Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt...

10
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO GIÁO TRÌNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Đào tạo CN lái xe buýt -cấp III Hà Nội, tháng 6 năm 2008

Transcript of Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt...

Page 1: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘITRUNG TÂM ĐÀO TẠO

GIÁO TRÌNHLUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

Đào tạo CN lái xe buýt - cấp III

Hà Nội, tháng 6 năm 2008

Page 2: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 2

LỜI GIỚI THIỆU

Luật GTĐB được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 29/06/2001, có hiệu lực ngày 1/01/2002. Từ đó đến nay, Chínhphủ, các Bộ, Ban ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản dưới luật hướng dẫnthực hiện. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, đội ngũ CNLX nói chung, lái xebuýt nói riêng hiểu biết về GTĐB còn chưa đồng đều, dẫn đến những vi phạmđáng tiếc của một số cá nhân gây thiệt hại và bức xúc trong dư luận xã hội.

Với mong muốn, mỗi CNLX của Tổng công ty vận tải Hà Nội không nhữnggiỏi về kỹ năng lái xe mà còn hiểu biết đầy đủ luật GTĐB Việt Nam, chúng tôibiên soạn giáo trình này, trên cơ sở chắt lọc những nội dung thiết yếu, liên quanđến vận tải bằng ô-tô, nhất là vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đượcchọn lọc từ các văn bản pháp luật sau:

Luật GT ĐB Việt Nam, năm 2001.Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/09/2007 của Chính phủ, quy địnhxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.Quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT ngày 02/02/2007, quy định về tốcđộ và khoảng cách của xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ.Quyết định số 34/2006/Q Đ-BGTVT ngày 16/10/2006, quy định về vậntải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Mục tiêu giáo trình này hướng tới là thiết thực, dễ hiểu, trang bị đầy đủnhững kiến thức cần thiết về luật GTĐB cho CNLX buýt, góp phần hạn chế tai nạngiao thông do lỗi chủ quan, mang lại hạnh phúc cho mỗi người, gia đình và toàn xãhội tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, gây ấn tượng về xe buýt Thủ đô văn minh, lịch sựhiện đại, an toàn và tiện lợi.

Xin trân trọng cám ơn lãnh đạo Tổng công ty vận tải Hà Nội, các Phòng,Ban chức năng hỗ trợ kinh doanh, các Xí nghiệp buýt và các cá nhân trong vàngoài TCT đã tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện cuốn tài liệu này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng là lần biên soạn đầu tiên nên không tránhkhỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí vàcác bạn. Mọi ý kiến xin gửi về: Trung tâm đào tạo – 32 Nguyễn Công Trứ - HàNội, Email: [email protected].

Người biên soạn:Dương Văn Kiên

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRANSERCO

Page 3: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I . NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ................. 5

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .............................................................................................51. Nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ...............................................................................52. Các hành vi bị nghiêm cấm...................................................................................................................5

2.1. Nồng độ cồn. .................................................................................................................................................52.2. Khi gây tai nạn. .............................................................................................................................................5

II. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ............................................................................51. Quy tắc chung. ......................................................................................................................................52. Chấp hành báo hiệu đường bộ. .............................................................................................................63. Tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe..........................................................................................6

3.1. Tốc độ với xe buýt. .......................................................................................................................................63.2. Khoảng cách an toàn theo quy định. .............................................................................................................6

4. Vượt xe. ................................................................................................................................................74.1. Điều kiện vượt. .............................................................................................................................................74.2. Xe xin vượt ...................................................................................................................................................74.3. Cấm vượt. .....................................................................................................................................................7

5. Chuyển hướng xe. .................................................................................................................................75.1. Quy định nơi chuyển hướng..........................................................................................................................75.2. Không được chuyển hướng ...........................................................................................................................8

6. Tránh xe ngược chiều. ..........................................................................................................................86.1. Quy định. ......................................................................................................................................................86.2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau: ............................................................................................8

7. Dừng và đỗ xe trên đường trong đô thị. ...............................................................................................87.1. Tín hiệu. ........................................................................................................................................................87.2. Quy định. ......................................................................................................................................................87.3. Cấm dừng đỗ. ................................................................................................................................................9

8. Quyền ưu tiên một số xe. ......................................................................................................................98.1. 7 loại xe ưu tiên theo luật định. .....................................................................................................................98.2. Trách nhiệm khi có xe ưu tiên.....................................................................................................................10

9. Quy định nhường đường tại nơi đường giao nhau. .............................................................................1010. Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt. .......................................................................................10

10.1. Nơi có tín hiệu đèn....................................................................................................................................1010.2. Nơi không có tín hiệu đèn.........................................................................................................................11

11. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông .......................................1111.1. Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm:..............................1111.2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm: .........................................................1111.3. Người lái xe khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn ...................................................................................1211.4. Cơ quan công an .......................................................................................................................................1211.5. Ủy ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn...........................................................................................................1211.6. Cấm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. ....................12

III. HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ ............................................................................121. Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. .....................................................................................................122. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau: .........................................................123. Hệ thống biển báo. ..............................................................................................................................13

a) Nhóm biển báo cấm: .................................................................................................................................13b) Nhóm biển báo nguy hiểm: .......................................................................................................................19c) Biển báo hiệu lệnh.....................................................................................................................................25d) Biển chỉ dẫn ..............................................................................................................................................28e) Biển phụ. ...................................................................................................................................................35f) Vạch kẻ đường.............................................................................................................................................1

CHƯƠNG II . QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI GTĐB......................................... 2

I. QUY ĐỊNH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG. .....................................................21. Điều kiện tham gia giao thông của xe ôtô:............................................................................................2

Page 4: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 4

2. Tiêu chẩn kỹ thuật của ôtô buýt. ...........................................................................................................23. Đặc điểm vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. .......................................................................34. Trách nhiệm của CNLX trên xe buýt nhân viên bán vé (phục vụ) trên xe buýt . .................................35. Quyền và trách nhiệm của hành khách đi xe buýt. ...............................................................................4

II. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNGBỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE ÔTÔ. ......................................................................6

1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính.................................................................................................62. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ...................................................................................................63. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. ............................................74. Xử phạt người điều khiển xe ôtô vi phạm điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.................................................................................................................................................................105. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới. ......................126. Xử phạt người điều khiển xe ô tô khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ. .....127. Xử phạt khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông. ................................................13

CHƯƠNG III . CÁC TÌNH HUỐNG SA HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LÁIXE Ô TÔ........................................................................................................................ 15

I. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ SA HÌNH. .....................................................................................151. Quyền dành cho xe ưu tiên. ................................................................................................................152. Xe trên đường ưu tiên. ........................................................................................................................163. Quyền ưu tiên bên phải. ......................................................................................................................174. Nhường đường khi rẽ trái....................................................................................................................17

CHƯƠNG IV PHỤ LỤC ................................................................................................ 18

Page 5: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 5

CHƯƠNG I . NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.- Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

cá nhân và của toàn xã hội.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lýnghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.

- Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giaothông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và ngườiđiều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm cácđiều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông.

- Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phảichịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại cho người khácthì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm.

2.1. Nồng độ cồn.- Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn

vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chấtkích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

2.2. Khi gây tai nạn.

- Người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm.

- Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gâysức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý.

II. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1. Quy tắc chung.- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng

phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Page 6: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 6

2. Chấp hành báo hiệu đường bộ.- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ

thống báo hiệu đường bộ.

- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phảichấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham giagiao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

3. Tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe.

3.1. Tốc độ với xe buýt.- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong

khu vực đông dân cư được quy định như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)

Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tảidưới 3.500 kG.

50

Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tảitừ 3.500 kG trở lên; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô kéo rơmoóc; ôtô kéo xe khác; ôtô chuyên dùng; xe môtô;xe gắn máy.

40

- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoàikhu vực đông dân cư được quy định như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)

Ôtô buýt; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô chuyên dùng;xe môtô.

60

3.2. Khoảng cách an toàn theo quy định.- Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, người lái xe phải duy trì

khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước. Khi mặt đường khô ráo thìkhoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

Đến 60 30

Page 7: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 7

Trên 60 đến 80 50

Trên 80 đến 100 70

4. Vượt xe.

4.1. Điều kiện vượt.- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông

dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, khôngcó xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tínhiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

4.2. Xe xin vượt- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện

phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đếnkhi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4.3. Cấm vượt.- Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

- Trên cầu hẹp có một làn xe;

- Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìnhạn chế;

- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt;

- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

- Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

5. Chuyển hướng xe.

5.1. Quy định nơi chuyển hướng.- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ

và có tín hiệu báo hướng rẽ.

- Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước chongười đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhườngđường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấykhông gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Page 8: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 8

- Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giaonhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

5.2. Không được chuyển hướng- Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu,

đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắtđường sắt, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất

6. Tránh xe ngược chiều.

6.1. Quy định.- Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi

ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bênphải theo chiều xe chạy của mình.

6.2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau:- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần

chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;

- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe kia đi.

- Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau phải chuyển từ đèn chiếu xasang đèn chiếu gần.

7. Dừng và đỗ xe trên đường trong đô thị.

7.1. Tín hiệu.- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

7.2. Quy định.- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần

đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xedừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định cácđiểm dừng xe, đỗ xe thì người điều khiển xe phải cho xe dừng, đỗ tại các vị trí đó;

- Sau khi đỗ xe, người điều khiển chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện cácbiện pháp an toàn, nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay báohiệu để người điều khiển phương tiện khác biết;

- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảmđiều kiện an toàn;

Page 9: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 9

- Xe cơ giới khi dừng, người lái xe không được rời khỏi vị trí lái;

- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

7.3. Cấm dừng đỗ.- Bên trái đường một chiều;

- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

- Trên cầu, gầm cầu vượt;

- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

- Nơi đường giao nhau;

- Nơi dừng của xe buýt;

- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

- Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

- Che khuất các biển báo hiệu đường bộ.

8. Quyền ưu tiên một số xe.

8.1. 7 loại xe ưu tiên theo luật định.Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao

nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự :

a. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;

c. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d. Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạngkhẩn cấp theo quy định của pháp luật;

e. Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

f. Đoàn xe tang;

g. Các xe khác theo quy định của pháp luật.

Xe quy định tại các điểm a, b, c, d và e khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phảicó tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vàođường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ vàchỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Page 10: Giáo trình luật giao thông đường bộ Việt Namtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_29738_33304_285201216235... · giỏi về kỹ năng lái xe mà

Tài liệu đào tạo CNLX Trung tâm Đào tạo Transerco

Giáo trình Luật giao thông đường bộ Việt Nam - Version 1 10

8.2. Trách nhiệm khi có xe ưu tiên.- Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh

chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

- Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.

9. Quy định nhường đường tại nơi đường giao nhau.Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe

giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

- Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đibộ qua đường.

- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phảinhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhườngđường cho xe đi bên trái;

- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặcgiữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đườngnhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳhướng nào tới.

10. Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt.Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về các phương

tiện vận tải chạy trên đường sắt.

10.1. Nơi có tín hiệu đèn

- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuôngbáo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắnđang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lạiphía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tínhiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báohiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, ngườitham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc chuông báo hiệu đã ngừngmới được đi qua.