GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ...

129
Gia Đình Salêdiêng GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG DON BOSCO 1

Transcript of GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ...

Page 1: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

GIA ĐÌNHSALÊDIÊNGDON BOSCO

KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM1952 - 2002

1

Page 2: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng2

Page 3: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

NỘI DUNG

I. TÀI LIỆU1. Những Hướng dẫn để tiếp nhận vào Gia đình Salêdiêng 2. Những Qui tắc hướng dẫn áp dụng được chấp thuận năm 1982, và được

Cha Bề Trên Cả và Ban Cố vấn ngài thiết lập ngày 9 tháng 1 năm 19983. Các Nhóm trong Gia đình SalêdiêngII. GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG DON BOSCO1. Dòng Salêdiêng Don Bosco2. Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ3. Hiệp Hội Cộng tác viên Salêdiêng4. Nữ Chí nguyện Don Bosco5. Hiệp hội Cựu học viên Don Bosco6. Nữ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm7. Dòng Nữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria8. Tu hội Tận hiến Thánh Tâm Salêdiêng9. Tu hội Tông Đồ Thánh Gia10. Tu hội Nữ tu Bác ái Myiazaki11. Nữ Tu Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ12. Tu hội Nữ tử Chúa Cứu Thế13. Nữ Tu Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ14. Hiệp hội Cựu Học viên FMA15. Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng16. Hiệp Hội Damas Salesianas17. Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu18. Nam Chí nguyện Don Bosco – CDB19. Tu hội Nữ Tử Đức Maria Nữ Vương20. Chứng nhân Chúa Phục sinh – TR 2000

Địa chỉ liên lạc của các Nhóm trong Gia đình Salêdiêng

3

Page 4: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng4

Page 5: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

TÀI LIỆU

1. Những Hướng dẫn để tiếp nhậnvào Gia Đình Salêdiêng

Gia đình Salêdiêng và những ơn huệ của mình

Việc thuộc về Gia đình Salêdiêng trước hết không phải là vấn đề pháp lý hay tổ chức, nhưng hàm chứa một thực tế là: nhờ ơn gọi của mình, các nhóm tham dự vào đoàn sủng Don Bosco, nghĩa là: tham dự vào tinh thần và sứ mệnh của ngài. Các nhóm này hoặc đã được Don Bosco trực tiếp thành lập (Tu Hội SDB, Tu Hội FMA và Hiệp hội CTV) hoặc họ gián tiếp quy về Don Bosco vì được Chúa Thánh Linh lập nên trong “Biến cố Salêdiêng”, nhờ người Salêdiêng hay được hỗ trợ do các môi trường hoặc nhóm Salêdiêng – như đã xẩy ra với các Nữ Chí Nguyện Don Bosco, có nguồn gốc của mình nơi việc làm của Cha Rinaldi và việc tông đồ của ngài nơi một số Cộng tác viên nữ, các học sinh và cựu học sinh FMA.

Các yếu tố chung của các nhóm khác nhau có thể qui về ơn gọi tham gia cùng một sứ mệnh cứu rỗi của Don Bosco, và thực hiện sứ mệnh đó theo tinh thần của ngài qua những ơn gọi khác nhau và trong các lãnh vực và sáng kiến tông đồ khác nhau.

Kể từ Tổng Tu nghị Đặc biệt, đã có nhiều cống hiến độc đáo liên quan đến những yếu tố của ơn gọi Salêdiêng chân chính: Cha Ricceri năm 1973, Cha Viganò năm 1981 và các vị đại diện đầy uy tín thuộc nhiều nhóm khác nhau đã được Tổng Tu Nghị Đặc Biệt 5 công nhận là thành viên Gia Đình Salêdiêng, với những cống hiến đó chúng ta có thể liệt kê sau đây một danh sách các yếu tố cơ bản đó như sau:

Ơ n gọi Salêdiêng : Điều này có nghĩa là họ được mời gọi và chia sẻ ân huệ của Chúa, chia sẻ đoàn sủng Chúa ban cho Don Bosco và gia đình của ngài, nơi một số yếu tố đặc biệt thuộc công việc tông đồ tự nhiên và siêu nhiên đặc thù của Don Bosco. Nhóm phải chứng tỏ được những dấu chỉ do Chúa Thánh Linh thúc đẩy và nhìn nhận Don Bosco như một vị hướng dẫn và gương mẫu; nhằm tới việc thực hiện đoàn sủng của ngài cách này hay cách khác. Điều này có thể dễ dàng nhận ra nếu vị sáng lập là một SDB hoặc một FMA hay một thành viên gia đình Salêdiêng.

Tham gia vào sứ mệnh Giới trẻ và dân chúng : điều này có nghĩa là tổ chức đó hàm chứa nơi mục tiêu của mình toàn bộ hay một phần những yếu tố sứ mệnh Salêdiêng toàn diện: loan báo tin mừng, thăng tiến giới trẻ, đặc biệt các trẻ em nghèo và bị bỏ rơi; xúc tiến văn hóa Ky-tô giáo nơi các dân tộc, đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và công việc truyền giáo.

Chia sẻ tinh thần và Ph ươ ng pháp Giáo dục Mục vụ Salêdiêng : đặt nền tảng trên đức ái mục tử, tinh thần gia đình, tính lạc quan, đơn sơ và kinh nghiệm sinh động, thiện cảm với các bí tích và việc tôn sùng mẹ Maria.

Chấp nhận những nguyên tắc : mục vụ và sự hiện diện mang tính giáo dục và tông đồ, cũng như các sinh hoạt được Hệ thống Giáo dục dự phòng của Don Bosco gợi hứng.

Đ ời sống Tin Mừng : theo tinh thần Salêdiêng ở một mức độ tổ chức nào đó, đề ra cho các thành viên một lý tưởng tin mừng phù hợp với những lời khuyên phúc âm, lời

5

Page 6: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

khấn, lời hứa hay những cách thức cam kết khác nhằm phong phú hóa gia đình Salêdiêng được coi như những gương mẫu thực tiễn.

Tinh thần liên đ ới Salêdiêng n ă ng đ ộng : mỗi nhóm được duy trì sự khác biệt độc đáo và tính độc lập của mình, nhưng nhóm vun trồng tinh thần hiệp thông nhằm phong phú hóa gia đình Salêdiêng. Điều này có nghĩa là mỗi nhóm sẽ:

- Tự hội nhập vào các nhóm khác trong gia đình Salêdiêng và duy trì những mối giây liên kết đặc thù trong tình đoàn kết và cộng tác.

- Công nhận Cha Bề Trên Cả, đấng kế vị Don Bosco, là cha và là trung tâm hiệp nhất của gia đình, và như vậy cũng chấp nhận tu hội Salêdiêng có nhiệm vụ đặc biệt nhằm sinh động và liên kết từ phía Don Bosco.

Tất cả những yếu tố đó về cơ bản rất cần thiết thuộc lãnh vực những cam kết tông đồ nhiệt tình giữa các nhóm khác nhau, nơi những người đã được rửa tội và cùng chia sẻ với nhau những cam kết này.

Vào thời Don Bosco ta đã thấy xuất hiện một sự đoàn kết chặt chẽ với những mối giây liên kết thuộc tổ chức cũng như pháp lý. Ngày nay chúng ta thực hiện di chúc của ngài bằng cách tìm ra những phương cách hiệp thông mới áp dụng vào những đặc thù độc đáo của mỗi nhóm.

Việc tiếp nhận vào Gia đình SalêdiêngTổng Tu Nghị Đặc Biệt đã công nhận các tu sĩ Salêdiêng, các tu sĩ FMA , các Cộng

Tác Viên và các tu sĩ Nữ Chí Nguyện VDB là thành viên gia đình Salêdiêng do ơn gọi của họ. Tổng Tu Nghị vẫn dành cơ hội để chấp nhận là thành viên gia đình Salêdiêng các nhóm khác được thành lập sau ngày Don Bosco đã qua đời cho đến ngày hôm nay, cũng như đối với các nhóm sẽ được thành lập trong tương lai và không đề ra một cách thức nhất định nào để thực hiện sự chấp nhận này cả.

Tổng Tu Nghị Đặc Biệt công nhận các Cựu Học Viên là thành viên gia đình Salêdiêng vì nền giáo dục Salêdiêng họ đã lãnh nhận. Tu nghị cũng còn dành khả năng chấp nhận vào gia đình này theo một nghĩa rộng đối với những nhóm chúng ta đang làm việc cũng như đối với những nhóm rộng rãi thuộc lãnh vực hoạt động tông đồ Salêdiêng trong giáo hội.

Những hướng dẫn sau đây được dành riêng cho các nhóm muốn chính thức trở thành thành viên gia đình Salêdiêng theo ơn gọi đặc biệt của họ. Muốn tham dự và hiệp thông vào một đoàn sủng tự nhiên kêu mời họ phải có một vài dấu chỉ hay cơ cấu giúp họ liên kết với Cha Bề Trên Cả, đấng kế vị Don Bosco, vị sáng lập và sinh động cho Gia đình Salêdiêng.

Trong Tổng Tu Nghị 21, Cha Bề trên Cả đã nói rằng: Sự thuộc về Gia đình Salêdiêng theo nghĩa hẹp chỉ quy về những nhóm được thành lập cách thích hợp, và điều rõ ràng là: không có nhóm nào được thiết lập cách thích hợp, nếu không được Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài chấp thuận, và nhóm đó cũng phải có một lịch sử khả dĩ thuyết phục được các cơ quan chính thức chấp nhận.

Trên thực tế, có những nhóm do việc thành lập và do những yếu tố lịch sử và đoàn sủng, đã thuộc về Gia đình Salêdiêng. Tuy nhiên, còn cần làm rõ một số điều kiện và nêu lên tiếng trình qua đó Cha Bề trên Cả có thể chính thức công nhận nhóm đó thuộc về Gia đình Salêdiêng.

6

Page 7: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Cha Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài sẽ công bố thư chấp nhận chính thức, khi một nhóm tự do đệ đơn thỉnh nguyện và sau khi đã biết rõ đời sống và việc tông đồ của họ phù hợp với những mục tiêu chung của Gia đình Salêdiêng, và khi các mục tiêu đó được rõ ràng nêu lên trong các văn kiện chính thức của họ.

Một Tu hội đã trình bày rõ ràng trong Hiến luật của mình những giá trị chung của ơn gọi Salêdiêng, và có thể chứng tỏ rằng những giá trị đó không chỉ có trên văn bản, nhưng còn được thực sự thực thi trong lịch sử và đời sống của họ, thì Tu hội đó có thể bày tỏ ước muốn và động cơ cho Cha Bề trên Cả và xin được chính thức chấp nhận vào Gia đình Salêdiêng.

Vì việc trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng đòi hỏi phải có sự dấn thân của tất cả các thành viên trong Tu hội, cho nên lời thỉnh nguyện phải do quyền bính tối cao của Tu hội đề bạt và được Hội nghị hay Tổng Tu nghị xác nhận nhằm những nhiệm vụ và quyền lợi theo sau.

Bề trên Cả sẽ trao cho Ban Gia đình Salêdiêng thẩm định đơn xin gia nhập và những động cơ. Nếu quyết định của Ban này tích cực, ngài sẽ xin ý kiến của các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng và cũng xin ý kiến của Ban Cố vấn ngài. Nếu sau các cuộc thẩm định này, ngài thấy có đủ lý do chấp thuận đơn thỉnh nguyện, ngài sẽ thông báo cho nhóm liên quan và cho toàn thể các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng về quyết định này.

Việc Cha Bề trên Cả chấp nhận một nhóm không lấy đi tính tục lập của họ, nhưng còn đòi hỏi nhóm đó đưa sự công bố đó vào văn kện chính thức của họ (tốt hơn là trong Hiến luật) để cho mọi thành viên trong Tu hội biết và chấp nhận.

Các tương quan thân tình trong Gia Đình SalêdiêngHệ quả việc chính thức chấp nhận là nhóm sẽ công nhận Cha Bề trên Cả, kế vị Don

Bosco, là cha và là trung tâm hiệp nhất của toàn Gia đình Salêdiêng, và chấp nhận những đường hướng và những chỉ thị liên quan đến sự trung thành của mỗi nhóm với những giá trị Salêdiêng chung cho mọi nhóm.

Tư cách thành viên chính thức đòi hỏi phải thực thi một nhiệm vụ đặc biệt, đó là sự liên đới siêu nhiên và tông đồ với tất cả các nhóm khác trong gia đình Salêdiêng; điều này hàm chứa việc tìm hiểu và giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình trong ơn gọi, hiệp thông và hiện diện trong những biến cố đặc biệt nơi cuộc sống mỗi nhóm như một cách biểu lộ sự hiệp thông theo phong cách Salêdiêng.

Nhằm cổ xúy sự hiệp thông qua đối thoại, liên lạc, tham gia cũng như bằng các sáng kiến chung nhằm thực thi sứ mệnh Salêdiêng và sự hiện diện trong Giáo hội, điều ích lợi là với sự nhất trí của tất cả các nhóm, thành lập những cơ cấu hữu hiệu (như Hội đồng mục vụ Gia đình Salêdiêng) để sắp xếp các cuộc họp nhằm hỗ trợ sự thân tình, học hỏi và cầu nguyện; nhằm trao đổi những sự phong phú thiêng liêng, sự cộng tác và hộ trợ tạo nên cảm thức sống động về chân tính của mỗi nhóm.

Tu hội Salêdiêng nhận lãnh nơi Don Bosco một trọng trách đặc biệt là thực thi nhiệm vụ sinh động Salêdiêng và trợ giúp mục vụ cho các nhóm khác nhau trong gia đình Salêdiêng, nhằm củng cố đoàn kết và trung thành với đoàn sủng Don Bosco liên quan đến ơn gọi đặc biệt của mỗi nhóm, với mục tiêu trên đây một ban điều phối gia đình Salêdiêng đã được hình thành.

Tu hội sẽ thực hiện công việc này trên qui mô toàn cầu, ở cấp tỉnh dòng cũng như ở cấp địa phương. Và Ban này sẽ chú trọng đặc biệt đến việc đào luyện các sinh động viên Salêdiêng cho các nhóm và giúp hoàn thành những trọng trách của họ. Về phần mình các nhóm sẽ coi công việc trợ giúp của các linh mục Salêdiêng và các nhóm trong gia đình

7

Page 8: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Salêdiêng khác như một sự giúp đỡ thiết thực để trung thành với đoàn sủng Don Bosco và tinh thần gia đình.

Các Salêdiêng không được có thành kiến với các cộng thể tu trì khác cũng như cuộc sống tu trì của họ, các Salêdiêng phải sẵn sàng mở rộng cánh cửa các công cuộc của mình để đón tiếp và sinh động các thành viên thuộc các nhóm khác phù hợp với những nhu cầu cuộc sống và công việc tông đồ của họ; tuy nhiên tất cả các nhóm cũng phải hành động như vậy đối với mọi thành viên khác trong gia đình.

Đặc biệt tu hội sẽ tạo điều kiện cho các nhóm được phép sử dụng các phương tiện cũng như những hệ thống liên quan đến đào luyện, lịch sử, nghiên cứu, phát triển linh đạo và sứ mệnh Salêdiêng và kêu gọi các nhóm khác cũng cộng tác như vậy.

Don Bosco thường nói “Có một điều thật ích lợi nếu chúng ta nghiên cứu thường xuyên “bản tin Salêdiêng”, nghĩa là những mối quan hệ gần gũi để hiệp thông và nhất trí với nhau.” Vì vậy Cơ quan phụ trách gia đình Salêdiêng mời gọi các thành viên trong mọi sinh hoạt của mình nên tham gia vào các hoạt động truyền thông cũng như truyền tải thông tin qua các thành viên giầu khả năng thuộc nhóm mình.

2. Những Qui tắc hướng dẫn áp dụng được chấp thuận năm 1982, và được Cha Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài thiết lập ngày 9 Tháng 1 Năm 1998

Những hướng dẫn trên đây vẫn còn giá trị cả về nội dung lẫn động lực thúc đẩy hàm chứa trong đó .

Để làm rõ và có thể dễ dàng áp dụng, Cha Bề Trên Cả và Ban Tổng Cố vấn của ngài, trong phiên họp ngày 09 tháng 1 năm 1998, đã giữ nguyên giá trị và làm rõ một số điểm sau đây :

a) Để chứng tỏ tính vững chắc trong kinh nghiệm Salêdiêng, Nhóm có thể xin Cha Bề trên Cả công nhận tính cách thành viên của mình, ít là 10 năm sau khi được Giáo hội chấp thuận, theo luật định;

b) Tính vững bền Salêdiêng xác nhận :

1. Kinh nghiệm sống ơn gọi Salêdiêng, ngoài những gì được diễn đạt trong các văn bản chính thức;

2. Ý thức về những khía cạnh cội nguồn của ơn gọi Salêdiêng, nhằm phong phú hóa các Nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng;

3. Khuynh hướng tăng triển của Nhóm về số lượng;

4. Sự phát triển trong các Giáo phận và quốc gia khác;

5. Khả năng tổ chức nội bộ, nghĩa là đời sống và những hoạt động tự lập, ngay cả trong sự hiệp thông với các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng.

c) Cần lưu ý đến thành phần của các Nhóm, để chúng không được họp thành bởi các Nhóm đã được Gia đình Salêdiêng công nhận.

Chúng ta công nhận rằng các Nhóm thể hiện sự phong phú của Gia đình Salêdiêng Don Bosco và là quà tặng cho Giáo hội.

Vì thế, chúng ta hy vọng các Nhóm có được sự bền chặt đoàn sủng của mình.

(Trích từ ASC 304, trang 57–61)

8

Page 9: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

CÁC NHÓM TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Chính thứcCông nhận

NămThành lập

Đấngsáng lập

Nămcông nhận

1. SDB 1859 Don Bosco *2. FMA 1872 Don Bosco &

Mẹ Mazzarello*

3. Cộng Tác viên Salêdiêng 1876 Don Bosco *4. Nữ Chí Nguyện Don Bosco 1917 Don Rinaldi *5. Cựu Học viên Don Bosco 1908 Don Rinaldi *6. Nữ Tu Đức Mẹ Vô Nhiễm 1948 ĐGM La Ravoire

Morrow10.6.82

7. Nữ tử Thánh tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria

1905 Don Variara 23.12.83

8. Tu hội Tận Hiến Thánh Tâm Salêdiêng

1933 ĐGM. Cognata 24.12.83

9. Tu hội Tông đồ Thánh gia 1889 Đức Hồng Y Guarino 18.12.8410.Nữ tu Bác Ái Miyazaki 1937 Don A. Cavoli 24.01.8611.Nữ Tu Thừa sai Đức Mẹ Phù

Hộ1942 ĐGM Farrando 27.06.86

12.Nữ Tử Chúa Cứu Thế 1956 ĐGM.P.A. Aparicio 05.11.8713.Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức

Mẹ1937 ĐGM. G.Pasotti 06.11.87

14.Cựu Học Viên FMA 1908 Don Rinaldi 29.10.8815.Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng 1938 ĐGM V. Priante 23.12.8816.Hiệp hội Damas Salesianas

(Hiền Mẫu Salêdiêng)1986 Don M. Gonzales 29.12.88

17.Hiệp hội Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu

1869 Don Bosco 05.08.89

18.Nam Chí Nguyện Don Bosco ( CDB)

1994 Don E. Viganò 12.06.94

19.Nữ tử Đức Maria Nữ Vương 1954 Don C. Della Torre 12.07.9620.Chứng nhân Chúa Phục sinh -

TR 20001984 Don S. Palumbieri 21.01.99

9

Page 10: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng10

Page 11: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

1.DÒNG SALÊDIÊNG DON BOSCOTu hội thuộc quyền Giáo HoàngKý hiệu: SDBTorinô 1859

1. LỊCH SỬ SƠ LƯỢC

a) Thành lập Tu Hội Salêdiêng được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm1859 tại Tôrinô-Valdocco với danh hiệu là Hội Đạo Đức Thánh Phan-xi-cô Salê, với 17 thành viên (một linh mục, 15 tư giáo và một sinh viên) kể cả Don Bosco, lúc bấy giờ 44 tuổi.

Thành viên Sư Huynh đầu tiên gia nhập Tu hội vào ngày 22 tháng 2 năm 1860.

Sắc Lệnh Decretum Laudis về Tu hội được Tòa Thánh ban cho Tu hội ngày 22 tháng 7 năm 1864.

Ngày 1 tháng 3 năm 1869, Tòa Thánh chính thức công nhận Tu hội Salêdiêng Don Bosco.

Sau cùng, ngày 3 tháng 4 năm 1874, Tòa Thánh phê chuẩn Hiến luật.

b) Khởi đầu Tu hộiLễ Phục Sinh năm 1848, Don Bosco đến miền Pinardi và định cư tại Valdocco.

Nhà đầu tiên được thành lập ngoài thành phố Tôrinô năm 1863, tại Mirabello.

Nhà đầu tiên ngoài nước Ý được thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1875 tại thành phố Nice, nước Pháp.

Ngày 11 tháng 11 năm 1875, cuộc xuất hành truyền giáo đầu tiên lên đường sang Achentina.

Tháng 3 năm 1877, Don Bosco xuất bản khảo luận về Hệ thống Giáo dục Dự phòng của ngài.

Tháng 8 năm 1877, xuất bản “Tập San Salêdiêng” đầu tiên.

c) Các Bề trên Cả Tu hộiCha Micae Rua là người kế vị Don Bosco và làm Bề trên Cả Tu hội từ ngày Don Bosco qua đời cho đến tháng 4 năm 1910.

Cha Phaolô Albera là Bề trên Cả từ ngày 6 tháng 4 năm 1910 đến ngày 29 tháng 10 năm l921.

Cha Philip Rinaldi là Bề trên Cả từ ngày 16 tháng 4 năm 1922 đến ngày 5 tháng 12 năm 1931.

Cha Phêrô Ricaldone là Bề trên Cả từ ngày 17 tháng 5 năm 1932 đến ngày 25 tháng 11 năm 1951.

11

Page 12: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Cha Renato Zigiotti được bầu làm Bề trên Cả vào ngày 1 tháng 8 năm 1952 và nghỉ hưu vào ngày 27 tháng 4 năm 1965.

Cha Luigi Ricceri thay thế ngài và giữ chức Bề trên Cả cho đến ngày 15 tháng 12 năm 1977.

Cha Egidio Viganò được bầu là Bề trên Cả ngày 15 tháng 12 năm 1977 và qua đời ngày 23 tháng 6 năm 1995.

Cha Juan E. Vecchi, là người kế vị thứ tám của Don Bosco, được bầu ngày 20 tháng 3 năm 1996, ngài qua đời ngày 23 tháng 1 năm 2002.

Cha Pascual Villanueva Chavez, được bầu Bề trên Cả ngày 3 tháng 4 năm 2002.

2. CHÂN TÍNH NGƯỜI SALÊDIÊNG

Hiến luật 2 khẳng định: “Chúng ta, những người Salêdiêng Don Bosco (SDB) tạo thành một cộng thể những người được thánh tẩy, mau mắn vâng nghe tiếng Chúa Thánh Thần, nguyện thực hiện kế hoạch tông đồ của Đấng Sáng lập trong một hình thức chuyên biệt của đời tu: trong Hội thánh, chúng ta là những dấu chỉ và người mang tình yêu Thiên Chúa đến cho thanh thiếu niên, đặc biệt những em nghèo khổ nhất.

“Trong khi chu toàn sứ mệnh này, chúng ta tìm được con đường nên thánh cho mình”.

“Tu hội chúng ta gồm giáo sĩ và giáo dân sống cùng một ơn gọi trong sự bổ sung huynh đệ” (HL 4).

Đến thời điểm Don Bosco qua đời trong Tu hội có 773 hội viên và 246 tập sinh.

Khi Don Rua qua đời Tu hội có 4.001 hội viên.

Tới thời Cha Albera số hội viên đạt đến con số 5,075 người.

Vào thời điểm Cha Rinaldi qua đời có 8,954 hội viên Salêdiêng.

Dưới thời cha Ricaldone làm Bề Trên cả con số hội viên đạt đến 16.364 người.

Con số cao nhất là dưới thời Cha Ziggiotti làm Bề Trên Cả với 22,382 hội viên.

Vào cuối thời Cha Ricceri làm Bề Trên cả có 17,173 hội viên Salêdiêng.

Khi Cha Viganò qua đời có 17.561 hội viên Salêdiêng.

Đầu nhiệm kỳ Cha Vecchi làm Bề Trên cả có 17.556 hội viên Salêdiêng.

Đầu nhiệm kỳ Cha Chavez làm Bề trên cả, số hội viên là 16.913.

3. SỨ MỆNH VÀ HOẠT ĐỘNG

Hiến luật 6 nêu rõ sứ mệnh Salêdiêng bao gồm những lãnh vực sau đây :

”Trung thành với những cam kết Don Bosco truyền lại, chúng ta là những người rao giảng Tin mừng cho thanh thiếu niên, cách riêng những em nghèo khổ hơn cả; chúng ta đặc biệt chăm sóc các ơn gọi tông đồ; chúng ta là những người giáo dục đức tin trong các môi trường bình dân, đặc biệt với việc truyền thông xã hội; chúng ta loan báo cho các dân tộc Tin mừng mà họ chưa được nhận biết”.

Vì thế, các hoạt động của người Salêdiêng Don Bosco gồm có :

Giáo dục trực tiếp: Các Nguyện xá và Trung tâm trẻ, các trường học thuộc mọi cấp và các trung tâm huấn nghệ. Các trường nội trú và các nhà mở cho các trẻ em gặp khó

12

Page 13: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

khăn, các trường đại học, các trung tâm giáo lý và mục vụ. Công cuộc Salêdiêng chủ yếu nhắm đến các thanh thiếu niên.

Trực tiếp Phúc âm hóa: khoảng 1.000 giáo xứ được trao cho các Salêdiêng điều hành. Tu hội đã khởi sự với một lớp giáo lý và giờ đây được ủy thác việc tân Phúc âm hóa trong thế giới hiện đại.

Trực tiếp truyền giáo: Hiêïn nay có khoảng 3.000 Salêdiêng đang thực hiện công việc truyền giáo. Họ đang hoạt động trong mọi lãnh vực truyền giáo khác nhau trên khắp năm châu lục.

Sau Châu Mỹ La-tinh, các Salêdiêng tổ chức ‘Kế hoạch Phi Châu’, hiện có khoảng 1.000 Salêdiêng đang làm việc tại đó. Cũng đã có cuộc đàm phán về một nhóm ‘Phục vụ Trung Hoa’.

Các Salêdiêng đang hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên thế giới.

Hiến luật quả quyết rằng người Salêdiêng nên thánh qua việc thực thi sứ mệnh của mình. Nhờ suy tư về sự thánh thiện đang nở rộ trong Tu hội Salêdiêng, chúng ta phải nhận ra sự thật nơi các lời trên và sự phong phú của ơn Chúa, khi chúng ta đọc danh sách sau đây :

Don Bosco được phong hiển thánh vào Chúa Nhật Phục Sinh mùng 1 tháng 04 năm 1934, Don Rua được phong Chân Phước ngày 29 tháng 10 năm 1972; các vị tử đạo Luigi Versiglia và Callisto Caravario được phong hiển thánh ngày 1 tháng 10 năm 2001, Cha Philip Rinaldi được phong Chân phước ngày 29 tháng 4 năm 1990. Giuse Kowalski một vị tử đạo Ba-lan cũng được phong Chân phước ngày 13 tháng 06 năm 1999. Cha Luy Variara va Sư huynh Artemide Zatti được phong Chân phước ngày 14 tháng 4 năm 2002.

Rồi còn có một nhóm được phong đáng kính và đầy tớ Chúa: Cha Anrê Beltrami, Augustus Czatoryski, Vinh sơn Cimatti, Si-mong Sgrugi, Rodolfo Komerek, Luigi Alivares, Louis Mertens, Giu-se Quadrio. August Hlond, Ignatio Stuchly, Antonio de Almeida Lustosa, Giu-se Augusto Arribat, Elia Comini, Phan-xi-co Covertini, các vị tử đạo tại Tây Ban Nha trong đó có 39 linh mục, 23 tư giáo, và 25 sư huynh.

Cũng còn có các vị thánh là thanh thiếu niên sống tại các nhà Salêdiêng: Thánh Đa-minh Savio được phong hiển thánh ngày 12 tháng 06 năm 1954, các tử đạo Ba-lan được phong Chân phước ngày 13 tháng 06 năm 1999; Jarogniew Wojciekowski, Edward Kamierski, Czeslaw Jozwiak, Francizek Kesy, Edward Klinik; Đầy tớ Chúa Zeffirino Mamucura. Chúng ta còn phải đề cập một cách đặc biệt đến sự thánh thiện của Mamma Magarita, Mẹ của Don Bosco.

4. SDB VÀ GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Hiến luật nêu rõ: “Bắt nguồn từ Don Bosco là cả một phong trào rộng lớn của những người hoạt động nhằm cứu rỗi giới trẻ, dưới những hình thức khác nhau.

“Ngoài Tu hội thánh Phanxicô Salê, chính ngài đã sáng lập dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ và Hội Cộng tác viên Salêdiêng. Nhờ sống cùng một tinh thần và trong sự hiệp thông với nhau, những Nhóm này tiếp tục sứ mệnh do ngài khởi xướng, với những ơn gọi chuyên biệt khác nhau. Cùng với những Nhóm này và các Nhóm khác phát sinh sau đó, chúng ta tạo thành Gia đình Salêdiêng.

“Theo ý Đấng Sáng lập, chúng ta có trách nhiệm đặc biệt trong Gia đình này là gìn giữ sự hiệp nhất tinh thần, khích lệ sự đối thoại và cộng tác huynh đệ nhằm làm phong phú cho nhau và đạt tới hiệu năng tông đồ lớn lao hơn.

13

Page 14: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

“Cựu Học viên là thành phần của Gia đình này do nền giáo dục họ nhận được. Họ sẽ liên kết mật thiết hơn với Gia đình này khi họ cam kết tham dự vào sứ mệnh Salêdiêng trên thế giới” (HL 5).

Đây không chỉ là lời công bố long trọng trong Hiến luật. Những hệ quả cụ thể được rõ ràng nêu lên trong Qui chế có liên quan đến việc phục vụ các tu sĩ Salêdiêng phải cống hiến cho Gia đình Salêdiêng. Nhiệm vụ của giám tỉnh và giám đốc, được các ủy viên liên hệ hỗ trợ, là gây ý thức nơi các cộng thể, để các cộng thể thực hiện những nhiệm vụ của mình trong Gia đình Salêdiêng.Chiếu theo sự thỏa thuận với nhiều nhóm khác nhau, trong tinh thần phục vụ và tôn trọng quyền tự lập của mỗi nhóm, các cộng thể sẽ :

1. Cống hiến cho họ sự hỗ trợ thiêng liên;2. Cổ vũ các cuộc họp;3. Khuyến khích sự hợp tác giáo dục mục vụ.4. Và vun trồng sự dấn thân chung về ơn gọi.

Một lãnh vực đặc biệt đã được thành lập, đó là Gia đình Salêdiêng, để thực thi những cam kết được nêu lên.

Cũng cần lưu ý rằng việc sinh động chuyên biệt của các Salêdiêng Don Bosco hướng tới Gia đình Salêdiêng, không bao trùm mọi hình thức sinh động. Không nhằm tạo ra một sự độc quyền, nhưng phải tạo ra không gian rộng rãi cho các nhóm, về phía mình, cũng có thể sinh động lẫn nhau.

Hơn nữa, sự sinh động không dựa trên quyền bính, nhưng dựa trên sự phục vụ và sinh động mà các Salêdiêng Don Bosco có nhiệm vụ nghiêm nhặt.

14

Page 15: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

2.DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÙ HỘTu hội thuộc quyền Giáo HoàngKý hiệu: FMAMornese: 1872 (nước Ý)

Các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tạo thành một gia đình tu sĩ phát xuất từ tâm hồn của Don Bosco và lòng trung thành sáng tạo của Mẹ Maria Dominica Mazzarello.

1. THÀNH LẬP VÀ LỊCH SỬ

a) Thành lập :Mẹ Maria Domenica Mazzarello sinh tại Mornese (Alessandria) ngày 09 tháng 05 năm 1837, là chị cả một gia đình mười người con. Bên cạnh người cha, ông Giuse và mẹ người là bà Madalena, Mazzarello đã sớm học được tính kiên trì trông đợi những phép lạ xẩy ra trong thiên nhiên, lòng đơn sơ và sớm biết chia sẻ nỗi buồn và đau khổ, tính nhã nhặn và thanh thản trong gia đình xum họp quanh những lời dạy dỗ Ki-tô giáo vững vàng và một đức tin sâu sắc.

Tìm hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa một cách đơn không cần nhiều lý thuyết và bài giảng lê thê là điều Main (tên cúng cơm trong gia dình và làng xóm đặt cho mẹ) mong muốn nhất. Ước muốn này đã lớn lên trong mẹ, dưới sự hướng dẫn của cha Dominic Pestarino, một cha sở rất trẻ, đã triển nở nơi mẹ một lòng đạo đức vững vàng và thực tiễn, có liên quan mật thiết đến cuộc sống và nhu cầu người khác.

Một thứ tình yêu liên quan đến mọi vấn đề hàng ngày: tại giáo xứ, trong công việc và tại gia đình. Đó là một thứ tình yêu đã chớm nở khi mẹ tham gia Hội Con Đức Mẹ Vô Nhiễm: đã dẫn dắt các bà mẹ và các thiếu nữ gần gũi với Thiên Chúa, giảng dạy về Thiên Chúa và giáo lý của Ngài, truyền bá và bảo vệ những gì là tốt lành.

Đó là thứ tình yêu khiến mẹ có thể chấp nhận những gì không hề mong đợi. Cuộc sống gia đình đã chứng thực lòng hy sinh vô điều kiện của mẹ Maria Mazzarello đối với cha mẹ khi ông bà bị chứng sốt lây nhiễm Rickéttsia quật ngã. Mẹ đã trổi vượt lên thể hiện nơi đức ái thực tiễn, tuy nhiên sức khỏe thể lý của mẹ lại hết sức giới hạn: bệnh tật đã làm suy giảm trần trọng sức lực của mẹ nhưng không xây xuyển nguồn lực tình yêu nơi mẹ.

b) Phát triển :Các học sinh mới được đón tiếp tại trường trung học Mornese, và chỉ ít năm sau một trưởng tiểu học được khai giảng và họat động điều hòa. Don Bosco đã gửi nhiều giáo viên cũng như các thỉnh sinh xin gia nhập tu hội từ Torinô đến giảng dạy tại ngôi trường mới mở này. Mẹ Mazzarello rất hiểu: một cơ sở giáo dục cần có ban điều hành đầy năng lực và có bằng cấp. Vì vậy mà một số tập sinh và các nữ tu trẻ đã phải theo học ngành sư phạm để có bằng dạy học..

Gia đình ngày càng phát triển, và đến giai đọan phải tách ra thành cơ sở mới. Nhà dòng tại Borgo San Martino được mở vào năm 1874. Năm 1876 đánh dấu việc dòng nữ Salêdiêng quay trở lại Torinô-Valdocco, dưới bóng đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu và gần gũi với Don Bosco. Trước mắt họ là một cộng đoàn tu trì trẻ trung, những chân trời mới đang rộng mở, tách khỏi Mornese và lan tỏa ngay cả đến tận cùng thế giới. Vì vậy vào năm 1877 các nữ tu đã di chuyển sang Pháp và đóng tại Nice. Vào tháng mười một

15

Page 16: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

cùng năm đó sáu nữ tu truyền giáo đầu tiên đã lên tầu trong chuyến hải trình đến Villa Colon nước Uraguay. Và rồi vẫn còn các quốc gia khác, các hải cảng khác, các nhà mới khác,và nhiều dân tộc khác nữa.

Cho đến khi Maria Mazzarello đồng sáng lập dòng với Don Bosco qua đời, tu hội mới hiện hữu được chín năm. Mẹ để lại được 26 nhà, 166 nữ tu, 50 tập sinh và 22 thỉnh sinh. Các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ đã lan tỏa khắp nước Ý, họ đã được tiếp dón nồng nhiệt tại Pháp và trên đường sang Nam Mỹ.

Vào năm 1951 Giáo Hội công bố Mẹ Maria Mazzarello lên bậc hiển thánh; một thánh nữ với những đặc tính thường ngày rất quen thuộc; một vị thánh chiên niệm thực tiễn, có khả năng cuốn hút những người theo mẹ đặt chân đến tận cùng trái đất và đã thực hiện được những việc kỳ diệu nhắm tới thăng tiến phụ nữ thông qua giáo dục.

2. MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TÍNH

Giáo Dục là đường lối và là phương tiện để các FMA loan truyền Tin Mừng. Mỗi nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ tận hiến cuộc đời cho Chúa để phục vụ giới trẻ, bằng những cách thức thích hợp vơi hoàn cảnh thực tế và không ngừng được cải thiện. Họ đã lựa chọn làm việc cho những người nghèo khổ nhất. Họ đã quyết định sống với những người thiếu thốn nhất, họ ghi nhận và tiếp đón những người nghèo khổ như những người thầy trong cuộc sống mình vậy.

Nguyện xá, một di sản thiêng liêng, một trực giác giáo dục Salêdiêng tuyệt vời, được giơi trẻ đánh giá cao, hiện nay đã trở nên rất khác biệt so với thủa ban đầu mới thành lập, vì đã được cập nhật thường xuyên để thích nghi với những hoàn cảnh đang thay đổi liên tục .

Thông qua các trường học đa dạng và thuộc mọi cấp bậc, ngày nay các nữ tu cũng đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho một nền giáo dục có hệ thống phục vụ công việc đào luyện kiến thức khá căng thẳng hiện nay, và nơi nhiều quốc gia họ đã tạo cho giới trẻ. đặc biệt những em thuộc tầng lớp lao động, có được kiến thức cũng như tài khéo cần thiết để truy cập những cơ hội văn hóa hiện nay.

Các khóa học nghề được qui hoạch thích hợp với những nhu cầu khác nhau tại Châu Âu, Châu Phi hoặc Châu Mỹ Latinh, đã minh chứng sự quan tâm của các nữ tu Salêdiêng đối với tầng lớp lao động cũng như nhu cầu giới trẻ phải có bằng cấp nếu như họ muốn thực hiện sản xuất và lao động kiếm sống.

Giáo dục phụ nữ trẻ là ưu tiên hàng đầu và được các FMA thực hiện với thâm tín cao nơi nhiều quốc gia khác nhau, xuất phát từ nhu cầu động viên hợp tác giữa các phụ nữ, để cứu vớt giới trẻ phụ nữ nơi những vùng ngoại ô các đô thị lớn, ở đó họ rất dễ trở thành nạn nhân của nạn mãi dâm, để dắt dìu giới nữ vào lao động, vào những sáng kiến văn hóa và để trợ giúp cho các chị em biết cách chống lại những tệ nạn đó với ý thức cao hơn về chân giá trị của chính mình và nhằm phát triển một nền văn hóa rất nhậy bén đối với những vấn đề phụ nữ.

Sự liên đới được đề xuất là tiêu chuẩn cho đời sống, và tổ chức việc tự nguyện là một chọn lựa phục vụ, giúp thanh thiếu niên trở nên tích cực hơn trong cuộc sống và sống có trách nhiệm đối với những người xung quanh. Các FMA tin tưởng vào việc sinh động như là một phong cách giáo dục mới, trong cộng thể cũng như môi trường và nơi các nhóm như là một phương pháp giáo dục mới. Họ khám phá ra rằng “cùng với nhau” là một trạng tự (adverb) mang đầy ý nghĩa trong cuộc sống giới trẻ.

16

Page 17: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Hội nhập văn hóa của đoàn sủng là một chân trời khác được mở ra trong các năm qua. Sự có mặt của các nữ tu Salêdiêng nơi mỗi quốc gia trên thế giới đều có các ơn gọi viết lại những trực giác của các vị sáng lập về vấn đề văn hóa, Các FMA cũng rất nhậy bén trước những dân tộc ít người, cách tiếp cận với mục vụ bản xứ, những biểu lộ của con người dưới nhiều hình thức khác nhau và bằng nhiều đường lối đáp trả lại cùng một tiếng gọi của Chúa chúng ta.

Hội nhập vào những tổ chức mục vụ và xã hội khiến cho sự hiện diện của các nữ tu Salêdiêng được dễ dàng hơn, họ sát cạnh với người giáo dân, cho dù có thuộc những tổ chức khác nhau, cùng làm việc chung để tìm kiếm giải pháp thuộc một vài vấn đề xã hội, trước hết là việc xúc tiến những chiến lược nhằm ủng hộ giới trẻ và phụ nữ. Điều đó không phải là một loại bỏ liều lĩnh khỏi các công tác quần chúng và thực hiện quyết định. Họ nhận thấy rằng sinh hoạt loại này lại trở thành cuộc huấn luyện đào tạo chiến lược, vì chính ở cấp bậc này này những hành dộng đang gây nhiều ảnh hường đến quần chúng đang bị thao túng và quyết định.

Đối với việc đào luyện sư phạm của các hội viên, tu hội có thể trông cậy vào khoa giáo dục tại Đai học Giáo Hoàng Auxilium, nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện tại đây về vai trò của phụ nữ từ nhiều góc độ.

Đây là một khoa duy nhất do phụ nữ đảm trách, họ đang cam kết tất cả nguồn lực trực giác và trí tuệ cho các cuộc nghiên cứu giáo dục và sư phạm. Trong lãnh các vực này, đã cho phép nối kết sự quan tâm đồi với giới trẻ và công việc giáo dục của họ với sự tiến hóa văn hóa và những hoàn cảnh cụ thể, trong đó giá trị phương pháp của một tu hội đã được đúc kết, các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ tiếp tục tìm kiếm một phong cách tu trì mới và cuộc sống Salêdiêng mới, trong đó họ có thể thực hiện được những truyền thống tim mừng và cả đoàn sủng giáo dục đặc thù của họ trong thế giới ngày nay.

Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ trên Thế Giới1. Tại Châu Mỹ: 23 quốc gia2. Tại Châu Âu: 23 quốc gia3. Tại Châu Á: 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam4. Tại Châu Phi: 21 quốc gia5. Tại Châu đại dương: 2 quốc gia

17

Page 18: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

3.HIỆP HỘI CỘNG TÁC VIÊN SALÊDIÊNGHiệp hội giáo dânKý hiệu: CCSSTôrinô :1905

1. THÀNH LẬP Hiệp Hội Cộng Tác Viên Salêdiêng được khởi sự như là một phần dự án tông đồ của Don Bosco nhắm tới trẻ em nghèo. Thực vậy, từ năm 1841 ngài để quan hệ với rất nhiều người xin giúp đỡ công việc của ngài tại các Nguyện xá. Khi công việc của ngài tiến triển, Don Bosco ý thức được một nhu cầu đang gia tăng có người cộng tác với mình (kể cả các linh mục đặc biệt là người đời) tham dự vào sứ mệnh Salêdiêng. Để bắt đầu với ý tưởng về các CTV ngài coi họ là những “Salêdiêng ngoại trú” trong tu hội thánh Phan-xi-cô Salê ngài đã lồng một chương vào trong tu hiến liên quan đến yếu tố này. Nhưng điều này không được Tòa Thánh phê chuẩn. Vì vậy ngài đã thiết lập một hiệp hội đạo đức độc lập. (hiện nay được biết đến như là các hiệp hội đạo đức.) có điều lệ riêng đã được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn ngày 9 tháng 05 năm 1876.

Don Bosco đã xem các Cộng Tác Viên Salêdiêng như những người như thế nào? Trước tiên là đồng trách nhiệm trong sứ mệnh Salêdiêng, ngài đã viết trong bản điều lệ: “, Các CTV Salêdiêng cũng được cống hiến một mùa gặt như Tu hội thánh Phanxicô Salê mà họ muốn được liên kết” (RDB, IV). Vì thế, được hội nhập vào thực tế của thế giới, “những người này, nhờ trở thành CTV Salêdiêng, có thể tiếp tục hiện diện giữa những công việc bình thường của họ, ở trong chính gia đình của họ ...” (RDB, III) Sau cùng, họ có thể tham gia vào một sự dấn thân thiêng liêng chung: “Không có những công việc bề ngoài được xác định cho các CTV. Nhưng để đời sống của họ có thể giống như cuộc đời của các Salêdiêng trong các Cộng thể tu sĩ, họ cũng được khuyên dạy phải giản dị trong trang phục, thanh đạm tại bàn ăn, đơn giản trong trang bị nhà cửa, trong sạch trong lời nói, chính xác trong bổn phận của hoàn cảnh mình” (RDB, VIII).

2. CÁC CỘNG TÁC VIÊN NGÀY NAYSau Công đồng Vaticanô 2 cần phải cập nhật bản điều lệ Hiệp Hội CTV để có thể đưa họ vào đúng quỹ đạo với các giáo huấn của Công đồng, trong khi đó lại có thể trung thành với những ý định của đấng sáng lập.

Năm 1986 văn bản hiện tại, Điều lệ Đời sống Tông đồ (RAL) được soạn thảo, được Cha Bề Trên Cả công bố, và được Tòa Thánh phê chuẩn. Cuốn Điều lệ cũng đã xác định căn tính cá nhân và tập thể của các CTV như sau :

- Những người đời trưởng thành giầu tính nhân bản;- Những tín hữu với đức tin sống động và thâm tín, họ ước muốn làm nhân chứng cho

Đức Kitô trong thế gian;- Những thành viên tích cực của Giáo Hội, ý thức về sự cam kết của Bí tích Rửa tội, và

tham gia vào sứ mệnh của Giáo hội;- Những người giáo dân có khả năng cống hiến sự sinh động Kitô hữu cho thế giới;- Những tông đồ dấn thân xây dựng Nước Chúa;- Những Salêdiêng thực thụ, dấn thân chia sẻ và thực hiện sự quan tâm giáo dục ở

khắp nơi;- Những Kitô hữu dấn thân nên thánh qua việc sống kế hoạch tông đồ của Don Bosco.

18

Page 19: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Ở đây, chân tính nhấn mạnh đến ba chiều kích của người Cộng tác viên Salêdiêng :

Ơn Gọi: đó chính là tiếng mời gọi tất cả mọi người đã nhận lãnh bí tích Rủa tội, đã được thấm nhuần trong đoàn sủng Salêdiêng (một số tín hữu ... cảm thấy được thu hút bởi diện mạo của Don Bosco và viễn ảnh “được làm việc với ngài” trong khi vẫn có thể sống ngoài đời” (RAL, điều 2.1).

Đặc tính giáo dân/người đời: sống những sự dấn thân hằng ngày như là cơ hội để làm chứng, và thấm nhuần đời sống nhân bản với các giá trị Salêdiêng và Tin mừng. (“Các CTV là người đời chu toàn cam kết của họ và sống tinh thần Salêdiêng trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống và công việc của mình, theo như hiện trạng người đời của họ, và quảng bá những giá trị đó trong môi trường họ đang sống. (RAL, điều 4.2)

Đặc tính Salêdiêng: với di sản thiêng liêng và sư phạm Don Bosco để lại như là yếu tố căn bản cho kinh nghiệm đức tin của mỗi người, cách sống và hành động của mỗi người. (Tinh thần Salêdiêng “là kết quả từ một đời sống được đặt trên Tin mừng: nó ảnh hưởng đến hạnh kiểm và những tương quan của mỗi người với người lân cận và với Thiên Chúa. RAL, điều 26).

3. VIỆC TÔNG ĐỒ

Mỗi người Cộng Tác Viên được mời gọi sống sứ mệnh của Giáo hội với tinh thần Salêdiêng, nhưng mỗi người lại sống cam kết tông đồ của mình cách thích hợp nhất với những trách nhiệm của gia đình và nghề nghiệp riêng của họ, hợp với khả năng riêng, thái độ riêng, hợp với ơn sủng được Chúa ban cho, với kiến thức họ có, và ngay cả với hiện trạng sức khỏe của họ nữa.: “Đem đến mọi nơi mọi chỗ mối quan tâm đặc biệt cho các thanh thiếu niên nghèo nhất.”

Có thể nói có ba chiều kích đối với việc tông đồ của các Cộng tác viên.

Chứng tá cá nhân: thông qua phong cách sống riêng biểu thị rõ nét tinh thần tám mối phúc thật. Như là một phương cách hữu hiệu để đem tin mừng đến với các nền văn hóa và cuộc sống xã hội.

Đem sinh động Kitô hữu vào những công việc thuộc thế gian. Để họ có thế sống những giá trị tin mừng trong gai đình, trong quan hệ với người khác, trong môi trương lao động, trong cuộc sống công cộng và những can dự vào xã hội.

Cộng tác trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội: bằng những cam kết và sáng kiến đặc biệt dành ưu tiên cho công việc mục vụ giới trẻ và việc tông đồ giáo dục.

Công việc tông đò này cũng mang lại sự sống cho những cam kết ở mức độ cộng thể. Một khi phương án của một nhóm Cộng tác viên và những sinh hoạt cổ vũ đó tùy thuộc vào sự cộng tác của nhiều người, sự cống hiến và cộng tác trong Gia đình Salêdiêng hoặc những kế hoạch của Giáo Hội địa phương.

4. NHỮNG LÃNH VỰC DẤN THÂN ĐẶC BIỆT

Do đặc tính là các Salêdiêng người đời, các CTV dành sự lựa chọn đối với một số lãnh vực cam kết mà thôi, hợp với hoàn cảnh và khả năng cá nhân của họ :

Gia đì nh : họ cổ vũ phát triển gia đình như là một cộng đoàn những con người, được xây dựng trên tình yêu và chia sẻ những tương quan giáo dục, được Phương Pháp Giáo Dục Dự Phòng linh cảm, họ có thể thực hiện; tại trường học và các trung tâm giáo dục; nơi đó

19

Page 20: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

họ là các thày giáo, là các phụ huynh hoặc những người cộng sự, họ có thể lưu tâm đến toàn bộ nền giáo dục cho giới trẻ và cổ vũ cho một kiểu giáo dục Salêdiêng

Các trung tâm trẻ: ở đó có những phương cách rất đa dạng, họ có thể cổ vũ cho việc sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách lành mạnh và sáng tạo. Mở ra những giá trị như tình bạn hữu, tình đoàn kết và cam kết với những người khác.

Truyền thông xã hội: là nơi tạo ra văn hóa và làm lan tỏa những mô hình cuộc sống giữa những người khác. (Ral điều 16) để có thể đem đến cho thế giới truyền thông đại chúng tình yêu trước chân lý, quan tâm đến giáo dục, lựa chọn những thông điệp tích cực.

Chính trị, phục vụ xã hội và công việc tự nguyện: để có thể đưa họ vào đúng quỹ đạo với các yêu cầu của tin mừng về tự do, công bằng và tình huynh đệ. (Ral số 11.1) Lưu ý nhiều trước những điều thiện thông thường. Cởi mở hơn đối với thế giới thanh thiếu niên. Và những chiều kích dự phòng trong việc giải quyết những khó khăn của giới trẻ.

Thế giới lao đ ộng : để làm nhân chứng và cổ vũ trong thế giới thợ thuyền luân lý phục vụ, chăm chú đến từng cá nhân, tương trợ những kẻ yếu đuối nhất, quan tâm đến nạn thất nghiệp, vượt qua lo-gic hiệu quả thuần túy thường bỏ qua những nhu cầu của cá nhân.

5. TRỞ THÀNH CỘNG TÁC VIÊN SALÊDIÊNG

Việc trở thành Cộng Tác Viên có nghĩa là đáp trả một cách trưởng thành và tự nguyện trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Đó là một sự lựa chọn mang tính “Ơn gọi và cam kết”. Sự lựa chọn này sẽ trưởng thành theo thời gian và cần phải có sự sửa soạn đầy đủ để có thể thực hiện những cam kết có liên quan.

Vì thế, Điều lệ nêu rõ: ‘... Ai muốn gia nhập Hiệp hội CTV phải chấp nhận một giai đoạn chuẩn bị tương thỏa đáng ...’ (điều 36.1). Đây là việc đào luyện ban đầu được yêu cầu cho các ứng sinh Cộng tác viên, được Hiệp hội ấp ủ, lập kế hoạch và cống hiến như là đường lối để khám phá và phát triển ơn gọi. Bình thường giai đoạn này nên kéo dài khoảng hai năm. Những người quan tâm đến việc giáo dục và giới trẻ, những người cảm thấy được Don Bosco lôi cuốn và muốn bày tỏ tình yêu Thiên Chúa qua việc dấn thân xây dựng Nước Chúa, có thể đệ đơn tại các Trung tâm Cộng tác viên gần nhất và xin bắt đầu giai đoạn đào luyện: họ sẽ tìm thấy anh chị em sẵn sàng gặp gỡ họ và đồng hành với họ.

Hiệp hội Cộng Tác Viên có khoảng 30.000 anh chị em hội viên trong 87 tỉnh dòng.

6. NHỮNG TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI

Trong sáng của những phân tích, suy tư và hoạch định, chúng ta có thể tiên liệu là sẽ có một sự phát triển việc tông đồ trong lãnh vực giáo dục, vì thế, được liên kết mật thiết hơn với đoàn sủng Salêdiêng, và trong những lãnh vực thực sự thách đố đặc tính ngươi đời của các Cộng tác viên cách trực tiếp hơn. Có sự quan tâm ngày càng hơn về các tổ chức giáo dục và làm việc cho giới trẻ, tới gia đình, việc chăm sóc xã hội và mục vụ, những lãnh vực văn hóa và truyền thông. Và cũng những gương nổi bật về sự dấn thân nơi một số Cộng tác viên.

20

Page 21: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

4CÁC NỮ CHÍ NGUYỆN DON BOSCOTu hội đời thuộc quyền Giáo HoàngKý hiệu: VDBTôrinô: 1917

1. LỊCH SỬ SƠ LƯỢC

a) Đấng Sáng Lập :Đáng kính Philip Rinaldi (1856-1931) là đáng sáng lập tu hội các phụ nữ tình nguyện Don Bosco

b) Lịch sử:

Từ năm 1907 đến năm 1917, Cha Rinaldi làm linh hướng tại các Nguyện xá Dòng FMA tại Valdocco, ngài đã làm việc cật lực với sự trợ giúp của các nữ tu trong việc huấn luyện siêu nhiên cũng như nhân bản các cô gái trẻ đến tham gia Nguyện xá. Một số trong họ đã bẩy tỏ ước ao dâng mình cho Chúa trong khi vẫn muốn tiếp tục được sống ngoài đời.

Hiệp hội Zelatrici chính vì thế đã được khởi sự với phiên họp diễn ra vào ngày 20 tháng 05 năm 1917. Trong phiên họp đầu tiên đó, được nối tiếp với một bài giảng huấn hàng tháng, Cha Rinaldi đã vạch ra một chương trình sống và phác họa những cơ cấu chính cho một hiệp hội. Trong những năm 1930 sau khi Cha Rinaldi qua đời, hiệp hội đã rơi vào một giai đoạn trì hõan, nhưng không tan hàng. Vào năm 1943 nhờ sự quan tâm của Luigina Carpanera, một tu sĩ Salêdiêng, ngài đã cầm cương cho hiệp hội hoạt động trở lại. Vào tháng giêng năm 1947 Đức Giáo Hoàng Pio XII phát hành Tông Huấn Provida Mater trong đó Giáo Hội chính thức công nhận tu hội đời. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến việc hồi sinh của hiệp hội, tu hội đã bắt đầu lại cuộc hành trình của mình vào ngày 05 tháng 08 năm 1953, là ngày lễ Đức Mẹ Tuyết. (our Lady of Snow )

Các thành viên “Zelatrici” đổi tên thành các Cộng Tác Viên Thánh Hiến Don Bosco và vào năm 1959 đã chấp nhận tên Các Nữ Chí Nguyện Don Bosco như hiện nay.

Tòa Thánh đã chính thức công nhận tu hội vào năm 1964, là năm hiệp hội tư đó được thiết lập với danh nghĩa là một Hiệp Hội Đạo Đức các Nữ Chí Nguyện Don Bosco. Bẩy năm sau lại được công nhận như là một tu hội đời thuộc quyền giáo phận. Vào năm 1978 Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã phê chuẩn thành tu hội đời thuộc quyền Giáo Hoàng. Ngày 24 tháng 06 năm 1990 mẹ Gianna Martinelli, bề trên cả của tu hội đã công bố bản tu hiến đã được tu chính tại hội nghị toàn thể Tổng Tu Nghị lần thứ ba và sau đó được Toà Thánh phê chuẩn chung cuộc.

c) Quảng bá và tổ chức :

Vào năm 1955, với ba “Zelatrici” đầu tiên đã phát triển lên đến con số 86 hội viên, và mới chỉ hiện diện tại Piemont, Lombardy và tại Pháp. Tiếp theo giai đoạn hồi sinh, hội dòng đã lan tỏa nhanh chóng khắp Châu Âu sang Châu Mỹ và Châu Á. và đặc biệt là tại Châu Mỹ Latinh. Trong thời gian mới đây đã lan sang Châu Phi và Châu Úùc. Tu hội đang trên đà phát triển: vào ngày 31 tháng 01 năm 1998 đã có 1.310 thành viên VDB trên khắp năm châu lục.

21

Page 22: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Tu hội được cơ cấu trên ba cấp: trung ương, miền và địa phương. Được hỗ trợ kinh phí từ các tình nguyện viên. Vì tính chất tu hội đời đặc biệt, họ không có bất kỳ công cuộc chung nào làm của riêng cho tu hội cả. Nhà mẹ chính thức đặt tại Roma:Via Aureliana 53 . Tel =390 – 6-488.39; Fax +390-6-487.06.88.

2. CHÂN TÍNH VÀ SỨ MỆNH

a) Người Nữ Chí nguyện được thánh hiến cho Thiên ChúaHọ nhìn nhận mình là người thừa hưởng ân huệ đặc biệt từ nơi Thiên Chúa. Họ được gọi là Salêdiêng thánh hiến giữa đời để phục vụ anh chị em mình qua thừa vụ của Giáo hội. Người Chí nguyện đáp trả cách ý thức tiếng gọi một cách tự nguyện và hân hoan. Hiến cuộc sống mình như một của lễ toàn diện cho Thiên Chúa thông qua việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc âm.

b) Vì sứ mệnh Salêdiêng trần thế :Một đòi hỏi của sứ mệnh nơi người thánh hiến giữa đời là sống khiêm tốn. Người Nữ Chí Nguyện không tỏ lộ ra cho người khác biết mình là một ngưỡi đã được thánh hiến. Điều này cho phép họ sống một cuộc sống bình thường như biết bao nhiêu người khác. Bằng cách này họ có thể thực hiện một cách thành công và ở bất cứ nơi nào công việc Giáo Hội trao phó cho họ, đó chính là làm chứng tá qua cuộc sống của mình.

Biến Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco nên của mình, người nữ Chí Nguyện tìm kiếm tạo ra quanh mình một không cảnh lạc quan và vui tươi, thân thiện và mẫn cán, đơn sơ và sáng tạo. Lãnh vực dấn thân của người tình nguyện chính vì vậy đã trở thành rộng rãi như tình yêu của họ, vì họ muốn trở thành một sự hiện diện chứng tá bất kỳ nơi đâu họ có mặt. Bất kỳ nơi đâu cần đến họ,ï đặc biệt đến với những người Don Bosco sai đến.

Biên cương truyền giáo đã được mở ra. Vì thế, một số Nữ Chí Nguyện đã chọn sống đời thánh hiến giữa đời bằng cách đặt việc đào tạo nghiệp vụ của mình vào việc phục vụ tại các nước đang phát triển.

c) Theo Đức Kitô ...Khi tuyên khấn và sống các các lời khuyên Phúc âm, người nữ Chí nguyện đã bầy tỏ sự lựa chọn căn bản của mình là đức Kitô, trong khi vẫn sống cuộc sống giữa đời không có gì phân biệt họ với người khác.

Lời khấn thanh khiết của họ xuất phát từ tình yêu vô điều kiện với Đức Kitô, đã trở thành một hình thức cụ thể trong việc yêu người đồng loại khác. Đó là một hình thức tự hiến mình và cuộc chạm trán cá nhân với thực tế cuộc sống. Thông qua các giao tiếp hàng ngày với một thái độ tận hiến hoàn toàn. Đức khiết tịnh không kêu gọi người tận hiến dẹp bỏ những giá trị nữ tính của họ nhưng dẫn họ đến tình yêu viên mãn và đề cao nữ tính khiến họ có thể cống hiện liên tục cuộc sống mình qua việc sẵn sàng phục vụ và tận hiến.

Lời khấn nghèo khó của người tình nguyện thể hiện ở việc công nhận là họ một thụ tạo trước mặt Thiên Chúa, là người sáng tạo và là người Cha. Vì thế lời khẫn thanh bần là một sự công nhận Thiên Chúa là sản nghiệp duy nhất của họ và tất cả các giá trị khác cho dù rất hoàn hảo chỉ là tương đối mà thôi. Đối với người tình nguyện sống khó nghèo có nghĩa là đự đặt tất cả những khả năng và những phẩm chất nhân bản và tri thức vào việc phục vụ người đồng loại.

22

Page 23: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Lời khấn vâng phục của người tình nguyện mang một ý nghĩa họ công nhận sự lệ thuộc toàn diện của họ nơi Thiên Chúa là người họ tự phó thác hoàn toàn nơi ngài và vì vậy họ chấp nhận mọi phương án Thiên Chúa kêu mời họ phục vụ.

d) Sự Hiệp thông huynh đệ :Giống như tất cả thành viên thuộc các Tu hội đời, các Nữ Chí Nguyện Don Bosco không sống tập thể. Nhưng sống sự hiệp thông đời sống, liên kết với nhau với ý thức mạnh mẽ thuộc về tu hội.

Đặc biệt, họ tìm thấy trong nhóm mình thuộc về là môi trường tuyệt hảo để họ thực hiện sự hiệp thông.

Các Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB) chia sẻ niềm vui có cùng chung một ơn gọi với nhau như là chị em, chia sẻ cùng một đoàn sủng Giáo hội và Salêdiêng, và thực hiện sứ mệnh của họ trong sự hiệp nhất tinh thần.

3. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

a) Thành viên :Tu hội công nhận Cha Bề Trên Cả Dòng Salêdiêng là người kế vị Don Bosco, là cha của toàn thể Gia đình Salêdiêng, kêu mời họ cổ vũ sự hiệp thông trong tinh thần và trung thành với sứ mệnh chung giữa các Nhóm khác nhau và giữa các thành viên của Tu hội.

b) Những đặc điểm phân biệt :Các Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB) đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, tìm cách hội nhập cuộc sống của họ với ba yếu tố cơ bản của ơn gọi sau đây: việc thánh hiến, tính trần thế, và đặc tính Salêdiêng.

Cha Egidio Viganò xác định các Nữ Chí nguyện là sự nhập thể mới của tinh thần Salêdiêng Don Bosco.

Cha Juan Vecchi khuyến khích họ lưu ý đến những câu chuyện nhỏ của dân chúng và sự hiện diện của Chúa Thánh Linh nơi tâm hồn của người nam và người nữ bình thường.

Ngài kêu gọi họ hãy ý thức rằng Nước Thiên Chúa được che dấu nơi sợi len ngang dọc trên khung cửi đời thường mọi người.

c) Tương quan với các Nhóm khác :Người linh giám Giáo hội và Salêdiêng cống hiến tác vụ linh mục của mình cho Tu hội Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB) ở mọi cấp, cộng tác trong việc đào luyện ban đầu và liên tục cho các Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB). Chia sẻ gia sản thiêng liêng trong Gia đình Salêdiêng và sống hòa hợp với tất cả các Nhóm hợp thành Gia đình Salêdiêng, các Nữ Chí nguyện Don Bosco mang lại cho Gia đình Salêdiêng gia sản và tính độc đáo do ơn gọi đặc thù của họ.

23

Page 24: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

5CỰU HỌC VIÊN DON BOSCOHiệp Hội Dân sự Quốc tếKý Hiệu: EX.DBTôrinô 1870, 1908

1. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA PHONG TRÀO

Nguồn gốc của phong trào Cựu Học viên Don Bosco (CHV) bắt đầu từ sáng kiến của một nhóm nhỏ cựu học học nghề của Nguyện xá đầu tiên ở Valdocco, Tôrinô.

Ngày 24 tháng 06 năm 1870, nhân ngày lễ bổn mạng của Don Bosco, một anh thợ đóng sách, tên là Carlo Gastini dẫn đầu một nhóm đến gặp Don Bosco, để bày tỏ lòng biết ơn với ngài. Hiện diện trong nhóm đó còn có cả Cha sở Tôrinô, là Cha Felice Reviglio, ngài cũng đang trông coi một số trẻ em học nghề. Chẳng bao lâu sau, nhiều Hiệp Hội Địa phương đã bắt đầu xuất hiện tại nước Y và rồi lan sang các quốc gia khác. Cho đến năm 1908, nhờ sự động viên cổ vũ của Cha Philip Rinaldi, lúc đó là quản lý tu hội Salêdiêng, ý tưởng thành lập một Hiệp Hội Cựu Học Viên Don Bosco Quốc Tế được hình thành kèm theo một bản điều lệ thích hợp.

Đài kỷ niệm Don Bosco rất được ngưỡng mộ cho đến tận ngày nay tại quãng trường đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu tại Valdocco là một kết quả cụ thể trong số các nghị quyết tại Đại Hội Đầu tiên của Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco trong những năm đầu mới thành lập. Một số suy tư và đường hướng hoạt động cũng như những mục tiêu tông đồ cụ thể cũng đã thấy xuất hiện rất sớm nơi Hiệp Hội. Một Đại Hội các Trưởng Hội đã nhóm họp tại Tôrinô vào năm 1954, quyết định Liên hiệp quốc tế các Cựu Học Viên Don Bosco trở thành hội “Hiệp Hội CHV/DB Quốc Tế.” Vào năm 1956 tại Đại Hội CHV/DB Châu Mỹ La-tinh lần đầu tiên nhóm họp tại Buenos Aires, Argentina, bản điều lệ quốc tế đầu tiên đã được đúc kết và Hiệp Hội được cơ cấu thành các Hiệp Địa Địa Phương (Local Unions), Hội CHV/DB cấp Tỉnh Dòng và cấp Quốc Gia (Provincial and National Federation) và sau cùng Hiệp Hội CHV/DB Thế Giới.(World Confederation)

Các Cựu Học viên Don Bosco thuộc các tôn giáo khác cũng được chấp nhận vào Hiệp Hội với tư cách là những người chia sẻ các lý tưởng của Don Bosco và là những người lĩnh hội những giá trị thuộc Hệ Thống Giáo Dục Dự Phòng của Ngài.

Ngoài ra Hiệp Hội còn được coi như là một công cụ quan trọng trong việc truyền bá việc giáo dục của Tu hội Salêdiêng, thông qua các Cựu Học viên Don Bosco trong gia đình của họ, tại trường học, và thông qua những khả năng đặc thù của mỗi CHV và trước tiên là qua sự chứng tá của họ.

Một sự trưởng thành tiệm tiến, phù hợp với nền thần học mới về giáo dân tính, phát xuất từ những văn kiện công đồng Vatican 2 đã mở ra cho Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco thực hiện công việc tông đồ vượt quá bản thân chính người Cựu Học viên Don Bosco. Ngay từ những bản điều lệ đầu tiên chúng ta đã đọc ‘ Người Cựu Học viên Don Bosco ý thức đầy đủ về cam kết của mình là duy trì và phát triển những điều giảng dạy họ đã lãnh hội được trong các trường Don Bosco, cảm nhận được họ có bổn phận phải truyền bá tinh thần Salêdiêng trên toàn thế giới thông qua những hành động cá nhân hay tập thể.”

Sau đây là một số những biến cố quan trọng trong lịch sử của Hiệp hội :

Năm 1966: duyệt xét lại cuốn Điều lệ quốc tế của Hiệp Hội;

24

Page 25: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Năm 1967: Các Cựu Học viên Don Bosco trở thành những người đồng sáng lập OMAAMEE (Hiệp Hội CHV Quốc Tế của các Trường Công giáo) cùng với các Hiệp Hội dân sự khác;

Năm 1969: những bước đầu tiên và hình thành nhóm Cựu Học Viên Don Bosco Trẻ (GEX);

Năm 1970: Đại Hội Cựu Học Viên Don Bosco Thế Giới với hơn 60 quốc gia gởi phái đoàn tới tham dự (trong đó có sự tham dự của Việt nam dẫn đầu là BS Quát và Cha Hoàng Phú Bảo SDB), để đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày hình thành Hiệp Hội, trong quá trình Đại Hội, Hiệp Hội được giao nhiệm vụ điều hành và cỗ vũ những hoạt động và tạo ra những cơ cấu đáp ứng nhiệm vụ người giáo dân theo đường lối đã được Công Đồng Vaticanô 2 phê chuẩn;

Năm 1971-1972: Tổng Tu Nghị Đặc Biệt của Tu hội Salêdiêng đã đệ trình văn kiện 19 mang tên: Họat Động Salêdiêng qua các Cựu Học viên Don Bosco (CHV).

Cuốn Điều lệ mới phù hợp với đường hướng Công đồng Vaticanô 2 và Tổng Tu Nghị Đặc Biệt của Tu hội được ban hành qua hai giai đoạn: Tại Đại Hội Châu Mỹ La-tinh lần thứ IV nhóm họp tại Thành Phố Mexico và tại Đại Hội Châu Aâu lần thứ II họp tại Louvain, Bỉ. Cha Giovanni Raineri, bề bên tổng quyền phụ trách tông đồ giáo dân đã tích cực hướng dẫn và truyền cảm. Bản điều lệ được tu chính tại đại hội Cựu Học Viên Don Bosco Thế Giới tiếp theo sau đó để đánh dấu 100 năm Don Bosco qua đời và đã được ban hành vào ngày 31 tháng 01 năm 1990.

2. TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ VÀ TỔ CHỨC

a) Đây là một hiệp hội dân sự, không thuộc giáo quyền và phi chính trị, nhằm qui tụ tất cả các nam nữ Cựu Học Viên Don Bosco không phân biệt nguồn gốc dân tộc, hay tín ngướng. Trụ sở đặt tại nhà mẹ Tu Hội Salêdiêng, Via della Pisana 1111, 00163 Roma, Italia Hộp thư 18333. Điện thoại +390-6-656.121 Fax. +390-6 -656-.12.556.

b) Bao gồm tổ chức các hiệp hội thành viên các cấp khác nhau (Địa phương, tỉnh dòng, và quốc gia), Hiệp Hội Cựu Học Viên Don Bosco Thế Giới cũng được phân chia theo cơ cấu từng vùng lãnh thổ các nhóm quốc gia, theo các Châu Lục, nhắm tới cổ vũ và sinh động hóa theo nhu cầu các hội quốc gia và nối kết các Hiệp Hôị Quốc gia với nhau, cũng như nối kết với Ban Điều Hành Cựu Học Viên Don Bosco Thế giới.

c) Phân biệt được những ý nghĩa khác nhau của từ ‘Cựu Học viên’ cũng là điều quan trọng.

Cựu Học viên là những người đã theo học tại một cơ sở giáo dục Salêdiêng như: Nguyện xá, trường học, ... ngay cả khi họ quên hay không còn quan tâm đến những giá trị giáo dục Salêdiêng.

Cựu Học viên không là hội viên của Hiệp Hội Cựu Học viên, nhưng ý thức về những giá trị giáo dục Salêdiêng, là người đã lãnh nhận hoặc hơn kém đã hấp thụ nền giáo dục Salêdiêng, và ngay nay vẫn còn chấp nhận và sống những giá trị trung tâm, và biểu lộ điều đó nhờ tiếp tục giữ liên hệ với người giáo dục và các bạn cùng lớp của mình, nhưng không là thành viên của bất cứ tổ chức nào.

Cựu Học viên là thành viên của một Hiệp Hội, là người ý thức về những dấn thân là hệ quả của nền giáo dục đã lãnh nhận và tự do trở nên thành viên tích cực trong một Trung tâm địa phương của Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco Thế giới.

25

Page 26: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

3. MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TÍNH

a) Những mục tiêu và họat động- Duy trì, đào sâu và áp dụng những nguyên tắc giáo dục Salêdiêng họ đã lãnh nhận:

đặc biệt, bảo vệ và thăng tiến giá trị của con người và gia đình;

- Sự tăng triển văn hóa, xã hội, luân lý và tôn giáo, nhất là đối với giới trẻ sống trong nghèo khổ và những hoàn cảnh khó khăn, và tương hợp với nền giáo dục đã lãnh nhận;

- Cổ xúy sự tham gia của Cựu Học viên trẻ vào những hoạt động tình nguyện Salêdiêng, trong viễn ảnh của sự dấn thân truyền giáo.

b) Những Đặc tính chuyên biệt :- Công nhận Cha Bề Trên Cả là cha và trung tâm hiệp nhất của Gia đình Salêdiêng, và

là người kế vị Don Bosco, coi ngài là điểm quy chiếu đầu tiên của Hiệp hội;

- Thực hiện sự rộng mở đại kết, cộng tác với các hiệp hội và phong trào dân sự khác;

- Lo liệu để có sự hiện diện của cựu học viên linh mục trong Hiệp hội.

c) Dấn thân của các Cựu Học viên :- Phát xuất từ dấn thân nhân bản tới dấn thân tôn giáo trong Giáo hội.

4. CỰU HỌC VIÊN TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Tổng Tu Nghị Đặc Biệt và Hiến luật Tu Hội Selêdiêng đã khẳng định sự bao gồm của Cựu Học viên Don Bosco trong Gia đình Salêdiêng, nhưng sự công nhận này được diễn tả với câu “Nhờ nền giáo dục đã lãnh nhận”.

Hiệp hội cổ vũ sự hiệp thông tích cực với tất cả các nhóm của Gia đình Salêdiêng qua đối thoại và cộng tác, đặc biệt qua tương quan làm việc với Cựu Học viên FMA.

5. VIỄN ẢNH TƯƠNG LAI

Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, Hiệp Hội Cựu Học viên được coi là một phong trào người đời nhắm đáp lại cách thích đáng những nhu cầu của xã hội và Giáo Hội. Hiệp hội Cựu Học viên dấn thân đặc biệt cho giới trẻ. Duyệt xét lại sự cộng tác của mình với các tổ chức dân sự và tôn giáo khác đang hoạt động trong lãnh vực giáo dục.

Với hàng triệu Cựu Học viên trên thế giới, có ít là 500.000 thành viên thuộc các Hiệp Hội. Họ sống trong khoảng 95 quốc gia.

Sự thánh thiện đã triển nở nơi các Cựu Học viên Don Bosco là một nét đặc trưng có ý nghĩa: Đáng kính Alberto Marvelli (1919-1946), một kỹ xuất thân từ Rimini; các Đầy Tớ Chúa: Nino Petyx (1874-1935), sinh tại Randazzo; và Salvo d’Aquisto (1920-1943 ), sinh tại Napoli đã bị giết vì đã giải cứu 22 con tin tù nhân.

Praeit ac tuetur (Người hướng dẫn và bảo vệ) là châm ngôn được in trên cờ hiệu của Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco.

26

Page 27: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

6CÁC NỮ TU ĐỨC MẸ VÔ NHIỄMTu hội thuộc quyền Giáo hoàngKý hiệu: SMIKrishnagar 1948(Tây Bengal - Ấn Độ)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

a) Đấng sáng lập :Đức Cha Louis La Ravoire Morrow SDB (1892–1987)

Một con người trí thức thâm thúy và kinh nghiệm rộng rãi về thế giới. Ngài sinh tại Weatherford, bang Texas Hoa kỳ ngày 24 tháng 12 năm 1892, cha ngài là người Công Giáo gốc Pháp, với mẹ theo phái tin lành Episcopalia tại Hoa Kỳ. Sau khi gia đình di chuyển đến Mexico, ngài đã gặp một linh mục Salêdiêng tại Puebla và gia nhập dòng Salêdiêng, khấn dòng vào năm 1911. Ngài theo học ngành luật và lịch sử; thụ phong linh mục ngày 21 tháng 05 năm 1921 tại Pueblo; ngài đã gắn bó với ngành xuất bản các sách tốt; làm thư ký cho Giám Mục phụ tá Pueblo, đức cha Guglielmo Piani; rồi làm khâm sứ Tòa Thánh tại Phillipines ( từ năm 1922) tại đó ngài xuất bản những tập sách giáo lý rất nổi tiếng; ngài được chỉ định làm Giám mục Krishnagar vào ngày 25 tháng 05 năm 1939, được Đức Pio XII tấn phong vào ngày 29 tháng 01 năm 1939 tại đền thờ thánh Phêrô ở Roma.

Sống giữa một dân tộc nghèo khổ và mù chữ, chỉ với một số ít tín hữu, ngài đã thực hiện rất hữu hiệu nhiều công việc trong việc khuyến khích và giảng dậy giáo lý, được rất nhiều người Hindu cũng như Hồi giáo ngưỡng mộ và đánh giá cao. Năm 1949 ngài đã thành lập tu hội dành cho các phụ nữ. Ngài đã tham gia tích cực Công Đồng chung Vaticanô 2. Đức Phaolô VI chấp thuận đơn từ chức Giám mục của ngài vào ngày 31 tháng 10 năm 1969; ngài tiếp tục công việc tông đồ trong lãnh vực xuất bản. Ngài qua đời tại Krishnagar vào ngày 31 tháng 08 năm 1987.

b) Thành lập tu hội :Tu hội các “Nữ Tu Giáo lý viên” được thành lập vào ngày 12 tháng 12 năm 1948.

Vào năm 1922, Đức giám mục Taveggia (PIME), là Giám mục Krishnagar, đã tổ chức một hiệp hội đạo đức với bốn phụ nữ trẻ làm việc với danh nghĩa là giáo lý viên phụ tá cho các Nữ tu Bác ái Milanô. Hiệp Hội này được thành lập trở thành một tu hội thuộc quyền giáo phận vào năm 1937, nhưng vẫn không phát triển và còn suy yếu đi trong nhiều năm liền. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1948, Đức Giám mục Morrow đã thiết lập các Nũ Tu Giáo Lý viên Đức Mẹ Vô Nhiễm Phù Hộ Các Giáo Hữu trên một cơ sở mới mẻ hoàn toàn. Hiến luật được soạn thảo vào năm 1954 và được phê chuẩn do tông hiến Propaganda Fide năm 1959. Với sự trợ giúp đắc lực của ngài, tu hội đã tiến bộ đáng kể, việc đào luyện tri thức và chuyên nghiệp được triển khai một cách cẩn thận. Và việc tông đồ tại các thị trấn và làng mạc đạt được nhiều thành quả khả quan.

Tòa Thánh phê chuẩn tu hội vào năm 1966, là năm thành lập một cơ sở ngoài Ấn độ, tại Cộng Hòa Liên Bang Đức

27

Page 28: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Các Nữ tu đã triệu tập Tổng Tu Nghị Đặc biệt vào năm 1976.

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ a) Tên gọi chính thức :Năm 1922, Tu hội được thành lập với tên gọi các ‘Nữ Tu Giáo Lý viên của Đức Mẹ Vô Nhiễm’. Tu hội được tái thành lập ngày 12 tháng 12 năm 1948 với tên ‘Nữ Tu Giáo Lý Viên Đức Mẹ Vô Nhiễm Phù Hộ các Giáo hũu’. Nhưng họ thường được biết đến với tên các ‘Nữ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm’ (SMI)

b) Sự thành lập :Tu hội được chính thức thành lập theo giáo luật như là một tu hội thuộc quyền giáo phận vào ngày 8 tháng 12 năm 1950 (với sự phê chuẩn tu hiến, được duyệt lại vào năm 1954), thành lập thuộc quyền Giáo hoàng vào ngày 08 tháng 06 năm 1956. Tổng Tu Nghị Đặc Biệt vào năm 1981 đã tu chính Hiến luật được cảm hứng theo Hiến luật Tu hội Salêdiêng năm 1972: được phê chuẩn để thử nghiệm vào năm 1982.

c) Châm ngôn: Da mihi animas, coetera tolle.d) Các thánh bổn mạng: Mẹ Maria Vô Nhiễm Phù Hộ Các Giáo Hữu, thánh nữ Têrêsa Lisieux, thánh Gioan Bosco.

e) Quảng bá :Được phân bổ trong khoảng 40 cộng thể, các nữ tu SMI hiện diện trong bốn Châu lục: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.

Cũng như tại Ấn-độ, cũøng có những cộng thể tại Hoa Kỳ, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Italia, Tanzania và Zaire. Mỗi khi phát triển tại đâu họ đều đặt dưới quyền phục vụ Giáo hội địa phương và tại các giáo xứ.

Họ rất yêu thích tương quan cá nhân với các gia đình, thăm viếng họ để thực hiện công việc phúc âm hóa và giảng dạy giáo lý.

Hiện Tu hội có 500 hội viên khấn dòng.

f) Trụ sở :Nhà Mẹ Tu hội Các Nữ Tu Đức Mẹ Vô Nhiễm, Krishnagar, HT 741101 Nadia District, West Bangal, India. 3. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG a) Họ là những nhà truyền giáo với một tầm nhìn rộng rãi đặc biệt: sự dấn thân chính của

họ là làm việc tông đồ tại các làng mạc, họ đi xe đạp đến đó theo từng nhóm từ hai đến bốn người, ăn mặc trang phục Sari theo kiểu Ấn Độ. Nhưng họ cũng hoạt động tại các thành phố, ở đó hoạt động chủ yếu của họ là mở các nguyện xá cho các trẻ nữ và trẻ con, các trường tiểu học, các trạm phát thuốc miễn phí. Đôi khi họ cũng làm việc tại các trường nội trú hay các trung tâm dành cho thanh thiếu nữ hay một viện dưỡng lão. Tu hội cũng phát triển đáng kể bên ngoài Ấn độ.

b) Được thánh Têrêsa và Don Bosco linh hướng, đấng sáng lập đã ban cho các nữ tu linh đạo của thánh Têrêsa Lisieux (con đường nhỏ) trong khi đó linh đạo của Thánh Gioan Bosco (sáng kiến, thực hành Hệ thống Giáo dục Dự phòng, một lối tu đức luôn ngay thẳng và mỉn cười), tôn sùng bí tích Thánh Thể (luôn luôn có chầu Thánh Thể

28

Page 29: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

thường xuyên tại Nhà thờ Chánh Tòa Krishnagar) và việc sùng kính Mẹ Vô Nhiễm Phù Hộ các Giáo hũu cũng là việc sùng kính quan trọng.

Thư Chính thức Công nhận là Thành viên Gia đình Salêdiêng

Kính Mẹ Bề Trên Pieta Manavatan, SMIDòng Nũ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm,Krishnagar 741101A, Ấn độ

Kính Mẹ Bề Trên.

Tôi thật vui mừng sung sướng báo tin cho Mẹ là trong phiên họp toàn thể Ban Tổng Cố vấn Tu Hội Salêdiêng Don Bosco ngày 10 tháng 06 năm 1992, lời thỉnh cầu xin cho Tu hội của mẹ được chính thức làm thành viên của Gia đình Salêdiêng, đã được cứu xét và nhận được câu trả lời thuận lợi.

Lời thỉnh nguyện của tu hội được thực hiện lần đầu tiên vào ngày 24 tháng 07 năm 1982, thể theo kết quả bỏ phiếu đồng loạt nhất trí trong các thành viên Tổng Tu Nghị đặc biệt của quí tu hội vào tháng 06 năm 1981, nhưng đã bị hoãn lại do Cha Giovanni Raineri, tổng cố vấn phụ trách Gia đình Salêdiêng đột ngột qua đời. Qua thư từ liên lạc giữa Mẹ Bề trên tổng quyền và Cha Bề Trên cả (Cha Egidio Vigano), lời thỉnh cầu đã được đệ trình lại một lần nữa “thể theo quyết định của Tổng Tu nghị năm 1987 và Ban Tổng cố vấn Tu hội Salêdiêng trong phiên họp ngày 14 tháng 12 năm 1990”. Chúng tôi rất thán phục lòng kiên trì của Mẹ trong trong suốt quãng thời gian dài 10 theo đuổi thỉnh nguyện được làm thành viên chính thức của Gia đình Salêdiêng. Đấng sáng lập tu hội của Mẹ, Giám mục Louis Laravoie Marrow, một tu sĩ Salêdiêng vĩ đại, một con người đầy kiến thức, được công nhận rộng rãi là một chuyên gia dạy giáo lý, một nhà truyền giáo kiệt xuất và cũng là nghị phụ tham dự Công Đồng Chung Vaticanô 2. Việc linh hướng lức khởi nguồn được trao phó cho “ủy viên của Đấng sáng lập”, cha Luigi Gobetti và các Salêdiêng khác tiếp tục, phong phú về tinh thần của Don Bosco, đã bảo đảm cho Tu hội có sự liên kết sâu xa với Gia đình Salêdiêng .

Chúng tôi nhận thấy trong nghị quyết của Tổng Tu nghị Đặc Biệt vừa qua của Tu hội (ngày 01 tháng 10 đến 02 tháng 11 năm 1987) và trong Hiến luật và Qui chế của Tu hội (đã được Tòa thánh phê chuẩn vĩnh viễn vào ngày 29 tháng 06 năm 1990 và được công bố vào ngày 08 tháng 12 cùng năm) có nhiều yếu tố đã dựa vào chất liệu và nội dung đoàn sủng của Hiến luật Salêdiêng Don Bosco.

Tu hội của Mẹ đã rõ ràng chia sẻ, ngay trong Hiến luật, tinh thần Salêdiêng. Điều này được nêu lên cách chi tiết trong Chương hai. Tôi xin nêu lên những tiêu đề của các khoản sau đây :

9. Lối sống của chúng ta (tức: tinh thần chúng ta)10. Đức Kitô trong Tin Mừng, nguồn mạch tinh thần chúng ta.11. Sự kết hợp với Thiên Chúa.12. Nhận thức sống động về Giáo hội13. Tinh thần gia đình.14. Lối sống Maria.15. Làm việc tông đồ với nụ cười.16. Những đặc tính của đời sống hoạt động của chúng ta (nhiệt tình, tu đức, sáng tạo, ...)17.“Con đường thơ ấu” của thánh Têrêsa Lisieux.18. Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco (đức ái mục tử, sự hiện diện giáo dục, ...)

29

Page 30: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Các Chị em có được vị trí của các Chị em trong Gia đình Salêdiêng với một ơn huệ rõ ràng và những cống hiến đặc biệt. Bản chất độc nhất của tu hội hệ tại ở chỗ khởi sự từ đấng sáng lập, Mẹ đã nhận được cùng một lúc :

- Linh đạo “con đường thơ ấu” của thánh Nữ Têrêsa Lisieux (và do đó còn hàm chứa ý nghĩa sắc bén về tình phụ tử của Thiên Chúa với tính đơn sơ và lòng trông cậy con thảo, và ý thức về Nước Thiên Chúa, v.v.).

- Và tinh thần của châm ngôn “da mihi animas” và Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco (và như vậy, bao hàm lòng nhiệt thành mục vụ, sáng kiến táo bạo, lạc quan, nhận thức về Giáo Hội, tu đức của làm việc, lòng thương mến, tinh thần gia đình, v.v.).

Việc học hỏi trong đời sống và suy tư về sự đồng quy dưa Don Bosco (Salêdiêng) và Thánh Têrêsa (dòng kín) có thể đem lại lợi ích cho toàn thể Gia đình Salêdiêng Don Bosco. Đây chính là nhiệm vụ Tu Hội của Mẹ cần phải hoàn thành để mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta. Để xác định cách nào và đến mức độ nào đoàn sủng Salêdiêng sẽ được phong phú hóa nhờ các giá trị của “con đường thơ ấu” đem lại cho tất cả các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng. Đây là dịp để cảm tạ Thiên Chúa vì ân huệ vô giá Ngài đã ban cho Giáo Hội, tiêu biểu là kinh nghiệm thiêng liêng của Don Bosco. Chớ gì những công bố tại Tổng Tu nghị thứ nhất và thứ hai Tu hội của các Chị em vừa ban hành sẽ đạt đến thành công mỹ mãn: ‘Trong tinh thần khiêm tốn này, chúng ta nuôi dưỡng những tương quan với các thành viên khác của Gia đình Salêdiêng, nhằm cộng tác với họ trong việc tông đồ và đào sâu sự hiểu biết về Hệ thống Giáo dục Dự phòng”.

Việc công nhận chính thức của Cha Bề Trên Cả với tư cách “người kế vị Don Bosco, Cha và trung tâm hiệp nhất của Gia đình Salêdiêng” sẽ giúp toàn thể Tu hội cảm thấy nhu cầu hiệp thông với tất cả các nhóm khác là “dấu chỉ và người mang tình yêu của Thiên Chúa cho giới trẻ”, và diễn đạt bằng nhiều chiều kích đời sống khác nhau với tư cách là “các Nữ Giáo lý viên của Mẹ Vô Nhiễm Phù Hộ các Giáo hữu”, sự phong phú của Hệ thống Giáo dục Dự phòng trong phương pháp luận, linh đạo và dấn thân mục vụ của mình.

Xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm Phù Hộ các Giáo hũu, giúp các Chị em tăng triển về số lượng cũng như phẩm chất.

Chúng tôi chia sẻ niềm vui của các Chị em khi nhận được sự công nhận chính thức này.

Tôi xin gửi đến Mẹ, đến Ban Tổng Cố vấn và tất cả các Chị em lời chúc mừng chân thành và đoan chắc sẽ đặc biệt nhớ đến tất cả trong Thánh Thể.

Roma, ngày 10 tháng 6 năm 1992.

Don Egidio Viganò

30

Page 31: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

7DÒNG NỮ TỬ THÁNH TÂMCHÚA GIÊSU VÀ MẸ MARIATu hội thuộc quyền Giáo hoàngKý hiệu: HH.SS.CCAgua de Dios (Colombia) 1905

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

a) Đấng Sáng Lập: Cha Luigi Variara SDB (1875-1923)Sinh tại Viarigi (Asti) ngày 15 tháng 1 năm 1875. Luigi Variana đã gia nhập Nguyện Xá Valdocco vào ngày 1 tháng 10 năm 1887. Một cái thoáng nhìn của Don Bosco đã là khởi sự ơn gọi của ngài. Variana đã khấn trở thành tu sĩ Salêdiêng vào ngày 2 tháng 10 năm 1892. Mới 19 tuổi, ngài đã lên đường truyền giáo với Cha Michael Unia tại trại phong Agua de Dios, Colombia. Ngài đã đặt chân đến đó vào ngày 6 tháng 8 năm 1894. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 24 tháng 04 năm 1898 tại Santafé de Bogota ở tuổi 23. Hồi đó Agua di Dios được biết đến với cái tên thành phố “thống khổ”. Đó là một trung tâm có khoảng 2.000 người, trong số đó có khỏang 800 đã bị nhiễm bệnh phong. Sự hiện diện của linh mục Salêdiêng trẻ tuổi đã đem đến niềm hân hoan khôn tả cho trại phong, ngài đã tổ chức Nguyện Xá, một ban kèn đồng, tổ chức diễn kịch, chiếu phim và xây dựng một Hang đá Nguyện xá cho bọn trẻ bị nhiễm bệnh phong cũng như cho con cái các bệnh nhân tại đó.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ thừa tác tại đó, ngài đã khám phá qua tòa cáo giải ơn gọi tu trì của một số thiếu nữ đã mắc bệnh phong và của một số con em các người bị bệnh phong, họ đã không thể thỏa mãn được lý tưởng thánh hiến cho Thiên Chúa. Ngày 7 tháng 5 năm 1903 ngài đã thành lập một tu hội.

Năm 1919 đấng sáng lập dòng đã rời Agua de Dios, sau khi đã phải chịu đựng biết bao nhiêu đau khổ và hiểu lầm.

Một số hội viên từ Tariba đến thăm Ngài, và ngài đã nhận được tất cả những chăm sóc chu đáo nhất từ phía các hội viên đón nhận ngài trở về cộng thể đó, nhưng chỉ ít ngày sau ngài đã qua đời.

Ngài đã từ trần một cách thánh thiện vào ngày 01 tháng 02 năm 1923 hưởng dương 48 tuổi.

Hồ sơ phong thánh cho ngài đã bắt đầu tiến hành vào năm 1957 và vào ngày 2 tháng 4 năm 1993 Đức Gioan Phaolô II đã công bố ngài vào số các vị Đáng Kính. Ngày 14 tháng 4 năm 2002, Đức Gioan-Phaolô đã phong ngài là Chân Phước.

b) Các Nữ tu Đồng sáng lậpMột số các thanh thiếu nữ thuộc nhóm được gọi là Các Nữ Tử Đức Mẹ Maria đã nói với Cha Variana trong tòa cáo giải về những ước ao của họ về việc dâng mình cho Chúa. Nhưng các cô suy nghĩ điều đó không thể thực hiện được vì căn bệnh của các cô. Dưới sự hướng dẫn của Đấng sáng lập, có sáu cô, trong số đó bốn cô đã bị nhiễm bệnh, hai cô còn lại chưa bị nhiễm nhưng lại là con cái các người bệnh phong. Họ đã bắt đầu thành lập tu hội.

31

Page 32: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Kinh nghiệm cá nhân của họ về ơn gọi tu trì nẩy sinh từ thực tế của người mắc bệnh, hoặc cha mẹ họ mắc bệnh, phát xuất từ ơn thiên triệu thôi thúc, sự vâng phục hiển nhiên, sự dấn thân và trách nhiệm của họ, tất cả là những yếu tố góp phần vào việc thực hiện kế hoạch thành lập Tu hội, mặc dù có nhiều bấp bênh, hiểu lầm và đau khổ, Đấng sáng lập cũng đã chia phần trong đó.

Các nữ tu đầu tiên này đã coi bệnh tật và đau khổ có giá trị cứu chuộc. Giá trị của việc tận hiến trọn vẹn, và sự giúp đỡ những người đau khổ khác trong tinh thần Salêdiêng. Trong nhóm này có hai nữ tu có một vị trí quan trọng, đó là: Mẹ Oliva Sanchez, là bề trên đầu tiên, một bệnh nhân phong. Mẹ là đá tảng của Tu hội. Mẹ đã từ trần chỉ hai năm sau khi Tu hội được thành lập; mẹ Anna Maria Lozano, bề trên thú nhì, có cha là bệnh nhân phong.

Maria Lazano đã dẫn dắt Tu hội trong nhiều năm (1907 - 1969) với hai lần nghỉ ngắn hạn mỗi lần khỏang ba năm. Sự tiến triển của công việc, sự hòa nhập của các thiếu nữ mạnh khỏe, không có người trong gia đình mắc bệnh, và sự phát triển truyền bá của Tu hội tại Colombia và các quốc gia khác đã tùy thuộc rất nhiều vào sự tháo vát của Mẹ.

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ.

a) Danh hiệu chính thức: Lúc đầu, Tu hội được gọi là các Nữ tử Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Theo đề nghị của Cha Micae Rua, tên gọi hiện nay đã được chấp nhận từ năm 1908: các Nữ tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

b) Tính pháp lý: ngày 5 tháng 6 năm 1952 Tu hội được phê chuẩn là Tu hội thuộc quyền giáo phận.

Ngày 12 tháng 6 năm 1952: nhận được Decretum Laudis của Tòa Thánh.

Ngày 6 tháng 4 năm 1964: là Tu hội thuộc quyền Giáo hoàng.

Ngày 22 tháng 3 năm 1986: Hiến luật của Tu hội được phê chuẩn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1981: được công nhận là thành viên của Gia đình Salêdiêng.

c) Các thánh bổn mạng: Bổn mạng của Tu hội là Thánh Tâm Chúa Giêsu và mẹ Maria.

Đấng bảo trợ là thánh Giuse, thánh Gioan Bosco, thánh Nữ Magarita Alacoque.

Ngày lễ phụng vụ được cử hành trọng thể ngay từ khi bắt đầu tu hội cho dến ngày nay là lễ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, ngày 24 tháng 5.

d) Việc truyền bá: Tu hội có 404 hội viên trong 65 cộng thể và hiện diện tại 10 quốc gia: Colombia, Ecuador, Venezuela, Bolivia, Cộng Hòa Domenica, Brazil, Mexico, Tây Ban Nha, Italy và Guinê xích đạo.

e) Trụ sở: Carrena 15, số 45-39 Appartado 50113. Santafé de Bogota, Colombia.

3. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

a) Gia nhập vào Gia đình Salêdiêng :Ngay từ khi được gia nhập vào Gia đình Salêdiêng, Tu hội đã nhận được sự hướng dẫn và cộng tác từ phía các Salêdiêng. Hiến luật bảo đảm các tương quan thiêng liêng. ‘để duy trì sự sống động trong tinh thần, ước muốn của Tu hội là vị linh giám Giáo hội phải là

32

Page 33: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

tu sĩ Salêdiêng, được Tòa Thánh bổ nhiệm với sự thỏa thuận của Cha Bề Trên Cả và Bề trên Tổng quyền của Tu hội.

‘Chúng tôi tuyên bố trung thành với Cha Bề Trên Cả và đại diện của ngài trong những nơi Tu hội làm việc’.

b) Đoàn sủng :Linh đạo và những đặc tính của Tu hội bắt nguồn và phát triển trong môi trường Salêdiêng, đặc biệt giữa con cái và giới trẻ tại các trại phong ở Agua de Dios, Colombia. Chính bệnh phong đã xác định đặc tính hy sinh của đoàn sủng Salêdiêng được gương Cha Anrê Beltrami linh cảm. Trên huy hiệu của Tu hội được cha Variara trình bầy, ta đọc thấy dòng chữ: “Ibi nostra fixa sint corda ubi vera sunt gaudia” (Trái tim ta gắn bó ở nơi có niềm vui). Các Nữ tử Thánh Tâm yêu thánh giá, là dấu chỉ cứu rỗi. Do đó, họ chấp nhận bệnh tật trong cuộc sống, chấp nhận đau khổ, khó khăn và lo âu, ... trong niềm vui của người tin vào sự Phục Sinh.

Vài dẫn chứng lịch sử liên quan đến đặc điểm hy sinh của đoàn sủøng Salêdiêng: Cha Variara đã sống khía cạnh hy sinh của ơn gọi Salêdiêng bằng cách dâng hiến những đau khổ của mình cho người khác. Ngài đã biết Don Bosco vào những ngày cuối đời ngài, cho dù bệnh tình rất nặng, ngài vẫn tiếp tục dâng hiến đời mình cho giới trẻ. Hình ảnh đó của người cha và Đấng sáng lập là học thuyết được diễn tả trong kinh nghiệm và các bài viết của Cha Anrê Beltrami, là người đã khám phá ý nghĩa tông đồ của bệnh tình ngai qua lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Vì lý do đó, Cha Beltrami đã trở nên gương mẫu Salêdiêng được Cha Variara trình bày cho các con của ngài.

Hơn nữa, Cha Variara đã nhấn mạnh đến kỷ luật tu trì của Don Bosco ngay từ giai đoạn tiền nhà tập, và khích lệ các nữ tu coi mình là con cái của Don Bosco; ngài đã đề cập đến việc tông đồ cho giới trẻ, và nhiều công việc tông đồ khác như đã được kể trong Qui chế Tu hội, phù hợp với bệnh tật, như là phương thế đạt đến sự thánh thiện.

c) Tu hội HHSSCC: Chứng từ đặc biệt của cộng thểKinh nghiệm linh đạo của sự hy sinh Salêdiêng được thực hiện trong tác vụ Phúc âm hóa người nghèo, với ưu tiên dành cho người phong, các trẻ em và giới trẻ. Nhằm mục tiêu này, Tu hội đã thực hiện các việc giáo dục đa dạng, qua đó họ cũng cổ vũ cho công tác mục vụ trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe. Cũng đã có một số trung tâm hỗ trợ cho người bệnh, và các công cuộc xã hội và truyền giáo.

d) Tương quan với các nhóm khác :Ý thức về sự hiệp thông với các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng đã trở thành đặc điểm ngay từ đầu. Sự hiệp thông này được diễn tả đặc biệt qua việc ý thức chia sẻ trong cùng một tinh thần chung và qua việc thông giao được duy trì với các Bề trên Salêdiêng và FMA.

e) Phong trào “Luigi Variara” Trần thế :Năm 1975 tổng tu nghị đã quyết định tiếp tục tiến tới với một nhóm người mới với hy vọng là nhóm sẽ có thể trở thành một tu hội đời cho cả nam nữ tu sĩ tham gia mang tên “Phong trào Luigi Variara Trần thế”. Nhóm mới này lệ thuộc vào các nữ tu của Tu hội. Phong trào dẫn đến sự thánh hiến người đời đầu tiên, và đã dẫn đến việc thành lập Tu hội đời (1902-1904). Phong trào này đã cống hiến kinh nghiệm đoàn sủng về sự tự hiến hy sinh và việc phục vụ người bệnh, các linh mục, mọi người nam nữ, giới trẻ, tiếp tục sống trong thế giới và trong các giáo phận của mình, nhất là chính họ là bệnh nhân.

33

Page 34: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

VĂN THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬNTHÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Roma, ngày 11 tháng 01 năm 1982

Mẹ Inès kính mến.

Tôi rất vui mừng khi thông báo cho Mẹ Bề trên biết rằng Ban Tổng Cố vấn Tu hội Salêdiêng, trong phiên họp ngày 23 tháng 12 năm 1981, đã vui lòng chấp nhận đơn thỉnh nguyện của “Các Nữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria” và đã công bố rằng họ được chấp nhận chắc chắn thuộc về Gia đình Salêdiêng.

Công bố này chấp nhận đơn thỉnh nguyện của Tổng Tu nghị thứ bảy của các Chị em vào ngày 06 tháng 04 năm 1975, không những chỉ dựa trên nguồn gốc lịch sử của Tu hội; thực vậy, Ban Gia đình Salêdiêng đã nghiên cứu cẩn thận Hiến luật canh tân của Tu hội và cũng đã nhận thấy Hiến luật đó đề ra một kế hoạch đời sống và hoạt động tông đồ hoàn toàn phù hợp với tinh thần và sứ mệnh Salêdiêng.

Trong Tu hội của các Chị em, ơn gọi Salêdiêng kết hợp với đặc điểm của đời sống là sự đau khổ mà Đấng sáng lập của các Chị em, là Đầy tớ Chúa Cha Luigi Variara,ï đã nhận ra lối sống đó nơi Đầy tớ Chúa vĩ đại, đó là Cha Anrê Beltrami.

Công bố này chính thức thực hiện sự liên kết thân tình Salêdiêng giữa Tu hội các Chị em và các nhóm khác thuộc Gia đình Thiêng liêng của Don Bosco, được gợi hứng và thôi thúc nhờ những sự phong phú siêu nhiên và sự cộng tác tông đồ được các nhóm khác đóng góp.

Mẹ kính mến, điều được tiên liệu là sự công bố này trùng hợp với Lễ Ngân khánh Khấn dòng của Mẹ. Dấu chỉ Biểu hiện gần gũi đặc biệt với đoàn sủng Don Bosco luôn luôn là điều gần gũi nơi trái tim của mẹ

Một lý do nữa để vui mừng đó là Tu hội của các Chị em là Tu hội đầu tiên được chính thức gia nhập vào Gia đình Salêdiêng cùng với các Salêdiêng, Con Đức Mẹ Phù Hộ và các Cộng Tác viên.

Cho đến nay chúng ta đã tiến bước trên cùng một cuộc hành trình Salêdiêng với nhau trong việc trung thành với Don Bosco: ngày nay sựï kiện này đã được chính thức công nhận.

Chân thành trong Đức Kitô,

Don Egidio Viganò

34

Page 35: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

8TU HỘI TẬN HIẾN THÁNH TÂM SALÊDIÊNGTu hội thuộc quyền Giáo hoàngKý hiệu: SOSCBova Marina 1933(reggio Calabria)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

Đấng sáng lập là Giám mục Giuse Cognata SDB, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu rất nổi tiếng tại Agrigento vào ngày 14 tháng 10 năm 1885; là học sinh tại Randazzo; vì quá thất vọng với cha mình, ngài đã gia nhập dòng Salêdiêng. Tiên khấn vào năm 1905; năm 1908 Don Rua nhận lời khấn trọn của ngài, tốt nghiệp đại học khoa văn chương; thụ phong linh mục năm 1909 tại Arcieale (không có mặt của người cha) là tuyên úy trong chiến tranh; là người thành lập các công cuộc Salêdiêng tại Trapani(1919) làm giám đốc đền thờ Thánh Tâm Chúa (Roma) năm 1929; được bổ nhiệm Giám Mục Bova Marina (Calabria) ở độ tuổi 47 (tháng 3 năm 1933) tấn phong giám mục vào ngày 23 tháng 4 năm 1933 tại Roma.

Giáo phận của ngài là một vùng cằn cỗi, thống khổ vì kém phát triển về kinh tế, văn hóa và tôn giáo. Vào ngày 8 tháng 12 năm 1933 ngài đã thành lập dòng các Nữ Tử Tận Hiến Thánh Tâm Chúa tại Pellaro (RC) với Grazia Anastasi và hai thanh thiếu nữ trẻ tuổi khác. Họ bắt đầu với những nhóm nhỏ với công việc giáo dục và giáo xứ tại những làng xóm tách biệt khỏi Calabrian Appenines. Sự thành lập tu hội tiến triển với dấu chỉ tinh thần và lòng Salêdiêng, lòng trông cậy vào Chúa Quan phòng và khó nghèo tuyệt đối. Niềm nở tiếp đón, đơn sơ và vui vẻ. Những sứ vụ đầu tiên đến Sicile và Lazio được bắt đầu vào năm 1936.

Năm 1939 Giám Mục Cagnata bị tố giác và vu khống tại Roma, ngài đã bị tước chức Bề Trên và rồi cả chức giám mục vào năm 1940.

Trong vòng 22 năm, ngài chỉ còn là Cha Cognata mà thôi. Ngài giải tội tại một số nhà Salêdiêng, rất thanh thản trong cống hiến thầm lặng của ngài.

Ngài được Đức Gio-an XXII phục hồi Giám Mục và trao quyền tham dự Công Đồng Vaticanô II. Ngài đảm nhận lại chúc linh hướng cho các nữ tu SOSC, cảm thấy tu hội của ngài đã phát triển một cách lạ lùng dưới sự hướng dẫn của các vị Đại Diện Tòa Thánh dòng Phan Sinh. Ngài qua đời tại Pellari vào ngày 22 tháng 07 năm 1972 thọ 87 tuổi.

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ.

a) Tu hội đã được phê chuẩn là một dòng tu thuộc quyền giáo phận ngày 2 tháng 7 năm 1959 (Tilvoli); lúc đó các hội viên đã lên đến 188 thành viên khấn dòng, sống trong 44 cộng thể hoạt động tại 12 giáo phận ở Ý. Tổng tu nghị đầu tiên đã bầu ra một Ban Tổng Cố Vấn đầu tiên vào năm 1959; được công nhận là Tu hội thuộc quyền giáo hoàng vào ngày 29 tháng 1 năm1972 (lễ thánh Phanxicô Salê) phê chuẩn vĩnh viễn Hiến luật vào ngày 21 tháng 2 năm 1975 (các hội viên tái tuyên khấn hàng năm) được công nhận là thành viên Gia đình Salêdiêng vào ngày 24 tháng 12 năm 1983.

35

Page 36: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

b) Châm ngôn: Caritas Christi urget nos (tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi). Được trao phó cho sự chăm sóc của Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, Tu hội đặc biệt sùng kính thánh Giuse và thánh Phaolô; các thánh bổn mạng là Thánh Phanxicô Salê và thánh Gioan Bosco.

c) Phát triển: ngày 1 tháng 6 năm 1987, các nữ tu SOSC đã có 262 hội viên (261 đã khấn và một tập sinh), sống trong 75 cộng thể. (các nhà được gọi là “các sứ vụ” Misions) gồm 73 tại Ý và hai nhà tại Bolivia (thành lập vào năm 1985-1987), hoạt động trong 28 giáo phận.

d) Trụ sở: V.lo Ciaccia 29, Tivoli (RM)

3. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

a) Thành viên :Được Đức Giám Mục Giuse Cognata thành lập, là một người con nhiệt thành của Don Bosco. Tu hội là thành viên của Gia đình Salêdiêng, được phân biệt do đoàn sủng đặc biệt của họ là sự tự hiến như là cốt lõi linh đạo của Tu hội, với việc tham gia truyền giáo tại các giáo xứ và tại các Giáo hội địa phương. Nhằm phục vụ các anh chị em thiếu thốn nhất. Đặc biệt tại các vùng không có mặt của bất kỳ một tổ chức dòng tu nào. Vì lý đó, mà cộng thể thường chỉ gồm vài ba hội viên. Được coi như là môt “sứ vụ” ngay cả tại nước Ý cũng vậy.

b) Tinh thần, sứ mệnh và hoạt động :- Linh đạo: tích cực tham dự vào việc dâng hiến của Đức Kitô trên thánh giá, đồng thời thực hiện sứ mệnh mục vụ.

‘Việc tận hiến bao gồm trở nên của lễ dâng hiến vĩnh viễn, vô điều kiện, và nhiệt thành cho đức Ki-tô trên thánh giá, đóng đinh chính bản chất tự nhiên của họ để sống một cuộc sống siêu nhiên.’

‘Việc đạo đức của chúng ta chủ yếu là Bí Tích Thánh Thể’ một cuộc tận hiến đem lại sức mạnh từ việc hy sinh trong thánh thể. Đem lại cuộc sống cho người nữ tu và vì thánh thể mà người nữ tu tận hiến chính mình.’ ‘ Tận hiến dành ưu tiên cho những giây phút kinh nguyện thâm tình trước nhà tạm, thông qua đó người nữ tu nhắc lại mối giao hảo với thày mình, rọi ánh sáng và sức mạnh để làm trọn công việc tận hiến của mình và kích thích lòng nhiệt tình tông đồ.’

‘Ơn gọi của chúng ta có thể tóm lại vào một từ duy nhất: tình yêu’.

“Điều độc đáo của người tận hiến trong tình thần Salêdiêng phổ quát đến từ tính khiêm cung sâu thẳm và đơn sơ trong thái độ và tác phong. Xuất phát từ một đức tin tích cực và hoàn hảo nơi tình yêu đầy lòng thương xót nơi Thánh Tâm Chúa Giê-su và xuất phát từ sự quảng đại chấp nhận hy sinh.’

‘Các Nữ tu Tận hiến Thánh Tâm Salêdiêng ý thức sâu xa về lời mời gọi của Chúa Thánh Linh để đáp lại trong công việc tông đồ như Thầy Chí Thánh khuyến khích: “Hãy thu lại các mảnh bánh vụn, không để mất đi điều gì” (Ga 6:12). Đây là động cơ cơ bản thúc đẩy sứ vụ của họ trong Giáo hội và trong Gia đình Salêdiêng, một ơn gọi rất khiêm hạ và quảng đại theo tinh thần: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” của Mẹ Maria.

- Sứ mệnh: sứ mệnh của chúng ta là hướng tới các trẻ em, giới trẻ, gia đình, những người nghèo khổ nhất và những người sống bên lề xã hội, và đặc biệt lưu tâm đến việc rao truyền tin mừng và thăng tiến nhân bản trong các giáo xứ nghèo và trong các vùng nông thôn.

36

Page 37: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

‘Trong khi các trường học và các nội trú ở ngoài lãnh vực hoạt động của chúng ta, chúng ta cổ vũ tất cả những sáng kiến có mục tiêu là sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên. Chúng tôi tuân thủ phương pháp giáo dục của Don Bosco, nổi bật về lòng tốt, tâm hồn bao dung, lòng thương mến, lòng hân hoan bền bỉ, kiên nhẫn và lạc quan đúng đắn.

- Công cuộc: các công cuộc đặc thù Salêdiêng: mẫu giáo, nguyện xá, trung tâm trẻ, trung tân dạy nghề, các khóa huấn nghiệp, giáo lý viên, các trại hè, truyền giáo mùa hè, cộng tác hoàn toàn với các sinh hoạt giáo xứ.

c) Đặc tính Salêdiêng của Tu hội :‘Chúng ta là các Nữ tận hiến Salêdiêng. Chúng ta qui về thánh Phanxicô Salê Gíam mục, và thánh Gioan Bosco nhà giáo dục, đem ra thực hành tinh thần nhiệt tình, can đảm, trông cậy vào Chúa Quan phòng, sống khó nghèo, mến khách nồng nàn, sống động bí tích thánh thể, yêu mến Mẹ Maria, thanh thản và vui tươi là phương pháp giáo dục dự phòng. Tất cả với một tinh thần thân thiện, khiêm tốn và đơn sơ.

THƯ CÔNG NHẬN CHÍNH THỨCLÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Công nhận: Ngày 24 tháng 12 năm 1983

Kính gửi Mẹ Bề Trên Giuseppina Carini, Tivoli

Tôi thật sung sướng thông báo cho Mẹ biết rằng Ban Tổng Cố Vấn Tu Hội Salêdiêng trong buổi họp vào ngày 24 tháng 12 năm 1983 đã chấp nhận đơn thỉnh cầu của Mẹ và công bố Tu hội Tận hiến Thánh Tâm Salêdiêng chắc chắn thuộc về Gia đình Salêdiêng.

Sự tuyên bố này, cho phép lời thỉnh cầu của chính cá nhân Mẹ Bề trên đã thực hiện trong bức thư đề ngày 8 tháng 12 năm 1983 căn cứ vào cả hai nguồn gốc lịch sử của tu hội và căn cứ trên sự nghiên cứu cẩn thận, được các chuyên gia của chúng ta thực hiện về gia sản thiêng liêng và thái độ tận hiến đã bao gồm tất cả những nguyên lý linh đạo được duy trì cẩn thận và truyền tải xuống cho tu hội, mà đáng sáng lập của mẹ đã được thừa hưởng. Đức Giám mục thánh thiện và làm việc không mỏi mệt ngàn đời không thể nào quên.

Trong Hiến luật của các Chị em cũng đã vạch rõ các kế hoạch đời sống và các họat động tông đồ: tất cả đều hoàn toàn ăn khớp với tinh thần và sứ mệnh Salêdiêng Don Bosco.

Với lời công bố này, tình huynh đệ Salêdiêng đã tồn tại giữa Tu hội của các Chị em và các Nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng Don Bosco được chính thức công nhận nhờ sự trợ giúp và sự cộng tác huynh đệ. Chúng ta tìm thấy được nguồn phong phú thiêng liêng và sự hiệp thông, và lý do cho việc cộng tác tông đồ. Đây là dấu chỉ tốt lành khi việc công nhận này trùng với dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tu hội của các Chị em vào ngay ngày vọng lễ Giáng sinh trong Năm Thánh 1983.

Xin chúc mừng và cầu nguyện trong tinh thần hiệp thông Gia đình.

Don Egidio Viganò Roma, ngày 29 tháng 12 năm 1983

37

Page 38: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

9TU HỘI TÔNG ĐỒ THÁNH GIATu hội thuộc quyền Giáo hoàngKý hiệu: ASFMessina 1889(Italia)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP.

a) Đấng sáng lập: Đức Hồng Y Giuse Guarino (1828-1897)Đức Hồng Y sinh tại Montedoro (Calabria) ngày 6 tháng 3 năm 1827. Ngài theo học tại Agrigento trước và sau khi được thụ phong Linh mục ngày 22 tháng 9 năm 1849, ngài đã tham gia công việc hành chính tại Palermo từ năm 1855-1871.

Là Tổng Giám mục được đánh giá rất cao và rất được yêu mến, lúc đầu ở Siracusa (1872) và rồi tại Messina (1875), ngài đã tổ chức cải tổ mục vụ rất hăng hái nhiệt tình và đầy uy tín. Vào năm 1893 Đức Leo XIII tấn phong ngài làm Hồng Y.

Ngài rất ngưỡng mộ Don Bosco và gắn bó nhiều với cha thánh do linh đạo giới trẻ của ngài, đến nỗi ngài đã trở thành một Cộng Tác Viên Salêdiêng.

Ngài đã mời và nhiệt liệt chào đón các Salêdiêng đầu tiên đến Sicilia (Randazzo), ngài đã hỗ trợ Don Bosco tại Curia Roma (MB XIV 352-355; XV 286 289-292, 428) cũng như đã dàn xếp để các Salêdiêng nhận được một gia tài từ gia đình Marini và đã đồng ý xây dựng một nhà cho các nữ tu Salêdiêng tại Ali (1890) và các công cuộc Salêdiêng tại Messina (1893)

Trong tinh thần Salêdiêng, ngài đã thành lập tu hội Các Đầy Tớ Bé Nhỏ Thánh Gia (1889) ngày nay được biết đến với tên Các Tông Đồ Thánh Gia. ngài từ trần vào ngày 21 tháng 09 năm 1897.

Vào năm 1997 giai đoạn lập hồ sơ phong thánh cho ngài tại giáo phận đã được hoàn tất và hiện nay hồ sơ đã được chuyển về Roma.

b) Việc thành lập: Ngày 29 tháng 6 năm 1889, Đức Hồng Y Guarino đã thành lập Tu hội Đầy tớ Hèn mọn Thánh Gia với một nhóm Hội viên Hội Con Đức Mẹ, ban cho họ một số quy luật, nhận cảm hứng từ dòng các Nữ Tu Thăm Viếng của Thánh Phanxicô Salê ‘nhằm giáo dục luâân lý và dân sự cho con em dân chúng”.

Năm 1890, cũng tại Messina ngài đã lập một ‘Gia Đình Thánh Gia”. Tu hội Đức Leo XIII được thành lập.

Trận động đất năm 1908 đã tàn phá trung tâm đó và một số nữ tu sống sót đã phân tán đi khắp nơi.

Năm 1912 nữ tu Teresa Ferrara tiếp tục công việc tái thiết và thành lập lại tu hội, mẹ đã trở thành bề trên Tổng Quyền cho đến khi mẹ qua đời vào năm 1956.

Vài năm sau (1957) Tòa Thánh đã cử các Con Đức Mẹ Phù Hộ làm đại diện Tòa Thánh trong Tu hội và các tương quan với các Salêdiêng cũng được tăng thêm.

38

Page 39: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Bắt đầu với Tổng Tu Nghị năm 1970, Tu hội đã làm sáng tỏ căn tính giáo dục của mình, chấp nhận tên tu hội như hiện nay, và xin các Salêdiêng làm linh hướng cho tu hội.

2. TÓM TẮT SƠ LƯỢC

a) Thành lập tu hội thuộc quyền giáo phận: Ngày 23 tháng 11 năm 1890 tại Messina; phê chuẩn Hiến luật: ngày 25 tháng 01 năm 1902; Sắc lệnh thành lập mới ngày 11 tháng 2 năm 1965, tu chính ngày 21 tháng 11 năm 1981.

Phê chuẩn vĩnh viễn vào ngày 13 tháng 12 năm 1982.

Được công nhận là thành viên Gia đình Salêdiêng (Tổng tu nghị năm 1982 đã trình đơn xin gia nhập)

Sắc lệnh thành lập tu hội thuộc quyền Giáo hoàng và phê chuẩn Hiến luật ngày 19 tháng 6 năm 1998.

b) Châm ngôn: “Đức tin hành động qua đức ái” (Ga 5,6).c) Các thánh bổn mạng: Thánh gia, Thánh Phanxicôâ Salê, thánh Têrêsa thành Avila, thánh Gioan Bosco.

d) Bề trên tổng quyền: Được bầu tại Tổng Tu Nghị thứ sáu vào năm 1995: Mẹ Sera Elena Fatello là Bề Trên Tổng quyền, Ban Tổng Cố vấn gồm có bốn người.

e) Phát triển: Tháng 7 năm 1999, có 86 hội viên ASF (khấn trọn 82, khấn tạm 4, tập sinh 1, thỉnh sinh 5) sống trong 16 cộng thể: 12 tại nước Ý (Lazio, Calabria và Sicilia), 4 tại Braxin.

f) Nhà mẹ: Tu hội Đức Leô XIII, Via Elenuccia 15, 98121 Messina.

3. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

a) Tu hội ASF và linh đạo Salêdiêng :‘Đấng sáng lập chúng ta chọn là thánh Phanxicô, gương mẫu cho các nhà giáo dục Ki-tô giáo.

Ngài muốn cho cuộc sống tận hiến của chúng ta mang đặc tính tinh thần làm việc của ngài và cảm nhận về giáo hội.

Vì thế chúng ta thừa hưởng gia sản của sự gần gũi này trong công việc giáo dục giới trẻ của chúng ta: quan bình nội tâm. Phong cách thân thiện và dịu dàng. Tinh thần hy sinh. Một tình yêu hân hoan và kiên tình đối các linh hồn (tu H. số 3)’

b) Chấp thuận là thành viên Gia đình Salêdiêng :“Theo chứng từ của Đấng sáng lập, là mong muốn được ghi tên vào danh sách các Cộng Tác viên Salêdiêng và duy trì sự liên kết mạnh mẽ và sống động với các con cái Don Bosco, vì chân tính của ơn gọi chúng ta và vì linh đạo chung, Tu hội chúng ta đã xin công nhận là thành viên Gia đình Salêdiêng (HL số 4).

c) Đoàn sủng và sứ mệnh tông đồ :Với tư cách là các tông đồ thánh gia chúng ta cam kết đạt đến sự thánh thiện thông qua con đường tình yêu, và với ơn gọi chúng ta vui mừng hân hoan được cộng tác trong giáo hội trong việc huấn luyện các gia đình Kitô hữu đích thực bằng cách giáo dục thanh thiếu niên.

39

Page 40: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Theo gương Đấng sáng lập, sống các lời khuyên phúc âm qua các lời khấn thanh khiết, nghèo khó và vâng phục, và qua việc thực thi sứ mệnh của chúng ta, chúng ta được hướng dẫn bởi Lời Chúa, giáo huấn của Giáo Hội và Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco .

Chúng ta cổ vũ tính liêm khiết và sự thánh thiện trong các gia đình qua giáo dục con cái cho họ. Chúng ta cộng tác giáo dục giới trẻ trong học đường, trường nội trú, nguyện xá, trung tâm lao động trẻ, các sinh hoạt nhà xứ thông qua các hội đoàn, cựu học viên của tu hội thánh gia và tại các công cuộc ở hải ngoại. Sống hạnh phúc trong ơn gọi tận hiến cho Chúa, chúng ta mang niềm hân hoan Thiên Chúa tới những hoàn cảnh xã hội chúng ta đang sống. (Tu hiến số 5)

THƯ CÔNG NHẬN CHÍNH THỨCLÀ THÀNH VIÊN CỦA GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Công nhận: Ngày 18 tháng 12 năm 1984

Kính gửi Tu Hội “các Tông đồ Thánh Gia”.

Tôi rất vui mừng và sung sướng thông báo cho các Chị em là Cha Bề trên Cả và Ban Tổng Cố Vấn ngài đã phê chuẩn thư thỉnh nguyện của “Các Chị em Dòng Tông Đồ Thánh Gia” về việc xin được chính thức công nhận là thành viên của Gia đình Salêdiêng. Thật là điều tốt lành biết bao để gợi lại ở đây là: Tu hội của các Chị em đã được một Cộng tác viên Salêdiêng thành ập, đó là Đức Hông Y Đáng kính Giu-se Guarino của chúng ta.

Vì thế lễ Giáng Sinh năm nay đã đem lại cho chúng ta thêm một thành viên mới. Đây chính là một điềm hạnh phúc cho thấy sự phát triển trong việc trao đổi những giá trị tinh thần to lớn Cha Thánh Don Bosco đã để lại cho chúng ta như là một di sản quí báu.

Trong lá thơ có đính kèm gửi cho Mẹ Bề Trên, các Chị em có thể nhận ra tấm lòng của Đức Hồng Y đã rộng mở trước những nhu cầu của giới trẻ.

Trong tương quan với trái tim nguyện xá của Đấng sáng lập chúng ta, mà Đức Hồng Y đã cho mình là “đứa con của ngài, mặc dù không xứng đáng, nhưng vẫn là một đứa con” (MB 15,290), ngài đã nhận ra ngay sự phong phú và sự khẩn trương lời tiên đoán đặc biệt của Cha thánh chúng ta về giới trẻ và phương pháp của ngài trong việc kết hợp giáo dục qua lan truyền tin mừng và lan truyền tin mừng bằng giáo dục. Kết quả phát xuất từ những ưu tư mục vụ của ngài kết hợp với trực giác Salêdiêng chính là nền móng cho tu hội “Các Tông Đồ Thánh Gia “ của các Chị em được hình thành..

Chính vì vậy tôi hân hoàn vui mừng chào đón các Chị em thuộc Tu hội các Tông đồ Thánh Gia và theo dõi các Chị em qua kinh nguyện. Các Chị em đã mang danh Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, và muốn canh tân Gia đình này qua các thế hệ mới” (HL số 1).

Chắc chắn đây là nhu cầu cao cả cần phải thực hiện!

Xin chúc mừng lễ Giáng Sinh và Năm mới thánh thiện.

Thân ái trong Don Bosco,

Cha Egidio Viganò

40

Page 41: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

10CÁC NỮ TU BÁC ÁI MIYAZAKITu hội thuộc quyền Giáo hoàngKý hiệu: CSMMiyazaki 1937 (Nhật Bản)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

a) Đấng sáng lập: Cha Antonio Cavili SDB (1888-1972)Sinh tại San Giovannini Marignano (Forli) ngày 6 tháng 8 năm 1888, thụ phong linh mục tại Rimini ngày 1 tháng 3 năm 1914, làm tuyên úy quân đội (1913-1919). Cho dù gặp nhiều trở ngại, ngài đã gia nhập dòng Salêdiêng vào năm 1920 ở tuổi 32, khấn trọn tại Pengia ngày 11 tháng 01 năm 1923.

Năm 1926 ngài là thành viên của đoàn xuất hành truyền giáo đầu tiên sang Nhật bản, do người bạn của ngài là Cha Vinhsơn Cimatti dẫn đầu. Ngài cũng là bề trên cai quản sứ vụ Miyazaki từ năm 1928.

Năm 1937 ngài đã thành lập một nhóm các Nữ Tu Bác Aùi Miyazaki và đã củng cố và nâng đỡ nhóm đó trong một thời gian 37 năm. Vào năm 1962 ngài đã được nhận được huân chương do chính Hoàng Đế Nhật Bản trao tặng.

Ngày 22 tháng 11 năm 1972 ngài đã qua đời tại Tokyo. Ngài đã là một nhân vật có sức mạnh siêu nhiên và tông đồ vĩ đại.

b) Việc thành lập tu hội: Năm 1928 Cha Cavoli bắt đầu diễn giảng về thánh Vincent de Paul cho một nhóm phụ nữ tại Miyazaki để họ bắt đầu đi viếng thăm những người nghèo và bệnh tật. Đến năm 1932 ngài giúp một nhóm thành lập một trạm tiếp nhận người già và trẻ em mồ côi, trạm đó sau này trở thành “Vườn trẻ Caritas”

Để bảo đảm sự liên tục, và quan tâm đến những khó khăn trong tương lai có thể xẩy ra (sự chống đối các người nước ngoài) Đức Ông Cimatti đã lưu ý Cha Cavoli là hãy chuyển nhóm mới này thành một tu hội. Ngài đã trả lời như Thánh Phêrô: ‘Vâng lời thầy, con thả lưới.’

Ngài đã thành lập một tu hội vào ngày 15 tháng 8 năm 1937. Đức Ông Cimatti đã chính thức thành lập Tu hội thuộc quyền giáo phận vào ngày 8 tháng 8 năm 1938.

Hai nữ tu đầu tiên tuyên khấn vào ngày 31 tháng 1 năm 1939.

Tu hội mới phải đương đầu với những khó khăn gay gắt trong suốt thời gian chiến tranh giữa người Nhật và người Mỹ (1941-1945). Trong một hoàn cảnh cực kỳ nghèo khổ, tu hội tồn tại được là do sự hy sinh anh hùng của các nữ tu trẻ tuổi. Vào cuối trận xung đột, đã có 18 nữ tu tuyên khấn và 5 tập sinh và tu hội đã nhanh chóng phát triển trở lại.

Công việc đầu tiên được thực hiện bên ngoài tòa Khâm Sứ Tòa thánh (Osaka, Tokyo) được thiết lập vào năm 1946, và cùng năm đó các nữ tu đã vào Hàn Quốc. Và rồi đi đến nhiều quốc gia khác tại Nam Mỹ (từ năm 1960 trở đi) và đáp lại mong muốn của đấng sáng lập tu hội là phát triển sang cả Âu Châu.

Với biết bao nhiêu trợ giúp ngài đã cống hiến cho tu hội từ những lời khuyên cho đến việc định hướng cho tu hội, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất. Đức Ông Cimatti được công nhận là người đồng sáng lập tu hội và điều này đã được ghi trong hiến luật của tu hội.

41

Page 42: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ.

a) Sáng lập theo giáo luật là tu hội thuộc quyền giáo phận :Tu hội được thành lập theo giáo luật vào ngày 8 tháng 8 năm 1938 do Đức Ông Cimatti, Giám Quản Tông Tòa Vùng Miyazaki.

Phê chuẩn Hiến luật đầu tiên (do Đấng sáng lập biên soạn) vào năm 1948.

Hiến luật chung cuộc được gợi hứng theo Hiến luật Tu hội Salêdiêng đã được phê chuẩn vào tháng 9 năm 1985.

Được chấp thuận là thành viên chính thức của Gia đình Salêdiêng ngày 24 tháng 1 năm 1986, theo lời thỉnh nguyện chính thức vào ngày 15 tháng 8 năm 1985,

Tu hội trở thành hội dòng thuộc quyền Giáo hoàng ngày 1 tháng 1 năm 1998.

c) Châm ngôn: “Phúc thay những ai có lòng thương xót” (Mt 5,7).

“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy” (Mt 28,19).

d) Thánh bổn mạng: Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, Thánh Giuse, Thánh Vinhsơn Đệ Phaolô và Thánh Gioan Bosco.

e) Phát triển: Ngày 08 tháng 12 năm 1998, đã có 1.074 hội viên (1002 tuyên khấn và 72 tập sinh), làm việc trong 167 nhà.

Họ đang hoạt động tại 11 quốc gia trên 4 Châu lục: Nhật bản 51 cộng thể, Hàn quốc 93, Brazil 8, Bolivia 4, Peru 3, Italia 1 (Roma), Đức 2, Papua Tân Guinê 1, Úc 1, Mỹ 2 và Phillipines 1.

f) Trụ sở: Nhà mẹ ở Igusa 4-20-5, Surgina-mi-ku, 167-0021 Tokio, Nhật bản.

2. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG a) Sự công nhận: ‘Tu hội phát xuất từ Gia đình Salêdiêng, thực hiện sứ mệnh Don Bosco trong Giáo Hội bằng cách thích nghi với không gian và thời gian cụ thể của từng địa phương. Cách thức và phương tiện của chúng ta là trẻ trung và sống động, luôn luôn cập nhật, thu hút sức mạnh từ gia đình Salêdiêng trong việc gặp gỡ Đức Kitô. Tu hội của chúng ta thúc đẩy sự phát triển thiêng liêng trong Gia đình Salêdiêng, mọi nơi và mọi lúc, và trong phạm vi cho phép, chúng ta hướng về sự hướng dẫn thiêng liêng của Tu hội Salêdiêng, phù hợp với ước muốn của Đấng sáng lập Tu hội chúng ta”.

b) Sứ mệnh: Mục tiêu tổng quát của Tu hội chúng ta là “Góp phần vào việc Phúc âm hóa bằng cách biểu lộ tình yêu vô biên của Thiên Chúa, đặc biệt là thông qua những công việc bác ái và giáo dục. Chúng ta nhấn mạnh đến việc tông đồ trong gia đình và phát triển các công việc truyền giáo.

‘Chúng ta quan tâm đến những người yếu đuối và đau khổ, không những chỉ đối với những em nhỏ và thanh thiếu niên, nhưng còn đối với những người đau yếu, già cả, những gia đình túng thiếu và nghèo khổ trong mọi phương diện’.

‘Trong tinh thần đó chúng ta tôn kính thánh Vinh-sơn Phao-lô cùng với thánh Gioan Bosco.’

c) Tinh thần: ‘Tinh thần của chúng ta phát xuất từ việc chiêm ngưỡng Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn mạch tình yêu cứu độ tuôn trào xuống cho mọi người và từng người trong chúng ta.’

42

Page 43: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

‘Chúng ta nuôi dưỡng việc sùng kính đặc biệt Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng bảo vệ siêu phàm của Tu hội chúng ta và là trung tâm linh đạo chúng ta.’

‘Trung tâm điểm mọi công việc chúng ta thực hiện là việc tông đồ đức ái, tình yêu đối với Thánh Tâm Chúa Giê - su vơi tinh thần bác ái của thánh Vinh-sơn Phao-lô và thực hành Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco.’

‘Đời sống chúng ta đặt trọng tâm nơi Thánh Thể là phương cách chính yếu chúng ta thể hiện tình yêu đối với Thánh Tâm Chúa Giêsu.’

Những khía cạnh khác là: Lòng tin nơi Chúa Quan Phòng, Ngài bảo đảm cho chúng ta có khả năng tiếp tục cống hiến cho người khác tùy thuộc vào mức độ lòng tin của họ, đối với từng cá nhân, chúng ta nhấn mạnh đến lòng hy sinh và đơn sơ trong các phương tiện chúng ta sử dụng trong công việc’

a) Tương quan với các Cộng Tác viên: ‘Chúng ta cổ vũ Hiệp hội Cộng Tác viên như là phương tiện tông đồ hữu hiệu’.

‘Torng khi chúng ta động viên họ quan hệ với tất cả mọi hình thức cộng tác với các công cuộc của Tu hội chúng ta, chúng ta cố gắng cống hiến việc hướng dẫn đặc biệt cho các thiếu nữ và phụ nữ để họ có thể trở thành những người cộng sự viên thực sự, thi hành bác ái Kitô giáo trong lãnh vực vật chất, tinh thần, xã hội và tôn giáo. Họ sống d ưới sự hướng dẫn và trách nhiệm của các nữ tu’.

Văn thư chính thức công nhận là Thành viên Gia đình Salêdiêng

Công nhận: Ngày 24 tháng 1 năm 1986

Trọng Kính Mẹ Têrêsa Iwanaga,Bề Trên Tổng Quyền Dòng Các Nữ Tu Bác Ái Miyazaki.

Tôi lấy làm sung sướng báo tin cho Mẹ và tất các Nữ Tu Bác Aùi Miyazaki được biết: lời thỉnh cầu của Mẹ để Tu hội Bác Aùi Miyazaki được chính thức công nhận là thành viên Gia đình Salêdiêng đã được chấp thuận.

`Mẹ đã thực hiện lời thỉnh cầu vào ngày kết thúc Tổng Tu nghị của Tu hội, vào ngày 15 tháng 08 năm 1985, sau khi đưa ý định đó vào Hiến luật canh tân của Tu hội. Bề trên Cả dòng Salêdiêng cùng với Ban Tổng Cố Vấn ngài đã cứu xét bản văn Hiến luật và lịch sử thành lập Tu hội các Chị em và sung sướng nhận thấy rằng kế hoạch sống và hoạt động của các Chị em phù hợp với đoàn sủng Don Bosco trong Giáo hội.

Nhờ hồng ơn Thiên Chúa, ngay từ ngày đầu sáng lập, đã có một vị truyền giáo Salêdiêng nhiệt thành là Cha Antonio Cavoli, cũng với người các Chị em gọi là đồng sáng lập, đó là Đức Ông yêu dấu và đáng kính Vinh-sơn Cimatti, hồ sơ phong chân phước của ngài đã được đề bạt lên Tòa Thánh.

Nhờ những vị hướng dẫn có giá trị phi thường đó, và mặc dù có nhiều giai đoạn thử thách, Tu hội vẫn không ngừng phát triển nhanh chóng và theo đuổi đường lối Salêdiêng tốt đẹp và chắc chắn.

Thật vậy, những công cuộc phục vụ rất nhiều trẻ nghèo và đau khổ, phương pháp mục vụ lấy cảm hứng từ Hệ thống Giáo dục Dự phòng, tinh thần đơn sơ và vui vẻ, làm việc và tiết độ, lòng tôn sùng Bí Tích Thánh Thể và Mẹ Maria liên kết với đức ái mục tử, liên lỉ quy

43

Page 44: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

chiếu về Dòng Salêdiêng Don Bosco - tất cả những điều đó rõ ràng tỏ lộ trong Tu hội của các Chị em có nhiều giá trị đặc biệt của Gia đình Salêdiêng

Trong Gia đình này Tu hội các Chị em chiếm một vị trí mới và đặc biệt, và do đó các Chị em sẽ tô điểm và phong phú hóa các thành phần khác.

Trong Tu hội của các Chị em, có những đặc tính nổi bật đáng được nhấn mạnh như sau :

- Một thôi thúc truyền giáo mạnh mẽ đã sớm dẫn các Chị em đến Châu Mỹ La tinh và Châu Âu.

- Quan tâm đến việc tông đồ trong các gia đình.

- Và đặc biệt sự chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Tâm Chúa Kitô là nguồn đức ái cứu độ sống động.

Tất cả những điều đó sẽ giúp Tu hội các Chị em đào sâu đức ái mục tử Salêdiêng.

Trong tương quan huynh đệ giúp sinh động toàn thể Gia đình Salêdiêng chúng ta, mong ước chân thành của chúng tai là ở giữa chúng ta sẽ có sự trao đổi hỗ tương về những phẩm chất sinh động nhằm phong phú hóa cho nhau, và đặc biệt, các Chị em sẽ tìm thấy nơi Dòng Salêdiêng sự hỗ trợ và hướng dẫn thiêng liêng trong công cuộc mục vụ, ơn gọi, huấn giáo và sư phạm của các Chị em.

Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa Tốt Lành, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Phù Hộ các Giáo hũu và Thánh Gioan Bosco, tiếp tục ban cho Tu hội các Chị em gia tăng về số lượng, lòng nhiệt thành và những công cuộc tốt lành vì vinh danh Chúa và lợi ích của những người nghèo khổ và bé nhỏ.

Tôi xin gởi những lời chúc mừng chân thành đến Mẹ và các Nữ tu đáng ca ngợi của Mẹ.

Don Egidio Viganò

Roma, ngày 31 tháng 1 năm 1986

44

Page 45: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

11CÁC NỮ TU THỪA SAI MẸ PHÙ HỘTu hội thuộc quyền Giáo hoàngKý hiệu: MSMHCGuwahati 19842 (Asham – India)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC SÁNG LẬP

Tu hội các Nữ Tu Thừa Sai Mẹ Phù Hộ (MSMHC) được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1942 tại Đông Bắc Ấn, một vùng có rất nhiều bộ tộc, văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Đó là một tu hội bản xứ đầu tiên trong vùng.

Đấng lập dòng là Đức Giám mục Stephen Ferrando SDB, một vị truyền giáo Salêdiêng rất can đảm, sau này ngài được cử làm Giám Mục tại Shilong. Đức Giám Mục đã chăm sóc giáo phận này với nhiệt tình tông đồ trong suốt 34 năm. Khẩu hiệu Giám mục của ngài là ‘Tông đồ của Đức Kitô’.

Ngài làm việc không mỏi mệt cho dân ngài, luôn đơn sơ và sẵn sàng, hoàn toàn phó thác vào Chúa Quan Phòng và tin tưởng vào Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, giữa muôn vàn khó khăn.

Bối cảnh Tu hội MSMHC

Trong Thế chiến Thứ hai, các vị truyền giáo ngoại quốc bị giam giữ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch trong giáo phận rộng lớn của Đức Cha Ferrando. Vì thiếu hụt nhân sự tôn giáo - linh mục, tư giáo và nữ tu - việc Phúc âm hóa giảm sút đáng kể. Thêm vào đó, chiến tranh đã gây ra những đau khổ khôn tả cho dân chúng, nhất là cho phụ nữ và trẻ em.

Tầm nhìn sâu rộng của Đức Giám mục đã nẩy sinh ý tưởng quy tụ các phụ nữ trong vùng có thể tận hiến đời mình cho Đức Kitô.

Ngài hiểu rõ rằng những phụ nữ dấn thân này có vai trò quan trọng trong việc quảng bá tinh thần Phúc âm, cũng như trong việc đào luyện đức tin cho dân chúng, nhất là trong các làng mạc. Vào thời đó, có một số nữ sinh trong trường của các Nữ tu Salêdiêng ở Guwahati, xúc động trước cảnh ngộ khốn khó của dân chúng và của các binh lính bị thương, đến độ họ muốn trở thành nữ tu và tận hiến đời mình để phục vụ những người nghèo khổ.

Đức Giám mục đã kỹ càng suy xét về khả năng lập một tu hội cho các phụ nữ bản xứ.

Được Đức Mẹ và Chúa Giêsu khai sáng, Đức Giám mục Ferrando chấp nhận lời thỉnh cầu của các thiếu nữ đó và thành lập tu hội các Nữ Tu Truyền Giáo Đức Mẹ Phù Hộ vào ngày 24 tháng 10 năm 1942 tại Guwahati, Assam.

Việc huấn luyện các ứng sinh là nhiệm vụ chính trong những năm đầu tiên. Cha Attilio Colussi được đề cử làm linh hướng cho Tu hội mới. Ngài đã cộng tác mật thiết với Đức Giám mục. Các Nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ cũng giúp củng cố Tu hội, điều hành nhà tập Tu hội mới và làm cho thấm nhuần lòng yêu mến Don Bosco và tinh thần Salêdiêng.

2. ĐOÀN SỦNG.

Trước hết Tu hội tận hiến cho việc truyền giáo. Vì thế, việc Phúc âm hóa và việc dạy tôn giáo, nhất là cho phụ nữ và trẻ em trong các làng luôn là việc ưu tiên trong các hoạt động

45

Page 46: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

tông đồ và bác ái của các Nữ tu Thừa sai. Thực vậy, họ viếng thăm các làng mạc từng hai người một, mỗi ba tuần một lần, mang Mình Thánh và cho rước lễ; tổ chức các khóa tiền hôn nhân cho những đôi đã đính hôn. Sau đó, họ trở về nhà sống đời cộng thể và thực hiện việc thẩm đình trong một tuần lễ.

‘Các việc bác ái khác được họ dấn thân thực hiện gồm có: trường học, nguyện xá, cô nhi viện, mẫu giáo, nhà dành cho người góa bụa và người già, phòng phát thuốc miễn phí’.

Tất cả những việc đó thuộc về sự cống hiến cho Giáo hội địa phương, được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ với những sáng kiến tông đồ khác..

3. TINH THẦN SALÊDIÊNG

Được một Giám mục Salêdiêng sáng lập, được các linh mục Salêdiêng hướng dẫn vas được các FMA đào luyện, Tu hội đã hấp thụ những giá trị và đoàn sủng Salêdiêng.

Linh đạo tông đồ của Da mihi animas, tham gia vào sứ mệnh giới trẻ và người nghèo, phương pháp giáo dục, được thấm nhuần lòng tôn sùng Thánh Thể và Mẹ Maria, tinh thần gia đình kết hiệp các thành viên, là những nét đặc trưng thiết yếu để Tu hội thuộc về Gia đình Salêdiêng.

4. CHIỀU KÍCH MARIA

‘Tu hội Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ dành cho Mẹ Maria một vị trí đặc biệt trong đời sống và hoạt động của Tu hội: “Họ có lòng sùng kính sâu xa đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và Mẹ Tu hội. Hai ngày lễ Đức Mẹ có tầm mức quan trọng cho các Nữ tu là lễ Mẹ Vô nhiễm và lễ Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu.

Là Trinh nữ Vô nhiễm, Mẹ Maria luôn là khuôn mẫu cho đời sống nội tâm của các nữ tu. Là Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, Mẹ là nguồn cảm hứng cho việc tông đồ của chúng ta’.

5. SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Tu hội đã trở thành tu hội thuộc quyền Giáo hoàng ngày 21 tháng 03 năm 1977. Được chính thức công nhận thưộc về Gia đình Salêdiêng ngày 08 tháng 07 năm 1986.

Tu hội có ba tỉnh dòng tại miền Đông Bắc Ấn Độ: Shillong, Tinsukia, và Tezpur; và một miền (phụ tỉnh) bao gồm các trung tâm ngoài Đông Bắc Ấn độ.

Hiện nay có 700 hội viên tuyên khấn trong 37 nhóm sắc tộc, làm việc tại 106 trung tâm trong 28 giáo phận Ấn độ, và trong 5 trung tâm ở Italia.

6. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

1942: Thành lập1945: Sắc lệnh thành lập.1970 : Bầu chọn Sr Mary Rose Thapa, làm mẹ Bề Trên Tổng quyền đầu tiên của Tu hội

MSMHC.1977: Công nhận của Tòa Thánh.1978: Đấng sáng lập qua đời.1986: Chính thức là thành viên Gia Đình Salêdiêng1988: Bầu chọn Mẹ Elizabeth Packumal, làm mẹ Bề Trên Tổng Quyền thứ hai.1988: Việc hình thành của ba tỉnh dòng.1989: Phát triển ngoài Ấn độ.1992: Kỷ niệm 50 năm thành lập Tu hội.

46

Page 47: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

1993: Di chuyển từ Shillong đến Guwahati.1995: Kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Đấng sáng lập.1996: Thành lập miền (phụ tỉnh).

THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬNLÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Roma, ngày 8 tháng 7 năm 1986

Kính gửi Mẹ Maria Rose Thapa,Bề trên Tổng quyền Tu hội‘Các Nữ Tu Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ’

Trọng kính Mẹ Bề trên Tổng quyền,

Tôi lấy làm hạnh phúc thông báo cho Mẹ rằng trong phiên họp Ban Tổng Cố vấn Tu hội Salêdiêng ngày 27 tháng 06 năm 1986 lời thỉnh nguyện xin cho Tu hội của Mẹ trở nên thành viên chính thức của Gia đình Salêdiêng đã được thảo luận và được chấp nhận cách thuận lợi.

Thư thỉnh nguyện này đã được Tổng Tu nghị thứ ba của các Chị em năm 1982 và được Ban Tổng Cố vấn của Mẹ canh tân năm 1983. Với tình huynh đệ, Cha Gioan Raineri, rồi sau đó Cha Sergio Cuevas đã theo dõi, và được hậu thuẫn với chứng từ đầy uy tín của ba giám mục Salêdiêng, Đức Cha Orestes Marengo, Đức Cha Thomas Menamparampil và Đức Cha Robert Kerketta; trong Giáo phận các ngài, Tu hội của Mẹ tiến hành việc tông đồ phong phú.

Nhờ ơn đặc biệt của Thiên Chúa, ngay từ những ngày đầu của Tu hội, đã có sự can thiệp quan phòng của Đức Cha Stephen Ferrando, một người truyền giáo Salêdiêng nhiệt thành, đã trung thành chuyển giao cho các Chị em tinh thần và phong cách Don Bosco; trong suốt ba mươi năm các Con Đức Mẹ Phù Hộ đã hỗ trợ trong việc nhập thể cùng một tình thần đó, được củng cố nhờ sự cộng tác thực tiễn của các Salêdiêng và các FMA. Nhờ sự phục vụ của Cha Noel Kenny, người sinh động tuyệt vời, trong thời gian hơn 20 năm, Tu hội của các Chị đã tăng trưởng hơn nữa. Nhờ sự hỗ trở tuyệt vời đó Tu hội đã tăng trưởng về sức mạnh và có được những tiến bộ hiệu quả.

Mới đây trong Ban Tổng Cố vấn, chúng tôi đã nghiên cứu Hiến luật canh tân của các Chị em và Công báo của Tổng Tu nghị thứ hai và thứ ba của các Chị em, và đã nhận ra vài đặc điểm nổi bật trong đặc sủng của các Chị em, với lòng cảm phục :

- Các Nữ Tu Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ là một tên gọi có nhiều ý nghĩ;

- Việc Phúc âm hóa các thiếu nữ nghèo và các phụ nữ trẻ, nhất là trong các làng; sự quan tâm các Chị em dành cho người nghèo và người đau khổ; sự dấn thân truyền giáo rộng mở cho người bình dân, và khả năng đồng hành hữu hiệu của các Chị em trong tiến trình hướng tới đức tin Công giáo; tinh thần gia đình;

- Lòng tôn sùng Đức Mẹ; đời sống Tin mừng (các lời khấn, cầu nguyện và thực hành tu đức) hòa hợp tinh thần Don Bosco;

- Phương pháp mục vụ lấy cảm hứng từ Hệ thống Giáo dục Dự pPhòng của Don Bosco; phong cách đơn sơ và vui tươi;

47

Page 48: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

- Tính lạc quan của các Chị em, sự tiết độ và thánh hóa việc làm; trong truyền giáo, liên lỉ qui chiếu về Salêdiêng.

Trong Gia đình chúng ta, Tu hội các Chị em chiếm một vị trí độc đáo cũng phong phú hóa các Nhóm khác. Chứng tá tu trì và truyền giáo của các Chị em làm cho các Chị em có khả năng sinh động và cổ võ những loại hiện diện tông đồ độc đáo mà Tu hội các Chị em dành ưu tiên: huấn giáo và thăng tiến nhân bản, trường học, nguyện xá ngày lễ và thường ngày, nhà trẻ, phòng phát thuốc, v.v. Các Chị em minh xác cách khả giác tình yêu đối với Chúa Kitô, Đức Mẹ và Giáo hội, và các Chị em luôn sẵn sàng cộng tác với các Đức Giám mục trong việc xây dựng các Giáo hội địa phương. Chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa vì bản chất thực tiễn và hiệu quảû của đoàn sủng Tu hội các Chị em.

Sự trùng hợp của Tổng Tu nghị sắp tới với kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời đã khiến tôi hy vọng rằng việc chính thức công nhận Tu hội các Chị em là thành viên của Gia đình Salêdiêng sẽ thôi thúc các Chị em hiểu biết nhiều hơn về sứ mệnh kỳ diệu của Tu hội các Chị em và kiện cường sự hiệp thông của các Chị em với các Nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng, nhằm cổ võ việc chia sẻ những giá trị và kinh nghiệm tông đồ. Điều này sẽ làm cho người Salêdiêng dấn thân hơn nữa để bảo đảm cho các Chị em sự hỗ trợ thiêng liêng và việc sinh động sư phạm, huấn giáo và truyền giáo. Đức Cha Stephen Ferrando đáng kính và đáng nhớ sẽ vui mừng với các Chị em và hướng dẫn các Chị em từ trời cao.

Chúng tôi nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Phù hộ các Giáo hữu và thánh Gioan Bosco, ban cho các Chị em gia tăng hơn nữa về sốlượng, về lòng nhiệt thành và việc thiện, vì vinh danh Thiên Chúa và vì lợi ích người nghèo và những người bé nhỏ.

Trọng kính Mẹ và các Nữ tu của Mẹ, tôi xin gửi những lời cầu chúc tốt lành, nồng nhiệt, và chân tình của bản thân tôi và của Ban Tổng Cố vấn.

Kính chào thân ái trong Tình yêu của Thiên Chúa.

Don Edigio Viganò Roma, ngày 8 tháng 7 năm 1986

48

Page 49: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

12TU HỘI NỮ TỬ CHÚA CỨU THẾTu hội thuộc quyền Giáo hoàngKý hiệu: HDSSanto Domingo 1956 (San Vincente, El Salvador)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

a) Đấng sáng lập: Đức Giám mục Amoldo Aparicio (1908 -1992)

Sinh tại Chinameca, San Giguel (El Salvador) ngày 29 tháng 4 năm 1908, tiên khấn dòng Salêdiêng vào ngày 8 tháng 12 năm 1927; thụ phong linh mục vào ngày 20 tháng 2 năm 1937, làm Giám đốc “Don Bosco” tại El Salvador và rồi tại Panama. Được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá tại El Savador ở tuổi 38 vào ngày 31 tháng 01 năm 1946.

Ngày 2 tháng 2 năm 1946 ngài nhận cai quản giáo phận San Vincente và thực hiện công việc cai quản giáo phận đó trong vòng 34 năm. Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II chấp nhận cho ngài nghỉ hưu và từ chức giám mục vào ngày 16 tháng 6 năm 1983. Ngài kết thúc chức vụ giám mục, sau đó ngài dốc tòan lực vào việc sinh động tu hội HDS của ngài. Ngài qua đời ngày 7 tháng 9 năm 1992.

b) Việc thành lập :Tại thành phố San Vincente, Santo Domingo, lễ Giáng Sinh năm 1956.

Tu hội được hình thành từ hai sự kiện cụ thể, biểu lộ ảnh hưởng đặc biệt của Chúa Thánh Thần: vài thành viên trẻ của những gia đình nghèo muốn sống đời thánh hiến, và nhu cầu khẩn trương phải đào tạo các giáo viên Công giáo và Giáo lý viên trong Giáo hội địa phương có ít linh mục.

Đức Giám mục Aparicio đã trình bầy dự án của ngài tại Hội đồng Giám mục, và đã được chấp nhận. Vì vậy, vào đêm Giáng Sinh 1956, trong những điều kiện hết sức nghèo nàn, ngài đã thành lập Tu hội với năm thiếu nữ và đặt tên Tu hội là Nữ tử Chúa Cứu Thế. Tên gọi rõ ràng có liên quan tới Bổn mạng đất nước là El Salvador (Đấng Cứu Thế).

Ngay từ đầu, các nữ tu FMA đã giúp Tu hội mới trong việc đào luyện và việc quản trị trung ương. Tổng Tu nghị đầu tiên vào năm 1973 đánh dấu bước khởi đầu một giai đoạn mới và tự lập của đời sống Tu hội.

Sự khôn ngoan thực tiễn và lòng quảng đại của các Nữ tử Chúa Cứu Thế đã tạo điều kiện dễ dàng cho sự tăng triển dần dần của Tu hội, và công cuộc giáo dục hữu hiệu của Tu hội đã được Giáo quyền và chính quyền đánh giá cao.

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

a) Phê chuẩn: Được thành lập như là một hiệp hội đạo đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1964.

Hiến luật được phê chuẩn ngày 8 tháng 12 năm 1970.

Là Tu hội thuộc quyền Giáo phận ngày 25 tháng 3 năm 1972. Các nữ tu không mặc áo dòng; nhưng có một đồng phục riêng.

Hàng năm lập lại lời khấn vào ngày 06 tháng 1.

49

Page 50: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Kể từ ngày 8 tháng 12 năm 1988, họ thực hiện việc tuyên khấn trọn đời.

Được chính thức công nhận là thành viên của Gia đình Salêdiêng vào ngày 5 tháng 2 năm 1987, sau những lần mạnh mẽ thỉnh nguyện được gửi đến Ban Tổng Cố vấn.

Tòa Thánh đã chính thức phê chuẩn ngày 4 thán 3 năm 1989.

b) Châm ngôn: Opportet illum regnare – ‘Đức Kitô phải hiển trị’. Đây chính là nền tảng đào luyện của các nữ tu HDS cho sứ mệnh của họ, và diễn tả cùng một lòng nhiệt tình tông đồ của Don Bosco: ‘Da mihi animas’.

c) Bổn mạng: Chúa Cứu Thế, đặc biệt nhấn mạnh đến mầu nhiệm Nhập thể và Hiển dung; Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, Thánh Giuse, Thánh Gioan Bosco và các thánh của Gia đình Salêdiêng, thánh Maria Goretti, mẫu gương cho giới trẻ.

d) Các Tổng Tu nghị: Đã có 4 tổng Tu nghị. Trong Tổng Tu nghị 3, Hiến luật được duyệt xét (1987) và xin được Tòa Thánh phê chuẩn.

Tại Tổng Tu nghị 4 (1997), kế hoạch đào luyện được soạn thảo. Tổng Tu nghị 5 (1999) xác định căn tính của Tu hội và tích cực đáp lại sứ mệnh của mình.

e) Phát triển: Ngày 8 tháng 9 năm 1999, Tu hội có 128 nữ tu (112 khấn trọn, 16 khán tạm); 12 tập sinh. Họ sống trong 17 cộng thể trong 8 Giáo phận.

Các Nữ tu HDS làm việc tại 4 quốc gia: El Salvador, 9 cộng thể và 14 công cuộc; Guatemala, 3 cộng thể và 7 công cuộc; Venezuela, 2 cộng thể và 3 công cuộc; Bolivia, 3 cộng thể và 6 công cuộc.

3. Vị trí trong Gia đình Salêdiênga) Sứ mệnh giáo dục – mục vụ :‘Để chúng ta có thể theo Đức Giêsu Kitô sát hơn và chăm chú lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, chúng ta đề xuất thực hiện kế hoạch tông đồ của Đấng Sáng lập, là: góp phần vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo hội, đặc biệt tự hiến vào việc giáo dục phụ nữ và giới trẻ.

Quan tâm đặc biệt của chúng ta là giới trẻ nghèo về vật chất hoặc thiêng liêng, cách riêng những người nghèo khổ nhất.

Tu hội đạt được những mục tiêu này nhờ việc giáo dục tôn giáo và việc tông đồ huấn giáo, được thực hiện qua những công cuộc tiêu biểu như: các tổ chức giáo dục, các trường học, các trung tâm huấn giáo, các trung tâm dành cho người nghèo, các trung tâm thăng tiến nhân bản, và các công cuộc xã hội phù hợp với tinh thần của Tu hội.

Ước muốn hiến dâng đời sống cho Đức Kitô, trong các hoạt động khác nhau, là thành phần của sứ mệnh Tu hội, thôi thúc các nữ tu HDS liên lỉ tiếp xúc Đức Kitô, hằng ngày cảm nghiệm Ngài cách sâu xa, và hăng say sống những nhân đức làm cho các nữ tu HDS xứng đáng thực hiện sứ mệnh của mình.

Các nữ tu HDS được đào luyện chuyên môn và sử dụng mọi khả năng phong phú hóa, để Đức Kitô được biết đến và yêu mến nơi tất cả những người tiếp xúc với họ.

Tu hội quy về Hệ thống Giáo dục Dự phòng để thực hiện sứ mệnh của mình; được linh hứng từ tình yêu Thiên Chúa và tình yêu Đức Giêsu Kitô, Mục Tử Tốt Lành, Ngài biết chúng ta, gọi tên chúng ta và dâng hiến mạng sống Ngài cho chúng ta.

50

Page 51: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Trong đời sống và trong việc Phúc âm hóa và giáo dục của Tu hội, Đức Maria có một vai trò đặc biệt, Người là Mẹ và là Bà giáo của Chúa Giêsu và của các tín hữu. Của lễ và sự dâng hiến của Ngài sinh động Tu hội HDS, để như Mẹ Maria, trở nên người trợ giúp trẻ nhỏ và giới trẻ.

b) Những đặc tính của Tu hội HDS :Nữ tu dòng Nữ Tử Chúa Cứu Thế là các tu sĩ thánh hiến để Phúc âm hóa và giáo dục. Belem nêu chỉ linh đạo của Tu hội HDS: đức khiêm nhường, khó nghèo, không ước ao những điều cao sang, luôn sẵn sàng, phục vụ anh chị em mình, mở rộng cõi lòng và cánh tay chơ trẻ nhỏ và giới trẻ trong đường lối Salêdiêng. Lòng sùng kính đặc biệt đối với Chúa Giêsu Hài Đồng sẽ giúp Tu hội đạt đến sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng như Chúa Giêsu đã dạy. Đức khó nghèo của Tu hội phát xuất từ Bêlem. Phục vụ giới trẻ chung quanh họ, đặc biệt những trẻ em nghèo khổ nhất, mời gọi tâm hồn ôm ấp đức khó nghèo.

Các Nữ Tử Chúa Cứu Thế (HDS) yêu nghèo khó Phúc âm, sống khổ hạnh, khiêm tốn, hân hoan, để có thể cảm nghiệm Đức Kitô là kho tàng vô giá của mình.

Tuân theo lời dạy dỗ của Đấng sáng lập, họ cố gắng sống nghèo khó với lòng trông cậy hoàn toàn vào Chúa Quan phòng.

Việc phục vụ Giáo hội địa phương và các giáo xứ được thực hiện qua các hoạt động giáo dục mục vụ. Việc đào luyện các giáo viên Kitô hữu và các giáo lý viên tốt được nhấn mạnh.

c) Chương trình Đào luyện Nữ tử Chúa Cứu ThếViệc liên lỉ gặp gỡ Đức Kitô trong cầu nguyện, các Bí tích và nơi người nghèo khổ, là dấu phân biệt các nữ tu Nữ tử Chúa Cứu Thế (HDS) với các phụ nữ khác.

Lòng tin mạnh mẽ, đức cậy hân hoan, và tình yêu mục tử của họ đã khiến họ không sợ mất mọi sự để cứu các linh của ngửng người được trao phó cho họ chăm sóc. Hằng ngày, họ cố gắng trở thành khí cụ hòa bình và thanh thản, trở thành người gợi hứng niềm tin và hy vọng, có khả năng thông cảm và hòa giải.

Họ sống Hệ thống Giáo dục Dự phòng như người mẹ, như Đức Trinh Nữ Maria, ngay cả khi họ đối diện với tính khí khó khăn về phía người họ muốn giúp đỡ.

Họ đối diện những thách đố và thử thách nhờ cầu nguyện và hy sinh. Cách khiêm tốn và đơn sơ, họ luôn rộng mở cho Chương trình của Thiên Chúa, điều hướng, Phúc âm hóa và giáo dục ở những nơi đức vâng phục cắt đặt họ.

Ý thức Thiên Chúa yêu họ, họ là người mang tình yêu Thiên Chúa đến với những người có tương quan với họ.

Sự cộng tác với Salêdiêng Don Bosco là yếu tố quan trọng trong đào luyện HDS.

Trong nhiều quốc gia chúng ta hiện diện, chúng ta coi mình đồng trách nhiệm với các Salêdiêng trong các công cuộc giáo dục như trường học, trong các trung tâm linh đạo như nhà tĩnh tâm, trong các công cuộc thăng tiến như các cộng thể hiếu khách.

51

Page 52: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

THƯ CÔNG NHẬN CHÍNH THỨCLÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Kính Mẹ Rosa Candelaria CACERESTu Hội Nữ Tử Chúa Cứu Thế,SANTO DOMINGO (Dep. De S. Vicente)

Kính Mẹ Tổng quyền,

Tôi rất vui mừng thông báo cho Mẹ và các Nữ tu của Mẹ biết rằng đơn thỉnh cầu được chính thức công nhận là thành viên của Gia đình Salêdiêng của Tu hội “Nữ Tử Chúa Cứu Thế” đã được chấp nhận cách thuận lợi.

Đây là lần thứ sáu tôi vui mừng vì được báo tin vui thuộc loại này.

Năm 1981, tôi đã thông báo cho các Nữ Tử các Thánh Tâm, ở Bogota; năm 1983, các Nữ Tận hiến Thánh Tâm Salêdiêng; năm 1984, các Nữ tu Tông đồ Thánh gia, tại Messina; năm vừa qua, các Nữ tu Bác ái ở Miyazaki, Nhật bản, và các Nữ tu Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ ở Shilong, Ấn độ; và hôm nay đến phiên các Chị em. Hôm nay Tu hội của các Chị em thực hiện phần của mình trong việc biểu lộ chiều rộng và đa dạng của tinh thần Don Bosco rạng ngời trong Giáo hội.

Sau khi xem xét lịch sử thành lập Tu hội của Mẹ và những văn kiện chính thức của Tu hội, trong phiên họp ngày 5 tháng 2 năm 1987, Cha Bề Trên cả và Ban Cố vấn ngài đã chấp nhận và phê chuẩn lời thình cầu Mẹ và Ban Tổng Cố vấn của Mẹ đã gửi cho chúng tôi ngày 8 tháng 9 năm 1985.

Tu hội của Mẹ đã được hình thành do sáng kiến của một Giám mục Salêdiêng nhiệt tình, Đức Cha Pedro Amaldo Aparicio. Ngài đã cống hiến một đường lối đặc biệt để theo Chúa Kitô và để đáp lại nhu cầu khẩn thiết nơi đất nước của Mẹ: đó là đào luyện các nữ giáo viên Công giáo và giáo lý viên, một mục tiêu rõ ràng có bản chất Salêdiêng. Việc thành lập Tu hội của Mẹ đã được toàn thể Hội đồng Giám mục El Salvador tán thưởng. Trong những ngày đầu, Tu hội của Mẹ đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Nữ tu FMA. Họ đã tận tình giúp đỡ Tu hội của Mẹ thấm nhuần những giá trị đoàn sủng Salêdiêng: linh đạo tông đồ của “Da mihi animas”, phương pháp tiếp cận và giáo dục được gợi hứng nhờ Hệ thống Giáo dục Dự phòng, lòng yêu mến công việc hằng ngày và tiết độ, được thấm nhuần đức ái mục tử, lòng sùng kính Thánh Thể và Mẹ Maria, việc liên lỉ quy về tinh thần Don Bosco. Nhờ đó Tu hội của Mẹ tăng triển sự bền chặt và bắt đầu lan tỏa, ngay cả tại các nước láng giềng.

Vài nét trong chân tính đặc biệt của Tu hội Mẹ cần được nhấn mạnh :

- Tình con thảo thiêng liên, phát sinh từ lòng đơn sơ và hân hoan không bị khuấy đục, được liên kết với sự kiện là Tu hội được sinh ra trong ngày Lễ Giáng sinh, và các Chị em có lòng tôn sùng đặc biệt đối với Chúa Giêsu Hài Đồng và Thánh gia.

- Chứng tá nghèo khó nổi bật trong đời sống của các nữ tu đầu tiên và trong mục đích phục vụ họ cống hiến cho các trẻ nhỏ thuộc giai cấp lao động, và đặc biệt đối với các trẻ em nghèo khổ hơn.

- Kế hoạch phục vụ Giáo hội địa phương và các giáo xứ qua các hoạt động giáo dục mục vụ, ưu tiên dành cho nhu cầu khẩn thiết là đào luyện các giáo lý viên tốt.

52

Page 53: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Gia đình Salêdiêng được phong phú hóa nhờ những giá trị các Chị em mang lại cho Gia đình này, và các hội viên của tu hội Salêdiêng sẽ cảm thấy mình chia sẻ trách nhiệm với Mẹ trong việc sinh động thiêng liêng và giáo dục cho Tu hội của Mẹ.

Về phía Mẹ, Mẹ cảm thấy được tham gia vào những sáng kiến của toàn thể Gia đình Salêdiêng Don Bosco và Mẹ quy chiếu điều này trong Hiến luật canh tân của Mẹ.

Chúng tôi cầu xin Chúa nhân lành, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Phù hộ các Giáo hữu và Thánh Gioan Bosco, tiếp tục ban cho Tu hội của Mẹ được gia tăng về số lượng và sự thánh thiện, về lòng nhiệt thành và những việc tốt lành.

Chớ gì sự công nhận chính thức này là nguồn thúc đẩy và động viên Tu hội của Mẹ tiến bước trong các nỗ lực tu trì và mục vụ trong quốc gia El Salvador thân yêu của Mẹ, và trong nhiều quốc gia ở trong Turng Mỹ đang phải chịu thử thách cam go trong những năm qua.

Xin Thiên Chúa soi sáng đức tin, kiện cường lòng trông cậy, và nhóm lứa đức ái nơi tất cả các tín hữu trong việc chuyên cần xây dựng nền văn minh thình yêu.

Xin gửi đến Mẹ và tất cả các Nữ tu của Mẹ những lời cầu chúc chân thàh. Chúng ta hãy gia tăng sự hiệp thông hỗ tương trong cầu nguyện.

Tôi chân thành bày tỏ những tình cảm vui mừng và kính trọng trong Chúa.

Roma, ngày 24 tháng 2 năm 1987

Don Egidio Viganò

53

Page 54: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

13NỮ TU TÔI TÁ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸTu hội thuộc quyền giáo phận.Ký hiệu: SIHMBang-Nok-Khuek (Thái Lan) 1937

1. VIỆC THÀNH LẬP

‘Ngươi hãy bỏ quê hương, họ hàng thân thích và nhà cửa cha ngươi để đi đến nơi Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ biến ngươi thành một dân tộc vĩ đại. Ta sẽ chúc phúc cho ngươi và làm cho danh ngươi trở nên vĩ đại, để ngươi trở thành sự chúc phúc’ (Sáng thế ký 12: 1-2).

Đâng sáng lập của chúng ta, Đức Cha Gaetano Pasotti là một tu sĩ Salêdiêng người Ý, sinh trong một gia đình nghèo tại vùng Pinarolo Po (Pavia), ngày 5 tháng 2 năm 1890; ngài tuyên khấn Salêdiêng tại Fogglizo ngày 15 tháng 9 năm 1906; thụ phong linh mục tại Udine trong vùng chiến tranh, ngày 15 tháng 9 năm 1918.

Nhờ Cha Versiglia hướng dẫn, ngài đã lên đường truyền giáo năm 1918 tại Trung Hoa, và hoạt động tại đó trong vòng 9 năm.

Năm 1926, ngài được bổ nhiệm làm Cha Tập sư tại Macau.

Ngày 26 tháng 11 năm 1927, ngài lại lên đường một lần nữa, và lần này ngài dẫn đầu phái đoàn truyền giáo sang Thái lan, lúc bấy giờ gọi là Siam.

Năm 1930, ngài mở một tiểu chủng viện để đào tạo hàng giáo sĩ địa phương.

Năm 1932, một linh mục Salêdiêng là Cha Carlo Della Torre, đã có ý tưởng thành lập một tu hội dành cho phụ nữ, bắt đầu với một nhóm phụ nữ trẻ đang phục vụ tại nhà bếp và giặt giũ cho viện thần học Salêdiêng; được sự chấp thuận của Đức Cha Pasotti, nhưng lại không được phép của các Bề trên dòng.

Năm 1934, Đức Cha Pasotti được cử làm Giám quản Tông tòa tại Ratchaburi và được tấn phong Giám mục ngày 24 tháng 6 năm 1941. Với cảm nhận sống động về Giáo hội địa phương và lòng nhiệt thành tông đồ đối với việc Phúc âm hóa dân chúng, Đức Cha Pasotti đã thành lập Tu hội các Nữ tu Tôi tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ năm 1937 và thâu nhận nhóm thiếu nữ đã nhận được Cha Della Torre đào luyện.

Tên gọi đầu tiên của Tu hội là “Các Nữ Tu Trợ tá”. Năm 1971, họ được gọi là các Nữ tu Tôi tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, nhưng không thay đổi tinh thần và chân tính.

Sứ mệnh chuyên biệt của Tu hội được Đức Cha Pasotti mô tả như sau: tận hiến cho Thiên Chúa qua việc giúp đỡ các vị truyền giáo tại các trung tâm nhỏ, đặc biệt với việc giáo dục các thiếu nữ và phụ nữ.

Nhiều tu sĩ Salêdiêng và FMA đã góp công vào việc khai sinh Tu hội. Khi Đấng sáng lập qua đời, Tu hội mới được 13 năm.

Đấng sáng lập sâu xa tận hiến cho Don Bosco và Giáo hội; như các Nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ, ngay từ ngày thành lập. Bề trên đầu tiên của Tu hội và tập sư đầu tiên của các tập sinh là các nữ tu FMA: Nữ tu Antonietta Morellato và Nữ tu Luigina di Giorgio. Sự hiện diện của các SDB và FMA đã cắt nghĩa cội rễ Salêdiêng sâu xa của Tu hội “Nữ tu Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ”.

54

Page 55: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

2. LỊCH SỬ

Đức Cha Pasotti đã chính thức thành lập Tu hội ngày 7 tháng 12 năm 1937.

Ngày hôm sau, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, nhóm đầu tiên gồm 7 thiếu nữ trẻ bắt đầu nhà tập với Nữ tu Antonietta Morellato.

Tu viện và tập viện đầu tiên được thiết lập trong cùng một nhà bên cạnh viện thần học Salêdiêng ở Bang-Nok -Khuaeh, Samutsongkram.

Lễ Mẹ Vô Nhiễm năm sau (8 tháng 12 năm 1938), 6 tập sinh tuyên khấn lần đầu.

Chính Đấng sáng lập đã cắt nghĩa lý do tại sao Lễ Mẹ Vô Nhiễm được chọn để thành lập Tu hội mới như sau: ‘Khi thành lập Tu hội, cha đã dâng hiến Tu hội cho Đức Mẹ. Cha chọn Đức Mẹ làm bổn mạng để biểu lộ Tu hội thuộc về Mẹ ...’

Tu hội đã phát triển về về số lượng và tinh thần.

Trong thánh lễ Ngày Đầu Năm 1949, Đức Cha Pasotti đã giới thiệu bản Hiến luật đầu tiên của Tu hội cho các nữ tu. ’... Các con thân mến, ước muốn của Cha là tất cả các con được kết hiệp với Trái Tim Chúa Giêsu. Hãy nên thánh nhờ sống Hiến luật này”.

Sau khi Đức Giám Mục Gaetano Pasotti từ trần năm 1950, người kế vị ngài là Đức Cha Peter Carretto SDB đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn Tu hội trẻ, theo di chúc của Đấng sáng lập: “Người kế vị cha sẽ yêu thương và giúp đỡ các con như cha đã làm”.

Đức Giám quản Tông Tòa mới là Đức Cha Carretto đã hướng dẫn Tu hội, đưa Tu hội vào hoạt động nhằm việc thăng tiến văn hóa tại đất nước Thái-lan.

Vì thế, việc tông đồ giáo dục trong các trường học được bắt đầu, và như vậy, việc đào luyện các nữ tu được hoàn tất. Đồng thời sự tham gia của các nữ trong việc hỗ trợ xã hội cho giới trẻ, người già và người bệnh tật được gia tăng.

Năm 1964, Tu hội trở nên tự lập, với Bề trên người Thái đầu tiên được chọn trong Tổng Tu nghị đầu tiên.

Các Nữ tu Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ trở thành Tu hội thuộc quyền Giáo phận do Đức Cha Micae Praphon Chaicharorn SDB, người kế vị Đức Cha Carretto, quản nhiệm. Khi đảm nhận việc điều hành giáo phận, Đức Cha Praphon đã theo dõi và đồng hành với Tu hội.

Sau Công Đồng Vaticano 2, Tu hội đã duyệt lại Hiến luật và kết thúc với Tổng Tu nghị năm 1985.

3. CHÂN TÍNH

Nữ Tu Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ là nữ tu tận hiến phục vụ các Giáo hội địa phương. Họ được hội nhập vào các giáo xứ và giáo phận trong tinh thần truyền giáo, sinh động các nhóm đang hoạt động trong các cơ cấu Giáo hội. Họ sống chữ Fiat (xin vâng) của Mẹ Maria, luôn sẵn sàng thực thi thánh ý Thiên Chúa.

Họ sẵn sàng tha thứ, theo lời dạy dỗ và gương sáng của Chúa Giêsu.

Tình yêu chứa đầy các hoạt động của họ.

Giống như Đấng sáng lập, họ cố gắng trở nên mọi sự cho mọi người.

Họ sống và làm việc trong tinh thần gia đình, với tính đơn sơ, vui vẻ, lạc quan và khả năng thích ứng.

a) Châm ngôn: “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng ta”

55

Page 56: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

b) Tinh thần: Tinh thần của Tu hội được xác định trong vài chữ: “Yêu mến, phục vụ và tha thứ”.

4. VIỆC GIA NHẬP GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Khi Đấng sáng lập qua đời năm 1950, chỉ có 20 nữ tu tuyên khấn, hiện diện trong 4 giáo xứ. Ngày nay có hơn 100 nữ tu làm việc trong 30 cộng thể, tại các giáo phận Ratchaburi và Suratthani.

Từ Giáo hội Địa phương, trái tim chúng ta hướng tới các nhu cầu của Giáo hội Hoàn vũ. Năm 1997, Tu hội gửi hai nữ tu truyền giáo đầu tiên sang Kampuchia, như là thành viên của Hội Truyền giáo Hải ngoại Thái Lan (MET).

Tu hội được công nhận là thành viên của Gia đình Salêdiêng ngày 6 tháng 2 năm 1987.

‘Tu hội đã chuẩn bị để cổ vũ tương quan với Tu hội Thánh Phanxicô Salê và các Nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng, qua việc chia sẻ các lợi ích thiêng liêng, cùng nhau nghiên cứu về những sáng kiến tông đồ, phù hợp với những hướng dẫn của Giáo hội địa phương. Các Nữ tu Tôi Táù cộng tác với các Nhóm khác khi có cơ hội, qua các cuộc họp, hội thảo, suy tư về các yếu tố chung của ơn gọi Salêdiêng, nhằm sự hiện diện Salêdiêng hiệu quả hơn’.

5. CÁC ƠN GỌI

‘Một lãnh vực dấn thận đặc biệt đối với các Nữ tu Tôi Tá là lãnh vực ơn gọi. Người Công giáo ở Thái lan là thành phần thiểu số. Bầu khí xã hội và văn hóa lại thấm nhuần trong tinh thần thế tục. Hai dữ kiện này tạo ra nhiều trở ngại cho sự phát triển ơn gọi về lượng và phẩm cho đời sống thánh hiến tu trì. Theo gương Don Bosco, chúng ta mãnh liệt làm việc, với lòng tin tưởng vào Phúc âm, nhằm cống hiến nhiều linh mục tốt cho Giáo hội và nhiều Nữ tu Tối tá quảng đại cho Tu hội’.

‘Đối với cầu nguyện và chứng tá, chúng ta thêm sự làm việc không mỏi mệt cho các thiếu nữ và giới trẻ, gieo các hạt giống ơn gọi’.

THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN LÀ THÀNH VIÊN CỦA GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Gửi Các Nữ tu Tôi tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ

Trọng kính Mẹ Agatha LADDA SATVINIT

Thidamepra School, – 317 Taladmai Road SURAT THANI - THÁI LAN

Trọng kính Mẹ Bề trên,

Nhân dịp mừng lễ Kim Khánh, kỷ niệm Tu hội của Mẹ được Đức Cha Gaetano Pasotti, một nhà truyền giáo nhiệt tình thành lập năm 1937. Tôi thật vui mừng báo tin cho Mẹ và tất cả các Nữ tu của Mẹ biết rằng lời thỉnh nguyện trở nên thành viên Gia đình Salêdiêng Don Bosco đã được phê chuẩn. Đây là sự chấp thuận thứ bảy được thực hiện trong 6 năm qua. Tu hội của Mẹ tiếp nối các Nữ tử Thánh Tâm Bogota (Colombia); các Nữ Tận hiến Thánh Tâm Salêdiêng ở Bova Marina (Italia); các Nữ tu Tông Đồ Thánh Gia, tại Messina (Italia); các Nữ tu Bác Ái Miyazaki (Nhật Bản); các Nữ tu Thứa sai Đức Mẹ Phù Hộ ở Shillong (Ấn Độ) và các Nữ tử Chúa Cứu Thế ở El Salvador (Trung Mỹ). Tất cả là dấu chỉ

56

Page 57: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

hiển nhiên về sự phong phú của đoàn sủng Don Bosco như là ân huệ cho Giáo Hội, được trải rộng đến mọi Châu lục.

Trong phiên họp ngày 6 tháng 2 năm 1987, Cha Bề Trên Cả và Ban Tổng Cố vấn ngài đã nghiên cứu lịch sử và văn bản Hiến luật của Tu hội Mẹ, và sau khi nhận thấy trong đó rõ ràng có sự trung thành với tinh thần Salêdiêng và Phương pháp Giáo dục Mục vụ Salêdiêng, đã chấp nhận và chuẩn y thư thỉnh nguyện Mẹ và các Nữ tu của Mẹ đề trình ngày 6 tháng 8 năm 1985. Tên gọi đầu tiên của Tu hội Mẹ là “Các Nữ tu Hỗ trợ”, và sau đó lần lượt được các nữ tu FMA trợ giúp trong việc đào luyện, quản trị và phát triển Tu hội trong những năm đầu, nhất là qua một nữ tu FMA làm Tập sư cho Tu hội non trẻ của Mẹ trong vòng 15 năm, và rồi một nữ tu FMA khác trong vòng 20 năm đã hướng dẫn Tu hội của Mẹ với tư cách là Bề tên Tổng quyền.

Tiếp đến, các Chị em đã tên gọi tu hội thành “Nữ tu Tôi tá”, do đó biểu lộ ước muốn của các Chị em là nhận Mẹ Maria là mẫu gương khiêm nhường và vâng phực, chăm chú lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần, để giống như Ngài, các Chị em có thể chỉ thực hiện trong lời nói cũng như trong việc làm, những gì phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.

Thêm vào yếu tố Maria đó, đặc tính thứ hai thuộc đoàn sủng của các Chị em là cảm thức sống động về Giáo hội Địa phương. Như vậy, việc tông đồ đầu tiên của các Chị em, được Đấng sáng lập ghi khắc và được các Đức Giám mục trong các giáo phận có Tu hội các Chị em, khuyến khích, luôn là sự hỗ trợ cho các trung tâm truyền giáo, qua việc huấn giáo được chuẩn bị cẩn thận trong đất nước rất cần đến việc Phúc âm hóa thứ nhất, việc giáo dục phụ nữ và thiếu nữ, và sinh động các nhóm trong giáo xứ.

Yếu tố thứ ba là sự cống hiến to lớn của các Chị em nhằm thăng tiến người dân bản xứ, bằng việc dạy học trong các trường ở nhiều trình độ khác nhau, sử dụng những phương pháp của lòng thương mến, lý trí và tôn giáo, là những giá trị nền tảng trong các nguyên tắc giáo dục của Don Bosco.

Nếu nguồn gốc đoàn sủng của các Chị em có thể được thông truyền cho các thế hệ mới, thì toàn thể Gia đình Salêdiêng sẽ được hưởng lợi, vì nhờ sự hỗ trợ thiêng liêng của các tu sĩ Salêdiêng, cùng với chúng tôi và các Nhóm khác của Gia đình Salêdiêng, các Chị em sẽ là ‘dấu chỉ và người mang tình yêu Thiên Chúa cho giới trẻ’, theo tinh thần Đấng sáng lập của các Chị em và của chính Don Bosco.

Chớ gì Mẹ Maria Vô Nhiễm Phù Hộ các Giáo hữu giúp các Chị em tăng triển về lượng và phẩm, về lòng quảng đại và phục vụ; chớ gì “Nữ Tỳ khiêm hạ của Chúa” ban cho mỗi Chị em “những điều vĩ đại”mà Đăng Toàn Năng đã thực hiện nơi Người.

Chúng tôi nhớ đến các Chị em trong lời cầu nguyện và trong tình liên đới huynh đệ của chúng tôi.

Với tâm tình quý trọng, tri ân và phép lành đặc biệt.

Roma, ngày 28 tháng 2 năm 1987

Don Egidio Viganò

57

Page 58: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

14HIỆP HỘI CỰU HỌC VIÊN FMAHiệp hội Dân sự Quốc tếKý hiệu: EX.FMATorino 1908

1. LỊCH SỬ SƠ LƯỢC

Tháng 3 năm 1908 tại Tôrinô, một nhóm Cựu Học viên Nguyện xá FMA dưới sự hướng dẫn của Cha Philip Rinaldi và Nữ tu Caterina Arrighi FMA đã thành lập một hiệp hội với mục đích chia sẻ và quảng bá những giá trị của di sản giáo dục đã nhận lãnh trong phạm vi của họ, và nhằm thông truyền những giá trị đó cho các thế hệ tương lai của các Cựu Học viên FMA trên khắp thế giới.

Ngay từ ban đầu, những phụ nữ lớn lên trong các trường Don Bosco và FMA, đã hành động với những sáng kiến chủ động và tình liên đới thực sự. Họ đã can dự vào việc giáo dục giới trẻ, thiếu nhi, các bà mẹ trong gia đình, công nhân, giáo viên và nông dân. Họ đã bắt đầu các lớp tối cho các bà nội trợ và các người di cư Ý, các trung tâm dạy nghề miễn phí, Tổ chức Hỗ trợ và Qũi tiết kiệm, văn phòng thông tin, thư viện lưu động, công ty nhạc kịch.

Từ năm 1911, là năm Đại Hội Quốc Tế đầu tiên ở Tôrinô, đã có những sự kiện có ý nghĩa đánh dấu sự tăng trưởng của Hiệp hội về lượng và phẩm.

Năm 1920: tại Tôrinô, Đại Hội Quốc Tế lần hai và khánh thành đài kỷ niệm Don Bosco ở quãng trường Mẹ Phù Hộ, với sự cộng tác của các Cựu Học viên nam.

Năm 1921: xuất bản số thứ nhất của Tạp chí Hiệp hội Cựu Học viên với tên gọi mới là Unione (Hiệp nhất).

Năm 1953: Tu chính Bản Điều lệ đầu tiên và soạn thảo các quy luật cho các Hiệp hội.

Năm 1958: tại Tôrinô – Đại Hội Quốc Tế đánh dấu kỷ niệm Năm mươi thành lập Hiệp Hội Cựu học viên FMA.

Năm 1971: Ban hành Cuốn Điều lệ mới, được soạn thảo theo ánh sáng Công Đồng Vaticanô 2.

Năm 1972: tại Tôrinô – Đại Hội Quốc tế để đánh dấu một trăm năm thành lập Tu hội Con Đức Mẹ Phù Hộ.

Năm 1980: Tu chính và cập nhật Bản Điều lệ và phát hành cuốn Những Hướng dẫn cho các sinh động viên.

Năm 1983: tại Roma - Đại Hội Châu Âu đánh dấu 75 năm ngày thành lập Hiệp Hội: một giai đoạn có ý nghĩa, trong đó những giá trị cội nguồn được tái khám phá và vai trò của Cựu học viên nam nữ trong xã hội và trong Giáo hội được tái xác định.

Năm 1988: Kỷ niệm một trăm năm Don Bosco qua đời; hai biến cố đánh dấu đời sống của Hiệp Hội: việc chính thức công nhận Hiệp Hội là nhóm trong Gia đình Salêdiêng; Đại Hội Quốc Tế lần thứ nhất được tổ chức và cử hành chung với các Cựu học viên Don Bosco ở Roma.

Năm 1989: Ban hành cuốn Điều Lệ mới, đồng thời là bản văn pháp lý, cuốn Điều Lệ rõ ràng xác định chương trình sống của Hiệp hội cho Cựu Học viên nam nữ vàø cho những

58

Page 59: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

người lãnh đạo hay các sinh động viên FMA, nhờ họ Hiệp hội được mời gọi cung cấp việc phục vụ là hướng dẫn và sinh động.

Năm 1991: tại Roma – Đại Hội Bầu cử đầu tiên của Hiệp Hội Cựu Học viên, trong đó đã tiến hành việc bầu cử trực tiếp Ban Tổng cố vấn, do các chủ tịch và đại biểu tiến hành.

Năm 1993: tại Roma - Đại Hội Cựu Học viên Thế giới với chủ đề “Giáo dục Liên tục”, được tổ chức cùng với các Nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ: những người lãnh đạo, các đại biểu và các điều phối viên mục vụ giới trẻ, đã thảo luận và nghiên cứu đề tài quan trọng này.

Năm 1997: tại Roma - Đại Hội Bầu cử lần thứ hai của hiệp hội Cựu Học viên Thế giới: cùng với việc bầu cử ban Tổng cố vấn mới, phù hợp với cuốn Điều lệ mới, các đại biểu đã làm việc để tìm ra những hướng dẫn chung cho việc sinh động và dấn thân tông đồ, diễn đạt tinh thần trách nhiệm nhiều hơn về sự thuộc về và sự trưởng thành giáo dân hiển nhiên hơn.

2. BẢN CHẤT CỦA HIỆP HỘI

Hiệp Hội được mẹ Bề Trên Tổng quyền công nhận, là nhóm người đời được các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ cổ võ, bao gồm các Cưu Học viên nam nữ được giáo dục trong nhà FMA, không phân biệt nguồn gốc tôn giáo, văn hóa, xã hội và chủng tộc.

Các CHV FMA trở thành thành viên hữu hiệu của Hiệp hội khi tự do xin gia nhập, đăng ký, và tự cam kết tuân giữ các Điều lệ.

Tư cách thành viên cũng được mở rộng cho những người không được các FMA giáo dục, nhưng ý thức về những giá trị Salêdiêng và chấp nhận những gía trị đó trong đời sống họ, qua tiến trình đào luyện thích hợp.

3. LINH ĐẠO VÀ SỨ MỆNH

Linh đạo của các CHV.FMA được đặt nền tảng trên Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco được thể hiện qua lý trí, tôn giáo và lòng thương mến, ngày nay được mô tả như là những giá trị nhân bản (lý trí), đức tin (tôn giáo) và sự liên đới (lòng thương mến).

Trên bình diện các giá trị nhân bản, hội viên tìm cách tăng triển những khả năng, thái độ và ơn huệ của mình để phát triển thành người.

Trên bình diện đức tin, họ tự rộng mở mình cho điều thần linh, và dành chỗ trong đời sống họ để tiếp nhận Chúa trong tâm hồn họ nhờ lắng nghe Lời Chúa; họ chăm sóc đời sống thiêng liêng của họ với tinh thần trách nhiệm, và tiếp nhận Mẹ Maria là mô hình của phụ nữ tính viên mãn, và vun trồng tình yêu đối với Giáo hội và Đức Thánh Cha.

Trên bình diện sự liên đới, những ơn huệ cá nhân, nhân bản, và thiêng liêng được dùng để đón nhận người khác như là ân huệ, nhờ điều Don Bosco gọi là lòng thương mến.

Tất cả các thành viên Hiệp hội có thể sống dấn thân theo phong thái Salêdiêng nhằm tán trợ, nâng đỡ, cổ xúy và bảo vệ mọi người, cách riêng, thanh thiếu niên, nhất là những em nghèo, phẩm giá phụ nữ, gia đình và đời sống.

Hiệp hội cũng giúp các thành viên ý thức về sự hiện diện có ý nghĩa của mình trong Giáo Hội cho thế giới.

Vì thế họ được động viên sống ơn gọi giáo dân cách trách nhiệm và tự do, trong hiệp thông và đối thoại với kế hoạch tông đồ của Tu hội Con Đức Mẹ Phù Hộ.

59

Page 60: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Là một nhóm trong Gia đình salêdiêng, hiệp hội kiện cường sự liên kết của mình với Gia đình này, tham gia vào những thời điểm lịch sử đặc biệt của Gia đình và góp phần vào sức sống sinh động của Gia đình tùy theo đặc tính cá biệt và chân tính của hiệp hội giáo dân nam nữ, được hình thành trong các của Don Bosco và của Mẹ Mazzarello.

Sống trong các bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau, các Cựu Học viên dấn thân :

- Duy trì và củng cố những sợi dây liên kết bằng hữu và hỗ trợ hỗ tương với các Cựu Học viên nam nữ, trong những hoàn cảnh giống nhau, đồng thời không quên những người sống xa cách và trợ giúp những người đang gặp khó khăn;

- Huy động sự liên đới nhằm đáp ứng những nhu cầu đang nẩy sinh, bằng cách thiết lập những mạng lưới làm việc với những tổ chức dân sự và các hiệp hội tình nguyện quốc gia và quốc tế;

Về phần mình, các Cựu học viên cống hiến các năng lực cá nhân và nhóm cho các hiệp hội và phong trào khác đang hoạt động trong lãnh vực tình nguyện :

- nêu lên đường lối cổ xúy sự nhận thứcbản thân nơi phụ nữ, và văn hóa liên quan đến phụ nữ như là nguồn năng lực, chớ không phải là vấn đề;

- đề ra, động viên và nâng đỡ những sáng kiến hỗ trợ người trẻ gặp khó khăn;

- thông minh và hợp lý sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng như là phương tiện thông truyền các giá trị.

Theo những bước đi của các hội viên đầu tiên, Hiệp hội xuất bản tập san của mình là “Unione”, tập san đào luyện và thông tin định kỳ được xuất bản bằng ba thứ tiếng.

60

Page 61: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

15TU HỘI CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNGTu hội thuộc quyền giáo phậnKý hiệu: IJACampo Grande 1938(Matto Grosso – Braxin)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

a) Đấng Sáng Lập: Đức Cha Vinh-Sơn Priante SDB (1883 -1944)

Sinh tại Barra Mansa (Rio de Janeiro) ngày 17 tháng 10 năm 1883. Khấn trở thành hội viên Salêdiêng tại Larena ngày 19 tháng 07 năm 1904 và thụ phong linh mục tại Taubaté ngày 28 tháng 1 năm 1912.

Giám đốc trường học và cha xứ tại Sao Paolo.

Được tấn phong Giám mục giáo phận Corumba (Mato Grosso) ngày 13 tháng 3 năm 1933. Giáo phận Corumba có diện tích rộng bằng nước Pháp và được chia thành ba giáo phận vào năm 1952. Campo Grande là một phần của giáo phận này.

Số các họ đạo tăng gấp ba lần. Ngài đã thiết lập “Irmas de Jusús Adolescente” (Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng) với một nhóm nhỏ Con Đức Mẹ.

Ngài qua đời tại Sào Paolo ngày 4 tháng 12 năm 1944.

b) Việc thành lập: Irmas de Jesús Adolescente (Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng ) được thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1938.

Mục tiêu của Tu hội là đáp ứng hai nhu cầu khẩn thiết được Đức Giám mục xác định là :

- Những nhhu cầu mục vụ của một giáo phận lớn với rất ít linh mục;

- Việc đi tu của các cô gái có cha mẹ sống trong hoàn cảnh gia đình bất hợp lệ, hoặc các cô gái không được các dòng tu hiện hữu chấp nhận.

Đáp lại những nhu cầu của giáo phận ngài và muốn tiếp nhận các thỉnh sinh không được các tu hội hiện hữu chấp nhận, Đức Giám mục thiết lập nền tảng cho một tu hội truyền giáo. Bảy tập sinh đầu tiên khấn vào năm 1939.

Có vài khó khăn nẩy sinh sau khi Đức Giám mục Priante qua đời năm 1944.

Đức Tân Giám mục Chaves đảm nhận (cho tới khi được chuyển sang giáo phận Cuiabà), và trao phó việc điều hành Tu hội cho một nữ tu FMA nổi tiếng, đó là Mẹ Josefina đảm trách trong những năm 1952-1967.

Cũng còn có nhiều khó khăn nghiêm trọng khác (số các hội viên tuyên khấn giảm từ 74 xuống còn 28) cho tới khi các vấn đề được mổ xẻ lại năm 1975 trong Tổng Tu nghị Đặc biệt, với Hiến luật mới được duyệt xét năm 1982.

Hiện nay, Tu hội đang tăng triển.

c) Sứ mệnh: ‘Rộng mở cho những giá trị xã hội và thiêng liêng”

Tu hội Chúa Giêsu Hài Đồng nỗ lực sống sứ mệnh của mình, cống hiến câu trả lời Tin mừng cho những vấn đề cụ thể trong các Giáo hội địa phương: qua việc giáo dục bình

61

Page 62: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

dân, chăm sóc mục vụ các gia đình, và nhiều hoạt động xã hội đa dạng, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và người già, đặc biệt những người nghèo nhất’.

‘Sứ mệnh của chúng ta quy về những lãnh vực xã hội có nhu cầu khẩn thiết về sự chăm sóc xã hội và thiêng liêng đã được nêu lên, và với các Giáo hội địa phương có rất í linh mục.

d) Tinh thần: ‘Linh đạo của chúng ta tập trung vào con người của Đức Giêsu Kitô và được Phúc âm nuôi dưỡng. Chúng ta theo Chúa Kitô với niềm vui, đơn sơ và đức tin’.

‘Giống Đức Kitô Nagiaret, chúng ta đặc biệt muốn ở giữa dân chúng và luôn nhạy cảm đối với những nhu cầu của Giáo hội địa phương’.

Chúng ta đặt công cuộc của chúng ta trên Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco, qua suy tư sâu xa nhằm từ đó rút ra những sự phong phú sư phạm và thiêng liêng được chứa đựng trong những trang được chọn từ Don Bosco.

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

a) Tên gọi chính thức: Từ năm 1978, Tu hội được biết đến với tên gọi: “Irmas đe Jesús Alolescente - Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng”.

Tên gọi này quy tụ nhiều đặc tính cá biệt của Tu hội.

Con người của Chúa Giêsu ở trung tâm linh đạo chúng ta. Trong việc mục vụ của chúng ta, chúng ta nhấn mạnh đến sự tăng triển toàn diện của những người được chúng ta chăm sóc. Sự tăng triển Nhân bản, Kitô hữu và Thiêng liêng là những ưu tiên của chúng ta.

b) Tình trạng pháp lý: Chúng ta là Tu hội thuộc quyền giáo phận dưới quyền của Đức Tổng Giám Mục Campo Grande.

c) Châm ngôn: “Mọi sự cho mọi người”‘Trong công cuộc chúng ta, chúng ta được hướng dẫn bởi những lời của Thánh Phaolô, được Don Bosco lập lại trong Hệ thống Giáo dục Dự phòng: chúng ta cố gắng trở thành những người thánh hiến cho những người chúng ta chăm sóc và cho những người Chúa sai chúng ta đến.

d) Thánh bổn mạng: ‘Chúng ta nhìn vào gia đình Nagiaret trong đó trẻ Giêsu và Mẹ Ngài sống và làm việc.

‘Từ Nagiaret, chúng ta học về tinh thần gia đình và niềm vui của những tương quan liên vị.

e) Sự phát triển: Đến năm 1967, các Bề trên Tổng quyền của Tu hội là các nữ tu FMA. Trong suốt thời gian đó, Tu hội học hỏi và trở nên quen thuộc với đoàn sủng Don Bosco, linh đạo và phương pháp đào luyện của ngài.

Ngày nay, có khoảng 50 hội viên thuộc Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng (Irmas de Jesús Adolescente ) trong 11 cộng đoàn hay nhà, hiện diện trong 6 giáo phận ở Braxin.

Trong những năm tháng khó khăn, số hội viên giảm sút cách thảm hại, vì thế nỗ lực lớn đã được thực hiện nhằm cổ vũ ơn gọi và đã đạt được những kết quả tích cực.

62

Page 63: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬNLÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Gửi Mẹ Tổng Quyền Lucia Da Silva,Rua Antonio Ma. Coelho 1853Campo Grande, Braxin

Kính thưa Mẹ Tổng quyền,

Nhân dịp lễ Kim Khánh mừng 50 năm Tu hội của Mẹ được một Giám mục Salêdiêng nhiệt thành thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1938, đó là Đức Cha Vinh-Sơn Priante, tôi rất hân hạnh và sung sướng được thông báo cho Mẹ và các Nữ tu của Mẹ là: thư thỉnh cầu của Mẹ xin công nhận là thành viên chính thức của Gia đình Salêdiêng đã được tiếp nhận cách thuận lợi.

Trước hết, thư thỉnh cầu đã được Tổng Tu nghị thứ ba năm 1982 đệ trình, và được Tổng Tu Nghị thứ tư lập lại năm 1988, và được lời chứng uy tín của hai Đức Giám mục Salêdiêng ủng hộ, đó là Đức Cha Antonio Barbosa và Đức Cha Vittorio Pavanello, nguyên Tổng Giám mục và Tổng Giám mục hiện hành của Campo Grande.

Vì thế, các “Nữ tu Chúa Giêsu Hài Đồng” trở thành nhóm thứ 9 nhận được sự công nhận chính thức. Tu hội là nhóm thứ nhất tại Braxin và thứ ba tại Châu Mỹ Latinh, sau các “Nữ tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria”ở Colombia (được nhìn nhận năm 1981), các“Nữ Tử Chúa Cứu Thế ở El Salvador (năm 1987). Giờ đây Tu hội của Mẹ tiếp nối các Tu hội khác, trong dịp kỷ niệm 100 năm Đấng Sáng lập của chúng ta qua đời, trong việc biểu lộ sự rộng rãi và phong phú của đoàn sủng Salêdiêng trong Giáo hội. Toàn thể Gia dình Salêdiêng vui mừng với Mẹ và xin gửi đến Mẹ những lời chúc mừng của mình.

Trong cuộc họp Ban Tổng Cố vấn chúng tôi, ngày 23 tháng 12 năm 1988, chúng tôi đã cứu xét lịch sử và những đặc điểm của Tu hội trẻ của Mẹ. Tu hội đã có một gia sản lưỡng diện là được một người Salêdiêng nhiệt thành sáng lập và được các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ quảng đại nâng đỡ trong khoảng 30 năm. Mẹ Tổng quyền Marinella FMA đã minh xác rằng: “Với Tu hội này chúng tôi cảm thấy được liên kết huynh đệ nhờ sự gần gũi về tinh thần và lý tưởng”.

Trong diện mạo Salêdiêng của Tu hội, có vài nét nổi bật được chúng tôi cho là có nhiều giá trị :

- Việc rõ ràng chọn lấy giới trẻ nghèo và những môi trương nghèo khổ hơn, nhằm thăng tiến văn hóa, xã hội và tôn giáo cho họ;

- Việc ưu tiên hỗ trợ các Giáo hội địa phương nghèo, tức là những Giáo hội thiếu hàng giáo sị và các dòng tu khác;

- Dấn thân thực hiện Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco;

- Tinh thần Thánh Thể và Maria.

- Ngày thành lập có chiều kích Salêdiêng (08/12/ 1938).

Tiếp tục theo đuổi cùng con đường tiến đức, mẹ sẽ có thể phong phú hóa bằng những đóng góp đặc thù cho toàn thể gia đình Salêdiêng chúng ta.

Trong Tổng Tu Nghị được dự định vào năm 1990 mẹ sẽ phải nghiên cứu những phương thế thích hợp để lồng tóm những đặc tính đặc thù trên vào tu hiến tu hội, và đặc biệt là để khẳng định rõ ràng và đầy đủ danh xưng của các Nữ tu’ Chúa Hài Đồng Giê-su.’ Và bày tỏ

63

Page 64: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

mối ràng buộc với Cha Bề Trên cả, ‘người cha và trung tâm hiệp nhất của Gia đình Salêdiêng, ‘ và với các nhóm khác trong gia đình Salêdiêng với họ mà luật tự nhiên “cho đi và nhận lại” có thể được thực hiện. Và đặc biệt với những người sống chung quanh tu hội của mẹ. Chúng ta sẽ cầu nguyện cùng Thiên Chúa nhân lành, thông qua lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, thánh Gio-an Bosco và Đức Giám mục Vinh-sơn Priante sẽ ban cho mẹ và tu hội của mẹ phát triển thêm nhiều hội viên mới chỉ vinh danh Chúa vì lợi ích cho người nghèo khổ và những thanh thiếu niên nghèo khổ nhất.

Tôi xin gửi đến Mẹ, đến ban Tổng Cố Vấn tu hội và tất cả các Nữ Tu ‘Chúa Giê-su Hài Đồng’ những điều chúc mừng tốt đẹp nhất và một năm mới 1989 thánh thiện, với việc kết thúc thắng lợi mừng kính Bách Chu Niên ngày Don Bosco qua đời.

Xin cho tôi bày tỏ những tình cảm sâu xa nhất trong Thiên Chúa chúng ta.

Don Egidio Viganò

64

Page 65: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

16HIỆP HỘI DAMAS SALESIANAS(CÁC HIỀN MẪU SALÊDIÊNG)Hiệp hội tư của Giáo dânViết tắt: ADSCaracas 1968(Venezuela)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

Đấng sáng lập, Linh mục Miguel Gonzales, sinh ngày 27 tháng 4 năm 1927 tại Urdiales di Páramo tỉnh León, Tây Ban Nha

Ngài biết các tu sĩ Salêdiêng qua người anh là Cha Rosendo, một linh mục Salêdiêng đã thành lập Nhóm Nữ Tình nguyện Don Bosco ở Venuezela. Miguel Gonzalez thụ phong linh mục ngày 17 tháng 11 năm l954 ở San Salvador, Trung Mỹ. Khi còn trẻ, ngài đã phải trải qua những thời gian khó khăn thời hậu chiến ở Âu Châu, những bất ổn về kinh tế, xã hội ở Trung Mỹ và nhất là cách mạng Cuba.

Khi hướng dẫn Hiệp hội Damas Salesiana, Cha Miguel Gonzalez nhấn mạnh đến những gì Hiệp hội có chung với Gia đình Salêdiêng: ơn gọi, sứ mệnh tông đồ giới trẻ, tinh thần, đoàn sủng và phương pháp giáo dục của Don Bosco.

Ngay từ đầu, ngài đã nói rằng: ‘Chúng ta là một phong trào tông đồ nhằm thăng tiến nhân bản và Phúc âm hóa ... cống hiến sức sống và gợi hứng cho sự dấn thân rộng lớn của giáo dân.

Tháng 5 năm 1968, cuốn Điều lệ của Hiệp hội được soạn thảo. Điều này đánh dấu việc thành lập một hiệp hội tư của giáo dân, do một nhóm giáo dân đặc biệt tự nguyện thành lập.

2. LỊCH SỬ

Hiệp hội Damas Salesianas (Hiền Mẫu Salêdiêng) xuất phát từ một dữ kiện lịch sử cụ thể: Đấng sáng lập bị trục xuất khỏi Cuba. Ngài đến Venezuela năm 1961. Việc xây dựng Đền thờ quốc gia kính Don Bosco tại Altamita Caracas (các SDB Venezuela mơ ước và trù tính từ lâu) đã cống hiến cơ hội cho Đấng sáng lập. Đó là kỷ niệm 75 năm các SDB đến Venezuela, và không có cách nào khác tốt đẹp hơn để mừng kỷ niệm này. Vì thế, Trung tâm Xã hội Don Bosco (ngày nay được coi là Nhà Mẹ của Damas Salesianas), cũng được thành lập bên cạnh Đền Don Bosco.

Ngày 3 tháng 12 năm 1967, một số phụ nữ, đã dấn thân vào các công tác xã hội Don Bosco như là những người đồng tổ chức, đã quyết định lập một nhóm tự lập để thực hiện những khát vọng xã hội của Trung tâm. Cũng chính nhóm này đã trở thành một hiệp hội Kitô hữu Salêdiêng mới được gọi là ‘Damas Salesianas’(Các Hiền Mẫu Salêdiêng).

Hiệp hội Damas Salesianas được chính thức thành lập ngày 13 tháng 5 năm 1968, ngày lễ Đức Mẹ Fatima và thánh nữ Maria Mazzarello, đồng sáng lập dòng FMA cùng với Don Bosco.

Ngày 29 tháng 12 năm 1988, Cha Bề Trên cả Edigio Viganò và Ban Tổng Cố vấn ngài đã chính thức công nhận Hiệp hội là nhóm mới trong Gia đình Salêdiêng.

65

Page 66: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

3. CHÂN TÍNH Hiệp hội Damas Salesianas là một nhóm Phụ nữ Công giáo người đời dấn thân trong cộng đoàn Kitô hữu và dấn thân như là người Kitô hữu trơng xã hội dân sự, và lập thành một hiệp hội tư bao gồm các tín hữu. Chúng ta cổ xúy sự tự lập trần thế hợp pháp và chúng ta làm việc cho sự biến chuyển của xã hội theo giáo huấn của Tin mừng.

Ơn gọi của chúng ta là tiếng Chúa Thánh Thần mời gọi nên thánh qua các sinh hoạt hàng ngày, khi chúng ta làm việc nhằm làm biến chuyển thế giới trong Đức Kitô.

4. ĐOÀN SỦNG

Chúa Thánh Thần ban Hiệp hội chúng ta cho Giáo hội, xã hội và các phụ nữ ngày nay, nhằm việc thăng tiến nhân bản và Phúc âm hóa, bén nhạy trước những dấu chỉ thời đại, nhờ những phương pháp và cơ cấu cụ thể của chúng ta.

Phụ Nữ: là những chủ thể tích cực và đồng thời là những người nhận được sứ mệnh, là những phụ nữ không thoải mái đối với những điều kiện xã hội, và những giá trị và phẩm chất của họ làm cho họ thích hợp với sự dấn thân này, dành một phần thời gian của mình để trở thành tác nhân của sự biến đổi và thăng tiến xã hội, với lòng tin vào cộng đoàn được đặt trên công việc được thực hiện tại nơi họ đang sống đời sống hằng ngày.

Chăm sóc sức khỏe: Damas Salesianas quan tâm đến sức khẻo thể lý, luân lý và thiêng liêng, đặc biệt sức khỏe của những người nghèo khổ nhất.

Giới trẻ: những em sống ngoài lề xã hội và những em ở ngoài hệ thống giáo dục chính quy, chiếm vị trí ưu tiên nơi Damas Salesianas.

Trẻ em: qua việc làm của các bà mẹ, Damas Salesianas chăm sóc các trẻ em không may mắn về vật chất, thể lý và thiêng liêng.

Chúng ta coi mình là những thừa sai giáo dân; tông đồ trong thời kỳ của việc Tân Phúc âm hóa; dấn thân xã hội; người tình nguyện qua khuynh hướng tự nhiên và qua ơn gọi phục vụ; những người đầu tư tổ chức việc dấn thân nhân bản và tôn giáo như là việc đầu tư cho Nước Chúa; Maira, sống như người phụ nữ, người mẹ và người vợ, noi gương Mẹ Maria; với sự nhạy bén đầy nữ tính và với sự hứng khởi, trực giác và quảng đại của người phục nữ.

5. SỨ MỆNH

Rao giảng tin mừng qua việc thăng tiến nhân bản để xây dựng nền văn minh tình thương.

Hiệp hội Damas Salesianas nhắm đến việc quy tụ phụ nữ ngày nay, không phân biệt giai cấp, vào việc xã hội, thăng tiến nhân bản và Phúc âm hóa.

5. CÁC HỌAT ĐỘNG

Các hoạt động của chúng ta được thực hiện ngay trong các Trung tâm của chúng ta, và chúng ta dành ưu tiên cho việc chăm sóc sức khỏe, huấn nghệ, hỗ trợ giới trẻ và phụ nữ, huấn luyện phụ nữ về vai trò làm mẹ, thăng tiến các phụ nữ bản xứ, chăm sóc phụ nữ trong tù, và các kế hoạch nhỏ.

66

Page 67: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

7. LINH ĐẠO

Hiệp hội Damas Salesianas sống linh đạo của mình qua hoạt động, qua việc cống hiến, hy sinh, quảng đại dấn thân phục vụ người khác. Linh đạo này được nuôi dưỡng nhờ cầu nguyện, Bí tích Thánh Thể, và lòng tôn sùng Mẹ Phù Hộ, Don Bosco và Thánh Micae.

Trong các Trung tâm chúng ta, có người linh hướng.

8. TỔ CHỨC

Chúng ta được tổ chức ở ba cấp chính: quốc tế, quốc gia và địa phương. Tại những khu vực chúng ta hoạt động mạnh mẽ, chúng ta có cơ cấu Vùng. Mỗi Trung tâm có Ban Cố vấn địa phương của mình, giữ liên lạc với Ban Cố vấn quốc gia và quốc tế.

Hiện nay, Hiệp hội Damas Salesianas có 3.000 hội viên, làm việc trong 134 Trung tâm.

1. Trung Mỹ: 22 Trung tâm: Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Panama, Honduras, Nicaragua, Mexico.

2. Bắc Mỹ: 3 Trung tâm: Hoa kỳ.

3. Nam Mỹ: 90 Trung tâm: Argentina, Braxin, Bolivia, Colombia, Chile, Equador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.

4. Antilles: 8 Trung tâm: Curacão, Puerto Rico, Cộng hòa Đôminica.

5. Châu Âu: 4 Trung tâm: Tây Ban Nha.

6. Châu Á: 7 Trung tâm: Nhật Bản, Philippin, Thái Lan.

THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬNLÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNGSố 89/023

Roma, ngày 6 tháng 1 năm 1989

Kính gửi Bà Leonor G. de MendozaHội Trưởng Hiệp hội “Damas Salesianas”Apdo 68.035 Altamira Caracas 1062 A

Kính thưa Bà Hội Trưởng,

Nhân dịp mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Damas Salesianas và cũng nhân dịp kết thúc Kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời, tôi hân hạnh thông báo cho Bà, và các thành viên của ‘Directorio Internacional’, và tất cả các thành viên Hiệp hội được biết là đơn thỉnh cầu của các Bà về việc chấp thuận cho Hiệp hội trở nên thành viên của Gia đình thiêng liêng, đã được thuận lợi tiếp nhận.

Lời thỉnh nguyện đã được đệ trình ngày 29 tháng 2 năm 1988 do 106 thành viên Đại Hội Quốc Tế thứ nhất của Hiệp hội ở Caracas, có đính kèm các tài liệu “Ideario”, cuốn “Manual de Dirigentes” và Sắc lệnh về việc thành lập theo giáo luật ở cấp Giáo phận của Đức Tổng Giám mục Caracas, Đức Hồng Y Jose Ali Lebrun (29 tháng 7 năm 1988). Tất cả những tài liệu đó đã được Ban Tổng Cố vấn Salêdiêng cứu xét cẩn thận trong phiên họp ngày 29 tháng 12 vừa qua.

67

Page 68: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Hiệp hội của Bà theo sau các Nhóm khác đã được chính thức công nhận là thành viên Gia đình Salêdiêng, đó là: các “Nữ tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở Colombia (1981), các “Nữ Tận Hiến Thánh Tâm Salêdiêng” ở Italia (1983), các Nữ tu “Tông Đồ Thánh Gia” cũng ở Italia (1984), các Nữ tu “Bác Ái Miyazaki”(1986), các Nữ Tu Thứa sai Đức Mẹ Phù Hộ” ở Shilong (1986), các “Nữ Tử Chúa Cứu Thế” ở El Salvador (1987), các Nữ tu “Nữ Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ” ở Thái Lan (1987), và các “Nữ Tu Chúa Giêsu Hài Đồng” tại Campo Grande (1988) (N.B. Nên ghi nhận là các Nữ Chí Nguyện Don Bosco và các Cựu Học viên đã được chấp nhận là thành viên trong các văn kiện chính thức). Cũng nên lưu ý là: trong khi các nhóm được nêu lên là các Dòng tu của Đời thánh hiến, còn Hiệp hội của Bà là một Hiệp hội có các thành viên toàn là giáo dân. Đây là một trường hợp biểu lộ phạm vi rộng lớn và phong phú của đoàn sủng Salêdiêng trong Giáo hội, và phong phú hóa toàn thể Gia đình chúng ta cách đặc biệt. Chúng tôi vui mừng với Bà, và xin chúc mừng Bà.

Nhóm của Bà được thành lập vào những năm 1963-1969, liên kết với “Templo Nacional de San Juan Bosco” (Đền thánh Gioan Bosco mới) ở Caracas, nhờ nhận thức rằng tòa nhà tu trì phải được hoàn thành nhờ các công tác xã hội vì lợi ích cửa những người nghèo, đặc biệt là giới trẻ. Linh mục phụ trách, Cha Miguel Gonzales SBD đã tìm thấy nơi nhiều phụ nữ quảng đại một khí cụ quan phòng để phát động một kế hoạch như thế. Từ đó Hiệp hội đã phát triển ở Venezuela và các quốc gia khác trong vùng Trung và Nam Mỹ và tại Antilles, đến độ bây giờ có hơn một ngàn hội viên tích cực đang làm việc trong 45 trung tâm được tổ chức tốt.

Hiệp hội của Bà được sinh động nhờ tinh thần Salêdiêng nhiệt thành: nhờ Mẹ Phù Hộ bảo trợ, Hiệp hội có sợi dây liên kết liên tục và rõ ràng với Don Bosco và sứ mệnh của ngài. Nhưng trong Giá đình chúng ta, Hiệp hội của Bà được phân biệt nhờ các đặc điểm dễ dàng nhận ra :

- Các Bà là một hiệp hội nữ giáo dân, có gia đình hoặc không có gia đình hay góa bụa, có ý định không chỉ tiếp tục truyền thống của các ân nhân vĩ đại của Don Bosco, nhưng còn muốn hội nhập người Kitô hữu giáo dân nữ mạnh mẽ vào thế giới, để như vậy góp phần vào việc giải quyết vấn đề thăng tiến phụ nữ cách hài hòa bằng cách biểu lộ khả năng tông đồ của phụ nữ trong ánh sáng Tin mừng và tinh thần Salêdiêng.

- Hiệp hội của Bà được hình thành như là một phong trào tông đồ nhằm thăng tiến con người và Phúc âm hóa, với ý hướng “cống hiến chiều kích Kitô hữu và tông đồ cho công cuộc tông đồ xã hội” (‘Ideario, ss 14, 38), và ưu tiên dành cho người nghèo, đau khổ, người trẻ của tầng lớp lao động.

- Để việc phục vụ được thực tiễn và hiệu quả, Hiệp Hội tổ chức những việc phúc lợi với những cơ cấu thích hợp.

- Hiệp Hội làm việc theo nhóm, không làm tổn hại chứng tá và việc phục vụ cá nhân mà Hiệp Hội cống hiến khi cần thiết.

- Hiệp Hội đóng vai trò tích cực trong việc mục vụ và xã hội của các Giáo hội địa phương.

- Hiệp Hội vun trồng tinh thần huynh đệ với nhau và với các Nhóm Salêdiêng khác, là dấu chỉ tinh thần gia đình độc đáo của Don Bosco.

Nhắm tới sự phát triển hài hòa của Hiệp Hội, tôi xin nêu lên vài ý kiến :

- Dành ưu tiên cho việc đào luyện Salêdiêng lành mạnh đối với các hội viên của mình, chọn Mẹ Mẹ Magarita làm gương mẫu về đời sống đơn sơ, và thái độ sống Don Bosco thường nêu lên cho các ân nhân của ngài.

68

Page 69: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

- Thẳng thắn phát biểu ý tưởng của mình, nhưng tránh những điều nhuốm mầu tính hiếu thắng hoặc tranh luận, và kiện cường sự hiệp thông của Hiệp hội với các Nhóm khác của Gia đình chúng ta.

- Nhất là, luôn nhớ rằng chính Don Bosco đã thành lập Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng (1876), tuân theo Luật đời sống đã được Tòa Thánh chính thức phê chuẩn (1986). Đặc biệt, chính các Cộng Tác viên Salêdiêng nữ là chị em của Hiệp hội. Đừng bào giờ ngưng phát triển tương quan huynh đệ với họ và với các Nhóm Salêdiêng giáo dân khác trong khu vực của các Chị em, và cùng nhau làm việc khi có nhu cầu phải làm nhiều điều thiện hơn cho giới trẻ và người nghèo.

- Hãy chú ý đừng để tinh thần tổ chức làm lù mờ khía cạnh Tin mừng trong các hoạt động của Hiệp Hội: hoạt động tông đồ năng động luôn xuất phát từ một đức tin sống động, được nuôi dưỡng ở những nguồn suối trong lành là suy gẫm Lời Chúa, các bí tích, cầu nguyện cá nhân, và sự hiểu biết sâu xa về Don Bosco.

- Nuôi dưỡng cách huynh đệ những tương quan hỗ tương với Salêdiêng Don Bosco, để có khả năng phát triển tốt hơn những giá trị trong chân tính của Hiệp Hội.

Tôi xác tín rằng việc Hiệp Hội của Bà gia nhập Gia đình Salêdiêng là một phúc lợi và nguồn cổ võ cho tất cả các hội viên, nhất là cho các Nhóm giáo dân.

Nguyện xin Thiên Chúa Nhân Lành, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Phù Hộ các Giáo hũu, ban cho Hiệp Hội có khả năng tăng triền về số lượng, lòng nhiệt thành và nhiều việc thiện, vì vinh danh Ngài và vì lợi ích của nhiều người nghèo và bé nhỏ.

Nguyện xin Don Bosco chuyển cầu cho Hiệp Hội! Tôi xin gửi những lời cầu chúc tốt đẹp đến với Bà Hội trưởng, Ban Cố vấn quốc tế, và tất cả các thành viên: Năm Mới 1989 hạnh phúc, và Kết thúc tốt đẹp Kỷ niệm 100 Năm Don Bosco qua đời.

Chân thành trong Đức Kitô.

Don Egidio Viganò

69

Page 70: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

17HIỆP HỘI ĐỨC MẸ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮUHiệp hội giáo dânKý hiệu: ADMATorino 1869

1. THÀNH LẬP VÀ LỊCH SỬ

Don Bosco đã thành lập Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, gồm có linh đạo và sứ mệnh của Tu hội Salêdiêng, qua những công việc đa số người đời có thể đảm nhận được.

Don Bosco đã yêu cầu họ ‘Cổ vũ lòng sùng kính Bí Tích Thánh Thể và Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu.’

Như chúng ta đọc thấy trong cuốn thứ nhất của Bộ Hồi sử Don Bosco (MB), người “Nữ chăn chiên” trong giấc mơ đã chỉ cho cậu bé Gioan lên chín tuổi thấy những người mà sứ mệnh của cậu hướng tới và cách thức thực hiện.

Năm 1844, ngài mơ thấy nhửng con chiên đi theo ngài đến mục tiêu của mình; một sân chơi, một nhà thờ; nhiều con chiên biến thành người chăn chiên; một nhà thờ lớn và kỳ diệu thứ hai xuất hiện với dòng chữ ‘Đây là Nhà của Mẹ, từ đây Vinh quang của Mẹ sẽ lan tỏa’.

Đáp lại những câu hỏi, người “Nữ chăn chiên” nói rằng: ‘Con sẽ hiểu khi con nhìn thấy’.

Trong giấc mơ năm 1845, ngài nhìn thấy nhiều thanh thiếu niên, một nhà thờ nhỏ, và rồi một nhà thờ lớn hơn.

‘Người Nữ chăn chiên’ tiến lên phía trước một chút và nói ‘Ta muốn Thiên Chúa được tôn vinh một cách đặc biệt tại nơi đây, là nơi Avventore và Ottavio đã tử đạo.’

Ngày 5 tháng 4 năm 1846, Don Bosco nhận ra nhà kho Pinardi, mà ngài đã thấy nhiều lần trong các giấc mơ, và ngài bắt đầu hiểu.

Kể từ ngày đó cho đến ngày 9 tháng 6 năm 1868, khi Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu được thánh hiến, ngài thấy các giấc mơ của ngài nên hiện thực, ngôi nhà đã được xây, và những người hành hương đang đến. Với họ, ngài ủy thác việc quảng bá vinh quang của Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu trên khắp thế giới.

Ngày 18 tháng 4 năm 1869, Hiệp Hội được Đức Cha Riccardi Tổng Giám Mục Torinô công nhận.

Ngày 5 tháng 4 năm 1870, Hiệp Hội được Đức Giáo Hoàng Piô IX nâng lên hàng Huynh đoàn Tổng Giáo phận, và ban cho Hiệp hội quyền quy tụ các hiệp hội có cùng tên và mục tiêu trong Tổng Giáo phận Torinô.

Năm 1877, quyền này được mở rộng bao trùm toàn thể Piedmont.

Năm 1889, Đức Leo XIII cho phép Hiệp Hội trong tất cả các nhà thờ Salêdiêng. Năm năm sau, năm 1896, quyền này được mở rộng cho tất cả các nhà Salêdiêng.

Sau cùng, năm 1896, Hiệp hội được phép bao gồm các Hiệp Hội được liên kết với các nhà thờ giáo phận.

70

Page 71: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

2. GIA NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Trong lá thư đề ngày 24 tháng 7 năm 1989, Cha Bề trên Cả Edigio Viganò công nhận ADMA thuộc về Gia đình Salêdiêng: ‘Vì hiệp hội có nguồn gốc nơi những người Salêdiêng và nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng đặc biệt của Đền thờ Valdocco’. Đây là nhóm thứ hai được Don Bosco chính thức thành lập. Hiệp Hội được đặt tại Torinô bên cạnh Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ, và được quy chiếu như là Hiệp Hội Primaria (thứ nhất).

Tất cả các nhánh khác được phổ biến trên khắp thế giới, đều được liên kết với Hiệp hội thứ nhất và như vậy, họp thành một Hiệp hội duy nhất.

Trong giai đoạn 1891-1998 có 3.249 Hiệp hội được thêm vào.

Trong số 3.249 Hiệp hội, có 1.500 Hiệp hội được canh tân hoặc có thể được coi là mới, tiếp theo Đại Hội Quốc tế lần thứ nhất của Hiệp hội Đức Mẹ Phù Hộ diễn ra ở Torinô-Valdocco năm 1988, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời.

Hiện có tới 35.000 hội viên tích cực sống và làm việc tại 39 quốc gia.

Theo lời Cha Viganò, “Các Hiệp hội viên là thành viên của Gia đình Salêdiêng, qua việc tôn sùng Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu theo hình thức đã được chính Don Bosco thiết lập. Họ dấn thân vào việc tôn sùng Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu và Mẹ Giáo hội, tham gia vào sứ mệnh giới trẻ và lao động của Don Bosco, và hoạt động nhằm gia tăng và quảng bá đức tin nơi dân chúng’.

ADMA công nhận Bề Trên cả là Cha và Trung tâm hiệp nhất của toàn thể Gia đình Salêdiêng và công nhận Mẹ Maria là người hướng đạo.

3. SỰ DẤN THÂN CÁ NHÂN CỦA CÁC THÀNH VIÊN HIỆP HỘI

Những sự dấn thân sau đây được nhắc đến trong Nôi qui :

- Cùng với Giáo hội, nhấn mạnh đến sự tham gia vào đời sống phụng vụ, nhất là Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa giải;

- Sống và truyền bá lòng tôn sùng Mẹ Phù hộ các Giáo hữu theo tinh thần của Don Bosco và phù hợp với sự canh tân của Gia đình Salêdiêng;

- Canh tân việc thực hành lòng tôn sùng bình dân như ngày 24 hàng tháng, lần hạt, chầu Phép lành, tuần chín ngày, và ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu;

- Noi gương Mẹ Maria qua việc tao nên môi trường tiếp đón Kitô hữu cho những người nghèo khổ nhất;

- Hằng ngày sống trong tinh thần Tin mừng, trước hết với lòng tri ân Thiên Chúa và giống như Mẹ Maria, với lòng tin vào Chúa trong những lúc khó khăn và đau khổ.

4. SỰ DẤN THÂN CỦA HIỆP HỘI

Chúng ta nhắc đến những điều sau đây :

- Cộng tác với các SDB và FMA, đặc biệt Phong trào Giới trẻ Salêdiêng (SYM);

- Cổ vũ những cuộc hội họp về huấn giáo và cầu nguyện giữa các gia đình sống trong cùng một vùng, nhờ đó gia tăng điều được gọi ‘Gíao hội tại gia’ và nâng đỡ đức tin của nhũng người đơn sơ;

- Hỗ trợ việc thành lập các Hiệp hội Đức Mẹ, cũng nơi giới trẻ.

71

Page 72: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

5. LINH ĐẠO HIỆP HỘI ADMA

Theo lời dạy dỗ và mẫu gương của Don Bosco, Hiệp hội ADMA cống hiến cho những người tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ của Hiệp hội một linh đào hoàn toàn dựa vào Phúc âm. Linh đạo này có thể được mô tả như sau:

- Quy Kitô :

Nhấn mạnh đến phụng vụ của Giáo hội. Thường xuyên tham dự bí tích thánh thể và Hòa giải.

- Giáo hội :

Như Don Bosco, Hiệp hội động viên cảm thức mạnh mẽ về Giáo hội. Yêu mến và bảo vệ Đức Thánh Cha và các vị chủ chăn.

Cộng tác với các nhóm khác nhằm quảng bá lòng tôn sùng Bí tích Thánh thể và Mẹ Maria.

- Mẹ Maria :

Toàn thể linh đạo của các tín hữu đều qui về Mẹ Maria.

Hiệp hội nhìn lên mẹ Maria để xin sự phù hộ trong những lúc khó khăn và đau buồn cho đức tin. Hiệp hội cổ vũ lòng tôn sùng con thảo đối với Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu.

- Salêdiêng :

Linh đạo Salêdiêng phát triển gia sản tinh thần và sứ mệnh của toàn thể Gia đình Salêdiêng, theo trái tim của Đấng sáng lập dòng, Don Bosco. Các thành viên chia sẻ những ơn ích thiêng liêng gắn liền với Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu ở Valdocco Torino, và các nhà thờ khác là chi nhánh của ADMA.

6. TỔ CHỨC

Hiệp hội nhắm tới dân chúng. Vì thế, Hiệp hội đơn giản và vô hình thức.

Hiệp hội ADMA dựa vào các hiệp hội địa phương, qui tụ các hội viên với nhau trong những hoàn cảnh được nói tới trong cuốn Điều lệ, để giúp mỗi thành viên siống đời sống hằng ngày như người Kitô hữu.

Tư cách hội viên có nghĩa là dấn thân làm những công việc và thực hành của người Kitô hữu tốt. Hiệp hội địa phương được Giám tỉnh Salêdiêng thành lập. Mỗi người trở nên thành viên sau tự do và tự mình viết đơn thỉnh nguyện và được chấp thuận vào Hiệp hội trong buổi cầu nguyện với Đức Mẹ. Không có thẻ hội viên và nguyệt liễm.

Đặc điểm đánh dấu hiệp hội địa phương là sự kết nạp vào Primaria ở Torinô.

Sự quy chiếu về Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ ở Valdocco tạo nên sự liên hệ lý tưởng vơi kế hoạch của Don Bosco và ước muốn của ngài là giúp mọi người bằng những cách mình có thể. Sức mạnh của tổ chức phát xuất từ việc đào luyện các thành viên trong các phiên họp là thành phần của chương trình.

Đời sống Kitô hữu hằng ngày gặp gỡ những vấn đề mới và trình bày những yêu cầu mới. Việc trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng và thành viên của một nhóm được Giáo hội công nhận bao hàm việc tăng triển trong đức tin.

72

Page 73: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬNLÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNGsố: 89/0856

Roma, ngày 24 tháng 7 năm 1989

Các Anh và các Chị của Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ thân mến.

Tôi sung sướng báo tin cho Anh Chị em biết rằng Bề Trên cả, trong cuộc họp của Ban Tổng Cố vấn ngày 5 tháng 7 năm 1989, đã chấp thuận thư thỉnh của Anh Chị em xin cho Hiệp Hội của Anh Chị em được chính thức trở nên thành viên Gia đình Salêdiêng.

Việc chính thức công nhận hoàn thành cách rực rỡ một thực tại đã được nhiều thành viên Hiệp hội sống và đã được chính Don Bosco khởi sự và thành lập Hiệp hội, sau khi đã xây Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Phù hộ.

Ngày 18 tháng 4 năm 1869, Đức Tổng Giám Mục Torinô đã phê chuẩn cuốn Điều lệ và chính thức thành lập theo Giáo luật trong Đền thờ tại Valdocco được dâng hiến cho Mẹ Phù Hộ (BM 9, tr 285). Sau đó Hiệp hội được quảng bá trên toàn thế giới nhờ những văn kiện của quyền bính Giáo hội có thẩm quyền (xem E. Ceria, Annali I, tr 91, ghi chú 3). Mỗi Hiệp hội địa phương luôn được liên kết với Hiệp hội đầu tiên của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ tại Valdocco (BM 13, tr 323; BM 13, tr 950). Mỗi đấng kế vị Don Bosco, nhất là Cha Phêrô Ricaldone liên lỉ cổ võ sự tăng trưởng của Hiệp hội.

Cha Bề Trên Cả và Ban Cố vấn ngài đã nghiên cứu đơn thỉnh nguyện của Anh chị em tháng giêng và tháng hai vừa qua sau Đại Hội Thế giới Thứ nhất của Hiệp hội được tổ chức tại Torinô-Valdocco trong tháng 7 năm 1988, nhân dịp cử hành kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời. Thư thỉnh nguyện đã được các đại biểu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ủng hộ cách đặc việt; sau đó, những lời thỉnh nguyện đầy thúc bách đến từ Bolivia, Colombia, Ecuador, Italia và Venezuela.

Trong lần cứu xét đầu tiên đó, một sự thẩm định tổng quát thuận lợi đã đạt được, nhưng cần phải có một sự phân tích sâu xa hơn về vài khía cạnh mong muốn. Vì thế, Giám đốc Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ ở Valdocco, Cha Gianni Sangalli, được yêu cầu thu thập và cung cấp nhiều yếu tố khác nhằm có thể thực hiện việc phân định đầy đủ hơn. Nhờ đó, tên gọi của Hiệp hội đã có thể xác định cách rõ ràng hơn Hiệp hội là thành viên của Gia đình chúng ta. Tên gọi là “Lòng tôn sùng Mẹ Phù hộ Salêdiêng”theo hình thức đã được Don Bosco thành lập. Đây là lòng tôn sùng có đặ tính Giáo hội, với sự quan tâm sống động đến tác vụ của Đức Thánh Cha và của các Đức Giám mục, nhằm kiện cường đức tin Kitô giáo trong xã hội nhờ làm chứng qua hạnh kiểm luân lý và tỏ lộ hoạt động năng động nơi người bình dân va giới trẻ xung quanh và trong các vùng quê. Do đó, đây là lòng tôn sùng không chỉ biểu lộ việc thờ phượng tôn giáo, nhưng còn được diễn đạt trong thái độ sống và hoạt động tông đồ.

Tôi nghĩ rằng cần nhắc lại với Anh Chị em về những đặc tính của Hiệp hội, phải được cho là có ý nghĩa đặc biệt: nguồn gốc lịch sử, chân tính của việc tôn sùng, mục tiêu, và sự hiệp thông đặc biệt của Hiệp hội với Trung Tâm Mẹ Maria ở Valdocco.

a) Nguồn gốc Lịch sử

- Là một linh mục ở Torinô, Don Bosco đã không biết đến Tổng Huynh đoàn Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu có trụ sở ở Munich, Bavaria, và những hiệp hội vệ tinh được

73

Page 74: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

thành lập ở Nhà thờ Thánh Phanxiô Paola ở Via Po, Torino, ở đó Don Alasonatti đã giảng và là thành viên của Hiệp hội.

Nhưng việc tổ chức Hiệp hội của Don Bosco ở Valdocco là một sáng kiến khá tách biệt và trực tiếp của Don Bosco, được liên kết với việc xây dựng Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ và những ơn kỳ diệu được Đức Mẹ ban cho ở Đền thờ đó.

- Cũng phải công nhận rằng những dữ kiện góp phần vào việc quảng bá mau lẹ lòng tôn sùng này là sự thánh thiện của chính Don Bosco và trong bối cảnh lúc bấy giờ, sự nổi bật về giáo lý nhấn mạnh đến “Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, kêu cầu sự can thiệp từ mẫu của Mẹ cho Giáo hội, Đức Thánh Cha, các Đức Giám mục, và toàn thể các Kitô hữu, những là giới trẻ gặp khó khăn.

Thật phấn kích khi đọc lại cuốn “Nội quy” đặc biệt được Cha Thánh soạn trong quá khứ (xem BM 9, 604 - 609), hiện nay đang được duyệt xét để phù hợp với những đòi hỏi mới và quan trọng của Công đồng Vaticanô 2.

b) Chân tính của việc tôn sùng

- Hiệp hội được mời gọi trở nên chứng tá và truyền bá lòng tôn sùng Mẹ Maria – “Đấng đã tin”, sẽ tăng triển, thanh luyện và bảo vệ đức tin Kitô giáo của dân chúng. Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô, trong dịp kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời, đã suy gẫm về diện mạo của Don Bosco, và đã ghi nhận rằng Thánh Gioan Bosco đã nhìn thấy nơi Mẹ Maria là“nền tảng của việc quảng bá và bảo vệ đức tin”(Angelus, ngày 31 tháng 12 năm 1988). Tình cảm tôn giáo bình dân tìm thấy nơi lòng tôn sùng Đức Mẹ đặc biệt này một nội dung giáo lý nổi bật cho những biểu lộ văn hóa ngày nay, và những sáng kiến có giá trị trong lãnh vực Phúc âm hóa, làm cho lòng tôn sùng này có chiều kích Giáo hội đích thực.

- Đây là một việc tôn sùng bao hàm một “cảm thức Giáo hội sống động”; chiêm ngắm Mẹ Maria là Mô hình tiên tri của Giáo hội và là Người Mẹ luôn quan tâm và chăm sóc; Mẹ đã phù hộ và tiếp tục phù hộ các tín hữu trong những khó khăn xảy ra qua các thế kỷ. Lòng tôn sùng này bảo đảm cho những người có lòng tôn sùng sự gắn bó chân thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô và các Đức Giám mục trong lời giáo huấn của các ngài và trong sự cộng tác tích cực và chuyên cần trong tác vụ mục vụ của các ngài.

c) Những Mục tiêu nhắm tới

- Hiệp hội cổ vũ sự tham gia các hành động phụng vụ, là cách biểu lộ cao cả của đời sống Giáo hội, nhất là qua việc thường xuyên lãnh nhận các Bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Nơi các Bí tích này, họ tìm thấy nguồn mạch cho khả năng làm chứng của mình về các Mối Phúc trong môi trường sống và làm việc ở địa phương mình, và nguồn cổ vũ việc tông đồ căn bản trong gia đình và giữa dân chúng xung quanh.

- Hiệp hội cổ vũ lòng đạo đức đơn sơ, linh hoạt trong việc cử hành các Ngày Lễ Trọng của Mẹ Maria trong năm, nhất là Lễ Mẹ Phù Hộ (và ngày 24 hằng tháng); thích lần Chuỗi Mân Côi, cùng với Mẹ Maria suy gẫm về mầu nhiệm của các biến cố cứu rỗi vĩ đại.

Liên lỉ lấy cảm hứng từ Don Bosco, mẫu gương về lòng tôn sùng tích cực đối với Mẹ Maria, Hiệp hội ưu tiên chọn lấy việc giáo dục Kitô giáo cho giới trẻ qua những phương pháp thích hợp và tập trung về các gia đình liên tục bị đe dọa vì những cám dỗ dẫn họ đến chỗ lầm lạc. Đây là lòng đạo đứ có ý thức, có nghĩa là ngày nay trở thành sức mạnh cho “việc tân Phúc âm hóa”.

74

Page 75: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

- Hiệp hội còn bảo đảm bầu khí linh đạo toàn diện, vừa trọng yếu vừa thực tiễn, cống hiến sức sống mới cho lòng trung thành với Chúa Kitô và sứ mệnh cứu rỗi của Ngài. Thực vậy, Hiệp hội đặc biệt cổ võ việc chăm sóc các ơn gọi – giáo dân, tu sĩ và thừa tác – cho Gia đình Salêdiêng (qua các Cộng tác viên, các Tu hội đời Thánh hiến, phó tế và linh mục), và các loại ơn gọi khác trong Dân Chúa.

- Hiệp hội còn thôi thúc các thành viên chia sẻ niềm vui và hy vọng, và cũng chia sẻ những vấn đề và thách đố, nẩy sinh từ thế giới ngày nay; cảm thấy mình được hiệp nhất trong Gia đình Salêdiêng, trong hiệp thông hành động và cầu nguyện, trong sứ mệnh thăng tiến đức tin.

d) Sự hiệp thông đặc biệt với Trung tâm Mẹ Maria ở Valdocco

- Sau cùng Hiệp hội vun trồng tình liên đới mạnh mẽ với Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù hộ ở Torinô.

Ở khắp nơi, Hiệp hội đều lấy cảm hứng từ Don Bosco và Đền Thờ Đức Mẹ của ngài ở Valdocco, kiện cường chân tính đặc biệt của mình và theo đuổi những mục tiêu đặc biệt của mình, phong phú hóa lòng tôn sùng nhờ tăng triển chiều kích phổ quát của lòng tôn sùng.

Trong sự iệp thông duy nhất với Đền Thờ Đức Mẹ ở Valdocco, Hiệp hội tìm cách phát triển sự hợp pháp của tinh thần và sứ mệnh của toàn thể Gia đình Salêdiêng trên thế giới, trong sự đa dạng về những cách biểu lộ địa phương.

Cha Eugene Ceria, một sử gia về Don Bosco, đã nói rằng việc xây Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ ở Valdocco có tầm mức quan trọng đặc biệt trong truyền thống của Gia đình Salêdiêng: đây là lời công bố hùng hồn về niềm tin vào sự can thiệp từ mẫu của Mẹ Phù Hộ (“Mẹ Maria đã xây dựng nhà này cho Mẹ”); là “điểm ưu tuyển”để loan báo sứ điệp thiêng liêng và tông đồ – trung tâm của gia sản thiêng liêng của Đấng Sáng lập, trở nên trung tâm của sự gắn bó và quảng bá phổ quát (“Đây là Nhà của Ta; từ đây vinh quang của Ta sẽ lan tỏa khắp nơi”). Cha Ceria nói rằng với Đền thờ này, “Don Bosco đã khởi xướng ngọn lửa thần bí sẽ tác động trên các thế hệ của những người làm việc cho Tin mừng được sai đi khắp nơi làm việc trong vườn nho của Chúa, và là nơi họ sẽ trở về để xạc bình điện thiêng liêng của họ” (E. Ceria, Annali I, tr 89, và toàn chương 9).

Và biết bao đền thờ, nhà thờ và nhà nguyện ngày nay có thể làm bệ phóng cho việc canh tân lòng tôn sùng này.

- Các học giả nghiên cứu về đức tin đã nói tới “Thần học về Đền thờ” như là nơi đặc biệt với sự hiện diện linh thánh có những dự phóng thiêng liêng và tông đồ mãnh liệt. Đền thờ ở Valdocco vượt ra ngoài những cứu xét địa lý địa phương và là trung tâm hữu hiệu rộng mở cho thế giới những sự phong phú trong đoàn sủng của Chúa Thánh Thần, được Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan tâm gìn giữ và sinh động.

Vì thế, Hiệp hội của Anh Chị em là biểu lộ cách sống động: Thần Khí Thiên Chúa là nguyên lý thôi thúc, làm cho lòng nhiệt thành và yêu mến của người tôn sùng vĩ đại là Don Bosco được loan truyền trên mọi Châu lục.

Vì thế tôi tha thiết hy vọng rằng toàn thể Gia đình Salêdiêng ngày càng có ý thức hơn về tầm mức quan trọng của Hiệp hội Anh Chị em cho việc quảng bá lòng tôn sùng Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, Mẹ Giáo hội. Sứ mệnh giới trẻ và người nghèo được ban cho Gia đình Salêdiêng, sẽ từ lòng tôn sùng đó đạt được sự tăng trưởng về sự xác thực thiêng liêng và hiệu năng tông đồ.

75

Page 76: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Các thành viên Hiệp hội rất thân mến, tôi xin chúc mừng tất cả Anh Chị em, vì sự công nhận thức mà Anh Chị em nhận được. Ước mong sự công nhận này thôi thúc Anh Chị em có những dấn thân mới, luôn nhạy cảm đối với những yêu cầu của việc Tân Phúc âm hóa.

Tôi xin gửi đến tất cả các Anh Chị em lời chúc mừng và tri ân, và bảo đảm với Anh Chị em rằng tôi luôn nhớ Anh Chị em trong Thánh Lễ và Lần hạt.

Tôi tin tưởng rằng Hiệp hội sẽ ngày càng biểu lộ cách năng động chiều kích bình dân của đoàn sủng Don Bosco..

Chào thân ái trong Chúa.

Don Edigio Viganò

76

Page 77: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

18NAM CHÍ NGUYỆN DON BOSCOHiệp hội Giáo dânKý hiệu: Chí nguyện CDBRoma 1994

Chúa Thánh Thần là Đấng ban mọi ơn lành, tiếp tục đổ xuống trên Giáo hội nhiều ơn huệ, và cho Gia đình Salêdiêng được phong phú nhờ nhiều nhành mới.

Những khía cạnh mới mẻ nơi diện mạo Don Bosco được biểu lộ hằng ngày. Những mầm mới là dấu chỉ sức sống và phong phú hóa toàn thể gia đình. Các Nam Chí nguyện (CDB) biểu lộ khía cạnh của sự mới mẻ và sức sống này.

Chúa Thánh Thần khởi đầu mọi sự, là nguồn mạch phát triển của mỗi lịch sử là thành phần của Lịch sử cứu rỗi.

1. KHỞI ĐẦU CUỘC HÀNH TRÌNH

Trong thập niên 1980, một số bạn trẻ thuộc nhiều nơi khác nhau trên thế giới cảm thấy có ước muốn hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa theo tinh thần Salêdiêng, nhưng vẫn sống ngoài đời, như là một tu hội nam giữa đời.

Một điều gây ngạc nhiên là ước muốn này và những khả thể của đời thánh hiến giữa đời xuất hiện cùng một lúc nơi nhiều nhóm nam thanh niên không biết nhau.

2. ROMA NĂM 1993

Từ ngày 15 đến ngày 29 tháng 12 năm 1993, một số nam thanh niên từ Paraguay, Venezuela, Malta và Italia gặp nhau tại Roma để chia sẻ những kinh nghiệm và nghiên cứu những phương cách hoạt động. Những nền móng đã được thành lập cho điều sau này sẽ phát triển thành tu hội Salêdiêng đời dành cho nam giới.

3. ROMA NĂM 1994

Bước ngoặc, có thể được gọi như thế, đã xảy ra năm 1994, khi các Nam Chí Nguyện với Don Bosco (CDB) được chính thức thành lập.

Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 9 năm 1994, một cuộc họp đực tiến hành ở Nhà Trung Ương, trong đó 7 nam thanh niên tuyên khấn lần đầu, và được gọi là các Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB).

Sự hiện diện của Cha Bề trên cả Viganò là yếu tố nền tảng: một Tu hội đời đã hình thành. Hiến luật (vẫn còn là ad experimentum - thử nghiệm) được soạn thảo và những hướng dẫn được đề ra cho các thành viên và cho các nhóm khác nhau.

Cha Bề trên Cả tuyên bố: “Anh em phải là những người khám phá Đấng Sáng Lập Don Bosco, để hiểu Chúa Thánh Thần và tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong đó Chúa Thánh Thần tỏ lộ sáng kiến này vì ích lợi của Giáo Hội”.

Ngày thành lập là ngày 12 tháng 9 năm 1994, ngày kính Mẹ Maria.

Từ đó, các Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB) đã gia tăng về số lượng.

77

Page 78: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Kinh nghiệm của họ được chính thức trình bày trong Công báo 355 của Ban Tổng Cố vấn.

4. NGÀY 24 THÁNG 5 NĂM 1998

a) Sự công nhận là Hiệp hội công của các tín hữuMột ngày rất quan trọng khác là ngày 24 tháng 5 năm 1998, khi Giáo Hội chính thức phê chuẩn Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB).

Nhờ Sắc lệnh của Đức Cha Ignazio Velasco Garcia, Tổng Giám mục Caracas, CDB đã được thành lập như là một hiệp hội công của các tín hữu; Hiến luật được phê chuẩn và xác định, bao có thể, Hiệp hội có hình thức pháp lý là một tu hội đời đang xuất hiện.

Vị linh giám Giáo hội đầu tiên là Cha Corrado Bettiga được Đức Tổng Giám mục Caracas bổ nhiệm.

b) Đại hội Quốc tế lần thứ nhấtKhoảng cuối tháng 12 năm 1998 và đầu tháng 1 năm 1999, Đại hội Quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Roma. Hội đồng trung ương và chủ tịch Hội đồng trung ương được bầu chọn.

Các Nhóm được chính thức công nhận và chương trình đào luyện chi tiết cho các thành viên được soạn thảo.

Sự công nhận Hiệp hội và Hiến luật Hiệp hội giúp các thành viên hiểu rõ hơn chân tính, tinh thần và mục tiêu của nhóm.

5. CHÂN TÍNH CỦA HIỆP HỘI

Các Nam Chí Nguyện Don Bosco là những người đời được thánh hiến.

a) Người đời Ý thức về sự thánh hiến rửa tội, Người tín hữu đáp lại một ơn gọi đặc biệt, thực hiện cách triệt để sự thánh hiến này qua việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc âm và dấn thân sống như Đức Kitô, một tình yêu thanh khiết, nghèo khó và vâng phục. Họ không tách mình ra khỏi môi trường sống, làm việc và gia đình của mình, nhưng làm việc trong các môi trường đó và đưa tới sự viên mãn của tình yêu triệt để. Họ sống ơn gọi của mình với tư cách là người thánh hiến giữa đời trong tinh thần Salêdiêng Don Bosco.

Họ khám phá và chiêm ngắm Thiên Chúa nơi mọi người. Họ đặc biệt nhấn mạnh đến việc làm cho giơi trẻ, nhất là những em nghèo và bị bỏ rơi, việc làm cho ơn gọi và truyền giáo. Họ chấp nhận lối tu đức Salêdiêng, dựa trên làm việc và tiết độ, như Don Bosco nói, “Đây là hai phương thế nhờ đó chúng ta có thể lướt thắng mọi sự và mọi người” (BM XIII, 326).

“Nhờ làm việc, chúng ta cảm thấy được kết hiệp với Đức Kitô là Đấng qua sự lao nhọc hằng ngày đã thực hiện việc của Chúa Cha khi hoàn tất Thánh Ý Ngài. Sự tiết độ được sống qua việc kiểm soát bản thân để mình có thể cống hiến bản thân cho người khác.”

b) Tinh thần SalêdiêngĐiểm qui chiếu chính yếu là Don Bosco, đời sống, kinh nghiệm và sự phong phú thiêng liêng của ngài.

Cha Egidio Viganò đã ban cho các Nam Chí nguyện Don Bosco lời khuyên sau đây: “Tôi xin nói với anh em, Cha Rinaldi phải linh hứng cho việc anh em đọc Don Bosco, nhưng

78

Page 79: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

dành Cha Rinaldi cho các Nữ Chí Nguyện. Ngài ở đó để cho họ. Anh em hãy đến trực tiếp Don Bosco”.

c) Trong Gia đình SalêdiêngChúng ta nhìn nhận mình là người mang đoàn sủng Don Bosco, được hội nhập vào Gia đình Salêdiêng. Sự thánh hiến Salêdiêng giữa đời của chúng ta được gợi hứng và hướng dẫn bởi tinh thần, kế hoạch tông đồ và phong thái mục vụ của ngài.

Chúng ta nhìn nhận Cha Bề trên Cả, người kế vị Don Bosco, là trung tâm hiệp nhất. Là cha chung, ngài có trách nhiệm về sự hiệp nhất trong tinh thần, và về lòng trung thành với sứ mệnh chung.

Chúng ta sống hiệp thông với các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng và trong tương quan đặc biệt với các nhóm giáo dân, nhất là với các VDB (Nữ Chí nguyện). Chúng ta coi các Nữ Chí Nguyện Don Bosco là những người chúng ta chia sẻ đặc tính thánh hiến Salêdiêng giữa đời, là ‘chị cả’ của chúng ta. Tu hội Salêdiêng qua gia sản thiêng liêng và sự phong phú tông đồ mà Tu hội Salêdiêng gìn giữ và nuôi dưỡng, vì thế Tu hội Salêdiêng là nguồn mạch chính thống cho chúng ta và sự khuyến khích chúng ta trung thành với đoàn sủng, đồng thời cũng nhận ra những đặc điểm và sự tự lập của mình.

d) Hiện diện giữa đờiCác Nam Chí nguyện Don Bosco (CDB) hiện diện trong một số quốc gia trên thế giới như Argentina, Pháp, Honduras, El Salvador, Italia, Malta, Paraguay, Peru, Cộng hòa Czech, Venezuela. Con số những thành viên thánh hiến chưa nhiều, chỉ có khoảng 60 người – nhưng hiện nay Nam chí nguyện vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng.

Sức sống hiển nhiên trong nhóm là nguồn vui vì thế chúng ta liên lỉ cám ơn Thiên Chúa.

THƯ CÔNG NHẬN CHÍNH THỨCLÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Chúng tôi in ở đây bản dịch tiếng Việt Sắc lệnh của Đức Tổng Giám Mục Caracas, Đức Cha Ignaio Velasco Garcia, trong đó ngài ban cho Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB) sự công nhận theo giáo luật rằng: Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB) là một hiệp hội Giáo dân, trong Giáo hội Caracas đặc thù. Tiếp đến là lá thư Cha Bề trên Cả gửi cho thành viên của Nam Chí Nguyện Don Bosco, thực hiện Sắc lệnh của Đức Tổng Giám mục.

Sắc lệnh công nhận Nam Chí nguyện Don Bosco (CDB) là Hiệp Hội Công của Giáo dân

VĂN PHÒNGTÒA TỔNG GIÁM MỤC CARACAS

SẮC LỆNHVỀ ‘CÁC NAM CHÍ NGUYỆN DON BOSCO (CDB)

79

Page 80: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, Giáo hội chứng kiến sự bùng nổ ngoại thường của những hình thức đời sống thánh hiến tông đồ mới, bước theo các đấng sáng lập vĩ đại và chấp nhận những linh đạo bắt nguồn từ các ngài.

Những lực lượng mới này đang xuất hiện trơng các Giáo hội Địa phương. Các Giám mục Địa phương đang đảm nhận trách nhiệm đối với những lực lượng đó và chấp nhận họ để cho họ có thể hoạt động trong sự hiệp thông với Giáo Hội khi thực hiện sứ mệnh của họ theo linh đạo và đoàn sủng đặc thù của họ.

Trong số những đấng sáng lập vĩ đại còn để lại dấu ấn trong Giáo hội, có Don Bosco. Trên cành đoàn sủng Salêdiêng, đã nẩy nở nhyếu nhóm khác nhau, gồm có tu sĩ và thánh hiến giữa đời, cũng có các hiệp hội và phong trào khác.

Nơi các Giáo hôi Địa phương khác nhau ở Venezuela, đoàn sủng Salêdiêng được phổ biến và đa dạng. Chính ở đó một khía cạnh khác của đoàn sủng này đã nẩy sinh và được tỏ lộ, khi một số nam thanh niên xin người Salêdiêng hướng dẫn họ theo con đường thánh hiến giữa đời theo tinh thần Don Bosco.

Nhờ sự hướng dẫn của một số linh mục Salêdiêng và nhất trí với các Bề trên địa phương, các nam thanh niên đó liên kết với nhau trong một Hiệp hội với tên gọi là “Nam Chí nguyện Don Bosco (CDB)” và cam kết với luật đời sống, nói lên hình thức thánh hiến giữa đời của họ theo tinh thần Thánh Gioan Bosco.

Sau nhiều năm, các nam thanh niên dấn thân vào cuộc hành trình này đã phát triển về số lượng và kiện cường kinh nghiệm của họ. Cha Bề trên Cả Tu hội Salêdiêng, do sự liên kết với đoàn sủng Don Bosco và những hướng dẫn của các Salêdiêng, đã trình cho tôi đơn thỉnh nguyện xin công nhận “Nam Chí nguyện Don Bosco (CDB)” là một hiệp hội giáo dân công trong Giáo hội. Các thành viên của Hiệp hội này có ý muốn rõ ràng tiếp theo là xin được công nhận là một tu hội đời thuộc quyền giáo phận, và sau này sẽ được công nhận thuộc quyền Giáo hoàng. Vì thế, Cha Bề trên Cả đã trình bày cho tôi những tài liệu liên quan đến lịch sử khởi đầu của hình thức thánh hiến giữa đời theo tinh thần Thánh Gioan Bosco và tình trạng hiện nay của Hiệp hội đang bao gồm một số nam thanh niên xuất thân từ nhiều quốc gia.

Tôi đã nghiên cứu tài liệu và đã xem xét sự thích hợp của việc chính thức công nhận phong trào giới trẻ “Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB).” Tôi ý thức về trách nhiệm trong tác vụ và sự chăm sóc được trao phó cho Đức Giám mục Giáo phận đối với những hình thức mới của đời thánh hiến.

Căn cứ vào lời thỉnh cầu do Cha Bề trên Cả dòng Salêdiêng đệ trình, qua Sắc lệnh này, phù hợp với Giáo luật 312,1.3, tôi thành lập Hiệp hội nói trên như là một Hiệp hội công của giáo dân, trong Giáo hội địa phương Caracas, Venezuela này.

Qua sắc lệnh này, tôi cũng phê chuẩn Hiến luật của Hiệp hội nói trên. Tôi công bố Hiến luật này phù hợp với tinh thần của Giáo hội và Giáo luật. Nó đề ra luật đời sống cho Tu hội đời mới được thành lập.

Bao có thể, Hiệp hội có hình thức pháp lý của một Tu hội đời mới được thành lập. Cụ thể :

1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân như được xác định trong Giáo luật 313.

2. Các thành viên phải nhận được một sự đào luyện đều đặn và đầy đủ, như việc thực hành chung của các Tu hội đời khác và phù hợp với Hiến luật của họ. Khi đã được chuẩn bị sẵn sàng, họ sẽ được phép tuyên những lời khấn cá nhân.

3. Các thành viên của Hiệp hội phải tuần tự chọn người đảm trách và thông truyền cho tôi danh tánh của người đó để tôi có thể xác nhận họ trong nhiệm vụ, theo Giáo luật 317, 1

80

Page 81: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

4. Sau khi nghe ý kiến của Cha Bề Trên Cả Tu hội Salêdiêng, tôi bổ nhiệm linh mục Salêdiêng là Cha Corado Bettiga, là người linh giám Giáo hội tạm thời của Hiệp hội. Ngài sẽ được trợ giúp tại chỗ nhờ các linh mục Salêdiêng khác.

5. Với việc thành lập trong Giáo hội địa phương này, Hiệp hội có thể tuyển chọn các thành viên từ các giáo phận khác trong đó họ được chấp nhận là thành viên của hiệp hội công của giáo dân, như được đề ra trong Sắc lệnh này.

Tôi trao việc thực hiện Sắc lệnh này cho Cha Bề trên Cả Tu hội Salêdiêng. Ngài sẽ thông báo Sắc lệnh cho tất cả các thành viên của Hiệp hội ““Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB)”, và thực hiện theo những chỉ dẫn tôi đã ban hành.

Công bố, đóng dấu và ký tên tại Tòa Tổng Giám Mục Caracas ngày 24 tháng 5 năm 1998, Lễ Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu.

Đức Cha Antonio Velasco GarciaTổng Giám Mục Caracas

THƯ CỦA CHA BỀ TRÊN CẢ

Các “Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB) thân mến,

Tôi muốn gửi tới Anh em cảm thức hân hoan thực sự của tôi vì sự chấp nhận Anh em là Hiệp hội trong Giáo hội. Niềm vui cá nhân của tôi cũng biểu lộ niềm vui của toàn thể Gia đình Salêdiêng.

Qua bức thư này, tôi muốn chính thông báo chính thức cho Anh em và công bố Sắc lệnh của Đức Tổng Giám mục Caracas. Nhiệm vụ của Anh em là thực hiện Sắc lệnh này theo đúng các nội dung.

Những năm 1992-1994, việc thử nghiệm đầu tiên và khác biệt của Anh em đã được người tiền nhiệm của tôi là Cha Edigio Viganò tiếp tục. Ngài chính thức công nhận Hiệp hội trong tháng 9 năm 1994. Sự tiến triển của các Chí Nguyện trong hơn mười năm, được nâng đỡ nhờ sự hướng dẫn của các hội viên Salêdiêng, ngày nay đã đạt được giai đoạn nền tảng: sự công nhận từ phía Giáo hội.

Dựa vào những đề nghị nhận được từ nhiều người trong Anh em, nhằm thực hiện những bước cần thiết để được công nhận chính thức, tôi đã xin Đức Tổng Giám mục Caracas trong tháng 4 vừa qua. Có hai lý do thôi thúc tôi tiếp xúc với Đức Tổng Giám mục của Giáo hội địa phương đó: thứ nhất là Nhóm Nam Chí Nguyện đầu tiên được thành lập tại Venezuela, và hiện nay, được so với những nhóm trong các quốc gia khác, Nhóm của Anh em là nhóm lớn nhất. Hơn nữa, sự kiện Đức Tổng Giám Mục Caracas là một Salêdiêng lại có nhiều ý nghĩa. Thư trả lời của ngài mang lấy một ngày cũng có ý nghĩa, đó là ngày ểm tháng 5, Lễ trọng kính Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu.

Tôi muốn nhấn mạnh với anh em về tầm mức quan trọng của biến cố này.

Trên phương diện Giáo hội: sự công nhận là một việc công khai và có giá trị cho toàn thể Giáo Hội. Nhờ đó, anh em có được vị trí đặc biệt và “quyền công dân” của anh em. Trong khi anh em tiếp tục cuộc hành trình trở thành một Tu hội đời, như anh em mong muốn, nhiệm vụ của anh em trong Giáo hội là đi theo đường lối sống phản ảnh tình trạng giáo dân thánh thiến, và được phong phú nhờ tinh thần anh em đã chọn như là đặc điểm cua anh em, đó là tinh thần Don Bosco.

81

Page 82: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Trên phương diện Salêdiêng: Sự kiện này thực sự cống hiến lý do quan trọng thứ hai. Đoàn sủng Salêdiêng được quảng bá nhờ sự hiện diện mới và chính thức này. Ý hướng được rõ ràng tỏ lộ nhờ những người trẻ đầu tiên sống trong các phần khác nhau trên thế giới, đã tiếp xúc những người Salêdiêng địa phương với lời họ yêu cầu là sống đời thánh hiến giáo dân, nhưng theo tinh thần Don Bosco. Tôi không biết chi tiết của những thử nghiệm đầu tiên, nhưng nhờ vài tiếp xúc mà tôi có được với anh em, đối với tôi, đặc điểm này rất hiển nhiên và khích lệ. Khi nói điều này, tôi mời gọi anh em tiếp tục dấn thân cách sinh động hơn vào sự hiệp thông, đó là sự trung thành. Tôi muốn cứu xét điều này một lần nữa trong tương quan với hai chữ Giáo hội và Salêdiêng.

Sự hiệp thông Giáo hội bắt đầu với sự thánh hiến rửa tội và tăng triển nhờ đó Chúa Thánh Thần làm phát sinh nhiều ơn gọi khác nhau, và nhờ đó Giáo hội công nhận những kinh nghiệm mới, là những kinh nghiệm trở nên thành phần của sứ mệnh Giáo hội. Giáo huấn của Giáo hội về các Tu hội đời đã được chấp nhận và đã mô tả cách rõ ràng cho những người tìm thấy mình ở trong những giai đoàn đầu và cần được hỗ trợ và nâng đỡ để có được sức mạnh sinh động. Giáo hội đã trao phó họ cho những người đã có đôi chút kinh nghiệm để một khi sự hiệp thông được kiện cường, họ có thể tiến bước dễ dàng hơn.

Sự hiệp thông Salêdiêng không chỉ với Tu hội Salêdiêng, nhưng còn với các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng mà Anh em là thành viên. Anh em đã mô tả sự hiệp thông này trong Hiến luật của anh em, nhưng bây giờ cần phải tăng cường hơn nữa, cũng qua việc trực tiếp dấn thân vào các hoạt động khác nhau của Gia đình Salêdiêng.

Tôi biết rằng trong tháng 12, anh em sẽ họp nhau ở Rôma để chia sẻ suy tư và thực hiện vài tiến trình do Sắc lệnh Phê chuẩn yêu cầu. Tôi sẽ có cơ hội để biết anh em, sau đó gặp gỡ anh em, nhưng ngay bây giờ tôi bảo đảm với anh em rằng tôi luôn nhớ đến từng người anh em trong king nguyện của tôi, và tôi hy vọng rằng mỗi người trong anh em sẽ đóng góp phần của mình cho Hiệp hội của anh em được gia tăng về thiêng liêng và số lượng.

Thân ái trong Don Bosco

Roma, ngày 12 tháng 9 năm 1998

Cha Juan E. VecchiBề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng

82

Page 83: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

19NỮ TỬ ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNGTu hội đời thuộc quyền Giáo phậnKý hiệu: DQMBangkok 1954(Thái Lan)

1. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ VIỆC THÀNH LẬP

a) Đấng sáng lập Cha Carlo Della Torre SDB (1900-1982) sinh ngày 7 tháng 7 năm 1990, trong một gia đình nông dân rất đạo đức, có một cội nguồn khiêm tốn, tại Cernusco sul Naviglio, tỉnh Milano, Italia.

Năm 1917, trong Thế chiến Thứ nhất, cậu trẻ Carlo chưa đủ 18 tuổi, đã phải gia nhập quân đội trong vòng một năm rưỡi.

Cha Carlo Della Torre là người tu muộn, vì sau khi giải ngũ, ngài mới trở thành hội viên Salêdiêng.

Về việc đào luyện, ngài ở trong Học viện truyền giáo Đức Hồng Y Cagliero ở Ivrea (1923-1926). Sau đó ngài lên đường đi Macao và gia nhập Tập viện tại đó, nhưng lại hoàn tất năm tập tại Thái Lan (BankNokKhuek). Chính tại đây ngài đã tuyên khấn lần đầu.

Như vậy, Cha Carlo là một trong những người Salêdiêng đầu tiên khởi sự công cuộc Don Bosco ở Thái Lan.

Trong giai đoạn 1932-1936, trong khi học thần học, ngài đã được bề trên ủy thác nhiệm vụ linh hướng một nhóm phụ nữ trẻ được sử dụng trong việc truyền giáo. Khi thấy các Chị em đã sẵn sàng để sống đời thánh hiến, với nhóm phụ nữ đó, ngài thành lập hạt nhân của gia đình tu sĩ mới, đó là “Nữ Tỳ của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.

Trong khi Tu hội mới đang phát triển, Cha Carlo Della Torre được phong chức linh mục và được trao phó những nhiệm vụ khác.

Chiến tranh bùng nổ năm 1940. Tại một trung tâm nhỏ là ThàMuàng, nơi ngài sinh sống. Ở đó ngài đã quy tụ một nhóm phụ nữ trẻ khác với ơn gọi sống đời thánh hiến, với ước muốn thành lập một tu hội khác. Sau đó, nhóm và người sáng lấp sớm di chuyển đến Bangkok.

Rồi đến năm 1950, với sự đồng ý của các bề trên và Đức Cha L. Chorin, ngài bỏ dòng Salêdiêng và gia nhập giáo phận. Nhờ đó, ngài có thể tận hiến mình hoàn toàn và tự do cho việc đào luyện nhóm mới.

b) Việc thành lập Nhóm này, được Đức Giám mục chúc lành và được thành lập theo Giáo luật năm 1954, mang tên là Tu hội đời của các Nữ tử Đức Nữ Vương Vô nhiễm.

83

Page 84: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Cha Carlo tiếp tục quan tâm đến tu hội ngài đã thành lập, và sinh động tu hội với tinh thần Salêdiêng và với sự tận hiến tông đồ, đặc biệt đối với giới trẻ nghèo nhất.

Ngày 5 tháng 12 năm 1981, Đức Hồng Y Michai Kitbunchu, Tổng giáo phận Bangkok, đã thông báo cho Cha Giám tỉnh Salêdiêng là Cha Raimundo Garcìa không còn có ngăn trở nào cho việc Cha Carlo gia nhập lại dòng Salêdiêng, sau bảy năm thỉnh nguyện mãnh liệt.

Ít ngày sau đó, ngày 9 tháng 12 năm 1981, khi sức khỏe của ngài giảm sút trầm trọng, Cha Carlo đã tuyên khấn tái gia nhập dòng Salêdiêng, chung quanh ngài có một số hội viên Salêdiêng và Nữ tử của Đức Nữ Vương Maria.

Như vậy Cha Carlo đã sống những ngày cuối đời với tư cách là người Salêdiêng, người con đích thực của Don Bosco, và hội viên trợn vẹn của Tu hội Salêdiêng mà ngài rất yêu mến trong suốt đời sống của ngài.

Ngài qua đời ngày 4 tháng 4 năm 1982, để lại một tu hội đã được thành lập vững chắc.

2. CHÂN TÍNH VÀ SỨ MỆNH

a) Chân tính Tu hội Nữ Tử Đức Nữ Vương Maria là một tu hội đời thuộc quyền giáo phận, được thành lập theo tinh thần Tông hiến Provida Mater Ecclesia của Đức Pio XII, được ban hành ngày 2 tháng 2 năm 1947.

Tu hội Đức Tổng Giám mục Bangkok chấp thuận theo Giáo luật ngày 3 tháng 12 năm 1954.

Khía cạnh thánh hiến giữa đời là một đoàn sủng đặc biệt đã được diễn đạt trong Hiến luật đầu tiên (1956) và được xác quyết trong Hiến luật canh tân (1982 và 1986).

Đối với chúng ta là những người thánh hiến giữa đời, việc theo Chúa Kitô là một ân sủng đặc biệt nhờ đó Thiên Chúa kêu gọi chúng ta và thánh hiến chúng ta nhờ ơn Thần Khí của Ngài để hoàn toàn thuộc về Ngài trong toàn thể đời sống chúng ta và trong mọi việc chúng ta làm, sẵn sàng thực hiện trọn vẹn kế hoạch của Chúa Cha ‘trong thế giới và vì phần rỗi thế giới’, nhất là trong lãnh vực giáo dục và đào luyện giới trẻ.

‘Việc Phúc âm hóa và chứng tá đức tin của chúng ta bằng lời nói và hành động, đời sống cộng thể của chúng ta trong bầu khí của tình yêu huynh đệ, và việc thực hành các luyên Phúc âm của chúng ta, được thự hiện trong thế gian, cùng với thế gian, và cho thế gian, như ánh sáng, muối và men của Đức Kitô, để thế gian có thể biến đổi và trở nên được thánh hóa từ bên trong’.

b) Sứ mệnh ‘Tu hội Nữ tử Đức Nữ Vương Maria tận hiến mình cho việc mục vụ giới trẻ.

Đây là sự dấn thân đặc biệt được Cha Carlo Della Torre, Đấng sáng lập chúng ta, đã để lại cho chúng ta. Chính ngài đã mở những trường mới để các nữ tu có thể thực hiện sứ mệnh giáo dục của mình, đào tạo quan điểm và đời sống Kitô giáo cho giới trẻ.

Những người được trao phó cho chúng ta chăm sóc cống hiến cho chúng ta cơ hội trình bày Phúc âm.

Tu hội dấn thân vào những hoạt động nhằm thăng tiến việc giáo dục giới trẻ: Nguyện xá, trung tâm dạy nghề, và các hoạt động khác nhằm giúp thăng tiến giới trẻ’.

3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

84

Page 85: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

a) Được thành lập như là một tu hội đời thuộc quyền Giáo phận ngày 3 tháng 12 năm 1954 tại Bangkok Thái Lan.

Hiến luật được chấp nhận ngày 22 tháng 9 năm 1986.

Được chính thức công nhận là thành viên của Gia đình Salêdiêng ngày12 tháng 7 năm 1996.

b) Châm ngôn: ‘Truyền bá Nước Chúa qua cầu nguyện và làm việc dưới sự hướng dẫn của Mẹ Maria Vô Nhiễm’.

Đây là một tổng luận những đặc tính của Tu hội chúng ta. Chúng ta được Chúa Thánh Thần thôi thúc xây dựng Nước Chúa xung quanh chúng ta.

Đây là động cơ chính của đời sống chúng ta.

‘Đối với chúng ta, Mẹ Maria là Nữ vương thế giới, nâng đỡ các nỗ lực của chúng nhằm làm cho Nước Chúa trị đến.

Cầu nguyện và làm việc biểu lộ sự tổng hợp Salêdiêng tiêu biểu.

c) Bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Giuse, Thánh Gioan Bosco.

4. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

a) Việc gia nhập

Tu hội có tương quan đặc biệt với Tu hội Salêdiêng, qua cả Đấng sáng lập cũng như qua tinh thần được thông truyền cho các hội viên.

Tu hội công nhận Cha Bề Trên Cả là người kế vị thánh Gioan Bosco, và là người cha và lãnh đạo của toàn thể Gia đình Salêdiêng.

Ngài được mời gọi cổ vũ sự tăng trưởng và hiệp nhất.

c) Tương quan với các nhóm khác: Tu hội nhận thức rằng việc thuộc về Gia đình Salêdiêng không giảm thiểu chân tính riêng của mình, nhưng còn thăng tiến chân tính đó. Tu hội ý thức mình có nhiều yếu tố liên kết mình với Don Bosco và các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng.

Việc gia nhập Gia đình Salêdiêng thôi thúc chúng ta cảm thấy vững vàng trong chân tính của chúng ta và gìn giữ những điều mình có chung với nhau.

Hơn nữa, sự thuộc về Gia đình động viên chúng ta cỏ vũ các ơn gọi khác nhau trong Gia đình Salêdiêng. d) Những khía cạnh đặc biệt của đời sống chúng taĐịnh hướng tông đồ, phong cách sống và phương pháp giáo dục rõ ràng là Salêdiêng.

Còn đặc biệt nổi bật :

- Một cảm thức sống động về Giáo hội Địa phương và dành ưu tiên cho các công cuộc ở giữa dân chúng và người nghèo;

- Lòng tôn sùng sốt sắng đối với Mẹ Maria;

- Tinh thần Nagiarét: nghèo khó, làm việc, đơn sơ và niềm vui.

85

Page 86: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Thư chính thức công nhậnlà thành viên Gia đình Salêdiêng

Kính gửi Mẹ Maria ChanthawarodomBề Trên Tổng quyền DQM

Bangkok

Kính thưa Mẹ Bề trên,

Tôi rất vui mừng được thông báo cho Mẹ Bề trên là vào này 12 tháng 7 năm 1986, trong phiên họp Ban Tổng Cố Vấn Tu Hội Salêdiêng, đơn thỉnh nguyện Mẹ gửi cho chúng tôi nhân danh Tu hội xin gia nhập Gia đình Salêdiêng đã được cứu xét. Các Tổng Cố vấn đã biểu lộ sự ủng hộ.

Nhân danh cá nhân là “người kế vị Don Bosco, người cha và trung tâm hiệp nhất của Gia đình Salêdiêng” (HL SDB 126), tôi tán thành ý kiến của các Tổng Cố vấn và thông báo cho Mẹ trước tiên, và cho tất cả các Nhóm trong Gia đình Salêdiêng về sự chấp nhận Tu hội của Mẹ thuộc về Gia đình Salêdiêng.

Chúng tôi đi đến quyết định này, sau khi đã cân nhắc hàng loạt những sự kện.

Những lại lịch

Trước đó, trong lá thư đề ngày 1 tháng 1 năm 1977, Cha Carlo della Torre đã thỉnh cầu cho Tu hội ngài thành lập được kết hiệp với Gia đình Salêdiêng.

Chính Đấng sáng lập trong những lá thư với Tổng cố vấn thứ nhất đặc trách Gia đình Salêdiêng đã viết như sau: “Liên quan đến việc Tu hội Đức Nữ VươngVô Nhiễm thuộc về Gia đình Salêdiêng, con tin rằng sự thuộc về đã là một sự kiện được chấp nhận ... nhưng sẽ tốt đẹp hơn, nếu có được một văn kiện chính thức của Bề trên Cả Tu hội Salêdiêng công bố về sự thuộc về này. Tu hội chúng con thực sự ước ao có được sự công nhận chính thức mình thuộc về Gia đình Salêdiêng, để sự liên kết của chúng con trở nên mạnh mẽ hơn” (Thư gửi Cha Giovanni Raineri, ngày 2.4.1981).

Lời thỉnh nguyện cuối cùng đã được chính Mẹ gửi cho Bề trên Cả Tu hội Salêdiêng, đề ngày 23 tháng 12 năm 1994.

Hiện trạng Tu hội đã sống trong hai năm qua đã khiến chúng tôi phải hoãn lại việc cứu xét ước muốn của Tu hội về sự công nhận chính thức, nhưng chúng tôi thán phục sự kiên trì mà Tu hội theo đuổi ước muốn được trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng, vì thâm tín rằng hành vi chính thức sẽ cống hiến một sự thôi thúc mãnh liệt hơn trong việc tái khám phá những cội nguồn Salêdiêng trong ơn gọi của Tu hội.

Sự Công nhận đầu tiên

Sự công bố hiện hành là trường hợp đầu tiên thuộc loại này đối vơi tôi trong cương vị là Bề Trên cả, kể từ khi tôi được bầu trong Tổng Tu nghị 24 vừa qua.

Tôi nhớ lại những cuộc thảo luận và đào sâu trong Tổng Tu nghị về đề tài Người đời. Các Tu hội đời có sự hiện diện lý tưởng và ý nghĩa trong tâm trí chúng tôi khi tham dự Tổng Tu nghị; cách gián tiếp, Tu hội Đức Nữ Vương Vô Nhiễm cũng hiện diện trong các viễn ảnh

86

Page 87: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

của chúng tôi về việc quảng bá tinh thần Don Bosco nhờ sự hiện diện của người đời và các hội viên tuyên khấn.

Lý do thứ hai góp phần vào việc thôi thúc chúng tôi suy tử về Tu hội của Mẹ là: khi chúng tôi nói về Người Đời, chúng tôi thường quy chiếu về một bối cảnh cụ thể, có thể được mô tả đa văn hóa và đa tôn giáo. Tu hội của Mẹ đã sống những kinh nghiệm đó ngay từ khi thành lập. Vì thế, khi trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng Don Bosco, Tu hội của Mẹ cũng được mời gọi cống hiến cho các Nhóm khác sự đóng góp về tư duy và hành động nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động và tông đồ trong các môi trường đặc biệt khó khăn.

Ước gì Don Bosco tiếp tục hướng dẫn Tu hội của Mẹ trong các hoạt động, sự tăng trưởng ngày càng hơn, và dấn thân tông đồ. Và với tư cách người kế vị Don Bosco, tôi cảm thấy chính bản thân cũng được liên kết với những gì Tu hội của Mẹ sẽ thực hiện thành công.

Nội dung của việc công nhận

Có nhiều yếu tố liên kết Tu hội của Mẹ với Don Bosco, và tôi muôn nhắc đến vài yếu tố để nhấn mạnh về tầm mức quan trọng của những yếu tố đó và sự dấn thân chung cho việc phát triển :

1. DẤN THÂN GIỚI TRẺĐây là một trong những điểm có ý nghĩa nhất chúng ta chia sẻ trong Gia đình Salêdiêng, bởi vì nó có thể quy tụ và kết hiệp nỗ lực của mọi người vì lợi ích của giới trẻ chúng ta phục vụ.

Hiến luật của Tu hội Mẹ khẳng định (khoản 4): “Tu hội Các Nữ Tử Đức Nữ VươngVô Nhiễm được thành lập nhằm canh tân và mở rộng Nước Chúa bằng cầu nguyện và qua những hình thức hoạt động trong xã hội dưới sự bảo trợ của Đức Maria, Nữ Vương Vô Nhiễm. Sứ mệnh này hướng đến người ngoại cũng như người Kitô hữu, và đặc biệt, thanh thiếu niên, nhất là những em nghèo khổ nhất, trong sự cộng tác với Giáo hội địa phương.”

Và khoản 45 khẳng định: “Việc mục vụ cho giới trẻ là hoạt động Đấng sáng lập hướng sự quan tâm đến ... việc giáo dục giới trẻ ...

Hơn nữa, Tu hội duy trì sự dấn thân của mình để khởi sự những hoạt động mới nhằm thăng tiến hiệu quả việc giáo dục giới trẻ, nghĩa là: nguyện xá, trung tâm huấn nghiệp, và những hoạt động khác nhằm giúp đỡ thanh thiếu niên cách trực tiếp và gián tiếp”.

2. TINH THẦN SALÊDIÊNGTinh thần Don Bosco, được sống nơi nhiều Nhóm khác nhau, tạo nên linh hồn của Gia đình Salêdiêng. Việc chăm sóc và vun trồng tinh thần này đảm bảo những giá trị phong phú của Gia đình.

“Trong khi duyệt lại Hiến luật, Tu hội trở nên rõ ràng ý thức hơn về gia sản Salêdiêng được Đấng Sáng lập truyền lại, và đã sâu xa nghiên cứu những đặc tính của tinh thần Salêdiêng vốn có nơi đoàn sủng chúng ta.” Những từ này được Mẹ viết trong các văn kiện đề ra đường hướng Tu hội phải theo.

Và trên cùng con đường này, các Chị em phải tiếp tục, để phong phú hóa các Chị em và người khác thuộc tinh thần Salêdiêng, là những người chia sẻ những quan tâm giáo dục và tông đồ của các Chị em. Tôi thật hài lòng khi đọc điều này: “Tác vụ của Bề trên Cả Dòng Salêdiêng và những người đại diện ngài là giúp các Nữ tu sống tinh thần Salêdiêng

87

Page 88: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

ngày càng mãnh liệt hơn và nghiên cứu sâu xa hơn, như Đấng sáng lập của họ mong muốn.”3. HỆ THỐNG GIÁO DỤC DỰ PHÒNG“Chúng ta ôm ấp Hệ thống Giáo dục Dự phòng với lòng biết ơn và yêu mến đối với Don Bosco, coi ngài là thầy dạy và gương mẫu cho hoạt động tông đồ của chúng ta” (HL 46). Đối với tất cả chúng ta là những người chia sẻ Gia đình Thiêng liêng của ngài, Don Bosco luôn là điểm qui chiếu thực tiễn cho cách làm việc của chúng ta cho giới trẻ và ngưòi lớn, để có thể hữu hiệu trong các đề xuất của chúng ta nhằm sự thăng tiến nhận bản và sự tăng triển Kitô hữu.

Phương thế để tăng triển thành Gia đình :THẺ CĂN TÍNH CHUNG

Tôi nghĩ là điều tốt đẹp khi nhắc đến ba yếu tố được nêu lên ở trên để đề ra trách nhiệm chung và việc chia sẻ sự tham gia của tất cả các Nhóm trong việc phát triển gia sản chúng ta đã lãnh nhận.

Ngày nay THẺ CĂN TÍNH CHUNG nhắc đến những yếu tố nền tảng của Gia đình Salêdiêng :

- Những khía cạnh thiêng liêng- Những khía cạnh tông đồ- Những khía cạnh giáo dục- Và những khía cạnh tổ chức.

Việc đọc và nghiên cứu văn kiện cuối cùng, được đón nhận như là quà tặng Cha Viganò để lại như là Di chúc của ngài cho Gia đình Salêdiêng, sẽ giúp tăng triển trong sự hiệp thông và liên kết.

Tôi bảo đảm sẽ luôn nhớ đến Mẹ trong kinh nguyện của tôi.

Roma, ngày 18 tháng 7 năm 1996.

Fr. Juan E. VecchiBề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng

88

Page 89: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

20CHỨNG NHÂN CHÚA PHỤC SINH – TR 2000Phong trào Giáo hộiKý hiệu: TR 2000Roma 1984

1. THÔNG TIN

Phong trào TR 2000 (Chứng nhân Chúa Phục Sinh hướng tới Năm 2000), ngày nay được biết đến như là Chứng nhân Chúa Phục sinh 2000), khởi sự như là một cuộc gặp gỡ của giáo dân và bạn hữu, với một lý tưởng và ước muốn duy nhất là: sống Tình mừng tình yêu trong niềm vui Phục sinh, trong sự bình thường và thực tại hằng ngày. Được họp thành bởi những nhóm địa phương, tại nhiều nơi trên nước Ý, thực hành những gợi hứng và mục tiêu chính của phong trào.

Các nhóm địa phương được tổ chức theo ba loại: giới trẻ, người lớn và người tình nguyện. Giáo dân thánh hiến được bao gồm trong nhóm người lớn.

Ở cấp quốc gia, mỗi nhóm có điều phối viên quốc gia bào cáo cho tổng điều phối viên của phong trào.

Nhóm giới trẻ được nhấn mạnh và được đặc biệt quan tâm.

2. ĐẤNG SÁNG LẬP VÀ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO

Vào cuối thập niên 70, nhóm qui tụ quanh Đấng sánglập, một linh mục Salêdiêng, Cha Sabino Palumbieri, để cùng với ngài suy tư về cách diễn đạt Lời Chúa trong lối sống của mình.

Năm 1984, nhiều ý tưởng bắt đầu đồng quy về một kế hoạch chung. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1984, một phong trào tập trung vào niềm vui Phục sinh và làm chứng về Chúa Phục sinh được đề xướng.

Cha Sabino đã thảo luận vấn đề này với một nhóm nhỏ bao gồm những người dấn thân để tóm lại những mục tiêu, xác định các đối tượng và phác thảo đường hướng phát triển tương lai.

Ngày 9 tháng 12 năm 1984, Kế hoạch Phục Sinh được sinh ra: TR 2000 (Testes Resurrectiones, Cv 1,22) với thẻ căn tính của mình.

3. MỤC ĐÍCH CỦA TR 2000

Mục tiêu căn bản của phong trào là :

- giúp dân chúng Linh đạo Phục sinh, được tóm tắt trong 2 Tm 2,8, “Anh hãy nhớ Đức Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết, là dòng dõi Đavít ...”

- Nói cho mọi người biết rằng mọi sự chỉ có giá trị khi được sống trong ánh sáng của mầu nhiệm Phục sinh;

- cùng đi với nhau như hai môn đệ trên đường Emmau, lắng nghe Lời Chúa, bẻ bánh, tiếp đón người ngoài với lòng hiếu khách thực sự.

89

Page 90: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

4. ĐOÀN SỦNG ĐẶC BIỆT

Don Bosco, một con người tỏa sáng niềm vui cho giới trẻ, là mẫu gương cho cuộc hành trình thiêng liêng cá nhân và tập thể của chúng ta.

Khi đón nhận đặc sủng Don Bosco, các thành viên của phòng trào cổ võ và tỏ lộ trong đời sống của mình :

linh đạo của niềm vui Phục sinh; đặc biệt quan tâm đến giới trẻ; dấn thân sống đức ái mục tử và lòng nhiệt thành vì Nước Chúa trong hoàn cảnh riêng

của mỗi người; tích cực tham gia vào việc xây dựng gia đình.

Các thành viên của phong trào dấn thân sống và làm chứng về mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu trong thực tại của đời sống hằng ngày, trong kinh nghiệm gia đình, nghề nghiệp, xã hội và Giáo hội của mình.

Việc suy tư có hệ thống và cầu nguyện liên lỉ là những khía cạnh thiết yếu trong hành trình đức tin của họ.

5. ĐÀO LUYỆN

Tiến trình đào luyện được thực hiện qua bốn giai đoạn trong suốt cuộc hành trình đức tin :

thủ đắc một sự hiểu biết sâu xa về Kinh Thánh; suy tư về đề tài đặc biệt là biến cố Vượt qua trong văn chương Tân Ước;

thủ đắc những nguyên lý thần học và thiêng liêng về sự Phục Sinh; suy tư về việc áp dụng mầu niệm Vượt qua cho các bối cảnh sống ngày nay khác nhau;

làm quen với phương pháp cầu nguyện của Lectio Divina;

quy chiếu về Don Bosco và niềm tin sống động của ngài vào Chúa Phục sinh.

Việc đào luyện đặc biệt cho vị thành niên, thiếu niên và giới trẻ trong nhóm được thực hiện nhờ sự cộng tác với người lớn, trong các tương quan giáo dục hỗ tương.

6. VIA LUCIS - ĐƯỜNG ÁNH SÁNG

Năm 1988, đã có ý tưởng về một cử hành hoàn toàn tập trung vào sự Phục Sinh: Via Lucis (Đường Ánh Sáng).

Via Lucis đi theo hình thức của một cuộc hành trình đạo đức là tham gia vào đời sống và niềm vui của Chúa Phục Sinh. Như Via Crucis (Đường Thánh Giá) có 14 chặng đường đau thương, Via Lucis cũng di chuyển qua 14 chặng với những đoạn Kinh Thánh khởi đi từ ngôi mộ trống cho đến Lễ Ngũ Tuần.

Tháng 9 năm 1992, Via Lucis được cử hành trong nhà nguyện Thánh Helena của đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem, và một năm sau (năm 1993), được cử hành trên đường phố Mát-cơ-va. Tháng 4 năm 1994, trong Chúa nhật Phục sinh, Cha Bề Trên Cả, Edigio Viganò khánh thành 14 chặng Via Lucis do nhà điêu khắc Giovanni Dragoni thực hiện trong Đềnở trong Colle Don Bosco.

7. NHỮNG NGƯỜI TÌNH NGUYỆN PHỤC VỤ THẾ GIỚI

90

Page 91: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Kết quả tự nhiên của việc chiêm ngắm mầu nhiệm Phục Sinh trong phong trào là sứ mệnh phục vụ người nghèo.

Năm 1992, nhóm TR 2000 thứ hai được khởi sự trong Giáo phận Huànaco ở Peru. Mùa hè năm 1994, những trang sử truyền giáo đầu tiên của TR 2000 được biên chép: Ông Angelo Verga dẫn đầu cuộc xuất hành tới vùng Andes Pêru, một trong những vùng nghèo nhất của Châu Mỹ Latinh để thành lập một phòng thí nghiệm phân tích bệnh lý và thành lập trạm cấp cứu.

Ngày nay tại Huànaco, cùng hoạt động với các kỹ thuật viên địa phương và một nhóm người trẻ, một cơ cấu nhỏ đã được bắt đầu với phòng thí nghiệm, đã trở thành một bệnh viện thực sự với phòng thuốc bên cạnh để phát thuốc và dụng cụ chăm sóc sức khỏe.

Thêm vào đó, hai bệnh viện đã được mở ở Italia, một tại Roma và một tại Salermo, trong đó các Chí nguyện TR 2000 đã cống hiến khả năng chuyên môn của mình để phục vụ những người nhập cư và những người sống ngoài lề xã hội đang cư ngụ trong vùng phụ cận.

Cũng tại Pêru, trong Giáo phận Huànaco, Hiệp hội TR 2000 đang dấn mình thực hiện những kế hoạch gốm có bệnh viện hằng ngày, trạm xá, trường huấn nghiệp ở Uchisa, một làng nhỏ trong rừng Amazon.

Nỗ lực truyền giáo đã gửi hội viên TR đến Peru và Rwanda, và đang mở ra những chân trời khác ở Cuba và Madagascar.

8. PHÁT TRIỂN.Phong trào TR 2000 ngày nay đã có 650 thành viên, chia thành 16 nhóm địa phương, có cơ sở chủ yếu ở Italia. Hiện nay, phong trào TR 2000 đã phát triển đế các quốc gia khác, nhất là ở Châu Mỹ Latinh.

9. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Có nhiều sự liên kết thiêng liêng, tổ chức và hoạt động giữa phong trào TR 2000 và Dòng Salêdiêng. Vì thế, điều tự nhiên là tới một lúc nào đó phong trào sẽ trở nên thành phần của Gia đình Salêdiêng, như thể là môi trường tự nhiên của phong trào TR 2000.

Thực vậy, tháng 3 năm 1997, trong cuộc tĩnh tâm của những người lãnh đạo ở Via della Pisana, thư thỉnh nguyện đã được gửi đến Cha Bề trên Cả Juan E. Vecchi để xin công nhận là thành viên của Gia đình Salêdiêng. Đồng thời, cũng đã có quyết định thành lập hiệp hội “Những Chí nguyện phục vụ thế giới”, như là một nhành hoạt động của phng trào TR 2000.

Ngày 25 tháng 3 năm 1999, Cha Bề trên Cả Juan E. Vecchi đã gửi lá thư công nhận Phong trào TR 2000 là thành viên Gia đình Salêdiêng

Trong sự sắp xếp mới này, phong trào sẽ làm mọi việc có thể để thăng tiến sự hiệp thông với các Nhóm khác của Gia đình Salêdiêng, bằng cách trao đổi các ơn huệ, những tiêu chuẩn và kinh nghiệm, hoặc bằng cách sống thực tại của việc thuộc về Đại Gia đình Don Bosco.

VĂN THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN

91

Page 92: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

LÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Kính gửi Ông Agostino Aversa Tổng Điều Phối viên TR 2000 Sorrento

Ông Agostino Aversa thân mến,

Tôi thật thật sung sướng gửi đến Ông Tổng Điều phối viên lá thư này để thông báo cho Ông biết rằng Phong trào TR 2000 đã được chính thức công nhận là thành viên Gia Đình Salêdiêng Don Bosco.

Tôi xin chia sẻ niềm vui với Ông vì Phong trào TR 2000 được trở nên thành viên của Phong trào rộng lớn bắt nguồn từ Don Bosco.

Tôi thật vinh dự được tiếp nhận Phong trào này với tự cách là Bề Trên Cả.

Cùng với các thành viên trong Ban Tổng Cố vấn trong phiên họp ngày 21 tháng 1 năm 1999, chúng tôi đã suy nghĩ về chân tính của Anh em như được trình bày trong các văn kiện Anh em gửi đến cho chúng tôi; về nhiều sự dấn thân Anh em đã thực hiện trong các hoạt động đa dạng; về sự nhấn mạnh đặc biệt Anh em dành cho chiếu kích Phục sinh của linh đạo Salêdiêng, và chúng tôi có thể trả lời tích cực về thỉnh nguyện Anh em đã gửi cho tôi để xin trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng.

Thành viên Gia Đình Salêdiêng Don Bosco

Tôi xin nhắc đến vài khía cạnh như là hệ của việc trở nên thành viên Gia đình Salêdiêng.

Hầu như để cắt nghĩa các khoản 11 và 30 trong cuốn Điều lệ của Anh em: “Phong Trào TR 2000 nhận Tu hội Salêdiêng là ‘sợi dây hiệp nhất và tương quan vững vàng và chắc chắn được thực hiện trong bối cảnh huynh đệ, tín nhiệm và tin tưởng hỗ tương”, tôi nhớ đến một bản văn rất thân thiết với chúng ta và tôi xin trích dẫn đầy đủ: Điều 9 trong cuốn Thẻ Căn tính chung của Gia đình Salêdiêng Don Bosco – Bề trên Cả, Trung tâm hiệp nhất. “Tư cách thành viên xuất phát từ sự hiệp thông và được kiện cường trong sự hiệp thông ngày càng hơn. Đây không phải là một thứ tình cảm mơ hồ với những sự ràng buộc yếu ớt và mau qua, nhưng là sự thúc đẩy của Thần Khí hướng tới sự hiệp nhất, đi tìm những biểu lộ cụ thể và đôi khi được thiết định nhắm đến tương quan và cộng tác cụ thể.

Tư cách thành viên của Gia đình Salêdiêng là sự quan tâm của nhiều nhóm, và mỗi nhóm có sự tự lập của mình.

Vì thế cần phải có một trung tâm sống động có thể bảo đảm rằng những sự quy chiếu về Đấng Sáng lập, tinh thần chung và chính sứ mệnh luôn được cập nhất. Trong tư tưởng của Don Bosco, trung tâm bảo đảm sự hiệp nhất là Bề trên Cả. Nơi ngài, mọi người công nhận có tác vụ hiệp nhất tam diện: ngài là người kế vị Don Bosco; là Cha của mọi thành phần; là Trung tâm hiệp nhất của Gia đình.

Bề Trên Cả là người kế vị Don Bosco; một sợi dây không hề đứt liên kết ngài với chính con người Đấng Sáng lập và nhờ đó làm cho ngài trở nên con người thích hợp và chính yếu đại diện Don Bosco ngày nay một cách sống động.

Ngài là trung tâm hiệp nhất của toàn thể Gia đình. Thực vậy, ngài cống hiến gương sáng và lời dạy dỗ bảo đảm sự trung thành với thinh thần và nêu chỉ sự tham gia vào đoàn sủng

92

Page 93: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Salêdiêng. Chức năng của ngài là sinh động và thăng tiến nhằm xây dựng sự hiệp nhất trong sự khác biệt của các ơn gọi đặc biệt, sự trung thành với tinh thần và phối kiểm các sáng kiến. Chức năng của ngài không phải là cai quản, nhưng đúng hơn là phục vụ việc sinh động.

Bề trên Cả là Cha của tất cả những người cộng tác vào sứ mệnh Don Bosco. Ngài mở rộng tình phụ tử của ngài như là đặc tính thiết yếu đối với ngài, cũng như đối với Don Bosco. Tình phụ tử đòi hỏi lòng thương mến, cảm thức về trách nhiệm đối với sự tăng trưởng của mỗi người, hướng dẫn trong sự trung thành với đoàn sủng, và dấn thân vì sự phát triển của ơn gọi Salêdiêng trong mọi cách biể lộ của ơn gọi. Don Bosco đã viết: “Cha Giám đốc của các con sẽ chăm sóc các con và lo đến phần rỗi đời đời của các con”.

Phù hợp với tinh thần Salêdiêng và linh đạo có nơi Don Bosco là thầy dạy và hướng dẫn, anh em sẽ tìm thấy nơi Bề trên Cả người có thể đồng hành với Anh em, khuyến khích và nâng đỡ Anh em.

Don Bosco cần những người đời dấn thân

Các con là hiệp hội người đời. Đây là điều hiển nhiên không cần phải lập lại. Nhưng trên bình diện thiêng liêng và tổ chức, thì cần phải rõ ràng xác định những bao hàm.

Tôi xin được bắt đầu với khía cạnh thứ hai: Anh em là người đời, Anh em phải tổ chức Hiệp hội của Anh em như là người đời, Anh em hãy sống như là người đời. Trong kinh nghiệm Salêdiêng chúng ta, chúng ta có một trường hợp duy nhất trong đó giáo dân có một linh mục được chịu chức như là điểm quy chiếu (ngay cả trên phương diện tổ chức): linh mục là Bề trên Cả và giáo dân là các Cộng tác viên Salêdiêng.

Nhưng rồi Bề trên Cả lại trao cho Hội đồng Cộng tác viên Thế giới, cho Tổng Điều phối viên, và các điều phối viên cấp tỉnh và cấp địa phương, việc điều hành thực tiễn đối với việc tổ chức Hiệp hội, và để cho Hội viên Salêdiêng là ủy viên chỉ đảm nhận việc đào luyện về tinh thần và linh đạo Salêdiêng; việc đào luyện trong linh đạo đặc trưng của hoạt động, và việc đào luyện Salêdiêng cho các thành viên của Hiệp hội.

Với lý do trọng đại hơn, tất cả những điều này có thể được áp dụng cho hiệp hội người đời, giống như Hiệp hội của Anh em.

Vì thế, đừng hỏi xem các tu sĩ Salêdiêng có thể làm gì cho Anh em, nhưng đúng hơn, hãy hỏi chính Anh em có thể cống hiến điều gì cho sự phát triển tinh thần Don Bosco trên thế giới.

Đây là mục tiêu của toàn thể Gia đình Salêdiêng, và mỗi nhóm – dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần – sẽ thực hiện sự đóng góp độc đáo của mình với những khả năng khác nhau mà mình được phú bẩm. Theo chiều hướng này, mọi sáng kiến đào luyện Gia đình Salêdiêng sẽ tổ chức phải nhìn thấy Anh em là những người tham gia tích cực và tận tâm.

Lúc này, tôi cũng nghĩ tới sự tham gia của Anh em trong các sáng kiến của Gia đình Salêdiêng trong việc mục vụ giới trẻ, để không phân tán sức mạnh và gia tăng những sự dấn tahn. Tôi biết Anh em là những thành viên chuyên nghiệp. Tôi cũng được nghe nói rằng Anh em được tổ chức thành một hiệp hội chí nguyện, và Anh em đang làm việc để quảng bá tổ chức của Anh em ra khỏi biên giới nước Ý. Anh em không thiếu tinh thần truyền giáo.

Tôi vui mừng vì những mục tiêu Anh em đã đạt được, và tôi muốn khuyến khích Anh em tiếp tục tiến bước trên cùng cuộc hành trình, tổ chức Anh em trong cách thức để có thể tăng triển làm cho Anh em, với tư cách là giáo dân, trở nên người tiên phong trong mọi

93

Page 94: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

việc Anh em làm. Tôi rất biết Cha Sabino Palumbieri, do đó tôi có thể hình dung sự quan tâm mà ngài dành cho việc đào luyện các thành viên, và cách riêng, những người hữu trách đối với hiệp hội ở cấp địa phương và ở cấp quốc gia. Anh em hãy làm việc với ngài và tới mức độ nào đó, thay ngài làm việc của ngài. Đó là cách tăng triển của hiệp hội giáo dân!

Xin cho tôi đề cập đến chiều kích thiêng liêng.

Tôi đã đọc thấy nhiều yếu tố thiêng liêng trong cuốn Điều lệ của Anh em, và giơ đây tôi không lập lại hoặc phân tích những yếu tố đó. Nhưng tôi muốn nhắc nhở Anh em về điều được nói tới trong số 54 và 55 của Tông huấn Vita Consecrata.

“Trong những năm gần đây, giáo lý trình bày Giáo hội là hiệp thông đã giúp hiểu rõ hơn rằng các thành phần khác nhau trong Giáo hội có thể và phải hiệp lực, trong tinh thần cộng tác và trao đổi các ân huệ, để tham dự hữu hiệu hơn vào sứ mạng của Giáo hội.

Điều này giúp cống hiến một hình ảnh rõ ràng và trọn vẹn hơn về chính Giáo hội, trong khi làm cho sự đáp lại những thách đố lớn của thời đại nên hữu hiệu hơn, nhờ liên kết những sự đóng góp về các ân huệ khác nhau. (...)

Sự tham gia của giáo dân thường mang lại những trực giác phong phú không ngờ vào trong những khía cạnh của đoàn sủng, dẫn tới sự cắt nghĩa thiêng liêng hơn về đoàn sủng và giúp rút ra những hướng dẫn cho những hoạt động tông đồ mới. Trong bất cứ hoạt động hay tác vụ nào mà họ tham gia, các người thánh hiến phải nhớ rằng trên hết họ phải là những người hướng dẫn tinh thông trong đời sống thiêng liên, và trong viễn tựng này, họ phải vun trồng ‘ơn quý báu nhất, đó là: tinh thần’. Về phần mình, giáo dân phải cống hiến cho các gia đình tu sĩ sự đóng góp vô giá của họ là ‘sự hiện hữu trong thế gian’ và việc phục chuyên biệt của họ”. Đây là những lời đầy yêu sách mọi người: cho chúng tôi cũng như cho Anh em. Vì thế, chúng ta hãy dấn thân thực hiện những lời đó.

Về phía Anh em, Anh em hãy cẩn thận quan sát những hoạt động thực tiễn của các nhóm giáo dân trong Gia đình Salêdiêng, với họ Anh em hãy thiết lập tương quan và xây dựng sự hiệp thông.

Sự cống hiến thiêng liêng đặc biệt của Hiệp hội TR 2000cho Gia Đình Salêdiêng Điều 14 của cuốn Điều lệ nêu rõ: “Những người gắn bó vớ Phong trào chấp nhận chiều kích đoàn sủng của Don Bosco bằng cách cổ vũ và nhập thể :

Linh đạo của niền vui Phục Sinh; Ưu tiên quan tâm đến giới trẻ; Mỗi người dấn thân sống đức ái mục tử và sự nhiệt thành vì Nước Chúa trong chính

hoàn cảnh sống của mình; Thành viên tích cực xây dựng gia đình.

Đây sẽ là sự đóng góp ý nghĩa nhất để cống hiến cho tất cả các Nhóm trong Gia đình Salêdiêng .

Via Lucis và hình ảnh “Hai Môn đệ Emmau” sẽ tạo nên nội dung linh đạo và phương pháp làm việc của Anh em. Vì thế, chúng ta hướng về phía trước để đón nhận từ Hiệp hội TR 2000 một kế hoạch thực tiễn về linh đạo của hành động theo phong thái Don Bosco, được ánh sáng Phục sinh soi sáng. Từ những kinh nghiệm của Don Bosco, được thu thập trong các cuốn Hồi sử, có nhiều quy chiếu trực tiếp của Don Bosco về Mầu nhiệm Phục sinh, và chủ đề cũng được lấy lại trong các cuộc cử hành đầu tiên về “Những ngày Linh đạo của Gia đình Salêdiêng”. Một sự trình bày đầy đủ hơn về những sự kiện, biến cố và kỷ niệm về

94

Page 95: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

những kinh nghiệm khác nhaucó thể ơn huệ lãnh nhận được Hiệp hội cống hiến cho toàn thể Gia đình Don Bosco.

Điều này có thể giúp am hiều tốt hơn về sự gợi hứng ‘Salêdiêng’ của linh đạo chúng ta, trong đó tôi dùng chữ ‘Salêdiêng’ để quy chiếu Thánh Phanxicô Salê.

Trong bối cảnh văn hóa ngày nay, đây cũng là điều hữu ích để vượt thắng những sợ hãi và thất đảm, quan điểm hẹp hòi và thiếu sáng kiến.

Điều này cũng hoàn tất việc suy tư của Gia đình Salêdiêng trong những bước có ý nghĩa nhằm đào sâu hơn linh đạo Phục sinh.

Vun trồng khía cạnh Salêdiêng của Hiệp hội

Trong thực tế, điều này có nghĩa là :

- Sự hiểu biết sống động và cá nhân về Don Bosco, về công cuộc tông đồ và tầm nhìn thiêng liêng của ngài.

- Sự hiểu biết thiết thực về Hệ thống Giáo dục Dự phòng của ngài: lý trí, tôn giáo và lòng thương mến. Những từ ngữ có tính chất tam thức Salêdiêng thường được các Tổng Tu nghị phân tích. Trong thư gửi Cha Edigio Viganò năm 1988 nhân dịp kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời, Đức Thánh Cha đã cống hiến cho Giáo Hội một bài suy niệm phong phú về Hệ thống Giáo dục Dự phòng;

- Hiểu biết về những cấu tố của tinh thần Salêdiêng, là nền tảng của sự hiệp thông chân tình và vững chắc với tất cả các Nhóm họp thành Gia đình Don Bosco;

- Một tầm nhìn có tính chất giáo dục và văn hóa về những vấn đề có liên quan cách tích cực và tiêu cực tới tình trạng của giới trẻ trong thế giới ngày nay và những bối cảnh thực tiễn chúng đang sống và làm việc;

- Liên lỉ tìm kiếm sự hiệp thông giữa tất cả các Nhóm, nhằm trao đổi hỗ tương về những khả năng, tiêu chuẩn và kinh nghiệm.

Ông Agosto thân mến,

Tôi xin Ông chuyển đến tất cả các thành viên của Hịp hội, những lời chúc mừng thân ái của tôi, cùng với nội dung của lá thư này.

Nhân dịp những ngày lễ sắp tới, tôi bảo đảm là sẽ cầu nguyện cho Ông và cho tất cả các thành viên để có thể sống sâu xa mầu nhiệm Phục sinh, cùng với Mẹ Maria, Mẹ của Đấng Phục sinh và Mẹ của Giáo hội Phục sinh. Trong lễ của Mẹ, tôi sung sướng thông báo cho Ông và tất cả các thành viên biết rằng Hiệp hội của Anh em trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng.

Roma, ngày 25 tháng 3 năm 1999 Lễ Đức Mẹ Truyền Tin

Lm Juan E. Vecchi Bề Trên Cả

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC CỦA CÁC NHÓMTRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

95

Page 96: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

1. Tu Hội Thánh Phanxicô Salê - SDB Direzione Generale Opere Don Bosco

Via Della Pisana, 1111 - 00163 Rome RM Italy

2. Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ – FMADirezione Generale Via dell’Ateneo Salesiano 81 - 00139 ROME RM Italy

3. Hiệp Hội Cộng Tác Viên Salêdiêng - CcSs Salesian Co-operators

Via della Pisana 1111 - 00163 Rome RM Italy

4. Nữ Chí Nguyện Don Bosco - VDB Secular Institute VDB Via Aureliana 53 00187 Rome RM Italy

5. Hiệp Hội Cựu Học Viên Don Bosco – Ex.DB World Confederation of Past-Pupils of Don Bosco

Via della Pisana, 1111 00163 Rome, RM Italia

6. Tu Hội Đức Mẹ Vô Nhiễm - SMI Sisters of Mary Immaculate

KRISHNAGAR 741 101 Nadia Dt.West Bengal India

7. Dòng Nữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria – HH SS CC Daughters of the Sacred Hearts of Jeus and Mary

Calle 15, No 45 – 39 Apdo 50113 Santa Fé de Bogota Colombia

8. Tu Hội Tận Hiến Thánh Tâm Salêdiêng - SOSC Salesian Oblates of the Sacred Heart

Via Ciaccia 26 0019 Tivoli RM Italy.

9. Tu Hội Tông Đồ Thánh Gia – ASFApostles of the Holy Family

Istituto Leone XIIIVia Elenuccia 1598100 Messina MS

10. Tu Hội Nữ Tu Bác Ái Miyazaki – CSM Caritas Sisters of Miyasaki

96

Page 97: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

20-5 Igusa 4-chome Suginami-kuTokyo 167 Japan

11. Nữ Tu Thứa sai Đức Mẹ Phù Hộ - HSMHCMissionary Sisters of Mary Help of ChristiansLittle Flower ConventHatingaon Dispur781006 GUWAHATI Assam India

12. Tu Hội Nữ Tử Chúa Cứu Thế – HFS Daughters of the Divine Saviour

Santo Momingo – Dep. S.Vincente El Salvador Centro America

13. Tu Hội Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ – SIHMSisters Servants of the Immaculate Heart of Mary

230/2 Phetchakasem Rd. Hua Hin, Prochuabkirikham 77100 Thailand

14. Hiệp Hội Cựu Học viên FMA – EX-FMAWorld Confederation of Past-Pupils of the FMAVia dell’ Ateneo Salesiano 8100139 Rome RM Italy

15. Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng – IJA.Irmas de Jesus AdolescenteRua Antonio Maria Coelho 1583Cx. Postal 33479002 – 221 Campo Grande / MS Brazil

15. Hiệp Hội DAMAS SALESIANAS - ADS(Hiền Mẫu Salêdiêng)

Internacional Damas SalesianasAv. San Felipe – Edif. Don Bosco La CastellanaCaracas 1060 Venezuela

17. Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu – ADMAAssociazione di Maria AusiliatriceVia Maria Ausiliatrice 3210152 Torino TO Italy

18. Nam Chí Nguyện Don Bosco – CDBVolontari CDB

97

Page 98: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

Dr. Mazzei n. 2056Casilla de Correo, 31341125 Asunción Paraguay

19. Tu Hội Nữ Tử Đức Maria Nữ Vương - DQM.Daughters of the Queenship of Mary1846 Soi Phra mae MaryChan Rd., SathornBangkok 10120 Thailand

20. Chứng nhân Chúa Phục Sinh - TR 2000Witnesses of the Risen Lord – TR 2000Via S. Andrea, 1/g80063 PIANO DI SORRENTO NA

NỘI DUNG

98

Page 99: GIA ÑÌNH - cokhipl.files.wordpress.com  · Web viewGIA ĐÌNH. SALÊDIÊNG. DON BOSCO. KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM. 1952 - 2002. NỘI DUNG. I. TÀI LIỆU 1. Những

Gia Đình Salêdiêng

I. TÀI LIỆU1. Những Hướng dẫn để tiếp nhận vào Gia đình Salêdiêng 2. Những Qui tắc hướng dẫn áp dụng được chấp thuận năm 1982, và được

Cha Bề Trên Cả và Ban Cố vấn ngài thiết lập ngày 9 tháng 1 năm 19983. Các Nhóm trong Gia đình SalêdiêngII. GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG DON BOSCO1. Dòng Salêdiêng Don Bosco2. Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ3. Hiệp Hội Cộng tác viên Salêdiêng4. Nữ Chí nguyện Don Bosco5. Hiệp hội Cựu học viên Don Bosco6. Nữ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm7. Dòng Nữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria8. Tu hội Tận hiến Thánh Tâm Salêdiêng9. Tu hội Tông Đồ Thánh Gia10. Tu hội Nữ tu Bác ái Myiazaki11. Nữ Tu Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ12. Tu hội Nữ tử Chúa Cứu Thế13. Nữ Tu Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ14. Hiệp hội Cựu Học viên FMA15. Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng16. Hiệp Hội Damas Salesianas17. Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu18. Nam Chí nguyện Don Bosco – CDB19. Tu hội Nữ Tử Đức Maria Nữ Vương20. Chứng nhân Chúa Phục sinh – TR 2000

Địa chỉ liên lạc của các Nhóm trong Gia đình Salêdiêng

99