[Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

8
Thử Sức Trước Kì Thi Đại Học 2013-2014 Môn: Hóa Học (Thời gian: 90 phút - 50 câu) ĐỀ 001 Tạp Chí Hóa Học Và Ứng Dụng Số 22 (202)/ 2013 www.Giasunhatrang.edu.vn Fan facebook: https://www.facebook.com/Giasunhatrangvn Nhóm học facebook: https://www.facebook.com/groups/588088474566027/ Câu 1: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau đều tạo ra sản phẩm là chất khí? A. CO và CuO B. C và FeO C. Cu và HNO 3 đặc, nóng D. C và H 2 O Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. SO 2 có tính khử yếu hơn H 2 S B. NO 2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử C. O 3 có tính oxi hóa mạnh hơn O 2 D. Tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh, ngoài ra chúng đều có khả năng thể hiện tính khử Câu 3: Hóa chất mà chỉ bằng một phản ứng hóa học không thể tạo ra CH 3 COOH là: A. CH 3 CHO B. CH 3 CH 2 COOH C. CH 3 CH 2 OH D. CH 3 COOCH 3 Câu 4: Hãy chọn câu sai trong các câu sau: A. Các anken làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường. B. Etyl benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường. C. Các ankin khi cộng hợp brom với tỉ lệ mol 1 : 1 đều cho sản phẩm có đồng phân hình học cis- trans. D. Phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen.

Transcript of [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

Page 1: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

Thử Sức Trước Kì Thi Đại Học 2013-2014

Môn: Hóa Học (Thời gian: 90 phút - 50 câu)

ĐỀ 001

Tạp Chí Hóa Học Và Ứng Dụng

Số 22 (202)/ 2013

www.Giasunhatrang.edu.vn

Fan facebook: https://www.facebook.com/Giasunhatrangvn

Nhóm học facebook: https://www.facebook.com/groups/588088474566027/

Câu 1: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau đều tạo ra sản phẩm là chất khí?

A. CO và CuO

B. C và FeO

C. Cu và HNO3 đặc, nóng

D. C và H2O

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. SO2 có tính khử yếu hơn H2S

B. NO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

C. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2

D. Tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh, ngoài ra chúng đều có khả năng thể

hiện tính khử

Câu 3: Hóa chất mà chỉ bằng một phản ứng hóa học không thể tạo ra CH3COOH là:

A. CH3CHO B. CH3CH2COOH

C. CH3CH2OH D. CH3COOCH3

Câu 4: Hãy chọn câu sai trong các câu sau:

A. Các anken làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

B. Etyl benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

C. Các ankin khi cộng hợp brom với tỉ lệ mol 1 : 1 đều cho sản phẩm có đồng phân hình học cis-

trans.

D. Phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen.

Page 2: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

Câu 5: Cho 48 gam Fe2O3 vào m gam dung dịch H2SO4 9,8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được

dung dịch X có khối lượng 474 gam. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X là:

A. 23% B. 11,98%

C. 12,66% D. 15%

Câu 6: Thủy phân hợp chất:

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH thì thu

được nhiều nhất bao nhiêu α-amino axit?

A. 3 B. 5

C. 2 D. 4

Câu 7: Để 5,6 gam bột Fe trong không khí một thời gian, thu được 7,2 gam hỗn hợp X gồm các oxit

sắt và sắt dư. Thêm 10,8 gam bột Al vào X, rồi thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, được hỗn

hợp Y. Thể tích khí thoát ra (đktc) khi hòa tan Y bằng dung dịch HCl dư là:

A. 11,2 lít B. 6,72 lít

C. 8,96 lít D. 13,44 lít

Câu 8: Poli (vinyl ancol) được tạo thành do

A. Trùng hợp ancol vinylic

B. Hidrat hóa axetilen rồi trùng hợp

C. Xà phòng hóa hoàn toàn poli (vinyl axetat)

D. Trùng hợp metyl acrylat

Câu 9: Một hiđrocacbon thơm X có công thức đơn giản nhất là C4H5 và không tác dụng với nước

brom. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 1 B. 12

C. 4 D. 5

Câu 10: Trong các chất sau: etylenglycol, alanin, caprolactam, vinyl clorua, glixin, có bao nhiêu chất

tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. 5 B. 3

C. 4 D. 2

Câu 11: Một loại cao su lưu hóa chứa 1,964% lưu huỳnh. Hỏi có khoảng bao nhiêu mắt xích isopren

có một cầu nối ddiissunfua –S-S- với giả thiết rằng đã thay thế cho H ở nhóm CH2 trong mạch cao

su?

A. 40 B. 47

C. 55 D. 58

Page 3: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một ancol no, mạch hở cần 3,5V lít O2 ở cùng điều kiện nhiệt

độ và áp suất. Vậy công thức phân tử của ancol là:

A. C3H8O3 B. C2H6O2

C. C2H6O D. C3H8O2

Câu 13: Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: axit axetic, glixerol, glucozơ, propan-1,3-

điol, fomalin, abumin ta chỉ cần dùng:

A. Dung dịch Na2CO3

B. Cu(OH)2

C. Na

D. Dung dịch AgNO3/NH3

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X chỉ thu được 2,544 gam Na2CO3 và 1,056 gam CO2. Cho

X tác dụng với dung dịch HCl, thu được axit hữu cơ hai lần axit Y. Công thức phân tử của Y là:

A. C3H4O4 B. C4H4O4

C. C4H6O4 D. C2H2O4

Câu 15: Tiến hành điện phân điện cực trơ 200 gam dung dịch NaOH 10%, đến khi dung dịch NaOH

trong bình có nồng độ 25 % thì dừng lại. Thể tích khí ở hai điện cực đã thoát ra (đktc) là:

A. 22,4 lít B. 168 lít

C. 224 lít D. 112 lít

Câu 16: Cho 0,87 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe, Al, Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1 vào

400ml dung dịch (AgNO3 0,08M + Cu(NO3)2 0,5M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất

rắn thu được là:

A. 4,302 gam B. 6,016 gam

C. 3,712 gam D. 4,032 gam

Câu 17: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:

6CO2 + 6H2O + 673Kcal → C6H12O6 + 6O2

Nếu trong 1 phút, mỗi cm2 lá cây xanh nhận được 0,5cal năng lượng mặt trời và chỉ có 10% được

sử dụng vào việc tổng hợp glucozơ thì lượng glucozơ sản sinh được từ 100 lá cây xanh (diện tích mỗi

lá 2cm2) trong thời gian 2 giờ 14 phút 36 giây là:

A. 0,36 gam B. 360 gam

C. 36 gam D. 0,18 gam

Page 4: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

Câu 18: Cho 11,2 lít khí (đktc) hỗn hợp X (gồm C2H2, C2H4, H2) có tỉ khối so với H2 bằng 11 qua bột

Ni nung nóng. Cho hỗn hợp sau phản ứng lội qua bình nước brom dư thì khí thoát ra khỏi bình có thể

tích 2,24 lít (đktc) và có tỉ khối so với He bằng 5,75. Khối lượng bình brom đã tăng:

A. 12 gam B. 8,7 gam

C. 5 gam D. 6 gam

Câu 19: Trong các amino axit sau: glixin, alanin, valin, axit glutamic, lysin có bao nhiêu chất làm đổi

màu quỳ tím ẩm?

A. 2 B. 4

C. 3 D. 5

Câu 20: Điện phân với điện cực trơ 500ml dung dịch CuSO4 đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở

anốt thì dừng lại. Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy

khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là:

A. 3,6M B. 1,5M

C. 0,4M D. 1,8M

Câu 21: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X, cho M tác dụng với dung dịch HCl được

muối Y. Nếu cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y sẽ thu được muối X. Vậy M là:

A. Al B. Zn

C. Fe D. Mg

Câu 22: Y là dẫn xuất chứa clo của hiđrocacbon X. Thể tích hơi của Y bằng 1/56,5 lần thể tích của

H2 có cùng khối lượng, ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Y là sản phẩm duy nhất khi X tác dụng

với Cl2. Vậy X là:

A. Etilen B. Propan

C. Propen D. Etin

Câu 23: Hãy chọn nhận xét đúng:

A. Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể.

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Các ddiissaccarit đều có phản ứng tráng gương.

D. Các dung dịch peptit đều có phản ứng màu biure

Câu 24: R là nguyên tố nhóm VA, trong X (hợp chất khí của R với hiđro) thì R chiếm 82,35% về

khối lượng. Tính chất hóa học cơ bản của X là:

A. Tính bazơ B. Tính oxi hóa

C. Tính khử và tính bazơ D. Tính khử và tính axit

Page 5: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

Câu 25: Cho 8,3 gam hai kim loại kiềm kế tiếp nhau tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 3,65%,

thu được dung dịch X. Cho MgCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 4,35 gam kết tủa. Hai kim loại đó

là:

A. Na và K B. K và Rb

C. Li và Na D. Rb và Cs

Câu 26: Crackin hoàn toàn một ankan X, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với He bằng 7,25.

Công thức phân tử của X là:

A. C5H12 B. C3H8

C. C4H10 D. C6H14

Câu 27: Cho các dung dịch không màu: NH3, BaCl2, NaNO3, NaOH, ZnCl2. Nếu chỉ dùng một hóa

chất để nhận biết các dung dịch trên thì hóa chất đó là:

A. Ba(NO3)2 B. CuSO4

C. H2SO4 D. HNO3

Câu 28: Khi đốt cháy hai chất hữu cơ đơn chức A, B với số mol bằng nhau được CO2 theo tỉ lệ mol

tương ứng 2 : 3 và hơi nước theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Nếu đốt cháy những khối lượng bằng

nhau của A, B thì tỉ lệ mol của CO2 là 2 : 3 và của nước là 1 : 2. Công thức phân tử của A, B lần lượt

là:

A. C4H4O2; C3H8O B. C2H2O2; C3H4O

C. C2H4O2; C3H4O D. C2H4O2; C3H8O

Câu 29: Cho 20 gam kim loại R tác dụng với N2 đun nóng, thu được chất rắn X. Cho X vào nước dư,

thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 4,75. Vậy R là:

A. Mg B. Ca

C. Ba D. Al

Câu 30: Nếu cho cùng khối lượng của mỗi chất sau lần lượt tác dụng với dung dịch HCl dư thì khi

kết thúc phản ứng, chất nào cho khí thoát ra có khối lượng nhỏ nhất?

A. Fe(NO3)2 B. CaCO3

C. FeS D. NaHCO3

Câu 31: Một dung dịch có chứa HCO3-; 0,2mol Ca2+; 0,8mol Na+; 0,1mol Mg2+; 0,8mol Cl. Cô cạn

dung dịch đó đến khối lượng không đổi thì lượng muối thu được là:

A. 96,6 gam B. 118,8 gam

C. 75,2 gam D. 72,5 gam

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn x gam este E cần 0,2mol O2. Cho sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào

dung dịch KOH, thấy khối lượng dung dịch tăng 12,4 gam. Công thức phân tử của E là:

Page 6: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

A. C5H10O2 B. C4H8O2

C. C3H6O2 D. C2H4O2

Câu 33: Nhóm chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. Al, Al2O3, NH4Cl, Si

B. Si, Cl2, FeCl3, N2

C. Si, Cl2, S, N

D. Al, Fe, Cu(NO3)2, KHSO4

Câu 34: Phân tử nào sau đây là phân tử không phân cực?

A. HCl B. H2O

C. SO2 D. CO2

Câu 35: Trường hợp nào sau đây không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa?

A. Để tấm sắt được mạ kín bằng thiếc ngoài không khí ẩm

B. Hai dây Cu và Al được nối trực tiếp với nhau và để ngoài không khí ẩm.

C. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.

D. Hai thanh Cu, Zn được nối với nhau bởi dây dẫn và cùng nhúng vào dung dịch HCl.

Câu 36: Kim loại nào trong các kim loại sau tác dụng được với cả bốn dung dịch muối: Zn(NO3)2,

AgNO3, CuCl2, AlCl3?

A. Fe B. Al

C. Cu D. Mg

Câu 37: Dãy chất nào sau đây đều có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thích hợp?

A. Etan, tinh bột, etyl axetat

B. Tinh bột, etilen, axetilen

C. Saccarozo, metyl axetat, benzen

D. Metan, axetilen, metyl axetat

Câu 38: Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế kim loại Mg?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2

B. Cho Al tác dụng với dung dịch MgCl2

C. Điện phân dung dịch MgCl2

D. Khử MgO bằng H2 ở nhiệt độ cao

Câu 39: Khi thủy phân 0,1mol este X của 1 ancol đa chức và 1 axit đơn chức cần dùng 100ml dung

dịch NaOH 3M. Mặt khác khi thủy phân 6,35 gam este đó cần 3 gam NaOH. X là:

A. Glixerol triaxetat

B. Glixerol triacrylat

Page 7: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

C. Etylen glicol điacrylat

D. Etylen glicol điaxetat

Câu 40: Để chứng minh O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2, người ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột

D. Dung dịch NaCl

Câu 41: Hòa tan oxit MO bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được dung dịch muối

có nồng độ 11,76%. Kim loại M là:

A. Ca B. Zn

C. Mg D. Fe

Câu 42: Trong các polime sau, polime nào có cấu tạo mạng không gian?

A. Cao su đã lưu hóa B. Tơ enang

C. Thủy tinh plexiglas D. Tơ nilon-6,6

Câu 43: Chất X có thành phần % khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,45%; 7,86%;

15,73% và còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 100u. X có nguồn gốc từ thiên nhiên và

tác dụng được với NaOH và HCl. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. H2N-(CH2)3-COOH B. H2N-CH2-COOH

C. H2N-(CH2)2-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH

Câu 44: Có các dung dịch HCl, NaCl, NaOH, nước gia-ven. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để

phân biệt chúng?

A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch BaCl2

C. Quỳ tím D. Dung dịch AgNO3

Câu 45: Khí NH3 bị lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào trong các chất sau để thu được NH3 khan?

A. H2SO4 đặc B. CuSO4 khan

C. P2O5 D. CaO

Câu 46: Chất nào sau đây không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?

A. Na2CO3 B. NaNO3

C. Na3PO4 D. NaOH

Câu 47: Chất nào trong các chất sau có tính bazơ mạnh nhất?

A. Đimetylamin B. Etylamin

C. Điphenylamin D. Phenylamin

Page 8: [Giasunhatrang.edu.vn]hoa hoc-va-ung-dung-so-22-(202)-2013

Câu 48: Một hợp chất hữu cơ đơn chức (chứa C, H, O) có khối lượng phân tử là 60u. Số công thức

cấu tạo thỏa mãn của hợp chất đó là:

A. 4 B. 5

C. 6 D. 1

Câu 49: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-ddien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N

chứa 15,73% nitơ về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-ddien và acrilonitrin trong cao su lần lượt

là:

A. 3 : 2 B. 1 : 2

C. 2 : 1 D. 2 : 3

Câu 50: Hòa tan 2,208 gam một loại quặng chỉ chứa hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ

liên tiếp bằng dung dịch HCl dư thu được 0,5376 lít CO2 (đktc). Quặng đó có công thức:

A. BeCO3.MgCO3 B. CaCO3.MgCO3

C. CaCO3.3MgCO3 D. 2CaCO3.MgCO3

(NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG)