhiễm.

BS Phạm Vũ Thiên

• Nhiều nam giới không hiểu rõ về nguy cơ lây nhiễm khi có các hành vi quan hệ tình dục với phụ nữ khác, người hành nghề mại dâm, bạn tình nam và tiêm chích ma túy.• Sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ không phải là ưu tiên cao nhất trong quan niệm dự phòng của nam giới.• Nhiều nam giới thụ động trong việc xác định tình trạng nhiễm HIV.• Nam giới đồng ý với “sự chấp nhận” nguy cơ của người nữ, trong việc quan hệ không dùng biện pháp an toàn, muốn có con ngay cả khi họ đã biết về tình trạng có HIV của mình.• Không sử dụng bao cao su thường xuyên.

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201010

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

Vượt lên chính mình!V. được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, cha làm công an, mẹ buôn bán, là chị lớn trong gia đình, có 2 em trai, luôn được cha mẹ chăm lo việc học hành. Đến năm học lớp 11, vì ham chơi, bốc đồng, đua đòi cùng chúng bạn và có một chút nhan sắc, năm 1994 V. đã chập chững vào đời bằng nghề phục vụ, tiếp viên ở các quán, nhà hàng xung quanh khu vực quận Phú Nhuận. Từ đó, cuộc đời V. đã chuyển sang một trang mới. V. lao vào những cuộc ăn chơi, trở thành gái mại dâm lúc nào không hay, kiếm được rất nhiều tiền, rồi đi vào con đường nghiện ngập ma túy. Đến khi phát hiện mình mang một mầm sống nhỏ bé trong người ở cái tuổi đôi mươi, lúc bấy giờ chị rất lo sợ “với tình trạng sức khỏe của mình như bây giờ, nghiện ma túy, không biết có ảnh hưởng đến con

mình hay không”, “không biết thai nhi mình có bị quái thai hay không?”. Bao nhiêu câu hỏi như thế cứ luôn dằn vặt V. nghĩ đến việc phá thai. Đúng lúc ấy, mẹ và bà ngoại đã bên cạnh V. động viên, ủng hộ chị giữ lại “đứa con chưa thành hình này”.Ngày con chào đời, xinh xắn, trắng trẻo, đáng yêu đã làm trỗi dậy trong V. quyền thiêng liêng được làm mẹ, chị

đã quyết định cai nghiện. Ngày chị lên trường cai nghiện là lúc đứa con bé bỏng của mình chỉ được 3 tháng tuổi, phải xa mẹ, sống với bà ngoại. Cứ mỗi lần nghĩ đến con là mỗi lần tiếp sức cho chị quyết tâm vượt qua những cơn nghiện, điều trị cắt cơn, tích cực học tập, lao động, sinh hoạt tốt ở trường chỉ mong sớm trở về

gia đình sống cùng con. Vươn đến tương laiSau 5 năm cai nghiện thành công, chị

trở về hòa nhập với cuộc sống đời thường, hạnh phúc bên con. Bằng chính những trải nghiệm cuộc đời mình, chị tham gia hoạt động tiếp cận cộng đồng của Trung tâm Ánh Dương nhằm giúp đỡ, hỗ trợ, giới thiệu cho các chị em cùng cảnh ngộ trước đây nắm bắt những kiến thức cần thiết trong việc phòng tránh bệnh, tránh xa “nàng tiên nâu”, nhất là phòng tránh HIV/AIDS. Có một điều mừng là V. chưa nhiễm HIV mặc dù cũng có thời gian dài nghiện ma túy. Hàng ngày, chị đến khu vực Bình Triệu, Bến xe Miền Đông tiếp xúc, phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, trao đổi, hướng dẫn, vận động các chị em hành nghề mại dâm tham gia tư vấn, xét nghiệm, khám sức khỏe định kỳ để các chị em có thể bảo vệ chính sức khỏe bản thân, dự phòng lây truyền bệnh về đường tình dục. Mặc dù, công việc tiếp cận không dễ dàng, đôi khi cũng gặp những khó khăn, có lúc cũng bị công an hiểu lầm, nghĩ chị dụ dỗ hoặc buôn bán “hàng cấm”, nhưng chị V. mạnh mẽ giải thích rõ ràng ý nghĩa công việc của mình là mong muốn thay đổi hành vi có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh nguy hiểm mà thôi! Đối với các chị em, chị V. luôn hiểu, đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của họ để vận động, khuyên nhủ họ thay đổi cuộc sống. Dần dần, chị V. tạo được sự tin tưởng của các chị em, được họ thường xuyên tâm sự và cùng chị tham gia các hoạt động tiếp cận cộng đồng, hướng dẫn biện pháp an toàn tình dục …

Quán Hy

Các giáo dục viên đồng đẳng của Trung tâm Ánh Dương

Hành trình vượt qua

Gặp gỡ, tiếp xúc với tôi là một người có dáng vẻ nhỏ nhắn, gương mặt xinh xắn nhưng khó có ai biết được chị đã từng một thời nông nổi, vấp phải những sai lầm của tuổi trẻ, vướng vào vòng ma túy. Đó là chị N.T.H.V, hiện đang là nhóm trưởng nhóm giáo dục viên đồng đẳng của Trung tâm Ánh Dương trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM.

quá khứ

Trung tâm Ánh Dương được thành lập từ tháng 11 năm 2004 với mục tiêu “giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho phụ nữ có nguy cơ cao trên địa bàn TP.HCM”, trở thành điểm tựa cho các chị em là nhóm phụ nữ tiếp viên nhà hàng – khách sạn và các cơ sở dịch vụ giải trí.Đến nay, Trung tâm đã tiếp cận truyền thông cho 115.134 lượt chị, phát tài liệu 187.157 tờ, phát bao cao su 588.747 cái, 4.575 chị nhận dịch vụ VCT, 3.560 chị khám STIs, tổ chức 1.692 cuộc truyền thông nhóm và 312 cuộc tập huấn kỹ năng sống cho các tiếp viên tại cơ sở dịch vụ nhạy cảm.

TP.HCM 20 năm đương đầu đại dịch HIV/AIDS

T.11&12/2010 Sức khỏe TP. HCM 11

Công tác chăm sóc

PGS TS Nguyễn Trần Chính(Trích phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 20 năm phòng chống HIV/AIDS)

Nhìn lại quá trình 20 năm thực hiện công tác chăm sóc, điều trị (CSĐT) người nhiễm HIV/AIDS tại TP.HCM, chúng ta nhận thấy rằng:* Công tác CSĐT người nhiễm HIV/AIDS của TP. HCM đã tích cực phục vụ người bệnh theo đúng nguyên tắc căn bản về điều trị y khoa, đó là: “Đối tượng của thầy thuốc là người bệnh chứ không phải bệnh”. Khi chưa có thuốc kháng Retrovirus, những người nhiễm HIV đầu tiên ở TP. HCM từ sau năm 1990 đã được Trung tâm Bệnh nhiệt đới (nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới) tổ chức tiếp nhận, điều trị nội trú tại Khoa Nhiễm E. * Hoạt động CSĐT người nhiễm HIV/

AIDS của TP.HCM cũng đã phát triển theo quá trình tiến bộ, hiểu biết về bệnh học HIV/AIDS của thế giới. Giai đoạn đầu: điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội, phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp, kế tiếp là sử dụng thuốc ARV phối hợp, sử dụng ARV có hoạt tính cao (HAART) theo đúng quy trình, ứng dụng những thành quả thu thập qua những công trình nghiên cứu khoa học. * Ngành y tế TP đối phó với đại dịch AIDS trong điều kiện hoàn cảnh nguồn lực hạn chế, đặc biệt là trong thời gian đầu, đã phải chịu thiếu thốn nhiều thiết bị, sinh phẩm, hoá chất xét nghiệm chẩn đoán, thiếu thuốc ARV mới, thiếu

một số loại kháng sinh, kháng nấm đắt tiền và đặc biệt là phải giải quyết vấn đề thiếu thốn về nhân lực, thiếu cán bộ y tế phục vụ công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng có nhiều dịch bệnh mới nguy hiểm khác hoành hành đòi hỏi ngành y tế và bệnh viện phải có sự tập trung nguồn lực để đối phó như: SARS, cúm A (H5N1) cúm A (H1N1), sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, tay chân miệng, bệnh tả …Rõ ràng là vượt qua được những khó khăn về nhân lực để hoàn thành nhiệm vụ phục vụ công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS đã là những cố gắng lớn lao của cơ sở điều trị. * Công tác CSĐT HIV/AIDS của Y tế TP tính đến hiện nay đã không để xảy ra (hoặc không phát hiện được!) những loại biến cố trầm trọng, còn được gọi cái tên quen thuộc là “scandal” mà ngay cả những quốc gia có nền y học tiên tiến đã không thể tránh khỏi. * Trường hợp bà L.C. sinh năm 1960 (nay 50 tuổi), bệnh nhân đã được phát hiện nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1990. Tính cho đến hiện nay, sau 20 năm theo dõi điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân này cân nặng 47Kg, xét nghiệm CD4 tháng 10 năm 2010 là 620 tế bào và vẫn trong tình trạng sức khoẻ ổn định, sinh hoạt bình thường, không bị bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS tại bệnh viện bệnh Nhiệt Đới

điều trị người nhiễmHIV/AIDS

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201012

Săn sóc sức khỏe ban đầu

Cứ nghĩ bị ung thư là trời kêu ai nấy dạ, rồi buông xuôi chạy thầy chạy thuốc dân gian đến lúc bệnh hành quá chịu không thấu phải đến bệnh viện thì thầy thuốc vất vả lắm. Đâu phải trời kêu, dạ làm chi.

Nguyên nhân gây ung thư - Khói thuốc lá: Thuốc lá ra đòn sát thủ êm ái mà hết sức tàn độc gây ra 1/3 gánh nặng ung thư trên hành tinh. Khói thuốc lá chứa hơn 60 chất gây ung thư, gây 15 loại ung thư, không chỉ hại người nuốt khói mà cả những người hít khói.

- Bệnh nhiễm: Virút, vi khuẩn và ký sinh trùng gây 20% ung thư. Viêm gan do virút HBV và HCV lâu ngày dẫn đến ung thư. Các virút HPV gây ra nhiều ung thư, đặc biệt là cổ tử cung. Vi khuẩn H.Pylori có thể gây ung thư bao tử.

- Bệnh theo miệng mà vào: Ăn uống không lành kèm thêm thiếu vận động, béo phì tạo 1/3 gánh nặng ung thư.

Biết sớm trị lànhCó thể rà tìm biết sớm các ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, miệng, da và tuyến giáp qua thăm khám sức khỏe định kỳ. Sau đó xác định đúng giai đoạn bệnh. Tiếp đến mới lựa chọn cách điều trị và tiên đoán diễn tiến về sau. Việc tấn công ung thư ngày càng hiệu quả. Các phương pháp chuẩn là phẫu trị, hóa trị và xạ trị. Phòng ngừa ung thư – Không phải chuyện đùaKiểm tra sức khỏe toàn diện: khoảng 3 năm một lần ở lứa tuổi 20-40 và hàng năm từ 40 tuổi. Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm Pap để rà tìm ung

thư cổ tử cung sớm hoặc tiền ung thư. Nam giới trên 40 tuổi nghiện thuốc lá nặng hoặc đã bỏ hút nên chụp phim phổi 1-2 năm lần. Từ 50 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư – Biết sớm trị lànhGS TS BS Nguyễn Chấn Hùng

Hãy kiểm soát bệnh đái tháo đường ngay từ hôm nayHiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có hơn 220 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh này. Nếu không có sự can thiệp, con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Chủ đề truyền thông phòng chống bệnh đái tháo đường năm 2010 là: “Hãy kiểm soát bệnh đái tháo đường ngay từ hôm nay”. Gần 80% người mắc bệnh tiểu đường tử vong là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) và WHO đã chọn đề tài “Hướng dẫn và phòng ngừa bệnh tiểu đường” là nội dung truyền thông chính từ năm 2009-2013. Năm

2010 đánh dấu hai năm thực hiện đề tài này.Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nội dung truyền thông chủ yếu là nâng cao nhận thức và hướng dẫn thực hiện phòng bệnh. Đối với bệnh nhân, sẽ tập trung hướng dẫn nâng cao kiến thức về bệnh tiểu đường để họ hiểu rõ hơn về cách điều trị cũng như biết cách ngăn ngừa biến

chứng. Đối với Tổ chức chính phủ và các nhà hoạch định chính sách, sẽ nỗ lực vận động nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chiến lược truyền thông phòng chống bệnh tiểu đường, và

xem việc hướng dẫn người dân biết cách phòng và điều trị bệnh đúng cách

trở thành nội dung quan trọng trong quản lý và điều trị. Những thông điệp truyền thông chính của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế là: 1. Khi có các dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường, hãy đi khám bệnh sớm nhằm phát hiện và điều trị kịp thời, giúp cho chúng ta kéo dài tuổi thọ. 2. Điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường rất đơn giản và hiệu quả. 3. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, con của bạn có thể bị ảnh hưởng. Hãy khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. 4. Hãy sống năng động để phòng ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường.Ngọc Châu – Theo International Diabetes Federation (IDF)

Thực hiện nếp sống lành: - Loại bỏ khói thuốc lá, chú ý cả hút và hít ké. - Tránh uống rượu quá đà. - Phòng tránh bệnh nhiễm. - Tập thể dục đều, ăn đúng ăn lành, giữ cân vừa phải. - Lọc môi trường : không khói thuốc lá trong nhà, chỗ làm …Ăn lành: - Tránh: Thức ăn muối mặn làm dưa (cá khô, mắm cá, cải dưa, mắm tôm, cà pháo, kim chi, thịt hun khói, xúc xích, thịt bacon…). Thức ăn nhiều mỡ, nhiều thịt quá cháy, các thức ăn nhanh (fast foods: gà rán, hamburger), tránh sa đà làng nướng, ít rau quả. - Nên: Ăn nhiều rau, đậu, trái tươi.

Săn sóc sức khỏe ban đầu

T.11&12/2010 Sức khỏe TP. HCM 13

Truyền thông và ung thưBệnh ung thư đã thực sự trở thành một gánh nặng bệnh tật cho TP.HCM là nhận định của ThS Bùi Đức Tùng và các cộng sự trong một nghiên cứu về ung thư tại TP.HCM giai đoạn từ 2003 đến 2006. Qua đó, số ca mắc mới trong 4 năm hơn 21 ngàn người trong đó nữ chiếm số lượng nhiều hơn nam (52,2%).

Thực trạng về tình hình ung thư tại TP.HCMCũng theo nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ mới mắc ung thư tăng dần theo tuổi nhưng bắt đầu tăng nhiều từ độ tuổi 40-44 ở cả hai giới và nam tăng nhiều hơn nữ. Trước độ tuổi 50-54, tỷ lệ mắc mới ung thư của nữ cao hơn của nam nhưng không có khác biệt nhiều. Từ sau độ tuổi 50-54 nam lại tăng nhiều hơn nữ và sau 80 tuổi mới giảm ở cả hai giới.So với tỷ lệ mắc mới ung thư tại các tỉnh thành khác của Việt Nam, tỷ lệ mắc của từng nhóm tuổi đều cao hơn ở cả nam và nữ. Trong 10 ung thư phổ biến của 2 giới tại TP.HCM thì ở nam những loại ung thư thường gặp nhất là phế quản phổi, ung thư gan… với tỷ lệ tăng nhanh ở những người trong độ tuổi từ 40 trở lên, trong khi ở nữ đứng đầu là ung thư vú, sau đó là ung thư cổ tử cung và tăng nhanh từ sau 35 tuổi. Truyền thông trong phòng chống ung thưTrong khi đó, ở một nghiên cứu khác về nhu cầu truyền thông thay đổi hành vi liên quan đến phòng chống ung thư

của người dân tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Huế và TP.HCM của nhóm Trịnh Hữu Vách, Trung tâm nghiên cứu Dân số và Sức khỏe Nông thôn và các cộng sự cho thấy thực tế có đến 16,7% đối tượng được nghiên cứu không biết bất kỳ nguyên nhân gây ung thư nào và còn tới 4,7% không biết một biện pháp nào phòng chống ung thư. Trong khi đó, cũng rất ít người dân biết rằng biện pháp tiêm phòng vacxin viêm gan B và vacxin HPV có thể giảm nguy cơ mắc

ung thư. Nguốn thông tin người dân được tiếp cận về bệnh ung thư chủ yếu từ các kênh thông tin: nhiều nhất là từ truyền hình trung ương, tiếp đến là truyền hình địa phương, thấp hơn nữa mới

đến đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền thanh xã, bác sĩ tại bệnh viện, internet, tờ rơi, sách báo… Khi được hỏi về kênh truyền thông mà người dân thích được nhận thông tin về chăm sóc khỏe, phần đông đều trả lời là muốn được nhận từ cán bộ y tế cơ sở và truyền hình trung ương. Nguyên nhân là vì khi nhận được thông tin từ cán bộ y tế cơ sở dễ hiểu hơn và được tư vấn trực tiếp mỗi khi có nhu cầu; qua đài, tivi nhiều khi không hiểu hết ý. Người dân hiện nay còn đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi hành vi phòng tránh ung thư – giai đoạn kiến thức. Do vậy, chiến lược truyền thông trong giai đoạn tới cần tập trung vào cung cấp thông tin và giáo dục sức khỏe. Kiến thức sẽ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để có được các hành vi tích cực trong việc phòng chống ung thư (tập thể dục, ăn uống điều độ, tiêm phòng…) và giảm thiểu các hành vi tiêu cực (hút thuốc lá, uống rượu…). Để thực hiện được điều này, chương trình truyền thông phòng chống ung thư cần phải phối hợp với các chương trình liên quan khác như: chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, chương trình dinh dưỡng… cũng như cần phải thay đổi môi trường chính sách và xã hội. Chẳng hạn, để khuyến khích người dân tăng cường vận động thể lực, cần có biện pháp khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện phi cơ giới bằng cách tạo các không gian công cộng, có vỉa hè dành cho người đi bộ…Kim Tuyến (Theo Tạp chí Ung thư học Việt Nam số 1-2010 )

Vui …. Vui cùng Bao cao su!*Tại Trung Quốc, người ta đã trưng bày một Bao cao su (BCS) khổng lồ dài gần 80 mét! Với chiếc BCS có kích thước kỷ lục đó, chính quyền Trung Quốc muốn kêu gọi người dân “thực hành tình dục lành mạnh” và “sinh đẻ có kế hoạch”.

*Dân Ấn Độ thuộc loại “sáng tạo” bậc nhất trong việc sử dụng BCS. Dân địa phương coi BCS như những dụng cụ chứa nước dùng một lần để rửa tay sau khi làm việc trên đồng ruộng. Quân nhân thậm chí còn sử dụng chúng để bảo vệ súng khỏi bụi và cát. Trong số 891 triệu BCS được

tung ra miễn phí, một số lượng không nhỏ đã được những công nhân xây dựng đường trưng dụng. Họ trộn những BCS với bêtông và hắc ín. Hỗn hợp này sẽ được dùng để xây dựng đường, láng trơn mặt đường và chống xói mòn. Công nhân xây dựng còn trải một tấm BCS dưới lớp xi măng trên mái nhà, mục đích là để ngăn chặn nước thấm vào nhà trong mùa mưa kéo dài.*Thợ dệt vải tại Varnasi dùng tới 200.000 BCS mỗi ngày để bôi trơn khung cửi và đánh bóng các sợi chỉ

thêu bằng vàng và bạc.(St)

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổi

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201014

Y học thực hành

Cần phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệtHiện nay trên thế giới, ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh phổ biến ở nam giới, đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Càng ngày, ung thư tuyến tiền liệt càng được phát hiện ở tuổi sớm hơn do bệnh nhân có ý thức đi khám sớm và do các chương trình tầm soát phát hiện sớm bệnh tật.

Chức năng của tuyến tiền liệtTuyến tiền liệt hay còn gọi là tuyến nhiếp hộ nằm ở cổ bàng quang. Nó là một cơ quan quan trọng trong hệ thống sinh dục nam. Bình thường tuyến tiền liệt có hình chóp nặng khoảng 20g, kích cỡ 2-3cm. Tuyến tiền liệt bao gồm 2 phần riêng biệt khác nhau gồm có 3 thùy: 2 thùy bên và 1 thùy giữa. Môt trong những chức năng của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch để làm môi trường thuận lợi cho tinh trùng hoạt động, có màu trắng như sữa, trong chất dịch đó chủ yếu là hoạt chất PSA (Prostate-specific antigen). Khi lượng PSA của tuyến tiền liệt phát xuất vào trong máu với nồng độ cao chứng tỏ có một quá trình hủy hoại của các tế

bào tuyến tiền liệt, vì vậy khả năng nghi ngờ ung thư cao lên.

Biểu hiệnKhi tuyến tiền liệt xuất hiện khối u, triệu chứng đầu tiên là rối loạn tiểu tiện nhẹ (tiểu đêm hoặc tiểu chậm). Nặng hơn, bệnh nhân sẽ có thêm các hiện tượng tiểu khó, phải rặn một lúc lâu mới bắt đầu tiểu được. Thêm vào đó là cảm giác tiểu không hết nước tiểu trong bọng đái, phải cố gắng mới tiểu hết. Lúc đó, khối u tuyến tiền liệt đã có những chèn ép nhất định vào ống đái và điều trị đã muộn rồi.

Nếu không được điều trị sớm bướu tuyến tiền liệt từ giai đoạn kể trên, bệnh có thể phát triển và sinh ra các biến chứng như: Bí tiểu, tiểu ra máu, nhiễm trùng niệu, sỏi bọng đái, sỏi thận, suy thận, di căn.

Phát hiện và chẩn đoánHiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư tiền liệt tuyến nên việc khám và phát hiện sớm bệnh rất quan trọng. Nếu

phát hiện được bệnh sớm, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 90%. Nếu phát hiện muộn thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn lại dưới 30%. Do những biểu hiện đầu tiên của bệnh chỉ là những rối loạn tiểu tiện nhẹ, nên nam giới từ 40 tuổi cần làm xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt định kỳ hàng năm và nếu có những biểu hiện rồi loạn đi tiểu thì nên đi khám ngay ở các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

PGS TS BS Vũ Lê ChuyênPhó GĐ Bệnh viện Bình Dân TP.HCM

Định lượng PSA

Khả năng mắc bệnh

Dưới 4 Rất hiếm4-10 10%10-30 30%Trên 30 Rất cao

Sinh thiết khối u ở tuyến tiền liệt: quyết định trong việc chẩn đoán chính xác ung thư tuyến tiền liệt

1. Hội chứng lỵ là tình trạng:A. Tiêu chảy phân có đàm máu;B. Nhiễm trùng cấp tính ở ruột non;C. Có biểu hiện ngoài đường tiêu hóa gồm: viêm kết mạc, viêm khớp, viêm màng não…;D. Câu A và C đều đúng.

2. Tác nhân gây hội chứng lỵ Shigel-la:A. Là trực trùng gram âm, không di động, thuộc họ Escherichiae;B. Gồm nội độc tố và ngoại độc tố;C. Câu A vàB đều đúng;D. Câu A và B đều sai.

3. Tác nhân gây hội chứng lỵ thể nặng cấp tính:A. S. dysenteriae serotype 1;B. S. sonnei;C. S. bodyii;D. S. flexneri.

4. Điều kiện gây bệnh của Shigella:A. Tiết nội độc tố;B. Tiết ngoại độc tố;C. Khả năng xâm lấn vào bên trong tế bào niêm mạc ruột;D. Câu B và C đều đúng.

5. Triệu chứng của hội chứng lỵ:A. Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao đột ngột, kèm lạnh run, đau cơ, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn, nôn…;B. Triệu chứng tiêu hóa: tiêu lỏng, phân đàm máu, mót rặn, đau bụng quặn từng cơn…;C. Triệu chứng thần kinh: nhức đầu, co giật, lơ mơ, li bì…;D. Tất cả đều đúng.

6. Yếu tố thuận lợi của hội chứng lỵ:A. Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh;B. Thiếu nước sạch, thực phẩm không vệ sinh;C. Sau bệnh sởi, đồng tính luyến ái nam;D. Tất cả đều đúng.

7. Nguồn bệnh của hội chứng lỵ (Chọn 1 câu sai):A. Ruồi nhặng;

B. Người bệnh giai đoạn cấp;C. Người bệnh giai đoạn hồi phục;D. Người mang trùng mãn tính.

8. Biến chứng của hội chứng lỵ (Chọn 1 câu sai):

A. Mất nước, điện giải;B. Tăng Na + máu;C. Suy dinh dưỡng;D. Rối loại đông máu, sốc do nhiễm độc.

9. Sử dụng kháng sinh trong điều trị hội chứng lỵ:A. Mục đích giảm thải vi trùng ra ngoài và giảm thời gian bệnh;B. Chọn kháng sinh có tác dụng ngoại bào;C. Câu A và B đều đúng;D. Câu A và B đều sai.

10. Tiêu chẩn nhập viện của trẻ bị hội chứng lỵ:A. Trẻ < 2 tháng tuổi;B. Co giật, rối loạn tri giác;C. Chướng bụng, tiểu ít;D. Tất cả đều đúng.

Mời bạn thử nhớ lại:

HỘI CHỨNG LỴ

(xem đáp án trang 16)

Tin khắp nơi

T.11&12/2010 Sức khỏe TP. HCM 15

Giao ban đề án 1816 tháng 11/2010Ngày 5/11, cơ quan đại diện Bộ Y tế tại TP. HCM phối hợp với Sở Y tế TP có buổi họp giao ban đề án 1816 cùng các đơn vị bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn, các bệnh viện TP có tham gia đề án 1816. Trong tháng 10 vừa qua, các

bệnh viện trực thuộc Bộ như: Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt Trung Ương, Thống Nhất… đã tổ chức 26 lượt cán bộ đi luân phiên, giúp 11 đơn vị tuyến dưới, chuyển giao được 42 kỹ thuật, đào tạo huấn luyện 58 lớp, khám và điều trị cho 445 lượt bệnh nhân… TP cũng có 14 bệnh viện trực thuộc Sở tham gia cử cán bộ đi hỗ trợ cho tuyến dưới, tập huấn, đào tạo cho cán bộ y tế của 23 bệnh viện trực thuộc 19 tỉnh thành phía Nam với tổng số cán bộ được cử đi luân phiên là 178 người, khám và điều trị cho 2.515 lượt bệnh nhân và đã chuyển giao 114 kỹ thuật, trong đó có nhiều kỹ thuật quan trọng như hồi sức cấp cứu tim mạch, cắt tử cung ngã bụng, phẫu thuật Polyze xoang hàm, kỹ thuật chọc dò màng ngoài tim, thắt trĩ bằng dụng cụ (YHCT), kỹ thuật sao chế dược liệu, phẫu thuật nội soi ruột thừa…

Tin - ảnh: L.A

Hội nghị Khoa học về Dinh dưỡng và Tăng trưởngSáng 12/11, tại Nhà khách T78 - TP.HCM, Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Khoa học lần thứ 5 với chủ đề “Dinh dưỡng và tăng trưởng: Giảm suy dinh dưỡng trẻ em và phòng chống thừa cân béo phì”. Theo báo cáo của PGS. TS. Lê Thị Hợp, Viện Dinh dưỡng đưa ra

những thông tin đáng mừng là tình trạng suy dinh dưỡng nặng và thể nhẹ cân ở trẻ em Việt Nam đã giảm nhanh. Đến cuối năm 2008, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể cân đã giảm xuống dưới 20%, vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng. Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại là tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng ở mọi lứa tuổi, vùng miền dẫn đến thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong. Theo điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM về diễn tiến tình trạng dinh dưỡng tại TP.HCM giai đoạn 2001 – 2010 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng nhanh từ năm 2005.

Tin - ảnh: K.T

Tiếp tục chiến dịch phòng chống SXH Theo báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng TP trong buổi giao ban quận/huyện của Sở Y tế TP.HCM tháng 11, tình hình bệnh Sốt xuất huyết (SXH) trong tháng 10 vẫn gia tăng so với tháng 9. Sau khi triển khai tháng chiến dịch phòng chống SXH tại 100 phường/ xã trọng điểm, số ca bệnh giảm 30% so với trước đó nhưng những phường/xã khác số ca mắc vẫn tăng.Nhiều ý kiến của quận huyện cho rằng, người dân vẫn chưa đồng thuận hưởng ứng chiến dịch, nhiều nơi người dân còn hành hung cả nhân viên phun thuốc, khi phun xong muỗi còn phát sinh nhiều hơn… Bên cạnh đó công tác truyền thông vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Có ý kiến cho rằng nên phối hợp với các ban ngành trong công tác truyền thông cũng như phát liên tục những thông điệp diệt lăng quăng trên các phương

tiện thông tin đại chúng được nhiều người quan tâm như đài truyền hình, đài phát thanh v.v… Để hạ thấp các ca bệnh trong các tháng tiếp theo, các quận/ huyện vẫn phải tiếp tục thực hiện chiến dịch phòng chống SXH trên các địa bàn trọng điểm nhưng phải thay đổi cách làm tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng ổ dịch.

P.V

Ngành y tế TP.HCM hướng về đồng bào lũ lụt miền TrungThiết thực hướng về miền Trung sau cơn bão lũ đi qua, trong những ngày từ 24/10 đến 29/10/2010, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức 3 đoàn công tác gồm 55 y bác sỹ và 18.000 cơ số thuốc khẩn cấp, trực tiếp khám chữa bệnh, cấp phát thuốc đợt 1 cho 18.350 lượt dân ở 26 xã vùng rốn lũ thuộc 3 tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Riêng bệnh viện 115 còn trao tặng đến 03 xã bị thiệt hại nặng ở Quảng Bình 105 triệu triệu đồng

do một mạnh thường quân ủng hộ, cùng một số thuốc kháng sinh, mùng mền, áo quần mới cho Hội Chữ thập đỏ TP Đồng Hới.

Tiếp tục chia sẻ những khó khăn của người dân vùng lũ miền Trung, sáng ngày 11/11/2010 Sở Y tế phối hợp cùng Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam xuất quân đợt 2 khám chữa bệnh tại 6 xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh và 4 xã thuộc tỉnh Quảng Bình.

Nhân dịp sơ kết đợt 1 và xuất quân đợt 2 diễn ra vào ngày 10/11/2010, Sở Y tế TP.HCM đã khen thưởng, biểu dương 7 tập thể tích cực, xung kích đi đầu trong đợt khám chữa bệnh vừa qua.

Tin-ảnh: P.L

Sức khỏe TP. HCM T.11&12/201016

Thông tin mới

Đường lây nhiễm viêm gan siêu vi C

Siêu vi C được tìm thấy ở trong máu. Vì vậy, vì bất kỳ lý do gì mà chúng ta tiếp xúc với máu của những người bị nhiễm siêu vi C thì đều có khả năng mắc bệnh này. Dùng chung kim và ống chíchĐây không chỉ là mối nguy cơ cho lây nhiễm siêu vi C mà còn cho nhiều bệnh khác như siêu vi B, HIV… Ở những người tiêm chích ma túy, 60-90% những người này sẽ bị nhiễm siêu vi C trong 1 năm đầu tiên. Mặc dù những người nghiện ma túy nặng có nguy

cơ bị nhiễm bệnh cao hơn nhưng vẫn có thể bị nhiễm siêu vi C chỉ cần sau một lần chích thử. Truyền máu và các sản phẩm của máuTrước đây, cứ 100 người được truyền máu thì có khoảng 10 người bị lây nhiễm siêu vi C. Hiện nay nhờ có xét nghiệm giúp phát hiện siêu vi C ở người cho máu nên nguy cơ nhiễm siêu vi C sau truyền máu đã giảm đi đáng kể. Lây nhiễm trong bệnh việnThường khó thống kê vì bệnh nhân có thể không nhớ là họ đã được truyền máu khi mổ xẻ. Bên cạnh đó những dụng cụ không được khử trùng đúng cách như qua các máy lọc thận cho bệnh nhân bị suy thận, máy nội soi đường tiêu hóa, dụng cụ chữa răng…Từ mẹ sang conNhững bà mẹ bị nhiễm siêu vi C đang mang thai thường lo lắng về nguy cơ lây truyền của siêu vi C sang em bé. Thời điểm xảy ra

việc lây nhiễm là vào lúc chuyển dạ sanh vì khi đó máu của người mẹ và em bé hòa lẫn vào nhau. Tuy vậy khả năng lây lan từ mẹ bị nhiễm siêu vi C sang con thấp hơn siêu vi B nhiều lần, chỉ vào khoảng 3%. Nguy cơ này sẽ tăng cao đến 20-30% nếu mẹ bị nhiễm thêm HIV. Đường tình dụcViệc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp nhưng nguy cơ lây lan sẽ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi. Các đường lây truyền khácTương tự như siêu vi B, siêu vi C còn có thể lây qua việc dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim châm cứu, kim xâm mình, dụng cụ xỏ lỗ tai với người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên có đến 20-40% số người bị nhiễm siêu vi C mà không tìm được nguồn lây rõ ràng.

ThS BS Đinh Dạ Lý HươngTrường Đại học Y dược TP.HCM

Sốt rét cơn

Cơn sốt rét điển hình được chia làm ba thời kỳ:Giai đoạn lạnh Bắt đầu bằng cơn rét run kéo dài từ 15 phút đến một giờ. Kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn ói. Sờ da lạnh, mạch nhanh. Đôi khi bệnh nhân không rét run nhưng chỉ ớn lạnh, và đôi khi cơn nhức đầu rất dữ dội. Giai đoạn nóngNhiệt độ gia tăng cao 39-400C, da nóng và khô khi sờ đến. Bệnh nhân vẫn còn nhức đầu nhưng giảm triệu chứng buồn nôn. Giai đoạn này có thể kéo dài từ nửa giờ đến sáu giờ. Giai đoạn đổ mồ hôi- Sau cơn nóng, bệnh nhân vã ướt mồ hôi. Nhiệt độ giảm nhanh chóng về bình thường, mạch chậm lại. Da ấm. Giai đoạn này kéo dài

khoảng trên một giờ. Bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn và cảm thấy buồn ngủ.

- Khoảng cách thời gian thông thường giữa 2 cơn sốt đối với P. falciparum là 24 giờ, đối với P. vivax và ovale là khoảng 48 giờ và đối với P. malariae là 72 giờ. Rồi bệnh nhân lại tiếp tục bị những đợt tấn công kế tiếp. Sau nhiều cơn bệnh nhân có thể xanh xao, thiếu máu.

Phòng ngừa- Các loại thuốc dùng để phòng ngừa sốt rét khá nhiều. Đa số các thuốc này có tác dụng diệt dưỡng bào và khi được duy trì ở một mức độ nào đó có thể ức chế ký sinh trùng ở giai đoạn ký sinh trùng bắt đầu đi vào tuần hoàn, nghĩa là 6-14 ngày sau khi bị nhiễm. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào có thể bảo vệ tuyệt đối 100% được. Do đó vấn đề phòng ngừa bằng thuốc chỉ thật sự đặt ra với các cơ địa có nguy cơ bị sốt rét như những người không được miễn dịch đến vùng sốt rét trong thời gian ngắn (như du khách, những người đi công tác, công vụ...).

- Trong lúc chờ đợi vắc xin sốt rét còn trong vòng thử nghiệm lâu dài-vấn đề phòng ngừa vẫn phải chủ yếu vào việc phun thuốc diệt muỗi, nuôi cá diệt lăng quăng, tránh để bị muỗi đốt, khai khẩn đất hoang, làm sạch môi trường...

PGS TS Nguyễn Duy PhongĐại học Y Dược Tp.HCM

Tổng biên tập: BSCK1TrầnLâmLanHươngBan biên tập: BSCK1TrịnhVănHiệp BSLêThịKimPhượng BSNguyễnLêThụcĐoan CNMaiLêTrânChâu CNPhanThịKimTuyếnIn ấn, phát hành: BSNguyễnLêThụcĐoan

Truyện cườiChàng trai nọ chạy thục mạng đuổi theo một chiếc xe buýt chở đầy du khách, nhưng chiếc xe đổ dốc rất nhanh.- Dừng lại đi. Cậu không đuổi kịp nó đâu, đợi chuyến sau vậy!- Một người khách tốt bụng thò đầu ra cửa sổ hét lớn với anh chàng.- Không được, nhất định cháu phải đuổi kịp nó - Chàng trai trẻ vừa nói vừa thở hồng hộc - Cháu là tài xế xe này mà.

(St)

1. D2. C3. A4. D

5. D6. D7. A8. B

9. A10. D

(tiếp trang 14) Đáp án:

59B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 - ĐT: (84.8) 3930 9086 - Fax: (84.8) 3930 9086. Giấy phép số 288/QĐ-STTTT ngày 14/7/2010