HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA...

25
HI CU SINH VIÊN QUC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA S14 Phát hành tháng 9/2015 CỐ VẤN Luật Sư Nguyn Khiết HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ChTch: Trn Ngc Thiu Thư Ký: Trn Tn Mn Thành Viên: Lê ThGm Văn Tòng Hòa Phạm Đức Thnh BAN CHP HÀNH ChTch: Trn Bch Thu Phó ChTch: Trn Công Hàm Đinh Bá Tâm Cao Xuân Thc Ngô Ngọc Vĩnh Tổng Thư Ký: Ngô Xuân Vũ ThQu: HThHng Hoa UVIÊN Lê Hu Dzu Nguyn Tn Hu Đèo Chính Mung Lê Văn Mười ChNguyễn Văn Phúc Ngô Ngc Trác Mai Văn Xa TNG KIM SOÁT Chu Vũ Lc ĐIỀU HP VIÊN TNG QUÁT Nguyn Văn Sáu Địa chliên lc: 8051 Westminster Blvd. Westminster, CA 92683 ĐT: (714) 891-9996 Email:[email protected] Niên lim, ym trxin ghi: VNIAAA (Vietnamese National Institute of Administration Alumnae & Association) KNIM NGÀY THÀNH LP HC VIN QUC GIA HÀNH CHÁNH SÀI GÒN (Tháng 8-1955) Sáu mƣơi năm là mốc thi gian ca một đời ngƣời, nhƣng so với stn vong ca mt quc gia li là một giai đoạn rt ngn trong thế cuc thăng trầm, theo shƣng phế ca lch s. Hc Vin Quc Gia Hành Chánh Sài Gòn là một định chế do chế độ chính trVNCH sản sinh, nên cũng không thtn tại khi đất nƣớc mt vào tay Cng Sn. Có thnh, có suy theo vận nƣớc. Cho đến năm 1975, HV/QGHC là một cơ sở đào tạo và hun luyn các cp chhuy hành chánh ln nhất Đông Nam Á, nhƣng nay cũng đã lùi vào dĩ vãng. Hôm nay nhớ đến giai đoạn thnh trcủa đất nƣớc, đến thi kvàng son ca HV/QGHC, chúng ta tchc bui lnầy và đồng thi cũng tƣởng niệm đến các vGiáo sƣ và Cựu Sinh Viên QGHC đã vị quc vong thân. Trong cuc chiến tranh va qua các viên chức hành chánh địa phƣơng cũng đã có những gƣơng hy sinh anh dũng…Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đa số các cp chhuy hành chánh địa phƣơng đều li nhim sti hu hết các tnh, qun trên toàn quc. Sau đó, trừ môt sviên chc bđịch bt và bgiết tại các địa phƣơng, số còn li btập trung “cải tạo”. Nhân ngày kniệm 60 năm thành lập Hc vin QGHC Sài gòn (8/1955-8/2015), chúng ta nhli những đoạn đƣờng đã qua, cùng với nhng ni vui buồn cũ. Chúng ta không ngm ngùi tiếc những đau buồn đã xy ra. Trái li, chúng ta nên phát huy truyn thng ca Hc vin là nghiên cu nhng vấn đề chuyên môn, ngõ hầu đóng góp vào trong công cuộc xây dng một nƣớc Vit Nam mi TDo, Dân Chủ, Văn minh và Thịnh vƣợng trong tương lai. Theo qui lut thời gian, đồng môn chúng ta hu hết đã bƣớc vào độ tuổi “thất thp clai hy”. Những mong gom góp đƣợc cái tt, cái hay ca tchc chính quyền cũ để làm thành tài liệu lƣu truyền cho các thế hmai sau. Bƣc đầu, chúng tôi đã thực hiện và phát hành đƣợc bBiên kho vHV/QGHC cùng vi những tâm tƣ, hoài bão của những ngƣời đã từng gitrng trách trong nn hành chánh VNCH. Công vic ny hy vng sđƣợc tiếp tc và sđƣợc phát hành trong năm 2016, với ƣớc vng nhng tài liu y strthành nhng Di sản VNCH trong tƣơng lai… Trn Bch Thu

Transcript of HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA...

1

HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH

NAM CALIFORNIA

Số 14 – Phát hành tháng 9/2015

CỐ VẤN

Luật Sư Nguyễn Khiết

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Chủ Tịch: Trần Ngọc Thiệu

Thư Ký: Trần Tấn Mẫn

Thành Viên:

Lê Thị Gấm

Văn Tòng Hòa

Phạm Đức Thạnh

BAN CHẤP HÀNH

Chủ Tịch: Trần Bạch Thu

Phó Chủ Tịch:

Trần Công Hàm

Đinh Bá Tâm

Cao Xuân Thức

Ngô Ngọc Vĩnh

Tổng Thư Ký: Ngô Xuân Vũ

Thủ Quỹ: Hồ Thị Hồng Hoa

UỶ VIÊN

Lê Hữu Dzu

Nguyễn Tấn Hữu

Đèo Chính Mung

Lê Văn Mười

Chị Nguyễn Văn Phúc

Ngô Ngọc Trác

Mai Văn Xa

TỔNG KIỂM SOÁT

Chu Vũ Lộc

ĐIỀU HỢP VIÊN TỔNG QUÁT

Nguyễn Văn Sáu

Địa chỉ liên lạc:

8051 Westminster Blvd.

Westminster, CA 92683

ĐT: (714) 891-9996

Email:[email protected]

Niên liễm, yểm trợ xin ghi:

VNIAAA (Vietnamese National Institute of

Administration Alumnae & Association)

KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP

HỌC VIỆN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH SÀI GÒN

(Tháng 8-1955)

Sáu mƣơi năm là mốc thời gian của một đời ngƣời, nhƣng so với sự

tồn vong của một quốc gia lại là một giai đoạn rất ngắn trong thế cuộc

thăng trầm, theo sự hƣng phế của lịch sử. Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

Sài Gòn là một định chế do chế độ chính trị VNCH sản sinh, nên cũng

không thể tồn tại khi đất nƣớc mất vào tay Cộng Sản. Có thịnh, có suy theo

vận nƣớc. Cho đến năm 1975, HV/QGHC là một cơ sở đào tạo và huấn

luyện các cấp chỉ huy hành chánh lớn nhất Đông Nam Á, nhƣng nay cũng

đã lùi vào dĩ vãng. Hôm nay nhớ đến giai đoạn thịnh trị của đất nƣớc, đến thời kỳ vàng son của HV/QGHC, chúng ta tổ chức buổi lễ nầy và đồng thời

cũng tƣởng niệm đến các vị Giáo sƣ và Cựu Sinh Viên QGHC đã vị quốc

vong thân.

Trong cuộc chiến tranh vừa qua các viên chức hành chánh địa

phƣơng cũng đã có những gƣơng hy sinh anh dũng…Cho đến ngày 30

tháng 4 năm 1975 đa số các cấp chỉ huy hành chánh địa phƣơng đều ở lại

nhiệm sở tại hầu hết các tỉnh, quận trên toàn quốc. Sau đó, trừ môt số viên

chức bị địch bắt và bị giết tại các địa phƣơng, số còn lại bị tập trung “cải tạo”. Nhân ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện QGHC Sài gòn

(8/1955-8/2015), chúng ta nhớ lại những đoạn đƣờng đã qua, cùng với

những nỗi vui buồn cũ. Chúng ta không ngậm ngùi tiếc những đau buồn đã xảy ra. Trái lại, chúng ta nên phát huy truyền thống của Học viện là nghiên

cứu những vấn đề chuyên môn, ngõ hầu đóng góp vào trong công cuộc

xây dựng một nƣớc Việt Nam mới Tự Do, Dân Chủ, Văn minh và Thịnh

vƣợng trong tương lai.

Theo qui luật thời gian, đồng môn chúng ta hầu hết đã bƣớc vào độ

tuổi “thất thập cổ lai hy”. Những mong gom góp đƣợc cái tốt, cái hay của

tổ chức chính quyền cũ để làm thành tài liệu lƣu truyền cho các thế hệ mai

sau. Bƣớc đầu, chúng tôi đã thực hiện và phát hành đƣợc bộ Biên khảo về

HV/QGHC cùng với những tâm tƣ, hoài bão của những ngƣời đã từng giữ

trọng trách trong nền hành chánh VNCH. Công việc nầy hy vọng sẽ đƣợc

tiếp tục và sẽ đƣợc phát hành trong năm 2016, với ƣớc vọng những tài liệu

ấy sẽ trở thành những Di sản VNCH trong tƣơng lai…

Trần Bạch Thu

2

LỄ KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP

HỌC VIỆN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH SÀI GÒN

Buổi Lễ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn” (8/1955 – 8/2015) và Lễ Tƣởng

Niệm Quý vị Giáo sƣ và Đồng môn QGHC Vị Quốc Vong Thân do Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh

Nam California tổ chức đã long trọng diễn ra vào 12 giờ trƣa ngày 16 tháng 8 năm 2015 tại Trung Tâm Sinh Hoạt

Cộng Đồng Thành Phố Westminster (Westminster Civic Center), quận Cam, miền Nam California.

Mặc dù trời rất nóng tại địa phƣơng tổ chức buổi lễ, nhƣng trƣớc giờ khai mạc, số ngƣời đến tham dự rất đông, kín

cả hội trƣờng - với 250 ghế ngồi và còn một số anh chị em cựu sinh viên QGHC phải đứng phía sau, nhƣờng chỗ

cho quan khách. Ngoài một số lớn đồng môn cùng gia đình và thân hữu; các cựu giáo sƣ QGHC nhƣ Giáo sƣ

Hoàng Xuân Hào, Giáo Sƣ Cao Văn Hở, quan khách tham dự buổi lễ Kỷ niệm gồm có các vị dân cử địa phƣơng

nhƣ Thị trƣởng Tạ Đức Trí, thành phố Westminster; Nghị viên Phát Bùi, thành phố Garden Grove; Dƣợc Sĩ

Nguyễn Đình Thức, đại diện Thƣợng Nghị sĩ Tiểu Bang California Janet Nguyễn; Tiến Sĩ Phạm Kim Long, đại

diện Hội Đồng Giáo dục Orange County; Giáo sƣ Sử học Phạm Cao Dƣơng và phu nhân.... Ngoài ra còn có các cựu

viên chức VNCH nhƣ Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm nguyên Thứ trƣởng Bộ Giáo dục và Thanh niên, cựu Đại tá Lê

Bá Khiếu nguyên Tỉnh trƣởng Quảng ngãi, cựu dân biểu Bùi Văn Nhân. Ngoài ra còn có các các vị đại diện Mạng

Lƣới Nhân Quyền VN; các chính đảng, đoàn thể; Hội đồng hƣơng, Hội cựu Học sinh Chu Văn An, Hội Gia Long,

Hội Liên Trƣờng Trung Học Nam Cali; các Hội đoàn Quân Đội; các đại diện Truyền thông, Truyền hình và Báo

chí…

Mở đầu buổi lễ với nghi thức khai mạc nhƣ chào quốc kỳ Việt Mỹ và tƣởng niệm những anh hùng quân cán chính

đã bỏ mình vì chính nghĩa Tự do, trong đó có quý vị Viện trƣởng, Giáo sƣ và đồng môn của Học Viện QGHC Sài

gòn. Tiếp đó đồng môn Trần Bạch Thu, Chủ tịch Ban Chấp hành Hội QGHC Nam California đọc diễn văn khai

mạc buổi lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện QGHC Sài gòn. Sau khi cám ơn toàn thể quý quan khách và đồng

môn đã đến tham dự buổi lễ, anh Chủ tịch đã trình bày lý do tổ chức buổi lễ. Theo anh, sau khi miền Nam mất vào

tay Cộng sản, cơ sở đào tạo và huấn luyện các cấp chỉ huy chế độ VNCH cũng không còn tồn tại. Cho nên buổi lễ

hôm nay để nhớ đến “thời kỳ vàng son của đất nƣớc”, đồng thời cũng để tƣởng niệm các vị Giáo sƣ và Cựu Sinh

viên QGHC đã vị quốc vong thân.

Tiếp theo, đồng môn Trần Công Hàm đã trình bày Quá trình hình thành và phát triển nền Công Vụ Việt Nam và

Học Viện QGHC. Trƣớc hết, diễn giả lƣợc qua quá trình hình thành nền Công vụ qua hai giai đoạn: Các chính phủ

Quốc Gia Việt nam, Thành Lập Nền Cộng Hoà. Trong giai đoạn 2, diễn giả trình bày về Cải tiến hai nền hành

chánh: Hành chánh trung ƣơng và Hành chánh địa phƣơng. Về Diễn Tiến thành lập Học Viện QGHC, đồng môn

Trần Công Hàm nhấn mạnh đến mục đích, nhiệm vụ của Học Viện QGHC và tiến trình thành lập Học Viện, trong

ba giai đoạn: Giai đoạn I : Trƣờng QGHC Đà Lạt (1953 - 1955); Giai Đoạn II : Học Viện QGHC Sài Gòn (1956-

1972) và Giai Đoạn III : Trƣờng QGHC Sài Gòn (1973-1975). Cuối cùng diễn giả đề cập đến Học viện QGHC sau

3

30/4/1975: Tập thể Cựu sinh viên QGHC

đã lƣu lạc khắp bốn phƣơng trời, với

khoảng 1.000 Cựu Sinh Viên hiện đang

sinh sống tại hải ngoại và nay cũng đã vào

lứa tuổi thất thập "cổ lai hy". Dù ở tuổi

này, họ cũng có “lắm kinh lịch nhƣng

năng lực thì đã hao gầy”!

Sau khi đồng môn Phạm Đức Thạnh đọc

Danh sách cố giáo sƣ và sinh viên đã nằm

xuống trong thời gian công vụ cũng nhƣ

trong các trại tù “cải tạo” của Cộng sản,

nghi thức niệm hƣơng đƣợc thực hiện để

tƣởng niệm những ngƣời đã vị quốc vong

thân.

BĐD Hội QGHC Nam CA tiến hành nghi thức

niệm hương (Từ trái: các anh Trần Bạch Thu,

Trần Ngọc Thiệu và Chu Vũ Lộc)

Để vinh danh Hội Quốc gia Hành chánh Nam California, nhân dịp lễ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Học Viện Quốc

Gia Hành Chánh Sài Gòn, Thị trƣởng Westminster Tạ Đức Trí đã trao tặng bằng tƣởng lệ cho Hội. . Anh Trần

Bạch Thu, Chủ tịch Ban Chấp hành đã nhận lãnh, với niềm hân hoan và hãnh diện.

Tiếp theo chƣơng trình, đồng môn Trần Ngọc Thiệu giới thiệu về bộ sách Biên Khảo Học Viện QGHC Sài gòn, do

Hội Cựu Sinh Viên QGHC biên khảo, sáng tác và xuất bản. Sách gồm 2 tập. Tập I: Quá Trình Hình Thành và Phát

Triển và tập II: Tâm tƣ QGHC. Sau đó sách đƣợc mang đến tận chỗ ngồi của các quan khách tham dự buổi lễ để

kính biếu. Riêng các đồng môn và cựu giáo sƣ QGHC, ngay sau khi in ấn xong, sách đã đƣợc gởi biếu đến tận nơi

cƣ ngụ theo yêu cầu của quý vị …

Ban Đại Diện Hội QGHC Nam CA chụp hình lưu niệm.

Đồng môn Chu Vũ Lộc - nguyên Chủ sự Phòng Xã hội Học Viện QGHC Sài gòn khoảng thập niên 60’, suốt trong

“hai triều Viện Trƣởng” - đã trình bày về những kỷ niệm về Trƣờng Xƣa , Bạn Cũ của Học Viện QGHC trƣớc đây.

4

Anh Chu Vũ Lộc nhắc nhớ lại những kỷ niệm về ba vị cố giáo sƣ đã đóng góp nhiều cho việc tiến triển của Học

Viện trƣớc đây. Đó là cố giáo sƣ Viện trƣởng Vũ Quốc Thông, ngƣời đã có công nâng cấp một trƣờng QGHC chỉ

có vài chục sinh viên, toạ lạc tại căn nhà nhỏ số 4 Alexanderode, thành một Viện Đại học, lấy tên là Học Viện

QGHC. Đến năm 1962, Học viện đƣợc chánh thức chuyển về trƣờng sở mới to lớn và khang trang tại số 10 Trần

Quốc Toản. Tiếp theo, cố Giáo sƣ Nguyễn Văn Bông làm Viện trƣởng khi nền Đệ Nhị Cộng Hoà đƣợc thành lập.

Giáo sƣ đã mở thêm cho Học Viện lớp Cao học Hành Chánh, lập kế hoạch đào tạo giáo sƣ tƣơng lai cho Học

Viện”… Tiếp đến, theo đồng môn Chu Vũ Lộc, cố Giáo sƣ Nguyễn Ngọc Huy đã “truyền đạt cho sinh viên chúng

tôi tinh thần đoàn kết, đạo nghĩa gia đình, đạo đức xã hội, tác phong cần có của một cán bộ hành chánh trong tƣơng

lai…”

Về chƣơng trình văn nghệ giúp vui, ngoài các nam nữ ca sĩ của ban Văn nghệ QGHC, còn có thêm tiếng ca của ban

Hợp Ca Phố Núi, với đồng môn Nguyễn Phú Hùng trong vai trò điều khiển ban nhạc “One Man Band”. Theo

chƣơng trình văn nghệ, lần lƣợt các nam nữ ca sĩ đã trình bày 9 tiết mục gồm đơn ca, song ca và hợp ca. Đó là các

nữ ca sĩ : Bảo Nam, Ngọc Quỳnh, Kim Yến, Bích Thủy, Thanh Nguyên; Ngọc Quỳnh và Lâm Dung và Ban hợp ca

Phố Núi. Ngoài ra còn có một giọng nam trầm ấm của đồng môn Vũ Bội Minh Giao.

Buổi Lễ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn” (8/1955 – 8/2015) và Lễ Tƣởng

Niệm Quý vị Giáo sƣ và Đồng môn QGHC Vị Quốc Vong Thân đã kết thúc trong bầu không khí phấn khởi, vui

tƣơi. Trƣớc khi ra về, ban Tổ chức đã chụp chung hình lƣu niệm và mọi ngƣời chia tay trong niềm lƣu luyến với hy

vọng sẽ gặp lại nhau trong những cuộc hội ngộ sắp tới.

Tường thuật: Tâm Đinh

Hình ảnh: Sáu Nguyễn

Tin Sinh Hoạt

1) - ĐÓN ĐỒNG MÔN TRẦN HÁN LƯƠNG (ĐS 21) ĐẾN TỪ VIỆT NAM.

Đƣợc anh Nguyễn Văn Sáu thông báo: đồng môn Trần Hán Lƣơng (ĐS 21) từ Việt Nam sang thăm gia đình cƣ ngụ

tại Westminster và nhân tiện muốn gặp gỡ các huynh trƣởng Quốc Gia Hành Chánh, đặc biệt là các đồng môn khóa

21, một buổi gặp mặt thân mật đã

đƣợc tổ chức vào lúc 6 giờ chiều

ngày 23/9/2015 tại nhà hàng Tip

Top Kitchen, góc đƣờng

Brookhurst và Edinger, thành phố

Fountain Valley, Nam California.

Hiện diện trong buổi gặp gỡ có anh

Trần Ngọc Thiệu, Chủ Tịch Hội

Đồng Quản Trị, anh Phạm Đức

Thạnh (ĐS17), anh Nguyễn Văn

Sáu (TS4) và các anh cựu sinh viên

khóa Đốc Sự 21: Chu Tất Tiến, Võ

Văn Trình, Bùi Trọng Lân, và anh

chị Trần Hán Lƣơng.

(Từ trái) các anh: PĐThạnh, TNThiệu, CYTiến, BTLân, VVTrình, anh chị THLương và anh NVSáu.

Điều đáng quý từ anh Trần Hán Lƣơng là anh đã mang sang đƣợc những tấm hình chụp Trƣờng Quốc Gia Hành

Chánh và một tấm ảnh anh Trần Hán Lƣơng chụp chung với Giáo Sƣ, Võ Sƣ Vovinam Nguyễn Văn Thƣ. Trong

tâm tình chia xẻ của một cựu sinh viên Hành Chánh, anh Trần Hán Lƣơng cho biết, tuy ở Viêt Nam, nhƣng vẫn

theo dõi sinh hoạt của Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam California, và rất tiếc sang Mỹ trễ, không

kịp dự ngày kỷ niệm 60 năm của Trƣờng Mẹ. Anh Lƣơng có chuyển đạt lời của một vị Giáo Sƣ là em của Giáo Sƣ

Lê Công Truyền và chính anh, muốn có một bộ sách về Lịch Sử của Trƣờng Quốc Gia Hành Chánh mới xuất bản

và phân phối trong ngày hội 60 năm vừa qua. Đáp lại yêu cầu, anh Nguyễn Văn Sáu đã thay mặt Hội tặng anh Trần

Hán Lƣơng hai bộ sách quý hiếm này.

Buổi gặp gỡ thân mật chấm dứt lúc 8 giờ 45 tối trong sự lƣu luyến chia tay và hẹn gặp lại trong những cơ hội sắp

tới.

Ghi nhanh: Chu Tất Tiến

5

2) - Ban Đại Diện Hội Nam CA tham dự Lễ Tưởng Niệm lần thứ 14 Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:

Ngày thứ Bảy 19 tháng 9 năm 2015

vào lúc 4 giờ chiều tại Tƣợng Đài

Chiến Sĩ Việt Mỹ thuộc thành phố

Westminster, Ban Đại Diện Hội

CSV/QGHC Nam CA đã tham dự và

đặt vòng hoa trong buổi Lễ Tƣởng

Niệm lần thứ 14 Cố Tổng Thống

VNCH Nguyễn Văn Thiệu đƣợc các

Hội Đoàn, Đoàn Thể Quân Đội và

Dân Sự vùng Orange County hổ trợ

và hợp tác tổ chức do Giáo sƣ Tiến sĩ

Nguyễn Thanh Liêm làm Trƣởng

Ban.Thành phần BĐD tham dự buổi

lễ gồm quý anh: Trần Bạch Thu (ĐS17, Chủ tịch BCH), Trần Ngọc Thiệu (ĐS11, Chủ tịch HĐQT), Cao Xuân

Thức (ĐS13, Phó Chủ tịch BCH đặc trách Truyền thống – Báo chí), anh Nguyễn Văn Sáu (TS4, Điều hợp viên

Tổng quát). Ngoài ra cũng có các đồng môn sau đây đã cùng phái đoàn BĐD mang vòng hoa lên Lễ đài gồm các

anh Lê Ngọc Diệp (ĐS9, CH2), Nguyễn Chí Vy (ĐS9, CH2) và chị Nguyễn Thị Kiều Tiên (ĐS16). Buổi lễ diễn ra

thật trang trọng với sự hiện diện của Phu nhân Cố Tổng Thống Thiệu và ông Cựu Tổng trƣởng Dân Vận Chiêu Hồi

Hoàng Đức Nhã. Buổi lễ đã chấm dứt vào lúc 8 giờ tối cùng ngày.

Ghi nhanh: Nguyễn Văn Sáu

3) - Lễ quy y của đồng môn Trần Nhật Ưng - Một lối đi về.

“ Chuyện ngƣời không biết buồn” của đàn anh Đỗ

Tiến Đức đã thôi thúc Hồng Hoa rủ chị Lê Đình Thảo

cùng rời buổi giảng pháp nửa chừng, đến dự lễ quy y

anh Trần Nhật Ƣng ĐS6, bạn đồng môn anh Đỗ Tiến

Đức. Trời đã vào Thu, Miền Nam Cali vẫn còn gay gắt

nắng. Thế nhƣng rất đông những CSV/QGHC vẫn tề

tựu về chùa Liên Hoa số 9961 Bixby Ave., Garden

Grove, Nam Cali. cho kịp lễ quy y của anh vào lúc

11:00AM ngày 12 tháng 9 năm 2015.

Hai chị em vừa đến, lại đƣợc anh Sáu chỉ dẫn ngồi

cùng nhóm với bà xã anh, cạnh anh Ƣng. Tuy sớm hơn

giờ mời 10 phút, nhƣng các anh chị CSV – hơn 40

ngƣời - đã đến lấp đầy sân chùa nho nhỏ xinh xắn.

Điều nầy cũng nói lên tình đồng môn của HV/QGHC

khá gắn bó với nhau trong những lúc hữu sự. Thoáng

Hòa thượng Thích Chân Thành (phải) và anh Trần Nhật

Ưng (trái).

nhìn anh, ngƣời ốm dong dỏng cao, tóc bạc trắng, ăn

mặc rất tƣơm tất nhƣng có cái nhìn xa xăm đâu đó, khó

đoán anh đang bị bịnh Alzheimer và có triệu chứng của

Bipolar disorder nhƣ trong bài viết của anh ĐTĐức.

Tay anh Ƣng đang cầm tờ báo và vài anh chị yêu cầu

anh đọc, anh cũng đọc đƣợc vài hàng và cũng nhận

đƣợc bài anh Đức viết về anh. Khi đƣợc bạn hỏi: “Vợ

mầy đâu, nghe nói mầy lấy vợ mƣời mấy năm”; và câu

đối đáp của anh “Có lấy vợ đâu mà hỏi vợ”, thì không

biết anh Ƣng thật sự tỉnh hay mơ???. Nhất là cuộc đời

anh có nhiều nỗi buồn hơn niềm vui. Mấy ai có đƣợc

những cuộc tình suông sẽ hay còn nhau đến tận cuối

đời !!!! . Phƣớc nghiệp, mấy ai không bị xoay quanh

theo nó, cho đến nhắm mắt xuôi tay mới biết rỏ phận

mình?

Trên con đƣờng anh đi, mấy chục năm sóng gió dập

dìu trong cõi ta bà, từ năm 1938 đến nay, đã đẩy anh

nổi trôi với những nỗi buồn cùng cực. Anh di cƣ vào

Nam sống trong trại học sinh di cƣ Phú Thọ, với bao

cố gắng để vào HV/QGHC chẳng đƣợc bao lâu lại phải

vào trại tù Hà Nam Ninh. Sau đó anh sang Mỹ năm

1995 làm lụng để mua nhà cửa xe cộ, rồi lại về VN vào

tháng 3/2013 theo lời của ngƣời tình trăm năm…. Để

rồi trở lại Mỹ đúng một năm sau (tháng 3/2014) với

hai bàn tay trắng, không thân nhân bên cạnh. Bao

nhiêu công sức gầy dựng của anh đã đƣợc sang tay qua

con cháu của ngƣời đàn bà nầy - ngƣời tình hay oan

gia trái chủ ? Nên câu trả lời của anh có phải là của

ngƣời đã tỉnh giấc trầm kha trong biển ái ? Bù lại anh

lại đƣợc sanh ra từ một gia đình với tình yêu thƣơng

đùm bọc bao la. Tình cảnh dở khóc dở cƣời của anh

6

Ƣng đã làm xót xa ngƣời em – Trần Nhật Hƣng- từ

khung trời Úc, tuy trên xe lăn nhƣng cũng tìm mọi

cách để đƣa anh Ƣng trở lại xứ Mỹ. Cuối cùng cũng

đƣa anh vào đƣợc “Dƣỡng trí viện Windsor Gardens

Convalescent” ở Long Beach.

Buổi quy y của anh Ƣng đƣợc bắt đầu bằng buổi thọ

trai, những thức ăn chay đƣợc chuẩn bị thật chu đáo.

Mở đầu, anh Chu Đức An - cháu của anh Ƣng hiện ở

Ohio - đã đứng lên gởi lời cảm tạ đến những ngƣời

tham dự buổi lễ. Sau lần viếng thăm ngƣời cậu vài

ngày từ “Dƣỡng trí Viện” trở về Ohio, anh An đã

không ngớt lo nghĩ về cảnh đơn côi và khó khăn của

cậu, nên đã trở lại lo tổ chức buổi quy y nầy, mặc dù xa

xôi cách trở. Những ân cần lo lắng của anh An đối với

ngƣời cậu, khiến cho vài ngƣời cũng nghĩ đến hoàn

cảnh riêng tƣ của mình, và tự hỏi: mấy ai đƣợc con cái

lo cho mình nhƣ vậy, nhất là trong thời kỳ kinh tế khó

khăn này, tại nơi xứ sở có phong tục hoàn toàn khác

biệt?

Buổi lễ quy y của anh Ƣng thật đặc biệt; sự yểm trợ

của gia đình và bạn bè thay cho cho năng lực của đạo

tràng phật tử. Tình thƣơng yêu và những hình ảnh tốt

đẹp thanh tịnh trong lễ quy y sẽ ghi sâu đậm đi vào tâm

thức khi nhớ khi quên của ngƣời thọ giới, giúp nhạt

nhoà bớt những dành giựt, điêu ngoa, khổ đau của cuộc

sống. Chủng tử mới nầy đƣợc gieo vào tiềm thức của

anh Ƣng, ngày nào đó sẽ trở nên mạnh mẽ hƣớng anh

thấy “một lối đi về” cõi thanh tịnh của Phật. Hy vọng

“một lối đi về” sẽ mở cho anh từ bây giờ - những giây

phút cuối của cuộc đời đầy khổ đau này…

Tường thuật: Hồng Hoa

4) -Sinh hoạt khoá ĐS10-Đón tiếp anh chị Lê Hữu Em& Jackie tại Nam California

Anh Lê Hữu Em, CSV/QGHC ĐS10 & CH1,

cựu Chủ Tịch Tổng Hội CSV/QGHC trong nhiệm kỳ

1997-2001, từ Washington DC xuống thăm bạn bè và

thân hữu, từ Sept.01 đến Sept.06/2015. Ngoài ra, anh

chị còn các nhóm bạn bè thân từ tấm bé nhƣ Nhóm

Bạn CHS/TQC Lớp Đệ Thất1 (1954-1958) đến lớp Đệ

Nhị B (1958-1960) trƣờng Trung Học Trần Quý Cáp,

Hội An, Quảng Nam (Anh chị Trần Huỳnh Mính, Cựu

Hiệu Trƣởng trƣờng Trung Học TQC/HoiAn. Anh chị

Đỗ Xuân Trúc, Cựu Hội Trƣởng Hội

CHS/TQC/HoiAn, anh Nguyễn Quang Chánh, từ Paris,

Pháp sang. Chị Nguyễn Thị Thu Phƣơng, từ SeaYTle,

Washington xuống, anh chị Bạch Tuyết & Phong từ

San Jose đến. Anh chị Tăng Sanh Tân từ Los Angeles,

anh chị Trần Văn Viễn, cũng từ Los Angeles. Chị Lệ

Minh tại Quận Cam.... Còn có các anh chị trong Hội

Đồng Hƣơng Quảng Nam- Đà Nẵng (anh Đoàn Ngọc

Đa là Hội Trƣởng). Chị Jackie, phu nhân của anh

LH/Em có nhóm bạn thân từ College Yersin Đà Lạt

ngày trƣớc.

Bạn bè đã tổ chức hai buổi họp mặt đón tiếp

anh chị. Một tại quán Hƣơng Vỹ vào lúc 11:00AM

ngày Sept.03/2015 do nhóm ĐS10 & CH1,2,3... các

khóa và thân hữu, có gần 40 ngƣời tham dự, trong đó

có quí anh Trần Ngọc Thiệu, Cựu Chủ Tịch Hội

CSV/QGHC/NamCali, anh chị Nguyễn Chí Vy, anh

Nguyễn Hữu Thông ĐS11&CH3, Đặng Văn Thạnh

ĐS11... Đặc biệt có anh chị La Trung Chánh, đang cƣ

ngụ tại Dallas, Texas, đi dự họp bạn trên San Jose về,

nghe tin LH/Em xuống, ghé lại tham dự. Anh La Trung

Chánh, trƣớc đây cƣ ngụ tại Virginia, từ năm 1975,

mới chuyển về Texas, gần con cháu. Anh La Trung

Chánh, đƣợc bạn bè thân dành cho danh hiệu, Bộ

Trƣởng Thông Tin trong Nội Các Lê Hữu Em, khi anh

LH/Em làm Chủ Tịch TH/CSV/QGHC trong các năm

1997-2001 tại Washington DC. Anh phụ trách Bản Tin

TH/CSV/QGHC và phát hành thật đều đặn và tin tức

thật sốt dẻo, bài vở thật súc tích.

Cuộc họp mặt thứ hai, tại nhà hàng Royal

Banquet, vào lúc 6:30PM ngày Sept.04/2015, thành

phần tham dự, thân hữu Yersin Đà Lạt của chị Jackie,

thân hữu CHS/TQC của anh LH/Em ngày xƣa ở Hội

An và các thân hữu khác. Số ngƣời tham dự cũng lên

đến 40 ngƣời, trong một tối thứ sáu, nhà hàng Royal

Banquet thật đông, có nhạc sống và khiêu vũ cho các

anh chị còn ngứa ngáy chân cẳng. Cuộc họp mặt đông

vui đến 11:00 đêm mới giải tán.

Ngày chủ nhật Sept.06/2015, anh chị Lh/Em & Jackie

trở về Virginia và hẹn sẽ có dịp xuống thăm bạn bè

Nam California trong một dịp thuận tiện.

ĐXT ghi chép

Sept.14/2015

TB: Trong lần họp mặt kỳ này, ĐS10 chỉ vắng mặt ba

anh, đó là quí anh Nguyễn Tiến Hoàng, Đỗ Duy Chí và

Nguyễn Nhật Ngọc. Ba anh đều có lý do chính đáng, đi

bác sĩ trong kỳ khám bệnh thường xuyên, đã hẹn,

không thay thế được.

Anh Nguyễn Nhật Ngọ, Đặc Phái Viên Nghé

Ngọ, trong các cuộc Họp mặt bạn bè, đều có bài tường

thuật đầy đủ chi tiết, dí dỏm, kèm theo hình ảnh

slideshow và YouTube anh làm thật mỹ thuật, sống

động. Kỳ này anh vắng mặt, Bản Tin Hội QGHC Nam

Cali thiếu bài là vậy.

5) - Tin sinh hoạt: HỌP MẶT KHOÁ ĐỐC SỰ 19 TẠI ORANGE COUNTY

Sau một thời gian email qua lại, ngày đẹp trời

30 tháng 8, 2015 vào lúc 11:30AM đã đƣợc chọn làm

ngày họp mặt của Khoá ĐS19. Đó là thời gian đa số

anh chị em có thể hiện diện đông đảo. Điều này là yếu

tố quan trọng, bởi phần lớn anh chị ĐS19 hãy còn tiếp

tục đi làm để mƣu sinh. Ngoài ra, địa điểm nơi họp

cũng quan trọng không kém. Với sự nhiệt tình của anh

chị Nguyễn Tấn Hữu, ngoài việc cho mƣợn nhà để anh

7

chị em ĐS 19 có thể ngồi hàn huyên tâm sự lâu dài,

anh chị còn lo thức ăn cho buổi họp mặt. Đặc biệt món

cà ri chay gia truyền của chị khó ai nấu ngon hơn. Chị

Cúc ( quả phụ anh Nguyễn Huệ ) cũng đã đến nhà em

(vợ anh Hữu) sớm, để phụ một tay trong ngày hôm đó.

Nhờ sự nồng nhiệt của gia đình anh Hữu và Chị Cúc

nên anh chị em ĐS 19 đã có những giây phút vui vẻ

bên nhau lâu dài hơn, khác với không khí vội vàng hấp

tấp khi họp mặt ở tiệm ăn.

Buổi họp mặt nầy dự định sẽ có cả anh chị em

ĐS 19 ở Texas qua, anh Kim Long từ Washington tới.

Nhƣng cuối cùng anh chị em ở Texas không qua đƣợc;

hy vọng lần tới sẽ gặp nhau sau khi có sự chuẩn bị chu

đáo hơn. Đã 40 năm qua- từ ngày ra trƣờng đến nay, có

rất nhiều anh chị em trong buổi họp mặt chƣa gặp lại

anh Nguyễn Kim Long. Ngay cả Hồng Hoa, nếu không

nhờ xem facebook, cũng khó nhận ra anh Kim Long

bởi đã thay đổi nhiều - khác với thời còn là sinh viên,

anh là một ngƣời trong nhóm trẻ cùng lớp, có vóc dáng

và khuôn mặt thanh lịch. Cũng nhờ những buổi họp

mặt nhƣ hôm nay, anh chị em ĐS 19 có thể gần gũi

nhau hơn thời còn sinh viên - thời của sách vở học

hành, của giao tiếp thân hữu trong phạm vi từng nhóm

nhỏ, cho nên tuy cùng khóa nhƣng ít khi có dịp trò

chuyện cùng nhau. Buổi họp mặt hôm nay, tuy không

kéo dài trong thời gian lâu, nhƣng với thơ phú, với

chuyện trò dí dỏm, và nhất là với ngƣời từ xứ lạnh tới

Cali. đã tạo nên bầu không khí đặc biệt vui nhộn…

Buổi họp nầy thiếu vắng bóng anh Ngọc Minh

(anh Minh già, để phân biệt với Minh con- tức anh

HMinh). Anh Minh vẫn thƣờng xuyên đến dự những

kỳ họp trƣớc đây. Tuy nhiên kỳ nầy, anh không đến

đƣợc vì anh đã trên tuổi 80, không thể lái xe đƣờng

trƣờng quá xa. Điều đó gợi chúng ta nỗi buồn của tuổi

vào Thu hay chớm Đông. Hy vọng lần sau, sẽ có anh

bạn hào hiệp nào thu xếp thời gian đi đón anh Ngọc

Minh đến họp mặt cùng bạn bè, bởi chúng ta chẳng

còn bao lần gặp nhau nữa!!!

Anh Trần Bạch Thu, Chủ tịch BCH Nam Cali,

cũng hiện diện trong buổi họp mặt. Với tài kể chuyện,

anh cũng thu hút rất nhiều đàn em ĐS19. Nhìn gƣơng

mặt say sƣa lắng nghe chuyện của anh chị em trong

buổi họp về những thời quá khứ, Hồng Hoa tiếc rằng

mình đã không nghe đƣợc hết những câu chuyện với

đầy đủ chi tiết của anh!

Cuộc vui nào rồi cũng qua mau, anh chị em

khóa 19 chia tay nhau trong niềm lƣu luyến, với hy

vọng sẽ có những buổi họp mặt vui vẻ nhƣ ngày hôm

nay, để xoá tan những nhọc nhằn trong cuộc sống hiện

tại mà chúng ta phải đối diện. Sau buổi họp, những tấm

hình đƣợc anh phó nhòm NHTrung ghi lại rất đặc sắc

và nhanh chóng chuyển đến tất cả anh chị em ĐS19.

Xin thán phục sự nhanh nhẹn của anh. Những câu

chuyện đẹp anh chị em đã kể lại về thời vô tƣ đầy niềm

tin và hy vọng nhƣ đã điểm hoa cho cuộc sống nơi xứ

lạ quê ngƣời. Hy vọng những màu sắc tƣơi đẹp đó sẽ

đƣợc tô điểm thêm trong những lần gặp tới, và từ đó có

thể giảm bớt màu xám ảm đạm của mây khói chiều tà

của lứa tuổi chúng ta.

HỒNG HOA (ĐS19)

(Từ trái) các anh: Kim Long, Huy Minh, Thuần, Thủy, Thuyết, Hữu, Trung - Chị Chúc- Anh Thuận- Các chị: Hồng Hoa,

Nhung (bà xã anh Thủy), Cúc (bà xã anh Huệ), Liên Vũ, Ngọc (bà xã anh Trung), Tuyết (bà xã anh Hữu).

6) - Sinh hoạt ĐS12: ĐÓN TIẾP BẠN TRẦN XUÂN THỜI &NGUYỄN THỊ NGỌC TẠI QUẬN CAM.

Nhân dịp hai bạn Trần Xuân Thời và Nguyễn thị Ngọc đồng khoá ĐS12 đến thăm LiYTle Sài gòn, Orange County,

một số anh chị em đồng môn đã tổ chức đón tiếp lúc 12 giờ trƣa ngày 29 tháng 8 năm 2015, tại nhà hàng Diamond

Restaurant, thuộc thành phố Garden Grove. Hiện diện trong buổi đón tiếp anh Thời và chị Ngọc có các bạn đồng

khoá, gồm các anh: Nguyễn Quý Hùng, Nguyễn Huy Sỹ, Cung Nhật Dƣơng, Châu Văn Để và Đinh Bá Tâm cùng

ngƣời em gái. Ngoài ra còn có anh Trần Ngọc Thiệu (ĐS11, đƣơng kim Chủ tịch HĐQT Hội QGHC Nam Cali)

8

Buổi họp mặt rất vui vẻ, sống động.

Các bạn nam đồng môn nhắc lại

những kỷ niệm trong thời gian cùng

sống trong Ký Túc Xá Học Viện

QGHC. Đó là những mẩu chuyện

vui, nối kết tình bạn bền chặt mãi

đến hôm nay. Những mẩu chuyện

đó, nữ đồng môn hay nam đồng

môn chƣa từng sống trong

KTX/HV-QGHC không thể nào

biết hay có những xúc cảm sâu đậm

khi nhắc lại kỷ niệm xƣa tại đây.

Cuộc họp mặt kéo dài mãi đến gần

3 giờ chiều mới chấm dứt. Anh em

lƣu luyến chia tay và hẹn ngày tái

ngộ - cũng vui tƣơi , thích thú nhƣ

buổi họp mặt hôm nay…

Hình ảnh: Hùng Nguyễn

Từ trái: NQHùng, NgT Ngọc, ĐBTâm và em gái, Ghi nhanh: Tâm Đinh

TXThời, TNThiệu, CNDương, NHSỹ và CVĐể

7) - TIN SINH HOẠT ĐS10, CH2.

(a) - ĐS10 Đón Tiếp Vợ Chồng Vũ Quang Dũng

“Còn Gặp Nhau Thì Hãy Cứ Vui”

Đó là câu mở đầu của bài thơ “Còn Gặp Nhau” của

Tôn Nữ Hỷ Khƣơng. Trọn vẹn 4 câu thơ đầu của bài

thơ này nhƣ sau:

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời.

(và còn 24 câu nữa)

Anh em ĐS10 Nam Cali “Còn Muốn Gặp Nhau” và

“Còn Ham Vui”, cho nên ngày Thứ Bảy, ngày18,

tháng 7, 2015, theo lời kêu gọi của bạn Thái Tăng Phục

và bạn Đỗ Xuân Trúc, anh em k10 Nam CA và quý

anh chị khác nhƣ anh Trần Công Hàm, Trần Ngọc

Thiệu, Vợ Chồng Trần Quý Hùng và Nguyễn Hữu

Thông, đã gặp nhau tại Quán Hƣơng Vỹ, trên đƣờng

Westminster, thuộc thành phố Westminster, để đón tiếp

Vợ Chồng bạn Vũ Quang Dũng ghé thăm Nam CA.

Đây là lần thứ 2 Vợ Chồng Vũ Quang Dũng ghé qua

CA. Lần đầu (tháng 5 năm 2013) một Buổi Họp Mặt

đông đảo và vui vẻ đƣợc tổ chức tại nhà bạn Thái Tăng

Phục. Hôm nay, Vợ Chồng Vũ Quang Dũng đã có dịp

gặp gỡ các anh chị em k10 sau đây: Đỗ Xuân Trúc, Vợ

Chồng Nguyễn Tiến Hoàng, Vợ Chồng Thái Tăng

Phục, Đỗ Duy Chí, Bùi Đức Lứt, Nguyễn Tiến Thịnh

và Nguyễn Nhật Ngọ.

Vợ chồng Vũ Quang Dũng thăm Hoa kỳ lần

này trên hai tháng. Theo lịch trình thì Vợ Chồng Dũng

đã ghé thăm các nơi sau đây: Virginia, Texas, North

Carolina, Boston, Montreal, Edmonton, SeaYTle WA,

San José và Nam Cali. Trong dịp này, Dũng đã gặp

những ngƣời bạn nửa thế kỷ không gặp mặt.

Buổi Gặp Mặt đã diễn ra rất thân mật, anh chị

em có dịp hàn huyên tâm sự và ăn uống vui vẻ. Theo

lịch trình Vợ Chồng Vũ Quang Dũng sẽ trở về ÚC

ngày Thứ Hai, July 20, 2015.

Tin Cập Nhật: Tại bàn tiệc, anh em đã “đồng ý

nhất trí” bầu Thái Tăng Phục làm Chủ Tịch k10 Nam

CA và bạn Đỗ Xuân Trúc làm Thủ Quỹ (cả 2 chức vụ

này đều có nhiệm kỳ: lifetime)

Xin mời các bạn xem youTube do Nghé Ngọ thực

hiện:

hYTps://youtu.be/j4s7saHHEXE

Người ghi: Nghé Ngọ

9

(b) - Chuyến đi thăm Bắc Cali

Sáng Thứ Năm 2 tháng 7 chúng tôi cùng anh chị Vũ

Quang Dũng và Nguyễn Tiến Hoàng khóa 10 ĐS đến

Novato gần San Francisco thăm và ở nhà vợ chồng Tạ

Trung Dũng. Bốn anh em đã từng cùng nhau ở các trại

tù Cộng sản Bắc Thái , Nam Hà và Hàm Tân .

Trong thời gian 3 ngày chúng tôi viếng khu

rừng cổ Muir Woods thuộc San Francisco National

Park rồi vòng ra chân cầu Golden Gate ngắm cảnh và

chụp hình. Sáng ngày Lễ Độc Lập tất cả xếp ghế trên

vỉa hè, hòa nhập với dân chúng địa phƣơng dự buổi

Novato July 4 Parade thật vui nhộn và náo nhiệt.

Chúng tôi cũng đến chùa Đức Viên là ngôi

chùa khang trang nhất San Jose; ở đây anh chị Lâm

Hữu Trãi khóa ĐS9 đón tiếp và mời chúng tôi ăn trƣa.

Đây là bữa duy nhất tại tiệm, các bữa khác chúng tôi

đều ăn ở nhà anh chị Tạ Trung Dũng, thức ăn một phần

do chúng tôi mang theo, còn lại do anh chị Dũng chuẩn

bị từ trƣớc.

Trong lúc chuyện vãn với nhau, kỷ niệm đậm

đà nhất của chuyến đi là lần dạo chơi trong rừng cổ

Muir Woods. Khác hẳn với buổi chiều hôm trƣớc lúc

nào cũng cƣời nói rộn ràng, trƣa nay chúng tôi bƣớc

nhẹ và không ai nói gì cả. Chả phải hết chuyện nói, mà

vì một đàng chúng tôi theo sự hƣớng dẫn chung, đó là

vừa đi vừa yên lặng lắng nghe từng tiếng thì thầm của

những hàng cây cổ thụ sừng sững từ nhiều trăm năm

nay; đàng khác chính chúng tôi đồng thời cũng lại cảm

nhận đƣợc, từ mỗi bƣớc chân, những giây phút êm đềm

của tình bạn đang có dịp đƣợc cùng đi dạo bên nhau.

Chúng tôi viết trên e-mail cám ơn gia chủ

khoản đãi. Anh bạn trả lời : đúng là ngày vui qua mau

và hai vợ chồng tôi lại trở lại những ngày nhƣ mọi

ngày. Vẫn còn một cái gì đó còn sót lại : thịt kho trứng

của Hùng, dƣa chua, nem, chuối... của ai nhỉ ? cả

những bài học gia chánh của chị Tánh nữa... nghĩa là

không khí trong nhà vẫn còn nguyên hình bóng các

bạn. Mong các bạn cũng có những cảm giác tƣơng tự ,

nhớ những kỷ niệm vừa qua và quên đi những thiếu sót

nếu có của gia chủ.

Quả thật, nói chuyện với nhau trên đƣờng về ,

chúng tôi thấy, vƣơng vấn vẫn còn nặng trĩu tâm hồn.

Tường thuật: Trần Quý Hùng

Trần Quý Hùng, Lâm Hữu Trải, Vũ Quang Dũng, Nguyễn Tiến Hoàng

8) ĐẠI DIỆN HỘI QGHC NAM CALI VÀ ĐỒNG MÔN ĐS12 THĂM VIẾNG THÂN MẪU GS NGUYỄN

VĂN BÔNG (CỤ DIỆU TRUNG, 107 TUỔI)

Với sự hƣớng dẫn của chị Ngô Vũ Bích Diễm ĐS12, vào lúc 1 giờ chiều ngày Chủ nhật 5-7-2015, đại diện Hội

QGHC Nam Cali và các đồng môn đã đến tƣ gia cụ Diệu Trung, thân mẫu GS Nguyễn Văn Bông thăm viếng cụ.

Phái đoàn gồm có các anh: Trần Bạch Thu, Chủ tịch Ban Chấp hành, Trần Ngọc Thiệu, Chủ tịch Hội Đồng Quản

Trị của Hội; Châu Văn Để ĐS12, Nguyễn Hoàng Tân ĐS12, Đinh Bá Tâm ĐS12; các anh chị: Trƣơng Văn Nghĩa,

ĐS12, Đinh Thị Kim Qui ĐS12, Nguyễn Thị Hở ĐS12.

Từ trái: Anh

chị TVNghĩa,

các anh

NHTân,

ĐBTâm,

TNThiệu, anh

chị ĐTKQui,

chị NTHở, và

anh CVĐể

(Ảnh chụp

trước nhà Cụ

Bà Diệu

Trung)

10

Với một gói quà tƣợng trƣng gồm bột Dinh dƣỡng và trà để biếu cụ Diệu Trung, anh chị em đồng môn đã vào tận

nơi cụ đang nằm tĩnh dƣỡng, với sự săn sóc chu đáo ngày đêm của cô Nguyệt, em út GS Bông. Mặc dù niên kỷ đã

cao (107 tuổi), nhƣng cụ Diệu Trung còn nghe đƣợc và hiểu đƣợc những điều cô gái út nói sát vào tai cụ. Đƣợc cô

Nguyệt cho biết cụ mới điều trị tại bệnh viện trở về, anh chị em đồng môn cũng cảm thấy vui mừng vì cụ vẫn tỉnh

táo,. Cụ vẫn còn ăn uống đƣợc mặc dù hơi khó khăn khi cụ tiếp nhận thức ăn, nƣớc uống qua đƣờng thực quản…

Sau khi thăm viếng, hỏi han sức khoẻ cụ Diệu Trung, phái đoàn đã ra về vào lúc 2 giờ cùng ngày.

Đặc Phái viên Bản Tin QGHC Nam Cali

9) - CLB12/ĐS12 ĐÓN TIẾP ANH CHỊ NGUYỄN THỊ HỞ VÀ ĐỖ VĂN GIÁP.

Nhân dịp chị Nguyễn Thị Hở và phu quân Đỗ

Văn Giáp từ Miền Đông sang thăm vùng LiYTle Sài

gòn, nam California, nhóm đồng môn trong Câu Lạc

Bộ 12/ĐS12 đã tổ chức buổi đón tiếp anh chị vào trƣa

Chủ nhật ngày 5 tháng 7 tại nhà hàng Diamond, thuộc

thành phố Garden Grove.

Khi đƣợc thông báo ngƣời “Chị Cả” của các

bạn nữ Khoá12 sẽ đến nam Cali, chị Ngô Vũ Bích

Diễm đã liên lạc và thông báo tin vui hội ngộ với chị

Đinh Kim Qui tại San Jose, bắc Cali. Anh chị Kim

Qui+BS Ẩn đã lái xe suốt năm tiếng đồng hồ đƣờng

trƣờng để đến họp mặt. Mặc dù buổi họp mặt nằm

trong mùa Lễ Quốc khánh Hoa kỳ, nhƣng anh chị em

đồng môn Khoá ĐS12 tại Orange County đã cố gắng

thu xếp việc nhà để đến tham dự. Đó là các anh:

Nguyễn Quý Hùng, Nguyễn Hoàng Tân, Đinh Bá Tâm

và anh chị Trƣơng Văn Nghĩa. Ngoài ra, buổi họp mặt

cũng có sự tham dự của hai anh: Trần Ngọc Thiệu, Chủ

tịch HĐQT; Trần Bạch Thu, Chủ tịch Ban Chấp Hành

của Hội CSV/QGHC Nam Cali.

Sau hai giờ hàn huyên tâm sự, vừa thăm hỏi tin

tức sức khoẻ của các bạn đồng khoá, vừa kể cho nhau

những kỷ niệm êm đềm thuở còn ngồi với nhau trong

giảng đƣờng Học Viện, cũng nhƣ lúc ra trƣờng phục

vụ các nhiệm sở xa xôi; vừa thƣởng thức những món

ăn ngon lành của nhà hàng…anh chị em đồng môn đã

quyến luyến chia tay nhau, hẹn

nhau sẽ tái ngộ trong lần họp mặt

sau này.

Tường thuật: Tâm Đinh

Hình ảnh: Hùng Nguyễn

Từ trái- Các anh: ĐV.Giáp (phu

quân chị Hở ĐS12); TN.Thiệu

(ĐS11); TB.Thu (ĐS17)- Các chị:

ĐT.Kim Qui (ĐS12) và phu quân BS

Ẩn; NT.Hở (ĐS12); NV.Bích Diễm

(ĐS12); Anh chị TV.Nghĩa (ĐS12)-

Các anh: NQ.Hùng (ĐS12), NH.Tân

(ĐS12) và ĐB.Tâm (ĐS12)

Trường Xưa

Tôi về thăm lại trường xưa

Tường rêu đứng lặng mấy mùa chia xa

Giảng đường hoang vắng bên hoa

Bước chân ngày cũ ai qua chốn nầy?

Áo bay từ độ trăng gầy

Đôi bờ nhật nguyệt đã đầy nhớ thương

Tóc xưa còn thoảng mùi hương

Năm mươi năm lẻ còn vương dấu giày

Phố chiều mờ mịt mây bay

Ngang qua lớp cũ, hao gầy dáng ai

Bây giờ chắc đã khác xưa?

Thương em, đứng lặng, gió mưa đầy trời

Phùng Minh Tiến

11

Tài chánh Hội: (*)

Tồn quỹ ngày May/20/2015 (từ Bản Tin số 13 mang sang) $1,017.01 (A)

Tổng số THU (từ May/21/2015 đến Sep/23/2015 $4,866.70 (B)

Tổng số CHI (từ May/21/2015 đến Sep/23/2015) $ 2,349.65 (C)

TỒN QUỸ (tính đến ngày Sep/23/2015): (A) + (B) – (C) = $3,534.06

(B) Phần THU ($4,866.70): Gồm các phần THU nhƣ sau:

- Số Thu Yểm Trợ Quỹ Biên Khảo và Bồi Hoàn Bưu Phí gởi BK ($1,484.70): Nguyễn Thanh Bạch ĐS5

($50,BK); Huỳnh Xuân Ba ĐS4 ($30,BK); Nguyễn Quý Thành ĐS11 ($50,BK); Nguyễn Mỹ ĐS4 ($25,BK);

Trần Huỳnh Châu ĐS5 ($100,BK); Vũ Đức Báu CH5 ($50,BK);Vương Quốc Quả ĐS3 ($20,BK); Phan

Thanh Hùng ĐS16 ($160,BK); Lê Giao Loan ĐS8 ($20.45,BK); Hoi QGHC Canada ($665,BK); Vương Sĩ

Mạnh ($100,BK); Vũ Đức Phụng CH8 ($20,BK); Chế Minh Châu ĐS17 ($100,BK); Cung Trọng Thanh

ĐS17 ($50,BK); Hội QGHC Vancouver ($44.25,BK).

- Số Thu Niên Liễm (NL), Yểm Trợ (YT) Bản Tin & Lễ Kỷ Niệm “60 Năm…” ($2,402.00): Trần Quý Hùng

ĐS9 ($40,NL); Lê Danh Đàm ĐS 8 ($40,NL); Nguyễn Tâm ĐS 8 ($40,NL); Bùi Đức Lứt ĐS 10 ($40,NL);

Bùi Ngọc Dung TS3 ($40,NL); Cao Công Đắc ĐS10 ($100,NL,YT); Tran Hong ĐS 8 ($40,YT); Phan Cao

Tăng ĐS 15 ($40,YT); Nguyễn Văn Quảng ĐS 5 ($40,NL); Nguyễn Thế Tạo ĐS 15 ($40,NL); Nguyễn Hữu

Sinh ĐS15 ($40,NL); Nguyễn Văn Bửu ĐS16 ($40,NL); Nguyễn Tấn Hiếu ĐS 12 ($40,NL); Lê Văn Rắc

ĐS9 ($60,YT); Nguyễn Nhật ngọ ĐS10 ($40YT); Trần Ngọc Tôn ĐS2 ($100,NL,YT); Lê Ngọc Diệp ĐS 9

($40,NL); Nguyễn Chí Vy ĐS9 ($40,NL); Nguyễn Quý Hùng ĐS12 ($40,NL); Chu Vũ Lộc CH1 ($50,NL);

Dương Văn Dung ĐS13 ($40 NL); Đặng Mạnh Hùng ĐS13 ($40,NL); Vũ Ngọc Lộc ĐS16 ($40,NL); Cao

Xuân Thức ĐS13 ($40,NL); Trương Văn Thành ĐS9 ($40,NL); Cao Minh tâm ĐS14 ($20,YT); Đinh Viết

Cư ĐS15 ($40,NL); Hoa Thế Nhân CH5 ($20,YT); Mrs Lê Đình Thảo ĐS9 ($100,NL,YT); Mrs Vũ Văn

Khuông ĐS8 ($80 NL,YT), Nguyễn Phú Hùng ĐS11 ($40 NL): Lê Phước Ninh ĐS16 ($60,NL,YT); Diệp

Trang ĐS16 ($40,NL); Hà Thế Ruyệt CH4 ($12,YT); Nguyễn Phước Ái Đỉnh ($20,HT); Trương Văn Nghĩa

ĐS 12 ($20,YT); Nguyễn Ngọc Diệp ĐS 16 ($20,YT); Trang Ngọc Diệp ĐS 16 ($20,YT); Phạm Khắc

Nhượng ĐS20 ($40,NL); Nguyễn Đình Vinh ĐS14 ($40,NL); Nghiêm Phương Liên ĐS19 ($40,NL);

Dorohiêm ĐS12 ($40,NL); Hồ Văn Diệp ĐS8 ($100,NL); Phan Quốc Bảo ĐS22 ($40,NL); Huỳnh Tấn

Thông ĐS16 ($40,YT); Nguyễn Thế Xương ĐS5 ($50,NL); Trần Đắc Phú, TS4 ($40,NL); Nguyễn Xuân Thi

ĐS5 ($100,NL,YT); Hoàng Xuân Hào ĐS4 ($100,NL,YT); Vũ Xuân Trang ĐS3 ($40,NL); Trần Huỳnh

Châu ĐS5 ($40,NL); Trịnh Ngọc Chung ĐS 16 ($40,NL); Thân hữu ($10,YT).

- Các số THU khác: ($980.00): City of Westminster hoàn trả tiền Security Deposit ($300); Hoàn lại Quỹ

tiền trả cho anh Thiêu ứng trước chi tiêu nhưng chưa thanh toán ($680).

(C) Phần CHI ($2,349.65):

- Chi phí gởi BK cho đồng môn ($380.10);

- Chi phí Bản Tin ($310.37); Phân uu ($320.00); Chi phí điều hành ($201.71);

- Chi phí cho buổi Lễ Kỷ Niệm “60 NămThành Lập HV/QGHC” ($1137.47, trong số này, kể cả số tiền

Security Deposit $300 trả cho City of Westminster. Số tiền này đã được hoàn lại sau khi TP hoàn tất

Security Clearance Check.

(*) Chi tiết về các khoản THU, CHI và TỒN QUỸ được ghi đầy đủ trong sổ sách của Hội để làm tài liệu tham

khảo khi cần.

THÔNG BÁO

Theo thông lệ hàng năm, Hội Cựu Sinh Viên QGHC Nam Cali sẽ tổ chức buổi Họp Mặt nhân Mùa Tạ Ơn. Năm

nay, buổi Họp Mặt đƣợc dự trù vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 11 năm 2015 tại Orange County. Thời gian và địa

điểm sẽ đƣợc thông báo sau.

TM. Hội CSV/QGHC Nam CA Trần Bạch Thu, Chủ tịch BCH

12

PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động nhận được các tin buồn sau đây:

Đồng môn NGUYỄN HÒA (CH4), đã từ trần ngày 8 tháng 6 năm 2015 tại Oakland, California. Hƣởng thọ 78 tuổi.

Đồng môn ĐINH QUANG TUỆ ĐS14), đã từ trần ngày 22 tháng 6 năm 2015 tại Houston, Texas. Hƣởng thọ 69 tuổi.

Đồng môn NGUYỄN MỘNG LƢƠNG (ĐS2), Pháp danh Từ Tính, đã từ trần ngày 30 tháng 6 năm 2015 tại

Cincinnati, Ohio. Hƣởng thọ 82 tuổi.

Đồng môn ĐỖ HỮU SÂM (ĐS2), Pháp danh Quảng Lƣợng, đã từ trần ngày 1 tháng 7 năm 2015 tại Garden Grove,

California. Hƣởng thọ 88 tuổi.

Đồng môn Cecile LÂM NGUYỆT ANH (ĐS3), đã từ trần ngày 10 tháng 7 năm 2015 tại Montreal, Canada. Hƣởng

thọ 82 tuổi.

Đồng môn ĐỖ MINH HÙNG (ĐS12), đã từ trần ngày 8 tháng 7 năm 2015 tại Sài Gòn, Việt Nam. Hƣởng thọ 72 tuổi.

Đồng môn Francisco-Xavier HUỲNH KẾ NGHIỆP (ĐS12), đã từ trần ngày 30 tháng 7 năm 2015 tại Sài Gòn, Việt

Nam. Hƣởng thọ 71 tuổi.

Đồng môn PHẠM QUANG XƢƠNG (ĐS7), đã từ trần ngày 10 tháng 8 năm 2015 tại San Diego, California. Hƣởng

thọ 79 tuổi.

Đồng môn LẠC THÁI HIỀN (ĐS15), đã từ trần ngày 14 tháng 8 năm 2015 tại Sài Gòn, Việt Nam. Hƣởng thọ 74 tuổi.

Thân mẫu đồng môn Nguyễn Liên Lực (CH10) là Cụ Bà NGUYỄN THỊ SON, đã từ trần ngày 29 tháng 5 năm 2015

tại Westminster - California. Hƣởng thọ 95 tuổi.

Nhạc mẫu đồng môn Nguyễn Văn Thiện (ĐS11), là Cụ Bà HUỲNH THỊ MƢỜI, đã từ trần ngày 10 tháng 6 năm 2015

tại Portland - Oregon. Hƣởng thọ 97 tuổi.

Thân mẫu đồng môn Nguyễn Bá Trạc (ĐS10, CH1) là Cụ Bà NGUYỄN THỊ KIM CÚC Pháp danh Tịnh An, đã từ

trần ngày 7 tháng 7 năm 2015 tại San Jose – California. Hƣởng thọ 93 tuổi.

Nhạc mẫu đồng môn Vũ Ngọc Lộc (ĐS16) là Cụ Bà Maria Magarita ĐỖ THỊ LAN, đã từ trần ngày 14 tháng 7 năm

2015 tại Fountain Valley - California. Hƣởng thọ 89 tuổi.

Thân mẫu đồng môn Lê Thị Thục (ĐS17) là Cụ Bà Maria LÊ THỊ TAM đã từ trần ngày 3 tháng 9 năm 2015 tại Việt

Nam. Hƣởng thọ 90 tuổi.

Nhạc mẫu đồng môn Nguyễn Văn Mão (ĐS15) là Cụ Bà NGUYỄN THỊ NA, Pháp danh Phúc Trí, đã từ trần ngày 12

tháng 9 năm 2015 tại bệnh viện UCI, California – Hoa Kỳ. Hƣởng thọ 84 tuổi.

Bào huynh đồng môn Ngô Vũ Bích Diễm (ĐS12) là Ông NGÔ ANH DŨNG, Pháp danh Nguyên Từ, đã từ trần ngày

19 tháng 9 năm 2015 tại Việt Nam. Hƣởng thọ 75 tuổi.

Xin thành kính chia buồn cùng các tang quyến.

HỘI CSV QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

13

HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH

NAM CALIFORNIA

PHỤ TRANG Số 14

SÁU MƯƠI NĂM NHÌN LẠI

Đỗ Xuân Trúc, ĐS10/CH3

Ngày chủ nhật 16 tháng 8 năm 2015, hội CSV/QGHC Nam California tổ chức Ngày Kỷ Niệm 60 năm,

thành lập Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn, với sự tham dự đông đủ quan khách, Hội Đoàn và

CSV/QGHC, khoảng 300 ngƣời.

Phần thuyết trình của một CSV/QGHC đƣợc chuẩn bị thật công phu, trình bày thật đầy đủ, chi tiết về Học

Viện QGHC Sài Gòn, từ ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng cơ sở năm 1955, đến ngày 30 tháng Tƣ năm

1975, khi Việt Nam Cộng Hòa rơi vào vòng thống trị của Cộng Sản. Và trƣớc đó Hội

CSV/QGHC/NamCalifornia cũng đã xuất bản hai tập Biên Khảo về HV/QGHC/Sài Gòn thật giá trị và

đầy đủ trong dịp kỷ niệm 60 năm này.

60 năm là một khoảng thời gian đủ dài để cho tất cả các nỗi vui, buồn, khắc khoải, thất vọng, hy

vọng...chín muồi. Các hình ảnh, các kỷ niệm, tri thức còn nguyên vẹn trong tâm thức của mỗi ngƣời. Sức

nặng của thời gian càng ngày càng đè nặng lên đôi vai suy yếu nhƣng tinh thần vẫn còn minh mẫn để nhìn

lại quá khứ và nhìn vào tƣơng lai đang đi đến.

14

40 năm từ ngày Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, chúng ta làm kẻ thua cuộc, bị sát hại, thủ tiêu, tù đày, rồi

nhƣ đàn chim vỡ tổ, tản mát bay đi muôn phƣơng để sống còn và gây dựng lại hậu thế.

Việt Nam Cộng Hòa ra đời trong một giai đoạn lịch sử thật đặc biệt và khó khăn của đất nƣớc sau thế

chiến thứ II, chỉ tồn tại 20 năm, một khoảng thời gian thật ngắn ngủi trong dòng lịch sử Việt Nam; nhƣng

cũng đặt đƣợc những nền móng cho đất nƣớc thật vũng chắc cho nền Cộng Hòa và guồng máy công vụ

lấy phục vụ ngƣời dân làm chính yếu.

Từ ngàn xƣa, Việt Nam là một nƣớc nhỏ bé nằm cạnh nƣớc Trung Hoa khổng lồ, mang nhiều tham vọng

chiếm trọn nƣớc nhỏ bé phƣơng Nam làm một quận huyện của họ. Trung Hoa đã đô hộ Việt Nam 3 lần,

tổng cộng gần 1,000 năm nhƣng Việt Nam vẫn chờ cơ hội dành lại độc lập, đánh đuổi kẻ xâm lăng ra khỏi

bờ cõi đất nƣớc.

Đến thế kỷ 19 các nƣớc Tây phƣơng trong tiến bộ về khoa học và kỷ thuật, đã bung ra đi xâm chiếm các

nƣớc nhỏ yếu làm thuộc địa và Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp đô hộ trong 80 năm (1865- 1945).

Thế chiến thứ II vừa chấm dứt, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự Do Dân Chủ và Cộng Sản xảy ra.

Nƣớc Việt Nam vừa thoát khỏi ách thực dân Pháp, lại rơi vào vị trí tuyến đầu giữa Cộng Sản và Thế Giới

Tự Do, do vị trí địa dƣ chiến lƣợc quan trọng về vùng Đông Nam Á Châu.

Năm 1955 Việt Nam Cộng Hòa hình thành với hoài bão kiến tạo một quốc gia Nhân Bản, Khai Phóng,

Dân Chủ Tự Do và Dân Tộc. Và để thực hiện hoài bão trên, VNCH cần kiện toàn một guồng máy công vụ

hữu hiệu, phục vụ ngƣời dân để đƣa đất nƣớc giàu mạnh.

Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn là một định chế mang tất cả ƣớc mơ trên của ngƣời Việt Quốc

Gia không chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản.

Thoát ra từ Trƣờng Quốc Gia Hành Chánh nhỏ hẹp năm 1952 tại Đà Lạt, HVQGHC Sài Gòn lớn mạnh và

trong 20 năm lịch sử, đã đào tao:

- 20 khóa Đốc Sự (Cấp Cử Nhân Đại học); 1530 sinh viên tốt nghiệp.

- 8 khóa Cao Học: 323 sinh viên tốt nghiệp. (1965-1975)

- 5 khóa Tham Sự: 652 sinh viên tốt nghiệp.

- 3 khóa Tham Sự Đặc Biệt Sắc Tộc.

- Các khóa Cao Học, Đốc Sự, Tham Sự chƣa tốt nghiệp đến ngày nền Cộng Hòa sụp đổ

Các sinh viên tốt nghiệp đã đem sở học, tài năng của mình, phục vụ trong các định chế quốc gia từ Hành

Pháp (Phủ, Bộ đến các Quận, Tỉnh, Thị Xã địa phƣơng), đến Lập Pháp (Thƣợng Viện, Hạ Viện Quốc

Hội) và ngay cả các định chế Tƣ Pháp, Tòa Án, Tài Chánh, Ngân Hàng vv...

Trong cuộc chiến tranh do Cộng Sản phát động phá hoại, khủng bố, hủy diệt tài năng và nhân sự Việt

Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Việt Nam đã sát hại Giáo Sƣ Viện Trƣởng Nguyễn Văn Bông năm 1971, Cựu

Giáo Sƣ Viện Trƣởng Vũ Quốc Thông, sau năm 1975 trong trại tù cải tạo và biết bao CSV/QGHC trong

khi thi hành công vụ trƣớc 1975 và sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, bị đƣa vào lò cải tạo, chết trong

ngục tù và trên đƣờng đi tìm tự do trên biển cả và rừng núi hoang vu.

Cộng Sản Việt Nam đã cƣớp chính quyền, gây ra hai cuộc chiến tranh, từ năm 1945 đến năm 1975, giết

hại trên ba triệu ngƣời Việt Nam của hai miền Bắc Nam. Từ năm 1975, sau khi cƣỡng chiếm Miền Nam,

trong 40 năm hết chiến tranh, Việt Nam lại trở thành một quốc gia nghèo khổ, ngƣời dân bị tƣớt đoạt các

quyền của con ngƣời và đất nƣớc càng ngày càng lệ thuộc vào kẻ thù phƣơng bắc Trung Cộng trên mọi

mặt và nguy cơ bị đô hộ một lần nữa, hầu nhƣ không tránh khỏi.

Đất nƣớc trong hồi suy vi, rơi vào tay Cộng Sản và từ khi hết chiến tranh, Cộng Sản Việt Nam cũng nhƣ

Cộng Sản thế giới tan rã nhƣng Cộng Sản Việt Nam vẫn bám theo kẻ thù Trung Cộng, tiếp tục tàn phá đất

nƣớc.

15

60 năm nhìn lại lịch sử Việt Nam một cách tổng quát và vai trò của HV/QGHC/Sài Gòn, ta thật ngậm

ngùi, thƣơng tiếc nhƣng cũng thật hãnh diện vì đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng, quản trị đất nƣớc.

Trong vận nƣớc suy vong, chúng ta thất bại, làm nạn nhân của một giai đoạn lịch sử loạn ly, nhƣng cũng

là chứng nhân cho mai sau, khi chế độ Cộng Sản bị đào thải và Việt Nam bƣớc vào xây dựng lại đất nƣớc.

ĐXT ghi chép.

Quận Cam Nam California hè 2015.

NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI VỀ HỌC VIÊN QGHC

Nguyễn Văn Sáu (TS4) sưu tầm

Ngoài một số hình ảnh về HV/QGHC đƣợc ghi trong Tập I Biên Khào do Hội QGHC Nam CA phát hành

trƣớc đây; những hình ảnh sau đây mới đƣợc chuyển tiếp từ quý anh Nguyễn Đắc Điều (ĐS6), Nguyễn

Quý Thành (ĐS11), Trần Ngọc Thiệu (ĐS11), và Trần Bạch Thu (ĐS17) đã làm cho số tài liệu vể hình

ảnh HV/QGHC thêm phong phú. Xin cám ơn quý anh.

Khóa I Đốc Sự Đà Lạt chụp hình với các vị Giáo Sư trước cột cờ của sân trường.

16

Trường QGHC Đà Lạt và Khóa II Đốc Sự.

Trường QGHC Đà Lạt và Khóa II Đốc Sự.

17

HV/QGHC nhìn từ trên cao.

HV/QGHC nhìn từ đường Trần Quốc Toản.

18

HV/QGHC với cờ VNCH.

Địa điểm HV/QGHC qua không ảnh (do Google Earth chụp năm 2012)

Nguyễn Văn Sáu

19

Bệnh Thận, dưới cái nhìn của một bệnh nhân

Vũ Minh Ngọc, ĐS16

Ðến lúc tôi hiểu đƣợc sự quan trọng của thận trong bộ máy tuần hoàn của con ngƣời, do tạo hóa xếp đặt ra…thì đã

qúa muộn…hai trái thận của tôi đã teo lại nhƣ hái trái táo tầu…khô! Và những gì đã xảy ra? một câu hỏi mà các

bạn bè của Việt Times tại Toroto đã hỏi tôi, nhân dịp tôi về thăm lại thành phố xƣa, một thời đã lội tuyết thức

khuya, dậy sớm lo kinh doanh.

Tôi không phải là một Bác Sĩ, cũng không rành gì về y học để trình bày một cách rõ ràng về những triệu chứng về

bệnh thận, nhƣng những gì tôi viết ra đây, là kết tụ của những năm tháng dài đau khổ vì thận hƣ…và dƣới cái nhìn

của một bệnh nhân, với những xúc cảm vui buồn của căn bệnh.

Khoảng 15 năm trƣớc đây, lúc tôi còn ở Montreal, tôi lúc nào cũng tự hào về sức khỏe của mình, bung mình nhƣ

cánh chim bay lộng gió khắp đó đây..coi thƣờng mƣa nắng.. Rồi bỗng một hôm, cảm thấy mệt mỏi, con đƣờng dốc

gần Parc Lafontaine bỗng trở thành một ngọn đồi Ðồng Long của An Lộc ngày nào, từ văn phòng đến ngân hàng tự

nhiên thật xa và mệt mỏi, tim đập mạnh…vƣợt qua khoảng 300 mét mà mệt nhoài…tôi tự hỏi, sao sức mình yếu thế

này nhỉ? Phải chăng những cơn khủng hoảng của việc gia đình tan vỡ là nguyên nhân chăng?

Tôi đến gặp Bác Sĩ An, ngƣời Trƣởng Ty Y Tế tại Bình Long ngày nào, một thời cùng nhau tử thủ trong trận chiến

mùa hè đỏ lửa 72, Bác sĩ An lắc đầu vì áp huyết lên qúa cao 200/120…À ra thế, tôi đã bị cao áp huyế…một triệu

chứng đầu tiên của căn bệnh.

Chƣa kịp chữa trị thì tôi dọn về Vancouver, bỏ lại thành phố Montreal đầy kỷ niệm…con đƣờng thật dài, trên 5000

km đã nuốt trọn sau 4 ngày lái xe, hầu nhƣ không ngừng nghỉ…và những triệu chứng gần nhƣ dồn dập…những

viên thuốc Adalat từ 20, chuyển sang 30 rồi 60 đƣợc thay thế tùy theo diễn tiến của mỗi lần đo áp huyết.

Tôi đƣợc giới thiệu đến một Bác sĩ chuyên môn khám nghiệm, cuộc byopsi thận không kết qủa vì hai trái

thận…teo mất rồi…Quá trễ rồi…

Kết qủa thử máu cho hay, chất creatinie lên cao…Creatinie là độ dơ còn lại trong máu mà thận không lọc đƣợc,

trung bình độ dơ khoảng 110 là bình thƣờng đối với một ngƣời đàn ông lúc đó, độ creatinie của tôi lên cao hơn 300

20

tức là gấp ba lần bình thƣờng. Cho đến một hôm, lên cao khoảng 450 thì Bác sĩ Lien, một vị Bác sĩ ngƣời Trung

Hoa chuyên khoa về thận đã thảo luận và quyết định cho tôi đi lọc máu.

Ông ta phân tích, có hai loại: lọc máu và rửa thận: lọc máu có nghĩa là phải vào bệnh viện để dùng máy (thận nhân

tạo) để lọc chất nƣớc dƣ trong ngƣời ra, đồng thời lọc chất dơ trong máu…danh từ chuyên môn gọi là hemo-

dialysis và lọc 3 ngày một tuần mỗi lần khoảng 6 tiếng kể cả việc chuẩn bị, và cách thứ hai là rửa thận mà danh từ

chuyên môn gọi là Peritoneal Dialysis, cách thức này không phải đến bệnh viện có thể tự làm lấy tại nhà và mỗi

ngày thay nƣớc rửa 4 lần (khoảng 45 phút/ lần) và 7 ngày trong tuần…Nghe đến đây, tôi xin chọn cách đi lọc máu

(hemo-dialysis) và Bác sĩ Lien gửi tôi đi gắn ống fustila.

Cuộc đời tôi bắt đầu…khốn nạn từ đây!

Ống Fustila và Catheter là gì?

Ðể lọc máu, bệnh nhân phải qua một cuộc gỉai phẫu để gắn ống cao su vào các động mạch, và mỗi lần lọc máu,

phải dùng hai cây kim dài khoảng 10cm, nhƣ cây kim đan nhỏ và cắm vào ống cao su, gắn trong mạch máu, để một

kim hút máu ra, và một kim đƣa máu vào.

Cuộc giải phẫu kéo dài khoảng 2 tiếng và bệnh nhân trở về trong ngày, sau đó bệnh nhân phải tập với những trái

banh cao su, làm sao cho ống cao su nổi lên trên cánh tay, nhƣ những con rắn nhỏ lƣợn trên cành cây…

Trung bình, sau khi gắn ống fustila khoảng 6 tuần đến 4 tháng thì ống mới sẵn sàng để dùng lọc máu…do đó, Bác

sĩ khi thấy độ creatinie khoảng 400 là cho đi gắn ống fustila ngay…vì nếu không sẽ chậm trễ việc lọc máu.

Trong trƣờng hợp khẩn cấp sau khi gắn Fustila mà chƣa dùng đƣợc, mà bệnh nhân cần lọc máu ngay thì bệnh viện

sẽ gắn một ống tạm gọi là Catheter, tức là nối hai ông cao su có khóa đậy và gắn tại cổ để nối liền với động mạch từ

tim…Cách này cũng đƣợc dùng một khi không lấy đƣợc máu từ các ống Fustila tại cánh tay.

Peritoneal Dialysis?

21

Ðây là một phƣơng thức rửa thận, bện nhân phải đục một lỗ ở bụng và gắn vào đó một bộ phận để rửa thận…Mỗi

ngày, cứ cách nhau 6 tiếng, phải bơm vào trong bụng một dung dịch để rửa thận và lấy chất dơ ra.. Ống này đƣợc

nối làm hai ống nhỏ, một ống để làm thoát các chất nƣớc dơ, và một ống để bơm dung dịch rửa thận, trông giống

nhƣ bịch nƣớc biển…Cách này có thể làm bất cứ nơi nào, trong phòng làm việc, trong xe hay ở nhà…Muốn đi đâu

xa, chỉ cần mang theo các bịch dung dịch đủ dùng…

Khi Bác Sĩ Lien hỏi tôi tại sao không chọn phƣơng thức Peritoneal Dialysis này, vừa không phải lệ thuộc với bệnh

viện, vừa rẻ tiền, thì tôi trả lời, phƣơng thức này khiến cho tôi cảm tƣởng nhƣ một ngƣời tàn phế, suốt ngày làm

việc này…tôi là boss của một Công Ty mà lúc nào trong văn phòng cũng đeo bịch nƣớc thì không tốt cho tôi, thà

rằng tôi vào bệnh viện 3 lần một tuần, không ai biết...và để trả nợ đời…

Hemo-Dialysis?

Ðây là một thận nhân tạo đƣợc chế ra với tác dụng là lọc nƣớc và chất dơ dƣ trong cơ thể con ngƣời bệnh.

Mô hình sự chuyển vận của máy lọc máu

22

Và cuộc đời tôi bắt đầu…khốn nạn với căn bệnh, mỗi tuần 3 ngày hai, tƣ, sáu, tay cầm cái giỏ đựng mấy miếng trái

cây, vài cái bánh, cuộn truyện…lẽo đẽo lên xe bus Handydraf, dành riêng cho ngƣời tàn phế, chở đến bệnh viện và

đón về…Ôi những ngày tung hoành ngang dọc, nay Âu mai Á…còn đâu nữa, mang tâm trạng tàn phế của một cánh

chim bị gẫy cánh, đang cố lết về một nơi để tìm chỗ sống cho hết kiếp ngƣời, mà tạo hóa đã an bài…

***

Trƣớc khi vào ghế lọc máu, theo thông lệ, bệnh nhân phải cân, vì khi bị thận hƣ, việc đi tiểu cũng sẽ bị hạn chế, có

ngƣời cả tháng không đi tiểu đƣợc, chất dơ, sẽ đọng trong máu, nƣớc dơ, sẽ hòa trong máu và làm bệnh nhân sẽ lên

cân trông thấy…sự lên cân này, chính là độ nƣớc dơ không thoát ra ngoài, và nhờ máy lọc, sẽ rút số lƣợng nƣớc ra

tƣơng đƣơng với trọng lƣợng của nƣớc dƣ ra…Thí dụ lúc đó, bình thƣờng tôi cân nặng 75kg, và khi đi lọc máu, thì

thành 79kg, nghĩa là có 4kg nƣớc dƣ, và y tá sẽ setup máy để rút ra 4kg nƣớc dơ trong vòng 4 tiếng, và sau 4 tiếng

lọc, khi cân lại, sẽ chỉ còn khoảng 75kg đúng vời trọng lƣợng thật của mình.

Những ngày đầu, tôi…ngoan ngoãn "thành thật khai báo", cho Y tá biết đúng cân lƣợng của mình…nhƣng chính vì

sự thật thà đó đã hại tôi vì vào những phút chót của lần lọc máu, đôi khi nƣớc dơ chỉ khoảng 3kg9 mà Y tá setup là

4kg, nên 100gr nƣớc dơ đó, đƣợc rút ra với bao đắng cay…là vì rút quá độ nƣớc trong máu, khiến cho trong máu có

những khoảng trống và hậu qủa là những cơn vọp bẻ khủng khiếp kéo đến, tôi quặn mình rên la mà Y tá không giúp

đƣợc gì…Với sự hƣớng dẫn bằng kinh nghiệm đời mà các bệnh nhân khác truyền lại, khuyên tôi nên khai bớt một

chút để tránh vọp bẻ, và một khi đã bị vọp bẻ, thì pha ngay một gói bột chiken broth với nƣớc nóng, uống một ly

nhỏ, thì cơn vọp bẻ sẽ tan đi…Tôi nhớ đời với những cơn quằn quại này…và sợ hãi việc lọc máu nhƣ một cơn ác

mộng...

Vì bệnh viện không thể cung cấp đủ chỗ cho việc lọc máu, nên đã có một chƣơng trình lọc máu tại nhà, và bệnh

nhân phải có một ngƣời thân phụ giúp (và đƣợc huấn luyện). Bệnh nhân lọc máu khi họ ngủ, máy sẽ chạy chậm hơn

và lâu hơn…Khi đƣợc chấp thuận theo chƣơng trình này, sẽ có chuyên viên đến tận nhà để gắn hệ thống điện riêng,

gắn ống thoát nƣớc riêng…và căn nhà sẽ đƣợc thông báo là…không bao giờ bị cúp điện, cúp nƣớc.

Khi đi lọc máu có phải uống thuốc không?

Bên cạnh đó vẫn phải dùng thuốc, vì thận hƣ, sẽ làm cao máu…thì một viên thuốc cao máu thêm vào.. và nếu thiếu

calcium, thì trƣớc mỗi bữa ăn, phải nhai 2,3 viên Tumb (calcium) nếu không, cơ thể sẽ hút chất calcium trong

xƣơng và tạo bệnh mòn xƣơng... Chƣa hết, khi thận không hoạt động, chất hemoclobine (hồng huyết cầu) bị giảm,

thì phải chỉnh bằng những mũi chích thuốc Aranasep, mà mỗi mũi chích, gía vào khoảng 500$00. Tựu chung, khi đi

lọc máu sẽ tốn kém rất nhiều, gía trung bình khoảng 600$00 cho mỗi lần lọc máu, chƣa kể tiền thuốc…tính ra

khoảng gần 100,000$00 mỗi năm, riêng cho việc lọc máu và khoảng 25,000$00 cho tiền thuốc mà chính phủ tài

trợ…trong khi cá nhân tôi chỉ phải trả có 600$00 tiền bảo hiểm sức khỏe cho mỗi năm…Ôi Canada ơi! Nền y tế

của bạn thật tuyệt vời, nếu không…còn gì để sống tiếp nữa…

Trƣớc vấn đề này, Cơ quan y tế Canada đã khuyến cáo là bệnh nhân nên đi thay thận.. và đây là giấc mơ của những

ngƣời đi lọc máu…Nếu thay thận, vừa giúp cho bệnh nhân có một cuộc sống bình thƣờng, vừa giúp cho cắt giảm

chi phí y tế mỗi năm khoảng 100,000 đô, mà trong khi, chi phí thay thận, chỉ tốn kém khoảng 75,000$00 cho một

lần thay thận…Nhƣng vấn đề chính, lấy thận ở đâu để thay…?

Chờ thận người chết…

Những ngƣời đi lọc máu, đều đƣợc xếp vào một danh sách chờ đợi, khi có ngƣời chết mà họ lúc sinh thời, muốn

hiến các bộ phận trong cơ thể nhƣ tim, gan, phổi, thận lá lách, v.v… thì ngay sau khi ngƣời đó chết, các bộ phận

trên đƣợc lấy ra và bỏ vào trong dung dịch cất giữ...một trái thận cắt ra nhƣ vậy, để đƣợc 48 giờ…và trong 48 giờ

23

đó, phải đi tìm coi trái thận đó match với ai trong danh sách chờ đợi…Danh sách đƣợc xếp theo các loại máu và

theo thứ tự thời gian, ai vào danh sách trƣớc, ngƣời đó ƣu tiên…Và ngƣời nào đƣợc chọn, phải vào ngay bệnh viện

để giải phẩu ghép thận. Thƣờng thƣờng, bệnh viện dấu kín các chi tiết cá nhân về chủ nhân của trái thận, không cho

biết thận đó là của nam hay nữ, sắc dân nào..Riêng tại tỉnh bang BC, danh sách chờ đợi cho việc ghép thận khoảng

500 ngƣời, và trung bình chờ đợi từ 8 năm…thì may ra đƣợc gọi…

Xin thận của người sống…

Ðây là hy sinh của một ngƣời để cứu mạng một ngƣời…và chƣơng trình này gọi là living donor và đƣợc chính phủ

khuyến khích…Ngƣời cho thận, dù chỉ còn 1 thận, họ vẫn sống một cuộc sống bình thƣờng…

Sau hai năm lọc máu, tôi tƣởng cuộc đời sẽ tàn theo bóng đêm thì bà Chị thƣơng yêu từ Việt Nam qua thăm, thấy

cậu em tàn tụy đã hy sinh và cho em một trái thận, và cuộc ghép thận thành công…

Thủ tục khá chi tiết, từ lúc bảo lãnh từ Việt Nam sang, thử rất nhiều test để bảo đảm trái thận thật hạp và tốt thì Bác

sĩ mới nhận, quan trọng nhất là hạp loại máu và các cell… và Bác sĩ phải bảo đảm về mọi mặt y khoa để ngƣời cho

thận không bị trở ngại về sau.. Muốn đƣợc bảo lãnh từ Việt nam hay từ bất cứ nƣớc nào sang, việc đầu tiên, ngƣời

cho phải đi khám tại nơi mình trú ngụ, nhờ Bác sĩ chuyên khoa về thận và cho biết ý định của mình, sau khi có kết

qủa khám thận, gửi kết qủa cho cơ quan phụ trách việc ghép thận, nhƣ tại BC Canada là BC Transplant Society, nơi

đây họ duyệt xét xem kết qủa và coi có hạp với ngƣời nhận không (một cách tổng quát), nếu hội đủ điều kiện, họ sẽ

cấp cho ngƣời cho một thƣ mời qua Canada để khám nghiệm (họ không tin kết qủa khám nghiệm tại VN), mọi chi

phí di chuyển, đều do thân nhân chịu, ngoại trừ chi phí khám nghiệm tại Canada.

Sau khi khám xong về mặt y khoa, ngƣời cho thận phải trải qua hai phần test, một với Bác sĩ tâm lý, họ muốn chắc

rằng, nguyên nhân cho thận đến từ đâu? vì tình thƣơng? vì sự ép buộc? hay vì mua bán trao đổi…Nếu lý do không

rõ ràng, sẽ bị loại ngay…Và còn gặp một chuyên viên xã hội nữa (Social worker) cũng với những câu hỏi…vớ vẩn,

họ muốn biết tâm trạng của ngƣời cho thận là thế nào, hoàn cảnh xã hội ra sao? Tất cả buổi phỏng vấn này đều

riêng tƣ và không có một ngƣời thân liên quan tới ngƣời nhận hiện diện, để bảo đảm ngƣời cho không bị một áp lực

nào…

Sau khi thủ tục hoàn tất, việc giải phẫu đƣợc sắp xếp cho cả hai, cùng ngày, ngƣời cho mổ trƣớc, lấy thận ra khoảng

3 tiếng và mổ ngƣời nhận để ghép thận vào trong cuộc giải phẫu kéo dài khoảng 6 tiếng.

Trƣớc đây, vết mổ ngƣời cho rất lớn, vết mổ dài 26 cm, chỗ ba sƣờn để cắt thận ra…và phải đánh thuốc mê bằng

cách tiêm vào tủy sống…nhƣng ngày nay, khoa học tiến bộ hơn, chỉ cần đục 3 lỗ nhõ và rạch một đƣờng nhỏ nơi

bụng dƣới và cho máy hút trái thận ra…và ngƣời cho chỉ nằm bệnh viện 2 ngày,so với 5 ngày nhƣ các trƣốc đây,

24

trong khi ngƣời nhận phải nằm trong bệnh viện khoảng 7 ngày…ngày đầu tiên, theo dõi rất kỹ, cứ mỗi tiếng lại lấy

máu một lần để theo dõi độ creatinine lên xuống nhƣ thế nào...

Thận người cho được lấy ra

Ghép thận

Trái thận mới ghép vào, nằm ở vị trí nào trong cơ thể?

Xin thƣa, vết mổ rất nhẹ, ở cạnh háng và qủa thận mới ghép sẽ nằm giữa thận cũ và bọng đái (bladder), hai trái thận

cũ vẫn để nguyên, không lấy ra…

Việc ghép thận xong, không phải là hết…Và cả cuộc đời còn lại, vẫn phải uống thuốc để chống lại sự thải ra của cơ

thể. Vì trong cơ thể con ngƣời, chất bạch huyết cầu hay chất kháng tố luôn luôn chống lại các vật lạ xâm nhập để

bảo vệ cơ thể…Và cơ thể sẽ tìm cách thải trái thận mới ra, vì nghĩ đây là vật lạ…(sao nó ngu thế :-) ! Do đó, ngƣời

đƣợc ghép thận mới suốt đời phải uống các loại anti-reject, mục đích của loại thuốc này, là làm yếu bạch huyết cầu,

để bạch huyết cầu không thể đánh phá trái thận mới ghép…Ðôi khi, cơ thể yếu, trái thận ghép vào có thể bị thải

ra…Ngày nay, khoa học đã tiến bộ, có thể dùng thuốc để giữ thận lại…Có thể nói, việc ghép thận khó 1 thì việc giữ

thận khó 10 và tốn kém thuốc rất nhiều…

25

Vị trí trái thận mới trong cơ thể người nhận

- hinh 1, cuống thận chưa được nối

- hình 2, thận mới được nối với các mạch máu và bladder

Sau khi ghép thận, hàng tháng ngƣời ghép thận phải đi thử máu và đến trung tâm y khoa dành riêng cho ngƣời ghép

thận để đƣợc Bác sĩ theo dõi…và uống thuốc rất nhiều, đặc biệt là các loại thuốc để chống lại sự đào thải của cơ

thể.

Thận ghép sẽ giữ được bao nhiêu lâu?

Tùy theo từng ngƣời, có thể bị reject sau 1 năm, có thể giƣ đƣợc 20 năm…trung bình 7,8 năm tùy theo ngƣời đó bị

hƣ thận vì lý do gì ? Một trong những lý do làm hƣ thận là chất kháng tố IGA, tự tiêu hủy thận mà đến nay khoa

học chƣa tìm ra thuốc trị…

Bệnh hƣ thận sẽ đƣa ra một phản ứng và sinh ra bệnh tiểu đƣờng thì bệnh thận này không đến nỗi nguy, Chứ còn vì

bệnh tiểu đƣờng mà làm hƣ thận, sẽ đƣa đết hậu qủa nặng hơn là mù mắt…

Trái thận mà tôi ghép cách đây 8 năm lại hƣ…, chất creatinie lại cao rồi...bây giờ lại quay lại con đƣờng cũ, và bắt

đầu lại từ đầu…Ôi! Cái hạn của tôi sao cứ kéo dài…có lẽ sao bệnh tật năm nay chiếu cung Mệnh chăng???

Để kết: Tôi viết bài này trong những ngày chuẩn bị thay thận lần thứ hai trong đời..., có ngƣời bảo là số tôi hên, tìm

đƣợc thận để thay…nhƣng tại sao hên mà lại bị... hƣ thận. Tôi hên??? Xin thƣa là không! Nhƣng đây chỉ là tình

thƣơng mà giữa loài ngƣời thƣơng loài ngƣời. Nhiều khi ngƣời Việt chúng ta không hiểu đƣợc là cơ thể chỉ cần 1

trái thận cũng sống còn. Bà Chị tôi cho tôi trái thận khi 60 tuổi, 15 năm trôi qua, dù ở Việt Nam, nhƣng cơ quan Y

Tế Canada vẫn gửi giấy đi khám thận hàng năm để theo dõi và bảo đảm ngƣời cho thận không bị ảnh hƣởng…

Viết bài này, trong cái nhìn của một bệnh nhân, tôi mong mỏi đem lại cho qúy đọc gỉa của một cái nhìn rõ hơn về

những việc lọc máu, ghép thận và cho thận để Qúy vị hiểu và thông cảm cho những bệnh nhân về thận, để hiều rằng

việc cho một trái thận của mình cho một ngƣời thân, hay một ngƣời chƣa quen để cứu giúp họ thoát qua một căn

bệnh hiểm nghèo là điều Y khoa bảo đảm không ảnh hƣởng đến sức khỏe của Qúy vị.

Thận hƣ, phải đi lọc máu…bệnh nhân vẫn sống còn…nhƣng với thời gian sẽ không thoát khỏi số mạng. Xin hãy

mở rộng tình thƣơng nhân loại để cho ngƣời thân, bạn bè hay cả ngƣời chƣa quen… món quà cho sự sống.

Vũ Minh Ngọc