help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý...

25
HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN TRÊN PHẦM MỀM AMIS.VN Mục lục 1 . Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ trong năm và bảo trì dữ liệu. 2. Tính giá xuất kho, đảm bảo số liệu tồn kho đúng. 3. Tính khấu hao TSCĐ, đảm bảo số liệu về TSCĐ đúng 4. Hạch toán chi phí lương, đảm bảo số liệu về tiền lương đúng 5. Đảm bảo số liệu trên sổ Cái tài khoản thuế GTGT và tài khoản doanh thu khớp với tờ khai và bảng kê hàng hóa 6. Đảm bảo số liệu về giá thành đúng 7. Kết chuyển lãi lỗ và tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 8. Lập báo cáo tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính và in báo cáo tài chính 9. Xuất khẩu báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế

Transcript of help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý...

Page 1: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN TRÊN PHẦM MỀM AMIS.VNMục lục

1 . Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ trong năm và bảo trì dữ liệu. 2. Tính giá xuất kho, đảm bảo số liệu tồn kho đúng.3. Tính khấu hao TSCĐ, đảm bảo số liệu về TSCĐ đúng 4. Hạch toán chi phí lương, đảm bảo số liệu về tiền lương đúng 5. Đảm bảo số liệu trên sổ Cái tài khoản thuế GTGT và tài khoản doanh thu khớp với tờ khai và bảng kê hàng hóa 6. Đảm bảo số liệu về giá thành đúng7. Kết chuyển lãi lỗ và tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp8. Lập báo cáo tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính và in báo cáo tài chính

9. Xuất khẩu báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế

Page 2: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

1. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ trong năm và bảo trì dữ liệu.

Mục đích- Đảm bảo tất cả chứng từ phát sinh trong kỳ hạch toán đủ, đúng- Đảm bảo ghi sổ tất cả chứng từ đã hạch toán

Thực hiện- Vào Tiện ích\Tìm kiếm chứng từ- Chọn điều kiện tìm kiếm, tích chọn “Chứng từ chưa ghi sổ” và “Nhóm theo chứng từ”, nhấn nút

“Tìm”. Khi đó trong dữ liệu nếu có chứng từ nào chưa được ghi sổ, chương trình sẽ trả về ở kết quả tìm kiếm.

- Sau khi hiển thị danh sách các chứng từ chưa ghi sổ, kế toán kiểm tra các chứng từ chi tiết. o Với chứng từ là bản nháp thì thực hiện xóa chứng từ.o Với chứng từ chưa hợp lý thì điều chỉnh lại cho hợp lý.o Với chứng từ hợp lý chưa ghi sổ thì thì ghi sổ để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu

2. Tính giá xuất kho, đảm bảo số liệu tồn kho đúng.

Bước 1: Tính giá xuất kho (Áp dụng với đơn vị tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ) Mục đích: Tính giá xuất kho để xác định giá trị xuất kho, xác định chi phí phát sinh và tính giá trị tồn kho

còn lại cuối kỳ. Thực hiện:

- Vào menu Nghiệp vụ\Kho\Tính giá xuất kho hoặc vào Phân hệ Kho, chọn chức năng Tính giá xuất kho bên thanh tác nghiệp, xuất hiện giao diện Tính giá xuất kho

Page 3: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

Tùy chọn Tính theo kho hay Tính giá không theo kho:

- Tính theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên từng kho.

- Tính giá không theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên tất cả các kho. Theo tùy chọn này nếu 1 vật tư hàng hóa của đơn vị có trên nhiều kho thì có thể dẫn tới kho có giá trị âm và kho có giá trị dương, khi đó đơn vị nên lựa chọn Tính giá theo kho

Đối với dữ liệu đa chi nhánh, có chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì giá của từng vật tư hàng hóa sẽ được tính chung cho tất cả các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Nếu các chi nhánh hạch toán phụ thuộc và tổng công ty mà sử dụng chung kho thì có thể kho của chi nhánh này âm và chi nhánh kia dương. Vì vậy nên quản lý kho riêng ở từng chi nhánh.

Bước 2: Kiểm tra số tồn trên các báo cáo kho, đối chiếu giữa sổ kho và sổ cái tài khoản kho Mục đích:

+ Kiểm tra và phát hiện bất thường trên báo cáo kho+ Đảm bảo khớp số liệu giữa sổ kho và sổ cái tài khoản kho (TK 152,156...)

Thực hiện:Đối chiếu giữa báo cáo Tổng hợp tồn kho và Sổ chi tiết vật tư hàng hóa

- Xem báo cáo tổng hợp tồn kho, Sổ chi tiết vật tư hàng hóa tại nhóm báo cáo Kho để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

o Giá trị tồn kho cuối kỳ âmo Số lượng tồn kho bằng 0, giá trị tồn kho khác 0

TT Tình trạngCác nguyên nhân có thể xảy

ra Hướng dẫn xử lý Ghi chú

1

Giá trị tồn kho cuối kỳ âm

Dữ liệu đang cho phép xuất quá số lượng tồn, nên nếu xuất quá số lượng tồn khì khi xuất kho chương trình sẽ không cảnh báo khi xuất âm kho. Vì vậy cuối kỳ trên báo cáo kho số lượng âm và giá trị âm.

• Bước 1: Vào Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa, Bỏ chọn "Cho phép xuất quá số lượng tồn".  • Bước 2: Vào Tiện ích\Ghi sổ/bỏ ghi sổ theo lô, thực hiện bổ ghi và ghi sổ lại các chứng từ.

 • Bước 3: Tính lại giá xuất kho. Nếu dữ liệu có nhiều chứng từ phát sinh liên quan đến kho thì nên tính giá theo tháng và tính từng tháng một.  

2 Hệ thống đang tính bình quân trên nhiều kho mà vật tư hàng hóa thì lại có trên nhiều kho dẫn đến kho thì có giá trị âm, kho lại có giá trị dương

Vào Nghiệp vụ\Kho\Tính giá xuất kho. Thực hiện tính lại giá xuất kho và chọn là Tính theo kho để chương trình tính lại giá bình quân trên từng kho.

 

Page 4: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

3

Dữ liệu đa chi nhánh, có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh sử dụng chung mã kho nên khi tính giá chương trình sẽ tính bình quân trên các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Vì vậy khi xem báo cáo kho của từng chi nhánh thì có chi nhánh này âm, chi nhánh kia dương.

Tạo mỗi chi nhánh 1 mã kho khác nhau. Khi hạch toán của chi nhánh nào thì vào đúng mã kho của chi nhánh đấy. Ví dụ: Chi nhánh Hà Nội đặt kho là 156_HAN, Chi nhánh Hồ Chí Minh là 156_HCM

 

4

Số lượng tồn kho bằng 0; giá trị tồn kho khác 0

Trong kỳ giá nhập kho biến động lớn nên giá xuất có sự chệnh lệch lớn. Vì vậy, tại 1 thời điểm trong kỳ xảy ra tình trạng số lượng tồn kho hết, giá trị tồn kho âm hoặc dương

Cách 1:

Đơn vị áp dụng phương

pháp bình quân cuối kỳ

Kiểm tra giá xuất kho xem đã tính đúng chưa. Nếu chưa đúng thì thực hiện tính lại giá xuất khoNếu phần mềm đã tính đúng thì nếu số lượng hết, giá trị còn là do giá nhập kho trong kỳ biến động lớn. Ví dụ đầu kỳ hoặc chứng từ nhập kho trước có đơn giá nhập thấp, cuối kỳ chứng từ nhập kho cao nên khi tính bình quân cuối kỳ các chứng từ xuất đầu kỳ sẽ có đơn giá xuất cao hơn đơn giá nhập. Nếu cuối năm đảm bảo số lượng hết, giá trị hết là được. Với những vật tư số lượng hết, giá trị còn có thế thực hiện điều chỉnh giá trị tồn kho về 0Cách 2: Đổi sang dùng phương pháp tính giá xuất kho khác: tính giá bình quân tức thời. Phương pháp này có nghĩa là tại thời điểm xuất kho sẽ lấy giá trị bình quân trên kho luôn => Đảm bảo kho không bị âm ở bất kỳ thời điểm nào.

5

Sửa lại số dư đầu kỳ hoặc chèn các chứng từ nhập, xuất kho vào ngày trước của các chứng từ đã nhập trước đó nhưng chưa thực hiện tính lại giá xuất kho

Vào Nghiệp vụ\Kho\Tính giá xuất kho. Lưu ý: Nên tính thử với một mã hàng đang kiểm tra. Nếu tính xong rồi kiểm tra báo cáo thấy đúng mới tính hết cho các mã vào thời điểm sau (Nếu có thời gian rảnh có thể chọn tính giá với dữ liệu lớn). Tránh việc dữ liệu lớn thì khi tính lại cho tất cả các mã hàng tại thời điểm đó sẽ gây gián đoạn công việc.

Đơn vị áp dụng phương pháp bình quân tức thời, nhập trước xuất trước hoặc đích danh

Đối chiếu giữa sổ Kho và sổ Cái tài khoản kho+ Vào menu Báo cáo\Tổng hợp\Báo cáo đối chiếu kho và Sổ Cái thực hiện kết xuất báo cáo đối

chiếu sổ kho và Sổ Cái tài khoản.+ Kế toán kiểm tra giá trị tại cột chênh lệch trên Báo cáo đối chiếu kho và Sổ Cái. Nếu giá trị các cột

chênh lệch trên Báo cáo đối chiếu khác 0 kế toán kích chuột phải xem nguyên nhân chênh lệch.

3. Tính khấu hao TSCĐ, đảm bảo số liệu về TSCĐ đúng Bước 1: Tính khấu hao TSCĐ Mục đích: Tính và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ để chi phí khấu hao của TSCĐ được tính đúng, đủ và

xác định chi phí phát sinh, giá trị còn lại của TSCĐ cuối kỳ. Thực hiện:

Đối với đơn vị theo dõi tài sản cố định trên phần mềm Misa- Vào menu Nghiệp vụ\Tài sản cố định\Tính khấu hao hoặc vào Phân hệ Tài sản cố định, chọn chức

năng Tính khấu hao bên thanh tác nghiệp, xuất hiện giao diện Tính khấu hao.

Page 5: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ (tài chính và quản trị), việc khấu hao TSCĐ được thực hiện khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào chỉ được lưu trên chi nhánh đó và sổ đó. Vì vậy nên chọn chính xác chi nhánh và sổ để tính khấu hao.

Đối với đơn vị không theo dõi TSCĐ trên phần mềm MISA

- Cuối tháng, đơn vị hạch toán tổng chi phí khấu hao trên phần mềm MISA Vào menu Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác\Thêm, hạch toán Nợ TK 6274, 6414, 6424/ Có TK 2141, 2142

Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu Nguyên giá và Hao mòn lũy kế trên sổ Tài sản và Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214 Mục đích:

+ Đảm bảo khớp số liệu nguyên giá giữa sổ Tài sản cố định và sổ Cái tài khoản Tài sản cố định (TK 211, 212, 213)+ Đảm bảo khớp số liệu giá trị hao mòn lũy kế giữa sổ Tài sản cố định và sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố định (TK 214)

Thực hiện:Đối chiếu giữa sổ Tài sản cố định và Sổ Cái tài khoản Tài sản cố định

- Xem giá trị nguyên giá trên báo cáo sổ Tài sản cố định tại nhóm báo cáo Tài sản cố định, Sổ Cái tài khoản Tài sản cố định (TK 211, 212, 213) tại nhóm báo cáo Tổng hợp để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

o Giá trị nguyên giá trên Sổ Tài sản cố định khác giá trị nguyên giá trên sổ Cái tài khoản TSCĐ

TT Tình trạng

Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi

chú1 Nguyên

giá trên Sổ tài sản cố định

lệch với Số dư

trên Sổ cái TK TSCĐ

Đầu kỳ lệch số dư nguyên giá giữa sổ Cái TK TSCĐ với sổ Tài sản cố định

• Bước 1: Kiểm tra- Mở Sổ cái TK nguyên giá TSCĐ (211,212...) xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu- Vào Phân hệ TSCĐ\ Chọn Tab Báo cáo phân tích, chọn Sổ tài sản cố định, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra, tại cột Số CT ghi tăng chọn giá trị lọc OPN. - Tính tổng cột Giá trị tính khấu hao và so sánh với số dư đầu kỳ TK nguyên giá TSCĐ • Bước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là số trên Sổ cái) - Kiểm tra lại khai báo TSCĐ đầu kỳ của các TSCĐ. - Đối với TSCĐ bị sai nguyên giá và giá trị tính khấu hao thì sửa lại như sau: + Xóa toàn bộ phát sinh liên quan đến TSCĐ đang bị sai nguyên giá + Vào Tab Sổ tài sản\ Chọn TSCĐ bị sai\ Sửa lại nguyên giá TSCĐ + Lập lại các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ bị sai.

 

Page 6: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

2

Nguyên giá không bằng nhau khi ghi tăng TSCĐ(Tại phân hệ TSCĐ) với chứng từ hạch toán tăng tài sản cố định (Nợ TK 211,212...)

• Bước 1: Kiểm tra- Vào Phân hệ TSCĐ\ Chọn Tab Báo cáo phân tích, chọn Sổ tài sản cố định, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra. Tại cột Số CT ghi tăng chọn giá trị lọc khác OPN. - Xem tổng Giá trị tính khấu hao.- Vào Tiện ích\Tìm kiếm chứng từ, chọn tìm theo khoảng thời gian cần đối chiếu\Bỏ tích Nhóm theo chứng từ\Lọc TK nguyên giá TSCĐ chọn loại Chứng từ khác với Đánh giá lại TSCĐ. Xem tổng số tiền hạch toán Nợ TK nguyên giá. • Bước 2: Xử lý - Nếu số tiền ở trên sổ TSCĐ và hạch toán Nợ 211 lệch nhau thì mở từng chứng từ ghi tăng TSCĐ, sang Tab thông tin khấu hao, mở chứng từ hạch toán Nợ TK nguyên giá để kiểm tra xem số tiền hạch toán và số tiền ghi tăng có bằng nhau không. - Tài sản nào không khớp thì thực hiện sửa lại cho đúng.

 

3

Ghi giảm TSCĐ, đánh giá lại nguyên giá TSCĐ trên các phân hệ ngoài phân hệ TSCĐ nên các chứng từ này chỉ lên sổ cái mà không lên báo cáo TSCĐ

• Bước 1: Kiểm tra- Vào Tiện ích\Tìm kiếm chứng từ \ Bỏ tích Nhóm theo chứng từ\Lọc TK Nợ, TK Có là TK nguyên giá TSCĐ kiểm tra xem có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ TSCĐ không • Bước 2: Xử lý - Nếu các phát sinh liên quan đến tài khoản TSCĐ cần hạch toán đúng phân hệ TSCĐ

 

4

Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK nguyên giá đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó vẫn lên mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất.

• Bước 1: Kiểm tra- Trừ số tiền trên Cột Nguyên giá của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ cái TK nguyên giá. - Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị nguyên giá đã ghi giảm (bằng Phát sinh Có TK nguyên giá) thì 2 báo cáo đúng. • Bước 2: Xử lý Sang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng nhau.

 

Đối chiếu giữa sổ Tài sản cố định và Sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố địnhXem giá trị hao mòn lũy kế trên báo cáo sổ Tài sản cố định tại nhóm báo cáo Tài sản cố định, Sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố định (TK 214) tại nhóm báo cáo Tổng hợp để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

oGiá trị hao mòn lũy kế trên sổ Tài sản cố định khác với số dư trên sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố định (TK 214)

TT Tình trạng

Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi

chú

Page 7: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

1

Hao mòn lũy kế

trên Báo cáo sổ

Tài sản cố định lệch với Số dư

trên Sổ cái TK

Hao mòn TSCĐ

(TK 214)

Đầu kỳ lệch Số dư TK 214 và Hao mòn lũy kế

•Bước 1: Kiểm tra- Mở Sổ cái TK 214, xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu- Vào Phân hệ TSCĐ\ Chọn Tab Báo cáo phân tích, chọn Sổ tài sản cố định, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra, tại cột Số CT ghi tăng chọn giá trị lọc OPN.•Bước 2: Xử lý - Xác định lại số dư hao mòn lũy kế đúng (thường số dư đúng là số trên Sổ cái) - Kiểm tra lại khai báo TSCĐ đầu kỳ của các TSCĐ. - Đối với TSCĐ bị sai hao mòn lũy kế thì sửa lại như sau: + Xóa toàn bộ phát sinh liên quan đến TSCĐ đang bị sai hao mòn lũy kế + Vào Tab Sổ tài sản\ Chọn TSCĐ bị sai\ Sửa lại hao mòn lũy kế + Lập lại các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ bị sai.

 

2

Hạch toán khấu hao TSCĐ ngoài phân hệ TSCĐ khi đó số khấu hao chỉ lên Sổ cái TK 214, không lên báo cáo TSCĐ

•Bước 1: Kiểm tra - Vào Tiện ích\Tìm kiếm chứng từ, bỏ tích chọn Nhóm theo chứng từ\ chọn lọc TK Nợ, TK Có là TK Hao mòn TSCĐ (214) kiểm tra có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ TSCĐ không. •Bước 2: Xử lý - Nếu có các phát sinh liên quan đến tài khoản TSCĐ cần hạch toán đúng phân hệ TSCĐ

 

3

Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK hao mòn lũy kế đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó vẫn lên mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất.

•Bước 1: Kiểm tra - Trừ số tiền trên Cột Hao mòn lũy kế của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ cái TK Hao mòn lũy kế (214)- Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị Hao mòn lũy kế đã ghi giảm (bằng Phát sinh Nợ TK 214) thì 2 báo cáo đúng •Bước 2: Xử lý - Sang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng nhau.

 

4. Hạch toán chi phí lương, đảm bảo số liệu về tiền lương đúngBước 1: Hạch toán chi phí lương Mục đích: Hạch toán chi phí lương để chi phí lương của doanh nghiệp được hạch toán đầy đủ, xác định

chi phí lương, chi phí bảo hiểm cuối kỳ. Thực hiện:

Đối với đơn vị theo dõi chi tiết lương cán bộ trên phần mềm Misa HRMVào menu Nghiệp vụ\Tổng hợp\Hạch toán lương, bảo hiểm, thuế TNCN … xuất hiện giao diện hạch toán chi phí lương, Chọn nút “Lấy bảng tổng hợp lương từ hệ thống nhân sự” sau đó chọn bảng lương cần hạch toán

Page 8: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

Đối với đơn vị không theo dõi chi tiết lương cán bộ trên phần mềm MISA HRM

- Cuối tháng, đơn vị hạch toán tổng chi phí lương trên phần mềm MISA- Vào menu Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Hạch toán lương, bảo hiểm, thuế TNCN … xuất hiện giao diện

hạch toán chi phí lương, hạch toán Nợ TK 622, 6271, 6411, 6421/ Có TK 334, 338, Hoặc có thể hạch toán trên chứng từ nghiệp vụ khác.

Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu số dư cuối kỳ bảo hiểm trên sổ cái tài khoản với thông báo của cơ quan bảo hiểm, Số dư cuối kỳ của TK Phải trả người lao động (TK 334) Mục đích:

+ Đảm bảo hạch toán đủ chi phí lương tất các tháng của doanh nghiệp và khớp với bảng lương của doanh nghiệp.

+ Đảm bảo hạch toán đúng và đủ các bút toán trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, tránh trường hợp ghi nhận thiếu bút toán trả lương dẫn tới nợ lương nhân viên trên sổ sách.

+ Đảm bảo khớp số liệu các khoản bảo hiểm giữa sổ chi tiết tài khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp với thông báo của cơ quan bảo hiểm. Thực hiện:

Kiểm tra đối chiếu Số phát sinh của TK 334 với các bảng lương của doanh nghiệp trong kỳ, kiểm tra số dư của tài khoản 334 để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

o Trên sổ cái tài khoản 334 có dư Nợ: Trường hợp này xảy ra khi đơn vị hạch toán thừa bút toán trả lương cụ thể:- Nếu đơn vị thực hiện theo dõi chi tiết lương cán bộ trên phần mềm Misa thì hiện nay phần mềm không cho phép đơn vị thực hiện trả lương lớn hơn số lương phải trả người lao động trong kỳ.- Nếu đơn vị không thực hiện theo dõi chi phí lương cán bộ trên phầm mềm mà tự hạch toán bút toán trả lương thì trường hợp trả thừa tiền lương có thể xảy ra. Doanh nghiệp kiểm tra các chứng từ trả lương xem có chứng từ nào hạch toán hai lần hoặc đã hạch toán nhưng quên không ghi sổ sau đó lại hạch toán thêm một chứng từ khác dẫn tới việc số dư cuối kỳ trên sổ Cái TK Phải trả người lao động (TK 334) dư Nợ.

o Kiểm tra tổng số phát sinh bên Có sổ Cái TK 334 Phải trả người lao động xem có khớp với tổng số lương trên các bảng thanh toán tiền lương trong kỳ của doanh nghiệp. Đảm bảo doanh nghiệp hạch toán đầy đủ chi phí lương trong kỳ.

Đối chiếu BHXH, BHYT, BHTN trên sổ Cái tài khoản 3382, 3383, 3384, 3386, thông báo của cơ quan bảo hiểm, cơ quan công đoàn nơi đơn vị trực thuộc (cấp quận, huyện, thành phố) để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

o Sổ chi tiết tài khoản BHXH, BHYT, BHTN và sổ Cái tài khoản Phải trả phải nộp khác (TK 338) lệch số với thông báo của cơ quan bảo hiểm do:

+ Doanh nghiệp nộp tiền BH sau ngày cơ quan BH chốt sổ để lập thông báo. Trường hợp này thì sang tháng sau doanh nghiệp kiểm tra thông báo sẽ thấy số tiền đã nộp được ghi nhận.

+ Doanh nghiệp ghi sai số tài khoản của cơ quan BH trường hợp này doanh nghiệp cần lập truy soát tại kho bạc hoặc làm điều chỉnh nộp tiền

+ Doanh nghiệp nộp chậm tiền BH nhưng chưa tính vào nộp lãi. Doanh nghiệp cần bổ sung khoản

Page 9: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

phạt chậm nộp tiền BHo Sổ chi tiết tài khoản KPCĐ và sổ Cái tài khoản Phải trả phải nộp khác (TK 338) lệch số với

thông báo của cơ quan công đoàn đơn vị trực thuộc do:+ Đơn vị đã nộp kinh phí công đoàn nhưng nộp chưa đúng thời gian quy định hoặc do đơn ghi sai

số tài khoản của cơ quan công đoàn trường hợp này doanh nghiệp cần lập truy soát tại kho bạc, ngân hàng hoặc làm điều chỉnh nộp tiền.

5. Đảm bảo số liệu trên sổ Cái tài khoản thuế GTGT và tài khoản doanh thu khớp với tờ khai và bảng kê hàng hóa.

Mục đích+ Đảm bảo tổng doanh thu trên sổ Cái tài khoản Doanh thu bán hàng khớp với bảng kê hàng hóa dịch

vụ bán ra .+ Đảm bảo khớp số liệu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên sổ Cái tài khoản Thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ (TK 133) với tờ khai thuế GTGT+ Đảm bảo khớp số liệu thuế GTGT đầu ra phải nộp trên sổ Cái tài khoản Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước (TK 333) với tờ khai thuế GTGT Thực hiện

Nếu người sử dụng có lập bảng kê mua vào, bán ra và tờ khai trên phần mềm MisaĐối chiếu giữa bảng kê thuế và sổ Cái tài khoản 133, 333Đối chiếu giữa sổ Cái tài khoản Doanh thu bán hàng với bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra

+ Kế toán tiến hành so sánh tổng doanh thu bán hàng trên sổ Cái với chỉ tiêu giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ. Nếu có chênh lệch kế toán in bảng kê đối chiếu thuế và sổ Cái với tài khoản 3331để đối chiếu chi tiết.

Đối chiếu giữa sổ Cái tài khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước với tờ khai thuế GTGT+ Kế toán tiến hành so sánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp trên sổ Cái TK 3331 với chỉ tiêu thuế

GTGT còn phải nộp trong kỳ nếu có sai lệch kế toán tìm chi tiết theo bảng kê số thuế GTGT Nếu người sử dụng không lập bảng kê mua vào, bán ra và tờ khai trên phần mềm Misa

Kế toán chỉ cần đối chiếu số dư TK 133, 33311 trên phần mềm Misa với tờ khai bên ngoài đã nộp. Nếu có sự chênh lệch với bên ngoài thì sẽ tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại cho đúng.

6. Đảm bảo số liệu về giá thành đúng

Bước 1: Tính giá thànhLink đến nội dung tính giá thành tại help

Bước 2: Kiểm tra số liệu giữa sổ chi tiết tài khoản chi phí với sổ Cái tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Mục đích+ Đảm bảo các khoản chi phí phát sinh trong kỳ (TK 621, 622, 627) được kết chuyển hết sang tài

khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) để tính giá thành SP.+ Đảm bảo số phát sinh bên Nợ TK 155 bằng với giá trị kết chuyển trong kỳ của TK 154

Thực hiệnKhi thực hiện tính giá thành có thể xảy ra một số bất thường như sau:

Page 10: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi chú

1

Khi tính giá thành tại bước xác định hệ số

tỷ lệ không thấy hiển thị lên các thành

phẩm

- Chưa lập phiếu nhập kho thành phẩm- Đã lập phiếu nhập kho thành phẩm nhưng chọn sai đối tượng tập hợp chi phí- Đã lập phiếu nhập kho thành phẩm, nhưng hạch toán không đúng Nợ TK 15x/Có TK 154- Phiếu nhập kho đã làm không nằm trong khoảng thời gian tính giá thành

- Vào chức năng tìm kiếm tìm chứng từ loại nhập kho, tại cột loại chứng từ của kết quả tìm kiếm, lọc giá trị Nhập kho thành phẩm sản xuất .+ Nếu chưa có chứng từ nhập kho thành phẩm sản xuất thì lập bổ sung phiếu nhập kho thành phẩm.+ Nếu đã có phiếu nhập kho thành phẩm thì kiểm tra xem ngày hạch toán có bị nhầm sang kỳ khác không, nếu sai thì sửa lại + Kiểm tra các phiếu nhập kho thành phẩm đã hạch toán đúng Nợ TK 15x/Có TK 154, nếu sai thì sửa lại+ Kiểm tra các phiếu nhập kho thành phẩm đã hạch toán đúng đối tượng THCP tương ứng với các thành phẩm chưa, nếu sai thì sửa lại

 

2Đã lập phiếu nhập kho nhưng chọn không đúng loại phiếu nhập là "Nhập kho thành phẩm sản xuất"

- Vào chức năng tìm kiếm tìm chứng từ loại nhập kho, lọc cột mã VTHH xem có thành phẩm không, nếu có thì chọn thành phẩm đó để chương trình liệt kê ra các phiếu nhập kho của thành phẩm đó. Sau đó kiểm tra xem các chứng từ này có phải là nghiệp vụ nhập kho thành phẩm sản xuất không, nếu là nghiệp vụ nhập kho thành phẩm thì sửa chứng từ và chọn lại loại phiếu nhập là "Nhập kho thành phẩm sản xuất".

 

3 Phân bổ chi phí chung có

những ĐTTHCP

trong kỳ bị số tiền phân bổ

=0

Khi phân bổ chi phí chung có các tiêu thức phân bổ: NVL trực tiếp, NC trực tiếp, chi phí trực tiếp (NVL trực tiếp + NC trực tiếp), định mức. Mà khi phân bổ chi phí thì ĐTTHCP đó không có phát sinh chi phí theo tiêu thức đang phân bổ, vì vậy tỷ lệ phân bổ cho ĐTTHCP đó đang được hiểu là 0%.

Kiểm tra lại xem có đúng là trong kỳ không có phát sinh chi phí theo tiêu thức phân bổ không. Nếu chưa đúng thì sửa lại cho đúng

 

4

Do ĐTHCP đang có chi phí phát sinh rất nhỏ, nên khi phân bổ chi phí thì tỷ lệ phân bổ cho ĐTTHCP này rất nhỏ (Nhỏ hơn 1%) khi được làm tròn sẽ hiển thị là 0

Tăng số chữ số sau dấu phẩy của phần Tỷ lệ lên nhiều số nhất có thể. Còn sau khi tăng lên rồi mà số tiền vẫn bằng 0 thì có thể tự sửa tay và nhập số tiền phân bổ cho ĐTTHCP đó theo mong muốn, đảm bảo không vượt quá tổng số tiền cần phân bổ

 

5Có chứng từ xuất kho có

giá trị bằng 0

Chưa cập nhật giá xuất kho trước khi tính giá thành Cập nhật giá xuất kho và tính lại giá thành  

Khi kiểm tra giá thành Xem báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của các tài khoản 621, 622, 627, 623 để

Page 11: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi chú

1

Các tài khoản 621,

622, 627 vẫn còn số dư cuối kỳ

Sau khi tính giá thành xong do người dùng sửa chứng từ phát sinh chi phí liên quan tới TK 621,622,627 hoặc mới cập nhật lại giá xuất kho mà chưa xóa chứng từ kết chuyển chi phí để kết chuyển lại (từ TK 621,622,627 sang TK 154).

- Xóa chứng từ kết chuyển chi phí, kết chuyển lại chi phí và tính lại giá thành  

Đối chiếu báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154 với bảng cân đối khoản để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi chú

1

Tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có của các TK này trên hai báo cáo không bằng nhau

- Các TK chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí nhưng đang thiết lập là chỉ cảnh báo không bắt buộc nhập nên chứng từ có thể không chọn đối tượng tập hợp chi phí nhưng vẫn cất được. - Các chứng từ là chi phí chung chưa phân bổ chi phí hết.

- Vào tìm kiếm chứng từ\ tìm kiếm tất cả các chứng từ đã ghi sổ trong kỳ tính giá thành\lọc tìm những chứng từ hạch toán Nợ TK 62x, TK 154 mà cột ĐTTHCP để trống. Sau khi tìm được các chứng từ này thì kiểm tra nếu đây là chi phí trực tiếp thì sửa lại chứng từ, chọn bổ sung ĐTHCP, rồi tính lại giá thành.- Khi tính lại giá thành, khi đó các chứng từ chi phí chung chưa phân bổ hết sẽ hiển thị hết lên người dùng thực hiện phân bổ lại và tính lại giá thành.

 

Đối chiếu giá thành và giá trị nhập kho để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi chú

Page 12: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

1

Tổng giá thành của ĐTTHCP bằng 0 nhưng giá trị nhập kho tương ứng lớn hơn 0

Đối tượng THCP không có trong kỳ tính giá thành nào (trong khoảng thời gian của kỳ này) nhưng có nhập kho thành phẩm

- Nếu đã tồn tại kỳ tính giá thành nhưng chưa chọn đối tượng tập hợp chi phí mà có tổng giá thành bằng 0 trên báo cáo thì sửa lại kỳ tính giá thành, chọn thêm đối tượng tập hợp chi phí và tính lại giá thành.- Nếu chưa có kỳ tính giá thành thì lập kỳ tính giá thành và tính giá thành

 

2

Tổng giá thành của ĐTTHCP lớn hơn 0 nhưng giá trị nhập kho tương ứng bằng 0

Đối tượng THCP có trong kỳ tính giá thành nhưng không có nhập kho thành phẩm có thể là:+ Chưa lập phiếu nhập kho thành phẩm+ Nhập kho nhầm sang kỳ khác+ Nhập kho thành phẩm nhưng không hạch toán đúng Nợ TK 15x/Có TK 154

- Vào chức năng tìm kiếm tìm chứng từ loại nhập kho, tại cột loại chứng từ của kết quả tìm kiếm, lọc giá trị Nhập kho thành phẩm sản xuất .+ Nếu chưa có chứng từ nhập kho thành phẩm sản xuất thì lập bổ sung phiếu nhập kho thành phẩm.+ Nếu đã có phiếu nhập kho thành phẩm thì kiểm tra xem ngày hạch toán có bị nhầm sang kỳ khác không, nếu sai thì sửa lại + Kiểm tra các phiếu nhập kho thành phẩm đã hạch toán đúng Nợ TK 15x/Có TK 154, nếu sai thì sửa lại+ Kiểm tra các phiếu nhập kho thành phẩm đã hạch toán đúng đối tượng THCP tương ứng với các thành phẩm chưa, nếu sai thì sửa lại

 

3

Tổng giá thành của ĐTTHCP khác với giá trị nhập kho tương ứng

- Đối tượng THCP có trong kỳ tính giá thành nhưng chưa tính giá thành- Hoặc đã tính giá thành nhưng quên chưa cập nhật giá nhập kho - Hoặc đã tính giá thành nhưng sửa lại chứng từ chi phí

- Tính lại giá thành và cập nhật lại giá nhập kho và xuất kho thành phẩm của ĐTTHCP

 

4

Có nhập kho thành phẩm nhưng không tương ứng với ĐTTHCP nào

Trong kỳ có phát sinh phiếu nhập kho thành phẩm nhưng không chọn đối tượng THCP

- Tìm kiếm chứng từ là phiếu nhập kho thành phẩm. Lọc thành phẩm là thành phẩm có phát sinh nhập kho trên báo cáo, lọc tài khoản Nợ bắt đầu với TK 15, lọc tài khoản Có bắt đầu với TK 154 sau đó lọc cột đối tượng tập hợp chi phí trống. Sau đó sửa lại chứng từ và chọn thêm đối tượng tập hợp chi phí vào.

 

Một số lưu ý đối với DN hạch toán theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi

Page 13: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

chú

1

Tổng giá trị dở dang cuối kỳ trong kỳ tính giá thành nhỏ hơn số dư cuối kỳ trên sổ Cái TK 154

DN hạch toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, khi hạch toán vào TK 154, là chi phí chung nhưng chưa phân bổ hết trong kỳ, vì vậy chi phí này có trên sổ Cái TK 154 nhưng không được tập hợp vào chi phí trong kỳ tính giá thành, nên sẽ không có trong chi phí dở dang cuối kỳ ở kỳ tính giá thành

Phân bổ hết chi phí chung trong kỳ, nếu chưa tính hết giá thành trong kỳ này thì sẽ đưa vào dở dang cuối kỳ

 

2

Sổ cái TK 154 thì vẫn còn số dư cuối kỳ khi trong kỳ tính giá thành thì không còn giá trị dở dang cuối kỳ

Dữ liệu được tạo nhiều tiết khoản của TK 154 (Ví dụ: 154.1, 154.2, 154.3....), khi kết chuyển chi phí và tính giá thành chương trình sẽ mặc định kết chuyển vào tài khoản đầu tiên (TK 154.1). Vì vậy nếu xem số dở dang cuối kỳ trên kỳ tính giá thành thì không còn, nhưng xem sổ cái của các tiết khoản 154.1, 154.2, 154.3..có thể bị âm, dương không đúng.

- Nếu hạch toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì không nên tạo tiết khoản của TK 154, vì tạo thêm tiết khoản như vậy có thể dẫn đến những sai sót không lường trước được do chương trình đã ngầm định tính giá thành theo TK 154 mặc định ban đầu. - Nếu doanh nghiệp vẫn muốn tạo tiết khoản của TK 154 thì khi kết chuyển chi phí, nhập kho thành phẩm phải tự sửa lại về tiết khoản tương ứng, phù hợp (vì chương trình đang chỉ mặc định hạch toán vào tiết khoản đầu tiên của TK 154.

 

3

Không có giá trị của TK 154 mặc dù trong kỳ đã tập hợp chi phí vào TK

154

Các bút toán hạch toán không được chọn khoản mục chi phí, vì vậy không tập hợp được chi phí để tính giá thành (vì khi tính giá thành có tính chi tiết theo từng khoản mục chi phí)

Sửa lại các chứng từ phát sinh, chọn khoản mục chi phí và thực hiện tính lại giá thành

 

7. Kết chuyển lãi lỗ và tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp7.1. Xác định chi phí thuế TNDN (nếu có)

Mục đích

Xác định chi phí thuế TNDN phải nộp cho ngân sách nhà nước khi kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp lãi.

Thực hiện:

+ Bước 1: Vào menu Nghiệp vụ\Tổng hợp\Kết chuyển lãi lỗo Sau khi kết chuyển lãi lỗ xong, người dùng xác định số lãi (nếu có) mà doanh nghiệp thu

được. Từ đó, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bằng cách: lấy số lãi nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

o Trong trường hợp năm trước doanh nghiệp có lỗ hoặc được miễn (giảm) thuế thu nhập doanh nghiệp thì người sử dụng xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp (đã có tính đến số lỗ của năm trước được bù và tính đến phần thuế được miễn-giảm nếu có) + Bước 2: Để hạch toán khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, vào menu Nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác, hạch toán Nợ TK 821/Có TK 3334

Lưu ý:

- Hệ thống đã xây dựng sẵn hệ thống các cặp tài khoản kết chuyển, kế toán có thể khai báo bổ sung hoặc sửa đổi các cặp tài khoản kết chuyển đã có phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Page 14: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

7.2 . Kết chuyển lãi, lỗ xác định kết quả kinh doanh để lập báo cáo tài chính

Mục đích

Kết chuyển lãi lỗ là công việc cần thực hiện vào cuối kỳ (tháng, quý, năm) để kết chuyển toàn bộ doanh thu, thu nhập khác, chi phí và chi phí khác sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, nếu lãi thì kết chuyển sang bên Có tài khoản 421, nếu lỗ thì kết chuyển sang bên Nợ tài khoản 421. Đây cũng là một trong những căn cứ để lấy số liệu lên các báo cáo tài chính trong kỳ. Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà thực hiện bút toán kết chuyển lãi lỗ theo tháng, quý hay năm.

Thực hiện:

o Vào menu Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Kết chuyển lãi lỗ, thêm chứng từ kết chuyển lãi lỗ, kiểm tra tính chính xác của số liệu sau đó nhấn <Cất>.

8. Lập báo cáo tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính và in báo cáo tài chính

8.1. Bảng cân đối kế toán

Bước 1: Hướng dẫn lập và in Bảng cân đối kế toán- Vào phân hệ Tổng hợp chọn Tab Lập báo cáo, xổ nút <Lập báo cáo> chọn “Bảng cân đố kế toán”

- Chọn tháng cần lập sau đó nhấn <Đồng ý>

Bước 2: Cách kiểm tra sai sót trên Bảng cân đối kế toán Mục đích:

Kế toán tiến hành so sánh và kiểm tra bảng cân đối kế toán như sau: Kiểm tra giá trị tổng tài sản và tổng nguồn vốn đầu kỳ và cuối kỳ xem có bị sai lệch số liệu

Thực hiện:Nếu có sự sai lệch số liệu kế toán tiến hành kiểm tra cụ thể đến các chỉ tiêu xem sự sai lệch tại chỉ

tiêu nào. Chi tiết các biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp về bảng cân đối kế toán sai số liệu như sau

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi chú

1 Cột đầu kỳ\Tổng tài

sản không bằng Tổng nguồn vốn

Trong quá trình nhập số dư đầu kỳ bị sai chỉ tiêu nào đó ở phần Tài sản hoặc Nguồn vốn hoặc do thời điểm chuyển số dư từ năm trước sang năm sau chưa hoàn thiện báo cáo dẫn đến số liệu đầu kỳ phần Tài sản và nguồn vốn lệch nhau.

Đối chiếu với Bảng Cân đối TK năm ngoái để nhập đúng số dư các tài khoản đảm bảo trên bảng Cân đối tài khoản Tổng Nợ đầu kỳ = Tổng Có đầu kỳ

 

2 Do người sử dụng chỉnh sửa công thức thiết lập ở báo cáo tài chính

Vào phần thiết lập báo cáo tài chính nhấn nút lấy lại giá trị ngầm định  

Page 15: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

3 Do dữ liệu liên năm, dữ liệu năm trước bảng cấn đối của người sử dụng không cân

Nếu người sử dụng nộp báo cáo năm trước cân nhưng sau này có chỉnh sửa lại dẫn đến bị sai số liệu thì: • Mở về dữ liệu năm trước kiểm tra nguyên nhân lệch (cách kiểm tra theo biểu hiện 2)• Trường hợp không cần kiểm tra năm trước thì tách dữ liệu ra riêng và sửa lại số dư cho đúng báo cáo năm trước đã nộp.

 

4

Cột cuối kỳ\Chỉ tiêu

Tổng tài sản không bằng Tổng nguồn vốn

Do người sử dụng chưa kết chuyển lãi lỗ hoặc đã kết chuyển nhưng lại sửa các chứng từ có liên quan đến tài khoản 5,6,7,8,9 sau đó không kết chuyển lại nên còn số dư các tài khoản 5,6,7,8,9 trên bảng cân đối tài khoản

In bảng cân đối tài khoản kiểm tra các TK đầu 5, 6, 7, 8, 9 xem có còn phát sinh không. Nếu còn Vào nghiệp vụ \ Tổng hợp \ Kết chuyển lãi lỗ (Hoặc xóa bút toán kết chuyển lãi lỗ đã có, kết chuyển lại)

 

5

Do tạo thêm tiết khoản ngoài tài khoản của tiết khoản theo quy định. VD: Theo TT 200 người sử dụng tạo thêm tiết khoản của TK 138 là : TK 1382, 1384, 1383.. hoặc theo quyết định 48 người sử dụng tạo thêm tài khoản 136, 336, ... => Những tài khoản tạo thêm chưa được thiết lập lấy số liệu trên báo cáo => báo cáo không có số liệu

Cách 1: - Bước 1: Lấy Tổng tài sản - Tổng nguồn vốn sẽ = Một số số nào đó- Bước 2: In bảng cân đối tài khoản chi tiết đến bậc cuối cùng, kiểm tra xem số tiền ở bước 1 có bằng với TK nào không. Nếu bằng số tiền với tài khoản nào thì vào phần Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Báo cáo bảng cân đối tài khoản\ Thiết lập bổ sung công thức.Cách 2: Nếu không tìm thấy số tiền bị lệch ở tài khoản nào theo cách 1 thì làm cách 2 như sau- Bước 1: Kiểm tra từng chỉ tiêu 1 trên bảng cân đối kế toán xem có chỉ tiêu nào sai. Đề biết chỉ tiêu được thiết lập như thế nào thì vào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Chọn bảng cân đối tài khoản- Bước 2: Sau khi biết chỉ tiêu bị sai rồi thì vào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Chọn bảng cân đối tài khoản

 

8.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Bước 1: Hướng dẫn in các tài liệu để kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh- Lập và In báo cáo kết quả kinh doanh+ Vào phân hệ Tổng hợp chọn Tab Lập báo cáo, xổ nút <Lập báo cáo> chọn “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”

Page 16: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

- Kết xuất Bảng cân đối tài khoản để kiểm tra số liệu: + Vào phân hệ tổng hợp chọn Tab Bảng CĐTK, chọn tham số cần đối chiếu chiếu, nhấn <Đồng ý>. Tại nút < Xuất khẩu> trên thanh công cụ chọn định dạng để kết xuất báo cáo.Bước 2: Kiểm tra sai sót trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Mục đích:Đảm bảo số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn

Thực hiện:

Kiểm tra Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tiến hành kiểm tra như sau:

Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với số liệu bên Có TK 511 Chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu: Số liệu bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK

521,bên Có TK 333 (TK 3332, 3333) Giá vốn hàng bán: Bên Nợ TK 911 đối ứng với phát sinh bên Có TK 632 Doanh thu hoạt động tài chính: Bên Có TK 911 đối ứng với phát sinh bên Nợ TK 515 Chi phí tài chính: Bên Nợ TK 911 đối ứng với bên Có TK 635 Chi phí bán hàng: Bên Nợ TK 911 đối ứng với bên Có TK 641 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bên Nợ TK 911 đối ứng với bên Có TK 642 Thu nhập khác: Bên Có TK 911 đối ứng với bên Nợ TK 711 Chi phí khác: Bên Nợ TK 911 đối ứng với bên Có TK 811

Khi kiểm tra có thể có một số bất thường cụ thể như sau:

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý Ghi chú

1

Báo cáo cột kỳ này không có số liệu

hoặc số liệu bị sai tại các chỉ tiêu chi phí. Chỉ có số liệu tại cột doanh thu

Do chưa thực hiện bút toán kết chuyển lãi lỗ

Vào Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác\ Kết chuyển lãi lỗ\ Chọn thời gian kết chuyển. Chương trình sẽ kết chuyển kết các khoản doanh thu và chi phí từ đầu cơ sở dữ liệu đến thời điểm chọn ngày kết chuyển

 

2 Do chưa tích vào "lấy số liệu" trên tham số báo cáo

Trên tham số báo cáo chọn vào lấy số liệu trước khi ấn Cất và In  

3

Do xem sai kỳ báo cáo. Khi làm bút toán kết chuyển thời gian theo quý nhưng xem báo cáo lại xem theo tháng

Nếu muốn xem báo cáo theo tháng thì sẽ phải kết chuyển theo tháng. Trong trường hợp này xóa bút toán kết chuyển theo quý đi làm lại bút toán kết chuyển theo tháng thì sẽ xem được cả theo tháng và theo quý.

 

4 Do bảng thiết lập báo cáo tài chính đã bị chỉnh sửa lại

Vào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Chọn Báo cáo Kết quản sản xuất kinh doanh\ Kiểm tra lại công thức của các chỉ tiêu bị sai xem công thức có bị thay đổi không.• Nếu người dùng có sửa lại công thức thì kiểm tra lại xem tại sao lại sửa lại ? Và thiết lập lại cho đúng.• Nếu người dùng không chỉnh sửa gì thì tích vào "Lấy giá trị mặc định" và ấn cất

 

Page 17: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

5

Cột kỳ trước không có số liệu hoặc số

liệu bị sai

Do dữ liệu là dữ liệu 1 năm (VD: năm 2016) không có số liệu năm trước (năm 2015) => Nếu in báo cáo năm (2016) thì cột kỳ trước là lấy số liệu của năm trước (năm 2015) không có số liệu. Chỉ có số liệu ở cột kỳ trước trong trường hợp dữ liệu liên năm và năm trước có kết chuyển lãi lỗ.

Lấy báo cáo năm trước là căn cứ nhập lại cột kỳ trước trên tham số báo cáo.  

6

Do người dùng xem báo cáo tại khoảng thời gian (VD: như 4 tháng từ tháng 4/2015- 7/2015) thì cột kỳ trước đang lấy số liệu kỳ báo cáo với số tháng liền kề trước đó (từ tháng 12/2014-3/2015). Mà dữ liệu 1 năm thì tháng 12 không có số liệu=> báo cáo bị sai.

Trường hợp này để lên số liệu được thì người dùng tự nhập lại trên tham số báo cáo

 

7 Chỉ tiêu doanh thu lệch sổ cái TK 511

Do dữ liệu có những bút toán Có TK 511 nhưng không hạch toán vào khoản giảm trừ doanh thu.Trên báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu doanh thu = PS có TK 511- PS Nợ TK 511+.... => Báo cáo sẽ bị lệch bên có TK 511

Người dùng kiểm tra lại theo công thức đã thiết lập  

8

Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán trên báo cáo không bằng phát sinh Nợ tài

khoản 632

Do dữ liệu có các bút toán giảm trừ giá vốn hạch toán Có TK 632 như hàng bán trả lại

Vào Tìm kiếm\Tìm phát sinh có TK 632 hay mở sổ cái Tk 632 xem có bút toán nào hạch toán Có 632 mà không phải bút toán kết chuyển lãi lỗ. Lấy Tổng phát sinh bên Nợ TK 632 - Tổng phát sinh bên có TK 632 sẽ bằng trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

 

9

Chỉ tiêu 'Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp" trên báo cáo không

bằng Dư cuối kỳ của tài khoản 421

Trên TK 421 có số dư từ năm trước chuyển sang hay có bút toán trích lập quỹ hay là chuyển lỗ

Do trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh chỉ lấy phát sinh đối ứng của TK 421 và TK 911. Nếu người dùng có bút toán chuyển lỗ hay bút toán trích lập hay số dư thì báo cáo sẽ lệch bằng đúng số này.

 

Page 18: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

10

Chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hiện

hành không lên số liệu

Do chưa có bút toán hạch toán Nợ 8211/ có 3334

Nếu muốn lên chỉ tiêu đó thì hạch toán bổ sung bút toán Nợ TK 8211/ Có 3334  

Chú ý: Để biết được cách thiết lập công thức của từng chỉ tiêu trên báo cáo thì vào Tiện ích\Thiết lập báo cáo tài chính\Báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh.

8.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bước 1: Hướng dẫn in báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Vào phân hệ Tổng hợp chọn Tab Lập báo cáo, xổ nút <Lập báo cáo> chọn “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”

- Kết xuất Bảng cân đối tài khoản để kiểm tra số liệu:+ Vào phân hệ tổng hợp chọn Tab Bảng CĐTK, chọn tham số cần đối chiếu chiếu, nhấn <Đồng ý>.

Tại nút < Xuất khẩu> trên thanh công cụ chọn định dạng để kết xuất báo cáo.

Bước 2: Kiểm tra sai sót trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mục đích:

Đảm bảo số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ đúng đắn Thực hiện:

- Khi kiểm tra bảng cân đối tài khoản và số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ về số liệu xem có bị lệch không. Cụ thể như sau:

TT Tình trạng Các nguyên nhân xảy ra Hướng dẫn xử lý

1

Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền

cuối kỳ không khớp với chỉ tiêu tiền và tương đương tiền trên Bảng cân đối

kế toán.

Có thể do người dùng tự sửa lại công thức lấy số liệu lên báo cáo.

Vào tiện ích\Thiết lập báo cáo tài chính\Lấy giá trị mặc định.

2

Do có thể do người dùng không chọn hoạt động trên tham số báo cáo. Khi mở báo cáo lưu chuyển tiền tệ một số bút toán chương trình đang chưa biết được thiết lập vào hoạt động nào nên trên tham số thể hiện một số bút toán yêu cầu người dùng chọn hoạt động => Không chọn hoạt động cho bút toán đó thì báo cáo sẽ không lấy số liệu vào => Báo cáo bị sai

Khi in trên tham số báo cáo cần chọn hoạt động

Page 19: help.amis.vnhelp.amis.vn/docs/Phim_AMIS/HD_lap_bao_cao_quyet_toan... · Web viewBước 2: Xử lý - Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là

3

Chỉ tiêu "Tiền thu từ bán hàng, cung

cấp dịch vụ và doanh thu khác" không bằng với phát sinh có TK

511

Chỉ tiêu "Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác" lấy phát sinh đối ứng của Tk 11 với TK 51, 121, 131, .... Trường hợp bán hàng chưa thu tiền hạch toán Nợ 131/ Có TK 511 cũng không lấy lên số liệu tại chỉ tiêu này. Ngoài ra thu tiền bán hàng từ kỳ trước hạch toán Nợ 11/ Có 131 thì lên báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng in trên sổ cái Tk 511 không có số liệu.

Công thức báo cáo đang đúng người dùng kiểm tra lại số liệu

4

Trên báo cáo không lấy lên số liệu vay tiền trả nhà cung

cấp của bút toán Nợ 331/ Có TK 311

Do tính chất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là chỉ lấy phát sinh liên quan đến TK 11. Bút toán trên không liên quan đến TK 11 => Báo cáo không lấy lên số liệu

Công thức báo cáo đang đúng người dùng kiểm tra lại số liệu

Chú ý: Để biết được cách thiết lập công thức của từng chỉ tiêu trên báo cáo thì vào Tiện ích\Thiết lập báo cáo tài chính\Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

9. Xuất khẩu báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế

9.1. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế qua phần mềm MTAX.VN

- Vào Báo cáo\ Báo cáo tài chính\ Bảng cân đối kế toán, trên tham số chọn kỳ báo cáo, tích chọn “Hiển thị mã vạch lên báo cáo” tích chọn in kèm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (nếu muốn nộp kèm), nhấn <Đồng ý>

- Lưu báo cáo dưới dạng .PDF ra máy tính.- Đăng nhập vào trang nộp thuế MTAX online hoặc MTAX desktop- Nhấp mục Nộp tờ khai\ Chọn Tệp tờ khai\ Chọn BCTC được xuất ở trên\ Nhập mã PIN để ký điện tử\

Đồng ý để nộp tờ khai

- Có thể kiểm tra BCTC đã nộp bằng cách tại trang MTAX.VN vào Tờ khai\Xem thông báo của TCT đối với BCTC vừa nộp.