HỘITHẢOĐẢM BẢOCHẤTLƯỢNGktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Tai...

1

Transcript of HỘITHẢOĐẢM BẢOCHẤTLƯỢNGktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Tai...

  • HỘI THẢO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    Năm 2018

  • 1

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    KỶ YẾU

    HỘI THẢO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

    NĂM 2018

    BAN TỔ CHỨC

    Trưởng Ban: PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan

    Phó trưởng Ban: TS. Phạm Tấn Hạ

    THÀNH VIÊN:

    PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga

    TS. Nguyễn Duy Mộng Hà

    TS. Nguyễn Thành Nhân

    ThS. Kiều Ngọc Quý

    PGS.TS. Nguyễn Hồng Sinh

    TS. Cao Thị Châu Thủy

    ThS. Trần Thị Nga

    ThS. Bùi Ngọc Quang

    Tháng 6 năm 2018

  • 2

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

    HỘI THẢO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG NĂM 2018

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG-HCM (Ngày 22/6/2018, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q1)

    Thời gian Trách nhiệm Nội dung

    7:45 – 8:00 Tổ Thư ký Đón tiếp đại biểu và phát tài liệu, kỷ

    yếu

    8:00 – 8:15 Ban Tổ chức Khai mạc Hội thảo

    8:15 – 8:45 TS. Trần Thúy Anh

    Giám đốc Trung tâm Đảm bảo

    Chất lượng Đào tạo, Trường ĐH

    KHXH&NV, ĐHQG-HN

    Báo cáo 1 và thảo luận:

    Những giải pháp thực hiện hoạt động

    cải tiến chất lượng chương trình đào

    tạo sau đánh giá ngoài của Trường

    ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HN

    8:45 – 9:15 ThS. Nguyễn Duy Nhất

    Phó trưởng Khoa Hệ thống

    Thông tin, Trường ĐH Kinh tế -

    Luật, ĐHQG-HCM

    Báo cáo 2 và tham luận:

    Một số kinh nghiệm triển khai các

    hoạt động hợp tác doanh nghiệp

    trong đào tạo đại học tại Khoa Hệ

    thống Thông tin, Trường ĐH Kinh tế

    - Luật, ĐHQG-HCM

    9:15 – 9:45 TS. Nguyễn Thành Nhân

    Phó trưởng Khoa Giáo dục,

    Trường ĐH KHXH&NV,

    ĐHQG-HCM

    Báo cáo 3 và tham luận:

    Kết nối với nhà tuyển dụng thông

    qua các học phần thực tế - thực tập

    theo định hướng thực hành nghề

    nghiệp cho sinh viên chuyên ngành

    Quản lý giáo dục: từ thiết kế đến

    triển khai

    9:45 – 10:00 Giải lao

    10:00 – 10:30 TS. Lê Hoàng Dũng

    Trưởng Khoa Ngữ văn Anh,

    Trường ĐH KHXH&NV,

    ĐHQG-HCM

    Báo cáo 4 và tham luận:

    Vai trò của giá trị cốt lõi trong xây

    dựng văn hóa chất lượng trong giáo

    dục

    10:30 – 11:00 GS.TS. Huỳnh Như Phương

    Khoa Văn học, Trường ĐH

    KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    Báo cáo 5 và tham luận:

    Mấy đề nghị về công tác đào tạo sau

    đại học các ngành khoa học xã hội

    và nhân văn

    11:00 – 11:30 TS. Nguyễn Quốc Chính

    Giám đốc Trung tâm Khảo thí

    và Đánh giá Chất lượng Đào tạo,

    ĐHQG-HCM

    Báo cáo 6 và tham luận:

    Chuẩn đầu ra và một số đề xuất

    trong xây dựng chuẩn đầu ra chương

    trình đào tạo

    11:30 – 11:40 Ban Tổ chức Tổng kết và bế mạc Hội thảo

    BAN TỔ CHỨC

  • 3

    DIỄN VĂN KHAI MẠC

    Kính thưa quý thầy cô, quý vị đại biểu,

    Trong thời đại hội nhập và bối cảnh thực hiện chủ trương Đổi mới căn bản, toàn

    diện giáo dục-đào tạo theo Nghị quyết 29/NQ-TW và Nghị quyết 44/NQ-CP,

    Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cùng với các trường đại học trong cả nước

    đã có nhiều nỗ lực từng bước chuẩn hoá và chuyên nghiệp hoá các hoạt động đảm

    bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt hơn một thập niên qua. Trong các

    giai đoạn phát triển vừa qua, nhà trường vừa tổ chức các đợt sơ kết, tổng kết các

    hoạt động đảm bảo chất lượng qua các Hội nghị chất lượng, lần đầu tiên vào năm

    2009, vừa định kỳ tổ chức các Hội thảo Đảm bảo chất lượng hai năm/lần vào các

    năm chẵn, liên tục từ năm 2012 đến nay. Các hội thảo này được tổ chức tại trường

    đã góp phần phát triển văn hoá chất lượng trong nhà trường nói riêng và trong

    ĐHQG-HCM cũng như trong giáo dục đại học Việt Nam nói chung nhờ sự đóng

    góp của nhiều chuyên gia trong và ngoài trường. Đồng thời, các hoạt động cải tiến

    “hậu hội thảo” qua việc tiếp thu các ý kiến đóng góp, các kinh nghiệm quý báu đã

    góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường những năm vừa

    qua.

    Tiếp theo những thành quả gặt hái được từ các Hội thảo Đảm bảo chất lượng

    năm 2012, 2014 và 2016, năm nay, nhà trường tiếp tục tổ chức Hội thảo Đảm bảo

    chất lượng với các chủ đề sau: (1) Cải tiến chất lượng đào tạo sau đánh giá ngoài

    theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA và sau triển khai đề án CDIO; (2) Vai trò của cựu

    người học và nhà tuyển dụng trong việc đảm bảo và cải tiến chất lượng đào tạo; (3)

    Cải tiến chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo giá trị cốt lõi của đơn vị và ý kiến

    các bên liên quan và (4) Một số đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo-cơ

    sở vật chất và hoạt động đào tạo sau đại học. Ban Tổ chức Hội thảo đã chọn lọc

    được 19 bài viết của các thầy cô trong trường, một số chuyên gia trong lĩnh vực

    đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng trong và ngoài ĐHQG-HCM về cả 4

    lĩnh vực trên.

  • 4

    Ban Tổ chức rất mong Hội thảo lần này tiếp tục gợi mở được nhiều sáng kiến cải

    tiến các hoạt động đào tạo và phục vụ người học bậc đại học và sau đại học qua sự

    chia sẻ của các báo cáo viên, các đại biểu tham dự và đóng góp bài viết cho hội

    thảo. Qua đó, nhà trường chúng tôi cũng như các trường bạn vừa có cơ hội xem xét

    tiếp thu các ý kiến, các trao đổi hữu ích qua các kinh nghiệm được tích luỹ nhiều

    năm để tiếp tục thực hiện cải tiến liên tục, vừa có cơ hội tiếp tục đẩy mạnh các giao

    lưu và mở rộng mạng lưới các chuyên gia về đảm bảo chất lượng cho giai đoạn tiếp

    theo.

    Xin cám ơn những đóng góp chân tình và to lớn của Quý thầy cô, Quý đại biểu

    tham dự Hội thảo Đảm bảo chất lượng năm 2018. Thay mặt cho Ban tổ chức Hội

    thảo của nhà trường, chúng tôi xin nhiệt liệt chào mừng Quý thầy cô, Quý đại biểu.

    Kính chúc Quý thầy cô, Quý đại biểu nhiều sức khỏe và thu được nhiều thông tin

    hữu ích từ Hội thảo. Chúc Hội thảo Đảm bảo chất lượng năm 2018 thành công tốt

    đẹp.

    Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2018

    TM. BAN TỔ CHỨC

    PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan

    Hiệu trưởng

    Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo

  • 5

    MỤC LỤC

    CHỦ ĐỀ 1: CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SAU ĐÁNH GIÁ

    NGOÀI THEO BỘ TIÊU CHUẨN AUN – QA VÀ SAU TRIỂN KHAI

    ĐỀ ÁN CDIO

    trang 8

    1. TS. Trần Thúy Anh trang 9

    Những giải pháp thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng chương trình

    đào tạo sau đánh giá ngoài của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HN

    The solutions for implementing quality improvement of training

    programs after external assessement at the University of Social Sciences

    and Humanities – VNU Hanoi

    2. ThS. Tạ Thị Thanh Thủy, ThS. Phạm Thị Tâm trang 22

    Kinh nghiệm triển khai hoạt động đánh giá ngoài chương trình đào tạo

    Cử nhân Công tác xã hội theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA tại Khoa Công

    tác Xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    Lessons learned from the external assessment of Social Work Bachelor

    program in accordance with AUN-QA criteria at the Faculty of Social

    Work, University of Social Siences and Humanities, VNU-HCM

    3. ThS. Nguyễn Thị Thi Thu, ThS. Bùi Ngọc Quang trang 28

    Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn

    AUN-QA đối với các đơn vị thuộc khối chuyên môn, Trường ĐH

    KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    Impact of assessing training programme level according to AUN–QA

    criteria at the faculties of University of Social Sciences and Humanities,

    VNU-HCM

    4. ThS. Phan Hoàng Dũng trang 44

    Một số vấn đề về phát triển chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn đảm

    bảo chất lượng ở trường cao đẳng nghề

    Some issues in development of the training programs according to

    quality assurance criteria at vocational/technical colleges

    5. PGS.TS. Nguyễn Huy Vị trang 50

    Khoa Giáo dục Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM phát triển

    chương trình đào tạo giáo viên THPT chất lượng cao theo hướng tiếp cận

    POHE

    The Faculty of Education of USSH, VNU-HCM develops a high-quality

    teacher training program on the basis of POHE approach

    6. ThS. Bùi Hà Phương trang 63

    Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên đại học: biện pháp nâng

    cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-

    HCM

    Establishing criteria for evaluating lecturers’ competences: solutions for

    improving quality of lecturers at the University of Social Sciences and

    Humanities, VNU-HCM

  • 6

    7. ThS. Võ Văn Hiền trang 72

    Cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy các học

    phần ngành kế toán tại các trường đại học trong bối cảnh cuộc cách

    mạng công nghiệp 4.0

    Improvement of training programs, innovating methods of teaching

    accounting modules at universities in the context of the industrial

    revolution 4.0

    CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA CỰU NGƯỜI HỌC, NHÀ TUYỂN DỤNG

    TRONG VIỆC ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

    trang 92

    8. ThS. Nguyễn Duy Nhất, TS. Hồ Trung Thành trang 93

    Một số kinh nghiệm triển khai các hoạt động hợp tác doanh nghiệp trong

    đào tạo đại học tại Khoa Hệ thống Thông tin, Trường ĐH Kinh tế - Luật,

    ĐHQG-HCM

    Some implementing experiences for improving co-operation activities

    with enterprises at Information System Faculty, University of Economics

    and Law,VNU-HCM

    9. TS. Nguyễn Thành Nhân trang 100

    Kết nối với nhà tuyển dụng thông qua các học phần thực tế - thực tập

    theo định hướng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành

    Quản lý giáo dục: từ thiết kế đến triển khai

    Connecting with the employers through professionally practice -

    oriented internship modules for students majoring in Education

    Management: from design to implementation

    10. TS. Nguyễn Duy Mộng Hà trang 109

    Nâng cao chất lượng đầu ra trong giáo dục đại học qua gắn kết với nhà

    tuyển dụng

    Enhancing output quality in higher education through the link with

    employers

    11. TS. Nguyễn Hoàng Tiến trang 120

    Vai trò của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng trong cải tiến và đảm bảo

    chất lượng đào tạo hệ đại học và sau đại học

    Role of alumni and employers in improving and assuring quality of

    graduate and postgraduate study programs

    12. ThS. Đặng Danh Hướng trang 128

    Vai trò của cựu sinh viên trong việc đảm bảo và cải tiến chất lượng đào

    tạo của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    Roles of alumni in assuring and improving the educational quality at the

    University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM

    CHỦ ĐỀ 3: CẢI TIẾN CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

    THEO GIÁ TRỊ CỐI LÕI CỦA ĐƠN VỊ VÀ Ý KIẾN CÁC BÊN LIÊN

    QUAN

    trang 133

    13. TS. Lê Hoàng Dũng trang 134

    Vai trò của giá trị cốt lõi trong xây dựng văn hóa chất lượng trong giáo dục

    Roles of core values in fostering a quality culture in education

  • 7

    14. TS. Nguyễn Quốc Chính, ThS. Nguyễn Thị Lê Na, ThS. Nguyễn Thị

    Thanh Nhật, ThS. Nguyễn Tiến Công

    trang 148

    Chuẩn đầu ra và một số đề xuất trong xây dựng chuẩn đầu ra chương

    trình đào tạo

    Learning outcomes and some recommendations for formulating learning

    outcomes of educational programs

    15. TS. Nguyễn Minh Mẫn trang 161

    Kinh nghiệm xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Quốc tế

    học giai đoạn 2011-2016 tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM theo

    hướng đáp ứng nhu cầu xã hội về nghề nghiệp

    Experience in formulating learning outcomes of the International Studies

    training program in the period 2011-2016 at Hochiminh City University

    of Education in the direction of meeting the social needs of the

    profession

    CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG

    TRÌNH ĐÀO TẠO – CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

    SAU ĐẠI HỌC

    trang 171

    16. GS.TS. Huỳnh Như Phương trang 172

    Mấy đề nghị về công tác đào tạo sau đại học các ngành khoa học xã hội

    và nhân văn

    Suggestions for postgraduate education in social sciences and

    humanities

    17. TS. Lê Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Trọng Hùng trang 178

    Nâng cao chất lượng đào tạo cao học Văn hóa học tại Trường ĐH

    KHXH&NV, ĐHQG-HCM TRONG bối cảnh hội nhập quốc tế

    Improving quality of training master students in Cultural Studies at the

    University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM in the context

    of international integration

    18. ThS. Bùi Thu Hằng trang 190

    Cải tiến dịch vụ thông tin – thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên

    cứu khoa học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    Improving the library and information services for formation and

    scientific research at the University of Social Sciences and Humanities,

    VNU-HCM

    19. Nguyễn Văn Chiến trang 213

    Tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học nhằm đảm bảo chất lượng

    đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội

    Improving infrastructure-facilities for teaching and learning in

    educational quality assurance to meet the social needs

  • 8

    CHỦ ĐỀ 1:

    CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

    SAU ĐÁNH GIÁ NGOÀI THEO BỘ TIÊU CHUẨN

    AUN – QA VÀ SAU TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN CDIO

  • 9

    NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN

    CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐÁNH GIÁ NGOÀI

    CỦA TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HN

    TS. Trần Thúy Anh1

    TÓM TẮT:

    Trong những năm vừa qua, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HN đã thực hiện

    đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo (CTĐT) theo các bộ tiêu chuẩn khác

    nhau. Tính đến năm 2017, nhà trường đã có 04 CTĐT được kiểm định chất lượng

    theo tiêu chuẩn AUN-QA. Đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng CTĐT là

    minh chứng quan trọng để giải trình chất lượng giáo dục với xã hội, là căn cứ để

    cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy, ngay sau khi có kết quả kiểm định

    chất lượng CTĐT nhà trường đã đề nghị các khoa có CTĐT được kiểm định xây

    dựng kế hoạch cải tiến chất lượng. Kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT được thực

    hiện đồng bộ từ khoa đào tạo tới các phòng chức năng và kết quả thực hiện đem lại

    hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy và học tập của các khoa và nhà

    trường.

    Từ khóa: kế hoạch, cải tiến, chất lượng, giảng dạy, nghiên cứu khoa học

    1. Giới thiệu về hoạt động đánh giá chất lượng ở Trường ĐH KHXH&NV,

    ĐHQG-HN

    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà

    Nội là tiền thân của Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số

    45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng

    hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ

    ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường

    Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội

    của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 73 năm xây dựng và phát triển,

    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được nhà nước Việt Nam coi là

    một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất

    nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ

    cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường như sau:

    Sứ mệnh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

    Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ

    cao; nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục

    vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

    1 Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HN

    Email: [email protected]

    mailto:[email protected]

  • 10

    Mục tiêu: Xây dựng trường thành một đại học đứng đầu đất nước về khoa

    học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục

    vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

    Định hướng phát triển: Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành,

    chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hóa các chương trình đào tạo,

    đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại

    học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.

    Triết lý giáo dục: Giáo dục khai phóng.

    (http://ussh.vnu.edu.vn/c3/vi-VN/gioi-thieu/Su-menh-Tam-nhin-2-408)

    Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học là vấn đề mới triển khai trong vòng 10

    năm nay ở Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng của cơ sở giáo dục đại học là quyết tâm

    nâng cao chất lượng giáo dục, tiến gần tới chuẩn chất lượng của các trường đại học

    trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo

    chất lượng giáo dục trong nhà trường, ngay từ năm 2006 trường Đại học Khoa học

    Xã hội và Nhân văn đã quan tâm tới hoạt động đảm bảo chất lượng.

    Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với yêu cầu cung cấp nguồn

    nhân lực có chất lượng cao, đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng là minh

    chứng quan trọng để giải trình chất lượng giáo dục với xã hội, là căn cứ để cải tiến,

    nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

    văn đang đào tạo 23 ngành đại học, 30 ngành thạc sĩ và 30 chuyên ngành tiến sĩ.

    Tính đến nay nhà trường đã có 04 CTĐT được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn

    AUN-QA, 02 CTĐT được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào

    tạo và 13 chương trình đào tạo đã được ĐHQG-HN đánh giá đồng cấp theo định

    hướng tiêu chuẩn AUN-QA.

    Kế hoạch chiến lược đảm bảo chất lượng giai đoạn 2015-2020

    Mục tiêu chiến lược:

    - Tăng cường văn hóa chất lượng từ tiến độ đến hiệu quả trong tất cả các lĩnh

    vực hoạt động của Trường, chuyên nghiệp hóa các hoạt động quản lý, đào tạo,

    nghiên cứu; xây dựng tinh thần cộng đồng, cùng gánh vác, chia sẻ trách nhiệm

    trong việc giải quyết các công việc chung vì sự phát triển của Nhà trường. (Chiến

    lược phát triển Trường ĐH KHXH&NV đến năm 2020, tầm nhìn 2030; tr. 10)

    Các chỉ tiêu cơ bản: 100% các CTĐT đại học được kiểm định chất lượng và

    đánh giá chất lượng trong đó có 35% CTĐT được kiểm định chất lượng theo tiêu

    chuẩn AUN – QA (8 CTĐT)

    Các CTĐT đã được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA:

  • 11

    Kế hoạch đánh giá chất lượng các CTĐT 2018 -2020:

    2. Mục đích và yêu cầu xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng

    Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận của Mạng lưới các trường đại học

    Đông Nam Á (AUN) công nhận chất lượng các CTĐT sau đánh giá ngoài. Nhà

    trường đã yêu cầu các khoa có CTĐT được kiểm định chất lượng xây dựng kế

    hoạch cải tiến chất lượng và báo cáo Ban Giám hiệu và Trung tâm Đảm bảo Chất

    lượng Đào tạo bằng văn bản.

    2.1. Mục đích: Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng CTĐT hoạt động

    đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn AUN –QA. Từng bước xây dựng và nâng cao văn

    hóa chất lượng giáo dục trong Nhà trường, các khoa xây dựng kế hoạch cải tiến chất

    lượng các CTĐT đã được đánh giá ngoài.

    2.2. Yêu cầu:

    - Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của Nhà trường, khả thi,

    từng bước nâng cao văn hóa chất lượng trong Nhà trường;

    - Duy trì và phát triển các điểm mạnh đồng thời phải giải quyết các điểm cần cải

    tiến theo khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài AUN-QA.

    - Kế hoạch phải chỉ rõ công việc cụ thể, mục tiêu cần đạt được, thời gian thực

    hiện và người thực hiện.

    - Có sự tham gia phối hợp của các đơn vị trong toàn Trường;

    - Các công việc phải được tiến hành đúng tiến độ thời gian.

    CTĐT cử nhân ngành Ngôn ngữ

    học

    Năm 2013

    Đạt 4.57

    CTĐT cử nhân ngành Đông phương học

    Năm 2015

    Đạt 4.30

    CTĐT cử nhân ngành Triết học

    Năm 2016

    Đạt 4.03

    CTĐT cử nhân ngành Văn học

    Năm 2017

    Đạt 4.00

    Năm

    20

    18

    CTĐT cử nhân ngành Tâm lý học, CTĐT cử nhân ngành Xã hội học

    Năm

    20

    19

    CTĐT cử nhân ngành Lịch sử

    Năm 2020

    CTĐT cử nhân ngành Chính trị học

  • 12

    2.3. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng:

    - Báo cáo của đoàn đánh giá ngoài CTĐT theo tiêu chuẩn AUN –QA.

    - Chiến lược phát triển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đến năm

    2020, tầm nhìn 2030.

    - Kế hoạch chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm của nhà Trường.

    - Báo cáo tình hình hoạt động và phát triển đơn vị giai đoạn 2015-2020.

    3. Các hoạt động cải tiến chất lượng theo khuyến nghị của AUN –QA

    3.1. Những nội dung chính về yêu cầu cải tiến chất lượng của đoàn đánh

    giá ngoài AUN

    Những khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài chủ yếu tập trung ở vấn đề sau:

    a) Chuẩn đầu ra:

    - Đối với CTĐT cử nhân ngành Đông phương học cần xác định chuẩn đầu ra đối

    với các ngoại ngữ đang giảng dạy.

    - Đối với CTĐT cử nhân ngành Triết học chuẩn đầu ra cần được viết một cách

    chính xác về kiến thức và kỹ năng cần đạt được.

    b) Chương trình đào tạo:

    - Đối với CTĐT cử nhân ngành Đông phương học:

    + Cần xem xét lợi ích của chương trình đào tạo với khái niệm “nghiên cứu khu

    vực” và hướng tới trường đại học nghiên cứu, CTĐT cần xây dựng phản ánh được

    các khối kiến thức (M block), các học phần để sinh viên đạt được kiến thức chung,

    kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng.

    - Đối với CTĐT cử nhân ngành Triết học:

    + CTĐT chưa đề cập đến các xu hướng triết học hiện nay, trong đó cũng chưa có

    học phần về lịch sử triết học.

    + Sinh viên chất lượng cao cần viết khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh nhằm

    giúp cho họ có thể đăng bài trên tạp chí quốc tế.

    c) Chiến lược giảng dạy và học tập: Khuyến khích giảng viên ứng dụng

    phương pháp giảng dạy hiện đại.

    d) Phát triển đội ngũ giảng viên: Có kế hoạch chiến lược đảm bảo đội ngũ

    giảng viên đạt trình độ tiến sĩ; Tập trung nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng

    viên, tăng cường công bố quốc tế.

    e) Phản hồi của các bên liên quan: Tăng cường khảo sát các bên liên quan

    và đa dạng hóa các loại hình khảo sát.

  • 13

    f) Mức độ hài lòng các bên liên quan: Tiếp thu các ý kiến phản hồi các

    bên liên quan để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên, thu hẹp khoảng

    trống giữa lý thuyết và thực tiễn, cải thiện các kỹ năng giao tiếp của sinh

    viên.

    3.2 Hoạt động cải tiến chất lượng các CT ĐT ở cấp độ khoa đào tạo

    3.2.1 Hoạt động cải tiến chất lượng CTĐT cử nhân Đông phương học

    TT Nội dung cải tiến Giai đoạn

    2016-2017

    Giai đoạn

    2017-2018

    1 Chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra cho các môn

    ngoại ngữ

    Tiếng Nhật : N3

    Tiếng Hàn: TOPIC 4

    Tiếng Trung: HSK 4

    Tiếng Thái: trung cấp

    Tiếng Anh: B2 châu Âu

    2 Chương trình đào

    tạo

    Chỉnh sửa môn Ngoại ngữ sơ

    cấp ở chương trình đào tạo

    hiện hành lên thành Ngoại

    ngữ cơ sở (14 tín chỉ) và thay

    vào đó là các môn chuyên

    ngành thuộc khối kiến thức

    M5 để tăng cường định

    hướng nghiên cứu, khẳng

    định bản sắc trong hoạt động

    đào tạo của khoa Đông

    Phương học so với các khoa

    ngoại ngữ khác.

    Mở mã ngành Đông

    Nam Á học, tách từ

    ngành Đông phương

    học.

    Tổng thời lượng tín chỉ tích

    lũy của các khối M2, M3,

    M4, M5 và tổng số tín chỉ

    của các học phần có sự thay

    đổi như sau:

    M1: Giảm từ 27 tín chỉ còn

    13 tín chỉ.

    M2: Thêm 3 tín chỉ (từ 23 tín

    chỉ lên thành 26 tín chỉ)

    M3: Thêm 2 tín chỉ ( từ 13 tín

    chỉ lên thành 15 tín chỉ)

    M4: Thêm 3 tín chỉ (từ 8 tín

    chỉ lên thành 11 tín chỉ)

    Xây dựng đề án mở mã

    ngành Nhật Bản học và

    Hàn Quốc học

    Giáo trình ( thời gian

    nghiệm thu 2017-2018)

    1. Lịch sử Ấn độ.

  • 14

    2. Nhập môn nghiên

    cứu Ấn độ.

    - Bài giảng ( thời gian

    nghiệm thu 2017-2018)

    1. Địa lý Thái Lan

    2. Lịch sử phương

    Đông

    3. Tiếng Anh nâng cao

    3

    4. Văn hóa Hàn Quốc

    5. Địa lý Trung Quốc

    6. Tôn giáo Nam Á và

    Đông Nam Á

    3 Hoạt động phát

    triển đội ngũ cán

    bộ

    - Có 06 cán bộ bảo vệ thành

    công luận án tiến sĩ.

    - 01 cán bộ học lớp tiếng Anh

    nâng cao do trường tổ chức.

    - Có 02 cán bộ bảo vệ

    luận án tiến sĩ.

    - Có 01 cán bộ đạt

    chuẩn học hàm Giáo sư

    và 01 cán bộ đạt Phó

    Giáo sư.

    Xây dựng kế hoạch phát triển

    đội ngũ cán bộ giai đoạn

    (2016-2020).

    4 Hoạt động nghiên

    cứu khoa học

    Năm 2016 có 01 bài đăng

    trên tạp chí quốc tế có uy tín:

    - Buddhist Influence in

    Vietnamese Diplomacy

    Toward China Lessons from

    the History of Religion;

    Trong sách: Understanding

    21st Century China in

    Buddhist Asia History,

    Modernity, and International

    Relations

    Năm 2017 có 04 bài đăng

    trên tạp chí quốc tế có uy tín:

    - Characteristic of Culture

    Reflected in The Usage of

    Address Terms in

    Vietnamese Language.

    - Innovation policy of Higher

    Education-Training in Korea

    and Reference Lessons to

    Vietnam

    - Ancient Steles in VietNam -

    A case study on the recently

    Dự kiến có 02 bài đăng

    trên tạp chí quốc tế có

    uy tín.

  • 15

    discovered stele of Tao

    Huang Shrine.

    - A Study of the Overseas

    Chinese Community in

    French-Indochina during

    World War Two

    Những đề tài nghiên cứu đã

    hoàn thành trong năm 2017:

    1. Vai trò của Phật giáo Nhật

    Bản trong công cuộc Minh

    Trị duy tân (1868-1912)

    2. Quan điểm của các nước

    Đông Nam Á đối với chính

    sách đối ngoại của Ấn Độ,

    giai đoạn 1947-1950: Nghiên

    cứu trường hợp của Indonesia

    và Việt Nam Dân chủ Cộng

    hòa.

    3. Những chuyển biến dân

    chủ ở Indonesia từ năm 1998

    đến năm 2014

    Những đề tài nghiên

    cứu sẽ hoàn thành trong

    năm 2018:

    1. Nghiên cứu so sánh

    nguồn lực tài chính của

    Hàn Quốc và Singapore

    giai đoạn 1961-1979:

    Bài học kinh nghiệm

    cho Việt Nam.

    2. Không gian xã hội

    của cộng đồng người

    Hàn Quốc tại Hà Nội:

    nhìn từ góc độ kiến tạo

    không gian

    3. Nghiên cứu phạm trù

    cách trong tiếng Hàn và

    phương thức biểu hiện

    tương đương trong

    tiếng Việt

    Dự kiến tổ chức 01 hội

    thảo: Chính sách hướng

    đông của Ấn Độ và vai

    trò của ASEAN và Việt

    Nam

    3.2.3 Hoạt động cải tiến chất lượng CTĐT cử nhân ngành Triết học

    TT Nội dung cải tiến Năm 2017 Năm 2018

    1 Chuẩn đầu ra Hội đồng khoa học và các bộ

    môn chỉnh sửa lại các yêu

    cầu về kỹ năng, kiến thức

    trong khung chương trình đào

    tạo (khung CTĐT 2015).

    Chỉnh sửa chuẩn đầu ra

    chương trình đào tạo cử

    nhân ngành Triết học.

    2. Chương trình đào

    tạo

    Ngoài học phần “Những

    nguyên lý cơ bản của chủ

    nghĩa Mác - Lênin” là bắt

    buộc cho toàn hệ thống giáo

    dục đại học Việt Nam, trong

    khối kiến thức chung của

    ngành (M4) sinh viên Khoa

    Năm 2018, đối với các

    môn tự chọn từ khối

    M3 đến M5, khoa sẽ

    đưa ra một số nhóm

    môn học tự chọn trên

    cơ sở tăng cường các

    môn học liên ngành cho

  • 16

    Triết học có thêm 10 tín chỉ

    (3 học phần) chuyên sâu hơn

    về triết học Mác – Lênin,

    Khoa thay đổi một số nội

    dung của ba học phần này,

    theo hướng tăng cường liên

    hệ thực tiễn.

    sinh viên ngành Triết

    học.

    3 học phần đổi mới đưa vào

    thực hiện trong năm học

    2017 – 2018 gồm: 1. “Triết

    học lịch sử phương Tây hiện

    đại” thay môn “triết học lịch

    sử của Mác”; 2. “Một số tư

    tưởng triết học tiêu biểu của

    các dân tộc Đông Nam Á”; 3.

    Lịch sử mỹ học và nghệ thuật

    học.

    Biên soạn giáo trình

    mới các học phần triết

    học và chủ nghĩa xã hội

    khoa học đại cương.

    Đổi mới một số học phần

    theo hướng tăng cường thực

    tiễn trong bài giảng đưa sinh

    viên đi thực tế ở một số địa

    phương) gồm: 1. Đời sống

    văn hóa tinh thần trong quá

    trình xây dựng chủ nghĩa xã

    hội ở Việt Nam; 2. Vấn đề

    tôn giáo trong quá trình xây

    dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt

    Nam; 3. Lịch sử phong trào

    công nhân quốc tế; 4. Vấn đề

    tha hóa trong lịch sử triết

    học; 5. Mỹ học đại cương và

    Nghệ thuật học.

    Tăng thêm số học phần

    theo hướng tăng cường

    thực tiễn trong bài

    giảng đưa sinh viên đi

    thực tế ở một số địa

    phương.

    Khuyến khích sinh viên chất

    lượng cao viết khóa luận tốt

    nghiệp, Báo cáo khoa học

    bằng tiếng Anh.

    Gắn việc học ngoại ngữ

    của sinh viên với

    chuyên ngành đào tạo

    bằng cách mở lớp học

    một số môn chuyên

    ngành bằng tiếng Anh.

    3 Hoạt động phát

    triển đội ngũ cán

    bộ

    Cử một số cán bộ đi học các

    lớp tiếng anh ngắn hạn trong

    và ngoài trường

    Cử giảng viên đi nghiên

    cứu ngắn hạn tại Mỹ,

    Áo nâng cao trình độ

    ngoại ngữ và chuyên

    môn

    Mời các giáo sư thỉnh giảng

    từ Úc, Mĩ, Áo, Đài Loan,

    Xây dựng kế hoạch quy

    hoạch cán bộ quản lý

  • 17

    Pháp trao đổi chuyên đề với

    giảng viên và sinh viên khoa

    trong 10 năm 2020 –

    2030.

    4 Đảm bảo chất

    lượng quá trình

    dạy và học

    Giao cho một số cán bộ trẻ

    soạn lại đề cương, bài giảng

    môn học thay thế cho các cán

    bộ đã và đang chuẩn bị về

    hưu.

    Một số cán bộ trẻ tham

    gia cùng viết giáo trình

    với các cán bộ đã giảng

    dạy lâu năm.

    Tổ chức tọa đàm, giao lưu

    với một số đơn vị nhà tuyển

    dụng có nhu cầu sử dụng sinh

    viên tốt nghiệp của Khoa

    Lấy ý kiến nhà tuyển

    dụng về chương trình

    đào tạo

    Hoạt động nghiên

    cứu khoa học

    Năm 2016 có 02 bài báo

    quốc tế: - “Vietnam”s policy

    on Religious Affairs since

    1990: A Cultural – Religious

    Pluralism?” - “ The Exodus

    of Christians in North

    Vietnam in History and at

    Present”

    Cử cán bộ ra nước

    ngoài (Hoa Kỳ) nghiên

    cứu ngắn hạn nâng cao

    trình độ chuyên môn và

    tiếng Anh

    Có 02 đề tài cơ sở và 01 đề

    tài cấp ĐHQG-HN:

    -Chủ đề phương Đông và

    “Trí tuệ phương Đông trong

    triết học của Vladimir

    Solovyov”

    -Biến đổi quan hệ sở hữu ở

    Việt Nam từ 1986 đến nay:

    Thực trạng và những vấn đề

    đặt ra

    - Tiếp cận mới về phương

    pháp luận biện chứng duy vật

    và sự vận dụng nó trong xây

    dựng và phát triển nền kinh

    tế thị trường ở Việt Nam hiện

    nay.

    Có 02 đề tài cấp

    ĐHQG-HN:

    - Nghiên cứu triết học

    sinh thái và ứng dụng

    trong phát triển xã hội ở

    Việt Nam hiện nay.

    - Nghiên cứu định vị tư

    tưởng Triết học Việt

    Nam trong bối cảnh hội

    nhập quốc tế.

    Khoa đã tổ chức 02 hội thảo

    khoa học quốc tế.

    - Trần Đức Thảo và triết học

    ở Việt Nam sau nửa sau thế

    kỷ XX.

    - Các nhà tư tưởng Ki tô giáo

    ở Việt Nam và khu vực: một

    vài nghiên cứu so sánh.

    Dự kiến tổ chức 2 hội

    thảo:

    1. Tư tưởng của C. Mác

    và ảnh hưởng của nó

    đến triết học phương

    Tây trong thế kỷ XX.

    2. Một số vấn đề lịch sử

    truyền bá đạo Tin Lành

    vào Việt Nam và các

    nước châu Á cuối thế

  • 18

    kỷ XIX – đầu thế XXI.

    3.3. Hoạt động cải tiến chất lượng ở cấp độ các phòng chức năng

    TT Đơn vị

    thực hiện

    Nội dung cải tiến

    chất lượng

    Năm 2017 Năm 2018

    1 Phòng Đào

    tạo

    Thống nhất mẫu

    đề cương chi tiết

    học phần trong

    toàn trường; đa

    dạng hóa phương

    pháp kiểm tra,

    đánh giá học

    phần.

    - Xây dựng mẫu đề

    cương học phần

    Các khoa đang

    triển khai viết đề

    cương học phần

    theo mẫu mới.

    2 Trung tâm

    Đảm bảo

    Chất lượng

    Đào tạo

    Khảo sát trực

    tuyến Lấy ý kiến

    phản hồi người

    học về học phần

    Xây dựng đề án

    khảo sát trực

    tuyến Lấy ý kiến

    phản hồi của

    người học về học

    phần

    Khảo sát các bên

    liên quan về

    Chuẩn đầu ra và

    chương trình đào

    tạo

    Khảo sát các bên

    liên quan về chuẩn

    đầu ra và chương

    trình đào tạo trước

    khi thực hiện đánh

    giá chất lượng.

    Điều chỉnh chuẩn

    đầu ra một số

    chương trình đào

    tạo.

    Đa dạng hóa các

    loại hình khảo sát

    Khảo sát mức độ

    hài lòng của người

    lao động

    3 Phòng Tổ

    chức cán bộ

    Nâng cao năng

    lực tiếng Anh cho

    cán bộ

    - 02 lớp tiếng Anh

    giao tiếp trong thời

    gian 5 tháng.

    - Lunch Box Club

    for English

    - Academic writing

    course

    - How to present

    effectively with

    PowerPoint.

    Xây dựng Đề án

    đào tạo ngoại ngữ

    cho cán bộ đến

    năm 2020.

    - Tập huấn kỹ

    năng công bố

    quốc tế (do học

    giả nước ngoài

    trình bày).

    Nâng cao nghiệp

    vụ sư phạm và

    các chuyên môn

    khác

    - Tổ chức các khóa

    học nghiệp vụ sư

    phạm và nghiệp vụ

    hành chính cho cán

    bộ.

    - Tổ chức khóa

    học nâng cao kỹ

    năng quản lý hành

    chính

  • 19

    3.4. Đánh giá việc thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng giai đoạn

    2016-2018

    Bước đầu, kế hoạch cải tiến chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện

    từ cấp độ khoa đào tạo tới các phòng chức năng. Một số kết quả thực hiện đã đóng

    góp tích cực nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và đem lại hiệu quả trong

    công tác giảng dạy và học tập của các khoa và nhà trường.

    Tuy nhiên, việc công bố các bài báo trên các tạp chí ISI và Scopus chưa được

    thực hiện đúng theo chỉ tiêu của nhà trường giao cho các Khoa. Hạn chế này xuất

    phát từ phía giảng viên chưa tích cực tham gia, chưa nắm bắt được xu hướng nghiên

    cứu hiện nay trên thế giới và đặc biệt khả năng ngoại ngữ chưa tốt.

    4. Những khó khăn và giải pháp thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng

    4.1. Khó khăn

    - Khi xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng, Ban Chủ nhiệm các khoa chưa chú

    trọng tới xây dựng một kế hoạch cải tiến mang tính chất tổng thể, bao quát mới chỉ

    giới hạn ở một số hoạt động của Khoa.

    - Ban Chủ nhiệm Khoa và giảng viên còn có tư tưởng bảo thủ, không muốn thay

    đổi học phần mới, vẫn duy trì phương pháp giảng dạy truyền thống và chưa đa dạng

    hóa các phương pháp đánh giá sinh viên.

    - Số lượng giảng viên thực hiện công bố nghiên cứu khoa học quốc tế còn rất ít

    và thiếu vắng những công trình nghiên cứu xuất bản ở tạp chí ISI và Scorpus.

    - Hoạt động khảo sát lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan đã được thực hiện

    trong trường nhưng chưa mang lại hiệu quả cao.

    - Hoạt động đảm bảo chất lượng chưa thấm sâu tới từng đơn vị và cán bộ, giảng

    viên trong toàn trường, nhiều cán bộ giảng dạy không muốn thực hiện đánh giá chất

    lượng chương trình đào tạo vì thấy rằng không cần thiết.

    4.2. Những giải pháp thúc đẩy hoạt động cải tiến chất lượng

    + Các Khoa cần chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch cải tiến chất

    lượng mang tính tổng thể ngay khi được cấp giấy chứng nhận đánh giá chất lượng

    của AUN-QA.

    + Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo với

    các khoa trong việc xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT một cách toàn

    diện, bám sát chỉ tiêu và nhiệm vụ của nhà trường và khuyến nghị của đoàn đánh

    giá ngoài AUN-QA.

  • 20

    + Phòng Đào tạo và Ban Chủ nhiệm các khoa cần thường xuyên rà soát điều

    chỉnh chuẩn đầu ra, đổi mới CTĐT và phương pháp giảng dạy tích cực, đa dạng

    hóa các hình thức đánh giá sinh viên.

    + Nhà trường thực hiện rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng các CTĐT theo tiêu

    chuẩn AUN-QA, nếu CTĐT nào còn chưa đầy đủ đề nghị các khoa bổ sung đảm

    bảo đáp ứng tiêu chuẩn AUN-QA.

    + Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo cần giám sát chặt chẽ các hoạt động

    cải tiến chất lượng ở các khoa và các phòng ban trong nhà trường.

    + Nhà trường và các khoa cần có nhiều chính sách hỗ trợ cho cán bộ công bố

    quốc tế như hỗ trợ việc dịch bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Anh, giới thiệu các tạp

    chí có uy tín để cán bộ công bố công trình.

    + Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo cần tăng cường tuyên truyền về hoạt

    động đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng tới từng đơn vị, giảng

    viên và sinh viên thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn về đảm bảo chất lượng.

    THE SOLUTIONS FOR IMPLEMENTING QUALITY IMPROVEMENT OF

    TRAINING PROGRAMS AFTER EXTERNAL ASSESSEMENT AT THE

    UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES – VNU HANOI

    ABSTRACT:

    Over the past years, the University of Social Sciences and Humanities, VNU-

    HN has had some training programs assessed according to different criteria. By

    2017, the USSH has had 04 training programs accredited by AUN - QA criteria.

    Assessment and accreditation of training programs are important evidences to

    prove the quality of education to the society and to improve the quality of training.

    Therefore, immediately after getting the results of the assessment, the USSH has

    required the faculties with assessed programs to set up improvement plan. The

    improvement plans of the training program have been synchronously implemented

    from faculties to functional departments/offices and the outcomes have brought

    positive effects in teaching and learning at the the faculties and institution.

    Keyword: improvement plans, quality, teaching, result

  • 21

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1] Báo cáo đánh giá ngoài của đoàn đánh giá AUN – QA về Chương trình đào tạo

    cử nhân ngành Đông phương học.

    [2] Báo cáo đánh giá ngoài của đoàn đánh giá AUN – QA về Chương trình đào tạo

    cử nhân ngành Đông phương học.

    [3] Chiến lược phát triển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đến năm

    2020, tầm nhìn 2030.

    [4] Báo cáo kế hoạch cải tiến chất lượng Chương trình đào tạo cử nhân ngành Đông

    phương học.

    [5] Báo cáo kế hoạch cải tiến chất lượng Chương trình đào tạo cử nhân ngành Triết

    học.

  • 22

    KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ NGOÀI

    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI

    THEO BỘ TIÊU CHUẨN AUN-QA TẠI KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI,

    TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    ThS. Tạ Thị Thanh Thủy, ThS. Phạm Thị Tâm2

    TÓM TẮT:

    Sau những nỗ lực của cả tập thể Khoa Công tác xã hội (CTXH) cùng với sự hỗ

    trợ chuyên môn của các Phòng, Ban (đặc biệt là Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất

    lượng), Khoa CTXH đã hoàn thành chương trình đánh giá ngoài theo Bộ tiêu chuẩn

    AUN-QA với kết quả 4.3. Kết quả này không những mang lại cho Khoa bằng chứng

    về chất lượng đào tạo Đại học mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất

    lượng của Khoa và Nhà trường trong thời gian hậu kiểm định. Tham luận trình

    bày: (1) Ý nghĩa của chương trình đánh giá ngoài và (2) Kinh nghiệm triển khai

    hoạt động đánh giá ngoài của Khoa CTXH thời gian qua.

    Từ khóa: chương trình đào tạo, công tác xã hội, đánh giá ngoài, AUN-QA

    1. Đặt vấn đề

    Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-

    QA là một khâu quan trọng trong việc Đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa

    chất lượng nhà trường. Kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo và cơ sở

    giáo dục thành công sẽ nâng cao uy tín của Nhà trường trong hoạt động đào tạo, góp

    phần vào việc xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực Đông Nam Á. Kiểm định

    chất lượng là “sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm

    ở đại học” (Van Vught, 1994), hơn nữa đây lại là một hoạt động mới mẻ, nhiều

    thách thức đối với nhà trường, do đó từ Ban Giám hiệu, các Phòng, Ban có trách

    nhiệm và toàn thể Khoa CTXH đều phải nâng cao nhận thức, thực sự quan tâm, đầu

    tư công sức, thực hiện nghiêm túc để đạt kết quả qua chương trình đánh giá ngoài

    tháng 10/2017 vừa qua.

    2. Nội dung phân tích

    2.1 Ý nghĩa của chương trình đánh giá ngoài theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA

    đối với hoạt động đào tạo của Khoa CTXH, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-

    HCM

    Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA có 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí. Mỗi tiêu chí

    được đánh giá theo 7 mức là: 1 = không có gì (không có tài liệu, kế hoạch, minh

    chứng ); 2 = chủ đề này của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong mới chỉ nằm

    2 Khoa Công tác Xã hội, Trường ĐH KHXV&NV, ĐHQG-HCM

    Email: [email protected], [email protected]

    mailto:[email protected]:[email protected]

  • 23

    trong kế hoạch; 3 = có tài liệu, nhưng không có minh chứng rõ ràng; 4 = có tài liệu

    và minh chứng; 5 = có minh chứng rõ ràng về hiệu quả trong lĩnh vực xem xét; 6 =

    chất lượng tốt; 7 = xuất sắc. Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như

    nhau, điểm đánh giá của toàn bộ chương trình là điểm trung bình cộng của cả 50

    tiêu chí. 4.0 là ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN. Kết quả

    đánh giá ngoài của Khoa CTXH đạt 4.3. Kết quả này chưa cao nhưng cũng không

    thấp. Và ngay từ đầu, tập thể cán bộ Khoa CTXH đã thống nhất việc lựa chọn kiểm

    định theo chuẩn AUN nhằm giúp các trường biết chương trình đào tạo CTXH đã đạt

    đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực Đông Nam Á. Tiếp nữa, để Khoa

    và Nhà trường kịp thời phát hiện chương trình còn tồn tại những gì cần khắc phục

    nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh

    vực trong khu vực ASEAN.

    Việc mạnh dạn tham gia chương trình đánh giá và đạt tiêu chuẩn là một cơ

    hội và cũng là thách thức cho các cơ quan, tổ chức ngay từ thời điểm đăng ký. Với

    Khoa CTXH đây là một thách thức lớn. Tuy nhiên, khi đã vượt qua được thách thức

    này, với kết quả đạt được đã không chỉ đem lại lợi ích cho Khoa/nhà trường, sinh

    viên mà cả người sử dụng lao động. Đối với Khoa/nhà trường, thông qua hoạt động

    tự đánh giá và đánh giá ngoài, những điểm mạnh và điểm tồn tại của chương trình

    đào tạo của Khoa đã được chỉ ra, và Khoa/nhà trường phải có kế hoạch hành động

    cụ thể để cải tiến khắc phục những tồn tại này. Đây là cái được lớn nhất từ phía

    Khoa/nhà trường. Đồng thời, gián tiếp hưởng lợi là sinh viên và giảng viên vì môi

    trường dạy và học được cải thiện, nâng cấp và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nhờ

    kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN, Khoa/nhà trường xác định được vị thế của

    chương trình đào tạo trong khu vực và làm cơ sở để xây dựng lộ trình phát triển cho

    chương trình đào tạo theo hướng vươn tới các chuẩn mực quốc tế.

    Một ý nghĩa khác được coi là “cái lợi” rất lớn từ kiểm định, đó là sinh viên là

    đối tượng được hưởng lợi rất lớn từ hoạt động đánh giá này, bởi được học tập trong

    một môi trường được cải tiến liên tục và đảm bảo chất lượng; Kết quả kiểm định

    AUN như một sự khẳng định chương trình đào tạo với xã hội về chất lượng sản

    phẩm đầu ra của chương trình, vì thế chắc chắn sinh viên CTXH tiếp cận việc làm

    phù hợp dễ dàng hơn; Trong tương lai gần, tham gia kiểm định chương trình đào tạo

    theo chuẩn AUN-QA còn tạo điều kiện cho sinh viên được chuyển đổi tín chỉ học

    tập giữa các chương trình đào tạo của các trường ĐH thành viên AUN; tạo lợi thế

    cho hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên giữa các trường ĐH.

    Vì kiểm định có sự tham gia đánh giá của người sử dụng lao động nên với

    kết quả đánh giá “Đạt”, người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm

    nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham

    chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.

  • 24

    Từ những ý nghĩa này, có thể thấy rằng những ý kiến, quan điểm cho rằng

    tham gia đánh giá là nặng nề, là khó khăn, là mệt mỏi,... là không phù hợp nữa,

    nhận thức của cán bộ/tập thể sẽ chuyển từ bị ép làm tự đánh giá sang tự nguyện

    tham gia tự đánh giá và có quyết tâm, có biện pháp, tận tâm, trung thực trong việc

    tự đánh giá.

    2.2 Kinh nghiệm triển khai chương trình đánh giá ngoài theo Bộ tiêu chuẩn

    AUN-QA của Khoa CTXH, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    Kiểm định chất lượng, tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là

    những công việc rất mới lạ với các trường đại học. Đặc biệt là cách tiếp cận tự đánh

    giá theo tiêu chuẩn/ tiêu chí dựa trên minh chứng (cách phân tích minh chứng, viết

    báo cáo tiêu chí/tiêu chuẩn...). Các trường chưa ý thức hết ý nghĩa của kiểm định

    chất lượng, chưa lường hết sự vất vả, tốn công, tốn sức của quá trình tự đánh giá, vì

    thế chưa đầu tư thích đáng. Một thách thức khác đối với các trường là hoạt động tự

    đánh giá chưa trở thành hoạt động thường kì, không đưa vào kế hoạch năm học, do

    đó không tránh khỏi bị động. Qua đợt kiểm định năm 2017 vừa qua tại Khoa

    CTXH, là một thành viên trong Tổ Đảm bảo chất lượng đào tạo của Khoa và cũng

    là người trực tiếp thu thập, sắp xếp minh chứng và viết tiêu chuẩn, tôi nhận thấy

    rằng để có được một Báo cáo tự đánh giá hoàn chỉnh và đạt chất lượng thì tất cả các

    khâu: từ khâu chuẩn bị minh chứng, cách triển khai viết báo cáo, cách sắp xếp minh

    chứng, đến cách diễn đạt câu chữ trong báo cáo tự đánh giá đều rất quan trọng. Bên

    cạnh đó, chúng tôi cũng xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn tại Khoa CTXH

    để bạn đọc cùng tham khảo và đóng góp ý kiến.

    Thứ nhất, hoạt động tự đánh giá đòi hỏi một quy trình triển khai thực hiện

    khoa học, được kiểm soát chặt chẽ. Hội đồng tự đánh giá và nhóm chuyên trách vì

    thiếu kinh nghiệm, nên lúng túng bị động trong chỉ đạo. Đặc biệt là Khoa gặp nhiều

    khó khăn khi xây dựng mẫu phiếu khảo sát/ phỏng vấn sao cho đáp ứng đúng các

    yêu cầu của tự đánh giá theo các tiêu chí/ tiêu chuẩn. Khi thu thập minh chứng các

    nhóm chuyên trách gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mức độ phù hợp của

    minh chứng với nội hàm từng mức độ của mỗi tiêu chí. Khi viết báo cáo tiêu chí,

    các nhóm chuyên trách lúng túng không biết nên phân tích các minh chứng thế nào

    cho trúng. Cách viết một số báo cáo tiêu chí còn nặng tính chủ quan, không dựa trên

    minh chứng, văn phong báo cáo tiêu chí không thống nhất (do nhiều người viết),

    nhiều chỗ trùng lặp và chưa đáp ứng yêu cầu của báo cáo tự đánh giá phục vụ mục

    đích cải tiến nâng cao chất lượng và đăng ký kiểm định. Do đó, theo chúng tôi, để

    nhóm chuyên trách viết báo cáo đúng theo yêu cầu và không mất nhiều thời gian,

    công sức thì Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cần cử 1 hoặc 2 cán bộ chuyên

    trách tới làm việc với Khoa và nhóm viết báo cáo ngay từ đầu, có kế hoạch kiểm

    tra/đánh giá theo từng giai đoạn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì Khoa cũng cần

  • 25

    có thù lao hỗ trợ cho cán bộ hướng dẫn để họ làm việc tận tâm và có trách nhiệm.

    Thứ hai, khi triển khai viết báo cáo, chúng tôi thấy rằng công tác thu thập và

    phân tích minh chứng được coi là khó khăn đối với tất cả các Khoa/nhà trường.

    Nguyên nhân là do công tác lưu trữ của một số Khoa/nhà trường chưa tốt, đặc biệt

    lãnh đạo Khoa/nhà trường chưa thành thói quen cho lưu lại văn bản ghi chép nội

    dung các cuộc họp hoặc phổ biến công tác. Do đó, sau kỳ đánh giá AUN này, chúng

    tôi nghĩ ngay cả khi mỗi Khoa/Nhà trường chưa có ý định tham gia đánh giá AUN

    thì cũng nên tạo một nề nếp lưu trữ tất cả những thông tin từ những cuộc họp Khoa

    định kỳ, sinh hoạt học thuật, những báo cáo, kết quả hoạt động,... dưới nhiều hình

    thức (viết tay, đánh máy lưu ổ cứng/máy tính, đăng website Khoa,...). Việc tạo

    thành nề nếp lưu trữ sẽ giúp cho công tác quản lý, thu thập và phân tích minh chứng

    không còn là việc khó khăn đối với tất cả các Khoa/nhà trường.

    Thứ ba, để có được bản báo cáo tự đánh giá, điểm cốt lõi chính là nguồn

    minh chứng phong phú, đủ độ tin cậy. Theo cách tiếp cận bằng chứng, minh chứng

    là yêu cầu quan trọng trong báo cáo tự đánh giá. Thời gian qua, Khoa CTXH đã cố

    gắng thu thập minh chứng từ các nguồn khác nhau: các văn bản, dữ liệu về các hoạt

    động, kết quả khảo sát qua bảng hỏi, phỏng vấn các đối tượng có liên quan làm cơ

    sở cho các nhận định đánh giá. Các minh chứng đã được mã hóa theo quy định và

    được đưa vào mô tả trong báo cáo. Nhưng nhìn chung nguồn minh chứng còn

    nghèo nàn, chủ yếu là các văn bản ban hành của cấp trên, chưa có nhiều minh

    chứng là các văn bản, kế hoạch của Khoa. Đặc biệt, còn rất ít các minh chứng là các

    số liệu khảo sát sinh viên về hiệu quả môn học, sự hài lòng của sinh viên, của nhà

    tuyển dụng. Do đó, theo chúng tôi, mỗi Khoa/nhà trường cần thống nhất biểu mẫu

    khảo sát, thực hiện theo đúng kế hoạch định kỳ và có kiểm tra, giám sát, đánh giá

    theo từng giai đoạn. Đặc biệt cần tránh quan điểm, tư tưởng “làm cho có, cho xong”

    theo kiểu đối phó, không có chất lượng.

    Cuối cùng, sau khi tham gia kiểm định đánh giá, Khoa chúng tôi đã hiểu

    được rằng mục tiêu cuối cùng của tự đánh giá là các Khoa tự đánh giá đúng chính

    mình, đề ra được kế hoạch khả thi để nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì vậy,

    cần mở rộng tuyên truyền, giới thiệu hoạt động kiểm định chất lượng đến từng cán

    bộ lãnh đạo Khoa/nhà trường, từng giảng viên, từng cán bộ, giảng viên để thống

    nhất quan điểm, tư tưởng và quyết tâm hành động. Việc tự đánh giá được tiến hành

    một cách khoa học, bài bản, giúp Khoa thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về

    chất lượng đào tạo của Khoa. Cái được lớn nhất đối với Khoa là qua lần tự đánh giá

    này chúng tôi học được cách tiếp cận mới khoa học (tự đánh giá theo cách của kiểm

    định chất lượng để duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo).

  • 26

    3. Kết luận

    Được thành lập từ năm 2006, so với các khoa khác trong trường, Khoa

    CTXH còn khiêm tốn về thâm niên trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên,

    trong hoạt động tự đánh giá, kiểm định chất lượng, Khoa đã nhận thức rất sâu sắc

    tầm quan trọng của hoạt động này trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Ngay từ

    đầu, được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường ĐH

    KHXH&NV, ĐHQG-HCM, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Khoa CTXH

    đã mạnh dạn và quyết tâm hoàn thành trọng trách tổ chức, triển khai hoạt động tự

    đánh giá. Qua những thành công, ý nghĩa đạt được, chúng tôi nhận thấy công tác tự

    đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các

    hoạt động này hướng đến nền văn hoá chất lượng. Điều này cần có thời gian và

    công việc cần làm ngay trong thời gian tới là tuyên truyền rộng rãi trên các phương

    tiện thông tin đại chúng để tất cả các Khoa/nhà trường và xã hội hiểu rõ vai trò và

    lợi ích của kiểm định chất lượng để thực hiện một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp

    hơn.

    LESSONS LEARNED FROM THE EXTERNAL ASSESSMENT OF SOCIAL

    WORK BACHELOR PROGRAM IN ACCORDANCE WITH AUN-QA

    CRITERIA AT THE FACULTY OF SOCIAL WORK, UNIVERSITY OF

    SOCIAL SIENCE AND HUMANITIES, VNU-HCM

    ABSTRACT:

    With the efforts of both the Social Work Faculty and the professional support

    of the funtional departments/offices (especially the Office of Educational Testing

    and Quality Assurance), the Faculty of Social Work completed external assessment

    of its educational program according to AUN-QA criteria with the result of 4.3.

    This result has not only provided the Faculty with evidence of the quality of

    university education but also brought opportunities and motivation to improve the

    quality of the Faculty and University during post-accreditation. The paper presents:

    (1) The significance of the external assessment of program and (2) Experience in

    implementing the external assessment of the Faculty of Social Work.

    Keywords: training programs, social work, external assessment, AUN-QA

  • 27

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1] AUN (2013), Guidelines for AUN quality assessment and assessors &

    Framework of AUN-QA strategic plan 2012-2015, Bangkok: Chulalongkorn

    University.

    [2] Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (2014), Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo và kiểm

    định chất lượng giáo dục đại học”, Tài liệu lưu hành nội bộ.

    [3] Ong Chee Bin, J. (2014). “Analysis of AUNQA assessments at programme level

    in Vietnam and recommendations for improvements”. Trong Kỷ yếu Hội thảo

    “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học”, tổ chức tại ĐHQG-HCM

    ngày 13/11/2014.

    [4] QS (2014), Kết quả xếp hạng các trường đại học Châu Á năm 2014, Truy cập

    ngày 1/12/2014 tại địa chỉ:

    http://www.topuniversities.com/universityrankings/asian-university-

    rankings/2014#sorting=rank+region=+country=+faculty=+stars=false+search=

  • 28

    TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

    THEO BỘ TIÊU CHUẨN AUN-QA ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ

    THUỘC KHỐI CHUYÊN MÔN, TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    ThS. Nguyễn Thị Thi Thu, ThS. Bùi Ngọc Quang3

    TÓM TẮT:

    Nghiên cứu này trình bày tổng quan về hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm

    định chất lượng cấp chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Trên cơ sở

    đó, nhóm nghiên cứu đề tài đã phân tích tác động của việc đánh giá cấp chương

    trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đến (1) chương trình đào tạo, (2) hoạt

    động giảng dạy và tư vấn của đội ngũ cán bộ, giảng viên và (3) hệ thống giám sát,

    công cụ đánh giá và chính sách khen thưởng; qua đó đề xuất một số giải pháp

    nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo Bộ tiêu

    chuẩn AUN-QA tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

    gia Thành phố Hồ Chí Minh

    Từ khóa: tác động, chương trình đào tạo, AUN-QA

    1. Tổng quan về AUN-QA

    AUN là từ viết tắt của “ASEAN University Network” và thường được dịch sang

    tiếng Việt là “Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.” Đây là tên của một tổ

    chức được thành lập vào năm 1995 theo thỏa thuận giữa các bộ trưởng giáo dục

    trong khối ASEAN, hiện có 30 thành viên thuộc 10 nước (trong đó có 2 Đại học

    Quốc gia và Đại học Cần Thơ của Việt Nam).

    Bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp chương trình đào tạo được ban hành lần 1 năm

    2000, với 18 tiêu chuẩn và 72 tiêu chí, và lần 2 năm 2011 với 15 tiêu chuẩn và 68

    tiêu chí; và gần đây nhất là vào tháng 10 năm 2015 với 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí

    với các nhóm yếu tố khác nhau có liên quan đến đầu vào (input), quá trình

    (process) và đầu ra (output), theo một chu kỳ khép kín PDCA (Plan-Do-Check-Act)

    nhằm liên tục cải tiến và nâng cao dần chất lượng tổ chức đào tạo.

    Tính đến nay, có 31 chương trình đào tạo của ĐHQG-HCM được kiểm định

    chính thức và đạt chuẩn AUN, trong đó Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có

    5 chương trình đào tạo được kiểm định và đạt chuẩn AUN là Việt Nam học, Ngữ

    văn Anh, Quan hệ quốc tế, Báo chí và Văn học.

    3 Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

    Email: [email protected], [email protected]

    mailto:[email protected]:[email protected]

  • 29

    2. Kết quả nghiên cứu

    2.1. Thông tin chung về kết quả khảo sát

    Giai đoạn 2011-2016 Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có 7 khoa/bộ

    môn tham gia đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA nội bộ cấp ĐHQG và chính thức

    cấp AUN-QA; vì vậy chúng tôi tiến hành lấy ý kiến khảo sát tất cả 168 GV của 7

    khoa/bộ môn bằng bảng hỏi và thu về 123 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ 73.2%, trong đó

    Khoa Văn học và Ngôn ngữ có số GV trả lời cao nhất 33 GV (26.8%), thấp nhất là

    Khoa Công tác xã hội và Báo chí và Truyền thông cùng 9 GV (7.3%).

    Bảng 1. Thống kê số phiếu khảo sát thu về

    TT Tên khoa/bộ môn Số GV Phần

    trăm

    Phần

    trăm

    hợp lệ

    Phần trăm

    cộng dồn

    1 Việt Nam học 25 20.3 20.3 20.3

    2 Giáo dục 10 8.1 8.1 28.5

    3 Công tác xã hội 9 7.3 7.3 35.8

    4 Quan hệ quốc tế 14 11.4 11.4 47.2

    5 Văn học và Ngôn ngữ 33 26.8 26.8 74.0

    6 Ngữ văn Anh 23 18.7 18.7 92.7

    7 Báo chí và Truyền thông 9 7.3 7.3 100.0

    Tổng cộng 123 100.0 100.0

    Về học hàm, học vị, chủ yếu là GV có học vị thạc sỹ, ngoài ra có 1 GV là giáo

    sư, tiến sỹ:

    Bảng 2. Thống kê theo học hàm, học vị của GV

    TT Học hàm/ học vị Số GV Phần

    trăm

    Phần

    trăm

    hợp lệ

    Phần trăm

    cộng dồn

    1 Giáo sư, tiến sỹ 1 0.8 0.8 0.8

    2 Phó Giáo sư, tiến sỹ 13 10.6 10.8 11.7

    3 Tiến sỹ 27 22.0 22.5 34.2

    4 Thạc sỹ 63 51.2 52.5 86.7

    5 Cử nhân 16 13.0 13.3 100.0

    Số GV trả lời 120 97.6 100.0

    Số GV không trả lời 3 2.4

    Tổng cộng 123 100.0

    Về thâm niên công tác rất đa dạng, trong mẫu khảo sát chiếm hơn 1/3 GV có

    thâm niên công tác trong ngành giáo dục từ 20 năm trở lên. Con số này cũng tương

    đương với GV có dưới 10 năm công tác, còn lại là số GV có thời gian công tác từ

    10 đến dưới 20 năm.

  • 30

    Bảng 3. Thống kê theo thâm niên công tác của GV

    TT Thâm niên công tác Số GV Phần

    trăm

    Phần trăm

    hợp lệ

    Phần trăm

    cộng dồn

    1 Dưới 5 năm 23 18.7 20.2 20.2

    2 Từ 5 đến dưới 10 năm 22 17.9 19.3 39.5

    3 Từ 10 đến dưới 15 năm 16 13.0 14.0 53.5

    4 Từ 15 đến dưới 20 năm 11 8.9 9.6 63.2

    5 Từ 20 năm trở lên 42 34.1 36.8 100.0

    Số GV trả lời 114 92.7 100.0

    Số GV không trả lời 9 7.3

    Tổng cộng 123 100.0

    2.2. Lợi ích và tầm quan trọng của việc đánh giá CTĐT theo AUN-QA

    Được GV lựa chọn nhiều nhất khi xét lợi ích của việc đánh giá cấp CTĐT theo

    AUN-QA là khoa có dịp thực hiện rà soát, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo;

    khoa được trường hỗ trợ về cơ sở vật chất; và khoa được trường hỗ trợ về nhân sự.

    Được GV lựa chọn ít nhất là khoa được trường hỗ trợ về tài chính. Cũng có ý kiến

    cho rằng việc tham gia đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA còn giúp GV hiểu rõ hơn

    các vấn đề liên quan đến CTĐT, hiểu thêm về công tác AUN, nâng cao uy tín của

    khoa và trường, và được tiếp cận với quan điểm giáo dục mới, tiến bộ của nước

    ngoài.

    Bảng 4. Lợi ích của khoa trong việc tham gia đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA

    TT Lợi ích của khoa trong việc tham gia đánh giá

    CTĐTtheo AUN-QA

    Số lượt

    lựa chọn

    Phần trăm

    số lượt lựa

    chọn/số GV

    trả lời

    1 Là dịp để khoa rà soát, cải tiến, nâng cao chất

    lượng đào tạo 111 93.3

    2 Được trường hỗ trợ về cơ sở vật chất 67 56.3

    3 Được trường hỗ trợ về nhân sự 46 38.7

    4 Được trường hỗ trợ về tài chính 34 28.6

    5

    Khác (giúp GV hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan

    đến CTĐT; hiểu thêm về công tác AUN; nâng cao

    uy tín của khoa và trường; được tiếp cận với quan

    điểm giáo dục mới, tiến bộ của nước ngoài)

    4 3.2

    Số GV trả lời 119 220.2

    Về mức độ quan trọng của việc đánh giá CTĐT theo AUN-QA thì hầu hết GV

    cho là quan trọng (31 GV, 25.2%); không có GV nào lựa chọn không quan trọng và

    ít quan trọng. Điều đó cho thấy GV của khoa/bộ môn đánh giá cao về tầm quan

    trọng của việc đánh giá CTĐT theo AUN-QA.

  • 31

    Bảng 5. Mức độ quan trọng của việc tham gia đánh giá CTĐT theo AUN-QA

    TT

    Mức độ quan trọng của việc

    đánh giá CTĐT theo AUN-

    QA

    Số GV Phần

    trăm

    Phần trăm

    hợp lệ

    Phần trăm

    cộng dồn

    1 Không quan trọng 0 0 0 0

    2 Ít quan trọng 0 0 0 0

    3 Tương đối quan trọng 8 6.5 14.5 14.5

    4 Quan trọng 31 25.2 56.4 70.9

    5 Rất quan trọng 16 13.0 29.1 100.0

    Số GV trả lời 55 44.7 100.0

    Số GV không trả lời 68 55.3

    Tổng cộng 123 100.0

    2.3. Sự thay đổi của CTĐT sau đánh giá theo AUN-QA

    Việc tham gia đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA có tác động nhất định đến

    CTĐT của khoa/bộ môn, cụ thể là 3 yếu tố: kết quả học tập dự kiến (chuẩn đầu ra),

    mô tả CTĐT, và cấu trúc và nội dung CTĐT. Hầu hết GV cho rằng các yếu tố của

    CTĐT sau đánh giá có thay đổi một phần dao động từ 47.1% đến 69.9%, trong đó

    được lựa chọn nhiều nhất là cấu trúc của CTĐT được điều chỉnh (86 GV, 69.9%),

    kế đến là CTĐT được chỉnh sửa dựa trên kết quả điều chỉnh; và mục tiêu, triết lý

    đào tạo, chuẩn đầu ra được cập nhật (83 GV, 68.6%).

    Yếu tố được cho là có thay đổi nhiều nhất là CTĐT được rà soát (54 GV,

    44.6%); đề cương môn học được điều chỉnh, thay đổi (41 GV, 33.3%).

    Yếu tố được cho là không thay đổi và rất ít thay đổi nhiều nhất là triết lý đào

    tạo/giá trị cốt lõi của khoa được điều chỉnh (27 GV, 22.2%).

    Bảng 6. Sự thay đổi của CTĐT sau đánh giá theo AUN-QA

    Sự thay đổi của CTĐT sau đánh giá

    theo AUN-QA

    Không

    thay

    đổi

    Rất ít

    thay đổi

    Thay

    đổi một

    phần

    Thay

    đổi

    nhiều

    Tổng

    cộng

    Triết lý đào tạo/giá trị cốt lõi của

    khoa được điều chỉnh

    Số SV 14 13 73 22 122

    % 11.5 10.7 59.8 18.0 100.0

    Mục tiêu CTĐT được cập nhật,

    bổ sung

    Số SV 4 8 76 35 123

    % 3.3 6.5 61.8 28.5 100.0

    Cấu trúc của CTĐT được điều

    chỉnh

    Số SV 3 11 86 23 123

    % 2.4 8.9 69.9 18.7 100.0

    Chuẩn đầu ra/kết quả học tập

    mong đợi (kiến thức, kỹ năng,

    thái độ của SV sau khi tốt

    nghiệp) được điều chỉnh

    Số SV 2 9 80 32 123

    % 1.6 7.3 65.0 26.0 100.0

    Tỷ lệ phân bổ khối kiến thức đại

    cương và chuyên ngành được

    điều chỉnh

    Số SV 4 26 79 14 123

    % 3.3 21.1 64.2 11.4 100.0

  • 32

    Đề cương môn học của GV được

    điều chỉnh, thay đổi

    Số SV 1 8 73 41 123

    % 0.8 6.5 59.3 33.3 100.0

    CTĐT được rà soát Số SV 1 9 57 54 121

    % 0.8 7.4 47.1 44.6 100.0

    CTĐT được chỉnh sửa theo ý

    kiến phản hồi của các bên liên

    quan (SV, GV, Cựu SV, nhà

    tuyển dụng,…)

    Số SV 3 15 79 26 123

    % 2.4 12.2 64.2 21.1 100.0

    CTĐT được chỉnh sửa dựa trên

    kết quả đối sánh với các CTĐT

    trong nước

    Số SV 3 24 77 18 122

    % 2.5 19.7 63.1 14.8 100.0

    CTĐT được chỉnh sửa dựa trên

    kết quả đối sánh với các CTĐT

    ngoài nước

    Số SV 4 25 74 16 119

    % 3.4 21.0 62.2 13.4 100.0

    CTĐT được chỉnh sửa dựa trên

    kết quả điều chỉnh, cập nhật mục

    tiêu, triết lý đào tạo, chuẩn đầu ra

    Số SV 1 15 83 22 121

    % 0.8 12.4 68.6 18.2 100.0

    Qua các biên bản phỏng vấn sâu và các câu hỏi mở trong bảng hỏi, chúng tôi

    nhận thấy CTĐT tại các khoa/bộ môn luôn được rà soát chỉnh sửa, cập nhật theo các

    góp ý của các bên liên quan sau khi được đánh giá theo AUN-QA:

    Khoa có rà soát chỉnh sửa CTĐT theo ý kiến phản hồi của các bên liên quan, chẳng

    hạn như đổi tên các môn học như sau: “Văn minh Đông Nam Á” thành “Văn hoá

    Đông Nam Á”; “Các dân tộc ở Việt Nam” thành “Văn hoá các dân tộc ở Việt

    Nam”; “Các tôn giáo ở Việt Nam” thành “Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”;

    “Khảo cổ học Việt Nam” được tích hợp vào môn “Văn minh Đông Nam Á”…

    Ngoài ra, tăng số tín chỉ các môn học kỹ năng tiếng Việt nghe nói – đọc viết từ 4

    tín chỉ/môn học lên 5 tín chỉ/môn học, và bỏ chứng chỉ tiếng Anh B (vì đối với SV

    nước ngoài, tiếng Việt là ngoại ngữ)… (Mã PVS01, PGS.TS, K.VNH)

    Việc rà soát chỉnh sửa CTĐT chính là 1 trong những hoạt động cải tiến sau đánh giá

    ngoài theo AUN-QA của khoa. Khoa định kỳ (2 năm/lần) rà soát chỉnh sửa CTĐT từ

    147 tín chỉ xuống còn 120 tín chỉ, dựa trên các ý kiến đóng góp của các bên liên quan,

    bên cạnh việc lấy ý kiến của người học, khoa chú trọng khảo sát, lấy ý kiến phản hồi

    từ đối tượng người sử dụng lao động, SV tốt nghiệp để chỉnh sửa nội dung, CTĐT

    nhằm bám sát nhu cầu xã hội, đáp ứng thị trường lao động. (Mã PVS05, PGS.TS,

    K.VHNN)

    Khoa đã tuân thủ theo quy định của nhà trường về việc chỉnh sửa, rà soát và hoàn

    thiện CTĐT 2 năm/lần. Khoa đã thiết kế lại CTĐT theo ma trận thể hiện rõ các kỹ

    năng và kiến thức được tích hợp theo cả chiều ngang và dọc một cách rõ ràng hơn,

    cũng như sử dụng bảng động từ Bloom giúp cho việc xây dựng chuẩn đầu ra liên

    quan đến kỹ năng và thái độ. (Mã PVS06, CN, K.QHQT)

  • 33

    Khoa có chỉnh sửa CTĐT, áp dụng triển khai module hóa CTĐT cho hệ chính quy

    đại trà để thực hiện định hướng báo chí đa phương tiện, cũng như vận dụng CDIO,

    tích hợp KSA-C để tăng cường dạy học tích hợp. (Mã PVS 07, ThS, K.BCTT)

    Điểm trung bình của các yếu tố liên quan đến CTĐT sau đánh giá theo AUN-QA

    dựa trên thang đo 4 mức là tương ứng với 3 khoảng, nghĩa là mỗi khoảng cách là

    0.75 điểm (3/4 = 0.75). Dựa vào khoảng cách này thì tính được 3 khoảng với điểm

    trung bình dưới đây:

    Thay đổi ở mức dưới trung bình = dưới 2.50 điểm;

    Thay đổi ở mức trung bình = từ 2.50 đến dưới 3.25 điểm;

    Thay đổi ở mức khá tốt = từ 3.25 đến 4.00 điểm.

    Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá chung của GV về sự thay đổi của CTĐT sau

    đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA là ở mức trung bình, với điểm trung bình

    chung của tất cả các nội dung liên quan đến sự thay đổi của CTĐT sau đánh giá theo

    AUN-QA là 3.04 điểm, trong đó có 9/11 nội dung có sự thay đổi ở mức trung bình;

    2/11 nội dung có sự thay đổi ở mức khá tốt là “đề cương môn học của GV được điều

    chỉnh, thay đổi” (3.25 điểm) và “CTĐT được rà soát” (3.36 điểm); không có nội dung

    nào ở mức dưới trung bình.

    Biểu đồ 1. Điểm trung bình các ý kiến phản hồi của GV về sự thay đổi của

    CTĐT sau đánh giá theo AUN-QA

    2.4. Sự thay đổi về hoạt động giảng dạy và tư vấn của đội ngũ cán bộ − GV

    Việc tham gia đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA có ảnh hưởng đến hoạt động

    giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và tư vấn hỗ trợ SV và

    đồng nghiệp.

  • 34

    Trong 4 thang đo thể hiện sự thay đổi theo mức tăng dần từ không thay đổi đến

    thay đổi nhiều của 6 yếu tố liên quan đến hoạt động giảng dạy và tư vấn của đội ngũ

    cán bộ − GV thì chủ yếu được GV nhận xét ở mức thay đổi một phần dao động từ

    56.1% đến 69.1%, trong đó được GV nhận xét thay đổi một phần nhiều nhất là

    “phương pháp giảng dạy được điều chỉnh” (85 GV, 69.1%) ít nhất là “hoạt động hỗ

    trợ, phục vụ đồng nghiệp được cải tiến” (69 GV, 56.1%).

    Mức thay đổi nhiều dao động từ 17.1% đến 19.5%, trong đó được GV nhận xét

    thay đổi nhiều nhất là “hoạt động tư vấn hỗ trợ SV trong học tập được cải tiến” (24

    GV, 19.5%) và “hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, GV được chú trọng”

    (22 GV, 18.0%).

    Mức rất ít thay đổi được GV đánh giá nhiều nhất là “hoạt động hỗ trợ, phục vụ

    đồng nghiệp được cải tiến” (29 GV, 23.6%) ít nhất là “phương pháp giảng dạy được

    điều chỉnh” (12 GV, 9.8%).

    Bảng 7. Sự thay đổi về hoạt động giảng dạy và tư vấn của đội ngũ cán bộ − GV

    sau đánh giá theo AUN-QA

    Sự thay đổi về hoạt động giảng dạy và

    tư vấn của đội ngũ cán bộ − GV

    Không

    thay

    đổi

    Rất ít

    thay

    đổi

    Thay

    đổi một

    phần

    Thay

    đổi

    nhiều

    Tổng

    cộng

    Trình độ, kiến thức chuyên

    môn, nghiệp vụ được nâng cao

    Số SV 6 16 80 21 123

    % 4.9 13.0 65.0 17.1 100.0

    Phương pháp giảng dạy được

    điều chỉnh

    Số SV 4 12 85 22 123

    % 3.3 9.8 69.1 17.9 100.0

    Phương pháp kiểm tra đánh giá

    kết quả học tập phù hợp

    Số SV 4 20 78 21 123

    % 3.3 16.3 63.4 17.1 100.0

    Hoạt động tư vấn và hỗ trợ SV

    trong học tập được cải tiến

    Số SV 2 20 77 24 123

    % 1.6 16.3 62.6 19.5 100.0

    Hoạt động hỗ trợ, phục vụ đồng

    nghiệp được cải tiến

    Số SV 4 29 69 21 123

    % 3.3 23.6 56.1 17.1 100.0

    Hoạt động nghiên cứu khoa học

    của cán bộ, GV được chú trọng

    Số SV 6 22 72 22 122

    % 4.9 18.0 59.0 18.0 100.0

    Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi về hoạt động giảng dạy

    và tư vấn của đội ngũ cán bộ − GV tại các đơn vị thuộc khối chuyên môn sau khi

    tham gia đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA:

    Khoa luôn tạo điều kiện cho cán bộ, GV, nhân viên trong Khoa thực hiện công tác

    nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể luôn hỗ trợ về mặt tinh thần cho quý Thầy

    cô tham gia các hội nghị, hội thảo cũng như các chương trình tập huấn. Khoa vẫn

    định kỳ 1 tháng/lần tổ chức sinh hoạt học thuật để các GV và các chuyên gia có

    điều kiện trao đổi bổ sung và nâng cao kiến t