GRI 101: TIÊU CHUẨN TỔNG QUÁT 2016

30
GRI 101 GRI 101: TIÊU CHUẨN TỔNG QUÁT 2016

Transcript of GRI 101: TIÊU CHUẨN TỔNG QUÁT 2016

GRI

101

GRI 101: TIÊU CHUẨN TỔNG QUÁT 2016

2 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các tổ chức muốn sử dụng Tiêu chuẩn GRI để báo cáo các tác động về mặt kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của mình. Vì vậy, Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

• tổ chức có kế hoạch Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn GRI; hoặc

• tổ chức có kế hoạch sử dụng một số tiêu chuẩn, hoặc một phần nội dung của tiêu chuẩn GRI, để báo cáo các tác động liên quan đến từng chủ đề kinh tế, xã hội và/hoặc môi trường (ví dụ như chỉ báo cáo về phát thải).

Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, ngành, hoặc vị trí địa lý đều có thể sử dụng GRI 101.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau.

GRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Nội dung

Giới thiệu 3

A. Bối cảnh Báo cáo Phát triển Bền vững 3B. Tổng quan về Các tiêu chuẩn báo cáo Phát triển Bền vững GRI 3C. Cách Sử dụng Tiêu chuẩn 5

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 7

1. Nguyên tắc Báo cáo 72. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững 173. Đưa ra Tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI 21

Các thuật ngữ chính 27

3GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

A. Bối cảnh Báo cáo Phát triển Bền vững Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới đặt ra mục tiêu tham vọng về phát triển bền vững – mô tả phát triển bền vững là ‘sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ.’1

Tất cả các tổ chức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ của mình đều có thể tác động tích cực và tiêu cực đến mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, các tổ chức đóng vai trò then chốt trong việc đạt được mục tiêu này.

Theo tiêu chuẩn GRI, Báo cáo Phát triển Bền vững là việc một tổ chức lập báo cáo công bố công khai các tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội - đóng góp tích cực và tiêu cực cho mục tiêu phát triển bền vững.

Thông qua quá trình này, tổ chức nhận diện những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội và công bố những tác động theo tiêu chuẩn được chấp nhận toàn cầu.

Tiêu chuẩn GRI tạo ra một tiếng nói chung cho các tổ chức và các bên liên quan, để truyền đạt và được hiểu rõ các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức. Tiêu chuẩn này được xác lập để tăng cường khả năng so sánh toàn cầu và chất lượng thông tin về những tác động này, qua đó nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức.

Báo cáo Phát triển Bền vững dựa trên Tiêu chuẩn GRI phải đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của tổ chức đối với mục tiêu phát triển bền vững một cách cân bằng và hợp lý.

Thông tin cung cấp thông qua báo cáo phát triển bền vững cho phép các bên liên quan nội bộ và bên ngoài đưa ra quan điểm và quyết định dựa trên thông tin đầy đủ về sự đóng góp của tổ chức cho mục tiêu phát triển bền vững.

B. Tổng quan về Tiêu chuẩn lập Báo cáo Phát triển Bền vững GRI

Tiêu chuẩn lập Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) được xây dựng để các tổ chức sử dụng nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn để lập Báo cáo Phát triển Bền vững

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thành một bộ các tiêu chuẩn có liên quan với nhau. Các tiêu chuẩn này được lập ra chủ yếu để được sử dụng kết hợp nhằm giúp tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên các Nguyên tắc Báo cáo và chú trọng vào các chủ đề trọng yếu.

Giới thiệu

1 Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới. 'Tương lai Chung của Chúng ta'. Oxford: Oxford University Press, 1987

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Để báo cáo Phương pháp Quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Chọn trong các tiêu chuẩn này để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

4 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Việc lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI chứng tỏ rằng báo cáo đó mô tả đầy đủ và cân đối về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động có liên quan, cũng như cách thức quản lý những tác động này.

Một báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI có thể được lập riêng như là một báo cáo phát triển bền vững độc lập, hoặc có thể tham chiếu thông tin đã được công bố ở các kênh thông tin khác nhau (ví dụ như dạng điện tử hoặc giấy). Mọi báo cáo được lập theo Tiêu chuẩn GRI phải bao gồm một mục lục GRI, được trình bày ở một vị trí và bao gồm số trang hoặc URL cho tất cả các công bố thông tin trong báo cáo. Xem điều khoản 2.6 trong Tiêu chuẩn này và Công bố thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung.

Sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, để báo cáo thông tin từng chủ đề

Tổ chức có thể chọn sử dụng một số tiêu chuẩn GRI, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, để báo cáo thông tin từng chủ đề, với điều kiện là các Tiêu chuẩn liên quan được tham chiếu chính xác.

Xem Phần 3 để biết thêm chi tiết về việc sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn GRI.

Cấu trúc của Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn GRI được chia làm bốn phần:

Phần Mô tả

Tiêu chuẩn Tổng thể Phần GRI 100

Phần GRI 100 bao gồm ba tiêu chuẩn tổng thể:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là Xuất phát điểm để sử dụng bộ Tiêu chuẩn GRI. GRI 101 đặt ra Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung và chất lượng báo cáo. Nó bao gồm các yêu cầu để Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn GRI và mô tả cách thức sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn GRI. GRI 101 cũng bao gồm các tuyên bố cụ thể cần có đối với tổ chức khi lập báo cáo phát triển bền vững theo Tiêu chuẩn và đối với những tổ chức chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI để báo cáo thông tin từng chủ đề.

GRI 102: Công bố Thông tin chung được dùng để báo cáo thông tin tổng quan về một tổ chức và các thông lệ Báo cáo Phát triển Bền vững của tổ chức đó. Những thông tin này bao gồm thông tin về hồ sơ, chiến lược, đạo đức và sự chính trực, quản trị của doanh nghiệp, thông lệ tham gia của các bên liên quan, và quy trình báo cáo.

GRI 103: Phương pháp Quản trị được dùng để báo cáo thông tin về cách thức mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu. Phương pháp này được thiết kế để sử dụng cho từng chủ đề trọng yếu trong báo cáo phát triển bền vững (Phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400) và các chủ đề trọng yếu khác.

Việc áp dụng GRI 103 cho từng chủ đề trọng yếu cho phép tổ chức giải trình về lý do tại sao chủ đề đó là trọng yếu, nơi phát sinh tác động (Phạm vi chủ đề), và cách mà tổ chức quản lý tác động.

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Phần GRI 200 \ (Chủ đề kinh tế) Phần GRI 300 (Chủ đề môi trường)

Phần GRI 400 (Chủ đề xã hội)

Phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400 bao gồm nhiều Tiêu chuẩn từng chủ đề. Những tiêu chuẩn từng chủ đề này được dùng để báo cáo tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức ví dụ Tác động Kinh tế Gián tiếp, Nước, hoặc Việc làm).

Để lập báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI, tổ chức áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo nhằm xác định nội dung báo cáo từ GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở Tiêu chuẩn cơ sở để nhận diện các chủ đề trọng yếu về kinh tế, môi trường, xã hội. Những chủ đề trọng yếu này giúp xác định Tiêu chuẩn từng chủ đề nào tổ chức sẽ sử dụng để Báo cáo Phát triển Bền vững của mình. Tiêu chuẩn từng chủ đề đã được lựa chọn, hoặc một phần nội dung của nó, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần Báo cáo Phát triển Bền vững. Xem Phần 3 để biết thêm chi tiết.

Giới thiệu

5GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

C. Cách Sử dụng Tiêu chuẩn

Tổng quan về nội dung

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là điểm khởi đầu cho một tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn GRI để báo cáo các tác động về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của mình.

• Phần 1 của Tiêu chuẩn này trình bày các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo và chất lượng báo cáo. Những Nguyên tắc Báo cáo này là cơ sở để giúp tổ chức quyết định những thông tin nào sẽ đưa vào báo cáo phát triển bền vững và cách bảo đảm chất lượng thông tin.

• Phần 2 giải thích quy trình cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI khi lập báo cáo Phát triển Bền vững. Phần này bao gồm các yêu cầu cơ bản để áp dụng Nguyên tắc Báo cáo, và để nhận diện và báo cáo các chủ đề trọng yếu.

• Phần 3 nêu cách thức sử dụng Tiêu chuẩn GRI và tuyên bố tuân thủ, hay tham khảo, mà các tổ chức cần đưa vào khi áp dụng Tiêu chuẩn này.

Yêu cầu, khuyến nghị, và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm:

Yêu cầu: Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị: Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn: Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem Bảng 1 trong Phần 3 để biết thêm thông tin.

Hình 2 ở trang tiếp theo cho ví dụ về cách mà các mục yêu cầu, khuyến nghị, và hướng dẫn được trình bày trong một chủ đề Tiêu chuẩn GRI.

Giới thiệu

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

6 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Số và tiêu đề của công bố thông tin

Khuyến nghị báo cáo

Hành động được khuyến khích, nhưng không bắt buộc

Hướng dẫn

Thường bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ

Các yêu cầu báo cáo

• Công bố thông tin có những thông tin được yêu cầu báo cáo

• Một số công bố thông tin có những yêu cầu bổ sung về cách biên soạn những thông tin này

Công bố thông tin 303-3Tuần hoàn và tái sử dụng nước

Các yêu cầu báo cáo

303-3

Công bố thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.5 Khi biên soạn thông tin đã nêu rõ trong Công bố thông tin 303-3, tổ chức báo cáo nên:

2.5.1 báo cáo nếu không có nước hoặc đồng hồ đo lưu lượng và được ước lượng theo mô hình;

2.5.2 tính toán khối lượng nước tuần hoàn/tái sử dụng dựa trên khối lượng nhu cầu về nước đã được đáp ứng bởi nước tuần hoàn/tái sử dụng, thay vì bổ sung nước đầu vào.

2.4 Khi biên soạn những thông tin được nêu rõ trong Công bố Thông tin 303-3, tổ chức báo cáo cần phải tính đến nước xám, tức là nước mưa thu được và nước thải từ các hoạt động của hộ gia đình như là rửa bát đĩa, giặt giũ, và tắm rửa.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 303-3

Công bố thông tin này đo lường cả nước được xử lý trước khi tái sử dụng và nước không được xử lý trước khi tái sử dụng.

Hướng dẫn cho điều khoản 2.5.2

Ví dụ: nếu tổ chức có chu kỳ sản xuất yêu cầu 20m3 nước cho mỗi chu kỳ, tổ chức lấy vào 20m3 nước cho một chu kỳ quy trình sản xuất và tái sử dụng nước đó cho ba chu kỳ bổ sung, thì tổng khối lượng nước được tuần hoàn và tái sử dụng cho quy trình đó là 60m3.

Bối cảnh

Tỉ lệ tuần hoàn và tái sử dụng nước là phép đo tính hiệu quả và chứng minh sự thành công của tổ chức trong việc giảm tổng lượng nước đầu vào và thải ra. Việc tăng tuần hoàn và tái sử dụng có thể làm giảm chi phí tiêu thụ, xử lý và thải nước. Giảm tiêu thụ nước theo thời gian thông qua việc tái sử dụng cũng có thể góp phần vào các mục tiêu quản trị nguồn cấp nước của địa phương, quốc gia hoặc khu vực.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. tổng khối lượng nước tuần hoàn và tái sử dụng bởi tổ chức.

b. Tổng khối lượng nước tuần hoàn và tái sử dụng theo tỷ lệ phần trăm so với tổng lượng nước đầu vào như được nêu rõ trong Công bố thông tin 303-1.

c. Các tiêu chuẩn, phương pháp, và giả định đã sử dụng.

GRI 303: Nước 2016

Hình 2 Trang ví dụ từ một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề

7GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Nguyên tắc Báo cáo là cơ sở để đạt được báo cáo phát triển bền vững chất lượng cao. Tổ chức được yêu cầu áp dụng Nguyên tắc Báo cáo nếu muốn tuyên bố rằng báo cáo phát triển bền vững của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI (xem Bảng 1 trong Phần 3 để biết thêm thông tin). Nguyên tắc Báo cáo được chia thành hai nhóm: nguyên tắc để xác định nội dung báo cáo và nguyên tắc để xác định chất lượng báo cáo.

Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo giúp tổ chức quyết định đưa nội dung nào vào trong báo cáo. Điều này bao gồm việc xem xét các hoạt động, tác động của tổ chức, và lợi ích và kỳ vọng thực sự của các bên liên quan của tổ chức.

Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng báo cáo sẽ hướng dẫn các lựa chọn để đảm bảo chất lượng thông tin trong báo cáo phát triển bền vững, bao gồm việc trình bày thông tin một cách đúng đắn. Chất lượng thông tin là điều quan trọng để cho phép các bên liên quan đưa ra đánh giá đúng đắn và hợp lý về tổ chức, và thực hiện hành động thích hợp.

Mỗi Nguyên tắc Báo cáo bao gồm mục yêu cầu, mục hướng dẫn cách áp dụng và mục kiểm thử. Mục kiểm thử là công cụ để giúp tổ chức tự đánh giá việc áp dụng nguyên tắc hay chưa, chứ không phải là các công bố thông tin được yêu cầu phải báo cáo.

GRI 101:Tiêu chuẩn cơ sở

1. Nguyên tắc Báo cáo

Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo

Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng báo cáo

• Sự tham gia của các bên liên quan• Bối cảnh phát triển bền vững• Tính trọng yếu• Tính đầy đủ

• Tính chính xác• Tính cân đối• Tính rõ ràng• Khả năng có thể so sánh• Tính đáng tin cậy• Tính kịp thời

8 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Nguyên tắc để xác định nội dung báo cáo

Sự tham gia của các bên liên quan1.1 Tổ chức cần phải nhận diện các bên liên quan, và giải thích rõ tổ chức đã đáp ứng các lợi ích và kỳ vọng

hợp lý của họ.

Hướng dẫn

Các bên liên quan là cá nhân hoặc tổ chức chịu ảnh hưởng đáng kể từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức báo cáo; hoặc những hành động của họ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chiến lược hoặc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Các bên liên quan bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn, các đơn vị và cá nhân mà quyền của họ theo luật hoặc theo công ước quốc tế cho phép khiếu nại hợp pháp đối với tổ chức.

Bên liên quan có thể bao gồm nhân viên và người lao động khác, cổ đông, nhà cung cấp, các nhóm dễ bị tổn thương, cộng đồng địa phương, và các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội dân sự khác.

Khi quyết định về nội dung báo cáo của mình, tổ chức phải xem xét các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bên liên quan bao gồm những người không có khả năng thể hiện rõ quan điểm của mình – do đó các mối quan ngại của họ thường được thể hiện thông qua người được ủy nhiệm (ví dụ như các tổ chức phi chính phủ đại diện cho một nhóm, tập thể); và những người mà tổ chức không thể đối thoại liên tục và rõ ràng với họ. Khi xác định chủ đề trọng yếu, tổ chức cần lập một quy trình để tham vấn các bên liên quan nói trên.

Quy trình tham vấn của các bên liên quan giúp tổ chức hiểu được lợi ích, kỳ vọng cũng như nhu cầu thông tin của họ. Tổ chức thường tham vấn các bên liên quan với nhiều hình thức khác nhau và có thể lồng ghép trong hoạt động thường xuyên của mình, điều này giúp cung cấp thông tin đầu vào hữu ích cho các quyết định về báo cáo. Hoạt động này bao gồm sự tham gia ‘thường xuyên’ của các bên liên quan để cung cấp thông tin cho các quy trình hoạt động và kinh doanh của tổ chức.

Sự tham vấn của các bên liên quan, dựa trên các nguyên tắc, phương pháp và cách thức thường dùng cũng có thể được thực hiện để lập báo cáo này. Có thể sử dụng các biện pháp khác để thỏa mãn nguyên tắc này, bao gồm giám sát các phương tiện truyền thông, gắn kết với cộng đồng khoa học, hoặc cộng tác với các đồng nghiệp và các bên liên quan. Cần áp dụng phương pháp tổng thể để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc hiểu được nhu cầu thông tin của các bên liên quan.

Điều quan trọng là các biện pháp được sử dụng phải nhận diện thông tin đầu vào trực tiếp từ các bên liên quan cũng như các kỳ vọng xã hội đã được tạo lập một cách chính đáng. Hơn nữa, tổ chức có thể gặp phải những kỳ vọng hoặc quan điểm xung đột giữa các bên liên quan khác nhau, và tổ chức cần có khả năng giải thích làm thế nào để cân bằng những điều đó khi đưa ra quyết định lập báo cáo.

Để tổ chức có thể bảo đảm dữ liệu và quy trình báo cáo, tổ chức nên lập thành văn bản phương pháp nhận diện các bên liên quan; quyết định sẽ để tham vấn các bên liên quan nào, cách lấy ý kiến như thế nào và vào lúc nào; và sự tham gia đó đã ảnh hưởng ra sao đến nội dung báo cáo và các dịch vụ, sản phẩm và hoạt động của tổ chức.

Sự tham gia của bên liên quan một cách có hệ thống, được thực hiện đúng đắn, có thể tạo cơ hội học hỏi liên tục trong nội bộ tổ chức, cũng như gia tăng trách nhiệm giải trình đối với nhiều bên liên quan. Trách nhiệm giải trình giúp củng cố sự tin cậy giữa tổ chức và các bên liên quan của mình. Nhờ đó, sự tin cậy sẽ củng cố mức độ tín nhiệm của báo cáo.

Kiểm thử

Tổ chức báo cáo có thể mô tả các bên liên quan mà tổ chức có trách nhiệm giải trình;

• Nội dung báo cáo dựa trên kết quả của quá trình tham gia của các bên liên quan đã được tổ chức thực hiện trong các hoạt động liên tục của mình, và theo khuôn khổ pháp lý và thể chế nơi tổ chức hoạt động;

• Nội dung báo cáo dựa trên kết quả của bất kỳ quá trình tham gia của bên liên quan nào được thực hiện riêng cho báo cáo;

• Kết quả của quá trình tham gia của bên liên quan cung cấp thông tin cho các quyết định về báo cáo để đồng nhất với chủ đề trọng yếu trong báo cáo.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

9GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Bối cảnh phát triển bền vững 1.2 Báo cáo cần phải trình bày hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo trong bối cảnh rộng hơn về phát

triển bền vững.

Hướng dẫn

Thông tin về hiệu quả hoạt động nên được đặt trong bối cảnh cụ thể. Câu hỏi cơ bản đặt ra cho quá trình lập báo cáo phát triển bền vững là tổ chức đóng góp, hoặc đặt mục tiêu đóng góp như thế nào trong tương lai, cho sự cải thiện hoặc xấu đi của các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường, ở cấp địa phương, vùng, hoặc toàn cầu. Ví dụ, điều này có thể có nghĩa là ngoài việc báo cáo các xu hướng hiệu quả sinh thái, tổ chức cũng có thể trình bày tải lượng ô nhiễm tuyệt đối của mình trong mối tương quan với năng lực hấp thụ chất gây ô nhiễm của hệ sinh thái vùng.

Vì vậy, mục tiêu là trình bày hiệu quả hoạt động của tổ chức trong mối tương quan với các khái niệm rộng hơn về phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc xem xét hiệu quả hoạt động của tổ chức trong bối cảnh của các giới hạn và nhu cầu đối với nguồn lực kinh tế, môi trường và xã hội, ở cấp độ ngành, địa phương, vùng hoặc toàn cầu.

Khái niệm này thường được trình bày trong lĩnh vực môi trường, liên quan đến các giới hạn về nguồn lực và mức độ ô nhiễm toàn cầu. Tuy nhiên, nó cũng thích hợp với các mục tiêu xã hội và kinh tế, chẳng hạn như các mục tiêu phát triển bền vững và kinh tế xã hội quốc gia hoặc quốc tế. Ví dụ, tổ chức có thể báo cáo mức lương và phúc lợi xã hội liên quan đến mức thu nhập bình quân và tối thiểu trên toàn quốc. Tổ chức cũng có thể báo cáo năng lực của mạng lưới an sinh xã hội trong việc cưu mang người nghèo hoặc người sống ở mức cận nghèo.

Tổ chức hoạt động ở nhiều ngành, quy mô và địa điểm khác nhau nên cân nhắc cách thức để trình bày một cách tối ưu hiệu quả hoạt động tổng thể của mình trong bối cảnh rộng hơn về phát triển bền vững. Điều này có thể yêu cầu phải tách bạch giữa các yếu tố thúc đẩy tác động toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, và các yếu tố tác động ở cấp độ địa phương hoặc vùng, chẳng hạn như phát triển cộng đồng. Khi báo cáo các chủ đề có tác động tích cực hoặc tiêu cực ở cấp độ địa phương, điều quan trọng là phải phân tích mức độ mà tổ chức ảnh hưởng đến các cộng đồng ở các địa điểm khác nhau. Điều cũng quan trọng không kém là tổ chức phải tách bạch mô thức của tác động trong toàn bộ phạm vi hoạt động của mình bằng cách trình bày hợp lý hiệu quả hoạt động trong bối cảnh của mỗi địa điểm.

Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và chiến lược của tổ chức nên được làm rõ trong báo cáo, cũng như bối cảnh của thông tin được công bố.

Kiểm thử

• Tổ chức báo cáo trình bày hiểu biết của mình về phát triển bền vững, dựa trên thông tin khách quan và sẵn có, và các thước đo chuẩn mực về phát triển bền vững, đối với chủ đề được đề cập;

• Tổ chức trình bày hiệu quả hoạt động của mình có tham chiếu đến các mục tiêu và điều kiện phát triển bền vững rộng hơn, như được thể hiện trong các văn kiện đã được công nhận của ngành, địa phương, vùng, hoặc toàn cầu;

• Tổ chức trình bày hiệu quả hoạt động của mình theo cách thức có thể thể hiện các tác động và đóng góp của mình trong bối cảnh địa lý phù hợp;

• các chủ đề môi trường và/hoặc xã hội liên quan đến chiến lược dài hạn, rủi ro, cơ hội, và mục tiêu của tổ chức, bao gồm các chủ đề trong chuỗi giá trị của tổ chức.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

10 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tổ chức phải đối mặt với một loạt các chủ đề mà họ có thể báo cáo. Các chủ đề có liên quan, có khả năng được đưa vào báo cáo, là những chủ đề được đánh giá là quan trọng trong việc phản ánh tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức, hoặc ảnh hưởng đến quyết định của các bên liên quan. Trong ngữ cảnh này, ‘tác động’ được hiểu là ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) của tổ chức đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội. Một chủ đề có thể liên quan - và vì vậy có thể là trọng yếu – chỉ dựa trên một trong những thước đo này.

Trong báo cáo tài chính, tính trọng yếu thường được xem như là ngưỡng ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử dụng báo cáo tài chính của tổ chức, đặc biệt là các nhà đầu tư.

Khái niệm tương tự cũng quan trọng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững, nhưng nó liên quan đến hai khía cạnh, tức là phạm vi các tác động và các bên liên quan đều rộng hơn. Khi Báo cáo Phát triển Bền vững, tính trọng yếu là nguyên tắc sẽ quyết định chủ đề liên quan nào đủ quan trọng để cần phải báo cáo về chủ đề đó. Không phải tất cả các chủ đề trọng yếu đều quan trọng như nhau, và sự nhấn mạnh trong báo cáo nên phản ánh mức độ ưu tiên tương đối của các chủ đề đó.

Có thể xem xét kết hợp các yếu tố nội bộ và bên ngoài khi đánh giá liệu một chủ đề có trọng yếu hay không. Các yếu tố này bao gồm sứ mệnh tổng thể và chiến lược cạnh tranh của tổ chức, và các mối quan ngại đã được các bên liên quan bày tỏ trực tiếp. Tính trọng yếu cũng có thể được xác định dựa theo kỳ vọng phạm vi rộng của xã hội, và dựa theo ảnh hưởng của tổ chức đối với các đơn vị thượng nguồn, chẳng hạn như nhà cung cấp, hoặc các đơn vị hạ nguồn, chẳng hạn như khách hàng. Đánh giá tính trọng yếu cũng nên xem xét đến các kỳ vọng được thể hiện trong các tiêu chuẩn và các thỏa thuận quốc tế mà tổ chức được kỳ vọng sẽ tuân thủ.

Những yếu tố nội bộ và bên ngoài này cần được xem xét khi đánh giá tầm quan trọng của thông tin đối với việc phản ánh tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, hoặc đối với việc ra quyết định của các bên liên quan. Nhiều phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá tầm quan trọng của tác động. Nhìn chung, ‘tác động đáng kể’ có nghĩa là những tác động là vấn đề quan ngại nổi bật đối với cộng đồng chuyên gia, hoặc được nhận diện bằng cách sử dụng các công cụ đã được công nhận, chẳng hạn như các phương pháp đánh giá tác động hoặc đánh giá vòng đời. Những tác động được coi là đủ quan trọng để đòi hỏi tổ chức cần có sự quản lý hoặc tham gia tích cực.

Việc áp dụng nguyên tắc này giúp bảo đảm rằng báo cáo ưu tiên các chủ đề trọng yếu. Các chủ đề liên quan khác có thể được đưa vào báo cáo, nhưng ít nổi bật hơn. Điều quan trọng là tổ chức có thể giải thích được quy trình họ dùng để xác định mức độ ưu tiên của các chủ đề.

Hình 3 trình bày một ma trận mẫu, vì mục đích hướng dẫn. Nó cho thấy hai thước đo để đánh giá liệu một chủ đề có phải là trọng yếu hay không; và cho thấy rằng một chủ đề có thể là trọng yếu chỉ dựa vào một trong hai thước đo này. Không nhất thiết phải sử dụng chính xác ma trận này; tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu, bắt buộc phải nhận diện các chủ đề trọng yếu dựa trên hai thước đo này.

Công bố Thông tin 102-46 và điều khoản 6.1 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu giải thích về cách áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu.

Kiểm thử

Khi xác định chủ đề trọng yếu, tổ chức báo cáo đã xem xét các yếu tố sau đây:

• Các tác động kinh tế, môi trường, và/hoặc xã hội có thể ước tính một cách hợp lý (ví dụ, biến đổi khí hậu, HIV-AIDS, hoặc đói nghèo) đã được nhận diện thông qua điều tra có cơ sở bởi người có chuyên môn được công nhận, hoặc bởi các cơ quan chuyên môn có uy tín được công nhận;

• Các lợi ích và kỳ vọng của các bên liên quan đã đầu tư cụ thể vào tổ chức, chẳng hạn như nhân viên và cổ đông;

• Các lợi ích rộng hơn về mặt kinh tế, xã hội và/hoặc môi trường, và các chủ đề đã được nêu lên bởi các bên liên quan chẳng hạn như người lao động không phải là nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương, các nhóm dễ bị tổn thương, và xã hội dân sự;

• Các chủ đề chính và các thách thức tương lai đối với một ngành, như được nhận diện bởi các đồng nghiệp và đối thủ cạnh tranh;

• Các luật, quy định, hiệp định quốc tế, hoặc các thỏa thuận tự nguyện có ý nghĩa chiến lược đối với tổ chức và các bên liên quan của tổ chức;

• Các giá trị, chính sách, chiến lược, hệ thống quản lý hoạt động, mục tiêu và mục đích chính của tổ chức.

• Năng lực cốt lõi của tổ chức và cách mà theo đó tổ chức có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững.

Hướng dẫn

Tính trọng yếu 1.3 Báo cáo cần phải đề cập đến các chủ đề:

1.3.1 phản ánh tác động đáng kể về mặt kinh tế, xã hội, và môi trường của tổ chức báo cáo; hoặc

1.3.2 ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

11GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Ảnh

hưở

ng đ

ối v

ới đ

ánh

giá

&

quyế

t địn

h củ

a bê

n liê

n qu

an

Tầm quan trọng của tác động kinh tế, môi trường & xã hội

• Các hậu quả đối với tổ chức liên quan đến các tác động của nó đến nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội (ví dụ các rủi ro đối với mô hình kinh doanh hoặc danh tiếng của tổ chức);

• Chủ đề trọng yếu được xác định ưu tiên một cách thích hợp trong báo cáo.

Tính trọng yếu Tiếp theo

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Hình 3 Trình bày trực quan về việc xác định ưu tiên cho các chủ đề

12 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tính đầy đủ 1.4 Báo cáo cần phải bao gồm các chủ đề trọng yếu và Phạm vi của các chủ đề đó, đủ để phản ánh các tác

động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội, và cho phép các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo trong kỳ báo cáo.

Hướng dẫn

Tính đầy đủ trước hết bao gồm các khía cạnh sau đây: danh mục các chủ đề trọng yếu được đề cập trong báo cáo, Phạm vi chủ đề, và thời gian.

Khái niệm về tính đầy đủ cũng có thể nói đến các thông lệ thu thập thông tin (ví dụ như bảo đảm rằng dữ liệu biên soạn bao gồm kết quả từ tất cả các đơn vị nơi phát sinh tác động) và việc trình bày thông tin có hợp lý và thích đáng hay không. Những vấn đề này cũng liên quan đến chất lượng báo cáo và được đề cập chi tiết hơn trong nguyên tắc về Tính chính xác và Tính cân đối.

Danh mục các chủ đề trọng yếu được đề cập trong báo cáo: Khi kết hợp với nhau, các chủ đề được đề cập trong báo cáo cần thể hiện được tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của tổ chức, và cho phép các bên liên quan đánh giá tổ chức đó. Khi xác định liệu thông tin trong báo cáo có đầy đủ hay không, tổ chức xem xét cả kết quả của quá trình tham gia của bên liên quan và các kỳ vọng xã hội trên diện rộng vốn không được nhận diện trực tiếp qua quá trình tham gia của bên liên quan.

Phạm vi Chủ đề: Phạm vi chủ đề là mô tả về nơi phát sinh tác động đối với một chủ đề trọng yếu, và sự liên đới của tổ chức đến các tác động đó. Tổ chức có thể liên đới đến các tác động thông qua các hoạt động của chính mình hoặc do kết quả của mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị khác. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI nên báo cáo không chỉ những tác động nó gây ra, mà còn báo cáo những tác động góp phần, và những tác động liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức thông qua quan hệ kinh doanh.2 Xem điều khoản 2.4 của Tiêu chuẩn này và GRI 103: Phương pháp Quản trị để biết thêm thông tin về Phạm vi chủ đề.

Thời gian: Thời gian nghĩa là thời gian cần thiết để đảm bảo tính đầy đủ của thông tin được lựa chọn trong khoảng thời gian nêu trong báo cáo. Tùy theo tình hình thực tế, các hoạt động, sự kiện, và tác động nên được trình bày cho kỳ báo cáo đó. Điều này bao gồm báo cáo về các hoạt động tạo ra tác động ngắn hạn rất nhỏ, nhưng có ảnh hưởng tích tụ đáng kể và có thể thấy trước rằng có thể có tác động không tránh khỏi hoặc không thể đảo ngược trong dài hạn (chẳng hạn như chất gây ô nhiễm tích lũy sinh học hoặc dai dẳng).

Khi ước tính tác động tương lai (cả tích cực và tiêu cực), thông tin báo cáo nên dựa trên ước tính có cơ sở vững chắc, phản ánh tính chất và quy mô phù hợp của tác động. Mặc dù những ước tính này về bản chất là không chắc chắn, nhưng chúng cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định, với điều kiện là cơ sở của ước tính được báo cáo rõ ràng và các hạn chế của ước tính được thừa nhận rõ ràng. Việc công bố bản chất và khả năng có thể xảy ra của những tác động đó, ngay cả khi chúng chỉ có thể trở thành hiện thực trong tương lai, nhất quán với mục tiêu đưa ra bản trình bày cân đối và hợp lý về các tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức.

Kiểm thử

• Báo cáo xét đến các tác động mà tổ chức báo cáo gây ra, góp phần gây ra, hoặc liên quan trực tiếp đến, thông qua một mối quan hệ kinh doanh, và đề cập đến và ưu tiên cho tất cả thông tin trọng yếu trên cơ sở nguyên tắc về Tính trọng yếu, Bối cảnh Phát triển bền vững, và Đảm bảo sự tham gia của các Bên liên quan;

• Thông tin trong báo cáo bao gồm tất cả các tác động đáng kể trong kỳ báo cáo, và ước tính về tác động đáng kể trong tương lai khi những tác động đó có thể nhận thấy trước và có thể trở nên không tránh khỏi hoặc không thể đảo ngược;

• Báo cáo không bỏ sót thông tin liên quan có ảnh hưởng đáng kể đến đánh giá và quyết định của các bên liên quan, hoặc phản ánh các tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội.

2 Những khái niệm này dựa trên các văn kiện sau đây: • Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011. • Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and

Remedy” Framework’, 2011.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

13GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Nguyên tắc để xác định chất lượng báo cáo

Tính chính xác 1.5 Thông tin báo cáo cần phải đủ chính xác và chi tiết để các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động

của tổ chức báo cáo.

Hướng dẫn

Nguyên tắc này được thiết kế để phản ánh thực tế là thông tin có thể được biểu đạt theo nhiều cách khác nhau, từ đáp ứng định tính đến các thước đo định lượng chi tiết.

Các đặc điểm xác định tính chính xác thường khác nhau tùy thuộc vào bản chất của thông tin và người sử dụng thông tin đó.

Ví dụ, tính chính xác của thông tin định tính có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ rõ ràng và chi tiết của thông tin đó, và sự cân xứng của thông tin đó với Phạm vi chủ đề. Tính chính xác của thông tin định lượng có thể phụ thuộc vào phương pháp cụ thể dùng để thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Hơn nữa, ngưỡng cụ thể của mức độ chính xác có thể phụ thuộc một phần vào mục đích sử dụng thông tin. Một số quyết định của bên liên quan đòi hỏi thông tin báo cáo phải có mức độ chính xác cao so với các quyết định khác.

Kiểm thử

• Báo cáo chỉ ra rằng dữ liệu đã được đo lường;

• Việc đo lường dữ liệu, và cơ sở để tính toán, được mô tả đầy đủ, và có thể được thực hiện lại với kết quả tương tự;

• Biên độ sai sót của dữ liệu định lượng không đủ để ảnh hưởng đáng kể đến khả năng của các bên liên quan trong việc đạt được kết luật thích đáng và dựa trên thông tin đầy đủ;

• Báo cáo cho biết dữ liệu nào đã được ước tính, và các kỹ thuật và giả định cơ bản đã được sử dụng để ước tính, hoặc nơi để có thể tìm thấy thông tin đó;

• Các tuyên bố định tính trong báo cáo nhất quán với các thông tin báo cáo khác và các bằng chứng sẵn có khác.

Hướng dẫn

Bản trình bày tổng thể về nội dung của báo cáo nên được cung cấp một bức tranh khách quan về hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Báo cáo nên tránh việc lựa chọn, bỏ sót, hoặc định dạng trình bày có khả năng ảnh hưởng hoặc gây sai lệch đến quyết định hoặc phán quyết của người đọc báo cáo. Báo cáo nên bao gồm cả kết quả thuận lợi và bất lợi, cũng như thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bên liên quan tương xứng với tính trọng yếu của thông tin đó. Báo cáo cũng nên phân biệt rõ ràng giữa thực tế và sự diễn giải của tổ chức về thực tế đó.

Kiểm thử

• Báo cáo đề cập đến cả chủ đề và kết quả thuận lợi và bất lợi;

• Thông tin trong báo cáo được trình bày ở định dạng cho phép người dùng thấy được các xu hướng tích cực và tiêu cực của hiệu quả hoạt động hàng năm;

• Việc nhấn mạnh các chủ đề khác nhau trong báo cáo phản ánh mức độ ưu tiên tương đối của những chủ đề đó.

Tính cân đối 1.6 Thông tin báo cáo cần phải phản ánh các khía cạnh tích cực và tiêu cực trong hiệu quả hoạt động của

tổ chức báo cáo để cho phép đánh giá có cơ sở về hiệu quả hoạt động tổng thể.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

14 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tính rõ ràng 1.7 Tổ chức báo cáo cần phải cung cấp thông tin theo cách có thể hiểu được và có thể tiếp cận được để bên

liên quan sử dụng thông tin đó.

Hướng dẫn

Báo cáo nên trình bày thông tin theo cách dễ hiểu, dễ tiếp cận được, và dễ sử dụng được bởi các bên liên quan khác nhau của tổ chức, cho dù ở dạng bản in hoặc thông qua các kênh khác.

Điều quan trọng là các bên liên quan có thể tìm được thông tin họ muốn mà không phải nỗ lực quá mức. Thông tin nên trình bày theo cách dễ hiểu đối với các bên liên quan đã có hiểu biết hợp lý về tổ chức và các hoạt động của tổ chức.

Hình đồ họa và các bảng dữ liệu hợp nhất có thể giúp cho thông tin trong báo cáo dễ hiểu và dễ tiếp cận. Mức độ tổng hợp của thông tin cũng có thể ảnh hưởng đến tính rõ ràng của báo cáo, nếu thông tin chi tiết hơn hoặc kém chi tiết hơn so với kỳ vọng của bên liên quan.

Kiểm thử

• Báo cáo chứa mức độ thông tin được yêu cầu bởi các bên liên quan, nhưng tránh chi tiết quá mức và không cần thiết;

• Các bên liên quan có thể tìm được thông tin cụ thể họ muốn mà không phải nỗ lực quá mức, thông qua mục lục, bản đồ, liên kết, hoặc các công cụ hỗ trợ khác;

• Báo cáo tránh các thuật ngữ kỹ thuật, chữ viết tắt, biệt ngữ, hoặc nội dung khác mà có thể không quen thuộc với bên liên quan, và bao gồm giải thích (khi cần thiết) trong phần liên quan hoặc trong danh mục thuật ngữ.

• Thông tin trong báo cáo phải sẵn có cho các bên liên quan, bao gồm những bên liên quan có nhu cầu truy cập đặc biệt, chẳng hạn như khả năng, ngôn ngữ, hoặc công nghệ khác biệt.

Khả năng có thể so sánh1.8 Tổ chức báo cáo cần phải lựa chọn, tổng hợp và báo cáo thông tin một cách nhất quán. Thông tin báo

cáo cần phải được trình bày theo cách thức cho phép các bên liên quan phân tích những thay đổi trong hiệu quả hoạt động của tổ chức theo thời gian, và có thể hỗ trợ việc phân tích liên quan đến các tổ chức khác.

Hướng dẫn

Khả năng so sánh rất cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động. Điều quan trọng là các bên liên quan phải có thể so sánh được thông tin về hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế, môi trường và xã hội hiện tại của tổ chức so với hiệu quả hoạt động trong quá khứ, các mục tiêu của tổ chức, và, trong chừng mực có thể, so với hiệu quả hoạt động của các tổ chức khác.

Tính nhất quán cho phép các bên nội bộ và bên ngoài định chuẩn hiệu quả hoạt động và đánh giá sự tiến bộ được coi là một phần của hoạt động đánh giá, quyết định đầu tư, vận động chính sách, và các hoạt động khác. Việc so sánh giữa các tổ chức đòi hỏi độ nhạy nhất định về các yếu tố như quy mô của tổ chức, ảnh hưởng về mặt địa lý, và những suy xét khác mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tương đối của tổ chức. Khi cần thiết, điều quan trọng là phải cung cấp bối cảnh giúp người dùng báo cáo hiểu được các yếu tố có thể góp phần tạo nên sự khác biệt trong tác động hoặc hiệu quả hoạt động giữa các tổ chức.

Để thuận lợi cho việc so sánh theo thời gian, phải duy trì sự nhất quán trong phương pháp sử dụng để tính toán số liệu, bố cục của báo cáo, và giải thích về các phương pháp và giả định khi chuẩn bị thông tin. Vì tầm quan trọng của một chủ đề đối với tổ chức và các bên liên quan của tổ chức có thể thay đổi theo thời gian, nội dung của báo cáo cũng có thể phát triển.

Tuy nhiên, trong giới hạn của Nguyên tắc về Tính trọng yếu, tổ chức nên hướng đến sự nhất quán trong các báo cáo của mình theo thời gian. Tổ chức nên bổ sung các tổng số (tức là dữ liệu tuyệt đối, chẳng hạn như tấn chất thải) cũng như tỷ lệ (tức là dữ liệu chuẩn tắc hóa, chẳng hạn chất thải trên mỗi đơn vị sản xuất) để cho phép so sánh phân tích.

Các thay đổi có thể xảy ra đối với chủ đề trọng yếu, Phạm vi chủ đề, độ dài của kỳ báo cáo, hoặc thông tin, bao gồm thiết kế, định nghĩa và việc sử dụng các công bố thông tin trong báo cáo. Khi điều này xảy ra, tổ chức báo cáo nên trình bày các công bố thông tin hiện tại bên cạnh phần trình bày lại về dữ liệu lịch sử, hoặc ngược lại. Điều này có thể bảo đảm rằng thông tin và việc so sánh là đáng tin cậy và có ý nghĩa theo thời gian. Khi không có các phần trình bày lại đó, tổ chức nên đưa ra giải thích đầy đủ để diễn giải các công bố thông tin hiện tại.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

15GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Điều quan trọng là các bên liên quan có được niềm tin rằng báo cáo có thể được kiểm tra để chứng minh tính xác thực của nội dung báo cáo và mức độ áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo.

Những cá nhân không phải là người lập báo cáo nên rà soát các biện pháp kiểm soát nội bộ hoặc tài liệu hỗ trợ cho thông tin trong báo cáo. Công bố thông tin về tác động hoặc hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo mà không được chứng minh và không có tài liệu chứng minh thì không cần thiết phải nêu trong báo cáo phát triển bền vững, trừ khi chúng thể hiện thông tin trọng yếu, và báo cáo phải giải thích rõ ràng cho bất kỳ những vấn đề không rõ ràng nào liên quan đến thông tin đó.

Quy trình ra quyết định làm cơ sở cho báo cáo phải được lập thành văn bản theo cách giúp cho phép kiểm tra các quyết định chủ đạo, chẳng hạn như các quy trình để xác định nội dung báo cáo và Phạm vi chủ đề, hoặc sự tham gia của bên liên quan. Nếu tổ chức thiết kế hệ thống thông tin cho việc lập báo cáo của mình, thì tổ chức nên chuẩn bị tinh thần là hệ thống này sẽ được kiểm tra trong quy trình bảo đảm độc lập của bên thứ ba.

Kiểm thử

• Phạm vi và mức độ bảo đảm độc lập của bên thứ ba được xác định;

• Tổ chức có thể xác định nguồn gốc của thông tin trong báo cáo;

• Tổ chức có thể cung cấp bằng chứng để hỗ trợ các giả định hoặc tính toán phức tạp;

• Có công bố của chủ sở hữu thông tin hoặc dữ liệu gốc, xác nhận tính chính xác của thông tin và dữ liệu trong phạm vi biên độ sai sót có thể chấp nhận.

Khả năng có thể so sánh Tiếp theo

Kiểm thử

• Báo cáo và thông tin trong báo cáo có thể được so sánh theo từng năm;

• Hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo có thể được so sánh với các mốc chuẩn thích hợp;

• Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào giữa các kỳ báo cáo trong danh mục chủ đề trọng yếu, phạm vi chủ đề, độ dài của kỳ báo cáo, hoặc thông tin được đề cập trong báo cáo đều có thể được nhận diện và giải thích;

• Khi có sẵn các thông tin, báo cáo sử dụng các hình thức phân tích đã được công nhận để biên tập, đo lường và trình bày thông tin, bao gồm thông tin bắt buộc theo Tiêu chuẩn GRI.

Tính đáng tin cậy 1.9 Tổ chức báo cáo cần phải thu thập, lưu giữ, tổng hợp, phân tích, và báo cáo thông tin và các quy trình

sử dụng để lập báo cáo theo cách sao cho các thông tin và quy trình đó có thể được kiểm tra, và đảm bảo chất lượng và tính trọng yếu của thông tin.

Hướng dẫn

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

16 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tính kịp thời 1.10 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo theo lịch trình thường xuyên sao cho thông tin sẵn có kịp thời để các

bên liên quan đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ.

Hướng dẫn

Tính hữu ích của thông tin gắn bó chặt chẽ với việc thông tin đó có sẵn có kịp thời hay không, để các bên liên quan vận dụng nó trong việc ra quyết định của họ. Tính kịp thời nghĩa là tính thường xuyên của việc lập báo cáo cũng như sự gần kề với các tác động được mô tả trong báo cáo.

Mặc dù luồng thông tin liên tục chỉ đáp ứng một số mục đích nhất định, tổ chức báo cáo nên cam kết sẽ thường xuyên đưa ra các công bố thông tin hợp nhất về các tác động về kinh tế, môi trường, và xã hội tại một thời điểm xác định.

Sự nhất quán trong tần suất báo cáo, và độ dài của kỳ báo cáo, cũng cần thiết để cho phép so sánh thông tin theo thời gian, và cho phép đảm bảo khả năng tiếp cận báo cáo của các bên liên quan. Có thể sẽ rất có ích cho các bên liên quan nếu lịch trình Báo cáo Phát triển Bền vững và các hình thức báo cáo khác, đặc biệt là báo cáo tài chính, được điều chỉnh phù hợp với nhau. Tổ chức nên cân đối giữa sự cần thiết cung cấp thông tin kịp thời với sự cần thiết bảo đảm rằng thông tin đáng tin cậy, bao gồm mọi bản trình bày lại các công bố thông tin trước đó.

Kiểm thử

• Thông tin trong báo cáo đã được công bố khi nó mới xảy ra, trong mối tương quan với kỳ báo cáo;

• Thông tin trong báo cáo chỉ ra rõ ràng giai đoạn liên quan đến báo cáo, thời điểm sẽ được cập nhật, và lần cập nhật gần nhất trước đó, và xác định riêng rẽ mọi bản trình bày lại các công bố thông tin trước đó cùng với lý do trình bày lại.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

17GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

2. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để lập Báo cáo Phát triển Bền vững

Phần này quy định quy trình cơ bản để lập báo cáo phát triển bền vững có sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Tổ chức muốn tuyên bố rằng báo cáo phát triển bền vững của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện) thì phải tuân thủ tất cả các yêu cầu trong phần này. Những yêu cầu này được biểu thị bằng từ 'cần phải' và phông chữ đậm trong tài liệu này. Những yêu cầu này hướng dẫn tổ chức báo cáo trong suốt quá trình Báo cáo Phát triển Bền vững, trong đó:

• Nguyên tắc Báo cáo đã được tuân thủ;

• công bố thông tin cung cấp thông tin bối cảnh về tổ chức đã được thực hiện;

• từng chủ đề trọng yếu đã được nhận diện và được báo cáo.

Một số điều khoản trong phần này liên kết chặt chẽ với các công bố thông tin trong GRI 102: Công bố Thông tin chung và GRI 103: Phương pháp Quản trị, theo đó đòi hỏi một số thông tin cụ thể phải được công bố bởi tổ chức báo cáo. Trong những trường hợp này, các công bố thông tin liên quan trong GRI 102 hoặc GRI 103 được nhận diện trong hướng dẫn.

Áp dụng Nguyên tắc Báo cáo2.1 Tổ chức báo cáo cần phải áp dụng tất cả các Nguyên tắc Báo cáo trong Phần 1 để xác định chất lượng

và nội dung báo cáo.

Hướng dẫn

Điều quan trọng là trước khi sử dụng Tiêu chuẩn GRI để lập báo cáo phát triển bền vững, tổ chức đã hiểu và đã áp dụng mười Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng và nội dung báo cáo. Những nguyên tắc này hướng dẫn các phương án lựa chọn thông tin và chất lượng thông tin trong báo cáo.

Công bố Thông tin 102-46 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu sự giải thích về cách thức mà tổ chức đã thực thi các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

Báo cáo Công bố Thông tin chung2.2 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo các công bố thông tin bắt buộc trong GRI 102: Công bố Thông

tin chung.

Hướng dẫn

Công bố Thông tin chung yêu cầu thông tin bối cảnh về tổ chức và các thông lệ Báo cáo Phát triển Bền vững của tổ chức đó. Nếu tổ chức muốn tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện), thì tổ chức cần báo

cáo một số công bố thông tin trong GRI 102: Công bố Thông tin chung. Để biết thêm thông tin, xem Bảng 1 trong Phần 3.

18 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Hướng dẫn

3 Những khái niệm này dựa trên các văn kiện sau đây: • Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011. • Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and

Remedy” Framework’, 2011. 4 Nguồn: Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

Chủ đề trọng yếu là những chủ đề mà tổ chức đã ưu tiên đưa vào báo cáo phát triển bền vững. Việc ưu tiên này được thực hiện bằng cách sử dụng các nguyên tắc Đảm bảo sự tham gia của Bên liên quan và Tính trọng yếu. Nguyên tắc Tính trọng yếu nhận diện các chủ đề trọng yếu dựa trên hai thước đo sau đây:

• Tầm quan trọng của tác động kinh tế, môi trường, và xã hội của tổ chức;

• Ảnh hưởng đáng kể của những tác động này đến các đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Khi áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu, ‘tác động’ nghĩa là ảnh hưởng của một tổ chức đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, mà từ đó có thể cho thấy sự đóng góp (tích cực hoặc tiêu cực) của tổ chức đối với phát triển bền vững. Để biết thêm thông tin về nguyên tắc Tính trọng yếu, xem điều khoản 1.3.

Công bố Thông tin 102-47 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu báo cáo danh mục các chủ đề trọng yếu.

Sử dụng Công bố Thông tin Theo ngành GRI

Công bố Thông tin Theo ngành GRI cung cấp thêm các công bố thông tin của từng ngành và hướng dẫn có thể được dùng kết hợp với Tiêu chuẩn GRI. Công bố Thông tin Theo ngành có thể được tìm thấy trên trang web Tiêu chuẩn GRI. Tổ chức báo cáo được khuyến nghị tham khảo Công bố Thông tin Theo ngành liên quan, nếu có, để giúp nhận diện các chủ đề trọng yếu của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng Công bố Thông tin Theo ngành không nhằm mục đích thay thế cho việc áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

Liên kết các chủ đề trọng yếu đã được nhận diện đến Tiêu chuẩn GRI

Thuật ngữ ‘chủ đề’ trong Tiêu chuẩn GRI nghĩa là các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội ở phạm vi rộng, chẳng hạn như Tác động Kinh tế Gián tiếp, Nước, hoặc Việc làm. Các tên gọi của chủ đề này mang nghĩa rộng, và mỗi chủ đề có thể bao trùm nhiều khái niệm có liên quan. Ví dụ, chủ đề ‘Nước’ có thể bao gồm một loạt các đối tượng cụ thể hơn nhưng có liên quan, chẳng hạn như ‘áp lực về nước’ hoặc ‘tiếp cận nguồn nước’.

Danh mục các chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI chưa hẳn đã đầy đủ. Trong một số trường hợp, tổ chức có thể nhận diện một chủ đề trọng yếu mà chủ đề đó không khớp hoàn toàn với các Tiêu chuẩn từng chủ đề sẵn có. Trong trường hợp này, nếu chủ đề trọng yếu đó tương tự như một trong các Tiêu chuẩn theo chủ đề sẵn có, hoặc có thể được coi là có liên quan đến một trong các tiêu chuẩn đó, thì tổ chức nên sử dụng Tiêu chuẩn đó để lập báo cáo về chủ đề đang được nói đến.

Nếu tổ chức nhận diện một chủ đề trọng yếu mà không thể liên hệ một cách hợp lý đến một trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề, hãy xem điều khoản 2.5.1 và 2.5.3 để biết các yêu cầu về cách báo cáo chủ đề đó.

Báo cáo Phạm vi cho mỗi chủ đề trọng yếu

Phạm vi chủ đề là mô tả về nơi phát sinh tác động đối với một chủ đề trọng yếu, và sự liên đới của tổ chức đến các tác động đó. Tổ chức có thể liên đới đến các tác động thông qua các hoạt động của chính mình hoặc do kết quả của mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị khác. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI nên báo cáo không chỉ những tác động nó gây ra, mà còn báo cáo cả những tác động nó góp phần, những tác động liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức thông qua mối quan hệ kinh doanh.3 Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, quan hệ kinh doanh của tổ chức có thể bao gồm các mối quan hệ với đối tác kinh doanh, các đơn vị trong chuỗi giá trị, và bất kỳ đơn vị Nhà nước hoặc Ngoài nhà nước nào khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản phẩm, hoặc dịch vụ của tổ chức.4

Công bố Thông tin 103-1 trong GRI 103: Phương pháp Quản trị yêu cầu báo cáo Phạm vi cho mỗi chủ đề trọng yếu. Xem GRI 103 để biết thêm thông tin chi tiết về Phạm vi chủ đề.

Nhận diện các chủ đề/ lĩnh vực trọng yếu và phạm vi báo cáo2.3 Tổ chức báo cáo cần phải nhận diện các chủ đề trọng yếu của mình bằng cách sử dụng các Nguyên tắc

Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

2.3.1 Tổ chức báo cáo nên tham khảo Công bố Thông tin Theo ngành GRI liên quan đến ngành của mình, nếu có, để trợ giúp việc nhận diện các chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2.4 Tổ chức báo cáo cần phải nhận diện Phạm vi cho mỗi chủ đề trọng yếu.

Phần 2: Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để lập báo cáo Phát triển Bền vững

19GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Báo cáo các chủ đề trọng yếu2.5 Đối với mỗi chủ đề trọng yếu, tổ chức báo cáo:

2.5.1 cần phải báo cáo các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị đối với chủ đề đó, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị; và một trong hai mục sau đây:

2.5.2 cần phải báo cáo các công bố thông tin của từng chủ để trong Tiêu chuẩn GRI tương ứng, nếu chủ đề trọng yếu đó được đề cập đến trong một Tiêu chuẩn GRI hiện tại (phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400); hoặc

2.5.3 nên báo cáo các công bố thông tin thích hợp khác, nếu chủ đề trọng yếu đó không được đề cập đến trong một Tiêu chuẩn GRI hiện tại.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho điều khoản 2.5

Để tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức báo cáo cần báo cáo tất cả các chủ đề trọng yếu đã được nhận diện (danh mục các chủ đề trọng yếu được báo cáo cùng với Công bố Thông tin 102-47 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung). Nếu một chủ đề trọng yếu không được đề cập trong một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề hiện tại, thì tổ chức vẫn được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị của mình bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị, và được khuyến nghị sử dụng các công bố thông tin thích hợp từ các nguồn khác để báo cáo các tác động của mình.

Trong các trường hợp khác, tổ chức có thể muốn sử dụng các công bố thông tin bổ sung từ các nguồn khác để báo cáo các chủ đề trọng yếu được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI, cũng như báo cáo các công bố thông tin GRI.

Mọi công bố thông tin bổ sung nên tuân theo tính nghiêm ngặt kỹ thuật giống như các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn GRI, và nhất quán với các khuôn khổ báo cáo hoặc tiêu chuẩn đã được thiết lập khác khi sẵn có và thích hợp.

Báo cáo các chủ đề khi Phạm vi vượt ra ngoài tổ chức báo cáo

Trong một số trường hợp, nếu Phạm vi của một chủ đề ở phạm vi ngoài tổ chức báo cáo, sẽ không thể báo cáo một số công bố thông tin của từng chủ đề. Ví dụ, nếu Phạm vi của một chủ đề bao gồm một phần của chuỗi cung ứng, thì tổ chức có thể sẽ không tiếp cận được thông tin cần thiết từ các nhà cung cấp. Trong những trường hợp này, để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức vẫn phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với chủ đề, nhưng có thể sử dụng các lý do loại trừ đã được công nhận đối với các công bố thông tin của từng chủ đề. Xem điều khoản 3.2 để biết thêm thông tin về lý do loại trừ.

Công bố Thông tin 103-1-c trong GRI 103: Phương pháp Quản trị yêu cầu báo cáo bất kỳ hạn chế cụ thể nào liên quan đến Phạm vi chủ đề.

Trình bày Thông tin

Báo cáo các công bố thông tin được yêu cầu có sử dụng tham chiếu

2.6 Nếu tổ chức báo cáo báo cáo một công bố thông tin bắt buộc bằng cách sử dụng tham chiếu đến một nguồn khác, nơi lưu giữ thông tin, thì tổ chức cần phải bảo đảm:

2.6.1 tham chiếu đó bao gồm vị trí cụ thể của công bố thông tin được yêu cầu;

2.6.2 thông tin tham chiếu sẵn có công khai và sẵn sàng để tiếp cận.

Hướng dẫn

Thông tin trong một công bố thông tin bắt buộc có thể đã có trong các tài liệu khác do tổ chức báo cáo lập ra, chẳng hạn báo cáo thường niên của tổ chức đó. Trong trường hợp này, tổ chức có thể lựa chọn không nhắc lại những công bố thông tin này trong báo cáo phát triển bền vững của mình, mà thay vào đó cung cấp tham chiếu đến nơi có thể tìm thấy thông tin.

Phương pháp này có thể được chấp nhận với điều kiện là tham chiếu phải cụ thể, sẵn có công khai và sẵn sàng để tiếp cận. Ví dụ, tham chiếu đến báo cáo thường niên có thể được chấp nhận khi tham chiếu đó nêu rõ số trang, tên phần, hoặc chỉ dẫn cụ thể khác về nơi để tìm thấy thông tin đó.

Phần 2: Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững

20 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Hướng dẫn

Khi lập báo cáo, tổ chức báo cáo có thể nhận diện những thông tin hoặc quy trình không thay đổi kể từ kỳ trước. Tổ chức có thể lựa chọn chỉ cập nhật những thông tin đã thay đổi, và phát hành lại hoặc cung cấp tham chiếu cho mọi công bố thông tin không thay đổi trong kỳ báo cáo.

Biên soạn và trình bày thông tin trong báo cáo

2.7 Khi Báo cáo Phát triển Bền vững, tổ chức báo cáo nên:

2.7.1 trình bày thông tin cho kỳ báo cáo hiện tại và tối thiểu hai kỳ trước đó, cũng như các mục tiêu ngắn hạn và trung-dài hạn nếu các mục tiêu đó đã được thiết lập;

2.7.2 biên soạn và báo cáo thông tin bằng cách sử dụng các hệ đo lường quốc tế được chấp nhận rộng rãi (chẳng hạn ki-lô-gram hoặc lít) và các hệ số quy đổi tiêu chuẩn, và giải thích cơ sở của việc đo lường/tính toán khi nó không rõ ràng;

2.7.3 cung cấp dữ liệu tuyệt đối và thuyết minh khi sử dụng các tỷ lệ hoặc dữ liệu chuẩn hóa;

2.7.4 xác định kỳ báo cáo nhất quán để phát hành báo cáo.

Trình bày thông tin Tiếp

Hướng dẫn

Định dạng báo cáo

Tổ chức báo cáo có thể lựa chọn sử dụng kết hợp báo cáo dạng điện tử và dạng giấy, hoặc chỉ sử dụng một định dạng. Ví dụ, tổ chức có thể lựa chọn cung cấp báo cáo chi tiết trên trang web của mình và cung cấp báo cáo tóm tắt dạng bản giấy.

Bất kể định dạng là gì, báo cáo lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI bắt buộc bao gồm mục lục GRI. Mục lục phải được trình bày ở một vị trí và bao gồm số trang hoặc URL cho tất cả các công bố thông tin được báo cáo. Xem Công bố Thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để biết thêm thông tin.

Phần 2: Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững

21GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

3. Đưa ra Tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI:

1. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn để Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này.2. Sử dụng Tiêu chuẩn được lựa chọn, hoặc một phần nội dung của nó, để báo cáo thông tin từng chủ đề.

Đối với mỗi cách sử dụng Tiêu chuẩn, có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, được xác định trong Tiêu chuẩn này. Mọi tài liệu được phát hành cùng với các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI luôn phải được tham chiếu bằng cách sử dụng một trong những tuyên bố đó. Điều này bảo đảm sự minh bạch trong cách thức áp dụng Tiêu chuẩn.

Sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn để lập Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này

Tổ chức muốn sử dụng Tiêu chuẩn GRI để báo cáo các tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của mình được khuyến khích sử dụng phương pháp này, và đáp ứng các tiêu chí để báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn (xem Bảng 1). Việc đáp ứng những tiêu chí này chứng tỏ rằng báo cáo phát triển bền vững đưa ra bức tranh đầy đủ và cân đối về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động liên quan, cũng như việc những tác động này đang được quản lý ra sao.

Báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI có thể được xây dựng như một báo cáo phát triển bền vững độc lập, hoặc có thể tham chiếu thông tin đã được công bố ở nhiều địa điểm và định dạng khác nhau (ví dụ như dạng điện tử hoặc giấy). Mọi báo cáo được lập theo Tiêu chuẩn GRI phải bao gồm mục lục GRI, được trình bày ở một vị trí và bao gồm số trang hoặc URL cho tất cả các công bố thông tin được báo cáo. Xem điều khoản 2.6 trong Tiêu chuẩn này và Công bố thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung.

Có hai tùy chọn để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI: Cốt lõi và Toàn diện.

Cốt lõi. Tùy chọn này chỉ ra rằng báo cáo chứa những thông tin tối thiểu cần thiết để hiểu được bản chất của tổ chức, các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động liên quan, và những tác động này đang được quản lý ra sao.

Toàn diện. Tùy chọn này được xây dựng dựa trên tùy chọn Cốt lõi, bằng cách yêu cầu các công bố thông tin bổ sung về chiến lược, đạo đức và tính chính trực, và quản trị của tổ chức. Ngoài ra, tổ chức được yêu cầu báo cáo bao quát về các tác động của mình, bằng cách báo cáo tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề đối với mỗi chủ đề trọng yếu được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI.

Những tùy chọn này không liên quan đến chất lượng của thông tin trong báo cáo hoặc tầm quan trọng của các tác động của tổ chức. Thay vào đó, chúng phản ánh mức độ áp dụng Tiêu chuẩn GRI. Không yêu cầu tổ chức phải chuyển từ tùy chọn Cốt lõi lên tùy chọn Toàn diện; tổ chức có thể chọn tùy chọn nào đáp ứng tốt nhất các nhu cầu báo cáo của mình và nhu cầu thông tin của các bên liên quan.

Xem Bảng 1 để biết các tiêu chí cụ thể để tuyên bố rằng báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI.

Sử dụng Tiêu chuẩn được lựa chọn, hoặc một phần nội dung của nó, để báo cáo thông tin cụ thể

Tùy chọn này được gọi là tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’. Luôn thích hợp để một tổ chức muốn báo cáo các tác động cụ thể về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, nhưng không tìm cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI để đưa ra bức tranh toàn cảnh về các chủ đề trọng yếu của mình và các tác động liên quan.

Ví dụ, tổ chức có thể muốn báo cáo các tác động của mình đối với đa dạng sinh học cho một nhóm bên liên quan nào đó. Trong trường hợp này, tổ chức có thể sử dụng các công bố thông tin từ GRI 103: Phương pháp Quản trị và GRI 304: Đa dạng Sinh học, và có thể đưa tuyên bố tham chiếu GRI được yêu cầu vào bất kỳ tài liệu phát hành nào dựa trên những Tiêu chuẩn này. Xem điều khoản 3.3 để biết các tiêu chí cụ thể để đưa ra tuyên bố tham chiếu GRI.

22 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI

3.1 Để tuyên bố rằng báo cáo phát triển bền vững đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI , tổ chức báo cáo cần phải đáp ứng tất cả các tiêu chí của tùy chọn tương ứng (Cốt lõi hoặc Toàn diện) trong Bảng 1 (trang 23):

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Hướng dẫn

Công bố Thông tin 102-54 trong GRI 102: Công bố Thông tin chungyêu cầu báo cáo tuyến bố do tổ chức đưa ra đối với bất kỳ báo cáo nào được lập tuân theo Tiêu chuẩn (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện).

Nếu tổ chức không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu trong Bảng 1 đối với tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện, tổ chức không thể đưa ra tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Trong những trường hợp này, phải đưa tuyên bố tham chiếu GRI vào mọi tài liệu phát hành kèm với các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI. Phần tiếp theo nêu cách thức đưa ra tuyên bố tham chiếu GRI.

Tổ chức báo cáo các công bố thông tin bổ sung ngoài các tiêu chí của tùy chọn Cốt lõi, nhưng không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu của tùy chọn Toàn diện, thì không thể đưa ra tuyến bố rằng tổ chức tuân theo tùy chọn Toàn diện. Tuy nhiên, tổ chức có thể đưa bất kỳ công bố thông tin bổ sung đã báo cáo nào vào mục lục GRI.

Mục lục GRI

Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, dù là Cốt lõi hay Toàn diện, cần bao gồm mục lục GRI, trong đó liệt kê tất cả các Tiêu chuẩn GRI đã sử dụng và các công bố thông tin đã báo cáo. Xem Công bố Thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để biết thêm thông tin.

Lựa chọn công bố thông tin để báo cáo cho tùy chọn Cốt lõi

Nhiều tiêu chuẩn GRI từng chủ đề bao gồm nhiều công bố thông tin. Nếu tổ chức báo cáo không báo cáo từng công bố thông tin cho mỗi chủ đề nhất định, thì tổ chức báo cáo đó nên lựa chọn và báo cáo (những) công bố thông tin phản ánh đầy đủ nhất các tác động của tổ chức đối với chủ đề đó.

23GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

5 Điều này bao gồm các chủ đề trọng yếu được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI và các chủ đề trọng yếu không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI.

Tiêu chí bắt buộc Tùy chọn Cốt lõi Tùy chọn Toàn diện

Sử dụng tuyên bố(tuyên bố sử dụng) chính xác trong bất kỳ tài liệu phát hành nào kèm với các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI

Bao gồm tuyên bố sau đây: ‘Báo cáo này đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI: tùy chọn Cốt lõi’

Bao gồm tuyên bố sau đây: ‘Báo cáo này đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI: tùy chọn Toàn diện’

Sử dụng GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để tuân theo quy trình cơ bản cho việc Báo cáo Phát triển Bền vững

Tuân thủ tất cả các yêu cầu trong Phần 2 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở (‘sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững’)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Sử dụng GRI 102: Công bố Thông tin chung để báo cáo thông tin bối cảnh về tổ chức

Tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo cho các công bố thông tin sau đây trong GRI 102: Công bố Thông tin chung:• Công bố Thông tin 102-1 đến 102-13

(Hồ sơ tổ chức)• Công bố Thông tin 102-14 (Chiến lược)• Công bố Thông tin 102-16 (Đạo đức và

sự chính trực)• Công bố Thông tin 102-18 (Quản trị)• Công bố Thông tin 102-40 đến 102-44

(Sự tham gia của bên liên quan)• Công bố Thông tin 102-45 đến 102-56

(Thông lệ Báo cáo)

Tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo cho tất cả các công bố thông tin trong GRI 102: Công bố Thông tin chung:

Lý do loại trừ chỉ được cho phép đối với những công bố thông tin sau đây: Công bố thông tin 102-17 (Đạo đức và sự chính trực), và các Công bố thông tin 102-19 đến 102-39 (Quản trị). Xem điều khoản 3.2 để biết thêm thông tin

Sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị để báo cáo Phương pháp Quản trị và Phạm vi chủ đề cho tất cả các chủ đề trọng yếu 5

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu, tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo trong GRI 103: Phương pháp Quản trị

Lý do loại trừ chỉ được cho phép đối với các Công bố Thông tin 103-2 và 103-3 (xem điều khoản 3.2)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Sử dụng Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề (phần GRI 200, GRI 300, GRI 400) để báo cáo các chủ đề trọng yếu

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu được đề cập trong một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề:• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo

trong phần ‘Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị’

• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo đối với tối thiểu một công bố thông tin của từng chủ đề

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI, khuyến nghị nên báo cáo các công bố thông tin phù hợp khác cho chủ đề đó (xem điều khoản 2.5.3)

Lý do loại trừ được cho phép đối với tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề (xem điều khoản 3.2)

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu được đề cập trong một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề:• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo

trong phần ‘Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị’

• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo đối với tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI, khuyến nghị nên báo cáo các công bố thông tin phù hợp khác cho chủ đề đó (xem điều khoản 2.5.3)

Lý do loại trừ được cho phép đối với tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề (xem điều khoản 3.2)

Bảo đảm rằng lý do loại trừ được sử dụng chính xác, nếu có

Tuân thủ tất cả các yêu cầu trong điều khoản 3.2 (Lý do loại trừ)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn

Tuân thủ tất cả các yêu cầu trong điều khoản 3.4 (Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Bảng 1 Tiêu chí để tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

24 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Lý do loại trừ3.2 Nếu, trong các trường hợp đặc biệt, tổ chức Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn GRI

không thể báo cáo công bố thông tin bắt buộc, thì tổ chức cần phải đưa vào báo cáo một lý do loại trừ trong đó:

3.2.1 mô tả thông tin cụ thể đã bị loại trừ; và

3.2.2 chỉ rõ một trong những lý do loại trừ sau đây trong Bảng 2, bao gồm giải thích bắt buộc cho lý do đó.

Hướng dẫn

Trong các trường hợp đặc biệt, lý do loại trừ có thể được sử dụng nếu tổ chức không thể báo cáo một công bố thông tin được yêu cầu đối với báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện). Lý do loại trừ chỉ có thể được sử dụng cho một số công bố thông tin nhất định – xem Bảng 1 để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, nếu tổ chức loại trừ một số lượng lớn các công bố thông tin được yêu cầu, thì điều này có thể làm giảm độ tin cậy của báo cáo và tính hữu ích của báo cáo đối với các bên liên quan.

Sử dụng ‘không áp dụng’ như một lý do loại trừ

Lý do loại trừ ‘không áp dụng’ có thể được sử dụng nếu tình huống cụ thể được đề cập trong công bố thông tin không áp dụng đối với tổ chức. Ví dụ, tổ chức có thể nhận diện ‘Năng lượng’ và ‘Phát thải’ là những chủ đề trọng yếu, nhưng dạng năng lượng duy nhất mà tổ chức tiêu thụ là điện đi mua. Trong trường hợp này, nhiên liệu không được tiêu thụ trực tiếp bên trong tổ chức, hoặc bởi các nguồn mà tổ chức sử hữu hoặc kiểm soát. Vì vậy, các công bố thông tin liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu bên trong tổ chức, và Phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1), có thể được coi là ‘không áp dụng’.

‘Không áp dụng’ cũng có thể được sử dụng như là lý do loại trừ nếu công bố thông tin không đề cập đến các tác động cụ thể khiến cho chủ đề trở thành trọng yếu. Ví dụ, chủ đề ‘Nước’ có thể là trọng yếu đối với một tổ chức sử dụng nguồn nước chảy để tạo ra năng lượng thủy điện. Tuy nhiên, các công bố thông tin hiện tại cho chủ đề này liên quan đến việc thu hồi nước, và tuần hoàn/tái sử dụng nước, và vì vậy không đo lường đầy đủ tác động của tổ chức (ví dụ như các thay đổi đối với khối lượng nước chảy). Vì vậy, các công bố thông tin hiện tại trong GRI 303: Nước có thể được coi là ‘không áp dụng’ cho tổ chức này.

Lý do loại trừ nếu phạm vi chủ đề vượt ra ngoài tổ chức báo cáo

Nếu Phạm vi của một chủ đề trọng yếu vượt ra ngoài tổ chức báo cáo, và tổ chức không thể lấy được thông tin đủ chất lượng để cho phép báo cáo, thì có thể sử dụng lý do loại trừ là ‘không có thông tin'. Trong trường hợp này, lý do loại trừ phải bao gồm giải thích tại sao không thể lấy được thông tin. Ngay cả khi các công bố thông tin của từng chủ đề không thể được báo cáo trong tình huống này, thì tổ chức vẫn cần báo cáo Phương pháp Quản trị của mình cho chủ đề đó (sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị) nếu tổ chức muốn tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI.

Lý do loại trừ Giải thích cần có trong báo cáo phát triển bền vững

Không áp dụng Nêu rõ (những) lý do tại sao công bố thông tin không được áp dụng.

Ràng buộc về bảo mật Mô tả những ràng buộc cụ thể về bảo mật cản trở công bố thông tin.

Các điều luật cấm cụ thể Mô tả các điều luật cấm cụ thể.

Không có thông tin Mô tả các bước cụ thể được thực hiện để lấy thông tin và khung thời gian dự kiến để tổng hợp thông tin Nếu lý do loại trừ là do thực tế rằng không thể lấy được thông tin cần thiết, hoặc thông tin cần thiết không đủ chất lượng để báo cáo (đôi khi có thể xảy ra trường hợp như vậy khi Phạm vi chủ đề trọng yếu vượt ra ngoài tổ chức báo cáo), hãy giải thích tình huống này.

Bảng 2Lý do loại trừ

3. Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

25GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Sử dụng Tiêu chuẩn đã chọn kèm theo tuyên bố tham chiếu theo GRI3.3 Nếu tổ chức báo cáo sử dụng Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, để

báo cáo thông tin cụ thể, nhưng chưa đáp ứng các tiêu chí để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI (theo điều khoản 3.1), thì tổ chức:

3.3.1 cần phải đưa vào mọi tài liệu phát hành có kèm các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI một tuyên bố:

3.3.1.1 có nội dung sau đây: ‘Tài liệu này dựa trên [tiêu đề và năm phát hành của Tiêu chuẩn]’, đối với mỗi Tiêu chuẩn được sử dụng;

3.3.1.2 nêu rõ nội dung cụ thể nào trong Tiêu chuẩn đã được áp dụng, nếu Tiêu chuẩn không được áp dụng toàn bộ;

3.3.2 cần phải tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo tương ứng với các công bố thông tin đã báo cáo;

3.3.3 cần phải thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn, theo điều khoản 3.4;

3.3.4 nên áp dụng Nguyên tắc Báo cáo cho việc xác định chất lượng báo cáo trong Phần 1;

3.3.5 nên báo cáo Phương pháp Quản trị của mình bằng cách áp dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị cùng với bất kỳ Tiêu chuẩn từng chủ đề nào (phần GRI 200, GRI 300, hoặc GRI 400) đã sử dụng.

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Hướng dẫn

Mọi tổ chức sử dụng công bố thông tin từ Tiêu chuẩn GRI trong các tài liệu phát hành đều được yêu cầu nêu rõ mình đã thực hiện việc đó như thế nào. Nếu tổ chức không đáp ứng các tiêu chí tuân theo trong Bảng 1, tổ chức vẫn được yêu cầu đưa tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’ vào mọi tài liệu phát hành có kèm các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn.

Tuyên bố tham chiếu GRI có ngôn từ cụ thể như được nêu trong điều khoản 3.3.1.1. Ví dụ: ‘Tài liệu này tham chiếu đến các Công bố Thông tin 305-1 và 305-2 trong GRI 305: Phát thải 2016, và các Công bố Thông tin 103-1, 103-2 và 103-3 trong GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016.’

Tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn một cách có lựa chọn thì không thể tuyên bố rằng mình đã lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Tuy nhiên, điều vẫn quan trọng đối với tổ chức là phải áp dụng Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng báo cáo. Những nguyên tắc này giúp bảo đảm rằng thông tin chính xác và có chất lượng cao, nhờ đó cho phép các bên liên quan đưa ra đánh giá có căn cứ dựa trên thông tin đó.

26 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn3.4 Tổ chức báo cáo cần phải thông báo cho GRI biết rằng tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và tuyên bố mà

tổ chức đã đưa ra trong báo cáo hoặc tài liệu phát hành, bằng một trong hai cách:

3.4.1 gửi một bản sao đến GRI tại địa chỉ [email protected]; hoặc

3.4.2 đăng ký báo cáo hoặc tài liệu đã phát hành tại www.globalreporting.org/standards.

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Hướng dẫn

Lưu ý rằng yêu cầu này áp dụng với cả hai trường hợp:

• báo cáo phát triển bền vững lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI, sử dụng tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện; và

• tài liệu phát hành có bao gồm tuyên bố tham chiếu GRI.

Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI giúp đảm bảo tính minh bạch về cách mà Tiêu chuẩn được áp dụng bởi các tổ chức trên toàn thế giới. Không có phí tổn nào liên quan đến việc thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn.

27GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

bên liên quan các đơn vị hoặc cá nhân mà có thể (một cách hợp lý) sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các hoạt động,

sản phẩm và dịch vụ của tổ chức báo cáo, hoặc hành động của họ có thể (một cách hợp lý) sẽ ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức trong việc thực hiện thành công các chiến lược của mình và đạt được các mục tiêu của mình

Lưu ý 1: Bên liên quan bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các đơn vị và cá nhân mà quyền của họ theo luật hoặc theo công ước quốc tế cho họ quyền khiếu nại hợp pháp đối với tổ chức.

Lưu ý 2: Bên liên quan có thể bao gồm những người đã đầu tư vào tổ chức (chẳng hạn như nhân viên và cổ đông), cũng như những người có quan hệ với tổ chức (chẳng hạn như người lao động khác không phải là nhân viên, nhà cung cấp, các nhóm dễ bị tổn thương, cộng đồng địa phương, và NGO hoặc các tổ chức xã hội dân sự khác).

Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị Thuyết minh về cách mà tổ chức quản lý các chủ đề trọng yếu của mình và các tác động có liên quan

Lưu ý: Các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị của tổ chức cung cấp bối cảnh cho thông tin đã báo cáo bằng cách sử dụng Tiêu chuẩn từng chủ đề (phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400).

chủ đề chủ đề kinh tế, môi trường hoặc xã hội

Lưu ý 1: Trong Tiêu chuẩn GRI, chủ đề được gom nhóm theo ba khía cạnh của phát triển bền vững: kinh tế, môi trường và xã hội.

Lưu ý 2: Để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức được yêu cầu báo cáo về các chủ đề trọng yếu của mình.

chủ đề trọng yếu chủ đề phản ánh tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức báo cáo; hoặc có ảnh

hưởng lớn đến đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Lưu ý 1: Để biết thêm thông tin về việc nhận diện chủ đề trọng yếu, hãy xem Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

Lưu ý 2: Để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức được yêu cầu báo cáo về các chủ đề trọng yếu của mình.

Lưu ý 3: Chủ đề trọng yếu có thể bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI tại phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400.

Các thuật ngữ Quan trọng

Các định nghĩa và thuật ngữ được chọn sau đây lấy từ Danh mục thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI6 hữu ích để hiểu về GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

6 Danh mục thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI đầy đủ có thể được tìm thấy tại https://www.globalreporting.org/standards/media/1035/gri-standards-glossary-2016.pdf

28 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

kỳ báo cáo khoảng thời gian cụ thể xuất hiện các thông tin báo cáo

Lưu ý: Trừ khi nêu khác đi, Tiêu chuẩn GRI yêu cầu thông tin từ kỳ báo cáo đã chọn của tổ chức.

Lưu ý 3 Chủ đề trọng yếu có thể bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn

GRI tại phần 200, 300, và 400.

Nguyên tắc Báo cáo khái niệm mô tả kết quả mà báo cáo nên đạt được, và hướng dẫn việc đưa ra các quyết định trong suốt

quá trình báo cáo xoay quanh nội dung hoặc chất lượng báo cáo

Phạm vi chủ đề mô tả về nơi phát sinh tác động đối với một chủ đề trọng yếu, và sự liên đới của tổ chức đến các tác

động đó.

Lưu ý: Các phạm vi chủ đề khác nhau dựa trên các chủ đề được báo cáo

phát triển bền vững/tính bền vững sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong

việc đáp ứng nhu cầu của chính họ

Lưu ý 1: Phát triển bền vững bao hàm ba khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội.

Lưu ý 2: Phát triển bền vững nghĩa là các lợi ích về mặt môi trường và xã hội rộng hơn so với lợi ích của các tổ chức cụ thể.

Lưu ý 3: Trong Tiêu chuẩn GRI, thuật ngữ ‘tính bền vững’ và ‘phát triển bền vững’ được dùng thay thế cho nhau.

tác động Trong Tiêu chuẩn GRI, trừ khi được nêu khác đi, ‘tác động’ nghĩa là ảnh hưởng của một tổ chức lên

nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, mà từ đó có thể cho thấy sự đóng góp (tích cực hoặc tiêu cực) của tổ chức đối với phát triển bền vững.

Lưu ý 1: Trong Tiêu chuẩn GRI, thuật ngữ ‘tác động’ có thể nói tới các tác động tích cực, tiêu cực, thực tế, tiềm tàng, trực tiếp, gián tiếp, ngắn hạn, dài hạn, chủ định, hoặc không chủ định.

Lưu ý 2: Tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội cũng có thể liên quan đến hậu quả đối với chính bản thân tổ chức. Ví dụ, tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội có thể dẫn đến những hậu quả đối với mô hình kinh doanh, danh tiếng, hoặc khả năng của tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu của mình.

Các thuật ngữ Quan trọng

29GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Bản dịch Tiếng Việt này được thực hiện bởi Language Scientific và đã được bình duyệt bởi những cá nhân sau đây: Nguyen Cong Minh Bao, CSRCB Program Head and GRI Country Program Manager, Vietnam, Chair of the Peer Review Committee

"Nguyen Thien Huong, Operations Officer, Environmental, Social and Governance Department, International Finance Corporation

Nguyen Thai Lam, Manager, Sustainability & Climate Change, PwC Vietnam

Trinh Thu Hien, Senior Translator, PricewaterhouseCoopers Consulting (Vietnam) Limited

Nguyen Thanh Hoa, Head of Brand and Communications/Investor Relations and Sustainability - BaoViet Holdings, Vietnam

Bản dịch này được tài trợ bởi:

Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI được lập ra và soạn thảo bằng Tiếng Anh. Mặc dù mọi nỗ lực đã được thực hiện để đảm bảo rằng bản dịch này là chính xác, nhưng bản Tiếng Anh là bản có hiệu lực trong trường hợp có bất kỳ vấn đề hoặc sai khác nào trong bản dịch. Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn GRI bằng Tiếng Anh và mọi bản cập nhật cho phiên bản Tiếng Anh được công bố trên trang web của GRI (www.globalreporting.org).

Lời cảm ơn

30GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-056-6