HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay...

25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: SỰ CẠNH TRANH CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Th.S Quế Anh Sinh viên thực hiện: Lê Anh Tú Lớp: Anh 3 – QTKD – K53 Mã số sinh viên: 1412210228 1

Transcript of HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay...

Page 1: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: SỰ CẠNH TRANH CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Quế AnhSinh viên thực hiện: Lê Anh TúLớp: Anh 3 – QTKD – K53Mã số sinh viên: 1412210228

1

Page 2: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

2

Page 3: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................5CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ...................6THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM..........................................................6

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH........................61. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan....62. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường..........................73. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và độc quyền trong kinh doanh.....9II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC

QUYỀN Ở VIỆT NAM............................................................111. Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng.......................................122. Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp................................123. Độc quyền của một số tổng công ty........................................134. Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng:..................13III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC

QUYỀN................................................................................14KẾT LUẬN..............................................................................16TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................17

3

Page 4: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi

thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị

trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó

nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một

trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

nước ta còn yếu kém.

Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc

một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường

nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành

mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát

triển kinh tế.

Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có

hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của

nước ta.

Thực trạng cạnh tranh của các tổ chức độc quyền ở nước ta hiện nay

như thế nào? Và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc

quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây.

4

Page 5: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH

1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao

gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị

trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán

kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng

hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh

thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người

với người.

Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh

tế giờ là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để

trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thức phát

triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của

quá trình sản xuất đều được quy định bởi thị trường.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có

được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao

động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các

yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể

chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết

thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy

vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh

là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh

5

Page 6: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng

cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh

về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát

triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa

học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của

doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật.

Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ

nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã

hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem

lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho

khách hàng, cho người tiêu dùng.

Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi

lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về

lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay

đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên,

tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một

tất yếu khách quan.

2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.

Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất

kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và

tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị

trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh

tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường

thể hiện qua một số chức năng sau:

Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh

trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.

6

Page 7: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh

tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ

hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với

nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá

trị thị trường của từng loại mặt hàng.

Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành

với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác

nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh

nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh

tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng

hoá chuyển thành giá cả sản xuất.

Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách

hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng

hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm

trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có

năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho

việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại

lợi ích cho xã hội cao hơn

Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích

thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và

tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn

hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi

nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm

xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn

không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí

sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được.

Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản

xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa

khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.

7

Page 8: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những

người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp.

Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ

tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn

thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người

mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.

3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và độc quyền trong kinh doanh

Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đến

việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nhưng cạnh tranh trên

thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn

muốn xoá bỏ cạnh tranh và độc quyền đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ.

Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những

điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Độc quyền thường dẫn đến xu hướng cửa

quyền, bạo lực và trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa

học kĩ thuật, làm chậm thâm chí lãng phí các nguồn lực xã hội. Bởi lẽ với thế

độc quyền các doanh nghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến

máy móc kĩ thuật, không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn

thu được lợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán. Do vậy, sự

phục vụ của người tiêu dùng nói riêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu

quả hơn so với cạnh tranh tự do. Trong nhiều trường hợp độc quyền áp đặt sự

tiêu dùng làm cho xã hội. Chính do cung cách ấy mà độc quyền thường làm

cho xã hội luôn luôn ở tình trạng khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp

ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

a) Điều kiện về các yếu tố pháp lý - thể chế đối với hoạt động kinh

doanh

8

Page 9: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

Để có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thì cần phải hoạt động sản xuất

kinh doanh. Ngày nay trong quá trình hội nhập ngày càng cao thì các thể chế

pháp lý không chỉ do nhà nước ban hành mà nó còn được ban hành bởi các tổ

chức quốc tế hoặc do một khu vực kinh tế gồm nhiều quốc gia ban hành. Yếu

tố pháp lý thể chế nhân tố quan trọng trong hình thành nên môi trường kinh

doanh - là đất sống của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mõi yếu tố pháp lí -

thể chế đều tác động vào một lĩnh vực nhất định trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, nó được dùng để điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể kinh tế muốn tham gia vào hoạt động sản xuất

kinh doanh trong lĩnh vực nào đều phải dựa vào các thể chế - pháp lí đã được

ban hành đối với lĩnh vực nào đó để tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy sẽ

hình thành nên một môi trường kinh doanh ổn định khoa học. Mặc dù chỉ có

định hướng trong một lĩnh vực nhất định, song trong một nền kinh tế thống

nhất để tạo nên sự hoạt động đồng bộ cho guồng máy kinh tế thì các yếu tố

thể chế.

b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân

Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định

pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này

đảm bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui định để

điều hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai

trò của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức

quan trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế được thực

hiện. Do vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước

đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực

trong quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh

gay gắt. Việc các công ty hoặc các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ

dàng. Do vậy để chống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy

quản lý kinh tế non kém thì nhà nước sẽ không thể quản lí được nền kinh tế,

các bản qui định không thể đưa vào áp dụng trong thực tế, hoặc nếu có đưa

9

Page 10: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

vào áp dụng được thì khó lòng mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện. Điều này

sẽ gây ra việc làm thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh

bất ổn định, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền hình thành. Thực tế ở

Việt Nam cho thấy: trong xây dựng cơ bản việc đầu tư dàn trải không có

trọng điểm gây lãng phí vốn đầu tư. Trong các dự án, công trình xây dựng

việc thất thoát vốn là rất lớn do việc câu kết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa

các chủ đầu tư và xây dựng. Tất cả các điều trên phần lớn là do bộ máy quản

lý còn non kém.

Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

nên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng để

tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền.

c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các

chủ thể kinh doanh

Các chủ thể kinh tế là đối tượng tác động của các văn bản pháp lí - thể

chế. Nhà nước ban hành và giám sát, chỉ đạo các chủ thể kinh tế thi hanh các

qui định của văn bản pháp lí - thể chế. Để các qui định được thực hiện tốt thì

ngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nước còn có hành vi thực hiện của các chủ

kinh doanh và nhân dân. Ý thức thực hiện các qui định văn bản của các chủ

thể khi tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện đủ để tạo nên cạnh tranh và

chống độc quyền trong kinh doanh. Năng lực của các cơ quan quản lí là có

hạn cho nên trong quá trình quản lý không thể khong mắc những sai lầm,

thiếu sót. Khi đó sẽ là điều kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh không

lành mạnh, độc quyền lợi dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động.

II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM

Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước

ta chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền

kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát

về ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Nhà

nước chưa có những qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi

10

Page 11: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Bên cạnh đó tư

tưởng chưa coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và việc thành lập hàng loạt các

tổng công ty 90, 91 cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh. Do

những tồn tại đấy mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn

nhiều bất cập. Thể hiện:

1. Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng

Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà

nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh

nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh

nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi

về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngoài ra các doanh

nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng:

điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…, các

doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài

hoạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước.

2. Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận

của mình mà không vấp phải những khó khăn cản trở nào. Do đó mà gây nên

những hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp. Cụ thể:

- Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh

tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp

khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt

động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động.

Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để phân chia địa bàn hoạt động,

thị trường tiêu thụ hàng hoá làm cho sự lưu thông hàng hoá trên thị trường bị

gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt.

- Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường.

Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty đọc quyền hoặc các công ty lớn

11

Page 12: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

có khả năng chi phối thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình

mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ

cạnh tranh, thao túng thị trường.

- Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp

Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên doanh là việc sáp nhập các

công ty thành viên lại với nhau, việc này diễn ra theo quyết định của nhà

nước. Các công ty sáp nhập hay liên doanh với nhau làm tăng mức độ tích tụ

hay tập trung của thị trường.

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho cạnh tranh nên

việc xác định, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khó khăn.

Điều đó tạo điều kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng

phát triển mạnh.

3. Độc quyền của một số tổng công ty.

Việc thành lập các tổng công ty 90 - 91 được coi là có ý nghĩa quan

trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc bộ ngành, địa phương.

Các tổng công ty này là tập hợp các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất cùng

loại sản phẩm lại với nhau, việc làm này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực tế, cho thấy rằng việc các tổng công ty 90, 91 ra đời đã gây cản

trở cho môi trường cạnh tranh mà các tổng công ty đó hoạt động. Tạo ra sự

cạnh tranh bất bình đẳng giữa tổng công ty và các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực.

4. Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng:

Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi

vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể. Ngoài ra độc

quyền tự nhiên còn tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng

mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu

12

Page 13: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép

hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo

chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình

thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối

thủ cạnh tranh trên thị trường.

Thí dụ: giá điện ở Việt Nam là 0,07USD/kwh so với Thái Lan là 0,04

USD, phí vận hành, cảng đối với 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là 40.000USD,

cảng Bangkok là 20.000USD, cước viễn thông từ Hà Nội gọi đến Tokyo hết

7,92USD/3phút, từ Bangkok hết 2,48USD.

Kết quả của độc quyền tự nhiên là năng suất lao động thấp, giá cả tăng

cao một cách bất hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào

cao, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp kinh doạnh khác trong nền kinh tế

quốc dân.

III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC

QUYỀN.

Trong thời gian tới trước yêu cầu duy trì phát triển kinh tế với nhịp độ

cao và của quá trình hội nhập thì việc cải thiện môi trường cạnh tranh là yêu

cầu cấp bách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh

tranh của mình, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều

kiện tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế thế giới. Để duy trì cạnh tranh

lành mạnh và kiểm soát độc quyền chúng ta cần phải thực hiện một số biện

pháp sau:

Thứ nhất: tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất

quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Phải coi cạnh

tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và

nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ

ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh

nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, hạn chế bớt những doanh nghiệp Nhà

13

Page 14: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

nước độc quyền kinh doanh. Thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp

Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Độc quyền

của các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giảm dần, các rào cản đối với

các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần được tháo gỡ dần nhằm

giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh

tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đồng thời giảm gánh nặng

cho ngân sách quốc gia.

Việc đổi mới nhận thức cần được thể hiện trong toàn bộ hệ thống quản

lý Nhà nước, trong các chương trình và chiến lược cải cách hành chính, trong

tổ chức, phong cách làm việc hành vi ứng xử của các cơ quan công quyền.

Thứ hai: cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được

vận hành một cách trôi chảy, hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành

mạnh trên thị trường. Nới lỏng các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường

để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Như vậy việc

hình thành nên khung pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các

khu vực kinh tế khác nhau là điều cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh

tranh cần phải sửa đổi từ quy trình ban hành pháp luật:

Thứ ba: xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành

vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Rà soát lại và hạn chế bớt số lượng

các lĩnh vực độc quyền, kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn.

Thứ tư: cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh

bạch và kịp thời hơn, đồng thời nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. Cụ

thể:

- Việc thành lập doanh nghiệp mới: việc quyết định thành lập các doanh

nghiệp Nhà nước cần được chuyển sang cho các cơ quan quyền lực đại biểu

của nhân dân. Việc tăng cường kiểm tra giám sát từ các cơ quan này sẽ thúc

đẩy các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tích cực và có hiệu quả hơn, tiết

kiệm được các nguồn lực của Nhà nước .

14

Page 15: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

Thành lập, bổ sung đầy đủ, chi tiết và cập nhật hàng năm những ngành

nghề mà doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoải

không được đăng ký kinh doanh. Ngoài các mục này các doanh nghiệp được

thành lập theo chế độ đăng ký với một cơ quan đăng ký thống nhất trong quốc

gia.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường.

Canh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và

nó được đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra

thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên xát trong một quá trình lâu

dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự

phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh

tế với nhau sẽ làm nguồn lực của xã hội được phân bố và sử dụng có hiệu quả

hơn. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như

chúng ta có một chính sách cạnh tranh và chống độc quyền hợp lý.

Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tốt chính sách cạnh tranh trong

phát triển kinh tế và đem lại hiệu quả cao. Một trong những nước sử dụng

rộng rãi và thành công yếu tố cạnh tranh để phát triển kinh tế là Mỹ, Mỹ đã

ban hành rất sớm luật cạnh tranh.

Đối với Việt Nam, thực trạng hiện nay cho thấy môi trường cạnh tranh

và chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn tại cần tháo

gỡ. Đối với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh

tranh lành mạnh, nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam cần có một

chính sách cạnh tranh hợp lý, cần phải có pháp luật về cạnh tranh hướng dẫn

các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa

của nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi,

nó có là động lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào sự

vận dụng quy luật này ở mỗi nước. Nếu có chính sách cạnh tranh hợp lý thì

15

Page 16: HiÖn nay c níc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 ... · Web viewTitle HiÖn nay c n íc cã 17 tæng c«ng ty 91 víi 450 thµnh viªn, 71 tæng c«ng ty 90 cña

nước đó sẽ được lợi to do cạnh tranh đem lại, nhược bằng không thì nó sẽ là

một cỗ máy nghiền nát nền kinh tế. Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi thất

bại nếu không biết vận dụng quy luật cạnh tranh. Là nước áp dụng quy luật

cạnh tranh muộn nên Việt Nam sẽ có được nhiều kinh nghiệm của những

nước đi trước, từ đó chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ chứng minh rằng: Việt

Nam chính là mảnh đất mầu mỡcho cạnh tranh phát huy hết ưu điểm của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. "Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát

độc quyền kinh doanh" của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

2. Tạp chí kinh tế và phát triển.

3. Nghiên cứu kinh tế số 254 - tháng 7/1999.

4. Tạp chí thương mại 17/2001

16