GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã...

20
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số: MĐ 06 NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI VÂY Trình độ: cấp nghề

Transcript of GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã...

Page 1: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ

Mã số: MĐ 06

NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI VÂY

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể

được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và

tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh

doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 06

Page 3: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

2

LỜI GIỚI THIỆU

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nghề đánh bắt có hiệu quả kinh tế cao. Một

trong số đó phải kể đến nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây.

Dựa trên cơ sở Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải

Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản

miền Bắc biên soạn chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới

vây”. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của

nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu

phân tích công việc.

Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập

nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các

địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển:

1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển

2) Giáo trình mô đun Phát hiện và tập trung đàn cá

3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản

4) Giáo trình mô đun Bảo quản sản phẩm hải sản

5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản lưới

6) Giáo trình mô đun Thực hành an toàn lao động trên tàu cá

Giáo trình môn học An toàn lao động trên tàu cá, nội dung được phân bổ

giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm 4 bài:

Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu

Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá

Bài 3: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn

Bài 4: Thực hành an toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng

dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm

Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện

nghiên cứu Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi

cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của

các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường

Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ

Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo

các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật,

các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện

thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Page 4: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

3

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài

liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới

vây”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế

và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng

cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và

các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các

cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:

1. Phạm Sĩ Tấn (Chủ biên)

2. Đỗ Ngọc Thắng

3. Lê Văn Hướng

Page 5: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:................................................................................ 1

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2

MỤC LỤC ........................................................................................................... 4

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT……………………...7

Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu ......................... 9

A. Nội dung: ........................................................................................................ 9

1. Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ .................................................... 9

1.1. Quy tắc chung ............................................................................................................... 9

1.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các dụng cụ ............................... 10

2. Thực hành an toàn khi làm việc với các thiết bị điện .......................................... 11

2.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 11

2.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các thiết bị điện ....................... 12

3. Thực hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu………………………………….12

3.1. Thực hành an toàn khi sử dụng tời…………………………………..........12

3.2. Thực hành an toàn khi sử dụng cẩu………………………………………13

4. Thực hành an toàn khi di chuyển các vật nặng ...................................................... 14

4.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 14

4.2. Thực hiện công tác an toàn khi di chuyển các vật nặng .................................. 14

5. Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng ..................................................... 15

5.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 15

5.2. Thực hiện công tác an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng ................................. 15

6. Thực hành an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu ............................... 17

6.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 17

6.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu ............ 19

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 20

1. Câu hỏi: ............................................................................................................................ 20

2. Bài tập thực hành: ......................................................................................................... 20

C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 20

Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá ......... 21

A. Nội dung: ...................................................................................................... 21

1. Thực hành an toàn trong công tác phòng cháy ...................................................... 21

1.1. Những kiến thức cơ bản về cháy ........................................................................... 21

1.2. Các quy định về phòng cháy ................................................................................... 21

1.3. Thực hiện công tác an toàn trong phòng cháy trên tàu cá ............................... 22

2. Thực hành an toàn trong công tác chữa cháy trên tàu cá .................................... 23

2.1. Các thiết bị, dụng cụ chữa cháy được trang bị trên tàu cá .............................. 23

2.2. Quy tắc chung trong công tác chữa cháy trên tàu cá ........................................ 27

2.3. Thực hiện công tác an toàn trong chữa cháy trên tàu cá .................................. 27

Page 6: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

5

1. Câu hỏi: ............................................................................................................................ 35

2. Bài tập thực hành: ......................................................................................................... 35

C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 36

Bài 3: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn ........... 37

A. Nội dung: ...................................................................................................... 37

1. Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển .......................................... 37

1.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 37

1.2. Các thiết bị cứu sinh cá nhân trên tàu ................................................................... 37

1.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu người rơi xuống biển ................... 38

2. Thực hành an toàn trong công tác cứu thủng ......................................................... 41

2.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 41

2.2. Các dụng cụ cứu thủng và cách sử dụng .............................................................. 41

2.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu thủng ............................................... 43

3. Thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn ......................................... 44

3.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 44

3.2. Những nguyên nhân tàu bị mắc cạn ...................................................................... 44

3.3. Thực hiện công tác an toàn khi cứu tàu bị mắc cạn .......................................... 45

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 46

1. Câu hỏi: ............................................................................................................................ 46

2. Bài tập thực hành: ......................................................................................................... 47

C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 47

Bài 4: An toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây ..................................... 48

A. Nội dung: ...................................................................................................... 48

1. Thực hành an toàn khi thả lưới .................................................................................. 48

1.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 48

1.2. Thực hiện công tác an toàn khi thả lưới ............................................................... 48

2. Thực hành an toàn khi thu lưới .................................................................................. 49

2.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 49

2.2. Thực hiện công tác an toàn khi thu lưới............................................................... 50

3. Thực hành an toàn khi lấy cá ..................................................................................... 51

3.1. Quy tắc chung ............................................................................................................. 51

3.2. Thực hiện công tác an toàn khi lấy cá .................................................................. 51

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 52

1. Câu hỏi: ............................................................................................................................ 52

2. Bài tập thực hành: ......................................................................................................... 52

C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 52

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 53

I. Vị trí, tính chất mô đun: ............................................................................................... 53

II. Mục tiêu mô đun:.......................................................................................................... 53

III. Nội dung chính của mô đun: .................................................................................... 53

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành ................................................................ 54

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................................... 58

VI. Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 61

Page 7: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

6

Phụ lục 2: Quy định đánh dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại vùng

lộng và vùng khơi .............................................................................................. 64

Phụ lục 3: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ ..................................................... 66

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN

SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP............................74

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH

DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP...............................................................74

Page 8: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

7

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

VTĐ Vô tuyến điện

MĐ Mô đun

Page 9: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

8

MÔ ĐUN THỰC HÀNH

AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ

Mã mô đun: MĐ 06

Giới thiệu mô đun

Mục tiêu của mô đun là giúp học viên nắm rõ kiến thức và kĩ năng về công

tác an toàn khi làm việc trên boong tàu, về công tác an toàn trong phòng, chống

cháy trên tàu, trong khai thác thủy sản bằng lưới vây. Xử lý được các sự cố khi

có người rơi xuống biển, khi tàu bị thủng và khi tàu bị mắc cạn.

Mô đun gồm có 04 bài là: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên

boong tàu; Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá;

Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn; Thực hành an

toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây.

Thời lượng chung cho Mô đun này là 80 giờ, trong đó phần lý thuyết là 12

giờ, phần thực hành là 60 giờ và kiểm tra hết mô đun là 8 giờ.

Phương pháp học tập của Mô đun này chủ yếu là thực hành, giáo viên sau

khi hướng dẫn phần lý thuyết có liên quan, sẽ thực hành mẫu, học viên làm

theo cho đến khi đạt yêu cầu của bài thực hành.

Việc đánh giá kết quả học tập chủ yếu căn cứ trên kết quả thực hành của

học viên qua các bài thực hành trong Mô đun. Gồm có hai tiêu chí đánh giá: đạt

khi học viên thực hiện được các bài thực hành theo quy định, không đạt khi học

viên không thực hiện được các bài thực hành theo quy định.

Page 10: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

9

Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu

Mã bài: MĐ06-01

Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động khi làm việc

trên boong tàu.

- Thực hành được an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị

điện.

- Thực hành được an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên

cao và ngoài mạn tàu.

A. Nội dung:

1. Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ

1.1. Quy tắc chung

- Dây thừng

Dây thừng thường có trong các bộ phận ngư cụ, trong bộ phận liên kết hệ

thống lưới, tàu và trong hệ thống đảm bảo hàng hải. Dây thừng trong các bộ

phận ngư cụ chịu lực lớn, vì thế được chế tạo bằng nguyên liệu bền và đường

kính lớn. Tùy vào mục đích sử dụng mà dùng các loại dây thừng khác nhau.

Không để dây thừng dưới ánh nắng mặt trời, trên các nguồn phát nhiệt. Trong

quá trình làm việc, giữ cho dây thừng không bị dính bẩn.

Hình 6.1.1. Không để dây thừng dính

bẩn

Hình 6.1.2. Không để dây thừng dưới

ánh nắng mặt trời

- Cần cẩu

Cần cẩu được làm bằng gỗ tốt hoặc sắt, phải đảm bảo chắc chắn thuận tiện

cho quá trình làm việc. Cần cẩu được bố trí ở giữa boong tàu về phía mũi.

- Búa tay

Page 11: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

10

Cán búa phải làm bằng gỗ tốt, khô, dẻo không có vết nứt, thớ ngang. Tra

cán búa không để bị toét hoặc bị nứt dọc trục cán. Cán búa phải vuông góc với

trục búa.

- Đục

Đục phải dài đủ tay cầm, không để tòe đầu. Cán đục được làm bằng tre

hoặc cao su.

- Cờ lê

Không được sử dụng những cờ lê bị nhờn, có vết rạn nứt. Lúc vặn các đai

ốc phải đứng vững, cầm chặt. Làm trên cao, chỗ treo leo phải đề phòng ngã

hoặc cờ lê rơi xuống người phía dưới.

Dùng cờ lê tháo đai ốc bị gỉ lâu ngày phải thận trọng tránh làm vẹt đầu đai

ốc, trượt cờ lê gây tai nạn.

1.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các dụng cụ

- Dây thừng

+ Khi thu dây giềng rút bằng máy tời, tránh để dây giềng quấn vào tay.

+ Không được để dây thừng bị gấp khúc khi làm việc với ròng rọc.

+ Không gấp dây thừng lại vì sẽ làm dây nhanh bị hỏng.

Hình 6.1.3. Không để dây thừng gấp

khúc khi làm việc với ròng rọc

Hình 6.1.4. Không được gấp đôi dây

thừng

- Cần cẩu

Khi cẩu làm việc cần phân công nhiệm vụ cho mỗi người, tránh để xảy ra

tai nạn.

- Búa tay

Trước khi đánh búa phải kiểm tra đầu búa chêm đã chắc chưa, lỗ búa có

rạn nứt không, mặt búa có nguy cơ bị mẻ không. Cấm sử dụng các loại búa bị

Page 12: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

11

toét mặt và có vết rạn nứt. Sử dụng búa phải thích hợp với từng yêu cầu công

việc.

Trước khi đánh búa phải quan sát người xung quanh. Đối với các khu vực

hẹp có nhiều người sử dụng búa thì không được đứng đối diện nhau. Khi đánh

búa cấm mang găng tay. Thường xuyên nhúng đầu búa vào nước để búa không

bị bong cán. Đang đánh búa nếu thấy hiện tượng không bình thường phải dừng

lại kiểm tra rồi mới tiếp tục làm nếu cán búa có mồ hôi phải thường xuyên lau

khô. Lúc làm phải tập trung không nói chuyện.

Hình 6.1.5. Cầm búa đúng cách Hình 6.1.6. Không được đánh búa

bật ra tia lửa

2. Thực hành an toàn khi làm việc với các thiết bị điện

2.1. Quy tắc chung

- Dây dẫn

Dây dẫn phải được bọc kín cách điện bằng nhựa cách điện, hay bằng vỏ

cao su. Khi thay thế dây mới phải kiểm tra cách điện cẩn thận.

- Cầu dao điện

Là thiết bị đóng cắt điện cho phụ tải, phải được che chắn kín và phải được

cách điện với xung quanh.

Cầu dao điện phải được đặt nơi cao ráo không ẩm ướt, thuận tiện cho

người sử dụng.

- Cầu chì

Phải được bố trí ở nơi thích hợp để thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa

chữa. Không được thay dây chì bằng các kim loại khác như: giấy thiếc, dây

thép, nhôm, đồng…

- Các dụng cụ xách tay khác

Các dụng cụ như tuốc lơ vít, kìm điện, những dụng cụ cách điện như găng

tay cao su, ủng cách điện…phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về cách điện,

Page 13: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

12

và sử dụng đúng vị trí, đã được kiểm tra điện trở cách điện và điện áp cho phép

của nó.

2.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các thiết bị điện

- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm

khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.

- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm

việc.

- Không được dùng các dụng cụ sửa chữa điện mà không đủ tiêu chuẩn

cách điện kỹ thuật.

- Trước khi sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện cần phải: Cắt điện đưa

vào thiết bị điện mà ta chuẩn bị sửa chữa, treo biển báo hiệu “cấm đóng đang

sửa chữa” vào thiết bị ngắt điện, kiểm tra lại xem có điện hay không trên phần

thiết bị điện nơi sẽ làm việc.

- Khi kiểm tra mạng điện, cần phải kiểm tra lại bút thử điện, nếu đèn báo

không sáng, cần kiểm tra và sửa chữa lại bút thử điện.

Hình 6.1.7. Không được cắm ổ điện quá tải

3. Thực hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu

Tời và cẩu là hai thiết bị được sử dụng nhiều trên tàu lưới vây. Nếu sử

dụng không đúng cách sẽ dễ gây ra tai nạn. Sau đây là cách thực hành an toàn

khi sử dụng tời và cẩu.

3.1. Thực hành an toàn khi sử dụng tời

- Khi sử dụng tời không được đùa nghịch, sử dụng các chất kích thích

mạnh như uống bia, rượu, hút thuốc lào…

- Không được tời quá khả năng chịu tải của dây cáp.

- Trước khi sử dụng tời nên kiểm tra kỹ dây cáp, đầu móc.

- Không để bộ điều khiển cắm vào tời khi không sử dụng tời.

- Không được chuyển vị trí của ly hợp khi tời đang hoạt động hay đang

Page 14: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

13

chịu tải.

- Không nên tời liên tục, hãy dừng nghỉ một cách hợp lý nhất.

- Hãy đứng xa dây cáp và khu vực tời trong khi tời.

- Không chạm vào dây tời trong khi tời đang chịu tải, hoặc người khác

đang điều khiển tời.

- Hãy dùng găng tay để kéo cáp tời, không cho dây cáp đi qua trong lòng

bàn tay, tránh để dây cáp làm tổn thương đến bàn tay.

- Làm mát cho tang ma sát khi thu dây cáp để tránh đứt dây.

Hình 6.1.8. Đeo găng tay khi kéo cáp Hình 6.1.9. Làm mát cho tang ma sát

3.2. Thực hành an toàn khi sử dụng cẩu

- Trước khi làm việc cần kiểm tra

các thiết bị an toàn và dây tời.

- Không được sử dụng các loại

dây tời bị hư hỏng. Như dây bị ăn

mòn, dây bị xoắn, dây bị phá hủy, bị

biến dạng, dây có đường kính bị mòn.

Hình 6.1.10. Không được sử dụng các

loại dây bị hư hỏng

- Lắp dây xích và dây tời vào hàng tải một cách cân đối.

- Chỉ có những người được chỉ định mới có quyền ra hiệu cho lái cẩu.

- Người ra hiệu phải mặc trang phục, phải ra hiệu theo quy định từ trước,

hô to một cách rõ ràng.

- Kiểm tra trạng thái của dây tời và tránh tời, cẩu quá tải.

Page 15: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

14

- Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữ người điều khiển máy tời và người

điều khiển cần cẩu.

- Không sử dụng cẩu quá tải.

- Không nâng khi tải không ổn định; khi móc không cân; khi tải bị vùi, bị

liên kết với vật khác.

- Không qua lại dưới vị trí hàng

đang được cẩu.

- Không đứng trong vùng nguy

hiểm của cầu trục.

- Không đứng giữa tải và chướng

ngại vật khi chuyển tải gần chướng

ngại vật.

Hình 6.1.11. Không đi lại dưới vị trí

hàng đang được cẩu

- Không hạ tải xuống vị trí có khả năng trượt đổ.

- Khi dùng cẩu xong, một người giữ cần cẩu, một người lấy móc ở cần cẩu

móc vào chân cột trụ để cố định cần cẩu lại.

4. Thực hành an toàn khi di chuyển các vật nặng

4.1. Quy tắc chung

- Không được nâng vác vật quá nặng qua khỏi đầu.

- Không được nâng vác gắng quá sức chịu đựng của bạn.

- Không nâng vác trên nền trơn láng.

- Không được đi guốc, dép cao su không có quai hậu trên tàu khi làm việc.

- Không được làm việc khi thiếu ánh sáng.

4.2. Thực hiện công tác an toàn khi di chuyển các vật nặng

- Đi đứng di chuyển trên tàu phải chú ý cẩn thận nếu không dễ bị trượt ngã

gây tai nạn.

- Nâng nhẹ bằng tay hoặc đá nhẹ bằng chân để xem có dễ dàng nâng lên

hay không.

- Kiểm tra sự cân bằng và việc đóng gói chặt chẽ những khối chuyển động

bên trong vật nặng có thể gây mất thăng bằng khi nâng vác.

- Cố định các bộ phận dễ bị tuôn, bung ra.

Page 16: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

15

- Tuyệt đối giữ sống lưng ở tư thế luôn thẳng đứng trong mọi tình huống

nâng vác.

Hình 6.1.12. Giữ tư thế thẳng đứng lưng khi nâng vác

- Thận trọng, chậm rãi và nhẹ nhàng là những yêu cầu cần thiết để tránh

chấn thương trong lúc di chuyển vật nặng.

- Luôn giữ thân thể đối diện với vật nặng, có nghĩa là không được cặp,

xách vật nặng bên hông hoặc một bên cột sống.

- Trong lúc mang vác, không được thực hiện các động tác gây cong vẹo

cột sống.

- Vật nặng luôn được ôm sát vào thân. Sử dụng lực của chân, đùi để nâng

lên chứ không phải dùng sức của cột sống.

- Khi vật nặng đã được nhấc lên, hãy sử dụng các cơ ở khoảng giữa hông

và nách để mang vác, tránh dùng lưng.

- Chia nhỏ số lượng vật nặng.

- Dọn dẹp đoạn đường đi, đến.

- Đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp.

5. Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng

5.1. Quy tắc chung

- Đi qua miệng hầm phải chú ý tránh để rơi xuống hầm.

- Tránh để dây cáp đóng mở nắp bị đứt văng trúng người gây tai nạn.

- Cẩn thận khi đứng trên miệng hầm tránh rơi ngã vào trong hầm hàng.

- Tránh bị chèn, ép khi mở nắp.

5.2. Thực hiện công tác an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng

- Trước khi mở hầm hàng phải thu dọn hết hàng hóa vật liệu để trên nắp

hầm, sau đó mở dây chằng, tháo nêu, mở bạt. Mở bạt phải theo kiểu cuốn

chiếu. Cấm mở bạt theo hướng đi lùi.

Page 17: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

16

- Nắp hầm làm bằng các tấm riêng lẻ, khi mở phải mở từ tấm giữa về 2

đầu. Lúc đóng phải đóng từ tấm 2 đầu vào giữa hầm. Đóng mở nắp hầm hàng

bằng máy trục, phải móc đủ số móc đủ số móc cẩu vào tấm nắp. Cấm để người

đứng trên nắp hầm. Khi nắp hầm hạ xuống chắc chắn mới vào tháo nắp cẩu.

- Nắp hầm hàng mở ra phải để

gọn bằng phẳng kề sát 2 bên miệng

hầm hàng. Mở phải đủ rộng, thuận tiện

cho việc xếp dỡ hoặc sửa chữa.

Hình 6.1.13. Nắp hầm mở ra được để

bên cạnh hầm

- Miệng hầm hàng đã mở nắp phải có biển báo và rào che chắn ban đêm

phải có đèn báo hiệu.

- Nếu hầm hàng sâu phải dùng

thang hoặc ván để trèo lên xuống hầm.

Hình 6.1.14. Dùng thang để trèo từ

dưới hầm lên trên tàu

- Trong lúc đóng hầm hàng phải

kiểm tra kỹ dưới hầm hàng rồi mới

đóng.

Hình 6.1.15. Kiểm tra kỹ dưới hầm rồi

mới đóng

Page 18: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

17

6. Thực hành an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu

Làm việc trên cao và ngoài mạn tàu là có nguy cơ tai nạn ngã cao. Người

lao động phải luôn có ý thức tự bảo vệ phòng tránh tai nạn, sử dụng đúng đắn

các trang bị bảo vệ cá nhân. Phải chắc chắn rằng nơi làm việc, lối đi lại trên cao

và ngoài mạn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn theo qui định.

6.1. Quy tắc chung

- Chỉ những người hội đủ các tiêu chuẩn sau đây mới được làm việc trên

cao:

+ Nằm trong độ tuổi là do nhà nước qui định.

+ Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp.

+ Đã được đào tạo chuyên môn, huấn luyện bảo hộ lao động và có các

chứng chỉ kèm theo.

- Phải sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm

việc trên cao như dây an toàn, ủng, mũ nhựa cứng, ván lót, thang..

Hình 6.1.16. Dây đai an toàn Hình 6.1.17. Ủng

- Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định.

- Thang di động phải đảm bảo

chắc chắn: chiều rộng chân thang ít

nhất là 0,5m, thang không bị mọt, oằn

cong khi đưa vào sử dụng, chiều dài

của thang phải thích hợp với độ cao

cần làm việc, không được sử dụng

thang quá dài (≥5m). Thang phải đặt

trên mặt nền bằng phẳng, ổn định và

chèn giữ chắc chắn.

Hình 6.1.18. Không được dẫm lên bậc

thang bị hỏng

Page 19: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

18

- Khi làm việc trên cao không được đùa nghịch, sử dụng các chất kích

thích mạnh như uống bia, rượu, hút thuốc lào…

- Không được làm việc trên cao và ngoài mạn tàu khi không đủ ánh sáng,

khi có mưa to, giông bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.

- Cấm dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện có thể

chạm vào thang.

- Khi sử dụng dây đai an toàn phải chú ý kiểm tra thường xuyên các dấu

hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của móc treo.

- Các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao đều phải chịu chế

độ kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo định kỳ.

- Không được làm việc hay đứng gần radar

Hình 6.1.19. Không được đứng gần radar

- Cấm nhảy từ trên cao, thang xuống boong tàu để đề phòng trượt ngã gây

tai nạn.

- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

- Không được đi lại trên thành mạn tàu.

Hình 6.1.20. Không được đi lại trên thành mạn tàu

Page 20: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số…docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu

19

6.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu

- Trước khi bắt tay vào làm việc

phải kiểm tra sơ bộ tình trạng thang,

sàn thao tác thang, mạn tàu, lan can an

toàn… cũng như chất lượng của các

phương tiện bảo hộ cá nhân được cấp

phát. Nếu thấy khiếm khuyết thì phải

có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế

mới được làm việc.

Hình 6.1.21. Không được sử dụng

thang bị hư hỏng

- Chỉ cho phép một người làm việc trên thang và hạn chế việc vừa leo

thang vừa mang thiết bị dụng cụ (để tránh quá tải).

- Phải có biện pháp cố định chắc thang như: móc, giằng hay buộc chặt đầu

thang vào kết cấu tựa, buộc cố định chân thang hay dùng chân thang có chân

nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân thang, không tựa thang nghiêng

với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 600 hoặc nhỏ hơn 45

0.

- Khi làm việc trên thang không được với quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai

nạn do mất thăng bằng.

- Khi lên và xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang. Khi leo lên

phải nắm hai tay vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và

không được đứng làm việc ở các bậc trên cùng của thang (trong trường hợp cần

thiết phải làm thêm tay vịn).

- Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường

xuyên kiểm tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng của chúng.

- Dây đai an toàn phải móc vào vị

trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm

việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất.

Phải xem xét để bảo đảm rằng khoảng

không gian bên dưới vị trí đó không

có các vật cản có thể gây ra va chạm

với người trong tình huống bị rơi.

Hình 6.1.22. Thắt dây đai an toàn khi

làm việc trên cao đúng cách