HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” -...

8
1 PHÂN TÍCH TRANH DÂN GIAN – HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” Nguyễn Thanh Tùng Khoa Sư phạm Mỹ thuật Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế Phật Bà Quan Âm Tranh dân gian – Hàng Trống [Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/] Cũng như tranh dân gian Đông Hồ, tranh dân gian Hàng Trống ra đời khoảng thế kỷ 16. Tranh Hàng Trống là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo, đặc biệt là Đạo Mẫu. Khác với tranh Đông Hồ, chuyên chú trọng đến những đề tài dân dã, tranh Hàng Trống chịu ảnh hưởng rõ rệt các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo, của nhiều vùng miền, dân tộc khác nhau, kể cả các điển tích Trung Hoa. Tuy

Transcript of HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” -...

Page 1: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

1

PHÂN TÍCH TRANH DÂN GIAN – HÀNG TRỐNG

“PHẬT BÀ QUAN ÂM”

Nguyễn Thanh Tùng

Khoa Sư phạm Mỹ thuật

Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế

Phật Bà Quan Âm

Tranh dân gian – Hàng Trống

[Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/]

Cũng như tranh dân gian Đông Hồ, tranh dân gian Hàng Trống ra đời khoảng thế

kỷ 16. Tranh Hàng Trống là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho

giáo, đặc biệt là Đạo Mẫu. Khác với tranh Đông Hồ, chuyên chú trọng đến những đề

tài dân dã, tranh Hàng Trống chịu ảnh hưởng rõ rệt các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn

giáo, của nhiều vùng miền, dân tộc khác nhau, kể cả các điển tích Trung Hoa. Tuy

Page 2: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

2

nhiên, trong tranh Hàng Trống nhiều tác phẩm là hoàn toàn xuất phát từ văn hóa của

người Việt, như tranh Ngũ Hổ, tranh Thánh Mẫu....

Tranh Hàng Trống được sản xuất và bày bán chủ yếu tại các phố Hàng Trống,

Hàng Nón, Hàng Hòm và Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc (sau đổi là Thuận Mỹ),

huyện Thọ Xương (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nhiều nhất vẫn tập trung ở phố

Hàng Trống, nên người ta lấy tên phố đặt cho tên của dòng tranh.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời phát triển hoàng kim của tranh Hàng Trống.

Qua những thăng trầm của lich sử và văn hóa, sau năm 1975 dòng tranh này bắt đầu

mai một, nhiều làng nghề sản xuất, các nhà làm tranh Hàng Trống đã bỏ nghề quay

sang làm các nghề khác. Hiện nay ở Hà Nội, còn lại duy nhất nhà nghệ nhân Lê Đình

Nghiên (1950) còn vẽ và in tranh. Gia đình nhà ông Nghiên hiện nay còn giữ được

khoảng hơn 50 ván tranh khắc cổ của Hàng Trống xưa.

Tranh Hàng Trống có kỹ thuật và phong cách khác biệt Tranh Đông Hồ. Nếu như

ở Tranh Đông Hồ, in nét và in màu đều dùng bản khắc gỗ thì ở tranh Hàng Trống chỉ

khắc in một bản nét đen, còn lại toàn bộ màu sắc đều tô bằng tay, dùng phép vờn đậm

nhạt của màu phẩm nước tươi tắn với những nhấn bút lông mềm mại lượn theo đường

nét in sẵn.

Tranh Hàng Trống có hai loại chủ yếu: tranh thờ và tranh Tết. Tranh Tết có các

loại: Chúc phúc, Tứ quí, Tố Nữ, tranh Công, tranh Cá … Tranh thờ có tranh Phật, Tam

Toà Thánh Mẫu, Tứ phủ, Ngũ Hổ… gắn liền với Đạo Mẫu của người Việt. Thông

thường, các bức tranh thờ thường dựa trên các sự tích, truyền thuyết về các vị Thần,

Phật, Thánh Mẫu. Những bức vẽ Thánh Mẫu như: Tam Toà Thánh Mẫu, hay Thánh

Mẫu Địa, Bà Chúa Thượng ngàn.... không chỉ thể hiện ra sự kính ngưỡng với những vị

Mẫu nghi thiên hạ của dân gian, mà còn thể hiện ra những sự tinh tế, tao nhã và đặc sắc

trong đời sống văn hóa người Việt.

Page 3: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

3

Bức tranh “Phật Bà Quan Âm” là một trong những bức tranh thờ mang tính chuẩn

mực của dòng tranh này. “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân thiết gần gũi đối với

mọi tầng lớp quần chúng, ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa tâm linh của người Á

Đông. Mặc dù có sự khác nhau về hình thái tôn thờ, nhưng hầu hết những tôn

tượng “Phật Bà Quan Âm” đều toát ra một điểm chung nhất là: tâm từ bi, hạnh kiên

nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, đức hiếu sinh và hoài bảo ban vui cứu

khổ, cứu nạn cho nhân loại. Điều này đã ngẫu nhiên rất khế hợp với tâm tư nguyện

vọng cũng như thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, vốn ưa chuộng cái thiện, ghét

cái ác, làm lành, lánh dữ, mong muốn một cuộc sống thanh bình, ấm yên, hạnh phúc và

luôn uớc ao mọi người cùng đến với nhau bằng sự cảm thông, tha thứ, tâm được kết

nối trong tình nhân ái.

Có thể nói, hình ảnh “Phật Bà Quan Âm” là biểu tượng linh thiêng cao cả, nói lên

đức tin tôn giáo, sự khát vọng hướng thiện cũng như quan điểm đạo đức của người

dân Việt Nam.

Bố cục bức tranh được vẽ đối xứng (Thể thức đăng đối 1) theo trục dọc (còn gọi là

đối xứng tương đối). Cấu trúc tổng thể là một hình tam giác cân, thể hiện sự vững chãi,

ổn định và vĩnh hằng... Dạng bố cục này thường được sử dụng để phản ánh các nội

dung thuộc đề tài sinh hoạt, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng....

1 Trong một số sách giáo khoa, sách chuyên ngành, tự điển mỹ thuật, giáo trình, giáo án giảng dạy trang trí

tại các cơ sơ đào tạo Mỹ thuật... thường hay dùng các thuật ngữ đối xứng hay đăng đối, để chỉ các dạng bố cục (hay các quy tắc bố cục) sử dụng trong trang trí. Hai thuật ngữ này đều được dịch từ tiếng Anh: symmetry, tiếng pháp: symétrie.

Quan điểm sử dụng thuật ngữ đối xứng thì nội hàm khái niệm là:

Đối xứng: Là dạng bố cục có quy luật lặp lại nghiêm ngặt của các yêu tố tạo hình; các quan hệ tạo hình...Qua một trục hoặc một tâm cấu trúc của một không gian tạo hình bất kỳ

Quan điểm sử dụng thuật ngữ đăng đối thì nội hàm khái niệm là:

Đăng đối: Là dạng bố cục dựa trên nguyên tắc của đối xứng, song đã tỏ ra linh động hơn. Trên cơ sở những thành phần của đối xứng, các yếu tố hay quan hệ tạo hình được lập lại qua trục hay qua tâm cấu trúc đã có sự biến đổi ít nhiều.

Page 4: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

4

Trọng tâm là hình tượng “Phật Bà Quan Âm” ngự trên toà sen, trên đầu toả hào

quang rực rỡ, dáng điệu mềm mại, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Màu đỏ- vàng được

bố trí chủ đạo trên trang phục, tòa sen, điểm xuyết các họa tiết sắc lục - xanh, tạo sự

tương phản và nhấn mạnh. Đứng chầu hai bên là hình tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ

trên lá sen, dáng điệu trang trọng, thành kính. Có thể nhận ra phía sau những đồ vật tế

tự, mang ý nghĩa tâm linh riêng biệt như: cây liễu, lư hương, hay những vòng mây cách

điệu. Bố cục trong tranh có xu hướng lấp kín các khoảng không gian trống, chú trọng

đến chính phụ, trọng tâm, thu hút thị giác người xem.

Hình ảnh “Bồ-tát Quán Thế Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành

dương liễu. mang ngụ ý là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới

khắp nơi, làm cho tâm người được mát mẻ. Đây là ý nghĩa biểu trưng cho hạnh nguyện

của Bồ-tát”.

Page 5: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

5

Tính chất thăng bằng, cân đối được chú trọng trong tác phẩm. Đây cũng là thủ

pháp và cảm quan về góc nhìn của nghệ nhân Việt trong tranh dân gian về tín ngưỡng.

Vị thế các nhân vật trong tranh thể hiện rõ ngôi vị và vai trò của mình. Nhân vật trung

tâm/ quan trọng bao giờ cũng được thể hiện kỹ càng nhất, các vị Thần, Phật được vẽ to

ở giữa, các nhân vật phụ nhỏ hơn và ở 2 bên, ngưòi thường dân và sinh vật lại nhỏ hơn

nữa và ở dưới. Theo nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Quân: “ ...đây là dạng viễn cận

tâm linh hay ý niệm. Với quan niệm cái gì quan trọng hơn thì to hơn, cái gì cao quí hơn

thì ở trên cao hơn, cái gì xấu xa, thấp kém thì nhỏ hơn, ở phia dưới. Phần trung tâm nền

luôn dành cho cho nhân vật trung tâm....” (Nguyễn Quân (2004), Con mắt nhìn cái đẹp,

NXB Mỹ thuật, Tr 52.)

Trong mỹ thuật phương Tây cũng thế, để nói lên vị thế, chức tước hoặc tầm quan

trọng của các nhân vật tôn giáo, chính trị hay xã hội người ta cũng thể hiện nhân vật có

kính thước lớn, phù hợp với cương vị của họ. Tác phẩm”Thánh Mẫu từ bi” của Piero

della Francesca- 1445- 55- dưới đây, đã tăng lớn hình tượng Thánh Mẫu nhằm đưa

Page 6: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

6

Thánh Mẫu lên thành một chủ thể cao quý. Thánh mẫu dang tay dùng chiếc áo choàng

của ngài che chở cho những tín đồ nhỏ bé.

Tác phẩm”Thánh Mẫu từ bi” - Piero della Francesca (1445- 55)

Sơn dầu trên gỗ

Với đặc trưng riêng, nét trong tranh được in trước rồi mới tô màu lên sau. Bức

tranh cho thấy đường nét đôi chỗ nhòe mờ hoặc mất đi do quá trình tô màu, hầu hết

đường nét trên hình tượng “Phật bà Quan Âm” đều nhẹ nhàng, nhường chỗ cho các

mảng màu trong trẻo nổi bật trong không gian. Đường nét trong tranh mảnh nhỏ, khá

tinh tế, nhiều khi chen lẫn trong màu sắc của y phục nhân vật. Nét đậm và rõ nhất trên

các họa tiết hoa lá cách điệu, các áng mây tròn, phối hợp với cách tô vờn màu tạo hiệu

quả rung và sự nhấn mạnh cần thiết. Bức tranh đem lại cảm giác gần giống với thưởng

thức nghệ thuật điêu khắc dân gian, trên mặt phẳng người ta thấy có chiều sâu, uyển

chuyển và mềm mại.

Bức tranh có gam màu nóng làm chủ đạo, trên nền không gian sáng, hình tượng

nhân vật đậm đà, nổi bật mạnh mẽ, trọng tâm được chú trọng, tôn nghiêm. Trong tranh

sử dụng các màu tươi nguyên của phẩm nhuộm, màu đen của nét, màu trắng hồng của

Page 7: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

7

da, màu vàng của không gian và họa tiết trên trang phục. Sự tượng trưng, ước lệ về

cách phối màu, dùng màu, thoát li bản chất của cấu trúc tự nhiên sự vật, hình tượng

“Phật bà Quan Âm” với cặp màu tương phản đỏ- lục điểm xuyết sắc xanh đen thu hút

thị giác. Tranh vẽ trên giấy, tô màu theo lối “Cản màu”2 truyền thống đã tạo được

chiều sâu bởi sự tinh tế của các độ đậm nhạt. Cùng là một màu sắc, nhưng sắc độ

chuyển dần từ đậm sang nhạt sau đó nhẹ nhàng tan vào trong nền giấy, khiến những

khối hình trong tranh Hàng Trống mang thêm tính chuyển động, có sáng có tối, chuyển

đổi ý nhị...

Trên tinh thần của gam màu ngũ sắc, thể hiện tính tượng trưng của triết lý phương

Đông cùng với sự kết hợp giữa kỹ thuật vẽ và in trong tranh Hàng Trống, sự nhất quán

giữa hình và màu, giữa nội dung và hình thức diễn tả, đã tạo ra bức tranh màu sắc hài

2 Kỹ thuật “cản màu” (hay “vờn màu”) là tinh hoa của tranh Hàng Trống. Nghệ nhân sử dụng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước, viền dọc theo đường in sẵn, khiến cho nét bút ngay từ lúc đặt xuống tới lúc lướt trên mặt giấy đều có hai sắc độ đậm nhạt khác nhau, tạo thêm chiều sâu cho bức tranh.

Page 8: HÀNG TRỐNG “PHẬT BÀ QUAN ÂM” - hufa.hueuni.edu.vnhufa.hueuni.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/3-phatbaquanam.pdf · “Bồ tát Quán Thế Âm” là hình ảnh thân

8

hòa và uyển chuyển, những sắc độ tươi sáng, tác động lẫn nhau, tạo sự hòa trộn màu

trong thị giác và gây ấn tượng mạnh.

Bức tranh thờ “Phật Bà Quan Âm” thể hiện văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân

gian, phản ánh sự khát khao hướng thiện cũng như quan điểm đạo đức của người Việt.

Tranh Hàng Trống nói chung đã góp phần rất lớn tạo nên nét độc đáo, về sự đa dạng,

phong phú, vẻ đẹp rực rỡ của các dòng tranh dân gian Việt Nam. Mặc dù có những hạn

chế nhất định – do hoàn cảnh lịch sử, môi trường địa lý và đặc điểm tâm lý thị dân,

nhưng dòng tranh Hàng Trống luôn chiếm vị thế quan trọng trong kho tàng văn hóa

nghệ thuật dân tộc.

.