Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

15

description

 

Transcript of Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

Page 1: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay
Page 2: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

Giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt ngày nay (Kỳ I) - Mạn đàm về Tiếng Việt thời đương đại

(ThanhtraVietnam) - “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa...” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng)

“...Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ...” 

(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

Trải qua quá trình phát triển nền văn hóa, Tiếng Việt hình thành, ngày càng phát triển và đến nay đã trở thành một ngôn ngữ giàu, đẹp, phong phú và độc đáo. Có thể nói trong khoảng 20 năm trở lại đây, vốn từ vựng Tiếng Việt đã tăng lên đáng kể so với trước kia. Hiện tượng những từ “mới”, từ “lạ”, từ “sinh động” xuất hiện ngày một nhiều và đó chính là sự sáng tạo, làm giàu thêm vốn ngôn ngữ. Điều này là một hiện tượng phát triển hết sức tự nhiên và bình thường trong tiến trình phát triển của nước ta, xã hội nên chấp nhận và không nên chối bỏ.Về mặt tích cực thì sự gia tăng ngôn từ Tiếng Việt đã đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp, giao thoa, hội nhập trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa học…, góp phần điều hành xã hội nói chung giữa nội bộ cộng đồng người Việt và giữa Việt Nam và cộng đồng Quốc tế. Không thể phủ nhận rằng có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Ví dụ: ngân hàng đề thi, toàn cầu hóa, tăng trưởng nóng, thương mại ảo, sàn giao dịch chứng khoán, sàn bất động sản, bệnh viện máy tính, thế hệ tuổi teen, siêu tốc, công tư  hợp doanh,...

Page 3: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.”. (Nhà văn Đặng Thai Mai)

Tuy nhiên, theo quy luật tự nhiên, bất biến thì cái mới chưa hẳn bao giờ cũng là cái tích cực, và cái lạ chưa hẳn đã là cái hay. Thật vậy, song hành cùng sự phát triển ngày càng phong phú, đa dạng thì Tiếng Việt thời gian gần đây cũng dần trở nên “biến dạng”. Cùng với những tác động trực tiếp và gián tiếp nhất là trong giai đoạn phát triển, bình đẳng, hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, Tiếng Việt ngày càng bị “xâm hại”, bị “bóp méo”, bị “biến tướng” một cách đáng sợ và “nguy cơ khủng hoảng Tiếng Việt” là điều khó tránh nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời. Theo quan điểm của một số chuyên gia, Tiếng Việt hiện đại cần phải được thống nhất lại, định hướng theo khuynh hướng đại chúng và tích cực.

Vì lẽ đó, đã từ lâu khẩu hiệu “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục, cùng các văn sĩ, trí thức, tao nhân, mặc khách cũng như mọi tầng lớp nhân dân cả nước hết mực quan tâm. Có thể nói, việc giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, góp phần thể hiện ý thức và tình cảm đối với tổ quốc, đất nước, văn hóa và dân tộc Việt Nam.

Một vài điểm nhấn nguyên nhân gây nên sự thiếu trong sáng, thiếu chuẩn mực góp phần tạo nên sự “tạp nhiễu hỗn loạn” trong Tiếng Việt hiện nay

1. Một số bộ phận nhân dân còn thiếu trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt còn yếu, kèm theo sự dễ dãi, vô nguyên tắc trong sử dụng ngôn ngữ, lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt xô bồ, đôi khi chỉ với mục đích gây “ấn tượng”, “giật gân”, “sốc”... mà quên hẳn cách diễn đạt trong sáng, lành mạnh của Tiếng Việt.

2. Trong nhà trường, học sinh, sinh viên (kể cả người Việt / Kinh và người dân tộc) nói, viết Tiếng Việt nhiều khi còn sai về chính tả, về cách dùng từ ngữ, về ngữ pháp. Đây là một điều mà chúng ta khó có thể chấp nhận,

bởi việc giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt của chúng ta cốt yếu là nhằm vào trường học, lấy học sinh, sinh viên làm gốc, phải làm sao cho học sinh, sinh viên nói tốt và viết tốt Tiếng Việt. 

Page 4: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

Sự sai khó

tin trong sách tập

viết.

Ảnh

Internet

3. Trong đời sống xã hội, có thể nhận định chung rằng:

- Lỗi chính tả chữ viết là tình trạng khá phổ biến, không thống nhất, cách dùng từ ngữ sai, ví dụ: “i” - “y”, “cảm ơn” - “cám ơn”... rồi không viết hoa các danh từ riêng, hoặc viết hoa không đúng quy cách...

- Tình trạng nói, phát âm ngọng, viết ngọng, viết sai còn tồn tại khá nhiều như: “l” - “n”, “p” - “b”, “r” - “d” - “gi”, “tr” - “ch”, “s” - “x”... Ví dụ: nòng nợn nuộc (lòng lợn luộc); dổ, dá (rổ, rá); chân trọng (trân trọng)... cùng những câu nói tục, chửi bậy, thiếu văn hóa vẫn tồn tại khá nhiều trong xã hội.

- Việc nói, viết sai về âm, về chính tả, ngữ pháp kiểu “không đầu - chẳng đuôi”, “thiếu trước - hụt sau”, vô nghĩa... cũng thường xuyên bắt gặp trong xã hội.

- Thể thức viết tắt một cách tùy tiện xuất hiện ở nhiều nơi, như: trên đường phố, trong cơ quan, trường học, trong văn bản, sách báo, tạp chí, truyền hình... nhiều khi như “đánh đố” và làm “lệch” mục đích truyền tải thông

Page 5: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

tin (vì nhận thức khác nhau nên không phải ai cũng có thể hiểu được ý định của tác giả). Chúng ta sẽ cùng nhau luận bàn về chuyên đề VIẾT TẮT kỹ hơn ở phần sau.

4. Đối với ngôn ngữ, chữ viết thời @ hay còn gọi là Tiếng Việt tuổi “teen” (Tiếng Anh: độ tuổi từ 13 - 19), rồi thế hệ 8X, 9X... (sinh vào thập niên 80, 90...) thì còn nghiêm trọng hơn bao giờ hết, hãy cùng xem xét thế hệ tương lai của đất nước cải tiến và sử dụng Tiếng Việt ra sao:

- Tiếng Việt không dấu: Đây là kiểu viết thường gặp thời hiện đại trong một thời gian khá dài do ảnh hưởng của công nghệ thông tin, của điện thoại di động thời kỳ đầu chỉ có tiếng nước ngoài nên khi “chat” (Tán gẫu, nói chuyện phiếm. Anh ngữ), hay nhắn tin (SMS) đều không thể hiện được dấu Tiếng Việt. Mặc dù ngày nay đã được trang bị phần mềm Tiếng Việt đối với các dịch vụ kiểu này, nhưng Tiếng Việt không dấu vẫn tồn tại do thói quen cố hữu. Đối với những người đã hiểu rõ về nhau và thường xuyên trao đổi theo thể thức này thì không

vấn đề gì, nhưng thật khủng khiếp nếu người lạ giao thiệp và hiểu sai về nó. Ví dụ: “EM DANG O TRUONG”, hay “EM THAT DAM DANG”...

- Tiếng Việt “biến dạng”: Là thể loại ưa thích của giới trẻ hiện nay với hình thức đa dạng và phong phú đến ngạc nhiên khiến các nhà chuyên môn phải “toát mồ hôi hột” về sự siêu tưởng. Ví dụ về sự chuyển hóa: O* = ơ, ^ = dấu “mũ” (a^), ' = dấu sắc (le'm = lắm), ` = dấu huyền (pu`n = buồn), ? = dấu hỏi (h0j? = hỏi), ru`i/ru`j /roài/o`j/o^j` = rồi, k/hông/hem/hun = không, bít/bi't/bj't/pj't = biết, mí = mấy, wa' = quá, wen = quen, we^n = quên, iu = yêu, lun = luôn, bu`n/pu`n = buồn, hun = hôn, U = bạn, mày... Hay một số “thành tựu” điển hình mang đầy tính “sáng tạo trí tuệ” như: 3 = e, m = em, j = i, 9 = g, 0 = o, k = c, p = b... Ví dụ: “Tau pu`n ngu? We'” - “Bj't o^j, me`j mep nhu weo hem bik seo pu`n ngu? wei zj?”, hay “Ca'j rj` da'j?, “Po' taj.com”... Thậm chí một số “nhà phát minh” còn sử dụng số tương ứng với các ký tự trên phím điện thoại di động để thể hiện (ví dụ: 293 = Anh yêu em, 920? = yêu anh không?...).

Ta thử dịch câu “Thế là cậu không biết rồi, hy hy” thì sẽ thấy sự nực cười đầy đau xót cho ngôn ngữ tuổi teen: “Th3 l4 k4u h3m pjt r04j, hyhy” (chưa kể một số cách viết khác còn mới lạ hơn nhiều). Đây là ngôn ngữ của người Việt Nam ư? - Thế thì đã sao nào? Mỗi thời mỗi khác, có gì đâu mà lạ?... Đến đây thì không còn là ngôn ngữ nữa mà thực chất chỉ là một tập hợp ô hợp, hỗn độn những con chữ, con số, những ký tự vô tri, vô giác và vô giá trị.

Nhưng ngay cả những chữ viết kiểu “rác thải”, “phế liệu” hay “phế thải” như vậy rồi mà Tiếng Việt chính thống nào đã được buông tha vì đối với các nhà sáng tạo “thiên tài @” thì những “biến dạng” thủa sơ khai kia chưa thấm vào đâu. Và đây, một lần nữa những bộ não “bác học” lại tiếp tục đào sâu suy nghĩ để phát minh những “thành tựu” về ngôn ngữ, chữ viết mang tính “độc chiêu”, “quái đản” hơn nữa. Hãy cùng nghiên cứu: Cl = a; 4 = A; I3 = B; I) = D; +) = Đ; (+ = G; +l hoặc I+I, hoặc ]+[, hoặc ]-[ = h; j hoặc ] hoặc l = i,   I< hoặc ]< =k, ]_ = l; /\/\ = M, ^^ = m; ]\[ = N/n; @ = ã; º[ = q; ]º = p, Pv hoặc Pi = R/r, + = t,...v.v… thì mới được coi là “đẳng cấp”, “hoành tráng”, “sành điệu”, “xì tin”, “biết chơi”… Nếu viết như vậy thì câu trên có thể sẽ là: “††|é ]_à ßạ]\[ ]<†|ô]\[(¬ ß]ế† Pvồ], †|]†|]” ...v.v... Đến nước này, thì những nhà ngôn ngữ học, ký tượng học cho dù có là giáo sư, tiến sĩ hay đã từng đoạt giải Nô-Ben thì cũng phải “ngả mũ thán phục”, cất hết bằng cấp, bỏ lại các công trình nghiên cứu dở dang mà vội vã “trở về bản quán” để học lại từ đầu.

Nhưng đó chưa phải giới hạn cuối cùng trong dòng chảy của ngôn ngữ @ (vì giới trẻ luôn thích làm mới mọi việc, trừ học hành, tư duy, kiến thức, văn hóa...), nhờ các ký tự của yahoo, giờ đây lứa tuổi @ thường tán gẫu (chat), hay nhắn tin (SMS) với nhau thông qua các ký hiệu biểu tượng (emoticons), nhưng là các ký hiệu đánh máy và thậm chí còn sáng tạo thêm những ký hiệu tương tự  như: :( -> buồn; :(( -> khóc;   :) -> cười; :))))) -> rất buồn cười; =.= -> mệt mỏi;  =.===== -> rất mệt, !  -> cau có; :x  -> yêu; :* -> hôn, v.v. để pha trộn vào Tiếng Việt hiện đại cho thêm phần sinh động.

Page 6: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

Thêm vào đó là các từ ngữ, thành ngữ như:  chuối hay chuối củ = dở hơi, khó nhằn, khoai = khó, phở = đẹp đẽ, ngon lành, điên đảo = cực kì, vãi = kinh khủng, hack = siêu, hic = buồn, haha = vui, kekeke = cười, chém hoặc chém gió = phét, bịa, ba hoa,, sặc = tệ, chuẩn me = đúng rồi; hay “buồn như con chuồn chuồn”, “chán như con gián”, “ngoan như con ngan”, “hoành tá tràng”, “nóng máy, cháy buzi”, “vãi lúa”, “vãi chưởng”, “vãi luyện”, “chuẩn ca-la tuẩn”... Và sáng tạo hơn nữa khi những câu thành ngữ, tục ngữ, dân ca truyền thống được cải biên, thậm chí còn tự sáng tác theo kiểu “méo mó, xẹo xọ” nhưng “ác chiến” ở tầm đẳng cấp cao hơn được tổng hợp và đưa vào cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” thì “hết chỗ” để nói, “thôi rồi lượm ơi” và đúng là  “pó-tay.net”.

Người lớn chúng ta hẳn sẽ cảm thấy tức giận vì bỗng dưng trở thành “mù chữ” khi tình cờ phát hiện được sản phẩm của thế hệ tuổi teen này từ các tin nhắn (SMS), hay nội dung “chat chít” trên Internet, hay các tin nhắn trong chương trình ca nhạc tương tác phát sóng trên kênh của một đài truyền hình ...

Còn rất nhiều ví dụ mà nếu đưa ra trong bài viết này thì nhiều bậc tiền bối, các nhà chuyên môn, hay các bậc phụ huynh nếu không “cúi đầu chào thua” hay“giật mình ngã bổ chửng” bởi những “đứa con tinh thần” của dân tộc thì chí ít sẽ phải quyết định việc đầu tiên cần làm là đi học lại các bài đánh vần “i tờ”. Bởi lẽ, Tiếng Việt kiểu này hay trong phút ngẫu hứng của “thế hệ tương lai” mà “nâng cấp độ” bằng cách pha trộn kiểu “hổ lốn”, “bún/miến trộn” hay “tả-pí-lù” tất cả các trường phái lại thì có lẽ còn “khoai” (khó) hơn cả ngôn ngữ của người cổ đại hay của người hành tinh khác.

5. Tây hóa ngôn ngữ tiếng Việt

“Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng”, “Tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta” nhưng “Có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài” (Lời Hồ Chủ tịch).

Trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử, với nhiều mốc vàng son trong công cuộc bảo vệ văn hóa, chống lại sự đồng hóa, diệt chủng, thay đổi văn hóa và ngôn ngữ, trong giai đoạn kinh tế thị trường thời mở cửa, hội nhập với thế giới hiện nay thì Tiếng Việt lại tiếp tục được phát triển và làm giàu. Có những ngành khoa học

Page 7: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

được bổ sung hàng loạt thuật ngữ chuyên ngành mới rất đẹp và tinh tế, tuy đôi khi để đảm bảo tính chính xác khoa học chỉ có cách chấp nhận để nguyên dạng; Có những khái niệm một thời đã được dịch thuần Việt một cách gượng ép, nhưng rồi lại đành phải quay về nguyên ngữ mới hiểu chính xác, nếu không thì có khi một từ phải diễn giải hàng trang giấy mà vẫn chưa thể hiểu thấu đáo; Cùng một số từ, cụm từ viết tắt Tiếng Anh phổ biến toàn cầu mà chúng ta không cần thay đổi. Ví dụ: nicotine, hormon, virus, stress, mạng LAN (Local Area Network), VLAN (Virtual Local Area Network), Sim (Subscriber Identity Module), Wifi (Wireless Fidelity),...

Bên cạnh sự điểm tô, làm giàu Tiếng Việt nêu trên thì điều đáng lo ngại hơn cả lại chính là tình trạng sử dụng ngôn ngữ, từ ngữ nước ngoài để pha vào Tiếng Việt một cách rất tùy tiện và lạm dụng đến mức báo động đỏ.

Văn hóa thế giới nói chung và phương Tây nói riêng du nhập vào nước ta rất nhanh qua Internet, qua các phương tiện truyền thông, hay thông qua học hỏi, du lịch, giao thiệp... Thế là bất ngờ trong xã hội xuất hiện một số bộ phận, đặc biệt là giới trẻ, đã tự quyết định vận dụng, áp dụng ngôn ngữ “Tây” (thường là Tiếng Anh) pha trộn với Tiếng Việt, kiểu “bia kèm lạc”, hay “bánh mỳ kẹp thịt” để thay hẳn cho tiếng mẹ đẻ (!?!?). Nếu có thể cười, cho dù là mai mỉa, đau xót, thì có ai không cười thì đọc mấy cái dòng “bán Tây, bán Ta” như: “Hi! Mình là …... rất happy được làm wen với everybody. Mình đang study ở University. Now, mình đang cope up with mấy plan học rất killer. But mình believe với capacity của bản thân, every things rồi sẽ ok”; Phát âm chuẩn, viết đúng còn khó chịu chứ nếu kiểu sau đây thì, thôi rồi: “Mai nàm tí “pích lích” (picnic) nhỉ” - “OK có gì “cần phơm” (confirm) nại sau”;...

Còn nữa, những thứ tiếng “pha tạp” mang tính sáng tạo, hài hước nếu được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, nhưng đôi khi lại thành “cái gai trong tai” người Việt khi được sử dụng trong những thời điểm không thích hợp như: “Ai-Sờ-Ti” (Ice Tea),“Nâu-Sờ-Ta-Gue” (No-Star-Where),,...

Thật ra trong thực tế còn nhiều tình huống “dở khóc - dở cười” hơn nữa! Nhiều khi sự pha trộn Việt ít, Tây nhiều (mà chắc gì đã là Tây “xịn”) khiến những người “ít học” như chúng ta chẳng thể hiểu nó là cái thể loại

“mô-tê” hay “đầu cua tai nheo” gì nữa. Sự lạm dụng quá mức Tiếng Tây hay Tiếng Anh này không chỉ bắt gặp ở những du học sinh muốn thể hiện đẳng cấp, trình độ học vấn mang từ “ngoại quốc”, từ “bển” về mà nhiều khi còn xuất hiện ở các đối tượng thích thể hiện cho bằng anh, bằng chị, bằng em. Đau khổ hơn nữa là cả những tầng lớp coi ngoại ngữ là “ngại nghĩ”, sử dụng tiếng Việt “còn chưa thõi” nhưng thích đua đòi, thích thể hiện cho “Cô-tếch-oai” đã sử dụng cái thứ Tiếng Việt “ngoại lai” trộn với thứ Tiếng Tây “giả cầy” như một mớ “bòng bong” để đánh bóng thì đây đúng gọi là thảm họa lớn cho Tiếng Việt.

Bên cạnh đó, việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển hiệu cửa hàng, tên công ty, khách sạn, trường học... được viết bằng chữ nước ngoài, nhiều khi không kèm Tiếng Việt; Rồi nắm bắt tâm lý sính ngoại của một số tầng lớp người dân nên rất nhiều doanh nghiệp triệt để khai thác tên thương hiệu, tên doanh nghiệp, vỏ bao bì, mác nhãn... cũng là một nét tạo sự phong phú cho Tiếng Việt thời hiện đại và mang lại sự nhức nhối cho cộng đồng người Việt không mấy rành tiếng Tây kiểu này.

Ở nước ngoài viết tắt trong tiếng Anh thường rất lành mạnh, đáng yêu với mục đích giản tiện trong văn viết và làm phong phú thêm ngôn ngữ. Ví dụ: ASAP (As Soon As Possible), ATB (All The Best), ATM (At The Moment / Automatic Teller Machiner), ATTN (Attention), BB (Bye Bye), BBN (Bye Bye Now), BBS (Be Back Soon), BF (Boyfriend), 2U (to You), 4U (For You), IOU (I Love You)... v.v.

Thế nhưng ở Việt Nam, viết tắt trộn Tiếng Anh kiểu “chẳng giống ai” mang tính sáng tạo đầy cẩu thả, tùy tiện, và đánh đố, chẳng hạn như: “2!” (Hi! - xin chào) hay “bút rồi sao không trả lời?” (Buzz - trong yahoo messenger)... thì quả thật đây chính là loại Tiếng Việt - Anh “đỉnh của các loại đỉnh”.

Page 8: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

Quả là đau xót, như Lưu Quang Vũ từng thổn thức:

“... Ôi tiếng Việt suối đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...” (Trích bài thơ Tiếng Việt).

Tóm lại, để Tiếng Việt không ngày bị mai một “Toàn dân, toàn cộng đồng hãy cùng chung tay giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt khi chưa quá muộn”.

Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (Kỳ II): Lạm dụng viết tắt trong Tiếng Việt

(ThanhtraVietnam) - Theo Từ điển bách khoa Việt Nam năm 2002, “Chữ viết là hệ thông ki hiệu thi giác ghi lại lời nói, cho phep dung văn bản để truyền thông tin ngôn ngữ đi trong không gian và lưu giữ trong thời gian” Như vậy, chữ viết chinh là một phần của ngôn ngữ, thể hiện tư duy, suy nghĩ, lời nói... của con người dưới dạng ký tự, ký hiệu. Hay nói ngắn gọn hơn “Chữ viết là đại diện của lời nói”.Với tư tưởng cấp tiến hiện nay, trong công cuộc “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” thì chữ viết càng cần phải được chú trọng, trau chuốt, làm đẹp hơn bao giờ hết để xứng tầm với ngôn ngữ Tiếng Việt đã và đang được quan tâm gìn giữ.

Xét về khía cạnh thời gian thì bề dày lịch sử của chữ Việt (Quốc Ngữ) chưa đáng là bao, nhưng nếu xét về khía cạnh ý nghĩa thì nó mang một trọng trách vô cùng lớn lao, thể hiện những bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc với hơn 4.000 năm lịch sử. Như vậy, có thể coi chữ Việt là một tài sản vô giá của dân tộc Việt, vừa góp phần truyền tải thông tin một cách đầy đủ, phong phú, đẹp đẽ và thể hiện được những quan điểm của dân tộc, vừa góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, tinh thần hay nói rộng hơn là chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội và tư tưởng của toàn dân Việt Nam.

Page 9: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

Hãy thử tưởng tượng, Việt Nam sẽ ra sao nếu không có chữ viết riêng??? Có lẽ theo thông lệ thì chỉ có nước thuộc địa mới như vậy.

Trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực thi đua, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, tạo đà cho phong trào “sống, học tập và làm việc theo gương Hồ Chủ tịch”, thì việc noi gương Bác trong việc viết đúng Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện.

Thế nhưng, ngày nay tình trạng viết tắt Tiếng Việt xuất hiện tràn lan, tùy tiện, có thể nói viết tắt đã len lỏi đến tận “hang cùng, ngõ hẻm” trong xã hội và dần dần theo cách tự nhiên nó tự do đi vào nhãn quan, tiềm thức của mọi người như một lẽ đương nhiên và mọi người đều phải chấp nhận, cho dù nhiều khi có thể là khiên cưỡng, bởi đơn giản là độc giả không có sự lựa chọn nào khác.

Việc viết tắt phổ biến tự do, rộng rãi mọi nơi xem ra có vẻ mọi người vẫn hiểu đấy thôi, có ai phản đối đâu.

Nhưng không hẳn vậy, nếu đi sâu vào xem xét, mổ xẻ vấn đề một cách nghiêm túc thì đây có thể coi là vấn đề không đơn giản mà cần được giải quyết thấu đáo.

Mấy ai trong chúng ta không một lần nhìn thấy những cụm từ viết tắt LTS, KCS, MC, PR mới nghe qua tưởng chừng như đơn giản vì thường xuyên gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấy vậy mà khi được hỏi nghĩa chính xác của nó thì khá nhiều độc giả bị đẩy vào thế “hiểu qua loa - phường” cho xong chuyện...

Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình nhưng đã cho chúng ta thấy sự hiểm nguy của viết tắt. Vậy, nên chăng, chúng ta cần thận trọng xem xét cụ thể về vấn đề này, nếu quy chiếu theo nguyên tắc về “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” thì hết sức cân nhắc khi viết tắt và “chỉ viết tắt khi thật cần thiết” nhưng phải được “chú thích rõ ràng”.

Thế nhưng, hỡi ôi! Hãy thử xem qua một vài trường hợp và cùng nhau nghiên cứu, ngõ hầu giải tỏa tâm lý của độc giả, khi phải đối mặt thường xuyên với những từ, cụm từ viết tắt mà chắc hẳn không phải ai cũng đủ trình độ, nhận thức và đồng cảm với tác giả để có thể hiểu thấu đáo nghĩa của nó.

Thực trạng1. Trong xã hội: Dạo qua một vòng tại các Thành phố lớn, ta có thể thấy viết tắt xuất hiện nơi nơi, từ băng rôn, khẩu hiệu tới tên cơ quan, trường học, công ty, nhà máy, biển chỉ dẫn, sân bay, nhà ga, bến xe... Ví dụ: TP., Q., XHCN, CP, TNHH, THCS, THPT...

2. Trên phương tiện thông tin đại chúng: Việc viết tắt trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thông, báo chí thì còn đa dạng hơn nữa. Có thể khẳng định, hiện nay không mấy tờ báo, tạp chí, đặc san, cuốn sách nào mà không có hiện tượng viết tắt, chỉ ít hay nhiều, có chú giải hay không mà thôi, rồi ngay cả trên truyền hình, viết tắt cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

3. Trong văn bản pháp quy: Do mang tính pháp lý nên viết tắt trong văn bản không nhiều như trong xã hội và trên phương tiện thông tin đại chúng nhưng không phải là không có, đặc biệt là tên các Bộ, các Sở, Ban, ngành chức năng thường xuyên được viết tắt. Mặt khác lại không có tiêu chuẩn, quy định viết tắt thành ra nhiều khi gây khó khăn cho người đọc. Ví dụ: Ban QLDA - BQL dự án, Tổng Cty - TCty - TCT, Tổng GĐ - TGĐ, Phó TGĐ - PTGĐ...

4. Trong trường học: Việc viết tắt ở trường học bắt đầu từ cổng trường (THCS, THPT...) và trong sách giáo khoa (ví dụ: SGK), thì viết tắt ở trong trường, trên lớp, ở vở của học sinh, sinh viên là đương nhiên.

Page 10: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

5. Trong đời sống: Các tác nhân trên tác động khá nhiều tới viết tắt trong đời sống của dân chúng. Đối với những văn bản không quan trọng, thì viết tắt giải quyết vấn đề về thời gian và là một bộ phận góp phần làm cho Tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng. Nhưng nếu là văn bản quan trọng (ví dụ: Đơn xin vào Đảng) thì viết tắt lại là điều không thể chấp nhận được.

Hậu quảXét cho cùng, vấn đề nào cũng có 2 mặt của nó: ưu điểm và nhược điểm, tốt và không tốt. Nhưng nếu muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thì điều quan trọng đầu tiên nên chăng là hạn chế tối đa viết tắt, chỉ viết tắt khi không còn sự lựa chọn (ví dụ: tên của các tổ chức, cơ quan...) nhưng phải được chú thích, chú giải rõ ràng.

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” (Hồ Chủ tịch)

Hiểu theo nghĩa hẹp, trong ngữ pháp Việt Nam, nếu chỉ đảo từ, đảo vị trí, thiếu sót, lỗi chính tả... là câu văn đó đã mang ý nghĩa khác hẳn rồi, nếu nhầm dấu của từ thì tệ hại không kém. Trong khi viết tắt đúng có thể làm cho độc giả không hiểu, hoặc hiểu nhầm ý của tác giả, thậm chí gây ức chế cho người đọc thì viết tắt sai lỗi chính tả, hậu quả sẽ lớn đến nhường nào?

Vậy thì viết tắt để làm gì? Chắc là một hình thức tiết kiệm thời gian, tiết kiệm bút, giấy, mực... gì đó? - Thiết nghĩ là không đúng, vì viết tắt nào có tiết kiệm được bao nhiêu.

Nếu như không may, trong một câu có một vài từ sai lỗi chính tả thì người đọc vẫn có thể suy luận được, còn nếu viết tắt mà nhầm hoặc sai thì đúng là “thảm họa” cho cả tác giả lẫn người cảm thụ, rồi sau đó lại phải đính chính, xin lỗi thì tiết kiệm hay là phiền toái?.

Một số ví dụ về viết tắt dễ gây nhầm lẫn, nếu viết đúng người đọc luận để hiểu đã khó huống hồ sai lỗi chính tả thì???: KTX, KCS, KCX, KCN, PCLB, UBPCLBTƯ, PCCN, PCCC... Rồi LĐLĐVN, Hội LHVHNT, Hội LHTNVN, Hội LHPNVN, Hội NTTSNL, UBTVQH, UBMTTQ, BCHQS, BHXH, CTCP, TTX, ĐHCĐ...v.v...

Page 11: Giữ gìn sự trong sáng tiếng việt ngày nay

Đó là chưa kể tới có nhiều nội dung mang tính chính trị, trọng đại, quốc gia, dân tộc, trang trọng... vẫn thường xuyên được giới truyền thông áp dụng như: VN, QH, TT, HCM, VPCT nước, VPCP, TƯ Đảng, Đảng CSVN, Đoàn TNCS HCM, CHXHCN, CHDCND, HĐND, UBND, TP.HCM, TP.HN... rồi tên các cơ quan đầu não, các Bộ, ngành, Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện, Phường... v.v...

Ngoài ra còn nhiều sự bất cập do sự hiểu nhầm không mong muốn chỉ vì lý do viết tắt tùy tiện và vì không có quy chuẩn. Ví dụ: CP (Chính phủ - Cổ phần), BCH (Ban chấp hành - Bộ chỉ huy), ĐV (Đảng viên - Đoàn viên - Đơn vị...), KT (Kinh tế - Kỹ thuật), TC (Tài chính - Tổ chức), TT (Trung tâm - Thông tin)...

Với sự lan tỏa rộng rãi, viết tắt tìm được một “tiềm năng bỏ ngỏ”, một “bến đỗ” mới nên đã chuyển mình và “nhảy vọt” sang hẳn sang Tiếng Anh hay Tiếng nước ngoài thì quả thật nhiều khi thành “hiểm họa” cho người đọc. Nếu mở một cuộc điều tra, khảo sát thí điểm về ý nghĩa chính xác của những từ, cụm từ viết tắt bằng tiếng Anh, hay tiếng nước ngoài vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì tin rằng số người hiểu biết chiếm một tỷ lệ khá “khiêm tốn”. Ví dụ những từ đơn giản thường gặp: MC, PR, WTO, ASIA, ASEAN, EU, NATO, UNICEF, EVN, PVN, VFF, VPF, WB, ADB, ODA, JBIC, JICA, PCI, TEDI, PMU, PETROLIMEX, CIENCO, MB, BIDV, CPI, GDP, FAO, FBI, CIA, AFP, SIDA, UNDP, APEC, OPEC, DOC, COC...

Thay cho lời kết: Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, lời nói. Chức năng chính của chữ viết là đại diện cho lời nói nhằm truyền tải và lưu giữ thông tin, tư duy của con người. Vậy, nếu chữ viết nói chung và viết tắt nói riêng mà để người đọc phải suy luận, cố gắng để hiểu, hoặc hiểu nhầm hay nhiều khi không thể hiểu được nội dung, ý nghĩa cần truyền tải, ý định của tác giả thì nên chăng cần phải sớm thay đổi tư duy này nếu chúng ta còn muốn “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.

TẠ TÔN – MINH ĐỨC