Foss legal aspects

56
CHƯƠNG TRÌNH: HUẤN LUYỆN HUẤN LUYỆN VIÊN NGUỒN MỞ CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA XÃ HỘI THÔNG TIN LÊ TRUNG NGHĨA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ MỞ BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Email: [email protected] Blogs: http://vnfoss.blogspot.com/ http://letrungnghia.mangvn.org/ Trang web CLB PMTDNM Việt Nam: http://vfossa.vn/vi/ HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/

Transcript of Foss legal aspects

Page 1: Foss legal aspects

CHƯƠNG TRÌNH:

HUẤN LUYỆN HUẤN LUYỆN VIÊN NGUỒN MỞ

CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA XÃ HỘI THÔNG TIN

LÊ TRUNG NGHĨA

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ MỞ

BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Email: [email protected]: http://vnfoss.blogspot.com/

http://letrungnghia.mangvn.org/Trang web CLB PMTDNM Việt Nam:

http://vfossa.vn/vi/HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/

Page 2: Foss legal aspects

Nội dung 1. Giới thiệu: khía cạnh pháp lý của xã hội thông tin

2. Sở hữu trí tuệ: quyền và bản quyền tác giả

3. Thương hiệu và bằng sáng chế

4. Giấy phép của phần mềm và phần mềm tự do

5. Khía cạnh pháp lý của hoạt động trực tuyến

6. Tính riêng tư

7. Tiêu chuẩn mở

Page 3: Foss legal aspects

* 1998, Microsoft (MS) với 'tài liệu đêm trước ngày lễ thánh', mở màn chống Linux.

* 2003, vụ kiện SCO - IBM và cộng đồng (CgĐg) PMTD về mã nhân Linux 2.4.x.

* 2003, EC đề xuất EP công nhận bằng sáng chế (BSC) phần mềm (PM) ở các nước EU → 2005 EP từ chối → lần đầu tiên trong lịch sử.

* 2007, MS nói GNU/Linux vi phạm 283 BSC của MS, không nêu là các BSC nào.

* Tất cả là về: Ai là chủ sở hữu và có quyền phân phối các mã đó? → SHTT → pháp lý

* Thế kỷ 21, Internet, sự sao chép và phổ biến công nghệ mới dễ dàng, giá = 0 → phong trào bảo vệ quyền tự do cá nhân chống lại chế độ bảo hộ SHTT hà khắc → cầm đầu là các giáo sư luật các đại học nổi tiếng Mỹ: MIT, Harvard, Stanford... → các HTh GPh tư liệu mở GFDL (2000) và Creative Commons - CC (2002) ra đời → gốc của nó chính là phong trào PMTD → FSF dẫn dắt.

* PM là phương tiện để truy cập văn hóa và tri thức. PM là mạng của tất cả các mạng, trong đó các nhà nước, doanh nghiệp và người dân được kết nối với nhau.

* Máy tính, do PM điều khiển, là thành phần cơ bản tạo ra tri thức và các mối quan hệ xã hội, thương mại, khoa học & giáo dục.

Giới thiệu

Page 4: Foss legal aspects

1. Phong trào PMTD và luật: PMTD dựa nghiêm ngặt và trực tiếp vào các luật SHTT hiện hành → khác biệt lớn nhất → giấy phép (GPh) PMTD không có các hạn chế như GPh PMSHĐQ → sinh ra các câu hỏi pháp lý → chống lại phân biệt đối xử.

2. Mô hình PMTD

a) Lý thuyết về sự hình thành hiểu biết xã hội

- Tri thức không của riêng ai! Tri thức dựa vào tri thức đã có → ý tưởng cũng vậy!

- Chức năng chính của tri thức: cải thiện xã hội → phải tới được đại chúng, CgĐg.

- FSF: luật SHTT chống lại việc sao chép, sử dụng hoặc phân phối lại PM là vô nghĩa → cản trở tạo ra tri thức mới và sai mục đích của nó: trả về cho CgĐg.

b) Phổ biến rộng hơn

- Tác giả (TG) không chỉ chờ bán tác phẩm để lấy tiền, mà muốn đại chúng biết → tạo uy tín TG → CCDV tư vấn hoặc trình bày - nói chuyện ở hội nghị, viết báo... → HTh bản quyền (BQ) cản trở sáng tạo! → tác phẩm (TPh) với GPh tư liệu tự do! →

* Cải thiện chất lượng (ChLg) TPh → rà soát ngang hàng → bỏ 'bác học RỞM'

* Với PMTD, NSD tham gia vào sự PT → cần có quyền tự do để cài đặt, sử dụng, kiểm thử và đóng góp cho DA hoặc cung cấp các ý kiến phản hồi.

* PMTD hiệu quả → không tạo lại bánh xe → GPh tự do (TD) tái tạo, phân phối.

Giới thiệu

Page 5: Foss legal aspects

3. Mục đích của khóa học, các khái niệm cơ bản

a) Mục đích: cung cấp tri thức và khung pháp lý phù hợp môi trường Công nghệ Tự do (CNTD) → cách đóng góp và hưởng lợi một cách an toàn và hợp pháp từ chúng. Khung pháp lý PMTD, CNTD & XHTT gồm: (1) Luật bản quyền (Luật SHTT); (2) Luật BSC và thương hiệu; (3) vấn đề pháp lý của hoạt động trực tuyến (HĐTrT); (4) Luật về tính riêng tư (TRT); (5) Tiêu chuẩn mở (TCM).

b) Vài khái niệm cơ bản

- SHTT, các quyền tác giả (QTG) hoặc bản quyền (BQ) → HTh bảo vệ sáng tạo gốc, văn học - nghệ thuật - khoa học, bao gồm PM → giữ lại cho các chủ sở hữu (ChSH) các quyền tái tạo, biến đổi, phân phối và truyền công khai (tải lên Internet).

- Các thuật ngữ: PMTD và GPhTD; PMNM và GPhNM; PM copyleft và GPh copyleft; PMSHĐQ.

Giới thiệu

Page 6: Foss legal aspects

1. BQ - các quyền độc quyền trong một thời gian đối với sự trình bày ý tưởng → BQPM (Software Copyright ©) bảo vệ các quyền tác giả (QTG):

- Sao chép bản gốc để tạo ra các bản sao

- Sửa đổi bản gốc để tạo ra chương trình phái sinh (dẫn xuất)

- Phân phối (PhPh) các bản sao của chương trình gốc ban đầu

- Phân phối các bản sao của chương trình phái sinh (PhS)

Gốc gác BQ: Hoàng hậu Anne (Anh) năm 1710 qui định, trao cho các nhà xuất bản (NXB) độc quyền XB và PhPh các tác phẩm (TPh) của họ trong 1 thời hạn → tiến hóa thành Công ước Berne 1889.

- Bảo vệ BQ mức quốc tế: WIPO-World Intellectual Property Organization - Tổ chức SHTT Thế giới; WTO-World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới.

- Công ước Berne (1889 - 1979) và hiệp định TRIPS (Agreement regarding the Trade-Related Aspects of Intellectual Property) - Hiệp định về các khía cạnh có liên quan tới thương mại của SHTT), 1994. Còn 2 hiệp định khác được đề xuất, 1996.

2. Các TPh được bảo vệ (BV) BQ: văn học, nghệ thuật và khoa học, gồm cả PM.

- Chỉ sự trình bày chương trình máy tính được bảo vệ (nguồn và mã đối tượng), không phải các ý tưởng hoặc các thuật toán mà chúng triển khai.

- Một chương trình được bảo vệ như một hàng hóa vô hình, bất kể vật trung gian trong đó nó được thể hiện.

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 7: Foss legal aspects

2. Các tác phẩm (TPh) được bảo vệ BQ: (tiếp)

- Các yếu tố sau của PM được bảo hộ về QTG:

* Bản thân chương trình máy tính (mã nguồn, mã byte, mã đối tượng).

* Tài liệu chuẩn bị, bao gồm các tài liệu kiến trúc, các biểu đồ, các mô hình dữ liệu, các sơ đồ UML, ...

* Các sách hướng dẫn và các tài liệu hỗ trợ kỹ thuật.

* Các giao diện với con người, gồm cả các yếu tố đồ họa, âm thanh, phông chữ và các yếu tố nghe nhìn khác.

- Các yêu cầu bảo vệ: 3 điều kiện: “Các TPh là các sáng tạo gốc của con người, được bất kỳ phương tiện hay vật trung gian nào thể hiện” →

* Do con người sáng tạo ra. Chương trình phải là kết quả tri thức của TG.

* Được trình bày bằng phương tiện và thông qua bất kỳ vật trung gian nào → phương tiện trình bày có thể là ổ cứng, đĩa mềm, CD-ROM hoặc thẻ nhớ flash, ... * Bản gốc: các TPh phải là bản gốc, mọi thứ khác đều vô nghĩa → là khó để xác định bản gốc → thừa nhận: do nỗ lực cá nhân mà có, không phải bản sao.

- Các QTG với PM: một nguyên tắc được chấp nhận chung là các chương trình máy tính có thể được QTG bảo vệ, trong khi phần cứng sử dụng các chương trình máy tính hoặc các sáng chế khác có liên quan tới các chương trình như vậy có thể được các BSC bảo vệ.

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 8: Foss legal aspects

3. Vị thế tác giả - VThTG (Authorship) & tác phẩm được tạo ra trong cộng tác mở: → đề cập tới các tác nhân khác nhau có liên quan trong quy trình tạo ra và PhPh các TPh và các dạng khác nhau của VThTG được thừa nhận → phù hợp với quy trình PTPM và đặc biệt là PT PMTD. VThTG là không thể chuyển nhượng, được pháp luật bảo vệ vĩnh viễn, kể cả khi (các) tác giả đã chết.

a) TG: Nếu là 1 TG của 1 TPh gốc ban đầu → được thừa nhận không cần thủ tục.

- TPh là cộng tác hoặc chung, nhiều TG cùng tạo ra (collaborative - joint work):

* Đóng góp của từng TG có thể tách biệt được → các QTG theo tỷ lệ xác định

* Khi TPh được mở ra rồi → các TG không thể từ chối sự đồng thuận

* Các TG khai thác các đóng góp của mình tách biệt (nếu được), miễn là không gây thiệt hại chung cho toàn bộ TPh.

- TPh là tập thể (collective work):

* Đóng góp của từng TG khổng thể tách biệt, mới tạo ra giá trị gia tăng của TPh.

* Có người điều phối (NgĐPh) → xuất bản và phổ biến TPh nhân danh NgĐPh → NgĐPh sở hữu các QTG của TPh → thận trọng vì luật khác nhau ở các nước.

- TPh của các nhân viên: nhân viên là TG, các quyền kinh tế của ông chủ, nếu:

Hợp đồng lao động giữa ông chủ và nhân viên; nhân viên làm theo lệnh ông chủ.

- TPh đi thuê làm: Quyền sở hữu được trao cho người sáng tạo.

- Với PMTD, QTG phụ thuộc vào thỏa thuận giấy phép người đóng góp - CLA

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 9: Foss legal aspects

3. Vị thế tác giả: (tiếp)

b) TPh phái sinh (TPhPhS): quyền sở hữu (QSH) các quyền

- TPhPhS: là TP được tạo mới bằng việc tùy biến TPh gốc, thường không có sự tham gia của (các) TG TPh gốc, nhưng được họ cho phép → quyền của TPhPhS phụ thuộc vào (các) TG TPh gốc ban đầu → cho quyền gì, được quyền đó!

- Giấy phép (GPh) Copyleft: (các) TG TPh gốc ban đầu khuyến khích tùy biến để tạo ra TPhPhS, nhưng yêu cầu giữ lại GPh của TPh gốc → mãi mãi là PMTD.

c) TG & người nắm giữ quyền: Ai có quyền khai thác (KhTh) hoặc ủy quyền KhTh TPh

- Nhận biết: (1) dấu ©; (2) lưu ý về SHTT và VThTG ngay trong TPh. Nói chung:

* TG là bất kỳ ai được nêu tên, chữ ký, dấu hiệu nhận diện cụ thể trong TPh

* Nếu TPh được phổ biến nặc danh hoặc theo bút danh → thực thi quyền theo người phổ biến TPh với sự đồng thuận của TG.

* Chuyển nhượng các QTG không được giả thiết → phải bằng văn bản → nếu không, chủ sở hữu giữ lại tất cả các quyền.

- Đối với PMTD, khi có nhiều người nặc danh đóng góp cho PM → NgĐPh phải luôn có danh sách những người đóng góp → các thỏa thuận CLA. CLA có 2 dạng:

* Nhượng lại các quyền cho cty/quỹ → NgĐPh.

* Khẳng định các quyền của TG.

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 10: Foss legal aspects

4. Quyền trong các TPh được bảo vệ: quyền đạo đức (QĐĐ) và quyền kinh tế (QKT)

a) Các quyền cá nhân hoặc QĐĐ: để bảo vệ tên và tính toàn vẹn của (các) TG của TPh” và cấm bất kỳ sự sửa đổi nào mà không có sự đồng thuận trước của (các) TG.

- Luật mỗi quốc gia có thể khác nhau, các QĐĐ là vĩnh viễn (có thừa kế) gồm:

* Để quyết định lưu ý về phổ biến TPh

* Để xác định cách phổ biến TPh, nhân danh TG, bằng bút danh hoặc nặc danh.

* Để thừa nhận tên của (các) TG và tôn trọng tình trạng của (các) TG.

* Để yêu cầu tôn trọng sự toàn vẹn TPh của họ và để ngăn chặn bất kỳ sự tùy biến nào có thể thiệt hại cho lợi ích hợp pháp hoặc làm xói mòn uy tín của họ.

* Vài quyền khác → không đi sâu!

- Trong PT PMTD, xác định các QĐĐ phức tạp hơn, phụ thuộc vào mô hình PT và mô hình cấp phép PMTD, vào CLA. Thực tế, các GPh PMTD có điểm CHUNG là duy trì các lưu ý BQ gốc ban đầu. Nếu PMTD ban đầu đã bị thay đổi → GPh thường yêu cầu xác định các thay đổi đó.

b) Các QKT hoặc tài sản: lý lẽ: đền bù cho sáng tạo độc nhất → thúc đẩy sáng tạo & phổ biến TPh mới → luật trao các quyền độc quyền khai thác TPh để thu lợi kinh tế: (1) tái tạo một phần hoặc toàn bộ TPh theo bất kỳ cách gì; (2) PhPh, kể cả cho mượn các bản sao; (3) quảng bá công khai; (4) sửa đổi, với PMTD là bao gồm cả các TPhPhS; (5) đền bù nghiêm khắc, như bán CD trắng; (6) quyền khác → không đi sâu!

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 11: Foss legal aspects

5. Các giới hạn quyền/BQ TG - sử dụng công bằng

Dù TG hoặc người nắm QSH một TPh có hầu như toàn bộ quyền khai thác TPh, thì vẫn có các giới hạn, các ngoại lệ. Chúng là như sau:

a) Giới hạn về khoảng thời gian: thường là 70 năm sau khi TG mất, sau đó vào miền công cộng (Public Domain). Có thể có khác 70 năm và có khác với vài loại TPh khác.

b) Giới hạn dạng các ngoại lệ: Mục đích của ngoại lệ là để bảo vệ lợi ích của công chúng, như giáo dục, truy cập tới văn hóa, quyền tự do thông tin và bình phẩm, và cạnh tranh tự do theo Công ước Berne. Vài ví dụ: cơ sở giáo dục, viện bảo tàng, người khuyết tật,... Với PM: đĩa sao lưu, kỹ thuật nghịch đảo vì tính TTh... → không đi sâu!

c) Sử dụng công bằng: Ví dụ, luật Mỹ: có danh sách các mục đích khác nhau được coi là “công bằng để tái tạo bất kỳ TPh nào nói riêng, vì các mục đích phê bình, bình luận, tin tức, thông tin, dạy, các nghiên cứu hoặc học tập hàn lâm” → mục đích giáo dục, phi lợi nhuận → thường theo các án lệ.

6. Bản quyền: Giáo lý về các QTG cũng là cho BQ. Nhưng chúng có các khác biệt: (1) Hệ thống BQ xoay quanh TPh và lợi ích của nó là số 1; các TG đứng ở hàng 2; (2) HTh BQ còn thiếu các thủ tục so với QGT; (3) Mức độ 'bản gốc thấp' (tính mới lạ, tính sáng tạo); (4) Các QĐĐ: HTh BQ không thừa nhận các QĐĐ trong PM → cho phép truyền hoàn toàn QTG PM cho bên thứ 3; (5) Thời hạn: mỗi nơi một khác; (6) HTh BQ không có khái niệm TPh cộng tác với mà chỉ có đồng TG; ... → không đi sâu!

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 12: Foss legal aspects

7. Các cơ sở dữ liệu (CSDL) / các dạng quyền riêng: Luật châu Âu: CSDL có thể có hoặc có thể không được coi là TPh gốc → còn tranh cãi → không đi sâu!

8. Các tổ chức qlý tập thể, các khoản thu thuế số: cá nhân/tập thể - là bên thứ 3 (NXB, NSX, NCC) - qlý việc thương mại hóa, thu tiền từ NSD TPh và ăn chia với các TG.

- Qlý tập thể: là HTh theo đó “xã hội thu thập” (XHThTh) cùng qlý các quyền và giám sát, thu thập và phân phối sự thanh toán tiền BQ nhân danh người nắm giữ quyền. HTh này qlý các quyền thù lao, như sự đền bù cho các bản sao riêng, và sử dụng thương mại các TPh được giao phó cho các xã hội (phát thanh, biểu diễn công cộng, sử dụng trong các quán bar và khách sạn, ...).

- Các XHThTh: Từ quan điểm của người nắm giữ quyền, các XHThTh là các đại lý quản lý việc cấp phép các TPh của họ. Từ quan điểm của NSD, XHThTh là một điểm liên lạc duy nhất khi tìm kiếm một GPh để khai thác sự đa dạng của các TPh (nghe nhìn, ...).

- Với PM: Không có qlý tập thể các quyền trong SP PM, & không có XHThTh đối với các LTV. Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp - BSA (Business Software Alliance) đại diện cho đa số các nhà SX PM tư nhân như Microsoft, Adobe, ... và cam kết trong việc giám sát và cảnh sát việc sử dụng các SP PM của các cty đó.

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 13: Foss legal aspects

9. Bảo vệ pháp lý quyền/BQ TG

XHThTh và các CN mới đã gây ra sự thay đổi căn bản bằng cách làm cho các TPh truyền thống (văn bản, âm nhạc, ảnh chụp , ...) sẵn sàng cho tất cả mọi người, sử dụng một vật trung gian mới, và bằng việc huấn luyện mọi người trở thành người xuất bản (XB) và phân phối (PhPh) các TPh không cần người trung gian, phần lớn nhờ Internet (Ví dụ, chia sẻ ngang hàng P2P, đầu ghi CD) → HTh cũ trở thành đáng ngờ → sự thay đổi không thể đảo ngược → tất cả pháp luật về SHTT phải được xác định lại để trả lại sự cân bằng cho các bên trong xung đột mâu thuẫn.

a) Các biện pháp pháp lý bảo vệ: theo Công ước Berne và hiệp định TRIPS, bảo vệ BQ không cần tới bất kỳ thủ tục nào, nhưng để ngăn chặn vi phạm các QTG:

- Đăng ký SHTT (không là bắt buộc) → được coi là TG, trừ phi có chứng minh khác

- Công chứng → bổ sung cho đăng ký SHTT → công chứng mã + tài liệu liên quan

- Sử dụng dạng: copyright © [date] by [author/owner]

b) Quản lý các quyền số: sử dụng các biện pháp bảo vệ công nghệ - TPM (Technological Protection Measures), như một phần của các HTh “Quản lý các Quyền Số” - DRM (Digital Rights Management) → DRMS (HTh DRM) là các quy trình CN để qlý các QTG, cho phép chủ sở hữu kiểm soát TPh của họ. Chúng được sử dụng để nhận diện các TPh và các khoản thanh toán nhỏ xíu (micropayments) cho các DV trên thế giới → ép tuân thủ quyền (luật).

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 14: Foss legal aspects

9. Bảo vệ pháp lý quyền/BQ TG (tiếp)

b) Quản lý các quyền số: (tiếp)

- Các biện pháp bảo vệ kỹ thuật - TPM (Technical Protection Measures): “bất kỳ thiết bị hoặc vật trung gian nào chuyên dùng cho việc ngăn chặn hoặc hạn chế các bản sao một TPh hoặc làm giảm chất lượng của bất kỳ bản sao nào được làm”: → (1) Truy cập mã; (2) HTh nhận diện duy nhất; (3) Mật mã & mã hóa TPh; …

- Làm luật: một số nơi làm luật để bảo vệ DRMS như chống phá khóa, phá mã ... → gây tranh cãi → chủ sở hữu lạm dụng để kiểm soát nội dung, thay vì quyền SHTT.

c) Biện pháp bảo vệ chống vi phạm BQ

- Các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự → thu thập bằng chứng vi phạm → kiện ở tòa → lệnh cấm, lệnh tiêu hủy, phạt tiền, bỏ tù ... Với PM → qua BSA, ví dụ.

d) Biện pháp bổ sung liên quan tới PM: Các hành động vi phạm BQ theo luật EU:

- Lưu thông hoặc có mục đích thương mại 1 hoặc nhiều bản sao chương trình máy tính, biết hoặc có khả năng giả thiết bản chất tự nhiên bất hợp pháp của chúng.

- Lưu thông hoặc có các mục đích thương mại bất kỳ công cụ nào mà riêng sự sử dụng của chúng là tạo thuận lợi cho sự loại bỏ hoặc vô hiệu hóa không có ủy quyền của bất kỳ thiết bị kỹ thuật nào được sử dụng để bảo vệ một chương trình máy tính.

e) Các biện pháp bảo vệ khác: Ngoài luật SHTT, còn có các luật khác cũng có các điều khoản bảo vệ SHTT như: (1) luật hợp đồng; (2) luật hình sự...

SHTT: Quyền và bản quyền tác giả

Page 15: Foss legal aspects

1. Thương hiệu (ThH) - Trademarks ® - bất kỳ dấu hiệu nhạy cảm nào thể hiện bằng đồ họa để phân biệt các SP/DV của cty này với các cty khác trên thị trường.

a) Cơ bản về ThH: Ví dụ: Linux ®, Mozilla ® Firefox ®

- Giá trị ThH có trong thương mại, có từ những NSD và được các tay chơi trên thị trường thừa nhận → Lợi dụng uy tín nhãn mác khác & cty có liên quan là bị cấm.

- ThH có ở các dạng: (1) từ ngữ để gọi tên; (2) biểu tượng - logo; (3) từ ngữ + logo; (4) đối tượng không gian 3 chiều (Coca-Cola); (5) Âm thanh (Nokia); (6) Kết hợp.

- Bảo vệ ThH - Các quyền ThH là theo lãnh thổ.

b) Thời hạn và các quyền độc quyền (QĐQ): thường là 10 năm kể từ khi đăng ký ThH

- Các ThH trao cho chủ sở hữu QĐQ sử dụng nhãn mác để phân biệt các SP/DV trong thị trường với các SP/DV tương tự của các cty khác → có thể cấm:

* Đặt nhãn mác đó lên các SP hoặc đóng gói chúng.

* Chào các, tiếp thị hoặc lưu trữ SP/DV với nhãn mác đó

* Xuất/Nhập khẩu các SP với các nhãn mác đó.

* Sử dụng nhãn mác đó trong tài liệu thương mại và trong quảng cáo.

* Sử dụng nhãn mác đó trong các mạng truyền thông (tên miền).

* Đặt nhãn mác đó lên các bao bì, đóng gói, ... những thứ có thể được sử dụng để thực hiện bất kỳ hành động nào bị cấm theo các điểm ở trên.

Thương hiệu và bằng sáng chế

Page 16: Foss legal aspects

1. Thương hiệu (ThH): (tiếp)

c) Mua lại ThH

- Luật ThH không hệt nhau ở các nước → được phép mua bán các QThH → không phải tất cả các ThH đều có thể mua bán.

- Vì ThH là theo lãnh thổ → ThH quốc tế, quốc gia, CgĐg...

- Thủ tục xin cấp ThH: 7 bước

* Trình bày đơn xin cấp.

* Kiểm tra sơ bộ và thỏa thuận về ngày tháng trình bày.

* Kiểm tra các thủ tục khác (các khoản phí, phân loại, ưu tiên, phản đối, ...).

* Tìm kiếm các tiền lệ.

* Kiểm tra các nền tảng tuyệt đối cho sự từ chối.

* Công bố công khai đơn xin và thời hạn phản đối.

* Phát hành chứng chỉ và đăng ký với cơ quan đăng ký thương hiệu CgĐg.

d) Chuyển nhượng, cấp phép ThH: QThH được cấp phép, nếu vi phạm → mất phép. Các dạng GPh: (1) ThH cho tất cả các SP/DV; (2) Tất cả hoặc 1 phần theo lãnh thổ; (3) Độc quyền hoặc không độc quyền → không đi sâu!

e) Vi phạm ThH: Có bằng chứng vi phạm → người nắm giữ quyền gửi thư yêu cầu “ngừng và rút” khỏi vi phạm → nếu không → đưa ra tòa.

Thương hiệu và bằng sáng chế

Page 17: Foss legal aspects

1. Thương hiệu (ThH): (tiếp)

f) ThH và Internet

- Sử dụng ThH trên website: là “sử dụng trong thương mại” → quảng cáo SP/DV

- Sử dụng ThH trong các tên miền: dạng tài sản vô hình mới. Dễ thấy: đăng ký tên miền để bán → dễ có khả năng tranh chấp ThH.

2. Bằng sáng chế (BSC):

a) Khái niệm và phạm vi: các QĐQ trong một thời gian (thường là 20 năm) đối với bản thân ý tưởng (chứ không phải trình bày ý tưởng như với bản quyền) để mở ra SC đó → BSCPM (Software Patent) bảo vệ các quyền SC PM.

b) Yêu cầu & khả năng trao BSC.

- Để được trao các quyền BSC (QBSC), phải đáp ứng các điều kiện:

* Tính mới lạ. Một SC là mới lạ khi không đưa ra những gì hiện đại nhất đã được mở ra công khai vào ngày xin cấp ở mức toàn cầu.

* Bước có tính sáng tạo. Có nghĩa là không phải thứ hiển nhiên.

* Bản chất tự nhiên công nghiệp → ứng dụng OK trong công nghiệp, nông nghiệp.

- Các ngoại lệ: Các nước có luật BSC khác nhau → ngoại lệ khác nhau, ví dụ: PM.

- Các lớp BSC: các sáng chế: (1) SP; (2) phương pháp thủ tục

Thương hiệu và bằng sáng chế

Page 18: Foss legal aspects

2. Bằng sáng chế (BSC): (tiếp)

c) Thủ tục cấp BSC:

- Bước kiểm tra: (1) đúng thủ tục?; (2) nội dung gồm: “tính mới lạ”, “hoạt động có tính sáng tạo” và “bản chất tự nhiên công nghiệp”.

- Tiêu chuẩn hóa quốc tế các thủ tục xin cấp BSC

* Dạng một đơn xin quốc tế cấp BSC được cấp BSC ở vài quốc gia → Hiệp định hợp tác BSC (Patent Cooperation Treaty)

* Dạng một đơn xin cấp BSC được cấp BSC quốc tế, gọi là, BSC CgĐg.

- Tài liệu BSC và các yêu sách: hướng dẫn làm tài liệu xin cấp BSC: (1) trang đầu; (2) mô tả kỹ thuật; (3) các bản vẽ; (4) các yêu sách;

d) Chủ sở hữu, thời hạn và nội dung BSC:

- Giống như với BQ, SC cũng có người SC và người sở hữu SC; và SC trong khi làm việc ở cty thuộc về ông chủ.

- BSC thường hết hạn khi: (1) hết 20 năm bảo hộ; (2) chủ sở hữu BSC từ bỏ; (3) không trả phí hàng năm cho HTh qlý BSC; (4) ít NSD. Luật BSC là theo lãnh thổ.

- Các quyền được trao với BSC: (1) Làm ra các SP thể hiện sự sáng tạo được trao BSC; (2) Sử dụng các SP; (4) Bán hoặc chào bán các SP; (4) Nhập khẩu các SP. Khái niệm kiệt quệ quyền: khi chủ sở hữu không thể ngăn chặn các hành động khai thác sau đó → không đi sâu!

Thương hiệu và bằng sáng chế

Page 19: Foss legal aspects

2. Bằng sáng chế (BSC): (tiếp)

e) Truyền BSC và các GPh BSC:

- Chỉ chủ sở hữu BSC mới truyền được toàn bộ BSC, và không thể truyền 1 phần.

- GPh BSC không chỉ là sự ủy quyền (như với các QTG), mà là một sự từ bỏ tố cáo vi phạm BSC → người được cấp phép BSC không bị kiện vi phạm. Có vài loại GPh: (1) Cho toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ; (2) Độc quyền hoặc không độc quyền: (3) Bằng hoạt động của luật → đưa BSC tới cơ quan luật để cho phép mọi người dùng; (4) Tạm thời; (5) Cưỡng bức bắt buộc; ... → Không đi sâu!

f) BSC kết hợp:

- Chủ sở hữu BSC gốc cải tiến SC đã có trước rồi → chỉ mở rộng BSC, không kéo dài thời hạn 20 năm.

- Bên thứ 3 cải tiến SC đã có → tạo ra SC mới với SC cũ → cấp phép chéo.

g) Khác biệt giữa QTG và BSC:

- Đối tượng bảo vệ: QTG - bảo vệ trình bày ý tưởng; BSC - bản thân ý tưởng

- Thời hạn: QTG dài hơn nhiều (suốt đời TG + 70 năm); BSC - 20 năm.

- Với LTV PM: BSC cho phép chủ sở hữu ngăn chặn các LTV khỏi việc viết bất kỳ mã nguồn nào khác đang triển khai SC y hệt đó (bất kể nó được thể hiện khác nhau như thế nào). Các quyền/BQ TG không làm được điều đó → BSC cản trở LTV.

Thương hiệu và bằng sáng chế

Page 20: Foss legal aspects

3. Tranh cãi về khả năng cấp BSC cho PM (BSCPM)

Quan điểm về BSCPM ở châu Âu và Mỹ là khác nhau

a) Lịch sử bảo vệ pháp lý của PM: gắn với lịch sử của việc chia tách giữa PM và PhC từ các năm 1969-1970 từ IBM → khả năng cấp BSCPM có liên quan tới các khía cạnh (1) pháp lý; (2) sự quan liêu; (3) kinh tế; (4) chính trị → Không đi sâu!

b) Khả năng cấp BSCPM → Không đi sâu!

- Phần có tính sáng tạo và có giá trị nhất của các chương trình PM là thuật toán → được thiết kế để giao tiếp với các máy móc → không được phép ở châu Âu, vì:

* BSC do máy tính triển khai, đúng là, điều duy nhất mới lạ, là bản thân ChTr đó.

* BSCPM trong bản thân nó, được VP BSC châu Âu (EPO) đã trao.

- Nghị viện châu Âu từ chối phê chuẩn dự luật cấp BSCPM từ 2005, tới nay vẫn thế

- US PTO vẫn cấp BSCPM đi với hàng loạt cải tiến, vẫn chưa có lối thoát.

- New Zealand có luật cấm BSCPM (từ 2010, được khẳng định lại 2013).

- Việt Nam: hãy dừng lẫn lộn SHTT với BQTG với BSCPM → tuyệt chủng CNpPM!

c) Ưu - nhược điểm của bảo vệ BSCPM

- Ưu: (1) Độc quyền BSCPM lớn hơn của quyền/BQTG PM; (2) Ông chủ có lợi trực tiếp hơn từ BSCPM, quyền lợi của LTV ít hơn; (3) Luật BSC không có các QĐĐ → người SC khó thi hành các QĐĐ; (4) Truyền và khai thác quyền BSC dễ hơn.

Thương hiệu và bằng sáng chế

Page 21: Foss legal aspects

3. Tranh cãi về khả năng cấp BSC cho PM (BSCPM): (tiếp)

c) Ưu - nhược điểm của bảo vệ BSCPM (tiếp)

- Nhược điểm: (1) Thời hạn bảo hộ ngắn hơn; (2) Chi phí luật sư cao hơn; (3) Thời gian chờ đợi BSC lâu: 5-7 năm; (4) Chỉ được bảo vệ theo các yêu sách của đơn xin

- Thái độ của nền CNpPM đối với BSCPM: (1) Ban đầu, BSC chủ yếu để phòng vệ → cấp phép chéo các BSC lẫn cho nhau; (2) Ngày nay, nó dùng để tấn công diệt đối thủ → từ chối trao GPh và nhiều thủ đoạn khác; (3) Trao GPh có điều kiện; (4) Làm rào cản đối với các tay chơi mới → Cản trở đổi mới sáng tạo.

- PMTD và các BSCPM: Bản chất của PMTD là chống lại sự độc quyền.

* BSCPM bóp méo nguyên tắc công khai và tính mở của PMTD

* PMTD - nhiều người PT, nhiều người đổi mới sáng tạo liên tục, từng chút một → ngược với quyền lợi của 1 ông chủ và thời hạn 20 năm bảo vệ BSCPM của luật.

* BSCPM → trao sự độc quyền → cản trở TC hóa, tính tương hợp PM nói chung.

* BSCPM → thúc đẩy bí mật công nghiệp, khuyến khích độc quyền → ngược với mục đích lịch sử của BSC là để thúc đẩy chia sẻ tri thức.

* BSCPM là tốn tiền, tốn thời gian, dễ bị các 'quỷ lùn BSC lợi dụng'

* Thế giới PMTD nguyền rủa BSCPM → End Software Patent!

* Việt Nam: Cảnh giác cao độ với việc trộn lẫn BSC với BSCPM!

Thương hiệu và bằng sáng chế

Page 22: Foss legal aspects

1. Vài khái niệm chung:

- Richard Stallman: “Các giấy phép cho hầu hết các phần mềm được thiết kế để lấy đi sự tự do của bạn để chia sẻ và thay đổi nó”.

- Cả PMTD và PMSHĐQ đều cung cấp cho NSD một GPh. Trong khi GPh PMSHĐQ (EULA) thường có nội dung để cấm đoán NSD, thì các GPh PMTD lại làm điều ngược lại.

- Có hơn 70 loại GPh PMTDNM và chúng đều phải tuân thủ định nghĩa hoặc của PMTD từ FSF, hoặc của PMNM từ OSI.

- CAL (Contributer Agreement License): Khi có nhiều người đóng góp mã nguồn cho một dự án PMTDNM, mỗi người đóng góp có thể sẽ ký thỏa thuận với cty hoặc quỹ đứng sau PMTDNM đó. Có thỏa thuận nhượng lại BQ, có thỏa thuận khẳng định BQ.

Giấy phép của PM và PMTD

Page 23: Foss legal aspects

2. Hệ thống các giấy phép của PMTD

a) Các GPh dễ dãi (permissive):

- Còn được gọi là các GPh hào phóng hoặc tối thiểu, bản chất: Tự do cho tới LTV. Khi phân phối lại phần mềm, LTV có thể được phép phân phối lại PM ở dạng mã nguồn hoặc mã nhị phân như PMSHĐQ. Điển hình là GPh họ BSD. BSD cho quyền thay đổi tùy ý PM và tích hợp vào các PM khác mà không có hạn chế nào.

- Thường các giấy phép BSD được trao cho những DA thí điểm, DA làm chuẩn có kinh phí từ Chính phủ Mỹ → tiền của người đóng thuế.

- Giấy phép tương tự: Apache, Zope Public License

Giấy phép của PM và PMTD

Page 24: Foss legal aspects

2. HTh các giấy phép của PMTD (tiếp)

b) Các GPh mạnh

- Còn được gọi là các GPh Copyleft.

- Mang các quyền tự do cho tới NSD.

Bất kỳ ai đóng góp thêm mã nguồn

vào cho chương trình thì các mã nguồn

đó cũng sẽ mang GPh gốc ban đầu

khi phân phối PM phái sinh đó.

- Các giấy phép Copyleft: GNU General Pulic Licence (gần 70% các PMTDNM mang giấy phép này, trong đó có nhân Linux); GNU Lesser General Public Licence (LGPL); Affero General Public Licence (AGPL). Một số giấy phép mạnh: Sleepycat; eCos Licence; IBM Public Licence 1.0; Mozilla Public Licence 1.1.

Giấy phép của PM và PMTD

Page 25: Foss legal aspects

2. Hệ thống các giấy phép của PMTD (tiếp)

c) PhPh theo vài GPh

- Mô hình GPh đôi. Ví dụ: Trolltech phân phối Qt theo GPh đôi: nếu PM GPL đi với Qt thì sử dụng Qt GPL. Nếu PM không tương thích GPL đi với Qt thì phải mua GPh đặc biệt để sử dụng.

Tương tự: StarOffice có giấy phép độc quyền, trong khi OpenOffice.org có GPh LGPL.

- Mô hình pha trộn PMTD & PMSHĐQ với GPh BSD hoặc tương tự cho PMTD để có khả năng kết hợp với PMSHĐQ.

- Đặc biệt, Mozilla Firefox từng chấp nhận những đóng góp theo 3 GPh MPL, GPL và LGPL, lý do không tìm được các lập trình viên đã từng đóng góp mã nguồn cho dự án.

- Thêm thông tin về GPh của PMTDNM, xem ở đây (khuyến cáo sử dụng, bản dịch ...).

Giấy phép của PM và PMTD

Page 26: Foss legal aspects

2. Hệ thống các giấy phép của PMTD (tiếp)c) Tính TTh của các GPh PMTD: Với 2 GPh PMTD không TTh nhau, thì việc sao chép mã nguồn của PM này sang PM khác sẽ vi phạm ít nhất 1 trong 2 GPh đó! Xem thêm: http://www.gnu.org/licenses/license-list.html

KHÔNG TƯƠNG THÍCH

GIẤY PHÉP CỦA KOHA: GPLv3

Giấy phép của PM và PMTD

Page 27: Foss legal aspects

- Cần bao nhiêu GPh thì đủ? Trả lời: 4:

* Giấy phép quà tặng – Apache 2.0

* Giấy phép có đi có lại – GPLv3

* Giấy phép trung gian – LGPLv3: Tạo ra thư viện theo mẫu của GPL, nhưng cho phép sử dụng được với các PMSHĐQ.

* Giấy phép cho SaaS – AGPLv3

- Sử dụng GPh PMTDNM với các PMSHĐQ như thế nào?

* Các bộ vi xử lý tách biệt: 2 vi xử lý trong 1 chip

* Nhân Linux GPLv2; Chạy trên đỉnh nhân Linux - bất kỳ GPh nào!

* Có những điều không được làm.

Bruce Perens

- Điều gì sẽ xảy ra nếu trong một HTh lớn có 2 loại GPh PM không TTh nhau với các quyền bản quyền trái ngược nhau hoàn toàn? ► Kiến trúc mở! ► Kết hợp PMTDNM & API mở!

- Các khái niệm mới: các thời điểm thiết kế, phân phối và chạy & con đệm giấy phép ...

2. HTh các GPh PMTD (tiếp)

d) Vài gợi ý sử dụng GPh PMTD

Giấy phép của PM và PMTD

Page 28: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở

a) Giới thiệu chung

- Xuất xứ: Tài liệu là một phần không thể thiếu của chương trình như theo Luật SHTT của TBN. Tài liệu cần có cùng mức tự do với PM. Bất kỳ lúc nào có thay đổi trong chương trình thì cũng có thay đổi trong tài liệu.

- Tài liệu chương trình thường không có định dạng, hoặc ở dạng văn bản thô, để không bị phụ thuộc vào bất kỳ trình soạn thảo nào, công ty nào.

- Phổ biến: 2 HTh GPh tư liệu mở: GNU General Free Document Licence (GFDL) và Creative Commons (CC).

- Vô số: văn bản, hình ảnh, âm thanh, multimedia... có GPh CC.

Giấy phép của PM và PMTD

Page 29: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

b) Creative Commons là gì?

- HTh GPh mở cho các tư liệu (tài liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh và đa phương tiện).

- Phương pháp tuân thủ, bảo vệ quyền SHTT

* Đối với người sáng tạo

* Đối với người sử dụng

- Sử dụng trong giáo dục

Giấy phép của PM và PMTD

Page 30: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

c) Quyền và nghĩa vụ tiêu chuẩn

- Các quyền cơ bản của NSD GPh CC

* Sao chép tác phẩm * Phân phối tác phẩm

* Hiển thị hoặc trình bày tác phẩm * Truyền đạt tác phẩm

* Làm các bản sao nguyên tác của tác phẩm lên CD/DVD

- Các nghĩa vụ

* Ghi công tác giả, người sáng tạo

* Tuân thủ giấy phép với các quyền được trao

* Giữ lại bất kỳ lưu ý bản quyền nào

* Chỉ ra liên kết tới giấy phép ở bất kỳ bản sao nào

* Chỉ ra các phần tùy biến đối với các tác phẩm phái sinh

- Không được phép:

* Chỉnh sửa các điều khoản giấy phép

* Sử dụng tác phẩm mà gây hại cho uy tín của tác giả

* Ngụ ý tác giả phê chuẩn hoặc đỡ đầu cho bạn

* Hạn chế người sử dụng khác bằng bất kỳ công nghệ gì

Giấy phép của PM và PMTD

Page 31: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

d) Các yếu tố tùy chọn giấy phép: có 4 yếu tố tùy chọn cho giấy phép CC:

- Ghi công - bắt buộc (BY)

- Phi thương mại (NC)

- Không có tác phẩm phái sinh (ND)

- Chia sẻ giống tương tự (SA)

Giấy phép của PM và PMTD

Page 32: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

e) Các giấy phép CC tiêu chuẩn: có 6 loại:

1. Ghi công (CC BY)

2. Ghi công - Phi thương mại (CC BY-NC)

3. Ghi công - Chia sẻ tương tự (CC BY-SA)

4. Ghi công - Không có phái sinh (CC BY-ND)

5. Ghi công - Phi thương mại - Chia sẻ tương tự (CC BY-NC-SA)

6. Ghi công - Phi thương mại - Không có phái sinh (CC BY-NC-ND)

Giấy phép của PM và PMTD

Page 33: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

f) Mức độ tự do các giấy phép CC

Một số khái niệm:

1. Miền công cộng No Rights Reserved

2. Giữ lại một số quyền Some Rights Reserved

3. Giữ lại tất cả các quyền All Rights Reserved

Giấy phép của PM và PMTD

Page 34: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

g) Ghi công các tư liệu CC:

- Các nội dung ghi nhận công cho tác phẩm

* Công nhận người sáng tạo

* Đưa ra tên tác phẩm

* Đưa ra URL của tác phẩm

* Đưa ra dạng & URL giấy phép của tác phẩm (nếu được)

* Giữ nguyên lưu ý bản quyền của tác phẩm

- Một số lưu ý:

* Xác định người sáng tạo

* Ghi công cho những người có liên quan: cấp vốn, NXB...

* Luôn có giấy phép CC

* Liên kết tới site có tác phẩm gốc ban đầu

* Phái sinh: “Đây là tác phẩm phái sinh của ...”

Giấy phép của PM và PMTD

Page 35: Foss legal aspects

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

h) Tìm kiếm các tư liệu CC

4 bước tìm kiếm:

1. Khởi tạo tìm kiếm

2. Chọn giấy phép

3. Chọn dạng tư liệu

4. Tiến hành tìm kiếm

http://search.creativecommons.org

Giấy phép của PM và PMTD

Page 36: Foss legal aspects

Tên gọi Mô tả URL

Wiki Commons

Hơn 13 triệu tệp hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện. Có đường dẫn tới nhiều dự án khác như: Meta-Wiki, Wikibooks, Wikispecies, Wikisource, Wiktionary, Wikiversity, ...

http://commons.wikimedia.org/wiki/Main_Page

Tài nguyên giáo dục mở

Gần 40.000 tài nguyên các khóa học từ phổ thông 12 lớp tới cao đẳng, có giấy phép mở, sử dụng tự do.

http://www.oercommons.org/

Thư viện mở

Hơn 1 triệu đầu sách các loại. http://openlibrary.org/

Sách giáo khoa mở

Nơi đăng ký và tập hợp các đường dẫn tới các dự án, các kho sách giáo khoa mở.

http://www.opentextbook.org/

Máy tìm kiếm các tạp chí mở

Cổng truy cập các tạp chí điện tử mở của Đại học Mở Krishna Kanta Handiqui. Điểm khởi đầu để tìm kiếm vô số các tạp chí mở khác trên thế giới.

http://www.oajse.com/

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

i) Sử dụng các tư liệu CC sẵn có

Giấy phép của PM và PMTD

Page 37: Foss legal aspects

- Các tài liệu của Viện Công nghệ Tự do - FTA (Free Technology Academy), GPh GFDL, CC BY-SA được dịch sang tiếng Việt: theo các số: 01, 02, 03, 05, 06, 08.

- 'Sách chỉ dẫn tham chiếu POSTGRESQL 9.0' của nhóm phát triển toàn cầu POSTGRESQL đã được dịch xong sang tiếng Việt các phần: phần 1 và 2, phần 3 và 4, phần 5.

- Sách của flossmanuals.net về đồ họa: GIMP, InkScape, Scribus.

3. HTh GPh của tư liệu mở (tiếp)

k) Ví dụ về tư liệu CC và tự do tiếng Việt

Giấy phép của PM và PMTD

Page 38: Foss legal aspects

4. Các câu chuyện hoang đường thường thấy về PMTD

1. Copyleft chống lại các QTG: → tạo ra khung pháp lý SHTT mới; copyleft là khác với BQ (copyright). Hoàn toàn ngược lại, copyleft giữ nguyên khung pháp lý SHTT.

2. PMTD không có chủ sở hữu: → PMTD luôn có chủ sở hữu các quyền của PM.

3. GPh TD ép các TG nhượng quyền của họ: → QĐĐ không thể chuyển nhượng; các QTG khác có thể chuyển nhượng hoặc được cấp phép, nhưng chỉ với sự đồng ý rõ ràng của chủ sở hữu.

4. PMTD không tuân theo sử dụng thương mại: → theo luật Mỹ, hầu hết, nếu không nói là tất cả PMTD (PMNM) là phần mềm thương mại.

5. PMTD và PM không TD là không tương thích nhau: → sai → Oracle chạy được trên GNU/Linux; máy chủ web Apache chạy được trên Windows...

6. PMTD không thể tích hợp hoặc pha trộn được PM không TD: → Tùy vào GPh, kể cả copyleft như LGPL vẫn tích hợp và pha trộn được với PM không TD.

7. Tất cả các PMTD được cấp phép y hệt, dựa vào GPL → 70 loại GPh khác nhau.

8. Các GPh TD đòi hỏi xuất bản các sửa đổi mã: → tùy vào GPh. Thậm chí nếu tùy biến PM với GPh GPL trong nội bộ Chính phủ → không phải xuất bản mã.

9. PMTD không có trách nhiệm hoặc đảm bảo nào: về nội dung GPh, điều này có vẻ đúng, và hệt như với GPh PMSHĐQ (EULA). Thực tế, trách nhiệm đảm bảo của PMDT là thông qua các NCC + CgĐg → trách nhiệm cao hơn → vụ NSA?

Giấy phép của PM và PMTD

Page 39: Foss legal aspects

1. Giới thiệu

a) Các quyền số (CQS): các quyền con người sử dụng các máy tính và thiết bị điện tử, hoặc một mạng truyền thông → liên quan tới bảo vệ các quyền đang tồn tại, như quyền tự do biểu đạt hoặc riêng tư, trên Internet → ngữ cảnh của các CN số mới.

- CQS gồm: các quyền cơ bản (tự do biểu đạt, riêng tư, tự do hội họp, giáo dục, người tiêu dùng) + các quyền bổ sung khi có Internet, ví dụ, quyền nặc danh...

- Có nhiều sáng kiến của nhiều quốc gia/tổ chức về CQS → Không đi sâu!

b) Điều hành Internet: Ai nắm quyền điều hành Internet? là câu hỏi ngày càng nóng khi ăn cắp nội dung, khủng bố, tấn công mạng ngày một phức tạp → tranh cãi về nước/tổ chức nào quản lý, tập đoàn hay nhà nước quản lý, hay hỗn hợp? → Không đi sâu!

2. Các hoạt động trực tuyến

a) Các DV XHTT (theo EU): bất kỳ DV nào được cung cấp có thù lao trả công, từ ở xa, bằng các phương tiện thiết bị điện tử để xử lý (bao gồm cả sự nén số) và lưu trữ dữ liệu, và theo yêu cầu cá nhân của một người nhận DV → vô số DV B2B & B2C.

b) Luật (EU) áp dụng cho các DV XHTT:

- Địa điểm nơi mà NCC DV được đặt sẽ xác định luật và các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chúng (nguyên tắc “quốc gia gốc”) → các ISP theo luật quốc gia!

- Quyền tài phán nào? Ví dụ, NCC DV trụ sở ở Anh, thiết bị ở Pháp, CC DV cho Đức → ở nơi: xảy ra thiệt hại, 2 bên thường qua lại, có liên quan → nơi người bị kiện cư trú...

Khía cạnh pháp lý hoạt động trực tuyến

Page 40: Foss legal aspects

2. Các hoạt động trực tuyến (tiếp)

Hầu hết các quốc gia đều có các luật điều chỉnh nghĩa vụ và trách nhiệm của NCC DV XHTT, dù các luật đó là khác nhau về chi tiết & còn nhiều tranh cãi → Không đi sâu!

c) Các nghĩa vụ của NCC DV

- Nghĩa vụ thông tin chung → trên web của NCC DV: tên, địa chỉ, đăng ký KD ...

- Nghĩa vụ liên quan tới cookies và an toàn. NCC có nghĩa vụ thông tin cho NSD các biện pháp để đảm bảo an toàn trên Internet.

- Các nghĩa vụ bổ sung, nhất là với các NCC DV trung gian.

3. Trách nhiệm của NCC DV XHTT

- Luật EU cấm các quốc gia thành viên ép các ISP quốc gia giám sát nội dung họ xử lý → các ISP chỉ là người vận chuyển, không có trách nhiệm về thiệt hại do thông tin được truyền gây ra, miễn là các ISP không: (1) khởi tạo sự truyền đó; (2) chọn người nhận sự truyền đó; (3) chọn hoặc sửa thông tin trong sự truyền đó.

- Có qui định cụ thể về DV nhớ đệm (caching) & đặt chỗ (hosting) → Không đi sâu!

- Các hoạt động khác: Luật EU loại trừ trách nhiệm đối với các links, kết quả máy tìm kiếm → có qui định chi tiết về (1) tạo liên kết; (2) liên kết sâu; (3) metatag;

- ISP và sự ép tuân thủ các quyền SHTT: EU sử dụng các luật: (1) SHTT; (2) TMĐT; (3) Tính riêng tư → xác định phạm vi thông tin được CC từ các ISP → còn tranh cãi.

Khía cạnh pháp lý hoạt động trực tuyến

Page 41: Foss legal aspects

4. TMĐT & hợp đồng trực tuyến: Luật TMĐT điều chỉnh → Không đi sâu!

- Tính hiệu lực của hợp đồng điện tử (HĐĐT) với chữ ký ĐT thay thế cho HĐ giấy với chữ ký tay và con dấu.

- Thông tin và quy trình làm HĐĐT

- Các nghĩa vụ liên quan: nhiều qui định đưa ra để điều chỉnh các vấn đề mới.

- Truyền thông và sự công khai trong thương mại: → nguyên tắc: không spam, NSD được biết trước khi thực hiện các dạng chào hàng.

5. Chữ ký điện tử (ChKĐT): Luật ChKĐT điều chỉnh → Không đi sâu!

- Luật đưa ra tính hiệu lực - thừa nhận pháp lý tương đương của ChKĐT so với chữ ký tay, xác định các dạng ChKĐT khác nhau, chứng thực số đủ điều kiện...

- ChKĐT là có hiệu lực pháp lý.

6. Tội phạm không gian mạng (TP KGM): bất kỳ hoạt động nào trong đó máy tính hoặc mạng là công cụ, mục tiêu hoặc nơi hoạt động tội phạm” hoặc “các hoạt động lấy máy tính làm trung gian hoặc là bất hợp pháp hoặc được coi là không được phép của các bên nhất định và chúng có thể được tiến hành thông qua các mạng điện tử toàn cầu”.

a) 4 dạng TPKGM: liên quan tới: (1) chống lại tính bí mật, toàn vẹn và sẵn sàng của dữ liệu và các HTh máy tính; (2) nội dung; (3) quyền SHTT; (4) lừa gạt máy tính.

Khía cạnh pháp lý hoạt động trực tuyến

Page 42: Foss legal aspects

6. Tội phạm không gian mạng (TP KGM): (tiếp)

b) Các thách thức kỹ thuật và pháp lý

- Thách thức kỹ thuật: → khả năng bị tổn thương vì tấn công KGM (TCKGM)

* Càng dựa nhiều vào CNTT-TT → khả năng bị tổn thương càng lớn vì TCKGM

* Lượng NSD lớn → khó nhận diện tội phạm, nhưng mục tiêu TCKGM lại quá dễ.

* Nhiều loại thiết bị, tính sẵn sàng truy cập * Dễ truy cập thông tin (làm bom, ví dụ)

* Thiếu cơ chế kiểm tra; * Phạm vi xuyên biên giới; * Kẻ phạm tội ở chỗ A, khởi xướng TCKGM ở chỗ B, nạn nhân ở chỗ C; * Tự động hóa và tốc độ trao đổi dữ liệu cao → khó lần vết; * Nặc danh; * Công nghệ mã hóa.

- Thách thức pháp lý:

* Làm luật chống tội phạm chậm vì CN phát triển quá nhanh; * Các tội mới, chưa từng có → sửa luật; * Các nhà chức trách phải sử dụng CN mới để đối phó → nhu cầu huấn luyện, đào tạo các công cụ điều tra mới; * Bằng chứng số → khó có

c) Tầm quốc tế của TPKGM:

- Khó khăn lớn: TPKGM ở tầm cỡ quốc tế, trong khi Luật hình sự ở tầm quốc gia, và ít luật quốc tế trong lĩnh vực này → hợp pháp ở nước A có thể không ở nước B.

- EU: chống TPKGM cần hợp tác nhiều bên → nhiều sáng kiến mức EU & toàn cầu

Khía cạnh pháp lý hoạt động trực tuyến

Page 43: Foss legal aspects

6. Tội phạm không gian mạng (TP KGM): (tiếp)

d) Luật hình sự (KGM) hiện hành → Công ước TPKGM (Convention on Cybercrime):

- Tội chống lại tính bí mật, toàn vẹn và sẵn sàng của dữ liệu và các HTh máy tính: → (1) Truy cập bất hợp pháp (BHPh); (2) Chặn BHPh; (3) Can thiệp dữ liệu BHPh; (4) Can thiệp HTh BHPh;

- Tội liên quan tới nội dung: → Khiêu dâm trẻ em;

- Tội liên quan tới quyền SHTT: → vi phạm BQ;

- Tội liên quan tới máy tính: → can thiệp vào máy tính để gây hại tới dữ liệu ở đó.

e) Luật, thủ tục

Logic: Nhiều TPKGM → nhu cầu làm luật, thủ tục chống TPKGM → phát triển khoa học điều tra, nghiên cứu pháp lý về TPKGM → nhiều luật & thủ tục mới, nhiều mức.

7. Các kết luận

- Từ Công ước về TPKGM → sửa Luật hình sự & các luật liên quan ở các quốc gia.

- EU đặc biệt chú ý tới: (1) Quy trình triển khai các quy định luật thủ tục, như tìm kiếm và chiếm đoạt, giữ lại dữ liệu; các mâu thuẫn với các luật cao hơn như hiến pháp hoặc các hiệp định quốc tế bảo vệ tính riêng tư; (2) Các nghĩa vụ đối với các ISP và sự tham gia của họ trong dò tìm và ngăn chặn.

- Cuộc đua bất tận giữa các công nghệ của tội phạm và chống tội phạm.

Khía cạnh pháp lý hoạt động trực tuyến

Page 44: Foss legal aspects

1. Tính riêng tư (TRT) - Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCNh)

DLCNh là DL nhận diện người, cần thiết để CC cho nhiều DV XHTT, cho bên thứ 3. Tuy nhiên, không phải bất kỳ DLCNh nào cũng có thể CC cho bên thứ 3 → hãy nghĩ về các email hoặc tin nhắn rác quấy rầy NSD → Chỉ thị Bảo vệ DL (ChThBVDL) ở EU.

2. Các khái niệm cơ bản

ChThBVDL có các yêu cầu về chất lượng DL và tính hợp pháp của việc xử lý DL (XLDL); đưa ra các quyền cá nhân mở rộng, như quyền truy cập và hiệu chỉnh, và hạn chế dòng chảy DL xuyên biên giới ra ngoài khu vực kinh tế châu Âu (EEA) tới các quốc gia không có sự bảo vệ thích đáng → XLDL có liên quan tới an ninh quốc gia.

a) Các định nghĩa chính

- DLCNh nhận diện con người (chủ thể DL [ChThDL]). Có các loại DL được bảo vệ chặt (tư tưởng, tôn giáo và đức tin, nguồn gốc chủng tộc, sức khỏe, ...).

- Các định nghĩa khác gồm: HTh tệp/lưu trữ; Việc xử lý; ChThDL (chủ sở hữu cá nhân của DL); Người kiểm soát DL (NgKSDL); Người xử lý DL (NgXLDL); Cơ quan bảo vệ DL (CQBVDL).

b) Vai trò trách nhiệm các bên liên quan → theo qui định pháp luật → Không đi sâu!

- NgKSDL → đảm bảo tuân thủ ChThBVDL và qui định mức quốc gia.

- NgXLDL nhân danh NgKSDL và tuân theo các nghĩa vụ khác, đặc biệt là an toàn → NCC mạng và NCC DV truyền thông điện tử với các trách nhiệm của họ.

Tính riêng tư

Page 45: Foss legal aspects

2. Các khái niệm cơ bản (tiếp)

c) XLDL: theo quy định pháp luật quốc gia và ChThBVDL → xác định loại DL nào được và không được bảo vệ, tùy theo các quyền tài phán khác nhau.

d) Nguyên tắc ứng dụng theo lãnh thổ: NgKSDL ở đâu thì sẽ tuân thủ Luật BVDL ở đó → nếu có trụ sở ở 2 nơi thì mỗi nơi tuân theo Luật BVDL ở nơi đó.

3. Các nguyên tắc chung của Luật về TRT:

Để XL DLCNh hợp pháp, cần tuân thủ chặt các nguyên tắc của Luật về TRT, gồm:

- Chất lượng DL

- Mục đích thu thập, xử lý phải rõ ràng, hợp pháp;

- Thông tin: Các chủ thể DL phải được thông báo trước một cách rõ ràng, chính xác và không thể chối bỏ đối với một số điều Luật định. Nếu các thông tin này không được CC khi thu thập, thì phải được CC khi triển khai xử lý;

- Nội dung chủ thể dữ liệu: XL DLCNh phải có sự đồng thuận với chủ thể dữ liệu bằng văn bản với các DL được bảo vệ;

- Tính bí mật: NgKSDL và NgXLDL đều có trách nhiệm giữ bí mật DLCNh;

- Truyền DL của bên thứ 3 phải có sự ủy quyền của bên có quan tâm.

Tính riêng tư

Page 46: Foss legal aspects

4. Các quyền và nghĩa vụ: ChThDL có các quyền, NgKSDL & NgXLDL có nghĩa vụ

a) Quyền của ChThDL:

- Nhận được thông tin vào thời điểm các DL được thu thập

- Truy cập, hiệu chỉnh và hủy bỏ DL vì tính chính xác của DL

- Phản đối việc XLDL nếu thấy bằng chứng về sự không phù hợp

- Tranh luận về việc XL DLCNh tự động

- Được tư vấn đăng ký miễn phí với CQBVDL khi có sự đăng ký chung các tệp DL.

b) Nghĩa vụ của NgKSDL và NgXLDL:

- Tuân theo các nguyên tắc BVDL

- Thông báo cho người đăng ký các tệp dữ liệu với các CQBVDL trước khi triển khai XLDL bất kỳ nào, với các thông tin cụ thể theo quy định của ChThBVDL.

- CC cho các bên quan tâm các thông tin cụ thể và có được sự tán thành của họ.

- Có thủ tục cho phép ChThDL thực thi quyền truy cập, hiệu chỉnh & hủy bỏ DL.

- Có tài liệu về quan hệ với các bên thứ 3 tham gia XLDL, đảm bảo NgXLDL chỉ truy cập DL theo hợp đồng.

- Triển khai các biện pháp và đảm bảo an toàn khi XLDL

NgXLDL chỉ làm theo các yêu cầu trong hợp đồng XLDL, & chịu trách nhiệm cá nhân khi có các vi phạm.

Tính riêng tư

Page 47: Foss legal aspects

5. Truy cập DL (TrCDL) và truyền DL

a) TrCDL: được hiểu là NgXLDL tiến hành TrCDL để CCDV cho NgKSDL. Người TrCDL cá nhân phải tuân theo lệnh của NgKSDL → có hợp đồng bằng văn bản, qui định rõ NgXLDL được và không được phép làm gì với DL KhHg.

NgXLDL phải triển khai các biện pháp an toàn, BVDL do NgKSDL chỉ định.

Ví dụ về NgXLDL, những người TrCDL hoặc có thể TrCDL KhHg: (1) Các TT XLDL (thuê ngoài làm); (2) Các NCC DV CNTT; (3) Các TT Chăm sóc KhHg; Các ISP.

b) Truyền DL: sự truyền bất kỳ DLCNh nào cho một người không phải là bên có quan tâm, để phân biệt với “sự truy cập” DL vừa nêu ở trên.

Ví dụ: (1) Truyền DL từ cty tư vấn nguồn nhân lực tới các KhHg của nó. (2) Truyền từ 1 bác sỹ tới 1 cty bảo hiểm; (3) Khi danh sách thư điện tử để tiếp thị được bán.

c) Truyền DL quốc tế (ra ngoài khu vực kinh tế châu Âu - EEA): theo luật EU, truyền DLQT chỉ được phép khi đích là quốc gia đảm bảo có “mức độ thỏa đáng bảo vệ TRT” → có danh sách cụ thể các quốc gia như vậy, và có các ngoại lệ → Không đi sâu!

6. Các nghĩa vụ về an toàn: NgKSDL và, ở những nơi áp dụng được, NgXLDL có nghĩa vụ triển khai các biện pháp (an toàn) để BV DLCNh chống lại sự ngẫu nhiên hoặc bất hợp pháp bị phá hủy, mất mát, sửa đổi, tiết lộ hoặc chia sẻ bất hợp pháp.

Tính riêng tư

Page 48: Foss legal aspects

7. Giám sát điều chỉnh:

Các cơ quan giám sát có các sức mạnh được pháp luật qui định như:

- Sức mạnh điều tra → Không đi sâu!

- Sức mạnh can thiệp → Không đi sâu!

- Sức mạnh tham gia các quy trình thủ tục pháp lý khi qui định BVDL bị vi phạm

8. Khung pháp lý về TRT DL trong các quyền tài phán khác

Hầu hết các đối tác thương mại của EU đều “có nghĩa vụ” thiết lập các khung pháp lý tương tự để BV TRT, như Canada, Thụy Sỹ và Argentina, Nhật và Úc.

Để truyền DL từ EU, Mỹ thiết lập chế độ bán riêng tư → thỏa thuận Bến cảng An toàn (Safe Harbor) tháng 07/2000. Tới 2010, có 2000 công ty Mỹ ký thỏa thuận này.

9. TRT trong truyền thông điện tử: TRT phải được đảm bảo trong truyền thông điện tử!

a) Bí mật viễn thông: Các quốc gia EU thường áp đặt nghĩa vụ về tính bảo mật & bí mật (confidential and secrecy) giao tiếp truyền thông, với 3 nguyên tắc:

- Bí mật truyền thông: Không được nghe, chặn, lưu các truyền thông mà không có sự đồng thuận của NSD hoặc lệnh tòa án.

- Chặn. Được phép chỉ khi là biện pháp cần thiết để bảo vệ xã hội.

- Mã hóa DL: là được phép. Tuy nhiên các luật quốc gia nhất định cũng cho phép các nhà chức trách yêu cầu bàn giao các khóa mã hóa.

Tính riêng tư

Page 49: Foss legal aspects

9. TRT trong truyền thông điện tử: (tiếp)

b) Truyền thông điện tử

- Có DL giao thông (traffic data) và DL vị trí → có các qui tắc cụ thể, cấm hoặc cho phép, khi làm việc với các loại dữ liệu này → Không đi sâu!

- Sử dụng Cookies - (thông tin ẩn được trao đổi giữa NSD Internet và máy chủ web được lưu trữ trong một tệp trên đĩa cứng của NSD, điều là hữu dụng cho việc giám sát một hoạt động lướt mạng) → NSD cần có cơ hội từ chối có tệp cookie trong máy của họ.

c) Giữ lại DL: Pháp luật EU qui định rõ những DL nào được giữ lại, giữ lại bao lâu:

- Loại DL được giữ lại: (1) DL về du lịch & vị trí của cá nhân và thực thể pháp lý; (2) DL liệt kê cần thiết để nhận diện 1 đăng ký thuê bao hoặc NSD được đăng ký.

- Khoảng thời gian duy trì DL (thường là 12 tháng);

- Yêu cầu bảo mật đối với các DL được giữ lại.

- Truyền DL cho các nhà chức trách như thế nào sau khi nhận được lệnh tòa án.

- Tôn trọng các qui định về đảm bảo an toàn DL của Chỉ thị BVDL.

Tính riêng tư

Page 50: Foss legal aspects

1. Các khái niệm

a) Các tiêu chuẩn mở (TCM)

- Một TC thường là một chỉ tiêu hoặc đặc tả thiết kế hoặc kỹ thuật có liên quan tới các tiêu chí, phương pháp, quy trình và thực tiễn, thường đạt được thông qua sự đồng thuận của các bên có quan tâm. Các TC thường được tạo ra bên trong các tổ chức chính thức như ITU, ISO, IETF, W3C, OASIS, ... Ví dụ về TC: HTML, XML, Unicode, ODF...

- Còn tranh cãi về TCM, đặc biệt với các nguyên tắc:

* Cấp phép hợp lý & không phân biệt đối xử - RAND (Reasonable And Non-Discriminatory licensing) → có phí BQ và/hoặc BSC;

* Cấp phép công bằng, hợp lý & không phân biệt đối xử - FRAND (Fair, Reasonable And Non-Discriminatory licensing) → có phí BQ và/hoặc BSC;

* Không có phí bản quyền - RF (Royalty Free), cũng không có phí BSC.

- Bruce Perens, người viết định nghĩa PMNM: “Một TCM còn hơn là chỉ một đặc tả. Các nguyên tắc đứng đằng sau TC đó, và thực tế của việc chào và vận hành TC đó, là những gì làm cho TC đó thành Mở”.

- Thế giới nguồn mở cho rằng: với RAND & FRAND = có phí BQ và/hoặc BSC = có phân biệt đối xử → không thể là TCM!

Tiêu chuẩn mở

Page 51: Foss legal aspects

1. Các khái niệm (tiếp)

b) Định nghĩa TCM: là khác nhau, phụ thuộc vùng địa lý, dù có các điểm chung:

- (1) Sự tham gia công khai trong việc tạo ra; (2) Sẵn sàng công khai; (3) Không phí bản quyền; (4) Không phân biệt đối xử; (5) Khả năng có được một dạng mở rộng hoặc tập con cho sự triển khai → TCM phải có ít nhất 1 triển khai trên PMTD.

- Nói cách khác, một TCM phải có khả năng truy cập được tới bất kỳ ai và không có các hạn chế để triển khai và/hoặc phân biệt đối xử giữa những NSD. Nó thường là không mất tiền và không chịu bất kỳ thanh toán nào cho các quyền SHTT hoặc các quyền pháp lý cần thiết để sử dụng, triển khai hoặc phân phối sự triển khai chúng.

- Xem thêm các định nghĩa của: (1) ITU-T; (2) EU; (3) Luật Tây Ban Nha; (4) OSI;

2. Quy trình tiêu chuẩn hóa (TCH)

- Có 3 mức TC: (1) Quốc gia, (2) Vùng và (3) Quốc tế.

- Các dạng TC khác: (1) De facto → nhiều người dùng thành TC → nếu là SHĐQ thì dữ liệu của NSD bị khóa trói vào NCC; (2) TC của Chính phủ → Chính phủ bắt buộc áp dụng trong các cơ quan của mình.

- Sự khác biệt giữa các loại TC nêu trên nằm ở tính mở trong các nỗ lực có tính cộng tác để tạo ra các TC, các đặc tả và công nghệ. Tính mở & tính cộng tác của các TC giúp sử dụng chúng dễ dàng & không bị khóa trói vào các NCC.

Tiêu chuẩn mở

Page 52: Foss legal aspects

3. Lợi ích của TCM: Vì sao cần TCM?

- Quỹ Phần mềm Tự do châu Âu - FSFE (Free Software Foundation Europe): “Các TCM cho phép mọi người chia sẻ tất cả các dạng DL một cách tự do với độ trung thực tuyệt vời. Chúng ngăn chặn sự khóa trói và rào cản nhân tạo khác cho tính tương hợp, và thúc đẩy sự lựa chọn giữa các nhà bán hàng và giải pháp CN”.

- TCM là đặc biệt quan trọng nếu sử dụng điện toán đám mây (ĐTĐM) → NSD phải luôn đặt ra câu hỏi “Có thể thoát ra khỏi nền tảng đang sử dụng để chuyển sang một NỀN TẢNG KHÁC có các tính năng tương đương, được hay không?”

- Các TCM có khả năng đạt được những điều sau:

* Tính tương hợp và sự tích hợp giữa các ƯD hoặc các mạng khác nhau.

* Tăng cường cho các TC cạnh tranh và vượt qua được các khác biệt trong các điều chỉnh kỹ thuật và làm giảm các rào cản trong thương mại (ở tất cả các mức).

* Tạo thuận lợi không chỉ cho sự tích hợp các ƯD mà còn sự trao đổi hoặc tích hợp các DL giữa các SP/DV hoặc các thành phần khác nhau; làm giảm được sự đúp bản, xúc tác cho các ƯD để làm việc cùng nhau để thực hiện hoặc hoàn chỉnh 1 quy trình.

* Tạo thuận lợi cho nhiều bên tham gia đóng góp khác nhau trong việc xây dựng hạ tầng CNTT-TT trong xã hội kết nối mạng. Điều này dẫn tới các cải tiến liên tục, sự hỗ trợ rộng lớn hơn, tính cạnh tranh và tính mềm dẻo của các nhà bán hàng gia tăng.

- Xem thêm trong tài liệu để thấy các phân tích sâu hơn.

Tiêu chuẩn mở

Page 53: Foss legal aspects

4. Tranh cãi về các TCM

Chống lại TCM có 3 loại người: (1) Các cty PMSHĐQ; (2) Những người có lợi khi sở hữu và kiểm soát các đặc tả TC; (3) Không muốn dùng TCM, muốn duy trì sự khóa trói

a) SP phi TC: NCC sử dụng SP phi TC vì có lợi thế áp đảo khác (như BQ/BSC) để “áp đặt” sử dụng TC de facto SHĐQ/đóng → điển hình như .DOC, .XLS... , đặc biệt cách thức mà Bộ Tư pháp Mỹ kết tội Microsoft, năm 1996: “Embrace, Extend & Extinguish” (Ôm lấy, Mở rộng & Tiêu diệt) → Quyền SHTT là gắn liền với tiêu chuẩn!!!

b) QBQ và BSC: Tranh cãi về mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa TC và “quyền SHTT”, trong trường hợp này là các QBQ và BSC.

- BQ: Đặc tả TC là tác phẩm (TPh) được BQ bảo vệ, do cơ quan TC phê chuẩn →

* Cơ quan TC đó có nên thu phí truy cập, tái chế, phân phối TPh TC đó không?

* Một cài đặt triển khai TC là 1 TPh phái sinh của TC đó → phải có sự ủy quyền của người nắm giữ các quyền của TC đó.

- BSC: Đặc tả của một TC xác định một phương pháp hoặc thủ tục về cách thức để làm thứ gì đó → có khả năng được trao BSC → bất kỳ ai có các quyền BSC của phương pháp được TC đó sử dụng cũng có thể cản trở những người triển khai quy trình đó mà không có GPh → nghịch lý, vì cả TC và BSC đều có chung mục đích thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tiêu chuẩn mở

Page 54: Foss legal aspects

4. Tranh cãi về các TCM (tiếp)

c) Tạo sự cân bằng

- Từ nghịch lý giữa TC và BSC nêu trên → tìm sự cân bằng thông qua “Thuyết trò chơi mở” và (F)RAND → Không đi sâu!

- Các điều khoản FRAND cũng tạo ra một sân chơi không bình đẳng, ví dụ trong tình huống của các vụ thầu công khai có yêu cầu sự tuân thủ với các TC được cấp BSC, trong đó một nhà thầu, không nắm giữ quyền SHTT của TC đó, có các giá thành bổ sung cao hơn so với nhà thầu nắm giữ quyền SHTT. Điều này làm giảm hoặc loại trừ sự cạnh tranh → vi phạm luật cạnh tranh của EU.

5. Tương lai (thời điểm 2010) → Từ 01/11/2012, Vương quốc Anh bắt buộc TCM.

Có thể là còn lâu trước khi có được một giải pháp toàn diện giải quyết các mâu thuẫn giữa BSC và TC giữa các tay chơi khác nhau: Chính phủ, SME, các công nghệ tự do và các tập đoàn lớn. Để đảm bảo lợi ích đầy đủ của TC hóa, cần:

- Tính tương hợp → các quyền BSC không thể hạn chế tạo ra các SP tương hợp.

- Sự cạnh tranh → không thể sử dụng các quyền SHTT để chống lại cạnh tranh.

- Chính sách về quyền SHTT: Các tổ chức thiết lập TC phải có chính sách cấp phép không phân biệt đối xử và không có phí BQ của bất kỳ quyền SHTT nào đối với một TC → không phân biệt đối xử với mô hình kinh doanh của PMTD.

- Mua sắm chính phủ: cần nêu rõ “TCM” thay vì bất kỳ câu từ “hoa mỹ” nào khác.

Tiêu chuẩn mở

Page 55: Foss legal aspects

Tài liệu tham khảo1. Các khía cạnh pháp lý của xã hội thông tin, FTA xuất bản, năm 2010.

2. Sở hữu trí tuệ tạo được ra bao nhiêu việc làm. Tháng 08/2014.

3. Chi phí của cá nhân và xã hội của các quỷ lùn bằng sáng chế. Tháng 09/2011.

4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của kiện tụng vi phạm bằng sáng chế ... Năm 2013

5. Cơ hội số - Rà soát lại về sở hữu trí tuệ và tăng trưởng. Tháng 05/2011.

6. Tổng quan tranh luận về “Quỷ lùn bằng sáng chế”. Tháng 08/2012.

7. Các bụi rậm bằng sáng chế. Tháng 11/2011.

8. Các nguyên tắc của các tiêu chuẩn mở. Tháng 11/2012.

9. Hệ thống tư vấn PMNM của OSS Watch.

10. Các giấy phép khác nhau và bình luận về chúng.

Page 56: Foss legal aspects

Cảm ơn!

Hỏi đáp

LÊ TRUNG NGHĨA

Email: [email protected]: http://vnfoss.blogspot.com/

http://letrungnghia.mangvn.org/Trang web CLB PMTDNM Việt Nam: http://vfossa.vn/vi/HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/