Giai Phap Lenten

75
Giới thiệu về giải pháp bảo vệ dữ liệu dùng card Reborn Người trình bày: Biên soạn tài liệu: Nguyễn Tài Trí Đức

description

Hướng dẫn sử dụng card Lenten!

Transcript of Giai Phap Lenten

Page 1: Giai Phap Lenten

Giới thiệu về giải pháp bảo vệ dữ liệu dùng card Reborn

Người trình bày:

Biên soạn tài liệu: Nguyễn Tài Trí Đức

Page 2: Giai Phap Lenten

2

I. Vài nét sơ lược về nhu cầu cần phải bảo vệ dữ liệu: Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt

là trong lãnh vực công nghệ thông tin đã làm cho chiếc máy vi tính trở nên thân thiện hơn, mạnh mẽ hơn và đã trở thành một công cụ hổ trợ đắc lực không thể thiếu đối với hầu hết mọi người, nhất là đối với các nhà doanh nghiệp. Do đó các dữ liệu trên máy tính ngày càng trở nên quan trọng và nhu cầu cần bảo vệ dữ liệu trên ổ cứng ngày càng được quan tâm đầu tư đúng mức. Trước đây chúng ta thường dùng các giải pháp bảo vệ dữ liệu ở cấp độ phần mềm như: các chương trình “đóng băng“ hệ thống (DeepFreezer, Drive Vaccine,…) để tránh người khác thay đổi các thông số cài đặt của hệ thống hay tránh khỏi sự phá hoại của Virus làm hư hỏng dữ liệu, các phần mềm khóa máy tính (PC Lock, Chirst Lock PC,…), các phần mềm sao lưu hệ thống (Norton Ghost, TrueImage,…). Tuy nhiên, các giải pháp bảo vệ dữ liệu ở cấp độ phần mềm có các nhược điểm là: dễ bị một số chương trình khác vô hiệu hóa (DeepFreezer bị DeepUnfreezer vô hiệu hóa, v.v...), thường phải phụ thuộc vào hệ điều hành sử dụng nên chỉ có thể bảo vệ được dữ liệu trong môi trường hệ điều hành đó mà không thể bảo vệ được sự an toàn cho dữ liệu ở các môi trường khác như DOS, hoặc khi khởi động từ đĩa CD, tốn nhiều thời gian và dung lượng đĩa cứng cho việc sao lưu cung như phục hôi hệ thống…

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 3: Giai Phap Lenten

3

II. Giới thiệu sơ lược về giải pháp bảo vệ dữ liệu dùng card Reborn của hãng Lenten:

Với giải pháp dùng card Reborn của hãng Lenten thì các bạn có thể yên tâm về độ an toàn của dữ liệu trên ổ cứng vì đây là một giải pháp bảo vệ dữ liệu ở cấp độ phần cứng, sử dụng 1 con chip có chứa sẵn chương trình quản lý của hãng Lenten. Chương trình quản lý này hoạt động độc lập và được thực thi trước khi khởi động hệ điều hành (chương trình quản lý của card Reborn được thực thị ngay sau khi hệ thống hoàn tất quá trình tự kiểm tra POST), nên sẽ không bị phụ thuộc vào việc sử dụng hệ điều hành nào và bảo vệ dữ liệu tốt hơn so với các giải pháp bảo vệ ở cấp độ phần mềm. Chương trình quản lý của card Reborn cho phép người quản lý thiết đặt các mật khẩu cho các hệ điều hành cần khởi động. Khi đó, nếu bạn không có mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống thì bạn không thể sử dụng được hệ thống vì chương trình quản lý của card Reborn không cho phép bạn khởi động hệ điều hành, thậm chí bạn không thể khởi động được từ ổ đĩa CD, ổ đĩa FDD 1.4MB.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 4: Giai Phap Lenten

4

Ngoài ra, chương trình quản lý của hãng Lenten con có các chức năng như sau: - Bảo vệ an toàn cho dữ liệu khỏi bị hư hỏng bởi Virus hay do dùng nhầm các lệnh về hệ thống (FDisk, Format, Deleate, …).- Sao lưu và phục hôi các thông tin của CMOS.- Cho phép phục hôi hệ thống một cách nhanh chóng.- Hô trợ nhiều hệ điều hành (tối đa lên đến 40 hệ điều hành). Môi hệ điều hành sẽ năm trên các phân vùng hệ thống riêng biệt và cho phép thiết lập mật khẩu để khởi động riêng cho từng hệ điều hành.- Cho phép sao chép cấu trúc dữ liệu của một phân vùng hay toàn bộ ổ cứng sang ổ cứng khác.- Cho phép sao chép cấu trúc dữ liệu của một phân vùng hay toàn bộ ổ cứng từ máy này sang máy khác qua mạng LAN (cho phép sao chép tối đa

ên đến 200 máy cùng lúc).- Cho phép Remote Control để điều khiển các máy tính khác dùng card Reborn trong mạng LAN (Power off, Restart, Wakeup on LAN,…).- Cho phép lên lịch tự động sao chép dữ liệu từ máy Sending các máy khác

trong mạng LAN.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 5: Giai Phap Lenten

5

Giới thiệu về giải pháp card Reborn III. Các đặc tính kỹ thuật của card Reborn: 1. Các yêu cầu về phần cứng: Các máy tính 80586 hoặc cao hơn. Dung lượng ổ cứng con trống từ 500MB trở lên (hô trợ LBA). BIOS có khả năng hô trợ ổ cứng có dung lượng lớn hơn 8,4GB. Bộ nhớ có dung lượng từ 64Mb trở lên. Mainboard phải con trống 1 khe PCI.

2. Hô trợ các hệ điều hành: Chế độ Instant Restore hô trợ các hệ điều hành DOS và các hệ

điều hành Windows 98/ME/NT/2000/XP. Chế độ Backup Restore hô trợ các hệ điều hành DOS và các hệ

điều hành Windows 98/ME/NT/2000/XP và các hệ điều hành Linux. Chế độ No Restore hô trợ các hệ điều hành DOS và các hệ điều

hành Windows 98/ME/NT/2000/XP và các hệ điều hành Linux.

Page 6: Giai Phap Lenten

6

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 3. Các loại card Reborn: Card reborn được chia thành 2 dong sản phẩm chính là PCI và WOL. ● Dong PCI: chủ yếu dùng cho các máy đơn hay các máy có card mạng được tích hợp trên mainboard. Để sử dụng được các chức năng về mạng khi dùng card Reborn PCI thì phải sử dụng card mang đươc hang Lenten hô trơ (xem trong tài liệu Reborn card user’s manual). ● Dong WOL: ngoài các chức năng sử dụng cho máy đơn thì dong card Reborn WOL này con được tích hợp thêm một card mạng Realtek 8139 để sử dụng các chức năng điều khiển các máy khác qua mạng LAN (remote control). Ngoài ra, dong card Reborn này con có thêm vài chức năng (mà dong card Reborn PCI không có) đó là: cho phép do tìm máy Sending trên mạng LAN và tự động chép về các thông số cài đặt mà không cần phải dùng đến đĩa “Reborn card intallation diskette”, có thêm nút chức năng FDisk trên menu Settings. Môi dong sản phẩm đều có 2 model là Max và Extra. ● Model Max: hô trợ các ổ cứng thuộc chuẩn IDE, EIDE, ATA66/100/133, SATA. ● Model Extra: hô trợ các ổ cứng thuộc chuẩn IDE, EIDE, ATA100, SCSI.

Trở về trang vừa xem

Page 7: Giai Phap Lenten

7

Giới thiệu về giải pháp card Reborn Hình dáng bên ngoài của 2 dong sản phẩm card Reborn là PCI và WOL

Card Reborn WOL-XP Max 3.1F

Card Reborn PCI-XP Max 3.1

Page 8: Giai Phap Lenten

8

4. Một số các đặc tính kỹ thuật của card Reborn:

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Reborn Card Max (PCI-XP) Edition Reborn Card Max (WOL-XP) Edition

Expansion Slot PCI 32 bit PCI 32 bit

Hard Drive Support IDE / EIDE / ATA66,100,133 / SATA IDE / EIDE / ATA66,100,133 / SATA

PCI Card Size 105mm X 40 mm (without bracket) 120mm X 42 mm (with bracket)

Computer Requirements IBM PC compatible / 80386 and above color monitor

IBM PC compatible / 80386 and above color monitor

Support all type BIOS Yes (Award/ AMI/ Phoenix/ Intel/ and all the OEM BIOS)

Yes (Award/ AMI/ Phoenix/ Intel/ and all the OEM BIOS)

Plug and Play Yes Yes

Installation Option Express / Custom / Network Installations Express / Custom / Network Installations

Hard Drive Size Support HDD size without limitation (bigger than 120GB)

Support HDD size without limitation (bigger than 120GB)

Instant Recovery for the OS MS-DOS/ WIN 3.1/ 9X/ ME/ NT/ 2000/ XP/ Server 2003

MS-DOS/ WIN 3.1/ 9X/ ME/ NT/ 2000/ XP/ Server 2003

Backup Recovery for the OS All The Known Systems All The Known Systems

L-CACHE Technology Support Yes (True 32 bits kernel technology. Support UDMA 66/100)

Yes (True 32 bits kernel technology. Support UDMA 66/100)

S-DATA Technology Support Yes (Smart detecting the free space with dynamic technology)

Yes (Smart detecting the free space with dynamic technology)

Specified Data Partition Yes (Support 3 Data Partitions) Yes (Support 3 Data Partitions)

Page 9: Giai Phap Lenten

9

Một số các đặc tính kỹ thuật của card Reborn (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

  Reborn Card Max (PCI-XP) Edition Reborn Card Max (WOL-XP) Edition

Password Control Yes (Administration/ System Partition/ User / Backup /Restore)

Yes (Administration/ System Partition/ User / Backup /Restore)

CMOS Recovery Yes (Auto/ Manual/ Smart) Yes (Auto/ Manual/ Smart)

Switching Backup Mode Selection

Yes (Switching from Backup Restore to Instant Restore Mode)

Yes (Switching from Backup Restore to Instant Restore Mode)

Default Boot-up Selection

Yes Yes

Lock Boot Partitions Yes Yes

Auto Startup Delay Selection

Yes(1 ~ 99 sec) Yes(1 ~ 99 sec)

IDE HDD Clone Support 1 to 7 Cloning Simultaneously Support 1 to 7 Cloning Simultaneously

Preset Auto-restore Boot Partition

Yes (Every Rebooting/ Daily/ Weekly/ Monthly/ Specified Date)

Yes (Every Reboot/ Daily/ Weekly/ Monthly/ Specified Date)

Block Booting Media Option

Yes (By COMS/ Only Drive C/ A,C, CDROM) Yes (By COMS/ Only Drive C/ A,C, CDROM)

Protection Against PCI Card Lost

Yes Yes

Auto-clear Data Partition

Yes (Every Reboot/ Daily/ Weekly/ Monthly/ Specified Date)

Yes (Every Rebooting/ Daily/ Weekly/ Monthly/ Specified Date)

Network Cloning Yes (Clone the entire HDD/ Partition/ Parameters)

Yes / SNCOPY (Clone the entire HDD/ Partition/ Parameters)

Page 10: Giai Phap Lenten

10

Một số các đặc tính kỹ thuật của card Reborn (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

  Reborn Card Max (PCI-XP) Edition Reborn Card Max (WOL-XP) Edition

Title Menu Setting Yes Yes

Uninstall Card Yes (OS will remain after uninstall when installed by Express)

Yes (OS will remain after uninstall when installed by Express)

Remote Controlling Yes Yes

Broadcasting File Deployment Yes Yes

Monitoring Yes Yes

Screen Freezing Command Yes Yes

Keyboard/ Mouse Freezing Yes Yes

Remote Recovery Mode Switching

Yes Yes

Remote Rebooting /Shutdown Yes Yes

Remote Multi-boot Selection Yes Yes

Un-manned Scheduling Task Yes Yes

★LAN Function   Yes

★Wake up on LAN   Yes (Fast Ethernet 10/100 Mbps chipset build in)

★Remote Control program   Yes

Page 11: Giai Phap Lenten

11

IV. Hướng dân cài đặt card Reborn:A. Cài đặt card Reborn trên tính máy đơn (dùng card Reborn PCI):1. Hướng dân cài đặt chương trình quản lý card Reborn:

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Để tiến hành cài đặt chương trình quản lý card Reborn ta phải tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Tắt nguôn máy tính, mở nắp che của thùng máy ra.- Bước 2: Gắn card reborn vào 1 khe PCI con trống trênmainboard. Đóng nắp che của thùng máy lại và bật nguôn máy tính lên.- Bước 3: Quan sát xem trên màn hình có xuất hiện giao diện cài đặt (Installation)

Trở về trang vừa xem

như hình bên trên hay không?

Page 12: Giai Phap Lenten

12

1. Hướng dân cài đặt chương trình quản lý card Reborn (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

● Nếu có xuất hiện thì ta bỏ đĩa mềm Installation Disk vào ổ đĩa FDD và nhấn phím Enter để tiếp tục việc cài đặt.● Nếu không có xuất hiện thì ta khởi động lại máy và nhấn tổ hợp phím Ctrl + H để vào giao diện Hardware setup như hình bên. Lần lượt thay đổi các giá trị của Hardware mode cho đến khi xuất hiện giao diện cài đặt Installation.Hệ thống sẽ đọc dữ liệu trên

đĩa mềm Installation Disk và sẽ tiến hành việc cài đặt chương trình quản lý card Reborn vào phần Master Boot Record của ổ đĩa cứng. Sau khi thực hiện xong việc chép dữ liệu cần thiết thì trên màn hình sẽ xuất hiện

Page 13: Giai Phap Lenten

13

1. Hướng dân cài đặt chương trình quản lý card Reborn (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

cửa sổ Install Setup như hình bên.

- Bước 4: Chọn 1 trong 3 chế độ cài đặt trong cửa sổ Install Setup để tiến hành việc phân vùng cho ổ đĩa:

● Nếu ổ đĩa đã được phân vùng và cài đặt sẵn các hệ điều hành thì ta chọn

“Express Install” để giữ nguyên cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng.

● Nếu chỉ muốn giữ lại cấu trúc dữ liệu trên phân vùng đầu tiên của ổ cứng (ổ đĩa C) thì ta chọn “Keep C: Only Install”.

Trở về trang vừa xem

● Nếu muốn phân vùng lại ổ đĩa cứng thì ta chọn “Custom Install”. Khi chọn chế độ này thì toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ đĩa sẽ bị xóa.

Page 14: Giai Phap Lenten

14

1. Hướng dân cài đặt chương trình quản lý card Reborn (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Lưu ý: Chế độ “Express Install” và “Keep C: Only Install” không hổ trợ các hệ điều hành Linux. Nếu trên ổ cứng có phân vùng nào cài hệ điều hành Linux thì ta phải sử dụng chế độ “Custom Install” để phân vùng lại ổ cứng.

● Nếu chọn chế độ “Keep C: Only Install” hoặc “Custom Install” thì sau khi tiến hành xóa dữ liệu thì màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Disk Info để tiến hành phân vùng ổ cứng (xem hình bên dưới).

Chế độ “Keep C: Only Install” Chế độ “Custom Install”

Page 15: Giai Phap Lenten

15

1. Hướng dân cài đặt chương trình quản lý card Reborn (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

- Bước 5: Ta tiến hành phân vùng ổ cứng theo nhu cầu sử dụng. Một số gợi ý khi cài đặt chương trình quản lý card Reborn:

● Ta nên xác định sẵn mục đích sử dụng như: sẽ sử dụng mấy hệ điều hành, sẽ cần bao nhiêu vùng và môi phân vùng có kích thước là bao

nhiêu, v.v… Vì sau khi hoàn tất việc phân vùng và lưu lại các thiết lập này thì chương trình sẽ không cho phép chúng ta thay đổi kích thước các phân vùng, không cho phép tạo thêm phân vùng mới. Muốn thay đổi kích thước các phân vùng hay thêm phân vùng mới ta phải thực hiện chức năng FDisk trong menu Settings và khi đó thì toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị xóa hết.● Đối với các phân vùng hệ thống cần cài đặt các hệ điều hành Windows thì ta nên gán thuộc tính A (System Partition for Instant Restoration Type)

và chọn File System là FAT32 hay NTFS để dữ liệu trên các phân vùng này được bảo vệ tốt nhất.

● Đối với các phân vùng hệ thống cần cài đặt các hệ điều hành Linux thì ta nên gán thuộc tính B (System Partition for Backup Restoration Type)

và chọn File System là Linux để chúng ta có thể thực hiện chức năng sao lưu và phục hôi dữ liệu.

Page 16: Giai Phap Lenten

16

1. Hướng dân cài đặt chương trình quản lý card Reborn (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

● Đối với các phân vùng cần chứa các dữ liệu quan trọng thì ta nên gán thuộc tính P (Private Data Partition) để tránh người khác truy cập vào.● Đối với các phân vùng cần chứa các dữ liệu dùng chung như: Software , Driver, v.v… thì ta nên gán thuộc tính S (Share Data Partition).● Nếu máy tính có sử dụng các hệ điều hành Linux thì nên tạo thêm 1 phân vùng có thuộc tính là S , có File System là LINUX/SW và có dung lượng băng dung lượng RAM nhân hai để làm phân vùng SWAP cho các hệ điều hành Linux sử dụng. VD: Nếu máy tính sử dụng có dung lượng RAM là 512Mb thì phân vùng SWAP phải có dung lượng là 1024MB (xem hình minh họa bên phải).● Nên thiết lập mât khâu khi khơi đông (Boot Password) cho các phân vùng hệ thống và nên thay đổi mật khẩu của chế độ Supervisor, mât khâu thưc hiên chưc năng Backup, mật khẩu thực hiện chức năng Restore.

Page 17: Giai Phap Lenten

17

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

1. Hướng dân cài đặt chương trình quản lý card Reborn (tt):- Bước 6: Sau khi hoàn tất việc phân vùng chúng ta cần lưu lại các thiết lập này và khởi động lại máy tính. Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện giao

diện Boot Screen để chọn phân vùng hệ thống cần khởi động.

2. Hướng dân cài đặt các hệ điều hành vào các phân vùng hệ thống:Lần lượt tiến hành việc cài đặt các hệ điều hành cần sử dụng cho máy tính

theo các bước sau:- Bước 1: Vào BIOS để chỉnh tùy chọn khởi động là ưu tiên khởi động từ ổ đĩa CD trước. Lưu lại sự thay đổi và khởi động lại máy tính.- Bước 2: Chọn phân vùng hệ thống có tên tương ứng với hệ điều hành

cần cài đặt.- Bước 3: Khởi động băng đĩa CD (hay các đĩa khởi động khác) và tiến

hành định dạng phân vùng (Formating). Có thể bỏ qua bước này nếu các hệ điều hành cần cài đặt có hổ trợ chức năng định dạng phân vùng trong quá trình cài đặt hệ điều hành.

- Bước 4: Bỏ đĩa CD chứa hệ điều hành cần cài đặt vào ổ đĩa CDROM và tiến hành cài đặt hệ điều hành.

Page 18: Giai Phap Lenten

2.1. Hướng dân cài đặt đối với các hệ điều hành Windows (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

- Đối với các phân vùng hệ thống có thuộc tính A thì cần lưu ý là trong suốt quá trình cài đặt hệ điều hành Windows và các phần mềm ứng dụng cần phải đăng nhập vào hệ thống ở chế độ Supervisor thì việc cài đặt mới được chương trình quản lý card Reborn chấp nhận. Nếu đăng nhập vào hệ thống ở chế User thì mọi cài đặt trở nên vô ích vì máy tính sẽ trở về nguyên trạng sau khởi động lại máy.

- Đối với các hệ điều hành Windows thì sau khi đã cài xong hệ điều hành qwqvà các phần mềm ứng dụng thì cần cài

đặt thêm chương trình quản lý card Reborn cho môi trường Windows. Cách cài đặt như sau:

● Bỏ đĩa mềm Installation Disk vào ổ đĩa FDD. Chạy tập tin Setup.exe và menu Setup sẽ xuất hiện. Trong menu Setup có các mục chọn như sau:

■ Auto IP configuration: cho phépcài đặt tiện ích thực hiện chức năngtự động thiết lập địa chỉ IP. Chứcnăng này rất hữu ích khi thực hiện

wq chức năng SNCOPY để sao chép toàn bộ cấu trúc dữ liệu của máy này sang nhiều máy khác (giúp cho các máy tính trong mạng không bị trùng địa chỉ IP).

Page 19: Giai Phap Lenten

19

2.1. Hướng dân cài đặt đối với các hệ điều hành Windows (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

■ Change SWAP to D Drive: cho phép di chuyển các tập tin hoán đổi (SWAP file) sang ổ đĩa D. Điều này sẽ giúp cải thiện tốc độ thực thi các chương trình của máy tính.■ Change OutlookExpress Mail To D:\mail: cho

phép di chuyển thư mục lưu trữ mail của chương trình Outlook Express sang ổ đĩa D (nên thiết lập ổ đĩa D là phân vùng chứa dữ liệu và tắt chế độ tự động xóa dữ liệu) .

■ Change Address Book to D:\Add_Book: cho phép di chuyển thư mục lưu trữ Address Book sang ổ đĩa D.

■ Change IE.50 Favorites to D:\Favorites: cho phép di chuyển thư mục lưu trữ Favorites của chương trình Internet Explorer sang ổ đĩa D.● Sau khi hoàn tất việc cài đặt chương trình quản lý card Reborn cho môi trường Windows thì chúng ta phải khởi động lại máy tính. Để biết chúng ta đang eqwchọn menu Start Programs ShowBuffer để xuất hiện 1 trong 2 cửa sổ như hình bên trên.

Page 20: Giai Phap Lenten

20

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.2. Hướng dân cài đặt cho các hệ điều hành Linux:- Để cài đặt các hệ điều hành Linux thì đoi hỏi phải có 2 phân vùng: 1 phân vùng dùng để chứa các tập tin hệ thống của hệ điều hành Linux được gán thuộc tính là B hoặc C và có File System là Linux, phân vùng con lại để

chứa các tập tin hoán đổi của hệ điều hành Linux (Linux Swap files) có thuộc tính S hoặc P và có File System là LINUX/SW.

- Hầu hết các hệ điều hành Linux đều có hổ trợ tiện ích phân vùng ổ cứng trong quá trình cài đặt hệ điều hành. Chúng ta dùng tiện ích này để định dạng cho phân vùng chứa các tập tin hệ thống của hệ điều hành Linux là Ext3, gán phân vùng này là phân vùng gốc (Root) có ký hiệu là dấu “/”. Gán cho phân vùng chứa các tập tin hoán đổi của hệ điều hành Linux là SWAP (xem hình minh họa bên phải).

Page 21: Giai Phap Lenten

21

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.1. Hướng dân cài đặt cho các hệ điều hành Linux (tt):- Lưu lại các thay đổi này và tiếp tục tiến hành cài đặt hệ điều hành Linux theo các hướng dân trong quá trình cài đặt. Lưu ý: Do card Reborn chỉ cho phép cài đặt các hệ điều hành Linux trên

phân vùng có thuộc tính là B hay C mà ở kiểu thuộc tính B chỉ hổ trợ chức năng sao lưu và phục hôi chứ không có chức năng bào vệ dữ liệu mà tiện ích phân vùng đĩa của các hệ điều hành Linux lại có thể thấy được các phân vùng hệ thống khác (nguyên lý làm việc của card Reborn là chỉ cho phép hiển thị phân vùng hệ thống được chọn để khởi động và các phân phân vùng chứa dữ liệu chia se, các phân vùng khác sẽ bị che giấu). Hơn nữa tiện ích này con cho phép xóa các tất cả các phân vùng đang có trên ổ cứng nên khi dùng tiện ích phân vùng ổ đĩa của Linux phải hết sức cẩn thận vì nếu lơ tay xóa đi phân vùng nào thì toàn bộ dữ liệu trên phân vùng đó sẽ bị mất. Nếu lơ tay chọn chức năng định dạng ổ cứng thì sẽ phải cài đặt chương trình quản lý card Reborn lại từ đầu.

- Ơ cuối quá trình cài đặt các hệ hành Linux thường yêu cầu nhập đường dân của phân vùng dùng để khởi động hệ điều hành Linux vào trong GRUB hay LILO (là các chương trình quản lý khởi động của các hệ

Page 22: Giai Phap Lenten

22

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.1. Hướng dân cài đặt cho các hệ điều hành Linux (tt):

điều hành Linux). Theo ví dụ như hình bên phải thì ta phải nhập vào đường dân là: /dev/hda3 vào trong GRUB hay LILO.- Sau khi cài đặt hoàn tất hệ điều hành Linux trên phân vùng hệ thống nào cần tiến hành sao lưu phân vùng đó, đến khi nào cần thiết thì có thể đưa hệ thống trở về nguyên trạng (như lúc mới cài đặt xong) băng cách năng phục hôi. Để thực hiện chức năng ww phục hôi ta chọn phân vùng hệ thống cần phục hôi trong giao diện Boot Screen và nhấn tổ hợp phím Ctrl + R để thực hiện chức năng phục hôi lại toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên phân vùng được chọn.

Page 23: Giai Phap Lenten

23

B. Cài đặt card Reborn trên nhiều máy tính qua mạng nội bộ (dùng card Reborn WOL):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Để cài đặt card Reborn cho nhiều máy tính cùng lúc qua mạng nội bộ ta phải sử dụng chức năng SNCOPY của dong card Reborn WOL hoặc dong card reborn PCI kết hợp với card mạng được tích hợp trên bo mạch chính. Chương trình quản lý card Reborn của dong card Reborn WOL có thêm một số chức năng mà card Reborn PCI không có, đó là:

- Có chức năng “Install via Network”: cho phép tự động sao chép các thông số cài đặt của chương trình quản lý card Reborn từ các máy gởi dữ liệu qua mạng nội bộ mà không cần phải cài đặt từ đĩa mềm.

Card Reborn PCI Card Reborn WOL

Page 24: Giai Phap Lenten

24

B. Cài đặt card Reborn trên nhiều máy tính qua mạng nội bộ (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

- Có thêm nút chức năng FDisk trên menu Settings. Chức năng FDisk này cho phép thực hiện việc phân vùng lại ổ cứng. Khi thực hiện chức năng

này thì toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị xóa.

Card Reborn PCI Card Reborn WOL

Để tiến hành cài đặt card Reborn cho nhiều máy tính ta phải thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Gắn các card Reborn vào tất cả các máy tính cần cài đặt.- Bước 2: Tiến hành cài đặt hoàn chỉnh 1 cấu hình máy tính để dùng làm

máy gởi dữ liệu (Sending computer). Các bước cài đặt máy gởi dữ liệu thực hiện tương tự như hướng dân “Cai đăt card Reborn trên may tinh đơn”.- Bước 3: Tiến hành cài đặt chương trình quản lý card Reborn cho các máy con lại. Có 2 cách cài đặt chương trình quản lý card Reborn:

Page 25: Giai Phap Lenten

25

B. Cài đặt card Reborn trên nhiều máy tính qua mạng nội bộ (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

● Nếu tất cả các máy tính cần cài đặt trong mạng nội bộ đều sử dụng card Reborn WOL thì việc cài đặt cho các máy tính này rất dễ dàng và thuận tiện. Chỉ cần thực hiện các thao tác sau:

Nối các dây cáp mạng vào các cổng RJ45 trên card Reborn cho tất

cả các máy tính cần cài đặt và nhấn nút Power để mở các máy tính lên. Lúc này trên màn hình của các máy Hình 1tính cần cài đặt sẽ xuất hiện giao diện Installation như hình 1. Con trên màn hình của máy gởi dữ liệu sẽ xuất hiện giao diện Boot Screen. Thực hiện chức năng Sending trên máy tính vừa cài đặt để máy tính này đóng vai tro là một máy gởi dữ liệu. Lúc này máy gởi dữ liệu đang ở chế độ chờ đăng nhập. Để thực hiện chức năng Sending ta thực hiện các thao tác sau: Tại giao diện Boot Screen nhấn phím F10 nhấn phím Enter Menu Settings Tools Menu TOOLS SNCOPY Tools Menu SNCOPY Tools SNCOPY Menu Seclect Sending.

Page 26: Giai Phap Lenten

26

B. Cài đặt card Reborn trên nhiều máy tính qua mạng nội bộ (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trên các máy cần cài đặt hay con được xem như các máy nhận dữ liệu (Receiving computer) ta chỉ cần nhấn phím F1 thì card Reborn sẽ tự

động do tìm và chép về các dữ liệu cần thiết cho việc cài đặt chương trình quản lý card Reborn từ máy gởi dữ liệu trong mạng nội bộ. Sau khi

chép xong các dữ liệu

Sau khi đã chép xong các dữ liệu cần thiết cho việc cài đặt thì trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện Install Setup như hình 2.

Page 27: Giai Phap Lenten

27

B. Cài đặt card Reborn trên nhiều máy tính qua mạng nội bộ (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

● Nếu tất cả các máy tính cần cài đặt trong mạng nội bộ đều sử dụng card Reborn PCI thì ta phải thực hiện việc cài đặt chương trình quản lý card

Reborn cho từng máy. Các bước cài đặt thực hiện theo các bước như sau: Tiến hành cài đặt chương trình quản lý card Reborn “Hương dân cai

đăt chương trinh quan ly card Reborn”. Sau khi đã cài đặt xong chương trình quản lý thì khi bật máy tính lên trên màn hình sẽ xuất hiện giao diên Boot Screen. Để có thể sử dụng

được chức năng SNCOPY để sao chép toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng của máy gởi dữ liệu thì ta phải chọn card mạng sử dụng trong menu SNCOPY Setup. Để vào menu SNCOPY Setup ta thực hiện các thao tác sau đây:

Tại giao diện Boot Screen nhấn phím F10 nhấn phím Enter Menu Settings Menu TOOLS Menu SNCOPY Tools Menu

SNCOPY Setup. Tại menu SNCOPY Setup ta chọn giá trị Enable cho tùy chọn Auto Standby và nhấp chuột vào nút của tùy chọn Packet Driver và nhấp chọn vào tên của card mạng cần sử dụng. Xác nhận việc lưu lại các sự thay đổi này.

Nối các dây cáp mạng vào các cổng RJ45 trên bo mạch chính của tất cả máy tính.

Page 28: Giai Phap Lenten

28

Các bước tiến hành cài đặt giải pháp dùng card Lenten

Tắt máy và gắn card Reborn vào khe PCI con trống trên mainboard

Không xuất hiện

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + H để chọn Hardware mode (Normal, Mode 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7)

Khi bật máy tính lên, nếu card Reborn

Detect được ổ cứng thì trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện cài đặt với thông tin

về HDD

Có xuất hiệnBỏ đĩa có nhãn “Reborn card intallation diskette” vào ổ đĩa FDD và nhấn phím Enter để tiếp tục cài đặt

Kết thúc quá trình cài đặt card Reborn

Di chuyển đến mục có tên tương ứng với hệ điều hành cần cài đặt. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để vào chế độ Supervisor và tiến hành cài đặt hệ điều hành

Chọn hệ điều hành cần cài đặt bảo vệ và nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để vào chế độ Supervisor. Bỏ đĩa có nhãn “Reborn card intallation diskette” vào ổ đĩa FDD và chạy tập tin Setup.exe để cài đặt

Chọn mục Disk Info trong Menu SETTING để phân vùng ổ đĩa, gán các thuộc tính và chọn chế độ Restore cho các partitions

Ơ máy Receiving chọn mục Receiving trong Menu Select để vào

chế độ chờ “Waiting for login…”

Ơ máy Sending chọn mục Sending trong Menu Select để vào chế độ gởi dữ liệu qua mạng. Sau đó, chọn các tùy chọn về cách gởi

dữ liệu tới các máy ReceivingHoàn tất quá trình cài đặt cho card Reborn. Khởi động lại máy tính,

xuất hiện Menu chính của card Reborn cho phép chọn hệ điều hành

Chế độ Express Installation(Giữ lai toan bô cấu trúc dữ liêu

trên HDD)

Chế độ Keep C only Chế độ Custom Installation Chế độ SNCOPY(Sao chép toan bô cấu trúc dữ liêu

qua mang LAN)

Chương trình sẽ tự động cài đặt và giữ nguyên cấu trúc dữ liệu của ổ cứng.

Khi quá trình cài đặt hoàn tất sẽ khởi động lại máy

Chương trình sẽ giữ nguyên dữ liệu của partition đầu tiên và xóa các partitions con lại

Chương trình sẽ xóa hết tất cả dữ liệu trên ổ cứng.

1. Quá trình cài đặt card Reborn khi sử dụng các hệ điều hành Windows NT/2000/XP, Windows 98/ ME

B. Sơ đô quá trình càiđặt card Reborn:

Page 29: Giai Phap Lenten

29

2. Qui trình cài đặt card Reborn khi sử dụng các hệ điều hành Linux (Suse 10, Novel 10, Hacao, …)

Kết thúc quá trình cài đặt card Reborn

Các bước tiến hành cài đặt giải pháp dùng card Lenten

Tắt máy và gắn card Reborn vào khe PCI con trống trên mainboard

Không xuất hiện

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + H để chọn Hardware mode (Normal, Mode 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7)

Khi bật máy tính lên, nếu card Reborn

Detect được ổ cứng thì trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện cài đặt với thông tin

về HDD

Có xuất hiện

Bỏ đĩa có nhãn “Reborn card intallation diskette” vào ổ đĩa FDD và nhấn phím Enter để tiếp tục cài đặt

Di chuyển đến mục có tên tương ứng với hệ điều hành cần cài đặt. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để vào chế độ Supervisor và

tiến hành cài đặt hệ điều hành

Chọn mục Disk Info trong Menu SETTING để phân vùng ổ đĩa, gán các thuộc tính và chọn chế độ Restore cho các partitions

Ơ máy Receiving chọn mục Receiving trong Menu Select để vào chế độ chờ “Waiting for login…”

Ơ máy Sending chọn mục Sending trong Menu Select để vào chế độ gởi dữ liệu qua mạng. Sau đó, chọn các tùy chọn về cách gởi

dữ liệu tới các máy Receiving

Hoàn tất quá trình cài đặt cho card Reborn. Khởi động lại máy tính, xuất hiện Menu chính của card Reborn cho phép chọn

hệ điều hành

Chế độ Custom Installation Chế độ SNCOPY(Sao chép toàn bộ cấu trúc dữ liệu qua mạng LAN)

Chương trình sẽ xóa hết tất cả dữ liệu trên ổ cứng.

B. Sơ đô quá trình càiđặt card Reborn (tt):

Page 30: Giai Phap Lenten

30

IV. Các phím tắt và menu chức năng của chương trình quản lý card Reborn (tt):

B. Các phím tắt thông dụng của chương trình quản lý card lenten:

- F10 : Mở menu Setting.

- Ctrl + Enter : Đăng nhập vào hệ thống với quyền Supervisor (chỉ có tác dụng đối với các Instant Recovery partition’s).

- Ctrl + K : Đăng nhập vào hệ thống ở chế độ “Keep Mode” (tạm thời chấp nhận những sự thay đổi của hệ thống ở phiên làm việc trước và sẽ đưa hệ thống trở về trạng thái cu ở lần khởi động tiếp theo, chỉ có tác dụng đối với các Instant Recovery

partition’s).

- Ctrl + B : Thực hiện chức năng sao lưu toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên phân vùng được chọn vào phân vùng Backup.

- Ctrl + R : Thực hiện chức năng phục hôi toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên phân vùng được chọn từ phân vùng Backup.

- Ctrl + H : Vào giao diện Hardware Setup của card Reborn.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 31: Giai Phap Lenten

31

C. Giao diện các menu chức năng của chương trình quản lý card Reborn:

1 Giao diện Hardware setup:

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 32: Giai Phap Lenten

32

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

1. Giao diện Hardware setup (tt): Cho phép chọn chế độ làm việc của card Reborn, chúng ta chỉ vào giao diện này trong quá trình cài đặt card Reborn (khi card Reborn đã được gắn vào máy nhưng lúc bật máy lên thì màn hình không có xuất hiện giao diện cài đặt “Installation”. Lúc này, chúng ta phải khởi động lại máy tính và nhấn liền tổ hợp phím Ctrl + H để xuất hiện giao diện Hardware setup, trong này giao diện này có cửa sổ Hardware setup với 3 tùy chọn:- Hardware mode: cho phép thay đổi chế độ làm việc của card Reborn để phù hợp với các loại máy tính khác nhau, giá trị mặc định của hardware mode là “Mode 5”. - Hardware password: cho phép thiết lập mật mã bảo vệ để tránh người khác thay đổi giá trị của Hardware mode. Giá trị mặc định của Hardware password là phím Enter. - Hot key hint: bật/tắt dong thông báo “Press [Ctrl + H] to Hardware setup”.

Page 33: Giai Phap Lenten

33

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2. Giao diện Boot Screen: Sau khi đã hoàn tất quá trình cài đặt cho card Reborn thì khi bật máy tính lên màn hình sẽ xuất hiện giao diện như hình bên phải. Giao diện này gôm có:- Menu Operating System: đây là menu cho phép chọn phân vùng chứa hệ điều hành cần khởi động. Trên menu này có nhiều nút chọn, ứng với môi nút chọn là một phân vùng hệ thống riêng biệt được phân chia sẵn trong quá trình cài đặt card Reborn hoặc dùng chức năng FDISK trong menu SETTING. - Các dong thông tin về thời gian hiện hành, các chức năng của các phím tắt tương ứng với từng thuộc tính của phân vùng hệ thống, thông tin về nhà sản xuất Lenten.

Trở về trang vừa xem

Page 34: Giai Phap Lenten

34

3. Giao diện của menu Setting

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Đây là menu quan trọng nhất của card Reborn vì menu này cho phép thực hiện tất cả các chức năng của card Reborn. Do đó để vào được menu này cần phải nhập vào mật khẩu của Supervisor. Menu Setting gôm các nút để thực hiện các chức năng khác nhau, khi nhấn vào nút chức năng nào thì menu chức năng tương ứng sẽ xuất hiện. Menu này có 8 chức năng chính như sau:- Password- Options- Disk Info- Tools- FDisk (chỉ có trên dong card Reborn WOL)- Upgrade- Uninstall- About

Trở về trang vừa xem

Page 35: Giai Phap Lenten

35

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 3.1. Giao diện của cửa sổ Password:

Đây là cửa sổ có chức năng thực hiện việc thay đổi các mật khẩu quan trọng nhất của card Reborn như: - Supervisor password: đây là mật khẩu quan trọng và có quyền ưu tiên nhất vì nó cho phép thay đổi các thông số cài đặt và thực hiện tất cả các chức năng quan trọng của chương trình quản lý card reborn.- Backup password: đây là mật khẩu chỉ dùng cho việc sao lưu hệ thống. Để thực hiện chức năng sao lưu hệ thống cần phải nhập vào mật khẩu này. Tuy nhiên, có thể dùng mật khẩu Supervisor để thực hiện chức năng này.- Restore password: đây là mật khẩu chỉ dùng cho việc sao phục hôi hệ thống. Để thực hiện chức năng phục hôi hệ thống cần phải nhập vào mật khẩu này. Tuy nhiên, có thể dùng mật khẩu Supervisor để thực hiện chức năng này.Ghi chú: Tất cả các loại mật khẩu của chương trình quản lý card reborn đều chỉ cho phép tối đa 10 ký tự và đều có giá trị mặc định là phím Enter. Do đó, khi cài đặt card Reborn phải tiến hành thay đổi toàn bộ các mật khẩu của chương trình quản lý.

Trở về trang vừa xem

Page 36: Giai Phap Lenten

36

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.3.2 Giao diện của menu Option:

Đây là menu có chức năng thực hiện việc thay đổi các thông số cài đặt của chương trình quản lý card Reborn với các mục tùy chọn như sau: - Boot Sequence: cho phép thay đổi thứ tự ưu tiên của việc chọn thiết bị để khởi động. Cho phép chọn 1 trong 3 giá trị sau: ● BIOS: giữ nguyên thứ tự ưu tiên được chỉnh sẵn trong BIOS. ● C Only: chỉ khởi động từ phân vùng đầu tiên của ổ đĩa cứng.

Page 37: Giai Phap Lenten

37

● A: , C: chỉ khởi động từ ổ đĩa A (FDD 1.44MB) hay từ phân vùng đầu tiên của ổ đĩa cứng với mức độ ưu tiên tìm kiếm phân vùng khởi động trên ổ đĩa A trước. Nếu không thấy sẽ tìm kiếm tiếp trên phân vùng đầu tiên của ổ đĩa cứng (ổ C).- Auto Restore CMOS settings: cho phép tự động phục hôi lại những thông số cài đặt trong CMOS. Nếu các thông số cài đặt của CMOS bị hay đổi thì chương trình quản lý sẽ tự động phục hôi lại các giá trị cài đặt ban đầu (giống như lúc chưa bị thay đổi). Có thể chọn 1 trong 2 giá trị sau: ● Disable: tắt chế độ tự phục hôi các thông số của CMOS, đây là giá trị mặc định của tùy chọn này. ● Enable : bật chế độ tự phục hôi các thông số của CMOS. Trước khi bật

chế độ này lên thì phải thực hiện chức năng “Analyze/Save CMOS” trong menu Tools trước.- Safety Enforcement: cho phép tăng cường cấp độ bảo mật. Có thể chọn 1 trong 2 giá trị sau: ● Disable: tắt chế độ tăng cường cấp độ bảo mật, đây là giá trị mặc định của tùy chọn này. ● Enable : bật chế độ tăng cường cấp độ bảo mật. Khi bật chế độ này có

thể làm giảm khả năng tương thích.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.3.2 Giao diện của menu Option (tt):

Page 38: Giai Phap Lenten

38

- Instant Restoration Keep Mode: đây là chế độ cho phép người sử dụng tạm thời chấp nhận những sự thay đổi của hệ thống ở phiên làm việc trước và sẽ đưa hệ thống trở về trạng thái cu ở lần khởi động tiếp theo. Chế độ này chỉ có tác dụng đối với các phân vùng có thuộc tính là A (Instant Restoration) và Restore Period có giá trị là Every. Có thể chọn 1 trong 2 giá trị sau: ● Disable: tắt chế độ Keep Mode. ● Enable : bật chế độ Keep Mode, đây là giá trị mặc định của tùy chọn này.

- Keyboard Lock on Boot Menu: cho phép khóa bàn phím khi vào giao diện chính của màn hình. Có thể chọn 1 trong 2 giá trị sau:

● Disable: tắt chế độ khóa bàn phím.

● Enable : bật chế độ khóa bàn phím.

- Boot menu: cho phép hiển thị menu Operating System. Có thể chọn 1 trong 2 giá trị sau:

● Show: hiển thị menu Operating System

● Hide : không hiển thị menu Operating System. Nếu chọn giá trị này thì sau 4 giây chương trình quản lý sẽ tự động chọn hệ điều hành ở phiên

làm việc trước để khởi động.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.3.2 Giao diện của menu Option (tt):

Page 39: Giai Phap Lenten

39

- Boot Menu Hotkey Hint: cho phép hiển thị các thông tin về phím tắt và các chức năng của chúng trên giao diện chính của chương trình. Có thể chọn 1 trong 2 giá trị sau: ● Show: hiển thị các thông tin về phím tắt, đây là giá trị mặc định của tùy chọn này. ● Hide : không hiển thị các thông tin về phím tắt.

- Show Brandname: cho phép hiển thị các thông tin về nhà sản xuất Lenten trên giao diện chính của chương trình. Có thể chọn 1 trong 2 giá trị sau: ● Show: hiển thị các thông tin về nhà sản xuất, đây là giá trị mặc định của tùy chọn này. ● Hide : không hiển thị các thông tin về nhà sản xuất.

- Default Select: cho phép thiết lập sẵn vị trí của vệt sáng năm ở mục chọn phân vùng khởi động nào trong menu Operating System. Có thể chọn 1 trong các giá trị sau:

● Last Select: vệt sáng sẽ năm sẵn ở vị trí phân vùng khởi động mà phiên làm việc trước đã chọn, đây là giá trị mặc định của tùy chọn này.

● Tên của phân vùng khởi động: vệt sáng sẽ năm sẵn ở vị trí phân vùng khởi động được chọn.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.3.2 Giao diện của menu Option (tt):

Page 40: Giai Phap Lenten

40

2.3.2 Giao diện của menu Option (tt):

- Force booting: chỉ cho phép khởi động từ phân vùng đã được chọn sẵn trong tùy chọn này, các nút để chọn các phân vùng khởi động khác trong menu Operating System đều bị mất tác dụng. Có thể chọn 1 trong các giá trị sau: ● Disable: tắt chế độ chỉ khởi động từ phân vùng chọn sẵn, đây là

giá trị mặc định của tùy chọn này. ● Tên của phân vùng khởi động: chỉ cho phép khởi động từ phân

vùng có tên được chọn. - Auto Select: cho phép định thời gian chờ để khởi động hệ điều hành, sau thời gian này thì chương trình sẽ tự động chọn phân vùng khởi động tại vị trí vệt sáng trong menu Operating System để khởi động. Có thể chọn 1 trong các giá trị sau: ● Disable: tắt chế độ định thời gian chờ, đây là giá trị mặc định của

tùy chọn này. ● Cho phép định thời gian để khởi động hệ điều hành, khoảng thời gian cho phép là từ 1 đến 99 giây.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 41: Giai Phap Lenten

41

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.3.2 Giao diện của menu Option (tt):

- Auto Power off: cho phép định thời gian tắt máy. Sau khoảng thời gian được định sẵn nếu chưa khởi động từ phân vùng khởi động nào thì chương trình quản lý sẽ tự động tắt máy.

● Disable: tắt chế độ định thời gian tắt máy, đây là giá trị mặc định của tùy chọn này.

● Khoảng thời gian: cho phép định thời gian để tắt máy, khoảng thời gian cho phép từ 1 đến 60 phút.

- Title Setting: cho phép nhập vào các thông tin cá nhân như: tên công ty hay tên của người sử dụng máy tính, v.v… với chiều dài tối đa là 25 ký tự. Các thông tin nhập vào sẽ được hiển thị trên giao diện chính của chương trình quản lý card Reborn.

Page 42: Giai Phap Lenten

42

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.3.3 Giao diện của chức năng Disk Info:

Page 43: Giai Phap Lenten

43

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt): Đây là menu chức năng chuyên thực hiện các công việc liên quan đến ổ cứng như: hiển thị các thông tin về ổ đĩa, phân vùng ổ đĩa, gán các thuộc tính (Attribution) và đặt tên cho các phân vùng, chọn các thời điểm tiến hành việc phục hôi hệ thống (Restore Period), v.v… Chức năng này rất quan trọng trong quá trình cài đặt card Reborn vì một khi đã lưu lại các thông số thiết lập thì sau này rất khó thay đổi các thiết lập này. Trong đó thông số thiếp lập cho kích thước phân vùng (partition size) không thể thay đổi, muốn thay đổi phải dùng chức năng FDisk để xóa toàn bộ cấu trúc ổ cứng và tiến hành phân vùng lại cho ổ cứng. Giao diện này có các tùy chọn và chức năng sau:- Attrib (Attribution): Cho phép gán thuộc tính cho các phân vùng. Ưng với môi thuộc tính được gán thì các phân vùng sẽ có những chức năng, đặc tính, cấp độ bảo mật khác nhau. Có các thuộc tính như sau: ● A (System Partition for Instant Restoration Type): đây là loại phân vùng hệ thống có chức năng phục hôi dữ liệu nhanh và có chế độ bảo vệ dữ liệu. Thuộc tính này chỉ hô trợ các hệ điều hành DOS, Windows 9X/ME/NT/2000/XP. Khi gán thuộc tính này cho phân vùng nào thì chương trình sẽ tự động tạo thêm 1 phân vùng Buffer có dung lượng mặc định là 502MB, được dùng để lưu lại tất cả các sự thay đổi của hệ thống ở chế độ User với mục đích cho phép khôi phục lại tình trạng ban đầu của toàn bộ hệ thống khi thực hiện chức

Trở về trang vừa xem

Page 44: Giai Phap Lenten

44

2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt):chức năng Restoration. Ơ kiểu thuộc tính A này hô trợ 2 chế độ đăng nhập là Supervisor và User: ■ Nếu bạn đăng nhập vào hệ thống ở chế độ Supervisor thì chương trình sẽ chấp nhận mọi sự thay đổi về hệ thống của bạn (ví dụ như: format, cài đặt hệ điều hành, cài đặt driver và các phần mềm khác, v.v… ). Do đó khi đăng nhập vào hệ thống ở chế độ Supervisor thì bạn cần phải thận trọng trong mọi thao tác và phải đảm bảo là trong quá trình thao tác máy bạn không bị nhiễm các loại virus máy tính. Tốt nhất là nên tránh việc đăng nhập vào hệ thống ở chế độ Supervisor nếu không cần thiết. ■ Nếu bạn đăng nhập với mật khẩu của User thì chương trình sẽ ghi nhận lại tất cả sự thay đổi về hệ thống của bạn vào phân vùng Buffer. Nếu dung lượng trống của phân vùng Buffer con lại ít hơn 10% thì hệ thống sẽ cảnh báo cho bạn biết qua 1 tiếng “bíp”. Khi nghe tiếng “bíp” thì bạn nên lưu dữ liệu lại và khởi động lại máy tính để chương trình tự thực hiện chức năng phục hôi (nếu bạn chọn Restore Period là Every) hay tự thực hiện chức năng Restoration băng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + R ở giao diện chính của chương trình. Lúc này, cấu trúc dữ liệu trên phân vùng này sẽ được phục hôi về tình trạng ban đầu (tất cả những sự thay đổi về hệ thống của bạn đều không có tác dụng).

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 45: Giai Phap Lenten

45

Giới thiệu về giải pháp card Reborn 2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt): ● B (System Partition for Backup Restoration Type): đây là loại phân vùng hệ thống có chức năng sao lưu và phục hôi dữ liệu. Thuộc tính này hô trợ hầu hết các hệ điều hành hiện có trên thị trường. Khi gán thuộc tính này cho phân vùng nào thì chương trình sẽ tự động tạo thêm 1 phân vùng Buffer có dung lượng băng với dung lượng của phân vùng được gán thuộc tính B. Phân vùng Buffer này được dùng để lưu lại toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên phân vùng hệ thống được gán thuộc tính B với mục đích cho phép khôi phục lại tình trạng ban đầu của toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên phân vùng này khi thực hiện chức năng Restore. Ơ kiểu thuộc tính này có 2 chức năng là: ■ Backup: đây là chức năng cho phép sao lưu toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên phân vùng hệ thống có thuộc tính B được chọn vào phân vùng Buffer. ■ Restore: đây là chức năng cho phép phục hôi lại toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên phân vùng hệ thống có thuộc tính B được chọn từ phân vùng Buffer. ● C (System Partition for No Restoration Type): đây là loại phân vùng hệ thống bình thường không có chế độ bảo vệ dữ liệu, không có chức năng sao lưu hay phục hôi dữ liệu. Thuộc tính này hô trợ hầu hết các hệ điều hành hiện có trên thị trường.

Trở về trang vừa xem

Page 46: Giai Phap Lenten

46

● S (Share Data Partition): đây là phân vùng có chức năng chứa các dữ liệu cần chia se. Phân vùng nào được gán thuộc này sẽ không có khả năng khởi động nên sẽ không có xuất hiện trên menu Operating System và khi khởi động từ bất kì phân vùng hệ thống nào cung đều thấy được phân vùng này. Kiểu thuộc tính này thích hợp cho các phân vùng chứa dữ liệu dùng chung cho các hệ điều hành hay các dữ liệu cần chia se cho mọi người. ● P (Private Data Partition): đây là phân vùng có chức năng chứa các dữ liệu cá nhân. Phân vùng nào được gán thuộc này sẽ không có khả năng khởi động nên sẽ không có xuất hiện trên menu Operating System và khi khởi động từ phân vùng hệ thống nào có cùng tên với phân vùng được gán thuộc tính P mới có thể thấy được phân vùng này (VD: nếu đặt tên cho phân vùng có thuộc tính P là “WINXP” thì chỉ khi nào khởi động từ phân vùng hệ thống có tên là “WINXP” thì mới có thể thấy được phân vùng có thuộc tính P). Kiểu thuộc tính này rất thích hợp gán cho các phân vùng chứa dữ liệu quan trọng, riêng tư mà không muốn cho người khác truy cập vào. - Name: cho phép đặt tên để nhận biết các phân vùng, tên phân vùng nhập vào có chiều dài tối đa là 10 ký tự. Đối với các phân vùng hệ thống thì các tên phân vùng sẽ xuất hiện trong menu Operating System. - Size: cho phép thiết lập dung lượng cho từng phân vùng.

2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 47: Giai Phap Lenten

47

- File System: cho phép chọn các kiểu File system cho từng phân vùng để tương thích với các hệ điều hành sẽ cài đặt. Card Reborn hô trợ các File system chính như sau: ● FAT16: chỉ hô trợ cho hệ điều hành WinNT. ● FAT32: hô trợ cho các hệ điều hành Windows 98/ME/2000/XP. ● NTFS/HPFS: hô trợ cho các hệ điều hành WinNT 4.0, windows 2000/XP. ● LINUX: hô trợ cho các hệ điều hành Linux như: Suse Linux 10, Novel Linux 10, PCLinux, Hacao Linux, … ● LINUX/SW: hô trợ cho Linux Swap. ● Và một số các File system khác như: OS/2 Boot, Novel, Linux/M, DreeBSD

, Extend.- Restore Period: cho phép định sẵn thời điểm để thực hiện các chức năng nào đó (tùy theo kiểu thuộc tính được gán cho các phân vùng). Có thể chọn 1 trong các giá trị sau: ● Disable: tắt chức năng tự động phục hôi. ● Every : tự động thực hiện chức năng phục hôi vào môi khi khởi động hệ

điều hành. ● Daily : tự động thực hiện chức năng phục hôi ở lần khởi động đầu tiên

của ngày.

2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 48: Giai Phap Lenten

48

● Weekly : tự động thực hiện chức năng phục hôi ở lần khởi động đầu tiên của ngày chủ nhật môi tuần (chủ nhật là ngày bắt đầu của tuần mới).

● Monthly : tự động thực hiện chức năng phục hôi ở lần khởi động đầu tiên của ngày thứ nhất môi tháng. ● Manually: các sự thay đổi của hệ thống sẽ được tạm thời chập nhận

(được ghi nhận lại) cho đến khi nào người sử dụng thực hiện chức năng phục hôi thì hệ thống sẽ được đưa về tình trạng ban đầu.

● Chọn một ngày bất kì: tự động thực hiện chức năng phục hôi ở lần khởi động đầu tiên của ngày được chọn.

● Auto-Clear: tự động xóa tất cả dữ liệu trên phân vùng chứa dữ liệu vào 1 thời điểm được định sẵn. Cung có các mốc thời gian là: môi khi khởi động (Every boot), hăng ngày (Daily), hăng tuần (Weekly), hăng tháng (Monthly) và tự xóa (Manual). Các chế độ tự xóa này chỉ hô trợ cho các kiểu File system là FAT16 và FAT32.

● With System: dữ liệu trên phân vùng có thuộc tính P sẽ được tự động xóa vào cùng thời điểm thực hành chức năng phục hôi của phân vùng hệ thống có cùng tên.

2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 49: Giai Phap Lenten

49

2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

- Buffer: cho phép tạo ra 1 phân vùng dành cho việc sao lưu dữ liệu. Ưng với môi phân vùng hệ thống sẽ có 1 phần vùng Buffer riêng và dung lượng của phân vùng Buffer phụ thuốc vào kiểu thuộc tính mà phân vùng hệ thống đó được gán. Cụ thể như sau: ● Đối với kiểu thuộc tính A (Instant Restoration): thì phân vùng Buffer có

dung lượng tối đa là 1024MB và dung lượng tối thiểu là 0MB. Mặc định thì phân vùng Buffer này có dung lượng là 502MB, để thay đổi dung

lượng của phân vùng này ta dùng phím Page Up/Page Down. ● Đối với kiểu thuộc tính B (Backup Restoration): thì đoi hỏi phân vùng Buffer phải có dung lượng băng với phân vùng hệ thống có thuộc tính B. ● Đối với kiểu thuộc tính C (No Restoration), S (Share Data) và P (Private Data): thì không đoi hỏi phải có phân vùng Buffer.- Các tùy chọn khác của giao diện Disk Info: ● Partition description: cho phép nhập vào 1 câu diễn giải cho phân vùng

hệ thống được chọn. Cho phép nhập vào câu diễn giải có chiều dài tối đa là 46 ký tự. Để nhập vào câu diễn giải thì di chuyển vệt sáng đến phân vùng cần diễn giải và nhấn phím F8 để xuất hiện hộp thoại như hình bên.

Page 50: Giai Phap Lenten

50

2.3.3 Giao diện của menu Disk Info (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

● Boot Password: cho phép thiết lập chế độ bảo vệ băng mật khẩu khi khởi động cho các phân vùng hệ thống được chọn. Để khởi động được từ các phân v0ùng này thì phải nhập vào đúng mật khẩu đã thiết

thiết lập sẵn. Cho phép nhập vào mật khẩu có tối đa là 10 ký tự. Để thiết lập Boot Password cho phân vùng nào thì di chuyển vệt sáng đến phân vùng cần bảo vệ và nhấn phím F9 để xuất hiện hộp thoại như hình bên trên.● Save/Exit: cho phép lưu lại các thông số cài đặt hay thoát khỏi menu Disk

Info. Để thực hiện chức năng này ta nhấn phím ESC. Nếu chúng ta không thay đổi thông số nào thì chương trình sẽ thoát khỏi menu Disk Info, nếu có sự thay đổi nào thì chương trình sẽ đưa ra hộp thoại yêu cầu xác nhận sự thay đổi, để lưu các thay đổi chọn nút Save.

*Ghi chú: Một khi các thông số cài đặt trong menu Disk Info được lưu lại thì kích thước của phân vùng không cho phép thay đổi. Do đó nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định lưu dữ liệu.

Trở về trang vừa xem

Page 51: Giai Phap Lenten

51

chế độ tự động phục hôi các thông tin CMOS trong menu Option (Auto Restore CMOS Setting). Sau khi bật chế độ này thì môi khi bật máy tính lên thì chương trình quản lý card sẽ kiểm tra và so sánh các thông tin trong etfgwetr

2.3.4 Giao diện của menu Tools:

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Đây là menu cho phép thực hiện một số chức năng mở rộng của card reborn. Các chức năng này như sau:

2.3.4.1 Analyze/Save CMOS data: Đây là chức năng phân tích và lưu lại các thông tin trong CMOS vào ổ cứng, khi thực hiện chức năng này thì hệ thống sẽ restart 2 lần. Chức năng được thực hiện trước khi bật

CMOS với các thông tin CMOS đã được lưu trữ trên ổ cứng. Nếu thông tin trong CMOS có sự thay đổi thì chương trình quản lý sẽ đưa ra cảnh báo và cho phép bạn quyết định là chấp nhận sự thay đổi này hay thực hiện chức năng phục hôi các thông tin trong CMOS về tình trạng cu.

Trở về trang vừa xem

Page 52: Giai Phap Lenten

52

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Đây là chức năng tạo bản sao của ổ cứng đang sử dụng, với mục đích dùng cho việc sao lưu dự phong hệ thống. Chức năng này cho chép sao lưu cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng đang sử dụng (Source) sang các ổ cứng cần sao chép (Target), cho phép sao chép cùng lúc tối đa lên đến 7 ổ cứng. Chức năng này có các tùy chọn như sau:

2.3.4.2 Giao diện của chức năng Hard disk clone (mirror):

Page 53: Giai Phap Lenten

53

- Parameter & All Partitions: cho phép sao chép các thông số cài đặt của chương trình quản lý card Reborn và toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng nguôn (Source) sang các ổ cứng được chọn (Target).- Parameter: cho phép sao chép các thông số cài đặt của chương trình quản lý card Reborn sang các ổ cứng được chọn (Target).- Partition: cho phép chọn các phân vùng cần sao chép trên ổ cứng Source để sao chép toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên các phân vùng này sang các ổ cứng được chọn (Target). Sau khi chọn tùy chọn này thì cần nhấn vào nút Partition Select để hiện ra menu Partition Select như hình bên dưới. Trong menu Partition Select này có các ô chọn, môi ô chọn đều có đánh số từ 01 dsds

2.3.4.2 Giao diện của chức năng Hard disk clone (tt):

đến 40, tương ứng với môi ô chọn là 1 phân vùng, khi đánh dấu chọn vào ô chọn nào thì các thông tin về phân vùng đó sẽ được hiện thị trên menu Partition Select. Sau khi chọn xong cần phải lưu lại các chọn lựa này và nhấn nút Start up để bắt đầu thực hiện chức năng này.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 54: Giai Phap Lenten

54

SNCOPY (Serverless network copy) là một tính năng kỹ thuật rất hay của dong card Reborn WOL. Tính năng này cho phép thực hiện các chức năng như: sao chép toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ đĩa cứng hay trên các phân vùng, hoặc sao chép các thông tin cài đặt của chương trình quản lý từ máy này rqwer

2.3.4.3 Giao diện của menu SNCOPY TOOLS:

sang máy khác qua môi trường mạng LAN mà không yêu cầu phải có một máy chủ (Server) và cho phép thực hiện chức năng này cùng một lúc trên nhiều máy tính (hổ trợ tối đa lên đến 200 máy tính). Ngoài ra, với các chức năng điều khiển từ xa (Remote Control) và cho phép lập lịch tự động thực hiện chức năng sao chép dữ liệu (Schedule) sẽ giúp cho các nhà quản trị quản lý, cài đặt và bảo trì hệ thống máy tính một cách dễ dàng hơn. Trên menu SNCOPY TOOLS có 3 nút chức năng, khi nhấn các nút này sẽ gọi các menu chức năng tương ứng là: SNCOPY, SNCOPY Setup, Schedule.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 55: Giai Phap Lenten

55

Khi nhấn nút SNCOPY trong menu SNCOPY TOOLS thì trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện SNCOPY như hình bên trái. Trên giao diện này có menu Select với 5 nút chức năng như sau: Receiving, Sending, Wake Up On Lan, Reboot, Power Off.

2.3.4.3.1 Giao diện của menu SNCOPY:

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 56: Giai Phap Lenten

56

Khi thực hiện chức năng Receiving thì máy tính đang sử dụng sẽ đóng vai tro là một máy nhận dữ liệu (Receiving computer). Lúc này thì chương trình quản lý card Reborn sẽ tự động thực hiện việc do tìm máy gởi dữ liệu (Sending computer) trong mạng LAN để gởi yêu cầu đăng nhập. Nếu được chấp nhận thì máy Receiving sẽ chuyển sang chế độ sẵn sàng nhận dữ liệu từ máy Sending gởi đến (xem hình bên trái). Nếu không tìm thấy ffasfdsa

2.3.4.3.1.1 Giao diện của chức năng Receiving:

máy Sending thì chương trình quản lý của card Reborn sẽ xuất ra màn hình câu thông báo “Waiting for login…”

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 57: Giai Phap Lenten

57

2.3.4.3.1.2 Giao diện của chức năng Sending: Khi thực hiện chức năng Sending thì máy tính đang sử dụng sẽ đóng vai tro là một máy gởi dữ liệu (Sending computer), máy gởi dữ liệu có vai tro gần giống một máy chủ (Server) để cho các máy nhận dữ liệu đăng nhập vào. Máy gởi dữ liệu có 2 chế độ làm việc là: chế độ chờ đăng nhập và chế độ gởi dữ liệu. - Chế độ chờ đăng nhập: là ffasfdsachế độ mà máy gởi dữ liệu sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu đăng nhập từ các

máy nhận dữ liệu (xem hình bên trên). Sau khi các máy nhận dữ liệu đăng nhập thành công thì thông tin về máy nhận dữ liệu này sẽ xuất hiện trên màn hình của máy gởi dữ liệu. Để kết thúc chế độ chờ đăng nhập để chuyển sang chế độ gởi dữ liệu thì ta nhấn phím F1. Nếu muốn thoát ra khỏi chức năng Sending thì nhấn phím ESC.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 58: Giai Phap Lenten

58

- Chế độ gởi dữ liệu: ở chế độ này thì máy gởi dữ liệu chỉ quản lý các máy nhận dữ liệu đã đăng nhập thành công, không chấp nhận thêm các yêu đăng nhận nào khác. Chế độ gởi dữ liệu có 3 tùy chọn là: Send data, Send command, Exit.

2.3.4.3.1.2 Giao diện của chức năng Sending (tt):

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 59: Giai Phap Lenten

59

● Send data: đây là tùy chọn cho phép thực hiện các chức năng gởi dữ liệu cần sao chép cho các máy nhận dữ liệu. Khi nhấn phím F1 sẽ xuất hiện menu Send data như hình bên phải. Menu Send data cho phép chọn 1 trong 3 chế độ gởi dữ liệu như sau: asdfsa

2.3.4.3.1.2 Giao diện của chức năng Sending (tt):

■ Parameter data and all Partition: gởi các thông số cài đặt của card Reborn và toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng đến các máy nhận dữ liệu.

■ Parameter data: chỉ gởi các thông số cài đặt của card Reborn đến các máy nhận dữ liệu.

■ Partition: chỉ gởi cấu trúc dữ liệu của các phân vùng được chọn đến các máy nhận dữ liệu. Khi chọn chế độ này thì màn hình xuất hiện menu Select Partition như hình bên

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 60: Giai Phap Lenten

60

● Send command: đây là tùy chọn cho phép thực hiện các chức năng điều khiển các máy nhận dữ liệu qua mạng LAN (Remote Control). Khi nhấn phím F2 sẽ xuất hiện menu Send Command như hình bên phải. Trong menu Send Command có 6 tùy chọn để thực hiện 6 chức năng như sau:

2.3.4.3.1.2 Giao diện của chức năng Sending (tt):

■ Collect ID for Wake Up On Lan: thực hiện nhiệm vụ lưu lại các thông tin nhận dạng card mạng (Ethernet LAN card ID hay MAC Address) của các máy nhận dữ liệu. Chức năng này phục vụ cho chức năng bật các máy nhận dữ liệu từ xa qua mạng LAN (Wake Up On Lan).

■ Date/Time Adjustment: cho phép chỉnh lại các thông tin về thời gian trên các máy nhận dữ liệu cho giống với các thông tin về thời gian trên máy gởi dữ liệu.

■ Keyboard Lock: cho phép khóa chức năng điều khiển bàn phím trên các máy nhận dữ liệu trong quá trình sao chép dữ liệu để tránh người khác can thiệp vào quá trình này.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 61: Giai Phap Lenten

61

2.3.4.3.1.2 Giao diện của chức năng Sending (tt): ■ IP Allocate: cho phép thay đổi

các thông tin của các máy nhận dữ liệu như: Computer Name, IP Address, Sncopy Group. Chúng ta có thể tự thay đổi các thông tin này cho từng máy băng cách di chuyển vệt sáng đến mục cần thay đổi và nhấn phím Enter để nhập thông tin thay đổi vào. Ngoài ta, có thể dùng chức năng Auto Allocate để chương trình tự động điền các thông tin này vào cho tất cả qqqq các máy nhận dữ liệu mà chương trình đang quản lý. Để thực hiện chức năng Auto Allocate hay để lưu lại các thông tin đã thay đổi thì ta nhấn phím F1 để vào menu Option như hình bên. Menu Option này cho phép thực hiện các công việc sau:

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 62: Giai Phap Lenten

62

2.3.4.3.1.2 Giao diện của chức năng Sending (tt):

Auto Allocate: đây là chức năng tự động điền các thông tin nhận dạng cho các máy nhận dữ liệu, các thông tin được tự động điền vào sẽ phụ thuộc vào thông tin của máy gởi dữ liệu. Khi chọn chức năng Auto Allocate sẽ xuất hiện menu như hình bên phải. Trong menu Auto Allocate 21312cho phép chọn 1 trong 4 tùy chọn như sau: Computer Name: cho phép tự động đặt tên cho các máy nhận dữ

liệu, sau khi được tự động đặt tên thì các máy nhận dữ liệu sẽ có tên gần giống tên của máy gởi dữ liệu. VD: Máy gởi dữ liệu có tên là ELEAD thì các máy nhận dữ liệu sẽ lần lượt có tên là ELEAD1, ELEAD2, ELEAD3, …

IP Address: cho phép tự động đặt địa chỉ cho các máy nhận dữ liệu, sau khi được tự động đặt địa chỉ IP thì các máy nhận dữ liệu sẽ có địa chỉ IP gần giống với máy gởi dữ liệu. VD: Máy gởi dữ liệu có địa chỉ IP là 192.168.0.1 thì các máy nhận dữ liệu sẽ lần lượt có địa chỉ IP là: 192.168.0.2, 192.168.0.3, 192.168.0.4, …

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 63: Giai Phap Lenten

63

2.3.4.3.1.2 Giao diện của chức năng Sending (tt):

Sncopy Group: cho phép tự động đặt tên nhóm cho các máy nhận dữ liệu, sau khi được tự động đặt tên nhóm thì các máy nhận dữ liệu sẽ có cùng tên nhóm với máy gởi dữ liệu. VD: Máy gởi dữ liệu có tên là nhóm FPTELEAD thì các máy nhận dữ liệu cung sẽ có tên nhóm là FPTELEAD. Tên nhóm được sử dụng trong quá trình đăng nhập, chỉ có những máy nhận dữ liệu nào cùng nhóm với máy gởi dữ liệu mới có thể đăng nhập vào máy gởi dữ liệu. Trong một mạng LAN cho phép tạo nhiều nhóm với các mục đích khác nhau.

All Data: cho phép tự động đặt tên máy, địa chỉ IP, tên nhóm cho các máy nhận dữ liệu.

Complete Setup & Exit: kết thúc việc thay đổi các thông tin nhận dạng và thoát ra khỏi menu Option. Các sự thay đổi về thông tin nhận dạng của các máy nhận dữ liệu sẽ được chấp nhận.

About & Exit: tháo ra khỏi menu Option và bỏ qua các sự thay đổi về thông tin nhận dạng của các máy nhận dữ liệu.

● Reboot all computer: khởi động lại tất cả các máy nhận dữ liệu mà máy gởi dữ liệu đang quản lý.

● All computer Power off: tắt tất cả các máy nhận dữ liệu mà máy gởi dữ liệu đang quản lý.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Page 64: Giai Phap Lenten

64

2.3.4.3.1.3 Chức năng Wake Up On Lan: Đây là chức năng cho phép dùng máy gởi dữ liệu để bật các máy tính khác trong mạng Lan, chức năng này được dùng trong việc bảo trì các máy tính trong mạng và phục vụ cho chức năng lập lịch tự động bảo trì cho tất cả máy tính trong mạng lan. Để thực hiện được chức năng này thì máy tính phải đáp ứng được các yêu cầu sau:- Máy tính phải sử dụng bộ nguôn chuẩn ATX.- Bo mạch chính phải hổ trợ chức năng WOL (Wake Up On Lan).- Phải sử dụng card Reborn WOL hay dùng card Reborn PCI với card mạng

được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (các card mạng này phải sử dụng chipset được card Reborn PCI hổ trợ). Card Reborn PCI hổ trợ các chipset sau đây: Realtek 8139x, Realtek 8029, Intel 10/100 Pro, 3Com 3C905c, 3Com

3C905(b), D-Link 500, D-Link 510TX, D-Link 530TX-A1, D-Link 530TX-B1, D-Link 530TX-C, D-Link 538TX, D-Link 550TX, Accton MPX EN 1207D-TX,

Accton MPX EN 1207F-TX, VIA Rhine Family 4.26, VIA 1G(VT6122) V1.08, VIA Tahoe Family(2), VIA PCI 10/100 V3.27, SMC 9432TX, Adm Tek AN983B-NIC, RE100PD, DAVICOM DM9X Series, C83815 V12.2, IC Plus IP100 V3.03.

- Phải cắm cáp mạng vào đầu cắm RJ45 trên card Reborn hay trên card mạng tích hợp.

- Ơ lần đầu tiên sử dụng chức năng Wake Up On Lan này thì phải thực hiện chức năng Collect ID for Wake Up On LAN trong menu Send Command.

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Trở về trang vừa xem

Page 65: Giai Phap Lenten

65

2.3.4.3.1.4 Chức năng Reboot: Chức năng này dùng để khởi động lại máy gởi dữ liệu.

2.3.4.3.1.5 Chức năng Power off: Chức năng này dùng để tắt lại máy gởi dữ liệu.

2.3.4.3.2 Giao diện của menu SNCOPY Setup: Menu SNCOPY Setup cho phép thiết lập các thông số cần thiết của chức năng SNCOPY. Trong menu này có các tùy chọn sau:

- Auto Standby: đây là chế độ tự động kết nối, chế độ này cho phép card drqwdq

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Reborn tự động do tìm các máy nhận dữ liệu và các máy gởi dữ liệu trong mạng LAN khi vừa bật máy tính lên. Có 2 giá trị:● Disable: Tắt chế độ tự

động kết nối.● Enable : Bật chế độ tự

động kết nối.

Trở về trang vừa xem

Page 66: Giai Phap Lenten

66

2.3.4.3.2 Giao diện của menu SNCOPY Setup (tt):- Computer Name: cho phép đặt tên cho máy tính đang sử dụng để phân

biệt với các máy tính khác trong mạng LAN. Nếu không đặt tên cho máy tính thì khi thực hiện chức năng SNCOPY thì phần Login Name sẽ hiện ra dấu “?”.

- Group Name: cho phép đặt tên nhóm cho máy tính đang sử dụng. Tên nhóm được sử dụng trong quá trình đăng nhập, các máy nhận dữ liệu có cùng tên nhóm với máy gởi dữ liệu mới có thể đăng nhập vào máy gởi dữ liệu. Tính năng này gần giống tính năng VLAN (Virtual Local Area Network).

- IP: cho phép đặt địa chỉ IP cho máy tính đang sử dụng.- Packet Driver: cho phép chọn card mạng để thực hiện chức năng

SNCOPY. Nếu sử dụng dong card Reborn WOL thì Packet Driver sẽ có giá trị qwerqwrq

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

mặc định là Realtek 8139x. Nếu sử dụng dong card Reborn PCI thì Packet driver sẽ có giá trị là Disable. Do đó nếu sử dụng dong card Reborn PCI và card mạng tích hợp thì ta phải vào menu SNCOPY Setup để chọn card mạng sử dụng (xem hình bên).

Trở về trang vừa xem

Page 67: Giai Phap Lenten

67

2.3.4.3.3 Giao diện của menu Schedule:Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Đây là menu cho phép thực hiện việc lập lịch bảo trì cho các máy tính trong mạng vào một thời điểm được định sẵn. Khi đến thời điểm này thì máy gởi dữ liệu sẽ tự động bật các máy khác mạng trong LAN và tiến hành việc sao chép dữ liệu. Sau khi thực hiện việc sao chép xong thì máy gởi dự liệu sẽ tắt tất cả các wqemáy nhận dữ liệu và máy gởi dữ liệu cung tự tắt. Trong menu Schedule Setup có các tùy chọn sau:- Mode: cho phép chọn chu kì thực hiện các công việc được chọn sẵn. Có 3 giá trị:

● Disable: tắt chế độ lập lịch.● Just for 1 time: chỉ thực hiện 1 lần các công việc được chọn sẵn. ● Daily: thực hiện các công việc được chọn sẵn môi ngày.

- Start Time: cho phép chọn thời gian bắt đầu thực hiện các công việc được chọn sẵn. Có thể chọn các giá trị từ 0 đến 23 cho giờ, từ 0 đến 59 cho phút.

Page 68: Giai Phap Lenten

68

2.3.4.3.3 Giao diện của menu Schedule (tt):Giới thiệu về giải pháp card Reborn

- Login wait time: cho phép chọn thời gian để chờ các máy nhận dữ liệu đăng nhập vào. - Wake Up On LAN: cho phép sử dụng chức năng bật máy tính qua mạng.

● Disable: tắt chức năng bật máy qua mạng.● Enable : bật chức năng bật máy qua mạng.

- Date/Time Adjustment: cho phép chỉnh lại các thông tin về thời gian trên các máy nhận dữ liệu cho giống với các thông tin về thời gian trên máy gởi

dữ liệu.● Disable: tắt chức năng hiệu chỉnh thời gian trên máy nhận dữ liệu.● Enable : bật chức năng hiệu chỉnh thời gian trên máy nhận dữ liệu.

- Entire HDD: cho phép sao chép toàn bộ cấu trúc ổ cứng của máy gởi dữ liệu đến các máy nhận dữ liệu.

● Disable: tắt chức năng sao chép toàn bộ cấu trúc ổ cứng.● Enable : bật chức năng sao chép toàn bộ cấu trúc ổ cứng.

- Parameter Data: cho phép sao chép các thông tin cài đặt card Reborn của máy gởi dữ liệu đến các máy nhận dữ liệu.● Disable: tắt chức năng sao chép các thông tin cài đặt card Reborn .● Enable : bật chức năng sao chép các thông tin cài đặt card Reborn .

Page 69: Giai Phap Lenten

69

2.3.4.3.3 Giao diện của menu Schedule (tt):Giới thiệu về giải pháp card Reborn

- Partition: cho phép chọn các phân vùng trên ổ cứng của máy gởi dữ liệu để thực hiện chức năng sao chép dữ liệu trên các phân vùng này sang các máy nhận dữ liệu. Khi nhấn vào nút Partition Select sẽ xuất hiện cửa sổ Partition Select như hình bên dưới.

Page 70: Giai Phap Lenten

70

2.3.4.3.4 Giao diện của menu Z.E.N Works (tt):Giới thiệu về giải pháp card Reborn

Đây là chức năng cho phép thiết lập một khoảng thời gian đặc biệt, trong khoảng thời gian này thì máy tính luôn đăng nhập với ở chế độ Supervisor. Chức năng này phục vụ cho chức năng lập lịch sao chép dữ liệu 3423523(SNCOPY Schedule) và chức năng điều khiển từ xa (Remote Control). Khi chọn nút chức năng ZEN Work trong menu TOOLS sẽ xuất hiện cửa sổ ZEN Work như hình bên trên.

- ZEN Work Mode: cho phép chọn chu kì thực hiện chức năng ZEN Work. Có thể chọn các giá trị sau:● Disable: tắt chức năng ZEN Work.● Daily : thực hiện chức năng ZEN Work môi ngày.● Weekly: thực hiện chức năng ZEN Work môi tuần. Cho phép chọn 1

ngày trong tuần để thực hiện chức năng ZEN Work (có thể chọn từ Monday đến Sunday).

● Monthly: thực hiện chức năng ZEN Work môi tháng. Cho phép chọn 1 12321

Page 71: Giai Phap Lenten

71

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.3.4.3.4 Giao diện của menu Z.E.N Works (tt):ngày trong tháng để thực hiện chức năng ZEN Work (có thể chọn từ giá trị từ 01 đến 31).

- Start Time: cho phép chọn giờ để bắt đầu thực hiện chức năng ZEN Work (có thể chọn giá trị từ 0 đến 23 cho giờ và từ 0 đến 59 cho phút).- End Time : cho phép chọn giờ để kết thúc việc thực hiện chức năng ZEN Work (có thể chọn giá trị từ 0 đến 23 cho giờ và từ 0 đến 59 cho phút).

2.3.5 Chức năng FDISK (chức năng này chỉ có trong menu SETTING của card Reborn WOL):

Chức năng này cho phép phân vùng lại ổ cứng. Khi thực hiện chức năng này thì toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị xóa. Do đó khi chọn nút chức năng FDISK trong menu SETTING sẽ xuất hiện cửa sổ thông báo trên hình bên dưới.

Sau khi đã xóa toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng thì trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Disk Info để người quản trị tiến hành phân vùng lại ổ cứng.

Trở về trang vừa xem

Page 72: Giai Phap Lenten

72

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.3.6 Chức năng FDISK (chức năng này chỉ có trong menu SETTING của card Reborn WOL):

Chức năng này cho phép phân vùng lại ổ cứng. Khi thực hiện chức năng này thì toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị xóa. Do đó khi chọn nút chức năng FDISK trong menu SETTING sẽ xuất hiện cửa sổ thông báo trên hình bên dưới.

2.3.7 Chức năng Upgrade:Đây là chức năng cho phép nâng cấp phiên bản hiện tại của chương trình

quản lý card Reborn lên phiên bản mới hơn. Để thực hiện chức năng này chúng ta cần có đĩa mềm Installation Disk phiên bản mới và phiên bản hiện tại. Để nâng cấp phiên bản mới cho card reborn ta thực hiện theo các bước như sau:- Chọn chức năng Upgrade trong menu Settings, màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại như hình bên. Nhấn nút OK để thực hiện việc nâng cấp. Sau khi, nâng cấp xong thì cần phải khởi động lại máy tính.- Bỏ đĩa mềm Installation Disk phiên bản mới và ổ đĩa 1.44MB.

Trở về trang vừa xem

Page 73: Giai Phap Lenten

73

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.3.7 Chức năng Upgrade (tt):

- Lần lượt khởi động vào các hệ điều hành Windows ở chế độ Supervisor để thực hiện việc nâng cấp driver card Reborn lên phiên

bản mới. Ta thực hiện các bước như sau:

● Khởi động vào Windows ở chế độ Supervisor và bỏ đĩa mềm Installation Disk phiên bản cu vào ổ đĩa 1.44MB. Sau đó chạy tập tin Setup.exe để gơ bỏ driver card Reborn phiên bản cu ra.

● Sau khi gơ bỏ driver thành công thì khởi động lại máy tính.

● Tiếp tục khởi động vào Windows ở chế độ Supervisor và bỏ đĩa mềm Installation Disk phiên bản mới vào ổ đĩa 1.44MB. Sau đó chạy tập tin Setup.exe để cài đặt driver card Reborn phiên bản mới.

● Sau khi cài đặt thành công thì khởi động lại máy tính.

Page 74: Giai Phap Lenten

74

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.3.8 Chức năng Uninstall:Cho phép gơ bỏ chương trình quản lý card reborn ra khỏi máy tính. Để

thực hiện việc gở bỏ chương trình quản lý card Reborn ta thực hiện các công việc như sau:

- Khởi động vào Windows ở chế độ Supervisor và bỏ đĩa mềm Installation Disk phiên bản đang sử dụng vào ổ đĩa 1.44MB. Sau đó chạy tập tin

Setup.exe để gơ bỏ driver card Reborn ra khỏi hệ điều hành Windows.- Khởi động lại máy tính và chọn chức năng Uninstall trong menu Settings để gơ bỏ chương trình quản lý card Reborn ra khỏi máy tính.- Tắt nguôn máy tính và tháo card Reborn ra khỏi máy tính.Ghi chú: Nếu bạn cài đặt chương trình quản lý card Reborn ở chế độ

Express Installation thì toàn bộ cấu trúc dữ liệu của ổ cứng sẽ được đưa về tình trạng ban đầu (trước khi chọn Express Installation). Nếu bạn cài đặt ww

Trở về trang vừa xem

chương trình quản lý card Reborn ở chế độ Custom Installation thì toàn bộ cấu trúc dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị xóa. Do đó khi bạn chọn chức năng này chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo như hình bên.

Page 75: Giai Phap Lenten

75

Giới thiệu về giải pháp card Reborn

2.3.9 Chức năng About:

Trở về trang vừa xem

Cho phép hiển thị các thông tin về phiên bản của card Reborn, phiên bản của chương trình quản lý card Reborn, địa chỉ trang web của hãng Lenten.