Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY...

32
Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng và các nội dung cơ bản của QCVN 09:2013/BXD TS. Nguyn Trung Hòa [Tài liu tp hun 2016] BỘ XÂY DỰNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Transcript of Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY...

Page 1: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Hệ thống Quy chuẩn,

Tiêu chuẩn ngành xây dựng

và các nội dung cơ bản của QCVN 09:2013/BXD

TS. Nguyễn Trung Hòa

[Tài liệu tập huấn 2016]

BỘ XÂY DỰNG

VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Page 2: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang i

Nội dung

Page 3: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang ii

Nội dung

Mục lục

Tổng quan _________________________________________________ 1

Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ______________________________ 13

Quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD _______________________________ 18

Pháp luật và Quy chuẩn, Tiêu chuẩn____________________________ 25

Page 4: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 01

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Tổng quan

1. Quy chuẩn là gì?

Quy chuẩn xây dựng (Building Code/ hoặc Building Control/ hoặc

Building Regulations) là một tập hợp các quy tắc xác định các tiêu chuẩn cho

các đối tượng như các tòa nhà và các công trình xây dựng khác. Mục đích

chính của Quy chuẩn xây dựng là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn và

phúc lợi chung có liên quan đến việc xây dựng và sử dụng các tòa nhà và

công trình xây dựng. Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp lý của một

quốc gia và được ban hành bởi các cơ quan chính phủ.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), “Quy chuẩn kỹ

thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác

trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức

khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an

ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác”

(Điều 3, Khoản 2). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN (National Technical

Regulation) là văn bản bắt buộc áp dụng.

Hiện nay trên thế giới có nhiều quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng:

- IBC (International Building Code) do Hội đồng Quy chuẩn quốc tế1

(ICC, International Code Council) ban hành. ICC ban hành các quy chuẩn

khác nhau, trong đó có Quy chuẩn tiết kiệm năng lượng (IECC, International

Energy Conservation Code), Quy chuẩn xây dựng Nhà ở (IRC, International

1 http://codes.iccsafe.org/index.html

Quy chuẩn:

What to do?

Phải làm gì?

Tiêu chuẩn:

How to do?

Làm như thế

nào?

Page 5: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 02

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Residential Code), Quy chuẩn phòng cháy quốc tế (IFC, International Fire

Code)… Các quy chuẩn này không chỉ được áp dụng tại Hoa Kỳ và các bang

của Hoa Kỳ mà còn được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Hình 1. Quy chuẩn xây dựng quốc tế IBC, IECC, IRC

- Quy chuẩn xây dựng Canada

(National Building Code of Canada)2 do Hội

đồng nghiên cứu quốc gia (National Research

Council Canada) soạn thảo và ban hành, là quy

chuẩn mẫu cho tất cả các quy chuẩn xây dựng

của các bang của Canada với sự bổ sung cho

phù hợp.

Hình 2. Quy chuẩn xây dựng Canada (2015)

22 http://www.nrc-cnrc.gc.ca/

Page 6: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 03

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

- Quy chuẩn xây dựng Úc (BCA, Building Code of Australia)3, do Cục

Quy chuẩn xây dựng Úc (ABCB, Australia Building Codes Board) soạn thảo và

ban hành. Hiện nay, Quy chuẩn xây dựng quốc gia (NCC, National

Construction Code) năm 2016 gồm 3 tập đã được ban hành thay cho BCA.

NCC đưa ra các yêu cầu tối thiểu cần thiết cho sự an toàn, sức khỏe, tiện nghi

và tính bền vững trong việc thiết kế và xây dựng các tòa nhà mới (nhà ở và

các các công trình khác) và xây dựng mới các tòa nhà hiện hữu trên khắp

nước Úc, có kể đến các yếu tố khí hậu và điều kiện địa lý của các vùng khác

nhau.

Hình 3. Quy chuẩn xây dựng quốc gia (Úc, 2016)

3 http://www.abcb.gov.au/

Page 7: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 04

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

- Tại Anh quốc, Quy chuẩn xây dựng (Building Regulations)4 do Văn

phòng Thủ tướng Anh ban hành (2010). Quy chuẩn này bao gồm 10 phần với

các quy định cho thiết kế, xây dựng, thí nghiệm nhà và công trình xây dựng,

trong đó có các nội dung về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm phát

thải khí CO2, phòng chống cháy nổ…

Hình 4. Quy chuẩn xây dựng Anh quốc (2010)

4 https://www.gov.uk/building-regulations-approval/

Page 8: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 05

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

2. Tiêu chuẩn là gì?

Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO (International Organization

for Standardization)5, Tiêu chuẩn là tài liệu đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, các

hướng dẫn kỹ thuật hoặc các đặc tính được sử dụng thống nhất nhằm đảm

bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, dịch vụ đáp ứng các mục đích của

các tài liệu đó.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), “Tiêu chuẩn là quy

định kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong

hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối

tượng này” (Điều 3, Khoản 1). Tiêu chuẩn được áp dụng theo nguyên tắc tự

nguyện. Trong lĩnh vực xây dựng, tiêu chuẩn bao gồm:

- Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu kỹ thuật, phân loại, đánh giá sản phẩm

hàng hóa VLXD (phân loại, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử);

- Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu kỹ thuật đối với quá trình khảo sát, thiết

kế, thi công và nghiệm thu bộ phận hoặc công trình xây dựng;

- Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý quá

trình xây dựng (an toàn, quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng…).

Như vậy, các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan đến lĩnh vực kiến trúc,

quy hoạch sẽ có những nội dung không phù hợp với định nghĩa nêu trên. Ví dụ

như các yêu cầu như: đảm bảo hài hòa với cảnh quan, phù hợp với phong tục

tập quán, môi trường sinh thái (chung chung), tầm nhìn… Các yêu cầu này

thường dùng trong các chiến lược phát triển, văn bản pháp luật của lĩnh vực

5 http://www.iso.org/iso/home/standards.htm

Page 9: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 06

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

này. Ngoại trừ các tiêu chuẩn của Liên Xô (cũ), Trung quốc và Việt Nam, hệ

thống tiêu chuẩn của các nước không có tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực kiến trúc,

quy hoạch xây dựng.

ISO

ISO là tổ chức phi chính phủ, hiện có 163 thành viên, trong đó có Việt

Nam. ISO bao gồm hơn 250 Tiểu ban kỹ thuật6, trong đó liên quan đến lĩnh

vực xây dựng có các Tiểu ban: ISO/TC 17 – Thép (312 tiêu chuẩn); ISO/TC 59

– Các công tác xây dựng nhà và công trình (119 tiêu chuẩn); ISO/TC 71 – Bê

tông và bê tông cốt thép, bê tông ứng suất trước (44 tiêu chuẩn); ISO/TC 74 –

Xi măng và vôi (7 tiêu chuẩn); ISO/TC 77 – Các sản phẩm xi măng cốt sợi

phân tán (5 tiêu chuẩn); ISO/TC 98 – Cơ sở thiết kế kết cấu (22 tiêu chuẩn);

ISO/TC 105 – Sợi thép (27 tiêu chuẩn); ISO/TC 127 – Máy làm đất (159 tiêu

chuẩn); ISO/TC 135 – Thử không phá hoại (74 tiêu chuẩn); ISO/TC 160 – Kính

trong xây dựng (46 tiêu chuẩn); ISO/TC 162 – Cửa sổ và cửa đi (20 tiêu

chuẩn); ISO/TC 163 – Đặc tính nhiệt và năng lượng trong nhà (122 tiêu

chuẩn); ISO/TC 164 – Thử nghiệm cơ học kim loại (89 tiêu chuẩn); ISO/TC

165 – Kết cấu gỗ (41 tiêu chuẩn); ISO/TC 167 – Kết cấu thép và nhôm (2 tiêu

chuẩn); ISO/TC 176 – Quản lý và đảm bảo chất lượng (23 tiêu chuẩn); ISO/TC

179 – Xây trát (3 tiêu chuẩn); ISO/TC 182 – Địa kỹ thuật (51 tiêu chuẩn);

ISO/TC 189 – Tấm ceramic (28 tiêu chuẩn); ISO/TC 190 – Chất lượng đất (164

tiêu chuẩn); ISO/TC 195 – Máy và thiết bị xây dựng (34 tiêu chuẩn); ISO/TC

205 – Thiết kế môi trường trong nhà (23 tiêu chuẩn); ISO/TC 218 – Gỗ (57 tiêu

chuẩn); ISO/TC 219 – Lớp phủ sàn (77 tiêu chuẩn); ISO/TC 268 – Thành phố

và giao thông bền vững (5 tiêu chuẩn); ISO/TC 274 – Chiếu sáng, chống sét

(16 tiêu chuẩn); ISO/TC 282 – Tái sử dụng nước (3 tiêu chuẩn); ISO/TC 296 –

6 http://www.iso.org/iso/home/standards_development/list_of_iso_technical_committees.htm

Page 10: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 07

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Tre và mây…. Hiện nay, ISO có hơn 21.000 tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực

khác nhau, trong đó nhiều tiêu chuẩn đã được chấp nhận và chuyển dịch sang

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN, nhất là nguyên tắc về tiêu chuẩn hóa (thuật ngữ,

định nghĩa, kích thước…), sản phẩm hàng hóa VLXD và phương pháp thử…

CEN

Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu – CEN (European Committee for

Standardization)7, là tổ chức phi chính phủ, tập hợp của 33 cơ quan tiêu chuẩn

hóa của các nước thành viên Cộng đồng châu Âu (The European Community).

CEN là một trong 3 tổ chức tiêu chuẩn châu Âu (CENELEC8, ETSI) được thừa

nhận của Liên minh châu Âu và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu. Hệ thống

các tiêu chuẩn châu Âu bao trùm các lĩnh vực: không khí, không gian; hóa học;

xây dựng; an ninh, quốc phòng; năng lượng; môi trường; lương thực; sức

khỏe và an toàn; y tế; máy; vật liệu; thiết bị áp lực; dịch vụ; giao thông và bao

gói; sống thông minh…

CEN bao gồm hơn 350 Tiểu ban kỹ thuật – TC (Technical Committees)

và nhóm làm việc (Working Group), trong đó liên quan đến nhành xây dựng có:

CEN/TC 4 – Các định nghĩa trong lĩnh vực xây dựng; CEN/TC 5 – Nhà; Bản vẽ

kiến trúc; CEN/TC 6 – Nhà; Các bộ phận chế tạo sẵn; CEN/TC 7 – Thiết bị vệ

sinh; CEN/TC 8 - Ống và sản phẩm nhựa cho xây dựng; CEN/TC 10 – Thang

máy, thang cuốn, băng tải đi bộ; CEN/TC 18 – Thép; CEN/TC 28 – Nhà.

Đường ống và phụ kiện; CEN/TC 29 – Đường ống rác; CEN/TC 30 – Nhà. Thử

nghiệm. Vật liệu khoáng; CEN/TC 31 – Nhà. Thử nghiệm. Xác định các đặc

trưng nhiệt; CEN/TC 32 – Nhà. Thử nghiệm. Xác định các đặc trưng âm thanh;

CEN/TC 33 – Cửa đi, cửa sổ, cửa cuốn và các phụ kiện…

7 https://www.cen.eu/about/Pages/default.aspx

8 http://www.cencenelec.eu/Pages/default.aspx

Page 11: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 08

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Liên quan đến năng lượng trong tòa nhà, có các Tiểu ban và Nhóm làm

việc: CEN/CLC/JWG 1 – Kiểm toán năng lượng; CEN/CLC/JWG 4 – Tính toán

hiệu quả tiết kiệm năng lượng; CEN/TC 284 – Nhà xanh; CEN/TC 312 – Hệ

thống nhiệt mặt trời; CEN/TC 355 – Chiếu sáng; CEN/TC 371 – Tính năng

nhiệt của tòa nhà; CEN/TC 442 – Mô hình thông tin tòa nhà (BIM)…

Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu gồm các tiêu chuẩn (EN) và các tài liệu

hướng dẫn kỹ thuật khác. Theo CEN, hiện đã công bố hơn 2275 tiêu chuẩn9.

Hoa Kỳ

ANSI (American National Standards Institute)10 – Viện Tiêu chuẩn Quốc

gia Hoa Kỳ, là tiếng nói của các hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá hợp chuẩn

của Mỹ. Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) xây dựng các tiêu chuẩn

nhằm củng cố vị trí của Hoa Kỳ trong nền kinh tế toàn cầu, đảm bảo sự an

toàn và sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Hiệp hội các Kỹ sư Nhiệt lạnh và Điều hòa không khí Hoa Kỳ,

ASHRAE11 (American Society of Heating, Refrigerating and Air-Conditioning

Engineers) thành lập năm 1894, bao gồm hơn 50.000 thành viên trên khắp thế

giới. Các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật của ASHRAE bao gồm các lĩnh

vực hệ thống tòa nhà, tiết kiệm năng lượng, chất lượng không khí trong nhà,

làm lạnh và phát triển bền vững. ASHRAE dẫn đầu trong việc nghiên cứu, ứng

dụng các công nghệ bền vững cho môi trường xây dựng. ASHRAE đã công bố

nhiều tiêu chuẩn có liên quan đến hệ thống HVAC: Tiêu chuẩn 34 – Phân loại

chất làm lạnh; Tiêu chuẩn 55 – Các điều kiện môi trường nhiệt đối với con

9 https://standards.cen.eu/dyn/www/f?p=CENWEB:6:::NO:::

10 https://ansi.org/default.aspx

11 https://www.ashrae.org/

Page 12: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 09

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

người; Tiêu chuẩn 62.1 – Thông gió dùng để chấp nhận chất lượng không khí

trong nhà; Tiêu chuẩn 62.2 – Thông gió để chấp nhận chất lượng không khí

trong nhà ở thấp tầng; Tiêu chuẩn 90.1 – Tiêu chuẩn năng lượng trong tòa nhà

(trừ nhà ở thấp tầng); Tiêu chuẩn 189.1 – Tiêu chuẩn thiết kế nhà tính năng

cao, công trình xanh (trừ nhà ở thấp tầng).

NFPA (National Fire Protection Association)12 là tiêu chuẩn của Hiệp hội

chống cháy quốc gia. NFPA bao gồm hơn 250 Tiểu ban kỹ thuật, chuyên

nghiên cứu phát triển và xuất bản hơn 300 tiêu chuẩn (Standard) và tiêu chuẩn

thực hành (Code) nhằm đảm bảo an toàn do cháy nổ, điện và các mối nguy

hiểm khác. Tiêu chuẩn NFPA được thừa nhận và sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ

và các nước trên thế giới.

ACI (American Concrete Institute)13 – Viện Bê tông Hoa Kỳ được thành

lập vào 1904, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn tiêu

chuẩn về bê tông, đào tạo, thí nghiệm và cấp chứng nhận. Về hoạt động tiêu

chuẩn, Viện có các Tiểu ban: Các vấn đề chung (10014); Vật liệu và tính chất

của bê tông (200); Thiết kế và xây dựng (300); Bê tông cốt thép và phân tích

kết cấu (400); Ứng dụng đặc biệt và sửa chữa (500). Tiêu chuẩn ACI 318 về

bê tông và bê tông cốt thép rất nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi trên thế

giới, trong đó có Việt Nam.

AISC (American Institute of Steel Construction)15, Viện Kết cấu thép

Hoa Kỳ được thành lập năm 1921. Hoạt động của Viện chủ yếu liên quan đến

nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn thực hành và hướng dẫn kỹ thuật, đào

12 http://www.nfpa.org/

13 https://www.concrete.org/

14 Bao gồm các nhóm Tiêu chuẩn có mã số hàng trăm (Ví dụ ACI 127…).

15 https://www.aisc.org/Default.aspx

Page 13: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 10

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

tạo, thí nghiệm có liên quan đến thiết kế, xây dựng và thử nghiệm kết cấu thép

của nhà và công trình.

API (American Petroleum Institute)16 Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ, được thành

lập từ năm 1919, là một trong những tổ chức phát triển tiêu chuẩn hàng đầu

của Mỹ và được thừa nhận trên quy mô quốc tế. Các tiêu chuẩn của API là kết

quả của sự cộng tác của các công ty trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí

thiên nhiên trên toàn nước Mỹ và của các thành viên trên khắp thế giới. Các

quy định và luật pháp của các bang và liên bang Mỹ đều tham chiếu đến các

Tiêu chuẩn API.

ASTM (The American Section of the International Association for

Testing Materials)17 của Hiệp hội thử nghiệm vật liệu Hoa Kỳ gồm hơn 12.000

tiêu chuẩn có liên quan đến thử nghiệm vật liệu, sản phẩm hàng hóa. Có khá

nhiều tiêu chuẩn ASTM được chấp nhận và chuyển đổi thành TCVN, trong đó

chủ yếu là sản phẩm hàng hóa VLXD.

CHLB Nga

Các tiêu chuẩn của Liên Xô (cũ) trước đây bao gồm: Tiêu chuẩn quốc

gia GOST (ГОСТ)18; Tiêu chuẩn quy phạm SNiP (СНиП)19; Các chỉ dẫn và

hướng dẫn (Руководство, Пособие); Tiêu chuẩn tạm thời (ВСН)... Các tiêu

chuẩn GOST (gồm hơn 11.600 tiêu chuẩn, trong đó có hơn 3.100 tiêu chuẩn

được chuyển dịch từ tiêu chuẩn quốc tế) liên quan đến công tác tiêu chuẩn

hóa, sản phẩm, hàng hóa, VLXD, phương pháp thử, các nguyên tắc chung về

16 http://www.api.org/

17 https://www.astm.org/

18 http://www.gost.ru/wps/portal/

19 http://www.stroyoffis.ru/doc_gost/_contents/snip_content.php

Page 14: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 11

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

tính toán kết cấu, nền móng công trình theo trạng thái giới hạn. Các tiêu chuẩn

quy phạm SNiP liên quan đến quá trình khảo sát, xây dựng công trình (khảo

sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng).

Hiện nay, hệ thống các tiêu chuẩn của CHLB Nga vẫn bao gồm các

tiêu chuẩn của Liên Xô trước đây, song đã có sự thay đổi: Tiêu chuẩn quốc gia

GOST; Tiêu chuẩn quy phạm SP (СП) được chuyển đổi từ SNiP từ năm 2010;

Tiêu chuẩn STO (СТО НОСТРОЙ)20 của Hiệp hội Người xây dựng Nga.

Phần lớn các tiêu chuẩn của Liên Xô và một số tiêu chuẩn Nga hiện nay

đã được sử dụng và chuyển thành các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn Việt

Nam. Các tiêu chuẩn Liên Xô và Nga hiện nay về xây dựng có ưu điểm đưa ra

các yêu cầu kỹ thuật khá rõ ràng, chặt chẽ và có quy trình thực hiện tỷ mỷ, phù

hợp với trình độ của đa số cán bộ kỹ thuật của Việt Nam. Nhược điểm của hệ

thống các tiêu chuẩn này là các quy định khá cứng nhắc, pha trộn các yếu tố

quản lý (quy phạm), làm triệt tiêu tính sáng tạo của cán bộ kỹ thuật. Hiện nay,

một số tiêu chuẩn Nga đã được soạn thảo theo hướng hội nhập với các nước

phương Tây, đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn châu Âu.

Các quốc gia khác

Các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật,

trong đó có lĩnh vực xây dựng. Có thể liệt kê:

- Australia: tiêu chuẩn AS (Australia Standard)21 do Tổ chức Tiêu

chuẩn Úc, một tổ chức phi chính phủ, phát triển hoặc chấp nhận các tiêu

chuẩn của các tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài (chủ yếu là tiêu chuẩn ISO,

Hoa Kỳ, EN).

20 http://www.nostroy.ru/

21 http://www.standards.org.au/Pages/default.aspx

Page 15: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 12

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

- Anh quốc: tiêu chuẩn BS (British Standard)22 do Viện Tiêu chuẩn

Anh (British Standard Institute) thuộc BSI Group thiết lập. Các tiêu chuẩn BS

được nghiên cứu, phát triển hoặc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, EN,

IEC) và chúng được sử dụng rộng rãi tại Anh và các nước khác, trong đó có

Việt Nam.

- Nhật Bản: Tiêu chuẩn Nhật JIS (Japanese Industrial Standards) do

Hội đồng Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JISC, Japanese Industrial

Standards Committee) phát triển. Gần đây, một số các tiêu chuẩn JIS đã được

chuyển dịch sang TCVN (sản phẩm thép, bê tông cốt thép ứng suất trước, ván

thép,…).

- Các nước Đông Nam Á: Tiêu chuẩn Singapore (SS, CP) của Tổ

chức Tiêu chuẩn Singapore; Tiêu chuẩn Thái Lan (TIS) của Viện Tiêu chuẩn

Công nghiệp Thái Lan (Bộ Công nghiệp); Tiêu chuẩn Indonesia (SNI) của Cơ

quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia Indonesia BSN (National Standardization

Agency of Indonesia); Tiêu chuẩn Indonesia (PNS)… Phần lớn tiêu chuẩn kỹ

thuật của các nước được phát triển trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế

(ISO) hoặc nước ngoài (Anh, Hoa Kỳ, Châu Âu…).

22 http://www.bsigroup.com/

Page 16: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 13

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn

1. Quy chuẩn

Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Quyết định

số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996). Quy chuẩn này gồm 3 tập (I, II, III) với

các quy định về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, khảo sát, quy

hoạch – kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và môi trường, nhà và công trình xây dựng.

Khái niệm về Quy chuẩn sau này được đưa vào Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn

kỹ thuật (2006).

Hình 5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)

Từ sau khi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực (2007),

Bộ Xây dựng đã tổ chức soạn thảo và ban hành hàng loạt Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia trong lĩnh vực xây dựng, dần thay thế các nội dung của Quy chuẩn

xây dựng Việt Nam (1996) và phủ kín các lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng.

Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Xây dựng ban hành, chuẩn

bị ban hành hoặc đang được soạn thảo được liệt kê trong Bảng 1 dưới đây:

Page 17: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 14

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Bảng 1

Ký hiệu Tên Quy chuẩn

QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây dựng

(đang soát xét QCVN 01:201x/BXD)

QCVN 02:2009/BXD Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

(đang soát xét)

QCVN 03:2012/BXD

Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

(chuẩn bị ban hành mới)

QCVN 04:2016/BXD Nhà ở và công trình công cộng - Phần 1. Nhà ở

(chuẩn bị ban hành)

QCXDVN 05:2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng. An toàn sinh mạng và sức khỏe

QCVN 06:2010/BXD An toàn cháy cho nhà và công trình

QCVN 07:2016/BXD Các công trình hạ tầng kỹ thuật (gồm 10 phần)

QCVN 08:2009/BXD

Công trình ngầm đô thị (Phần 1. Tàu điện ngầm; Phần 2. Gara ô tô)

(đang soát xét)

QCVN 09:2013/BXD Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

QCVN 10:2014/BXD Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

QCVN 11:20xx/BXD Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình

(đang soạn thảo)

QCVN 12:2014/BXD Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng

QCVN 13:201x/BXD Giàn giáo, cốp pha trong xây dựng

(đang hoàn thiện dự thảo)

Page 18: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 15

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

QCVN 14:2009:BXD Quy hoạch xây dựng nông thôn

(đang soát xét, nhập vào QCVN 01:201x/BXD)

QCVN 14:201x/BXD Bảo trì nhà ở và công trình dân dụng

(đang soạn thảo)

QCVN 15:201x/BXD Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

(đang hoàn thiện dự thảo)

QCVN 16:2014/BXD Sản phẩm hàng hóa, vật liệu xây dựng

QCVN 17:2013/BXD Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời

QCVN 18:2014/BXD An toàn trong xây dựng

QCVN 19:201x/BXD Sử dụng kính trong công trình xây dựng

(đang hoàn thiện dự thảo)

QCVN 20:201x/BXD Nhà công nghiệp (đang soạn thảo)

2. Tiêu chuẩn

Hệ thống các tiêu chuẩn ngành xây dựng được hình thành từ những

năm 1960. Sau hơn 50 năm, ngành xây dựng đã phát triển được trên 1200

tiêu chuẩn có liên quan đến lĩnh vực xây dựng như khảo sát, quy hoạch, công

trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn. Các tiêu

chuẩn này chủ yếu được phát triển trên cơ sở các tiêu chuẩn của Liên Xô (cũ),

có chấp nhận các tiêu chuẩn của ISO, BS, EN, ASTM… Các đơn vị đang tham

gia xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam gồm: Viện Khoa học Công nghệ

Xây dựng; Viện Vật liệu Xây dựng; Viện Kiến trúc quốc gia; Viện Quy hoạch

xây dựng đô thị, nông thôn quốc gia; Hội Môi trường Xây dựng Việt nam; Hiệp

hội Công nghiệp bê tông Việt Nam; Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt

Nam; Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội…

Page 19: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 16

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hàng loạt

các tiêu chuẩn ngành (TCN, TCXD, TCXDVN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

có liên quan đến ngành xây dựng phải được soát xét, sửa đổi thành Tiêu

chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc hủy bỏ (nếu không phù hợp). Danh mục các Tiêu

chuẩn quốc gia (TCVN) của ngành xây dựng (trừ các công trình giao thông,

thủy lợi) có thể tham khảo tại địa chỉ www.vienkythuatxaydung.org.vn. (Viện Kỹ

thuật Xây dựng).

Hình 6. Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

Theo Quy hoạch hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành xây dựng

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các lĩnh vực tiêu chuẩn gồm 7 nhóm:

a) Các vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa (thuật ngữ, định nghĩa, bản vẽ xây

dựng, kích thước, sai số…, quản lý chất lượng);

b) Khảo sát xây dựng (Trắc địa, khảo sát địa chất, khảo sát và thí nghiệm

công trình, quan trắc);

c) Quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường;

Page 20: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 17

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

d) Nhà và công trình (Nhà ở, nhà và công trình công cộng, nhà công

nghiệp, hệ thống kỹ thuật công trình);

e) Kết cấu xây dựng (nguyên tắc chung, tải trọng và tác động, kết cấu xây

dựng, kết cấu địa kỹ thuật, sửa chữa và bảo vệ công trình, thử nghiệm

công trình);

f) Công nghệ xây dựng (máy và thiết bị xây dựng, thi công và nghiệm thu,

an toàn trong xây dựng);

g) Vật liệu xây dựng (yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử).

Trong quy hoạch hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành xây dựng,

việc soát xét, sửa đổi, chuyển đổi hoặc biên soạn mới các Tiêu chuẩn quốc gia

(TCVN) phải đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo tính kế thừa các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam

đã và đang sử dụng khá hiệu quả hiện nay;

- Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống các tiêu chuẩn (từ khảo sát,

thiết kế, vật liệu, thi công và nghiệm thu…);

- Đảm bảo khả năng hội nhập quốc tế, phù hợp với trình độ công

nghệ, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.

Page 21: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 18

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD

1. Quá trình hình thành và phát triển

Quy chuẩn QCXDVN 09:2005 ‘Các công trình xây dựng sử dụng năng

lượng có hiệu quả” được ban hành theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BXD ngày

17/11/2005 của Bộ Xây dựng. Đây là kết quả thuộc dự án “Quản lý sử dụng

điện năng theo nhu cầu – DSM” với sự phối hợp của Bộ Xây dựng, Bộ Công

nghiệp (Bộ Công thương ngày nay) và Công ty Tư vấn quốc tế Deringer Group

(Hoa Kỳ).

Mặc dù được ban hành từ 2005, song việc áp dụng QCXDVN 09:2005

trong thực tế gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều nội dung trong Quy chuẩn khá

phức tạp, khó khăn trong việc vận dụng trong thực tế thiết kế, thi công và

nghiệm thu công trình trong bối cảnh các kỹ sư chưa đủ các kỹ năng cần thiết

để kiểm soát các quy định của Quy chuẩn.

Được sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế thuộc Tổ chức Tài chính

quốc tế IFC (International Finance Corporation) thuộc Ngân hàng Thế giới

(WB), Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam – đơn vị chủ trì soát xét Quy chuẩn

QCXDVN 09:2005 – đã tổ chức xem xét lại các nội dung của Quy chuẩn, tiếp

thu các ý kiến góp ý của các địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Những nội dung quan trọng của quá trình soát xét là:

- Đơn giản hóa các quy định, bảng biểu hóa để dễ sử dụng;

- Khảo sát, đánh giá độ nhậy của các bộ phận và yếu tố có ảnh

hưởng lớn đến tiết kiệm năng lượng trong công trình xây dựng, trong đó có

tính đến các yếu tố kinh tế (giá thành, thu hồi vốn);

- Việc tính toán giá trị truyền nhiệt tổng OTTV (Overall Thermal

Transfer Value) của lớp vỏ bao che công trình được thay thế bởi Hệ số hấp

thụ nhiệt của kính SHGC (Solar Heat Gain Coefficient) với Tỷ lệ diện tích của

Page 22: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 19

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

cửa sổ và tường WWR (Window to Wall Ratio) và Hệ số xuyên sáng của kính

VLT (Visible Light Transmission) tối thiểu.

Quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD về “Các

công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu

quả” được ban hành theo Thông tư số

15/2013/TT-BXD ngày 26/9/2013 của Bộ Xây

dựng, thay thế QCXDVN 09:2005. Hiện nay,

được sự hỗ trợ của IFC, USAID, Đan Mạch,

UNDP, các hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực

của cán bộ quản lý, kỹ sư, kiến trúc sư hành

nghề tư vấn thuộc trung ương và địa phương đã

được triển khai nhằm tăng cường nâng cao nhận

thức và năng lực áp dụng QCVN 09:2013/BXD

trong thực tế.

Để áp dụng QCVN 09:2013/BXD, có thể sử dụng hàng loạt các công cụ

hỗ trợ khác. Ví dụ:

- Tóm tắt QCVN 09:2013/BXD (bao gồm các phần riêng rẽ như Lớp

vỏ công trình, Hệ thống chiếu sáng, Điều hòa không khí, Hệ thống điện.

- Hướng dẫn áp dụng QCVN 09:2013/BXD về “Các công trình xây

dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”.

- Tổng hợp bảng kiểm (Checklist) các tiêu chí Quy chuẩn QCVN

09:2013/BXD.

Tham khảo công cụ của IFC tại www.tknl.xaydung.gov.vn.

- Mô phỏng năng lượng công trình xây dựng (phần mềm).

Tham khảo công cụ của USAID tại www.vcep.vn;

Page 23: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 20

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

2. Nội dung của QCVN 09:2013/BXD

Cấu trúc của Quy chuẩn:

Quy định chung (Phạm vi và đối tượng áp dụng; Tài liệu viện dẫn; Thuật

ngữ và định nghĩa);

Quy định kỹ thuật (Lớp vỏ công trình; Thông gió và điều hòa không khí;

Chiếu sáng; Thang cuốn và thang máy; Sử dụng điện năng; Hệ thống đun

nước nóng);

Quy định về quản lý;

Tổ chức thực hiện;

Các phụ lục (Thông số vật lý của vật liệu; Công thức tính nhiệt trở và hệ

số tổng truyền nhiệt U – value; Cấu tạo tường ngoài và mái, tổng nhiệt trở Ro).

Về phạm vi điều chỉnh:

Phạm vi điều chỉnh: thiết kế và xây dựng mới, xây dựng cải tạo công

trình dân dụng (văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,

khách sạn, chung cư, dịch vụ) có tổng diện tích sàn lớn hơn hoặc bằng

2.500m2.

Về lớp vỏ bao che

Bao gồm tường xây, cửa kính, mái che;

Yêu cầu kỹ thuật nhiệt đối với tường và mái:

- Hệ số tổng truyền nhiệt Uo,max hoặc Giá trị tổng nhiệt trở Ro,min (Bảng

2.1 đối với tường bao che; Bảng 2.2 đối với mái).

- Khi không tính toán xác định Giá trị truyền nhiệt tổng OTTV, Hệ số

hấp thụ nhiệt của kính (cửa sổ) SHGC phụ thuộc vào tỷ lệ diện tích cửa sổ và

Page 24: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 21

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

tường WWR; yêu cầu Hệ số xuyên sáng của kính VLTmin. Nếu có kết cấu che

nắng, SHGC được điều chỉnh bằng hệ số theo Bảng 2.4 và 2.5.

Về Hệ thống thông gió và điều hòa không khí

Thông gió tự nhiên: Lỗ thông gió (cửa sổ…) có diện tích ≥ 5% diện tích

sàn;

Thiết bị thông gió và điều hòa không khí:

- Hiệu suất thiết bị: chỉ số hiệu quả COP tối thiểu (Bảng 2.6 đến 2.8);

- Bộ hẹn giờ tự động cho: thiết bị sản xuất nước lạnh, thiết bị cấp hơi

nóng, quạt của tháp giải nhiệt, máy bơm có công suất ≥ 5 mã lực (3,7kW);

- Cách nhiệt ống dẫn hệ thống lạnh, hệ thống cấp và hồi gió (vật liệu

cách nhiệt và chiều dày);

- Quạt hay máy bơm công suất ≥ 5 mã lực: sử dụng bộ truyền đa tốc

độ, động cơ hai tốc độ hoặc biến tần (VSD);

- Hiệu suất thu hồi lạnh của thiết bị tối thiểu 50% đối với hệ thống

điều hòa trung tâm;

- Các yêu cầu khác: cảm biến CO2, thiết bị điều khiển hẹn giờ tự

động.

Về chiếu sáng

Không quy định cho chiếu sáng cho hoạt động vui chơi giải trí, chuyên

dùng y tế, phòng thí nghiệm, vùng an ninh đặc biệt.

Các yêu cầu về chiếu sáng gồm:

- Mật độ công suất chiếu sáng trung bình (LPD, W/m2 sàn);

- Hiệu suất phát sáng tối thiểu của bóng đèn (lm/W), Hệ số hiệu suất

BEF của chấn lưu điện tử (%W);

Page 25: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 22

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

- Thiết bị điều khiển chiếu sáng bằng tay hoặc cảm ứng tự động;

Thiết bị cảm biến ánh sáng tự nhiên.

Về thang cuốn, thang máy

Thang cuốn:

- Thiết bị điều khiển giảm tốc hoặc dừng khi không có người;

- Thiết bị cảm biến quang học ở đầu và cuối thang.

Thang máy:

- Sử dụng động cơ điện xoay chiều đa thế, đa tần trên thang máy

không có thiết bị thủy lực;

- Buồng thang máy sử dụng thiết bị chiếu sáng TKNL;

- Sau 5 phút thang máy ngừng hoạt động, tự động tắt nguồn cho thiết

bị điều khiển, chiếu sáng, quạt thông gió.

Về sử dụng điện năng

Hệ thống phân phối điện:

- Phương tiện đo, công tơ phụ cho đối tượng thuê mặt bằng;

- Điều chỉnh hệ số công suất trễ pha (0,9 – 1,0) cho tất cả các nguồn

cung cấp > 100A;

- Hệ số sử dụng đồng thời lớn nhất ks cho các nhánh phụ tải (chiếu

sáng, ĐHKK, ổ cắm…), Bảng 2.17; Công suất lắp đặt lớn nhất (W/m2) cho

phép trên các dạng nhà khác nhau, Bảng 2.18.

Động cơ điện:

- Hiệu suất tối thiểu (%) của động cơ cảm ứng 3 pha, Bảng 2.19.

Page 26: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 23

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Về hệ thống đun nước nóng

Không sử dụng giải pháp đun nước nóng dùng điện trở khi nhu cầu

nước nóng lớn, có công suất lắp đặt > 50kW hoặc tiêu thụ năng lượng >

50.000kWh/năm;

Hiệu suất tối thiểu của thiết bị đun nước nóng ET (%);

Chỉ số hiệu quả năng lượng COP (kW/kW) tối thiểu của bơm nhiệt cấp

nước nóng, Bảng 2.21;

Cách nhiệt cho ống dẫn nước nóng, Bảng 2.22, 2.23;

Kiểm soát hệ thống đun nước nóng bằng hệ thống điều khiển nhiệt độ,

van duy trì nhiệt độ nước nóng tuần hoàn.

3. Tình hình áp dụng QCVN 09:2013/BXD

Theo Báo cáo23 của Bộ Xây dựng và Tổ chức Tài chính quốc tế IFC, với

thống kê của 41/63 tỉnh/thành phố, năm 2015 có 630/6.218 (chiếm 10,13%)

công trình có diện tích sàn lớn hơn 2.500m2 được thẩm tra để làm thủ tục cấp

phép xây dựng. Trong đó, số lượng lớn tập trung vào các tỉnh/thành phố

Quảng Ninh (150), Đà Nẵng (83), Hà Nội (82), Khánh Hòa (73), TP. Hồ Chí

Minh (49). Số địa phương không có công trình có diện tích sàn lớn hơn

2.500m2 là 9/41 (chiếm 22%).

Theo thống kê của 41 tỉnh/thành phố:

- Có 27/41 Sở XD (chiếm 65,9%) đã triển khai áp dụng QCVN

09:2013/BXD trong thực tế;

23 Bộ Xây dựng, IFC. Báo cáo tổng kết khảo sát, lấy ý kiến góp ý về Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia QCVN 09:2013/BXD. Hà Nội, 30/6/2016.

Page 27: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 24

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

- Nhóm tiêu chí Lớp vỏ bao che công trình đạt yêu cầu Quy chuẩn

chiếm tỷ lệ (44,4 – 96,3)%; Nhóm tiêu chí Hệ thống thông gió, ĐHKK đạt yêu

cầu Quy chuẩn chiếm tỷ lệ (18,5 – 82,5)%; Nhóm tiêu chí Chiếu sáng đạt yêu

cầu Quy chuẩn chiếm tỷ lệ (30,8 – 92,3)%; Nhóm tiêu chí Thang máy và thang

cuốn đạt yêu cầu Quy chuẩn chiếm tỷ lệ (30,8 – 57,7)%; Nhóm tiêu chí Sử

dụng điện năng đạt yêu cầu Quy chuẩn chiếm tỷ lệ (51,9 – 74,1)%; Nhóm tiêu

chí Hệ thống đun nước nóng đạt yêu cầu Quy chuẩn chiếm tỷ lệ (40,7 –

48,1)%.

Các ý kiến góp ý từ các địa phương:

- Khó khăn khi áp dụng Quy chuẩn: Năng lực của cán bộ quản lý, của

đơn vị tư vấn hạn chế; Chưa có cán bộ được đào tạo chuyên về năng lượng;

Các công cụ phần mềm hỗ trợ chưa nhiều; Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý;

- Nội dung Quy chuẩn: Nội dung Quy chuẩn còn dài, phức tạp; Xem

xét đưa cấp công trình vào phạm vi điều chỉnh; Cần xem xét yếu tố địa

phương trong Quy chuẩn; Số liệu khí hậu địa phương dùng để tính toán trong

phần mềm mô phỏng; Bổ sung các Phụ lục về các loại gạch và tường thông

dụng hiện nay, nhất là gạch không nung; Xem xét Bảng 2.12 (Yêu cầu mật độ

công suất chiếu sáng LED) cho phù hợp với thị trường hiện nay; Kiểm tra,

chỉnh sửa công suất lắp đặt lớn nhất tại Bảng 2.18 cho phù hợp với TCVN

9206:201224.

24 TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.

Page 28: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 25

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Pháp luật và Quy chuẩn, Tiêu chuẩn

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006)

Nguyên tắc áp dụng: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Quy chuẩn

địa phương (QCĐP) bắt buộc áp dụng; Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được áp

dụng theo nguyên tắc tự nguyện.

Thẩm quyền ban hành, công bố:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do các Bộ, ngành ban hành;

Quy chuẩn địa phương (QCĐP) do các tỉnh/thành phố ban hành.

- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) do Bộ KHCN ra quyết định công bố;

Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) do các tổ chức ban hành.

Theo Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:

- Bộ Xây dựng ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên

quan đến: Công trình xây dựng dân dụng, nhà ở và công sở; VLXD; Kiến trúc,

quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn; Hạ tầng kỹ thuật

đô thị; Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng (Điều 23, Khoản 1, điểm đ). Liên quan

đến công trình xây dựng chuyên ngành thuộc quyền quản lý của Bộ

NN&PTNT, Bộ GTVT, việc ban hành quy chuẩn sẽ do các bộ nói trên đảm

nhiệm.

- Các tiêu chuẩn ngành xây dựng (TCN, TCXD, TCXDVN) phải soát

xét, chuyển đổi hoặc hủy bỏ trước 31/12/2009 (Điều 11). Tuy nhiên, do nguồn

lực và năng lực hạn chế nên cho đến nay vẫn chưa thực hiện xong yêu cầu

này. Thậm chí, các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến ngành XD vẫn

còn tồn tại trong danh mục Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Bộ KHCN?!.

Page 29: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 26

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Luật Xây dựng (2014)

Các quy định của Luật Xây dựng đều nêu các nguyên tắc áp dụng Quy

chuẩn, Tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng, từ khâu lập dự án đầu tư xây

dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thẩm tra và thẩm định thiết kế, thi công,

kiểm tra chất lượng, vận hành thử và nghiệm thu công trình. Theo đó:

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: danh mục các quy chuẩn,

tiêu chuẩn được Chủ đầu tư lựa chọn áp dụng;

- Thiết kế, thẩm tra và thẩm định thiết kế: tuân thủ Quy chuẩn, tiêu

chuẩn đã được lựa chọn áp dụng;

- Thi công, kiểm tra chất lượng sản phẩm VLXD, chất lượng thi công

các bộ phận và toàn bộ công trình, vận hành thử và nghiệm thu: tuân thủ các

quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được lựa chọn áp dụng.

Chỉ dẫn kỹ thuật (Specifications) do tư vấn thiết kế lập cho công trình

xây dựng theo quy định tại Điều 80 của Luật Xây dựng. “Chỉ dẫn kỹ thuật là tập

hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp

dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về

vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công,

giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng (Điều 3, Nghị định 46/2015/NĐ-

CP)25. Đây là văn bản quan trọng dùng trong đấu thầu, hợp đồng thi công xây

dựng, thi công, giám sát thi công, kiểm tra chất lượng, vận hành thử, nghiệm

thu công trình xây dựng. Trong Chỉ dẫn kỹ thuật, không chỉ đưa ra các yêu cầu

của tiêu chuẩn (và không nhất thiết phải đọc toàn bộ tiêu chuẩn), mà còn có

25 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo

trì công trình xây dựng.

Page 30: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 27

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

thể đưa ra các yêu cầu chi tiết và khắt khe hơn so với tiêu chuẩn áp dụng cho

công trình.

Tiêu chuẩn nước ngoài: nếu Chủ đầu tư lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn

nước ngoài, phải áp dụng các nguyên tắc nêu trong Điều 6 của Luật Xây dựng

và Điều 6, Khoản 2 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP:

- Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN);

- Đảm bảo tính đồng bộ, khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp

dụng.

- Phải có sự thuyết minh về sự cần thiết sử dụng tiêu chuẩn nước

ngoài.

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010)

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương… ban hành định

mức về sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công, vật liệu

xây dựng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Điều 16).

Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật, quy định về chiếu sáng

công cộng đảm bảo yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Điều

18, Khoản 1).

Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải thực

hiện các quy định của Luật (Điều 29).

Pháp luật và Quy chuẩn, Tiêu chuẩn

Theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, ngoài Luật do

Quốc hội ban hành, còn có các Nghị định hướng dẫn thi hành luật do Chính

phủ ban hành. Các thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định do các Bộ ngành

soạn thảo và ban hành.

Page 31: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 28

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do các Bộ ngành ban hành theo

thẩm quyền dưới dạng Thông tư và bắt buộc áp dụng.

Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được Bộ KHCN công bố bằng Quyết định

của các Bộ, ngành và được áp dụng theo nguyên tắc tự nguyện.

Những vấn đề tồn tại, bất cập hiện nay:

- Quy chuẩn địa phương (QCĐP) không có tính khả thi trong thực tế.

Cho đến nay, sau 10 năm Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được Quốc

hội thông qua (2006), chưa có một Quy chuẩn địa phương nào được ban

hành. Mô hình QCĐP chỉ tồn tại trong các nước có thể chế liên bang, trong đó

các bang có thẩm quyền ban hành luật (Ví dụ Hoa Kỳ, Úc,…).

Luật

Nghị định

Thông tư, Quyết định,

quy chuẩn, tiêu chuẩn

Ho

ạt

độ

ng x

ây d

ựn

g

Quốc hội ban hành

Chính phủ ban hành

Bộ, ngành

ban hành

ngành

Page 32: Hệ thống Quy chuẩn, - VIỆN KỸ THUẬT XÂY DỰNGvienkythuatxaydung.org.vn/image/data/pdf/Quy chuan, Tieu chuan... · Quy chuẩn xây dựng trở thành văn bản pháp

Trang. 29

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng

- Việc chỉ có Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và tiêu chuẩn ngành phải

chuyển đổi thành Tiêu chuẩn quốc gia gây tốn kém không cần thiết, không khả

thi trong bối cảnh hiện nay. Bản chất tiêu chuẩn ngành cũng do các Bộ, ngành

tổ chức soạn thảo và ban hành để áp dụng trong ngành theo nhu cầu thực tế.

Nó là sản phẩm của khoa học và công nghệ và được cập nhật, soát xét, bổ

sung thường xuyên. Quy trình thẩm định, ban hành tiêu chuẩn khá phức tạp

(thẩm quyền của Bộ KHCN), gây tốn kém không cần thiết trong khi dự thảo

các tiêu chuẩn cũng được các Bộ, ngành cũng trải qua các giai đoạn soạn

thảo, lấy ý kiến góp ý, thông qua Hội đồng khoa học… Nhìn ra thế giới ta thấy

tiêu chuẩn đều do các Hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức khoa học hoặc tổ chức

tiêu chuẩn hóa biên soạn và phát hành. Các tiêu chuẩn của Nga, Trung quốc…

vẫn tồn tại Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành. Do đó, việc xem lại Luật

Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là hết sức cần thiết nhằm khắc phục các tồn

tại trên.