gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn...

20
GƯƠNG HI SINH

Transcript of gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn...

Page 1: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

GƯƠNG HI

SINH

Page 2: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Góp ý về nội dung sách: [email protected]ên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected]

Liên hệ hợp tác truyền thông trên sách: [email protected]ên hệ tư vấn, đại diện và giao dịch bản quyền: [email protected]

Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách MCBooks. Theo hợp đồng Số 01/HĐSDQTG/2018 về sử dụng quyền tác giả

đối với toàn bộ di sản văn hóa là các tác phẩm của nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và văn hóa Nguyễn Hiến Lê.

Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần

Sách MCBooks

THƯƠNG HIỆU BIZBOOKSSÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN

Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường tồn, BizBooks hi vọng được hợp tác cùng

các tác giả trong và ngoài nước để chia sẻ những bài học thành công, những cuốn sách hay và chất lượng đến với

độc giả Việt Nam.

Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Email: [email protected]Điện thoại: (024).3792.1466

(Bấm số máy lẻ 112 - Phòng Kế hoạch)

WISDOM IS BETTERTHAN RUBIES

QUẲNG GÁNH LOVÀ VUI SỐNG

GƯƠNG HI SINH

Page 3: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

Nhà xuất bản Hồng Đức

GƯƠNG HI SINH

NGUYỄN HIẾN LÊChúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để cuốn sách

ngày càng hoàn thiện hơn.

Góp ý về nội dung sách: [email protected]ên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected]

Liên hệ hợp tác truyền thông trên sách: [email protected]ên hệ tư vấn, đại diện và giao dịch bản quyền: [email protected]

Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách MCBooks. Theo hợp đồng Số 01/HĐSDQTG/2018 về sử dụng quyền tác giả

đối với toàn bộ di sản văn hóa là các tác phẩm của nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và văn hóa Nguyễn Hiến Lê.

Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần

Sách MCBooks

THƯƠNG HIỆU BIZBOOKSSÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN

Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường tồn, BizBooks hi vọng được hợp tác cùng

các tác giả trong và ngoài nước để chia sẻ những bài học thành công, những cuốn sách hay và chất lượng đến với

độc giả Việt Nam.

Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Email: [email protected]Điện thoại: (024).3792.1466

(Bấm số máy lẻ 112 - Phòng Kế hoạch)

WISDOM IS BETTERTHAN RUBIES

QUẲNG GÁNH LOVÀ VUI SỐNG

Page 4: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường
Page 5: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

MỤC LỤC

1. ISAAC NEWTON ...........................................................11

2. LOUIS PASTEUR ............................................................33

3. THOMAS ALVA EDISON .............................................53

4. JOHN BOYD DUNLOP .................................................80

5. ÔNG BÀ CURIE ..............................................................92

6. GUGLIELMO MARCONI ...........................................125

7. RUDOLF DIESEL ..........................................................144

8. JOHN LOGIE BAIRD ...................................................162

9. NORBERT WIENER.....................................................182

10. IGNACE PHILIPPE SEMMELWEIS ......................196

Page 6: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường
Page 7: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

LỜI GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, DỊCH GIẢ

NGUYỄN HIẾN LÊ

Ai yêu sách hẳn không còn lạ gì với cái tên học giả Nguyễn Hiến Lê - một nhà văn, nhà giáo, tác giả, dịch giả

của hàng trăm đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực như: Văn học, triết học, giáo dục, chính trị, kinh tế… Trong đó nhiều cuốn đã trở thành “Sách gối đầu giường” như Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống, Bảy Bước Đến Thành Công, Chiến Tranh Và Hoà Bình, Sử Ký Tư Mã Thiên, Bài Học Do Thái, Kinh Dịch…

Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh năm 1912, mất năm 1984, hưởng thọ 73 tuổi. Sẽ không ngoa khi gọi Nguyễn Hiến Lê là “tượng đài văn hoá”. Cả đời ông gần như dành trọn cho nghiệp viết. Trong hơn 30 năm cầm bút, ông đã xuất bản 120 bộ sách - con số gần gấp 1,5 lần tuổi đời của ông.

Viết nhiều nhưng Nguyễn Hiến Lê lại vô cùng cẩn trọng và nghiêm túc. Năm 1968, khi dịch Chiến Tranh Và Hoà Bình, do tình hình chiến sự căng thẳng, ông đã chép tay trên giấy than

Page 8: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

thành 3 bản, một đưa cho nhà xuất bản, một cất ở nhà và một gửi về quê phòng khi thất lạc. Cũng vì cẩn trọng nên ông luôn ý thức được việc phải xin phép trước khi dịch tác phẩm. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê đã kể tỉ mỉ việc ông viết thư cho tác giả Dale Carnegie để xin dịch cuốn Đắc Nhân Tâm và trở thành người đầu tiên đưa tác phẩm giá trị này về Việt Nam. Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất mọi thời đại, luôn đứng đầu danh sách bán chạy nhất, được dịch sang hầu hết các thứ tiếng và có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời hàng triệu người trên thế giới.

Bắt đầu xuất bản ở Việt Nam từ năm 1951, Đắc Nhân Tâm nhanh chóng gây chú ý và trở thành “hiện tượng” trong ngành xuất bản khi liên tục được tái bản. Sức sống từ cuốn sách qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê đã ghi dấu ấn và có tầm ảnh hưởng lớn đến người đọc Việt bao thập kỷ qua. Bản thân cái tên “Đắc Nhân Tâm” là một sáng tạo đắt giá của Nguyễn Hiến Lê. Về sau các dịch giả khác đã dịch tác phẩm “How to win friends and Influence People” với những văn phong khác nhau nhưng vẫn đều sử dụng cái tên “Đắc Nhân Tâm” do Nguyễn Hiến Lê đặt bởi không có một cái tên nào khác có thể chuyển ngữ xuất sắc hơn.

Bên cạnh đó, phiên bản “Đắc Nhân Tâm” của Nguyễn Hiến Lê còn có thêm chương “Những bức thư màu nhiệm”, “Bảy lời khu-yên để tăng hạnh phúc trong gia đình”, đặc biệt phần “Vài câu hỏi” được ông viết thêm vào cuối sách để độc giả có thể thực hành và tự tìm câu trả lời. Sau mỗi chương lại có phần tóm tắt để độc giả dễ hiểu, dễ thấm. Nguyễn Hiến Lê không phải là người duy nhất dịch “How to win friends and Influence People” nhưng bản dịch của ông được đánh giá là súc tích nhất, toàn diện nhất và sắc sảo nhất.

Page 9: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

Thế nên, trên các diễn đàn văn học, người đời vẫn truyền tai nhau: “Muốn thành công và hạnh phúc, hãy đọc Đắc Nhân Tâm, mà phải là Đắc Nhân Tâm của Nguyễn Hiến Lê”. Cái hay, cái khiến người đọc tâm đắc có lẽ ở chính cách sử dụng ngôn từ triết lý mà gần gũi của Nguyễn Hiến Lê.

Để có được những giá trị ấy, không chỉ bởi Nguyễn Hiến Lê đã tiếp xúc với tác giả, truyền tải được đúng “linh hồn” của bản gốc mà ông còn thổi vào đó nhân sinh quan của chính mình - nhân sinh quan của một hiền tài, một nhà nho, một nhà giáo, một vị học giả đáng kính.

Nguyễn Hiến Lê từng tự bạch: “Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi”. Và với những gì ông để lại cho cuộc đời, Nguyễn Hiến Lê xứng đáng là một nghệ sĩ lớn trong lòng người đọc bao thế hệ ngày trước, ngày nay và cả ngày sau.

Như một sự tri ân sâu sắc đến ông, tôi tin rằng BIZBooks sẽ “phục dựng” tủ sách Nguyễn Hiến Lê. Với mong muốn những cuốn sách có thể tiếp tục đồng hành cùng người Việt bao thế hệ, không chỉ với tinh thần của các tác giả thế giới mà còn với cốt cách của một Nguyễn Hiến Lê Việt Nam.

TS. Lê Thẩm Dương

Page 10: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

TỰA

Cuốn này tiếp cuốn Gương Danh Nhân và là cuốn thứ

hai trong loại Sách Thanh Niên

Soạn giả đã tổng hợp lại ở đây tiểu sử mười nhà bác

học hoặc nhà phát minh Âu, Mỹ. Những vị đó đều có công

lớn với khoa học, đều làm thay đổi đời sống của chúng ta,

đều nêu những tấm gương hy sinh cho cái Chân, đôi khi cho

cả cái Mỹ nữa và đều coi thường vinh hoa phú quý mà chỉ

tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân loại.

Một vài người cũng có những tật nhỏ, nhưng chính vì vậy

mà họ rất gần với chúng ta và tiểu sử của họ mới cảm động.

Sài - Gòn , ngày 1 - 2 - 1962

NGUYỄN HIẾN LÊ

Page 11: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

11

PHẦN 1

ISAAC NEWTON(1642 - 1726)

Page 12: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

12

MỘT THIÊN TÀI VĨ ĐẠI SỐNG CÔ LIÊU TRÊN TRÁI ĐẤT ĐỂ TÌM RA MỘT LUẬT CHI PHỐI TINH TÚ Ở TRÊN TRỜI

“Let men rejoice that so great a glory of the “human race

has appearred”

Page 13: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

TÁC

GIẢ

: NG

UYỄ

N H

IẾN

13“Loài người nên hoan hỉ rằng một vinh quang lớn lao bậc ấy của nhân loại đã xuất hiện” (Hàng chữ khắc trên mộ của Newton tại điện Westminster).

“Tôi có cảm tưởng rằng tôi chỉ là một em bé chơi đùa trên bờ biển và thỉnh thoảng lượm được một hòn cuội nhẵn hơn hoặc một cái vỏ sò đẹp hơn những cái người ta thường tìm thấy, trong khi đó biển chân lý mênh mông trải ra trước mặt nó, vẫn hoàn toàn bí mật, chưa hề bị xâm phạm”

Newton

Đọc hai câu tôi trích dẫn ở trên, độc giả thấy một sự tương phản rõ rệt. Không có một nhà bác

học nào được thế giới ngưỡng mộ như Newton: danh ông chói lọi hơn Aristote thời thượng cổ, hơn Descartes ở thế kỷ XVII, hơn cả Einstein gần đây; vậy mà lời tự xét của ông nhũn nhặn đến thế! Ông tìm ra được một luật chi phối tinh tú, mà ông chỉ tự cho mình là một em bé trước sự bí mật vô biên của vũ trụ. Không phải là ông giả nhũn nhặn đâu. Phải có một bộ óc sáng suốt như ông mới thấy rằng tất cả những cái hiểu biết của nhân loại so với những cái chưa hiểu biết, chỉ như một hòn cuội so với đại dương.

Page 14: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

ƠN

G H

I SINH

14 Vị thiên tài đó sống một đời cô độc. Ông thọ 84 tuổi mà hình như chỉ có mỗi một lần, hồi 17, 18 tuổi, yêu một thiếu nữ rất đẹp, cô Storay, yêu mà không dám ngỏ lời, yêu một cách rất thuần khiết, lý tưởng, rồi thì thôi, suốt đời ở độc thân.

Ông cô độc ngay từ hồi mới sinh. Phụ thân ông mất năm 37 tuổi, trước khi ông ra đời. Mẫu thân ông là một người nhà quê rất tầm thường. Xem kỹ gia phả bên nội bên ngoại ông, không thấy có một người nào thông minh xuất chúng cả. Ông hình như ở trên trời lạc xuống cõi trần, không được hưởng một chút di truyền gì của tổ tiên, và khi ông mất thì dòng dõi ông cũng tuyệt.

Cả về phương diện tài năng, ông cũng cô độc nữa. Pierre Rousseau trong cuốn Histoire de la Science (Lịch sử khoa học) do nhà Arthème Fayard xuất bản năm 1949, gọi thế kỷ XVIII là thế kỷ của Newton vì tài năng của ông vượt lên trên tất cả những nhà khoa học đương thời, bao trùm hết cả công việc của họ, mở những khu vực mênh mông cho người thời sau khám phá. “Ông như con đại bàng bay lượn lên cao, không có gì ở mặt đất mà không thấy”.

Ông sinh thiếu tháng trong đêm Nô-en năm 1642, ở làng Woolsthorpe (Anh); nhỏ xíu, yếu ớt, có thể đặt nằm gọn trong cái bình một lít được. Cô mụ lắc đầu bảo: “Thằng nhỏ này khó nuôi”. Vậy mà ông vẫn sống, lại sống

Page 15: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

TÁC

GIẢ

: NG

UYỄ

N H

IẾN

15lâu nữa. Đặc biệt nhất là cái đầu của ông, nó quá nặng, cổ đỡ không nổi, người nhà phải làm một cái cổ giả bằng da cứng; đến khi lớn tuổi, đi học rồi, ông vẫn phải đeo cái cổ giả đó, và bạn bè chế giễu ông là thằng “đầu đá”. Mới đầu ông còn nhịn, sau chúng làm quá, ông nổi giận, sấn vào đánh tới tấp một đứa lớn hơn ông. Từ đó chúng kệch. Tưởng ông yếu ớt, ngờ đâu ông mạnh như vậy.

Nhưng ông chưa tỏ ra vẻ gì thông minh cả, mới đầu học trường xóm, rồi lên trường lớn ở Granthm. Tư chất đã tầm thường mà lại không ham học, nên thường đội sổ. Không có bạn thân, suốt ngày lầm lì, chỉ lúc nào hí hoáy làm đồ chơi là mặt tươi lên một chút. Thích tẩn mẩn làm những cái diều, những cái đèn bằng giấy, hoặc chế tạo những cái đồng hồ bằng nước, những cái xe con con để đẩy, những cái cối xay lúa cho chuột kéo, những cái nhật quỹ để đo bóng mặt trời mà tính giờ. Ai cũng bảo cái ngữ đó, sau có giỏi thì chỉ làm được thợ máy, đốc công là cùng.

Không ngờ sau vụ hạ một đứa bạn đã chế giễu ông, lòng tự ái phát triển, ông gắng học để hơn chúng, tuy chẳng đứng đầu lớp, nhưng cũng vào hạng khá. Thấy vậy, mẫu thân ông cho tiếp tục học nữa và năm mười chín tuổi ông vô một trường có tiếng, trường Cambridge.

Lúc đó ông đã có khiếu về toán, mấy năm trước cặm cụi tự học môn toán, rồi vô trường, lại may mắn gặp được

Page 16: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

ƠN

G H

I SINH

16 một nhà toán học có danh là giáo sư Isaac Barrow. Thế kỷ XVIII ở bên Anh, các trường Đại học không bắt buộc sinh viên phải theo một chương trình nhất định như ngày nay. Ai muốn học môn nào tùy ý. Và Newton chỉ thích môn hình học, đọc hết sách của Euclide và của Descastes. Ông Isaac Barrow, một người phiêu lưu khắp Pháp, Ý, có lần sống ở Constantinople, có lần lại đánh nhau với bọn hải tặc Alger, tác giả một cuốn về Quang học, tỏ vẻ mến Newton, khen là “Có khả năng xuất chúng và một cái tài đặc biệt”. Nhưng sinh viên “xuất chúng” đó vẫn chẳng hơn ai trong các kỳ thi: năm thi vô Cambridge, lấy 24 người thì ông đậu thứ 24, rồi năm thi ra để lấy bằng thạc sĩ, thì ông lại chiếm chỗ của Tôn Sơn một lần nữa: đậu thứ 11 trong số 11 thí sinh.

Newton học ở Cambridge được một, hai năm thì trường đóng cửa vì Luân Đôn bị bệnh dịch hạch. Lần đó là một thiên tai ghê gớm nhất trong lịch sử châu Âu. Chỉ trong có ba tháng, thần chết đã hái hết một phần mười dân số Luân Đôn. Ai nấy xanh mặt, đóng cửa im ỉm, nhà nào có người chết thì quét vôi trắng ở cánh cửa, đêm đêm những xe ngựa lọc cọc nối hàng nhau chở quan tài và thi thể dưới ánh sáng yếu ớt của những ngọn đuốc. Các trường học đều bãi khóa. Dân chúng rủ nhau tản cư về miền quê. Mà bệnh dịch vẫn tiếp tục hoành hành, gần hai năm như vậy, mãi đến khi có người đốt một tiệmbánh mì,

Page 17: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

TÁC

GIẢ

: NG

UYỄ

N H

IẾN

17cho hỏa hoạn lan ra 400 ngõ hẻm ở châu thành, thì tai nạn mới diệt được. Tính ra trước sau có đến trên mười vạn người chết!

Newton phải nghỉ học, về Woolsthrope để “trầm tư mặc tưởng” mười tám tháng trong trại ruộng của mẫu thân. Ông bỏ hết cả sách vở lại Luân Đôn, đi chơi khắp đồng quê, thấy cái gì cũng nhận xét, suy nghĩ. Chính trong thời gian đó ông đã đặt được cơ sở cho học thuyết của ông sau này: ông đã tìm ra được định luật vạn vật hấp dẫn, đặt ra môn vi tích toán (cacul infinitésimal) và lập ra một thuyết mới về quang học. Lúc ấy ông mới hai mươi ba, hai mươi bốn tuổi.

Ông chỉ mới tìm ra lý thuyết, chứ chưa chứng thực được. Vả lại tính vốn nhút nhát, không ưa sự quảng cáo, tranh biện, chỉ sợ bị chỉ trích, lắm lúc ngờ vực mọi người, nên ông không khoe với ai cả.

Khi bệnh dịch đã hết, Newton trở về Luân Đôn học tiếp, đem những thuyết của mình ra bàn với thầy là giáo sư Barrow. Barrow nhận thấy thiên tài của ông, lúc về hưu đề nghị cho ông lên thay, nhờ vậy mới hai mươi sáu tuổi Newton đã chiếm được một ghế giáo sư ở Giảng đường đại học Cambridge. Ông giữ ghế đó luôn ba mươi năm, không lập gia đình, về già ở với một người cháu gái, không giao thiệp với ai, suốt ngày tính toán, nghiên cứu.

Page 18: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

ƠN

G H

I SINH

18 Công việc của ông rất nhàn: mỗi tuần chỉ dạy có một giờ. Mà ông dạy lại rất dở, chẳng đào tạo nổi một nhà bác học nào hết, giảng bài thì sinh viên không hiểu cho nên lớp học rất thưa thớt. Có lần ông tới Giảng đường, thấy vắng hoe, chẳng có ma nào tới nghe, ông khoan khoái, xoa tay bước về nhà, tiếp tục chế tạo một ống kính viễn vọng để ngắm trăng, sao.

Hồi ba chục tuổi tóc đã bạc nhiều, nhưng cặp mắt rất sáng, vẻ mặt thanh tú, rất ít ốm đau. Trực giác của ông rất cao, không cần phân tích dài dòng mà có thể đi sâu ngay vào vấn đề, bao quát mọi phương diện. Kinh khủng nhất là khả năng tập trung tư tưởng của ông. Ông có thể suy nghĩ liên tục suốt ngày về những vấn đề cực kỳ phức tạp, rồi một khi ý gì xuất hiện ông chạy ngay lại bàn viết, cứ đứng mà viết hàng giờ, không cần ngồi. Ông thường quên thì giờ, quên ăn, quên ngủ. Rất ít khi đi ngủ trước hai giờ khuya. Pierre Rousseau bảo lúc làm việc thì những nhu cầu thể chất của ông biến hết: cái con người ông không cần nữa.

Người ta kể chuyện có lần ông đãng trí mời bạn đến dùng cơm tối mà rồi ông mải làm việc, quên bẵng đi. Người bạn tới, đợi hoài không thấy chủ nhà đâu cả, chỉ thấy một con gà luộc còn nóng đặt trên bàn, dưới một cái chuông úp, cắt gà ra ăn một mình, để phần một nửa

Page 19: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

TÁC

GIẢ

: NG

UYỄ

N H

IẾN

19cho Newton. Mấy giờ sau, Newton mới ở trong phòng viết bước ra, chẳng chào hỏi gì bạn, chỉ kêu đói quá, mở cái chuông lên, ngạc nhiên, thốt: “Ủa, tôi cứ tưởng là tôi chưa ăn, không ngờ đã ăn hết nửa con gà rồi!”

Câu chuyện đó có thể chỉ là một giai thoại bịa đặt. Điều chắc chắn là chính Newton cũng nhận rằng một khi đã nghĩ về một vấn đề nào thì cứ phải nghĩ hoài cho tới khi giải quyết xong mới thôi. Ông bảo:

“Óc tôi không có gì là minh mẫn đặc biệt…mà chỉ có một khả năng suy nghĩ khá mạnh… Sở dĩ tôi phát minh được ít nhiều là nhờ tôi chịu nghĩ hoài về một vấn đề, để cho những tia sáng hiện ra dần dần đến khi thành một ánh sáng rực rỡ mới thôi”.

Đọc đoạn dưới về sự tìm tòi ra luật hấp dẫn, độc giả sẽ thấy lời đó là đúng.

Năm 1672, ông chế tạo được một kiểu kính viễn vọng có gương. Tuy hình còn thô sơ nhưng quy tắc đã gần hoàn hảo, và những kính viễn vọng tối tân nhất hiện nay cũng vẫn còn áp dụng kiểu của ông. Hội Phát triển Khoa học Vạn vật ở Luân Đôn đặt ông chế tạo một cái cho hội, rồi lại bầu ông làm hội viên, yêu cầu ông tuyên bố những thí nghiệm của ông về quang học cho hội hay.

Page 20: gương hi sinh- bông 4 7.23 - file.hstatic.net · SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường

ƠN

G H

I SINH

20 Từ trước người đã biết rằng ánh sáng mặt trời chiếu qua một tam lăng kính (prisme) thì thành bảy thứ ánh sáng, mỗi thứ một màu, những màu mà ta thấy trên cầu vồng. Newton suy nghĩ về hiện trạng đó rồi tính toán, lập ra một thuyết rằng ánh sáng phát ra nhờ những phần tử rất nhỏ. Thuyết đó, người đồng thời ông không ai bác được, nhưng hội Vạn vật học ở Luân Đôn cũng cứ la ó rầm lên vì nó khác hẳn những thuyết cũ của Euclide, Archimède, Descartes. Cũng ở thế kỷ XVIII, Huyghens đặt ra một thuyết khác: ánh sáng truyền đi xa được là nhờ những luồng sóng (quang ba); về sau Fresnel, Maxwell lại lập ra những thuyết khác và hiện nay nhiều nhà bác học vẫn đang nghiên cứu, chưa ai dám quả quyết là nắm chắc được chân lý. Vậy mà các bạn của ông trong hội Vạn vật học chế giễu ông, mỉa mai ông, làm cho ông chua chát, than thở:

- Tôi thấy rằng có ý gì mới thì đừng nên đưa nó ra, hoặc nếu đưa ra thì phải làm mọi cho những ý mới của mình mà chống đỡ nó cho tới cùng.

Từ đó ông lại càng chán ghét, không muốn tuyên bố gì cả. Nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu.

Ông muốn yên ổn sống, song không được. Năm 1684 Leibniz phát minh được một môn toán mới, môn vi tích. Chúng tôi không muốn giảng, dù là giảng rất sơ sài về môn này, sợ chỉ làm cho một số đông độc giả thêm