glucozit tim

18
PHẦN 1: TỔNG QUAN 1. Lịch sử phát triển Nǎm 1250, mặc dù digitalis, hoặc dương địa hoàng, được miêu tả trong các tài liệu y học của các thày thuốc Welch cũng như digitalis được đề cập đến ở cây hành biển bởi người Aicập cổ đại. Họ đã nhận thấy tiềm nǎng y học của nó. Cư dân thành Roma cũng sử dụng dịch triết cây này cho rất nhiều mục đích bao gồm thuốc bổ tim và gây độc chuột. Vào giữa thế kỷ 16, Fuchsius đã đổi tên thực vật digitalis purpurea thành cây dương địa hoàng, những lá khô là nguồn chính thức của digitalis. Digitalis latana là nguồn cây thực vật khác của các glycosid tim. Digitalis được biết là 1 thuốc y học quan trọng nǎm 1785 khi William Withening miêu tả sự hữu ích của nó trong bệnh phù nề. Cho đến nǎm 1799 khi John Ferriar nhận thấy tác dụng trên tim (tác dụng chủ yếu) và tác dụng lợi tiểu (tác dụng thứ yếu) của digitalis. Ban đầu và ngay cả hiện nay thuốc được dùng điều trị rung nhĩ đặc hiệu, nhưng việc tìm ra hiệu quả của thuốc như một thuốc tǎng co cơ đã qua nhiều thập kỷ, mặc dù đã trải qua hơn 200 nǎm sử dụng và nhiều những thử thách về hiệu quả của nó. 2. Cấu trúc hóa học

Transcript of glucozit tim

Page 1: glucozit tim

PHẦN 1: TỔNG QUAN1. Lịch sử phát triển

Nǎm 1250, mặc dù digitalis, hoặc dương địa hoàng, được miêu tả trong các tài liệu y học của các thày thuốc Welch cũng như digitalis được đề cập đến ở cây hành biển bởi người Aicập cổ đại. Họ đã nhận thấy tiềm nǎng y học của nó. Cư dân thành Roma cũng sử dụng dịch triết cây này cho rất nhiều mục đích bao gồm thuốc bổ tim và gây độc chuột.

Vào giữa thế kỷ 16, Fuchsius đã đổi tên thực vật digitalis purpurea thành cây dương địa hoàng, những lá khô là nguồn chính thức của digitalis. Digitalis latana là nguồn cây thực vật khác của các glycosid tim.

Digitalis được biết là 1 thuốc y học quan trọng nǎm 1785 khi William Withening miêu tả sự hữu ích của nó trong bệnh phù nề.

Cho đến nǎm 1799 khi John Ferriar nhận thấy tác dụng trên tim (tác dụng chủ yếu) và tác dụng lợi tiểu (tác dụng thứ yếu) của digitalis. Ban đầu và ngay cả hiện nay thuốc được dùng điều trị rung nhĩ đặc hiệu, nhưng việc tìm ra hiệu quả của thuốc như một thuốc tǎng co cơ đã qua nhiều thập kỷ, mặc dù đã trải qua hơn 200 nǎm sử dụng và nhiều những thử thách về hiệu quả của nó.

2. Cấu trúc hóa học

Xét về mặt cấu trúc hoá học, glucozit cường tím cũng như các glucozit khác, đều có một phần đường và một phần không đường.

2.1. Phần genin

Phần genin của glycozit tim có cấu trúc 5 vòng A, B, C, D, F. Vòng F là một vòng lacton γ hoặc δ gắn với C17. Dựa vào vòng lacton người ta chia thành hai nhóm chính:

- Cacdenolit (I), genin có vòng γ- lacton -α, β -không no ( còn gọi là butenolit)

- Butadienolit (II), genin có vòng δ- lacton không no với 2 nối đôi (còn gọi là pentenolit)

Cấu trúc các genin của glycozit tim có thể khác nhau ở 3 điểm:

Page 2: glucozit tim

+ Cấu hình ở C3, C5 hoặc C17 (α hoặc β)

+ Có thể thêm nhóm chức chứa oxi, chủ yếu là nhóm OH Tại C1, C2, C5, C11 ,C12 , C15 , C16 , và C19

+ Có thể có các liên kết đôi ở trong khung, thường là ở vòng B

2.2. Phần đường

Phần đường của glycozit tim khá phức tạp. Có 3 loại đường

• Đường thông thường ( ví dụ Glucozo, Rhamnozo, Xylozo)• Đường 2-deoxy: là đường không có oxi ở vị trí số 2. Loại này khá phổ

biến trong glycozit tim ( ví dụ Digitosozo, Oleandrozo)• Đường đặc biệt

• Trật tự liên kết của glycozit tim như sau: Genin gắn trực tiếp với vài phân tử đường 2-deoxy hoặc đường đặc biệt, tiếp đến là một vài phân tử đường thông thường, nhất là glucozo gắn vào cuối mạch

Genin –(đường 2-deoxy hay đường đặc biệt)n -(glucozo)n

Tác dụng chủ yếu của glycozit tim chủ yếu do genin, nhưng phần đường có ảnh hưởng đến độ tan, sự phân bố đặc trưng của thuốc trong cơ thể, sự tích lũy và sự thải trừ thuốc và độc tính.

3. Tính chất của glucozit tim:                      

Glucozit chữa tim đều là những chất có tác dụng quang học, có thể kết tinh hoặc vô định hình, vị đắng… Một số glucozit tan trong nước. Một số không tan mà tan trong các dung môi hữu cơ. Độ tan trong nước tỷ lệ thuận với chiều dài của phần đường.

Glycozit tim là nhóm glycozit có cấu trúc steroit, có tác dụng đặc hiệu đối với tim. Nhưng ở liều cao chúng trở nên gây độc, dẫn đến chết người.

Trong cây glycozit tim tồn tại ở dạng glycozit hòa tan trong dung dịch tế bào. Dưới tác dụng của men hoặc axit loãng, các glycozit bị thủy phân tạo thành genin và các đường. Là glycozit nên chúng dễ tan trong nước và cồn loãng, rất ít tan trong các dung môi không phân cực hoặc phân cực yếu như ete, ete dầu hỏa, benzen...Trong dung dịch nước các glycozit tim làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo bọt khi lắc mạnh.

Page 3: glucozit tim

Glucozit cường tim thường gặp trong các họ thực vật hoa mõm chó, trúc đào, hoàn liên… gặp trong các bộ phận khác nhau của cây. Ở dò của củ hành biển: Bulbus scillae, thân rễ: Hellebosis, rễ: Apocynium; của vỏ cây: Periploca greca; lá: Trúc đào, hạt: Thông thiên, vòi voi… Tỉ lệ hoạt chất thường rất thấp và phân bố không đều trong những bộ phận khác nhau trong cũng một cây. Những glucozit gặp trong cùng một cây thường chỉ khác nhau rất ít về cấu trúc hoá học.

           Những glucozit chữa tim cho một số phản ứng chung do phần genon hoặc phần đường.

            - Phản ứng do phần Genon

            + Phản ứng Legal:

            Hoà tan glucozit trong pyridin hoặc trong cồn ở môi trường kiềm NaOH sẽ cho màu đỏ nhạt khi cho thêm 0,5% Natrinotro prussiat.

            + Phản ứng Kiliani

            Hoà tan glucozit vào 2-3ml axits axetic có sẵn vài giọt clorua sắt  3. Thêm một thể tích tương đương H2SO4 đậm đặc. Một tiếp xúc giữa 2 dung dịch này sẽ có màu nâu, về sau toàn dung dịch sẽ ngả màu xanh lơ.

            Tác dụng của glucozit chữa tim: Nói chung là rất độc.

            Ở liều lượng rất nhỏ (liều điều trị) có tác dụng điều hoà lại nhịp đập của tim và làm tăng nhịp đập của tim, do đó dùng để trợ tim trong công tác điều trị. Nhân dân còn dùng các loại tên độc có tẩm glucozit cường tim trong quá trình săn bắt thú rừng. Trong chăn nuôi, những cây có glucozit độc, tránh không cho gia súc ăn lẫn phải.

Page 4: glucozit tim
Page 5: glucozit tim

PHẦN 2: MỘT SỐ CÂY CÓ CHỨA GLUCOZIT TIM1. Cây Hành Biển

Tên khoa học: Urginea maritima (L.) Bak.), thuộc họ Hành biển - Hyacinthaceae.

Mô tả: Cây thảo mọc thẳng sống nhiều năm cao 18-20cm, có củ to 10-15cm, màu nâu đo đỏ nhiều lá vẩy kết hợp. Lá hẹp, dài 30-40cm hay hơn, không lông. Cụm hoa xuất hiện khi cây trụi lá, vào mùa hè, cao 30-150cm, có lá bắc dài 1,2-1,5cm, mỏng, màu lục mốc mốc. Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa cao 1cm màu trăng trắng, 2 nhị, 3 lá noãn; cuống hoa dài 1,5cm. Quả nang có 3 góc, mỗi ngăn có 3-4 hạt. Cây rụi lá vào mùa hè và xuất hiện lá mới vào mùa thu đông.

Bộ phận dùng: Củ - Bulbus Scillae. Có thể dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc sống ở Địa Trung Hải, được nhập trồng làm thuốc nhưng chưa phát triển rộng. Thu hái củ vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.

Page 6: glucozit tim

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở châu Âu, châu Phi, người ta dùng nước ngâm và nước sắc hoa để diệt sâu bọ. Dùng làm thuốc thông tiểu, nhất là trong viêm thận và bí đái nitơ; còn dùng làm thuốc long đờm trong bệnh khí thũng phổi, ho gà, viêm phế quản. Liều dùng 0,10-0,30g mỗi ngày, tối đa 1g trong 24 giờ.

Cũng dùng làm thuốc diệt chuột và diệt sâu bọ (cắt nhỏ củ, đồ với hơi cồn acetic, sau đó đun sôi với cồn acetic, lọc lấy riêng nước ra, bã còn lại chiết bằng cồn sôi; hợp cả hai thứ dịch chiết lại và cô tới độ cao mềm; Cao này có tác dụng mạnh gấp 4 lần bột, gấp 3 lần cao chế theo phương pháp thông thường).

Ghi chú: Toàn cây có độc. Nó gây viêm ống tiêu hoá, nôn mửa, đi ỉa lỏng, làm mất sự bài niệu, do đó không dùng Hành biển khi viêm thận hay viêm ruột. Nếu dùng quá liều hoặc dùng lâu ngày sẽ có các triệu chứng đái ra máu, vô niệu, nôn mửa, ỉa chảy, mạch nhanh và nhỏ, vật vã, chết do ngừng tim. (theo trang tin cổng thông tin sức khỏe cộng đồng)

Thành phần hóa học: Củ chứa Scilliroside, glucoscillaren A, scillaren A, proscillaridin A, scillaridin A, scilliglancoside, scilliphaeoside, glycoscilliphaêoside, scillicyanoside, scillicoeloside, scillazuroside, scillicryptoside. Còn có các flavonoid và stigmasterol, phytosterol và oxalat calcium.

Scilliroside

2. Cây digital (dương địa hoàng)

Page 7: glucozit tim

Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital   

Tên khoa học: Digitalis purpurea L.; Digitalis lanata Ehr. và một số loài Digitalis khác, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả: Cây sống 2 năm, tạo thành trong năm đầu một vòng lá hoa thị ở gốc; phiến lá dài 10-30cm, hình bầu dục và có lông mềm; năm thứ hai, cây mới tạo một cán hoa và lá, cao tới 1-2m. ít khi phân nhánh. Hoa có màu tía đẹp, hình chuông, dạng như ngón của găng tay; phần dưới và trong của hoa hơi sáng hơn với các chấm màu sẫm. Ra hoa tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Lá (Folium Digitalis).

Phân bố: Cây của châu Âu, ta nhập trồng ở Hà Nội (Văn Điển), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và Lào Cai (Sapa).

Thu hái: Thu hái lá năm đầu vào mùa thu, phơi khô.

Tác dụng: Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu. Với liều cao, nó gây độc mạnh.

Công dụng: Làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim nhịp không đều; làm nguyên liệu chiết xuất các glycosid tim.

Page 8: glucozit tim

Cách dùng, liều lượng:

Bột lá: Người lớn: Uống mỗi lần 0,05 - 0,1g, uống 3 - 4 lần trong ngày. Trẻ em: Uống mỗi lần 0,005 - 0,006g tuỳ theo tuổi. Còn dùng dưới dạng viên, cồn thuốc, nước sắc.

Thành phần hoá học: Các glycosid tim: trong đó có digitoxin (0,15-0,79g/kg lá khô), gitoxin (0,1-0,7g/kg lá khô) và gitalin, girorin, girotin... Còn có tanin, inositol, luteolin và nhiều acid và chất béo.

Diginatigenin Diginorgin

Diginatigenin Digitoxigenin

Page 10: glucozit tim

Tên khoa học: Strophanthus

Họ: trúc đào (Apocynaceae)

Nguồn gốc: chủ yếu ở khu vực châu Phi nhiệt đới, trải dài tới Nam Phi, với chỉ một vài loài ở châu Á, từ miền nam Ấn Độ tới Philippines và miền nam Trung Quốc. Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp strophos anthos, "hoa dây xoắn" do các đoạn giống như sợi chỉ xoắn và dài của tràng hoa, với một loài (S. preussii) có các sợi này dài tới 30-35 cm.

Chi này bao gồm các loại dây leo, cây bụi và cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc đối hay mọc vòng, dạng lá đơn hình mũi mác rộng bản, dài 2-20 cm, với mép lá nhẵn.

Một vài bộ lạc ở châu Phi sử dụng Strophanthus làm thành phần cơ bản trong các loại thuốc độc để tẩm vào đầu mũi tên.

Mô tả: Cây đứng hay dây leo có mủ trong. Thân tròn có nhiều lỗ bì. Lá to, thuôn ngọn giáo hay thuôn bầu dục, có mũi hay gần nhọn ở đỉnh, thành góc ở gốc, hơi dai, dài 12-32cm, rộng 4-7cm. Hoa đỏ, thành xim ở ngọn, dài 4-5cm. Lá đài nhọn, cánh hoa dài. Quả đại 2, rất to dài 18-22cm, rộng 2,5cm ở gốc. Hạt nhiều, dài 1,75cm, rộng 6mm, có lông mào dài 3,5cm màu trắng.

Ra hoa tháng 8-12, có quả tháng 12.

Bộ phận dùng: Hạt và nhựa - Semen et Latex Strophanthi Caudati.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông dương mọc hoang ở vùng núi từ Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, đến Gia Lai. Thu nhựa cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Cũng như Sừng dê; có tác dụng cường tâm, lợi niệu, tiêu thũng.

Công dụng: Hạt là nguyên liệu chế strophathin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Nhựa có độc, thường dùng trộn lẫn với nhựa cây Sui để làm thuốc bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Ở Campuchia, nhựa được dùng trong Y học dân gian làm thuốc hạ nhiệt.

Tác dụng: Theo chỉ định thông thường, loại thuốc này tác động lên tim trước khi có ảnh hưởng tới các cơ quan hay mô khác. Hiện tại, người ta vẫn chưa thấy tác động phụ nào khác. Nó được sử dụng để sản xuất thuốc Ouabain, được chỉ định dùng như là thuốc kích thích tim mạch nhằm điều trị suy tim ứ huyết, và nó

Page 12: glucozit tim

4. Linh lan

Tên khoa học : Convallaria majali

Họ : Ruscaceae

Nguồn gốc: nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đớn mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. hoa này trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady's tears (Nước mắt của Mẹ) do, theo một truyền thuyết, từ những giọt nước mắt của Eva rơi xuống, khi bị đuổi ra khỏi thiên đàng, đã trở thành hoa linh lan.

Mô tả: Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày đặt nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo rất nhiều chồi mỗi mua xuân. Thân cây cao tới 15-30 cm, với hai lá dài 10-25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5-10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5-7 mm. Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.

Thành phần: khoảng 40 glycozit tim được xác định có nguồn gốc từ 9 genins. Những glycozit chinh bao gồm convallatoxin (4-40%), convalloside (4-24%), convallatoxol (10-20%), desglucocheirotoxin (3-15%) and lokundjoside (1-25%).

Dược động học: nồng độ pha loãng 1:1000 trong đó chỉ chứa tối đa 0,1% nguyên liệu thực vật ban đầu. Linh lan dùng để chống lại sự rối loạn chức năng tim. Tiêu

Page 13: glucozit tim

chuẩn hóa là thuốc bột chỉ chứa 0,2-0,3% các glucoszit tim và được điểu chỉnh để hoạt động dược lý tương tương với 0,2% convallatoxin. Liều lượng trung bình hằng ngày là 0,6g bột thuốc tương ứng với 1,2 -1,8mg glucozit tim. Cơ thể người chỉ hấp thụ khoảng 10% liều dùng của Convallatoxin. Thí nghiệm trên động vật cho thấy nồng độ cao nhất trong thận (7.4mg/kg), cơ (6,6mg/kg) và gan( 4,4mg/kg). Convallaria được bài tiết chủ yếu trong nước tiểu và phân. Với tổng liều ở người được bài tiết trong vòng 2 ngày.

Công dụng: . Linh lan dùng để chống lại sự rối loạn chức năng tim

5. Trúc đào

Tên khoa học: Nerium Oleander

Phân họ: Apocynoideae

Nguồn gốc: Nó là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Morocco và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô.

Mô tả: Nó cao tới 2-6 m, với các cành mọc gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dầy và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5-21 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5-5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì hoa trúc đào có

Page 14: glucozit tim

hương thơm. Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 5-23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.

Thành phần: leandroside, kaneroside, neriaside, nerigoside, neriu-moside, neridiginoside, nerizoside, neritaloside, proceragenin, neridienone A, cardenolides…

Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây.

Công dụng dụng : có tác dụng tốt đến van tim, làm giảm hiện tượng nhồi máu cơ tim, ngăn chặn phù nề và giảm hiện tượng khó thở.

Công thức hóa học