Giao an Hoa Huu co 11

106
Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012 CHƯƠNG 4 : ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ TIẾT 28: Bài 20: MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Ngày soạn: 13/11/2011 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất). Kĩ năng Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử. B. Trọng tâm: Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. C. Hướng dẫn thực hiện Đưa các ví dụ (có tính so sánh giữa hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ) để giúp HS thấy đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ: + Luôn chứa nguyên tố C (còn có các nguyên tố khác) + Liên kết hóa học thường là liên kết cộng hóa trị + Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi và thường ít tan trong nước (dễ tan trong các dung môi hữu cơ) + Đa số bị oxi hóa bởi O 2 (cháy); các phản ứng thường xảy ra chậm, không hoàn toàn (cần xúc tác, đun nóng) và theo nhiều hướng khác nhau. Dẫn ra một số hợp chất hữu cơ để giúp HS phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố, theo loại liên kết, theo nhóm chức... D. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: 5’ GV yêu cầu HS kể tên 5 hợp chất thuộc loại hợp chất vô cơ và 5 hợp chất thuộc loại hợp chất hữu cơ. I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ: - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO 2 , muối cacbonat, xianua, cacbua …) GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 1

Transcript of Giao an Hoa Huu co 11

Page 1: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

CHƯƠNG 4 : ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠTIẾT 28: Bài 20: MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Ngày soạn: 13/11/2011A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).Kĩ năng Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.

B. Trọng tâm: Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

C. Hướng dẫn thực hiện Đưa các ví dụ (có tính so sánh giữa hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ) để giúp HS thấy đặc

điểm chung của các hợp chất hữu cơ: + Luôn chứa nguyên tố C (còn có các nguyên tố khác)+ Liên kết hóa học thường là liên kết cộng hóa trị+ Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi và thường ít tan trong nước

(dễ tan trong các dung môi hữu cơ)+ Đa số bị oxi hóa bởi O2 (cháy); các phản ứng thường xảy ra chậm, không hoàn toàn (cần

xúc tác, đun nóng) và theo nhiều hướng khác nhau. Dẫn ra một số hợp chất hữu cơ để giúp HS phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần

nguyên tố, theo loại liên kết, theo nhóm chức... D. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động của GV và HS Nội dungHĐ1: 5’ GV yêu cầu HS kể tên 5 hợp chất thuộc loại hợp chất vô cơ và 5 hợp chất thuộc loại hợp chất hữu cơ.GV ghi CT của các hợp chất trên và yêu cầu HS tìm ra những đặc điểm chung về thành phần nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ.HS rút ra khái niệm về Hợp chất hữu cơ -GV bổ sung: hóa học hữu cơ là nghành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.HĐ2: 5’ GV ghi 1 số CT của các HC và dẫn xuất của HC và yêu cầu HS sắp xếp các chất trên thành 2 loại và gọi tên mỗi loại hợp chất.- GV cho HS xem bảng phân loại

I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ:- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua …)- Thành phần nguyên tố: nhất thiết phải có C, hay gặp H, O, N, sau đó đến halogen, S…- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

II. Phân loại hợp chất hữu cơ: Có 2 loại chính:1/ Hiđrocacbon: chỉ chứa C và HGồm: HC no, ko no, thơm.2/ Dẫn xuất của HC: ngoài C, H còn có O, N…Gồm: dẫn xuất hal, ancol, phenol, anđehit, axit, este…

III. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ: GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 1

Page 2: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

chất hữu cơ.- GV giới thiệu cách phân loại khác theo mạch cacbon.

HĐ3: 5’-GV yêu cầu HS nhận xét về liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ.HS phải nêu được đặc điểm cấu tạo cơ bản của Hợp chất hữu cơ là chỉ chứa liên kết CHT- GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk về tính chất vật lí và tính chất hóa học.

HĐ4: 30’- GV giới thiệu mục đích, nguyên tắc và yêu cầu HS đọc SGK để nắm vững cách tiến hành của phép phân tích định tính.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục đích và nguyên tắc phân tích định lượng -GV diễn giảng cách phân tích định lượng:C CO2 cân bìnhH H2O cân bình

N NH3 chuẩn độ....

Tính được

%C =

%H =

% N =

%O =100% - %C - %H -%N

1/ Đặc điểm cấu tạo: liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là lk CHT.2/ Tính chất vật lí: sgk3/ Tính chất hóa học:- kém bền với nhiệt và dễ cháy.- pư thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng.IV. Sơ lược về phân tích nguyên tố:1/ Phân tích định tính:a. Mục đích: sgkb. Nguyên tắc: sgkc. P2 tiến hành: sgk2/ Phân tích định lượng:a. Mục đích: sgkb. Nguyên tắc: sgkc. P2 tiến hành:- Cân chính xác ag chất hữu cơ chứa C, H, O, N rồi nung với CuO, hỗn hợp H2O và CO2 sinh ra được dẫn lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc(hoặc CaCl2

khan, P2O5…) để hấp thụ H2O và bình 2 đựng bazơ(NaOH, Ca(OH)2…) để hấp thụ CO2, độ tăng khối lượng bình 1 và bình 2 chính là khối lượng của H2O và CO2. Khí N2 được đo thể tích ở đktc.d. Biểu thức tính:

mC = hoặc mC = nCO2 . 12 ; %C =

mH = hoặc mH = nH2O. 2 ; %H =

mN = nN2.28 ; %N =

mO = a – (mC + mH + mN) ; %O = 100- (%C + %H + %N)Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 3g chất hữu cơ A thu được 4,4g CO2 và 1,8g H2O. Tính khối lượng và % khối lượng của mỗi nguyên tố trong A?

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 2

Page 3: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

1. Củng cố - Làm bài tập 3 sách giáo khoa.2. Dặn dò - Làm bài tập về nhà.- Chuẩn bị nội dung bài “Công thức phân tử hợp chất hữu cơ”

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 3

Page 4: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 29: Bài 21: CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠNgày soạn: 16/11/2011

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thứcBiết được : Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công

thức phân tử và công thức cấu tạo. Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng.Kĩ năng Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi. Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm.

B. Trọng tâm: Phân tích nguyên tố: phân tích định tính và phân tích định lượng Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.

C. Hướng dẫn thực hiện Phương pháp phân tích nguyên tố :

+ Hướng dẫn HS cách xác định các nguyên tố: cacbon (CO2, Na2CO3); hiđro (H2O, HCl, NH3); nitơ (N2, NH3); halogen (X2, HX)...

+ Hướng dẫn HS cách xác định lượng các nguyên tố dựa vào định luật thành phần không đổi: CO2, Na2CO3 C ; H2O, HCl H ; N2, NH3 N v.v...

Hướng dẫn HS cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử:+ Lập công thức từ % khối lượng nguyên tố+ Lập công thức từ khối lượng sản phẩm phản ứng cháy

số mol (CxHyOzNt) = x : y : z : t =

+ Tính khối lượng mol phân tử từ tỷ khối và khối lượng riêng Luyện tập: + Tính thành phần phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu

phân tích định lượng; Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi; + Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.

D. Chuẩn bị:GV: 1 số bài tập xác định CTPT hợp chất hữu cơ.HS: ôn lại P2 phân tích định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.E. Tiến trình bài giảng:Kiểm tra bài cũ: 5’

Hoạt động của GV và HS Nội dungHĐ1: 3’GV cho HS nghiên cứu sgk để nắm được ĐN về CTĐGN.

HĐ2: 7’Dựa trên ý nghĩa của CTĐGN cho biết tỉ lệ tối giản về số nguyên tử giữa các nguyên tố, GV hướng dẫn HS rút ra biểu

I. Công thức đơn giản nhất:1/ Định nghĩa: CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

2/ Cách thiết lập CT đơn giản nhất:Bước 1: Tìm mc, mH, mO, mN hoặc phần trăm khối lượng các ng.tố.Bước 2: Đặt CT cho hợp chất hữu cơ CxHyOzNt

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 4

Page 5: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

thức về tỉ lệ số nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

HĐ3: 5’ - GV đưa ra một số thí dụ về CTPT, HS nhận xét rút ra ĐN.- HS quan sát về thành phần và số nguyên tử giữa CTĐGN và CTPT rút ra nhận xét: + thành phần nguyên tố giống nhau+ trong nhiều trường hợp, số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố khác nhau+ trong 1 số trường hợp, CTĐGN cũng chínhlà CTPT.HĐ4: 20’ GV đưa ra các phương pháp thiết lập CTPT như sgk, hướng dẫn HS làm các ví dụ cụ thể

Bước 3: Lập tỉ lệ: x : y : z : t =

Hoặc x : y : z : t =

Đưa về tỉ lệ nguyên đơn giản nhất sẽ được CTĐGN.Ví dụ: sgkII. Công thức phân tử:1. Định nghĩa: CTPT là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.2. Quan hệ giữa CTĐGN và CTPT:- Nếu CTĐGN là CH2O thì CTPT được biểu diễn (CH2O)n

Ví dụ: n = 1 thì CTPT là CH2O n = 2 thì CTPT là C2H4O2

3/ Cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ:a. Dựa vào thành phần khối lượng các nguyên tố:Xét sơ đồ: CxHyOzNt → xC + yH + zO + tN Khối lượng: Mg 12xg yg 16zg 14tg % khối lượng: 100% %C %H %O %NTa có tỉ lệ:

Hoặc:

x, y, z, t và CTPTVí dụ: sgkb. Thông qua CTĐGN: nếu biết M của chất hữu cơ thì xácđịnh được CTPT Ví dụ: CTĐGN là CH2O thì CTPT có dạng (CH2O)n , giả sử M = 60 thì ta có: 30n = 60 n = 2Vậy CTPT là: C2H4O2

c. Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy:- Tìm số mol CO2, H2O, N2 rồi lập tỉ lệ vào pư

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 5

Page 6: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ5: củng cố: 5’ GV ôn lại các CT tính M- BT 3/95 sgk

đốt cháy tổng quát:

CxHyOzNt + (x+ - )O2 → xCO2 + H2O +

N2

Tacótỉlệ: x, y, t và

kết hợp với M tìm zVí dụ: sgk

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 6

Page 7: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 30,31: Bài 22: CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ Ngày soạn: 6/11/2011A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ.Kĩ năng Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.

B. Trọng tâm: Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, chất đồng đẳng, chất đồng phân Liên kết đơn, bội (đôi, ba) trong phân tử chất hữu cơ

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu nội dung thuyết cấu tạo hoá học, Dẫn ra một số ví dụ để hình thành khái niệm: chất đồng đẳng, chất đồng phân. Dẫn ra một số ví dụ để giúp HS thấy các loại liên kết trong hợp chất hữu cơ: liên kết đơn và

liên kết bội (liên kết đôi và ba). Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể theo dãy đồng đẳng

của nó (ngược lại phân biệt đồng đẳng và đồng phân từ các công thức cấu tạo cụ thể). D. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động của giáo viên Nội dung HĐ1: 10’ GV phân tích thí dụ về CTPT, CTCT, HS rút ra khái niệm về cấu tạo hóa học.VD: C3H6, C2H6OGiúp HS thấy được: CTCT là CT biểu diễn thứ tự lk và cách thức lk giữa các ng.tử trong ph.tử. Cùng 1 CTPT nhưng có thể có nhiều CTCT khác nhau-GV cho HS nghiên cứu sgk rút ra khái niệm về các loại CTCT: CTCT khai triển, CTCT thu gọn.

HĐ2: 7’- GV đưa ra vd: C2H6O có 2 CTCT khác nhau

I. Công thức cấu tạo1. Khái niệmCTCT biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.- Biết CTCT của hợp chất hữu cơ sẽ dự đoán tính chất hóa học cơ bản.2. Các loại công thức cấu tạo2/ Các loại CTCT: Có 2 loại:- CTCT khai triển.- CTCT thu gọn.VD như sgk

II. Thuyết cấu tạo hoá học1. Nội dunga) Luận điểm 1:-Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 7

Page 8: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

tương ứng với 2 chất có tính chất hoàn toàn khác nhau. Cho HS nhận xét? -Cho HS rút ra nội dung của luận điểm 1.HĐ3: 8’GV đưa ra vd CTCT của C4H10, C6H12(mạch vòng)-Trong các vd trên, số lk mà C có thể tạo ra là bao nhiêu?-Hãy nhận xét về mạch C, về khả năng lk của ng.tử C với các ng.tử của các ng.tố khác?HĐ4: 5’ GV đưa vd cụ thể về sự phụ thuộc của tính chất hợp chất hữu cơ theo thành phần phân tử và cấu tạo hóa học như sgk rồi rút ra nhận xét?HĐ5: 10’ -VD: xét các hiđrocacbon C2H4, C3H6, C4H8 như sgk, HS rút ra nhận xét?-Các chất trên còn có tính chất hóa học tương tự nhau, chúng được gọi là đồng đẳng.-Vậy thế nào là đồng đẳng?

HĐ6: 5’ Củng cố Làm bài tập 5 SGK.

trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi liên kết đó tức là thay đổi cấu tạo hoá học sẽ tạo ra chất mới.b) Luận điểm 2: sgk-Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hoá trị bốn. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không hở (mạch nhánh và mạch không nhánh).c) Luận điểm 3: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học2/ Ý nghĩa: Thuyết cấu tạo hóa học giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng và đồng phân.

II. Đồng đẳng, đồng phân1. Đồng đẳnga. Thí dụ b. Khái niệm- Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.

Dặn dò: - Làm bài tập về nhà. - Chuẩn bị nội dung phần còn lại bài học.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 8

Page 9: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 31:

Hoạt động của GV và HS Nội dungHĐ1: 15’ - GV đưa vd C2H6O có 2 CTCT, ta gọi chúng là đồng phân của nhau. Vậy thế nào là đồng phân?HS nêu khái niệm.

- GV hướng dẫn HS phân biệt các loại đồng phân: đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.

HĐ2: 10’ -Trong ph.tử chất hữu cơ, loại lk chủ yếu là lk gì?-LK CHT trong hợp chất hữu cơ chia thành 2 loại: lk xich ma ( ) và lk pi ( )-lk đơn là lk , nó được hình thành ntn?- lk là lk bền.

-Lk đôi được hình thành ntn?

-LK ba được hìnhthành ntn?

2/ Đồng phân: a) vd: sgkb) Khái niệm: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT được gọi là các chất đồng phân của nhau. -Có 2 loại đồng phân:+ Đồng phân cấu tạo: gồm đp mạch cacbon, đp loại nhóm chức, đp vị trí lk bội hoặc nhóm chức...+ Đp lập thể: đp khác nhau về vị trí không gian của các nhóm ng.tử.

IV. Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ:1/ Liên kết đơn: (hay lk ) do 1 cặp e chung tạo nên , đượcbiểu diễn bằng 1 gạch nối giữa 2 ng.tử. lk là lk bền.Vd: CH4

2/ Liên kết đôi: do 2 cặp e chung giữa 2 ng.tử tạo nên, gồm 1 lk và 1 lk , biểu diễn bằng 2 gạch song song. Lk kém bền hơn lk VD: C2H4

3/ Liên kết ba: do 3 cặp e chung giữa 2 ng.tử tạo nên, gồm lk và 2 lk .VD: C2H2

HĐ8: 20’ Củng cố toàn bài: BT 1,2,5,6,7-sgk.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 9

Page 10: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT : Bài 23: PHẢN ỨNG HỮU CƠ Ngày soạn: 18/11/2011A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được :Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.Kĩ năng Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể.

B. Trọng tâm: Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách ...

C. Hướng dẫn thực hiện Dẫn ra một số phản ứng hữu cơ và hướng dẫn HS quan sát để phân biệt một số loại phản ứng

hữu cơ cơ bản : thế, cộng, tách. Dẫn ra một số ví dụ để thấy được đặc điểm của phản ứng hữu cơ là thường xảy ra chậm và tạo

thành hỗn hợp sản phẩm Luyện tập: + Nhận biết được loại phản ứng theo các phương trình hoá học cụ thể.

II. Tiến trình bài giảng:Hoạt động của gv Hoạt động của học sinh Nội dung

Hoạt động 1: 10’ Pư thếGiáo viên đưa ra thí dụ.Phản ứng thế là gì ?

Hoạt động 2: 10’ Pư cộngGiáo viên đưa ra các thí dụ.

Vậy pư cộng là gì ?

Học sinh quan sát và phát biểu khái niệm.-Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Học sinh quan sát thí dụ và trả lời khái niệm-Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử mới.

I. Phân loại phản ứng hữu cơ1. Phản ứng thếThí dụ 1CH4 + Cl2 CH3Cl + HClThí dụ 2

Thí dụ 3C2H5OH + HBr → C2H5OH + H2OF Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.2. Phản ứng cộngThí dụ 1C2H4 + Br2→ C2H4Br2

Thí dụ 2C2H2 + HCl → C2H3ClF Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử mới.3. Phản ứng tách

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 10

Page 11: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Hoạt động 3: 10’Phản ứng táchGiáo viên lấy thí dụ.Phản ứng tách là gì ?

Hoạt động 4: 10’ đặc điểm của phản ứng hoá học hữu cơGiáo viên mô tả các thí dụ trong sách giáo khoa. Học sinh nhận xét và đưa ra nhận xét về đặc điểm phản ứng hoá học hữu cơ.Nguyên nhân của các đặc điểm đó.

Học sinh quan sát thí dụ và trả lời khái niệm- Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ

Các phản ứng hoá học trong hữu cơ thường xảy ra chậm.Do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó phân cắt.Phản ứng hữu cơ thường thu được nhiều sản phẩm.Do các liên kết có độ bền tương tự nhau nên trong cùng một điều kiện có thể phân cắt nhiều liên kết.

Thí dụ 1

CH2=CH2 + H2OThí dụ 2CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH=CH-CH3

CH2=CH-CH2-CH3

F Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.II. Đặc điểm của phản ứng hoá học trong hoá học hữu cơ1. Các phản ứng hoá học trong hữu cơ thường xảy ra chậm.2. Phản ứng hữu cơ thường thu được nhiều sản phẩm.

Hoạt động 5: 5’ Củng cốLàm bài tập 2 sách giáo khoa: Chọn kết luận đúng: 1. B; 2. D; 3. A* Dặn dò

- Làm bài tập sách giáo khoa và sách bài tập.- Chuẩn bị nội dung tiết luyện tập.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 11

+H2

+H2

Page 12: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 32, 33 : Bài 24: LUYỆN TẬP: HỢP CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO Ngày soạn: 28/11/2011A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng1/ Kiến thức: Củng cố các kiến thức:- Hợp chất hữu cơ: Khái niệm, phân loại, đồng đẳng, đồng phân, liên kết trong phân tử.- Phản ứng của hợp chất hữu cơ.2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập xác định CTPT, viết CTCT của 1 số chất hữu cơ đơn giản, nhận dạng một vài loại pư của các chất hữu cơ đơn giản.B. Chuẩn bị: HS: chuẩn bị kiến thức để ôn tập. GV: chuẩn bị thêm 1 số bài tập, câu hỏi trắc nghiệm.C. Tiến trình bài luyện tập:I. Kiến thức cần nắm vững:HĐ1:1/ Khái niệm hợp chất hữu cơ, thành phần các ng.tố trong phân tử hợp chất hữu cơ:Để ôn lại các khái niệm hợp chất hữu cơ, thành phần các ng.tố trong trong ph.tử hợp chất hữu cơ, sử dụng các BT sau:BT1: Hãy viết 1 số thí dụ minh họa về hợp chất hữu cơ, hợp chất vô cơ. Từ đó ôn lại khái niệm hợp chất hữu cơ.BT2: Hãy viết 1 số CTTQ để biểu diễn hợp chất hữu cơ, từ đó trình bày về th. phần ng.tố trong hợp chất hữu cơ. (CxHy, CxHyOz, CxHyOzNt, CxHyClz)HĐ2: 2/ Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố: HS ôn tập thông qua hệ thống bài tập:BT3: Chia các chất sau đây thành 2 loại chính và đặt tên cho mỗi loại: C 3H8, C5H12, C4H6, C5H10, CH3COOH, C2H5OH, CH3Cl, C6H12O6.BT4: BT1 sgk.HĐ3: 3/ Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ: BT5: Có những liên kết nào trong các hợp chất hữu cơ sau đây?CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3; CH3-CH=CH-CH2-CH3 ; CH3-CC-CH2-CH3 ; CH2=CH-CH2-CCHHĐ4: 4/ Các loại CT biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơBT6: Hãy kẻ cácmũi tên thể hiện quan hệ giữa các đơn vị kiến thức sau:

BT7: BT số 2 sgk

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 12

Phân tích định tính

Phân tích định lượng

CTP CTCTCTĐGN Đồng phân

Page 13: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Bước 1: Xác định thành phần % các nguyên tố trong metyliơgenol: %C, %H đã biết %O = 17,98Bước 2: Lập CTĐGN của M:

x : y : z = CTĐGN: C11H14O2

CTPT có dạng: (C11H14O2)n

Bước 3: Lập CTPT của M: 178n = 178 n = 1 CTPT là C11H14O2

BT8: bài 3 sgkHĐ5: 5/ Các loại pư hóa học hay gặp trong hóa học hữu cơ:Trong hh hữu cơ thường gặp những loại pư nào? Hãy nêu đặc điểm từng loại pư đó?BT 7,8 sgk (HS lên bảng giải)HĐ6: Củng cố bài.- Kĩ năng giải BT lập CTPT.- Cách viết PTHH của các loại pư.B. Bài tập: sgk 1. C6H6 là hiđrocacbon, các chất còn lại là dẫn xuất của hiđrocacbon.4. A5. C3H8O: 2 CTCT ; C4H10O: 4 CTCT6. Đồng đẳng: C3H7OH và C4H9OH; CH3-O-C2h5 và C2H5-O-C2H5

Đồng phân: CH3-O-C2H5 và C3H7OH ; C2H5-O-C2H5 và C4H9OH.7. pư thế: a) ; pư cộng: b) ; pư tách: c), d)8. a) C2H4 + H2 C2H6 (pư cộng) ; b) 3C2H2 C6H6 (pư cộng)

c) C2H5OH + O2 (kk) CH3COOH + H2O (pư oxh không hoàn toàn)* Bài tập bổ sung:Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ

A. liên kết hoá học ở các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị.B. nhất thiết phải chứa cacbon. C. không tan hoặc ít tan trong nước.D. phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy hoàn toàn, theo một hướng nhất định.

Câu 2: Cho các chất có công thức phân tử sau: CH4, C3H6, C6H12O6, C2H4O2, C6H6, C2H2, C2H6O. Số chất có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản là

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.Câu 3: Chất X có công thức phân tử C4H8O4N2. Công thức đơn giản nhất của X là

A. C2H4ON. B. C4H8O4N. C. C4H8O4N2. D. C2H4O2N.Câu 4: Những chất đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng

A. công thức phân tử. B. công thức lập thể. C. công thức cấu tạo. D. công thức hoá học.Câu 5: Hợp chất hữu có X có tỉ khối so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là

A. C3H6O. B. C2H6O2. C. C2H6O. D. C3H8O.Câu 6: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, hoá trị của cacbon, hiđro lần lượt là

A. 2, 2. B. 1, 4. C. 4, 1. D. 3, 1.Câu 7: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 45. Công thức phân tử của X là A. C2H4O2. B. CH2O. C. C4H8O4. D. C3H6O3.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 13

Page 14: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Câu 8: Cho các chất sau: CH4, C2H6, C2H4, C2H2, C3H8 , C4H10, C5H12. Có bao nhiêu chất là đồng đẳng của nhau A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất hữu cơ Z (chứa C, H, O), sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2 và 5,4 gam H2O. Biết khối lượng mol phân tử của Z bằng 46 g/mol. Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)

A. C2H6O. B. C3H6O. C. CH2O. D. CH2O2.Câu 10: Hợp chất Y có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro, oxi lần lượt là 48,64%, 8,1% và 43,26%. Khối lượng mol phân tử của Y bằng 74 g/mol. Công thức phân tử của Y là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)

A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C6H12O6. D. C4H10O.Câu 11: Cho các chất có công thức phân tử sau: CH4, C3H6, C6H12O6, C2H4O2, C6H6, C3H8, C3H6O3. Số chất có cùng công thức đơn giản CH2O là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.Câu 12: Cho các chất sau: CH3CH2OH (1), CH3OCH3 (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CHO (4). Các chất là đồng phân của nhau là

A. (2), (4). B. (1), (2). C. (1), (4). D. (3), (2).Câu 13: Cho các chất: C2H2, CHF3, CH5N, Al4C3, HCN, CH3COONa, (NH2)2CO, CO, (NH4)2CO3, CaC2. Có bao nhiêu chất hữu cơ A. 7. B. 5. C. 6. D. 4.Câu 14: Khái niệm nào sau đây đúng khi nói về hợp chất hữu cơ

A. là hợp chất của cacbon với hiđro và oxi.B. là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua …).C. là hợp chất của cacbon.D. là hợp chất của cacbon và hiđro.

Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17Cho phương trình hoá học của các phản ứng

(1) CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl.(2) C3H6 + Br2 C3H6Br2.(3) C3H7OH + HCl C3H7Cl + H2O.(4) C7H16 CH4 + C6H12.(5) C5H10 + H2 C5H12.C2H5OH C2H4 + H2O.

Câu 15: Các phản ứng thuộc loại phản ứng tách làA. 4, 6. B. 3, 4, 5. C. 1, 3. D. 2, 5.

Câu 16: Các phản ứng thuộc loại phản ứng cộng làA. 2, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 5, 6. D. 1, 4, 5, 6.

Câu 17: Các phản ứng thuộc loại phản ứng thế làA. 1, 3. B. 1, 2, 3, 4, 6. C. 1, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 5, 6.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 14

Page 15: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 34, 35: ÔN TẬP HỌC KÌ INgày soạn: 5/12/2011

I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng:1. Kiến thức :Ôn tập , củng cố lại các kiến thức đã học trong suốt học kỳ I2. Kỹ năng :- Rèn luyện các kỹ nặng :* Hoàn thành chuỗi , viết phương trình phản ứng , điều chế , tách các chất* Nhận biết các chất dựa vào phương pháp hoá học* Giải bài toán dựa vào phương trình phản ứng , C% , CM … , tính % khối lượng hỗn hợp , C%* lập CTĐG , CTPT , xác định CTCT đúng của hợp chất hữu cơ .3. Thái độ :- Tập tinh cẩn thận trong tính toán- Tính tỉ mỉ , tin tưởng vào khoa học thực nghiệm .4. Trọng tâm :Ôn tập theo đề cương .II. PHƯƠNG PHÁP :Hoạt động nhóm – nêu và giải quyết vấn đề .III. CHUẨN BỊ :Hệ thống câu hỏi và bài tậpIV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :

Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 :Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.Điện liSự điện li ? chất điện li ? Phân biệt chất điện li mạnh yếu ?Quan điểm của Areniut về axit - bazơ ? Tích số ion của nước ?Điều kiện của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. Bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch ?

I. Điện li1. Lý thuyết- Sự điện li- Chất điện li Phân biệt chất điện li mạnh & yếu.- Axit - bazơ theo Areniut.- Tích số ion của nước.Khái niệm pH.- Điều kiện phản ứng trao đổi.

Hoạt động 2 bài tập Giáo viên hướng dẫn một số dạng bài tập cơ bản để học sinh về nhà làm.Học sinh xem lại một số dạng bài tập cơ bản

2. Bài tập - Tính pH của dung dịch.- So sánh nồng độ ion chất điện li.- Nồng độ dung dịch.

Hoạt động 3 Đơn chất Nitơ - Photpho - Cacbon - SilicSo sánh tính chất hoá học cơ bản của các loại đơn chất ? Nguyên nhân giống nhau tính chất hoá học cơ bản ? So sánh độ hoạt động trong một chu kỳ, một nhóm. HS :Tính chất hoá học của các đơn chất tương tự nhau.Do chúng đều có mức oxi hoá trung gian nên chúng có thể tăng hoặc giảm mức oxi hóa thể

II. Nitơ - Photpho - Cacbon - Silic1. Đơn chất - Tính oxi hoá- Tác dụng với chất khử

- Tính khử- Tác dụng với chất oxh.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 15

Page 16: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

hiện tính oxi hoá hoặc khử.

Hoạt động 4 Hợp chất của nitơ, photpho, cacbon, silic.Hợp chất với hiđrochỉ xét hợp chất hiđro của nitơ.Tính chất hoá học cơ bản của amoniac ? Cho thí dụ ?Amoniac có tính bazơ yếu và tính khử.Tính bazơ yếu : tác dụng với dung dịch muối của kim loại có hiđroxit không tan.Tính khử : tác dụng với chất oxi hoá.

Các oxit của cacbon tính chất hoá học cơ bản ?HS:CO có tính khử mạnh.CO2 có tính oxi hoá yếu (không đặc trưng) và tính oxit axit.

Tính chất hoá học đặc trưng của silic đioxit ? SiO2 là thành phần chính của thuỷ tinh, tác dụng với dung dịch HF.Hiđroxit của nitơ, photpho, cacbon, silic. Tính chất hoá học cơ bản ?HS:Hiđroxit nitơ HNO3 là chất oxi hoá mạnh và tính axit mạnh.

Hiđroxit photpho H3PO4 là axit trung bình, điện li ba nấc và không có tính oxi hoá mạnh như HNO3.Hiđroxit cacbon H2CO3

Hiđroxit silic H2SiO3 chỉ tác dụng với kiềm mạnh.

2. Hợp chấta. Hợp chất với hiđroNH3 có tính bazơ yếu và tính khử.

b. OxitOxit cacbonCO có tính khử mạnhCO2 có là oxit axitSiO2

c. HiđroxitHiđroxit nitơ HNO3 là chất oxi hoá mạnh và tính axit mạnhHiđroxit photpho H3PO4 là axit trung bình, điện li ba nấc.Hiđroxit cacbon H2CO3

Hiđroxit silic H2SiO3

Hoạt động 5 Bài tập 1 Bài tập 1 Hoàn thành dãy chuyển hoá sau:a. N2DNH3DNH4NO2→NH3

↓ ↓ Al(OH)3 NO ↑ ↓ Al(NO3)3←HNO3← NO2

b. P → P2O5 → H3PO4

Hoạt động 6 Bài tập 2 Bài tập 2 Cho 3 gam Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 16

Page 17: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

hợp.Hoạt động 7 Bài tập 3 Bài tập 3 Nung 52,65gam CaCO3 ở 1000oC và

cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 1,8M. Hỏi thu được những muối nào ? Khối lượng là bao nhiêu ? Biết rằng hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 95%.

3. Củng cố : Kết hợp trong quá trình ôn tập 4. Bài tập về nhà :Bài 1 : Cho 9 g hh gồm Mg và Al tác dụng hết với dd HNO3 lõang thu được 6,72 lit khí không màu dễ hóa nâu trong không khí (đktc) a.Viết các PTPƯ xảy ra. b.Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hh?Bài 2 : Cho mg hh Zn , ZnO td vừa đủ 100 ml dd HNO3 1M thu được 448 ml một chất khí NO duy nhất (đktc ) và dd A. a/ Tính % khối lượng hỗn hợp đầu b/ Cho toàn bộ dd A ( ở trên ) vào 100ml dung dịch NaOH 1,2M ,được dd B. Tính nồng độ mol/l dung dịch Giả sử rằng thể tích dung dịch trong các phản ứng đều không thay đổiBài 3 : Đốt cháy hoàn toàn 1,44g hchc A rồi cho sản phẩm lần lượt đi qua bình ( 1 ) đựng H2SO4 đặc , bìng ( 2 ) đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình 1 tăng 2,16g , bìng 2 tăng thu được 10g kết tủa trắng . Xác định CTĐG nhất của A ?, Tìm CTPT cùa A ?

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 17

Page 18: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO TIẾT 37, 38 : Bài 25: ANKAN Ngày soạn: 19/12/2011A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối

lượng riêng, tính tan). Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công

nghiệp. ứng dụng của ankan. Kĩ năng Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của

ankan. Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt

lượng của phản ứng cháy.B. Trọng tâm:

Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng. Tính chất hoá học của ankan Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu dãy đồng đẳng và tên gọi: ankan Công thức tổng quát của ankan. Dựa vào kiến thức đồng phân (đã học ở bài trên) để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của

các đồng phân ankan (có < 7 nguyên tử C) từ công thức phân tử. Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và

nhiệt, ankan có tham gia :+ Phản ứng thế: hướng dẫn HS dựa vào phương trình hóa học của phản ứng thế CH4 bởi halogen (SGK) viết

phương trình hóa học của phản ứng thế C2H6 bởi halogen Sau đó, có thể chỉ ra phản ứng dnagj tổng quát: CnH2n+2 + Cl2 CnH2n+1Cl + HCl .............+ Cl2 CnHCl2n+1 + HCl CnHCl2n+1 + Cl2 CnCl2n+2 + HCl Lưu ý: sự tạo sản phẩm chính là sản phẩm thế ở nguyên tử C bậc cao hơn.+ Phản ứng tách hiđro, crăckinh. CnH2n+2 CnH2n + H2

CnH2n+2 CxH2x+2 + CnxH2(nx)

+ Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi).

CnH2n+2 + ( ) O2 nCO2 + (n+1)H2O (tỷ lệ mol > 1)

CH4 + O2 H-CH=O + H2O

C4H10 + 2,5O2 2CH3COOH + H2O

Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm (từ CH3COONa và Al4C3).

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 18

Page 19: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

+ Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan.+ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; + Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng

cháy ; D. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động của GV và HS Nội dungHĐ1:7’ - Thế nào là đồng đẳng?- Biết chất đầu tiên của dãy ankan là metan CH4, em hãy lập CT các chất đồng đẳng tiếp theo?HS viết công thức phân tử một số đồng đẳng của CH4

HS nhận xét rút ra kết luận

-Vậy CT chung của dãy đồng đẳng ankan là ntn? - Chỉ số n có giá trị ntn?- GV cho HS quan sát mô hình phân tử butan giúp HS rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của ankan?- Học sinh nghiên cứu sgk rút ra đặc điểm cấu trúc của ankan HĐ2:13’ - Với 3 chất đầu dãy đồng đẳng, em hãy viết CTCT cho các chất đó. Các chất này có 1 hay nhiều CTCT mạch hở?- Viết CTCT cho các chất C4H10 và C5H12?HĐ3:20’ - GV giới thiệu bảng 5.1 sgk. HS rút ra nhận xét về đặc điểm trong tên gọi của ankan và gốc ankyl.- HS : đặc điểm tên ankan có đuôi an và tên gốc ankyl có đuôi yl- GV nêu cách nhận ra mạch C chính.- GV đưa ra nhiều dạng mạch phân nhánh giúp HS nhận diện và đánh số chính xác.- GV đưa ra 1 số vd để HS đọc tên theo 2 cách và cho HS thấy được sự khác nhau giữa 2 cách gọi tên đó.

- HS nhận xét rút ra kết luận về khái niệm bậc của nguyên tử C

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:1/ Dãy đồng đẳng ankan: gồm:CH4, C2H6, C3H8 ... CTC: CnH2n+2 (n ≥ 1)* Đặc điểm cấu tạo:- chỉ có lk đơn C-C và C-H hướng từ ng.tử C ra 4 đỉnh của 1 tứ diện đều.- Mạch C là mạch hở, các ng.tử C không cùng nằm trên 1 đường thẳng.

2/ Đồng phân:-Từ C4H10 trở đi, ankan có đồng phân về mạch cacbon (mạch ko nhánh và có nhánh)Vd: C4H10 (2 đp) C5H12 (3 đp)

3/ Danh pháp:a) An kan ko phân nhánh: - xem bảng 5.1 sgk.

b) Ankan có nhánh: được gọi tên theo “danh pháp thay thế” như sau:-Chọn mạch C dài nhất, có nhiều nhánh nhất làm mạch chính.-Đánh STT mạch chính từ phía gần nhánh và nhiều nhánh hơn. - Gọi tên: vị trí nhánh + tên nhánh(gốc ankyl) theo thứ tự vần chữ cái + tên ankan tương ứng với mạch chính.*Một số ankan còn có tên thông thường.Ví dụ: *CH3 – CH – CH2 – CH3

CH3 * CH3 – CH – CH – CH2 – CH3

CH3 C2H5 CH3

* CH3 – CH – CH – CH2 – C – CH3

C2H5 C2H5 CH3

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 19

Page 20: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Cho HS tự nghiên cứu bậc của ng.tử C, chỉ ra bậc C trong các ph.tử đã viết ở trên.

HĐ4: 5’ -GV yêu cầu HS dựa vào sgk thống kê các đặc điểm của ankan: trạng thái, qui luật biến đổi về to

nc, tos, klượng

riêng, tính tan theo chiều tăng của PTK?GV Ví dụ về ankan: xăng , ga , nến … Hs rút ra tính chất vật lí .

* CH3

CH3 – C – CH3

CH3 CH3

* CH3 – CH – CH2 – C – CH3

CH3 CH3

Bậc của ng.tử cacbon: được xác định bằng số lk của nó với các ng.tử C khác.

II. Tính chất vật lí: - ở điều kiện thường , các ankan từ C1 C4 ở trạng thái khíTừ C5 C17 : lỏng ]Từ C18 trở đi ở trạng thái rắn .-Nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi , kl riêng của các ankan tăng theo số nguyên tử cacbon ( tăng theo phân tử khối- Ankan nhẹ hơn nước .- Ankan không tan trong nước Kị nước .- Ankan là những dung môi không phân cực hòa tan được những chất không phân cực .- Ankan là những chất không màu .

4. Củng cố :* Một người gọi tên hợp chất hữu cơ A là : 2 - etyl - 3 - metyl butan , đúng hay sai ?a. Đúng b. Sai* Viết công thức cấu tạo thu gọn của chất sau :3 – etyl – 2,2,4 – trimetylheptan* Các hợp chất dưới đây hợp chất nào là ankan ?a. C7H14 b. C6H10 c. C8H18 d. không có

Bài 5 sgk: a) Xăng dầu gồm các ankan có mạch cacbon ngắn, dễ bay hơi, dễ bắt lửa. Nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi, kém bắt lửa.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 20

Page 21: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 38:Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: 15’ * GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo các ankan, từ đặc điểm cấu tạo hướng dẫn HS dự đoán khả năng tham gia phản ứng của ankanHS:Phân tử ankan chỉ có các liên kết C–C và C–H đó là liên kết bền vững ankan tương đối trơ về mặt hoá học

- Viết phương trình phản ứng thế Cl vào CH4 ?- GV trình bày phần cơ chế phản ứng ( chỉ cần sơ lược )Là cơ chế gốc dây chuyền* Bước khơi màoCl o o Cl Clo + Clo

* Bước phát triển dây chuyềnCH3 – H + Clo o CH3 + HCloCH3 + Clo – oCl CH3Cl + Clo

CH3o –o H + Clo ….……

* Bước đứt dây chuyền :Clo + Clo Cl2oCH3 + Clo CH3CloCH3 + o CH3 CH3CH3

Viết ptpư :C3H8 + Cl2 và C3H8 + Br2

HĐ2: 10’ Giáo viên hướng dẫn HS viết các phương trình phản ứng : C2H6 C3H8 HS nhận xét :* Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác ( Cr2O3 , Fe , Pt … )* Các ankan không những bị tách H tạo thành Hydrocacbon không no mà còn bị gãy các liên kết C – C tạo ra các phân tử nhỏ hơnHĐ3:10’ GV yêu cầu Nhận xét tỷ lệ mol CO2 và H2O sinh ra sau phản ứng- HS nhận xét : số mol H2O luôn luôn lớn hơn CO2

III. Tính chất hóa học: Ankan tương đối trơ về mặt hoá học : Ở nhiệt độ thường chúng không phản ứng với axit , bazơ và chất oxyhoá mạnh ( KMnO4 ) 1. Phản ứng thế bởi halogen: (đặc trưng)Ví dụ :CH4 + Cl2 CH3Cl + HClCH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl

CHCl3 + Cl2 CHCl4 + HCl

- Các đồng đẳng : Từ C3H8 trở đi thì Clo (nhất là brôm) ưu tiên thế ở trong mạch.Ví dụ :

CH3CH2CH2Cl + HCl

C3H8 + Cl2

CH3CHClCH3 + HCl

Nhận xét :- Nguyên tử hiđrô liên kết với cacbon ở bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon ở bậc thấp .- Các phản ứng trên gọi là phản ứng halogen hoá , các sản phẩm thế được gọi là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon .2/ Phản ứng tách :* đehiđrôhoá:

CH3-CH3 CH2=CH2 + H2

* Phản ứng crackinh:( bẻ gãy lk C-C )

CH3CH=CH2

C4H10 CH2=CH2

+C2H6 3. Phản ứng Oxi hóa hoàn toànCnH2n+2+O2 nCO2 + (n+1)H2O

( n CO2< nH2O)Ví dụ :CH4 +2O2 CO2 + 2H2O

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 21

Page 22: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

- Không bị oxyhoá bởi dung dịch KMnO4 nhưng ở nhiệt độ, xúc tác thích hợp ankan có thể bị oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxyCH4 + O2 HCHO + H2OHĐ4: 5’ GV giới thiệu phương pháp điều chế ankan trong công nghiệp-Làm thí nghiệm điều chế CH4 từ Natri axetat với vôi tôi xútHoạt động 6 : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Tìm những ứng dụng có liên quan đến tính chất hoá học của ankan ?

III.Điều chế và Ứng dụng1/. Điều chế :

a/ Trong công nghiệp : lấy từ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.b/ Phòng thí nghiệm :CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3

Al4C3 + 12H2O 3CH4 +4Al(OH)3

2/ Ứng dụng : sgk

4/ Củng cố : 5’ * Đốt cháy 0,1 mol CxHy 0,1mol CO2 và 0,2mol H2O . Xác định dãy đồng đẳng của A. Viết chương trình chung. * Làm bài tập 7/ 114 SGK * Viết phản ứng Isobutan + Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 22

Page 23: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT : Bài 26: XICLOANKAN Ngày soạn:

28/12/2011A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử. Tính chất hoá học : Phản ứng thế, tách, cháy tương tự ankan ; Phản ứng cộng mở vòng (với

H2, Br2, HBr) của xicloankan có 3 4 nguyên tử cacbon. ứng dụng của xicloankan.Kĩ năng Quan sát mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan. Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hoá học cơ bản của xicloankan. Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của

xicloankan.B. Trọng tâm:

Cấu trúc phân tử của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan. Tính chất hoá học của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan.

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu một số xicloankan và tên gọi Công thức tổng quát của mono xicloankan. Dựa vào kiến thức đồng phân (đã học ở bài trên) để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của

một số đồng phân xicloankan (có < 7 nguyên tử C) từ công thức phân tử. Tính chất hoá học của xicloankan :

+ Phản ứng cộng mở vòng: * với : H2, Br2, HBr (chỉ xảy ra với xiclopropan) * với H2: (xảy ra với vòng xiclo có 4, 5, 6 nguyên tử C)

+ Phản ứng thế và phản ứng oxi hoá (tương tự ankan). Luyện tập: Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của

xicloankan.III. Tiến trình bài giảng: * Kiểm tra bài cũ: 5’ 1/ Viết đồng phân và gọi tên các ankan có CTPT C6H14? 2/ Viết pư thế của butan với clo, pư tách của propan, pư cháy của pentan? 3/ Viết pư điều chế CH4 trong PTN?

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 23

Page 24: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ1:10’ - Từ CTCT của các xicloankan trong bảng 5.2, em hãy cho biết đặc điểm về cấu tạo phân tử của xicloankan, từ đó hãy cho biết công thức chung của xicloankan đơn vòng?- GV bày cách gọi tên xicloankan.

HĐ2:10’ - Từ đặc điểm cấu tạo của xicloankan, hãy dự đoán tính chất hóa học của nó?- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm pư thế và xác định sp thế của pư thế của xiclopentan với brom?HĐ3:10’ -Các xicloankan đơn vòng 3 hoặc 4 cạnh có cấu trúc kém bền nên dễ tham gia pư cộng mở vòng.-Khi tham pư cộng mở vòng, 1 trong các lk C-C của vòng bị bẻ gãy và tác nhân cộng chia làm 2 phần cộng hợp vào 2 đầu của lk vừa bị bẽ gãy, tạo thành hợp chất no nhưng mạch hở.- GV nêu vấn đề: Tương tự ankan, các xicloankan cũng bị tách hiđro, gọi HS viết pthh cảu pư tách hiđro của C6H12

- Yêu cầu HS viết pthh chung của pư cháy của xlcloankan và nhận xét?HĐ4: 5’ GV g. thiệu 2 cách đ. chế: - Xicloankan chủ yếu được lấy từ quá trình chưng cất dầu mỏ.-Một số xicloankan được điều chế từ ankan bằng p2 tách hiđro các ankcn, đóng vòng.

- Xicloankan được dùng làm nhiên liệu, dung môi hoặc làm ng.liệu điều chế các chất khác.HĐ6: 5’ Củng cố bài bằng BT sgk.

I. Cấu tạo:* Xicloankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng. -Monoxicloankan có CTC:CnH2n(n ≥ 3 )- Đặc điểm cấu tạo: mạch vòng và chỉ có lk xich ma.- Cách gọi tên: Vị trí nhánh (nếu có 2 nhánh trở lên)+ tên nhánh + xiclo + tên ankan không nhánh tương ứng với số C trong vòng.Vd: metyl xiclo hexan, 1,1-đimetyl xiclo butan.II. Tính chất hóa học:

1/ Pư thế: (với vòng 5,6... cạnh)Vd: sgk

2/ pư cộng mở vòng: (với vòng 3,4 cạnh)a) Xiclopropan và xiclobutan có pư cộng mở vòng với H2( Ni, to)pthh: sgkb) Riêng xiclobutan còn tác dụng được với brom hoặc axit:pthh: sgk3/ pư tách:Vd: sgk4/ Pư oxi hóa:CnH2n + 3n/2 O2 nCO2 + nH2O

khi ankan cháy: nH2O = nCO2

III. Điều chế:- Xicloankan chủ yếu được lấy từ quá trình chưng cất dầu mỏ.-Một số xicloankan được điều chế từ ankan bằng p2

tách hiđro các ankcn, đóng vòng.Vd: sgkIV. Ứng dụng: (sgk)

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 24

Page 25: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 39: Bài 27: Luyện tập: ANKAN VÀ XICLOANKAN Ngày soạn: 10/1/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng- Rèn kĩ năng viết CTCT và gọi tên các ankan.- Rèn luyện kĩ năng lập CTPT của hợp chất hữu cơ, viết pthh của pư thế có chú ý vận dụng qui luật thế vào phân tử ankan.B. Chuẩn bị:- GV: + kẻ sẵn bảng tổng kết như sgk nhưng chưa điền dữ liệu. + Hệ thống BT bám sát nội dung luyện tập.- HS: + Chuẩn bị các BT trong chương 5 trước khi đến lớp. + Hệ thống lại các kiến thức đã được học.III. Tiến trình bài luyện tập:A. Kiến thức cần nắm vững:HĐ1: - Các pư chính của hiđrocacbon no là gì? HS: Là pư thế và pư tách.- Đặc điểm về cấu trúc và CT chung của ankan? HS: Ankan là hiđroaccbon no mạch hở, có CTPT chung là CnH2n+2 (n >=1).- Ankan có loại đồng phân nào? HS: Từ C4H10 trở đi có đồng phân về mạch cacbon.- Só sánh ankan và xicloankan về cấu tạo và tính chất hóa học:HĐ2: GV lập bảng như trong sgk, để trống phần cấu tạo và tính chất hóa học, yêu cầu HS hoàn thành bảng?B. Bài tập: Từ bài 1 đến bài 6 sgkBài 4: Nâng nhiệt độ của 1,00g nước lên 1oC cần tiêu tốn nhiệt lượng là 4,18 J.Vậy, khi nâng nhiệt độ 1,00 g nước tử 25oC lên 100oC cần tiêu tốn nhiệt lượng là: 75,0 . 4,18 = 314 JDo đó nhiệt lượng cần tiêu tốn cho 1,00 lit nước từ 25oC lên 100,0oC là: 3,14 . 1,00.103 = 314.103 J = 314 kJ.Mặt khác: 1g CH4 khi cháy tỏa ra 55,6 kJ.

Vậy để có 314 kJ cần đốt cháy lượng CH4 là: .

Từ đó, thể tích CH4(đktc) cần phải đốt là:

* Dạng bài tập tìm CT ankan: GV nêu cách làm, cho BT minh họa.BT: 1) Tìm CT ankan A biết tỉ khối của A đối với H2 bằng 30?2) Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon thu được 6,6g CO2 và 3,6g H2O. Tìm CT của hiđrocacbon?3) Đốt cháy hoàn toàn 1,45g một ankan thu được 4,4g CO2. Tìm CTPT, viết đồng phân và gọi tên?* Dạng BT hỗn hợp 2 ankan đồng đẳng: GV nêu cách làm, cho BT minh họa.BT: 1) Đốt cháy hoàn toàn 10,2g hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 16,2g H 2O. Tìm CT 2 ankan và % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp?2) Một hỗn hợp 2 ankan ở thể khí có tỉ khối đối với C2H4 bằng 0,875. Tìm các CT có thể có của ankan?

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 25

Page 26: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 40: Bài 28: Bài thực hành 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ. ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN. Ngày soạn: 11/1/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể. Phân tích định tính các nguyên tố C và H. Điều chế và thu khí metan. Đốt cháy khí metan. Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím.Kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm Phân tích định tính C, H; Điều chế và thử tính chất của metan

C. Hướng dẫn thực hiện Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như:

+ Nghiền chất rắn+ Trộn chất rắn và cho hỗn hợp vào ống nghiệm+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm+ Lắp dụng cụ theo hình vẽ+ Đun nóng ống nghiệm+ Đưa đầu ống dẫn khí vào chất lỏng trong ống nghiệm+ Đưa que diêm đang cháy đến đầu ống dẫn khí

Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xétThí nghiệm 1. Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ

+ Phần chất rắn trong đáy ống nghiệm chuyển dần từ màu đen (CuO) màu đỏ (Cu) chất hữu cơ đã bị oxi trong CuO oxi hóa.

+ Bông rắc CuSO4 khan chuyển từ màu trắng màu xanh (CuSO4.5H2O) có H2O tạo thành

+ Ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2 có vẩn đục (CaCO3) có CO2 tạo thànhThí nghiệm 2. Điều chế và thử tính chất của metana) Ngọn lửa cháy sáng CH4 bị đốt cháy Ở mẩu sứ có đọng giọt nước Phản ứng cháy CH4 tạo H2Ob) Không có hiện tượng gì CH4 không làm mất màu dung dịch Br2.c) Không có hiện tượng gì CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4.

III. Tiến trình bài thực hành:HĐ1: - GV nêu những thí nghiệm thực hiện trong bài thực hành, những yêu cầu cần đạt và các điểm cần lưu ý khi làm thí nghiệm với các chất hữu cơ và làm thí nghiệm đốt cháy khí metan.- GV biểu diễn cho HS xem cách lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 5.1 và 5.2. Sau khi làm xong thí nghiệm phải bỏ ống nghiệm chứa dd Ca(OH)2 ra trước, sau đó mới tắt đèn cồn.- Lưu ý HS 1 số kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong bài.HĐ2: Thí nghiệm 1: Xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 26

Page 27: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Cách tiến hành: thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong sgk.Lưu ý: - Để nhận ra ng.tố C và H trong thành phần hợp chất hữu cơ, ta đun nóng hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển ng.tố C thành CO2 và ng.tố H thành H2O. Để nhận được H2O tạo thành, cần làm thí nghiệm trong ống nghiệm sạch, khô.- Sau khi đã cho hỗn hợp saccarozơ và CuO vào đáy ống nghiệm, đặt 1 lớp bông không thấm nước như hình 5.1, sau đó phủ lên mặt lớp bông một lượng CuSO4 khan.HĐ3:Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của metan.(hình 5.2)HS làm thí nghiệm: Lấp 1 thìa nhỏ hỗn hợp: CH3COONa, CaO, NaOH cho vào ống nghiệm. Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm. Đập ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí hình chữ L xuyên qua. Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung ngọn lửa vào phần ống nghiệm chứa hỗn hợp hóa chất, châm lửa đốt ở đầu ống dẫn khí. Quan sát màu của ngọn lửa ở đầu ống dẫn khí.Đưa ống dẫn khí vào ống nghiệm chứa dd brom. Quan sát màu của dd brom.Lưu ý: - Cần để pư điều chế CH4 xảy ra mạnh và lượng khí metan tạo thành đủ để đẩy hết phần không khí trong ống nghiệm rồi mới đốt(đề phòng pư nổ mạnh).- GV chuẩn bị trước hỗn hợp vôi tôi xút và CH3COONa khan như sau: Chọn lấy những cục vôi sống mới nung, nhẹ, xốp, tán nhỏ, trộn nhanh, đều với xút rắn, thương theo tỉ lệ 1,5 : 1 về khối lượng(có thể cho hỗn hợp vào bát sứ, đun nóng cho nước bay hơi hết, để nguội, tán nhỏ, bảo quản trong lọ kín để dùng). Sau đó trộn nhanh CH3COONa khan với hỗn hợp vôi tôi xút theo tỉ lệ 2:3 về khối lượng.- CaO tạo ra hỗn hợp hóa chất khô để thí nghiệm thành công và bảo vệ ống nghiệm không bị chảy ra do pư với NaOH khi đun nóng.HĐ4: công việc cuối buổi thực hành: HS thu dọn dụng cụ, hóa chất .... Rút kinh nghiệm sau buổi thực hành, viết tường trình.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 27

Page 28: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO TIẾT 41, 42: Bài 29: ANKEN

Ngày soạn: 6/1/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken. Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,

tính tan) của anken. Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng. Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc

Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. Kĩ năng Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân

tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể. Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.

B. Trọng tâm: Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế

của anken. Tính chất hoá học của anken. Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp.

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu dãy đồng đẳng và cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken. Dựa vào kiến thức đồng phân để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi một số đồng phân cấu

tạo của anken (có < 6 nguyên tử C) từ công thức phân tử (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi).

(Chú ý liên hệ công thức phân tử chung để dẫn đến đồng phân mạch vòng xicloankan) Tính chất hoá học của anken :

+ Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen (clo, brom trong dung dịch), cộng HX (HBr và nước) theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

CnH2n + H2 CnH2n+ 2 CnH2n + Br2 CnH2nBr2 (làm mất màu dung dịch brom) CnH2n + HX CnH2n+1X CnH2n + H2O CnH2n+1OH (ancol)+ Phản ứng trùng hợp etylen, propen, but-1-en và but-2-en.+ Phản ứng oxi hoá (cháy và làm mất màu thuốc tím).

CnH2n + ( ) O2 nCO2 + nH2O (tỷ lệ mol = 1)

3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH Phương pháp điều chế anken:

+ Trong phòng thí nghiệm: tách nước của ancol GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 28

Page 29: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

+ Trong công nghiệp: tách hiđro hoặc crăckinh ankan Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng với một công thức

phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).+ Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá, phản ứng

trùng hợp cụ thể.+ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken, tính thành phần phần trăm

thể tích trong hỗn hợp khí có anken cụ thể ;D. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản

HĐ1:15’-GV giới thiệu chất đơn giản nhất của dãy đồng đẳng của anken là etilen C2H4(CH2=CH2)-HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo của etilen, từ đó rút ra khái niệm về anken và CTC.-GV: Do trong ph.tử anken có một lk đôi C=C nên anken(n 4) còn có thêm đồng phân vị trí lk đôi ngoài đp về mạch C như ankan. VD: C4H8

-GV viết CTCT của but-2-en dưới dạng cis- và trans-.-HS nhận xét rồi rút ra kết luận về đp hình học.

HĐ2:10’ - GV: 3 chất đầu dãy có tên thông thường: xuất phát từ tên ankan có cùng số ng.tử C bằng cách đổi đuôi –an thành -ilen.-GV nêu cách gọi tên theo dp hệ thống, cho HS xem bảng 6.1 sgk, cho các CTCT và gọi HS gọi tên.-GV cho tên gọi và HS ghi CTCT.

HĐ3:5’ GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi có liên quan đến tính chất vật lí: trạng thái, qui luật biến đổi về to

nc, tos, kl riêng,

tính tan.HĐ4:10’ Anken có 1 lk pi kém bền, dễ bị phân cắt, gây nên tính chất hóa học đặc trưng của anken: dễ tham

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:1/ Dãy đồng đẳng anken:Gồm: Etilen (CH2=CH2), C3H6, C4H8...CTC: CnH2n (n

2), có tính chất tương tự nhau.Vậy: anken(hay olefin ) là những HC không no mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử.2/ Đồng phân:a) Đồng phân cấu tạo: Từ C4H8 trở đi có đồng phân anken về vị trí lk đôi và đp về mạch C.Vd: C4H8 có 3 đồng phân.b) đồng phân hình học: Là đp về vị trí ko gian của các nhóm ng.tử xung quanh lk đôi-Nếu có mạch chính ở cùng 1 phía của lk đôi gọi là đồng phân cis-.-Nếu có mạch chính ở về 2 phía khác nhau của lk đôi được gọi là đp trans-Vd: ứng với CTCT CH3-CH=CH-CH3 có các đồng phân hình học: cis-but-2-en và trans-but-2-en.3/ Danh pháp:a) Tên thông thường: 3 chất đầu dãy có tên thông thường: C2H4: etilen; C3H6: propilen; C4H8: butilen.b) Tên thay thế: Xuất phát từ tên ankan tương ứng chỉ bỏ đuôi –an rồi thêm vị trí lk đôi( nếu mạch từ 4C trở lên) sau đó thêm đuôi –en.-Lưu ý: mạch chính là mạch dài nhất có chứa lk đôi và đánh STT mạch chính từ phía gần lk đôi hơn. (xem bảng 6.1 sgk)Vd: CH2=CH-CH3 ; CH3-C= C - CH-CH3

CH2=CH-CH2-CH3 CH3C2H5C2H5

CH3-CH=CH-CH3 ; CH2=CH-CH(CH3)2

II. Tính chất vật lí: (sgk)

III. Tính chất hóa học: - lk pi kém bền nên anken dễ tham gia pư cộng (tính

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 29

Page 30: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

gia pư cộng tạo thành hợp chất no tương ứng.-Về pư cộng: được xét với 1 số tác nhân: H2, X2, HX...-GV giới thiệu 1 pthh cùng đk pư cộng H2. HS viết pt dạng tổng quát.

-GV gọi HS viết pthh cộng Br2

HĐ5:5’ -GV yêu cầu HS viết pthh pư cộng của C2H với HX.-GV viết pthh của pư cộng HBr vào C3H6, yêu cầu HS xác định bậc của C và rút ra qui tắc cộng Maccopnhicop.

TIẾT 64:HĐ6:10’ -Các anken còn có thể tham gia pư cộng hợp liên tiếp với nhau, tạo thành những phân tử có mạch rất dài và PTK lớn.-Yêu cầu HS nêu khái niệm pư trùng hợp, đk của pư tr. hợp?-GV lưu ý cho HS các khái niệm mới: polime, monome, mắc xích polime, hệ số trùng hợp.HĐ7: 15’- GV cho HS tự viết pthh của pư cháy tổng quát, nhận xét tỉ lệ mol của CO2 và H2O.

-GV nêu hiện tượng của pư giữa anken với dd thuốc tím, viết pthh và lưu ý cho HS đây cũng là pư nhận biết anken với ankan.

HĐ8:5’ GV giới thiệu p2 điều chế etilen trong PTN (hình 6.3 sgk). Cho HS nhận xét đk pư và nêu cách thu khí etilen?-GV lấy thí dụ, HS khái quát, viết pthh tổng quát-Cho HS nghiên cứu sgk và rút ra

chất đặc trưng).1/ Pư cộng:a) Cộng hiđro:CH2=CH2 + H2 CH3-CH3

CnH2n + H2 CnH2n+2

b) Cộng halogen: CH2=CH2 + Br2 CH2Br-CH2BrCnH2n + Br2 CnH2nBr2

Vậy các anken làm nhạt dần màu đỏ nâu của dd brom. Đây là pư nhận biết anken với ankan.c) Cộng HX (X là OH, Cl, Br...): CH2=CH2 + H-OH CH3-CH2-OHCH2=CH2 + H-Br CH3-CH2-Br-Các anken có cấu tạo ph.tử không đối xứng khi td với HX có thể cho hh 2 sp:CH3-CH=CH2 + HBr 2 spQui tắc cộng Maccopnhicop: sgk

2/ Pư trùng hợp:nCH2=CH2 ( CH2 – CH2 )n

nCH2=CH-CH3 ĐN pư trùng hợp: sgk

3/ Pư oxi hóa:a) pư oxh hoàn toàn:

CnH2n + O2 nCO2 + nH2O

khi anken cháy: nCO2 = nH2O

b) Pư oxh không hoàn toàn: Các anken đều có khả năng làm nhạt dần màu dd KMnO4:3CH2=CH2 +2KMnO4 + 4H2O3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH.TQ: 3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2H2OIV. Điều chế:1/ Trong phòng thí nghiệm: điều chế etilen từ ancol etylic:C2H5OH CH2=CH2 + H2O2/ Trong công nghiệp: Các anken được điều chế từ ankan bằng pư tách hiđro:CnH2n+2 CnH2n + H2

V. Ứng dụng: (sgk)

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 30

Page 31: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

những ứng dụng của anken?HĐ9: 15’củng cố bài: cấu tạo của anken, pư cộng của anken.BT sgk:

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 31

Page 32: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 43: Bài 30: ANKAĐIEN Ngày soạn: 10/1/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien. Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản

ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp.

Kĩ năng Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của

ankađien. Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien cụ thể. Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien.

B. Trọng tâm: Đặc điểm cấu trúc phân tử, cách gọi tên của ankađien. Tính chất hoá học của ankađien (buta-1,3-ddien và isopren). Phương pháp điều chế buta-1,3-ddien và isopren.

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu một số ankađien và tên gọi Công thức chung của ankađien và đặc điểm cấu tạo

(đặc biệt là ankađien liên hợp). Tính chất hoá học của buta–1, 3–đien và isopren : Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen và

hiđro halogenua, phản ứng trùng hợp tạo cao su. Phương pháp sản xuất buta–1, 3–đien từ butan và isopren từ isopentan trong công nghiệp bằng

cách đehiđro hóa ankan. Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể (không quá 5

nguyên tử C trong phân tử).+ Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta–1,3–đien và

isopren. III. Tiến trình bài giảng:Kiểm tra bài cũ:5’1/ Viết các đồng phân và gọi tên các anken có CTPT C4H8?2/ Viết pư cộng H2, Br2, HBr, H2O vào propen và pư trùng hợp propen?3/ Viết pt điều chế etilen từu ancol etylic và từ butan?

Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bảnHĐ1: 5’-GV lấy thí dụ 1 số anken, HS khái quát đưa ra công thức chung và điều kiện của chỉ số n.

-GV yêu cầu HS viết các CTCT của ankađien có CTPT C5H8.-Căn cư vào vị trí của 2 lk đôi để phân loại ankađien.

I. Định nghĩa và phân loại:1/ Định nghĩa: Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C=C trong ph. tửThí dụ: sgk-CTC của các ankađien là: CnH2n-2 (n 3)2/ Phân loại: Có 3 loại:- Ankađien có 2 lk đôi cạnh nhau. Ví dụ: anlen-Ankađien có 2 lk đôi cách nhau 1 lk đơn được gọi là ankađien liên hợp.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 32

Page 33: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ2: 10’ GV yêu cầu HS so sánh những điểm giống và khác nhau về cấu tạo của anken và ankađien. Từ đó nhận xét khả năng pư.-Tùy theo đk về tỉ lệ mol, về nhiệt độ, pư cộng có thể xảy ra:+tỉ lệ 1:1: cộng 1,2 hoặc 1,4.+tỉ lệ 1:2: cộng đồng thời vào 2 lk đôi.-Cộng HX: GV lưu ý HS viết sp chính theo qui tắc cộng Maccopnhicop.

HĐ3: 15’ GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm pư trùng hợp, đk để có pư trùng hợp.-Hướng dẫn HS viết pư trùng hợp của buta-1,3-đien, lưu ý hướng trùng hợp chủ yếu là 1,4.-Tương tự HS viết pư trùng hợp isopren?-Cho HS tự viết pư cháy.-GV thông báo về pư của buta-1,3-đien và isopren với dd thuốc tím tương tự anken.

HĐ4: 5’ Cho HS viết pthh điều chế như sgk.

HĐ5: 5’ củng cố bài bằng BT sgk

Ví dụ: buta-1,3-đien-Ankađien có 2 lk đôi cách nhau từ 2 lk đơn trở lên. Ví dụ: penta-1,4-đien.II. Tính chất hóa học:1/ Phản ứng cộng:a) Cộng hiđro:CH2=CH-CH=CH2 +2H2

b) Cộng brom:Cộng 1,2: CH2=CH-CHBr-CH2BrCộng 1,4: CH2Br-CH=CH-CH2BrCộng đồng thời vào 2 lk đôi:

CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Brc) Cộng hiđrohalogenua:Cộng 1,2: CH2=CH-CHBr-CH3

(sản phẩm chính)Cộng 1,4: CH3-CH=CH-CH2Br (sản phẩm chính)2/ Phản ứng trùng hợp:nCH2=CH-CH=CH2 polibutađien nCH2=C(CH3)-CH=CH2

3/ Phản ứng oxh:a) Phản ứng oxh hoàn toàn:

CnH2n-2 + O2 nCO2 + (n-1)H2O

nCO2 > nH2O

b) Phản ứng oxh không hoàn toàn:Buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dd KMnO4 như anken. III. Điều chế: CH3-CH2-CH2-CH3

CH2=CH-CH=CH2 + 2H2

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3

CH2=C(CH3)-CH=CH2 + 2H2 IV. Ứng dụng: sgk

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 33

Page 34: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 44: Bài 31: Luyện tập: ANKEN VÀ ANKAĐIEN Ngày soạn: 14/1/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng 1/ Kiến thức: - Củng cố về tính chất hóa học của anken và ankađien. - HS biết cách phân biệt ankan, anken, ankađien bằng phương pháp hóa học. 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết pthh minh họa tính chất hóa học của anken, ankađien.B. Chuẩn bị: Bảng sơ đồ chuyển hóa giữa ankan, anken và ankađien.C. Tiến trình bài giảng:Kiểm tra bài cũ: 1/ Viết các đồng phân và gọi tên các ankađien có CTPT: C4H6, C5H8. 2/ Viết pthh của pư giữa isopren với H2, Br2, HBr, pư trùng hợp buta-1,3-đien và isopren.Bài luyện tập:A. Kiến thức cần nắm vững:HĐ1: GV hướng dẫn HS kẻ bảng ôn tập lại phần kiến thức cần nắm vững như sau:

Anken Ankađien1. CTPT chung CnH2n ( n 2) CnH2n-2 (n 3)

2. Đặc điểm cấu tạo

- Có 1 lk đôi C=C- Có đồng phân về vị trí lk đôi và đồng phân về mạch cacbon.- 1 số anken có đồng phân hình học

- Có 2 lk đôi C=C- Có đồng phân về vị trí lk đôi và đồng phân về mạch cacbon.- 1 số ankađien có đồng phân hình học

3. Tính chất hóa học đặc trưng

- Pư cộng: H2, HX, ddBr2

- Pư trùng hợp- Pư cộng: H2, HX, ddBr2

- Pư trùng hợp4. Sự chuyển hóa giữa ankan, anken và ankađien.

Ankan Ankađien Anken Ankan

B. Bài tập:HĐ2: GV gọi HS lên bảng giải các bài tập sgk.Bài 1-sgk: a) CH2=CH2 + Br2 CH2Br-CH2Br b) 3CH3-CH=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 3CH3-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOHBài 2-sgk: Dẫn lần lượt từng khí trong mỗi bình qua dd Ca(OH)2, khí nào cho kết tủa trắng là CO2: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2OHai khí còn lại lần lượt qua nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là etilen: CH2=CH2 + Br2 CH2Br – CH2BrBài 3-sgk: 2CH4 C2H2 + 3H2

C2H2 + H2 C2H4

C2H4 + H2 C2H6

C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HClBài 4-sgk: CH3 – CH3 CH2=CH2 + H2

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 34

Page 35: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

CH2=CH2 + Cl2 CH2Cl – CH2Cl (1,2-đicloetan) CH3 – CH3 + 2Cl2 CH3 – CHCl2 (1,1-đicloetan)Bài 5-sgk: ABài 6-sgk: CH2=CH-CH2-CH3 CH2=CH-CH=CH2 + H2

nCH2 =CH-CH=CH2 (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Bài 7-sgk: A

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 35

Page 36: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 45: Bài 32: ANKIN Ngày soạn: 18/1/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thứcBiết được : Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy

luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin. Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh

động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá). Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Kĩ năng Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin. Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể. Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen. Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học. Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.

B. Trọng tâm: Dãy đồng đẳng, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân và cách gọi tên theo danh pháp thông

thường, danh pháp hệ thống của ankin. Tính chất hoá học của ankin Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu dãy đồng đẳng và cách gọi tên của ankin. Dựa vào kiến thức đồng phân để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của một số đồng phân

ankin (có < 6 nguyên tử C) từ công thức phân tử (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi). (Chú ý liên hệ công thức tổng quát để dẫn đến đồng phân ankađien) Tính chất hoá học của ankin :

+ Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen (clo, brom trong dung dịch), cộng HX (HBr và nước) theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

CnH2n2 + H2 CnH2n hoặc CnH2n2 + 2H2 CnH2n+ 2

CnH2n2 + 2Br2 CnH2n2Br4 (làm mất màu dung dịch brom) CnH2n2 + HX CnH2n1X hoặc CnH2n2 + 2HX CnH2nX2 CHCH + H2O CH3CH=O (andehit axetic)+ Phản ứng đime hóa và trime hóa axetilen+ Phản ứng thế bởi kim loại nặng (Ag)

HCCH + 2AgNO3 + 2NH3 AgCCAg + 2NH4NO3 RCCH + AgNO3 + NH3 RCCAg + NH4NO3

+ Phản ứng oxi hoá (cháy và làm mất màu thuốc tím).

CnH2n2 + ( ) O2 nCO2 + (n1)H2O (tỷ lệ mol < 1)

Phương pháp điều chế axetilen:+ Trong phòng thí nghiệm: CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2

+ Trong công nghiệp: 2CH4 C2H2 + 3H2

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 36

Page 37: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể (không quá 5 nguyên tử C trong phân tử).

+ Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta–1,3–đien và isopren.

+ Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá, phản thế cụ thể. Phân biệt anken với ankin và ank-1-in với ank-2-in

+ Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng ; + Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên ankin, tính thành phần phần trăm

thể tích trong hỗn hợp khí có ankin cụ thể ;III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bản

HĐ1: 7’ GV đưa ra CT của axetilen, cho HS nêu các CT tiếp theo và CTC của ankin

-GV yêu cầu HS viết CTCT các đồng phân của C4H6, C5H8, phân loại các đồng phân.

HĐ2: 8’ GV đưa ra CT gọi tên thông thường và yêu cầu HS gọi tên một số chất.

-GV thông báo cách gọi tên thay thế của ankin tương tự anken chỉ đổi đuôi en thành in. Cho 1 số CTCT và yêu cầu HS đọc tên.

HĐ3: 3’ GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk để rút ra những tính chất vật lí của ankin.

HĐ4: 15’ Từ đặc điểm về cấu tạo của anken và ankin, hãy dự đoán về tính chất hóa học của ankin?

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:1/ Dãy đồng đẳng ankin:Gồm: C2H2(CHCH), C3H4, C4H6 ... CnH2n-2 (n 2), có tính chất tương tự axetilen.*Ankin là những HC ko no mạch hở có 1 lk ba trong phân tử.2/ Đồng phân:Từ C4H6 trở đi có đồng phsan ankin về vị trí lk ba và về mạch C.Vd: C5H8 có 3 ankin đồng phân.3/ Danh pháp:a) Danh pháp thông thường:Tên các gốc HC lk với C mang nối ba + axetilenVd: CHCH axetilenCHC-CH3 metylaxetilenCH3-CC-CH2-CH3 etylmetylaxetilenCH3-CH2-CH2-CCH propylaxetilenb)Danh pháp thay thế:Tương tự anken chỉ đổi đuôi en thành inVd: CHCH etin (axetilen)CHC-CH3 propinCHC-CH2-CH3 but-1-inCH3-CC-C(CH3)2-CH2-CH3

Các ankin có dạng R-CCH gọi là ank-1-in.II. Tính chất vật lí: sgk

III. Tính chất hóa học: Ankin có 2 lk nên dễ tham gia pư cộng.1/ Phản ứng cộng:a) Cộng hiđro:vd: CHCH + H2 CH2=CH2

CH2=CH2 + H2 CH3-CH3

Nếu dùng xt là Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng 1 ph.tử hiđro tạo thành anken:

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 37

Page 38: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

-GV gọi HS viết pthhcủa pư cộng với hiđro, nêu các đk của pư ?

GV hướng dẫn HS viết các pthh của các pư cộng, nhấn mạnh các đk pư để được các sp đặc trưng.

-GV hướng dẫn HS viết pthh của pư cộng H2O vào axetilen, propin.

-GV lưu ý HS pư cộng HX, H2O vào ankin cũng tuân theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp.

-Từ đặc điểm cấu tạo của ankin, GV hướng dẫn HS viết ptpư đime hóa và trime hóa.

HĐ5: 5’ GV làm TN C2H2 td với dd AgNO3/NH3, HS quan sát nhận xét hiện tượng pư?-GV viết pthh, gọi HS nêu nhận xét như sgk

Vd: CHCH + H2 CH2=CH2

Đặc tính này được dùng để điều chế anken từ ankin.b) Cộng brom, clo: qua 2 giai đoạn:Vd: CHCH + Br2(dd) CHBr=CHBr 1,2-đibrometen CHBr=CHBr + Br2 CHBr2-CHBr2

1,1,2,2-tetrabrometancác ankin đều làm mất màu dd Brom.

c) Cộng HX(X là OH, Cl, Br, CH3COO ...)Ankin td với HX qua 2 giai đoạn liên tiếp.Vd: CHCH + HCl CH2=CHCl Vinylclorua CH2=CHCl + HCl CH3-CHCl2

1,1-đicloetan*Khi có xt thích hợp, ankin td với HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken:Vd:CHCH + HCl CH2=CHCl*Pư cộng HX của ankin cũng tuân theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp:Vd: CH3-CCH CH3-CCl=CH2 CH3-CCl2-CH3

* Pư cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ mol 1:1Vd: CHCH+H2O [CH2=CH-OH] Ko bền

CH3-CH=O (anđehit axetic) d) Pư đime hóa và trime hóa: 2CHCH CHC-CH=CH2

Vinyl axetilen 3CHCH C6H6 (benzen)2/ Pư thế bằng ion kim loại:Vd: CHCH + 2AgNO3 + 2NH3 AgCCAg + 2NH4NO3

CH3-CCH + AgNO3 + NH3 CH3-CCAg + NH4NO3

Nhận xét: Ng.tử H lk trực tiếp với ng.tử C của lk ba có tính linh động cao hơn các ng.tử H khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại.. Đây là pư đặc trưng để nhận biết ank-1-in với anken và các ankin khác.3/ Pư oxi hóa:a) Oxh hoàn toàn:

CnH2n-2 + O2 nCO2 + (n-1)H2O

nH2O < nCO2

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 38

Page 39: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

-GV cho HS tự viết pư cháy và nhận xét về số mol của CO2 và H2O.

-GV làm TN dẫn khí C2H qua dd KMnO4, HS nhận xét hiện tượng?HĐ6: 3’ GV hướng dẫn HS viết pthh điều chế C2H2 trong PTN và trong CN

-GV hưỡng dẫn HS tìm hiểu ứng dụng của C2H2 theo sgk.HĐ7: 4’ củng cố bài

b) Oxh không hoàn toàn:Các ankin đều làm mất màu dd thuốc tím.IV. Điều chế:CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 (trong PTN và CN)2CH4 C2H2 + 3H2 (trong CN)V. Ứng dụng: sgk

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 39

Page 40: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 46,47: Bài 33: Luyện tập: ANKIN Ngày soạn: 23/1/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng1/ Kiến thức: - Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin. - Phân biệt ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết đồng phân, gọi tên và viết pthh minh họa tính chất của ankin. - Kĩ năng giải các bài tập về hỗn hợp hiđrocacbon.B. Tiến trình bài giảng:A. Kiến thức cần nắm vững:HĐ1: GV lập bảng sau với các ô trống, HS lần lượt điền các thông tin theo đề mục:

Anken AnkinCông thức chung

CnH2n (n ≥ 2) CnH2n-2 (n ≥ 2)

Đặc điểm cấu tạo

Có 1 lk đôi C=C Có 1 lk ba C≡C

Đồng phân Đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí lk đôi, đồng phân hình học.

Đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí lk ba.

Tính chất hóa học

-pư cộng, pư trùng hợp.-pư oxh không hoàn toàn: làm mất màu dd KMnO4

-pư cộng và pư thế của ankin.-pư oxh không hoàn toàn: làm mất màu dd KMnO4

Ứng dụng Điều chế PE, PP và là ng.liệu tổng hợp ra các chất hữu cơ khác.

Điều chế PVC, sản xuất cao su buna, là ng.liệu để tổng hợp các chất hữu cơ, axetilen còn dùng làm nhiên liệu

Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankin.

SGK

HĐ2: GV hướng dẫn HS giải BT vận dụng:Bài 1: C2H2 tạo kết tủa vàng nhạt: CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 AgC≡CAg + 2NH4NO3

C2H4 làm dd brom nhạt màu: CH2=CH2 + Br2 CH2Br – CH2BrBài 2: (1) 2CH4 C2H2 + 3H2

(2) 2CH≡CH CH2=CH – C ≡ CH(3) CH2=CH – C ≡ CH + H2 CH2=CH – CH= CH2

(4) nCH2=CH – CH=CH2 (- CH2 –CH=CH-CH2-)n

polibutađienBài 3: a) CH≡ CH + H2 CH2=CH2

CH2=CH2 + Cl2 CH2Cl – CH2Clb) CH≡ CH + 2HCl CH3 – CHCl2

c) CH≡ CH + Br2 CHBr=CHBrd) 2CH≡CH CH2=CH – C ≡ CH CH2=CH – C ≡ CH + H2 CH2=CH – CH= CH2

e) CH≡CH + Br2 CHBr=CHBr CHBr=CHBr + HBr CH2Br – CHBr2

Bài 4: H = 80% GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 40

Page 41: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Bài 5: %V: 33,7%C2H2 ; 41,3%C2H4 ; 25%C3H8

%m: 27,9%C2H2 ; 36,9%C2H4 ; 35,2%C3H8

Bài 6: CBài 7: A

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 41

Page 42: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 48: Bài 34: BÀI THỰC HÀNH 4: ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN

Ngày soạn: 1/2/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được :Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể. Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy và phản ứng với dung dịch brom. Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom, với

dung dịch AgNO3 trong NH3.Kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm Điều chế và thử tính chất của etilen ; Điều chế và thử tính chất của axetilen.

C. Hướng dẫn thực hiện Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như:

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút+ Lắc ống nghiệm+ Đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm+ Đốt khí sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn+ Dẫn khí đi qua ống nghiệm có chứa chất lỏng

Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xétThí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất của etilen

+ khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn+ Brom bị mất màu nâu (do C2H4 tạo ra phản ứng với Br2) + KMnO4 bị mất màu tím (do C2H4 tạo ra phản ứng với KMnO4)

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử tính chất của axetilen+ khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn+ KMnO4 bị mất màu tím (do C2H2 tạo ra phản ứng với KMnO4) + có kết tủa màu vàng (AgCCAg) xuất hiện

III. Tiến trình bài thực hành:HĐ1: - GV nêu mục đích các TN trong bài thực hành, những yêu cầu cần đạt được, lưu ý HS cẩn thận khi làm TN với H2SO4 đậm đặc, các TN đốt cháy C2H4, C2H2.- GV biểu diễn cách lắp dụng cụ TN để đốt cháy C2H4, C2H2 và lưu ý HS ôn luyện 1 số nội dung kiến thức liên quan đến bài thực hành.HĐ2: Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen.HS làm TN: Cho vào ống nghiệm 1 ít cát sạch, cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 2 ml C 2H5OH khan, và chừng 4 ml H2SO4 đặc, lắc đều. Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí bằng thủy tinh đầu vuốt nhọn. Kẹp ống nghiệm trên giá. Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung đun phần chứa hóa chất đeens khi hỗn hợp trong ống chuyển thành màu đen, khí etilen được tạo thành. Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn khí, quan sát màu ngọn lửa. Bông tẩm NaOH

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 42

Page 43: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

đặc có tác dụng giữu lại khí SO2, CO2 là những sp phụ được tạo thnàh do pư của dd H2SO4 đặc với C2H5OH.Dẫn khí C2H4 lần lượt vào ống nghiệm chứa dd Br2 và dd KMnO4 (hình 6.2)HĐ3: Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen HS làm thí nghiệm như hướng dẫn trong sgk.GV có thể hướng dẫn HS giải thích:- pư tạo thành axetilen: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2

Axetilen là hiđrocacbon không no nên làm mất màu dd brom. Khi cho C2H2 qua dd AgNO3 trong NH3 thấy có kết tủa vàng nhạt: C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 AgC≡CAg + 2NH4NO3

HĐ4: Công việc cuối buổi thực hành:GV hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm. GV rút kinh nghiệm tiết thực hành, hướng dẫn HS viết tường trình.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 43

Page 44: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 49: KIỂM TRA MỘT TIẾT

CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON TRONG THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON.TIẾT 50, 51: Bài 35: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC.

Ngày soạn: 3/2/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thứcBiết được : Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy

đồng đẳng benzen. Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ; Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh.Kĩ năng Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc

thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng

của chất trong hỗn hợp.B. Trọng tâm:

Cấu trúc phân tử của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. Tính chất hoá học benzen và toluen.

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu dãy đồng đẳng và cách gọi tên của benzen và đồng đẳng. Hướng dẫn HS viết được cấu tạo và tên gọi của một số đồng phân ankyl benzen (có 7, 8

nguyên tử C) từ công thức phân tử (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm thế trên vòng benzen).

Tính chất hoá học: Giúp HS nhận xét mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của ankan, anken. Từ đó suy ra các phản ứng đặc trưng của benzen và đồng đẳng

+ Phản ứng thế của benzen và toluen : Halogen hoá, nitro hoá vòng benzen(điều kiện phản ứng, quy tắc thế). Phản ứng thế nguyên tử H ở mạch nhánh của ankyl benzen

+ Phản ứng cộng Cl2, H2 vào vòng benzen ; (so sánh phản ứng thế với ankan và phản ứng cộng với anken)+ Phản ứng oxi hoá hoàn toàn, oxi hoá nhóm ankyl nhóm cacboxyl

Luyện tập: + Viết được cấu tạo đồng phân một số chất trong dãy đồng đẳng.+ Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, toluen;

Vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.+ Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học.+ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 44

Page 45: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

+ Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp ;D. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bảnHĐ1: 2’ GV cho HS nghiên cứu phần mở đầu rút ra các nhận xét về hiđrocacbon thơm?

HĐ2: 3’ GV: Benzen có CTPT là C6H6 là chất đứng đầu dãy đồng đẳng, hãy viết CT 1số chất tiếp theo và CT chung cho dãy đồng đẳng?-GV yêu cầu HS quan sát CTCT của các HC thơm trong bảng 7.1 sgk và rút ra nhận xét về loại đồng phân của HC thơm?

-GV lưu ý cách đánh số mạch chính sao cho tổng chỉ số của nhánh là nhỏ nhất.-Ngoài ra còn có thể tính theo vị trí o, m, p.-GV cho HS gọi tên như bảng 7.1 sgk.

-GV giới thiệu 2 CTCT của benzen, HS nhận xét rút ra đặc điểm cấu tạo của benzen.-GV cho HS đọc sgk về tính chất vật lí của HC thơm.HĐ3: 30’ GV hướng dẫn HS phân tích đặc điểm cấu tạo ph.tử benzen và đồng đẳng, từ đó xác định được 2 trung tâm pư là vòng benzen và mạch nhánh ankyl.-GV biểu diễn TN sgk, cho HS rút

- Hiđrocacbon thơm là những HC trong ph.tử có chứa 1 hay nhiều vòng benzen. Được chia thành 2 loại:+ Có 1 vòng benzen trong ph.tử.+ Có nhiều vòng benzen trong phân tử.A. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG:I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:1/ Dãy đồng đẳng của benzen:Gồm: C6H6(benzen), C7H8, C8H10... CnH2n-6 (n ≥ 6).

2/ Đồng phân, danh pháp:a) Đồng phân: Từ C8H10 trở đi có đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen và đồng phân về cấu tạo mạch C của mạch nhánh.b) Danh pháp:* Tên thay thế: -Mạch chính là vòng benzen.-Đánh STT mạch chính sao cho tổng chỉ số trong tên gọi là nhỏ nhất.

-Gọi tên: Vị trí và Tên các gốc ankyl+ benzen*Tên thông thường: một số chất có tên thông thường.(Xem bảng 7.1 sgk)

3/ Cấu tạo:

II. Tính chất vật lí: sgk

III. Tính chất hóa học:

1/ Phản ứng thế:

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 45

Page 46: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

ra đk của pư giữa benzen và brom?(dùng giấy quì tím ướt để trên miệng ống nghiệm để phát hiện hơi HBr)-Hướng dẫn HS viết pthh của benzen và toluen với brom.

-GV biểu diễn TN benzen pư với HNO3, như hướng dẫn sgk. HS quan sát, nhận xét hiện tượng pư.-GV hướng dẫn HS viết ptpư giữa benzen và toluen với HNO3. Nhận xét sp của pư và từ đó rút ra qui tắc thế.-Nếu đun hoặc chiếu sáng toluen hoặc các ankylbenzen với brom sẽ xảy ra pư thế ng.tử H của C mạch nhánh tương tự ankan.TIẾT 51:HĐ4: 5’ -GV gợi ý, HS viết pthh và chú ý đến đk của pư.

-GV hướng dẫn HS viết pthh của pư cộng với clo.

HĐ5: 10’ -GV làm TN như sgk, HS quan sát hiện tượng, viết pthh pư oxh ko ht toluen.

HĐ6: 5’ -GV nêu câu hỏi: Stiren có CTPT là C8H8 và có 1 vòng benzen, hãy viết CTCT của stiren? -GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk để

a) Thế ng.tử H của vòng benzen:* Pư với halogen: Benzen + Br2 Toluen

* Pư với axit nitric:Benzen + HNO3(đặc) Toluen + HNO3

* Qui tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia pư thế ng.tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên hơn ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.

b) Thế ng.tử H của mạch nhánh:VD:Toluen +Br2 benzylbromua + HBr

2/ Phản ứng cộng:a) Cộng hiđro:Benzen + 3H2 xiclohexanb) Cộng clo:Benzen + 3Cl2 hexacloran3/ Phản ứng oxi hóa:a) Pư oxh không hoàn toàn:-Ở to thường, benzen và các ankylbenzen đều không làm mất màu dd KMnO4, khi đun nóng thì chỉ có toluen và các ankylbenzen làm mất màu thuốc tím.C6H5CH3 +2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O.b) Phản ứng oxh hoàn toàn:

CnH2n-6 + O2 nCO2 + (n-3)H2O

B. MỘT VÀI HIĐROCACBON THƠM KHÁC:I. Stiren:1/ Cấu tạo và tính chất vật lí:- CTPT: C8H8

- CTCT: C6H5-CH=CH2

2/ Tính chất hóa học:a) Phản ứng với dd brom: stiren làm mất màu dd brom:C6H5-CH=CH2 + Br2 C6H5-CHBr-CH2Br.b) Phản ứng cộng H2:

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 46

Page 47: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

biết tính chất vật lí của stiren?HĐ7: 10’ -Em hãy so sánh cấu tạo phân tử của stiren với các HC đã học, từ đó, nhận xét về tính chất hóa học của stiren?-GV cho HS viết các pthh?

HĐ8: 5’ -GV đưa ra CTCT vòng của naphtalen và yêu cầu HS viết CTPT?

-GV làm TN naphtalen thăng hoa, HS quan sát và nghiên cứu sgk rút ra tính chất vật lí của naphtalen.

HĐ9: 5’ Dựa trên cấu tạo ph.tử của naphtalen, GV yêu cầu HS nhận xét về tính chất hóa học của naphtalen?

-Cho HS viết pthh minh họa?

HĐ10: 2’ GV cho HS nghiên cứu sgk về ứng dụng của 1 số HC thơm?HĐ11: 3’ củng cố bài: bằng các BT sgk

C6H5-CH=CH2 C6H5-CH2-CH3

C6H11CH2CH3 (etylxiclohexan)c) Phản ứng trùng hợp:nC6H5-CH=CH2 polistirenII. Naphtalen:1/ Cấu tạo và tính chất vật lí:-CTPT: C10H8

- CTCT: Naphtalen có cấu tạo phẳng.(băng phiến)- là chất rắn, tan trong benzen và có tính thăng hoa.2/ Tính chất hóa học: tương tự benzen.a) Phản ứng thế: xảy ra dễ hơn benzen và thường vào vị trí số 1..vd: - thế với Br2, to, xt - thế với HNO3, H2SO4 đặc, to.Pthh xem sgkb) Phản ứng cộng: sgk-Naphtalen không làm mất màu dd KMnO4 ở đk thường.C. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM: SGK

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 47

Page 48: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 52: Bài 36: LUYỆN TẬP: HIĐROCACBON THƠM Ngày soạn: 10/2/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng1/ Kiến thức: - Củng cố tính chất hóa học cơ bản của hiđrocacbon thơm. - So sánh tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm với ankan, anken.2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết pthh minh họa tính chất hóa học của HC thơm. - Kĩ năng giải toán về hiđrocacbon thơm.B. Tiến trình bài luyện tập:A- Kiến thức cơ bản:HĐ1: GV yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng viết CTCT và gọi tên các HC thơm có CTPT C8H10, C8H8: Tên ácc nhóm amkyl(chỉ rõ vị trí nhóm ankyl) + benzen. Đánh số thứ tự vòng benzen theo đúng qui tắc.HĐ2: HS viết pthh:- Toluen với Br2 (bột Fe); HNO3 (H2SO4 đặc).- Benzen với H2 (xt: Ni). Etylbenzen với Cl2 (đk as), với dd KMnO4 (to).- Stiren với dd Br2.Từ đó rút ra tính chất hóa học chung của hiđrocacbon thơm:- Pư thế ng.tử H của vòng benzen (thế halogen, thế hiđro ...)- Pư thế ng.tử H của nhóm ankyl liên kết với vòng benzen.- Pư cộng với Br2, HBr, H2O vào lk bội ở nhánh của vòng benzen.- Pư cộng H2 vào vòng benzen tạo thành xicloankan hoặc ankylxiclohexan.- Pư oxh nhánh ankyl bằng dd KMnO4 đun nóng.HĐ3: GV rèn luyện cho HS kĩ năng giải các BT hóa học về HC thơm thông qua việc giao BT cho HS giải, sau đó chữa BT avf chốt lại kiến thức trọng tâm.B- Bài tập:Bài 1: Mục đích: Rèn luyện kĩ năng viết CTCT, tên các HC thơm. Ôn tập, hệ thống hóa các tính chất hóa học của HC thơm.- Hưopứng dẫn giải: C8H10 viết được 4 CTCT.Bài 2: Mục đích: Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa các HC thơm với nhau và với các HC thơm khác.Hướng dẫn giải:- Yêu cầu HS viết CTCT các chất.- Dựa vào CTCT để xác định thuốc thử dùng để nhận biết: + Dùng dd AgNO3/NH3 nhận được hex-1-in. + Dùng dd KMnO4 nhận được stiren ở đk thường, nhận được toluen khi đun nóng. + Không có hiện tượng là benzen.Bài 3: Mục đích: Khắc sâu tính chất hóa học của HC thơm, mối liên hệ giữa các HC đã học với các HC thơm.Hướng dẫn giải: Sơ đồ pư:CH4 C2H2 C2H4

C2H2 C6H6 C6H5ClC6H6 C6H5NO2

Bài 4: Mục đích: rèn luyện kĩ năng giải bài toán hóa học.Hướng dẫn giải:- HS viết pthh ở dạng CTPT.- Tìm mối liên quan giữa chất đã biết và chất cần tìm. GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 48

Page 49: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Đáp số: Khối lượng TNT là: = 56,75 (kg)

Khối lượng HNO3 pư là: = 47,25 (kg).

Bài 5: a) Tìm CTPT của X:

Ankyl benzen: CnH2n-6:

N = 7.Công thức phân tử X là C7H8.b) CTCT của X: C6H5-CH3: toluen.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 49

Page 50: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 53: Bài 37: NGUỒN HIĐROCACBON TRONG THIÊN NHIÊN Ngày soạn: 10/2/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thứcBiết được : Thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của khí thiên nhiên. Thành phần, phương pháp khai thác, cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng của các

sản phẩm từ dầu mỏ. Thành phần, cách chế biến, ứng dụng của than mỏ.Kĩ năng Đọc, tóm tắt được thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi. Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam. Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ trong đời

sống.B. Trọng tâm:

Thành phần hoá học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học; cách chế biến khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.C. Hướng dẫn thực hiện

Dùng sơ đồ, tranh ảnh để giới thiệu: + Thành phần hoá học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá

học ; + Ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.+ Thành phần hoá học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.+ Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ.

D. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bảnHĐ1:3’ GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk, cho biết: Túi dầu là gì? Đặc điểm túi dầu ra sao?HĐ2: 22’ GV yêu cầu HS tìm hiểu sgk để có những nhận xét về tính chất của dầu mỏ?-Nêu thành phần của dầu mỏ?

-GV bổ sung thông tin để trả lời câu hỏi: tại sao dầu mỏ lại có mùi khó chịu và gây hại cho động cơ? Tại sao dầu mỏ ở miền Nam Việt nam lại thuận lợi cho việc chế hóa và sử dụng?-Để khai thác dầu mỏ, người ta phải làm gì? Hiện tượng nào khiến ta xác định được sự có mặt của dầu mỏ?-Dầu mỏ mới lấy lên từ giếng dầu được gọi là dầu thô. Cần phải nâng cao giá trị sử dụng của nó bằng cách nào?-Rifominh là quá trình dùng xt và nhiệt

I. Dầu mỏ:

Dầu mỏ nằm trong các túi dầu trong lòng đất.1/ Thành phần:-Dầu mỏ là hỗn hợp của rất nhiều HC khác nhau, gồm:+Nhóm ankan: từ C1 đến C50.+Nhóm xicloankan: C5H10, C6H2...+Nhóm HC thơm: C6H6, toluen, xilen, naphtalen...

2/ Khai thác: Bằng cách khoan những giếng dầu.

3/ Chế biến:- Chưng cất phân đoạn.- Chế biến hóa học: pp thường dùng là crăckinh, rifominh.+ Crăckinh: bẽ gãy

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 50

Page 51: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

làm biến đổi cấu trúc HC từ mạch không nhánh thành mạch nhánh, từ không thơm thành thơm.

HĐ3:15’ - Nguyên nhân hình than mỏ là gì? Có những loại than mỏ nào?-Than mỡ nung ở to cao thu được than cốc, nhựa than đá và khí lò cốc.-Đặc điểm và thành phần của khí lò cốc là gì?+Khí lò cốc là hỗn hợp của các chất dễ cháy.+Nhựa than đá là chất lỏng chứa nhiều HC thơm và phenol. Từ nhựa than đá tách ra được nhiều chất có giá trị như benzen, toluen, phenol...

Vd: C8H18 C4H10 + C4H8

+ Rofominh: biến đổi cấu trúc.Vd: CH3CH2CH2CH2CH3 CH3CH(CH3)CH2CH2CH3

CH3CH2CH(CH3)CH2CH3

C6H14 C6H12 + H2

Xiclohexan Xiclohexan benzen + 3H2

4/ Ứng dụng: sgkII. Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu:1/ Thành phần:a) Khí thiên nhiên: Có nhiều trong các mỏ khí-Thành phần chủ yếu là CH4 (95%).b) Khí mỏ dầu: Có trong các mỏ dầu.- Thành phần gồm có CH4(50-70% thể tích) và 1 số ankan khác.2/ Ứng dụng: Làm nhiên liệu và nguyên liệu.III. Than mỏ:- Than mỏ: có 3 loại chính: than gầy, than mỡ và than nâu.Than mỡ than cốc+nhựa than đá+khí lò cốc.- Khí lò cốc: gồm H2, CO, CH4, CO2, N2, O2...- Nhựathan đá: là chất lỏng có chứa nhiều HC thơm và phenol.

HĐ4: 5’ củng cố bài: - Có những nguồn HC nào trong tự nhiên?-Thành phần, cách khai thác, chế biến dầu mỏ.- Nêu ứng dụng của các nguồn HC đó?

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 51

Page 52: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 54: Bài 38: HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Ngày soạn: 15/2/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng.Kĩ năng Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất. Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

B. Trọng tâm Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng.

C. Hướng dẫn thực hiện Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon. Hướng dẫn HS nêu được mối quan hệ hai

chiều “Tính chất hóa học Phương pháp điều chế” Luyện tập: + Điền chất vào sơ đồ trống

+ Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.+ Phân biệt các hiđrocacbon.+ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

D. Tiến trình bài giảng:A. Hệ thống hóa về hiđrocacbon:HĐ1: GV kẻ bảng như sgk, chừa trống các ô để gọi HS điền vào.

Ankan Anken Ankin AnkylbenzenCTPT CnH2n+2 (n ≥ 1) CnH2n ( n ≥ 2) CnH2n-2 ( n ≥ 2) CnH2n-6 (n ≥ 6)Đặc điểm cấu tạo phân tử

- Chỉ có lk đơn C-C, C-H-Có đồng phân mạch cacbon.

-Có 1 lk đôi C=C- Có đồng phân mạch cacbon- Có đồng phân vị trí lk đôi.- Có đồng phân hình học

- Có 1 lk ba C≡C.- Có đồng phân mạch cacbon.- Có đồng phân vị trí lk ba.

- Có vòng benzen.- Có đồng phân mạch cacbon của nhánh ankyl.- Có đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl.

Tính chất vật lí

- Ở đk thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí; ≥ C5 là chất lỏng hoặc rắn.- Không màu.- Không tan trong nước.

Tính chất hóa học

- Phản ứng thế (halogen)-Pư tách.- Pư oxh

- Pư cộng (H2, Br2, HX...)- Pư trùng hợp.- Pư oxh.

- Pư cộng (H2, Br2, HX...)- Pư thế H lk trực tiếp với ng.tử C của lk ba đầu mạch.- Pư oxh.

- Pư thế (halogen, nitro)- Pư cộng.- Pư oxh mạch nhánh.

Ứng dụng

Làm nhiên liệu, nguyên liệu, dung môi.

- Làm nguyên liệu Làm nguyên liệu Làm dung môi, nguyên liệu.

B. Sự chuyển hóa giữa các loại hiđrocacbon:

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 52

Page 53: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ2: GV yêu cầu HS tìm hiểu sơ đồ mối quan hệ chuyển hóa giữa các loại hiđrocacbon trong sgk và vận dụng viết các pthh minh họa.*Bài tập: sgkBài 2: a) Dùng dd AgNO3/NH3 nhận khí C2H2

Dùng dd Br2 nhận C2H4

Dùng tàn đóm nhận O2.Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn sp cháy qua nước vôi trong nhận CH4, còn lại là H2.b) Cho hỗn hợp qua dd Br2 dư, loại bỏ C2H2 và C2H4.Bài 3: a) C2H6 C2H4 + H2

nCH2=CH2 (CH2 – CH2)n b) 2CH4 C2H2 + 3H2

2C2H2 CH2=CH-C≡CHCH2=CH-C≡CH + H2 CH2=CH-CH=CH2 nCH2=CH-CH=CH2 (CH2-CH=CH-CH2)n

c) C6H6 + Br2 C6H5Br + HBrBài 5: C

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 53

Page 54: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL TIẾT 55: Bài 39: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON Ngày soạn: 22/2/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, lấy thí dụ minh hoạ.

Tính chất hoá học cơ bản (phản ứng tạo thành anken, ancol).

Một số ứng dụng cơ bản (nguyên liệu tổng hợp hữu cơ và một số lĩnh vực khác).

Kĩ năng Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính. (chỉ viết phương trình hóa học với dẫn xuất halogen của hiđrocacbon no có 2 3 nguyên tử cacbon)

B. Trọng tâm: Tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu một số hiđrocacbon no và dẫn xuất halogen tương ứng kèm theo tên gọi và bậc của

mỗi chất Dựa vào mối quan hệ hữu cơ “tính chất điều chế” để dạy tính chất hóa học:Từ hai cách tạo ra dẫn xuất halogen:

+ Thay thế nhóm OH trong ancol bằng nguyên tử halogen+ Cộng hợp halogen hoặc hiđro halogenua vào anken

suy ra hai tính chất hóa học chính của dẫn xuất halogen là:+ Thay thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH+ Tách hiđro halogenua

D. Tiến trình bài giảng:Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bản

HĐ1:20’ Tìm hiểu khái niệm và phân loại dẫn xuất halogen của HC.

- Hãy cho ví dụ về các pư tạo ra dẫn xuất hal đã học?

- GV bổ sung và hệ thống lại các pư tạo ra dẫn xuất hal.

- GV: Các dẫn xuất hal được phân loại

I. Khái niệm. Phân loại:1/ Khái niệm:Khi thay thế nguyên tử H của phân tử hiđrocacbon bằng ng.tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.Vd: CH3Cl, CH2=CHCl, C6H5Br- Có thể thu được dẫn xuất hal của HC bằng nhiều pư khác nhau:+ Thế nhóm OH của ph.tử ancol bằng ng.tử hal: C2H5OH + HBr C2H5Br + H2O+ Cộng HX hơặc X2 vào phân tử HC: CH2=CH2 + HBr CH3-CH2Br CH2=CH2 + Br2 CH2Br-CH2Br+ Thế ng.tử H của HC bằng ng.tử hal: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl2/ Phân loại:- Dẫn xuất hal của HC no mạch hở:

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 54

Page 55: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

dựa vào bản chất của hal, số lượng ng.tử hal và đặc điểm cấu tạo của gốc HC.- Dựa vào đâu để xác định bậc của hal?

HĐ2:5’ Cho HS tìm hiểu t/chất vật lí theo sgk.HĐ3:10’ - GV mô tả hoặc làm TN, cho HS xem sgk, HS biết được tính chất của dẫn xuất hal.

- Có thể nhận biết C2H4 sinh ra trong pư tách HX bằng dd Br2.

HĐ4: 5’ cho HS tìm hiểu về ứng dụng của dẫn xuất hal, GV cũng cung cấp thêm mặt trái của việc sử dụng các dẫn xuất hal do độc tính của nó.

HĐ5: 5’ Củng cố: 1/ Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:CH3-CH3 CH3CH2Cl CH2=CH2 CH3CH2Cl CH3-CH2OH2/ Đun nóng hợp chất X có CTPT C4H9Cl với dd KOH/C2H5OH thu được hỗn hợp 2 anken đồng phân cấu tạo. Tên của X là: A. 1-clobutan B. 2-clobutan C. 1-clo-2-metylpropan D. tert-butyl clorua

CH3Cl, CH2Cl-CH2Cl, CHBr2-CHBr2

- Dẫn xuất hal của HC không no, mạch hở: CH2=CHCl- Dẫn xuất hal của HC thơm: C6H5Br; CH3C6H4Br* Bậc của dẫn xuất hal bằng bậc của ng.tử C lk với ng.tử hal:Bậc 1: CH3-CH2ClBậc 2: CH3-CHCl-CH3

Bậc 3: (CH3)3 C-BrII. Tính chất vật lí: sgkIII. Tính chất hóa học:1/ Pư thế ng.tử hal bằng nhóm –OH:Vd: CH3-CH2-Br + NaOH(loãng)

CH3-CH2-OH + NaBrTQ: R-X + NaOH R-OH + NaX2/ Pư tách hiđrohalogenua:Vd: CH3-CH2Br + KOH CH2=CH2 + KBr + H2OIV. Ứng dụng:1/ Làm ng. liệu cho tổng hợp hữu cơ:nCH2=CHCl tổng hợp PVCCH2=CCl-CH=CH2 tổng hợp cao su cloroprenCF2=CF2 tổng hợp ra teflon2/ Làm dung môi:3/ Các lĩnh vực khác: sgk

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 55

Page 56: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 56: Bài 40: ANCOL Ngày soạn:28/2/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thức

Biết được :

Định nghĩa, phân loại ancol.

Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc chức và thay thế).

Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro.

Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.

Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.

ứng dụng của etanol.

Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

Kĩ năng Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.

Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C 5C).

Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.

Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.

Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.

Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.B. Trọng tâm:

Đặc điểm cấu tạo của ancol Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan) Tính chất hoá học Phương pháp điều chế ancol

C. Hướng dẫn thực hiện Đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol: vì ancol etylic đãhọc ở lóp 9 THCS nên từ chất này và thêm một số ancol khác (gốc không no, nhiều nhóm OH)

để giúp HS tự rút ra:+ Đặc điểm cấu tạo: gốc hiđrocacbon + “nhóm OH” Công thức tông quát : CnH2n+1OH (no, đơn chức) CnH2n1OH (không no, một nối đôi, đơn chức),

CnH2n+2Ox hay CnH2n+2x(OH)x (no, đa chức) + Đồng phân: mạch C, vị trí nhóm OH

Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro+ GV cho HS ôn lại kiến thức về liên kết hiđro đã học ở lớp 10 hình thành liên kết hiđro

của ancol với ancol và ancol với nước.+ Dựa vào bảng hằng số vật lí của một số ancol (trang 181 SGK) đặt vấn đề vì sao

nhiệt độ sôi, tính tan (của ancol cụ thể) khác nhau? (gợi ý đến lực liên kết phân tử và yếu tố làm tăng lực liên kết phân tử)

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 56

Page 57: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

+ Kết luân về ảnh hưởng của liên kết hiđro đến nhiệt độ sôi và tính tan Tính chất hoá học: dựa vào tính chất của ancol etylic đã học ở lớp 9 THCS giúp HS thấy:

+ Phản ứng thế H của nhóm OH (phản ứng chung của ancol, phản ứng riêng củaglixerol); Hướng dẫn HS làm hai TN này để khắc sâu.

+ Phản ứng thế nhóm OH ancol (tạo dẫn xuất halogen)+ Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete ;+ Phản ứng oxi hoá ancol bậc I anđehit, axit; ancol bậc II xeton, Phản ứng cháy

Phương pháp điều chế etanol và glixerol (hiđrat hóa, lên men, tổng hợp) Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể và gọi tên

+ Viết được phương trình hoá học cho các phản ứng thế, tách, oxi hoá, hóa este của ancol và glixerol (thực hiện dưới dạng bài tập lí thuyết)

+ Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.+ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol

D. Tiến trình bài giảng:1/ Kiểm tra bài cũ:(5’) a)Thế nào là dẫn xuất hal của hiđrocacabon? cho ví dụ? Có các pư nào để tạo ra dẫn xuất hal của hiđrocacbon? b) Viết các pthh cho dãy chuyển hóa sau: etan etylclorua etilen ancoletylic etylbromua-etilen2/ Bài mới: Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bảnHĐ1: 8’ Tìm hiểu các ĐN ancol, bậc ancol-GV cho HS viết vài CT ancol(đã biết và giới thiệu thêm).-GV yêu cầu HS nhận xét điểm giống nhau về cấu tạo phân tử của các ancol trên.Từ đó dẫn dắt HS xây dựng ĐN về ancolCũng có thể nhận xét: về hình thức, khi thay thế ng.tử H của HC bằng OH ta được ancol.*Bậc ancol:- GV yêu cầu HS nêu lại cách xác định bậc của ng.tử C trong ph.tử ankan và xác định lại bậc của ng.tử C trong ph.tử 1 vài ankan.-GV hướng dẫn HS thay ng.tử H lk với ng.tử C có bậc khác nhau bằng nhóm OH, được các ancol có bậc tương ứng, viết CTCT chung của ancol bậc1,bậc 2,bậc 3.HĐ2: 7’ GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk để tìm hiểu sự phân loại.

I. Định nghĩa, phân loại:1/ Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl –OH lk trực tiếp với ng.tử cacbon no.

Bậc ancol: là bậc của ng.tử C lk với nhóm –OHBậc 1: R-CH2OHBậc 2: R1-CHOH-R2

Bậc 3: R1-COH-R2

R3

2/ Phân loại:a) Ancol no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có 1 nhóm -OH lk với gốc ankyl: CnH2n+1OHVd: CH3OH, C3H7OH...b) Ancol không no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có 1 nhóm –OH lk với ng.tử C no của gốc hiđrocacbon không no.Vd: CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH=CH-CH2-OH...

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 57

Page 58: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ3: 5’ Tìm hiểu về đồng phân của ancol.GV hướng dẫn HS cách viết CTCT của các ancol đồng phân :-Viết mạch C ko nhánh, sau đó gắn nhóm OH vào các ng.tử C khác nhau trong mạch.-GV yêu cầu HS so sánh mạch C và vị trí OH trong các CTCT, từ đó giới thiệu đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm chức.-GV dẫn dắt HS cách làm thuận lợi để tạo ra CTCT các đồng phân mạch C. CTCT các đồng phân vị trí nhóm chức.HĐ4: 15’ Tìm hiểu về danh pháp-Tên thông thường: GV nêu cách gọi tên thông thường, lấy vd và cho HS gọi tên.

-Tên thay thế: GV nêu cách chọn mạch chính, đánh số thứ tự, cách gọi tên, cho vd và gọi HS gọi tên.

HĐ5: 5’ Tìm hiểu về tính chất vật lí.-GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk để tìm ng.nhân to

nc, tos, độ tan trong nước của

ancol đều cao hơn nhiều so với các chất đồng PTK:=Xét lk hiđr

c) Ancol thơm, đơn chức: Phân tử có nhóm –OH lk với ng.tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen.Vd: C6H5-CH2-OH : ancol benzylicd) Ancol vòng no đơn chức: Ph.tử có 1 nhóm –OH lk với ng.tử C no thuộc gốc HC vòng no.Vd: Xiclohexanole) Ancol đa chức: Phân tử có 2 hay nhiều nhóm-OH ancol.II. Đồng phân, danh pháp:1/ Đồng phân: Ancol no mạch hở, đơn chức có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức.Vd: C4H10O có các ancol đồng phân sau:4 đồng phân

2/ Danh pháp:a) Tên thông thường:Ancol + tên gốc ankyl + icVd: C2H5OH: ancol etylic.CH3-CH2-CH2OH: ancol propylicCH3CHOHCH3: ancol isopropylicCH2=CH-CH2OH: ancol alylicb) Tên thay thế:-Chọn mạch C dài nhất có chứa nhóm OH làm mạch chính.-Dánh STT mạch chính bắt đầu từ phía gần nhóm OH nhất.-Gọi tên: Vị trí nhánh+ tên nhánh + tên HC tương ứng với C trong mạch chính +vị trí nhóm-OH+olVD: như sgkIII. Tính chất vật lí: sgkNhiệt độ sôi của ancol cao hơn to sôi của các HC có cùng PTK hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các ph.tử ancol có lk hiđro.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 58

Page 59: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

+Xét ảnh hưởng của lk hiđro đến tính chất vật lí.-GV thông báo thêm: các poli ancol như etylenglicol, glixerol là các chất lỏng, sánh do có khả năng tạo lk hiđro tốt hơn ancol đơn chức có PTK tương đuơng, nặng hơn nước và có vị ngọt. Các ancol trong dãy đồng đẳng ancol etylic đều không màu.Gv cho HS làm bt số1 SGKTIẾT 85: HĐ6: 3’Khái quát tính chất hóa học của ancol.-GV cho HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo của ph.tử ancol và trên cơ sở t/chất của ancol etylic đểtừ đó HS có thể vận dụng suy ra tính chất chung của ancol.HĐ7: 10’ Nghiên cứu pư thế H của nhóm OH-GV mô tả TN pư của ancol với Na, của glixerol với Cu(OH)2

HĐ8: 5’ Pư thế nhóm OH.-Pư với ax vô cơ: hướng dẫn HS viết pthh.-Pư với ancol: hướng dẫn HS viết pthh.

HĐ9: 5’ Ng/cứu pư tách nướcTách nước tạo thành anken: GV yêu cầu HS tái hiện lại pư điều chế etilen từ etanol trong PTN để thấy được bản chất của pư: Nhóm –OH của ancol tách ra cùng ng.tử H lk với ng.tử C bên cạnh tạo thành 1 lk đôi, vẽ sơ đồ tách nước như sgk

IV. Tính chất hóa học:* Đặc điểm cấu tạo:

1/ Phản ứng thế H của nhóm OH:a) Tính chất chung của ancol:Tác dụng với kim loại kiềm:C2H5-OH + Na C2H5-ONa + 1/2H2

TQ: R(OH)n + Na R(ONa)n + n/2H2

b) Tính chất đặc trưng của glixerol:2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2OĐây là pư để nhận biết ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm OH đứng cạnh nhau trong phân tử.2/ Phản ứng thế nhóm OH:a) Pư với axit vô cơ:C2H5-OH + H-Br C2H5-Br + H2Ob) Pư với ancol:C2H5-OH + H-OC2H5 C2H5-O-C2H5 + H2O Đietyl ete (ete etylic)3/ Pư tách nước:

CH2–CH2 CH2=CH2+H2OH OHĐây là pư điều chế etilen trong PTN.TQ: CnH2n+1OH CnH2n+H2O

4/ Phản ứng oxi hóa:a) Pư oxh không hoàn toàn:VD: CH3-CH2OH + CuO CH3CH=O + Cu + H2OCH3-CH-CH3 + CuO OH CH3-CO-CH3 + Cu + H2OVậy:ancol bậc 1 anđehit Ancol bậc 2 xeton Ancol bậc 3 không bị oxhTQ:

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 59

Page 60: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ10: 10’ Nghiện cứu về pư oxh không hoàn toàn ancol.Từ TN của CuO với etanol, cho HS nghiên cứu sgk để thấy được sự biến đổi chất hữu cơ: ng.tử H của nhóm OH tách ra cùng ng.tử H lk với ng.tử C gắn nhóm OH tạo thành lk đôi C=O, từ đó có thể biết được lí do các trương fhợp xảy ra pư và không pư.

HĐ11: 4’ Tìm hiểu về phương pháp điều chế và ứng dụng.-GV yêu cầu HS đọc sgk và tóm tắt cách điều chế, nêu ứng dụng của ancol.- Giúp HS phân biệt được qui mô điều chế.

HĐ12: 8’ củng cố toàn bài:-GV hướng dẫn tổng kết các nội dung chính(CTCT, tên gọi, tính chất hóa học)

RCH2OH + CuO RCHO + Cu + H2ORCH(OH)R’+ CuO R-CO-R’ + Cu + H2Ob) Pư oxh hoàn toàn:Vd: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2OTQ: CnH2n+1OH + O2

đc ancol no thì nH2O> nCO2 V. Điều chế:1/ Phương pháp tổng hợp:a) Cho anken hợp nước:C2H4 + H2O C2H5-OHb) Thủy phân dẫn xuất halogen trong dd kiềm:C2H5Br + NaOH C2H5Oh + NaBr2/ Phương pháp sinh hóa:(C6H10O5)n C6H12O6 C2H5OHVI. Ứng dụng: sgk

Câu hỏi trắc nghiệm:1. Phần trăm khối lượng của ng.tố C trong ph.tử ancol X no đơn chức, mạch hở bằng 60%. CTPT của X là: A. CH4O B. C2H6O C. C3H8O D. C4H10O2. Khi đun ancol X với H2SO4 đặc thu được anken Y. dY/X = 0,7. CTPT của X là: A. C2H6O B. C3H8O C. C4H10O D. C5H12O3. Cho 9,2g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức X, Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit H 2(đktc). Hai ancol đó là: A. CH4O và C2H6O B. C2H6O và C3H8O C. CH4O và C3H8O D. C2H6O và C4H10OBài tập sgk: GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 60

Page 61: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Bài 1: 8 đồng phân.Bài5: a) %mC2H5OH = 75,4%. C3H7OH = 24,6%Bài6: CTPT: C3H8OBài 7: 547 litBài 8: 4-metylpentan-1-olBài 9: C

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 61

Page 62: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 57: Bài 41: PHENOL Ngày soạn:5/3/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thức

Biết được : Khái niệm, phân loại phenol.

Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.

Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.

Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen) ; ứng dụng của phenol.

Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Kĩ năng Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.

Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.

Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.B. Trọng tâm:

Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của phenol Phương pháp điều chế phenol.

C. Hướng dẫn thực hiện Đặc điểm cấu tạo phenol: Từ công thức cấu tạo cua ancol, GV đưa ra một cấu tạo màkhi thay gốc ankyl bằng gốc phenyl thì có tính chất gì khác không? Dùng TN đối chứng (etanol

và phenol) với NaOH để HS thấy tính chất hoá học khác hẳn. GV đề nghị HS so sánh cấu tạo và rút ra nhận xét phenol có nhóm OH kết hợp trực tiếp với vòng benzen

(GV đưa ra một cấu tạo của rượu thơm để so sánh và phân biệt rượu thơm với phenol về mặt cấu tạo)

Tính chất hoá học: cần phải khắc sâu kiến thức ảnh hưởng hai chiều của vòng benzen tới nhóm OH và nhóm OH tới vòng benzen (làm một số TN đối chiếu để tạo tình huống)

+ Phản ứng thế H ở nhóm OH (tính axit, tác dụng với natri, natri hiđroxit), liên hệ giải thích vì sao ancol không tác dụng với NaOH?

+ phản ứng thế H ở vòng benzen (tác dụng với nước brom), liên hệ giải thích vì sao benzen không tác dụng với nước brom?

+ Kết luận về ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử Một số phương pháp điều chế phenol hiện nay (từ benzen qua cumen hoặc qua dẫn xuất

halogen) Luyện tập: + Viết các phương trình hoá học của phản ứng giữa phenol với Na, với NaOH,

nước brom.+ phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học+ Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng

D. Tiến trình:1/ Kiểm tra bài cũ:5’Viết pthh của pư giữa ancol etylic với: Na, NaOH, HCl, ancol etylic, tách nước.Viết pthh của pư giữa glixerol với Cu(OH)2, các pthh điều chế ancol etylic.2/Bài mới:

Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bản

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 62

Page 63: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ1:10’Tìm hiểu ĐN, phân loại-GV cho HS nghiên cứu sgk, từ đó rút ra ĐN về phenol.

-Phân loại: GV hướng dẫn HS cách phân loại phenol tương tự phân loại ancol theo số lượng nhóm chức. GV giới thiệu hợp chất phenol đơn giản nhất: C6H5OH

HĐ2: 5’ Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí của phenol.-Cho HS nghiên cứu sgk để biết CTPT, CTCT của phenol.

HĐ3: 15’ ng.cứu tính chất hóa học của phenol.-Pư thế ng.tử H của nhóm-OH:GV dẫn dắt HS so sánh điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo của phenol và ancol, từ đó dự đoán phenol cũng có pư thế ng.tử H của nhóm OH giống ancol: td với kl kiềm.

-Từ cấu tạo của phenol có vòng benzen, dự đoán phenol có pư thế ng.tử H của vòng benzen.

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa:Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với ng.tử cacbon của vòng benzen.-Nhóm –OH lkết trực tiếp với ng.tử C của vòng benzen được gọi là –OH phenol.- Chất tiêu biểu : C6H5OH gọi là phenol2. Phân loại:- Phenol đơn chức: có 1 nhóm –OH phenol. OH OH

phenol CH3

m-crezol - Phenol đa chức: có 2 hay nhiều nhóm –OH phenol.Ví dụ:HO OH

CH3 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen II. PHENOL:1. Cấu tạo: CTPT: C6H6OCTCT: C6H5OH2. Tính chất vật lí: sgk3. Tính chất hóa học:a/ Phản ứng thế ng.tử H của nhóm-OH:* Tác dụng với kim loại kiềm: C6H5OH + Na C6H5ONa + 1/2H2

* Tác dụng với dd bazơ: C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O

phenol có tính axit, nhưng tính axit rất yếu, không làm đổi màu quì tím.Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng pư của ng.tử H thuộc nhómOH trong ph.tử phenol so với trong ph.tử ancol .b/ Phản ứng thế ng.tử H của vòng benzen:C6H5OH +3Br2 C6H2Br3OH + 3HBr TrắngC6H5OH + 3HNO3 C6H2(NO2)3OH vàng + 3H2O Nhận xét: Ng.tử H của vòng benzen trong ph.tử phenol dễ bị thay thế hơn ng.tử H của vòng

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 63

Page 64: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

-GV kết luận về tính chất về ảnh hưởng qua lại giữa các ng.tử, nhóm ng.tử trong phân tử.

HĐ4: 5’ Điều chế và ứng dụng của phenol.GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk, sau đó tóm tắt các phuơng pháp điều chế và ứng dụng của phenol

HĐ5: 5’ củng cố bàiSo sánh ancol và phenol về cấu tạo và tính chất chất hóa học?

benzen trong ph.tử các HC thơm. Đó là ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen. Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm OH và ảnh hưởng của nhóm OH đến vòng benzen được gọi là ảnh hưởng qua lại giữa các ng.tử trong ph.tử.4. Điều chế:Trong công nghiệp điều chế phenol từ cumen và từ benzen.*C6H6 C6H5-CH(CH3)2

C6H5OH + CH3-CO-CH3

*C6H6 C6H5Br C6H5ONa C6H5OH5. Ứng dụng: sgk

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 64

Page 65: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 58,59: Bài 42: Luyện tập: DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL-PHENOL Ngày soạn:9 /3/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng 1/ Kiến thức: - Củng cố và hệ thống lại tính chất hóa học của dẫn xuất halogen và 1 số p2 điều chế. - Mối quan hệ chuyển hóa giữa Hc và ancol-phenol qua hợp chất trung gian là dẫn xuất halogen. 2/ Kĩ năng: - Viết pthh biểu diễn các pư của ancol và phenol. - Viết pthh của pư chuyển hóa từ HC thành các dẫn xuất.II. Chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi về các nội dung chính cần tổng kết(CT chung, CTCT, danh pháp, tính chất). Hệ thống câu hỏi liên quan kết nối HC với ancol. phenol qua dẫn xuất halogen.- HS: ôn tập, so sánh etanol với phenol về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học.III. Tiến trình:A. Kiến thức cơ bản: HĐ1: Hệ thống lại các kiến thức cần nhớ. GV chuẩn bị bảng trống như sgk, thông qua hệ thống câu hỏi, GV yêu cầu HS lần lượt bổ sung kiến thức vào các ô trong bảng.1/ Cấu trúc cảu dẫn xuất halogen của HC, ancol, phenol?2/ Cách xác định bậc của dẫn xuất halogen và bậc ancol?3/ Nêu tính chất háo học của dẫn xuất , ancol, phenol?4/ các phương pháp điều chế dẫn xuất halogen của HC, ancol, phenol?

Dẫn xuất halogen Ancol PhenolCấutrúc

R-X R-O-H O-H

Bậc của nhóm chức

Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của ng.tử C lk với ng.tử halogen.

Bậc của ancol bằng bậc của ng.tử C lk với nhóm -OH

T/ChấtHOÁHỌC

1. Tác dụng với dd kiềm:R-X +NaOH R-OH + Na X ( Nếu R gốc không no tác dụng với H2O khi đun nóng, nếu R gốc phenyl khi tác dụng với dd kiềm đ k t0caovà pcao)

2. Phản ứng tách HX tạo anken:

CH3CH2Cl + KOH CH2=CH2 + KCl+H2O

1. Tác dụng với kim loại kiềm: R(0H)x+xNa

R(ONa)x

+ H2 2.Tác dụng với axit

vô cơ: R(OH)X+xHA RAX+XH2O3. Pư với ancol tạo ete:2C2H5OH C2H5OC2H5

+H2O4.Pư tách nước tạo anken: CnH2n+1OH CnH2n +H2O 4.Phản ứng oxihoa:a. phản ứng cháy :

1. Tác dụng với k loại kiềm và dd kiềm:C6H5OH+Na C6H5ONa +½H2 C6H5OH+NaOH C6H5ONa+H2O

(axitphenic không làm đổi màu quì tím yếu hơnH2CO3) C6H5ONa +CO2+H2O C6H5OH + NaHCO3

3.Tác dụng với ddbrom,HNO3

*C6H5OH+3Br2 C6H2 Br3OH trắng +3HBr 2,4,6 tribromphenol . phản ứng này dùng để nhận biết phenol

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 65

Page 66: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

CnH2n+1OH +O2 CO2 + H2Ob. Oxhoa hữu hạn:RCH2OH+CuO Cu+H2O +RCH=O(an đehit )RCH OHR1+ CuO H2O + Cu + RC =OR1 (xeton). * Với poliancol có có 2nhóm OH ở hai ng.tử các bon liên tiếp t/d Cu(OH)2 tạo dd xanh lam

* C6H5OH +3HNO3 C6H2(NO2)3OH +3H2O Ax picric vàng

Điềuchế

-Halogen hoá hiđrocacbon:

-ROH+HX RX+ H2O

- CnH2n +H2O CnH2n+1OH- R-X +NaOH R-OH + Na X -đ.chế etanol từ tinh bột

-C6H6 C6H5Cl C6H5ONa C6H5OH-oxh cumen

HĐ2: Luyện tập về đồng phân, tên gọi của ancol và dẫn xuất halogen- Yêu cầu HS làm BT 1 sgkC4H9Cl: 4 đồng phân.C4H10O: có 4 đồng phân ancol.C4H8O: có 4 đồng phân ancol: CH2=CH-CH2-CH2OH but-3-en-1-ol CH2=CH-CH(OH)-CH3 but-3-en-2-ol CH3-CH=CH-CH2OH but-2-en-1-ol CH2=C(CH3)-CH2-OH 2-metylprop-3-en-1-olHĐ3: Luyện tập về tính chất của ancol và phenol-Yêu cầu HS làm BT 2,3,5 sgk

BT5: CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOHC6H6 C6H5Br C6H5ONa C6H5OH Br3C6H2OHBT6: 66,2% etanol ; 33,8% phenolBT7: AHĐ4:Củng cố, dặn dò: GV tóm tắt lại các điểm mấu chốt trong chương, hướng dẫn HS ôn tập chuẩn bị kt 1 tiết

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 66

Page 67: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 60: Bài 43: Bài thực hành 5: TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL.

Ngày soạn:12 /3/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thứcBiết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : Etanol tác dụng với natri. Glixerol tác dụng với Cu(OH)2. Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom.Kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Viết tường trình thí nghiệm. Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm Tính chất của etanol; Tính chất của glixerol. Tính chất của phenol.

C. Hướng dẫn thực hiện Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như:

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút+ Lắc ống nghiệm+ Cho chất rắn vào ống nghiệm chứa chất lỏng + Bịt miệng ống nghiệm và đưa vào ngọn lửa rồi thả tay bịt ra

Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xétThí nghiệm 1. Etanol tác dụng với Natri

+ Viên Na vo tròn, chạy trên bề mặt chất lỏng, nhỏ dần đồng thời có khí bay lên mạnh (Na tác dụng với nước giải phóng H2)

+ Khi thả tay bịt miệng ống nghiệm ra thấy có tiếng nổ nhỏ (H2 phản ứng với O2 không khí gây nổ)

Thí nghiệm 2. Tác dụng của glixerol với Cu(OH)2 + ống thứ nhất, kết tủa màu xanh tan dần thành dung dịch xanh đậm; + ống thứ hai kết tủa không biến đổi

Thí nghiệm 3. Tác dụng của phenol với NaOH và nước brom+ Mẩu phenol ít tan trong nước nhưng tan ngay khi thêm dung dịch NaOH+ Có kết tủa trắng xuất hiện do phenol tác dụng với Br2 tạo C6H2Br3OH

Thí nghiệm 4. Phân biệt ancol, glixerol và phenol+ Phương án lí thuyết.

* Cả ba chất đều tác dung được với Na giải phóng H2

* Chỉ có một chất tác dụng được với dung dịch NaOH và nước Br2

* Chỉ có một chất hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh+ Cách thực hiện:

* Nhỏ nước brom, chất nào tạo kết tủa trắng là phenol GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 67

Page 68: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

* Thêm kết tủa Cu(OH)2 và lắc, chất nào hoà tan kết tủa thành dung dịchmàu xanh là glixerol. Chất còn lại là etanolD. Tiến trình bài thực hành:HĐ1: GV nêu mục đích của các TN trong bài thực hành và lưu ý HS cẩn thận khi làm TN với phenol, dd brom.- GV làm mẫu và hướng dẫn HS quan sát, so sánh hiện tượng xảy ra khi thực hiện TN glixerol, etanol với Cu(OH)2.-GV lưu ý HS 1 số kiến thức có liên quan đến các TN trong bài thực hành.HĐ2: TN 1: etanol tác dụng với natri. HS tiến hành TN: Cho 1 mẫu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô chứa 2 ml etanol khan. Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái. Quan sát hiện tượng. Khi pư kết thúc đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và bỏ ngón tay bịt miệng ống nghiệm. Quan sát và giải thích các hiện tượng. Lưu ý: để có etanol khan, GV làm như sau: lấy etanol 96o hoặc 99o vào lọ có nút nhám kín, thêm CuSO4 khan (màu trắng) vào lọ, nút kín, để khoảng 4-5 giờ, sau đó gạn lấy etanol khan để làm thí nghiệm.HĐ3: TN 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2

HS thực hiện thí nghiệm: Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống 3-5 giọt dd CuSO4 5% sau đó cho tiếp 2-3 ml dd NaOH 10%, lắc nhẹ tiếp tục nhỏ thêm vào ống thứu nhất 2-3 giọt glixerol, vào ống thứ hai 2-3 giọt etanol. Lắc nhẹ cả 2 ống nghiệm. Quan sát các hiện tượng và giải thích..HĐ4: TN3: Phenol tác dụng với nước brom. HS thực hiện thí nghiệm: Cho 0,5 ml dd phenol vào ống nghiệm, sau đó thêm từng giọt dd brom, đồng thời lắc nhẹ. Quan sát sự tạo thành kết tủa, giải thích.Lưu ý: thực hiện TN cẩn thận, không để dính brom, phenol ra người và áo quần.HĐ5: TN 4: phân biệt các dd etanol, phenol, glixerol.- Dùng Cu(OH)2 nhận glixerol. - Dùng dd brom nhận phenol. - Còn lại là etanol.HĐ6: Công việc cuối buổi thực hành:- HS thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học.- GV rút kinh nghiệm tiết thực hành và dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.- GV hướng dẫn HS viết tường trình.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 68

Page 69: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 61: KIỂM TRA 1 TIẾTMA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4 – MÔN HÓA 11CB

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng TổngBenzen và ankyl benzenMột số hiđrocacbon thơm khácHệ thống hóa về hiđrocacbonNguồn hiđrocacbon thiên nhiênDẫn xuất halogen của hiđrocacbonAncolPhenolTổng hợp

21111222

112

1212

1

1

1212

42413646

12 10 8 30

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 69

Page 70: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

CHƯƠNG 9: ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXILIC TIẾT 62, 63: Bài 44: ANĐEHIT - XETON

Ngày soạn:16 /3/2012

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thức Biết được : Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit. Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.

Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro).

Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.

Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính).Kĩ năng Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit và xeton ; Kiểm tra dự đoán và kết

luận. Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit

axetic, axeton. Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng. Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.

B. Trọng tâm: Đặc điểm cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của andehit và xeton. Phương pháp điều chế andehit và xeton (chỉ xét anđehit no, đơn chức, mạch hở chủ yếu là metanal và etanal và xeton tiêu biểu là

axeton)C. Hướng dẫn thực hiện

Giới thiệu công thức, tên của một số andehit no, đơn chức, mạch hở (bảng ở trang 199 SGK) + Công thức tổng quát: CnH2nO hay Cn1H2n1CH=O với n 1 (no, đơn chức)+ Cách gọi tên: * Thông thường: andehit + tên axit tương ứng

* Hệ thống: tên hiđrocacbon tương ứng + đuôi AL Đặc điểm cấu tạo phân tử anđehit: HS quan sát công thức cụ thể và rút ra nhận xét:

+ nhóm định chức, liên kết hóa học trong nhóm định chức, + Trong nhóm CH=O có liên kết đôi C=O gồm một liên kết bền và một liên kết kém

bền (tương tự liên kết đôi C=C trong phân tử anken) nên anđehit có một số tính chất giống anken Tính chất hoá học:

+ Phản ứng cộng hiđro: R-CH=O + H2 R-CH2OH (ancol bậc nhất) chất oxi hóa chất khử

+ Phản ứng oxi hoá (tác dụng với nước brom, dung dịch thuốc tím, dung dịch bạc nitrat trong amoniac) ; tiến hành TN tráng bạc với H-CH=O

R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag chất khử chất oxi hóa

Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 70

Page 71: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

Phương pháp điều chế: + Oxi hóa ancol: ancol bậc I anđehit ; + Oxi hóa hiđrocacbon: CH4 H-CH=O ;

CH2=CH2 CH3CH=O ; Giới thiệu một số xeton cụ thể kèm theo tên gọi Giống với anđehit: xeton cộng H2 tạo thành ancol bậc II

Khác với anđehit: xeton không dự phản ứng tráng bạc Luyện tập: + Viết cấu tạo các đồng phân CnH2nO (mạch C, vị trí nhóm chức, loại nhóm chức

anđehit hoặc xeton) và gọi tên+ Viết các phương trình hoá học cho phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa của anđehit, axeton

(có thể dưới dạng sơ đồ).+ Phân biệt được anđehit và xeton bằng phương pháp hoá học;+ Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng.

D. Tiến trình bài giảng:Hoạt động của thầy Kiến thức cơ bản

HĐ1:15’ Tìm hiểu về ĐN, phân loại, danh pháp.-ĐN: GV cho HS nghiên cứu sgk để tìm hiểu về ĐN ađh. Cho 1 số CTCT để HS lựa chọn ađh:H-CHO; CH3OH; O=CH-CH=O...

-Phân loại: HS nghiên cứu sgk, nêu các tiêu chí phân loại đó đối với các thí dụ đã nêu ở phân ftrên.+ Tập trung phần thí dụ đối với ađh no, mạch hở, đơn chức.

-Danh pháp: từ tên của 1 vài ađh no, đơn chức, mạch hở được nêu trong bảng 9.1 sgk, GV hướng dẫn HS rút ra cách gọi tên theo 2 cách.

A. ANĐEHIT:I. Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp:1/ Định nghĩa: ađh là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –CH=O lk trực tiếp với ng.tử cacbon hoặc ng.tử hiđro.Vd: H-CH=O; CH3-CH=O; C6H5-CH=O; O=CH-CH=ONhóm –CH=O là nhóm chức anđehit.2/ Phân loại: ađh no, không no, thơm, đơn chức, đa chức.- Ađh no, đơn chức, mạch hở: là hợp chất trong phân tử có 1 nhóm –CHO lk với gốc ankyl hoặc ng.tử H. Gồm H-CHO; CH3-CHO, C2H5-CHO... CnH2n+1CHO(n≥0) hay CnH2nO(n≥1)3/ Danh pháp:a. Tên thay thế:-Chọn mạch C dài nhất có chứa nhóm –CHO làm mạch chính.-Đánh STT mạch chính bắt đầu từ C của nhóm –CHO-Gọi tên: vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + alVD: H-CHOCH3-CHO...b. Tên thông thường: ađh + tên ax tương ứng

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 71

Page 72: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ2: 10’ Nghiên cứu cấu tạo, tính chất vật lí.Từ đặc điểm cấu tạo của nhóm -CHO, GV dẫn dắt HS đến các dự đoán về tính chất vật lí(ko tạo lk hiđro), to

s, độ tan so với ancol tương ứng.

HĐ3:15’ Tìm hiểu về tính chất hóa học của ađh.-PƯ cộng: Cho HS vận dụng pư cộng hiđro, cộng HX vào lk đôi C=C của anken, nhậm xét và dẫn dến quan hệ 2 chiều: Ancol bậc 1 anđehit.-Pư oxh: GV hướng dẫn cho HS thấy sự biến đổi cấu tạo phân tử từ ađh thành ax.

HĐ4: 5’ Tìm hiểu về điều chế, ứng dụng.-Điều chế: GV yêu cầu HS liên hệ với tính chất của ancol bậc 1 để nêu được 1 p2 điều chế chung.-HS nghiên cứu sgk để biết được p2 công nghiệp hiện đại điều chế 1 số ađh, từ axetilen điều chế CH3CHO.-Ứng dụng: GV giới thiệu 1 số vật dụng làm từ nhựa phenolfomanđehit...

TIẾT 63:HĐ1: 5’ Tìm hiểu về xeton.-HS nghiên cứu sgk, từ đó biết được ĐN về

VD: sgkII. Đặc điểm cấu tạo. Tính chất vật lí:1/ Đặc điểm cấu tạo: sgk2/ Tính chất vật lí: sgk

III. Tính chất hóa học:1/ Phản ứng cộng hiđro:

VD: CH3-CH=O + H2

TQ: R-CH=O + H2 Ađh là chất oxh trong các pư trên.

2/ Phản ứng oxh không hoàn toàn:TN: sgk

HCHO + 2AgNO3 +H2O + 3NH3

HCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

TQ:RCHO+2AgNO3+H2O +3NH3

RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2AgPư trên được gọi là pư tráng bạc, dùng làm gương soi, tráng ruột phích...* 2RCHO + O2 2RCOOHTrong các pư trên. ađh đóng vai trò là chất khử.Nhận xét: ađh vừa thể hiện tính oxh, vừa thể hiện tính khử.IV. Điều chế:1/ Từ ancol: oxh ancol bậc 1 thu được ađh tương ứng:

R-CHO + CuO R-CHO+H2O+ CuVD: CH3CH2OH + CuO 2/ Từ hiđrocacbon:CH4 + O2 HCHO + H2O2CH2=CH2+O2 2CH3CHOC2H2 + H2O CH3CHOV. Ứng dụng: sgkB. XETON:I. Định nghĩa: Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O lk trực tiếp với 2 ng.tử cacbon.-Cách gọi tên: tên các gốc HC + xeton.VD:CH3-CO-CH3: đimetyl xeton(axeton)CH3-CO-C6H5 metyl phenyl xeton

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 72

Page 73: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

xeton.

HĐ2:10’GV hướng dẫn HS dự đoán về tính chất hóa học của xeton trên cơ sở những điểm tương đồng về cấu tạo hóa học với ađh: có nhóm C=O nên có pư cộng như ađh.

(axetophenon)CH3-CO-CH=CH2 metyl vinyl xeton.II. Tính chất hóa học:Giống ađh, xeton cộng hiđro tạo thành

ancol:R-CO-R’+H2 R-CHOH-R’VD: sgk-Khác với ađh, xeton không tham gia pư tráng bạc.III. Điều chế:1/ Từ ancol: oxh không hoàn toàn ancol bậc 2 thu được xeton:

R-CHOH-R’+CuO R-CO-R’ +Cu+H2O

CH3-CHOH-CH3+CuO CH3-CO-CH3 + Cu + H2O2/ Từ hiđrocacbon:Cumen CH3-CO-CH3

IV. Ứng dụng: sgk

HĐ3: (30’)củng cố toàn bài: Cho HS giải BT 1,2,3,5,6,7,8,9-sgk.

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 73

Page 74: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

TIẾT 64,65 : Bài 45: AXIT CACBOXILIC Ngày soạn:22 /3/2012A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được : Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với

bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.

Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.Kĩ năng Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.

B. Trọng tâm: Đặc điểm cấu trúc phân tử của axit cacboxylic. Tính chất hoá học của axit cacboxylic Phương pháp điều chế axit cacboxylic

C. Hướng dẫn thực hiện Giới thiệu một số loại axit: no, đơn chức, mạch hở; không no, đơn chức, mạch hở; thơm, đơn

chức và axit đa chức. Giới thiệu một số axit no, đơn chức, mạch hở; (bảng ở trang 206 SGK)

+ Công thức tổng quát: CnH2nO2 hay Cn1H2n1COOH với n 1 (no, đơn chức)+ Cách gọi tên: * Hệ thống: tên hiđrocacbon tương ứng + đuôi OIC

Đặc điểm cấu trúc phân tử: + nhóm định chức, liên kết hóa học trong nhóm định chức: được coi là sự kết hợp của nhóm

C=O với nhóm OH. Liên kết OH trong phân tử axit phân cực hơn liên kết OH trong phân tử ancol nên nguyên tử H trong nhóm COOH linh động hơn nguyên tử H trong nhóm OH của ancol.

+ có liên kết hiđro liên phân tử không? mức độ liên kết so với ancol? so sánh nhiệt độ sôi, tính tan trong nước giữa axit với ancol có cùng số nguyên tử C (vẽ công thức biểu diễn liên kết hiđro liên phân tử).

Tính chất hoá học : + Tính axit: trong dung dịch axit cacboxylic phân li thuận nghịch, TN hình 9.3 SGK cho thấy

axit cacboxylic là axit yếu.* hướng dẫn HS làm một số TN minh họa tác dụng với quỳ tím, bazơ, oxit bazơ, muối của

axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh.+ Phản ứng thế nhóm OH (tác dụng với ancol tạo thành este).

Phương pháp điều chế: dùng một số bài tập để chỉ ra mối liên hệ giữa axit với các hợp chất đã học:

+ Oxi hóa ancol, anđehit, ankan+ Lên men giấm

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 74

Page 75: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

+ Tổng hợp metanol với CO Luyện tập: + Viết cấu tạo các đồng phân axit CnH2nO2 (mạch C, vị trí nhóm chức) và gọi tên

+ Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng: tính axit, tạo dẫn xuất axit.+ Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. + Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng.

D. Tiến trình bài giảng:Kiểm tra bài cũ(5’) 1/ Viết ácc đồng phân anđehit và xeton của C4H8O và gọi tên? 2/ Anđehit axetic pư được với chất nào sau đây? viết pthh nếu có: Na, NaOH, H 2, ddAgNO3/NH3? Viết pt điều chế CH3CHO?Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bảnHĐ1: 5’ Tìm hiểu về ĐN, danh pháp.HS tìm hiểu theo sgk và theo dựa vào anđehit.

HĐ2: 10’ Tìm hiểu về cách phân loại-Từ kiến thức về cách phân loại của ađh, bằng cách tương tự, giúp HS đưa ra cách phân loại axit.-HS tự cho ví dụ. Tự rút ra CTPT của ax no đơn chức mạch hở.

HĐ3: 10’ Tìm hiểu về danh pháp của ax cacboxilic.-Cho HS nghiên cứu bảng 9.2 và so sánh với tên của các ankan có cùng số ng.tử C để suy ra ng.tắc gọi tên theo danh pháp thay thế. Yêu cầu HS thuộc tên thường của 1 vài ax đơn giản.

HĐ4: 5’ Nghiên cứu cấu tạo phân tử của axit.-Trên cơ sở sgk, HS thấy trong nhóm

I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp:1/ Định nghĩa: Axit cacboxilic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl(-COOH) lk trực tiếp với ng.tử C hpặc ng.tử H.VD: H-COOH, C2H5-COOH, HOOC-COOH...2/ Phân loại:a. Axit no, đơn chức, mạch hở:Ph.tử có gốc ankyl hoặc ng.tử H lk với 1 nhóm –COOH như: H-COOH, CH3COOH, C2H5COOH... họp thành dãy đồng đẳng có CTPT CnH2n+1COOH(n≥0) hay CnH2nO2(n≥1).b. Axit không no, đơn chức, mạch hở:Phân tử có gốc hiđrocacbon không no, mạch hở lk với 1 nhóm –COOH.VD: CH2=CH-COOH, CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH,...c. Axit thơm, đơn chức:Ph.tử có gốc hiđrocacbon thơm lk với 1 nhóm –COOH.VD: C6H5-COOH, CH3-C6H4-COOH...d. Axit đa chức: ph.tử có 2 hay nhiều nhóm –COOH.VD: HOOC-(CH2)4-COOH ax ađipic.HOOC-CH2-COOH ax malonic.3/ Danh pháp:a. Tên thay thế: Axit + vị trí + tên nhánh + tên mạch chính + oic.Cách chọn mạch chính giống ađh.VD: CH3COOH ax etanoic.HOOC-COOH ax etanđioic (ax oxalic)CH2=CH-COOH ax propenoic(ax acrylic)b. Tên thông thường: 1 số ax có tên thông thường II. Đặc điểm cấu tạo: - C = O O – H Nhóm –COOH gồm 1 nhóm C=O và 1nhóm OH,

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 75

Page 76: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

chức-COOH có nhóm –OH, từ đó dự đoán giữa các ph.tử có thể tạo được lk hiđro tương tự ancol.HĐ5:5’Nghiên cứu tính chất vật lí.Cho HS nghiên cứu sgk rồi rút ra những tính chất vật lí của axit.

HĐ6:5’ củng cố sau tiết 1 bằng BT số 1 sgk.TIẾT 65:HĐ7: 5’ Nghiên cứu tính chất phân li ko hoàn toàn của ax cacboxilic.-Qua hình vẽ 9.3 trong sgk, gv dẫn dắt HS so sánh nồng độ của ion H+ trong 2 dd HCl 1M và CH3COOH 1M, từ đó suy ra khả năng phân li không hoàn toàn của ax cacboxilic.HĐ8:10’ Xét 1 số pư của axit-HS nghiên cứu nội dung sgk, sau đó vận dụng viết các pthh minh họa tính chất của axit cacboxilic.

HĐ9: 5’ Nghiên cứu pư este hóa-GV biểu diễn TN, HS nhận xét sự biến đổi các chất qua hiện tượng quan sát được(sự tách lớp của chất lỏng sau khi pư, mùi thơm...)Lưu ý: đặc điểm của pư là thuận nghịch. và cần H2SO4 đặc làm xt.HĐ10:10’ Tìm hiểu một số p2 điều chế và ứng dụng cảu axit axetic.-GV giới thiệu các phương pháp điều chế theo sgk

do ảnh hưởng của nhóm C=O hút điện tử mạnh nên H trong nhóm OH của ax linh động hơn trong ancol.III. Tính chất vật lí: sgkTo

s của ax cao hơn nhiệt độ sôi của ancol tương ứng do giữua các ph.tử ax có lk hiđro bền hơn lk hiđro giữa các ph.tử ancol.

IV. Tính chất hóa học:1/ Tính axit:a.Trong dd, ax cacboxilic phân li thuận nghịch

VD: CH3COOH H+ + CH3COO-

Dd ax cacboxilic làm quì tím hóa đỏ.

b. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước:VD: CH3COOH + NaOH CH3COOH + Znc. Tác dụng với muối:CH3COOH + CaCO3

d. Tác dụng với kloại đứng trước H tạo thành muối và giải phóng hiđro:CH3COOH + Zn, Al, Na...2/ Pư thế nhóm –OH(pư este hóa):RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2OVD: CH3-COOH + C2H5ỌHĐặc điểm của pư este háo là thuận nghịch và cần axit H2SO4 đặc làm chất xt.V. Điều chế:1/ P2 lên men giấm:C2HOH + O2 CH3COOH + H2O.2/ Oxh anđehit axetic:CH3CHO + 1/2O2 CH3COOHRCHO + 1/2O2 RCOOH3/ Oxh ankan:-Oxh butan thu được ax axetic:2CH3CH2CH2CH3 +5O2 4CH3COOH + 2H2O-Oxh không hoàn toàn các ankan có mạch C dài để tổng hợp các ax có PTK lớn:2RCH2CH2R’ + 5O2 2RCOOH +2R’COOH + 2H2O

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 76

Page 77: Giao an Hoa Huu co 11

Giáo án hóa học lớp 11 cơ bản – Hóa hữu cơ Năm học 2011 - 2012

HĐ11:15’củng cố toàn bài: BT sgk

4/ Từ metanol: (p2 hiện đại)CH3OH + CO CH3COOH

CH4 CH3OH CH3COOHVI. Ứng dụng: sgk

GV: Nguyễn thị Anh Thảo – Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam 77