Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác...

60
NHÓM 1- HẢI PHÒNG GIÁO ÁN THƯỜNG PHẦN VII. SINH THÁI HỌC CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Ngày soạn:............ Tiết 39. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: 1- Kiến thức: - Nêu được khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật. - Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật. - Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa. - Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa. 2- Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên kiến thức thực tế. 3- Thái độ - Nâng cao ý thức học tập bộ môn, xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. Thiết bị dạy học - Hình 35.1-2 SGK, hình 35 SGV và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Đi thẳng bằng hai chân đã đem tới cho vượn người những ưu thế gì? Loài người hiện đại H.sapiens đã tiến hóa qua các loài trung gian nào? 1

Transcript of Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác...

Page 1: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

NHÓM 1- HẢI PHÒNG

GIÁO ÁN THƯỜNGPHẦN VII. SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

Ngày soạn:............ Tiết 39. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:1- Kiến thức:

- Nêu được khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa. - Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.

2- Kĩ năng- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên kiến thức thực tế.

3- Thái độ- Nâng cao ý thức học tập bộ môn, xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Thiết bị dạy học- Hình 35.1-2 SGK, hình 35 SGV và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

III. Phương pháp- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình tổ chức bài học1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ- Đi thẳng bằng hai chân đã đem tới cho vượn người những ưu thế gì? Loài người hiện đại H.sapiens đã tiến

hóa qua các loài trung gian nào?- Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến văn hóa? Những đặc điểm thích nghi đã giúp con người có được khả

năng tiến hóa văn hóa?3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dungHS : Mục I SGK, 1 số hình ảnh về môi trường tự nhiên sưu tầm từ Internet

GV? Môi trường sống là gì?

GV? Trong thiên nhiên có những loại môi trường sống nào?

I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

- Môi trường sống: Tất cả những nhân tố bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng hoặc tác động tới sự tồn tại, sinh trưởng - phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.- Các loại môi trường: Đất, nước, không khí, sinh vật.

- Nhân tố sinh thái: Nhân tố môi trường có ảnh hưởng tới đời sống sinh vật.

1

Page 2: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

GV? Nhân tố sinh thái là gì? Môi trường sống có những loại nhân tố sinh thái nào? VD cho thấy nhân tố sinh thái tác động tới đời sống sinh vật?

GV? Ảnh hưởng của con người tới môi trường sống?

HS: Mục II.1, hình 35.1 SGK

GV? Cá Rô phi có giới hạn sinh thái như thế nào? Đặc điểm của khoảng thuận lợi, khoảng ức chế?

GV? VD về giới hạn sinh thái của 1 số loài SV?

GV? Kết luận như thế nào về giới hạn sinh thái của mỗi sinh vật?

HS: Mục II.2, hình 35.2 SGK và 1 số hình ảnh về ổ sinh thái sưu tầm từ Internet

GV? Thế nào là ổ sinh thái?

GV? Trong tự nhiên, SV có phải chỉ chịu tác động của 1 nhân tố hay không? Tại sao?

GV? Các dạng ổ sinh thái? VD minh họa?

GV? Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở? VD minh họa?

HS: Mục III và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet

Thảo luận, hoàn thành bảng 35.1-2 SGK GV? Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng đã biểu hiện như thế nào? VD minh họa?GV? Sự thích nghi của động vật với ánh sáng đã biểu hiện như thế nào? VD minh họa?

GV? Ta có thể vận dụng những hiểu biết về sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng trong sản xuất như thế nào?

+ Nhân tố vô sinh: Khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, nước ...+ Nhân tố hữu sinh: Quan hệ giữa các sinh vật.

II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái1. Giới hạn sinh thái- Giới hạn sinh thái: Khoảng giá trị xác định của 1 NTST mà SV có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.- VD: Giới hạn về T0 của cá Chép từ 2 - 440C, khoảng thuận lợi 280- 320C. Quy luật giới hạn sinh thái: Mỗi sinh vật có giới hạn nhất định đối với mỗi NTST.

2. Ổ sinh thái.

- Ổ sinh thái: Không gian sinh thái mà tất cả các NTST đều nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại và phát triển không hạn định.+ Ổ sinh thái riêng: Giới hạn sinh thái của 1 nhân tố sinh thái.+ Ổ sinh thái chung: Tập hợp tất cả các ổ sinh thái riêng.- Ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài, nơi ở là nơi cư trú. III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống 1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng.- Thực vật: Nhóm ưa sáng, nhóm ưa bóng.

- Động vật: Nhóm ưa hoạt động ngày - nhóm ưa hoạt động đêm.

2. Thích nghi của sinh vật (động vật hằng nhiệt) với nhiệt độ

a. Quy tắc quy tắc kích thước cơ thể (quy tắc Becman)- Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài (hoặc có quan hệ họ hàng gần)

2

Page 3: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

GV? Sinh vật hằng nhiệt biểu hiện sự thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường như thế nào? VD minh họa?GV? Thực vật ở nước có những đặc điểm gì khác thực vật ở cạn?GV? Nội dung quy tắc Becman, quy tắc Anlen? VD minh họa?

GV? Hãy đưa ra nhận xét về tỉ lệ S/V và ý nghĩa của nó?

sống ở vùng nhiệt.VD:

b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi … của cơ thể (quy tắc Anlen)- Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi và chi ... bé hơn động vật cùng loài sống ở vùng nóng.VD: Động vật hằng nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp có tỉ lệ S/V giảm nhằm hạn chế sự mất nhiệt.

4. Củng cố- Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật?- Hãy lấy hai ví dụ về các ổ sinh thái? Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong ví dụ đó?- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật?

5. Hướng dân hoc bài- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.- Chuẩn bị nội dung bài 36 “Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể”.

V. Rút kinh nghiệm................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................

GIÁO ÁN NGHIEN CỨUBÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

1.Thực hiện: Lương Quỳnh Lan Nguyễn Thị Tình GV trường THPT Sơn Tây2. Tuần học:Tuần họcTiêu đề bài dạy Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đạiTóm tắt bài dạy - Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại có thể chia thành 2 quá trình: Tiến

hóa nhỏ và tiến hóa lớn.- Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến

đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể). Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.

- Những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể gọi là nhân tố tiến hóa, bao gồm: đột biến,di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.

3

Page 4: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Câu hỏi khung

CH khái quát - Những điểm khác nhau cơ bản giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?

- Những nhân tố tiến hóa làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào?

CH bài học Vai trò của mỗi nhân tố tiến hóa đối với tiến hóa nhỏ?CH nội dung 1. Thế nào là tiến hóa nhỏ? Đặc điểm của tiến hóa nhỏ?

2. Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. 3. Nguyên liệu của tiến hóa? Thế nào là nhân tố tiến hóa? Tại sao

quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?4. Tại sao đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản? Vai trò của đột biến

với tiến hóa?5. Di nhập gen là gì? Di nhập gen ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền

của quần thể như thế nào? 6. Quan điểm hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về

CLTN như thế nào? Tại sao nói CLTN là nhân tố tiến hóa có tính định hướng?

7. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?

8. Tại sao giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa? Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa?

9. Tại sao giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa? Vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?

10. Kết quả của tiến hóa nhỏ là gì?

Hình thức dạy học

Giờ lí thuyếtSeminaLàm việc nhóm

3. Mục tiêu bài họcMục tiêu Học sinh trình bày và giải thích được vai trò của các nhân tố tiến hóa đối với tiến hóa nhỏ.Mục tiêu chi tiết

Bậc 1: Bậc 2: Bậc 3:

- Nêu được khái niệm tiến hóa lớn và tiến hoá nhỏ.- Kể tên các nhân tố tiến hóa và nêu được vai trò của từng nhân tố đối với tiến hóa nhỏ.

- Phân biệt được tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.- Giải thích được vai trò của từng nhân tố tiến hóa đối với tiến hóa nhỏ. - Vận dụng vai trò của các nhân tố tiến hóa cơ bản để giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới(bài tiếp theo).

- Đánh giá được vai trò khác nhau của từng nhân tố tiến hóa: đột biến làm thay đổi chậm tần số alen của quần thể, CLTN làm thay đổi nhanh tần số alen theo hướng xác định......- Phân biệt được các nhóm nhân tố tiến hóa: nhóm nguyên liệu, nhóm định hướng......- Giải thích được tại sao CLTN là nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các cá thể, quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.

4. Hình thức tổ chức dạy học

4

Page 5: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

* Lí thuyết TGI. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓAHọc sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi định hướng sau:

1. Thế nào là thuyết tiến hóa tổng hợp?2. Thế nào là tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn? Phân biệt tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ, nêu mối quan hệ

giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.3. Tại sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?4. Nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa là gì? Tại sao thường biến không phải là nguyên liệu

của quá trình tiến hóa? Vai trò của thường biến đối với tiến hóa?

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓAHọc sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi định hướng sau:

1. Tại sao đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản? Vai trò của đột biến đối với tiến hóa?2. Tại sao đa số đột biến là có hại cho cơ thể?3. Tại sao đột biến gen xuất hiện với tần số thấp, đa số có hại nhưng được xem là nguồn nguyên liệu

chủ yếu của tiến hóa?4. Tại sao đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm? 5. Di nhập gen là gì? Di nhập gen ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào?6. Đơn vị tác động, nội dung, kết quả, mặt chủ yếu của CLTN theo quan niệm hiện đại. Quan niệm

hiện đại đã bổ sung cho quan niệm của Đacuyn về CLTN như thế nào?7. Tại sao nói CLTN là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất? Tốc độ thay đổi tần số alen của quần thể dưới

tác động của CLTN nhanh hay chậm hơn so với dưới tác động của đột biến? Tại sao?8. Kết quả của chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể là gì?9. Để đào thải một alen ra khỏi quần thể sau 1 thế hệ thì trong quần thể diễn ra hình thức chọn lọc

nào?10. Giải thích tại sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với ở quần

thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?11. Khi quần thể chịu tác động hay không chịu tác động của CLTN, di nhập gen thì tần số alen của

quần thể bị thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi nhân tố tiến hóa nào?12. Nêu đặc điểm của sự biến đổi tần số alen dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.13. Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến kết quả gì?14. Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số

lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?15. Nêu các kiểu giao phối không ngẫu nhiên.Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến

hóa?( Tại sao giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa?)16. Tại sao giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa? Vai trò của giao phối ngẫu nhiên

đối với tiến hóa?

* Làm việc nhóm TG1. Tổ chức chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng với -3-4

thành viên2 Trên cơ sở các câu hỏi giáo viên đề ra, học sinh nghiên cứu ở nhà, vào lớp

thảo luận, đại diện nhóm trả lời các câu hỏi trên.5. Học liệu, phương tiện nghiên cứuSGK Bài 26 – SGK Sinh học 12 Tài liệu tham khảo SGK Sinh học 12 Nâng cao

5

Page 6: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Giáo trình tiến hóaCác tài liệu khác( Internet.....)

Bài tập tình huốngCác câu hỏi Photo bảng hệ thống câu hỏi của bàiTài liệu phát thêmTrang powerpoint Giáo án viết Sổ ghi chép của học sinh theo nhómTrang WebPhoto VideoCác học liệu khác

6. Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Đối tượng Giải phápTiếp thu chậm Không sử dụng phương pháp nàyNăng khiếu Tự nghiên cứu (định hướng bằng việc trả lời hệ thống câu hỏi và phiếu học tập

do giáo viên thiết kế)Trợ giúp đặc biệt

BÀI DẠY THEO DỰ ÁNNgười soạn

Họ và tên: Nhóm 1

Trường THPT Chuyên…

Tỉnh ……

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy: Ô NHIẾM KHÔNG KHÍ

Tóm tắt bài dạy

Không khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của mọi sinh vật trên Ttrái đất, là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch từ vũ trụ. Không khí với các thành phần như khí O2, CO2, NO2 ,… cần cho hô hấp của động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của sự sống. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nồng độ bụi trong không khí trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần. Tại các các khu vực đang xây dựng trong đô thị, thậm chí nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn là từ 10-20 lần. Môi trường không khí ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO và chì đã gây ra rất nhiều bệnh tật đường hô hấp như: viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản và ung thư. Ô nhiễm không khí ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hư hỏng thiết bị, suy giảm tuổi thọ công trình và làm mất mỹ quan cơ sở hạ tầng. Các thiệt hại về kinh tế có thể lượng hóa bằng tiền với mức thiệt hại ước tính khoảng 200-500 tỉ đồng (12-31 triệu đô la) một năm.

6

Page 7: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, từ các cấp quản lí tới người dân bình thường, tương lai sẽ phải trả giá rất đắt cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày một gia tăng, nhất là tại các thành phố lớn và đông dân như Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM...

Lĩnh vực bài dạy:

Sinh thái học

Cấp/lớp:

Cấp/ lớp sẽ áp dụng bài dạy: Lớp 12

Thời gian dự kiến: 1 tháng

Tuần 1. Thu thập dữ liệu

Tuần 2. Chia sẻ thông tin

Tuần 3. Xử lý dữ liệu Tuần 4. Trình bày báo cáo

Chuẩn bị nội dung và quy chuẩn

- Cách triển khai đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.

- Các vấn đề có liên quan: Tài nguyên và môi trường, Hệ sinh thái, Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái,

Các quy luật sinh thái cơ bản, Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập

và đời sống.

Mục tiêu đối với học sinh/ kết quả học tập

Củng cố kiến thức liên quan (vai trò của ôxi, cacbon, CO2 ...và các chất khí trong tự nhiên và đối với

đời sống, mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với môi trường).

Giúp người học những kiến thức và kĩ năng cơ bản, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học

(cách xác định đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và báo cáo đề cương nghiên cứu, cách thu thập và

xử lí số liệu thu được, cách xây dựng cấu trúc của mộ báo cáo khao học, cách bảo vệ đề tài…)

Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy logic, tính sáng tạo trong

nghiên cứu khoa học.

Rèn luyện năng lực thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch lạc, tự tin, thuyết

phục.

Bồi dưỡng thế giới quan di vật biện chứng thông qua việc người học nhận thức được mối quan hệ

chặt chẽ giữa các thành tố của hệ sinh thái.

7

Page 8: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, yêu thiên nhiên, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi

khái quát

Nhân loại sẽ ra sao nếu không khí bị ô nhiễm?

Câu hỏi bài

học

Ô nhiễm không khí là gì? Vì sao không khí bị ô nhiễm? Hậu quả của ô nhiễm không khí?

Chúng ta phải làm gì để có thể giữ gìn bầu không khí trong lành cho nhân loại?

Câu hỏi nội

dung

1. Ý nghĩa của việc bảo vệ và giữ gìn bầu không khí trong lành.

2. Điều kiện thực hiện dự án:

- Thời gian tiến hành:

- Thời hạn

- Phương tiện nghiên cứu

- Phương tiện đi lại:

- Số thành viên tham gia:

3. Lựa chọn hướng nghiên cứu nào?

- Đặc điểm của địa phương:

- Điều kiện nghiên cứu:

4. Tại sao thực hiện đề tài:

- Ý nghĩa của đề tài:

- Tính thực tiễn:

- Tính khả thi:

5. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng:

- Nhiệm vụ:

- Phương pháp:

6. Tiến hành nghiên cứu trên thực địa như thế nào?

- Cách lấy mẫu, thời gian lấy mẫu.

- Cách đặt thí nghiệm để đảm bảo tính chính xác, khoa học.

7. Từ các số liệu thu được (số liệu thô), làm thế nào để có thể rút ra kết luận sơ bộ (cách xử

lý số liệu):

- Lập các bảng biểu

- Tính các đại lượng đặc trưng (trị số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, kiểm định giả

8

Page 9: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

thuyết thống kê các tham số, biểu diễn trên đồ thị, biểu đồ)

8. Viết báo cáo khoa học như thế nào?

- Cấu trúc của một báo cáo

- Dung lượng,

- Cách thống kê TLTK

- Hình thức trình bày,

- Cách rút ra nhận xét hay kết luận sau mỗi phần hoặc kết luận chung,

- Cách viết tóm tắt báo cáo khoa học)

9. Báo cáo kết quả nghiên cứu và bảo vệ luận điểm khoa học như thế nào?

- Thiết kế bản trình chiếu power point

- Thời gian báo cáo

- Nội dung báo cáo

- Những điểm cần nhấn mạnh, cần giải thích trong báo cáo

Lịch trình đánh giá

Trước khi bắt đầu

dự án

Học sinh thực hiện dự án và

hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

- Trình

bày các

nghiên

cứu về

việc nuôi

cấy mô

- Trình

bày ý

nghĩa của

việc

nghiên

cứu.

- Báo cáo

đề cương

nghiên

cứu:

+ Mục tiêu

+ Đối

tượng và

địa điểm

NC.

+ PPNC

+ Nhiệm

vụ NC

+ Phạm vi

nghiên

cứu.

- Tiến độ thực

hiện đề tài.

- Cách thực

hiện đề tài (PP

thu thập và xử

lý thông tin).

- Ghi nhận

những kết quả

thực tế khác với

kiến thức và lý

thuyết tìm hiểu

được. học, sai

số do làm sai

quy trình, do

bất cẩn...)

- Cách xử lý

số liệu thu

được (cách

sắp xếp số

liệu có logic,

phù hợp với

hướng

nghiên cứu).

- Việc đưa

ra các nhận

xét có căn

cứ vào việc

xử lý số liệu

không.

- Cơ sở của các

nhận định và kết

luận đưa ra (có

dựa trên kết quả

NC không?)

- Cách lý giải

các nhận định

và kết luận

- Ý nghĩa của

kết luận rút ra từ

kết quả NC.

- Việc báo cáo kết quả nghiên

cứu của đề tài (thời gian, cách

minh hoạ, ngôn ngữ, hiệu quả

của việc chuyển tải nội dung

nghiên cứu cho người nghe).

- Việc bảo vệ luận điểm khoa

học của nhóm nghiên cứu

(trả lời người khác).

9

Page 10: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Tổng hợp đánh giá

TT Nội dung đánh giá Điểm

Xây dựng đề cương nghiên cứu

1 Xác định được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài (lý do chọn đề tài) 1

2 Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, xác định đúng đối tượng, phương pháp và nhiệm vụ nghiên

cứu.

2

Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

3 Thực hiện đúng tiến độ được đề ra trong đề cương nghiên cứu 1

4 Việc sử dụng các phương pháp, phương tiện và quy trình nghiên cứu đảm bảo tính khoa

học, chính xác, tin cậy.

2

5 Biết cách xử lý số liệu thu được bằng thống kê toán học và biểu diễn trên biểu đồ, đồ thị. 2

6 Rút ra được các nhận định xác đáng từ việc xử lý số liệu và lý giải được kết quả nghiên

cứu

2

7 Bản báo cáo khoa học rõ ràng, văn phong khoa học và trình bày đẹp, đúng quy cách (định

dạng văn bản, số trang, cách trích dẫn tài liệu và thống kê TLTK).

2

8 Tóm tắt báo cáo khoa học phản ánh được nội dung chính của bản báo cáo toàn văn 1

9 Phần kết luận phản ánh nội dung quan trọng và chính xác được rút ra từ kết quả nghiên

cứu.

1

Báo cáo đề tài

10 Trình bày được lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu. 1

11 Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và phần kết luận rõ ràng, logic, có chọn lọc và khoa

học.

2

12 Đảm bảo thời gian theo quy định (15 - 20 phút) 0,5

13 Tự tin, bình tĩnh, lưu loát, ngôn ngữ khúc chiết. 0,5

14 Bảo vệ được các luận điểm đưa ra, trả lời được các câu hỏi do người khác đặt ra có liên

quan đến đề tài..

1

Cộng 20

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu

- Kỹ năng thiết kế bảng biểu, đồ thị, biểu đồ.

10

Page 11: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

- Kỹ năng viết báo cáo toàn văn (cấu trúc, giới hạn số trang, cách thống kê TLTK, cách trình bày)

- Kỹ năng thiết kế các slide (power point) để báo cáo kết quả nghiên cứu.

Các bước tiến hành bài dạyGiai

đoạn

Mục đích Giáo viên Hoc sinh

1

- HS nhận thức rõ ý nghĩa của việc

thực hiện dự án

- Học sinh chuẩn bị kiến thức có liên

quan đến đề tài.

- Nêu ý nghĩa và lược sử sự

phát triển của dự án.

- Phổ biến sơ bộ quy định

của việc thực hiện dự án.

- Phân chia lớp thành các

nhóm nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu có

liên quan tới dự án

- Nghiên cứu các công trình

nghiên cứu có liên quan đã

được công bố (nếu có).

2

- Xác định được đề tài nghiên cứu - Đưa ra một số định

hướng nghiên cứu.

- Đánh giá và lựa chọn đề

tài nghiên cứu khả thi

- Lựa chọn đề tài nghiên

cứu.

- Các thành viên trong mỗi

nhóm hợp tác viết và trình

bày cương nghiên cứu

3

- Học sinh thu thập và xử lý các số liệu

cần thiết để đưa ra kết luận.

- Hướng dẫn các nhóm

thực hiện đề tài nghiên cứu

theo đề cương nghiên cứu

(lưu ý đến các sai số có thể

mắc phải)

- Thực hiện đề tài

+ Tiến hành trên thực địa,

trong phòng thí nghiệm.

+ Xử lý số liệu đưa các ra

nhận định.

+ Lý giải kết quả nghiên

cứu và các nhận định cơ

bản.

+ Viết báo cáo khoa học.

4Bảo vệ đề tài nghiên cứu Đánh giá và nghiệm thu đề

tài nghiên cứu

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Giai đoạn 1

1) Nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của cuộc thi “ Bảo vệ môi trường” do Đoàn thanh niên tổ chức và phát động phong

trào tham gia cuộc thi này.

11

Page 12: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

2) Phổ biến trước lớp và hướng dẫn Tài liệu hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Ban tổ chức

cuộc thi “Bảo vệ môi trường” (thời gian tiến hành, thời hạn, điều kiện, cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học).

3) Giới thiệu tài liệu tham khảo hoặc hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo có liên quan.

Giai đoạn 2

3) Phân các thành viên trong lớp đăng ký tham gia nghiên cứu thành các nhóm nghiên cứu (mỗi nhóm nghiên

cứu không quá 5 người, các nhóm tương đối đồng đều về số người, khả năng học tập, mỗi nhóm bầu một nhóm

trưởng).

4) Giáo viên nêu ra một vài định hướng nghiên cứu (nhấn mạnh đặc điểm của địa phương và điều kiện nghiên

cứu).

5) Hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu.

6) Yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo và giải thích đề cương nghiên cứu trước lớp. Giáo viên nhận xét, đánh

giá (ý nghĩa của đề tài, tính thực tiễn, tính khả thi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu).

7) Phân tích, đánh giá đề cương nghiên cứu của các nhóm.

8) Công bố các đề tài nghiên cứu của các nhóm có tính khả thi.

Giai đoạn 3

9) Hướng dẫn các nhóm nghiên cứu đã được lựa chọn về cách chọn đối tượng, phương pháp nghiên cứu (cách

lấy mấu, thời gian lấy mẫu, cách đặt thí nghiệm đảm bảo tính chính xác, khoa học).

10) Theo dõi, động viên, hướng dẫn quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu trên thực

địa.

11) Hướng dẫn các nhóm nghiên cứu về cách sử lý số liệu, rút ra kết luận, cách viết báo cáo khoa học và cách

trình bày (sử dụng phần mềm power point).

Giai đoạn 4

12) Yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp về kết quả nghiên cứu (trong khoảng thời gian 20 phút). Các nhóm trình

bày nhận xét, đánh giá của mình và nộp sản phẩm dưới dạng file word, kèm theo biên bản hoạt động nhóm.

13) Nhận xét, đánh giá các nhóm nghiên cứu về:

- Quá trình thực hiện (ý thức của các thành viên, tiến độ thực hiện, sự hợp tác trong nhóm).

- Kết quả đạt được (ý nghĩa thực tiễn, tính chính xác, tính khoa học).

- Năng lực trình bày và giải thích kết quả nghiên cứu.

- Chất lượng các câu trả lời của nhóm

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậmGiáo viên giành thời gian giúp đỡ về các công cụ xử lý số liệu thu được (vẽ

đồ thị, nhận xét kết quả nghiên cứu )

12

Page 13: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Học sinh không biết Tiếng

Anh

Tham khảo các tài liệu phù hợp.

Học sinh năng

khiếu

Có thể độc lập xác định hướng nghiên cứu, không giống với định hướng

nghiên cứu của giáo viên.

Công nghệ – Phần cứng

Máy quay

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Kết nối internet

Máy in

Máy chiếu

Máy quét ảnh

Thiết bị hội thảo Video

Thiết bị khác

Công nghệ – mềm

Cơ sở dữ liệu / Bảng tính

Ấn phẩm

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm khác

Tư liệu in

Sách giáo khoa lớp 11, 12

Tài liệu hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

Các tài liệu tham khảo có liên quan...

Hỗ trợ Phòng máy chiếu, Máy tính, Projector

Nguồn Internet

http://edu.net.vn/

http://www.google.com.vn/

http://vi.wikipedia.org/

http://vietnamnet.vn/khoahoc/moitruong/

1.12

Yêu cầu khác

Sự ủng hộ của Ban Giám hiệu Nhà trường và các phụ huynh (thời gian, kinh

phí, phương tiện...), các chuyến đi thực địa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1) Tại sao phải giữ gìn và bảo vệ bầu không khí trong lành?

2) Đề tài của nhóm sẽ được thực hiện trong điều kiện như thế nào?

- Danh sách thành viên trong nhóm:

13

Page 14: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

- Thời gian tiến hành:

- Thời hạn hoàn thành:

- Điều kiện về cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, máy in, máy tính, các thiết bị khác...):

- Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị:

3) Kể tên một số đề tài nghiên cứu về ô nhiễm không khí đã công bố (Tác giả, tên đề tài, nguồn

tài liệu, năm xuất bản)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

1) Tên đề tài:

2) Tại sao thực hiện đề tài? (Lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài):

3) Mục tiêu nghiên cứu:

4) Đối tượng nghiên cứu:

5) Nhiệm vụ nghiên cứu:

14

Page 15: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

6) Phương pháp nghiên cứu:

+ Trên thực địa: (cách lấy mấu, thời gian lấy mẫu, cách đặt thí nghiệm):

+ Trong phòng thí nghiệm:

+ Phương pháp xử lý số liệu:

7) Dự kiến cấu trúc của bản báo cáo đề tài nghiên cứu (dung l ượng, cách thống kê TLTK, cách

rút ra nhận từ kết quả nghiên cứu)

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP

Chủ đề / nhiệm vụ: Thực hiện dự án : “Ô NHIẾM KHÔNG KHÍ”Họ và tên học sinh (Đại diện nhóm): :................................... ....................

Họ và tên giáo viên: ........................................................................ ..........

Mục tiêu: Hiểu rõ hậu quả của ô nhiễm không khí từ đó đưa ra giải pháp có hiệu quả

nhằm bảo vệ bầu không khí trong lành

Học sinh đạt được mục tiêu

bằng cách:

- Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu một số tư liệu có liên quan để thực

hiện dự án

- Lựa chọn dự án nghiên cứu (trên cơ sở nghiên một số định hướng do

giáo viên giới thiệu)

- Thực hiện đề tài nghiên cứu để rút ra kết luận xác đáng

Trách nhiệm của học sinh: - Xác định dự án nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Báo cáo kế hoạch thực hiện (lý do, mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và

PP thực hiện)

- Thực hiện báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện dự án

- Báo cáo trước giáo viên và tập thể lớp về kết quả thực hiện dự án

Trách nhiệm của giáo viên: * Phân các thành viên trong lớp, các nhóm nghiên cứu dự án (mỗi tổ là

15

Page 16: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

1nhóm, các nhóm tương đối đồng đều về số người, khả năng học tập,

mỗi nhóm bầu 1 nhóm trưởng ).

* Giới thiệu sơ bộ về kết quả nghiên cứu của một số đề tài và đưa ra

một số định hướng nghiên cứu về ô nhiễm không khí.

* Hướng dẫn học sinh đọc SGK và giới thiệu một số tài liệu tham khảo

có liên quan.

* Theo dõi, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.

* Hướng dẫn cách trình bày bố cục dự án. Đánh giá, góp ý, sửa chữa và

điều chỉnh đề cương nghiên cứu

* Bổ sung cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Tin học (cách xử lý

số liệu, cách biểu diễn trên đồ thị, biểu đồ ).

* Yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo giải thích cách thức đánh giá dự

án trước lớp. Giáo viên nhận xét đánh giá (ý nghĩa của dự án, tính thực

tiễn, đối tượng và phương pháp thực hiện )

* Phân tích, tiến hành đánh giá dự án của các nhóm

* Công bố các dự án của các nhóm có tính khả thi.

Sản phẩm học tập: - Báo cáo kết quả nghiên cứu (toàn văn)

+ Dưới dạng file (word)

+ Bản in trên giấy A4 (8 - 12 trang).

- Báo cáo tóm tắt:

+ Dưới dạng file (word)

+ Bản in trên giấy A4 (2 trang).

- Báo cáo trình chiếu trước Hội đồng (Thiết kế bằng phần mềm Power

point)

- Ấn phẩm: Tuyên truyền giữ gìn và bảo vệ bầu không khí.

Đánh giá mức độ hoàn thành:

Các lần gặp mặt trong quá

trình làm việc:

16

Page 17: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Chữ ký học sinh Chữ ký giáo viên

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN HỌC: SINH HỌC LỚP 12

CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

HỌC KỲ: II NĂM HỌC: 2010 – 2011

1. Môn hoc: Sinh học

2. Chương trình

Cơ bản

Nâng cao

Học kỳ: 2 Năm học: 2010 - 2011

3. Ho và tên giáo viên:

4. Các chuẩn của môn hoc (theo chuẩn do Bộ GD - ĐT ban hành)

- Kiến thức: Sinh học đại cương, trình bài được những kiến thức cơ bản, hiện đại về di truyền, tiến

hóa và sinh thái.

17

x

Page 18: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

- Kỹ năng: Tiếp tục phát triển các kỹ năng quan sát, thí nghiệm, tư duy thực nghiệm - quy nạp, kỹ

năng tự học.

5. Yêu cầu về thái độ (theo chuẩn do Bộ GD - ĐT ban hành)

- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các

hiện tượng sinh học.

- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được học vào thực tế cuộc sống.

- Xây dựng được ý thức tự giác, thói quen bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho cộng đồng có ý

thức giữ môi trường xanh – sạch – đẹp.

6. Mục tiêu chi tiết Mục tiêu

Nội dung

Mục tiêu chi tiết

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

PHẦN VI:

TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG

CHỨNG TIẾN HÓA

I.1.1.Nêu được các

bằng chứng về giải

phẫu so sánh, địa lí

sinh học, tế bào học

và sinh học phân tử

I.1.2. Nêu được định

nghĩa cơ quan thoái

hóa, cơ quan tương

đồng, cơ quan tương

tự.

I.1.3.Nêu các luận

điểm cơ bản trong

các thuyết tiến hóa cổ

điển (Lamac,

Daccuyn); thuyết tiến

hóa hiện đại (thuyết

trung tính và thuyết

tổng hợp).

I.2.1. Phân biệt cơ quan

tương đồng, cơ quan

tương tự, cơ quan thoái

hóa. Cho ví dụ.

I.2.2. So sánh đặc điểm

của sinh vật ở đảo lục địa

và đảo đại dương qua đó

chứng minh quá trình

hình thành loài mới dưới

tác động của chọn lọc tự

nhiên.

II.2.3.Từ các bằng chứng

rút ra kết luận về nguồn

gốc của sinh giới.

II.2.4.So sánh sự khác

nhau giữa các thuyết tiến

hóa: Lamac – Đacuyn -

Tổng hợp.

I.3.1.Từ bốn bằng chứng tiến

hóa giải thích được bằng

chứng tiến hóa nào có tính

thuyết phục nhất chứng tỏ

nguồn gốc chung của sinh

giới.

I.3.2.Giải thích được vì sao

chọn lọc tự nhiên là nhân tố

chính trong quá trình tiến hóa.

18

Page 19: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

I.1.4. Nêu định nghĩa

tiến hóa nhỏ, tiến hóa

lớn, đơn vị tiến hóa,

biến dị, chọn lọc tự

nhiên, chọn lọc nhân

tạo.

I. 1.5.Nêu các nhân

tố tiến hóa.

I.1.6. Nêu được khái

niệm đặc điểm thích

nghi.

I.1.7.Nêu khái niệm

loài.

I.1.8.Nêu được các

cơ chế cách li.

I.1.9.Nêu được các

con đường hình

thành loài.

I.1.10.Nêu được

chiều hướng tiến hóa

của sinh giới.

II.2.5. Phân tích được vai

trò của từng nhân tố tiến

hóa trong việc làm thay

đổi tần số alen và tần số

kiểu gen của quần thể.

II.2.6. Giải thích được tại

sao quần thể là đơn vị tiến

hóa.

II.2.7.Phân tích quá trình

hình thành quần thể thích

nghi.

II.2.8.Dựa trên kiến thức

sinh học phân tử trình bày

được cơ chế hình thành

loài.

II.2.9.Giải thích cơ chế

hình thành loài bằng con

đường địa lí, sinh thái, đột

biến lớn.

BÀI 24: CÁC BẰNG

CHỨNG TIẾN HÓA

1.1. Nêu được khái

niệm, ý nghĩa cơ

quan tương đồng, cơ

quan tương tụ, cơ

quan thoái hóa, cho 3

ví dụ.

1.2.Nêu được bằng

chứng về địa lí sinh

2.1. Phân biệt được cơ

quan tương đồng, cơ quan

tương tự và cơ quan thoái

hóa. Cho ví dụ.

2.2. Từ quan sát hình

24.2. nhận xét điểm giống

và khác nhau giữa các

giai đoạn trong phát triển

3.1.Giải thích được vì sao các

tư liệu về giải phẫu so sánh,

phôi sinh học so sánh, sinh

học phân tử và tế bào, địa lý

sinh vật học được xem là bằng

chứng tiến hóa.

3.2. Chứng minh được ti thể

và lục lạp có nguồn gốc nội

19

Page 20: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

học.

1.3. Nêu được các

bằng chứng phôi sinh

học.

1.4. Nêu được các

bằng chứng địa lý

sinh vật học.

1.5. Nêu được các

bằng chứng tế bào

học và sinh học phân

tử.

phôi của các sinh vật từ

đó rút ra mối quan hệ về

nguồn gốc của các loài.

2.3. Từ nghiên cứu ví dụ

của Đacuyn, rút ra được

hai phương thức tiến hóa

của sinh giới: tiến hóa hội

tụ và tiến hóa phân ly.

2.4. Nghiên cứu bảng

24.rút ra mối quan hệ họ

hàng giữa các loài. Từ đó

có kết luận chung về

nguồn gốc các loài.

cộng sinh.

3.3. Tại sao cơ quan thoái hóa

vẫn được CLTN giữ lại.

BÀI 25. HỌC

THUYẾT LAMAC VÀ

ĐACUYN

1.1.Nêu được các

luận điểm của thuyết

tiến hóa của Lamac,

Đacuyn.

2.1.So sánh luận điểm

tiến hóa của Lamac và

Đacuyn về nguyên nhân,

cơ chế hình thành loài,

hình thành đặc điểm thích

nghi và chiều hướng tiến

hóa.

2.2.So sánh chọn lọc nhân

tạo và chọn lọc tự nhiên.

3.1.Dựa vào kiến thức di

truyền học giải thích được

nguyên nhân dẫn đến những

thành công và hạn chế của hai

học thuyết.

3.2. Quan sát hình 25.1 và

25.2. đưa ra kết luận về sự

phân li tính trạng.

BÀI 26: THUYẾT

TIẾN HÓA TỔNG

HỢP HIỆN ĐẠI

1.1.Nêu đặc điểm và

nội dung của thuyết

tiến hóa tổng hợp.

1.2.Nêu điều kiện của

một đơn vị tiến hóa

cơ sở.

1.3.Nêu được nội

dung của tiến hóa

2.1.Phân biệt được tiến

hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

2.2.Giải thích được cơ chế

hình thành loài trong tiến

hóa nhỏ.

2.3.Giải thích vì sao quần

thể được xem là đơn vị

3.1.So sánh giữa thuyết tiến

hóa hiện đại với thuyết tiến

hóa cổ điển.

3.2. Giải thích tại sao CLTN

làm thay đổi tần số alen của

quần thể vi khuẩn nhanh hơn

quần thể nhân thực lưỡng bội.

20

Page 21: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

nhỏ và tiến hóa lớn.

1.4. Nêu được các

nhân tố tiến hóa.

tiến hóa cơ sở.

2.4. Vai trò của từng nhân

tố tiến hóa trong việc làm

thay đổi tần số alen và tần

số kiểu gen.

BÀI 27: QUÁ TRÌNH

HÌNH THÀNH QUẦN

THỂ THÍCH NGHI

1.1.Nêu các ví dụ và

khái niệm về sự hình

thành đặc điểm thích

nghi.

1.2. Nêu được sự hợp

lí tương đối của các

đặc điểm thích nghi.

2.1.Biết vận dụng các

kiến thức về vai trò của

các nhân tố tiến hóa cơ

bản như đột biến, giao

phối, chọn lọc tự

nhiên..để giải thích quá

trình hình thành đặc điểm

thích nghi thông qua ví dụ

SGK.

2.2. Trình bày được vai

trò của các nhân tố trong

quá trình hình thành quần

thể thích nghi.

3.1.Vì sao nói các đặc điểm

thích nghi chỉ là chỉ là sự hợp

lí tương đối.

3.2. Quan sát hình 27.1 rút ra

đặc điểm thích nghi

BÀI 28: LOÀI 1.1.Nêu được khái

niệm về loài sinh học

và tiêu chuẩn để phân

biệt giữa hai loài thân

thuộc.

1.2.Nêu được các cơ

chế cách li và mối

liên quan giữa cơ chế

cách li với quá trình

hình thành loài.

2.1.Phân tích được tiêu

chuẩn cách li sinh sản sử

dụng trong trường hợp

nào.

2.2.Phân biệt cách li trước

hợp tử và sau hợp tử.

2.3. Phân biệt cách li nơi

ở, cách li tập tính và cách

li cơ học.

3.1.Vì sao cơ chế cách li có

vai trò quan trọng đối với quá

trình hình thành loài và đối

với tiến hóa.

BÀI 29, 30: QUÁ

TRÌNH HÌNH THÀNH

LOÀI

1.1. Nêu vai trò của

cách li địa lí trong

quá trình hình thành

2.1. Phân tích được vai

trò của điều kiện địa lí đối

với việc hình thành loài

3.1.Từ các con đường hình

thành loài mới rút ra đặc điểm

chung nhất về cơ chế hình

21

Page 22: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

loài.

1.2. Nêu được thí

nghiệm chứng minh

quá trình hình thành

loài bằng cách li địa

1.3.Nêu được các con

đường hình thành

loài mới.

mới.

2.2. Phân tích được vai

trò của tập tính và điều

kiện sinh thái đối với việc

hình thành loài mới.

2.3.Trình bày được cơ

chế hình thành loài bằng

con đường đa bội cùng

nguồn và khác nguồn.

thành loài.

3.2. Trong các con đường hình

thành loài con đường nào hình

thành nhanh nhất, giải thích.

3.3.Giải thích tại sao phải bảo

vệ sự đa dạng sinh học của các

loài cây hoang dại cũng nhu

các giống cây trồng nguyên

thủy.

3.4. Tại sao lai xa và đa bội

hóa nhanh chóng hình thành

loài mới ở thực vật nhưng ít

xảy ra ở các loài động vật.

BÀI 31: TIẾN HÓA

LỚN

1.1.Trình bày được

sự phân li tính trạng

và sự hình thành các

nhóm phân loại.

1.2. Nêu được nội

dung của tiến hóa lớn

và cách thức phân

loại cấp độ tổ chức

trên loài.

1.3.Nêu được chiều

hướng tiến hóa chung

của sinh giới, của

từng nhóm loài.

1.4. Nêu được một số

thực nghiệm về tiến

hóa lớn.

2.1. Dựa vào sơ đồ hình

31.1.SGK rút ra nhận xét

và đi đến kết luận tiến hóa

lớn diễn ra theo con

đường phân li tính trạng

từ một nguồn gốc chung.

Tốc độ tiến hóa diễn ra

không đều ở các nhóm và

chiếu hướng tiến hóa ở

các nhóm sinh vật khác

nhau có thể tiến hóa theo

các xu hướng khác nhau.

2.2. Giải thích quá trình

tiến hóa lớn hình thành

nên các đơn vị phân loại

trên loài bằng sơ đồ tiến

hóa phân nhánh.

3.1.Giải thích được vì sao

thích nghi ngày càng hợp lí là

chiều hướng tiến hóa cơ bản

nhất.

3.2.Vì sao các nhóm sinh vật

có nhịp điệu tiến hóa không

đều.

3.3. Giải thích vì sao bên cạnh

những loài có tổ chức phức

tạp vẫn tồn tại những loài có

cấu trúc đơn giản.

22

Page 23: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

CHƯƠNG II

SỰ PHÁT SINH VÀ

PHÁT TRIỂN SỰ

SỐNG TRÊN TRÁI

ĐẤT

1.1.Có những hiểu

biết về quá trình hình

thành sự sống trên

trái đất và sự tiến hóa

hình thành nên loài

người.

1.2. Có những hiểu

biết về hóa thạch và

lịch sử phát triển của

sinh giới qua các đại

địa chất

1.3. Biết được quá

trình phát sinh loài

người.

2.1.Giải thích được sự

phát sinh và phát triển sự

sống trên trái đất qua các

giai đoạn.

BÀI 32.

NGUỒN GỐC SỰ

SỐNG

1.1.Nêu các giai đoạn

chính của quá trình

phát sinh sự sống.

1.2.Nêu đặc điểm của

giai đoạn giai đoạn

tiến hóa hóa học

1.3. Nêu đặc điểm

của giai đoạn giai

đoạn tiến hóa tiền

sinh học.

1.4.Trình bày thí

nghiệm Milơ về sự

hình thành các hợp

chất hữu cơ bằng con

đường hóa học.

2.1. So sánh tiến hóa hóa

học và tiến hóa tiền sinh

học.

2.2. Qua các bằng chứng

khoa học chứng minh

ARN xuất hiện trước

ADN và protein trong quá

trình tiến hóa.

3.1.Hiện nay sự sống còn

được tổng hợp theo con đường

hóa học không? Hãy giải thích

tại sao?

3.2.So sánh sự hình thành

phân tử prôtêin theo con

đường hóa tổng hợp và con

đường sinh tổng hợp.

BÀI 33 1.1.Nêu được khái 2.1.Giải thích tại sao hóa 3.1. Cần làm gì để bảo vệ khí

23

Page 24: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA SINH GIỚI QUA

CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

niệm hóa thạch

1.2.Nêu được vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sinh học và địa chất học1.3.Trình bày được những sự kiện quan trọng của các đại địa chất1.4 Biết cách xác

định tuổi của hóa

thạch

thạch là bằng chứng trực tiếp của tiến hóa 2.2. Trình bày được nguyên nhân của sự xuất hiện oxi trên trái đất2.3.Trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự di cư của động vật lên cạn2.4. Giải thích hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa của sinh giới.

hậu và ngăn chặn nạn tuyệt

chủng của các loài sinh vật và

loài người.

BÀI 34.

SỰ PHÁT SINH LOÀI

NGƯỜI

1.1.Liệt kê được 4 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của loài người

1.2.Liệt kê các nhân

tố sinh học và nhân

tố xã hội tác động

đến quá trình phát

sinh và tiến hóa của

loài người.

1.3. Nêu được bằng

chứng về nguồn gốc

động vật của loài

người.

2.1.So sánh những đặc

điểm sai khác giữa người

vượn hoá thạch với vượn

người

2.2.Phân tích những đặc

điểm sai khác giữa người

đứng thẳng Homo erectus

với người vượn hoá thạch.

2.3.Phân tích ảnh hưởng

của các yếu tố sinh học

đến quá trình phát sinh

loài người

3.1.Hãy tìm những dẫn liệu chứng minh loài người có chung nguồn gốc với vượn người.

3.2. Giải thích được tại sao

nhân tố xã hội đóng vai trò

quyết định sự phát triển của

loài người.

3.3. Những nhân tố tự nhiên

và xã hội nào hiện nay đang

tác động xấu đến sức khoẻ và

đạo đức con người.

PHẦN BẢY. SINH

THÁI HỌC

CHƯƠNG 1. CÁ THỂ

VÀ QUẦN THỂ SINH

VẬT

I.1.Nêu được khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái.I.2. Nêu được khái niệm quần thể, mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật và đặc trưng cơ bản của quần thể.I. 3. Nêu được kích thước, sự tăng trưởng của quần thể sinh vật cùng các yếu tố gây biến động số lượng cá thể của quần thể.

2.1.Giải thích được ảnh

hưởng của các nhân tố

sinh thái đến sinh vật.

2.2.Giải thích quá trình

hình thành quần thể và

mối quan hệ giữa các cá

thể trong quần thể.

2.3. Phân tích được các

đặc trưng cơ bản của quần

thể và các nguyên nhân

3.1. Vận dụng kiến thức về quần thể trong chăn nuôi và trồng trọt để thu được năng suất cao.

24

Page 25: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

gây biến động số lượng cá

thể của quần thể.

BÀI 35. MÔI

TRƯỜNG SỐNG VÀ

CÁC NHÂN TỐ SINH

THÁI

1.1. Nêu được khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.1.2. Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa. 1.3.Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.

2.1.Phân tích được ảnh

hưởng của một số nhân tố

vô sinh và hữu sinh của

môi trường tới đời sống

sinh vật.

2.2. Giải thích sự thích

nghi của sinh vật với ánh

sáng và nhiệt độ.

2.3. Giải thích ý nghĩa đặc

điểm thích nghi của sinh

vật với nhiệt độ và ánh

sáng

3.1. Vận dụng quy tắc Becman và Anlen để giải thích vì sao động vật đẳng nhiệt ở vùng lạnh thường có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài ở vùng nóng

BÀI 36. QUẦN THỂ

SINH VẬT VÀ MỐI

QUAN HỆ GIỮA CÁC

CÁ THỂ TRONG

QUẦN THỂ

1.1.Nêu được khái niệm quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể.1.2.Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể; lấy được ví dụ minh họa.

2.1. Giải thích được quá trình hình thành quần thể.2.2.Giải thích nguyên nhân - ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ sinh thái trong quần thể.1.3. Phân biệt quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh về nguyên nhân và ý nghĩa

3.1. Vận dụng mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh để nuôi trồng và thu hoạch các quần thể sinh vật đạt hiệu quả kinh tế cao.

BÀI 37,38. CÁC ĐẶC

TRƯNG CƠ BẢN

CỦA QUẦN THỂ

SINH VẬT

1.1.Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.1.3.Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể.1.4.Nêu được thế nào là tăng trưởng quần thể, lấy ví dụ minh họa hai kiểu tăng trưởng quần 1.5.Chỉ ra được các đặc trưng

2.1. Trình bày được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất và đời sống2.2. Phân tích được những ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần thể.2.3. Giải thích tại sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất2.4. Phân biệt 3 kiểu phân

bố cá thể trong quần thể

3.1. Vận dụng các đặc trưng cơ bản của quần thể để khai thác tài nguyên hợp lí, nuôi trồng đạt hiệu quả cao.

25

Page 26: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

cơ bản của quần thể người, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.

BÀI 39. BIẾN ĐỘNG

SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

CỦA QUẦN THỂ

SINH VẬT

1.1.Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh họa.1.2.Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.1.3. Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng.

2.1. Phân biệt biến động theo chu kì và không theo chu kì, cho ví dụ.2.2. Trình bày nguyên nhân gây biến động số lượng.2.3. trình bày cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể và các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của quần thể

3.1. Vận dụng kiến thức sinh thái để duy trì trạng thái cân bằng của các quần thể sinh vật trong tự nhiên.

CHƯƠNG II. QUẦN XA SINH VẬT

I.1. Nêu được khái niệm quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã cùng các mối quan hệ của các sinh vật trong quần xã.I.2.Trình bày được diễn thế sinh thái. Lấy được ví dụ minh họa cho các kiểu diễn thế.

I.2. Phân biệt các đặc trưng cơ bản của quần thể và quần xã.I.2. Phân biệt các loại diễn thế sinh thái.

I.3. Vận dụng kiến thức quần xã để bảo vệ quần xã trong tự nhiên và giữ cân bằng sinh thái.

BÀI 40. QUẦN XA SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XA

1.1.Nêu được khái niệm, lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.1.2.Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy được ví dụ minh họa cho mỗi đặc trưng đó.1.3. Trình bày được quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các loài trong quần xã, lấy được VD minh họa

2.1. Phân biệt các mối quan hệ sinh thái trong quần xã2.2.Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng.

3.1. Vận dụng hiện tượng khống chế sinh học để phòng trừ các loài sinh vật gây hại hay dịch bệnh bằng phương pháp sinh học.

26

Page 27: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

cho các mỗi quan hệ đó. 1.4.Nêu được khái niệm khống chế sinh học.

BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI

1.1.Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.

2.1.Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế, lấy được ví dụ minh họa cho từng loại diễn thế.2.2. Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

3.1. Vận dụng kiến thức diễn thế để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường và khai thác tài nguyên hợp lí.

CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH

QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I.1.Nêu được khái niệm, các thành phần của một hệ sinh thái và cách phân loại hệ sinh thái.I.2.Trình bày được cách thức trao đổi vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi và lưới thức ăn.I.3. Nêu được 1 số chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.

II.1.Hiểu rõ dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu rõ hiệu suất sinh thái.

III.1. Vận dụng kiến thức về hệ sinh thái để bảo vệ môi trường sống và sinh quyển

HỆ SINH THÁI 1.1.Trình bày được khái niệm hệ sinh thế, lấy được ví dụ minh họa 1.2.Nêu ra các thành phần cấu trúc và các kiểu hệ sinh thái.

2.1. Vai trò của từng thành phần trong hệ sinh thái.2.2. So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

3.1. Vì sao con người có vai trò quan trong trong việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo

BÀI 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG

HỆ SINH THÁI

1.1.Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa.1.2. Nêu được khái niệm và các loại tháp sinh thái.

2.1. Trình bày được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.2.2. Phân biệt các loại hình tháp sinh thái. 2.3. Giải thích tại sao hình tháp năng lượng hoàn thiện nhất.

3.1.Vận dụng kiến thức để xây dựng hệ sinh thái bền vững

BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ

SINH QUYỂN

1.1.Nêu được khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá.

2.1.Trình bày được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.

3.1. Đưa ra các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất.

27

Page 28: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

1.2. Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa cho các khu sinh học đó.

2.2.Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.2.3. Phân biệt các loại quyển trên trái đất.

3.2. Khắc phục nạn ô nhiễm nguồn nước.

BÀI 45. DONG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ

SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH

THÁI

1.1. Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái.1.2. Nêu khái niệm hiệu suất sinh thái.

2.1. Giải thích tại sao dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị giảm dần qua các bậc dinh dưỡng.2.2. Giải thích tại sao hiệu suất sinh thái thường rất nhỏ.2.3. Giải thích vì sao chuỗi thức ăn không kéo dài mãi được

3.1. Vận dụng để sử dụng năng lượng trong hệ sinh thái đạt hiệu quả cao mà không bị thất thoát nhiều.3.2. Điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.

7. Lịch trình chi tiết

Bài học Tiết Hình thức và phương pháp dạy học chủ yếu

Phương tiện và công cụ dạy học

KT-ĐG Ghi chú

PHẦN VI:

TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

1 - Lý thuyết- PPDH: Trực quanVấn đápHoạt động nhóm

Ở nhà:- Sưu tầm tài liệu về bằng chứng giải phầu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và SHPTTrên lớp:- Tranh phóng lớn của hình 24.1, 24.2 SGK- Phiếu học tập: phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa.

-

28

Page 29: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

BÀI 25. HỌC THUYẾT LAMAC - ĐACUYN

1 - Lý thuyết- PPDH: Trực quanVấn đáp

Trên lớp:- Phiếu học tập: so sánh quan niệm Đacuyn với học thuyết Lamac về nguyên nhân , cơ chế, đặc điểm thích nghi hình thành loài chiều hướng tiến hóa.- Phiếu học tập : so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo- Sử dụng tranh phóng to hình 25.1, 25.2 SGK

BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

1 - Lý thuyết- PPDH: Diễn giảiVấn đápHoạt động nhóm

Ở nhà:- Đọc trước phần I, II trả lời câu hỏi: sự ra đời thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên cơ sở nào; Phân biệt tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ- Ôn lại các kiến thức về đột biến, quần thể ngẫu phối, tự phối.Trên lớp:- Phiếu học tập : so sánh thuyết tiến hóa hiện đại và thuyết tiến hóa của Đacuyn - Phiếu học tập: Tìm hiểu về các hình thức chọn lọc.- Các hình ảnh minh họa về các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen.

- Đối với HSG yêu cầu tóm tắt thành sơ đồ cơ chế hình thành loài trong quần thể ngẫu phối.

- Đối với học sinh khá giỏi vận dụng giải được các bài tập về nhân tố tiến hóa.

BÀI 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

1 - Lý thuyết- PPDH: Trực quanVấn đáp

Ở nhà:- Đọc trước phần I, II SGK nêu được vai trò của đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi qua các ví dụ trong SGK.Trên lớp:- Tranh ảnh minh họa cho sự hình thành các đặc điểm thích nghi về kiểu gen ở động và thực vật.

Đối với học sinh giỏi giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đa hình cân bằng di truyền và ý nghĩa của nó.

29

Page 30: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

BÀI 28: LOÀI 1 - Lý thuyết- PPDH: Trực quanVấn đápHoạt động nhóm

Ở nhà:- Đọc mục I, II SGK trả lời các câu trang 125 SGKTrên lớp:- Phiếu học tập về cơ chế cách li.

BÀI 29, 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

1 - Lý thuyết- PPDH: Trực quanVấn đáp

Ở nhà:- Xem lại kiến thức về đột biến số lượng và cấu trúc NST, cơ chế hình thành loài trong thuyết tiến hóa nhỏ.Trên lớp:- Một số tranh minh họa cho hình thành loài bằng con đường địa lí, sinh thái, các đột biến lớn.

BÀI 31. TIẾN HÓA LỚN

1 - Lý thuyết- PPDH: Trực quanVấn đáp

Ở nhà: đọc trước phần I, II và trả lời các câu hỏi trang 135 SGKTrên lớp: sơ đồ hinh 31.1, 31.2 SGK

CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

BÀI 32.

NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

1 1.PP nghiên cứu kết hợp hoạt động nhóm.

2.Vấn đáp - tìm tòi kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi định hướng.

- Tranh thí nghiệm của Milơ

- Phiếu học tập so sánh sự hình thành protein theo con đường hóa tổng hợp và con đường sinh tổng hợp

- Đối với học sinh khá giỏi: Nêu được 4 ý khác nhau

BÀI 33.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

1 - Vấn đáp

- Hoạt động nhóm

- Trực quan

- Các đoạn phim về tiến hóa

- Máy tính, máy chiếu Projector, màn hình. Phiếu học tập

- Thiết kế các slide bằng phần mềm powerpoint

30

Page 31: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

BÀI 34

SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

2 - Hoạt động nhóm

- Vấn đáp

- Trực quan

- Tranh vẽ về sự phát triển loài người cách đây 4 triệu năm- Phiếu học tập so sánh giữa người vượn hoá thạch với vượn người

- Phiếu học tập so sánh giữa người đứng thẳng Homo erectus với người vượn hoá thạch

Đố với học sinh khá giỏi, lấy ví dụ về các nhân tố tự nhiên và xã hội nào hiện nay đang tác động tới sức khỏe và con người.

PHẦN VII. SINH THÁI HỌC

Chương I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

Bài 35. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.

1 - Hoạt động nhóm

- Vấn đáp

- Trực quan

Ở nhà : đọc trước phần I, II, III SGK và trả lời các câu hỏi trang 154, 155 SGKTrên lớp : - Tranh phóng to hình 35.1, 35.2 SGK- Phiếu học tập so sánh cây ưa sáng, cây ưa bóng

BÀI 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ.

1 - Hoạt động nhóm

- Vấn đáp

- Trực quan

Ở nhà : đọc trước phần I, II SGK và trả lời các câu hỏi trang 159, 160 SGKTrên lớp : - Tranh phóng to hình 36.1, 36.2, 36.3, 36.4 SGK

- Phiếu học tập : lập bảng mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

Bài 37, 38. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

2 - Hoạt động nhóm

- Vấn đáp

- Trực quan

Ở nhà : đọc trước phần I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII SGK và trả lời các câu hỏi trang 165, 170 SGKTrên lớp : - Tranh phóng to hình 37.1, 37.2, 37.3, 38.1, 38.2, 38.3, 38.4 SGK

31

Page 32: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

- Phiếu học tập :

+ lập bảng so sánh sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật

+ lập bảng các kiểu phân bố cá thể của quần thể

Bài 39. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ

1 - Hoạt động nhóm

- Vấn đáp

- Trực quan

Ở nhà : đọc trước phần I, II SGK và trả lời các câu hỏi trang 174 SGKTrên lớp : - Tranh phóng to hình 39.1, 39.2, 39.3 SGK

- Phiếu học tập : lập bảng nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.

CHƯƠNG II. QUẦN XA SINH VẬTBÀI 40. QUẦN XA SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XA

1 - Hoạt động nhóm

- Vấn đáp

- Trực quan

Ở nhà : đọc trước phần I, II, III SGK và trả lời các câu hỏi trang 180 SGKTrên lớp : - Tranh phóng to hình 40.1, 40.2, 40.3, 40.4 SGK- Phiếu học tập : lập bảng quan hệ giữa các loài trong quần xã

BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI

1 - Hoạt động nhóm

- Vấn đáp

- Trực quan

Ở nhà : đọc trước phần I, II, III, IV SGK và trả lời các câu hỏi trang 185 SGKTrên lớp : - Tranh phóng to hình 41.1, 41.2, 41.3 SGK- Phiếu học tập : lập bảng so sánh các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế sinh thái

32

Page 33: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚTThời gian: 15 phút - Lớp: 10 Nâng cao

1. Mục đích

Học sinh có dịp ôn tập, chuẩn bị kiến thức cho chương mới.Học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh việc học (phương

pháp học tập, thời lượng giành cho bộ môn...).Trên cơ sở phân tích kết quả bài kiểm tra, giáo viên có thể xác định nội dung và các phương pháp dạy

học phù hợp. 2. Nội dung kiểm tra Thuyết tiến hoá cổ điển

Các nhân tố tiến hoá3. Mục tiêu

Hiểu được cơ chế tiến hoá theo quan điểm của Lamac và ĐacUynPhân biệt các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp

Dàn bài kiểm tra

Ma trận Điểm cho các mục tiêu Cộng

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3Câu 1 1,0 1,0Câu 2 1,0 1,0Câu 3 1,0 1,0Câu 4 1,5 1,5Câu 5 1,5 1,0Câu 6 1,5 1,5Câu 7 1,0 1,5Câu 8 1,5 1,5Cộng 4,0 6,0 10,0

4. Cấu trúc đề kiểm tra:Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.Câu hỏi tự luận ngắn.

5. Hướng dẫn làm bài:Chỉ lựa chọn một phương án trả lời (Trong mỗi câu chỉ có một phương án đúng, còn lại là các phương

án gây nhiễu)Đối với các câu hỏi tự luận: trả lời ngắn gọn, mạch lạc, không cần trình bày cách giải, chỉ cần đưa ra đáp

số.6. Đề: Câu 1. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là: A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình. B. Lần đầu tiên giải thích được sự tiến hoá của sinh giới một cách hợp li thông qua vai trò của chọn lọc tự nhiên, di truyền và biến dị. C. Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. D. Chứng minh sinh giới có chung nguồn gốcCâu 2. Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của thuyết Dacuyn:

33

Page 34: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

A.Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một gốc chung. B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi. D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.Câu 3. Động lực của chọn lọc nhân tạo là:A. Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người B. Bản năng sinh tồn vật nuôi và cây trồngC. Sự đào thải các biến dị không có lợi D. đấu tranh sinh tồn của sinh vậtCâu 4. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối các alenA. đột biến B. di nhập gen C. chọn lọc tự nhiên D. biến động di truyềnCâu 5. Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ làA. đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiênC. đột biến, giao phối và di nhập gen D. đột biến, giao phối và các nhân tố ngẫu nhiênCâu 6: Nh ân t ố ti ến ho á n ào sau đ ây l àm thay đ ổi ít nh ất t ần s ố alen?A.Đột biếnB.CLTNC.Di nhập genD.Yếu tố ngẫu nhiênCâu 7: Nêu nhân tố tiến hoá làm không thay đổi tần số alen?Câu 8: Nêu những nhân tố tiến hoá tham gia vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi theo quan điểm của DacUyn?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMCâu Nội dung Điểm1 C 1,02 D 1,03 A 1,04 A 1,55 B 1,0

6 A 1,5

7 Giao phối không ngẫu nhiên 1,5

8 Biến dị cá thể, CLTN 1,5

Cộng 10,0

KIỂM TRA 45 PHÚTNgày kiểm tra: …………………………………..Lớp: 12 Ban Cơ bản1. Mục đích:

Học sinh:

34

Page 35: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Củng cố toàn bộ kiến thức đã học một cách có hệ thống, chuẩn bị cơ sở cho việc tiếp thu tri thức mới ở các nội dung sau.

Rèn năng lực tư duy logic, hệ thống hóa kiến thức, hiểu được mối liên quan giữa các mảng kiến thức đã học qua từng nhóm bài, từng chương, từng phần.

Tự đánh giá kết quả học tập của mình, trên cơ sở đó có thể tự củng cố kiến thức và điều chỉnh việc học (phương pháp học tập, thời lượng dành cho môn Sinh học,…).

Tự đánh giá được kỹ năng giải quyết đề kiểm tra (phát hiện và giải quyết vấn đề, biện luận, so sánh và tổng hợp kiến thức, phác thảo dàn ý, phân bố thời gian hợp lý,…)

Giáo viên:Có cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh đến giữa học kỳ.Trên cơ sở phân tích kết quả bài kiểm tra, giáo viên có thể điều chỉnh các phương pháp dạy học và đánh

giá.2. Nội dung kiểm tra:- Các đặc trưng cơ bản của quần xã- Diễn thế sinh thái- Chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái- Phân loại hệ sinh thái.3. Mục tiêu:- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã.- Phân biệt mối quan hệ của các loài trong quần xã sinh vật. - Phân biệt các loại diễn thế sinh thái, hiểu được ý nghĩa của diễn thế sinh thái và nguyên nhân tạo ra diễn thế sinh thái- Hiểu được sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái.4. Cấu trúc đề:8 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 4 câu hỏi tự luận 5. Hướng dẫn học sinh làm bài và tiêu chí đánh giá:Hướng dẫn học sinh làm bài:

Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: Mỗi câu chỉ có 1 phương án đúng, còn lại là các phương án gây nhiễu.

Câu hỏi tự luận: trình bày đủ các ý chính, rõ ràng, súc tích, trọng tâm.Lưu ý phân bố thời gian hợp lý

Tiêu chí đánh giá:- Nhớ kiến thức cơ bản (Mục tiêu bậc 1) - Sự tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung (Mục tiêu bậc 2).- Kỹ năng tư duy logic và kỹ năng so sánh (Mục tiêu bậc 3)

6. Dàn bài kiểm tra:Câu Điểm cho các bậc mục tiêu TổngBậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Phần trắc nghiệm khách quan

1,3,8 0,5 x 3 1,5

2,4,5,6,7 0.5 x 5 câu 2,5

Phần tự luận9,10,11 1,5 x 3 4,512 1,5 1,5

Tổng 6 4 10Đề:

35

Page 36: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Câu 1. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là loàiA. ưu thế B. đặc trưng C. chủ chốt D. thứ yếuCâu 2. Mỗi quan hệ giữa kiến và cây kiến là mối quan hệA. Cộng sinh B. hợp tác C. kí sinh D. hội sinhCâu 3. Độ đa dạng của quần xã làA.tỉ lệ % số điểm bắt gặp một loài trong tổng số điểm quan sátB.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã C.mật độ cá thể của từng loài trong quần xãD.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 4. Hệ sinh thái bền vững nhất khi A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít .Câu 5. Điều KH ÔNG đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A.năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến caoB.càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảmC.càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăngD.năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng

Câu 6. Hệ sinh thái trên cạn có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái của trái đất? A. Các hệ sinh thái thảo nguyên B. Các hệ sinh thái hoang mạc C. Các hệ sinh thái rừng D. các hệ sinh thái nông nghiệpCâu 7. Điều không đúng về sự khác nhau trong chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái nhân tạo với hệ sinh thái tự nhiên là A. lưới thức ăn phức tạp. B. tháp sinh thái có hình đáy rộng. C. tháp sinh thái có hình đáy hẹp. D. hầu như khép kínCâu 8: Trong các diễn thế dưới đây diễn thế nào là diễn thế nguyên sinh?A.Diễn thế xảy ra trên xác của 1 sinh vật chếtB. Diễn thế xảy ra ở vùng đất trống sau cháy rừngC. Diễn thế xảy ra trên vùng nham thạch núi lửaD. Diễn thế xảy ra ở vùng đất trống bỏ hoang sau khai thác nông nghiệpCâu 9: Nêu tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái?Câu 10: Nêu ý nghĩa của sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới?Câu 11: Nêu 2 yếu tố tạo nên mức độ đa dạng trong quần xã?Câu 12: Vì sao nói các quần thể ưu thế “tự đào huyệt chôn mình”?

ĐÁP ÁN Câu Nội dung1 A.0,5đ2 A. o,5d3 B. 0,5đ

36

Page 37: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

4 C. 0,5đ5 C. 0,5đ

6 C.0,5đ

7 C.0,5đ8 C.0,5d9 - Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên

- Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.1,5đ10 - Giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. 1,5đ11 - Số lượng các loài trong quần xã.

- Số lượng cá thể của mỗi loài. 1,5đ12 - Quần thể ưu thế có ảnh hưởng lớn đến môi trường -> môi trường khi bị thay

đổi không còn thuận lợi với quần thể ưu thế cũ và thay thế bằng quần thể ưu thế mới. 1,5đ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ IIThời gian 45 phút

Ngày kiểm tra: …………………………………..Lớp: 12 Ban cơ bản

1. Mục đích:Học sinh:Củng cố toàn bộ kiến thức học kỳ II, bổ sung và nâng cao kiến thức một cách có hệ thống.Rèn năng lực tư duy logic, hệ thống hóa kiến thức, hiểu được mối liên quan giữa các mảng kiến thức đã

học qua từng nhóm bài, từng chương, từng phần.Rèn kỹ năng tự học, thu thập và xử lý thông tin (thông qua việc sử dụng SGK, vở ghi và tài liệu tham

khảo)Nâng cao kỹ năng giải bài tập, trình bày một vấn đề khoa học một cách logic và súc tích.Tự đánh giá được kỹ năng giải quyết đề kiểm tra (phát hiện và giải quyết vấn đề, biện luận, so sánh và

tổng hợp kiến thức, phác thảo dàn ý, phân bố thời gian hợp lý,…)Tự đánh giá kết quả học tập của mình, trên cơ sở đó có thể tự củng cố kiến thức và điều chỉnh việc học

(phương pháp học tập, thời lượng dành cho môn Sinh học,…).Giáo viên:Có cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối học kỳ.Trên cơ sở phân tích kết quả bài kiểm tra, giáo viên có thể điều chỉnh các phương pháp dạy học và đánh

giá.2. Nội dung kiểm tra:- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.- Quá trình hình thành loài- Sinh thái học cá thể.3. Mục tiêu:- Hiểu được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.- Trình bày được các cơ chế hình thành loài.- Nêu được khái niệm môi trường, nhân tố sinh thái và giới hạn nhân tố sinh thái.4. Cấu trúc đề:5 câu hỏi tự luận 5. Hướng dẫn học sinh làm bài và tiêu chí đánh giá:

37

Page 38: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

Hướng dẫn học sinh làm bài:Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: Mỗi câu chỉ có 1 phương án đúng, còn lại là các

phương án gây nhiễu.Câu hỏi tự luận: Trình bày đủ các ý chính, rõ ràng, súc tích, trọng tâm.Cần xác định mối liên quan giữa các nội dung kiến thức, chú ý đến việc phân tích, tổng hợp kiến

thức.Lưu ý việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễnLưu ý phân bố thời gian hợp lý.

Tiêu chí đánh giá:- Nhớ kiến thức cơ bản (Mục tiêu bậc 1) - Sự tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung (Mục tiêu bậc 2).- Kỹ năng tư duy logic và kỹ năng so sánh, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích cơ sở khoa học của

những hiện tượng thường gặp trong đời sống (Mục tiêu bậc 3)6. Dàn bài kiểm tra:Câu Điểm cho các bậc mục tiêu Tổng

điểmBậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Tự luận1,3,4,5 4 x 22

2,0Tổng 5 8 2 10.0

Đề:Câu 1: Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều gì?Câu 2: Vì sao trong tự nhiên không có sinh vật nào hoàn hảo?Câu 3: Vai trò của cách ly địa lý trong hình thành loài mới?Câu 4: Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá?Câu 5: Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở? Cho một số ví dụ về ổ sinh thái?

Câu 1

Nội dung

1 - Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.- Tốc độ sinh sản của loài.- Áp lực của CLTN. 2,0 đ

2 - Để có 1 đặc điểm thích nghi nào thì sinh vật phải trả giá ở mức độ khác nhau.- CLTN mang tính thoả hiệp. - VD:........ 2,0 đ

3 - Sự cách ly góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bới các nhân tố tiến hoá.- Sự cách ly địa ly địa lý lâu dài càng làm phân hoá sâu sắc sự khác nhau giữa các quần thể-> cách ly sinh sản -> hình thành loài mới. 2,0 đ

4 - Giải thích bằng sơ đồ hình 30- trang 131 SGK 2,0 đ5 - Ô sinh của 1 loài là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái

đều nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài của một loài.- Nơi ở: Chỉ là nơi cư trú của loài.- Ví dụ: Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau, một số có tán lá vươn lên cao thu nhân nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài ưa sống dưới tán của loài cây khác -> hình thành nên ổ sinh thái trong rừng. 2,o đ

38

Page 39: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHANH

Dạng 1. Kiểm tra kiến thức nền( bài 25)

Câu 1. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là: A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình. B. Lần đầu tiên giải thích được sự tiến hoá của sinh giới một cách hợp li thông qua vai trò của chọn lọc tự nhiên, di truyền và biến dị. C. Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. D. Chứng minh sinh giới có chung nguồn gốcCâu 2. Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của thuyết Dacuyn: A.Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một gốc chung. B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi. D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.Câu 3. Động lực của chọn lọc nhân tạo là: A. Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người B. Bản năng sinh tồn vật nuôi và cây trồng C. Sự đào thải các biến dị không có lợi D. đấu tranh sinh tồn của sinh vật

Dạng 2. Điểm nhấn( B27 Quá trình hình thành quần thể thích nghi )

Câu 1: Vai trò của CLTN trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi?

Câu 2: Quá trình dẫn đến hình thành quần thể có đặc điểm thích nghi thể hiện qua 2 góc độ nào?

Dạng 3. Kiểm tra kiến thức cũ(Bài 40 Quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã)

Câu 1. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là loài A. ưu thế B. đặc trưng C. chủ chốt D. thứ yếuCâu 2. Mỗi quan hệ giữa kiến và cây kiến là mối quan hệ A. Cộng sinh B. hợp tác C. kí sinh D. hội sinhCâu 3. Độ đa dạng của quần xã làA.tỉ lệ % số điểm bắt gặp một loài trong tổng số điểm quan sátB.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã C.mật độ cá thể của từng loài trong quần xãD.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Dạng 4. Đề cương trống

(sau khi học xong bài 40: Quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã)

I.Khái niệm quần xã sinh vật

1.

2.

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

1.

39

Page 40: Giaos ans - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN · Web view- Hoàn thành bảng 35.2 SGK: Tác động của ánh sáng tới thực vật? 5. Hướng dẫn học bài - Đọc

2.

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã

1.

2.

Dạng 5. Ma trận trí nhớ

(Sau khi học xong Bài 41: Diễn thế sinh thái)

Điền các thông tin về các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế sinh thái

Kiểu diễn thế Các loại diễn thế NN của diễn thế

Giai đoạn khởi đầu

Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối

Diễn thế nguyên sinh

Diễn thế thứ sinh

Dạng 6. Bài tập 1 phút

Hãy diễn tả bằng một câu về điều quan trọng nhất mà em lĩnh hội được sau khi học Bài 41: Diẽn thế sinh thái – Sách Sinh học 12 Cơ bản

Dạng 7. Điểm mù mờ nhất

Hãy xác định điều khó hiểu nhất sau khi em tự nghiên cứu sách giáo khoa

40