HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

79
BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Phương Trà HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ Khánh Hòa – 2020

Transcript of HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

Page 1: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Thị Phương Trà

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

Khánh Hòa – 2020

Page 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Thị Phương Trà

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật

Mã số: 8520401

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Hướng dẫn 1: TS. Lê Văn Tùng

Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Trọng Nghĩa

Khánh Hòa - 2020

Page 3: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Hệ

thống điều khiển nhà kính tự động dùng năng lượng tái tạo” là trung thực và

không có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả sự

giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy

đủ và ghi rõ nguồn gốc và được phép công bố.

Học viên

Nguyễn Thị Phương Trà

Page 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân đến:

- TS. Lê Văn Tùng và TS. Nguyễn Trọng Nghĩa đã tận tình giảng dạy,

hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học

tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

- Quý Thầy Cô quản lý và giảng dạy lớp Vật lý kỹ thuật – 2018 Nha

Trang tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang đã nhiệt tình

giúp đỡ trong suốt khóa học.

- Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam đã hướng dẫn đã tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập.

- Ban Giám Hiệu trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa đã

tạo điều kiện thuận lợi cho tôi vừa công tác vừa học tập.

- Thầy Cô Khoa Vật lý & KTHN của Trường Đại học Đà Lạt đã nhiệt

tình hỗ trợ để tôi có thể lắp đặt thử nghiệm hệ thống điều khiển trong suốt quá

trình thực hiện luận văn.

- Và tất cả các anh chị, các bạn học viên cùng lớp, những người thân đã

giúp đỡ đóng góp ý kiến, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn

thành đề tài này.

Học viên

Nguyễn Thị Phương Trà

Page 5: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Các từ gốc của chữ viết tắt

AC Alternating Current

ARM Acorn RISC Machine

AVR Automatic Voltage Regulation

DC Direct Current

EEPROM Electrically Erasable Programmable Read- Only

Memory

ESP Electronic Stability Program

FTDI Future Technology Devices International

GPIO General Purpose Input/Outputs

I2C Inter-Integrated Circuit

IC Integrated Circuit

IDE Integrated Development Environment

IoT Internet of things

LCD Liquid Crystal Display

PCB Printed Circuit Board

PDF Portable Document Format

PID Proportional Integral Derivative

PLC Programmable Logic Controller

Page 6: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

PWM Pulse Width Modulation

RF Radio Frequency

RTC Real Time Clock

SRAM Static Ram

UART Universal Asynchronous Receive/Transmit

USART Universal Synchronous Asynchronous Receiver /

Transmitter

USB Universal Serial Bus

WPA Wifi Protected Access

Page 7: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng Tên bảng biểu Trang

Bảng 1.1 Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam 6

Bảng 1.2

Lượng tổng bức xạ mặt trời trung bình ngày

của các tháng trong năm ở một số địa phương

của nước ta

7

Bảng 2.1

Bảng tính toán điện năng tiêu thụ trong 1 ngày

tại nhà kính.

37

Page 8: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang

Hình 1.1 Cấu tạo của tế bào quang điện pin mặt trời 9

Hình 1.2 Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống điều khiển 12

Hình 1.3 Giao diện điều khiển tự động nhà kính lắp đặt ở

Dalat_Hasfarm 13

Hình 1.4 Nhà kính điều khiển tự động tại Trường Đại học

Quảng Bình 14

Hình 1.5 Sơ đồ cấu tạo của hệ thống giám sát và điều 15

Hình 1.6 Giao diện mô hình nhà kính thông minh trên PC 15

Hình 2.1 Các loại board Arduino 18

Hình 2.2 Board Arduino Mega2560 19

Hình 2.3 Sơ đồ khối khối điều khiển trung tâm 21

Hình 2.4 Arduino Mega 2560 Pro Mini cho khối điều

khiển trung tâm 23

Hình 2.5 Mạch thu phát RF UART SI4463 tần số

433Mhz HC-12 24

Hình 2.6 Arduino Nano V3.0 ATmega328P cho khối cảm

biến 24

Hình 2.7 Mạch wifi ESP 8266 – ESP 01 25

Hình 2.8 Trang webserver Thingspeak 26

Hình 2.9 Bàn phím 6 nút 27

Page 9: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

Hình 2.10 Màn hình LCD 20 x 4 27

Hình 2.11 Mạch đổi I2C cho LCD 28

Hình 2.12 Mạch RTC I2C DS1307 29

Hình 2.13 Hình ảnh rơ-le và cấu tạo bên trong của rơ-le 29

Hình 2.14 Hình ảnh công-tắc-tơ (contactor) khởi động từ 30

Hình 2.15 Sơ đồ nối dây trực quan từ Fritzing. 30

Hình 2.16 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều khiển 31

Hình 2.17 Mạch in của hệ thống điều khiển 32

Hình 2.18 Máy trạng thái điều khiển của hệ thống trung

tâm 33

Hình 2.19 Giao diện phần mềm IDE 35

Hình 2.20 Các vùng lệnh của phần mềm IDE 35

Hình 2.21 Nạp chương trình trên mạch thử nghiệm (phiên

bản 1) 36

Hình 2.22 Sơ đồ khối nguồn của khối điều khiển 38

Hình 2.23 Hình ảnh Pin năng lượng mặt trời 18V-100W 38

Hình 2.24 Hình ảnh thực tế Acquy 12V-200Ah 40

Hình 2.25 Hình ảnh thực tế bộ điều khiển sạc năng lượng

mặt trời 12V / 24V / 36V / 48V – 50A 41

Hình 2.26 Bộ biến đổi điên áp Lvyuan - 12000W 42

Hình 2.27 Sơ đồ khối nguồn của khối cảm biến 42

Page 10: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

Hình 2.28 Hình ảnh Pin mặt trời loại 6V 1W 43

Hình 2.29 Hình ảnh Pin sạc Ultrafire 18650 44

Hình 2.30 Hình ảnh mạch sạc pin Lithium cổng Micro 5V

1A 18650 TP4056 44

Hình 2.31

Khối nguồn cảm biến được xây dựng với các

thành phần: pin mặt trời, pin dự phòng, mạch

nạp và ổn áp

45

Hình 3.1 Tủ hệ thống điều khiển trung tâm sau khi lắp đặt

hoàn chỉnh 46

Hình 3.2 Mạch điều khiển trung tâm sau khi hoàn thiện

(phiên bản 2) gắn bên trong tủ điện 47

Hình 3.3 Màn hình LCD và bàn phím được kết nối với

mạch điều khiển trung tâm 47

Hình 3.4 Các thông số môi trường hiển thị trên màn hình 48

Hình 3.5 Hình ảnh cập nhật dữ liệu trên server của

Thingspeak 49

Hình 3.6 Các trạng thái đóng và mở lưới che nắng hoạt

động thực tế 49

Hình 3.7 Hệ thống phun sương thực tế hoạt động theo

điều khiển 50

Hình 3.8 Hình ảnh quạt thông gió thực tế hoạt động theo

điều khiển 50

Hình 3.9 Kết quả thể hiện sau biên dịch 51

Page 11: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

Hình 3.10 Hình mặt ngoài tủ điều khiển 52

Hình 3.11 Pin mặt trời thuộc phòng thí nghiệm Tự động

hóa 57

Page 12: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 6

1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ HỆ THỐNG PIN

MẶT TRỜI ..................................................................................................... 6

1.1.1. Năng lượng tái tạo tiềm năng tại Việt Nam ................................. 6

1.1.2. Hệ thống pin mặt trời... ................................................................ 9

1.1.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin mặt trời ......................... 9

1.1.2.2. Hệ thống dự trữ điện năng (ắc quy) ............................................ 9

1.1.2.3. Hệ thống điều phối điện mặt trời ................................................. 10

1.1.2.4. Các mô hình vận hành cơ bản của hệ thống điện mặt trời ........... 10

1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRONG NHÀ

KÍNH ............................................................................................................... 11

1.2.1. Xu hướng ứng dụng nhà kính điều khiển tự động ...................... 11

1.2.2. Hệ thống điều khiển tự động nhà kính ....................................... 12

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ............................ 18

2.1. TÌM HIỂU VỀ ARDUINO ........................................................................ 18

2.1.1. Đặc điểm chung của arduino ........................................................ 18

2.1.2. Tìm hiểu về Arduino Mega2560 .................................................. 19

2.2. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU .............................................. 20

2.3. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐIỀU KHIỂN .................................. 21

2.3.1. Phân tích chức năng, nhiệm vụ khối điều khiển ........................ 21

2.3.2. Xây dựng hệ thống ........................................................................ 22

2.3.2.1. Khối trung tâm điều khiển ............................................................ 22

2.3.2.2. Khối giao tiếp không dây ............................................................. 23

Page 13: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

2

2.3.2.3. Khối giao tiếp người dùng ........................................................... 26

2.3.2.4. Khối thời gian thực RTC .............................................................. 28

2.3.2.5. Khối động lực .............................................................................. 29

2.3.3. Hoàn thiện phần cứng ................................................................. 30

2.3.4.Thiết kế giải thuật và lập trình hệ thống ...................................... 33

2.3.4.1. Thiết kế giải thuật ........................................................................ 33

2.3.4.2. Lập trình hệ thống ....................................................................... 34

2.4. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI .. 36

2.4.1. Tính toán điện năng tiêu thụ trong nhà kính ............................. 36

2.4.2. Thiết kế và xây dựng khối nguồn của khối điều khiển ............... 37

2.4.2.1. Sơ đồ khối nguồn của khối điều khiển .......................................... 37

2.4.2.2. Lựa chọn thiết bị cho khối nguồn của khối ................................... 38

2.4.3. Thiết kế và xây dựng khối nguồn của khối cảm biến .................. 42

2.4.3.1. Sơ đồ khối nguồn của khối cảm biến ............................................ 42

2.4.3.2. Lựa chọn thiết bị cho khối nguồn của khối ................................... 43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 46

3.1. THỰC NGHIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ..................................... 46

3.1.1. Kết quả hoạt động của hệ thống .................................................. 46

3.1.2. Thảo luận kết quả hoạt động của hệ thống điều khiển ............... 51

3.2. THỰC NGHIỆM VỀ KHỐI NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ....................... 56

3.2.1. Đối với khối nguồn của khối điều khiển ...................................... 56

3.2.2. Đối với khối nguồn của khối cảm biến ........................................ 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 60

Page 14: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

3

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Hiện nay vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm sạch đang dần trở nên

quan trọng và được chú ý hơn tại nhiều quốc gia. Nông nghiệp là một ngành

kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong những năm gần đây,sự phát triển

vượt bậc của ngành nông nghiệp có sự đóng góp đáng kể của khoa học công

nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó tập trung chính vào phát triển nông

nghiệp công nghệ cao. Các kỹ thuật canh tác mới, nghiên cứu giống mới và

ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã và đang được triển khai. Trong

đó, canh tác bằng nhà kính công nghệ cao đang là xu hướng và được đầu tư

nghiên cứu tại nhiều quốc gia. Nhà kính giúp cây trồng tránh được các tác

động trực tiếp từ môi trường, khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, nhờ

sử dụng nhà kính, người dân quản lý tốt hơn các yếu tố môi trường ảnh hưởng

đến quá trình sinh trưởng của cây trồng. Tự động hóa các quy trình canh tác

cũng có thể được thực hiện trong nhà kính một cách dễ dàng và thuận tiện

hơn so với canh tác ngoài môi trường tự nhiên. Các yếu tố trên giúp cải thiện

chất lượng cây trồng, tiết kiệm chi phí nhân công, giảm lãng phí tài nguyên

phục vụ sản xuất.

Đi đôi với việc sử dụng công nghệ mới, tự động hóa trong nhà kính thì

yếu tố hiệu quả trong tiêu thụ năng lượng cũng là một điểm nóng. Việc khai

thác và sử dụng năng lượng một cách hợp lí và hiệu quả là một vấn đề toàn

cầu hiện nay. Theo xu thế phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của

xã hội, việc ứng dụng năng lượng tái tạo đang trở thành một tiêu chí cho đánh

giá tính vượt trội của các hệ thống. Việt Nam là một nước đang phát triển với

tốc độ nhanh và nhu cầu sử dụng năng lượng là rất lớn. Song, Việt Nam có vị

trí địa lý giáp biển đồng thời nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên sẽ có

nhiều thuận lợi hơn cho tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Việc sử dụng năng lượng tái tạo trong nông nghiệp không chỉ giảm áp lực lên

hệ thống điện lưới quốc gia, chủ động nguồn năng lượng mà còn giúp cải

thiện chỉ số môi trường của sản phẩm.

Page 15: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

4

Với mong muốn kết hợp các ưu điểm của hệ thống sản xuất nông

nghiệp bằng nhà kính và ứng dụng năng lượng tái tạo trong điều kiện thực tế,

tôi lựa chọn đề tài "Hệ thống điều khiển nhà kính tự động dùng năng lượng

tái tạo".

Mục đích của đề tài

Đề tài được thực hiện với mục đích sau khi hoàn thiện hệ thống sẽ có

thể được triển khai ứng dụng tại những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,

nơi có vị trí địa lý khó khăn trong việc tiếp cận với mạng lưới điện quốc gia

hoặc những nơi có thời tiết không thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp

kiểu truyền thống.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tính toán, thiết kế cho hệ thống pin mặt trời cung cấp nguồn cho hệ

thống điều khiển.

Thiết kế và lập trình cho hệ thống điều khiển các thiết bị động lực trong

nhà kính.

Hệ thống được xây dựng hướng đến các đối tượng sản xuất có quy mô

vừa và nhỏ, hộ gia đình.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tài liệu liên quan.

- Phương pháp thực nghiệm:

+ Xây dựng sơ đồ khối của hệ thống

+ Tính toán, lựa chọn các thiết bị hình thành nền tảng phần cứng

+ Xây dựng máy trạng thái, tiến hành lập trình phần mềm cho hệ thống.

- Đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống và tính khả thi trong thực tế.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được chia

thành 3 chương:

Page 16: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

5

Chương 1: Tổng quan tài liệu.

Chương 2: Thiết kế và xây dựng hệ thống.

Chương 3: Kết quả và thảo luận.

Page 17: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ HỆ THỐNG PIN

MẶT TRỜI

1.1.1. Năng lượng tái tạo tiềm năng tại Việt Nam

Đã có nhiều loại năng lượng tái tạo được khai thác và sử dụng như

năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng

sinh khối. Đây là những nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít

gây ô nhiễm, giúp giảm áp lực sử dụng điện năng của lưới điện quốc gia và có

thể sử dụng cho nhiều nhu cầu, và địa điểm khác nhau.

Đặc biệt, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để khai thác sử dụng năng

lượng mặt trời. Việc điều tra đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời đã được

nhiều cơ quan tổ chức nghiên cứu, số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các

vùng miền nước ta và tại một số các địa phương được thể hiện qua bảng 1.1

và bảng 1.2.

Bảng 1.1. Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam [1].

Vùng Giờ nắng trong năm Cường độ BXMT

(kWh/m2. ngày) Ứng dụng

Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1 Trung bình

Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9 Trung bình

Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2 Tốt

Tây Nguyên và

Nam Trung Bộ 2000 – 2600 4,9 – 5,7 Rất tốt

Nam Bộ 2200 – 2500 4,3 – 4,9 Rất tốt

Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6 Tốt

Page 18: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

7

Bảng 1.2. Lượng tổng bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong

năm ở một số địa phương của nước ta [1].

STT Địa

phương

Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm

(đơn vị: MJ/m2.ngày)

1

7

2

8

3

9

4

10

5

11

6

12

1 Cao Bằng 8,21

18,81

8,72

19,11

10,43

17,60

12,70

13,57

16,81

11,27

17,56

9,37

2 Móng Cái 18,81

17,56

19,11

18,23

17,60

16,10

13,57

15,75

11,27

12,91

9,37

10,35

3 Sơn La 11,23

11,23

12,65

12,65

14,45

14,25

16,84

16,84

17,89

17,89

17,47

17,47

4 Láng

(Hà Nội)

8,76

20,11

8,63

18,23

9,09

17,22

12,44

15,04

18,94

12,40

19,11

10,66

5 Vinh 8,88

21,79

8,13

16,39

9,34

15,92

14,50

13,16

20,03

10,22

19,78

9,01

6 Đà Nẵng 12,44

22,84

14,87

20,78

18,02

17,93

20,28

14,29

22,17

10,43

21,04

8,47

7 Cần Thơ 17,51

16,68

20,07

15,29

20,95

16,38

20,88

15,54

16,72

15,25

15,00

16,38

8 Đà Lạt 16,68

18,94

15,29

16,51

16,38

15,00

15,54

14,87

15,25

15,75

16,38

10,07

Page 19: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

8

Như vậy, tiềm năng về năng lượng mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa

Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung

bộ có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong

khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong

khoảng 1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều

có thể sử dụng hiệu quả. Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng

mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những

ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng

năng lượng mặt trời cho sinh hoạt [1, 2]. Số giờ nắng trung bình cả năm trong

khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất

hiệu quả.

Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời trải dài

từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời

tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó

việc sử dụng năng lượng mặt trời ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp

tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và

có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công

nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa

thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường . Vì thế, đây được coi

là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang

ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt

trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống [1, 2].

Từ những đánh giá trên cho thấy tiềm năng của năng lượng mặt trời tại

Việt Nam là rất lớn, đây là xu hướng phát triển trong tương lai. Sử dụng

nguồn năng lượng này đem lại nhiều kết quả tích cực cho môi trường và đời

sống, do đó đề tài lựa chọn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo

thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho hệ thống điều khiển hoạt động.

Page 20: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

9

1.1.2. Hệ thống pin năng lượng mặt trời

1.1.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin mặt trời

Cấu tạo

Pin mặt trời bao gồm nhiều tế bào quang điện, là phần tử bán dẫn có

thành phần chính là silic tinh khiết, có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các

cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng

thành năng lượng điện. Các tế bào quang điện này được bảo vệ bởi một tấm

kính trong suốt ở mặt trước và một vật liệu nhựa ở phía sau. Toàn bộ được

đóng gói chân không thông qua lớp nhựa polymer trong suốt được thể hiện

như trong hình 1.1 [3].

Nguyên lý hoạt động

Pin mặt trời có nguyên lý hoạt động chính dựa trên hiện tượng quang

điện xảy ra trên lớp tiếp xúc p-n của chất bán dẫn.

Hình 1.1. Cấu tạo của tế bào quang điện pin mặt trời [4].

1.1.2.2. Hệ thống dự trữ điện năng (ắc quy)

Cấu tạo của ắc quy

Ắc quy gồm có các bản cực bằng chì và ô xít chì ngâm trong dung dịch

axit sulfuric. Các bản cực thường có cấu trúc phẳng, dẹp, dạng khung lưới,

Page 21: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

10

làm bằng hợp kim chì antimon, có nhồi các hạt hóa chất tích cực. Các hóa

chất này khi được nạp đầy là điôxít chì ở cực dương và chì nguyên chất ở cực

âm.

Phương pháp phóng và nạp ắcquy [5]

- Phóng điện có thể được tiến hành bất kỳ thời điểm nào và bất kì dòng

điện nào nhỏ hơn trị số ghi trong bản chỉ dẫn của nhà chế tạo.

- Quá trình nạp ắc quy lần sau được tiến hành sau khi phóng thử dung

lượng ắc quy nhưng không được quá 12 giờ tính từ lúc ngừng phóng.

1.1.2.3. Hệ thống điều phối điện mặt trời

Hệ thống điều phối điện mặt trời bao gồm hai bộ phận cơ bản là bộ điều

khiển sạc và bộ biến đổi điện DC /AC. Tùy vào thiết kế của nhà sản xuất mà

hai bộ phận này tách rời độc lập với nhau hoặc được tích hợp chung trên một

thiết bị. Cụ thể [3]:

- Bộ điều khiển sạc thực hiện chức năng điều tiết sạc cho ắc quy, bảo vệ

cho ắc quy chống nạp quá tải và xả quá sâu nhằm nâng cao tuổi thọ của bình

ắc quy và giúp hệ thống pin mặt trời sử dụng hiệu quả và dài lâu.

- Bộ biến đổi điện DC /AC là thiết bị nghịch lưu, chuyển đổi dòng điện

một chiều từ ắc quy (hoặc tấm pin) thành dòng điện xoay chiều cho tải.

1.1.2.4. Các mô hình vận hành cơ bản của hệ thống điện mặt trời

a. Vận hành độc lập với lưới (off grid)

Hệ thống pin mặt trời vận hành độc lập chỉ dựa vào năng lượng mặt trời

để phát ra điện năng, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể có hoặc không có ắc

quy để dự trữ năng lượng. Quy mô và thiết kế của hệ thống này phù hợp cho

các tải điện một chiều hoặc xoay chiều công suất nhỏ hoặc ứng dụng cho các

vùng không có lưới điện.

b. Vận hành kiểu lai (hybrid)

Hệ thống cục bộ có thể kết hợp với các nguồn khác (điện gió, máy phát

điện…) như nguồn phát thứ cấp, khi đó ta có hệ thống pin mặt trời liên kết

Page 22: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

11

theo hệ thống kiểu lai. Về mặt vận hành, hệ thống liên kết tương tự hệ thống

độc lập, tuy nhiên khi không có ánh sáng mặt trời thì nguồn điện của hệ vẫn

được duy trì nhờ các nguồn thứ cấp.

c. Vận hành kết nối với lưới điện ( grid tie)

Hệ thống pin mặt trời vận hành kết nối với lưới điện có vai trò như một

phần của mạng điện khu vực. Có hai dạng hệ thống pin mặt trời nối lưới là

trực tiếp và trữ ắc quy.

1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRONG

NHÀ KÍNH

1.2.1. Xu hướng ứng dụng nhà kính điều khiển tự động

Trong những năm gần đây, nhà nước đã đẩy mạnh thực hiện cơ cấu cây

trồng theo hướng công nghệ cao, việc áp dụng và triển khai nhiều loại hệ

thống trồng cây trong nhà kính đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực về

chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên để nâng cao được hiệu quả kinh tế, các nhà

kính không ngừng được cải tiến, trang bị công nghệ. Điều này thúc đẩy nhiều

nơi lắp đặt nhà trồng cây có điều khiển tự động. Nhà kính được trang bị hệ

thống điều khiển tự động mang lại nhiều lợi ích như: giảm chi phí chăm sóc

thông qua việc sử dụng phân, nước hiệu quả, giảm sử dụng lao công; giúp

người dùng chủ động điều khiển được nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và lượng

thông gió, là những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng của

cây trồng, từ đó người nông dân có thể trồng trọt bất cứ loại cây trồng nào ở

bất cứ thời điểm nào.

1.2.2. Hệ thống điều khiển tự động trong nhà kính

Hệ thống điều khiển tự động cơ bản sử dụng trong nhà kính có sơ đồ

khối tổng quát như hình 1.2, gồm có [7-13]:

- Một hệ đo và chuyển đổi các đại lượng như nhiệt độ, độ ẩm, thông

lượng ánh sáng thành các tín hiệu điện. Nhà màng hiện đại còn đo cả tốc độ

gió, báo mưa.

Page 23: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

12

- Khối xử lý chuyên dụng (specific) hoặc xử lý theo các giải thuật điều

khiển đã được lập trình nạp vào (programmable).

- Phần động lực tác động đến các phần tử chấp hành như đóng/mở cửa,

màn chắn, quạt, sưởi nóng và tưới.

- Phần hiển thị các thông số điều khiển

Hình 1.2. Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống điều khiển

Hệ điều khiển được sử dụng cho nhà kính có 2 loại, tùy vào mức độ

công nghệ [14-22]:

- Hệ điều khiển mở - đóng (on-off controller). Ngõ ra hoặc đóng hoặc

mở và đương nhiên không có trang thái trung gian. Hệ điều khiển mở - đóng

chỉ chuyển khóa khi nhân tố điều khiển ψ(t) vượt qua một giá trị đặt trước.

Tuy nhiên, hệ điều khiển sẽ mở đóng liên tục khi ψ(t) tăng giảm quanh giá trị

đặt trước. Lúc ấy cần phải thêm vào hệ điều khiển bộ phận vi sai mở-đóng

(on-off controller differential). Nhờ đó ψ(t) sẽ vượt qua điểm đặt trước một

khoảng đáng kể trước khi ngõ ra đóng hoặc mở trở lại. Hệ thống điều khiển

theo phương pháp đóng - mở thường được sử dụng khi không cần độ chính

xác quá cao.

- Khi cần độ chính xác cao và làm việc ổn định, hệ điều khiển sẽ sử

dụng các giải pháp điều khiển phức tạp hơn như: Điều khiển tỷ lệ

(Proportional) hay điều khiển tỷ lệ với hai thành phần điều chỉnh là tích phân

(Integral) và đạo hàm (Derivative) để tạo thành bộ điều khiển PID hoàn chỉnh.

Khối nguồn

Khối ghi dữ

liệu

Khối xử lý

Khối điều khiển

ngõ ra: quạt, phun

sương…

Khối hiển thị

Page 24: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

13

Tuy hệ điều khiển tỉ lệ có nhiều ưu thế hơn hệ điều khiển mở - đóng nhưng

yêu cầu quá trình thiết kế phức tạp hơn. Trong những hệ thống canh tác cây

trồng đơn giản, việc đầu tư sử dụng loại điều khiển này vừa phức tạp vừa

không hoàn toàn cải thiện nhiều hiệu quả công việc. Chính vì vậy, loại điều

khiển PID ít được triển khai.

Các hệ thống điều khiển thông minh khác trong tương lai có thể ứng

dụng cả trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn big data kết hợp với IoT để tối ưu hóa

quá trình canh tác. Việc điều khiển sẽ không chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của

người canh tác mà còn cả lịch sử canh tác cũng như hiệu quả qua các năm.

Các thông số này sẽ được sử dụng tính toán để tự động điều chỉnh mà không

cần sự can thiệp của người dùng. Tuy nhiên, các hệ thống này vẫn chỉ mới

được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chưa có mặt trên thị trường.

Tình hình nghiên cứu hệ thống điều khiển tự động nhà kính:

.

Hình 1.3. Giao diện điều khiển tự động nhà kính lắp đặt ở Dalat_Hasfarm [16]

Trên thế giới cũng như tại Việt nam, có rất nhiều hệ thống điều khiển

nhà kính, cả thương mại và nghiên cứu. Những hệ thống đã được thương mại

hóa có thể kể đến như của Hasfarm (tại Việt Nam là Dalat Hasfarm) như

trong hình 1.3 hay của Nettafim, Mimosatek, Trường Thịnh, Khang Huân,

Page 25: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

14

Habcom. Tất cả các hệ thống này đều sử dụng điện lưới phục vụ cho quá

trình hoạt động, kỹ thuật điều khiển được thực hiện theo kiểu đóng-mở truyền

thống

Tại các trường đại học, một số hệ thống điều khiển nhà kính đã được

thực hiện dưới hình thức đồ án, khóa luận hay luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên,

các hệ thống này thường chỉ dừng ở mức độ mô hình, không có thành phần

động lực để đánh giá hoạt động thực tế. Ngoài ra, các hệ thống này áp dụng

PLC để điều khiển. Đây cũng là cách thức triển khai của đa phần hệ thống

thương mại. Ưu điểm của PLC là ổn định, kết nối chuẩn công nghiệp nhưng

việc kết hợp với cảm biến bị giới hạn và có giá thành cao hơn sử dụng vi điều

khiển.

Trong một nghiên cứu tại Trường Đại học Quảng Bình [17], một hệ

thống điều khiển đã được thử nghiệm thực tế như trong hình 1.4, hệ thống sử

dụng cảm biến không dây để gửi tín hiệu về trung tâm điều khiển có sơ đồ cấu

tạo như hình 1.5. Các kết quả thử nghiệm cho thấy tiềm năng sử dụng của hệ

thống. Tuy nhiên cách thức triển khai, mở rộng cảm biến và nền tảng phần

cứng chưa thể hiện rõ tính năng. Đồng thời, hệ thống cũng triển khai theo

hướng sử dụng điện lưới truyền thống.

Hình 1.4. Nhà kính điều khiển tự động tại Trường Đại học Quảng Bình [17]

Page 26: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

15

Hình 1.5. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống giám sát và điều khiển [17].

Một mô hình điều khiển tự động dùng năng lượng tái tạo đã được thực

hiện trong luận văn thạc sĩ [18] và có giao diện mô hình như trên hình 1.6. Tại

đây, tác giả đã sử dụng PLC trong khối trung tâm, năng lượng mặt trời cũng

được lựa chọn để tìm hiểu. Những kết quả trong nghiên cứu [18] cho thấy tác

giả đã thiết kế hệ thống điều khiển nhưng chưa rõ tính năng. Đồng thời việc

sử dụng năng lượng mặt trời cũng chỉ dừng ở mức tính toán lý thuyết. Toàn

bộ nghiên cứu không được kiểm tra trên hệ thống thực tế.

Hình 1.6. Giao diện mô hình nhà kính thông minh trên PC [18].

Tại Pháp, nhà kính thông minh sử dụng năng lượng mặt trời có diện

tích nhỏ vừa cho ban công, sản xuất được 300-400kg rau củ sạch mỗi năm

đang là sản phẩm được phát triển. Mô hình này phù hợp với mọi khu vực, từ

Page 27: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

16

thành thị đến nông thôn, việc áp dụng nhà kính điều khiển tự động dùng năng

lượng tái tạo không chỉ mang lại một nguồn rau quả sạch phục vụ cho chất

lượng sức khỏe con người, bảo vệ hệ sinh thái mà còn góp phần giảm thiểu áp

lực cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt tại những vùng sâu, vùng xa, biên

giới, hải đảo là những nơi có khí hậu khắc nghiệt, khó khăn trong việc tiếp

xúc với mạng lưới điện quốc gia thì mô hình này lại càng mang đến một ý

nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống với một nguồn năng

lượng vô tận mới [23-27]. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa được sử dụng

mở rộng tại Việt Nam, việc xây dựng một nhà kính điều khiển tự động dùng

năng lượng tái tạo có thệ thống đầy đủ chức năng và cài đặt đơn giản có thể sẽ

được áp dụng phổ biến cho quy mô sản xuất tại các hộ gia đình ở mọi địa

phương.

Vấn đề nghiên cứu trong đề tài:

Trong đề tài này, vấn đề nghiên cứu được đặt ra là khảo sát và đánh giá

tiềm năng của năng lượng mặt trời trong vận hành nhà kính quy mô hộ gia

đình, kích thước nhỏ, với đầy đủ các hệ thống động lực.

Thứ hai, đề tài tiến hành thiết kế và xây dựng một hệ thống điều khiển

tự động dựa trên vi điều khiển. Hệ thống khi hoàn thiện có chi phí triển khai

phù hợp, đáp ứng đúng và đủ khả năng vận hành các hệ thống động lực nhà

kính phổ biến. Hệ thống cũng có khả năng kết nối không dây với các khối

cảm biến để gia tăng tính linh hoạt. Đồng thời, hệ thống bước đầu xây dựng

khả năng kết nối internet nhằm mở rộng khả năng liên kết trong hệ sinh thái

IoT về sau.

Nhiệm vụ cụ thể của hệ thống là:

- Theo dõi mức tăng, giảm nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chiếu sáng bằng

các cảm biến

- Tác động điều khiển các thiết bị động lực như quạt, mái lưới che,

phun sương... để tăng giảm nhiệt độ khi cần thiết.

- Kiểm soát độ ẩm tương đối của đất bằng cảm biến và van mở để cung

cấp nước nếu cần thiết.

Page 28: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

17

- Phát triển một hệ thống thân thiện với người dùng, chi phí vừa phải và

đơn giản trong vận hành, hoạt động.

- Hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo, bền vững, phù hợp với điều kiện

thời tiết khí hậu tại Việt Nam vì vậy nhà kính này có thể được lắp đặt tại khắp

các nơi hẻo lánh, nơi chưa có hoặc điện lưới hạn chế.

Áp dụng công nghệ này sẽ cho hiệu quả tốt hơn trong canh tác nông

nghiệp. Người nông dân ở nhiều nơi khác nhau đều có thể sử dụng nhà kính

thay vì trồng cây ngoài trời. Ngoài sự tăng trưởng trong sản xuất, nhà kính

còn có nhiều lợi thế khác như: Tạo thu hoạch trái mùa, trồng ở những nơi bất

lợi, giảm chu kỳ sinh dưỡng, tăng chất lượng, kiểm soát tốt hơn bệnh dịch và

bệnh tật, tiết kiệm nước, tránh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Việc thu thập thông số môi trường và điều khiển tự động được thực

hiện bởi các mạch điện tử được sản xuất phổ biến trên thị trường, giá thành

thấp, dễ triển khai và thay thế khi cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 chúng tôi đã tập trung tìm hiểu về loại năng lượng tái tạo

tiềm năng tại Việt Nam và lựa chọn năng lượng mặt trời làm nguôn năng

lượng cung cấp cho cả hệ thống.

Tìm hiểu về hệ thống điện năng lượng mặt trời và lựa chọn mô hình

vận hành độc lập với điện lưới.

Tìm hiểu tổng quan về điều khiển nhà kính tự động và tình hình các kết

quả đã được nghiên cứu, triển khai.

Từ những tìm hiểu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu ứng

dụng hệ thống điều khiển nhà kính tự động dùng năng lượng tái tạo là một

nghiên cứu thiết thực, có xu hướng áp dụng rộng, phù hợp với tình hình tại

Việt Nam và góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp.

Page 29: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

18

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG

2.1 TÌM HIỂU VỀ ARDUINO

2.1.1. Đặc điểm chung của arduino

Arduino được giới thiệu đến người sư dụng vào năm 2005, mục đích là

mang đến một phương thức dễ dàng cho những người mới tiếp xúc với lập

trình điều khiển hoặc những người chuyên nghiệp để tạo ra các thiết bị có khả

năng tương tác với môi trường thông qua các cảm biến và các cơ cấu chấp

hành. Các ứng dụng nổi bật của board Arduino như thiết kế robot đơn giản,

điều khiển nhiệt độ, phát hiện chuyển động, game tương tác…

Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng

tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao

gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR

Atmel 8 bit, hoặc ARM Atmel 32 bit. Những model hiện tại được trang bị

gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số

tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau.

Hình 2.1. Các loại board Arduino.

Page 30: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

19

Arduino chính thức thường sử dụng các dòng chip megaAVR, đặc biệt

là ATmega8, ATmega168, ATmega328, ATmega1280, và ATmega2560. Một

vài các bộ vi xử lý khác cũng được sử dụng bởi các mạch Arduino tương

thích. Một số loại board Arduino thông dụng như hình 2.1.

2.1.2. Tìm hiểu về Arduino Mega2560

Arduino Mega2560 là phiên bản nâng cấp của Arduino Mega1280, hiện

đang được sử dụng rộng rãi và ứng dụng hiệu quả.

Hình 2.2. Board Arduino Mega2560

Thành phần Arduino Mega2560 [27]:

Arduino Mega2560 là một vi điều khiển hoạt động dựa trên chip

ATmega2560, bao gồm: 54 chân digital, trong đó có 15 chân có thể được sử

dụng như những chân PWM, 16 đầu vào analog, 4 cổng serial giao tiếp với

phần cứng (UARTs), 1 thạch anh với tần số dao động 16 MHz, 1 cổng kết nối

USB, 1 jack cắm điện, 1 đầu ICSP, 1 nút reset.

Thông số cơ bản của Arduino Mega2560 [27]:

- Điện áp hoạt động: 5V DC

- Điện áp vào giới hạn: 6V DC đến 12 V DC.

Page 31: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

20

- Điện áp vào khuyên dùng: 7V DC đến 15 V DC.

- Cường độ dòng điện trên mỗi 3,3V pin: 50mA

- Cường độ dòng điện trên mỗi I/O pin: 20mA

- Bộ nhớ flash: 256 KB

- SRAM: 8 KB

- EEPROM: 4 KB

Arduino Mega2560 khác với tất cả các vi xử lí còn lại vì không sử dụng

FTDI chip điều khiển chuyển tín hiệu từ USB để xử lí. Thay vào đó, nó xử

dụng ATmega16U2 lập trình như là một công cụ chuyển đổi tín hiệu từ USB.

Arduino Mega2560 có nhiều tính năng mạnh mẽ với bộ nhớ flash lớn, số chân

và số lượng shield hỗ trợ nhiều nên được lựa chọn cho các dự án lớn.

2.2. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên điều kiện thực tế của nhà kính quy mô

diện tích 120 m2 với đầy đủ các thiết bị động lực. Nhà kính có phòng điều

khiển nằm tách biệt với nhà kính. Tại phòng điều khiển sẽ bố trí bảng điện

điều khiển và hai máy bơm phục vụ tưới nhỏ giọt và tưới phun sương. Các

thiết bị động lực khác bao gồm quạt thông gió, động cơ kéo màn che nắng và

đèn kích thích sinh trưởng sẽ được đặt bên trong nhà kính theo đúng quy

chuẩn.

Đây là đề tài nghiên cứu khá rộng, vì vậy luận văn sẽ tập trung vào các

phần sau của hệ thống: Tìm hiểu thiết kế khối điều khiển, khối nguồn cung

cấp cho khối điều khiển và khối nguồn cung cấp cho khối cảm biến.

Page 32: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

21

2.3. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐIỀU KHIỂN

2.3.1. Phân tích chức năng nhiệm vụ khối điều khiển

Hình 2.3. Sơ đồ khối khối điều khiển trung tâm

Khối điều khiển bao gồm nhiều khối nhỏ như sơ đồ khối hình 2.3.

Trong đó, khối trung tâm điều khiển có vị trí số (1) trong hình 2.3 chính là

“bộ não” của hệ thống, có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các khối cảm biến,

xử lý thông tin, đưa ra các quyết định đến khối động lực cũng như giao tiếp

với người dùng. Khối này còn có chức năng triển khai giao thức truyền thông

không dây với các cảm biến, đóng vai trò như một máy chủ trong mạng cảm

biến không dây. Bên cạnh đó, khối điều khiển trung tâm còn được hỗ trợ khả

năng đảm bảo hoạt động theo thời gian thực. Điều này giúp gia tăng các tính

năng hoạt động của khối.

Khối điều khiển cần đạt các yêu cầu cơ bản như sau:

- Chi phí không quá cao để có thể triển khai tới đối tượng sử dụng là hộ

gia đình, quy mô nhà kính loại vừa và nhỏ.

Khối nguồn năng lượng tái tạo

Giao tiếp

với mạng

cảm biến

không dây

(2)

Giao tiếp

người dùng

(5)

Khối

trung

tâm điều

khiển (1)

Khối

động

lực (7)

Thời gian

thực (6)

Wifi (3)

Internet

(4)

Page 33: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

22

- Có chức năng linh hoạt, đa dạng phù hợp với các loại hình điều khiển

từ cơ bản đến phức tạp.

- Tiêu thụ năng lượng thấp, phù hợp với hoạt động dài ngày trong điều

kiện sử dụng nguồn điện dung lượng thấp.

- Linh kiện phổ biến để có thể thay thế, lập trình một cách thuận tiện.

Hệ thống được thiết kế với ba chế độ hoạt động, đó là: chế độ vận hành

bằng tay, chế độ vận hành tự động theo thời gian và chế độ vận hành tự động

theo thông số môi trường.

Các thông số hoạt động của hệ thống sẽ được định kỳ gửi lên internet,

phục vụ công tác lưu trữ, phân tích dữ liệu đám mây.

2.3.2. Xây dựng hệ thống

2.3.2.1. Khối trung tâm điều khiển

Hiện nay có rất nhiều các sự lựa chọn cho khối trung tâm điều khiển ở

nhiều phân khúc khác nhau như các dòng PLC của Siemens, Panasonic,.. hay

các dòng vi điều khiển họ PIC, các dòng vi điều khiển ARM, các dòng kit

Arduino,…Tuy nhiên với yêu cầu dễ sử dụng, sức mạnh vừa đủ cho các tác

vụ xử lý cơ bản và quan trọng nhất là giá cả phải phù hợp, đề tài sử dụng

Arduino Mega2560 Pro Mini như trên hình 2.4 cho khối điều khiển trung tâm.

Thiết kế tiêu chuẩn của Arduino Mega2560 Pro Mini sử dụng vi điều khiển

ATmega2560 với giá khoảng 180.000 đồng [28].

Arduino Mega2560 Pro Mini là phiên bản thu nhỏ của Arduino

Mega2560, vì cùng sử dụng chung vi điều khiển trung tâm ATmega2560-

16AU, thạch anh 16 Mhz nên mạch có chức năng, số chân GPIO và cách sử

dụng tương tự như Arduino Mega 2560, mạch này thích hợp cho các dự án sử

dụng Arduino Mega2560 cần độ nhỏ gọn, tiện lợi, mạch có chất lượng gia

công tốt, độ bền và độ ổn định cao. Arduino Mega2560 Pro Mini có bộ nhớ

flash 256 KB, SRAM 8 KB và EEPROM 4 KB, nó chứa tất cả mọi thứ cần

thiết để tạo thành khối xử lý trung tâm với đầy đủ các port [27-29].

Page 34: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

23

Mặt trước Mặt sau

Hình 2.4. Arduino Mega 2560 Pro Mini cho khối điều khiển trung tâm [28]

Vi điều khiển ATmega 2560 là bản nâng cấp so với ATmega 328 với

nhiều cổng giao tiếp USART hơn cũng như dung lượng bộ nhớ lớn giúp hệ

thống trung tâm dễ dàng triển khai. Đồng thời, tài nguyên phần cứng được tận

dụng giúp tránh sử dụng những linh kiện phức tạp hơn, giá thành cao hơn gây

lãng phí tài nguyên.

2.3.2.2. Khối giao tiếp không dây

Khối giao tiếp không dây bao gồm hai khối nhỏ hơn là khối giao tiếp

với mạng cảm biến không dây và khối giao tiếp internet.

Khối giao tiếp với mạng cảm biến không dây

Khối này có vị trí số (2) trong sơ đồ khối hình 2.3, có nhiệm vụ làm cầu

nối truyền nhận thông tin giữa các khối cảm biến và khối điều khiển trung

tâm. Bằng môi trường không dây, khối trung tâm có thể dễ dàng quản lý sự

thay đổi của các khối cảm biến. Khối điều khiển trung tâm thu nhận dữ liệu từ

khối cảm biến thông qua giao tiếp RF không dây vừa đem lại sự thuận tiện

cho người sử dụng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho khu vườn vì không cần đến

dây nối. Đề tài lựa chọn sử dụng mạch thu phát RF UART SI4463 tần số

433Mhz theo khối cảm biến để đồng bộ trong quá trình sử dụng. Mạch HC-12

như hình 2.5 xây dựng trên nền tảng Si463 được lựa chọn vì ưu điểm nổi bật

là dễ dàng cài đặt và sử dụng.

Page 35: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

24

Hình 2.5. Mạch thu phát RF UART SI4463 tần số 433Mhz HC-12.

Để thuận tiện cho việc thay đổi, sửa chữa hoặc nâng cấp về sau, đề tài

sử dụng một vi điều khiển với nhiệm vụ quản lý liên kết với khối cảm biến.

Vi điều khiển Atmel328 được gắn trên bo mạch Arduino Nano như hình 2.6,

mạch HC-12 được kết nối trực tiếp với mạch này. Dữ liệu sau đó được truyền

về mạch xử lý trung tâm qua chuẩn USART. Chương trình quản lý giao thức

trong hệ cảm biến được thực hiện bởi Lê Công Huynh trong đề tài “Hệ thống

cảm biến IoT trong nông nghiệp công nghệ cao”.

Hình 2.6. Arduino Nano V3.0 ATmega328P cho khối cảm biến.

Page 36: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

25

Khối giao tiếp internet

Đối với khối giao tiếp internet, có nhiệm vụ xây dựng và duy trì liên

kết internet với một máy chủ đám mây. Nhờ vậy các thông tin của hệ thống

có thể được gửi lên đám mây, phục vụ các xử lý tiếp sau. Đồng thời, hệ thống

cũng có thể mở rộng tính năng, cho phép nhận tín hiệu điều khiển từ máy chủ

đám mây nhằm tăng cường tính năng IoT cho hệ thống.

Khối kết nối internet bao gồm 2 thành phần là khối giao tiếp wifi vị trí

(3) và khối webserver vị trí (4) như trong sơ đồ hình 2.3. Với sự lựa chọn

Arduino Mega2560 làm bộ xử lý trung tâm thì việc giao tiếp với mạng là điều

không thể vì không được hỗ trợ kết nối mạng cũng như giao tiếp mạng. Vì thế

yêu cầu đặt ra là phải có một khối trung gian để giúp Arduino có thể giao tiếp

được với internet, làm cầu nối để nhận dữ liệu từ khối xử lý trung tâm đưa lên

website và ngược lại từ website đưa ngược về Arduino. Vi mạch của khối

giao tiếp wifi phải đáp ứng được yêu cầu trước tiên là sử dụng phổ biến và

ứng dụng rộng lớn, ngoài ra mạch cần có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng sử

dụng.

Hình 2.7. Mạch wifi ESP 8266 – ESP 01.

Với các yêu cầu kể trên, hiện nay dòng vi mạch wifi ESP 8266 rất phổ

biến và được ứng dụng rộng lớn, bản thân dòng này có rất nhiều phiên bản trừ

ESP 8266 V1 đến ESP 8266 V12, các dòng ESP 8266 kết tích hợp hẳn vào bo

Arduino, ESP 8266 Node MCU. Ở đây, đề tài sử dụng ESP 8266 – ESP 01

như hình 2.7 vì đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Ngoài ra, ESP 8266 – ESP 01

Page 37: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

26

có cổng micro USB để nạp chương trình và cấp nguồn nên không cần mạch

nạp trung gian, có hỗ trợ chuẩn 802,11 b/g/n và Wifi 2,4 Ghz hỗ trợ

WPA/WPA2.

Hình 2.8. Trang webserver Thingspeak

Webserver với nhiệm vụ theo dõi hoạt động của khu vườn và điều

khiển khu vườn và là một khối hoạt động song song, độc lập với khối xử lí

trung tâm, đề tài lựa chọn sử dụng webserver Thingspeak như hình 2.8 với ưu

điểm phổ biến và dễ sử dụng, giao diện hiển thị bắt mắt và phí sử dụng là

miễn phí cho những ứng dụng nhỏ.

2.3.2.3. Khối giao tiếp người dùng

Khối giao tiếp người dùng có vị trí (5) như trong sơ đồ 2.3 bao gồm

bàn phím chức năng và màn hình hiển thị thông tin. Bàn phím chức năng chỉ

có một số phim giới hạn, giúp người dùng lựa chọn và cài đặt các chế độ điều

khiển cũng như cài đặt một số chức năng hệ thống. Màn hình hiển thị cho

phép trình bày một số thông tin cơ bản của hệ thống và thông số môi trường

từ cảm biến.

Yêu cầu của khối này cơ bản gồm có: giao diện thân thiện, dễ tiếp cận,

đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và sử dụng đơn giản.

Khối giao tiếp người dùng giúp người dùng có thể giao tiếp, nắm bắt,

giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống để từ đó có được những tùy chỉnh,

Page 38: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

27

cài đặt thích hợp cho toàn bộ hệ thống. Với các yêu cầu kể trên, sự lựa chọn

của đề tài là bàn phím 6 nút như hình 2.9 để nhập dữ liệu và màn hình LCD

20 x 4 như hình 1.10 để hiển thị thông tin.

Hình 2.9. Bàn phím 6 nút

Bàn phím mền có 6 nút nhấn chữ (Auto, menu, left, righ, select, on/off)

xếp thành 1 hàng ngang, kích thước nhỏ gọn 103 x 24 mm, mỏng, có keo dán

3M mặt sau dễ dàng dán lên các bề mặt cần sử dụng, ngoài ra còn có đèn led

báo ở mặt trước.

Mặt trước Mặt sau

Hình 2.10. Màn hình LCD 20 x 4

Màn hình LCD 20 x 4 sử dụng mạch điều khiển Hitachi HD44780, có

khả năng hiển thị 4 dòng có mỗi dòng 20 ký tự, chữ trắng, nền xanh, màn

hình có độ bền cao, phổ biến, nhiều code mẫu và dễ sử dụng, tên các chân

được ghi ở mặt sau của màn hình LCD.

Page 39: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

28

Để kết nối màn hình LCD cho hiển thị thông tin, ta sử dụng mạch đổi

I2C cho LCD như trên hình 2.11 Việc này giúp tiết kiệm chân vi điều khiển

phải sử dụng. Ngoài ra còn đơn giản hóa việc lập trình với thư viện hỗ trợ sẵn

có.

Hình 2.11. Mạch đổi I2C cho LCD

2.3.2.4. Khối thời gian thực RTC

Khối thời gian thực RTC có vị trí số (6) trong sơ đồ hình 2.3 là khối

đồng hồ thời gian thực với nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu thời gian ngày tháng năm

và các thông tin khác và tự động điều chỉnh khi thời gian thay đổi theo cài

đặt. Khối RTC được lựa chọn theo yêu cầu phổ biến trong các ứng dụng của

Arduino với chuẩn giao tiếp I2C, dữ liệu thời gian lưu trữ lâu, đặc biệt có giả

cả phải chăng và sử dụng dòng điện thấp.

Đề tài lựa chọn sử dụng mạch thời gian thực RTC I2C DS1307 là đồng

hồ thời gian thực như hình 2.12 để lưu trữ dữ liệu thời gian ngày tháng năm

và các thông tin khác, tự động điều chỉnh khi thời gian thay đổi. Mạch RTC

I2C DS1307 được sử dụng rất phổ biến trong các ứng dụng của Arduino. Để

có thể làm việc với mạch này chúng ta cần sử dụng một chuẩn giao tiếp quen

thuộc là I2C. Trên mạch, có thiết kế đế pin đồng hồ, với pin này mạch có thể

hoạt động lưu trữ thời gian lên đến 10 năm mà không cần nguồn nuôi từ bên

ngoài. Mạch đi kèm bộ nhớ để EEPROM lưu trữ thông tin lên đến 32 Kbits.

Mạch DS1307 sử dụng pin CR2023 3V.

DS1307 là một trong những mạch RTC có giá thấp, chỉ khoảng 20.000

đồng và được sử dụng phổ biến nhất. Nó có thể theo dõi chính xác giây, phút,

Page 40: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

29

giờ, ngày, tháng và năm. DS1307 có dòng điện thấp, dưới 500mA trong chế

độ sao lưu pin và khả năng thiết lập ngày đến năm 2100 .

Hình 2.12. Mạch RTC I2C DS1307

2.3.2.5. Khối động lực

Khối động lực có vị trí số (7) trong sơ đồ hình 2.3, đây chính là khối

chịu trách nhiệm đóng mở các thiết bị trong nhà kính. Khối này thường bao

gồm hai thành phần chính đó là rơ-le như hình 2.13 và công-tắc-tơ như hình

2.14. Trong đó rơ-le nhận tín hiệu điều khiển từ khối điều khiển chính, điện

áp sử dụng là DC. Còn công-tắc-tơ thì được đóng mở bằng rơ-le và giúp vận

hành các thiết bị điện AC.

Hình 2.13. Hình ảnh rơ-le và cấu tạo bên trong của rơ-le

Rơ-le có chức năng đóng mở thiết bị điện dùng điện áp cao và công

suất lớn. Tín hiệu điều khiển từ vi điều khiển không thể đóng mở các thiết bị

điện này nên phải dùng rơ-le. Trong đề tài rơ-le được dùng để điều khiển đèn,

van điện từ.

Page 41: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

30

Khi các thiết bị động lực có công suất lớn hoặc dùng điện 3 pha, rơ-le

không thể đáp ứng thì ta dùng khởi động từ. Trong đề tài công-tắc-tơ được

dùng để điều khiển điều khiển động cơ kéo, bơm nước.

Hình 2.14. Hình ảnh công-tắc-tơ (contactor) khởi động từ.

Trong tủ điện của khối động lực có thể đi kèm một số thành phần khác

theo tiêu chuẩn của điện công nghiệp như bộ chống mất pha hoặc rơ-le nhiệt

bảo vệ thiết bị động lực. Khối động lực phải đạt các tiêu chuẩn hiện hành về

an toàn điện và quy chuẩn tủ điện công nghiệp.

2.3.3. Hoàn thiện phần cứng

Hình 2.15. Sơ đồ nối dây trực quan từ Fritzing.

Sau quá trình lựa chọn linh kiện phù hợp với hệ thống. Đề tài tiến hành

ghép nối và xây dựng nền tảng phần cứng. Các thành phần được ghép nối

Page 42: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

31

theo đúng tiêu chuẩn liên kết tín hiệu, thiết kế và yêu cầu của nhà sản xuất,

đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và ổn định.

Khi đã hoàn thiện sơ đồ nối dây, đề tài tiến hành hình thành sơ đồ

nguyên lý của hệ thống như hình 2.16.

Phần mềm được sử dụng để vẽ sơ đồ nguyên lý và làm mạch in là

Fritzing. Đây là phần mềm tự đông hóa thiết kế điện tử, có thư viện cập nhật

thường xuyên, ngoài ra Fritzing giúp người dùng có góc nhìn trực quan về

thiết bị như minh họa trên Hình 2.15 và hỗ trợ hầu hết các mô-đun của các

trang cung cấp board như Intel, Picaxe, Sparkful…cũng như các loại board

Arduino. Fritzing còn cho phép tạo PCB in trực tiếp file thiết kế ra PDF để hỗ

trợ thi công mạch được dễ dàng.

Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều khiển

Sau khi kiểm tra trên mạch thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, để có

thể đưa vào thực nghiệm, đề tài tiến hành làm mạch in như hình 2.17.

Page 43: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

32

Mạch in nhằm lắp các board Arduino, ESP, nguồn điện và các trạm

cắm nối dây cho các ngõ vào (cảm biến, công tắt, nút nhấn,...), và các ngõ ra

tải (các LED, các mô-tơ, LCD, ...)

Mạch được làm vẽ trên Fritzing, dùng phương pháp ủi để in lên tấm

bakelic phủ đồng, sau đó ngâm vào dung dịch ăn mòn kim loại đồng, cho ra

sản phẩm mạch in. Các lỗ cắm linh kiện được khoan thủ công, đường kính

mũi khoan 0,8mm.

Hình 2.17. Mạch in của hệ thống điều khiển.

Page 44: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

33

2.3.4. Thiết kế giải thuật và lập trình hệ thống

Sau khi hoàn thiện thiết kế và xây dựng nền tảng phần cứng, đề tài tiến

hành bước tiếp theo là xây dựng chương trình phần mềm.

2.3.4.1. Thiết kế giải thuật

Giải thuật hoạt động của hệ thống được trình bày dưới dạng máy trạng

thái hữu hạn như hình 2.18.

Hình 2.18. Máy trạng thái điều khiển của hệ thống trung tâm

Máy trạng thái thể hiện trạng thái hoạt động của hệ thống điều khiển,

hệ thống được xây dưng cho phép điều khiển theo ba chế độ riêng biệt. Cụ

thể:

Ban đầu

Đặt thời

gian

Đặt giờ

Ngày, tháng

Năm

Cài đặt

theo thời

gian

Lựa chọn

thiết bị

Đặt thời

gian

Khoảng

thời gian

Cài đặt theo

cảm biến

Lựa chọn

thiết bị

Chọn loại

thông số cảm

biến

Đặt

ngưỡng

Tắt khẩn cấp

Nhiệt độ

Độ ẩm

không khí

Ánh sáng

Độ ẩm

Page 45: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

34

- Chế độ điều khiển đầu tiên là điều khiển đóng mở bằng tay. Chế độ cơ

bản này giúp người dùng linh hoạt và chủ động trong những trường hợp sử

dụng thông thường, hoặc được sử dụng để kiểm tra hệ thống.

- Chế độ điều khiển thứ hai là điều khiển theo thời gian. Hệ thống hoạt

động dựa trên một mạch đồng hồ thời gian thực, lưu giữ cài đặt thời gian.

Người dùng hoàn toàn chủ động trong việc cài đặt thời gian trên đồng hồ hệ

thống. Để điều khiển hệ thống, người dùng có thể đặt các chế độ hoạt động

đóng mở thiết bị theo từng thời điểm mong muốn. Thời gian đóng mở hệ

thống cũng được cài đặt linh hoạt giúp phù hợp với nhiều loại hình cây trồng

và điều kiện canh tác.

- Cuối cùng là chế độ điều khiển theo thông số môi trường. Trong điều

kiện thực nghiệm, hệ thống hiện tại cho phép điều khiển với các thông số như

nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, độ ẩm đất và cường độ chiếu sáng. Tùy

thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể cài đặt đóng mở các thiết bị

theo thông số môi trường đang quan tâm. Hệ thống cũng cho phép người

dùng theo dõi nhiệt độ giá thể để có thể phục vụ một số loại cây trồng đặc

biệt.

Tất cả thông tin về môi trường như đã trình bày đều được hiển thị trên

màn hình tại khối trung tâm. Ngoài ra, các thông tin này có thể được gửi lên

webserver để phục vụ nhu cầu lưu trữ dữ liệu cũng như xử lý về sau.

2.3.4.2. Lập trình hệ thống

Đề tài sử dụng vi điều khiển họ AVR và được gắn trên bo mạch

Arduino, tận dụng sự hỗ trợ của phần mềm Arduino IDE

(Intergrated Development Environment ) giúp giảm thời gian lập trình.

Phần mền Arduino IDE có giao diện như trên hình 2.19 và có các vùng

lệnh như trên hình 2.20. Đây là một ứng dụng đa nền tảng được viết bằng

Java và từ IDE này sẽ được sử dụng cho ngôn ngữ lập trình xử lí và project

Wiring. IDE bao gồm 1 chương trình code editor với các chức năng như đánh

dấu cú pháp, tự động canh lề, biên dịch và upload chương trình lên mạch qua

thao tác nhấp chuột [30].

Page 46: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

35

Hình 2.19. Giao diện phần mềm IDE.

Hình 2.20. Các vùng lệnh của phần mềm IDE.

Page 47: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

36

Các chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++. Arduino IDE đi

kèm với một thư viện phần mềm gọi là Wiring, từ project Wiring gốc có thể

giúp các input/output được dễ dàng hơn. Người dùng chỉ cần định nghĩa 2

hàm để tạo ra một chương trình vòng thực thi có thể chạy được, đó là:

setup(): hàm này chạy mỗi khi khởi động một chương trình, dùng để

thiết lập các cài đặt.

loop(): hàm này được gọi lặp lại cho đến khi tắt nguồn board mạch

Hình 2.21. Nạp chương trình trên mạch thử nghiệm (phiên bản 1)

Với ưu điểm là môi trường lập trình đơn giản, rõ ràng, mã nguồn mở và

phần mềm mở rộng vì vậy Arduino là lựa chọn thích hợp cho cả những người

mới bắt đầu tìm hiểu và những người có kinh nghiệm muốn mở rộng.

Khi mạch phần cứng đã hoàn thiện, chương trình được nạp vào mạch

điều khiển trung tâm như trên hình 2.21.

2.4. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

2.4.1. Tính toán điện năng tiêu thụ trong nhà kính

Page 48: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

37

Bảng 2.1. Bảng tính toán điện năng tiêu thụ trong 1 ngày tại nhà kính.

Tên thiết bị Số

lượng

Công suất

định mức

Thời gian

hoạt động

Điện năng

tiêu thụ

Mạch điều khiển trung

tâm 1 2 W 24 giờ 48 Wh

Động cơ giảm tốc DC 1 250 W 20 phút 83 Wh

Bơm tăng áp 2 750 W 2 giờ 3000 Wh

Van điện từ 4 2 W 2 giờ 16 Wh

Quạt thông gió 2 100 W 2 giờ 400 Wh

Đèn led 4 45 W 5 giờ 900 Wh

Tổng điện năng tiêu thụ: 4447 Wh

Các thiết bị động lực trong bảng 2.1 có thời gian hoạt động tuân theo

quy định cơ bản của nhà kính. Một số loại cây trồng đặc biệt với thời gian

tưới tiêu không phổ thông sẽ không được xem xét trong bảng.

Do đặc điểm không được sử dụng nguồn điện lưới nên hệ thống pin

năng lượng mặt trời cũng như ắc quy lưu điện phải đáp ứng được mức tiêu

thụ điện của toàn bộ hệ thống. Tấm pin phải đủ công suất để cung cấp cho bộ

lưu điện và hệ thống vận hành liên tục không gián đoạn kể cả những ngày

không có nắng. Tuy nhiên, kích thước tấm pin mặt trời không được quá lớn

gây lãng phí, giảm thẩm mỹ.

2.4.2. Thiết kế và xây dựng khối nguồn của khối điều khiển

2.4.2.1. Sơ đồ khối nguồn của khối điều khiển

Khối nguồn được thể hiện qua sơ đồ khối như hình 2.22, đây sẽ là khối

cung cấp toàn bộ điện năng cho mọi hoạt động của khối điều khiển trung tâm.

Theo lựa chọn của đề tài, hệ thống sẽ vận hành độc lập với điện lưới vì vậy

Page 49: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

38

trong khối nguồn, phải có bộ lưu điện (ắc quy) để giúp hệ thống hoạt động khi

không có ánh nắng, hoặc về ban đêm.

DC

Pin mặt trời

AC

Hình 2.22. Sơ đồ khối nguồn của khối điều khiển

2.4.2.2. Lựa chọn thiết bị cho khối nguồn của khối

Pin mặt trời

Hình 2.23. Hình ảnh pin năng lượng mặt trời 18V-100W.

Tấm pin năng lượng mặt trời 18V-100W dòng Mono như trên hình

2.23, có kích thước 1200 x 540 x 35 (mm), trọng lượng gần 8kg, khung nhôm

chắc chắn, độ bền trên 20 năm có giá khoảng 1.5000.000 đồng được lựa chọn

lắp đặt trong đề tài.

Thông số kỹ thuật pin năng lượng mặt trời 18V-100W [31]:

- Công suất: 100W

- Điện áp hoạt động: 18,6 V

- Dòng điện hoạt động: 5,38 A

Mạch

nguồn

Lưu

điện

Mạch nạp

Chuyển

đổi

Page 50: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

39

- Điện áp hở mạch (Voc): 22,32 V

- Dòng ngắn mạch (Isc): 6,45 A

Tính toán số lượng module pin mặt trời:

+ Sản lượng điện năng phụ tải yêu cầu theo bảng 2.1:

Atải = 4447 Wh/ ngày

+ Điện năng giàn pin cần cung cấp:

Do tổn hao trong hệ thống, điện năng của tấm pin mặt trời cung cấp

phải cao hơn tổng số điện năng của toàn bộ phụ tải. Qua các nghiên cứu thực

tế, cho thấy cao hơn khoảng 1,3 – 1,5 lần ( đây có thể gọi là hệ số an toàn

trong quá trình thiết kế, lựa chọn tấm pin mặt trời vì nó dựa vào từng vùng,

vùng nắng nhiều, vùng nắng ít, và khu vực bị cản ánh nắng do cây, nhà cao

tầng...)

Ahệ pin = Atải . 1,3 = 4447 . 1,3 = 5781 Wh/ngày

+ Điện năng một pin mặt trời cung cấp:

Tại những địa phương có 10 giờ nắng/ngày thì năng lượng 1 tấm pin

mặt trời thu được là

A1pin = P. t = 100 . 10 = 1000Wh

+ Số lượng tấm pin mặt trời loại 18V-100W, cần dùng:

Npin = Ahệ pin / A1pin = 5781 /1000 = 6 tấm.

Vậy, với công suất mỗi tấm pin là 100W ta chọn 6 tấm pin và ghép nối

các tấm lại với nhau để tăng điện áp hoặc công suất lên trong những trường

hợp cần thiết.

Ắc quy lưu điện

Đề tài sử dụng ắc quy 12V-200Ah để làm nhiệm vụ lưu trữ điện và cấp

nguồn hoạt động cho hệ thống được thể hiện như trên hình 2.24.

Page 51: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

40

Hình 2.24. Hình ảnh thực tế ắc quy 12V-200Ah.

Thông số kỹ thuật ắc quy 12V-200Ah:

- Điện áp: 12V

- Công suất : 200Ah

- Điện cực: hợp kim chì

Theo bảng 2.1, với công suất tiêu thụ của tải là 4447W thì số bình ắc

quy cần để dự trữ trong 1 ngày là:

Nắcquy = Ptải / Pắc quy = 4447 / (12.200) = 2.

Vậy, để đảm bảo hệ thống cần dùng trong vòng 1 ngày. Như vậy, hệ

thống cần 2 ắc quy loại 12V-200Ah.

Bộ điều khiển sạc

Bộ điều khiển sạc pin năng lượng mặt trời được sử dụng để điều khiển

tối ưu quá trình sạc ắc quy từ pin năng lượng mặt trời, giúp quá trình sạc luôn

đạt hiệu suất cao nhất cũng như bảo vệ ắc quy bằng quy trình sạc thông minh

PWM trạng thái và ngắt khi đầy. Các chức năng chính của bộ điều khiển sạc

pin năng lượng mặt trời:

- Bảo vệ bình ắc quy. Khi bình đầy thì bộ điều khiển ngăn không cho

nguồn điện tiếp tục nạp vào ắc quy có thể gây sôi bình và làm ảnh hưởng đến

tuổi thọ của bình. Khi bình gần cạn đến ngưỡng phải ngắt để bảo vệ bình, bộ

điều khiển sẽ ngắt không cho sử dụng tải để bảo vệ bình không bị “kiệt”.

Page 52: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

41

- Bảo vệ tấm pin mặt trời. Nguyên lý của dòng điện là chảy từ nơi điện

áp cao đến nơi điện áp thấp. Ban ngày trời nắng thì điện áp tấm pin loại 12V

sẽ từ khoảng 15 đến hơn 20V, cao hơn điện áp ắc quy nên dòng điện sẽ đi từ

pin xuống ắc quy. Nhưng ban đêm khi không có ánh nắng, điện áp của pin sẽ

thấp hơn điện áp của ắc quy và dòng điện sẽ đi từ ắc quy lên ngược tấm pin

và “đốt” tấm pin, làm giảm hiệu suất tấm pin dần dần và có thể hỏng tấm pin.

Vậy nên bộ điều khiển sẽ ngăn một cách triệt để không để cho dòng điện có

thể đi ngược lên tấm pin để tránh hiện tượng trên.

Với tấm pin mặt trời sử dụng là 18V-100W và ắc quy dự trữ loại 12V-

200Ah như trên thì bộ điều khiển sạc được lựa chọn là loại 12V / 24V / 36V /

48V – 50A như hình 2.25.

Hình 2.25. Hình ảnh thực tế bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời

12V / 24V / 36V / 48V – 50A

Thông số kỹ thuật bộ điều khiển sạc:

- Điện áp vào tối đa: 150V DC

- Tự động nhận dạng các ắc quy: 12V / 24V / 36V / 48V

- Có bảo vệ quá dòng, chập mạch tự động.

Khối chuyển đổi DC-AC

Đa phần các thiết bị động lực tiêu chuẩn trong nhà kính sử dụng điện

AC 220V. Do vậy, đề tài bổ sung thêm khối chuyển đổi DC-AC nhằm đáp

ứng khả năng kết nối vận hành với các nhà kính hiện có.

Page 53: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

42

Điện cung cấp từ nguồn là 12V DC, trong khi đó khối cơ cấu chấp hành

sử dụng điện áp 220V AC cho bơm nước với công suất lớn hoạt động, do đó

cần có 1 bộ chuyển đổi điện áp được thể hiện như trên hình 2.26. Đề tài lựa

chọn loại bộ biến đổi điên áp Lvyuan -12000W, có dạng sóng đầu ra hình sin,

có khả năng bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ thấp áp đầu vào, bảo vệ

quá áp đầu vào, bảo vệ quá nhiệt, dùng được cho mọi loại bình ắc quy (ắc

quy khô, ắc quy nước), với mọi dung lượng khác nhau (từ 5Ah, 10 Ah, đến

hàng trăm Ah).

Hình 2.26. Bộ biến đổi điên áp Lvyuan - 12000W.

Thông số kĩ thuật của bộ biến đổi điên áp Lvyuan -1200W:

- Công suất cực đại đầu ra: 12000 W

- Công suất định mức: 6000W

- Tần số: 50Hz ± 2Hz

- Điện áp đầu vào DC: 12V hoặc 24V

- Điện áp đầu ra AC: 110V hoặc 220V AC

2.4.3. Thiết kế và xây dựng khối nguồn của khối cảm biến

2.4.3.1. Sơ đồ khối nguồn của khối cảm biến

DC

Hình 2.27. Sơ đồ khối nguồn của khối cảm biến

Mạch

nguồn

Lưu

điện

Mạch nạp

Page 54: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

43

Sơ đồ khối nguồn của khối cảm biến như trong hình 2.27, về cơ bản

giống sơ đồ khối nguồn của khối điều khiển, tuy nhiên ở khối này là các mạch

điện tử dùng loại điện áp DC, vì vậy không có bộ chuyển đổi điện áp.

2.4.3.2. Lựa chọn thiết bị cho khối nguồn của khối

Pin mặt trời và bộ lưu điện

Hình 2.28: Hình ảnh pin mặt trời loại 6V 1W

Khối cảm biến có thành phần là các cảm biến và mạch xử lý, các mạch

này có dòng tiêu thụ nhỏ. Thông thường thì dòng tiêu thụ trung bình của khối

là 10 mA và điện áp 3,3V. Do vậy, bộ lưu điện có thể thực hiện bởi pin

18650. Điện áp danh định của pin từ 3,7 V đến 4,2 V và được ổn áp trước khi

cung cấp cho khối cảm biến. Với một cục pin có dung lượng 1000 mAh thì

sau khi sạc đầy có thể cung cấp cho khối hoạt động liên tục trong 100h.

Trong điều kiện 7 giờ nắng 1 ngày, đề tài sử dụng pin mặt trời 6V 1W

có dòng cực đại 160 mA. Như vậy chỉ cần sạc 1 ngày là đầy pin.

Pin sạc Ultrafire 18650 với kích thước nhỏ gọn 18 x 65 mm là lựa chọn

phù hợp để cung cấp nguồn cho các mạch điện tử trong khối cảm biến.

Page 55: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

44

Hình 2.29. Hình ảnh Pin sạc Ultrafire 18650.

Mạch sạc

Hình 2.30: Hình ảnh mạch sạc pin Lithium cổng Micro 5V 1A 18650 TP4056

Để đảm bảo tính ổn định của điện áp nguồn cung cấp và bảo vệ pin sạc,

đề tài sử dụng mạch sạc pin Lithium cổng Type-c/Micro/Mini USB 5V 1A

18650 TP4056 như trên hình 2.30.

Mạch sạc TP4056 được hoàn chỉnh với bộ sạc tuyến tính điện áp, có

khả năng phản hồi nhiệt và tự động điều chỉnh dòng điện sạc để hạn chế nhiệt

độ chip nóng khi hoạt động với nguồn năng lượng cao hoặc điều kiện nhiệt độ

môi trường cao. Mạch TP4056 với đầu cắm vào là micro USB , có đèn led

báo hiệu màu đỏ là đang sạc, màu xanh lá cây là được sạc đầy.

Dựa trên sơ đồ khối đã thiết kế và lựa chọn linh kiện phù hợp. Đề tài

tiến hành xây dựng mạch thực tế như trên hình 2.31.

Page 56: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

45

Hình 2.31. Khối nguồn cảm biến được xây dựng với các thành phần pin

mặt trời, pin dự phòng, mạch nạp và ổn áp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thiết kế hệ thống

thông qua các giai đoạn:

- Tìm hiểu về board Arduino được sử dụng làm vi điều khiển ứng dụng

cho hệ thống.

- Xác định điều kiện tiến hành nghiên cứu bao gồm địa điểm, diện tích

nhà kính và các trang thiết bị cơ cấu chấp hành được trang bị.

- Thiết kế và xây dựng khối điều khiển thông qua việc lập sơ đồ khối và

tiến hành lựa chọn các trang thiết bị, từ đó hoàn thiện phần cứng và làm cơ

sở cho việc thiết kế giải thuật, lập trình hệ thống.

- Xác định điện năng tiêu thụ trong nhà kính và thiết kế, lựa chọn thiết

bị xây dựng hai hệ thống năng lượng mặt trời độc lập của khối điều khiển

trung tâm và khối cảm biến.

Page 57: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

46

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC NGHIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

3.1.1. Kết quả hoạt động của hệ thống

Trên cơ sở của các kết quả trong phòng thí nghiệm, đề tài tiến hành lắp

đặt và hoàn thiện hệ thống điều khiển tự động nhà kính có diện tích 120m2,

thuộc khu thí nghiệm 500m2, Khoa Nông lâm, Đại học Đà Lạt.

Sau khi kiểm tra mạch đã hoạt động tốt, đề tài đã tiến hành đóng hộp

các khối điều khiển. Bộ điều khiển trung tâm được thiết kế trong tủ hình hộp

chữ nhật bằng sắt, bên trong có cách điện như trong hình 3.1 và đảm bảo đúng

an toàn kĩ thuật điện.

Hình 3.1. Tủ hệ thống điều khiển trung tâm sau khi lắp đặt hoàn chỉnh

Mạch điều khiển trung tâm được thiết kế đặt bên trong tủ điều khiển,

bên phải có vị trí kết nối dây thuận lợi với bàn phím, màn hình và khối cơ cấu

chấp hành như trên hình 3.2 và hình 3.3.

Page 58: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

47

Hình 3.2. Mạch điều khiển trung tâm sau khi hoàn thiện (phiên bản 2) gắn bên

trong tủ điện

Hình 3.3. Màn hình LCD và bàn phím được kết nối với mạch điều khiển trung

tâm

Page 59: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

48

Hình 3.4. Các thông số môi trường hiển thị trên màn hình

Khối điều khiển trung tâm đã thu nhận thông tin về những thông số môi

trường trong nhà kính do các khối cảm biến đưa về và hiển thị kết quả lên

màn hình theo dõi trực tiếp như trên hình 3.4 bao gồm:

- Dòng thứ 1: Nơi theo dõi

- Dòng thứ 2: Nhiệt độ, độ ẩm không khí.

- Dòng thứ 3: Cường độ sáng

- Dòng thứ 4: Nhiệt độ, độ ẩm đất.

Đồng thời kết quả về thông số môi trường nhà kính thử nghiệm đã

được hiển thị trên web Thingspeak như trên hình 3.5.

Vì hệ thống của đề tài này sử dụng chung kênh trên Thingspeak với đề

tài “Hệ thống cảm biến IoT trong nông nghiệp công nghệ cao” của Lê Công

Huynh nên mã định danh của kênh là giống nhau. Theo như thiết kế, hệ thống

đã gửi dữ liệu lên webserver theo khoảng 5 phút. Tại đây, Thingspeak hỗ trợ

Page 60: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

49

vẽ biểu đồ, cập nhật tự động cũng như một số tính năng nâng cao khác. Hiện

tại đề tài chỉ sử dụng webserver để lưu trữ và hiển thị thông tin dữ liệu cảm

biến môi trường.

Hình 3.5. Hình ảnh cập nhật dữ liệu trên server của Thingspeak

Sau khi tiếp nhận các thông số môi trường, hệ thống điều khiển trung

tâm đã tự động thực hiện điều khiển khối cơ cấu chấp hành theo như cài đặt,

cụ thể:

- Điều khiển trạng thái đóng, mở lưới che nắng thông qua mô-tơ như

hình 2.30.

Đóng Mở Motor kéo lưới

Hình 3.6. Các trạng thái đóng và mở lưới che nắng hoạt động thực tế

Page 61: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

50

- Điều khiển tự động khởi động máy bơm cho hệ thống phun sương và

hệ thống tưới nhỏ giọt. Cụ thể với chiều dài nhà kính 20m, được bố trí 27 béc

phun sương, theo 3 hàng dọc theo chiều dài của nhà kính, hình ảnh hệ thống

phun sương và béc phun đang hoạt động được thể hiện trong hình 3.7.

Hình 3.7. Hệ thống phun sương thực tế hoạt động theo điều khiển

Hình 3.8. Hình ảnh quạt thông gió thực tế hoạt động theo điều khiển

Page 62: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

51

- Quạt hút với số lượng 2 cái được đặt 2 đầu nhà kính để lưu thông

không khí được lắp đặt như trong hình 3.8 đã hoạt động đúng theo lệnh khối

điều khiển.

3.1.2. Thảo luận kết quả hoạt động của hệ thống điều khiển

Tủ điều khiển bao gồm mạch điều khiển trung tâm và khối động lực có

giá thành hợp lý, tổng chi phí khoảng 6 triệu đồng. So với các hệ thống khác

trên thị trường thì chỉ bằng 50%. Ngoài ra, khả năng kết nối và hoạt động với

cảm biến qua giao tiếp không dây là một điểm mới giúp hệ thống linh hoạt

hơn. Việc sử dụng vi điều khiển và làm chủ công nghệ giúp hệ thống có thể

mở rộng nhiều chức năng hơn về sau.

Hình 3.9. Kết quả thể hiện sau biên dịch.

Kỹ thuật điều khiển đóng mở đơn giản nhưng đủ đáp ứng yêu cầu vận

hành trong nhà kính. Nhờ khối thời gian thực giúp việc căn chỉnh thời gian

Page 63: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

52

tưới tiêu đạt độ chính xác đến từng giây, tiết kiệm nước cũng như các tài

nguyên khác.

Bằng việc tách rời khối giao tiếp không dây, sử dụng một vi điều khiển

thứ 2 chịu trách nhiệm cho phần này, tài nguyên phần cứng sử dụng cho khối

điều khiển giảm đi đáng kế. Chương trình sau khi nạp vào vi điều khiển

ATmega2560 chỉ tiêu tốn 10% dung lượng bộ nhớ chương trình và khoảng

16% bộ nhớ tạm thời. Hình 3.9 thể hiện kết quả sau biên dịch.

Sau khi triển khai đầy đủ các khối và tiến hành thử nghiệm chức năng

hệ thống, các chức năng được kiểm tra cho kết quả đúng như thiết kế. Người

dùng có thể dễ dàng tiếp cận và điều khiển hệ thống, theo hướng dẫn sau:

Hệ thống cho phép điều khiển hai bơm 3 pha cùng sáu van điện từ, mỗi

bơm ba van điện từ. Một bơm tưới nhỏ giọt (số 1) và một bơm phun sương

(số 2). Hệ thống hoạt động với ba chế độ bơm: bằng tay, tự động theo thời

gian và tự động theo thông số môi trường

Hình 3.10. Hình mặt ngoài tủ điều khiển

Page 64: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

53

Trên mặt tủ điều khiển như hình 3.10 có:

- Có 3 đèn báo pha,

- Có 2 công tắc chính để chọn chế độ điều khiển,

- Có 6 công tắc van điện từ,

- Có 1 màn hình LCD hiển thị thông tin,

- Có 1 bàn phím lựa chọn

- Và 2 đèn báo trạng thái thiết bị.

Chú thích:

- Công tắc vận hành bơm có đánh dấu ba vị trí: bằng tay, tắt và tự động

- Công tắc van điện từ có hai vị trí: bằng tay và tự động

Manual (Man): vận hành bằng tay

Off: tắt

Automatic (Auto): vận hành tự động

a. Chế độ tưới bằng tay

Khi bật:

B1. Gạt công tắc van điện từ tương ứng với bơm về phía Man

B2. Bật công tắc tương ứng với bơm cần chọn về phía Man

Khi tắt:

B1. Bật công tắc tương ứng với bơm cần chọn về phía Off hoặc Auto

B2. Gạt công tắc van điện từ tương ứng với bơm về phía Auto

b. Chế độ tưới tự động theo thời gian

B1. Kiểm tra vị trí công tắc và van điện từ và đặt ở phía Auto

B2. Tại màn hình chính, đang hiển thị thời gian, nhấn Menu

B3. Tại màn hình Setting, dùng phím Right để chọn chế độ cho Thiết bị 1,

Thiết bị 2 hoặc Cài đặt thời gian cho hệ thống.

Page 65: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

54

B4. Nhấn Select để chọn thiết bị cần tác động

B5. Nhấn Right để chọn kiểu tác động bằng thời gian / cảm biến (trường hợp

này là thời gian)

B6. Nhấn Select để xác định kiểu tác động

B7. Nhấn Right để chọn lượt tưới, có 4 lượt tưới (Set1, Set2, Set3 và Set4)

B8. Nhấn Select để xác định lượt tưới

B9. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giờ tưới

B10. Nhấn Select để chọn giờ

B11. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm phút tưới

B12. Nhấn Select để chọn phút

B13. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm thời gian tưới (theo phút)

B14. Nhấn Select lần nữa để lưu cài đặt

c. Chế độ cài đặt thời gian hệ thống

B1. Tại màn hình chính, nhấn Menu

B2. Nhấn Right để chọn chế độ cài đặt thời gian

B3. Nhấn Select để tiếp tục; nhấn Auto để thoát

B4. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giá trị giờ

B5. Nhấn Select để chọn giờ

B6. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giá trị phút

B7. Nhấn Select để chọn phút

B8. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giá trị ngày trong tuần (1 là Chủ nhật,

2 là Thứ hai,…)

B9. Nhấn Select để chọn ngày trong tuần

B10. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giá trị ngày

B11. Nhấn Select để chọn ngày

Page 66: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

55

B12. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giá trị tháng

B13. Nhấn Select để chọn tháng

B14. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giá trị năm

B15. Nhấn Select để chọn năm

d. Chế độ tưới tự động theo thông số môi trường

B1. Kiểm tra vị trí van điện từ cần ở phía Auto

B2. Tại màn hình chính, đang hiển thị thời gian, nhấn Menu

B3. Tại màn hình Setting, dùng phím Right để chọn chế độ cho Thiết bị 1,

Thiết bị 2 hoặc Cài đặt thời gian cho hệ thống.

B4. Nhấn Select để chọn thiết bị cần tác động

B5. Nhấn Right để chọn kiểu tác động bằng thời gian / cảm biến (trường hợp

này là cảm biến)

B6. Nhấn Select để xác định kiểu tác động

B7. Nhấn Right để chọn loại cảm biến không khí / đất

B8. Nhấn Select để xác định loại cảm biến lấy thông số

B9. Nhấn Right để chọn loại thông số: nhiệt độ đất, ẩm độ đất hoặc nhiệt độ

không khí, độ ẩm không khí, cường độ chiếu sáng

B10. Nhấn Select để xác định loại thông số

B11. Nhấn Right hoặc Left để tăng/giảm giá trị thông số

B12. Nhấn Select để xác định giá trị. Hoặc nhấn On/Off để xóa giá trị

B13. Khi hết các thông số cần cài đặt, nhấn Select lần nữa để lưu giá trị.

* Chú ý:

Với cảm biến, thiết bị sẽ được kích hoạt trong các trường hợp sau:

- Thông số nhiệt độ không khí từ cảm biến cao hơn nhiệt độ được cài đặt

- Thông số độ ẩm không khí từ cảm biến thấp hơn mức độ ẩm được cài đặt

- Thông số cường độ ánh sáng thấp hơn mức cường độ sáng được cài đặt

Page 67: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

56

- Thông số nhiệt độ đất từ cảm biến cao hơn nhiệt độ được cài đặt

- Thông số độ ẩm đất từ cảm biến thấp hơn mức độ ẩm được cài đặt

- Tại bất cứ màn hình cài đặt nào, nếu không tác động phím thì sau 10s sẽ

thoát về màn hình chính, hiển thị thời gian

- Tại màn hình chính, nhấn phím Auto để hiển thị thông số môi trường thu

thập được từ các cảm biến

- Khi hệ thống đang hoạt động, nhấn On/Off hai lần để ngưng khẩn cấp các

thiết.

3.2. THỰC NGHIỆM VỀ KHỐI NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

3.2.1. Đối với khối nguồn của khối điều khiển

Đề tài đã mượn hệ thống pin Mặt trời thuộc phòng thí nghiệm Tự động

hóa, Khoa Vật lý & KTHN của Đại học Đà Lạt như hình 3.11 để thử nghiệm

cung cấp nguồn cho khối điều khiển.

Các kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy các tính toán về điện năng tiêu

thụ và khả năng vận hành đều đạt. Tuy nhiên, đề tài cũng nhận thấy một số

điểm cần lưu ý:

- Thứ nhất, hướng lắp đặt pin mặt trời phải được kiểm tra theo từng khu

vực địa lý vì góc nghiêng của trái đất. Trên lý thuyết có thể đạt 7 giời nắng

và công suất ổn định nhưng trên thực tế chỉ khi ánh nắng vuông góc mặt

phẳng pin mặt trời thì công suất từ pin mới cao nhất. Do vậy, số lượng pin

mặt trời phải tăng lên để bù lại thiếu hụt do thay đổi góc nhận sáng. Kết quả

đo đạc thực tế tại Đà Lạt cho thấy công suất pin mặt trời phải tăng lên 20% so

với tính toán đã nêu trên cơ sở bảng 2.1.

- Thứ hai, hiệu suất chuyển đổi điện năng của mạch nạp ắc quy và

mạch chuyển đổi DC-AC cũng đóng góp vào suy hao năng lượng. Thông

thường, hệ số chuyển đổi năng lượng chỉ đạt 95% đến 97%. Do vậy, hệ thống

ắc quy lưu trữ cũng phải tăng công suất lên tối thiểu 5% so với tính toán trong

đề tài.

Page 68: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

57

Hình 3.11. Pin Mặt trời thuộc phòng thí nghiệm Tự động hóa

Trong quá trình thí nghiệm, đề tài chỉ có khả năng thực nghiệm với

công suất như trong bảng 2.1. Nghĩa là công suất tối thiểu dùng trong một

ngày. Do không đủ kinh phí để mua sắm thêm thiết bị nên chưa thể khảo sát

công suất cho khả năng hoạt động nhiều ngày mà không có ánh nắng. Tuy

nhiên, dựa trên kết quả tính toán và thực tế, việc mở rộng công suất vẫn tuân

theo bảng 2.1 cũng như hệ số % công suất tăng thêm như đã trình bày.

3.2.2. Đối với khối nguồn của khối cảm biến

Đối với khối nguồn của cảm biến sau quá trình thử nghiệm, đề tài cũng

có những điểm cần lưu ý:

- Một là do đặt khối cảm biến trong nhà kính dẫn đến hiệu suất pin mặt

trời bị giảm đi do màng che. Vì vậy, công suất pin mặt trời cũng cần phải tăng

lên để bù lại. Cụ thể, đề tài đã tiến hành thay thế pin mặt trời 6V 1W thành

loại 6V 2W.

- Hai là công suất tiêu thụ của các khối cảm biến khác nhau. Có thể do

khác loại cảm biến, đèn led chỉ báo cũng tiêu tốn thêm năng lượng. Do vậy,

dung lượng pin sạc dự phòng cũng phải được điều chỉnh tăng lên nếu muốn

duy trì thời gian như đã trình bày trong chương 2. Tuy nhiên, dung lượng

1000mAh như cũ vẫn đảm bảo giúp khối cảm biến hoạt động liên tục trong 3

Page 69: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

58

ngày mà không cần sạc. Trên thực tế, đôi lúc trời mưa nhưng bức xạ mặt trời

vẫn đủ để giúp pin mặt trời nạp cho pin.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, chúng tôi đã tiến hành những nội dung:

- Vận hành thực nghiệm hệ thống điều khiển, đánh giá khả năng hoạt

động điều khiển và đưa ra hướng dẫn sử dụng với người dùng.

- Áp dụng vào thực nghiệm khối nguồn năng lượng mặt trời cho khối

điều khiển, từ đó rút ra những hạn chế cần lưu ý.

- Áp dụng vào thực nghiệm khối nguồn năng lượng mặt trời cho khối

cảm biến, từ đó đánh giá về tính khả thi của hệ thống.

Page 70: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Luận văn “Hệ thống điều khiển nhà kính tự động dùng năng lương tái

tạo” sau khi được thực đã thu được những kết quả chính sau:

- Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng thành công một hệ thống điều khiển

tự động cho nhà kính sử dụng năng lượng tái tạo. Dựa trên những thiết kế

hiện có về nhà kính công nghệ cao, đề tài đã điều chỉnh thiết kế để phù hợp

với điều kiện và hoàn cảnh sử dụng tại Việt Nam. Đề tài cũng kết hợp với

việc sử dụng năng lượng mặt trời, một dạng năng lượng tái tạo đang được

quan tâm đầu tư nghiên cứu và sử dụng mở rộng hiện nay.

- Xây dựng được hệ thống điều khiển tự động thực hiện ba chức năng

chính, đó là: thu nhận thông số môi trường qua hệ cảm biến không dây; đưa ra

quyết định điều khiển theo thời gian, theo các thông số đã thu được, kết hợp

lưu trữ thông tin trên đám mây; điều khiển các thiết bị động lực để điều chỉnh

tác động vi khí hậu nhà kính.

- Nghiên cứu được tính khả thi và triển khai thử nghiệm khối năng

lượng tái tạo bao gồm: khối pin mặt trời và lưu trữ phục vụ hệ cảm biến; khối

pin mặt trời, lưu trữ và chuyển đổi phục vụ khối động lực.

Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để triển khai thực tế các hệ

thống nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với mức

đầu tư ban đầu thấp, phù hợp với điều kiện thực tế. Những hệ thống này có

thể được lắp đặt, xây dựng trên sân thượng các tòa nhà cao tầng; vùng sâu

vùng xa, vùng hải đảo khó tiếp cận điện lưới, vùng có thời tiết không thuận

lợi.

Trong tương lai, đề tài có thể mở rộng nghiên cứu triển khai cải tiến

phương thức điều khiển kết hợp với điều khiển thông minh, điều khiển PID.

Bên cạnh đó, có thể mở rộng việc sử dụng thông tin đã lưu trên đám mây để

tự động điều chỉnh thay thao tác người sử dụng cài đặt.

Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất lớn như đã nêu trên. Tuy

nhiên, để có thể tiếp cận được với nhiều người dùng và mang lại hiệu quả

kinh tế, môi trường tốt hơn, tác giả có kiến nghị sau:

Page 71: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

60

- Sử dụng năng lượng mặt trời mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong

vấn đề giữ gìn tài nguyên cũng như cải thiện chỉ số môi trường từ một nguồn

năng lượng sạch. Tuy nhiên, các tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng là

một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhà

nước có chủ trương, hướng giải quyết để thực hiện tái chế khi các tấm pin mặt

trời hết hạn sử dụng.

- Việc áp dụng hệ thống điều khiển nhà kính tự động dùng năng lượng

tái tạo sẽ có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với cách sản xuất thủ công, tuy

nhiên lợi ích từ việc áp dụng hệ thống là rất lớn trong việc giải quyết các vấn

đề khó khăn trong hoạt động canh tác. Chính vì vậy, sự hỗ trợ về vốn và chế

độ ưu đãi của nhà nước đối với các hộ sản xuất sẽ tạo sự khuyến khích để

người dân mạnh dạn áp dụng rộng rãi mô hình này vì đây là xu hướng phát

triển nông nghiệp tất yếu của Việt Nam.

Page 72: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cập nhật số liệu khảo sát cường độ bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt

Nam, 2020, Tạp chí năng lượng Việt Nam,.

2. Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam, 2016, Viện khí

tượng thủy văn.

3. Hoàng Dương Hùng, 2016, Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng,

Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

4. Walberer, 2008, Công nghiệp PV và sự phát triển của ngành năng

lượng mặt trời trên thế giới, Báo cáo tại Hội thảo quốc tế về “Điện mặt

trời công nghiệp từ sản xuất chế tạo đến khai thác hiệu quả”, thành phố

Hồ Chí Minh.

5. Ngô Minh An, 2008, Mô phỏng thi công hệ thống pin mặt trời nuôi tải

DC. Tìm hiểu vận hành hệ thống pin mặt trời độc lập, Luận văn tốt

nghiệp đại học, Đại học bách khoa, Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Ngọc Lâm, 2005, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và đưa vào ứng

dụng nhà màng polyethylen trồng cây có điều khiển tự động phù hợp

với điều kiện sinh thái ở Tp.HCM, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông

nghiệp, Vol.03.

7. G.J.Timmerman and P. G. H Kamp, 2003, Computerised Environmental

Control in Greenhouses, PTC, The Netherlands, pp 15-124.

8. Dr. Lewis M. Fraas, President JX Crystals Inc, 2014, Low Cost Solar

Electric Power, University of Washington Seattle Energy Technologies,

Stanbul.

9. Thomas.S.G, R.McBride.J, E.Masker.J, Kemble.K, 1984, Solar

Greenhouses and Sunspaces: Lessons Learned, National Center for

Appropriate Technology, Butte, MT pp 36 -38.

10. Teemu Ahonen, Reino Virrankoski, Mohammed Elmusrati, 2008,

Greenhouse Monitoring with Wireless Sensor Network, University of

Vaasa Department of Computer Science Telecommunication

Engineering Group.

Page 73: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

62

11. Qiuchan BAI, Chunxia JIN, 2017, The Remote Monitoring System of

Vegetable Greenhouse, International Symposium on Computational

Intelligence and Design.

12. L. Yanzheng, T. Guanghui, and L. Shirong, 2007, The problem of the

control system for Greenhouse Climate, Chinese Agricultural Science

Bulletin, vol 23, pp. 154-157.

13. Nguyễn Đình Phú, 2016, Giáo trình thực tập Vi xử lí, Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

14. Trần Thu Hà, Trương Thị Bích Ngà, Nguyễn Thị Lưỡng, Bùi Thị Tuyết

Đan, Phù Thị Ngọc Hiếu, Dương thị Cẩm Tú, 2013, Giáo trình Điện tử

cơ bản, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

15. Nguyễn Ngọc Lâm, 2005, Nhà trồng cây có điều khiển tự động, Tài liệu

hội thảo, Tp.HCM.

16. Netafirm, 2008, Proposal for design, Supply and supervision of

vegetablesgreenhouse project for HCMC, Ho Chi Minh City.

17. Đào Xuân Quy, 2017, Nhà kính tự động giám sát và điều khiển môi trường

nông nghiệp bằng thiết bị không dây, Tạp chí thông tin khoa học và công

nghệ Quảng Bình, số 1/2017.

18. Trần Thị Khánh Hoàng, 2017, Tính toán thiết kế, xây dựng mô hình nhà kính

thông minh sử dụng năng lượng mặt trời, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học

Bách khoa Đà Nẵng.

19. Prof. D.O.Shirsath, Punam Kamble, Rohini Mane, Ashwini Kolap,

Prof.R.S.More, 2017, IOT Based Smart Greenhouse Automation Using

Arduino, International Journal of Innovative Research in Computer

Science & Technology (IJIRCST).

20. D.-H. Park, B.-J. Kang, K.-R. Cho, C.-S. Shin, S.-E. Cho, J.-W. Park

and W-M. Yang, 2011, A study on greenhouse automatic control system

based on wireless sensor network, Wireless Personal Communications,

vol. 56, no. 1, pp. 117-130.

21. Sin-Woo Kang, Sun-Ok Chung, Ki-Dae Kim, Hak-Jin Kim, Jin-Yong

Choi, Yong-Sun Zhang, Kyung-Hwa Han, Seung-Oh Hur, 2015, Remote

Page 74: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

63

Control System For Greenhouse Environment Using Mobile Devices,

Republic of Korea.

22. Dukes, M. D., J. M. Scholberg, 2005, Soil moisture controlled

subsurface dripirrigation on sandy soils, Applied Engineering in

Agriculture.

23. Lee, K..O. Y.H. Bae, M.S. Oh and K. Nakaji, 2011, Development of a

web–basedgreenhouse monitoring system using a field server, Journal

of the Faculty of Agriculture Kyushu University.

24. Shiva Gorjian, Teymour Tavakkoli Hashjin, Barat Ghobadian, 2011,

Solar Powered Greenhouses, International Conference on Sustainable

25. W.Guan, C.Wang, Y.Q Cai, H.Z Zhang, 2016, Design and

implementation of wireless monitoring network for temperature-

humidity measurement, Journal of Ambient Intelligence and Humanized

Computing, pp.131-138.

26. Data Acquisition Of Greenhouse Using Arduino, 2014, Journal Of

Babylon University, Pure And Applied Sciences, No.(7)/ Vol.(22)

27. Atmega2560P, 2020,

https://www.alldatasheet.com/datasheetpdf/pdf/241077/ATMEL/ATME

GA2560.html.

28. Arduino Mega2560 R3 sử dụng chip Atmega2560, 2020,

https://mlab.vn/488601-arduino-mega-2560-r3-su-dung-chip-atmega-

2560.html.

29. Atmega328P, 2020,

https://www.alldatasheet.com/datasheetpdf/pdf/241077/ATMEL/ATME

GA328P.html.

30. Empower Scientists and Artists Of The Future, 2020,

https://www.arduino.cc/education.

31. Tấm pin năng lượng mặt trời 18V-100W, 2020,

https://www.dientudat.com/tam-pin-nang-luong-mat-troi-18v-100w .

Page 75: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ

Đã có 01 báo cáo trong Hội nghị Khoa học thường niên Trường Đại học Đà Lạt

ngày 3/12/2020 tại Trường Đại học Đà Lạt.

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

MẶT TRỜI

Nguyễn Thị Phương Tràa, Lê Văn Tùngb* a Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa, Việt Nam

bKhoa Vật lý & Kỹ thuật Hạt nhân, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: [email protected] | Điện thoại:0915992478.

Tóm tắt

Tự động hóa trong nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại

nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tại những vùng địa lý gặp khó khăn, hạn chế tiếp

cận với điện lưới thì không thể triển khai các hệ thống điện. Với sự phát triển

nhanh chóng của công nghệ chế tạo, pin năng lượng Mặt trời đang dần được sử

dụng rộng rãi. Để tận dụng tiềm năng năng lượng Mặt trời và tối ưu lợi thế của

các hệ thống tự động, chúng tôi đã thiết kế và chế tạo một hệ thống điều khiển tự

động sử dụng năng lượng Mặt trời. Hệ thống có đầy đủ các thành phần, bao gồm

các khối cảm biến, khối điều khiển và khối động lực. Hệ thống đảm bảo phục vụ

hoạt động của một nhà kính sản xuất nông nghiệp với quy mô hộ gia đình. Kết quả

thực nghiệm đã chứng minh tính khả thi của thiết kế. Hệ thống khi hoàn thiện đáp

ứng đủ yêu cầu để đưa vào hoạt động độc lập và thương mại hóa.

Page 76: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …
Page 77: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …
Page 78: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …
Page 79: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG NĂNG …