FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES...

793
Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa Chúa Nhật năm A FICHES DOMINICALES CHÚA NHẬT NĂM A Dịch từ Fiches dominicales Bulletin de liaison et d'animation des équipes liturgiques du diocesè Saint - Brieuc et Tréguier. Contents FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A ................................................................... 1 FICHES DOMINICALES CHÚA NHẬT NĂM A .................................................................................................. 1 CHÚA NHT I MÙA VNG....................................................................................................................... 8 CHÚA NHT II MÙA VNG ...................................................................................................................... 12 CHÚA NHT III MÙA VNG ..................................................................................................................... 17

Transcript of FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES...

Page 1: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 1 of 793

FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A

FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa Chúa Nhật năm A

FICHES DOMINICALES CHÚA NHẬT

NĂM A

Dịch từ Fiches dominicales Bulletin de liaison et d'animation des équipes liturgiques du diocesè

Saint - Brieuc et Tréguier.

Contents FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A ................................................................... 1

FICHES DOMINICALES CHÚA NHẬT NĂM A .................................................................................................. 1

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG ....................................................................................................................... 8

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG ...................................................................................................................... 12

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG ..................................................................................................................... 17

Page 2: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 2 of 793

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG..................................................................................................................... 23

ĐÊM NOEL ............................................................................................................................................... 28

NGÀY LỄ GIÁNG SINH .............................................................................................................................. 32

LỄ THÁNH GIA ......................................................................................................................................... 36

LỄ HIỂN LINH ........................................................................................................................................... 41

THỨ TƯ LỄ TRO ....................................................................................................................................... 46

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY ........................................................................................................................ 50

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY ....................................................................................................................... 57

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY ...................................................................................................................... 62

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY ...................................................................................................................... 68

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY ....................................................................................................................... 73

CHÚA NHẬT LỄ LÁ ................................................................................................................................... 80

THỨ NĂM TUẦN THÁNH ......................................................................................................................... 82

THỨ SÁU TUẦN THÁNH ........................................................................................................................... 85

THỨ BẢY TUẦN THÁNH ........................................................................................................................... 87

CHÚA NHẬT PHỤC SINH .......................................................................................................................... 89

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH ....................................................................................................................... 93

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH ...................................................................................................................... 97

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH .................................................................................................................... 102

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH ..................................................................................................................... 106

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH .................................................................................................................... 110

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH ................................................................................................................... 113

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN ............................................................................................................... 119

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN .............................................................................................................. 122

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN.............................................................................................................. 127

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN............................................................................................................... 133

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN.............................................................................................................. 138

CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN............................................................................................................. 143

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN .............................................................................................................. 149

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN ............................................................................................................. 153

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN ............................................................................................................ 157

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................... 160

Page 3: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 3 of 793

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN ............................................................................................................ 165

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................... 169

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN .......................................................................................................... 174

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN ......................................................................................................... 177

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN ............................................................................................................ 182

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN ............................................................................................................. 187

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN ............................................................................................................ 192

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................... 198

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN .......................................................................................................... 203

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN ......................................................................................................... 209

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN .......................................................................................................... 213

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN ......................................................................................................... 219

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................ 223

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN ....................................................................................................... 229

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN .......................................................................................................... 234

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................... 239

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN .......................................................................................................... 244

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN ......................................................................................................... 249

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................ 254

CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN ............................................................................................................... 260

LỄ NGŨ TUẦN ........................................................................................................................................ 266

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ ........................................................................................................ 269

FICHES DOMINICALES -Chú giải lời Chúa CN năm B ................................................................................. 273

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG ................................................................................................................ 274

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG ............................................................................................................... 278

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG ............................................................................................................. 284

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG ............................................................................................................. 287

ĐÊM NOEL ............................................................................................................................................. 291

NOEL ....................................................................................................................................................... 297

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI .................................................................................................................... 297

LỄ THÁNH GIA ..................................................................................................................................... 304

LỄ CHÚA HIỂN LINH .......................................................................................................................... 310

Page 4: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 4 of 793

ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA ........................................................................................................... 314

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................ 319

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN ....................................................................................................... 325

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................ 330

THỨ TƯ LỄ TRO ................................................................................................................................... 336

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY ................................................................................................................ 340

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY ............................................................................................................... 344

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY ............................................................................................................. 348

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY.............................................................................................................. 353

CHÚA NHẬT THỨ V MÙA CHAY ..................................................................................................... 357

CHÚA NHẬT LỄ LÁ ............................................................................................................................. 363

THỨ NĂM TUẦN THÁNH ................................................................................................................... 367

THỨ SÁU TUẦN THÁNH ..................................................................................................................... 371

THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH.......................................................................................................... 374

CHÚA NHẬT PHỤC SINH ................................................................................................................... 378

CHÚA NHẬT THỨ II PHỤC SINH ..................................................................................................... 380

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH .............................................................................................................. 389

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH ............................................................................................................... 394

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH .............................................................................................................. 398

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH ............................................................................................................ 402

CHÚA NHẬT THĂNG THIÊN ............................................................................................................. 406

CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG ......................................................................................................... 409

LỄ CHÚA BA NGÔI .............................................................................................................................. 412

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA .......................................................................................................... 418

CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................ 423

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN ....................................................................................................... 426

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN ..................................................................................................... 430

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 436

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN ..................................................................................................... 441

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 445

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN .................................................................................................. 450

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 456

Page 5: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 5 of 793

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 460

CHÚA NHẬT XX THUỜNG NIÊN ...................................................................................................... 465

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI ................................................................................................................ 465

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 470

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI .................................................................................................................... 470

II. BÀI ĐỌC THÊM. .......................................................................................................................... 472

1. Đức tin : một cuộc mạo hiểm (H. Vulliez, “Thiên Chúa rất gần, năm B”, DDB, tr.141-142) ...... 472

2. Tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến và bước theo Ngài. (J. Guillet, trong “Đức Giêsu trong niềm tin

của những môn đệ đầu tiên”, Desclée de Brouwer, 1995, tr.82…84). ................................................. 473

3. Trở thành môn đệ và chứng nhân cho Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. (Thư Hội đồng giám

mục gởi cho người công giáo nước Pháp, Cerf, tr. 19…21) ................................................................. 475

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN .................................................................................................. 475

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI .................................................................................................................... 476

II. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................................................... 479

1. Giới răn của Thiên Chúa và tập tục phàm nhân. (Nocent, trong « Célébrer Jésus Christ »,

Editions universitaires, số 7, tr.20…22) ............................................................................................... 479

2. Truyền thống là gì ? (H. Vulliez, trong « Thiên Chúa rất gần. Năm B », Desclée de Brouwer, tr.

146) ....................................................................................................................................................... 480

3. Đức Giêsu giải phóng chúng ta. (Mgr Daloz, trong « Vậy, Ngài là ai ? », Desclée de Brouwer, tr.43) 481

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 482

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN ................................................................................................... 487

2. “Ai là người lớn nhất?” (Noel Quesson, trong “Les entretiens du Dimanche. Année B”, Droguet &

Ardant, trang 194-195). ......................................................................................................................... 491

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 492

1. Rừng cấm! (F.Deleclos trong “Prends et mange la Parole” Centurion - Duculot, trang 169-171). ........ 495

3. Tự do của Thiên Chúa (Các Giám mục Pháp, trong “Lettre aux catholiques de France”, Cerf, trang

76-77). ................................................................................................................................................... 496

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN ............................................................................................... 497

2. Những đòi hỏi của Tin Mừng về hôn nhân: đường lối khả thi để xây dựng cuộc sống gia

đình. (“Lettre des Evêques aux Catholiques de France”, Cerf, trang 93)............................................. 502

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN .............................................................................................. 503

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 508

1. Vinh quang đầy mâu thuẫn của Con Người (B.Standaert trong “L'Evangile selon Marc”, Cerf, trang

80-81). ................................................................................................................................................... 511

Page 6: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 6 of 793

2. Đối với Đức Giêsu, chức quyền là để phục vụ (N.Quesson, “Les entretiens du dimanche, Année B”, tr.

208-209). ................................................................................................................................................ 512

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN ................................................................................................... 513

1. Chúng ta thuộc loại “trung gian” nào đây? (Mgr.Daloz, trong “Qui donc est-il?”, DDB, trang 66).

.............................................................................................................................................................. 515

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN .............................................................................................. 517

1. Ơn gọi của người môn đệ cho đến ngày tận thế là làm người canh thức cho thế giới(Mgr. L.

Daloz, “Vậy Ngài là ai?”, DDB, trang 83-84). ..................................................................................... 519

2. Hôm nay, hãy đón nhận sự sống mới Thiên Chúa ban và hãy thay đổi cuộc đời. (H.Vulliez, trong

“Dieu si proche - Année B.” DDB trang 176-177). ................................................................................. 520

3. Vẻ bình tĩnh đến khó hiểu... ngay ngưỡng cửa cuộc khổ nạn (N.Quesson, “Les entretiens du

Dimanche, Année B”, Droguet & Ardant tr. 223-224). ........................................................................ 521

ĐỨC KITÔ VUA VŨ TRỤ .................................................................................................................... 522

FICHES DOMINICALES -Chú giải lời Chúa CN năm C.................................................................................. 524

FICHES DOMINICALES CHÚA NHẬT NĂM C............................................................................................... 524

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG ................................................................................................................ 524

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG ............................................................................................................... 529

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG ............................................................................................................. 534

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG ............................................................................................................. 539

LỄ ĐÊM GIÁNG SINH .......................................................................................................................... 543

LỄ BAN NGÀY ....................................................................................................................................... 549

LỄ HIỂN LINH ....................................................................................................................................... 554

THỨ TƯ LỄ TRO ................................................................................................................................... 558

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY ................................................................................................................ 563

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY ............................................................................................................... 568

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY ............................................................................................................. 574

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY.............................................................................................................. 578

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY ............................................................................................................... 583

CHÚA NHẬT LỄ LÁ ............................................................................................................................. 589

THÁNH LỄ TIỆC LY ............................................................................................................................ 592

THỨ SÁU TUẦN THÁNH ..................................................................................................................... 597

LỄ VỌNG PHỤC SINH ......................................................................................................................... 600

LỄ PHỤC SINH ...................................................................................................................................... 603

Page 7: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 7 of 793

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH ............................................................................................................... 606

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH.............................................................................................................. 610

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH .............................................................................................................. 615

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH ............................................................................................................... 618

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH .............................................................................................................. 621

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH ............................................................................................................ 625

CHÚA LÊN TRỜI .................................................................................................................................. 629

CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG ......................................................................................................... 633

LỄ CHÚA BA NGÔI .............................................................................................................................. 636

LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ .............................................................................................................. 639

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................ 645

II. BÀI ĐỌC THÊM ....................................................................................................................... 649

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN ....................................................................................................... 651

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN ....................................................................................................... 657

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN ........................................................................................................ 661

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN ....................................................................................................... 666

CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN ..................................................................................................... 672

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 675

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN ..................................................................................................... 678

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 683

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 688

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN ..................................................................................................... 693

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 698

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN .................................................................................................. 702

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI .................................................................................................................... 702

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 707

II. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................................................... 711

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 713

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI ................................................................................................................ 713

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN ..................................................................................................... 717

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI ................................................................................................................ 717

II. BÀI ĐỌC THÊM ....................................................................................................................... 719

Page 8: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 8 of 793

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN .................................................................................................... 721

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN .................................................................................................. 724

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 728

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 733

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN ................................................................................................... 736

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 741

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN ............................................................................................... 746

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN .............................................................................................. 749

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 754

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN ................................................................................................... 757

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN ................................................................................................. 760

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN ............................................................................................... 766

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN .............................................................................................. 771

LỄ ĐỨC KITÔ VUA .............................................................................................................................. 775

LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA ................................................................................................. 778

ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI .................................................................................................. 781

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI ................................................................................................................ 782

II. BÀI ĐỌC THÊM ....................................................................................................................... 784

LỄ CÁC THÁNH .................................................................................................................................... 787

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG

SỐNG TỈNH THỨC

(Mt 24, 37-44)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Những câu hỏi “Khi nào” và “Thế nào” không có giải đáp:

Chúng ta mở đầu bài Phúc Âm bằng đoạn cuối cùng, hay gần như cuối cùng của

Page 9: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 9 of 793

Tin Mừng thánh Matthêu. Như thế, Phụng vụ muốn khẳng định ngay rằng, Đấng

mà chúng ta đang chờ đón đến với chúng ta dịp lễ Giáng Sinh, chính là Đấng sẽ trở

lại vào ngày tận thế, và cũng là Đấng luôn luôn đến với chúng ta.

Đáp lại lời các môn đệ đang trầm trồ trước vẻ huy hoàng của đền thờ Giêrusalem,

Đức Giêsu khiến mọi người sửng sờ khi báo trước rằng, dấu chỉ tuyệt vời của sự

hiện diện Thiên Chúa đối với dân Ngài ấy chắc chắn sẽ bị huỷ diệt. Ngài khẳng

định: Tất cả những gì các con xem thấy, sẽ chẳng còn hòn đá nào trên hòn đá nào;

tất cả sẽ bị huỷ diệt (24,2).

Trở lại núi Cây Dầu, nơi ta có thể nhìn thấy toàn cảnh Thành Thánh và Đền Thờ,

Đức Giêsu ngồi xuống. Lập tức các môn đệ tới tấp đặt câu hỏi: “Xin Thầy hãy nói

cho chúng con biết khi nào điều đó xảy đến. Xin hãy nói cho chúng con đâu sẽ là

dấu chỉ cho biết Thầy đến, và đâu là dấu hiệu của ngày tận thế” (24,3).

Đức Giêsu bỏ qua không trả lời những câu hỏi này, bởi vì theo Ngài, đó là điều bí mật

của Chúa Cha (24,36).

2. Một huấn lệnh cần phải được tuân giữ ngay lập tức.

Nếu Đức Giêsu từ chối không tham dự vào những cuộc tranh luận của các môn đệ

- xưa cũng như nay - về việc Con Người sẽ trở lại “Khi nào” và “thế nào”, thì Ngài

lại mạnh mẽ khẳng định rằng đó là điều không thể tránh né. Vì thế, Ngài khuyến

khích các tín hữu đang sống trong dòng lịch sử, hãy luôn luôn sẵn sàng: “Vậy hãy

tỉnh thức, bởi vì các con không biết khi nào Chúa sẽ đến. Vậy các con hãy sẵn

sàng: chính vào giờ các con không ngờ mà Con Người đến”.

Trong Phúc Âm thánh Matthêu, có bốn dụ ngôn minh hoạ lời Ngài dạy. Sau đây là

những dụ ngôn được chọn cho Chúa nhật thứ I Mùa Vọng:

* Dụ ngôn về lụt đại hồng thuỷ:

Vào thời Noe, chỉ một mình tổ phụ được “chừa lại”, khi ngài vào trong tàu; chỉ

một mình ngài được cứu thoát, bởi vì ngài biết nhìn thấy trước biến cố lụt lội phủ

lấp trái đất, ngài đã đọc được những dấu chỉ loan báo việc sắp xảy đến. Những

người khác cứ tiếp tục cuộc sống thường ngày, không chút mảy may nghi ngờ, nên

đã bị “nuốt trửng”, không phải vì hạnh kiểm họ xấu, mà vì không biết phòng xa.

Cũng vậy, khi Con Người đến, Ngài sẽ quyết định dứt khoát mối liên hệ đời

Page 10: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 10 of 793

thường nhất giữa những người đang sát cánh bê nhau miệt mài trong cùng một

công việc, “đang làm ruộng” hay “đang xay bột”. Một số người biết chuẩn bị tích

cực sẽ “được đem đi”, nghĩa là “được cứu thoát”. Những người khác, cứ sống mà

không biết thấy trước ngày sắp đến, sẽ bị “bỏ lại”.

* Dụ ngôn kẻ trộm ban đêm:

Con Người đến như lụt đại hồng thuỷ không ai biết trước, như việc tên trộm lẻn

đến ban đêm, âm thầm chọc thủng những tấm vách mỏng mang của những mái nhà

rách nát xứ Palestine. Vì thế, thái độ duy nhất phải có là luôn luôn “tỉnh thức”,

“sẵn sàng”. Không phải trong sợ hãi, mà là trong thanh thản; không phải co rúm tê

liệt đi, mà là trong niềm khao khát và năng động mong chờ ngày Chúa đến. Bằng

cách lãnh nhận trách nhiệm của chúng ta. Bằng cách chu toàn sứ mạng được trao

phó (24,45-51). Bằng cách đến cứu giúp những anh em nghèo túng.

“Vậy người Kitô hữu dấn thân sống như là ngày phán xét đã đến. Hiện tại của thế

giới bị chất vấn bởi tương lai. Ước mong rằng người tín hữu luôn trung thành với

ơn gọi và sứ mạng đã lãnh nhận”("Célébrer”, n.224, trang 18).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Đức Giêsu đến gặp chúng ta một cách bất ngờ, nhưng không phải là không

báo trước” (Mgr L.Daloz trong “Le règne des cieux s'est approchè”, Desclèe de

Brouwer 1994, trang 334... 336).

Ngày và giờ là bí mật của Chúa Cha. Đó không phải là cơn thịnh nộ và sự trừng phạt

vào ngày đã định. Nói rằng, chỉ một mình Chúa Cha biết ngày tận thế và việc Con

Người trở lại, có nghĩa là đặt thế giới và nhân loại trong tay của Ngài, trong đôi tay

nhân từ của Ngài. Đó là đặt chúng ta trong sự thanh thản, an toàn: ai có thể rứt chúng ta

ra khỏi đôi tay của Chúa Cha? Chúng ta còn sợ gì, nếu chúng ta được ấp ủ trong tình

yêu của Ngài?

Đức Giêsu không mời gọi ta sợ hãi, nhưng mời gọi ta tỉnh thức. Ngài so sánh lụt

đại hồng thuỷ và ông Noe: Người ta không nghi ngờ gì hết cho đến khi lụt đại

hồng thuỷ đến cuốn trôi hết tất cả mọi sự. Tất cả mọi người mãi lo lắng sự đời:

người ta mãi lo ăn uống, cưới vợ gã chồng. Chúng ta cũng vậy, chúng ta mãi lo

Page 11: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 11 of 793

lắng sự đời, và đó là điều cần thiết! Chính lúc đó, Chúa đến gặp chúng ta. Nhưng

để khỏi bị bất ngờ khi Ngài đến, chúng ta phải chuẩn bị như ông Noe. Cũng giống

như ông, chúng ta có lời Chúa cảnh báo và nhắc nhở chúng ta; Đức Giêsu nói: Đó,

Thầy đã báo trước cho các con. Ngài đến gặp chúng ta một cách bất ngờ, nhưng

không phải là không báo trước. Cuộc gặp gỡ này không chỉ diễn ra vào lúc tận thế.

Cái chết của mỗi người cũng sẽ bất ngờ. Phải chăng cái chết không là ngày tận thế,

ngày tận thế riêng của mỗi người, lúc mà Đức Giêsu đến gặp riêng mỗi người? Ít

nhất điều đó đã cảnh báo chúng ta qua ví dụ của Phúc Âm: Bấy giờ hai người đàn

ông trên cánh đồng: một người sẽ được đem đi, người kia bị bỏ lại; hai người đàn

bà đang xay bột ở cối xay: một người được đem đi, một người bị bỏ lại...

Quan trọng nhất vẫn là tỉnh thức. Không lo lắng, nhưng chú ý, chú ý vào Chúa

Cha, chú ý vào Đức Giêsu Kitô. Nếu chúng ta không biết ngày và giờ, thì điều

quan trọng là phải biết Ngài, và phải nhận ra Ngài khi Ngài đến với chúng ta. Đức

Giêsu nhắc đi nhắc lại hai lần rằng vì ta không biết nên ta phải tỉnh thức: Vậy hãy

tỉnh thức, bởi vì các con không biết ngày nào Chúa sẽ đến... Để kết thúc, Ngài

dùng một ví dụ chỉ cho thấy sự nghiêm trọng của tình thế, và sự gấp rút phải tỉnh

thức. Ví dụ hơi mâu thuẫn, vì nói về một ông chủ nhà tỉnh thức, bởi lẽ ông ta biết

giờ kẻ trộm lẻn đến ban đêm. Khi biết, thì dễ chờ đợi hơn! Còn chúng ta, chúng ta

thấy thời gian dài, mà chẳng hay biết gì. Không biết là một lý do khiến chúng ta

đừng ngủ say. Được hay thua thì điều quan trọng là đừng để tường nhà mình bị

chọc thủng. Con Người đến gặp chúng ta. Đừng có ngủ say trong thời gian

đó: “Đó là lý do tại sao các con phải tỉnh thức, bởi vì vào giờ mà các con không

ngờ Con Người sẽ đến”.

2. “Vì không biết Ngày, các con hãy tỉnh thức” (P.Geoitrain, trong “Assemblèes

du Seigneur”, n.5, trang 28).

“Lời khẳng định của Đức Giêsu về việc chúng ta không biết ngày, giờ tránh cho

chúng ta khỏi mọi tính toán về ngày Chúa đến. Niềm hy vọng Ngài trở lại luôn

luôn còn đó, không phải là một chờ đợi bồn chồn, mà là một chắc chắn về Đấng đã

đến, đang đến sống giữa những người thân yêu cuả Ngài, sẽ đem lại ý nghĩa đích

thực cho cuộc sống và cho vũ trụ của chúng ta, Thiên Chúa nên mọi sự trong mọi

Page 12: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 12 of 793

người” (1Cr 15,24-28).

Được giải thoát khỏi những vấn nạn “khi nào và thế nào” rồi, người Kitô hữu chỉ

còn lo chú ý vào việc phải sống như là ngày đó đã đến thực sự. Trong ý nghĩa đó,

những câu chúng ta vừa đọc mời chúng ta hướng về trời ít hơn là gọi chúng ta quan

tâm đến những bổn phận hằng ngày mà Thầy chúng ta đòi hỏi. Sự tỉnh thức càng

quyết liệt hơn khi giờ kết thúc vẫn còn chưa điểm. Tiếng kêu của Phúc Âm: “Hãy

sẵn sàng, hãy tỉnh thức” phải vang dội trong tâm hồn của người đang chờ đợi cuộc

hội ngộ lớn lao, không phải như một nỗi ám ảnh liên hệ đến ơn cứu độ riêng tư của

mình, mà như một đòi hỏi trung thành với những sứ mạng Thầy trao phó”.

3. “Hãy có một con tim tỉnh thức” (G.Boucher, “La terre parle au ciel”, trang 5

(tại nhà tác giả: Résidence de Kerampir, 19820 Bohars).

“Thiên Chúa cứu chuộc dân Ngài. Thiên Chúa cứu chuộc nhân loại. Thiên Chúa

thức tỉnh ta. Thiên Chúa mời gọi ta. Tới phiên ta trả lời Ngài.

Nếu ta ngủ mê, quá bận rộn với những công việc vật chất, ta sẽ ở bên lề biến cố

Thiên Chúa tỏ mình ra là Đấng Cứu độ.

Chẳng lẽ mối lo mua bánh hay thu hoạch rau quả không thể nối tiếp những phút

suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời? Những phút ta dừng lại để kiểm điểm mối tương

giao với Thiên Chúa? Một tinh thần nhắc nhở chúng ta đừng quá đầu tư vào cuộc

sống vật chất đến nỗi không nhìn ra ơn cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện nơi ta,

“ngày tốt đẹp” mà Ngài đã nói với ta hay sao?

Nếu muốn chụp lấy tấm ván cứu độ, ta hãy mở rộng đôi mắt. Tinh thần minh mẫn.

Con tỉm tỉnh thức. Tâm hồn đợi chờ.

Và ta sẽ đi chuyến tàu đang tới”.

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG

HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA

(Mt 3, 1-12)

Page 13: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 13 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Nước Trời đã gần đến:

Chính dưới ánh sáng của Đấng Phục Sinh sẽ đến trong ngày quang lâm mà ta khai

mạc mùa Vọng này. Cũng chính dưới ánh sáng ấy, với thánh Matthêu, ta cùng đến

vào thời đầu sứ vụ của Gioan Tẩy Giả.

- Một câu nói đủ gợi lên sự nhập vai của Gioan: “Vào những ngày ấy, Gioan xuất

hiện, loan báo trong hoang địa rằng: Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần...”.

- “Vào lúc ấy...” một công thức báo trước một giai đoạn mới. Một bắt đầu mới.

- “... Gioan xuất hiện...”.

+ Sự bắt đầu mới này loan báo việc nhập vai của Gioan, giới thiệu sự xuất hiện của

Đức Giêsu, trong câu 3,13: “Bấy giờ, Đức Giêsu đến từ Galilêa, xuất hiện bên bờ

sông Giôđan”.

+ Ở đây, Gioan nhận lấy biệt danh: Tẩy Giả (người làm phép rửa), danh hiệu xếp

ông vào vòng ảnh hưởng những nhóm tu sĩ thực hành nghi thức làm phép rửa, vào

thời Đức Giêsu; một nghi thức mà các Kitô hữu sẽ du nhập. Và có thể đó là dấu vết

của sự căng thẳng liên lỉ, mãi cho tới thời thánh Matthêu, giữa một số môn đồ của

Gioan Tẩy Giả và cộng đoàn các môn đệ Đức Giêsu?

+ “Ông loan báo trong hoang địa xứ Giuđê...”. Trong ký ức tập thể của dân Israel,

hoang địa là nơi thử thách, nhưng cũng là nơi tình nghĩa cha con của Thiên Chúa,

và là nơi của mọi khởi đầu. Chỉ cần gợi lại bốn mươi năm vượt qua sa mạc, bốn

mươi ngày bốn mươi đêm của tiên tri Elia trên đường về núi Heorb, bốn mươi

ngày bốn mươi đêm của Đức Giêsu nơi hoang địa, bắt đầu sứ vụ của ngài.

+ Ông loan báo điều gì? “Hãy ăn năn thống hối, vì Nước Thiên Chúa đã gần

đến”. Trọng tâm của lời giảng của Gioan Tẩy Giả, trong Phúc Âm Matthêu, cũng

sẽ là trọng tâm của lời công bố của Chúa Giêsu (Mt 4,17), cũng như sẽ là trọng tâm

lời rao giảng của Giáo Hội, theo Tông đồ Công vụ 10,7. Điều Gioan loan báo đã là

Phúc Âm rồi: Phúc Âm của Đức Kitô, Phúc Âm của Giáo Hội Ngài.

- Từ nay, theo sự hướng dẫn của Matthêu, chúng ta có thể hiểu con người của

hoang địa này hơn, ngài vừa nhập vai, mở màn cho một đoạn mới của lịch sử ơn

cứu độ.

Page 14: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 14 of 793

+ Vấn đề một tiên tri mà sứ mạng làm trọn lời tiên báo của Isaia 40: “trong sa

mạc, có tiếng kêu: Hãy dọn đường Chúa, hãy săn phẳng lối Ngài”.

Cl. Tassin chú giải: “Ngày xưa, Israel sinh ra từ hoang địa trong cuộc Xuất Hành,

rồi từ chuyến trở về từ nơi lưu đày. Ngày nay, phải tái sinh nhờ lắng nghe lời tiên

tri, và phải dọn đường Chúa đến. Chính Đức Giêsu sẽ làm gương qua việc Ngài

chịu phép rửa và thời gian ở trong hoang địa”("L'Evangile de Matthieu”,

Centurion, trang 39).

+ “Y phục ngài bằng lông lạc đà”, nghệ thuật làm tượng thường trình bày như thế,

có thể là rất lạ lùng đối với chúng ta ngày nay. Vào thời đó, nó có giá trị biểu

tượng rất lớn, bởi vì nó gợi nhớ y phục của Elia (xem sách Các Vua, quyển thứ hai

1,8), mà theo truyền thống Do Thái, sự trở lại phải mở đầu cho chính Đấng Cứu

Thế đến (xem Mt 11,4).

+ Còn sự toả lan ra của lời giảng của ngài, thì cũng giống như của Đức Giêsu trong câu

4,23-25, “Giêrusalem, tất cả xứ Giuđêa và khắp miền sông Giođan”.

Theo lời kêu gọi của tiên tri trong sa mạc, một dân tộc tội lỗi sẽ đến dìm mình

trong dòng nước mà ngày xưa họ đã vượt qua để vào Đất Hứa: “Họ để ông làm

phép rửa trong sông Giôđan khi nhìn nhận tội lỗi họ”. Đó là một khởi đầu mới,

một sự sinh thành mới được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Jean Perron kết luận trong “Lire la Bible”, số 52, trang 14-15: “Thu tóm trong

chính mình tất cả những tiên tri từ thời Elia,đấng tiền hô rõ ràng là tiên tri sau

cùng, đồng thời cũng là người thứ nhất trong các tông đồ Kitô giáo; kết thúc tiên

tri và mở đầu Phúc Âm, ngài là bản lề nối kết Cựu Ước và Tân Ước”.

2. ... Sự cấp bách trở về:

Sau khi đưa ra một cái nhìn tổng quát về những đám đông tuốn đến sông Giođan, tác

giả Phúc Âm kê ra những loại người đặc biệt: “những người biệt phái và những người

Sađuceo” đến “chịu phép rửa rất đông”.

+ Xuất thân từ giới bình dân, danh xưng biệt phái (Pharisêu) chỉ “những người tách

biệt”, “những người tinh sạch”, họ rất lo lắng đến sự tinh sạch và tuân theo lề luật,

đó cũng là một khuynh hướng nệ luật triệt để và nệ hình thức tôn giáo.

+ Xuất thân từ giới thượng lưu và tư tế, những người thuộc phái Saduceo, đồng

Page 15: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 15 of 793

minh với trật tự đã được thiết lập, chấp nhận sự có mặt của người Roma, khác với

những người biệt phái, nỗi tiếng bảo thủ trong vấn đề tôn giáo.

Tuy hoàn toàn đối lập họ với nhau, hai nhóm tôn giáo này cùng có mặt ở đây, cùng đi

về sông Giođan theo lời kêu gọi của Gioan, cũng như chẳng bao lâu sau, họ sẽ cùng

liên kết với nhau để bắt bẻ Đức Giêsu Nagiarét.

Vị tiên tri của sa mạc không nể nang họ. Vừa nhìn thấy họ, ông đã mạt sát: “Hỡi

loài rắn độc”, nghĩa là: “những môi miệng chỉ tuôn ra những lời độc địa”, “ai đã

chỉ dạy cho các ngươi tránh khỏi cơn thịnh nộ sắp tới?”. Liệu những con người

độc địa, túi tiết ra nọc độc có thể thoát khỏi sự phán xét sắp tới của Thiên Chúa

không?

Lời nói nghiêm khắc nhắm vào họ tựu trung ở hai điểm, bằng một lời đe doạ tương

tự như nhau: ở câu 10, “cái rìu đã ở kề gốc cây”; và ở câu 12, “tay Người cầm

nia”.

+ Điểm thứ nhất là một lời khuyến khích “sinh hoa kết quả”, “một hoa trái diễn tả

sự trở về cuả các anh”. Kêu nài đến Abraham cũng không ích lợi gì cả. “Con cái

đích thực của Abraham” không phải là những người nói hay nghĩ những điều đúng

đắn về Thiên Chúa, mà là những người sống theo ý Thiên Chúa. Cl. Tassin chú

giải: “Như thế, trái ngược với một phép rửa cứu thoát một cách tự động, Gioan đòi

phải có một sự trở lại thực sự” (O.C. trang 40).

+ Sau cùng, trong điểm thứ hai, Gioan trình bày phép rửa “trong nước dẫn đến sự

trở lại” như để chuẩn bị cho một phép rửa khác, một phép rửa “trong Thánh Thần

và lửa”. Bởi vì kẻ “đến sau ông” (một từ ngữ chỉ môn đệ), thực ra lại “mạnh mẽ”

hơn ông. Đến độ Gioan nhìn nhận rằng mình “không xứng đáng cởi dây giày cho

Ngài”, là nhiệm vụ dành riêng cho người nô lệ.

Gioan Tẩy Giả đã khiêm nhường tự xoá mình đi trước Đấng mà ông đã nhận

nhiệm vụ dọn đường.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Không thể có Phúc Âm hóa mà không có sự trở lại”. (Đức Cha L.Daloz,

trong “Nước Thiên Chúa đã gần”, Desclée de Brouwer, trang 23-24).

“Gioan chất vấn bằng lời nói, nhưng cũng bằng cách sống của ông: hoang địa, y

Page 16: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 16 of 793

phục, lương thực... Chính cuộc sống của ông đặt vấn đề và lôi cuốn. Sau này, Đức

Giêsu nhắc lại điều đó: “Các ông nhìn thấy gì nơi hoang địa? Một cây sậy phất phơ

trước gió ư? Vậy thì các ông thấy gì? Một người ăn mặc lịch sự sang trọng ư?

Nhưng những người ăn mặc lịch sự sang trọng thì ở trong cung điện nhà vua”(11,7-

8). Tiên tri là người đầu tiên phải trở lại. Trước khi loan báo Nước Trời cho người

khác, chính ông phải sẵn sàng đón tiếp Nước ấy. Không thể nào loan báo cho người

khác nếu chính mình không hồi tâm trở lại, bởi vì đó không phải chỉ đơn thuần là

chuyển giao một kiến thức. Thông tin về Nước Trời chỉ có thể được tiếp nhận bởi

người nào chấp nhận biến đổi đời mình: Hãy ăn năn thống hối: Nước Trời đã gần

đến. Không ăn năn trở lại, thì Nước Trời vẫn ở ngoài cửa mà thôi. Chúng ta cần

nghe lại sứ điệp của Gioan Tẩy Giả. Trong một thế giới mà việc loan báo Tin Mừng

về Nước Thiên Chúa là nước không được nhận biết, không được tiếp nhận, thì

không được quên rằng, sẽ không được Phúc Âm hoá nếu không có sự ăn năn trở lại

của người loan báo, cũng như của người lắng nghe Phúc Âm. Chúng ta luôn luôn

phải chạm trán với sự không tin hay với sự thờ ơ, dửng dưng. Chúng thách thức ta

phải kiểm điểm lại sự trung thành với Phúc Âm, trình bày Phúc Âm không phải là

một giáo huấn đơn thuần cho trí hiểu, nhưng là một lời mời gọi biến đổi đời mình.

Bởi vì Phúc Âm là sức mạnh đổi mới, hướng dẫn đời sống một cách khác. Phúc Âm

khơi gợi một sự ý thức về tội lỗi, một ý chí muốn thay đổi cuộc sống. Đó là ý nghĩa

của phép rửa của Gioan: trong khi xưng thú tội lỗi, họ để ông làm phép rửa trong

sông Giođan”.

2. “Với Thiên Chúa, chúng ga không thể gian lận” (G.Boucher, trong “Đất nói

với trời” xuất bản tại nhà tác giả “Résidence de kerampir, 29820 Bohars).

“Gioan không rào trước đón sau, mắng nhiếc thậm tệ những người đến với ông.

Chúng ta có thể nghĩ rằng những người đến với ông đều tỏ ra thiện chí. Bởi vì họ

đã bước xuống nước sông Giođan. Bởi vì họ đã dầm mình xuống dòng sông thanh

tẩy. Nhưng không đúng thế.

Nghi thức tự nó không đủ. Chính con tim và cách sống mới can hệ. Và khi Thiên

Chúa đến thì sẽ là phép rửa bằng lửa: một ngọn lửa tinh luyện và đúc rèn. Một

ngọn lửa thiêu đốt thế giới. Một ngọn lửa cháy lên huy hoàng vinh quang.

Page 17: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 17 of 793

Chúng ta thấy đó: không phải là vấn đề giả bộ. Với Thiên Chúa, chúng ta không

thể gian lận. Và nhất là, nếu chúng ta để Thiên Chúa hành động, thì Ngài sẽ cho

thực hiện các phép lạ. Các bạn sẽ sản xuất ra nhiều hoa trái một cách dồi dào

phong phú, các kho lẫm trên trời sẽ đầy tràn chan chứa.

Nhưng trước tiên, các bạn hãy ăn năn trở lại! Hãy từ bỏ sự tự mãn! Hãy để Thiên

Chúa tràn ngập các bạn và đốt lửa lên trong lòng các bạn!

Các bạn hãy thành thật đi! Đừng tìm cách đánh lừa Thiên Chúa. Hãy từ bỏ sự bảo

đảm dựa trên các tập quán để mở rộng con tim các bạn đón nhận những cái mới

căn bản của Nước Trời!”.

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

HÃY THUẬT LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ THẤY ĐÃ NGHE

(Mt 11, 2-11)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Vào một khúc quanh quyết định, một cuộc đối thoại kỳ lạ:

Phúc Âm Chúa nhật vừa qua trích dẫn thời gian đầu của sứ vụ của Gioan Tiền Hô,

chương thứ bốn Phúc Âm thánh Matthêu. Ông loan báo: “Anh em hãy sám hối, vì

Nước Trời đã đến gần. Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi”. Đốt giai đoạn,

sách bài đọc hôm nay đưa chúng ta đến chương thứ 11 của thánh Matthêu, nơi diễn

ra cuộc đối thoại kỳ lạ giữa vị tiên tri vùng hoang địa và Đức Giêsu.

- Thực ra Gioan đang ở trong tù (xem 4,12). Trong khi chờ đợi trả giá sự can đảm

bằng chính mạng sống mình, ông đành mất tự do vì đã tố cáo phẩm hạnh xấu của

Hêrôđê Antipas, con của Hêrôđê Cả (ông ta sống với nàng Hêrôđiađê, là vợ của

Philipphe, anh ông ta: 14,4-5). Về phương diện thể xác, ông từ từ tự xoá mình đi

trước Đấng mà ông đã nhận lãnh sứ mạng loan báo đang đến.

- Còn Đức Giêsu, sau nhiệt tình ban đầu của cuộc đời công khai, Ngài đã có kinh

nghiệm đau đớn về tính hay thay đổi của những đám đông xứ Galilê. Lời giảng dạy

Page 18: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 18 of 793

của Ngài, thôi thúc thính giả phải chọn lựa, phải quyết định, đã gây chia rẽ về con

người của Ngài. “Những công trình” của Ngài không phải là những việc mà cách

chung người ta chờ đợi nơi Đấng Cứu Thế! Và sự đối lập căng thẳng sẽ buộc Ngài

phải khôn ngoan rút lui.

Chính ở khúc ngoặt quyết định này, đối với Đức Giêsu, cũng như với Gioan Tiền

Hô, mà tác giả Phúc Âm đã đặt cuộc đối thoại kỳ lạ, qua trung gian những người

được sai đến.

2. Câu hỏi của một tiên tri bị hoang mang:

Như chúng ta thấy trong Chúa nhật vừa qua, Gioan Tiền Hô không ngừng loan báo

việc Đấng Cứu Thế sẽ đến, “sức mạnh của Ngài giáng xuống” như sấm sét. Nhưng

thái độ của Đức Giêsu rất không phù hợp với những lời khuyên bảo nghiêm khắc

của ông. Không hề có ý định tiêu diệt những người tội lỗi, Ngài đi từ làng này sang

làng khác, mở rộng đôi tay đón nhận tất cả những cảnh khốn khổ cùng quẫn của

con người, chữa lành bệnh nhân (8 và 9), tha thứ tội lỗi (9,1-8), kêu gọi một người

thu thuế bước theo Ngài (9,9), đồng bàn với những người tội lỗi (9,10). Khác xa

với vị quan toà đáng sợ mà Gioan đã loan báo, Đức Giêsu xuất hiện như người tôi

tớ kín đáo, người ta không nghe tiếng Ngài trên quảng trường, Ngài không bẻ gãy

cây sậy bị giập nát và không làm tắt tim đèn còn bốc khói (12,19-20).

Ở đây Gioan đối đầu với cớ vấp phạm (scadale), nghĩa là đối đầu với một chướng

ngại có nguy cơ làm ông sụp ngả. Một Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, khiêm nhường và

đau khổ, khác xa với Đấng mà ông đã loan báo. Đó là thử thách đức tin của ông:

đang chờ đợi một sự biểu lộ công bình, thì ông lại gặp lòng thương xót của Thiên

Chúa.

Vì thế, từ trong tù ngục Machéronte, từ đáy sâu suy tư mà hoàn cảnh đã nhận chìm ông

vào, Gioan, vị tiên trị bị hoang mang, đã sai các môn đệ đến đặt cho Đức Giêsu câu hỏi

từ lâu thiêu đốt tâm hồn và môi miệng ông: “Ông có phải là Đấng phải đến (một sự chỉ

định Kitô-giáo về Đấng Cứu Thế, lấy từ thánh vịnh 118,26), hay chúng tôi còn phải chờ

đợi một Đấng khác?”.

3. Câu trả lời của một Đấng Cứu Thế gây hoang mang.

Page 19: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 19 of 793

Đức Giêsu trả lời trong hai hồi. Trước hết là nói với chính Gioan. Sau đó, là nói về

Gioan.

- Trong hồi thứ nhất, Đức Giêsu gởi gắm một sứ điệp cho những người được Gioan

phái đến: “Các anh cứ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người

mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết

sống lại, kẻ nghèo được loan báo Tin Mừng”.

Một sứ điệp diễn tả những hoạt động từ thiện của Đức Giêsu ưu ái dành cho đám

đông. Một sứ điệp thực sự đưa Gioan Tiền Hô về lại với những lời loan báo tiên tri

của sách Isaia; đặc biệt là Is.35 của bài đọc thứ nhất Chúa nhật hôm nay: “Bấy giờ

mắt người mù sẽ mở ra và tai người điếc...”, và Is.61:“Thánh Thần Chúa ngự trên

tôi... Ngài sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó”.

Như A.Marchadour giải thích điều đó rõ ràng trong một tác phẩm mới xuất bản:

“trong kinh nghiệm của dân Israel, phép lạ được định vị chủ yếu trong thời gian

cuộc Xuất Hành... Dân Israel hy vọng rằng, những dấu lạ này sẽ lại đến trong thời

gian sau hết, khi Thiên Chúa còn gần gũi với dân Ngài và sẽ bày tỏ điều đó ra bằng

những dấu chỉ: “Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, và tai người điếc sẽ nghe được.

Bấy giờ người què sẽ nhảy lên như nai, và lưỡi người câm sẽ kêu lên vui mừng!

Bởi vì, nước sẽ chảy vọt ra trong hoang địa và thác sẽ trào dâng trong thảo

nguyên” (Is 35,5-6).

Đó là điều mà Đức Giêsu và Giáo Hội kế tiếp Ngài sẽ hiểu (xem 7,18,23). Chỗ

đứng quan trọng của các phép lạ thời Đức Giêsu (và cũng một phần trong thời

Giáo Hội sơ khai) là sự hoàn thành của thời gian sau hết (Les Evangiles au feu de

la critique”, Bayard Editions, Centurion 1995, trang 120-121).

Như vậy thời gian viên mãn đã đến; Đấng Cứu Thế được mong đợi đã đến. Nhưng

còn phải phân định những dấu chỉ của sự hiện diện của vương quốc, và, như vậy là,

như J.Radermarkers đã viết: chấp nhận được kể vào số những người mù được nhìn

thấy, người câm điếc được nghe, người nghèo được Phúc Âm hoá” ("Au fil de

l'évagile selon saint Mathieu” trang 154).

Sau cùng, Đức Giêsu nói với Gioan: “Phúc cho ai không vấp phạm vì Ta”. Nói

khác đi, phúc cho ai sẽ vượt qua chướng ngại, sẽ phá vỡ cạm bẫy được giương ra,

sẽ không vấp ngã! Ngoài Gioan, một thứ phúc thật có thể được áp dụng cho tất cả

Page 20: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 20 of 793

các tín hữu, cho mỗi người chúng ta.

- Sau khi các sứ giả trở về trại giam (pháo đài) Machéronte, sang hồi thứ hai, Đức

Giêsu, đối chiếu sứ vụ của Gioan với sự vụ của mình, đã khen ngợi Gioan Tẩy Giả.

Nếu những nhân chứng tuốn về phía con người của sa mạc.

+ Không phải là đến để xem “cây sậy phất phơ trước gió” trên bờ sông Giođan,

một con người nhu nhược ngả nghiêng trước gió: can đảm trong việc giảng thuyết,

Gioan đã tỏ ra không nao núng trong nghịch cảnh và cơn bách hại.

+ Cũng không phải là để đi xem “một người mặc y phục sang trọng”, một nhân vật

trần thế: nhà khổ hạnh của sa mạc mặc y phục của tiên tri Elia, vị tiên tri được

mong đợi trong thời sau hết, kẻ phải đến trước Đấng Cứu Thế;

+ Chính là để đi đến với “một vị tiên tri”, và Đức Giêsu khẳng định: “còn hơn một

vị tiên tri nữa": ông là “vị sứ giả” cuối cùng, được tiên tri Malachia loan báo (3,1),

“kẻ dọn đường”, Đấng tiền hô.

Theo nghĩa đó, ông là vị tiên tri lớn nhất trong các tiên tri, bởi vì ở nơi ông, tất cả

sự trông đợi được diễn tả qua truyền thống các tiên tri đã đạt đến đích điểm: Đức

Giêsu long trọng tuyên bố: “Giữa con cái loài người, không ai lớn hơn Gioan Tẩy

Giả”. Tuy nhiên, ngay lập tức, Ngài nói thêm một cách ngược đời: “người nhỏ

nhất trong Nước Trời còn lớn hơn ông ta”. Cl. Tassin diễn giải: “Theo lịch sử

nhân loại, không có ai lớn hơn ông. Thế nhưng, người bé nhỏ nhất trong các Kitô

hữu lại vượt qua ông trong phẩm cách, với tư cách là thành viên của một vương

quốc đảo ngược những tiêu chuẩn nhân loại và ưu đãi những người bé mọn”

("L'Evangile de Matthieu, Centurion, trang 122).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. “Những dấu chỉ của sự hiện diện Nước Thiên Chúa không có ly

kỳ” (F.Deleclos, trong “Prends et mange la Parole”, Centurion-Doculot, trang 10).

Người ta chờ đợi một người làm sáng tỏ công lý không biết thương xót và ở đây lại

là một vị thuyên chữa thân xác, một lương y của các tâm hồn. Người ta đã loan báo

sự báo oán của Thiên Chúa, thế mà ở đây lại là lòng thương xót được trao ban với

sự dịu hiền và khiêm nhường. Một nhà giải phóng kỳ lạ và rất khác biệt với dung

mạo được tiên báo!... “Ông có phải là Đấng phải đến hay là chúng tôi còn phải

Page 21: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 21 of 793

đợi một người khác?”.

Đấng tiền hô sẽ thoả mãn với những dấu chỉ và bằng chứng. Thế nhưng ở đây,

không phải là vinh quang rực rỡ, cũng không phải là sự báo oán thẳng tay. Cũng

không là một lời giải đáp cho những hy vọng chính trị, tôn giáo, ái quốc của một số

đông. Đấng Cứu Thế đang ở đó, sự giải phóng đã bắt đầu. Nước Thiên Chúa đã

khai mào. Một cách khác. Bất thình lình. Không ngờ. Đức Kitô thực sự không đáp

ứng dễ dàng những tiêu chuẩn tự nhiên, những cái nhìn quá chật hẹp và quá khô

cứng bởi những lợi lộc vật chất trần tục của chúng ta.

Nếu Gioan đã có thể hồ nghi, điều này cũng dễ hiểu, thì những người khác đã hiểu

ngay tức khắc, dù Thiên Chúa thinh lặng: những người được chữa lành, những

người được thanh tẩy, những người được biến đổi và đám đông những người nghèo

hèn này sau cùng được nhìn với sự yêu thương, được xem như là những con người

được hoàn toàn ưu ái, con cái của vương quốc, những người thừa kế thực sự. Có thể

là họ không biết tất cả những sắc thái của các lời tiên tri, không biết đến cả ngàn thứ

quy định của Lề Luật, dù là thuộc về giáo thuyết, phụng vụ hay luân lý. Họ không có

kiến thức khoa học, không quyền bính, không tiền bạc và không cả sự kính trọng.

Phúc cho “những con người bé nhỏ này”, nghèo túng rất nhiều thứ, nhưng lại giàu

sự hiểu biết của con tim. Họ hiểu biết mà không xét nét, và đã trở nên bằng chứng

sống động của sự thâm nhập của một thế giới khác. Những nhân chứng đầu tiên.

Còn lớn hơn cả đấng tiền hô nữa.

Những dấu chỉ sự hiện diện của Nước Thiên Chúa và của Đấng Cứu Tinh không có

gì là ly kỳ cả. Trái lại, kín đáo và ẩn giấu trong khối bột của đời sống thường ngày,

chúng dễ dàng lướt qua, không ai để ý.

Những bằng chứng về tính đích thực không bị đông cứng lại trong những tuyên bố

những nguyên tắc, những đe doạ và những vạ tuyệt thông ầm ĩ, cũng không có

trong sự rõ ràng của những tín điều được công bố. Chính Đức Giêsu từ chối trả lời

cho đấng tiền hô qua việc giới thiệu những danh hiệu của Ngài, cho những thái độ

khiêu khích gây kinh ngạc, đụng chạm và chia rẽ của Ngài.

Những bằng chứng ư? Những cử chỉ yêu thương và tha thứ, bằng chứng của một tinh

thần rộng mở và luôn luôn niềm nở, một trái tim không biên giới, một sự hoàn toàn

kính trọng tất cả mọi người, một sự say mê chân lý và công bình, một sự trung thành

Page 22: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 22 of 793

không ngừng bênh vực quyền lợi của Thiên Chúa và của con người. Thiên Chúa và

con người không thể tách rời nhau.

2. “Mở mắt, mở tai... tâm hồn” (Mgr. L.Daloz, trong “Le Règne de Diei s'est

approché”, Desclée deBrouwer, 1994, trang 160).

“Tìm kiếm sự phi thường, kỳ diệu luôn luôn là một cám dỗ; còn tế nhị hơn nữa, tìm

kiếm sự thành công, sự kính trọng, lòng khao khát lôi cuốn sự chú ý, thủ đắc uy tín

xã hội cho chúng ta hay cho Giáo Hội. Chúng ta muốn gây một ấn tượng tốt, nếu có

thể gây nên cảm giác, muốn giới thiệu những dấu chỉ như là những thư giới thiệu.

Thế nhưng, những dấu chỉ đích thực của Đấng Thiên Sai lại chiếu cố đến những

người bé mọn, những người bệnh tật, những người nghèo. Vì thế, dấu chỉ của ơn

cứu độ thường được giấu kín, không hiểu thấu được. Để có thể thấy được, phải tìm

kiếm, phải chú ý, lắng nghe và nhìn xem: “Hãy đi báo cho Gioan những gì các ông

nghe và thấy”. Đang ở trong tù, Gioan vẫn theo dõi những gì người ta nói về Đức

Giêsu: ông sai các môn đệ đến với Đức Giêsu để phỏng vấn Ngài... Cũng phải mở

rộng con tim để hiểu: “Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta”. Chính những dấu chỉ phải

đương đầu với sự mâu thuẫn... Quả thật người ta có thể bỏ qua, quả thật người ta có

thể thấy chúng “không có gì đáng kể”, hay người ta có thể lầm lạc khi tìm kiếm

những việc phi thường. Để nhận ra Đức Kitô, phải mở mắt, mở tai... và mở con tim

nữa”.

3. “Phép lạ, dấu chỉ ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người” (A.Marchadour,

“Les Evangiles au feu de la critique”, Bayard Editions, Centurion, trang 121-122).

“Không được cô lập phép lạ ra khỏi toàn bộ Phúc Âm. Đó là phần chính yếu của sứ

mạng Đức Giêsu. Có nghĩa là, ơn cứu độ do Đức Giêsu đem đến không phải chỉ là

Tin Mừng suông, một sự hiểu biết giúp thoát khỏi sự tối tăm ngu dốt, và chuyển

thông một kiến thức mới về Thiên Chúa; nhưng đó cũng là một sự giải phóng thân

xác, một sự khôi phục toàn diện cho những người què quặt, cho những người sống

bên lề, cho những người bị đánh mất chính mình (bị ám ảnh bởi một người khác),

cho những người bị loại trừ ra khỏi xã hội. Phép lạ tượng trưng cho một chương

trình cứu độ, chịu trách nhiệm về những thực tại thân xác, vật lý, thiêng liêng và xã

Page 23: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 23 of 793

hội của con người.

Phép lạ luôn luôn xuất hiện như một sự phản kháng, chống lại một trạng thái nào

đó của những sự vật, một sự từ chối chống lại tai ương, dù là sinh vật học, thiên

nhiên hay xã hội. Người có ơn đoàn sủng là người vượt qua những ranh giới và

giúp cho người khác vượt qua những ranh giới đó. Có thể chúng ta chạm ngón tay

vào một nét lớn của phép lạ, là phải nắm giữ lại khi chúng ta tự hỏi về tính thời sự

của phép lạ. Ngày nay, chúng ta ít thấy những phép lạ thuộc loại sinh vật học; tuy

nhiên, phải tự hỏi về những vươn lên, những vượt qua các giới hạn mà chúng ta

được mời gọi. Phép lạ giả thuyết hai người nghèo túng: người thứ nhất là Đức

Giêsu, “Ngài là Đấng vốn giàu có đã tự trở nên nghèo hèn vì anh em” (2Cr 8,9).

Người thứ hai là người đón nhận dấu chỉ của Đức Giêsu, là người khốn quẩn đến

nỗi đã để cho sức mạnh của Đức Giêsu hành động trên chính mình và qua chính

mình”.

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG

BÁO TIN CHO GIUSE

(Mt 1, 18-24)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một gia phả kỳ dị:

Chúa nhật thứ IV này, bài đọc năm A trích trong đoạn mở đầu Phúc Âm thánh

Matthêu (1,1-4,16). Claude Tassin giải thích: Một đoạn mở đầu như một cái sàng,

cho phép đi từ Cựu Ước đến Tân Ước. Bởi vì, đối với Matthêu, Đức Giêsu không

đến cắt đứt những quỹ đạo lịch sử Kinh Thánh thời trước, nhưng nối kết chúng lại

trong một chiều hướng bất ngờ ("L'Eangile de Matthieu”, Centurion, 1991, trang

19). Đó rõ ràng là điều nỗi bật của đoạn văn dùng cho ngày 24 tháng 12 này.

Khác với thánh Luca đã gom lại các mẩu chuyện về thời ấu của Đức Giêsu, nhưng

tập trung vào Đức Maria, thánh sử Matthêu đưa Giuse ra trước; như thế, ngài cống

Page 24: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 24 of 793

hiến cho các độc giả của ngài một con đường đi đến mầu nhiệm Đức Giêsu.

Gia phả của ông: “Đây là gốc gác Đức Giêsu Kitô...” (1,1-17) trước hết muốn tỏ

cho biết Đức Giêsu Kitô là Ai: “Đức Kitô, con vua David, con của Abraham”. Tuy

nhiên, việc giới thiệu ấy bất ngờ chuyển hướng; một khâu cuối cùng bị trục trặc, sự

liên tục của các thế hệ bị đứt đoạn, bởi vì, ông nói rõ ràng là, Giuse không phải là

cha ruột của Đức Giêsu: “Giacob sinh Giuse, chồng của Maria, từ nơi bà Đức

Giêsu sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (câu 16).

Mặc dầu vậy, Matthêu sẽ chỉ cho biết, làm thế nào Đức Giêsu là con của David

được các tiên tri báo trước, và làm thế nào, Giuse, không hề cắt đứt sự liên tục, lại

là người nối kết lại. Ông nhấn mạnh ở câu 18: “Đây là gốc tích (nguồn gốc) của

Đức Giêsu”.

- “Maria, mẹ của Đức Giêsu, đã đính hôn với Giuse...”. Vào thời đó, đôi vợ chồng

đính hôn khi còn là thanh niên, sau một thời gian mới đi đến hôn nhân và vợ về

nhà chồng.

Chính trong khoảng thời gian này, “trước khi hai ông bà về chung sống với nhau”

Maria “có thai”. “Do tác động của Chúa Thánh Thần”, Matthêu thêm vào ngay

lập tức, nhìn nhận đây là sự khởi đầu thánh thiêng, thay thế một hành động tạo

dựng, cho tiến trình sinh vật học.

- “Giuse, người công chính...”. Chúng ta đừng tìm cách đi vào tâm lý của Giuse,

đang phải đương đầu với một hoàn cảnh tế nhị. Tuyệt nhiên, bản văn không nói với

chúng ta điều gì cả. Chúng ta chỉ có thể đọc được ở đấy quan điểm của thánh sử.

C.Tassin chú giải: “đối với ông, Giuse là người công chính, bởi vì ngài đã từ chối

đảm nhận tư cách làm cha không phải là của ngài, và bởi vì ngài đã vâng lời Thiên

Chúa mà chịu nhận vai trò làm cha này” (O.C. trang 26).

- “Thiên thần Chúa hiện ra với ông trong giấc mơ...”. Rõ ràng là chúng ta đang

gặp thể loại văn chương chuyên loan báo việc hạ sinh trong Kinh Thánh mà

Matthêu đi theo sơ đồ truyền thống: 1- một hoàn cảnh bế tắc. 2- Thiên thần hiện ra

và uỷ thác sứ mạng. 3- Việc thực hiện sứ mạng này.

Giữa hoàn cảnh bế tắc, Giuse được uỷ nhiệm một sứ mạng: với tư cách là “Con vua

David”, ngài được giao phó sứ mạng “đặt tên cho con trẻ”, dành riêng cho ngài. Mà,

theo H.Vulliez giải thích: “Theo luật Do Thái lúc bấy giờ, đứa bé hiện hữu hợp pháp

Page 25: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 25 of 793

bằng tên mà người ta gọi nó, và nó thuộc dòng dõi người cha, dù đó là người cha

(sinh vật học) ruột thịt hay không” ("Dieu si proche”, Desclée de Brouwer, trang

16). Như vậy, tư cách con vua David thực sự của hài nhi và sự thực hiện trọn vẹn

các lời tiên tri cứu thế tuỳ thuộc ở sự vâng lời của Giuse. Chẳng những ngài không

phải mờ nhạt đi, mà Thiên Chúa muốn cần đến ngài để thực hiện ý định cứu độ của

Thiên Chúa.

- “Khi thức dậy, Giuse đã thực hiện điều Thiên Chúa truyền...” Với sự mau mắn của

người công chính, hoàn toàn sẵn sàng trước sự mới lạ của Thiên Chúa, Giuse đón

nhận về nhà mình mầu nhiệm của Giao Ước mới: “Ông rước vợ về nhà mình”, như

thế, cho phép các lời tiên tri được thực hiện trọn vẹn: “Này đây, một trinh nữ sẽ thụ

thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ đặt tên là Emmanuel, có nghĩa là “Thiên

Chúa ở cùng chúng tôi” (xem Is. 7). Nhờ Giuse, Đấng Cứu Thế, thụ thai trong lòng

Đức Maria, bởi Thánh Thần của sự sáng tạo mới, được đưa nhập vào dòng dõi

David. Với đoạn các Nhà Đạo Sĩ kế tiếp, Ngài sẽ tỏ mình ra cho Israel và dân ngoại.

2. Một tên gọi khai mào và kết thúc Phúc Âm:

Thế nhưng, hơn cả vai trò của Giuse trong ý định cứu độ, chính sứ mạng của Đức

Giêsu mới làm cho Matthêu quan tâm. Một sứ mạng mà hai tên gọi loan báo được

trao phó cho Ngài:

- Tên mà Giuse được uỷ thác trao phó cho Ngài: “Giêsu”, và có nghĩa là: “Thiên

Chúa cứu chuộc”, “bởi vì, chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi”.

- Tên gọi mà sau này sẽ dùng để chỉ định Ngài, khi mà, trong ánh sáng phục sinh,

các môn đệ sẽ hiểu là đã thực hiện lời sấm của Isaia: “Người ta gọi tên Ngài là

Emmanuel, nghĩa là: “Thiên Chúa ở cùng chúng tôi”. Thực ra, vào cuối Phúc Âm,

khi gặp nhau tại điểm hẹn, Đấng Phục Sinh sẽ sai họ ra đi với sứ mạng không biên

giới, Ngài tuyên bố với họ: “Và Ta, Ta ở cùng các con mọi ngày cho đến tận

thế”,thì họ sẽ hiểu rõ tầm mức quan trọng cuối cùng của lời tiên tri về

Emmanuel, “Lời loan báo cho Giuse đã vẽ nên quĩ đạo sứ mạng của Đức

Kitô” (C.Tassin, O.C. trang 28).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Page 26: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 26 of 793

1. “Nguồn gốc khác” (Mgr L.Daloz, trong “Le Règne des cieux s'est approché”,

Desclée de Brouwer, trang 16-17).

“Đây là gốc tích của Đức Giêsu...”. Sau quyển sách gốc tích của Đức Giêsu Kitô,

thì đây là một nguồn gốc khác được trình bày cho chúng ta. Đức Giêsu, bám rễ sâu

vào một lịch sử, trong một dân tộc, cũng là Đấng đến từ nơi khác. Giacob sinh

Giuse, chồng của Maria, từ nơi bà, Đức Giêsu sinh ra... Giuse đã đưa đứa trẻ sắp

sinh nhập vào trong dòng dõi tổ tiên mình một cách hợp pháp; nhưng hài nhi này

lại đến từ một Đấng khác: đứa con bà sinh ra là bởi Chúa Thánh Thần. Giuse,

người công chính, sẽ đặt tên cho hài nhi: bà sẽ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên

là Giêsu. Tên gọi có ý nghĩa, cho biết hài nhi không phải là hậu duệ như những

người khác, đóng kín trong những giới hạn của khả năng loài người: bởi chính

Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi. Ai có thể giải thoát khỏi tội lỗi, nếu không phải

là Thiên Chúa? Lời tiên tri nhận lấy đầy đủ tất cả ý nghĩa: người ta sẽ gọi tên Ngài

là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi. Đức Giêsu ghi tên vào một

gia phả, nhưng Ngài làm nổ tung gia phả đó. Chính Thiên Chúa bước vào trong thế

giới loài người chúng ta.

Tuy nhiên, vai trò của Giuse không phải là tầm thường. Khoa tâm lý hiện đại đã tỏ

cho chúng ta biết tầm quan trọng của hình ảnh người cha đối với việc tạo thành

nhân cách của hài nhi. Chính nhờ gần gũi với Giuse mà Đức Giêsu sẽ học biết

người cha là gì. Chính nơi ông, mà Ngài sẽ nhìn thấy phản ánh nhân loại tình phụ

tử của Thiên Chúa. Biết nói với chúng ta rõ ràng về Cha của Ngài, phải chăng khi

đã nhìn thấy Giuse mà Ngài đã có kinh nghiệm về sự âu yếm của cha: “Ai trong

các anh, nếu đứa con xin bánh mà lại cho một hòn đá ư? Hay, nếu nó xin một con

cá, mà lại cho nó một con rắn?”(7,9-10). Ngài đã học biết rằng, các người cha

dưới đất biết cho con cái mình những sự tốt lành. Ngài đã học biết điều đó nơi

thánh Giuse.

Chúng ta đừng quên rằng, những đoạn văn đến “sau": sau một sự khám phá lâu dài

về con người Giêsu, con của bác thợ mộc, sau những lời nói và những dấu chỉ đã

làm nảy sinh đức tin trong tâm hồn các môn đệ, sau những hồ nghi và sau cùng,

sau một sự chắc chắn về sự phục sinh: phải nhìn nhận rằng, Đức Giêsu đã là một

Đấng khác, để chúng ta có thể hiểu rằng Ngài đã từ nơi khác mà đến. Trong lịch sử

Page 27: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 27 of 793

nhân loại, nguồn gốc thần thiêng của Đức Giêsu là một sự kiện không ai để ý đến,

không ngừng được tranh cãi và chối bỏ: Đó không phải là con bác thợ mộc sao?

Nhờ Thánh Thần, Thiên Chúa dẫn nhập cái mới vào trong thế giới chúng ta. Ngài

đã trở thành Thiên-Chúa-Ở-Cùng-Chúng-Tôi. Chỉ nguyên việc đón nhận cái mới là

chính Đức Giêsu, cái mới mà Ngài đem đến cho cuộc đời chúng ta, có thể dẫn ta

đến chấp nhận điều bất ngờ trong việc Ngài sinh ra. Chính kết quả của việc khám

phá này mà Matthêu muốn gởi gắm cho chúng ta. Chúng ta không thể chấp nhận

nguồn gốc của Đức Giêsu bởi tác động của Chúa Thánh Thần mà không nhìn nhận

là Ngài đến từ Thiên Chúa. Chính khi đã nhìn biết Ngài, chính khi đã hiểu rằng,

Ngài là Đấng khác, thì chúng ta mới có thể đón nhận mầu nhiệm giáng sinh của

Ngài”.

2. “Tính cách làm cha của Giuse đối với Đức Giêsu chắc chắn quan trọng hơn

như gnười ta vẫn thường nghĩ” (Jean-Noel Bezancon, trong “Jésus Christ”

("Petit encyclopédie moderne du christianisme") Desclée de Brouwer, trang 43-

45).

“Tính cách làm cha của Giuse đối với Đức Giêsu quan trọng hơn ta vẫn thường

nghĩ. Để gọi tên Đấng mà tất cả mọi người xưng là Thiên Chúa, để chỉ định sự hiện

diện rất gần gũi mà từ đó Ngài lãnh nhận tất cả mọi sự, hữu thể mà Ngài luôn luôn

ý thức chỉ là một với Ngài, Đức Giêsu tự động dùng lại danh xưng mà Ngài âu

yếm gọi Giuse: “Cha, Ba, Bố”. Và khi phải giải thích sự thật gây kinh ngạc này với

Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa mà Ngài đòi tiếp tục công trình sáng tạo, Đức

Giêsu lại dùng những từ ngữ đơn giản nhất khi còn tập tành ở Nagiarét, trong

xưởng của bác thợ mộc Giuse: “Cho đến bây giờ vẫn làm việc, và Ta cũng vậy, Ta

cũng làm việc... Điều mà Cha làm, thì Con cũng làm giống như vậy. Chính Cha

yêu mến Con, và chỉ cho Con tất cả những gì Ngài làm” (Jn 5,17-20). Chính nơi

những từ ngữ thường ngày, những từ ngữ mà Ngài dùng để diễn tả cuộc đời Ngài,

những mối liên hệ của Ngài, những tình cảm của Ngài, mà Đức Giêsu muốn nói

đối với Ngài, Thiên Chúa là ai. Làm sao không tìm thấy trong tình cảm của cha mẹ

Ngài những từ ngữ đúng đắn nhất để nói cho chúng ta biết mối liên hệ tuyệt đối

duy nhất vốn vẫn hiện diện trong con tim Ngài: “Cha và Ta, Chúng Ta là một” (Jn

Page 28: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 28 of 793

10,30).

ĐÊM NOEL

ĐỨC GIÊSU GIÁNG SINH

(Lc 2, 1-14)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một sự sinh ra âm thầm giữa lòng lịch sử chúng ta:

Nếu thánh Luca, trong lời dẫn nhập, rất muốn làm công việc của nhà viết sử, thì điều

đó không theo ý nghĩa hiện đại của từ ngữ, nhưng chỉ như một nhà thần học nhạy

cảm đặc biệt với lịch sử ơn cứu độ mà thôi.

- Để đăng ký việc Đức Giêsu sinh ra trong lịch sử tổng quát, ông nối kết điều đó với

“một sắc dụ của hoàng đế Augusto, ra lệnh kiểm tra dân số trong tất cả thiên hạ” (một

cuộc kiểm tra dân số không phải là không đặt thành vấn đề lịch sử cho một số nhà

chuyên môn).

- Để giải thích sự liên tục của lịch sử cứu độ và sự hoàn thành của nó trong Đức

Kitô, thánh Luca thích nhấn mạnh mối quan hệ dòng dõi vua David của Đức

Giêsu.

+ Chính là đi về Bêlem, “thành quả của vua David”, mà Giuse, rời bỏ Nagiarét xứ

Galilêa, để được đăng ký trong nguyên quán, bởi vì ông thuộc về nhà và con cháu

vua David”.

+ Chính ở tại Bêlem mà “Maria, vợ ông, đang có thai”, sẽ cho ra đời hài nhi mà bà

cưu mang. Biến cố đã được kể lại với một sự điều độ đáng kể. Giữ một vai trò

quyết định trong việc lên Giêrusalem, giờ đây, Giuse phai mờ đi để nhường cho

Maria nhiệm vụ chủ động: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tả bọc con, rồi đặt nằm

trong máng cỏ” điều này không thể không gợi lên cảnh đặt trong mộ, trong Lc

23,53: “Ông quấn Ngài trong một khăn liệm và đặt Ngài nằm trong huyệt”, bởi lẽ

không có chỗ cho họ trong phòng chung ("phòng chung” sắp tới mà chúng ta sẽ

thấy nơi Luca sẽ là phòng chung cho bữa tiệc ly: Lc 22,11).

Page 29: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 29 of 793

Trái ngược với sự thinh lặng, âm thầm và nghèo nàn của việc sinh ra, thì đây,

“trong vùng chung quanh”, đêm được soi sáng và vang lên lời giải thích ý nghĩa

của biến cố vừa mới được thực hiện trọn vẹn: trời đất đều có liên quan.

Những người đầu tiên đón nhận mạc khải lại là những người cùng đinh thời đó:

“những người chăn chiên”, một trong những hạng người bị xã hội khinh khi nhất,

bị liệt kê ngang hàng với những tội lỗi công khai và những người thu thuế. H.

Cousin giải thích: “Những người chăn chiên có tiếng xấu trong xứ Palestine, là

nơi mà người ta thường coi họ như là không lương thiện và trộm cắp. Kinh Talmud

của Babylone xếp họ vào một bọn có ý nghĩa: “những người chăn chiên, thu thuế

và publicanô thật khó lòng mà sám hối ăn năn”. Những người bị khinh khi, hạ cấp

trong bậc thang xã hội là những người đầu tiên liên hệ trong việc sinh ra của

Đấng có một người mẹ là “người hèn hạ” (1,48),người đem Tin Mừng cho những

người nghèo khổ (4,18). Hài nhi mới sinh ra đã là Đấng gần gũi với những người

tội lỗi và sẽ ăn uống cùng bàn với họ” (15,2) ("L'Evangile de Luc”, Centurion,

trang 38-39).

- Sứ điệp mà “Thiên thần Chúa” nói với họ là “Một Tin Mừng” (một Phúc Âm),

một niềm vui lớn lao. Sứ điệp được gởi “đến cho toàn dân”. Nó liên quan đến việc

sinh hạ của một hài nhi mà tất cả những danh hiệu như “Đấng Cứu Thế”, “Đấng

Thiên Sai”, “Chúa” chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi được trao ban cho em bé đó mà thôi,

bởi vì em bé chính là sự mạc khải sống động của lòng thương xót Thiên Chúa.

“Đấng Cứu Thế”, “Đấng Thiên Sai” ("Đức Kitô"), “Chúa”, là ba danh hiệu phát

xuất từ lời tuyên xưng đức tin phục sinh của Giáo Hội, mà chúng ta sẽ thấy trên

môi miệng của Phêrô (Cv 2,36) và của Phaolô (Cv 13,33).

- “Dấu chỉ” được cung cấp cho những người chăn chiên vùng phụ cận Bêlem

là: “Một hài nhì mới sinh, quấn trong tả và đặt nằm trong máng cỏ”. Chính là để

nói cho những người biết đón nhận dấu chỉ này là, Thiên Chúa muốn thực hiện việc

cứu độ đã hứa bằng một cách gây hoang mang, bất ngờ như thế nào.

R.Meynet diễn giải: “Đấng trước hết đã trở thành sau hết. Ngài là Đấng Cứu Thế,

là Vua, Đấng Thiên Sai, Đấng sẽ được trao ban ngôi báu David, đã được đặt vào

trong máng ăn của súc vật, được quấn bằng những tấm tả, và nằm trong một cái

nôi của vận mệnh, cũng như là Ngài sẽ kết thúc khi nằm trong ngôi mộ mượn tạm,

Page 30: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 30 of 793

quấn trong một chiếc khăn liệm. Và, một cách mâu thuẫn, chính điều đó lại được

coi là dấu chỉ cho những người chăn chiên và những người tín hữu của mọi thời

đại. Dấu chứng của sự vĩ đại của Thiên Chúa là sự bé nhỏ của Ngài, dấu chứng

của quyền lực của Ngài lại chính là sự yếu đuối của Ngài” ("L'Evangile selon saint

Luc, Analyse rhétorique”, Cerf, trang 36).

2. Việc tạ ơn Thiên Chúa “thình lình” xuất hiện.

Về phía trời cao, biến cố được phối hợp với một tầm quan trọng, một sự trọng thể

đi đôi với việc kiểm tra dân số tổng quát của Augusto: “Cùng với thiên thần, có

muôn vàn thiên binh cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên

các tầng trời, và bình an dưới thế cho người Chúa yêu”.Trời và đất đều vui mừng:

kỷ nguyên cứu độ đã bắt đầu. Thiên Chúa, Đấng đặt vinh quang qua việc tha thứ sẽ

đổ tràn đầy trên những người thân của Ngài “sự bình an” mà Ngài đã hứa trong

những ngày cứu độ: không phải là sự an toàn vật chất của “hoà bình Roma” mà lúc

bấy giờ thế giới đang chờ đợi từ hoàng đế Augusto, nhưng là sự sống sung mãn mà

chỉ mình Ngài mới có thể bảo đảm được mà thôi.

Trong đêm, trở lại yên tĩnh của đồng quê Bêlem, những người chăn chiên đã lên

đường “theo lời loan báo”. “Họ khám phá ra Maria và Giuse, với hài nhi mới sinh

nằm trong máng ăn súc vật”. Rồi, như là kiểu mẫu của những nhà truyền giáo Kitô

mà Luca sẽ trình bày trong cuốn sách thứ hai, sách Tông Đồ Công Vụ, họ ra về,

vừa đi vừa tạ ơn Thiên Chúa “vì tất cả những điều họ đã thấy và đã nghe”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Một tình yêu được diễn tả qua sự yếu đuối của một hài nhi mới

sinh” (J.Potel, trong Jesus, I'histoire vraie”, Centurion, 1994, trang 94).

“Bà sinh con trai đầu lòng. Bà lấy tả bọc con và đặt nằm trong máng ăn súc vật, vì

không có chỗ cho họ trong nhà trọ”. Khó mà nói một cách đơn giản hơn điều mà

người ta xem như là một trong những mầu nhiệm lớn lao nhất: Việc sinh ra của Con

Thiên Chúa ở giữa loài người! Thông tin này trước hết sẽ liên quan đến những người

chăn chiên, một nghề bị các người cầm quyền tôn giáo Israel khinh khi. Tuy nhiên,

thiên thần đã thông tin cho họ. Tin Mừng Đấng Cứu Thế đến với những người

Page 31: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 31 of 793

nghèo, những người mà Đức Giêsu sẽ tuyên bố là những người có phúc. Họ sẽ

không tìm thấy Đấng Cứu thế trong một dinh thự. Ngài chỉ là một hài nhi nằm trong

máng ăn của súc vật.

“Đây là dấu chỉ cho anh em: anh em sẽ gặp một trẻ sơ sinh bọc tả, nằm trong

máng cỏ”. Đức tin cũng đòi hỏi những người nghèo trút bỏ những khát vọng thầm

kín nhất: sự can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa không được tỏ lộ ra bằng những

hành động hiếu chiến, như là Israel đã mong đợi trong suốt lịch sử của mình. Nó

loan báo tình yêu của Chúa qua sự yếu đuối của một trẻ sơ sinh. Các thiên thần

mừng hát: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao, và bình an dưới thế cho người

Chúa yêu”.Thiên Chúa yêu thương loài người và muốn trao ban bình an cho họ.

Người sẽ không thiết lập bình an bằng sức mạnh của vũ khí, mà bằng em bé nghèo

hèn này”.

2. “Sự khiêm nhường của Thiên Chúa” (Mgr. L.Daloz, trong “Dieu a visiti son

peuple”, Desclée, de Brouwer, trang 20).

“Chúng ta thuộc lòng câu chuyện Đức Giêsu sinh ra. Nó vừa quen thuộc, vừa mầu

nhiệm. Cũng như toàn bộ hai chương đầu của thánh Luca, nó liên kết những hoàn

cảnh cụ thể, rõ ràng, với sự thâm nhập của sự can thiệp từ nơi khác. Những nơi

chốn, những thời điểm, những con người được xác định rõ ràng: Đó là Bêlem lúc

kiểm tra dân số, phòng trọ, máng ăn súc vật. Đó là Maria và Giuse, thuộc dòng dõi

vua David, đến đăng ký tên họ trong thành của tổ tiên mình; những người chăn

chiên canh giữ đoàn vật ban đêm. Đó không phải là những con người vĩ đại, cũng

không phải là những biến cố được lưu giữ lại trong lịch sử các quốc gia. Trong

những hoàn cảnh tầm thường này, một thế giới huyền bí tỏ hiện: các thiên thần,

vinh quang Chúa, một lời loan báo kỳ lạ, Một sự chứng nhận, một mạc khải: hài

nhi mới sinh là Đấng Cứu thế, là Đức Kitô, là Chúa, và việc Ngài đến là một niềm

vui lớn lao cho toàn dân. Dấu chỉ để nhận ra không có gì là đặc biệt: “anh em sẽ

trông thấy một trẻ sơ sinh, bọc trong tả và nằm trong máng ăn súc vật...”. Vừa

mới sinh ra, Đức Giêsu đã được chỉ định, và những nhân chứng đầu tiên là những

người chăn chiên, cho thế giới của những người khiêm nhường. Thiên Chúa luôn

xuất hiện như thế trong sự khiêm nhường, giữa những biến cố hằng ngày, và sự tỏ

Page 32: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 32 of 793

hiện của Ngài không có ồn ào, nhưng kín đáo. Để nhận ra sự xuất hiện của Ngài,

phải biết lắng nghe lời của các nhân chứng, phải biết đón nhận sứ điệp hướng về

một nơi khác. Nếu chúng ta biết chú ý, những hoàn cảnh bình thường nhất cũng

được soi rõ bằng một thứ ánh sáng mới, ánh sáng của “vinh quang Thiên Chúa”, nó

không làm loà mắt, nó nói cho những người khiêm hạ. Bấy giờ Thiên Chúa có thể

đến ở giữa chúng ta. Đức Giêsu đã đến như thế đó!”.

NGÀY LỄ GIÁNG SINH

VÀ NGÔI LỜI ĐÃ MẶC LẤY XÁC PHÀM

(Ga 1, 1-18)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

+ Bài ca thay lời mở đầu.

Matthêu mở đầu tác phẩm bằng gia phả Đức Giêsu, con vua David, con Abraham.

Luca mở đầu “câu chuyện về những biến cố đã được thực hiện giữa chúng ta” (1,1)

bằng một trình bày tỉ mỉ về thời thơ ấu của Chúa Giêsu: cuộc đời Đức Kitô vừa

được dẫn nhập, vừa được báo trước. Còn Marco thì, như chúng ta đã thấy trong

Chúa nhật thứ II Mùa Vọng, bằng lòng đặt cho cuốn sách của ông một đề tựa rất có

ý nghĩa: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”.

Còn Gioan khai mào Phúc Âm bằng một bài ca, mà nhiều nhà chú giải nghĩ đã

được hát trong cộng đoàn Kitô giáo của Gioan trước khi được đặt vào đầu sách

Phúc Âm thứ tư. Theo kiểu “mở đầu” của một bản nhạc giao hưởng, hay hơn nữa,

theo kiểu một chương cuối, bài ca ngợi khen phối hợp các chủ đề bằng một lối nói

ngắn gọn có hiệu quả.

Alain Marchadour giải thích: “Đi tìm cho Phúc Âm của mình một dẫn nhập, Gioan

đã chọn bài ca ngợi khen, một đoạn mở đầu rất du dương, tuần tự kể ra những chủ

đề lớn của Phúc Âm: Đức Giêsu mà Phúc Âm sắp kể lại lịch sử giữa loài người,

được giới thiệu ở đây với nguồn gốc và khởi đầu của Ngài. Ngài là “Ngôi Lời” có

trước từ khởi thuỷ, thân mật với Thiên Chúa (Ngài hướng về Thiên Chúa) đến nỗi

Page 33: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 33 of 793

thi sĩ khẳng định Ngài là Thiên Chúa. Vai trò của Ngài đối với loài người vượt

khỏi dân Israel, bởi vì Ngài là Đấng tạo hoá, là Sự Sống và Ánh Sáng cho tất cả

những ai sinh ra trong trần gian? Nhập thể đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử Ngôi

Lời, cuộc gặp gỡ quyết định với loài người, và dân Do Thái: Kẻ thì ruồng bỏ,

người thì đón nhận: đó là cộng đoàn Kitô hữu. Bài ca ngợi khen này long trọng kể

lại hành trình của Ngôi Lời từ khi còn ở nơi Thiên Chúa (1,2), đến giữa loài người

(3-5), chọn Israel (9-11), rồi việc Nhập thể (14) cho đến việc Ngài lại đến, “Ngài

là Đấng ở trong Thiên Chúa Cha” (L'Evangile de Jean, Centurion, 1992, trang 31).

Chúng ta hãy triển khai bài ca ngợi, từng đoạn một.

- Gốc tích huyền nhiệm của Đức Giêsu, Ngôi Lời Tác Tạo:

+ Hai chữ đầu tiên: “khởi đầu” liên kết việc Đức Giêsu đến với những chương đầu

của sách Sáng Thế. Như vậy, Đức Giêsu được đọc lại từ lúc khởi đầu của mạc

khải: trong suốt cuốn Phúc Âm, Ngài được giới thiệu như là kết quả của tất cả

những mạc khải, là Đấng mạc khải tối cao, tặng vật cuối cùng của Thiên Chúa, con

đường duy nhất có thể đạt tới ơn cứu độ, khuôn mặt Thiên Chúa ở giữa loài

người"(A. Marchadour, O.C. trang 34).

+ “Ngôi Lời Thiên Chúa” (thuật ngữ riêng của Gioan trong Tân Ước) trước hết

được giới thiệu trong việc Ngài đã có từ trước muôn thuở, tính thân mật vĩnh cửu

với Thiên Chúa Cha, sự phân biệt của Ngài với Cha Ngài, thiên tính của

Ngài: “Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa, Ngôi Lời là Thiên Chúa”.

Tiếp đến, bài ca ngợi khen loan báo tính cách phổ quát của công trình sáng tạo của

Đấng là Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa: “Nhờ Ngài, tất cả được tạo thành, và

không có Ngài thì chẳng có gì được tạo thành”. Đồng thời, Ngài ban sự sống cho

thế giới, Ngài đưa thế giới đến sự hiện hữu.

- Ngôi Lời Thiên Chúa, Ánh sáng và sự sống cho nhân loại.

Gần với Thiên Chúa, và là chính Thiên Chúa, từ khởi thuỷ Ngôi Lời sống mối liên

lạc duy nhất với con người. Ngài không chỉ là tạo hoá; Ngài là “Sự Sống” và “Ánh

Sáng”. Ngài không chỉ là nguồn mạch của tất cả sự sống; kết quả của sự hiện diện

Ngài giữa loài người là sự biểu lộ và hiệp thông của đời sống siêu nhiên. Ngài

cũng là Ánh Sáng: không phải là ánh sáng vũ trụ, mà là Ánh Sáng thần thiêng và

siêu nhiêu, ánh sáng đưa dẫn loài người.

Page 34: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 34 of 793

- Lời chứng của Gioan Tẩy Giả.

Trái ngược một cách đặc biệt với sự trang trọng của những câu đầu của Phần Mở

đầu, đây là cảnh Gioan Tẩy Giả xuất hiện: “Có một người...”.

Có một nhân chứng đi trước, báo cho biết Ánh Sáng đã đến trong thế gian: Gioan,

con ông Giacaria. Nhân vật này quan trọng vì đã được Thiên Chúa sai đến và đã

lãnh nhận sứ mạng làm chứng cho Ánh Sáng. Với tư cách là tiền hô, ông đưa dẫn

về niềm tin vào Đấng là Ánh Sáng và là Đấng phải chiếm lấy tất cả vị trí: “Người

này không phải là Ánh Sáng, nhưng ông đến để làm chứng cho ánh sáng”.

- Ánh Sáng đã đến trong thế gian.

+ Nhưng khi đến trong thế gian, Ánh Sáng đã đụng phải sự từ chối và loại bỏ của

loài người. Thế gian được Ngôi Lời tạo thành đã từ chối Ánh Sáng, đó là một sự

vấp phạm lớn lao (scandale): “Ngài đến trong thế gian, nhờ Ngài mà thế gian được

tạo thành, nhưng thế gian đã không nhìn nhận Ngài”. Còn một vấp phạm lớn hơn

nữa: đó là “những gia nhân Ngài”, dân của Lời Hứa, dân của Lời giao ước, “đã

không đón nhận Ngài”.

+ Ngược lại, “những ai đón nhận Ngài”, là người Do Thái hay không, “thì Ngài

ban cho quyền trở thành Con Thiên Chúa”.

- Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm.

+ “Ngôi Lời đã trở thành nhục thể: “Gioan không viết là Ngài đã làm người; ông

công bố là, Ngài đã trở thành “nhục thể": không phải là một từ ngữ chỉ định thân

xác đối chọi với linh hồn, nhưng chỉ định con người với khía cạnh mỏng dòn và dễ

bị huỷ diệt.

+ “Ngài đã ở giữa chúng tôi” (nói theo văn chương: “Ngài đã cắm lều ở giữa chúng

tôi"): đối với các độc giả của Ngài, từ ngữ gợi lên ngay “chỗ ở của Thiên Chúa” ở

giữa dân Ngài. Sự hiện diện này của Chúa ở giữa các gia nhân Ngài được tượng

trưng ngày xưa bởi Lều Tạm trong sa mạc, trong thời Xuất Hành, rồi bằng Đền

Thờ Giêrusalem, giờ đây đã được thực hiện một cách tuyệt hảo và cuối cùng, nơi

Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người (Ga 2,19-22: ”...Ngài nói về Đền thờ thân thể

Ngài").

+ “Và chúng tôi đã thấy vinh quang của Ngài": trong con người Đức Giêsu, cộng

đoàn của Gioan khẳng định là đã biết nhìn thấy Vinh Quang của Thiên Chúa, một đặc

Page 35: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 35 of 793

tính, một sự toả sáng mạc khải Thiên Chúa.

- Đức Giêsu Kitô đã mạc khải Thiên Chúa vô hình.

“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ: Con một Ngài là Đấng ở nơi cung lòng

Thiên Chúa Cha, chính Ngài đã tỏ cho chúng ta biết”.

Jean Pierre nhận xét: “Khởi đi từ Ngôi Lời nơi Chúa, bài ca ngợi khen kết thúc

bằng việc nêu lên “Người Con duy nhất nơi cung lòng Thiên Chúa Cha": đó chính

là diễn biến cuộc đời của Đức Giêsu, như sẽ được tóm tắt lại vào lúc cuối: “biết

rằng Ngài bởi Cha mà ra và Ngài trở về với Thiên Chúa”(13,3). Nhưng ngay trong

việc lên tới Đấng mà chỉ mình Ngài biết ("Không có ai đã trông thấy Thiên Chúa,

cả Môisen cũng thế!"), Ngài muốn đưa chúng ta đi theo Ngài: “Ta ở đâu, các con

cũng ở đó”(14,3). Hơn thế nữa, Ngài đã đưa dẫn chúng ta vào tình thân mật

này: “nếu ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và

chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy” (14,23) ("lire la Bible” n.52, trang 34-35).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể” (Jean-Noel Bezancon, “Jésus le Christ”

“Petite encyclopédie du christianisme”, Desclée de Brouwer, 1988, trang 98-100).

“Truyền thống Do Thái đã suy ngẫm tỉ mỉ về Ngôi Lời Thiên Chúa. Sách Sáng Thế

đã làm chứng điều đó: lúc khởi nguyên, Thiên Chúa nói, Thiên Chúa phán, và tất

cả những gì Thiên chúa phán, trời và đất, ánh sáng, rồi sự sống, tất cả đều hiện hữu

chỉ bởi sức mạnh lời này. Và dân Israel đã có kinh nghiệm này trong suốt lịch sử của

họ: chỉ bởi lời Ngài, Thiên Chúa giải thoát dân Ngài khỏi Ai Cập, hay khỏi Babylon,

Ngài dẫn dắt họ, Ngài nuôi dưỡng họ, Ngài hướng dẫn họ. Ngài tỏ mình ra cho họ

biết Ngài như là người đồng minh, một đối tác, một người bạn, và cả một người

chồng rất mực yêu thương. Lời Chúa như thế chính là sự gần gũi, trung tín, âu yếm,

sự chắc chắn của sự hiện diện của của giao ước.

Các môn đệ đã nhận thấy lời sáng tạo, giải thoát, yêu thương này nơi Đức Giêsu.

Ngài chính là lời vĩnh cửu và duy nhất của Chúa Cha, nhờ đó Ngài đã tạo thành thế

giới (Dt 1,2), và dẫn đưa dân Ngài. Nơi Đức Giêsu, lời này đã nhập thể. Nó không

còn là những ngôn từ, luôn luôn cách xa. Nó đã trở thành một cuộc sống con

Page 36: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 36 of 793

người, gần gũi, đụng chạm được và có thể bị thương tổn. Gioan loan báo:“Ngôi

Lời đã mặc lấy xác phàm” (1,14).

Và, từ sự kiện đó, một cuộc sống con người đã trở thành lời Thiên Chúa. Nếu cuộc

đời Đức Giêsu, trong những cử chỉ bình thường nhất và cho đến cả cái chết của Ngài

như thế, có thể tỏ lộ cho biết Thiên Chúa, thì từ nay, tất cả đời người, khi lặp lại

cũng những cử chỉ đó, khi phỏng theo cũng cách xử sự đó, được thúc đẩy bởi cũng

mỗi Thánh Thần, cũng có thể phản ánh cái gì đó của Thiên Chúa, trong khát vọng

được chia sẻ và hiệp thông”.

2. “Sự khởi đầu đích thực mạc khải mầu nhiệm con người Đức Giêsu” (Alain

Marchadour, “Les Evangiles au feu de la critique” Bayard Editions Centurion,

1995).

“Chúng ta có thể nói rằng, Phúc Âm của Gioan, có khác với các Phúc Âm khác đến

thế nào đi nữa, cũng có cái hay là đã đưa dẫn đến nơi đến chốn vấn đề căn bản đã làm

bối rối cho ba tác giả kia. Tất cả các Phúc Âm chỉ có lý do tồn tại là giới thiệu khuôn

mặt của Đức Giêsu và bày tỏ mầu nhiệm đó. Mỗi người một cách, nhưng hơn những

người khác, Gioan tập trung tình tiết vào mầu nhiệm Đức Giêsu. Đề tựa tác phẩm của

ông bằng một đoạn mở đầu, ông đã thành công nối kết sự khởi đầu đích thực, bày tỏ

mầu nhiệm con người của Đức Giêsu: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời”.

Như thế, khi thời gian bất động của vĩnh cửu mở ra về hướng lịch sử và thời gian, thì

lịch sử nhân loại của Ngôi Lời bắt đầu... “và Ngôi Lời đã trở thành nhục thể”. Điều

thần thiêng của “Ngôi Lời” chứa đựng đã không còn có thể nhìn thấy được. Chỉ còn

cho thấy nhục thể. Nghĩa là con người trong chiều kích mỏng dòn, phù du và đau khổ.

Từ nay chỉ còn con người tồn tại, và cái được thua của tất cả các Phúc Âm nằm ở chỗ

nhận ra, trong con người này, Thiên Chúa hiện ra rõ ràng cho con người. Tin hay

không tin: đó là việc phải chọn lựa một trong hai mà mỗi người Do Thái (và qua họ,

tất cả mọi người) phải đương đầu”.

LỄ THÁNH GIA

Page 37: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 37 of 793

CON ĐƯỜNG CỦA KITÔ HỮU THEO CHÂN ĐỨC GIÊSU

(Mt 2, 12-15.19-23)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một truyện kể tỉ mỉ về thời thơ ấu.

Việc báo tin cho Giuse mà ta đọc Chúa nhật trước vẫn còn rõ như in trong trí nhớ,

nên ta dễ liên hệ đến bài Phúc Âm Chúa nhật này: cũng thiên thần hiện ra trong

giấc ngủ truyền cho Giuse một mệnh lệnh liên hệ đến Maria và trẻ thơ sắp sinh ra;

cũng trích dẫn những lời tiên tri được thực hiện; cũng thái độ im lặng đón nhận và

mau mắn thi hành của Giuse. Hơn nữa, bài Phúc Âm hôm nay sử dụng 2 lần cùng

một lược đồ: ta có thể xếp thành 2 cột song song như sau:

1. Bối cảnh

Sau khi các đạo sĩ đi rồi

1. Bối cảnh

Sau khi Hêrôđê băng hà

2. Thiên thần hiện ra với

Giuse và truyền lệnh

Giuse.

2. Thiên thần hiện ra với

Giuse và truyền

lệnhGiuse.

3. Giuse mau mắn thi

hành

3. Giuse mau mắn thi

hành

4. Trích dẫn Kinh Thánh 4. Trích dẫn Kinh Thánh

“Thế là ứng nghiệm...”

Dưới hình thức ngây thơ, Phúc Âm Thời thơ ấu theo thánh Matthêu thực ra đã

được chuẩn bị rất trí thức và giàu ý nghĩa.

- Đừng quên rằng Matthêu nói với các Kitô hữu gốc Do Thái, tâm hồn thấm đẫm

Kinh Thánh và được nuôi dưỡng bằng những bài chủ giải Kinh Thánh trong các hội

đường. Không lạ gì khi thấy thánh sử, vì muốn minh chứng rằng Đức Giêsu qui tụ

tất cả niềm hy vọng của Israel và đã làm ứng nghiệm các lời Kinh Thánh, thường

xuyên trích dẫn các bản văn Kinh Thánh và các lời chú giải. Về vấn đề này, ta có thể

đọc những trang sách rất khúc chiết của Charles Perrot trong “Cahiers - Evangile số

18” trang 11 và kế tiếp.

- Không như Luca, Matthêu không tìm kích thích trí tưởng tượng hoặc thoả mãn óc

Page 38: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 38 of 793

tò mò của ta bằng một vài chi tiết lịch sử kỳ thú. Ông chỉ muốn cho ta hiệp

thông “với các Kitô hữu tiên khởi trong cuộc truy tìm, say sưa niềm tin vào Đức

Giêsu, Con Thiên Chúa”. Ánh sáng Phục Sinh soi dọi tới tận ngọn nguồn làm ta

khám phá và cùng với cộng đoàn sơ khai, tuyên xưng Con Thiên Chúa và Đấng

Cứu độ gian trần trong con trẻ sinh bởi lòng Đức Maria. Những biến cố thời thơ ấu

đã cho thấy trước những điều mà cái chết và sự Phục Sinh khai mở về Đức Giêsu:

vị tiên tri người “Galilê” (người Nadarét”, Giêsu (Thiên Chúa cứu) là Emmanuel

(Thiên Chúa ở cùng ta). Người là “Con”, con David sinh tại Bêlem và Con Thiên

Chúa; Người là Môsê mới khai mạc cuộc Xuất hành mới.

2. Môsê mới, Xuất hành mới

Nếu chú ý, ta sẽ thấy bản văn này song song một cách kỳ lạ với truyện về Môsê.

- Ngày xưa Pharaô đôi lúc đã truyền tiêu diệt trẻ nam sơ sinh của dân Do Thái.

Chúa Giêsu vừa sinh ra thì Hêrôđê độc dữ cũng truyền “tàn sát mọi trẻ nam từ 2

tuổi trở xuống tại Bêlem và các vùng phụ cận”.

- Ngày xưa, Môsê đã được cứu thoát cách kỳ diệu và đã chạy trốn ra nước ngoài

trước khi đương đầu công khai và sau khi được tấn phong làm tiên tri tại “bụi gai

cháy đỏ” (Ex 3,1-12).

Đức Giêsu cũng đã trốn thoát khỏi tay bạo chúa. Đã chạy trốn sang Ai Cập, trở lại

quê nhà rao giảng Tin Mừng sau khi được tấn phong làm Messia lúc chịu phép rửa

tại sông Giođan.

- Ngày xưa, Môsê quay trở lại Ai Cập khi cơn nguy hiểm đã qua “vì những kẻ

muốn hại ông đều đã qua đời” (Ex 4,19-20). Cái chết của Pharaô tạo cơ hội cho

việc giải phóng dân Thiên Chúa.

Chúa Giêsu cũng trở lại quê hương khi nguy hiểm đã hết, “vì Hêrôđê đã băng

hà”. Cái chết của Hêrôđê tạo cơ hội cho Chúa Giêsu trở về và công cuộc giải

phóng dân mới bắt đầu.

- Ngày xưa, Môsê vâng lời Thiên Chúa: “Vậy, Môsê đem vợ con cỡi lừa (việc

Chúa Giêsu cỡi lừa trốn sang Ai Cập phát xuất từ truyện Môsê) và trở lại Ai Cập

(Ex 4,19-20).

Trong Phúc Âm thời thơ ấu của Chúa Giêsu, Giuse lúc nào cũng nêu gương vâng

Page 39: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 39 of 793

lời. Sự im lặng mà Matthêu ghi nhận làm nổi bật đức tin trong hành động của

Ngài “Giuse chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trốn sang Ai Cập... Giuse chỗi dậy,

đem con trẻ và mẹ Ngài trở lại Israel”.

Câu kết của phần I đoạn Phúc Âm rất đậm đà ý nghĩa “Từ Ai Cập, Ta đã gọi con

Ta về”. Câu này mượn trong Osê (11,1) để ca tụng tình thương Thiên Chúa Người

đã đưa Israel “đứa con đầu lòng”(Ex 14,23) ra khỏi Ai Cập. Khi làm ứng nghiệm

lời Kinh Thánh, Đức Giêsu tái tạo lịch sử dân Người. Là Môsê mới, Ngài đến khai

mở một cuộc Xuất hành mới và vĩnh viễn cho một dân tộc mới.

“Ai Cập tượng trưng cho sự áp bức, Cl. Tassin chú giải. Đó là khởi điểm của cuộc

Xuất hành, từ con đường giải phóng tiến về miền Đất Hứa. Qua đoạn tường thuật

vắn tắt này, Đức Giêsu trở nên liên đới với dân Người khi đảm nhận lịch sử đầy

thử thách của dân, như lời dẫn tiên tri Osê đã chú thích... Tuy nhiên, phải làm

quen với kiểu người Do Thái trích dẫn Kinh Thánh ở đây. Nếu có ai nói: “Lũ chuột

nhảy múa”, ta sẽ tự nhiên nghĩ đến vế đối thứ 1: “Khi mèo ra đi”. Cũng vậy, các

độc giả người Do Thái của Matthêu sẽ dùng trí nhớ bổ túc đoạn văn của Osê:

“Khi Israel còn thơ, Ta đã yêu quí nó và từ Ai Cập, Ta đã gọi con Ta về”. Như thế

ý nghĩa mới trọn vẹn: trẻ thơ Giêsu chính là trẻ thơ Israel: Ngài thâu tóm nơi bản

thân ơn gọi và vận mệnh của dân được tuyển chọn, trước khi đoạn Phúc Âm kế tiếp

mạc khải Ngài là Con, hơn hẳn dân bị áp bức mà Thiên Chúa nói với Pharaô

“Con đầu lòng của tôi, đó là Israel..”. Hãy để con ta ra đi!” (Ex 4,22-23) (Mt,

Centusion, 1991, trang, 33-34).

3. Một dân tộc có tầm cỡ hoàn vũ

Tuy vậy, cuộc Xuất hành này không hướng về Giuđêa, nơi không bị đa thần giáo

xâm phạm, trái lại hướng tới “Galilê, nơi giao lưu các dân ngoại” (Mt 4,15), xứ sở

dân cư pha tạp, đất vãng lai, bị khinh miệt: Dân mới mà Đức Giêsu vừa thiết lập, là

một dân liên kết các dân ngoại ngoan ngoãn lắng nghe Phúc Âm vào với dân Do

Thái.

Chính tại Galilê mà Đức Giêsu sẽ bắt đầu sứ vụ công khai (4,15-18) và cũng chính

tại đây, Đấng Phục Sinh đã hẹn gặp các tông đồ để trao phó cho họ sứ mệnh có tầm

cỡ hoàn vũ: “Hãy đi, hãy làm cho mọi dân tộc thành môn đệ Ta...” (28,18).

Page 40: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 40 of 793

Đối với Matthêu và các độc giả của Ngài, việc trở về Galilê đã tiên báo việc mở cửa

Giáo Hội cho dân ngoại. Dân mới không còn bị giới hạn vào biên cương Israel,

nhưng sẽ có tầm vóc hoàn vũ. “Vậy, Đức Giêsu đã chuẩn bị cho sứ mệnh hoàn vũ

của mình” (Cl. Tassin p.36).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Không ai có thể cản trở ý định của Thiên Chúa (J.Potel, “Giêsu, lịch sử đích

thực”, Cantenion, 494, trang 99-100).

Không ai có thể cản trở ý định của Thiên Chúa. Pharaô đã tính trừ khử mọi trẻ em

Do Thái. Chương trình thất bại vì Môsê được công chúa con Pharaô cứu. Thiên

Chúa đã giải phóng dân Ngài và đã dẫn đưa dân về miền Đất Hứa. Hôm nay, lại

một nghịch lý nữa, Đấng Cứu Thế tị nạn sang Ai Cập! Điều đó chứng tỏ rằng

Thiên Chúa vẫn tự mình hướng dẫn các biến cố, như những lời Kinh Thánh được

Matthêu trưng dẫn đã chứng tỏ. Đấng Cứu Thế xuất hiện như một Môsê mới, như

sự nhập thể của Israel mới khi vượt qua sa mạc Sinai, cũng như xưa, dân được

tuyển chọn đã đi dưới sự hướng dẫn của Môsê.

Cuộc lưu đày này chỉ là tạm bợ. Thiên Chúa gọi Ngài trở lại Israel. Người ta tưởng

Đấng Cứu Thế sẽ định cư ở Giuđê, nơi Ngài sinh ra, hoặc ở Giêrusalem. Nhưng

con trai Hêrôđê, vua Archélaos, cũng tàn ác như cha. Nên Thiên Chúa sai Giuse

đem gia đình đến định cư tại Nadarét trong miền Galilê. Matthêu nhìn thấy trong

sự kiện này ứng nghiệm một lời tiên tri: “Người sẽ được gọi là Nazorées": từ ngữ

có nghĩa là “người tuân giữ”, như những đứa trẻ, Gioan Baotixita chẳng hạn, được

cung hiến cho Thiên Chúa ngay từ trong lòng mẹ. Nhưng từ ngữ chỉ giản đơn nói

Ngài là cư dân Nadarét. Matthêu đua tranh với các rabbi Do Thái về sự tinh tế

trong việc sử dụng các bản văn Kinh Thánh! Dù sao, điều chính yếu là Đức Giêsu

Đấng Cứu Thế sẽ tỏ mình ra trước hết tại Galilê của các dân tộc, trong thành phố

mà dân Do Thái và dân ngoại chung sống, cũng như trong các cộng đoàn Kitô hữu

vào lúc Ngài soạn thảo sách Phúc Âm, có lẽ khoảng năm 80.

2. Những truyện kể dạy ta đọc lại lịch sử (Mgr. L. Daloz, “Le règne des cieu

s'est approché, DDB, 1994, trang 21).

Page 41: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 41 of 793

Những truyện kể ấy dạy ta đọc lại lịch sử. Ánh mắt ta thường dừng lại nơi những

biến cố dễ thấy nhất; những biến cố ấy thường mờ đục và có khi nghiền nát ta... Để

đọc được niềm hy vọng trong lịch sử đời ta, lịch sử thế giới, lịch sử đời sống, cần

phải nghe lời Thiên Chúa nói với ta như Giuse. Nếu ta chăm chú lắng nghe và

trung tín với lời Ngài, thì Ngài sẽ trở thành ánh sáng xuyên thủng lớp mờ đục của

các biến cố. Lời Chúa sẽ cho ta thấy đâu là ý định với thánh ý của Người đối với

thế giới, và với ta. Lời Chúa giúp ta nhận định điều quan trọng. Lời Chúa cho thấy

những dấu chỉ hy vọng trong những hoàn cảnh vô vọng đối với loài người. Lời

Chúa dạy ta biết sống như Giuse với sự mau mắn và thấu hiểu xuyên qua tấm màn

các biến cố. Chỉ đọc thoáng qua, ánh sáng Lời Chúa giống như “một giấc

mơ”, một không tưởng. Tuy nhiên, đó chính là khải thị lớn nhất, khải thị của con

mắt đức tin. Lúc đó bóng tối đức tin biến thành ánh sáng rực rỡ, sự vâng lời của

đức tin trở thành con đường tự do. Không hẳn là ngay sau đó ta nhận ra sự hiện

diện của Thiên Chúa trong các biến cố đời mình đâu. Mỗi biến cố không mang

trong mình trọn vẹn ý nghĩa: nó chỉ thúc đẩy ta hành động, truy tìm, đức tin đâu

miễn cho ta khỏi do dự, nghi nan, tăm tối. Đức tin chỉ khơi dậy dự do, và trách

nhiệm. Ta đâu thể bước đi mà không lầm lạc, không yếu đuối, không tội lỗi. Chỉ

đến chung cuộc, khi ta thấy Thiên Chúa diện đối diện, ý nghĩa trọn vẹn của đời ta

mới được giải mã. Chỉ đến chung cuộc của thời gian mục đích mà thế giới hướng

tới mới biểu lộ. Từ nay tới lúc ấy, ta phải luôn kiên nhẫn và trung thành: chúng ta

bước tới trong đức tin.

LỄ HIỂN LINH

DÂN NGOẠI NHẬN BIẾT ĐỨC GIÊSU LÀ MESSIA

(Mt 2, 1-12)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Đọc lại bản văn dưới ánh sáng Phục Sinh.

Page 42: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 42 of 793

Đừng để cho những hình thức ngây thơ bên ngoài của truyện kể lạm dụng ta, vì

chúng được cấu tạo với một nghệ thuật siêu đẳng. Trong cả hai chương nói về thời

thơ ấu của Đức Giêsu, mục đích của thánh sử Matthêu không nhằm thoả mãn óc tò

mò của ta khi thu thập vài kỷ niệm sâu sắc. Dự kiến của Ngài thuộc bình diện thần

học: Dưới ánh sáng Phục Sinh, hãy ngược lên tận nguồn gốc Đức Giêsu để tìm ra

mầm mống nào đã làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh và sau này triển nở trong đời

sống và Phục Sinh của Ngài.

A. Marchadour đã nói: “Tác giả Kinh Thánh không truy tìm sự chính xác lịch sử

như chúng ta, những người bị ảnh hưởng thuyết thực nghiệm, cần ghi nhớ rằng

mọi truyện kể về thời thơ ấu đều được hình thành từ những biến cố đến sau, rồi

mới được thêm thắt vào. Hiện tượng đọc lại quá khứ dưới ánh sáng hiện tại, tầm

quan trọng của Kinh Thánh như những “lời sấm”, sự huy hoàng của lễ Phục Sinh

khai mở căn tính của Đức Giêsu; tất cả những điều đó cho phép hiểu rằng những

truyện kể về thời thơ ấu đều được viết lại và sự chính xác trong lịch sử không phải

là mối bận tâm hàng đầu của người viết” (Les dossrers de la Bible, n.44, j.5).

2. Một truyện kể đặc biệt giàu biểu tượng.

Truyện kể dễ dàng chia ra làm 2 phần

1. Ở Giêrusalem: cung đình Hêrôđê.

- Các đạo sĩ - có lẽ là các nhà chiêm tinh người Babylon chuyên tìm chân lý nơi

các vì sao - đã lên đường đi Giêrusalem để thờ lạy “vua người Do Thái” mà 1 ngôi

sao đã loan báo.

- Nhưng để tìm thấy người muốn tìm, ngôi sao không đủ. Các đạo sĩ cần đến dân

Do Thái và Kinh Thánh của họ.

Nghe họ hỏi, Hêrôđê và các cấp giáo quyền ở Giêrusalem mới khảo sát các lời sấm

liên quan đến Đấng Messia.

- Các cấp thẩm quyền Do Thái đã giải nghĩa chính xác lời các tiên tri, nhưng họ

vẫn không rời Giêrusalem.

2. Tại Bêlem, vua Giêsu.

- Nhờ ngôi sao (văn hoá của họ) và Kinh Thánh (Lời Chúa nói cho Israel) các đạo

sĩ đã tới Bêlem.

Page 43: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 43 of 793

- Họ thấy Đức Giêsu và thờ lạy Ngài.

- Biết toan tính sát nhân của vua Hêrôđê, các đạo sĩ theo “đường khác” mà về.

Ba mâu thuẫn - báo trước khổ nạn - kết thành khung truyện kể rất công phu này.

1. Giêrusalem. Thủ đô chính trị và tôn giáo từ chối tiếp nhận Đấng đến hoàn thành

lời hứa, mâu thuẫn với Bêlem nơi con vua David giáng sinh như lời các tiên tri đã

loan báo.

2. Các thủ lĩnh tôn giáo Israel, những người nhờ Kinh Thánh mà hiểu biết nhưng lại

chẳng chú ý tới Kinh Thánh, mâu thuẫn với các đạo sĩ nước ngoài, những người ngoại

đạo lo truy tìm, lên đường và đã thấy!

3. Hêrôđê được gọi là “vua”, lo sợ mất ngai vàng, mâu thuẫn với trẻ thơ ở Bêlem là

vua đích thực.

- Nơi Ngài ứng nghiệm lời sấm trong Isaia 60 loan báo ngày vô số dân ngoại sẽ

tuốn về Giêrusalem mang theo lễ vật và sự phú túc của họ.

- Nơi Ngài ứng nghiệm lời sấm trong Mikê 5,1 nói về Bêlem, nơi Đấng Cứu thế

giáng sinh: “còn ngươi, hỡi Bêlem xứ Giuđêa, ngươi đâu phải là thành phố nhỏ bé

nhất trong xứ Giuđêa, vì từ nơi ngươi xuất phát vị thủ lãnh, Ngài sẽ là mục tử nhà

Israel”.

- Nơi Ngài ứng nghiệm lời sấm của Balaam kẻ ngoại đạo, trong sách Dân số 24 đã

loan báo một ngày kia “ngôi sao Jacob” sẽ mọc lên.

Như thế, qua cấu trúc và lời văn rất tinh tế, truyện kể đã công bố căn tính kỳ diệu

của Đức Giêsu, báo trước tác vụ của Ngài, việc các thủ lãnh dân Ngài chối bỏ và

cũng báo trước việc dân ngoai gia nhập Giáo Hội. Tóm lại theo Claude Tassin, ta

có ở đây dạng một “Phúc Âm thu nhỏ”.

Francois Broossiet tóm tắt: “Lồng vào toàn thể Phúc Âm Matthêu, ý nghĩa đoạn

Phúc Âm này thật rõ ràng: Những người lẽ ra phải đón tiếp Đấng Cứu Thế do

Thiên Chúa sai đến lại không nhận biết Ngài, kiến thức của họ thật vô bổ; Trái lại,

dân ngoại đến nhìn nhận và thờ lạy Ngài. Bị đa số dân Israel chối từ, được dân

ngoại đón nhận, đề tài sẽ được nhắc lại nhiều lần trong suốt Phúc Âm đã được

loan báo ngay ở đây”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Page 44: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 44 of 793

1. Cả nhân loại được mời gọi (Gérard Bessière, 'Dieu siproche", DDB 1992).

Matthêu viết một truyện kể tưởng tượng, uyên bác và giàu biểu tượng ám chỉ đến

cả quá khứ lẫn tương lai. Ngài đã dệt nên những đề tài mà Phúc Âm của Ngài đã

khai triển.

Đây là 2 ông vua: bạo chúa khát máu ở Giêrusalem và trẻ thơ mới sinh ở Bêlem.

Hêrôđê đã lầm khi lo sợ. Giêsu đâu đến để tranh cướp quyền hành chính trị. Danh

hiệu vương đế chỉ đến với Ngài trong cuộc khổ nạn. Đức Giêsu là Vua thực thụ,

nhưng vượt xa những vương triều trần gian, trong thẳm sâu nơi người ta đón nhận

hay chối từ Thiên Chúa. Truyện kể giúp ta hiểu điều đó. Vị vua bé bỏng ở Bêlem

sẽ bị bắt bớ, là những con người quyền lực, Ngài sẽ bị loại trừ.

Matthêu cũng muốn cho thấy Đức Giêsu làm ứng nghiệm các lời Kinh Thánh và

những lời sấm xa xưa. Chính Ngài là Đấng Israel mong đợi. Chính Ngài làm cho

các thế kỷ chín mùi.

Các đại giáo trưởng, các luật sĩ đã có mặt, nhưng họ không đi Bêlem. Sau này ta sẽ

thấy họ đối mặt với Đức Giêsu. Rồi nhiều người trong bọn họ sẽ trở thành thù địch

của Ngài. Chỉ có những người nước ngoài xa lạ đến phủ phục như ta làm trước mặt

vua chúa hoặc trước mặt Thiên Chúa.

Như thế Đức Giêsu được dân ngoại nhìn nhận, trái lại các vị đại diện dân Ngài

không nhìn nhận mà còn tìm cách diệt trừ Ngài. Thế là ứng nghiệm lời sấm của

Isaia 60,3-6 mà các hình ảnh được sử dụng lại sau này: “Các dân sẽ tiến về ánh

sáng của ngươi và các vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi... từng đoàn

lạc đà tràn ngập ngươi... mọi người từ Saba sẽ đến dâng vàng, hương và ca ngợi

Đức chúa”. Số mệnh phổ quát của Giêrusalem, sẽ được Đức Giêsu thực hiện. Các

thủ lãnh dân Người sẽ ra sức tiêu diệt Người, nhưng vương quốc của Thiên Chúa

sẽ được ban cho cả nhân loại.

Còn những dân tộc, những thủ đô đang từ trên cao hướng về những Bêlem nhỏ bé

của các quốc gia khác. Lễ Hiển Linh cho thấy toàn thể nhân loại được Thiên Chúa

mời gọi, và đối với Thiên Chúa, tất cả nhân loại chỉ là một gia đình. Cách nhìn này

nằm trong ký ức Kitô giáo như một nắm mem để xây dựng tương lai. Ta không thể

đến gần Thiên Chúa mà không gặp gỡ các mục đồng và các đạo sĩ, nghĩa là, những

con người xa lạ vì khiêm tốn. Họ là nhân loại của Thiên Chúa.

Page 45: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 45 of 793

2. Lên đường (Mgr. Lucien Daloz, Le Règne des cieux s'est approché, DDB 1994).

Họ từ đâu tới, các đạo sĩ đã khiến cả Giêrusalem xôn xao lên ấy? Họ lướt qua như

ánh sao, những nhân vật kỳ bí mà người ta chỉ cho ta biết rằng họ đến từ phương

Đông và họ theo đường khác mà trở về quê quán. Họ loan báo những người mà Đức

Giêsu tiên báo: Nhiều người sẽ từ phương Đông, phương Tây đến ngồi vào bàn tiệc

với Abraham, Isaac và Jacob trong Nước Thiên Chúa...(8,11). Hêrôđê dò hỏi các

thượng tế, các luật sĩ nhưng không phải để đi đến thờ lạy trẻ sơ sinh. Ông chỉ nhìn

thấy nơi con trẻ một địch thủ, một ông vua như mình, và ông tìm cách tiêu diệt Ngài.

Có những người tìm kiếm như các đạo sĩ, lên đường như Abraham. Cũng có những

người ngồi một chỗ như Hêrôđê. Muốn biết ư? Ông đã có các chuyên viên. Muốn

tiêu diệt đối phương ư? Ông có cả ngàn quân lính dưới quyền. Thiên Chúa hướng

dẫn những ai muốn tìm Người cách lạ lùng. Người trốn thoát khỏi những kẻ muốn

tìm bắt. Người không hung hãn chống lại những kẻ muốn huỷ diệt Người. Người

tự xoá mình đi và biến mất...

Người ở đâu, Đức Giêsu ẩn dấu của thời đại. Trong làng quê heo hút nào, trong gia

đình nghèo khó nào có ánh sáng Thiên chúa mời ta nhận ra Người? “Ta đói các

ngươi đã cho Ta ăn... Thực, Ta bảo các ngươi: mỗi lần các ngươi làm cho một

trong những người bé nhỏ nhất là anh em Ta đây, là các ngươi làm cho chính

Ta” (25,35-40). Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có lời Kinh Thánh: Ta đã không bị

cám dỗ dùng lời Kinh Thánh để át giọng kẻ quấy rầy ư? Đức Giêsu đâu để cho ta

đền bù. Nếu ta muốn nắm lấy Người để được an tâm, Người sẽ thoát khỏi tầm tay

ta. Nếu ta chấp nhận lên đường kiếm tìm Người, ta sẽ như các nhà đạo sĩ, được đầy

tràn niềm vui và tìm thấy Người. Truy tìm, thờ lạy, chiêm ngưỡng... với họ, lời

sấm của Mikê không là những con chữ nằm chết. Đọc kỹ Kinh Thánh thôi chưa đủ:

còn phải để Kinh Thánh gợi hứng cho đời ta, để ta đem ra thực hành, để ta đặt

mình dưới sự điều khiển của Kinh Thánh. Các luật sĩ và các thầy thượng tế biết lời

sấm lắm chứ. Nhưng họ chỉ biết trưng dẫn mà thôi... Hêrôđê thì dùng Kinh Thánh

để tìm cách giết hài nhi... Còn các đạo sĩ, bản thân chẳng biết Kinh Thánh, chỉ

được Hêrôđê chỉ dẫn, đã lên đường tìm kiếm Đức Giêsu và họ đã gặp Người. Suốt

dọc dài Tân Ước, ta thấy biểu lộ mầu nhiệm này: dân ngoại quay về với Đức Kitô,

Page 46: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 46 of 793

trong khi các bậc thầy thông luật chối từ Người... Ta cũng vậy, cũng có guy cơ lập

lại lời Chúa mà chẳng lên đường. Trong khi đó, biết bao người khác đã đến gặp

Đức Giêsu dù chẳng biết lời Người! Ta tự hào là những người hiểu biết, các thầy

thông luật: vấn đề quan trọng là ta biết trở nên tôi tớ của lời Chúa. Nếu ta để Lời

Chúa hướng dẫn, hoạt động trong trái tim và cuộc đời ta, Lời Chúa sẽ dẫn đưa ta

đến nơi bí mật ấy, nơi Đức Giêsu đang chờ đợi ta.

THỨ TƯ LỄ TRO

SUNG SƯỚNG ĐƯỢC SỐNG DƯỚI CÁI NHÌN

CỦA NGƯỜI CHA

(Mt 6, 1-18)

I. VAØI ÑIEÅM CHUÙ GIAÛI :

Âæïc Giãsu væìa nãu lãn sæû cäng chênh måïi âäúi laûi våïi "sæû cäng chênh cuía caïc

kê luûc vaì biãût phaïi" trong nàm phaín âãö liãn tiãúp.

Trong âoaûn tin mæìng daình cho lãù tro, Âæïc Giãsu âãö cáûp âãún ba cäüt truû cáúu thaình

nãön âaûo âæïc Do Thaïi giaïo maì ta cuîng gàûp tháúy trong moüi tän giaïo khaïc: bäú thê -

ngaìy nay ta goüi laì chia seí - (1-4); cáöu nguyãûn (5-6); vaì chay tënh (16-18).

Thay vç haû giaï chuïng, åí âáy, træåïc khi noïi riãng tæìng âiãöu mäüt, Ngaìi chè cho ta biãút

phaíi thæûc thi chuïng våïi tinh tháön naìo : "Nãúu caïc ngæåi muäún nãn cäng chênh, haîy

traïnh laìm nhæîng viãûc naìy træåïc màût ngæåìi âåìi âãø phä træång" sæû cäng chênh âêch

thæûc hãû taûi viãûc "khuän mçnh" theo thaïnh yï Thiãn-Chuïa laì Âáúng duy nháút biãút roî

táûn âaïy loìng ngæåìi.

1. Chia seû döôùi aùnh maét Chuùa Cha.

Claude Tassin giaíi thêch : "Laì mäüt trong nhæîng yãúu täú nãön taíng cuía Do Thaïi giaïo, bäú thê giæî

vai troì cuía nhæîng cå quan tæång tråü trong xaî häüi vàn minh ngaìy nay, vaì diãùn taí tçnh huynh âãû

maì Giao æåïc âoìi buäüc: giuïp âåî ngæåìi ngheìo seî xoïa täüi (Tob.12,9) vaì coï giaï trë nhæ mäüt lãù

hi sinh (Sir.4,6;7,10)”. (Tin Mæìng theo thaïnh Matthãu, Centurion,1991, tr.72)

Page 47: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 47 of 793

Âæïc Giãsu khäng hãö chäúi boí giaï trë thiãng liãng naìy, nhæng Ngaìi täú giaïc läúi thæûc haình

phä træång cuía noï. Bäú thê phaíi âæåüc thæûc thi "khäng phaíi âãø âæåüc ngæåìi ta ngåüi khen",

khäng phaíi âãø quaíng caïo chênh mçnh (âuïng nghéa cuía giaí hçnh laì nhæ váûy) nhæng "trong ám

tháöm", phoï thaïc troün veûn cho Thiãn-Chuïa, Âáúng duy nháút coï thãø âaïnh giaï mäüt cæí chè

: "Cha ngæåi nhçn tháúy âiãöu ngæåi laìm ám tháöm, vaì Ngaìi seî thæåíng cäng cho ngæåi".

Âæïc cha Daloz nhçn nháûn: "Nguy cå maì Âæïc Giãsu âoìi ta caính giaïc -...nàûng vãö bãö

ngoaìi cho ngæåìi ta tháúy -...khäng phaíi laì mối nguy hiãøm haîo huyãön, ngay caí trong thåìi

âaûi cuía chuïng ta, dæåïi nhæîng hçnh thæïc tán thåìi... sæû vä vë låüi, sæû kên âaïo ám tháöm

trong nhæîng cäüng âoaìn giaïo häüi cuîng chàóng dãù hån trong caïc hiãûp häüi tráön thãú:

caïc thaình viãn, caïc ngæåìi hæîu traïch hay nhæîng nhaì täø chæïc, chuïng ta chàóng thæåìng

bë caïm däù giæî riãng cho mçnh nhæîng viãûc phuûc vuû hay nhæîng cäng trçnh maì ta âaî âäø

vaìo âoï loìng quaíng âaûi, âãø laìm näøi báût træåïc màût moüi ngæåìi quyãön haình vaì cäng

âæïc cuía chuïng ta âoï sao..." Âæïc Giãsu phaïn : “Tháût, Ta baío tháût caïc ngæåi, hoü âaî

âæåüc thæåíng cäng räöi"..

Nhæîng gç ta khäng tçm caïch giæî laûi cho mçnh, Thiãn-Chuïa coï thãø thu nháûn. Loìng quaíng âaûi

khäng màõc nåü... cæí chè chia seí chè coï yï nghéa troün veûn trong tçnh yãu nhæng khäng. Chè mçnh

Thiãn-Chuïa måïi coï thãø tênh âæåüc tçnh yãu, vaì thæåïc âo tçnh yãu laì vä biãn!"

2. Caàu nguyeän döôùi aùnh maét Chuùa Cha.

Cáöu nguyãûn caìng khäng thãø âæåüc thæûc thi "cho ngæåìi ta ngàõm" "âãø khoe khoang

træåïc màût ngæåìi âåìi"nhæng âãø noïi våïi "Cha trong nåi kên áøn" : "Cha ngæåi tháúu suäút

viãûc ngæåi laìm trong nåi kên áøn vaì Ngæåìi seî thæåíng cäng cho ngæåi"

Âæïc cha Daloz viãút tiãúp : "Âæïc Giãsu khäng ngæìng måìi goüi ta coï sæû chênh thæûc cuía

táúm loìng, coï sæû säúng näüi tám âêch thæûc. Phaíi têch cæûc sæí duûng nhæîng phæång

tiãûn âãø khi gàûp gåî riãng tæ, caï nhán våïi Chuïa Cha, ta khäng buäön chaïn... khi coï mäüt

cuäüc gàûp gåî quan troüng våïi Thiãn-Chuïa, Âæïc Giãsu baío ta laïnh vaìo nåi kên âaïo âãø

traïnh nguy cå tçm kiãúm aïnh màõt con ngæåìi thay vç aïnh màõt Thiãn-Chuïa. Cáöu nguyãûn

âãø âæåüc "ngæåìi ta nhçn ngàõm" thay vç cáöu nguyãûn våïi Cha "Âáúng tháúu suäút táûn

âaïy loìng", laì phaï hoíng, laì laìm sai laûc muûc âêch cuía kinh nguyãûn; âoï laì mäüt hçnh

thæïc suìng baïi ngáùu tæåüng, chuyãøn hæåïng låìi kinh lãn Âáúng chê tän thaình sæû thuí låüi

cho riãng mçnh" (Saïch âaî dáùn, tr.66).

Page 48: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 48 of 793

3. Chay tònh döôùi aùnh maét Chuùa Cha.

Cl.Tassin chuï giaíi tiãúp : "Chay tënh, tæû cå baín laì dáúu chè sæû tang chãú. Chàóng haûn, hàòng

nàm, ngæåìi ta kè niãûm viãûc âãön thåì bë phaï huíy bàòng mäüt ngaìy àn chay. Nhæng ngæåìi Do

Thaïi âaûo âæïc nháûn biãút coìn coï mäüt lê do chay tënh khaïc, nghiãm troüng hån nhæîng tai

hoüa cuía quäúc gia, âoï laì täüi läùi, caïi chãút thæûc sæû cuía mäúi tæång giao säúng âäüng våïi

Thiãn-Chuïa ... Nhæîng nhoïm häüi tän giaïo giæî nhiãöu ngaìy chay tënh thäúng häúi, nhæ ngæåìi

biãût phaïi giæî chay hai láön mäüt tuáön; ngæåìi ta thãm vaìo âoï nhæîng dáúu hiãûu tang toïc

âàûc biãût : khäng tàõm ræía, khäng xæïc dáöu thåm." (Saïch âaî dáùn, tr.77)

Âæïc Giãsu khäng hãö chäúi boí giaï trë cuía chay tënh. Nhæng Ngaìi caính giaïc caïc täng âäö

chäúng laûi viãûc giæî chay âãø khoe khoang. Phaíi giæî chay, khäng phaíi âãø thu huït nhæîng caïi

nhçn thaïn phuûc cuía ngæåìi khaïc, vaì "âãø toí ra mçnh laì ngæåìi täút", nhæng ngæåìi ta phaíi

phoï thaïc hoaìn toaìn dæåïi caïi nhçn cuía Chuïa Cha : "Cha ngæåi biãút âiãöu ngæåi laìm trong nåi

kên âaïo : Ngaìi seî thæåíng cäng cho ngæåi".

Hån mäüt láön, khi tæåìng thuáût laûi nhæîng låìi cuía Âæïc Giãsu, thaïnh Maït thãu muäún

thuyãút phuûc caïc tên hæîu, coìn trung tên våïi táûp tuûc naìy ràòng ngæåìi khäng cháúp nháûn

viãûc tçm caïch xáy dæûng danh tiãúng cho mçnh thay vç phoï thaïc theo thaïnh yï Chuïa Cha.

Âæïc cha Daloz coìn xaïc quyãút : "Nguy cå giaí hçnh. trong thæûc cháút, khäng hãö âe doüa

chuïng ta, cáön coï mäüt nháûn thæïc khaïc âãø giæî cho viãûc chay tënh Kitä giaïo yï nghéa

âêch thæûc cuía noï. Trong mäüt thãú giåïi láùn läün giæîa tän giaïo vaì tráön tuûc, thaïi âäü

cuía niãöm tin âêch thæûc âoìi ta phaíi hiãøu roî yï nghéa áúy cuía chay tënh. Chè cáön tråí vãö

våïi giaïo huáún cuía Âæïc Giãsu laì âuí. Chay tënh maì Ngaìi noïi åí âáy træåïc tiãn khäng

phaíi laì mäüt sæû thanh táøy hay giaíi phoïng caï nhán, mäüt näù læûc, mäüt sæû khäø haûnh

âãø dæåüc tæû chuí hån. noï cuîng khäng chè laì sæû giaíi phoïng cuía tinh tháön nhåì

sæû thiãúu thäún cuía thán xaïc, âãø ta coï thãø chiãm ngàõm täút hån nhæîng thæûc taûi thiãng

liãng . Âæïc Giãsu cuîng khäng hãö coi noï laì mäüt phæång caïch âãø liãn âåïi våïi nhæîng

ngæåìi âoïi hay laì mäüt sæû thiãúu thäún âãø dãù bãö chia seí. Táút caí nhæîng âiãöu âoï âãöu

täút vaì hæîu êch vaì Häüi Thaïnh, phuûng vuû, vaì caïc taïc giaí tu âæïc ... càn dàûn chuïng ta

nhæ váûy. Chay tënh âêch thæûc giuïp ta hãút tæû qui, giuïp ta läüt tráön mçnh træåïc màût

Thiãn-Chuïa. Âáy khäng phaíi mäüt thaình têch thiãng liãng.... Âáy laì phæång thãú giuïp ta nãn

heìn moün træåïc màût Chuïa, mäüt cuía lãù laì chênh con ngæåìi cuía ta khi cäú gàõng säúng

Page 49: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 49 of 793

khäø haûnh, nhæng theo ån thiãng maì chênh Thiãn-Chuïa ban cho keí, trong âãm tàm täúi vaì

tráön truûi, tin yãu vaì tin tæåíng, phä mçnh dæåïi aïnh màõt Ngaìi, khäng kiãúm tçm kãút quaí

naìo... nhæ kinh nguyãûn, nhæ bäú thê, sæû chay tënh âêch thæûc maì Âæïc Giãsu måìi goüi caïc

män âãû cuía mçnh diãùn ra trong caính kên âaïo cuía mäúi tæång giao våïi Chuïa Cha, trong

caính kên âaïo cuía niãöm tin”. (Saïch âaî dáùn, tr.82)

II. BAØI ÑOÏC THEÂM :

“Dæåïi aïnh màõt Chuïa Cha”: J.Guillet, "Âæïc Giãsu trong niãöm tin cuía caïc män âãû tiãn

khåíi" Desclée de Brouwer,1995,p.119-120.

“Nãúu caïc män âãû âaî hoüc âæåüc caïch goüi Thiãn-Chuïa laì Cha mäüt caïch âån så, thç chênh

laì do Âæïc Giãsu âaî biãút caïch giuïp hoü chia seí kinh nghiãûm phuû tæí cuía mçnh. Vaì baìi

giaíng trãn nuïi coìn voüng laûi trong ta sæû chia seí naìy. Våïi sæû xaïc quyãút âäüc nháút vä

nhë cuía Âæïc Giãsu khi noïi vãö Cha anh em nhæ mäüt thæûc taûi maì hoü âaî tæìng biãút, theo

kiãøu gàûp gåî song phæång giæîa Thiãn-Chuïa vaì con caïi Ngæåìi, thán thiãút nhæ mäüt ngæåìi

Cha chuï tám âãún con ngæåìi våïi táút caí nhæîng nhu cáöu cuía hoü.

Mäúi thán thiãút song phæång naìy bæìng lãn trong âiãûp khuïc âæåüc lặp đi lặp lại ba láön trong

baìi giaíng : Cha ngæåi nhçn tháúy ngæåi. Âáy laì ba loaûi viãûc laình, khäng âæåüc ghi trong

Lãö luáût, nhæng laì caïch maì nhæîng ngæåìi Do Thaïi âaûo âæïc nháút tçm âæåüc dëp chæïng

toí loìng quaíng âaûi cuía mçnh, vaì "væåüt lãn trãn" sæû cäng chênh theo lãö luáût : cáöu

nguyãûn, bäú thê vaì chay tënh Âæïc Giãsu khäng hãö kãút aïn loìng quaíng âaûi maì Ngaìi seî

âãö nghë caïc män âãû mçnh laìm thãm áúy. Nhæng Ngaìi caính giaïc hoü chäúng laûi sæû khoe

khoang cuía nhæîng keí "giaí hçnh" chè tçm caïch thu huït sæû thaïn phuûc cuía quáön chuïng.

Vaì caí ba láön, Ngaìi âäúi choüi caïi nhçn håìi håüt cuía con ngæåìi våïi caïi nhçn xaïc âaïng

cuía Âáúng maì Ngaìi goüi bàòng mäüt tãn måïi : Cha cuía anh.

- Coìn anh, khi bäú thê âæìng cho tay traïi biãút viãûc tay phaíi laìm, âãø viãûc anh bäú thê

âæåüc kên âaïo. Vaì Cha cuía anh, âáúng tháúu suäút nhæîng gç kên âaïo, seî traí cäng cho anh.

- Coìn anh, khi cáöu nguyãûn haîy vaìo phoìng, âoïng cæía laûi, vaì cáöu nguyãûn cuìng Cha

cuía anh, âáúng hiãûn diãûn nåi kên âaïo. Vaì Cha cuía anh, Âáúng tháúu suäút nhæîng gç kên

âaïo seî traí cäng cho anh.

- Coìn anh, khi àn chay, nãn ræía màût cho saûch, chaíi âáöu cho thåm, âãø khäng ai tháúy laì

anh àn chay ngoaûi træì Cha cuía anh, âáúng hiãûn diãûn nåi kên âaïo. Vaì Cha cuía anh

Page 50: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 50 of 793

Âáúng tháúu suäút nhæîng gç kên âaïo seî traí cäng cho anh. (Mt.6,4.6.18)

Âiãöu maì Cha coï thãø traí cäng cho con caïi mçnh, khäng phaíi laì mäüt sæû tæång xæïng maì

ta coï thãø cán âong âo âãúm, mäüt pháön thæåíng traí cho nhæîng näù læûc cuía chuïng maì coï

thãø noïi, âáy laì låìi âaïp traí cho nhæîng cæí chè cuía chuïng: chuïng dáng cho Thiãn-Chuïa

moïn quaì beï nhoí cuía chuïng, âãø âäøi láúy nuû cæåìi cuía ngæåìi nhæ nhæîng treí thå váùn

laìm, vaì Cha âaïp traí chuïng bàòng nuû cæåìi mãnh mang nhæ tçnh yãu cuía mäüt vë Thiãn-

Chuïa ".

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

CHỊU MA QUỶ CÁM DỖ, ĐỨC GIÊSU ĐÃ CÓ LỰA CHỌN

CỦA MỘT NGƯỜI CON, PHÓ THÁC TRỌN VẸN THÂN PHẬN

TRONG TAY CHA. CÂU CHUYỆN ĐƯỢC XEM NHƯ ĐIỂN HÌNH

CHO TẤT CẢ NHỮNG THỬ THÁCH NGƯỜI PHẢI CHỊU CHO

ĐẾN HƠI THỞ SAU CÙNG.

(Mt 4,1-11)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Trung thành với phép rửa đã nhận, một chọn lựa trước sau như một của

Đức Kitô:

- Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều thuật lại câu chuyện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám

dỗ trong hoang địa, và cả ba đều nối kết chặt chẽ câu chuyện này với phép Rửa

Người đã nhận trong dòng sông Giođan.

Thánh sử Máccô viết: “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở đó bốn

mươi ngày, chịu Satan cám dỗ” (Mc 1,12). Thánh Luca kể: “Đức Giêsu được đầy

Thánh Thần, từ sông Giođan trở về, và được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa

bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4,1). Còn thánh sử Matthêu cũng nhấn mạnh

rằng nếu “Chúa Giêsu, sau khi đã chịu phép rửa,... chịu quỷ cám dỗ”, là vì

Người “được Thần Khi đưa dẫn”. Cũng chính Thần Khí ấy đã đáp xuống và ngự

Page 51: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 51 of 793

trên Người, bên bờ sông Giođan, trong lúc có tiếng từ trời phán rằng “Đây là Con

yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.

Câu chuyện Đức Giêsu chịu cám dỗ - J.Guillet nhận định - theo cả ba Tin Mừng

Nhất lãm, gắn liền với câu chuyện Chúa chịu phép rửa. Matthêu viết rõ: “Ngay sau

khi ngự trên Đức Giêsu, Thần Khí dẫn Người vào hoang địa để chịu quỷ cám

dỗ” (Mt 4,1). Bài tường thuật về cơn cám dỗ và phép rửa của Chúa làm thành một

tập hợp riêng, liên can đến quãng thời gian Đức Giêsu chưa thực sự bắt đầu sứ vụ

công khai của Người. Không hoàn toàn lặng lẽ ẩn mình như trong thời thơ ấu,

nhưng Chúa có vẻ như để mình bị động từ bên ngoài: Từ Thiên Chúa là Đấng đã

lên tiếng phán, từ Thần Khí dẫn Người vào hoang địa, và điều lạ lùng là ngay cả từ

ma quỉ, cho nó lân la lại gần, dụ dỗ Người, và hình như có thể khiển được cả thân

xác Người. Người ta có thể xem lúc này chỉ là giai đoạn chuẩn bị. Thực ra đây là

một luồng sáng chiếu rọi trước vào suốt lịch sử đang đến: lịch sử của Con Thiên

Chúa và lịch sử của cả nhân loại. Toàn thể cuộc đời của Đức Giêsu, diễn ra trong

ánh sáng của tiếng Chúa Cha xác nhận: “Đây là Con Yêu Dấu của Ta”, dù cho tên

cám dỗ cứ tha hồ rủ rỉ: “Nếu ông là Con Thiên Chúa...” ("Jésus dans la foi des

premiers disciples” Desclée de Brouwer, trang 44).

- Trong lúc bài tường thuật của Máccô rất ngắn gọn, vỏn vẹn chỉ có một câu, thì

Matthêu và Luca không ngần ngại dàn dựng cả một câu chuyện đầy tính biểu

trưng. Đây là một hình thức văn chương khá quen thuộc đối với những độc giả của

các ông, là những người đã thấm nhuần văn hóa Do Thái. Xung quanh ba cơn cám

dỗ (con số 3 tượng trưng cho sự viên mãn đầy đủ), câu chuyện muốn tổng hợp tất

cả cơn cám dỗ liên lỉ mà Chúa Giêsu phải chịu cho đến giây phút cuối cuộc đời.

- Và để cho thấy rõ rằng, Đức Giêsu với tư cách là Môsê mới, đang thực hiện lại

cuộc hành trình của Dân Thiên Chúa tiến về Đất Hứa, Matthêu và Luca đã có ý lựa

chọn - mặc dù khác nhau đôi chút về thứ tự - “ba nơi chốn có tính cách biểu tượng

của lịch sử Israel, đó là: Hoang địa, là nơi Dân Chúa chịu thử thách đầu tiên; Đền

Thờ, là chỗ Dân Chúa tụ họp để tôn thờ sự Hiện Diện của Thiên Chúa; Núi Cao là

nơi Môsê sã nhận lãnh Lề Luật của Chúa, và núi Nê-bô là địa điểm từ đó ông đã

nhìn về Đất Hứa” (J.Potin, “Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, 1994, trang 114).

Page 52: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 52 of 793

2. Giữa hoang địa. . . Niềm cậy trông tuyệt đối vào Thiên Chúa:

Cơn cám dỗ đầu tiên có khung cảnh là “hoang địa”. Đối với dân tộc Do Thái, đây

là nơi chốn tượng trưng cho sự gần gũi Thiên Chúa, đồng thời cho sự thử thách

làm sáng tỏ đáy lòng con người (chay tịnh, nhịn đói là nhằm thử lòng mình đối với

Thiên Chúa); Hoang địa còn là nơi có tính cách biểu tượng cho mọi khởi đầu: Đức

Giêsu ăn chay ở đây “suốt bốn mươi đêm ngày”, cũng như Môsê ngày xưa trên núi

Sinai, trước khi đón nhận Luật Giao ước.

J.Guillet viết: “Đối với những cư dân miền Palestine, hoang địa vừa là một phong

cảnh cụ thể, nhìn thấy được từ đỉnh của dãy núi chính, vừa là một kỷ vật gợi nhớ

lại thời các tổ phụ, đồng thời cũng là hình ảnh đầy ý nghĩa về những cách Thiên

Chúa đã xử sự với Dân Người: Có khi là những tai họa khổ đau Người để mặc

Dân phải chịu, có khi là niềm an ủi, vỗ về Người dành cho họ. Trong ký ức của

người Do Thái, hành trình đi qua hoang địa vừa là quãng thời gian thiêng liêng

của biến cố núi Sinai, cũng như của việc ban bố Lề Luật, vừa là giai đoạn đen tối

của thói kêu ca lẩm bẩm và những hành động chống đối của dân chúng. Thời gian

của Thiên Chúa và cũng là thời gian của ma quỉ, chính Đức Giêsu đã tự ý bước

vào đó” (Sđd, trang 44-45).

- Trong hoang địa, khi chịu cái đói thử thách “để cho biết lòng dạ chúng ra

sao” (Nhị Luật 8,2), con cái Israel đã nghi ngờ Thiên Chúa. Họ đã tỏ ra không dám

cậy dựa vào một mình Lời Chúa, không dám tin tưởng vào các lời hứa của Người.

Họ lẩm bẩm kêu ca: “Thà rằng chúng ta chết bởi tay Thiên Chúa ở đất Ai Cập...

thời ấy được ăn uống no nê” (Xh 16,3). Và Người đã ban manna xuống cho họ.

- Trong hoang địa, Đức Giêsu cũng phải trải qua cơn cám dỗ như thế: cơn cám dỗ

về sự dễ dãi tiện nghi, muốn “có tất cả, có liền”. “Hãy truyền cho những hòn đá

những hòn đá này hóa bánh đi”, tên cám dỗ đã dụ Người.

J.Radermakers giải thích: “Tiếng nói đã mời mọc Đức Giêsu biến đá sỏi sa mạc

thành mâm ngon đồ ăn, chính là tiếng nói của bản năng và xác thịt loài người luôn

có xu hướng bóp nghẹt sự sống của Thiên Chúa” ("au fil de l'Evangile selon saint

Matthieu”, trang 67). Nhưng Đức Giêsu đã có lựa chọn của “Người Con”; Người

đáp lại bằng cách trích dẫn sách Đệ Nhị Luật, chương 8 câu 3, liên hệ đến câu

chuyện về bánh manna: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ

Page 53: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 53 of 793

mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. Trái với dân Israel trong hoang địa xưa, Đức

Giêsu hoàn toàn phó thác nơi Chúa Cha, Người chỉ cậy dựa vào một mình Lời của

Thiên Chúa.

Rồi đây trong suốt cuộc đời hoạt động của Người, Đức Giêsu sẽ trở thành mục tiêu

công kích của những đối thủ. Họ đòi Chúa phải cho họ thấy những dấu chỉ tỏ

tường, để minh chứng điều Người tự xưng về mình: “Bấy giờ, có những người

thuộc phái Pharisêu và phái Xa-đốc lại gần Đức Giêsu, Matthêu dùng lại từ ngữ

của bài tường thuật Cám Dỗ, và để thử Người, thì xin Người cho thấy một dấu lạ

từ trời” (Mt 16,1). Nhưng cho đến giây phút cuối, Đức Giêsu vẫn muốn là một

Đấng Cứu Thế nghèo, nhận lãnh tất cả từ Chúa Cha.

3. Trên nóc Đền Thờ... Chấp nhận con đường đau khổ:

Cơn cám dỗ thứ hai có khung cảnh là nóc “Đền Thờ”, nơi là dấu chỉ Thiên Chúa

hiện diện và che chở Dân của Người.

- Trong hoang địa, khi chịu cái khát thử thách, con cái Israel đã phải trải qua đêm

tối của đức tin, khiến họ nghi ngờ và chống đối. Thiên Chúa đã dẫn họ vào hoang

địa phải chăng để bỏ rơi họ trong cảnh tuyệt vọng? “Có thực Thiên Chúa ở với

chúng ta hay không chứ?” (Xh 17), họ lẩm bẩm với nhau như thế. Họ đã đi đến

chỗ “thách thức” Thiên Chúa xem Người có thể cung cấp nước uống cho họ trong

hoang địa, họ “thử thách Người”.

- Đức Giêsu cũng phải trải qua cơn cám dỗ như thế: cơn cám dỗ về quyền lực. “Gieo

mình xuống đi!”,tên cám dỗ xúi Người bằng cách xuyên tạc một câu của thánh vịnh

90: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho

bạn khỏi vấp chân vào đá”.

Một lần nữa, Đức Giêsu đã có chọn lựa của “Người Con”; Người đáp lại bằng cách

trích dẫn sách Nhị Luật, chương 6, câu 16, liên hệ đến chuyện dân Do Thái kêu ca,

và Thiên Chúa đã ban cho họ mạch nước tràn trề từ tảng đá: “Ngươi chớ thử thách

Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. Khác với Israel trong hoang địa xưa, Đức

Giêsu không bao giờ tìm cách thử xem Thiên Chúa có hiện diện trong cuộc đời mình

hay không. Người bước đi mà không đòi dấu chỉ nào, không yêu cầu bằng chứng

nào.

Page 54: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 54 of 793

Trong suốt sứ vụ, và nhất là trên thánh giá, vào giờ phút đen tối nhất, khi chính

Chúa Cha cũng lặng thinh, Đức Giêsu đã chịu cơn cám dỗ: “Nếu ông là Con Thiên

Chúa, hãy tự cứu lấy mình và xuống khỏi thập giá đi”, những đối thủ của Chúa đã

buông lời thách thức, lập lại lời của tên cám dỗ trước kia. Nhưng Đức Giêsu, cho

đến cùng vẫn trung thành với chọn lựa là một vị Cứu Thế khiêm cung, hoàn toàn

phó thác mình cho Chúa Cha.

4. Trên núi cao... chọn lựa một đường lối cứu thế, bằng phục vụ:

Cơn cám dỗ thứ ba, theo Tin Mừng Matthêu, có khung cảnh là “một ngọn núi rất cao”.

Nghe nói đến địa điểm này, một người Do Thái chắc chắn sẽ liên tưởng đến ngọn núi

Nê-bô, nơi ông Môsê đã lên để nhìn từ biệt Đất Hứa. Trên đó, “Thiên Chúa đã chỉ cho

ông xem thấy toàn bộ miền đất” (Nhị luật 34,1), và thêm:“Miền đất này, ngươi sẽ

chẳng được vào” (Nhị Luật 34,4). Ở đây, Đức Giêsu là Môsê mới, đang chuẩn bị dẫn

dắt đoàn dân của Người đến Đất Hứa Nước Trời, Người được tên cám dỗ “chỉ cho thấy

tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy”.

- Trong hoang địa, con cái Israel bị hoang mang trước tương lai bất định, đã chịu thua

cơn cám dỗ. Họ đã bỏ quên Thiên Chúa độc nhất, Đấng đã cứu họ khỏi đất Ai Cập, để

chạy theo các thần ngoại khác dễ dãi, dễ sai khiến, dễ chiều theo ý muốn của họ, sẵn

sàng bảo đảm cho họ giấc mơ quyền lực và mộng bá chủ:“Hãy làm cho chúng tôi

những vị thần để đi trước chúng tôi”, họ yêu cầu ông Aaron (Xh 32,33)... và Aaron đã

làm cho họ một con bò vàng.

- Chính Đức Giêsu cũng đã phải trải qua cơn cám dỗ như thế: cơn cám dỗ về sức

mạnh trần thế, dụ dỗ Người theo đuổi một đường lối cứu thế kiểu trần gian, chiều

theo những mong đợi và tham vọng loài người. “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó,

nếu ông sấp mình bái lạy tôi”, tên cám dỗ hứa hẹn với Chúa như thế.

Lần thứ ba, Đức Giêsu lại có chọn lựa của “Người Con”. Người đáp lại bằng cách

trích dẫn Sách Nhị Luật, chương 8, câu 17-18, hiển nhiên có liên can với câu

chuyện bò vàng: “Satan kia, xéo đi! Vì có lời chép rằng: ngươi phải bái lạy Đức

Giêsu là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà

thôi”. Khác xa dân Israel xưa trong hoang địa, Đức Giêsu khước từ mọi thỏa hiệp:

Người dứt khoát đi theo con đường cứu thế bằng phục vụ chứ không phải bằng sức

Page 55: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 55 of 793

mạnh thống trị.

Trong suốt sứ vụ, Đức Giêsu phải thường xuyên đương đầu với cơn cám dỗ ấy.

Cơn cám dỗ đến không chỉ từ phía những đối thủ hay đám đông dân chúng đi theo

mà thôi, nhưng còn ngay từ những bạn hữu của Người, những kẻ Người sẽ giao

trách nhiệm kế tục sứ mạng của Người. “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy

gặp phải chuyện ấy”, Phêrô đã lên tiếng can ngăn, thay mặt cho cả nhóm không

muốn thấy Đức Giêsu, “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, mà phải rơi vào

số phận bi đát như thế, ("Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết, Người

phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh

sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại"). Và Đức Giêsu đã nghiêm

khắc đáp lại, tương tự lời Người đã nói với tên cám dỗ: “Satan, lui lại đằng sau

Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phả là tư tưởng của Thiên

Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,16-23). Cho đến cùng, Đức Giêsu vẫn chọn

làm một vị Cứu Thế Tôi Tớ chịu đau khổ mà các ngôn sứ đã loan báo.

J. Potin kết luận: “Nếu Đấng được Thiên Chúa chọn đã vẻ vang vượt qua được cơn

cám dỗ lần này, thì thử thách thực sự vẫn còn trước mắt. Như thánh sử Luca viết ở

cuối câu chuyện: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi

thời cơ” (Lc 4,13)... Đâu là khuôn mặt cứu thế mà Đức Giêsu phải đảm nhận?

Phải chăng là khuôn mặt của Đavit, người của Thiên Chúa, và cũng là người của

những cuộc chinh chiến chống lại quân thù? Phải chăng là khuôn mặt của người

Tôi Tớ Thiên Chúa mà chúng ta sẽ thấy được khắc họa ngày càng rõ nét? Matthêu

và Luca có ý cho thấy ngay trước lúc bắt đầu sứ vụ, vừa lãnh phép rửa xong, Đức

Giêsu đã có chọn lựa của Người. Đấng được Thiên Chúa chọn, là Con Thiên

Chúa, đã dứt khoát chọn lấy sự vâng phục trọn vẹn Lời của Thiên Chúa” (Sđd,

trang 117).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Mối liên lạc thâm sâu giữa Phép Rửa và Cám dỗ: (J.Guillet, “Jésus la foi des

premiers disciples” Desclée de Brouwer, 1995, trang 46-47).

“Mối liên lạc thâm sâu giữa Phép Rửa và Cám dỗ chính là mối liên lạc của đức

Page 56: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 56 of 793

tin, nơi Đức Giêsu và nơi chúng ta. Cơn cám dỗ rõ ràng là một trong những chỗ

mà người ta không thể nào hiểu được Đức Giêsu nếu không nói đến niềm tin của

Người. Sống nhờ những gì Thiên Chúa ban cho, hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa,

một mình đối diện trước hư không, trước một tương lai vô định, dưới nhiều dạng

khác nhau, đó chính là kinh nghiệm của đức tin. Và nếu, theo các sách Tin Mừng,

kinh nghiệm ấy đi liền với biến cố Phép Rửa, là bởi vì trong biến cố ấy, nó đóng

một vai trò rất quan trọng. Và bằng chứng đây là vấn đề của đức tin, đó là những

cám dỗ của Đức Giêsu cũng chính là những cám dỗ của dân Chúa trong hoang

địa. Khi thắng những cám dỗ ấy, Chúa muốn đồng thời chỉ cho họ thấy họ đang

thiếu cái gì và hôm nay Người mang đến cho họ cái gì. Bây giờ nếu trung thành

với những chỉ dẫn của các sách Tin Mừng, đối chiếu hai biến cố phép rửa và cám

dỗ của Đức Giêsu, người ta sẽ có thể nhận ra được chỗ đứng đặc biệt của đức tin

nơi cả hai đoạn. Kết quả đối chiếu bề ngoài có vẻ mâu thuẫn: Phép rửa là nơi tràn

ngập sự hiện diện của Thiên Chúa, là nơi vang rền tiếng phán từ trời cao, trái lại,

cám dỗ là chỗ của sự xa vắng, của đói khát, của trống trải hư không. Phải nói

rằng Đức Giêsu đã lần lượt nếm qua cả hai kinh nghiệm chính yếu trên.

Đối lại với lối giải thích nông cạn đó, chúng ta phải để ý đến cách suy luận rất rõ

của các Tin Mừng, đến sự nhấn mạnh của các sách ấy vào mối liên lạc thâm sâu

giữa hai khoảnh khắc. Không phải chỉ đơn giản là sự tương phản ở hiện tượng bên

ngoài, nhưng là một sợi dây nối kết sâu bên trong. Trong câu chuyện này hay câu

chuyện kia, nội dung vẫn là Chúa Con trong tương quan với Thiên Chúa. Là Con

Thiên Chúa, điều đó mang đến một lúc hai ý nghĩa không thể tách rời nhau: là lắng

nghe tiếng nói yêu thương của Chúa Cha, và trọn vẹn vâng phục thánh ý Người. Cả

hai làm thành đức tin, đức tin của Con Thiên Chúa.

Đúng là người tín hữu thường phải sống đức tin trong tâm trạng xa vắng và đêm

tối tâm hồn. Không có sự xa vắng đó, đức tin sẽ biến chất và tiêu tan thành một thứ

thị kiến ảo ảnh. Nhưng ngay trong tâm trạng xa vắng đó, người tín hữu kinh

nghiệm một sự gặp gỡ, một sự hiện diện. Thánh Gioan Thánh giá đã xây dựng toàn

bộ học thuyết của mình trên lời dạy này: nhận biết Thiên Chúa qua đức tin chính

là đã đạt được Người trong chân lý của Người, ngay từ cuộc đời này. Cuộc gặp gỡ

trong đêm tối này, niềm xác tín thường chỉ là vô thức này, chính là trung tâm, cốt

Page 57: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 57 of 793

lõi của đức tin chân thực, mà chỉ với một đức tin như vậy chúng ta mới nhận biết

một vị Thiên Chúa thật. Đức tin một trật vừa là ánh sáng rực rỡ, vừa là bóng tối

thẳm sâu. Cũng thế, một cách bất khả phân ly, ánh sáng của Phép Rửa cùng với

đêm tối của Cám Dỗ, làm nên đức tin của Đức Giêsu Kitô, mầm mống của đức tin

chúng ta”.

2. “Những cám dỗ của Đức Giêsu cũng là của chúng ta hôm nay” (Mgr

L.Daloz, trong “Le Règne des cieux s'est approché”, Desclée de Brouwer, 1994,

trang 34-35).

“Chúng ta thấy: những cám dỗ của Đức Giêsu cũng là của chúng ta hôm nay.

Chẳng có gì phải ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng nơi Đấng là Đầu, toàn Thân

Mình đã chiến thắng cám dỗ. Chính nhờ cậy dựa vào Người, mà đến lượt mình

chúng ta có thể thoát được cạm bẫy của tên cám dỗ. Đức Giêsu dạy chúng ta phải

đương đầu như thế nào: bằng cách chạy đến với Lời Chúa. Lời Chúa soi đường

chỉ lối cho chúng ta đi. Lời Chúa chở che, bảo đảm cho chúng khỏi bị lầm lạc.

Thật là nguy hiểm nếu chúng ta để mình buông theo xu hướng tự nhiên của loài

người: ma quỉ cũng không mong gì hơn chúng ta đồng lõa với chúng như thế. Khi

ấy Lời Chúa sẽ là thành lũy bảo vệ chúng ta...”.

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH TRÊN NÚI

MẠC KHẢI VỀ MẦU NHIỆM “NGƯỜI CON YÊU DẤU”

VÀ BÁO TRƯỚC VINH QUANG PHỤC SINH

(Mt 17,1-9)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Mối liên lạc chặt chẽ với lời báo trước khổ nạn:

Bị đám đông lòng dạ thất thường ở Galilê trở mặt và thường xuyên bị những kẻ thù

Page 58: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 58 of 793

kiếm chuyện gây rối, Đức Giêsu phải liên tục di chuyển. Người lên tận miền

Césarée Philipphe, nơi đầu nguồn sông Giođan, và ở lại đó tập trung vào việc huấn

luyện các môn đệ của mình.

“Người ta nói Con Người là ai?” Đức Giêsu thăm dò trước. Sau đó Người mới hỏi

ngay họ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Phêrô lên tiếng thay cho nhóm

anh em: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đức Giêsu đáp lại

bằng một lời chúc phúc: “Này anh Simon, con ông Giona, anh thật là người có

phúc...”, và đồng thời một uỷ thác sứ mạng: “Anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên

tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”.

Rồi “từ lúc đó”, thánh sử Matthêu ghi rõ, Đức Giêsu bắt đầu báo cho các ông biết

trước điều khiến Phêrô phải lấy làm xúc phạm, và phải lãnh nguyên lời quở trách

của Chúa: “Satan, lui lại đằng sau Thầy”. Đó là con đường đau khổ mà Con Người

sẽ phải đi: “Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các

thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (16,21).

Và Chúa tiếp tục cho biết con đường của các môn đệ cũng không thể là gì khác: “Ai

muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (16,24).

Đúng vào thời điểm quan trọng này, thánh Matthêu cho biết rõ: “sáu ngày sau” -

chúng ta liên tưởng đến chuyện ông Môsê dẫn theo ba người bạn lên núi Sinai (Xh

24,9), để nhận lãnh mạc khải của Thiên Chúa “sáu ngày sau” đó (Xh 24,16), và

cuối cùng diện mạo ông biến đổi khác thường (Xh 34,29) - Theo các tác giả Tin

Mừng đó là lúc xảy ra biến cố biến hình trên núi. Jean Potin viết: đây là một câu

chuyện “chắc chắn dựa vào sự kiện xác thực”, và được ba thánh sử nhất lãm ghi

chép lại “bằng một thứ ngôn ngữ biểu tượng, vay mượn một số những yếu tố chính

từ cuộc thần hiện (Thiên Chúa tỏ bày thần tính) trên núi Sinai” ("Giesu, lịch sự thật”,

Centurion, trang 330).

2. Cuộc biến hình trên núi cao:

1. Ba nhân chứng được tách riêng trên núi:

* Chỉ có “các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê” được Đức Giêsu

gọi riêng đi theo Người. Là chứng nhân mục kích cuộc biến hình của Chúa hôm

nay, rồi đây, cũng chính họ sẽ được chứng kiến cảnh khuôn mặt Chúa bị “biến

Page 59: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 59 of 793

dạng” tàn tạ trong vườn Cây Dầu (26,37).

* Chi tiết “ngọn núi cao”, nơi sẽ xảy ra cuộc biến hình, mang ý nghĩa thần học hơn

là tính chất địa lý. Trong Kinh Thánh, núi thường là chỗ cho những cuộc mạc khải

của Thiên Chúa. Ở đây nó khiến nhớ lại núi Sinai, ngọn núi lẫy lừng nhất trên trái

đất, vì là nơi xưa kia Thiên Chúa đã hiện ra và phán truyền cho con người. J.Potin

nhắc nhớ lại: “Chính trên ngọn núi này Môsê đã được đám mây bao phủ, khiến

dung mạo ông ngời sáng. Đây cũng là núi mà vị ngôn sứ vĩ đại Êlia đã đặt chân tới

để dưỡng sức, lấy lại can đảm trong cuộc chiến đấu chống lại tội thờ ngẫu tượng

của dân chúng. Đến lượt chính Đức Giêsu cũng lên núi này” (Sđd trang 330).

2. Đức Giêsu biến hình, đứng giữa Môsô và Êlia:

* Như ông Môsê khi xuống núi Sinai, sau khi đã có cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa

của Giao ước, “dung mạo Đức Giêsu bỗng rực rỡ như mặt trời, và ý phục Người

trắng tinh như ánh sáng”. Trong trường hợp của Môsê, thì đó chỉ là sự phản chiếu

trong chốc lát ánh hào quang của Thiên Chúa; còn đối với Đức Giêsu, thì lại là sự

lan toả của chính hữu thể của Người, là sự chiếu giãi của “vinh quang” Người

(xem Lc 9,32).

* Cả 3 Phúc Âm nhất lãm đã ghi nhận có hai nhân vật cùng hiện ra đàm đạo với

Đức Giêsu. Đây là hai con người đầy uy lực, là hiện thân cho cả Cựu Ước: Môsê là

biểu tượng của Lề Luật; Êlia đại diện cho hàng ngũ các ngôn sứ. Người ta tin rằng

ông này sẽ trở lại vào thời sau hết, để đi trước dọn đường cho Đấng Messia ngự

đến. Hai nhân chứng hiện ra rồi chợt biến mất, muốn ám chỉ rằng giáo ước cũ nay

đang được hoàn thành nơi Đức Giêsu Kitô.

“Vào khoảnh khắc tái diễn lại cảnh thần hiện Xuất Hành, J.Potin giải thích, có sự

tham dự của hai nhân vật lớn của lịch sử Israel, cả hai đều đã từng đặt chân trên

ngọn Sinai. Họ chính là hiện thân cho Lề Luật và các ngôn sứ, và từ bao thế kỷ, đã

loan báo và chuẩn bị cho Con Người đến. Hai vị đã trò chuyện với Đức Giêsu và

qua đó nhìn nhận Người là Đấng phải đến” (Sđd trang 330-331).

* Cũng với ý chống lại cuộc khổ nạn của Đấng mà ông xưng là “Messia”, Phêrô chỉ

muốn giây phút này trở thành vĩnh cửu: “Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái

lều, Ngài một cái, ông Môsê một cái, và ông Êlia một cái”.

Page 60: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 60 of 793

3. Từ đám mây có tiếng phán:

* Người môn đệ còn đang nói thì bản thân ông và hai môn đệ kia bị bao phủ trong

một “đám mây sáng ngời”. Trong Cựu Ước đó chính là dấu chỉ sự hiện diện của

Thiên Chúa ở giữa Dân Người qua sa mạc (Xh 13,21). Từ nay, Đức Giêsu sẽ là sự

hiện diện đích thực ấy của Thiên Chúa giữa loài người.

* Từ đám mây, vang lên một “tiếng phán”. Ở đây chúng ta thấy lặp lại từng chữ

trong tiếng phán với một mình Đức Giêsu khi Người chịu phép rửa tại sông

Giođan: “Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”, nhưng thêm: “Hãy

vâng nghe lời Người”. Điều này gợi nhớ lại lời kêu gọi của Thiên Chúa đối với

dân chúng khi loan báo vị Môsê mới sẽ ngự đến (Đnl 18,15).

J.Potin giải thích: “Đức Giêsu không chỉ là vị ban lề luật, không chỉ là ngôn sứ,

Người chính là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa, là Con Người đứng ở bên ngai

Thiên Chúa. Từ nay, phải vâng nghe lời Người. Điều Người nói làm ứng nghiệm

những gì Lề Luật và các ngôn sứ đã tiên báo xưa” (Sđd trang 331).

4. Xuống núi:

* Biết mình đang chứng kiến một cuộc hiển linh của Thiên Chúa, các môn đệ “sấp

mặt xuống đất”. Đức Giêsu “lại gần”, “chạm vào các ông”, và trong một cử chỉ

như để cứu chữa, Người thúc giục các ông hãy “chỗi dậy (động từ mà những thế hệ

Kitô hữu đầu tiên dùng để chỉ sự phục sinh): sức mạnh phục sinh của Chúa đã khởi

đầu trong cuộc sống và đức tin của các môn đệ.

* Bây giờ chỉ còn lại “một mình Đức Giêsu”. Khi xuống núi, Chúa truyền cho các

ông phải giữ kín những điều vừa xảy ra, “cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi

dậy”.

“Cuộc tiếp xúc của các ông với Thiên Chúa chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, J.Potin

kết luận. Liền sau đó, họ thấy Đức Giêsu đã trở lại với trạng thái bình thường của

phận làm người phải chết. Tuy nhiên, cốt lõi của sứ điệp đã được công bố. Phải

vâng nghe lời của Người Con Yêu Dấu, cho dù đôi khi lời ấy xem ra rất nghịch

thường. Bóng đen u ám của cuộc khổ nạn đã đè nặng ngay trên ánh quang của cuộc

Biến hình. Thánh sử Luca đã cho thấy rõ điều đó khi thêm chi tiết là Môsê và Êlia

Page 61: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 61 of 793

hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu về “cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại

Giêrusalem” (Lc 9,31), nghĩa là về cái chết của Người. Máccô (và Matthêu) cũng

hướng sự chú ý của các nhân chứng tới cuộc hy sinh sắp tới của Đức Giêsu khi đề

cập đến lệnh Người truyền cho các ông “đừng nói cho ai hay những gì mình thấy,

cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy”. Mặc dù cuộc biến hình dường như

loại trừ khả năng phải chết của Đức Giêsu, bởi nó mặc khải Người là Con Người

đến từ trời, nhưng các môn đệ chỉ nắm bắt được ý nghĩa của nó sau khi Chúa đã

sống lại” (Sđd trang 331).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

“Trên đường đời ta đi, Thiên Chúa vẫn ở bên” (L.Daloz, trong “Le Règne des

cieux s'est approché”, Desclée de Brouwer, 1994, trang 246-247).

“Cuộc biến hình của Chúa dạy cho chúng ta nhiều bài học: Thứ nhất, chúng ta

đừng thích mơ tưởng đến những mặc khải lạ lùng của Thiên Chúa. Người dành cho

ai Người muốn: ở đây Đức Giêsu chỉ đem theo ba môn đệ, và dặn họ không được

tiết lộ cho ai về thị kiến cho đến khi Người sống lại. Vậy mà đến giờ phút khổ nạn,

các ông này vẫn là những môn đệ bỏ Thầy, thậm chí chối Thầy như thường! Thứ

đến, đó là con đường bình thường người môn đệ của Chúa phải đi, luôn ngang qua

bóng tối Đức Tin của đời thường. Phêrô cảm thấy quá sung sướng được ở trên núi.

Ông đề nghị dựng ngay ba lều và định cư ở đây! Chúng ta cũng thường thích ở lại

nơi đâu mọi sự xảy ra có vẻ như ý, nơi đâu đức tin và đời sống đạo của mình xem

ra an toàn, vô sự, và chúng ta cảm thấy như Thiên Chúa rất gần. Chúng ta nghĩ

rằng chính khi đó chúng ta mới thực sự là Kitô hữu... Thực ra Thiên Chúa không

kém gần gũi với chúng ta trong giờ phút khô khan của sa mạc hơn là trong những

lúc dịu êm dưới bóng mát của ốc đảo! Hơn nữa, sự ham muốn tìm kiếm một sự

hiện diện khả giác của Thiên Chúa thực ra rất hàm hồ, và chính Đức Giêsu cũng

chẳng muốn ba môn đệ mình kể lể về thị kiến họ được hưởng. Những lần hiện ra

của Chúa sau khi Người phục sinh, cũng giống như cuộc biến hình này, đều chỉ là

chút ánh sáng vụt tắt. Chúng ta cần phải bước đi trên con đường mà Đức Giêsu đã

đi qua để đạt tới hoàn toàn và vĩnh viễn sự mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta hãy

đối diện với cuộc sống và cái chết của mình. Môsê và Êlia là những kẻ đi tìm

Page 62: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 62 of 793

Thiên Chúa và đã từng được “thấy”, hôm nay họ là nhân chứng của Đức Giêsu

biến hình, chính họ đã chẳng từng phải vất vả lê bước trong sa mạc? Sứ điệp của

Biến hình chính là trên đường đời ta đi, Thiên Chúa vẫn ở bên...

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY

TIẾN TRÌNH NHẬN RA ĐỨC KITÔ

(Ga,4,5-42)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI :

1. Cuộc gặp gỡ bên bờ giếng tại Samari:

Câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari, một trong

những trang đẹp đẽ nhất của Phúc Âm thánh Gioan, thuộc trong số những bài đọc

quan trọng của vị thánh sử thường được Hội Thánh, ngay từ những thế kỷ đầu,

dùng trong nghi thức khai tâm các dự tòng.

+ Sự việc xảy ra tại Samari. Miền đất này ngày xưa đã từng là đất thánh của các tổ

phụ, nhưng kể từ cuộc phân ly của người Samari, đã biến nên vùng đất bị thù ghét,

tránh lai vãng.

Đức Giêsu “bỏ miền Giuđê mà trở lại miền Galilê”. Người có hai lối để đi: một

“nên đi”, khó khăn vất vả hơn vì nắng nóng; một “không nên đi”, không tốt cho

những người Do Thái phải thường xuyên giữ mình sạch sẽ theo luật tế tự, thì lại

qua ngã Samari.

Đức Giêsu cố tình chọn lối đi thứ hai này: “Người phải băng qua Samari”. Theo

X. Léon Dufour, có lẽ để chứng tỏ Người đến “để hoà giải các dân tộc, nối kết

những anh em đã phân ly” (xem “Bài đọc Phúc Âm theo thánh Gioan, tập I, trang

342).

+ Sự việc diễn ra bên bờ giếng Giacob. Trong tất cả các nền văn minh Sêmít, giữa

một thiên nhiên khắc nghiệt do hạn hán và sa mạc nóng cháy, giếng là chỗ duy

nhất cung cấp nước, đã trở thành nơi có tính chất biểu tượng: nơi của sự sống, nơi

Page 63: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 63 of 793

để gặp gỡ. Đối với những ai thông thạo Kinh Thánh, thì giếng nước còn là khung

cảnh cho nhiều cuộc Giao Ước, và là cái gợi nhớ lại ơn Thiên chúa đã ban cho Dân

Người trong thời xuất hành qua sa mạc.

2. Tiến trình nhận ra Đức Kitô...

Qua bài tường thuật Phúc Âm, thánh sử Gioan muốn đưa chúng ta vào hành trình

nhận biết Đức Kitô.

+ Những xê dịch đi lại trong không gian là hình ảnh biểu trưng cho những chuyến

trở về nội tâm.

+ Những thay đổi trong danh xưng Đức Giêsu đánh dấu từng bước của sự nhận

biết: lúc đầu chỉ là “người Do Thái”, rồi được tuyên bố là “lớn hơn tổ phụ Giacob

là người đã cho chúng tôi giếng này”,sau đó được gọi là “vị Tiên tri” trước khi

xưng mình là “Đấng Messia” và được những người Samari nhận là “Đấng cứu độ

trần gian”.

+ Những ngộ nhận giữa đôi bên đối thoại chỉ cho chúng ta thấy những chặng

đường phải vượt qua:

Từ nước giếng đến Nước Hằng Sống.

Từ nơi chốn thờ phượng đến việc tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý.

Từ của ăn nuôi thân xác đến lương thực là thi hành ý Cha.

Từ chuyện mùa màng đến sứ mạng trên cánh đồng truyền giáo.

* Từ nước giếng đến Nước Hằng sống:

“Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước”. “Chị cho tôi xin chút nước

uống”, Đức Giêsu xin với người phụ nữ ấy, như ngày xưa dân Israel cũng đã xin

cho có nước uống trong sa mạc (Bài đọc I). Người phụ nữ bỡ ngỡ trước lời đề nghi

khó hiểu của người đàn ông Do Thái qua đường này, bởi trải qua nhiều thế kỷ đã

có quá nhiều hiểu lầm và thù ghét giữa người Do Thái và người Samari. Chị không

ngại chấp nhận cuộc trao đổi: “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ

Samari, cho ông nước uống sao?”. Vô tình chị đang từng bước đi vào một cuộc

mặc khải nhiệm mầu chưa từng có.

Đức Giêsu “xin người phụ nữ nước uống”. Vẫn theo X. Léon Dufour, “người ta có

cảm tưởng là điều mà Người thực sự đang khát chính là cái khát, là nỗi ước ao của

Page 64: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 64 of 793

người phụ nữ làm sao có được thứ Nước Hằng Sống mà chỉ một mình Người có thể

ban cho” (Sđd trang 354). Và quả thực, sau đó Đức Giêsu đã trả lời: “Nếu chị nhận

ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị: cho tôi chút nước uống, thì hẳn

chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”. Là kẻ “không có thùng để

múc nước”, giờ đây Người lại xưng mình sẽ ban Nước Hằng Sống, thứ nước sẽ làm

thoả mọi cơn khát, thứ nước “sẽ trở thành nơi người uống một mạch nước vọt lên,

đem lại sự sống đời đời”.

“Câu chuyện chuyển dần - theo nhận định của Alain Marchadour - từ cái giếng

nước vật chất sang người đàn ông, một người Do Thái đã mệt lả và đói khát. Con

người ấy, ngay trong tình thế thiếu thốn của mình, lại tự giới thiệu như một Đấng

có quyền ban phát. Mà ân ban ở đây lại không có liên can gì tới thứ nước trong

giếng cả, và từ nơi con người ấy, nó trở thành một nguồn suối mới, ngàn trùng

vượt xa cái giếng nước ban đầu. Đức Giêsu đã đưa vào trong cuộc đối thoại một

chiều kích mầu nhiệm: từ chuyện một cái giếng nước vật chất mà Người ghé vào

để xin nước uống, Người đã hướng đến chính bản thân Người, là ân ban của Thiên

Chúa, Đấng có quyền năng ban cho loài người Nước Hằng Sống” ("Phúc Âm

thánh Gioan, Centurion, 1992, trang 76-77).

* Từ nơi chốn thờ phượng đến việc tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý:

Đức Giêsu lúc này đặt người phụ nữ trở về đối diện trước chuyện đời tư của mình:

một cuộc sống thiếu chung thuỷ chẳng khác gì biểu tượng về sự bất trung tôn giáo

nơi những người dân Samari. Chúa nói với người phụ nữ: “Chị hãy gọi chồng chị,

rồi trở lại đây”. “Tôi không có chồng”, chị ta đáp. Chúa không nhượng bộ: “Chị

nói tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi (con số có thể khiến

liên tưởng tới năm vị thần mà người Samari thờ), và hiện người đang sống với chị

không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”. “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một

ngôn sứ”, người phụ nữ nói tiếp, thêm một bước khám phá về chân tính của người

khách lạ. Sau đó chị lái câu chuyện sang một vấn đề đã từng là nguyên cớ gây chia

rẽ giữa người Do Thái và người Samari: “Nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”.

“Trên núi này (núi Garizim)?” hay “ở Giêrusalem?”.

Đức Giêsu báo cho chị ta hay rằng từ nay, với Người “một thời cũ đã qua, một thời

mới bắt đầu: không còn chỗ cho thứ thờ phượng gắn liền với một ngọn núi, đã hết

Page 65: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 65 of 793

thời cho những cãi vã về đền thờ này hay đền thờ nọ” (D. Mollat). Kể từ bây giờ

sự hiện diện của Thiên Chúa không còn lệ thuộc vào một nơi chốn hay một đền đài

nào nữa, nhưng vào một con người: Đức Giêsu Kitô. Người loan báo:“những

người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự

thật”. Họ sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Người, Đức Giêsu, Đấng là đền thờ mới

(Ga 2,19-22), và nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng được ban cho họ để trở nên con cái

Thiên Chúa trong Người Con.

Và khi người phụ nữ đề cập tới việc “Đấng Messia mà người ta gọi là Kitô” sẽ đến,

Đức Giêsu trả lời:“Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”.

Để vò nước lại, bởi nó chẳng còn dùng vào việc gì nữa, người phụ nữ chạy đi chia

sẻ với bà con của mình về niềm vui của cuộc gặp gỡ: người phụ nữ từng thèm khát

được sống, được tồn tại, nay đã tìm ra được con người đã làm vọt lên trong chị một

nguồn sống mới: “ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?”.

3. Dẫn tới việc tuyên xưng đức tin:

Đang lúc đó thì các môn đệ trở về, mang theo đồ ăn thức uống. Người phụ nữ đã đi

khỏi, các ông mời Chúa: “Rabbi, xin mời Thầy dùng bữa”. Lại một ngộ nhận nữa

liền xảy ra về chuyện “lương thực”. Điều Đức Giêsu hằng tìm kiếm, cái là lương

thực, là sự sống của Người chính là “thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và

hoàn tất công trình của Người”.

Rồi từ đề tài lương thực và sứ mạng dẫn tới đề tài “mùa gặt”. Thêm một ngộ nhận

mới: các môn đệ chỉ nhìn thấy cánh đồng còn phải chờ bốn tháng nữa mới đến mùa

gặt, còn Đức Giêsu lại mời gọi các ông “hãy ngước mắt lên mà xem” thấy những

người Samari đang lại gần kia, họ chính là những hoa trái đầu tiên của mùa gặt

truyền giáo.

Bài tường thuật đạt tới đỉnh cao với lời tuyên xưng đức tin của những người

Samari: “chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần

gian”. Lời tuyên xưng không trực tiếp nói với Đức Giêsu, nhưng với người phụ

nữ. X. Léon Dufour nhận xét: “Ngay những kẻ đã được nghe tin mừng người phụ

nữ loan báo, nay lại loan báo cho chị ta biết Đức Giêsu kia thực sự là ai: đúng là

một trao đổi lạ lùng!”, và kết luận: Qua phong cách và lời nói của người đàn ông

Page 66: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 66 of 793

Do Thái tên Giêsu đã đến ở giữa họ này, những người Samari đã được mở ra tới

một chân trời mới vượt xa ranh giới mảnh đất của họ. Họ đã nhận ra con người này

không chỉ là Đấng Messia cho một dân tộc mà họ mong đợi, nhưng “thật là Đấng

Cứu độ trần gian” (Sđd, trang 393 và 395).

Đức Giêsu đã sẵn lòng ở lại với họ hai ngày, điều này làm sáng tỏ rằng đối với

Người, không còn đâu là “miền đất được ưu tiên”, không còn đâu là “miền đất bị

ghét bỏ” nữa, nhưng tất cả mọi người không phân biệt đều được mời gọi đến với

ơn cứu độ.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. "Theo kiểu của họ, các anh chị em tân tòng nói với chúng ta về tính chất

muôn đời mới mẻ của Đức Tin” (H.Denis, trong “100 mots jour dire la foi”,

Desclée de Brouwer, trang 119-120)

“Người phụ nữ Samari”. Đối với nhiều người đó là tên một cửa tiệm lớn ở Paris

mà người ta đôi lúc còn nhắc đến thời còn bán đồ cũ. Nếu từ này còn có thể khiến

ai đó chú ý đến chương IV của Phúc Âm thánh Gioan này, thì chúng ta tin chắc

rằng phải có một cái gì đó đặc biệt có sức thu hút.

Nói là “thu hút”, nhưng trong câu chuyện Phúc Âm không hề có vấn đề thu hút gì

cả. Đúng hơn đây là một sự tiếp cận, một sự khám phá và là một lời mời gọi không

thể chối từ. Người phụ nữ Samari ở đây đúng là mẫu mực, là điển hình của người

tân tòng đang dấn thân tìm gặp Đức Giêsu.

Chị ta lại chịu hai mặt bất lợi: là phụ nữ và là thành phần của một sắc dân bị người

Do Thái miệt thị (bằng chứng về sự xuất hiện và có mặt của những cộng đoàn Kitô

hữu tại Samari ngay vào thời Tin Mừng IV đang được biên soạn). Nhưng đó không

thành vấn đề, Đức Giêsu vẫn tìm cách lôi kéo người phụ nữ này như bằng một sức

hấp dẫn vô hình.

Cách tiếp cận thật lạ lùng: người khách lạ đã mỏi mệt dừng chân bên bờ giếng xin

người phụ nữ chút nước uống. Đấng có quyền năng ban phát mọi sự, nay lại làm kẻ

ngửa tay xin. Thiên Chúa luôn rộng ban ơn của Người cho tất cả những ai biết sẵn

sàng cho đi chút của cải mình có. Người tân tòng sẽ tìm thấy không phải là một vị

Page 67: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 67 of 793

Thiên Chúa thích huỷ diệt để rồi lại ban phước, nhưng một Thiên Chúa nghèo, dường

như phải cần đến loài người.

Thế rồi câu chuyện bỗng đổi chiều, giờ đây cái nhìn của Đức Giêsu soi thấu vào

ngõ ngách đời tư của người phụ nữ. Cái nhìn của loài người chỉ dừng lại ở bề

ngoài, nhưng Thiên Chúa nhìn sâu vào cõi lòng. Người tân tòng phải chăng là kẻ

mà Đức Giêsu đã trở nên thiết thân hơn chính bản thân họ?

Đến đây, người phụ nữ ngỡ ngàng nhận ra vị ngôn sứ. Chị biết rằng giòng Nước

Hằng Sống kia có thể rửa sạch mọi bất trung tội tình của chị. Kẻ sắp lãnh nhận phép

Thánh Tẩy cũng thế, họ khát khao giòng nước rồi đây sẽ cho phép họ thầm thì kêu

tên Thiên Chúa là Cha.

Chưa hết, người phụ nữ còn bỏ lại tất cả, cả cái vò nước, cả những người tình, cả cuộc

đời chị, để loan báo cho mọi người về cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định cho chị.

Chúng ta có khả năng để lắng nghe tiếng của những anh chị em tân tòng nói với

chúng ta, theo cách của họ, sau khi đã giã từ cuộc đời dĩ vãng, về cái mới mẻ muôn

thuở của Đức Tin?”.

2. "Người phụ nữ bỏ quên vò nước bên bờ giếng” (J.Cl. Giroud, trong “Dossiers de la

Bible”, trang 22).

“Bên bờ giếng, có một khách bộ hành mỏi mệt dừng chân, chân lý đã vọt lên từ

những lời ông ta nói. Cũng bên bờ giếng đó, người phụ nữ nọ đã để lại cái vò nước

của mình, bởi từ nay nó chẳng giúp gì cho chị đón nhận hồng ân Thiên Chúa ban.

Cái vò nước bỏ quên đó sẽ mãi mãi nói với chúng ta về một người phụ nữ mà số

phận từng bị giam hãm trong đủ thứ công việc hằng ngày, trong những quan hệ

chẳng tới đâu với một loạt đời chồng, nay bỗng tìm thấy ý nghĩa cho đời mình qua

cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu, qua những trao đổi với Người. Cũng thế đối với những

người Samari kia, những kẻ đã biết đón nhận người khách đường xa không hẹn mà

đến này.

Như thế, chính qua những chuyện của đời thường như: ăn, uống, cuộc sống chung

với một người đàn ông, cố gắng quay về với Thiên Chúa... mà con người nghe

được tiếng nói của Thánh Thần. Nhưng ở đây và lúc này, Người lại đến như một

ân ban qua những bất trắc khôn lường của lời nói, qua thái độ chân thành của các

Page 68: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 68 of 793

bên đối thoại, qua những khoảnh khắc thinh lặng để cho chân lý lên tiếng nói”.

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

DỊP LỄ ÁNH SÁNG

(Ga 9, 1-38)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Cũng như cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với người đàn bà xứ Samaria gần giếng

Giacob, Tin Mừng về người mù từ lúc mới sinh là một trong những bản văn lớn

của Gioan mà Giáo Hội ở thế kỷ đầu dành cho việc nhập môn của các tân tòng.

Nếu sự việc xảy ra trong một ngày Sabbat ở cửa ra vào Đền thờ, sự việc ấy diễn ra

trong khung cảnh lễ Lều. Trong lễ này, ngoài nghi lễ rảy nước từ chính giếng Siloê

còn nghi lễ ánh sáng buổi chiều tối, với cuộc rước đuốc, diễn tả sự chờ đợi ánh

sáng tràn đầy đã hứa cho Israel trong ngày của Đấng Messia. Cũng trong khung

cảnh này, Đức Giêsu tuyên bố: “Ta là ánh sáng thế gian”.

- Chúng ta ở trung tâm cuộc luận chiến. Suốt hai chương trên, Đức Giêsu luôn là

mục tiêu cho đối phương quấy rầy. Ở đây sự chống đối của người Pharisêu tập

trung trên việc kẻ mù được lành và đang trở thành môn đệ của Đức Giêsu.

1. Hành trình để nhận biết...

Cũng như Chúa nhật vừa rồi, nay Gioan đang đưa ta đến sự nhận biết.

- Sự ra vào của các nhân vật ăn nhịp với các giai đoạn và kết cấu của câu chuyện.

* Lúc đầu có mặt, sau đó Đức Giêsu vắng mặt ở sân khấu cho đến lúc tìm thấy lại

người mù, Ngài đặt cho anh ta một câu hỏi căn bản: “Anh có tin Con Người

không?”.

* Giữa khởi đầu và kết thúc của câu chuyện, người mù được lành chỉ trơ trọi một

mình, mặc cho các người “thân cận” và “người quen” tự đặt câu hỏi về anh, người

Pharisêu thì quấy rầy anh ta bằng những câu hỏi, với cha mẹ ruột đang tìm cách tránh

né vì sợ bị liên luỵ, người Pharisêu đòi anh ta đến lần thứ hai, và sau một cuộc đối

Page 69: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 69 of 793

thoại gay gắt, họ “tống anh ra ngoài”.

- Sự thay đổi danh xưng của Đức Giêsu, một sự tiến bộ trong sự nhận biết: trước

hết Chúa được chỉ như là “người mà người ta gọi là Giêsu, sau đó một “tiên tri”

và như kẻ từ Thiên Chúa mà đến”, cuối cùng anh mù tuyên xưng Ngài như

là “Con Người”.

- Những từ chính (mots clés) được dùng nơi đây với ý nghĩa sâu xa trong vai trò

của chúng:

* Trong suốt hành trình, từ “bị mù” (cụm từ được lặp lại 15 lần) đối lại

với “thấy” (13 lần).

* Ở mỗi một giai đoạn, cùng một công thức được lặp lại “Ngài đã mở mắt cho

tôi”. Tất cả đến 7 lần, con số ấy có nghĩa là hoàn hảo, chỉ ý nghĩa tượng trưng rằng

người mù được lành hoàn toàn.

* Đúng vậy cuộc gặp gỡ lần thứ hai với Đức Giêsu cho ta thấy rõ sự chữa lành thể

xác chỉ là một dấu chỉ của một sự chữa lành sâu xa hơn, cho phép từ nay

anh “thấy” trong việc “tin”. Anh hỏi: “Ai là Con Người để tôi tin?”. Chúa Giêsu

trả lời: “Anh đang thấy đấy, chính Ngài đang nói với anh”.

2. Dồn về một tuyên xưng đức tin.

- Tất cả bắt đầu bằng cái nhìn của Đức Giêsu khi Ngài ra khỏi đền thờ. Ngài “thấy

trên đường đi một người mù từ thuở mới sinh”. Theo niềm tin dân gian, bệnh hoạn

là kết quả của tội lỗi, vì thế các môn đệ liền hỏi Ngài: “Thưa Thầy, tại sao người

này mù từ lúc mới sinh? Tại tội lỗi của anh ta hay tội lỗi của cha mẹ của anh?”

“Không phải do tội lỗi của anh ta, cũng không do tội lỗi của cha mẹ anh”, Đức

Giêsu trả lời, nhưng nhờ sự dữ mà con người khốn khổ này đang chịu, “hành động

của Thiên Chúa” được biểu lộ, và việc anh ta được tỏ ra như dấu chỉ “ánh sáng trần

gian” nhờ dấu lạ buộc mỗi người phải có thái độ đối với anh ta.

- Đức Giêsu lấy bùn trộn với nước miếng. Từ thế kỷ thứ II thánh Irênê de Lyon đã

thấy trong cử chỉ của Đức Giêsu, đắp mắt người mù, chính là sự hoàn thiện cử chỉ

của Thiên Chúa đắp nên thân xác của Adam. Bôi bùn lên mắt người tàn tật, Đức

Giêsu ra lệnh cho anh ta “Đứng dậy đi rửa mắt tại giếng Siloê” (Siloê có nghĩa là

được sai đi). “Người mù liền đi và rửa mắt, khi anh trở lại, anh thấy được”.Phép

Page 70: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 70 of 793

lạ này được kể lại cách đơn sơ vỏn vẹn trong hai câu, vì thánh sử có ý dẫn ta từ dấu

chỉ đến Đấng mà dấu chỉ mặc khải! “Đấng được sai đến”.

- Anh đã được lành. Đức Giêsu đã bỏ đi khỏi nơi xảy ra sự kiện. Từ nay anh chỉ

một mình ở giữa cuộc tranh luận về việc anh đã được lành và về lai lịch của người

đã chữa anh lành.

* Trước hết là những “kẻ lân cận” và những người “quen” anh ta. Cái nhìn của họ

chỉ ở trên bề mặt của biến cố. Họ sinh ra chia rẽ trên chính thực tế của việc được

chữa lành (Người thì nói: phải chăng chính là người thường đứng ăn mày ở đó? Kẻ

khác nói: chính anh ta, kẻ khác nữa lạ bảo không phải anh ta, đó là kẻ giống anh ta

thôi). Họ tỏ ra lưu ý đặc biệt đến việc “tại sao” được lành, và đến tung tích của

người đã thực hiện: “và ông ta, ông ta đâu rồi?”.

Câu hỏi cuối cùng làm cho anh mù ngày xưa không biết trả lời sao: “Tôi không

biết”. A. Marchadour quảng diễn: Anh phải trải qua một hành trình dài trước khi

khẳng định đức tin mình vào Đức Giêsu, đi từ dấu chỉ đến việc tiếp nhận Đức Giêsu,

ánh sáng thế gian... Nhưng việc Đức Kitô đi qua trong đời của anh mù và giữa mọi

người đã có một hậu quả chắc chắn là chia người ta ra làm hai phe: “những người

chấp nhận dấu chỉ và những người từ chối Đức Giêsu” (Tin Mừng thánh Ga,

Centurin, 1992, trang 135).

Sau là những người “Pharisêu” với ánh mắt đầy vẻ nghi ngờ, vì việc làm trên diễn

ra trong ngày Sabbat. Họ cũng hỏi. Họ cũng chia rẽ. Và người Pharisêu nói: “Ông

này không do Thiên Chúa mà đến vì không giữ luật nghỉ ngày Sabbat”. Kẻ khác

đáp lại: “Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ như thế?”.

Nực cười là chính anh mù lại trở thành trọng tài: “Còn anh, anh nói gì về người đã

mở mắt cho anh?”Anh trả lời: “Là một tiên tri”.

* Sau cùng là “cha mẹ ruột anh mù”. Người Do Thái đòi họ đến, họ xác nhận anh

ta là con của họ thật, mù từ thuở mới sinh. Nhưng né tránh để khỏi liên luỵ vào

cuộc tranh cãi, họ đề nghị một cách giễu cợt: “Các ông hãy hỏi nó, nó đã đủ khôn

lớn để trả lới”.

Đề cập đến nguy hiểm bị người Do Thái trục xuất khỏi hội đường, A. Marchadour

viết: “Có lẽ thánh sử diễn dịch ra đây những nguy hiểm bị dứt phép thông công ở

cuối thế kỷ thứ nhất đối với những ai tin vào Đức Giêsu. Thời Đức Giêsu chưa có

Page 71: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 71 of 793

chuyện này. Nhưng trên bình diện câu chuyện, sự tách biệt đối với người mù nói lên

rằng, tin vào Đức Giêsu luôn luôn là một hành động cá nhân, trong đó cha mẹ đâu

có thể định đoạt thay cho người môn đệ được. Sự chọn lựa này không phải không

nguy hiểm vì có thể dẫn tới sự gẫy đổ với tôn giáo của anh ta? (O.C. trang 137).

* Từ đó sự căng thẳng giữa người mù xưa và người Pharisêu bị mù mắt bởi đam mê

của họ lên đến tột độ. Họ đòi anh đến lần thứ hai và yêu cầu anh một lần nữa phải

nói Đức Giêsu đã làm thế nào để mở mắt anh, anh bạo dạn đáp lại cách mỉa

mai: “Sao các ông lại muốn nghe tôi nói lần nữa? Hay các ông cũng muốn làm Môn

đệ của Ngài?”. Và việc hỏi cung thành dịp nguyền rủa. Anh tuyên bố với họ:“Nếu

người này không từ Thiên Chúa mà đến thì không làm được chuyện gì đâu”. Quá

quắt lắm rồi, người Pharisêu đuổi anh ra ngoài và dứt phép thông công anh.

* Đức Giêsu tái xuất hiện với một sáng kiến mới: “Biết họ đã trục xuất anh, Ngài

đến gặp anh”. Và cuộc đối thoại với anh mù đã được lành, dẫn anh tới việc tuyên

xưng đức tin vào Đức Giêsu là “Con Người": “Lạy Thầy con tin” anh tuyên xưng

và “sấp mình xuống trước mặt Ngài”.

A. Marchadour giải thích: “Đức Giêsu đã đưa anh qua một giai đoạn quyết định, từ

một “Giêsu tiên tri” đến một “Giêsu là Con Người”, Đấng Cứu Thế đưa anh vào

cộng đồng của thời kỳ cuối cùng... Người mù sấp mình xuống trước “Con Người”,

nhận ra thiên tính của Ngài, bởi vì theo thánh Gioan, sự thờ lạy chỉ dành riêng cho

một mình Thiên Chúa... và danh xưng Chúa (Seigneur) nói lên căn tính thần linh

của Đức Giêsu. Nhận ra Đức Giêsu như là Đấng mặc khải cuối cùng của Thiên

Chúa, việc thờ lạy Ngài là đỉnh cao của cuộc hành trình của anh mù” (O.C. trang

139).

- Giai thoại được kết thúc với một lời tuyên bố của Đức Giêsu dưới hình thức một

lời phán xét. Nó bộc lộ những gì diễn ra trong thầm kín của tâm hồn: “Tôi đến thế

gian này để đặt lại vấn đề: cho những ai không thấy được thấy và ai thấy lại không

được thấy”. Từ “để cho”, cha Guillet cắt nghĩa, ở đây không chỉ mục đích, nhưng

là hậu quả.

*Đối với mọi người, anh mù trước Đền thờ không có của cải: anh ăn xin, một

người không quyền thế: anh mất hút trong đám người cùng khổ đến chung quanh

nơi thánh, một người không hiểu biết: sinh ra mù, không đọc được sách Luật,

Page 72: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 72 of 793

người ta cho anh là người suốt đời tội lỗi.

Nhưng thật ra con người này đã trải qua một hành trình tuyệt diệu, con đường từ

tối tăm đến nhận ra“Đấng là ánh sáng”.

* Về phần người Pharisêu, họ theo một hành trình ngược lại. Họ là những con

người danh giá, những con người được coi như là điểm tựa của xã hội thời đó, họ

khẳng định họ “biết” và tưởng mình “thấy”, nhưng họ lại lún sâu vào trong sự mù

tối (câu 15-18; 29,34). Họ tố cáo Đức Giêsu là “người tội lỗi” và người mù thì trầm

mình trong tội lỗi từ lúc mới sinh”, họ “ở” trong tội lỗi của mình. Lời tố cáo họ

định gán cho Đức Giêsu, quay trở lại chống họ: người đi kiện trở thành người bị

cáo.

J.Potin kết luận; “Trong lúc người mù được thấy, người Do Thái lại lao mình vào

sự mù tối. Những dấu lạ Đức Giêsu làm cho họ thêm cứng lòng. Họ tưởng mình

biết vì cho rằng mình biết Môsê và Lề Luật cấm chữa bệnh vào ngày Sabbat. Thật

ra họ từ chối ánh sáng thật. Với Đức Giêsu, thảm trạng này làm thành một trường

hợp phải đặt thành “vấn đề” trong tiến trình ý định của Thiên Chúa, bởi lẽ những

người không tin, người ngoại tìm thấy ánh sáng cho đức tin vào “Con Người”,

trong lúc đó, những kẻ “thấy”, những người Do Thái lại trở nên mù tối, bị loá mắt

vì những sự thật giả dối của họ. Đức Giêsu nói: “Vì thế họ ở trong tội lỗi của

họ” ("Jésus, l'histoire vraie” Cent. 1994, trang 364).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Hành trình của người mù từ lúc mới sinh, con đường dẫn tới Phép Rửa của

chúng ta. (H.Denis, trong “100 mots pour dire la foi” Déchée Brouwer, trang 123-

124).

Dĩ nhiên người ta nói nhiều về Phép Rửa trong khi hướng về Phục Sinh. Đó là

chuyện bình thường. Chính vì thế mà chúng ta gợi chuyện anh mù từ thuở mới

sinh, nhờ vào câu chuyện rất sống động ấy, mà thánh Gioan đã viết cho chúng ta.

Tại sao lại người mù từ thuở mới sinh? Vì đó là bước đi của một tân tòng, là đường

nhập môn của Phép Rửa.

Trước hết phép Rửa là một sự toả sáng. Điều đó không có nghĩa là mọi người chịu

Page 73: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 73 of 793

phép rửa đều chìm trong trạng thái thiên cảm (illuminisme), cũng không phải là một

hành động ma thuật, bởi vì người mù phải đi tới giếng Siloê. Nhưng điều đó có nghĩa

là có một bước đường mầu nhiệm, từ tối tăm đến ánh sáng, từ một nhân loại còn đóng

kín trong vô nghĩa và trong lầm lạc, tới một nhân loại mở ra đón ánh sáng Đức Giêsu,

một nhân loại được đánh thức trước một sự sống viên mãn.

Nhưng chúng ta biết anh mù được chữa lành phải đối đầu với biết bao nhiêu là cản

trở, cũng vì anh được lành. Người tín hữu mới cũng phải trải qua thử thách, nhất là

khi so sánh đức tin mình với sự không tin hay dửng dưng của gia đình (đức tin

không di truyền), hơn nữa còn phải đụng chạm với những thế lực khác biệt về

chính kiến hay về tôn giáo, coi người chịu phép rửa là kẻ phải loại trừ hay đáng

nghi ngờ (Phép rửa không lẫn lộn với sự thừa nhận của xã hội, quốc gia, chính trị

hay tôn giáo).

Sau hết, đến ngày người mù được lành sẽ thừa nhận Đấng Cứu chuộc mình chứ

không phải chỉ được chữa lành mà thôi. Mọi Kitô hữu, mọi người chịu phép rửa, một

ngày nào đó cũng được mời gọi, rất sớm hay muộn màng hơn, sống một cuộc gặp gỡ

có tính quyết định, bởi vì Đức Giêsu đã không tìm thấy họ đó sao?

Ngày ấy các bạn sẽ hỏi: Ai là “Con Người”. Và Ngài sẽ trả lời bạn: “Chính tôi,

người đang nói với anh đây”. Lúc ấy sấp mình xuống, bạn sẽ nói: “Lạy Chúa, con

tin”. Đó là ngày Phục sinh của bạn.

Hãy chỗi dậy từ cõi chết,

Ngày đã bừng sáng,

Hãy thức dậy đi từ cõi chết.

Hãy toả sáng (cf. Eph 5,14).

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY

LAZARÔ SỐNG LẠI

(Ga 11,1-45)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Page 74: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 74 of 793

1. Từ Bêtania của sự sống đến Bêtania của sự chết.

Cũng như cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria, bên bờ giếng

Giacob, như bước chân của người mù bẩm sinh tiến về ánh sáng, Phúc Âm về sự

phục sinh Lazarô là một trong những bản văn quan trọng thuộc truyền thống Gioan

mà Giáo Hội, ngay từ hai thế kỷ đầu tiên, đã dùng vào việc khai tâm cho tân tòng.

- Đi liền với trình thuật về quyết định của Hội đường - dẫn đến việc kết án Đức

Giêsu - trình thuật về sự phục sinh Lazarô là một văn bản bản lề trong Phúc Âm

Gioan.

. Trình thuật này hoàn tất phần một, với dấu chỉ thứ 7 (số 7 là số hoàn hảo) và cũng

là dấu chỉ cuối cùng của Đức Giêsu.

. Trình thuật này cũng khởi đầu phần hai vì sắp đề cập đến cái chết của Đức Giêsu

khi nói với giới lãnh đạo Do Thái rằng đã đến lúc kết thúc với Người.

- Trình thuật này dẫn ta từ một Bêtania này đến một Bêtania khác. Bắt đầu ở

Bêtania bên kia sông Giođan, “nơi Gioan làm phép rửa” (1,28). Đức Giêsu đã tĩnh

tâm ở đó sau một cuộc tranh luận vào dịp lễ Cung hiến Đền thờ và người Do Thái

đã muốn ném đá Người (1,39 và 11,8). Trình thuật kết thúc ở Bêtania gần

Giêrusalem nơi Matta và Maria đã phát ra thông tin báo động: “Thưa Thầy, người

Thầy yêu mến đang bệnh nặng”.

A. Marchadour nhận xét: Như thế có hai Bêtania cách nhau bởi con sông Giođan,

xa nhau bằng một khoảng cách không chỉ đơn thuần là địa lý: Bêtania của yên tĩnh,

của sự sống, của đức tin và Bêtania của lo âu, của cái chết.

Sự chậm trễ của Đức Giêsu sẽ là nguyên nhân cho truyện kể - cho Người có cơ hội

giải thích trước rằng cơn bệnh của Lazarô không nguy đến tính mạng, nhưng chỉ để

làm vinh danh Thiên Chúa và Con Người. Nếu Đức Giêsu nói về cái chết của bạn

Người là một “giấc ngủ” chính là để ta hiểu rằng ông có thể thức dậy nếu ông nghe

tiếng Người.

- Trình thuật này là truyện kể về sự trở lại đời sống hơn là về sự phục sinh theo

đúng nghĩa. X.Leon Dufour viết: “Thực vậy, từ ngữ “phục sinh” thường được

dùng trong phép lạ này là không chính xác, vì, theo dữ kiện Kinh Thánh, từ ngữ ấy

được dành riêng để chỉ sự vượt qua từ cái chết đến sự sống vĩnh viễn; nó không

Page 75: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 75 of 793

được dùng để chỉ cuộc trở lại với đời sống ở trần gian này. Để nói về sự phục hồi

sự sống gian trần, ta có thể dùng từ ngữ hồi sinh, nhưng từ ngữ này có tính chất y

học, ít được dùng. Vậy ta nên dùng kiểu nói “trở lại đời sống” để chỉ sự kiện này”.

2. Một hành trình của nhận thức.

Một lần nữa Gioan lại đưa ta vào một hành trình nhận thức.

- Một lần nữa, ta có thể quan sát những chuyển dịch có ý nghĩa biểu tượng rất cao

của các nhân vật trong trình thuật. X. Léon Dufour ghi nhận: “Mọi người đều rời

nơi mình ở. Mọi người đều ra đi. Đức Giêsu và các môn đệ từ bên kia sông

Giođan; những người Do Thái từ Giêrusalem, Matta từ ngôi làng, Maria với

những người Do Thái từ nhà nàng trong làng; Lazarô từ nấm mộ. Nếu Đức Giêsu

ngừng chân, khi đến Bêtania và không vào nhà hiếu, chính là để lại lên đường

cùng với cả nhóm, tiến tới nơi Người phá tan sự chết, trong khi chuyển động của

các nhân vật khác, kể cả Lazarô, đều hướng tới gặp gỡ Ngài”.

- Một lần nữa, ta có thể nhận ra những bí quyết luôn làm cho truyện kể thêm sinh

động:

. Sự khinh thường của các môn đệ về giấc ngủ/cái chết của Lazarô.

. Sự khinh thường của Matta về vấn đề thời điểm phục sinh: ngày sau hết/ngay bây

giờ.

. Phải đi xa hơn nữa để vượt qua mức độ đầu tiên của ý nghĩa:

- Về ánh sáng: ta sẽ được mời, cùng với các chứng từ, vượt qua “ánh sáng của

trần gian này” đến với Đấng là “Anh sáng soi trần gian” (câu 9-10).

- Về ơn cứu độ: ta sẽ được mời, cùng với các chứng từ, vượt qua thứ chữa khỏi

bệnh một cách quá giản đơn, cả cuộc hồi phục sự sống về phương diện sinh lý, đến

sự tiếp nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

3. ... Lên đến tuyệt đỉnh trong lời tuyên xưng đức tin của Matta.

Tới Bêtania trong xứ Giuđêa này, Đức Giêsu phải đối diện ngay với nỗi đau khổ

của hai chị em của Lazarô.

- Trước hết đó là cuộc gặp gỡ với Matta. Bà bỏ nhà ra đón Đức Giêsu. “Khi Matta

hay tin Đức Giêsu đến, bà chạy ra gặp Ngài, trong khi Maria ở lại

Page 76: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 76 of 793

nhà” A.Marchadour cảm nhận: Matta rời bỏ nhóm đám tang gồm Maria và các

người Do Thái để đi gặp Đức Giêsu. Sự ra đi này đặt Matta vào một mối tương

quan tin tưởng đặc biệt, trước mặt Đức Giêsu.

“Nếu Thầy có ở đây, em con đã không chết” bà nói với Đức Giêsu như thế, vì biết Người

có một sức mạnh rất hiệu lực để chống lại cái chết và sự hiện diện của Người có thể cứu

Lazarô thoát chết. Bà cũng nhận biết Người có uy tín với Thiên Chúa nên lời cầu của

Người sẽ có tác dụng: “Nhưng con biết rằng, ngay cả bây giờ, Thiên Chúa sẽ ban cho

Thầy bất cứ điều gì Thầy xin”.

“Em con sẽ sống lại” Đức Giêsu trả lời, bằng cách nhắc lại cho bà niềm tin của người Do

Thái vào sự sống lại ngày sau hết. Matta không ngần ngại phụ hoạ vào niềm tin của Israel

ấy: “Con biết ngày tận thế em con sẽ sống lại”.

Ở đây Đức Giêsu lại vượt qua một ngưỡng cửa mới. Ngưỡng cửa ấy là thuộc tính

của Thiên Chúa: làm cho sống và làm cho chết. Đức Giêsu tự nhận. Ngài long

trọng tuyên bố: “Ta là Sự Sống lại và là sự sống”. Không cần phải đợi đến ngày

tận thế. Cuộc sống mới là một thực tại hiện diện nơi Người ngay lúc này. Sự sống

ấy được ban tặng cho ai tin vào lời Người: “Ai tin Ta, dù có chết, cũng sẽ sống. Và

bất cứ ai sống mà tin Ta, sẽ không chết đời đời”. “Con có tin không?”. Matta trả

lời: “Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là Đấng Messia, là Con Thiên Chúa đến trong

trần gian”. A. Marchadour bình luận: “Ở đây Matta là khuôn mặt của kẻ tin nhận

biết nơi Đức Giêsu sự xâm nhập của Thiên Chúa của người sống đến giữa con

người. Ở đây Đức Giêsu còn hơn Êlia hoặc Êlisêô: Ngài được nhận biết là Đấng

làm cho sống, theo hình ảnh của Thiên Chúa. Như thế, nhờ đức tin Matta đã hiểu

rằng Đức Giêsu chính là Thiên Chúa đến giữa nhân sinh. Thực là hợp lý khi bà

tuyên xưng Đức Giêsu trong căn tính của Người là Messia của Thiên Chúa (điểm

tới của Do Thái giáo) và là Con Thiên Chúa. Như thế, bà qui tụ Do Thái giáo (Đức

Messia) và Kitô giáo (Con Thiên Chúa)”.

- Rồi, đó là cuộc gặp gỡ với Maria, vẫn còn trong tang chế cả về thái độ lẫn lời

lẽ: “Cô là một trong nhóm người Do Thái chịu tang chế...”. Ngay từ đầu trình

thuật, cô vẫn chìm đắm trong tang chế với cái chết, cô tượng trưng cho con người

bị sự chia lìa của cái chết đánh gục: Sự buồn bực thái quá đã cả ngăn cô ra đón tiếp

Đức Giêsu, mạc khải của Thiên Chúa.

Page 77: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 77 of 793

4. ... Và dấu chỉ hồi sinh của Lazarô.

- Xúc động sâu xa khi thấy Maria và những người Do Thái theo cô cũng khóc, Đức

Giêsu lại xúc động khi đứng trước mộ của Lazarô bạn Người.

- Dù đã tuyên xưng đức tin mạnh mẽ, Matta vẫn nghi ngại khi phải mở cửa mồ, bà

thưa với Đức Giêsu: “Nhưng thưa Thầy, chôn đã 4 ngày rồi”. X. Léon Dufour lưu

ý: khoảng thời gian 4 ngày chẳng phải là một lựa chọn ngẫu nhiên, nó liên hệ đến

niềm tin dân giả cho rằng kể từ ngày thứ bốn linh hồn bay lởn vởn quanh xác chết

nhưng không thể nhập vào được nữa. Lazarô phải thực sự chết và xác đã bắt đầu có

mùi như thế mới biểu lộ được chiến thắng của Đức Kitô. Matta tức khắc ca ngợi

vinh quang Thiên Chúa. Đức Giêsu bảo bà: “Thầy đã không nói với con rằng nếu

con tin con sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa sao?”.

- Theo lệnh Người, tảng đá che cửa mộ được mở ra, và lời cầu khẩn của Người quá

vững chắc đến độ biến thành lời tạ ơn: Lạy Cha, Con ngợi khen Cha vì Cha đã

nhận lời con. Theo lệnh truyền oai quyền của Người: Lazarô, hãy đi ra! Người chết

ra khỏi mộ. Thần chết nắm giữ ông trong vòng tay tượng trưng bằng các giải băng,

nay không còn chút quyền hành nào trước mặt Đức Giêsu, Người kết luận: Hãy cởi

dây và để cho ông đi.

Đức Giêsu, đến từ xứ sở sự sống đã ở lại trong nhân tính bi đát nhất của Người,

Đấng phá vỡ ranh giới phân chia Thiên Chúa - con người, sự sống - sự chết. Cái chết

của Lazarô mà Maria và các người Do Thái coi như một kết cục ở đây trở thành một

thoáng qua...

Các Kitô hữu đầu tiên, những người tuyên xưng rằng cuộc chờ đợi lâu dài của

Israel đã hoàn tất nơi Đức Giêsu Đấng được Cha Người phong làm Đức Chúa, đã

cảm nghiệm rằng cái chết vẫn còn ảnh hưởng tới các bạn hữu của Đức Giêsu; khi

cái chết đe doạ, Đức Giêsu lại vắng mặt và Người đến quá trễ không ngăn được

thân xác huỷ hoại, tang chế và nỗi buồn. Trước những lời chất vấn này, trình thuật

đề nghị một lời giải đáp bằng mượn lối văn kể chuyện để chuyển đạt một giáo

huấn khá gần với giáo huấn của Phaolô trong thư thứ nhất gởi dân thành

Thesalonica.

- Truyện kể chấm dứt, để lại độc giả - và cả chúng ta hôm nay - đối diện với

Page 78: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 78 of 793

Lazarô, đang sống, nhưng câm nín không nói gì về những gì ông đã cảm nghiệm,

sự im lặng của ông buộc mỗi người chúng ta phải tự xác định mối quan hệ của

mình với Đức Giêsu, trọng tâm của câu chuyện, đi đến cái chết và sự phục sinh của

Người. Còn về những người Do Thái, trong khi có nhiều người trong số họ tin vào

Người, có vài kẻ đến tìm những người biệt phái và kể cho họ nghe những điều

Người đã làm. Tiến trình tiếp diễn, sẽ dẫn đưa Đức Giêsu tới đồi Canvê nơi Người

dâng hiến mạng sống để ban sự sống thật cho tất cả chúng ta là những Lazarô.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Lớn lên trong đức tin (N.Quesson, Les entretiens du dimanche A, Droguet et

Ardant).

Trong câu chuyện này, cả Matta lẫn Maria đều được mời gọi tiến triển thêm. Matta

đã có đức tin ở một mức độ nào đó, đức tin Do Thái: “Con biết rằng em con sẽ

sống lại vào ngày tận thế”. Đức Giêsu mời bà tiến thêm một bước: “Ta là sự sống

lại và là sự sống. Con có tin điều đó không?”. Phải tiến từ đức tin vào sự sống lại

ngày tận thế đến đức tin vào lời Đức Giêsu Đấng ban sự sống ngay hôm nay cho ai

tin vào Người. Đó chính là mục đích của phép lạ này: “Lạy Cha, Con tạ ơn Cha đã

nhận lời Con... Con nói ra đây chính là để cho đám đông chung quanh Con đây tin

rằng Cha đã sai Con”.

Kết thúc cuộc khám phá về Đức Giêsu, và để chuẩn bị cho việc tuyên xưng đức tin,

chúng ta đã cùng Matta và Maria lãnh nhận bài giáo lý cuối cùng. Những người xứ

Samaria đã nhận biết Người là Đấng Cứu Độ trần gian... người mù bẩm sinh đã

nhận Ngài là Con Người... Matta và Maria đã tuyên xưng Người là Con Thiên

Chúa.

Đối với nhiều trẻ em, những thanh niên và cả lứa tuổi trưởng thành, Đức Giêsu

trước hết là một người bạn như thuở ban đầu Matta và Maria đã nhận biết. Có phải

vào ngày phục sinh, ta sẽ tiến triển trong đức tin khi nói lên, không chỉ bằng môi

miệng mà bằng cả một cử hành tạ ơn: “Vâng, lạy Chúa, Người là Đức Kitô, Đấng

Messia, Con tin Người là Con Thiên Chúa, Đấng đã đến trong thế gian”...Hôm

nay, con muốn xin Người đến lấp đầy lổ hổng của hữu thể con bằng Xác Thể hằng

Page 79: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 79 of 793

sống của Người, lương thực chân thật cho đức tin của con”.

2. Từ “Phục Sinh” của Lazarô đến Phục Sinh của Đức Giêsu (Missel

Communautaire).

Phép lạ đặt ngay trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu đã tiên báo cái chết và sự Phục

sinh của Người. Thực vậy, nếu Lazarô rút tay chân bị trói ra khỏi giải băng và

khuôn mặt bị che phủ khỏi tấm chăn liệm, điều đó nhắn nhở một cách đầy biểu

tượng rằng ông vẫn còn là một người phàm hay chết. Đức Giêsu sẽ thoát ra vào

ngày Phục sinh như một người bất tử, được vĩnh viễn giải thoát khỏi sự chết. Nơi

Đức Giêsu, sự sống đã khải hoàn.

3. Thiên Chúa của ta là một Thiên Chúa mở cửa mồ (Dossier d'animation du

CCFD dành cho Chúa nhật V Mùa Chay).

Nhìn thế giới ta sẽ thấy nó thật bệnh hoạn. Sự phát triển của phương Bắc đã bị xét

lại về sự coi thường môi trường và những nguy cơ nó gây ra cho tương lai của

hành tinh và cho những thế hệ tương lai. Sự phát triển ấy càng bị chống đối khi ta

nhìn thấy những người nghèo mới, số những người bị loại trừ chẳng bao giờ có thể

tái hội nhập. Sự phát triển ở phía Đông cũng thế, càng sinh ra sự thù hận chủng tộc,

bạo lực và nghèo khổ. Sự phát triển ở các nước thuộc thế giới thứ ba cũng bị công

kích, vì nó không nuôi được dân trong vùng một cách đúng đắn, cũng không phân

phối các sản phẩm cho công bình.

Đức Kitô đã nói: “Căn bệnh này không đến nỗi chết, nhưng chỉ làm vinh danh Thiên

Chúa” (Ga 11,4). Lời lẽ lạ lùng, ngược hẳn với cái nhìn đầu tiên của ta: Hẳn Người

đã cảm thấy điều gì... Thực ra đã 4 ngày rồi... (Ga 11,39). Tuy nhiên đó là đức tin, là

niềm hy vọng của ta. Thiên Chúa của ta là một Thiên Chúa sự sống. Thiên Chúa của

ta là Đấng mở những nấm mồ. Đức Kitô của ta là Đấng, giữa đoạn đường từ làng tới

nghĩa trang, đã bảo đảm cho ta vượt qua từ sự chết đến sự sống. Chúa của ta là Đấng

kêu lên: Hãy đi ra. Người gọi chúng ta, những kẻ đang bị giam hãm. Người cởi trói và

giải thoát ta khỏi mớ quần áo sự chết, khỏi các giải băng sợ hãi. Thế nên chiến đấu

cho công lý trở thành có thể được. Yêu thương là luôn luôn có thể được. Con người

có thể gặp được nhân tính của mình: anh em không còn dưới áp lực của thân xác

Page 80: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 80 of 793

nhưng của thần linh vì Thánh Thần Thiên Chúa ở trong anh em (Rm 8,9).

Thành viên của CCFD làm chứng về những điều đó mỗi ngày. Tình liên đới, đắt

giá lắm, nhưng là suối nguồn vui tươi. Sự phát triển rất phức tạp nhưng tiến tới là

điều có thể được nếu ta biết hợp tác với nhiều người: các quốc gia, các tổ chức phi

chính phủ, các xí nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, tư nhân, các Giáo Hội. Mỗi

người có thể tham gia theo cách của mình. Đối với chúng ta những kẻ tin, thì trong

cố gắng của nhân loại ấy có dấu vết của Thiên Chúa trong lịch sử hoạt động: Các

con sẽ biết rằng Ta là Chúa khi Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi mồ (Ez 37,13).

Chính Thánh Thần của Đức Kitô và của Thiên Chúa Cha cho ta đủ năng lực chiến

đấu chống lại tất cả sức mạnh của sự chết. Chính Người, một ngày kia, sẽ mở cửa

đưa ta vĩnh viễn vào sự sống.

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

CHÚNG TÔI CA NGỢI THÁNH GIÁ

(Mt 26, 14-27,66)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Lễ Vượt Qua của Đức Giêsu

Tuy trung thành với lược đồ có vẻ như có từ rất sớm trong truyền thống Giáo Hội

sơ khai đã tạo nên những nét chính, trình thuật Thương khó của thánh Matthêu vẫn

có những nét riêng của tác giả.

Ngay từ lời khai mào bài Thương khó (26,1-2) trong khi Marcô chỉ ghi thoáng qua 1

chỉ dẫn thời gian (“Còn 2 ngày nữa tới lễ Vượt Qua và lễ bánh không men")

Matthêu chỉ rõ cả ý nghĩa của sự việc sắp diễn ra: “Các con biết rằng còn 2 ngày

nữa là tới lễ Vượt Qua và Con Người sẽ bị nộp và bị đóng đinh”.

Matthêu chỉ cho thấy Đức Giêsu là người Thầy nắm vững tình hình. Người ý thức

về mọi sự sắp xảy đến, và Người tự do tiến tới để trung thành với sứ mạng cho đến

cùng...

Page 81: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 81 of 793

Matthêu nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa lễ Vượt Qua và sự kiện Con Người sẽ bị

nộp. Lễ Vượt Qua là một lễ quan trọng, hướng về cả quá khứ, hiện tại lẫn tương lai...

Người Do Thái nhớ lại chuyến vượt thoát khỏi Ai Cập với Môsê, họ nhận biết rằng

hôm nay họ còn sống sót là nhờ ơn Chúa; họ hướng về tương lai và chờ đợi tới lúc

Thiên Chúa sẽ can thiệp, như xưa kia, để giải phóng dân Người khỏi ách nô lệ... Này

đây đã tới thời viên mãn.

2. Ứng nghiệm các lời Kinh Thánh.

Điều Matthêu, tác giả viết cho Kitô hữu mà đại đa số có nguồn gốc Do Thái, muốn

chứng minh cho họ là Đức Giêsu đã hoàn tất đến tận cùng và viên mãn lời Kinh

Thánh đã loan báo. Ngài nhắc lại:“Tất cả những điều ấy đã xảy đến để ứng nghiệm

lời các tiên tri” (16,56; 27,9-10). Ngài thường xuyên đưa độc giả của Ngài về Cựu

Ước, hoặc ám chỉ (như trong những lời chế nhạo 27, 43, gợi hứng từ sách Khôn

Ngoan 2,13-18), hoặc minh nhiên (như khi Phêrô chối, Giuđa phản bội, khi Đức

Giêsu chịu chết, lúc trút hơi thở còn cầu nguyện thánh vịnh 21).

Ứng nghiệm lời Kinh Thánh không có nghĩa là tất cả đã được thấy trước và chỉ cần

đọc Kinh Thánh là biết hết. Kinh Thánh chỉ gợi lên hành trình đức tin của những

Kitô hữu đầu tiên, sau biến cố Phục Sinh, hiểu rõ hơn ý nghĩa của các biến cố đau

thương khi đọc lại Kinh Thánh. Trong suốt lịch sử dân Chúa cũng như lịch sử Đức

Giêsu, vẫn chỉ là ý định của Thiên Chúa được thực hiện qua những chống đối, đau

khổ và cái chết. Nhưng dưới ánh sáng mới của cái chết và sự phục sinh của Đức

Giêsu, Kinh Thánh từ này rõ ràng sáng sủa hơn.

3. Khai mạc một thời kỳ mới.

Lúc Đức Giêsu chết, Matthêu kể ra những hiện tượng kỳ lạ có sức biểu tượng

mạnh mẽ: màn trong Đền Thờ xé ra làm hai, động đất, “thi thể của đông đảo các

thánh” sống lại và “sau khi Đức Giêsu sống lại, đi vào thành thánh”.

Như thế Matthêu loan báo cho ta biết ta đang dự vào một cuộc sụp đổ của cả một thế

giới và sự khai mạc của một thời đại mới. Từ nay, tất cả mọi người, trong Đức Giêsu

là Đền Thờ mới, sẽ có thể tiến đến gặp gỡ Thiên Chúa. Các thánh có thể theo Đức

Giêsu Phục Sinh tiến vào Vương quốc Nước Trời. Nơi đâu sự chết tưởng đã chiến

Page 82: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 82 of 793

thắng, nơi đó sự sống chiến thắng trên sự chết và tội lỗi. Thể hiện nơi viên đại đội

trưởng Lamã, người tuyên xưng đức tin vào Giáo Hội: “Người này thực là Con

Thiên Chúa” là tất cả dân ngoại bắt đầu nhìn Đấng chịu đóng đinh bằng cả niềm

tin.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Đức Giêsu Thiên Chúa không quyền lực (Henri Denis, “Voici l'Homme”, DDB).

Vì Con Người, Đấng đã có thể gọi đến cả những sư đoàn thiên thần, vẫn chịu trói

chân trói tay trước mặt Philatô.

Đức Giêsu bị xếp vào loại người không có thế lực, nghèo hèn, bệnh tật, bị loại trừ,

để phục hồi nhân phẩm cho họ.

Đức Giêsu đã tích cực bảo vệ họ đến độ chọc tức cả những người tự cho mình có thế

lực trước mặt Thiên Chúa hơn Người. Và chính những người ấy lại kêu gọi đến

những thế lực trần gian này để làm cho Vị Tiên tri trở thành bất lực. Đó là “sì căng

đan” thánh giá.

Người đã cảnh báo các môn đệ của Người rằng giữa họ với nhau, và cả với người

khác nữa đừng bao giờ đè nặng lên nhau cái gánh mệnh lệnh. “Chớ gì kẻ ra lệnh

hãy trở thành người phục vụ, vì Con Người không đến để được phục vụ, nhưng để

phục phục” (Mt 20,27).

Vâng, Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa không thế lực. Chính vì thế quyền uy

của Đấng Phục sinh chẳng có gì giống với những quyền lực ở trần gian. Quyền lực

của Tình yêu không làm Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa các đạo binh nhưng trở

thành Thiên Chúa không khí giới.

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

ĐỂ NHỚ ĐẾN THẦY

(Ga 13, 1-20)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Page 83: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 83 of 793

1. Một cử chỉ gây ngạc nhiên.

Phúc Âm Gioan, khác với Nhất lãm, không tường thuật việc lập phép Thánh Thể,

trái lại, chỉ Phúc Âm này kể lại một cử chỉ khác của Đức Giêsu trong bữa Tiệc ly:

Rửa chân cho các môn đệ.

- Nhập đề của chương 13 này thực sự long trọng. Phần nhập đề làm nổi bật sự ý thức

tuyệt hảo của Đức Giêsu, nó hé mở cho thấy ý nghĩa của việc sắp diễn ra: Đó là, từ

nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu con Ngài, sự biểu lộ tình yêu đã đi đến tuyệt

đỉnh: “Trước lễ Vượt qua, biết rằng đã đến giờ Người bỏ thế gian mà về cùng Cha,

Đức Giêsu, đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở trần gian thì yêu thương

cho đến cùng”.

- Sự tương phản càng mãnh liệt với cảnh rửa chân được tả tỉ mỉ như một màn chiếu

chậm những chi tiết bề ngoài rất tầm thường: “Đức Giêsu chỗi dậy khỏi bàn, cởi

áo, buộc khăn vào người; rồi đổ nước ra thau, Người bắt đầu rửa chân các môn

đệ”. Cử chỉ này gây ngạc nhiên cực độ vì 2 lý do:

. Vì được Đức Giêsu làm ngay trong bữa ăn trong khi bình thường, luật hiếu khách

đòi rửa chân trước bữa ăn.

. Vì chính Đức Giêsu làm việc này. Người là “Thầy và Chúa” trong khi ở Do Thái

nhiệm vụ này thường trao cho các đầy tớ người nước ngoài.

2. Một cử chỉ nhiều ý nghĩa.

Trái với khuynh hướng của ta, những con người duy lý, ta thường giải thích trước

khi làm, còn Đức Giêsu, Người làm trước hết một cử chỉ đầy biểu tượng, một cử

chỉ có ý nghĩa thâm sâu trước khi dùng lời giải thích ý nghĩa.

- Chơi trò gây hiểu lầm - Kỹ xảo quen thuộc của Gioan về sự “thanh tẩy”, cuộc đối

thoại của Đức Giêsu với Phêrô chuyển hướng ta, cũng như chính người môn đệ, từ

một giải thích đơn thuần “luân lý” - một cử chỉ khiêm nhu - chuyển sang một giải

thích “thần thiêng": Đó là một cử chỉ biểu lộ Thiên Chúa trong Đức Giêsu; là một

cử chỉ trong đó, Đức Giêsu đảm nhận trước cuộc vượt qua nhờ cái chết, như một

dấu ấn tình yêu dành cho con người mà vẫn trung tín với Cha Người.

Để dự phần với Đức Giêsu, Phêrô sẽ phải theo Người cho đến cùng, gắn bó trọn vẹn với

chương trình cứu thế của Người, kể cả đem cái chết làm chứng cho Người.

Page 84: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 84 of 793

- Lối giải thích ấy được tăng cường ý nghĩa nhờ các động từ mà Gioan sử dụng để

diễn tả hành động của Đức Giêsu: Người “cởi” áo rồi sau đó “mặc lại”. Rõ ràng

những động từ này đã được đặt lên môi Đức Giêsu ở chương 10 để Người nói rằng

Người sẽ dâng hiến mạng sống Người trước khi lấy lại. “Cởi bỏ”, “lấy lại”, 2 động từ

mà Gioan dùng để chỉ cái chết mà Đức Giêsu đã vui lòng chấp nhận và sự phục sinh

của Người.

X. Léon Dufour bình luận: Chúng ta cũng đang được chuyển qua giai đoạn Rửa

chân, một màn kịch câm cảm động là biểu tượng cái chết tự nguyện của Đức Giêsu

trên thánh giá: không hề đánh mất quyền làm Đức Chúa quyền làm con ban cho

Người, Đức Giêsu đã tỏ mình ra như một người phục vụ.

3. Một cử chỉ ta phải bắt chước để tưởng nhớ Người.

Hành động duy nhất mà Người làm chiều hôm ấy để tượng trưng cái chết tự nguyện

chấp nhận vì yêu thương và sự phục sinh, đồng thời cũng là “một tấm gương” mà

chúng ta những môn đệ Người phải bắt chước để làm cho nhau: “Đó là tấm gương

Thầy để lại cho các con để các con làm cho nhau, như Thầy đã làm cho các

con”. Nếu Người là “Thầy và là Chúa” đã đến để phục vụ chứ không để được phục

vụ, thì môn đệ của Người cũng phải tự hiến hoàn toàn theo gương Đức Giêsu để

phục vụ anh em.

X. Léon Dufor kết luận: “Nếu Gioan đã tả phép Thánh Thể ở chương 6, chỉ quảng

diễn ở đây truyền thống giao ước bằng cách tả Đức Giêsu trong việc phục vụ tuyệt

vời, chính vì truyền thống ấy đưa ra ánh sáng thực tại này: suy cho cùng, phép

Thánh Thể phải tăng cường nơi các tín hữu tình yêu huynh đệ bắt nguồn từ Thiên

Chúa. Thay vì là một thêm thắt tuỳ tiện, việc rửa chân là cần thiết để biểu lộ rằng đời

sống văn hoá thôi chưa đủ và, để tránh ảo tưởng, đời sống văn hoá chỉ tìm thấy ý

nghĩa nơi thực hành một tình yêu có hiệu quả. Nếu phép Thánh Thể làm nên Giáo

Hội, gương rửa chân vẫn là hành vi nền tảng nhờ đó Giáo Hội được thiếp lập.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Một cái gì đó trong bí mật kinh khủng của thần linh.

Như thế, trong cử chỉ rửa chân, Đức Giêsu không cho ta đơn thuần một bài học về

Page 85: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 85 of 793

lòng khiêm tốn như một nhà luân lý nào đó đề nghị cho các môn đệ. Trong hành động

biểu tượng này, Người biểu lộ cho ta biết tất cả cuộc đời của Người, tất cả sứ mạng

của Người và sự chết - sự sống lại của người có ý nghĩa gì. Hơn nữa, vì mỗi lời nói,

mỗi cử chỉ của con người ấy đối với ta đều là mạc khải của Thiên Chúa, nên việc rửa

chân cho ta thoáng thấy một cái gì đó trong bí mật thần linh. “Nơi Thiên Chúa có một

sự rửa chân triền miên”, cha Varillon thích nói như thế. Thiên Chúa là Tình Yêu,

không phải là tình yêu thống trị và khinh thị. “Nghiêng mình xuống” đó là hình ảnh

mà Cựu Ước dùng để diễn tả lòng nhân hậu, sự dịu dàng của Thiên chúa. Đó là cách

bắt đầu của từ “Xin thương xót” bằng tiếng Do Thái: Lạy Chúa, xin hãy nghiêng

xuống con theo lòng nhân hậu Chúa (Tv 51). Thiên Chúa nghiêng-mình-xuống, giờ

đây ta đã biết tình yêu dẫn đưa Người đi đến đâu: đến chỗ làm đầy tớ quỳ gối xuống

trước các môn đệ, nghiêng mình xuống đến thế, theo nghĩa đen, xuống tận chân họ, và

để phải ngước lên để trả lời khi Phêrô phản đối; một Thiên Chúa đã cúi xuống tạo vật,

đã tự đặt mình vào vị trí phải ngước lên để nhìn tạo vật. Tất cả những gì có thể còn sót

lại trong hình ảnh Kinh Thánh về sự hạ cố, về chủ nghĩa gia trưởng, tức là về mọi

ngăn cách, tự tôn, trổi vượt bỗng chốc bị phá huỷ tan tành, khi Người cho ta được

chiêm ngắm Thiên Chúa Đấng ngước mắt lên nhìn con người. Đó quả thực là sự

nghèo hèn của Thiên Chúa (Jean Perron).

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

HẠT GIỐNG GIEO XUỐNG

ĐỂ NẨY MẦM TRONG BẠN LỄ VƯỢT QUA

(Ga 18, 1-19, 24)

I. ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một cấu trúc rất công phu.

Gần với trình thuật Nhất lãm, trình thuật khổ nạn theo Gioan cũng không kém phần

đặc sắc: mối trăn trở của tác giả muốn chuyển đạt ý nghĩa các biến cố và bộc lộ căn

Page 86: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 86 of 793

tính thực sự của Đức Giêsu Nazareth, Kitô và Đức Chúa được thấy rõ trong cấu

trúc được chuẩn bị rất công phu của trình thuật, bắt đầu từ vườn hấp hối và kết thúc

trong vườn an táng, mà cảnh trọng tâm là vụ xử án của Philatô.

2. Những im lặng biết nói.

Những im lặng của Gioan cũng đầy ý nghĩa mạc khải. Ngài bỏ không nói tới những

chi tiết gây nhục nhã cho Đức Giêsu là sự bi thảm của các biến cố để vẻ oai nghiêm

vương giả của Đức Giêsu và sự tự do tuyệt đỉnh của Người hiện rõ nét hơn: “Mạng

sống ta, không ai lấy được, nhưng là chính Ta ban tặng”(Ch. 10).

Vì thế Ngài không đề cập đến cơn hấp hối (chỉ thoáng nói ở nơi khác 12,20-36),

cái hôn của Giuđa, vụ xử án ở dinh Caipha và Hội đường (những cuộc tranh luận

dài ở các chương 7 và 10 đã thay thế), cảnh lăng nhục, chế nhạo, hoặc thập giá của

2 người trộm cướp. (chỉ nói tới thập giá Đức Kitô). Và lời sau cùng của Đức Giêsu

trên thánh giá không phải là lời thánh vịnh 21: “Lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ rơi

Con” nhưng là lời: “Mọi sự đã hoàn tất”.

3. Những đoạn văn riêng biệt của Gioan.

Những đoạn văn riêng biệt của Phúc Âm thứ 4 cũng không kém phần hùng hồn.

- Như trong cảnh bắt giữ, Đức Giêsu chỉ cần nói “Ta đây” (đó là tên của Thiên

Chúa trong Kinh Thánh) thì những người đến bắt Chúa té ra hết. Thay vì là đố

chọi, Đức Giêsu hướng dẫn các biến cố.

- Như đoạn mô tả kỹ lưỡng vụ xử án trước toà Philatô, đoạn tả chiếm hơn 1/4 trình

thuật khổ nạn (29 câu trên 112). Maurice Antané bình luận: Đối với Jean, vận

mệnh hiện tại và tương lai của Đức Giêsu là ở đó. Từ nay trở đi, Đức Giêsu là Vua

toàn năng, là quan toà xét xử các dân tộc. Philatô mời Người ngồi vào ghế toà án,

có ý chỉ sự thống trị này (19,13). Ở trung tâm của màn xử án đầy kịch tính này mà

Chúa Giêsu bị đội vòng gai và được tôn xưng là vua, nhưng vẫn còn là vị vua bị

lăng nhục. Phải đợi đến Phục sinh vương quyền này mới được biểu lộ, mới thực sự

là một “tôn vinh”, một đăng quang (20,17).

- Như sau khi chết, máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Đức Giêsu. A. Marchadour

ghi chú: “Ghi nhận này đã có thể chỉ là một nhận xét về phẫu thuật, nhưng thánh

Page 87: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 87 of 793

sử đã rút ra như một chứng từ long trọng mà Ngài nhấn mạnh. Ngài làm chứng

rằng sự nhập thể là thực sự và cái chết của Đức Giêsu, trong thực tại của nó, mở

ra mầu nhiệm cứu độ đã được loan báo ở 7,38 “Như Kinh Thánh đã nói, từ lòng

Người chảy ra những dòng sông nước hằng sống”. Trong cái chết của Đức Giêsu,

giờ tôn vinh Người đã đến, Thánh Thần được ban cho các tín hữu (7,39). Độc giả

Kitô giáo hiện tại hoá đời sống do Chúa Giêsu thông ban trong 2 bí tích Rửa tội

(tái sinh bởi nước và Thánh Thần 3,5) và Thánh Thể (6,54)”.

THỨ BẢY TUẦN THÁNH

NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CUỘC SÁNG TẠO MỚI

(Mt 28,1-10)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Đến viếng ngôi mộ của một người chết.

Vào giờ bà Maria Madalena và bà Maria khác đi đến mộ, ngày sabbat đã kết thúc.

Một ngày mới bắt đầu: “ngày thứ nhất trong tuần”. Ngày thứ nhất của sự sáng tạo

mới.

Cuộc động đất, theo Matthêu 27,51.54 xảy ra sau cái chết của Đức Giêsu nay lập

lại ngoạn mục hơn“và có động đất lớn”. Từ cuộc thần hiện trên núi Sinai, đề tài

này, qua Kinh Thánh, diễn tả hành động mầu nhiệm của Thiên Chúa: Biến cố vừa

xảy ra khai mạc thời đại mới.

Hai phụ nữ đến “viếng mộ Đức Giêsu”. Ở đây, “tảng đá” tượng trưng cho tính

cách bất khả chuyển dịch và bất khả chống cưỡng của cái chết đã bị “lăn

ra”. “Thiên thần Thiên Chúa” ngồi “ở trên”, dấu hiệu của sự chiến thắng của

Thiên Chúa trên sự chết.

Đêm tối của nấm mồ đã nhường chỗ cho một hữu thể rực rỡ ánh sáng mà thánh sử

miêu tả rõ từng nét như nhắc lại cuộc biến hình của Đức Giêsu: “Người có dáng vẻ

như một tia chớp, y phục Người trắng như tuyết”.

Page 88: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 88 of 793

Những người lính gác sững sờ trước biến cố đã trở nên “như người chết” lạ lùng và

hàm ý đảo ngược. Cl. Tassin giải thích: Theo luật thường, vì Thiên Thần sắp báo tin

cho các phụ nữ, lẽ ra các bà phải run rẩy. Nhưng Matthêu không muốn ta quên mất

những người lính gác mộ và Ngài đã cho thấy lý do tại sao họ sợ hãi. Những kẻ gác

một người chết nay trở nên “như người chết” và chẳng nghe được sứ điệp Phục

Sinh.

2. Các bà trở về như sứ giả của Đấng Đang Sống.

Đến tìm Đức Giêsu, “Đấng chịu đóng đinh”, hai phụ nữ biết rằng “Người không

còn ở đây nữa, vì Người đã sống lại như lời Người đã nói”. Cl. Tassin ghi chú:

“Động từ được dùng ở thể thụ động giả thiết rằng Thiên Chúa chính là tác nhân

(Thiên Chúa đã phục sinh Người). Điều đó, Đức Giêsu “đã nói trước”, tin tưởng

vào Cha Người, khi Người loan báo cuộc khổ nạn của Người.

Đến để hoàn thành những động tác kính tín đối với thi thể của Thầy mình, từ nay

các bà trở thành những người mang Tin Mừng của Đấng Đang Sống, Tin Mừng

mở ra một tương lai mới cho mọi người: Đó, họ là những tác giả Phúc Âm đầu

tiên, vui vẻ chạy mang tin cho các môn đệ.

Đến nơi hẹn của sự chết, giờ đây các bà trở thành những người loan tin cho cuộc

hẹn với sự sống. “Ở Galilêa”. Vâng, chính tại Galilêa “nơi hội tụ dân ngoại” mà

mọi sự sẽ bắt đầu (Mt 4,12). Chính tại đó mà Đức Giêsu Phục Sinh mời gọi các

“anh em của Người đến để trao phó cho họ một sứ mạng phổ quát: “Hãy đi! biến

mọi dân tộc thành môn đệ Thầy. Còn Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận

thế” (Mt 28,19-20).

Cl. Tassin kết luận: Chính nhờ các thành phần khiêm tốn này của Giáo Hội mà các

môn đệ cao cả mới tìm lại được con đường đức tin của họ.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Phục sinh ở trung tâm các Phúc Âm (marc Sevin).

Các biến cố Phục Sinh đã khiến các môn đệ ngạc nhiên. Các trình thuật Phúc Âm

và Công vụ các tông đồ đã chứng tỏ rằng cần phải có thời gian và sự can thiệp của

Thiên Chúa để thực hiện những gì đã xảy ra. Sự Phục sinh của Đức Giêsu không

Page 89: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 89 of 793

đơn thuần là chuyện trở lại đời sống của một người chết, nhưng là sự bắt đầu của

thế giới mới của Thiên Chúa, đã thoáng thấy và được chờ đợi nơi truyền thống con

cái Israel. Đức Giêsu, Đấng Phục Sinh, giờ đây đang sống một cuộc sống hoàn

toàn mới bên Đức Chúa Cha. “Trưởng tử từ trong kẻ chết”, Thiên Chúa đã tôn

Người lên làm Chúa. Nói cách khác, sự Phục Sinh của Đức Giêsu đã đảo lộn tất cả.

Đó là khởi đầu của một thời đại mới chưa từng có, liên hệ tới hết mọi người. Có

cái gì đó đã thay đổi trong thế giới của chúng ta. Làm sao quên được, dù chỉ trong

giây lát, cái dữ kiện bất ngờ của đức tin ấy?

Nếu các môn đệ của Đấng Phục sinh đã rèn giũa nên các Phúc Âm, chính là để làm

chứng cho Phúc Âm chứ không hề có bận tâm đơn thuần tái tạo lịch sử các biến cố

trước Phục Sinh. Họ soạn thảo các Phúc Âm để cho các độc giả hiểu rằng tất cả đời

sống và hoạt động của Đức Giêsu Nazareth chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, chỉ có thể

hiểu được dưới ánh sáng Phục Sinh, hội tụ trong Phục Sinh. Họ kể lại bắt đầu từ

đức tin của họ vào sự Phục sinh. Họ không thể làm khác hơn. Tất cả những gì họ

viết đều phải chịu sàng lọc qua đức tin Phục Sinh. Phục sinh chính là điểm xuất

phát của họ. Đó là chuẩn mực giúp họ giữ lại thời kỳ nào đó trong đời sống của

Đức Giêsu, lời nói nào đó của Người.

Các Phúc Âm, từ chương đầu cho đến chương cuối, đều thấm đẫm đức tin vào sự

Phục Sinh của Đức Giêsu.

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

NGÔI MỘ MỞ TOANG VÀ TRỐNG RỖNG

(Ga 20,1-9)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. “Ông đã thấy...

Thực nghịch lý, Phúc Âm hôm nay dừng lại ở việc khám phá ra ngôi mộ mở toang

và trống rỗng chẳng dẫn ta đi đến cuối trình thuật, tới cuộc gặp gỡ của Maria

Page 90: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 90 of 793

Madalena với Đấng Phục Sinh và tới lời bà loan báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy

Chúa, và Người đã nói với tôi” (28). Dường như phụng vụ hôm nay mời ta lần

bước trên con đường đức tin theo vết chân những chứng nhân tiên khởi.

Trong đoạn văn ta nghe sáng nay, rõ ràng tác giả đã sắp xếp một tiến trình đầy kịch

tính.

- Trước hết trong các di chuyển rất nhiều và rất nhanh: động từ “chạy” được nhắc

lại 3 lần trong vỏn vẹn vài câu. Maria Madalena chạy đến thấy ngôi mộ đã mở, rồi

chạy “đi tìm Simon-Phêrô và môn đệ kia”. Simon-Phêrô và môn đệ kia chạy đến

mồ, môn đệ kia đến trước. Những cuộc chạy liên tục để tìm câu trả lời đầu tiên cho

câu hỏi không thể chịu nổi về ngôi mộ mở tung và trống rỗng.

- Rồi, trong những chỉ dẫn ngày càng rõ rệt (dùng các động từ: nhìn/thấy) và trong

giải thích sự kiện đã xảy ra.

. Maria Madalena “thấy” đá cửa mộ đã được “lấy” ra và kết luận rằng thi thể của

Thầy mình đã bị “lấy” đi.

. Môn đệ kia tới trước. Nhưng không vào trong mồ trước Simon-Phêrô, “khi cúi

xuống, ông thấy khăn liệm còn đó”.

. Simon Phêrô vào mộ, “nhìn khăn liệm nằm đó, và vải phủ đầu không đặt chung

với khăn liệm, nhưng cuộn lại và để riêng ra”. Phúc Âm Luca có chỗ khác biệt

(24,12) gợi lên sự “ngạc nhiên” của Phêrô, nhưng tác giả không đi quá điều ghi

nhận. Chỉ sau này, trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh và đã lãnh nhận Chúa

Thánh Thần, Phêrô mới hiểu ngôi mộ trống và tâm trí ông mới mở ra, thấu hiểu lời

Kinh Thánh: “Thực vậy, tới lúc đó, Phúc Âm thứ 4 nói, các môn đệ vẫn chưa tin

rằng, theo lời Kinh Thánh, Đức Giêsu sẽ phục sinh từ trong kẻ chết”.

. Rồi môn đệ kia cũng bước vào trong mộ, và sách thánh ghi nhận rằng, ngay phút

đầu tiên của kinh nghiệm về sự Phục sinh, “ông đã thấy và ông đã tin”.

2. ... Và ông đã tin”

Phêrô, người đầu tiên vào mộ, đã trở thành chứng nhân không chối cãi được trước

mắt Giáo Hội sơ khai. Trái lại, môn đệ kia được trình bày ở đây như khuôn mẫu

của người môn đệ, người môn đệ tuyệt hảo. Ông, “người môn đệ mà Đức Giêsu

yêu mến”, người trong bữa tiệc ly ngồi tựa đầu vào ngực Chúa, với trực giác mà

Page 91: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 91 of 793

tình yêu ban cho, ông đã thấy sự trống rỗng của ngôi mộ và vị trí của khăn liệm -

xếp đặt rất ngay ngắn, chứ không lộn xộn - ngần ấy dấu chỉ của một thực tại khác,

chỉ cảm nhận được trong đức tin: “Ông đã thấy và ông đã tin”. Với ông, thi thể

của Đức Giêsu đã không bị “lấy đi” như Maria Madalena tưởng: Trộm cướp, trước

khi lấy xác Thầy đi, còn có thời giờ cởi bỏ, xếp đặt khăn áo cẩn thận đến thế ư?

Với ông, chính cái chết đã bị sự sống vĩnh viễn truất quyền. Trong ông hình thành

tiến trình vượt qua từ “thấy” đến gắn bó hoàn toàn với Đức Giêsu Phục sinh.

Quang cảnh y phục hoặc trật tự trong đó y phục được xếp đặt chứng tỏ rằng thi thể

Đức Giêsu không bị ăn trộm lấy đi nhưng là chính Đức Giêsu đã ra đi sau khi để

lại y phục trong trật tự ở nơi Người đã mang chúng. Khác với Lazarô khi bước ra

còn mặc áo liệm, Đức Giêsu không cần gì đến y phục nữa vì Người đã rời bỏ thế

giới con người.

Một trong các nhân chứng đầu tiên đã “thấy” Đức Giêsu Phục Sinh, môn đệ kia

đồng thời là khuôn mẫu của những ai, đón nhận lời chứng của họ, “tin dù không

thấy”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Phêrô và Gioan trước ngôi mộ mở, trống rỗng: những nẻo đường của đức

tin phục sinh (J. Potin, Jésus, l'histoire vraie).

Theo Gioan, vải liệm thi thể Đức Giêsu có 2 loại. Trước hết có khăm sudarium

dùng che đầu, còn othonia (khăn liệm) là những tấm vải lanh rộng bó lấy toàn thân

thể (tay, thân, chân). Ngài phân biệt rõ như vậy trong trình thuật khám phá ngôi mộ

là có dụng ý rõ rệt.

Trình thuật tìm cách xác nhận cuộc khám phá ngôi mộ trống của Phêrô, thủ lãnh

các tông đồ. “Môn đệ kia” theo Phêrô từ lúc bắt đầu vụ án, “môn đệ mà Đức Giêsu

yêu mến” để Phêrô vào trước. Ông nhận thấy rằng sudarium và othonia được để lại

trên ghế. Vậy thi thể không bị lấy cắp, nhưng đã thoát ra khỏi khăn liệm, để vải

liệm lại tại chỗ. Phêrô chưa có giải đáp cho câu hỏi. Môn đệ kia lanh lẹ hơn trong

niềm tin: “Ông đã thấy và ông đã tin”. Nếu, vì kính trọng, ông đã để cho vị thủ

lãnh Giáo Hội vào mộ trước, thì ông lại hiểu ngay điều cốt yếu chỉ bằng cách

Page 92: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 92 of 793

nghiêng mình ngó vào trong mộ. Là môn đệ được Đức Giêsu yêu mến cũng là một

cái gì đó chứ.

Tuy vậy, niềm tin của họ vẫn chưa hoàn hảo. Chỉ thấu hiểu Kinh Thánh mới đưa họ

thấm nhập vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giêsu, vì Kinh Thánh giải thích ý

nghĩa cái chết này. Gioan đã báo cho các độc giả rằng chỉ có sự thấu hiểu Kinh Thánh

mới ban cho họ Thánh Thần mà Đức Giêsu Phục Sinh đã đem đến cho các môn đệ

trong những lần hiện ra. Phêrô và “môn đệ kia” trở về nhà đóng kín cửa vì sợ người

Do Thái.

Đối với các môn đệ, ngôi mộ trống vẫn còn là một câu hỏi chứ chưa chứng tỏ được

sự Phục Sinh. Tuy nhiên nếu ngôi mộ khép chặt thì làm sao có thể rao giảng sự

Phục Sinh được?

2. Mộ mở toang (G. Boucher, “Le ciel sur terre").

Sáng hôm ấy, một phụ nữ, bà Maria Madalena đến viếng mộ Đức Giêsu. Nhưng,

kinh ngạc: mộ đã mở tung. Hòn đá lấp cửa mộ đã lăn qua một bên.

Thoạt nhìn ngôi mộ mở tung, ta nghĩ đến một âm mưu hoặc một trò lừa đảo. Đó là

một trò giễu cợt chết người. Hay là một xúc phạm không chấp nhận được.

Phản ứng thế nào trước một sự việc như thế? Maria Madalena báo ngay cho các

môn đệ của Đức Giêsu. Bà chạy đến báo động cho Phêrô. Có Gioan theo, Phêrô

thoát ra khỏi dè dặt, phá vỡ sự im lặng sợ hãi. Ông rời nơi ẩn náu. Ông chạy đến

xem và ghi nhận tại chỗ. Một sự xúc phạm như thế cần phải xem cho kỹ đã.

Phêrô và Gioan cũng chạy. Họ chạy đến ngôi mộ mở sẵn. Giờ đây họ đối diện với

sự vĩ đại của biến cố. Và, Gioan đã thấy. Ông đã thấy và ông đã tin.

Gioan thấy. Nhưng ông thấy gì? Chẳng thấy gì hết. Có gì đâu mà thấy. Tuy vậy

điều ông thấy đã dẫn ông tới chỗ tin.

Ta hãy nghiêng mình xuống như Gioan. Ta thấy gì? Một hố sâu thăm thẳm, đầy

màu trắng. Một sự trống rỗng mênh mông dâng đầy mầm sống. Cờ tang khăn tang

chuyển biến thành y phục ánh sáng. Một sự vắng mặt vang dội sự có mặt. Một sự

im lặng của nấm mồ nói nhiều hơn mọi bài diễn văn. Một bức tường mà ta chỉ thấy

được phần bị khoét lỗ. Một kết quả của tất cả mang dáng dấp khởi đầu. Một cái

chết có bộ mặt một cuộc giáng sinh. Mầu nhiệm mà ta khám phá ra bí mật.

Page 93: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 93 of 793

Vậy ai đã tạo ra ngôi mộ trống. Ngôi mộ đâu có trống. Vì Gioan đã thấy chân dung

thực sự của Đức Giêsu, bạn Ngài.

Ngôi mộ không trống, không sâu, không câm nín, không vương mùi chết chóc.

Ngôi mộ nói. Nó sẽ nói. Hôm nay nó còn nói với ta. Ta có bị cụt hứng không? Vì

sự vắng mặt này, lớn như một nấm mồ, chính là một sự hiện diện, vĩ đại như một

phép lạ.

Dưới nhãn quan của não trạng hiện đại, đã thấm nhiễm vào ta, chết là hết. Chấm

hết. Chết rồi chẳng còn gì ráo. Chẳng còn gì ngoài đêm đen. Chẳng còn gì ngoài

trống rỗng và hư vô. Cái chết khép lại tất cả. Cái chết chôn kín đời ta.

Nhưng ở đây cái chết mở ra. Ngôi mộ của Người đã mở ra. Mở ra một mầu nhiệm

lớn lao. Một mầu nhiệm loan báo sự sống. Mầu nhiệm mang tên chỗi dậy. Phục

sinh.

Ngôi mộ mở lòng mở trí ta. Ký ức sống và sống lại. Ta mở hồn ra với đức tin. Sau

cùng ta hiểu rằng Đức Giêsu, đã vượt qua bức tường sự chết, đã nâng phiến đá che

mộ, đã hoàn thành Phục sinh báo trước.

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

TỪ NHẬN THỨC ĐẾN TRUYỀN GIÁO

(Ga 20,19-21)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ Chúa nhật

Phần đầu của Phúc Âm Chúa nhật này - năm nào ta cũng đọc lại - đưa ta đến “Sau

cái chết của Đức Giêsu” vào buổi chiều “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày qui tụ

phụng vụ của các Kitô hữu, thời gian thuận tiện để Chúa hiện diện giữa cộng đoàn

mà Người qui tụ để chia sẻ Lời và Bánh, và để sai họ đi vào thế giới.

Trong trình thuật, ta gặp lại 3 thời gian đặc biệt của tiến trình phục sinh.

1. Sáng kiến của Đấng Phục Sinh “đến” thăm.

Page 94: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 94 of 793

2. Nhận biết Đức Giêsu đang sống thắng vượt cái chết.

3. Sứ mệnh nhận từ Đấng Phục Sinh.

Các môn đệ hội họp ở một nơi mà các cửa “đều đóng kín... vì họ sợ người Do

Thái”, tức là chức quyền tôn giáo ở Giêrusalem. Có lẽ qua việc xác định rõ ràng

này, tác giả muốn nói tới cảnh bắt bớ mà những người nghe Phúc Âm phải chịu: bị

loại ra khỏi Hội Đường vì họ nhận Đức Giêsu là Kitô. Dần dà, họ tìm những địa

điểm họp riêng, tránh ánh mắt của những kẻ bắt bớ.

Trong lúc họ họp nhau, Đức Giêsu tới với họ “Đức Giêsu đến và ở giữa họ”. Lời

đầu tiên của Người là lời chúc bình an: “Bình an cho các con” (Shalom). Ơn cứu

độ không chỉ là một lời chúc lịch sự, nhưng là ơn cứu độ có hiệu quả, của niềm

vui, và niềm bình an.

- Nhận Đức Giêsu sống vượt qua cái chết.

Đức Giêsu cho họ xem: “Tay và cạnh sườn Người” (đối chiếu với ngọn giáo của

Gioan). Marchadour bình luận: “Dấu vết của việc đóng đinh trên tay và cạnh sườn

Đức Giêsu chứng tỏ rằng, dù những điều kiện lạ lùng trong các cuộc tỏ mình ra của

Đức Giêsu, tác giả Phúc Âm không muốn các độc giả lầm Chúa với một bóng ma,

nghĩa là một người khác với Đấng chịu đóng đinh. Chắc chắn, sự hiện diện thể lý

bình thường của Đức Giêsu không còn nữa, nhưng Đấng ngự giữa họ vẫn là Chúa

Giêsu, nghĩa là cũng vẫn là Đấng mà họ đã biết và đã yêu, nhưng từ nay đã biến

hình đổi dạng qua cuộc phục sinh. Sợ hãi tiêu tan, các môn đệ tràn đầy niềm vui.

- Sứ mệnh nhận từ Đấng phục sinh.

Sự hiện ra của Đấng phục sinh không có một mục đích tự thân. Nó khai mở ra một

sứ mệnh: sai đi, với sức mạnh của Thánh Linh, đem cho mọi người tin mừng về ơn

tha thứ của Thiên Chúa. “Như Cha đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai các con

như vậy”. Nói thế rồi Người thổi hơi trên các ông và nói:“Các con hãy nhận lấy

Thánh Thần, các con tha tội cho ai thì người ấy được tha...”.

A. Marchadour bình luận: Đó không phải chỉ là một so sánh, đó chính là một nền

tảng, một cội rễ. Các môn đệ được sai đi (nguyên ngữ là: trở thành tông đồ) để nối

dài hoạt động của Đức Giêsu... Như Thiên Chúa đã thổi hơi thần khí của Người

vào Ađam (St 2,7), như Thánh Thần xuống trên Đức Giêsu (1,33-34), Đức Giêsu

mà Thiên Chúa đã tôn phong làm Đức Chúa, cũng thổi hơi (cùng một động từ như

Page 95: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 95 of 793

ở St 2,7) sức mạnh của Thánh Thần trên các tông đồ... Như Thiên Chúa, rồi như

Đức Giêsu kẻ được Thiên Chúa sai đi, các môn đệ tha thứ tội lỗi, nghĩa là thanh tẩy

tội lỗi trong sức mạnh của sự chết của Đức Giêsu.

2. Tới Chúa nhật

Sự vắng mặt của Tôma vào ngày thứ nhất trong tuần cho phép tác giả Phúc Âm

dẫn nhập vào màn kế tiếp, “tám ngày sau”. Tuýp người tiêu biểu cho sự cứng lòng,

ông từ chối xếp mình vào hàng ngũ chứng nhân của các tông đồ khác và ông nghi

ngờ Đức Giêsu phục sinh: ông đòi “thấy” và “sờ” rồi mới “tin”.

Thế là Đức Giêsu đến một lần nữa, ngôn ngữ dùng miêu tả cũng như lần hiện ra

trước. Đức Giêsu lại hiện diện, dù các cửa đều “khoá chặt”. Lại một lần nữa, người

gởi lời chào phục sinh: “Bình an cho các con”. Một lần nữa, Người cho các ông

xem tay và cạnh sườn Người. Hơn nữa, Người nói với Tôma, nhấn mạnh đến tính

cách liên tục và tính cách mạch lạc giữa tình trạng bị đóng đinh và tình trạng vinh

hiển hiện tại: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, hãy xem tay Thầy, hãy thọc bàn tay

vào cạnh sườn Thầy”. Gérard Bessière thắc mắc: “Người tông đồ cứng lòng tin ấy

có làm như thế không? Từ lâu người ta đã tranh cãi về điều ấy. Những bức hoạ

thường chỉ vẽ Tôma đang giơ tay về phía những vết thương. Điều quan trọng ấy là

lời nói thốt ra: “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”.

Và đây, tìm lại được đức tin, Tôma kẻ cứng lòng đã tặng Đức Giêsu danh hiệu lớn

lao nhất của cả Phúc Âm:"Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi”. “Một đỉnh cao mà các

định nghĩa tín lý sau này không vượt qua nổi. Giữa “Ngôi Lời là Thiên Chúa” ở

khởi đầu (1,1) và lời tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và là Thiên Chúa”, không còn

gì để nói thêm nữa. Càng rõ ràng hơn nữa khi kẻ làm chứng về chân lý này lại là kẻ

không muốn tin vào lời chứng của các tông đồ.

3. Cho tới Chúa nhật hôm nay:

Màn kịch kết thúc bằng một mối phúc hứa ban cho những ai sống trong thời đại

vắng bóng sự hiện diện thể lý của Đức Giêsu, là chính chúng ta: “Phúc cho những

ai không thấy mà tin”. Mối phúc cuối cùng của các Phúc Âm, mối phúc của những

kẻ tin. A. Marchadour nói tiếp: Đó là câu kết luận của cả cuốn Phúc Âm và nhắc

Page 96: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 96 of 793

lại một chủ đề lớn trong Do Thái giáo: Giữa điều thấy và điều tin, cảnh tượng và

lắng nghe, sự trình bày và lời lẽ, chính từ thứ 2 tạo nên điều kiện bình thường và lý

tưởng của tín hữu. Ngay cả những kẻ đã thấy cũng phải tin vượt quá điều họ thấy.

Ngôi Lời, ngay từ phút giây trở thành “nhục thể” đã chỉ cho các môn đệ thấy “nhục

thể”, nghĩa là nhân tính nơi lẽ ra ta phải “thấy Thiên Chúa tỏ mình ra trong vinh

quang”. Chúng ta thật phúc đức, những người tiếp nhận Phúc Âm. Chúng ta không

thấy, nếu, do lời chứng của các tông đồ mà ta gắn bó với Đức Kitô và trở thành tín

hữu.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Sai đi như Chúa Cha đã sai (I. Potin, Jésus, l'hstoire vrare).

Phòng đóng kín, Đức Giêsu đột ngột hiện ra giữa các môn đệ, ba lời vắn vỏi: bình an,

Thánh Thần, tha tội.

Ở đây, các môn đệ sợ người Do Thái chứ không sợ ma. Trái lại, họ tràn đầy niềm

vui. Sao họ có thể dè dặt về căn tính của Đấng hiện ra, vì Người đã cho họ xem tay

và cạnh sườn Người? Đức tin vào sự phục sinh phát sinh từ khám phá này, cũng

với niềm bình an và niềm vui được gặp lại Người, 2 món quà của thời đại Messia

mà người đã hứa cho họ. Theo Gioan và Luca, sự hiện diện của Người không có

mục đích đưa họ trở lại quá khứ nhung nhớ. Đức Giêsu “sai” họ như Cha Người đã

sai Người. Họ trở nên “tông đồ” của Người. Để tấn phong, Người thổi hơi, nghĩa là

ban Thánh Thần của Người cho họ theo 2 nghĩa của từ ngữ bằng tiếng Do Thái và

Hy Lạp. Theo Gioan, thổi hơi liên hệ đến việc ban phát hào phóng Thánh Thần mà

Luca đặt vào thời điểm 50 ngày sau, trong lễ Hiện Xuống. Ân ban Thánh Thần cho

phép họ tha thứ tội lỗi mà theo Gioan, chủ yếu là tội từ chối tin Đức Giêsu là Con

Chúa Cha. Ai tuyên xưng Người sẽ được tha tội, vượt qua cái chết đến sự sống. Sứ

mạng của các tông đồ là loan báo tha tội này nhân danh Đức Giêsu.

2. Chiêm ngắm Đức Giêsu trong “tấm gương” đức tin của những kẻ đã thấy

Người. (Mgr. L. Daloz, Nous avons vu sa gloire).

Đức Giêsu tuyên bố từ nay sẽ là chế độ đức tin. Người đã tỏ mình ra trong vinh

Page 97: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 97 of 793

quang phục sinh cho các tông đồ và các môn đệ. Họ sẽ là những chứng nhân ưu

tuyển đã thấy trước điều mai sau sẽ tỏ ra cho mọi người: khi chúng ta thấy Người

diện đối diện, ta sẽ nhận ra Đấng đã cho ta xỏ ngón tay vào vết thương trên bàn tay

và ở cạnh sườn người. Trong khi chờ đợi ngày mạc khải chung cuộc ta tìm thấy sự

bảo đảm và niềm vui của đức tin trong chứng từ của các môn đệ đầu tiên. Phúc cho

những ai không thấy mà tin. Ta tin khi chiêm ngắm Đức Giêsu trong tấm gương

đức tin của những chứng nhân đã thấy Chúa, cho dù đối với ta sự phục sinh vẫn là

một điều khó hiểu. Nếu ta tiếp nhận phép lạ phục sinh trong sự vững vàng tăm tối

của đức tin, một ngày kia Đấng phục sinh sẽ tỏ mình cho ta, và ta sẽ phải kêu lên

như Tôma: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”.

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

TRÊN ĐƯỜNG EMMAU

(Lc 24, 13-35)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ mối tương giao khép kín… đến thái độ cởi mở với người khác.

Âoaûn Tin Mæìng vãö hai män âãû trãn âæåìng Emmaus âæåüc kãø laì mäüt trong nhæîng âoaûn

Tin Mæìng âeûp nháút cuía thaïnh Luca. Mäüt cáu chuyãûn væìa sáu sàõc vãö tháön hoüc, væìa

diãùm aío vãö vàn chæång. Chênh cáúu truïc cáu chuyãûn - chuyãún âi khæï häöi Giãrusalem-

Emmau-Giãrusalem laì bæïc phäng biãøu tæåüng cho "cuäüc qui häöi " sàõp thæûc hiãûn trong

loìng hai män âãû.

Cáu chuyãûn xáøy ra vaìo ngaìy "thæï ba sau khi Âæïc Giãsu lça tráön" ngaìy maì, thaïnh Luca,

ngay nhæîng doìng måí âáöu cuía Tin Mæìng, âaî coi nhæ "ngaìy thæï nháút trong tuáön" vaì

caïc Kitä hæîu âaî såïm goüi laì "ngaìy Chuïa nháût", ngaìy cuía Chuïa.

Hai män âãû tråí vãö Emmaus, laìng xæa yãu dáúu, caïc báûc thæïc giaí coìn tranh luáûn vãö âëa

âiãøm cuía laìng naìy. Nhæng coï gç laì quan troüng. Âiãöu cäút thiãút âäúi våïi chuïng ta häm

nay, chênh laì khaïm phaï kinh nghiãûm læî haình maì hai män âãû xæa âaî traíi "våïi nhæîng

Page 98: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 98 of 793

bæåïc chán nàûng nãö" (fiche A.124), mäüt kinh nghiãûm maì coï leî váùn coìn taïi hiãûn moüi

nåi trong cuäüc læî thæï naìy. Taïc giaí Tin Mæìng kãø laûi, "hoü troì chuyãûn våïi nhau"nhæng

chè quanh âi quáøn laûi våïi mäüt váún naûn nan giaíi duy nháút: caïi chãút cuía tháöy hoü âaî

dáûp tàõt moüi hi voüng hoü âaî áúp uí trong loìng vaì xoïa säø nhoïm mæåìi hai män âãû. L.M.

Chauvet chuï thêch : "hoü troìchuyãûn våïi nhau, cáu chuyãûn chè xoay quanh âåìi hoü vaì låìi

giaíi âaïp cho caïi chãút tháút baûi cuía tháöy mçnh. Màõt hoü "váùn coìn bë bæng bêt" trê hoü

cuîng bë phong toía nhæ màõt hoü. táút caí coìn phong kên. Hoü tæû phong toía chênh mçnh, våïi

xaïc chãút cuía Âæïc Jesus trong ám phuí : cæía mäü âaî bë mäüt taíng âaï låïn bêt kên." (“Tæì

biãøu tæåüng âãún biãøu tæåüng”, Cerf, tr.89)

Âang chuyãûn vaîn våïi nhau trãn âæåìng chiãöu moìn moíi, chåüt mäüt ngæåìi bàõt këp hoü

vaì "cuìng hoü âäöng haình" . Ngæåìi khaïch laû hoíi ngay âãún váún naûn cuía hoü "caïc anh

væìa âi væìa trao âäøi våïi nhau vãö chuyãûn gç váûy ? "

Cáu hoíi âæåüc gåüi lãn nhæ mäüt âiãøm dæìng cho cuäüc haình trçnh näøi träi khäng muûc

âêch cuía hoü : "hoü dæìng laûi veí màût buäön" ; cáu hoíi án cáön áúy âaî kãút thuïc cáu

chuyãûn riãng tæ giæîa hai ngæåìi âãø coï dëp thäø läü våïi mäüt ngæåìi thæï ba vãö niãöm hi

voüng âaî máút cuía hoü : "chuïng täi cæï ngåî...."

Âiãöu khiãún Cleïopas ngåî ngaìng vç ngæåìi khaïch laû háöu nhæ chàóng biãút tê gç, truìng

håüp laû luìng våïi låìi rao giaíng täng âäö trong baìi diãùn tæì cuía thaïnh Phãrä taûi nhaì viãn

baïch quaín Corneille (Xem: Baìi âoüc mäüt chuïa nháût Phuûc sinh”) vaì trong baìi diãùn tæì

cuía thaïnh Phãrä ngaìy lãù Nguî tuáön. (Xem: Baìi âoüc mäüt chuïa nháût thæï ba phuûc sinh)

Nàõm trong tay moüi maî säú cuía ä chæîî, nhæng khäng coï chça khoïa âãø giaíi maî vaì âãø

tçm ra yï nghéa. "Toaìn bäü näüi dung âaî âæåüc trao ban, âaî âæåüc cäng thæïc hoïa hoaìn

chènh, kinh Tin Kênh âæåüc âoüc âi âoüc laûi, Tin Mæìng âaî âæåüc toïm tàõt, ... chè coìn thiãúu

mäüt âäúm læía, .. ngæåìi læî khaïch âaî ngán nga táút caí, ngay âãún låìi baïo træåïc diãûu kç

"Ngaìi hàòng säúng" våïi neït màût buäön thaím. Äng coìn thiãúu niãöm tin. Ån âæïc tin, aïnh

saïng âæïc tin seî chiãúu saïng, seî mang laûi yï nghéa cho cáu chuyãûn. Táút caí âãöu âåüi chåì

luïc maìn bê máût âæåüc veïn lãn”. (“Nhæîng ngæåìi haình hæång vãö Emmaus, tr. 61-62)

2. Töø ngoõ cuït ñeán ñöôøng ñi.

Ngæåìi khaïch laû chàm chuï làõng nghe hoü. Giåì thç hoü bàõt âáöu làõng nghe Ngaìi. Ngaìi

duyãût laûi cuäüc säúng vaì caïi chãút cuía Tháöy hoü, "moüi âiãöu liãn quan tåïi Ngaìi" dæåïi

Page 99: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 99 of 793

aïnh saïng Thaïnh Kinh. "Vaì, khåíi âi tæì Mä-sã vaì caïc tiãn tri" Ngaìi heï måí cho hoü tháúy

thaïnh yï nhiãûm máöu cuía Thiãn-Chuïa âaî thãø hiãûn giæîa nhæîng biãún cäú maì hoü cho laì

thã thaím áúy. Caïi chãút cuía Âæïc Giãsu, âäúi våïi hoü dæåìng nhæ laì mäüt ngoî cuût, thæûc

sæû laûi laì "âæåìng" dáùn âãún sæû Säúng : "Naìo Âáúng Kitä laûi chàóng phaíi chëu khäø

hçnh nhæ thãú, räöi måïi vaìo trong vinh quang cuía Ngæåìi sao? "

L.M. Chauvet giaíi thêch thãm: "khi nghe noïi vãö Âæïc Giãsu, khi âoïn nháûn chæïng tæì cuía

Ngaìi vãö chæång trçnh cuía Thiãn-Chuïa trong kinh thaïnh (Mä-sã vaì caïc tiãn tri), loìng hoü

veî nãn mäüt hçnh aính khaïc vãö Âæïc Giãsu: "vë tiãn tri" bàõt âáöu biãún hçnh thaình "Âæïc

Kitä ", thaình Âáúng Thiãn Sai phaíi chëu âau khäø vaì chëu chãút âãø bæåïc vaìo chäún vinh

hiãøn." (saïch âaî dáùn, tr.90)

Hoü âæåüc måìi goüi âaío ngæåüc táûn càn niãöm tin cuía mçnh : Laìm sao maì Âáúng Thiãn

Sai cuía Thiãn-Chuïa laûi coï thãø phaíi traíi qua caïi chãút nhæ thãú âæåüc? Nhæng mäüt âiãöu

gç âoï âaî naíy máöm trong loìng hoü; taíng âaï nàûng nãö phong toía hoü âaî bàõt âáöu lung

lay. "Xin åí laûi våïi chuïng täi" hoü kháøn naìi khi âãún gáön laìng "vç tråìi âaî chiãöu vaì âãm

âaî xuäúng".

3. Töø meâ laàm ñeán ñoán ngoä.

Giåì thç caí ba âang åí trong quaïn troü, ngæåìi læî khaïch âang "âäöng baìn cuìng hoü." Nhæîng

cæí chè Ngaìi thæûc hiãûn "Ngaìi cáöm láúy baïnh, âoüc låìi chuïc tuûng, beí ra vaì trao cho

hoü", chênh laì nhæîng cæí chè cuía Chuïa trong bæîa tiãûc li. Thaïnh Luca, nãúu chàóng phaíi

laì qua caïc viãûc laìm thç chê êt trong yï hæåïng cuîng muäún nhàõm âãún caïc tên hæîu häüi

nhau mäùi ngaìy thæï nháút trong tuáön.

Vaì tháût báút ngåì, hoü âaî hiãøu roî ngoün ngaình : "khi áúy, màõt hoü liãön måí ra vaì hoü

nháûn biãút Ngaìi" ."Ngæåìi âaî chãút chênh laì Âáúng hàòng säúng! Váùn Âáúng áúy nay âaî

biãún thaình mäüt ngæåìi khaïc; chênh hoü cuîng biãún thaình ngæåìi khaïc. Vç màõt hoü nay

âaî måí ra âãø tháúy âæåüc mçnh cuîng nhæ tháúy âæåüc Ngæåìi. Viãûc duyãût laûi âåìi Ngaìi

giuïp hoü duyãût laûi âåìi mçnh. nháûn biãút Ngaìi phuûc sinh âaïnh dáúu sæû phuûc sinh cuía

riãng hoü. "Loìng ta âaî chàóng bæìng chaïy lãn khi Ngaìi càõt nghéa Kinh Thaïnh cho ta trãn

âæåìng chiãöu âoï sao?" Trong khi häöi tæåíng, niãöm tin nåi Âæïc Kitä phuûc sinh âaî phuûc

häöi quaï khæï raî råìi vaì måí ra cho hoü mäüt tæång lai måïi."

Thaïng ngaìy quaï vaîng dæåìng nhæ âaî chãút cuía hoü nay bàõt âáöu häöi sinh, bàõt âáöu

Page 100: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 100 of 793

âæåüc haìn gàõn vaì uäún nàõn laûi : mä thæïc coï tênh "biãøu træng" cuía bê têch âaî phaïc

hoüa, näúi kãút vaì hçnh thaình nãn noï. báúy giåì hoü tçm tháúy nåi noï mäüt yï nghéa chàõc

chàõn...Tæång lai âaî biãún âäøi : Nãúu thæûc sæû tháûp giaï laì säúng giáy phuït hiãûn taûi

våïi Thiãn-Chuïa vaì våïi mçnh, thi coìn coï gç khäng thãø laìm âæåüc næîa âáu?” (L.M.

Chauvet, saïch âaî dáùn, tr.91-92)

Âæïc Giãsu coï thãø "biãún máút khoíi táöm nhçn " cuía caïc män âãû âaî láúy laûi âæåüc niãöm

tin. Hoü âaî tçm laûi âæåüc Ngæåìi, hàòng säúng, trãn âæåìng âåìi cuía hoü. Phuûc sinh, tæì

nay, "Ngaìi åí våïi hoü" vaì toí mçnh ra cho hoü qua nhæîng dáúu chè cuía niãöm tin, läi keïo

hoü vaìo máöu nhiãûm phuûc sinh.

4. Töø söï tan naùt. . . ñeán choã tuyeân xöng nieàm tin cuûa Hoäi Thaùnh.

Con âæåìng dáùn âæa nhæîng ngæåìi læî khaïch tæì Giãrusalem âãún quaïn troü Emmau sao maì

xa xäi vaûn lê. ÁÚy váûy maì luïc tråí vãö Giãrusalem laûi chè trong phuït giáy vç tin mæìng

âang chaïy boíng trong tim vaì trãn mäi hoü.

Chênh nhoïm mæåìi mäüt vaì thán hæîu laûi táûp hoüp nhau âaî thäng baïo våïi hoü træåïc

ràòng "Chuïa âaî phuûc sinh : Ngaìi âaî hiãûn ra våïi Simon Phã-rä." Báúy giåì, hoü cuîng kãø

laûi nhæîng diãùn biãún trãn âæåìng vaì nhåì âáu hoü âaî nháûn ra âæåüc Ngaìi "khi Ngaìi beí

baïnh"

"Cuäüc tråí vãö nguäön cäüi, nghéa laì tråí vãö våïi caïi näi phaït sinh Häüi Thaïnh, tæïc

Jerusalem, tæåüng tæng cho cuäüc tråí laûi tæì näùi buäön sang niãöm vui, tæì sæû luìi bæåïc

âãún dáún thán, tæì sæû tan taïc âãún kãút âoaìn. nhoïm nhæîng ngæåìi theo Chuïa âaî taín

maïc åí âáöu cáu chuyãûn, nay âaî taïi håüp, nhæng khaïc hàón ngaìy xæa. hoü âaî chãút, nay

hoü "säúng laûi". ngaìy lãù Phuûc sinh cuía Chuïa Jesus âaî biãún thaình ngaìy Lãù Phuûc sinh

cuía riãng hoü : laì mäüt nhoïm nhoí, hoü cuîng âaî âi qua caïi chãút âãø phuûc sinh thaình

Häüi thaïnh." (L.M. Chauvet, saïch âaî dáùn.)

II. BAØI ÑOÏC THEÂM:

1. Caâu chuyeän naøy laø baûn löôïc ñoà hay khuoân maãu chính xaùc cuûa neàn phuïng

vuï coâng giaùo: (H. Denis, “100 tæì âãø tuyãn xæng niãöm tin”, Desclée de Brouwer, tr.145-

146).

Page 101: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 101 of 793

Cáu chuyãûn säúng âäüng naìy chênh laì baín læåüc âäö hay khuän máùu xaïc thæûc cuía táút

caí nãön phuûng vuû cäng giaïo, âàûc biãût laì bê têch Thaïnh Thãø. Haîy âoüc laûi seî tháúy.

Phuûng vuû, luän bàõt âáöu bàòng viãûc táûp hoüp. Âáy laì âiãöu khäng thãø thiãúu âæåüc. Caïc

baûn âang âäöng haình trãn con âæåìng sæû säúng. Coï leî âaî quaï quen nhau nãn khäng nháûn

ra Âæïc Kitä, ngæåìi baûn âäöng haình væìa gia nháûp vaìo nhoïm cuía caïc baûn. Mäüt cäüng

âoaìn phuûng vuû tæû cå baín laì mäüt cäüng âoaìn âæåüc hçnh thaình, gàõn boï våïi Âæïc Kitä,

tråí nãn thán thãø cuía Âæïc Kitä, Häüi thaïnh... Nhæng räöi, ngæåìi ta xao laîng, ngæåìi ta coï

nhæîng mäúi quan tám khaïc. Thãú laì baûn noïi chuyãûn ngay ngoaìi cæía nhaì thåì, baûn kãø

cho nhau vaìi tin tæïc træåïc khi bæåïc vaìo hay khi âaî ngäöi vaìo ghãú. ... Cho âãún luïc baûn

tæû hoíi xem âåìi mçnh coï thãø näúi kãút våïi âåìi säúng cuía Âæïc Kitä vaì âåìi säúng cuía

Âæïc Kitä coï thãø näúi kãút våïi âåìi mçnh khäng. "Sao, coï leî äng laì ngæåìi duy nháút truï

nguû taûi Jerusalem maì khäng hay biãút nhæîng chuyãûn âaî xaíy ra trong thaình máúy bæîa

nay..."

Cäüng âoaìn laì mäüt táûp thãø coï khaí nàng làõng nghe Âæïc Giãsu. Âoï chênh laì phuûng vuû

låìi Chuïa, trong âoï, duì laì ngaìy naìo âi næîa thç cuîng váùn laì Âæïc Giãsu cho biãút mçnh âaî

kiãûn toaìn lãö luáût vaì caïc tiãn tri ra sao.

Báy giåì, ta coï thãø bæåïc vaìo trong thám cung nhaì Chuïa. "haîy åí trong Tháöy vaì Tháöy åí

trong anh em. " (Gioan 15,4 ) nhaì cuía nhæîng ngæåìi âäöng haình trãn âæåìng Emmaus âaî

biãún thaình nåi chia seí táúm baïnh. Kç diãûu thay, chênh trong viãûc beí ra, chia seí ,viãûc

Thiãn-Chuïa tæû hiãún maì ngæåìi ta nháûn biãút nhau. Nhæîng con màõt måí ra âãø khaïm phaï,

khäng phaíi sæû tráön truûi cuía thán xaïc hay chãút nhæ trong væåìn à âen xæa kia, maì laì veí

ræûc råî huy hoaìng cuía Âáúng Phuûc sinh âaî tæû nguyãûn màûc láúy thán xaïc moün heìn

phaíi chãút cuía chuïng ta. Sæû nháûn biãút âáöy kênh tin, cáúm ngæåìi ta chaûm âãún Âáúng

Phuûc sinh. Hiãûn diãûn trong xa vàõng. Âæïc Giãsu âaî xa khuáút táöm nhçn cuía hoü...

Thãú cuîng âaî âuí âãø hoü ra âi, håüp nháút niãöm tin våïi caïc täng âäö. Haîy ra âi trong bçnh an

cuía Âæïc Kitä. Haîy ra âi loan baïo cho caïc anh em : Âæïc Kitä âaî säúng laûi, alleluia.

2. Caâu chuyeän dieãm tuyeät vaø xaùc thöïc daønh cho caùc tín höõu moïi thôøi: (M. Sevin, trong

“Häö så kinh thaïnh”, säú 41, tr.22).

Mong sao âäüc giaí Tin Mæìng hiãøu âæåüc ràòng cáu chuyãûn naìy nhàõm âãún hoü. Âãún

læåüt mçnh, hoü tæû hoíi laìm sao tháúy âæåüc Âáúng Phuûc sinh. Cáu traí låìi laì : màõt tráön

hoaìn toaìn vä duûng. Sæû hiãûn diãûn cuía Âáúng Phuûc sinh khaïc hàón sæû hiãûn diãûn cuía

Page 102: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 102 of 793

Âæïc Giãsu taûi Nazareït. Âáy laì mäüt sæû hiãûn diãûn måïi meí, chè toí hiãûn våïi con màõt

âæïc tin âæåüc nuäi bàòng Kinh Thaïnh vaì viãûc chia seí bæîa àn våïi Âæïc Giãsu.

Nãúu muäún tháúy vaì säúng sæû hiãûn diãûn cuía Âáúng phuûc sinh caïc tên hæîu phaíi trang

bë cho mçnh hai âiãöu kiãûn áúy vç hoü luän coï sàôn trong tay Thaïnh Kinh vaì Thaïnh Thãø.

ÅÍ âáy, thaïnh Luca, âaî viãút nãn mäüt cáu chuyãûn diãùm tuyãût vaì xaïc thæûc cho caïc tên

hæîu moüi thåìi.

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH

ĐỨC GIÊSU: MỤC TỬ NHÂN LÀNH

VÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN

(Ga 10, 1-10)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Đức Giêsu, mục tử nhân lành.

Baìi Phuïc Ám häm nay nàòm trong vàn maûch cuía mäüt cuäüc luáûn chiãún. Tiãúp sau viãûc

chæîa laình ngæåìi muì báøm sinh váùn ngäöi àn xin bãn cæía âãön thåì, (Phuïc Ám chuïa nháût

thæï bäún muìa chay, nàm A) nhæîng ngæåìi biãût phaïi tæû xæng laì saïng màõt vaì tæû nháûn

laì nhæîng báûc linh sæ trong dán, thæûc ra, ngaìy caìng chçm sáu trong sæû muì quaïng cuía

mçnh. Trong khi âoï, ngæåìi muì âæåüc chæîa laình, khäng ngừng âæåüc khai saïng âãún âäü

daïm tuyãn xæng máöu nhiãûm Âæïc Giãsu, nhçn nháûn Ngaìi laì "Con Ngæåìi" vaì laì "Âáúng

Thiãn Sai"; bë ngæåìi Do Thaïi truûc xuáút khoíi häüi âæåìng vaì âæåüc Âæïc Giãsu âoïn nháûn,

äng tråí thaình máùu mæûc cuía ngæåìi coï niãöm tin, âiãøn hçnh cuía "con chiãn nháûn ra

tiãúng muûc tæí âãø âæåüc dáùn vãö cuìng Chuïa Cha" ( X. Léon Dufour, "Âoüc Tin Mæìng

Gioan" Táûp 2, Seuil, 1990, tr..348)." Âæïc Giãsu kãút luáûn" Ta âãún tráön gian chè laì âãø

cho nhæîng keí khäng tháúy âæåüc tháúy vaì nhæîng keí tháúy tråí nãn âui muì"

Thãú räöi, taïc giaí Tin Mæìng chuyãøn thàóng sang duû ngän vë muûc tæí nhán laình, mäüt

hçnh aính quen thán trong Kinh Thaïnh. Tháût váûy, trong suäút lëch sæí Do Thaïi, Thiãn-Chuïa

luän tæû giåïi thiãûu nhæ laì vë Muûc Tæí cuía dán Ngæåìi, Âáúng âaî choün láúy cho mçnh

Page 103: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 103 of 793

nhæîng täi tåï, cuîng âæåüc goüi laì "muûc tæí", âãø trao cho hoü traïch nhiãûm dáùn dàõt dán

Chuïa theo yï Ngæåìi. Tiãúc thay, hoü thæåìng báút xæïng våïi sæï vuû naìy vaì vç váûy, caïc

tiãn tri âaî loan baïo mäüt thåìi âaûi maì chênh Thiãn-Chuïa, qua Âáúng Thiãn Sai, seî nàõm

quyãön laînh âaûo dán Ngæåìi.

ÅÍ âáy, Âæïc Giãsu tæû giåïi thiãûu mçnh laì vë Muûc Tæí nhán laình, vë Muûc Tæí thiãn sai,

Ngæåìi goüi "tãn tæìng con chiãn mäüt" vaì "dáùn chuïng âi àn", khaïc hàón nhæîng tãn träüm

âaûo âãún tráún läüt âoaìn chiãn hay nhæîng keí chàn thuã khäng bao giåì daïm maûo hiãøm vç

âoaìn chiãn.

Nãn âàûc biãût chuï yï âãún kiãøu noïi naìy vç trong Thaïnh Kinh, noï gåüi lãn:

- Cuäüc xuáút haình âáöu tiãn, khi Chuïa "dáùn âæa" Israel ra khoíi nhaì nä lãû.

(Ex.3,10;6,27;Lev.19,36)

- Låìi cáöu nguyãûn cuía Mä-sã, xin Chuïa choün ngæåìi kãú vë mçnh "mäüt ngæåìi seî laînh

âaûo cäüng âoaìn,.. seî âæa chuïng ra âi vaì dáùn chuïng tråí vãö" âãø chuïng khäng tråí

thaình "nhæîng con chiãn khäng ngæåìi chàn giæî"(Nom.27,17)

- Cuäüc xuáút haình måïi vaì quyãút âënh âæåüc caïc tiãn tri loan baïo "Ta seî dáùn âæa âoaìn

chiãn Ta ra khoíi muän dán, seî qui tuû chuïng laûi tæì muän næåïc vaì âæa chuïng vãö cäú

hæång" (Ez.34,13)

Thaình toaìn nhæîng låìi tiãn tri trong Cæûu Æåïc, Âæïc Giãsu laì Mä-sã måïi âãún qui tuû

âoaìn dán måïi cuía Thiãn-Chuïa vaì "dáùn âáöu", "âæa hoü ra âi" trong cuäüc xuáút haình

måïi, trãn âæåìng vãö miãön âáút hæïa.

Âæïc Giãsu duìng duû ngän naìy âãø "noïi våïi ngæåìi biãût phaïi" laì nhæîng ngæåìi, theo taïc giaí Tin

Mæìng, "khäng hiãøu âiãöu Ngaìi muäún noïi våïi hoü" khiãún Ngaìi phaíi âãö cáûp âãún mäüt chuí âãö

måïi, âoï laì cæía chuäöng chiãn.

2. Ñöùc Gieâsu laø cöûa chuoàng chieân.

"Cæía chuäöng chiãn" khi noïi thãú, Âæïc Giãsu muäún minh âënh mçnh laì läúi vaìo duy nháút âãø

gàûp âæåüc âoaìn chiãn. "âãø âãún våïi âoaìn chiãn, hçnh aính cuía dán Thiãn-Chuïa, phaíi âi qua

Âæïc Giãsu. Ngoaìi Ngaìi ra, khäng coìn caïch naìo âãø âãún våïi dán Chuïa vaì våïi sæû säúng." A.

Marchadour, "Tin Mæìng theo thaïnh Gioan”, Centurion, 1992,p.143)

"Cæía chuäöng chiãn" khi noïi thãú, Âæïc Giãsu minh âënh mçnh laì cæía maì moüi con chiãn

phaíi âi qua nãúu muäún âæåüc tæû do vaì âaût âæåüc sæû säúng viãn maîn. A. Machadour viãút

Page 104: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 104 of 793

tiãúp "ngoaìi Ngaìi ra, khäng ai coï thãø tæû xæng laì ngæåìi mang ån cæïu âäü cho nhán loaûi

âæåüc. Âæïc Giãsu laì cæía vç qua Ngaìi, con ngæåìi âaût âæåüc ån cæïu âäü vaì âæåüc säúng.

Khung caính âãön thåì cho pheïp ta láúy âån vë (cæía) âãø càõt nghéa täøng thã ø (âãön thåì) Âæïc

Giãsu tæû giåïi thiãûu mçnh nhæ âãön thåì måïi trong âoï con ngæåìi tçm âæåüc tæû do vaì sæû

säúng".

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Nhöõng lieân heä döïa treân nhöõng hieåu bieát caù nhaân, töùc tình yeâu: (J. Potin

"Âæïc Giãsu, lëch sæí âêch thæûc" Centurion,1994,p.370-371).

Væåüt trãn cuäüc luáûn chiãún, duû ngän vaì baìi hoüc aïp duûng minh âënh mäúi tæång giao

giæîa Âæïc Giãsu vaì con ngæåìi, Chuïa biãút roî tãn nhæîng ngæåìi cuía mçnh, tæìng ngæåìi

mäüt. Ngaìi khäng âáøy hoü âi træåïc mçnh, nhæng Ngaìi âi træåïc hoü, dáùn âæåìng cho hoü,

noïi våïi tæìng ngæåìi, thu huït hoü hån laì hæåïng dáùn hoü. Tuy nhiãn, soïi khäng ngæìng laíng

vaíng quanh âoaìn chiãn, rçnh bàõt nhæîng con chiãn báút cáøn xa âaìn. Vë muûc tæí âêch thæûc

sàôn saìng âæång âáöu våïi soïi vç mäùi con chiãn âãöu quê giaï vä ngáön. Ngaìi sàôn saìng hi

sinh maûng säúng vç chiãn. Mäúi tæång giao giæîa hoü hãût nhæ giæîa Chuïa Cha vaì Chuïa

Con. Mäúi tæång giao áúy dæûa trãn sæû hiãøu biãút riãng tæ vãö nhau, nghéa laì trãn tçnh yãu.

Cha biãút Con sàôn saìng tæû hiãún troün veûn cho nhæîng nguoìi bæåïc theo vaì seî bæåïc theo

mçnh.

2. Chuùa laø muïc töû cuûa toâi. (H. Denis, trong “100 tæì ngæî âãø noïi lãn niãöm tin”.

Descleïe de Brouwer,1993,p.149-150)

Chuïa Muûc tæí, Chuïa laì Âáúng maì våïi Ngaìi, trong caính ngheìo khoï cuìng cæûc, ngæåìi ta

coï thãø caím nghiãûm vaì hiãøu biãút âæåüc sæû phong phuï cuía Thiãn Chuïa, âáy chênh laì

niãöm uíi an måïi cuía muìa phuûc sinh naìy, caïc baûn âaî laì nhæîng con chiãn laûc,nhæng

giæîa caïc baûn, Con Chiãn khäng tç vãút âaî hiãún mçnh, vaì hoïa thán thaình muûc tæí, thaình

ngæåìi chàn giæî maûng säúng quê giaï cuía caïc baûn.

Muûc tæí, mäüt tæì dán daî, mäüt nghãö gáön nhæ âaî mai mäüt, coìn chàng chè coï nhæîng du

khaïch láu láu gàûp tháúy nhæîng ngæåìi chàn cæìu vuìng sån cæåïc. Tuy nhiãn,chuïng ta váùn

coìn nhaûy caím våïi hçnh aính cuía ngæåìi muûc tæí våïi chiãúc tuì vaì âang táûp hoüp âoaìn

Page 105: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 105 of 793

chiãn. hån thãú næîa, ngæåìi ta coìn xuïc âäüng khaïm phaï ra táúm loìng cuía Thiãn Chuïa, khi

nhçn tháúy ngæåìi muûc tæí mãût laí vaïc con chiãn laûc trãn vai âæa tråí vãö báöy.

Âæïc Giãsu chênh laì ngæåìi muäún qui tuû vãö âaìn chiãn duy nháút cuía Ngaìi toaìn caí nhán

loaûi âæåüc thaïnh táøy trong maïu con Chiãn. Âiãöu âoï khiãún ta khiãm täún. Täi muäún noïi

ràòng Âæïc Giãsu khäng bao giåì quaí quyãút Ngaìi chè laì muûc tæí cuía caïc tên hæîu, vaì

chuäöng chiãn cuía Ngaìi chè gäöm caïc Häüi Thaïnh Cäng giaïo. Trong Tin Mæìng cuía thaïnh

Gioan, Ngaìi tæû giåïi thiãûu mçnh nhæ laì Âáúng âæa dáùn moüi ngæåìi thiãûn chê vãö âäöng

coí xanh, laì Âáúng maì moüi ngæåìi âãöu coï thãø nháûn ra tiãúng Ngaìi.

Caïc linh muûc hay caïc muûc tæí khäng thãø tråí thaình såí hæîu chuí cuía nhæîng ngæåìi maì

hoü phuûc vuû âæåüc. Vç thãú, tæì moüi âäöng coí, moüi tän giaïo, moüi nãön vàn hoïa âãöu coï

thãø hæåïng vãö tråìi cáút tiãúng ca : "Chuïa laì muûc tæí täi, täi chàóng coìn thiãúu thäún chi"

3. Loan baùo nhöõng kyø coâng Chuùa ñaõ thöïc hieän nôi ta vaø nhôø ta. (Taìi liãûu cuía

uíy ban khuyãún khêch ån goüi toaìn quäúc.)

Cáöu nguyãûn cho ån kãu goüi, ngaìy thãú giåïi cáöu nguyãûn ûcho ån kãu goüi ... nhæîng baín

vàn âæåüc âãö nghë cho ngaìy naìy måìi goüi ta væìa tiãún bæåïc, væìa âi theo con âæåìng hoìa

nháûp vaìo mäüt cäüng âoaìn thuäüc vãö Âæïc Giãsu. Vaì måìi goüi ta laìm theo thaïnh yï Thiãn

Chuïa, nghéa laì laìm laình, säúng trong tçnh yãu näöng naìn vaì thæûc sæû cuía Âæïc Giãsu âäúi

våïi thãú giåïi bàòng caïch säúng chiãún âáúu cho cäng bçnh vaì qua âoï biãøu toí táút caí"niãöm

hi voüng trong chuïng ta".

Âæïc Kitä âaî ban låìi Ngaìi âãø noï tháúm nháûp, tàng træåíng, âám rãù vaì triãøn nåí trong âåìi

säúng chuïng ta.

Låìi Chuïa måí cæía, måìi goüi âoïn nháûn vaì nháûn biãút sæû tuìy thuäüc vaìo Thiãn-Chuïa tçnh

yãu, Thiãn-Chuïa cuía Âæïc Kitä Âáúng biãút roî tæìng tãn, tæìng ngæåìi chuïng ta. Ngaìi kãu goüi

chuïng ta, khäng phaíi âãø nhäút ta trong voìng raìo mãnh mäng, háöu gçn giæî hay che chåí

chuïng ta, nhæng nhæ nhæîng con chiãn maì Ngaìi kãu goüi, "Ngaìi âæa chuïng ra ngoaìi" âãø

nghe roî tiãúng Ngaìi hån, ... vaì nháûn ra con âæåìng maì chênh Ngaìi âaî mæåün, trãn âoï, Ngaìi

dáún bæåïc, ra âi vaì khåi dáûy niãöm tæû do "âãø ngæåìi ta âæåüc säúng vaì säúng däöi daìo"...

Táút caí nhæîng âiãöu naìy âãöu coï thãø thaình toaìn nhåì cáöu nguyãûn, tiãúp xuïc thán máût

våïi Âæïc Kitä, nhåì mäúi dáy tçnh yãu thæåìng hàòng vaì liãn tuûc giæîa loìng våïi loìng. Vç

thãú cáöu nguyãûn cho ån goüi coï nghéa laì cáöu nguyãûn cho con ngæåìi, chia seí cuäüc säúng

Page 106: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 106 of 793

cuía Thiãn-Chuïa, tråí nãn nhæîng cäüng âoaìn, xáy dæûng nhæîng cäüng âoaìn Kitä hæîu säúng

âäüng vaì têch cæûc.

Coìn vãö ån goüi linh muûc, tu sé, âæìng mong nhæîng pheïp laû. Khäng phaíi chè cáöu nguyãûn

laì coï nhiãöu ån goüi âáu... âiãöu âoï chè coï âæåüc nãúu chuïng ta cáöu nguyãûn trong chán lê,

bàòng caïch xáy dæûng nhæîng cäüng âoaìn Kitä hæîu thæûc sæû. Luïc báúy giåì, tæû nhiãn seî

coï nhæîng låìi âaïp traí.

Nãúu häm nay, 5 triãûu tên hæîu Phaïp tuyãn xæng niãöm tin vaìo Âæïc Kitä âaî chãút vaì phuûc

sinh, thç seî coï 5 triãûu “ån goüi" vç thãú ngaìy nay, cáön phaíi noïi lãn âiãöu mçnh

säúng, điãöu mçnh tin, loan baïo nhæîng kç cäng Thiãn-Chuïa âaî thæûc hiãûn nåi ta vaì qua ta.

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

TA LÀ ĐƯỜNG LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG

(Ga 14, 1-12)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Ñöôøng veà vôùi Chuùa.

Cuîng giäúng nhæ chuïa nháût tåïi, baìi Phuïc Ám Chuïa nháût thæï 5 phuûc sinh häm nay trêch

tæì chæång 14, "diãùn tæì sau bæîa tiãûc li" våïi nhæîng tæì nhæ "ra âi" “âi tåïi" "tråí

laûi", "con âæåìng", A. Marchadour minh âënh chæång naìy "âæåüc kãút cáúu xung quanh

cuäüc tråí vãö våïi Chuïa Cha cuía Chuïa Con vaì vai troì âäüc nháút cuía Chuïa Con trong

viãûc âæa dáùn caïc män âãû cuía mçnh vãö våïi Chuïa Cha." (Tin Mæìng Gioan, Centurion,

1992, p.190)

- Nhæîng låìi loan baïo liãn tiãúp vãö viãûc Judas phaín bäüi ("1 trong caïc con seî phaín Tháöy"

:14:2) vãö cuäüc ra âi dæït khoaït cuía riãng Ngaìi ("Tháöy chè coìn åí våïi caïc con mäüt êt

næîa" :13,33) vaì vãö viãûc Phãrä chäúi tháöy (træåïc khi gaì gaïy, con âaî chäúi Ta ba láön

:13,38) âaî khiãún caïc män âãû hoang mang. X. Leïon Dufour nháûn xeït,"sæû hoang mang áúy

khäng chè vç phaíi xa caïch Ngæåìi thæûc sæû cáön thiãút cho âåìi hoü, maì cuîng coìn vç näùi

tháút voüng sáu xa khi læåüng giaï cäng viãûc cuía Chuïa Jesus maì hoü âang träng mong kãút

Page 107: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 107 of 793

quaí" (Âoüc Tin Mừng theo thaïnh Gioan, táûp 3, Seuil,1993, tr.90)

Do âoï måïi coï låìi Âæïc Giãsu kãu goüi: "Loìng anh em âæìng xao xuyãún, haîy tin vaìo Thiãn-

Chuïa vaì haîy tin vaìo Tháöy" chåï gç hoü cáûy dæûa væîng vaìng vaìo låìi Ngaìi vaì vaìo chênh

Ngaìi. Dufour viãút tiãúp: "Âæïc Giãsu dæûa trãn niãöm tin cuía ngæåìi Do Thaïi, laì nhæîng

ngæåìi khäng bao giåì tæû coi mçnh âäüc láûp trong mäúi liãn hãû våïi Thiãn-Chuïa, Âáúng ban

cho thuû taûo sæû kiãn væîng cuía âaï taíng. Ngaìi cuîng dæûa vaìo niãöm tin vaìo chênh mçnh

Ngaìi: nãúu hoü coìn coï thãø theo Ngaìi, caïc män âãû phaíi dæûa vaìo Ngaìi, nhæ dæûa vaìo

chênh Thiãn-Chuïa ."

Vç thãúú nãúu Ngaìi coï ra âi, thç cuîng chênh laì âãø tråí laûi nhaì Cha, nåi Ngaìi seî "doün

chäù sàôn cho hoü".

- Tæì chuí âãö "ra âi" baìi diãùn tæì sau bæîa tiãûc li bàõt sang "âæåìng âi". "Tháöy åí âáu, anh

em cuîng seî åí âoï. Tháöy âi âáu, thç anh em biãút âæåìng räöi" Âæïc Giãsu baío hoü nhæ váûy.

Báúy giåì Täma måïi hoíi: "Thæa Tháöy, chuïng con khäng biãút Tháöy âi âáu laìm sao chuïng

con biãút âæåüc âæåìng?" Chuïa long troüng âaïp "Tháöy, Tháöy chênh laì âæåìng,laì sæû tháût

vaì laì sæû säúng. Khäng ai âãún âæåüc våïi Chuïa Cha maì khäng qua Tháöy." X. Léon Dufour

âaî diãùn dëch cáu noïi áúy nhæ sau: "Täma, nãúu anh tin Tháöy laì chán lê vaì laì sæû säúng,

chàõc chàõn anh seî tçm tháúy nåi Tháöy con âæåìng âæa vãö våïi Cha, âoï laì nåi Tháöy âi, âoï

laì nåi Tháöy åí." Âæïc Giãsu, trong âoaûn 10,9, âaî tæû coi mçnh nhæ laì "cæía" dáùn âãún sæû

säúng, åí âáy, laûi noïi nhæ mçnh âaî åí nåi maì caïc män âãû muäún âãún. Bàòng cäng thæïc vàõn

goün naìy, Ngaìi thæûc sæû cäng bäú vãö tênh âäöng nháút seî coìn vang voüng maîi trong nãön

chiãm niãûm Kitä giaïo" (p.100)

2. Baøy toû Chuùa Cha.

Tháúy thãú, Philipphã måïi lãn tiãúng "Thæa Tháöy, xin toí cho chuïng con tháúy Chuïa Cha,

nhæ thãú laì chuïng con maîn nguyãûn räöi" vaì Âæïc Giãsu âaïp "Ai tháúy Tháöy, laì tháúy

Chuïa Cha räöi". Troün cuäüc säúng, moüi låìi noïi vaì viãûc laìm cuía Âæïc Giãsu laì mäüt

biãøu hiãûn hoaìn haío hçnh aính cuía Chuïa Cha vç Ngaìi kãút håüp máût thiãút våïi Chuïa Cha

"Anh khäng tin ràòng Tháöy åí trong Cha vaì Cha åí trong Tháöy æ?" cuäüc säúng cuía Ngaìi,

âoï laì Chuïa Cha, cäng viãûc cuía Ngaìi laì do chênh Chuïa Cha thæûc hiãûn qua Ngaìi, låìi

Ngaìi noïi âoï laì tæ tæåíng cuía Chuïa Cha.

Page 108: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 108 of 793

3. . . . Ñöùc Gieâsu tieáp tuïc laøm vieäc qua caùc moân ñeä.

Nhàõc laûi låìi måìi goüi tin tæåíng trãn, Âæïc Giãsu bàõt âáöu maûc khaíi cho caïc män âãû

biãút cuäüc säúng måïi cuía hoü seî ra sao : "Ai tin vaìo Tháöy, thç ngæåìi âoï cuîng seî laìm

âæåüc nhæîng viãûc Tháöy laìm. Ngæåìi âoï coìn laìm nhæîng viãûc låïn hån næîa, vç Tháöy

âãún cuìng Chuïa Cha." Cho duì, hay âuïng hån, vç Ngaìi vãö cuìng Cha, maì caïc män âãû seî

säúng cuäüc säúng maì Ngaìi khäng ngáön ngaûi âäöng nháút våïi cuäüc säúng cuía chênh mçnh.

X. Leïon Dufour coìn minh âënh thãm : "Khäng phaíi vç cuäüc säúng cuía Ngaìi váùn laì gæång

máùu, nhæng vç chênh Ngaìi seî laì taïc giaí âêch thæûc cuía nhæîng viãûc maì hoü thæûc

hiãûn. Âoüc ké baín vàn, ngæåìi ta thæûc sæû tháúy ràòng ngæåìi tên hæîu seî khäng laìm

nhæîng viãûc Âæïc Giãsu âaî laìm, nhæng laì nhæîng viãûc Ngaìi âang laìm vaì seî laìm : Chuïa

Cha tiãúp tuûc âæåüc tän vinh nåi tráön thãú. Tæì âáy, sæï mãûnh Ngaìi âaî hoaìn táút phaíi

âåm bäng kãút traïi trong thåìi gian vaì khäng gian : vaì âiãöu áúy âæåüc thãø hiãûn nåi haình

âäüng cuía caïc tên hæîu.” (p.107)

II. BAØI ÑOÏC THEÂM:

1. Thieân Chuùa thaät gaàn”. (H. Vulliez, Descleïe de Brouwer, 1992, tr.61-62).

Khi Phuïc Ám thæï tæ âæåüc viãút ra, chàõc chàõn "nhæîng biãún cäú " âaî xáøy ra hån 60 nàm,

caïc cäüng âoaìn tên hæîu åí Palestine, Tiãøu AÏ, vaì caïc nåi khaïc âaî chëu ráút nhiãöu âau

khäø. Hoü phaíi chëu nhæîng cuäüc táún cäng dai dàóng trong caïc vuìng coï ngæåìi Do Thaïi.

Hoü âaî bë chênh quyãön Räma baïch haûi triãön miãn. Âàûc biãût niãöm tin cuía caïc Giaïo

Häüi Tiãøu AÏ luïc áúy âaî ruïng âäüng træåïc nhæîng luäöng tæ tæåíng cho ràòng mçnh khiãún

ngæåìi ta quaï tin vaìo tråìi cao maì khinh chã tráön thãú, chè âãø yï âãún tám häön maì coi

thæåìng thán xaïc. Nhæng cuäüc säúng thãú tráön vaì sæû phuûc sinh coï âäúi nghëch âãún âäü

phaíi khæåïc tæì cuäüc säúng naìy âãø säúng cuäüc säúng kia khäng? Chàóng leî cæï phaíi traíi

qua caïi chãút måïi âæåüc phuûc sinh hay sao?

Taïc giaí Tin Mæìng nháún maûnh : ngæåìi tên hæîu âaî säúng cuäüc säúng phuûc sinh ngay trãn

tráön thãú naìy. Niãöm tin vaìo Âæïc Kitä hàòng säúng âaî xoïa boí khoaíng caïch giæîa nhæîng

sæû dæåïi âáút vaì trãn tråìi, Niãöm tin áúy giuïp ngæåìi ta säúng ngay trãn tráön thãú cuäüc

säúng vénh hàòng cuía Thiãn-Chuïa ...

Chán lê tháût khoï hiãøu vaì khoï cháúp nháûn. Cuîng thãú, Âæïc Giãsu, nhaì sæ phaûm âaûi taìi,

Page 109: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 109 of 793

âãø dáùn âæa ngæåìi nghe vaìo trong aïnh saïng cuía Thiãn-Chuïa, âaî låüi duûng sæû cæïng tin

cuía Täma vaì Philipphã "Thæa Tháöy chuïng täi khäng biãút Tháöy âi âáu, laìm sao chuïng con

âæåüc âæåìng ?" Láöm låïn ! âáy khäng phaíi con âæåìng tênh âæåüc bàòng kilämeït. Khoaíng

caïch giæîa cuäüc säúng tráön thãú vaì cuäüc säúng phuûc sinh khäng låïn hån khoaíng caïch

giæîa Chuïa Cha vaì Chuïa Con : Cha åí trong Con vaì Con åí trong Cha.

Niãöm hi voüng vãö âiãöu âaî coï vaì chæa coï seî triãøn nåí vaì âám bäng trong loìng ngæåìi tên

hæîu nhæ váûy âoï.

2. Hoaìn caính cuía cäüng âoaìn tên hæîu giæîa cuäüc säúng tráön gian cuía Âæïc

Giãsu vaì ngaìy Ngaìi tråí laûi. (“Ceïleïbrer”, säú 258, tr.34, thaïng 3.1996)

Âáu laì vë trê cuía cäüng âoaìn tên hæîu giæîa cuäüc säúng tráön gian cuía Âæïc Giãsu vaì ngaìy

Ngaìi tråí laûi?

Træåïc tiãn, cäüng âoaìn tên hæîu säúng trong niãöm hi voüng vä båì mäüt ngaìy kia seî âæåüc säúng

våïi Âæïc Giãsu trong nhaì Cha Ngaìi : "Tháöy åí âáu, anh em cuîng seî åí âoï" sau âoï, hoü biãút

âæåüc âæåìng âi : "Tháöy laì âæåìng laì sæû tháût vaì laì sæû säúng ; khäng ai âãún âæåüc våïi

Chuïa Cha maì khäng qua Tháöy" hån thãú næîa, hoü coìn biãút âæåüc Chuïa Cha, hoü

âaî "tháúy" Ngaìi : "Ai tháúy Tháöy, laì tháúy Chuïa Cha" Tháúy Âæïc Giãsu, dé nhiãn laì biãút

âæåüc Ngaìi bàòng niãöm tin, laì "nháûn ra" Ngaìi laì Con duy nháút, laì låìi saïng taûo vénh hàòng

âãún âäü khi Âæïc Giãsu noïi, täi biãút ràòng Ngaìi noïi nhæîng låìi cuía Chuïa Cha, khi Âæïc Giãsu

haình âäüng, chæîa laình, tha täüi, phoï mçnh cho âao phuí, täi biãút ràòng Ngaìi laìm theo yï Chuïa

Cha vaì Chuïa Cha âaî chæîa laình, tha täüi, tæû hiãún hoaìn toaìn qua Ngaìi. täi biãút Cha vaì Con

laì "mäüt".

Nhæ váûy, cäüng âoaìn tên hæîu âaî thæûc sæû biãút Âæïc Giãsu bàòng âæïc tin, âãún læåüt

mçnh coï thãø nháûn biãút Chuïa Cha vaì hoaìn thaình nhæîng cäng viãûc cuía Ngæåìi âæåüc

khäng? âæåüc, Âæïc Giãsu noïi thãú vaì coìn hån thãú næîa, "vç Tháöy âãún cuìng Chuïa Cha".

Qua nhæîng låìi naìy, ta coï thãø hiãøu ràòng Âæïc Giãsu phuûc sinh âaî màc laûi troün veûn

sæïc maûnh siãu nhiãn maì Ngaìi âaî tæû giåïi haûn khi màûc láúy thán pháûn täi âoìi, màûc láúy

nhán tênh. Cuîng váûy, mäüt khi âaî âæåüc måìi goüi tiãúp tuûc sæû nghãûp cuía Chuïa Giãsu

trãn tráön gian, cäüng âoaìn caïc täng âäö, bàòng âæïc tin cuía mçnh, thæûc sæû thäng pháön våïi

Thiãn-Chuïa. Hoü laì cäüng âoaìn nhæîng ngæåìi con trong Âæïc Giãsu, Thiãn-Chuïa Con.

Page 110: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 110 of 793

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

THẦY SẼ KHÔNG BỎ CÁC CON MỒ CÔI

(Ga 14, 15-21)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Lời hứa sẽ hiện diện giữa các môn đệ.

Âoaûn Tin Mæìng chuïa nháût træåïc kãút thuïc våïi loìi loan baïo ràòng sæï mãûnh cuía Âæïc

Giãsu seî sinh hoa kãút quaí trong thåìi gian vaì khäng gian qua viãûc laìm cuía caïc tên hæîu "ai

tin vaìo Tháöy seî laìm âæåüc nhæîng viãûc Tháöy laìm. Ngæåìi âoï coìn laìm nhæîng viãûc låïn

hån næîa vç Tháöy âãún cuìng Chuïa Cha".

- Træåïc tiãn. cáu 16 vaì 17 laì låìi hæïa ban Chuïa Thaïnh Tháön : "Tháöy, Tháöy seî xin Chuïa

Cha, vaì Ngæåìi seî ban cho anh em mäüt Âáúng Baío Tråüü khaïc âãún åí våïi anh em luän

maîi : âoï laì Tháön Khê sæû tháût "

Thaïnh Tháön âæåüc Chuïa Cha ban xuäúng nhåì sæû can thiãûp cuía Chuïa Con. Nhiãûm vuû

cuía Ngaìi laì: "åí våïi anh em luän maîi". Âáy cuîng chênh laì yï nghéa cuía tãn Ngaìi. Vç thãú,

âáy laì mät sæû hiãûn diãûn thæåìng xuyãn,"luän maîi", sæû hiãûn diãûn nhæ boïng våïi hçnh

bãn ngæåìi tên hæîu vaì åí våïi hoü "våïi anh em... bãn caûnh anh em... trong anh em."

- Ngaìi âæåüc goüi laì Âáúng Baío Tråü. Ngaìi seî laì traûng sæ cuía caïc män âãû Chuïa vaì laì

Âáúng baìo chæîa cho hoü. Ngaìi seî phuû læûc vaì giuïp âåî hoü trong vuû kiãûn säúng coìn maì

"thãú gian" theo âuäøi âãø chäúng laûi Âæïc Giãsu vaì caïc män âãû Ngaìi.

- Ngaìi âæåüc goüi laì Tháön Khê sæû tháût : Ngaìi seî âaìo sáu âæïc tin cho hoü, laìm cho hoü

hiãøu biãút "táûn âaïy loìng” cuäüc säúng Âæïc Giãsu vaì sæï âiãûp cuía Ngaìi (xem Gioan

14,25;16,12-15) Ngaìi seî soi roüi nhæîng hoaìn caính måïi vaì báút ngåì maì caïc män âãû seî

phaíi âæång âáöu.

- Tiãúp theo sau, caïc cáu 18-20 laì låìi hæïa ban mäüt kiãøu Hiãûn Diãûn khaïc cuía Âæïc Giãsu

: "Chàóng bao láu næîa, thãú gian seî khäng coìn tháúy Tháöy. Pháön anh em, anh em seî

âæåüc tháúy Tháöy vç Tháöy säúng vaì anh em cuîng seî âuåüc säúng."

Page 111: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 111 of 793

Låìi hæïa vãö sæû hiãûn diãûn hoaìn toaìn måïi meí naìy seî tråì thaình hiãûn thæûc vaìo chênh

ngaìy lãù Phuûc sinh : caïc män âãû seî tháúy Âáúng Phuûc sinh (Gioan 20, 20-25) nhæng

nhæîng cuäüc hiãûn ra trong dëp phuûc sinh khäng phaíi laì kãút thuïc. Chuïng måí maìn cho

mäüt Sæû Hiãûn Diãûn keïo daìi, mäüt sæû Hiãûn Diãûn daình riãng cho con màõt âæïc tin.

Cuäüc "âàng trçnh" cuía Âæïc Giãsu khåi nguäön mäüt kè nguyãn måïi "khåíi âáöu våïi vinh

quang phuûc sinh cuía Chuïa vaì keïo daìi trong thåìi gian våïi Giaïo-Häüi. Trong suäút cuäüc

säúng chuïng ta, Chuïa âãún, chuïng ta nhçn tháúy ngæåìi. âáy khäng coìn phaíi laì thë kiãún

cuía caïc män âãû træåïc Âáúng Phuûc Sinh næîa maì laì mäüt thë kiãún cuía niãöm tin giuïp ta

yï thæïc vãö sæû hiãûn diãûn vaì hiãûp thäng âåìi säúng" (Assembleïes du Seigneur säú

27,p.42).

2. Cuoäc soáng vónh haèng ñaõ khôûi ñaàu.

Trong thåìi âaûi cuía Giaïo-Häüi, Âæïc Giãsu hiãûn diãûn cuìng våïi Chuïa Cha vaì Chuïa

Thaïnh Tháön. Tiãúp sau sæû hiãûn diãûn lëch sæí cuía Ngaìi laì mäüt kiãøu hiãûn diãûn måïi

mang laûi cho chuïng ta mäüt nãúp säúng måïi, håüp nháút våïi Âæïc Giãsu vaì Chuïa Cha dæåïi

sæû hæåïng dáùn cuía Chuïa Thaïnh Tháön.

Nhæ váûy, våïi caïc män âãû, âåìi säúng vénh cæíu âaî bàõt âáöu. Cuäüc säúng hoü "ngay trãn

tráön gian naìy âaî tæång âæång våïi cuäüc säúng cuía Âáúng Phuûc Sinh, âaî thäng pháön våïi

cuäüc säúng cuía chênh Thiãn-Chuïa, våïi cuäüc säúng cuía Chuïa Ba Ngäi. cuäüc säúng hoü

laì mäüt sæû hiãûp thäng, trong tçnh yãu, våïi tæìng ngäi Thiãn-Chuïa âang åí trong

hoü." (M.E.Boismard vaì A. Lamouille, "Tin Mæìng thaïnh Gioan" Cerf,p.360) "Chàóng bao láu

næîa, thãú gian seî khäng coìn tháúy Tháöy, Pháön anh em, anh em seî âæåüc tháúy Tháöy vç

Tháöy säúng vaì anh em cuîng seî säúng, Âæïc Giãsu hæïa nhæ váûy. Ngaìy âoï, anh em seî

biãút ràòng Tháöy åí trong Cha Tháöy, anh em åí trong Tháöy vaì Tháöy åí trong anh em."

II. BAØI ÑOÏC THEÂM:

1. Moät cuoäc soáng môùi: (G. Bessieìre, trong "Thiãn-Chuïa tháût gáön. Nàm A”. Desclée

de Brouwer, 1992, tr.64-65).

Roî raìng, âiãöu quan troüng åí âáy laì coï âæåüc mäúi tæång liãn caï biãût våïi Âæïc Giãsu

hay âuïng hån, âæåüc"yãu mãún Ngaìi". Caïc Phuïc Ám Mt., Mc., Lc. måìi goüi ta tiãún vaìo

Page 112: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 112 of 793

næåïc Tråìi. Phuïc Ám Gio-an, xuáút hiãûn trãù hån, khäng âãö cáûp âãún Næåïc Tråìi áúy næîa

maì táûp trung vaìo Âæïc Giãsu vaì qui kãút vãö Ngaìi.

Hçnh aính cáy nho vaì caình nho biãøu hiãûn roî rãût vãö âiãöu âoï : mäùi män âãû âãöu kãút

håüp træûc tiãúp våïi Âæïc Kitä. Ngæåìi ta âaî coï thãø noïi vãö "tênh âäöng âàóng" cuía thaïnh

Gioan : theo Ngaìi, moüi ngæåìi phaíi säúng våïi Âæïc Giãsu bàòng mäúi dáy tçnh yãu. Trong

loìng cäüng âoaìn tên hæîu, mäùi Kitä hæîu træûc tiãúp trao âäøi våïi Ngaìi.

Tçnh yãu naìy khäng haìm häö. Noï khäng phaíi laì mäüt thuïc âáøy caím tênh vãö mäüt hçnh

aính må häö qua âoï ngæåìi ta coï thãø dæû phoïng nhæîng giáúc må cuía mçnh. "Nãúu anh em

yãu mãún Tháöy, anh em seî giæî caïc âiãöu ràn cuía Tháöy." Âáy laì mäüt tçnh yãu våïi nhæîng

viãûc laìm cuû thãø. Toaìn bäü Phuïc Ám laì mäüt bàòng chæïng vãö cuäüc säúng måïi âaî khåíi

âáöu nåi Âæïc Giãsu: Phaíi taïi sinh, phaíi måí màõt, phaíi uäúng næåïc voüt lãn tæì nguäön

suäúi, phaíi àn baïnh hàòng säúng, phaíi âãø Âæïc Giãsu ræía chán vaì chuïng ta phaíi laìm âáöy

tåï cho nhau... Mäüt cuäüc säúng khaïc âaî khai måí, cuäüc säúng cuía chênh Thiãn-Chuïa, âuïc

kãút nåi Âæïc Giãsu.

TIN MÆÌNG cuía thaïnh Gioan diãùn ra trong báöu khê càng thàóng. Sæû càõt âæït våïi våïi Do

Thaïi giaïo âaî chên muìi, vaì sæû âäúi âáöu tháût gay go. Taïc giaí Tin Mæìng thæï tæ hãút sæïc

cæïng ràõn våïi ngæåìi Do Thaïi. Ngaìi nháún maûnh âãún tháön tênh cuía Âæïc Giãsu, Âáúng

tæì tråìi xuäúng. Tæì nay, ngoaìi Ngaìi ra, khäng coìn con âæåìng naìo khaïc. Caïc män âãû seî

khäng ngæìng âoïn nháûn sæû tæû do cuía Ngaìi vaì cuìng khaïm phaï våïi Ngaìi cuäüc säúng

yãu thæång.

Nhæng laìm sao coï thãø säúng thán thæång âæåüc våïi mäüt ngæåìi maì kè niãûm âaî xa måì

trong quaï vaîng ? Khi Tin Mæìng thaïnh Gioan âæåüc soaûn thaío xong, thãú hãû nhæîng

chæïng nhán bàòng xæång bàòng thët âaî qua âåìi. Chè coìn laûi nhæîng baín vàn, nhæîng låìi

chæïng, nhæîng máøu chuyãûn vaì nhæîng låìi noïi uyãn thám cho pheïp ta khäng ngæìng gàûp

gåî Âáúng vénh hàòng. Song coìn hån thãú næîa: Coìn coï mäüt Âáúng luän åí caûnh bãn, nhæ

mäüt traûng sæ hay mäüt Âáúng Baío Tråü, âoï laì Tháön Khê sæû tháût.

Nhåì Ngaìi. Cäng viãûc cuía Âæïc Giãsu seî luän hiãûn thæûc træåïc nhæîng hoaìn caính måïi.

Thaïnh Tháön seî khäng lặûp laûi nhæîng låìi noïi cuî moìn nhæng Ngaìi caïch tán chuïng theo

doìng âåìi luän luän âäøi måïi.

Chênh trong Ngaìi maì mäúi tæång giao dáúu aïi våïi Âæïc Giãsu seî khäng ngæìng näúi kãút

nhæîng con ngæåìi qua caïc thãú kè. Noï hãût nhæ mäüt ngoün læía luän chiãúu saïng vaì sæåíi

Page 113: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 113 of 793

áúm coîi loìng.

2. Moät Ñaáng Baûo trôï khaùc: H. Denis, trong "100 tæì ngæî noïi lãn niãöm tin" Desclee

de Brouwer, 1993, tr.161-162.

Âáúng Baío Tråü, laì tæì Hi Laûp, thoaût âáöu, theo nghéa luáût phaïp, tæïc laì traûng sæ, ngæåìi

tråü lê, ngæåìi baío vãû. Vãö sau, tæì naìy âæåüc duìng theo nghéa räüng âãø chè ngæåìi an uíi

vaì ngæåìi can thiãûp giuïp. Coï âiãöu laû laì tæì naìy âæåüc aïp duûng cho Âæïc Giãsu (trong

thæ thæï nháút cuía thaïnh Gioan, 2,1) : "Nhæng nãúu ai phaûm täüi, thç chuïng ta coï mäüt

Âáúng Baío Tråü træåïc màût Chuïa Cha âoï laì Âæïc Giãsu Kitä, Âáúng Cäng Chênh"coìn

háöu hãút thç chè Chuïa Thaïnh Tháön. Vç thãú, nãúu gaïn cho Chuïa Thaïnh Tháön moüi

pháøm tênh trãn, ta seî tháúy, nãúu chè coï mäüt mçnh, ngæåìi ta seî khoï säúng trung thaình våïi

Âæïc Kitä tåïi mæïc naìo.

Nhæng âáy cuîng chênh laì sæï âiãûp cuía Âæïc Giãsu: caïc con seî khäng mäö cäi, mäüt mçnh.

Âæïc Kitä vä hçnh nhæåìng chäù cho Âáúng Baío Tråüû caïc tên hæîu, mang âãún cho hoü

nhæîng khaïng âäüc täú cáön thiãút cho cuäüc säúng cäng chênh theo tin mæìng giæîa muän vaìn

thæí thaïch. Täút âeûp biãút bao khi tin ràòng- tæì khi Âæïc Giãsu ra âi trong ngaìy Ngaìi lãn

tråìi- táút caí nhæîng gç âæåüc Âæïc Kitä thæûc hiãûn trãn tráön gian naìy mäüt caïch hæîu hçnh

âãöu do nhæîng ngæåìi nam vaì ngæåìi con âaî maûo hiãøm våïi niãöm tin duîng caím, âäi khi

phaíi traí giaï bàòng chênh caïi chãút cuía mçnh.

Chênh vç hoü khäng âån âäüc. Vë âaûo diãùn vé âaûi, håüp nháút toaìn caí vuî truû, håüp nháút

Giaïo-Häüi chênh laì Âáúng Baío Tråü vä hçnh, Ngæåìi án ban sæïc maûnh traìn trãö cho

nhæîng ngæåìi yãúu âuäúi nháút vaì loìng can âaím cho nhæîng keí nhaït âaím nháút. Niãöm uíi

an cuía Chuïa Thaïnh Tháön seî nhæ ngoün læía lan truyãön giæîa caïc tên hæîu tæì âåìi naìy cho

tåïi âåìi kia.

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH

“GIAO ƯỚC THIÊNG LIÊNG

KẾT THÚC TRONG KINH NGUYỆN”

(Ga 17, 1-11)

Page 114: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 114 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Cũng như bài ca của Môsê và lời chúc lành trên các chi tộc Israel, kết thúc ba lời từ

biệt của Môsê, trong sách Dân Số (32-33), lời kinh cao cả của Đức Giêsu mà hôm

nay chúng ta đọc phần đầu, kết thúc ba lời từ biệt (ch. 14-16 của Ga.) của Đức

Giêsu.

Không phải do tác giả được linh ứng - một sự tương đồng hay một kỹ thuật văn

chương - nhưng là ý muốn có chủ ý trình bày trong Đức Giêsu một Môsê mới,

Đấng trung gian của Giao ước mới.

J.Radermarker nhận xét: “Gioan muốn cho các độc giả thấy được cách Đức Giêsu,

Môsê mới, hướng dẫn tất cả lịch sử nhân loại cho đến ngày cánh chung trong đời

sống Ba Ngôi Thiên Chúa!”. Ông tiếp: “Thật vậy, chính lời kinh của Đức Giêsu

làm sáng tỏ lời kinh của Môsê, chứ không phải là ngược lại. Thật ra khi Môsê, nói

đến Thiên Chúa ở Ngôi thứ ba (Đnl 32,1-33.35) trước khi tự mình trở thành người

loan báo các phép lành của Yavê dành cho mỗi chi họ được chọn (Đnl 33,6-29),

phần Ngài, Đức Giêsu thưa trực tiếp với Cha mình ở ngôi thứ hai, từ giữa cộng

đoàn tông đồ đã có tính Giáo Hội. Một người trung gian của cả hai bên nói: Môsê

triển khai những ơn lành của Thiên Chúa ban cho dân Người, một dân luôn luôn

bất trung về ơn gọi của mình, và mặc khải niềm hy vọng mà một quá khứ đầy khích

lệ và sự chăm sóc của Thiên Chúa đã hình thành. Đức Giêsu cầu nguyện như là

Đấng mà trong Ngài sẽ diễn ra công việc của Chúa Cha, và đồng thời như là Đấng

sẽ nên một với các môn đệ, là những người mà Ngài sẽ thông ban vinh quang đang

bao bọc Ngài. Từ Đệ Nhị Luật chuyển sang Phúc Âm, cho thấy được sự đi vào

chiều sâu do Đức Giêsu mang đến cho chân lý được chiêm niệm. Sự thật do Môsê

khi ấy chỉ là hình bóng, như mở đầu Phúc Âm thánh Gioan đã loan: “Bởi vì Lề

luật do Môsê ban cho, còn ân sủng và chân lý thì do Đức Giêsu đem đến” (1,17)

(Assemlée du Seigneur, số 29, trang 48-49).

Một lời kinh hướng về Cha và về các môn đệ

- Một lời kinh vào “GIỜ” mà Đức Giêsu sẽ đi qua từ thế gian về cùng Cha. Giờ

khổ nạn và giờ của cái chết, nhưng một cách không thể chia cắt cũng là giờ tuyên

dương vinh quang của Ngài.

Page 115: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 115 of 793

J.Radermaker diễn giải: “Một cách nào đó, lời kinh này thực hiện việc Đức Giêsu

về với Cha, bởi vì “giờ” của Ngài mà thánh Gioan nói đến ở đầu và cuối bài giảng

sau bữa Tiệc Ly... là giờ của sự chết và của sự sống lại hay là tương đương với

việc tôn vinh, tôn vinh Ngài trên thập giá và trên các tầng trời... sự tôn vinh ấy bao

gồm mọi tín hữu cho đến tận thế. “Giờ” này cũng là giờ của Giáo Hội, trong lòng

Giáo Hội Chúa sống lại sẽ là Đấng cầu bầu phổ quát và cũng là Đấng trung gian

duy nhất”(O.C. p.50).

- Một lời kinh mở rộng bởi tiếng “CHA”. Cho đến lúc đó, trong ba lời từ biệt Đức

Giêsu nói với các môn đệ. Bấy giờ “ngước mắt lên trời” Ngài thưa với Cha:

- Một lời kinh được kết cấu với ba động từ: làm vinh danh, ban, biết.

* “Làm vinh dang” theo Kinh Thánh có nghĩa là biểu dương hữu thể sâu xa của ai

đó, tính cách hiện diện được nhận ra và ảnh hưởng của người đó.

Tác giả viết: “Trong thánh Gioan, người ta thấy Cha thông ban cho Con quyền

năng, sự thánh thiện, tính năng động của hữu thể mình. Mặt khác, chính nhờ đó mà

tính cách làm Cha được bày tỏ. Khi thi hành cho đến cùng công việc ở dưới đất mà

Ngài phải thực hiện: đem mọi người tới chỗ nhận biết rằng tình yêu Thiên Chúa là

căn bản sự sống của mọi người và rằng Ngài gợi lên cho mỗi người trong trường

hợp cá biệt của họ, đây Đức Giêsu vào trong vinh quang của Ngài, tất cả vinh

quang do Cha ban cho. Cái chết của Ngài mở đầu sự tôn vinh của Ngài và đòng

thời sự tôn vinh của cả nhân loại, bởi vì nhân loại có thể khám phá ra Cha như là

nguồn và sự viên mãn của sự sống mình. Sự tôn vinh Chúa Con không thể tách rời

sự tôn vinh loài người: “Vinh quang Chúa Cha chính là con người sống và sự sống

của con người chính là chiêm ngắm Thiên Chúa”, thánh Irênê đã thốt lên như thế.

Và con người sống (l'homme vivant) phải chăng là Đức Giêsu Kitô mà lời nói đầu

của thánh Gioan đã tuyên bố: “Ngài là sự sống của mọi loài” (1,4. p.57).

* “Ban cho” động từ lặp lại đến 10 lần trong đoạn này và 15 lần chỉ trong chương

17 của Gioan, cho thấy ân huệ nối tiếp nhau mà chúng ta là những người thừa

hưởng: từ Cha đến Con và từ Con đến loài người.

Đối với tác giả của Phúc Âm, một cách để làm nổi rõ sự ân cần của tình yêu là

nhấn mạnh rằng mọi sự lành đều do Cha mà ra.

* “Biết” không phải là nhận biết bề ngoài chỉ bằng trí óc, nhưng là một sự nhận

Page 116: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 116 of 793

biết phát triển qua một sự thân mật và một kinh nghiệm tiệm tiến... Theo Kinh

Thánh, biết, bao hàm cả con người, vừa là nhận ra, hiểu biết và thông hiệp. Muốn

biết người nào phải dùng tới cả một nguồn lực, mọi khả năng của hữu thể: biết

Thiên Chúa là hiến thân cho Ngài. Suốt thời gian sống ở trần gian và qua cái chết

của Ngài, khi tỏ ra cho loài người sự thật về Chúa Cha, Đức Giêsu cống hiến cho

họ con đường đi tới Thiên Chúa. Sứ điệp Tin Mừng được tóm tắt lại trong tin vui

này: trong Đức Giêsu, chúng ta được đưa tới Chúa Cha” (O.C. p.60).

- Một lời kinh đưa ta vào trung tâm của sự liên hệ giữa Đức Giêsu với Chúa Cha và

với các môn đệ Ngài. Lời kinh mặc khải sự thông hiệp sâu xa của Đức Giêsu với

Chúa Cha, và sự thông hiệp sâu xa của Ngài với các môn đệ Ngài.

* Thông hiệp sâu xa với Chúa Cha, Đức Giêsu là Con, đã nhận tất cả nơi Cha ("Tất

cả những gì Cha ban cho Con đều từ Cha mà ra...").

Tôn vinh Cha bằng cuộc sống con cái trọn vẹn của Ngài, với cuộc khổ nạn, cái

chết và sự sống lại, Đức Giêsu làm sáng tỏ vinh quang của Cha, cùng lúc ấy Chúa

Cha cũng làm sáng tỏ vinh quang của Ngài: Ngài mặc khải tấm lòng của Cha và

hữu thể sâu xa của Ngài bằng cách mặc khải rằng tình yêu nhưng không của Thiên

Chúa đối với loài người đạt tới sự điên khùng khôn tả.

* Hiệp thông sâu xa với các môn đệ Ngài, Đức Giêsu nối kết các môn đệ vào dây

liên hệ thân tín của tình yêu và của sự trung thành mà Ngài là Con, Ngài sống với

Chúa Cha. Trong Ngài và nhờ Ngài, Đức Giêsu đã đưa các môn đệ vào sự “nhận

biết” đó chính là sự sống đời đời.

Đàng khác một sự sống đời đời không chỉ là một lời hứa sau cái chết trong thế giới

bên kia lịch sử, nhưng bắt đầu từ bây giờ trong cuộc sống hiện tại của người Kitô

hữu.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Một lời kinh mặc khải hai động tác của một sự sống” (Mgr. L.Daloz:

“Chúng tôi đã thấy vinh quang của Ngài” Desclée de Brouwer, p.209-210).

“Đức Giêsu kết thúc cuộc nói chuyện cuối cùng với các môn đệ bằng một lời kinh

đầy cảm động, một lời trối trăn thiêng liêng. Ngài ngước mắt lên trời và hướng về

Page 117: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 117 of 793

Chúa Cha. Trước mắt chúng ta, Ngài đặt mình một lần cuối như là Con yêu dấu mà

Chúa Cha hằng nghe lời. Chúng ta tìm lại được hai động tác của cuộc sống Ngài,

hướng về Cha và hướng về loài người. Điều Ngài muốn là vinh quang của Cha đổ

xuống trên Ngài, trong mầu nhiệm cuộc khổ nạn và sự sống lại. Giờ đã đến, giờ

quyết định mà Đức Giêsu hiến mạng sống, giờ mà vì đó Ngài được sai đến. Bây

giờ Thiên Chúa sẽ hoạt động nơi Ngài: xin Cha làm vinh danh Con để Con làm

vinh danh Cha. Có cuộc trao đổi nào lạ lùng hơn là việc trao đổi mà Chúa Cha tự

cam kết và Chúa Con tự cam kết với Chúa Cha? Động tác hướng về Cha không thể

tách rời động tác tình yêu đối với loài người: “Vinh quang Thiên Chúa chính là con

người sống (l'homme vivant). Quyền hành trên xác thịt mà Đức Giêsu nhận được

là quyền cứu rỗi, hiến mạng sống mình: chớ gì theo quyền hành trên mọi xác thịt

Cha đã ban cho Ngài, Ngài ban sự sống đời đời cho những ai mà Cha đã ban cho

Ngài. Đức Giêsu tôn vinh Chúa Cha bằng cách ban cho loài người sự sống muôn

đời.

Bởi lẽ sự sống đời đời đối với loài người chính là sự gặp gỡ Thiên Chúa. Biết

Thiên Chúa làm thay đổi con người, soi sáng cuộc sống con người, cho cuộc sống

ấy một ý nghĩa. Thiên Chúa mặc khải trong Đức Giêsu là một Thiên Chúa đầy tình

bạn với con người, tha thứ và cứu chuộc con người. Là một Thiên Chúa trở nên

thân thiện và bày tỏ vinh quang Ngài trong sự đơn sơ của những cử chỉ hằng ngày.

Chính Thiên Chúa đó, là Đấng mà Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta. Chỉ mình

Ngài là Thiên Chúa thật chứ không phải một Thiên Chúa theo chúng ta hình dung

hay tưởng tượng ra. Phải trở lại với Ngài luôn. Đây là một sự trở lại bằng nhận

thức chúng ta bắt buộc phải có. Tin Mừng mà Đức Giêsu đến loan báo chính là cái

mới mẻ nơi Thiên Chúa. Sự sống đời đời bắt đầu khi mà chúng ta bắt đầu chấp

nhận Thiên Chúa chân thật và duy nhất: “Bởi vì sự sống đời đời là họ nhận biết

Cha là Thiên Chúa duy nhất và Đấng Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô”.

2. Lời kinh của Đức Kitô là mẫu mực lời kinh của người Kitô hữu. (Báo

“Célébrer” số 229, p.22)

Chúa nhật này chúng ta được mời gọi trở thành một Giáo Hội “cử hành và cầu

nguyện”. Một Giáo Hội cầu nguyện là một Giáo Hội chờ đợi Chúa Thánh Thần.

Page 118: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 118 of 793

Các bài đọc cho thấy, chờ đợi và kinh nguyện nối kết với nhau, thay vì nói, chúng

ta hãy tạo một bầu khi cầu nguyện được chuẩn bị chu đáo.

Mẫu kinh của người Kitô hữu là lời kinh mà Đức Giêsu đã dùng để cầu nguyện:

- Để người ta nhận biết Thiên Chúa đích thực là như thế nào ("được tôn vinh")

nghĩa là một Thiên Chúa tình yêu. Nói cách khác, lời kinh này lấy lại những lời xin

trong kinh Lạy Cha: “Con đã tỏ danh Cha cho loài người”, nhắc lại “danh Cha cả

sáng”.

- Để cho loài người còn ở thế gian nhận biết “Thiên Chúa thật và Đấng Ngài sai đến là

Đức Giêsu Kitô”.

Như vậy phải hiểu vinh quang Thiên Chúa không giống chút nào với vinh dự của

những người làm lớn ở trần gian, bởi nó được mặc khải trong thập giá Đức Kitô,

và chính đó là sức mạnh và ảnh hưởng của tình yêu Ngài.

Thánh Thể giúp ta đi vào lời kinh của Đức Giêsu, Đấng tế lễ mình và tạ ơn Chúa

Cha, trong niềm hy vọng “Ngài sẽ tôn vinh tất cả thân thể là Hội Thánh, như Ngài

đã tôi vinh ĐẦU” (Lời nguyện sau khi rước lễ).

3. “Lời của Kitô hữu, lời kinh của Đức Kitô” (Mgr. R.Coffy, “Một Giáo Hội cử

hành và cầu nguyện”, Lourde 1973, Cent. p.3).

Danh xưng Cha (Abba) gán cho Thiên Chúa, Đức Giêsu cho phép chúng ta đọc lên

với Ngài và trong Ngài. Mục đích của việc xuống thế, mục đích của việc nhập thể

có tính cứu chuộc là đưa nhân loại vào tình trạng Giao Ước, nghĩa là liên hệ với

Cha để mọi người có thể nói trong sự thật: “Cha” (Abba). Lời kinh truyền thống,

lời kinh được diễn tả cách đặc biệt trong các câu láy trong bí tích Thánh Thể, là

kinh dâng lên Cha, bởi Con, trong Thánh Thần và hầu như luôn luôn bắt đầu bởi từ

“Cha”. Trong De Oratione, Origène nói với ta rằng Chúa Con và Chúa Thánh Thần

cầu nguyện trong ta...

Lời kinh của Kitô hữu là kết quả của Thánh Thần trong ta. Là lời thưa lên với Cha,

lời mà Đức Kitô không ngừng trình bày với Cha, lời mà Chúa Thánh Thần cho

chúng ta quyền được đọc lên “Chính Thánh Thần hiệp với tâm trí chúng ta để làm

chứng rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa...” Thánh Thần cầu khẩn cho ta bằng

những tiếng rên xiết khôn tả (Rm 8,14-17. 26-27).

Page 119: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 119 of 793

Mỗi lần chúng ta cầu nguyện, chính Đức Kitô trong ta và bởi ta, lặp lại không

ngừng: “Abba”, lời mà Ngài đã thốt ra một ngày kia trước các môn đệ để họ lặp lại

trong Ngài và với Ngài. Nhưng việc thốt ra tiếng ấy, đòi hỏi chúng ta phải là những

đứa con nhỏ, để vào Nước Chúa nơi mà chỉ các trẻ nhỏ được vào, ta phải tìm lại

được niềm hy vọng mà tiếng Abba diễn tả.

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN

ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA

Ga 1,29-34

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Gioan giới thiệu Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa.

- Trong một bối cảnh thù nghịch - cuộc vận động của các thầy cả, thầy Lêvi yêu

cầu Gioan tự xác định vai trò trong cuộc chờ đợi Đấng Cứu Thế: “Ông là

ai”. Gioan Tẩy Giả đã trả lời trước hết bằng ba phủ định: Ông không phải là Đấng

Cứu Thế, không phải là Êlia, cũng không là một đại tiên tri. Rồi ông tuyên bố: “Ở

giữa anh em có một người mà anh em không biết; chính Ngài đến sau tôi, nhưng

tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người” (1,2-27).

- Bây giờ, Gioan - Phúc Âm xác định là ngày hôm sau - đối diện với các môn đệ,

sau khi nhóm người điều tra bỏ đi.

+ Gioan Tẩy Giả thấy Chúa Giêsu “tiến về phía Ngài”. Không phải là để xin rửa

tội như ta tự nhiên nghĩ tới vì phép rửa đã xảy ra, nhưng để làm ứng nghiệm lời

sấm của Isaia 40,10 “Chúa đến”.

+ Cũng trong chiều hướng làm ứng nghiệm lời tiên tri Isaia 40,2 đã loan báo cho Israel biết

rằng “tội lỗi họ đã được tha thứ”, Gioan tuyên bố: “Đây là - hiểu ngầm một lời mời hãy

nhìn xem - Chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội trần gian”. Một nhận dạng mà ta sẽ gặp lại ở

chương 1,36.

Sự đối chiếu với Chiên Thiên Chúa có thể có 3 nền tảng trong Cựu Ước.

Page 120: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 120 of 793

. Hoặc con chiên của Israel 53,7: “Như con chiên bị đưa đến lò sát tế, như cừu đến

trước mặt kẻ xén lông...”.

Trong trường hợp này, thánh sử Gioan đã thấy nơi Đức Giêsu khuôn mặt của

Người Tôi Tớ đau khổ gánh lấy tội lỗi thế giới. Nhưng cũng nên biết rằng cùng

một từ ngữ Aram ấy có thể có 3 nghĩa: “trẻ em”, “tôi tớ” hoặc “con chiên”.

. Hoặc con chiên bị sát tế và đứng trong sách Khải Huyền, có thể thắng vượt tội lỗi

và sự chết, là Đức Kitô phục sinh (Kh 5,6; 14,10; 17,14).

. Hoặc con chiên vượt qua. Thực vậy, theo Gioan 19,14, Đức Giêsu bị kết án vào

giờ mà các thầy cả bắt đầu sát tế chiên để mừng lễ Vượt qua.

A. Marchadour nhận định: “Một tước hiệu như thế có thể có 3 ý nghĩa. Một độc

giả không am hiểu bối cảnh Kinh Thánh của từ ngữ sẽ ghi nhận rằng có 2 so sánh

vay mượn ở thế giới động vật: con chiên Thiên Chúa và chim bồ câu từ trời xuống.

Hai hình ảnh của sự bất bạo động này rất thích hợp với bản chất của Đức Giêsu

và với công cuộc nối kết với thế giới của Thiên Chúa”.

* Và làm chứng: “Chính Ngài là Con Thiên Chúa”.

Rồi, khi gợi lại phép rửa ở sông Giođan, Gioan Baotixita, người đã loan báo trước

về Đấng Messia mà không biết ("tôi không biết Ngài” câu 31 và 33), đã làm

chứng: “Tôi đã thấy”. Ngài quả quyết 2 lần như vậy (câu 32 và 34): “Mọi người sẽ

nhìn thấy vinh quang của Chúa và ơn cứu độ”. Nơi Đức Giêsu, trên Ngài Gioan đã

nhìn thấy “Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống từ trời và đậu

lại”,Thiên Chúa đã mạc khải cho ông biết đó là “Con Thiên Chúa”.

X. Léon Dufour nhận xét: “Sự chứng nhận này hiển nhiên phù hợp với lời tuyên bố

của Thiên Chúa khi Đức Giêsu chịu phép rửa: Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng

về Người” (Mt 3,17). Nhưng đây không phải là tiếng nói từ trời cao. Đó là tiếng

nói của người phàm, Gioan Tiền hô đã nói.

Trong tước hiệu “Con Thiên Chúa” độc giả Kitô hữu nhận ra 1 ý nghĩa vượt quá

lời tuyên xưng về Đấng Messia. Tước hiệu ấy nối kết với tước hiệu “Con duy

nhất” đã được nhấn mạnh ở phần nhập đề. Đó chính là ý nghĩa mà bản văn này

nhắm tới, vì Phúc Âm đã viết “để anh em tin rằng Đức Giêsu, Đấng Messia là

Con Thiên Chúa” (20,31).

Page 121: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 121 of 793

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Dấu chỉ đến từ Thiên Chúa (Mgr. L. Daloz, “Nous avons vu sa gloire, DDB).

Nơi ngọn nguồn của việc tỏ mình ra của Đức Giêsu, có chứng từ của Chúa

Cha: “Đấng mà trên Người ngươi sẽ thấy Thần Linh xuống và ở lại, chính Người

sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần”. Ta chỉ nhận biết Đức Giêsu sau lời mạc khải

của Chúa Cha. Đức Giêsu thường nhắc lại: “Ai nghe lời Cha và đón nhận thì đến

với Ta” (6,45). Và chính Thánh Thần do Chúa Cha sai đến đã chỉ cho Gioan Tẩy

Giả biết Đức Giêsu. Nhờ ông, ta đi vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Ta chỉ nhận biết

Đức Giêsu khi Thánh Thần Thiên Chúa đến mở mắt và chỉ cho ta thấy. Nếu không

có Thánh Thần, không có lời chứng của các chứng nhân, ta sẽ không nhận biết

Người. Người đâu phải là đối tượng của khoa học nhân văn mà ta có thể nhận dạng

nhờ việc nghiên cứu và suy gẫm. Người là ngôi vị Con Thiên Chúa mà ta chỉ nhận

biết được khi chính Thiên Chúa tỏ ra cho ta. Người là đối tượng của một chứng từ.

Không ai có thể nhận biết Người nếu họ không có trái tim rộng mở đón nhận

những dấu chỉ của Chúa Thánh Thần.

2. Con đường của Con Chiên (H. Denis, 100 mots pour dire la foi, DDB).

Hằng bao lần ta đã chẳng đọc và nghe: Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần

gian sao? Thư thánh Phêrô sử dụng 1 đề tài Kinh Thánh cổ xưa như chuyện phiêu

lưu của Môsê bên Ai Cập. tôi muốn cùng các bạn đi lại con đường của Con Chiên

Thiên Chúa, Người đi từ sự báo oán giải phóng đến sự bất bạo động hoà bình.

Con đường ấy khởi đi từ một lịch sử đẫm máu. Dân Thiên Chúa được cứu khỏi Ai

Cập nhờ máu Con Chiên. Con Chiên sẽ trở nên biểu tượng của công cuộc giải

phóng Israel. Vì, ta đừng quên điều này, cuộc gặp gỡ của Môsê ở bụi gai cháy đỏ

không phải là một câu chuyện thần bí phóng đại hoặc truyện trẻ em ham thấy Chúa

Mẹ hiện ra. Không, Môsê đã giết ngọt một tên Ai Cập đáng ngờ và Thiên Chúa của

ông, dù chưa rõ tên Ngài, đã hứa nghe thấy dân Ngài đang bị nô lệ kêu xin. Như

thế Con Chiên thuộc về phía cánh tay báo oán của Thiên Chúa, cùng với tất cả sức

mạnh của Người.

Nhưng chẳng bao lâu, đặc biệt với các ngôn sứ (Isaia 53, Jeremia 11...) Con Chiên

Page 122: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 122 of 793

này sẽ trở nên kiểu mẫu của những ai chết cho dân Người, như con cừu câm nín bị

dẫn tới lò sát sinh...

Thiên Chúa rời bỏ ngai Đấng Toàn Năng. Ta nói rằng Người đứng về phía Con

Chiên chịu đau khổ. Như thể thời gian dần dần chín mùi để đón nhận một Đức

Giêsu nào đó, được Gioan tuyên xưng là Đấng xoá tội trần gian, còn thư Phêrô thì

nhận là Con Chiên không khiếm khuyết, không tì vết, giải thoát ta khỏi 1 cuộc

sống không mục đích như là chiên vất vưởng lầm lạc.

Nhưng sự đảo ngược hình ảnh chưa hoàn toàn. Cuộc giải phóng bằng việc báo oán

của Thiên Chúa chưa chuyển hoá thành lễ dâng của một vật hy sinh tự nguyện và

tự hạ. Thật vậy, Con Chiên phải mặc lấy những màu sắc và những hình thức của

Sự Sống thực sự và của Vương triều thiên quốc. Đó chính là Con Chiên của sách

Khải Huyền, hiện diện trong biết bao trang sách khi thời gian viên mãn.

Điều đó nhắc tôi nhớ tới một bức bích hoạ rất đẹp và rất cổ xưa ở vùng ngoại ô

Lyon, trong đó ta thấy Đức Kitô vinh hiển dưới hình Con Chiên mặt người. Đó là

cuộc khải hoàn của niềm bình an, sức mạnh của sự bất bạo động của Thiên Chúa.

Vâng, chỉ Con Chiên mới có thể ban sự Bình An của lễ Phục Sinh, niềm bình an

được hứa ban cho thế giới đã được giải phóng. Xin ban bình an cho chúng con.

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

TỨC KHẮC HỌ BỎ THUYỀN MÀ THEO NGÀI

Mt 4,12-23

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ một thời đại đã chấm dứt đến một thời đại đang bắt đầu.

Phần đầu bài Phúc Âm Chúa nhật thứ III hôm nay (câu 12-16) được coi như đoạn

kết chương nhập đề của Matthêu. Một đoạn kết đã phác hoạ những đề tài sắp khai

triển.

- Bắt đầu là một cuộc tĩnh tâm. Đức Giêsu rời bỏ sông Giođan, lui về ẩn ở miền

Page 123: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 123 of 793

Galilêa.

Trong phần tường thuật về thời thơ ấu, Matthêu đã giúp ta làm quen với lối “ẩn dật

chiến thuật” này khi gặp đe doạ, bắt bớ. Hãy nhớ lại cuộc chạy trốn sang Ai Cập khi

Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ vô tội, và khi trở về, không về Giuđêa nơi bạo chúa

Arkêlaô thống trị, nhưng, để được an toàn, đã về Nadarét, xứ Galilêa.

Trong khi Đức Giêsu thi hành sứ vụ, ta sẽ thấy Người “ẩn mình” khi sức ép của

địch thù quá căng thẳng, cho đến khi từ nơi ẩn dật Xêsarê Philipphê, Người bắt đầu

chuyến đi lên Giêrusalem để đương đầu với đau đớn, khổ nạn.

- Nguyên nhân của việc rút vào bóng tối này đã được thánh sử nói rõ: đó là việc

Gioan Tẩy Giả bị bắt giữ.

Đó là dấu hiệu kết thúc một thời đại - thời của Lề Luật và các tiên tri - Gioan Tẩy

Giả qua đi có nghĩa là bắt đầu một thời đại mới, thời đại hoàn tất trong Đức Giêsu

Kitô. Nhưng cách kết thúc tác vụ của Người Tiền hô đã tiên báo chung cuộc dành

cho Đấng mà Ngài có trách nhiệm loan báo việc ngự đến!

- Trốn tránh sự thù địch của Hêrôđê Antipas, môi trường hoạt động truyền giáo của

Đức Giêsu sẽ là Galilêa. Tên Galilêa có nghĩa là: nơi hội tụ các dân tộc đã phiên

dịch chính xác tính chất của miền đất biên giới nơi đủ mọi sắc dân chung sống,

tràn ngập ảnh hưởng ngoại lai, vùng đất mà Giuđêa và Giêrusalem nghi kỵ, nếu

không nói là khinh bỉ.

Matthêu nhìn thấy ở đó cả một biểu tượng. Có chỗ khác gọi đó là miền đất thuộc

Zabulon và Nephtali. Thực vậy, từ lâu, không còn ai hài tên này ra nữa. Cl. Tassin

giải thích: vì đối với các đọc giả của Matthêu cũng như đối với ta, tên ấy đã lỗi

thời, không còn ghi trong sử sách. Việc hài tên chỉ cho thấy rằng: cùng với sự khai

mạc tác vụ Đức Giêsu tại Galilêa, lời sấm Isaia loan báo từ thời 2 chi họ ấy bị sát

nhập vào Assyrie, 734-732 trước Công nguyên, đã được thực hiện: “Dân đi trong

tăm tối đã thấy ánh sáng huy hoàng” (bài đọc I chúa nhật này). Tin Mừng mà Đức

Giêsu khởi sự rao giảng tại Galilêa, “nơi hội tụ dân ngoại”, không phải chỉ dành

cho 1 dân tộc, nhưng cho tất cả mọi người, không phân chia, không loại trừ. Như

một biểu tượng, Người đã hướng về dân ngoại và những kẻ bị loại trừ.

Cl. Tassin kết luận: “Ta có thể tóm tắt tư tưởng của Matthêu như sau: Đức Giêsu

đã chọn Galilêa vì Galilêa tượng trưng cho thế giới dân ngoại. Quả vậy, trung

Page 124: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 124 of 793

thành với sứ mệnh của Emmanuel được sai đến với nhà Israel, Ngài vẫn ngỏ lời

với dân Do Thái. Nhưng biểu tượng vẫn còn đó. Vào thời của tác giả Phác Âm, các

tên “Zabulon và Nephtali” nhắc lại cảnh lưu đầy, phân tán, vết thương mở ra niềm

hy vọng mãnh liệt về một cuộc tập họp toàn thể dân Thiên Chúa. Ta thấy núi

Galilêa nơi tất cả mọi người được mời đến tập họp: dựa trên cơ sở nào, bằng cách

nào thì bài giảng trên núi sẽ cho ta biết”.

2. Một lời làm nổi lên một dân tộc mới.

Câu 17 mở ra một khía cạnh mới của Phúc Âm Matthêu, dành cho việc Đức Giêsu

khai mạc Nước Trời. Một công thức đặc sắc được dùng để dẫn nhập: “Bắt đầu từ

đó, Đức Giêsu khởi sự...”; một công thức mà ta sẽ gặp lại ở 16,21 khi Đức Giêsu

khởi hành lên Giêrusalem “Bắt đầu từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các

môn đệ biết Người phải lên Giêrusalem, chịu đau khổ rất nhiều vì những bậc

trưởng lão, các thầy cả và các luật sĩ, sẽ bị giết, nhưng ngày thứ ba, Người sẽ sống

lại”. Có thể nói rằng, ngay từ khi khai mạc, việc loan báo Tin Mừng đã đi vào một

lộ trình đau khổ.

- Trước hết Matthêu trình bày một bản đúc kết các lời giảng của Đức Giêsu, lời

giảng này đôi khi nhắc lại lời giảng của Gioan Tẩy Giả: “Hãy sám hối, vì Nước

Trời đã gần đến”.

+ “Nước Trời": Một kiểu nói của người Do Thái, vì kính trọng, nên tránh hài tên

Thiên Chúa ra. Riêng Marco đã dứt khoát nói về Triều đại của Thiên Chúa. Triều

đại này không ở xa khuất trên mây xanh, nhưng ở “rất gần”.

+ “Hãy hoán cải": Hiệu quả của Triều đại Thiên Chúa tuỳ thuộc vào sự đón nhận

của loài người.

- Kế đó, tác giả Phúc Âm cho độc giả một cái nhìn bao quát về những hoạt động

truyền giáo của Đức Giêsu lúc khởi đầu sứ vụ Galilêa. Di chuyển không ngừng

nghỉ (13, 18, 21, 23, 24) Đức Giêsu tự đưa mình vào hoạt động; Người mời gọi đến

với Người, bước theo Người, trở nên môn đệ của Người.

+ Trước tiên, “Khi Người đi trên bờ hồ Galilêa” Người kêu gọi các anh

em: “Simon cũng gọi là Phêrô” mà Matthêu hữu ý đặt lên hàng đầu những người

được kêu gọi và Matthêu trình bày như khuôn mẫu của những người theo Đức

Page 125: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 125 of 793

Giêsu - “và André em ông”, “Jacobê, con Zebede và Gioan em ông”.

Ta có 2 tường thuật ngắn về ơn kêu gọi xây trên cùng một kiểu mẫu và hiển nhiên

cảm hứng từ 1 Các Vua 19,19: Êlia kêu gọi Êlisêô.

. Đức Giêsu thấy có người. Đó là những ngư phủ đánh cá trong hồ.

. Người bảo họ: Hãy theo Ta.

. Lập tức họ bỏ thuyền, bỏ lưới mà theo Người.

Cấu trúc 2 vế này có ưu điểm là làm nổi bật vừa sáng kiến của Đức Giêsu, Người

kêu gọi, vừa câu trả lời nhanh nhẹn không ngần ngại của những người được gọi.

Đức Giêsu không chỉ muốn biến những người mà Người gọi đã bỏ nghề nghiệp mà

theo Người thành những người ngưỡng mộ đơn sơ hoặc những thính giả chăm chú

nghe giáo huấn của Người. Nhưng Người muốn họ trở thành những người cộng tác

với Người trong việc chinh phục con người: “Hãy theo Ta, Ta sẽ biến các ngươi

thành những kẻ chinh phục con người”.

Claude Tassin giải thích: “Kiểu nói “chài lưới người ta” đã ngầm loan báo sứ

mạng Kitô hữu. Thánh sử đã nhấn mạnh một điểm: Làm môn đệ chính là làm nhà

truyền giáo. Ở đây, Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ, những người sẽ nghe lời Thầy

Chí Thánh và sẽ chứng kiến việc Người làm. Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê quả là

những tên gọi cao cả đối với Kitô hữu thuộc thế hệ thứ hai. Nhưng, Matthêu, ta

kính trọng ký ức của họ vì họ đã từng là môn đệ, đã được kêu gọi vô điều kiện bởi

Đấng khai mạc Nước Trời”.

+ Sau đó, toàn miền Galilêa trở thành diễn trường cho Đức Giêsu rao giảng. Được

cải hoá nhờ Tin Mừng, được chữa lành khỏi bệnh tật, những người trước kia không

thể bước đi nay bắt đầu đi lại và tạo thành một “dân tộc": tại miền “Galilêa, nơi

hội tụ dân ngoại”, đã manh nha một dân mới của Thiên Chúa thuộc mọi chủng tộc,

mọi ngôn ngữ, mọi nước và mọi dân phát sinh nhờ lời rao giảng Tin Mừng.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Bình minh của hy vọng (Mgr. L. Daloz, Le Régne de cieux s'est approché).

Đức Giêsu vào cuộc có nghĩa là ánh sáng đến với nhân loại. Trích dẫn Isaia không

đơn thuần đem lại một chỉ dẫn về địa lý. Đó là một biểu tượng: là lối thoát của dân

Page 126: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 126 of 793

tộc Do Thái, sinh ở Bêlem, vì là dòng dõi David, trở thành người Galilêa ở

Nazareth, Đức Giêsu đến đón trước các dân tộc. Tức thì sứ mệnh của Người mang

lấy tầm vóc phổ quát. Tự bản thân chúng ta cũng phải cúi chào tia sáng đầu tiên

này loé lên soi cho các dân đang sống trong bóng tối: Đức Giêsu đến gặp gỡ ta, đó

là khởi đầu ơn cứu độ của ta, là bình minh của niềm hy vọng. Ta có thể chiêm

ngưỡng vẻ đẹp của ánh bình minh này với lòng biết ơn, rồi làm sống lại trong ta

cảm giác kỳ diệu khi ta khám phá ra Đức Kitô, ánh sáng bừng lên soi chiếu vào

mắt ta. Vâng, đối với ta vì cả mọi dân tộc, ánh sáng chính là Lời nói lạ lùng mà

Phúc Âm không cho ta biết đối tượng: Từ lúc ấy, Đức Giêu bắt đầu rao giảng: hãy

ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần đến. Lời của Đức Giêsu trên vũ trụ, vượt qua

những biên cương của vùng đất hứa cho dân của Giao ước cũ, biến cả thế giới

thành vùng đất hứa của Nước Trời. Những nỗ lực và toan tính của các vị truyền

giáo đều phát xuất từ một lời duy nhất này. Bây giờ đến phiên chúng ta phải

chuyển tải chứng từ Phúc Âm tạo âm vang cho lời kêu gọi đầu tiên của Đức Giêsu

khi Người đứng trước miền Galilê của các dân tộc, trên bờ sông thế giới.

2. Cuộc phiêu lưu vĩ đại khởi đi từ một vùng đất bị khinh khi (F. Deleclos,

Prends et mange la Parole Centurion).

Đối với dân thủ đô, Galilêa chỉ là tỉnh lẻ. Đối với người mộ đạo sùng tín, miền Bắc

thực đáng ngờ vực. Đó là miền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại.

Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng chịch vốn là đề tài

phong phú cho các câu chuyện diễu cợt hằng ngày...

Trong khi những tín đồ chính thống ở kinh đô nghiền ngẫm sự khinh khi, chiêm

ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía

Bắc, thì Đức Messia - Cứu Chúa, ánh sáng muôn dân, “tới cư ngụ” tại

Capharnaum, bên bờ hồ”. Xa khỏi kinh đô vĩnh hằng, khỏi thói ngạo mạn, tự tôn,

và sự mù quáng của họ.

Gioan Tiền hô, vị ngôn sứ của lòng thống hối, đã trở thành kẻ sách nhiễu, gây rối.

Ông bị chém đầu. Từ đó, Tin mừng bị nghi ngờ và sứ giả Tin Mừng bị theo dõi gắt

gao... Nhưng Đức Giêsu đã gặp những tâm hồn cởi mở đón tiếp nơi những người

hiếu động và bé nhỏ nhất của dân Người.

Page 127: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 127 of 793

Chính trên bờ hồ chứ không phải trên các bậc cấp của đền thờ, giữa đám ngư phủ

bận rộn công việc chứ không phải nơi những vị tư tế chuyên lo phụng tự mà Đức

Giêsu sẽ chọn các môn đệ của Người. Đúng là một nước cờ ngược lại mọi lôgic.

Chính những người ít khả năng nhất, ít được chuẩn bị nhất lại là những người đầu

tiên nhận được ánh sáng và đi theo Đấng là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.

Ngay tức khắc, thành phần lao động đơn sơ chất phác nhưng có trái tim nhạy bén đã

tin tưởng vào ngôn sứ, người rao giảng chẳng có danh nghĩa chính thức, người chạy

trốn chính quyền hợp pháp câu nệ thói tục và lối giải thích của họ. Những người tội

lỗi bỗng nhiên bị chất vấn, đã cảm thấy ánh sáng mà ngay những kẻ rắc rối khó tính

nhất cũng phải nhượng bộ... và họ đã đi theo Người.

Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới đổi mới

đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế, nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh

Thần, của Thiên Chúa...

Hôm nay cũng thế, Đấng Phục Sinh vẫn tiếp tục sứ mệnh của Người không theo

cách người ta nghĩ. Người tỏ mình ra, dạy dỗ, và kêu gọi không theo những chuẩn

mực hay lý luận của người phàm chúng ta. Không khác gì vào thời của Đền Thờ,

Đức Giêsu không chịu giam mình trong các truyền thống nhân loại, trong các tính

toán của các chuyên gia, trong phán quyết của các quyền lực. Người không bị giam

hãm trong Giáo Hội của Người, Giáo Hội đang bị chia rẽ, nơi người thì tự cho

mình là thuộc phe Phaolô và Giacôbê, Anrê, Matthêu như thể Đức Kitô đã bị chia

cắt và như thể là giáo huấn của Người không quan trọng bằng giáo huấn của môn

đệ Người! Trong khi con cái trong nhà cãi cọ, xâu xé thân thể mầu nhiệm Đức Kitô

và đóng đinh Người, Người trốn chạy đến nơi “hội tụ dân ngoại” và tìm được sự

tiếp đón nồng hậu, tìm được môn đệ trong đám người bị khai trừ và những người

sống ngoài lề xã hội.

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN

CÁC MỐI PHÚC

(Mt 5, 1-12)

Page 128: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 128 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Tin vui…

Hai trong bäún taïc giaí Phuïc Ám tæåìng thuáût caïc mäúi phuïc trong pháön moí âáöu cho baìi

âaûi diãùn tæì cæång lénh cuía Âæïc Giãsu. Theo thaïnh Luca, baìi diãùn tæì quan troüng naìy

diãùn ra “åí âäöng bàòng”, vaìo luïc quan troüng nháút cuía sæï vuû Âæïc Giãsu åí Galilã, traïi

laûi theo thaïnh Maït-Thãu, noï diãùn ra vaìo buäøi âáöu cuía sæï vuû Chuïa Giãsu åí Galilã,

vaì «åí trãn nuïi » tæåüng træng nuïi Sinai nåiì Mäsã måïi seî cäng bäú Lãö Luáût cuía Giao

Æåïc måïi.

Bäún mäúi phuïc tæång æïng với bäún låìi chuïc dæî theo trçnh baìy cuía Luca chàõc chàõn gáön

våïi chênh låìi cuía Chuïa Giãsu hån taïm mäúi phuïc cuía Maït-Thãu vç Maït-Thãu nhàòm aïp

duûng giaïo huáún âêch thæûc cuía Chuïa Giãsu vaìo thæûc taûi âåìi säúng Kitä hæîu nåi caïc

cäüng âoaìn cuía Ngaìi.

Haûnh phuïc maì caïc mäúi phuïc cäng bäú cuîng nhæ haûnh phuïc cho nhæîng ngæåìi säúng

caïc mäúi phuïc naìy trong nhæîng hoaìn caính cuû thãø cuía cuäüc âåìi : « Phuïc cho ai coï loìng

khoï ngheìo ! …Phuïc cho ai hiãön laình !… » khäng phaíi do chinh phuûc maì âæåüc, nhæng laì

ån huãû Thiãn Chuïa ban qua con Ngaìi laì Âæïc Giãsu Kitä. Hoü âæåüc ban tàûng haûnh phuïc

naìy ngay tæì báy giåì : « Næåïc Tråìi laì cuía hoü », Haûnh phuïc áúy seî triãøn nåí dæåïi aïnh

saïng cuía âåìi sau : « Pháön thæåíng cuía caïc con seî låïn lao trãn tråìi. »

Cl. Tassin chuï giaíi : «'Haûnh phuïc !’ Trong Kinh Thaïnh laì tiãúng ca tuûng ngæåìi biãút laìm

cho ån Chuïa ban sinh låüi, nãn hoü caím tháúy haûnh phuïc ngay tæì báy giå, vaì nãúu hoü

luän trung thaình våïi con âæåìng âaî choün, hoü seî âæåüc nhçn nháûn laì ngæåìi cäng chênh

trong giåì phaïn xeït. » (Tin Mæìng thaïnh Maït-Thãu, Centuírion, 1991, tr.58)

2. . . . Cuûa moät hieän taïi nhaøo naën töông lai:

Bäún mäúi phuïc âáöu cuía Maït-Thãu tæång tæû nhau : ca ngåüi ngæåìi biãút hæåïng vãö Thiãn

Chuïa vaì tæì chäúi moüi baûo læûc.

+ « Phuïc cho ai coï loìng khoï ngheìo : vç Næåïc Tråìi laì cuía hoü. » « Sæû khoï ngheìo » mäúi

phuïc naìy nhàõm tåïi khäng phaíi laì sæû khoï ngheìo vãö váût cháút ; nhæng laì thaïi âäü tinh

tháön cuía mäüt ngæåìi ngheìo tæû nháûn mçnh khäng coï quyãön âoìi hoíi gç træåïc

Page 129: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 129 of 793

màût Chuïa, traïi laûi moüi sæû mçnh coï âãöu do baìn tay nhán tæì cuía ngæåìi cha.

J. Potel chuï giaíi : « Ngæåìi Kitä hæîu træåïc hãút nhçn nháûn ràòng mçnh âaî laînh nháûn sæû

säúng tæì Thiãn Chuïa maì Âæïc Giãsu daûy phaíi nháûn ra vaì yãu mãún Ngaìi nhæ ngæåìi

Cha. Sæû ngheìo khoï tinh tháön chênh laì cháúp nháûn tæì thàóm sáu loìng mçnh ràòng sæû

säúng laì quaì tàûng thæåìng xuyãn cuía ngæåìi Cha naìy. Thiãn Chuïa khäng cáön låìi khen

ngåüi, Ngaìi tæû hiãún mäüt caïch vä vë låüi : âoï chênh laì nguäön maûch sæû khiãm nhæåìng

Kitä giaïo. Mäüt âiãöu nghëch lyï laì sæû khiãm nhæåìng triãût âãø naìy laûi taûo nãn pháøm

giaï cuía mäüt con ngæåìi vaì cuía táút caí moüi ngæåìi. Thæûc váûy, pháøm giaï naìy khäng

dæûa trãn sæû giáöu coï cuîng nhæ nhæîng âæïc tênh nhán baín, nhæng trãn tçnh yãu maì Thiãn

Chuïa daình cho mäùi ngæåìi, nháút laì ngæåìi ngheìo. Chênh âáy laì troüng tám cuía Tin

Mæìng vénh cæíu ! » (Âæïc Giãsu, lëch sæí âêch thæûc, Centuíion, 1994, tr.146-147)

+ «Phuïc thay ai hiãön laình, vç hoüü seî âæåüc âáút hæïa laìm gia nghiãûp ». Mäúi phuïc thæï

hai naìy näúi daìi mäúi phuïc trãn tæì mäüt cáu thaïnh vënh 36 : « Nhæîng ai hiãön laình seî

chiãúm hæîu traïi âáút vaì seî hæåíng mäüt nãön hoìa bçnh sung maîn. »

J. Potel noïi tiãúp : « Sæû hiãön laình laì hoa traïi cuía sæû khoï ngheìo. Ngæåìi ngheìo thç

khäng coï mäüt phæång tiãûn thãø lyï hoàûc phaïp lyï naìo âãø baío vãû vuû kiãûn cuía mçnh.

Váûy phaíi chàng ngæåìi ngheìo hoaìn toaìn trå troüi træåïc nhæîng ngæåìi khäng nhçn nháûn

quyãön cuía mçnh ? Khäng, vuî khê cuía hoü chênh laì sæû hiãön laình, sæû nháùn naûi, sæû

tên nhiãûm vaìo Thiãn Chuïa. Sæû chiãún thàõng vénh viãùn khäng âãún tæì voî læûc. Ngaìy

nay ngæåìi ta noïi noï laì kãút quaí cuía sæû khäng duìng baûo læûc ! » (saïch âaî dáùn, tr.147)

+ « Phuïc thay ai sáöu khäø vç hoü seî âæåüc an uíi ». Dé nhiãn phaíi hiãøu laì : « hoü seî

âæåüc Thiãn Chuïa an uíi »,båíi vç caïc nhaì chuyãn män goüi thç thuû âäüng åí âáy laì « thç

thuû âäüng tháön hoüc ».

Táûn âaïy sáu cuía näùi tuyãût voüng, ngæåìi tên hæîu váùn tháúy aïnh lãn mäüt tia hy voüng : « Tia

hy voüng naìy laì khuän màût cuía Thiãn Chuïa. Ngaìi âãún gáön âãø an uíi ngæåìi âàõm chçm

trong cån thæí thaïch. » (Saïch âaî dáùn)

+ « Phuïc thay ai khaït khao nãn ngæåìi cäng chênh, vç hoü seî âæåüc Thiãn Chuïa cho thoía

loìng ».

Raío qua toaìn bäü Kinh Thaïnh, « Sæû cäng chênh » åí mäúi phuïc thæï bäún âæåüc hiãøu

laì « tæû âiãöu chènh » tám häön vaì thaïi âäü theo caïch thãú Thiãn Chuïa âaî laìm. Thiãn Chuïa

åí âáy laì Âáúng âaî âãún gàûp gåî con ngæåìi vaì näúi kãút våïi hoü bàòng giao æåïc.

Page 130: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 130 of 793

« Troün âåìi mçnh, ngæåìi Kitä hæîu tçm caïch âaïp æïng nhæîng âoìi hoíi tinh tháön vaì luán

lyï do giao æåïc naìy âãö ra bàòng caïch thæûc hiãûn « sæû cäng chênh » âäúi våïi Thiãn Chuïa

vaì âäúi våïi âäöng loaûi ». (Saïch âaî dáùn)

« Hoü seî âæåüc Thiãn Chuïa cho thoía loìng ». Ngæåìi Kitä hæîu hiãøu ràòng cuäúi âåìi hoü seî

nháûn âæåüc sæû säúng sung maîn tæì Thiãn Chuïa giao æåïc. Vaì theo hoü, nãúu âåìi säúng

âaûo âæïc bàõút nguäön tæìì Thiãn Chuïa thç noï cuîng seî hoaìn táút nåi Ngaìi.

- Bäún mäúi phuïc sau hæåïng âãún thaïi âäü âàûc træng cuía ngæåìi män âãû Âæïc Kitä hån.

+ « Phuïc thay ai xoït thæång ngæåìi vç hoü seî âæåüc Thiãn Chuïa xoït thæång !» Khi chiãm

ngàõm caïch Thiãn Chuïa, Âáúng nhán tæì vaì xoït thæång cæ xæí våïi ta, ngæåìi män âãû cuía

Âæïc Giãsu hoüc biãút tha thæï nhæîng xuïc phaûm vaì tråü giuïp anh em mçnh säúng trong

caính tuyãût voüng.

+ « Phuïc thay ai coï tám häön trong saûch, vç hoü seî âæåüc nhçn tháúy Thiãn Chuïa !» Sæû

trong saûch åí âáy khäng coï liãn quan træûc tiãúp âãún tçnh duûc. Noï cuîng khäng phaíi laì sæû

chênh træûc, sæû khäng giaí däúi, sæû âi âäi giæîa noïi vaì laìm, giæîa haình vi vaì âäüng cå sáu

xa cuía noï. Sæû trong saûch âáy laì con âæåìng håüp nháút våïi Thiãn Chuïa.

+ « Phuïc thay ai xáy dæûng hoìa bçnh, vç hoü seî âæåüc goüi laì con Thiãn Chuïa ! » Jean

Potel giaíi thêch : « Âäúi våïi Âæïc Giãsu, säúng hoìa bçnh bàòng caïch reìn luyãûn mäüt âåìi

säúng hoìa håüp vaì an laình khäng âuí. Ngaìi âoìi hoíi mäüt âæïc aïi têch cæûc, nháút laì khi

khäng coï hoìa bçnh trong gia âçnh, nåi cäüng âoaìn Kitä hæîu, giæîa caïc nhoïm xaî häüi cuîng

nhæ giæîa caïc dán täüc. Hoìa bçnh khäng coï biãn giåïi cuîng nhæ tçnh yãu Thiãn Chuïa khäng

coï giåïi haûn. Nhæîng ngæåìi xáy dæûng hoìa bçnh seî âæåüc goüi laì con Thiãn Chuïa : dé

nhiãn nhiãûm vuû cuía con laì tiãúp tuûc cäng viãûc cuía cha mçnh, maì âiãöu Cha trãn tråìi

muäún laì âem hoìa bçnh âãún cho con ngæåìi. » (Saïch âaî dáùn, tr.148)

+ « Phuïc thay ai bë baïch haûi vç säúng cäng chênh, vç næåïc Tråìi laì cuía hoü ! » Trung

thaình tuán giæî giaïo huáún cuía Âæïc Kitä nhæ trong Caïc Mäúi Phuïc khäng phaíi laì khäng

coï nhæîng hiãøu láöm, nhæîng âäúi nghëch, nhæîïng baïch haûi, vç nhæîng giaï trë Næåïc Tråìi

âi ngæåüc laûi våïi nhæîng giaï trë thæåìng âæåüc âãö cao nhæ nhæîng tiãu chuáøn cuäüc säúng.

Âäúi våïi Âæïc Giãsu, nhæîng män âãû bë baïch haûi cuía Ngaìi laì nhæîng ngæåìi ngheìo thæûc

sæû cuía mäúi phuïc thæï nháút. Hoü chè coï låìi hæïa Næåïc Tråìi cho nhæîng khäø âau hoü

gaïnh chëu.

Page 131: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 131 of 793

Táút caí caïc mäúi phuïc âãöu veî lãn mäüt khuän màût, âoï laì khuän màût cuía Âæïc Giãsu.

Jean Potel kãút luáûn :«Ngaìi hán hoan âoïn nháûn Næåïc Tråìi maì Ngaìi hãút loìng chåì âåüi

vaì âaî hoaìn toaìn dáún thán vç Næåïc Tråìi áúy. Cuäüc âåìi, låìi noïi, haình vi cuía Ngaìi âãöu

biãøu läü nåi Ngaìi mäüt con ngæåìi ngheìo heìn, hiãön laình, thæång xoït, trong saûch, kiãún

taûo hoìa bçnh ; mäüt ngæåìi chè säúng vç Næåïc Tråìi âang âãún, vç Triãöu Âaûi cuía Âáúng

maì caïc män âãû Ngaìi seî cáöu kháøn khi goüi laì Cha » (saïch âaî dáùn, tr. 149).

II. BAØI ÑOÏC THEÂM.

1. “Laéng nghe lôøi Ñöùc Gieâsu trong töông quan soáng ñoäng vôùi con ngöôøi cuûa

Ngaøi”: (Âæïc Cha L. Daloz, trong « Nuåïc Tråìi âãún gáön », Descleïe de Brouwer, 1994, tr.43-

44).

Máúy låìi dáùn nháûp vaì “diãùn tæì” cuía Âæïc Giãsu âæåüc táûp håüp laûi trong baìi « diãùn

tæì » : “Tháúy âaïm âäng, Âæïc Giãsu lãn nuïi. Ngæåìi ngäöi xuäúng, caïc män âãû âãún gáön

bãn. Ngæåìi måí miãûng daûy hoü ràòng”. Ta âæìng khinh thæåìng boí qua nhæîng haìng naìy.

Nhåì chuïng, toaìn bäü diãùn tæì theo sau måïi coï yï nghéa, båíi vç baìi diãùn tæì naìy khäng chè

âån giaín laì mäüt chuäùi nhæîng cáu träúng khäng noïi lãn nhæîng qui tàõc vãö mäüt läúi säúng

âaûo âæïc. Noï laì låìi cuía Âæïc Giãsu : Ngæåìi måí miãûng daûy hoü ràòng . Âæìng quãn con

ngæåìi Âæïc Giãsu. Ngaìi noïi våïi âaïm âäng vaì âaïm âäng phaín æïng : åí cuäúi baìi giaíng trãn

nuïi, taïc giaí Tin Mæìng noïi våïi chuïng ta : “Khi Âæïc Giãsu giaíng daûy nhæîng âiãöu áúy

xong, âaïm âäng sæíng säút vãö låìi giaíng daûy cuía Ngæåìi, vç Ngæåìi giaíng daûy nhæ mäüt

Âáúng coï tháøm quyãön, chæï khäng nhæ caïc kinh sæ cuía hoü.” (7,28-29) Âiãöu âaïnh âäüng

âaïm âäng khäng phaíi laì giaïo thuyãút nhæng laì con ngæåìi cuía Âæïc Giãsu vaì tháøm quyãön

nåi låìi cuía Ngaìi.

Chuïng ta cuîng váûy, haîy nghe låìi Âæïc Giãsu khäng nhæ nhæîng chán lyï ngaìn âåìi, nhæng

trong mäúi tæång quan säúng âäüng våïi baín thán Ngaìi. Chênh con ngæåìi cuía Ngaìi laìm cho

giaïo huáún cuía Ngaìi coï tháøm quyãön. Chiãm niãûm nhæîng gç mçnh âoüc laì âiãöu cáön

thiãút, âæìng chè suy nghé vãö veí âeûp vaì vãö nhæîng âoìi hoíi trong låìi Âæïc Giãsu noïi.

Tháúm nhuáön låìi Âæïc Giãsu biãún thaình mäüt baíng xeït mçnh cuîng khäng âuïng. Vç nhæ

váûy, låìi Chuïa seî tråí thaình mäüt âäúi tæåüng chiãúm hæîu, mäüt phæång tiãûn sæí duûng…

Page 132: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 132 of 793

âãø xáy dæûng mäüt âåìi säúng täút laình, mäüt sæû hoaìn thiãûn cho baín thán ta, nhæ nhæîng

ngæåìi Biãût phaïi. Traïi laûi, chuïng ta phaíi âoïn nháûn låìi tæì miãûng Âæïc Giãsu, phaíi chàm

chuï vaìo âiãöu Ngaìi muäún noïi våïi chuïng ta… chæï khäng phaíi vaìo âiãöu maì nhæîng låìi

naìy noïi våïi chuïng ta, vç laìm nhæ váûy, coï nguy cå laì « nhæîng låìi naìy chàóng noïi gç våïi

chuïng ta caí » ! Mäüt nguy hiãøm nghiãm troüng laì ta thæåìng âoüc Tin Mæìng chè nhæ mäüt

baín vàn âån thuáön, nhæ mäüt âäúi tæåüng âãø biãún thaình « phæång tiãûn » sæí duûng. Tin

Mæìng laì nåi gàûp gåî, nåi làõng nghe. Khi ta khäng hiãøu roî låìi Ngaìi noïi, chuïng ta coï thãø

xin Ngaìi giaíi thêch âãø ta hiãøu. Khi ta khäng thãø thæûc hiãûn âæåüc âiãöu Ngaìi âoìi hoíi, ta

xin Ngaìi giuïp âåî. Gàûp gåî Âæïc Giãsu, nghe Ngaìi, cáöu xin Ngaìi cho ta coï tai âãø biãút

nghe, cho ta sæïc maûnh âãø thæûc hiãûn, âoï laì caïch ta âoüc Tin Mæìng. Ta haîy làõng nghe

nhæîng gç Âæïc Giãsu noïi trong baìi diãùn tæì trãn nuïi naìy. Cáöu xin Ngaìi cho chuïng ta

hiãøu låìi Ngaìi daûy vaì âem ra thæûc haình.

2. “Caùc moái phuùc: lôøi höùa vaø moùn quaø haïnh phuùc” (J. Guillet, trong « Âæïc Giãsu

trong âæïc tin cuía nhæîng män âãû âáöu tiãn », Deïcleïe de Brouwer, 1995, tr. 96-97).

« Khi måí âáöu sæï âiãûp cuía Ngaìi bàòng caïc mäúi phuïc, Âæïc Giãsu khäng muäún phaïc

hoüa mäüt con âæåìng âæa âãún haûnh phuïc, mäüt läü trçnh buäüc ta phaíi theo, nhæng Ngaìi

hæïa mäüt quaì tàûng maì chè coï Ngaìi måïi coï thãø ban. Ngaìi khäng baío ta âi tçm haûnh

phuïc hay chåì âåüi noï. Âáy chè laì sæû må æåïc theo tênh toaïn cuía ta, niãöm hy voüng phaït

sinh tæì nhæîng æåïc muäún cuía ta. Ngay træåïc khi cäng bäú caïc mäúi phuïc, Âæïc Giãsu âaî

kãu goüi dán chuïng saïm häúi vaì tin tæåíng, anh em haîy saïm häúi vaì tin vaìo Tin Mæìng !

Khi måìi goüi saïm häúi vaì cäng bäú Tin Mæìng troüng âaûi, Âæïc Giãsu xuáút hiãûn nhæ mäüt

tiãn tri cao caí nháút tæì træåïc tåïi nay. Khi tung ra caïc mäúi phuïc, Ngaìi toí ra mçnh laì ngæåìi

khän ngoan vaì giåïi thiãûu mäüt kinh nghiãûm. Tin Mæìng væìa laì låìi tiãn tri cuía mäüt biãún

cäú vé âaûi væìa laì sæû chuyãøn thäng âæïc khän ngoan.

Tin Mæìng khäng phaíi laì âi tçm haûnh phuïc nhæng laì låìi hæïa vaì quaì tàûng haûnh phuïc vç

Thiãn Chuïa âaî taûo dæûng con ngæåìi âãø hoü âæåüc haûnh phuïc. Nhæng âoï khäng phaíi laì

thæï haûnh phuïc maì hoü æåïc må vaì hàng say chinh phuûc: Haûnh phuïc âáy chênh laì sæû

säúng cuía Thiãn Chuïa ban cho con ngæåìi vaì trong haûnh phuïc âoï, Ngaìi qui tuû táút caí con

caïi Ngaìi laûi. Ta coï thãø laìm sai laûc yï nghéa cuía caïc mäúi phuïc cuîng nhæ laìm meïo moï

hçnh aính cuía Âáúng Thiãn Sai âãún näùi khäng coìn näúi kãút hçnh aính áúy våïi Âæïc Kitä

Page 133: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 133 of 793

âæåüc næîa. Ngaìi khäng noïi : anh em ngheìo khäø nãn anh em seî âæåüc haûnh phuïc ; Ngaìi

cuîng khäng noïi : anh em haîy ngheìo khäø âãø âæåüc haûnh phuïc. Ngaìi chè noïi : anh em

ngheìo khäø, haûnh phuïc âãún våïi anh em. Ngaìi coï thãø noïi âiãöu âoï båíi vç Ngaìi âem âãún

haûnh phuïc naìy, båíi vç chênh baín thán Ngaìi laì niãöm vui vaì haûnh phuïc cuía Thiãn Chuïa.

Nhæng âãø caím nháûn âæåüc âiãöu naìy, phaíi tin vaì æng thuáûn theo Ngaìi.

Haûnh phuïc naìy khäng thuäüc vãö mäüt thãú giåïi khaïc våïi thãú giåïi ta âang säúng. Noï cuîng

khäng âæåüc cáút giáúu åí mäüt nåi bê máût. Nhæng ngay tæì báy giåì noï âaî âæåüc ban tàûng

cho táút caí moüi ngæåìi, vaì træåïc hãút laì nhæîng ngæåìi âau khäø. Nhæîng pheïp laû Âæïc

Giãsu âaî gieo trãn âæåìng rao giaíng laì dáúu chè cho tháúy Ngaìi chênh laì cäüi nguäön haûnh

phuïc. Âáy chè laì nhæîng dáúu chè, chuïng khäng biãún âäøi hoaìn caính ta âang säúng, nhæng

chè ra mäüt läúi thoaït vaì cho ta nghe âæåüc låìi måìi : Táút caí nhæîng ai âang váút vaí mang

gaïnh nàûng nãö, haîy âãún cuìng täi, täi seî cho nghè ngåi bäöi dæåîng. Anh em haîy mang láúy

aïch cuía täi vaì haîy hoüc våïi täi, vç täi coï loìng hiãön háûu vaì khiãm nhæåüng. Tám häön anh

em seî âæåüc nghè ngåi . (Mat. 11,28-30) Âoï laì phong caïch vaì ngän ngæî cuía mäüt tän sæ

vãö sæû khän ngoan, cuía mäüt ngæåìi âaî säúng mäüt kinh nghiãûm vaì tæû biãút mçnh coï thãø

truyãön âaût noï. Âoï cuîng chênh laì ngæåìi cäng bäú caïc mäúi phuïc vaì ngän ngæî váùn laì

mäüt : Phuïc cho nhæîng ai hiãön laình = Ta laì Âáúng hiãön laình ; nghè ngåi = hoìa bçnh. Tæì

duìng coï thãø thay âäøi, nhæng váùn laì kinh nghiãûm áúy, tiãúng noïi áúy, táúm loìng áúy.

Chè coï Ngaìi måïi biãút haûnh phuïc laì gç ; chè coï Ngaìi måïi coï thãø ban haûnh phuïc vç

haûnh phuïc laì quaì tàûng cuía Thiãn Chuïa. »

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN

SỨ MẠNG CỦA CÁC MÔN ĐỆ :

ANH EM LÀ MUỐI CHO ĐỜI …

ANH EM LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN

(Mt 5, 13-16)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

Page 134: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 134 of 793

1. Sứ mạng của các môn đệ . . .

Trong caïc « mäúi phuïc », Âæïc Giãsu âaî cäng bäú haûnh phuïc cho nhæîng ngæåìi âaïp laûi

låìi måìi goüi cuía Ngaìi vaì bàõt âáöu theo Ngaìi : âoï laì caïc män âãû. Haûnh phuïc âæåüc ban

cho hoü tæì báy giåì nhæ mäüt quaì tàûng, ngay trong nhæîng hoaìn caính cuû thãø – vaì âäi khi

ngay trong nhæîng hoaìn caính âau khäø täüt cuìng cuía âåìi säúng – « Næåïc Tråìi laì cuía

hoü » ; mäüt ngaìy kia haûnh phuïc áúy seî triãøn nåí trong aïnh saïng cuía âåìi sau : « Pháön

thæåíng cuía anh em seî låïn lao trãn tråìi ».

Tiãúp theo låìi måí âáöu cuía baìi giaíng trãn nuïi, Âæïc Giãsu xaïc âënh sæï maûng cuía caïc

män âãû Ngaìi : «Anh em laì muäúi cho âåìi… anh em laì aïnh saïng thãú gian ». Chuïng ta âaîï

bao giåì coï mäüt âënh nghéa hay hån âënh nghéa naìy vãö Giaïo häüi khäng ? «Giaïo Häüi

khäng phaíi laì mäüt caïi bçnh xoay trong âoï laì nhæîng ngæåìi âæåüc cæïu âäü (‘Ngoaìi Giaïo

Häüi khäng coï sæû cæïu âäü’), nhæng laì aïnh saïng trãn nuïi cao chiãúu toí yï nghéa cuäüc

säúng vaì càõm coüc tiãu chè âæåìng « cho nhæîng ai säúng trong boïng täúi » (Isaie 60), aïnh

saïng naìy qui chiãúu vãö nguäön maì nhåì âoï noï toía saïng » ! (Cahier-Evangile, säú 9, tr.11)

2. . . . laø “muoái cho ñôøi”

Trong thãú giåïi sã-mêt nåi Âæïc Giãsu cäng bäú giaïo huáún naìy vaì nåi Thaïnh Maït Thãu

viãút Tin Mæìng cuía ngaìi, muäúi laì mäüt thæûc taûi hàòng ngaìy chæïa ráút nhiãöu yï nghéa

biãøu tæåüng.

Âæåüc duìng trong viãûc chuáøn bë bæîa àn âãø cho caïc moïn àn thãm hæång vë, muäúi âaî tråí

nãn biãøu tæåüng cuía táút caí nhæîng gç laìm cho hiãûn hæîu coï hæång vë vaì yï nghéa.

Âaìng khaïc mäüt âiãöu âaïng chuï yï laì trong tiãúng la-tinh, « nãúm » (sapere) vaì « khän

ngoan » (sapientia) coï cuìng mäüt gäúc ; vaì trong tiãúng Hy laûp vaì tiãúng Do thaïi, cuîng

cuìng mäüt âäüng tæì væìa coï nghéa « laût âi », « tråí nãn laût leîo » væìa coï nghéa « tråí nãn

vä nghéa ».

Âæåüc duìng trong viãûc baío quaín thæïc àn, muäúi âaî tråí nãn biãøu tæåüng cuía sæû vénh

hàòng vaì âæåüc sæí duûng trong nhæîng nghi lãù giao æåïc – ngæåìi ta noïi « Giao æåïc cuía

muäúi » (2 Kyï sæû 13,5 vaì Lãvi 2,13) – vaì trong nhæîng nghi lãù âoïn tiãúp vaì cho khaïch åí

troü.

Muäúi khäng âæåc laût âi! Cl. Tassin chuï giaíi : «Caïc män âãû âem hæång vë cho âåìi vaì baío

âaím sæû säúng coìn cuía thãú gian træåïc màût Thiãn Chuïa. Nhæng nãúu hoü khäng âaím

Page 135: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 135 of 793

âæång âæåüc cäng viãûc naìy vaì âaïnh máút tinh tháön caïc mäúi phuïc, hoü seî chàóng coìn giaï

trë gç vaìThiãn Chuïa seî tæì boí hoü. » (‘Tin Mæìng thaïnh Maït-Thãu’, Centurion, 1991, tr.62)

3. . . . vaø “aùnh saùng theá gian”

Âãø giuïp caïc män âãû hiãøu roî hån sæû låïn lao vaì nhæîng âoìi hoíi cuía sæï maûng Ngaìi

trao, Âæïc Giãsu duìng hai hçnh aính.

- Træåïc hãút, Ngaìi noïi âãún mäüt « thaình xáy trãn nuïi », coï leî caính trê cuía thaình Safed

âaî gåüi yï cho Ngaìi. Thaình naìy nàòm trãn muîi âaï phêa âäng-bàõc ràûng Haute-Galiã nãn ban

ngaìy, nhæîng ngäi nhaì máöu tràõng phaín chiãúu aïnh saïng màût tråìi vaì ban âãm noï toía

saïng.

Tråí nãn « aïnh saïng thãú gian », âoï laì låìi caïc ngän sæï loan baïo vãö tæång lai cuía

Giãrusalem vaìo thåìi Âáng Thiãn sai : thaình naìy seî laì « thaình phäú aïnh saïng » trãn nuïi

maì moüi dán täüc seî âi vãö âoï. Laì « AÏnh saïng cho thãú gian » laì sæï maûng âæåüc trao cho

cäüng âoaìn caïc män âãû.

- Räöi Ngaìi noïi våïi caïc män âã ngæåìi ta âäút âeìn khäng phaíi âãø giáúu noï «dæåïi âaïy

thuìng » - duìng âãø xãúp âäö trong nhæîng ngäi nhaì xæï Palestine – nhæng laì âãø « trãn giaï

âeìn » háöu soi cho « táút caí moüi ngæåìi trong nhaì ». Cäüng âoaìn caïc män âãû maì Ngaìi sai

âãún trong thãú gian cuîng phaíi nhæ váûy.

Cl. Tassin kãút luáûn : Giaïo häüi seî thi haình sæï maûng laì muäúi cho âåìi vaì laì aïnh saïng

thãú gian « båíi sæû chän vuìi vaì sæû toía saïng chæï khäng phaíi laì tham voüng ‘chinh phuûc

vãö âëa dæ’ » (Saïch âaî dáùn)

II. BAØI ÑOÏC THEÂM

1. Muoái vaø aùnh saùng: (Âæïc Cha L. Daloz, trong « Næåïc Tråìi âãún gáön », Descleïe de

Brouwer, 1994, tr.48-49).

« Anh em laì muäúi cho âåìi. Âãø coï êch, muäúi khäng âæåüc máút vë cuía noï : noï chè laì gia

vë ! Chênh noï khäng phaíi laì thæïc àn, êt ra thæåìng laì nhæ váûy : noï giuïp cho thæïc àn coï

hæång vë. Tråí nãn nguäön hæång vë thåm ngon, âoï laì neït âäüc âaïo cuía chuïng ta, nhæîng

ngæåìi theo Âæïc Kitä, trong thãú giåïi chuïng ta âang säúng. Neït âäüc âaïo naìy giuïp chuïng ta

tråí nãn hæîu êch cho âåìi nhåì sæû khaïc biãût cuía noï. Chuïng ta khäng âæåüc âaïnh máút sæû

Page 136: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 136 of 793

khaïc biãût naìy : Nãúu muäúi laût âi thç láúy gç æåïp noï màûn laûi âæåüc ? Sæû khaïc biãût

cuía chuïng ta khäng åí nåi baín cháút riãng cuía mçnh hay nåi nhæîng tênh täút chuïng ta coï.

Chuïng ta khäng tæû haìo laì nhæîng ngæåìi täút nháút hoàûc muäún daûy ngæåìi khaïc. Chuïng

ta cuîng âæåüc nhaìo nàûn båíi cuìng mäüt thæï bäüt nhæ táút caí moüi ngæåìi. Chuïng ta cuîng

gàûp nhæîng thuáûn låüi vaì nhæîng chæåïng ngaûi trong chuïng ta vaì chung quanh chuïng ta

nhæ moüi ngæåìi. Nhæng chuïng ta ra laût khi khäng coìn liãn kãút våïi Âæïc Kitä, khi khäng

coìn qui chiãúu vãö Ngaìi, khi Ngaìi khäng coìn laì men cho âåìi säúng chuïng ta. Luïc âoï cuäüc

säúng chuïng ta vaì thãú giåïi chuïng ta säúng seî thiãúu « hæång vë »; båíi vç sæï maûng cuía

chuïng ta laì laìm cho thãú giåïi naìy biãút « thæåíng thæïc » Âæïc Kitä vaì Tin Mæìng cuía

Ngaìi !

Hçnh aính aïnh saïng näúi tiãúp vaì laìm roî hçnh aính vãö muäúi : Anh em laì aïnh saïng thãú

gian. AÏnh saïng laì âãø nhçn, nhæng tæû noï khäng âuí. Noï vä duûng nãúu noï khäng soi cho

caïi gç hãút. Âæïc Giãsu âàût caïc män âãû cuía Ngaìi trong thãú gian vaì qui chiãúu våïi thãú

gian. Ngaìi khäng kãu goüi hoü säúng kheïp kên, taïch råìi ngæåìi khaïc. Thaïnh Gioan cuîng

noïi nhæ váûy nhæng diãùn taí caïch khaïc : Con sai hoü âãún trong thãú gian (Gio. 17,18).

Chênh vç váûy, caïc Kitä hæîu säúng trong thãú gian vaì trong nhæîng hoaìn caính nhæ moüi

ngæåìi khäng nhæîng laì âiãöu bçnh thæåìng maì coìn cáön thiãút næîa… Hoü khäng säúng trong

mäüt thãú giåïi khaïc ! Chuïng ta phaíi thæûc hiãûn nhæîng cäng viãûc cuía aïnh saïng, nghéa laì

nhæîng haình vi täút hay nhæîng viãûc laìm täút âæåüc aïnh saïng Thiãn Chuïa soi chiãúu âãø

tråí thaình nhæîng viãûc laìm cuía chênh Thiãn Chuïa. Noïi váûy khäng coï nghéa laì Thiãn

Chuïa måìi goüi chuïng ta tin ràòng mçnh laì ngæåìi täút hån ngæåìi khaïc hoàûc tæû mçnh,

mçnh coï thãø haình âäüng täút hån họ, båíi vç moüi cäng viãûc chuïng ta laìm âãöu qui vãö vinh

quang Thiãn Chuïa laì nguäön aïnh saïng : Aïnh saïng cuía anh em phaíi chiãúu giaîi træåïc màût

thiãn haû, âãø hoü tháúy nhæîng cäng viãûc täút âeûp anh em laìm, maì tän vinh Cha anh em,

Âáúng ngæû trãn tråìi. Nåi Âæïc Giãsu, aÏnh saïng âaî toía chiãúu trong thãú gian. Chuïng ta chè

phaín chiãúu laûi aïnh saïng naìy. Âåìi säúng, haình vi cuía chuïng ta tråí nãn táúm gæång phaín

chiãúu vinh quang Thiãn Chuïa, tråí nãn nåi gàûp gåî giæîa Thiãn Chuïa vaì con ngæåìi ».

2. “Thaåm nhaäp vaøo nôi thaâm saâu cuûa theá giôùi baèng söùc maïnh linh hoaït cuûa

muoái vaø söï chieáu toaû cuûa aùnh saùng.” (J. Guillet, trong ‘Giãsu trong niãöm tin cuía caïc

män âãû âáöu tiãn’, Descleïe de Brouwer, 1995, tr.110-111).

Page 137: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 137 of 793

« Maït-Thãu âaî xen keî hai âoaûn ngàõn våïi hçnh thæïc duû ngän vãö muäúi vaì aïnh saïng vaìo

giæîa caïc Mäúi Phuïc vaì nhæîng âiãöu Âæïc Giãsu cäng bäú vãö Luáût (Do Thaïi). Caí hai

âoaûn naìy âãöu nhàõm mäüt nhoïm riãng, phán biãût roî raìng våïi nhæîng ngæåìi âi theo nghe

Ngaìi giaíng, båíi vç nhoïm naìy phaíi haình âäüng theo låìi Ngaìi daûy : ‘Anh em laì muäúi cho

âåìi…Anh em laì aïnh saïng thãú gian’ (Mat. 5,16). Trong bäúi caính Baìi giaíng trãn nuïi, roî

raìng Âæïc Giãsu noïi våïi caïc män âãû theo Ngaìi. Vaì nãúu khäng loaûi boí âaïm âäng naïo

næïc theo Ngaìi, chuïng ta coï thãø tin ràòng sæï âiãûp cuía Âæïc Giãsu âaî gáy mäüt tiãúng vang

naìo âoï trong âaïm âäng vaì coï thãø mäüt haût nhán caïc män âãû thaình hçnh, gäöm phuû næî

vaì âaìn äng muäún theo Chuïa. Tuy nhiãn hoü khäng laìm thaình mäüt dán täüc måïi, hoü váùn

luän thuäüc vãö dán cuía Abraham, cuía Mäi-sen : hoü laì nhæîng ngæåìi mang sæï âiãûp måïi

trong dán täüc hoü. Âiãöu naìy khäng coï gç laì laû båíi vç ngæåìi Israel âaî coï thoïi quen nghe

caïc ngän sæï noïi âãún tæång lai maì Thiãn Chuïa âang chuáøn bë, tæång lai âoï coï luïc âen

täúi, coï luïc laûi ræûc råî. Tuy nhiãn, tæång lai Âæïc Giãsu phaïc hoüa hoaìn toaìn khaïc træåïc.

ÅÍ âáy, sæû song haình våïi biãún cäú Sinai giuïp laìm saïng toí hån. Mäüt nhoïm nhoí nhæîng

ngæåìi dán giaî tæång æïng våïi dán chúng âaío tuû táûp dæåïi chán nuïi cuía Thiãn Chuïa.

Nhæng trong khi ån goüi cuía dán Israel laì laìm chæïng cho Thiãn Chuïa vaì laì dáúu chè sæûû

chuïc phuïc cuía Thiãn Chuïa åí giæîa caïc dán täüc, thç sæï maûng cuía nhoïm haût nhán nhoí

naìy laì tháøm nháûp vaìo nåi thám sáu cuía thãú giåïi bàòng sæïc maûnh linh hoaût cuía muäúi

vaì sæû chiãúu toía cuía aïnh saïng. Abraham laì ngæåìi âæåüc Thiãn Chuïa chuïc phuïc vaì moüi

dán täüc trãn màût âáút âãöu âæåüc chuïc phuïc qua äng (Gen. 12,1). Dán Israel cuía Mäi-sen

phaíi tråí nãn mäüt dán täüc låïn vaì moüi dán täüc khaïc âãöu thaïn phuûc caïch àn åí vaì tinh

tháön cuía hoü : ‘Khi biãút âãún caïc lãö luáût naìy, hoü seî thäút lãn : ‘Chè coï mäüt dán täüc

khän ngoan vaì minh máùn, âoï laì dán täüc låïn naìy.’ Tháût váûy, coï dán täüc naìo låïn âãún

näùi caïc tháön linh cuía hoü gáön guîi hoü nhæ Giavã, Thiãn Chuïa cuía chuïng ta åí gáön

chuïng ta mäùi khi chuïng ta kãu cáöu Ngaìi ». (Nhë Luáût 4,6) Theo Âæïc Giãsu chè coï mäüt

säú män âệ. Tuy säúng trong loìng mäüt thãú giåïi coìn chæa biãút âãún mçnh, nhæng hoü laûi

mang theo mçnh mäüt sæïc maûnh khaí dé biãún âäøi thãú giåïi. Båíi váûy, sæû toía chiãúu cuía

caïc mäúi phuïc tråí nãn âäüng læûc cuäüc säúng.

3. “Xin haõy trao ban chính baïn laøm muoái öôùp ñôøi toâi!”: (H. Denis, trong ‘100 tæì

âãø noïi vãö niãöm tin’, Desclée de Brouwer, 1993, 95-96).

Page 138: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 138 of 793

« Muäúi ! Taûi sao laûi choün váût nhoí beï chàóng laì chi hãút naìy ngoaìi cäng duûng nhæ

mäüt thæï gia vë ? Mäüt säú Kitä hæîu khäng coìn quen duìng næîa. Giaïo häüi âäi khi coìn

nuäúi tiãúc viãûc boí khäng duìng muäúi trong bê têch ræía täüi. Mäüt sæû tiãúc nuäúi vä êch khi

maì noï khäng thuïc âáøy ngæåìi ta dáún thán.

Muäúi Tin Mæìng coìn quan troüng hån mäüt nghi lãù ráút nhiãöu. Baûn haîy mæåìng tæåüng –

vaì chuïng ta coìn sæíng säút vãö âiãöu naìy – muäúi laì chênh baûn, laì chênh täi, laì táút caí

män âãû Âæïc Giãsu. Män âãû Âæïc Giãsu laì –phaíi laì- muäúi cho âåìi. Chè váûy thäi !

Mäüt tham voüng ghã gåïm, nãúu chuïng ta tæû cho mçnh laì nhæîng ngæåìi täút nháút, laì gia

vë duy nháút trong âaïm âäng nhaût thãúch, khäng coï vë màûn. Nhæng âoï seî laì mäüt traïch

nhiãûm låïn lao nãúu Âæïc Giãsu trao cho chuïng ta mäüt sæï maûng nhæ váûy vaì caïch thãú

âãø thæûc hiãûn noï.

Váng, træåïc hãút chuïng ta coï traïch nhiãûm cuía mäüt loaûi giao æåïc giæîa caïi laì muäúi vaì

caïi chæa phaíi laì muäúi. Mäüt thãú giåïi khäng coï muäúi thç chàóng coï mäüt chuït hæång vë

naìo, nhæng nãúu åí ngoaìi thãú giåïi naìy thç muäúi cuîng vä duûng. Kitä hæîu vaì thãú gian laì

hai thaình pháön liãn kãút våïi nhau. Caí hai âæåüc taûo dæûng âãø träün láùn våïi nhau. Hån

næîa, ngæåìi træåïc tiãn âæåüc låüi chênh laì ngæåìi kitä hæîu, vç hoü phaíi æåïp màûn nåi hoü

táút caí nhæîng gç chæa laì kitä hæîu.

Mäüt traïch nhiãûm khaïc maì baûn biãút ráút roî, âoï laì âæìng ra nhaût. Baûn âæìng nghé ràòng

âãø traïnh âiãöu naìy baûn phaíi träún khoíi thãú gian. ÀÕt hàón seî coï nguy cå bë tan raî åí âoï

caïch âån thuáön vaì dãù daìng. Nhæng muäúi maì cháút âäúng vaì âãø nguyãn mäüt chäù cuîng

coï nguy cå bë phán huíy âi.

Váûy, baûn haîy noïi cho täi biãút, nãúu giæîa ngæåìi våïi ngæåìi, giæîa nhæîng kitä hæîu våïi

nhau, chuïng ta cäú gàõng duy trç vë, hæång… cho thãú giåïi cuía chuïng ta thç phaíi laìm thãú

naìo ? Khäng thãø chè cáûy vaìo mçnh. Phaíi coï thãø noïi : Xin âæa cho täi chuït muäúi ! nhæ

laì trong bæîa àn cuía âäi våü chäöng, cuía cha meû vaì con caïi.

Váng, nãúu coï bao giåì Tin Mæìng nåi baûn nhaût nheîo âi thç luän coï mäüt ngæåìi anh, mäüt

ngæåìi chë âãø baûn hoaìn toaìn tin tæåíng noïi våïi ho : «Xin haîy trao ban chênh baûn laìm

muäúi æåïp âåìi täi! »

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

Page 139: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 139 of 793

“TA KHÔNG ĐẾN ĐỂ BÃI BỎ

NHƯNG ĐỂ KIỆN TOÀN”

(Mt 5, 17-37)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Nguyên tắc chung: “Không bãi bỏ, nhưng kiện toàn”

Leo lãn ngoün nuïi Sinai måïi, Âæïc Giãsu, trong caïc mäúi phuïc cuía mçnh, træåïc tiãn, taïn

tuûng caính säúng haûnh phuïc cuía caïc män âãû qua låìi måí âáöu cuía baìi giaíng trãn nuïi

: "Phuïc cho nhæîng tám häön ngheìo khoï : vç Næåïc Tråìi laì cuía hoü". Âoaûn Ngaìi minh

âënh sæï mãûnh trao phoï cho hoü : "Caïc con laì muäúi âáút... caïc con laì aïnh saïng tráön

gian.." Tiãúp âãún trung tám baìi Hiãún chæång, Ngaìi maûc khaíi cho caïc ngæåìi cuía mçnh

sæû måïi meí hoaìn toaìn cuía Tin Mæìng.

Baín vàn mang âáûm dáúu áún cuía thaïnh Maït-thãu naìy gåüi lãn aïp læûc læåîng diãûn âang

âeì nàûng trãn nhæîng cäüng âoaìn ki tä giaïo.

- Træåïc tiãn, laì aïp læûc ngoaûi taûi cuía häüi âæåìng, nhán danh lãö luáût bàõt båï caïc män

âãû cuía Âæïc Giãsu.

- Sau âoï, laì aïp læûc näüi taûi cuía caïc cäüng âoaìn tên hæîu bàõt nguäön tæì Do Thaïi

giaïo, "truyãön thäúng hån"âäi khi co vaìo sæû tuán giæî lãö luáût theo nghéa ngæî, âäúi laûi

våïi caïc tên hæîu xuáút thán tæì âa tháön giaïo, luän tçm caïch gieìm pha lãö luáût.

Giaïo huáún cuía Âæïc Giãsu seî sæía læng caí hai. Quaí tháût, Ngaìi tuyãn bäú ràòng

mçnh "khäng âãún âãø baîi boî lãö luáût hay caïc tiãn tri, maì âãø kiãûn toaìn ü" Nghéa laì thãø

hiãûn mäüt caïch viãn maîn, hoaìn haío trong tçnh yãu vaì tæû do cuía Con Cha trãn tråìi.

Vç thãú, tæì nay "sæû cäng chênh" måïi hãû taûi khäng phaíi åí chäù kheïp mçnh mäüt caïch bãö

ngoaìi vaìo caïc táûp tuûc, nhæng laì "khuän mçnh” theo thaïnh yï Chuïa Cha nhæ Âæïc Giãsu.

Säúng trong cäüng âoaìn våiï tçnh yãu vaì tæû do cuía con caïi. Coï thãú, måïi "cäng chênh" hån

caïc luáût sé vaì biãût phaïi âæåüc.

Thaïnh I-rã-nã thaình Ly-on, vaìo thãú kè thæï hai âaî hoíi : nhæ váûy, khi âãún tráön gian naìy,

Chuïa âaî mang theo nhæîng gç? Ngaìi âaî mang theo sæû måïi meí hoaìn toaìn bàòng chênh con

ngæåìi cuía Ngaìi.

Page 140: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 140 of 793

2. . . . Nhöõng aùp duïng cuï theå.

Tiãúp sau laì nàm phaín âãö cuû thãø hoïa "sæû cäng chênh måïi" seî laì baìi hoüc aïp duûng

nguyãn lê täøng quaït naìy vaìo cuäüc säúng tên hæîu, vç chênh toaìn thãø lãö luáût Phuïc Ám

phaíi bao boüc toaìn thãø cuäüc säúng caïc män âãû. Nàm hçnh aính, maì chuïng ta seî theo doîi

trong baìi âoüc Chuïa nháût tåïi, âãöu bàõt âáöu våïi cäng thæïc"Anh em âaî nghe biãút ngæåìi

xæa dáûy ràòng... coìn Tháöy, Tháöy baío cho anh em biãút..." Mäüt kiãøu noïi träúng âãø traïnh

duìng tãn Thiãn-Chuïa, coï nghéa laì "Thiãn-Chuïa âaî phaïn", “Anh em âaî nghe biãút khi låìi

Chuïa âæåüc cäng bäú long troüng trong häüi âæåìng", âäúi laûi, Chuïa âæa ra nhæîng xaïc

quyãút cuía riãng mçnh "Coìn Tháöy, Tháöy baío cho anh em biãút."

Theo Jean Potin, "Âæïc Jesus tæû giåïi thiãûu nhæ laì mäüt Mäsã måïi, khäng chè âuí tháøm

quyãön giaíi thêch luáût lãû cuía Thiãn-Chuïa, maì coìn caïch tán : Luáût Chuïa âaî baío anh

em... nhæng Tháöy, Tháöy baío anh em... Ngaìi coìn hån caí mäüt Mäsã måïi næîa vç Ngaìi

khäng chè bàòng loìng noïi vãö lãö luáût måïi nhæ mäüt nhaì laìm luáût, maì coìn càõt nghéa

cho tæìng ngæåìi cuû thãø âãø hoü gàõn boï ngaìy caìng máût thiãút hån våïi Thiãn-Chuïa Cha,

laì Âáúng maì hoü phaíi nãn hoaìn thiãûn nhæ Ngæåìi." (Âæïc Giãsu, lëch sæí âêch thæûc,

Centurion, tr.198)

-Minh hoüa âáöu tiãn laì mäúi "tæång giao huynh âãû". Tháûp giåïi truyãön baío "ngæåi khäng

âæåüc giãút ngæåìi". Coìn Âæïc Giãsu, âi âãún cuìng nhæîng âoìi hoíi cuía lãö luáût, âaî tuyãn

bäú ràòng, nguyãn viãûc khäng phaûm täüi saït nhán thäi chæa âuí, maì coìn phaíi loaûi boí näùi

oaïn háûn vaì giáûn håìn khoíi loìng mçnh næîa.

J.Potin viãút "Trong tháûp giåïi cuía Mäsã, lãn aïn täüi giãút ngæåìi thuäüc giåïi ràn thæï nàm.

ÅÍ âáy, noï âæåüc noïi âãún âáöu tiãn, chàõc chàõn vç noï bao haìm mäüt caïch tiãöm áøn giåïi

ràn traìn âáöy baìi diãùn tæì trãn nuïi: tçnh yãu tha nhán, ... tinh tãú trong tçnh yãu tha nhán...

tråí thaình giåïi ràn âáöu tiãn : Âæïc Giãsu âaî tháúy máöm mäúng cuía giåïi luáût yãu thæång

naìy trong âiãöu ràn lãn aïn viãûc giãút ngæåìi. Kênh troüng sæû säúng ngæåìi khaïc måí

âæåìng cho viãûc baìy toí tçnh yãu án cáön hån âäúi våïi tha nhán. Caí hai âãöu phaíi âæåüc

xem xeït træåïc màût Thiãn-Chuïa laì Âáúng maì Âæïc Giãsu seî coi laì quan aïn vaì hiãön

phuû”. (Saïch âaî dáùn, tr. 198-199)

Hai vê duû åí ngäi thæï hai säú êt "anh" tiãúp näúi minh hoüa thæï nháút - "vç thãú, khi anh sàõp

dáng lãù váût truåïc baìn thåì...." xung âäüt laì máöm mäúng saït nhán, vaì hoìa giaíi laì mäüt

bäøn pháûn cáúp thiãút hån caí viãûc dáng cuía lãù cho Thiãn-Chuïa : "haîy âi laìm hoìa våïi

Page 141: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 141 of 793

ngæåìi anh em træåïc âaî räöi haîy tråí vãö dáng lãù váût cuía mçnh"

- "Haîy mau mau daìn xãúp våïi âäúi phæång" : thuì oaïn dáy dæa, ngaìy sau, seî vä phæång

cæïu chæîa træåïc toìa aïn Thiãn-Chuïa .

-Minh hoüa thæï hai noïi vãö mäúi tæång giao nam næî trong âåìi säúng hän nhán. Trong Do

Thaïi giaïo, thuíy chung laì nãön taíng cuía âåìi säúng hän nhán : noï âæåüc chæïng thæûc bàòng

sæû thuíy chung cuía Thiãn-Chuïa âäúi våïi giao æåïc vaì våïi dán riãng Ngæåìi.

J.Potin càõt nghéa: "Hän nhán khäng chè laì mäüt khãú æåïc coï tênh luáût phaïp. Noï raìng

buäüc con ngæåìi tæû âaïy loìng hoü. Vç thãú khi ngæåìi âaìn äng âaî coï våü theìm muäún våü

ngæåìi khaïc laì âaî phaûm vaìo dáy hän phäúi. Traïi tim âaî chãûch khoíi giao æåïc cuía

noï." (Saïch âaî dáùn, tr.199)

- Minh hoüa thæï ba noïi âãún nhæîng låìi thãö hæïa maì ngæåìi ta cho ràòng seî maûnh hån khi

naûi âãún nhæîng thæûc taûi êt nhiãöu thaïnh thiãng : "Chè tråìi, chè âáút, chè Jerusalem..."

Âæïc Giãsu xaïc quyãút, âæìng thãö gian khäng thäi chæa âuí, coìn phaíi diãût træì khoíi loìng ta sæû

láûp låì, báút chênh, âa nghi næîa. Khäng âæåüc âi xa hån låìi noïi chán thæûc giaín âån: "khi caïc

ngæåi noïi "coï" laì phaíi "coï".

Mæïc qui âënh maì Âæïc Giãsu kãu goüi caïc män âãû laì : biãún âäøi táúm loìng âãø coï thãø

hiãûp thäng våïi nhæîng tçnh caím cuía Thiãn-Chuïa âæåüc biãøu hiãûn trong âæïc Kitä Con Ngaìi.

Nhæ Âæïc cha L.Daloz viãút "Âäúi våïi caïc män âãû, kiãûn toaìn lãö luáût khaïc hàón viãûc

thæûc thi caïc mãûnh lãûnh. Âuïng hån, âáy chênh laì viãûc âãø cho lãö luáût kiãûn toaìn chênh

mçnh, âæa mçnh âi tåïi cuìng". ("Næåïc Tråìi âãún gáön", Descleïe de Brouwer, tr.51)

II. BAØI ÑOÏC THEÂM:

1. “Haõy ñeå cho leà luaät kieän toaøn chính chuùng ta” (Âæïc cha L. Daloz. trong "Næåïc

Tråìi âãún gáön",Descleïe de Brouwer, 1994, tr.51)

“Âæïc Giãsu kiãûn toaìn lãö luáût bàòng caïch traí laûi cho noï táút caí sæû trong saïng cuía låìi

Thiãn-Chuïa, khi nháún maûnh âãún âiãöu cäút loîi : "Ta muäún loìng nhán tæì chæï khäng phaíi

hi tãú." Khi âæåüc hoíi vãö giåïi ràn troüng nháút, Ngaìi khäng do dæû traí låìi ràòng toaìn bäü lãö

luáût vaì tiãn tri âãöu qui vãö giåïi ràn troüng nháút laì yãu mãún Thiãn-Chuïa hãút loìng, hãút linh

häön, hãút trê khän vaì yãu thæång anh em nhæ chênh mçnh. (Xem 22,34-40). Chênh Ngaìi âaî

kiãûn toaìn giåïi ràn cao caí áúy bàòng caïch tæû hiãún âåìi mçnh. Pháön caïc män âãû, kiãûn toaìn

Page 142: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 142 of 793

lãö luáût khaïc hàón viãûc tuán thuí caïc mãûnh lãûnh. Âuïng hån, chênh lãö luáût kiãûn toaìn ta,

âæa ta âi âãún cuìng. Coï thãú måïi âaïng âãø ta tuán giæî tæì giåïi ràn nhoí beï nháút - tháûm chê

cho tåïi mäüt neït pháøy - khäng phaíi vç tè mè hay cáöu toaìn, nhæng vç tæû hiãún hoaìn toaìn,

måí loìng troün veûn, âãø låìi cuía Thiãn-Chuïa tháúm nháûp vaì biãún âäøi táûn âaïy loìng ta, vaì

biãún ta nãn hoaìn haío nhæ Cha trãn tråìi laì Âáúng hoaìn haío. Âáy khäng phaíi laì sæû nä lãû

maì laì tçnh nguyãûn. Noï khäng bao giåì kãút thuïc vç ta luän báút toaìn. Âáy laì sæû reìn luyãûn

træåìng kç vãö tênh saïng suäút vaì loìng can âaím. Træåïc tiãn, âáy laì mäüt häöng án, mäüt án

huãû cuía Thiãn-Chuïa, Âáúng muäún vaì thæûc hiãûn nåi ta âiãöu âoï. Âáy chênh laì taïc pháøm

cuía Chuïa Thaïnh Tháön, Âáúng âãún âãø saín sinh trong ta nhæîng hoa traïi cuía Ngæåìi, nhæ

váûy kiãûn toaìn lãö luáût laì ghi khàõc noï vaìo táûn âaïy loìng ta..."

2. “Söï caáp tieán cuûa Baøi giaûng treân nuùi”: (J. Guillet, "Âæïc Giãsu trong niãöm tin cuía

caïc män âãû tiãn khåíi" Descleïe de Brouwer, 1995).

“Tênh cáúp tiãún naìy khäng hãö nãû luáût. Âiãöu hay nháút cuía baìi giaíng laì khäng coï thãm

mäüt âiãöu khoaín bäø tuïc, mäüt âoìi buäüc måïi naìo. Nhæng laûi khäng cho pheïp báút cæï ai

tæû tin mçnh âaî âaût âãún sæû cäng chênh cao siãu caí. Noï bàõt moüi män âãû tæû do tæåíng

tæåüng, tiãún xa hãút mæïc trong viãûc phuûc vuû vaì trong tçnh yãu tha nhán. Giåïi luáût âàûc

thuì cuía Tin Mæìng luän coï tênh têch cæûc. Taûi chäù maì luáût cuî mang tênh tæång âäúi vaì

haûn âënh mäüt giåïi haûn khäng thãø væåüt qua "Ngæåi khäng âæåüc giãút ngæåìi, khäng

âæåüc phaûm täüi ngoaûi tçnh" thç Âæïc Giãsu laûi cäng thæïc hoïa chuïng theo âæåìng hæåïng

têch cæûc: træåïc hãút, haîy âi laìm hoìa âaî, haîy moïc màõt phaíi maì neïm âi. Ta phaíi biãút

nháûn ra nguyãn lê nãön taíng âaìng sau nhæîng phoïng âaûi quen thuäüc theo kiãøu

noïi "phæång Âäng": anh khäng âæåüc âàût giåïi haûn cho tçnh huynh âãû, cho viãûc tän troüng

phuû næî."

3. “Cuoäc caùch maïng toân giaùo vó ñaïi nhaát töø tröôùc ñeán nay”: (H. Denis “100 tæì

noïi lãn niãöm tin”.Descleïe de Brouwer, 1993, tr.101-102).

"Baûn coï biãút tháûp giåïi khäng? Coï leî baûn coï thãø, âoüc thuäüc mæåìi âiãöu ràn bàòng vàn

xuäi hay vàn váön, âiãöu âoï khäng quan troüng. Âiãöu quan troüng hån, âoï laì biãút âæåüc âiãöu

Âæïc Giãsu âaî laìm âäúi våïi tháûp giåïi. Ta coï thãø noïi våïi Ngaìi ràòng Lãö Luáût, khäng bë

huíy boí, nhæng âæåüc thàng tiãún âãø âæåüc kiãûn toaìn. Noïi caïch khaïc, ta cuîng phaíi âãø yï

Page 143: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 143 of 793

keío khi væåüt lãn lãö luáût, ta laûi khinh thæåìng noï bàòng caïch baïm vêu vaìo âoï nhæ Âæïc

Giãsu chæa tæìng kiãûn toaìn noï váûy.

Våïi caïi nhçn naìy, baìi giaíng trãn nuïi coï leî laì cuäüc caïch maûng tän giaïo vé âaûi nháút

cuía moüi thåìi. Mäüt con ngæåìi, mäüt vë tiãn tri, mäüt sæï giaí cuía Thiãn-Chuïa daïm noïi lãn

nhæîng låìi chæa tæìng nghe "Anh em âaî nghe Luáût daûy ngæåìi xæa ràòng; coìn Tháöy,

Tháöy baío cho anh em biãút". Vë Giãsu naìy væåüt trãn caí lãö luáût.

Baûn haîy thæí tæåíng tæåüng xem. Luáût dạy ngæåìi xæa. Luáût åí âáy laì ai? Tháût âån giaín,

âoï chênh laì Thiãn-Chuïa cuía Cæûu Æåïc, Âáúng âaî ban Lãö Luáût. Vç thãú maì âäúi våïi

ngæåìi Do Thaïi, khäng ai coï thãø væåüt hån Lãö Luáût, hån âæåüc Låìi Thiãn-Chuïa âaî trao

ban mäüt láön cho âãún muän âåìi âæåüc.

Váûy maì, coï mäüt ngæåìi âaî daïm væåüt trãn Lãö Luáût. Baûn haîy láön læåüt

xeït ké tæìng giåïi ràn räöi seî tháúy, quaí tháût, khi âaî biãút Âæïc Giãsu laì ai

räöi, ngæåìi ta seî tháúy caïc giåïi ràn thiãng liãng naìy tháût tæång âäúi so våïi

mäüt âiãöu cao caí hån nhiãöu laì nháûn ra Tçnh yãu âæåüc biãøu toí nåi Âæïc

Giãsu, Con Chuïa Cha.

"Luáût daûy ngæåìi xæa ràòng, coìn Tháöy, Tháöy baío cho anh em biãút." Coï leî

caïc baûn âaî biãút âáy laì mäüt trong ba luáûn cæï maì tháön hoüc âaî ruït ra tæì

Tin Mæìng, coi nhæ âãø maûc khaíi thiãn tênh cuía Âæïc Giãsu (mäüt Âæïc Giãsu,

may thay, khäng bao giåì tæû xæng: Ta laì Thiãn-Chuïa, nhæng "Anh em baío

Tháöy laì ai?") Caïc baûn cuîng biãút hai luáûn cæï kia laì gç räöi. Thæï nháút âoï

laì viãûc goüi Thiãn-Chuïa laì Cha, ngæåìi Cha (Abba) thán thæång thæûc sæû.

Sau âoï laì låìi yãu saïch quaï quàõt "Moüi täüi con âaî âæåüc tha" chè mçnh

Thiãn-Chuïa måïi coï quyãön tha täüi maì thäi.

Baûn tháúy Lãö luáût âæåüc kiãûn toaìn naìy âæa ta âãún âáu. Vaìo nhæîng luïc

nghi nan, hay nhæîng giáy phuït moíi moìn vç phaíi trung thaình våïi Lãö luáût,

baûn haîy nhåï âãún sæû can âaím áúy cuía Âæïc Giãsu: "Luáût daûy ngæåìi xæa

ràòng, coìn Tháöy, Tháöy baío cho anh em biãút."

CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN

Page 144: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 144 of 793

“ANH EM HÃY NÊN HOÀN THIỆN

NHƯ CHA ANH EM TRÊN TRỜI LÀ ĐẤNG HOÀN THIỆN”

(Mt 5, 38-48)

I. VAØI ÑIEÅM CHUÙ GIAÛI:

1. Nhöõng aùp duïng cuï theå cuûa luaät môùi . . .

Khi tuyãn bäú ràòng Ngaìi "âãún khäng phaíi âãø huíy boí Lãö Luáût vaì caïc Tiãn tri, nhæng

laì âãø kiãûn toaìn"trong Baìi giaíng trãn nuïi, Âæïc Giãsu maûc khaíi "sæû cäng chênh" måïi

cuía Næåïc Tråìi hãû taûi âiãöu gç: âoï khäng phaíi laì giæî Luáût caïch hçnh thæïc, nhæng laì

"tæû âiãöu chènh" theo yï Chuïa Cha nhæ Ngaìi, laì säúng thäng hiãûp trong tçnh yãu vaì tæû do

cuía Ngæåìi Con nhæ Ngaìi.

Räöi nhåì vaìo 5 minh hoüa, Ngaìi cuû thãø hoïa "sæû cäng chênh" måïi naìy, vaì cho biãút

ràòng âãø thæûc hiãûn toaìn bäü Lãö luáût, ngæåìi tên hæîu phaíi âáöu tæ toaìn bäü cuäüc säúng

cuía mçnh. Caí nàm minh hoüa âãöu bàõt âáöu bàòng mäüt cäng thæïc duy nháút biãøu läü mäüt

quyãön læûc phi thæåìng: "Anh em âaî nghe ngæåìi xæa âæåüc daûy ràòng... coìn Tháöy, Tháöy

baío cho anh em biãút." Ba minh hoüa âáöu tiãn trong Phuïc Ám chuïa nháût væìa qua; hai minh

hoüa cuäúi cuìng trong Phuïc Ám häm nay.

- Minh hoüa thæï tæ nhàòm nhæîng mäúi tæång quan våïi "keí aïc".

Âãø traïnh nhæîng sæû traí thuì thaïi quaï ngoaìi táöm kiãøm soaït, luáût baïo thuì (loi du talion)

dæû kiãún keí gáy háún seî bë âäúi xæí tæång xæïng våïi âiãöu thiãût haûi âaî gáy ra cho naûn

nhán: "Màõt âãön màõt" - nhæng khäng phaíi laì âãön hai màõt -, "ràng âãön ràng" - nhæng

khäng phaíi laì caí haìm (xem Lãvi 21,24). Luáût naìy âaî laì mäüt tiãún bäü thæûc sæû trong

viãûc tráún aïp täüi phaûm.

Pháön Âæïc Giãsu, Ngaìi chuí træång mäüt thaïi âäü ráút caï biãût, tæång phaín hoaìn toaìn våïi

thaïi âäü bçnh thæåìng: "Âæìng chäúng cæû våïi ngæåìi aïc". Ngaìi âoìi hoíi caïc män âãû mçnh

phaíi beí gaîy voìng xêch baûo læûc, duì håüp phaïp, vaì khäng âæåüc baïo thuì.

Ba vê duû sau âãöu åí ngäi hai säú êt:

+ Vê duû thæï nháút vãö "caïi taït": "Nãúu ai vaí maï bãn phaíi con, haîy giå caí maï bãn traïi ra

næîa". Dé nhiãn khäng thãø hiãøu lãûnh máu thuáùn naìy theo nghéa âen. Chênh Âæïc Giãsu

cuîng âaî khäng giå maï khaïc cho tãn âáöy tåï taït tai Ngaìi. Ngaìi hoíi hàõn: "Nãúu täi noïi sai,

haîy cho tháúy “sai åí chäù naìo. Coìn nãúu täi noïi âuïng, sao anh laûi taït täi?" (Gioan 18,23).

Page 145: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 145 of 793

Nhæ váûy, âæïng træåïc keí gáy háún, ngæåìi theo Chuïa coï thãø coï mäüt haình vi væìa thaïch

thæïc væìa laìm cho keí âëch hãút chäúng traí.

+ Vê duû thæï hai vãö ngæåìi män âãû bë ngæåìi khaïc coï yï âënh âæa ra toìa vaì ngæåìi âoï

muäún láúy aïo trong (tunique) cuía ngæåìi män âãû laìm váût thãú cháúp, nghéa laì aïo loït.

Âæïc Giãsu chuí træång: "Haîy âãø cho noï láúy caí aïo ngoaìi næîa". Trong khi âoï, theo Luáût,

aïo ngoaìi vaì aïo trong laì cuía khäng thãø sang nhæåüng âæåüc cuía ngæåìi ngheìo; chiãúm

hæîu chuïng laì xám phaûm âãún chênh Thiãn Chuïa (coi Xuáút haình 22,25-26). Khi âãø bë

tráön truûi âãún cho âi caí aïo ngoaìi, theo gæång Tháöy mçnh, caïc kitä hæîu biãút ràòng trong

sæû khoï ngheìo nhæ váûy, hoü laì nhæîng keí chiãún thàõng båíi vç hoü seî âæåüc loìng thæång

xoït cuía Thiãn Chuïa bao boüc.

+ Vê duû sau cuìng laì vê duû vãö sæû "træng táûp", thæåìng âæåüc quán âäüi vaì caïc viãn

chæïc chaïnh quyãön Räma duìng âãø laìm viãûc cäng êch (mäüt hçnh thæïc lao dëch) thåìi âoï.

Âæïc Giãsu coìn noïi thãm: "Nãúu coï ngæåìi bàõt anh âi mäüt dàûm, thç haîy âi våïi ngæåìi áúy

hai dàûm"

Ngoaìi baìi giaíng trãn nuïi, thaïnh sæí Maït-Thãu chè duìng âäüng tæì "træng táûp" mäüt láön

khaïc khi quán lênh træng táûp Simon thaình Xyrãnã, mäüt dán ngoaûi, luïc âoï tæåüng træng

cho táút caí caïc thãú hãû män âãû cháúp nháûn tháûp giaï Âæïc Khä.

- Minh hoüa thæï nàm vaì cuäúi cuìng noïi âãún yãu thæång keí thuì.

Saïch Lãvi viãút: "Ngæåi seî yãu tha nhán nhæ chênh mçnh" (19,18). Nhæ váûy âiãöu naìy måìi

goüi con caïi Israel säúng våïi nhau bàòng tçnh yãu huynh âãû loaûi boí moüi háûn thuì oaïn

gheït. Nhæng caïc Tháöy rabbi thuäüc nhæîng nhoïm khaïc nhau tranh luáûn maîi vãö quan

niãûm tha nhán vaì nhiãöu ngæåìi âaî cho noï mäüt nghéa haûn heûp: tha nhán laì ngæåìi maì ta

coï quan hãû täút âeûp; phán biãût våïi keí thuì. Tæì âoï maì coï cáu Phuïc Ám: "Anh seî gheït

keí thuì" tuy cáu naìy khäng coï trong Luáût, nhæng biãøu läü khaï âuïng yï nghé cuía ráút

nhiãöu ngæåìi.

Ngæåüc laûi våïi tçnh yãu coï tênh caïch choün læûa âäúi tæåüng naìy, Âæïc Giãsu noïi âãún

mäüt tçnh yãu phäø quaït væåüt moüi biãn giåïi, âãún caí keí thuì vaì ngæåìi baïch haûi. Theo

Ngaìi, âoìi hoíi naìy âàût nãön taíng trãn caïch âäúi xæí cuía chênh Thiãn Chuïa våïi moüi

ngæåìi, "Keí xáúu cuîng nhæ keí täút", "ngæåìi cäng chênh cuîng nhæ keí báút chênh".

2. . . . heä taïi thao göông Chuùa Cha:

Page 146: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 146 of 793

Cáu 48 kãút luáûn toaìn thãø pháön naìy: "Váûy anh em haîy nãn hoaìn thiãûn, nhæ Cha anh em

trãn tråìi laì Âáúng hoaìn thiãûn."

Nhæ váûy, theo gæång Cha vaì Con cuía Ngaìi, Âæïc Giãsu, âoï laì nãön taíng vaì muûc âêch

cuía Luáût måïi naìy. Laì nhæîng män âãû cuía Âæïc Giãsu, âãún læåüt chuïng ta âæåüc Ngaìi

måìi goüi säúng nhæ Con, våïi Ngaìi vaì trong Ngaìi. Caïi måïi triãût âãø cuía Baìi giaíng trãn

nuïi chênh laì váûy, chæï khäng phaíi trong mäüt giåïi ràn âàûc biãût naìo.

Cl. Tassin chuï giaíi: "Ténh tæì 'hoaìn thiãûn' toïm tàõt yï tæåíng vãö sæû cäng chênh hån (caïc

kyï luûc vaì biãût phaïi) åí cáu 20, vaì sæû hoaìn thiãûn naìy chênh laì noi theo haình âäüng cuía

Thiãn Chuïa. Âaûo Do Thaïi âaî hiãøu "nhæîng cäng viãûc baïc aïi xoït thæång" nhæ nhæîng

haình vi maì chênh Thiãn Chuïa âaî laìm gæång. Vaì Häüi âæåìng âaî chuï giaíi saïch lãvi 22,28

bàòng cáu ngaûn ngæî sau: "Nhæ Ta thæång xoït trãn tråìi thãú naìo, dæåïi âáút caïc con cuîng

haîy thæång xoït nhæ váûy." Âiãöu naìy âæåüc Luca trçnh baìy bàòng nhæîng tæì nhæ sau:

"Haîy xoït thæång nhæ Cha caïc con laì Âáúng xoït thæång" (6,36). Nãúu Maït-Thãu thêch ténh

tæì "hoaìn thiãûn" hån, laì vç theo Ngaìi, loìng thæång xoït âaût tåïi mæïc yãu thæång keí thuì

chênh laì sæû hoaìn thiãûn âæåücThiãn Chuïa träng âåüi nåi nhæîng ngæåìi con cuía Ngaìi.

Nhæîng ai muäún ráûp theo khuän máùu Chuïa Cha, thç cáûy vaìo Âæïc Giãsu, Con chê thiãút

cuía Thiãn Chuïa, âãø Ngaìi trao cho caïc chça khoïa bê máût naìy". ("Phuïc Ám Maït-Thãu",

Centurion, 1991, tr.69-70)

II. BAØI ÑOÏC THEÂM:

1. “Beû gaõy voøng vaây baïo luïc”: (Âæïc cha L. Daloz, trong "Næåïc Tråìi âãún gáön",

Desclée de Brouwer, tr. 58...60).

"Âæïc Giãsu láúy laûi qui âënh cuía Luáût: anh em âaî nghe daûy ràòng: Màõt dãön màõt, ràng

âãön ràng... âäúi våïi chuïng ta âiãöu âoï dæåìng nhæ biãøu läü mäüt sæû traí thuì nghiãût ngaî,

nhæng trong thæûc tãú, noï laûi âiãöu hoìa baûo læûc vaì giåïi haûn ham muäún. Trong mäüt xaî

häüi maì mäùi ngæåìi thuåìng laì quan toìa cho chênh mçnh, âoï laì mäüt loaûi luáût "tæång

xæïng" trong sæû âãön traí laûi sæû xuïc phaûm: ngæåìi ta coï thãø traí thuì tåïi mæïc âoï, khäng

âæåüc væåüt quaï. Trong caïc quäúc gia cuía chuïng ta ngaìy nay, mäùi ngæåìi khäng thãø laìm

quan toaì cho chênh mçnh. Chuïng ta âaî coï nhæîng cå quan caính saït vaì tæ phaïp laì nhæîng

cå quan duy nháút coï quyãön báút vaì træìng phaût nhæîng keí phaûm täüi aïc. Caïc hçnh phaût

Page 147: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 147 of 793

âæåüc xaïc âënh roî båíi mäüt bäü luáût. Trong bäü luáût naìy, ngæåìi ta tçm tháúy laûi nguyãn

tàõc tæång xæïng. Nhæ váûy phaûm nhán thoaït khoíi ham muäún traí thuì caï nhán. Ngæåìi ta

læu yï âãún hoaìn caính, khäng chè tçm caïch tráún aïp vaì træìng phaût, maì coìn nhàòm tçm

caïch chæîa trë vaì náng âåî. Dé nhiãn, chuïng ta ai cuîng biãút ràòng hãû thäúng tæ phaïp coï

nhæîng âiãøm yãúu, nhæîng trç trãû, nhæîng sai láöm hay nhæîng "vãút chaìm". Nhæng dáùu sao

noï váùn laì mäüt âaím baío vãö sæû tiãún bäü cuía nhán loaûi.

Chênh trong khung caính xaî häüi vaì phaïp lyï naìy maì häm nay chuïng ta âoïn nháûn Låìi

Âæïc Giãsu . Vaì ngay caí åí trong khung caính naìy, Ngaìi váùn kiãûn toaìn Luáût bàòng caïch

laìm cho noï âi sáu vaìo tám häön con ngæåìi. Coï khi yï muäún traí thuì khäng coìn biãøu läü

qua haình âäüng næîa nhæng váùn coìn bë khêch âäüng vaì khåi gåüi lãn trong cäng luáûn qua

caïc haình vi baûo læûc vaì caïc vuû kiãûn. Khäng dãù gç chäúng laûi âæåüc tçnh caím táûp

thãø, nháút laì khi noï âæåüc chia seí båíi mäüt âaïm âäng nhæîng khaïn giaí trong mäüt thãú

giåïi maì táút caí moüi sæû âãöu bë caïc phæång tiãûn thäng tin âaûi chuïng truyãön âi. Âaìng

khaïc chuïng ta dãù ham muäún kãu goüi traí thuì vaì træìng phaût khi chênh chuïng ta khäng

phaíi chëu traïch nhiãûm. Trong xæï såí chuïng ta, ngaình tæ phaïp coï sæï maûng xaî häüi væìa

baío vãû, giaïo duûc væìa laìm gæång ; nhæng cuîng væìa sæía âäøi, chæîa trë væìa giuïp taïi

häüi nháûp. Låìi Âæïc Giãsu daûy âæìng chäúng cæû nguåìi aïc khäng caín tråí cuîng nhæ khäng

goì boï sæï maûng naìy. Nhæng coìn coï mäüt caïi gç khaïc hån laì nhæîng biãûn phaïp cáön

thiãút âãø baío âaím an ninh xaî häüi, mäüt caïi gç khaïc hån laì sæû háûn thuì, ghen gheït, baïo

oaïn. Âæïc Giãsu kãu goüi âãún caïi täút nháút nåi con nguåìi, âäi khi âãún caí sæû anh duîng

âãø coï âæåüc mäüt con tim biãút thæï tha ; chuïng täi coï thãø laìm chæïng caïc kitä hæîu âaî

säúng sæû tha thæï naìy caïch cäng khai ! Âæïc Giãsu khäng cáúm chuïng ta âoìi hoíi nhæîng

quyãön låüi chênh âaïng. Khi bë viãn vãû binh taït tai, chênh Ngaìi âaî âoìi anh ta giaíi thêch lyï

do taûi sao anh ta haình âäüng nhæ váûy : Nãúu täi noïi sai, haîy troí cho tháúy sai åí chäù naìo ;

nãúu täi noïi âuïng, thç sao laûi âaïnh täi ? (Gioan 18,23). Nhæng nåi væåìn Cáy dáöu Ngaìi âaî

khäng cho pheïp Phãrä ruït kiãúm baío vãû mçnh vaì cuîng khäng xin Chuïa Cha sai caïc âaûo

binh thiãn tháön âãún che chåí mçnh. Ngaìi âãø mçnh bë tráún läüt, taït tai, âaïnh âáûp vaì âäüi

triãöu thiãn bàòng muî gai… Ngaìi khäng haìi loìng våïi låìi kãu goüi âæìng láúy oaïn baïo oaïn,

láúy laình thàõng dæî, láúy tçnh yãu thàõng háûn thuì. Ngaìi coìn toí ra chênh mçnh laì con

âæåìng khi thæûc hiãûn låìi tiãn tri vãö ngæåìi âáöy tåï âau khäø âaî khäng quay læng, quay màût

traïnh nhæîng keí ra sæïc laìm khäø mçnh. ÅÍ báút cæï nåi âáu chuïng ta sinh säúng vaì theo

Page 148: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 148 of 793

caïch thãú cuía minh, Ngaìi kãu måìi chuïng ta âæìng âi vaìo chu kyì baûo læûc, nhæng haîy coï

âuí sæïc maûnh tinh tháön âãø âàût mäüt lä-gêch måïi trong mäúi tæång quan giæîa con ngæåìi

våïi nhau.

2. “Thöù tha nhö Thieân Chuùa tha thöù cho ta”: (L. Sintaï, trong « Suy niãûm vaì

giaíng Låìi Chuïa. Nàm A », Meïdiaspaul, tr. 83).

« Nãúu thæûc sæû sæû thæï tha cuía Thiãn Chuïa laìm täi hiãûn hæîu, nãúu Ngaìi ban cho täi

tçnh yãu Thiãn Chuïa vaì khaí nàng yãu mãún, laìm sao täi laûi khäng thãø hoaïn chuyãøn tçnh

yãu thaình thæï tha theo chæìng mæûc maì täi coï thãø laìm âæåüc âäúi våïi nhæîng ai âaî phaín

bäüi, chäúi boí vaì laìm täøn thæång täi ? Hoàûc täi khäng laì kitä hæîu vaì råi vaìo läúi säúng

theo cáu ngaûn ngæî cäø : « màõt âãön màõt, ràng âãön ràng », hoàûc täi muäún säúng nhæ laì

mäüt kitä hæîu thç láûp tæïc, täi phaíi nhåï âiãöu loan baïo cäút yãúu nháút cuía âæïc tin : táút caí

anh em âãöu laì nhæîng täüi nhán âaî âæåüc thæï tha, táút caí anh em âãöu laì nhæîng âæïa con

cuía loìng thæång xoït. Nãúu anh em muäún laì nhæîng kitä thæûc sæû säúng âaûo, âiãöu thæûc

haình âáöu tiãn, cå baín nháút, chênh laì thæûc haình âiãöu Thiãn Chuïa âaî säúng âäúi våïi anh

em, âiãöu maì Âæïc Giãsu âaî laìm vaìo luïc Ngaìi sàõp qua âåìi, âoï laì thæï tha. Âoï laì caïch

thãú duy nháút laìm chæïng cho moüi ngæåìi sæû tha thæï ta âaî laînh nháûn vaì noï âæåüc trao

ban cho táút caí moüi ngæåìi.

Dé nhiãn, sæû tha thæï nhæ váûy khäng thãø laì sæû quaï ngáy thå, caìng khäng thãø laì sæû cäø

vuî cho sæû dæî. Âãø thæûc sæû laì tha thæï, noï chè coï thãø phaït xuáút tæì mäüt læång tám

khäng coï aío tæåíng naìo vãö nhæîng aïc tám, ä nhuûc, täüi aïc cuía thãú gian naìy vaì cuía lëch

sæí con ngæåìi. Tuy nhiãn, væåüt lãn trãn nhæîng báút haûnh maì ngæåìi kitä hæîu dáún thán

âáúu tranh nhán danh cäng lyï, hoüü coìn laìm chæïng vãö niãöm hy voüng Thiãn Chuïa âàût

sàôn nåi mäùi nguåìi, duì laì nhæîng keí phaûm täüi nhå nhåïp nháút. Nhæ váûy, Thiãn Chuïa

mong muäún táút caí hoaïn âäøi aïc tám vaì háûn thuì thaình tçnh yãu. Âiãöu naìy tháût âuïng, vç

chuïng ta chè laì kitä hæîu do niãöm tin vaì hy voüng nhæ váûy, vaì chuïng ta âang cäú gàõng

hãút sæïc mçnh säúng niãöm tin vaì hy voüng âoï nhåì ån Chuïa ».

3. “Yeâu thöông moïi ngöôøi vì Thieân Chuùa yeâu thöông hoï”: (Martin-Luther King, trong « Chè coï

mäüt cuäüc caïch maûng », Casterman, 1968, tr. 108-109).

« Trong Tán Æåïc, chuïng ta tháúy tæì Agapeì âæåüc duìng âãø chè tçnh yãu. Âoï

Page 149: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 149 of 793

chênh laì tçnh yãu däöi daìo khäng âoìi mäüt âaïp traí naìo hãút. Caïc nhaì tháön

hoüc noïi âoï laì tçnh yãu Thiãn Chuïa âæåüc thæûc hiện nåi tám häön con ngæåìi.

Khi væån lãn âãún mäüt tçnh yãu nhæ váûy, chuïng ta seî yãu hãút moüi nguåìi,

khäng phaíi vç chuïng ta coï thiãûn caím våïi hoü, cuîng khäng phaíi vç chuïng ta

âaïnh giaï cao läúi säúng cuía hoü, chuïng ta yãu thæång hoü vç Thiãn Chuïa yãu

thæång hoü. Âoïï chênh laì yï nghéa Låìi Âæïc Giãsu Anh em haîy yãu thæång keí

thuì. Pháön täi, täi sung sæåïng vç Ngaìi âaî khäng noïi : « Anh em haîy coï thiãûn

caím våïi keí thuì cuía anh em » båíi vç coï nhæîng ngæåìi maì täi khoï coï thiãûn

caím näøi. Thiãûn caím laì mäüt xuïc caím. Täi khäng thãø coï xuïc caím våïi

ngæåìi âaî neïm bom vaìo gia âçnh täi. Täi khäng thãø coï thiãûn caím våïi ngæåìi

boïc läüt täi. Täi khäng thãø coï thiãûn caím våïi ngæåìi âeì beûp täi dæåïi sæû báút

cäng. Khäng, khäng thãø coï mäüt thiãûn caím naìo âäúi våïi ngæåìi âãm ngaìy âe

doüa giãút täi. Nhæng Âæïc Giãsu nhàõc täi ràòng tçnh yãu coìn låïn hån thiãûn

caím, ràòng tçnh yãu laì thiãûn chê biãút caím thäng, coï tênh saïng taûo, cæïu âäü

âäúi våïi hãút moüi ngæåìi ».

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN

SỨ MẠNG ĐẦU TIÊN CỦA 12 TÔNG ĐỒ

(Mt 9,36; 10,8)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một sứ mạng bắt nguồn từ “lòng thương xót” của Đức Giêsu.

Sau những hoạt động truyền giáo của Đức Giêsu tại Galilê, câu 35 cho một cái

nhìn tổng quát về hoạt động này: “Đức Giêsu rảo khắp các thành phố, làng mạc,

rao giảng trong các hội đường. Công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa, chữa mọi

bệnh hoạn, tật nguyền”, nay đến giờ tổng kết, để tạo một đà lực mới cho sứ mạng.

Nguồn mạch của đà lực mới cho sứ mạng này phát xuất từ cái nhìn của Đức Giêsu, từ

trái tim Mục Tử nhân hậu của Người, từ “lòng thương xót” của Người đối với “đám

Page 150: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 150 of 793

đông mệt mỏi rã rời”, tệ hơn nữa, bị những người có trách nhiệm hướng dẫn - Luật sĩ

và Biệt phái - bỏ rơi vì những vị này khép lòng lại trước tính chất mới mẻ của Nước

Chúa. “Họ bơ vơ như đàn chiên không người chăn dắt”.

- Thấy nhiệm vụ quá lớn lao mà phương tiện lại nghèo nàn, trước khi cất tiếng kêu

gọi và sai các tông đồ lên đường sứ mạng, Đức Giêsu hướng tầm mắt các môn đệ

về phía “Ông chủ mùa gặt": “Hãy cầu nguyện xin chủ ruộng sai nhiều thợ gặt

đến”.

2. Một sứ mạng không khác sứ mạng của Đức Giêsu.

Nhân việc Đức Giêsu kêu gọi “mười hai môn đệ”, tác giả Phúc Âm phong cho họ

tước hiệu “tông đồ” nghĩa là “được sai đi”. Simon được gọi là “Phêrô” đứng đầu

nhóm. “Matthêu” người “thu thuế” ở chương 9,9; “Giuđa”, “kẻ sẽ nộp Người”.

Việc kêu gọi đi liền với việc sai đi truyền giáo được diễn tả dưới hình thức diễn từ,

đó là diễn từ thứ 2 trong 5 diễn từ quan trọng của Phúc Âm thứ I mà ta sẽ đọc tiếp

ở Chúa nhật XII và Chúa nhật XIII sắp tới. Đoạn Phúc Âm hôm nay trả lời hai vấn

nạn: Họ được sai đến với ai? Sứ mạng của họ là gì ?

- Đến với ai? Với cuộc hẹn cuối cùng tại Galilê, Đức Giêsu phục sinh đã mở chân trời

truyền giáo ra tới “mọi dân tộc” (28,19). Còn hiện tại, những người được sai đi đến

trước hết: “với những chiên lạc nhà Israel”.

- Sứ mạng gì? Y hệt sứ mạng của Đức Giêsu. Như Người, họ sẽ loan báo việc

Nước Thiên Chúa đến. Họ sẽ thực hành những cử chỉ nhân hậu của Chúa, những

dấu chỉ mà tác giả Phúc Âm, ở 11,2, gọi là “những công việc của Đức Giêsu”. Khi

nhớ lại rằng họ chỉ hành động như vậy nhờ Đức Giêsu ban các quyền năng của

Người cho họ một cách nhưng không, họ đã đi đến một thái độ sống nghèo: “Anh

em đã lãnh nhận nhưng không; hãy ban phát nhưng không”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Chính nơi trái tim Đức Giêsu ta tìm thấy động lực cho việc truyền giáo, sứ

mạng của ta. (Mgr. L. Daloz, le Règne de Dieu s'est approché DDB).

Cho tới nay, Đức Giêsu chưa trao cho những kẻ Người kêu gọi một nhiệm vụ nào.

Page 151: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 151 of 793

Giờ đây Người sắp trao cho họ và sai họ đi. Trước đó, Mt đã cho ta thấy nguồn cội

của sứ mạng của họ: Thấy đám đông, Người động lòng thương, vì họ mệt mỏi rã

rời như bầy chiên không người chăn dắt. Rất nhiều lần, Phúc Âm đã nói về lòng

thương của Đức Giêsu đối với đám đông. Nguồn cội của việc sai đi, của sứ mạng

truyền giáo là tình thương của Đức Giêsu, tình thương mà ta gọi là lòng thương

xót, không phải là sự hạ cố, nhưng vì tình thương ấy đã nhìn thấy đám đông “mệt

mỏi rã rời” và Đức Giêsu đã xúc động... Từ ngữ Hi Lạp còn nói mạnh hơn: Người

đau thắt ruột lại. Chính nơi trái tim Đức Giêsu, nơi sự âu yếm của Người, nơi sự

xúc động tâm can của Người, ta tìm thấy động lực của sứ mạng truyền giáo của

ta...

Có lẽ ta nghĩ rằng lời kế tiếp sẽ là lời mời gọi lên đường làm việc thu hoạch mùa

màng, vì có quá ít thợ! Nhưng Đức Giêsu lại không nói điều đó với các môn đệ.

Hãy nghe Người: Các con hãy xin Chủ ruộng sai thợ gặt đến. Tự nguyện chưa đủ.

Quảng đại chưa đủ. Còn phải hiệp thông với tình yêu của Chúa Cha, ông chủ ruộng

nữa. “Lòng thương xót” của Đức Giêsu diễn dịch tình yêu của Thiên Chúa đối với

nhân loại lầm lạc. Vâng, thật cần thiết, những người muốn làm việc cho mùa gặt,

loan báo Nước Trời, làm chứng Phúc Âm, đi kín múc từ nguồn tình yêu làm cho

hoạt động của họ có ý nghĩa. Lời kêu gọi trước hết là theo Đức Giêsu. Hiểu biết

Đức Giêsu, nhận biết Người là Đấng Cứu Thế, Đấng đến nhân danh Chúa Cha, để

Người khai tâm mở trí, chiêm ngắm Người, năng lui tới với Người, khám phá bằng

nghe Người nói, nhìn Người hành động không mỏi mệt, và tặng ban chính sự sống

của Người, thấy Người xúc động vì “thương xót” đến mức nào, thổn thức vì khổ

đau của nhân loại... và như thế, chia sẻ sự bao la, sự sâu xa của tình yêu Thiên

Chúa, một tình yêu không giới hạn cháy bỏng: Thiên Chúa muốn nhân loại vào

một cuộc xuất hành khác với cuộc xuất hành do Môsê hướng dẫn, muốn ban cho

nhân loại một cuộc giải phóng vĩ đại hơn! Đó là tất cả điều kiện của một “sứ mạng

thực sự” không phải là trước khi lên đường, nhưng không ngừng, ở nền tảng của sứ

mạng. Trước đây, không biết điều đó, ta vẫn có thể xúc động trước nỗi khổ của con

người, trước sự thiếu thốn của họ và dấn thân phục vụ họ, can đảm hành động.

Điều đó rất quan trọng, và đó cũng là công việc của Thánh Thần Thiên Chúa.

Nhưng Phúc Âm còn đưa ta đi xa hơn: Nó mạc khải tình yêu mà chính Thiên Chúa

Page 152: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 152 of 793

mang đến cho nhân loại, say mê, không mỏi mệt. Đời sống và cái chết của Đức

Giêsu là bằng chứng hùng hồn về điều đó. Người mời gọi ta đến chia sẻ tình yêu

ấy, làm tôi tớ phục vụ tình yêu ấy cho anh em ta, bắt tay vào hành động, vì Người

sai ta đi truyền giáo. Truyền giáo không phải là tác phẩm của ta. Cũng không do

sáng kiến của ta. Truyền giáo đâm rễ sâu trong lời cầu nguyện làm trái tim và ý chí

ta phù hợp với tình yêu trong trái tim Thiên Chúa. Truyền giáo không thể tách rời

cầu nguyện: Hãy cầu nguyện xin chủ ruộng sai thợ gặt đến.

2. Chúng ta là Giáo Hội (L. Sintas, Parole de Dieu pour la méditation et l'homélie,

Médias Paul).

Sứ mệnh trao ban cho các tông đồ cũng là sứ mệnh trao ban cho ta hôm nay. Giáo

Hội hôm nay chính là chúng ta. Vậy đến lượt ta phải loan báo Nước Thiên Chúa đã

đến. Chắc rằng ta không đi tìm mặt trời giữa đêm khuya. Xuyên qua hoạt động

hằng ngày, cuộc sống gia đình, nghề nghiệp, ta có thể, hoặc trở nên tôi tớ của

Vương quốc sự dữ khi ta gieo rắc chia rẽ, vun trồng ghen tương, ích kỷ, hoặc trở

nên chứng nhân cho hoạt động của Thiên Chúa khi trở thành men tình bạn, men

bình an, men hoà giải. Cần cầu nguyện để nhắc nhớ những gì Thiên Chúa đã làm

cho ta dù ta tội lỗi. Nhưng cầu nguyện còn có mục đích giúp ta kiên vững trong sứ

mệnh là tác nhân hoà bình, chữa lành bệnh và hiệp thông. Muốn là Kitô hữu, phải

làm cho cách hành động của ta phù hợp với niềm tin. Đó là cách duy nhất để trở

thành tông đồ, làm cho Giáo Hội nên sống động và có sức hấp dẫn. Thực vậy, đối

với những người không cùng chia sẻ niềm tin với ta, thành phần hữu hình của Giáo

Hội mà họ thấy được chính là các Kitô hữu cụ thể ở làng ta, trong khu phố ta ở. Là

chính chúng ta. Chính ta có trách nhiệm tạo cho Giáo Hội một khuôn mặt của

Thiên Chúa, khuôn mặt ấy có sức lôi cuốn mọi người sống quanh ta. Đó là loan

báo Nước Thiên Chúa đã đến.

3. Cầu nguyện và truyền giáo (Mgr. R. Coffy, cine Ezlia qui célèber et quiprie,

Le Centurion).

Truyền giáo là lãnh nhận trước khi là hành động. Truyền giáo chỉ là hành động

nhân danh Đấng sai đi. Được sai đi chính là hành động nhân danh ai. Nó giả thiết

Page 153: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 153 of 793

mối quan hệ quen thuộc thông thường giữa người sai và kẻ được sai, trong sứ

mạng tông đồ, đó là cầu nguyện. Hoạt động truyền giáo không dựa trên cầu nguyện

sẽ có nguy cơ trở nên hoạt động thuần tuý nhân loại chứ không còn là hoạt động

của Chúa Thánh Thần nơi con người. Nói về truyền giáo mà không nói trong cầu

nguyện, có thể vi phạm tính cách chân thực của sứ mạng.

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN

ĐỪNG SỢ

(Mt 10,26-33).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Được tiếp đón hay bị từ chối như Thầy...

Thấy đám đông, Đức Giêsu động lòng thương xót, vì họ mệt mỏi rã rời như đàn

chiên không người chăn dắt, Người liền kêu gọi 12 môn đệ mà Người gọi là “tông

đồ” (nghĩa là được sai đi).

Nhưng trước khi sai họ đi “đến với những chiên lạc nhà Israel”, Người còn nói với họ

một “diễn từ sai đi”, là diễn từ thứ 2 trong số 5 diễn từ chính của Đức Chúa Giêsu

trong Phúc Âm thứ nhất. Sách Bài đọc chia ra hai bài, hôm nay và Chúa nhật tuần tới,

nhưng không chia ra hai loạt những nhắn nhủ các nhà truyền giáo:

- Một đàng là những nhắn nhủ về sự dứt bỏ, vô vị lợi mà họ phải làm chứng, về

cách họ phải cư xử khi được đón tiếp hay bị chối từ khi loan Tin Mừng (câu 9-15).

- Đàng khác là những cảnh báo liên hệ đến sự bắt bớ mà họ sẽ phải chọn (câu 16-

23) vì Thầy, nếu họ trung thành với sứ điệp của Người (câu 24-25): “Nếu chủ nhà

đã bị coi là Belzebu, thì những người trong nhà sẽ còn bị đối xử tệ hơn”. Hai câu

cuối cùng này là cao điểm của bài diễn từ Cl. Tassin bình luận: “Hai câu này nhìn

sứ mạng của Kitô hữu như đồng bộ với thái độ của Đức Giêsu: cũng Người hiến

mình cho đoàn chiên mệt mỏi lang thang, và chấp nhận những thử thách như

Người, đó là sứ mạng đích thực của mọi Kitô hữu. Mười hai tông đồ vẫn là những

Page 154: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 154 of 793

mẫu mực không so sánh được về truyền giáo, không phải do những thành công,

nhưng do các Ngài đã cùng Đức Giêsu cảm nghiệm đến cùng cảm tính định mệnh

của các ngài.

2. Những người được sai đi của Đức Giêsu không được sợ nói.

Sau khi đã loan báo cho các môn đệ biết sự bắt bớ đang chờ họ và họ thấy rõ

nguyên nhân của sự bắt bớ - căn tính sâu xa giữa Người và các môn đệ - Đức

Giêsu hướng dẫn họ thái độ phải có khi gặp thử thách. Một tư tưởng hướng dẫn

chạy xuyên suốt các lời Thầy, một điệp khúc tạo nên dấu chấm câu:“Các con đừng

sợ!... Đừng sợ!... Đừng sợ gì cả...”.

- Đừng sợ, dám nói, vì lời họ nói không phải là lời của riêng họ nhưng là lời Đức

Giêsu, lời có hiệu quả của lời Thiên Chúa. Do đó, môn đệ đừng mất can đảm nếu

thành công trong hiện tại còn mỏng manh, thậm chí còn chưa thấy; như mặt trời mọc

lên chiến thắng đêm đen, sứ điệp rồi cũng sẽ xuyên thủng tăm tối.

- Đừng sợ khi bị bắt bớ, vì nếu những kẻ bắt bớ chỉ có quyền trên sự sống dương

trần (thân xác) chỉ mình Thiên Chúa nắm giữ đời sống vĩnh cửu và phán quyết của

Người có thể huỷ diệt trần thế con người (cả xác lẫn hồn).

- Đừng sợ, vì Thiên Chúa, Đấng xét xử ta cũng là “Người Cha” chăm sóc mọi người,

dù bé nhỏ đến đâu, và yêu thương từng người con bằng sự âu yếm của người mẹ: “Các

con đáng giá hơn những con chim sẻ nhiều”.

Đối với những ai gắn bó sự nghiệp của họ với sự nghiệp của Người đến liều cả

mạng sống, Đức Giêsu cũng hứa sẽ gắn bó với họ trong ngày phán xét. Người sẽ là

luật sư biện hộ cho họ “Ai tuyên xưng ta trước mặt người đời, ta sẽ tuyên xưng họ

trước mặt Cha Ta trên trời”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Trong bày tay Thiên Chúa (Mgr. L. Daloz, Le Règne des cieux s'est approché,

DDB).

Với môn đệ được sai đi, Đức Giêsu không hứa hẹn một đời sống dễ dãi. Nhưng

Người cũng không để các ông trắng tay. Người bảo đảm cho các ông có sự trơ giúp

Page 155: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 155 of 793

của Chúa Thánh Thần. Người cũng trấn an các ông rằng từ nay các ông được Chúa

Cha gìn giữ nên họ sẽ không lo gặp sự dữ. Chúng ta sống trong bàn tay của Thiên

Chúa hằng sống, Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Loan báo Phúc Âm đâu

phải là của riêng của những bậc anh hùng, những con người có óc phiêu lưu mạo

hiểm! Loan báo Phúc Âm đòi có sự can đảm, có sức mạnh, nhưng không phải sự

can đảm hay sức mạnh của riêng ta. Ta tìm thấy sự bảo đảm vẹn toàn ấy ở nơi

Thiên Chúa. Dù bản chất ta yếu ớt, nhát sợ, ta vẫn có chỗ trong việc truyền giáo.

Các tông đồ đã chẳng nhát sợ đó sao? Chính Thánh Thần Thiên Chúa trong ngày lễ

Hiện xuống đã ban cho họ sức mạnh để họ ra khỏi nhà, đến với mọi người. Thánh

Phaolô tự phụ vì những yếu đuối của Ngài, vì qua những yếu đuối ấy, quyền năng

Thiên Chúa được tỏ hiện. Ta là con của Người Cha trên trời, của Thiên Chúa sáng

tạo và giữ gìn tạo vật của Người. Là con Thiên Chúa thì khác hẳn với chỉ là tạo

vật. “Người ta chẳng bán hai chim sẻ một đồng đó sao? Thế mà không một con

nào rơi xuống đất mà không do ý Cha. Còn các con, ngay cả tóc trên đầu các con

cũng đã được đếm rồi”. Ta có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Người yêu ta như cha,

như mẹ ta. Vì thế, Đức Giêsu luôn khuyên ta đừng sợ hãi: “Đừng sợ, các con có

giá trị hơn chim sẻ kia nhiều”.

Tuyên xưng niềm tin khi ta sống giữa những người đồng đạo, trong một cộng đoàn

Kitô giáo thì thật dễ. Cho dù ở trong cộng đoàn, ta vẫn có tự do. Nhưng điều tối

quan trọng, cực kỳ khó khăn đó là ta dám hành xử, ăn nói theo đức tin giữa một thế

giới lãnh đạm, nghi kỵ hoặc thù ghét. Đức Giêsu đòi hỏi ta điều đó. Đức Giêsu sai

môn đệ để họ đi rao giảng Nước Trời cho thế gian, chứ đâu phải chỉ để họ rao

giảng cho nhau. Không đủ nếu ta chỉ mời người khác đến tham dự các buổi họp,

thánh lễ vì ở đó, ta vẫn thường nói về Đức Giêsu Kitô, ta chẳng phải liều lĩnh gì cả,

ta vẫn ở “nhà” ta, trong khuôn viên của ta. Nhưng cũng không cần phải ra ngoài

đường phố mà rao giảng. Tuy nhiên, khi dám nói một lời trong xã hội ta sống,

trong gia đình, với các bạn bè, các đồng nghiệp, “tại nhà họ”, không khiêu khích,

nhưng cũng không sợ hãi, đó là gieo hạt giống Nước Trời vào thúng bột trần gian...

Đó là một liều lĩnh, nhưng lười biếng, im lặng còn là một liều lĩnh lớn hơn...

Lạy Chúa, xin hãy gìn giữ chúng con trong trung tín với Chúa. Chúng con chỉ

đứng vững nhờ sức mạnh Chúa ban. Chúa là sự vững mạnh, là tảng đá cho chúng

Page 156: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 156 of 793

con nương tựa. Xin cất khỏi chúng con mọi sợ hãi loài người. Xin hãy tuyên xưng

chúng con trước mặt Cha để Người ban cho chúng con đủ sức tuyên xưng Chúa

trước mặt người đời. Xin cho chứng từ của chúng con là một bằng chứng cho mọi

người thấy rằng Chúa chính là bảo đảm cho chúng con trước mặt Chúa Cha. Xin

cho lời tuyên xưng đức tin của chúng con cho mọi người biết Chúa là Con yêu dấu

của Chúa Cha. Khi chúng con sợ chống đối hay chế diễu, không dám tuyên xưng

danh Chúa, xin hãy tha thứ cho chúng con, như Chúa đã tha thứ cho Phêrô. Nếu

chúng con phản bội, thì Chúa vẫn một mực trung tín. Xin nâng đỡ chúng con để dù

chúng con sợ hãi, tình yêu của Chúa vẫn là mạnh nhất. Để qua sự yếu đuối của

chúng con, chúng con biết làm chứng về sức mạnh của ơn Chúa tha thứ.

2. Im hay nói? (G. Bessierè, Dieu si proche, DDB).

Ngày nay Kitô hữu nói về Thiên Chúa ít hơn xưa. Tuy nhiên, Đức Giêsu yêu cầu

ta: “Hãy la lớn trên mái nhà” điều gì đã “thì thầm vào tai”. Lời chúc dữ của

Người: “Ai từ chối Ta trước mặt người đời, ta cũng sẽ từ chối họ trước mặt Cha

Ta trên trời”.

Im hay nói? Có nhiều loại im lặng. Im lặng sợ hãi, im lặng lãnh đạm, im lặng phản

bội. Cũng có những im lặng mừng vui, im lặng sung mãn, im lặng yêu thương, im

lặng dấu kín một bí mật. Những phút mãnh liệt nhất trong đời là những lúc “Không

còn lời lẽ”. Lúc ấy im lặng còn diễn tả hơn mọi lời lẽ: nó cho ta nghe thấy điều

không diễn tả được.

Làm sao trẻ em, và giới trẻ biết được Đức Giêsu nếu ta cứ im lặng mãi? Ta đề nghị

niềm hy vọng nào nếu ta lặng thinh? Im lặng cần có từ ngữ mới có sức mạnh: nếu

không có bản giao hưởng, làm sao nghe được sự im lặng tràn ngập căn phòng sau hợp

âm cuối cùng?

Đức Giêsu đã chẳng nói đó sao: “Tất cả những gì che giấu sẽ được tỏ lộ. Tất cả

những gì giấu giếm rồi mọi người sẽ biết”. Phải chăng ta không cần như thánh

Phaolô, nói “vào lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” để rao giảng Phúc

Âm cho cả nhân loại qua mọi thế hệ?

Cần phải loan báo thứ sứ điệp vượt quá mọi từ ngữ và mọi giáo thuyết. Nhà khôn

ngoan lớn tuổi viết sách Giảng Viên đã nói: “Có thời để nói, có thời để im

Page 157: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 157 of 793

lặng”. Những thời điểm này tiếp nối nhau trong cuộc đời con người cũng như trong

Giáo Hội từ ngàn đời. Vì đôi khi ta nói quá nhiều, rồi sẽ tới ngày những từ ngữ biến

nghĩa và chẳng còn “nói lên được điều gì nữa”. Chính sự sống và sự im lặng để làm

chín muồi những lời lẽ mới mẻ và tươi trẻ.

Ta đang ở vào một mùa lịch sử mà nhiều từ ngữ không nói lên điều gì nữa: vì đôi

khi trong quá khứ người ta đã dùng sai từ ngữ, và vì ta đã bước vào một lối hiện

hữu mới nơi mọi người đang thay đổi lối sống, lối suy nghĩ, diễn tả và truyền đạt.

Mong sao Kitô hữu cố gắng mỗi ngày sống Phúc Âm hơn. Thánh Thần của Đức

Giêsu sẽ khơi dậy trong họ sự im lặng hoặc từ ngữ. Lời đầu tiên cua họ vẫn luôn

luôn là sự sống của họ. Còn những lời khác sẽ không ngừng tái tạo, từ thời đại này

qua thời đại khác, mà không bao giờ bị sa lầy trong những từ ngữ bị thói quen làm

cho lu mờ.

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN

AI ĐÓN TIẾP CÁC CON LÀ ĐÓN TIẾP THẦY

(Mt 10,37-42)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Với Chúa nhật XIII này, kết thúc bài “diễn từ sai đi truyền giáo”.

1. Sẵn sàng để theo Đức Kitô.

Đức Giêsu nói với “mười hai môn đệ” thân thiết mà Người vừa phong làm tông đồ,

tức là những kẻ “được sai đi” của Người.

Bài diễn từ có chia làm phần rõ rệt:

- Phần thứ nhất tập trung vào SỰ SẴN SÀNG TRỌN VẸN và sự gắn bó triệt để

của người môn đệ vào Đức Kitô.

. Đức Giêsu đòi người môn đệ yêu mến Người hơn những gì thân yêu nhất: “Ai

yêu cha mẹ hơn Thầy không xứng đáng làm môn đệ Thầy. Ai yêu con cái hơn Thầy

không xứng làm môn đệ Thầy”.

Những lời này không đi ngược với giới răn thảo kính cha mẹ. Trong thể văn khoa

Page 158: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 158 of 793

đại kiểu sêmít, những lời này chỉ nhắm thiết lập một trật tự ưu tiên trong những lựa

chọn. Những tình cảm gia đình, dù chính đáng, không thể kìm hãm, càng không

thể ngăn chặn những môn đệ bước theo Đức Giêsu. Những mối dây liên hệ thiêng

liêng này chỉ là tương đối so với mối liên hệ tuyệt đối: gắn bó vô điều kiện vào bản

thân Đức Giêsu.

Ở đoạn văn trước đó, cũng đậm đặc chất sêmít, Đức Giêsu đã nói không úp mở cho

những ai muốn theo Người biết những chọn lựa đau đớn mà họ sẽ phải trải

qua: “Thầy đến để tách lìa con trai khỏi cha, con gái khỏi mẹ, con dâu khỏi mẹ

chồng, người trong một nhà sẽ chống đối nhau”. Claude Tassin gợi ý: “Hãy nghĩ

tới những người ngoại đạo mới trở lại, từ chối không thờ lạy thần của gia đình vì

đức tin Kitô hữu... Giữa “ngôi nhà” của Thiên Chúa (câu 25) và “ngôi nhà của

riêng mình”, người môn đệ luôn luôn bị đẩy vào chỗ phải lựa chọn giữa “nhà” của

Thiên Chúa và “nhà của riêng mình”.

. Đức Giêsu sẽ đi xa hơn nữa: Người mời gọi môn đệ yêu mến Người hơn chính

bản thân họ, hơn cả mạng sống của họ! Và vì người môn đệ đã chọn chia sẻ vận

mệnh với Người, Đức Messia chọn đóng đinh, họ sẽ không ngại ngùng vác lấy

“thập giá bản thân” mà “theo Người”.

Nếu ta thường cho rằng kiểu nói “vác thánh giá” thuộc về một ngôn ngữ ước lệ thì

các độc giả của Mt không nghĩ thế, vì họ phải sống trong một hoàn cảnh bắt bớ, đe

doạ, nơi cái chết trên thập giá xảy ra rất thường và là hình khổ tàn bạo, nhục nhã

hơn hết, hình khổ dành cho nô lệ.

Thế nên ai chọn nối bước Đức Giêsu chắc chắn rồi sẽ, như Thầy mình, gặp phải

hiểu lầm, thù ghét, và cả bắt bớ nữa.

2. Đón tiếp các môn đệ Đức Kitô.

- Với 4 câu, phần thứ hai trở lại đề tài “ĐÓN TIẾP” môn đệ Đức Kitô.

. Trước hết để xác định sự duy nhất giữa Đấng sai đi và người được sai đi: “Ai tiếp

đón các con là tiếp đón Thầy; ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.

. Sau đó, để phân biệt chi tiết sự đón tiếp theo 3 mức độ giảm dầm một cách nghịch

lý: các “tiên tri”, những “người công chính”, những “kẻ bé mọn”, và long trọng xác

nhận họ có tư cách xứng đáng là sứ giả của Phúc Âm.

Page 159: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 159 of 793

- Các “tiên tri” hiển nhiên là những Kitô hữu. Họ đã thi hành một tác vụ được chấp

nhận trong Giáo Hội sơ khai.

- Những “người công chính” có lẽ là những thành phần được kính trọng trong cộng

đoàn Kitô hữu.

- Còn những kẻ “bé mọn” là các môn đệ, họ chẳng làm gì hơn là “tin” vào Đức

Giêsu. Họ cũng đáng được trân trọng và yêu mến đặc biệt.

J. Perron ghi nhận: “Không ý nghĩa sao, khi “diễn từ tông đồ” này khởi đầu như

chỉ nói riêng với nhóm 12, tách họ riêng ra, trao cho họ trách nhiệm và tư cách

người được sai đi của Đức Kitô, lại kết thúc bằng trao ban cho cả những người bé

nhỏ nhất sự cao trọng và trách nhiệm y như thế?”.

III. BÀI ĐỌC THÊM:

1. (Mgr. L. Daloz, Le Règne descieux s'est approché DDB).

Đức Giêsu không chỉ đồng hoá với các tông đồ mà Người sai đi loan báo Nước

Thiên Chúa. Người còn đồng hoá với mỗi một môn đệ, nhất là với những người bé

nhỏ nhất. Người sẽ nói: “Ai vì danh Thầy mà đón tiếp một trẻ nhỏ chính là đón

tiếp chính Thầy” (18,5). Đặc biệt, Người mời gọi ta nhận biết Người trong những

kẻ túng cùng, khốn khổ: “Quả thực, Thầy bảo anh em, mỗi lần anh em làm như thế

cho một trong những kẻ bé mọn này, là anh em làm cho chính Thầy” (25,40). Hôm

nay, ngay khi nói với các tông đồ: “Ai tiếp đón anh em là tiếp đón Thầy”. Người

nói tiếp và cho biết Người gắn bó biết bao với từng người: cho một tiên tri vì họ là

tiên tri, cho người công chính vì họ là người công chính, cho kẻ bé mọn nhất vì họ

là môn đệ. Ai đón tiếp họ, Người hứa sẽ ban phần thưởng. Khi đón tiếp họ, cũng là

chọn đứng về phía Người. Giữa Đức Giêsu và các môn đệ có một dây hiệp thông

sâu xa. Đôi khi ta nói về “bí tích huynh đệ”. Các bí tích, trước hết là bí tích Rửa

tội, không biến anh em ta, một cách nào đó, thành những “bí tích” của Đức Giêsu

Kitô mà họ đã được ghi dấu đó sao? Cái nhìn đức tin phải giúp ta nhận biết Đức

Giêsu hiện diện trong anh em ta. Mỗi người chúng ta được sai đến với con người

để cho họ biết Đức Giêsu đã đến gần...”.

2. Điều bình thường nhất trở thành nơi diễn ra lắm bất ngờ.

Page 160: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 160 of 793

Yêu thương, tiếp đón là những từ ngữ thuộc về ngôn từ và phong tục của Nước

Trời. Cái bình thường, cái thường ngày trở thành ân sủng, khả năng khám phá ra

niềm vui Nước Trời. Điều bình thương nhất như cho một ly nước uống, bỗng trở

thành nơi diễn ra sự bất ngờ, mạc khải. Có lẽ Thiên Chúa muốn thời gian nghỉ hè

sắp tới sẽ giúp ta trở nên biết quan tâm tới người khác, tới Đấng khác. Như thế,

chúng ta sẽ trở thành những con người của niềm tin, những tín hữu.

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN

KINH TẠ ƠN CỦA ĐỨC GIÊSU

(Mt 11,25-30)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

+ Trong một bối cảnh đối nghịch và thất bại hiển nhiên sau những chỉ dẫn làm nòng

cốt cho sứ mạng Kitô hữu (ở Chúa nhật 11, 12 và 13), ta chờ đợi được thấy 12 môn đệ

lên đường sứ mạng. Nhưng hôm nay, ta gặp lại Đức Giêsu giữa bộn bề hoạt động

truyền giáo. Mt viết: “Dạy bảo 12 môn đệ rồi, Đức Giêsu lên đường dạy dỗ và rao

giảng tại các thành thị trong nước” (11,1). Trong hoạt động truyền giáo ấy, Người

phải trả lời những chất vấn của Gioan Tiền hô cũng như phải đương đầu với sự cứng

lòng, sự chống đối của các đối thủ và sự bất tín của các thành thị xứ Galilê.

- Đối diện với các sứ giả của gioan Tiền hô. Gioan Tiền hô nhận thấy thái độ của

Đức Giêsu không phù hợp với những lời rao giảng nghiêm khắc của ông, nên từ

trong tù, ông sai người đến hỏi Đức Giêsu: “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay

chúng tôi phải đợi một người khác?”.

Để trả lời họ, Đức Giêsu đưa họ trở lại những lời tiên báo của Isaia: “Hãy về thuật

lại cho Gioan những gì các ngươi đã nghe và đã thấy: người mù nhìn thấy, kẻ què

đi được, kẻ chết sống lại và người nghèo được nghe giảng Tin mừng”. Thời ứng

nghiệm lời tiên tri đã tới. Phải biết nhận định những dấu chỉ loan báo về Nước

Trời. Đức Giêsu nói với Gioan: “Phúc cho ai không vấp phạm vì Ta”.

- Khi “những sứ giả của Gioan đi rồi”, Đức Giêsu tiếp tục liên hệ sứ mạng của

Page 161: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 161 of 793

Gioan với sứ mạng của Ngài và tố cáo những ai không đón tiếp sứ mạng của các

Ngài. Vạch trần ý đồ xấu xa của các đối thủ, Đức Giêsu so sánh họ với đám trẻ con

hư đốn muốn chơi trò đám tang khi ta đề nghị chúng chơi trò đám cưới, và đòi chơi

trò đám cưới khi ta đề nghị chúng chơi trò đám tang.

- Vì thái độ bất tín của miền Galilê quê hương Ngài dù họ đã thấy biết bao phép lạ

Người làm sau cùng Ngài đã phải thốt lên những lời đau đớn y hệt các tiên tri trong

Cựu Ước.

1. Kinh tạ ơn của Đức Giêsu.

Vậy mà Mt đã đặt lời kinh nguyện lạ lùng của Đức Giêsu vào trong cái bối cảnh

chống đối và thất bại hiển nhiên của sứ vụ Galilê ấy. Lời kinh mà trong Phúc Âm

Luca 10,21-22, ta gặp thấy trong sứ mạng của các môn đệ.

- Một lời cầu nguyện mang âm hưởng rất Do Thái, trong đó Đức Giêsu ngỏ lời với

“Chúa trời đất”.

- Một lời cầu nguyện mà tiếp theo đó, Đức Giêsu, trong tương quan với Đấng mà

Ngài gọi là “Cha”, đã tự nhận mình là “Con": một danh hiệu bất ngờ qua đó hiển lộ

mối liên hệ duy nhất nối kết các Ngài: “Cha Ta đã trao cho Ta mọi sự; không ai

biết Con trừ ra Cha; cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và người mà Con muốn

mạc khải cho”.

- Một lời cầu nguyện còn vang âm lời phán ra từ đám mây, khi Đức Giêsu chịu

phép rửa ở sông Giođan “Đây là Con Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người”.

Bây giờ Đức Giêsu cầu nguyện: “Điều Cha đã giấu những bậc khôn ngoan thông

thái, Cha lại mạc khải cho những kẻ bé nhỏ. Vâng, lạy Cha, Cha đã muốn như vậy

vì lòng nhân lành của Cha”. Cha cũng dùng tình yêu thương ấy ấp ủ Đức Giêsu,

Con rất yêu dấu, Tôi tớ của Người, và những kẻ bé nhỏ sẽ nhận biết Cha trong

cảnh nghèo hèn của họ.

- Một kinh nguyện tạ ơn, một tiếng reo vui, một lời tuyên xưng đức tin, một "bài ca

tán tụng”.

Tại sao lại tạ ơn? Vào đúng lúc khó khăn này? Không phải vì Ngài đã thất bại đối

với những bậc khôn ngoan thông thái, những kẻ cho rằng họ nắm giữ đặc quyền

hiểu biết, nhưng vì sự đón nhận mà đám đông những “người bé nhỏ”, những kẻ

Page 162: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 162 of 793

khiêm nhường, những người có tâm hồn nghèo khó, dành cho Người. Những người

ấy đã nhận ra nơi Người mầu nhiệm Thiên Chúa Cứu Độ, bí mật tình yêu của

Người đối với nhân loại. Họ đã nhận biết nơi Người Thiên Chúa tối cao đã tỏ ra

gần gũi, Thiên Chúa vĩ đại đã tỏ ra ngang hàng với những kẻ bé nhỏ.

Cl. Tassin ghi nhận: “Lời kinh này phản ánh đúng sự lượng giá của Đức Giêsu về

sứ mạng của Người. Lời kinh cũng cho ta mẫu mực của mọi lời kinh tông đồ, lời

kinh, biết nhìn lại những thành công và những thất bại, để khám phá ra ý định của

Thiên Chúa với niềm hạnh phúc.

Trong lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu, những người bé nhỏ khám phá ra Thiên

Chúa là một người Cha. Họ hiểu rằng giữa Thiên Chúa và con người ấy có một sự

hỗ tương toàn vẹn, rằng Đức Giêsu muốn mạc khải Thiên Chúa và rằng, trong sứ

mạng của Người, Thiên Chúa tỏ mình ra trong một ngôi vị.

2. ... và lời mời gọi trở nên môn đệ Người.

Đối với những người được tỏ cho biết mối liên hệ duy nhất nối kết Người với Chúa

Cha, Đức Giêsu kêu gọi hãy trở nên môn đệ của Người. Để qua Người đi sâu vào

sự hiểu biết trừu tượng, nhưng trong một liên hệ sống động giữa các ngôi vị.

“Gánh” mà Người gọi ra ở đây có lẽ là gánh của thói duy lề luật tỉ mỉ. Người là

Đấng đến không phải để phá huỷ, nhưng"hoàn thành”, Người “chống lại thói tục

chính yếu của tôn giáo thời ấy là áp đặt một kỷ luật khắt khe trên con người mà

không thông truyền cho họ niềm vui ơn cứu độ”. Người đề nghị một sự công chính

mới. Một sự công chính đòi hỏi hơn nhưng cũng nhẹ nhàng hơn, vì đó là sự gắn bó

với cá nhân của Người, Đấng khai mở ra tình yêu của Chúa Cha. Một sự công

chính mà bản thân Người rất “nhân lành và khiêm nhường trong lòng” đến hoàn tất

trong những ai gắn bó với Lời Người.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một lời nguyện không tách rời những câu Phúc Âm ở đoạn trước. (L.

Monloubou, Evangile de Matthieu, Salvator).

Lời cầu nguyện của Đức Giêsu được trích dẫn ở đây không tách rời những câu

Page 163: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 163 of 793

Phúc Âm ở đoạn trước. Vì quen chia cắt chương này, ta hay coi thường mối liên hệ

chặt chẽ nối kết Lời của Đức Giêsu với sự thất bại khi Người rao giảng tại Galilê.

Thất bại này giải thích tại sao Đức Giêsu kết án những thành thị bất tín.

Điểm lý thú của lời kinh nguyện của Đức Giêsu là, sau khi cảm nhận sự thất bại

trong chuyến đi vòng quanh Galilê, Đức Giêsu “chúc tụng” Chúa Cha.

Trong Cựu Ước không thiếu gì những bản văn miêu tả phản ứng hiếu chiến rất

nhân loại của các ngôn sứ. Sau khi bị tổn thương vì gặp thất bại, họ qui trách

nhiệm cho Thiên Chúa về những thất bại đó. Bài tự thuật của Giêrêmia tường thuật

lại mối thất vọng nặng chất người - trừ Đức Giêsu ai dám kết án một sự thất vọng

như thế? - của vị ngôn sứ bất hạnh, bị các thính giả mà ngài kết án vây hãm tứ bề.

Những câu nói của một vị ngôn sứ tuyệt vọng vì thất bại, muốn nghi ngờ Thiên

Chúa đã được Giêrêmia thuật lại (15,15-18 hoặc 15,19-21) có thể dùng trong bài

đọc 1; những lời ấy cho thấy sự yếu đuối của tín hữu, và của chính vị ngôn sứ đã

muốn nghi ngờ Thiên Chúa, chúng cho thấy sức mạnh vô song của Đức Giêsu, vì,

thay vì phản loạn, nghi ngờ Ngài đã “chúc tụng” Ngài nói “Vâng, lạy Cha, đó là ý

định của Cha”.

Đức Giêsu chúc tụng. Chúc tụng phát xuất từ sự ngưỡng mộ. Ta chúc tụng vì

ngưỡng mộ một tác phẩm, một nhân vật có những dấu hiệu của sự hoàn hảo, toàn

bích. Như thế Đức Giêsu nghĩ rằng kết quả của chuyến rao giảng tại Galilê, tuy bề

ngoài có vẻ bi quan, vẫn có cái gì tích cực. Để thẩm định sự vật như thế, phải vượt

qua những lý do tự nhiên. Vì tiếng kêu thán phục thốt lên trong lời chúc tụng không

chỉ phát xuất do sự vật mà ta nhìn ngắm, ngưỡng mộ. tiếng kêu ấy phát xuất từ việc

đối chiếu với Thiên Chúa. Một ... ngất ngây phát sinh khi ta thoáng thấy Thiên

Chúa; tình trạng đó là kết quả của một hành vi của Thiên Chúa, như một tác phẩm

thần linh. Vậy ta ngưỡng mộ Thiên Chúa hơn là tác phẩm của Người. Và ta chúc

tụng.

Đức Giêsu chúc tụng Thiên Chúa vì, tuy không quên trách nhiệm đối với những kẻ

bất tín trong thất bại của Ngài (sự kết án những thành thị minh chứng điều đó)

Ngài đã nhận ra một mầu nhiệm thần linh; Ngài biết rằng Thiên Chúa có mặt trong

tấn kịch. Nó đã hầu như phá huỷ nỗ lực rao giảng Phúc Âm của Ngài. Ngài ngưỡng

mộ sự hiện diện này, công trình của Thiên Chúa này.

Page 164: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 164 of 793

Chính Thiên Chúa đã che mắt những kẻ bất tín, cùng chính Thiên Chúa mạc khải

cho “những ai đơn sơ": vì tất cả những điều đó, Ngài phải được chúc tụng. Ngài tỏ

ra là một Thiên Chúa hiện diện còn hơn cả hiện diện: một Thiên Chúa “là Cha”

Đức Giêsu nói: “Lạy Cha, Con chúc tụng Cha”.

2. Đức Giêsu, sự mạc khải của Chúa Cha cho những kẻ bé nhỏ. (Mgr. L. Daloz,

Le Règne des cieux s'est approché, DDB).

Lời nguyện của Đức Giêsu: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con chúc tụng Cha, vì Cha

đã giấu không cho những người khôn ngoan thông thái biết, nhưng Cha đã mạc

khải cho những người hèn mọn...”.Không có ý nói Thiên Chúa phân biệt đối xử;

Đức Giêsu không tuyên bố cửa Nước Trời vĩnh viễn khép chặt đối với một vài loại

người. Nhưng mỗi người chúng ta đều bị đe doạ vì thói tự mãn, kiêu căng về kiến

thức, về sự khôn ngoan phàm trần... Để đón nhận Thiên Chúa và ơn cứu độ, con

người phải diệt trừ thói tự mãn. Đó không phải là hạ mình. Ngược lại, đó là sự cao

cả của con người: năng lực của họ mở ra vô biên và do đó đạt đến viên mãn. Vì thế

Đức Giêsu có thể ca ngợi Chúa Cha đã ban cho con người được đi vào mầu nhiệm

của Ngài: “Con chúc tụng Cha... vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn”. Đó

không phải là một lựa chọn cứng ngắc, nhưng là sự quan tâm yêu thương của

Ngài. “Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha”.

Điều mà Chúa Cha che giấu những người khôn ngoan thông thái, nhưng mạc khải

cho những kẻ bé mọn, đó là mầu nhiệm Thiên Chúa, đời sống thân mật của Thiên

Chúa. Thiên Chúa Tình Yêu tỏ mình ra trong mầu nhiệm đời sống của Ngài, mầu

nhiệm sự thân mật của Ngài, là Thiên Chúa Ba Ngôi:“Tất cả đã được ban cho Ta

từ Cha. Không ai biết Con trừ ra Cha, cũng không ai biết Cha trừ ra Con và

những người mà Con muốn mạc khải cho”. Vì đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa,

của tình yêu là sức sống Thiên Chúa mà Ngài muốn ta chia sẻ, sự khôn ngoan

thông thái loài phàm trần chúng ta không tài nào hiểu được. Ta không thể phán

đoán Thiên Chúa theo chuẩn mực nhân loại. Ta không thể tiến vào mối thân mật

thâm sâu với Thiên Chúa bằng những nỗ lực hay bằng lý luận của loài người. Ta

chỉ có thể mấp mé ở ngưỡng cửa nơi lý trí còn có thể phiêu lưu, nơi lòng muốn có

thể vươn tới nhưng không bao giờ đạt được đối tượng. Các triết thuyết lý luận về

Page 165: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 165 of 793

Thiên Chúa, các nhà thần bí hướng dẫn cuộc tìm kiếm Thiên Chúa. Nhưng sau

cùng Thiên Chúa vẫn là “Đấng vượt trên tất cả”. Ta chỉ nhận biết Ngài nếu để Ngài

dạy dỗ. Ta chỉ gặp được Ngài nếu để Ngài dẫn ta đi. “Không ai biết được Chúa

Cha trừ ra Con và những ai mà Con muốn mạc khải cho...”. Đức Giêsu là con

đường duy nhất. Ngài là Con Thiên Chúa làm người để nói lời Thiên Chúa bằng

ngôn ngữ loài người và để tỏ ra tình yêu Thiên Chúa trong cử chỉ của con người...

Ngài đã trở nên anh em của ta, để dẫn đưa ta về với Cha qua những nẻo đường

quanh co của hiện tồn nhân loại. Mắt ta ngây ngất chiêm ngưỡng nơi Ngài một sự

khôn ngoan và một tình yêu đích thực. Tim ta bốc lửa vì lời Ngài trao ban cho ta bí

mật của bụi gai cháy đỏ. Ta chỉ biết được Chúa Cha và Chúa Con nhờ thờ lạy,

chiêm ngắm trong ngọn lửa của Thánh Thần.

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN

NGƯỜI GIEO GIỐNG

(Mt 13,1-23)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Hiệu quả của Hạt giống Lời Chúa

Ta đã kết thúc “bài diễn từ sai đi” bằng kinh nguyện truyền giáo của Đức Giêsu.

Một lời nguyện tạ ơn, trái ngược hẳn với sự tiếp đón hờ hững lời Người giảng dạy

tại Galilê.

Với chương 13, ta lại gặp nhau trong một đoạn mới của Phúc Âm thứ nhất (12,22;

16,20) mà sợi chỉ đỏ là căn tính thực sự của Đức Giêsu. Căn tính ấy đạt tới cao điểm

trong lời tuyên xưng của Phêrô ở chương 16,16.

- Trong lúc các luật sĩ và biệt phái không ngừng lún sâu vào con đường mù quáng.

Họ tuyên bố:“Người này trừ quỉ nhân nhân Belzéboul, tướng quỉ”.

- Những tâm hồn “bé nhỏ” lại mở rộng đón tiếp mầu nhiệm bản thân và sứ vụ của

Ngài. Họ tự hỏi:“Phải chăng Người này là con vua Đavit?”.

Trong bối cảnh này, Mt đặt bài diễn từ thứ ba của Đức Giêsu, bài “diễn từ bằng dụ

Page 166: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 166 of 793

ngôn": một tập họp bảy dụ ngôn và bốn là của riêng ngài (dụ ngôn cỏ lùng, viên

ngọc và lưới cá). Trong các dụ ngôn, Đức Giêsu biểu dương một “tài năng không

ai bắt chước được, một người kể chuyện độc đáo” như J. Potin nhận định. “Dụ

ngôn kích thích óc tò mò, nắm bắt thực tại của cuộc sống hằng ngày, tách ra một

mảng, dàn dựng thành cảnh để hướng dẫn thính giả về một thực tại vô hình, phụ

thuộc vào điều mắt thấy tai nghe hằng ngày”.

Ngồi trên thuyền, Đức Giêsu thấy một đám đông mênh mông chen chúc nhau trên

bờ hồ. Ngài bắt đầu giảng dụ ngôn người gieo giống. Một dụ ngôn nói với những

người thất vọng vì kết quả ít ỏi của lời Người giảng dạy, nói với các môn đệ vì họ

có cảm tưởng rằng Lời Người chỉ gặp thuần thất bại. Một dụ ngôn của niềm hy

vọng, rất hiện thực, vì như J. Dupont viết: “Những thất bại ấy, ngày nay đâu thiếu,

cũng không thiếu những Kitô hữu chán nản”.

Đức Giêsu muốn thông truyền niềm tin không gì lay chuyển được của Người.

Được Đức Chúa Cha sai, Người đã đến khai mạc Nước Thiên Chúa: “Này người

gieo giống đi gieo”. Và, bất chấp những khó khăn, chậm chạp, thất bại, mùa gặt

cũng sẽ tới. Dường như Thiên Chúa gieo thuần trong thất bại! Nhưng từ những

khởi đầu ít hứa hẹn ấy, sẽ bừng lên một mùa thu hoạch vượt quá mọi niềm hy

vọng: huê lợi kỳ diệu của hạt giống rơi trên “đất tốt”, sẽ đền bù rộng rãi những thất

bại.

J. Potin nói tiếp: “Đức Giêsu không phải không biết đến hoàn cảnh phức tạp của con

người trong đó Thiên Chúa muốn gieo mầm mống Nước Trời. Cách thế gieo hạt ở

Palestine đã cho Ngài cơ hội giải thích Nước Trời. Người ta gieo trước khi cày

ruộng. Người qua kẻ lại băng ngang làm đất chai lì, không cho hạt giống mọc lên.

Đất không mầu mỡ hoài hoài. Đá trồi, gai mọc bóp nghẹt cây lúa trước khi nó kịp

nẩy nở. Nhưng dù huê lợi không đồng đều, đất mầu mỡ vẫn có. Người gieo, tức

Thiên Chúa, ước lượng rằng hạt giống có mất mát, mùa gặt vẫn bội thu. Đức Giêsu

khẳng định Nước Thiên Chúa sẽ đạt đến viên mãn dù có những chướng ngại. Đến

mùa gặt, Thiên Chúa sẽ có lý do để mừng vui. Trong viễn tượng này, ta cảm thấy

Đức Giêsu reo lên vui mừng. Ta đoán được điều đó trong các kết quả tăng dần: 30,

60, 100 cho một hạt! Hành động của Thiên Chúa không thể dẫn đến thất bại. Hành

động ấy có hiệu quả, như “Lời của Người”.

Page 167: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 167 of 793

2. Những thửa đất khác nhau:

Tự thân dụ ngôn, dụ ngôn của niềm hy vọng, tập trung vào Hạt giống - Lời Chúa và

hiệu quả của nó. Việc giải thích dụ ngôn cho cộng đoàn ở các câu 10 và tiếp theo lại

nhấn mạnh đến tính chất khác biệt của các thửa đất và phẩm chất đón nhận của chúng.

Tin vào hiệu quả của Lời Chúa không được làm quên đi trách nhiệm của những kẻ

nghe lời: Kết quả cụ thể của việc gieo hạt tuỳ thuộc vào thái độ đón nhận của họ. J.

Potin kết luận: “Giáo Hội đã, nhân dụ ngôn này, tố cáo những thiếu sót tinh thần ngăn

cản sự tiến bộ của đời sống Kitô hữu... Ở mỗi thửa đất, ta dễ dàng thấy những thái độ

mà các nhà giảng thuyết tố cáo: sa chước cám dỗ của Satan, nhất là trong lúc bị bắt

bớ, sự hời hợt của đức tin, gắn bó với của cải vật chất.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Gieo Lời Chúa với lòng can đảm và hào phóng. (Mgr. L. Daloz, Le Règne des

cieux s'est approché, DDB).

Ta có thể rút ra được một bài học nữa từ dụ ngôn người gieo giống. Thái độ của

người có trách nhiệm loan báo Lời Chúa. Đức Giêsu cảnh báo họ trước một cám

dỗ: chỉ lo phân tích đất đai, đoán xét lòng người và hoàn cảnh, chuẩn bị sao cho đất

sinh hoa kết trái. Vì thế, họ có khuynh hướng dành hạt giống cho thửa đất tốt, loại

trừ những thửa đất xem ra không xứng đáng hoặc không có khả năng đón nhận Lời

Chúa... Sau cùng dụ ngôn nói rằng chính hạt giống bộc lộ phẩm chất của đất đai.

Hạt giống không chỉ dành riêng cho đất tốt, cho những người lành, cho những

người tốt, trong những hoàn cảnh rõ ràng, sau khi các vấn đề về quân bình, công

bình, phát triển, lương thiện, luân lý... đã được giải quyết. Ta vẫn thường bị cám

dỗ: “Làm thế có ích gì?” “Với những người này, trong hoàn cảnh ấy, ta chẳng có gì

để làm”. Không, phải tung gieo Lời Chúa với lòng can đảm và sự hào phóng.

Chính Thiên Chúa chứ không phải ta, sẽ thăm dò các tâm hồn. Ta vẫn thường ngạc

nhiên: Lời Chúa bộc lộ đáy lòng thầm kín của con người. Những người thu thuế và

gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các thượng tế và các tiến sĩ luật.

Page 168: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 168 of 793

2. Người gieo giống kỳ lạ, vừa là người gieo, vừa là người bị gieo. (H. Denis,

100 mots pour diu la foi, DDB)

Dụ ngôn đưa vào cuộc một Thiên Chúa còn có nhiều điều để nói với ta, dù đã có

nhiều bình luận, giải thích, để ta bắt đầu bằng những bình luận, giải thích của chính

Phúc Âm.

Quả thực người ta có khuynh hướng lái dụ ngôn ra khỏi ý nghĩa quan trọng nhất

khi biến nó thành, không phải dụ ngôn Người gieo giống nữa, nhưng là dụ ngôn về

chất đất. Điều đó hợp pháp vì đó là một lối đọc do tác giả Phúc Âm đề nghị, một

lối đọc theo luân lý, cảnh báo về những thái độ của con người khi đón nhận Lời

Chúa, để Lời Chúa sinh hoa kết quả dồi dào. Hãy nhớ lại lối giải thích và áp dụng

do nhóm “Hành động Công giáo” đề nghị, ứng vào những “cảnh vực đời sống”.

Nhưng ta hãy trở lại với Người gieo giống.

Tôi muốn rút ra từ hình ảnh người gieo giống, mà những con tem Pháp luôn minh

hoạ bằng người phụ nữ,một vài đặc điểm của Thiên Chúa chúng ta.

Trước hết, Thiên Chúa của Đức Giêsu trao ban lời của Ngài có lẽ như một “hơi thở

mong manh”. Nhưng Người đã trao ban. Người không giữ Lời cho riêng mình. Người

cho nó mặc lấy hình hài trong thửa đất của con người.

Kế đó, Thiên Chúa gieo lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện. Cũng cần thêm

rằng, người gieo hào phóng đến độ chẳng cần nhìn chỗ hạt giống rơi: trên đường

đi, trong đá sỏi, trong gai góc, trên đất mỏng..., nghĩa là, gieo khắp nơi. Đương

nhiên có nhiều hạt giống chết đi. Người gieo giống là kẻ đầu tiên thực hành câu nói

thời danh: Ai muốn cứu mạng sống mình sẽ mất, ai liều mạng sống sẽ gặp được sự

sống.

Thực kỳ dị, vì người gieo giống vừa là người gieo, vừa là người bị gieo. Làm sao

quên được rằng Đức Giêsu là hạt giống gieo vào lòng đất? Làm sao tin vào sự

phong nhiêu của Ngài nếu ta từ chối cái chết của Ngài?

Đức Giêsu không chỉ là cánh tay Thiên Chúa tung gieo Lời Hằng Sống. Chính Đức

Giêsu là hạt lúa mì đã chôn vùi vào thửa đất có cả cỏ lùng của ta và tan biến trong

lòng đất, để phục sinh trong muôn ngàn bông lúa.

Chính vì thế mà Mùa gặt đỏ ối dưới ánh mặt trời Phúc Âm sẽ được thu hoạch, khi

Thiên Chúa muốn, vào những kho lẫm của Tình yêu vĩnh cửu.

Page 169: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 169 of 793

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN

DỤ NGÔN HẠT CẢI VÀ CỎ LÙNG,

DỤ NGÔN BỘT VÀ MEN

(Mt 13,24-43)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Theo gương nhẫn nại của Chúa

Chúa nhật trước, chúng ta đã bắt đầu đọc bài giảng thứ ba trong năm bài giảng lớn

của Phúc Âm thánh Matthêu là dụ ngôn Người gieo giống. Hôm nay chúng ta tiếp

tục với ba dụ ngôn khác. Trước tiên là dụ ngôn hạt cải và cỏ lùng, rồi sau là dụ

ngôn bột và men. Cả ba đều tiếp theo sau phần giải thích dụ ngôn người gieo

giống.

- Dụ ngôn hạt cải và cỏ lùng đều mở đầu giống như dụ ngôn người gieo giống: “Nước

Trời thì ví như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình...”. Thế rồi đột nhiên câu

chuyện trở nên bi đát: các đầy tớ sửng sốt khám phá thấy cỏ lùng đã mọc lan khắp cả

ruộng lúa vừa gieo. Họ hỏi ông chủ: “Cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” Ông đáp: “Kẻ thù

đã làm đó”. Họ sẵn sàng đi ra ruộng ngay để nhổ hết thứ cỏ dại làm hư ruộng của chủ.

+ “Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi không?”. Phản ứng tự phát của những

người đầy tớ trong dụ ngôn cũng đúng là phản ứng của những người đã mắt thấy

tai nghe bài giảng của Đức Giêsu, phản ứng của những tín hữu ở mọi thời.

. Đó là phản ứng của thánh Gioan Tẩy Giả, người đã vẽ nên bức tranh gây ấn tượng

về việc Đấng Mêsia sắp đến: “Tay Người cầm nia. Người sẽ rê sạch lúa trong sân:

thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt

đi” (Mt 3,12). Hụt hẫng vì không thấy cách xét xử của Chúa diễn ra y như mình đã

loan báo, nên từ trong ngục tù, Người sai hai môn đệ đến hỏi Chúa rằng: “Thầy có

thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”.

. Đó là phản ứng ngỡ ngàng của tất cả những ai đã nghe lời Đức Giêsu loan

Page 170: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 170 of 793

báo: “Nước Trời đã đến gần”, thế mà họ lại chẳng thấy có gì được phác hoạ giống

như sự xét xử vẫn trông đợi khi Nước này tới.

. Đó là phản ứng tỏ ra thất vọng của mấy môn đệ thân tín của Chúa khi thấy người ta

không lịch sự tiếp đón Thầy mình. Giacôbê và Gioan, hai con ông Dêbêđê rất bực

mình vì thái độ tiêu cực của một thôn làng miền Samari, liền hỏi Chúa: “Thưa Thầy,

Thầy có muốn chúng con khiến lửa trời xuống tiêu diệt họ không?”.

Thực vậy, làm sao tin được rằng những hành động chẳng có gì là vẻ vang của Chúa

Giêsu như chữa lành người bệnh, quan tâm đến các trẻ em và những người hèn

mọn, tiếp xúc gần gũi với những người tội lỗi, mà lại loan báo và thực thi Nước

Chúa một cách hiệu quả đang lúc giờ phút xét xử của Thiên Chúa còn muộn màng,

chưa tỏ hiện và sự ác thì hoành hành và có mặt khắp nơi.

+ Ông chủ bình tĩnh đáp lời những người giúp việc tỏ ra quá mẫn tiệp: “Đừng, cứ

để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt... sợ rằng khi nhặt cỏ lùng, các anh làm bật

luôn rễ lúa”.

Từ mùa gieo - hình ảnh Nước Thiên Chúa đến - đến mùa gặt kèm theo việc đập lúa

- hình ảnh việc xét xử - có một khoảng giữa: Lúc này đang là thời kỳ lúa lớn lên là

thời gian nhẫn nại của Thiên Chúa: nếu Thiên Chúa gớm ghét sự ác, thì Người vẫn

cứ phải yêu thương con người - kẻ tội lỗi cũng như người công chính - và Người

biết rõ tiềm năng lạ lùng của Lời gieo trong lòng họ. Ngày thu hoạch mùa và lựa

lọc sẽ đến vào giờ của Người; ngày đó không thể dự đoán trước. Ông chủ nói với

các gia nhân ông rằng: “Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhặt cỏ lùng trước

đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”.

Là một lời mời gọi sống theo gương nhẫn nại của Thiên Chúa, dụ ngôn này đồng

thời cũng đề nghị ta suy niệm về thời gian của Giáo Hội: đó là thời gian mà tiềm

năng của Lời đang hoạt động, bất chấp mọi trở ngại và chống đối; thời gian chờ

đợi ngày cánh chung, thời gian của niềm hy vọng.

Lời giải thích dụ ngôn Chúa có ý nhắm nói riêng cho các môn đệ khi đã về tới nhà

xem ra xa với bài học về lòng nhẫn nại mà dụ ngôn đã đưa ra. Điểm nhấn mạnh ở

đây không còn nhắm tới sự sống giữa giống tốt và cỏ lùng nữa, mà là sự chọn lựa

cuối cùng; đang khi chờ đợi sự chọn lựa này, thì phải cố gắng sống không như

“con cái ác thần” mà như “những con cái Nước Trời”.

Page 171: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 171 of 793

2. ... trong niềm hy vọng hạt giống sẽ nẩy mầm:

Xen giữa dụ ngôn cỏ lùng và người gieo giống được giảng cho đám đông, mà giải

thích thì dành cho các môn đệ, ta thấy có hai dụ ngôn mới: dụ ngôn hạt cải và dụ

ngôn men trong bột.

Dụ ngôn này cũng như dụ ngôn kia đều nói đến mối tương quan bé/lớn, mà có ý

làm nổi bật sự bất cân xứng khác thường giữa một bên là cái bé nhỏ, khiêm tốn hầu

như vô nghĩa lúc khởi đầu và bên kia là sự bành trướng lạ thường khi tới đích.

- Quả thực, chẳng có tỉ lệ cân xứng chút nào giữa “một hạt nhỏ nhất trong tất cả

các hạt giống” và một cây lớn lên từ hạt đó” vì khi mọc lên thành cây lớn nhất

trong vườn, nó trở thành cây cổ thụ, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được!”.

- Và thật là chẳng cân xứng chút nào giữa một bên là một dúm men hầu như không

trông thấy mà người phụ nữ vùi vào trong bột, và ba đấu bột là dùng để ủ men: từ

ba trở thành 40 lít đủ bảo đảm bữa ăn cho hơn 100 người!

Cũng vậy, để làm cho Nước Chúa đến, Thiên Chúa cũng không xử sự khác người

nông dân khi gieo vào đất một hạt bé nhỏ, hay như người đàn bà vùi một chút men

vào bột. Dù bề ngoài xem quá khiêm tốn, sứ mệnh của Đức Giêsu vẫn cứ khai mào

việc Thiên Chúa nhất định can thiệp vào lịch sử của con người. Vậy thì có lẽ nào mà

phải nghi ngờ về kết quả chung cuộc?

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Chưa nhẫn nại đợi chờ” (A. Nocent, trong “Célébrer Jésus Chirist” số 6, NXB

Đại học, 1977, trang 99-100).

“Sự nhẫn nại đợi chờ này thực là rõ nét trong dụ ngôn cỏ lùng, tâm điểm của Tin

Mừng hôm nay.

Cánh đồng được gieo toàn hạt giống tốt. Con người đã gieo vào trần thế những con

cái Nước Trời. Ban đêm kẻ thù xuất hiện, Satan tới gieo cỏ lùng. Và thế là có cảnh

lẫn lộn trên trần gian, Người lành kẻ dữ cùng chung nhau một mảnh đất. Nếu chỉ

thoáng nhìn, đôi khi khó mà không phê phán Thiên Chúa. Làm sao Chúa lại để

điều ác phát triển như vậy? Những người xấu đôi khi xem ra lại được ưu đãi trong

Page 172: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 172 of 793

đời sống vật chất hơn những kẻ lành. Đó là vấn đề thường nhật mà không phải chỉ

riêng cho những người chân chất. Thiên Chúa để cho như vậy. Và quả thực Thiên

Chúa muốn để cho mọc lên hạt giống Người đã gieo; đó là người con Chúa đã

tuyển chọn, những người Chúa đã ban ơn thánh tẩy, những người mà Thần Khí đã

biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Con của Người. Chúa để cho họ phát triển,

cùng lúc để cho cỏ lùng Người đã không gieo và không thể gieo lớn lên. Nhưng

Người kiên nhẫn đợi chờ. Thế giới phải đi con đường của mình, và Thiên Chúa cứ

để cho họ đi. Người đợi cho đến mùa thu hoạch. Cuộc đời trần gian cứ trà trộn như

vậy, nên tốt hơn ta đừng can thiệp quá sớm kẻo làm chết đi cái gì còn đang sống.

Nhưng Nước Chúa vẫn không ngừng tiến triển như hạt cải như bột lên men. Chúa

đợi chờ cho mọi cái đạt tới độ chín muồi.

Thánh Matthêu khi viết điều này không phải là người không biết đến tình trạng của

cộng đoàn mà ngài trách nhiệm. Ngài thấy cộng đoàn ấy lớn lên bước đầu từ hạt

cải nhỏ tí ti, rồi trở thành cây lớn. Ngài hiểu biết rằng men đang nằm trong bột,

nhưng ngài cũng không thể không biết rằng cỏ lùng lẫn lộn với hạt giống. Chắc

chắn điều đó tạo nên vấn đề cho các tín hữu của ngài, cũng như ngày nay vậy và

vấn đề không chỉ đơn giản là trấn an những nỗi lo âu và hâm nóng lòng tin tưởng

vào Chúa quan phòng. Chứng tỏ cho thấy rằng Nước Chúa vẫn có sức năng động,

mặc dầu có những kẻ thù, mặc dầu có những khiếm khuyết và đồng thời giúp cho

cộng đoàn biết suy nghĩ về trách nhiệm của mình đang khi chờ đợi Ngày hội ngộ,

đấy mới phải là mục tiêu mà thánh sử nhắm tới.

2. “Hạt giống tốt và cỏ lùng lẫn lộn xà ngầu” (Đức Cha L. Daloz trong “Le

règne des cieux s'est apprché” NXB Desclée de Brouuer, trang 200-201).

“Dụ ngôn cỏ lùng cũng là lời mời gọi ta biết nhìn những con người và các biến cố

trong tất cả sự thật, trong sự phức tạp của con người và biến cố. Khi giải thích dụ

ngôn này, Đức Giêsu đối chọi hạt giống là những phần tử của Nước Chúa, với cỏ

lùng là những kẻ thuộc về Ác Thần. Sự phân biệt xem ra đơn giản. Nhưng phân

loại những “người lành”, “kẻ dữ” thực ra có quá dễ dàng như thế không? Chúa

Giêsu phán rằng sẽ chỉ đến mùa gặt thì việc phân biệt lựa chọn (nghĩa là đến ngày

tận thế) mới thực hiện được: “Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập

Page 173: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 173 of 793

trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra

khỏi Nước của Người”. Phải, việc đó sẽ được thực hiện, nhưng chỉ vào ngày tận

thế! Trong thời gian chờ đợi này, hạt giống và cỏ lùng lẫn lộn tứ tung. Ta cứ

nghiệm mà coi: trong những tình huống tuyệt vọng nhất, nơi những con người xem

như tồi tệ nhất, vẫn còn lập loè vài tia sáng. Hơn nữa, trong tình liên đới giữa con

người với nhau, những người bị hãm hại và bị ức hiếp không để mình chịu thua sự

độc ác của những kẻ hành hạ mình, mà lại trở thành con đường hộ phù và cứu độ

cho những kẻ ấy. Đức Giêsu, người đứng đầu các kẻ công chính khi hấp hối trên

thập giá đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho chúng...!”. Nét đẹp của con người,

vẻ cao cả của một tấm lòng, đức tận tuỵ hy sinh của tình yêu thương cho đến tận

cùng cũng biểu lộ cả trong những tình huống tội lỗi hỗn loạn hoàn toàn. Đôi khi

chính ở đó mà những vẻ đẹp kia lại tìm được nét diễn tả thâm thuý nhất... vì sự ác

làm nảy sinh những cử chỉ yêu thương và anh hùng bất ngờ. Phải là phép lạ khi

hình ảnh của Thiên Chúa thường bị biến dạng mà vẫn ẩn vùi trong thâm sâu của

bản thân mỗi người; phải là phép lạ khi tình yêu vẫn le lói như một tia sáng yếu ớt

và kiên cường ngay ở nơi xem ra chỉ có bóng tối; hạt giống nhỏ xíu của Nước Trời

“loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống” mà người ta tưởng chừng nó phải mất

hút, thế mà lại xuyên qua được đá cứng nhất nhờ sức mạnh của nhựa cây! Hạt

giống rất quý giá đó mà Thiên Chúa vốn nhẫn nại không cho phép người ta tạo

nguy cơ loại bỏ nó, chỉ vì vội muốn nhổ ngay đám cỏ dại: “Sợ rằng khi nhặt cỏ

lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa...”.Ta phải học cho biết hy vọng cả khi phải

nguyện vọng như thế nào!; phải có lòng trắc ẩn và xót thương biết bao để biết tôn

trọng tình trạng “hổ lốn” mà ta vốn thích phân loại cho rõ rệt! Ta phải học đức

nhẫn nại của Chúa, một sự nhẫn nại không mệt mỏi cho đến tận thế, học thương

yêu con người, hết mọi người để cho không một ai phải hư mất, học lòng thương

yêu của Chúa Con, Đấng đã mặc lấy xác phàm để các anh em nhân loại của Người

không phải là những nạn nhân của chính lòng độc ác của họ. Đức nhẫn nại của Cha

đâu có biết đến giới hạn? “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt...”. Con

người thật là quý giá, nên phải coi chừng đừng để mất đi một mảnh vụn nào hết!

Thiên Chúa không hề mệt mỏi khi phải kiên nhẫn “cho đến ngày tận thế”.

Page 174: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 174 of 793

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN

DỤ NGÔN KHO BÁU VÀ NGỌC QUÍ,

DỤ NGÔN CHIẾC LƯỚI

(Mt 13,44-52)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Chọn lựa Nước Trời là điều khẩn trương...

Từ hai tuần qua, chúng ta đã khởi sự đọc “Bài giảng bằng dụ ngôn”, với dụ ngôn

người gieo giống. Hôm nay chúng kết thúc với những dụ ngôn kho báu và ngọc

quí, dụ ngôn chiếc lưới và lời kết thúc bài giảng.

- Như một cặp, nên hai dụ ngôn kho báu và ngọc quí đều được xây dựng cách cân

đối. Không muốn ta chú ý đến những sự vật là kho báu, ngọc quí vì cho ta ít giáo

huấn - hai dụ ngôn muốn tập trung chú ý của ta vào thái độ ứng xử của các nhân

vật. Việc họ khám phá ra kho báu, viên ngọc chỉ làm nên điều giả sử đã có, sẽ cho

phép ta hiểu được ngay cách hành xử mà hai người đã chọn.

+ Người thứ nhất là một người làm công nhật, cầy ruộng của một người khác, tình

cờ trong lúc làm ruộng, anh gặp thấy chôn giấu trong đất một kho báu. Một kho

báu mà theo con mắt của anh là vô giá, nên anh liền “đi bán tất cả những gì có mà

mua thửa ruộng ấy”.

+ Người thứ hai là một thương gia buôn bán ngọc quý. Tình cờ trong khi chạy

hàng anh đã tìm được một viên ngọc thượng thặng, liền “bán tất cả những gì mình

có mà mua viên ngọc ấy”.

Cả hai đều không muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai, không muốn để cho vận

may của cuộc đời qua mất, và vì thế họ hành động.

Lời đáp trả cho sứ điệp Tin Mừng về Nước Chúa, như J. Dupont chú giải, có thể

khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh và ơn gọi của mỗi cá nhân; nhưng không làm tất cả

những gì cần thiết để được vào Nước Chúa, không lợi dụng vận may hiếm có đưa

Page 175: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 175 of 793

đến, đó là tỏ ra một thái độ khờ dại không thể tha thứ được. Chẳng có gì là phải trả

giá quá đắt đối với sự thiện có được: lấy tất cả những gì ta có, đem tất cả con người

của mình để đặt cọc cho sự thiện này, đó chính là việc mua bán tuyệt vời. Đã cam

kết trọn vẹn, lẽ nào lại keo kiệt, đắn đo?

Hiểu như vậy, ta mới thấy hai dụ ngôn khó ăn ý với nhau để minh hoạ cho lời rao

giảng ban đầu của Chúa Giêsu: “anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt

4,17) (cf. Assemblées du Seigneur, số 48, trang 20).

2. ... Đang khi đợi chờ ngày Chúa đến:

Tiếp theo là dụ ngôn chiếc lưới, đúng hơn là lưới vét: một loại lưới để rà, hoặc là

được kéo đi nhờ hai thuyền, hoặc được một thuyền đánh cá bố trí, rồi dòng giây dài

vào bờ mà kéo đi.

+ Rất gần gũi với dụ ngôn cỏ lùng và hạt giống tốt, dụ ngôn thứ bảy và cũng là dụ

ngôn cuối cùng này đưa chúng ta gặp lại biển, bờ biển cùng những người ngồi trên

bờ lúc Chúa bắt đầu giảng (Phúc Âm Chúa nhật thứ XV).

J. Dupont giải thích: “Đức Giêsu loan báo việc Nước Chúa đến là điều sắp xảy ra.

Thế nên mọi người biết rằng việc đến này phải bắt đầu bằng một cuộc tẩy rửa lớn

lao... Bởi vậy, người ta chờ đợi xem Đức Giêsu bắt đầu cuộc thanh tẩy: luận phạt

kẻ có tội, qui tụ người công chính chung quanh Người. Nhưng sứ vụ của Đức

Giêsu lại chẳng tương xứng chút nào với sự mong chờ đợi này... Đức Giêsu phải tự

giải thích. Người thực hiện điều này bằng nhiều cách khác nhau: Sứ mệnh của

Người liên can tới những người tội lỗi mà Chúa muốn cho họ được cứu độ (Mt

20,1-15; Lc 15); làm cho giờ xét xử đến trước thời gian, việc đó không thuộc

quyền Người... Thiên Chúa xử sự không khác với các ngư phủ; họ gom tất cả vào

lưới rồi mới tiến hành việc lựa chọn.

Bởi vậy lòng nhân từ yêu thương Đức Giêsu tỏ ra đối với những người tội lỗi

không được là căn cớ gây nên xì-căng-đan: trong viễn ảnh ngày cánh chung khi mà

Thiên Chúa ra tay can thiệp, thì sứ vụ của Đức Giêsu được coi là giai đoạn một,

giai đoạn mà lưới được đầy cá đủ loại. Thời điểm tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ

người công chính hãy còn chưa tới. Nhưng sẽ tới, đó là điều chắc (O.C., trang 22-

23).

Page 176: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 176 of 793

+ Lời giải thích tiếp theo ngay dụ ngôn này rõ ràng có một sự chuyển hướng tầm

nhìn. Trong dụ ngôn, Đức Giêsu có ý cắt nghĩa tình trạng hiện hành là việc trà trộn

người tốt với kẻ xấu. Còn cách giải thích của Phúc Âm thứ nhất thì nhấn mạnh đến

sự trừng phạt sẽ giáng xuống những kẻ có tội vào ngày tận thế, vào giờ sẽ thực hiện

sự lựa chọn. J. Dupont kết luận: “Trong lời cảnh giác nghiêm nhặt này, người ta

nhận thấy mối bận tâm có tính huấn giáo của thánh sử. Ngài lo lắng vì thấy có biết

bao tín hữu mà nơi họ Lời Chúa vẫn trơ trơ không sinh kết quả gì” (O.C. trang 24).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Chỉ có một thực tại đáng kể, chính là Thiên Chúa. (J. Potin, trong “Jésus,

l'histoire vraie” NXB Centurion, 1994, trang 134).

Bằng hai dụ ngôn nhỏ này. Đức Giêsu gợi ý rằng Nước Trời là giá trị tuyệt đối

không thể đem ra so sánh được với cái gì khác. Mọi sự còn lại đều mờ nhạt khi ta

nhận thức được Nước Trời là gì và cao quý thế nào. Nhân vật trong dụ ngôn như bị

thôi miên, bị choáng ngợp vì sự khám phá của mình, từ nay trở đi chỉ có một cái đó

là đáng kể đối với anh mà thôi. Và để cái đáng kể đó trở thành của mình, anh sẵn

sàng rũ bỏ mọi sự. Đức Giêsu chỉ cho thấy chỉ có một thực tại đáng kể chính là

Thiên Chúa, Đấng mà ta phải loại trừ và hy sinh tất cả mọi sự khác ở trần gian này

để mà chiếm lấy”.

2. “Đức tin, trường học ưu tiên và hấp dẫn” (F. Deleclos, trong Preuds et mange

La Parole”, Centurion - Duculot, 1992, trang 68-69).

Vì thế phải nhìn Kitô giáo trong sự thực sâu xa của nó. Không phải là tôn giáo chủ

trương tìm kiếm đau khổ hay cam chịu đau khổ, không phải là tôn giáo sùng bái

những hy sinh và từ bỏ chỉ vì phải từ bỏ, hy sinh. Đức tin mới là trường học được

ưa chuộng nhất và hấp dẫn, là bước dẫn đến kho báu đích thực làm cho cuộc sống

và trọn vẹn cuộc sống được phong phú. Sứ điệp và giáo huấn của Đức Kitô là Tin

Mừng chân lý và hạnh phúc.

Đối diện với kho báu, chúng ta bị dồn vào thế phải chọn lựa và chọn lựa ngay

không trì hoãn: bán đi để có được, từ bỏ để chiếm hữu, khước từ để được tự do.

Chắc chắn là phải khởi sự đi tìm và tìm cho được, bởi lẽ tài sản quý giá vô cùng

Page 177: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 177 of 793

này, viên ngọc vô giá kia được chôn giấu trong đất mà chúng ta vẫn giẫm lên mỗi

ngày. Kho báu và viên ngọc quý ấy hoà trộn vào cái làm nên sinh hoạt đời thường

của ta. Bởi vậy ta có thể đến gần nó mà không biết, xéo lên chúng mà lại vô tình.

Vì thế ta phải biết chú ý đến “những dấu chỉ của thời đại”, những tiếng gọi bí ẩn

vẫn dội lên mỗi ngày và trong mọi trường hợp.

Bị loá mắt nếu không muốn nói là mù quáng bởi ánh sáng của những của cải phù

vân giả dối, chúng ta có nguy cơ bỏ qua “chiếc đồng hồ vàng” và lạc đường khi

đuổi theo những ảo ảnh.

Bí tích Thánh Thể là phút dừng chân đặc biệt trong cuộc săn đuổi tìm kiếm kho

báu. Hãy mượn lời ca của thánh vịnh để hát lên: “Niềm hy vọng của con, chính là

lời Chúa!”. Nhờ để tâm lắng nghe Lời khôn ngoan, lòng ta “bừng cháy”. Việc

khám phá ra tài sản quý giá không xa. Nhưng liệu ta có đủ tin tưởng và lòng tin để

bán đi những gì ta có hầu mua lấy viên ngọc quí hoặc thửa ruộng có kho báu ấy

chăng?”.

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN

VỚI NĂM CÁI BÁNH VÀ HAI CON CÁ,

ĐỨC GIÊSU ĐÃ CHO ĐÁM ĐÔNG ĂN UỐNG THOẢ THUÊ

(Mt 14,13-21)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một cử chỉ là biểu tượng sứ mệnh của Đức Giêsu.

Bốn thánh sử đều tường thuật câu truyện hoá bánh ra nhiều. Cả thảy là sáu lần mà

hai lần trong Matthêu và Máccô trong những bối cảnh khác nhau. Ở đây chúng ta

gặp một trường hợp duy nhất là cùng một biến cố mà có những ngần ấy trình thuật

khác nhau; điều đó đủ nói lên tầm mức quan trọng và vẻ phong phú của biến cố đối

với huấn giáo.

Hôm nay Giáo Hội đề nghị ta suy niệm trình thuật thứ nhất trong hai trình thuật

Page 178: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 178 of 793

của thánh Matthêu.

- Tác giả đã đặt câu truyện vào một bối cảnh bi thảm. Nỗi thất bại đã trải qua trong

“chính quê hương của mình” ở Nagarét (13,53-55) Đức Giêsu lại vừa mới hay tin

Gioan Tẩy Giả bị Hêrôđê ra lệnh chém đầu (14,1-3). Khởi sự một chuyến đi lánh

nạn sẽ dẫn Người từng chặng lần lượt đến miền Césarée Philipphe “Người lánh

khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng, riêng biệt”.

- Không như một bài báo tường thuật biến cố xảy ra, bài trình thuật rất mau chóng

lộ ra - cho ai xem xét kỹ lưỡng - là một bài tích luỹ những vay mượn các mẫu của

Cựu Ước, đồng thời được đọc lại dưới ánh sáng kinh nghiệm bữa ăn Thánh Thể

của các cộng đồng tín hữu đầu tiên.

+ Gặp lại “đám đông” đã đi bộ mà theo Chúa, còn Người thì dùng thuyền tìm nơi

êm ả, thanh vắng, Đức Giêsu “chạnh lòng thương” (đúng chữ là “quặn lòng") họ.

Lúc bắt đầu bài giảng về truyền giáo, Đức Giêsu đã quặn lòng như vậy khi nhìn

thấy đám đông không người chăn dắt (9,36). Người cũng sẽ quặn lòng như thế khi

gặp người mờ ở Giêricô (20,34). Trước mặt đám người đông đúc mà Người trông

thấy khi “ra khỏi thuyền”, Đức Giêsu tỏ mình ở đây là MỤC TỬ ĐÍCH THỰC mà

các ngôn sứ đã loan báo (cf. Ez, 34), là Mục Tử Thiên Chúa sai đến để quy tụ dân

Người và đưa họ đến những đồng cỏ xanh tươi.

F. Prud'homme chú giải: “Người chạnh lòng thương”. Từ ngữ chỉ thứ xúc động của

tình yêu sâu xa, như bản năng, bắt nguồn từ trong tim hay trong “ruột gan” của một

người mẹ; đó không phải chỉ là tình cảm thuần tuý, nhưng là lòng trắc ẩn có sức

tác động. Trong Cựu Ước động từ ấy chỉ tình yêu của Đức Giavê đối với dân

Người, một tình yêu thuộc bản tính của Thiên Chúa...

Truyền thống nguyên thuỷ đã trình bày việc Chúa hoá bánh ra nhiều như một cử

điệu chỉ thoát ra từ lòng trắc ẩn của Đức Giêsu. Trong bài tường thuật của mình,

thánh Máccô dùng Ezechiel 34 để mô tả Đức Giêsu mang những nét của vị Mục tử

đích thực mà dân trông đợi. Thánh Matthêu lại dùng cũng điểm quy chiếu trên ở

9,36 để nói lên ý tưởng là sứ mệnh của các tông đồ có nguồn gốc trong tình yêu

trắc ẩn của Đức Giêsu. Ở đây cũng vậy, cử chỉ xót thương của Đức Giêsu được gợi

nên do tình cảnh của đám đông đang đi tìm kiếm mà chẳng biết, đang “đi theo” mà

đích thực chẳng khám phá ra Đấng Cứu Thế. Cái “đói” đích thực của đám đông

Page 179: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 179 of 793

này là thế đó. Hành động của Đức Giêsu sẽ mang tính biểu tượng cho tất cả sứ

mệnh của Người, và các tông đồ sẽ tham dự chặt chẽ vào sứ mệnh đó.

Những con người nghèo khổ đói khát này, tất cả đều cần được chữa lành và hết

thảy không trừ một ai đều được mời gọi tham dự bàn tiệc” ("Assemblée, du

Seigneur” số 49, trang 24).

Cũng giống như ba tác giả kia, thánh Matthêu nhấn mạnh đến sự bất cân xứng lớn

lao giữa số thực phẩm mang tới: “Năm cái bánh và hai con cá”, và đám đông ăn no

nê: “Chừng năm ngàn người, không kể đàn bà và trẻ em”. Như thế Đức Giêsu được

giới thiệu như vị NGÔN SỨ ĐƯỢC TRÔNG ĐỢI, vượt trên cả chính Élisée người

đã nuôi ăn một trăm người bằng hai mươi cái bánh lúa mạnh (2 Các Vua 4,42-44).

Thời đại mới, thời đại ứng nghiệm những hình ảnh của Giao ước cũ, đã được khai

trương trong con người Đức Giêsu.

+ Cảnh được đặt vào “một chỗ hoang vắng”. Đối với thánh sử Matthêu, đó là một

cách để chào mừng Đức Giêsu là Môsê mới tụ họp dân Chúa tiến vào hoang mạc

(Xh 16,4) rồi dẫn họ tới Đất Hứa thực, nơi đó “mọi người sẽ được nuôi ăn và ăn no

nê” (Nl 6,11; 11,15; 31,20).

+ Sau cùng khi nhấn mạnh đến số thực phẩm quá dồi dào được ban tặng miễn phí,

thánh sử hàm ý chỉ Đức Giêsu là CHỦ BÀN ĂN quy tụ quanh Người những đám

dân tản mác vào dự bàn tiệc của Đấng Cứu thế (Cf. Isaie 55, bài đọc một của Chúa

nhật XVIII thường niên).

2. Một cử chỉ biểu tượng sứ mệnh của Giáo Hội:

Nếu cảnh hoá bánh ra nhiều mạc khải bằng biểu tượng căn tính đích thực và sứ

mệnh của Đức Giêsu, thì cảnh ấy cũng vén lên bức màn về sứ mệnh của các môn

đệ Người phải thực hiện cho tới ngày Người trở lại.

- Vả lại khi đặt cảnh hoá bánh ra nhiều vào lúc “chiều đến”, giống như ở Tiệc Ly

(26,20), thánh Matthêu có vẻ như muốn đúc kết trình thuật của mình để cho nó có

vẻ long trọng hơn, một phong cách phụng vụ hơn, và như thế tập trung hơn những

cái nhìn hướng về những cử chỉ của Đức Giêsu. Những cử chỉ được thánh sử tường

thuật bằng cùng những lời lẽ như những cử chỉ Chúa đã làm trong bữa ăn sau hết

với các môn đệ: “Cầm lấy bánh”, “đọc lời chúc tụng” (hoặc “tạ ơn"), “bẻ ra” và

Page 180: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 180 of 793

“trao cho” (Mt 26,26). Những cử chỉ này chính là những cử chỉ của truyền thống

phụng vụ về nghi lễ “Bẻ bánh” diễn ra trong các buổi họp hội của các tín hữu. Đối

với thánh sử, đó là một cách để trình bày việc hoá bánh ra nhiều như là một báo

hiệu tiệc Thánh Thể sau này.

- Còn về nhiệm vụ dành cho các môn đệ, thánh Matthêu cũng loan báo bằng biểu

tượng thừa tác vụ mà sẽ là chính tác vụ của các ông trong việc cử hành Thánh Thể

vốn được sinh hoạt trong các cộng đồng tín hữu: “Đức Giêsu cầm lấy bánh... bẻ

ra, trao cho các môn đệ. Và môn đệ trao cho đám đông”.

J. Perron giải thích: “Đức Giêsu đã muốn cần đến các tông đồ, và muốn cho các

ông khai trương ngay hôm đó, nhiệm vụ vốn phải là nhiệm vụ của chính các ông.

Thánh Matthêu còn nhấn mạnh ở đây tầm quan trọng và phẩm cách của chức vụ

này khi dùng cũng một động từ “trao cho”, mà chủ từ trước tiên là Chúa Giêsu, rồi

sau là các môn đệ; điều đó hàm ý rằng: có cùng một ơn ban, và ơn đó được trao

qua tay các môn đệ. Phải chăng Đức Giêsu đã muốn như thế, bởi trước đó, Người

vừa mới nói với các ông: “Chính anh em hãy cho họ ăn?” ("Lire La Bible”, số 52,

trang 227).

- Chuyện kể kết thúc ở việc thu gom những “mẩu bánh còn thừa": “mười hai giỏ

đầy”, cũng bằng con số các chi tộc Israel là dấu hiệu nói lên rằng công việc Chúa

làm vượt trên số những người được hưởng ơn ngay tức thì, mà còn lan rộng tới cả

một dân tộc. Là biểu tượng tiêu biểu việc Chúa ban ơn tràn trề, mười hai thúng đầy

này cũng còn là dấu chỉ rằng thứ lương thực này còn mãi cho những ai được mời

gọi tham dự cùng một bữa ăn trong cuộc lữ hành hôm nay của Giáo Hội: mỗi lần

chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể, một cách nào đó, là chúng ta lấy ra ở trong

“mười hai thúng” đã được uỷ thác chiều hôm đó cho mười hai tông đồ.

Như thế, việc hoá bánh ra nhiều, suy niệm về “bánh” của Đức Giêsu, về chính con

người Đức Giêsu, và về sứ mệnh của Người, dưới ngòi bút của thánh sử Matthêu,

trở thành sự chiêm ngắm Giáo Hội kẻ trao bánh, Giáo Hội kẻ trao ban Đức Giêsu

trong khi tiếp tục sứ mệnh của mình trong thế giới.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Page 181: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 181 of 793

1. “Một biến cố biểu tượng nhiều ý nghĩa” (J. Potin, trong “Jésus, L'histoire

vraie”, Centurion, trang 276-277).

“Thực tế mà nói, biến cố ấy có một tầm mức mà những người chứng kiến không thể

lĩnh hội hết mọi chiều kích. Sau này các tín hữu sẽ không chỉ xem đó là kỷ niệm

việc hoá bánh và cá ra nhiều mà thôi. Tất cả mọi chiều kích của ơn cứu độ Đức

Giêsu Kitô mang đến cho toàn thể nhân loại, được diễn tả qua phép lạ này. Người là

Môsê mới. Cũng như Môsê, Người đã dẫn Israel, từ bên kia biển, đi qua sa mạc, để

tìm đất Hứa. Như Môsê, sau lễ mừng Vượt qua đầu tiên đã ban bố Lề Luật cho dân,

thì ở đây, dân chúng cũng đã được nghe Người loan báo Luật mới của Nước Trời.

Dân chúng đông đảo. Thánh Matthêu nói rõ là bốn hoặc năm ngàn người, không kể

đàn bà và con trẻ. Đức Giêsu đã chia họ thành từng nhóm năm mươi hoặc một trăm

cũng như Môsê xưa đã tổ chức nhóm nô lệ chạy trốn này thành một dân tộc chính

cống.

Xưa, để nuôi dân Israel, Thiên Chúa cho họ Manna mỗi ngày. Cũng thế, để nuôi

những kẻ theo Người, Đức Giêsu hoá bánh ra nhiều. Nhưng bánh này không phải

chỉ là đồ ăn nuôi xác mà thôi Đức Giêsu còn loan báo bánh Thánh Thể mà Người

sẽ phân phát cho các môn đệ của Người chiều hôm trước ngày chịu chết và là bánh

các môn đệ đến phiên mình cũng sẽ phân phát cho các tín hữu trong các cộng đồng

tụ họp lại nhân danh Người. Vì thế, hình ảnh chàng trẻ tuổi làm-phép-lạ sẽ mờ nhạt

đi sau con người Đấng Cứu Thế, Đấng mà trong bữa ăn cuối cùng đã phán: “Này

là Mình Thầy bị nộp vì các con”. Không thể gợi nhớ lại cảnh tượng xảy ra ở ven

biển hồ mà lại không nghĩ đến cảnh ở nhà Tiệc Ly. Buổi chiều hôm đó, nhóm

Mười Hai là tất cả Giáo Hội non trẻ. Đám đông hưởng phép lạ lúc ấy há chẳng

phải là hình ảnh loan báo Israel mới mà Thiên Chúa ban cho dư đầy của cải Nước

Trời sao? Thì sách Xuất hành cũng đã tường thuật rồi đó: chiều hôm trước ngày

Sabát, Thiên Chúa đã ban cho dân Người khẩu phần manna gấp đôi, để họ giữ lại

cho ngày hôm sau, vì ngày hôm đó không có manna rơi xuống. Đức Giêsu cũng

vậy, Người đã không đành chỉ làm dịu cơn đói, mà còn ban cho họ lương thực dự

trữ để tiếp tục con đường. Quả thực, sau khi dân chúng ăn no nê, các môn đệ thu

lại các mẩu bánh thừa được mười hai thúng, theo thánh Matthêu (con số biểu tượng

Giáo Hội). Chúa Giêsu quả thật làm no đầy những kẻ thuộc về Người.

Page 182: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 182 of 793

Nhờ việc sử dụng bài tường thuật về việc ra khỏi Ai Cập, và hơn nữa, bài nói về

việc Chúa lập bí tích Thánh Thể mà biến cố hoá bánh ra nhiều được kể lại trong

các Phúc Âm có được một tầm mức biểu tượng nói lên rất nhiều điều, biểu tượng

ấy đã nuôi dưỡng việc rao giảng của Giáo Hội.

2. “Giáo Hội không thể là Giáo Hội mà không chia sẻ tình yêu của Chúa mình

cho quảng đại quần chúng” (Đức Cha L. Daloz, trong “Le Règne des cieux s'est

approché” Desclée de Brouwer, trang 219-220).

Giáo Hội có sứ mệnh biểu lộ và làm cho người ta chia sẻ cho mọi người tình yêu

thương và lòng nhân ái của Thiên Chúa. Điều đó không chỉ giới hạn trong nội bộ

của chính Giáo Hội, mà còn vì Giáo Hội có liên quan với tất cả nhân loại. Giáo Hội

chỉ có thể là một căn nhà mở ra tứ phía, đón gió muôn phương. Các tín hữu là

những người sống liên đới với đồng bào của mình, với những người sống cùng thời

với mình, nên các tín hữu ấy chia sẻ những vấn đề, những niềm vui và những nỗ

lực của họ. Đức Giêsu luôn luôn tiếp đón đám đông là một mẫu gương luôn luôn

hiện thực đối với ta. Ở mọi thời đại, các tín hữu đã dấn thân không biết mệt mỏi để

phục vụ con người; họ phục vụ cách nhưng không, không đòi hỏi được đền đáp,

không bận tâm về vấn đề chủng tộc hay tôn giáo. Thời nay, nhờ những phương tiện

thông tin đại chúng, các nhu cầu của con người được truyền đi mau lẹ và được toàn

cầu biết đến, thì Giáo Hội nhất thiết phải quan tâm đến mọi nỗi thống khổ của con

người, mọi tiếng kêu gọi có tính nhân đạo. Giáo Hội không thể sống khép kín, chỉ

biết lo lắng cho những phần tử của mình. Trong mọi lãnh vực thăng tiến nhân loại,

bênh vực quyền con người, Giáo Hội phải là người có mặt. Giáo Hội không thể là

chính mình, nếu không chia sẻ tình yêu của Chúa mình cho quảng đại quần chúng

mà Người luôn luôn quan tâm”.

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN

NGƯỜI KÉM TIN,

SAO NGƯƠI LẠI NGHI NGỜ?

Page 183: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 183 of 793

(Mt 14,22-33)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Nỗi sợ hãi của các môn đệ cô đơn giữa cơn bão táp.

Đoạn văn tường thuật việc Đức Giêsu đi trên mặt nước, ta đọc thấy cả trong Mt,

Mc (6,45-52 và Ga (6,16-21). Cả ba tác giả đều đặt biến cố này sau phép lạ hoá

bánh ra nhiều.

Tường thuật của Matthêô gồm 4 phần nối kết chặt chẽ với nhau: 1. Tương quan với

việc hoá bánh ra nhiều; 2. Việc Đức Giêsu rút lui lên núi; 3. Việc Đức Giêsu đi

trên mặt nước; 4. Việc Phêrô bước đi trên mặt nước và tuyên xưng đức tin.

1. Tương quan với phép lạ hoá bánh J.Potin coi như tương quan thần học. Trong sa

mạc Sinai, Thiên Chúa đã nuôi dân bằng Manna và đã dẫn dắt họ đi qua Biển Đỏ.

Cũng vậy, Đức Giêsu nuôi dân chúng và bước đi trên biển để dẫn dắt các môn đệ

tới bến bờ bên kia.

("Jésus, l'histoire vraie”, Centurion 1994, trang 257).

Thánh Matthêô thuật lại: “Ngay sau khi đã nuôi dân trong sa mạc, Đức Giêsu bắt

buộc các môn đệ lên thuyền và chèo qua bờ bên kia trước”. Tại sao phải lên

thuyền vội vã và bị bắt buộc như vậy? Cả hai tác giả Matthêô và Maccô đều không

giải đáp câu hỏi này. Trái lại, Gioan cho ta biết: dân chúng quá cuồng nhiệt về

phép lạ hoá bánh, nên muốn ép buộc Ngài làm vua (Ga 6,15). Phải chăng Đức

Giêsu muốn ngừa môn đệ khỏi ô nhiễm bởi cám dỗ về một thành công hão huyền.

2. Sau khi đã giải tán đám đông, Đức Giêsu rút lui lên núi một mình để cầu

nguyện. Núi là khung cảnh của bài giảng Bát Phúc, và cũng là nơi diễn ra biến cố

Hiển Dung (17,1) và cuối cùng là nơi hẹn của Đức Giêsu phục sinh với các môn đệ

ở Galilê (28,16). Đọc qua Thánh Kinh, ta thấy núi là một địa điểm thần học hơn là

một địa điểm địa lý; núi là nơi được chọn để Thiên Chúa tỏ mình ra và để ta gặp gỡ

Thiên Chúa (xem bài đọc I Chúa nhật này), là nơi ưu tiên dành cho việc cầu

nguyện.

Page 184: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 184 of 793

G.Gaide giải thích: Đức Giêsu hướng về Cha của Người. Dự kiến của quần chúng

là một thử thách đối với Đức Giêsu, một cơn cám dỗ lôi kéo về thành công dễ dãi -

cơn cám dỗ số hai (Mt 4,5-7) - là muốn lôi kéo quần chúng theo mình bằng những

hành động kỳ diệu, trong khi Chúa Cha muốn cho Người lôi kéo mọi người lên với

Người bằng việc chịu treo lên thập giá (rồi lên ngự bên hữu Chúa Cha, Ga 12,32).

Trong cơn cám dỗ này, Đức Giêsu hướng về Đấng đã sai phái mình, để hiểu rõ ý

nghĩa sứ mạng của mình ("Assemblee du Seigneur”, trang 25-26).

“Chiều đến” Đức Giêsu ở đó, múc lấy sức mạnh trong cuộc đàm thoại với Cha

Người, sức mạnh để đẩy lui cơn cám dỗ, dụ dỗ Người chiều theo ý kiến cứu chuộc

bằng cách thức loài người. Người “cô đơn” giống như vào một buổi tối hấp hối sau

này, trong khi các môn đệ của Chúa bất lực, thiếp ngủ vì buồn sầu.

3. Đức Giêsu bước đi trên mặt biển. Matthêô thuật tiếp: “Thuyền bị sóng dập vùi

bởi vì gió ngược”. Trong khi Đức Giêsu ở cách xa họ để cầu nguyện, thì con

thuyền của các môn đệ - tượng trưng cho Hội Thánh - phải đương đầu với đêm tối

bão táp.

“Vào canh tư đêm tối, Đức Giêsu đến với họ, bước đi trên mặt biển”. Cuộc đi bộ

trên biển trong đêm tối không chỉ biểu dương một phép lạ suông, xét theo cách

diễn tả của tác giả Tin Mừng, nhưng nó hàm ngụ nhiều ý nghĩa khác:

- Biển đối với người am hiểu Thánh Kinh, tượng trưng cho quyền lực của sự ác;

biển rẽ ra hai bên dưới cây gậy của Môsê, mở một con đường cho Dân Chúa đi về

tự do. Thánh vịnh 77 ca ngợi: “Trên biển cả là đường Chúa đi, khắp nẻo trùng

dương là lối của Chúa”. Đi trên biển, Đức Giêsu tỏ mình ra là Đấng chiến thắng sự

dữ, Người đến để mở cho dân của Giao ước mới lối đi từ sợ hãi qua tin yêu.

- Chính “vào lúc đêm tàn” giống như buổi bình minh của ngày Phục sinh, Đức

Giêsu đến: cách nói điển hình chỉ cuộc hiển linh phục sinh (xem Ga 20). Cuộc tỏ

mình này, thánh ký Tin Mừng trình bày như báo hiệu và như tiến trưng của cuộc

toàn thắng phục sinh của Đức Giêsu đối với biển cả chết chóc.

- Vì “xao xuyến” nên các môn đệ không nhận ra Người. Họ sợ hãi kêu lên: “Ma

kìa”. Lời của Đức Giêsu nói với các môn đệ lúc đó còn hơn là một lời trấn

an: “Hãy vững tin. Đừng sợ. Thầy đây mà”. Đây là một lời mạc khải: Đức Giêsu

Page 185: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 185 of 793

có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Họ không phải sợ hãi. “Thầy đây mà

”. J.Potin đã giải thích: Đàng sau câu nói quả quyết này, các môn đệ được mời gọi

cảm nghiệm câu định nghĩa mà Thiên Chúa đã phán với Môsê về chính mình, khi

Người xuất hiện đột ngột với ông ở núi Sinai: Ta là Ya-vê: Đấng Tự Hữu”.

2. Tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu “Con Thiên Chúa”

4. Và cuối cùng là việc Phêrô đi trên biển, việc này cũng mang ý tượng trưng, cùng

với việc tuyên xưng đức tin.

“Lạy Chúa, nếu thực là Chúa thì xin truyền cho con đi đến với Ngài trên mặt

nước”.

Nơi Maccô, tường thuật chấm dứt lúc Đức Giêsu bước lên thuyền với các môn đệ

và lúc đó sóng gió lắng dịu. Nơi Matthêô tường thuật còn nối dài với cảnh tượng

báo trước thái độ mà Phêrô sẽ xử sự sau này: một buổi chiều kia, sau khi đã tuyên

xưng lòng tin không hề lay chuyển của mình, Phêrô sẽ té nhào cách thảm hại. Ông

còn cần phải gặp gỡ Đấng Phục sinh để bước qua thử thách ngày thứ sáu đau

thương, mà tới được bến bờ lòng tin vào Chúa Phục sinh.

Lúc này Phêrô liều mình bước đi trên mặt nước để đến gặp Đức Giêsu, đó là một

hình ảnh sống động về thân phận của người tín hữu. Bị giằng co bởi một bên là

lòng tin, lòng tin đem ông đến với Chúa, và bên kia là sự nghi ngại, nghi ngại

khiến ông chìm xuống nước. Ông kêu lên: Chúa ơi, cứu con với! Và Đức Giêsu giơ

tay ra để cứu ông.

“Và khi đã lên thuyền, sóng gió lắng dịu”. Lúc này Phêrô đã lên thuyền với Đức Giêsu.

Gió lắng dịu. Mọi người trên thuyền, con thuyền Hội Thánh, đều sấp mình để tung hô lời

tuyên xưng đức tin đầu tiên mà ta thấy được trong sách Tin Mừng: “Thầy thật là Con

Thiên Chúa”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Đi từ mạc khải đến nhận biết” (L.Montoubou, trong "Evangile de Matthieu”,

Salvator trang 198-199).

Page 186: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 186 of 793

Chính vào lúc con thuyền của các tông đồ bị bóng đêm vây kín vào canh tư đêm tối

(khoảng 4 giờ sáng), lúc thuyền bị những đợt sóng lớn nhồi đập dữ dội, bị cản trở

bởi gió ngược, thì chính lúc đó Đức Giêsu đến với họ, bước đi trên mặt biển. Đó là

kiểu nói quen thuộc của Kinh Thánh, Thiên Chúa bước đi trên biển cả. Ta đọc

trong Thánh vịnh 77: Trên biển cả là đường Chúa đi, khắp nẻo trùng dương là lối

của Người, không ai biết được đường lối Chúa”.

Các môn đệ ngạc nhiên, vì họ không nhận ra Đức Giêsu là Đấng vạch lối đi trên

biển cả, họ nghĩ đó là một bóng ma. Họ cần đến câu nói của Chúa: Thầy đây mà!

mới nhận ra Người.

Nhận ra Chúa trong khi tuyên xưng Người là Đấng nào. Thành ngữ “Ta đây” là

một cách chuyển dịch câu: “Ta là Ta: Ya-vê”. Mà câu “Ta đây” nói ở giữa biển cả

là câu nói, theo Matthêô, công bố thần tính. Đây là thuật ngữ mà Thiên Chúa đã tự

mạc khải cho ông Môsê, rồi sau đó cho dân Israel, trong quá trình một cuộc phiêu

lưu lịch sử, ở đó biển đóng một vai trò quan trọng, Thiên Chúa Ya-vê dùng để tỏ ra

quyền lực vô biên của Người.

Nhưng mạc khải này đã không đi sâu vào nội tâm của các môn đệ, như thái độ của

Phêrô chứng tỏ. Ông còn cần cảm nghiệm bản thân và trực tiếp sự phũ phàng của

cơn bão táp, cảm nghiệm sự nguy hiểm mà ông phải đương đầu, sau đó ông mới

tìm được tận thâm sâu con người ông một thái độ sẵn sàng để tin. Ông kêu

lên: “Chúa ơi, xin cứu con!”. Kìa Đức Giêsu được Phêrô kêu bằng danh hiệu “Đức

Chúa” (KURIOS, chuyển ngữ Hy Lạp của danh Chúa YAHVE), có nghĩa là Thiên

Chúa ở gần, Thiên Chúa hiệu năng, Thiên Chúa cứu độ.

Giờ đây bão táp đã chấm dứt, gió đã lắng dịu, các môn đệ mới hiểu rằng Đức

Giêsu là “Con Thiên Chúa”. Trước hết Người là Đấng mà họ tìm đến, bởi vì khi

Người xuất hiện giữa lúc họ gặp nguy nan, Người có dáng vẻ hấp dẫn, nên đã

khiến cho Phêrô kêu lên: “Xin Ngài truyền cho tôi đến với Ngài”.Lúc này, Người

là Đấng mà họ phục lạy và tuyên xưng: “Thầy thật là Con Thiên Chúa”. Những

người ở trong cùng một con thuyền đã có được sự đồng nhất trong đức tin, cùng có

một thái độ trước Đức Giêsu và tuyên xưng cùng một đức tin.

2. Chúng ta cũng giống như các môn đệ trong thuyền. (Mgr Daloz trong cuốn

Page 187: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 187 of 793

“Le Règne de Dieu s'est approché” Desclée de Brouwer, trang 222).

Các môn đệ hoảng sợ khi thấy Đức Giêsu đi trên mặt biển tiến đến với họ, và họ

tưởng Người là ma. Chính họ đã hoạt động với Người để phục vụ dân chúng, thế mà

giờ đây họ không nhận ra Người. Chỉ Đức Giêsu cho người khác thì dễ hơn là nhận

ra Người trong giờ phút gian nan của cuộc sống của chính bản thân ta. Trong những

giờ phút đó, đức tin của ta bị thử thách, đức tin với những bóng tối của nó. Lúc đó

chính Chúa phải tự tìm cách tỏ cho ta biết Người. Khi ta tuyên xưng đức tin, khi ta

chia sẻ hoặc giáo huấn đức tin, khi ta hoạt động rao giảng Tin Mừng, đức tin được ta

coi như một của sỡ hữu yên tĩnh, một hiểu biết êm vui giúp sống và hoạt động.

Nhưng những thời điểm quan trọng nhất, quyết liệt nhất của đức tin thì không êm ả

chút nào: đó là những lúc ta gặp thử thách, như một tai hoạ lớn, một sự đe doạ liên

quan đến mạng sống, đe doạ cho lẽ sống của ta, đe doạ những người thân nhất của

ta, hoặc có thể là một hoàn cảnh hay một ý nghĩ thúc giục ta tự vấn sống để làm gì,

hoặc khi công việc mà ta đang làm gặp thất bại, ta cảm thấy mình yếu đuối, bệnh tật,

tội lỗi vv... Bấy giờ đức tin không còn là của sở hữu yên tĩnh nữa, ta không cảm thấy

sự hiện diện của Thiên Chúa nữa. Ta giống như các môn đệ ở trên thuyền. Cuộc gặp

gỡ với Đức Giêsu có thể gây ngộ nhận, nó khác với điều mà ta tưởng tượng hoặc ta

giảng giải cho người khác. Ta không nhận ra Người nữa, giống như các môn đệ nghĩ

rằng mình thấy ma...

Tuy nhiên, phải chăng những lúc này mới là giờ phút ta có được đức tin tinh tuyền

hơn. Phải chăng đến gần Thiên Chúa thường làm ta mất phương hướng, chẳng là

chuyện thường tình sao? Người là Đấng khác, Hoàn Toàn Khác, làm sao ta có thể

nhận biết Người, nếu Người không tỏ mình cho ta? Những giờ phút ta bị lạc hướng

bởi sự hiện diện mầu nhiệm của Chúa, chính là những thời điểm nền tảng cho đức

tin. Đó là lúc Chúa nói với trái tim ta, là lúc ta nhớ đến một trong những lời của

Chúa để ta đoán biết Người ở đó: Hãy an tâm, Thầy đây mà. Đừng sợ!

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN

Page 188: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 188 of 793

ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ CANAAN

(Mt 15,21-28)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một cử chỉ tượng trưng xảy ra ở ngoài biên giới...

Đám đông dân chúng theo Chúa trong hoang địa Đức Giêsu đã nhân 5 ổ bánh và 2

con cái lên nhiều đến dư dật (Chúa nhật thứ 18). Rồi Người bắt buộc các môn đệ

lên thuyền và chèo sang bờ bên kia trước. Trong khi đó Người rút lui lên núi cầu

nguyện một mình. Rồi sau đó Người đã đến nhập bọn với họ, bằng cách đi trên mặt

biển, lúc thuyền của họ đang bị sóng gió dập vùi (Chúa nhận 19).

Giờ đây, các biệt phái và ký lục đến từ Giêrusalem chất vấn Người về chuyện các

môn đệ Chúa không giữ luật thanh sạch, phá tục lệ của tổ tiên. Đức Giêsu đặt lại

các lề thói của tổ tiên vào đúng chỗ, nghĩa là các tục lệ đó phải phục vụ các giới

răn của Thiên Chúa. Đức Giêsu quả quyết rằng sự thanh sạch của một người không

lệ thuộc vào những thực hành, cho dù nó hợp pháp và theo truyền thống đến đâu

chăng nữa, nhưng chỉ lệ thuộc vào hành động, phản ảnh nội tâm sâu xa nhất của

người đó, phản ảnh con tim của họ. Điều đó dẫn đến việc gặp gỡ người đàn bà

Canaan ngoại giáo.

Sau cuộc tranh luận về chuyện “sạch” và “dơ”, Đức Giêsu lui về miền Tyrô và

Sidon, ngày nay thuộc miền Nam Liban, đó là miền giáp ranh với đất của dân

ngoại. Một phụ nữ từ miền đó tiến đến gặp Chúa. Một phụ nữ mà tác giả Matthêô

đã cố ý gọi là người đàn bà Canaan, để chỉ rõ ý nghĩa cái hố sâu không thể vượt

qua giữa họ và thế giới Do Thái. Địa danh cổ kính này dùng để chỉ miền đất mà

dân Hipri đã đánh chiếm làm lãnh thổ của mình. Người phụ nữ ấy thuộc về “kẻ

ngoại” những kẻ “dơ”, những dân mà dân Do Thái coi khinh như những “con chó”.

Còn tệ hơn nữa, bà thuộc một dân tộc mà người Do Thái chính thống tránh xa hơn

các dân khác, mà từ thời cha ông họ đã thề nguyền giữ mối thù truyền kiếp.

“Lạy Chúa, xin thương xót tôi” bà ấy van xin, trong khi kêu Đức Giêsu bằng danh

hiệu “con vua Đavit”.

Trước hết Đức Giêsu làm thinh. Nhưng rồi bị các môn đệ nài ép đuổi người đàn bà

Page 189: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 189 of 793

vẫn đeo đẳng kêu van ấy, Người nhắc đến sứ mạng của Người là chỉ được sai đến

với những “chiên lạc của nhà Israel” mà thôi. J. Radmakers giải thích: “Câu đáp

của Đức Giêsu am hạp hoàn toàn với bài diễn từ khai mạc sứ mạng của Người

(câu 10,6). Ơn cứu độ của Thiên Chúa phải đi theo con đường lịch sử và địa lý

trước, sau đó mới tới toàn thể các dân nước và lan rộng ra tới tận cùng thế

giới” ("Aufil de l'Evangile selon St Matthieu”, trang 211).

“Lạy Ngài, xin hãy đến cứu giúp” người phụ nữ một lần nữa sấp mình trước mặt

Chúa và kêu cầu theo lời kinh phụng vụ.

Đức Giêsu bấy giờ nói trắng ra rằng: Người không thể lấy bánh của con cái - là của

dân Do Thái, dân của Lời hứa - để ném cho con chó nhỏ. Tuy câu nói “chó nhỏ”

thì đã nhẹ bớt ý khinh dể, nhưng câu nói vẫn còn mang vẻ sỗ sàng.

Người phụ nữ không phật lòng trước câu nói đó, bà còn dùng chính lời đó để đáp

lại Chúa một cách tinh tế. “Đúng vậy, thưa Ngài, nhưng những con chó nhỏ cũng

được ăn những miếng bánh vụn rơi xuống từ bàn ăn của chủ”. Cl. Tassin giải

thích: Bà ấy nhìn nhận rằng dân Israel theo lịch sử thánh được ưu tiên, họ là “chủ”,

còn bà là dân ngoại, bà chỉ cầu được những “miếng bánh vụn” trong sự tuyển chọn

mầu nhiệm của Thiên Chúa (L'Evangile de Matthieu Centurion, trang 167).

Đức tin mãnh liệt ấy đã gây nên sự ngỡ ngàng nơi Đức Giêsu. “Bánh” Lời Chúa bị

người Do Thái khước từ, vậy mà người đàn bà này, một người ngoại giáo, một

người xa lạ, một người “dơ” đối với con mắt Do Thái, đã chấp nhận và chấp nhận

với đức tin vững vàng. Chúa liền kết luận “Hỡi bà, đức tin của bà thật to lớn, bà

muốn sao thì được vậy”. Đức Giêsu đả phá mọi cấm cản, dẹp tan mọi loại trừ để

ban cho bà điều bà ta xin, đó là con bà được lành.

2. Báo hiệu một Tin Mừng không biên giới

Tác giả Matthêô thuật lại câu truyện người đàn bà Canaan này có ý nhắm những

người Kitô hữu gốc Do Thái. Những người này tuy bị người đồng bào ruồng rẫy,

nhưng họ cũng vẫn cảm thấy lòng nghi kỵ mãnh liệt đối với những Kitô hữu gốc

dân ngoại, những người đón nhận Tin Mừng và gia nhập Hội Thánh ngày càng

đông.

* Đặt cuộc gặp gỡ này vào trong khung cảnh “bé bánh”, tác giả như muốn làm

Page 190: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 190 of 793

sáng tỏ giáo lý Tin Mừng về sự cách biệt giữa người “sạch” và người “dơ” từ nay

không còn nữa. Từ nay điều kiện duy nhất để được ngồi vào bàn tiệc Hội Thánh đề

ra cho dân ngoại, và nhận “bánh của con cái” là lòng tin vào Đức Giêsu.

* Từ một thái độ ban đầu của Đức Giêsu xem ra Ngài chỉ chịu chết để cứu chuộc

những người thuộc dân tộc tuyển chọn, Matthêô đã dẫn đến bài học về thái độ cởi

mở trong truyền giáo. Cl. Tassin viết:“Đức Giêsu thật đã thi hành sứ vụ cứu thế

đối với dân Israel cách trung thành, tuy nhiên Người đã mềm lòng trước lòng tin

mạnh mẽ của người phụ nữ ngoại đạo... Ngày nay, nếu những người ngoại giáo

cũng chứng tỏ một đức tin mạnh mẽ như thế đối với Đấng Cứu thế, lẽ nào Hội

Thánh lại có thể đóng cửa không cho họ vào? Lẽ nào Hội Thánh lại có thể đặt giới

hạn cho Đức Kitô, ngăn cản Người chiếu sáng cho dân ngoại?” (sđd trang 167-

168).

Cuộc tranh luận giữa những Kitô hữu gốc Do Thái và Kitô hữu gốc dân ngoại đã

tắt từ lâu. Nhưng trong Hội Thánh vẫn còn âm ỉ cơn cám dỗ đối nghịch giữa những

người thuộc các chủng tộc khác nhau: cám dỗ giả điếc làm ngơ trước những kêu

gọi đến từ những nước xa xôi; cám dỗ cuộn tròn trong vỏ ốc của mình; cám dỗ trốn

tránh mạo hiểm và khước từ mở rộng cửa để đón những cơ may.

Do đọc lại đoạn Tin Mừng Matthêô hôm nay câu truyện người phụ nữ Canaan mời

gọi Hội Thánh hãy tìm ra trong lịch sử của mình niềm hứng khởi và sức mạnh cần

thiết để trung thành với sứ mạng toàn cầu và liên tục tự vượt thắng chính mình.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Đức tin phá đổ mọi rào cản” (G.Bessière, trong cuốn “Dieu si proche” NXB

Deschée de Brouwer, 1992, trang 136-137).

Người ta không biết tên bà, người ta gọi bà là “người phụ nữ Canaan”. Tuy nhiên

bà giữ một vai trò độc đáo.

Đức Giêsu và các môn đệ vừa vượt ranh giới, bởi vì tình hình căng thẳng ở Galilê:

Dĩ đào vi thượng mà. Họ đi về hướng Bắc, đến Tyr và Sidon, ngày nay là miền

Nam Liban. Đã từ nhiều thế kỷ, người Do Thái giữ một khoảng cách đối với dân

chúng miền này, tôn giáo của người Canaan bị người dân trung thành với Thiên

Page 191: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 191 of 793

Chúa Israel khinh miệt.

Một phụ nữ của xứ này đến kêu xin Đức Giêsu chữa con gái bà. Chúa làm thinh.

Khi các môn đệ nài xin Chúa ban phép lạ để thoát khỏi người đàn bà quấy rầy, thì

Chúa trả lời rằng Người chỉ được sai đến kiếm những chiên lạc nhà Israel. Rồi khi

người đàn bà sấp mình dưới chân Chúa, thì Người còn tỏ ra cứng cỏi hơn: “Không

nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó con”. Và đây chính là lúc sự việc diễn

ra.

Một người phụ nữ chộp lấy cách gọi khinh bỉ đó và đối đáp lại bằng câu ví: “thật

đúng vậy, nhưng chó con được ăn những miếng bánh vụn từ bàn ăn của chủ rơi

xuống”. Bà ấy không phản đối, không chống lại. Bà chỉ kêu mời Đức Giêsu đi tới

cùng. Đức Giêsu ngạc nhiên: “Lòng tin của bà quá lớn...”.Và đứa con được lành

bệnh.

Đức Giêsu vừa bước qua một ranh giới, ranh giới nội tâm. Chúa mở rộng tâm hồn

cách quyết liệt. Câu đối đáp của người phụ nữ ngoại này có chiều kích nhân đạo và

tôn giáo vô hạn.

Đối với các Kitô hữu đến từ các dân tộc và tôn giáo khác - người ta thường kêu là

“dân ngoại” - đoạn Tin Mừng thuật lại việc Đức Giêsu đến với người ngoại quốc,

được coi là quý hoá. Bởi vì họ có thể đồng hoá với viên đại đội trưởng, với người

phụ nữ Canaan. Khi có cuộc tranh luận xem có cần phải theo đạo Do Thái để theo

chân Đức Giêsu không, thì người ta nhắc lại kỷ niệm này.

Tại sao Đức Giêsu khen ngợi người phụ nữ Canaan? Chính là vì đức tin kiên trì

của bà. Nhìn bà, chúng ta cũng khám phá ra rằng chúng ta cần phải học hỏi người

khác, đôi khi cần chúng ta phải bỏ đi cái nhìn hẹp hòi của ta, và nhận ra rằng Thiên

Chúa Cha đến từ nơi khác.

2. “Đức tin của một người phụ nữ ngoại” (F.Declos, trong cuốn “Prends et

mange la Parole” NXB Centurion - duculot, 1992, trang 73).

Người phụ nữ Canaan, tuy biết rằng những người Do Thái mà bà đang khẩn cầu

này nhìn bà cách kinh tởm vẫn cứ nài nỉ dai dẳng. Các môn đệ, những người rất

tôn trọng truyền thống, gợi ý với Thầy mình: Xin Thầy làm phép lạ cho bà ấy đi,

để chúng ta được yên.

Page 192: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 192 of 793

Đây là cuộc gặp gỡ do Chúa quan phòng xếp đặt. Vì lòng kiên trì của người phụ nữ

sẽ thắng thái độ thinh lặng “theo luật” của Đức Giêsu. Nào Người sẽ giữ thái độ

khép kín trong bốn bức tường định kiến của dân tộc Người chăng? Nhưng vị tiên

tri Nadarét đã phản ứng một cách bất ngờ và gây sốc biết bao. Bằng chỉ một lời,

Đức Giêsu đã quét sạch mọi cấm kỵ, mọi luật lệ, mọi quy ước do những con người

nhỏ nhen tạo ra, và bắt đầu một cuộc đổi đời mà sẽ trở thành cuộc hiệp thông giữa

mọi người.

Đứng trước nhóm biệt phái tức tối và nhóm môn đệ bàng hoàng, Đức Giêsu đã trân

trọng lời của một phụ nữ, trân trong đức tin của một người ngoại đạo, thái độ

chứng tỏ cho mọi người thấy tâm hồn cao thượng và lòng tin tưởng sâu xa của bà.

Bà nhận được phép lạ như lòng mong ước, đồng thời nhận được tình bạn của vị tôn

sư, điều mà bà không dám nghĩ tới.

Giờ đây, người “dơ” trở nên mẫu mực cho người “sạch”. Người mà đáng lẽ phải bị

ruồng bỏ giờ đây được đón tiếp, người đáng lẽ bị nguyền rủa giờ đây được chúc

mừng. Người phụ nữ Canaan bị các môn đệ khinh bỉ, giờ đây được sư phụ của họ

tôn vinh. Người khách lạ trở nên người thân thuộc, và “con chó nhỏ” được ngồi

vào bàn ăn của Chúa. Sát bên Người.

Chúng ta cũng có những phụ nữ Canaan, những con chó nhỏ. Tinh thần Ghetto

(pháo đài) về giai cấp, địa vị luôn rình rập ta. Tính tự cao tự đại khiến ta nghi kỵ ra

mặt, khinh bỉ người khác không giấu giếm, hoặc kiêu căng nghĩ mình là trên hết.

Nhưng nhiều khi những “con chó nhỏ” giúp ta nhảy qua rào cản của bè phái để mở

ra đón nhận sự phong phú từ người khác, và mở ra đón nhận tình huynh đệ toàn

cầu. Đâu là những “người khách lạ” khi chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể?

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN

PHÊRÔ TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

(Mt 16,13-20)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Page 193: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 193 of 793

1. Phêrô tuyên xưng đức tin

Phải luôn lẩn tránh những địch thù quấy nhiễu Ngài, Đức Giêsu dẫn dắt môn đệ

của Người đi vào một chỗ những cuộc tĩnh tâm liên tiếp. Nó đặt cột mốc - vừa về

địa lý, vừa về tinh thần - trên chặng đường tìm hiểu căn tính thực của Ngài.

Vừa trải qua cuộc tranh luận với Biệt phái, những kẻ xin Người làm một dấu lạ,

này đây Đức Giêsu và các môn đệ sang miền đất dân ngoại, phía nguồn sông

Giođan. Césarée Philipphe là thành phố mới được xây dựng do kinh phí của hoàng

tử Philipphe, con của vua Hêrôđê Cả. có ý tôn vinh hoàng đế Rôma, nên đã đặt tên

là Césarée. C. Tassin chú giải: Dân ở đây là người Siri gốc Hy Lạp, họ thờ cúng

thần Pan và thần Nymphe, tạo nên một khung cảnh gần giống với môi trường mà

Matthêô đang sống (L'Evange le de Matthieu” (Centurion, trang 173).

Chính tại đây, trước khi khởi hành đi Giêrusalem trong cuộc hành trình cuối cùng mà

Đức Giêsu đặt câu hỏi quan trọng mà chúng ta đọc trong Tin Mừng hôm nay.

- Con Người, Đức Giêsu hỏi, người ta bảo Con Người là ai?

+ Chúa đã dùng hình ảnh “Con Người”, một hình ảnh mầu nhiệm (xem Danien

7,13) mà Matthêô nhắc lại tới 30 lần trong chính Tin Mừng của ông, để nói về

chính mình và sứ mạng của Người: một con người thực thụ có tương quan với

Thiên Chúa Đấng Cứu độ.

+ Để đáp lại câu hỏi, các môn đệ đã nêu ra một loạt các ý kiến về Người. Mọi ý

kiến đều coi người là một nhân vật đóng vai trò quan trọng, như là Gioan Tẩy Giả

đã sống lại từ cõi kẻ chết, như ngôn sứ Êlia mà dân chúng trông đợi trở lại để loan

báo Chúa Cứu thế đến, như ngôn sứ Giêrêmia, một vị ngôn sứ phản kháng vì bị

phản kháng, như một ngôn sứ nào đó.

- Còn anh em, Đức Giêsu hỏi thẳng ý kiến các ông, anh em bảo Thầy là ai? -

Simon Phêrô trả lời, tuyên xưng đức tin “Thầy là Đấng Messia, Con Thiên Chúa

hằng sống”. Lúc này ông không những là phát ngôn viên của nhóm môn đệ, nhưng

còn là gương mẫu cho việc tuyên xưng đức tin Kitô hữu.

Lời đáp của Phêrô, theo C. Tassin, nhắc lại một mẩu tuyên tín phụng vụ của Hội

Thánh thời Matthêô (sđd). Trong đó người Kitô hữu tuyên xưng đức tin cách toàn

vẹn.

Page 194: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 194 of 793

. “Thầy là Đấng Messia” (tiếng Hy Lạp Christos) nghĩa là Đấng được xức dầu mà

các ngôn sứ đã tiên báo; Đấng đáp ứng lòng mong đợi bao thế kỷ của Israel, Đấng

thực hiện mọi lời hứa của Thiên Chúa nói với dân Người.

. “Con” nghĩa là Đấng liên kết với Thiên Chúa bằng một dây liên hệ có một không

hai.

. “Của Thiên Chúa hằng sống” nghĩa là, theo truyền thống Kinh Thánh, là Thiên

Chúa ban sự sống, còn theo quan niệm Kitô giáo, là Thiên Chúa, Đấng làm cho

Đức Giêsu từ trong cõi kẻ chết sống lại.

- “Con có phúc”, Đức Giêsu đã thốt lên câu đó, cũng là dạng thức Kinh Thánh của

“Bát phúc” để chào mừng “con của Yona”, là người vừa nhìn nhận Người như

“con của Thiên Chúa hằng sống”. Bởi vì Simon Phêrô không có thể công bố lời

tuyên xưng này phát xuất từ thịt và máu, nghĩa là phát xuất từ bản tính nhân loại

yếu giòn, nhưng chỉ có thể phát xuất từ cuộc mạc khải thần thiêng. “Bản văn không

đề xuất cho Phêrô công lao đặc biệt nào, cũng không đề cao ông như một anh hùng

của đức tin. Tác giả chỉ nhấn mạnh tính chính xác của đức tin nơi Phêrô, bởi vì nó

đến từ một mạc khải thần thiêng” (C. Tassin).

2. Sứ mạng “đá” nền tảng của Phêrô.

Những lời long trọng mà Đức Giêsu phán chỉ về Simon Phêrô chỉ có trong Tin

Mừng Matthêô.

“Anh là đá, trên đá này...”.

+ Trong Kinh Thánh sự thay tên đổi họ thường chỉ rằng sứ mạng Thiên Chúa trao

làm cho người nhận thành một người mới. Cũng như Abram, khi được đổi thành

Abraham thì thấy mình được giao sứ mạng trở nên “tảng đá duy nhất”, từ đó phát

xuất cả một dân tộc (Is 51,1-2).

+ Trong ngôn ngữ Aramê “Kê pha” “Đá” không phải là một tên riêng, nhưng chỉ là

một danh từ. Đặt cho ông cái tên mới này, nó sẽ thay thế hẳn tên cũ, Đức Giêsu tỏ

cho thấy Người giao cho ông một sứ mạng: ông sẽ là đá nền, đá tảng, đá sẽ bảo

đảm cho toà nhà mà Người sẽ xây dựng được vững chắc.

“Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy...”.

+ Trong Kinh Thánh, từ “Hội Thánh” (nguyên ngữ mang ý nghĩa mời dự hội) chỉ

Page 195: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 195 of 793

cộng đoàn tôn giáo của Israel, cộng đoàn mà Thiên Chúa đã quy tụ giữa loài người

để trở thành dân của Giao ước, dân - dấu chỉ lòng thương xót và tình thương của

Thiên Chúa.

+ Từ ngữ này được dùng ở đây, lần đầu tiên trong Tin Mừng Matthêô, ở trên đất

ngoại giáo, để chỉ cộng đồng những người mà Đức Giêsu quy tụ, giữa các dân tộc

tràn qua mọi biên giới để làm nên một dân của Giao ước mới, dân - dấu chỉ ơn cứu

độ cho mọi người.

Nếu cộng đồng này đứng trên tảng đá Phêrô thì quyền lực của sự chết cũng không

thể phá đổ được.

“Thầy ban cho con chìa khá Nước Trời”.

+ Không nên nghĩ đến những chiếc chìa khoá hiện đại thời chúng ta, mà phải nghĩ

đến những chìa khoá của những thành phố cổ, những lâu đài vua chúa. Loại chìa

khoá giống như những thanh sắt khổng lồ mà người ta mang trên vai. Trao chìa

khoá cho ai là trao cho người đó nhiệm vụ thủ tướng.

+ Trao cho Phêrô chìa khoá Nước Trời, Đức Giêsu làm cho Phêrô thành thủ tướng.

Người trao cho ông quyền lực chính Người nắm giữ, như sách Khải Huyền diễn

tả: “Đấng Chân Thật, Đấng Thánh, Đấng giữ chìa khoá của Đavit. Người mở ra

thì không ai đóng lại được. Người đóng lại thì không ai mở ra được” (đoạn văn có

liên quan với 22 trong bài đọc I).

Chức vụ trao cho ông ở đây là ở dưới đất; ông không phải người canh giữ cửa thiên

đàng (C.Tassin): Phêrô là người bảo lãnh, là thông dịch viên của sứ điệp cứu rỗi của

Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống.

“Sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”.

Cầm buộc/Cởi mở là những thuật ngữ vùng Palestine chỉ ý nghĩa đại khái: toàn bộ

quyền lực, như thiết lập luật pháp, như loại trừ một ai ra khỏi cộng đoàn hoặc cho

phép một ai gia nhập cộng đoàn.

+ Trong Mt 18,18 quyền cầm buộc cởi mở được hứa ban cho các môn đệ (ở số

nhiều) như vậy không chỉ dành riêng cho Phêrô, nhưng Phêrô chia sẻ quyền đó với

những người phụ trách khác.

. Dặn dò giữ im lặng

Tin Mừng Chúa nhật hôm nay kết thúc bằng một lời khuyến dụ ngược đời: “đừng

Page 196: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 196 of 793

nói với ai Người là Đấng Messia”. Tại sao có lời khuyến cáo này sau cuộc tưng

xung đức tin cảm động như vậy? Chắc hẳn danh xưng “Messia” còn mang ý nghĩa

mơ hồ, còn mang nhiều trông đợi có tính dân tộc quá khích, đi ngược lại sứ mạng

mà Người nhận được từ Chúa Cha - phản ứng của Phêrô mà ta sẽ đọc trong Chúa

nhật tới minh chứng điều đó.

Chỉ những ai mở tâm hồn đón nhận mạc khải thập giá mới hiểu chính xác danh

xưng ấy. Thật vậy, chỉ dưới ánh sáng của cuộc Khổ nạn - Phục sinh danh xưng

Messia mới tìm thấy ý nghĩa đích thực, và mọi ngộ nhận sẽ vĩnh viễn bị dẹp tan.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Thầy là Đấng Messia, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mgr. Daloz, trong cuốn

“Le règne de Dieu est approché” Desclée de Brouwer 1993, trang 237-238).

“Đức Giêsu không chỉ là một tôn sư khởi xướng một trào lưu tâm linh; Người

không phải một ngôn sứ được sai đến để cảnh tỉnh hoặc kêu gọi người ta trưởng

thành với giao ước. Sự nhận biết Đức Giêsu vượt quá điều đó. Với những kẻ Chúa

gọi và đã đi theo Người, Chúa đặt câu hỏi: Còn anh em, anh em nghĩ Thầy là ai?

Người cũng hỏi chúng ta câu đó. Người muốn chúng ta tiến tới, phát huy trong

việc khám phá ra bản ngã đích thực của Người. Ta không thể tự thoả mãn khoác

cho Người những mong ước của ta, hoặc phóng lên Người những ước vọng của ta.

Cần phải đi xa hơn những ý kiến của những con người, cần lột bỏ những ấn tượng

hời hợt, cần chấp nhận rằng không thể nắm bắt và không thể tóm gọn Người vào

những ý tưởng và những ước muốn của ta. Như ta đã thấy đó, có một hiểu biết về

Đức Giêsu theo cách loài người “Người ta bảo Thầy là ai?”. Từ thời Thượng cổ,

trải qua giai đoạn lịch sử đã có rất nhiều câu giải đáp. Những giải đáp ấy vừa

không vô nghĩa, vừa không đáng coi thường. Nhưng sự hiểu biết đích thực không

chỉ của loài người đâu - Nó là do Thiên Chúa ban cho: “Không ai có thể biết Chúa

Con chỉ trừ Chúa Cha” (11,27). Bởi vậy Đức Giêsu nói cho Phêrô biết do đâu ông

có sức lực nhận biết và tuyên xưng đức tin của ông: “Simon con Jona, phúc cho

con, vì không phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con điều đó, nhưng là

chính Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”. Một con người, con người rặt chính miệng

Page 197: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 197 of 793

Simon con ông Jona, nhận quyền do Thiên Chúa quyền kêu đích danh xác thật của

Đức Giêsu - Lời tuyên xưng của ông đã trở thành tiêu chuẩn cho các môn đệ Chúa

mọi thời đại. Nhưng lời tuyên xưng nó đã không tránh cho ông chối Chúa 3 lần.

Ông vẫn còn là con người phàm tục - còn mang tính người với những ưu và khuyết

điểm của con người. Tuy nhiên ông được chọn để đáp câu hỏi của Đức Giêsu và để

làm điều đó ông nhận được mạc khải do Chúa Cha ban - Từ đó ông trở nên tiêu

chuẩn về sự chính xác cho mọi lời tuyên xưng đức tin và cho sự nhận biết chính

xác về Thiên Chúa. Nhờ ông mà người tín hữu có thể vượt xa ngoài tầm vóc những

lời người ta dư luận. Đức tin của ông nâng đỡ đức tin của chúng ta”.

2. “Con là Đá” (J.Potin trong cuốn “Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, 1994, trang

322).

Hội Thánh của Đức Giêsu, ở đây Người kêu là “Hội Thánh của Người”, được xây

dựng trên nền tảng là đức tin vào thiên tính của Người. Hội Thánh đó chỉ một

mảng dân Israel chấp nhận đi vào giao ước mới. Simon, do việc tuyên xưng, đã trở

nên viên đá tảng, trên đó Đức Giêsu xây “Hội Thánh của Người” bởi vì Hội Thánh

đó là cộng đoàn những kẻ tin rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa. Ông nhận được tên

mới: Kêpha, Đá - Quyền lực của tử thần (dịch theo chữ: quyền lực hoả ngục),

nghĩa là mọi thế lực nhằm chống lại sự thiết lập vương quốc, không có sức phá đổ

Hội Thánh đó. Mà ngược lại, Đức Giêsu sẽ ban cho Hội Thánh của Người quyền

và thế mà Ngài thi hành ở trong tay Người. Thiên Chúa công nhận Hội Thánh của

Con của Người chính thức là dụng cụ đặc trưng để điều hành vương quốc của

Người giữa loài người. Những phát quyết và nghị định của Hội Thánh này được

Thiên Chúa công nhận là do Chúa ban hành.

Phải chăng Đức Giêsu phán những lời này trong khi đi đường lên Giêrusalem? Có

nhiều nhà chú giải đặt những lời này sau biến cố Phục sinh, trong một cuộc hiện ra.

Thật vậy, trước khi Chúa chết, từ “Hội Thánh chỉ thấy xuất hiện có một lần duy

nhất ở Mt 18,17 nói về đời sống của cộng đồng Kitô hữu.

Lời tuyên bố với Phêrô xem ra diễn tả cách Hội Thánh sơ khai hiểu về chính mình:

Hội Thánh tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa. Simon

Phêrô đã là phát ngôn viên của lời tuyên xưng. Lời tuyên bố cũng có liên hệ với

Page 198: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 198 of 793

việc đổi tên Simon ra Kêpha: Đá. Trong tiếng Aramê, Đá không phải là một tên

riêng. Tên mới này chí tính cách vững bền của đá tảng mà người ta có thể xây an

tâm trên đó... Phêrô là đá tảng mà Đức Giêsu sẽ xây Hội Thánh của Người. Do đó

Người sẽ trao ông địa vị ưu tiên trên nhóm Mười Hai. Ông được Hội Thánh nhìn

nhận dưới cái tên mới và coi như quên hẳn cái tên cũ kia”.

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN

CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ SỐNG

(Mt 16,21-28)

I. VÀI ĐIỂN CHÚ GIẢI

1. Con đường của Con Người...

Đáp lại câu hỏi Đức Giêsu đặt ra cho các môn đệ “trong miền Xêsarê Philip” trước khi

lên đường đi lên Giêrusalem: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Phêrô đã trả lời:

“Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Tiếp liền theo Đức Giêsu đã đặt cho

ông một tên mới, tượng trưng cho sứ vụ mà Chúa trao cho:“Con là Đá, trên đá này Thầy

sẽ xây Hội Thánh của Thầy”.

Đến đây Matthêô lấy lại công thức mà ông đã giới thiệu mục vụ ở Galilê, đã thuật

tiếp: “Từ thời gian này....” đó là một cách nói báo trước một bước ngoặt quyết định

trong hành trình của Đức Giêsu, Kitô.

2. Thông báo lần đầu về cuộc khổ nạn.

Những kẻ theo Chúa cho đến lúc đó, và đã tuyên xưng qua miệng lưỡi của Phêrô

căn tính đích thực của người, còn cần phải khám phá xem Người phải thực thi sứ

vụ của Người bằng con đường bất ngờ và khó đoán nào. Đức Giêsu từ nay bắt đầu

vào việc: “Bắt đầu từ lúc này, Matthêô viết, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các

môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục,

các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.”

Page 199: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 199 of 793

Thông báo lần đầu trong ba lần về cuộc khổ nạn phân chia cuộc hành trình lên

Giêrusalem (xem 17,22-23 và 20,17-19). Mỗi lần đó đều gặp phải sự không hiểu từ

phía các môn đệ. Mỗi lần đó đều quả quyết rằng không có con đường nào khác cho

các môn đệ ngoài con đường mà sư phụ đã đi.

= Lời can ngăn hăng hái mạnh mẽ của Phêrô.

Phêrô không thể giữ thinh lặng mà không nói lên lời phiền trách trước cái viễn

tượng đen tối, mà ông và các bạn ông đã không thể tin được, nên ông “kéo Đức

Giêsu ra khỏi đám đông, và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để

Thầy gặp phải chuyện ấy!”. Dù ông đã tuyên xưng sứ cụ Cứu thế của Thầy mình,

nhưng quan niệm về một Đấng Kitô phải chịu nhục mạ, chịu khổ hình và chịu chết

là điều ông không thể chịu nổi. Ông lấy danh Đức Kitô vinh thắng để chối bỏ Đấng

Cứu thế đau khổ.

= Lời khiển trách nghiêm ngặt của Đức Giêsu

Vào lúc đương đầu với cuộc khổ nạn và cái chết, Đức Giêsu trải qua cơn thử thách

cô đơn. Không những đám đông dân chúng lìa bỏ Người, mà cả đến các bạn hữu

cũng không hiểu Người. Kẻ mà Người vừa chọn làm “đá” tảng, đá nền để xây Hội

Thánh của Người trên đó, giờ đây bỗng biến thành viên đá cản đường, hòng làm

Người té nhào trên đường. Ông gợi ý cho Người một con đường “cứu thế” theo ý

loài người, chứ không theo con đường của Thiên Chúa.

Việc Phêrô không muốn chấp nhận, theo J.Potin giải thích, làm sống lại cơn thử

thách vĩ đại mà Chúa đã phải trải qua vào lúc đầu thi hành sứ vụ. Con đường của

người không phải là đường vinh quang mà những người Do Thái mơ ước cho

Đấng Cứu thế của họ, con đường trải đầy những việc phi thường, những chiến

thắng, những cuộc biểu dương vinh hiển. Đức Giêsu đã phải loại bỏ những điều đó,

bởi vì Thiên Chúa không thể thiết lập vương quốc bằng vũ lực. Và giờ đây Phêrô

làm sống lại trước mắt Người sự hiện diện của Satan, mà Người đã thắng (trong

“Jesus, l'historc vraic”, Centurion 1994, trang 334-335).

“Satan, lui lại đàng sau Thầy”. Đức Giêsu đã đáp lại ông cách hết sức gay gắt. Nghĩa

là: anh hãy giữ địa vị môn đệ, đàng sau Thầy. Lời quở trách này, Cl. Tassin quảng

giải, vẽ nên nét tương phản với lời chúc phúc mà Chúa đã nói với Phêrô ở câu 16,7.

Ông đã biết tuyên xưng đức tin, nhưng ông lại không biết từ bỏ ý mình mà chấp

Page 200: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 200 of 793

nhận ý Thiên Chúa. Sự phản kháng của ông không những phát xuất từ tính ích kỷ

của “ý tưởng loài người”, mà còn phục vụ Satan, cả một thế giới thù nghịch với sứ

mạng của Đức Kitô ("L'Evangile de Matthieu” (Centurion 1991, trang 181).

= Đường của các môn đệ

Và để cất đi mọi ngộ nhận, Đức Giêsu quả quyết rằng đối với môn đệ không có

con đường nào khác con đường mà sư phụ đã đi trước: đó là đường thập giá. “Nếu

ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.

Ba câu tiếp theo đều xây dựng trên từ “mạng sống” sẽ soi sáng tư tưởng lựa chọn

này: “Ai muốn cứu mang sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì

Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy”.Ai tự đặt mình làm trung tâm lẽ sống, người

ấy đi vào cõi diệt vong; nhưng ai xem bề ngoài thất bại để uổng mất mạng sống

mình vì Đức Kitô; thực tế tiến tới thành công. - “Nếu người ta được cả thế giới mà

phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?”. Mạng sống con người không đồng

hoá với của cải họ có, cho dầu họ chiếm được cả thế giới.

- “Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?": nào ai trả được giá thục hồi

cho Thiên Chúa, thánh vịnh 49,8 đã nói.

Chỉ cần môn đệ - đầy tớ giống như sư phụ - đầy tớ là đủ rồi (10,24-25), Jean

Rachemakers kết luận, từ bỏ chính mình, nâng thập giá lên vai và theo Chúa, là những

thành phần làm nên cuộc sống người môn đệ. Điều mà Thầy đòi hỏi nơi Phêrô thì

Người cũng đòi hỏi nơi mọi môn đệ là: chấp nhận ý định cứu thế của Thiên Chúa theo

cách thế được tỏ ra nơi đời sống Đức Kitô, bởi đó, chấp nhận rằng Chúa Cha khác hẳn

với điều mà “xác thịt và máu huyết” có thể nghĩ ra, hình dung được (trong L'Evangile

clon St. Matthieu trang 221).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Theo Đức Giêsu (Mgr. Daloz trong cuốn “Le Règne des cieux s’est approché”

desclée de Brouwer,trang 242-243).

Nếu ta chăm chú nghe lời Đức Giêsu, ta sẽ thấy rằng Người không nói chống đối sự

sống. Người không đòi hỏi các môn đệ phải bỏ sự sống. Trái lại Người kêu mời họ

hãy sống phong phú hơn. Người chỉ cho thấy con đường sống thôi thúc người ta

Page 201: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 201 of 793

sống tốt tối đa, tức là sống để trao ban chính bản thân. Ai khép kín trong vỏ ốc của

mình, ai chỉ lo cho bản thân mình, sẽ héo tàn, bởi vì con người không thể thành tựu

nếu chỉ đóng kín lo cho mình. Nếu bạn khép kín, bạn sẽ chết trong khi nghĩ rằng

mình giữ được sự sống. Thu tích của cải để phòng thân sẽ không ích gì, nếu bạn

đánh mất chính mình. Con người ta không được cứu rỗi nhờ những của cải mình có,

nhờ của “sở hữu” nhưng nhờ đức tính của đời sống. Tính “người” được lớn lên khi

ta quên mình và trao ban thân mình. “Nếu người ta được cả thế giới mà thiệt mất

mạng sống mình, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống

mình?”. Đức Giêsu nhắc cho ta vẻ cao trọng của con người, trái tim con người được

tạo nên để mở ra, để yêu thương, và bạn không thể yêu thương nếu bạn không cho đi

và trao ban chính mình. “Yêu là cho tất cả và trao ban chính bản thân mình”, thánh

Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói. Nếu bạn muốn tự cho mình là trung tâm vũ trụ, nếu

bạn muốn qui chiếu mọi sự về bạn, bạn sẽ đánh mất bản thân: mất linh hồn, yếu tố

nhờ đó mà sự sống thực sự là của con người.

Thật là một nghịch lý cho con người, anh ta chỉ thật sự thành tựu cuộc sống trong

khi anh khước từ nó để cho đi. Chúng ta có thể nhận thấy ở ngay quanh ta, mặc

dầu ta không dễ chấp nhận điều đó áp dụng cho chính mình; những người thành

tựu cuộc sống đẹp và hữu ích, là những người không tìm dễ dãi, là những người

cho đi thời gian, sức lực, lòng tận tuỵ để phục vụ tha nhân... cho đến hy sinh sự

sống của mình. Đức Giêsu đã đề cập và soi sáng vẻ cao đẹp chỉ con người mới có

này. Không những Người đã sống như thế, Người còn mạc khải ý nghĩa đầy đủ.

Người đã đi con đường mà Người muốn cho những ai theo Người phải đi: Ai

muốn theo tôi... Nào chúng ta lại không muốn bước theo Người sao? Con đường

thập giá, Người đã làm cho nó trở thành cửa ngõ quãng đường dẫn vào cuộc sống

sung mãn bất ngờ: đó là sự phục sinh. Những câu tiếp theo liên quan đến phần

thưởng Người nói về kết cục của cuộc sống con người. Không phải một lời đe doạ

đâu, mà là một lời hứa. “Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha

Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ Người sẽ thưởng phạt ai nấy

xứng việc họ làm”. Không có gì phải sợ khi bạn liều mạng sống vì Đức Giêsu, vì

đó là một bảo đảm tốt nhất cho sự thành tựu cuối cùng: “Ai liều mạng sống mình vì

Thầy, sẽ tìm lại được nó. Đức Giêsu mời ta cân nhắc tầm vóc đời đời của những

Page 202: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 202 of 793

lựa chọn của ta, và tương lai vô tận của tình thương đã trao ban”.

2. Biểu trưng của thập giá (Đ.Ponnau, Giám đốc trường Louvre, trong tạp chí

“Le Monde de la Bibbe” số 97, trang 5).

Biểu tượng của Thập giá đi trước và vượt quá biên giới của thế giới Kitô giáo. Tuy

vậy nó là dấu chỉ quen dùng nhất có tính đặc trưng và tính phổ quát của Kitô giáo.

Từ thời trước Đức Kitô và từ thời Đức Kitô, thập giá là một biểu tượng có tính

toàn cầu phổ biến nhất và được nói đến nhiều nhất, ở ngoài những miền đã tin theo

Phúc Âm. Nó liên kết hết mọi người “phương Đông” ở mặt đất, ở trên trời và trong

không gian. Lâu đời trước thời Đức Kitô, thập giá đã là dụng cụ khổ hình ghê sợ và

ô nhục, chỉ dành cho những cặn bã của xã hội, những tên nô lệ phản động. Nhưng

Đức Kitô đã làm nó trở nên biểu tượng của Đức Kitô và của các môn đệ của Đức

Kitô.

Người Do Thái đòi phép lạ, người Hy Lạp tìm sự khôn ngoan, còn chúng tôi,

chúng tôi rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh, là vấp phạm đối với người Do

Thái, là điên dại đối với dân ngoại, còn đối với những kẻ được gọi, cả Do Thái và

Hy Lạp, Người là Đấng Kitô, quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh

Phaolô đã nói như thế và chính Đức Giêsu cũng đã nói: “Ai không vác lấy thập giá

và không theo Ta, thì không xứng đứng với Ta”. Đấng là Ngôi Lời hằng hữu, nói

theo các môn đệ, tự trao ban ngay từ khởi thuỷ, như Đấng bị đóng đinh và Đấng

kêu gọi người ta chết đi đóng đinh vào thập giá. Người trao ban bản thân với tư

cách đó trong lời Người và trong lời của những kẻ mà Người linh hứng. Không

phải trong ảnh tượng của Người. Phải chờ đến thế kỷ IV thì ảnh tượng thập giá của

Chúa mới được trưng bày cho người ta chiêm ngưỡng. Thánh nữ Helena đã phát

minh ra ở Giêrusalem và rồi sau đó xuất hiện vinh quang ở thành thánh. Từ đó thập

giá được làm bằng kim loại quý và được cẩn đá quí. Rồi nhiều thế kỷ sau đó mới

thấy xuất hiện tượng thánh giá có mang Đấng chịu khổ hình. Nghịch lý thay một

biểu tượng có tính toàn cầu lại là một biểu tượng ô nhục. Nghịch lý thay sự vinh

quang được tung hô bằng lời nói, lại không thể chịu được bằng mắt nhìn.

Người ta đã có thể gây vấp phạm là trương lên tên gọi của thập giá và của Đức

Giêsu bị đóng đinh. Nhưng phải đợi rất lâu sau người ta mới có thể trưng bày thập

Page 203: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 203 of 793

giá cho mắt thấy, và đợi một thời gian nữa, mới thấy trưng bày Đấng mà họ đã

đóng đinh vào thập giá.

Dấu ấn của thập giá đã trở nên dấu ấn tối ưu của Kitô hữu trên thế giới. Trên đó

người Kitô hữu chiêm ngắm vị Thiên Chúa đã chọn vâng lời cho đến chết, và chết

trên thập giá.

Đức Kitô và Kitô hữu đã không sáng chế ra biểu tượng có dạng thập giá được tôn

vinh từ Đông sang Tây và khổ hình độc ác nhất. Họ chỉ tạo cho nó thành địa điểm để

Thiên Chúa siêu vời thấm nhập vào mầu nhiệm cô đơn của con người. Đức Giêsu bị

đóng đinh trên đó đã mời gọi một cách độc đáo những kẻ từ nay có thể nhìn ngắm

Người - Người từ đỉnh núi thánh gọi những kẻ đang ở đáy vực cuộc sống - nhìn ngắm

Người, hoặc như gương mẫu tuyệt hảo của tận hiến và yêu thương, hoặc như dấu chỉ

của tận hiến và yêu thương.

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN

CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI NHAU

(Mt 18,15-20)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Giáo Hội, một cộng đoàn huynh đệ.

Sau lần thứ nhất loan báo cuộc khổ nạn, Đức Giêsu cùng các môn đệ rời miền

“Cêsarée Philipphê” đi lên Giêrusalem. Sau cuộc biến hình trên núi, giờ đây Ngài

tới Capharnaum, tại đó, theo Matthêô Ngài đã loan báo diễn từ thứ tư trong Phúc

Âm Mt “diễn từ về đời sống Giáo Hội”. Những hướng dẫn giúp cho cộng đoàn mà

Ngài sáng lập phản ảnh được hình ảnh của “Cha trên trời”.

J. Potin báo trước: “Trong chương 13 này, Mt đã tập họp lại những lời nói khác

nhau của Đức Giêsu về đề tài cộng đoàn. Rất nhiều lời đã được Đức Giêsu nói với

các môn đệ trong tình thân mật, nhất là trong những tháng ngày Ngài bỏ Galilê để

chuẩn bị lên Giêrusalem. Đức Giêsu chuẩn bị cho các môn đệ sống trong một bầu

Page 204: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 204 of 793

khí yêu thương huynh đệ, khi phải xa lìa Ngài sau cuộc khổ nạn. Bất kể tương lai

có ra sao, tinh thần quan tâm tới những kẻ bé nhỏ, yếu ớt tinh thần tha thứ lẫn cho

nhau này phải tràn ngập cộng đoàn. Bốn mươi năm sau, lúc Matthêô viết Phúc Âm,

những lời mời gọi của Đức Giêsu vẫn còn hiện thực. Cộng đoàn mà Ngài nhắn nhủ

gồm các Kitô hữu gốc Do Thái lẫn gốc dân ngoại, thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác

nhau. Đời sống cộng đoàn giữa anh chị em đôi lúc có khó khăn. Tới những lời Đức

Giêsu nói với nhóm các môn đệ vẫn còn là thực tế. Chính vì thế, tác giả Phúc Âm

đã gom chúng vào trong một diễn từ, quảng diễn một chút cho phù hợp với Giáo

Hội “của ông”, nghĩa là cộng đoàn của ông.

- Trước tiên, Đức Giêsu miêu tả cộng đoàn các môn đệ của Ngài như một cộng

đoàn đặc biệt quan tâm tới những kẻ “bé nhỏ” tin vào Chúa, những Kitô hữu mà

đức tin còn rất mỏng manh (18,1-10) và lo lắng cho những “con chiên lạc”, người

Kitô hữu tránh xa cộng đoàn và liều mình hư mất (18,12-14).

- Ngài trình bày một cộng đoàn sống động thực hành sự nâng đỡ và tha thứ lẫn cho

nhau.

. Đó là thái độ phải có đối với một người “anh em" đã “phạm tội”.

. Đó là thái độ phải có khi anh chị em bất hoà, xung khắc.

2. ... Thực hành sự tương trợ và tha thứ lẫn cho nhau.

- Sửa đổi anh em: một việc làm có tính chất Tin Mừng.

. Chỉ có sự âu yếm của Người Mục Tử tốt lành mới làm ta hiểu được hết chiều sâu

của đoạn Phúc Âm nói về người “anh em” đã “phạm tội” này. Bản văn không nói

về tính chất của tội, nhưng lời Đức Giêsu cho thấy đó là một xúc phạm đến Thiên

Chúa và xúc phạm đến một người anh em, đó cũng là một việc liên quan đến Giáo

Hội, cộng đoàn Kitô hữu.

. Qua những luật lệ và các thực hành ít nhiều chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo,

việc xoá lỗi anh em vừa giúp duy trì sự hài hoà trong Giáo Hội vốn bị đe doạ vì lỗi

của một thành viên trong cộng đoàn, vừa giúp che chở tội nhân khỏi những biện

pháp khắc nghiệt, vội vã. Vì thế tác giả Phúc Âm nhấn mạnh trên yếu tố xem ra

nền tảng nhất đối với Ngài: đòi hỏi của Phúc Âm về việc nâng đỡ, lòng thương xót

và sự tha thứ lẫn cho nhau.

Page 205: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 205 of 793

Chính tinh thần ấy đã làm phát sinh ra những cuộc vận động tiệm tiến nhiều đợt

nhằm chinh phục người anh em lầm lạc mà nếp sống làm tổn tưởng sự duy nhất và

chứng tá của toàn thể cộng đoàn Kitô hữu. Mục đích không phải để hoà giải với

một anh em như trong Luca 17,3, nhưng là để “chinh phục"người anh em này, để

đưa người ấy về với Chúa, đồng thời cũng về với cộng đoàn mà anh đã xa lìa vì tội

lỗi.

- Sửa lỗi anh em: một cuộc vận động tiệm tiến.

. Bước 1, nói chuyện riêng, kín đáo giữa một người anh em với một người anh em

mà anh có quyền mong đợi sự giúp đỡ ngược lại trong trường hợp chính anh ta lầm

lỗi.

Đó không phải là hạ nhục người tội lỗi, nhưng là giúp anh nhận ra lầm lỗi.

. Bước 2: nếu bước 1 không đem lại kết quả mong đợi, sẽ đến bước 2: gặp gỡ có 2

hoặc 3 chứng nhân, theo đề nghị của sách Đệ Nhị luật 19,1 như đã từng được thực

hành, dưới sự chứng giám của Phaolô, trong cộng đoàn tín hữu tại Côrintô (2Cor

13,1).

Sự hiện diện của các chứng nhân bảo đảm cho tính khách quan, đồng thời đưa vào

đó 1 yếu tố cộng đoàn, dù luôn luôn kín đáo.

. Bước 3: nếu vẫn không có kết quả, ta còn một phương thế cuối cùng: đưa ra trước

Giáo Hội: “trình bày sự việc trước cộng đoàn Giáo Hội”.

Nếu tội nhân từ chối nghe Giáo Hội, thì, theo như bài Phúc Âm, “ta hãy coi họ như

người ngoại và người thu thuế”. Một công thức dứt khoát không phải là một khinh

miệt hoặc kết án: Đức Giêsu đã trở nên “bạn bè với những người thu thuế” kia mà.

Công thức ấy chỉ tuyên bố rằng người tội lỗi tự loại trừ mình ra khỏi cộng đoàn và

Giáo Hội chỉ chứng nhận sự tách lìa này và sẵn sàng đón nhận lại người mà một

ngày nào đó, hy vọng thế, sẽ được ơn thánh thay đổi, giải phóng.

- Sửa lỗi anh em: một cuộc vận động từ đầu đến cuối đều nhờ lời cầu nguyện của

cộng đoàn.

Lời cầu nguyện theo dõi và yểm trợ tiến trình này từ đầu đến cuối. Lời cầu nguyện

vẫn tiếp tục cả khi tội nhân đã lìa xa Giáo Hội, van nài cho người anh em lầm lạc

được ơn hối cải.

Đó là một lời cầu nguyện có sức nặng của sự hiện diện của Đấng đã hứa: “Khi có

Page 206: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 206 of 793

2, 3 người tụ họp lại nhân danh Ta, Ta ở giữa họ”.

Cl. Tassin bình luận: “Vì chính danh thánh Đức Giêsu đã qui tụ các tín hữu lại,

nếu họ thực sự tụ họp lại chỉ để hành động nhân danh Ngài trong những vấn đề

khó, họ chắc chắn họ sẽ có sự hiện diện chủ động và hiệu quả của Ngài.

Vậy, Mt coi sự thực hành việc “sửa lỗi anh em” là một bổn phận của các cộng

đoàn tín hữu Ngài nhấn mạnh đến bầu khí cầu nguyện và ý chí hành động “nhân

danh” Đức Kitô. Chính Đức Kitô sẽ nối kết mọi người đã tham dự cuộc vận động

này”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Việc sửa lỗi anh em. (Mgr. L. Daloz, Le Règne des cieux s'est approché, DDB)

Đoạn Phúc Âm này đưa ra một tiến trình hoà giải một trường hợp tế nhị trong đời

sống các cộng đoàn: “Phải làm gì khi anh em ngươi phạm tội?”. Câu trả lời không

dễ... Đức Giêsu nói gì? Hãy đi tìm nó và trách móc! Đó không phải là cách hành

động. Ta thường cho rằng đó là việc cá nhân của người đó, “vấn đề của nó” và

rằng nó có tự do! Can thiệp, tìm gặp và trách móc, chẳng phải là tôi đã pha mình

vào những việc không có liên hệ đến tôi, xen vào đời tư cá nhân; không kín đáo,

không khoan nhượng, và liều mình gây gổ với anh ta sao? Ngay trong mối tương

quan giữa tín hữu với nhau, ta vẫn thường hành xử như người đời quen làm trong

xã hội. Ta không muốn pha mình vào công việc của người khác, ta né tránh. Dĩ

nhiên trước khi can thiệp ta phải kiểm chứng xem có nên trách móc không, làm

cách nào cho có kết quả. Hơn nữa xã hội ta đang sống khác với xã hội thời Đức

Giêsu. Ta ít cảm thấy liên đới hơn. Tự do cá nhân là một cuộc chinh phục tương

đối mới, và tuyên ngôn Nhân quyền là một hiến chương phần lớn dựa trên những

tự do cá nhân này. Ta không muốn phá huỷ nó vì người khác và ta cũng không

muốn người khác can thiệp vào đời sống, tư cách của ta. Ta khó chịu khi có ai đến

cho ta một bài học luân lý! Còn nữa, thường thường điều mà ta không muốn nói

trước mặt người khác, ta lại ít tế nhị khi nói sau lưng họ...

Đức Giêsu đã nêu lên thái độ phải giữ trong cộng đoàn môn đệ của Ngài. Ta không

thể rập khuôn cách làm của ta theo những gì diễn ra chung quanh. Cảm thấy có liên

Page 207: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 207 of 793

hệ đến những hành vi của anh em, đó là chuyện bình thường. Chính vì thế mà Đức

Giêsu nói: Nếu anh em ngươi phạm tội... Anh em ngươi, đâu phải là người xa lạ,

ngươi không thể nói rằng tội lỗi của nó chẳng liên hệ gì tới ngươi. Vì sự sống của

anh em ngươi, sự sống vĩnh cửu của anh ta, liên hệ tới ngươi lắm chứ. Khi yêu ai,

ta đâu dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Ta sẽ tìm dịp cảnh tỉnh, giúp

đỡ không làm anh ta phật lòng, không la mắng anh. Lỗi khuyên dạy của Đức Giêsu

giả thiết ta phải có mối liên lạc huynh đệ. Phải chăng đó là vấn đề cần đặt ra cho

đời sống cộng đoàn chúng ta? Có tình thân rồi, ta có thể nói với nhau nhiều

chuyện, giúp đỡ nhau nhiều việc. Trách móc không có nghĩa là nói nặng lời, hung

hăng, dữ tợn. Trái lại lời khuyên của Đức Giêsu kêu gọi ta hành động với sự tế

nhị: “Nếu anh em ngươi phạm tội, hãy đi gặp và trách móc nó giữa hai người với

nhau”. Sự kín đáo của cuộc vận động tránh đưa tội lỗi ra công khai. Điều này hoàn

toàn phù hợp với một mối liên lạc cá nhân, huynh đệ. Và Đức Giêsu nhấn mạnh

đến mục đích của cuộc vận động: đó là cứu lấy anh em, chinh phục anh em, để nó

đừng hư mất: nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được một người anh em. Đó không

phải là lời nói gắt gỏng, của thói phê bình chỉ trích, hay đối nghịch. Đó không phải

là từ ngữ hạ nhục, là sự dò xét chế tài của kẻ bề trên. Ai tiến hành cuộc vận động

ấy cũng phải sẵn sàng đón nhận sự trách móc ngược lại.

2. Mô hình căn bản của mọi cuộc hoà giải trong Giáo Hội. (B. Marliangeas,

Dans vos assemblées, DDB).

Trong chương 18 mà ta quen gọi là “diễn từ về cộng đoàn các môn đệ”, là sự miêu

tả một tiến trình hoà giải trong Giáo Hội tạo nên, một cách nào đó, mô hình căn

bản cho mọi hoà giải trong Giáo Hội.

. Đó là một tiến trình bao gồm cả gặp gỡ của cá nhân lẫn vận động của cộng đoàn.

“Nếu anh em ngươi phạm tội, hãy đến nói với nó...” (Mt 18,15). Một cuộc hoà giải

thực sự luôn luôn đòi có một tiếp xúc cá nhân bằng cách nào đó. Giáo Hội luôn ý

thức về tầm quan trọng của tiếp xúc này. Chính vì thế, ở mọi thời, dù phép cáo giải

có mặc hình thức nào đi nữa, vẫn luôn luôn dành chỗ cho một đối thoại cá nhân.

Một đối thoại như thế thường rất khó khăn - Chính Đức Giêsu đã có kinh nghiệm

đau đớn về điều đó - nhưng không phải vì thế bỏ cuộc: “nếu nó không nghe ngươi,

Page 208: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 208 of 793

hãy nhờ 1 hoặc 2 người khác đi với ngươi...nếu nó từ chối nghe họ, hãy đưa ra

cộng đoàn Giáo Hội...” (Mt 18,16-18). Hãy ghi nhận sự tiệm tiến của những

phương thế được sử dụng để thoát ra khỏi tình trạng gãy đổ: đó là phối hợp những

cố gắng để nối lại đối thoại, nói lên sự thực và tìm lại được sự hiệp thông.

Chính nhờ cộng đoàn mà quyết định được thi hành, trước mặt cộng đoàn mà sự

hoà giải phải được ký kết. Trong trường hợp sự hoà giải thất bại, Phúc Âm nói

tiếp: “nếu nó từ chối nghe Giáo Hội, hãy coi nó như người ngoại hoặc như người

thu thuế...”.

Rất nhiều nhà bình luận đã chú giải lời nói như kết án, loại trừ này: nhưng ta có thể

hiểu một cách hoàn toàn khác hẳn, dưới ánh sáng của Phúc Âm: vào thời Đức

Giêsu, từ ngữ “ngoại đạo” chỉ những người, tuy theo một đạo (thời đó ai mà không

có đạo!) nhưng vẫn chưa quay trở về với Thiên Chúa Hằng Sống và Chân thật; còn

về “những người thu thuế vào thời chiếm đóng của đế quốc Lamã, họ khép mình

trong một hệ thống bất công. Tuy nhiên, trong Phúc Âm ta thấy Đức Giêsu, dù

người Do Thái đạo đức lấy làm vấp phạm, vẫn ăn uống với những người thu thuế.

Dưới ánh sáng của thái độ của Đức Giêsu, đối xử ai như “kẻ ngoại đạo và người

thu thuế” là một lời mời gọi hãy có thái độ đồng hành với những người, mà vì lý

do nào đó, vẫn chưa có đức tin hoặc đóng kín trong sự bất công và không thể tự

mình thoát ra. Họ chưa đón nhận được Tin mừng của một Thiên Chúa “không

muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ez 18,

23).

. Chính trong bối cảnh cầu nguyện cộng đoàn mà sự hoà giải có thể được thực

hiện.

Điểm cốt yếu trong cuộc vận động không gì khác hơn là ơn tha thứ của Thiên

Chúa. Ở đây ta gặp lại lời tuyên bố long trọng: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, điều

gì các con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc và điều gì các con cởi mở

dưới đất, trên trời cũng cởi mở” (Mt 18,18). Lời nói đó được sử dụng để nói lên uy

quyền của Phêrô là đầu Giáo Hội (Mt 15,19). Nhưng Đức Giêsu nói thêm:“... Ta

lại bảo các ngươi: nếu hai người dưới đất hiệp ý với nhau mà xin sự gì, Cha Ta

trên trời sẽ ban cho họ” (Mt 18,19-20). Đây không đơn thuần là một giải quyết

giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa, chỉ

Page 209: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 209 of 793

mình Ngài có quyền tha thứ.

Trong một bối cảnh như thế, người thi hành tác vụ hoà giải phải cư xử không phải

như chủ nhân của sự tha thứ nhưng phải như tôi tớ của sự tha thứ của Thiên Chúa

mà chính đương sự là kẻ đầu tiên được thụ hưởng.

Trong lịch sử, mô hình Phúc Âm này có lẽ đã được ứng dụng nhiều cách khác nhau

mà chúng ta đã phần nào được thừa kế.

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN

HÃY THỰC LÒNG THA THỨ

(Mt 18,21-35)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Đức Giêsu nói về người anh em phạm tội vừa xong, thì bài diễn từ lại cộm lên với

câu hỏi của Phêrô. Ông tiến đến hỏi Thầy: “Thưa Thầy, khi anh em tôi lỗi phạm

đến tôi, tôi phải tha thứ bao nhiêu lần? Đến 7 lần chăng”. Nêu lên con số 7, vị

tông đồ tin chắc rằng thế đã là nhiều lắm rồi, vì các thầy rabbi thời đó cho rằng

người ta chỉ có thể tha thứ quá lắm là 3 lần thôi. Quá tam ba bận mà.

Câu trả lời của Đức Giêsu nhắc lại, nhưng đảo ngược, bài thơ tàn bạo về lamek mà

Kinh Thánh đã trích dãn (St 4,24): “Cain bị báo thù bảy lần, nhưng Lamek bị 77

lần”. Đối nghịch với vòng thù oán lẩn quẩn, Ngài để ra sự dễ lây nhiễm của sự tha

thứ không giới hạn: “Ta không nói 7 lần, nhưng đến 70 lần 7”.

Cũng giống như phần đầu bài diễn từ về những “kẻ bé mọn” đã kết thúc bằng dụ

ngôn con chiên lạc (18,12-14), câu trả lời cho câu hỏi của Phêrô dẫn đến dụ ngôn

người mắc nợ tàn nhẫn. Một dụ ngôn của riêng Mt diễn ra theo 3 màn và kết thúc

bằng một phần kết luận.

- Màn 1: Chúng ta hiện diện trong phòng có ngai vàng của cung điện nhà vua. Ở đâu

đó bên Đông phương. Một ông vua tính sổ với các viên chức cao cấp.

Một người mắc nợ “10.000 nén vàng” nghĩa là 60 triệu francs (120 tỷ đồng). Một

món nợ đến chóng mặt mà chỉ “cấp bộ trưởng đã biển thủ tài nguyên của 1 tỉnh lớn

Page 210: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 210 of 793

trong nhiều năm mới có thể có” (J. Potin).

Án phạt của nhà vua xem ra quá khắc nghiệt. Nhưng trong thế giới cổ đại, không

những người ta tịch thu tài sản của người mắc nợ mà không trả nổi, mà còn có thể

bán anh ta cùng cả gia đình làm nô lệ, để trả nợ. Ông vua trong dụ ngôn đã áp dụng

đạo luật đó: “Vua truyền bán anh ta, vợ con và cả tài sản để trả nợ”.

Bỗng người đầy tớ mắc nợ khổng lồ ấy quỳ xuống chân vua mà van xin: “Xin hãy

cho tôi khất ít lâu, tôi sẽ xin hoàn trả hết”. Thực là những lời không tưởng, một cam

kết vô phương tuân thủ, vì món nợ quá khổng lồ! Vậy mà điều không ngờ đã diễn

ra: vượt quá điều hắn dám nài xin, vua tha cho hắn toàn bộ số nợ và thả hắn về.

Tại sao có sự thay đổi bất ngờ và đột ngột này? Chính ông chủ, phút trước đã

truyền bán hắn cùng với cả vợ con làm nô lệ, giờ đây đã “động lòng thương”. L.

Deiss nhận xét: “Động từ “động lòng thương” là một trong những từ đẹp nhất của

Phúc Âm nhất lãm. Theo nghĩa đen, có nghĩa là xúc động trong bụng, hay như

ngày nay ta thường nói: xúc động trong lòng. Áp dụng vào Đức Giêsu, động từ

diễn tả sự xúc động rất nhân loại khi Ngài đứng trước những vết lở loét của người

bệnh phong (Mc 1,41), trước đám đông mệt mỏi bơ vơ như đàn chiên không người

chăn giữ, hoặc trước những dòng nước mắt của bà goá Naim (Lc 7,13). Lòng

thương xót của nhà vua khiến ta đoán được lòng thương xót của Thiên Chúa đối

với nhân loại khổ đau, là tuyệt đối quan trọng để hiểu được dụ ngôn: nó giúp ta

khám phá ra nguồn mạch phát xuất ra sự tha thứ của nhà vua và sự tha thứ của

người anh em đối với người anh em.”

- Màn 2: Bây giờ chúng ta ra khỏi chính điện, nơi vua ngự. Trong lúc màn 1 nâng

cao sự ngưỡng mộ của các nhân chứng trước sự cao thượng của nhà vua, thì màn

hai sẽ khơi dậy sự phẫn nộ.

Thật vậy, vừa ra khỏi đền thờ, kẻ được tha nợ gặp “một người bạn mắc nợ y 100

đồng bạc” tức là 1/600.000 món nợ của y đối với nhà vua, chỉ khoảng 200.000

đồng. Một món vặt vãnh. Thế mà y “phóng tới bóp cổ người bạn” và lãnh đạm

trước lời bạn van xin, đó chính là lời van xin hồi nãy y đã dùng nói với nhà

vua: “Xin hãy khoan giãn cho tôi ít lâu, tôi sẽ trả anh đầy đủ”. Y cho “tống bạn

vào ngục cho đến khi trả hết nợ”.

- Màn 3: Chúng ta trở lại trong chính điện của hoàng cung. Các nhân chứng kinh

Page 211: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 211 of 793

hoàng vì thái độ ấy, đã trình tâu lên đức vua. Đức vua vô cùng tức giận. Chắc chắn

tên mắc nợ nhẫn tâm phải chịu gia hình. Chủ đã tha nợ cho y đâu buộc y tha nợ

cho bạn y. Nhưng, đây rõ ràng là cái đinh của dụ ngôn, vì vua phân xử tôi tớ không

dựa trên công lý cứng ngắc, nhưng dựa trên lòng thương xót của họ đối với nhau.

Vua bảo y: “Hỡi tên đầy tớ xấu xa, ta đã tha nợ cho ngươi vì ngươi đã van xin ta.

Sao ngươi không thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?”. Và chủ đối xử với

con người tàn nhẫn này như hắn đã đối xử với bạn hắn: Ngài “trao hắn cho lý hình

cho tới khi hắn trả hết nợ”.

J. Potin bình luận: “Qua dụ ngôn, Đức Giêsu muốn nói rằng hành động của Thiên

Chúa khác xa với lý luận và công lý của con người. Con người chỉ biết trừng phạt

cho cân xứng với tội lỗi. Thiên Chúa thì “nghịch lý”, như Ngài đã cư xử với người

thợ giờ thứ 11. Chúa muốn con người cũng cư xử với nhau trong cùng một tinh

thần như thế, vì Chúa đã tha cho họ những món nợ khổng lồ so với những món nợ

của họ với nhau. Không thể có ranh giới cho sự tha thứ vì tha thứ đâu phải thứ

công bình cân đo đong đếm được, đó là tình yêu, mà tình yêu tự bản tính là không

biên giới.

- Kết luận: Đức Giêsu tuyên bố với các thính giả đang tức giận vì thái độ nổi loạn

của người mắc nợ nhẫn tâm, để đưa họ trở về với lối sống của chính mình: “Cha

Ta trên trời cũng đối xử với các ngươi như thế nếu các ngươi không biết thật lòng

tha thứ cho anh em”.

Sự kiện có ý nghĩa cao độ, lời này của Đức Giêsu cũng là lời kết luận cho diễn từ

về đời sống trong Giáo Hội: Sự tha thứ lẫn cho nhau là nền tảng trong một Giáo

Hội được kêu gọi để trở thành một cộng đoàn huynh đệ yêu thương tha thứ cho

nhau.

J. Potin kết luận: “Cộng đoàn phải được tác động bởi cùng một tình yêu như Chúa

Cha đã tỏ ra khi tha thứ những lỗi lầm không cùng kích cỡ với những lỗi lầm mà

họ phải chịu hoặc đã phạm. Chính vì thế, mỗi thành viên phải sẵn sàng tha thứ và

chấp nhận sự tha thứ”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Page 212: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 212 of 793

1. Một sự tha thứ không giới hạn (F. Deleclos, Prends et mange la Parole,

Centurion - Duculot.)

Ta nợ Thiên Chúa nhiều vô kể. Dù ta đã cố giảm nhẹ, quên lãng, những món nợ ấy

vẫn không ngừng chồng chất thêm mỗi ngày. Ta thật là những con nợ không có gì

để trả. Nhưng Thiên Chúa tốt lành, ta thường nhủ mình như thế. Ngài thấu hiểu,

Ngài cảm thông, Ngài tha thứ, Ngài quên lãng những lỗi lầm, những yếu đuối rất

con người, rất dễ hiểu ấy, nếu không, dù có được biện hộ, Người cũng chẳng thể

tha thứ cho ta. Vậy mà, khi phải tha thứ, ta lại ngần ngại và rất thường ta mặc cả và

từ chối. Trong thánh lễ, ta hát: “Xin Chúa thương xót chúng con” nhưng ta lại rất ít

thương xót người khác.

Chắc chắn là Thiên Chúa tha thứ kiên nhẫn và quảng đại không khác gì ông vua

mà Đức Giêsu nói tới trong dụ ngôn. Tuy nhiên ơn tha thứ của Ngài đòi hỏi bài

học ấy phải sinh hoa kết quả trong lòng ta. Ta cũng vậy, phải biết thông cảm,

thương xót, ta thứ và tha nợ cho anh em ta. “Xin tha lỗi chúng con như chúng con

cũng tha kẻ có lỗi với chúng con”. Còn hơn nữa, phải “tha cho kẻ mắc nợ chúng

ta”.Sự tha thứ của Thiên Chúa là toàn vẹn, nhưng vẫn đòi điều kiện. Phải chăng sự

tha thứ không được đo lường bằng chính thước đo mà ta dâng lên Chúa?

Từ nay ta đã biết đường lối Thiên Chúa phán đoán và xét xử ta. Danh dự thực sự

của ta dựa trên khả năng và chất lượng của sự tha thứ.

Giống như Phêrô, ta dễ hài lòng với một sự tha thứ có chừng mực, tuỳ trường hợp

định sẵn, tha thứ đến 7 lần thôi, không hơn nữa. Nhưng Đức Giêsu rao giảng một

tình yêu, và vì thế một sự tha thứ không giới hạn.

Làm sao tham dự mầu nhiệm Thánh Thể nếu ta không biết tha thứ? “Khi con dâng

của lễ mà nhớ còn có người bất hoà với con, hãy để của lễ lại đó, về làm hoà với

anh em trước đã rồi sẽ dâng của lễ sau” (Mt 5,23-24).

2. Tha thứ tự đáy lòng (Mgr. L. Daloz, Le Règne de cieux s'est approché, DDB.)

Mục đích của dụ ngôn là dạy ta biết tha thứ cho anh em tự đáy lòng mình. Dụ ngôn

kết thúc một loạt những lời răn dạy của Đức Giêsu về những mối liên hệ trong cộng

đoàn các môn đệ, và trong Giáo Hội. Tha thứ chính là lời kết cho những mối liên hệ

này. Nó là chất xi măng xây dựng cộng đoàn, nếu các cộng đoàn biết sống trong sự

Page 213: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 213 of 793

thật. Sự hiệp nhất đâu phải ngẫu nhiên. Các mối liên hệ của ta thường bị đe doạ bởi

những bất đồng, khinh miệt, gây gỗ, bạo lực. Sự hiệp nhất, tình huynh đệ là kết quả

của hoà giải. Chính Thánh giá của Đức Giêsu đã đánh đổ những bức tường ghen ghét,

như thánh Phaolô nói trong thư Êphêsô (2,15). Trái tim con người cần được chữa lành

và đổi mới nhờ ơn cứu độ của Đức Kitô, mới có thể tiến bước trên con đường tha thứ

cho anh em. Chính vì thế, ta cần hiểu rõ lời Đức Giêsu: “Cha các ngươi trên trời cũng

đối xử với các ngươi như vậy, nếu các ngươi không biết thật lòng tha thứ cho anh

em”. Ơn tha thứ của Thiên Chúa không bị điều kiện hoá bởi sự tha thứ hỗ tương của

ta, hiểu theo nghĩa sáng kiến đến từ ta! Dụ ngôn chỉ khiến ta ý thức rằng chính ta cũng

là người tội lỗi được tha thứ, được kêu gọi để đến phiên ta, cũng tham dự vào nguồn

động lực tha thứ. Sau cùng, chất xi măng xây dựng những mối liên hệ của ta chính là

tình yêu của Cha trên trời, một tình yêu đi đến tận cùng của tha thứ, một tình yêu Ngài

cho ta được tham dự để ta có thể tha thứ như Ngài, tha thứ từ đáy lòng.

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN

TÌNH YÊU VƯỢT XA CÔNG LÝ

(Mt 20,1-6)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Bảo vệ quyền lợi và đặc quyền.

Sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin tại Xêsarê Philipphê, Đức Giêsu trước khi lên

Giêrusalem, đã loan báo lần đầu tiên về cuộc khổ nạn sắp tới, Ngài không quên

cảnh báo các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, hãy bỏ mình, vác thập giá mình và theo

Thầy”.

Tại Caphanaum, Ngài đã phác hoạ khuôn mặt của cộng đoàn mà Ngài sáng lập

phải có, nếu cộng đoàn ấy muốn phản ánh hình ảnh của “Cha trên trời”. Một cộng

đoàn biết quan tâm tới “những kẻ bé mọn”; một cộng đoàn huynh đệ biết giúp đỡ,

thương xót và tha thứ cho nhau.

Hôm nay Ngài đến Giuđêa, bên kia sông Giođăng (19,1) tại đó Ngài bắt đầu dạy cho

những kẻ theo Ngài biết sự đảo nghịch mà họ phải đi tới. Sự đảo nghịch có trong

Page 214: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 214 of 793

mọi lãnh vực đời sống, đời sống vợ chồng, thái độ với trẻ em, mối liên hệ với của

cải vật chất (19,3-39). Dụ ngôn những người thợ làm vườn nho giờ thứ 11 - Phúc

Âm Chúa nhật XXV Thường niên - cho ta một minh hoạ về sự đảo nghịch Phúc Âm

này.

Thoạt tiên, dụ ngôn này gây phẫn nộ nơi công chúng quen có mặt trong các buổi

qui tụ ngày Chúa nhật, vốn nhạy cảm với việc bảo vệ quyền lợi xã hội và với vết

thương do nạn thất nghiệp gây ra. Đức Cha L. Daloz tự hỏi: “Dụ ngôn đó không

chống lại tất cả những qui tắc về công bình phân phối và về quản lý tốt đẹp đó

sao? Ai đời đi thuê mướn thợ vào các giờ giấc khác nhau rồi cuối cùng trả lương

cho người cuối cùng cũng bằng người đầu tiên! Tự nhiên ta dễ đồng ý với những

người mong được trả nhiều hơn, lẩm bẩm kêu trách chủ: “Những người đến sau

cùng chỉ làm việc có một giờ mà ông đối xử cũng như chúng tôi, trong khi chúng

tôi phải chịu vất vả, nóng nực suốt ngày”. Nếu dụ ngôn muốn dạy ta rằng đó là

cung cách hành xử của Thiên Chúa, thì chúng ta phải thất vọng. Trong Phúc Âm,

có những lời của Đức Giêsu rất bí hiểm, nếu không nói là gây vấp phạm. Ta cảm

thấy đồng ý với phản ứng của người anh của đứa con phung phá khi nó trở về,

người cha dọn tiệc ăn mừng, dù nó đã phung phí hết tiền bạc. Ta không hiểu làm

sao những phường trộm cắp, đĩ điếm lại vào Nước Trời trước chúng ta. Ta khó mà

chấp nhận cung cách hành xử của người chủ vườn nho. Để kết thúc dụ ngôn, Đức

Giêsu đã rút ra một kết luận: “Vậy những kẻ sau cùng sẽ trở nên trước hết, và

những kẻ trước hết sẽ trở nên sau cùng”. Ta muốn la lên: không, không công bình!

Vậy thì trung tín, chung thuỷ có ích gì? Tội gì mà chịu cực giữ luật Thiên Chúa,

nếu Ngài ban Nước Trời cho những kẻ đến sau cùng, chẳng chịu nắng nôi khó

nhọc gì? Ta cần phải tìm hiểu dụ ngôn này.”

Việc quan trọng nhất là phải xác định cử toạ mà dụ ngôn nhằm nói với. Ở đây Đức

Giêsu nói với người Do Thái, đúng hơn, với những thành phần ưu tuyển trong tôn

giáo của họ: những biệt phái và luật sĩ vừa tức giận vì thái độ của Đức Giêsu đối với

những người thu thuế, những người tội lỗi, vừa ghen tương vì sự quan tâm mà Đức

Giêsu bày tỏ với họ. Một bối cảnh rất gần với dụ ngôn người cha và hai con trai ở Lc

15 mà dụ ngôn này có nhiều điểm tương đồng. Đức Giêsu không hề muốn đụng

chạm tới lãnh vực công bình xã hội. Điều Ngài tìm kiếm là, qua dụ ngôn nghịch lý

Page 215: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 215 of 793

này, dẫn các thính giả tới chỗ tự tra vấn về mối tương quan của họ với Thiên Chúa

và với anh em: cả họ nữa, họ đã chẳng bị cám dỗ co lại trong đặc quyền đặc lợi của

họ, không còn biết kinh ngạc trước lòng quảng đại kỳ diệu của Thiên Chúa đối với

mọi người và hoa trái của ân sủng Người nơi anh em họ đó sao?

- Câu chuyện khởi đầu rất bình thường. “Nước Trời giống như ông chủ vườn nho

sáng sớm ra chợ thuê người làm...”. Ông chủ vườn nho này “ra đi” nhiều lần (cũng

như người cha trong dụ ngôn của Luca 15 ra nhiều lần) vào những giờ khác nhau

để nhắc lại lời mời gọi: “Hãy vào làm vườn nho cho ta” chẳng có gì đặc biệt khiến

ta phải chú ý...cho tới lúc, bất chấp những luật lệ sơ đẳng về lợi nhuận, ông còn ra

chợ “vào lúc 5 giờ chiều”, trong khi mặt trời sắp lặn nhường chỗ cho bóng đêm!

- Ta vẫn còn chưa hết ngạc nhiên! Vào lúc chiều tối, thay vì trả công cho người

làm sớm nhất và để cho họ ra về, ông chủ lại ra lệnh cho viên quản lý trả

lương “bắt đầu từ những người làm sau hết và kết thúc bằng những người làm đầu

tiên”, họ sẽ là chứng nhân cho cử chỉ của ông!

. Những người được thuê vào lúc 5 giờ chiều tiến đến và nhận “mỗi người 1 đồng

bạc”. Những người đầu tiên, đã chịu cực khổ suốt ngày, tò mò quan sát cảnh tượng

và hy vọng sẽ được trả “nhiều hơn”.Nhưng khi đến phiên họ, họ cũng chỉ nhận

được “một đồng bạc” như hợp đồng lúc thuê mướn.

. Từ im lặng ngạc nhiên đến “lẩm bẩm kêu trách": “Họ lẩm bẩm kêu trách ông

chủ”. Những tiếng lẩm bẩm khiến ta nhớ lại tiếng lẩm bẩm của đứa con trưởng khi

cha long trọng đón tiếp đứa con phung phá trở về (Lc 15). Những tiếng lẩm bẩm

hoà nhịp với tiếng lẩm bẩm của con cái Israel suốt thời gian băng qua sa mạc, và

tiếng lẩm bẩm của bọn biệt phái và luật sĩ khi nhìn thấy thái độ của Đức Giêsu đối

với những người thu thuế và tội lỗi họ lẩm bẩm kêu trách Ngài: “Người này tiếp

đón kẻ tội lỗi và ăn uống với họ” (Lc 15).

Điều khiến những người thợ đầu tiên bất mãn đó là thấy những kẻ “chỉ làm việc

một giờ” lại được đối xử ngang hàng với họ: “Ông đối xử với họ cũng như chúng

tôi!” Việc làm đã xong, những điều kiện trong đó họ làm việc chẳng đem lại cho

họ đặc quyền đặc lợi nào, so với những người khác, “những người cuối cùng này"

mà họ nói đến với sự khinh miệt y như đứa con trưởng trong dụ ngôn ở Luca

15: “Thằng con trai cha đó” (Lc 15,30) hoặc người biệt phái trong Luca 18: “tên

Page 216: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 216 of 793

thu thuế kia”.

2. ... hay ngây ngất vì ơn Thiên Chúa ban nhưng không cho mọi người.

Ông chủ vườn nho nói với người phát ngôn của những người thợ bất mãn: “Hay là

bạn bất bình vì tôi nhân lành?”.

Giống như anh cả của đứa em hoang đàng, những người thợ làm giờ đầu tiên là biểu

tượng cho tất cả những ai nhân danh quyền lợi tự cho là nhận được từ Thiên Chúa,

nhân danh cái gọi là đặc quyền, ngạc nhiên và vấp phạm vì thái độ của Đức Giêsu

đối với những người tội lỗi: đó là những người biệt phái và luật sĩ của hôm qua... và

cả hôm nay nữa. Làm như ơn cứu độ không phải là ân huệ ngoại thường và nhưng

không, vượt xa sự xứng đáng của ta muôn trùng.

Đức Giêsu tự đứng về phía ông chủ vườn nho cũng như về phía người cha đón tiếp

đứa con trai đã mất mà nay lại tìm thấy. Thái độ của hai nhân vật này phản ánh lối

sống của họ, lối sống bị người ta chê trách. Với những người phản đối thái độ của

Ngài đối với người tội lỗi, Ngài dám tuyên bố: Thiên Chúa không hành động khác

hơn! Thiên Chúa giống như người Cha ăn mừng đứa con trở lại, như ông chủ vườn

nho trả lương cho người thợ làm sau cùng cũng bằng người thợ làm đầu tiên.

Chắc chắn khi thuật lại dụ ngôn này của Đức Giêsu, Matthêu muốn áp dụng nó vào

Giáo Hội thời đó: “Những người đầu tiên” là những người Do Thái; “những người

cuối cùng”, dân ngoại đã nhận được cái mà Israel coi như đặc quyền.

Claude Tassin kết luận: “Vậy, dụ ngôn nhắm tới những người có phản ứng giống như

phản ứng của đứa con trai cả trong truyện người con phung phá... Thiên Chúa đã

quyết định tỏ sự âu yếm đối với những người tội lỗi, đó là lý do tại sao Đức Giêsu, sứ

giả của Ngài, lại thích gần những người này đến thế, điều đó gây phẫn nộ cho một số

người công chính vì họ tự coi mình có quyền được Thiên Chúa quan tâm hơn những

phường chẳng ra gì kia, đâu quan tâm gì đến phục vụ Trời - làm như thể khi cứu vớt

những người tội lỗi, Thiên Chúa đã lấy đi điều gì của những kẻ trung thành.

Trái với bài học mà tác giả Phúc Âm rút ra (16) dụ ngôn không hạ “những người

đầu tiên” xuống hàng “những người sau cùng”, nhưng dụ ngôn chỉ nhấn mạnh

đến sự bình đẳng làm phát sinh ơn phúc lạ thường cho người tội lỗi”.

Page 217: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 217 of 793

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Công bình kỳ cục (G. Boucher, La terre parle au ciel)

Công bình! Ta gọi ngươi bằng tất cả khát vọng. Ta đấu tranh vì một thế giới công

bình hơn. Ta phát động cách mạng để đập tan bất công. Thậm chí ta còn nói tới -

thật là ghê tởm - cuộc chiến tranh chính nghĩa. Các toà án của ta đó để thực thi

công bình. Lời cầu nguyện của ta kêu lên tới Chúa để cho người nghèo, người bị

bóc lột được lắng nghe. Niềm vinh dự của các xã hội, các quốc gia là tạo lập được

một hiến pháp, những luật lệ và những cơ chế giúp cho trật tự công bình tiến bộ.

Do đâu dụ ngôn Phúc Âm bắt ta làm ngược lại? Do đâu khi đọc dụ ngôn lần đầu ta

khó chịu như những người thợ làm đầu tiên đã khó chịu, họ tự cho mình và nạn

nhân của một sự bất công. Đối với con người, thực thi công bình không phải là trả

cho mỗi người điều gì thuộc về họ, theo sức lao động và giá trị của họ sao?

Nhưng trong khuôn khổ Nước Trời lại là chuyện khác: có một Đấng tên là Thiên

Chúa, là sự viên mãn, ban cho mọi người những gì chính đáng. Thiên Chúa công

chính hoá những ai mong muốn. Ngay từ giờ đầu tiên. Ngay từ phút khởi đầu.

Nhưng cũng có khi ở nửa đời người, thậm chí cả ở phút chót của cuộc đời nữa.

Thiên Chúa kêu mời mọi người hãy đến để được công chính hoá như người ta nhận

một quà tặng, một ân ban. Có người trả lời ngay tức khắc từ lúc rạng đông. Có kẻ chỉ

nghe được lời đề nghị ở giữa ngày. Đôi khi mãi đến cuối ngày có người mới nhận ra

cơ may Chúa ban mà theo ngôn ngữ bác học, ta gọi là ân sủng.

Thiên chúa làm cho nên công chính như ta trở nên trong suốt khi ta ở trong ánh

sáng. Thiên Chúa biến ta nên công chính như chính Ngài là Đấng công chính, điều

đó không có gì giống với những mô hình nhân loại. Bởi vậy ai nhận biết mình

được Thiên Chúa công chính hoá sẽ chỉ có thể mừng vui khi thấy ân phúc đó đến

với người láng giềng, người đối thủ, người đối địch... vì lối sống của Thiên Chúa

đã thấm nhập đời anh. Thời giờ chẳng có gì quan trọng.

Ta chỉ có thể cầu mong cho mọi người biết nắm lấy cơ may của mình, những người

cùng sống trong chung cư, những bạn đồng nghiệp, những người thân và cả những

người không thân nữa.

Vì công bình theo nghĩa của Thiên Chúa chỉ được thực hiện khi ta biết nắm bắt cơ

Page 218: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 218 of 793

may của mình, như người thợ giờ thứ 11 đã chọn đi làm việc. Và qua kinh nghiệm,

ta biết rằng, để lãnh được lô độc đắc của Thiên Chúa, không có gì bằng một biến

cố thúc bách ta, một chứng từ chất vấn ta.

Phần ta hãy biết đón nhận ân sủng mà Thiên Chúa ban cho và sống sao cho mọi

người chung quanh ta khao khát được ân sủng ấy, lương bổng ấy.

2. Một ví dụ khiêu khích bắt ta phải tự vấn (Mgr. L. Daloz, Le Règne des cieux

s'est approché DDB).

Đức Giêsu lấy làm gương thái độ của người chủ đối với thợ của mình. Thực là một

ví dụ khiêu khích, chứng minh điều Thiên Chúa không là. Không giống như ta

tưởng. Ngài hành động không theo cách ta làm. Ngài tốt lành vượt xa các ông bố

trần gian muôn trùng. Nhờ đó, Đức Giêsu cho ta chứng nghiệm được tình yêu của

ta hẹp hòi biết bao: “Bạn bất bình vì tôi nhân lành ư?”. Dụ ngôn này dạy ta biết

Thiên Chúa, nhưng cũng biết chính mình. Nếu ta thấy đồng tình với những người

thợ lẩm bẩm kêu trách, chẳng phải vì ta đã tưởng tượng Thiên Chúa theo thước đo

của ta, và muốn đóng khung Ngài trong những quan niệm chật hẹp của tình yêu

giới hạn của ta sao? Dụ ngôn của Đức Giêsu trước hết là nói với dân Do Thái, họ

là những người được kêu gọi trước hết, rồi mới tới dân ngoại. Dụ ngôn soi sáng

tình trạng các cộng đoàn đầu tiên, trong đó những người từ đa thần giáo tới sau

cũng có cùng quyền lợi như các tín hữu gốc Do Thái. Ngày nay, vấn đề vẫn còn

đó, tuy hoàn cảnh có khác. Giáo huấn của Đức Giêsu vẫn luôn có cùng mục đích,

cùng hiệu quả: Ngài mạc khải sự cao thượng của tình yêu Thiên Chúa “chiều cao,

chiều rộng và chiều sâu của tình yêu ấy”. Tình yêu ấy thay đổi đường lối của ta,

mở rộng lòng ta. Phản ứng của ta thường là giới hạn tình yêu ấy theo khuôn thước

của ta. Nhưng “giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn”! Sau cùng, sứ điệp

của dụ ngôn phải chăng không nằm trong những từ ngữ đơn sơ này, chúng nói với

ta về Thiên Chúa: “Ta nhân lành!... Hơn cả lương bổng, điều quan trọng là tiếng

gọi, luôn luôn đổi mới từng ngày, từng giờ, ở mọi thời trong lịch sử cũng như ở

mọi lứa tuổi của đời người, tiếng gọi này không gạt ai ra ngoài lề đó là ân sủng cho

những người đầu tiên cũng như cho những người cuối cùng, tiếng gọi của Thiên

Chúa nói với con người mà Ngài yêu thương không mỏi mệt và Ngài muốn rằng

Page 219: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 219 of 793

không ai bị bỏ quên: “Nào, cả anh nữa, hãy đến làm vườn nho cho tôi”.

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN

PHỤC VỤ THIÊN CHÚA KHIẾN CON NGƯỜI TỰ DO

(Mt 21,28-32)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Ai trong hai...

Trước sự phẫn nộ của các đối thủ, Đức Giêsu, được một đám đông cuồng nhiệt chào

đón bằng những tiếng: “Hosana”, đã long trọng tiến vào Giêrusalem. Trong Đền Thờ,

nơi Ngài giảng dạy, Ngài thường xuyên chịu đựng sự quấy nhiễu của “các thượng tế, và

kỳ lão trong dân”. Hiển nhiên họ đến chất vấn Ngài về uy quyền nào cho phép Ngài nói

và làm như vậy: “Do quyền nào ông đã làm điều đó, và ai đã ban cho ông uy quyền

đó?” (21,33). Nhưng Đức Giêsu từ chối trả lời bao lâu họ còn né tránh câu hỏi Ngài đặt

ra: “Phép rửa của Gioan từ đâu đến, từ trời hay từ con người?” (21,44).

Chính trong bối cảnh tranh cãi này, trong đó có 3 dụ ngôn về ngày phán xét, Đức

Giêsu đã cho họ 1 lời cảnh báo mạnh mẽ sau cùng:

- Dụ ngôn 2 đứa con trai được sai đi làm vườn nho (PÂ CN 26).

- Dụ ngôn thợ làm vườn nho sát nhân (PÂ CN tới).

- Dụ ngôn khách được mời dự tiệc cưới (PÂ CN 28).

Dụ ngôn đầu là của riêng Mt, dụ ngôn 2 đứa con trai được sai đi làm vườn nho có

một vẻ đạm bạc đặc biệt, bỏ đi tất cả những chi tiết phụ thuộc để làm nổi bật sự

tương phải giữa hai chàng trai.

. Tương phản trong thái độ ban đầu.

* Đối lập thái độ vụng về của đứa con thứ nhất, nó phản đối thẳng thừng: “Tôi

không muốn đi!”.

* Với thái độ kính cẩn thái quá của đứa con thứ hai: “Vâng, thưa cha”.

. Nhất là tương phản trong thái độ sau cùng.

Page 220: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 220 of 793

* Trong khi đứa thứ nhất, sau khi đã chối từ, nghĩ lại và ra vườn làm việc.

* Đứa thứ hai, sau khi đã kính cẩn vâng phục và chấp nhận, lại chẳng làm gì hết.

2. ... đã thi hành ý Cha?

Lúc đó Đức Giêsu quay lại phía các người chất vấn và hỏi họ: “Ai trong hai đứa

con đã thi hành ý của Cha?”. Họ chỉ có thể đồng loạt trả lời: “đứa thứ nhất”. Đâu

còn gì rõ ràng hơn, con người xứng danh được phán xét theo hành động họ làm,

không theo ý hướng hay thay đổi của họ.

Sự ngỡ ngàng ập đến khi Đức Giêsu chuyển sang phần áp dụng dụ ngôn, đã làm họ

thấy rằng họ vừa tự phán xử và tự kết án chính mình: “Thật, Ta bảo thật các

ngươi: những người thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ngươi.

Vì Gioan Tẩy giả đã đến với các ngươi, sống công chính và các ngươi không tin

vào lời Ngài, trong khi những người thu thuế và đĩ điếm đã tin. Còn các ngươi, cả

sau khi đã chứng kiến điều ấy, các ngươi vẫn không hối cải, không tin lời Ngài”.

- “Các thượng tế và các kỳ lão trong dân” tuyên xưng để trả lời “vâng” với Thiên

Chúa bằng cách lo âu gắn bó với lề luật và mọi ghi chú từ lề luật. Thực ra, họ ẩn

núp sau Lề Luật để từ chối tin sứ mệnh của Đức Giêsu, cũng như họ đã từ chối tin

vào sứ mệnh của Gioan Tẩy giả. Họ né tránh ý Chúa: đón tiếp lời và con người

Đức Giêsu; trở về với Chúa để tiến vào Nước Trời.

- Ngược lại, những người mà Do Thái giáo chính thức coi là đáng khinh bỉ và vô

phương cứu chữa, những “người thu thuế” và “đĩ điếm”, những người tội lỗi công

khai xem ra rất xa đường “công chính”, lại đón nhận lời rao giảng của Đức Giêsu

cũng như họ đã đón nhận lời rao giảng của Gioan Tẩy giả: họ đã “hối cải và tin vào

lời Ngài”.

Cl. Tassin bình luận: “Vì trước hết đức tin không phải là một “nhà tư tưởng công

chính”, nhưng là một hành động công chính. Những người tội lỗi tồi tệ đã hiểu

điều này nên đã bằng mọi giá cố gắng “thi hành ý Cha”. Còn các ngươi, Đức

Giêsu nói, các thượng tế, chứng nhân của các cuộc hoán cải này mà các ngươi

chẳng nhúc nhích các ngươi đã lỡ cơ hội đầu tiên, thậm chí các ngươi còn để vuột

mất tất cả mọi cơ hội: dụ ngôn kế tiếp sẽ minh chứng điều đó.

Khi thuật lại dụ ngôn này cho cộng đoàn, thánh sử Mt muốn biện hộ cho một Giáo

Page 221: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 221 of 793

Hội mở rộng vòng tay đón tiếp những người thu thuế, gái điếm đã hoán cải Ngài

cảnh giác các Kitô hữu, xưa cũng như nay, chống lại một thứ tôn giáo bề mặt chỉ

biết lải nhãi: “Lạy Chúa, lạy Chúa” nhưng không bao giờ “thi hành ý Cha”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một ví dụ khiêu khích đối với những người đối thoại với Đức Giêsu,... và đối với

ta hôm nay. (Mgr. L. Daloz, Le Règne des cieux s'est approché, DDB).

Đức Giêsu đã nói: không phải những kẻ kêu rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa! mà được

vào Nước Trời, nhưng là những kẻ làm theo ý Cha. Hôm nay Ngài còn đi xa hơn:

Ngài nói con người có khả năng thay đổi ý kiến, thái độ, từ vâng lời có thể trở

thành bất tuân, ngược lại từ chống đối có thể hoán cải. Ví dụ Ngài đưa ra quả là

khiêu khích những người đối thoại: Thật, Ta bảo các ngươi, những người thu thuế

và đĩ điếm sẽ vào Nước Trời trước các ngươi. Ngài chỉ cho thấy chìa khoá mở cửa

Nước Trời: đó không phải là vị trí người ta chiếm giữ, cũng không phải địa vị đắc

thủ, càng không phải là một lần đồng ý với Lời Thiên Chúa. Đó là tình trạng của

các thầy thượng tế, các kỳ lão, các luật sĩ và các tiến sĩ luật. họ có một nhiệm vụ

chính thức trong dân; đó cũng là sự tự hào của bọn biệt phái, họ khoe khoang sự

trung tín không hề lơi lỏng đối với Lề Luật và truyền thống. Khốn nỗi lối vào

Nước Trời đâu mở ra cho giá trị, công phúc, trọn lành. Đó là món quà Thiên Chúa

tặng không cho những ai tiếp nhận lời Ngài và hoán cải. Chìa khoá lối vào Nước

Trời là sự hoán cải: “Hãy hoán cải, vì Nước Trời đã gần” (3,2) Gioan Tẩy giả đã

la lên như thế. Hoán cải là nhận biết những giới hạn của bản thân, là phó mình cho

Thiên Chúa và ý định của Ngài. Đức Giêsu phân biệt những người khẳng định sự

trung tín nhưng không hề nhúc nhích, với những người không sống “theo luật tắc”,

nhưng nhận biết Người và thay đổi theo tiếng gọi của Thiên Chúa: Hoán cải là đi

đến nơi. Để giải thích rõ, Đức Giêsu đưa ra một ví dụ cực kỳ, gây phẫn nộ nhất:

những người thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ngươi.

Chứng cớ mà Ngài trưng dẫn là sự rao giảng của Gioan Tẩy giả: “Thật vậy, Gioan

đã đến với các ngươi trong đường công chính và các ngươi đã không tin, trái lại

những người thu thuế và đĩ điếm đã tin ông. Sau đó, đã nhìn thấy như vậy, các

Page 222: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 222 of 793

ngươi vẫn không hoán cải và tin ông”. Đã có những người tin, đón nhận lời của

Gioan và dấn thân thay đổi đời sống. Đức Giêsu nhận thấy đó là những người

không tự hào, chẳng có đặc quyền đặc lợi gì, nhưng bị khinh miệt, coi thường. Họ

chẳng có gì để bảo vệ, họ không sợ bị mất mặt hay bị nghi ngờ. Ai có “danh dự”

cần bảo vệ, ai tự tin mình công chính, người ấy khó mà nhận mình tội lỗi, khó mà

ăn năn hối cải, khó mà nhận mình cần thay đổi, khó chấp nhận rằng mình sẽ vào

Nước Trời không do công phúc của mình... Ta không ngừng cầu xin Chúa ban cho

ta một trái tim nghèo, xin Ngài tẩy sạch thói tự mãn, cho ta ý thức sự yếu hèn, tội

lỗi của mình. Khi giảng dạy, Đức Giêsu đã ban một chìa khoá “chung” để vào

Nước Trời: đó là sự hoán cải, thống hối, ai cũng làm được cho dù họ có những

phẩm chất nào, khuyết điểm nào, thuộc dòng chủng tộc nào, dân tộc nào đi nữa. Ơn

cứu độ ban cho tất cả những ai chấp nhận mở lòng ra và tin tưởng.

2. Chúng tôi chấp nhận bị Phúc Âm làm phiền (M. Hubaut, Prier les paraboles,

DDB).

Lạy Chúa

Mỗi buổi sáng, Chúa nhắc lại lời mời:

“Hãy đi làm vườn nho cho ta!”

Nhưng lời Chúa

Con đã nghe hằng trăm lần

Giờ thì còn là một âm thanh quen thuộc

Mỗi Chúa nhật ru ngủ cộng đoàn

Tuy vậy chúng con vẫn máy móc trả lời

“Vâng, vâng lạy Chúa !”

Rồi chúng con lặng lẽ trở lại

với những công việc thường lệ.

Chúng con đã thuần hoá sự mãnh liệt của Phúc Âm Chúa để chỉ còn nghe những

lời lẽ dịu êm những công thức rất tế nhị.

Chúng con đã làm giảm cường độ ánh sáng Phúc Âm qua lăng kính của quan niệm

về trật tự, của Giáo Hội và xã hội.

Và Phúc Âm của Chúa sẽ chẳng còn phiền nhiễu chúng con nữa.

Page 223: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 223 of 793

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN

DỤ NGÔN NHỮNG TÁ ĐIỀN SÁT NHÂN

(Mt 21,22-43)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ vườn nho... đến những tá điền muốn chiếm đoạt vườn:

Trước sự phẫn nộ của đối phương, còn dân chúng thì lại hồ hởi chào mừng Người

bằng những lời tung hô “Vạn tuế” Đức Giêsu đã tiến vào Giêrusalem trong tư cách

Messia. Khi Người giảng dạy ở trong Đền Thờ, Người thường bị các thượng tế và

các kỳ mục trong dân “sách nhiễu”. Rõ ràng là họ tới có ý chất vấn Người đã lấy

quyền nào mà nói và hành động như vậy: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều

ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?” (21,23). Nhưng Đức Giêsu đã từ chối trả lời họ, khi

mà chính họ vẫn lẩn tránh câu Người hỏi họ: “Phép Rửa của ông Gioan do đâu mà

có? Do Trời hay do người ta?” (21,24).

Ba dụ ngôn về việc xét xử mà Chúa nói với họ như một lời cảnh giác cuối cùng và

mạnh mẽ, được đặt vào trong bối cảnh gay cấn ấy:

- Dụ ngôn hai người con được sai đi làm vườn nho (Phúc Âm Chúa nhật tuần

trước).

- Dụ ngôn những tá điền sát nhân (Phúc Âm Chúa nhật 27).

- Dụ ngôn tiệc cưới (Phúc Âm Chúa nhật tới).

Ph. Gruson đặt câu hỏi: “Tại sao Đức Giêsu kể câu truyện dụ ngôn thứ hai này?

Chính Người bắt đầu tự dàn cảnh khi tuyên bố rằng “người Con” sắp bị “quăng

ra”. Người ý thức rõ mình là người cuối cùng được Chúa sai đến, sau tất cả các

tôi tớ, các ngôn sứ của Chúa; Người loan báo Nước Thiên Chúa sắp đến. Vậy mà

Người cũng chẳng được đón nhận hơn những người kia, những kẻ đã từng “bị

đánh, bị giết, bị ném đá”. Vì thế Người lên tiếng kêu gọi những người lãnh đạo

Israel một lần cuối cùng để đặt họ trước trách nhiệm nặng nề, bởi vì chính lúc này

Page 224: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 224 of 793

đây, hoặc không bao giờ nữa, mà họ phải đón nhận Nước Trời và kéo theo họ tất

cả dân Chúa. Nhưng những dấu hiệu của chối từ, và thất bại ngày càng tăng thêm.

Nhiều lần Đức Giêsu báo trước cái chết dữ dằn của Người, vì Người cảm thấy mối

thù địch hoàn toàn từ phía các nhà lãnh đạo tôn giáo đối với Người, ngày một lên

cao”("Lesdossiers de La Bible” số 61, tháng Giêng 1996, trang 9).

Ngay từ những lời mở đầu: “Có gia chủ kia, trồng được một vườn nho, chung

quanh vườn, ông rào giậu, trong vườn ông khoét bồn đạp nho và xây một tháp

canh..” dụ ngôn những tá điền sát nhân hẳn gợi nhớ lại “bài ca vườn nho” của Isaia

5, bài đọc một lễ hôm nay. Được thấm nhuần Thánh Kinh từ hồi còn trẻ, mỗi thính

giả không thể không có ngay trong đầu óc họ một sự liên tưởng đối chiếu là: như

thời của ngôn sứ, dân được tuyển chọn đã không làm nẩy sinh hoa lợi, mà Chúa có

quyền trông đợi, nên họ phải bị Chúa xét xử.

Nhưng rất mau chóng, sau mấy câu mở đầu, sự chú ý được chuyển từ chính vườn

nho đến những tá điền mà ông chủ đã trao vườn nho cho. Khi “gần đến mùa hái

nho”, ông chủ vườn, theo quyền chính đáng, đòi thu hoa lợi, thì những người ta

điền bắt đầu giở trò. Sự tàn ác của họ ngày càng tăng.

- Trước hết, ông chủ vườn nho đã sai “các đầy tớ của ông”, nghĩa là các ngôn sứ -

Nhưng những người này đều bị chúng tống khứ, hành hạ, giết chết. Ngôn sứ

Néhémia, thế kỷ thứ ba trước Chúa Giêsu cũng đã viết: “Nổi loạn chống lại Chúa, họ

đã quăng sách Luật của Chúa đi, họ đã giết các ngôn sứ, những người đã lên tiếng

bảo họ phải trở về với Chúa” (Nh 9,26).

- Ông chủ còn sai đến với họ “một số đầy tớ khác đông hơn trước” họ cũng chịu

chung số phận như những người trước.

- “Sau cùng”, ông sai “con trai” mình đến gặp chúng vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể

con ta”. Nhưng bọn tá điền liền “bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết

đi”, vì nghĩ rằng làm như vậy là chiếm được “gia tài”.

2. Những địa chỉ được sai đến hôm xưa... đến những địa chỉ được sai đến hôm

nay:

- Câu truyện kết thúc ở đó? Không, vì Đức Giêsu đưa thính giả của Người ra làm

chứng: “Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền

Page 225: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 225 of 793

kia?”. Câu trả lời đến từ nhóm người bao quanh Chúa không làm cho người ta phải

chờ đợi: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng,và cho các tá điền khác canh

tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông”.

- Đức Giêsu chỉ còn việc đưa ra điểm chủ chốt của dụ ngôn này: “Bởi đó, tôi nói

cho các ông hay: Nước Thiên chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa,

mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”.

- “Các thượng tế và người Pharisêu đã hiểu ngay là Người nói về họ “và họ vừa

mới tự xét xử chính mình họ trước mặt mọi người. Chỉ còn nỗi “sợ đám đông” là

ngăn cản được họ tra tay bắt Đức Giêsu mà thôi. Nhưng từ nay thời giờ đã gần kề

lắm rồi. Nếu bắt được Người, họ sẽ lôi Người ra “bên ngoài thành” để giết Người

(21,45-46).

- Khi tường thuật dụ ngôn này của Đức Giêsu cho các độc giả của mình, thánh sử

Matthêu chủ tâm làm cho dụ ngôn lại được mang tính hiện thực theo như ý họ.

3. Nên khi nghe dụ ngôn này,

- Các độc giả là tín hữu của Ngài có thể thấy dụ ngôn được thực hiện trong việc tàn

phá khủng khiếp thành Giêrusalem năm 70;

- Họ có thể nhận ra mình trong “những tá điền khác này” là những kẻ mà vườn nho

của Chúa đã được trao cho họ.

- Sau hết họ có thể tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu chết và phục sinh khi dùng

thánh vịnh 117 mà cầu nguyện dưới ánh sáng mầu nhiệm phục sinh:

“Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ,

lại trở nên đá tảng góc tường

Đó chính là công trình của Chúa,

công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta!”.

4. Nhưng thánh sử Matthêu cũng còn đưa ra hai thông điệp cho Giáo Hội thời

đó, cũng như cho Giáo Hội của mọi thời:

- Ph. Gruson giải thích tiếp: Chính Giáo Hội cũng luôn luôn bị thử thách chiếm

đoạt những ơn huệ Chúa ban, nên Chúa cũng đòi Giáo Hội phải sinh hoa lợi, nếu

không muốn thấy đến lượt mình phải rút khỏi vườn nho. Cũng như những người có

Page 226: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 226 of 793

trách nhiệm của Israel, Giáo Hội phải chịu phán xét.

- Giáo Hội không được suy diễn từ dụ ngôn ấy mà cho rằng minh thay thế Israel,

bởi vì, như Ph. Gruson nhận xét tiếp, phần kết thúc của trình thuật phân biệt rõ hai

nhóm người: một bên là những thượng tế và các người Pharisiêu (các nhà chức

trách Do Thái mới thời Matthêu viết Phúc Âm), họ muốn bắt Đức Giêsu, còn bên

kia là đám đông vốn xung khắc với họ, bởi “vì đám đông cho Người là một ngôn

sứ”. Chính đám đông ấy vẫn tiếp tục nối dài trong Giáo Hội, trong số những độc

giả của Matthêu như chính chúng ta đang là lúc này vậy” (O.C., trang 10).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Coi chừng đừng làm hư hỏng Giáo Hội” (Giám Mục L. Daloz, trong “Le

Règne des cieux s'est approché” Desclée de Brouwer, trang 298-299).

Đúng là một chuyện chiếm đoạt. Chúa Giêsu khiển trách những kẻ đối thoại với

Người vì họ tưởng mình là những kẻ nắm giữ lời hứa, nắm giữ Giao ước, nên đã

không còn muốn tường trình với Thiên Chúa nữa. Tổ phụ Abraham đã tin tưởng vào

Chúa, vẫn luôn hy vọng cả khi không còn gì để hy vọng. Và ông đã nhận được lời

hứa. Hậu duệ của ông sẽ có khuynh hướng tưởng mình là những người sở hữu lời

hứa này như một gia sản mà họ có thể quản lý theo ý họ và cho chính họ. Họ đã

không muốn hoàn lại cho Đức Giêsu, người Con, những gì họ đã nhận được từ Chúa

Cha. Họ đã ỷ thế mà từ khước điều ấy: Chúng tôi đã có tổ phụ Abraham (3,9)...

Nguy cơ sử dụng tôn giáo như gia sản của ta, thứ bảo hiểm cho ta thì thời nào cũng

có và luôn luôn đáng lo ngại. Lời Chúa, các bí tích, các “công đức” của ta... Không

phải là tài sản riêng của ta, mà là những ân huệ Chúa ban cho ta. Chúng phải hướng

ta về với chúa, khơi dậy và phát triển lòng tin của ta. Những ân huệ đó thúc đẩy ta

hiến dâng chính mình, để ta sống đời tận hiến, hoàn toàn thuộc về Người. Cách riêng

trong Bí tích Thánh Thể, Đức Giêsu hiến mình Người để kết hiệp ta với Người là

của lễ mà dâng lên Cha, ngõ hầu Thần Khí của Người đến làm cho ta nên của lễ

muôn đời tôn vinh Chúa!... Tôn giáo đích thực là một mối dây, một tương quan khởi

đi từ Chúa, lại đưa ta quay trở về với Chúa và với tha nhân. Những “thực hành đạo

đức” là những phương thế giúp tăng cường mối tương quan này. Những thực hành

Page 227: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 227 of 793

đạo đức ấy mở lòng ta ra cho tình yêu: yêu Chúa và yêu tha nhân là hai tình yêu

không thể tách biệt, như hai mặt của một bàn tay. Tôn giáo đích thực khiến chúng ta

trở nên nghèo để có thể yêu mến.

Đức Giêsu tranh luận với các thượng tế và kinh sư. Người hỏi họ: “Vậy khi ông chủ

vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” Họ đáp: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru

diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp

hoa lợi cho ông”. Câu trả lời này phải làm cho họ suy nghĩ. Nhưng chính họ mù

quáng rồi, như ta vẫn thường như vậy. Họ biết rút ra câu kết luận của dụ ngôn,

nhưng lại không nghĩ rằng lời kết đó lại nói về họ.

Là những người kế nghiệp Nước Trời, chúng ta không thể tự phụ mình là những kẻ

trên người khác, nếu không, đến lượt ta lại trở thành những kẻ chủ trương chiếm

đoạt vườn nho của Chúa! Ta phải coi chừng đừng làm hư hỏng Giáo Hội, dân tộc

mới, khi mắc phải những tật xấu Chúa đã khiển trách những thượng tế và kinh sư

Do Thái xưa. Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm

người ấy nát thịt. Giáo Hội chỉ theo đuổi một mục đích là loan báo Đức Giêsu

Kitô, minh chứng Đức Giêsu Kitô, làm cho người ta sống sự chết và phục sinh của

Người.

2. “Những ngôn sứ của Người Con thừa tự” (M. Hubaut, trong “Prier les

Paraboles” Desclée de Brouwer, trang 108-110).

Chúa ơi,

Lịch sử phải chăng chỉ là một sự tái diễn khôn nguôi,

Là tấn thảm kịch được diễn lại mãi mãi muôn đời?

Đây vườn nho của Chúa,

Mảnh đất này Chúa đã trao cho con.

Đây vườn nho của Chúa,

Lòng, trí con và tự do này

Tất cả đều do Người ban tặng.

Con lại chiếm cho mình mà không biết thẹn;

Và để chiếm trọn gia tài,

Con lại quyết không nhìn Người Con Thừa Tự

Page 228: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 228 of 793

Dồn Người vào ngục tối sử xanh.

Thế là Chúa đã chết rồi!

Hoan hô con người!

Một mình sở hữu mọi của trần gian!

Vạn tuế con người,

Chỉ mình làm chủ kiếp người và lịch sử!

Chúa liền sai báo sứ giả đến

Để thu phần hoa lợi của tình yêu,

Đem chia sẻ, an bình và công lý.

Thế mà tất cả lại bị đánh đập tơi bời,

Hoặc bị tống giam vào nơi ngục thất.

Hoặc bị tù đày hay là bị giết.

Jérémia bị ném đá, Isaia bị xé xác tan tành.

Roméro Giám mục bị bắn gục trước bàn thờ;

Cha Popieluko bị đánh nhừ tử và trấn sâu dưới nước,

Thân thể cha Jarland đạn ghim lỗ chỗ như tổ ong bầu.

Ôi lạy Đức Kitô!

Sao Người luôn bị ghét bỏ khinh khi,

Bị miệt thị và đóng đinh vào thập giá!

Xin ban cho con tâm hồn hiểu biết

Gương mù này của thập giá tình yêu.

Hiểu biết hơn sự ngoan cố của con người

Không cộng tác làm vườn nho của Chúa;

Xin cho con luôn nghiệm ra rằng:

Mọi viên đá nào bị loại bỏ

Đều trở nên viên đá góc tường,

Cho thế nhân hưởng nguồn ơn cứu độ.

Ôi lạy Đức Kitô phục sinh!

Ngài là Con Thừa Tự của Trời, Đất mới.

Xin mở mắt con để con thấy rõ

Qua gian lao của những bậc tôi trung,

Page 229: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 229 of 793

Qua cái chết của những ngài ngôn sứ,

Chúa đang thực hiện công trình của Chúa,

Công trình kỳ diệu còn khuất mắt chúng con.

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN

DỤ NGÔN TIỆC CƯỚI VÀ ÁO CƯỚI

(Mt 22,1-14)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ những khách mời “không xứng đáng... đến gặp ai cũng mời:

Trước sự phẫn nộ của đối phương, còn dân chúng lại hồ hởi chào mừng Người

bằng những lời tung hô “vạn tuế”, Đức Giêsu đã tiến vào thành Giêrusalem trong

tư cách Messia. Khi giảng dạy ở trong Đền Thờ, Người thường bị các thượng tế và

kỳ mục trong dân hạch sách. Rõ ràng là họ tới có ý chất vấn Người đã lấy quyền

nào mà nói và hành động như vậy: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã

cho ông quyền ấy?” (21,23). Nhưng Đức Giêsu đã từ chối trả lời họ, bao lâu mà

chính họ vẫn lẩn tránh câu Người hỏi họ: “Phép Rửa của Gioan, do đâu mà có?

Do Trời hay do người ta?” (21,24).

Trong bối cảnh gay cấn như vậy, mà ba dụ ngôn về xét xử Chúa dùng để nói với

họ như một lời cảnh giác mạnh mẽ và cuối cùng, được đặt vào:

- Dụ ngôn hai người con được sai đi làm vườn nho (Phúc Âm Chúa nhật 26).

- Dụ ngôn những ta điền sát nhân (Phúc Âm Chúa nhật tuần rồi).

- Dụ ngôn tiệc cưới (Phúc Âm Chúa nhật 28 này).

Đọc bản văn dụ ngôn những khách mời dự tiệc như được viết trong Phúc Âm

Matthêu, chúng ta có thể nhận thấy ngay những lời giáo huấn của Chúa được các

cộng đồng tín hữu gìn giữ và nghiền gẫm, đã phải trải qua quá trình truyền đạt và

thích nghi cho tới khi được các thánh sử soạn thảo thành văn nhất định.

- Chắc hẳn trong nội dung lời giáo huấn của Chúa, thì dụ ngôn này, theo như diễn

Page 230: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 230 of 793

ý của J.Jérémias, có nghĩa như “một sự bênh vực và biện minh” cho Phúc Âm.

Th. Matura giải thích: “Những người đạo đức (các Pharisiêu), những nhà “thần

học” (các kinh sư), những người lãnh đạo tôn giáo của dân (các tư tế) đã không

đón nhận Tin Mừng Nước Trời Chúa Giêsu loan báo, mà theo nguyên tắc là có ý

dành cho họ trước tiên. Trái lại dân chúng và nhiều người sống bên lề (các người

thu thuế, “tội lỗi"), những người bị những kẻ thống trị loại bỏ thì lại tỏ ra sốt sắng

lắng nghe lời Chúa kêu gọi và vui lòng đi theo Người (Lc 15,1-2), khiến cho giới

có đầu óc khó chịu và buông lời chỉ trích. Dụ ngôn Những khách mời dự tiệc cưới

là câu trả lời cho thái độ giả hình này. “Chính các ông cũng giống như những

người khách được mời này mà lại chối từ. Các ông cho là chướng mắt, vì tôi được

các người vốn bị các ông khinh bỉ, quây quần bên tôi: Chính các ông mới là những

người đã không thèm đếm xỉa tới, đã từ chối, và các ông còn quên điều này: không

phải những người công mà là những người tội lỗi mới cần cứu độ!”.

Điểm hóc búa của dụ ngôn Chúa kể, quả là gay cấn. Phải chứng tỏ là đúng, cách

Người cư xử với những người tội lỗi và lên án thói giả hình của giới lãnh đạo. Đức

Giêsu đã biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với những người bé nhỏ, đồng thời

người cũng tố cáo những kẻ từ chối lời mời gọi của Phúc Âm, và như thế bị loại

khỏi bàn tiệc Nước Trời mà Người đến khai trương” ("Assemblées du Seigneur”

số 59, trang 18-19).

Khi đem nội dung trên vào Phúc Âm của mình để trình bày cho cộng đồng tín hữu

của ngài là những người gốc Do Thái giáo, thánh sử Matthêu khác với tác giả

Luca, có sửa đổi nhiều chi tiết làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của dụ ngôn này để

hướng tới một ý nghĩa ẩn dụ (mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa).

2. “Người kia” trong dụ ngôn ban đầu, trở thành “một ông vua kia mở tiệc

cưới cho con mình”.

Cl. Tassin gợi nhớ lại: Cựu Ước đã hứa hẹn sự hiệp nhất phu thê giữa Thiên Chúa

và dân Người và Phúc Âm đã trình bày Chúa Giêsu như vị Tân lang của những

đám cưới được trông đợi này (x. Mt 9,15). Thế nên thánh Matthêu cung cấp ngay

cho ta những chìa khoá cần thiết giúp cho việc đọc “("Phúc Âm thánh Matthêu”,

NXB Centurion, trang 230).

Page 231: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 231 of 793

+ Cũng vậy, người đầy tớ duy nhất trong Phúc Âm Luca được tăng lên thành nhiều

loại: các câu 3.4.8.13.

+ Và không những, các người đầy tớ này bị người ta hắt hủi, mà còn bị xỉ nhục và

giết chết (các câu 6 và 7) như trong dụ ngôn những tá điền sát nhân. Và cũng như

trong dụ ngôn này, sự trừng hạt không muộn màng.

Th. Matura chú giải: “Đức Giêsu khiển trách những người lãnh đạo tôn giáo, vì họ

khăng khăng chối từ sứ mệnh của Người... Việc đưa xen vào dụ ngôn, hai câu 6 và

7 càng làm rõ nét phương diện này, bởi vì rõ ràng là, đối với thánh Matthêu,

những khách mời thoái thác kia, chính là những người Do Thái không tin. Cách họ

đối xử với các người được sai đến (các ngôn sứ bị chúng giết: 23,32-36) lôi kéo sự

trừng phạt đến cho họ: ám chỉ quá rõ ràng việc thành Giêrusalem bị tàn

phá” (O.C. trang 20-21).

+ Không trì hoãn, vua liền sai những sứ giả khác “đi ra các ngã đường”, gặp ai cũng

mời hết vào tiệc cưới.

+ Các đầy tớ thi hành lệnh ngay, gặp ai “bất luận tốt xấu” cũng tập hợp cả lại.

Th. Matura nhận định: “Cách diễn tả này chứng tỏ rằng: Thiên Chúa yêu thương

hết mọi người, Người lựa chọn mà không đòi hỏi, nhưng chỉ vì lòng thương xót (Mt

5,45). Giống như những dụ ngôn cỏ lùng và chiếc lưới, nó cũng mô tả thực trạng

của cộng đồng tín hữu thời thánh Matthêu, lúc đó không phải mọi người đều thánh

thiện cả. Sau cùng lời diễn tả ấy chuẩn bị cho câu chuyện về người xâm nhập

phòng tiệc bị loại ra” (O.C. trang 23).

3. Từ việc được mời... đến việc tham dự tiệc cưới:

“Phòng tiệc cưới lúc này đã đầy thực khách”. Theo tập tục Đông phương cổ, người

chủ tiệc không ngồi bàn ăn với các thực khách, nhưng ông đi lại chuyện trò, thăm

hỏi họ. Chỉ tiết hơi lạ là gia nhân ra các nẻo đường, gặp ai bất luận tốt xấu, cũng tập

hợp cả lại vào phòng tiệc, thì những người ấy đâu có thời giờ mà thay đồ. Thế nên

mới có câu chuyện về áo cưới.

Đang khi tất cả phần thứ nhất của dụ ngôn này nói cho những người chống đối

Phúc Âm, thì phần kết của dụ ngôn lại nhắm nhóm người vốn cho mình vẫn sống

theo Phúc Âm đó là cộng đồng các môn đệ Đức Giêsu. Th. Matura giải thích: “Họ

Page 232: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 232 of 793

phải cảnh giác đối với ý nghĩ cho rằng chỉ cần được gọi và đáp lại Tin Mừng là

bảo đảm được rỗi linh hồn. Không cần phải tuyên xưng danh Đức Kitô, tham gia

vào cộng đồng của người (tức là chịu phép Rửa để được vào phòng tiệc); còn phải

chu toàn các công việc mà đức công chính mới đòi hỏi (Mt 7,21). Nếu không dù là

đã được nhận vào phòng tiệc rồi, người ta vẫn có nguy cơ bị ném ra ngoài, bị loại

trừ vĩnh viễn khỏi Nước Trời” (O.C. trang 25).

Bởi vậy Giáo Hội không thay thế Israel, vì lịch sử dân tộc này vẫn trước sau như

một. Phần các tín hữu, nên biết lượng sức mình yếu đuối giòn mỏng và vẫn chưa

đáp trả đủ tình yêu Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô dành cho mình, chứ đừng vội

thấy người khác bị Chúa trừng phạt mà vui mừng.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

“Một Giáo Hội mời gọi hết mọi người” (Giám mục L. Daloz trong “Le Règne

des cieux s'est approché”, Desclée de Brouwer, trang 301-302).

“Thế chỗ cho dân tộc được kêu gọi trước nhất, những kẻ được mời gọi ở đây, chính

là những lớp người của mọi dân tộc, họ ở trên các công trường, tại những ngã ba,

ngã tư đường. Không còn nữa những chiếc ghế được dành riêng cho ai: “Gặp ai

cũng mời hết vào tiệc cưới!”. Vấn đề được xét đến không phải là dân Do Thái là một

dân như thế, mà là thái độ tự mãn, và chối từ, sự không chú ý lắng nghe lời mời gọi

của Chúa: “Họ không thèm đếm xỉa tới lại bỏ đi: Kẻ thì đi thăm trại, người thì đi

buôn”. Thái độ đó vẫn xảy ra hôm nay, bất cứ lúc nào. Người ta cố gắng và cho là

điều quá tự nhiên khi xếp đặt các giờ phút gặp gỡ với Chúa, các việc đạo đức của

đời sống Kitô hữu, việc cầu nguyện... vào những giờ phút thừa thãi, những ngày giờ

chẳng còn công chuyện gì để làm, sau giờ lao động, sau những công việc thường

ngày, cả sau khi đã vui chơi nữa. sớm muộn, còn đâu thì giờ rảnh rỗi nữa. Người ta

bắt đầu trở nên bê bối, rồi tìm cớ chữa lỗi cho mình rằng: “Làm việc cũng là cầu

nguyện rồi...”. Dần dần mỗi ngày một chút, người ta không còn cầu nguyện, tham

dự các bí tích, các buổi hội họp và việc huấn luyện nữa, viện cớ rằng: “Tôi không

còn thì giờ để cầu nguyện nữa...”. Đôi khi thái độ từ chối tiếp nhận Đức Giêsu, từ

chối đáp lại tiếng gọi của Chúa là do không biết hoặc thù địch với Người. Đức Giêsu

Page 233: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 233 of 793

gây phiền hà, là chướng ngại. Thế là chống đối, là bách hại. Không cứ gì một dân

tộc mới làm thế, mà mọi người đều có khả năng làm như vậy, và chúng ta đều là

thành phần của nhân loại này!

Nhưng tiệc cưới không thể bị ế. Thiên Chúa vẫn mời gọi không ngừng: “Các đầy

tớ ấy liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận tốt xấu, cũng tập hợp cả lại”. Tiếng

Chúa kêu gọi dành cho hết mọi người; Người ngỏ lời với những người lương thiện

cũng như kẻ bất lương, với người công chính cũng như kẻ tội lỗi... đặc biệt là

những người tội lỗi! Điều đó giúp ta nhìn rõ Giáo Hội vốn quy tụ mọi người. Giáo

Hội nhất định không phải là nơi tập hợp những “người thập toàn”, là tổ chức gồm

những người không có gì đáng chê trách cả. Đôi khi chúng ta quan niệm Giáo Hội

là thành phần ưu tuyển, có cảm giác rằng Giáo Hội phải loại trừ ra khỏi lòng mình

tất cả những ai không sống theo Phúc Âm. Phải chăng đã đến lúc tôi sẽ là người

đầu tiên phải bỏ đi ý nghĩ lầm lạc ấy?... Đúng là Giáo Hội đón nhận khá rộng rãi và

điều đó không làm thoả mãn những ai muốn Giáo Hội tạo cho mình một hình ảnh

không tì vết! Liệu Giáo Hội đưa ra một hình ảnh như thế có tốt không? Đó chẳng

phải là con đường mở ra cho lối sống giả hình như đối với những người Pharisêu

sao? Phần cuối dụ ngôn nói đến một sự lựa lọc phải diễn ra, nhưng là vào giờ phút

chót khi “vua tiến vào quan sát khách dự tiệc”. Đấy cũng là điều mà hai dụ ngôn cỏ

lùng và chiếc lưới đều nói lên: “Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các

thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công

chính...” (13,49). Ai muốn vào dự tiệc Nước Trời, phải mặc y phục lễ cưới: “Này

bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?”. Rồi vua

truyền “quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến

răng”. Vào dự tiệc Nước Trời không tuỳ thuộc nòi giống, hay là người của một

dân tộc, nhưng căn cứ vào sự trở lại, thay đổi đời sống, những việc lành phúc đức...

Khi nhận chiếc áo trắng trong lễ nghi Rửa tội, chúng ta đã được mời gọi “giữ cho

tinh tuyền phẩm giá người con Chúa”. Y phục của dân mới, y phục lễ cưới, chính

là Đức Kitô mà chúng ta đã “mặc lấy”, là phẩm cách người Kitô hữu, là ân sủng

Chúa trao ban. Sống sao cho xứng đáng với những gì ta đã lãnh nhận, đó chính là

một lời mời gọi.

Page 234: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 234 of 793

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN

VẤN ĐỀ NỘP THUẾ CHO CÉSAR

(Mt 22,15-21)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Kẻ khéo giăng bẫy...

Ba dụ ngôn về xét xử mà chúng ta đã suy gẫm suốt mấy tuần rồi (dụ ngôn hai

người con được sai đi làm vườn nho, Chúa nhật 26; dụ ngôn những tá điền sát

nhân, Chúa nhật 27; dụ ngôn khách dự tiệc cưới, Chúa nhật 28) vẫn không đủ làm

cho các kẻ thù địch Chúa tan rã hàng ngũ. Trái lại họ còn liên minh với nhau và

thay phiên nhau trong cố gắng làm cho Chúa phải rơi vào bẫy của họ. Sau khi đã

“bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy” thì một

lần nữa những người Pharisêu, không ngại gì sai các môn đệ của họ cùng đi với

những người thuộc phe Hêrôđê.

Vấn đề họ đặt ra cho thấy rất rõ những thái độ khác nhau của họ đối với người

Rôma chiếm đóng. Đang khi những người Pharisêu đành phải bằng lòng coi sự có

mặt của quân chiếm đóng như một điều xấu không tránh khỏi được, miễn là tự do

tôn giáo được bảo đảm - những người phe Hêrôđê là nhóm chính trị ủng hộ gia

đình Hêrôđê lại thân với chính quyền Rôma - thì những người thuộc nhóm “Quá

khích” (Zéloté) lại chủ trương bày tỏ sự chống đối công khai, nên nhóm này cấm

các thành viên của nhóm không được đụng chạm đến tiền bạc của người Rôma. Họ

lên tiếng hỏi Đức Giêsu, sau mấy lời mở đầu đầy vẻ phỉnh phờ: “Vậy xin Thầy cho

biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho César hay không?”.

P. de Surgy đưa ra nhận xét sau: “Vấn đề họ đặt ra này liên can tới sứ vụ thiên sai,

điều đó không làm ta ngạc nhiên, bởi lẽ họ chỉ muốn nhắm đả kích việc Đức Giêsu

cho mình là Đấng cứu thế mà thôi. Vả lại họ đặt ra vấn đề cũng là vì lòng thù địch

ganh ghét muốn cho dân chúng hay chính quyền thù ghét Người” ("Assemblées du

Page 235: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 235 of 793

seigneur” số 60, trang 10). Họ nghĩ: Dù Đức Giêsu trả lời đàng nào, thì Người

cũng không thể thoát khỏi bẫy.

- Nếu Người trả lời “không”, nếu Người không nhìn nhận công khai việc phải nộp

thuế này, thì đúng là Người chống lại với hoàng đế César - Và những người

phe Hêrôđê sẽ vội vã tố cáo Người với nhà chức trách Rôma - Trái lại, nếu Người

trả lời “Có”, nếu Người công khai thừa nhận là nên nộp thuế cho César, thì Người

hợp thức hoá sự hiện diện vô đạo và bất nhân của người Rôma trên một đất thánh

mà Thiên Chúa đã ban cho tổ phụ Abraham và con cháu ngài; vậy thì trước con mắt

của một dân tộc đang trông đợi một cuộc giải phóng quốc gia, Người mất hết tín

nhiệm và đừng hòng coi mình là Đấng Messia đến thực hiện những ước mơ của họ.

Những người Pharisêu sẽ không bỏ lỡ cơ hội để đánh trống la làng về chuyện này.

2. ... thì chính họ lại mắc bẫy:

Trước khi trả lời câu hỏi của họ, Đức Giêsu làm cho lộ ra thanh thiên bạch nhật

“thói giả hình” của những kẻ đối thoại với Người. Người yêu cầu họ: “Đưa đồng

tiền nộp thuế cho tôi coi”. Lạ thay! Họ có đem theo một đồng. Quả là hồi đó “đồng

tiền này”, đồng quan Rôma, đều có mang hình tượng hoàng đế Rôma, đầu đội vòng

hoa như một vị thần, cùng với danh hiệu rõ ràng này: César Tiberio con của thần

Augusto: Augusto”. Cl. Tassin chú giải: “Rõ ràng là có chuyện coi mình như thần

thành, mặc dầu bản thân Tiberio vẫn coi mình là “một người như mọi người”. Nhất

là từ thời Caligula, thì các hoàng đế Rôma vẫn hiên ngang đòi cho mình có căn tính

thần thánh. Cựu Ước đã rõ ràng cấm chỉ những hình ảnh phàm trần cũng vì xu

hướng thần thánh hoá này. Để tôn trọng cái cảm quan tôn giáo này, các nhà cầm

quyền Rôma chỉ đúc những đồng tiền không có hình ảnh để dùng trên lãnh thổ Do

Thái. Nhưng, đối với việc nộp thuế trong đế quốc, thì người ta không tránh khỏi

được đồng bạc bất nhân ấy, mà đồng tiền ấy, theo nét trào phúng của câu chuyện,

xem ra lại được móc ra từ túi của những người Pharisêu vốn dĩ rất trung thành với

những điều cấm đoán của Luật Chúa” ("Phúc Âm thánh Matthêu”, NXB Centurion,

trang 233).

Chúa hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây? Họ đáp: “của César”. Và

Chúa Giêsu nói lên một câu bất hủ - nhưng lại rất hay bị người ta cắt nghĩa sai -

Page 236: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 236 of 793

khiến những kẻ đối mặt với Người phải “hết sức ngạc nhiên": “Thế thì của César,

trả về César; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.

Người không phải là Đấng Messia mà, để chu toàn công việc của mình, phải nắm

lấy quyền chính trị và đảm nhận những trách nhiệm và chức vụ của César.

- Và bởi vì chính họ đã được tạo dựng giống hình ảnh Chúa, nên Người khuyên

nhủ họ hành động sao cho trong mọi sự Thiên Chúa phải được phụng sự trên hết;

còn đối với quyền hành chính trị, mặc dầu vẫn hết mực tôn trọng, nhưng khi quyền

ấy ngẫu nhiên tự thần thánh hoá mình mà chiếm đoạt luôn cả những quyền chỉ

thuộc về Thiên Chúa, thì họ phải lên tiếng phản đối vì: “Của Thiên Chúa, trả về

Thiên Chúa”.

Không muốn để mình kẹt vào thế lưỡng nan do đối phương bày ra, Đức Giêsu xác

định lập trường của Người và xoay chuyển vấn đề. Nước Thiên Chúa không phải là

nước cạnh tranh với nước của César; Nước ấy thuộc về một trật tự khác và nằm ở

một bình diện khác, Đấng Messia không đến để chiếm chỗ của César và thực hiện

một sứ vụ thiên sai có tính tôn giáo - chính trị; Người đến thiết lập Nước Thiên

Chúa.

P. de Surgy kết luận: “Khi mời gọi người ta trả về César... cái mà thông thường

Người có thể đòi hỏi theo như trách nhiệm của chính mình, và nhất là khi làm cho

hiểu rõ bản chất của Nước Chúa cũng như sứ vụ cứu thế của Người và khi khẳng

định quyền ưu tiên của Thiên Chúa, Đức Giêsu đem vào quan niệm của Người xưa

một sự phân biệt rạch ròi và rất cách mạng: nghĩa là Người làm cho chính trị mất

đi tính thần linh và thánh thiêng, chống lại với mọi xu hướng tôn thờ nó như một

ngẫu tượng; Người trả chính trị về cho chính trị, bằng cách nhìn nhận giá trị của

nó và quy cho nó một trách nhiệm riêng.

Khi trả chính trị về cho chính trị, Đức Giêsu không có ý để cho chính trị ở trong

một hoàn cảnh trung lập với Phúc Âm... “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.

Với những lời dứt khoát này Đức Giêsu kêu gọi ta sống cuộc đời của ta, kể cả đời

sống chính trị, trong niềm trung tín với Thiên Chúa, Đấng đã tỏ mình ra nơi

Người. Người đòi hỏi đời sống chính trị của ta phải trung tín với những ước vọng

và tinh thần Phúc Âm. Người cũng kêu gọi Giáo Hội cũng như cộng đồng đức tin

phải nắm giữ, không phải là phận vụ thống trị hay quản lý đối với chính trị, nhưng

Page 237: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 237 of 793

là vai trò tiên tri về Phúc Âm hoá mà bằng con đường hoán cải các tâm hồn sẽ

đem lại hiệu quả thực sự: sống giữa lòng lịch sử nhân loại, Giáo Hội phải dùng

đời sống và lời nói mà lặp lại cho César, tiếng gọi của Thiên Chúa hằng sống và

lên tiếng mời gọi, mời gọi chuyên chăm, và mời gọi không ngừng tất cả mọi người

tiếp tay thực hiện những gợi hứng tích cực của Phúc Âm trong công cuộc xây dựng

thành đô của loài người” (O.C. trang 24).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Hình tượng này là của ai đây?”

Thánh Augustino bài giảng 24.

Anh em thân mến, Thiên Chúa đòi chúng ta trả lại hình ảnh Người (hình ảnh mà

theo đó chúng ta đã được tác tạo). Đó chính là điều Người muốn nói cho những

người Do Thái khi họ đưa Người coi một đồng bạc. Trước hết họ muốn thử Người

khi hỏi Người rằng: “Xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho César

hay không?” để, nếu Người trả lời: được phép, thì họ có thể tố cáo Người là nhục

mạ dân tộc Israel vì muốn cho dân thần phục bằng việc đóng thuế và trở thành chư

hầu dưới ách thống trị của hoàng đế. Còn nếu Người trả lời là không được phép,

thì họ sẽ có thể tố cáo Người tội phát ngôn chống lại hoàng đế César, là căn cớ cho

dân chúng từ chối nộp thuế mà họ phải nộp, bởi lẽ người ta đang sống dưới ách của

hoàng đế. Đức Giêsu nhìn thấy mưu mô của họ, như sự thật tìm ra điều gian dối, và

Người đã làm cho họ phải chịu là chính miệng lưỡi họ gian dối. Người không dùng

miệng lưỡi mình mà kết án họ, nhưng bắt chính họ phải tuyên án cho mình, như có

lời chép rằng: “Vì nhờ lời nói của anh, mà anh sẽ được trắng án, và cũng tại lời

nói của anh mà anh sẽ bị kết án” (Mt 12,37). Người nói với họ: “Tại sao các

người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi!”. Họ

liền đưa cho Người một đồng bạc. “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Họ

đáp:“Của César”. Bấy giờ Đấng Cứu Thế bảo họ: “Thế thì của César, trả về

César; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” Cũng như César tìm hình ảnh mình

trên đồng tiền thế nào, thì Thiên Chúa cũng tìm hình ảnh của Người trong linh hồn

bạn như vậy. Đấng Cứu chuộc phán rằng: “Của César, trả về César”. César đòi bạn

Page 238: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 238 of 793

trả gì? Trả hình ảnh của ông. Chúa đòi bạn trả gì? Hình ảnh Người. Nhưng hình

ảnh của César thì in trên đồng tiền, hình ảnh của Thiên Chúa ở trong lòng bạn. Nếu

mất đồng tiền khiến bạn phải khóc, vì bạn đã đánh mất hình ảnh César. Thì gây xỉ

nhục cho hình ảnh Chúa trong lòng bạn, lẽ nào điều đó lại không hề làm cho bạn

phải nhỏ lệ sao?”.

2. Hôm nay đến lượt ta làm chứng Tin Mừng": (Sổ tay sinh hoạt Ngày thế giới

Truyền giáo).

“Năm 180, tại miền đất nay là nước Tunisit có 5 phụ nữ và 7 người đàn ông là nông

dân bị bắt vì là những người có đạo. Người ta ép họ chối bỏ đức tin và nhìn nhận

hoàng đế Rôma là Chúa. Theo án lệnh, một phụ nữ trong đám đáp: “Chúng tôi kính

trọng César vì là hoàng đế, nhưng chúng tôi chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà thôi”. Tất cả

đều bị kết án tử, họ là những vị tử đạo tiên khởi của Bắc Phi.

Họ làm chứng cho lời Chúa mà chúng ta vừa nghe: “Hình và danh hiệu của César,

trả về César, vì đồng tiền này là dấu hiệu sự tổ chức xã hội mà con người tham dự

vào, tỉ dụ như việc nộp thuế, nhưng con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa

(St 1,26-27) và mang danh hiệu: Con thuộc về Chúa (Is 44,5), nên phải trả về

Chúa”...

Đây chẳng qua là một thí dụ xưa rồi, nhưng ta có thể tìm ra vô vàn những mẫu

tương đương trong tất cả lịch sử Kitô giáo. Cho tới thời hiện đại...

Đó chẳng phải là kết quả của việc loan báo Tin Mừng, của Lời Chúa được đón

nhận có sức làm biến đổi đời sống con người như đã thể hiện nơi Giáo Hội trẻ

trung ở Thessalonica mà thánh Phaolô nói tới đó sao? Chính ngài, ngài biết rõ

mình được sai đi rao giảng bí ẩn của Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã mạc khải...

Nhưng điều làm cho thánh nhân vui mừng là được thấy sống dậy một cộng đồng

các người nam nữ mà đời sống của họ được đổi mới nhờ việc họ đón nhận Tin

Mừng này. Họ có một lòng tin sống động, một lòng mến tích cực và một lòng cậy

trong vững vàng như ta thấy thánh tông đồ nói về họ. Những cộng đồng này, đến

lượt mình, trở thành những nhân chứng giúp mở ra những hàng rào xã hội trong đó

con người có nguy cơ bị giam hãm. Những cộng đồng này móc nối với cộng đồng

kia lần lượt nổi lên như những hoa trái của Lời Đức Giêsu, tạo thành một chuỗi các

Page 239: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 239 of 793

mắt xích, đã dần dần thể hiện một sự hiệp thông các Giáo Hội địa phương và đó

chính là Giáo Hội của Chúa trong thế giới. Các giáo hội ấy cùng nhau thực thi Lời

Chúa “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa...”.

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN

VẤN ĐỀ GIỚI RĂN TRỌNG NHẤT

(Mt 22,34-40)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Vấn đề cạm bẫy về “điều răn lớn nhất”...

Ba dụ ngôn về xét xử mà chúng ta đã suy niệm trong các Chúa nhật 26,27 và 28 đã

chẳng làm cho các kẻ thù địch Chúa phải câm miệng, mà con châm ngòi một loạt

các cuộc tranh cãi khác. Họ liên minh với nhau và lần lượt thử Chúa cốt làm cho

Người phải rơi vào bẫy của vấn đề họ đặt ra.

- Trước hết - Phúc Âm tuần rồi - là sự xoay sở của đám “môn đệ những người

Pharisiêu cùng đi với những người phe Hêrôđê”. Họ tới hỏi Chúa một câu, bấm

bụng rằng bẫy đặt ra như vậy là không tài nào tránh thoát: “Xin Thầy cho biết ý

kiến: có được phép nộp thuế cho César hay không?”.

Nhưng Đức Giêsu chẳng để mình bị kẹt chút nào trong thế lưỡng đao của họ, mà

đã chuyển hướng vấn đề, và, nhìn vào hình tượng in trên đồng tiền mà họ đưa cho

coi, Người đã tuyên bố: “Của César, trả về César; của Thiên Chúa, trả về Thiên

Chúa”. Một câu trả lời đã khiến cho đối phương của Người không nói thêm được

câu nào nữa: “Họ ngạc nhiên, và để Người lại đó mà đi”.

Tiếp đến - đoạn chuyển tiếp không có trong sách Bài đọc năm A - là ngón xoay sở

của những người “phe Sadducée” nhóm này chủ trương “không có sự sống lại”. Họ

đem câu chuyện kỳ cục về một phụ nữ, có bảy đời chồng, hy vọng chế giễu chính

Đức Giêsu, và lòng tin vào sự sống lại. Nhưng Đức Giêsu đã nhắc lại cho họ điều

Thiên Chúa mạc khải trong câu chuyện về bụi gai rực cháy ở sách Xuất Hành 3,6:

Page 240: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 240 of 793

Đấng đã tỏ mình ra với ông Môsê như là “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa

của Isaac, Thiên Chúa của Jacob. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết,

nhưng là của kẻ sống”.

- Khi nghe tin Đức Giêsu “đã làm cho nhóm Sadducée phải câm miệng”, thì đến

lượt những người Pharisiêu trở lại vào cuộc. Nhưng lần này là một nhóm; một

người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để “thử Người” rằng: “Thưa Thầy,

trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?”.

Nên biết rằng, thời đó, sách Luật gồm, không hơn kém 613 điều răn; các kinh sư

phân ra 365 điều cấm (bằng với số ngày trong năm) và 248 điều truyền (bằng với

số bộ phận trong cơ thể con người). J.Potin giải thích: “Cuộc tranh luận về điều

răn nào lớn nhất tạo nên mối xung khắc giữa những người Pharisiêu chủ trương

613 điều răn đều quan trọng như nhau, với những ai ước mong phải có tôn ti đẳng

cấp, ngõ hầu có thể giải thích cho người ngoài biết đâu là điều cốt yếu, là bản chất

của đạo” ("Đức Giêsu, lịch sử đích thực”, NXB Centurion, 1994, trang 376).

2. ... Dẫn vào điểm cốt lõi của Tân Ước:

Đức Giêsu đã trả lời thật khôn khéo vấn đề của những người Pharisêu về việc nộp

thuế cho César - Người đã trích dẫn Lời Chúa để phá vỡ mưu đồ của những người

phe Sadducée. Còn về giới răn lớn nhất, thì câu trả lời Người là thẳng thắn, không

do dự, nhắm thẳng đích.

Đức Giêsu không nhắc nhớ họ về lời ban bố của sách Xuất Hành, đoạn 20: Mười

Điều răn Đức Chúa Trời. Người trích dẫn hay đúng hơn, Người đọc thuộc lòng lời

tuyên xưng lòng tin của sách Đệ Nhị Luật 6,4-5 mà mọi người Do Thái vẫn đọc

khi đi ngủ cũng như khi thức dậy; lời này được ghi trên các thẻ kinh mà những

người Pharisêu vốn đeo trên trán và trên cánh tay; một lời khẳng định tính cách

duy nhất của Thiên Chúa mà theo sau là giới răn yêu mến Thiên Chúa, một tình

yêu phải thấm nhập vào tận đáy lòng, sức lực và ý nghĩ: “Nghe đây, hỡi Israel,

Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa,

Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết dạ, hết sức anh em...”.

Nhưng điểm độc đáo của Đức Giêsu là Người gắn liền “điều răn thứ nhất” này với

“điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy": “Ngươi phải yêu người thân cận như

Page 241: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 241 of 793

chính mình” (Lv 16,18). Làm như vậy không những Người diễn tả được “tất cả

Luật Môsê và các sách Ngôn sứ”, nghĩa là tập trung tất cả vào hai giới răn đứng

đầu này, không có vậy thì mọi điều răn khác đều mất hết ý nghĩa, nhưng Người

còn tỏ cho thấy bí quyết của chính cuộc đời Người, một cuộc đời tự hiến vì yêu

mến Cha và yêu thương các anh em của Người.

Cl. Tassin chú giải: “Hai điều răn này chi phối toàn bộ Kinh Thánh (Luật Môsê và

sách Ngôn sứ) không phải để bãi bỏ Kinh Thánh, nhưng là để đọc Kinh Thánh mà

thấy rõ hơn. Và, trong Kinh Thánh, lòng yêu mến không dính dáng gì với thứ tình cảm

bồng bột, đổi thay tuỳ cảm xúc; lòng yêu mến đây chính là sự quyết định gắn bó với

một ai đó mà mình cho người ấy có quyền trên mình và là những hành động cụ thể

nuôi dưỡng quyết định này... Không bao lâu nữa Đức Giêsu sẽ dùng cuộc khổ nạn

của Người mà chứng tỏ rằng Người là hiện thân chính lòng yêu mến Thiên Chúa và

lòng yêu thương mọi người này” ("Phúc Âm thánh Matthêu”, NXB Centurion, trang

236).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Một lời để ghi nhớ: Ngươi phải yêu mến” (Giám mục L. Daloz, “Le Règne

des Cieux s'est approché”. Desclée de Brouwer, trang 309-311).

Đúng là hai điều răn: điều răn thứ nhất là điều răn lớn. Điều răn thứ hai cũng quan

trọng không kém. Có nghĩa là những giới răn ấy không cho phép ta tuỳ thích. Tình

yêu mà những giới răn ấy nói tới, đối với Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân

không phải là một thứ tình cảm trôi nổi tuỳ theo tính khí của ta. Tình yêu là một sự

cam kết lớn lao, một sự dâng hiến chính mình, hiến mạng sống mình. Tình yêu

không dừng lại ở nửa đường, mà đi cho tới cùng giống như đám lửa cháy. Giới răn

ấy khơi dậy tình yêu khi mà thường tình và một cách tự nhiên tính lãnh đạm hay

chối từ có nguy cơ thống trị. Giới răn ấy là như tia lửa làm bùng lên đám cháy.

Giới răn ấy nâng đỡ tình yêu khi nỗi chán chường hay thói quen sẽ làm cho tình

yêu ra nguội lạnh hoặc tàn lụi. Giới răn ấy làm bừng lên nhuệ khí khi tình yêu chân

thực đòi hỏi nhiều hy sinh, quên mình... Nhờ tương phản và hỗ trợ giữa tình yêu và

giới răn này mà đời sống ta được thăng tiến!

Giới răn yêu thương có hai mặt, hai mặt mà không tách biệt nhau như mu và lòng

Page 242: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 242 of 793

bàn tay: Điều răn thứ hai cũng giống, cũng quan trọng như điều răn thứ nhất, là:

“ngươi phải yêu người thân cận, như chính mình”. Chỉ có một mình Chúa là Đấng

ta phải yêu mến cách tuyệt đối, hơn cả chính mình ta, hết lòng, hết linh hồn và hết

trí khôn ta. Khi yêu mến Chúa hết mình, vượt khỏi chính mình, ta được vào trong

tình yêu Chúa ban tặng, được sống trong tình yêu của Người, lòng ta mở ra hướng

về vô biên, và con người được tạo nên cho cõi vô biên, bởi lẽ Thiên Chúa muốn

thông phần sự sống của Người cho con người, muốn thần hoá con người! Còn về

người thân cận, Đức Giêsu truyền phải yêu người thân cận, như chính mình. Đây

không phải là một sự so sánh bình thường, mà còn hơn thế nữa. Không chỉ đơn

giản là muốn và làm cho người thân cận điều ta muốn cho ta. Đức Giêsu đã đưa ra

một điểm son, một khuôn vàng thước ngọc: “Vậy tất cả những gì anh em muốn

người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê

và lời các Ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12). Giới răn thứ hai thật minh bạch và đi xa

hơn. Giới răn ấy đòi ta yêu mến người thân cận như người ấy là chính ta, là ta đồng

hoá với người ấy. Nó diễn tả một sự hiệp thông giữa hai hữu thể, giữa hai cuộc

sống, giữa anh em trong một nhà, trong một gia đình Thiên Chúa. Nếu tôi không

yêu mến người thân cận của tôi, nếu tôi khinh chê người ấy, chính là tôi gây thiệt

hại cho bản thân tôi. Yêu người thân cận như chính mình, chính là tôi dành cho tôi

một tình yêu tuyệt vời... Thế nên, và nhất là có điều răn ấy, thật là điều hạnh phúc!

Bởi lẽ khi tôi yêu mến người giống như tôi, người mà tôi nhận ra tôi nơi con người

ấy, thì tôi cũng được người ấy đáp lại bằng lòng yêu mến tự nhiên, bằng mối thịnh

tình theo nghĩa mạnh nhất, còn nếu theo bản năng tôi ngờ vực một người, thì người

ấy có thể trở thành một đối thủ, một người cạnh tranh, một kẻ thù của tôi. Lịch sử

từng minh chứng những biến cố thật lớn lao đượm tình huynh đệ, cũng như những

cuộc bùng nổ dữ dội nhất từng châm ngòi cho thù hận giữa con người.... Điều răn

thứ hai quả là cần thiết, và rất cần thiết nên Đức Giêsu mới dùng tất cả những lời lẽ

trang trọng mà tuyên bố là điều răn ấy cũng giống như điều răn kia, cũng quan

trọng không kém. Người đã đặt con người vào đúng tước vị của nó là hình ảnh và

là con Thiên Chúa!

Quả thực, đây cũng là điều đơn giản và chắc chắn Chúa muốn ta tham khảo...

Yêu mến thế nào, thường là điều phức tạp; bạn phải tìm kiến, nhận thức rõ, kiểm

Page 243: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 243 of 793

soát những tình cảm tốt, xấu của bạn, chứ không được miễn trừ. Bạn hãy luôn luôn

phải tìm xem để yêu mến thế nào cho đúng sự thật; cần được học hỏi về điều này.

Nhưng nếu bạn có một ý chí muốn yêu thương, nếu để cho ngọn lửa của Thánh Linh

điều động cuộc đời bạn, thì bạn sẽ thấy con đường phải đi và phương cách để làm.

Bạn hãy tìm kiếm hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn bạn. Bạn hãy tìm kiếm như cho

chính mình. Thì bạn sẽ gặp...!

2. “một từ tóm tắt tất cả Phúc Âm: Yêu mến” (H. Denis “100 mots pour dire la

foi” Desclée de Brouwer, trang 31-32).

Khi nói đến yêu, tôi vốn thích dùng động từ Yêu mến, nó có tính cách chủ động và

tích cực, hơn là dùng từ Tình yêu một từ rất đẹp nhưng cũng rất dễ bị phê phán.

Làm sao có thể là tín hữu mà lại không yêu mến? Làm sao có thể nhận biết Thiên

Chúa của chúng ta nếu Người không phải là Đấng yêu mến chúng ta?

Nhưng vậy thì có nhiều cách yêu mến không? Chắc hẳn là có rồi, nên trong vấn đề

này, tôi vẫn cứ theo gót nhà sư phạm trứ danh là thánh Augustino. Ngài phân biệt

ba trình độ trong hành vi yêu mến.

Trình độ thứ nhất, thấp nhất, không có ý nói là xấu nhất: Thích được yêu (aimer

être aimé). Bạn hãy nói cho tôi hay, có ai mà lại không thích điều đó không? Phải

là con người hư hỏng mới dám nói ngược lại. Mọi người đều như vậy thôi... nhưng

cuộc sống cũng đã dạy cho ta rằng tình yêu còn phải là cái gì khác hơn là niềm

khoái chí (tự tôn kia).

Trình độ thứ hai: Thích yêu (aimer aimer). Ta hãy tạm dịch ở đây là: lấy làm vui

khi yêu mến người khác. Ở bậc này, người ta có ra khỏi mình một chút, có quảng

đại, có vị tha.

Chúa ơi, thật vui và đẹp biết bao khi làm được một việc thêm khi xả thân, và đôi

khi đi tới chỗ đóng vai con chim bồ nông tự để cho con rỉa thịt mình.

Ngay ở điểm này, ai lại không muốn nhận khen thưởng chứ? Bạn hãy nói cho tôi

hay bạn có đủ can đảm để đi thăm một bệnh nhân nào đó, đi uỷ lạo một cảnh khốn

này, chẳng tìm thấy được ở đó một điều gì khích lệ chăng? Nhưng bạn hãy coi

chừng! Tất cả thái quá trong lãnh vực này - quảng đại thái quá - có lẽ là một hình

thức tự tôn tự đại của lòng yêu mến chính mình đó thôi.

Page 244: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 244 of 793

Còn trình độ thứ ba: Yêu (aimer). Có thế thôi! Yêu mến người khác vì chính họ,

không phải vì ta làm điều tốt cho họ, không phải vì làm cho nhân đức của ta lớn

lên. Không phải thế, bởi lẽ xét cho cùng, người ta không yêu mến vì... Ta yêu là

yêu thôi. Đó mới là đỉnh cao của “tình cho không, biếu không”.

Hãy nhìn nhận điều này: Ta chẳng mấy khi đạt tới trình độ đó. Chỉ có một vị đã hiến

thân chỉ vì yêu mà thôi, một Đức Giêsu ấy muốn lấy bản tính nhân loại của ta, một

Đức Giêsu ấy mới ban cho ta Thần Linh tình yêu, khi Người tắt thở, một Đức Giêsu

ấy mới có thể sáng nghĩ ra nhân vật Samaritano nhân lành yêu thương mà không đòi

đáp trả và hình dung ra một người Cha đang mở rộng vòng tay đón nhận đứa con đi

hoang trở về.

Nếu phải cần đến một từ để tóm tắt cả Phúc Âm, đó là: Yêu mến.

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

TRONG HỘI THÁNH, CHỨC VỤ LÀ ĐỂ

PHỤC VỤ, THEO GƯƠNG ĐỨC GIÊSU TÔI TỚ

(Mt 23,1-12)

I. VÀI ĐIỂM GHI CHÚ:

1. Thi hành chức vụ....

Thay vì làm cho những đối thủ của Đức Giêsu im tiếng, ba dụ ngôn về ngày chung

thẩm mà chúng ta đã suy niệm trong các ngày Chúa nhật thứ 26,27 và 28, lại làm

nổ ra một loạt những tranh luận, trong đó bọn họ bắt tay nhau và thay phiên nhau

giăng những cạm bẫy hòng để Đức Giêsu mắc vào.

- Trước hết, trong Phúc Âm Chúa nhật thứ 29, là mưu mô của “môn đệ nhóm Biệt

phái và những người thuộc phe Hêrôđê": “Có nên nộp thuế cho hoàng đế hay

không?”. Họ nêu lên câu hỏi, chắc ăn là sẽ bắt được con mồi.

Nhưng Đức Giêsu chẳng dại gì để mình rơi vào thế lưỡng nan, Người chuyển hướng

vấn đề, và dựa vào hình khắc trên đồng tiền người ta trao cho, Đức Giêsu tuyên

Page 245: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 245 of 793

bố: “Hãy trả cho César những gì thuộc về César, và trả cho Thiên Chúa những gì

thuộc về Thiên Chúa”. Một câu trả lời làm cho những kẻ hạch hỏi phải im tiếng:

“Mọi người đều sửng sốt và rút lui”.

- Thứ đến, một đoạn không có trong bài đọc năm A, là thủ đoạn của những người

thuộc phái Sadducée, “những kẻ không tin có sự sống lại”. Bằng câu chuyện tưởng

tượng về một người đàn bà với bảy đời chồng, họ nắm chắc phen này sẽ giễu cợt

được Đức Giêsu và niềm tin vào sự sống lại. Nhưng Đức Giêsu bắt họ phải quay

về với mặc khải của Thiên Chúa trong câu chuyện bụi gai bốc lửa trong sách Xuất

Hành, chương 3: Người là Đấng tự xưng mình là “Thiên Chúa của Abraham,

Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacob, không phải là Thiên Chúa của kẻ

chết, mà là Thiên Chúa của người sống”.

- Nghe tin Đức Giêsu đã “khoá miệng những người Sadducée”, các ông Biệt Phái

lại tấn công Chúa. Lần này họ kéo đến cả nhóm: “Thưa Thầy - một người trong

bọn họ, một tiến sĩ luật, lên tiếng vặn hỏi Chúa - điều răn nào là điều quan trọng

nhất?”.

Đức Giêsu đã trả lời bằng cách liên kết chặt chẽ hai giới luật mến Chúa và yêu

người. Người kết luật:“Tất cả Sách Thánh, gồm Lề Luật và các Ngôn sứ, đều tuỳ

thuộc vào hai điều răn ấy”.

Các đối thủ của Chúa, sau khi đã ê chề với kết cục của ba cuộc tranh luận, “không

còn dám hạch hỏi Chúa điều gì nữa”. Đức Giêsu đã lật ngược thế cờ, chính những

kẻ giăng bẫy để kết tội Chúa nay lại bị Người vạch tội. Người không hề có ý xem

thường quyền bính của những bậc “ngự toà Môsê” và nắm giữ nhiệm vụ giải thích

Lề Luật, nhưng chỉ muốn vạch trần cho họ thấy sự bất nhất giữa cái nói (giáo huấn)

và cái làm của họ: “Họ chỉ biết nói mà không làm”.

- Lợi dụng quyền giải thích Luật của Môsê, họ chất trên vai kẻ khác những gánh

nặng mà bản thân họ không hề đụng vào. Hoàn toàn trái ngược với Đức Giêsu,

Người “chu toàn” Lề Luật, nhưng lại tỏ ra dịu dàng, ân cần đối với những ai phải

mang gánh nặng nề (Mt 11,28-30).

- Cho mình là mẫu mực của thiên hạ - có thể họ chân thành nghĩ thế - “họ luôn làm

mọi việc tốt để cho mọi người thấy”. Họ lo tô điểm cái vỏ bên ngoài - vỏ đạo đức,

vỏ địa vị xã hội - hơn là làm sao để lời nói và việc làm của mình đi đôi với nhau.

Page 246: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 246 of 793

* “Hộp kinh": Đó là những túi da đựng những đoạn Kinh Thánh mà mọi người Do

Thái đạo đức thời đó cũng như nay thường mang trên cánh tay trái và trên trán của

mình mỗi lần cầu nguyện. Vì sợ người ta thấy không rõ, nên họ đã nới những hộp

kinh này ra quá khổ.

* “Tua áo": Đó là những chùm len may ở bốn góc của áo ngoài mà những người

Do Thái ngoan đạo thời đó, cũng như Đức Giêsu, đã mang và ngày nay cũng thế,

để thường xuyên nhớ đến các giới răn của Chúa. Những tua áo ấy cũng có kích

thước quá phô trương.

* Danh vọng, địa vị là những thứ họ đặc biệt thèm khát: “Họ ưa ngồi cỗ nhất trong

đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những

nơi công cộng và được thiên hạ gọi là Rápbi”.

2. ... Để phục vụ theo gương Chúa Giêsu:

Khi viết Phúc Âm, vị thánh sử muốn kể lại những câu chuyện về Đức Giêsu, bằng

cách thời sự hoá chúng lại cho các cộng đoàn Kitô hữu hôm nay đang sống trong

những năm 80. Những cộng đoàn ấy đang gặp chống đối và bách hại từ phía Hội

đường Do Thái. Những cộng đoàn ấy đang có nguy cơ bị lây nhiễm vi rút Biệt

phái, và một số người có trách nhiệm trong đó đang tỏ ra cho thấy một thứ tinh

thần kẻ cả rỗng tuếch.

Thánh Matthêu cũng thế, sau khi đã gom góp những lời của Đức Giêsu nói với các

luật sĩ và biệt phái giả hình ("họ"), ông liền thuật lại những điều Chúa dạy nhằm

xác định đâu là những nét đặc thù của việc thi hành quyền bính trong cộng đoàn

“các môn đệ” của Người. Đó là:

* Tình huynh đệ: “Tất cả anh em đều là anh em với nhau”. “Anh em” là từ thông

dụng nhất xuyên suốt cả Tân Ước, để gọi thành viên của cộng đoàn Kitô hữu,

nghĩa là của gia đình Hội Thánh. Do đó phải dứt khoát loại trừ tính kẻ cả, tinh thần

tự mãn, làm cho những ai đang thi hành một tác vụ hay một chức năng trong Hội

Thánh quên đi họ cũng chỉ là một người anh em giữa các anh em của mình.

* Lòng đơn sơ: “Anh em chỉ có một Vị Thầy là Đức Kitô... anh em chỉ có một Cha,

Đấng đang ngự trên trời”. Những danh xưng mà người ta có thể dành cho những vị

có trách nhiệm trong cộng đoàn Hội Thánh, không bao giờ được phép che khuất tính

Page 247: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 247 of 793

cách là con một Cha duy nhất mà người Kitô hữu tuyên xưng. “Tư cách của các vị

lãnh đạo trong Hội Thánh bắt buộc phải là một hiện diện phục vụ, và hoàn toàn là một

phản ánh trong suốt về Đấng Duy Nhất ("Assemblées du Seigneur, số 62, trang 31).

* Tinh thần phục vụ: “Người lớn nhất trong anh em, phải là người phục vụ”. Mọi

chức vụ trong Hội Thánh từ nay đều phải được thi hành theo gương Đức Giêsu, là

Thầy và là Chúa, nhưng lại “hạ mình xuống” và làm đầy tớ phục vụ các anh em

của Người (cf. Rửa chân các môn đệ).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Một trách nhiệm phục vụ” (L.Daloz, trong “Le règne de Dieu s'est approché”,

Centurion, trang 315).

Đức Giêsu khiển trách những người Luật sĩ và Biệt phái vì họ tự cho mình hơn kẻ

khác, và muốn tỏ mình ra hơn kẻ khác: họ nới rộng hộp kinh, nối dài tua áo, nghĩa là

họ muốn những thứ đó của họ phải nổi bật hơn của người... Họ muốn khoe mình đạo

đức, sốt sắng với Chúa và với Lề Luật hơn; Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc,

chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi giữa nơi công

cộng và được thiên hạ gọi là “rápbi”... Lời mô tả của Đức Giêsu thật rõ ràng, dễ sợ,

không bỏ qua điều gì! Ngược lại, chúng ta hãy nghe những gì Người căn dặn các

môn đệ: đừng đễ ai gọi mình là “rápbi”, đừng gọi ai dưới đất là cha, đừng để ai gọi

mình là người lãnh đạo. Ở đây cũng thế: tất cả đều rõ ràng! Dĩ nhiên chúng ta không

nên hiểu theo nghĩa sát mặt chữ: nếu như thế lại phải thêm dài dài không biết bao

nhiêu danh xưng khác nữa mới đủ! Tuy vậy, điều rất quan trọng các môn đệ của

Đức Giêsu không bao giờ được quên, là đừng để mối tương quan giữa họ với nhau

rập khuôn theo kiểu tương quan của xã hội họ đang sống. Cách con người liên hệ

với Thiên Chúa luôn ảnh hưởng tới tính chất của mối liên hệ giữa người với nhau.

Nó cho thấy rằng mọi địa vị của con người, mọi chức vụ trong xã hội và cả trong gia

đình, mọi trách nhiệm... đều phải ở trong thế lệ thuộc với một Đấng vừa là Tạo Hoá

vừa là Cha của mọi người. Và không một thứ quyền bính nào có giá trị nếu không

qui chiều về Người: Thử hỏi nhân danh cái gì một con người tự cho mình ở bên trên

một con người khác, cũng mang hình ảnh Thiên Chúa như mình, đòi kẻ đó phải

Page 248: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 248 of 793

phục vụ và vâng lời mình? Bởi chỉ có một Thầy, một Cha, và một Người Chỉ Đạo

duy nhất! Và do việc chúng ta chỉ có Thiên Chúa là Cha, nên tất cả loài người chúng

ta đều bình đẳng như nhau trong cùng một nhà: “tất cả anh em đều là anh em với

nhau!”.Quyền bính, chức cả, đều chỉ là những trách nhiệm phục vụ. Chỉ trong phục

vụ, chúng mới có lý do tồn tại: “Kẻ làm lớn trong anh em sẽ là người phục

vụ”. Chúng chỉ có thể là những danh hiệu của tình yêu, là ánh phản chiếu chính uy

quyền và sự cao cả của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã cho thấy rõ điều đó khi Người hạ

mình xuống làm người đầy tớ đau khổ và vâng phục. Mẫu gương đó của Chúa đã từ

nay trở nên qui luật cho mối tương quan giữa các môn đệ với nhau: “ai treo mình

lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên”.

2. “Ở bên các gia đình đang gặp tang chế: một sứ mạng của Hội Thánh, một

phục vụ huynh đệ”.(do một nhóm thành viên cộng tác thuộc giáo phận về mục vụ

bí tích và phụng vụ của vùng truyền giáo phía Tây, trong “Vers la lumière” (CRER,

Angers).

- “Ai có trách nhiệm?”

“Tất cả mọi người thuộc cộng đoàn Dân Chúa đều phải ý thức trách nhiệm của

mình trong việc cử hành an táng. Tất cả không cùng một danh nghĩa như nhau,

nhưng mỗi người có phần mình tuỳ hoàn cảnh và tuỳ chức vụ của mình (...). Cả

cộng đoàn nói chung cũng có vai trò của nó” ("Nouveau rituel des funérailles”,

Desclée Mame, N.5).

Cả cộng đoàn được mời gọi làm chứng về niềm hy vọng và niềm tin của mình vào

sự phục sinh. Vấn đề không phải là tìm cách đưa người giáo dân thế chỗ của linh

mục, nhưng làm sao để họ hợp tác vào việc trình bày một Hội Thánh tôi tớ.

- Hai thái độ phải có:

1. Một hiện diện huynh đệ:

Khi có người qua đời trong khu xóm, trường học, thôn làng, nhà máy... của mình,

chẳng lẽ người Kitô hữu chúng ta không biết đến hiện diện, một cách thực tế, và đầy

kính trọng sao? Mối liên hệ đơn sơ giữa người với người, sự quan tâm chân thành đến

người khác, có khả năng làm dịu đi nỗi đau thương của cái chết. Đến đó, hiện diện và

thinh lặng bên những con người đang đau khổ. Lắng nghe tiếng thở than, mỗi tức tưởi

Page 249: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 249 of 793

sự câm nín của họ. Đây không phải là lúc để diễn thuyết hay dạy đời, nhưng là cơ hội

để hiệp thông và đồng cảm, theo nghĩa trọn vẹn của nó.

2. Một chứng tá:

Sự hiện diện như thế sẽ làm sáng tỏ giá trị của mọi cuộc sống, và làm chứng về sự

trân trọng của Hội Thánh đối với tất cả những gì làm nên lịch sử của một đời người.

- Những vai trò khác nhau:

Tình trạng giảm sút số linh mục, sự nhìn nhận chỗ đứng của những người đã chịu

phép thanh tẩy, ý thức về tính cộng đoàn trong mục vụ tang lễ, mời gọi mọi phần

tử trong cộng đoàn Kitô hữu phải làm tròn nhiều vai trò khác nhau... Trước khi cử

hành (...) đang lúc cử hành (...) sau cử hành (...).

Sự ra đi của một người thân, một người bà con, một người hàng xóm hay một

người bạn luôn là một biến cố đau thương. Người Kitô hữu trong cùng khu xóm đó

không được phép tỏ ra hờ hững. Công tác mục vụ an táng của Hội Thánh là một

yếu tố quan trọng cho việc loan báo Tin Mừng hôm nay. Tham dự vào lễ nghi an

táng không phải là chuyện chẳng đặng đừng ở đời, nó là một phần của ơn gọi của

những ai đã lãnh nhận phép Thanh Tẩy. Do đó khi ở bên những tang gia trong lúc

bối rối, các Kitô hữu đang thi hành sứ mạng của họ trong Hội Thánh. Có lẽ cần

khẩn trương lên một kế hoạch đào tạo và thông tin cho các cộng đoàn Kitô hữu,

sao để hình thành được những nhóm phụ trách tang lễ”.

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN

DỤ NGÔN

10 CÔ TRINH NỮ ĐƯỢC MỜI DỰ TIỆC CƯỚI

(Mt 25,1-13)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một dụ ngôn gởi đến những thính giả Do Thái ngày xưa:

Bài Tin Mừng của ngày Chúa nhật thứ 32 hôm nay lấy trong diễn từ thứ 5 của Đức

Page 250: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 250 of 793

Giêsu, “diễn từ về thời cánh chung”. Đức Giêsu đã từ chối trả lời câu hỏi của các

môn đệ: “khi nào những sự việc ấy sẽ xảy ra?”. Bù lại, sau khi kể ra những dấu

hiệu báo trước biến cố, Người ân cần giải thích cho họ phải chuẩn bị trước như thế

nào: Năm dụ ngôn về sự tỉnh thức là những minh hoạ cho điều đó.

- Trước hết, Chúa dùng câu chuyện lụt đại hồng thuỷ và ông Nôe để so sánh (Mt

24,37-42): “Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết

thảy”. Ai nấy chỉ lo chuyện đời:“thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng”; Họ

không muốn biết rằng Thiên Chúa có thể thi hành việc xét xử ngay giữa cuộc sống

hiện tại này. Một mình Nôe đã biết chuẩn bị cho tai hoạ sắp đến.

- Tiếp đến, Chúa kể dụ ngôn về kẻ trộm đêm, Người quả quyết: “nếu chủ nhà biết

vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình

đâu”. Và kết luận: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ

phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”.

- Sau đó Chúa móc nối với dụ ngôn người đầy tớ trung tín để tuyên bố: “Phúc cho

đầy tớ ấy nếu chủ về mà thấy anh ta đang làm như vậy!”.

- Đức Giêsu tiếp tục kể tới dụ ngôn mười cô trinh nữ được mời dự tiệc cưới. Bối

cảnh của câu chuyện chẳng xa lạ gì đối với các thính giả của nó: một tiệc cưới như

thường xảy ra ở Palestine thời đó:

* Như người ta thường biết, cô dâu phải ở tại nhà cha mẹ, chờ chú rể cùng với bạn

bè đến rước.

* Khi chú rể đến một cách long trọng để tìm đón cô dâu về nhà mình, nơi sẽ diễn

ra nghi thức chúc hôn và tiệc cưới, có một đám rước tưng bừng ra đón chàng với

đèn đuốc sáng trên tay, rồi sau đó cùng với chàng tiến vào tận phòng tân hôn.

Dụ ngôn của Đức Giêsu được Matthêu thuật lại gồm 3 hồi và một màn kết:

* Hồi 1: màn mở với cảnh mười cô trinh nữ “được mời dự tiệc cưới”, cầm đèn “ra

đi đón chú rể”. Nhưng chú rể đến trễ, nên các cô “thiếp đi rồi ngủ cả”.

* Hồi 2: Câu chuyện đang mở màn một cách tốt đẹp, bỗng sang một khúc quanh bi

đát, khi thình lình “nửa đêm có tiếng la lên: kìa chú rể, ra đón đi”.

Lúc này xảy ra một sự tách biệt giữa nội bộ các cô.

Một bên, gồm năm cô được gọi nào là “biết phòng xa”, “thận trọng”, “khôn”.

Trong Thánh Kinh, đức tính này không chỉ sự khôn khéo theo kiểu người đời cho

Page 251: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 251 of 793

bằng một sự sáng suốt trong hành động, một cách thực tiễn, đối với ý định của

Thiên Chúa. Được kể là “khôn” những ai ý thức được tính khẩn trương của ngày

giờ, và biết ứng xử phù hợp.

Năm cô gái này “vừa mang đèn, vừa mang dầu theo”. Họ lập tức sẵn sàng, đèn

trong tay cháy sáng, để nhập vào đám rước đi đón chú rể và đám bạn bè của chàng.

Bên kia là năm cô được gọi là “dại”. Trong Thánh Kinh, tính từ này không chỉ sự

bất cẩn, lơ đễnh, cho bằng một thái độ quên lãng đối với Thiên Chúa: được xem là

“dại” kẻ nào lạc xa con đường của Thiên Chúa.

Cả năm cô này mang đèn mà không mang dầu theo. Các cô nửa chừng bị thiếu dầu

vì chú rể đến trễ và bất ngờ. Do không thể xin các chị em khác chia dầu cho, bởi

chẳng ai có thể tỉnh thức dùm ai, nên họ phải nửa đêm đi đánh thức chủ tiệm dậy

bán dầu cho. Nhưng đi rồi trở về thì đã quá trễ!

* Hồi 3: Đám rước đã vào trong phòng cưới. Cửa đã đóng lại và sẽ không mở ra

nữa. Các cô khi ấy mới năn nỉ: “Thưa ngài, thưa ngài! mở cửa cho chúng tôi

với!”, nhưng vô ích. Chỉ có tiếng trả lời:“Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các

cô!”. Thật trùng hợp lạ lùng với câu của Đức Giêsu trong Bài Giảng trên

núi: “Đến ngày đó, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa... Bấy

giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi” (Mt 7,22-23).

* Màn kết: với lời khuyên: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày

nào, giờ nào”.

Các thính giả của Đức Giêsu là những người rất rành Kinh Thánh, không thể lầm

vào đâu được: dụ ngôn với bối cảnh một bữa tiệc cưới này gợi nhớ đến giao ước

của Thiên Chúa với Dân Người (cf. Ed 16,1-43.49-63). “Qua hình ảnh các trinh

nữ này, J.Potin nhận định, Đức Giêsu nhắm đến tập thể những người Do Thái đang

mong đợi Đấng Cứu Thế. Nhưng ơn cứu độ đòi phải chờ đợi. Dân Chúa đã thiếp

ngủ về mặt thiêng liêng. Nhưng nay thời cứu thoát đã đến. Người ta phải mau

chóng đáp lại lời loan báo Tin Mừng, phải nhập vào đám rước đang ngang qua.

Để vài giờ nữa thì không thể kịp. Khi gởi gắm lời kêu gọi tối hậu của Thiên Chúa,

Đức Giêsu muốn cảnh tỉnh dân Israel, đám dân cũ ở Giêrusalem, các vị lãnh đạo

tôn giáo. Nếu họ chối từ lời loan báo ơn cứu độ này, họ sẽ không thể được gia

nhập Nước Trời! Cả một tai hoạ nghiêm trọng sẽ dành cho họ trong tương

Page 252: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 252 of 793

lai” ("Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, trang 383).

2. Một dụ ngôn gởi đến những Kitô hữu chúng ta hôm nay:

Dụ ngôn mà Đức Giêsu gợi ra cho các thính giả Do Thái của Người suy tư, vẫn có

giá trị cho mọi thời, cả cho thời chúng ta nữa. Được Matthêu đưa vào trong diễn từ

dài sau cùng của Phúc Âm ông, khi được gởi đến cho cộng đoàn Kitô hữu, nó trở

thành một lời kêu gọi thôi thúc phải tỉnh thức, vì loài người chúng ta không thể biết

trước “giờ” chú rể đến, “ngày” Chúa trở lại. Cl.Tassin nhận xét: “Để được dự vào

bữa tiệc có một không hai này, được mời mà thôi không đủ, còn phải chuẩn bị sẵn

sàng nữa”. Cũng như mười cô phù dâu ở đây, được mời không có nghĩa đương

nhiên được vào dự tiệc cưới, thì tự xưng mình là Kitô hữu thôi cũng chưa đủ. Do

đó phải khẩn trương chuẩn bị đón Chúa trở lại. Đến ngày đó, Đức Giêsu chỉ “nhận

ra” thuộc về Người những ai, trong lúc tích cực mong chờ Người, biết thi hành ý

muốn của Chúa Cha; như thế mới là “người khôn”, theo nghĩa của Kinh Thánh.

Cl. Tassin viết tiếp: “Kitô hữu không phải là kẻ bị ám ảnh bởi ngày tận thế sắp

đến. Bổn phận của họ là phải luôn sẵn sàng sống đức tin của mình giữa dòng thời

gian, phân biệt với những kẻ chỉ biết có hiện tại trước mắt: chính đây là điểm mà

trên đó Thiên Chúa sẽ phán xét loài người. Lối sống say sưa với hiện tại, kiểu dư

thừa phù phiếm không cần biết trước sau đôi khi lại lấn át khả năng ý thức đúng

đắn về hiện tại, biết rút ra những bài học từ quá khứ, biết sửa soạn cho tương lai.

Hiểu như thế thì dụ ngôn mới thể hiện được hết sức tra vấn của nó.

Dụ ngôn về lụt đại hồng thuỷ trình bày cho thấy sự phán xét của Thiên Chúa ập

xuống nghiệt ngã ngay giữa dòng đời thường của con người. Dụ ngôn kẻ trộm đêm

kêu gọi phải tỉnh táo trước mọi thứ bất ngờ không hẹn trước. Và dụ ngôn về người

đầy tớ trung tín nêu rõ tinh thần vâng phục Chủ phải là linh hồn của thời gian đợi

chờ. Hội Thánh sống với niềm mong đợi ngày cánh chung ở cuối chân trời, nhưng

cuộc phán xét đã bắt đầu hôm nay, trong những lựa chọn của đời sống hằng

ngày”("l'Evangile de Matthieu”, Centurion, trang 259-260).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Page 253: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 253 of 793

1. “Hãy chong đèn sáng” (Mgr. L.Daloz, trong “Le Règne des cieux s'est

approché, Desclée de Brouwer, trang 335-336).

“Việc loan báo Chúa đến không có mục đích hù doạ chúng ta, hay bắt chúng ta

phải chờ đợi trong sợ hãi kinh hoàng. Thiên Chúa đến trễ không có nghĩa Người

tìm cách bắt chợp chúng ta. Người không rình mò bắt tội bắt lỗi con người để

trừng phạt! Người là Cha, người Cha nhân từ chỉ muốn mọi người được cứu

độ” (1Tm 2,4). Người ban cho chúng ta thì giờ vì lợi ích cho chúng ta, để chúng ta

biết sử dụng cho nên. Thời gian cho sự kiên nhẫn đợi chờ của Thiên Chúa cũng là

thời gian cho sự bền đỗ của chúng ta, thời gian của lịch sử chúng ta, là cơ hội cho

chúng ta hoán cải đổi đời, sám hối trở về. Chúng ta phải biết cảm tạ Thiên Chúa về

món quà thời gian ấy, và chính chúng ta cũng phải biết nhẫn nại đối với người

khác như Thiên Chúa, cầu nguyện cho mọi người, để thông hiệp vào trong lòng

nhân hậu và tình thương bao la của Thiên Chúa. Phải biết tận dụng thì giờ, phải

hiểu lý do tại sao ông chủ về trễ!

Chúng ta thấy các cô trinh nữ khôn ngoan, có vẻ ích kỷ quá: khi chú rễ đến, họ từ

chối không chịu chia chút dầu cho các cô kia: “Sợ không đủ cho chúng em và cho

các chị đâu, các chị ra hàng mà mua thì hơn”. Phải chăng họ quá khôn, quá thủ

cho mình, y hệt như con kiến trong câu chuyện ngụ ngôn? Chúng ta đã biết rằng:

dụ ngôn không phải là một câu chuyện dạy ăn ngay ở lành. Nó dùng sự so sánh lấy

ra từ sinh hoạt hằng ngày, từ lối xử sự thông thường ở đời. Nó không có ý đưa ra

một qui luật đạo đức, hay một mẫu mực nhất thiết phải theo... Người ta cũng có thể

có nhận xét tương tự về thái độ quá ngờ vực hay quá cứng cỏi của chú rể đối với

các cô khờ dại. Đúng là Đức Giêsu tự nhận mình là chú rể, nhưng điều đó không

có nghĩa là Người xử sự theo kiểu chú rể trong dụ ngôn, xua đuổi những kẻ đến

trễ: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!”. Giáo huấn của dụ ngôn được

chính Đức Giêsu rút ra. Đó là thái độ luôn sẵn sàng để đáp lại tiếng gọi: “Kìa chú

rể, ra đón đi!”. Cần phải cảnh giác, tỉnh táo, khôn ngoan, để nhận ra, phân biệt,

biết cách đáp trả; Cần phải chong đèn cho sáng và dự trữ trong mình lúc nào cũng

đầy dầu Bác Ái, để giữ cho ngọn lửa đừng tàn lụi; Cần phải có mặt ngay khi Chúa

đến, và đừng đi đâu xao lãng việc gì... “Anh em hãy canh thức, vì anh em không

biết ngày nào giờ nào...” Chúa không chỉ đến trong ngày tận thế. Nếu chúng ta chờ

Page 254: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 254 of 793

Người đến vào ngày tận thế, chúng ta sẽ thấy thời gian quá dài và chúng ta cũng sẽ

thiếp đi rồi ngủ cả. Nếu biết rằng Người có thể đến trong mỗi phút giây của cuộc

sống, chúng ta sẽ lo thắp sáng ngọn đèn đức tin, đổ đầy bằng dầu đức Ái, để mau

ra nghênh đón Người không chút chậm trễ. Rồi sẽ đến một ngày, Người tỏ ra cho

chúng ta biết Người là ai, và đã đến với chúng ta như thế nào: “Ta bảo thật các

ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất

của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy” (25,40).

2. “Con ve và con kiến” (Bible du dimanche, trang 339-340).

“Một đán cưới to ở một làng quê Palestine: 10 cô phù dâu đến để tháp tùng chú rể

đi đón cô dâu. Nhưng chỉ có năm trong số các cô xứng đáng được vào phòng tiệc.

Tại sao chú rể lại có thái độ có vẻ cứng cỏi như thế? Dường như tiêu chuẩn chàng

đòi hỏi nơi các cô chính là sự “khôn ngoan”. Một khi đã quyết định đi theo chú rể

(nói cách khác: một khi đã quyết định là Kitô hữu), phải hoàn toàn qui hướng về

Đức Kitô, không được xao lãng tỉnh thức vì đủ ba mươi sáu thứ chuyện phù phiếm

vô bổ ở đời. Phải biết chọn lựa, đó là một chuyện. Phải tận dụng mọi phương tiện

cần thiết để trung thành với lựa chọn của mình và để đi đến cùng, đó là một

chuyện khác nữa... và là chuyện quan trọng hơn cả.

Thánh Matthêu kể lại dụ ngôn này vào cái thời mà chắc chắn các Kitô hữu đã quá

quen với đức tin của mình, và đang dần dần làm cho đức tin ấy chỉ còn là vâng

theo Hội Thánh một cách máy móc mà thôi. Thời nào thì cũng thế, và những

phương thế để tìm lại sức sống cho niềm tin cũng thế thôi”.

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

CÁC NÉN BẠC

(Mt, 25,14-30)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Page 255: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 255 of 793

1. Một dụ ngôn nói với người Do Thái hôm qua:

Hơn tất cả 4 dụ ngôn trước nói về sự tỉnh thức - đại hồng thuỷ (24,37,42), kẻ trộm

đến ban đêm (24,43-44), người đầy tớ trung tín (24,45-51) và trong PÂ Chúa nhật

trước, mười người trinh nữ (25,1-13) - dụ ngôn Các Nén bạc nhấn mạnh đến trách

nhiệm của các môn đệ. Một trách nhiệm không nhỏ (21) nếu ta nhớ rằng vào thời

ấy, nén bạc (talent: tiếng Pháp cũng có nghĩa là tài năng) không là những khả năng

tự nhiên khả năng trí thức hoặc khả năng nhân loại phải phát triển, nhưng là một

đơn vị trọng lượng, đơn vị tiền. H. Vulliz giải thích: “Nó là kim loại thực sự, cân

nặng từ 35 đến 60kg trị giá từ 4300 đến 8700 quan Pháp (8 triệu 6 đến 17 triệu 4

tiền Việt Nam), nếu bằng bạc, và trị giá 140.000 đến 152.000 quan (từ 250 triệu

đến 304 triệu đồng Việt Nam), nếu bằng vàng.

Sau khi đã đo lường kỹ lưỡng trọng lượng của những trách nhiệm được chủ giao

cho các đầy tớ, ta hãy đọc lại dụ ngôn kỹ hơn. Ta có thể chia diễn biến ra làm 3

thời kỳ rất rõ ràng.

- Thời kỳ ra đi của ông chủ. Ông “đi xa”. Ông trao cho 3 đầy tớ, mỗi anh một số

nén bạc. Đó thực là một tài sản như ta đã thấy! Hoàn toàn tin tưởng các đầy tớ, ông

không đưa ra một thoả thuận nào về cách họ phải sử dụng số bạc đó. Nhưng đó là

một niềm tin tưởng rõ ràng, vì ông “đưa cho mỗi người tuỳ theo khả năng của họ”.

- Thời kỳ vắng mặt: sự ra đi của ông chủ “tức khắc” tạo nên những phản ứng trái

ngược nhau nơi các đầy tớ.

. Hai người đầu liều lĩnh có tính toán: họ gởi tiền vào ngân hàng “để sinh lợi”.

. Người thứ ba lại sợ hãi. Theo “lời khuyên của luật rabbi đối với những ai nhận

tiền gởi và tự cho mình không có trách nhiệm trong trường hợp trộm cắp”, anh đào

lỗ chôn nén bạc của chủ, và phủi tay trốn trách nhiệm.

- Thời kỳ tính sổ, cũng với sự trở về của chủ, sau một thời gian dài vắng mặt.

. Hai người đầu thay phiên nhau trình lên số bạc đã sinh lợi gấp đôi.

Chủ đã gọi họ là những đầy tớ “tốt lành và trung tín”. Họ đã đáp ứng lòng mong

đợi của ông, họ xứng đáng với niềm tin tưởng của ông: thay vì để tiền nhàn rỗi vô

ích, họ đã liều mình để sinh lợi. Họ hành xử không như nô lệ, nhưng như người

cộng sự. Vì thế chủ sẽ trao phó cho họ những trách nhiệm lớn hơn đưa họ từ địa vị

tôi tớ lên hạng đồng bàn với chủ. Ông bảo họ: “hãy đến hưởng sự vui mừng của

Page 256: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 256 of 793

chủ ngươi”.

. Còn người thứ ba thật kỳ dị, anh vẽ nên hình ảnh một ông chủ khó chịu, anh cho

đó là “một người khó tính” “gặt ở nơi không gieo”, “thu ở nơi không phát”. Anh

thú nhận: “Tôi sợ, nên đã chôn nén bạc của ông dưới đất”. Và anh kết luận: “Đây,

nén bạc của ông đây”.

Tức giận vì lời lẽ của người đầy tớ này, ông chủ, có phần nào mỉa mai, chỉ cho anh

thấy thái độ bất nhất của anh: “Ngươi đã biết ta hay gặt ở nơi không gieo, thu ở nơi

không phát. Sao người không gởi bạc vào ngân hàng, để khi ta về sẽ thu cả vốn lẫn

lời?”. Ông chủ đã tin cậy thì phải đáp lại bằng thái độ trách nhiệm xứng đáng với

nhiệm vụ được trao chứ.

Án phạt ban xuống: “Tên đầy tớ xấu xa và lười biếng” bị chủ tước cả nén bạc duy

nhất, vì anh không biết sử dụng. Nhiệm vụ bị bãi bỏ. Anh bị ném “vào nơi tối

tăm”.

Sự hồi hộp được khéo léo sắp xếp kéo dài cho đến cuối dụ ngôn, và diễn tiến câu

chuyện cho đến cuộc đối thoại giữa người đầy tớ thứ ba với ông chủ cho thấy rõ

những đối tượng đầu tiên mà dụ ngôn có thể nhắm tới, những người mà Đức Giêsu

muốn tạo cho một cơ may cuối cùng.

. Đó là các lãnh tụ tôn giáo, luật sĩ và biệt phái tự xưng là “đầy tớ của Thiên Chúa":

Họ đã nhận gìn giữ Lời Chúa. Liệu họ có để tài sản này nhàn rỗi vô ích? Liệu họ

có chiếm hữu làm của riêng?

. Đó là những người Do Thái, quên lãng sự nhân từ và lòng thương xót của Thiên

Chúa, liều mình tìm kiếm an toàn tôn giáo trong việc lo âu giữ Luật cách cứng

nhắc và tự giam mình trong thực hành nệ luật.

J. Potin bình luận: “Đức Giêsu cho thấy có một số chức sắc tôn giáo đã biết làm

cho Lời Chúa sinh hoa kết trái giống như các thiếu nữ sẵn sàng đi theo chồng.

Làm sao Ngài có thể không công nhận công trạng của những người công chính đã

giúp phát triển đức tin của dân Người, các tổ phụ, một vài vị vua, các tiên tri, số

đông thầm lặng của những kẻ tin. Tuy nhiên có những kẻ, do tính bảo thủ sợ hãi,

đã không làm được như vậy. Có lẽ Đức Giêsu nhắm vào giới Sađucêô rất bảo thủ.

Đó là lý do tại sao ông chủ trao nén bạc cho kẻ biết sinh lợi nhiều nhất. Nước

Thiên Chúa tiếp tục sinh hoa kết trái nhờ những đầy tớ trung thành, nhưng khốn

Page 257: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 257 of 793

cho ai từ chối sinh lợi kho tàng đã nhận lãnh”.

2. Một dụ ngôn nói với Kitô hữu chúng ta.

Dụ ngôn mà Đức Giêsu đề nghị thính giả Do Thái suy nghĩ này, thánh sử Mt đã

thuật lại với mục đích giúp cộng đoàn tín hữu sống trong lúc chờ đợi mỏi mòn

ngày trở lại của Chúa. Các thành viên của cộng đoàn có lẽ đã mê ngủ, bị cám dỗ

chỉ thực hành giới răn với tinh thần nệ luật, bị tê liệt vì sợ hãi.

Khi lồng dụ ngôn này vào “diễn từ cánh chung” và nối kết chặt chẽ nó với dụ ngôn

10 người trinh nữ, tác giả PÂ đã biến dụ ngôn này thành 1 dụ ngôn về sự tỉnh thức

trong trung tín.

J. Dupont nhận xét: “Khi truyền đạt dụ ngôn này, Mt vẫn giữ được giáo huấn mà

độc giả của ông phải biết rút ra. Dù cuộc trở lại của Chúa có chậm trễ, các tín

hữu vẫn phải “tỉnh thức” và nhớ rằng họ sẽ bị xét xử về cách sống, liệu họ có

được vào Nước Trời hay không, cũng tuỳ thuộc vào đó. Sự tỉnh thức chính là sự

trung tín trong khi hoàn thành các nhiệm vụ được uỷ thác, nghĩa là mọi bổn phận

của đời sống Kitô hữu. Để tham dự vào ơn cứu độ, chỉ nghe Lời Chúa chưa đủ:

cần phải thực hành, làm cho Lời Chúa sinh hoa kết trái... Người tín hữu không

biến sứ điệp thành hành động sẽ chẳng rút ra được lợi ích nào từ điều họ đã lãnh

nhận được...”

PÂ là một số vốn: đã ký thác cho ai thì người ấy phải sinh lợi. Họ phải để PÂ biến

đổi cuộc đời, hướng dẫn mọi hoạt động. Chỉ như thế họ mới chứng tỏ mình “trung

tín” với Đấng đã ký thác PÂ cho họ.

Lòng đạo đức và ý hướng tốt chưa đủ. Đời sống Kitô hữu là một hành động có

trách nhiệm. Bức tranh vĩ đại vẽ cảnh phán xét cuối cùng, trên đó ta kết thúc năm

phụng vụ Mt, sẽ cho ta toàn bộ nội dung vào Chúa nhật tới.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một chờ đợi khiến những nhiệm vụ hiện tại thành nghiêm túc. (Mgr. L.

Daloz, Le Règne des cieux s'est approché, DDB).

Dụ ngôn giúp soi sáng hoàn cảnh của ta. Những nén bạc không là của ta, chúng

Page 258: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 258 of 793

được trao phó cho ta. Trước khi đưa các nén bạc ra làm việc, ta đã lãnh nhận

chúng. Sau đó, ta sẽ phải tường trình cách thế ta đã dùng để làm cho những nén

bạc sinh lợi. Đời sống ta, những khả năng, những phương tiện hành động, các hoạt

động, tất cả đều là ơn Chúa ban. qua việc sáng tạo, qua ân sủng, Thiên Chúa đổ

đầy hồn ta, mỗi người tuỳ khả năng đón nhận. Đời sống ta chỉ ở trong sự thật nếu

nó là một bài ca tạ ơn, là của lễ, là đợi chờ và hy vọng! Ta không có quyền chiếm

đoạt, sử dụng nó theo ý riêng, như thể chính ta ban cho mình sự sống. Ta không thể

quên đời sau, không được quên nơi ta xuất phát, nơi ta sẽ đến, Đấng ta sẽ phải trả

lời, điều đó giúp ta can đảm ý thức bổn phận mình ở đời này mà không quên đời

sau. Sự trở lại của chúa khiến ta khẩn trương đến độ không có thời giờ nghĩ đến

điều gì khác nữa. Đời sau làm cho đời này có ý nghĩa. Kết thúc thời gian làm cho

thời gian có ý nghĩa! Kết thúc thời gian mở ra cho thời gian một chân trời. Công

việc hiện tại của ta không đơn thuần là một “việc làm”, đó là một bổn phận, một sứ

mạng. Nó chỉ có ý nghĩa khi hướng về vô biên. Sự chờ đợi ngày Chúa đến không

làm mất giá trị của nó cũng không biến nó thành vô nghĩa. Trái lại sự chờ đợi Chúa

đến tạo cho nó một tầm quan trọng, mà giá trị chắc chắn chính sự chờ đợi này biến

công việc thường ngày thành cơ hội bày tỏ lòng trung tín và mối tương giao với

Chúa: “tốt lắm, hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, ngươi đã trung tín trong việc nhỏ,

ta sẽ đặt ngươi coi sóc những việc lớn, hãy đến hưởng sự vui mừng với chủ

ngươi”.

2. Ta chỉ là quản lý (H. Denis, Cent mot pour diu la foi, DDB).

Một tư tưởng cũ kỹ ta không được phép quên, tư tưởng rất gắn bó với tôn giáo

Nhập Thể, đó là trên trần gian này ta chỉ là quản lý. Hiển nhiên phải là những quan

lý năng nổ, sáng tạo, quan trọng. Nhưng cũng chỉ là quản lý.

Nói cách khác, ta không phải là chủ nhân các của cải mà ta làm sinh lợi: “Lạy Cha

rất nhân lành, mọi sự đều bởi Cha!”. Đúng thế, đúng đối với mọi nghề nghiệp,

mọi công tác nguy hiểm, táo bạo nhất (tôi nghĩ đến những ai đụng chạm đến lãnh

vực đạo đức sinh học). Nhất là đối với Giáo Hội, với các tác vụ và sự phục vụ của

Giáo Hội hiểu theo nghĩa rộng nhất.

Vị trí người quản lý quan trọng đến nghịch lý. Cuối cùng không những ông chủ sẽ

Page 259: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 259 of 793

trao lại kết quả của công việc đã hoàn thành mà còn ban thêm rất nhiều.

Nhưng ông cũng trừng phạt nặng nề đầy tớ nào không làm việc. Theo một tục ngữ

Do Thái, ngày nay người ta vẫn còn nói: Ai không có, người ta sẽ lấy đi luôn cái

nó có. Rốt cuộc, nó không còn lại chút gì.

Cũng nên lưu ý rằng Phaolô, dù không được nghe Đức Giêsu rao giảng ở Palestine,

vẫn có cùng ngôn ngữ với Ngài:

“Xin mọi người hãy coi chúng tôi là tôi tớ của Đức Kitô và là quản lý các mầu

nhiệm của Thiên Chúa. Vậy điều mà mọi người đòi hỏi nơi các quản lý, đó là hãy

trung tín”.

Hãy để Chúa đến, chính Ngài sẽ soi sáng những bí mật trong bóng tối và phơi bày

công khai mọi ý nghĩa trong tâm hồn. Rồi, mỗi người sẽ nhận được từ Thiên Chúa

lời ca tụng, lời ca tụng ấy lại trở lại với Ngài (1Cor 4,1.2.5).

3. Thế giới được trao phó cho ta nhưng không kèm theo bản hướng dẫn cách

sử dụng (Secours Catholique).

Hãy lưu ý rằng Thầy Chí thánh không đưa ra một qui ước nào. Ngài đã có thể nói:

“Ta báo trước, khi ta trở lại, Ta muốn gấp đôi số vốn, hãy đầu tư vào bất động sản

hay vào dịch vụ để sinh lợi”. Không, các tôi tớ đã đủ trưởng thành để biết điều phải

làm.

Đó là bài học đầu tiên của bài Phúc Âm này.

Thế giới được trao phó cho ta mà không kèm theo bản hướng dẫn cách sử dụng. Có

lẽ ta đã mơ màng nghĩ rằng Đức Giêsu, khi trở về bên Chúa Cha sau ngày Thăng

Thiên, vẫn giữ đường dây điện thoại trực tiếp với các môn đệ, vẫn sẵn sàng ngày

đêm trả lời những câu hỏi băn khoăn nhất của các dân tộc và các cá nhân: “Lạy

Chúa, phải làm gì trong trường hợp chiến tranh huynh đệ tương tàn, trong các vấn

đề tài chính, thiên tai?... Chúa ơi, hãy tìm cho con công ăn việc làm, hãy chữa

bệnh cho đứa con của con, hãy sửa lại căn nhà sắp sập...”.

Giấc mơ ảo tưởng ấy, ta chưa giũ bỏ hết đâu. Nó vẫn ghi khắc trong tế bào di

truyền của ta. Nhưng sự im lặng của Thiên Chúa cứu ta khỏi ma thuật, sự vắng mặt

của Ngài khơi dậy trong ta niềm khao khát khác hẳn với một nhu cầu.

Và từ đó, ta phải luôn tỉnh thức đối với những ai tự cho rằng có thể lấp đầy quảng

Page 260: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 260 of 793

không của sự vắng mặt, đưa ra những giải đáp đơn sơ cho các câu hỏi phức tạp, và

nắm trong tay tự do gai góc mà chính Thiên Chúa đã trao phó cho ta. Sự vắng mặt

chỉ là tương đối, vì Đức Giêsu đã hứa: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi. Thánh

Thần của Thầy sẽ ngự trong các con”. Trong các con chứ không ở nơi đâu khác

hoặc ở trên mây. Trong nơi sâu thẳm nhất của Giáo Hội và của chính các bạn. Bản

hướng dẫn cách sử dụng đời sống và thế giới, nếu có, nằm ở đó...

CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN

“VÀ ĐÂY, THẦY Ở CÙNG ANH EM

MỌI NGÀY CHO ĐẾN TẬN THẾ”.

(Mt 28,16,20)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Kết thúc mà lại khởi đầu

Phụng vụ bài đọc năm A về lễ Thăng Thiên mời gọi ta suy niệm những câu cuối

cùng của Phúc Âm thứ nhất. Đoạn văn kết thúc Phúc Âm Matthêu này đặc biệt gợi

nhớ đến hai chương đầu của Phúc Âm.

- Thực vậy, khi viết “Phúc Âm về thời niên thiếu”, thánh Matthêu muốn mời gọi ta

coi việc Đức Giêsu giáng sinh tại Belem, thành vua Đavít là ứng nghiệm lời tiên tri

về một Đấng “Emmanuel": Đấng“Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Is 7), còn các

Đạo sĩ đến từ phương Đông tiêu biểu cho những người tiên phong của Dân Ngoại

đang đi đến niềm tin vào Đức Kitô: “Họ THẤY Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria,

liền SẤP MÌNH THỜ LẠY NGƯỜI”.

- Ở đoạn kết thúc, rõ ràng là thánh sử, đã lấy lại cũng những lời lẽ trên để thuật lại

cuộc gặp gỡ lần cuối cùng của Đấng Phục Sinh với các môn đệ của Người ở

Galilê: “Khi THẤY Người, các ông SẤP MÌNH THỜ LẠY Người”. Rồi Đức Giêsu

trao cho các ông sứ mệnh đến với “MUÔN DÂN” và long trọng tuyên bố rằng:

“THẦY Ở CÙNG CÁC CON” mọi ngày cho đến tận thế”.

Page 261: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 261 of 793

J. Radermakers chú giải: “Ở đây chúng ta thấy con người Đức Giêsu dầu mang dấu

vết của một con người được sinh ra ở một thời điểm và sinh sống ở một nơi chốn nhất

định, vẫn có cả một sự bao trùm lớn lao, trải rộng đến mọi chiều kích của toàn thể

lịch sử nhân loại” ("Au fie de l'Evangile selon saint Mathieu, Viện Nghiên cứu Thần

học, Bruxelles, 1974, trang 362).

2. Khi hồi kết thúc loan báo một khởi sự mới

Sau Phục sinh, Đức Giêsu hẹn gặp lại các môn đệ Người, không phải ở

Giêrusalem, thủ đô và là thành thánh như trong Phúc Âm Luca, mà là ở “Galilê”

miền đất vẫn bị mọi người nhìn bằng nửa con mắt, là “nơi qui tụ dân” là biểu

tượng của thế giới ngoại giáo (Mt 4,12-23).

“Giáo Hội... phải rời bỏ Giêrusalem mà về mặt địa lý cho tới lúc ấy vẫn được coi

là trung tâm đức tin, nơi có Thiên Chúa hiện diện, để đi tới miền vốn được coi là

“Galilê của dân ngoại”. Một Giáo Hội được định nghĩa ngay là một “Giáo Hội vì

mọi người": đó chính là sứ mệnh của Giáo Hội, điều mà không bao lâu sau Đức

Giêsu sẽ nói rõ ràng” (Cahiers - Evangiles” số 9, trang 6).

Nơi Đức Giêsu truyền cho các môn đệ đi tới, là một “ngọn núi” vốn là nơi rất thích

hợp cho việc Chúa mạc khải. Một lần nữa ở dân cũng như trải dài suốt Phúc Âm

của Ngài, thánh Matthêu đều trình bày Đức Giêsu như một Môsê mới ban Luật của

Người cho dân tộc mới của Thiên Chúa.

Cl. Tassin chú giải: “Như trong một cuốn phim, người ta lần lượt thấy xuất hiện

những ngọn núi: núi quỷ cám dỗ khi chỉ cho Đức Giêsu xem thấy các nước trần

gian, núi Bát Phúc, nơi Thầy công bố hiến chương Nước Trời, và Núi Hiển Dung

nơi vinh quang Con Người được tỏ hiện; nổi bật hơn cả vẫn là cảnh âm u tịch

mịch của núi Nê-bô, nơi Môsê phải nói lời giã biệt trước khi dân tiến vào Đất

Hứa”("Phúc Âm thánh Matthêu, NXB. Centurion, trang 303).

- Khi thấy Đức Giêsu, các môn đệ liền “sấp mình thờ lạy Người” trong một cử chỉ

vừa tôn kính theo đạo giáo, mà cũng có tính cách phụng thờ, y như các đạo sĩ đã

làm khi thấy hài nhi với thân mẫu là bà Maria (2,2.8.11); cũng như các môn đệ đã

bày tỏ khi ở trong thuyền lúc sóng to gió cả, và đó cũng là cử chỉ của người phụ nữ

xứ Canaan vậy (15,25).

Page 262: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 262 of 793

Nhưng lòng tôn thờ của các ông còn vương vấn “sự hoài nghi”, mối hoài nghi này, theo

như J. Radermakers nhận xét chí lý, chính là người bạn đồng hành không thể tách biệt

của một lòng tin đang lần bước”.

- Đấng tỏ mình ra cho các môn đệ ("Đức Giêsu đến gần"), Đấng mà các ông sấp

mình thờ lạy ấy, chính là Đức Chúa hiển vinh. Một khi đã được vinh thăng, được

trao ban quyền tối cao xét xử toàn cầu ("Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới

đất") thì giờ đây Người có lý khi sai các môn đệ của mình đi khắp thế giới để làm

cho vương quyền ấy được thực hiện.

Những lời Người ban bố cho họ đánh dấu sự khai trương một giai đoạn mới trong

sứ mệnh của Người, sứ mệnh mà từ này trở đi Người sẽ vẫn tiếp tục nhờ Giáo Hội.

+ “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Suốt thời gian thừa

hành sứ vụ công khai, Đức Giêsu đã phải tự ý giới hạn hoạt động của Người đối

với “các chiên lạc của nhà Ít-ra-en”. Từ nay những biên giới ngăn cách do không

gian và thời gian đều bị bãi bỏ vì Người có thể thực thi trọn vẹn sứ mệnh Người

Tôi Tớ của Thiên Chúa đúng như Matthêu đã loan báo, khi mượn lời sấm của Isaia

42,1-4: “Và môn dân sẽ đặt niềm hy vọng nơi danh Người” (Mt 12,18-21). Dân

ngoại có mặt ngay từ buổi đầu của Phúc Âm thì cuối cùng vẫn thấy mình là những

con người được Tin Mừng nhắm tới. Đức Giêsu trao phó cho Giáo Hội Người sứ

mệnh truyền giáo khắp hoàn cầu này.

Cl. Tassin còn muốn lưu ý ta rằng: “Điểm nhấn mạnh không ở tại động từ “Đi”

hay ở tại sứ mệnh chinh phục địa lý, mà cốt ở việc mở ra cho hết mọi nhóm người

không phân biệt một ai. Bởi lẽ Đức Giêsu đã được “trao toàn quyền” thì mọi

người đều phải thần phục quyền bính của Người. Đối với Matthêu, truyền giáo là

gì? Thưa là: những môn đệ làm cho những người khác trở thành môn đệ; là những

người nam cũng như nữ cảm nghiệm sâu sắc rằng giáo huấn của Đức Giêsu biến

đổi chính cuộc đời của họ, họ chia sẻ kinh nghiệm này với các người khác, dạy bảo

cho những người ấy tuân giữ mọi giới luật của Đức Giêsu mà thực ra chỉ tóm gọn

lại trong một luật là tình yêu” (O.C., trang 304).

+ “Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh

Thần”. Truyền giáo không phải là tuyên truyền một ý thức hệ, dù là cao siêu tuyệt

vời, mà là chủ trương không ngừng xây dựng một cộng đồng: cộng đồng của

Page 263: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 263 of 793

những con người nhờ chịu phép rửa mà muốn sống gắn bó mật thiết với nhau bởi

cùng thuộc về một Thiên Chúa là “Cha, Con và Thánh Thần”.

+ “Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em”. Truyền giáo

không thể chỉ thu gọn lại trong việc kêu gọi người ta trở lại rồi bỏ mặc đấy. Giáo

Hội sẽ phải giúp đỡ những tân tòng ngày qua ngày sống hoà nhập với cuộc đời mới

mà họ đã bước vào.

J. Radermakers đưa ra nhận xét sau: “Chính Phúc Âm nhìn toàn bộ là một giáo

huấn về cuộc sống, được hiểu như dấu chỉ của bí tích trong phép rửa tội và được

triển khai cách hài hoà trong cuộc sống đời thường; đời sống luân lý trong cộng

đồng Kitô hữu chẳng qua là sống Tin Mừng bằng việc làm cụ thể” (O.C., trang

365).

+ “Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Đây là lời tuyên bố

cuối cùng và cũng là điểm cao nhất của lời Chúa phán vì là lời hứa bảo đảm một sự

hiện diện tích cực và hữu hiệu vô bờ bến. Cuối Phúc Âm của mình, thánh Matthêu

mới cao rao rằng lời thiên thần hứa với Giuse đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi Đức

Giêsu: “Người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-

chúng-ta”.

J. Potin kết luận: “Đức Giêsu không xa lìa Giáo Hội của Người. Mặc dầu ta không

trông thấy Người, Người vẫn hiện diện ở mọi nơi mà Giáo Hội sẽ lan rộng tới, cho

đến tận thế. Theo thánh Matthêu, Đức Giêsu không biến mất lên trời. Nhưng lời nói

cuối cùng của Người cũng là câu sau chót của Phúc Âm, hứa rằng: “Thầy ở cùng anh

em mọi ngày cho đến tận thế”. Vả lại trước đây há chăng Người đã chẳng tuyên bố:

“Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt

18,20). Đấng Phục Sinh không ở lại trên núi Galilê, Người đi theo các tông đồ của

Người trên mọi nẻo đường trần gian” ("Jésus, l'histoire vraie” NXB Centurion, 1994,

trang 516).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Bài kết thúc Phúc Âm thánh Matthêu thực ra là một sự khởi đầu, một sự

khai mở (Đức Cha L. Daloz, trong “Le Règne de Dieu s'est approché”).

“Bài kết thúc Phúc Âm thánh Matthêu thực ra là một sự khởi đầu, một màn khai mở:

Page 264: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 264 of 793

đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu. Phải suy niệm, và nhìn ngắm mới

thấy rõ việc truyền giáo là con tim đang đập trong lồng ngực Giáo Hội có tác dụng

kích thích Giáo Hội. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các tông đồ, và qua các ông,

cho chung tất cả mọi môn đệ, Đức Giêsu thành người sống đương thời với chúng ta:

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế... Việc gặp gỡ Mười Một

Tông đồ là điều có liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm Phục sinh. Trước khi đi vào cuộc

khổ nạn Người đã báo trước: Sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em. Sau

khi Phục sinh, Người nói lại sứ điệp ấy với các phụ nữ đứng bên mồ và triệu tập các

môn đệ: “Các bà hãy về báo cho anh em Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy

Thầy ở đó”. Vì nhờ mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô, sự phục sinh nhân loại mới

có thể được thực hiện. Khi sai các môn đệ... Đức Giêsu phục sinh là cội nguồn của

việc truyền giáo. Quyền năng Thiên Chúa đã cho Người sống lại trở nên quyền năng

cứu độ cho mọi dân tộc. Chúng ta nhận biết quyền năng ấy, và chỉ có lòng tin mới

tiếp nhận được thôi (cũng như 11 tông đồ) các ông gặp Đức Giêsu trên núi, là nơi

vốn xảy ra những cuộc hiển linh của Chúa, như ở núi Sinai hay ở núi Hiển Dung.

Thái độ của các tông đồ lúc ấy diễn tả lòng tin của ta: tôn thờ mà lại do dự: khi thấy

Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Cảnh tượng thật long trọng,

giống như một cuộc hành lễ, chứ không còn là buổi gặp gỡ thân tình như những lần

hiện ra trước đây. Là vì lần gặp gỡ này xác định nền tảng, hình thức và chân trời cho

sứ mệnh truyền giáo vậy.

Nền tảng ấy là quyền hành mà Đức Giêsu nhận được: Thầy đã được trao toàn

quyền trên trời dưới đất. Không phải là quyền của kẻ có sức mạnh trong tay và

thống trị, mà là ách êm ái và gánh nhẹ nhàng. Không phải là quyền chiếm đoạt như

Tên Cám dỗ đã đề nghị cho Người. Nhưng là quyền của tình yêu không để bị khuất

phục. Đó là sức mạnh của sự phục sinh được khơi nguồn trong Đức Giêsu và nhờ

Người sức mạnh ấy làm thay đổi cả thế giới. Những nỗ lực truyền giáo, tinh thần

can đảm để không ngừng thực thi sứ mệnh, tất cả đều nhờ sức mạnh ấy mà tìm

được chỗ dựa bảo đảm. Sức mạnh này không phải do ta khôn ngoan, tài khéo, tận

tuỵ mà có được... anh em hãy đi! Đó là một lệnh truyền. Từ buổi đầu cho đến nay,

lệnh sai đi này vẫn vang lên không ngừng, vẫn luôn luôn gợi ra những sáng kiến

mới lạ, những cuộc lên đường mới, một đà tiến mới tới miền xa xăm hay rất gần

Page 265: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 265 of 793

mà chúng ta đều mắt thấy tai nghe qua suốt dòng lịch sử.

Bởi lẽ chân trời truyền giáo là tất cả mọi quốc gia, và hạn kỳ là cho đến tận thế.

Việc truyền giáo chẳng bao giờ cùng về mặt địa lý cũng như về lịch sử. Ta tham

gia vào công việc này ngay ở nơi ta đang ở và thời đại ta đang sống. Mỗi người

lãnh phần trách nhiệm của mình, nhưng mỗi người không phải chịu trách nhiệm về

tất cả. Quan tâm thôi, không đủ; mà phải hành động. Mỗi người chúng ta được sai

đến ở nơi mình đang ở; ta không thể chỉ là người hưởng ơn cứu độ, mà cũng còn là

dụng cụ Chúa dùng để ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô đạt tới những kẻ khác,

những người ta đang sống với, những người ta được sai đến với họ ở cận kề bên ta

hay ở xa ta. Nhiệt tình do Đức Giêsu phục sinh ban cho vẫn có trong con tim của

mọi cuộc đời Kitô hữu. Đời sống này trở nên suy nhược khi bóp nghẹt nhiệt tình

này bằng lối sống vị kỷ, khép kín. Cần phải biết sống chia sẻ để khởi xơ cứng và

chết. Cũng vậy, Giáo Hội không thể ở thể tĩnh. Giáo Hội được sai đi...

Hình thức việc truyền giáo cũng được chỉ rõ ràng: Làm cho muôn dân trở thành

môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh

Thần, và dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Chúng ta

nhận thấy có ba mặt: loan báo Tin Mừng để khơi dậy được những con người môn

đệ, tham dự vào mầu nhiệm Phục sinh bằng việc lãnh nhận phép Rửa và các bí

tích, sống đời sống mới bằng cách thi hành các điều Chúa truyền. Truyền giáo là

tất cả như thế đó. Không có ba yếu tố này, công việc ấy không đầy đủ, và chẳng

một yếu tố nào trong ba làm nên được công chuyện bởi lẽ “một cây làm chẳng nên

non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Quả thực, đây là một thách đố đặt ra cho

Giáo Hội, vì rằng mọi dân tộc đều có quyền chia sẻ mầu nhiệm Phục sinh, đón

nhận ơn cứu độ của Đức Giêsu để được biến đổi và trở nên mới. Như thế các dân

tộc ấy cũng hội nhập vào mầu nhiệm sự sống Thiên Chúa: “Nhân danh Chúa Cha,

Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.Qua việc truyền giáo của các tông đồ, Đức Giêsu

vẫn theo đuổi công việc Người đã khởi sự trong mầu nhiệm Phục sinh của Người;

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. Ta còn sợ hãi gì nữa, một

khi có Đức Giêsu phục sinh đang ở cùng chúng ta.

2. “Là dịp để ta canh tân lại quyết định làm môn đệ trung thành của Đức

Page 266: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 266 of 793

Kitô” “Célébrer” (Nguyện san của Trung tâm Quốc gia về Mục vụ Phụng vụ) số

258 trang 42.

“Thiên Chúa vẫn luôn luôn là Emmanuel”, vẫn là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-

ta”.Việc Người-lên-trời không hẳn là một sự lìa bỏ. Phải học hỏi để nhận ra điều

này dầu không trông thấy Người như các môn đệ đã thấy xưa. Chúa lên trời nhắc

nhở ta sống thân phận của một người tin và yêu: tin rằng Người vẫn đang có mặt,

và thực hành yêu thương để làm cho Người được hiện diện. Lễ này phải là dịp để

ta canh tân lại quyết định trở thành những môn đệ trung tín của Đức Kitô: những

môn đệ vững tâm vì Người vẫn có mặt bên ta “mọi ngày”, những môn đệ sẵn sàng

đáp lại tiếng gọi sai đi truyền giáo cho “muôn dân” của thời đại hôm nay”.

3. “Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” J. Radermakers chú giải thêm

cho bài viết ở trên.

Đức Giêsu Nagiarét xuất thân.

Từ miền Galilê của chư dân,

Đất thuộc Zabulon và Néptali

Người là ánh sáng bừng lên

Soi cho dân ngồi trong tăm tối;

Người là Quý Tử chí ái

Của Ngôi Thánh Phụ muôn đời quang vinh.

Để tha tội lỗi môn dân

Người đành hiến máu để làm Giao ước;

Người đã chỗi dậy ngày thứ ba

Làm cho muôn dân trở thành môn đệ.

Người là Emmanuel vẫn luôn có mặt,

Người còn đi trước các anh em

Đến những Galilê của mọi miền trái đất.

LỄ NGŨ TUẦN

Page 267: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 267 of 793

NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CUỘC TẠO DỰNG MỚI

(Ga 20, 19-23)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

(Xem tập Chúa nhật II Phục sinh)

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Thánh Thần sáng tạo, mọi sự khởi đầu là do Ngài” (F.Deleclos trong

“Prends et manges la Parole” Cent. du Duculot 1992, p.38-40).

Sự ra đời của Giáo Hội được trình bày hai cách: một của Luca và một của Gioan.

Một bên là bão táp bên kia là trầm tư (recueillement) nhưng biến cố chỉ là một và sứ

điệp cũng không khác nhau. Giáo Hội, tuy có các thành phần khác nhau, được rửa

tội do cùng một Thánh Thần duy nhất để làm thành một thân thể. Trung tâm của

biến cố là Thánh Thần. Một vai trò rộng lớn nhưng vô hình. Thánh Thần không có

mặt nạ cũng không có khuôn mặt, nhưng Ngài ở khắp nơi. Những danh xưng về

Ngài làm thành một kinh cầu dài đáng ngạc nhiên, và mỗi danh xưng gợi lên một

trong những khía cạnh khác nhau do tác động của Ngài. Thánh Thần là lửa đốt cháy,

than hồng ủ dưới tro. Ngài sôi lên như nước giòng thác. Ngài cũng là nguồn suối

bình an. Người ta tìm thấy Ngài trong sấm sét, nhưng nhiều khi tiếng rỉ tai của Ngài

chỉ là một hơi thở nhẹ. Ngài là bão tố nổi giận phá tan tất cả trên đường đi, Ngài là

gió thoảng dịu dàng, luồng gió êm dịu.

Nhưng nếu mắt chúng ta không thấy được Ngài thì làm sao nhận ra sự hiện diện

của Ngài? Bởi những việc làm mà Ngài linh ứng và hoa trái Ngài mang tới, người

ta có thể đón nhận không sợ sai lầm.

Thánh Thần là Đấng sáng tạo: mọi sự khởi đầu là do Ngài, mọi sự mới mẻ cũng là

do Ngài. Ngài là sự linh hoạt của chính Thiên Chúa, Ngài làm phát sinh và tái sinh

Giáo Hội. Ngài thổi hơi sự sống và đổi mới mặt đất.

Khi virus của Babel phá tan sự hài hoà và làm phát sinh ra chống đối giữa các khác

biệt, Thánh Thần đem lại sự duy nhất trong sự khác biệt, thúc giục sự hiệp thông

Page 268: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 268 of 793

trong sự bất đồng. Khi các rào cản dựng lên, Thánh Thần phá đổ. Có biên giới

không? Ngài không biết? Bị các thói quen đe doạ chăng? Ngài rung chúng như

rung một cậy mận. Ngài thích quấy rầy những gì đã được xếp đặt vững bềm và

Ngài phóng đi những gì đã dừng lại.

Các minh hoạ không thiếu. Phải xem lại cuốn phim ngày lễ Ngũ Tuần. Đàn ông và

đàn bà là chiến sĩ và là rường cột của Giáo Hội, đóng kín, ẩn náu dưới cánh cửa

khoá chặt và tê bại bởi sợ hãi. Và này đây Thánh Thần sai họ đi mang sứ điệp tha

tội, tội đã chia rẽ và làm tổn thương nhân loại. Ngài sai họ đi trong đám đông có đủ

mọi hạng người, ở đó họ trà trộn và đối đầu với các ngôn ngữ và các nền văn hoá,

để làm cho các ngôn ngữ, văn hoá đó tìm thấy sự hiệp thông duy nhất trong đức

tin...

Nhưng sự ngần ngại luôn phải diễn dịch lại Tin Mừng mà tất cả đều hiểu, biết bao sự

do dự nặng nề để đưa sứ điệp vào giữa lòng các não trạng, các môi trường, các nền

văn hoá của thời đại chúng ta. Biết bao sợ hãi và từ chối khi Thánh Thần “nói với Hội

Thánh!”.

2. “Với Chúa sống lại, một tạo dựng mới xuất hiện” (J.Guilleux, trong “Đức Giêsu

trong đức tin của các môn đệ tiên khởi” Desclée de Brouwer, 1995, p. 235).

So sánh với khoảng trống mênh mông được mở ra nơi thánh Matthêu và Luca, cái

nhìn hình như bị thu hẹp lại bằng một cử chỉ vừa quá đơn giản vừa có vẻ máy móc.

Nhưng thật lạ lùng đối với một sứ mạng bề ngoài có vẻ giới hạn, Đức Giêsu lại làm

một cử chỉ vừa rộng lớn, lại vừa quyết định như cử chỉ Thiên Chúa tạo dựng vũ

trụ. Bởi lẽ khi Ngài thổi hơi vào các môn đê, và nói “hãy nhận lấy Thánh

Thần” (20,22) Ngài làm lại cử chỉ của Đấng Tạo hoá, thổi hơi vào lỗ mũi của con

người đầu tiên và làm thành một con người sống (Ga 2,7).

Có lẽ phải hiểu với một tầm rộng lớn ý nghĩa tượng trưng của cử chỉ của Đức

Giêsu cũng như tầm mức của lời Ngài, ấy là vấn đề khác hơn là một biến cố lớn

nhất lịch sử chúng ta. Với Đức Giêsu sống lại, một tạo dựng mới hình thành, một

trạng thái hoàn toàn mới của vũ trụ chúng ta. Dù bề ngoài có vẻ đơn sơ, sự tha thứ

tội lỗi như là sự đáp trả lại do Đức Giêsu trước tội nguyên tổ. Tội đã đưa vào thế

gian sự chết và sự gian dối.

Page 269: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 269 of 793

Cũng như với lời sai đi vì sứ mạng, “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con

đi” (Ga 20,21), phải hiểu các lời nói song song với nghĩa tròn đầy của chúng, lời

nói mà trong Phúc Âm này, từ lời hứa bánh ban sự sống cho đến lời kinh vĩ đại,

mở về cuộc khổ nạn, những lời luôn khẳng định rằng, giữa liên hệ duy nhất và

không thể phá vỡ được, nối kết Cha với Con và liên hệ nối kết Con với các môn

đệ, có một cái gì hơn cả sự kế thừa huyền diệu: một sự duy nhất đích thực và thần

thiêng: “Như Cha hằng sống đã sai Thầy, và Thầy sống nhờ Cha, cũng vậy ai ăn

Thầy người đó sẽ sống nhờ Thầy”(6,5) “Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở

trong Cha, chớ gì chúng cũng nên một trong Ta”(17,21). Trong cái nhìn này, sứ

mạng không phải là sự phát minh ra một khuôn mặt mới, nhưng là tình thương tràn

đầy được làn rộng.

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

ĐỨC GIÊSU HOÁ BÁNH RA NHIỀU

(Ga 6, 51-58)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Tác giả Tin Mừng nói rõ, chúng ta ở vào thời kỳ “ít lâu trước lễ Vượt qua, một đại

lễ của người Do Thái” (6,4). Tác giả đưa biến cố được sống thời Đức Giêsu (bánh

hoá nhiều, bài giảng ở Capharnaum) về với thời của Israel (Manna thời xuất hành

với sự hướng dẫn của Môsê) để các độc giả thấy rõ hơn tính thời sự trong thời của

Giáo Hội (sau khi Đức Giêsu phục sinh, trong việc chia sẻ Lời Chúa và bánh của bí

tích Thánh Thể).

Vì lòng thương xót đám đông đã theo Ngài, Đức Giêsu đã nuôi họ bằng “năm

chiếc bánh mạch nha và hai con cá” (6,9), như thế Ngài cho thấy rõ phần nào căn

tính đích thực của Ngài. Bởi thế các chứng nhân đã không lầm, họ đồng hoá Ngài

với vị đại ngôn sứ, Đấng đã được ông Môsê loan báo trong sách Đệ Nhị Luật

(18,15): “Giữa các ngươi, trong số anh em các ngươi, Chúa là Thiên Chúa sẽ cho

xuất hiện một ngôn sứ như tôi”. Thật vậy, trước những dấu lạ mà Đức Giêsu đã

Page 270: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 270 of 793

thực hiện, người ta nói chính “Ngài là vị đại ngôn sứ, Đấng phải đến trong thế

gian”. Nhưng, thánh Gioan viết, hiểu lầm sứ mạng của Ngài, họ “toan bắt ép Ngài

làm vua của họ” (6,14-15). Vì thế để tránh họ, Đức Giêsu rút lui “một mình lên

núi” trước khi đi qua bờ bên kia cách kín đáo với các môn đệ của Ngài.

Chính “ở trong hội đường Capharnaum” (6,59) đám đông đi tìm và gặp Ngài,

Đức Giêsu giảng cho họ một “bài về bánh ban sự sống”, trong đó Ngài đào sâu ý

nghĩa của bánh, ý nghĩa đã hiện hữu trong dấu chỉ, và dạy họ rằng, đối với họ,

Đấng đã hoá bánh ra nhiều cũng chính là bánh của nhân loại.

Câu 51 đến 58, đã được ghi trong sách bài đọc năm A này, và đã làm thành đoạn

cuối của bài giảng, không thể tách rời khỏi các câu trên, bởi sự song song rất rõ

ràng giữa phần đầu và phần cuối của bài giảng tại Capharnaum.

- Cũng lời mở đầu: “Ta là bánh sự sống” (câu 35) và “Ta là bánh hằng

sống” (câu 51).

- Cũng lời cuối về sự sống vĩnh cửu: “Ai tin Ta sẽ có sự sống đời đời” (câu 58).

- Cùng lời quảng diễn về những “xì xầm” (đối chiếu với những “xì xầm” trong

sách Xuất Hành, và những chống đối của người Do Thái) “Làm sao ông ta có thể

nói: Ta từ trời xuống” (câu 42), và “làm sao con người ấy lại có thể lấy thịt mình

cho chúng ta ăn?” (câu 52).

Nhưng trong lúc phần đầu của bài giảng trình bày “bánh sự sống” trong Đức Kitô

với tư cách là Đấng mặc khải của Chúa Cha, Lời Thiên Chúa từ trời xuống, thì

phần hai lại qui chiếu cách rõ nét về bí tích Thánh Thể.

ĐỨC GIÊSU BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI XUỐNG.

Ở phần đầu của bài đọc của sách này, khi quảng diễn Đệ Nhị Luật 8,3 Đức Giêsu

tự giới thiệu mình trước hết như là “Bánh sự sống” cho những ai tiếp nhận sứ điệp

của Ngài. Bánh hằng sống từ trời xuống, đó là mặc khải cuối cùng cho loài người.

Đức Giêsu đã mặc khải bằng lời nói và việc làm của Ngài, bằng mầu nhiệm trọn

vẹn của Ngài, bằng chính con người của Ngài vì Ngài là “Ngôi Lời trở thành xác

phàm” (Ga 1,14). Ngài có thể áp dụng cho chính mình những gì mà Cựu Ước đã

nói về Lời của Thiên Chúa hay sự khôn ngoan thần linh, là của ăn duy nhất có thể

làm dịu cơn đói khát của con người: “Ta là bánh sự sống, ai đến với Ta, sẽ không

bao giờ đói nữa, ai tin Ta sẽ không hề khát bao giờ” (cf. Pro. 9,5, - Sir.24,21).

Page 271: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 271 of 793

- Một giai đoạn mới đã vượt qua với phần hai của bài giảng.

- Ở đây sự gợi lại cái chết của Đức Giêsu, như nguồn sống, được làm rõ nét

hơn “bánh mà Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, ban cho thế gian được sống”. Và chữ

“THỊT” làm nhớ lại lời mở đầu của thánh Gioan 1,14: “Ngôi Lời đã hoá thành xác

phàm”. A. Marchadour quảng diễn: chính Đấng nhập thể hiện diện. Nhưng ở đây

lời lẽ thích đáng được diễn đạt: cái chết của Đức Giêsu như nguồn sống cho nhân

loại. “Ngôi Lời trở thành xác phàm” (1,14). Thịt trở thành bánh (6,51). Giữa việc

nhập thể, cái chết trên thập giá và bí tích Thánh Thể có một sự liên tục mật thiết.

(Phúc Âm thánh Gioan “Centurion”, 1992, trang 108).

- Và nếu, cho đến bây giờ các tiếng chính là “TIN”, “ĐẾN VỚI TÔI” thì bây giờ

chúng ta lại thấy những từ: “BAN”, “ĂN và UỐNG”. A. Marchadour viết tiếp:

“Trong phần cuối của bài giảng của Đức Giêsu, những từ về Thánh Thể

(eucharistiques) chiếm chỗ quan trọng với tính hiện thực mà người ta chỉ có thể

hiểu vào thời đại của Giáo Hội. Giữa các câu 53, 54-56, thay vì từ “Ăn” truyền

thống, Gioan dùng một từ có vẻ sống động hơn: “nhai, cắn” điều đó còn nhấn

mạnh hơn đến sở hữu và nghĩa nội tâm hoá cần thiết.

- Trong trường hợp này, phần bài giảng này có thể chịu ảnh hưởng những cuộc

tranh cãi trong cộng đồng Kitô giáo của Gioan trên tính hiện thực của Thánh Thể

(Phúc Âm thánh Gioan “Centurion”, p.109) Đức Giêsu cũng là bánh từ trời xuống

vì trong bí tích, cái mà Ngài ban làm của ăn chính là “thịt” Ngài hiến dâng cho sự

sống của thế gian. Ăn thịt (động từ lặp lại 8 lần trong một ít câu) và “uống” máu

Ngài, là nhận lấy sự sống của Ngài, là thông hiệp với mầu nhiệm chết và sống lại

của Ngài: chúng ta ở vào thời “ít lâu trước lễ Vượt qua, thịt của Đức Giêsu được

ban để cho thế gian được sống” (câu 51). Giờ Giuđa nộp Thầy mình đã gần đến,

Gioan lưu ý (câu 64 và 70-71). Đến phiên mình, nhờ Ngài với Ngài và trong Ngài,

Ngài chấp nhận liều mình trở nên “tấm bánh bẻ ra cho thế giới mới”. (Đại hội

Thánh Thể Lộ Đức, 1981).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Ngày nay cũng thế, khi thông hiệp với Đức Kitô trong đức tin, người Kitô

Page 272: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 272 of 793

hữu ở trong Ngài và nhận được sự sống đời đời (A. March, “Dossier biblique”

số 41, trang 13-14).

Khi giảng tại Capharnaum, Chúa Giêsu đã không thể nói rõ cách trực tiếp về

Thánh Thể, điều người ta không thể hiểu nỗi trước bữa tiệc ly, trước cái chết và sự

sống lại của Ngài. Cụm từ “bánh sự sống” trước hết là một cách nói về Đức Giêsu

như Đấng mặc khải từ trời đến và lời Ngài là của ăn và của uống (Hãy đến mà ăn

bánh của Ta hãy uống rượu nho mà Ta đã dọn sẵn cho các con: Prov. 9,5). Tất cả

bài giảng trước hết gợi lên lòng tin vào Đức Giêsu Đấng mặc khải, nhưng việc thực

hiện Thánh Thể cũng lộ ra trong thuật ngữ Kitô giáo: “ăn, uống, có sự sống”. Tuy

nhiên phần cuối thì trực tiếp chỉ về “Thánh Thể” chúng ta hãy quan sát.

Thật vậy, từ câu 51, Đức Giêsu gợi lên cái chết của Ngài như là nguồn sự sống:

bánh mà tôi sẽ ban cho, chính là thịt tôi để cho thế gian được sống. Từ “thịt” làm

nhớ đến lời mở đầu: Lời trở nên xác phàm (1,14). Chính việc nhập thể

(Incarnation) được diễn tả ở đây, trong giai đoạn kết thúc: cái chết của Đức Giêsu,

Ngôi Lời trở nên thịt (xác phàm), thịt làm thành của ăn. Giữa việc nhập thể, cái

chết và Thánh Thể có một sự liên tục. Ngày nay Đức Giêsu vắng mặt trong thân

thể Người, sự mặc khải của Ngài vẫn còn đó và Thánh Thể là trọng tâm mà loài

người được mời gọi, cùng với cơ may cũng như rủi ro bị từ chối như vào thời Đức

Giêsu vậy: Lời này chói tai quá, ai mà nghe được! (6,60).

Ở câu 53-56, thay vì động từ “ĂN”, Gioan dùng một từ rất mạnh: “nhai, cắn”. Có

lẽ là để nhấn mạnh đến tính hiên thực của Thánh Thể. Thật vậy, một số Kitô hữu,

những người thuộc phái ngộ đạo, từ chối sự trung gian thể chất của các bí tích để

kết hiệp với Đức Giêsu, cũng như họ từ chối không tin sự hiện hữu của nhân loại

tính trong Đức Giêsu, đến trong xác thịt (1Ga 4,2). Nhưng vì thế, để sự trung gian

của bánh không phải là ma thuật: “Chính tinh thần làm cho sống, xác thịt có ích

chi” (Ga 6,56). Thánh Thể, Mình Máu thông ban cho tín hữu ơn mà những người

đồng thời với Đức Giêsu tìm kiếm: sự sống vĩnh cửu từ bây giờ và mãi mãi, ở với

Đức Giêsu. Hôm nay cũng vậy, người Kitô hữu thông hiệp với Đức Giêsu trong

đức tin, ở với Ngài và có sự sống đời đời.

2. “Cao quí thay mầu nhiệm đức tin” (Mgr. L.Daloz trong “Chúng ta đã thấy

Page 273: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 273 of 793

vinh quang Ngài” Desclée de Brouwer, trang 87-88).

Đức Kitô phải mời gọi chúng ta đặt mình vào đỉnh cao của đức tin để mặc khải cho

chúng ta về mầu nhiệm đức tin. Chúa nhắc lại lời khẳng định đã đưa đến những lời

“xì xầm": “Ta là bánh ban sự sống”. Ngài bác lại lời bắt bẻ về manna mà người ta

nại ra để chống lại Ngài: “Trong sa mạc, cha ông các ngươi đã ăn manna và đã

chết, cho nên chưa phải là thứ bánh ban sự sống. Trái lại, ai ăn bánh bởi trời sẽ

không hề chết bao giờ: ai tin và ăn bánh này sẽ sống muôn đời”. Và đây là lời

tuyên bố gây vấp phạm..."Bánh mà Ta ban, chính là thịt Ta để cho thế gian được

sống...”.

Tuy nhiên trước sự chống đối, Chúa Giêsu chẳng những không dịu giọng mà trái

lại còn nhấn mạnh bằng bốn câu rất rõ ràng và thực tế:

FICHES DOMINICALES -Chú giải lời Chúa

CN năm B

FICHES DOMINICALES -Chú giải lời Chúa Chúa Nhật năm B

FICHES DOMINICALES CHÚA NHẬT NĂM B

Dịch từ Fiches dominicales Bulletin de liaison et d'animation des équipes

Page 274: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 274 of 793

liturgiques du diocesè Saint - Brieuc et Tréguier.

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG

Tỉnh thức chờ ngày Chúa trở lại

(Mc 13,13-37)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Trong ánh sáng ngày Con Người trở lại.

Người ta chờ đợi phụng vụ năm B sẽ mở đầu bằng những trang đầu của Tin Mừng

theo thánh Mác-cô là một điều hợp lý. Thế nhưng, không như người ta tưởng,

phụng vụ hôm nay lại trích dẫn một đoạn trong phần gần cuối của Tin Mừng Mác-

cô nói về “ngày Tận Thế” để giúp soi sáng thêm ý nghĩa của Mùa Vọng ta đang

bước vào.

Sở dĩ Đức Giêsu nói về ngày Tận Thế là vì các môn đệ đã lo lắng hỏi Người khi

nghe Người loan báo đền thờ Giêrusalem sẽ bị tàn phá. Khi nhắc lại những lời Đức

Giêsu nói với các môn đệ về ngày Tận Thế, thánh Mác-cô muốn các độc giả của

Ngài hiểu rằng lời Chúa xưa nói với các môn đệ cũng là lời Người nói với họ hôm

nay:

- Với những độc giả của Tin Mừng Mác-cô, là những người đã biết hay sẽ biết

những năm tháng bi đát (năm 64 Nêrôn bắt bớ, năm 66 cuộc nổi dậy ở Palestin,

năm 70 đạo binh của Titus chiếm đóng và phá hủy đền thờ), thì phải học biết rằng

ngày Chúa trở lại mà họ tin là sắp dến còn lâu mới xảy ra.

- Còn với độc giả hôm nay và mọi thời cho đến ngày Đức Giêsu trở lại, lời Chúa

loan báo soi sáng cho họ biết tầm quan trọng của thời họ đang sống: lịch sử đang

tiến đến viên mãn và Đấng sẽ đến gặp gỡ chúng ta ở thời sau cúng này là Đức

Giêsu cũng là “Con Người”.

2. Mạc khải những thách thức thời hiện đại.

Page 275: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 275 of 793

Thật ra khi né tránh câu hỏi KHI NÀO – bí mật của Chúa Cha – và NHƯ THẾ

NÀO, Đức Giêsu có ý khuyến khích các môn đệ mình sống giây phút hiện tại trong

sự dấn thân khiêm tốn và tin tưởng cùng với sự tỉnh thức nhạy bén. Người nói với

các ông: “Anh em phải coi chừng ( tiếng Hy lạp: hãy mở mắt), phải tỉnh thức, vì

anh em không biết khi nào thời ấy đến.”

Những lời đó được minh hoạ tức khắc bằng dụ ngôn ngắn gọn cuối cùng: dụ ngôn

một người trẩy đi phương xa, chắc là xa lắm, và trao tất cả quyền hành cho các đầy

tớ, sắp đặt mỗi người một việc, và dặn người gác cửa tỉnh thức. Chúa nhấn mạnh

đến việc không biết trước ngày giờ sẽ đến (người ta không biết khi nào thời ấy sẽ

đến: c. 33, người ta phải chờ đợi việc Chúa trở lại cách thình lình, không báo

trước: c. 33,35,36) có mục đích duy nhất như một lệnh truyền hãy tỉnh thức.

Cách chỉ giờ giấc nối tiếp nhau của trình thuật rất có ý nghĩa, chứ không chỉ có tính

cách kể chuyện, vừa thể theo cách người Rôma chia đêm thành bốn canh, vừa gợi

nhớ bốn giai đoạn của cuộc thương khó, vừa đề ra bốn giai đoạn mà các môn đệ

phải tỉnh thức, nghĩa là không những phải chống trả với sự buồn ngủ về thể lý,

nhưng còn phải sẵn sàng đối đầu với sự việc sắp đến cách bất ngờ.

- “Buổi chiều”: Giờ mà Đức Giêsu đoán trước sự phản bội của Giuđa và sự từ chối

của chính Phêrô (14,13-31).

- “Nửa đêm”: Giờ Chúa hấp hối trong vườn Giếtsêmani, mời gọi các môn đệ tỉnh

thức, và ba lần “Người thấy họ ngủ”. Người nói: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện,

kẻo sa chước cám dỗ” (14,32-42).

- “Lúc gà gáy”: Giờ Phêrô chối thầy trong sân Thượng tế (14,66-72).

- “Sáng sớm”: Giờ các môn đệ bỏ trốn, Đức Giêsu bị Hội đồng trao nộp cho

Philatô (15,1...).

Một lần nữa khi nhấn mạnh lệnh truyền của Thầy “Hãy tỉnh thức” trước cuộc tử nạn,

thánh sử Mác-cô muốn khuyến khích anh chị em ngày hôm qua, hôm nay và ngày

mai đừng để cho lòng mình ra nặng nề, rối loạn, thất vọng. Nhưng luôn vững tâm

tỉnh thức đón tiếp Đấng vẫn đến cho những ai luôn biết hiện diện với Người, và một

ngày kia, Người sẽ đến trong vinh quang. Bởi lẽ chính ngay bây giờ, chính trong

thực tại khiêm tốn diễn ra hằng ngày, mầu nhiệm cuộc gặp gỡ được thể hiện.

Sau hết, hình như điều quan trọng Đức Giêsu muốn nói với chúng ta không nằm

Page 276: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 276 of 793

trong chữ KHI NÀO hay BẰNG CÁCH NÀO vào thời sau hết mà nằm trong chữ

AI: phải gặp gỡ AI trong cuộc gặp gỡ sau cùng, cũng như nằm trong sự tỉnh thức

tích cực giữa những lo toan của cuộc sống hằng ngày. Đó chính là điều Con Người

mời gọi mời gọi các tín hữu khi Người đến.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Ơn gọi của các môn đệ: trở nên người canh thức cho thế giới (Mgr. L. Daloz,

trong “Vậy Ngài là ai?”, Desclée de Brouwer, tr. 83-84).

Chương này dựng cảnh trí cho Đức Giêsu nói đến bi kịch của thế giới sẽ diễn ra:

viễn ảnh của ngày tận thế. Sự chết và sống lại của Đức Giêsu làm cho lịch sử nhân

loại có ý nghĩa. Tại núi Câu Dầu, đối diện với Đền thờ, Đức Giêsu tâm sự với bốn

môn đệ mà Người kêu gọi trước hết là “Phêrô, Giacôbê, Gioan và Anrê...”. Qua

các ông, Người mạc khải cho chúng ta ý nghĩa của thời kỳ ta đang sống: đó là thời

kỳ chờ đợi, người môn đệ phải là người canh thức, ngóng chờ chủ trở về. Đó là

thời kỳ đầy mơ hồ cần sự phân định, và chúng ta được mời gọi phải canh phòng

cẩn mật, đừng để bị phỉnh gạt chạy theo những đấng Mêsia giả hiệu. Đó là thời kỳ

phấn đấu và chịu bách hại, thời kỳ chuyển bụng của một thế giới đang đau đớn

trước khi sinh con. Đó là thời kỳ được ban cho các nhân chứng để rao giảng Tin

Mừng cho mọi dân mọi nước. Đó là thời kỳ của Thần Khí, Đấng hướng dẫn miệng

lưỡi các vị tử đạo... Sự chết và sự sống lại của Đức Giêsu phá vỡ cái vòng luẩn

quẩn của những biến cố xoay vần bất tận. Xuyên qua ngay cả những bất an và

những cùng khổ, từ nay lịch sử quy hướng về Con Người đang đến. Khi mọi chỗ

nương tựa chắc chắn hữu hình và cả đến “trời và đất” đều sụp đổ, Người để lại

cho các môn đệ Người một chỗ nương tựa vững chắc, đó là những lời Người

không thể qua đi. Họ có bổn phận phải kiên trì quan sát những cành cây vả, để

nhận ra và loan báo rằng, cây sắp đâm chồi nẩy lộc, và sau mùa đông rét buốt thì

mùa hạ đang đến gần. Họ có bổn phận phải lắng tai để nghe hồi chuông báo hiệu

giờ quyết định, mà không ai ngoài Chúa Cha được biết, và phải mở to đôi mắt để

chiêm ngắm ngày mới, tỏa ánh vinh quang của Con Người. Từ nay ơn gọi của

người môn đệ cho đến ngày tận cùng thời gian là làm người canh thức cho thế

giới... “Lạy Đức Giêsu, xin hãy đến!”.

Page 277: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 277 of 793

2. “Đợi chờ rạng đông” (H.Vulliez, trong “Thiên Chúa rất gần” năm B, Desclée de

Brouwer, tr. 9-10).

Đức Giêsu luôn đến với ta cách đột ngột. Ngài loan báo những ngày thống khổ, mặt

trời, mặt trăng và tinh tú sẽ không còn chiếu sáng, đồng thời Ngài gợi lên “sự trở lại

của Con Người”, sự trở lại của chính Ngài, “trong uy quyền và vinh quang” viên mãn.

Tất cả là để nói lên: “Hãy sẵn sàng, hãy tỉnh thức”.

“Hãy tỉnh thức”, đó là lời mời gọi khẩn cấp vang lên trong khung cảnh của ngày

sau hết trong lúc xuất hiện một thế giới mới. Trong bài đọc ngày hôm nay, lời mời

gọi này được lặp lại bốn lần! Khi nói như thế, không phải Đức Giêsu muốn tung ra

một lời đe doạ ghê gớm của ngày chung thẩm, hay muốn tạo cho người nghe cảm

giác nổi gai ốc về tai hoạ sắp xảy đến. Nhưng ở đây, qua dụ ngôn nén bạc chẳng

hạn, không phải là chuyện tính sổ, mà trước hết là đừng ngủ mê, phải tỉnh thức sẵn

sàng để đón tiếp, vì bất cứ lúc nào Thầy cũng có thể đến một cách bất ngờ. Làm

sao các môn đệ hiểu được những lời này khi Đức Giêsu nói với các ông? Phải đợi

đến sáng sớm Phục sinh, bừng lên trong ánh sáng mờ ảo của bình minh, dụ ngôn

ngắn ngủi nay mới rõ nghĩa. Một chi tiết của bài đọc làm ta ngạc nhiên: Thầy sẽ

đến ban đêm, vào bất cứ giờ nào: buổi tối, nửa đêm, lúc gà gáy hay lúc rạng đông?

Không ai biết cả. Từ muôn thuở, từ lúc Thiên Chúa tách ánh sáng ra khỏi bóng tối,

ngày và đêm chiến đấu với nhau và sẽ như thế mãi cho tới khi Chúa đến chiến

thắng vĩnh viễn cho ánh sáng. Chiến thắng trên những quyền lực sự dữ của bóng

tối. Thời gian ở đời này là thời gian chiến đấu.

Đức Giêsu thúc giục bạn hữu mình và các môn đệ của Ngài hãy tỉnh thức, không

như những người lính gác hay người lính tuần đêm, nhưng như người đợi chờ ánh

bình minh, mong ngày tới để hưởng niềm vui và loan báo cho mọi người. Người

cũng muốn các ông luôn phải sẵn sàng đón Người, vì Chúa đến bất cứ lúc nào, chứ

không chỉ vào “giờ chết” hay “ngày tận thế” mà thôi đâu. Trong mọi giây phút tăm

tối của cuộc đời, ánh sáng soi dẫn của Chúa luôn bên ta. Nhiều người mời gọi

người ta ăn năn trở lại bằng cách loan báo những tai hoạ khủng khiếp: “Hãy run

sợ, hãy chuẩn bị”. Còn Đức Giêsu kêu mời một cách thanh thản, thực tế. Thanh

thản như bầu trời lúc bình minh đầy ánh sáng. Thực tế như trái đất sống nhờ ánh

Page 278: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 278 of 793

sáng. Cái nhìn thanh thản và thực tế này tạo nơi chúng ta niềm cậy trông bởi vì nó

đưa chúng ta vượt qua cái chết, vượt qua trần thế này. Cái nhìn ấy cũng hướng về

ánh sáng luôn đến gần bên ta. Chúng ta có phải là những người đang mong chờ ánh

bình minh không? Bước vào ngưỡng cửa Mùa Vọng này, chúng ta có sẵn sàng

nhìn ngắm và đi theo ngôi sao dẫn chúng ta đến với Đức Giêsu, Thiên Chúa làm

người không?

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG

LỜI TỰA Tin Mừng Máccô:

Từ Gioan Tẩy giả đến Đức Giêsu

(Mc 1, 1-13)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Một lịch sử mới bắt đầu

Tin Mừng thánh Mác-cô hôm nay bất đầu bằng một câu không có động từ, gồm

một ít tiếng được chọn lọc kỹ càng, mỗi chữ đều rất nặng nghĩa: tác giả đã cho thấy

rõ trọng tâm sứ điệp của Đức Kitô và phác hoạ cho độc giả con đường đức tin.

- Đó là sự “Khởi đầu”, J.Hervieux lưu ý: “Trong Kinh Thánh, sách Sáng Thế và

nhiều sách khác đã bắt đầu như thế. Chắc hẳn thánh sử muốn gợi lên rằng Đức Giêsu

sẽ mở đầu một lịch sử thánh mới, một tạo dựng mới” (“Tin Mừng thánh Mác-cô”,

Centurion, tr. 15).

- Đó là sự khởi đầu của “Tin Mừng” (tiếng Hy Lạp: Evangile). Điều mà tiên tri

Isaia đã loan báo (bài đọc 1 của Chúa nhật này) – tức “Tin Mừng” do sáng kiến của

Thiên Chúa vì lợi ích cho dân Ngài - đã hoàn tất, mặc lấy xác phàm trong lịch sử

loài người.

- Đó là khởi đầu Tin Mừng của Đức Giêsu, Đấng đã giảng dạy Tin Mừng này

trước khi trở thành đối tượng của Tin Mừng sau khi Ngài sống lại. Hơn là một

cuốn sách, hơn là một sứ điệp mừng vui, Tin Mừng này chính là Đức Giêsu.

- Thánh sử Mác-cô đã mặc khải về Đức Giêsu bằng hai danh hiệu đầy ý nghĩa: “Kitô”,

Page 279: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 279 of 793

“Con Thiên Chúa”.

+ “Kito”, là từ mà ngày nay chúng ta không còn hiểu hết ý nghĩa nguyên thủy của

nó.

M.E. Boismard lưu ý: “ Lẽ ra phải đặt một dấu phẩy giữa hai từ GIÊSU và KITÔ,

để nhấn mạnh từ thứ hai là một danh hiệu đặt cho Đức Giêsu, đó là một danh hiệu

hoàng tộc.

Từ “Kitô” chuyển âm từ “Christos” của tiếng Hy Lạp . “Christos” dùng để dịch

động từ “meshiah” của tiếng Do thái có nghĩa là “xức dầu". Động từ Do thái này

cũng biến thành “messias” trong tiếng Hy lạp. Bởi vậy, “Kitô” có nghĩa tương tự

như “Mêsia” để chỉ người được Thiên Chúa xức dầu ... bằng dầu đã được hiến

thánh...

Do đó, trong số những người được thánh hiến bằng dầu thánh, các vì vua mà

Thiên Chúa chọn dẫn dắt dân Người chiếm một vị trí chính yếu và sau này người

được xức dầu thánh chỉ còn dùng để chỉ các vì vua mà thôi.

Như vậy, nghĩa đầu tiên của từ “Kitô” có ý nói Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa

xức dầu để làm vua dân Người.

Đàng khác, chúng ta sẽ thấy cảnh Đức Giêsu chịu phép rửa (1,9-11), được Mác-cô

trình bày như là một sự đăng quang làm vua vậy.” (“Giêsu, người Na-gia-rét”, Cerf,

1996, tr.14-16).

+ “Con Thiên Chúa”, vào thời Đức Giêsu, danh hiệu này được gán cho Đấng

Mêsia. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa che chở cách riêng Đấng Người nhận làm

con, và giữa họ có mối dây liên hệ đặc biệt. Nhưng đối với các môn đệ, họ cần thời

gian để nhận ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa trong mối tương quan có một không

hai; trong Người, chính Thiên Chúa đến với nhân loại. Các ông chỉ có thể nhận ra

điều này sau ngày Chúa phục sinh nhờ Thánh Linh ban ơn trong ngày lễ Ngũ Tuần.

KITÔ, CON THIÊN CHÚA, hai danh hiệu trả lời trước cho câu hỏi luôn vang lên

trong suốt 8 chương đầu của Tin Mừng thứ hai: “Người này là ai?”. Hai danh hiệu

đã phân chia hai phần lớn của Tin Mừng này:

- Phần đầu dẫn chúng ta đến lời tuyên xưng đức tin của Phêrô: “Ngài là Đấng

Kitô” (8,29...).

- Phần thứ hai dẫn ta đến sự hiệp thông với niềm tin của viên sĩ quan Rôma được

Page 280: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 280 of 793

chứng kiến cái chết của Chúa, đã tuyên xưng: “Người này thật là Con Thiên

Chúa” (15,39).

- Benoit Standaert kết luận: “Phúc Âm hay Tin Mừng, chính là Đức Giêsu và với

Ngài, thời đại mới bắt đầu, màn trời xé ra, Thánh Thần ngự xuống, và quyền năng

Thiên Chúa chiến thắng quyền lực sự dữ... Ngay những từ đầu tiên của Mác-cô đã

là sự khai mở, từ đó xuất hiện một danh hiệu mới, một sự hiên diện mới: Đức

Giêsu, Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Mác-cô đã nói quá đủ! Ngài chẳng còn gì để

nói với chúng ta nữa.” (“Tin Mừng theo thánh Mác-cô, chú giải”, Cerf, tr.41).

2. “Khúc dạo đầu” cho một màn kịch khác.

Ngay sau danh xưng đầy ý nghĩa trên về Đức Kitô, không một lời chuyển tiếp,

thánh sử cho Gioan Tẩy Giả xuất hiện: “Và Gioan Tẩy giả đã xuất hiện trong

hoang địa”. Ở ngay phần đầu, đã có những trích dẫn Thánh Kinh (Xuất Hành

23,20; Mal. 3,1 và 23; Is 40,3); điều đó hàm ý ghi tên Gioan Tẩy Giả vào truyền

thống ngôn sứ và giới thiệu ông như “sứ giả” được Thiên Chúa sai đến “để dọn

đường”, như người sẽ mở đường cho Thiên Chúa đến, qua đấng Mêsia của Ngài.

- Nơi Gioan Tẩy giả thi hành sứ mệnh là “hoang địa”, là nơi của Xuất hành, là nơi

vừa để chịu thử thách vừa để được mặc khải tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa,

đồng thời là nơi tượng trưng cho mọi khởi đầu. Và chính vì thế, Gioan “Kêu gọi

người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.” bên giòng nước sông

“Gióc-đa-nô” nơi dân Chúa đã băng qua để vào đất hứa,

- Lời ông vang dội “khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem”. Một cách nói của

thánh sử để cho ta hay là tiếng gọi của con người sa mạc nay gởi đến tất cả mọi

người.

- Y phục ông làm ta ngạc nhiên. Y phục ấy mang ý nghĩa tượng trưng vì đó cũng là

y phục của ngôn sứ Êlia. Sách Các Vua viết: “Ngài mặc áo lông lạc đà và thắt

lưng bằng dây da” (IR 17,1-6; 19,5-8). Đó là cách thánh sử trình bày Gioan Tẩy

Giả như một ngôn sứ Êlia, đấng mà thời Đức Giêsu người ta tin là phải đến trước

Đấng Mêsia.

- Cách sống của ông rất khắc khổ, trái hẳn với cách sống của Đức Giêsu.

J.Hervieux nhận xét: “Người không ăn bận khác thường, không ăn chay, Người

Page 281: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 281 of 793

uống rượu và ăn thịt. Thay vì ở trong hoang địa như Gioan, Người sống trong đời

thường, giữa quần chúng” (sách đã dẫn, tr.19).

- Công việc của Gioan là mở đầu thời đại mới: “Khởi đầu Tin Mừng”, và chỉ cho thấy

Đấng mà ngài có bổn phận loan báo rằng: Người đến, rồi tức khắc Gioan rút lui.

“Đấng đến sau tôi - ông tuyên bố cách ngược đời, - bởi lẽ đi đằng sau ai, điều đó có

nghĩa là môn đệ của người ấy - Người quyền phép hơn tôi, tôi không xứng cúi xuống

cởi dây giày cho Người”. Chẳng những Gioan tuyên bố không xứng làm môn đệ của

Đấng đến sau ông, mà còn cho mình không xứng làm tôi tớ của Người. Ông khẳng

định rõ ràng: phép rửa của Đức Giêsu vượt trên phép rửa của ông: “Tôi đã làm phép

rửa cho anh em trong nước, phần Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong

Thánh Thần”.

J.Hervieux kết luận: “Sứ điệp rất rõ ràng: Gioan tự giới thiệu như là kẻ đến trước

Đức Giêsu. Ông đi trước “Đấng quyền năng” hơn ông. Ông ý thức về sự thấp kém

của mình. Ông phải tự hạ trước Đức Giêsu như tôi tớ trước chủ, đến nỗi không

xứng cởi dây giày cho Chúa! Sau cùng và nhất là sự khác biệt chính được công

nhận giữa phép rửa của Gioan và phép rửa của Đức Giêsu. Gioan đã làm phép

rửa trong nước. Đức Giêsu thì làm phép rửa trong Thánh Thần. Cái độc đáo của

Đấng Mêsia khi so sánh với vị tiền hô của Người, là Người nắm giữ Thần Khí (xem

1,10). Với ơn Thánh Thần mà Người sẽ ban sau khi phục sinh, Đức Giêsu đem đến

ơn tha tội một cách dứt khoát (Cv 2,38).

Vì thế ngay từ trang đầu của Tin Mừng, Mác-cô đã đặt Gioan Tẩy Giả, sứ mệnh và

phép rửa của ông vào đúng chỗ của nó. Tất cả chỉ là để loan báo và để dọn đường

cho Đấng Mêsia đến (...). Phần sau sẽ soi sáng mối liên hệ họ hàng mật thiết giữa

Gioan và Đức Giêsu, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa hai con người này” (Sách

đã dẫn, tr. 19)

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Đáp lại lời mời gọi của Gioan, chúng ta hãy chuẩn bị đón nhận Đức

Giêsu (Mgr. L. Daloz trong: “Ngài là ai”, Declée de Brouwer, tr. 10).

“Lời công bố của Gioan Tẩy giả như khúc dạo đầu mở màn cho Đức Giêsu, Đấng

Mêsia xuất hiện. Đức Giêsu có mặt giữa những người đáp lại lời mời gọi của

Page 282: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 282 of 793

Gioan nơi hoang địa. Nhưng ý nghĩa của việc Chúa đến được giải thích bằng

những lời của tiên tri Isaia: “Hãy dọn đường cho Chúa...”. Trước khi Đức Giêsu

xuất hiện, một sứ giả đã đưọc phái đến để loan báo dọn đường cho Người. Người

ta không thể đón nhận Đức Giêsu nếu không có chuẩn bị trước.Người đến với

những ai chấp nhận đi vào con đường hoán cải bằng cách xưng thú tội mình, chấp

nhận sự đổi mới của phép rửa thống hối. Nhờ the, chúng ta biết thêm sự cao trọng

của Đấng sẽ đến. Ngài là “Đấng quyền năng hơn…”, và sẽ làm phép rửa trong

Chúa Thánh Thần. Đây là một thái độ đón nhận, chú tâm, một thái độ hoán cải cần

có để chuẩn bị gặp gỡ Đức Kitô. Ngài là người đơn sơ và nghèo khó, người anh em

của chúng ta. Nhưng đằng sau dáng vẻ bề ngoài ấy, chúng ta được mời gọi tìm

hiểu mầu nhiệm của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa.

2. “Đức tin, sức mạnh đổi mới” (Mgr. Cl. Dagens trong: “Trình bày đức tin trong

xã hội hôm nay”, Cerf, tr. 39-41).

Đánh giá những biến đổi đang diễn ra trong cách sống đạo của những cộng đoàn

kitô giáo không phải nhằm làm một bản tổng kết, nhưng là để nhìn nhận sức mạnh

đổi mới do Chúa ban và được thể hiện nhờ việc chúng ta sống đức tin.

- Chúng ta có thể bắt đầu từ sự kiện mới mẻ sau đây: đó là sự đón tiếp và tháp tùng

những tân tòng trưởng thành hay những trẻ em chưa được rửa tội dến học các lớp

giáo lý do những bạn bè có đạo dẫn dắt. Con số những người theo học giáo lý như

vậy gia tăng không ngừng. Tại sao đức tin nơi những tín hữu đạo gốc lại được đổi

mới nhờ những cuộc gặp gỡ này? Thưa bởi vì họ thường đồng hóa Tin Mừng với

cách nhìn đời của họ, và vì họ thường có thói quen chỉ giữ lại những gì trong Tin

Mừng củng cố lý tưởng nhân loại của mình. Chỉ khi va chạm với những người

không thuộc nền “văn hóa công giáo”, họ mới thẩm định lại sự mới mẻ nơi Mạc

khải của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô và sức đổi thay của Tin Mừng. Cũng

nhờ đó, họ phát hiện lại sự phong phú của truyền thống phụng vụ và tâm linh trong

Kitô giáo, cũng như niềm vui được thuộc về Giáo Hội như một gia đình mới. Gia

đình này không tuân theo những luật lệ của xác thịt nhưng tuân theo lời mời gọi

của Thánh Thần.

Đó là cách chúng ta phải suy gẫm về những gì đã xảy ra bởi vì Lời Chúa mà các

Page 283: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 283 of 793

tân tòng khám phá cũng chính là Lời mà chúng ta phải đón nhận và loan báo.

Chúng ta không thể phủ nhận cú sốc về niềm tin do hiện tượng trở lại này. Vả lại,

cần phải tìm hiểu sâu xa hơn để nhận ra rằng sự kiện tân tòng trở lại, một hiện

tượng mới mẻ, biểu lộ sự tìm kiếm đời sống tâm linh của rất nhiều người đương

thời. Trong bối cảnh này, trình bày đức tin Kitô giáo không thể là một việc duy ý

chí, nhưng chúng ta phải dấn thân vào công cuộc tìm kiếm này, hiểu biết nó, phân

định những lời mời gọi, những cám dỗ và cả những ảo tưởng của nó nữa. Bằng

những phương tiện của mình, chúng ta cũng cần khắc ghi vào đấy Mạc Khải về

Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nói với mọi người: “Thầy là đường, là sự thật và là sự

sống.”

-Tương tự như vậy, chúng ta cũng nên nói đến mục vụ cho trẻ em và thanh thiếu

niên. Cần phải có những thái độ sư phạm phù hợp và xác định đâu là vai trò và

thẩm quyền của chứng nhân trong việc truyền giảng đức tin trong bối cảnh có sự

“đứt đoạn với các truyền thống” hiện nay.

Ngay cả ở đây nữa, điều chúng ta cần thực hiện không chỉ là so sánh những ý kiến

khác nhau về mục vụ hay giáo dục, nhưng là hiểu biết sự phong phú của niềm tin

vào Đức Kitô trong việc khai tâm đức tin cho những thế hệ trẻ.

- Chúng ta cũng có thể đề cập đến những phương tiện mục vụ đang được cải tiến

trong Giáo hội Pháp.

- Sau cùng, chúng ta có thể chứng tỏ niềm tin vào Đức Kitô đã gợi lên và cổ xúy

cuộc đấu tranh cho quyền con người thế nào, và nói rõ hơn, niềm tin ấy làm thế

nào đã giúp hòa hợp được giữa đấu tranh và chiêm niệm, giữa đời sống tâm linh và

dấn thân trong xã hội. Ở đây, những tương quan mâu thuẫn giữa những người bề

ngoài như xa cách nhau có thể nói không còn tồn tại: chiến sĩ công giáo tiến hành,

linh mục thợ, thành viên của những cộng đoàn mới, hoặc đan sĩ nam nữ. Dĩ nhiên,

nói vậy không có nghĩa là xóa bỏ những khác biệt có thực trong những hình thức

dấn thân. Nhưng xét đến động cơ sâu xa của sự dấn thân, chúng ta sẽ nhận ra

những đòi hỏi như nhau: không thể sống với Đức Kitô trong thân phận tôi tớ của

Người mà không sống với những anh em bị xã hội loại trừ; cũng vậy, không thể

sống dài lâu với những anh em bị xã hội loại trừ mà không tìm kiếm gặp gỡ Đức

Kitô trong chiêm niệm. Nỗi đam mê phục vụ nhân loại hiện rõ đằng sau sự khác

Page 284: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 284 of 793

biệt về cách sống đức tin.

Do đó, chúng ta có thể trình bày đức tin Kitô giáo như một sức mạnh hoán cải và

biến đổi thực sự cho cá nhân cũng như cho xã hội. Bởi vì, trong thực hành của

Giáo hội, tin và sống đức tin giúp luôn có những sáng kiến và những đổi mới trong

vô số lãnh vực.

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

CHỨNG NHÂN CỦA ÁNH SÁNG

(Ga 1,6-8 và 19-28)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Ngài chỉ là chứng nhân của sự sáng.

Bài đọc cho Chúa nhật thứ III Mùa Vọng hôm nay lấy trong Tin Mừng của thánh

Gioan.

Trong lúc lời mở đầu được viết như một thánh thi: “Từ đầu đã có Ngôi Lời...”, thì

bỗng nhiên cung giọng trên như bị ngắt ngang (6-8), tác giả làm xuất hiện “một

người” tên là Gioan.

- Khi khẳng định Gioan được “Thiên Chúa phái đến”, thánh sử đã xếp ông vào hàng

những ngôn sứ lớn.

- Ngài được sai đến như “một chứng nhân” để làm chứng cho “Ánh Sáng”, bởi vì

chính ngài không phải là ánh sáng.

2. Ngài chỉ là đấng mặc khải sự hiện diện huyền nhiệm.

Từ câu 19 đến câu 28, chúng ta thấy Gioan thực hiện điều mà đoạn mở đầu đã loan

báo về ngài.

- Bị thúc bách bởi người Do Thái (phải hiểu là giáo quyền của phái Giuđa) muốn

biết rõ ngài có phải là Đấng Mêsia họ đang mong đợi hay không, thì ba lần Gioan

Tẩy Giả đều trả lời bằng cách phủ nhận:

. Không, ngài không phải Đấng Mêsia cho dù hành động làm phép rửa của ngài gợi

Page 285: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 285 of 793

lên thời kỳ đã mãn đang đến, và có thể làm cho người ta tin như thế.

. Không, ngài không phải là “Êlia”, đấng sẽ đến trước Đấng Mêsia như người ta

khẳng định từ khi ông được cất lên trời trong cỗ xe bằng lửa (xem Mal. 3,23: “Này

đây Ta sẽ sai Êlia, vị ngôn sứ trước khi ngày của Yavê đến” ).

. Không, ngài không phải là “vị tiên tri vĩ đại” nhân vật mà Môsê đã loan báo sẽ

đến (trong Đệ Nhị Luật 18,15-18).

- Trước sự gạn hỏi của đối phương: “Nếu ông không phải là Đấng Messia, là Êlia

hay vị ngôn sứ vĩ đại, tại sao ông lại làm phép rửa?” Gioan Tẩy Giả xác định vị trí

của mình đối với Đấng ngài loan báo, ngài có hai vai trò:

. Trước hết ngài là “tiếng kêu” mở đường cho Đấng mà họ không biết. Ngài thực

hiện lời tiên tri trong Isaia 40 nơi bản thân và trong sứ mạng của ngài: “Tôi là tiếng

kêu trong sa mạc: hãy san bằng đường của Chúa như ngôn sứ Isaia đã loan

báo” (bài đọc thứ nhất Chúa nhật II Mùa Vọng).

X.Léon Dufour dẫn giải: “Tự giới thiệu mình là “tiếng kêu”, Gioan đảm nhận

phẩm cách cao trọng của Kinh Thánh. Nếu tự ngài không có gì cả cho riêng mình,

ngài nhận lấy Lời Hứa trong chính bản thân ngài. Nếu thánh sử không diễn tả

những nét đặc biệt của Gioan Tẩy giả, là vì muốn mặc cho ngài khuôn mặt của

Cựu Ước, để qua nhân chứng này, chính Thánh Kinh của Israel nhận ra và chỉ rõ

Đức Kitô là Đấng Mêsia. Từ lúc mở đầu cuốn sách, cái nhìn này là chủ yếu trong

suốt cuốn Tin Mừng của Gioan.” (Sđd., Tr. 161).

. Sau đó, ngài là đấng làm phép rửa “trong nước”, phép rửa khai tâm để hướng về

phép rửa “trong Thánh Thần”. A. Marchadour viết: “Đối với Gioan Tẩy Giả, Đức

Giêsu phải được tiếp nhận như một ân huệ nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đấng mà

không ai biết nguồn gốc. Chính ông cũng không xứng đáng cởi dây giày cho

Ngài”, một việc chỉ do hàng tôi tớ làm mà thôi. Điều đó nói lên sự cách biệt giữa

Đức Giêsu và Gioan Tẩy giả” (“Tin Mừng thánh Gioan”, Centurion, tr. 43).

Sự hiện diện của Đấng Mêsia sẽ hoàn tất lời Chúa hứa với Israel. Điều cần thiết là

biết được đấng sẽ đến là ai. Ít lâu sau, Gioan Tẩy Giả sẽ chỉ cho thấy Đức Giêsu

là “Chiên Thiên Chúa” (Tin Mừng Chúa nhật II, năm B).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

Page 286: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 286 of 793

1. “Đáp lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả, chúng ta hãy sẵn sàng để đón rước

Con Thiên Chúa làm người” (Sintas trong: “Lời Chúa để suy gẫm và dọn bài

giảng năm B”, Mediaspaul, tr. 14-15).

“... Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ trong cả cuộc sống của ngài... lời dạy của ngài là một

lời kêu mời sám hối và đền tội. Đến nỗi giáo quyền Giêrusalem lo lắng và sai

người đến hỏi ông: “Ông là ai?”. Đằng sau câu hỏi này, còn có một câu hỏi khác:

ngài có phải là Đấng Mêsia mà tất cả truyền thống Do Thái chờ đợi không?

- Gioan khẳng định ông không phải là Đấng “Mêsia”, đồng thời ông loan báo một

điều lạ lùng: Đấng Mêsia đã ở giữa họ mà họ không biết. Họ hãy mau chuẩn bị.

Nếu muốn nhận ra Người thì hãy đọc lại lời tiên tri Isaia. Lời đó sẽ nói cho hay cứ

dấu nào họ sẽ nhận biết Người.

Isaia đã hứa những gì? Chúng ta vừa nghe ông nói. Đấng Mêsia không tỏ mình ra

trong sự huy hoàng mà loài người thường gán cho thần thánh. Ngài đến với người

nghèo để loan báo Tin Mừng cho họ. Ngài đến với người tàn tật để loan báo họ sẽ

được lành. Ngài đến với tù nhân để loan báo họ sẽ được tự do.

Để gặp được Đấng Thiên Chúa sai đến, điều quan trọng là chúng ta nhận ra mình

đứng về phía những người mà Người được sai đến. Nếu chúng ta không muốn

sống nghèo giữa người nghèo, chúng ta sẽ không gặp được Đấng Cứu thế. Nếu

chúng ta không nhận ra mình là người bệnh hoạn, và trái tim tan nát hay bị tù đày,

Giáng sinh đích thực sẽ không phải là của chúng ta.

Tự nhận và muốn mình là người nghèo của Thiên Chúa, đó là thống hối, đó là phép

rửa mà chúng ta được Gioan mời gọi, nếu chúng ta muốn dọn mình để mừng Con

Chúa làm người.

Lẽ tất nhiên sự hoán cải này là bổn phận thiêng liêng và thuộc nội tâm. Nhưng nếu

sự tiến triển bên trong không được diễn tả ra bên ngoài bằng việc làm và một đời

sống cụ thể thì không có gì là thật. Bởi thế, Mùa Vọng mời gọi chúng ta đến gặp

những anh em nghèo vật chất hay tinh thần, bệnh hoạn và tù nhân. Không phải với

một thái độ trịch thượng, thương hại. Ta phải đến với họ như đến vời người anh

em, bởi lẽ những gì biểu hiện ra trong thân xác, trong cuộc sống của họ, là dấu chỉ

những gì xảy ra trong thâm tâm ta. Chúng ta thuộc về họ và họ thuộc về chúng ta.

Có lúc do nghề nghiệp mà chúng ta đến gặp họ. Nếu không, chúng ta cũng có thể

Page 287: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 287 of 793

tình nguyện đến gặp họ. Lẽ tất nhiên, trước vô vàn những khốn khổ, chúng ta cũng

không làm được bao nhiêu. Nhưng ít ra nó cũng gợi lên trong ta niềm hy vọng đích

thực mà đôi khi chúng ta cũng cần có. Niềm hy vọng ấy giúp ta quay trở về với

Thiên Chúa để ước ao Ngài ban cho ta một Đấng Cứu độ, Đấng có thể hoàn tất mỹ

mãn những gì mà lòng quảng đại của chúng ta chỉ mới bắt đầu. Niềm hy vọng ấy

cũng sẽ cho ta thấy giá trị của những việc chúng ta định làm và đã bắt đầu, dù cho

là thật nhỏ bé.

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG

Đức Maria đã đón nhận quyền năng Thánh Thần

VÀ NHỜ LỜI XIN VÂNG CỦA MẸ, LỜI HỨA VỚI DAVID XƯA KIA

NAY ĐÃ MẶC LẤY XÁC PHÀM,

MỘT BIẾN CỐ VƯỢT XA MỌI TRÔNG ĐỢI THƯỜNG TÌNH.

(Lc 1,26-38)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Trong gian nhà khiêm tốn ở Nadarét.

So sánh giữa việc truyền tin cho Dacaria và cho Đức Maria, ta thấy rõ địa vị của

Đức Giêsu cao trọng hơn Gioan Tẩy giả rất nhiều.

Phải, sự việc không diễn ra trong sự huy hoàng của Đền thờ Giêrusalem, nơi sứ

thần Gabriel hiện ra với Dacaria, nhưng một cách khiêm tốn “trong một thành xứ

Galilê”, trong một gian nhà khiêm tốn ở Nadarét, “Khung cảnh tuyệt vời, trong đó

mầu nhiệm cao siêu nhất lại sát cánh với sự nghèo khó trần trụi nhất” (J.Potin:

“Đức Giêsu, chuyện có thật”, Centurion, tr. 92). Sứ thần Thiên Chúa Gabriel dời

gót đến gặp Đức Maria và “vào trong nhà Mẹ”.

Trái với tôn ti thứ bậc thời đó, Đức Maria được nêu tên đầu tiên như người nhận sứ

điệp của Thiên Chúa. Thánh sử đã hai lần nhấn mạnh người thiếu nữ này là “một

trinh nữ”. Còn Giuse, người đã đính hôn với Maria, được nói đến tên vì Đức Maria

và được đề cập đến vì là “một người thuộc dòng tộc Đavid”. Chính nhờ ngài, Đức

Page 288: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 288 of 793

Giêsu mới thuộc dòng tộc Đavid một cách hợp pháp.

Cuộc đối thoại giữa sứ thần và Maria bắt đầu với lời mời gọi hãy vui lên, một tên

mới và một lời chào.

- Lời mời gọi hãy vui lên: “Hãy vui lên”, chứ không phải “Kính chào bà” theo cách

dịch trước đây. Ngày xưa, các ngôn sứ đã hô vang lời kêu gọi đó ở Giêrusalem

(Soph.3,14; Joel 2,21; Zach. 9,9), mời gọi hãy vui lên vì Thiên Chúa đến hay vì

Người hiện diện: “Hãy vui lên, hỡi con gái Sion vì Chúa ở với ngươi!”.

Tương lai loan báo cho Giêrusalem trở nên hiện tại cho Maria: chúa ở “cùng

bà” để ở cùng dân bà.

- Một tên mới: trong Kinh Thánh, những người lãnh nhận một sứ vụ thường được

Chúa ban cho một tên mới. Danh hiệu này là: “Đấng đầy ơn sủng”, “ Đấng đẹp

lòng Thiên Chúa”; tất cả có nghĩa là Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu đối với Đức

Maria.

- Một lời chào: “Chúa ở cùng bà”. Trong Kinh Thánh, lời chào này không chỉ

được thốt lên ở đây, nhưng sứ điệp đi liền theo sẽ đem đến cho lời chào của sứ thần

một ý nghĩa độc đáo. Đức Maria rất“bối rối” trước lời chào này, và Mẹ tự hỏi lời

đó có nghĩa gì. Vì thế sứ thần tiếp tục nói rõ hơn điều ẩn ý trong câu đầu tiên.

2. Đấng “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” hoàn tất lời đã hứa.

Tiếp sau đó là sứ điệp về con trẻ sắp sinh gồm hai phần tách biệt nhau bởi câu hỏi

của Đức Maria.

- Phần một lấy trong Cựu Ước nói về Đấng Mêsia nhà Đavid, phần này mạc khải

chức năng của Đấng Mêsia: “Ngài sẽ nên cao trọng... Ngài sẽ cai trị...”. Việc Ngài

sinh ra làm trọn hai lời tiên tri quan trọng:

. Lời thứ nhất của Isaia 7,14 “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con, và ngài

sẽ đặt tên cho con trẻ là Emmanuel”. H.Cousin lưu ý: “Câu này trong văn bản

bằng tiếng Do thái hàm ý chính người mẹ đặt tên cho con trẻ là: “Giêsu” (“Tin

Mừng Luca”, Centurion tr. 28).

. Lời thứ hai là sấm ngôn của Nathan (bài đọc I), Thiên Chúa tuyên bố cùng

Đavid: “Đối với Ta, nó sẽ là Con... ngai vàng nó sẽ bền vững mãi mãi”. Sứ thần

báo cho Đức Maria biết con trẻ sắp sinh ra vừa là con vua Đavid (“Thiên Chúa sẽ

Page 289: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 289 of 793

ban cho Ngài ngai báu Đavid tổ phụ Ngài”), vừa là “Con Đấng Tối cao”.

- Câu hỏi của Đức Maria: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc

vợ chồng?”. Câu hỏi này sẽ đưa đến câu trả lời, tâm điểm của sứ điệp.

- Phần hai làm rõ việc thụ thai mà vẫn còn đồng trinh, chứng tỏ một nền Kitô học

sâu xa hơn là những gì đã diễn giải cho đến bây giờ. “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên

bà": một cách nói thường được dùng trong Cựu Ước, để chỉ ý nghĩa sự khởi xướng

của Thiên Chúa, và Luca lập lại trong Công vụ tông đồ để loan báo lễ “Ngũ

Tuần” (Cv 1,8: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự

xuống trên anh em” ).

. “Quyền năng Đấng Tối cao sẽ bao trùm bà”: Lời này chỉ về Thánh Thần, Đấng

sáng tạo bay là trên mặt nước để ban sự sống lúc khởi đầu của vũ trụ (Gn 1,2).

Những gì Thánh Linh, Hơi Thở sáng tạo làm từ lúc khởi đầu vũ trụ, Ngài sẽ lại làm

trong lòng Đức Maria: đó là sự thụ thai mà vẫn còn đồng trinh.

. “Ngài sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. H.Cousin diễn giải: “Đức Giêsu không

chỉ là Con Đấng Tối cao, Đấng ban cho Người vương triều Đavid, Người được

tuyên bố là Con Thiên Chúa, vì Người được tạo dựng bởi quyền năng vô cùng của

Thiên Chúa trong hành động của Thánh Thần. Ngài là thánh, được Thiên Chúa

chọn riêng. Nền Kitô học này thiết lập một sự khác biệt căn bản giữa hai người

con được thụ thai lạ lùng: Gioan, vị tiền hô và Đức Giêsu, Đấng Messia thuộc

dòng Đavid. Hơn nữa, khi Thánh Thần ngự xuống trên Gioan biến ông thành ngôn

sứ ngay từ lòng mẹ, một ngôn sứ đặc biệt nhất trong các ngôn sứ, cũng chính

Thánh Thần ấy đã làm cho Đức Giêsu trở thành một hữu thể hoàn toàn mới nhờ

dây liên kết giữa Người và Thiên Chúa” (Sđd).

Cuộc đối thoại kết thúc bằng lời “xin vâng” của Đức Maria, đấng luôn sẵn sàng vâng

lời sứ thần dạy. Cha Benoit kết luận: “Chính Đức Maria là người đầu tiên đã hiểu lời

tiên tri xưa, nay được thể hiện cách cụ thể và lạ lùng trong lòng ngài. Từ Đức Mẹ mà

cộng đoàn tiên khởi, tức Hội Thánh đã nhận được mầu nhiệm này, rồi Hội Thánh đã

truyền lại cho các tín hữu...”.

Bài đọc thứ nhất của Chúa nhật này (2 Sam 7,1-16) cho thấy Thiên Chúa từ chối

ngôi đền vật chất mà Đavid đã muốn xây dựng cho Ngài, nhưng trái lại đã hứa cho

ông một ngôi nhà thiên thu là dòng dõi Đavid. Lời hứa này đã được thực hiện nơi

Page 290: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 290 of 793

Đức Maria, đấng trở nên “hòm bia Thiên Chúa”, “đền vàng”, tại đây, Con Thiên

Chúa đến ở với loài người. Phải chăng đó là mạc khải của mầu nhiệm “được giữ kín

từ muôn thuở nhưng nay được bày tỏ ra” mà bài đọc 2 hôm nay đã đề cập đến (Rm

16, 25-27)? (Xem “Assemblée du Seigneur”, số 8, trang 49-50).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Đức Giêsu là ân huệ nhưng không đặc biệt của Thiên Chúa” (L.Monloubou

trong: “Tin Mừng Luca”, Salvator trang 57-58).

Người ta không được nhìn bài Tin Mừng này như một bài suy gẫm về “Đức nữ

trinh mang tên Maria”. Chỗ đứng của thân mẫu Đức Giêsu tuy cao sang, nhưng là

phụ thuộc. Thực ra trang Tin Mừng này nói về chuyện khác.

Nó dẫn ta đến chiêm ngưỡng Mầu nhiệm Thiên Chúa: Thiên Chúa hiện diện như là

người bạn đồng hành: Người “ở với” Maria như một người đối thoại thân tình.

Người “sai sứ giả Người... Người nói”. Đức Maria ngạc nhiên: “Làm sao chuyện

ấy... Sứ giả trả lời... Khi ấy Đức Maria nói... Lời Người...”. Người là Thiên Chúa

bình an: đừng sợ”. Thiên Chúa của ân huệ nhưng không: “ngài đẹp lòng... ơn cứu

rỗi... đầy ơn sủng”.

Đây là một mạc khải cao trọng về mầu nhiệm Thiên Chúa mà sứ thần có sứ mạng

loan báo. Bởi vậy, trang Tin Mừng này quảng diễn những suy tư của thánh sử về

Thiên Chúa qua việc tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi. Chính thánh sử nói lên

đức tin của ngài qua việc tuyên xưng này: tin vào Thiên Chúa là Chúa, Chúa Trời,

Đấng quyền năng...; tin vào Người Con là Đức Giêsu, Đấng vĩ đại, Con Đấng Tối

Cao, Con vua Đavid, Con Thiên Chúa...; tin vào Thánh Linh: Chúa Thánh Linh,

Quyền năng của Đấng Tối cao…

Trọng tâm chính là Đấng đóng vai trò then chốt trong tương giao giữa Thiên Chúa

và nhân loại. Bởi vì Người là “Con vua Đavid” : do mẹ Người “đã đính hôn với

một người thuộc nhà Đavid” nên “Người được Đức Maria đặt tên là Giêsu”;

nhưng cũng chính Người còn được gọi là “Con Đấng Tối cao”, thậm chí là “Con

Thiên Chúa”. Hai cách xưng hô sau làm mọi người kinh ngạc, nhất là khi so sánh

với những cách xưng hô trước. Những xưng hô ấy có ý nghĩa gì?

Chúng nói lên sự hiện diện: Thiên Chúa đang ở đây, Thần Khí Ngài “đến”, phủ

Page 291: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 291 of 793

rợp “bóng” trên Maria, “bóng” nhắc lại bóng mây trong Cựu Ước chỉ sự hiện diện

đầy uy quyền của Thiên Chúa giữa dân Người (Xh 40,34-38, 1R 8,10).

Chúng cũng nói lên một hồng ân cao cả vượt hơn hẳn những hồng ân xưa nay Thiên

Chúa vẫn ban (...). Đức Giêsu là hồng ân tuyệt hảo Thiên Chúa ban cho nhân loại

cách nhưng không. Hồng ân mà họ không hề mơ tới, đừng nói chi là ao ước.

2. “Ngày nay trình bày đức tin là đón nhận Đấng “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”

(Mgr. Cl. Dagens trong: “Trình bày đức tin trong xã hội hiện tại”, Kỳ họp HĐGM

Pháp tại Lộ Đức 1994, Cerf, tr. 45-46).

Trước hết, tin vào Đức Giêsu Kitô không phải là sự hiểu biết cao siêu dành riêng

cho tầng lớp ưu tú những người đã được khai tâm. Niềm tin này được trình bày cho

tất cả mọi người, cách riêng những người nghèo hèn, nhỏ bé. Thực sự, những

người nghèo hèn, nhỏ bé, những người đau ốm hoặc những người bị loại trừ là

những người có thể sống như Đức Kitô một cách sâu xa bằng lời cầu nguyện và

bằng của lễ là chính bản thân họ.

Đàng khác, kinh nghiệm đức tin này không nhằm vươn tới Thiên Chúa để chiếm

hữu hay điều khiển Ngài. Hành vi đầu tiên của đức tin là đón nhận ơn Chúa, Lời

Chúa và Ngôi Lời của Thiên Chúa đã mặc xác phàm và ở giữa chúng ta.

Thái độ cởi mở chính yếu này đối với Mạc khải và ân sủng Chúa đánh dấu hành trình

thiêng liêng thâm sâu của Kitô hữu.

Là giáo dân hay tu sĩ cũng vậy, các tín hữu đều muốn nói lên điều này, đó là làm

thế nào đức tin đã giúp họ có thái độ cởi mở với Thiên Chúa nhờ cầu nguyện hay

lắng nghe Lời Chúa. Và ngày nay, những anh chị em nào đã trải qua thử thách về

sự cô độc và cuộc sống bất định cũng thích nói đến tự do của con cái Thiên Chúa,

tự do chúng ta luôn có thể đạt được một khi đã vượt qua sa mạc.

Hình ảnh của kinh nghiệm thiêng liêng trong đức tin Kitô giáo là: tiến vào giao

ước, vào cuộc đối thoại, và vào mối tương quan mà chính Thiên Chúa là người

khởi xướng.

ĐÊM NOEL

Page 292: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 292 of 793

Đức Giêsu sinh ra ở Bêlem

và thiên thần báo tin cho các mục đồng.

(Lc 2,1-14)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Bóng tối của một sự ra đời...

Trong phần mở đầu của tác phẩm mình, thánh sử Luca không muốn làm công việc

của một sử gia - lẽ tất nhiên không theo nghĩa hiện đại của từ ấy - nhưng như một

nhà thần học đặc biệt nhạy cảm với lịch sử cứu độ.

- Thánh sử muốn đưa việc Đức Giêsu sinh ra vào lịch sử chung, bằng cách nối kết

sự giáng sinh của Người với “sắc lệnh của hoàng đế Augustô ra lệnh kiểm tra dân

số trong khắp cả thiên hạ.” J. Potin suy diễn thêm: “Ở Syria việc kiểm tra dân số

thường diễn ra 12 năm một lần. Flavius Joseph cho hay, vào năm thứ 6 của kỷ

nguyên chúng ta, dưới thời Quirinius có cuộc kiểm tra dân số, điều này tương hợp

với cuộc kiểm tra dân số Luca đã đề cập đến. Như vậy, năm thứ sáu trước kỷ

nguyên chúng ta, rất có thể là năm Đức Giêsu sinh ra” (“Đức Giêsu, lịch sử có

thật”, Centurion tr. 93).

- Vì muốn nhấn mạnh sự nối tiếp của lịch sử cứu độ và lịch sử ấy hoàn tất với Đức

Kitô, nên Luca đề cập đến dòng dõi Đavid của Đức Giêsu:

. Bỏ Nadarét ở Galilê, Giuse đi về Bêlem “thành của Đavid” để “khai hộ khẩu, bởi lẽ

ông thuộc nhà và dòng dõi Đavid”.

. Chính tại Bêlem “Maria vợ ông đang có thai” sẽ hạ sinh con trẻ. Biến cố được

diễn tả cách giản dị lạ thường. Trong chuyến đi về Bêlem, tuy đóng vai trò quyết

định, nhưng Giuse tự xoá mờ trước Maria. Mẹ mới là người quan trọng: “Ngài sinh

con đầu lòng, bọc trong tã và đặt nằm trong máng cỏ” (cảnh này gợi lên cảnh đặt

vào mồ: Lc 23,53 họ lấy khăn liệm bọc Ngài và đặt vào mồ), vì không có chỗ cho họ

trong “phòng tập thể” (sau này chúng ta sẽ gặp lại phòng tập thể” trong Luca, đó là

phòng tiệc ly: Lc 22,11).

2. “Sẽ soi sáng mọi đêm tối”.

Trái với sự thanh vắng, bóng tối và sự nghèo nàn của cảnh ra đời, này đây “trong

Page 293: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 293 of 793

vùng lân cận”, đêm tối rạng ngời và tiếng hát vang dội, nói lên ý nghĩa của biến cố

vừa mới hoàn thành: trời và đất gặp nhau. Những người đầu tiên được lãnh nhận

ơn mạc khải là những người hèn mọn nhất của thời đại:“các mục đồng”, một lớp

người trong xã hội bị khinh chê nhất, được xếp với hạng người tội lỗi và bọn thu

thuế. H.Cousin giải thích: “Ở Palestin, chăn chiên là lớp người mang tiếng xấu,

thường được người ta coi là bọn bất lương và trộm cắp. Sách Talmud ở Babylone

xếp họ vào hạng người đáng chú ý : “Dân mục tử, bọn thu thuế, thật khó mà ăn

năn trở lại”. Những người bị khinh chê và được xếp vào bậc thang cuối cùng của

xã hội lại là những người đầu tiên được đoái đến bởi Đấng vừa sinh ra, con của

một người mẹ “hèn hạ” (Lc 1,48: phận nữ tỳ hèn mọn); chính Ngài sẽ đem Tin

Mừng cho người nghèo khó (4,18...). Đấng vừa sinh ra là Đấng để cho người tội

lỗi đến với mình và đồng bàn với họ” (15,2) (“Tin Mừng thánh Luca”, Centurion

tr. 38-39).

- Sứ điệp mà “các thiên thần của Chúa” mang đến cho họ là một “Tin

Mừng” (Evangile), một niềm vui lớn. Tin vui ấy là tin vui cho “toàn dân”. Sứ điệp

ấy liên can tới sự giáng sinh của một hài nhi, nơi Người các tước hiệu: “Đấng cứu

độ”, “Đấng Mêsia”, “Chúa” đạt được sự viên mãn bởi lẽ chính Ngài là sự mạc

khải sống động về lòng nhân từ của Thiên Chúa. “Đấng cứu độ”, “Đấng

Mêsia”(Kitô), “Chúa”, ba tước vị phát xuất từ việc Giáo Hội tuyên xưng đức tin

phục sinh, mà chúng ta sẽ thấy trên môi miệng của Phêrô (Cv 2,36...) và của

Phaolô (Cv 13,33...).

- “Dấu chỉ” cho các mục tử vùng Bêlem: “Một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong

máng cỏ”, để nói với những ai biết đón nhận rằng Thiên Chúa ban ơn cứu độ như

Người đã hứa theo cách thế không ai ngờ tới.

R.Meynet dẫn giải: “Kẻ trước hết sẽ nên sau hết. Con người được coi là Đấng Cứu

độ, là Vua, là Đấng Mêsia và được thừa kế ngai vàng Đavid tổ phụ Người, lại nằm

trong máng cỏ của súc vật, bọc tã, nằm trong cái nôi tạm bợ, cũng như sau này,

Người sẽ được bọc trong khăn liệm và nằm trong ngôi mộ không phải dành cho mình.

Dù mâu thuẫn, đó vẫn là dấu chỉ cho các mục tử và cho Kitô hữu của mọi thời. Dấu

chứng cho sự cao sang của Thiên Chúa lại là sự nhỏ bé, và cho quyền năng của

Người lại là sự hèn yếu”(“Tin Mừng theo thánh Gioan: phân tích tu từ học”, Cerf, tr.

Page 294: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 294 of 793

36).

- Lời tạ ơn “đột nhiên” vang lên. Trên trời, biến cố được diễn tả với chiều kích rộng

lớn và trong bầu khí trang trọng. Cùng lúc, dưới đất, là cuộc tổng kiểm tra dân số

của Augustô: “Với thiên sứ, một cơ binh trên trời đông vô số ngợi khen Thiên Chúa

rằng: Sánh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người Chúa

thương": Cả trời đất đều mừng vui: kỷ nguyên cứu rỗi đã mở đầu. Thiên Chúa, Đấng

lấy việc ban hồng ân làm vinh quang, sẽ đổ xuống trên dân Ngài sự “bình an” mà

Ngài đã hứa trong ngày cứu độ: không phải sự đảm bảo vật chất của nền “hoà bình

Rô-ma” mà con người chờ đợi ở Augustô, nhưng là sự tràn đầy sự sống mà chỉ mình

Ngài có thể ban cho.

Trong đêm tối, trở về với cảnh thanh vắng, từ cánh đồng quê Bêlem, mục tử lên

đường để “xem sự việc đã xảy ra”. “Họ tìm thấy Maria, Giuse và Hài nhi mới sinh

nằm trong máng cỏ”. Sau đó, họ trở về và ca ngợi tạ ơn về những gì họ đã thấy và đã

nghe, họ là gương mẫu cho các nhà truyền giáo mà thánh Luca sẽ trình bày trong

cuốn sách thứ hai: Sách Công Vụ Tông Đồ.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Từ Bêlem đến Phục sinh” (A.George, trong “Assemblées du Seigneur”, số 10,

tr. 66-67).

“Thánh Luca muốn diễn tả một sự kiện diễn ra tại Bêlem thời César Augustô mà

ông đã nghe kể và hiểu theo truyền thống của Giáo Hội. Ông chú ý đến sự kiện này

như một biến cố rõ ràng, xảy ra ở một nơi nhất định, nhưng ông tỏ ra không mấy

chú ý đến các chi tiết. Điều đáng ông lưu ý trong sự kiện này là ý nghĩa của lịch sử

cứu độ. Đó chính là tính hiện tại của ơn cứu độ. Nó diễn ra trong suốt cuộc đời của

Đức Giêsu, từ Bêlem đến Phục sinh. Khi ông định nghĩa Đức Giêsu như Đấng cứu

chuộc, như Kitô Đức Chúa, ông không muốn nói những gì người ta đã hiểu về Đức

Giêsu ngày Ngài sinh ra, nhưng Ngài vẫn là như thế cho đến muôn đời. Khi ông kể

lại câu chuyện các mục tử, ông nghĩ đến tất cả những ai đã rao truyền sứ điệp thời

các tông đồ, nghĩ đến tất cả những ai đã đón nhận sứ điệp ấy. Vì thế ngày nay, câu

chuyện đó liên quan đến chúng ta. Đối với ông, mầu nhiệm kết hợp cách bất khả

phân ly với lịch sử. Ông tin rằng ơn cứu rỗi đã được ban trong biến cố Đức Giêsu.

Page 295: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 295 of 793

Và vì thế ông đã viết cuốn sách này.

Đức tin của ông, cũng như của chúng ta, không chỉ dựa trên câu chuyện ấy. Đức

tin ấy phát xuất từ việc biết Đức Giêsu trong tất cả mầu nhiệm của Ngài, trong

nhân cách huyền nhiệm được mặc khải dần dà, trong sứ điệp cứu rỗi muôn đời,

trong việc Ngài luôn toả sáng. Bởi lẽ sự mặc khải về Đức Giêsu là một sự kiện duy

nhất đã xảy ra trong thời Đức Giêsu và kéo dài cho đến chúng ta, thời của Giáo

Hội. Mỗi người chúng ta đều được mời gọi đưa ra một chọn lựa trước sự kiện này.

Quyết định như thế thật khó khăn vì nó đòi chúng ta phải hoàn toàn dấn thân. Sự

quyết định đó cũng không bao giờ hoàn tất, bởi vì Đức Kitô vượt xa hơn bất kỳ ai

khác, nên sự hiểu biết về Người là một khám phá của tất cả cuộc đời.

Câu chuyện giáng sinh ở Bêlem chỉ có ý nghĩa đối với những ai đã nhận ra Đức

Giêsu là Đấng Cứu độ, là Kitô Đức Chúa. Sự Giáng sinh làm lộ rõ điều nghịch lý

nơi con người Giêsu: sự nghèo hèn song hành với vinh quang. Điều nghịch ký này

làm cho người Do Thái thời Ngài cũng như mọi người chưng hửng: một bên là sự

trần trụi của một Hài nhi yếu ớt, từ lúc mới sinh đã phải tùng phục sắc lệnh của

một hoàng đế ngoại giáo, và trong cảnh xa nhà, chỉ được một người mẹ tứ cố vô

thân, một bác thợ mộc và mấy người chăn chiên tiếp đón... bên kia là sự xuất hiện

của cả một đạo binh ngời sáng trên trời, vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện và lời tung

hô Đấng Cứu thế, Kitô Đức Chúa. Sự gặp nhau giữa nỗi khốn cùng của loài người

và vinh quang của Thiên Chúa chính là sự kiện Thiên Chúa đến trong lịch sử

chúng ta: một sự hiệp thông với cả nhân loại, để dấy lên niềm hy vọng, một sự hiện

diện trong tình yêu cho đến muôn đời.

Cuộc gặp gỡ này không chỉ diễn ra trong mầu nhiệm của đêm Giáng sinh mà còn

kéo dài trong tất cả cuộc đời Đức Giêsu, từ những phép lạ và thử thách của cuộc

sống trần gian cho đến vinh quang phục sinh, toàn thắng mà thế gian không biết

đến. Suốt dòng thời gian, sự hiện diện của Thiên Chúa giữa nhân loại chính là Giáo

Hội. Giáo Hội này tuy còn đầy dẫy sự yếu hèn của chúng ta nhưng lại là nguồn

mạch ơn cứu độ muôn đời của Thiên Chúa. Trong Giáo Hội, trong chúng ta, cũng

như trong đêm Giáng sinh và Phục sinh, “chính trong sự yếu hèn mà quyền năng

được toả lan” (2Cr 12,9).

Page 296: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 296 of 793

2. “Đã 2000 năm” (Mgr. F.Favreau trong “Mùa Vọng năm 2000”, Documents

épiscopat, số 14, tháng 10, 1996).

(Tạm dịch)

Hai ngàn năm đã trôi qua,

Giêsu, Chúa đã sinh ra giữa đời.

Kỷ niệm bất diệt đầy vơi,

Mừng cùng Giáo Hôi khắp nơi, vũ hoàn.

Niềm vui cảm tạ tri ân,

Chúa đà thăm viếng cõi trần chúng con.

Lời xưa Chúa hứa vẫn còn:

Ở cùng nhân loại chúng con mỗi ngày.

Chúng con cảm nghiệm giờ đây,

Chúa đang hiện diện mọi ngày đời con

Ban ơn trông cậy trường tồn,

Một niềm phó thác, con luôn vững bền.

Trên vùng Đất Hứa nửa đêm,

Chúa đến mặc khải êm đềm tình Cha.

Chúa yêu ta, chết vì ta.

Chúa ơi! Xin dẫn con và anh em

Vào trong nguồn suối êm đềm

Của tình yêu Chúa ở trên cõi đời.

Tình Cha bí mật tuyệt vời

Chính là ơn gọi con nơi thế trần.

Tibêriat dừng chân,

Tám mối phúc, Chúa ân cần dạy con.

Biến con thành sứ giả luôn

Loan truyền mối phúc cho muôn muôn người.

Thánh Thần xin gởi đầy vơi,

Trên Hội Thánh Chúa ở nơi thế trần:

Ngài ban sức mạnh hồng ân

Giúp con lướt thắng tinh thần cứng tin.

Page 297: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 297 of 793

Dắt con vững bước đăng trình,

Anh em, đến với mối tình tri âm.

Biến con thành thợ Phúc Am.

NOEL

NGÔI LỜI ĐÃ TRỞ NÊN NGƯỜI PHÀM

VÀ CƯ NGỤ GIỮA CHÚNG TA

(Ga 1,1-18)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Lời Tựa là một Thánh Thi.

Matthêu mở đầu Tin Mừng bằng “Gia phả của Đức Giêsu Kitô, Con vua Đavít,

con Ápraham”. Luca thì bắt đầu “trình thuật về những biến cố đã diễn ra giữa

chúng ta” (1,1) bằng cách trình bày gẫy gọn một ít giai thoại về đời thơ ấu của

Đức Giêsu: những giai thoại này vừa giới thiệu vừa tiên báo về cuộc đời Chúa.

Máccô (như ta đã đọc ở Chúa nhật thứ II Mùa Vọng) đặt cho tác phẩm của ông

một tựa đề đầy ý nghĩa: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”.

Về phần Gioan, ông bắt đầu Tin Mừng bằng một Lời Tựa dưới dạng Thánh Thi,

mà nhiều nhà chú giải nghĩ rằng thánh thi này đã được hát trong cộng đoàn của

Gioan, trước khi được đặt vào đầu cuốn Tin Mừng. Cũng giống như khúc mở đầu

một bản hoà tấu - hay đúng hơn như đoạn kết, thánh thi này nối kết các đề tài thành

một bản tóm tắt đầy sức mạnh.

Alain Marchadour giải thích: “Để mở đầu cho Tin Mừng của mình, Gioan đã chọn

một thánh thi. Lời mở đầu này như khúc dạo đầu một bản nhạc, lần lượt kể ra

những đề tài lớn của Tin Mừng; và nói đến nguồn gốc cũng như nguyên thủy của

Đức Giêsu mà Tin Mừng sẽ tường thuật cuộc đời của Ngài khi Ngài sống giữa loài

người. Lúc khởi đầu Người là Ngôi Lời, hưởng tình thân thiết với Thiên Chúa đến

Page 298: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 298 of 793

nỗi thi sĩ quả quyết rằng Người là Thiên Chúa. Vai trò của Người vượt khỏi ranh

giới dân Israel bởi vì Người là Đấng tạo thành, là Sự Sống, là Ánh Sáng cho mọi

người sinh ra nơi trần thế. Biến cố nhập thể đánh dấu việc Ngôi Lời xâm nhập lịch

sử, cuộc gặp gỡ định mệnh với loài người và với dân Do Thái, người thì từ chối, kẻ

thì đón nhận. Những người đón nhận là cộng đoàn Kitô hữu. Thánh thi này long

trọng kể ra cuộc hành trình của Ngôi Lời, từ lúc ở với Thiên Chúa (câu 1-2), rồi

đến giữa loài người (3-5), chọn dân Israel (9-11) rồi nhập thể (14) cho đến ngày

trở lại, “Người là Đấng hằng ở nơi cung lòng Thiên Chúa”.” (“L'Evangile de

Jean”, Centurion 1992, trang 31).

2. Ca ngợi cuộc hành trình của Ngôi Lời Thiên Chúa

Chúng ta hãy theo dõi sự triển khai từng phần một.

- Nguồn gốc bí nhiệm của Đức Giêsu, Ngôi Lời sáng tạo:

+ Hai từ đầu tiên “Khởi đầu” liên kết việc Đức Giêsu xuống trần với những

chương đầu sách Sáng Thế, như thế phải đọc về Đức Giêsu từ giây phút đầu của

mạc khải: xuyên suốt Tin Mừng, Người được giới thiệu “như điểm hòan tất của tất

cả mạc khải, như Đấng mạc khải tối cao, như ân huệ tối hậu của Thiên Chúa, như

con đường duy nhất dẫn tới ơn cứu độ, và như khuôn mặt của Thiên Chúa giữa

loài người” (A.Marchadour, Sđd, trang 34).

+ Trước hết, thánh thi nói đến “Ngôi Lời Thiên Chúa” (danh hiệu của riêng Gioan

trong Tân Ước) trong hiện hữu vĩnh cửu, tình nghĩa thiết muôn đời với Chúa Cha

nhưng khác biệt với Cha, và thiên tính của Người: “Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên

Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.

Sau đó thánh thi công bố tính phổ quát của công cuộc tạo thành do Đấng là Lời

vĩnh cửu của Thiên Chúa: “Nhờ Người vạn vật được tạo thành, và không có Người

thì chẳng có gì được tạo thành”. Đồng thời, Người trao ban sự sống cho vạn vật,

Người đem họ vào cuộc sống.

- Ngôi Lời của Thiên Chúa, Ánh Sáng và Sự Sống loài người.

Ở gần Thiên Chúa và là Thiên Chúa, Ngôi Lời từ nguyên thuỷ đã sống trong tương

quan độc nhất với con người: Người không chỉ là Đấng tạo thành, Người còn

là “Sự Sống” và “Ánh Sáng”. Người không chỉ là nguồn gốc của mọi sinh vật,

nhưng sự hiện diện của Người ở giữa chúng sinh còn tạo nên sự hiệp thông với sự

Page 299: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 299 of 793

sống siêu nhiên. Người cũng là Ánh Sáng: Không phải là ánh sáng vũ trụ, mà là

ánh sáng thần linh và siêu phàm, hướng dẫn con người.

- Chứng tá của Gioan Tẩy Giả.

Trái ngược với vẻ trịnh trọng trong những câu đầu của Lời Tựa, giờ đây Gioan Tẩy

Giả bước lên sân khấu: “Có một người...”.

Sự Sáng đến thế gian đã có một nhân chứng đi trước, đó là Gioan, con ông

Giacaria. Vẻ cao cả của con người này là ông được Thiên Chúa sai đến, và ông đã

đón nhận sứ mệnh làm chứng cho Ánh Sáng: với tư cách là Tiền hô, ông hướng

dẫn người ta đến với đức tin, tin vào Đấng là Ánh Sáng, là Đấng phải chiếm được

tất cả địa vị: “Ông không phải là Ánh Sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh

sáng”.

- Ánh Sáng đã đến trong thế gian.

+ Nhưng khi Ánh Sáng đến thế gian thì con người lại từ chối và chống đối. Thế gian

mà Ngôi Lời đã tạo thành lại khước từ Ánh Sáng, thật là trớ trêu! (vấp phạm): “Người

ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết

Người”. Còn trớ trêu hơn nữa, là “gia nhân của Người”, dân của Lời Hứa, dân của

Giao Ước, “đã không đón nhận Người”.

+ “Còn những ai đón nhận Người - dù là dân Israel hay dân ngoại - thì Người cho

họ quyền trở nên Con Thiên Chúa”.

- Ngôi Lời đã trở nên người phàm.

+ Gioan đã viết “người phàm”, theo đúng chữ là “trở nên xác thịt”, từ “xác

thịt” ở đây không có nghĩa đối nghịch với linh hồn, nhưng có ý nói con người dưới

chiều kích mỏng giòn, dễ hư nát.

+ “Người cư ngụ giữa chúng ta” (theo đúng chữ: Người cắm lều của Người giữa

chúng ta): độc giả của Gioan đọc cụm từ này liền nghĩ ngay đến “nơi ở” của Thiên

Chúa ở giữa dân Người. Sự hiện diện của Đức Chúa ở giữa dân Người, được tượng

trưng bằng Lều giao ước trong sa mạc, thời Xuất Hành, rồi bằng Đền thờ

Giêrusalem, giờ đây thể hiện cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu trở nên người phàm:

(Ga 2,19-22: “Chúa nói về Đền thờ thân xác Người”).

+ “Chúng tôi được nhìn thấy vinh quang của Người” trong con người Giêsu, cộng

đoàn của Gioan quả quyết rằng họ được nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa,

Page 300: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 300 of 793

nghĩa là: một phẩm chất, một vầng hào quang mạc khải Thiên Chúa.

- Đức Giêsu Kitô đã mạc khải Thiên Chúa vô hình.

“Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là

Đấng vốn hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”.

Jean Perron nhận xét: “Bài Thánh Thi đã khởi đầu từ Ngôi Lời ở nơi cung lòng

Chúa Cha cũng kết thúc bằng tư tưởng “Con Một ở nơi cung lòng Chúa Cha": đó

chính là dòng chảy cuộc sống của Đức Giêsu, cũng giống như sẽ nhắc lại ở câu kết

vào cuối đời Người: “Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên

Chúa” (Ga 13,3). Nhưng trong tiến trình đi lên cùng Đấng duy nhất cần nhận biết

("Không ai đã nhìn thấy Thiên Chúa, ngay cả đến Môsê"), Người muốn đem ta đi

cùng: “Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (14,3). Và còn hơn thế nữa, trong cuộc

sống thân mật mà Người đã dẫn ta vào: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.

Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại trong người ấy”

(14,23)” (“Lire de Bible”, số 52, trang 34-35).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Một câu không có “động từ” thì không có nghĩa (“Bible du Dimanche” trang

511-512).

(Trong tiếng Pháp, “verbe” vừa nghĩa là động từ, vừa là Lời: một cách chơi chữ ở

đây.)

“Và Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Một từ ngữ, nhẹ hơn một làn khói, làm sao có thể

nắm bắt được?

Thiên Chúa đã không sử dụng thuật pháp của từ ngữ, mà đã nói qua một trẻ thơ

được bọc trong tã nơi máng cỏ và còn chưa biết nói, đã nói qua một tử tội không

còn có thể nói được nằm trên thập giá. Người nói trong yếu đuối và thinh lặng. Sự

thinh lặng hùng biện từ nay đã chứng minh cho mọi người rằng Thiên Chúa không

im lặng. Lời của Người không còn là một chuỗi tiếng nói mà đã trở nên người

phàm.

Từ khi con người trông đợi Thiên Chúa, họ cảm nghiệm sự xa vắng của Người hơn

là được hưởng sự hiện diện của Người: “Không ai đã được thấy Thiên Chúa”.

Điều đó không ngăn cản họ nói nhiều về Người, tuy Người vẫn vắng bóng và xa lạ.

Page 301: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 301 of 793

Họ nói mà không cần nhờ đến những bậc hiền triết, Môsê, Lề Luật, và ngay cả đến

Gioan Tẩy Giả hoặc các nhà thông thái.

Dù dùng rất nhiều từ cũng không thể có sức thuyết phục bằng một lời nói. Bởi vậy

trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa không ngừng nói “lời cuối cùng” của Người.

Chỉ có Lời (“động từ”) này mới làm cho câu có ý nghĩa. Nhờ Người mà những

chuỗi từ của con người mới tìm được sự mạch lạc. Người không loan báo những

chân lý phụ thuộc, nhưng chính Người là Chân lý; Người soi sáng những sai lầm

nơi chúng ta vì chỉ có Người là Ánh Sáng.

Tuy nhiên, chỉ có Ánh sáng mới khơi dậy bóng tối. Chỉ có chân lý mới làm thương

tổn. Bởi vậy, số phận của Lời này là bị chống đối và đôi khi bị khai trừ. Nhưng

cũng chính vì vậy mà Lời Chúa đánh động chúng ta và trở nên hiển nhiên trước

mắt chúng ta”.

2. Vài câu Kinh Thánh tóm tắt hoàn hảo cả công trình Thiên Chúa đã thực hiện

để cứu độ nhân loại (L.Sintas trong “Parole de Dieu pour la méditation et l'homélie -

Năm C”, Médiaspaul, trang 20-21).

Mấy câu Gioan dùng để bắt đầu Tin Mừng là những câu nổi tiếng nhất trong truyền

thống bình dân của Hội Thánh. Cách đây không lâu, mọi thánh lễ đều kết thúc

bằng bản văn này. Trong các giáo xứ ở Pháp, khi cha mẹ lo lắng về con cái đến xin

linh mục cầu nguyện cho chúng, thì họ đưa chúng đến nhà thờ, và linh mục thường

đọc những câu Tin Mừng này, trong khi đặt dây stola trên đầu chúng. Đó không

chỉ là do lòng sùng mộ của một vài người, mà là một thói quen phổ biến trong quần

chúng Kitô giáo. Việc chọn những câu Tin Mừng này thật ra rất chính đáng. Bởi vì

những câu này là như bản tóm lược tất cả công trình mà Thiên Chúa đã thực hiện

để cứu độ nhân loại.

- Khởi đầu là xác quyết long trong về bản tính của Đức Giêsu, Lời của Thiên Chúa.

Do Lời, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Thiên Chúa phán... và sự vật liền có. “Nhờ

Người vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo

thành”. Gioan đã cả quyết rằng lúc tạo dựng, dù bóng tối dày đặc, cũng không thể

cản được ánh sáng tạo dựng. Ánh sáng đã xô đẩy và quét sạch bóng tối để ngự trị.

Trái với quyền lực mạnh mẽ lúc ban đầu của Lời Thiên Chúa, bỗng chốc Lời đó trở

Page 302: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 302 of 793

nên bất lực. “Ngôi Lời là sự sáng thật... Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ

Người mà có, nhưng thế gian lại không nhận biết Người”. Đó là xác quyết về mầu

nhiệm Nhập Thể. Lời của Thiên Chúa, Lời tạo thành, đã đến ở giữa phàm nhân.

Nhưng bóng tối dày đặc đã ngăn cản ánh sáng nên thế gian không đón nhận ánh

sáng. Ngay khi xác định việc Thiên Chúa Nhập thể, thì cũng cho thấy sức mạnh

của tự do con người. Tự do ấy có thể khiến họ khước từ ánh sáng. Tội lỗi là một

chướng ngại ngăn cản con người đến với Thiên Chúa, chướng ngại mà chính Thiên

Chúa cũng không thể vượt qua nếu con người không đồng ý.

- Con Thiên Chúa “đã đến nơi nhà Người và gia nhân Người không đón nhận

Người”. Đó là số phận của Người mới đến giữa nhân loại. Từ khi trốn sang Ai

Cập, cho đến cuộc khổ nạn, chết trên thập giá, Người từ Thiên Chúa mới đến này

bị anh em đồng loại của mình ruồng bắt, nghi ngờ, tố cáo, xét xử và hành quyết.

Đó là công việc của ý muốn con người khi ý muốn ấy bị chi phối bởi đam mê xác

thịt, đam mê trần thế và tính khát máu. Chúng ta gọi tên nó là tội. Khi phạm tội,

người ta tìm thoả mãn ý riêng mình, thay vì tìm ý Chúa và vinh quang của Người.

Như vậy, qui ngã là dấu cho thấy con người có thể gây cho Thiên Chúa những đau

khổ tệ hại nhất, nỗi nhục nhằn kinh khủng nhất.

Tuy nhiên, Lời Thiên Chúa sẽ chiến thắng. Chiến thắng không do áp chế con người

nhưng nhờ sự hoán cải trong tâm hồn. “Nhưng những ai đón nhận Người, những

kẻ tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên Con Thiên Chúa”.

Một bức hoạ diễn tả thảm kịch của nhân loại đã được vẽ lên. Nó họa lại sự cao cả

của Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo và ơn cứu độ dành cho những người thiện tâm. Là

nạn nhân của tính tự mãn, loài người không thể nào nhận biết Con Thiên Chúa nên

đã đóng đinh Người trên thập giá. Chính thập giá lại trở nên cửa mở vào sự sống

lại cho những ai chấp nhận đóng đinh tính tự mãn của mình trong cuộc sống hằng

ngày, bằng tự nguyện từ bỏ vì đức tin. Lúc đó ánh sáng sẽ phủ ngợp con người

họ”.

3. Tổng hợp sống động giữa hai quy trình xem ra trái ngược (“Célébrer” số

264, trang 41-42).

Có thể coi phần thứ nhất (1-14) là lịch sử của Ngôi Lời; người ta dùng ngôi thứ ba để

Page 303: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 303 of 793

nói về Ngài:“Người”, “trong Người”, “nhờ Người”. Qua việc dùng các động từ khác

nhau, người ta lần lượt kể ra mối tương quan của Ngôi Lời với Thiên Chúa, vai trò

của Người trong công cuộc tạo dựng, hoạt động của Người ở trần gian, và việc Người

đến trong lịch sử nhân loại.

Cách trình bày này có lẽ do thánh thi ở sách Châm Ngôn đoạn 8 và sách Ben Sira

đoạn 24 gợi ý. Ở hai sách này, Khôn Ngoan tự thuật về đời mình: được Thiên Chúa

tạo dựng, Khôn Ngoan gợi ý cho Thiên Chúa trong việc tạo dựng, Khôn Ngoan đi lại

với con người, chất vấn con người và sau cùng cư ngụ ở Israel.

Vậy sự Khôn ngoan được nhân cách hoá này là gì?

Có lẽ phải hiểu là kế hoạch mà Thiên Chúa có ở trong trí khi tạo dựng vũ trụ. Ngay

từ đầu, Người biết rằng một ngày kia Người sẽ mạc khải mình trọn vẹn để đem

hạnh phúc đến cho loài người. Kế hoạch này đã có sẵn trong mọi công trình của

Người, mọi sự đều nói lên ý nghĩa do Người đặt định; mọi tạo vật nói về Người, ai

cũng có thể nhận biết Người và giao tiếp với Thiên Chúa...

- Đọc phần thứ hai của Lời Tựa, ta cảm thấy mình ở trong một bối cảnh hoàn toàn

khác: ba lần dùng danh xưng “chúng tôi” để chỉ cộng đoàn các môn đệ, ba câu

vang lên như tiếng reo mừng, biểu lộ một cảm nghiệm ưu tuyển, mà ta cũng thấy ở

thơ I Gioan, chương 1: “Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều mà chúng tôi đã

nghe...”. Lần này không còn nói về điều ở trên trời, nhưng nói về cuộc gặp gỡ lịch

sử, cụ thể với Đức Giêsu Nagiarét, một cảm nghiệm không thể quên, được kêu lên

trong niềm kinh ngạc và xúc động: phải, chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của

Chúa Cha, phải, chúng tôi đã nhìn thấy sự sống chiến thắng sự chết, phải chúng tôi

đã nhìn thấy bóng tối không ngăn cản được ánh sáng. Từ cuộc gặp gỡ lịch sử này,

chúng ta đi ngược lên tới tận nguồn gốc của Ngôi Lời.

Như vậy Lời Tựa đã tổng hợp hai quy trình xem ra trái ngược nhau một cách sống

động: giải thích tổng quát lịch sử và cảm nghiệm độc nhất vào một thời điểm nhất

định.

Bởi vậy, Ngôi Lời đã trở nên người phàm, có nghĩa cụ thể là: ý định mà Thiên Chúa

có khi tạo thành vũ trụ đã được tỏ lộ qua sự kiện Nhập Thể – đó là dấu chỉ mà

Người nhắn gởi đến nhân loại qua mọi thành phần trong vũ trụ, qua sự gắn bó chặt

chẽ của mọi vật trong trời đất, qua Giao Ước tạo lập nên một dân tộc – tất cả những

Page 304: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 304 of 793

điều đó giờ đây đã hình thành và mang khuôn mặt của Đức Giêsu Nagiarét, Lời duy

nhất của Chúa Cha, và từ nay mọi người hoàn thành số phận của mình bằng cách trở

nên giống Chúa Con”.

LỄ THÁNH GIA

LÒNG TIN KHÔNG ĐẮN ĐO CỦA ĐỨC MARIA VÀ THÁNH GIUSE

Trung thành với Luật Môsê,

các ngài dâng hiến Hài Nhi cho Thiên Chúa và cùng Đức Giêsu dấn thân lên

đường.

(Lc 2,22-40).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Chúa GIêsu tỏ mình ra trong Đền Thờ...

Đây là lần Chúa tỏ mình ra trong Đền thờ, trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Do

Thái. Cũng trong tư cách là Đấng cứu thế, việc tỏ mình này có liên hệ chặt chẽ với việc tỏ

mình ra cho các mục đồng vùng Bêlem.

- Luca làm cho các độc giả của mình liên tưởng ngay đến “Luật Môsê” ấn định một

thời hạn là bốn mươi ngày kể từ ngày sinh con cho đến khi làm lễ thanh tẩy cho

người mẹ trẻ. H.Cousin nhận xét: Như vậy là “Bảy mươi tuần đã trôi qua kể từ

ngày thiên thần Gabrien loan báo Gioan Tẩy Giả chào đời” : công cuộc giải

phóng Giêrusalem được loan báo trong Isaia (Is 40-55) nay trở thành hiện thực,

như lời ông Simêon rồi đây sẽ hát lên (“L'Evangile de Luc”, Centurion, trang 42).

- Việc xảy ra tại thánh đô “Giêrusalem”, nơi khi lên mười hai tuổi, Đức Giêsu sẽ

đi hành hương lần thứ nhất (2,42); nơi sẽ diễn ra cuộc “Xuất hành” của Người

(khổ nạn, chết, sống lại, lên trời) vào những ngày chót của cuộc hành hương long

trọng cuối đời. Đây là điểm quan trọng, vì đối với Luca, Giêrusalem sẽ là trung

tâm của biến cố Phục sinh và khởi điểm của công cuộc truyền bá Kitô giáo.

- Bối cảnh của sự việc là “Đền thờ”, nơi đây Luca đã khởi đầu Tin Mừng bằng

việc truyền tin cho ông Dacaria (1,5,25); nơi đây Tin Mừng Luca sẽ kết thúc bằng

Page 305: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 305 of 793

lời cầu nguyện của cộng đoàn các môn đệ Đức Giêsu “Hằng ở trong Đền thờ mà

chúc tụng Thiên Chúa” (24,25).

- “Cha mẹ Đức Giêsu” đem con lên Giêrusalem, “để tiến dâng cho Chúa”. Luca

đặt vào đây hai nghi lễ riêng biệt:

+ Một đàng theo sách Lêvi 12,8, lễ “thanh tẩy” cho người mẹ trẻ, 40 ngày sau khi

sanh con, nếu là con trai, kèm theo của lễ là “một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu

non” đối với gia đình nghèo.

+ Đàng khác, theo sách Xuất Hành 13,12 và để kỷ niệm ngày tổ phụ Abraham sẵn

sàng dâng hiến cho Thiên Chúa người con trai duy nhất của ông là Isaac (bài đọc

hai), còn có việc thánh hiến và chuộc“con trai đầu lòng”.

Có tới ba lần Luca nhấn mạnh đến ý muốn của Giuse và Maria là trung thành làm

xong mọi việc “như Luật Chúa truyền”. Ngay cả những việc không tiên liệu nữa,

bởi lẽ các ngài đích thân dâng tiến con trai đầu lòng theo gương bà Anna đến Nhà

Chúa dâng bé Samuen vậy (1Sam 1,22-24).

2. ... Ứng nghiệm những lời hứa, loan báo sứ mệnh của Đức Giêsu.

Hai nhân vật bất ngờ xuất hiện, một nam một nữ tiêu biểu cho niềm mong đợi

Đấng Cứu Thế từ bao đời nay của Israel. Không hẹn, mà cả hai cùng đến gặp

Maria và Giuse: “Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon... cũng

có một nữ ngôn sứ là Anna”. Hai khuôn mặt đẹp gợi nhớ lại những vị thánh nam

nữ trong Thánh Kinh kể từ Abraham và Sara. Hai bậc cao niên mà vì họ Hài nhi

được Thánh Thần tác động, sẽ đến vén lên bức màn bao trùm biến cố để lộ ra ý

nghĩa thực: nơi hài nhi ấy các lời hứa đã được ứng nghiệm, hài nhi ấy loan báo

việc sắp xảy ra.

- Trước tiên phải nói đến ông Simêon. Ông không phải là người có trách nhiệm

phục vụ Đền Thờ vì ông không phải là tư tế, cũng chẳng phải là Lêvi hay Kinh sư.

Ông chỉ là “người công chính” (nghĩa là người hoàn toàn “khớp” với ý muốn của

Thiên Chúa) “và sùng đạo” (nghĩa là người được lòng tin và niềm hy vọng của

Israel hun đúc).

+ Trong Bài ca “an bình ra đi” của ông, ông chào mừng cuộc giáng lâm của Đấng

cứu độ và tỏ ra mãn nguyện thấy lời Chúa hứa nay được thể hiện nơi Đức Giêsu.

Page 306: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 306 of 793

. Hài Nhi này đến làm cho lòng mong đợi của riêng ông và dân tộc ông được mãn

nguyện; ông lên tiếng ngợi ca ơn lạ lùng Chúa đã ban cho chính ông, người trông

đợi cuối cùng của Giao Ước cũ, là được “bồng bế trên tay mình” hài nhi trưởng tử

của một thế giới mới mà ông đã hình dung ra.

. Rồi ngỏ lời trực tiếp với hài nhi, ông chào mừng con trẻ là “Đấng Mêsia” là “ơn

cứu độ” của Thiên Chúa, một ơn cứu độ vượt khỏi biên giới Israel và có liên can

tới mọi dân tộc, bởi lẽ hài nhi Giêsu này“là ánh sáng soi đường cho dân ngoại”.

. Ông kết thúc bài ca khi loan báo rằng nhiệm vụ trông đợi của ông đã đến hồi kết

thúc: “Giờ đây ông có thể ra đi an bình”.

. Những lời tiên tri của ông Simêon khiến cho cha mẹ Hài Nhi “ngạc nhiên”, đồng

thời cũng gây cho ông bà những thắc mắc đi đôi với sự hài lòng (xem dưới).

+ Thế rồi, sau khi chúc phúc cho cha mẹ Hài nhi, ông nói với Maria một lời tiên tri

đau buồn, tương phản với niềm vui được bày tỏ trong Bài Ca: “Này, người con của

bà đây...”. Ông loan báo cảnh“chia rẽ”, sẽ có sự chia lìa vì Đức Giêsu: những kẻ

ủng hộ Người thì Người sẽ là sức mạnh vực họ“chỗi dậy”; những ai chống đối

Người, thì Người khiến họ phải “vấp ngã”. Bởi lẽ, R.Meynet chú giải “Chúa

không áp đặt ơn cứu độ của Người cho ai cả; Người chỉ đưa ra, chỉ “dành sẵn cho

muôn dân”, cho mọi dân tộc cũng như cho Israel. Người chỉ kêu mời người ta đón

nhận trong tự do. Nhưng mọi người đều sẽ phải quyết định. Đức Giêsu không phải

là một chứng cứ không thể phi bác. Người là một dấu chỉ trước niềm tin và tự do

của con người. Nhiều người trong Israel sẽ từ chối Người, nhưng những người

khác sẽ chấp nhận đi theo Người. Nơi các dân tộc cũng thế thôi. Mọi người sẽ bị

phân rẽ, ngay cả giữa cha mẹ mình, ngay cả Đức Maria cũng sẽ phải chịu thử

thách ấy. Sự ngạc nhiên của cha mẹ Người là sự ngạc nhiên của lòng tin trộn lẫn

với những thắc mắc và sự hài lòng trước những biến cố bất ngờ này. Trước xì-

căng-đan của thập giá, lòng tin của Đức Maria cũng như của tất cả các môn đệ

đều sẽ phải trải qua cơn xâu xé dày vò” (“L'Evangile selon saint Luc - Analyse

rhétorique”, Cerf, trang 40).

- Và này đây một nhân vật khác, bà Anna, mà Luca gọi là “nữ ngôn sứ”. J.Potin

viết: ““Bà cũng là hình ảnh người phụ nữ thánh thiện của Kinh Thánh. Bà kết hôn

từ thuở niên thiếu, nhưng có lẽ chịu phận son sẻ, giống như bà mẹ của Samuen đã

Page 307: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 307 of 793

một thời hiếm muộn; bà ở goá để tưởng nhớ chồng, những ăn chay cầu nguyện, sớm

hôm thờ phượng Thiên Chúa trong Đền Thờ. Qua bà, cả một đoàn lũ đông đảo các

phụ nữ thánh thiện Israel đang dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì từ nay Người khởi sự

thực hiện việc giải thoát dân Người” ("Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, trang 95).

Phần cuối câu truyện không quên nhắc lại việc cha mẹ Đức Giêsu trung thành tuân

thủ Lề Luật. Rồi bằng ít lời vắn gọn, Luca tóm kết tất cả cuộc đời thơ ấu của Đức

Giêsu ở Nadarét như sau: “Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa

truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Nadarét, miền Galilê. Còn Hài Nhi, ngày

càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ơn nghĩa cùng

Thiên Chúa”.

Ơn khôn ngoan mà Hài Nhi được tràn đầy, chẳng bao lâu nữa người ta sẽ thấy biểu

lộ trong trình thuật tìm gặp lại con trong Đền thờ (Lc 2,46-47).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Một khởi đầu mới mong manh” (L. Sintas, trong “Parole du Dieu pour la

méditation et l'homélie. Năm B”, Médiaspaul, trang 22-23).

Để ghi nhớ việc tổ phụ Abraham hiến tế con đầu lòng cho Thiên Chúa, Luật truyền

cho mọi con trai đầu lòng phải được hiến dâng cho Chúa (...). Maria và Giuse tuân

thủ Luật Chúa truyền. Vì hai ông bà nghèo, nên dâng một cặp bồ câu non làm của

lễ.

Hôm nay nghi lễ hiến dâng này có một tầm mức thật là độc đáo. Nếu đúng là mọi

hài nhì ra đời đều là ơn huệ của Thiên Chúa mà mọi cha mẹ phải nhìn nhận và vui

mừng, thì điều đó càng đúng biết bao đối với trường hợp của hài nhi Giêsu. Không

ai trong số những người được trông thấy Maria và Giuse tiến vào Đền thờ hôm ấy,

hiểu được điều ấy. Các môn đệ, các thánh sử thực ra chỉ hiểu rõ điều này sau khi

Chúa phục sinh. Chỉ tới lúc ấy, các ông mới nhận ra sự cao cả lạ lùng của Đức

Giêsu, Đấng các ông đã sống kề cận trong ba năm qua. Sự cao cả lạ lùng đó Đức

Giêsu đã có từ lúc Đức Maria mang thai và sinh ra Người, dầu rằng lúc đó còn bị

che giấu. Chỉ sau biến cố phục sinh, các ông mới có thể viết Tin Mừng về thời thơ

ấu của Đức Giêsu và làm nổi bật được tính cách độc nhất vô nhị của Người.

Nơi bản thân ông Simêon, Luca như đọc được một bản tóm tắt toàn bộ mầu nhiệm

Page 308: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 308 of 793

ấy. Simêon là một con người được nhào nặn trong lòng tin của Israel. Nếu ông

được coi là một người công chính, thì điều đó có nghĩa là nơi ông, người ta gặp

được sự thánh thiện của những chính nhân đầy lòng tin. Ông giữ một vị trí chính

đáng trước mặt Thiên Chúa, trước lề luật của Thiên Chúa, cũng như trước mặt mọi

người. Bởi được viết sau biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống, nên Luca có thể

gọi đích danh nhiệt tình thúc đẩy ông Simêon lên Đền Thờ, là sức mạnh dun dủi

của Thánh Thần. Chúa Thánh Thần được giới thiệu ở đây như là sức mạnh duy

nhất kiến tạo nên dân Chúa, dẫn dắt dân trong lòng tin (...). Sự hiệp nhất sống động

giữa Cựu Ước và Tân Ước được biểu lộ ra bằng một biến cố. Một ông già mà cả

đời đã được nuôi dưỡng trong lòng tin của tổ phụ Abraham giờ đây tiến đến trước

Đấng Mêsia của lời hứa và được khao khát từ bao đời. Ông già ấy giờ đây ẵm bế

trên tay mình Đấng Mêsia kia và hát lên lời ca chúc tụng và tri ân Thiên Chúa:

Muôn lạy Chúa, giờ đây

theo lời Ngài đã hứa,

xin để tôi tớ này

được an bình ra đi (...).

Ông già ấy có thể qua đi. Vậy thì ngọn lửa thiêng kia phải được trao lại cho ai?

Trao cho một hài nhi bé bỏng. Điều này muốn nói lên rằng giai đoạn đầu mới lạ

này quả là mong manh bé nhỏ. Nước Thiên Chúa giống như một hạt giống dù là

loại hạt nhỏ nhất, nhưng vẫn hứa hẹn sẽ trở nên một cây to lớn. Nó cũng nói lên

tầm quan trọng của Thánh Gia trong vai trò được trao phó và gìn giữ hạt giống

mỏng manh kia. Quả là mong mang bé nhỏ khi toàn bộ thế lực sự ác sẽ ập đến tấn

công hạt giống ấy. Và ông Simêon cũng nói cho Maria hay một lưỡi gươm sẽ đâm

thấu tâm hồn bà. Cuộc khổ nạn đã có mặt ngay từ đây rồi. Phải, người ta sẽ chia rẽ

vì hài nhi này. Trẻ ấy sẽ làm cho nhiều người phải vấp ngã. Thực tế cho thấy hận

thù ghen thét dường như toàn thắng. Những thù địch của Đức Giêsu sẽ thắng được

Người. Họ sẽ kết tội và đóng đinh Người.

Tuy nhiên, cũng chính GIêsu ấy sẽ làm cho nhiều người được chỗi dậy. Phục sinh

đã được loan báo và ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ đem đến một cuộc phục hồi lớn

lao vô cùng. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn

dân.

Page 309: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 309 of 793

Đó chính là lý do khiến nữ ngôn sứ Anna, lúc ấy cũng tới nơi để cùng hát lên

những lời tán tụng Thiên Chúa với ông Simêon.

2. “Trung tín với Thần Khí” (Đức Cha L.Daloz, trong “Dieu a visité son peuple”;

Desclée de Brouwer, trang 21-22).

“Để chu toàn các điều Luật truyền, cha mẹ Đức Giêsu đem Người lên Đền Thờ

dâng tiến cho Thiên Chúa, và dâng của lễ nghèo hèn là “một đôi chim gáy hay một

cặp bồ câu non” dành cho việc thanh tẩy Đức Maria. Được Thần Khí thúc đẩy,

ông Simêon lên Đền Thờ gặp hai ông bà. “Ông Simêon là người đã được Thánh

Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng

Kitô của Đức Chúa”. Hoạt động của Thần Khí là sợi dây nối kết mọi hoàn cảnh

xảy ra khi Đức Giêsu giáng sinh. Công trình Thần Khí thực hiện thì sung mãn,

phong phú và hưng phấn. Câu truyện trong hai chương đầu của Tin Mừng Luca

mang dấu ấn rõ rệt về hoạt động của Thần Khí. Những biến cố luôn hàm ý về

tương lai, và người ta đã linh cảm được sứ mệnh phổ quát của Đức Giêsu. Những

nhân vật như Maria, Dacaria, Êlisabét, Simêon và nữ ngôn sứ Anna đều là những

người loan báo ơn giải thoát mà hạt giống đã được chôn vùi trong thế giới chúng

ta. Các ngài đều làm chứng rằng ơn cứu độ đã tới và hết sức vui mừng. Thần Khí

hoạt động dựa trên các ngôn sứ, Thần Khí ấy của Thiên Chúa tràn đầy vũ trụ, đến

thực hiện các lời hứa và ban ơn thông hiểu. Qua miệng ông Simêon, Thần Khí tỏ

cho thấy ánh sáng đang đi vào thế giới và Người Con của Đức Maria nắm giữ vai

trò quyết định. Người con ấy sẽ là dấu hiệu cho người ta chống đối, khi phanh phui

ra những tranh cãi của nhiều tâm hồn. Chúng ta hết thảy đều liên can tới điều mạc

khải này vì nó cũng phanh phui những tranh chấp trong lòng ta. Cũng Thần Khí ấy

của Thiên Chúa còn thâm nhập vào nơi sâu thẳm của bản thân ta và thúc đẩy ta,

phải nhận biết Đấng ban ơn cứu độ. “Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại”. ...

Chỉ mình Thần Khí mới có thể mở mắt ta đón nhận ánh sáng này. Như ông già

Simêon, như nữ ngôn sứ Anna, tâm hồn ta phải biết lắng nghe và nhạy bén với làn

gió âm thầm của Thần Khí. Như vậy, chúng ta mới có thể đón nhận Đức Kitô -

Ánh sáng.

Page 310: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 310 of 793

LỄ CHÚA HIỂN LINH

BỊ DÂN NGƯỜI TỪ CHỐI NGAY KHI MỚI SINH RA,

ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC DÂN NGOẠI TIN NHẬN LÀ VUA

KHẮP THIÊN HẠ.

(Mt 2,1-12)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Đọc lại dưới ánh sáng Phục sinh...

Luca đã thuật lại việc các mục đồng đến viếng thăm hang đá, bài tường thuật ấy ăn

nhịp với quan điểm lựa chọn người nghèo của ông. Về phần Matthêu, ông này kể

lại chuyến thăm viếng của các vị Đạo sĩ, bởi ngay từ những trang đầu của Tin

Mừng, họ đại diện cho những vùng đất xa xôi mà Đấng Phục Sinh sẽ sai các môn

đệ đến, trong lần gặp gỡ cuối cùng ở Galilê: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân

trở thành môn đệ...” (Mt 28,19).

Bên dưới cái bề ngoài có vẻ ngây ngô trẻ con kia, đoạn Tin Mừng về các vị Đạo sĩ

rất quen thuộc này thực ra đã được hình thành một cách tài tình, bằng một thứ nghệ

thuật ngôn ngữ biểu tượng hoàn hảo, và chứa đầy những ẩn dụ của Cựu Ước mà nó

hoàn tất: dưới ánh sáng của Phục sinh, tác giả Tin Mừng đã tìm về nguồn gốc lai

lịch của Đức Giêsu, cho chúng ta khám phá thấy dưới dạng còn mới tiềm ẩn,

những gì rồi đây sẽ hiện tỏ trọn vẹn trong cuộc đời và biến cố vượt qua của Người.

A.Marchadour lưu ý chúng ta: “Tác giả Kinh Thánh, không có bận tâm về tính xác

thực lịch sử như chúng ta ngày nay, là những kẻ đầu óc mang nặng chủ nghĩa thực

nghiệm. Nên nhớ tất cả những trình thuật về thời thơ ấu của Chúa đều được biên

soạn từ các dữ kiện xảy ra về sau, được đưa vào muộn màng sau này. Phải đọc lại

quá khứ dưới ánh sáng của hiện tại, tầm quan trọng của Kinh Thánh như là những

“lời tiên tri”, vẻ huy hoàng của biến cố vượt qua, tất cả đều tỏ cho thấy căn tính

đích thực của Đức Giêsu. Tất cả cho phép chúng ta hiểu rằng các trình thuật thơ

ấu đều đã được viết lại, và tính xác thực lịch sử không phải là bận tâm hàng đầu

Page 311: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 311 of 793

của tác giả Kinh Thánh” (“Les dossiers de la Bible”, số 44, tr. 5).

2. ... Một tường thuật sử dụng ý nghĩa biểu tượng của những đối lập:

Người đọc dễ dàng nhận ra được ngay hai phía đối lập nhau:

1. Phía thứ nhất có khung cảnh là đền thờ Giêrusalem, nơi triều đình của Hêrôđê.

- Các Đạo sĩ - có thể là những nhà chiêm tinh xứ Babylon, chuyên tìm đọc những

bí ẩn của những vì sao - đã lên đường đi Giêrusalem, trái tim của thế giới Do Thái,

để đến bái lạy “Đức Vua dân Do Thái”, bởi thấy sao của Người xuất hiện loan báo

(c.1 và 2).

- Tuy nhiên, để gặp được Đấng họ tìm kiếm, ngôi sao lạ kia không đủ. Các ông cần

đến sự trợ giúp của dân Do Thái và Kinh Thánh của họ.

Khi được các vị đạo sĩ đến hỏi, Hêrôđê và thành phần lãnh đạo tôn giáo ở

Giêrusalem quay sang tra cứu các lời sấm liên can đến Đấng Mêsia (c.3 và 6).

- Để trả lời cho các vị khách phương xa này, nhóm cầm quyền Do Thái đã chú giải

một cách chính xác lời các Ngôn Sứ, nhưng vẫn ở lại trong thành Giêrusalem (c.7

và 8).

2. Phía thứ hai ở tại Bêlem, nơi Đức Vua Giêsu đang chờ đón các vị đạo sĩ.

- Được Kinh Thánh chỉ dẫn lại, các vị đạo sĩ tìm thấy lại ngôi sao lạ. Lần này, nó

đưa các ông đến với Đấng Mêsia ở Bêlem (c.9 và 10).

- Đến nơi họ gặp được Chúa Giêsu và sấp mình bái lạy Người, rồi dâng tiến Người

những bảo vật quý giá nhất của xứ sở mình, đó là “vàng, nhũ hương và mộc

dược” (c.11).

- Hêrôđê thì chỉ nuôi những ý đồ giết người, nhưng không thành do sự can thiệp của

Thiên Chúa: “được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên các vị đạo sĩ đã

đi lối khác mà về xứ mình” (c.12).

Nếu phân tích kỹ hơn, người ta sẽ phát hiện thấy một bộ ba những cặp đối lập nhau

- một lời báo trước về khổ nạn - làm thành cái khung của câu chuyện:

1. Giêrusalem, trung tâm chính trị và tôn giáo, đã khước từ Đấng đến để hoàn tất

những lời hứa, đối chọi với Bêlem, nơi hạ sinh của Con Vua Đavid các ngôn sứ

từng loan báo.

2. Các đầu mục dân Israel (các thượng tế và kinh sư hợp thành Thượng Hội Đồng, cơ

Page 312: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 312 of 793

quan thẩm quyền đại diện cho Do Thái giáo) là những kẻ tự cho mình là hiểu biết

Kinh Thánh, nhưng lại tỏ ra bất lực không thể ra đi, rời bỏ khỏi nơi ở của mình là

Giêrusalem, họ đối chọi với các vị đạo sĩ ngoại giáo đã biết tìm kiếm, lên đường và

sau cùng đã tìm thấy. Trong lúc phía bên kia “bối rối, xôn xao” thì phía bên

này“mừng rỡ vô cùng”.

3. Hêrôđê, kẻ được tác giả gọi là “vua”, và là kẻ chỉ nơm nớp lo sợ cho ngai báu

của mình, đối chọi với Hài Nhi Bêlem, Đấng thật sự là vua: - Nơi Người đã ứng

nghiệm lời ngôn sứ Isaia 60 (bài đọc I), loan báo ngày mà dân ngoại lũ lượt tiến về

Giêrusalem, mang theo vô vàn châu báu để triều cống.

- Nơi Người đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Mica 5,1, nói đến Bêlem như là nơi sinh

của Đấng Mêsia:“Phần ngươi, hỡi Bêlem, nhỏ bé nhất trong hàng các bộ tộc

Giuđa. Chính tự nơi ngươi sẽ xuất hiện cho Ta, Vị có mệnh thống lĩnh Israel”.

- Nơi Người đã ứng nghiệm lời tiên tri của Balaam, một người ngoại giáo, trong

sách Dân Số 24, báo trước sẽ có một ngày xuất hiện “một ngôi sao mọc lên từ

Giacob”.

Như thế, qua nét tinh tế của bố cục và lối viết của mình, câu chuyện đã công bố

cho thấy căn tính nhiệm mầu của Đức Giêsu, loan báo sứ mạng của Người, báo

trước việc Người sẽ bị những đầu mục của dân Người chối từ, cũng như sự kiện

dân ngoại sẽ tìm đến với Hội Thánh. Tắt một lời, nói theo kiểu của Claude Tassin,

chúng ta đang có ở đây một thứ “Tin Mừng ở dạng thu nhỏ”.

Được đặt lại trong toàn bộ Tin Mừng của Matthêu, ý nghĩa của đoạn văn sẽ trở nên

sáng tỏ. Francois Brossier tóm tắt như sau: “Những kẻ đáng ra phải đón nhận

Đấng Mêsia do Thiên Chúa gởi đến, lại không nhận biết Người, bởi đầu óc chúng

đã ra cằn cỗi. Đang khi đó, chính những dân ngoại lại đón nhận và tôn thờ Người.

Sự chối từ nơi phần lớn dân Israel và thái độ đón nhận nơi dân ngoại, một chủ đề

sẽ bàng bạc trong khắp cả Tin Mừng, đó là điều đang được minh nhiên công bố ở

đây” (“Le Monde de La Bible”, số 85, trang 18).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Chúng ta có để mình được Phúc Âm hoá bởi chính Tin Mừng mà chúng ta

có bổn phận phải loan báo?” (L.Sintas, trong “Parole de Dieu pour la méditation

Page 313: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 313 of 793

et l'homélie”, Médiaspaul, tr. 27).

“Nơi chúng ta, là Giáo Hội, hôm nay, được ký thác một ánh sáng có khả năng soi

dẫn đường đi nước bước cho tất cả những ai đi tìm Đức Giêsu. Điều đó chẳng do

bởi nhân đức thánh thiện của chúng ta, cũng chẳng do bởi đời sống tốt lành hay

đức tin cá nhân của chúng ta. Tất cả chỉ vì đó là sứ mạng chúng ta đã nhận lãnh từ

nơi Đức Kitô. Những gì chúng ta phải loan báo không có cơ sở chân lý từ chính

bản thân chúng ta, nhưng duy nhất từ Đấng đã giao phó sứ mạng ấy cho chúng ta.

Sức mạnh của việc phúc âm hoá đến từ Thiên Chúa. Đừng chờ đến khi nào nên

thánh rồi mới thi hành nhiệm vụ. Một cách đơn sơ, khiêm tốn, chúng ta hãy để

mình được phúc âm hoá bởi chính Tin Mừng mà chúng ta có bổn phận phải loan

báo”.

2. Bạn có biết rõ câu chuyện về Balaam và con lừa của ông ta chưa? (H.Denis,

trong “100 mots pour dire la foi”, Desclée de Brouwer, tr. 71-72).

“Không có hang đá nào mà lại không có ngôi sao. Chẳng có lễ Hiễn Linh nào mà lại

thiếu vằng vì sao lạ ấy... Nhưng sự thực mà nói, bạn có biết rõ hay không câu

chuyện về Balaam? Người ta không biết đích xác nó xảy ra khi nào (sách Dân Số,

ch. 22-24), nếu không phải là vào khoảng giai đoạn cuối cuộc xâm nhập của Israel

vào Đất Hứa, không xa thành Giêricô bao nhiêu. Những người dân xứ Moab kinh

hoàng trước sức tiến của Israel. Họ tìm đến với một người tên Balaam nào đó, có lẽ

là một thầy bói, để nhờ ông ta trù ẻo cho Israel (vào thời đó, người ta còn tin vào

hiệu năng hầu như ma thuật của những lời trù ẻo).

Được Thiên Chúa can ngăn trong giấc mộng, lúc đầu Balaam từ chối, rồi sau đó lại

quyết định lên đường và cưỡi con lừa cái của mình. Thiên Chúa liền nổi giận và

hiện ra cho con lừa dưới dạng một Thần sứ với gươm tuốt trần cầm tay. Con lừa

tránh sang một bên đường và phóng xuống ruộng. Balaam đánh đập và hành tội

con vật. Nó lại chui vào một khúc đường trũng và hẹp, vô phương tới lui hay nhúc

nhích bên này bên kia. Con lừa đáng thương quỵ xuống dưới làn roi tới tấp. Lúc

ấy, Thiên Chúa cho nó mở miệng nói: nó trách móc Balaam đã đối xử với nó sao

quá tàn nhẫn. Phút chốc, Balaam nhìn ra được vị thần sứ với lưỡi gươm trần, ông

quì xuống sấp mặt bái lạy. Sau đó, ông được tiếp tục ra đi, nhưng với một điều

Page 314: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 314 of 793

kiện: chỉ được phép nói trước mặt các thù địch của Israel điều Thần sứ bảo nói!

Thế là cái ông Balaam của chúng ta xổ ra một tràng những lời chúc phúc cho

Israel: “Làm sao tôi sẽ trù ẻo kẻ Thiên Chúa không cho trù ẻo? Ai nào đếm được

số đông của Giacob và Israel? Một ngôi sao mọc lên từ Giacob và một vương

trượng xuất từ Israel sẽ đập tan Moab lẫn Eđom”.

Câu chuyện là như thế, trong đó có nói đến một con lừa biết nói, y như trong chuyện ngụ

ngôn của La Fontaine.

Đó cũng còn là lời loan báo trong trời đất về ánh huy hoàng của Đấng Mêsia: “Một

ngôi sao mọc lên từ Giacob”. Rồi đây chẳng bao lâu, các nhà đạo sĩ sẽ công bố cái

âm hưởng vang vọng khắp địa cầu của cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu. Từ nay,

trong Người, toàn thể nhân loại, đã được chúc phúc.

Tôi muốn nghĩ rằng ngôi sao của Noel bắt đầu từ chuyện một con lừa cái bị kiệt

sức và quỵ ngã, là kẻ đầu tiên nhận thức được tầm mức lớn lao của biến cố. Đúng

thế, nhân loại vừa được sinh ra dưới một ngôi sao tốt, ngôi sao của Đức Giêsu.

ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA Ở SÔNG GIÓC-ĐA-NÔ VÀ

CUỘC TỎ HIỆN CỦA THIÊN CHÚA

(Mc 1,7-11)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Đọc lại dưới ánh sáng Phục sinh...

Dưới ánh sáng Phục sinh, tác giả Tin Mừng ngược dòng thời gian trở về tới biến cố

Đức Giêsu chịu phép rửa. Cùng với sứ vụ của Vị Tiền Hô, biến cố này làm thành

phần “khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (1,1).

Ở đây, tác giả cho chúng ta khám phá trong một lúc sự hoàn tất những lời đã hứa

cho Israel, cuộc mạc khải về mầu nhiệm bản thân Đức Kitô, khởi đầu và lời loan

báo về sứ vụ của Người.

D. Jacquemin viết: “Được các thánh sử Tin Mừng kể lại ngay trước khi Đức Giêsu

Page 315: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 315 of 793

bắt đầu sứ vụ, bài tường thuật cho thấy từ nay phải hiểu toàn bộ cuộc đời công

khai của Đức Kitô dưới ánh sáng đó (nó chiếu rọi trước hào quang của Phục

sinh). Và rồi, trong lần hiển hiện đầu tiên của Thánh Thần này, trong cuộc xuất

đầu lộ diện của Con Thiên Chúa đến hiện diện giữa loài người này, người ta được

chứng kiến thời buổi cánh chung đã khởi đầu, triều đại Nước Trời đã khai

mở” ("Assemblées du Seigneur, số 12, trang 66).

2. ... Một biến cố hoàn tất những lời hứa xưa.

. Bài đọc Tin Mừng của ngày lễ Chúa chịu phép rửa hôm nay, được bắt đầu bằng một

màn “ra mắt” nhân vật Giêsu:

+ Hoạt động của Người được thuật lại bằng một công thức xem ra xa lạ nơi Máccô,

được vay mượn từ Cựu Ước. Nó có thể lấy từ đoạn ra mắt của Môsê, ở đầu sách

Xuất Hành: “Xảy ra là, vào những ngày ấy, Môsê lớn rồi, thì...” (Xh 2,11). Ngay

từ đầu, Đức Giêsu đã được giới thiệu như là Môsê mới.

+ Điều trớ trêu, Đức Giêsu đã không đến từ miền Giuđêa hay từ thành thánh

Giêrusalem, nhưng lại“từ Nazareth, miền Galilê”, một làng quê hẻo lánh thuộc

một vùng vốn bị thiên hạ coi rẻ. Bởi đó mới có câu: “Từ Nazareth, làm sao có cái

gì hay được” (x. Ga 1,46). Và Người đến như bao kẻ khác, để chịu phép rửa của

Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan.

. Máccô bỏ qua không nói đến cuộc trao đổi giữa Đức Giêsu và vị Tẩy Giả, cũng

như chi tiết việc Chúa dìm mình xuống sông Giođan. Bù lại, nhờ khả năng vận

dụng khéo léo và làm khơi lên phong phú những hình ảnh Kinh Thánh, ông đã

minh hoạ được điều mà cộng đoàn Kitô hữu sau này, dưới ánh sáng Phục sinh,

xem là đặc thù nơi biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa.

+ Cuộc tỏ hiện của Thiên Chúa xảy ra, tác giả Tin Mừng xác định rõ, “khi Đức

Giêsu vừa lên khỏi nước”. Nhận xét này, một lần nữa, có ý trình bày Đức Giêsu

như là Môsê mới.

Quả thực, theo J.Hervieux giải thích: “Người ta tìm thấy nơi sách ngôn sứ Isaia

một lời cầu tha thiết xin Thiên Chúa tái diễn lại những hành động cứu thoát như

thời Xuất Hành. Máccô được gợi hứng từ một đoạn trong sách đó có câu: “Đâu

rồi Đấng (Thiên Chúa) đã từng làm cho bước lên khỏi nước biển vị mục tử (=

Page 316: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 316 of 793

Môsê) chăn dắt đàn chiên của Người?”. Bởi đó chẳng phải ngẫu nhiên mà tác giả

Tin Mừng nói rằng chính lúc “vừa lên khỏi nước”, Đức Giêsu đã được nhận lấy

Thánh Thần. Đối với Máccô, Đức Giêsu chính là Môsê mới. Phép rửa Người chịu

là một cuộc vượt qua mới khỏi Biển Đỏ”(“L'Evangile de Marc”, Centurion, 1991,

trang 20).

+ Khác với Tin Mừng Matthêu, cuộc tỏ hiện ở đây xảy ra nhằm chính Đức Giêsu.

Nó gồm hiện tượng: các tầng trời xé ra, Thần Khí ngự xuống, và tiếng từ trời phán.

1. “Đức Giêsu liền thấy các tầng trời xé ra”. Theo truyền thống Do Thái, từ thời các

ngôn sứ cuối cùng thì các tầng trời, nơi Thiên Chúa ngự, đã khép lại rồi. Ngôn sứ

không còn nữa, nên mối liên lạc giữa Thiên Chúa và loài người cũng đã bị cắt đứt.

Bởi thế đến hôm nay, khi Người đáp lại tiếng van nài của vị Ngôn sứ trong cảnh lưu

đày khốn khổ: “A! Ước gì Ngài xé trời và ngự xuống”, thì đúng là một thời mới đã

mở màn, mối liên lạc đã được tái lập giữa Thiên Chúa và loài người.

Kiểu nói “xé ra” sau này chỉ trở lại dưới ngòi bút của Máccô vào giây phút Đức

Giêsu tắt thở trên thánh giá: “Bức màn trướng trong đền thờ bỗng xé ra làm hai từ

trên xuống dưới” (15,38). Điều đã được khai mở hôm nay trên dòng sông Giođan

rồi đây sẽ được hoàn tất mỹ mãn trên đồi Canvê: Đức Giêsu đã mở ra một lối đi

cho hết mọi người được tự do đến với Thiên Chúa.

2. “... Và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình”. Trước khi Đức

Giêsu đến, Thần Khí đã như bị dập tắt: Người không còn ngự xuống để tác động

thêm những ngôn sứ mới. Ở đây, Đức Giêsu vừa lên khỏi nước sông Giođan liền

thấy Thần Khí ngự xuống trên mình, chỉ định Người làm vị Ngôn sứ của thời đại

mới.

3. “... Lại có tiếng từ Trời phán rằng: Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng

về Con”. Thiên Chúa (trong thế giới Do Thái, Trời là một cách để gọi Thiên Chúa

mà tránh đụng đến Người) chứng thực cho sứ mạng của Đức Giêsu: Người không

chỉ là một ngôn sứ như bao ngôn sứ khác, bởi ở đây Thiên Chúa đã nói với Người

những lời mà ngoài Người ra chưa từng nói với ai. Những lời này có tầm mức vô

Page 317: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 317 of 793

cùng quan trọng, chúng hoạ lại và đồng thời làm sáng tỏ ý nghĩa hoàn tất của một

số câu nói trong Cựu Ước:

- Hoạ lại một câu trong Thánh vịnh 2: “Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã

sinh ra Con” (c.7), mà truyền thống Do Thái vốn đọc lên như lời sấm về Đấng

Mêsia. Ngay từ những trang đầu của Tin Mừng, Đức Giêsu đã được tuyên phong là

Vua Cứu Thế thuộc dòng tộc Đavid, là Đấng Kitô của Thiên Chúa.

- Hoạ lại câu nói được nhắc đi nhắc lại đến 3 lần trong Sách Sáng Thế 22, lúc

Ápraham vì vâng lệnh truyền của Thiên Chúa, toan hạ tay sát tế Isaac, đứa con của

lời hứa, “đứa con yêu dấu” của ông. Đức Giêsu được xem như một Isaac mới,

khác chăng là Người đã không thoát khỏi cái chết.

- Sau cùng, hoạ lại nhiều từ trong Isaia 42,1, Đức Chúa phán bảo cùng Người Tôi

Tớ: “Này đây Tôi Tớ của Ta, kẻ Ta nâng đỡ, Người Ta đã chọn và hồn Ta sủng

mộ”. Giống như Người Tôi Tớ đó, Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa hằng một niềm

dấu ái và Thần Khí ngự xuống dư đầy, nay được sai đi thi hành sứ mạng là trở

nên “ánh sáng các nước”, “mở những mắt mù loà”, “đưa tù nhân ra khỏi nhà lao,

khỏi ngục thất dân cư bóng tối” (Is 42,6-7). Và cũng cùng một thân phận với

Người Tôi Tớ được vị ngôn sứ loan báo trên, Chúa sẽ phải thực hiện sứ mạng ấy

qua con đường tự hạ, và khổ đau.

3. ... Và mở ra sứ mạng sẽ tới:

Như vậy, ngay từ trang đầu tiên của Tin Mừng Máccô, tất cả đã cho thấy một tấn

kịch đang được mở màn. Tuy nhiên, mọi sự chỉ mới ở mức độ nói xa nói gần, nói

dè dặt, gần như còn cần phải giữ kín đáo, để vạch ra một cái hướng cho những gì

cần phải được khám phá trong suốt bản văn.

Jacques Hervieux kết luận: “điều hiển nhiên là, đối với Máccô, phép rửa Đức

Giêsu chịu không phải nhằm tẩy sạch những tội lỗi mà Người không hề phạm. Đó

chính là tín hiệu khởi hành, là trái giao banh cho sứ mạng mà Thiên Chúa ký thác

cho Đấng được gọi là “Mêsia”, và là “Con Thiên Chúa” (theo nghĩa mạnh của

niềm tin Phục sinh).

Đức Giêsu quả là Sứ Giả đặc biệt của Thiên Chúa để thiết lập Vương Quốc của

Người. Từ giây phút này, Người đã có thể vào cuộc để thực hiện sứ mạng ấy”.

Page 318: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 318 of 793

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Đức Giêsu, Người Con Chí Ái của Chúa Cha. (Mgr. Daloz, trong “Qui donc

est-il?”, Desclée de Brouwer, tr. 11).

“Đức Giêsu, kẻ xuất thân từ làng Nazareth ấy, là Con Thiên Chúa, đó không chỉ là

một định nghĩa hay một danh xưng mà thôi đâu. Đó là một liên hệ tình yêu, một

mối dây “gia đình”. Tiếng Chúa Cha đã vang lên trìu mến: “Con là Con yêu dấu

của Cha, Cha hài lòng về Con”. Đúng là một khẳng định của tình yêu Đức Giêsu

vừa là con người xuất thân từ Nazareth, vừa đồng thời là Đấng sống mật thiết với

Chúa Cha trên trời: Các tầng trời xé ra, và Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống

trên Người. Đây mới thực là “mầu nhiệm của Đức Giêsu”, mà người ta chẳng bao

giờ khám phá cho cạn, suy cho thấu. Mầu nhiệm của một đời người hoàn toàn cho

tình yêu, tràn đầy Thần Khí. Cuộc đời của Đức Giêsu ngay từ ban đầu đã được xác

định qua tương quan với Chúa Cha và với Thần Khí. Đó chính là mấu chốt thâm

sâu nhất của bản thân Người. Đức Giêsu được giới thiệu cho chúng ta qua lời xác

nhận yêu thương của Chúa Cha. Đây là danh thiếp của Người: “Con Chí Ái của

Cha”.

2. “Hội Thánh và những anh chị em tân tòng hôm nay” (Guy Cordonnier, trong

“Pastorale sacramentelle. Points de repères”, Cerf, trang 138-139).

“Kitô giáo, xét như là một hiện tượng xã hội học, ngày nay đang trên đường bị xoá

sổ. Trào lưu ngoại giáo cổ lại như đang tìm cách trở lại với khoa chiêm tinh, các

giáo phái, ma thuật, bói toán, các thầu gu-ru vv... Không còn những khuôn mẫu, mọi

cơ chế bị đặt lại vấn đề, nỗi thèm khát để có nhiều, biết nhiều, xu hướng ngày càng

nghiêng về những cảm nghiệm tức thời và hời hợt... đó là những dấu đậm nét trên

thời đại của chúng ta hôm nay, và người Kitô hữu đôi khi không biết làm sao để tìm

thấy lại được chân tính của mình trước nền văn minh hiện đại. Giữa lòng một xã hội

như thế, những tín hữu Kitô chúng ta có bổn phận phải làm chứng về các giá trị Tin

Mừng. Họ được mời gọi đừng co cụm lại trong thế giới của mình, nhưng hãy tham

gia vào số phận chung của nhân loại và khám phá những dấu chỉ của Nước Trời

khắp nơi. Những dấu chỉ đó vượt xa biên giới hữu hình của Hội Thánh: Nước Thiên

Page 319: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 319 of 793

Chúa phải chăng hôm nay đang hiện diện ở bất cứ nơi nào có tình yêu bày tỏ, có

công lý ngự trị, có sự quan tâm thương mến những người nghèo?

Thời buổi hiện đại hôm nay là một thời cơ tốt cho Hội Thánh, đang chịu thách đố

để trả lời cho những vấn nạn và khát vọng mới. Những người trưởng thành mới

chịu phép Rửa Tội, trong lúc gắn bó với môi trường sinh sống của mình, trở nên

một thứ nhịp cầu nối liền môi trường ấy với Hội Thánh. Họ đã am hiểu những gì ở

trong thế giới chưa-có-đức-tin, nên họ nói với chúng ta: “Xin quí vị đừng bỏ quên

những người chưa được rửa tội, những người đã bỏ đạo, những người ở vị trí vòng

ngoài của Hội Thánh. Làm sao để loan báo Tin Mừng cho họ bây giờ?”.

Những câu hỏi như thế phải giúp chúng ta trở về với điều được xem là hiển nhiên

nơi các hiểu biết và thực hành của chúng ta trong Hội Thánh. Chúng hoà hợp

những điều đó nơi các anh chị em “mới trở lại”, tức là những người quay về lại

với Hội Thánh sau một thời gian đoạn tuyệt ít nhiều lâu dài, với nơi một số đông

các Kitô hữu nhạy bén với thế giới hôm nay: làm sao đễ hội nhập đầy đủ vào trong

Hội Thánh như hiện nay? Làm sao chất vấn, thậm chí thúc đẩy Hội Thánh đáp ứng

được nhiều hơn sứ mạng của mình?

Những anh chị em tân tòng chỉ là số nhỏ, nhưng sự hiện diện của họ mang nặng ý

nghĩa. Việc tiếp nhận họ có liên can đến mức độ phong phú thiêng liêng của Hội

Thánh. Các giáo đoàn của chúng ta có ý thức đầy đủ điều đó? Sự kiện những người đã

lớn ngoài Kitô giáo tìm đến với Đức Tin còn là một hiện tượng quá mới mẻ để chúng ta

có được một mục vụ đặc biệt cho họ. Đây đó đã có vài sáng kiến trong một số giáo

phận, nhưng người ta vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm”.

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN

- TỪ LỜI CHỨNG CỦA GIOAN TẨY GIẢ

ĐẾN CUỘC GẶP GỠ VỚI ĐỨC GIÊSU.

- TỪ CUỘC GẶP GỠ VỚI ĐỨC GIÊSU

ĐẾN LỜI CHỨNG CỦA NHỮNG MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN

(Ga 1,35-42)

Page 320: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 320 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ lời chứng của Gioan đến cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu:

- Người đọc có thể nhận ra ngay những điểm dị biệt so với bài tường thuật về ơn

gọi của các môn đệ đầu tiên nơi các Tin Mừng Nhất lãm.

. Theo sự trình bày của Gioan, các môn đệ đầu tiên, những con người sẽ tập hợp

thành cái nhân ban đầu, của nhòm Mười hai, quả là dân gốc gác xứ Galilê. Nhưng

câu chuyện họ được Chúa gọi ở đây lại không xảy ra ở ngay tại Galilê, bên bờ hồ

nào đó thuộc miền ấy, mà lại ở bờ sông Giođan nơi họ từng theo làm môn đệ của

Gioan Tẩy Giả.

. Cũng vậy, trong lúc nơi các Tin Mừng Nhất lãm, lời kêu gọi của Chúa mặc hình

thức một lệnh truyền: “Các anh hãy theo tôi”, thì ở đây, hai môn đệ đầu tiên, là

Anrê và chắc là Gioan, con ông Giêbêđê, lại được khởi động bởi lời chứng của

Gioan Tẩy Giả: “Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, tác giả Tin Mừng viết, ông lên

tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Lời chứng xác nhận các điều đã hứa xưa,

nay đã được thực hiện nơi Đức Giêsu. Rồi thánh sử Gioan tiếp ngay: “Hai môn đệ

nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu” ("đi theo”, trong ngôn ngữ Kinh Thánh có

nghĩa là: làm môn đệ).

- Tuy nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của lời chứng ông Gioan trong quá trình gặp

gỡ Đức Giêsu, tác giả Tin Mừng thứ tư cũng quan tâm không kém đến tư cách chủ

động của Chúa trong suốt bài tường thuật.

. Chính việc Đức Giêsu “đi ngang qua” đó là cơ hội để Gioan Tẩy Giả làm

chứng: “Đây là Chiên Thiên Chúa”.

. Chính Người đã “quay lại”, thấy hai môn đệ của Gioan đi theo mình, mới

hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Câu hỏi này là lời nói đầu tiên của Đức Giêsu trong

Tin Mừng Gioan. Cũng một câu hỏi tương tự như thế sẽ là lời đầu tiên Đấng Phục

Sinh sau này nói với Maria Mácđala: “Bà tìm ai?”. Câu hỏi đó đã gợi lên cho hai

người môn đệ ý thức rõ điều thực sự họ đang tìm kiếm, và đồng thời mời gọi chính

chúng ta là những độc giả Tin Mừng hôm nay, biết đặt mình trước mặt Chúa, để

làm sáng tỏ ý nghĩa sau cùng của cuộc hành trình nội tâm của chúng ta.

Anrê và người bạn kia đáp lại bằng cách hỏi Chúa: “Thầy ở đâu?”. Câu hỏi vượt xa

Page 321: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 321 of 793

chuyện đơn giản chỉ liên can đến nơi ăn chốn ở của Chúa, nó đã hướng tới đời sống

thân mật của Đức Giêsu với Chúa Cha.

. Và chính Đức Giêsu mời gọi các ông: “Đến mà xem”. Lời mời không chỉ là đến

tham quan cho biết chỗ Người chọn làm nhà ở, mà là đi vào một cuộc gặp gỡ thiết

thân với Người, là biết Người một cách thâm sâu hơn, là “kiểm nghiệm bằng mắt

thấy tai nghe, bằng con người xương thịt, cái thực tại lịch sử sẽ làm nền tảng cho

đức tin” (x: P.E Jacquemin, “Assemblées du Seigneur”, số 33, trang 57). Chúng ta

đọc thấy nơi 1Ga 1,1-3: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt,

điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến... Chúng tôi loan

báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi”.

2. Từ cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu đến lời chứng của các môn đệ:

- Thế là có một cuộc gặp gỡ: “Họ đã đến xem chỗ Người ở, thánh sử viết tiếp, và ở

lại với Người ngày hôm ấy”.

. A.Marchadour ghi nhận: “Cuộc gặp gỡ được bao trùm trong một bức màn kín

đáo, đem đến cho bài tường thuật một chiều kích vừa mầu nhiệm vừa sáng tỏ: từng

người tín hữu chúng ta, đều được mời gọi thực hiện cùng một bước đi

ấy” (“L'Evangile de Jean”, Centurion, trang 48).

. Việc láy đi láy lại động từ “ở (lại)” (“demeurer”) lôi kéo chú ý của người đọc đến

một yếu tố cốt thiết. A. Marchadour nhận xét thêm: ““Ở (lại)” trong Tin Mừng của

Gioan, vẫn theo tác giả trên, là một thuật ngữ thần học chỉ sự hoàn tất trong Đức

Tin, sự gắn bó trọn vẹn vào Đức Giêsu... Đó là những bước đi đúc kết nên Đức Tin:

đi theo Đức Giêsu, đến xem chỗ Người ở, ở lại với Người” (Sđd, trang 47).

- Đàng khác, tác giả Tin Mừng dừng lại lâu để mô tả cái phản ứng dây chuyền phát

sinh từ cuộc gặp gỡ ấy với Đức Giêsu.

. Anrê gặp em mình là Simon, và dẫn ông này đến gặp Đức Giêsu, người mà ông

xưng là “Đấng Mêsia”. Và rồi Đức Giêsu đặt cho ông em này một tên mới, mang

ý nghĩa tượng trưng, cái tên công bố và biểu lộ ơn gọi rất riêng của ông ta, giữa

hàng ngũ các môn đệ: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là

Kêpha (tức là Phêrô)”.

Theo truyền thống Nhất Lãm, Anrê và Simon cả hai được Đức Giêsu kêu gọi cùng

Page 322: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 322 of 793

một lần. Theo Gioan, Simon đến gặp Đức Giêsu qua trung gian giới thiệu của anh

mình; một cách nào đó ông là “kẻ đến sau”. Tuy nhiên điều đó không phủ nhận chút

nào vị thế hàng đầu của Simon trong nhóm các môn đệ, bởi chính ông này, theo

tường thuật của Tin Mừng thứ tư, là người được vinh dự Đức Giêsu ngỏ lời riêng

đầu tiên.

. Sau đó, Đức Giêsu gặp Philípphê và nói: “Anh hãy theo tôi” (Philípphê là người

Bétxaiđa, đồng hương với Anrê và Phêrô). Và Philípphê lại tiết lộ với

Nathanaen: “Đấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp:

đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nazareth” (c.45).

Cứ như thế, theo lối diễn tả của X.Léon-Dufour, “ngọn lửa loan tin được chuyền

đi, từ người này sang người khác” (“Lecture de l'Evangile selon Jean”, tập 1,

Seuil, trang 185). Phải chăng cũng chính nhờ lời chứng của các môn đệ đầu tiên đó

mà biết bao tín hữu khác, đến lượt mình, cũng đã gặp gỡ được Đức Giêsu, là Đức

Kitô? Làm sao Anrê và người bạn kia của ông đã phát hiện được Đấng Mêsia, nếu

không nhờ Gioan Tẩy Giả? Simon Phêrô cũng thế, nếu không có anh mình là

Anrê? Và cả Nathanaen, nếu không có Philípphê? Đến lượt chúng ta cũng vậy,

chúng ta sẽ chẳng bao giờ lãnh nhận được Đức Tin nếu không nhờ sợi dây chuyền

vĩ đại móc nối chúng ta với những môn đệ đầu tiên ấy.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Những cuộc gặp gỡ đầu tiên” (Mgr. L.Daloz, “Nous avous vu sa gloire”,

Desclée de Brouwer, trang 28-30).

“Tin Mừng thứ tư không hề mô tả cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và ông Gioan Tẩy

Giả. Không một lời trao đổi nào giữa hai vị được thuật lại. Gioan nhìn thấy Đức

Giêsu, giới thiệu Đức Giêsu, nói về Đức Giêsu. Ông là nhân chứng, là bạn, là tiếng

nói. Điều ông phải nói, ông đã học được từ Đấng sai ông. Ông không phải là môn

đệ của Đức Giêsu. Ông là vị tiền hô. Sau ông, sau Đức Giêsu, là một thời mới đã

khởi đầu. Sau phép rửa trong nước, là phép rửa trong Thánh Thần. Gioan vừa là kẻ

được chiêm ngưỡng cái thực tại mới mẻ, như ông Môsê được từ xa nhìn thấy Đất

Hứa, vừa đồng thời là người hướng mọi người về đó, bằng cách giới thiệu Đức

Giêsu: “Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên

Page 323: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 323 of 793

Chúa”. Lời nói của Gioan tác động ngay trên các môn đệ: Các ông đi theo Đức

Giêsu. Gioan phải có được một sức mạnh từ bỏ lớn như thế nào để có thể sẵn sàng

gởi chính những môn đệ của mình đến với Đức Giêsu. Ông không chỉ đã dọn

đường cho Chúa, mà còn đã dọn lòng những con người, để họ biết Chúa và theo

Chúa. Ngay khi vừa tiếp nhận những môn đệ của Gioan, Đức Giêsu khai trương sứ

mạng của Người. Mẩu đối thoại thật ngắn gọn, dứt khoát: “Các anh tìm gì thế? -

Thưa Rápbi, Thầy ở đâu? - Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại

với Người ngày hôm ấy. Tác giả xác định giờ giấc của cuộc gặp gỡ ban đầu ấy:

Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. Như vậy, bước thứ nhất của những kẻ sau này sẽ

là tông đồ và nhân chứng của Đức Giêsu là nhận biết Người, đi theo Người, ở lại

với Người. Vấn đề trước hết không phải là đi đâu và làm gì. Điều này vẫn luôn

luôn đúng cho chúng ta. Đức Giêsu là Đấng đến để hoàn tất công việc mà Chúa

Cha đã giao phó cho: Người loan báo Nước Trời, Người chết cho mọi người,

Người cứu chuộc qua mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Trước tiên, chúng ta cần

phải bước vào Nước ấy, phải nhận biết Đức Giêsu, phải làm môn đệ của Người.

Rồi sau đó chúng ta mới sẽ là nhân chứng của Người. Nếu chúng ta tưởng rằng

chính chúng ta sẽ ra đi cứu độ thế gian thì coi chừng lầm to. Chỉ có một Đấng Cứu

độ là Đức Giêsu. Không ai có thể làm chứng nhân nếu trước hết không là môn đệ.

Dù sao, cuộc gặp gỡ ban đầu này đã mau chóng dẫn đến hành động làm chứng đầu

tiên: Anrê đi gặp em mình trước hết: Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia. Câu nói nghe

thấy đơn giản làm sao! Chúng ta không còn được nghe thấy âm thanh cảm xúc có

thể đã dâng trào trong cõi lòng người thanh niên Do Thái dám thốt lên lời đó. Đấng

Mêsia, niềm khát vọng của Israel... Thánh sử Gioan cho phép chúng ta cảm thấy

điều lạ lùng trong việc Đấng Messia đọc được điều thầm kín trong lòng con người,

và ngay từ giây phút đầu đã ghi dấu đậm đà trên cuộc đời những kẻ Người gọi.

Đức Giêsu nhìn Simon và nói:“Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là

Kêpha tức là Phêrô”. Đức Giêsu luôn biến đổi những ai đến với Người. Người đặt

cho họ một tên mới. Người trang bị cho họ đủ khả năng để nhận lãnh sứ vụ mà

Người sẽ sai thực hiện.

Cả ba người môn đệ đầu tiên đều đến với Đức Giêsu nhờ sự dẫn dắt của một người

khác. Điều đó có thường xảy ra cho chúng ta? Có được bao nhiêu người trên

Page 324: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 324 of 793

đường đời đã giúp chúng ta nhận ra Đức Giêsu...?”.

2. “Khởi đầu của một cuộc phiêu lưu lạ lùng” (F.Deleclos, trong “Prends et

mange la Parole”, Centurion-Duculot, trang 131-132).

Có những phút giây hay những lần gặp gỡ mà người ta không bao giờ quên được.

Đó là những khoảng khắc của ánh sáng hay của sự đồng cảm sâu xa sẽ mãi mãi ghi

dấu và định hướng cuộc đời con người.“Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười...”. Năm

mươi năm về sau, Gioan còn nhớ chính xác cái ngày hôm đó, khi cùng với ông bạn

Anrê, ông đã được nghe tiếng người anh em bà con với Thầy mình đặt câu

hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Đó chính là khởi đầu của một cuộc phiêu lưu lạ lùng.

Cuộc đời của các ông từ đây sẽ rẽ sang một khúc quanh mới, một hướng đi mới

(...).

Bắt gặp một cái nhìn qua đó biểu lộ cả một con người. Cảm nghiệm được nhìn

nhận, được tôn trọng và được kêu gọi. Cảm thấy được trở thành chính mình và trở

nên khác, được lớn lên và tiếp tục vươn lên thêm mãi. “Thầy ở đâu? Đến mà

xem”. Họ đi theo và đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc

đó vào khoảng giờ thứ mười. Tất cả chỉ đơn giản thế thôi và gây ngỡ ngàng biết

bao.

“Các anh tìm gì thế?”. Câu hỏi hệ trọng ấy không chỉ đặt ra cho những “hiện

tượng hiếm hoi” trong trời đất, hay cho những nhân vật xuất chúng. Nó được dành

cho tất cả chúng ta. Nó không chỉ khai sinh ra các bậc ngôn sứ và các vị thánh

được tôn phong, nhưng chủ yếu mọi người tín hữu.

Ngày hôm nay, trên khắp mọi nẻo đường trần gian, chúng ta vẫn có thể giáp mặt

với Đức Giêsu khi Người đi ngang qua giữa chúng ta, như xưa Người đã “đi ngang

qua” giữa các môn đệ bên bờ sông Giođan.

Đức Giêsu không bao giờ ép uổng, không bao giờ giăng bẫy rình bắt ai. Người

chẳng hề làm áp lực, cũng không tìm cách mê hoặc dụ dỗ người nào. Người ta vẫn

có thể đi sát một bên Người mà không hay không biết, vẫn có thể thấy Người mà

không buồn nhìn theo. Có khi chúng ta phải cần đến cái nhìn hay lời khuyên của

một ai khác, của ai đó thì thầm bên tai: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Tuy nhiên chỉ

có những người nào biết tìm kiếm và khao khát chân lý và tình yêu thật mới có thể

Page 325: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 325 of 793

nắm bắt, mới có thể lay động và lắng nghe. Ngoài ra còn phải có thái độ sẵn sàng

để đi theo Người và đến mà xem.

Đức Tin chớm nở từ lời hỏi đáp: “Thầy ở đâu?”. Thế là bắt đầu cuộc trao đổi với

Chúa. Con người còn cần phải đi theo Người, đồng hành với Vị Thầy và ở lại với

Người để hiểu biết thêm”.

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

ĐỨC GIÊSU KHỞI ĐẦU SỨ VỤ Ở GALILÊ

VÀ KÊU GỌI NHỮNG MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN

(Mc 1,14-20)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Vừa bắt đầu sứ vụ ở Galilê

+ Ngay sau khi thuật lại biến cố Chúa chịu phép rửa trên sông Giođan (Mc 1,4-11),

Chúa chịu cám dỗ trong hoang địa (Mc 1,12-13: Chúa nhật I Mùa Chay), tác giả

Tin Mừng Máccô đề cập đến việc Đức Giêsu khai trương sứ vụ của Người ở

Galilê. Hai câu 14 và 15 tuy ngắn ngủi, nhưng có nội dung hết sức cô đọng: xác

định thời gian và nơi chốn của biến cố, đồng thời cho thấy ý nghĩa quan trọng của

nó, đó là khoảng khắc bản lề trong chương trình thực hiện kế hoạch của Thiên

Chúa.

- Câu chuyện diễn ra “sau khi ông Gioan bị nộp”. Tác giả có ý nêu bật mối dây

liên tục giữa sứ vụ của Đức Giêsu và sứ vụ của Gioan, và hé mở cho thấy số phận

mà thiên hạ dành cho Đức Giêsu cũng chẳng khác gì số phận của vị Tiền Hô.

- Câu chuyện xảy ra “tại Galilê”. Một vùng đất ở bên lề, mà nội tên gọi cũng có

nghĩa như thế: “Miền đất của dân ngoại”, “Ngã tư đường của lương dân”, nghĩa

là một tỉnh biên giới, một khu vực xôi đậu giữa Do Thái và dân ngoại. Được nhắc

tới 12 lần trong Tin Mừng thứ hai này, địa danh Galilê đóng vai trò biểu tượng:

chính nơi đây Đức Giêsu sẽ xây dựng nên “trung tâm truyền giáo” của Người.

Chính từ xứ sở này, vốn bị người ở Galilê và Giêrusalem miệt thị, mà Chúa sẽ

Page 326: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 326 of 793

chọn làm địa bàn hoạt động ưu tiên của Người, đúng như lời sấm nơi Isaia 8,23

đến 9,1: “Dân đi trong tăm tối đã thấy một ánh sáng lớn. Trên những kẻ ở xứ âm

u, một ánh sáng đã rạng ngời”.

- Ở đây, thánh sử Máccô viết, Đức Giêsu rao giảng “Tin Mừng của Thiên Chúa”;

Nói cách khác, Người loan báo ơn Cứu độ đến từ Thiên Chúa, đó chính là “Tin

Mừng” mà các tông đồ đến lượt mình sau này, khi Chúa đã sống lại, sẽ nhận lãnh

sứ mạng phải rao giảng (x: 1Tx 2,8).

. “Thời kỳ đã mãn”, tác giả viết tiếp, kế hoạch của Thiên Chúa đã được nên trọn

vẹn nơi Đức Giêsu: Người là Đấng Mêsia sẽ hướng dẫn lịch sử tới cùng đích của

nó.

. “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần”: Niềm hy vọng của Israel nay đã được toại

nguyện quá mức mong đợi. Với Người, Đức Giêsu, Thiên Chúa đã đích thân hành

động, Triều Đại của Người đang kề bên: Thực sự, theo lối nói tuyệt vời của

Origêne, nào Đức Giêsu chẳng phải là “Triều-Đại-Thiên-Chúa-bằng-xương-bằng-

thịt?”.

Sứ điệp của Chúa kết thúc bằng một lời tha thiết kêu gọi mọi người ăn năn sám hối

để đón nhận niềm hạnh phúc trong đức tin: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin

Mừng”. Vào giai đoạn khởi đầu sứ vụ ở Galilê này, Đức Giêsu là Đấng loan báo

Tin Mừng. Nhưng rồi đây, qua cuộc đời, cái chết và cuộc Phục sinh của Người,

Người sẽ lại chính là đối tượng loan báo của Tin Mừng ấy.

2. Đức Giêsu đã kêu gọi các môn đệ đi theo Người:

Ở đây có một sự khác biệt rõ rệt với cảnh Chúa kêu gọi các môn đệ đầu tiên được

mô tả dưới ngòi bút của thánh sử Gioan, trong bài Tin Mừng Chúa nhật vừa qua;

khác biệt nơi khung cảnh, khác biệt ở giọng văn lẫn nội dung. J.Potin đưa ra giả

thuyết, và P.E. Boismard trong “Jésus, un homme de Nazareth” (Cerf, 1996) cũng

cùng quan điểm: “Chúng ta đã thấy, theo Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu đã có lần

gặp gỡ với các ông Phêrô, Anrê và Gioan ở bờ sông Giođan. Dường như cảnh xảy

ra bên bờ hồ này trình bày lần kêu gọi dứt khoát cho vài người được tuyển chọn

đích danh. Các ông không đứng lên đi theo một kẻ chưa quen đâu, nhưng là một

Đấng mà họ đã bắt đầu đón nhận sứ điệp”(“Jésus, l'histoire vraie”, Centurion,

Page 327: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 327 of 793

trang 241).

Chỉ với bốn câu viết, Máccô trình bày ở đây việc kêu gọi những môn đệ đầu tiên

dưới hình thức hai mẩu chuyện được đặt song song với nhau, rập một khuôn như

nhau, cùng lấy lại lược đồ truyền thống của những câu chuyện Kinh Thánh về ơn

gọi, đặc biệt câu chuyện ông Êlisa được ngôn sứ Êlia kêu gọi, trong I Các Vua

19,19-21. Ở đây, Máccô nhấn mạnh hai điểm, một mặt là vai trò chủ động từ phía

Đức Giêsu trong ơn gọi; mặt khác, tính chất triệt để nơi lời đáp trả ơn gọi.

- Đức Giêsu “đi dọc theo biển hồ Galilê”. Người đang trên đường đi, bởi sứ mạng

luôn thôi thúc.

- Người để mắt chú ý hai ngư phủ trên biển, “ông Simon và người anh là ông Anrê

đang quăng lưới xuống biển”. “Các anh hãy theo tôi, Người bảo họ, tôi sẽ làm cho

các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”.

. “Đi đằng sau Thầy”, “theo Thầy”, đó chính là ý nghĩa của từ “môn đệ”. Làm

môn đệ Đức Giêsu là dấn thân đi theo Người, dù tới đâu thì tới. Theo gương

Simon, kẻ được gọi là đầu tiên ở đây, và người anh là Anrê, cũng như Giacôbê và

người em là Gioan, là những người chỉ thực sự theo Đức Giêsu khi các ông loan

truyền Tin Mừng đến cho lương dân và lúc các ông hy sinh mạng sống vì Đức

Giêsu và vì Tin Mừng.

. Về phần câu “lưới người như lưới cá”, đó là một lối nói chơi chữ, xem ra lạ tai đối

với người tây phương, cũng chẳng kém giàu ý nghĩa. Cần phải hiểu rằng, đối với

người Do Thái, biển sâu chính là nơi qui tụ những mãnh lực của sự dữ và sự chết.

Đức Giêsu ở đây được khẳng định như là Đấng đến để lôi kéo loài người anh em của

Người thoát khỏi những mãnh lực của sự dữ và sự chết ấy. Và nếu Người“có ý

tuyển chọn các ngư phủ làm những môn đệ đầu tiên, P.E. Boismard giải thích, là bởi

vì Người thấy được mối liên hệ biểu tượng giữa nghề nghiệp hiện nay của họ và sứ

mạng mà Người sẽ giao cho họ sau này: đó là “đánh bắt” những con người để đem

họ vào trong Nước Thiên Chúa mà Người đã đến để thiếp lập nên” (Sđd, trang 37),

để dẫn đưa họ từ cõi chết sang cõi sống.

. Thái độ đáp trả phải mau mắn và vô điều kiện: “Lập tức, các ông bỏ chài lưới mà

đi theo Người”.

Từ nay, theo Tin Mừng Máccô, ngoại trừ giờ Khổ Nạn, Đức Giêsu không còn cô

Page 328: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 328 of 793

độc một mình, nhưng luôn luôn “có các môn đệ cùng đi theo” (Mc 1,21; 1,29),

những kẻ sau này sẽ là nhân chứng về việc Người đã làm.

Đây quả là một bài tường thuật đầy tính linh hoạt, nó cho chúng ta cảm tưởng như

những sự kiện cứ dồn dập xảy tới. Nó có vẻ giống như “khúc mở đầu” của một bộ

phim sẽ diễn ra qua suốt cuốn Tin Mừng. Đức Giêsu là Đấng đã đi bước trước, và

lời Người kêu gọi đã hoàn toàn lay chuyển được các môn đệ, khiến các ông một

lòng đi theo Người. Các ông sẽ là hạt nhân nảy sinh Hội Thánh và trở nên một thứ

đội quân tiên phong của một dân tộc mới, mà theo lời của Đức Giêsu, sẽ nổi lên

giữa một“Galilê của dân ngoại”, Galilê xưa cũng như Galilê nay.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Thiên Chúa cần đến con người” (L.Monloubou, trong “Evangile de Marc”,

Salvator, tr. 29-30).

Cựu Ước là giai đoạn của lời hứa. Hiện thực của hành động Thiên Chúa, mặc dù

cũng đã được kinh nghiệm qua những dấu lạ phi thường, nhưng là cái gì thuộc về

ngày mai nhiều hơn. Với Tin Mừng, tương lai vẫn không ngừng là điểm nhắm tối

hậu của cái nhìn người tín hữu. Tuy nhiên, cũng thế và hơn thế, chính hiện tại mới là

điều đáng nói. Từ nay, Thiên Chúa đã ra tay hành động; “Thời kỳ (của lời hứa) đã

mãn.... Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần” (thì của các động từ ở đây cho thấy

kết quả thực sự của một hành động đã xảy ra rồi). Bổn phận những ai nghe lời của

Người là tin vào điều đó, và tin có nghĩa là không để mình nao núng bởi những cái

bề ngoài có vẻ ngược lại. Bởi vì nếu Thiên Chúa hành động, thì chắc chắn là Người

sẽ làm theo kiểu của Người, mà loài người không dễ dàng gì chấp nhận được, hiểu

được. Tuy nhiên, nếu “Tin Mừng của Thiên Chúa” (c.14) cũng được gọi là “Tin

Mừng của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (c.1), là do bởi nơi Đức Giêsu cũng sẽ

hiện lên cái đường lối kiểu cách hành động của Thiên Chúa và sẽ sáng tỏ cho thấy

nó đúng đắn như thế nào. Toàn bộ sách Tin Mừng của Máccô sẽ nhằm để phác hoạ

cho chúng ta những đường nét, giúp chúng ta hiểu ý nghĩa, dạy chúng ta biết đón

nhận những yêu sách của hành động Thiên Chúa, như được minh hoạ ra nơi Đức

Giêsu, Con Thiên Chúa.

Thiên Chúa hành động, nhưng không thể thiếu vắng con người. Điều đó cũng có

Page 329: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 329 of 793

nghĩa là con người phải hoà mình vào với hành động mà Thiên Chúa thực hiện

giữa nhân loại, qua việc thiết lập cho họ Triều Đại của Người. Đó chính là ý nghĩa

của việc hoán cải và thay đổi đời sống được đòi hỏi nơi họ. Phần tiếp theo của Tin

Mừng sẽ trình bày cho thấy một vài thí dụ về các khía cạnh cụ thể bao hàm nơi sự

hoán cải cần thiết phải làm đó. Tuy nhiên, nên biết rằng, khác với Luca, và càng

khác với Matthêu, Máccô không có những diễn từ “huấn đức” dài dòng, đề cập

đến những phương diện khác nhau của lối sống đạo đức người môn đệ phải có.

Không bỏ quên khía cạnh đó, Máccô quan tâm nhiều hơn đến sự chọn lựa tiên

quyết đòi buộc nơi mọi người, đó là: đón nhận, qua Đức Tin, Tin Mừng về Nước

Thiên Chúa và quyết tâm thay đổi toàn bộ đời sống mà ta gọi là: hoán cải.

Hiển nhiên là tác giả nhìn thấy nơi thái độ của những môn đệ đầu tiên, một thí dụ

điển hình về sự hoán cải và đức tin phải có. Không để ý cho lắm đến những tình

tiết lịch sử, chắc là cũng khá ly kỳ phức tạp, của các lần gặp gỡ giữa Đức Giêsu và

bốn người ấy, mà sau đó là cả một cuộc đời gắn bó hoàn toàn với sứ mạng và với

con người Đức Giêsu, Máccô, chỉ giữ lại cái chính yếu. Vốn là dân gốc Galilê, làm

nghề đánh cá như bao người đồng hương, là thành phần lao động giữa nhóm bạn

đồng nghiệp và thân thuộc, các ông đã được Đức Giêsu, Đấng rao giảng Triều Đại

Thiên Chúa, mời gọi đi theo. Bên tai các ông đã vang vọng lời công bố, được gởi

gắm đến từng người, về hành động của Thiên Chúa, đòi hỏi nơi các ông một sự

hợp tác chặt chẽ. “Lập tức”, các ông đáp lại tiếng kêu gọi mình, phát ra từ chính

Đức Giêsu, và các ông gắn bó ngay với Người: “họ đi theo Người”.

Sự kiện được kể lại để làm gương. Nhưng chắc chắn là tác giả Tin Mừng, dù

ngưỡng mộ tư cách của bốn ngư dân xứ Galilê ấy như là mẫu mực của sự hoán cải

mà Đức Giêsu đòi hỏi, vẫn trước tiên nhắm đến một cái gì khác nơi việc làm của

các ông. ông nhắm đến hành động của Thiên Chúa đang sinh hiệu quả. Đúng hơn,

ông nhận thấy Triều Đại của Thiên Chúa đang được xây dựng qua sự hình thành

một nhóm nhỏ khiêm tốn những con người rồi đây sẽ trở thành, và đang thực sự là

cái mầm nảy sinh ra Triều Đại ấy”.

2. “Những kẻ lưới người” (G.Bessière, trong “Dieu si proche: Année B”, Desclée

de Brouwer, trang 87-88).

Page 330: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 330 of 793

“Có hai bài “tường thuật ơn gọi” đi liền nhau trong đoạn Tin Mừng này: ơn gọi

của Simon và Anrê, và ơn gọi của Giacôbê và Gioan.

Cấu trúc của cả hai giống nhau: Đức Giêsu đi ngang, các ông đang làm việc, Chúa

kêu gọi, các ông từ bỏ công việc (và những người thân, trong bài tường thuật ơn

gọi thứ hai), các ông đi theo Đức Giêsu. Mỗi bài tường thuật đều giản dị và sinh

động: nó cho thấy hiệu năng của lời Chúa Giêsu, khiến cho những con người kia

lên đường, đi theo Chúa. Người ta thường áp dụng lời kêu gọi của Chúa Giêsu cho

những ai có “ơn gọi” làm linh mục hay tu sĩ, thực ra, nó được gởi đến mọi môn đệ

của Chúa. Tất cả đều được yêu cầu phải dành ưu tiên tuyệt đối cho Đức Giêsu.

Kiểu nói: “những kẻ lưới người” muốn nhắn gởi cho bốn người được gọi đó nhớ

rằng họ vẫn không bị bó buộc phải bỏ nghề của mình, để rồi trở thành những kẻ ăn

không ngồi rồi: trong sứ mạng loan báo Nước Thiên Chúa, họ cũng phải tỏ ra thành

thạo như trong lúc hành nghề của mình. Vấn đề là phải loan báo cho mọi người biết

một “tin” sẽ thay đổi tất cả. “Thời kỳ” đã đến hồi viên mãn. Một cuộc tạo dựng mới

khởi đầu. Nước Thiên Chúa đang có đó. Phải sám hối, nghĩa là phải thay đổi tâm trí,

phải thực hiện một sự cải tạo toàn diện, phải làm lại thế giới. Với Đức Giêsu”.[1]

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN

- TỪ HỘI ĐƯỜNG CA-PHÁC-NA-UM

ĐẾN KHẮP MIỀN GALILÊ.

- LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU

NGAY GIỮA LÚC THI HÀNH SỨ VỤ

(Mc 1,29-39).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ âm thầm trong “nhà...”.

Lễ Dâng Chúa trong Đền Thờ khiến chúng ta không được đọc bài Tin Mừng của

Chúa nhật vừa qua, nói về những sự việc đầu tiên trong ngày ra mắt công chúng

của Đức Giêsu tại hội đường Caphácnaum (1,21-28). Chúng ta tiếp tục chỗ bị gián

Page 331: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 331 of 793

đoạn trong Tin Mừng Máccô, từ lúc Đức Giêsu ra khỏi hội đường, nơi Người vừa

vào tham dự một buổi nghi lễ ngày Sabát; Ở đó, Người đã giảng dạy như một Đấng

có “thẩm quyền”, đã dùng quyền năng để giải thoát “một người bị thần ô uế

nhập”, khiến khơi lên dư luận bàn tán và người ta thắc mắc về Người: “Thế nghĩa

là gì?”.

Sau đó là ba câu chuyện nhỏ xảy ra liên tiếp trong bài Tin Mừng Chúa nhật thứ V

hôm nay. Cả ba tương phản nhau như được tượng trưng qua những địa điểm chúng

xảy ra: bắt đầu từ một chỗ âm thầm trong“nhà của ông Simon” (Phêrô); rồi

đến “ngoài cửa”, nơi “cả thành xúm lại”; sau cùng là “một nơi hoang vắng”, ở đó,

trong lúc Chúa đang cầu nguyện, vang lên lời Người gọi mời phải mở rộng cánh

đồng truyền giáo.

- Đức Giêsu, có các môn đệ đầu tiên “cùng đi theo”, ra khỏi hội đường

Caphácnaum, đến “nhà hai ông Simon và Anrê”. Luật Do Thái có qui định nghiêm

ngặt, trong ngày Sabát như ngày hôm đó, người ta được phép đi lại bao xa. Kết quả

những công trình đào xới khảo cổ học gần đây cho thấy, quãng đường phải đi từ

hội đường đến “căn nhà” mà Đức Giêsu và các ông định đến, quả thực rất gần.

Căn nhà này hình như là địa điểm họp mặt, đồng thời là cứ điểm truyền giáo của

Đức Giêsu. Nó đóng một vị trí quan trọng trong Tin Mừng thứ hai này.

- Máccô thuật tiếp: “Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt”. Để hiểu được

ý nghĩa câu chuyện, cần phải nhớ rằng vào thời đó, bệnh sốt được xem như là một

trong những hình phạt mà Thiên Chúa doạ sẽ giáng xuống trừng phạt dân tộc bất

trung: “Nếu các ngươi khinh thường các luật điều của Ta, và hồn các ngươi ớn

ghét các phán quyết của Ta, không làm theo tất cả các lệnh truyền của Ta, đến thủ

tiêu giao ước của Ta, thì chính Ta, Ta sẽ làm điều này cho các ngươi: Ta sẽ giáng

xuống trên các ngươi kinh hoàng, tiêu hao, cảm sốt làm cho mắt đờ, hơi kiệt” (Lv

26,15-16a).

J.Potin chú thích thêm: “Người bị bệnh sốt, là kẻ bị tình nghi phạm một tội nào đó,

khiến tuỳ mức nặng nhẹ của cơn sốt mà không được tham dự, hoặc tất cả hoặc một

phần; vào sinh hoạt chung tôn giáo và xã hội” (“Jésus, l'histoire vraie”, Centurion,

trang 162).

Câu chuyện được tiếp tục kể, giọng điệu mau lẹ, ngắn gọn, không thấy một lời nói

Page 332: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 332 of 793

nào.

. Trước tiên là sự thỉnh cầu của các thân nhân người bệnh: “Lập tức họ nói cho

Người biết tình trạng của bà”.

. Tiếp đó là cử chỉ chữa lành: “Đức Giêsu lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy”.

Dưới ánh sáng Phục Sinh, cử chỉ này của Đức Giêsu mang một ý nghĩa biểu tượng

đối với Máccô và cộng đoàn Kitô hữu của ông. J.Hervieux lưu ý chúng ta: “Đó là

điều được ám chỉ một cách kín đáo, , qua việc sử dụng một kiểu nói đặc biệt. Trong

tiếng Hy Lạp, động từ “đỡ dậy” cũng là động từ Máccô dùng để nói về Đức Giêsu:

“Người đã chỗi dậy rồi” (16,6). Chúng ta cần phải đặt mình trong khung cảnh

những Kitô hữu tiên khởi khi đọc trang Tin Mừng này. Đối với họ, Đức Giêsu

không chỉ là Đấng có quyền phép chữa bệnh lạ lùng trong giai đoạn đầu của sứ

vụ. Với cuộc Phục sinh, Người được suy tôn là “Đức Chúa và Đấng Kitô” (Cv

2,36), nghĩa là Đấng qua từng ngày vẫn tiếp tục cứu chữa loài người khỏi tội lỗi,

tiếp tục giải thoát họ khỏi sự chết” (“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 33).

. Người bệnh bỗng phút chốc được lành bệnh, sức khoẻ được hồi phục hoàn toàn,

bằng chứng là sau đó bà bắt đầu phục vụ Đức Giêsu và các người đi theo Chúa. Đó

cũng là hình ảnh người Kitô hữu đã từng bị nằm liệt, do bị hành hạ bởi cơn sốt là

tội lỗi. Nhưng Đức Kitô đã đến “cầm lấy tay mà đỡ dậy”, nhờ đức tin và phép Rửa

tội, để một khi đã được chữa lành, họ sẽ trở thành kẻ phục vụ Chúa và anh em

mình: “Cơn sốt dứt ngay, và bà phục vụ các ngài”.

J. Hervieux tiếp tục: “Khi trình bày cho thấy, người đàn bà đã được chữa khỏi, bắt

đầu phục vụ các vị khách của mình, Máccô chắc chắn nghĩ đến việc “phục vụ”

Đức Kitô mà mọi Kitô hữu được mời gọi phải làm. Đấng Cứu Thế không ngừng

giải thoát các tín hữu của Người khỏi sự dữ để họ bắt tay vào công việc phục vụ

đó” (Sđd).

2. ... Rồi đến “trước cửa” có “cả thành xúm lại":

Khi mặt trời lặn, đối với người Do Thái, đó là lúc kết thúc ngày Sabát, và bắt đầu

một ngày mới.

- Hết bị ràng buộc bởi những khoản cấm đoán liên can đến ngày hưu lễ, mọi người

từ lúc này ai nấy trở lại với sinh hoạt bình thường, và họ dẫn đến cho Đức

Page 333: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 333 of 793

Giêsu “mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám”. Chẳng mấy chốc, theo lời của

Máccô, “cả thành xúm lại trước cửa”. Phép lạ chữa lành bà mẹ vợ ông Phêrô diễn

ra âm thầm giữa một nhóm vài ba người, nay đã bung ra cho niềm khát mong của

bao kẻ bên ngoài: “Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ

nhiều quỷ”.

- Người ra lệnh cho chúng không được nói gì cả, lần này cũng nghiêm khắc không

kém gì lúc ở trong hội đường (c.25): “Người không cho quỷ nói, vì chúng biết

Người là ai”.

M.E.Boismard đặt câu hỏi: “Tại sao lại có lệnh cấm đoán đó, ở đây cũng như chỗ

khác, trong ch.1 câu 25, khi Đức Giêsu bắt thần ô uế phải im tiếng mà xuất ra khỏi

nạn nhân?... Vào thời đó, cũng chính ông trả lời, đất nước Palestin đã bị mất chủ

quyền, và rơi vào ách đô hộ của người Lamã. Do vậy, dân tộc Do Thái ngày đêm

mong mỏi một vị anh hùng giải phóng đến để “khôi phục lại vương quốc Israel”

(Cv 1,6; Lc 1,68-73). Nhưng Đức Giêsu được Thiên Chúa sai đến không phải thực

hiện công cuộc khôi phục có màu sắc chính trị đó. Chính Đức Kitô rồi đây sẽ giải

thích thực chất vương quyền của Người là gì, khi triển khai giáo huấn của Người

bằng những dụ ngôn (Mc 4,1 và tiếp theo). Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự sai biệt

giữa vị vua mà dân Do Thái mong đợi và vị vua mà Thiên Chúa gởi đến cho họ.

Chính vì muốn tránh sự hàm hồ đó mà Đức Giêsu đã không cho phép quỷ xưng

Người là ai, cũng như sau này Người chỉ thị cho những kẻ được chữa lành phải

thinh lặng. Đó là lý do của cái quen gọi là “bí mật Mêsia” (“Jésus, un homme de

Nazareth”, Cerf, trang 46-47).

Danh hiệu “Đấng Kitô” và “Con Thiên Chúa” chỉ được giải nghĩa chính xác sau

ngày dưới ánh sáng của Khổ Nạn và Phục Sinh. Phải giữ thinh lặng cho đến khi

thật sự sáng tỏ rằng Đấng Messia chỉ đến cứu loài người qua con đường hy sinh

chịu chết.

3. ... Và “những nơi khác” phải đến để rao giảng:

Các câu từ 35 đến 39 đóng vai trò chuyển tiếp giữa sứ vụ của Đức Giêsu được khai

trương ở Caphácnaum và mở rộng ra khắp miền Galilê.

Trái ngược hoàn toàn với công việc bề bộn của Người để phục vụ đám đông ở

Page 334: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 334 of 793

Caphácnaum, giờ đây Đức Giêsu chỉ có một mình “trong một nơi thanh vắng”.

- Chúng ta đang ở vào lúc “sáng sớm, lúc trời còn tối mịt”, hôm sau ngày Sabát,

ngày thứ nhất trong tuần, sau này sẽ là Chúa nhật của người Kitô hữu, “ngày của

Chúa”. Đức Giêsu cầu nguyện, như Người từng làm như thế vào mỗi khoảng khắc

quan trọng của sứ vụ (x. Mc 6,46 và 14,35-39). Chắc chắn trước sự ồn ào nô nức của

đám đông vây quanh mình, Người cảm thấy nhu cầu được đắm chìm lại trong sự

thân mật với Chúa Cha, cũng như xác định lại vị trí của mình trên con đường sứ vụ.

P.E. Boismard chú giải, “Trong nơi hoang vắng, tất cả đều im tiếng, chỉ có sự tĩnh

lặng tràn ngập ánh sáng, chỉ có con người và Thiên Chúa. Bởi vì mọi sự đều lặng

thinh nên con người mới nghe được tiếng Thiên Chúa” (Sđd, trang 49).

- Các môn đệ thì chạy đi tìm Chúa, mong mời cho được Người trở về

Caphácnaum, ở đó “mọi người đang tìm Thầy”. Nhưng Đức Giêsu cương quyết

nhắc cho họ biết cái cốt lõi trong sứ vụ của Người là: loan báo Tin Mừng. “Chúng

ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quang, Người trả lời họ, vì Thầy ra đi

cốt để làm việc đó”.

- Từ đó, “Người đi khắp miền Galilê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ

quỷ”. Đoạn Tin Mừng chấm dứt ở giai đoạn mở màn của sứ mạng truyền giáo ấy.

“Vài câu Tin Mừng ở trên có những nét đặc trưng của Máccô: Đức Giêsu ra đi

trước, một mình, cầu nguyện. Lúc đó là đêm thứ bảy bước sang ngày Chúa nhật,

quãng thời gian của sáng sớm ngày Phục Sinh (x.16,1-8). Các môn đệ ra đi sau,

tìm Chúa để cố lôi kéo Người lại. Thế nhưng trong Tin Mừng Máccô, không bao gì

có điểm dừng, người ta luôn luôn được gởi đi đến một nơi khác: “Chúng ta hãy đi

nơi khác, đến các làng xã chung quang, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. Các phụ

nữ đi viếng mộ Chúa sau này cũng được gởi đi đến một “nơi khác” như thế

("Người không còn đây nữa. Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô

rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông"). Bài tường thuật ngắn ngủi này có thể

được dùng làm tấm gương soi cho cộng đoàn Kitô hữu đang họp nhau trong đêm

thứ bảy vọng sáng Chúa nhật, để cầu nguyện và tìm Chúa. Họ cũng sẽ được gởi đi

đến một nơi các: “Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi dân tộc”

(13,10)” (“L'Evangile selon saint Marc”, Cerf, trang 37).

Page 335: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 335 of 793

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Cầu nguyện và truyền giáo” (Mgr. L.Daloz, trong “Qui donc est-il?”, Desclée de

Brouwer, trang 17).

“Cuộc đời của Đức Giêsu luôn xáo động. Người thường không được ở yên. Thế

nên Người phải ra đi để cầu nguyện, giữa đêm tối, ở một nơi hoang vắng. Simon

và các bạn chạy đi tìm Chúa và quấy rầy Người: “Mọi người đang tìm Thầy

đấy!”. Trong cuộc sống luôn bị xáo trộn như thế, Đức Giêsu tận dụng thời gian để

cầu nguyện. Người cầu nguyện cách kín đáo, thường là một mình. Người lắng

nghe Chúa Cha, trong thinh lặng, và nói với Chúa Cha. “Thầy phải lo việc của Cha

Thầy”. Người là Người Con Chí Ái, hằng yêu mến Cha, và luôn sống thân mật với

Cha. Khi đi rao giảng cũng là lúc Người lo việc của Cha. Mọi người tìm Người,

đợi Người. Nhưng Người đi “nơi khác”, “đến các làng xã chung quanh”, theo

tiếng gọi của sứ vụ truyền giáo của Người: “vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. Mối

tương quan thân mật giữa Đức Giêsu và Chúa Cha ảnh hưởng trực tiếp đến sứ vụ,

lời rao giảng của Người. Người làm điều Cha muốn và tìm kiếm thời gian để ở với

Cha. Đó cũng là điều kiện phải có của mọi sứ vụ. Nó đòi hỏi phải có sự gặp gỡ

thân tình với Chúa Cha trong cầu nguyện, và lắng nghe ý Người”.

2. “Một bài giáo huấn về vài khía cạnh trong Bàn Tiệc ngày Chúa

nhật” (F.Deleclos, trong: “Prends et mange La Parole, “Centurion - Duculot, trang

137-138).

“Đoạn Tin Mừng kể về phép lạ chữa lành bà mẹ vợ của ông Phêrô không chỉ đơn

giản là “chuyện nhỏ”, nó xứng đáng được xem như “một bài giáo huấn về vài khía

cạnh trong Bàn Tiệc ngày Chúa nhật”. Là những kẻ tội lỗi, chúng ta được qui tụ

bởi đức tin, làm nên cộng đoàn Hội Thánh tìm kiếm Đức Kitô và kêu cầu Người.

Giống như bà mẹ vợ của ông Phêrô, chúng ta bị nằm liệt giường và lên cơn sốt,

chẳng được vui hưởng cuộc sống đích thực. Chúng ta bị hành hạ bởi bệnh sốt của

những kẻ không chịu lắng nghe tiếng Chúa và chăm chú thực hành những điều răn

của Người (Tl 28,15 và 22). Đức Giêsu đến làm cho chúng ta được bình phục, đủ

sức khoẻ để phục vụ bàn tiệc Thánh Thể và dấn thân vào cuộc chiến chống lại mọi

hình thức của đau khổ”.

Page 336: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 336 of 793

2. “Phép lạ chữa lành như là dụ ngôn về sự sống lại” (H. Denis, trong “100

mots pour dire Jésus”, Desclée de Brouwer, trang 183).

“Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào lòng con, nhưng xin Chúa phán một lời thì

linh hồn con được lành mạnh”.

Câu kinh đọc trước Rước lễ có thể soi sáng một vài suy tư sau đây về phép lạ chữa

bệnh.

Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ chữa bệnh, đó là điều rõ ràng ai cũng biết. Chúng

có mặt hầu như ở từng trang Tin Mừng. Đằng khác, nếu không chữa bệnh, làm sao

Đức Giêsu chứng tỏ mình là Đấng Mêsia được? Đó là điều đòi hỏi phải có vào thời

của Người, mà người ta còn gặp thấy lại nơi mọi lãnh tụ tôn giáo thời nay.

Nhưng Đức Giêsu không chỉ là một người chuyên chữa bệnh. Chắc chắn không!

Người không, đến để chữa bệnh nhưng để cứu con người. Nếu có chữa bệnh đi nữa

thì cũng là để cứu độ. Người không bảo:“Đức Tin đã chữa lành con”,

nhưng: “Đức Tin đã cứu con”. Thế mà ơn cứu độ là gì nếu không phải là được

sống nhờ sự sống của Đức Kitô, dù khi khoẻ mạnh hay ốm đau, cả sau khi chết

cũng như lúc còn sống. Phép lạ chữa bệnh chỉ là một thứ dụ ngôn về sự sống lại.

Một nhà chú giải hiện nay đã có một nhận định, mà theo sự đánh giá của tôi, đã soi

sáng cho tôi rất nhiều. Trong Phụng vụ, vị ấy nói, ngay từ ban đầu người ta chưa

hề bao giờ đọc một bài Tin Mừng về phép lạ Đức Giêsu chữa bệnh để cầu cho

bệnh nhân được lành (như thế chẳng khác nào đọc thần chú!), nhưng chỉ để công

bố sự Phục sinh của Chúa”.

THỨ TƯ LỄ TRO

SỐNG DƯỚI ÁNH MẮT CỦA THIÊN CHÚA

(Mt 6,1-18)

I.VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Sống dưới ánh mắt Chúa Cha...

Page 337: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 337 of 793

Bằng năm luận đề tương phản liên tiếp, Đức Giêsu trình bày đời sống công chính

mới, đối lại lối sống công chính của các kinh sư và biệt phái.

Trong bài đọc I lễ Tro, Đức Giêsu nói đến 3 trụ cột, làm nên khung sườn đời sống

đạo của người Do Thái, và người ta còn thấy ở mọi tôn giáo, đó là: bố thí (ngày

nay người ta dùng từ chia sẻ), cầu nguyện và chay tịnh.

Chúa không khinh thường những việc đó, Người muốn nêu bật phải có tinh thần

thế nào khi thực hành những việc ấy: “Nếu anh em muốn sống như người công

chính, anh em phải coi chừng chớ có phô trương những việc ấy trước mặt thiên hạ,

để người ta thấy”. Sự công chính “đích thực” hệ tại thích nghi với ý Thiên Chúa,

Đấng độc nhất có thể biết những gì thầm kín trong tim con người.

2. Chia sẻ.

Claude de Tassin giải thích: “Bố thí là một cơ chí quan trọng Do Thái, giống như

dịch vụ từ thiện của xã hội thời nay, nhằm tỏ tình huynh đệ do Giao ước đòi buộc:

cứu giúp người nghèo khó có sức xoá sạch tội lỗi (Tob 12,9) và có giá trị ngang

với lễ hy tế (Si 4,6; 7,10)” (“L'Evangle de Matthieu”, Centurion, 1991, trang 72).

Đức Giêsu không chối bỏ tinh thần tu đức này, nhưng Người tố giác cách làm phô

trương. Bố thí không phải để “được sự vinh vang do người ta”, cũng không để đề

cao mình cho người ta thấy (từ hypocrite có nghĩa phô trương mình), nhưng trong

nơi kín nhiệm, phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa để một mình Người đánh giá

nghĩa cử đó: để “Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi”.

Nguy cơ mà Đức Giêsu kêu gọi phải coi chừng, là để cái bề ngoài, cái nhìn thấy

được chiếm ưu thế... Nó không phải là một nguy cơ tưởng tượng đâu, ngay cả đối

với thời đại ngày nay, tuy dưới những hình thức tân tiến. Tính vô vị lợi và tính

khiêm nhu cũng không dễ hơn cho các cộng đồng hội thánh hơn là cho các cộng

đoàn thế tục. Nào chúng ta, những thành viên, những người phụ trách hoặc người

tổ chức không thường bị cám dỗ nhận là của mình những dịch vụ hoặc công việc

mà ta cống hiến công sức; khoe khoang công trạng và quyền lợi của ta trước mặt

mọi người đấy sao! Đức Giêsu đã tuyên bố: “Thật tôi bảo thật anh em, họ đã được

phần thưởng rồi”.

Điều mà ta không gởi lại cho mình, thì Thiên Chúa đón nhận. Cả đến lòng quảng

Page 338: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 338 of 793

đại cũng vậy. Cử chỉ chia sẻ được đầy đủ ý nghĩa khi vì yêu mà tặng không. Chỉ có

Thiên Chúa có thể ghi sổ tình yêu, bởi vì kích thước của tình yêu là vô tận.

3. Cầu nguyện.

Cả việc cầu nguyện cũng không được thi hành “để biểu diễn” “để tỏ cho người ta

thấy”, nhưng để nói với Cha, Đấng ngự nơi bí ẩn: “Cha ngươi Đấng thấu suốt

những gì kín đáo, sẽ trả công cho ngươi”.

Đức cha Daloz nói: “Đức Giêsu đã không ngừng mời gọi người ta sống chân thành

với lương tâm, sống hướng nội. Cần phải chủ động tìm phương thế để đừng quấy

rầy cuộc gặp gỡ thân mật, cá nhân với Chúa Cha. Khi bàn đến một hành động quan

trọng như việc gặp gỡ với Thiên Chúa, Đức Giêsu dạy ta phải gạt bỏ mọi nguy cơ,

khiến cho người ta lấy cái nhìn của người trần, thế chỗ cho cái nhìn của Cha trên

trời. Cầu nguyện để cho người ta nhìn, thay vì cầu nguyện Cha trên trời, Đấng thấu

suốt mọi bí ẩn, tức là bôi nhọ việc cầu nguyện, là nhắm sai mục đích, là một dạng

thờ ngẫu tượng, vì nó hướng lời cầu nguyện, thay vì vào Đấng mà lời nguyện nhắm

tới, thì hướng về lợi lộc của người giả bộ cầu nguyện.”(Sđd, trang 66).

4. Chay tịnh.

Chay tịnh tự căn bản là một dấu hiệu của tang chế. Claude Tassin quảng giải: “Kỷ

niệm ngày đền thờ bị phá huỷ, người ta ăn chay. Nhưng một người Do Thái đạo đức

còn biết một nguyên nhân tang tóc to lớn hơn cả việc phá huỷ đền thờ, đó là tội lỗi,

sự chết thật sự đối với mối liên hệ sống động với Thiên Chúa. Những nhóm tôn giáo

thích gia tăng việc ăn chay đền tội; thí dụ nhóm Pharisêu ăn chay 2 lần mỗi tuần;

họ còn thêm những dấu hiệu tang tóc thích hợp, như không tắm rửa, không xức

thuốc thơm” (Sđd trang 77).

Đức Giêsu không công kích giá trị của việc ăn chay. Nhưng Người muốn bảo môn

đệ hãy coi chừng cách làm phô trương. Không được ăn chay để kéo sự trầm trồ

khen ngợi của người ta, để tỏ cho người ta thấy là mình ăn chay, nhưng phải đặt

dưới cái nhìn của Chúa Cha và phó thác hoàn toàn cho Người:“Và Cha của anh

Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh”.

Khi thuật lại những lời này của Đức Giêsu, một lần nữa Mátthêu muốn can ngăn

Page 339: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 339 of 793

những Kitô hữu, còn muốn trung thành với việc ăn chay (ông không phản đối việc

này), đừng nên tìm danh giá thay vì chỉ cần Thiên Chúa chứng giám.

Đức cha Daloz còn quả quyết: “Nguy cơ giả hình, về vấn đề chay tịnh này, không

còn đe doạ chúng ta. Cần có một loại nhận định khác cần thiết cho giới tín hữu trẻ

để giữ cho việc chay tịnh ý nghĩa đích thực của nó. Trong một thế giới pha trộn

các tôn giáo và phong trào tục hoá đang nở rộ, thái độ của niềm tin chân thật đòi

hỏi người tín hữu phải hiểu đúng ý nghĩa của chay tịnh. Để được điều đó chỉ cần

trở về với những lời của Đức Giêsu. Chay tịnh mà Chúa đề cập ở đây không nhằm

thanh tẩy hay giải thoát bản thân, cũng không phải là một cố gắng, hay một khổ

chế để làm chủ bản thân hơn. Nó cũng không chỉ là một cuộc giải phóng tâm hồn

qua sự khổ chế thể xác, để ta có thể chiêm ngắm những chân lý thần linh tốt hơn.

Đức Giêsu cũng không đề cập chay tịnh như một phương thế tỏ tình liên đới với

những người đói rách, hoặc như một tự chế để chia sẻ cho tha nhân. Những ý đó

đều tốt và bổ ích, và Hội Thánh, phụng vụ và các tác giả tu đức đều khuyên dạy...

Chay tịnh chân thật “xô” chúng ta rời cái “lỗi” bản thân, lột trần chúng ta trước

Thiên Chúa. Không phải là một cuộc biểu diễn tâm linh... Nhưng là một phương

tiện giúp ta sống nghèo trước Thiên Chúa, là một của lễ hiến dâng bản thân ta nhờ

sức mạnh khổ chế, trong ân huệ mà Thiên Chúa ban chính mình cho ta nếu ta tự

đặt mình dưới con mắt Thiên Chúa trong bóng tối và trong lột bỏ, mà không ham

đạt kết quả, chỉ hoàn toàn vì tình yêu và với lòng tin... Giống như cầu nguyện,

giống như bố thí, chay tịnh mà Đức Giêsu mời gọi các môn đệ thực thi, phải thi

hành trong bí ẩn của tình nghĩa với Cha, bí ẩn của đức tin” (Sđd, trang 82).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

Hãy lột bỏ mặt nạ! (Claude Tassin, trong cuốn “L'Evangile de Matthieu”,

Centurion, trang 72).

“Từ giả hình (hypocrite) chỉ xuất hiện 1 lần trong Tin Mừng Máccô, 3 lần trong

Tin Mừng Luca, ngoài ra, không chỗ nào trong Tân Ước có từ đó, ngoại trừ trong

Tin Mừng Mátthêu, từ đó xuất hiện tới 14 lần, như một trong những từ tán thán ưa

dùng để chỉ giới kinh sư và biệt phái.

Theo nghĩa hiện tại, thái độ giả hình là “che giấu con người thật mà phô trương

Page 340: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 340 of 793

những phẩm chất tốt mà mình không có” (Tự điển Petit Larousse). Mátthêu chỉ

chịu trách nhiệm gián tiếp trong việc từ đó tuột dốc về hướng xấu. Đối với

Mátthêu, từ đó còn giữ ý nghĩa theo ngôn ngữ Hy Lạp thực tế: hypocrite nghĩa

là “diễn viên”, là người đóng một vai cho khán giả xem, - “cho phòng trưng

bày” - không nên quên rằng ở tuồng cổ xưa diễn viên mang mặt nạ. Theo nghĩa

xưa, từ “hypocrite” không mang ngụ ý xấu (là đánh lừa khán giả) nếu hoàn cảnh

chung quanh không chỉ rõ ý đó.

Sự dụng từ của Mátthêu khiến ta chú ý 2 điều:

1. Tự căn bản, giới kinh sư và biệt phái muốn nêu gương một lòng trung thành

tuyệt đối với Lề Luật cho một dân tộc nhỏ bé thường bị mất phương hướng.

Mátthêu cho thái độ này như là nhằm phô trương trưng bày, và do đó ông gieo rắc

sự nghi ngờ trên ý hướng nội tâm của những kẻ muốn đặt mình làm mẫu gương.

Nhưng linh đạo Pharisêu cũng phi bác thái độ đạo đức phô trương.

2. Sẽ không tốt cho cuộc tranh luận nếu vịn vào những người biệt phái đã được

ngòi bút Matthêu tô vẽ, coi như họ là chứng cớ chắc chắn. Thường thì trong những

cuộc tranh luận người ta hay cường độ nhân chứng, chính Matthêu muốn cho

người tín hữu tránh rơi vào lỗi này, như vậy mục tiêu chính mà ông nhắm là họ

trước tiên qua chân dung méo mó này.

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

SAU KHI CHỊU THỬ THÁCH VÀ CHIẾN THẮNG,

ĐỨC GIÊSU KHỞI ĐẦU SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO Ở GALILÊ.

(Mc 1,12-15).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Thần Khí đẩy Người vào hoang địa.

Mỗi năm cứ đến Chúa nhật thứ I Mùa Chay chúng ta lại đọc tường thuật về cuộc

Cám dỗ của Đức Giêsu. Matthêu và Luca trình bày giai thoại này như một cuộc đọ

sức mà hai bên dùng lời Cựu Ước để tranh thắng bại, giữa Đức Giêsu và Tên Cám

Page 341: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 341 of 793

Dỗ. Còn về phần Máccô, ông đã khôn khéo tóm lược trong hai câu, vừa ngắn gọn

lại vừa đầy đủ.

Đức Giêsu vừa đến xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa ở sông Giođan. Ở đó Người

đã được thánh hiến để làm Đấng Mêsia - Vua và làm người Tôi Tớ của Thiên

Chúa. “Đây là Con Ta yêu dấu”, tiếng từ đám mây đã tuyên phán như vậy, “trong

Người, Ta được hài lòng”. Là Môsê mới, Người đã băng qua nước thuộc về một

cuộc Xuất hành mới, Người được giao trọng trách tụ họp một dân mới để dẫn họ

về đất hứa; Người đã nhận lãnh Thần Khí là quyền năng của Thiên Chúa để chu

toàn trọng trách đã nhận.

Máccô viết tiếp: Chính Thánh Thần liền đẩy Người vào hoang địa.

+ “Liền”: Còn cách nào nhấn mạnh mối tương quan giữa phép rửa và cuộc thử

thách hơn thế? Nào ta có thể cảnh báo những ai đã chịu thanh tẩy hoặc những dự

tòng đang chuẩn bị để lãnh bí tích này một cách rõ ràng hơn, rằng họ đừng ngạc

nhiên khi họ phải đương đầu với thử thách?

+ “Thần Khí đẩy Người vào hoang địa”, nếu dịch nguyên văn thì phải

viết: “ném Người vào hoang địa”, giống như dân Israel thuở xưa, khi được lôi ra

khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, đã bị ném ra ngoài, bị xua đuổi đi (Xh 6,1; 11,1; 12,33).

Tại sao lại vào “sa mạc” ? - Thưa bởi vì theo truyền thống Kinh Thánh, hoang địa nơi

thử thách cũng là nơi con tim Thiên Chúa và lòng tin con người được bộc lộ, nơi khởi

đầu mọi sự; nơi thiết lập Giao Ước.

J.Potin viết: “Đối với người Do Thái thì hoang địa là nơi thử thách ròng rã 40 năm

dài. Dân Israel lâm vào một cuộc chiến không ngừng là chọn giữa Thiên Chúa thật,

Đấng vừa cứu họ khỏi ách nô lệ và tự mạc khải ở núi Sinai, với bên kia là những tà

thần, nào là của Ai Cập, nào là của những dân ở Canaan, những thần mà lúc nào

họ cũng muốn chạy theo. Đức Giêsu không thoát khỏi cuộc thử thách này. Thử thách

bắt buộc Người, Vị được chọn của Thiên Chúa, phải lựa chọn một lần dứt khoát, cái

lựa chọn sẽ dẫn Người đến con đường thảm kịch. Trong hoang địa, cái đói cái khát

làm nổi lên trước mắt những vùng sáng chói ngời, đó có thể là những ảo ảnh, mà

cũng có thể là Đất Hứa. Không ai có thể chọn trải qua cuộc chiến như thế, nếu

không là kẻ tự phụ. Người ta bị Thần Khí đẩy vào, như Máccô đã viết, Thần Khí sức

mạnh của Thiên Chúa từ nay được che giấu sâu kín trong ý chí và trong con

Page 342: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 342 of 793

tim” (“Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, trang 114).

2. Đức Giêsu đối đầu và toàn thắng thử thách.

“Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ”, Máccô viết tiếp.

- “Bốn mươi”: đối với người am hiểu Kinh Thánh đây là một con số mang nặng ý

nghĩa: con số tượng trưng sửa soạn cho một cuộc khởi đầu mới. Nước Đại hồng thuỷ

đã tràn ngập mặt đất suốt 40 ngày và 40 đêm, trước khi Thiên Chúa lập giao ước với

ông Noe và dòng dõi. Trong 40 ngày và 40 đêm, ông Môsê chuẩn bị trên núi Sinai

lãnh nhận Lề Luật của Giao Ước trước khi truyền lại cho dân. Trong suốt 40 năm,

dân Israel được Thiên Chúa gỡ cho khỏi ách nô lệ Ai Cập đã dong duổi hành trình

trong hoang địa trước khi vào được Đất Hứa. Cũng trong 40 ngày và 40 đêm, ngôn

sứ Êlia đã đi bộ về núi Horép, núi của Thiên Chúa, để ở đó lãnh nhận sứ mạng tái

lập giao ước.

Ở đây thánh ký Máccô tỏ cho ta thấy rằng một khởi đầu mới đã khai mào. Đức

Giêsu đã muốn làm lại cuộc hành trình do chính bản thân, cuộc hành trình thiêng

liêng của dân Người; Người chiến thắng những cám dỗ mà xưa kia dân Israel đã bị

thất bại trong hoang địa, với vai trò Môsê mới, Người đi đầu dẫn dắt dân mới về

Đất Hứa.

- Trong Tin Mừng của ông, Máccô cũng không quên nhấn mạnh cám dỗ, mà Đức

Giêsu phải liên lỉ đương đầu, là dùng quyền năng thần thiêng để áp đặt vương quốc

Thiên Chúa. Ông tuy chỉ nhắc đến bằng một câu hết sức sơ sài; ông viết: “Người

chịu Satan cám dỗ”.

- Rồi bằng một câu ngắn, ông công bố cuộc khải hoàn của Đức Giêsu trên quyền

lực của sự dữ:

- “Người sống giữa loài dã thú”. Đó là một cách tuyên bố rằng Đức Giêsu khánh

thành thời đại cứu thế, mà ngôn sứ Isaia đã nói đến: “Sói sẽ ở với chiên con, beo

nằm bên dê nhỏ, bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn

dắt chúng” (Is 11,6).

+ “Và có các thiên sứ hầu hạ Người”. Một kiểu nói của Máccô ám chỉ sự trợ giúp

thần thiêng dành cho người mà trong gian nan thử thách đã đặt hoàn toàn tin tưởng

vào Thiên Chúa. Ở trong Cựu Ước - Matthêu và Luca trong tường thuật song hành

Page 343: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 343 of 793

đã trích dẫn rõ ràng Thánh vịnh 90: “Người truyền cho thiên sứ và thiên sứ sẽ tay

đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá”.

J.Hervieux kết luận: “Đấng Mêsia xuất hiện như một Con người mới, sống hoà

hợp tuyệt vời với trời cao cũng như đất thấp. Câu kết của đoạn Dẫn Nhập này nói

lên rất nhiều điều. Ở nơi mà dân Israel đã tỏ ra bất trung với Thiên Chúa, thì Đức

Giêsu, vị Chủ chăn của dân mới, đã tỏ ra thái độ trung thành tuyệt

hảo” (“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 25).

3. Khai mạc sứ mạng của Người ở Galilê.

Thế giới mới mà Đức Giêsu vừa khai mở do toàn thắng Satan trong cuộc thử thách

nơi hoang địa, bây giờ Người công bố bằng lời nói và bằng hành động.

- Máccô nêu rõ, Đức Giêsu bắt đầu sứ mạng của người “Sau khi ông Gioan bị

nộp” để nói lên sự liên tục của sứ mạng Người với sứ mạng của Gioan.

- “Người đến miền Galilê”, là quận của dân ngoại, là miền đất cư ngụ người Do

Thái pha trộn người dân ngoại, là tỉnh bị Giêrusalem coi khinh.

- Người công bố khai mạc thời đại mà những loan báo của các tiên tri được thực

hiện. Giờ đây Thiên Chúa bắt đầu hoạt động ra tay, Vương quốc của Người đã đến

gần: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. Người ta cần phải

thống hối ngay để đón nhận biến cố hồng phúc này trong đức tin: “Anh em hãy

sám hối và tin vào Tin Mừng”.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

Một cuộc lật ngược ngoạn mục, chỉ bằng 1 câu văn (H.Vulliez, trong cuốn

“Dieu si proche, Năm B” Desclée de Brouwer, trang 34).

Thánh ký Máccô chỉ dùng một câu văn mà trình bày được một cuộc lật ngược

ngoạn mục: một Đức Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa, trở thành một Đức Giêsu

sáng ngời trong một vũ trụ hoà hợp và xinh đẹp. Đó là tạo thành mà Thiên Chúa

yêu quý. Một Đức Giêsu toàn thắng sự dữ, trong một thế giới được hoà giải với

chính mình và với Thiên Chúa. Ở đó ta tìm thấy toàn bộ Kinh Thánh, toàn bộ lịch

sử nhân loại, chỉ trong vài hàng chữ đầy kỷ niệm, ta thấy nổi lên nguồn hy vọng

vượt khỏi tầm mức con người.

Page 344: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 344 of 793

Đức Giêsu ở trong hoang địa 40 ngày chịu Satan cám dỗ. Thế rồi, báo trước buổi

bình minh vượt qua, Người sống an hoà với mãnh thú, và các thiên sứ từ trời

xuống hầu hạ Người. Hoang địa, một vùng đất mênh mông đầy thế lực thù nghịch.

Cuộc sống luôn bị thần chết đe doạ. Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người đến để lật

ngược tình thế: là trả lại cho Thiên Chúa và cho vũ trụ đã ra méo mó, dung mạo

của Thiên Chúa. Thần Khí bay lượn trên miền khô ráo và kìa Đấng Hằng Sống

chỗi dậy trong một khu vườn xanh tươi và nở đầy bông. Bức phù điêu khắc hình

Ađam đã lật sang mặt kia có hình Đức Kitô. Địa đàng đã không bị đánh mất phía

sau mình. Mà nó đang ở phía trước, người ta phải tìm kiếm thì mới tìm thấy, nhờ

cộng tác với Đức Giêsu và nhận lấy Thần Khí.

Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, 40 ngày sa mạc để được quyến rũ và lôi kéo

bởi niềm hy vọng mãnh liệt, hy vọng rằng mọi vật trong vũ trụ sống hoà hợp trong

Đức Kitô, tuy chưa hoàn tất, nhưng đang hoạt động rồi.

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

ĐỨC GIÊSU HIỂN DUNG TRÊN NÚI

(Mc 9,2-10)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Sau khi loan báo cuộc khổ nạn.

Đáp lại câu hỏi thúc ép của Đức Giêsu, Phêrô vừa mới tuyên bố “Thầy là Đấng

Messia”. Đức Giêsu liền dẫn các môn đệ vào con đường khổ nạn và chết mà Người

sẽ phải đi để hoàn thành sứ mạng của Người. Máccô viết: “Rồi Người bắt đầu dạy

cho các môn đệ biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế

cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại”. Viễn tượng kinh hoàng

như thế đi ngược với tư tưởng người thời đó về Đấng Cứu thế. Nghĩ rằng Đấng Cứu

thế mà cũng phải trãi qua đau khổ và sự chết là điều không ai dám nghĩ, cả những

người Do Thái thời đó cũng như các môn đệ của Đức Giêsu. Bởi đó Phêrô tức tốc

phản ứng, “ông liền kéo riêng người ra và bắt đầu trách Người”. Cử chỉ đó đã làm

Page 345: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 345 of 793

cho Phêrô bị một lời quở trách cực mạnh từ Đức Giêsu: “Satan, lui ra đàng sau

Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài

người”. Sau đó, Đức Giêsu nói tiếp: “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác

thập giá mình mà theo”. Con đường mà Con Người đi cũng là con đường bắt buộc

đối với các môn đệ Người.

2. Cuộc hiển dung của Đức Giêsu trên núi.

Máccô đã đặt tường thuật hiển dung của Chúa trong tương quan với việc công bố lần

thứ nhất cuộc khổ nạn, việc này đã vấp phải sự không hiểu nơi các môn đệ và khiến

bọn họ kinh hoàng. Giống như Matthêu và Luca, tác giả Tin Mừng thứ hai diễn tả

bằng một lối văn tượng trưng, mượn những yếu tố chính từ cuộc thần hiện (cuộc

Thiên Chúa tỏ mình) ở núi Sinai (“Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, trang 330).

Ngày xưa, trong cuộc xuất hành qua hoang địa, Môsê đã công bố cho con cái Israel

rằng: “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, sẽ cho nổi lên giữa các ngươi một vị ngôn sứ

giống như Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. Hôm nay Máccô đã bật mí: vị ấy đã đến

rồi, đây là thời gian hoàn tất, một kỷ nguyên mới đã khai sinh.

- Máccô viết: “Sáu ngày sau” mà lại không chỉ rõ sau cái gì, nhưng rất có thể là

ông muốn nói về biến cố Xuất Hành.

+ Hoặc là nói về sáu ngày mà sau đó, theo Xh 24,16, “Thiên Chúa gọi ông Môsê từ

giữa đám mây trên núi Sinai”. Nếu thế, theo Máccô, đó là một cách giới thiệu biến

cố hiển dung như một Sinai mới và đồng thời giới thiệu Đức Giêsu như một Môsê

mới.

+ Hoặc là nói về sáu ngày chuẩn bị cho đại lễ Lều Trại, lễ đó người ta dựng lều

bằng cành cây (như người Do Thái còn làm ngày nay) để tưởng nhớ cuộc Xuất

Hành, với hy vọng vào thời đại cứu thế mà Thiên Chúa sẽ đến cư ngụ mãi mãi ở

giữa dân Người. Nếu thế, theo Máccô, đó là một cách công bố thời đại mới đã khởi

đầu.

- Cũng như ngày xưa Môsê lên núi Sinai, thì Đức Giêsu cũng dẫn các bạn hữu của

Người lên một ngọn núi cao. Nhưng ngọn núi nào? Từ ngữ này mang ý nghĩa thần

học nhiều hơn là địa lý: núi ở trong Kinh Thánh là địa điểm đặc tuyển cho việc

mặc khải thần linh. Ở đây nói về một Sinai mới, một cuộc mặc khải quyết định của

Page 346: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 346 of 793

Thiên Chúa.

- Cũng như Môsê, lúc lên núi nhận giao ước, chỉ đem theo Giosuê, Đức Giêsu chỉ

gọi riêng đi theo Người có “Phêrô, Giacôbê và Gioan”. Cũng ba người đó, những

người bạn thân thiết nhất được theo Chúa vào phòng bé gái chết mà được Người

làm cho sống (5,37-43); ba người đã chứng kiến cuộc hấp hối của Người trong

vườn cây dầu: Đức Giêsu đã liên kết họ với Người trong những thời điểm mạnh

của mặc khải, để họ trở nên những trụ cột của Hội Thánh Người.

- Cũng như da mặt của Môsê ngời sáng, vì ông đã đàm đạo với Thiên Chúa và

cũng như dân Israel xem thấy mặt ông chiếu sáng (Xh 34,29-35), Đức Giêsu “hiển

dung” trước các môn đệ, vinh quang Thiên Chúa, cái vinh quang mà Đức Giêsu

chiếu toả vào buổi sáng Phục sinh, lúc này đang xâm chiếm bao phủ Người.

Vào lúc đó, ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người. Đó là hai vị có thần

thế trong Cựu Ước. Cả hại vị đều đã trèo lên núi: Môsê lên để lập giao ước, Êlia

lên để nhận sứ mạng cải tổ giao ước. Hai vị tượng trưng cho toàn bộ Cựu Ước: Lề

Luật (Môsê) và các Ngôn sứ (Êlia) giờ đây được thực hiện: thời đại cứu thế đã

khởi đầu.

Phêrô đề nghị “Chúng ta hãy làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho

Êlia”. Thực ra, ông không biết mình nói gì do quá kinh hoàng, Máccô giải thích.

Phêrô đã lầm lẫn vì nghĩ rằng đã đến giờ mà Thiên Chúa cư ngụ vĩnh viễn ở giữa

dân Người và họ có thể ở đó miên trường.

- Sau cùng, cũng giống như khi lập giao ước ở núi Sinai, một đám mây, dấu chỉ

hữu hình của sự hiện diện Thiên Chúa, đã bao phủ ngọn núi, thì ở đây một đám

mây che phủ các ông.

Rồi cũng giống như ở Sinai, có tiếng nói phát ra từ đám mây. Những lời này gần

giống như tiếng vang của những lời đã phán lúc chịu phép rửa ở sông Giođan.

Nhưng, lúc xưa tiếng đó nói với Đức Giêsu:“Con là Con Ta yêu dấu, Cha hài lòng

về Con” (1,11), còn ngày nay tiếng đó nói với ba môn đệ: Tiếng đó soi sáng các

môn đệ cho biết căn tính của Đấng mà Phêrô mới đây đã tuyên xưng là Đấng Thiên

Sai (Mêsia): “Đây là Con yêu dấu của Ta”. Tiếng đó xác nhận giáo huấn của Đức

Giêsu về cuộc khổ nạn - phục sinh của Con Người: “Các ngươi hãy vâng nghe lời

Người”.

Page 347: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 347 of 793

- J.Hervieux quảng giải: “Giờ đây, dường như qua tia chớp loè sáng, họ đã thoáng

thấy Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa”, và vượt qua khỏi sự chết, Người được Thiên

Chúa dành cho một cuộc sống vinh quang. Lẽ nào họ không giữ niềm hy vọng và

không tiếp tục theo Thầy trên con đường thập giá?”(“L'Evangile de Marc”,

Centurion trang 125).

- Bỗng chốc, Máccô kết luận: “Các ông chợt nhìn chung quanh, thì không thấy ai

nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi. Ở trên núi xuống Đức Giêsu truyền

cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người

đã từ cõi chết sống lại”. Chúng ta lại thấy ở đây một lần nữa “bí mật thiên sai”, mà

Máccô rất quí trọng: điều mà ba môn đệ vừa thấy vượt quá sức tưởng tượng quá đỗi,

nó làm xáo trộn tận cùng hình ảnh Đấng Thiên Sai của các ông, nên tốt hơn các ông

nên giữ im lặng ít lâu. Sau này, dưới ánh sáng của Phục Sinh, các ông sẽ hiểu rõ ý

nghĩa. Lúc đó, các ông sẽ có thể làm chứng.

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. “Mọi sự chứng tỏ một khởi đầu mới” (“Célébrer”, tạp chí C.N.P.L. số 266,

trang 26).

Cuộc hành trình này kêu mời chúng ta từ bỏ một số hình ảnh Thiên Chúa. Ông

Ápraham đã khám phá dung mạo của một Thiên Chúa, không chấp nhận máu của

tế vật và không đòi hy lễ nào khác ngoài sự vâng phục toàn tâm con người. Người

Kitô hữu còn có thể khám phá một Thiên Chúa không đòi hỏi hy sinh “vượt sức

người” (siêu phàm), mà chỉ đòi tin tưởng và phó thác.

Phêrô, Giacôbê và Gioan, cả các ông cũng vậy, phải loại bỏ một thứ hình ảnh Thiên

Chúa, để khám phá ra một hình ảnh khác nơi Đức Giêsu Kitô. Loại bỏ thứ quan hệ dựa

trên sự sợ hãi, họ phải cảm nghiệm được một Thiên Chúa, Đấng đã không dung tha con

ruột mình, và chấp nhận sự mạc khải đau đớn một Đấng Thiên Sai chịu khổ nạn, Đấng

ấy sẽ lôi kéo họ đi theo Người.

Và còn hơn nữa, Người còn đề nghi ta khám phá rằng nhân loại là con đường tới

Thiên Chúa. Mà không phải một Thiên Chúa không có thân xác, nhưng một Thiên

Chúa trong xác thịt hẳn hòi. Một thân xác được mời gọi để biến đổi hình dạng. Đó

là con đường do Đức Giêsu vạch ra.

Page 348: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 348 of 793

Người Do Thái trông đợi sự biến dạng sẽ xảy ra vào ngày tận thế. Khi trình bày

điều đó đã thực hiện nơi Đức Giêsu, Máccô muốn tuyên báo rằng ngày tận thế đã

khai mào. Thực vậy, mọi sự chứng tỏ một khởi đầu mới: Một hy vọng đáng nể cho

tất cả những gì đang rên xiết “chuyển dạ sinh ra”.

2. “Điều kinh ngạc là trong Đức Giêsu, Thiên Chúa tỏ mình rất phàm

nhân” (Thơ gởi các người công giáo Pháp, Cerf, trang 49-50).

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì

khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Cả cuộc đời của Đức Giêsu, từ

lúc sinh ra cho tới ngày chịu chết và sống lại, luôn tỏ ra quy hướng về Chúa Cha;

Người lãnh nhận tất cả mọi sự từ Chúa Cha, và dấn thân hoàn toàn vào công trình cứu

độ theo mệnh lệnh của Chúa Cha.

Nhưng điều kinh ngạc không phải chỉ là việc nhập thể của Chúa Con, Đấng đến cư

ngụ ở giữa chúng ta để bày tỏ tình thương của Chúa Cha.

Điều kinh ngạc còn là trong Ngôi Lời nhập thể, Đức Giêsu, Thiên Chúa tỏ mình ra

quá phàm nhân. Trước hết, người phàm vì Người tỏ mình phàm hơn chính người

trần: Chúa đi đến với những người lạc mất trong số người trần, kẻ bé nhỏ và kẻ bị

loại trừ, kẻ đau yếu và kẻ tội lỗi. Người phàm, bởi vì Người chia sẻ hết mọi sự của

bản tính nhân loại, đau khổ và bạo lực, bất công và chết chóc, chết trên cây thập tự.

Hoàn toàn người phàm, đến độ ban tặng cho ta được thông công sự sống của

Người. “Lạy Cha, Con muốn rằng, con ở đâu thì những người Cha đã ban cho Con

cũng ở đó với Con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của Con, vinh quang mà Cha

đã ban cho Con” (Ga 17,24).

Lòng tin vào Đức Giêsu, Chúa Con, bao gồm sự bạo dạn dám đón nhận sự sống

của chính Thiên Chúa vào sự sống người phàm của ta. Nếu chúng ta trình bày Lời

Chúa và các Bí tích cho người khác, ta làm cũng vì mục đích đó: là để chúng ta

biết được niềm vui sống và yêu mến như con thảo của Thiên Chúa, theo bước chân

của Chúa Con, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY

Page 349: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 349 of 793

ĐỨC GIÊSU XUA ĐUỔI NGƯỜI BUÔN BÁN

RA KHỎI ĐỀN THỜ

(Ga 2,13-25)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ đền thờ bằng đá, nơi Đức Giêsu đuổi quân buôn bán...

Nếu Tin Mừng của hai Chúa nhật trước trích từ Máccô, thì Tin Mừng của ba Chúa

nhật cuối cùng Mùa Chay này trích từ Gioan.

Các thánh sử khác đã đặt câu chuyện này vào cuối thời gian rao giảng của Chúa

(Mt 21,12-17; Mc 11,15-17; Lc 19,45-46). Còn Gioan chủ ý đặt biến cố này vào

đầu đời công khai của Chúa. Để như vậy, nêu rõ sự đoạn tuyệt với đạo Do Thái

chính thống, lúc đó đang là hoàn cảnh lịch sử của Giáo Hội, đồng thời khôn khéo

nối kết Kinh Thánh, các sự kiện và cử chỉ của Đức Giêsu bằng cái nhìn sau phục

sinh.

Câu chuyện này xảy ra trong hoàn cảnh Đức Giêsu lên Giêrusalem “bởi vì lễ Vượt

qua đã đến gần”, Gioan nhắc lại công thức này 4 lần trong Tin Mừng (Ga

6,4;11,55) để chuẩn bị cho độc giả thấy lễ Phục sinh của Kitô giáo trùng hợp với lễ

Vượt qua của Israel (X.Léon-Dufour, “Lecture de L'Evangile selon Jean” cuốn I,

Seuil, trang 253).

Đức Giêsu thấy “trong đền thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu và những người

đang ngồi đổi tiền”. Danh từ “Đền thờ” nhắc đến ở đây không phải khu vực thánh

của ngôi đền, cung thánh, nơi Thiên Chúa hiện diện giữa dân Người. Những người

đổi tiền ở đó, là cần thiết, bởi vì đồng tiền chính thức mang hình và ký hiệu hoàng

đế Rôma không được dùng trong phượng tự, và buộc phải đổi sang một đồng tiền

không dơ. Còn bọn bán chiên, bò, chim bồ câu ở đó để bán những vật cần cho việc

hy tế.

Chính trong khung cảnh này mà Gioan đặt cuộc can thiệp của Đức Giêsu, một cuộc can

thiệp gồm hành động và lời quở trách.

+ Cử chỉ của Đức Giêsu giống với cử chỉ của các ngôn sứ thời xưa, khi thông báo

sứ điệp của các ông. Gioan đã tả hết sức tỉ mỉ với những chi tiết mà không thấy nơi

các tác giả nhất lãm: “Đức Giêsu cầm lấy một dây thừng dùng làm roi, Người đuổi

Page 350: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 350 of 793

những lái buôn chiên, bò, Người lật đổ bàn của người đổi tiền bạc; Người xua

đuổi bọn bán chim bồ câu”.

+ Lời giải thích rất ý nghĩa: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà

Cha tôi thành nơi buôn bán”. - Lời này gợi nhớ ngôn sứ Giacaria 14,21 loan báo

việc tẩy uế Đền thờ được tiên báo vào cuối đời, lúc này đã khởi sự rồi

(A.Marchadour, “L'Evangile de Jean”, Centurion, trang 60). - Lời này tỏ cho thấy

mối liên hệ đặc biệt giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa. Khi nói về Đền thờ, Người đã

không dùng từ “nhà của Chúa”, mà Người nói “nhà của Cha tôi”.

Những người chứng kiến liền phản ứng tức khắc. Mọi người đều biết lời tiên báo

về việc tẩy uế đền thờ. Họ hiểu ngay rằng: Đức Giêsu không những đến như một

người cải tổ, chỉ tố cáo những lạm dụng nơi Đền thờ, mà còn như một vị đến để

làm cho lời tiên tri thực hiện.

Người Do Thái hỏi Đức Giêsu: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy

là ông có quyền làm như thế?”. Bởi vì dưới con mắt họ, quyền thiên sai mà Đức

Giêsu tự nhận, cũng như những gì thuộc Đền thờ phải được chuẩn nhận bằng một

dấu lạ.

2. ... Đến Đền Thờ mới là Thân Thể của Chúa.

Bấy giờ Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá Đền Thờ này đi (Đền Thờ này “nos"),

nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (từ “dựng lại” là từ mà thánh ký sau này,

câu 22 dùng để chỉ “sống lại”). X.Léon-Dufour quảng giải: “Trong câu nói long

trọng mà chúng ta đang đọc Đức Giêsu đối chiếu đền thờ sẽ bị phá huỷ với đền thờ

mà Người sẽ là kẻ xây dựng lại” (“Lecture de L'Evangile selon Jean”, cuốn I,

Seuil, trang 261).

Những kẻ đối thoại với Chúa càng tỏ ra bực bội và ngạc nhiên. Sự không hiểu nhau

về vấn đề Đền Thờ - đây là lần đầu trong một loạt những không hiểu dẫn Người

đến núi Canvê - như vậy là hết cứu chữa.

Và cuối cùng, cộng đoàn Kitô hữu đã làm gì khi đọc lại những lời này dưới ánh

sáng của Đức Giêsu Phục sinh: “Khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ

lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói”.

+ Nhớ lại cử chỉ của Chúa, cộng đoàn Kitô hữu khám phá ra rằng lời Thánh vịnh

Page 351: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 351 of 793

69 đã thực hiện, lời mà họ đặt ở tương lai: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi

đây sẽ phải thiệt thân”. Họ hiểu ra rằng, câu chuyện Đền Thờ này, mọi tiến trình

đã bắt đầu để dẫn Đức Giêsu đến cái chết; rằng Đức Giêsu đã trả giá bằng chính

mạng sống Người, để thực hiện lời tiên tri về việc tẩy uế Đền Thờ mà Giacaria đã

loan báo.

+ Nhớ lại những lời của Chúa về Cung Thánh Đền Thờ: “Các ông cứ phá huỷ đền

thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”, họ hiểu rằng Người nói về thân thể

Người, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người; nơi mở cửa cho hết

thảy mọi người, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người; là Đền thờ của Giao

ước mới.

Và X.Léon-Dufour kết luận: “Có thể nghĩ rằng, đoạn văn đã được biên tập sau

năm 70, tức là sau khi đền thờ Giêrusalem thực sự bị phá huỷ, đền thờ mà Israel

coi là nơi có sự hiện diện Thiên Chúa. Bởi đó sau khi đền thờ bị phá huỷ, câu hỏi

hóc búa được đặt ra là: cung thánh đã tan tành, vậy từ nay Thiên Chúa hiện diện ở

đâu? Theo thúc đẩy của đức tin, người Do Thái thời đó tin rằng: nơi mà họ gặp

Thiên Chúa là Lề Luật. Còn đối với những Kitô hữu, những người còn chăm chỉ

lên đền thờ cầu nguyện, câu trả lời sẽ là: Chúa Kitô sống lại hiện diện ở giữa họ

khi họ tụ họp để cử hành lễ tưởng niệm Người” (Sđd, trang 266-267).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Ơn gọi của chúng ta: làm dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài

người (Đức cha Daloz, trong cuốn “Nous avons vu Sa gloire”, Desclée de

Brouwer, trang 38-39).

“Ngay từ chững chương đầu của Tin Mừng, thánh Gioan đã nói cho chúng ta biết

về cuộc hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu nhân dịp lễ Vượt Qua của người

Do Thái. Chính trong dịp này, ngài đề cập đến việc tẩy uế Đền thờ, trong khi

những thánh sử khác thuật lại việc này sau khi Đức Giêsu long trọng vào thành

Giêrusalem lần cuối. Cử chỉ của Đức Giêsu là cử chỉ của một tiên tri. Người xua

đuổi những kẻ mua bán chiên bò để cúng tế và những kẻ đổi tiền ra khỏi đền thờ.

Ở đây, hành vi đầy bạo lực của Đức Giêsu là hành vi của một tiên tri, chính các môn

đệ của Người cũng hiểu như vậy. Họ nhớ tới lời Thánh vịnh: Vì nhiệt tâm lo việc

Page 352: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 352 of 793

nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Người Do thái cũng hiểu rõ ý nghĩa của cử

chỉ này. Họ đòi Đức Giêsu phải làm một dấu lạ để biện minh cho hành động của

mình: “Ông lấy dấu lạ nào để chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như

thế?” Đức Giêsu trả lời họ bằng một câu bí ẩn, mầu nhiệm: “Các ông cứ phá huỷ

đền thờ này đi; nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”. Chúa có ý nói đến tính cách tạm

thời của những hy lễ trong đền thờ của giao ước cũ. Chúa nói về một đền thờ khác,

đền thờ mà ở đó sẽ ký kết giao ước mới. “Nhưng đền thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây

là chính thân thể Người”. Chính nơi Đức Giêsu mà từ nay Thiên Chúa bày tỏ sự

hiện diện của Người. Cần chờ đến biến cố phục sinh, các môn đệ mới nhớ lại và tin

vào Kinh Thánh và những lời Chúa đã nói. Chính đền thờ mới, thân thể Đức Kitô và

nhà của Chúa Cha, mà ta ngày nay cần phải gìn giữ, đừng biến nó thành nơi buôn

bán. Ta cần phải hết sức cung kính đối với lễ vật của giao ước mới, đã thay thế cho

lễ vật hy sinh của đền thờ ngày xưa. Ta cần phải hết lòng tôn trọng đối với thân thể

mầu nhiệm, mà Đức Giêsu là đầu, thân thể có ơn gọi làm dấu chỉ sự hiện diện của

Thiên Chúa giữa nhân loại”.

2. Một đền thờ mới xây dựng bằng những viên đá sống (H.Denis, trong cuốn

“100 mots pour dire la foi”, Desclée de Brouwer, trang 39-40).

Đức Giêsu làm một cuộc cách mạng, lật đổ cấu trúc tôn giáo. Không những Người

muốn cho người ta hiểu rằng những ngôi đền thờ vật chất trở nên vô dụng, mà

Người còn muốn tỏ cho biết một ngôi đền thờ mới, đích thực là thân thể Người, đã

chết đi và sống lại.

Đền thờ mới là chính Người, trong Người tình yêu của Thiên Chúa và của con

người chuyển thông nhau trong một cuộc hiệp thông duy nhất.

Thật là một giao hoán lạ lùng. Nhưng chưa hết. Tân Ước còn thêm rằng ngôi đền

thờ này mà Đức Giêsu là viên đá góc, được xây dựng bằng những viên đá sống là

các Kitô hữu, và nói rộng ra là toàn thể nhân loại. Là đền thánh, bởi vì nó không

được làm bằng đá, gạch hay bất cứ vật liệu cao quí nào, nhưng bằng những con

người, con người được kêu gọi để thương yêu nhau, để hiến mạng sống cho nhau,

nhờ đó lưu thông tình yêu vô hạn của Đức Giêsu.

Page 353: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 353 of 793

2. Thánh lễ Chúa nhật: lúc dân mới kết hợp nên một thân thể hữu hình (Thơ

mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Pháp “Lettre aux catholiques de France”, Cerf,

93-94).

Trong tiệc Thánh Thể, các cộng đoàn ý thức hơn về tầm quan trọng của mình trong

đời sống của Giáo Hội. Nhưng điều tuyệt đối cần thiết là phải canh tân rộng khắp ý

nghĩa của việc cử hành ngày Chúa nhật, hiểu như thời điểm mà dân mới, gồm những

người đã được rửa tội, làm nên thân thể hữu hình, để đáp lại lời Đức Kitô mời gọi

các môn đệ, kêu gọi họ dâng hiến sự sống kết hiệp với của lễ Đức Giêsu Kitô để thế

giới được sống.

Chúng ta hết thảy đều có lần cảm nghiệm những lần cử hành cởi mở, đầm ấm, khiến

ta dường như cảm nhận được ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban tặng, nhờ đó, ta được

bồi dưỡng sức lực để tiếp tục lên đường. Điều đó không chỉ là một lý tưởng viễn

vông đối với các cộng đoàn, nhất là nếu những cảm nhận và những truyền thống tu

đức biết hoà hợp những đòi hỏi mà đôi khi người ta lầm tưởng là đối nghịch nhau,

như tôn trọng truyền thống phụng vụ, kêu gọi mọi thành phần tham gia tích cực, và

sự góp phần của thẩm mỹ và mỹ thuật vào phụng vụ.

Như vậy, việc thực hiện lễ tạ ơn không thể tách rời khỏi ý thức về thừa tác vụ được

uỷ thác để ban sự sống và xây dựng cộng đoàn Giáo Hội.

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

THIÊN CHÚA ĐÃ YÊU THẾ GIAN ĐẾN NỖI ĐÃ BAN

CON MỘT, ĐỂ AI TIN VÀO CON CỦA NGƯỜI...

(Ga 3,14-21).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Tình yêu nhưng không của Thiên Chúa…

Trong khi bầu khí căng thẳng do việc Chúa đuổi quân buôn bán ra khỏi đền thờ

gây ra chưa lắng dịu, thì ông Nicôđêmô, một kỳ mục trong dân tìm gặp Đức Giêsu.

Ông đến vào lúc đêm tối, nhằm giữ kín sự việc, nhưng dưới ngòi bút của Gioan nó

Page 354: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 354 of 793

mang một ý nghĩa tượng trưng: phải chăng Nicôđêmô đang ở trong bóng tối tìm

đến ánh sáng?

Cuộc đối thoại mở đầu với đề tài phải tái sinh. Đức Giêsu tuyên bố: “Không ai có

thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (3,5).

Rồi từ câu 11 trở đi, cuộc đối thoại biến thành độc thoại. Đức Giêsu bắt đầu giảng

dạy bằng cách kể lại những biến cố trong lịch sử dân Israel. Người nhắc đến biến

cố bí ẩn trong sách Xuất Hành: con rắn đồng được treo lên làm dấu hiệu, chẳng

những được hoàn tất, mà còn bị vượt lên trên trong biến cố khổ nạn, cái chết, phục

sinh và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa của Người.

+ Ngày xưa, thời xuất hành trong hoang địa, con cái Israel vì kêu trách và thiếu tin

tưởng vào Thiên Chúa, nên đã bị rắn độc tràn ra cắn chết nhiều người. Sách Dân Số

thuật lại (21,4-9): bấy giờ ông Môsê treo một con rắn đồng lên cao: hễ ai nhìn lên

con rắn đồng với lòng tin thì được thoát chết. Sách Khôn Ngoan giải thích (để tránh

lối giải thích ma thuật): “Hễ ai nhìn lên thì được cứu vớt, cứu không phải do vật

được nhìn, mà do Chúa, Đấng Cứu độ của mọi người” (Kn 16,7).

+ Dấu chỉ giờ đây nhường chỗ cho thực tại mà nó ám chỉ, đó là sự hiện diện của

Đức Giêsu, Môsê mới, là Lời hằng sống ban sự sống của Thiên Chúa.

“Bị treo lên”, Đức Giêsu cũng sẽ bị treo lên bởi những kẻ đóng đinh Người vào thập

giá; Người sẽ được nâng lên bởi Chúa Cha, Đấng đón nhận Người vào hưởng vinh

quang với Thiên Chúa (8,28-30). Và cũng như xưa, hễ ai nhìn lên con rắn đồng thì

được sống, ngày nay hễ ai nhìn lên “Con Người” bị đóng đinh và phục sinh thì được

Người ban cho sự sống đời đời.

- Nguồn gốc của hành vi cứu độ này không cần tìm đâu xa, nó ở ngay trong tình

thương điên dại của Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô đối với thế gian. X.Léon-Dufour

diễn tả: “Ở trọng tâm của tất cả mọi sự, và đặc biệt của vai trò Con Người và của con

đường đi đến thập giá, ta thấy Thiên Chúa yêu thương thế gian (...) Lời xác quyết nêu

bật Thiên Chúa và tình thương của Người như thực tại tuyệt đối (...) Tình thương đi

trước mọi sự, cũng như trong Lời Mở Đầu, ánh sáng thần linh của Ngôi Lời soi chiếu

mọi người trong bóng tối. Thiên Chúa thương yêu chỉ có một ý định là ban ơn cứu độ

và sự sống” (“Lecture de L'Evangile selon Jean”, cuốn I, Seuil, trang 305-306).

Như thế, ở đây, thập giá được trình bày như địa điểm mạc khải tình thương của

Page 355: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 355 of 793

Thiên Chúa, một biểu lộ tối hậu là nguồn mạch sự sống.

2. …Mời gọi ta đáp trả.

Đến đây coi như Nicôđêmô biến mất. Đức Giêsu xem như đối thoại với một nhóm

thính giả, chính là chúng ta ngày nay:

Tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa tỏ bày qua Đức Giêsu Con Ngài, luôn kêu

mời sự đáp lại của con người có tự do. Và nó đòi một lời đáp ngay lúc này, đối

diện với Đức Giêsu, Đấng Chúa Cha sai đến, Đấng mặc khải tình yêu của Thiên

Chúa Cha. Bởi vì ngay bây giờ, cuộc xét xử đang được thực hiện:

- Hoặc từ khước Thiên Chúa, đóng cửa không đón tiếp, mù quáng không muốn

nhận ánh sáng, chìm đắm trong tối tăm và bị luận phạt.

- Hoặc cởi mở đón nhận ánh sáng, đón nhận sự cứu độ của Thiên Chúa, và như thế

tất cả đều thay đổi, vì mọi hoạt động của ta sẽ được nhìn nhận như những hoạt

động của Thiên Chúa, và trở nên dấu chỉ sự hiện diện của Người.

X. Léon Dufour giải thích thêm: “Trong những câu chúng ta vừa đọc, thái độ lựa

chọn hay từ chối đều thể hiện trong lời đáp trả của con người trước Đấng Thiên

Chúa sai đến. Một đặc điểm quan trọng khác là: sự sống vĩnh cửu và luận phạt đời

đời không chỉ được thi hành vào ngày thế mạt, nó được thực hiện ngay trong giây

phút hiện tại, ngay khi gặp gỡ Đức Giêsu. Tin vào Đức Giêsu, lập tức được sống,

trái lại, từ khước tin Chúa, con người tự ý chọn lựa cái chết (vĩnh viễn), mà Thánh

Kinh thường ám chỉ bằng câu “bị xét xử”.” (Sđd, trang 308-309).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. “Cái nhìn cứu sống” (G.Bessière, trong “Dieu si proche” năm B”, DDB, trang

42-43).

Đem câu chuyện con rắn đồng so sánh với Đức Giêsu, kể cũng hơi lạ thường! Câu

chuyện lạ thường này có ý nghĩa gì đây? Truyền thống Thánh Kinh có thuật rằng,

trong cuộc Xuất hành, khi dân Do thái bị đói, bị khát đã kêu trách Thiên Chúa và ông

Môsê. Họ đã phải chịu hình phạt: những con rắn lửa bò ra gieo chết chóc cho dân.

Nhưng rồi Thiên Chúa đã xót thương. Người truyền cho ông Môsê treo con rắn bằng

đồng lên cột cao: “Ai nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu sống” (Ds 21,8). Ở đây, sự

Page 356: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 356 of 793

so sánh nằm ở từ“treo lên”. Đức Giêsu bị treo lên cây thập giá, cũng như con rắn

đồng bị treo lên trước toàn dân. Và ở từ“sống”. Ai bị rắn độc cắn trong hoang địa,

nếu nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu sống; những ai tìm kiến “sự sống vĩnh cửu” sẽ

tìm thấy trong Đức Giêsu, nếu kẻ ấy “tin”.

Đức Giêsu ban sự sống, và Ngài ban cách sung mãn. Không phải sự sống nhân

tính, mà “sự sống vĩnh cửu”. Bởi đâu có ân huệ vô biên thoả mãn mọi ước muốn

như vậy? “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi Người đã ban chính Con duy

nhất của Người”. Nguồn gốc không thể diễn tả đó, chính là Tình thương phát xuất

từ mầu nhiệm cao siêu mãnh liệt đối với muôn loài muôn vật.

Viễn tượng thật hết sức lạc quan. Có người chủ trương rằng Đấng Thiên Sai sẽ đến

tiêu diệt những kẻ ô nhơ, tội lỗi. Đức Giêsu lại bày tỏ thái độ chống lại chủ trương

tàn bạo này. Thiên Chúa không sai Con của Người đến để phán xét, nhưng “để nhờ

Người mà thế gian được cứu sống”.

Nếu có ai cố tình giam hãm mình trong sự dữ, hay trong bóng tối, thì không phải

Chúa luận phạt, mà chính họ đã chọn bóng tối cho mình.

Phải chăng, như vậy là nói rằng những người ngoài Kitô giáo, nghĩa là không gắn

bó với Đức Giêsu, đều bị mất phần rỗi? Thánh Gioan nhìn nhận rằng sự gặp gỡ

Thiên Chúa còn sâu xa hơn; nó được thể hiện trong sự thành tâm, trong giá trị của

các hành động và trong sự mở rộng tâm hồn ra với người khác. Thánh sử đề cập

cuộc tranh luận này khi viết: “Phàm ai thực thi chân lý, thì đến với ánh sáng...”.

2. Một cuộc sống được nâng niu và bao bọc bằng một tình thương vô điều

kiện (Thư mục vụ của Hội Đống Giám Mục Pháp “Thư gởi những người công giáo

Pháp”, Cerf, trang 55-56).

Sau hết, tin vào ơn cứu độ của Thiên Chúa làm thay đổi cách thế hoạch định cả

cuộc sống trần thế, và khiến ta hiểu khác đi lịch sử của ta trong thế giới này, và cả

cách hoàn tất lịch sử đó nữa. Bởi vì “cho dầu sự chết hay sự sống, thiên thần hay

ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay

vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra

khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm

8,38-39).

Page 357: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 357 of 793

Mặc dầu chúng ta chia sẻ những ưu tư của thế giới này, chúng ta vẫn tin rằng cuộc

sống con người như được nâng niu và bao bọc bằng một tình thương vô điều kiện,

mà không gì làm thay đổi được, và rằng ân sủng của Thiên Chúa hằng theo dõi và

sẽ còn theo dõi trong mọi hoàn cảnh của lịch sử chúng ta. Và chúng ta cũng hy

vọng rằng cái chết, đôi khi là cái chết tàn bạo, không chấm dứt số phận chúng ta,

bởi vì Chúa hứa cho ta sống lại và sống vĩnh cửu.

Đứng trước những nỗi sợ hãi của thời đại chúng ta, chúng ta không thể im lặng về

kết cục của số phận con người, dưới ánh sáng của Tình Thương. Giao ước của

Thiên Chúa sẽ được thực hiện trong thế giới mới, thế giới đã được biến đổi, mà

chúng ta mong đợi. Niềm hy vọng này luôn nâng đỡ những người (nam cũng như

nữ) đang đấu tranh chống lại sự chết và những quyền lực của sự chết, những người

dám hiến dâng sự sống mình vì tình yêu Đức Giêsu Kitô.

CHÚA NHẬT THỨ V MÙA CHAY

CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU

SINH NHIỀU HOA TRÁI TỐT ĐẸP...

(Ga 12,20-33).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Dân ngoại tiến đến.

Bài Phúc Âm chúng ta đọc hôm nay nằm trong chương bản lề nối hai chủ đề lớn

của Sách Tin Mừng Gioan: chủ đề “Những dấu chỉ” (từ phép lạ Cana cho đến

phép lạ Lagiarô sống lại) và chủ đề “Giờ của Chúa” (tức là cuộc khổ nạn, chết và

sống lại).

Đức Giêsu đã long trọng tiến vào thánh đô Giêrusalem để mừng lễ Vượt qua lần cuối

cùng mà cũng sẽ là chuyến từ giã thế gian này mà về cùng Cha Người.

Trong khuôn viên Đền thờ, “có mấy người Hy lạp” muốn tìm gặp Chúa. Họ không

phải là những người Do thái nói tiếng Hy lạp, nhưng là dân ngoại có cảm tình với

Do Thái giáo. “Họ lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa dịp lễ Vượt qua”. Việc

Page 358: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 358 of 793

họ tìm đến với Chúa mang giá trị biểu tượng: là dấu chỉ báo trước sự lên đường

của những người thuộc muôn dân sẽ đến với ĐK sau này, là dấu chỉ loan

báo GIƠ ơn cứu độ ban tặng cho hết thảy mọi người đã điểm.

- Họ tìm “gặp Đức Giêsu”, không phải chỉ để trông thấy Người mà thôi, muốn vậy

họ đâu cần nhờ đến ai. Nhưng họ muốn gặp để chuyện trò với Người, để đàm đạo

với Người. Họ đang trên con đường đức tin rồi đấy.

- Họ “lại gần ông Philipphê”, chắc bụng vì ông này với cái tên Hy lạp, sinh trưởng

ở một vùng đông dân ngoại nói tiếng Hy lạp có thể giúp làm môi giới cho họ được.

- “Ông Philipphê đi nói với ông Anrê” cùng sinh trưởng như ở ông Bétsaiđa và

cũng mang tên Hy lạp như ông.

- “Và hai ông đến thưa với Đức Giêsu”. Như vậy, cũng giống như ở 1,35-51 (Phúc

Âm Chủ nhật 2 thường niên) Gioan một lần nữa nêu bật tầm quan trọng trong vai

trò môi giới của con người giúp đi đến với Đức Giêsu.

2. ... Dấu chỉ loan báo Giờ của Chúa.

Thay cho câu trả lời, Đức Giêsu tuyên bố: “Đã đến Giờ Con Người được tôn

vinh”. Giờ mà việc hồi sinh của Ladarô đã báo trước Giờ báo hiệu những người Hy

lạp tìm đến đã gần kề: đó là giờ Chết-Sống lại của Đức Giêsu sẽ mở ra cho mọi

người

ơn cứu độ.

Để diễn tả cái chết sắp tới của mình là nguồn ơn phong phú đem lại muôn vàn hoa

trái, Đức Giêsu nhập đề cách trịnh trọng: “Thật, Thầy bảo thật anh em” cho một

dụ ngôn nhỏ mà giới nhà nông hiểu dễ dàng: dụ ngôn hạt lúa mì với hai ý đối chọi

nhau “trơ trọi một mình” và “sinh được nhiều hạt”. Để có thể sinh nhiều bông hạt,

hạt lúa mì nhất thiết phải chết đi: đó là quy luật của sự sống. Đối với Đức Giêsu

cũng vậy: cái chết của Người là quá trình bắt buộc để Người tiến vào vinh quang,

là điều kiện để Hội Thánh được sinh ra nhân lên gấp bội. Với các môn đệ Chúa

cũng sẽ như vậy thôi: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất, Chúa Giêsu nói

tiếp, còn ai coi thường mạng đống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống

đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng

sẽ ở đó”.

Page 359: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 359 of 793

X. Léon-Dufour quảng giải thêm: “Cuộc sống có thể được coi như là “của tôi”, và tôi

có thể dập tắt đi hay giữ nó lại như thể sự tồn tại hay tàn lụi của nó là tuỳ ở tôi, cái báu

vật duy nhất cần phải bảo vệ bằng mọi giá ấy, cái tàn sản chỉ tuỳ thuộc vào tôi ấy. Nếu

thế cuộc sống sẽ như giòng nước đang chảy xiết sẽ vuột khỏi tay tôi, khi tôi cố giữ nó

lại mà không chế ngự được dòng chảy của nó. Ngược lại nếu tôi không cố bám víu vào

cuộc sống này, nếu tôi chấp nhận mở ra với AI đó, cũng là chết đi cho những gì khiến

tôi co cụm lại, thì này đây sự “chết” ấy không có gì khác hơn là một sự “xuất thần”, và

một khi cuộc sống tôi mở ra như thế “thì sẽ giữ lại được như lời Chúa nói, cho sự sống

đời đời”. Như ta biết, theo thánh Gioan, sự sống đời đời là sự hiệp thông với chính

Thiên Chúa vậy” (“Lecture de l'Evangile selon Jean”, quyển II, Seuil, trang 464).

3. ...Giờ chôn vùi xuống cũng là giờ nâng cao lên.

Vẻ nghịch lý mà từ đầu trình thuật vốn nối kết giờ chết với giờ vinh hiển, còn diễn

ra ở phần hai. Trong phần này, Gioan chỉ mượn và sử dụng theo chủ đích của mình

một số yếu tố trong những câu chuyện kể lại trong Phúc Âm nhát lãm như: một

bên là cảnh Chúa hấp hối trong vườn Giệtsêmani, và bên kia là sự kiện Chúa Hiển

dung trên núi Taborê.

- Thực vậy, Gioan sẽ không tường thuật lại cơn hấp hối của Đức Giêsu, nhưng ở

đấy Gioan có ý báo trước rằng Giờ bị chôn vùi trong sự chết đang đến, giờ ấy sẽ

phải là một quá trình đau thương mà nỗi xao xuyến và buồn sầu sẽ choán hết. Thế

nên lời “Thầy xao xuyến” cũng như lời nguyện cùng Cha“Lạy Chúa, xin cứu con

khỏi giờ này” được tiếp theo ngay bằng tâm tình hoàn toàn phó thác nơi Cha của

Người: “Nhưng không, chính vì Giờ này mà Con đã đến! Lạy Cha, xin tôn vinh

danh Cha!”. Một kinh nguyện, như A. Marchadour nhận xét: “Vang lên như một

bản tóm lược “kinh Lạy Cha” vậy (kinh này không có trong Tin Mừng Gioan).

Đức Giêsu quả là người đầu tiên từ bỏ chính mình để vâng nghe lời Chúa

Cha” (O.C. trang 169).

- Gioan cũng chẳng kể lại câu chuyện, Chúa Hiển Dung, nhưng ở đây ngài nhắc

đến “có tiếng phán từ trời”. Một tiếng nói mà những người chứng kiến giải thích

khác nhau: Người thì cho rằng “đó là tiếng sấm”, người khác lại bảo: “Tiếng một

thiên thần nói với ông ta đấy”. Tiếng nói đó tuyên bố cho mọi người biết rằng lời

Page 360: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 360 of 793

Đức Giêsu cầu xin cũng như việc dâng hiến mạng sống Người đã được Chúa Cha

đoái nghe và đón nhận, sẽ sinh nhiều hoa trái.

Tác giả kết luận: “Bởi tính chất độc đáo của sự việc, lại nằm ở cuối phần thứ nhất

của sách Tin Mừng, nên sự can thiệp này của Chúa Cha coi như Đức Giêsu được

Cha người long trọng xác nhận là Con và là Đấng được sai đi. Đó là một sự phê

chuẩn có tính tôn vinh một phần cho lúc này, một phần hứa cho tương lai. Cuộc

khổ nạn đối với Đức Giêsu đúng là một thử thách vinh quang vậy”(idem).

Buổi đầu khi thi hành sứ vụ, ở Cana, Đức Giêsu đã nói với Mẹ Người rằng: “Giờ

con chưa đến”; thế mà Người cũng “đã tỏ vinh quang” Người cho các môn đệ.

Giờ đây, “Giờ đã đến” lúc vinh quang này sẽ được tỏ ra trên khắp thế giới. “Khi

làm những dấu lạ đầu tiên” ở Cana, các môn đệ “đã tin vào Người”. Từ nay “khi

được giương cao lên khỏi đất” (một kiểu nói ám chỉ cùng một trật “Người sẽ phải

chết cách nào” và được Chúa Cha đem lên vinh quang), Đức Giêsu sẽ “kéo mọi

người lên theo với Người” và sẽ mở cho họ con đường đến với Chúa Cha.

X. Léon Dufour hỏi để kết luận “Đức Giêsu có đã đáp ứng lòng mong đợi của

những người Hy lạp muốn “gặp” Người không? Không có lời đối đáp nào được kể

lại, ông trả lời, thế nhưng bài diễn từ đã cho thấy rằng muốn gặp Đức Giêsu, thì ta

phải hướng mắt nhìn lên Đấng-bị-đóng-đinh-Được-tôn-vinh (...).

Nói một cách tổng quát, ta đã được tỏ cho biết rằng người ta chỉ có thể đến với

Đức Giêsu tại thế, nhờ nhận ra Đức Giêsu được nâng lên cao, có nghĩa là mọi

nhận thức, mọi cái nhìn về Đức Giêsu khi Người chưa được tôn vinh đều là không

đầy đủ, nếu không nói là ảo tưởng. Ý nghĩa cuộc đời trần thế của ta cũng được soi

sáng từ đó: chính bằng cách mở lòng ta ra với Lời và những đòi hỏi quyết liệt của

Người, vượt thắng khuynh hướng muốn hoàn toàn tự lập, mà người ta tiến đến “sự

sống”. Đi theo Đức Giêsu là phải có tinh thần phục vụ. Phục vụ cốt tại ở cái gì, thì

bài Diễn từ giã biệt sẽ nói cho ta hay. Điều cốt yếu là để cho Chúa Con lôi kéo ta

đi” (O.C. trang 478).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Người thời nay mải mê với những vấn đề căn bản” (Các Giám mục pháp,

trong “Trình bày đức tin trong xã hội hiện nay.Thư gởi các tín hữu Pháp”. Cerf,

Page 361: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 361 of 793

trang 40-41).

“Nhiều dấu chỉ cho thấy rằng người thời nay nếu không đang đi tìm tòi những điều

cốt lõi, thì cũng đang mải mê với những vấn đề căn bản, như: Kinh nghiệm yêu

thương trong thời điểm nóng bỏng của Sida, ý nghĩa của hiện hữu con người, nhất

là khi cuộc sống bị thử thách, đâu là cái giá của nhân vị con người đứng trước vô

vàn những vận dụng kỹ thuật hay kinh tế mà đối tượng là nhân vị con người.

Sẽ không có cơ may đối thoại với người thời nay nếu chúng ta không phải là

những người có đầu óc cấp tiến. Vậy chúng ta có điều cốt lõi nào để trao đổi với

người ta?

Phải xuất phát từ đòi hỏi đi đến cốt lõi ân ban của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô,

mới hiểu được điều chúng tôi gọi là đề nghị đức tin trong xã hội hiện nay.

Chúng tôi không có tham vọng trình bày điều gì mới lạ, mà chỉ muốn nhìn nhận

những điều kiện mới mà ta phải sống và loan báo Tin Mừng. Trong những điều

kiện mới này, mặc dầu vẫn là những người có quyền thụ hưởng gia sản mà ta đã

lãnh nhận, ta phải trở thành những “người đề nghị” đức tin. Để đạt mục đích đó,

chính chúng ta đều được mời gọi phô diễn sự mới lạ của ân huệ Thiên Chúa, như

được tỏ ra trong Đức Giêsu Kitô, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Bởi vậy hai

điều không thể tách biệt nhau là ta vừa phải chứng tỏ tính thời sự của mầu nhiệm

đức tin, vừa phải tạo nên một Hội Thánh rao giảng Tin Mừng bằng cách sống mầu

nhiệm ấy và bằng cách đáp lại lời mời gọi của Chúa mình: “Ánh sáng của anh em

phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tót đẹp anh em

làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

2. Phục vụ đời sống con người theo cách thế của Đức Giêsu, Người Tôi Tớ:

(idem trang 95-96).

Không thể cử hành mầu nhiệm đức tin đúng theo chân lý, nếu chỉ quan tâm đến

hành vi phượng tự.. Bởi lẽ Thiên Chúa cứu độ đến với ta trong Đức Giêsu Kitô đã

đồng hoá mình với người nghèo khổ và kẻ bé mọn. Vì thế có một mối tương quan

không thể tách rời giữa phượng tự Kitô giáo và đời sống con người, vì không gì

mong manh và bị đe doạ hơn đời sống ấy. Ta không thể phục vụ và yêu mến Thiên

Chúa Đấng ta không trông thấy mà lại không tôn kính Người hiện diện trong

Page 362: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 362 of 793

những anh em hẩm hiu nhất của ta. Tác vụ của các phó tế đặc biệt nhắc nhở ta mối

tương quan cơ bản này, tương quan giữa việc phục vụ Thiên Chúa và phục vụ con

người.

Giới Công giáo Pháp hôm nay có sự quan tâm đặc biệt đối với những người nghèo

và người bị loại trừ được coi như “bí tích của Đức Kitô”. Sự quan tâm có tính Tin

Mừng này khơi gợi nên rất nhiều dấn thân cá nhân cũng như cộng đoàn. Những

con người đang bắt tay vào việc được tăng thêm xác tín rằng họ đang chu toàn ơn

gọi Kitô hữu và đang rao giảng Tin Mừng bằng cách phục vụ con người như thế.

Để tôn vinh sứ mạng cao cả này, Hội Thánh đang tìm cách gởi những thành viên

có những hoàn cảnh sống cụ thể, khuyến khích họ nhận lãnh trách nhiệm đối với

giới được uỷ thác cho họ, giúp họ biết sống tinh thần liên đới và sáng kiến cần có

theo tinh thần ấy. Để làm công việc này, các phong trào, đặc biệt là phong trào

Công giáo Tiến hành đều phải chuẩn bị cho các thành viên của mình biết sống và

hành động theo tinh thần Tin Mừng khi họ phải chăm lo cho đời sống cá nhân và

xã hội của con người, giúp họ gây một ảnh hưởng tập thể trên nếp sống của con

người.

- Cùng lúc đó, Hội Thánh cũng sử dụng những phương tiện của riêng mình để khơi

gợi, nâng đỡ và ngay cả điều phối hoạt động của giới công giáo trong việc phục vụ

cộng đồng nhân loại, nhờ vào các cơ quan như Tổ chức Cứu trợ Công giáo (secours

Catholique) hoặc C.C.F.D (tổ chức chống đói và giúp phát triển), cũng nhờ vào

những tổ chức y tế và học đường hoặc những phong trào giáo dục và tự thiện nữa.

3. “Sức năng động của Lời Chúa” (Kỷ yếu của C.C.F.D).

Ngày nay ở Pháp cũng như trên toàn thế giới, người ta nhận thấy LỜI CHÚA có

tính năng động và khả năng biến đổi lòng người.

. Lời Chúa mở rộng trí khôn để biết phải hành động ở đâu và thế nào hầu giúp cho

các xã hội được công bằng hơn (lấy các dự án - đèn pha làm thí dụ).

. Lời Chúa giải phóng óc sáng tạo để tìm ra những con đường mới (cứ nhìn vào

con số những hiệp hội được thành lập mỗi năm). Điều này không phải không gặp

trắc trở khó khăn trong một số quốc gia.

. Lời Chúa kích thích những con người mà người ta nghĩ là quá nghèo và trình độ

Page 363: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 363 of 793

quá kém, biết đảm nhận lấy những trách nhiệm (...).

Mọi người đều không biết rằng tính năng động kia, sự phát triển kia, và tinh thần liên

đới ấy đều xuất phát từ Đấng là “chủ tể của thế gian này đã bị ném ra ngoài”. Họ vui

sướng hành động, nhưng không nhận ra Đấng ban sự sống. Họ hân hoan hoạt động

cho sự hoà giải, nhưng lại không biết gì về Mầu nhiệm Thập giá.

Hiệp cùng với các anh em dự tòng, những người đã nhận ra Đấng đang lôi kéo mọi

người đến với Ngài, Đấng đang khắc ghi lề luật của Ngài vào đáy lòng người,

Đấng hứa cho những tôi tớ Ngài sẽ được ở bên cạnh Ngài, chúng ta hãy cảm tạ vì

đức tin đã được lãnh nhận và vì những tấm lòng đang rộng mở. Trong bánh và

rượu đã kết hợp lao công, đau khổ và sướng vui của mọi người. Quyền năng Chúa

Thánh Thần đang tác động trên lễ vật của chúng ta như Người đang tác động trên

khắp thế giới, đó là: thánh hoá mọi sự, quy tụ dân Người, ban sự sống và biến

chúng ta thành của lễ thực sự làm vinh danh Chúa (xem PE số 3).

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

BÀI THƯƠNG KHÓ

ĐỨC GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MÁCCÔ

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một trình thuật có sự liên kết rất chặt chẽ.

Trình thuật Cuộc Khổ Nạn chiếm một khoảng lớn trong Tin Mừng Máccô, bởi vì nó

chiếm đến hai chương, gồm một đoạn nhập đề và hai phần, tất cả đều liên kết với

nhau rất chặt chẽ.

- Nhập đề (14,1-11) mở đầu trình thuật bằng ba phối cảnh, hướng dẫn độc giả vào

cuộc, đó là:

+ Âm mưu chống Đức Giêsu, nguồn gốc của tấn thảm kịch (14,1-2).

+ Xức dầu tại Bêtania (14,3-9), cử chỉ có tính tiên tri báo trước việc táng xác.

+ Giuđa phản bội (14,10-11) khai mào thảm kịch.

- Phần thứ nhất (14,12-52) của trình thuật xoay quanh bữa tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu

Page 364: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 364 of 793

với các môn đệ.

+ Chuẩn bị bữa Tiệc ly (14,12-16).

+ Thông báo việc Giuđa phản bội (14,17-21).

+ Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể (14,22-26).

+ Tiên báo việc Phêrô chối Người (14,27-31).

+ Lời cầu nguyện trong vườn Ghetsêmani (14,32-42).

+ Đức Giêsu bị bắt (14,43-52).

- Phần thứ hai dẫn chúng ta vào giữa tấn thảm kịch, qua việc Xét Xử và Lên Án Tử

cho Đức Giêsu (14,53-15,47).

+ Vụ Xét Xử diễn tiến trong hai giai đoạn:

. Toà án Do Thái, trước Thượng Hội Đồng (14,53-65)

. Toà án Rôma, trước tổng trấn Philatô (15,1-15). Trong hai giai đoạn này, có kèm

hai sự cố.

. Phêrô chối Thầy (14,66-72)

. Quân lính nhạo cười Chúa (15,16-20)

+ Thi hành án tử cho Đức Giêsu (15,21-47).

. Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá (15,21-32)

. Đức Giêsu chết trên thập giá (15,33-41): trọng tâm của trình thuật.

. Sau cùng, Đức Giêsu được mai táng.

2. Chóp đỉnh của trình thuật: một người ngoại giáo tuyên xưng đức tin.

Trong khuôn khổ của quyển sách này, chúng tôi không thể quảng giải từng chi tiết

của trình thuật, chỉ xin nhấn mạnh một vài điểm tiêu biểu mà thôi.

- Những biến cố được thuật lại cách hờ hững, làm chúng ta bực bội. Như thế, cùng

với Máccô và các môn đệ, ta có thể nhận thức được rằng: việc thực thi kế hoạch

của Thiên Chúa làm cho con người cảm thấy thật hụt hẫng. Thập giá đúng là cớ

vấp phạm. Vậy mà chính ở đó mầu nhiệm Con Thiên Chúa được mạc khải!

(E.Charpentier, trong “Lire ba Bible” số 55, trang 113).

- Sự Thinh Lặng của Đức Giêsu thật đáng kinh ngạc.

E.Charpentier, giải thích: “Đức Giêsu biết rằng mầu nhiệm của Người vượt quá

tầm hiểu biết của loài người. Người biết rằng: chúng ta bị “tắc nghẽn”. Bởi vậy,

Page 365: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 365 of 793

trong cuộc đời công khai, Người đã từ chối nói ra Người là ai. Trong cuộc thương

khó, Người chịu vén mở một chút bức màn thinh lặng bởi vì Người đã bị kết án tử

và không còn nguy cơ diễn dịch danh hiệu của Người theo nghĩa ham muốn quyền

lực,” (Sđd).

Mặc dù bị thúc bách bởi những câu thẩm vấn, Người chỉ mở miệng ba lần sau khi

bị bắt:

+ Khi vị thượng tế hỏi Người có phải là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa không,

Người đáp: Phải, chính thế. Rồi Người giới thiệu mình là “Con Người”, Đấng mà

ngôn sứ Đaniel đã loan báo sẽ đến vào ngày tận thế, để phán xét chung.

+ Khi Philatô hỏi với ẩn ý chính trị rằng Ngài có phải “Vua dân Do Thái” không,

Đức Giêsu xác nhận lời ông: “Chính như ngài nói đó”. Nhưng rồi Ngài thinh lặng

(“Đức Giêsu không trả lời gì nữa”) ngay cả khi liên quan đến số phận Ngài; điều

đó nhắc ta nhớ “Người Tôi Tớ đau khổ” trong sách Ngôn sứ Isaia: “Bị ngược đãi,

Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như

cừu câm nín khi bị xén lông” (Is 53,7).

+ Sau cùng, trên thập giá, Người mượn lời kêu than của người vô tội bị bách hại

trong TV 21: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con” để nói

lên tiếng than van trong cơn nguy khốn và kết thúc bằng lời ca hy vọng tuyệt vời.

- Sự Cô Đơn nghiệt ngã của Đức Giêsu nổi rõ trong Tin Mừng Máccô: Bị mọi

người bỏ rơi, Người bước đi thui thủi một mình trong đêm tối thập giá.

- Chính trong giờ phút Đức Giêsu chết, bị mọi người bỏ rơi, trong khi gánh mọi đau

khổ, mọi tang tóc của nhân thế, chúng ta nghe vang lên Lời Tuyên Xưng Đức Tin

của viên sĩ quan Rôma, chóp đỉnh của Tin Mừng: “Quả thật, người này là Con

Thiên Chúa”.

J.Hervieux nhận xét: “Máccô đã tô đậm sự cố này. Trong nhân vật sĩ quan Rôma,

(người đứng trông coi việc thi hành án tử), ông nhìn thấy các dân ngoại đang ăn

năn trở lại. Ngay lập tức, người ngoại này đã tặng Đức Giêsu danh hiệu cao cả

trên mọi danh hiệu. Người không những là Đấng Mêsia dân Do Thái trông đợi, mà

còn là “Con Thiên Chúa”. Tác giả đặt vào danh hiệu này ý nghĩa mạnh mẽ nhất

để chứng tỏ nét độc đáo trong đức tin Kitô giáo: Thiên Chúa làm người trong Đức

Giêsu Kitô.

Page 366: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 366 of 793

Người ta nhận ra cảnh trái ngược trong trình thuật: trong khi người Do Thái (đám

đông qua lại, các lãnh đạo dẫn đầu) chỉ biết cười nhạo, báng bổ Đấng Mêsia bị

đóng đinh, thì một người dân ngoại lại nói lên lời biểu lộ một đức tin tinh tuyền

nhất (...).

Đồng thời Máccô dẫn độc giả tới chóp đỉnh của Tin Mừng. Ngay từ đầu sách, ta

còn nhớ câu hỏi về Đức Giêsu: “Ông này là ai”. Với lời tuyên xưng của Phêrô, đại

diện cho nhóm Mười Hai, ngưỡng cửa thứ nhất đã được bước qua: Đức Giêsu

chính là Đấng Mêsia (8,29). Nhưng đức tin mới chớm nở còn cần phải đào sâu.

Cuộc Khổ nạn và Cái Chết của Đức Giêsu đã tạo điều kiện cho việc đó. Với việc

viên sĩ quan tuyên xưng đức tin, bước quyết định đã hoàn tất: Đức Giêsu là “Con

Thiên Chúa”, điều mà tiếng Chúa Cha đã công bố khi Đức Giêsu chịu phép Rửa

(1,11). Và, theo nguyện ước của Đức Giêsu khi xảy ra biến cố tẩy uế Đền Thờ, giờ

đây mọi dân tộc có thể nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa (11,17). Đã hẳn,

nhờ ánh sáng của Chúa Phục Sinh và việc dân ngoại gia nhập Giáo Hội sơ khai,

tư tưởng cao siêu này mới được hình thành. Hơn nữa, nó còn là kết quả của một

cuộc suy tư dài lâu nơi cộng đoàn Kitô hữu (gần 40 năm). Chúng ta không nên

coi thường vấn đề thời gian”(“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 230).

- Sau cùng, địa vị của PHỤ NỮ, tuy rất âm thầm kín đáo, cũng rất có ý nghĩa. Họ

đi theo Chúa - việc hi hữu đối với một rabbi Do Thái - trong sứ vụ ở Galilê, họ đi

lên Giêrusalem, họ can đảm theo Chúa cho đến núi Sọ, trong khi các môn đệ bỏ

trốn hết. Họ được thánh sử nhắc đến ở đây, trong tư thế“nhân chứng” duy

nhất: “họ đứng nhìn”, “đứng xa xa”, bởi vì họ là phụ nữ, nên không được phép lại

gần người thụ hình. Họ làm nên dây liên kết ba biến cố diễn tiến liền sau: cái chết

của Đức Giêsu, việc táng xác trong mồ, và nhất là vào buổi sáng Phục Sinh, việc

khám phá rằng “Đức Giêsu Nagiarét”, Đấng bị đóng đinh, đã chỗi dậy (16,6).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Bí mật rồi cũng được mạc khải (“La Bible du dimanche” trang 403-404).

Xuyên suốt Tin Mừng, Máccô đã bảo vệ phẩm cách thiên sai của Đức Giêsu, bằng

cách bao trùm lên Người vẻ bí mật và thinh lặng, mỗi khi Người chạm trán với sự

chậm tin hoặc sự mù quáng của dân chúng. Trong suốt cuộc khổ nạn, vẻ bí mật và

Page 367: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 367 of 793

thinh lặng này đã trở thành nỗi cô đơn của Đức Giêsu vì Người xác tín mình là

Đấng Mêsia.

Người đã đánh mất cử toạ là quần chúng và người thân cận, khi mà những biến cố

đầu tiên của cuộc Thương Khó làm cho các tông đồ lìa bỏ Ngài. Trong vườn

Ghetsêmani, những môn đệ lẽ ra phải thức với Người thì đã thiếp ngủ (Mc 14,37-

40), họ đã chạy trốn lúc Chúa bị bắt (14,50), dù phải chạy trần truồng vì hoàn cảnh

bắt buộc (15,51-52). Trong cuộc tra vấn, khi Phêrô bộc lộ tính nhát đảm (14,62-

71)và hai nhân chứng dối trá tố cáo Người (14,56-60), thì chỉ còn một nhân chứng

dám hai lần phát biểu ủng hộ Người, đó là con gà trống đáng thương. Nỗi cô đơn

quả là khủng khiếp: người ta nhạo cười Đức Giêsu khi Người tự nhận mình là

Đấng Cứu The; Người là vua, nhưng là vua giấy trong căn phòng của đám lính

gác; Ngài được giới thiệu cho quần chúng, nhưng họ lại là một đám đông la ó xin

xử tử Ngài. Trên thập giá, khi mà các môn đệ đứng xa xa đề tránh bị lộ (15,40),

Đức Kitô cảm thấy cô đơn đến độ dường như Chúa Cha cũng ruồng bỏ Người luôn

(15,34-35).

Đức Giêsu chịu đựng nỗi cô đơn càng lúc càng dữ dội, trong thinh lặng tuyệt đối

(Mc 14,61; 15,3-4). Trái với các thánh sử khác, Máccô chỉ ghi lại một lời ngắn gọn

duy nhất của Chúa trên thập giá. Sự thinh lặng này đánh dấu sự cách biệt giữa quan

niệm mà Đức Giêsu hiểu về sứ mạng của mình với quan niệm của những thù

nghịch nghĩ về Ngài. Nó chứng tỏ rằng Đức Giêsu luôn trung tín với chính mình

giữa những cơn thử thách.

Nhưng vừa khi cái chết đóng dấu ấn vào nỗi cô đơn, thì Đức Kitô liền được tung hô

là Đấng Mêsia và là Con Thiên Chúa (Mc 15,39), và một nhóm môn đệ lại hình

thành quanh Người (Mc 15,40-43). Đức Giêsu không còn cô độc; Giáo Hội được

thiết lập và những người ngoại giáo cũng thuộc về Hội Thánh ấy.”

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

ĐỨC GIÊSU RỬA CHÂN CHO CÁC MÔN ĐỆ

(Ga 13,1-15).

Page 368: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 368 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một cử chỉ gây kinh ngạc.

Khác với các Tin Mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Gioan không thuật lại việc lập Bí

tích Thánh Thể, nhưng lại là sách duy nhất tường thuật một cử chỉ khác của Đức

Giêsu trong bữa Tiệc Ly: đó là việc rửa chân cho các môn đệ.

- Nhập đề của chương 13 này mang một vẻ long trọng đặc biệt. Nó làm nổi bật ý

thức rất sâu xa nơi Đức Giêsu; nó bày tỏ ý nghĩa của những gì sẽ xảy ra, đó là: sự

bộc lộ một tình yêu được thúc đẩy đến cùng độ, phát xuất từ Chúa Cha và từ Đức

Giêsu, Con của Người. “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến,

giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc

về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng”.

- Sự việc càng như đập vào mắt khi tác giả miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết, như cảnh

phim quay chậm:“Đức Giêsu đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn

mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn

đệ”. Dĩ nhiên, cử chỉ này gây kinh ngạc bỡ ngỡ vì hai lý do:

+ Đức Giêsu rửa chân “trong bữa ăn”, trong khi luật hiếu khách quy định phải làm

trước bữa ăn.

+ Cử chỉ đó là do chính Đức Giêsu làm mà Người là Thầy và là Chúa, trong khi

theo tục lệ Israel, việc làm này thường được dành cho nô lệ ngoại giáo.

2. Một cử chỉ dạy dỗ nhiều điều.

Trái với thói quen của con người duy lý ngày nay muốn giải thích trước khi làm

một cử chỉ, Đức Giêsu lại thực hiện cử chỉ tượng trưng trước, một cử chỉ mang

nhiều bài học, rồi mới giải thích sau.

Theo tiến trình Gioan quen dùng, lợi dụng sự hiểu lầm về việc “thanh tẩy”, qua

đối thoại, Đức Giêsu dẫn ta (cũng như dẫn Phêrô) từ cách hiểu hoàn toàn “luân

lý” (một cử chỉ khiêm nhường), sang cách hiểu “thần hướng”: một cử chỉ muốn

nói rằng Thiên Chúa tỏ mình nơi Đức Giêsu Kitô; và qua cử chỉ này, Đức Giêsu

muốn biểu lộ trước việc Người vui lòng nhận lấy cái chết như một dấu hiệu yêu

thương đối với loài người và lòng trung thành với Chúa Cha (A.Marchadour, trong

Page 369: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 369 of 793

“L'Evangile de Jean”, Centurion 1992, trang 184).

Để “được dự phần” với Đức Giêsu, Phêrô sẽ phải theo Người đến cùng, phải toàn

tâm toàn ý gắn bó với chương trình cứu thế của Người, dù phải làm chứng bằng cái

chết.

- Cách hiểu này còn được củng cố thêm do những động từ mà Gioan dùng để diễn

tả hành động của Đức Giêsu: “Người cởi áo ngoài” ra, rồi sau đó “lại mặc vào”.

Cũng chính những động từ “cởi ra”,“mặc vào” đã được Đức Giêsu sử dụng, trong

chương 10, để nói Người sẽ hy sinh và lấy lại mạng sống. “Cởi bỏ”, “mặc lại” là

hai động từ mà tác giả dùng để chỉ cái chết mà Đức Giêsu tự nguyện nhận lấy, và

sự sống lại của Người.

X.Léon Dufour giải thích thêm: “Câu chuyện rửa chân là cách diễn tả tượng trưng

cho cái chết tự nguyện của Đức Giêsu: Người không đánh mất chức vị Đức Chúa,

chức vị Ngài có do địa vị là Con Thiên Chúa, dù Người coi mình là Đấng đến để

phục vụ” (“Lecture de l'Evangile selon St Jean”, cuốn III, Seuil 1993 trang 34).

Đức Giêsu đồng hoá mình với “người tôi tớ của Thiên Chúa” trong sách Isaia,

Đấng làm cho muôn người nên công chính nhờ những đau khổ của mình.

3. Một cử chỉ cần noi theo để nhớ đến Người.

Cử chỉ duy nhất Người đã thực hiện tối hôm đó để tượng trưng cho cái chết Người

tự ý chấp nhận vì yêu thương và cũng để tượng trưng cho sự sống lại của Người,

thì đồng thời cử chỉ đó cũng là một“tấm gương” nêu lên cách sống mà các môn đệ

phải học để đối xử với nhau. “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm

như Thầy đã làm cho anh em”. Nếu Người “là Chúa và là Thầy” đã đến để phục

vụ, chớ không để được phục vụ, thì các môn đệ Người cũng phải đi theo con

đường tận hiến để phục vụ anh em theo gương Người.

Léon Dufour kết luận: “Nếu Gioan đã nhắc đến phép Thánh Thể ở chương 6, thì ở

đây ông lại trình bày truyền thống giao ước bằng hình ảnh Đức Giêsu thi hành

việc phục vụ cao trọng nhất, chính bởi vì truyền thống giao ước ấy làm sáng tỏ

“thực tại” mà bí tích Thánh Thể phải tăng cường nơi các tín hữu: thực tại đó là

tình thương huynh đệ bắt nguồn từ Thiên Chúa. Việc rửa chân cho nhau không chỉ

là việc làm thêm tùy ý, mà là việc cần thiết để chứng tỏ rằng phụng tự tự nó chưa

Page 370: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 370 of 793

đủ, rằng phụng tự chỉ có giá trị khi thi hành tình yêu thương cụ thể, nếu không nó

chỉ là hão huyền. Nếu Thánh Thể làm nên Hội Thánh, thì việc rửa chân cho nhau

là hành động tác tạo, nhờ đó Hội Thánh được thành hình”(Sđd, trang 57).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Đây chính là sự khó nghèo của Thiên Chúa (Jean Perron, trong “Lire la Bible”,

số 54, trang 85-86).

Như vậy, trong việc rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu không chỉ để lại cho ta

gương mẫu về đức khiêm nhượng, giống như một tôn sư luân lý dạy cho đệ tử của

mình mà qua cử chỉ biểu trưng này, Người còn tỏ cho ta chính cả cuộc sống, cả sứ

mạng, sự chết và sự phục sinh của Người nữa. Hơn thế nữa, bởi vì mỗi lời nói, mỗi

cử chỉ của Người đều mạc khải Thiên Chúa cho ta, nên việc rửa chân cho các môn

đệ khiến ta thoáng thấy điều bí ẩn của Thiên Chúa, điều bí ẩn có thể làm đảo lộn

tất cả.

Cha Varillon quen nói: “Trong Thiên Chúa luôn có việc rửa chân muôn đời”.

Thiên Chúa là Tình Yêu, nhưng không phải một Tình Yêu từ trên ngó xuống hay

thống trị hoặc có vẻ coi thường. “Cúi xuống trên” là hình ảnh mà Cựu Ước thường

dùng để tả lòng tốt, sự âu yếm của Chúa: thí dụ Thánh vịnh nổi tiếng Miserere (TV

51) bắt đầu bằng câu: “Ôi lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu cúi xuống trên con”. Vị

Thiên Chúa “cúi xuống trên”, ngày nay chúng ta biết được rằng tình thương đã

dẫn Người tới đâu: một đầy tớ quỳ gối trước môn đệ mình, cúi xuống sâu đến tận

chân của họ, đến nỗi để trả lời cho Phêrô Người buộc phải ngẩng đầu lên; một

Đấng tạo thành cúi đầu sâu trước tạo vật của mình, đến độ phải ngước mặt nhìn lên

họ. Tất cả những gì là hạ cố, là cha chú, là xa cách, là trịch thượng mà hình ảnh

Kinh Thánh có thể còn diễn tả, bỗng chốc bị phá huỷ, khi chúng ta được chiêm

ngưỡng một Thiên Chúa đang ngước mắt nhìn lên con người. Chính đây mới là sự

nghèo khó của Thiên Chúa”.

2. Bổ túc thiết yếu cho Bí tích Thánh Thể (Claude Ducheneau, trong “Célébrer”

tạp chí CNPL, số 267, trang 23).

Điều hết sức ngạc nhiên là trình thuật về việc lập Bí tích Thánh Thể không có trong Tin

Page 371: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 371 of 793

Mừng thánh Gioan.

Tuy vậy, Giáo Hội không quên trình thuật về việc lập Bí Tích Thánh Thể. Nhưng

thay vì chọn một trình thuật cho bài đọc Tin Mừng trong thánh lễ, Giáo Hội lại

chọn đoạn trích Thơ thứ nhất của thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô, đoạn duy nhất

không trích từ Tin Mừng, làm bài đọc thứ hai. Làm như vậy, là để có thể đọc đoạn

Tin Mừng tả việc rửa chân cho các môn đệ.

Thật đáng kinh ngạc khi cử chỉ bổ túc thiết yếu cho Bí Tích Thánh Thể này bị một

số linh mục và nhóm phụng vụ coi là lỗi thời. Những người chối bỏ cử chỉ này

không hiểu rằng họ đang từ chối chuyển đi một sứ điệp Tin Mừng rất quan trọng

đó sao?

“Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”

và là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy và là Chúa. Vậy nếu Thầy

là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho

nhau”.

Chỉ một lần trong cả năm, vị linh mục đứng đầu cộng đoàn, quỳ trước mặt những

người mà thường ngày ngài là người chỉ huy. Cũng chính vì ngài là vị chủ toạ

thường xuyên, nên để theo chân Đức Kitô, hôm đó ngài trở thành đầy tớ (ministre:

thừa tác viên) cho mọi người, như chính Đấng là Thầy và là Chúa đã làm và đòi

hỏi các môn đệ làm theo.

Không nên thay thế cử chỉ rửa chân này bằng một bài suy gẫm đơn giản, kể cả

bằng một cử chỉ bày tỏ tình liên đới dù đó là một cử chỉ nên làm, nhưng dầu sao

vẫn không đúng lúc.”

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

CUỘC THƯƠNG KHÓ

ĐỨC GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN.

(Ga 18,1-19,42).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

Page 372: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 372 of 793

1. Một cấu trúc có tính mạc khải.

Nếu khung kể chuyện của Gioan có điểm chung với các Tin Mừng Nhất lãm, thì

bài tường thuật cuộc thương khó Đức Giêsu theo ngài không khác bao nhiêu với

những bản song song. Mạc khải ý nghĩa của các biến cố và bộc lộ chân tính đích

thực của Đức Giêsu Nadarét, Đấng Kitô và Đức Chúa, là ưu tư của tác giả. Điều

này có thể được thấy rõ ngay trong cấu trúc toàn bộ cũng như trong cách phân chia

từng đoạn. Trong cấu trúc toàn bộ, điểm khởi đầu là một khu vườn, vườn hấp hối

để rồi kết thúc trong một khu vườn khác, vườn chôn cất, với vụ-xử-án trước toà

tổng trấn Philatô làm tâm điểm; còn trong cách phân chia phần đoạn, thì bài tường

thuật gồm ba phần, với động từ then chốt là “trao nộp”:

- Phần 1: Đức Giêsu nộp mình cho người Do thái (18,1-27).

- Phần 2: Người Do thái trao nộp Đức Giêsu cho kẻ ngoại (18,28-19,22).

- Phần 3: Bị trao cho đem đi đóng đinh, Đức Giêsu phó mình cho Đức Chúa Cha.

2. Một bài tường thuật về sự ứng nghiệm.

- Giống như ba Tin Mừng nhất lãm, tác giả Gioan chỉ có ý chứng tỏ rằng, trong

cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, những lời tiên tri về biến cố này đều được ứng

nghiệm. Còn khi minh chứng rằng khổ hình thập giá đã được báo trước trong

Thánh Kinh bằng lời nói và bằng hình ảnh thì không phải là để biện minh cho xì-

căng-đan của thập giá, nhưng, X. Léon-Dufour giải thích, để “gợi lòng trí người ta

tưởng nhớ công ơn cứu chuộc do việc Đức Giêsu bị “giương lên cao”. Gioan thích

sử dụng dữ liệu Thánh Kinh nhằm giúp độc giả có cái nhìn vượt qua Khổ Nạn để

hướng tới ơn giải thoát và sự sống sẽ đem đến cho Đức Giêsu và những ai có lòng

tin, hơn là trưng dẫn lại những lời tiên tri nói về đau khổ Chúa đang phải

chịu” (“Lecture de l'Evangile selon Jean”, quyển IV, Seuil, trang 18).

- Trong cuộc Khổ nạn của Đức Giêsu, cũng ứng nghiệm những điều mà chính

Người đã báo trước:“như, vẫn X. Léon chú giải, việc Phêrô chối Thầy (“và ngay

lúc ấy gà liền gáy”: 18,27; xem 13,38); rồi rõ ràng hơn, việc Chúa bị bắt giữ và

khi bị điệu ra toà. Trong Diễn từ giã biệt, Chúa đã báo trước việc các môn đệ bỏ

Người...; trong Vườn cây dầu, lời ứng nghiệm là chính lời của Đức Giêsu: “Những

người Cha đã ban cho Con, Con không để mất một ai” (18,9). Trong 18,32, thánh

Page 373: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 373 of 793

sử còn nói rõ: “Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đã nói, khi ám chỉ Người sẽ phải

chết cách nào: độc giả được đưa trở lại lời báo trước ở 12,32: “Phần tôi, một khi

được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (O.C., trang

21).

3. Những điều bỏ qua không nói đến, cũng lên tiếng hùng hồn.

Vì muốn chứng tỏ rằng đối với Đức Giêsu, thập giá không phải là một sự hạ xuống

tột cùng, mà là một sự “giương cao lên”, và vì nỗi trăn trở muốn làm nổi bật lên

vẻ oai nghiêm vương giả của Đức Giêsu cũng như quyền tự do tối cao của Người,

thánh sử Gioan đành phải loại bỏ đi ít nhiều sự việc, mà chính những điều bỏ qua

ấy lại đầy ý nghĩa mạc khải, cũng lên tiếng hùng hồn.

Vì thế ngài không nói gì đến cơn hấp hối trong vườn Giệtsêmani (chỉ như dư âm

thoáng qua ở chỗ khác 12,20-36), cái hôn phản bội của Giuđa, hay vụ xử án trước

toà Caipha và Thượng hội đồng (những đối đáp gay go ở các chương 7 và 10 đã

thay thế) cũng chẳng nói chi đến những cảnh lăng nhục, và chế nhạo, hay thập giá

của hai tên tội phạm (chỉ có một thập giá ĐK là được nói tới). Và lời sau cùng của

Đức Giêsu trên thập giá mà Gioan thuật lại không phải là lời thánh vịnh 21: “Lạy

Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con”, nhưng lại là lời: “Mọi

sự đã hoàn tất”.

4. Những đoạn thêm vào cũng mang nhiều ý nghĩa.

Những tình tiết riêng của Gioan thêm vào cũng không kém phần mạc khải hùng

hồn.

- Thế nên trong cảnh bắt giữ ở vườn cây Dầu, Đức Giêsu chỉ cần nói “Ta đây” (đó

là danh xưng của Thiên Chúa trong Thánh Kinh) là bọn người đến bắt Người đều

phải té ngửa hết. Thay vì là món đồ chơi trong tay bọn họ, Đức Giêsu lại là người

điều khiển các sự việc.

- Cũng như ở đoạn mô tả tỉ mỉ vụ xử án trước toà tổng trấn Philatô, đoạn văn chiếm

hơn 1/4 trình thuật về khổ nạn (29 câu trên 112 câu), M.Autané giải thích: “Gioan

muốn cho thấy, vận mệnh hiện tại và tương lai của Đức Giêsu là ở chỗ đó. Từ nay

trở đi, Đức Giêsu là Vua toàn năng, là quan toà xét xử muôn dân. Khi Philatô cho

Page 374: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 374 of 793

đặt Chúa ngồi vào toà của ông, điều đó có ý chỉ quyền thống trị này (19,13). Chính

ngay giữa màn xử án đầy kịch tính này, mà Đức Giêsu được đội triều thiên bằng gai

và được tôn vương, nhưng vẫn còn là một vua bị lăng nhục. Phải đợi tới Phục Sinh

vương quyền này mới sẽ tỏ hiện, mới thực sự là một “giương lên cao”, một “cuộc

đăng quang” (20,17) vậy.” (“Les dossiers de la Bible”, số 57, trang 3-4)

- Hay như lời sau cùng Đức Giêsu nói với Thân Mẫu của Người (mà Người gọi

là “Thưa Bà”, giống như ở Cana) thì chính là “lúc Chúa thiết lập cách tượng trưng

một gia đình mới, gia đình những người thân tín của mình” (X. Léon-Dufour, O.C.,

trang 148).

- Cũng thế, sau khi Đức Giêsu chết máu và nước chảy ra từ cạnh sườn mở ra của

Người. A. Marchdour viết: “Trong thực tế, cái chết của Đức Giêsu mở ra mầu

nhiệm ơn cứu độ đã loan báo ở 7,38: “Như Thánh Kinh đã viết, từ trái tim Người

sẽ chảy ra, những giòng sông mang nước hằng sống”. Trong cái chết của Đức

Giêsu, giờ Người được tôn vinh đã điểm. Thần Khí được ban cho các kẻ tin (7,39).

Độc giả Kitô giáo khi lãnh nhận hai bí tích Rửa tội và Thánh Thể với lòng tin, là

thực sự đón nhận chính sự sống do Chúa thông ban vậy.” (“L’Evangile de Jean”,

Centurion, trang 238).

THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH

ĐỨC GIÊSU NADARÉT

BỊ ĐÓNG ĐINH, NGƯỜI ĐÃ CHỖI DẬY RỒI...

(Mc 16,1-8)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Bên kia bóng tối, ánh sáng ngày mới đang bừng lên:

Ánh sao mai xuất hiện đã đánh dấu ngày Sabát, ngày lễ nghỉ thánh, chính thức chấm

dứt. Cuộc sống đã sớm trở lại với nhịp sống bình thường, các tiệm buôn đã mở cửa.

Bà Maria Mácđala, bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê - ba bà này “đã đi theo

và giúp đỡ Đức Giêsu khi Người còn ở Galilê” (15,41), đã có mặt khi Đức Giêsu bị

Page 375: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 375 of 793

đóng đinh (15,40), và khi Người được chôn cất - đã có thể đi mua dầu thơm “để ướp

xác Đức Giêsu”, mà chắc không phải là theo cách thức người Ai cập, nhưng theo tục

lệ của người Do thái: ướp xác bằng dầu thơm.

“Các bà ra mộ”, đến chỗ hẹn của cái chết. Nhưng bằng những hình ảnh biểu tượng

khác nhau: “Sáng tinh sương”, “lúc mặt trời hé mọc” trình thuật đã báo trước một

cuộc tạo dựng mới rồi. Bóng tối của sự chết sắp bị đẩy lui nhường chỗ cho ánh

sáng của một ngày mới, cho một khởi sự mới của vũ trụ; đó là “ngày đầu

tuần” của một công trình tạo dựng mới, ngày ấy chẳng bao lâu nữa sẽ được gọi

là“Chúa nhật”, tiếng latinh là “dies dominica”, Ngày Chúa phục sinh.

Dọc đường đến mộ, khi nghĩ đến tảng đá lớn chắn cửa mồ, các bà cảm thấy lo âu.

Nỗi lo âu ấy là chuyện rất bình thường, vả chăng còn là khá muộn màng: “Ai sẽ

lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?”, bởi vì các bà biết rằng “tảng đá ấy lớn

lắm” chỉ với sức lực của hai hoặc ba người đàn ông mới có thể lăn nổi tảng đá ấy.

Tảng đá càng lớn, thì càng gây ngạc nhiên lớn hơn cho các bà sau này.

- Các bà ngạc nhiên trước hết vì “thấy tảng đá đã lăn ra một bên rồi”, điều không

thể nào làm được đối với các bà. Các nhà chú giải muốn lưu ý ta về một chi tiết có

tính khá soi sáng là: nguyên bản bằng tiếng Hy lạp dùng câu này ở thể thụ động

(tảng đá đã được lăn ra một bên) nhằm “ám chỉ đó là hành động của Thiên Chúa

mà không cần phải nói ra”, còn sách bài đọc, thì rất tiếc là đã dịch câu đó ở thể bất

định: người ta đã lăn tảng đá rồi” (J.Hervieux, “L'Evangile de Marc”, Centurion,

trang 233).

- Rồi tiếp đến là một ngạc nhiên khác: “vào trong mồ, các bà thấy một người thanh

niên (tiếng Hy lạp là “neaniskos”) ngồi bên phải, mặc áo trắng”. Người ta nghĩ

ngay đến “người thanh niên” (neanikos) được mô tả trong cảnh Chúa bị bắt; người

thanh niên ấy chỉ khoác vỏn vẹn một “tấm vải gai” (tiếng Hy lạp là “sindona” có

nghĩa là tấm vải liệm). Khi họ túm lấy anh, anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần

truồng. Đây là cách dùng biểu tượng để diễn tả việc Đức Giêsu phục sinh thoát khỏi

tay những kẻ thù tưởng là đã bắt được Người và giam hãm Người trong cái chết

(Máccô 14,50, J.Hervieux, O.C., trang 216-217).

+ “Người thanh niên” trong trình thuật “ngồi bên phải”: đó là địa vị danh dự mà

các Kitô hữu vốn dành cho Đức Kitô vinh hiển: “Người ngự bên hữu Đức Chúa

Page 376: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 376 of 793

Cha”.

+ Người thanh niên ấy “mặc áo trắng”, giống như Đức Giêsu biến hình sáng láng

trên núi, ít lâu sau khi loan báo cuộc thương khó và phục sinh lần thứ nhất (9,3).

J.Hervieux nêu ý trước, rồi P.E Boismard cũng đồng tình: “Tất cả gần như khơi gợi

một sự “xuất hiện” của Đức Giêsu. Còn tác giả Máccô thì không nói ra điều

này.” (O.C., trang 234).

2. Bên kia nỗi sợ hãi là hướng mở ra với sứ mạng:

Theo cách diễn tả sinh động của trình thuật, người thanh niên ấy không phải ở đó

để làm gì. Nhưng là để nói lên một lời, để loan báo một Tin Vui, một Tin

Mừng: “Các bà tìm Đức Giêsu Nadarét, Đấng bị đóng đinh, chứ gì? người thanh

niên ấy nói với ba phụ nữ. Người đã chỗi dậy rồi”.

Sứ điệp phục sinh chứa đựng trong mấy lời sau đây: “Đức Giêsu Nadarét mà các

bà đã đi theo trong thời gian Người rao giảng ở Galilê, và đã thấy Người chết tất

tưởi trên thập giá, Đấng ấy nay đã sống lại: Người là Đấng-hằng-sống! Cũng

chính sứ điệp ấy mà các tông đồ sẽ loan báo cho muôn dân sau này.” (cf. Cv 2,22-

36; 3,12-20; vv...).

Trước đây, ở phần đầu sách Tin Mừng Máccô (Phúc Âm Chúa nhật V thường niên)

ta được biết: sau một ngày bận rộn ở Caphácnaum, Đức Giêsu thức dậy sớm, đi

đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện. Các môn đệ kéo nhau đi tìm Chúa. Khi gặp

Người, các ông được bảo đi đến một “nơi khác”: “Thôi, chúng ta đi nơi khác, đến

các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng Tin Mừng ở những nơi đó nữa”.

Còn ở đây, ở phần kết của sách Tin Mừng Máccô, khi ngày mới đang lên, các môn

đệ cũng lại nhận được sứ điệp, qua trung gian các phụ nữ, để đi đến một nơi

hác: “Người không còn ở đây nữa... Người sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó các

ông sẽ được thấy Người, như Người đã nói với các ông”. Nơi hẹn gặp này, nơi

Người sẽ “đến trước” các ông ấy chính là miền Galilê, nơi tiêu biểu cho sự chung

sống lẫn lộn giữa người Do thái và dân ngoại. Đức Giêsu đã chọn Galilê để khởi

đầu sứ mạng rao giảng của mình (1,14-15), nên nơi đây, trở thành biểu tượng cho

việc khai mở sứ mạng phổ quát vậy. J. Hervieux kết luận: “Các môn đệ được mời

gọi tập họp lại đàng sau Đức Giêsu phục sinh, để khởi sự một cuộc lên đường mới

Page 377: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 377 of 793

ra đi truyền giáo.” (O.C., trang 234).

- Được mời gọi đem tin này đến cho “các môn đệ Người và Phêrô”, khi vừa ra

khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, “run lẩy bẩy”. “Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ

quá”. Trình thuật về biến cố Phục sinh kết thúc với những lời trên, và sách Tin

Mừng Máccô cũng kết thúc một cách chân chất như vậy.

Tại sao có sự sợ hãi như vậy? Tại sao lại yên lặng chẳng nói gì như thế? Chắc hẳn

là do sự xúc động mãnh liệt và bất ngờ trước lời loan báo quá lạ lùng về việc phục

sinh của Đấng bị đóng đinh. Nhưng nỗi sợ hãi không thốt lên lời này không thể

ngăn cản các bà ra đi truyền lại sứ điệp, cũng như không thể ngăn cản các tông đồ

rao truyền sứ điệp ấy cho đến tận cùng trái đất.

Theo P.E Boismard gợi ý, thì “Máccô coi các độc giả Tin Mừng của ngài là những

người có đủ trí thông minh để hiểu, vậy thì ngài muốn truyền lại cho họ sứ điệp

nào? Trong phần đầu sách Tin Mừng của ngài, thánh Máccô đã không ngần ngại

mà còn lấy làm hứng thú nhấn mạnh đến sự ngớ ngẩn của các môn đệ vì các ông

không sao hiểu biết được chân tính đích thực của Đức Giêsu. Ngay cả trường hợp

ông Phêrô bất thình lình tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng

sống cũng vậy. Đó chỉ là do Chúa tỏ cho ông biết mà thôi (...). Trong phần thứ hai

của Tin Mừng cũng vậy. Hết thảy các môn đệ không trừ một ai, kể cả ba người phụ

nữ được coi như trung tín nhất, đều hoảng sợ và bỏ trốn cả (...). Thế nhưng các độc

giả Tin Mừng của Máccô hẳn phải nhận thấy điều này, là sứ điệp của Đức Kitô

được truyền lại cách trung thực “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8) do chính

những con người yếu đuối và khiếp nhược kia. Chính quyền năng của Thiên Chúa

(hay của Đức Kitô phục sinh) đã phải tràn ngập tâm hồn các môn đệ để thông ban

cho họ ơn can đảm và hiểu biết mà trước đây họ khiếm khuyết một cách thảm hại.

Đó chính là sự lạ của Hội Thánh lúc mới khai sinh mà thánh Luca sẽ thuật lại trong

sách Công vụ Tông đồ. Còn Máccô thì để cho độc giả của mình tự hiểu, giống như

ngài đã để cho độc giả tự hiểu rằng, nếu thánh Phêrô đã có thể nhận ra Đức Giêsu

là Đấng Kitô thì chính là nhờ một sự can thiệp của Thiên Chúa vậy.” (Xem “Jésus,

un homme de Nazareth”, Cerf, 1996, trang 176).

Page 378: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 378 of 793

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

GẶP NGƯỜI SỐNG NƠI MỘ ĐỨC GIÊSU

(Ga 20,1-9).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ ngôi mộ “trống”.

Sau ngày Sabát, đó là “ngày thứ nhất trong tuần”; kiểu nói đó gợi ý rằng thế giới đã

khởi sự bước vào một thời điểm mới. Maria Mácđala, người phụ nữ đã đứng dưới

chân thập giá Đức GIêsu, “đi đến mộ từ sáng sớm”. Chỉ có một mình bà đi tới mộ

chứ không phải là ba bà như được kể lại trong Tin Mừng Máccô (Tin Mừng lễ Vọng

phục sinh). Bà tới đó không phải vì ý muốn xức dầu thi hài, bởi lẽ việc chôn

cất “theo tục lệ của người Do Thái” (19,40) đã hoàn tất, nhưng theo X. Léon-

Dufour, có lẽ “chỉ vì con tim thúc đẩy thôi” (“Đọc Tin Mừng Gioan”, quyển IV,

Seuil, trang 203).

Vừa nhận thấy “tảng đá đã lăn khỏi mộ”, bà vội chạy về báo tin cho các môn đệ: từ

ngôi mộ mở toang, bà kết luận là thi hài Chúa đã được đưa đi; từ “tảng đá đã lăn khỏi

mộ”, bà kết luận là “người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ”. Bóng tối bao trùm bà

Mácđala đã được gợi ý ngay từ đầu trình thuật: “lúc trời còn tối”.

2. ... đến dấu chỉ của ngôi mộ trống.

Phêrô là người được thánh sử nêu tên trước, nên dù chạy chậm hơn môn đệ kia,

ông vẫn là người thứ nhất bước vào trong mộ và “nhìn thấy những băng vải để ở

đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng

cuốn lại, xếp riêng ra một nơi”. Như vậy là giả thuyết Maria Mácđala đưa ra

không vững nữa, vì “kẻ trộm sẽ chẳng tội gì mà lấy băng vải, cuốn lại rồi đặt

riêng ra một nơi” (Thánh Gioan Kim Khẩu). Nhưng ngoài nhận xét trên đây,

người ta không thấy tác giả Gioan nói gì về phản ứng của Phêrô. Còn Luca thì

viết: “Ông rất đỗi ngạc nhiên” (24,12).

Trái lại, “Người Môn đệ kia, người được Đức Giêsu thương mến”, tuy chạy tới mộ

trước Phêrô, và vội cúi xuống để nhìn vào trong, nhưng lại nhường cho Phêrô tiến

vào trước, chính người môn đệ ấy bằng trực giác của tình yêu, lại đang nhìn thấy

Page 379: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 379 of 793

trong cảnh mồ trống và cảnh các khăn vải sắp xếp ngăn nắp kia dấu chỉ của một

Thực Tại Khác mà chỉ lòng tin mới cảm nhận được: “Ông đã thấy và ông đã tin”.

Theo ông, không phải người ta đã lấy trộm xác Đức Giêsu; mà chính là quyền lực

của sự sống dứt khoát tước hết quyền của sự chết.

X. Léon tự hỏi: “Người Môn đệ kia đã thấy gì? Hẳn không phải là ông đã nhìn

thấy Đấng-Phục-Sinh. Về phương diện này, ông cũng giống như người có lòng tin

được cho là có phúc vì đã không thấy mà tin (20,29). Người có lòng tin thì chỉ dựa

vào chứng từ của các môn đệ đầu tiên, còn Người-Môn-Đệ ấy thì tin khi nhìn thấy

những dấu vết để lại trong mồ. Dù rằng chưa gặp gỡ tiếp xúc với Đấng-Phục-Sinh,

ông đã có khả năng vượt qua vực thẳm ngăn cách: tuy không thấy xác ở đó, nhưng

vải liệm đã là dấu chỉ giá trị đối với ông. Trước hết, việc các khăn vải được xếp

đặt ngăn nắp đã loại bỏ giả thuyết cho rằng người ta đã lấy cắp thi hài, điều mà có

lẽ Phêrô đã kết luận. Sau nữa, tình yêu vốn đầy ắp con tim đã giúp cho người môn

đệ ấy có được ánh sáng. Đối với ông, theo J.P.Duplantier nhận định, “ngôi mộ

không trống cũng chẳng đầy, nhưng nó đã trở thành một ngôn ngữ”. Nhờ chú tâm

lắng nghe ngôn ngữ ấy, người Môn đệ kia hiểu rằng Đức Kitô đã chiến thắng điều

mà không ai tránh khỏi, nói cách khác: Đức Giêsu đã toàn thắng sự chết” (Sđd,

trang 212).

Phần Giáo Hội sơ khai, sau khi đã có kinh nghiệm về Đấng Phục Sinh, sẽ còn phải

đọc lại Thánh Kinh để soi sáng và nung đúc lòng tin cho mình. Vì “quả thực, cho

tới lúc ấy - bản trình thuật kết luận - các môn đệ vẫn chưa hiểu rằng: theo Kinh

thánh, thì Đức Kitô phải sống lại từ cõi chết”.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

“Hiện diện của tình yêu” (H.Vulliez, trong “Dieu si proche. Năm B”, Desclée de

Brouwer trang 51).

“... Maria Mácđala chạy tới mồ và thấy mộ trống. Chỉ có băng vài và khăn liệm là

lên tiếng nói rằng: xác đã để ở đó. Bây giờ thì không còn nữa! Chỉ có những điểm

mốc cho biết là trước đây đã có một hiện diện - Maria Mácđala đứng trước một

khoảng trống mênh mông. Những gì bà nhìn thấy lúc này thật khủng khiếp. Điều gì

đã xảy ra? Còn đâu những lời hứa Người sẽ sống lại?

Page 380: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 380 of 793

Lễ Phục sinh khởi đầu trước ngôi mộ trống. Ta không thể tin rằng Người-đang-sống,

sống một cách khác, nếu không trải qua khoảng trống này: đoạn tuyệt với sai lầm, từ

bỏ mình hoàn toàn, vượt qua khoảng cách thăm thẳm do những sự đời này tạo nên,

và cái chết. Phải vượt qua khoảng trống chóng mặt này, phải cảm thấy khao khát

một Hiện-diện tuyệt đối, mới có thể nói cho lòng mình, và cho người khác rằng:

Đức Giêsu, Người-bị-đóng-đinh vẫn đang sống. Thật là kỳ diệu và tuyệt vời khi

được nhìn thấy bình minh sự sống mới ló dạng sau lúc vượt qua cái không trống

rỗng này, và cũng thật là kỳ diệu và tuyệt vời khi băng qua vực thẳm tối tăm của cái

chết người ta lại thấy mình sống trong ánh sáng chan hoà của đời sống phục sinh.

Đức Giêsu vắng mặt về thể lý là điều cần thiết để ta gặp gỡ Người Hiện Diện cách

khác. Nhờ Người, đời sống thần linh lại được khơi con người. Sự Hiện Diện của

Tình yêu là men làm dậy lên một nhân loại mới.

CHÚA NHẬT THỨ II PHỤC SINH

TỪ CHÚA NHẬT NÀY TỚI CHÚA NHẬT KIA,

TỪ NHẬN THỨC ĐẾN TRUYỀN GIÁO.

(Ga 20,19-31).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ ngày đầu tuần...

Phần đầu của Phúc Âm Chúa nhật này đưa ta đến “sau cái chết của Đức Giêsu,

vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần”, ngày quy tụ phụng vụ của các Kitô hữu,

thời gian thuận tiện để Đức Giêsu hiện diện giữa cộng đoàn mà Người quy tụ lại để

chia sẻ Lời và Bánh, và để sai họ đi vào thế giới.

Các môn đệ quy tụ lại ở cùng một nơi: một kiểu nói mà thánh sử dùng để báo trước

tính giáo hội của việc Chúa hiện ra mà ngài sắp tường thuật. Các cửa đều “đóng

kín” vì “sợ người Do thái”. Nỗi sự hãi cho đến lúc này vốn bao trùm những người

Israel, đến nỗi họ không dám tuyên bố ủng hộ Đức Giêsu, thì từ nay còn là phận

của các môn đệ thân tín của Chúa: các ông đang cảm nhận một tâm trạng lo âu sợ

Page 381: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 381 of 793

hãi mà lát nữa đây ơn bình an sẽ đối nghịch lại và khoả lấp hết.

Người ta dễ dàng nhận ra ba tiến trình đặc biệt của những lần gặp gỡ sau phục

sinh: Đức Giêsu có sáng kiến (1), Người tự tỏ mình ra cho các môn đệ (2) Người

uỷ thác cho các ông một sứ mạng (3).

- Sáng kiến của Đức Giêsu:

+ Đức Giêsu “đến” như vậy là Người thể hiện lời đã hứa với các môn đệ trong bài

diễn từ giã biệt:“Thầy sẽ đến cùng anh em” (14,18-28).

+ Người “đứng giữa các ông”: dịch sát nghĩa là “Người đứng dậy”, chuyển từ trạng

thái đang nằm, ý nói là chết sang tư thế thẳng đứng của Đấng phục sinh.

+ “Chúc anh em được bình an”: đó là những lời đầu tiên Đấng-Hằng-Sống gởi cho

các môn đệ của Người đang tu họp. Đây không phải chỉ là lời chào hỏi thông

thường “Shalom” của những người Do thái khi gặp nhau. Càng không phải là lời cầu

chúc suông, nhưng là ơn huệ mang hiệu quả thực sự của Bình an, đúng như lời Chúa

hứa: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy; Thầy ban cho anh em không như thế

gian ban tặng” (14,27).

- Các môn đệ nhận biết Chúa.

Đức Giêsu cho họ xem “tay và cạnh sườn Người” (đối chiếu với ngọn giáo của Gioan

(19,34)). Chắc chắn từ nay đã qua rồi thời gian Người hiện diện thể lý, nhưng Đấng

đang đứng giữa họ lúc này vẫn là Đức Giêsu, nghĩa là cũng vẫn là Đấng mà họ đã

thấy chết và được mai táng, nhưng từ nay đã biến hình đổi dạng nhờ mầu nhiệm Phục

sinh. Và trong cái “nhìn thấy” do lòng tin ban cho, các môn đệ “tràn đầy niêm

vui” niềm vui bất tận và Chúa đã báo trước cho các ông: “Thầy sẽ gặp lại anh em,

lòng anh em sẽ vui mừng và niềm vui của anh em không ai lấy mất được” (16,22).

- Trao phó sứ mạng:

Việc các môn đệ được gặp Đấng-đang-sống, cùng nhận ra Đấng đã trải qua và chiến

thắng vẻ vang cơn thử thách của cái chết trên thập giá, không phải là đã hoàn tất.

Cuộc gặp gỡ ấy giờ đây khai mở một sứ mệnh.

+ Sau khi đã làm mới lại ơn bình an: “Chúc anh em được bình an!”,

+ Đức Giêsu “thổi hơi vào các ông”, làm lại cử chỉ ban đầu khi tạo dựng con

người, giống như trong Sáng thế ký 2,7: ở đây hành động này càng ám chỉ rõ nét là

hành động sáng tạo của Chúa, nhất nữa vì đây là lần duy nhất Tân Ước sử dụng

Page 382: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 382 of 793

cách diễn tả của bản văn Sáng thế ký.

Đúng là một cuộc tạo dựng mới. Đức Giêsu vinh hiển thông ban Thần Khí tái sinh

cho con người. Khi cho họ được chia sẻ sự hiệp thông với

Chúa. “Như (chữ “Như” ở đây không phải chỉ là một so sánh, nhưng ám chỉ một

nền tảng, một liên hệ sâu xa) Chúa Cha đã sai Thầy, thì bây giờ Thầy cũng sai anh

em”.

+ Và nếu các môn đệ được sai đi, chính là để loan báo cho “mọi người” tin mừng

về ơn tha thứ của Thiên Chúa. X. Léon-Dufour giải thích: “Tha/cầm giữ” là lối

văn chương Do thái dùng một cặp từ trái nghĩa nhau để diễn tả một sự trọn vẹn. Ở

đây cách diễn tả ấy có nghĩa là trọn vẹn quyền thương xót được Đấng Phục sinh

trao ban cho các môn đệ. Thể văn thụ động diễn tả hiệu quả đạt được, đều ngụ ý

rằng chính Thiên Chúa mới là Đấng ban ơn tha thứ; cách dùng thì (động từ) ở quá

khứ hoàn thành có nghĩa là ơn tha thứ của Chúa là yếu tố quyết định. Người ta sẽ

có thể giải thích một cách rộng rãi là khi cộng đoàn tha thứ, thì chính Thiên Chúa

tha thứ vậy” (“Lecture de l'Evangile selon Jean”, quyển IV, Seuil, tháng 11/1996,

trang 241).

2. ... đến buổi tụ họp “tám ngày sau”.

Lần hiện ra thứ hai đã được tác giả đặt vào “tám ngày sau”, tức Ngày Chúa nhật

tiếp đó, ngày mà các Kitô hữu của Gioan quy tụ lại để cử hành Thánh Thể, để chia

sẻ Bánh và Lời như chúng tôi đã viết ở trên. Ngày đó trong sách Khải Huyền, cũng

được gọi là “Ngày của Chúa”. Đó là ngày tưởng niệm mầu nhiệm Phục sinh của

Đức Kitô.

Ông Tôma, được tác giả báo trước, “không có mặt khi Đức Giêsu đến”. Độc giả

của Phúc Âm thứ tư đồng hoá mình ngay với Tôma, bởi lẽ chính người ấy cũng

được mời gọi chỉ dựa vào nguyên chứng từ của các Tông Đồ mà có được niềm tin

phục sinh: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”.

Ngay lập tức, Tôma từ chối nhận chứng từ của cộng đoàn; ông đòi xem tận mắt, sờ

tận tay, tự mình xác minh thì mới tin: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu

tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi

chẳng có tin”.

Page 383: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 383 of 793

Thế là diễn ra lần hiện ra thứ hai của Đức Giêsu được mô tả cùng một kiểu cách như

lần trước. Đức Giêsu lại hiện đến, mặc dầu các cửa đều “đóng kín”. Một lần nữa

Người nói lời cầu chúc bình an cho các môn đệ, lời mang ơn cứu độ của phục

sinh: “Chúc anh em được bình an!”. Người cho Tôma xem tay và cạnh sườn như để

nhấn mạnh cho ông hiểu rằng Đấng bị đóng đinh xưa với Đấng nay được vinh hiển

cũng là một. Giữa hai tình trạng đó vẫn có sự nối kết và liên tục. Rồi Người bảo

ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào

cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng tin nữa, những hãy tin”.

Tác giả chẳng cần nói đến chuyện người môn đệ kia không còn nghĩ đến việc đưa

bàn tay ra để sờ và đặt vào cạnh sườn Chúa nữa. Ông kể lại phản ứng tức thời của

Tôma là thay đổi hẳn thái độ; con người ấy một khi đã vấp phải chướng ngại là cái

chết, thì giờ đây công khai tuyên xưng niềm tin tuyệt đối: “Lạy Chúa, lạy Thiên

Chúa của con”, trong tư cách là người phát ngôn của cộng đoàn Kitô hữu. Độc giả

nào tự cho mình có thái độ như thái độ đầu tiên của Tôma đều được mời gọi thực

hiện một sự trở lại tương tự.

3. ... Cho tới Chúa nhật hôm nay, ngày chúng ta tụ họp.

Câu chuyện Đức Giêsu hiện ra kết thúc bằng một mối phúc hứa ban cho tất cả.

Những ai đang sống vào thời không còn sự hiện diện hữu hình của Đức Kitô, cũng

hứa ban cho chính chúng ta, những con người hôm nay đang tụ họp nhân danh

Người: “Ai không thấy mà tin, mới là người có phúc”.

X. Léon Dufour kết luận: “Lời hứa này không còn liên quan tới Tôma nữa, nhưng

là nhắm đến các môn đệ tương lai (...). Cộng đoàn Kitô hữu hôm nay không có gì

phải nuối tiếc về khoảng cách và sự khác biệt về hoàn cảnh sống của mình. Nếu

cách thức cộng đoàn tiếp cận niềm tin không giống như các tông đồ trước đây, thì

những ai đang và sau này “không thấy” mà tin, chính họ là người “có phúc” vậy.

Kinh nghiệm mà những chứng nhân tận mắt được hưởng là kinh nghiệm làm nền

và không thể được tái diễn: kinh nghiệm ấy được ban cho họ không chỉ vì họ mà

thôi, nhưng còn vì những thế hệ tương lai mà lòng tin sẽ dựa vào lời chứng được

truyền lại cùng với sức mạnh của Thánh Thần, chứ không dựa vào những dấu chỉ

cụ thể về sự Chúa hiện diện (...).

Page 384: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 384 of 793

Xuyên qua các môn đệ đang đứng trước mặt Người lúc đó, Đức Giêsu hướng chú ý

của Người tới tất cả những ai sẽ nối tiếp các ngài sau này, tới tất cả con cái Thiên

Chúa mà Người đã đến quy tụ lại nên một; vào buổi chiều lễ Vượt qua, Đức Giêsu

há đã chẳng nói với các môn đệ của Người rằng sứ mạng của các ông từ nay sẽ

diễn tả và nối dài sứ mạng của Người đó sao? Giờ đây lòng trí Người hẳn đang

nghĩ tới những ai sẽ là thành quả của sứ mạng được sai đi rao giảng và làm chứng

này.

Cuộc gặp gỡ của Đấng-đang-sống với các môn đệ của Người không kết thúc bằng

sự nghỉ ngơi (...). Cuộc gặp gỡ ấy vẫn luôn là một khai mở hướng về một tương lai

vô tận trong niềm hân hoan tồn tại dù khi các chứng nhân tận mắt không còn nữa.

Đó là điều đã được diễn tả khéo léo trong thư thánh Phêrô: “Tuy không thấy Người,

anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt, mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy anh em

được chan chứa một niềm vui khôn tả” (1Pr 1,8-9)”. (O.C., trang 251-252).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

Từ những lần Đức Kitô hiện ra đến việc Người loan báo (G.Bessière, trong

“Thiên Chúa rất gần, Năm A”, Desclée de Brouwer, trang 53-54).

“Lời Chúa nói với Tôma: “Vì anh đã thấy Thầy, nên anh mới tin. Ai không thấy mà

tin, mới là người có phúc” không đặt Tôma vào vị trí đối lập với các tông đồ khác.

Lời đó phân biệt ra hai lớp người tin: thế hệ các chứng nhân trực tiếp về đời sống

Đức Giêsu và đông đảo các tín hữu sau này không được biết trực tiếp Đức Giêsu.

Chế độ thông thường của đức tin sẽ là như vậy.

Câu chuyện kể về ông Tôma đánh dấu sự chuyển đổi từ những lần Đức Kitô “hiện

ra” đến việc Người “loan báo”. Từ nay chứng từ phải khơi gợi nên sự gắn bó

với “con đường” là chính Đức Giêsu. Ta sẽ gặp lại Người đang khi cùng với các

anh em bước theo Người trên con đường ấy, và đang khi sống chan hoà tình cảm

tạ, tình huynh đệ, tình hoà hảo, là những dấu chỉ thâm sâu của Chúa Thánh Thần.

Nhiều người vẫn muốn tìm kiếm những biến cố lạ thường, những dấu hiệu giật gân

thuộc loại được Chúa hiện ra hoặc được thị kiến mà chẳng mấy khi quan tâm đến

Phúc Âm của Đức Giêsu, hay đời sống của các Kitô hữu, cùng tất cả những gì Chúa

làm trong cuộc sống đời thường của con người. “Ai không thấy mà tin, mới là người

Page 385: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 385 of 793

có phúc”: Tin là ngày qua ngày đi theo Đức Kitô phục sinh đồng thời đón nhận ơn

Người thúc đẩy biến đổi đời mình theo lòng mong ước của Chúa Cha vậy”.

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

ĐỨC GIÊSU HOÀN TẤT LỜI KINH THÁNH

(Lc 24,35-48).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ kinh ngạc, sợ hãi đến niềm vui.

Cũng như Chúa nhật I và II Phục sinh, theo thông lệ hằng năm, Tin Mừng Chúa

nhật thứ III này tường thuật Đấng Phục sinh hiện ra.

Câu chuyện bắt đầu từ sau chuyến hai môn đệ Emmau trở về. Họ vừa kể “cho 11

Tông đồ và cho các môn đệ những gì đã xảy ra trên đường và họ đã nhận ra Người

thế nào khi Người bẻ bánh”, thì Đức Giêsu lại một lần nữa hiện đến với các môn đệ.

Ở đây ta gặp lại 3 phần tiêu biểu của các cuộc hiện ra sau Phục sinh: 1- Đức Giêsu có

sáng kiến; 2- Người tự tỏ mình ra; 3- Người uỷ thác cho họ một sứ mệnh.

Tin Mừng kể: “Khi ông còn đang nói thì Người đã đến giữa họ”. Người ban cho

họ ơn bình an, một ơn của triều đại Cứu Thế. “Bình an cho các con”.

Cuộc hiện ra bất ngờ và lời chào của Người khiến ho “kinh ngạc và sợ hãi, vì họ

tưởng là thấy ma hiện hình”. Họ đã phải sóng giây phút khó khăn của cuộc quá độ

từ bất tín đến chân nhận.

2. Từ khổ đau đến cuộc sống mới của Đức Mêsia

Thoạt tiên Đức Giêsu mở lời. Kèm theo lại là một cử chỉ. Rồi Người ăn trước mặt

họ. Sau đó Người khai lòng mở trí để họ am hiểu Thánh Kinh.

- Trước hết, Người cho họ xem “tay”, “chân” và nói: “Tại sao các con sợ hãi?...

Hãy chạm vào Thầy: ma đâu có xương thịt như Thầy”.

Họ hoàn toàn không phải là nạn nhân của một ảo tưởng tập thể. Cũng vẫn là người

ấy, Đấng chịu đóng đinh, nhưng đến gặp họ trong một điều kiện khác, điều kiện

của Đấng Phục sinh: “Chính là Thầy đây!”.

Roland Meynet chú giải: “Đấng hiện ra với các môn đệ không phải là một xác chết

hiện hình, cũng không phải là hồn ma bóng quế. Đó chính là Đức Giêsu, Người đã

Page 386: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 386 of 793

từng ăn uống với họ, tay Người đã từng đụng chạm đến họ trước khi chịu khổ

hình... Hoàn toàn không phải là một ảo ảnh... họ có thể thấy Người, đụng chạm

đến Người cơ mà. Đúng là người.

Nhưng cơ thể Đức Giêsu không còn là cơ thể trước ngày vào cuộc khổ nạn. Người

có cho họ xem tay, chân cũng chỉ vì tay chân còn hằn dấu đinh. Dấu hiệu ấy cốt để

họ xác minh mà vững lòng tin tưởng. Phục sinh không xoá hết dấu vết khổ nạn. Đức

Kitô mãi mãi vẫn là Đấng Mêsia chịu đóng đinh” (“Tin Mừng thánh Luca”, Phân

tích từ ngữ, chú giải, Cerf, trang 238).

- Vì các môn đệ “trong niềm vui tột đỉnh, vẫn chưa dám tin, vẫn còn sững người

kinh ngạc”, Đức Giêsu bèn hỏi xin họ “cho ăn”. Người ăn “một miếng cá nướng”.

Người không ăn với họ, nhưng trước mặt họ. Theo phong tục Đông phương, người

khách được trọng vọng sẽ ăn một mình trước mặt những kẻ cung nghinh hầu cận.

Khi đưa ra chi tiết Đức Giêsu ăn trước mặt môn đệ, tác giả Tin Mừng muốn minh

hoạ thực tại của biến cố Phục sinh. Tuy nhiên, sáng kiến này của Đức Giêsu dường

như không “ép phê” bằng lần trước: các môn đệ chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

- Sau cùng, Đức Giêsu giúp các môn đệ đang hội họp ở đó đọc lại Cuộc Khổ Nạn-

Phục Sinh của Người dưới ánh sáng Thánh Kinh, như Người đã làm với hai môn đệ

trên đường đi Emmau: “Cần phải ứng nghiệm tất cả những gì đã chép về Thầy

trong sách Lề Luật của Môsê; các sách Ngôn Sứ và Thánh vịnh. Và Người soi lòng

mở trí cho họ hiểu Kinh Thánh”.

R.Meynet bình giải: “Kinh Thánh, trọn bộ Kinh Thánh, đều nói về Đức Giêsu.

Kinh Thánh loan báo những việc Người sẽ làm và những việc các môn đệ sẽ làm

nhân danh Người. Đức Giêsu chẳng nói gì ngoài những điều Kinh Thánh đã nói,

nhưng Người không chỉ lặp lại và chú giải Kinh Thánh như các Luật sĩ thường

làm. Người hành xử Kinh Thánh. Người thực hiện Kinh Thánh. Người hoàn tất

Kinh Thánh. Chính vì Người hoàn tất Kinh Thánh mà Người có thể giải thích Kinh

Thánh cho người ta hiểu. Rồi đến phiên các môn đệ, họ sẽ phải công bố rằng Đức

Giêsu đã hoàn tất các lời Kinh Thánh. Các môn đệ công bố điều này khi chính bản

thân các ông hoàn tất lời Kinh Thánh và khi các ông làm cho Kinh Thánh được

hoàn tất nơi những người mà các ông được sai đến, cho đến tận cùng trái

đất”(Sđd, trang 238).

Page 387: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 387 of 793

3. Từ chân nhận đến sứ mệnh phổ quát:

Một lần nữa, cuộc gặp gỡ không kết thúc ở thái độ chân nhận, nhưng vươn tới một

sứ mệnh.

Sứ mệnh mà Đức Giêsu ký thác cho các môn đệ, trước khi chuẩn bị họ (câu 51), sứ

mệnh mà nhờ đó họ được ban một “sức mạnh từ trên cao” (câu 49), tóm kết trong

câu nói sẽ trở thành cốt lõi cho lời rao giảng của Giáo Hội sơ khai (xem bài giảng

của Phêrô trong Công Vụ các tông đồ: đặc biệt bài đọc 1 ngày lễ Phục sinh và

Chúa nhật 3 Phục sinh):

“Đúng như lời Kinh Thánh đã loan báo về:

+ Những đau khổ của Đức Mêsia, việc Người phục sinh từ trong cõi chết, vào ngày

thứ 3.

+ Công bố sự hoàn cải nhân danh Người để được tha thứ tội lỗi cho mọi dân tộc,

khởi đi từ Giêrusalem.

+ Chính các con là chứng nhân cho những điều đó”.

Như thế việc Đức Giêsu phục sinh đã kết thúc bằng mặc khải mầu nhiệm của

Người: Người là Đức Kitô được các ngôn sứ loan báo, được tôn vinh trên cái chết,

từ nay hiện diện trong Giáo Hội nơi Người hứa ban ơn tha tội cho mọi người. Lời

rao giảng ơn hoán cải và sự tha thứ tội khiên đã được Gioan Tẩy Giả bắt đầu cho

nhà Israel, từ nay lan toả đến “mọi dân tộc”. Sứ mệnh phổ quát ấy, sự hoàn thành

ý định cứu độ của Thiên Chúa ấy, nay được ký thác cho cộng đoàn các môn đệ.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Những kinh nghiệm đầu tiên giúp các Kitô hữu hiểu những kinh nghiệm

họ phải sống hôm nay” (L.Monloubou, trong “Tin Mừng theo thánh Luca”,

Salvator, trang 286-287).

Câu đầu tiên (35) nhắc ta nhớ chính vào lúc “bẻ bánh” mà các lữ khách làng

Emmau “nhận ra Đức Giêsu”: chắc hẳn trong tâm tưởng, thánh Luca muốn qui

chiếu việc bẻ bánh về bí tích Thánh Thể, nơi các Kitô hữu “nhận ra” Đức Giêsu

phục sinh và hằng sống. Xa hơn nữa, bản văn nói về việc “khai mở lòng trí” mà

Đức Giêsu thông truyền cho các môn đệ. Người cũng trình bày cho họ một

Page 388: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 388 of 793

lối “hiểu Kinh Thánh” mới.

Ta thấy rất rõ cuộc khám phá mà cộng đoàn thực hiện tỷ lệ thuận với việc đào sâu

niềm tin phục sinh: cộng đoàn đạt tới một mức độ thấu hiểu sự vật, khiến sự vật

hiện ra trong một chuỗi những liên kết rất mạch lạc, hiển nhiên; thoạt tiên Kinh

Thánh hiện ra dưới một nhãn quan khác: Lề Luật của Môsê, các Ngôn Sứ và các

Thánh Vịnh xem ra chứa đựng một ý nghĩa mà từ trước đến giờ chưa được hiểu

cho thấu đáo. Ý nghĩa ấy nối kết Kinh Thánh thành một chuỗi mạch lạc khiến đức

tin tìm được điểm tựa.

Sau cùng bản văn kết thúc bằng cách đề ra một kinh nghiệm truyền giáo: nhân danh

Đức Giêsu phục sinh, hằng sống, phải rao giảng cho “mọi dân tộc, bắt đầu từ

Giêrusalem”, “sự ăn năn thống hối để được thứ tha tội lỗi”. Ba điểm: kinh nghiệm

Thánh Thể, giải thích Kinh Thánh mang mầu sắc Kitô học và sự rao giảng phổ quát,

được trình bày ở đây như những nối tiếp khẩn thiết của cảm nghiệm phục sinh. Đối

với các bạn đồng hành của Luca, đó là những thực tại đã được ghi nhận cách sâu sắc,

đã được sống và đã cảm nghiệm.

Sự kiện này quan trọng; nó cho biết nơi chốn các Kitô hữu nói về cuộc phục sinh

của Đức Giêsu. Không phải trong một khoá học về lịch sử Đức Giêsu, dù lịch sử là

nền tảng của suy tư; nhưng là trong lúc suy niệm về đời sống hiện tại của Giáo

Hội.

Giáo Hội ấy quây quần đọc Kinh Thánh: Môsê, các Ngôn sứ và các Thánh vịnh, để

tưởng nhớ những lời nói của Đức Giêsu: “đó là những lời mà Thầy đã nói với anh

em”, để cử hành “việc bẻ bánh”; và để đảm nhận những nhiệm vụ truyền giáo,

Giáo Hội ấy đã ý thức về việc sống một kinh nghiệm: Đức Giêsu “đích thân đứng

giữa họ” Người đang sống. Cộng đoàn ấy vẫn còn có nghi ngờ, nhưng đức tin của

cộng đoàn là sâu sắc.

Cảm nghiệm đó là gì mà đem đến cho mọi người niềm vui khôn tả như thế? Đó là

cảm nghiệm về Đấng Phục sinh mà các môn đệ là những người đầu tiên đã cảm.

Bản thân các ngài đã tham dự vào lời bữa ăn của Đức Giêsu, đã thiết lập được mối

liên hệ giữa Kinh Thánh với “những gì đã xảy ra tại Giêrusalem... những gì đã xảy

đến với Đức Giêsu, người Nagiarét”, và các ngài đã khám phá ra tầm mức phổ

quát của sự Phục Sinh mà các ngài phải loan báo cho thế giới. Chính các ngài,

Page 389: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 389 of 793

đoàn Mười Một đã trải qua những kinh nghiệm đầu tiên, nhờ đó các Kitô hữu thấu

hiểu kinh nghiệm mà họ phải sống hôm nay”.

2. Người khai mở lòng trí cho họ am hiểu Kinh Thánh (H.Vulliez, trong “Thiên

Chúa đã gần đến”. Năm B, DDB trang 57-58).

Bạn có chú ý không? Trong cả 3 trình thuật của thánh Luca về việc Đức Kitô Phục

sinh hiện ra, thì hai bài, bài các môn đệ Emmau và bài hôm nay đều kết thúc bằng

việc đọc Kinh Thánh mà Đức Giêsu chú giải. Dường như, trong cả hai trường hợp,

cuộc hiện hình không đủ đưa đến đức tin. Dường như tác giả muốn tránh nguy cơ

chỉ dừng lại và chỉ gắn bó vào những gì lạ thường.

Dường như chỉ có thể tin vào Đức Giêsu vẫn đang sống sau khi chết nhờ đặt Người

ra ngoài vòng lịch sử nhân loại.

Ta có tin rằng sự hiểu biết Kinh Thánh cách nghiêm túc là rất cần thiết để tin,

không phải vào một Đức Giêsu ta tưởng tượng ra, nhưng vào Đấng mà Tin Mừng

mặc khải cho ta, Đấng mà Chúa Cha đã sai đến với con người để trở thành người -

Chúa với họ vĩnh viễn không?”.

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH

ĐỨC GIÊSU, VỊ MỤC TỬ TỐT LÀNH

(Ga 10,11-18).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Giữa cuộc luận chiến về căn tính.

Chúng ta đang trong bối cảnh lễ Lều, với 2 nghi lễ độc đáo: thắp sáng Đền Thờ và

rước đuốc ban đêm; đoàn rước các tư tế tới múc nước ở giếng Siloê về đổ trên bàn thờ

trong Đền Thờ.

Chính trong khung cảnh lễ này mà Đức Giêsu đã chọc giận các đối thủ đang tìm

bắt Người, khi tự giới thiệu là Người được Thiên Chúa sai đến thực hiện nơi bản

thân điều mà nghi lễ loan báo: Khi lễ Lều kết thúc, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Ai

Page 390: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 390 of 793

khát hãy đến cùng Ta và hãy uống” (7,37-38). Kế đó, Người nói với người Do

Thái: “Ta là ánh sáng trần gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong bóng tối, nhưng sẽ

được ánh sáng cho cuộc đời” (8,12).

Ra khỏi Đền Thờ, Đức Giêsu gặp trên đường một người mù từ mới sinh. Người

truyền cho anh: “Hãy đi rửa ở suối Siloê”. Người mù đi rửa và anh đã nhìn thấy.

Bị những người Biệt phái làm khó dễ, nguyền rủa, sau cùng, bị trục xuất khỏi Hội

đường, người mù đã sáng lại gặp Đức Giêsu, anh nhận ra Người là “Con

Người: “Lạy Thầy, tôi tin”. Anh quỳ xuống trước mặt Người mà tuyên xưng. Anh

giống như con chiên đầu tiên của đoàn chiên mới được vị Mục Tử Tốt Lành qui tụ

lại (9,35-38).

2. Đức Giêsu tự giới thiệu là vị Mục Tử cứu thế.

Đức Giêsu vẫn đang nói với người Biệt phái. Người đã đối chiếu bọn “trộm

cướp”, chúng “theo ngã khác leo vào” chuồng chiên với vị mục tử đích thực “theo

cửa chính mà vào, gọi tên từng con và cho chúng ra ngoài” (10,1-6). Đối với các

thính giả tìm lương thực nơi Kinh Thánh, hình ảnh về người mục tử cứu thế được

Thiên Chúa sai đến, dẫn đầu đoàn chiên trong cuộc Xuất hành mới thật là dễ hiểu.

Trước sự chậm hiểu của những người Biệt phái, Đức Giêsu tự nhận là “cửa chuồng

chiên” (10,7-10) trước khi tuyên bố công khai: “Ta là mục tử tốt lành (người chăn

chiên đích thực)”; không phải theo nghĩa nhẹ nhàng bóng bẩy, mà theo nghĩa trọn vẹn

của chức năng, thể hiện trọn vẹn sứ mệnh mục vụ.

- Người “chăn thuê”, chẳng khi nào chịu liều mình cho đoàn chiên vì chiên đâu phải

của họ: vừa có biến là họ đào tẩu bỏ mặc đàn chiên không ai bảo vệ. Đức Giêsu, “vị

mục tử tốt lành”, cũng giống như chàng mục tử Đavid nhỏ nhắn ngày xưa dám cống

hiến cả mạng sống để bảo vệ đàn chiên của cha già Jessê (1Sam 17,31), không

sợ “nguy nan” hay “thiệt mạng”.

- Khác với người “chăn thuê”, coi “chiên chẳng ra gì”, Đức Giêsu, vị “mục tử tốt

lành”, “biết chiên và chiên biết Người, như Cha biết Người và Người biết Cha”.

Người gắn bó với họ bằng sợi dây yêu thương theo khuôn mẫu và khơi nguồn từ

tình yêu trao đổi giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Page 391: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 391 of 793

3. Đến qui tụ đoàn chiên vượt qua mọi biên giới.

- Bỗng chốc chân trời mở rộng vượt khỏi những giới hạn chật hẹp của “chuồng

chiên” Do Thái, vươn tới những “con chiên khác” mà Đức Giêsu phải dẫn đưa về,

để chỉ còn “một đàn chiên và một chủ chiên”.

A.Marchadour chú giải: “Lời Đức Giêsu phá vỡ hoàn cảnh lịch sử, bao gồm cả

những tín hữu đến từ thế giới dân ngoại, nhờ các tông đồ mà tin nhận Người

(17,20). Thời sau hết, mọi tín hữu sẽ qui tụ chung quanh Đức Giêsu và lời Người.

Sự hiệp nhất đáng mong ước này được trao ban trong cuộc Tử Nạn của Đức Giêsu

(11,52); Sự hiệp nhất ấy có nguồn gốc nơi sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa

Con. Đó là một cuộc chinh phục đầy gian nan mà Đức Giêsu đã quan tâm cầu

khẩn trước khi Người về cùng Cha (17,21)” (Tin Mừng theo thánh Gioan,

Centurion, trang 144).

- Đoạn Tin Mừng kết thúc bằng một câu nói lên sự viên mãn đến lạ lùng, qua đó,

dưới ánh sáng của mối thân tình giữa Người và Chúa Cha, Đức Giêsu bộc lộ ý nghĩa

của đời sống và cái chết của Người. Khi trao ban mạng sống của Người, đúng

hơn “phó thác mạng sống” trong một hành vi vừa tự do tuyệt đối (“Mạng sống Ta...

không ai lấy được: chính Ta tự trao ban”) vừa hoàn toàn vâng phục Chúa Cha (“Đây

là lệnh truyền Ta đã nhận từ Cha”), Đức Giêsu, Chúa Con, bày tỏ ở mức hoàn hảo

nhất tình yêu của Chúa Cha muốn cứu độ toàn thể nhân loại.

A.Marchadour nhận xét: “Được đặt ở khởi đầu và kết thúc, Chúa Cha xuất hiện

như nguồn mạch và cùng đích cho mọi hoạt động của Đức Giêsu. Tất cả đến từ

Người: lệnh truyền chẳng gì khác hơn là sự bày tỏ tình yêu. Cái chết, dưới ngòi bút

sống động của Gioan, được trình bày như một hành vi tuyệt đối tự do trong đó

Đức Giêsu hoàn tất lệnh truyền yêu thương của Chúa Cha. Ngay cả trong cái chết,

giờ phút mà con người thường bị truất quyền làm chủ mạng sống, Đức Giêsu vẫn

làm chủ, vì Người hoàn tất điều mà Thiên Chúa, trong tình yêu, muốn để đem sự

sống đến cho con người” (Sđd, trang 144-145).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Dung mạo đích thực của Giáo Hội (L.Sintas, trong “Lời Chúa để suy niệm và

giảng. Năm B”, Médiaspaul, trang 55).

Page 392: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 392 of 793

“Ta còn những chiên khác chưa thuộc đàn này”.

Đó là dung mạo đích thực của Giáo Hội. Giáo Hội là truyền giáo. Nếu không Giáo

Hội sẽ chẳng còn là Giáo Hội nữa. Hoặc sẽ là Giáo Hội của những Người được sai

đi (Tông đồ) hoặc sẽ chẳng còn là Kitô hữu nữa. Chúng ta, bạn và tôi, hôm nay, phải

thi hành điều mà các Tông đồ đã làm vào thời các ngài. Các ngài đã để Mầu nhiệm

phục sinh biến đổi mình. Các ngài đã hiểu rằng, nhờ Bí tích Thánh Thể và qua các

ngài, nhân tính Chúa lại hiện diện nhiều hơn nữa. Các ngài đã hiểu rằng Người

muốn nhờ các ngài đem đến cùng tận địa cầu, cũng như nhờ chúng ta đem đến tận

cùng thời gian, ơn cứu độ mà trong 33 năm, Người đã đem tới cho những người

sống cùng thời với Người.

Từ nay, chính nhờ đôi mắt ta mà Đức Kitô có thể nhìn thấy những khổ đau của

nhân loại, chính nhờ đôi chân ta mà Đức Kitô có thể đi đến gặp gỡ con người trong

đau thương hay trong lầm lạc, chính nhờ trái tim ta mà Người có thể yêu thương

thế giới hiện đại. Chính qua bản thân ta mà Đức Giêsu Cứu Thế muốn trao ban sự

sống của Người, sự sống của ta. Như thế, trở về chuồng chiên không còn là cứ giữ

nguyên lốt chiên, nhưng là trở nên, qua ơn gọi, chính Vị Mục Tử Tốt Lành đi tìm

con chiên lạc đàn.

Nói về ơn gọi là nói về cuộc chuyển hoán, cuộc đổi đời quyết liệt của tất cả những ai đã

lãnh nhận bí tích rửa tội. Ơn gọi này đòi buộc ta phải giã từ thân phận của những kẻ tiêu

thụ thuần tuý, chỉ biết đòi hỏi trong Giáo Hội. Ta phải trở nên thân thể Đức Kitô. Ta

phải là bóng hình của Người. Mỗi người ở địa vị mình, đều được kêu gọi vào những

công việc khác nhau, để thực sự trở thành những Mục tử Tốt lành cho con người thời

nay”.

2. “Tình yêu, con đường duy nhất để đến với thế giới bất tín” (Đức Hồng Y

P.Poupard, tài liệu dành cho ngày Ơn thiên triệu).

“... Thánh nữ Têrêxa đã mở ra cho chúng ta con đường duy nhất để đến với thế

giới những người không tin: đó là tình yêu. Không ai có thể sống thiếu tình yêu.

Trước tấn thảm kịch của thuyết nhân bản vô thần, thảm kịch, vì do nhân danh một

tư tưởng cao cả của nhân loại, mà con người đã khước từ Thiên Chúa. Mọi Kitô

hữu, mọi linh mục, mọi tu sĩ đều bồn chồn lo âu. (...) Thánh Phanxicô đệ Salê đã

Page 393: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 393 of 793

nói: “Tất cả đều dành cho tình yêu, đều ở trong tình yêu, đều vì tình yêu, và đều

phát xuất từ tình yêu trong Giáo Hội”. Nhưng cái chân lý cao cả ấy hầu như đã bị

lãng quên, đã bị thuyết Jansénisme khô cằn ngăn chặn. Chỉ có người nữ tu dòng

kín trẻ trung thành Lisieux đã nhắc ta nhớ lại chân lý ấy trong nét tươi tắn của thái

độ Ngài hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Hôn thê của Đấng chịu đóng đinh và

đã vì yêu mà tự nộp mình cho ta, chính chị cũng dâng hiến cho Người tình yêu vì

tình yêu, như vị hôn thê dâng hiến cho hôn phu. “Trong trái tim Giáo Hội, tôi sẽ là

tình yêu”, thế là đã rõ, một xác quyết như thế đụng chạm tới tất cả mọi người ở

thấy kỷ XX của chúng ta vì chúng ta không biết yêu và được yêu trong chân lý

(...).

Thánh nữ Têrêxa luôn luôn là, tôi dám nói, một âm vang đích thực của trái tim

Thiên Chúa cho thời đại chúng ta, cho mỗi người chúng ta. Dù ta là ai, ta đã được

tạo thành để sống tình yêu Thiên Chúa, tình yêu đã trao ban sự sống cho ta. Ta đến

từ Thiên Chúa và ta lại trở về với Người, Người là Đường là Sự Thật và là Sự

Sống. Công Đồng Vatican II đã mạnh mẽ nhắc lại điều này. Sử gia mai ngày có thể

thắc mắc “Giáo Hội thời Công Đồng đã làm gì?”. Đức Phaolô VI đã trả lời họ

ngay từ ngày 14/9/1965: “Giáo Hội yêu. Giáo Hội yêu, yêu bằng trái tim mục tử,

yêu bằng trái tim đại kết, yêu bằng trái tim rộng mở đón nhận mọi người, kể cả

những người bắt bớ Giáo Hội”. Ta nên tìm lại cái trực cảm quan trọng ấy của Đức

Phaolô VI. Đó cũng là trực cảm của thánh nữ Têrêxa thành Lisieux:“Giáo Hội là

Đức Kitô và Đức Kitô là tình yêu”. Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương.

Thánh nữ Têrêxa đã khơi gợi hàng ngàn, hàng ngàn ơn gọi làm linh mục trên khắp

thế giới. Những linh mục ấy đã tìm thấy nơi thánh nữ một tình yêu tuyệt đối dành

cho Đức Giêsu và tình yêu Giáo Hội, một ý nghĩa sâu xa trong kinh nguyện và trong

sứ mệnh truyền giáo trên khắp hoàn cầu, một sự kết hợp bằng chiêm niệm và hoạt

động, một mẫu gương dùng con đường tình yêu bé nhỏ và phó thác, đường nên

thánh trong cuộc sống hằng ngày. Ngày nay, thánh nữ Têrêxa vẫn tiếp tục làm

phong phú tác vụ của các linh mục, đặc biệt là những linh mục trẻ bị cuốn hút bởi sứ

điệp tình yêu giữa lòng Giáo Hội (...).

Tất cả hành trình đức tin thâu tóm trong đức cậy và đức ái. Niềm tin là niềm hy

vọng của tình yêu, tin là hy vọng vào tình yêu. Phải chăng vai trò đã được quan

Page 394: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 394 of 793

phòng của sứ điệp của thánh nữ Têrêxa, ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ 3, chính là

trả lại cho ta tình yêu và niềm hy vọng? Con người đã được tạo dựng theo hình ảnh

Thiên Chúa Tình Yêu là để yêu thương. Trong lãnh vực tình yêu, thánh nữ Têrêxa

là bậc thầy linh đạo. Trong tình yêu, không có dè dặt, không có tính toán, không có

trung dung, không có quân bình vì con người chẳng bao giờ có thể yêu Thiên Chúa

cho xứng với tình Người yêu ta (...).

Một nữ tu hỏi thánh nữ Têrêxa: “Chị nói gì với Đức Giêsu?”. Chị thánh trả

lời: “Em không nói gì hết, em yêu Người”. Chỉ tình yêu là quan trọng.

3. “Trong trái tim Giáo Hội, tôi sẽ là tình yêu” (Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, bản

văn được trích dẫn trong tài liệu của Uỷ ban quốc gia về ơn thiên triệu.)

“... Sau cùng con đã tìm thấy an nghỉ... tìm trong thân thể mầu nhiệm của Giáo Hội,

con chẳng thấy mình trong bất cứ chi thể nào đã được thánh Phaolô miêu tả, đúng hơn

con muốn có mặt trong tất cả những chi thể ấy... Đức Ái đã cho con chìa khoá ơn gọi

của con. Con hiểu rằng nếu Giáo Hội có một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau,

chi thể quan yếu nhất, cao cả nhất không thể thiếu được, con hiểu đó là TRÁI TIM, và

TRÁI TIM đó cháy đỏ TÌNH YÊU. Con hiểu rằng chỉ có Tình Yêu mới làm cho các

chi thể của Giáo Hội hoạt động, và nếu Tình Yêu vụt tắt, các Tông đồ sẽ thôi không

loan báo Tin Mừng, các thánh tử đạo sẽ từ chối đổ máu... Con hiểu rằng TÌNH YÊU

phủ trùm lên mọi ơn gọi, và tình yêu là tất cả, bao gồm mọi không gian và mọi thời

gian... Tắt một lời, Tình Yêu là vĩnh cửu!.

Thế là, trong niềm vui tột đỉnh, con kêu lên: “Ôi Giêsu, Tình Yêu của con... ơn gọi

của con, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là TÌNH YÊU!...

Phải rồi, con đã tìm được vị trí của con trong Giáo Hội. Chỗ ấy, ôi lạy Chúa, chính

Chúa đã ban cho con... trong Trái Tim Giáo Hội, thưa Mẹ, con sẽ là Tình Yêu...

như thế con sẽ là tất cả... như thế giấc mơ của con đã thành hiện thực!!!...”.

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Page 395: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 395 of 793

CÂY NHO THẬT

(Ga 15,1-8)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ Israel, một dân đã không sinh hoa kết quả như mong đợi...

Với nông dân vùng Palestine thời đó, cây nho là tài sản quí giá nhất. J.P.Charlier

cảnh giác: “Để có một ý niệm về cây nho ở Israel và trong những vùng phụ cận

nắng cháy, chiêm ngắm những vườn nho vùng Bourgogne hay Bordeaux chẳng ích

lợi gì. Những gốc nho ôn đới chẳng có gì giống với gốc nho vùng Palestine vốn lớn

như cổ thụ xum xuê cành lá chứ không phải là những thân nho được cắt tỉa kỹ

lưỡng và nhỏ xíu. Phải biết rằng cả một thang lầu trong đền thờ thần Diana ở

Êphêsô tạc từ một gốc nho duy nhất mang về từ đảo Chypre. Nếu không nhớ đến

vẻ oai nghi hùng tráng đó, sẽ không tài nào hiểu nổi một thành ngữ rất thông dụng

trong Thánh Kinh “nghỉ dưới gốc nho” (1V 4,25; Mk 4,4; vv)”(“Đức Giêsu ở giữa

dân Người” (“Đọc Thánh Kinh” số 78, trang 54).

Chẳng lạ gì cây nho, đã trở thành biểu tượng của sự phú túc và sự hào phóng của

Thiên Chúa, rất thường được Kinh Thánh dùng như hình ảnh để chỉ Dân Thiên

Chúa đã chọn và đã kết dệt những mối liên hệ yêu thương và âu yếm. O-sê đã

chẳng miêu tả Israel như một “cây nho xum xuê nặng trĩu quả” đó sao? (Hs 10,1).

Thánh vịnh 79 đã chẳng nài van Chúa cho cây nho mà Chúa đã bứng từ Ai Cập và

trồng trên thửa đất đã cày cuốc cẩn thận, “để nó làm đẹp cho xứ sở và vươn cành

ra đến tận biển khơi” đó sao? (Tv 79,10-12). Riêng Israel, trong bài ca cây nho

thời danh được Thiên Chúa yêu thương dành cho mọi ưu đãi, đã chẳng tuyên

xưng: “Tôi sẽ hát cho bạn nghe bài ca của người yêu dấu với cây nho của

mình...” (Is 5,1) đó sao?

2. ... Đến Đức Giêsu, “cây nho thật”.

Nếu một lần nữa, Đức Giêsu trở về với biểu tượng cây nho, đó là để thực hiện một

chuyển vị táo bạo: Người tuyên bố: “Thầy là cây nho thật, các con là cành nho”.

- Khi xưng mình là “cây nho thật”, Đức Giêsu tự giới thiệu mình là người đến để

đáp lại sự mong đợi của Thiên Chúa, người mà vì yêu đã tự nguyện hiến ban sự

Page 396: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 396 of 793

sống của mình, nên đã sinh hoa trái “làm tôn vinh Chúa Cha”.

- Những chăm nom săn sóc của “Chúa Cha chủ vườn nho” đối với cây nho cho thấy

sáng kiến của Chúa Cha, tình yêu ưu ái Người dành cho Đức Giêsu, những mối dây

duy nhất nối kết Chúa Cha với Chúa Con.

- Còn về những “cành nho-môn đệ”, phát xuất từ thân nho, chỉ có thể được nuôi

dưỡng bằng dòng nhựa chảy ra từ thân nho, chỉ có thể được sinh động nhờ sự sống

của thân cây, để sinh hoa kết quả làm tôn vinh Chúa Cha, nếu chúng “ở lại” trong

Người.

“Ở lại trong Người”: thực vậy, đó là điều kiện không thể thiếu đối với sự sống của

các môn đệ-cành nho, Người quả quyết: “vì ngoài Thầy, các con không làm gì

được”, “ở lại trong Người” là kết hiệp với Người bằng những mối dây tình yêu và

sự sống, là nhờ Người mà được dẫn đến kết hiệp với Chúa Cha (xem Ga 6,56 và

14,23). Tách mình khỏi thân Nho thật, xa lìa Đức Giêsu, là dấn thân vào chỗ

chết:“Nếu ai không ở trong Thầy, người ấy sẽ giống như cành nho bị ném ra ngoài

và chúng khô héo đi. người ta sẽ lượm những cành khô và liệng vào lửa và chúng sẽ

cháy”.

Sự gắn bó với Đức Kitô, nếu đúng, nếu thực, sẽ được phiên dịch ra thành những sử

sự cụ thể. Sự gắn bó ấy được kiểm chứng nơi những hoa trái phát sinh: “Ai ở trong

Thầy, và Thầy ở trong người ấy, người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái”. Thử thách, bắt

bớ sẽ là những trắc nghiệm về lòng son sắt và bảo đảm cho hoa trái dồi dào.

Như thế, vinh quang của Chúa Cha, đã biểu lộ ra nơi Đức Giêsu, cũng sẽ biểu lộ ra

nơi những ai trổ sinh hoa trái bác ái nhờ kết hiệp, gắn bó với Đức Giêsu: “Điều làm

vinh danh Cha Thầy, là các con sinh nhiều hoa trái: như thế, các con sẽ là môn đệ

của Thầy”.

Nên, X.Léon-Dufour đã cảm nhận: “Môn đệ không chỉ là người thụ hưởng hoạt động

của Chúa Con, nhưng còn tham dự vào hoạt động đó, là đồng tác giả của những kết

quả đó. Kết quả đó chưa có, sẽ có, nếu các tín hữu kết hiệp sâu xa với Đức Giêsu. Kết

quả đó sẽ làm vinh danh Chúa Cha”. (Sđd, trang 168).

Việc đưa hình ảnh Cây Nho vào diễn từ sau bữa Tiệc ly củng cố thêm âm hưởng

phụng vụ và thánh thể của nó. Cần phải liên hệ hình ảnh này với lời Đức Giêsu ở

Ga 12,24: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không mục nát đi, nó chỉ trơ trọi một

Page 397: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 397 of 793

mình; nhưng nếu nó mục nát đi, nó mới sinh nhiều bông hạt”. Chỉ có 2 đoạn Tin

Mừng Ga (12,24 và 15,5) nói rõ: “Sinh nhiều hoa trái”. Như thế chủ đề cây nho và

chủ đề hạt lúa bổ túc cho nhau và là nền tảng của những yếu tố chính yếu trong

bữa tiệc thánh thể: rượu và bánh. Phải chăng Gioan đã chủ ý tìm kiếm hiệu quả

này? Dù sao, hình ảnh cây Nho, được tuyên xưng trong những buổi qui tụ có tính

cách phụng vụ thời những thế kỷ đầu tiên cũng như trong các buổi qui tụ ngày nay,

vẫn mời gọi các Kitô hữu thấu hiểu sâu xa hơn mầu nhiệm mà họ đang sống khi cử

hành bí tích Thánh Thể.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Hoa trái xum xuê” (Mgr. L. Daloz, trong “Chúng tôi đã thấy vinh quang của

Người”, DDB, trang 192).

Nếu ta gắn bó với Người, Đức Giêsu sẽ cho ta hoa trái xum xuê như Người đã

hứa: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, người ấy sẽ sinh hoa trái xum

xuê”. Đời ta có thể nên phong phú nhờ sự phong phú của Thiên Chúa. Ta nên những

môn đệ đích thực và ta làm vinh danh Chúa Cha. Lời cầu của ta cũng tương tự lời

cầu của Đức Giêsu, Người biết Chúa Cha luôn nhận lời Người: “Nếu các con ở

trong Thầy và lời Thầy ở trong các con các con hãy xin điều các con muốn và các

con sẽ được như ý”. Ta có thể xin gì khác hơn thánh ý Chúa Cha? Người môn đệ

đích thực của Đức Giêsu không đơn thuần là kẻ đi theo Người. Trong anh ta, chính

Đức Giêsu ngự đến sống đời sống của anh, biến đổi đời sống ấy và làm cho nên

phong phú. Thánh Phaolô sẽ nói: “Không phải tôi sống, chính Đức Kitô sống trong

tôi”.Môn đệ là người “mang Đức Kitô”. Nếu môn đệ trung tín với lời Người, anh sẽ

nối dài sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu trên trần gian. Tim anh sẽ đập cũng

một tình yêu đó, đời anh sẽ dâng lên Chúa Cha cũng niềm vinh danh đó, lời anh sẽ

loan báo cũng Tin Mừng đó, cử chỉ anh sẽ phiên dịch cũng ơn cứu độ đó. Bây không

phải là bắt chước: nhưng là một chuyển biến sâu xa. Chính Thiên Chúa sinh hoa kết

quả xuyên qua hoạt động của anh. Chẳng đời nào ta dám tưởng tượng ra một sự thân

thiết thâm sâu dường ấy! Nên Đức Giêsu đã phải nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại để

hiểu hơn: “Ngoài Thầy, các con không làm được gì”. Ta rất dễ bị cám dỗ chiếm hữu

lời Người, dùng lời Người để tự mình hướng dẫn đời sống mình, để tự ta thấy trước

Page 398: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 398 of 793

những hoa trái ta muốn có... Thực ra, nếu ta là những môn đệ đích thực, thì chính

Lời Đức Giêsu sẽ nắm lấy ta, sẽ cắt tỉa ta. Khi ấy, cuộc đời ta sẽ biến đổi, nhựa sống

của cây nho thật sẽ căng phồng lên ở các cành nho của ta và sản sinh trong ta hoa

trái xum xuê”.

2. “Thánh Thể, bí tích gắn bó ta với cây nho của Chúa” (“Sách lễ Emmaus các

ngày Chúa nhật”, trang 546-547).

Qua việc rước lễ mùa Phục sinh, Giáo Hội mời gọi ta đóng ấn sự ta gắn bó với cộng

đoàn Giáo Hội. Cách chung, đó là ý nghĩa sự hiệp thông. Nhưng khi tham dự tiệc

Thánh Thể, ta có thực sự tiếp nhận được nhựa sống, tên gọi khác của ân sủng mà

Chúa Giêsu muốn dùng để làm cho ta được sống không? Ta có thực sự để Thiên

Chúa “cắt tỉa” đời ta không? Vậy mà đó là điều kiện để cho chính bản thân ta trở nên

Thánh Thể, tạ ơn Chúa”.

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

GIỚI RĂN MỚI

(Ga 15,9-17)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. "Như Cha đã thương Thầy, Thầy cũng thương anh em...”.

Bài Tin Mừng trích trong chương 15 của thánh Gioan nối tiếp đoạn Tin Mừng tuần

trước. Như bức tranh in chìm trong giấy, biểu tượng Cây Nho chỉ tái hiện vào cuối

đoạn Tin Mừng. Nó nhường chỗ cho điều làm nền tảng cho nó: Tình yêu phát

nguồn từ Chúa Cha, tình yêu làm nền tảng cho tình yêu của Đức Giêsu đối với

nhân loại.

Chuyển động vòng tròn của việc độc thoại về đời sống cộng đoàn các môn đệ sau

khi Người “về”cùng Cha, vốn là tiêu biểu của tư tưởng của thánh Gioan. Một tình

yêu duy nhất, nhưng không ngừng trào tràn:

- từ Chúa Cha qua Chúa Con (“Như Cha đã yêu Thầy”)

Page 399: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 399 of 793

- từ Chúa Con qua các môn đệ (”... Thầy cũng yêu anh em...”).

- rồi giữa các môn đệ với nhau (”... Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu

thương anh em...”) như thế là “trung tín với giới răn của Người” và “ở lại trong

tình yêu của Người”; như thế họ sẽ được “tràn đầy niềm vui”.

Từ ngữ chìa khoá của chuyển động vòng tròn này là “tình yêu” (tiếng Hy lạp:

“agape”), được sử dụng 12 lần trong bản văn này, dưới những hình thức khác nhau.

A.Marchadour đưa ra một nhận xét lý thú: “Trong trường hợp này, hoàn trả và

tặng đáp lễ, luật của tình yêu, luôn hướng về một đối tượng khác với người đã trao

tặng. Sự đáp trả của Đức Giêsu đối với tình yêu của Chúa Cha lại hướng về các

môn đệ. Cũng thế sự đáp trả của các môn đệ đối với tình yêu của Đức Giêsu dành

cho mình lại hướng về anh em.” (“Tin Mừng theo thánh Gioan”, Centurion, trang

202).

2. “Như Thầy đã thương anh em, anh em hãy thương nhau”.

Vừa khẳng định: “Như Cha đã thương Thầy, Thầy cũng thương anh em”, Đức

Giêsu nói tiếp ngay:“Giới răn của Thầy là: Anh em hãy thương nhau như Thầy đã

thương anh em”... Hai từ “như” nói lên mầu nhiệm sâu xa nhất của mặc khải.

A.Marchadour lưu ý ta: “Đó không phải là một lối so sánh, nhưng là một đào sâu,

một thiết lập nền tảng... ở đây Gioan nói về tình yêu mật thiết giữa Chúa Cha và

Chúa Con, đã biểu lộ trên thập giá (3,16), là kiểu mẫu phải qui chiếu, tình yêu đó

là nền tảng củacộng đoàn mới: “Phần chúng ta, chúng ta yêu thương vì Người đã

yêu thương ta trước” (1Ga 4,19)”(Sđd, trang 202).

Chính do cách thực hiện lời Người truyền: yêu nhau, mà Đức Giêsu nhận ra họ là

môn đệ Người, mà Người trở nên “bạn hữu” của họ khi Người chia sẻ cho họ điều

thiết thân nhất: sự hiểu biết Chúa Cha.

“Từ bao đời, sự gần gũi với Thiên Chúa là ước mơ của con Người. Trong Cựu Ước,

vài người bạn của Thiên Chúa như Abraham, đã gặp gỡ Thiên Chúa như gặp một

người thân. Môsê cũng đã sống cái kinh nghiệm thần bí ấy, “Yahvê đã chuyện trò với

Môsê diện đối diện, như người ta chuyện vãn với bạn bè” (Xh 33,11).

Đó là đặc quyền Đức Giêsu dành cho những ai chấp thuận làm môn đệ Người.

Thực ra, tình yêu này không phải do người tín hữu chọn mà được: chính Đức

Page 400: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 400 of 793

Giêsu chọn lựa bạn hữu của Người (6,70; 13,18). Đó là một ân ban nhưng không

để con người không thể tự mãn” (Sđd, trang 202).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Con đường tình yêu” (Đức Cha L.Daloz, trong “Chúng tôi đã thấy vinh quang

của Người”, DDB, trang 194).

Đức Giêsu đã ban cho các môn đệ Người một giới răn mới (13,34). Người nhắc đi

nhắc lại 2 lần: “Điều răn của Thầy là: anh em hãy thương nhau như Thầy đã thương

anh em... Điều Thầy truyền cho anh em là: anh em hãy thương nhau”. Người dạy ta

một cách yêu thương mới. Tình yêu tự nhiên bộc phát phải chăng là mối tình có lợi

cho ta, giúp ta phát triển? Một tình yêu dựa trên sự hấp dẫn, cảm tình; một tình yêu

không những trong đó ta vẫn là ta, mà ta còn cảm thấy mình được đánh giá cao, có

cảm giác mình lớn lên khi cho và nhận. Thứ tình yêu bè bạn, tình yêu hôn phối như

thế đúng là một lý tưởng giúp ta triển nở. Tự nhiên ta dễ cảm xúc trước một tình yêu

như vậy. Chính Đức Giêsu cũng đã biết đến thứ tình bạn rất nhân loại ấy, Người yêu

thương Mátta, em gái bà và Ladarô (11,5).

Nhưng Người muốn ta tiến xa hơn trong tình yêu. Người muốn đưa ta lên đến tận

ngọn nguồn tình yêu: “Như Cha đã thương Thầy, Thầy cũng thương các con: Hãy

ở lại trong tình yêu của Thầy”. Điều Đức Giêsu mong đợi, mời gọi các môn đệ, đó

là hãy tháp nhập vào tình yêu phát xuất từ Chúa Cha, để yêu như Thiên Chúa.

Tình yêu Thiên Chúa hoàn toàn nhưng không. Đó thật là một quà tặng. Tình Yêu

Thiên Chúa thì phổ quát Người cho mặt trời mọc lên soi người lành cũng như kẻ

dữ, cho người công chính cũng như kẻ bất lương! Trái tim Thiên Chúa vui rộn ràng

khi thấy kẻ tội lỗi ăn năn hối cải, Người không ngừng kêu gọi, Người sẵn sàng tha

thứ cho bất cứ ai trở về với Người. Thiên Chúa yêu thương trần gian đến nỗi đã

ban Con Một mình! Tin Mừng có gì khác hơn là một mặc khải về tình yêu vô biên

của Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã biểu lộ khi Người yêu ta đến cùng? Thiên Chúa

là tình yêu. Làm sao ta có thể yêu như Thiên Chúa được?

Đức Giêsu vạch cho ta một con đường. Nếu muốn học yêu như Chúa, ta hãy để

Người chỉ dạy. Ta đâu phải là người mở ra con đường tình yêu. Chính Lời Chúa

chỉ cho ta. Ta phải nghe và trung thành tuân giữ Lời Chúa. Như thế là ta thực tập

Page 401: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 401 of 793

yêu theo đường lối của Thiên Chúa: “Nếu anh em tuân giữ điều răn của Thầy, anh

em sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy tuân giữ điều răn của Cha nên

Thầy ở trong tình yêu của Cha”. Đó không phải chỉ là cảm tính. Đó là sự hoà hợp

giữa ý muốn của ta với ý muốn của Chúa. Đó là sự hoà hợp giữa đời sống của ta

với đời sống của Đức Giêsu. “Không ai có tình yêu lớn hơn người dám hy sinh

mạng sống cho bạn hữu”. Đức Giêsu, người mục tử tốt lành, đã hy sinh mạng sống

cho đoàn chiên. Người kêu mời ta: hãy làm đầy tớ phục vụ anh em, hãy hiến mạng

sống vì anh em. Người mời gọi ta yêu đến cùng như Người: “Như Thầy đã yêu anh

em”.

Lời mời gọi này quả là một thách đố bất khả kham nếu chỉ nhắm vào sức riêng của ta

(...). Tình yêu trong ta không phải là kết quả của năng lực riêng của ta. Nếu Đức Giêsu

trao phó cho ta sứ mệnh yêu như Người, thì chính Người làm trổ sinh trong ta những

hoa trái của một tình yêu như thế: “Chính Thầy đã tuyển chọn và cắt đặt anh em để

anh em ra đi và sinh nhiều hoa trái và để hoa trái của anh em tồn tại”.Vì thế chỉ có ta

mới có thể loan báo tình yêu đến cùng và làm chứng về tình yêu ấy bằng chính đời

sóng của ta. Biết được nguồn mạch phát sinh tình yêu ấy rồi, ta sẽ tin tưởng trở về với

Đấng duy nhất có thể khơi nguồn tình yêu ấy trong ta. “Tất cả những gì các con xin

Chúa Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con”.

2. “Như”! từ ngữ chìa khoá nhưng thường bị cố ý bỏ qua và rất thường bị

quên lãng (F.Deleclos, trong “Hãy cầm lấy mà ăn Lời”, Centurion-Duculot, trang

124).

Hãy yêu thương nhau... Lời trích dẫn thiếu sót ấy có thể chẳng đi đến đâu nếu ta

không qui chiếu về khuôn mẫu, không vượt qua được những khía cạnh cảm tính,

hời hợt và chiếm hữu của tình yêu.

Để hiểu biết thực tại, phải ngụp lặn trong dòng sông huyền nhiệm mà Tin Mừng

thánh Gioan trình bày cho ta.

... Không mơ mộng đâu, nhưng đó là lời tâm huyết của “Con Người”. Một xâm

chiếm khu vườn bí ẩn của Thiên Chúa nhập thể, một tuyên ngôn tình yêu, thú nhận

một tâm tình dịu dàng vô biên: “Như Cha đã thương Thầy, Thầy cũng thương anh

em”. Khó tin, nhưng có thật! Người nói với cả tôi nữa đấy.

Page 402: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 402 of 793

Người nài nỉ: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy... để niềm vui của Thầy ở trong

anh em và anh em được tràn đầy niềm vui”. Nhưng tình yêu có qui luật ở lại trong

ta để trái tim ta có thể đập nhịp đập của trái tim Người... để tâm tư, hành động của

ta rập khuôn theo tâm tư và hành động của Người:“Anh em hãy yêu thương nhau

như Thầy đã yêu thương anh em”. “Như”, từ chìa khoá nhưng thường bị cố ý bỏ

qua và rất thường bị lãng quên.

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH

LỜI NGUYỆN LONG TRỌNG CỦA ĐỨC GIÊSU

(Ga 17,11-19)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Trọng tâm lời nguyện của Đức Giêsu...

Hằng năm, Tin Mừng Chúa nhật thứ VII Phục sinh đều trích từ chương 17 của

thánh Gioan, lời nguyện long trọng của Đức Giêsu.

- Đó là một lời nguyện kết thúc diễn từ giã biệt của Người, y hệt lời chúc phúc cho

12 bộ lạc Israel kết thúc diễn từ giã biệt của Môsê trong sách Thứ Luật vậy. Là

Môsê mới, Đức Giêsu đưa tất cả lịch sử tới hồi viên mãn giữa lòng đời sống Chúa

Ba Ngôi.

- Đó là một lời nguyện “dâng lên Cha Người”, không phải là không có tương quan

với “kinh Lạy Cha”: “Lạy Cha... xin cho danh Cha hiển thánh... Nhưng xin cứu

chúng con khỏi Ác thần”.

- Đó là một lời nguyện “đọc lớn tiếng” khi Đức Giêsu bày tỏ tình thân mật với

Chúa Cha trước mặt các môn đệ: một tình thân mật mà Người sẽ chia sẻ với họ.

2. ... Cho những kẻ Người sai vào trần gian.

Trước hết Đức Giêsu cầu nguyện cho chính mình (câu 1-5): “Xin hãy tôn vinh

Con, để Con cũng tôn vinh Cha. Để Con sẽ ban sự sống đời đời cho những kẻ Cha

đã ban cho Con”. Rồi, Người cầu nguyện cho các môn đệ. Đến giờ Người trở về

Page 403: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 403 of 793

cùng Cha nơi Người đã xuất phát ra đi, Người trao phó cho Cha tất cả những kẻ mà

Người để lại trên trần gian; trần gian là vùng đất sứ mệnh của họ cũng như đã từng

là vùng đất sứ mệnh của Người, trần gian không miễn cho họ sự thù nghịch mà

trần gian đã bày tỏ với Người.

- Là môn đệ của một Đấng chịu đóng đinh đã tự nguyện đổ máu mình vì tình yêu,

các ngài cũng phải noi gót Người, nhờ Người, với Người và trong Người, vì yêu

mà tự hiến toàn thân mình cho Thiên Chúa và cho anh em. Bách hại của trần gian

đã hành hạ Đức Giêsu cho đến chết, rồi sẽ giáng trên các ngài, vì cuộc đời các ngài

tiếp tục, cũng như cuộc đời Đức Giêsu, bày tỏ tình yêu của Chúa Cha: “Lạy Cha,

xin hãy gìn giữ các môn đệ của con trung thành với danh Cha mà Cha đã ban cho

con...”.

- Qui tụ chung quanh Đức Giêsu vào giây phút quyết định này, các ngài vẫn liên kết

với Người và với nhau sau khi Người đã ra đi để làm chứng cho sự liên kết giữa Chúa

Cha và Chúa Con: “Xin cho chúng nên một, như Cha và Con là một”. Một lời nài xin

sẽ được khai triển trong những câu 21-23 sau này.

- Được sai vào “trong thế giới” như Người, các ngài sẽ nhờ ơn trên hỗ trợ mà chiến

đấu chống lại ảnh hưởng xấu xa của thế gian, sự quyến rũ của Ác thần: “Con không

xin Cha kéo chúng ra khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ chúng khỏi Ác

thần”. J.Radermakers giải thích: “Giữ gìn không có nghĩa là miễn trừ, che giấu:

Đức Giêsu không xin Chúa Cha “đóng hộp” các môn đệ, nhưng xin Người củng cố

họ, ban cho họ biết như Người, cùng Người đương đầu với thế gian” (“Assemblées

du Seigneur” số 29, trang 71).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian” (H.Vulliez “Thiên Chúa rất

gần, năm B”, DDB, trang 71-72).

Lời nguyện này của Đức Giêsu, như Tin Mừng thánh Gioan tường thuật, gây xúc

động vì sự tha thiết và khẩn khoản. Cũng một động tác, mà mâu thuẫn thay, vừa

nhận ta chìm vào thế giới loài người, vừa lôi kéo ta đến thế giới Thiên Chúa.

“Thế gian” là một trong các từ ngữ quan trọng của bản văn, được sử dụng với hai

ý nghĩa khác nhau. Trước hết “thế gian” ám chỉ thế giới nơi con người sinh sống.

Page 404: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 404 of 793

Ngày nay, ta gọi là “xã hội” với tất cả mọi phức tạp của nó, đó là nơi làm việc: xí

nghiệp, văn phòng, trường học vv... Hoặc một nơi chốn khác hẳn: giải trí, hiệp hội,

công đoàn, đảng phái, gia đình...

Đức Giêsu nói không còn thuộc về thế gian này, có nghĩa là cách Người hiện diện

nơi thế gian không giống như cách của các môn đệ, Người có sự hiện diện đã phục

sinh.

Kế đó, từ ngữ “thế gian” chỉ những ai chối bỏ lời Chúa. Để cho ta dễ hiểu tính cách khốc

liệt của cuộc chiến giữa Thiện và Ác, Gioan đã làm như tranh biếm hoạ, xếp người ta

thành 2 loại. Những người tiếp nhận Tin Mừng thì ở trong thế gian (xã hội) nhưng không

thuộc về thế gian (thế gian tội lỗi). Và những người chối bỏ lời chúa một cách ý thức thì

ở trong thế gian (xã hội) đồng thời cũng thuộc về thế gian (thế gian tội lỗi, từ khước).

Cái cách phân loại con người quá giản đơn ấy có lẽ là do thời thế: vào lúc Gioan

viết Tin Mừng, thời thế rất khó khăn. Các Kitô hữu bị chống đối quyết liệt. Họ

phải chịu bắt bớ nữa.

Cả hai ý nghĩa giao thoa nhau suốt dọc bản văn, lúc đầu có làm ta bị rối, nhưng nếu

ta lưu ý sẽ thấy các câu văn sáng lên mãnh liệt và chuyển động của chúng thúc đẩy

ta ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Ở trên mặt đất đã là ở trong thế

giới của Thiên Chúa.

2. “Kinh nguyện của Kitô hữu, kinh nguyện của Đức Kitô” (Mgr. P.Coffy, “Một

Giáo Hội cử hành và cầu nguyện”, khoá họp HĐGM Pháp, Lộ Đức 1973, Le Centurion,

trang 42-43).

Nét độc đáo của kinh nguyện Kitô hữu trước hết và trên hết đó là kinh nguyện của

Đức Kitô đã biến thành của ta. Kinh nguyện ấy có trước ta và một cách nào đó,

không cần ta. Đó là kinh nguyện mà Đức Kitô không ngừng dâng lên Chúa Cha

nhờ Chúa Thánh Thần. Vậy ta đâu cần sáng tác kinh nguyện, chỉ cần đón nhận

kinh nguyện của Đức Kitô, Người “luôn hiện diện để chuyển cầu cho ta”(Dt 7,25),

đón nhận, nghĩa là biến thành của mình. Cầu nguyện là tham dự vào kinh nguyện

của Đức Kitô, Đấng cầu nguyện duy nhất được Chúa Cha nhận lời. Vậy, mọi kinh

nguyện Kitô hữu đều là kinh nguyện “nhân danh Đức Kitô”. Thành ngữ ấy không

có nghĩa là “thay thế cho... cũng không có nghĩa là “uỷ quyền cho”, nhưng

Page 405: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 405 of 793

là “trong Đức Kitô, với Đức Kitô”. Đó là ý nghĩa của các lời Đức Kitô trong thánh

Gioan (16,23,24): “Thật vậy, Thầy bảo các con, điều gì các con xin Chúa Cha,

Người sẽ ban cho các con nhân danh Thầy. Cho tới nay, các con chưa xin gì nhân

danh Thầy: hãy xin, các con sẽ nhận được, và để niềm vui của các con được trọn

vẹn...”.

Một kinh nguyện như thế không thể là lời lẽ tỏ bày với một Thần Linh không tên

tuổi, một Thiên Chúa vô ngôi vị, hờ hững, xa xôi. Kinh nguyện ấy luôn luôn là lời

của người con ngỏ với Cha tự tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô. Một lần, Đức

Giêsu đã thốt lên “Abba” nghĩa là “Ba ơi”. Việc khảo sát toàn thể nền văn chương

cầu nguyện cao cả và phong phú của người Do Thái cho thấy rằng chưa có ai, ở

đâu dám gọi Thiên Chúa là “Abba”. Điều đó có nghĩa gì? ... “Abba”, “Imma” là

những từ đầu tiên khi một đứa trẻ bập bẹ tập nói. Abba là tiếng trẻ thơ dùng thường

ngày: chẳng ai dám sử dụng từ ngữ ấy để gọi Thiên Chúa, trừ Đức Giêsu. Người

luôn gọi Thiên Chúa “Abba” trong tất cả mọi kinh nguyện của Người, trừ tiếng

kêu trên thập giá... Vậy Đức Giêsu đã nói với Thiên Chúa như một em bé nói với

cha mình, với sự đơn sơ thân mật, với niềm tin tưởng phó thác... Gọi Thiên Chúa

thân mật như một em bé gọi cha, đó là đặc quyền dành cho Người vì Người đã

nhận từ nơi Cha trọn vẹn sự hiểu biết về Thiên Chúa.

Đức Giêsu cũng cho phép ta được nhờ Người, với Người gọi Thiên Chúa

là “Abba”. Mục đích của việc Người xuống trần gian, mục đích của việc nhập thể

cứu thế là đưa nhân loại trở lại giao ước nghĩa là vào tương quan với Chúa Cha để

mỗi người có thể nói lên trong chân lý: “Abba”. Kinh nguyện truyền thống cao cả,

đặc biệt diễn tả trong kinh nguyện Thánh Thể, là lời kinh của Chúa Con ngỏ với

Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, luôn luôn bắt đầu bằng lời thân thưa “Lạy Cha”.

Trong tập De oratione Origênê nói rằng Chúa Con và Chúa Thánh Thần cầu nguyện

trong ta. Thậm chí Origênê còn nói ta không phải khẩn cầu Chúa Con và Chúa

Thánh Thần vì khi cầu nguyện, các Ngài đứng về phía ta. Vậy kinh nguyện Kitô hữu

là hoa trái của Chúa Thánh Thần trong ta. Kinh nguyện là lời ngỏ với Chúa Cha, là

lời Đức Kitô không ngừng ngỏ với Cha Người, là lời Chúa Thánh Thần ban cho ta

sức mạnh thưa lên. “Chính Thánh Thần hiệp với tâm trí ta để chứng nhận ta là con

cái Thiên Chúa... Chính Thánh Thần khẩn cầu cho ta bằng những tiếng than khôn

Page 406: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 406 of 793

tả” (Rm 8,14-17 và 26-27).

Mỗi khi ta cầu nguyện, chính Đức Kitô không ngừng nói trong ta và nhờ ta

tiếng “Abba” mà xưa kia Người đã nói trước mặt các tông đồ để họ nhắc lại với

Người và trong Người. Nhưng gọi Thiên Chúa là “Abba” đòi hỏi ta phải trở nên

những đứa con bé nhỏ. Để vào Nước Trời, nơi chỉ dành cho những trẻ nhỏ, ta phải

tìm thấy niềm tin tưởng phó thác mà từ ngữ “Abba” diễn tả.

CHÚA NHẬT THĂNG THIÊN

ĐỨC GIÊSU HIỆN RA LẦN CUỐI VÀ SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI

(Mc 16,15-20).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Trong đoạn kết thứ hai của Tin Mừng Máccô...

Đoạn kết của Tin Mừng Máccô, dùng trong lễ Thăng thiên năm B này, thực ra là

đoạn kết thứ hai của Tin Mừng này. Thực vậy, thoạt tiên - như các bản chép tay

cho thấy - Tin Mừng Máccô kết thúc ở đoạn các phụ nữ đi viếng mộ Chúa và các

bà im lặng vì sợ hãi: “Các bà không hé cho ai biết điều gì, vì các bà sợ” (xem bài

Tin Mừng lễ Vọng Phục Sinh). Hiển hiện những hàng trên đã có từ rất lâu (đã được

thánh Irênê, Giám mục Lyon vào cuối thế kỷ thứ hai công nhận thuộc về Tin Mừng

thánh Máccô) và đã được Giáo Hội nhận vào Quy Điển, nghĩa là thuộc về Kinh

Thánh được linh ứng.

2. ... Việc sai đi trong một sứ mệnh phổ quát...

Đoạn kết này cắt ngang những truyền thống mà ta thấy ở nơi khác, trong các Tin

Mừng khác. Đức Giêsu hiện ra với 11 tông đồ “khi họ đang ăn”. Sau khi đã khiển

trách “những kẻ đã thấy Người sống lại” mà vẫn không tin (14), Người sai họ lên

đường sứ mạng.

- Đó là một sứ mạng phổ quát: “Hãy đi khắp thế giới. hãy rao giảng Tin Mừng cho

mọi tạo vật”.J.Hervieux nhận xét: “Ta có thể lường được ý thức của Giáo Hội sơ

Page 407: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 407 of 793

khai. Giáo Hội sơ khai biết mình được kêu gọi đem Tin Mừng cho hết mọi người,

hết mọi tạo vật” (“Tin Mừng theo thánh Máccô”, Centurion, trang 238).

- Đó là một sứ mạng có “các dấu lạ đi kèm”. Những dấu lạ đó, đoạn kết thứ hai

của Máccô kể ra và ta thấy minh hoạ trong sách Công vụ các Tông đồ: trừ quỉ nhân

danh Đức Giêsu (Cv 5,12-16; 8,9; 16,16-18); nói tiếng lạ (một đoàn sủng đôi khi đi

với ơn Chúa Thánh Thần (Cv 2,4-13; 10,44-46); đặt tay chữa bệnh (Cv 4,30; 9,10-

17); cầm rắn mà không sợ nguy hiểm (Cv 28,3-6).

Đối với một vài người thì những dấu chỉ cổ điển ấy muốn diễn tả uy quyền tất định

của Đấng Phục Sinh thắng những thế lực sự Ác và sự Chết. L.Monloubou

viết: “Xuyên qua bảng liệt kê bằng thứ ngôn ngữ kỳ diệu của thời ấy, ta thấy xuất

hiện niềm xác tín rằng sự phục sinh của Đức Giêsu đem đến một chất men làm đổi

mới con người: một “tạo dựng mới” đã “bắt đầu” nhờ cuộc phục sinh của Đức

Giêsu. Mới, vì mọi tấm màn che dấu chân lý về Thiên Chúa đã bị xé rách. Mới, vì

mọi rào cản chia cách con người đã bị loại bỏ. Và mới, vì mọi sự ác dày vò con

người trong quá khứ nay đã bị khuất phục. Sự thể hiện chiến thắng này không toàn

vẹn; trần gian luôn phô bày bộ mặt của một thế giới trần trụi, nhưng đã có những

dấu chỉ cho thấy cuộc chiến thắng sẽ hoàn tất” (“Tin Mừng theo thánh Máccô”,

Salvator, trang 166).

Những dấu chỉ ấy có thể thay đổi, tuỳ theo khung cảnh văn hoá, nhưng điều cốt lõi

vẫn luôn luôn, như trong mọi dấu chỉ Đức Giêsu đã thực hiện, là mặc khải một

chút về tình yêu của Chúa Cha mà sứ điệp đã loan báo.

3. ... Và loan báo sự hiện diện huyền nhiệm của Đấng Phục Sinh:

- Bức tranh Chúa thăng thiên chỉ được chấm phá bằng vài nét. Như kết thúc cuộc mầu

nhiệm phục sinh của Đức Giêsu. Người được “cất lên trời” giống như Êlia trong sách

Các Vua 2,11; Người ngự “bên hữu Chúa Cha”, Người được tôn phong là Kitô và là

Chúa, ứng nghiệm lời Thánh vịnh 110,1 nói về Người:“Đức Chúa đã nói với Chúa

tôi: “Hãy ngồi bên hữu Ta”.

- Nhưng việc thăng thiên không mở ra một giai đoạn vắng mặt của Đức Giêsu, mà

đánh dấu một“khởi điểm”, khởi đầu một hiện diện mới cho các môn đệ, một hiện

diện tích cực đem lại vô vàn hiệu quả cho hoạt động truyền giáo của họ. Đoạn kết

Page 408: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 408 of 793

thứ hai của Máccô kết luận: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông và dùng những

dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Hãy đi khắp thế giới, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (G.Bessière,

trong “Thiên Chúa rất gần, năm B”, DDB, tr. 68-69).

Bản văn không đề cao hiện tượng kỳ diệu của việc lên trời, nhưng nhấn mạnh sứ

mệnh của các tông đồ. Các ngài mang đi một tin bất ngờ, một tin mừng cho “mọi

tạo vật”. Đó là ơn cứu độ, ơn giải phóng, ơn chữa lành, đương đầu với mọi nguy

cơ để đổi thay thế giới, cho nhân loại mới ấy, nhân loại ngồi bên hữu Thiên Chúa

ấy được hiện hữu và lớn mạnh. Lịch sử đâu có thể nhờ một chiếc đũa thần mà biến

đổi trong tích tắc mà phải qua hằng bao thế kỷ, hằng bao thiên niên kỷ, như một

nạm men âm thầm nhưng phải luôn luôn khơi dậy tin mừng này, để Thánh Linh

Thiên Chúa tái tạo bộ mặt địa cầu.

Suốt dòng thời gian, các môn đệ sẽ là những “chứng nhân hăng say”, “cho đến

tận cùng trái đất”, nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu ra đi, nhưng

Người không vắng mặt, trái lại dường như cuộc ra đi này còn làm cho Người hiện

diện nhiều hơn qua tất cả những người tiếp tục đón tiếp, sáng tạo và mưu tìm một

thế giới mới. Họ cũng sẽ là những kẻ làm phiền vì tin rằng nhân loại có thể tiến xa

hơn trên con đường công bình, tha thứ và yêu thương. Những con người mơ về

một nhân loại thần linh này (humanité divine) sẽ luôn luôn phản kháng những gì là

hỗn loạn, tồi tệ và chai lì trong đời sống cá nhân cũng như tập thể. Họ cũng sẽ trở

thành mục tiêu tấn công của những chủ nhân ông sống một đời sống trì trệ, những

tay quản lý ù lỳ và phó mặc cho số phận, những kẻ tôn thờ tiền bạc. Nhưng ngay cả

trong cơn bắt bớ, những con người thân cận với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa

Thánh Thần ấy, những người ban phép rửa tội trong tương tai ấy, sẽ nghe thấy

trong bản thân một tiếng nói bí ẩn thầm thì: “Thầy ở với các con cho đến ngày tận

thế”.

2. “Sự hiện diện của Đấng Phục Sinh” (Đức Cha L.Daloz, trong “Vậy Người là

ai?”, DDB, tr. 109-110).

Page 409: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 409 of 793

Đức Giêsu chứng minh sự hiện diện phục sinh của Người. Đoạn kết của Tin Mừng

Máccô kể lại tóm tắt một vài tình huống chứng minh cho việc này. Đó là 3 tình

huống khác nhau: Đức Giêsu “xuất hiện”, “tỏ mình ra” cho Maria Madalena, cho

hai môn đệ, cho mười một Tông đồ. Những chứng nhân ấy sẽ đi loan truyền điều

họ đã thấy. Người ta không tin các ngài; trong lần sai đi cuối cùng này cũng thấy

nói đến “ai tin” và “ai không tin”. Đức Giêsu phải “áp đặt” sự hiện diện của

Người vì biến cố phục sinh quả thực là bất ngờ! “Người khiển trách sự chậm tin và

sự cứng lòng của họ, không tin lời những người đã thấy Người sống lại”. Đoạn kết

Tin Mừng này thật ngắn ngủi, vắn tắt như một bài điểm sách. Biến cố Phục sinh

đâu cần chi đến những lời lẽ dao to búa lớn, những bài diễn văn dài dòng. Biến cố

có đó để mời gọi đức tin. Biến cố tự nó đã có sức thuyết phục, có tính cách quyết

định và đòi hỏi một quyết tâm. Biến cố quá mãnh liệt đã mở ra một tương lai và

một chân trời bao la cho:“toàn thế giới” và “mọi tạo vật”. Tin Mừng đầy ắp một

sức mạnh phục sinh, có khả năng xuyên thấu bề dày tăm tối của thế giới, đem đến

cho nó một chất men mới. Đó là ý nghĩa của những dấu chỉ này. Sức mạnh của Tin

Mừng được biểu lộ qua con số không nhỏ những dấu chỉ này và tính cách phi

thường của chúng. Sức mạnh đó không chỉ là những lời nói suông, nhưng còn là

chất men biến đổi cuộc sống. Các môn đệ có thể lên đường rao giảng. Đối với các

ông, dù “đã được cất lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa”, Chúa vẫn tiếp tục hoạt

động và xác nhận Lời. Ngày nay, đến lượt chúng ta, chúng ta cũng được sai đến

tận cùng thế giới để làm chứng nhân cho Tin Mừng, nhờ sức mạnh của mầu nhiệm

Phục Sinh...”.

CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG

ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH

BAN THÁNH THẦN CHO CÁC MÔN ĐỆ

(Ga 20,19-23)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

Page 410: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 410 of 793

(Xem Chúa nhật II Phục sinh).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Trái Tim Chúa Cha, nguồn mạch sứ vụ truyền giáo (Đức Cha L.Daloz, trong

“Chúng tôi đã thấy vinh quang của Người”, DDB, trang 251-252).

Gioan đã xác định thời điểm cuộc gặp gỡ giữa Chúa phục sinh với các môn đệ là

chiều ngày thứ nhất. Ngày phục sinh, ngày tạo dựng mới, ngày “Chúa nhật” thứ

nhất của các Kitô hữu... Đức Giêsu lướt qua những cánh cửa khoá chặt vì sợ hãi, -

Người “đến” như đã hẹn và biến đổi sợ hãi thành vui mừng: “Thầy sẽ không bỏ

các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con” (14,18). Thế là niềm tin đã trào tuôn

trong trái tim hai tông đồ chạy đến mộ. Thế là Maria Madalena đã loan báo sứ điệp

nhận được trong vườn. Và bây giờ chính Đức Giêsu, sau cơn đau đớn, đem đến

bình an, thứ bình an mà không ai còn có thể mong ước gì hơn: “Bình an cho các

con!”. Những vết thương của Đấng chịu đóng đinh trở thành những dấu chỉ để

nhận biết Đấng Phục sinh: “Người cho họ xem tay và cạnh sườn Người”. Các lời

hứa được ứng nghiệm. Sau cái chết đau thương, giờ đây là tràn đầy niềm

vui: “Thầy nói điều ấy với các con để niềm vui của Thầy ở trong các con và để

niềm vui của các con được trọn vẹn” (15,11).

Niềm vui của Tin Mừng này cần phải toả lan khắp vũ trụ. Phải mở tung khoá cửa,

ra đi khắp thế giới. Cũng như các tác giả Tin Mừng khác, Gioan khơi nguồn sứ

mệnh truyền giáo nơi mặc khải của Đức Giêsu phục sinh. Thánh sử lội ngược lên

tận ngọn nguồn, đến trái tim Chúa Cha, Đấng muốn bày tỏ tình thương của Người

cho mọi người: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Các môn đệ tiếp

tục sứ mạng của Đức Giêsu. Vì giờ đây Người đã được tôn vinh, Chúa Thánh Thần

có thể châu lưu trong họ như những dòng sông mang nước sự sống, như hơi thở

sáng tạo bắt đầu hoạt động để từ những bộ xương khô xuất hiện một dân tộc

mới: “Người thổi hơi trên các ông và bảo: hãy nhận lãnh Thánh Thần”. Nhờ ơn

Chúa Thánh Thần, trong quyền năng Phục sinh, các môn đệ tụ tập được cắt đặt đi

phục vu ơn cứu độ cho anh em mình. Khi loan báo Tin Mừng, Người đặt mỗi

người trước trách nhiệm của mình, và trao cho họ quyền giải phóng: “Các con tha

tội cho ai, kẻ ấy được tha, các con cầm buộc ai, người ấy bị cầm buộc”. Buổi

Page 411: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 411 of 793

chiều phục sinh ấy là bước ngoặt lịch sử: đó đã là lễ Ngũ Tuần, và Giáo Hội khai

sinh! Cùng với Đức Giêsu, cả thế giới bước vào bình minh của sự sống lại...

2. “Bổn phận của tín hữu” (“Thư các Đức Giám mục gởi người Công giáo Pháp”,

Cerf, trang 25).

Dù là Kitô hữu và có lời giải đáp chân lý và sự sống, ta vẫn chia sẻ số phận chung

của những con người ở xã hội ta. Chính vì thế sứ mạng và trách nhiệm trao cho ta

trong thế giới này không thể cho ta niềm tự mãn, càng không cho ta phương tiện

nhìn thế giới từ trên cao làm như thể ta vượt trên thế giới.

Như thế, ta được mời gọi rà soát lại tính chất mới mẻ của ân ban Thiên Chúa, của

chiều sâu nội tâm đức tin của ta khi sống trong cái xã hội đầy biến động này.

Như thế, ta được mời gọi tự mình đi kín múc nơi nguồn suối đức tin lòng can đảm

và niềm hy vọng thiết yếu để đảm nhận những trách nhiệm mà không sợ hãi, không

e dè.

Như thế, ta được mời gọi rao truyền Tin Mừng không như một chương trình đi

ngược lại văn hoá, xã hội, nhưng như một tiềm năng đổi mới mời gọi con người,

tất cả mọi người đi lên tới nguồn sự sống.

Nói cách khác, đòi hỏi phúc âm hoá là một lời mời gọi mà ta có bổn phận phải lắng

nghe vì ta phải tìm và phải thấy trong Tin Mừng và trong nhân cách Đức Kitô, hiệp

thông với Giáo Hội, những điểm tựa và những điểm qui chiếu có mặt vừa trong

hiện hữu của ta, vừa trong những bất ổn của xã hội.

3. Tin vào Chúa Thánh Thần, trước những thách đố mà Giáo Hội phải đương

đầu trong thế giới ngày nay. (“Célébrer”, tạp chí của Uỷ ban quốc gia về Phụng

vụ, số 268, trang 18).

Ba bài đọc đã thống nhất nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, tại sao không đề

nghị với cộng đoàn một hành vi đức tin vào Chúa Thánh Thần, trước những thách

độ mà Giáo Hội phải đương đầu trong thế giới hôm nay? Ba trong các thách đố nên

lưu ý:

- Sự năng động truyền giáo trong một Giáo Hội cần tập trung lực lượng vào mục

vụ.

Page 412: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 412 of 793

- Sự độc đáo của một đời sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần, trong một xã

hội mà sự phân định các giá trị chân thực ngày càng tăm tối hơn. Ta sẽ chú ý rằng

sự tiến bộ thiêng liêng trước hết không hệ tại nhìn ngắm chính mình, nhưng do ở

phó thác cho Chúa Thánh Thần.

Sự ngoan ngoãn đối với Thánh Thần chân lý, nhân tố tự do và tiến bộ, trong một

thế giới mà những phong trào bảo thủ tôn giáo và những phong trào chính thống

quá khích khác nhau đang gào thét.

LỄ CHÚA BA NGÔI

HÃY RỬA TỘI CHO HỌ NHÂN DANH CHÚA CHA,

VÀ CHÚA CON, VÀ CHÚA THÁNH THẦN

(Mt 28.16-20)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Đoạn kết Tin Mừng trả lời cho đoạn mở đầu:

Bài Tin Mừng lễ Chúa Ba Ngôi năm B trùng hợp với bài Tin Mừng lễ Thăng Thiên

1996. Nên ta sẽ nhắc lại những điểm chú giải của lễ ấy. Đó là đoạn kết thúc Tin Mừng

Matthêu: một kết thúc dưới dạng mở ra.

- Thực vậy, trong “Tin Mừng về thời thơ ấu”, Matthêu mời ta chiêm ngắm trong

cuộc hạ sinh của Đức Giêsu tại Bêlem, thành của Đavid, sự ứng nghiệm lời tiên tri

về “Emmanuel”; “Thiên Chúa ở với ta”(Is 7) và miêu tả trong các vị đạo sĩ đến từ

Phương Đông hình ảnh của những người dân ngoại tiên phong đã tin vào Đức

Kitô... và họ “sấp mình thờ lạy Người”.

- Trong đoạn kết thúc, rõ ràng Tin Mừng nhắc lại nguyên văn những kiểu nói trên

để thuật lại cuộc gặp gỡ cuối cùng tại Galilê của Đấng Phục sinh với các môn

đệ: “Khi họ thấy Người, họ sấp mình thờ lạy”. Đức Giêsu liền sai họ đi truyền giáo

cho “tất cả các dân tộc”, và Người long trọng tuyên bố với họ: “Thầy sẽ ở với các

con mọi ngày cho đến tận thế”.

J.Radermakers chú giải: “Đoạn kết Tin Mừng trả lời cho đoạn mở đầu; đó là một

Page 413: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 413 of 793

bao hàm vĩ đại, con người Đức Giêsu mở ra một chiều kích phổ quát trên toàn thể

lịch sử nhân loại, mà vẫn không quên nguồn gốc xác thân của Người đâm rễ trong

thời gian và không gian” (“Au fil de l'évangile selon saint Matthieu”, Institut

d'Etudes Théologiques, Bruxelles, 1974, trang 362).

2. Một đoạn kết dưới hình thức mở ra.

Sau phục sinh, Đức Giêsu đã chọn điểm hẹn với các môn đệ, không phải ở

Giêrusalem, thủ đô, thành thánh, như trong Tin Mừng Luca, nhưng là “Galilê” bị

khinh miệt, “nơi qui tụ các dân” (Mt 4,12-23), biểu tượng của thế giới dân ngoại.

“Cũng thế, Giáo Hội phải rời Giêrusalem, hồi đó vẫn được coi là trung tâm địa lý

của đức tin, để lên đường đi tới “Galilê của dân ngoại”. Một Giáo Hội được định

nghĩa là “Giáo Hội cho trần gian": đó chính là sứ mệnh của Giáo Hội như Đức

Giêsu sẽ định rõ sau này” (“Cahiers-Evangile” số 9, trang 6).

Nơi mà Đức Giêsu truyền họ đi tới, đó là “ngọn núi”, nơi dành riêng cho các mạc

khải thần linh. Hơn nữa, ở đây cũng như dọc dài suốt Tin Mừng của Ngài, thánh

Matthêu luôn trình bày Đức Giêsu như Môsê mới ban Lề Luật cho dân mới của

Thiên Chúa.

Claude Tassin chú thích: “Như những hình ảnh trong phim nối tiếp nhau, ta thấy lại

ngọn núi nơi ma quỉ chỉ cho Đức Giêsu các vương quốc trần gian, ngọn núi Tám mối

phúc nơi vị Tôn sư công bố hiến chương Nước Trời và ngọn núi biến hình nơi vinh

quang Con người được hiển lộ, và sừng sững uy nghi phủ trên tất cả là bóng ngọn

Nêbô cao vời (Tl 34) nơi Môsê nói lời giã từ khi dân chúng tiến về Đất Hứa” (“Tin

Mừng theo thánh Mátthêu, Centurion, trang 303).

- Khi thấy Đức Giêsu, các môn đệ “sấp mình thờ lạy”. Đó là một cử chỉ tỏ lòng

kính trọng mang màu sắc tôn giáo và phụng vụ, như khi các đạo sĩ thấy con trẻ và

Maria, mẹ Người (2,2-8.11), như khi các môn đệ ở trên thuyền, lúc sóng gió nổi

lên (14,33); như người đàn bà xứ Canaan (15,25).

Tuy thờ lạy nhưng họ vẫn còn “hoài nghi”, niềm hoài nghi, theo Jean

Radermakers, “là bạn đồng hành bất khả phân ly với niềm tin biến động”.

- Đấng tỏ mình ra cho các môn đệ (“Đức Giêsu đến gần họ”) và các môn đệ sấp

mình thờ lạy chính là Đức Chúa vinh hiển. Được tôn vinh, được trao quyền tối

Page 414: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 414 of 793

thượng xét xử toàn thế giới (“Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho

ta”), từ đó Người có thể sai các môn đệ đi khắp thế giới làm cho uy quyền này trở

thành hiện thực.

Những lời Người nói với họ ghi dấu sự mở ra một giai đoạn mới trong sứ mệnh

của Người; một sứ mệnh từ nay Người tiếp tục nhờ Giáo Hội.

+ “Hãy đi...! Làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ Thầy”. Trong suốt thời hoạt

động công khai, Đức Giêsu đã giới hạn các hoạt động vào các “chiên lạc nhà

Israel”. Từ nay, Người phá huỷ mọi biên cương phân chia không gian và thời gian:

Đức Giêsu đã có thể hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh người Tôi Tớ Thiên Chúa như

Matthêu loan báo khi nhắc lại lời sấm của Isaia (42,1-4): “Dân ngoại sẽ đặt niềm

hy vọng vào danh Người” (Mt 12,18-21). Dân ngoại, đã hiện diện ngay ở những

trang đầu của sách Tin Mừng trong hình ảnh các vị đạo sĩ, lại thấy xuất hiện ở đoạn

kết Tin Mừng như đối tượng mà Tin Mừng nhắm tới. Và Đức Giêsu trao phó sứ

mệnh phổ quát ấy cho Giáo Hội của Người.

Claude Tassin nhận xét: “Điều quan trọng không phải là “đi” cũng không phải là

một sứ mệnh chinh phục đất đai, nhưng là một sự cởi mở đón nhận mọi nhóm

người, không phân biệt. Vì Đức Giêsu có “mọi quyền năng”, nên mọi người được

mời gọi đặt hiện hữu cuộc đời dưới uy quyền của Người. Sứ mệnh, theo Mátthêu,

là gì? Các môn đệ hãy chiêu mộ thêm các môn đệ khác; những ai cảm thấy giáo

huấn của Đức Giêsu biến đổi cuộc đời mình, hãy chia sẻ kinh nghiệm ấy với người

khác, “dạy cho họ tuân giữ mọi giới răn” của Đức Giêsu gồm tóm trong luật duy

nhất: tình yêu” (O.C., trang 304).

+ “Hãy rửa tội cho họ, nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”.

Sứ mệnh không phải là quảng bá một ý thức hệ, dù rất cao siêu; sứ mệnh không

ngừng đề nghị thiết lập một cộng đoàn: cộng đoàn những người, nhờ bí tích Rửa tội,

muốn những mối liên hệ hỗ tương của họ đâm rễ sâu vào một gắn bó chung “nhân

danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Tạp chí “Célébrer” số 269

nói: “Công thức nhân danh Ba Ngôi này chỉ có trong Tân Ước. Những bản văn khác

nói về phép rửa “nhân danh Đức Giêsu” hoặc phép rửa “nhờ Chúa Thánh Thần”.

Tuy không có ngay từ buổi ban đầu, nhưng công thức này không xuất hiện quá trễ.

Có lẽ công thức ấy được vay mượn từ truyền thống phụng vụ của cộng đoàn nơi

Page 415: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 415 of 793

thánh Matthêu phụ trách... Công thức rửa tội ấy diễn tả mối kết hiệp chặt chẽ giữa

người lãnh bí tích Rửa tội với Ba Ngôi Thiên Chúa”.

+ “Hãy dạy họ tuân giữ mọi điều răn Thầy đã truyền cho anh em”. Đừng giản

lược sứ mệnh truyền giáo vào việc cải đạo không có tương lai. Giáo Hội phải giúp

những người đã lãnh bí tích Rửa tội sống mỗi ngày mỗi phù hợp với nếp sống mới

mà họ đã bước vào.

J. Radermakers nhận xét: “Như thế toàn thể Tin Mừng khi trở nên lời giáo huấn

bằng đời sống cho các môn đệ, về phương diện bí tích sẽ rất có ý nghĩa trong bí

tích Rửa tội và về phương diện nhân loại sẽ trương rộng ra trong đời sống hằng

ngày; trong cộng đoàn Kitô hữu, đời sống luân lý chẳng gì khác hơn là Tin Mừng

biến thành hành động” (Sđd, trang 365).

+ “Và Thầy, Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Đó là chóp đỉnh của

lời Đức Giêsu tuyên bố: bảo đảm một hiện diện tích cực, hiệu quả, không giới hạn.

Ở đoạn kết Tin Mừng, Matthêu đã công bố rằng lời thiên thần hứa với Giuse đã

hoàn toàn ứng nghiệm nơi Đức Giêsu: “Tên Người là Emmanuel nghĩa là Thiên

Chúa ở với chúng ta”.

J. Potel kết luận: “Đức Giêsu không lìa xa Giáo Hội của Người. Dù Người vô hình,

Người vẫn hiện diện ở mọi nơi Giáo Hội có mặt, cho đến tận cùng thời gian. Theo

thánh Matthêu, Người không biến mất trên trời cao. Trái lại, lời cuối cùng của

Người cũng là câu cuối cùng của Tin Mừng đã hứa: “Thầy sẽ ở với anh em mọi

ngày cho đến tận thế”. Chính Người đã nói: “Khi có hai ba người tụ họp nhân

danh Thầy, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20). Đấng Phục Sinh không ở lại trên núi

Galilê. Người đồng hành với các môn đệ trên mọi nẻo đường trần gian” (“Đức

Giêsu, lịch sử đích thực”, Centurion, 1994, trang 516).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Ba khía cạnh trong sứ mệnh của Giáo Hội (Mgr. L.Daloz, “Nước Thiên Chúa

đã đến gần”, Centurion-Duculot, tr. 385).

Hình thức của sứ mệnh đã được chỉ dẫn rõ ràng: “Hãy làm cho mọi dân tộc nên môn

đệ của Thầy, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh

Thần, dạy họ tuân giữ tất cả những điều Thầy đã truyền cho anh em”. Ta thấy có ba

Page 416: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 416 of 793

khía cạnh: Loan báo Tin Mừng là động lực thôi thúc các môn đệ; tham dự vào mầu

nhiệm Vượt Qua nhờ bí tích Rửa tội và các bí tích; cuộc sống mới thực hành những

lời Đức Giêsu đã truyền dạy. Tất cả những điều đó làm thành sứ mệnh của Giáo Hội.

Không có ba yếu tố đó, sứ mệnh không hoàn hảo, và không có yếu tố nào trong ba

có thể tự mình thực hiện được sứ mệnh truyền giáo. Điều quan trọng là tất cả các

dân nước được thừa hưởng cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, là họ đón nhận Đức

Giêsu để được đổi mới. Như thế, họ đi vào mầu nhiệm sự sống của Thiên

Chúa: “nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Qua sứ mệnh

của các Tông đồ, Đức Giêsu tiếp tục nhiệm vụ mà Người đã khởi đầu trong lễ Vượt

Qua: “Còn Thầy, Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Ta còn sợ gì nếu

Đức Giêsu phục sinh luôn ở với ta”.

2. Trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa cho ta biết Người ở “với ta” (Báo Fêtes

et Saisons số 496, “Ba Ngôi Thánh”, trang 31).

Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác, tự đầy đủ ở nơi chính mình, nhưng Người đã

cởi mở đón nhận một tạo vật do tay Người sáng tạo, hay đúng hơn - từ ngữ loài

người giới hạn khó mà diễn tả được một mầu nhiệm như thế - Chúa Cha, nguồn cội

và sự duy nhất của Ba Ngôi, đã đưa dẫn thế giới mà Người tạo dựng vào hiệp

thông với Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi gợi lại sự Nhập Thể của Chúa Con

và Ân Ban của Chúa Thánh Thần, ta khẳng định Thiên Chúa Hoàn Toàn Khác đã

trở nên Hoàn Toàn Gần Gũi. Thực vậy, trong viễn tượng Ba Ngôi, nói cho đúng

chính Thiên Chúa đã đem ta lại gần Người vì, thực ra, Người đã tác tạo nên ta

trong Người. Sự gần gũi thân mật lạ lùng của Thiên Chúa là thế. Nhưng để xúc

động sâu xa về điều đó lại cần phải linh cảm được Thiên Chúa vô vàn khác biệt và

siêu việt dường nào.

Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa tỏ cho ta biết Người ở “với ta”. Nhờ Chúa Thánh

Thần, Người là Thiên Chúa ở trong ta, nhưng chính là để ta được ở với Người và

trong Người. Ở đây không có ý nói rằng, để yêu mến Thiên Chúa, con người phải

xa lìa trần gian. Như cuộc đời Đức Kitô là bằng chứng, cuộc hiệp thông với Thiên

Chúa thực hiện trong trần gian và với anh em ta; Chính ngay từ cõi đời trần tục

này, bên cạnh và cùng với những người anh em này mà Thiên Chúa gọi ta đến với

Page 417: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 417 of 793

Người.

3. Được mời gọi đến khám phá Thiên Chúa hằng sống và chân thật (“Thư các

Đức Giám Mục gởi người Công giáo Pháp”, Cerf, trang 50-52).

Niềm tin vào Đức Giêsu bao gồm lòng can đảm chấp nhận chính sự sống của Thiên

Chúa trong cuộc sống nhân loại chúng ta. Nếu ta có đặt Lời Chúa và các bí tích, đức

tin đối nghịch với con người, cũng chỉ nhằm mục đích hiểu biết niềm vui được sống

và được yêu như những người con của Thiên Chúa, theo gương Chúa Con, trong sức

mạnh của Chúa Thánh Thần.

Chính qua ân ban của Chúa Thánh Thần từ biến cố Hiện Xuống mà Chúa Cha nối

kết con người vào đời sống của Người Con riêng của Người.

Như thế mầu nhiệm phục sinh mà Đức Giêsu đã trải qua ghi đậm dấu ấn vào cuộc

sống chúng ta: mầu nhiệm ấy được thông ban cho ta để ta sống sự sống và cái chết

của ta trong tinh thần năng động của ân ban mà Chúa Thánh Thần đã khơi lên và

linh hoạt. Về sự năng động mới phải lan toả ra toàn thể lịch sử và tạo vật “còn đang

rên la trong cơn đau sinh con” (Rm 8,22), nhưng vẫn “giữ vững niềm hy vọng sẽ

được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ sự hư nát” (Rm 8,20-21).

Chúa Thánh Thần đến từ Cha trên trời, qua Đức Giêsu, được gởi đến để hoán cải tâm

hồn ta theo Tình Yêu Thiên Chúa và tha nhân, nhưng cũng để giữa lòng nhân loại

phát sinh một tạo vật mới, được giải thoát khỏi sự dữ và sự chết (x. Rm 8,22-23).

Ta đừng phân cách hai hoạt động ấy của Chúa Thánh Thần. Người muốn tạo ra

một sự hạ sinh mới vừa trong thâm sâu các tâm hồn và các lương tâm, vừa trong sự

phức tạp của thế giới và của lịch sử. Cảm nghiệm của người Kitô hữu về Chúa

Thánh Thần luôn có hai chiều kích: cá nhân và lịch sử, sâu xa trong tâm hồn con

người và trong dòng toàn bộ lịch sử cứu độ.

Đứng trước mạc khải về chiều sâu của Ba Ngôi và của nhân tính Thiên Chúa, hiển

nhiên ta cần một cuộc khai tâm thường xuyên. Chỉ dạy cho các tân tòng và các

thanh niên xin được rửa tội và thêm sức những yếu tố cơ bản của kinh “Credo” là

không đủ. Tất cả chúng ta đều được mời gọi đi đến khám phá Thiên Chúa hằng

sống và chân thật, tìm kiếm Người, nhận biết Người và cầu khẩn Người như Người

đã tỏ mình ra qua Đức Kitô.

Page 418: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 418 of 793

Dấu chỉ đó cho thấy tất cả chúng ta đều cần đến Giáo Hội như cần nơi để được chăm

lo bú mớm, nơi cảm nghiệm đức tin bén rễ. Thực vậy, Giáo Hội không ở ngoài mầu

nhiệm mà Giáo Hội loan báo. Giáo Hội không chỉ là một nhóm các “bạn hữu Đức

Kitô” hoặc hiệp hội những người tưởng nhớ đến Người.

Theo Công đồng Vatican II, Giáo Hội là “bí tích trong Đức Kitô, nghĩa là vừa là

dấu chỉ, vừa là phương tiện giúp kết hiệp thân mật với Thiên Chúa và sự hiệp nhất

của toàn thể nhân loại” (Lumen Gentium 1).

Chính trong và nhờ Giáo Hội mà nhân tính của Thiên Chúa, hôm nay và cho đến

ngày tận thế, có thể được trao ban để được nhận biết trong thế giới. Giáo Hội, thân

thể Đức Kitô và Đền thờ Chúa Thánh Thần, phải làm vang vọng lên nơi nhân loại

lời mời gọi mà Thiên Chúa muốn ngỏ với họ.

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

NÀY LÀ MÌNH TA - NÀY LÀ MÁU TA

(Mc 14,12-25)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Bữa tiệc Vượt Qua “của Người”...

Các câu từ 12 đến 16, làm thành phần thứ nhất của bài Tin Mừng hôm nay, tập

trung vào việc chuẩn bị lễ Vượt Qua của Đức Giêsu, lễ Vượt Qua “của Người”.

Những miêu tả rất chi tiết không phải để thoả mãn óc hiếu kỳ của ta, nhưng để dẫn

ta vào ý nghĩa sâu xa của những biến cố sắp diễn ra.

- Cũng như Matthêu và Luca, Máccô biến bữa ăn cuối cùng của Đức Giêsu với các

môn đệ thành một bữa tiệc Vượt Qua, bữa tiệc Vượt Qua “của Người”: “Ngày thứ

nhất trong tuần lễ bánh không men, lúc người ta sát tế chiên vượt qua, các môn đệ

Đức Giêsu hỏi Người: Thầy muốn chúng con dọn lễ Vượt Qua của Thầy ở đâu?”.

Chắc chắn lối ghi chép tuần tự theo dòng thời gian của Gioan đúng hơn (xem

chương trình “Corpus Christi” phát hình trên kênh “Arte” suốt Tuần Thánh 1997),

nhưng dù sao, tác giả Tin Mừng muốn độc giả chú ý đến ý nghĩa của bữa ăn cuối

Page 419: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 419 of 793

cùng của Đức Giêsu: bữa ăn Vượt Qua của người Do Thái, tưởng niệm biến cố lập

quốc của dân Israel, phát triển thành một lễ Vượt Qua mới, cái chết / sự sống lại của

Đức Giêsu, từ đó phát sinh một dân tộc mới. Trong bài tường thuật về bữa tiệc của

Đức Giêsu với các môn đệ, không thấy có chỗ nào nhắc đến con chiên Vượt Qua, vì,

theo đức tin Kitô hữu, như thánh Phaolô đã viết: “Đức Kitô là chiên Vượt Qua đã bị

sát tế” (1Cor 5,7).

- Nếu bài Tin Mừng mở đầu bằng cuộc vận động của các môn đệ, đoạn kế tiếp lại

nhấn mạnh đến sáng kiến của Đức Giêsu. Cũng như ngày Người long trọng vào

thành Giêrusalem như Đấng Cứu Thế, Người đã sai hai môn đệ dắt về một con lừa

non (Mc 11,1-6), Đức Giêsu cử hai môn đệ đi chuẩn bị lễ Vượt Qua:

+ Không những Người đã thấy trước “căn phòng”.

+ Mà Người còn đưa ra một dấu hiệu để nhận ra ông chủ nhà: “một người đàn ông

mang vò nước”,cử chỉ rất khác lạ ở miền Trung Đông nơi phụ nữ phải làm công

việc múc nước.

+ Thậm chí cả đến một mật hiệu: “Thầy chúng tôi hỏi ông: Căn phòng Thầy ăn lễ

Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?”.

Cũng như trong đoạn trước, Đức Giêsu “hành xử như một tiên tri, có khả năng biết

những sự việc ẩn giấu” (M.E.Boismard, trong “Đức Giêsu, một người Nadarét”,

Cerf, 1996, trang 150).

2. ... Bữa tiệc Vượt Qua mới cho một dân tộc mới.

Bỏ qua các câu 17-21 loan báo việc Giuđa phản bội, bản văn dùng trong lễ hôm

nay kể ngay đến việc lập phép Thánh Thể. J.Hervieux nói trước: “Truyện kể vắn

tắt, sắp xếp gọn gàng. Hiển nhiên đó là một bản văn phụng vụ đã thành hình.

Trong những từ ngữ ít ỏi, rất cô đọng, bản văn chỉ nhắm làm sáng lên ý nghĩa của

các động tác và các lời nói của Đức Giêsu trong Bữa Dạ Tiệc (Cena tiếng latinh

có nghĩa là “bữa ăn tối")” (“Tin Mừng Máccô”, Centurion, 1991, trang 208).

- Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Đức Giêsu đã lặp lại hai cử chỉ theo nghi

thức nơi người Do Thái để mở đầu và kết thúc bữa tiệc: “chúc phúc” trên bánh

mì; “chúc phúc” trên rượu.

+ Đầu bữa ăn, vị chủ toạ cầm bánh dâng lời chúc tụng Thiên Chúa: “Lạy Chúa là

Page 420: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 420 of 793

Thiên Chúa chúng con, chúc tụng Chúa, Vua vũ trụ, Chúa đã tạo ra bánh từ ruộng

đất!”. Rồi ông bẻ bánh, chia cho mỗi người đồng bàn một miếng; khi ăn bánh, mọi

người đều nhận biết đó là một quà tặng của Thiên Chúa.

+ Cuối bữa ăn, người ta mang tới cho vị chủ toạ một ly rượu có pha nước. Ông

cầm ly rượu trong tay, nâng lên, rồi, trong một lời đối thoại theo nghi thức, ông

mời gọi các khách tham dự cũng tạ ơn Chúa:“Nào ta hãy tạ ơn Chúa, Người đã

nuôi dưỡng ta no thoả!”. Mọi người đáp lời: “Chúc tụng Đấng đã dùng sự phú túc

nuôi dưỡng ta và dùng lòng nhân hậu làm cho ta được sống!”. Rồi ông xướng

kinh“chúc tụng”: tạ ơn vì sự sáng tạo, vì Giao Ước và vì quà tặng Đất hứa, đồng

thời cầu nguyện cho hiện tại và tương lai của Giêrusalem. Sau đó ông chuyển ly

rượu cho mọi người tham dự.

+ Khi làm lại những cử chỉ nghi thức của dân Người: chiều hôm ấy, Đức Giêsu đã

ban cho những cử chỉ ấy một ý nghĩa tuyệt đối mới mẻ, đặt chúng trong tương quan

với mầu nhiệm phục sinh của Người.

+ “Này là Mình Ta”, Người nói khi trao bánh đã bẻ ra cho các môn đệ. Như thế,

Người xác định, theo nhân chủng học Do Thái, không có tách biệt giữa xác và hồn,

nhưng toàn bộ con người của Người:“Này là chính Ta (tự hiến). Phải hiểu như thế.

M.Autané bình luận: “Đối với một người Do Thái như Đức Giêsu, chẳng có phân

biệt giữa “nhục thể” (Sarx) và “xác thân” (Sôma) như đối với người Hy Lạp. Xác

thân hay nhục thể cũng là trọn vẹn con người. Khi nói: “Này là Mình Ta” Đức

Giêsu chỉ có ý nói “Đây là tất cả bản thân, sự sống của tôi”. Như người chủ gia

đình, trong bữa ăn Vượt qua, cắt nghĩa rằng bánh không men là “bánh nhục

nhằn” (Tl 16,3), Đức Giêsu giải thích bánh của bữa tiệc vượt qua mới bằng cách

đồng hoá bánh với chính bản thân Người. Người trao cho các môn đệ không chỉ có

bánh để ăn, nhưng là chính bản thân Người” (“Hồ sơ Kinh Thánh” số 14).

+ Cũng vậy, sau khi đã chuyền ly rượu đầy, Người tuyên bố: “Này là Máu Thầy,

máu Giao ước, đổ ra cho mọi người” (nghĩa là “cho toàn thể nhân loại”), để công

bố ý nghĩa của cái chết của Người.

M.Autané nói tiếp: “Máu “giao ước” gọi nhớ đến Xuất hành 24,3-8, khi Môsê ký

giao ước với Thiên Chúa bằng rảy máu con vật tế hiến lên bàn thờ rồi trên dân

chúng. Giao ước mới ra đời nhờ chính mạng sống của Đức Giêsu, sự sống được

Page 421: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 421 of 793

tượng trưng bằng máu đổ ra để cứu chuộc số đông, nhân loại. Đức Giêsu, khi sắp

bị địch thù tuyên án tử, đã để lại cho cộng đoàn của Người Thánh Thể như một lễ

Vượt Qua mới. Như thế, trong bữa ăn này, các môn đệ vừa cảm nghiệm được sự

giải phóng - không phải giải phóng khỏi tay người Ai Cập, nhưng khỏi những lực

lượng sự chết - và nếm trước bữa tiệc trong Nước Thiên Chúa, khi thời gian chấm

dứt.

Ta chẳng bao giờ biết được lời lẽ chính xác của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly.

Nhưng ta biết chắc rằng các môn đệ đã lưu giữ, dạy dỗ, và lưu truyền những gì

các ngài cho là chính yếu: sự trao tặng của Đức Giêsu, sự trao tặng chính mạng

sống của Người vì tình yêu. Và điều họ phải ghi nhớ đó là sự hiện diện mới của

Đức Giêsu: Đấng Phục sinh đã đảo lộn đời họ và Người còn tiếp tục biến đổi thế

giới qua Giáo Hội” (Sđd, trang 19).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Vĩnh viễn ta chỉ bập bẹ nói về bí tích Thánh Thể (Đức Cha L.Daloz, trong

“Vậy Người là ai?”, DDB, trang 90-91).

Chỉ bằng một cử chỉ đơn sơ và duy nhất, Đức Giêsu trao phó cho các môn đệ kho

tàng Mình và Máu Người. Bằng những lời lẽ vắn tắt và long trọng Người tuyên

đọc di chúc của Người. Đó sẽ là trung tâm của các cộng đoàn Kitô hữu, và sẽ thẩm

định các cộng đoàn dọc dài suốt lịch sử, cho tới ngày các môn đệ Người sẽ uống

rượu mới trong Nước Thiên Chúa. Đức Giêsu truyền lại cho các môn đệ những cử

chỉ và những lời lẽ của phép Thánh Thể, dấu chỉ của thân thể và máu giao ước.

Người nộp mình vào tay chúng ta. Vào thời điểm Người sắp bước vào cuộc khổ

nạn và hoàn tất thời hiện diện hữu hình, Người có ý tiếp tục bằng sự hiện diện vô

hình và tầm vóc phổ quát của hiến tế đời Người.“Chén mà ta sắp uống, các ngươi

sẽ uống”, Đức Giêsu đã loan báo như thế (11,39). Người lên tiếng, cầm lấy chén

và trao cho ta. Nhờ bánh và rượu này, ta thực sự dấn bước theo Người trên con

đường khổ nạn và phục sinh của Người. Ta không chỉ dừng lại ở việc gợi lại lịch

sử và thử bắt chước Người. Chúng ta bị kéo vào cuộc phiêu lưu của Người và

thành những kẻ tham dự vào số phận của Người. Lời lẽ bất ngờ chưa từng

thấy: “Hãy cầm lấy, này là Mình Thầy...” “Này là Máu Thầy...”. Thật ra, người

Page 422: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 422 of 793

này là ai mà dám nói những lời như thế? Người đã khai mở lỗ hổng nào nơi nhân

tính chúng ta để cho giáo ước có thể đi vào, thấm nhập vào đến tận thâm tâm của

mỗi người? Ta có thể làm gì khác hơn là linh cảm được điều đó trước khi uống

chất rượu mới của Nước Trời? Vĩnh viễn ta chỉ biết bập bẹ nói về phép Thánh Thể.

2. Những bài tường thuật nền tảng về việc cử hành Thánh Thể (M.Scouarnec,

trong “Hồ sơ Thánh Kinh” số 41, “Phép Thánh Thể”, trang 24).

Giáo Hội coi những bài tường thuật bữa Ăn Tối là nền tảng của việc cử hành

Thánh Thể. Luca (cũng như Phaolô) tường thuật lệnh truyền của Chúa: “Các con

hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Lệnh truyền mới tương quan với giao ước

mới. Dẫu việc soạn thảo bản văn có những khác biệt, vẫn thấy xuất hiện những nét

chính yếu:

(1). Bài ca tiếp liên trọng tâm của phép Thánh Thể:

. Đức Giêsu cầm lấy bánh, rồi cầm ly rượu.

. Người tạ ơn, hoặc dâng lời chúc tụng.

. Người bẻ bánh.

. Người trao cho các môn đệ.

Bốn động từ, 4 hành động diễn ra trong nghi thức của phép Thánh Thể: chuẩn bị và

trình bày những quà tặng, kinh nguyện tạ ơn long trọng, cử chỉ bẻ bánh và rước lễ.

(2). Trong cử chỉ cuối cùng, cử chỉ trao ban, Đức Giêsu đã nói những lời này: “Này

là Mình Thầy”...Như vậy, đó là chìa khoá để hiểu toàn bộ hành động. Đức Giêsu

ban tặng mình và máu Người, mạng sống của Người, chính bản thân Người. Cái

chết của Người, hy tế của người, là một quà tặng cụ thể chính bản thân Người: một

hành vi tạ ơn dâng trước cho Chúa Cha và một quà tặng bản thân Người cho anh em.

(3). Một khung cảnh Vượt qua. Dù có những mâu thuẫn giữa Gioan và các Tin

Mừng nhất lãm về ngày giờ chính xác của bữa Tiệc ly, ta vẫn thấy ý định của các

tác giả Tin Mừng nhất lãm là ghi lại bài tường thuật về việc lập phép Thánh Thể

trong khung cảnh lễ Vượt Qua của người Do Thái và của Giao Ước, và cho biến cố

một nội dung Vượt qua: Đức Kitô vượt qua từ sự chết đến sự sống, thực hiện công

cuộc giải phóng mới khỏi tội lỗi nhờ Đức Kitô - Tôi Tớ, cho mọi người chứ không

riêng cho dân Israel.

Page 423: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 423 of 793

(3). Cử hành ngày Chúa nhật: ngày dân Chúa làm nên một thân thể hữu hình (Thư

các Đức Giám Mục gởi người Công giáo Pháp, Cerf, 1996, trang 93-94).

Còn về phép Thánh Thể, các cộng đoàn đã tiến bộ trong nhận thức tầm quan trọng

của bí tích ấy đối với đời sống Giáo Hội. Nhưng vẫn phải luôn luôn đổi mới ý

nghĩa việc cử hành ngày Chúa nhật như thời gian dân đã được Rửa tội kết thành

thân thể hữu hình, khi đáp lại lời mời gọi mà Đức Kitô ngỏ với các môn đệ với

mục đích cho họ tham dự vào việc tặng bản thân của Người cho sự sống của thế

giới.

Tất cả chúng ta đã có kinh nghiệm về những buổi cử hành đầy tinh thần đón tiếp

nồng ấm khiến cho ta như cảm được ơn cứu độ Thiên Chúa ban tặng, đến phục hồi

sức lực cho ta giúp ta tiếp tục rong duổi đường dài. Đó không phải là một lý tưởng

không đạt tới được đối với các cộng đoàn của ta, nhất là nếu tất cả những ý thức và

những truyền thống thiêng liêng chấp nhận điều tiết những đòi hỏi sau đây mà đôi

khi người ta chống báng vì sai lầm: sự tôn trọng truyền thống phụng vụ, lời kêu gọi

mọi người tích cực tham dự, sự đóng góp của những diễn tả khác nhau về thẩm mỹ

và nghệ thuật.

Một thực hành Thánh Thể như thế không thể tách rời khỏi ý thức về những tác vụ

được loan truyền vì sự sống và vì sự xây dựng Thân Thể Giáo Hội.

CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN

HAI CĂN NHÀ

(Mc 3,20-25)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ căn nhà chia rẽ chống lại chính mình.

Trên núi, Đức Giêsu thiết lập nhóm “mười hai để họ ở với Người và để sai họ đi

rao giảng với quyền xua đuổi ma quỷ”. Giờ đây, Người “vào một ngôi nhà” nơi

đám đông tụ tập. Họ khao khát nghe lời Người đến nỗi Người “không có thời giờ

ăn uống”.

Page 424: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 424 of 793

Chính trong khung cảnh ấy Máccô tường thuật lại hai cuộc chống đối Đức Giêsu.

Sự chống đối của“gia đình Người”. Thân nhân của Người nói: “Người đã mất

trí” và họ đến “bắt Người về” (kiểu nói “bắt” được nhắc lại 4 lần trong bài Thương

Khó để chỉ việc bắt giam Đức Giêsu). Sự chống đối của các “Luật sĩ đến từ

Giêrusalem”, uy quyền tôn giáo ở Israel: Họ tố cáo Người bị quỷ “Bê-en-dê-bun

ám” và Người xua đuổi ma quỉ vì Người là “tướng quỉ”.

Đức Giêsu đã trả lời họ tức khắc bằng hai dụ ngôn ngắn:

- Dụ ngôn thứ nhất về “vương quốc” hoặc về “gia đình” chia rẽ. Đức Giêsu viện

dẫn lương tri: làm sao Satan có thể xua đuổi Satan (hoặc quân quốc của Satan?).

Đó là dấu hiệu “hắn tự chống lại mình”, “tự chia rẽ”, như thế “đâu thể đứng

vững; quả hắn đã đến ngày tàn”.

- Dụ ngôn thứ hai về “người mạnh” khi xua tuổi ma quỉ, Đức Giêsu chứng tỏ

Người mạnh hơn Satan, có thể “trói gô” hắn lại. Đối với các Luật sĩ, những kẻ

hiểm ác đến độ qui về Satan cả những hoạt động của Thánh Linh, Đức Giêsu tràn

đầy Thánh Thần Thiên Chúa đã cho họ biết rằng Người đến truất phế Satan khỏi

vương quốc của hắn và Người sẽ trị vì thay hắn.

2. ... đến căn nhà qui tụ các anh em Đức Giêsu.

Thân nhân của Đức Giêsu tới để “bắt Người”. Họ, những kẻ “đòi hỏi Người” hiện

nay đang “ở ngoài” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; ở bên ngoài căn nhà, họ

đụng phải dòng người vây quanh Thầy để lắng nghe.

Đức Giêsu đảo mắt nhìn những người tụ tập quanh Người (theo Máccô, cái nhìn

chăm chú ấy luôn mang một ý nghĩa quan trọng) và đưa ra một lời tuyên bố long

trọng: gia đình thực sự của Người không phải là gia đình theo xác thịt, nhưng là

những người lắng nghe lời Người và thực hành thánh ý Thiên Chúa: “Ai thi hành

thánh ý Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta”.

J. Hervieux giải thích: “Đối với Máccô, đó là một cách diễn tả Giáo Hội vừa rõ

ràng vừa đơn sơ cho các Kitô hữu thời ấy. Cơn bách hại của người Rôma đã đẩy

bao gia đình vào thảm cảnh chia lìa đớn đau. Những người trở lại đạo luôn bị bắt

buộc phải lựa chọn hoặc dây liên hệ gia đình, hoặc gắn bó với cộng đoàn Kitô

hữu. Tác giả Tin Mừng chỉ cho họ thấy rõ chính Đức Giêsu cũng đã bị bắt buộc

Page 425: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 425 of 793

phải cắt đứt hoàn toàn mối dây liên hệ với thân nhân” (“Tin Mừng Marco”,

Centurion, trang 63).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Một gia đình khác, mạnh hơn gia đình thuộc huyết tộc, đang thành hình (G.

Bessière, trong “Thiên Chúa rất gần. Năm B”, DDB, trang 107-108).

Dư luận xì xầm. Làng xóm bàn tán. Gia đình mở cuộc họp. Đó là mối nhục của gia

tộc. Và ta không thể gả chồng cho các cô gái nữa. Chỉ cần thốt ra tên một người,

tức khắc mọi người sẽ tránh xa. Hội đồng gia tộc đã quyết định: “Người ta bảo ông

ta khùng rồi” trong khi đám đông vây xúm xít quanh Đức Giêsu, “gia đình Người

tới để bắt Người, vì họ cho rằng: Người đã mất trí”. Những ông cậu, những ông

anh bà con lực lưỡng cũng biết rằng một uỷ ban luật pháp - các luật sĩ - đã được

phái tới từ Giêrusalem để điều tra. Kết luận của họ nguy hiểm cho Người và cho

danh giá của cả gia tộc: “Người bị tướng quỷ Bê-en-dê-bun ám; Chính nhờ uy

quyền của tướng quỷ Người mới trừ được lũ quỷ con”. Tốt hơn nên nói rằng:

Người đã “mất trí”.

Người đã làm gì để đến nỗi bị coi là điên khùng hay một người ủng hộ Satan?

Người loan báo rằng Thiên Chúa đã đến gần, giải thoát những người bị quỷ ám,

chữa lành các bệnh nhân, gần gũi những người cùi, thậm chí còn dám đụng chạm

để chữa lành họ, Người còn đi đến mức tha thứ cho người tội lỗi, ăn uống tại nhà

những người tội lỗi công khai. Người tự do trong việc giữ luật ngày Sabát. Người

có lập trường riêng chẳng hề dựa trên truyền thống. Người nói phải chứa rượu mới

trong bầu da mới! Tóm lại là đảo lộn tất cả, và còn tự xưng là... Thiên Chúa!.

Chẳng có cách nào băng qua những vòng người ngồi chung quanh để tóm lấy

Người. Gia đình Người đành ở lại bên ngoài và cho đòi Người. Người ta nhắn

vào: “Mẹ Thầy và anh em Thầy ở ngoài kia tìm Thầy”. Nhưng Người trả lời: “Ai

là mẹ Ta? Ai là anh em Ta?”. Rồi đưa mắt nhìn mọi người đang ngồi thành vòng

tròn chung quanh, Người bảo: “Đây là mẹ Ta và anh em Ta. Ai thực hành thánh ý

Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em, và mẹ Ta”.

Ở một thời buổi và giữa một dân tộc coi gia đình là thánh thiêng, Đức Giêsu đã có

một thái độ thoát ly táo bạo. Một gia đình khác chào đời, mạnh hơn gia đình theo

Page 426: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 426 of 793

huyết tộc, mở rộng đón nhận cả nhân loại, gia đình của Cha Đấng ngự trên trời. Ai

đo lường được mức độ mới mẻ gây tranh cãi mà đứa con lạc loài của Nadarét

mang lại?

2. Cuộc hành hương đức tin của Maria (G.Garde trong “Các cộng đoàn của

Chúa” số 41, trang 51).

Máccô buộc ta phải hiểu đức tin của Đức Maria là một đức tin lớn mạnh tiệm tiến.

Chẳng phải ngay lúc nhập thể, Đức Maria đã hiểu biết con trai mình là Thiên Chúa.

Luca không nói khác, vì theo ông, Mẹ không hiểu câu trả lời của Đức Giêsu ở Đền

Thờ năm Người lên 12 tuổi (Lc 2,50). Cũng vậy, hôm nay Mẹ tin rằng phải dùng

quyền làm mẹ, để đưa Đức Giêsu trở lại cuộc sống đơn sơ ở Nazareth, nhất là khi

giáo quyền của đạo Do Thái xem ra chống lại con Mẹ. Dần dà, nhờ “lắng nghe Lời

Chúa” và nhờ thực hành thánh ý mà Đức Maria đã lớn lên trong đức tin, một đức

tin càng ngày càng sáng tỏ. Quyền làm mẹ đã tìm thấy một chiều kích mới, để trở

nên Mẹ Giáo Hội.

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN

HAI DỤ NGÔN VỀ NƯỚC TRỜI

(Mc 4,26-34).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Hạt giống tự mọc lên.

Tiếp theo trình thuật về ai là thân nhân thực của Đức Giêsu (Tin Mừng Chúa nhật

trước), Máccô đã long trọng đưa vào một chương mới, phải nói là quan trọng. Lúc

ấy Đức Giêsu đang ở “ven Biển Hồ”Galilê. “Một đám người rất đông” tụ họp

chung quanh Người. Nên Người phải “xuống thuyền mà ngồi dưới biển để giảng

dạy đám đông đang ở trên bờ” (4,1-2).

Đây là lần đầu tiên Người giảng dạy “bằng dụ ngôn” (4,2). J. Hervieux giải

thích: “Dụ ngôn là một câu chuyện rút ra từ thiên nhiên hay trong đời sống thường

Page 427: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 427 of 793

nhật. Nhờ hình thức rất đơn giản và tính cách lạ thường, dụ ngôn dễ làm cho

người nghe chú ý và khiến họ phải suy nghĩ đến điều mà dụ ngôn có ý nhắm tới

thông qua những hình ảnh” (“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 65).

Bỏ qua các dụ ngôn người gieo giống (1-9, 13-20) dụ ngôn cái đèn (21-23) cái đấu

(24-25), là những dụ ngôn ta đã suy niệm trong năm A-Matthêu, bài đọc năm B

này chỉ giữ lại hai dụ ngôn cuối cùng: dụ ngôn hạt giống tự mọc lên và dụ ngôn hạt

cải.

Mở đầu Tin Mừng Chúa nhật XI thường niên này là dụ ngôn Hạt giống tự mọc lên.

+ Tiên vàn trình thuật vắn tắt gợi lại thời gieo vãi: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì

cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất”.

+ Rồi kết thúc cũng một cách vắn gọn, nói về “thời gặt lúa”: “Lúc vừa chín, người

ta đem liềm hái ra gặt”. Kiểu nói sau này là mượn lời của ngôn sứ Joel 4,13 loan

báo ngày phán xét của Chúa tương tự như mùa gặt: “Ta sẽ ngự tòa phán xét muôn

dân - Hãy đem liềm hái ra, vì đã đến mùa gặt rồi”.

+ Khoảng giữa hai thời kỳ là việc nảy mầm và phát triển của hạt giống diễn ra

trong âm thầm và chậm chạp, được tác giả Tin Mừng gợi ra bằng những giai đoạn

lần lượt nối tiếp nhau: “cây lúa”, “trổ đòng” rồi “bông lúa nặng trĩu hạt”.

Đối lại với sự hoạt động của hai thời kỳ gieo và gặt, là tính vô lo rõ ràng của người

gieo trong giai đoạn trung gian này. Thật vậy, bác nhà nông của chúng ta đã trở lại

nhịp sống thường ngày. Bác lo toan những công việc khác mà chẳng phải bận tâm

đến đồng ruộng nữa. Vậy mà đang lúc ấy, “đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay

thức”, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, “bằng cách nào”, thì người ấy

không biết.

Một dụ ngôn trả lời cho tâm trạng thiếu kiên nhẫn hoặc thất vọng của đám thính

giả vốn dựa vào lời giáo huấn của Gioan Tẩy Giả nên đang trông đợi ngày Chúa

phán xét và trừng trị những quân gian ác, cùng với sự xuất hiện của Nước Chúa.

Về phần Đức Giêsu, Người muốn cho họ hiểu rằng Người sẽ thi hành quyền xét xử

đó vào ngày tận thế, tức là vào thời kỳ gặt lúa. Còn sứ vụ hiện nay của Người là

thời gian để hạt giống nẩy mầm và lớn lên; đó là thời trung gian cần thiết để Lời

được gieo vãi vào lòng đất, hoạt động không ngừng trong lòng mọi người hầu

chuẩn bị cho Ngày Thu Hoạch.

Page 428: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 428 of 793

Khi lấy lại những lời này của Đức Giêsu để gởi đến cho các độc giả của mình,

Máccô muốn đoan chắc với họ rằng dù họ đang phải sống những giờ phút gian nan

thử thách thế mà Thiên Chúa lại có vẻ như vắng bóng, nhưng kỳ thực Người vẫn

đang lèo lái công trình của Người bằng một hoạt động lặng lẽ và âm thầm, nhưng

miệt mài và có kết quả.

2. Hạt nhỏ nhất lại trở thành cây lớn.

Dụ ngôn thứ năm và cũng là dụ ngôn cuối cùng của chương 4 Tin Mừng Máccô,

cho thấy vẻ tương phản rõ rệt giữa một bên là sự nhỏ bé, vô nghĩa lúc ban đầu, và

bên kia là kết quả cuối cùng lại phong phú không ngờ. Thật chẳng tương xứng chút

nào! “Hạt cải... là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc

lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ”.

Ngỏ lời với đám thính giả đang đánh giá sứ vụ của mình theo những tiêu chuẩn

phàm trần, và với những ai đang thất vọng khi thấy vẻ khiêm tốn lúc ban đầu của

mình, Đức Giêsu báo trước cho họ biết rằng, dù thế nào, họ cũng vẫn là những

người được chứng kiến công cuộc khai trương Nước Thiên Chúa. Nơi bản thân

Đức Giêsu, dù bằng cách kín đáo thế nào chăng nữa, thì Nước Thiên Chúa cũng đã

xuất hiện rồi. Một ngày nào đó, nhân loại sẽ phải ngỡ ngàng chứng kiến sức mạnh

vô địch và vẻ phong phú lạ lùng của Nước ấy. Cái gì mắt người được nhìn thấy

hiện nay không cho ai đoán trước được nó sẽ như thế nào ở giai đoạn chót của mức

phát triển.

Tường thuật lại cho các độc giả của mình những lời này của Đức Giêsu, Máccô

muốn trấn an họ rằng hoạt động của Đức Giêsu khi còn tại thế dù khiêm tốn, nhỏ

bé, và cộng đoàn các môn đệ của Người là Giáo Hội, dù có yếu đuối thế nào, thì tất

cả đều đang tham gia vào thành tựu vẻ vang của một công trình tràn đầy sức sống

mà khi tới giai đoạn chót của mức phát triển, phải đạt được chiều kích toàn cầu”

(J.Hervieux).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Chính Thiên Chúa mới là tác giả của Nước Trời” (L.Sintas, trong “Parole de

Dieu pour la méditation et l'homélie, năm B”, Médiaspaul, trang 90-91).

Page 429: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 429 of 793

Đức Giêsu kể tiếp một dụ ngôn khác liên kết với dụ ngôn nói về sự phát triển từ

những cái nhỏ bé. Dụ ngôn này đem lại rất nhiều sức nâng đỡ, ủi an, nếu ta biết

sống đúng chân lý của dụ ngôn ấy. Thật vậy, nhiều khi vì lòng nhiệt thành mà ta lại

phải chuốc lấy lo âu phiền muộn. Khi ta mệt mỏi phần nào vì trông cho Nước Chúa

trị đến, nên có lẽ vì sự mệt mỏi đó, mà ta đòi hỏi phải có ngay và thấy được sự

thành tựu. Đó cũng là điều tự nhiên thôi. Thế nhưng thái độ đó thật nguy hiểm. Vì

rốt cuộc nó sẽ làm cho ta ngờ rằng chính ta là những tác giả, là những người thợ

kiến tạo Nước Trời. Mà thực ra chỉ mình Thiên Chúa và chính Thiên Chúa mới là

tác giả của Nước ấy. Về phần ta, chỉ phải coi mình là những dụng cụ bé mọn mà

tay Chúa dùng. Hãy nhìn hạt giống đã gieo vãi xuống đất. Đêm hay ngày, người

gieo có ngủ hay thức, lo âu hay thanh thản, thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên.

Không ai có thể thúc bách cho hạt giống mọc vội, mọc nhanh. Bởi lẽ chính Chúa

mới là Kẻ Kiến Tạo Nước Trời.

Trong những thời kỳ khủng hoảng chúng ta đang trải qua trong Giáo Hội, thiết

tưởng ta nên coi trọng dụ ngôn này. Những xao xuyến, bồn chồn, cuồng nhiệt của

ta sẽ chẳng thêm gì hơn cho Nước Chúa. Nước Chúa chỉ cần ta góp phần vào một

việc là người gieo hãy làm công việc của mình cách trung thực. Đành rằng công

việc gieo vãi này, ta phải chu toàn. Nhưng hãy ở đúng vị trí của mình, chứ đừng

bao giờ lấn sang chỗ không phải là của ta. Hạt giống mọc lên không tùy thuộc ở ta

mà hoàn toàn tùy thuộc ở Chúa. Nếu tình hình hiện nay của Giáo Hội cho phép ta

hiểu biết khá hơn chân lý này, thiết tưởng cũng là điều hữu ích vậy.

2. “Chỉ trong vài dòng mà đã nói lên tất cả hành trình cuộc đời của Đức Giêsu, và

tất cả bước đường phiêu lưu của Nước Trời” (G.Bessière, trong “Dieu si proche,

năm B”, Desclée de Brouwer, trang 111-112).

Quả thực, chuyện Nước Thiên Chúa cũng giống như chuyện của hạt giống vậy.

Được gieo vãi vào lòng đất, hạt giống sẽ nẩy mầm, mọc lên và phát triển, không

cần đến bày tay can thiệp của người gieo, không cần biết hạt giống mọc lên như

thế nào. Nước ấy sẽ tỏ hiện vào mùa gặt, nghĩa là vào ngày “chung thẩm”. Trong

ngôn ngữ Kinh Thánh, liềm hái và mùa gặt gợi ra hình ảnh “ngày tận thế”. Từ khi

gieo vãi cho đến mùa gặt, là thời gian đất hoạt động âm thầm: mầu nhiệm sự chết

Page 430: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 430 of 793

và sự sống. Khi kể dụ ngôn này, Đức Giêsu có vẻ đặc biệt nhấn mạnh đến giai

đoạn phát triển của hạt giống. Trọn hành trình cuộc đời của Đức Giêsu được nói

lên ở đây, vắn gọn trong một vài dòng - Và đó cũng là tất cả bước đường phiêu lưu

của Nước Trời. Lời Chúa đã mang mầm mống nhân loại: “và Ngôi Lời đã trở nên

người phàm”. Giờ đây Người đang ở trong cánh đồng nhân loại để gieo vãi. Rồi sẽ

tới ngày là mùa gặt. Hiện giờ là phải sống tin tưởng và hy vọng vì là lúc hạt giống

đang nẩy mầm và lớn lên.

Dụ ngôn thứ hai, dụ ngôn hạt cải nhấn mạnh đến tính cách nhỏ bé của hạt và tầm

vóc lớn lao của cây. Thật lạ lùng! Hãy nhìn coi, vật nhỏ bé nhất của trần gian, mà

phát triển như vậy đó!

Nước Trời ở khắp mọi nơi. Ở đâu người ta đón nhận Lời Chúa, ở đó Lời Chúa trở

nên hữu hình. Hạt giống của Lời nẩy mầm và lớn lên trong âm thầm của những cõi

lòng, trong huyền nhiệm của những cuộc đời vậy.

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN

ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN SÓNG GIÓ

(Mc 4,34-41).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Một trình thuật giống kiểu trừ tà.

Đức Giêsu rời bỏ ven Biển Hồ Galilê, nơi Người đã dùng dụ ngôn mà giảng dạy

cho dân chúng (x. Tin Mừng Chúa nhật trước) để phiêu lưu sang “bờ bên kia”, nơi

có đông dân cư là người ngoại. Trình thuật Máccô ta đọc hôm nay nằm trong bối

cảnh đó.

Đọc trích đoạn trên, người đọc chỉ có thể thấy cái hời hợt bên ngoài, nếu không

biết gió và biển trong Kinh Thánh có ý nghĩa biểu tượng gì, và nếu không để giờ

đối chiếu đoạn văn này với câu chuyện Chúa gặp người bị quỷ ám ở hội đường

Capharnaum.

- Thực vậy, “gió” và “biển” đối với người am tường Kinh Thánh, mang rất nhiều

Page 431: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 431 of 793

ý nghĩa. M.E.Boismard giải thích: “Trong ngôn ngữ Do Thái, cùng một tiếng

“gió” cũng có nghĩa là “Thần Trí”. Ngoài ra trong Kinh Thánh, biển thường là

biểu tượng những thế lực gian tà mà Thiên Chúa phải đánh gục để kế hoạch của

Người toàn thắng. Ở đây, biển động dữ dội do ảnh hưởng của cuồng phong. Ta

phải hiểu là có một “thần trí” xấu (Satan chăng?) đang tung những ma lực dưới

quyền để ùa đến tấn công con thuyền, tức là tấn công các môn đệ” (“Jésus, un

homme de Nazareth”, Cerf, 1996, trang 78). Quả là một trở ngại lớn lao cho việc

loan báo Tin Mừng trên miền đất dân ngoại!

- Còn nếu đối chiếu với phép lạ giải thoát người bị quỷ ám ở hội đường

Capharnaum (Mc 1,23-27) ý nghĩa lại càng rõ.

+ Nơi Mc 1,25, Đức Giêsu đã quát mắng “thần ô uế”: “Câm đi, hãy xuất khỏi người

này!”. Còn ở đây, sau khi được các bạn đồng hành đánh thức dậy, vì Người đang ngủ

ở đàng lái, Đức Giêsu ngăm đe gió và truyền cho biển: “Im đi, câm đi”.

+ Nơi Mc 1,26, thần ô uế, sau khi đã lay mạnh người ấy, thì thét lên một tiếng và xuất

khỏi anh ta. Còn ở đây, gió và biển đều tuân phục Đức Giêsu: “Gió liền tắt và biển

lặng như tờ”.

+ Nơi Mc 1,27: cảnh kết thúc với lời bàn tán của những người chứng kiến: “Mọi

người đều kinh ngạc và bàn tán: Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy

lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân

lệnh”. Còn ở đây, các môn đệ cũng bàn tán: “Các ông hoảng sợ và nói với nhau:

Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh”.

Thế nên, trong chuyện kể về bão táp được dẹp yên, không chỉ đơn thuần là việc

Đức Giêsu biểu dương quyền lực đối với thiên nhiên mà chính là vấn đề trừ quỷ

đích thực: Đức Giêsu có quyền trấn áp Satan và những thế lực của sự ác đang hoạt

động song hành với Người.

Còn về lời bàn tán của các môn đệ “Vậy người này là ai mà cả đến gió và biển

cũng tuân lệnh”, thì rõ ràng là lời mạc khải. J.Potin chú giải: “theo cách nhìn của

Kinh Thánh, bão táp là biểu hiện của những ma lực tiềm ẩn trong biển cả (...). Chỉ

mình Thiên Chúa hoặc kẻ được Chúa ban quyền mới có thể chế ngự được những

thế lực ấy (...). Ở đây các môn đệ được mời gọi khám phá ra chân lý tiềm ẩn đàng

sau cảnh dẹp yên sóng gió là: Đức Giêsu được Thiên Chúa trao ban quyền lực để

Page 432: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 432 of 793

thu hồi mọi lực lượng về phục tùng Thiên Chúa. Nhờ thế lực của Đức Giêsu mà

các môn đệ đã khắc phục được hiểm nguy lớn lao. Việc hồi tưởng lại một biến cố

rõ rệt đã trải qua, sự hộ phù che chở của Chúa trong chuyến vượt biển nguy hiểm

ấy, đều là biểu tượng ơn nâng đỡ Người sẽ ban cho các ông trong lúc con thuyền

Giáo Hội lâm cảnh lênh đênh sóng gió” (“Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, 1994,

trang 256-257).

2. Khi đọc lại câu chuyện dưới ánh sáng phục sinh.

Một sự đối chiếu khác không kém phần lý thú và chứa đựng nhiều giáo huấn. Đó là

cảnh khởi đầu của sách Giona mà trích đoạn Tin Mừng này coi như đã sao họa lại.

- Trong cả hai trường hợp, câu chuyện đều cùng mở đầu bằng việc hành khách

xuống thuyền (Gio 1,3; Mc 4,35-36).

+ Nếu Giona xuống thuyền để đi Taxê là vì ông nghĩ mình có thể trốn lánh mặt

Chúa, Người đã lệnh cho ông phải đi tới Ninivê, một thành phố lớn của dân ngoại

để kêu gọi dân thành ở đây trở lại.

+ Còn Đức Giêsu xuống thuyền là để tới ven bờ bên kia của Biển Hồ, miền đất

thuộc dân ngoại, cũng là để rao giảng Tin Mừng ở đây. Đây là một khúc quanh

quan trọng trong sứ vụ của Người.

- Trong cả hai trường hợp đều có một trận cuồng phong nổi lên khiến biển động dữ

dội.

- Trong khi đó, Giona và Đức Giêsu đều cùng ngủ mệt: Giona ngủ vùi dưới lòng

tàu, còn Đức Giêsu thì dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ ở đàng lái, chỗ thường dành

cho người thủy thủ cầm lái (T.O.B).

- Tất cả đều “cùng sợ hãi”: các thủy thủ trong Giona 1,5, các môn đệ Đức Giêsu

trong Mc 4,40.

- Cùng xoay sở và cùng buông lời trách móc. Nói với Giona: “Ông làm nghề gì? Sao

ngủ mê mệt như vậy? Hãy chỗi dậy cầu khẩn cùng Thiên Chúa của ông, may ra

Người sẽ đoái đến chúng ta, và chúng ta khỏi chết chăng?”. Nói với Đức Giêsu trong

Mc 4: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao?”.

- Cùng cảnh êm ả trở lại.

+ Ở Giona 1: Sau khi các thủy thủ đã kêu cầu Chúa, trước khi ném Giona xuống

Page 433: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 433 of 793

biển theo yêu cầu của ông.

+ Nơi Mc 4: Theo lệnh truyền của chính Đức Giêsu.

- Cùng một phản ứng từ phía những người chứng kiến sự việc:

+ Nơi Giona 1: “Mọi người đều rất kính sợ Chúa; họ làm lễ tế dâng lên Chúa cùng với

lời khấn hứa”.

+ Nơi Mc 4: “Các ông hoảng sợ và nói với nhau: Vậy người này là ai, mà cả đến

gió và biển cũng tuân lệnh?”.

Ở đây, “dấu chỉ Giona” há chẳng phải là một lối ám chỉ và là một biểu tượng loan

báo cuộc đối đầu quyết liệt của Ngày Thứ Sáu Thánh (nhất nữa, giấc ngủ theo

Kinh Thánh thường là biểu tượng của sự chết và động từ “chỗi dậy” được trình

thuật sử dụng vốn là một trong những động từ thế hệ Kitô giáo ban đầu dùng để chỉ

sự phục sinh) ?

J.Hervieux đưa ra nhận xét: “Câu chuyện Chúa dẹp yên sóng gió không chỉ đơn

giản là một tường thuật về một phép lạ. Câu chuyện đó được coi như một biểu

tượng nói lên một cách cô đọng số phận nghiệt ngã của Đức Giêsu. Nếu Người có

đưa các môn đệ vào trận cuồng phong, thì cũng không phải do ngẫu nhiên! Toàn

bộ cuộc đời Người là một cuộc chiến cam go với những thế lực của sự Ác. Người

phải tiến lên đối đầu với một cuộc chạm trán khốc liệt nhất: đối đầu với chính cái

chết của mình. Việc Người ngủ - chẳng ai lại ngủ giữa lúc phong ba bão táp - lại

là điều rất có ý nghĩa. Trong Kinh Thánh, giấc ngủ vẫn thường là biểu tượng sự

chết. Ở đây cuộc khổ nạn của Đức Giêsu như được diễn trước bằng kịch câm. Đức

Giêsu thiếp ngủ đi như chết giữa cảnh xôn xao náo động của hỏa ngục được gợi

hình bằng những đợt sóng lồng lộng điên cuồng. Trong một tình huống như vậy,

mà Thầy vẫn ngủ, thì chuyện các môn đệ hoảng sợ cũng là điều dễ hiểu. Trước

cảnh tượng của thập giá sau này, cũng như ở đây lúc này, các ông sẽ mất lòng tin

là điều hiển nhiên” (“Evangile de Marc”, Centurion, trang 75).

Cũng tác giả J.Hervieux kết luận: “Khi đọc lại câu chuyện Chúa đi qua biển và

dẹp yên sóng gió như vậy, Máccô cố gắng đáp ứng những nhu cầu hiện thực của

Giáo Hội thời ngài. Những tín hữu Rôma đang phải điêu đứng vì những cuộc bách

hại. Họ đang sống trong nỗi sợ hãi, giống như các môn đệ trong con thuyền vượt

biển xưa. Đối với họ, Đức Kitô hình như đang ngủ. Việc Người “vắng mặt” rõ

Page 434: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 434 of 793

ràng trong những biến cố bi thảm họ đang sống, tạo cho họ thêm e dè, sợ sệt!

Chúa phải làm gì để giải thoát họ khỏi cảnh chết chóc đang rình rập?

Cuối cùng ta đừng quên, bão táp xảy đến trong lúc Đức Giêsu đã quyết định đem

các bạn hữu theo mình đi truyền giáo ở phía bên kia Biển Hồ, nơi các dân ngoại.

Người ta có thể nghĩ bụng phải chăng các tín hữu đầu tiên ở Rôma không linh cảm

việc loan báo Tin Mừng cho những người đương thời của họ là một công việc đáng

dễ sợ sao?” (Sđd)

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Vậy người này là ai” (Đức Cha L.Daloz trong “Qui donc est-it?”, Desclée de

Brouwer, trang 33).

“Có một thứ mâu thuẫn trong cách phản ứng của các môn đệ: khi sợ hãi trong lúc

gặp sóng gió, các ông liền lên tiếng kêu cứu Chúa, đánh thức Người dậy: “Thầy ơi,

chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”. Thế nhưng khi Chúa truyền cho

gió yên bể lặng rồi, thì các ông lại kinh ngạc:“Vậy người này là ai mà cả đến gió

và biển cũng tuân lệnh” ? Đức Giêsu biết rõ lòng trí các ông còn lẫn lộn bán tín

bán nghi: “Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”. Lắm lúc chúng ta cũng

mang một tâm trạng như vậy. Ta cậy dựa vào Chúa, biết rõ mình có thể kêu cầu

Chúa, chẳng cần phải đánh thức Người dậy! Cùng lúc ấy, tâm trí ta lại vương nỗi

do dự này: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, mà Thầy chẳng lo gì sao?”. Chúa

liền ra tay để củng cố lòng tin cho ta. Tin như vậy là tiếng kêu gọi thiết tha, là niềm

cậy trông còn nhỏ bé và mong manh thúc đẩy ta chạy đến với Chúa. Rồi lòng tin

ấy trở nên tâm tình cảm phục, vững tin khi Chúa cho ta biết Người là ai, Người có

thể làm gì cho những ai dám đến cùng Người. “Vậy người này là ai...?”. Lời đó

phải vừa là câu hỏi, vừa là tiếng kêu bày tỏ lòng suy tôn vậy”.

2. “Từ sợ hãi đến tin tưởng” (F.Deleclos, trong “Prends et mange la Parole”,

Centurion- Duculot, trang 148-149).

“Hãy xem ông Gióp, bị điêu đứng vì những thứ thách trăm bề, về mặt vật chất

cũng như tinh thần, mặt đạo đức cũng như thiêng liêng. Một người chính trực như

ông mà đã phải gánh chịu bao bất công, phải chao đảo vì những tai ương dồn dập,

Page 435: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 435 of 793

và vì sự thinh lặng của chúa. Ông tố cáo Chúa, Chúa sẽ chẳng đưa ra lời giải thích

nào, và sẽ chẳng vén lên bức màn bao trùm mầu nhiệm khôn dò về sự Ác.

Thế nhưng chỉ giữa lúc phong ba bão táp thì Chúa mới nhắc nhở cho ông biết rằng

Người là chúa tể của bão, Người có quyền đặt ranh giới và ngăn chặn những đợt

sóng kiêu hùng của bão. Thế là ông Gióp nghiêng mình bái phục Chúa với lòng tin,

đồng thời thú nhận sự ngu muội của mình.

Máccô dùng cũng thứ ngôn ngữ ấy để nói với các tín hữu của giáo đoàn Rôma

đang hốt hoảng và bị chấn thương vì cơn bách hại. Ngài để lại cho họ một kinh

nghiệm bản thân: chính các tông đồ cũng đã từng biết đến một Đức Giêsu ấy nằm

ngủ và tỉnh bơ trước thảm cảnh của những bạn đồng hành, hoảng hốt thấy mình

sắp “đi đời” rồi, dù họ là những tay ngư phủ dày dạn. Thực tế là các ông đã chỉ

thiếu lòng tin mà thôi, hay nói cách khác là lòng tin tưởng và yêu mến, vì theo kiểu

nói của thánh Phaolô, họ đã chỉ biết Đức Kitô theo quan điểm loài người (Bài đọc

2).

Đường lối sư phạm của Chúa vẫn trước sau như một. Những lớp sóng vẫn liên lỉ và

ồ ạt vập vào thuyền khiến thuyền đầy nước... Vậy mà Đức Kitô luôn có mặt ở đó,

vẫn cứ ngủ. Giống như thời ông Gióp, ta cũng thường tra hỏi, chất vẫn, sửng sốt, đòi

hỏi Chúa phải giải thích và trình bày. Tại sao vẫn xảy ra những vụ tàn sát những

người vô tội, những cảnh anh em chém giết nhau không nương tay, những cuộc bách

hại đẫm máu, những trận dịch kinh hoàng, những bất công chỉ biết kêu trời báo oán,

những cảnh chết đói khiến phải đào mồ chôn tập thể.

Ta đừng chờ đợi phép lạ, có chăng chính là phép lạ của lòng tin, cậy, mến. Thực

ra “Đức Kitô hôm qua, hôm nay và ngày mai” cũng vẫn là một. Hằng ngày ta vẫn

còn thấy Người thực hiện những điều kỳ diệu khi làm nẩy sinh những tạo vật mới,

khi tạo dựng một thế giới mới. Đó là mỗi lần mà tha thứ thay thế cho hận thù, ích

kỷ nhường chỗ cho quảng đại và lòng can đảm quét sạch đi những hèn nhát.

Còn một câu hỏi và nỗi sợ hãi khác từ phía những tín hữu vốn khư khư với những

tập quán, quan niệm hẹp hòi, với những chương trình và kế hoạch tương lai cho

Giáo Hội do họ suy luận ra, nên họ la ó lên rằng: “Hỏng hết cả rồi” khi họ nhìn

thấy những bảng thống kê sụt giảm, những cơ cấu rạn nứt, những hình thức đổi

thay và những cánh cửa canh tân mở toang. Câu trả lời của Chúa vẫn không thay

Page 436: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 436 of 793

đổi: “Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”. Há các bạn không nhìn thấy

trong “cơn gió chướng mạnh” Thần Khí vẫn đang thổi hơi, làm nổi lên cho mãi tới

những gốc cây cổ thụ đang chết một giải đất bao la đầy những chồi non đang vươn

lên ngợi ca sự sống và hy vọng. Bởi lẽ “cái cũ đã biến mất, và cái mới đã có đây

rồi” (Bài đọc 2)”. [2]

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN

“BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG”

(Mc 6,1-6).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Dân làng Nagiarét ngạc nhiên mà không tin.

Trong thời gian rao giảng Tin Mừng ở Galilê, Đức Giêsu hẳn đã có nhiều dịp trở về

Nagiarét. Thế nhưng Tin Mừng nhất lãm (Mt 13,54-58; Lc 4,16 và tiếp theo; Mc 6,1-

6) đã chỉ ghi lại có một lần viếng thăm này mà thôi, bởi lẽ đối với các ngài, thái độ rẻ

rúng của dân làng Nagiarét đối với Đức Giêsu trong lần viếng thăm ấy, đã mang ý

nghĩa tiêu biểu cho thái độ chối từ của dân Do Thái mà Người đã phải hứng chịu.

Phần đầu của buổi viếng thăm này rất giống với những gì Máccô kể ra ở 1,21: thiên

hạ đều sửng sốt về lời giảng dạy của Đức Giêsu. Nhưng phần kết thúc của hai bài

tường thuật lại khác nhau hoàn toàn. Ở đây, “nơi quê quán” của Người, những

người nghe mà cảm phục, rồi lại mau chóng thay lòng đổi dạ, không tin Chúa, tiên

vàn họ đều là những người cùng làng xóm với Người. M.E. Boismard tự hỏi: Làm

sao giải thích sự thay đổi tình hình như vậy? Ông gợi ý: “Có thể là vì thời Đức

Giêsu, người Do Thái vốn có một niềm tin khá phổ biến như sau: Đấng Kitô phải có

một nguồn gốc siêu phàm huyền nhiệm. Sau này trong buổi đối thoại với một người

Do Thái là Try-phon, thánh Giút-ti-nô (khoảng năm 150) sẽ làm vang vọng lại niềm

tin này khi kể lại ý kiến sau đây của những học giả Do Thái: “Nếu có người nói

rằng Đấng Mêsia đã đến rồi, người ta đâu biết ai. Chỉ khi Ngài tỏ mình ra trong

vinh quang, là người ta sẽ nhận ra ngay Ngài là Đấng Mêsia" (Dial. 110,1). Đó

Page 437: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 437 of 793

đúng là luận điệu của những người làng Nagiarét (...). Mà cũng là luận điệu của cư

dân Giêrusalem được Tin Mừng Gioan tường thuật: “Ông ấy, chúng ta biết ông

xuất thân từ đâu rồi, còn Đấng Kitô khi Người đến, thì chẳng ai biết Người xuất

thân từ đâu cả”, nghĩa là không ai biết rõ nguồn gốc của Người (Ga 7,27). Đối với

những dân làng Nagiarét cũng vậy, Đức Giêsu không thể là Đấng Mêsia được, vì

người ta biết rõ Người, biết cả tông chi họ hàng của Người nữa” (“Jésus, un homme

de Nazareth”, Cerf, 1996, trang 84).

- Cụ thể là họ biết rõ nghề nghiệp của Người: “Ông ta không phải là bác thợ mộc

sao?” (thời ấy nghề thợ mộc không chỉ chuyên lo về mộc, mà cũng còn lo cả việc xây

cất nhà cửa nữa).

- Họ biết rõ bà thân mẫu của Người: “Ông ta không phải là con bà Maria sao?”.

- Họ biết bà con họ hàng của Người: “Ông ta không phải là anh em của các ông

Giacôbê, Doxê, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm

với chúng ta sao?”.

Thế nên, làm sao mà họ nhận biết được Người là vị ngôn sứ, Đấng được Thiên

Chúa sai đến để nói nhân danh Chúa? Họ “hoàn toàn vấp ngã” (sát nghĩa là bị sì-

căng-đan) vì Người”. Đức Giêsu, người đồng hương của họ, mà trước đây họ lấy

làm vui sướng đón tiếp, thì giờ đây lại trở nên một chướng ngại vật khiến họ vấp

ngã.

2. Đức Giêsu “ngạc nhiên” vì họ cứng lòng tin và đành bó tay.

- Con người mà, các môn đệ đã từng thấy truyền lệnh cho sóng yên bể lặng (Tin

Mừng Chúa nhật 12), xua đuổi quỷ dữ (phép lạ chữa người bị quỷ ám ở Ghêrasa,

5,1-20) cho người đàn bà mang bệnh bất trị được khỏi và đem cô gái con ông

Giairô ra khỏi giấc ngủ ngàn thu, thì nay bỗng trở thành kẻ bất lực, vô

phương, “ngạc nhiên” vì những người đồng hương của mình cứng lòng tin.

Máccô chẳng e ngại khi phải viết lời này: “Người đã không thể làm được phép lạ

nào tại đó”. Không phải là vấn đề thiếu yếu tố tâm lý cần thiết cho sự lành bệnh,

mà chính là tại thiếu lòng tin, vì có tin thì “phép lạ” mới có được ý nghĩa đích

thực. Nên Đức Giêsu đành phải mượn ý câu ngạn ngữ “Bụt nhà không thiêng” mà

kết luận rằng: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay

Page 438: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 438 of 793

giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”.

- Nhưng không gì có thể ngăn chặn được tính năng động của Lời. Thái độ chối từ

của người làng Nagiarét, cũng như sự ngạc nhiên mà thúc thủ của Đức Giêsu, đều

đã loan báo tấn bi kịch về cuộc khổ nạn và sự thất bại tỏ tường của Thập giá; còn

việc Đức Giêsu khai trương đi rao giảng cho “các làng chung quanh” lại báo trước

chiến thắng phục sinh và công việc truyền giáo cho các dân ngoại.

- Đây là đoạn bản lề phân chia Tin Mừng Máccô thành hai phần rõ rệt.

+ Một giai đoạn đang hoàn thành. Trong suốt giai đoạn này vấn đề chân tính của

Đức Giêsu không ngừng được vang lên như một điệp khúc: “Vậy người này là

ai?”.

- Về phía các môn đệ, vấn đề luôn mở ra: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và

biển cũng tuân lệnh?”. Các môn đệ đã khởi sự đi vào gia đình đích thực của Đức

Giêsu, gia đình của những người thực hành ý muốn của Thiên Chúa (3,31-35). Rồi

đây sau cơn hốt hoảng của Ngày Thứ Sáu Thánh, các ông sẽ có thể tuyên xưng

Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh, chết, sống lại là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng

sống” (lời tuyên xưng của viên đại đội trưởng Rôma nơi Máccô 15,39).

- Về phía dân làng Nagiarét, vấn đề được khép lại: “Ông ta không phải là bác thợ

mộc, con bà Maria sao?”. Câu hỏi đó đã là điềm báo trước con đường bi thảm của

hiện tượng này: thái độ chối từ Chúa.

+ Một giai đoạn mới đang mở ra. Giai đoạn đó sẽ đưa ta đi từ việc tham gia công

việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai (Tin Mừng Chúa nhật tới) để rồi cùng tuyên

xưng lòng tin với Phêrô (8,26).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Đức Giêsu đối mặt với thái độ không tin” (“Cahiers-Evangile”, số 1/2 trang

53).

Câu chuyện Đức Giêsu đến Nagiarét (6,1-6) xoay quanh vấn đề không tin và tạo

nên bức tranh tương phản với chuyện xảy ra trước đây.

“Đức Giêsu lấy làm lạ vì họ không tin” (6,6). Một sự kiện thật là tương phản với

loạt phép lạ xảy ra trước đây, và chứng tỏ rằng để nhận ra được Đức Giêsu có

quyền làm cho kẻ chết sống lại, người ta phải có một lòng tin đến thế nào.

Page 439: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 439 of 793

Tới Nagiarét, nơi quê quán của Người lúc này Đức Giêsu phải đối mặt với thái độ

không tin của con người. “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó, ngoại

trừ đặt tay trên vài bệnh nhân và chữa lành họ”. Việc Người không thể làm được

phép lạ ở đây có liên quan tới thái độ không tin của những người trong cuộc, chứ

không phải do yếu tố tâm lý nơi người bệnh vốn cũng là điều kiện cho người ấy

được khỏi. Không có bối cảnh của lòng tin, phép lạ chẳng còn ý nghĩa gì, và sẽ

không thể nói đến phép lạ.

Đức Giêsu đã phải sửng sốt vì thái độ không tin này. Ta hãy xem Người đã tỏ thái

độ thế nào với các môn đệ khi gặp bão táp: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em

vẫn chưa có lòng tin?” (4,40). Người ta không có lòng tin là điều Chúa không hiểu

nổi, thì ngược lại, “khi thấy một lòng tin mạnh như thế, ngoài Israel”, Người tỏ ra

rất ngạc nhiên như Matthêu và Luca sẽ ghi nhận (Mt 8,10; Lc 7,9).

Còn trong trường hợp này, Đức Giêsu đang ở quê nhà, giữa đám bà con họ hàng.

Người đã nói với họ rằng: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê

hương mình hay giữa đám bà con thân thuộc và trong gia đình mình mà

thôi” (6,4). Chỉ có mình Máccô nhấn mạnh và xác định rõ là “giữa đám bà con

thân thuộc”. Tại Nagiarét, người ta lại thấy có sự phân biệt trong liên hệ “ai là mẹ

tôi” đã diễn tả trước đây (3,20-35). Ở đây sự thu hẹp (về liên hệ) còn rõ nét hơn.

Bởi lẽ có lần Chúa đã xác định gia đình mới của Người là những ai nghe Lời Chúa,

những kẻ mà trong một buổi gặp gỡ trước đây được mô tả là ngồi chung quanh

Chúa. Lúc này Đức Giêsu và các môn đệ Người lại giữ khoảng cách với những

người đứng ở ngoài, những người không thuận với Người.

Trước đây có lời chép rằng: “Ai nghe Lời Chúa, người ấy là bà con thân thuộc với

tôi” (3,35). Còn ở đây, Người muốn tỏ cho thấy rằng ai tin, người ấy là bà con thân

thuộc của Người. Nghe lời Chúa và tin vào Người là hai mặt luôn kết hợp hài hòa

và bổ túc lẫn nhau.

2. “Ta biết người ấy quá mà” (Đức Cha L.Daloz trong “Qui donc est-it?”,

Desclée de Brouwer, trang 37-38).

“Nếu lòng tin tạo khả năng đón nhận ơn cứu độ Chúa mang đến, thì sự thiếu lòng

tin dựng lên hàng rào ngăn cản. Ở Nagiarét, Đức Giêsu không thể làm được một

Page 440: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 440 of 793

phép lạ nào, dù là đang ở tại quê nhà, giữa đám bà con thân thuộc của mình... Ở

giữa đám bà con, mà Người phải “lấy làm lạ vì họ không tin”. Đức Giêsu lấy làm

lạ, Còn họ khi được nghe lời Người giảng dạy ở hội đường thì “rất đỗi ngạc

nhiên”. Đôi bên ngạc nhiên nhau, một thứ không hiểu nhau. Ở đây sự gần gũi với

Đức Giêsu lại nên như bức màn che giấu mầu nhiệm về bản thân Người. Người

đang có mặt ở đây, rõ ràng là người đồng hương của ta. Người ta biết Người rành

rọt: biết nghề nghiệp của Người, biết bà mẹ và các anh chị em của Người. Họ biết

tất cả, mà cái cốt yếu thì lại không biết. Bác thợ mộc Giêsu, người Nagiarét đã phải

kín đáo lắm, bình dị lắm, phải y hệt như mọi người, “chẳng có dấu hiệu gì đặc

biệt”: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là

làm sao?”... Như vậy, Đức Giêsu đã tỏ ra hoàn toàn là người, hoàn toàn là một

người Nagiarét, nên ở quê hương mình, người ta không thể công nhận được rằng

ngoài những điều mà tới nay ai nấy vốn đã có thể biết, Người còn có gì hơn nữa.

Từ bé đến nay, việc ta quen lui tới với Chúa, với nhiều cách thế để được nghe nói

về Người phải chăng đôi khi cũng là bức màn che giấu đi cái cốt yếu? Người môn

đệ đích thực của Chúa lúc nào cũng phải mới để có khả năng đón nhận. Người ấy

biết rằng Đức Giêsu không chỉ như mình hiểu biết. Người ta không thể đóng khung

hạn định được Người. Người luôn vượt khỏi tầm tay của ta và vượt xa điều ta hiểu

biết về Người. Ta có hiểu biết Người ở đời này, thì cũng như biết qua tấm gương

mù mờ thôi. Khi nói về Đức Giêsu, phải chăng ta hay đưa ra những thông tin về

Người, những thông tin có thể tạo ảo tưởng là ta biết đủ rồi mà không mời gọi ta

tiến thêm lên, hay là ta cố gắng đi sâu vào sự gặp gỡ với chính bản thân và huyền

nhiệm của Người?”

3. “Chỉ có tin với tin” (G.Bessière, trong “Dieu si proche. Năm B”, DDB, trang

120-121).

Thật cũng lạ: Đức Giêsu lấy làm lạ vì những đồng hương của Người lại thiếu lòng

tin. Vậy mà những người đồng hương của Người thảy đều là kẻ tin Thiên Chúa,

một Thiên Chúa cứng rắn, thảy đều đã từng hội họp với nhau ở hội đường. Họ đều

là những kẻ có lòng tin từ đầu đến chân, như tục ngữ nói. Lòng trí họ không một

dấu vết do dự hay ngờ vực nào. Họ tôn thờ Chúa là Đấng tạo dựng vạn vật và điều

Page 441: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 441 of 793

khiển dòng lịch sử. Thời đó, đâu đã có những người vô thần hay những kẻ không

tin như ngày nay!...

Họ có lòng tin không? Tất nhiên có. Nhưng lòng tin Đức Giêsu đòi hỏi người ta ở

đây, không phải chỉ là lòng tin vào Thiên Chúa, theo kiểu cha truyền con nối, mà

chính là tin vào Người bác thợ mộc của làng. Liệu một bác thợ mộc mà người ta biết

rõ cha mẹ và tất cả bà con của ông, lại có thể đòi hỏi người ta phải tin vào mình như

tin vào Thiên Chúa chăng? Nè, còn hơn thế nữa kìa, lòng tin mà con người ấy muốn,

không phải là một mớ những điều phải tin, nhưng là sự đảo lộn cuộc sống: “Ai liều

mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy...”. Người còn

nói: phải đi theo Người, phải cho đi và hiến thân, phải yêu mến cả kẻ thù, phải vác

thập giá mình...

Nào, chúng ta hãy lật ngửa các con bài (quyết định). Chúng ta đây là những kẻ tin,

chúng ta đây “có”(than ôi!) lòng tin, mà có thật là ta đang vạch đường đời ta đi

trong niềm tin như Đức Giêsu đã đề ra không? Xin đừng trả lời quá gấp”.

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN

CHÚA KÊU GỌI VÀ SAI CÁC ÔNG ĐI TRUYỀN GIÁO

(Mc 6,7-13)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Công việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai.

Ngay từ những trang đầu Tin Mừng của mình, Máccô đã muốn kể lại việc Chúa

kêu gọi Simon và anh của ông là Anrê, cùng với hai anh em Giacôbê và Gioan khi

Người đang đi dọc theo Biển Hồ Galilê (1,16-20); Người nói với các ông ấy: “...

Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Máccô cũng cho

ta thấy khi tới Capharnaum vào một ngày Sabát, Đức Giêsu “cùng với các môn đệ

đi vào thành” (1,21). Sau đó thánh sử còn cho ta thấy Đức Giêsu “lập Nhóm Mười

Hai để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ

quỷ” (3,14-15). Con số Mười Hai ám chỉ mười hai chi tộc Israel là dấu chỉ Chúa

Page 442: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 442 of 793

muốn khai sinh một dân Thiên Chúa mới nơi bản thân các ông.

Giờ đây Máccô gợi nhớ lại buổi truyền giáo ban đầu của Nhóm Mười Hai mà ngài

lại đặt vào trong một nghịch cảnh là sau chuyến viếng thăm thất bại của Đức Giêsu

khi trở về quê hương Nagiarét. Máccô viết: “Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt

đầu sai đi”. Hai động từ “Gọi/Sai đi” diễn tả rõ rệt ơn gọi của các ông. Các ông sẽ

là những “Tông đồ” của Đức Giêsu, nghĩa là những người được Chúa “sai đi”,

như Tin Mừng thứ hai sẽ nói đến, khi các ông đi truyền giáo về (6,30).

Những lời tiếp theo là chỉ thị Đức Giêsu ban bố cho các tông đồ trước khi lên

đường truyền giáo. M.Quesnel ví những lời đó như “một loại thủ bản, một cẩm

nang cho một nhà truyền giáo hoàn hảo”(“Comment lire un évangile?”, Seuil,

trang 103).

- Đức Giêsu sai các ông đi: “từng hai người một”. J.Potin giải thích: “Đó là tập

tục các kinh sư vẫn thi hành đối với các môn sinh của họ. Hai người có chứng từ

phù hợp nhau chứng tỏ rằng họ cùng được sai đi từ một người. Thực vậy, sứ điệp

họ mang đi không phả là của riêng các ông, mà là của Đức Giêsu” (‘Jésus,

l'histoire vraie”, Centurion, trang 266-267). Nhóm Mười Hai không được “tính

toán cho mình”: sứ mệnh của các ông bắt nguồn từ Đức Giêsu; đây là công việc

của nhóm, là hành động mang tính cộng đoàn.

Và thực tế như vậy, trong Công vụ Tông đồ, chúng ta sẽ thấy các nhà truyền giáo

ấy thường lên đường với nhau “từng hai người một”: Phêrô đi với Gioan (Cv 3,1;

4,13); Phaolô với Banabê (Cv 13,2); Giuđa và Sila (Cv 15,22).

- Đức Giêsu ra chỉ thị cho các kẻ Người gọi và sai đi như vậy, phải có tinh thần

khó nghèo và từ bỏ:

+ Khó nghèo xét về hành trang đi đường: “Một cây gậy, một đôi dép” là những gì

Người cho phép. Người cũng không đồng ý cho “mang hai áo”. Những kẻ được

Chúa sai đi sẽ là những con người thanh thoát, không cồng kềnh, mà rong ruổi như

Người và luôn sẵn sàng lên đường đi loan báo Tin Mừng.

+ Khó nghèo xét về những phương tiện sinh sống: “Không được mang lương thực,

bao bị, tiền giắt lưng”. Hành trình như vậy đặt các người được sai đi trong tư thế tùy

thuộc. Họ sẽ nhận lương thực và tiền túi từ tay những ai sẽ tiếp rước họ.

- Đức Giêsu không giấu giếm ho: con đường truyền giáo là con đường gian khổ.

Page 443: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 443 of 793

Cũng như Người họ phải đón nhận rủi ro bị chối từ hay xua đuổi; Các ông phải đi

theo Người đến độ phải bị chống đối, phải hy sinh thân mình.

2. ... Một sứ mệnh nối tiếp sứ mệnh của Đức Giêsu.

Sứ mệnh của Nhóm Mười Hai không phải là của riêng các ông, đó chính là sứ

mệnh của Đức Giêsu nối tiếp nơi bản thân các ông: các ông rao giảng cùng một sứ

điệp như Đức Giêsu là “Sám hối” ("Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” Mc

1,14-15); các ông thực hiện cùng những dấu chỉ như Đức Giêsu là “trừ quỷ” và

nếu Máccô ghi nhận rằng nhờ việc “xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ

khỏi bệnh” thì hẳn là để ám chỉ rằng các ông hành động nhờ quyền năng của một

ai khác là Đức Giêsu vậy.

Là những người được kêu gọi và sai đi, Nhóm Mười Hai không được giới thiệu ở

đây như là những chuyên viên có ít nhiều chuyên môn hay là những người chuyên

trách rao giảng Tin Mừng. J. Delorme kết luận: “Máccô mang lại cho sứ mệnh của

Nhóm Mười Hai một chiều kích rộng lớn hơn cả: không phủ nhận một sự thật là

bất cứ tác vụ nào trong Hội Thánh đều có thể tìm thấy nền tảng nơi sứ mệnh của

Nhóm Mười Hai, trình thuật này của thánh Máccô có thể nhắc cho mọi tín hữu nhớ

rằng họ thuộc về một Hội Thánh được sai đến với mọi người và họ phải là nhân

chứng của Đức Giêsu trước mặt người đời”.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Sứ mệnh của Nhóm Mười Hai,một cột mốc quan trọng và mang nhiều ý

nghĩa” (J.Delorme, “Assemblées du Seigneur” số 46, trang 49).

Không những mang giá trị lịch sử, bài trình thuật về sứ mệnh của Nhóm Mười Hai ở

Galilê, trong Tin Mừng Máccô còn hoàn thành một chức năng cao hơn. Trình thuật

ấy ghi một cột mốc quan trọng, có ý nghĩa, ở buổi ban đầu của Hội Thánh cũng như

trong sự triển khai một công trình vẫn được theo đuổi trong Hội Thánh và thế giới.

Khi đọc trình thuật này Hội Thánh được mời gọi nhận ra ơn gọi của mình. Ơn gọi

này bao hàm một sứ mệnh không cho phép Hội Thánh được tự kết cấu thành xã hội

khép kín đối với chính mình hoặc đối với bất kỳ mô hình văn hóa-xã hội nào. Trong

trình thuật của Máccô, khi sai Nhóm Mười Hai ra đi, không kèm theo một xác định

Page 444: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 444 of 793

rõ ràng nào về địa điểm, nơi chốn phải tới để hạn định các ông (so sánh với Mt 10,5-

6 và Lc 9,6; 10,1). Mà theo sau đó là cả một bài tập nghề khó khăn đối với các môn

đệ, khiến Đức Giêsu phải gia tăng các phép lạ và những lời cảnh giác rút vào ngay

trong Do Thái giáo (7,8-13) (...). Theo cái nhìn của Hội Thánh, Nhóm Mười Hai

chính là những bảo chứng cho phần vụ mà Hội Thánh phải gánh vác là giới thiệu

Tin Mừng cho tất cả mọi người.

2. “Được liên kết với sứ mệnh của Chúa” (Đức Cha L.Daloz, trong “Qui donc est-

it?”, Desclée de Brouwer, trang 39).

“Đức Giêsu cho con người liên kết với công việc chính Người đang thực hiện.

Người mở rộng công việc rao giảng, rời bỏ làng mạc cùng gia đình, đi đến các làng

chung quanh mà giảng dạy. Người gọi Nhóm Mười Hai để ở bên Người rồi sai họ

đi. Các ông sẽ phải lao vào cùng một cuộc chiến như Chúa, nên Người ban cho các

ông “quyền trừ quỷ”. Thế là các ông ra đi từng hai người một, kêu gọi người ta ăn

năn sám hối, trừ được nhiều quỷ, chữa nhiều người đau ốm khỏi bệnh. Rồi đây

cuộc đời của các Tông đồ sau khi Chúa sống lại và ban Thánh Thần, sẽ như thế

nào, thì lúc này đã được khởi sự như một bước thí nghiệm vậy. Bởi đấy người môn

đệ của Đức Giêsu chia sẻ sứ mệnh của Người. Người môn đệ ấy loan báo và truyền

đạt ơn cứu độ, ơn chữa lành, ơn giải thoát. Đức Giêsu làm cho người môn đệ ấy trở

thành cộng tác viên của Người. Người môn đệ mang cùng một tâm tư, có chung

cùng hoạt động và những bận tâm như Thầy mình. Từ nay, những “ưu tư” của

người môn đệ trở nên đơn giản vì “Người chỉ thị cho các ông không được mang gì

đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng...”.

Đi theo Đức Giêsu, không phải là sống cách biệt với sứ mệnh. Nhưng là dấn thân

đi đến gặp gỡ mọi người với tinh thần đơn sơ, từ bỏ và tự do, để loan báo tin vui và

mang đến cho họ ơn cứu độ”.

3. “Từ di sản đến cử chỉ đề nghị” (“Thư gởi người Công giáo Pháp”, Cerf, trang

36-37).

Cái thời mà Hội Thánh thực sự hoá thân với đại bộ phận xã hội, dầu gặp phải nhiều

chống đối và thách đố, công việc truyền bá đức tin đều được tiến hành gần như tự

Page 445: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 445 of 793

động, nhờ vào những bộ phận chuyên lo việc truyền bá này còn có mặt ở cả những

cơ quan điều hành thông thường của xã hội nữa. Do đó mà kiểm chứng được câu

ngạn ngữ cho rằng người ta không sinh ra làm người tín hữu, nhưng cứ thành

người tín hữu (có đạo theo kiểu cha truyền con nối).

Dần dà với thời gian, chúng ta phải nhìn nhận rằng hoàn cảnh xa xưa này có những

điều bất tiện, bởi lẽ khi việc loan báo đức tin ít nhiều bị thu gọn vào công việc thi

hành những thủ tục gần như tự động để truyền đạt, người ta khó mà nhận thấy

được những lệch lạc có thể xảy ra. Có những lệch lạc thực sự đã dẫn đến một thứ

tục hóa đức tin chừng nào đạo Công giáo nhắm trở thành một phận vụ của xã hội

và Hội Thánh thì được coi như một dịch vụ bình thường của xã hội.

Hoàn cảnh hiện nay lại có những khó khăn mới. Thực vậy, việc truyền bá đức tin

ngày nay đang bị thỏa hiệp, hoặc rất khó thực hiện trong những khu vực rộng lớn

của xã hội Pháp.

Điều có vẻ nghịch lý là hoàn cảnh này đòi buộc chúng ta phải đón nhận chiều kích

mới mẻ của đức tin và kinh nghiệm sống đức tin ấy. Chúng ta không còn có thể chỉ

hài lòng với một di sản đã thừa hưởng dù nó có phong phú đến đâu. Mà phải mở

lòng đón nhận ân huệ Chúa ban trong những điều kiện mới mẻ và đồng thời tìm lại

được cử chỉ ban đầu của việc phúc âm hóa đó là thái độ đề nghị đơn sơ mà cả

quyết của Tin Mừng Đức Kitô (Giáo Hội chỉ rao giảng Tin Mừng như một đề nghị

để mỗi người tự ý quyết định lựa chọn).

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN

ĐỨC GIÊSU, VỊ MỤC TỬ THIÊN SAI

(Mc 6,30-34)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ đám đông như bầy chiên không người chăn dắt...

Sự thể bắt đầu gần giống như một trò chơi ú tim, khác một điều là ở đây người

chơi không có cách để ẩn mình! Thầy trò Đức Giêsu muốn trốn khỏi đám đông, thì

Page 446: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 446 of 793

rốt cuộc lại phải chăm lo cho đám đông. Trình thuật nhìn bề ngoài có vẻ như một

cảnh “chụp vội”, nhưng xét kỹ mới thấy là rất công phu. Trình thuật cốt ý làm một

nhịp cầu nối hai sự kiện lại với nhau là công việc truyền giáo vừa hoàn thành của

Nhóm Mười Hai và việc hóa bánh sắp diễn ra bằng cách đặt Đức Giêsu trước mặt

đám đông mà Người không thể lánh khỏi được. Đúng là có một vài chi tiết không

thích hợp, theo như nhận xét của M.E. Boismard: “Việc mô tả đám đông tụ tập lại

thật là kỳ lạ, và người ta có cảm tưởng là Máccô phối hợp hai tư liệu khác nhau.

Theo tư liệu thứ nhất, có một đám đông đã ở bên cạnh các ngài trước khi các ngài

lên đường ra đi (c.31). Họ thấy thầy trò Đức Giêsu bỏ đi (c.33a) nên họ đi bộ

(c.33c) đến nơi trước các ngài (c.33e). Còn theo tư liệu thứ hai, thì có nhiều người

ở quanh vùng khi nghe tin Chúa đến (c.33b) họ liền từ khắp các thành thị chung

quanh đó tuốn đến nơi các ngài đang có mặt (c.33d)”. (“Jésus, un homme de

Nazareth”, Cerf, 1996, trang 89).

Ở đây, Nhóm Mười Hai lần đầu tiên được gọi là “các Tông đồ” (nghĩa là “những

Người-được-sai-đi”) đã đi truyền giáo về. Đây là giờ các ông báo cáo về công việc

truyền giáo ấy: “Các ông kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi

điều các ông đã dạy”. Đầy vẻ ân cần chăm lo cho các cộng sự viên của mình, Đức

Giêsu bảo các ông tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi và trốn khỏi những chuyện rầy

rà vốn làm cho các ông “cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa”. Người bảo các

ông: “anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”.

Nơi đây hoàn toàn hoang vắng! Vậy mà người ta “đã theo đường bộ chạy đến

nơi” trước cả các ngài ở phía bờ bên kia Biển Hồ. Khi các vị vừa ra khỏi thuyền thì

đã thấy đám đông trước mặt mình.

2. ... đến dân tộc được lời Chúa quy tụ:

Thánh sử ghi: “Người chạnh lòng thương họ”. Dịch là chạnh lòng thực ra không

lột được hết ý nghĩa rất mạnh của kiểu nói trong Kinh Thánh: “ruột gan bồn

chồn”. Giống như trường hợp Thiên Chúa tỏ ra với dân Người, trong sách ngôn sứ

Ôxê (11,8); như ông chủ trong dụ ngôn tha món nợ khổng lồ cho người đầy tớ van

xin ông (Mt 18,27); như người Cha thấy đứa con trai đã mất nay trở về (Lc 15,20);

như người Samaria trước cảnh người đàn ông bị cướp đánh nhừ tử nằm lây lất bên

Page 447: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 447 of 793

đường (Lc 10,33); như Đức Giêsu trước cảnh hai người mù lòa van xin khi Người

vừa ra khỏi Giêricô (Mt 20,34); hoặc như lần khác, trước những giọt nước mắt đầm

đìa của bà quả phụ Naim trên đường đi chôn đứa con duy nhất của bà (Lc 7,13).

Từng ấy nơi lòng thương xót bao la của Thiên Chúa đối với con người được cử

hành, được biểu lộ ra nơi con người Đức Giêsu Kitô.

Như vậy là trong trích đoạn Tin Mừng Chúa nhật 16 này, qua thái độ Đức

Giêsu “chạnh lòng” thương đám dân chúng, đáp lại nỗi khốn khổ của họ, chính là

lòng thương xót của Chúa được mặc khải, tình thương yêu của Người được biểu lộ

ra; chính là lời Thiên Chúa hứa được thực hiện, như phần tiếp theo của trình thuật

sẽ cho thấy.

“... vì họ như bầy chiên không người chăn dắt”. Biểu tượng của đoàn chiên và

người Mục tử là những chủ đề quen thuộc trong Cựu Ước. Cựu Ước thường dùng

những hình ảnh ấy để gợi nghĩ đến tình cảnh đáng thương của dân Chúa bị bỏ rơi,

vất vưởng, không người chăn dắt như Êgiêkien 34 hoặc Giêrêmia được trích đọc

trong bài đọc I hôm nay. Cựu Ước cũng dùng biểu tượng ấy để tán tụng sáng kiến

của Chúa và Người lãnh đạo đoàn chiên của Người, như còn thấy trong Giêrêmia

23, hoặc Thánh vịnh 22 được dùng làm đáp ca của Chúa nhật này và là Thánh vịnh

tạo hậu cảnh cho trình thuật của Máccô. Nhưng lời Tin Mừng hay dùng, đặc biệt gợi

nhớ lại lời Môsê cầu nguyện cùng Chúa trước khi chết; ông xin Chúa ban cho dân

Người một vị lãnh đạo “để cộng đoàn dân Chúa không rơi vào tình trạng bầy chiên

không người chăn dắt” (Ds 27,17).

Vậy giờ đây, Máccô mời gọi chúng ta cùng ngài hướng nhìn về Đức Giêsu như vị

Mục Tử Thiên Sai mà các ngôn sứ đã loan báo; như Môsê mới của một Xuất hành

mới; như Đấng Chúa sai đến để quy tụ một dân mới và dưỡng nuôi họ bằng Lời và

Lương thực của Người.

- Máccô kết luận: “Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”. Việc đầu tiên Người

đáp ứng những nhu cầu của dân chúng là dạy dỗ, dùng lời có khả năng quy tụ, tập

họp, sau đó là săn sóc và cung cấp lương thực cho dân.

J.Hervieux nhận xét: “Thánh sử đã hai lần ghi nhận tầm quan trọng của lời Thầy

dạy dỗ (1,22; 4,1-2) không lần nao Máccô ghi rõ ràng nội dung lời dạy dỗ. Cả ở đây

cũng vậy. Nhưng sự việc diễn ra lại mang nhiều ý nghĩa. Trước khi phân phát lương

Page 448: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 448 of 793

thực thì tiên vàn Đức Giêsu đã dùng lời mà quy tụ người ta lại. Trình thuật về hóa

bánh xảy ra sau đó không được tách biệt với việc xảy ra lúc trước. Chính nhờ “Lời”

mà Đức Giêsu quy tụ được đám đông thành một dân mới của Thiên Chúa. Hội

Thánh lúc ban đầu đã ghi nhớ rõ ràng và cẩn thận duy trì việc này. Trong cử hành

nghi lễ bẻ bánh, Hội Thánh luôn đặt “hai bàn” nối tiếp nhau: đầu tiên là bàn để

Lời, rồi mới đến bàn để bánh” (“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 95).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Từ một đám đông không người chăn dắt, Đức Giêsu khai sinh một dân

tộc” (G.Bessière, trong “Dieu si proche, năm B), Desclée de Brouwer, trang 125-

126).

“Kìa họ đang trở về, những con người mà Đức Giêsu đã sai đi trên mọi nẻo đường.

Không mang theo lương thực, tiền bạc, bao bị. Họ chỉ được mang theo một cái áo

và cây gậy đi đường. Các ông ra đi nhẹ nhàng như gió Thánh Linh. Nhưng các ông

có quyền trừ quỷ, chữa người đau ốm khỏi bệnh. Các ông kêu gọi người ta ăn năn

sám hối, dứt khoát trở lại với Đấng hoán cải lòng người và có thể biến đổi toàn bộ

xã hội.

Kìa họ đang trở về, những con người tay mang gậy. Các ông phải trở về báo cáo về

chuyến đi của mình! Các ông quây quần bên Đức Giêsu “và kể lại cho Người biết

mọi việc các ông đã làm và mọi điều các ông đã dạy”. Các ông đã không chỉ nói

suông mà còn hành động, như Đức Giêsu đã làm gương. Tin Mừng không chỉ ở

trong những lời nói suông mà là bằng những việc làm: một cuộc sống chứng từ.

Chúa nói với các ông: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng

mà nghỉ ngơi đôi chút”. Nhóm nhỏ đó cần tìm lại được những giây phút thân tình

với Chúa, và được Người bồi dưỡng cho tâm hồn. Tiên vàn Chúa đã chọn các ông

để các ông “ở với Người” (Mc 3,14) rồi mới sai các ông đi rao giảng. Ngày mai

đây các ông sẽ lại phải ra đi, có mang gậy hay không nhưng hiện giờ thì còn cần

phải được thưởng thức thêm hương vị của tình nghĩa rạng ngời, phải nói cho

Người biết rằng hạt giống gieo đã mọc lên, phải nhận định cho rõ ràng hơn cái gì

đã làm và cái gì còn phải làm. Phải ra đi, rồi phải biết lui về nơi yên tĩnh hoặc

trong thanh vắng của tâm hồn, thiết tưởng luôn luôn là vấn đề sinh tử.

Page 449: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 449 of 793

Đức Giêsu đã kéo các môn đệ của Người ra khỏi vòng xoáy của cơn lốc đám đông.

Những kẻ lui người tới, những cuộc chuyện trò, những lúc gặp gỡ không để cho

các ông có thời giờ ăn uống nữa. Đức Giêsu vẫn là trọng tâm của phong trào quần

chúng này. Người cố gắng “đồng hội, đồng thuyền”với các tông đồ. Khi thuyền

các ngài cập nơi được kể là hoang vắng, “Đức Giêsu thấy một đám người rất

đông”.

Người đã - theo đúng chữ - “bồn chồn ruột gan”, như Người cũng đã cảm thấy khi

đứng trước những người ốm đau hay tật nguyền. Bởi lẽ họ “như bầy chiên không

người chăn dắt”, nghĩa là một quần chúng lạc đường đang trông mong một vị

Thiên Sai nào đó. Cả một quần chúng bệnh hoạn...

Trong đám quần chúng này, Đức Giêsu sẽ khai sinh ra một dân tộc. Người bắt

đầu “dạy dỗ” họ, bởi lẽ“người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ

mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Dnl 8,3). Sau đó, Người sẽ hóa bánh ra nhiều

là Manna mới để làm giao ước mới cho một dân tộc đang trên đường xuất hành. Cả

một tương lai bao la được cô đọng trong cảnh quá mạnh này.

2. “Thách thức lớn lao nhất cho việc chỉnh đốn mục vụ hiện hành...” (J.Rigal

trong “Fêtes et Saisons”, số 483: “Để chuẩn bị tương lai Giáo Hội”, trang 11-12).

Thiết tưởng Hội Thánh sẽ đi lầm đường nếu vì nghĩ đến tương lai mình, mà chỉ lo

lắng trước tiên cho sự sống còn của mình. Thiết tưởng Hội Thánh sẽ không tìm,

được đường đi cho mình khi chỉ con đường trong sự thu mình vào nội bộ và cậy

dựa vào việc củng cố hàng ngũ của mình.

Thách đố lớn lao nhất cho việc chỉnh đốn mục vụ hiện hành, tất nhiên không phải

là thách đố về số người điều hành, hay là về nguồn tài chánh, cho dù những vấn đề

này có tầm quan trọng thế nào đi nữa. Đúng hơn chính là thách đố về nhiệt tình

truyền giáo và sống tình huynh đệ, yêu thương đối với thế giới chung quanh ta.

Người ta cũng có thể nói được là Hội Thánh đánh mất đi lẽ sống của mình và tự

tan rã, nếu chỉ quan tâm đến chính mình hơn là lo cho những con người nam nữ mà

Hội Thánh được sai đến. Trái lại Hội Thánh được biến đổi, tìm được nhuệ khí mới,

khi nỗ lực đối chiếu sứ điệp Tin Mừng với nếp sống duy thực của những con người

thời nay, và với những thách đố của lịch sử. Cần nhắc lại rằng truyền giáo không

Page 450: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 450 of 793

nhằm bành trướng Hội Thánh mà nhắm mở rộng Nước Trời.

Mọi lựa chọn liên quan tới tương lai của Hội Thánh đều phải quy hướng trước nhất

về mục tiêu truyền giáo. Điều này sẽ không bao giờ nói đủ. Được Chúa triệu vời,

cộng đoàn Kitô hữu quy tụ để cầu nguyện, đón nhận Lời Chúa, liên hệ Lời Chúa

với những khát mong của con người thời nay. Bởi lẽ việc quy tụ luôn được bố trí

để hướng tới sự ra đi, gần gũi, chia sẻ. Đáp lại tiếng Chúa kêu mời tụ họp, tốt rồi,

nhưng còn để hòa mình hơn vào cuộc sống thường ngày của mọi người, hầu làm

chứng Tin Mừng Phúc Âm cho họ.

Công đồng Vatican II mở đầu Hiến chế Mục vụ “Gaudium et Spes” bằng những lời

thấm thía sau đây:“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày

nay... cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Đức Kitô”.

Khi phác họa bản đồ mục vụ của địa phận, thiết tưởng phải tự hỏi xem làm thế nào

để hiện thực hóa những lời kêu gọi này của Công đồng Vaticanô II trên một quy

mô thật rộng rãi.

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN

ĐỨC GIÊSU HÓA BÁNH VÀ CÁ RA NHIỀU

CHO ĐÁM ĐÔNG ĂN

(Ga 6,1-15)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Bánh hóa nhiều dư dật...

Tạm rời bỏ Tin Mừng Máccô, sách Bài đọc năm B hôm nay lấy ở Tin Mừng Gioan

câu chuyện Chúa hóa bánh ra nhiều, rồi tiếp liền đó là “diễn từ về Bánh trường

sinh” được phân chia để đọc liền trong bốn Chúa nhận tiếp theo.

Chỉ có phép lạ hóa bánh là được cả bốn Tin Mừng cùng tường thuật (Máccô còn

tường thuật tới 2 lần ở 6,35-44 và 8,1-9). Khi tường thuật việc Hóa bánh, tác giả

Tin Mừng bốn đã tập trung vào Đức Giêsu như con người lèo lái hành động từ đầu

đến cuối.

Page 451: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 451 of 793

- “Sang bên kia Biển Hồ Galilê”, Đức Giêsu “lên núi” và “ngồi” đó với các môn

đệ.

- Người “ngước mắt lên” và nhìn “thấy đông đảo dân chúng” đến với mình.

- Hoàn toàn biết mình sắp làm gì rồi, Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra

bánh cho họ ăn đây?”. Câu hỏi thật lấp lửng: “Thưa có mua đến hai trăm đồng

bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”.

- Dù chẳng có sự tương xứng (5 cái bánh và 2 con cá thì thấm vào đâu với đám

đông chừng 5000 người), Người vẫn nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống

đi”.

- Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn và phân phát thật sự bánh đã hóa ra rất nhiều.

- Người bảo các môn đệ thu lại những miếng thừa.

- Sau cùng biết được ý đồ và sự hồ hởi của dân chúng sau khi đã được ăn no,

Người lại lánh mặt đi lên núi một mình.

2. Manna mới trên đường Xuất hành mới...

Trình thuật này tập trung vào Đức Giêsu, lại mang âm hưởng sâu xa của thời dĩ

vãng xa xưa trong Cựu Ước mà nay đang ứng nghiệm nơi Đức Giêsu; trình thuật

cũng loan báo bí tích Thánh Thể.

Chuyện kể lấy hậu cảnh là Thánh Kinh (Cựu Ước) nên cần được khai thông để có

thể thấu triệt được tất cả ý nghĩa phong phú của câu chuyện.

+ Tác giả trình thuật lấy hứng từ việc hóa bánh xảy ra trong thời ngôn sứ Êlisê.

- Cùng không có sự cân xứng

. 20 bánh lúa mạch cho 100 người, trong trường hợp của ngôn sứ Êlisê;

. 5 cái bánh và 2 con cá cho chừng 5000 người đàn ông, trong Tin Mừng.

- Các người chứng kiến cùng tỏ vẻ lo lắng:

- “Làm sao mà đủ cho 100 người được?” người đầy tớ của ngôn sứ Êlisê hỏi.

- “Thưa, có mua đến 200 đồng bạc bánh cũng chẳng đủ...”, ông Philípphê trả lời.

- Cùng ra lệnh bảo làm:

. “Cứ cho hết mọi người ăn”, ngôn sứ Êlisê nhấn mạnh.

. “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi”. Đức Giêsu bảo.

- Bánh ăn rồi đều cùng có dư thừa:

Page 452: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 452 of 793

. “Họ ăn rồi mà còn dư lại...”, trình thuật của sách Các Vua quyền hai.

. “Họ chất đầy được mười hai thúng miếng bánh vụn”, Tin Mừng Gioan viết.

Như vậy, thánh Gioan muốn cho thấy rằng việc làm của Đức Giêsu vượt trội hơn

hình ảnh mờ nhạt của Cựu Ước tiên báo về thời của Đấng Thiên Sai nhiều. Và nếu

bánh thừa nhiều vô vàn hơn thời kỳ ngôn sứ Êlixê còn thừa, thì chính là để ngụ ý

rằng hôm đó Đức Giêsu không những bẻ bánh cho đám đông ăn, mà còn cho hết

thảy mọi người nữa.

+ Trình thuật của Gioan cũng ám chỉ nhiều đến những biến cố của thời Xuất hành.

. Đức Giêsu đã lên “núi”, núi Sinai mới nơi đó Người là Môsê mới, sẽ ban Lời

Chúa và Manna mới cho dân Người.

. Tác giả xếp đặt cho cảnh xảy ra vào “ít ngày trước Lễ Vượt qua”, đặt biến cố vào

bối cảnh cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập có ngụ ý đây chính là một cuộc

Xuất Hành mới đang mở màn, một cuộc Vượt qua mới được loan báo, lễ vượt qua

của Đức Giêsu (cf. Ga 2,13-20; 11,55-57).

. Còn về câu Chúa hỏi Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” chính là

tiếng vang vọng lại lời của Môsê hỏi Thiên Chúa khi dân Do thái lẩm bẩm kêu

trách ông trong hoang mạc: “Con sẽ kiếm đâu ra thịt mà cho dân này đây?”. (Ds

11,13). Nhưng X.Léon-Dufour nhận xét thêm: “Khác với Môsê có vẻ lo lắng, Đức

Giêsu “đã biết Người sắp làm gì rồi”... Việc Đức Giêsu sắp “làm” đây sẽ không

chỉ là một việc lạ lùng sắp diễn ra mà còn bao gồm luôn chính thực tại mà phép lạ

ấy là dấu chỉ nữa: để cho muôn người được sống, Đức Giêsu sẽ ban không chỉ

những lời nghe được từ Cha, mà cả chính bản thân Người qua cái chết nữa. Điều

này còn quí trọng hơn cả những tấm bánh hóa nhiều lạ lùng hôm nay.” (“Lecture

de l'Evangile selon saint Jean”, cuốn II, Seuil, trang 107).

Nếu Gioan thêm câu “Người nói thế là để thử ông”, thì cũng là để ám chỉ những

thử thách dân Do Thái đã trải qua xưa trong cuộc hành trình qua hoang mạc vậy.

Ngần ấy hình ảnh ám chỉ như vậy, khiến tấm bánh hóa nhiều chính là Manna mới

dành để dưỡng nuôi một dân mới do Đức Giêsu là Môsê mới lãnh đạo.

- Nhưng nếu trình thuật này mang âm hưởng sâu xa của thời Cựu Ước xa xưa, thì

đồng thời cũng báo trước Bí tích Thánh Thể.

A.Marchadour nhận xét: “Lời lẽ của trình thuật, “Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ

Page 453: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 453 of 793

ơn” (c.11) chính là những lời cộng đoàn Gioan vẫn thường nghe trong những buổi

cử hành Thánh Thể... Như ta được biết, trong bữa ăn tối trước khi chia tay, chính

Đức Giêsu làm cử chỉ phân phát, (chứ không phải các môn đệ đã làm việc này theo

như tường thuật của ba Tin Mừng nhất lãm). “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo

phí” (c.12) lời nhận xét này ngụ ý diễn tả thời điểm lịch sử của Đức Giêsu là trổi

vượt, rất đáng trân trọng, nên đừng để uổng phí. Người ban dư đầy ân huệ, để chính

Giáo Hội cũng được thụ hưởng dồi dào. Đức Giêsu đến “cho người ta được sống và

sống dồi dào” (10,10). Phải dồi dào đủ cho hết thảy các thế hệ Kitô

giáo” (“L'Evangile de Jean”, Centurion, trang 101).

3. Đức Giêsu là Môsê mới lãnh đạo cuộc Xuất hành mới. Đây là trường hợp hi

hữu trong Tin Mừng Gioan: Đấng làm phép lạ ấy được dân chúng hoan hô, vì họ

nhận thấy Người còn hơn là vị ngôn sứ; Người là nhân vật Thiên Chúa hứa trong

Nhị Luật 18,15 giống như Môsê; dân chúng nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ,

Đấng phải đến thế gian”.

Nhưng thay vì lấy lòng tin để mở lòng ra đón nhận Đấng mà phép lạ ấy nói cho

biết, thì dân chúng lại chỉ nghĩ đến cơm bánh mà họ đã được no nê. Họ còn ra sức

giam hãm Đức Giêsu trong quan niệm quá phàm trần họ vốn có về Đấng

Mêsia: “Họ sắp đến bắt Người đem đi mà tôn làm vua”.

Vì thế Đức Giêsu lánh mặt đi “lên núi một mình”. Người không phải là “vị ngôn

sứ” đúng như họ mong muốn khi trông đợi một Đấng Mêsia trần tục.

A.Marchadour kết luận: “Thánh Gioan đã khéo léo lồng vào câu chuyện này ba

thời điểm khác nhau: thời Xuất hành lúc dân Israel đã bắt đầu rong ruổi trong sa

mạc, thời gặp gỡ lịch sử với Đức Giêsu làm khung cho câu chuyện, và thời của

Giáo Hội. Điều đó phải muốn nói lên rằng qua ba hoàn cảnh lịch sử khác nhau

này, vẫn một câu hỏi căn bản còn phải được đặt ra là: Làm thế nào để sống tin

tưởng vào Chúa khi ở trong sa mạc (manna)? trong lúc Chúa nhập thể ở giữa con

người (Đức Giêsu)? và trong Giáo Hội (Thánh Thể)?

Trong tư tưởng của Gioan, Đức Giêsu không nhắm mục tiêu tỏ bày lòng thương xót

của Người đối với đám đông đang đói cho bằng muốn mạc khải nhân tính đích thực

của mình; vì thế Gioan đã đẩy các môn đệ lui vào hậu cảnh, để tất cả câu chuyện

Page 454: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 454 of 793

tập trung vào con người toàn năng là Đức Giêsu, Đấng lèo lái các biến cố và làm

cho các biến cố có ý nghĩa. Trình thuật kết thúc bằng một thất bại, nhưng phần sau

câu chuyện lại sẽ cố gắng làm cho mạc khải được sáng tỏ khi đào sâu ý nghĩa biểu

tượng của bánh vốn đã có ngay trong dấu chỉ rồi. Người ta sẽ nhận ra ngay được

rằng Đấng ban lương thực, thì chính Người cũng là lương thực nuôi sống mọi

người.” (O.C. trang 101).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Một dấu chỉ cần tìm ra ý nghĩa, một mầu nhiệm cần phải hiểu

biết” (F.Deleclos, trong “Prends et mange la Parole de Dieu”, Centurion-Duculot,

trang 156-157).

Trong tâm tưởng của Đức Giêsu Nagiarét, đây chính là một kiểu chia sẻ lương

thực mới lạ... Một dấu lạ gây được niềm hồ hởi, những sẽ bị ngộ nhận. Một dấu lạ

cần tìm ra ý nghĩa, một mầu nhiệm cần phải hiểu biết, mà chỉ có đức tin mới tiếp

cận được. Một Bánh Trường sinh cần khám phá. Nhưng Bánh nào và sự sống nào?

Chắc hẳn chúng ta đều bị lôi cuốn muốn đọc những biến cố này một cách quá ư

duy vật khi chỉ cho đó là phép lạ. Nên không đòi hỏi nhiều đức tin. Trái lại

điều “người môn đệ Chúa yêu” trình bày, là thuộc lãnh vực thiêng liêng. Nên coi

như phải đòi hỏi nhiều đến đức tin, bởi lẽ, đàng sau hình ảnh hay dấu chỉ là chân lý

sâu xa phải đạt tới, là giáo lý Chúa dạy, là kho tàng phong phú Chúa ban cho.

Dân chúng thích được ăn “bánh ngọt” mà không quan tâm đến Đấng muốn nhân

đấy tỏ mình ra là Đấng Mêsia mà đức tin cho biết là Đấng ban tặng lương thực và

là chính lương thực. “Các ông đi tìm tôi, không phải vì các ông đã thấy những dấu

lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (Ga 6,26).

Manna trong sa mạc xưa đã nên như biểu tượng nói lên tính cách chân thật của Lề

Luật vì rằng khi Thiên Chúa thử thách dân Người và thực hiện vô số những dấu lạ, thì

Người muốn dạy cho họ biết rằng:“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng

còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (NL 8,3b).

Lương thực của kẻ nghèo và vài con cá nhỏ cũng đã được coi như một Manna mới.

Nhưng đàng sau những thực tại khiêm tốn của con người, đức tin sẽ phải dần dần

tìm thấy ở đấy là nghi lễ “Bẻ Bánh”tên ban đầu được dùng để chỉ cử hành Thánh

Page 455: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 455 of 793

Thể. Đức Giêsu là Lời và Bánh, ban mình làm lương thực cho dân mới mà Người

đã qui tụ lại để khai trương và xây dựng một vương quốc sung túc mọi bề.

Giờ đây hẳn chúng ta cũng đang ở trước “một phép lạ lịch sử” gây ngỡ ngàng cảm

phục, khiến chúng sẽ phải vỗ tay ca ngợi Đấng làm phép lạ và gợi cho lòng ta ước

muốn tôn Người làm vua - cứu tinh vậy”.

2. “Từ Mười Hai Thúng, chúng ta nhận lấy Bánh Thánh Thể” (Mgr. L. Daloz,

trong “Nous avons vu sa gloire”, DDB, trang 130).

Những kiểu nói này dùng trong kinh nguyện Thánh Thể ngày nay: Cầm lấy bánh,

tạ ơn, bẻ ra, trao cho, hẳn phải làm ta nghĩ ngay đến mối liên hệ giữa bữa ăn đột

xuất ngoài trời khi xưa và Bữa Tiệc Ly. Chính Đức Giêsu trao bánh cho mọi

người; một cử chỉ hoàn toàn khó tin, bởi lẽ làm sao mà chính Người có thể phân

phát bánh cho cả năm ngàn Người? Điều đó cũng khiến ta phải nghĩ rằng tấm bánh

hóa nhiều đó là dấu chỉ của Thánh Thể.

Sau cùng, còn lại mười hai thúng đầy, số mười hai chỉ mười hai chi tộc Israel có

nghĩa là ân huệ Chúa ban sẽ luôn dư dật cho Israel mới. Mười hai thúng cũng nói

lên sự dồi dào phong phú của Chúa! Chính trong mười hai thúng này mà chúng ta

được múc lấy tình yêu vô tận, không bao giờ cạn kiệt, được nhận lấy bánh thánh từ

bàn tiệc Thánh Thể, bánh đem lại phúc trường sinh.

3. “Phải vừa là người của lương thực hằng ngày, vừa là người của Thánh

Thể” (H.Vulliez, trong “Dieu si proche. Năm B”, Desclée de Brouwer, tr.76-77).

Dấu lạ Đức Giêsu làm diễn ra thật vĩ đại. Nên sau đó những kẻ mục kích nhìn nhận

Người là vị ngôn sứ phải đến và muốn tôn Người làm vua, âu cũng là điều dễ hiểu!

Nhưng rõ ràng cũng chính bởi tại đó nên mới xảy ra đổ vỡ. Đức Giêsu phải lánh ra

và rút lui. Khi gặp lại họ ở phía bên kia Biển Hồ, Người phải giải thích nhiều để họ

hiểu rằng sự sống Người đến để ban cho họ không phải là chuyện ăn uống sinh

sống ở đời này. Đó là sự sống đời đời. Bánh Người chia cho ăn hôm ấy chỉ là thứ

đồ ăn mau hư nát. Thực ra, đó chính là dấu chỉ của một lương thực khác, thứ lương

thực “trường tồn đem lại phúc trường sinh” (6,27). Phải có được sự tỉnh táo của

Đức Giêsu thì những dấu lạ Người làm cho con người mới không bị thu hẹp vào

Page 456: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 456 of 793

chỉ một vấn đề tìm thỏa mãn những nhu cầu trần thế mà thôi. Phải được Người gắn

bó ta với sứ mệnh Chúa Cha đã trao phó cho Người.

Chúng ta cũng sẽ gặp phải cơn cám dỗ này, mối nguy hiểm này là khuynh hướng

thích thu hẹp lại. Những nhu cầu cấp bách vốn dằn vặt con người khiến chúng ta

phải trăn trở. Chúng ta đành phải dấn thân như Đức Giêsu để đối phó với những

nhu cầu của họ. Thái độ dấn thân này, đối với lòng tin của ta, là dấu chỉ tình yêu

của Chúa muốn cho con cái Người được hạnh phúc. Chúng ta không thể vô tình

trước các nỗi bệnh tật, đói khát, bất công. Ta phải không ngừng mở rộng con tim

và bàn tay, không ngừng bắt tay vào việc chia sẻ và xây dựng một thế giới công

bằng và có tình liên đới. Việc làm ấy tham dự vào sứ mệnh của ta. Đồng thời ta

phải tỉnh thức để không chỉ thu hẹp tầm nhìn vào những nhu cầu vật chất mà thôi,

không say sưa vì khao khát cho công việc thành tựu, hoặc ngây ngất trước vẻ cao

cả lớn lao của công trình đang thực hiện. Ta phải mở mắt nhìn vào một nhu cầu

khác kín đáo hơn, vì sâu xa hơn: đó chính là sự sống đời đời, chỉ sự sống đó mới

làm cho con người được phỉ chí toại nguyện. Ăn uống no nê, con người chưa lấy

làm đủ. Đây là một thế quân bình khó giữ. Chúng ta vừa phải là những con người

đem lại cơm no áo ấm, vừa phải là những con người đem đến Thánh Thể”.

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN

ĐỨC GIÊSU, BÁNH TRƯỜNG SINH

(Ga 6,24-35).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ lương thực “mau hư nát”... đến lương thực “trường tồn":

Sau phép lạ hóa bánh, Đức Giêsu “đã lánh mặt đi lên núi một mình”. “Chiều

đến”, các môn đệ Người xuống thuyền đi sang “bên kia Biển Hồ”, còn Đức Giêsu

lát sau đó “đi trên mặt biển” mà đến với các ông. Hôm sau đám đông cũng xuống

thuyền vượt qua Biển Hồ về hướng Capharnaum để tìm kiếm Người. Mọi người

sắp được Chúa mời gọi sống một cuộc “vượt qua” khác, sâu xa hơn nhiều: vượt

Page 457: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 457 of 793

qua từ bánh hóa nhiều đến với Đấng ban bánh ấy, vượt qua từ dấu chỉ là bánh đến

với Đấng chính là bánh trường sinh.

- Trước tiên Chúa cảnh giác đánh thính giả của Người về mong muốn lệch lạc của

họ. Họ có sự hiểu lầm về lương thực (xem sự hiểu lầm của phụ nữ Samari về nước

uống): “Các ông đi tìm tôi, Chúa nói với họ, không phải vì các ông đã thấy dấu lạ,

nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. X.Léon-Dufour nhận xét: “Động cơ

thúc đẩy họ vẫn là mùi vị của bánh trần gian: họ đã không nhìn thấy trong ân huệ

bánh dư thừa, dấu chỉ của một lương thực khác phải tìm kiếm, thứ lương thực

thường tồn ban phúc trường sinh mà Con Người sẽ ban cho” (“Lecture de

l'Evangile de Jean”, cuốn II, Seuil, trang 132). Chính thứ lương thực này mà con

người phải khao khát được ăn; chính vì lương thực ấy mà con người phải “làm

việc” để kiếm tìm.

- Ngộ nhận mới do những từ ngữ “làm”, “những việc” gợi nên. Dân chúng

hỏi: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” Theo họ

nghĩ, đó là những việc bên ngoài mà Chúa đòi hỏi nơi những kẻ thờ phượng

Người, như những nghi lễ và một số những việc khác.

Lập tức Đức Giêsu bắt họ bỏ qua “những việc” (số nhiều) để nghĩ đến “Việc Thiên

Chúa” (số ít); bởi lẽ “việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng

Người đã sai đến”.

2. Từ “bánh bởi trời”... đến chính Đấng là “bánh trường sinh"

Những người đàm đạo với Chúa xem ra sẵn lòng tin nhận Người là Đấng Thiên Chúa

sai đến, nhưng dẫu sao cũng có điều kiện: “Ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi

thấy để tin ông?”.

Dân chúng vừa mới được thấy dấu lạ là bánh hóa nhiều, thế mà họ còn đòi xem một

dấu lạ khác, thì kể cũng là lạ thường. Nhưng ta đừng quên câu chuyện mới xảy ra

gần đây, khi những người miền Galilê này đã coi Đức Giêsu như Vị Ngôn sứ, đó là:

theo truyền thống tiên tri, một dấu lạ được chứng thực là đúng thì phải được người

thực hiện nó loan báo trước. X. Léon-Dufour còn nhấn mạnh: “Thực ra người ta

không đòi hỏi Chúa thực hiện ngay dấu lạ, mà chỉ cần nói cho biết Người sẽ làm

dấu lạ nào” (O.C., trang 134).

Page 458: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 458 of 793

Giống như phụ nữ Samari nại đến tổ phụ Giacóp (4,12), những người Do Thái nại

đến tổ phụ Ápraham, thì đám đông người miền Galilê nại đến Môsê, người đã bầu

cử với Chúa ban cho có manna: “Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc”.

- Đức Giêsu đã bài bác lối giải thích của họ, dựa vào lời họ trưng dẫn trong sách

Xuất hành mà làm bằng cứ:

+ Người ban manna, “bánh bởi trời” không phải là Môsê, như ý họ muốn nói,

nhưng là Đấng mà Người gọi là “Cha” của Người.

+ Điều cải chính trên về ai là kẻ ban phát manna không chỉ nói về thời dĩ vãng xa

xưa của cha ông họ khi Xuất Hành, mà còn liên quan tới thời buổi này đối với

những kẻ đang nghe Chúa nói. Ân huệ manna đó được ban cho chính họ ngay lúc

này, ơn huệ đó là đích thực. Lương thực Chúa Cha ban cho hôm nay làm cho hình

ảnh manna tiên báo và những lời hứa của Luật được ứng nghiệm. X.Léon-Dufour

viết tiếp: “Giữa quá khứ và tương lai thì đây là “hiện tại” của Thiên Chúa. Từ

việc nhớ lại “manna trong sa mạc” (hồi ức) và khao khát “được ăn mãi thứ bánh

ấy” (trông mong) người ta đạt tới thực tại mang tính bản thể” (O.C., trang 137).

+ Sau cùng “Bánh Thiên Chúa ban, bánh từ trời xuống” không chỉ dành riêng cho

một mình dân Israel thôi. “Bánh đem lại sự sống cho thế gian” ấy, hết mọi dân tộc

trên trái đất đều có quyền được hưởng.

- “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy”, dân chúng liền nói,

giống như phụ nữ Samari đã nói với Đức Giêsu bên bờ giếng Giacóp: “Thưa Ngài,

xin Ngài cho tôi thứ nước ấy” (4,15).

- Với lời lẽ trang trọng Chúa nói với họ “chính tôi đây là bánh trường sinh”, bánh

các ông ao ước ăn đó, là chính tôi đây. “Đức Giêsu làm ứng nghiệm nơi Người

hình ảnh manna mang tính cánh chung vậy” (X.Léon-Dufour, Sđd, trang 136).

Bởi vậy, điều kiện duy nhất để được ăn bánh đó là “đến” với Người và “tin” vào

Người. Vì tự coi mình là sự Khôn ngoan của Thiên Chúa (Kn 9,1: bài đọc I Chúa

nhật 20), là Nguồn sống đáp ứng được sự đói, khát của con người, Đức Giêsu trân

trọng mời gọi anh em Người tới dùng bữa: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai

tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

Page 459: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 459 of 793

1. “Từ bánh được ban tới Người ban bánh, từ dấu lạ tới Đấng mà dấu lạ biểu

thị” (R.Josse trong “Célébrer” tạp chí của CNPL, số 240, trang 41).

Câu hỏi tỏ vẻ quan tâm ghi ở đầu trình thuật này ("Thưa Thầy, Thầy đến đây bao

giờ vậy") cho thấy đám đông có phần nào bị lạc hướng. Họ đã tìm kiếm Đức

Giêsu, nhưng không phải để hiểu biết Người: dấu lạ đã chỉ khơi dậy nơi lòng họ

ước muốn có bánh ăn, chứ không phải niềm khao khát được ánh sáng soi rọi giúp

hiểu biết về con người Đức Giêsu. Họ chẳng hiểu được ám chỉ về quyền năng của

Con Người. Theo kiểu đối thoại, Tin Mừng Gioan lần lượt trình bày cho biết sự

ngộ nhận do họ không hiểu biết.

Họ ỷ mình đã từng được biết câu chuyện manna ghi trong sách thánh. Đức Giêsu

vịn vào lý lẽ của họ và hướng người nghe chú tâm đến Thiên Chúa: Môsê xưa đã

cho các ngươi ăn bánh bởi trời, nhưng không phải là bánh bởi trời đích thực, mà

chỉ là bánh nếm thôi. Trong Xuất Hành, manna nói lên ân huệ cụ thể thật cần thiết,

là lương thực được cung cấp sáng chiều: người ta hầu như nghĩ tưởng đến trình

thuật về sáng tạo, lực sáng tạo của Chúa hoạt động một cách vô cùng rộng rãi.

Nhưng ân huệ ấy vì là dấu chỉ thôi thúc lòng tin, nên phải nhắc nhở (con người thụ

hưởng) nhớ đến Đấng ban phát ơn tuy mắt không thấy, nhưng Ngài vẫn hiện diện

và hoạt động, vẫn lèo lái con đường giải thoát. Bánh Chúa ban, lúc này đây, là

chính Đấng từ trời xuống, Đấng đem lại sự sống cho thế gian.

Cuộc đối thoại sẽ còn dẫn đến một ngộ nhận mới cũng giống như ngộ nhận của

phụ nữ Samari nơi Ga 4,15: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh

đó!”. Nay Chúa không lấy một cái gì đó mà cho người ta, Chúa cho chính mình

Người. Từ quan tâm đến việc Chúa làm, người ta chuyển quan tâm đến Người là

ai. nghĩa là phải từ bánh được ban tới Người ban bánh, từ dấu lạ tới Đấng mà dấu

lạ ấy biểu thị. Lòng tin vào Đức Kitô đòi phải có một chuyển biến sâu xa tự thâm

căn con người vậy.

2. “Lương thực đích thực” (Đức Cha L.Daloz, trong “Nous avons vu sa gloire”,

Desclée de Brouwer, trang 81-82).

“Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến”. Lời

khẳng định mạnh mẽ này phơi bày điều thầm kín từ đáy lòng họ. Họ đã biết đôi chút

Page 460: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 460 of 793

về Đức Giêsu. Họ đã muốn tôn Người làm vua, sau khi được thấy dấu lạ hóa bánh.

Điều Chúa yêu cầu họ lúc này có tính cách bó buộc. Họ phải tin vào Người, phải từ

bỏ những tính toán riêng tư để đem lòng tin cậy Người. Đó cũng chính là vấn đề

quyết liệt được đặt ra cho tất cả những ai gặp gỡ Đức Giêsu, cho cả chính chúng ta

nữa. Ta có nhận là không nhờ Người để rà xem những ý tưởng riêng tư của ta đúng

hay sai, để thực hiện những chương trình của ta, mà trái lại ta biết nhờ Người giúp đi

vào chương trình Người hoạch định, đi theo Người đến nơi Người muốn đưa ta đến?

Những người đàm đạo với Chúa khi ấy lẫn tránh không muốn sự lựa chọn quyết liệt

này. Họ muốn được kiểm chứng, họ cần phải có được một cuộc “giám định lại”,

một dấu lạ khác... Họ không muốn dấn thân: “Ông làm được dấu lạ nào cho chúng

tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây?”. Tuy họ đã được thấy dấu lạ về bánh,

nhưng họ chưa lấy làm đủ. Nhân danh Sách Thánh họ từ khước Người: tổ tiên chúng

tôi đã ăn manna trong sa mạc. Cần phải có cái gì hơn thế mới có thể lay chuyển

được họ, những con người được liệt vào bậc thầy về Kinh Thánh. Đối với người

không tin Đức Giêsu, luôn luôn có cách tìm thoái thác. Thế nhưng Đức Giêsu vẫn

tiếp tục cuộc đối thoại. Người đi cho tới cùng mặc khải Người đã bắt đầu. Người

biện bác khởi đi từ chính vấn để họ đặt ra: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải

ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu. Ơn manna khi ấy chỉ là một ân huệ

tạm thời, chỉ là một loan báo mà giờ đây mới có ý nghĩa đích thực. Chính việc hóa

bánh ra nhiều cũng chỉ là một dấu chỉ. Chính Đức Giêsu mới là bánh đích thực, từ

trời xuống để cho thế gian được sống: Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời

xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian”.

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN

BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI XUỐNG

(Ga 6,41-51)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Bỏ qua “những lời xầm xì phản đối”...

Page 461: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 461 of 793

Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu bài “diễn từ về Bánh hằng sống” đã khởi

sự được đọc từ Chúa nhật trước.

Đức Giêsu vừa long trọng khẳng định: “Tôi là bánh từ trời xuống”. Manna là của

ăn tạm bợ, mau hư nát phải gợi lên cho con cái Israel một cơn đói khác: đói Lời

Chúa, một thứ lương thực duy nhất có khả năng làm cho lòng người được no đầy

phỉ chí. Còn trổi vượt hơn manna kỳ diệu, Đức Giêsu tự xưng là “Bánh Trường

Sinh”, là Mạc khải quyết định, nên nghe Người là được mời dùng bữa, hấp thụ lời

Người trở thành lương thực đem lại kết quả là sự sống. Chúa nói tiếp: “Ai đến với

tôi không hề phải đói, ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”.

Lời tuyên bố này vì có tính cách thúc ép họ phải xác định lập trường đối vớí Đức

Giêsu, nên khiến cho quan hệ đôi bên trở nên tồi tệ: từ ngộ nhận này đến ngộ nhận

khác đánh dấu hồi đầu của cuộc đối thoại, người ta đi tới thái độ không hiểu và

chống đối.

Những điềm báo trước sự đổ vỡ này được Tin Mừng Gioan mô tả trong ba nét sau:

- Trước tiên đã có sự thay đổi từ vựng. Trước đây, thánh sử đã dùng những từ “đám

đông” hoặc “dân chúng” để chỉ đám người nghe Chúa nói. Từ nay, Ngài sẽ nói

là “những người Do Thái”, kiểu nói này trong Tin Mừng Gioan không có ý chỉ dân

Do Thái chút nào, mà được hiểu là những chức sắc tôn giáo ở Giêrusalem, họ là

những người đã có lập trường chống đối Đức Giêsu. Kiểu nói đó, hiểu rộng ra cũng

ám chỉ tất cả những kẻ đã từ chối tiếp nhận Chúa.

- Thứ đến là việc lặp đi lặp lại hai động từ “xầm xì phản đối” để nêu bật những

phản ứng tiêu cực trong bụng dạ họ thay cho những thỉnh cầu tỏ tường và trực tiếp

lúc ban đầu. Những động từ này rõ ràng mang âm hưởng Kinh Thánh vì gợi cho

người ta nhớ đến thái độ phản loạn của con cái Israel trong hành trình ở sa mạc.

X.Léon-Dufour giải thích: “Trung thành với câu chuyện về manna trong sa mạc

được làm nền cho cả chương sách, thánh sử coi những thính giả của Đức Giêsu

lúc này như thế hệ của những người trong sa mạc xưa: “họ xì xầm, phản đối”,

chẳng khác nào cha ông họ xưa tỏ ra cứng đầu cứng cổ, bị cơn đói dày vò, đã

buông lời kêu trách ông Môsê vì đã dẫn đưa họ ra khỏi đất Ai Cập. Mối liên hệ

giữa hai bản văn là sự thiếu lòng tin (...) Trong sa mạc khi những người Do Thái xì

xầm phản đối ông Môsê, ông đã trả lời rằng không phải họ đã phản đối ông, mà

Page 462: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 462 of 793

chính là đã phản đối Đức Giavê vậy” (...) Có thể là Gioan thích dùng động từ “xì

xầm phản đối” hơn bất cứ động từ nào khác, vì từ ấy thích hợp hơn để gợi ý rằng

từ chối tin vào Đức Giêsu chính là từ chối đi theo chương trình của chính Thiên

Chúa vậy. Ở 6,35-40, Đức Giêsu đã nhấn mạnh đến việc Người được Chúa Cha

sai đến và Người hoàn toàn làm trọn ý Cha Người” (“Lecture de l'Evangile selon

Jean”, cuốn II, trang 152).

- Sau cùng có vấn nạn gay gắt họ đưa ra: “Ông này chẳng phải là Ông Giêsu, con

ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả. Sao bây giờ ông ta lại nói:

Tôi từ trời xuống”? Họ nghĩ bụng:“Quả thực, có thể nhìn nhận cái gốc gác thần

linh ông ta đòi, nơi một kẻ mà người ta còn biết rõ cả gia đình, nghề nghiệp và địa

vị xã hội được chăng?”.

2. ... Tiến đến lòng tin vào Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa sai đến

Không những không nhẹ giọng, Đức Giêsu còn lên tiếng mạnh mẽ quả quyết rằng

Người từ Thiên Chúa mà đến, rằng chỉ mình Người đã thấy Chúa Cha. Tin Đức

Kitô là tuyên xưng Người có nguồn gốc từ trời, không căn cứ vào những vẻ bề

ngoài, không nệ vào những gì ta biết được về liên hệ gia đình và xã hội của Người.

Tin chính là khởi đi từ dấu chỉ để học cho biết nhận ra và hết lòng tin cậy vào

Đấng Chúa Cha sai đến... Và đó hẳn không phải là chuyện con người một mình

tiến hành; chỉ những ai được Chúa Cha lôi kéo mới đến được với Đức Kitô

thôi: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu không được Chúa Cha, là Đấng đã sai tôi,

lôi kéo người ấy...”.

Dựa vào những lời hứa và hình ảnh tiên báo của Cựu Ước, Đức Giêsu liền tuyên bố rằng

những lời hứa và hình ảnh ấy nay đang ứng nghiệm nơi bản thân Người:

- Vị ngôn sứ xưa đã loan báo rằng Thiên Chúa sẽ tỏ mình ra cho toàn thể dân

Người: “Mọi người sẽ được chính Thiên Chúa dạy dỗ” (Is 54,13 và 11,8 hoặc Giê

31,34). Chính bây giờ là lúc - Đức Giêsu khẳng định - lời hứa ấy được ứng

nghiệm. Người còn nói với họ: Chính bây giờ là lúc Chúa Cha kêu gọi các ông và

lôi kéo các ông đấy, bởi lẽ lời dạy dỗ của tôi là lời dạy dỗ của Chúa Cha; người mà

các ông chỉ muốn coi là “con ông Giuse” chính là mạc khải trọn vẹn của Thiên

Chúa đã được các ngôn sứ loan báo trước.

Page 463: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 463 of 793

Manna, lương thực lạ lùng đấy, nhưng tạm bợ, đã không thể giữ cho lớp người ở sa

mạc khỏi phải chết. Còn Đức Giêsu, vì Người bởi Thiên Chúa mà đến, mới thực

là “bánh hằng sống”, bánh đem lại phúc trường sinh: “Tổ tiên các ông đã ăn

manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn

thì khỏi phải chết”.

Ở câu 51: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây để cho thế gian được sống”, Đức

Giêsu loan báo cái chết của Người là một ân huệ, một ân huệ nguồn sống. Đây là câu

chuyển tiếp sang phần hai của “Diễn từ về Bánh hằng sống” chúng ta sẽ đọc vào Chúa

nhật tới.

A.Marchadour muốn lưu ý ta rằng: “Trong bối cảnh lịch sử ấy, rõ ràng là bài diễn

từ về bánh hằng sống này không thể trực tiếp ngụ ý nói về bí tích Thánh Thể, càng

không thể hiểu được là bữa ăn sau hết, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu.

Vậy ta nên coi đây là mặc khải về chính bản thân con người Đức Giêsu. Nhưng vì

được viết sau Phục sinh, cùng với những từ ngữ mang âm sắc mạnh mẽ của việc cử

hành Thánh Thể, thì rõ ràng là toàn bộ chương 6 là một bài diễn từ gợi lại cùng

một lúc lòng tin và bí tích Thánh Thể với một tỉ lệ đảo ngược: từ câu 51-52 trở đi,

nốt chủ âm là bí tích Thánh Thể (51/71), còn từ đầu chương cho đến câu 51, thì

lòng tin vào Đức Giêsu Đấng Mạc Khải chính là nốt chủ âm thứ nhất (1/51)

vậy. (Sđd, trang 107)

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Sâu thẳm của lòng tin” (Đức Cha L.Daloz, Trong “Nous avons vu sa Gloire”,

Desclée de Brouwer, trang 85-86).

Những lời Chúa nói gây nên trong đám đông một cuộc tranh luận sôi nổi. Như

Cộng đồng Israel trong sa mạc, vì sợ chết đói, nên đã xầm xì phản đối hai ông

Môsê và Aaron thế nào, thì những người Do Thái, như Tin Mừng cho biết, cũng

bắt đầu xầm xì phản đối Đức Giêsu như vậy. Lời quả quyết của Người có vẻ lố

bịch: Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta

chúng ta đều biết cả. Vấn đề chân tính của Đức Giêsu được họ đặt ra rất gay gắt.

Con người này, người ta biết rõ gia đình của ông, thế mà ông ấy lại quả quyết mình

từ trời xuống! Đó là cái nút thắt của mầu nhiệm mà sau này các Công đồng và các

Page 464: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 464 of 793

nhà thần học sẽ cố gắng tập trung nghiên cứu, mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Con

vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Vào thời điểm Tin Mừng Gioan được

viết ra, các tín hữu đã suy niệm mầu nhiệm này rồi, nên không lạ gì mầu nhiệm ấy

đã được trình bày cho chúng ta một cách khá rõ ràng.

Đây là một vấn đề luôn có tính thời sự. Cả chúng ta cũng phải đối diện với mầu

nhiệm này nữa, nếu ta muốn tiếp nhận Đức Giêsu đúng như chân tính của Người:

vừa gần gũi vừa khiến ta ngỡ ngàng, vừa dễ hiểu vừa nhiệm mầu. Để được như

vậy, thì ta cần phải để cho Chúa Cha lôi kéo, để Người nói với con tim ta: “Chẳng

ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi không lôi kéo người ấy”.

Đức Giêsu vừa rất gần gũi, rất người, mà cũng xa cách biết bao. Để nhận biết

Người cho đúng, ta phải“đến với Người”. Trong con người Giêsu ấy mà ta tưởng

là đã nắm được lý lịch, ta sẽ khám phá ra Đấng đã thấy Chúa Cha, Đấng có quyền

cho mọi người sống lại trong ngày sau hết. Đức tin ngay từ bây giờ đưa ta đi vào

cuộc sống đời đời: “Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời”.

Đây chính là một giai đoạn mà ta phải quyết định. Đằng sau vẻ ồ ạt bên ngoài của

đám đông theo Đức Giêsu vì Người đã thỏa mãn nhu cầu cơm bánh của họ, đằng

sau ngay cả vẻ tán đồng của các môn đệ vì đã nhìn thấy qua các dấu chỉ của Người,

vinh quang Chúa tỏ hiện, thì bước sau cùng tiến đến lòng tin vẫn là ngoan ngoãn

để Chúa Cha lôi kéo. Những con mắt thịt của ta chỉ có thể trông thấy những cái

bên ngoài; còn trực giác của ta chỉ có thể làm cho ta cảm nghiệm được mầu nhiệm.

Việc tuyên xưng niềm tin chỉ nảy ra trong lòng và tràn trên môi miệng ta nếu Thiên

Chúa rọi sáng cho con mắt tâm hồn của ta và ta được ánh sáng hướng dẫn. Ta có

lòng tin sâu thẳm khi trong mật thiết sâu xa và huyền nhiệm Chúa đến gần gũi ta

và ta tự do dâng hiến toàn thân và dấn thân cho Người.

2. “Chúng ta có tránh khỏi xầm xì không” (H.Vulliez, trong “Dieu si proche,

Năm B”, Desclée de Brouwer, tr. 137).

Khi những tiếng xầm xì, nhỏ to nổi lên từ một đám đông, thật đáng buồn. Những

lời xầm xì nham hiểm, tệ hơn những lời phản đối mạnh mẽ! Không có gì đáng sợ

và có sức phá hoại hơn thái độ khinh thị ngạo mạn này. Khi lang thang trong sa

mạc, dân Do Thái đã luyến tiếc “những củ hành và miếng thịt” của Ai Cập mà

Page 465: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 465 of 793

quên đi kiếp nô lệ phũ phàng đã phải chịu. Họ bắt đầu xầm xì phản đối ông Môsê

và Aaron.

Thực ra chính là họ đứng lên chống lại chính Thiên Chúa. Trong cả bộ Kinh

Thánh, từ “xầm xì phản đối” đều có một ý nghĩa đạo đức nhất định. Đó sẽ là sự

biểu lộ thái độ ngoan cố chối từ kế hoạch Chúa muốn cho con người. Như ta thấy

biểu lộ trong phần đầu chương 6, Tin Mừng Gioan: những người lãnh đạo Do Thái

giáo chối từ “bánh hằng sống”. Xa hơn (Ga 6,61) ta thấy thái độ chối từ của chính

các môn đệ. Những lời xầm xì thường là thái độ chối từ chưa dám đem niêm yết

công khai vậy.

Liệu chúng ta có tránh khỏi thái độ xầm xì không?

CHÚA NHẬT XX THUỜNG NIÊN

DIỄN TỪ VỀ BÁNH trường sinh

(Ga 6, 51-58)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Một lời huyền nhiệm mới:

Chúa nhật trước, chúng ta đã kết thúc phần thứ nhất “diễn từ bánh trường sinh” ; theo

thánh Gioan, Chúa nói những lời này ở hội đường Capharnaum, tiếp theo sau phép lạ

bánh hóa nhiều. Lúc ấy, Đức Giêsu tự giới thiệu Ngài là “Bánh từ trời xuống”, cao

trọng vô cùng so với manna của cuộc Vượt Qua thứ nhất. Điều này đã gây ra sự

chống đối nơi nguời Do Thái : “Người này không phải là Giêsu, con của ông Giuse

đó sao ? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết rõ, sao bây giờ ông ta lại nói : “Tôi từ trời

xuống ?” Trước sự chống đối này, Đức Giêsu cho họ biết một mạc khải mới về mầu

nhiệm con người và sứ vụ của Ngài : “Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn

manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì

khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống

Page 466: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 466 of 793

muôn đời.”

Câu nói này còn gây ra một chống đối khác, và để trả lời cho sự chống đối lần thứ

hai này, lại có thêm một mạc khải mới nữa về mầu nhiệm Đức Giêsu, lời huyền

nhiệm mới của Ngài ở câu 51 (câu kết bài Phúc âm chúa nhật trước) mở đầu cho

phần thứ hai của diễn từ. Lời này chủ yếu nói đến Thánh Thể : “Bánh tôi sẽ ban

tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

Đức Giêsu không những chỉ rõ mình là “bánh trường sinh” mà còn là “bánh trường sinh

từ trời xuống”.

Động từ “ban” (“Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được

sống” ) chủ từ của nó không phải là Cha, nhưng chính là Đức Giêsu. Ngài là người

ban tặng, nhân danh Chúa Cha.

Bánh này đồng nhất với “thịt “ của Đức Giêsu. Từ này không chỉ bản chất của cơ

thể con người, nhưng chỉ chính Đức Giêsu trong thân phận con người phải chết.

Tại sao tác giả Tin Mừng thích dùng từ này hơn từ “thân mình” mà truyền thống

đã quen khi nhắc lại những lời Đức Giêsu nói ở bữa tiệc ly ? Cha X. LéonDufour

trả lời : “Có thể do từ “thịt” đã nêu lên cách hiện diện của Ngôi Lời giữa chúng ta

trong Lời Tựa của phúc âm thánh Gioan (1,14 : “Ngôi Lời đã trở nên xác

thịt ) ; như vậy, ở đây, tác giả phúc âm muốn giữ lại ý tưởng về mầu nhiệm nhập

thể mà diễn từ muốn làm nổi bật khi nói đến vấn đề từ trời xuống.” (‘Lecture de

l’Evangile selon Jean’, tập 2, Seuil, tr. 160). Ngôi lời đã trở nên xác thịt (1,14). Và

thịt đã trở nên bánh (6,51).

Còn công thức : “Ban để cho thế gian được sống” nói rõ mục đích của việc Đức

Giêsu dâng hiến mạng sống mình làm quà tặng.” (sách đã dẫn, tr.161)

2. Một phản đối mới:

Điều khẳng định mới mẻ về cái chết của Ngài là mạch suối hằng sống cho thế gian

đã gây ra một phản đối mới : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta

Page 467: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 467 of 793

được ?”

Mới đó, Đức Giêsu đã gây xung đột khi xưng mình có nguồn gốc từ trời, giờ lại

thêm một xung đột khác. Nếu đúng thực là người Thiên Chúa sai đến, là Đấng

Thiên sai như đã tự phụ thì làm sao Thiên Chúa có thể để Ngài phải trải qua cái

chết vì Ngài quả quyết : “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế

gian được sống.” Làm sao Thiên Chúa có thể không cứu Ngài thoát khỏi quân thù

và bảo đảm cho Ngài chiến thắng ? L.M. Chauvet cảnh báo : “Nếu khó khăn thứ

nhất về căn tính Đức Giêsu đã khó có thể tiêu hóa nổi thì khó khăn thứ hai về cách

thực hiện sứ mạng của Ngài càng không thể nuốt trôi : vì như vậy, Thiên Chúa có

lẽ sẽ không còn là Thiên Chúa nữa.” (“Symbole et sacrement”, Cerf, tr.229-230)

Chính xung đột thứ hai là hậu cảnh cho “diễn từ về bánh trường sinh”, chứ không

phải việc bánh trở nên thịt Ngài được gọi là sự « biến đổi bản thể ». Chính niềm tin

vào Đức Giêsu, Đấng từ Thiên Chúa mà đến và lại trở về với Thiên Chúa sau khi

trải qua cái chết để ban sự sống cho thế gian mới là trung tâm của tất cả diễn từ.

“Như thế, chúng ta mới nói hết được tầm quan trọng của vấn nạn ở câu 52 (“Làm

sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?”): Thiên Chúa có còn là

Thiên Chúa nữa không một khi Người để cho kẻ Người sai đi phải chết ?” (L.M.

Chauvet, Sđd, tr.230).

3. Mạc khải mới của Đức Giêsu về chính mình :

Thay vì hạ giọng làm cho người nghe khỏi bị vấp phạm, Đức Giêsu còn lên tiếng

mạnh mẽ, quả quyết hơn: “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt

và uống máu Con người, các ông không có sự sống nơi mình.”

Không chỉ có vấn đề “thịt “, mà còn phải “ăn” (nghĩa đen là “nhai”, như chúng ta

“nhai” bữa ăn phục sinh ; chúng ta gặp động từ này 8 lần trong những câu này), và

phải uống « máu » Ngài.

Để “ở” với Ngài ngay từ bây giờ, để sống sự sống Ngài đã nhận từ Cha, chúng ta phải

nhờ đức tin đón nhận mầu nhiệm sự chết là quà tặng Ngài ban cho ta.

Page 468: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 468 of 793

Khi đọc bản văn này, một bản văn rất tương hợp với bài tường thuật về việc Chúa

lập bí tích Thánh Thể, người kitô hữu không thể không nhận biết đó là lời loan báo

về Thánh Thể. Tài liệu thần học chuẩn bị cho Đại hội thánh thể quốc tế tại Lộ đức

viết rằng : “Khi ăn mình mầu nhiệm Chúa, các kitô hữu «nghiền ngẫm» (nhai lại)

biến cố gây vấp phạm là việc Đấng Thiên sai bị đóng đinh vì muốn ban sự sống

cho thế gian (xem Gioan 6,51), và nên một với Người nơi chính thân thể mình, hầu

đời sống hằng ngày được biến đổi nên giống Người.” (“Jésus Christ, pain rompu

pour un monde nouveau”, Centurion, 1980, tr.64)

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. “ Ngôi lời đã trở thành xác thịt. Xác thịt đã trở nên bánh” (A. Marchadour,

trong “Les dossiers de la Bible”, số 41, 1992, tr.13-14).

“Khi giảng dạy tại Capharnaum, Đức Giêsu không thể tuyên bố trực tiếp về Thánh

Thể vì trước bữa tiệc ly, cũng như trước khi Ngài chết và sống lại, điều đó còn rất

khó hiểu. Trước hết, thành ngữ “Bánh trường sinh” là cách để chỉ Đức Giêsu là

Đấng mạc khải từ trời đến, và lời Ngài là của ăn và của uống giống như sự Khôn

ngoan của Thiên Chúa được trình bày cụ thể bằng bánh và rượu (“Hãy đến, hãy ăn

bánh và hãy uống rượu ta đã dọn cho các ngươi”, Prov. 9,5). Toàn bộ diễn từ

nhằm gợi lên niềm tin vào Đức Giêsu, Đấng Mạc khải ; ngoài ra, việc cử hành bí

tích Thánh Thể cũng được biểu lộ rõ ràng trong những kiểu nói: “ăn, uống, có sự

sống”. Hơn nữa, phần cuối (câu 51-58) của diễn từ còn trực tiếp nói đến Thánh

Thể. Chúng ta hãy xem xét phần này.

Quả thật, từ câu 51, Đức Giêsu nói đến cái chết của Ngài như nguồn mạch sự

sống : “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Từ

thịt làm chúng ta nghĩ đến Lời Tựa : “Ngôi Lời đã trở thành xác thịt” (1,14). Ở

đây, rõ ràng, mầu nhiệm nhập thể được diễn tả ở điểm chót là cái chết của Đức

Giêsu. Ngôi lời đã trở thành xác thịt. Xác thịt đã trở nên bánh. Có sự liên tục giữa

nhập thể, cái chết trên thập giá và Thánh Thể. Ngày nay, Đức Giêsu vắng mặt về

thể xác, nhưng điều Ngài mạc khải còn đó và Thánh Thể vẫn là điểm hẹn để con

Page 469: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 469 of 793

người có thể gặp gỡ hoặc từ chối Người như những người đương thời với Đức

Giêsu vậy : “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi ?” (6,60)

Trong các câu 53-56, thay vì động từ “ăn”, Gioan dùng một động từ có nghĩa

mạnh hơn : “nhai”, “nhai rau ráu”. Điều này có thể nhằm nhấn mạnh đến thực tại

của Thánh Thể vì có một số kitô hữu theo thuyết ngộ đạo bác bỏ sự trung gian của

vật chất trong việc kết hợp với Đức Giêsu qua các bí tích, và không nhận Ngài

cũng là người như chúng ta: đến trong xác thịt (1 Gioan 4,2). Tuy nhiên, sử dụng

vật chất làm trung gian trong các bí tích, không có nghĩa là chúng ta sử dụng ma

thuật : Chính Thần Khí mới làm cho sống, còn xác thịt chẳng ích chi (6,63). Thánh

Thể, xác và máu, thông truyền cho tín hữu hai quà tặng mà những người thời Đức

Giêsu tìm kiếm : đời sống vĩnh cửu ngay từ bây giờ và sự luôn « ở » với Đức

Giêsu. Ngày nay cũng vậy, kitô hữu nào thông hiệp với Đức Kitô trong đức tin thì

ở trong Ngài và được sự sống đời đời.

2. “Hai bàn tiệc” ( Cl. Duchesneau, trong “Petit traité d’animation liturgique”,

Atelier, 1997, tr. 52-53).

“ “Thánh lễ gồm hai phần : phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể ; cả hai

liên kết chặt chẽ để làm nên một hành động phượng tự duy nhất. Thật vậy, thánh lễ

vừa là bàn tiệc Lời Chúa vừa là bàn tiệc Thân Thể Chúa nhờ đó các tín hữu được

giáo huấn và được bồi dưỡng” (PGMR 8) Bản văn này sáng sủa rõ ràng nên không

cần phải giải thích thêm. Nó nói đến tính cách đặc biệt của mỗi phần trong thánh

lễ : có hai bàn tiệc nên có hai của ăn, nhưng cũng nói đến sự duy nhất làm cho hai

bàn nên một hành động phượng tự duy nhất. Chúng ta đi từ Lời đến Thánh Thể,

hay, dựa trên câu nổi tiếng của phúc âm thánh Gioan : “Ngôi Lời đã trở thành xác

thịt” (1,14), để nói rằng chúng ta không thể đi tới xác thịt (thân thể) mà không qua

Ngôi Lời (lời), và cả hai đều chỉ là duy nhất một Chúa; có nghĩa là để gặp Chúa,

đến với Chúa, phải nhờ Lời của Người.

Chúng ta cũng biết rằng từ thế kỷ XVI, anh em tin lành nhấn mạnh hơn đến tầm

quan trọng của bàn tiệc thứ nhất và người công giáo chú trọng đến bàn tiệc thứ hai,

nhưng từ công đồng Vaticanô II, phụng vụ có được sự cân đối hài hòa giữa hai bàn

tiệc này. Đàng khác, Công đồng không canh tân mà chỉ trở về nguồn là nền thần

Page 470: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 470 of 793

học của các Giáo phụ nổi tiếng như Origênê, Ambrôsiô, Hiêrônimô, Gioan Kim

Khẩu và Xê-da thành Ác”.

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN

THẦY CÓ NHỮNG LỜI BAN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

(Ga 6,60-69)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Khi mọi người đã bỏ đi, Đức Giêsu lại đặt một câu hỏi hết sức quyết liệt…

Ở Capharnaum, diễn từ về bánh hằng sống kết thúc bằng sự khủng hoảng công

khai. Sau « người Do Thái » là những người đầu tiên bỏ đi, đến lượt « nhiều môn

đệ » của Đức Giêsu xầm xì và đả kích Ngài giống như con cái Israel trong thời kỳ

băng qua sa mạc (vào đất hứa). Họ nói : « Lời này chướng tai quá, ai mà tiếp tục

nghe nổi ? »

Không làm dịu bớt bầu không khí căng thẳng, Đức Giêsu còn đặt ra cho những

người nghe mình một câu khó trả lời. Sau khi đã loan báo cái chết của mình là

nguồn mạch sự sống cho thế gian, bây giờ Ngài đề cập đến việc Ngài trở về với

Cha. Ngài nói với họ : “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được

ư ? Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao ?”

Lần này thì quá lắm rồi ! Tác giả Tin Mừng viết tiếp : «Từ lúc đó, rất nhiều môn đệ

rút lui, không còn đi với Người nữa.»

Chính lúc đó, lúc mà hầu như mọi người bỏ rơi mình, Đức Giêsu quay sang «nhóm

mười hai » (hạt nhân của một dân mới) là tên mà Tin Mừng thứ bốn gọi lần đầu

tiên. Ngài nói với họ, thúc ép họ phải có một chọn lựa dứt khoát : hoặc bỏ đi hoặc

Page 471: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 471 of 793

ở lại và theo Ngài cho tới Lễ Vượt Qua của Ngài, như Ngài đã hỏi họ tại miền

Cêsarê Philipphê (Mt 16,15 ; Mc 6,1415 ; Luc 9,7-8) : « Cả anh em nữa, anh em

cũng muốn bỏ đi sao ? »

2.... Và lời tuyên xưng đức tin của Simon-Phêrô :

- Simon-Phêrô nhân danh «nhóm mười hai » (ông xưng hô ở ngôi nhất số nhiều)

tuyên bố sự gắn bó của các ông với Đức Giêsu : « Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết

đi với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng

con tin và biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa. »

+ Thánh Phêrô bắt đầu : « Chúng con biết đi với ai ? ». Tác giả Tin Mừng đặt trên

môi Phêrô động từ « đi » là động từ đã được dùng trước đó để chỉ sự « rất nhiều

môn đệ » bỏ rơi Thầy. Rõ ràng, ngược lại với đám đông môn đệ đó, «nhóm mười

hai » đã dấn thân theo Thầy.

+ Chính việc mạnh mẽ tuyên xưng đức tin đã làm tan biến mọi do dự ; tuyên xưng

đức tin không phải là gắn bó với những chân lý trừu tượng, nhưng với con người

Đức Giêsu : « Thầy có… Thầy là… ». X. Léon-Dufour chú giải : Lời tuyên xưng

đức tin của « Phêrô vọng lại điều Đức Giêsu vừa mạc khải : lời Ngài là « sự sống

đời đời ». Phêrô mặc nhiên hoàn toàn chấp nhận tất cả nội dung của diễn từ mà

các môn đệ khác xét là không thể chấp nhận được. Chắc chắn, theo tình hình câu

chuyện được kể lại trong Tin Mừng, ông vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa trọn vẹn những

lời Đức Giêsu, nhưng ông đã tin tưởng vào điều chính yếu nhất, đó là sứ điệp của

Đức Giêsu đem đến sự sống đời đời. » (“Lecture de l’Evangile selon Jean”, tập 2,

Seuil, tr. 188)

Và trong lời tuyên xưng đức tin, Phêrô đã dành cho Đức Giêsu một danh hiệu chưa

từng có : « Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa », nghĩa là Đấng mang trong

chính mình một cái gì thánh thiện của chính Thiên Chúa.

X. Léon-Dufour đặt câu hỏi : « Đấng Thánh của Thiên Chúa nói lên điều gì ? Đây

là một tên gọi hãn nữu, khó giải thích. Phêrô không dùng lại một tên nào mà Đức

Giêsu đã sử dụng trong diễn từ để chỉ chính Ngài (Con, Bánh trường sinh, Đấng

Thiên sai, Con Người) ; thậm chí ông cũng không dùng một danh hiệu truyền

Page 472: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 472 of 793

thống nào về sự mong đợi Đấng Cứu Thế trong đạo Do thái… Điều đặc biệt ở đây

là Phêrô đã diễn tả Đức Giêsu là ai theo cách của riêng ông. Phải chăng ông lập

lại danh hiệu này theo Thánh vịnh 16, trong đó có nói đến danh hiệu « Đấng

Thánh của Ngài », theo bản dịch Bảy mươi ? (xem Tông đồ công vụ 2,27) Thánh

vịnh này ca tụng tình thân mật sâu xa giữa Thiên Chúa và người cầu nguyện ; phải

chăng Phêrô cũng muốn nói đến tình thân mật sâu xa giữa Đức Giêsu với Thiên

Chúa ? Đức Giêsu đã công bố sự kết hợp giữa Ngài với Chúa Cha (5,19-30), sau

đó, Ngài còn loan báo mình đã được « Thiên Chúa thánh hiến » (10,6 ; 17,19).

Danh hiệu « Đấng Thánh Của Thiên Chúa » cao vượt hơn danh hiệu «Thiên

Sai » rất nhiều và thích hợp với danh hiệu « Con Thiên Chúa » mà Simon-Phêrô

tuyên xưng trong Mát-Thêu 16,16. » (Sách đã dẫn, tr. 189)

- Trong cơn khủng hoảng Giáo hội hiện phải đương đầu, các kitô hữu ngày nay cũng

đang đứng trước câu hỏi cốt yếu xưa kia Đức Giêsu đã đặt ra cho các môn đệ Ngài :

câu hỏi về căn tính con người của Ngài, về sứ vụ của Ngài và về sứ vụ của Giáo

Hội. Dựa trên đức tin của Simon-Phêrô và nhóm Mười Hai, chúng ta có cương quyết

chọn đi theo Đức Giêsu để trở nên nhân chứng cho Tin Mừng mà thế giới đang

mong đợi không ?

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Đức tin : một cuộc mạo hiểm (H. Vulliez, “Thiên Chúa rất gần, năm B”,

DDB, tr.141-142)

« Cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nó lan tới cả những người thân cận với Đức

Giêsu. Đây là một khủng hoảng về niềm tin đưa đến mọi đổ vỡ. “Diễn từ bánh

trường sinh”, một trong những đỉnh cao của sứ điệp, mang dáng dấp một thất bại

thảm não. Đủ rồi ! không hiểu biết, thất vọng, bối rối vọng lên từ những tiếng xầm

xì… Trước đám người lạc hướng hoặc thù nghịch này, sao Đức Giêsu không bớt

giọng một chút ? Ngài có thể nắm họ trong tay nếu làm họ cảm động. Nhưng

không thế ! Không có một nhượng bộ nào ! Không có một dễ dãi nào để người ta

dễ tin vào chân lý hơn.

Page 473: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 473 of 793

Đức Giêsu thậm chí đã sẵn sàng để nhìn cảnh các tông đồ bỏ đi. Đối với Ngài,

trung tín với Chúa Cha, với Lời, nguồn mạch của tất cả hiện hữu, là trên hết. Chính

Ngài là Ngôi Lời trở thành xác thể ; là Lời Thiên Chúa hiện thân trong xác phàm.

Rõ ràng chính đó mới là điều không thể chấp nhận được.

« Còn anh em, anh em có muốn bỏ đi không ? » Bỏ đi, không ở lại là một tình

huống rất có thể xảy ra, ngay cả đối với những người bạn thân nhất. Ngài còn đưa

ra câu hỏi lấp lửng như để chất vấn thính giả của mình : « Thế thì khi anh em thấy

Con Người lên nơi ở trước kia thì sao ? »

Nicôđêmô đã không còn chỗ bám víu để rồi cuối cùng hiểu được ông phải « sinh

lại » cách nào. Ông đã tin. Chỉ có Đức tin mới soi sáng cho chúng ta hiểu xa hơn

những gì từ ngữ nói lên, những gì chúng ta nghĩ rằng mình đã hiểu, những gì

chúng ta tưởng tượng, kể cả những gì chúng ta tin rằng mình đã tin. Xa hơn ?

Người ta ngừng bước… hãy đi xa hơn. Người ta ngừng bước khi không còn lắng

tai nghe… hãy vượt xa hơn. Người ta bám lấy những ý kiến riêng, kể cả những

thành kiến riêng. Người ta từ chối không chịu nhúc nhích, không chịu để mình bị

thúc ép.

(…) Tin, chính là nhận ra ánh sáng le lói bên kia những từ ngữ, bên kia những nghi

lễ. Tin cũng còn là“ăn” Lời và được nuôi dưỡng bằng Lời.”

2. Tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến và bước theo Ngài. (J. Guillet, trong

“Đức Giêsu trong niềm tin của những môn đệ đầu tiên”, Desclée de

Brouwer, 1995, tr.82…84).

« Giữa sự tuyên xưng đức tin tại Capharnaum và tại Cêsarê có những điểm giống

nhau lạ lùng, tuy nhiên giống về hoàn cảnh và nội dung hơn là ngôn từ (…) Đó là

lúc khủng hoảng, là giây phút chọn lựa (…)

Chịu ảnh hưởng của Mác-cô nên ngay khi bắt đầu câu chuyện, các tác giả Tin

Mừng nhất lãm đã cho thấy một câu hỏi nổi cộm về nhân vật Giêsu. Đứng trước uy

thế phát xuất từ lời Người nói, sức mạnh từ các phép lạ Người làm, và nhất là lời

Người khẳng định mình là Bánh Hằng Sống, mọi người thắc mắc hỏi nhau: Đức

Giêsu là ai? Câu hỏi này có liên quan trực tiếp đến số phận của dân Do thái và số

Page 474: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 474 of 793

phận của chính Đức Giêsu, bởi vì sự chúc phúc mà Abraham lãnh nhận đã gắn liền

số phận của Israel với số phận của tất cả mọi dân tộc. Đó là vấn đề phần rỗi của cả

nhân loại. Trung tâm của vấn đề trọng đại và lớn rộng này là nhân vật Giêsu và sự

đón tiếp Người. Đây cũng là vấn đề đức tin : dưới ánh sáng của Thiên Chúa, các

tác giả Tin Mừng nhất lãm trình bày làm thế nào Phêrô là người đầu tiên đã biết trả

lời cho Đức Giêsu, và nhờ đó dẫn Giáo Hội vào con đường cứu rỗi.

Nơi Gioan, với cách trình bày khác, câu trả lời của Phêrô chứa đựng cùng một nội

dung và phát xuất từ cùng một niềm tin : Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Thầy

từ Thiên Chúa mà đến, Thầy thuộc về một thế giới mà loài thụ tạo không thể tiếp

cận được, thế giới của mọi ước vọng, thế giới của Thiên Chúa Cực Thánh. Tất cả

mọi hình thức đức tin đều giống nhau về điểm này. Nhưng theo cách riêng của mình,

Tin Mừng Gioan đã đem đến cho lời tuyên xưng đức tin này một tầm mức hết sức

quan trọng. Lời tuyên xưng đó được đặt vào một bối cảnh hết sức rộng lớn. Bối cảnh

đó là số phận dân Israel và lịch sử của họ. Suốt chương VI, rất nhiều chi tiết cho

thấy những diễn tiến từ lúc Đức Giêsu sang bờ bên kia biển hồ Galilê (6,1) cho đến

lúc Phêrô tuyên xưng đức tin và Đức Giêsu khen ông đều diễn ra song hành với

những biến cố lớn của sách Xuất hành diễn tả sự ra đời của dân tộc Israel.

(…)

Những điểm tương cận đó (…) mang một ý định rõ rệt. Đàng sau những trùng hợp

này (…), Gioan lưu ý đến mối liên hệ sâu xa giữa biến cố Xuất Hành, giải phóng

dân riêng, vượt biển Đỏ, băng qua sa mạc, và kinh nghiệm mà Đức Giêsu muốn

các môn đệ Người trải qua. Theo Môisê ngày xưa và theo Đức Giêsu hôm nay, tự

căn bản, tiến trình cũng là một. Giữa những đồng bào thù nghịch và trong một

tương lai đen tối, vấn đề là nhận ra, nơi con người mà bề ngoài như bất lực kia, sự

hiện diện của Thiên Chúa và quyền năng Người, cũng như nhận ra sự đảm bảo một

tương lai hạnh phúc. Vấn đề cũng là bước theo Người, và sống niềm tin như

Abraham xưa kia và Đức Giêsu Kitô ngày nay.

Page 475: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 475 of 793

3. Trở thành môn đệ và chứng nhân cho Thiên Chúa của Đức Giêsu

Kitô. (Thư Hội đồng giám mục gởi cho người công giáo nước Pháp, Cerf, tr.

19…21)

“Vào cuối thế kỷ XX này, người công giáo Pháp ý thức rằng mình đang phải đối

đầu với một tình thế nghiêm trọng. Triệu chứng của tình thế này thì nhiều và đôi

khi đáng ngại. Dĩ nhiên, không được quá thổi phồng cơn khủng hoảng hiện

nay : báo cáo của Hội đồng giám mục về « trình bày đức tin cho thế giới hôm

nay » cho thấy ngay giữa những khó khăn, nhiều tín hữu đã đương đầu với thử

thách đức tin. Họ là những người đã tìm thấy nơi Giáo hội những lý do để tin, để

đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống, và để dấn thân lãnh nhận trách nhiệm

trong đời sống xã hội.

Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bưng bít những dấu hiệu đáng lo, đó là số người

đi lễ nhà thờ giảm sút, ký ức Kitô giáo phần nào mất đi, và sự phục hồi khó khăn. Ngày

nay, trong xã hội chúng ta, chính chỗ đứng và tương lai của đức tin bị đặt thành vấn đề

(…)

Chính trong bối cảnh xã hội này, từ Tin Mừng, chúng ta có thể chọn lựa những gì

phù hợp để giúp thế giới phát triển, nhưng cũng không quên Tin Mừng có thể phản

bác lại trật tự của thế giới và xã hội khi trật tự này trở nên vô nhân.

Tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng thời buổi hiện tại không bất lợi cho việc loan báo Tin

Mừng hơn những thời kỳ trước đây. Trái lại, tình thế nghiêm trọng hiện nay càng

thúc đẩy chúng ta trở về nguồn của đức tin cũng như thúc đẩy chúng ta trở nên

những môn đệ và chứng nhân cho Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô một cách cương

quyết hơn và dứt khoát hơn ».

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN

« GIỚI RĂN THIÊN CHÚA »

VÀ « TRUYỀN THỐNG LOÀI NGƯỜI »

(Mc 7,1…23)

Page 476: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 476 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Từ sạch sẽ của đôi bàn tay đến trong sạch của tâm hồn :

Máccô có chủ tâm khi đặt đoạn Tin Mừng chúng ta đọc hôm nay trong «phần nói

về bánh », giữa hai lần bánh hóa nhiều : lần thứ nhất tại vùng đất Do thái (6,35 và

tiếp theo), và lần thứ hai tại vùng đất dân ngoại (8,1-9). Quả thật, đó là cuộc tranh

luận giữa Đức Giêsu với những người biệt phái cùng ký lục về « sạch » và « ô uế»,

và, sâu xa hơn, về thái độ kỳ thị của người Do thái đối với dân ngoại. Họ cho rằng

dân ngoại thì « ô uế », do đó không được đi lại với những người này.

Tranh luận bắt đầu từ một phản ứng của biệt phái và ký lục từ Giêrusalem đến điều

tra « xì căng đan » do các môn đệ Đức Giêsu gây ra : vài người trong các ông

« dùng bữa (nghĩa đen : ăn bánh) với đôi bàn tay dơ, nghĩa là không rửa ».

Và Máccô kể cho những người dân ngoại đọc Tin Mừng của ông, một vài tập tục

nhằm bảo vệ người Do thái khỏi bị lây nhiễm những tập tục ngoại lai và giữ cho dân

Chúa được toàn vẹn về mặt xã hội cũng như tôn giáo. J. Potin viết : « Nhờ cả một

mạng lưới chằng chịt những điều cấm bao trùm từng giây phút, từng tình huống

trong đời sống hằng ngày mà dân Do thái vẫn giữ cẩn thận luật về trong sạch

(pureté) mà một thành viên của dân Thiên Chúa phải có. Ví dụ, tư tế phải thanh tẩy

hằng ngày trước khi bước qua tiền đường vào đền thờ. Những hy lễ đền tội dâng

tiến trong các cuộc hành hương ở Giêrusalem, những lễ nghi rửa tay, sự chay tịnh,

bố thí, những lời cầu nguyện đều nhằm tìm lại sự trong sạch (pureté). Đôi khi sự

trong sạch này bị mất đi vì những “sinh hoạt” của cuộc sống hằng ngày như: sinh

đẻ, lỗi luật, tiếp xúc với xác chết hoặc với người ngoại, người cùi, … Theo cách nói

của các rabbi (thầy dạy), luôn có một bức tường vây kín toàn bộ đời sống của người

Do thái để bảo vệ họ. » (Xem « Đức Giêsu, lịch sử đích thực », Centurion, tr.192-

193). J. Potin viết tiếp, những tập tục này tất nhiên đòi phải có : « lối sống định canh

định cư rất khác biệt với hoàn cảnh sống rầy đây mai đó của Đức Giêsu và các môn

Page 477: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 477 of 793

đệ. Hơn nữa, một số môn đệ là người bình dân nên dĩ nhiên không được chuẩn bị

sẵn sàng để tôn trọng những thói tục của dân thành thị. » (sách đã dẫn, tr. 193-194).

Sau khi trả lời những người biệt phái và ký lục, Đức Giêsu nói với đám đông rồi mới nói

với các môn đệ.

+ Chẳng những không tìm cách xin lỗi cho các môn đệ, Đức Giêsu còn cự lại những

người chống đối và đánh giá họ là « những kẻ giả hình », khi dùng những lời tiên tri

Isaia để nói về họ : « Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì

xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích ; và giáo lý chúng dạy là những giới

luật phàm nhân. » (Is. 7,6-7 và 29,13)

Kế đó, để tiếp tục phản công, Ngài tố cáo những « truyền thống » do cha ông truyền

lại (những «truyền thống » của loài người) thường cho phép thay đổi cả những giới

răn của Thiên Chúa. Thậm chí Ngài đưa ra một ví dụ điển hình (sách bài đọc không

nói đến) để lột mặt nạ tính giả dối của những kẻ hay soi mói: « Hãy thờ cha kính

mẹ », đó là giới luật tuyệt đối Thiên Chúa đã truyền cho dân Ngài qua miệng

Môisen ; tuy nhiên, người biệt phái đoan chắc rằng nếu ai hứa dâng cúng của cải

mình cho Ngân khố đền thờ thì được miễn nuôi dưỡng cha mẹ già (Họ nói rằng cái

gì đã hứa cho Thiên Chúa thì không thể cho người khác được nữa !) J. Potin giải

thích : « Đó rõ ràng là cách thay thế giới luật nền tảng của Thiên Chúa bằng sự

thánh hiến tiền bạc giả danh tôn giáo. Đây là một trường hợp quá đáng nên chính

những người Do thái cũng chống lại vì họ rất gắn bó với gia đình. Đức Giêsu làm

mọi người cảm nhận rõ ràng do đâu những truyền thống phát xuất từ cơ chế tôn

giáo có thể làm biến chất chính điểm căn bản nhất của nó và thậm chí cả hướng đi

trong sáng nhất của nó nữa. » (sách đã dẫn, tr. 194)

+ Rồi Đức Giêsu quay sang nói với « đám đông ». Sau khi đã vượt lên trên sự đối

nghịch sạch/ô uế theo nghi lễ, Ngài đi ngược lên tận nguồn gốc của sự ô uế luân lý,

nơi xuất phát mọi quyết định của con người : đó là « lòng » họ. Chỉ có một sự ô uế

thật sự mà con người mắc phải khi tự do quyết định theo điều dữ : «chính cái từ

con người xuất ra, là cái làm con người ra ô uế ».

Page 478: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 478 of 793

M. Quesnel khẳng định : «Chắc chắn đó là bài học chủ yếu của đoạn Tin Mừng

này : không có gì ở ngoài con người có thể làm họ trở nên dơ. Về điều này, Máccô

là một nhà cách mạng đối với người Do thái thời ông ; ông tỏ rõ rằng những

người tin vào Đức Kitô và gia nhập Giáo hội không còn lệ thuộc vào sự tuân giữ

những luật lệ của Israel về sạch/ô uế nữa : đụng một xác chết hay một người cùi,

ăn uống với người ngoại, uống máu những con vật, đối với người Do thái, tất cả

những hành vi này gây ra sự ô uế về lễ nghi, nhưng đối với người tin vào Đức

Kitô, thực sự chúng không còn chút khả năng nào để tách rời họ khỏi Thiên

Chúa. » (« Đọc Tin Mừng Thánh Máccô thế nào ?», Seuil, p.125)

+ Nhưng điều Đức Giêsu vừa nói với đám đông thì lập tức tiếp đó Ngài nói với các

môn đệ «trong nhà ». Sau khi đã kể ra một loạt những thói xấu và tội lỗi, Ngài kết

luận : « Tất cả những điều xấu xa đó đều từ bên trong xuất ra, và làm con người ra

ô uế. »

2. Từ phân biệt… đến cởi mở và thông hiệp :

Chính Máccô giải thích : « Như vậy Đức Giêsu tuyên bố mọi thức ăn đều thanh

sạch ».

Câu này (không có trong sách bài đọc) chắc chắn gây nên một cú sốc: « Ngay lập

tức, Đức Giêsu tuyên bố những truyền thống nhằm chia xã hội thành hai khối :

người tốt và kẻ xấu theo cách của đạo manichéisme (đạo thiện ác) là những truyền

thống lạc hậu. Theo kiểu phân chia này, một bên là những người « sạch », tức

người biệt phái (nghĩa từ này là « những người được tách biệt ra ») và bên kia là

những người ô uế, nên tránh, tức những người tội lỗi. Như vậy, Đức Giêsu vừa

thiết lập một xã hội mở. Phần Thiên Chúa, Người thông hiệp với tất cả những ai là

nạn nhân của sự phân biệt xã hội và tôn giáo do chủ trương của phái « những

người sạch và khắc nghiệt », tức những người biệt phái. Ngài ăn uống với những

kẻ ô uế, « những kẻ bị loại trừ » (người thu thuế, đĩ điếm, lính rôma, v.v.) Chính

điều mới mẻ này sẽ xô đổ những ngăn cách tai hại vào thời Đức Giêsu. » (J.

Hervieux, “Tin Mừng thánh Máccô”, Centurion, tr. 103)

Page 479: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 479 of 793

Một lời nói rõ ràng và có sức giải phóng dành cho những người đọc Tin Mừng

Máccô ở một thời đại mà Giáo hội sơ khai đang trải qua những căng thẳng và xung

đột giữa những Kitô hữu gốc Do thái và Dân ngoại. J. Potin nhận xét thêm : « Điều

phê phán trên chứng tỏ rằng việc áp dụng giáo huấn này không dễ dàng, như sách

tông đồ công vụ đã chứng minh : Phêrô đã phản đối : « Trong đời tôi, không bao

giờ tôi ăn những gì nhơ nhớp và ô uế », khi trông thấy một rổ những loài vật thiên

thần mời ông ăn trong giấc mơ (10,14). Nhưng vì người Do thái và dân ngoại cùng

hiện diện đồng bàn trong cộng đoàn Kitô hữu nên bắt buộc phải bãi bỏ những điều

cấm về ẩm thực dành riêng cho người Do thái một khi chúng không có chiều kích

luân lý. » (Sách đã dẫn, tr.195196) Qua việc công bố về sạch và ô uế, Đức Giêsu

mở ra con đường của tự do Kitô giáo.

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Giới răn của Thiên Chúa và tập tục phàm nhân. (Nocent, trong

« Célébrer Jésus Christ », Editions universitaires, số 7, tr.20…22)

Một cộng đoàn Kitô trẻ trung gặp khó khăn trong đời sống cụ thể trước những luật

lệ phải bỏ và phải duy trì. Không phải chỉ thời Cựu ước và trong đạo Do thái người

ta mới bị cám dỗ muốn ẩn trốn sau những tập tục và giới luật để được an tâm.

Cũng không phải chỉ ở thời đại chúng ta Kitô giáo mới biết đến những cám dỗ như

thế. Chính Giáo hội sơ khai cũng đã phải trải qua những cám dỗ này.

Thánh Phaolô chứng minh cho chúng ta thấy những luật lệ Do thái và sự trong

sạch nệ luật gây ra những thái độ cần phải chỉnh đốn. Sách tông đồ công vụ, thư

gởi tín hữu Galata, thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô, thư gởi tín hữu Rôma đều lần

lượt ám chỉ đến vấn đề này.

Thư gởi tín hữu Galata cho chúng ta thấy chính Phêrô cũng do dự trước tình hình

nghiêm trọng do phản ứng mạnh của một số người. Ông dùng bữa chung với người

ngoại giáo, nhưng khi một số người thân cận của Giacôbê từ Giêrusalem đến, ông

lẩn tránh và không dám tiếp xúc với người ngoại giáo nữa vì sợ những người đã cắt

bì. Thấy vậy, một số người Do thái khác cũng bắt chước ông. Thánh Phaolô đã

kịch liệt đả kích thái độ « ỡm ờ» này.(Galata 2,11-14)

Page 480: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 480 of 793

Chương 10 trong Tông đồ công vụ thuật lại : trong lúc Phêrô phải đương đầu với

những khó khăn này thì một thị kiến đã dạy ông thái độ cần có và ông đã vào nhà viên

bách quan dù theo luật như chính ông đã biết : người Do thái bị cấm vào nhà người

ngoại giáo.

Một vấn đề khác, đó là việc cắt bì. Một số muốn dân ngoại khi trở lại phải chịu cắt

bì (Ac 15). Chính Phêrô, thủ lãnh của Giáo hội, cũng cảm thấy khó mà quyết định

về những vấn đề này ; ông đã can đảm giải quyết nó nhưng không phải là không

phân vân.

Thánh Phaolô cảm thấy cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng thứ yếu của những tập

tục về thức ăn, nên ông viết : « Thức ăn dành cho bụng và bụng dành cho thức ăn.

Thiên Chúa sẽ hủy diệt cả cái này lẫn cái kia. » (1 Cor. 6,13) Trong thư gởi tín hữu

Rôma, về vấn đề này, ông đưa ra một phán đoán rất quân bình : « Nước Thiên

Chúa không phải chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và

hoan lạc trong Thánh Thần. » (14,17) Tuy nhiên, bằng cách khích lệ là cần phải

làm đúng lúc vì « những người yếu đuối », Phaolô nói tiếp : « Đừng vì một thức ăn

mà phá hủy công trình của Thiên Chúa. » (14,20) Tất nhiên mọi thức ăn đều sạch,

nhưng chúng sẽ trở nên sự dữ đối với người ăn chúng mà gây gương mù.

Những sự kiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn giáo huấn của thánh Máccô dành cho

các tín hữu của ông. »

2. Truyền thống là gì ? (H. Vulliez, trong « Thiên Chúa rất gần. Năm B »,

Desclée de Brouwer, tr. 146)

« Những người biệt phái trách các môn đệ Đức Giêsu «không rửa tay trước khi ăn »,

nghĩa là không trung thành với truyền thống. Nhưng truyền thống là gì ?

Trong đạo Do thái, luật bắt buộc các tư tế phải rửa tay trước khi cử hành phụng vụ

(Xuất hành 30,17-21). Các Rabbi biến luật này thành phức tạp hơn khi thêm vào đó

những chi tiết và những giải thích cho rõ ràng hơn.

Đàng khác, họ áp đặt lễ nghi này cho mọi người Do thái trước khi họ dùng bữa,

« lấy cớ là tất cả các bữa ăn đều là một hành vi tôn giáo và toàn thể Dân Israel là

dân tư tế ».

Page 481: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 481 of 793

Rồi, dựa vào một tiến trình mà ai cũng biết để biện minh cho những luật lệ này, họ nói

rằng chúng có nguồn gốc từ thời ông Môisen, người đã giải phóng dân tộc. Nên đó là

« Truyền thống ».

Nhằm phá vỡ tính máy móc của sự khép kín này, cũng như nhằm tháo bỏ nó khỏi

chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa nệ truyền thống, khởi đi từ sự đối lập giữa sạch

và ô uế, cái bên trong và cái bên ngoài, Đức Giêsu lập luận : «Không có gì từ bên

ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được ; nhưng

chính cái từ con người xuất ra mới là cái làm con người ra ô uế ».

Khi bên ngoài lấn át bên trong, dáng vẻ bề ngoài lấn át con tim, lễ nghi lấn át ý nghĩa,

trình diễn ngoạn mục lấn át nội tâm, luật lệ lấn át tinh thần ; thì đó sẽ là điều đồi bại.

Bản văn chính thức chúng ta đọc trong chúa nhật này đã bỏ đi một câu tố cáo sống

sượng sự phản bội dưới vỏ bọc của một truyền thống sai lạc : « Bất cứ cái gì từ bên

ngoài vào trong con người, thì không thể làm con người ra ô uế được, bởi vì nó không

đi vào lòng, nhưng vào bụng người ta rồi thải ra ngoài ».

Chỉ có một truyền thống đích thực, đó là dòng chảy từ con tim của Thiên Chúa đến

con tim của con người. Nhưng để dòng chảy lưu thông thông suốt, đương nhiên

cần có những ống dẫn. Những ống này càng mịn màng tinh tế càng ít cản trở dòng

chảy ».

3. Đức Giêsu giải phóng chúng ta. (Mgr Daloz, trong « Vậy, Ngài là ai ? »,

Desclée de Brouwer, tr.43)

« Đức Giêsu là con người tự do. Ngài giải phóng. Ngài là người con say mê tìm

vinh quang của Cha mình. Ngài bảo vệ các môn đệ chống lại các cuộc tấn công của

những kẻ nệ luật ; Ngài bảo vệ giới luật của Thiên Chúa không để chúng bị thay

thế bởi những luật lệ loài người. Đức Giêsu mời gọi chúng ta đi đến tận « tâm

điểm », tức tận trung tâm của con người mà từ đó phát xuất ra những gì là sạch và

ô uế. Ngài kêu mời chúng ta phải lãnh trách nhiệm của chính mình. Ngài cũng kêu

gọi hãy có sự trong sạch của tâm hồn, chứ không phải của đôi bàn tay. Chính khi

làm thế chúng ta ở trong chân lý, không giả hình, không biện minh vụn vặt cho

những chọn lựa nhỏ nhặt của mình, không kết án nhân danh những luật lệ chính

Page 482: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 482 of 793

chúng ta nặn ra. Đức Giêsu bắt người ta vừa phải đối diện với chính mình, với

cái « tâm » của mình, vừa phải đối diện với « giới luật của Thiên Chúa ». Đó chính

là hai tiêu chuẩn để đo lường sự chính trực. Như vậy, Đức Giêsu đưa chúng ta trở

về với điều cốt yếu nhất và giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của những điều vụn

vặt, những hình thức bên ngoài… »

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN

CHỮA NGƯỜI CÂM ĐIẾC

TẠI VÙNG ĐẤT DÂN NGOẠI

(Mc 7, 31-37)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Tại vùng đất dân ngoại...

Sau khi tranh luận với những người biệt phái và các ký lục về « sạch » và « ô uế »,

Đức Giêsu vào vùng dân ngoại, một cử chỉ cho thấy lời nói và việc làm của Ngài

luôn đi đôi với nhau. Khi đi ngang qua miền Tyrô và Siđôn (hiện nay thuộc

Libăng), nhận lời cầu xin của một phụ nữ Syrô-phênêxi, Ngài đã đuổi quỉ ám ra

khỏi con gái bà (7, 24-30 : Sách bài đọc năm B không trích câu chuyện này). Giờ

thì Ngài đã ở trong miền Thập Tỉnh (Đêcapôli) : Nơi chốn Máccô xác định ở đây

có tính cách thần học hơn là địa lý, vì người Do Thái coi miền có mười thành phố

này, ở phía Đông sông Gióc-đa-nô, như vùng đất ngoại giáo và ngoại quốc. Theo

Marcô, câu chuyện đã xảy ra chính tại miền này, và chỉ trong Tin Mừng của Ngài

mới có : « Người ta đem một người vừa điếc vừa câm đến với Đức Giêsu, và xin

Ngài đặt tay trên anh ».

2. Nguời câm điếc được chữa lành cách lạ lùng...

Lúc chúng ta chờ đợi Đức Giêsu chữa lành người câm điếc bằng một cử chỉ và lời

nói đầy quyền năng của Ngài, thì Máccô làm chúng ta kinh ngạc khi ông thuật lại

Đức Giêsu đã chữa lành theo cách các thầy lang ngoại giáo và Do thái thời đó

Page 483: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 483 of 793

thường làm.

Để tránh những con mắt tò mò, Ngài kéo riêng người câm điếc : « xa khỏi đám

đông » .

Ngài : « đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh ».

Chúng ta thấy Đức Giêsu cũng dùng nước miếng để chữa người mù ở Bét-sai-đa

trong Máccô 8, 23, và chữa người mù từ mới sinh trong Gioan 9,6.

J. Potin xác nhận : « Những cách thức chữa bệnh này rất thông dụng trong các đền

thờ ngoại giáo và vẫn còn thịnh hành trong các môi trường Kitô giáo» (« Đức

Giêsu, Lịch sử đích thực », Centurion, tr. 172). Ở đây phải chăng cũng cần nhắc là

trước thời canh tân phụng vụ, trong lễ nghi Rửa tội, có cử chỉ vừa lấy nước miếng

sức vào lỗ tai và miệng của đứa trẻ vừa đọc lại lời của Đức Giêsu ?

Ngài ngước mắt lên trời, một cử chỉ cầu nguyện và khẩn nài quen thuộc cho thấy

quyền năng của Đức Giêsu từ đâu mà có.

Ngài rên lên một tiếng. Đây không phải là tiếng kêu cảm thương đối với người

bệnh cho bằng một lời mời gọi sức mạnh thần linh đến để chiến thắng quyền lực sự

dữ.

Ngài phán một lời mầu nhiệm mà Máccô đã có ý thuật lại bằng tiếng araméen,

ngôn ngữ Đức Giêsu dùng, mặc dù ông viết Tin Mừng bằng tiếng hy lạp, đó là

« Effata », nghĩa là « hãy mở ra ».

Lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu có hiệu lực ngay tức thì : đôi tai của người câm

mở ra, lưỡi của anh như được tháo cởi, anh bắt đầu nói rõ ràng ; và, như trong

những câu chuyện khác về phép lạ, việc Chúa chữa lành làm dấy lên sự phấn khởi

nơi đám đông chứng kiến phép lạ, dù Đức Giêsu đã khuyên họ giữ kín.

3. . . .dấu chỉ thời đại Đấng Thiên Sai, …

Page 484: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 484 of 793

Lời tung hô Máccô trích dẫn để kết luận câu chuyện cho chúng ta thấy chìa khóa của

bài đọc : « Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả : ông làm cho kẻ điếc nghe được và kẻ

câm nói được. »

Phần thứ nhất của lời tung hô qui chiếu về sách Sáng tạo : « Thiên Chúa thấy tất cả

những gì Ngài đã làm đều tốt đẹp. » (Sáng thế 1, 31). Như vậy, nó ám chỉ việc Đức

Giêsu chữa lành bệnh tật là những dấu chỉ về sự sáng tạo mới mọi người chờ đợi

trong thời buổi cuối cùng.

Phần thứ hai hiển nhiên ám chỉ đến những sấm ngôn của Isaia, nhất là sấm ngôn

trong sách bài đọc của chúa nhật thứ 23 này : « Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra…và

miệng người câm sẽ reo hò mừng rỡ. » Điều này có nghĩa là tất cả những gì các

ngôn sứ loan báo đều được hoàn tất nơi Đức Giêsu. Nó cũng chào đón sự mở đầu

của thời đại Đấng Thiên Sai.

4…. Loan báo sự chữa lành khác : sự chữa lành thiêng liêng :

Việc Chúa chữa người câm điếc ở miền Thập Tỉnh được kết thúc bằng lời tung hô

chào đón những dấu chỉ Ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nó chuẩn bị cho việc chữa

người mù ở Bét-sai-đa trong 8, 22-26 (sách bài đọc năm B không có). Việc chữa

lành này sẽ mở đường cho các môn đệ nhận ra Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai.

Như vậy, theo Máccô, phép lạ này cho chúng ta thấy ý nghĩa tượng trưng của việc

chữa lành thiêng liêng mà các môn đệ Đức Giêsu đang cần. Trong câu chuyện, các

môn đệ không được chỉ đích danh. Các ông hình như vắng mặt. Nhưng lời mời gọi

đầy rung cảm : « Hãy mở ra » nhằm đến các ông trước tiên vì các ông vẫn còn câm

điếc một cách bướng bỉnh trước sứ điệp của Thầy mình. Chính các ông có tai mà

vẫn không nghe, nên tai các ông cần phải mở ra để có thể nghe lời Thầy mình và

lưỡi các ông cũng cần được tháo cởi để có thể lấy đức tin đáp trả lời mời gọi ấy.

Chính các ông có mắt mà không thấy (8,18), nên mắt các ông cần được mở ra và soi

Page 485: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 485 of 793

sáng để có thể tuyên xưng cùng với lòng tin tưởng: « Thầy là Đấng Thiên Sai »

(3,29).

Sau cùng, Máccô có chủ ý để phép lạ này xảy ra trong phần đất dân ngoại và đặt nó

trong « đoạn về bánh trường sinh » là đoạn hoàn toàn nói đến việc dân ngoại được

mời gọi lãnh nhận ơn cứu độ và được tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể ; ông cũng có

chủ ý khi đặt trên môi những người ngoại giáo lời tung hô : « Ông ấy làm việc gì

cũng tốt đẹp cả : ông làm cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được ». là muốn

công bố và báo trước lời tuyên xưng đức tin của các cộng đoàn Kitô hữu đã sinh ra

và sẽ sinh ra từ việc truyền giáo cho dân ngoại. Như vậy, những độc giả xuất thân từ

ngoại giáo trước kia cũng như ngày nay có thể dễ dàng lắng nghe đoạn Tin Mừng

này, đồng hóa mình với người câm điếc được chữa khỏi cũng như với đám đông

nhân chứng. Họ cũng được mời gọi « cởi mở đón nhận Lời và Hành động của Đấng

Cứu Thế », và « đừng sợ hãi khi phải ‘công bố’ chúng với thế giới » (Xem J.

Hervieux, « Tin Mừng Máccô », Centurion, tr. 107)

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. « Hãy mở ra ! » (H. Vulliez, « Thiên Chúa rất gần. Năm B », DDB, tr. 147-

148).

« Phải chăng Đức Giêsu là người chuyên làm phép lạ để lòe bịp dân chúng, lôi

cuốn họ theo mình và làm cho họ sống sảng khoái mê li trong một thế giới hư ảo ?

Khi thuật lại cho chúng ta trình tự chi tiết về việc chữa lành người câm điếc,

Máccô, tác giả Tin Mừng, hướng dẫn chúng ta nhìn xa hơn, nhằm giúp hiểu Đức

Giêsu cách sâu sắc hơn. Khi chữa người khuyết tật để anh có thể nghe và nói được,

Đức Giêsu mạc khải Ngài là ai : hơn hẳn một người có phép thần thông, Ngài

chính là Đấng Thiên Sai.

Thực vậy, Isaia đã loan báo điều ấy. Lúc Đấng Thiên Sai đến giải thoát dân Ngài,

« thì mắt người mù sẽ mở ra và tai người điếc nghe được ». Đối với sự điếc lác,

mù tối, câm nín và tê liệt, Ngài là dấu chấm hết. Ngài sẽ tạo nên những con người

mới. Và giờ đây, nhờ Đức Giêsu, người mù xem thấy, người điếc nghe được,

Page 486: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 486 of 793

người câm lên tiếng và người tê liệt bước đi. « Mọi sự Ngài làm đều mới lạ… và

tất cả những gì Ngài thực hiện đều đáng ca ngợi ».

Thời kỳ Đấng Thiên Sai được thể hiện mỗi khi con người đi từ tháp Babel nơi

không ai hiểu ai đến Lễ Ngũ Tuần là lúc mọi người đều nghe và hiểu nhau nói gì,

dù rất khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc và văn hóa ; mỗi khi lời người khác không

bị phớt lờ và giải thích một chiều ; mỗi khi lời nói của những người đã từng không

thể phát biểu trong những cuộc họp, những đại hội, trước micro và máy quay phim,

nay được vang lên khắp nơi, không còn bị cấm đoán nữa ; mỗi khi những kẻ xấu

không còn dám khẳng định mình làm « việc nhân đạo » bằng cách chiếm đoạt

quyền ăn nói của những người «thấp cổ bé miệng » trong xã hội vì sau cùng, ai

cũng có quyền lên tiếng ; mỗi khi ai nấy đều chăm chú lắng nghe những khát vọng

cao đẹp nhất của tâm hồn và những cảm hứng đúng đắn nhất của tinh thần nơi bản

thân mình cũng như nơi người khác.

Thời kỳ đấng Thiên Sai cũng được thể hiện mỗi khi chúng ta phá tung được bức

tường giam hãm mỗi người. Bức tường hình thành bởi tính tình và sự giáo dục đã

nhận, hoặc bởi sức ép của xã hội và chính trị ; mỗi khi thay đổi được điều kiện làm

việc ở xưởng thợ, trong dịch vụ, nơi văn phòng, điều kiện làm việc khiến con người

khó hoặc không thể giao tiếp với nhau.

Thời kỳ đấng Thiên Sai cũng được thể hiện mỗi khi con người cùng nhau tạo lập

được thế quân bình chính đáng giữa lời phải nói và sự im lặng để lắng nghe ; mỗi

khi trong gia đình, trong nhóm, trong các đám đông, mối dây giao tiếp trở thành

mối dây hiệp thông ; mỗi khi các tín hữu phân định được tiếng Chúa trong những

điều con người nói với nhau ; mỗi khi những bạn hữu của Đức Giêsu không còn ấp

úng trong việc loan báo Tin Mừng và ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa.

2. Kỳ diệu thay những cử chỉ của Đấng Nhập Thể ! (N. Quesson, trong « Những

cuộc đàm đạo ngày chúa nhật. Năm B », Droguet et Ardent, tr. 187-188)

« Sự chữa lành hay sự giải thoát Đức Giêsu muốn thực hiện nơi chúng ta đến với chúng

ta bằng cách nào ? Các giáo phụ trả lời : « Bằng nhân tính thánh thiện của Đức Giêsu ».

Đúng vậy, Đức Giêsu chữa lành chúng ta bằng Thân Thể Ngài và bằng cách tiếp xúc

với thân thể chúng ta ! Marcô nhấn mạnh rất nhiều đến khía cạnh này của dấu chỉ :

Page 487: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 487 of 793

« Ngài đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Ngài

ngước mắt lên trời, rên lên một tiếng… » Tòan bộ hành vi cứu độ của Đức Giêsu Cứu

Thế được giải thích qua những cử chỉ thân xác. Chúng ta thường có khuynh hướng xóa

bỏ những hình ảnh đầy cảm tính của Đức Giêsu dù chúng « rất người ». Nhưng chúng

ta sẽ không thể gạt bỏ điều này, đó là Đức Kitô cứu độ chúng ta không phải bằng lời

nói mà bằng những cử chỉ biết nói : bữa Tiệc ly, máu đổ ra từ Thập giá, hòn đá được

lăn ra khỏi ngôi mộ trống. Chính những cử chỉ cụ thể này đã nói lên điều muốn nói !

Kỳ diệu thay những cử chỉ của Đấng Nhập Thể !

Do đó, đương nhiên, các bí tích cũng nằm trong chiều hướng chung của việc Nhập

Thể : một mình gặp gỡ Thiên Chúa không qua những cử chỉ cứu độ của Đức

Giêsu… là một giấc mơ hão huyền mau qua và sẽ kết thúc mau lẹ bằng việc không

còn sống-với-Thiên-Chúa nữa, nhưng là sống theo bản tính tự nhiên : con-ngưòi-

khép-kín-trong-chính-mình, con người điếc, câm, mù tối trước những thực tại cao

cả. Chúng ta chỉ gặp gỡ Thiên Chúa thực sự nhờ đôi tai, cái lưỡi và đôi mắt. Sự

gặp gỡ với Đức Giêsu chỉ có sức mạnh biến đổi thực sự nhờ những dấu chỉ bí tích,

những dấu chỉ thuộc thân xác và trong Giáo hội là Thân Thể mầu nhiệm của Đức

Kitô.

Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có thái độ nào đối với những cử chỉ Đức Kitô

muốn thực hiện trên chúng ta ? Chúng ta sẽ đến gần Đức Giêsu để Ngài biến đổi

chúng ta thành con người mới, con người được chữa khỏi câm điếc hay không ?

Con người từ nay trở đi hoàn toàn rộng mở ! [3]

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN

- “TRÊN ĐƯỜNG”, MỘT LỜI LOAN BÁO LÀM HOANG MANG.

- “Ở NHÀ”, MỘT LỜI DẠY GÂY KINH NGẠC

(Mc 9,30-37).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. “Trên đường”, một lời loan báo làm hoang mang.

Page 488: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 488 of 793

Ngay sau khi Phêrô tuyên tín ở miền Xê-sa-rê Phi-lip-phê, Lần đầu tiên, Đức Giêsu

loan báo cuộc thương khó và sống lại của Người (Mc 8,27-31). Sau cuộc hiển dung

trên núi cao (9,2-8), Chúa đang băng qua miền Galilê cùng môn đệ. “Người không

muốn cho ai biết”, thánh sử ghi rõ, bởi vì từ này Người muốn dùng thời gian để

huấn luyện các môn đệ. Người cố gắng hướng dẫn các ông chấp nhận cái viễn tượng

đảo lộn hướng tư duy là: một Đấng Mêsia bị chính dân Người ruồng bỏ.

“Trên đường” (câu 33), địa điểm tượng trưng cho cuộc hành trình về Giêrusalem,

Người giáo huấn họ bằng cách nhắc lại lời loan báo lần trước: “Con Người sẽ bị nộp

vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ

sống lại”. Từ ngữ Chúa dùng hầu như giống hệt lần trước.

- Cũng như ở câu 8,31, Đức Giêsu nói về chính mình bằng cụm từ “Con Người”,

một nhân vật bí nhiệm và uy quyền, mà ngày tận thế sẽ đến trên đám mây để phán

xét loài người (Đn 7,13-14).

- Nhưng khác lần trước, lần đó, Chúa loan báo Người sẽ phải “chịu đau khổ

nhiều” “bị các kỳ mục, thượng tệ cùng kinh sư loại bỏ”, còn ở đây, Người chỉ

nói “bị nộp vào tay người đời”, giống những vị tử đạo trong Cựu Ước bị nộp vào

tay quân bách hại (Gr 26,24; Tv 71,4; Tv 140; Đn 7,22).

Khi áp dụng cách nói này cho chính mình, Đức Giêsu coi cuộc khổ nạn của Người

giống với cuộc bách hại các ngôn sứ và các người công chính trong Cựu Ước phải

chịu; và Người cũng dấn bước trên con đường trung tín với Thiên Chúa đến tận cái

chết.

- “Bị nộp”: Đức Giêsu quả thật đã bị Giuđa nộp cho các thượng tế (14,10); bị các

thượng tế nộp cho Philatô (15,10) và sau cùng bị Philatô giao nộp cho lý hình

(15,15).

- Một chi tiết đáng ngạc nhiên: Đức Giêsu nói về cuộc khổ nạn của Người ở thì

hiện tại: “Con Người bị nộp vào tay người đời...”. Chắc chẳn thánh sử muốn chỉ

một tương lai gần, khi dùng thì hiện tại. Nhưng cũng có thể ông muốn nói rằng kế

hoạch cứu độ của Chúa Cha đã bắt đầu được thực hiện, tuy không thấy nhưng cũng

không thể đảo ngược.

Các môn đệ vẫn một mực nghe mà không hiểu. H.Hervieux giải thích: “Vẫn là vấn

đề “không hiểu” của các môn đệ trước những cố gắng của Đức Giêsu, khi Người

Page 489: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 489 of 793

muốn đưa các ông vào mầu nhiệm cuộc đời Người. Như ta đã thấy, Phêrô đã tỏ

thái độ phản loạn đích thực khi nghe loan báo về cái chết của Chúa (8,32). Còn

lần nầy, tâm trí kín mít của các môn đệ được tỏ rõ bằng cách các ông không dám

hỏi Thầy, không dám bàn tiếp về những thử thách đang chờ đợi Thầy. Qua đó,

chúng ta thấy rằng trực diện với cái chết khó chừng nào!” (“L'Evangile de Marc”,

Centurion, trang 133).

2.”Ở nhà”, một lời dạy gây kinh ngạc.

Giờ đây chúng ta “ở Ca-phác-na-um” tức là “ở nhà”, địa điểm tượng trưng cho

những cuộc trò chuyện kín đáo, chủ ý dạy dỗ các môn đệ.

- Với cương vị một tôn sư dầy dạn kinh nghiệm, Người hỏi các môn đệ về đề tài

mà trên đường các ông đã tranh luận sôi nổi, những cuộc tranh luận mà người ta

thường coi là quan trọng trong quá trình huấn luyện của các vị tôn sư. Các ông

không dám nói sự thật nên ngậm miệng làm thinh. Bởi vì trong khi thầy mình loan

báo về con đường khổ nạn sắp tới, thì các ông chỉ tranh luận về ngôi thứ, về vinh

dự: “các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả”.

- Rồi, Đức Giêsu ngồi xuống gọi “Mười Hai ông lại”. “Mười Hai ông” một danh

xưng hiếm thấy nơi Máccô (3,14;6,7), điều đó nghĩa là giáo huấn mà Chúa sắp nói

đây nhằm nhóm các Tông đồ, những người nắm giữ trọng trách trong Giáo Hội

tương lai. GIáo huấn này đảo lộn ngôi thứ thường tình trong phẩm trật nhân

loại: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục

vụ mọi người”.

J.Hervieux giải thích: “Chúa lấy người rốt hết đối chọi với ngừơi đứng đầu, lấy

“người đầy tớ mọi người đối chọi với người cai quản. Điều nghịch lý này tất nhiên

có nghĩa rõ rệt nhất khi nhìn cuộc đời Đức Giêsu, Đấng đã thực hiện trong bản

thân và trong sứ mạng của Người. Người là Đấng cao cả hơn hết đã tự đặt mình

vào chỗ rốt hết để phục vụ mọi ngừơi” (Sđd, trang 135).

- Và để biết chắc mọi môn đệ đều hiểu, Chúa đã soi sáng lời nói bằng một cử chỉ

đầy ý nghĩa. Thời đó người ta coi trẻ nhỏ là “đồ bỏ”, vậy mà Đức Giêsu đem một

em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như

em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. Và ai tiếp đón Thầy thì không phải là

Page 490: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 490 of 793

tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.

J.Hervieux giải thích tiếp: “Cử chỉ này có một tầm quan trọng không ngờ. Đem

một em nhỏ đặt vào giữa nhóm môn đệ và ôm hôn nó: các cử chỉ này đều đi ngược

phong tục hồi đó. Xã hội cổ đại không quan tâm tới trẻ em. Trái lại, thay vì đối xử

với chúng như những người sẽ lớn, người ta coi chúng như “vô giá trị”, như đồ

bỏ. Tục lệ còn dạy người ta loại bỏ, khai trừ chúng ra khỏi cộng đoàn tôn giáo vì

chúng không hiểu biết Lề Luật” (Sđd, trang 135-136).

Như vậy, đặt một em nhỏ vào giữa nhóm môn đệ, em nhỏ ở đây tượng trưng cho

những người nghèo, những người bị loại trừ, Đức Giêsu đã trả lời rõ ràng cho vấn đề

các ông tranh cãi lúc đi đường: “Ai là người lớn nhất?” - “Tìm kiếm vinh dự là điều

trơ trẽn nơi những người theo Đức Giêsu, lúc Người đang bước vào con đường khổ

nhục của cái chết. Làm “đầy tớ” mọi Người, mở cửa pháo đài Hội Thánh cho

những người hèn kém nhất, những người nghèo đói nhất, đó là “dịch vụ” mà Đức

Giêsu truyền cho các môn đệ phải thi hành. Để thêm trọng lượng cho giáo huấn

này, Đức Giêsu kết luận bằng từ “đón nhận”. Người là Đấng Chúa Cha sai đến.

Đón nhận Người qua những ai nhỏ bé là đón nhận chính Thiên Chúa. Thiên Chúa

mặc hình dáng một trẻ nhỏ, đó là một sứ điệp bất ngờ, rất độc đáo của trang Tin

Mừng đẹp đẽ hôm nay” (Sđd, trang 136).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Thang giá trị mới (Đức Cha L.Daloz trong “Qui donc est-il?”, DDB, trang 55-

56).

Đây là lần thứ hai Đức Giêsu loan báo cho môn đệ điều sẽ xảy đến cho Người.

Người biết mình sẽ đi về đâu và Người nói không úp mở về cái chết gần kề và sự

sống lại của Người. Phải chăng Người đã phải chịu nỗi lo âu về cuộc khổ

nạn: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho Con khỏi uống chén này?”. Người còn lo

lắng hơn, e rằng cuộc thử thách này bỗng nhiên ập xuống trên các môn đệ, những

kẻ đã theo Người cho đến lúc này. Nhưng họ lại không hiểu gì và họ sợ không dám

hỏi Người. Phải chăng họ cũng tiên cảm được mối nguy đang rình chờ? Chúng ta

đôi khi cũng không hiểu Đức Giêsu nói gì. Có lẽ vì ta sợ phải hiểu chăng? Qua im

lặng, các môn đệ bình thản ở lại trong sai lầm: Nước Trời mà họ mơ tưởng là nước

Page 491: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 491 of 793

mà ở đó họ đóng vai ông lớn, là nơi mà họ tranh cãi xem ai trong nhóm họ là người

lớn nhất. Khi Đức Giêsu hỏi họ: “Lúc đi đường các anh đã tranh luận gì thế?”, họ

làm thinh. May thay, Đức Giêsu dịu dàng và kiên nhẫn loại bỏ sự im lặng và suy

nghĩ sai lầm của họ. Vương quốc của Chúa là vương quốc của người phục vụ, là

nơi người trước hết trở nên rốt hết, người nhỏ bé nhất trở nên người lớn nhất. Đức

Giêsu hiểu rất rõ bản tính con người. Người không cho phép các môn đệ giam

mình trong sự thinh lặng để che giấu nỗi sợ hãi và tham vọng. Người đi bước đầu,

loan báo, chất vấn, giải thích. Rồi Người đặt một em bé ở giữa các ông, để tỏ cho

các ông thang giá trị mới, nó bắt nguồn từ tình yêu đối với Chúa Cha”.

2. “Ai là người lớn nhất?” (Noel Quesson, trong “Les entretiens du

Dimanche. Année B”, Droguet & Ardant, trang 194-195).

“Trong xã hội loài người, tự nhiên ai cũng muốn chiếm được vị trí quan trọng. Đó

cũng là luật lệ của thế giới loài vật, một thế giới rất có phẩm trật: luật rừng xanh, nơi

kẻ mạnh đè bẹp kẻ yếu, nơi người lớn thống trị người bé. Nhưng Đức Giêsu đến đảo

ngược lô-gic đó: “Ai muốn làm đầu thì hãy làm người rốt hết... Ai muốn làm người

lớn thì hãy làm đầy tớ mọi người”.

Những câu nói khiêu khích, cách mạng này không do các tông đồ sáng chế ra đâu,

vì chính họ là người mong chiếm được địa vị cao. Nhưng chính Đức Giêsu đã đảo

ngược khuynh hướng tự nhiên của con người. Nếu chỉ đổi chủ mà thôi thì không

hơn gì: nếu người bị thống trị lại trở thành người thống trị, nào có thay đổi gì. Vậy

mà lịch sử loài người lại đầy dẫy những cuộc nguỵ cách mạng, những người hò

hét “đả đảo quân bóc lột” lại trở thành nỗi kinh hoàng cho những người thấp cổ bé

miệng.

Đức Giêsu đề nghị một giải pháp khác: ông chủ tự nguyện làm đầy tớ mọi người.

Đây là một cuộc cách mạng diễn ra trong nội tâm con người: một cuộc đổi mới tâm

hồn, một sự từ bỏ quyền thống trị người khác.

Để làm điều đó Đức Giêsu nêu ra một minh hoạ: đứa bé.

Trẻ em là một sinh vật nhỏ bé, không được trọng vọng ngoài xã hội, không có khả

năng tự vệ, lại dễ bị người ta loại bỏ, kể cả bằng cách phạm pháp, như giết nó ngay

Page 492: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 492 of 793

khi còn trong bào thai, nghĩa là vào lúc nó không có một chút khả năng nào để tự

vệ. Đứa bé là một kẻ nghèo hèn đúng nghĩa nhất vì nó chẳng có quyền gì. Lúc nào

và ở đâu, người ta cũng có thể trao nó vào tay những kẻ mạnh, kẻ có quyền lực.

Vào những ngày này, khi bắt đầu các hoạt động, chúng ta tự hỏi xem mình sẽ phục

vụ ở đâu?”.

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN

“Ở NHÀ”, VÀI LỜI NHẮN NHỦ

ĐỨC GIÊSU GỞI ĐẾN CỘNG ĐOÀN CÁC MÔN ĐỆ

(Mc 9,38-48).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Đi theo Con Người.

Chúng ta vẫn “ở nhà” tức tại Ca-phác-na-um, nơi đây mang một ý nghĩa tượng

trưng, nghĩa là nơi Đức Giêsu dạy dỗ riêng cho các môn đệ. Đức Giêsu dừng chân

ở đây trên đường lên Giêrusalem. Người sẽ chịu cuộc tử nạn mà trước đây Người

loan báo hai lần tại thành này.

- Đặt trong bối cảnh trên đường lên Giêrusalem, chúng ta sẽ rất dễ hiểu những lời

Đức Giêsu. Trong “Tin Mừng theo thánh Máccô”, B. Standaert nhận xét như

sau: “Việc Máccô ghép giáo huấn luân lý của ông vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô

thật đáng suy nghĩ. Thay vì lên lớp dạy luân lý, hoặc trích dẫn luật lệ trong Kinh

Thánh này nọ, ông không nhìn nhận nền tảng đời sống luân lý Kitô giáo nào khác

ngoài việc noi gương bắt chước Đức Kitô. Những trình thuật lớn loan báo số phận

của Con Người thật ra không phải là những lời khuyến khích, nhưng khởi đi từ

thân phận Đức Kitô, ta có thể hiểu ra những việc làm cần thiết mà người Kitô hữu

phải tuân giữ. Ta sẽ không còn ngạc nhiên thấy đời sống thực hành này là quyết

liệt, không khoan nhượng (...). Thập giá hiện diện không những trong việc đảo lộn

thân phận, làm cho người lớn nhất trở nên kẻ phục vụ mọi người, mà còn trong

khả năng dám chặt tay, chặt chân, móc mắt bỏ đi, nếu những chi thể này làm cớ sa

Page 493: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 493 of 793

ngã”. (Cerf, tr. 78-79)

Những lời Chúa nói được Máccô thuật lại còn vượt ra ngoài phạm vi các môn đệ,

để nhắm đến các cộng đoàn Kitô hữu. Điều này có thể làm cho óc suy luận kiểu

Tây phương của ta kinh ngạc và lạc hướng. Điều quan trọng trong các những lời

Đức Giêsu nói, không phải là những đề tài, mà là những từ đặt trong ngoặc kép,

như: “nhân danh” Đức Giêsu, trong phần đầu đoạn Tin Mừng này, “kẻ bé

mọn” và “làm cớ sa ngã” trong phần cuối.

2. Dẹp bỏ tinh thần bè phái.

Giáo huấn đầu tiên của Đức Giêsu phát xuất từ phản ứng bè phái của Gioan, con

ông Giêbêđê, có biệt danh là “con của sấm sét” (3,17). “Thưa Thầy, chúng con

thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy

không theo chúng ta”. Đức Giêsu không đồng ý, Người cảnh giác các môn đệ về

nguy cơ muốn chiếm độc quyền về đức tin và Thánh Linh. J.Hervieux cắt

nghĩa:“Đức Giêsu không chấp thuận cho Hội Thánh của Người có “tinh thần kín

cổng cao tường” “tinh thần pháo đài”. Lệnh của Chúa là phải mở rộng vòng tay

đón tiếp hết thảy những ai không tỏ ra thù nghịch với mình. “Ai không chống lại

chúng ta, là ủng hộ chúng ta”. Chắc hẳn những lời này rất quan trọng đối với một

Hội Thánh như cộng đoàn của Máccô, vì lúc đó cuộc bách hại thúc đẩy họ co cụm

lại, sống kín cổng cao tường” (“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 137-138).

- Chúa còn đẩy ý tưởng đó đi xa hơn, nên nêu thí dụ “ly nước lã”. Một cử chỉ nhỏ

bé nhất được thi hành giúp các môn đệ của Người “vì lẽ anh em thuộc về Đấng

Kitô” có giá trị trước mặt Thiên Chúa:“người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”.

3. Dám liều chọn lựa hy sinh.

Giọng điệu còn trở nên nghiêm trọng hơn với một chuỗi dài những câu được liên kết

bằng “từ mấu chốt”:“làm cớ sa ngã”.

- Trước hết, một lời cảnh cáo nghiêm khắc cho những người dựng lên chướng ngại

vật, làm cho những“kẻ bé mọn” (tức là những tín hữu mà đức tin còn non yếu) bị

vấp ngã.

Ta còn nhờ thánh Phaolô đã cống hiến một phần lớn thư của Người bàn về nguy cơ

Page 494: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 494 of 793

làm cớ sa ngã. Khi giải thích cho những Kitô hữu đang hoang mang ở Côrintô rằng họ

đã được giải phóng khỏi những luật lệ Do thái giáo, thánh tông đồ liền dặn

thêm: “Nhưng hãy coi chừng kẻo sự tự do của anh em nên dịp cho những người yếu

đuối sa ngã... Thế là sự hiểu biết của bạn làm hư mất một người yếu đuối, một người

anh em mà Đức Kitô đã chịu chết để cứu chuộc” (1Cor 8,9-12).

Hôm nay từ miệng Đức Giêsu, chúng ta cũng đón nhận giáo huấn đó. Vào lúc,

Đấng Mêsia-Tôi Tớ, đi lên Giêrusalem để trao nộp mạng sống vì yêu thương,

Người long trọng tuyên bố: trong cộng đoàn các môn đệ, phải hết sức tôn trọng

người nhỏ bé nhất trong số các anh em của Người.

- Kế đó là ba lời cảnh giác đối với ba chi thể của ta, vì chúng có thể lôi kéo người

môn đệ sa ngã:“Nếu tay anh... Nếu chân anh... Nếu mắt anh...”.

M.Quesnel tự hỏi: “Sao chỉ có 3 chi thể đó? Chắc hẳn vì chúng tiêu biểu cho

những gì loài người thường vi phạm, đó là: trộm cướp, bạo lực, ước muốn

xấu...” (Mc 7,21-22).

Ngoài ra, tay mắt và chân là thứ mà ta có từng đôi, mà nếu mất đi một thì cũng

không đến nỗi tàn phế. Việc hài tên chúng lần lượt từng cái một là một kiểu nói

hùng biện có tác dụng mạnh đến người nghe.

Thật ra cách nói khoa trương cũng không phải là không có trong những câu có

hình thức mâu thuẫn này. Hội Thánh không bao giờ giải thích theo nghĩa đen;

ngôn ngữ thì đầy hình ảnh và có tác dụng là nhờ những câu đối lập nhau. Géhenne

là thung lũng sâu khó xuống được, nằm ở phía dưới thành Giêrusalem, là nơi

người ta đốt những rác rưởi, đồ phế thải, nên ở đó luôn xông lên những mùi nồng

nặc kinh khủng, như vậy, Géhenne đối lập với sự sống hay Nước Thiên Chúa. Mọi

người cần tránh xa nó, vì đó là nơi tiêu huỷ tận diệt... Trái lại, sự sống và Nước

Thiên Chúa là một thách thức đáng cho ta tận dụng mọi nỗ lực để đạt tới. Tất cả

những gì làm ta tách xa sự sống và Nước Thiên Chúa đều xấu xa. Sự sống và Nước

Thiên Chúa ấy đáng cho ta quyết tâm lựa chọn, dù có phải thiệt mất một phần thân

thể.” (“Comment lire un évangile? Marc”, Seuil, trang 170).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

Page 495: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 495 of 793

1. Rừng cấm! (F.Deleclos trong “Prends et mange la Parole” Centurion -

Duculot, trang 169-171).

Mọi câu lạc bộ ưu tuyển, dòng tộc, giáo phái hoặc ghet-tô, dù chúng thuộc dòng tu

hay triều, thường gây ra và nuôi dưỡng những cơn ganh tị. Mọi cộng đoàn hoặc

nhóm khép kín, co cụm, đều ra sức bám víu vào những đặc quyền, đặc lợi đã có (...).

Sách Dân số cung cấp cho ta một thí dụ điển hình. Khi Giosuê ganh tị, bực tức thấy

có hai người nói tiên tri, mặc dầu họ không được uỷ quyền, cũng không được “thụ

phong”. Họ là những tay săn trộm trong rừng cấm.

Đây cũng là một cơn ghen thực sự mà Gioan, đại diện cho nhóm Mười Hai, mắc

phải. Hãnh diện vì thuộc về nhóm tông đồ được tuyển chọn và được quyền “xua

trừ các thần dữ” nhân danh Đức Giêsu, các ông thấy đặc quyền của mình bị đe dọa

bởi “một người không đi theo (Đức Giêsu)” mà làm được các phép lạ... Các ông

giận dữ, chống đối, tố cáo, đòi lên án. Khốn cho tên cạnh tranh bất lương!

Phản ứng và câu trả lời của Môsê cũng như của Đức GIêsu, tuy rất vắn gọn, nhưng

mang cùng một ý nghĩa và một giáo huấn trong sáng có thể đưa đến những kết quả

khôn lường. Các anh la lối, tức giận vì thấy một điều thiện, một điều tốt được thực

hiện bởi một người không công khai, chính thức thuộc về nhóm “ưu tuyển”, hoặc

thuộc về cộng đoàn của Đức Kitô sao? Trái lại, nào các anh không nên vui mừng vì

thấy Thần Khí Chúa tỏ mình, và thấy thần dữ bị xua trừ sao? Các anh lấy quyền gì

để hạn chế Thiên Chúa can thiệp; tự mình đặt ra những biên giới, những điều kiện

bắt Thiên Chúa phải tuân theo? Các anh nghĩ rằng Thiên Chúa của Ápraham, của

Isaac, của Giacóp và của Đức Giêsu, Đấng Thiên Sai, là tư hữu độc quyền của một

dân tộc, một Giáo Hội, một đường lối tu đức, hoặc một đường lối mục vụ sao? (...).

Trong lúc họp nhau cử hành Thánh Thể, ta ý tứ đừng tạo ra một “nhóm người

sạch”, và hãy áp dụng cho ta lời thánh vịnh: “Ai có thể nhận ra những lầm lỗi của

mình? Lạy Chúa, xin thanh tẩy con khỏi những tội con không hay biết. Xin gìn giữ

tôi tớ Người khỏi tính kiêu căng: xin cho nó đừng bao giờ chiếm giữ lòng con”.

2. Cạm bẫy của ngôn từ “xin” và “cho” (“Points de repère en pastorale

sacramentelle”, Document - Episcopat, số 10-11, juin 94, introduction, trang 2-3).

Chúng ta thường bị mắc kẹt bởi cách dùng ngôn từ: cho và xin. Ta tự nghĩ mình,

Page 496: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 496 of 793

và chỉ có mình, là những người cho, vì mình có các bí tích, như thể chúng ta tạo ra

và phân phát các ơn lành do bí tích ban. Nhưng phải nhìn nhận rằng cả chúng ta

cũng chỉ là những người xin khi lãnh nhận hoặc ban các bí tích. Vì lý do thần học,

có một điều ta không dám nêu lên trong lãnh vực mục vụ bí tích, đó là Chúa Thánh

Linh đã hoạt động trong tâm hồn con người trước chúng ta, và rằng Nước Thiên

Chúa luôn vượt ra ngoài ranh giới của Giáo Hội hữu hình. Nhờ hoạt động của

mình, Thánh Linh thực hiện tác vụ ngôn sứ nơi những người nhận lãnh, để mạc

khải cho ta công trình Thiên Chúa thực hiện nơi họ.

(...) Nói cách khác, chúng ta cần học hỏi nơi những người đến với ta hoặc ta đến

gặp họ: đó là học để biết nhìn họ với con mắt khác, để tìm ra một điểm gặp gỡ

khác, chứ không chỉ qua các bí tích. Phải chấp nhận để Thánh Linh được tự do nói

với ta qua họ, về Thiên Chúa và về cách khám phá ra Người.

Vì những lý do này, mục vụ bí tích không chỉ là mục vụ đức tin hoặc khai mở đức

tín. Nó còn là mục vụ tình thương vô vị lợi, biết đón tiếp và biết lắng nghe. Chúng

ta có thể cải hoá bản thân mình nhờ điều mà những người này nói với ta về cuộc

sống của họ, hoặc nhờ những câu họ hỏi về Thiên Chúa, về Hội Thánh, nhất là khi

lòng họ bị tổn thương, oán giận hoặc những ước muốn mơ hồ.

Đón tiếp luôn đi đôi với cố gắng để nhận định những mong muốn thầm kín thường

được che giấu bởi một đòi hỏi trực tiếp.

3. Tự do của Thiên Chúa (Các Giám mục Pháp, trong “Lettre aux

catholiques de France”, Cerf, trang 76-77).

Kinh nghiệm về việc Phúc Âm hoá ngày nay giúp ta có nhận xét sơ khởi này: ngày

nay trong xã hội chúng ta, có một số người đang mong đợi điều gì đó từ Hội

Thánh, và họ có thể bày tỏ sự mong đợi đó khi tiếp xúc với Hội Thánh bằng cách

này hay cách khác: hoặc đến xin lãnh bí tích rửa tội, hôn phối; hoặc vào lúc, những

biến cố vui mừng hay thử thách xảy ra trong đời họ; hoặc do tình cờ họ gặp một

cộng đoàn Kitô hữu, một nhóm nào đó, hoặc cũng có thể họ gặp một phong trào có

tổ chức, giới thiệu cho họ con đường khai tâm dẫn tới Tin Mừng, tuỳ theo hoàn

cảnh sinh sống của họ.

Page 497: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 497 of 793

Ta không công nhận rằng: những gặp gỡ như vậy thường chất vấn ta và đẩy lùi

kiểu lô-gíc truyền giáo đã in sâu trong tâm trí ta đó sao? Bởi vì theo lô-gíc thương

mại, hoặc lô-gíc chức năng, chúng ta tưởng rằng muốn truyền giáo, Giáo Hội cần

phải giữ một thứ luật cung cầu, nghĩa là Giáo Hội ở phía người cung, còn những kẻ

khác, những người mong đợi, ở phía người cầu.

Trong hoàn cảnh thực tế cũng như trong kinh nghiệm thực tiễn mà Giáo Hội có

qua sự gặp gỡ những người này, điều gì đã thực sự xảy ra và con đường dẫn tới

đức tin đã diễn tiến như thế nào?

Không được phép coi những người mong đợi này như những khách hàng của Giáo

Hội luôn sẵn sàng tiêu thụ điều mà chúng ta bày ra, theo kiểu lô-gíc thương mại.

Trước hết, ta nên nhớ, họ là những người nam hoặc nữ, do lòng mong đợi và sự

tìm kiếm, họ làm chứng cho sự tự do của Thiên Chúa và công việc của Chúa

Thánh Linh, Đấng có thể khơi dậy nơi mọi người ước muốn vượt lên trên những gì

họ đang sống. Bằng cách thế, đôi khi gây sửng sốt, họ nhắc nhở ta rằng địa chỉ

hàng đầu cho Phúc Âm hoá chính là cuộc sống con người, rằng sẽ không có Phúc

Âm hoá nếu không có đối mặt thực sự giữa Tin Mừng Đức Kitô, mạc khải của

Thiên Chúa và sự mong đợi thẳm sâu nơi mỗi người.

Nhưng đối lại, khi hiểu được mong đợi của con người và đáp lại lòng mong đợi ấy,

Giáo Hội có trách nhiệm phải bày tỏ cho thấy, Giáo Hội không chỉ muốn đáp lại

những mong đợi tức thời của họ, mà còn có sứ mạng đã lãnh nhận từ Đức Giêsu,

sứ mạng đó là trình bày và mở đường dẫn họ đến với Người.

Trong nhiều cộng đoàn và các nhóm khác nhau, Giáo Hội được mời gọi không những

phải đón tiếp rộng rãi và vô vị lợi mà còn phải tỉnh thức tích cực, để nhận ra những dấu

chỉ bất ngờ của Thiên Chúa qua vô số những đòi hỏi của con người thời nay, đồng thời

cũng hiểu rằng những đòi hỏi này kêu gọi có một cuộc khai tâm kéo dài dẫn đến mầu

nhiệm Đức Kitô, Lời Người, các bí tích và sự sống mới mà Người là nguồn mạch”.

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN

Page 498: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 498 of 793

HỌ CHỈ LÀ MỘT XƯƠNG MỘT THỊT

(Mc 10,2-16).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ cuộc tranh luận “khi đi đường”...

Đã hai lần (và sẽ còn một lần thứ ba nữa) Đức Giêsu loan báo cuộc khổ nạn của

Người. Trên đường lên Giêrusalem, nơi Người sẽ chịu khổ nạn và chịu chết, Người

tới miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan.

B.Standaert nhận xét như sau: “Việc Máccô ghép giáo huấn luân lý của ông vào

cuộc khổ nạn của Đức Kitô thật đáng suy nghĩ. Thay vì lên lớp dạy luân lý, hoặc

trích luật này luật nọ trong Kinh Thánh, ông nhìn nhận chỉ có một nền tảng duy

nhất cho đời sống luân lý Kitô giáo là việc noi gương Đức Kitô. Những trình thuật

quan trọng loan báo số phận của Con Người thật ra không có gì là khích lệ, nhưng

chính từ định mệnh Đức Kitô, ta sẽ hiểu được những đòi hỏi thực tế của Kitô giáo.

Do đó, ta sẽ không còn ngạc nhiên thấy đời sống đó có những đòi hỏi quyết liệt,

không khoan nhượng.”

Ông nhận xét tiếp: “Theo Máccô trình bày, noi gương Đức Kitô là chìa khoá của

tất cả đời sống luân ly. Sự tương cận giữa đời sống Đức Giêsu và đời sống người

Kitô hữu mà Máccô đề ra vẫn là gương mẫu cho nỗ lực tìm hiểu đời sống Kitô

giáo. Máccô mời gọi ta suy nghĩ lại tất cả những thực hành, hoạt động, bi kịch và

ước vọng của ta dưới ánh sáng duy nhất của tấn thảm kịch mà Đức Giêsu đã trải

qua: “bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết

chết Người sẽ sống lại” (9,31)” (“L'Evangile selon Marc”, Cerf, trang 78-79 và

81).

- Có lẽ ở Giuđê, nơi dân cư là người Do thái sống chung quanh thủ đô Giêrusalem,

Đức Giêsu chạm trán với nhóm Pharisêu. Nhóm này muốn thử thách Người nên

đặt vấn nạn về vấn đề ly hôn: “Chồng có được phép rẫy vợ không?”

Vào thời đó, việc chồng rẫy vợ trên nguyên tắc được mọi người chấp thuận. Sách

Đệ Nhị luật 24,1 có viết: “Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng

rồi, mà sau đó nang không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có

điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra

Page 499: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 499 of 793

khỏi nhà”. Người ta chỉ bất đồng ý kiến về lý do mà người đàn ông viện ra để rẫy

bỏ vợ mình.

+ Phái bảo thủ, muốn bênh vực quyền lợi cho người đàn bà trong xã hội do đàn

ông thống trị, (môn phái Shammai) chỉ nhận duy nhất một lý do là hợp pháp: đó là

thói lăng loàn bất trị của người vợ, hoặc một hành động khiến có thể nghi ngờ lòng

chung thuỷ của nàng.

+ Phái tự do (môn phái Hillel) cho phép rẫy bỏ vợ bất cứ vì lý do nào, thí dụ như

vô sinh, hiếm muộn, gặp được người đàn bà khác mình thích hơn, hoặc chỉ vì nấu

ăn dở.

Nhóm Pharisêu tự hỏi xem Đức Giêsu sẽ gia nhập phái nào? Nhưng họ cũng biết

quá rõ, cho dầu chọn môn phái nào, Người cũng bị sập bẫy. Vì người ta sẽ chụp

mũ Người là “cứng cỏi” hoặc là “buông thả” đối với Lề Luật thánh, và như vậy,

không ai còn tin giáo huấn của Người.

- Nhưng Đức Giêsu không rơi vào cạm bẫy của họ. Người trả lời bằng một câu

hỏi: “Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?”. Khi dùng từ truyền dạy,

Người buộc những người chất vấn phải nhìn nhận công khai, đó không phải “một

lệnh truyền” của Môsê, mà chỉ là một “nhân nhượng” vì lý do nhân đạo. Họ thú

nhận: “Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ”.

Bấy giờ, Đức Giêsu nại đến một quyền lực cao trọng hơn quyền lực của Môsê

trong việc cắt nghĩa Lề Luật. Như những lần tranh luận về ngày sabát, ở đây, Đức

Giêsu cũng nại đến ý Thiên Chúa từ thuở ban đầu: “Lúc khởi đầu công trình tạo

dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế người đàn ông sẽ lìa

cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Việc rẫy

vợ, dù rằng có trao tờ ly hôn chỉ là một nhân nhượng, nó không huỷ bó ý muốn ban

đầu của Thiên Chúa, và tính cách vĩnh viễn của hôn ước. “Vì thế họ sẽ thành một

xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân

ly”.

J.Hervieux giải thích: “Ra đời trước sách Đệ nhị luật rất lâu, sách Sáng thế mà

Chúa trích dẫn, đã trình bày sự phối hợp người nam người nữ như nền tảng vững

chắc, trên đó nhân loại được xây dựng, chớ không bị hủy diệt. Con người được tạo

dựng có nam có nữ, nên cả hai phái tính: đàn ông và phụ nữ đều là “hình ảnh của

Page 500: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 500 of 793

Thiên Chúa”. Sự cao quí của việc kết hợp nam nữ là ở đó. Đức Giêsu rút ra kết

luận mà Đấng Tạo Dựng mong muốn: “Vì lý do đó, cả hai thành một xương một

thịt”... Lời lẽ thật hết sức rõ rệt. Đàn ông và phụ nữ được ơn gọi làm nên một tế

bào gia đình tự lập. Đôi uyên ương họ tạo lập trở nên một đơn vị nền tảng, phát

xuất do mối tương quan tình yêu và giới tính. Cái đơn vịhàng đầu này, được tạo

lập do ý định của Thiên Chúa, là một thực thể cần được bảo vệ bằng mọi giá. Đức

Giêsu cương quyết nhắc nhủ điều đó: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài

người không được phân ly” (“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 141-142).

2. ... đến cuộc chuyện vãn thân mật “ở nhà”.

Thay vì bị mắc vào âm mưu của các luật sĩ, Đức Giêsu cương quyết tái xác định ý

nghĩa sự phối hợp hôn nhân do Thiên Chúa sắp đặt tự nguyên thuỷ; Người không

làm luật, Người chỉ đề nghị một thái độ đạo đức cơ bản: đó là đặt mình vào kế

hoạch của Đấng tạo thành. Người mở ra con đường khắt khe hơn quan điểm

thường tình của người phàm. Cũng thế, vừa khi trở về nhà (nơi biểu trưng cho

những giáo huấn mà Đức Giêsu dạy dỗ riêng các môn đệ) các môn đệ thay thế cho

nhóm Pharisêu đặt câu hỏi: Và Đức Giêsu trả lời họ: “ai rẫy vợ mà cưới vợ khác,

là phạm tội ngoại tình, đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác cũng

phạm tội ngoại tình”.

Ta thấy, khi chuyển lời Chúa đến địa chỉ mới là những Kitô hữu gốc ngoại giáo,

thuộc thế giới Hy-La, nơi mà luật pháp cho phép phụ nữ cũng như đàn ông được

quyền tự ý ly dị, Máccô cũng để ý đến hoàn cảnh đặc biệt này. Ông lần lượt nêu ra

trường hợp người chồng, rồi người vợ, lìa bỏ người bạn đời của mình; dù cho phía

nào gây ra cuộc phân ly cũng sẽ có “ngoại tình” nếu đi lấy người khác, nghĩa là

nếu kéo theo cuộc phối hợp khác.

J.Hervieux nhận xét: “Ý kiến cứng rắn của Đức Giêsu về vấn đề ly dị được áp dụng cho

Giáo Hội sơ khai trong bối cảnh mới mẻ. Đem áp dụng cho Giáo Hội hôm nay cũng

không là điều đáng ngạc nhiên. Giáo Hội luôn phải đối mặt với những trường kết hợp

vợ chồng bị đổ vỡ rồi tái tạo. Dù sao đi nữa, ta phải luôn nhớ rằng ý kiến của Đức

Giêsu không dựa trên quan điểm “duy luật” và Người luôn dang rộng tay đón tiếp

những người bị khai trừ và những kẻ tội lỗi” (Sđd, trang 142).

Page 501: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 501 of 793

- Tiếp ngay sau giáo huấn này, là việc một số cha mẹ dẫn con họ đến với Đức

Giêsu để “Người đặt tay trên chúng” và họ chạm phải phản ứng thô bạo của các

môn đệ: các ông thẳng tay xua đuổi chúng.

Ta dễ hiểu phản ứng của các môn đệ, nếu ta nhớ rằng vào thời Đức Giêsu, trẻ nhỏ

thường bị người lớn khinh thường (...). Tất cả những chú nhóc chen chúc nhau

trong cộng đồng do thái đều mù tịt về luật Môsê (...) chúng bị liệt vào hạng “bị

khai trừ”, như bệnh nhân, phụ nữ và nô lệ.

Bực tức trước thái độ như thế, Đức Giêsu lợi dụng cơ hội này để dạy về thái độ tinh

thần mà người môn đệ của Nước Trời phải có: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng

ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng”. “Nếu Vị

Tôn sư nêu trẻ nhỏ ra làm gương mẫu cho người lớn bắt chước, chính là, theo quan

niệm của thời đó, vì chúng nhỏ bé, nghèo khó, bị khai trừ. Như đã nói, vào thời Đức

Giêsu, trẻ nhỏ là “người nghèo”: nghĩa là một sinh vật hoàn toàn lệ thuộc vào

người khác. Nhưng trẻ nhỏ cũng là dấu chỉ sống động cho khả năng biết lắng nghe

và biết tin tưởng. Chính khả năng dễ hoà nhập của trẻ nhỏ là một tấm gương cho

các tín hữu. Đức Giêsu long trọng quả quyết điều đó (câu 15). Bởi vậy, ta nhận ra

rằng Đức Giêsu luôn lo lắng để uốn nắn cái nhìn của các môn đệ, mà Người đang

đào tạo để trở nên những người lãnh trách nhiệm trong Hội Thánh. Họ cần phải dẹp

bỏ tính tự cao tự đại (9,33-34), phải trở nên nhỏ bé để đón nhận Nước Thiên Chúa

với tâm hồn khiêm nhượng và rộng mơ.” (Sđd trang 142).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Do bản tính yếu đuối của con người (H.Vuillez, trong “Dieu si proche. Année

B”, DDB, trang 158-159).

“Do bản tính yếu đuối của con người” đó là câu nói cửa miệng để biện minh cho

luật lệ và quy chế. Không có nó, con người sẽ đi về đâu? Có lẽ xã hội sẽ do những

người mạnh nhất, hoặc những kẻ xấu nhất thống trị. Luật lệ là điều cần thiết dù ở

thời đại nào, hay trong nền văn minh nào cũng vậy. Đó là lời thú nhận về những

giới hạn của thân phận con người (...).

Trả lời cho nhóm Pharisêu có ý gây hấn và đầy ác tâm, Đức Giêsu vạch một luống

cày để gieo hạt giống cho sự sống vĩnh cửu. “Chính vì lòng chai dạ đá của các ông

Page 502: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 502 of 793

mà Môsê đã ban hành luật như thế, kể cả luật hôn nhân, để các ông khỏi chìm

xuống sâu hơn, đúng hơn để các ông giữ được độ cao và biết đâu, các ông có thể

sẽ muốn vươn lên cao hơn”.

Một cái nhìn đầy tin tưởng đối với nhân loại! Người không lợi dụng điểm yếu của

họ. Người khơi dậy điều tốt nhất nơi họ, điều làm cho một tạo vật nên giống hình

ảnh của Đấng Sáng Tạo, tức lương tri và trí tuệ mở rộng vô biên đến tận cõi trời

vĩnh phúc.

Như vậy, Đức Giêsu dẫn đối thủ của Ngài về với ý định đầu tiên mà cũng là cuối

cùng của Thiên Chúa, đó là con người sống hoà hợp với nhau và với vũ trụ. Thiên

đường tại thế và Nước Trời. Giữa hai thế giới ấy, những yếu đuối của con người

được coi là “sự cứng cỏi của con tim”, là trái tim từ chối đập theo nhịp của Thiên

Chúa. Là từ chối hoạt động cho sự hòa hợp trong vũ trụ theo ý muốn của Đấng

Sáng Tạo”.

2. Những đòi hỏi của Tin Mừng về hôn nhân: đường lối khả thi để xây

dựng cuộc sống gia đình. (“Lettre des Evêques aux Catholiques de France”,

Cerf, trang 93).

Để xem xét mục vụ về bí tích Hôn nhân, chúng ta phải thực sự quan tâm đến

những điều kiện thực tế hiện nay của đời sống lứa đôi: cuộc sống tạm bợ, bấp bênh

về tương lai, bất ổn về đời sống lứa đôi không ngừng gia tăng, đổi thay của thân

phận phụ nữ, những vấn đề do việc điều hoà sinh sản đặt ra. Khi để ý đến những

điều kiện này, ta có thể trình bày những đòi hỏi của Tin Mừng về hôn nhân như

một đường lối khả thi để xây dựng đời sống lứa đôi và gia đình. Một đường lối khả

thi, nghĩa là đi theo nó, đôi vợ chồng không bị bỏ rơi, nhưng, nhờ sự nâng đỡ của

một nhóm hay một cộng đoàn Kitô hữu, chính họ được mời gọi để hiểu rằng Lời

Đức Kitô dạy về tình yêu nhân loại đáp ứng được điều sâu thẩm nhất, mà cũng

mỏng giòn nhất nơi con người”.

Page 503: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 503 of 793

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN

ĐỨC GIÊSU GẶP NGƯỜI THANH NIÊN GIÀU CÓ.

Nguy hiểm của sự giàu sang

(Mc 10,17-30).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ ánh mắt Đức Giêsu nhìn người thanh niên giàu có...

Bối cảnh của đoạn Tin Mừng này cũng giống như Chúa nhật trước, đó là cuộc

hành trình lên Giêrusalem, đây là dịp hai lần, và còn lần thứ ba nữa, Đức Giêsu

loan báo cuộc khổ nạn của Người. Khi Đức Giêsu vừa lên đường, có một người

chạy đến trước mặt Người. B.Standaert nhận xét: “Cuộc gặp gỡ với người thanh

niên giàu có nêu lên một đề tài quan trọng trong giáo huấn đầu tiên của Kitô giáo:

vấn đề giàu có. Thánh sử đạo diễn tấn kịch này hết sức cẩn thận. Từng nấc một,

ông đã đưa người ta tiến dần đến điểm giới hạn tột cùng: “Như vậy thì ai có thể

được cứu”, Có thể nói sự giàu có là một vách đá vững chắc mà mỗi khi vỗ vào, các

đợt sóng cố gắng của con người đành phải vỡ vụn, cho đến khi Thiên Chúa can

thiệp: “Đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (10,27)”(“L'Evangile selon

Marc”, Cerf, trang 80).

- Từ lúc đầu của cuộc gặp gỡ, mọi sự báo trước một kết thúc may mắn:

+ Dáng vội vã của người thanh niên “chạy đến” và “quỳ xuống” trước mặt Đức

Giêsu, một cử chỉ trong nghi thức phụng vụ.

+ Thái độ sẵn sàng nội tâm ta có thể cảm nhận được qua câu hỏi anh đặt ra: “Thưa

Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Trong

câu trả lời của Đức Giêsu, Nguời đã tự xóa nhòa trước Thiên Chúa duy nhất, khi

nói rằng chỉ mình Thiên Chúa mới “nhân lành”, và dành ưu tiên cho mối tương

quan với tha nhân, khi Người hướng dẫn người thanh niên về Lề Luật Thiên

Chúa: “Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp,

chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thảo kính cha mẹ”.

+ Lòng ngay thẳng và trung thực của anh được bộc lộ qua câu anh trả lời Đức

Giêsu: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ”. J.Potin

nhận xét: “Đức Giêsu biết mình gặp được một người Do thái sống ngay thẳng

Page 504: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 504 of 793

trước mặt Thiên Chúa và luôn cố gắng tôn trọng tha nhân trong mọi hoàn cảnh.

Hẳn người này thuộc hạng người có phẩm chất tốt hơn những người giàu có khác

mà Chúa thường gặp” (“Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, trang 233).

- Bấy giờ Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh (lưu ý là trong vài câu thôi mà Máccô đã

nói tới ba lần về điểm này) và Người mời gọi anh. Lời mời gọi này là chóp đỉnh và

khúc ngoặc quyết định của cuộc gặp gỡ này.

+ Đức GIêsu “đưa mắt nhìn anh ta” và “đem lòng yêu mến”.

+ Một ánh mắt đầy âu yếm và quí trọng, được diễn tả ngay thành một lời mời gọi

tha thiết: “Anh chỉ còn thiếu có 1 điều là hãy đi bán những gì anh có mà cho người

nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”.

. Đức Giêsu đề nghị dẫn anh đi xa hơn nữa trên con đường tìm kiếm Thiên Chúa,

con đường tuy gồ ghề, nhưng chỉ là nối tiếp con đường anh đã đi từ thuở nhỏ để

được sự sống đời đời làm gia nghiệp; đó là: từ bỏ của cải để cho người nghèo.

. Nhưng điều hoàn toàn mới nằm trong lời mời gọi ở câu kết: “Rồi hãy đến theo

tôi”. Đức Giêsu mời gọi người Do thái trung thực này vượt lên khỏi đức tin của

cha ông để gắn bó với Người, là trở nên môn đệ của Người.

- “Nghe lời đó”, cuộc gặp gỡ từ đầu đến đây đã diễn tiến đầy hứa hẹn, bỗng đột ngột

chấm dứt: “Người thanh niên sa sầm nét mặt, và buồn rầu bỏ đi”, thánh sử cho ta

biết, bởi vì “anh ta có nhiều của cải”.

“Trên đường đi theo Đức Giêsu, người thanh niên giàu có này vấp phải một

chướng ngại, đó là lòng gắn bó với gia tài sản nghiệp. Của cải như tấm kính mờ

đã che lấp ánh sáng, lúc ánh sáng muốn thâm nhập vào lòng anh. “Anh sa sầm nét

mặt và buồn rầu bỏ đi”. Đức Giêsu đã đem lòng yêu mến anh. Nếu niềm hy vọng

có một con đường dẫn thẳng tới Thiên Chúa đã khơi dậy niềm vui to lớn thế nào

thì giờ đây, thay vào đó, là một nỗi buồn sâu xa không kém.” (Sđd, trang 234).

2. ... đến ánh mắt Chúa nhìn các môn đệ.

- Người thanh niên giàu có vừa đi khỏi, Đức Giêsu liền đưa mắt nhìn các môn đệ

đang “ở chung quanh Người”.

+ Người tuyên bố: “Những người giàu có thì khó vào Nước Thiên Chúa biết

bao”. Người còn làm cho các môn đệ sững sờ hơn khi nhấn mạnh theo kiểu phương

Page 505: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 505 of 793

Đông: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”.

+ J.Potin giải thích: “Các môn đệ càng cảm thấy sửng sốt hơn nữa vì theo cách giữ

đạo thời đó, thì càng giàu càng có nhiều thuận lợi. Có tiền thì người giàu có thể

dâng lễ vật cho Thiên Chúa theo Luật buộc để được xá tội, có thể dâng cúng một

phần mười tài sản mà các tư tế đòi, hoặc có thể bố thí cho người nghèo... Dường

như có một thoả thuận ngầm giữa Thiên Chúa và những người giàu. Như vậy, giàu

có của cải không phải là dấu chỉ của người đẹp lòng Thiên Chúa đó sao?” (Sđd,

trang 234).

Bởi đó mới có câu hỏi: Thế thì ai có thể được cứu rỗi? “Nếu người giàu không

được cứu rỗi, thì còn ai có thể được?”. J.Potin giải thích tiếp: “Nếu họ theo sát lối

tư duy của đạo truyền thống, họ là những người không thể có đủ tiền mua những lễ

vật dồi dào, cũng không mua được những bộ chén dĩa cần thiết để giữ luật lệ về

sạch sẽ. Còn người giàu, họ có thể mà!” (Sđd, trang 235).

+ Nhìn các môn đệ một lần nữa, Đức Giêsu nói thêm: “Đối với loài người thì

không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên

Chúa mọi sự đều có thể được”. , Đây là lời tuyên xưng niềm tin-cậy đã ghi một

dấu ấn quan trọng trong lịch sử kitô giáo ngay từ buổi đầu. Thiên thần đã chẳng

tuyên bố với Ápraham về việc Sara sẽ làm mẹ, dù bà hiếm muộn và đã già: “Có

phép lạ nào mà Chúa không thể thực hiện được?”. Và Thiên thần đã chẳng tuyên

bố với Đức Maria về việc bà Êliasbét sắp sinh con trong lúc tuổi già: “Bởi vì không

có gì mà Thiên Chúa không làm được” đấy sao? Chúng ta không được cứu độ

bằng việc thực thi các lề luật, hoặc nhờ những của lễ sang trọng quí giá, hay nhờ

việc từ bỏ, hy sinh anh hùng; ơn cứu độ là ân huệ cần phải đón nhận, chính Thiên

Chúa đưa ta vào Nước Trời, ân sủng cao cả của Người có thể làm nên những việc

lạ lùng. Câu nói trên của Đức Giêsu là một lời cổ vũ làm cho cái khó của sứ điệp

trước giảm nhẹ đi.

Câu chuyện kết thúc khi Phêrô hỏi: “Thầy coi, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo

Thầy”. Đức Giêsu hé mở cho thấy niềm vui “gấp trăm lần”, những gì đã từ bỏ, niềm

vui ấy bất cứ ai đã bỏ mọi sự vì Người và vì Tin Mừng sẽ cảm nghiệm được “ở đời

này” và “đời sau”. Nhưng Người cũng không che giấu những cuộc “bách hại” đang

Page 506: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 506 of 793

chờ họ. J.Potin kết luận: “Người môn đệ phải tham gia vào việc rao giảng Tin Mừng

với Đức Giêsu... Nhưng cũng như Người, giữa niềm vui về những điều thiện hảo của

Nước Chúa, họ phải chuẩn bị để chịu đựng những cuộc bách hại. Ngay từ buổi đầu,

Đức Giêsu đã đào tạo họ theo chiều hướng này! Phạm trù để phân xử đều bị đảo lộn.

Người giàu mà ta trông thấy đang ở chỗ nhất trong Nước Trời, nay bị đưa xuống chỗ

rốt hết. Còn môn đệ và người nghèo được mời lên ngồi vào chỗ nhất, Sau khi đã cùng

Thầy mình trải qua thử thách của sự bách hại.” (Sđd, trang 235).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Con đường khó đi. (Mgr. Daloz, trong “Qui donc est-il?”, DDB, trang 62-63)

Đức Giêsu lên đường. Ta sẽ biết con đường ấy dẫn đến đâu: “Này chúng ta lên

Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp...”. Ngay lúc ấy, có một người đến tìm Người.

Anh ta đi tìm sự sống, sự sống đời đời. Anh ta đã nghiêm túc tìm kiếm bằng con

đường tuân giữ các giới răn: “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở

nhỏ”. Anh ta cảm thấy cần phải tiến xa hơn, nên đến hỏi Chúa: “Tôi phải làm

gì?...”.Và Đức Giêsu đem lòng yêu mến anh. Người yêu mến sự tìm kiếm và lòng

quảng đại của anh. Người chỉ đường cho anh: “Anh chỉ còn thiếu một điều: hãy đi

bán những gì anh có...”. Nhưng con đường này làm người thanh niên khiếp

sợ “bởi vì anh ta có nhiều của cải”. Con đường này cũng khiến các môn đệ khiếp

sợ vì họ đã bỏ mọi sự mà theo Chúa.. “Như vậy thì ai có thể được cứu”. Bấy giờ,

Đức Giêsu mời gọi nhìn vào cái vô hình. Người bảo đảm với người thanh

niên: “Anh sẽ được kho tàng ở trên trời”. Nói với Phêrô, Người hứa ban “gấp

trăm lần” và mai sau được sống đời đời. Như Đức Giêsu, số phận của các môn đệ

được sắp đặt trên nền tảng của sự vĩnh cửu. Vật đặt cược chính là sự sống đời đời.

Và cái khó ở đây là phải ưu tiên cho cái vô hình trước cái hữu hình ta đang

có. “Đối với loài người thì không thể được.” Đây là một cuộc vượt qua có tính

quyết định giống cuộc Vượt qua của Đức Giêsu. Đức GIêsu sắp hy sinh mạng

sống. Người mời gọi ta theo Người, từ bỏ mọi sự vì Người và vì Tin Mừng. Hy

sinh mạng sống vì những điều này cũng đáng lắm chứ. Nhưng thực hiện cuộc vượt

qua này trong đức tin và không để cái hữu hình lôi cuốn mình là điều không phải

dễ. Chỉ có quyền năng Thiên Chúa mới có thể thực hiện điều đó nơi ta: “Đối với

Page 507: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 507 of 793

Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. Nhưng còn cần ta để cho Người thực

hiện...”.

2. Bước vào con đường khôn ngoan đích thực, Khôn Ngoan của Thiên Chúa.

(L.Sintas, “Parole de Dieu pour la méditation et l'homélie”, tr. 124-125).

Đức Kitô là Sự Khôn Ngoan Thiên Chúa nhập thể. Ai đặt tin tưởng vào Đức Kitô,

thì từ nay sẽ không theo sự khôn ngoan nào khác ngoài Lời của Đức Kitô. Thư gởi

tín hữu Do Thái dạy ta điều này rất rõ. Đối với người Kitô hữu, Đức Kitô, Lời chân

thật của Thiên Chúa trở nên một tiêu chuẩn tối hậu để nhận biết sự khôn ngoan

đích thực. Bởi vậy, lời của Đức Giêsu tuy có vẻ điên rồ theo cách suy luận của ta,

nhưng vẫn là lời khôn ngoan hơn bất cứ danh ngôn phàm trần nào.

Chính điều đó đã thể hiện trong truyện người thanh niên giàu có theo Tin Mừng

Máccô. Anh chạy đến Đức Giêsu. Anh đi tìm sự khôn ngoan. Lạy Thầy nhân lành,

tôi phải làm gì để được sự sống đời đời? Đức Giêsu nói theo lương tâm đạo đức

ngay thẳng của người thời đó, Người nhắc nhủ anh về những giới răn của Luật

Môsê. Nhưng tất cả các giới răn đó anh đã giữ cặn kẽ từ nhỏ. Nếu anh đến tìm

Chúa, là vì anh khao khát điều gì khác, điều mà việc tuân giữ các giới răn đã không

thoả mãn được.

Đức Giêsu chăm chú nhìn anh. Trước khát vọng của anh, Người ban cho anh một

Lời mới mẻ. Người mở ra trước mắt anh một con đường, mà dù có trung thành cặn

kẽ mấy đi nữa, anh cũng không nghĩ ra. Người đề nghị với anh một điều có vẻ điên

rồ trước mắt người đời: Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, rồi hãy

đến theo tôi.

Ta chỉ hiểu những lời này qua hệ luỵ chúng gây ra trong cuộc sống của ta thôi. Nào

là bỏ tất cả, mất tất cả, bán tất cả, cho tất cả. Nhưng điều quan trọng không ở đó.

Điều quan trọng nằm ở phần thứ hai của câu nói: Rồi hãy đến theo tôi! Theo Đức

Giêsu là theo Lời Thiên Chúa, là theo Sự Khôn Ngoan Thiên Chúa. Theo Đức

Giêsu là muốn Sự Khôn Ngoan Thiên Chúa hơn tất cả mọi sự. Chỉ có lòng yêu

mến như vậy, tuy không thấy, không nắm bắt được, mới biện minh cho hành vi từ

bỏ tất cả mọi sự được. Khốn nỗi, việc mất đi mọi sự che lấp chân trời rộng mở, cản

trở ta cảm nghiệm được Sự Khôn Ngoan đích thực của Thiên Chúa. Theo Đức

Page 508: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 508 of 793

Giêsu là dám liều mất tất cả. Và đó là điều Chúa đòi hỏi. Bạn có đủ tin tưởng vào

Tôi để nghe theo lời tôi khuyên nhủ không? Thực sự, bạn chỉ cảm nghiệm được giá

trị của nó sau này thôi! Còn lúc này, bạn có thể tin tôi không, khi tôi nói rằng bạn

sẽ được thoả lòng?

Thật ra, Đức Giêsu đặt người thanh niên vào đúng vị trí của ông Ápraham, Cha của

Người trong đức tin. Người đề nghị với anh hãy tin và hãy tín nhiệm vào Lời vừa đòi

hỏi vừa hứa hẹn.

Tin Mừng thuật rằng: người thanh niên bỏ ra về, bởi vì anh có nhiều của cải. Và

Tin Mừng cũng nói rõ thêm: Anh sa sầm nét mặt. Niềm vui đã tan biến. Khát vọng

chân thật mà người thanh niên bộc lộ lúc ban đầu gặp Chúa, bây giờ tàn lụi, tắt

ngấm. Nó không còn có thể làm nẩy sinh niềm vui đến từ lòng khát vọng sống

động.

Trình thuật này được viết ra không phải để chúng ta buồn lòng về trường hợp

người thanh niên ấy, nhưng để Lời Chúa đánh động tâm hồn ta. Lời Chúa cũng

muốn vươn tới khát vọng chân thật của ta, cũng muốn khơi dậy đức tin chân thật

nơi ta, cũng muốn đưa ta vào con đường khôn ngoan chân thật, đó là Khôn Ngoan

của Thiên Chúa.

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN

CON NGƯỜI ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ,

NHƯNG ĐỂ PHỤC VỤ.

(Mc 10,35-45).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Sau khi loan báo cuộc khổ nạn lần thứ ba...

Trên đường lên Giêrusalem, lúc này đã gần tới nơi, bầu không khí càng lúc càng

thêm bi thảm.“Người dẫn đầu các ông”, những người đi theo “kinh

hoàng” và “sợ hãi”, tiến trên đường dẫn đến cái chết.

Đây là lần thứ ba Chúa loan báo cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Người. Loan báo

Page 509: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 509 of 793

mà Đức Giêsu gởi tới nhóm Mười Hai, là tế bào đầu tiên và cũng là những người

phụ trách cộng đoàn các môn đệ của Người. Một lời loan báo rõ rệt hơn hai lần

trước (8,31-33 và 9,32-33), vì đã phác họa trước những gì sẽ xảy ra: bị nhà cầm

quyền Do thái kết án (xem 14,64), trao nộp cho quan Philatô, kẻ “ngoại giáo”(xem

15,1), bị phỉ báng và chịu cực hình: “chúng sẽ nhạo báng Người” (xem 15,30-

31) “chúng sẽ khạc nhổ vào Người” (xem 14,65 và 15,19), “chúng sẽ đánh đòn

Người” (xem 15,15) “chúng sẽ giết Người” (xem 15,37) “và ba ngày sau Người

sẽ sống lại”.

Cũng như các lần loan báo trước, lần loan báo thứ ba này gây ra những phản ứng

chứng tỏ các môn đệ không hiểu, nên Đức Giêsu phải giải thích cho họ.

2. ... Thái độ không hiểu tái diễn nơi các môn đệ...

Rõ ràng lời xin xỏ của Giacôbê và Gioan chẳng thích đáng chút nào trong bối cảnh

đó (Đức Giêsu vừa mới loan báo về cuộc khổ nạn của Người). Hai ông đã từng là

những người được gọi ngay thời kỳ đầu sứ vụ rao giảng (1,19-20), lúc Chúa hồi

sinh con gái ông Giairô, hai ông đã có thể xác minh quyền năng của Người trên sự

chết (5,37); hai ông đã cùng với Phêrô là những người duy nhất được chứng kiến

Chúa hiển dung trên núi (9,28); và sau này cũng cùng với Phêrô chứng kiến Chúa

hấp hối trong vườn Ghêtsêmani (14,33).

Khi Đức Giêsu vừa mới loan báo cuộc khổ nạn lần thứ ba, thì hai ông nóng lòng

muốn bảo đảm chiếm cho được chỗ tốt, được một tương lai sáng lạn trong vương

quốc. Các ông tiến lại thưa Chúa: “Xin cho hai anh em chúng con được ngồi một

người bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang”. Số phận

mỉa mai thật! khi sau này Chúa hấp hối trên thập giá, hai người được đặt ở bên tả

bên hữu Chúa là hai người trộm cướp (15,37) đang cùng chia sẻ cực hình với

Người!

- Đức Giêsu cố gắng tỏ cho hai ông biết: đặc ân họ xin là quá lớn và họ thật quá vô

tâm, nhưng vô ích.“Các anh không biết các anh xin gì”. Rồi dùng hình ảnh mạnh

mẽ, như “chén phải uống”, “phép rửa phải chịu” để đưa các ông đến trước mặt

những gì sắp xảy ra: “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được

phép rửa Thầy sắp chịu không?”.

Page 510: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 510 of 793

+ Trong Cựu Ước, “Chén” đôi khi người ta nói chén chúc tụng, nhưng thường là

nói về chén đắng để diễn tả những đau đớn trước lúc chết. Lúc hấp hối, Đức Giêsu

đã xin Chúa Cha cất chén đắng cho Người, nhưng cũng nói tiếp: “Nhưng đừng

theo ý Con, chỉ xin theo ý Cha mà thôi” (14,36).

+ Trong “Bí tích rửa tội”, toàn thân được dìm xuống nước, tượng trưng cho

việc “chìm đắm” trong cái chết trước khi “chỗi dậy” trong đời sống mới. Trong

cuộc khổ nạn, Đức Giêsu sẽ trải qua một phép rửa thật sự, Người sẽ bị dìm xuống

làn nước chết, trước khi chỗi dậy vào ngày thứ ba.

Xin được vinh dự bên cạnh Chúa trong Nước Người, tức là dấn thân theo cùng một

con đường Người đã đi.

Hai môn đệ có dám theo Chúa tới đó không? “Thưa được” hai ông đáp không hề

do dự, không đếm xỉa gì đến những điều Chúa đã cảnh báo.

- Mười ông kia đã nghe rõ câu chuyện. Nếu họ “tức tối” thì chắc hẳn không phải

vì chê trách mưu đồ của Giacôbê và Gioan, mà vì sợ hai anh em ông này dành

được chỗ nhất.

3. ... Giáo huấn mới của Đức Giêsu: sự đảo nghịch của Tin Mừng.

Đức Giêsu qui tụ nhóm Mười Hai lại và long trọng giảng giải cho các tông đồ về

sự đảo nghịch của Phúc Âm.

Khi nói với các tông đồ, cũng như với những người chịu trách nhiệm về các cộng

đoàn kitô hữu có mặt lúc đó hay trong tương lai, Đức Giêsu nêu lên một luật đối

trọng với cách thế mà các xã hội dân sự chủ trương về quyền hành: “Những người

được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn

thì lấy quyền mà cai trị dân”. Điều luật này chống lại lòng ham muốn thống trị và

lòng khao khát quyền lực ta mang trong mình, như Giacôbê và Gioan và mười tông

đồ còn lại. Điều luật này không chỉ là một điều luật bình thường, mà Đức Giêsu coi

nó là Hiến chế cho các cộng đồng môn đệ Người: mỗi người là đầy tớ mọi người

(J.Delorme).

Đây là một đảo lộn tận gốc, một lý thuyết cách mạng bắt đầu cho một mối tương

quan mới giữa người với người: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm

người phục vụ anh em” (người phục vụ, tiếng Hylạp là diakonos, còn có nghĩa là

Page 511: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 511 of 793

thầy phó tế).

Lý do và gương mẫu cho nguyên lý cách mạng này chính là cách đối xử của Đức

Giêsu, Người kết luận:“Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ,

nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Câu này nhắc lại

lời ngôn sứ nói về Người Tôi Tớ đau khổ (Bài đọc I), nhờ lời này soi sáng, Đức Giêsu

nhận biết số phận của Đấng Mêsia-Tôi Tớ; Lời đó còn nói lên ý nghĩa sự sống và cái

chết của Người và loan báo lời mà Chúa sẽ tuyên bố về “chén” vào thứ năm, trước

khi Người bị bắt:“Này là máu Thầy, máu Giao ước sẽ đổ ra cho nhiều người”.

Để có thể sống như một Kitô hữu chân chính, cộng đoàn môn đệ, hôm nay, hôm

qua cũng như ngày mai, cần phải xét xem lối hoạt động của mình có hợp với ý và

gương mẫu của Đấng Sáng lập, Đấng đã đưa tinh thần phục vụ đến tột đỉnh không.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Vinh quang đầy mâu thuẫn của Con Người (B.Standaert trong

“L'Evangile selon Marc”, Cerf, trang 80-81).

Cuộc chuyện trò cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ (10,38-43) là cuộc thảo

luận lần nữa về ngôi thứ trong cộng đoàn, như vậy, nó nối kết với ý tưởng của

phần đầu chương này. Lời xin của hai anh em Giacôbê và Gioan đưa đến cuộc

chuyện trò này, đồng thời cũng biểu lộ ước muốn chỗ cao nhất: ngồi bên tả bên

hữu Chúa trong vinh quang.

Diễn tiến của ước muốn này mang dấu ấn của Máccô. Trước hết, khi hai tông đồ

vừa tỏ lộ ước muốn của mình, Đức Giêsu hỏi ngay: “Các anh muốn Thầy thực

hiện cho các anh điều gì?”. Đức Giêsu thăm dò, tìm hiểu hết mọi khát vọng của ta,

đôi khi những ước muốn mà chính ta cũng không hiểu rõ("Các anh không biết các

anh xin gì"). Con đường mà ước muốn phải đi qua để tới đích không gì khác hơn là

thập giá, ở đây được diễn tả bằng hai hình ảnh: chén và phép rửa. Cách nói lặp lại

nhiều lần (ở đây lặp lại bốn lần) là đặc điểm của Máccô. Đối với ông, điều không

thể tránh được trong cuộc sống Kitô hữu chính là thập giá. Còn vinh quang là một

ơn hoàn toàn nhưng không, ta không thể biết trước, chỉ một mình Thiên Chúa biết

mà thôi. “Cho những người mà Thiên Chúa đã chuẩn bị”. Đối với những người

Page 512: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 512 of 793

xin nhiều, xin cả đến vinh quang Thiên Chúa, thì Máccô đề nghị họ sống theo tấm

gương của Con Người, một tấm gương đi ngược lại với cách sống của người đời:

đến để phục vụ, và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (10,45).

Sống theo gương Đức Giêsu là đề tài rất phổ biến, nhất là từ khi cuốn

sách “Gương Chúa Giêsu” xuất bản ở thời Trung cổ, trở thành nền tảng cho toàn

bộ “luân lý”, và chính thánh sử Máccô đã trình bày cho chúng ta điều đó. Ngài đã

nói lên mối quan hệ gần gũi giữa đời sống của Đức Giêsu (nhất là cuộc khổ nạn

của Người) và đời sống của người Kitô hữu. Mối quan hệ gần gũi đó luôn là ví dụ

điển hình cho mọi nỗ lực tìm hiểu cuộc sống người Kitô hữu. Máccô mời gọi ta

suy nghĩ lại những thói quen giữ đạo, những hoạt động, bi kịch, và khát vọng của

ta dưới ánh sáng của tấn thảm kịch duy nhất của Đức Giêsu “Bị nộp vào tay người

đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau sẽ sống lại” (9,31).

2. Đối với Đức Giêsu, chức quyền là để phục vụ (N.Quesson, “Les entretiens

du dimanche, Année B”, tr. 208-209).

Chức quyền cũng như tiền bạc, tự nó không xấu. Bất cứ nhóm nào cũng cần có một

người phụ trách. Nhưng theo ý Chúa, phụ trách trước hết không phải một địa vị

thống trị, hưởng lợi, hưởng uy thế, mà là một địa vị để phục vụ nhiều hơn. Trong

Hội Thánh nói riêng, người cầm quyền là những thừa tác viên: trong tiếng Latinh từ

này có nghĩa là “đầy tớ” - Bản Hylạp của Tin Mừng Máccô dùng hai từ diakonos =

đầy tớ và doulos = nô lệ. Điều đáng buồn là ngày nay đôi khi còn có những người

tranh giành quyền lực trong Hội Thánh. Đức Giáo Hoàng cũng tự xưng mình là “Tôi

tớ các tôi tớ” của Thiên Chúa.

Thật vậy, cần phải đạt tới cách sống như thế. Người lãnh đạo giỏi là người biết làm

cho người dưới cùng chịu trách nhiệm. Giáo sư giỏi là người biết khơi dậy sáng

kiến của môn sinh. Chủ doanh nghiệp giỏi là người biết hỏi ý kiến của công nhân

và cán bộ của mình. Cha mẹ tốt là người biết nghệ thuật làm triển nở con cái một

cách tích cực. Những giáo xứ mạnh là nơi mà các tín hữu biết tham gia cộng tác ở

mọi tầng lớp và trong mọi việc.

Có lẽ người ta đã quên rằng từ “quyền thế” trong tiếng Latin: “auctoritas” bởi

Page 513: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 513 of 793

gốc “augere” = làm cho lớn lên, thêm lên. Đối với Đức Giêsu, chính là như vậy:

quyền hành là sự phục vụ trong một nhóm, nhằm giúp các thành viên lớn lên, dám

tự mình chịu trách nhiệm. Người lãnh đạo chân chính là người biết nghe, hiểu,

đánh giá, tôn trọng người khác, chứ không phải là người thống trị, hạ nhục, lợi

dụng người khác, và để người khác thụ động vô trách nhiệm”.

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN

BÁC-TI-MÊ,NGƯỜI MÙ

THÀNH GIÊRICÔ ĐƯỢC CHỮA LÀNH

(Mc 10,46-52).

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Từ tình trạng bất động của người bị loại trừ...

Đức Giêsu đang trên đường đi lên Giêrusalem, nơi sẽ diễn ra cuộc khổ nạn của

Người, như Người đã báo trước tới ba lần. Lúc này Người đang đi ngang qua

Giêrico. Bất cứ ai đi từ miền bên kia sông Gioan vào Israel đều phải đi qua thành

này. Có các môn đệ và “đám đông dân chúng” đi theo Đức Giêsu. Tinh thần các

môn đệ vẫn còn mù tối.

Đúng lúc ra khỏi thành, Người gặp anh mù. A. Paul nhận xét: “Diễn tiến của phép

lạ chữa lành người mù Giêricô giống với phép lạ chữa lành người mù ở Bétsaiđa

(8,22-26). Phép lạ ở Bétsaiđa diễn ra liền trước lúc Phêrô tuyên xưng đức tin tại

Xêsarê và tiếp liền sau lời tuyên xưng này, là lời loan báo về cuộc khổ nạn (8,27-

30). Cũng vậy, tiếp sau phép lạ ở Giêricô là lời ca ngợi Đấng Cứu Thế khi Đức

Giêsu vào thành Giêrusalem, và sau đó là trình thuật về cuộc khổ nạn (...)

Trong viễn tượng thần học này, phép lạ làm cho đôi mắt người mù mở ra có giá trị

như một dấu chỉ.”(“Assemblée du Seigneur”, số 61, trang 45).

Để làm nổi bật ý nghĩa phong phú của phép lạ, thánh sử tường thuật rất rõ ràng sự

việc đã xảy ra:

- Ông nêu tên người mù là “Bác-ti-mê”, nhưng sợ rằng độc giả nói tiếng Hylạp

Page 514: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 514 of 793

không hiểu tiếng a-ra-mê, nên ông ghi chú thêm “con của Timê”.

- Ông diễn tả người này như một người tàn tật, mà tật khiếm thị đã buộc anh phải

ăn xin, và vĩnh viễn không đi lại được, bị liệt vào loại người bị loại trừ. “Anh ngồi

ở vệ đường”, vệ đường có ý chỉ tình trạng bị loại trừ.

2. ... Đến cú đứng phắt dậy khi Đức Giêsu gọi.

Thật ngược đời: ở giữa đám đông những người sáng mắt rầm rộ đi theo Đức Giêsu,

anh mù là người duy nhất tỏ ra nhìn rõ, anh có thể nhận ra Đấng đang đi qua là “Con

vua Đavít”, Đấng Mêsia mọi người hằng trông đợi, và anh đã lớn tiếng hô lên.

Người ta nạt nộ bảo anh im đi - vì họ nghĩ rằng để cho anh mù quấy rầy Đức Giêsu

trên đường là điều không nên - nhưng anh càng kêu lớn hơn: “Lạy Con vua Đavít, xin

dủ lòng thương tôi!”. Cho đến khi Đức Giêsu dừng lại và bảo người ta: “Gọi anh ta

lại đây”, thì người ta mới để ý đến người tàn tật khốn khổ đang la lối này. Sứ điệp

được chuyền đi ngay lập tức: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy”. Đức

Giêsu giúp anh lột bỏ được tình trạng bất động của người chết.

Tiếng gọi của Chúa có kết quả liền: “người mù liền vất bỏ áo choàng lại (áo

choàng mà anh dùng để đựng đồ xin được) đứng phắt dậy mà đến gần Đức

Giêsu”. J.Hervieux giải thích: “Những chi tiết này thật là lạ lùng. Mọi sự xảy đến

dường như Bác-ti-mê không còn mù nữa. Khi vất bỏ áo choàng, anh cũng vất bỏ

luôn tình trạng bị loại trừ (...). Cái áo choàng là vật duy nhất mà người nghèo sở

hữu. Vất bỏ nó, Bác-ti-mê đã thực hiện điều mà Đức Giêsu đã không làm được với

chàng giàu có: anh đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Đi theo cách nào? Anh nhảy

lên, đứng phắt dậy. Cú nhảy trong đêm tối là cú nhảy đức tin vì mắt anh vẫn còn

mù.” (“L'Evangile de Marc”, Centurion, trang 156).

“Rab-bô-ni”, thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được!”. Anh mù đã đáp lại câu hỏi

của Chúa, cũng là câu mà Chúa đã hỏi hai người con ông Giêbêđê: “Anh muốn tôi

làm gì cho anh?”. Đàng sau khát vọng được nhìn thấy, Đức Giêsu đã nhận ra nơi

anh đức tin, khát vọng được biết nhiều hơn về Đấng Mêsia, được nhìn thấy thực tại

tối hậu ẩn sau dáng vẻ bên ngoài. Người ăn xin tàn tật không những được chữa

lành, mà còn được “cứu” nhờ đức tin. “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh”.

Từ này, anh nhìn thấy, không chỉ bằng con mắt xác thịt, mà còn bằng ánh mắt đức

Page 515: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 515 of 793

tin. Đó là tấm gương cho các môn đệ, đó là tấm gương cho người đã được thánh

tẩy, được soi sáng nhờ gặp gỡ Đức Giêsu Kitô. Anh đi theo Người trên con đường

Người đi. Con đường lên Giêrusalem. Con đường dẫn đến thập giá.

J.Hervieux kết luận: “Ở đây, nghệ thuật kể chuyện của Máccô đạt đến đỉnh hoàn

thiện. Hai hình ảnh thật trái ngược nhau: hoàn cảnh ban đầu của Bác-ti-mê (ngồi

ở vệ đường, mù loà, ăn xin) và hoàn cảnh kết thúc (đứng, đi trên đường, nhìn thấy

và đem Tin Mừng đi). Không còn nghi ngờ gì, tác giả đặt trình thuật này vào lúc

Đức Giêsu đi lên Giêrusalem, dẫn theo bạn bè và đám đông tiến về “ánh sáng” soi

rõ hơn thân thế và sứ mạng của Người. Câu chuyện này là một minh họa cho thấy

nhờ đâu, người ta mới trở nên “người môn đệ đích thực”. Người môn đệ cần phải

để Thầy mình dẫn đến sự giác ngộ đức tin. Phép lạ chữa người mù ở Bétsaiđa đã

thúc đẩy các môn đệ Đức Giêsu khám phá Người là Đấng Mêsia. Giờ đây, Đức

Giêsu lại mời gọi họ - những kẻ muốn đi theo Người - hãy mở rộng đôi mắt tâm

hồn để đón nhận Đấng Mêsia đau khổ và khải hoàn trong đức tin,.

Máccô đã không thể đặt trình thuật này vào lúc nào tốt hơn là lúc Đức Giêsu vào

thành Giêrusalem: người ta có nhận ra Người vì thân thế của Người, và vì những

gì Người đã làm không? Đấng đến cứu loài người theo đuổi hai mục đích: vừa trả

lại cho họ quyền lợi trong xã hội họ đang sống, vừa giúp họ hội nhập vào cộng

đoàn yêu thương mà Người sáng lập.” (Sđd, trang 157).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Chúng ta thuộc loại “trung gian” nào đây? (Mgr.Daloz, trong “Qui

donc est-il?”, DDB, trang 66).

Đây là người mù Bác-ti-mê đang kêu cầu Đức Giêsu. Anh nói lên khát vọng được

chữa lành, nhưng cũng biểu lộ đức tin của anh “Lạy Con Vua Đavít, xin dủ lòng

thương tôi”. Khi người ta nạt nộ bảo anh phải im đi, thì anh lại càng la to hơn. Bấy

giờ Chúa dừng lại và gọi anh. Những người “trung gian” vừa lúc trước mới nạt nộ

anh, giờ đây đổi giọng: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!”. Chỉ cần

chúng ta có can đảm la lên, mặc dầu mọi người bảo ta phải im đi. Đức Giêsu sẽ

không giả điếc làm ngơ đâu... Còn chúng ta, chúng ta thuộc loại “trung gian” nào

Page 516: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 516 of 793

đây? Chúng ta thường không nghe ai, lại còn bắt người ta im đi nữa. Còn Đức

Giêsu, Người nghe, Người luôn để tai nghe. Người nghe tiếng kêu của những

người van xin Người dủ lòng thương xót, van xin Người cho họ được nhìn thấy,

được đứng dậy. Nếu ta nhận biết Chúa quan tâm đến tiếng kêu xin của con người,

chắc ta sẽ trở thành những “trung gian” tốt, để nói với họ: “Hãy an tâm, đứng dậy,

Người gọi anh đấy”.

2. Sáng mắt hay mù? (F.Deleclos, trong “Prends et mange la Parole”, Centurion-

Duculot, trang 176).

“Anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Cùng một câu hỏi mà Đức Giêsu đã hỏi Giacôbê

và Gioan. Câu hỏi là một, nhưng câu trả lời trái ngược hẳn. Hai anh em thì xin

quyền thế và vinh quang, còn người mù thì chỉ xin ánh sáng. Các môn đệ muốn áp

đặt tham vọng của mình, còn người ăn xin thì chỉ xin được nhìn thấy. Vậy ở đây có

hai người mù và một kẻ sáng mắt.

Với Bác-ti-mê, Đức Giêsu không nói gì về tật nguyền của anh, không nói đến con

mắt mù loà, cũng không nói rằng sẽ chữa lành. Người chỉ nói: “Anh hãy đi, lòng

tin của anh đã cứu anh”. Nhờ sự tín nhiệm và đức tin, người bị gạt ra bên lề xã hội

đã được nâng lên hàng môn đệ. Một đức tin cứu độ đến nỗi người này bắt đầu nhìn

thấy và đi theo Đức Giêsu, không chỉ theo trong tinh thần, mà còn bước đi trên

đường. Một cuộc tuyển mộ tuyệt hảo.

Đức Giêsu thường được vây quanh bởi những môn đệ mù tối, còn lề đường thì lại

đầy những người mù sáng mắt. Nhóm trước bị khép kín trong những bảo đảm vĩnh

viễn, bị ràng buộc bởi những tham vọng và vướng mắc nhỏ nhen. Nhóm sau thì có

lòng khiêm nhường và tin tưởng, có đức khôn ngoan để biết nghe và luôn học hỏi,

sẵn sàng đón nhận những bất ngờ của Thánh Linh và những từ bỏ có sức giải thoát.

Để được chữa lành tật mù loà, cần phải tuyên xưng đức tin, “vất bỏ áo choàng” và

đi theo Chúa Kitô mọi nơi Người dẫn đi, và không buộc Chúa phải theo lộ trình do

những tham vọng trần tục của ta vẽ ra. Đường lối của Chúa không giống đường lối

của ta”.[4]

Page 517: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 517 of 793

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

CHỜ ĐỢI NGÀY CHÚA ĐẾN

(Mc 13,24-32)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Từ những hình ảnh Khải huyền

Chương 13 của Tin Mừng Máccô đã được trích đọc vào Chúa nhật I Mùa Vọng để

khai mạc năm phụng vụ B, mà cũng được trích đọc hôm nay để kết thúc năm

phụng vụ này.

Vào lúc Đức Giêsu ra khỏi đền thờ để rồi không bao giờ trở lại đây nữa, một trong

số các môn đệ của Ngài mong muốn Thầy chia sẻ lòng thán phục của mình: “Này

Thầy nhìn kia, những phiến đá rực rỡ biết bao, tòa kiến trúc lộng lẫy chừng

nào!” Ngôi đền thờ thật ra có những gì đáng thán phục. J.Potin giải thích: “Đền

thờ do Hêrôđê xây lên đã là một trong những công trình đẹp nhất thế giới. Ngay cả

đến Roma cũng không có được ngôi đền thờ tôn giáo nào hùng vĩ như vậy. Tính

bạo tàn của người xây lên nó cũng giám bớt hung hãn trước vẻ tráng lệ của nó; nó

còn vượt xa đền thờ vinh hiển của vua Salomon. Nền móng vững chắc của nó bảo

đảm nó có thể đứng vững nhiều thế kỷ, vẻ sáng ngời của cẩm thạch và vàng bạc

trang trí ngời lên đức tin độc thần lan đi khắp cả hành tinh” (“Jésus, lhistoire

vraie”, Centurion, trang 396).

Câu trả lời của Đức Giêsu làm người môn đệ cụt hứng: “Sẽ không còn phiến đá

nào chồng trên phiến đá nào” (13,1-2). Nào đền thờ không biểu trưng cho Thiên

Chúa hiện diện giữa dân Người đấy ư? Phải chăng lời loan báo về đền thờ sẽ bị

tiêu hủy là mào đầu cho một thiên tai to lớn hơn: đó là ngày tận cùng cả thế giới

hoặc ngày tận cùng của một dân tộc?

Vì vậy, ngay khi Đức Giêsu vừa ngồi ở sườn núi Cây Dầu mà từ đây người ta có

một cái nhìn toàn cảnh cả thành thánh và đền thờ, thì Phêrô, Giacôbê, Gioan, Anrê,

những môn đệ được Chúa gọi đầu tiên, xin Chúa trả lời những câu hỏi đầy lo lắng

của họ: “Xin Thầy nói cho biết khi nào các sự việc ấy xảy ra và khi tất cả sắp đến

hồi chung cục, thì có điềm gì báo trước?” (13,3).

Lời thỉnh cầu của bốn môn đệ này là cơ hội để Đức Giêsu nói lên diễn từ dài nhất

Page 518: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 518 of 793

trong Tin Mừng thánh Máccô: trong diễn từ đó, cái nhìn hướng về sự tiêu hủy của

đền thờ pha trộn với cái nhìn hướng về ngày thế mạt. Lối văn dùng nhiều kiểu nói

của những sách Khải huyền, mang niềm hy vọng đến cho những người sống trong

cơn khủng hoảng trầm trọng. Những hình tượng màu mè, tuy hoàn toàn truyền

thống, không chủ ý gieo rắc nỗi lo sợ kinh hoàng, nhưng muốn làm nổi bật cuộc xáo

trộn do sự can thiệp của Thiên Chúa gây nên. J.Hervieux trong cuốn “L'Evangile de

Marc”, (Centurion, tr. 192) cảnh báo rằng:“Người đọc mà hiểu theo mặt chữ thì

cách hiểu của họ và của người Do thái thế kỷ I xa nhau hàng trăm dặm”. Mặt trời ra

tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các vì sao từ trời rơi xuống, các quyền lực

trên trời bị lay chuyển... chỉ là loan báo cuộc hiển thắng cuối cùng của Chúa vào

ngày tận cùng của lịch sử.

2. Đến Tin Mừng mà những hình ảnh ấy loan báo.

Trong bối cảnh một vũ trụ được đổi mới tận căn này, Đức Giêsu đã loan báo Tin

Mừng về Vương quốc công chính và hòa bình của Người được biểu lộ vào lúc tận

cùng thời gian. Người tự đồng hóa với Con Người của sách ngôn sứ Đaniel (Bài

đọc I Chúa nhật tới), Đấng ngự trong đám mây mà đến, sẽ sai các thiên sứ đi tập

họp những kẻ được Người tuyển chọn - tức là những người đã luôn trung thành

qua các cuộc thử thách - từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.

Ngày Chúa trở lại sẽ là ngày tuyệt vời, ngày mà tình thương và sự sống chiến

thắng quyền lực sự ác và sự chết.

J.Hervieux gợi ý: “Các môn đệ nêu lên câu hỏi về sự cố hủy diệt đền thờ: bao giờ

việc ấy xảy ra? Câu đáp của Chúa đưa các ông vượt qua biến cố đó một quãng xa.

Không nên chỉ nhìn Đền thờ như một địa điểm tụ họp. Nó sẽ điêu tàn và cả những

gì thuộc về nó cũng vậy. Cần phải ngước mắt nhìn lên Đấng, còn cao hơn Đền thờ,

sẽ là Đấng tập họp toàn thể nhân loại đã được giải thoát khỏi Thần Ác. Đó là Đức

Kitô hiển vinh, Đấng Phục sinh” (Sđd, trang 195). Thật là đầy ý nghĩa, Máccô

trước khi bước sang chương 14 tường thuật cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, đã

muốn “vén bức màn” (đó là nghĩa của từ Apocalypse = mạc khải), để hé mở cho ta

nhìn thấy ánh sáng chói ngời của ngày Người trở lại trong vinh quang, ngày khiến

lịch sử cuộc đời ta có ý nghĩa.

Page 519: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 519 of 793

3. Và đen thái độ mà những hình ảnh ấy khơi dậy: tỉnh thức.

Cây vả, loại cây có trái trễ, rất quen thuộc đối với các thính giả, cung cấp cho Đức

Giêsu tư liệu của một dụ ngôn minh họa cho sứ điệp của Người. Nó rụng hết lá vào

mùa đông, và khi bước sang mùa xuân ngắn ngủi của vùng Palestin, thấy xuất hiện

chồi non và rồi đến lá non, báo hiệu mùa hạ, mà trong mùa đó trái vả ngọt ngào sẽ

chín mùi. Vâng, cũng như bất cứ người nông dân biết quan sát nào cũng có khả năng

đoán biết mùa hạ sẽ đến sớm hay đến trễ, thì các môn đệ Chúa cũng phải học cách

đọc các dấu chỉ thời đại để nhận ra ở giữa lòng lịch sử thời đại mình có “Đấng đã

đến gần”, có “Đấng đang đứng ở cửa”. Đó là Con Người.

Đức Giêsu còn nói tiếp: “Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy

ra”. Một câu nói gây nhiều rắc rối cho các nhà chú giải Kinh Thánh, và họ cắt

nghĩa mỗi người một cách.

Ta chỉ nên lưu ý rằng kiểu nói này khá mơ hồ và khái quát, nên không chỉ ám chỉ

những độc giả của Máccô (là những Kitô hữu đang phải đương đầu với những xáo

trộn và với cuộc bách hại), nhưng còn chỉ bất cứ thế hệ tiếp theo nào của lịch sử: như

thế hệ chúng ta ngày nay, thế hệ sắp bước sang thiên niên kỷ thứ ba.

Đức Giêsu kết luận: “Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được... ngay cả Con

Người cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi”.

Sự không biết của Chúa Con này có thể khiến ta kinh ngạc. Dù sao, nó nhấn mạnh

đặc biệt nhân tính của Đức Giêsu. Và Máccô cho rằng đó là thêm một lý do để chấm

dứt những suy diễn và tò mò có hại về ngày giờ xảy ra tận thế, vì đó là bí nhiệm

tuyệt đối của Chúa Cha, và là lý do để kêu gọi mọi tín hữu sống giây phút hiện tại

trong tinh thần chờ đợi Đấng sẽ đến.

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Ơn gọi của người môn đệ cho đến ngày tận thế là làm người canh

thức cho thế giới(Mgr. L. Daloz, “Vậy Ngài là ai?”, DDB, trang 83-84).

Chương này dựng cảnh trí cho Đức Giêsu nói đến bi kịch của thế giới sẽ diễn ra:

viễn ảnh của ngày tận thế. Sự chết và sống lại của Đức Giêsu làm cho lịch sử nhân

Page 520: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 520 of 793

loại có ý nghĩa. Tại núi Câu Dầu, đối diện với Đền thờ, Đức Giêsu tâm sự với bốn

môn đệ mà Người kêu gọi trước hết là “Phêrô, Giacôbê, Gioan và Anrê...”. Qua

các ông, Người mặc khải cho chúng ta ý nghĩa của thời kỳ ta đang sống: đó là thời

kỳ chờ đợi, người môn đệ phải là người canh thức, ngóng chờ chủ trở về. Đó là

thời kỳ đầy mơ hồ cần sự phân định, và chúng ta được mời gọi phải canh phòng

cẩn mật, đừng để bị phỉnh gạt chạy theo những đấng Mêsia giả hiệu. Đó là thời kỳ

phấn đấu và chịu bách hại, thời kỳ chuyển bụng của một thế giới đang đau đớn

trước khi sinh con. Đó là thời kỳ được ban cho các nhân chứng để rao giảng Tin

Mừng cho mọi dân mọi nước. Đó là thời kỳ của Thần Khí, Đấng hướng dẫn miệng

lưỡi các vị tử đạo... Sự chết và sự sống lại của Đức Giêsu phá vỡ cái vòng luẩn

quẩn của những biến cố xoay vần bất tận. Xuyên qua ngay cả những bất an và

những cùng khổ, từ nay lịch sử quy hướng về Con Người đang đến. Ngay khi mọi

chỗ nương tựa chắc chắn hữu hình và cả đến “trời và đất” đều sụp đổ, Người để lại

cho các môn đệ Người một chỗ nương tựa vững chắc, đó là những lời Người

không thể qua đi. Họ có bổn phận phải kiên trì quan sát những cành cây vả, để

nhận ra và loan báo rằng, cây sắp đâm chồi nẩy lộc, và sau mùa đông rét buốt thì

mùa hạ đang đến gần. Họ có bổn phận phải lắng tai để nghe hồi chuông báo hiệu

giờ quyết định, mà không ai ngoài Chúa Cha được biết, và phải mở to đôi mắt để

chiêm ngắm ngày mới, tỏa ánh vinh quang của Con Người. Từ nay ơn gọi của

người môn đệ cho đến ngày tận cùng thời gian là làm người canh thức cho thế

giới... “Lạy Đức Giêsu, xin hãy đến!”.

2. Hôm nay, hãy đón nhận sự sống mới Thiên Chúa ban và hãy thay đổi

cuộc đời. (H.Vulliez, trong “Dieu si proche - Année B.” DDB trang 176-177).

Sự sống mới sẽ bừng lên vào ngày Chúa đến, việc ta phải làm là thánh hóa mọi

điều mới mẻ do Thiên Chúa để cho xảy ra hằng ngày. Sự sống bí ẩn, không thể sờ

mó, không thể nắm bắt, vọt lên từ thẳm sâu con người, là điều mới mẻ vĩnh hằng.

Con Người (đó là danh xưng mà Đức Giêsu thường dùng để chỉ chính mình) đang

ở gần bên. Người ở ngay ngoài cửa, cửa của lương tâm bạn. Người là sự mới mẻ

của đời sống; Người là cuộc sống phục sinh. Mỗi người cần phải mở tâm hồn để

Page 521: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 521 of 793

đón nhận sự mới mẻ của Thiên Chúa và sống khác đi. Đừng trì hoãn nữa! Đừng để

lỡ cuộc hẹn này. Nếu không, bạn sẽ liều mình lỡ cuộc hẹn chót đấy. Bạn hãy nghe

Chúa dạy bảo. Bạn thấy chưa? Cây vả mà bạn đã tưởng rằng chết queo, vậy mà giờ

đây cành của nó trở nên mềm mại và nẩy lộc, loan báo mùa hạ tươi sáng ấm áp.

Ít ngày trước cuộc trò chuyện về ngày tận thế này, một môn đệ đã mời Đức Giêsu

chiêm ngưỡng đền thờ: “Thầy nhìn kìa. Những phiến đá đẹp đẽ biết bao! Công

trình kiến trúc huy hoàng lộng lẫy chừng nào!”. Và không sợ làm cụt hứng những

bạn thân nhất, cũng là những tông đồ trung thành nhất của mình, Đức Giêsu đã trả

lời: “Tất cả đều sẽ bị phá hủy. Sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”.Còn

với bọn biệt phái chuyên tìm cớ gây tranh cãi thì Người thách thức họ: “Các ông

cứ phả hủy đền thờ này đi. Và các ông sẽ thấy, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng

lại”. Lời nói khó hiểu, ngay cả đối với những bạn bè thân nhất của Đức Giêsu.

Thánh sử Gioan cố gắng soi sáng cho các độc giả nên đã viết: “Người nói về chính

mình Người”. Và chúng ta có thể nói thêm: “Người nói về cuộc sống lại của

Người”.

Như vậy, Chúa bảo không nên tin tưởng vào những phiến đá quý hoặc vào đền đài

nguy nga, nhưng vào sự sống. Thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Côrintô: “Thế

giới cũ đã qua đi, và một thế giới mới đã sinh ra”. Thế giới cũ qua đi và thế giới

mới sinh ra mọi giây phút, mỗi khi có thêm tình thương, tình liên đới và sự công

bình. Chính những cái đó là những phiến đá sống vậy”.

3. Vẻ bình tĩnh đến khó hiểu... ngay ngưỡng cửa cuộc khổ

nạn (N.Quesson, “Les entretiens du Dimanche, Année B”, Droguet &

Ardant tr. 223-224).

Vâng, chỉ ít ngày trước khi chịu chết, trong bài giảng cuối cùng - “bài giảng cánh

chung”, nghĩa là“bài giảng về thời tận thế” - Đức Giêsu giữ một vẻ bình tĩnh lạ

kỳ, vẻ lạc quan khó có thể tưởng tượng. Trong khi nói lên nhận định buồn thảm về

sự chuyển biến của lịch sử, và về số phận của chính bản thân, là cuộc sống bị đứt

đoạn vào tuổi thanh xuân lúc 30 tuổi đời, Đức Giêsu tuyên bố: “Khi anh em xem

thấy những tai ương đó xảy ra... thì anh em hãy biết rằng “mùa hạ” đã đến gần.

Page 522: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 522 of 793

Mùa hạ là mùa đẹp trời được báo hiệu khi cây vả đâm chồi và nẩy lộc non vào

mùa xuân” (Mc 13,28).

Không nhìn những tai ương trong vũ trụ và lịch sử như những điềm báo rằng vũ trụ

này bị hủy diệt hoàn toàn, Đức Giêsu lại coi nó như điềm báo một niềm hy vọng vĩ

đại: “Anh em hãy biết rằng Con Người đã đến gần, đang ở ngay ngoài cửa nhà

anh em”. Đang khi tất cả xem ra như sụp đổ chung quanh Người, khi mà cái chết

đã gần kề, Đức Giêsu quả quyết rằng “mùa hạ” đang đến. Đó là đoạn kết chung

cục của lịch sử: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh

quang ngự trong đám mây mà đến. Lúc đó Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người

sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho

đến cuối chân trời”. Lời tuyên bố quá ngạo mạn, nếu người ta chỉ nhìn Đức Giêsu

như một người ở Nagiarét. Nhưng không, con người nghèo khổ yếu đuối này, biết

mình sẽ chịu chết ít ngày nữa đây, không thể tóm gọn vào trong chiều kích khố khổ

phàm trần: Người nhìn xa, Người nhìn rộng, xem như bỗng chốc Người chiếm địa

vị Thiên Chúa... Người coi mình như vị thẩm phán chung cục của mọi thời đại, nói

theo sách ngôn sứ Đaniel (7,13-14). Người loan báo kế hoạch toàn cầu của Thiên

Chúa thành công: những người được tuyển chọn, những người được Thiên Chúa

yêu thương sẽ tập họp để hưởng hạnh phúc toàn vẹn và bền vững. “Trời đất sẽ qua

đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu”. Đúng là một cá tính vượt trên

người phàm. Tính lạc quan bất khuất.

ĐỨC KITÔ VUA VŨ TRỤ

VƯƠNG QUYỀN CỦA ĐỨC KITÔ

(Ga 18,33-37)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Đức Giêsu Vua, nhưng khác với vua trần thế.

Ta đang tham dự vụ án xử Đức Giêsu trước toàn án Rôma, tại Giêrusalem trong

dinh tổng trấn Philatô. Ông làm tổng trấn xứ Giuđê từ năm 26 đến 36.

Page 523: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 523 of 793

Ngay lúc đầu cuộc thẩm vấn do Philatô đứng xét hỏi, phía thù nghịch đã nêu lên

cáo trạng chống lại Đức Giêsu, tìm cách chuyển vụ án sang lãnh vực chính trị để

đạt được mục đích của họ, là lên án tử hình cho Đức Giêsu. Vậy quan tổng trấn

hỏi: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?”.

X. Léon-Dufour giải thích: “Cần lưu ý rằng, dưới thời đế quốc Rôma cai trị, dân

Do Thái thường xen lẫn ý nghĩ chờ đợi Đấng Mêsia với lòng mong mỏi độc lập cho

quốc gia, do Đấng Mêsia thiết lập (Cv 1,6) và khởi đầu một thời đại mới. Trong

Tin Mừng thứ bốn, ta thấy hai giai thoại phản ánh bầu khí này. Đó là sau phép lạ

hóa bánh ra nhiều, đám đông dân chúng Galilê đã muốn bắt lấy “vị Ngôn sứ” để

tôn lên làm vua; bấy giờ Đức Giêsu phải trốn lên núi mới thoát khỏi (Ga 6,14-15).

Rồi sau khi Chúa cải tử hoàn sinh cho Ladarô, niềm phấn khởi của quần chúng đối

với Đức Giêsu biểu lộ bằng việc từng đoàn lũ cầm cành vạn tuế, biểu hiệu của

thắng trận, đi đón rước Chúa vào thành Giêrusalem, tung hô Ngài là “Vua

Israel”, vì họ coi Ngài như vị cứu tinh giải phóng quốc gia. Bấy giờ Chúa đã tỏ rõ

sự bất đồng tình của Người và tố giác sự ngộ nhận của cuộc đón rước bằng cách

chọn một con lừa nhỏ để cỡi.” (“Lecture de l’Evangile selon Jean”, tập IV, Seuil,

1996, tr. 82). Một lần nữa Đức Giêsu gạt phăng mọi hiểu lầm.

- Trước hết, Chúa dùng một câu hỏi, truy tìm nguồn gốc của lời tố cáo này: “Ngài

tự ý nói điều đó, hay những người khác đã nói với Ngài về tôi?”. Philatô nhìn nhận

đó là cuộc tranh luận nội bộ của người Do Thái, nên trả lời: “Tôi là người Do Thái

sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?”.

Page 524: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 524 of 793

FICHES DOMINICALES -Chú giải lời Chúa

CN năm C

FICHES DOMINICALES -Chú giải lời Chúa CN năm C

FICHES DOMINICALES CHÚA NHẬT

NĂM C

Dịch từ Fiches dominicales Bulletin de liaison et d'animation des équipes

liturgiques du diocesè Saint - Brieuc et Tréguier.

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG

SỐNG TRONG MỘT THẾ GIỚI MAU QUA

HÃY TIN RẰNG MỘT THẾ GIỚI MỚI ĐANG ĐẾN

(Lc 21,25-28, 31-36)

Page 525: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 525 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Qua lời lẽ kinh hoàng của lối văn Khải Huyền...

Bài Phúc Âm hôm nay giống như trích đoạn song hành trong Phúc Âm Máccô mà ta

đọc vào Chúa nhật 33 thường niên năm B. Trước vẻ đẹp hùng vĩ và tráng lệ của Đền

Thờ Giêrusalem, các môn đệ không ngớt lời trầm trồ khen ngợi và muốn Thầy mình

cùng chia sẻ lòng thán phục, thì Đức Giêsu lại nhân cơ hội này nói lên một bài dài

về con đường dẫn đến cuộc giải thoát.

Lời lẽ của bài diễn từ có thể gây kinh hoàng cho con người thời nay, nhưng lại rất

quen thuộc với những người sống cùng thời với Đức Giêsu. Đó là lối văn bàng bạc

trong từng trang Kinh Thánh mà người ta thường sử dụng để củng cố lòng tin của

các tín hữu trong những giờ phút gian truân khốn khó: lối văn “Khải

Huyền” muốn “vén bức màn” (đó là nghĩa của từ “apocalypse” = mạc khải) để hé

mở cho ta thấy rằng mặc dầu sự thể bên ngoài có trắc trở thế nào, thì Thiên Chúa

vẫn đang âm thầm hoạt động ngay trong hoàn cảnh đó. Việc mô tả - quá quen

trong lối văn chương này – “mặt trời ra tối tăm”, “mặt trăng không còn chiếu

sáng”, “các vì sao từ trời rơi xuống”, “các quyền lực trên trời bị lay chuyển”...

chỉ là một cách loan báo cuộc chiến thắng cuối cùng của Chúa vào ngày tận cùng

của lịch sử.

Thể văn của bài diễn từ và ngay cả từ “Khải Huyền” đều là điều kỳ bí đối với độc

giả thời nay – Hugues Cousin nhìn nhận: từ “Khải Huyền” do từ Hy

Lạp apocalypsis có nghĩa là “vén màn” cho thấy điều bí mật ẩn khuất bên trong.

Tại sao “vén màn” những bến cố liên quan tới Cánh Chung, những biến cố đi theo

liền sự sụp đổ của thế giới cũ – thế giới của chúng ta – để hướng tới thế giới mới?

Câu trả lời có cơ sở, đó là một niềm xác tín sâu xa trong Kinh Thánh rằng lịch sử

các dân tộc không phải vô nghĩa, bởi lẽ Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử ấy tới một cùng

đích được sửa soạn chu đáo. “Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của

Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước

mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì

những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,3-4). Đó chính là cuộc giải phóng chung cuộc,

vĩnh viễn của lịch sử nhân loại” (“L' Evangile de Luc”, Centurion, 1993, trg 278).

Page 526: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 526 of 793

2. ... là Tin Vui loan báo việc Chúa Quang lâm...

Chính trong bối cảnh một vũ trụ đổi mới, không còn một chướng ngại nào mà Đức

Giêsu trong Luca cũng như trong Máccô, loan báo Tin Vui xuất hiện Vương quốc

hòa bình và công chính của Người vào lúc thời gian kết thúc. Ở đây Người coi

mình như nhân vật kỳ bí của sách Đanien (Bài đọc 1, Chúa nhật trước) là “Con

Người” ngự giá mây trời mà đến cho đất trời cùng mở hội giao duyên.

Nhưng trong ngày ấy, kẻ sinh ra từ thế giới mới sẽ là người tuyệt vời, chính người

ấy đang hình thành,“đang tiến đến gần”. Thế nên người có lòng tin phải “đứng

thẳng và ngẩng đầu lên”. Lệnh Chúa mà thánh sử truyền lại không phải chỉ được

gởi đến cho những Kitô hữu vô danh nào đó còn đang sống vào lúc Đức Giêsu trở

lại; thánh sử cũng gởi đến cho các Kitô hữu thời ngài, đang là đối tượng của những

cuộc đàn áp khủng khiếp đầu tiên, sau khi đã ngao ngán chứng kiến cảnh đổ nát của

Đền thờ Giêrusalem; sau cùng, thông qua những tín hữu kia, “ngài gởi đến cho mọi

kẻ có lòng tin mà sau này sẽ nghe hoặc sẽ đọc Tin Mừng thứ ba. Những giáo hữu

của giáo đoàn thánh Luca – rồi chúng ta hôm nay – đều phải sống với niềm tin chắc

chắn rằng công cuộc giải phóng họ thực sự đang tiến hành, đang gần kề” (H.

Cousin, sđd, trg 282).

3. ... đòi hỏi người tín hữu phải luôn tỉnh thức.

Được phấn khởi vì Tin vui về một Thế giới mới sẽ tỏ hiện vào lúc tận cùng thời

gian và ngay từ lúc này không ngừng hình thành trong giòng lịch sử của đời ta,

người môn đệ Đức Kitô sẽ không được phép ngủ mê hay sống tiêu cực mà

phải “tỉnh thức”, phải “cầu nguyện luôn” để có thể “đứng thẳng”(tâm tình kinh

nguyện phụng vụ ngày Chúa nhật phục sinh) vào ngày Chúa trở lại trong vinh

quang đem lại sự giải thoát dứt khoát và toàn vẹn.

H. Cousin kết luận: “Người ta sẽ có thể hiểu rằng chương 21 của Tin Mừng Luca

không nhắm mô tả cho độc giả thấy trước diễn tiến của lịch sử cho bằng muốn thổi

cho họ một luồng sinh khí để họ sống hiên ngang giữa những cơn thử thách, nhắc

nhở họ rằng giây phút hiện tại thực sự mang một giá trị tích cực: chính lúc này

đây Chúa đang vẫy tay mời gọi ta đấy. Một bài diễn từ với ý nghĩa như thế vượt

quá cả ý hướng của khải huyền vốn phủ nhận lịch sử, đem đến một niềm hy vọng

Page 527: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 527 of 793

mang tính cánh chung đòi hỏi người tín hữu phải sống tích cực với giây phút hiện

tại “ở đây và lúc này”. Bởi lẽ, chính ngay bây giờ, chính trong thực tại khiêm tốn

của đời thường mà mầu nhiệm gặp gỡ với Đấng sẽ đến, được thực hiện. Một niềm

hy vọng như thế không làm suy giảm tầm quan trọng của những trách vụ trần thế,

nhưng đúng hơn còn giúp kiện toàn nhờ vào những động cơ mới” (Vatican II, sđd,

trg 278).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Anh em hãy ngẩng đầu lên” (H. Vulliez, trong “Dieu si proche. Năm C”,

Desclée de Brouwer, trg 9-10).

Phải có những biến cố hãi hùng, để ta tin rằng: Chúa đang có mặt ở đó chăng? Để

cho con người quay trở về với Chúa, có phải cần đến những tai ương làm sởn tóc

gáy mọi người chăng?... Có những giáo phái thích chủ trương phải có những tai họa

như thế để thuyết phục người ta tin rằng “Có Chúa”.

Phải chăng cũng có những tín hữu muốn nghĩ rằng vì người ta sợ hãi nên mới tin,

hoặc vì con người bỏ quên Chúa, nên Người mới giáng xuống những tai họa để

trừng phạt họ đấy sao?

Thế ra Thiên Chúa của Đức Kitô Kitô là một Thiên Chúa hay trả thù... Thế ra

Người chỉ nhắm gây tai họa cốt để cho người ta khám phá ra Người sao?!

Đức Giêsu mượn những hình ảnh ghê rợn kia trong một loại văn chương của thời

đại Người là lối văn “Khải Huyền”, không phải để loan báo sự tận cùng, sự chấm

dứt mọi sự, nhưng là để loan báo cho mọi người biết một Tin Vui là Đấng Cứu độ

đang đến. Đồng thời, để mời gọi mọi người đứng sẵn ở cửa, tỉnh thức và sẵn sàng

đón tiếp Người. Còn Người thì lúc nào cũng vẫn đến. Khi mầm của hạt giống làm

nứt vỏ hạt, người ta không nói là hạt chết, mà là sống. Khi những mảnh lá non hay

những cánh hoa chọc thủng phần ngoài của nụ hay chồi, không ai nói đó là một sự

xé rách, hay phá hoại, nhưng là vẻ đẹp.

Nào, vậy thì mời bạn hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên. Hãy nhìn đi, hãy chiêm

ngưỡng đi! Chúa đang đến đây nè.

2. “Tận thế sẽ là bó hoa kết dâng cuối cùng” (G. Boucher, trong “Le ciel sur

Page 528: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 528 of 793

terre”)

“Giờ phút kinh hoàng đã điểm. Người ta sẽ thấy núi phun lửa ầm ầm nhả ra những

dung nham nóng chảy, trái đất nứt nẻ, biển cả gào thét, gió xoáy điên cuồng, nhà nhà

sụp đổ. Người ta sẽ thấy đất trời rung chuyển, mặt trời ra tối tăm, mặt trăng không

còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống.. Tắt một lời, đó là quang cảnh báo

trước ngày tận thế. Và toàn thể nhân loại đều phải phập phồng lo sợ cho cái giờ phút

hãi hùng ấy.

Tiếp theo những hiện tượng kinh khủng của trời đất, thì này đây bừng lên một cảnh

tượng thật là thanh bình và hoành tráng khi con người xuất hiện. Giống như xưa

giữa cơn phong ba bão táp, thì giờ đây một con người cũng đứng lên ra tay uy

quyền dẹp yên sóng gió.

Cái bề ngoài từng là chết chóc, tai họa lại đang báo trước cảnh thanh bình và hoàn

tất mỹ mãn.

Núp ẩn trong nhà ư? Độn thổ ư? Sống mà sợ hãi ư? Không, đây sẽ là ngày để ta

đứng thẳng dậy, tiến bước, mắt ngước lên, đầu ngẩng cao. Đây sẽ là khúc nhạo dạo

đầu chào mừng một thế giới mới bước vào vô biên.

Đó sẽ là nơi “cư ngụ” vĩnh viễn, là nhân loại đã hoàn thành.

Như vỏ trứng tự nứt nẻ để gà con nở ra thế nào, thì trời đất, đại dương cũng sẽ tự vỡ

ra như vậy để cho Con Người xuất hiện, và nhân loại mới cũng cùng xuất hiện với

Con Người.

Trong cảnh hỗn mang này, thực ra Chúa chỉ muốn đưa ra cho ta một lời mời gọi

này mà thôi: hãy chế ngự nỗi sợ hãi để niềm tin được thảnh thơi. Hãy sống những

thực tại của con người như là những giai đoạn dẫn đưa ta vào thời ân sủng và vinh

quang. Hãy lấy đức khôn ngoan mà phân định điều gì xảy đến với con người, giữa

các dân tộc, và ngay trung tâm các yếu tố của thế giới.

Và rồi hãy để cho đời sống và lịch sử của ta mở ra, hướng đến nguyện cầu. Nghĩa

là hãy nhận ra và tìm gặp được, ngay trong những giây phút quay cuồng của cuộc

sống, sự hiện diện ân cần và thân thương của Chúa Cha, lời Chúa Con mời gọi ta

hướng dẫn những biến cố theo chiều hướng đi lên và hoàn bị, sự nhạy bén đối với

Chúa Thánh Thần, Đấng hằng khơi gợi lên từ muôn dân trên mặt đất, những con

người luôn ấp ủ niềm hy vọng mà không sợ hãi.

Page 529: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 529 of 793

Một khi Thiên Chúa làm cho lịch sử kết thúc như vậy rồi, thì một người sẽ xuất

hiện trong quyền lực và vinh quang. Bấy giờ nhân loại sẽ đứng thẳng lên, ngỡ

ngàng phát hiện ra rằng dẫu sao mình cũng đã dự phần làm cho thế giới nên hoàn

bị.

3. Nhận ra sự hiện diện của Chúa (R. Meynet, trong “Tin Mừng theo thánh Luca. Phân

tích tu từ”, trg 197).

Dáng vẻ bên ngoài có thể che khuất thực tại. Vẻ đẹp của đá hoa cương và tòa nhà có

thể khiến khách tham quan chỉ chú ý đến vẻ lộng lẫy kia mà không nhận ra cái gì là

quan trọng. Đền đài hay Đấng ngự trong đền đài, cái nào quan trọng? Nếu việc loan

báo sự kết liễu Đền thờ Giêrusalem có gợi được sự quan tâm, thì phải chăng cũng

chỉ là để cho người ta chăm chú đến cái cốt lõi, sự Hiện diện? Cái kết thúc không

được làm cho ta quên đi cái Hiện tại, cũng như cái hiện tại mau qua kia không được

gây trở ngại cho việc chiêm ngưỡng Đấng chẳng hề qua đi. Hãy đón nhận những gì

được ban cho ta lúc này, chứ đừng thả mồi bắt bóng. Vậy phải đợi xảy ra những biến

cố kinh hoàng như chiến tranh, động đất, dịch tễ và chết đói ư? Phải đón chờ sự sợ

hãi và kẻ loan báo nỗi hãi hùng kia rồi mới lắng nghe tiếng đang nói đang mời gọi ta

hôm nay chăng? Chính không phải cái giờ phút ấy, cũng chẳng phải những tiếng nói

tiên báo tương lai kia mà ta phải chờ đợi. Điều quan trọng hơn cả, vẫn chính là tiếng

đang nói hôm nay, chỉ một tiếng nói đó mới nói thật rằng “Chính Ta đây” hoặc “Ta

đây”. Chỉ ngày hôm nay, chứ không phải ngày mai, “giờ khắc ấy đã đến gần” rồi.

Còn ai nữa đâu mà chờ đi theo?”.

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG

HÃY DỌN ĐƯỜNG CỦA ĐỨC CHÚA...

VÀ MỌI NGƯỜI SẼ ĐƯỢC THẤY ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA

(Lc 3,1-6)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Page 530: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 530 of 793

1. Lời hoạt động trong lịch sử con người:

Chúa nhật trước, chúng ta mượn ở Tin Mừng Luca một trích đoạn bài diễn từ mang

tính cánh chung, diễn từ về “tiến trình dài dẫn đến giải phóng” (H. Cousin). Hôm

nay, với lời kêu gọi và rao giảng của Gioan Tẩy giả, chúng ta đang ở vào giai đoạn

đầu của tiến trình ấy.

Bản văn hướng ta về một thời kỳ dài có nhiều báo trước một kỷ nguyên mới của

lịch sử.

- Tiên vàn hoạt động khởi sự được ghi vào lịch sử Israel một cách thật trang trọng,

bằng cách nhắc đến tên tuổi của sáu nhân vật:

+ Năm vị đầu là những vị đại diện cho quyền lực chính trị hiện hành tại Palestin và

trong một vài tỉnh lân cận.

+ Vị thứ sáu đứng đầu giới tư tế mà sau này cùng với Philatô và Hêrôđê sẽ là

những người đóng vai trò tích cực trong cuộc Khổ nạn của Chúa theo Tin Mừng

Luca 22 và 23.

Công việc mở đầu này, như tác giả xác định rõ, xảy ra vào “năm thứ mười lăm

dưới triều hoàng đế Tibêriô”, tức là năm 28.

- Vai chính của trang sử này, mặc dầu không ai nhìn thấy, cuối cùng cũng được chỉ

định là chủ thể của suốt thời kỳ dài lâu này. Đó “chính là lời của Thiên Chúa”.

- Chủ thể ấy được giới thiệu ở cuối câu, khi nói về người được kêu gọi làm trung

gian của lời này:“Gioan con ông Dacaria”.

“Việc sử dụng nhiều chi tiết trang trọng như thế để xác định về mặt lịch sử buổi khai

mào sứ mệnh của ông Gioan, theo Roland Meynet nhận xét, là điều không cần thiết.

Vả chăng, không phải để xác định rõ ràng về mặt địa lý một địa danh bé nhỏ của Đế

quốc, mà tác giả Luca đã muốn kể ra những địa danh khác nhau và tên tuổi những

vị tổng trấn và tiểu vương nắm quyền cai trị trên những miền đất ấy. Cuộc “diễu

hành” của những nhân vật tai to mặt lớn kia mà hoàng đế Rôma là người dẫn đầu,

thực ra có một cái gì long trọng và gây ấn tượng khác thường để nói lên tầm quan

trọng lớn lao của sự việc đang xảy ra. Và những con người đang sát cánh với nhau

khi ấy, là Do Thái hay Rôma đang cai trị Israel hay những miền dân ngoại, đều phải

mắt thấy tai nghe về một sự việc có liên can tới họ hết thảy. Việc gì xảy ra với Giêsu,

thì có liên can tới tất cả mọi người trên toàn thế giới” (“Tin Mừng theo thánh Luca.

Page 531: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 531 of 793

Phân tích tu từ”, Cerf, trg 44).

2. Gioan, người trung gian cho Lời:

Hai câu đầu đã chỉ cho ta thấy gốc gác con người của Gioan: Ông là “con ông

Dacaria” và sứ mệnh của ông có gốc gác của Thiên Chúa: ông đã được “lời Thiên

Chúa” kêu gọi. Giờ đây bóng dáng của vị ngôn sứ được rõ nét.

- Nơi Gioan thi hành sứ vụ là “vùng ven sông Giođan”.

- Chính ở đó, ông rao giảng một “phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”.

- Giống như các thánh sử khác, Luca định nghĩa cho sứ mệnh của Gioan từ sách

Isaia đoạn 40: “Như có lời chép trong sách ngôn sứ Isaia rằng: “Có tiếng người

hô to trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa...”.

Nhưng chỉ có mình Gioan là người theo đuổi cho đến cùng lời trưng dẫn sau

đây: “Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Tin Mừng mà

Gioan loan báo chính là Thiên Chúa cứu độ, và ơn cứu độ của Người dành cho hết

mọi người. Điểm phổ quát này, chính Luca, người ngoại giáo trở lại đón nhận đức

tin đã làm vang dội lên trong 2,30-31 rồi khi đặt vào miệng ông già Simêon lời

ca: “Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân”.

Điểm son ấy, Luca sẽ không ngừng làm vang lên trong tác phẩm của mình, mà

Phaolô sẽ là người đưa ra phần kết khi tới Rôma, kinh đô của đế quốc: “Vậy xin

anh em biết cho rằng: ơn cứu độ này của Thiên Chúa đã được gởi đến cho các dân

ngoại, họ thì họ sẽ nghe.” (Cv 26,26).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Chính hôm nay, ta phải dọn sẵn con đường cho Chúa (F. Deleclos, trong

“Prends et mange la parole”, Centurion Duculot, trg 184).

Đây là giờ phút phải lựa chọn và quyết định, phải đắm mình vào tầng sâu của nội

tâm sám hối, để tính toán việc loại bỏ đi những chướng ngại cản đường Chúa tới

giải phóng.

Cái đáng ăn thua là được trở thành một thọ tạo mới, trở nên những con người đã

được tôi luyện và can trường...

Vậy để cho Thiên Chúa có thể đi đến được, ta hãy khai mở những con đường thênh

Page 532: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 532 of 793

thang của tâm hồn rộng mở và chan hòa yêu thương, hãy đạp đổ những bức tường

cách ngăn kỳ thị và phân biệt chủng tộc, hãy cất đi những rào chắn của tư lợi nhỏ

nhen, hãy đập tan những xiềng xích bất công và bất bình đẳng mà người ta đang la

ó đả đảo, hãy để cho lưỡi gươm Lời Chúa được thảnh thơi tung hoành, hãy thức

dậy và đứng thẳng người lên”.

2. “Chính hôm nay, ta phải khai mở những con đường” (J. Debruyne, trong

“Jésus, son Evangile”, Desclée, trg 14-16).

Tin Mừng thánh Luca cho rằng Ngôn sứ Isaia đã nhìn thấy tiếng nói ấy đến từ

xa: “Một tiêng nói phát ra như tiếng hô to vang lên giữa nơi hoang địa, rằng:

Hãy khai mở con đường của Chúa.

Hãy dọn sạch khắp mọi nẻo đường!

Con đường thẳng tắp giữa chốn hoang vu,

mọi thung lũng, phải lấp cho đầy,

mọi núi đồi, phải san thấp xuống,

lối quanh co, phải uốn cho ngay

đường lồi lõm phải san cho phẳng,

rồi hết mọi người phàm sẽ được thấy

ơn Cứu độ của Thiên Chúa chúng ta...”.

Nếu đường đi cần được mở,

là để ta đi tới nơi kia.

Vậy là hiện có một nơi,

Và đường dẫn tới cho người khát khao.

Đường kia phải mở làm sao,

Để không còn những hàng rào chặn ngang

Đường đi rộng rãi thênh thang,

Để ta vui bước mà lòng thảnh thơi.

Vẫn luôn có một con đường giải thoát,

Để con người không còn phải sống cảnh tù đày,

Để hy vọng luôn chiếu sáng con tim,

Và để tầm nhìn không còn bị mây mù che lấp.

Page 533: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 533 of 793

Nếu phải mở những con đường,

Chính là để ta phải cất bước ra đi,

Là để ta phải mau mắn lên đường

Để cho Lời cùng ta vui bước.

Nếu phải mở những con đường,

Thì cần phải có những bước chân khai sáng,

Những kẻ vạch đường,

Những kẻ tìm ra bao người không ai biết đến,

Những người thích đi chinh phục những thế giới mới.

Những bàn tay dám đục đá vá trời,

Những ai biết vượt khó vượt nguy,

Những ai biết khai phá, mở lối cho tương lai.

Những ai biết khoan đường hầm để lần ra ánh sáng.

Nếu phải mở những con đường,

Là vì tha nhân mà tôi vẫn hững hờ,

Thì nay phải trở nên người khẩn thiết.

Tha nhân ở đàng kia kìa,

Tôi phải vội vã lên đường,

Tôi phải đi để gặp cho được.

Thật bất ngờ

Không còn phải là lề luật

Mới là con đường tốt,

Chính là con đường

Trở thành luật.

Không còn phải là quy tắc

Cho thấy rõ con đường phải đi,

Mà chính là đường đi

Định ra quy tắc.

Vậy đây còn phải là Đền Thờ

Làm ra lề luật,

Đền Thờ đích thực, từ nay

Page 534: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 534 of 793

Chính là con đường.

Vậy, Thiên Chúa không còn ở

Trong bốn bức tường nữa,

Người đang đi trên đường”.

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

GIOAN RAO GIẢNG MỘT TIN MỪNG KÊU GỌI ĐỔI MỚI

(Lc 3,10-18)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. ...Từ những “ĐÁM ĐÔNG” hỏi Gioan cho biết phải làm gì...

Chúa nhật tuần rồi, Luca đã tán tụng gốc gác thần linh – “Lời Thiên Chúa” – sứ

mệnh của Gioan Tẩy Giả, trước khi liệt ông vào phẩm trật các ngôn sứ của Cựu

Ước mà ông đang thực hiện những lời loan báo về ông.

Hôm nay Luca trình bày cho ta công việc rao giảng của Gioan trong hai khung:

khung luân lý đạo đức (10-14) và khung mang tính thiên sai (15-18).

Trước hết là khung luân lý, gồm các câu được ngắt đều đặn như một điệp khúc bởi

cùng một câu hỏi đặt ra từ phía những người hưởng ứng lời ông kêu gọi “chịu phép

rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”:“chúng tôi phải làm gì?”. Có nghĩa là: sẽ có

thể và sẽ phải thay đổi cụ thể đời sống như thế nào để gọi là tỏ lòng sám hối? Câu hỏi

này chúng ta sẽ còn gặp thấy trên môi miệng của những người được nghe bài giảng

đầu tiên của thánh Phêrô, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống: “Chúng tôi

phải làm gì?” (Cv 2,37). Ta sẽ còn lại được nghe câu hỏi ấy từ miệng viên cai ngục

khi mục kích Phaolô và Sila được giải thoát cách lạ lùng: “Thưa các ngài, tôi phải

làm gì để được cứu độ?” (Cv 6,30). Với mỗi người, Gioan đều đưa ra câu trả lời cụ

thể và thích hợp, mỗi lần câu trả lời đều nhắm tới cách đối nhân xử thế trong xã hội,

mà không nhất thiết bắt người ta phải dứt lìa với môi trường sống và nghề nghiệp của

họ, lại còn vượt xa khuôn khổ của Luật Môsê vốn áp đặt cho mọi người nữa.

- “Chúng tôi phải làm gì?”, “đám đông” hỏi Gioan, đám đông vô danh ấy chẳng

Page 535: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 535 of 793

bao lâu nữa sẽ nô nức đến với Đức Giêsu để nghe lời Người (Lc 5,1; 5,15; 6,19).

Gioan mời gọi họ hãy sống thiết thực giữa đời thường, coi nhau như anh em và chia

cơm sẻ áo cho nhau: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có gì ăn thì cũng

làm như vậy”.

- “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?”, tới lượt những người “Publicanô” hỏi; họ là

những người thu thuế cho ngân sách của quân Rôma chiếm đóng; hạng người này

đâu đâu cũng được nổi tiếng là bất lương và bị mọi người Do Thái khinh bỉ, liệt họ

vào hạng người tội lỗi công khai, khó mà sám hối được, trừ phi họ từ bỏ cái nghề bị

thiên hạ coi là “ô uế” kia.

Gioan không yêu cầu họ phải dứt bỏ nghề nghiệp, nhưng hãy hành nghề một cách

khác, một cách lương thiện: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”.

“Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?”, đó là câu ỏi của “những binh lính”,

những tên lính đánh thuê cho Hêrôđê An-ti-pa, hoặc là thành viên của đội quân

chiếm đóng Rôma; họ cũng là hạng người bị dân chúng khinh miệt.

Gioan cũng không yêu cầu họ phải rời bỏ hàng ngũ, phải thay đổi nghề nghiệp, nhưng

hãy thay đổi cách hành nghề. Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người

ta, hãy an phận với số lương của mình”.

Roland Meynet nhận xét, “Mọi người đến với Gioan để xin chịu phép rửa. Bất cứ

ai trong đám dân chúng, cũng như trong số những kẻ hành quyền, dù ở cấp bậc bé

nhỏ nhất, thảy đều nhận được cùng chỉ thị: chẳng phải ăn chay, cầu nguyện hay

dâng lễ vật đền tội, mà chỉ phải thực thi công bình mà thôi. Với những ai muốn ỷ

vào quyền thế, Gioan đòi hỏi họ đừng làm quá những gì luật đã ấn định. Những

người thu thuế không được tăng thuế trên mức qui định; những binh lính thì không

được sách nhiễu hay vu cáo dân chúng để kiếm thêm tiền cho đồng lương của

mình. Công bình trước tiên có nghĩa là: thỏa thuận thế nào thì làm đúng như vậy,

và chỉ làm như đã ấn định. Công bình đối với tất cả mọi người, đối với quần chúng

có nghĩa là: mỗi người phải được hưởng cái họ phải có. Công bình cũng chính là

lập lại thế quân bình đã bị phá vỡ: người này thiếu ăn, trong khi người khác lại

quá dư thừa” (“Tin Mừng theo thánh Luca: Phân tích tu từ”, Cerf, trg 47).

2. ... đến “DÂN đang trông ngóng” việc Chúa sắp làm:

Page 536: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 536 of 793

Bây giờ tới khung mang tính Mêsia. Bên kia “đám đông” ấy, Luca đã nhận ra được

một thực tại mới đang hình thành: Một “dân” gồm những người hiệp nhất trong

cùng một niềm “trông ngóng”. Ở đây không còn vấn đề là hỏi cho biết

phải “làm” gì, nhưng là tìm cho biết việc Chúa đang làm và sắp làm, giống như

những nhân vật trong Tin Mừng và Công vụ Tông đồ khi tán tụng việc Chúa

làm: “Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả... Chúa giơ tay biểu

dương sức mạnh... Chúa tỏ lòng thương xót với dân Người... Người sẽ cứu ta thoát

khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét” (Lc 1,49, 51, 68, 71).

“Đang trông ngóng”, nên “dân” đó tự hỏi không biết Gioan Tẩy Giả có phải là

đấng cuối cùng được Chúa sai đến, “Đấng Mêsia” chăng? Gioan vội xóa mình đi và

xác định vai trò của mình đối với Đấng“đang đến”, “quyền thế hơn” ông. Câu này

được Luca đặt trên môi miệng của Gioan và sẽ được lặp lại ba lần trong sách Công

vụ Tông đồ, diễn tả tính liên tục giữa Gioan và Đức Giêsu, nhưng hơn nữa nó còn

đánh dấu bước vượt qua của giai đoạn quyết định: lịch sử của Giao Ước đã bước vào

một kỷ nguyên mới rồi.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Làm một dân mới” (Pierre-Marie Beaude, trong “Le monde de la Bible” số 89,

trg 2).

Gioan nói: Không có những con đường đặc biệt để đến với Chúa đâu. Trước vấn đề

cấp bách phải làm phát sinh hoa trái của đức công bình, thì mọi người đều như nhau

cả. Thế đã là một phép lạ rồi, khi lời của vị ngôn sứ ấy đã tập hợp lại được bên bờ

sông, những con người ít khi lo sống thánh thiện như các binh lính, các cô gái điếm,

các người thu thuế... Tất cả đều là những hạng người vốn xem thường những nghi

thức thanh tẩy, coi nhẹ việc thực hành luật, lại rất nhạy bén trong vấn đề khuếch

trương những mục đích họ theo đuổi trong tháng.

Những con người cặn bã với tư cách đáng ngờ như thế liệu có thể làm phát sinh được

cái gì tốt? Đơn giản là chỉ có một dân có lòng tin, có tâm hồn mới, thực thi đức công

bình mới làm được điều đó mà thôi. Những lời khuyên Gioan đưa ra thật rõ ràng: “Ai

có hai áo thì chia cho người không có, ai có gì ăn thì cũng làm như vậy”. Mà có cần

phải vào hoang địa mới nghe được những điều vốn đã được ghi trong sách Luật từ

Page 537: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 537 of 793

bao đời nay chăng? Tất nhiên là ở trong hoang địa, tai ta sẽ dễ đón nhận, dễ lắng nghe

hơn: nơi đây Thiên Chúa đã thử thách dân Do Thái để làm cho họ thành dân của

Người, nơi đây Thiên Chúa đã ban tặng họ Giao Ước và dùng những phép lạ củng cố

lòng tin của họ, nơi đây chính là một mái trường rèn luyện mà cũng là nơi con tim

Thiên Chúa và lòng tin con người được bộc lộ.

Một phép lạ được thực hiện bên bờ sông Giođan: Gioan đã quy tụ được những con

người vốn thường xa cách nhau. Ngài đã làm nên một cộng đồng có những tâm

hồn hối cải. Và cộng đồng này là phản bác sống động đối với tôn giáo của nhóm

Xa-đốc, Pharisêu, Etxênô là những nhóm chủ trương một lối sống thánh thiện tách

biệt. Ở Qumran, người ta không lẫn lộn một thầy kỳ cựu với một tập sinh. Những

người Pharisêu thì họp thành những cộng đoàn nhỏ, khép kín, rất tỉ mỉ về luật

thanh tẩy. Gặp một người kém thanh sạch, họ cho là mình bị mất giá. Phục hồi độ

thanh sạch, đòi hỏi phải tẩy rửa theo nghi thức. Hệ thống ấy, Gioan chỉ cứ việc làm

theo thôi. Vậy mà với tư cách là con trai của vị tư tế, Gioan lại không mấy quan

tâm đến nước sạch hay dơ, theo nghi thức hay không theo, khi bảo người ta lội

xuống giòng sông Giođan để dìm mình xuống. Sử gia Flavius Josèphe kể lại “Lúc

ấy tất cả người ta cùng lội xuống”. Người thanh sạch nhất cũng như người dơ bẩn

nhất, hết thảy đều cùng thú nhận tội lỗi của mình. Thế là một cuộc khởi hành mới

diễn ra, một dân mới đã có thể chỗi dậy để không sống theo câu nệ và hình thức

của lối sống thánh thiện tách biệt kia, nhưng nhắm thay đổi con tim và thực thi

công bình là điều trước nhất.

1. “Sám hối: một sự trở về từ cả hai phía” (Henri Denis, trong “100 mots pour

dire la foi”, Desclée de Brouwer, trg 147-148)

Sám hối. Đó là một từ rất gần gũi với thánh tẩy, một từ có ý nghĩa phục sinh, khơi gợi

sự trở về. Nhưng thật lạ, đó lại là vấn đề trở về từ cả hai phía: hai người cùng quay lại

phía của nhau...

Bạn biết chuyện xảy ra khi có người nào đó gặp mặt bạn trên đường đi hoặc ở

ngoài phố (dĩ nhiên là đi bộ), và người ấy chợt nhớ lại khuôn mặt bạn, tiếng nói

bạn, cuộc đời bạn. Trong giây lát hồi tâm người bạn ấy liền kêu tên bạn: “Ô

Phêrô... Ô chị Briditta”. Và rồi đến lượt chính bạn hồi tâm để nhớ lại người đó.

Page 538: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 538 of 793

Sám hối đúng là như vậy, cho dù ta có dùng những từ ngữ nào để nhân cách hóa

Thiên Chúa, những từ ngữ phàm trần, quá ư phàm trần thì cũng vậy thôi. Chính

Thiên Chúa khởi sự, và chính Thiên Chúa đã luôn luôn đi bước trước. Vô phúc cho

ta, nếu ta nghĩ rằng việc sám hối của ta, là phận vụ của ta!

Bởi vì Chúa ra hiệu trước, nên chính ta phải nhìn vào Người, phải nhận ra Người

và đi theo Người trong Đức Giêsu Kitô. Sám hối luôn luôn là một ân sủng, một ân

sủng thúc bách ta phải lên đường.

1. “Không phải chỉ thực hành luân lý; hãy đón nhận Tin Mừng một Thiên

Chúa đang đến”(Noel Quesson, trong “Les entretiens du Dimanche. Năm C”,

Droguet et Ardant, trg 20-22).

Không! Không thể để cho thế giới hư nát này cứ tiếp tục mãi được, một thế giới có

những con người phè phỡn ê hề, đang khi những người khác chết đói là chuyện

không thể được. Vậy thì “ai có gì ăn, thì chia cho người không có”. Những kẻ

nắm giữa địa vị quyền thế về phương diện nghiệp vụ, mà lại dành cho thuộc hạ của

mình những đặc quyền đặc lợi nào đó, là không thể chấp nhận được. Vậy thì, các

bạn là những viên chức thu thuế, là những binh lính... tất cả các bạn, nhờ địa vị mà

có được những phương thế để khống chế người khác, các bạn “chớ hà hiếp ai, chớ

gây thiệt hại cho ai”.

Chúng ta có nghe những lời nói quyết liệt kia của thánh Gioan Tẩy Giả chăng? Nhất

nữa, chúng ta có dám đặt ra cho mình câu hỏi được lặp lại ba lần trong Tin Mừng hôm

nay: “Còn anh em chúng tôi, thì phải làm gì?”, để rồi có cái gì đó làm thay đổi cuộc

đời ta và để có thể xây dựng thế giới mới, thế giới chan hòa “niềm vui của Thiên

Chúa và của chúng ta” chăng?

Người ta thường hay quên mất phần thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay. Người ta

chỉ dừng lại ở phạm vị thực hành luân lý: “Chúng tôi phải làm gì?”. Thế nhưng,

sứ điệp của Gioan Tẩy Giả còn hàm chứa lời loan báo rằng những nỗ lực sám hối

của ta sẽ không bao giờ đủ. Ông nói, Thiên Chúa đang đến, Người “quyền thế hơn

tôi”. Người đến để “phát giác” anh em, để “thanh luyện” anh em. Người đến

như “lửa” để “đốt cháy” ta, để thanh luyện ta, giống như người ta dùng lửa thanh

tẩy những trang thiết bị dùng trong phẫu thuật vậy! Người là “Hơi thở”, là “Thần

Page 539: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 539 of 793

Khí” tiếng Do Thái là “Ruah” cũng có nghĩa là gió – gió thổi để tách hạt lúa ra

khỏi rơm. Là Thần Khí, Người ban cho ta sự sống.

Chúng ta có chấp nhận để dìm mình vào lửa, vào khí, vào gió đó chăng? Đó là ý

nghĩa của từ Phép Rửa hay Thánh tẩy vậy.

Để có thể nhảy lên vui sướng với Chúa, để có thể khám phá niềm vui của thế giới

mới, bạn đừng lỡ bỏ qua mất phép rửa trong Thánh Thần này đấy”.

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG

ĐỨC MẸ ĐI THĂM VIẾNG: CUỘC GẶP GỠ ĐẦU TIÊN

VÀ NHIỆM MẦU GIỮA ĐỨC GIÊSU VÀ GIOAN,

VỊ TIỀN HÔ CỦA NGƯỜI.

(Lc 1,39-45)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. ... Một cảnh liên hệ chặt với Truyền Tin...

Trước khi cáo từ ra đi, Sứ thần Truyền tin đã chỉ dẫn cho Đức Maria một dấu

chỉ: “Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một

người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là “hiếm hoi”, mà nay đã có thai được sáu

tháng”. Thế là Đức Maria, hình ảnh Giáo Hội truyền giáo, người mang Tin Mừng

Đức Giêsu Kitô, tức thì “vội vã lên đường đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc

Giuđa”. H. Cousin nhận định: “Luận đề về con đường xuất hiện lần đầu tiên trong

một công trình, ở đó các nhân vật di chuyển nhiều. Lời khởi sự cuộc hành trình, và

cuộc chạy (“lanh lẹ”) của Lời cuối cùng dẫn Lời tới Rôma, biểu tượng của những

miền đất xa xôi có người ở” (Cv 1,8; 28,30-31) (L' Evangile de Luc”, Centurion, trg

30).

Chúng ta chẳng được biết gì hơn về cuộc hành trình của Đức Mẹ xuống miền Nam.

Như cha Lagrange tính toán, thì cuộc hành trình ấy có thể phải mất bốn ngày. Chủ

tâm của tác giả Luca là muốn tập trung vào lúc tới nơi để có thể tạo cảnh làm nhịp

cầu nối kết hai giai đoạn mà trước đây Luca đã triển khai riêng rẽ: giai đoạn của

Page 540: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 540 of 793

Gioan Tẩy Giả và giai đoạn của Đức Giêsu.

2. ... cho biết số mệnh nhiệm mầu của hai con trẻ sắp sinh ra.

Trong cảnh Truyền tin, Đức Maria vừa mới nhận được lời chào của Thiên thần, liền

chuyển lời chào ấy tới người chị họ của mình: “Bà vào nhà ông Dacaria và chào

hỏi bà Elisabet”. F. Bovon nhận xét,“Trong những chương này, có nhiều lời chào

hỏi, vì có nhiều cuộc gặp gỡ, bởi lẽ là Thiên Chúa can thiệp và khai mào ơn cứu độ

thông qua những mối tương quan của con người” (“Tin Mừng theo thánh Luca 1-

9”, Labor et Fides, trg 86). Và lời chào hỏi của Đức Maria châm ngòi cho tiến trình

ấy. Khi lời chào ấy vừa lọt tai bà Êlisabét thì đứa con trong bụng bà nhảy lên; một sự

nhảy mừng mà bản dịch đã dùng một từ làm giảm đi sức mạnh, bởi vì nguyên văn

tiếng Hy Lạp là “nhảy cẫng lên”, “nhảy tung lên”, “nhảy múa”.

- Vì được đầy tràn Thánh Thần, ngay cả trước khi chào đời, nên Gioan nhìn thấy

bình minh của kỷ nguyên mới đang ló dạng và, bằng cách thi hành trước sứ mệnh

của mình như vậy, ông nói tiên tri, không phải bằng lời nói, nhưng bằng cử động

nhảy tung lên, rằng Đấng mà người ta trông đợi đến vào ngày tận thế, thì từ này

Người đang có mặt đây rồi: “Thiên Chúa không chỉ dùng những lời nói, mà còn sử

dụng cả ngôn ngữ của thân xác nữa”, F. Bovon còn nhận xét thêm như vậy.

- Được đầy tràn Thánh Thần, bà Êlisabét đọc được ý nghĩa của động tác con trong

bụng mình nhảy lên vui sướng và ý nghĩa của cuộc hội ngộ mà bà đang sống.

+ Bằng một tiếng kêu lớn bày tỏ vẻ ngỡ ngàng, bà Êlisabét nhìn nhận rằng Đức

Maria và “hoa trái của lòng” mà Maria đang cưu mang đều được Chúa chúc phúc.

+ Rồi bằng danh hiệu “Thân mẫu Chúa tôi”, bà tung hô người con của người em

họ mình là Đấng mà Tv 109,1 đã loan báo, Đấng Kitô Đức Chúa.

+ Sau cùng theo hình thức một mối phúc, bà tán tụng lòng tin của Đức Maria: “Em

thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức

Maria “đã cưu mang trong tinh thần trước khi cưu mang trong thân xác mình”,

điều mà thánh Augustinô sẽ chú giải sau này.

H. Cousin viết: “Mối phúc về lòng tin của Đức Maria, phân biệt tự căn bản người

thiếu nữ ấy với ông Dacaria (câu 45) và những câu 42-45 cho phép Luca kết hợp

lại trong chính bản thân Đức Maria 2 mối phúc: phúc được làm mẹ Thiên Chúa và

Page 541: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 541 of 793

phúc vì có lòng tin; sau này ở 11,27-28, hai mối phúc ấy lại được Luca tách riêng

ra. Nhờ tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói, Đức Maria được

làm mẹ: lòng tin của Người cần thiết để Thiên Chúa phải thực hiện những gì

Người đã nói! Đức Maria là điển hình kẻ nghe Lời Chúa, là mô hình của người có

lòng tin, là tín hữu đầu tiên. Bởi vậy, ta không nên coi thường phần Luca đóng góp

vào kinh nguyện và suy niệm của Giáo Hội sau này liên can tới Đức Trinh Nữ

Nadarét. Không ai chối cãi được rằng kiểu nói “Thân Mẫu Chúa” cũng là phiến

đá đặt nền cho tước hiệu đầu tiên sau này, tước hiệu mà cả hai Giáo Hội Rôma

cũng như Chính Thống sẽ tôn phong và ca mừng Đức Maria: “Théotokos”, “Mẹ

Thiên Chúa”.” (“L’Evangile de Luc”, Centurion, trg 31)

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Thăm viếng: gặp gỡ giữa hai người phụ nữ, giữa hai con trẻ, giữa hai giao

ước (H. Vulliez, “Dieu si proche”, Desclée de Brouwer, trg 17-18).

“Thánh Kinh là cả một chuỗi dài những cuộc viếng thăm mà Thiên Chúa đã thực

hiện với dân Người. Mặc dầu những bất trung thất tín của con người, và đôi khi vì

chính những bất trung ấy mà từ chín tầng trời cao thẳm, Thiên Chúa vẫn thường

xuyên ngự xuống trần gian. Một ngày kia, qua trung gian Sứ thần Gabrien, Người

loan báo cho một thiếu nữ làng Nadarét, là Maria, biết tin con Người đến. Tức thì

người thiếu nữ ấy lên đường đi “thăm” người chị họ của mình là Êlisabét.

Hai người phụ nữ gặp nhau, và qua họ hai con trẻ là Gioan và Giêsu cũng gặp nhau.

Rồi qua hai con trẻ ấy, hai Giao ước cũ và mới gặp nhau. Tường thuật của Luca về

khoảnh khắc có một không hai này có giá trị còn hơn một trang sử giáo dục. Cuộc

viếng thăm này mở ra một tương lai cực kỳ mới lạ. Từ nay qua trung gian con

người, qua người con đã làm người mà Thiên Chúa viếng thăm nhân loại. Và cũng

chính khi thăm viếng người ta, là ta thăm viếng Chúa vậy. Trong chuyến viếng thăm

cuối cùng của Chúa vào ngày tận thế, người ta sẽ kêu lên ngỡ ngàng: “Nhưng có khi

nào chúng tôi đã viếng thăm Chúa đâu?”. Và Chúa sẽ đáp lời họ: “Mỗi lần anh em

thăm viếng những người ốm đau, nghèo khổ.. và bất cứ ai khác, là anh em đã thăm

viếng chính Ta, anh em đã mở ra trên trần gian này, những con đường xuyên đồi

đậm tình nghĩa thiết đời đời vậy”.

Page 542: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 542 of 793

2. “Cùng với Đức Maria, hãy tin vào Thiên Chúa Đấng làm được mọi sự ngay cả

những điều không thể được” (G. Boucher, trong “Le ciel sur la terre”).

“Thế là lịch sử chuẩn bị sang trang, để khai trương một kỷ nguyên mới. Vậy mà

thế giới vẫn chưa biết điều ấy. Chẳng bao lâu sau, một phần lớn nhân loại sẽ bắt

đầu tính số năm và thể kỷ từ một biến cố có vẻ như không có gì quan trọng cả.

Người ta còn gọi thêm nữa là: năm một sau Đức Giêsu Kitô, thế kỷ thứ nhất sau

Đức Giêsu Kitô, hai ngàn năm sau Đức Giêsu Kitô.

Trong niềm trông đợi ơn mạc khải về thế giới mới này, tất cả đều tuỳ thuộc vào

quyết định của một người phụ nữ rất bình dị. Chỉ một mình người phụ nữ khiêm

tốn, không tên tuổi ấy đang nắm giữ bí mật của đất và trời. Người phụ nữ ấy là

MARIA, đang mang trong máu thịt mình, những lời hứa về một người con cùng

chung một bản tính với Cha trên trời.

Những bà con của Người đã lấy làm lạ lùng. Trong nhà Dacaria và Êlisabét, người

ta linh cảm rằng ơn làm mẹ của người em họ trẻ tuổi này là do lời Chúa hứa.

Thật là tuyệt vời khi nghe người phụ nữ sơn cước ấy chúc tụng một phụ nữ làng

quê Nadarét, đồng thời cũng chúc tụng luôn cả hài nhi mà phụ nữ Nadarét ấy đang

cưu mang và hài nhi ấy không bao lâu nữa sẽ cho người ta biết mặt và kế hoạch

cứu nhân độ thế của mình!

Bà Êlisabét nhờ lớn tuổi hơn nên được đặc ân nhận ra một dấu lạ của trời ngay

trong tư cách làm mẹ của bà; bà cũng phát hiện cùng một dấu lạ như thế nơi người

em họ còn trẻ măng của bà. Khi nghe con mình nhảy mừng trong bụng, bà ức đoán

rằng người em họ của mình là một người mẹ đã cùng với Thiên Chúa dấn thân

trong cuộc phiêu lưu này.

Ai sẽ nói hết được những nỗi niềm và tâm tư mà hai chị em chia sẻ cho nhau lúc

ấy? Ai sẽ kể hết được những lời kinh tuyệt vời mà hai người mẹ ấy cùng dâng lên?

Bởi vì Tin Mừng vẫn luôn luôn nhấn mạnh đến một điều, đó chính là lòng tin của

hai người phụ nữ này. Nên hạnh phúc thật mà họ có được là vì người này cũng như

người kia đều đã tin vào một điều không thể xảy ra được.

Gần tới lễ Giáng sinh, chúng ta tán tụng lòng tin của Đức Maria. Một lòng tin đưa

Mẹ đến dấn thân vào một chuyến đi không biết trước hậu quả, trên những miền đất

Page 543: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 543 of 793

của Thiên Chúa. Một lòng tin khiến Mẹ mạo hiểm mang theo gánh nặng Chúa trao,

để lặn lội vượt đèo lội suối đi tới nhà người chị họ Êlisabét. Một lòng tin vào Thiên

Chúa Đấng làm được mọi sự. Một lòng tin tuyệt đối.

Ta hãy mừng vui ngây ngất trước nhan Mẹ! Nhưng còn mừng vui hơn nữa trước

một Thiên Chúa dám chọn con đường của phàm nhân để bắt liên lạc với nhân loại.

Bởi lẽ Đức MARIA cho phép ta nhận ra ân huệ Chúa ban cho Mẹ do lòng tin, ân huệ mà

Thiên Chúa cũng có ý định ban cho mỗi người chúng ta. Ta có biết đáp lại kế hoạch của

Chúa dành cho ta bằng cũng một niềm tin phó thác như Đức Maria không?

Phúc thay nếu ta tin rằng “không có gì mà Thiên Chúa không làm được!”.

LỄ ĐÊM GIÁNG SINH

CHÚA GIÊSU SINH RA. CÁC MỤC ĐỒNG HAY TIN

(Lc 2,1-14)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Chúa Giêsu sinh ra trong âm thầm...

Nếu trong lời tựa sách Tin Mừng của mình, Luca rõ ràng có ý định làm công việc

của một sử gia, thì không phải là sử gia theo nghĩa như người ta hiểu ngày nay, mà

như là một nhà thần học đặc biệt nhạy cảm đối với lịch sử cứu độ.

- Để ghi biến cố Đức Giêsu sinh ra vào lịch sử của thế giới, thánh Luca nối kết

biến cố này với “chiếu chỉ của hoàng đế Augustô truyền kiểm tra dân số trong

khắp cả thiên hạ” (việc kiểm tra này không phải là không đặt ra vấn đề lịch sử theo

một số các nhà chuyên môn).

- Để diễn tả lịch sử cứu độ có sự liên tục và được hoàn thành trong Đức Kitô, Luca

thích nhấn mạnh đến tính gia tộc của Đức Giêsu là con cháu vua Đavít.

+ Chính vì phải đi tới Belem “thành vua Đavít” mà Giuse phải rời bỏ thành

Nadarét miền Galilê để“trở về nguyên quán mà khai tên tuổi, vì ông thuộc về nhà

và gia tộc vua Đavít”.

+ Chính tại Belem mà “Maria, bạn ông lúc ấy đang mang thai” sẽ hạ sinh hài nhi bà

Page 544: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 544 of 793

đang cưu mang.

Giuse người đã giữ vai trò quyết định trong việc đi lên Bêlem, giờ đây mờ nhạt đi

để nhường cho Maria vai trò chủ động: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con,

rồi đặt nằm trong máng cỏ (một chi tiết không thể không gợi nhớ lại cảnh táng xác

ở Luca 23,53: “Ông lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ”), vì hai

ông bà không tìm được chỗ trong “phòng tập thể” (“Phòng tập thể” sau này ta sẽ

gặp thấy ở Luca 22,11 sẽ là phòng tiệc ly).

2. ... rồi Người được biểu dương long trọng.

Tương phản với cảnh sinh ra trong lặng lẽ, tăm tối và nghèo hèn, thì giờ đây “trong

vùng ấy” đêm bừng sáng, và văng vẳng lời tiết lộ ý nghĩa của biến cố vừa mới được

thực hiện: đất trời cùng mở hội giao duyên.

Những người đầu tiên được đón nhận mạc khải của biến cố, lại là những con người

mạt rệp của xã hội thời ấy: “những người chăn chiên”, một lớp người trong xã hội

bị khinh rẻ nhất, bị xếp cùng hàng với những người tội lỗi công khai và những người

thu thuế. H. Cousin giải thích: “Những người chăn chiên, thường bị mang tiếng xấu

ở Palestin, nơi đây người ta thường coi họ như những tên bất lương, phường trộm

cắp. Kinh Tan-mút của Babylon xếp họ vào hạng người “độc đáo”: “Những tên

chăn chiên, bọn thu thuế và Publicanô thật khó mà sám hối”. Những người ở nấc

thang cuối cùng của xã hội vốn bị khinh bỉ ấy lại là những người đầu tiên được chia

sẻ ơn giáng sinh của Đấng có một người mẹ là“kẻ khiêm hạ”, và Đấng ấy sẽ mang

Tin Mừng đến cho những người nghèo khổ (4,18). Hài nhi mới sinh đã là người rồi

đây sẽ gần gũi với những người tội lỗi và đồng bàn với họ” (15,2) (“Tin Mừng

Luca”, Centurion, trg 38-39).

- Sứ điệp mà “Thiên thần Chúa” gởi đến cho họ là “Một Tin Mừng” (một “Phúc

Âm”), một niềm vui trọng đại, Đó là tin vui “cho toàn dân”, tin vui về một hài nhi

giáng sinh, mà chỉ hài nhi đó mới có đầy đủ những danh hiệu là “Đấng Cứu độ”,

“Đấng Mêsia”, “Đức Chúa”, bởi vì hài nhi đó là mạc khải sống động của lòng nhân

hậu Chúa. Cả ba danh hiệu đó, ta sẽ gặp lại trên môi miệng của Phêrô (Cv 2,36) và

Phaolô (Cv 13,33), đều đã được Giáo Hội hát lên để tuyên xưng niềm tin phục sinh.

- “Dấu chỉ” được ban cho các người chăn chiên trong vùng Bêlem là “một trẻ sơ

Page 545: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 545 of 793

sinh bọc tã nằm trong máng cỏ”, hàm ý là Thiên Chúa muốn thực hiện ơn cứu độ đã

hứa, một cách thật lạ lùng, không ngờ được cho ai biết đón nhận dấu chỉ này.

R. Meynet quảng giải: “Kẻ đứng đầu trở nên người rốt hết. Chính Người là Đấng

Cứu độ, là Vua, là Đấng Mêsia sẽ được ban cho ngôi báu Đavít, lại đã nằm trong

máng cỏ bò lừa; Người được bọc tã nằm trong cái nôi của số phận nghiệt ngã, thì

sau này khi chết cũng sẽ được quấn khăn liệm đặt nằm trong ngôi mộ mượn thôi. Và

chính cái đó, cái dấu chỉ ngược đời này đã được ban cho các người chăn chiên cũng

như cho những kẻ có lòng tin của mọi thời. Bằng chứng oai phong của Chúa là sự

thấp hèn, bé nhỏ của Người, dấu chỉ quyền năng của Người là vẻ yếu đuối” (“Tin

Mừng theo thánh Luca. Phân tích tu từ”, Cerf, trg 36).

- “Bỗng chốc” trổi lên lời ca vang ngợi khen Thiên Chúa. Cả bầu trời vang dội

tiếng ca mừng biến cố, với quy mô lớn lao và hoành tráng, tương ứng với việc

kiểm tra dân số lớn lao của hoàng đế Augustô:“Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp

với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên

trời; bình an dưới thế cho lòng người Chúa thương!”. Đất trời tưng bừng mở hội:

kỷ nguyên cứu độ đã bắt đầu. Vì Thiên Chúa coi việc thi ân giáng phúc là làm vinh

danh Người, nên Người sẽ ban tràn đầy cho con cái Người, ơn bình an mà Người

đã hứa ban trong thời kỳ cứu độ, nhưng không phải là thứ bình an của đế quốc

Rôma mà người ta trông đợi hoàng đế Augustô mang đến, nhưng là sự sống sung

mãn mà chỉ mình Người mới có thể bảo đảm thực hiện cho ta mà thôi.

Khi vùng quê Bêlem đã trở về với đêm tối và tĩnh mịch, các người chăn chiên đã hối hả

ra đi “để xem sự việc đã xảy ra”. “Họ thấy bà Maria, ông Giuse cùng với hài nhì đặt

nằm “trong máng cỏ”. Rồi, như những mẫu gương cho các nhà truyền giáo mà Luca sẽ

trình bày trong cuốn sách thứ hai của ông, sách “Tông đồ công vụ”, các người chăn

chiên ra về, vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa “vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai

nghe”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Ngôi Lời của Chúa nằm trong máng ăn súc vật” (F. Deleclos, trong “Prends

et mange la Parole, Duculot, trg 187-188).

“Mỗi năm đều kết thúc bằng “thời kỳ lễ nghỉ”: Noel, Đêm Giao Thừa, Ngày Đầu

Page 546: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 546 of 793

Năm.. Nổi bật hơn cả là lễ Noel với cây thông và máng cỏ. Rồi những thiệp mừng

được tới tấp gởi đi hay đến; những ông già Noel tung tăng đi lại giữa phố phường

hoặc vui vẻ đứng chào hàng trong cửa tiệm. Tiệc vui, kẹo bánh và đồ tặng ê hề

chất đầy những túi đựng có hình cái sừng. Nơi nơi tràn ngập bầu khí an vui của

những ngày nghỉ, ngày lễ. Tất cả như còn vương chút cảm xúc có màu sắc tôn giáo

vậy.

Dầu sao những trang trí và biểu hiện bên ngoài của ngày lễ cũng không che giấu

được hết những nỗi buồn, cảnh khổ, ghê tởm và chán chường vẫn dằn vặt bao

người. Có gì mà vui cho những người mới tốt nghiệp chưa có việc làm và những

người thất nghiệp, những người đang đói và những kẻ không nhà. Vui chi cho

những tâm hồn đang tan nát, bị bầm dập, những kẻ bị lưu đày, những người đang

phải sống vất vưởng bên lề xã hội thuộc đủ loại. Bóng tối vẫn còn mịt mùng!

Bầu khí của lễ Noel đầu tiên năm xưa cũng chẳng có gì đặc biệt là lễ cả. Xứ

Palestine đã bị người Rôma cai trị, những khát vọng tự do đã bị đe dọa hoặc đã bị

tiêu tan cả rồi; người ta nơm nớp lo sợ những cuộc nổi dậy, tù đày, hành hạ những

người ái quốc và những tín đồ Do Thái giáo như cơm bữa, những cảnh bạo lực

thường bị đàn áp, đôi khi bùng lên như điên cuồng.

Tuy nhiên trong lòng người khi ấy vẫn luôn ấp ủ một niềm hy vọng mãnh liệt và

lòng tin đã không chết. Đúng là một niềm tin vững chắc của cha ông vẫn neo sâu

vào lòng đất rất sôi động ấy. Từ nhiều thế hệ, các ngôn sứ đã loan báo dứt khoát

rằng: một Đấng cứu độ sẽ đến. Một “con người” sẽ thiết lập một triều đại, một

vương quốc công lý và hòa bình. Thiên Chúa đã hứa với dân Người như vậy.

Và này đây vào một ngày như mọi ngày, lời tiên tri ứng nghiệm, điều báo trước trở

thành hiện thực. Lấy gì làm bằng chứng? Chẳng có chứng cớ nào hết. Chỉ có một

dấu chỉ. Dấu chỉ ấy được ban cho “những người bé mọn”, những người sống tăm tối

với nghề chăn nuôi. Dấu chỉ quả là mong manh, bởi lẽ đó là một “con trai đầu

lòng” bọc tã nằm trong máng cỏ. Ngôi Lời Thiên Chúa nằm trong máng dành cho

súc vật!

Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên, đó là một bài học về khiêm hạ, về tình người. Khi

Thiên Chúa dám chịu phiền hà, khi Đấng giải phóng tỏ mình ra, chẳng có quảng cáo,

chẳng kèn trống rùm beng, chẳng có quần chúng nhiệt liệt ủng hộ, hay dương oai

Page 547: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 547 of 793

bằng võ khí. Tất cả những phô trương náo nhiệt ấy là của những người quyền thế để

nâng cao thanh thế của họ... Còn ở đây chỉ là khiêm tốn, là bình dị hoàn toàn, là khó

nghèo thực sự. Tất cả phải làm cho ta gai mắt và hoảng sợ nữa.

Hôm nay cũng vậy thôi, Người đến xô đẩy những gì ta coi là ưu tiên, những quan

điểm hẹp hòi và những chương trình của ta. Ở đâu người ta ít chờ đợi Người, thì

Người lại xuất hiện. Và một Đức Kitô như thế, thì rất có nguy cơ lại trở về tình

trạng như đêm Noel đầu tiên xưa thôi: chẳng ai đoái hoài đến, chẳng ai biết cho,

luôn bị đe doạ, bị thành phần ưu tú của tín hữu và những kẻ thế lực đời này ruồng

rẫy thôi. “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”.

Mà tại sao lại thế? Là vì Người không chỉ bằng lòng với việc kêu gọi cầu nguyện

và tổ chức những lễ lạy rềnh rang, nhưng Người giảng dạy sự tha thứ và lòng xót

thương; Người tuyên bố phẩm giá và những quyền của con người phải được tôn

trọng. Là vì Người vạch rõ những con đường để thực thi công lý, hòa bình, hiệp

nhất và huynh đệ bằng việc hoán cải cái tâm, thay đổi cái tính và uốn nắn cái tình.

Thiên Chúa đến làm cho chúng ta trở nên “một dân hăng hái làm điều thiện”. Thế

nên ta hãy làm cho lòng ta thành một cái nôi lãnh nhận Lời ban sự sống. Và khi

bàn tay ta, giống như máng cỏ, giơ ra để nhận Lời hóa bánh, thì hãy nhớ rằng

Người đến trong ta để lấy đó làm nơi cư ngụ, để soi sáng, giải thoát, biến đổi ta và

để làm cho ta trở thành những chứng nhân và làm bằng chứng cụ thể cho tình yêu

của Người đối với mọi người vậy.

1. “Thế giới đảo ngược” (J. Debruyne, trong “Jésus, sa chair, ses racines”, Desclée, trg

201-202).

“Đêm đó

các người chăn chiên đã lên đường

đi tìm Chúa.

Phải chăng hài nhi sơ sinh kia

Là người thân của họ

Nên đã sinh ra trong chuồng bò lừa như thế?

Có lẽ rồi đây Người cũng sẽ là kẻ chăn chiên chăng?

Thế tại sao hài nhi bé bỏng kia

Page 548: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 548 of 793

Rồi đây lại không muốn làm

“một chú bé mục đồng”

Họ là những người canh giữ đoàn vật,

Luôn trông chờ bình minh mau tới,

Qua ánh sao, họ nhận ra dấu chỉ

Giữa trời đêm, họ đọc Thánh Kinh.

Họ là những người nay đây mai đó,

Mòn vết chân trên những đồng cỏ thưa,

Họ khéo léo tập họp bầy chó dại.

Và rất dễ dàng quy tụ đoàn chiên.

Hơn là bế bồng nâng niu em nhỏ,

Có lẽ họ là lời loan báo

Rằng đêm nay

Một cuộc xuất hành mới bắt đầu chăng?

Có lẽ vì họ là

Những con người của lều trại

Không cố định ở một chốn nào lâu

Vì họ là những anh em bà con của Chúa,

Nên khi ở với họ,

Chúa cảm thấy như ở nhà mình chăng?

Phải có được những con mắt như họ,

Mới có thể giữa trời đêm

Nhắm ánh sao mà tiến tới,

Để nhận ra Thiên Chúa ẩn mình

Dưới hình hài một trẻ sơ sinh...

Đêm hôm đó,

Đêm vui của những người nghèo,

Vẫn chưa trở thành ngày lễ

Cho những kẻ giàu sang.

Nét thanh bần

Vẫn chưa phải là lễ hội của quà chia,

Page 549: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 549 of 793

Đêm lặng lẽ đó,

Vẫn chưa phải là lễ hội đem tưng bừng thật sự.

Đêm hôm đó,

Chẳng cần cổ võ thêm những cuộc vui,

Mà nên triệt bỏ đi mới phải.

Nếu đêm nay Chúa đang ở đó,

Thì ta phải cúi xuống tìm gặp Người,

Và quỳ xuống

Để lượm lấy Người nằm dưới đất.

Hài nhi sơ sinh đó

Còn chưa nói ra được một tiếng

Thế mà lại đã là Lời

Mà ý nghĩa thật là đảo lộn.

Là thế giới đảo ngược,

Là đảo ngược các thang giá trị,

Là tương lai đã đang đi trên đầu rồi”.

LỄ BAN NGÀY

NGÔI LỜI ĐÃ TRỞ NÊN NGƯỜI PHÀM

VÀ CƯ NGỤ GIỮA CHÚNG TA

(Ga 1,1-18)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một bài thánh ca thay cho lời tựa.

Mátthêu mở đầu tác phẩm của mình bằng “Cuốn Sách Gia phả Đức Giêsu Kitô,

con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Abraham”. Luca mở đầu “Bài tường thuật về

những điều đã thực hiện giữa chúng ta” (1,1) của ông bằng một trình bày thứ tự về

một vài tình tiết cuộc đời thơ ấu của Đức Giêsu: cuộc đời Đức Kitô cùng một lúc

được Luca đưa vào đó để giới thiệu trước. Máccô, như ta biết ở Chúa nhật thứ hai

Page 550: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 550 of 793

Mùa Vọng – lại thích đặt cho cuốn sách của ông cái danh hiệu rất ý nghĩa

này: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”.

Còn Gioan như trổi lên khúc nhạo dạo đầu cho Phúc Âm của ngài bằng Lời Tựa

mang hình thức một bài thánh ca, mà nhiều nhà chú giải nghĩ rằng đã được cộng

đồng của Gioan hát trước khi được đem vào làm lời tựa cho Phúc Âm thứ tư. Theo

kiểu cách “dạo đầu” của một bản giao hưởng – hay đúng hơn theo cách thức

chuyển động nhịp điệu để chuẩn bị kết thúc – bài thánh ca này phối trí các chủ đề

một cách rất cô đọng.

Alain Marchadour giải thích, “Khi tìm nhập đề cho sách Tin Mừng của mình,

Gioan đã chọn và thích ứng bài thánh ca để làm nhập đề trình bày lần lượt những

chủ đề chính của Tin Mừng, tựa như phần nhạc dạo đầu của một vở nhạc kịch vậy:

Đức Giêsu mà Tin Mừng sắp kể lại thân thế và sự nghiệp khi sống giữa nhân loại,

được tác giả trình bày đi từ lịch sử và cuộc sống trần gian để tới cội nguồn của

Người. Người là Ngôi Lời đã có từ khởi thuỷ và mật thiết với Thiên Chúa đến độ

nhà thi sĩ, tác giả của bài thơ quả quyết rằng Người là Thiên Chúa. Vai trò của

người vượt ra ngoài phạm vi dân Israel, vì Người là Đấng tác tạo, là Sự Sống và

Ánh Sáng cho hết mọi người sinh ra ở trần gian này. Việc xuống thế nhờ mầu

nhiệm nhập thể đánh dấu việc Ngôi Lời đi vào lịch sử, quyết định gặp gỡ con

người và dân Do Thái: từ đó phân ra hai loại người: kẻ thì từ khước như dân Do

Thái, người thì đón nhận: đó là cộng đoàn Kitô hữu. Bài thánh ca này kể lại với

một vẻ trang trọng hành trình của Ngôi Lời, từ nơi Người là Thiên Chúa (1-2), đến

với loài người (3-5), chọn dân Israel (9-11), rồi nhập thể, (14) cho đến khi trở về

với Thiên Chúa, vì Người vốn ở trong cung lòng Đức Chúa Cha” (“Tin Mừng

thánh Gioan”, Centurion, 1992, trg 31).

2. ...để tán dương hành trình của Ngôi Lời Thiên Chúa:

Chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng câu để thấy cách quảng diễn của bài thánh ca.

- Xuất xứ huyền nhiệm của Đức Giêsu, Ngôi lời tác tạo:

+ Hai từ đầu tiên “khởi đầu” nối kết việc Đức Giêsu đến, với những chương đầu của

sách Sáng Thế. Như thế Đức Giêsu được đọc lại từ khởi đầu của mạc khải: trải dài suốt

sách Tin Mừng, Người sẽ được trình bày như “thành quả của mọi mạc khải, là Đấng

Page 551: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 551 of 793

mạc khải tối cao, là ân huệ cuối cùng của

Thiên Chúa, là con đường duy nhất có thể đưa đến ơn cứu độ, là dung mạo Thiên Chúa

ở giữa loài người”(A. Marchadour, Sđd, trg 34).

+ “Ngôi Lời Thiên Chúa” (từ để chỉ Ngôi Hai Thiên Chúa, chỉ có trong Tin Mừng

Gioan thôi) trước hết được giới thiệu là có trước từ đời đời, vô cùng mật thiết với

Chúa Cha, khác biệt với Chúa Cha, có cùng bản tính Thiên Chúa: “Ngôi Lời vẫn

hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.

Rồi bài thánh ca tán dương công trình tạo dựng vũ trụ của Đấng là Lời vĩnh hằng

của Thiên Chúa:“Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành và không có Người thì

chẳng có gì được tạo thành”. Đồng thời Ngôi Lời ban sự sống cho thế gian và cho

thế gian hiện hữu.

- Ngôi Lời Thiên Chúa là Ánh Sáng và Sự Sống cho mọi người.

Mặc dầu vẫn hướng về Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa, Ngôi Lời từ đời đời vẫn

có một tương quan độc đáo với loài người. người không chỉ là Đấng tạo thành;

Người ban “Sự Sống” và “Ánh Sáng”; Người không chỉ là nguồn mạch mọi sự

sống; việc Ngôi Lời hiện diện giữa loài người mang lại hoa trái là biểu lộ và thông

ban sự sống siêu nhiên cho con người. Ngôi Lời cũng là Ánh Sáng, không phải ánh

sáng vật chất của vũ trụ mà là ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng siêu nhiên soi

sáng và hướng dẫn mọi người.

+ Chứng của Gioan Tẩy Giả.

Tương phản khác thường với vẻ trang trọng của những câu đầu của Lời Tựa, giờ

đây Gioan Tẩy Giả lên sân khấu: “Có một người...”.

Ánh sáng đến trong thế gian có người làm chứng đi trước: Gioan con ông Dacaria.

Ông này được nên cao cả là vì đã được Thiên Chúa sai đến và đã nhận lãnh sứ

mạng làm chứng cho Ánh sáng; với tư cách là Tiền Hô, ông đưa người ta đến với

niềm tin vào Đấng là Ánh sáng và là Đấng phải nắm giữ mọi địa vị: “Ông không

phải là Ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về Ánh sáng”.

- Ánh sáng đến thế gian.

+ Nhưng khi Ánh sáng đến thế gian, thì đã vấp phải sự chống đối và khước từ của

con người. Thế gian do Ngôi Lời tạo thành đã từ chối Ánh sáng, đó đã là một

chuyện tai tiếng rồi: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có,

Page 552: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 552 of 793

nhưng lại không nhận biết Người”. Còn một xì-căng-đan lớn hơn nữa, đó

là: “những người nhà”, dân của Lời hứa, dân của Giao Ước “không chịu đón

nhận”.

+ Thế nhưng “những ai đón nhận” là người Israel, hay không phải là Israel, “thì Người

cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa”.

- Ngôi Lời đã trở nên người phàm.

+ “Ngôi Lời đã trở nên người phàm”: Gioan đã không viết là Ngôi Lời đã trở nên

người; ông cao rao rằng Ngôi Lời đã trở nên người phàm, một từ chỉ toàn diện con

người cả xác lẫn hồn, yếu đuối, mỏng giòn, hay hư nát.

+ “và cư ngụ giữa chúng ta” (dịch sát chữ là: “đã dựng lều giữa chúng ta”): đối với

các độc giả của Gioan lúc ấy, kiểu nói “dựng lều” gợi nhớ ngay đến “nơi cư ngụ của

Chúa” giữa dân Người. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người xưa được biểu

tượng bằng Nhà Lều ở sa mạc thời Xuất Hành, rồi bằng Đền thờ Giêrusalem, thì giờ

đây được thể hiện một cách trọn vẹn và triệt để nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người

(cf. Ga. 2,19-22: “... Đền thờ Người muốn nói ở đây là chính thân thể người”).

+ “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của người”: nơi con người Đức Giêsu,

cộng đoàn của thánh Gioan quả quyết rằng họ đã được nhìn thấy vinh quang của

Thiên Chúa, nghĩa là nhìn thấy một phẩm chất, một ánh rạng ngời tỏ lộ Thiên

Chúa.

- Đức Giêsu Kitô đã tỏ cho thấy Thiên Chúa vô hình.

“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con một là Thiên Chúa và là Đấng

hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”.

J. Perron lưu ý, “Vì ở đầu bài thánh ca đã có nói về Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên

Chúa, nên bài được kết thúc bằng nêu lên câu “Con một là Thiên Chúa và là Đấng

hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha”. Đó cũng chính là hành trình cuộc đời của Đức

Giêsu như Gioan đã tóm tắt lại ở phần cuối Tin Mừng của ngài trong câu: “Biết rằng

Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa” (13,3). Nhưng khi lên

cùng Đấng mà chỉ có mình Người được biết (“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ,

ngay cả ông Môsê!”), thì Người muốn đem ta theo Người: “để Thầy ở đâu, anh em

cũng ở đó” (14,3). Hơn nữa, Người còn đưa chúng ta vào đời sống riêng tư mật thiết

này: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha

Page 553: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 553 of 793

của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (14,23) (“Đọc Thánh Kinh” số 52, trg

34-35).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Một lễ Noel đích thực chúng ta mừng hôm nay (“Célébrer”, tạp chí C.N.P.L. số

214, trang 41-42).

Phần phụng vụ tiếp theo Lễ Nửa Đêm mang mầu sắc thật trang trọng lạ lùng! Trong

Lễ Đêm, Tin Mừng Luca chỉ kể lại biến cố Chúa giáng sinh một cách quá giản dị, còn

Gioan thì đưa ra cho ta một bài suy niệm mà mỗi câu mỗi từ là một kỳ công.

Bài tường thuật của thánh Gioan không giản dị mà mang một tầm vóc vô cùng lớn lao

vượt ngoài sự hiểu biết của ta, điều mà không một bản văn nào cho thấy rõ hơn là Lời

tựa lạ lùng của Tin Mừng thánh Gioan.

Trong Tin Mừng Gioan, cũng có những bóng tối, nhưng không phải bóng tối của

đêm đen, mà là số phận tăm tối của con người.

Trong Tin Mừng Gioan cũng có cảnh thiếu chỗ để đón tiếp Chúa Giêsu, nhưng

không phải chỗ trong nhà trọ ở Bêlem xưa nữa, mà chính là những tấm lòng chai

đá của những kẻ không đón nhận “Ngôi Lời” của Thiên Chúa.

Trong Tin Mừng Gioan cũng nói đến một sự sinh ra, nhưng đó là sự sinh ra của

những kẻ sinh ra bởi Thiên Chúa, vì họ đón nhận Lời và tin vào Lời. Noel của Đức

Giêsu (Tin Mừng Luca) trở thành Noel của chúng ta (Tin Mừng Gioan).

Thế mới chính là một lễ Noel đích thực mà chúng ta phải mừng hôm nay. Đức

Giêsu sẽ không bao giờ còn sinh ra ở Bêlem nữa. Sự sinh ra ấy chỉ xảy ra một lần

mà thôi. Để bù lại, mỗi ngày Người làm cho chúng ta sinh ra bởi Thiên Chúa, nếu

chúng ta tiếp nhận Người; những ai tiếp nhận Người thì Người cho họ sinh ra bởi

Thiên Chúa. Bí tích Thánh Tẩy cho ta sinh lại làm con Chúa; nhưng đó mới là khởi

đầu. Trong mỗi giây phút của đời ta, Lời vẫn cho ta khả năng sinh lại làm con

Chúa. Phải chăng Người cũng ban ơn ấy, nhưng một cách kín đáo, mà chẳng ai

đếm nổi, cho bất cứ ai nhìn nhận rằng ánh sáng trong cuộc đời họ mạnh hơn bóng

tối.

Page 554: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 554 of 793

LỄ HIỂN LINH

BỊ DÂN NGƯỜI TỪ CHỐI,

ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC DÂN NGOẠI ĐÓN NHẬN

(Mt 2,1-12)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Đọc lại dưới ánh sáng phục sinh:

Ta đừng để mình bị lừa dối vì cái vẻ bề ngoài có vẻ mộc mạc của câu chuyện về ba

nhà Đạo sĩ, mà thực ra lại được hình thành và kết cấu một cách rất tài tình và nghệ

thuật. Trong hai chương Tin Mừng về thời thơ ấu của Đức Giêsu, thánh sử

Mátthêu không hề có ý muốn thỏa mãn tính tò mò của người đọc khi đưa vào đó

một vài kỷ niệm cảm động. Dự tính của ngài nằm trong lãnh vực thần học: dưới

ánh sáng Phục sinh, tác giả Tin Mừng đã tìm về nguồn gốc của Đức Giêsu, cho

chúng ta khám phá thấy dạng còn tiềm ẩn, những gì rồi đây sẽ hiện tỏ trọn vẹn

trong cuộc đời và biến cố Vượt qua của Người.

A. Marchadour lưu ý: “Tác giả Kinh Thánh không mấy tìm tòi tính xác thực lịch sử

như chúng ta ngày nay vốn nặng đầu óc thực nghiệm. Nên nhớ rằng tất cả những

trình thuật về thời thơ ấu của Chúa Giêsu đều được biên soạn từ các dữ kiện có

sau và được đưa vào muộn màng sau này. Phải đọc lại quá khứ dưới ánh sáng của

hiện tại, tầm quan trọng của Cựu Ước như các lời tiên tri, vẻ huy hoàng của biến

cố Vượt qua, tất cả đều như vén lên bức màn cho thấy căn tính đích thực của Đức

Giêsu; tất cả đều cho phép chúng ta hiểu rằng những trình thuật về thời thơ ấu đều

đã được viết lại, và tính xác thực lịch sử không phải là bận tâm hàng đầu của các

tác giả Tân Ước.” (“Les dossiers de la Bible” số 44, trg 5).

2. Một bài tường thuật có rất nhiều biểu tượng.

Người ta dễ dàng thấy bài tường thuật được chia làm hai phần, cùng một bộ ba

cặp đối lập nhau:

1) Tại Giêrusalem: nơi của triều đình Hêrôđê.

- Ba nhà đạo sĩ – có lẽ là những nhà chiêm tinh xứ Babylon chuyên tìm đọc những

bí ẩn các vì sao – đã lên đường đi Giêrusalem để đến bái lạy “Đức Vua dân Do

Page 555: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 555 of 793

Thái”, bởi thấy sao của người loan báo việc Người xuất hiện (c. 1 và 2).

- Nhưng để gặp được Đấng họ tìm kiếm, ngôi sao lạ kia không đủ. Các ông cần

đến sự trợ giúp của dân Do Thái và Kinh Thánh của họ.

- Khi được các đạo sĩ đến hỏi, Hêrôđê và thành phần lãnh đạo tôn giáo ở

Giêrusalem quay sang tra cứu các lời sấm liên can đến Đấng Mêsia (c.3 và 6).

- Để trả lời cho các vị khách phương xa này, nhóm cầm quyền Do Thái giáo chú giải

một cách chính xác lời các ngôn sứ, nhưng vẫn không rời khỏi Giêrusalem lấy nửa

bước (c.7 và 8).

2) Tại Bêlem, nơi Đức Vua Giêsu đang chờ đón các vị đạo sĩ.

- Được ngôi sao (văn hoá của họ) và Kinh Thánh (Lời Chúa nói với dân Israel) chỉ

dẫn, các vị đạo sĩ đi tới Bêlem (c.9 và 10).

- Họ gặp được Chúa Giêsu và sấp mình bái lạy Người và dâng tiến lễ vật (c.11).

- Được báo mộng về những ý đồ giết người của Hêrôđê, nên các đạo sĩ đã “đi qua

lối khác mà về xứ mình” (c.12).

Một bộ ba những cặp đối lập nhau loan báo trước cuộc khổ nạn và làm thành cái

khung của câu chuyện được soạn thảo rất công phu.

1) Giêrusalem, trung tâm chính trị và tôn giáo, khước từ Đấng đến để hoàn tất

những lời hứa, đối chọi với Bêlem bé nhỏ, nơi hạ sinh con vua Đavít mà các ngôn

sứ đã loan báo.

2) Các thủ lãnh tôn giáo của dân Israel là những kẻ tự cho mình là hiểu biết nhờ

vào Kinh Thánh, nhưng lại không đếm xỉa đến điều Kinh Thánh nói; họ đối chọi

với các vị đạo sĩ là những người nước ngoài và ngoại giáo, nhưng đã biết tìm kiếm,

lên đường và sau cùng đã gặp thấy. Trong lúc phía bên kia “bối rối, xôn xao”, thì

phía bên này “mừng rỡ vô cùng”.

3) Hêrôđê, kẻ được tác giả tặng cho danh hiệu là “vua” và là kẻ luôn nơm nớp lo

sợ cho cái ngai báu của mình – đối chọi với Hài nhi Bêlem, Đấng thực sự là vua,

vì:

- Nơi Người (Hài nhi Giêsu) đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia 60 (Bài đọc 1) loan

báo ngày dân ngoại lũ lượt tiến về Giêrusalem, mang theo vô vàn châu báu để tiến

dâng.

- Nơi Người đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Mica 5,1 nói đến Bêlem như nơi sinh của

Page 556: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 556 of 793

Đấng Mêsia: “Phần ngươi, hỡi Bêlem, nhỏ bé nhất trong hàng các bộ tộc Giuđa.

Chính tự nơi ngươi sẽ xuất hiện cho ta Vị có mệnh thống lĩnh Israel dân Ta”.

- Nơi Người đã ứng nghiệm lời sấm của Balam, một người ngoại giáo, báo trước sẽ

có một ngày xuất hiện “một ngôi sao mọc lên từ Giacóp” (Ds 24).

Như thế, qua nét tinh tế của bố cục và lối viết của mình, bài tường thuật này của

Mátthêu đã công bố cho mọi người biết căn tính nhiệm mầu của Đức Giêsu, sứ vụ

Người sẽ thi hành, việc Người sẽ bị những đầu mục của dân Người chối bỏ cũng

như sự kiện dân ngoại tìm đến với Hội Thánh. Tắt một lời, nói theo kiểu của C.

Tassin, chúng ta có ở đây “một sách Tin Mừng ở dạng thu nhỏ”.

Fr. Brossier tóm tắt: “Được đặt trong toàn bộ Tin Mừng Mátthêu, ý nghĩa của

đoạn văn này trở nên sáng tỏ: Những kẻ đáng lẽ ra phải đón nhận Đấng Mêsia mà

Thiên Chúa sai đến thì lại không nhìn nhận Người, bởi đầu óc họ đã ra chai đá,

cằn cỗi. Đang khi đó, chính những dân ngoại lại đón nhận Người là một chủ đề

bàng bạc trong khắp cả sách Tin Mừng, chủ đề đó đang được công bố rõ ràng ở

đây” (cf. “Le Monde de la Bible” số 85, trang 18).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Chúa Hiển Linh, một thực tại vẫn luôn luôn mới” (F. Deleclos, trong

“Prends et mange la Parole”, Centurion-Duculos, trg 190-191).

Các ngôn sứ xưa đã loan báo việc mở cửa cho các dân ngoại tiến đến với Chúa.

Nhưng đó là con đường một chiều. Ánh sáng tỏa ra ở Giêrusalem. Các dân tộc và

các vua chúa sẽ tuôn đến đó... Trái lại lễ Hiển Linh được Đức Giêsu khai trương lại

là con đường hai chiều. Là những người ngoại giáo, những người không cắt bì,

chính họ cũng sẽ mang đến phần chân lý của họ, sự phong phú về những khác biệt

thiêng liêng và văn hoá của họ. Là những người đã được rửa tội, có tâm hồn cởi

mở với Chúa Thánh Thần, họ sẽ lựa chọn được những con đường mới lạ và những

cách diễn đức tin độc đáo. Lòng tin hăng say với tinh thần truyền giáo của họ hơn

một lần sẽ làm cho lòng tin của những người“đạo ròng” hóa ra nhàm chán, không

có gì đặc sắc; và như vậy, họ có nguy cơ làm phật lòng những người dễ tự ái và tạo

ra những ghen tương đố kỵ.

Bởi đó, chư dân thuộc mọi chủng tộc, dù đã văn minh hay còn thô lỗ trong nếp

Page 557: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 557 of 793

sống ngoại giáo và sùng bái ngẫu tượng của họ, đã có thể nhờ vậy mà bắt tay vào

công việc bước đi theo ánh sao và gặp Đấng Phục sinh. Những con cái trai gái của

họ, một khi được trở thành “dân Thiên Chúa” đã lại cầm gậy lữ hành để đi loan

báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô cho những miền đất xa xăm ở bên kia bờ đại

dương. Họ đã neo con thuyền Giáo Hội ở đó.

Vậy mà lại đã có nhiều người đi gieo của hôm qua có khi vì đã thấm mệt, hóa ra trì

trệ hoặc vì thái độ tự hào về tầm quan trọng của họ, lại sinh lòng ngờ vực và e sợ

những nhà đạo sĩ mới đến từ Đông phương kia, những con người chỉ miệt mài tìm

kiếm ánh sao và những bất ngờ của Thần Khí vốn hay gây đảo lộn khác thường.

Là dân của thế giới Kitô giáo (chrétienté) già nua, chúng ta phải phát hiện và đón

nhận sự kiện mới mẻ của Chúa Hiển Linh, những câu hỏi tra vấn của những người

tân-ngoại giáo, ánh sáng chân lý nơi những anh em ly khai, Đức Kitô của những

người da màu và các vị thừa sai có đôi mắt xếch. Tất cả những “người nước

ngoài” này đang bước đi, mắt luôn hướng nhìn trời, họ có thể giúp chúng ta tìm ra

Đấng mà chúng ta không tìm nữa, bởi vội tin rằng ta đã “sở hữu” Người đầy đủ và

đã “tìm thấy”Người trọn vẹn rồi. Đã đến giờ để ta bắt tay vào công việc tân-phúc-

âm-hóa và mừng một lễ Hiển Linh khác.

2. “Một đoàn người đông đảo đang lê bước” (G. Boucher, trong “Le ciel sur

terre”, trg 14).

Phải rồi, việc các đạo sĩ ấy tới quả là có gây phiền hà. Dù họ là những ông vua hay

những nhà chiêm tinh thì họ cũng đã lên bờ với lòng tự tin. Họ biết rõ họ đang tìm

kiếm gì: một hài nhi vừa mới sinh mà lại được hứa nắm giữ ngôi báu trong dân Do

Thái. Thế là những kẻ có thế lực bị xáo trộn và hoang mang. Họ sợ hãi vì biết rằng

những vị khách phương xa kia đến đây để bái lạy một người con được mời gọi nắm

quyền cai trị trên khắp đất nước Do Thái. Họ tin vào điều này bao nhiêu thì cũng

sợ hãi bấy nhiêu...

Chúa ơi, hôm nay người ta vẫn còn chạy xô đến với Chúa sau một hành trình vất

vả qua sa mạc cô đơn của cuộc sống. Hoặc qua những miền đất khô cằn của cảnh

sống thất nghiệp hay thất bại ê chề. Họ bị giá lạnh đến tê cóng vì những luồng gió

bất an lùa tới; hoặc bị hao mòn vì những cuồng phong làm lung lay đời sống lứa

Page 558: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 558 of 793

đôi của họ. Họ đến với Chúa với tình yêu đã bị sứt mẻ, nặng nề lê những bước

chân sợ hãi kèm theo một độ dửng dưng về đạo như bao người. Và này dấu, họ

đang ở khúc quanh nơi mà đã bao lần họ quay trở ngược lại và bội ước, khác nào

như đứng trước bình minh sau khi đã trải qua cả một đêm dài trăn trở!

Nhưng lạy Chúa, xin hãy đoái nhìn họ. Họ là những con người có đôi bàn tay chai

sần nói lên nỗi cực nhọc họ đã phải chịu vì miếng cơm manh áo cho gia đình. Tim

họ phồng lên như điềm báo trước những tiếng thở dài vì đã mòn mỏi đợi trông.

Quá chán chường, nên họ dễ ngỡ ngàng thán phục. Quá mệt mỏi vì những gian lao

đã trải qua, nên họ dễ mở lòng ra đón nhận sự canh tân. Quá quen với nếp sống chỉ

có hôm nay, họ dễ sẵn sàng đi vào mạo hiểm. Già trước tuổi, họ đang cố đuổi theo

tuổi thơ của họ.

Lạy Chúa, hôm nay những con người ấy đang đến với Chúa, tay dắt đứa nhỏ đã lớn

khôn rồi để xin cho nó được rửa tội. Họ đẩy các con của họ đi học giáo lý, để

chúng được rước lễ lần đầu. Lòng họ chỉ có một nhu cầu là được Chúa chúc lành

cho gia đình họ. Thắp nến lên, họ cầu khấn cho đứa con gái lớn đậu được tú tài. Lạ

lẫm với kinh nguyện của Giáo Hội, họ lâm râm đọc đại đi một kinh để cầu cho

người mẹ già đang nằm viện. Nghẹn ngào không nói nên lời, họ xin cử hành nghi

lễ an táng cho người cha vừa mới rời bỏ họ.

Họ đang đến. Họ đang thấy Hài nhi Giêsu, cùng với Maria, mẹ Người. Và rồi họ ra

đi. Có khi nào ta sẽ gặp lại họ không? Họ lại tiếp tục lên đường. Ước mong đó là

con đường mới cho họ!.

THỨ TƯ LỄ TRO

CHIA SẺ, CẦU NGUYỆN, CHAY TỊNH

(Mt 6,1...18)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

Trong 5 phản đề liên tiếp, Đức Giêsu đề cao công chính mới chống lại “sự công

chính của các kinh sư và Pharisêu”.

Page 559: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 559 of 793

Trong bản văn sử dụng cho Thứ Tư Lễ Tro, Đức Giêsu đề cập đến 3 cột trụ chống

đỡ lòng đạo hạnh nơi người Do Thái cũng như nơi các tôn giáo khác: bố thí, ngày

nay ta gọi là chia sẻ (câu 1-4), cầu nguyện (câu 5-6) và chay tịnh (câu 16-18).

Thay vì miệt thị những việc đạo đức ấy, Đức Giêsu, trước khi xem xét từng việc,

đã chỉ ra tinh thần phải có khi thực hành: “Nếu các ngươi muốn trở nên công

chính, hãy tránh phô trương trước mặt người đời để được chú ý”. Sự công chính

đích thực hệ tại “hiệu chính” theo thánh ý Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa biết rõ

thâm tâm con người.

1. Sự chia sẻ dưới ánh mắt Chúa Cha:

Claude Tassin giải thích: “Là một cơ chế quan trọng trong đạo Do Thái, sự bố thí

vẫn giữ vị trí cứu trợ trong xã hội hiện đại, bày tỏ tình huynh đệ mà giao ước đòi

hỏi: việc cứu trợ người nghèo có hiệu quả tẩy xóa tội lỗi (Tb 12,9), có giá trị như

lễ hy sinh (Hc 4,6; 7,10).” (“Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Centurion, 1991, trg

72).

Đức Giêsu không bài bác linh đạo này, nhưng Người tố cáo tính cách phô trương khi

thực hành. Bố thí không phải “để được người đời ca tụng” cũng không phải để trình

diễn (đó là ý nghĩa chính xác của từ“giả hình”), nhưng phải làm “kín đáo” chỉ mình

Chúa biết vì chỉ mình Người có thẩm quyền xét định giá trị của việc làm này: “Cha

ngươi thấy rõ những gì ngươi làm trong kín đáo: Người sẽ thưởng công ngươi”.

Đức Cha Daloz cảm nhận: “Mối nguy hiểm mà Đức Giêsu khuyên ta tránh xa... đó là

chú ý tới bên ngoài, tới những gì phô trương – đó không phải là mối nguy tưởng

tượng ngay cả đối với thời nay, dưới những hình thức mới... Sự vô vị lợi, sự kín đáo

không còn dễ giữ trong các cộng đoàn của Giáo Hội cũng như trong các hiệp hội đời:

là hội viên, là hội trưởng, là người tổ chức, ta đã chẳng bị cám dỗ qui về mình tất cả

những dịch vụ, những công tác mà trong đó ta đã quảng đại phục vụ sao? Và ta đã

chẳng bị cám dỗ khẳng định trước mặt người đời những quyền lợi, những giá trị của

mình sao?... Nhưng Đức Giêsu đã nói: “Thật vậy, ta bảo các ngươi, họ đã nhận được

phần thưởng rồi”.

Điều ta không tìm giữ cho ta, Thiên Chúa mới tiếp nhận được. Vấn đề này không liên

hệ gì tới lòng quảng đại... Cử chỉ chia sẻ mang trọn vẹn ý nghĩa trong tình yêu cho

Page 560: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 560 of 793

không. Chỉ có Chúa mới có thể tính sổ được tình yêu, vì thước đo tình yêu là vô tận”.

2. Lời cầu nguyện dưới ánh mắt Chúa Cha.

Cũng vậy, kinh nguyện đừng làm như “trình diễn” “để phô trương với người đời”,

nhưng là để ngỏ lời với “Cha Đấng ngự trong nơi kín đáo”: “Cha ngươi thấy tất

cả những gì ngươi làm trong kín ẩn: Người sẽ thưởng công ngươi”.

Đức Cha Daloz nói tiếp: “Đức Giêsu không ngừng mời gọi ta hãy trở về với sự

chân thực của tâm hồn, với nội tâm. Hãy sử dụng các phương tiện nhưng đừng làm

tổn hại cuộc gặp gỡ sâu xa, cá nhân với Chúa Cha.. Vì việc gặp gỡ Thiên Chúa rất

trọng đại, nên Đức Giêsu muốn ta tránh xa nguy cơ thay thế ánh mắt Thiên Chúa

bằng ánh mắt người đời. Cầu nguyện “cho người đời xem thấy”, thay vì cầu

nguyện với Cha “Đấng thấy rõ trong nơi kín ẩn”, đó là hạ giá lời cầu nguyện, là

đi trệch khỏi mục tiêu. Là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng khi lời cầu nguyện của

ta thay vì hướng về Chúa lại qui về lợi lộc riêng tư của mình” (Sđd., trg 66).

3. Việc chay tịnh dưới ánh mắt Chúa Cha.

Còn về việc chay tịnh, Claude Tassin chú giải: “Căn bản đó là một dấu chỉ tang tóc.

Chẳng hạn ta chay tịnh nhân ngày tưởng niệm Đền thờ bị tàn phá. Tuy nhiên, người

Do Thái sùng tín còn biết đến một nguyên nhân tang tóc trầm trọng hơn một tai họa

cho cả dân tộc, đó là tội lỗi, cái chết thực sự của mối liên hệ sinh tử với Thiên

Chúa... Những người sùng tín gia tăng việc chay tịnh sám hối. Vì thế, những người

biệt phái ăn chay mỗi tuần 2 lần. Họ còn thêm thắt những dấu hiệu cho tăng phần

thảm não: Không tắm rửa, không xức thuốc thơm” (Sđd, trg 77).

Đức Giêsu không chối bỏ giá trị của những hình thức ấy. Nhưng Người cảnh giác

các môn đệ trước những thực hành phô trương. Chay tịnh là đúng, nhưng không

phải để cho người khác trầm trồ thán phục và “phô trương cho mọi người” biết là

ta ăn chay, mà là chay tịnh dưới ánh mắt Chúa Cha, phó thác tất cả cho

Người: “Cha ngươi Đấng thấy tất cả những gì ngươi làm trong nơi kín ẩn: Người

sẽ thưởng công ngươi”.

Một lần nữa, khi tường thuật những lời nói của Đức Giêsu, Mátthêu muốn cảnh

cáo các Kitô hữu trung thành với những thực hành đạo đức mà ngài không phản

Page 561: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 561 of 793

đối, đừng tìm xây dựng danh giá cho bản thân mà hãy phó thác cho sự chứng nhận

duy nhất của Chúa Cha.

Đức Cha Daloz còn trấn an rằng: “Nguy cơ giả hình ít đe dọa ta lắm. Để giữ được ý

nghĩa đích thực của việc chay tịnh Kitô giáo, cần phải có một loại phân định khác.

Giữa một thế giới pha tạp đủ loại tôn giáo và tinh thần thế tục, thái độ đức tin thực

sự đòi ta phải minh bạch trong ý nghĩa của việc chay tịnh. Chỉ cần trở về với giáo

huấn của Đức Giêsu là đủ: Việc chay tịnh mà Người đề cập ở đây trước hết không

phải là thanh tẩy hay giải phóng cá nhân, là nỗ lực hay khổ hạnh nhằm tiến xa hơn

trong việc chế ngự bản thân. Cũng không phải là giải phóng tinh thần nhờ chế ngự

thân xác, để ta có thể chiêm ngắm rõ hơn các thực tại thần linh. Đức Giêsu cũng

không trình bày việc chay tịnh như một phương tiện bày tỏ tình liên đới với những ai

đói khát, hay nhịn ăn bớt uống để chia sẻ. Tất cả những điều đó đều tốt và hữu ích,

Giáo Hội, phụng vụ và các tác giả đạo đức vẫn khuyên ta nên làm... Việc chay tịnh

đích thực đưa ta ra khỏi chính mình, bóc ta trần trụi trước mặt Thiên Chúa. Đó

không phải là một thành tựu thiêng liêng... Đó là một cách thế giữ ta nghèo nàn

trước mặt Thiên Chúa, một hiến dâng chính bản thân nhờ nỗ lực khổ hạnh, nhưng

trong Thiên Chúa, Đấng ban chính Người cho những ai, dù trong đêm tối và trần

trụi, vẫn yêu mến tin tưởng sống dưới ánh mắt Người mà không tìm kết quả... Cũng

như lời cầu nguyện, như việc bố thí, chay tịnh thực sự mà Đức Giêsu mời các môn

đệ thực hành phải diễn ra trong nơi kín ẩn của mối tương giao với Chúa Cha, kín ẩn

của đức tin” (Sđd, trg 82).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Mùa chay, thời gian tái thực tập sự tự do đích thực (L. Sintas, trong “Lời

Chúa để suy niệm và dọn giảng. Năm C”, Médiaspaul, trg 145).

Mùa Chay là thời gian thực tập, tái thực tập sự tự đo đích thực. Nếu Giáo Hội đã

giảm nhẹ rất nhiều việc đền tội trong Mùa Chay, đó không phải để ta xao lãng việc

hối cải đích thực. Trái lại, Giáo Hội muốn giúp ta sống việc hối cải dưới ánh mắt

Thiên Chúa chứ không phải dưới sự kiểm soát của người khác, cho dù đó là những

người anh em trong đức tin. Giáo Hội muốn ta nghe rõ hơn lời kêu gọi sống tự do

mà chỉ có niềm phó thác trọn vẹn trong ánh mắt của Thiên Chúa mới có thể ban

Page 562: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 562 of 793

cho ta.

2. Hoán cải, thống hối và giao hòa được thực hiện bằng nhiều cách: (“Cử hành

việc thống hối và hòa giải”, Chalet-Tardy, trg 13).

Dân Thiên Chúa thực hành và hoàn thành việc thống hối liên lỉ này dưới nhiều hình

thức khác nhau. Hiệp thông sự nhẫn nại của mình vào những đau khổ của Đức Kitô

(1 Pr 4,13), hoàn thành những công trình của lòng xót thương và của đức bác ái (1

Pr 4,8), khi hoán cải theo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô mỗi ngày một hơn, ta trở nên

dấu chỉ giữa thế gian về sự hoán cải trở lại với Thiên Chúa. Điều đó Giáo Hội diễn

tả qua đời sống của mình và cử hành trong phụng vụ. Khi các tín hữu quây quần lại

tự nhận mình tội lỗi, nài xin sự tha thứ của Thiên Chúa và của anh em, như ta

thường làm trong các nghi thức cử hành việc sám hối, trong việc công bố Lời Chúa,

trong lời cầu nguyện, trong những phút sám hối khi cử hành thánh lễ.

Các Kitô hữu được mời gọi, cả riêng tư lẫn tập thể, đáp lại tiếng gọi của Tin Mừng.

Chẳng hạn như:

- Sự tha thứ cho nhau dưới những hình thức khác nhau.

- Sự chia sẻ, dưới những hình thức tương trợ khác nhau, cũng như mọi cố gắng

vượt thoát thói ích kỷ của mình.

- Phản đối bất công và đấu tranh cho sự công bình lớn hơn trong những mối tương

quan liên chủ thể và xã hội.

- Sự dấn thân tông đồ đòi phải có tinh thần phục vụ và quên mình.

- Cầu nguyện, dấu chỉ niềm hy vọng vào tương lai mà Thiên Chúa mở ra cho ta, vượt

qua những đổ vỡ và những va chạm.

Tất cả những việc làm trên ngầm chứa sự dấn thân cá nhân của các Kitô hữu.

Nhưng cuộc hoán cải và hòa giải mà Giáo Hội được mời gọi thực hiện còn quan

trọng hơn cả tổng số những hoán cải cá nhân. Giáo Hội như một thân thể, được kêu

mời thay đổi khuôn mặt và thái độ, trong một số trường hợp mà những thái độ tập

thể của các Kitô hữu đã bị tố cáo. Thật vậy, Giáo Hội không thoát khỏi gánh nặng

như những phản ứng của các nhóm xã hội: phản ứng co rút lại, phản ứng loại trừ

những người yếu ớt, những người sống ngoài lề xã hội. Tiếng gọi của Tin Mừng bị

phản chứng mỗi lần ta khép kín cửa lòng trước người nghèo, người bị bỏ rơi.

Page 563: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 563 of 793

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN BẰNG HÀNH ĐỘNG

(Lc 4,1-13)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Liên hệ chặt chẽ với phép rửa của Đức Giêsu,...

Sau trình thuật về phép rửa, lúc tiếng nói từ trời tuyên bố: “Con là Con Cha. Hôm

nay Cha đã sinh ra Con”, Luca đưa vào bản gia phả của Người, nhắc lại tổ tiên

nhân loại của Đức Giêsu cho tới “Ađam, con Thiên Chúa”. Cũng trong mối liên

lạc chặt chẽ với quang cảnh phép rửa và với bản gia phả mà thánh sử định vị cho

giai đoạn cám dỗ: Đức Giêsu “đầy Thánh Thần” rời bỏ “bờ sông Giođan”;

Người “được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa” – Đây là nơi mơ hồ, nơi mà

theo Kinh Thánh, con người bị thần dữ thử thách hoặc đi vào kết hiệp với Thiên

Chúa hằng sống – nơi mà “trong 40 ngày” Người sẽ bị “ma quỉ thử thách” với tư

cách là Con Thiên Chúa. Ma quỉ hói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy

truyền cho hòn đá này trở nên bánh... Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy nhảy xuống

đất...”.

2. ... Thử thách đầu tiên trong cuộc chiến toàn thắng.

Cũng như bản văn của Mátthêu – tuy thứ tự có khác – bản văn của Luca kết cấu

chung quanh 3 cuộc cám dỗ. Ba cuộc cám dỗ, chính Tin Mừng xác định rõ ràng ở

phần kết, đã “múc cạn mọi hình thức cám dỗ”: những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu sẽ

phải đương đầu suốt dọc tác vụ của Người cho đến khi chết, những cơn cám dỗ mà

các môn đệ và mọi thành phần trong cộng đoàn của các ngài sẽ gặp. Ba cơn cám dỗ,

cũng như ba lời trích dẫn đã ghi chú cặn kẽ, đã được khéo léo lựa chọn từ sách Thứ

Luật (trích trong bài đọc 1 và thánh Phaolô trích dẫn trong bài đọc 2), chính là những

cơn cám dỗ mà dân Israel đã phải đương đầu, trong suốt 40 năm sa mạc. Có điều họ

đã sa ngã. Nay đến phiên Đức Giêsu phải đương đầu với những cơn cám dỗ ấy, suốt

Page 564: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 564 of 793

40 ngày trong sa mạc: Ba lần, địch thù thử thách lòng trung tín của người Con đối với

Thiên Chúa và với chương trình cứu độ của Người; trong cả 3 lần, Đức Giêsu đã

chiến thắng.

Hugues Cousin nhận xét: “Đây là trường hợp độc nhất trong văn chương Tin

Mừng. Đức Giêsu chỉ nói những lời trích từ Cựu Ước! Con Thiên Chúa phải trải

qua 3 cuộc thử thách mà xưa kia dân Israel trong chuyến Xuất hành đã đương đầu

và đã sa ngã; rút được kinh nghiệm từ những bài học trong sách Thứ Luật, cảnh

giác để khỏi tái diễn những lỗi lầm tương tự, Đức Giêsu đã chiến thắng đối

thủ” (“Tin Mừng theo thánh Luca”, Centurion, trg 62).

+ Cơn cám dỗ đầu tiên, giống như Mátthêu, là cơn cám dỗ về Sở Hữu, cơn cám dỗ

chỉ tìm lợi lộc vật chất, cơn cám dỗ của một chủ nghĩa Mêsia thiển cận: “Nếu ông

là Con Thiên Chúa, hãy biến hòn đá này thành bánh đi”.

Lần đầu tiên trích dẫn sách Thứ Luật 8,3 – đoạn nói về manna – Đức Giêsu trả lời

ngay tức khắc:“Người ta sống không nguyên bởi bánh”. Người từ chối làm phép lạ

vì lợi lộc riêng tư. Là “Con” thật sự, Người nhận tất cả từ Thiên Chúa, Cha của

Người và chỉ từ Chúa Cha mà thôi; nên Người phó thác tất cả cho Thiên Chúa, Cha

của Người và chỉ phó thác cho Chúa Cha mà thôi. Roland chú giải: “Con là kẻ

nhận được hiện hữu, sự sống không từ chính mình, nhưng từ một kẻ khác, từ Cha

của mình. Con là kẻ hiểu biết trong niềm vui và niềm biết ơn rằng mình sống nhờ

Cha... Người không phải là kẻ ra lệnh để có bánh; chính Chúa, Thiên Chúa của

Người sẽ ban lương thực cùng với Lề Luật. Con không ra lệnh, Người khẩn cầu:

“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (“Tin Mừng theo thánh

Luca. Phân tích tu từ”, Cerf, quyển 3, trg 50).

+ Cơn cám dỗ thứ hai, khác với trình thuật của Mátthêu, là cơn cám dỗ về QUYỀN

LỰC; cơn cám dỗ về một chủ nghĩa Mêsia theo tham vọng loài người, dù phải trả

giá bằng sự thoả hiệp. “Nếu ông thờ lạy tôi, quỉ đoan chắc, ông sẽ có tất

cả” (“Mọi quyền lực và vinh quang của các vương quốc ấy”).

Lần thứ hai trích dẫn sách Thứ Luật 6,13 – đoạn nói về con bò vàng – Đức Giêsu trả

lời ngay: “Đã chép rằng: Người chỉ được thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà

thôi”. Người từ chối không tôn kính thủ lãnh trần gian để hành xử vương quyền phổ

quát. Là Con thật sự, Người sẽ nắm giữ vương quyền từ Thiên Chúa, Cha của

Page 565: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 565 of 793

Người, và chỉ từ Cha Người mà thôi, theo con đường Cha đã chọn: con đường

khiêm nhường, nghèo hèn, thánh giá. R. Meynet chú giải: “Đức Giêsu sẽ nhận được

các vương quốc trần gian, Người sẽ là Đức Kitô, Vua, vì Người đã từ chối vương

quyền xấu xa của ma quỉ, vì Người đã tự nguyện trở nên tôi tớ của Thiên Chúa và

của nhân loại.” (Sđd).

+ Cơn cám dỗ thứ ba Luca đã cho diễn ra ở Giêrusalem, báo trước thử thách quyết

liệt sau này, đó là cơn cám dỗ MA THUẬT, cơn cám dỗ thử thách Thiên Chúa, đi

tìm những dấu chỉ kinh thiên động địa của Đấng Mêsia. Ma quỉ dùng Tv 90, cố

cám dỗ một lần cuối: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống; Có lời

chép rằng: Người đã ra lệnh cho các thiên thần gìn giữ ông”.

Lần cuối cùng trích dẫn sách Thứ Luật 6,16 – đoạn nói về Massa, nơi dân Do Thái

đã buộc Chúa phải cho họ nước uống – Đức Giêsu đáp tức khắc: “Đã chép rằng:

“Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. Người từ chối sử dụng

quyền làm Con Thiên Chúa để bảo vệ mình... và mê hoặc người Do Thái bằng

những điều kỳ diệu. Người từ chối buộc Thiên Chúa phải can thiệp. Người không

đòi phép lạ để cứu mạng sống mình; Người chẳng đòi hỏi cả khi Người bị treo trên

thánh giá. R. Meynet nói tiếp: “Người tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ cứu Người,

Người không có quyền kiểm chứng xem Chúa Cha có trung tín không; Thiên Chúa

chẳng cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy Thiên Chúa có cứu Người” (Sđd).

3.... sẽ hoàn tất trên thánh giá.

Nếu, như nói ở trên, Luca hoán đổi vị trí 2 cơn cám dỗ sau, đó là vì muốn thiết lập

một thứ tự tiệm tiến cho tới cơn cám dỗ thứ ba: Tại Giêrusalem, nơi có cuộc đụng

đầu quyết liệt và nơi hoàn thành quyển sách đầu tiên của ngài. Đây là khúc nhạc mở

đầu loan báo cuộc thử thách lớn lao trong khổ nạn.

Hôm nay, đối thủ đành chịu khuất phục, nó rút lui “chờ giờ phút đã định”. Lúc ấy, nó

sẽ xuất hiện, ra những đòn cuối cùng tấn công Đấng Chịu Đóng đinh qua miệng các sĩ

quan, quân lính và cả người trộm dữ nữa.

- “Nếu ông là Đức Kitô, hãy cứu mình và cứu chúng tôi với!” một kẻ cùng chịu

đóng đinh với Người lên tiếng, thách thức.

Trong lúc thất bại ê chề trước mặt mọi người, Đức Giêsu vẫn vững vàng trong thử

Page 566: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 566 of 793

thách, vẫn gắn bó với thánh giá giữa các người bạn cùng đau khổ. Người phó thác

trọn vẹn cho Chúa Cha cội nguồn sứ mạng của Người... Và người trộm lành đã

sinh ra trong ánh sáng nên đã không nguyền rủa.

Quân lính chế nhạo: “Nếu ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu mình đi”.

Trong lúc công cuộc của Người tưởng như vĩnh viễn lụi tàn, Đức Giêsu vẫn kiên

vững trong thử thách, vẫn lặng lẽ. Đấng Mêsia – Vua chịu đóng đinh và bất lực cầu

khẩn một mình với Chúa Cha“Lạy Cha, con dâng phó hồn con trong tay Cha” (Tv

30,6)... Thái độ của Người trước cái chết đã khiến viên sĩ quan Rôma phải thốt lên

những lời đầy hứa hẹn: “Quả thật ông này là người công chính”.

Thủ lãnh trong dân châm chọc: “Ông ta đã cứu được người khác: hãy tự cứu mình đi,

nếu ông ta là Đấng Mêsia của Thiên Chúa, “Đấng được tuyển chọn”.

Trong khi tất cả mọi người quấy rối, Đức Giêsu vẫn kiên vững trong thử thách, tha

thứ cho các đao phủ... Và sự đau khổ cũng như cái chết của Người, được đảm nhận

trong tình yêu, đã sinh hoa kết quả: Có người đã tách ra khỏi các thành viên của

hội đồng, đó là Giuse người Arimathia.

Có người sẽ hỏi, đâu là gốc rễ lịch sử của đoạn văn mà Mátthêu và Luca thuật lại.

H. Cousin trả lời:“Bên cạnh một biến cố xác thực, cuộc tĩnh tâm của Đức Giêsu

trong hoang địa sau khi chịu phép rửa, ta phải xét đến 2 thực tại: những cơn cám

dỗ chắc chắn phải có, đặc biệt là cơn cám dỗ về chủ nghĩa Mêsia trần tục, vì

chúng vẫn tồn tại trong suốt sứ vụ của Đức Giêsu; và Người vẫn kiên trì chống trả

không bao giờ chịu lùi bước nhượng bộ. Những dấu vết hiển nhiên tồn tại trong

suốt Tin Mừng Luca (10,25; 11,6 và kế tiếp; 22,42...) càng cho ta thấy rõ rằng:

Đức Giêsu là một Đấng Mêsia nghèo nàn và đau khổ. Các môn đệ làm chứng

Người luôn trung tín với Thiên Chúa, với sứ mệnh mà Người đã lãnh nhận. Luca

đã làm cho độc giả hiểu rằng Đức Giêsu đã phải chọn lựa một hình thức thi hành

sứ mệnh, một cách thế hiện hữu và chẳng phải dễ dàng để đi đến cùng chọn lựa

ấy” (Sđd, trg 63-64).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Cơn cám dỗ của Đức Giêsu trong hoang địa: một pha gây cấn (H. Denis

trong “100 từ ngữ diễn tả đức tin”, DDB, trg 111-112).

Page 567: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 567 of 793

Mùa Chay khai mạc – vào Chúa nhật đầu tiên – đưa ta đến trước một cảnh lạ lùng,

thậm chí đáng lo ngại: cơn cám dỗ Đức Giêsu trong hoang địa.

Ta muốn nói như Phêrô khi nghe loan báo cuộc khổ nạn: “Không! Thầy không phải

chịu như thế”. Đôi khi ta cố xoay sở, nhưng đó không phải là linh đạo tối ưu khi giải

thích sự vật như sau: Thực ra, Đức Giêsu không thực sự bị cám dỗ, Người đã chấp

nhận bị cám dỗ “vì ta”, để dạy ta biết phải chống lại các cơn cám dỗ như thế nào.

Nhưng giá phải trả cho lối giải thích này rất nặng. Làm như Đức Giêsu “giả

vờ” không bằng. Rồi sẽ suy ra Người giả vờ làm người, giả vờ học hành, giả vờ đói,

giả vờ đau khổ, giả vờ chết...

Nếu ta muốn chấp nhận Đức Kitô có nhân tính thực sự, ta phải tìm hiểu xem bằng

cách nào Đức Giêsu đã thực sự bị cám dỗ ra khỏi con đường thẳng tắp của sứ

mệnh của Người, và Người đã chống trả thế nào.

Cơn cám dỗ về bánh để nuôi dân no đủ vốn là cơn cám dỗ của mọi lãnh tụ, có tôn

giáo hay không. Đức Giêsu đã chống cự. Nếu có lần Người chấp nhận hoá bánh ra

nhiều, đó cũng chỉ nhằm giúp người ta có đủ sức nghe Lời phát xuất từ miệng

Thiên Chúa và để họ tìm được một thứ lương thực khác:“Này là Mình Ta, sẽ bị

nộp vì các con”.

Cơn cám dỗ về phép lạ, về những điều kỳ diệu cũng đã bị đẩy lui. Phải chăng đó đã

là dấu chỉ của một Đức Giêsu chỉ chữa bệnh vì Nước Trời? “Phúc cho ai không

thấy mà tin”.

Cơn cám dỗ về quyền lực trên trần gian cũng tinh vi không kém. Nhưng Đức Giêsu

biết rằng Satan ẩn nấp trong mọi thứ vinh quang không qui về Chúa Cha. Vinh

quang của Đức Kitô là vinh quang của sự hiến mình. Điều ấy sẽ được thực hiện trên

thánh giá, trong khó nghèo tột độ, khi mọi sự hoàn tất.

2. Những cạm bẫy tương tự trải dài suốt lộ trình của ta (F. Deleclos, trong

“Hãy cầm lấy Lời Chúa mà ăn” Centurion-Duculot, trg 193-194).

Thật tốt nếu ta vui vẻ để “Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa”. Đó là cơ hội

sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên

giăng dưới bước chân người Do Thái, những cạm bẫy mà Đức Kitô đã gặp, cũng là

những cạm bẫy trải dài suốt hành trình và suốt lịch sử đời ta... Ta hãy học cách

Page 568: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 568 of 793

vạch trần những cơn cám dỗ để khỏi bị lệch hướng xa đường giao ước, xa đường

sứ mạng của ta.

Những cạm bẫy của Thần Dữ toả ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc

tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của “Địch thủ của triều

đại Thiên Chúa”.

Đó là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa phục vụ mọi ham thích của ta về sở hữu, về hiểu

biết, về quyền lực, là những nguồn không bao giờ cạn của “mọi loài hình cám

dỗ” luôn quấy phá các tín hữu và các Giáo Hội.

Đó là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, săn đuổi các cuộc hiện ra, các

phép lạ, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng.

Đó là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa được

đặc ân tránh khỏi thử thách, khổ đau.

Cạm bẫy còn là những an thân giả tạo, những bảo đảm hão huyền mà ta mải mê tìm

kiếm trong một mớ chồng chất những lễ nghi trống rỗng vô nghĩa vô hồn.

Cơn cám dỗ tinh vi cuốn ta vào đủ mọi thứ hy sinh đến từ tinh thần thống trị, lòng

ham thích sức mạnh và say mê quyền lực, Thiên đường các ngẫu tượng.

Làm cách nào trả lời 3 cuộc cám dỗ tiêu biểu nếu không phải là 3 câu trả lời bằng

ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ... Gặp gỡ Chúa để Lời chân lý và sự sống đổ đầy

vào trái tim ta và vọt ra từ môi miệng ta. Khước từ những phồn vinh muốn chôn

vùi ta và khám phá thấy trong sự tiết độ những giá trị vững bền. Tình liên đới làm

phát sinh và nuôi dưỡng lòng quảng đại huynh đệ đối với biết bao kẻ đói khát sự

công chính và bình an, những người bị loại trừ khỏi tình yêu và lòng kính trọng,

những người bị áp bức ở mọi nơi, đám đông mênh mông những người bị đóng đinh

nơi đó Đấng giải phóng, Đấng Phục sinh hằng sống đang náu ẩn trong vô danh.

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI CỦA HÀNH TRÌNH

VỀ GIÊRUSALEM

(Lc 9,28-36)

Page 569: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 569 of 793

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Trong bước đi tăm tối về Giêrusalem...

Rõ ràng thánh sử Luca muốn nối kết đoạn này vào những biến cố và những đoạn

văn trước đó:

. Câu hỏi then chốt của Hêrôđê về căn tính thực sự của Đức Giêsu: “Người này là

ai mà ta nghe nói đến nhiều?”. Ông thắc mắc và “ông tìm cách gặp Người” (9,9).

. Lời tuyên xưng của Phêrô với Đức Giêsu như với “Đấng Mêsia của Thiên

Chúa” (9,2) và lời tiên báo lần đầu về cuộc khổ nạn như một đoạn đường bắt buộc

phải đi không chỉ đối với Đức Giêsu: “Con Người phải chịu đau khổ rất nhiều, chịu

chối bỏ...; chịu chết nhưng đến ngày thứ ba Người sẽ sống lại”(9,22), nhưng còn đối

với các môn đệ thân tín của người: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá

hằng ngày rồi theo Ta” (9,23).

Jean-Luc Vesco chú giải: “Định mệnh của trò cũng như của Thầy sẽ trải qua 2

giai đoạn, một giai đoạn khổ đau, một giai đoạn vinh quang. Các môn đệ khó mà

hiểu được giai đoạn một. Nhưng Đức Giêsu vẫn kiên quyết. Ai muốn theo Người

đều phải nối kết vận mệnh của mình vào cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Người.

Hai khía cạnh của mầu nhiệm cứu độ vẫn là bất khả phân ly” (“Giêrusalem và

ngôn sứ của nó”, Cerf, trg 38).

Khoảng “8 ngày sau khi nói những lời này” là thời gian Luca đã định vị trình thuật

về cuộc Hiển Dung, trong đó hai khía cạnh của mầu nhiệm vượt qua sẽ nối kết với

nhau. Đó là khoảnh khắc thoáng qua lúc tấm màn che phủ căn tính Đức Giêsu

được vén lên, lúc vinh quang tàng ẩn trong Người, nhờ qua đau khổ và cái chết, sẽ

bừng lên vào buổi sáng lễ Phục sinh, sẽ từ thân thể Người chiếu toả ra.

2. ...một thị kiến chói loà trên núi.

Trừ hai ba chi tiết, Tin Mừng thứ ba lặp lại y nguyên những chi tiết giống như

Máccô và Mátthêu để gợi lại một kinh nghiệm không diễn tả được.

* Nơi biến cố diễn ra hoàn toàn có tính cách biểu tượng. Đó là 1 “ngọn núi”, theo

truyền thống Kinh Thánh, là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa tỏ bày mạc

khải của Người.

Page 570: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 570 of 793

* Sự lựa chọn các môn đệ đi theo cũng mang tính chất biểu tượng: “Phêrô, Gioan

và Giacôbê” những môn đệ được kêu gọi đầu tiên, những người tại nhà Zai-rô, đã

là chứng nhân của sự toàn thắng trên cái chết (8,31-56).

* Khung cảnh của biến cố cũng mang tính chất biểu tượng: Đó là cảnh Đức Giêsu

cầu nguyện. Chỉ mình Luca đề cập đến chi tiết này. Theo Tin Mừng thứ ba, lời cầu

nguyện luôn đi theo những giây phút trọng đại trong sứ vụ Đức Giêsu.

Lúc Người “cầu nguyện” trong ngày chịu phép rửa, trời mở ra, Chúa Thánh Thần

ngự xuống trên Người và có tiếng từ trời phán ra (3,21-22). Sau khi lánh vào “núi

rừng để cầu nguyện”, Người đã chọn 12 môn đệ (6,12-16). Khi Người “cầu

nguyện một mình” Người đã đưa ra câu hỏi dẫn tới lời tuyên xưng đức tin của

Phêrô (9,18-20). Và chẳng bao lâu nữa, ta sẽ thấy Người cầu nguyện trong vườn

Giệtsêmani để tìm sức mạnh đảm đương cuộc chiến cuối cùng; biến hơi thở cuối

cùng thành lời cầu nguyện (23,34 và 46); phục sinh rồi, giã từ môn đệ khi đọc lời

nguyện chúc phúc cho họ (24,50-51).

- Tại nơi đây, trên núi cao, chính “đang khi cầu nguyện” mà Đức Giêsu chiếu lên

luồng ánh sáng thần linh. Khác với Máccô và Mátthêu, Luca không nói về sự biến

hình biến dạng; Thánh sử chỉ nói “dung mạo Người trở nên khác thường” và “y phục

Người trở nên trắng rực rỡ”. Sau đó, Người viết rằng:“Phêrô và các bạn tỉnh giấc và

được thấy vinh quang Đức Giêsu”.

Hugues Cousin xác định: “Mặc lấy “vinh quang” có nghĩa là tham dự vào ánh sáng

huy hoàng của Thiên Chúa hằng sống, được nâng lên địa vị siêu tôn; y phục trắng

như ánh chớp, có nghĩa là Đức Giêsu đã tiến vào khung cảnh thiên đàng. Như thế,

Đức Giêsu như được tạm thời mặc trước nguồn vinh quang phục sinh mà Người sẽ

được thừa hưởng khi sống lại. Tuy nhiên Luca nghĩ rằng có lẽ nguồn vinh quang này

đã tiềm ẩn trong Đức Giêsu từ trước Phục sinh và do kết quả của việc cầu nguyện,

Đức Giêsu không thể ngăn chặn luồng vinh quang ấy chiếu toả ra từ thân thể

Người” (“Tin Mừng theo thánh Luca” Centurion, trg 137).

- Một chi tiết khác rất giàu biểu tượng đó là: Sự hiện diện của hai khuôn mặt lớn trong

Cựu Ước: Môsê và Êlia, là hai nhân vật tóm tắt tất cả Lề Luật (Môsê) và các tiên tri

(Êlia), hai nhân vật chính của Cựu Ước đã loan báo rằng: “Đức Kitô phải chịu đau

khổ rồi mới bước vào vinh quang” (Lc 24,26-27).

Page 571: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 571 of 793

Sự hiện diện của các ngài là chứng cớ sống động rằng lời tiên báo của Đức Giêsu

về tương lại của Người hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh.

- Một chi tiết riêng của Tin Mừng thứ ba đó là “cuộc lên đường của Người” (theo

sát nghĩa là: cuộc“Xuất hành” của Người: vừa chết, vừa phục sinh, vừa được tôn

vinh) mà hai nhân vật Cựu Ước bàn tới. Môsê không phải là con người của cuộc

Xuất hành, của núi Si-nai, của cuộc vượt qua Biển Đỏ sao? Và Êlia chẳng phải là

vị tiên tri lớn đã phải chịu đau khổ vì Thiên Chúa và vì dân tộc trước khi được cất

lên trong vinh quang thần thánh sao?

Như một Êlia mới, Đức Giêsu cũng được mời gọi chịu đau khổ trước khi

được “cất lên” (9,51) trong vinh quang thiên quốc, Người cũng là Môsê mới trong

cuộc Xuất hành mới, trong lễ Vượt Qua mới của một Giao ước mới, sẽ vượt qua

biển sự chết để giải phóng dân Người và dẫn đưa họ đến Đất Hứa thật sự là Vương

Quốc của Cha Người.

- Phêrô có lẽ nhớ đến lễ Lều như một biểu tượng báo trước sự chấm dứt của lịch

sử, đã đề nghị nắm chặt khoảnh khắc hiện tại bằng cách dựng “ba lều”. Nhưng

Luca đã ghi nhận rằng mong ước cuộc thần hiển này kéo dài “ông không biết phải

nói gì” vì ông vẫn chưa nhìn thấy viễn tượng khổ nạn như một đoạn đường buộc

phải đi qua.

- Lúc ấy Phêrô, Gioan và Giacôbê bị bao phủ trong “một đám mây” – Trong Kinh

Thánh đó là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa – giống như Đức Maria trong

ngày truyền tin, đám mây ấy “phủ bóng che rợp” các ngài. Các ngài “sợ hãi”.

- Chính lúc ấy “một tiếng nói” vang lên trong đám mây. Cũng là tiếng nói khi Đức

Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan. Nhưng hôm nay, tiếng ấy không còn nói với

Đức Giêsu nữa (“Con là Con Ta, hôm nay Cha đã sinh ra Con”), nhưng nói với

các môn đệ của Người: “Đây là Con Ta mà Ta đã tuyển chọn”. Người Tôi Tớ đau

khổ (xem Is. 42,1-8), Đức Giêsu, Người đang đồng hành với họ, thường che giấu

vinh quang của mình, nay đã thoáng tỏ ra cho họ, là Người Con, nơi Người, Cựu

Ước được hoàn thành; Người là Đấng nói năng với một uy quyền lớn hơn Môsê và

Êlia nên ta phải “lắng nghe”Người là Đấng ta phải đi theo trên con đường dẫn về

Giêrusalem: về vinh quang, qua thập giá.

Page 572: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 572 of 793

3. ... qui hướng về cuộc Xuất hành của Đức Giêsu

Giờ đây mọi sự trở lại bình thường; “họ chỉ còn thấy một mình Đức Giêsu”. Tạm

thời, các môn đệ“im lặng” cho tới buổi sáng sau đêm khổ nạn, mọi sự chợt có ý

nghĩa dưới ánh sáng ban mai ngày phục sinh, ngày mà Chúa Thánh Thần của Lễ

Hiện Xuống sẽ tháo cởi miệng lưỡi để họ làm chứng về những gì đã thấy đã nghe.

Nhưng “họ hiểu rằng từ nay họ sẽ cùng Người dấn thân vào một định mệnh vượt

quá sức họ. Cần phải lên đường, đường đi về Giêrusalem chỉ mới bắt đầu. Định

mệnh đó phải diễn ra trong niềm thao thức lắng nghe lời vị tiên tri, Con Thiên

Chúa và Người Tôi tớ vừa mạc khải cho biết chuyến xuất hành lên Giêrusalem là

thiết yếu. Giờ đây, Đức Giêsu chỉ còn một mình, nhưng ta phải bước theo Người.

Con Người tiến về sự chết, nhưng cũng là tiến về vinh quang mà cuộc biến hình

vừa biểu lộ và các tông đồ đều được mời gọi bước theo số phận của Người.” (J.-L.

Vesco, sđd, trg 41-42)

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Điểm dừng chân ơn phúc nơi cộng đoàn ngày Chúa nhật (F. Deleclos trong

“Hãy cầm lấy Lời Chúa mà ăn”, Centurion-Duculot, trg 195).

Phêrô, Giacôbê và Gioan đã bỏ thuyền, bỏ lưới mà theo Đức Giêsu, Sự sợ hãi đã

nhường chỗ cho lửa nhiệt tình và những lời hứa về Nước Trời đã chắp cánh cho

họ... Nhưng đường thăm thẳm và đích điểm còn quá xa vời. Từng say sưa với

những thành công vang dội của Thầy, giờ đây họ chán nản khi gặp chống đối dữ

dội. Đã thán phục và đón nhận Đấng Mêsia bây giờ vỡ mộng khi thấy Người bị

phản đối. Cứ phân vân giữa “những sự dưới đất” và “những sự trên trời”, ta có

thể tin tưởng vào ai, tin tưởng cái gì?

Đây là lúc thuận tiện để tỉnh cơn mê, vươn vai đứng dậy để chiêm ngưỡng “dung

nhan của Chúa” và sẵn sàng lắng nghe Lời Người. Ánh sáng chói chan, làn sóng

hạnh phúc khôn tả, thị kiến thoáng qua về “thế giới khác” với cõi phàm trần nơi ta

cư ngụ. Cám dỗ muốn bám vào cái kinh nghiệm tuyệt vời trong phút chốc.

Từ nay họ biết rằng Đức Giêsu là Đấng được Cha sai đến. Họ đã nhìn thấy vinh

quang của Người khiến dung mạo Người ra khác. Tuy đã thấy dung nhan đời đời

thực sự của Người, nhưng từ nay họ vẫn chỉ được nhìn khuôn mặt xác phàm của

Page 573: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 573 of 793

Người, khuôn mặt chẳng bao lâu nữa sẽ lênh láng máu.

Hãy nghe Lời Người! Nghe Người và theo Người tìm lại con đường phiêu lưu dưới

đồng bằng.

Dù vật vã say ngủ và thổn thức bất an, hay sa lầy trong những thói tật xưa cũ trên

đường, ta vẫn được Đức Giêsu mời gọi lên núi cầu nguyện.

Thánh lễ là điểm dừng chân ơn phúc, là ánh sáng chân lý, là mạc khải hành trình,

là ý nghĩa cuộc hành hương của ta. Một dừng chân vắn vỏi để lắng nghe, để chiêm

niệm, để biến hình, rồi sau đó với niềm phó thác, dấn thân sâu xa hơn trong mịt mờ

sương mù của những cái thường ngày.

2. Khi con người chiếu toả Thiên Chúa (G. Bessière trong “Thiên Chúa rất gần,

năm C”, DDB, trg 35-36).

Khi bị khinh miệt, bị săn đuổi, các Kitô hữu vẫn giữ được lòng can đảm nhờ nói về

Đức Giêsu. Trong số những kỷ niệm trao đổi cho nhau, có đoạn văn tươi đẹp này:

Đức Giêsu hiển dung, đột nhiên chói ngời ánh sáng thần thiêng. Việc toả sáng phát

xuất từ bên trong bản thân Người: “Dung mạo Người trở nên khác thường...”. Một

con người chiếu toả Thiên Chúa! Và khoảnh khắc khiêm tốn nhất của đời Người đã

đem đến sự Hiện Diện như thế.

Hằng ngày, ta vẫn nghe nói: “Nhân loại không xinh đẹp...” “Con người có thể làm

được tất cả”. Thật ra nhân loại thường bị biến dạng vì bạo lực, ích kỷ, hèn hạ, và

thật thảm hại, lịch sử những điều ghê sợ vẫn chưa chấm dứt. Cần phải tỉnh táo tiến

bước. Tuy nhiên nhân loại thật sự là đẹp, và con người – theo kiểu nói mạnh của

những Kitô hữu thế kỷ đầu tiên – “có khả năng đạt tới Thiên Chúa”.

Biết bao người, nổi tiếng hay vô danh, đã biểu lộ Thiên Chúa qua lòng can đảm,

qua sức mạnh tình yêu, qua sự hy sinh trong đời sống hằng ngày của họ. Sự biến

hình diễn ra hằng ngày ở khắp nơi trên trái đất: Sự biến hình là năng lượng thâm

sâu của lịch sử, năng lượng ấy giúp con người tiếp tục dong duổi đường trường.

Môsê, Êlia là hai khuôn mặt vĩ đại của quá khứ, hai con người bằng lửa đã đưa dân

qua những chặng đường hiển hách. Các ngài cũng có mặt và nói về “cuộc lên

đường của Đức Giêsu” về “cuộc xuất hành” của Người. Một chuỗi các thế kỷ vừa

khép lại và một kỷ nguyên mới sắp bắt đầu.

Page 574: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 574 of 793

Ba tông đồ, ba kẻ thân tín nhất, muốn ở lại cắm lều trong ánh sáng, khai mạc thành

đô và các lễ hội vinh quang. Không được, phải đi thôi. Cuộc biến hình đó chính là

một hành trình, phải mất hằng thiên niên kỷ. Ta vẫn chưa leo lên đỉnh núi... chưa

cầu nguyện cho đủ đâu.

Còn Đức Giêsu đã hướng đích điểm về Giêrusalem, sự đương đầu, phiên toà và cái

chết. Chính trên giá khổ hình mà Người đã xé đôi chân trời trần gian để thời gian

liên tục. Người vẫn là Tin Mừng, là nạm mem trong các lương tâm, và Người chỉ

cho ta thấy thành đô đang kêu gọi mọi xã hội hãy biến đổi tận gốc rễ. Đức Giêsu,

tiêu điểm, chuẩn mực, là khuôn mặt thần linh của nhân loại chúng ta. Cuộc sống của

Người sẽ mãi mãi biến hình cuộc sống của ta.

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY

HÃY HOÁN CẢI VÀ ĐI THEO CON ĐƯỜNG TỰ DO

(Lc 13,1-9)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Hoán cải là khẩn cấp.

Sau cuộc hiển dung trên núi, Đức Giêsu quả quyết lên đường đi Giêrusalem, nơi sẽ

diễn ra cuộc “xuất hành”, cuộc “ra đi” của Người. Người khuyên đám đông hãy

biết phân định những dấu chỉ của Nước Trời và hãy đón nhận Tin Mừng đừng

chậm trễ.

Một sự kiện được các thính giả trình lên: Philatô tàn sát mấy người xứ Galilê tại Đền

thờ – các sử gia xác nhận ông đã dùng những cực hình tàn bạo – và lấy máu của họ

hoà vào máu các lễ vật của họ. Phải chăng họ là “những người tội lỗi hơn những

người Galilê khác?”.

Thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi, Đức Giêsu dẫn sang một sự kiện khác đã diễn

ra tại Giêrusalem: tháp Siloê đổ đè chết 18 người. Người kết luận bằng cách nhắc

lại lời cảnh báo nghiêm trọng: “Ta bảo cho các ngươi biết: nếu các ngươi không

hoán cải, các ngươi cũng sẽ chết như họ”.

Page 575: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 575 of 793

Đứng trước những bất hạnh của người khác, ta tự nhiên tìm xem đâu là lỗi lầm của

nạn nhân. Họ đã chết như thế, có lẽ đó là hình phạt do tội lỗi của họ. Và ta tự cho

mình là công chính vì ta đã không bị nạn.

Đức Giêsu khuyên họ đừng nên tìm giải thích những cái chết tức tưởi, tốt hơn hãy

năng nhận biết mình tội lỗi và mau mắn hối cải.

H. Cousin chú giải: “Hai kiểu chết khốc liệt nói trên phải là lời cảnh báo cho những

ai không mau mắn thay đổi đời sống, không xét lại ý kiến và những hoài vọng lầm

lạc của họ. Cũng như từ đầu đã nói, hai thảm kịch kia diễn ra không có nghĩa là các

nạn nhân đã phạm phải một tội nặng nề nào, thì việc không gặp hoạn nạn cũng

không phải là dấu chỉ về sự vô tội của những “người sống sót”. Mọi người đều là

tội nhân và cần hoán cải trước khi bị Thiên Chúa phán xét. Trước khi gặp tai nạn,

khi cuộc đời xem ra tươi sáng, đã cần phải sám hối và đón nhận Lời cứu độ của

Thiên Chúa do Đức Giêsu loan báo. Để sau, e rằng quá muộn!.” (“Tin Mừng theo

thánh Luca”, Centurion, trg 91).

2. ... và sinh hoa kết quả như Chúa mong muốn.

Tiếp liền theo sau là dụ ngôn cây vả không trái. Dụ ngôn này làm dịu lại những lời

lẽ nghiêm khắc của Đức Giêsu.

Người thợ làm vườn mà dụ ngôn trình bày cho ta luôn hy vọng rằng cây vả của ông,

dù vẫn chưa ra trái, sẽ có ngày sinh hoa kết quả. Ông thuyết phục người chủ vườn hãy

hoãn lại quyết định đốn cái cây ăn hại đất một cách vô ích ấy; và ông đã nhận được

một án treo: “Xin hãy để nó sống thêm năm nay nữa... Biết đâu nó sẽ ra trái? Nếu

không, lúc ấy ông hãy đốn nó đi”.

Thiên Chúa là như thế. Tha thiết mong người ta hoán cải đừng chậm trễ và hãy

đem tình yêu đáp lại tình yêu đi bước trước của Người. Thiên Chúa của Đức Giêsu

nhẫn nại vô biên đối với người tội lỗi. Người chấp thuận cho họ một sự trì hoãn ân

huệ. Người không tuyệt vọng với bất kỳ ai. Ta vẫn thường hát rằng: “Với Chúa

chẳng có ai là quá xa,... Với Chúa chẳng có gì hư mất... Với Chúa chẳng có gì

chấm dứt” (phiếu L.82, “Chẳng có đứa con hoang đàng nào mà không được tha

thứ”).

H. Cousin kết luận: “Nếu giờ phán xét chưa đến ngay, đó là vì Thiên Chúa ban cho

Page 576: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 576 of 793

ta một ân huệ sau cùng để ta hoán cải, chứ không phải là Người đã chấp thuận các

hành vi của ta... Cây vả không trái chưa bị nhổ ngay là do lòng nhân hậu khôn tả,

tuy nhiên nó vẫn còn bị đe doạ phải chết nếu năm sau vẫn không ra trái... Lời khiển

trách cây vả – vì không ra trái – là lời cảnh báo cho thính giả của Đức Giêsu: họ

không được trì hoãn việc chính yếu đến ngày mai và phải quyết định sinh hoa kết

quả cho Chúa ngay” (Sđd, trg 192).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một tình yêu vừa nhẫn nại vừa đòi hỏi (F. Deleclos trong “Hãy cầm lấy Lời

Chúa mà ăn”, Centurion-Duculot, trg 196).

Không báo, không đài, chẳng có tivi, mà biến cố vẫn nhanh chóng loan truyền khắp xứ

sở. Lợi dụng lúc dân tụ tập trong đền thờ, bộ hạ của Philatô đã vét được một mẻ lưới vừa

gọn ghẽ vừa dễ dàng, rồi họ mau chóng biến thành một cuộc thảm sát. Nạn nhân là

những ai? Những người Galilê vốn có tiếng là có tinh thần dân tộc mạnh mẽ và bị chính

quyền thống trị Rôma coi như những hạt nhân cách mạng. Nhưng họ đã làm gì xúc phạm

đến Thiên Chúa đến nỗi phải chịu một tai hoạ như thế?

Câu hỏi gây lúng túng, nhưng đó là câu hỏi cần đặt ra cho vị tiên tri mới mà giáo lý

mới lạ của Người đã lôi cuốn biết bao đám đông. Mọi người đều có câu trả lời sẵn

phù hợp với truyền thống xưa cũ. Thiên Chúa chúc lành và thưởng công những

người công chính. Người trừng phạt kẻ tội lỗi. Thành công và giàu sang là những

dấu chỉ rõ ràng của sự ưu ái của Thiên Chúa. Thất bại và nghèo khổ đúng là phần

thưởng cho những kẻ tội lỗi.

Đức Giêsu đã trả lời cho những kẻ đến hỏi Người: Còn anh em, anh em nghĩ rằng

anh em là thánh, là những người được Chúa Quan phòng sủng ái vì anh em không

bị nạn ư? Tất cả anh em đều đáng bị kết án vì có tội. Đừng lừa dối mình về ý nghĩa

của các biến cố và nội dung của các dấu chỉ? Thiên Chúa không phải là một “ông

chủ” khắc nghiệt và nóng vội trừng phạt tức khắc và từ chối khoan giãn. Hình phạt

và phần thưởng, sẽ có, nhưng không phải theo cái lối mau chóng tức thời ấy.

Đừng gán ghép bất hạnh với tội lỗi, thành công với Chúa quan phòng. Những kẻ

thoát nạn không phải là những người được khen thưởng, cũng không phải là những

người khốn khổ vì có tội. Chẳng có ai vô tội. Tất cả mọi người đều được mời gọi

Page 577: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 577 of 793

hoán cải và sinh hoa kết quả. Đó mới là chính vấn đề.

Thiên Chúa là người thợ làm vườn nho đã bài bác lý lẽ của người chủ vườn và đã

đề nghị một khoan giãn ân huệ mới cho cây vả. Thật là một Thiên Chúa nhẫn nại.

Nhẫn nại nhưng lại rất đòi hỏi, phối kết hài hoà sức mạnh và sự dịu dàng, công lý

và xót thương, tình yêu con người và cương quyết chống lại điều ác.

2. Tính chất nghiêm trọng của những chọn lựa của ta (“Cử hành”, Tạp chí của

Trung tâm Quốc gia về Mục vụ Phụng vụ, số 217, trg 18).

“Nếu các ngươi không hoán cải, tất cả các ngươi sẽ phải chết”. Ta những muốn

xoá đi những câu Tin Mừng như thế. Nhưng làm sao thoát khỏi lời loan báo về

cuộc “phán xét”: những chọn lựa của ta tự nó mang một yếu tố quyết định, đó là

vấn đề sinh tử (“Sa ngã... bị loại trừ... chết”).

Tin Mừng giúp ta ý thức về tính chất nghiêm trọng của những lựa chọn và do đó

của tự do của ta.

Chọn được sống tức là trở nên hình ảnh của Thiên Chúa trong cuộc Xuất hành,

Đấng tự xưng: “Ta là”. Chọn sự sống hơn là những lối sống dẫn đến sự chết, là

bước theo Đức Giêsu trên con đường Phục sinh. Hoán cải là chọn sự sống. Nhưng

chẳng phải một lần mà xong. Đó là một hành trình kiên trì với Đức Kitô, có Thánh

Thể nuôi dưỡng.

3. Ngày mai sẽ là quá trễ. (Mgr. Daloz, trong “Thiên Chúa đã viếng thăm dân

Người”, DDB, trg 109).

Đoạn văn ta đang đọc khai mở cho các môn đệ và cho đám đông vây quanh Đức

Giêsu ý nghĩa của thời gian hiện tại: Đây là thời khẩn cấp phải hoán cải. Luca luôn

nhấn mạnh đến tính chất cấp thiết này: một thời gian trì hoãn đã ban cho ta, đừng

để nó trôi qua mất. Đây là lúc ta phải phân định những dấu hiệu tiên báo về một

tương lại gần đến, vì ta có thể đoán được ngày mai thời tiết ra sao: “Thời gian hiện

tại, làm sao ngươi không nhận biết?”. Đó là sắp xếp trước khi ra hầu toà, lúc ta

còn có thể thay đổi đời sống trước khi chịu số phận như những người Galilê mà

Philatô đã tàn sát.

Đây là năm trì hoãn mà người làm vườn ban cho cây vả, để nó mang lại những hoa

Page 578: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 578 of 793

trái mà ông chủ đang mong chờ... Đừng trì hoãn việc hoán cải đến ngày mai. Thời

giờ ngắn ngủi lắm, đây là lần gia hạn cuối cùng. Ngày mai sẽ là quá trễ. Ta có cơ

may được nghe những lời cảnh báo này. Ngày hôm nay là một ngày hồng ân của

Thiên Chúa, ta không được bỏ lỡ. Đức Giêsu mời gọi ta hãy phân định: ta qui

hướng về một tương lai mà ta có thể linh cảm thấy. Tin là bước đi trong đêm tối,

nhưng đức tin hướng ánh mắt ta về một thế giới tương lai và hé lộ cho ta thấy tính

cách khẩn cấp của việc hoán cải.

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

DỤ NGÔN NGƯỜI CHA NHÂN HẬU, CÂU TRẢ LỜI

CHO NHỮNG NGƯỜI PHARISÊU VÀ CÁC KINH SƯ.

(Luca 15, 1-32)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một dụ ngôn nhắm vào đám đông bị vấp phạm.

Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng từ khi Đức Giêsu “lên Giêrusalem”. Qua

dụ ngôn cánh cửa đã đóng lại, Đức Giêsu tuyên bố: thuộc về dân Do Thái, không

có nghĩa là tự động được dự tiệc cứu rỗi. Người kết luận: “Anh em sẽ khóc lóc,

nghiến răng khi thấy Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được

ở trong Nước Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Bấy giờ, thiên hạ sẽ từ đông

tây, nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.” (13,28-30). Những người

Pharisêu và các kinh sư suýt nghẹt thở mà chết khi ngay trong ngôi nhà của một vị

thủ lãnh Pharisêu đã mời Người, Đức Giêsu không những chỉ chữa một người bệnh

thuỷ thủng ngày sa-bát , mà còn kể cho họ nghe dụ ngôn tiệc cưới: những khách

được mời đã từ chối, thế là chủ tiệc cho mời “những người nghèo khó, què quặt,

đui mù” gom nhặt “ngoài công trường, trên phố xá, đường đi, lối ngõ” (14,15-24).

Và rồi, họ cảm thấy như bị xúc phạm, khi Chúa Giêsu hành động theo những gì đã

nói, Người : “tiếp đón những người tội lỗi”. Điều này còn tệ hại hơn nữa, vì theo

phong tục Đông phương, ý nghĩa biểu tượng của việc nhận biết và đón tiếp qua bữa

Page 579: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 579 of 793

ăn có tầm quan trọng đặc biệt - Người “Ăn uống với họ”! Bởi vậy, những người

Pharisêu và các kinh sư “kêu trách Người” như ngày xưa, khi vượt qua sa mạc, tổ

tiên họ đã kêu trách Chúa.

Chương 15 có giá trị thực sự là nhờ ba dụ ngôn Đức Giêsu kể cố ý nhắm vào các kinh

sư và những người Pharisêu vì họ tự cho mình là công chính, mà khinh khi những

người tội lỗi, và những người bị loại trừ.

Ba dụ ngôn này, được ngắt nhịp bằng một điệp khúc, ca ngợi tình thương Thiên

Chúa được tỏ bày nơi Đức Giêsu; tình thương ấy dành cho những người không

được thương yêu và không đáng yêu; những người, một cách gián tiếp, lên án sự

nghiệt ngã và nghiêm khắc mà những kẻ tự phụ là công chính dành cho họ: dụ

ngôn con chiên lạc “mất rồi lại tìm thấy”, dụ ngôn đồng bạc “mất rồi lại tìm

thấy”, dụ ngôn cậu con thứ “mất rồi lại tìm thấy”.

Chỉ dụ ngôn thứ ba này được đọc trong Chúa nhật thứ 4 Mùa Chay năm C này. Dụ

ngôn gồm hai cảnh liên kết với nhau. Cảnh thứ nhất: vai diễn là người con thứ.

Cảnh thứ hai: vai diễn là người con cả; trong cả hai cảnh ấy, người cha đóng vai

quan trọng có tính quyết định.

2. ... trong dụ ngôn ấy, người con thứ “đã mất rồi lại tìm thấy”.

Khuôn mặt của người con thứ được diễn tả hơi cường điệu trong cảnh thứ nhất của

dụ ngôn tuyệt diệu này. Không đợi tới khi người cha qua đời, anh đòi chia gia tài

ngay. Rồi ra đi để sống tự do. Mau chóng khánh kiệt vì cuộc sống phóng đãng.

Anh phải làm công cho một người ngoại giáo ở đất khách quê người, và miễn

cưỡng phải “chăn heo” cho chủ – đối với một người Do Thái, đây là công việc hèn

hạ – vì heo là một con vật dơ nhớp đối với Do thái giáo. Bị dằn vặt bởi ý nghĩ: Ở

nhà cha thì đồ ăn dư thừa, người làm công ăn không hết, thế mà ở đây anh đói

khát, chỉ mong được “tống đầy bụng những thứ heo ăn” mà không được.

Vừa đói khát, thiếu thốn vừa ân hận, một ngày kia, anh quyết định trở về. Anh

phác họa trong đầu những lời thống thiết nhất để xoa dịu cơn giận của người

cha: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con thật không xứng đáng

được gọi là con cha nữa. Hãy coi con như một người làm công trong nhà thôi”.

Nhưng, chưa kịp thốt lên một lời, người cha đã giang rộng vòng tay xiết chặt lấy

Page 580: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 580 of 793

anh. Cho tới bây giờ, anh chưa một lần nghi ngờ tình yêu vô bờ bến của cha anh.

Con tim anh rộn ràng những nhịp đập thổn thức. Không phải đứa làm thuê! Con ta

chứ! Hãy mặc áo đẹp ngày đại lễ. Đeo nhẫn vào tay, biểu hiệu quyền uy. Xỏ giầy

vào chân, biểu hiệu người tự do. Hãy ngồi vào bàn tiệc. Mọi thành phần gia đình

đang quây quần bên bàn ăn cùng chia sẻ niềm vui của người cha.

3. ... Còn người anh trong tâm trạng “giận dữ”.

Người anh “từ ngoài đồng” về đến nhà thì cuộc vui đang diễn tiến. Nghe trong nhà

có nhạc vui, anh hỏi xem có chuyện gì? Hiểu ra, tâm trạng anh chuyển từ ngạc

nhiên sang “giận dữ”. Lại có thể cư xử như vậy với thằng con hư đốn ư? Như

phản ánh thái độ của các kinh sư và những người Pharisêu luôn chỉ nghĩ đến phụng

sự Chúa không sai một lời, nên, anh cằn nhằn với cha mình: “Đã bao năm con

phụng dưỡng cha, không bao giờ bất tuân hay trái lệnh, mà chẳng bao giờ cha cho

con một con dê để vui với bạn bè”. Để ở lại nhà cha, anh đã cư xử thật không khác

một người làm công, cần mẫn, nhưng vô tình, xa lạ. Anh không thể hiểu được ngôn

ngữ của Giao Ước mà cha anh nói với anh: “Con ơi! Con luôn ở bên cha, mọi sự

của cha là của con mà”. Anh chỉ nói bằng ngôn ngữ của quyền lợi và nghĩa vụ,

của mệnh lệnh và phần thưởng. Như các kinh sư và những người Pharisêu đối với

tội nhân, anh cũng giữ khoảng cách với đứa em mới trở về mà mọi người đang ăn

mừng. “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn

điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo để ăn mừng”.

4. ... Lòng quảng đại phi thường của người cha.

Nếu phải coi chừng để đừng quên người con cả, thì chúng ta càng không được quên

chân dung người cha mà từ đầu đến cuối dụ ngôn luôn là một nhân vật trung tâm,

một người cha mà tình yêu luôn thôi thúc ông hướng về các con. Ông không chỉ

ngồi chờ. Phải “chạy ra” coi, và ông phải chạy ra đến hai lần.

Ông chạy ra. (Hấp tấp, một thái độ đặc biệt đối với người đông phương). Ôm lấy

cổ đứa con hoang đàng. Hôn nó tới tấp. Nâng nó lên, ngắt quãng những lời nó định

nói, đưa nó vào nhà. Nhà của nó mà.“Mau lên!” Ông nói với các đầy tớ không

chần chừ một giây. Phải mặc cho cậu chiếc áo đẹp nhất xứng với cậu, xỏ nhẫn vào

Page 581: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 581 of 793

ngón tay cậu, mang giầy vào chân cậu. Giết bê béo. Dọn tiệc ăn mừng.“Mau

lên!” vì một niềm vui đang trào ngập lòng ông: “ Con ta đây đã chết nay sống lại,

đã mất nay lại tìm thấy”.

Ông lại chạy ra để nài nỉ người anh vào nhà, để người anh nhìn nhận đứa em mà

anh ta đã miệt thị, để dự tiệc chung vui với mọi người.

Đây đúng là một dụ ngôn có tầm vóc thần học. Dụ ngôn của ân huệ Chúa ban tặng

con người. Dụ ngôn về tình yêu nhưng không Cha ban cho mọi người, dầu tội lỗi

mấy đi nữa. Cha muốn họ tham dự niềm vui, muốn mời họ khám phá ra tình huynh

đệ chân chính. Làm sao không nhìn ra qua dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn trao cho

chúng ta bí mật trong cách cư xử và đời sống của Người? Người là người Con

được Cha sai đến loan báo sự hòa giải cho các tội nhân. Đó là những người mà

Đức Giêsu khắc họa hình ảnh nơi người em và đó cũng là những người được mời

gọi nhận ra chính mình nơi hình ảnh của người anh!

5. Một dụ ngôn đặt chúng ta trong tình trạng người anh.

Thật ra, dụ ngôn còn để ngỏ đó. Người anh cả có thuận theo lời khuyến dụ của cha

anh không? Anh có bằng lòng vào chung vui không? Anh có ưng thuận chung bàn

với người em đã trở nên “dơ” không? Hay anh vẫn giận dữ... Tường thuật của Tin

Mừng không trả lời... Có lẽ mục đích của Tin Mừng là để chúng ta tự phác họa cách

chúng ta sẽ đối xử với anh em mình.

Huguses Cousin kết luận: “Thính giả và độc giả hãy đặt mình vào vị trí của người

anh: chính tôi sẽ ưng thuận lời thỉnh cầu của người cha hay không. Thuận thì không

dễ đâu, có khi khổ nữa. Dụ ngôn cho thấy sự đáp ứng ý cha không tự đến cách dễ

dãi. Kết thúc của dụ ngôn đặt chúng ta vào vị thế người anh. Phụng vụ Mùa Chay

như chẳng hoan hỉ đặt chúng ta vào vị thế này, mà trái lại, như muốn chúng ta thấy

mình trong tâm trạng người em. Thánh Luca thì chắc chắn nhấn mạnh hơn đến thái

độ người anh. Dẫu sao, qua suốt câu chuyện, chúng ta vẫn thấy nổi bật lên tình yêu

và lòng cảm thương của người cha đối với từng người. Chính nhờ tình thương này

mà tội nhân hối cải, và chúng ta vui vì họ trở về dù đôi khi rất khó mà vui

được.” (“L'Evangile de Luc”, Centurion, trg 214-215).

Page 582: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 582 of 793

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Cả hai người con của dụ ngôn cùng hiện hữu trong ta (“Célébrer”, Tạp chí

của Trung tâm Quốc gia về Mục vụ Phụng vụ số 217, trg 22).

Niềm vui Phục sinh đã gần. Chúng ta có ưng thuận chia sẻ niềm vui của người cha

và đón nhận lời mời gọi dự lễ?

Như dân Israel vào đất Hứa, chúng ta cũng phải sống kinh nghiệm vượt qua, đó là

cuộc vượt qua của sự hòa giải, cuộc vượt qua này sẽ tái tạo chúng ta trong một hiện

hữu mới.

Dụ ngôn về người cha và hai người con vẫn để ngỏ! Không ai xác định được câu

chuyện sẽ kết thúc thế nào. Chúng ta hãy nhập vai. Cả hai người con cùng hiện

diện trong ta. Chúng ta có thể nhận ra mình trong những ảo tưởng của họ. Cả hai

cùng hiểu lầm về bản chất của mối tương quan giữa họ với cha và không biết tình

yêu của cha mình. Hãy theo sát những toan tính của người con khi trở về. Anh đã

sống lại nhờ người cha hân hoan loan báo sự tha thứ. Nhưng chúng ta cũng là

người anh, xơ cứng trong kiêu căng vì đã trung thành với cha. Anh sẽ cởi mở và

chọn một chỗ ngồi trong bàn tiệc tập thể với những kẻ mới đến, những kẻ từ xa trở

về. Còn đối với chúng ta, ai sẽ là “những người khác” mà cộng đoàn chúng ta phải

mở rộng cửa đón tiếp?

Nhận biết anh em là điều kiện để Cha nhận biết ta. Hòa giải với anh em là cửa ngõ

để hòa giải với Thiên Chúa. Đó là chân lý trong Thánh lễ tạ ơn (eucharistie) mà

chúng ta cử hành.

2. Tha thứ: từ ngữ đúng nhất của đức tin Kitô giáo (H. Denis, trong “100 từ

ngữ diễn tả đức tin”, DDB, trg 17-18).

Trong các từ ngữ chỉ đức tin Kitô giáo, thì chắc chắn tha thứ là ưu việt hơn cả.

Không phải tình cờ mà nó nằm trong kinh Lạy Cha.

Con chiên lạc, người con đi hoang, người phụ nữ ngoại tình, Dakêu trên cây sung,

người bại liệt được ròng xuống từ trên mái nhà. Đức Giêsu đã gặp tất cả những

người này. Họ là những người tội lỗi, lầm lạc, hư mất. Nhưng, Thiên Chúa tha thứ

cho họ trong Đức Giêsu mà không cần một điều kiện tiên quyết nào. Người không

đòi hỏi gì. Đức Giêsu không bảo: “Làm cái này rồi tôi tha thứ cho”. Không!

Page 583: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 583 of 793

Người tha thứ rồi mới nói: “Hãy về và đừng phạm tội nữa”.

Người ta có thể chấn vấn: tại sao tha thứ lại là một điều thần thiêng như vậy? Tại

sao tha thứ lại đưa người ta đến gần Thiên Chúa thế?

Câu trả lời có lẽ nằm trong chính từ ngữ: tha thứ vì tha thứ là một ân huệ ở trên

cao, siêu việt.

Ơn huệ thứ nhất ta được là hiện hữu của ta như một tạo vật. May mắn là chúng ta vẫn là

vậy. Nhưng cách cư xử, phong tục, lỗi lầm của chúng ta có thể phá hủy ơn huệ đầu tiên

này nơi ta, làm chúng ta bị “tha hóa”

Chính lúc đó ơn tha thứ đến, một loại ơn tái tạo. Chúng ta đã chết mà nay sống lại.

Chúng ta không còn phải chịu đựng lẫn nhau nữa, chúng ta lại chấp nhận lẫn nhau và

lại thương yêu nhau. Đó là một cuộc tái sinh, một sự Phục Sinh, một bước đi vào đời

sống mới.

Như vậy, thật là tốt đẹp khi chúng ta được tha thứ. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói,

liệu chính chúng ta có thể tha thứ được không? Tha thứ đây không phải là quên,

cũng không phải là chối bỏ những xác tín của chúng ta, mà là tìm đến với kẻ xúc

phạm ta. Và không cần để mất một chút gì về chân lý, hoặc về lương tri phân biệt

tốt xấu, để nói với kẻ phạm lỗi: bạn là anh, là chị tôi.

Và có thể thêm một lời phi thường này: chính bạn hãy tha cho tôi, vì bạn đã không

xúc phạm đến tôi nếu trước đó tôi đã không xúc phạm đến bạn.

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY

ĐỨC GIÊSU MỞ RA CON ĐƯỜNG HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

CHO NGƯỜI PHỤ NỮ PHẠM TỘI NGOẠI TÌNH,

TRONG KHI NHỮNG KẺ TỐ CÁO

LẠI MUỐN GIAM HÃM CHỊ TRONG QUÁ KHỨ TỘI LỖI.

(Gioan 8,1-11)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Trước bẫy giăng của đối thủ…

Page 584: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 584 of 793

Câu chuyện quí giá này tự nó có thể là một Tin Mừng nhỏ mà cốt lõi là: Đức Giêsu

từ nơi Thiên Chúa đến, không phải để tố cáo tội nhân, nhưng để cứu rỗi họ, và nhờ

đời sống, sự chết, sự sống lại của Người, Người dâng tặng họ chính sự sống của

Thiên Chúa.

Một văn bảo, nhưng sự có mặt của nó trong các bản văn Tin Mừng bị nghi ngờ. Các

thủ bản đầu tiên của thánh Gioan không có. Với những lý do tương cận về văn thể và

từ ngữ, các thủ bản của thánh Luca lại đặt câu chuyện sau Luca 21,38.

Tại sao có sự do dự này? A. Marchadour giải thích: “Câu chuyện thì xác thực.

Nhưng, các vị lãnh đạo Giáo Hội sơ khai e ngại sự phóng túng. Ngoại tình bị coi

như một trọng tội ít gặp. Để được tha, cần làm việc đền tội công khai, lại chỉ được

tha một lần thôi. Cách cư xử của Đức Giêsu đối với người phụ nữ ngoại tình, một số

vị chức trách cho là dễ dãi quá (Họ quên mất câu “Hãy về và đừng phạm tội nữa”).

Dễ dãi thế đe dọa sự trung tín trong hôn nhân.” (“L'Evangile de Jean”, Centurion

1992, trg 121).

Sau một ngày giảng dạy ở đền thờ, chiều xuống, theo thói quen, Đức Giêsu lên núi

Ôlivê. Sáng sớm hôm sau, Người lại vào Đền thờ giảng dạy dân chúng.

“Các kinh sư và những người Pharisêu” thù nghịch nghĩ rằng giáo huấn của Đức

Giêsu làm đảo lộn tất cả, nên họ quyết định trừ khử Người. Tuy nhiên, để đưa

Người ra xét xử, cần phải có một chứng cứ đúng đắn.

Một cơ hội không mong đã đến. Một thiếu phụ “bị bắt quả tang phạm tội ngoại

tình”. Rẽ đám đông, các kinh sư và những người Pharisêu dẫn chị vào “giữa” đám

đông đang tụ họp và nói với Đức Giêsu:“Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho

chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”

Bẫy đã giăng. Thoát thế nào được! Tha, Đức Giêsu sẽ chống lại luật Môsê. Ném

đá, Người tự mâu thuẫn vì Người vẫn rao giảng lòng nhân từ của Thiên Chúa.

Đằng sau án xử người thiếu phụ là chính án xử Đức Giêsu.

Giờ đây, dây thòng lọng đang xiết dần cả người thiếu phụ, lẫn Đức Giêsu. Tệ thật!

Đây không còn là một vấn nạn nơi lớp học, nhưng là một câu hỏi sinh tử, đối với

người thiếu phụ cũng như đối với chính Đức Giêsu.

Vẫn ngồi trong dáng điệu của một ông thầy đang giảng dạy, Đức Giêsu “cúi

xuống” và thay vì trả lời, Người dùng ngón tay vẽ vẽ trên đất.

Page 585: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 585 of 793

Các nhà chú giải rất quan tâm tìm hiểu xem Đức Giêsu viết gì trên đất? Thánh

Hiêrônimô nghĩ: Người vạch tội những kẻ tố cáo. Nhiều tác giả khác thì cho rằng:

Người viết lại một câu trong Jêrêmia (17,13):“Tất cả những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải

hổ thẹn, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ phải ghi tên mình trong lòng đất”. A.

Marchadour cho rằng: “Tốt nhất nên trung thành với sự mơ hồ của bản văn. Đức

Giêsu vạch trên đất để kéo dài thời gian thinh lặng, làm cho lời phân xử sắp thốt ra

thêm trọng lượng.”(sđd, trg 124).

Người ta như không chú ý tới điều được ghi nhận tới hai lần: Đức Giêsu “cúi xuống”,

rồi “ngước lên”. X. Léon-Dufour thắc mắc: “Sao lại nhấn mạnh đến cử chỉ ấy trong

một câu chuyện ngắn ngủi như vậy?”Rồi trả lời: “Tên núi Ôliviê được nhắc đến ở

đầu câu chuyện đã đặt giai thoại này trong bối cảnh cuộc khổ nạn sắp đến. Cử chỉ

của Đức Giêsu mang một ý nghĩa Kitô học: nó nhắc đến sự hạ xuống, và đưa lên cao

mà qua đó, Đức Giêsu sẽ hòa giải nhân loại bị giam hãm trong tù ngục tội lỗi với

Thiên Chúa.”(“Lecture de l'Evangile selon Jean”, Cerf, tập 2, trg 313).

2. ... Trước hết, câu trả lời của Đức Giêsu là sự thinh lặng.

Họ nài nỉ. Trước khi lại chìm trong thinh lặng, Đức Giêsu nhắc họ lời Kinh

Thánh: “Ai trong các ngươi sạch tội, thì cứ lấy đá mà ném trước đi.” (Đệ Nhị Luật

13,9-10 và 17,7: “Người làm chứng sẽ ném đá kẻ phạm tội trước”). Từ lúc ấy, vụ

án xử bị cáo lại trở thành vụ án xử nguyên cáo.

Các kinh sư và những người Pharisêu đinh minh mình công chính, nấp sau Luật để tố

cáo người phụ nữ. Ở đây, Đức Giêsu đưa chính họ ra xét xử dưới ánh sáng của Luật.

Người buộc những quan tòa phải tự xét xử chính mình, trước hết, phải trở lại với lương

tâm mình, nhìn nhận mình cũng là tội nhân, cùng một thân phận như “người phụ nữ

kia”, người mà họ đã lôi ra giữa đám đông và giam hãm chị trong quá khứ tội lỗi của

mình.

Trong vòng vây của những nguyên cáo hung hăng, sự lưỡng lự biến thành cuộc lui

binh như thánh sử ghi nhận cách hài hước: “Họ rút lui từng người một, bắt đầu từ

người già nhất”.

3. ... Rồi Lời giải thoát đến:

Page 586: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 586 of 793

Khi Đức Giêsu “ngẩng đầu lên” lần thứ hai thì chỉ còn “mình Người đối diện với

người phụ nữ”. Thánh Augustinô chú giải: “Chỉ còn hai. Lòng thương xót và

người được xót thương.”(“Relicti sunt duo: misera et misericordia”: Tract. in Jo.

33,5)...

Nếu trước đó, những người tố cáo gọi chị là “hạng đàn bà đó” một cách khinh bỉ, coi

chị như đồ vật, thì giờ đây, chị thấy một ánh mắt khác nhìn chị, nghe một giọng khác

gọi chị như gọi một con người: “Này chị”. Hơn bất cứ ai khác, Đức Giêsu là người đo

lường chính xác nhất mức nặng nhẹ của tội lỗi; và thay vì giam hãm chị trong quá khứ

tội lỗi như các kinh sư và những người Pharisêu đã làm, Người thúc đẩy chị bước vào

con đường hối cải, và mở cho chị một tương lai mới “Không ai kết án chị sao?... Tôi

cũng vậy. Hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa”.

Sau đó thì sao? Câu chuyện để ngỏ đó giống như dụ ngôn chúa nhật trước bỏ ngỏ

thái độ người anh. Một khi đã gặp Đức Giêsu, Đấng không lên án mà kêu gọi sống

đời sống thánh thiện “độc giả cũng thấy mình được kêu gọi để đừng khép mình vào

cái khuôn dĩ vãng chết chóc, nhưng là bước đi trong tự do của con cái Thiên

Chúa.” (X. Léon-Dufour, Sđd, trg 332).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một mạc khải sâu xa về bản chất của tội lỗi (N. Quesson, trong “Les

entretiens du dimanche, Année C, Droguet-Ardant, trg 59-60)

Câu chuyện là hạt ngọc quí của Tin Mừng. Chúa Giêsu rời núi Ôliviê, trở lại đền

thờ để cứu vớt một phụ nữ ngoại tình, một kẻ tội lỗi. Đừng hạ thấp giá trị của trang

Tin Mừng tuyệt vời này khi cho nó chỉ là bài học về sự khoan dung đối với những

yếu đuối nhân loại, sự khoan dung mà các bậc hiền triết thời nào cũng mến

chuộng.

Thật ra, trang Tin Mừng hôm nay là một mạc khải rất sâu xa về bản chất của tội

lỗi, và bản chất của sự tha thứ … theo cái nhìn của Thiên Chúa.

Tội lỗi, trước tiên là một thực tại loài người, rồi là một thực tại của lòng tin. Khi

nghiên cứu cách cư xử của con người, các nhà xã hội học khám phá ra:

- Sự phạm pháp: Xã hội bao gồm nam, nữ, gia đình, cộng đồng... không thể vận

hành nếu như không có một số luật lệ, cấm đoán. Không trộm cắp. Không nói dối.

Page 587: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 587 of 793

Tôn trọng đời sống lứa đôi. Không ngoại tình. Đừng hiểu ý nghĩa của trang Tin

Mừng này cách trái ngược: Đức Giêsu kết án tội ngoại tình là điều rất rõ. “Đừng

phạm tội nữa”.

- Ý niệm về lỗi phạm… Nếu trẻ em thường sai lỗi trong những điều cấm - đáng

tiếc cũng có cả một số người lớn còn ấu trĩ như vậy - , thanh thiếu niên chưa

trưởng thành trong nhận thức về điều cấm, điều được phép. Họ khám phá ra rằng:

những điều người ta cấm họ tác hại đến cá nhân họ: khi tôi nói dối, trộm cướp,

ngoại tình, tôi huỷ hoại một điều gì đó về nhân tính nơi tôi. Lỗi phạm như một con

sâu gặm nhấm một trái cây, một thiếu sót nơi bản thân, nơi ý chí tôi.

- Ý niệm về tội lỗi: Ở một mức cao hơn, theo nghĩa đúng nhất, tội lỗi làm gián

đoạn “mối tương quan với Thiên Chúa”. Chúa nhật trước, chúng ta đã thấy Chúa

Giêsu gợi ý, tội lỗi chính là sự đứt đoạn tình yêu với Cha: người ta cắt đứt mối

tương quan và bỏ đi xa. Hôm nay, Tin Mừng nêu lên một quan hệ khác: toàn bộ

Kinh Thánh ví tội của Israel như hành vi ngoại tình, phản bội giao ước giữa Chúa và

dân yêu dấu của Ngài. Các ngôn sứ thì ví loài người như một người vợ bất trung đối

với chồng. Cắt đứt giao ước tình thương. Xúc phạm một người luôn yêu mình. Đó là

mạc khải xác thực và sâu xa về tội lỗi.

Như vậy, đối với Đức Giêsu, người ta chỉ hiểu ý nghĩa của tội lỗi, khi hiểu ý nghĩa

về Thiên Chúa. Rốt cục, các thánh là những người sáng suốt nhất, vì các ngài nhận

ra hành vi phạm pháp và lỗi lầm làm tổn thương tình yêu của Thiên Chúa, Đấng

dựng nên ta và yêu thương ta vô cùng. Chính chúng ta làm tổn thương “khuôn

mặt” của Người… nơi chúng ta vì chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Ngài.

2. Một lời nói và một ánh mắt giải phóng và cứu độ. (F. Deleclos, trong “Prends

et mange la Parole”, Centurion. Duculot, trg 199-200)

Những người Pharisêu tốt lành và trung thành có một cơ hội tuyệt vời để tố cáo

Đức Giêsu. Người bị dồn vào chân tường. Hy sinh người phụ nữ để giữ Lề Luật

hay hy sinh Lề Luật để cứu người phụ nữ. Người bị kẹt giữa cả hai phía. Kết án

người phụ nữ tội lỗi này thì mâu thuẫn với những lời giảng về lòng thương xót và

ơn tha thứ. Tha cho chị thì phạm pháp vì bất tuân luật Môsê. Bị cáo sẽ chính là

Đức Giêsu.

Page 588: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 588 of 793

Sẽ không có sự kết án, cũng không có viên đá nào được ném ra (hình phạt ném đá

đến chết). Bẫy sẽ sập xuống trên chính những kẻ gài nó. Chỉ vài lời thôi, Đức

Giêsu đã hoán đổi vị trí, nguyên cáo biến thành bị cáo. Chị ta đã phạm tội. Đúng

vậy. Còn các ông? Chị không đến nỗi hư hỏng và tội lỗi như các ông nghĩ và các

ông cũng không công chính và trung tín như các ông tự phụ.

Một bài học thật là nặng nề, khó chịu nhưng cũng tuyệt vời. Đó là bài học về chân

lý, về cách Chúa dạy dỗ, về sự công chính theo Tin Mừng và về lòng thương xót

rất phù hợp với truyền thống mà các ngôn sứ bênh đỡ và duy trì trước những trận

gió và cơn sóng khắc nghiệt xuất phát từ lòng hẹp hòi của con người. “Đừng nghĩ

tới chuyện xa xưa nữa. Hãy quên đi quá khứ. Này ta đang tạo lập một thế giới mới:

Nó đang hình thành. Các ngươi có thấy không?”

Phán quyết của Chúa là lời tha thứ. Sự tha thứ không giam cầm người khác trong

lỗi lầm và trong quá khứ. Ánh mắt và lời nói của Đức Giêsu giải thoát và cứu rỗi.

Khác hẳn với những cái răng sắc nhọn, những lời nói như đá ném vào mặt, những

cái nhìn kết án như viên đạn xuyên tim. Cơn giận giả dối của “những người công

chính” cho rằng mình chẳng có điều chi đáng phiền trách nhưng lại luôn sẵn sàng

trừng phạt tội người khác.

3. Một vết nứt trên các hệ thống khép kín của chúng ta. (“Célébrer”, tạp chí của

Trung tâm Quốc gia về Mục vụ Phụng vụ, số 217, trg 26).

Ai cũng khát vọng một thế giới mới. Ai cũng nói về đổi đời. Đồng thời, đều cảm

thấy bị giam hãm trong những cơ chế gò bó (trong Xã hội cũng như Giáo Hội).

Làm sao thoát ra?

Theo các bài đọc hôm nay, gặp gỡ Đức Kitô và Tin Mừng của Người sẽ phá tung

ngục tù của thất vọng (bài đọc 1), làm tan vỡ khối rắn chắc của một lương tâm sơ

cứng vì lợi lộc tư riêng (bài đọc 2), bẻ gẫy gọng kìm bạo lực của những lời kết án (Tin

Mừng).

Trong hoang mạc của chủ nghĩa pháp chế khô cằn, lời kêu gọi biết dùng tự do có

trách nhiệm vọt lên như một dòng suối trong mát. Ngay đối với những người

Pharisêu khô cằn về luân lý, Chúa Giêsu vẫn có thể cấy trồng sự sống khi làm cho

họ hết phương chống đỡ, khi làm cho họ nhận ra rằng họ liên đới với nhau cả trong

Page 589: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 589 of 793

sự dữ, qua đó, cho thấy có hy vọng vào một lối thoát ra khỏi mọi hệ thống độc

đoán và hay kết tội người khác.

Người mở trước mắt ta cái nhìn nhân ái đích thực về mọi người: cái nhìn không

đóng kín chúng ta vào thất bại và tuyệt vọng của quá khứ, cái nhìn tái tạo cuộc

sống khi mời gọi chúng ta tiến bước. Tóm lại, đó là một tình yêu loan báo tương

lai.

Vết nứt trên các hệ thống khép kín của chúng ta cùng cái nhìn tái tạo này không

phải là điều chúng ta cảm nhận và sống trong bí tích hòa giải đó sao? Không phải

là cơ hội cảm nghiệm quyền năng của sự phục sinh đó sao?

Bàn tiệc Thánh Thể loan báo thế giới mới. Dân được cứu rỗi hát mừng những kỳ

công của Đấng mở lối vào tương lai.

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA

(Lc 22,14-23,56)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một trình thuật đặc sắc.

Không còn nghi ngờ gì nữa, trình thuật khổ nạn của Luca có liên hệ chị em với

trình thuật của Máccô. Tuy nhiên Luca vẫn có nét khác biệt. Ngoài việc đảo lộn

trật tự, những đoạn văn Luca còn bỏ qua nhiều đoạn có trong Máccô và nhất là có

những đoạn riêng biệt của ông.

- A. Vanhoye nhận định rằng: “Việc bỏ qua những đoạn văn có mục đích giảm nhẹ

những gì xúc phạm sổ sàng tới phẩm cách nhân loại của Đức Giêsu” (“Đọc Kinh

Thánh” số 55, trg 25). Chính vì thế Ngài không nhấn mạnh đến sự kiện bắt Đức

Giêsu. Ngài cũng không nhắc đến những chứng từ gian dối trích dẫn lời Đức Giêsu

nói về Đền thờ, những lời sỉ vả của quân lính Rôma, lời đề nghị cho người chịu

đóng đinh đang hấp hối uống dấm pha mộc dược.

- Trái lại, Luca thêm vào nhiều đoạn riêng của mình. Trong tổng số 127 câu có 50

Page 590: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 590 of 793

câu – trong số đó có hơn 20 câu từ miệng Đức Giêsu nói ra – Trong rất nhiều

những câu ấy, ta ghi nhận có: triển khai giáo huấn trước và sau khi lập phép Thánh

Thể; việc thiên thần xuất hiện và mồ hôi máu đổ ra trong cảnh hấp hối; việc chữa

tai cho người đầy tớ thầy cả thượng phẩm và ra lệnh đừng có hành vi chống cự;

ánh mắt Đức Giêsu nhìn Phêrô vừa chối Người; ba lần Philatô tuyên bố Người vô

tội; lời cầu nguyện cho các đao phủ; đối thoại với người trộm lành; tiếng kêu lớn

trên thánh giá trước khi tắt thở không phải là tiếng kêu vì đau khổ phần xác trước

cái chết: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa nỡ bỏ rơi tôi”. (Tv 21 trong

Mátthêu và Máccô), nhưng là tiếng kêu nói lên sự mật thiết bất ngờ với Thiên

Chúa, là lời kinh chiều của mọi người Do Thái: “Lạy Cha, con phó linh hồn con

trong tay Cha”.

2. Con đường của Thầy, con đường của trò.

Xuyên qua những nét độc đáo trong trình thuật khổ nạn của Đấng Cứu thế, Luca

quảng diễn hai đề tài mà Hugues Cousin nhận định là “hội tụ”. Ông viết: “Cái chết

của Đức Giêsu là cuộc tử đạo của người công chính và các môn đệ coi đó là kiểu mẫu

phải noi theo”.

- Qua những đoạn văn bị loại bỏ và nhất là qua những đoạn riêng của mình, Luca,

khi giúp ta cảm nhận được vẻ tôn quý và sự cao cả của Đấng Vô tội bị kết án một

cách bất công, đồng thời cũng cho thấy sức chiếu tỏa của lòng thương xót của

Người qua suốt trình thuật, đã khẳng định rằng Đức Giêsu, khi tự hiến mạng sống

vì tình yêu, là người chiến thắng sự dữ, rằng nhờ cuộc khổ nạn, Người chính là

nguồn ơn cứu độ cho hết mọi người, rằng triều đại Thiên Chúa và sự phục sinh đã

bắt đầu. Thật vậy, Giuđa đã được đón tiếp rất lịch sự. Tai của anh lính hầu bị chém

đã được chữa lành. Trái tim của Phêrô đã bồi hồi thống hối qua ánh mắt của người

Thầy mà ông vừa chối bỏ; các đao phủ nhận được sự tha thứ; anh trộm lành hoán

cải khi thấy thái độ của Người dữ nhận được lời hứa ban Nước thiên đàng; vì khi

Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng trong lời cầu nguyện phó thác linh hồn cho Chúa

Cha, viên sĩ quan đã tuyên xưng: “Quả thật, người này là người công chính”, các

chứng nhân hối hận“đấm ngực ăn năn”, bác bạn bè và các phụ nữ theo

Người “hướng nhìn” về Người.

Page 591: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 591 of 793

- Đồng thời, qua các nhân vật xuất hiện trong trình thuật, Luca muốn nhắn gởi các độc

giả xưa cũng như nay một lời khuyên tha thiết – hãy bước theo Đức Giêsu.

E. Charpentier đã viết trong “Đức Kitô” số 55 trang 118-119: “Luca mời ta bước

vào cuộc khổ nạn với Đức Giêsu, cùng Phêrô nhận biết thân phận yếu hèn của

mình, mà ăn năn sám hối khi gặp ánh mắt nhân hậu, cùng Simon vác thập giá

mình theo Người, cùng Người phó linh hồn trong tay Chúa Cha... Ngay từ đầu, một

câu hỏi đã được đặt ra: “Ta, môn đệ của Chúa, sẽ bước theo cuộc khổ nạn như thế

nào?”. Nếu, như Phêrô, ta đã có lần chối bỏ Đức Giêsu, thì cũng như Phêrô, ta

vẫn còn cơ hội cảm thấy ánh mắt tha thứ của Đức Kitô đang nhìn ta. Chắc chắn ta

không thể bước theo cuộc khổ nạn như một đấng thánh, nhưng ta vẫn luôn luôn có

thể bước theo cuộc khổ nạn như một tội nhân được tha thứ”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Đối diện với lửa thù hừng hực, Đức Giêsu tỏa ra ánh sáng của lòng thương

xót. (“Sách lễ các ngày Chúa nhật Emmaus”, trg 196-197).

Trong trình thuật khổ nạn, qua khối lượng to lớn các chi tiết, Luca đã nêu bật thái

độ của Đức Giêsu, trước lửa hận thù hừng hực, đã chiếu tỏa ánh sáng của lòng

thương xót cho đến cùng. Bữa Tiệc ly đã cho thấy sự tương phản giữa một người

tự hạ mình làm tôi tớ, tự hiến toàn thân cho bạn hữu với các môn đệ mù quáng

khép kín trong hưởng thụ, lại còn mâu thuẫn chống báng nhau. Tương phản nữa,

giữa các tông đồ, là những người đang chống lại bọn lính đến tấn công, với người

Thầy chữa lành vết thương cho đầy tớ vị thượng tế. Thánh sử nêu bật sự dịu hiền

của người bị tố cáo khi đứng trước những kẻ tố cáo Người. Trên đường lên núi Sọ,

Người vẫn lo âu cho sự khốn khổ của đám dân đã chối bỏ Người. Trên thập giá,

Người tha thứ cho anh trộm hối cải. Philatô quả đã không lầm: Ông nhận biết

Người vô tội. Nhưng vì yếu đuối, ông đành cộng tác với các kẻ thù của Đức Giêsu

mà kết án Người. Sau khi đóng đinh Người, cả một viên sĩ quan ngoại đạo cũng

thốt lên chân lý hiển nhiên, chân lý mà tòa án Do Thái phá huỷ: “Quả thật, Người

này là Con Thiên Chúa”.

2. Thánh giá, công trình hòa giải (“Kinh thánh ngày chúa nhật”, trg 493-494).

Page 592: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 592 of 793

Luca là thánh sử của tình yêu Thiên Chúa và lòng thương xót của Người. Chẳng lạ

gì mà thánh nhân đã đọc và giải thích các biến cố của cuộc Khổ nạn khởi đi từ hai

thái độ ấy. Tin Mừng thứ ba, khi dõi theo đường thánh giá Đức Giêsu, đã khám

phá ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho Con của Người và cho tất cả mọi người,

kể cả những kẻ thù nghịch.

Chính vì thế Luca không giữ lại những món nợ đè nặng trên vai người Do Thái và

trên các môn đệ Đức Giêsu: tìm trách nhiệm làm gì khi máu Đức Giêsu đã chuộc

tội tất cả? Vì thế thánh nhân chẳng nhắc đến chuyện các môn đệ thiếp ngủ trong

vườn Giệtsêmani, hay chuyện các ông đào tẩu lúc Người bị bắt; không giữ lại

những lời nguyền rủa của vị thượng tế, những lời nhục mạ của quân lính. Thánh

nhân không muốn thấy Đức Giêsu cô đơn trên thập giá nên đã lo cho bạn hữu và

các môn đệ vây quanh để tham dự vào sự đau khổ của Người.

Cuộc Khổ nạn trở nên một phép lạ hàm chứa ơn tha thứ: .. người lính có vành tai bị

cắt được chữa lành tức khắc; Đức Giêsu vẫn còn thời gian nhìn Phêrô sau khi ông

phản bội để giúp ông sám hối. Ngay cả những lời Đức Giêsu thốt ra trên thập giá

cũng được thay thế bằng những lời tha thứ và xót thương đối với anh ăn trộm, với

những người Do Thái nhạo cười và với chính viên sĩ quan. Hoà giải hiện diện khắp

nơi. Ngay cả kẻ cừu địch bất cộng đái thiên như Hêrôđê và Philatô cũng lợi dụng

cuộc khổ nạn của Đức Giêsu để làm bắt tay nhau, cũng như trong Giáo Hội, hai

phe Do Thái và dân ngoại cũng đã làm như thế.

Chúa Cha không ngừng bày tỏ tình yêu với Chúa Con: Luca thay đổi bản văn tả cảnh

cầu nguyện của Đức Giêsu tại vườn Giếtsêmani, biến nó thành một mạc khải về sự kết

hiệp mật thiết giữa Đức Giêsu và Cha Người. Thánh nhân lưu ý ta về mối quan tâm của

Thiên Chúa: khích lệ Con của Người trong cơn hấp hối.

Thật bất ngờ, nhưng thử thách lớn lao vẫn là sự hiện diện của Thiên Chúa và bí

tích tình yêu cùng sự tha thứ lạ lùng của Người. Thánh giá là công trình hòa giải và

lễ dâng của Đức Giêsu hiệu quả ở điểm qui tụ được tất cả những kẻ thù địch ác liệt

nhất trong một mối hiệp nhất.

THÁNH LỄ TIỆC LY

Page 593: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 593 of 793

THẦY VÀ CHÚA TRỞ THÀNH NGƯỜI PHỤC VỤ

(Ga 13,1-15)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một cử chỉ gây kinh ngạc của Đức Giêsu.

Bài đọc trong Bữa Tiệc ly tưởng nhớ Chúa không tường thuật việc lập Phép Thánh

Thể, nhưng tường thuật một cử chỉ khác của Đức Giêsu: việc rửa chân (câu 4+5) dẫn

đến mẩu đối thoại với Phêrô (câu 6-11) và diễn từ giải thích (câu 12 và kế tiếp).

Phần nhập đề trang trọng một cách đặc biệt. Phần này nêu bật ý thức cao cả của

Đức Giêsu: “Trước lễ Vượt Qua, biết rằng đã đến giờ Người rời bỏ thế gian mà về

cùng Cha, Đức Giêsu yêu thương những kẻ thuộc về Người còn ở trần gian, Người

yêu thương ho cho đến cùng”. Ý nghĩa của việc sắp diễn ra đã được loan báo đầy

đủ: đó là Chúa Cha và Đức Giêsu bày tỏ một tình yêu đến tuyệt đỉnh, trong sự tự

do hoàn toàn.

Cảnh tượng rửa chân diễn ra. Tương phản mãnh liệt với tất cả những gì trước đó.

Cảnh tượng này được miêu tả hết sức tỉ mỉ, dừng lại trên từng cử chỉ. Nói theo

ngôn ngữ điện ảnh, thánh sử đã “quay chậm” cảnh rửa chân: “Đức Giêsu... đứng

dậy, rời bàn ăn, cởi bỏ áo ngoài, lấy khăn thắt lưng; rồi Người đổ nước vào thau,

và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ”.

Một cử chỉ gây ngạc nhiên hai lần cho những ai chứng kiến: đó không phải chỗ và

cũng không phải là vai trò của Người.

- Cử chỉ hiếu khách rất phổ biến thời xưa ấy, theo đúng lý phải thực hiện trước bữa

ăn. Còn Đức Giêsu, trái lại, thi hành “giữa bữa ăn”.

- Đàng khác, đó là nhiệm vụ của gia nhân: việc rửa chân ngầm hiểu một thân phận

kẻ dưới. Hơn nữa, nô lệ Do Thái không buộc phải rửa chân cho chủ. Thế mà ở đây

Đức Giêsu dù là “Thầy”, là “Chúa”lại đích thân rửa chân các môn đệ.

2. Một diễn xuất biểu tượng cho cái chết của Người.

Đây không đơn thuần là một cử chỉ khiêm nhường. Lời nhập đề trang trọng đã cho

thấy điều này. Đúng hơn đây là một loại diễn xuất miêu tả cái chết của Người.

- X. Léon Dufour nhận định: “Thật vậy, trong tất cả tiến trình (các cử chỉ của Đức

Page 594: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 594 of 793

Giêsu) không có gì cho thấy Đức Giêsu có ý định hạ mình trước mặt các môn

đệ” (“Đọc Tin Mừng theo thánh Gioan”, quyển 3, Seuil, trg 28-29).

- Trái lại, những động từ được sử dụng để miêu tả cử chỉ của Đức Giêsu, “cởi

bỏ” áo ngoài rồi sau đó“mặc lại” rõ ràng là những động từ chính môi miệng

Người đã thốt ra ở chương 10 để nói Người tự hiến mạng sống rồi mới lấy

lại: “Cha yêu Thầy và Thầy hiến mạng sống, để sau đó lấy lại. Không ai có thể lấy

được mạng sống Ta: chính Ta ban tặng mạng sống, Ta có quyền ban tặng và có

quyền lấy lại”. “Cởi bỏ” và “mặc lại” là hai động từ thánh sử dùng để chỉ cái chết

của Đức Giêsu do Người tự do chấp nhận để được sống lại.

- Mẩu đối thoại với Phêrô, kẻ từ chối không cho Người rửa chân, cho phép ta đi sâu

hơn vào cách giải nghĩa cử chỉ rửa chân đầy bất ngờ. Không còn là một giải

nghĩa “luân lý” nữa: một cử chỉ đơn thuần khiêm tốn. Nhưng là một giải nghĩa “thần

học”, :một cử chỉ biểu lộ, một mạc khải của Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.

X. Léon – Dufour quả quyết: “Trong cảnh rửa chân, ta có một diễn xuất biểu

tượng cái chết tự nguyện của Đức Giêsu: không đánh mất quyền làm Chúa mà địa

vị làm con ban cho Người, Đức Giêsu tự coi mình như người phục vụ” (Sđd, trg

34). Người đồng hóa với người “Tôi tớ của Thiên Chúa” trong sách Isaia, công

chính hóa muôn người nhờ những đau khổ của mình.

3. Một cử chỉ phải noi theo trong việc phục vụ anh em.

Với Đức Giêsu, đó là một cử chỉ phải được noi theo. Cử chỉ duy nhất mà Người đã

làm chiều hôm ấy để biểu trưng cái chết của Người cũng là một “mẫu gương” mà

các môn đệ phải noi theo trong cung cách xử đối với nhau: “Đây là một mẫu gương

Thầy ban cho các con, để các con cũng làm như Thầy đã làm cho các con”. Nếu

Người, “là Chúa và là Thầy” mà còn đến để phục vu chớ không để được phục vu

thì đến lượt các môn đệ, cũng phải đi đến chỗ tự hiến toàn thân theo gương Đức

Giêsu để phục vụ anh em. X. Léon-Dufour viết: “Tấm gương ấy, ta có thể gọi là một

trình bày, Đức Giêsu không đơn thuần giới thiệu như một hình thức bên ngoài phải

bắt chước, nhưng như một hiến dâng làm phát sinh cung cách sống mà các môn đệ

phải có... Có thể nói thêm vào: “Khi làm thế, Thầy muốn anh em cũng làm như

vậy” (Sđd 36-37).

Page 595: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 595 of 793

Đặt vấn nạn về sự khiếm khuyết trình thuật lập Phép Thánh Thể trong Tin Mừng

theo thánh Gioan (với lệnh trước tái diễn: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”)

để ưu tiên cho trình thuật rửa chân(với lệnh tái diễn: “Để các con cũng biết rửa

chân cho nhau như Thầy đã rửa chân cho các con”), X. Léon-Dufour kết

luận: “Như thế Kitô hữu có hai “ký ức”. Cả hai đều mở ra một tương lai định hình

do mối tương quan minh nhiên của tín hữu với Đức Giêsu ở hai lãnh vực khác

nhau: phượng tự và hiện sinh. Cả hai đều muốn làm cho Đấng vắng mặt hiện diện

trong đời sống người môn đệ, dù không cùng một phạm trù: tái diễn cử chỉ của

Đức Giêsu khi lập bữa Tiệc ly, hiến mình phục vụ anh em. Cả hai đều có chức

năng thiết lập cộng đoàn các môn đệ Đức Giêsu và cả hai đều phải giữ nguyên

tương quan biện chứng, ký ức này không thể đứng vững nếu thiếu ký ức kia.

Nếu Gioan đã đề cập đến Bí tích Thánh Thể ở chương 6, mà triển khai ở đây

truyền thống Tân Ước miêu tả Đức Giêsu trong hành vị phục vụ cao cả, đó là vì

truyền thống ấy phát sinh ra “thực tại” mà sau cùng Bí tích Thánh Thể phải tăng

cường nơi các tín hữu: tình bác ái huynh đệ phát nguồn từ thần linh. Việc rửa chân

không phải là một dư thừa tùy tiện, nhưng rất cần thiết để cho thấy rằng phượng tự

tự nó chưa đủ, có khi còn rơi vào ảo tưởng, phượng tự chỉ tìm thấy tất cả ý nghĩa

trong thực thi một tình yêu thực sự. Nếu bí tích Thánh Thể làm nên Giáo Hội thì

“gương” rửa chân là hành vi nền tảng nhờ đó Giáo Hội tồn tại” (Sđd, trg 57)

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Thiên Chúa khoác áo tôi đòi (L. Sintas trong “Lời Chúa để suy niệm và dọn

bài giảng. Năm C”, Mediaspaul, trg 45).

Đức Giêsu Kitô chẳng có ý hướng nào khác hơn là mạc khải cho ta lòng thương

xót của Thiên Chúa. Mà lòng thương xót của Thiên Chúa thì thật lạ lùng... Thiên

Chúa đã quyết định tự nguyện hoàn toàn phục vụ ta. Vâng, Thiên Chúa đã khoác

áo tôi đòi. Người buộc khăn vào thắt lưng và quỳ gối xuống trước mặt từng người.

Đức Giêsu đã không muốn dành cho mình địa vị cao sang mà mọi tôn giáo dâng

kính Thiên Chúa, tưởng như thế là kính trọng sự cao cả và sự siêu việt của Người.

Nghịch lý không tưởng tượng nổi. Không phải con người quì gối trước mặt Thiên

Chúa, mà chính Thiên Chúa quỳ gối trước mặt mỗi người.

Page 596: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 596 of 793

Nếu ta bắt chước Phêrô khăng khăng từ chối, dù sự từ chối phát xuất từ lòng kính

trọng sâu xa đối với Thầy Chí Thánh, ta sẽ không nhận được ơn cứu độ. Hãy như

Phêrô chấp nhận để Đức Giêsu rửa chân cho ta, không chỉ rửa chân mà toàn thân ta

nữa. Rồi, như Đức Giêsu đã rửa chân cho ta, ta hãy rửa chân cho tha nhân.

2. Để tưởng nhớ Chúa. (G. Boucher , “Thiên đường tại thế”, Kerampir, 29820 Bohars,

trg 31).

Cả nhóm 12 ngồi quanh Đức Giêsu đều ý thức về tầm quan trọng của bữa ăn mà họ

sắp dùng với nhau. Chẳng phải đó là bữa ăn nghi thức tưởng nhớ cuộc giải phóng

dân tộc khỏi ách nô lệ các Pharaô bên Ai Cập sao?

Họ cũng ý thức rằng Đức Giêsu đã đến một bước ngoặt. Họ còn khuyên Người

đừng liều lĩnh xuất hiện trước đám đông ở thủ đô nữa. Chẳng phải Tôma, một

người trong nhóm đã nói: “vì không thể thuyết phục được Người, vậy ta hãy theo

Người chắc chắn Người sẽ chết và chúng ta cũng sẽ chết”.

Mọi người đều có mặt, Đức Giêsu, các tông đồ, các môn đệ, tim họ se thắt khi cơn

bi thương chờ đón họ đang đến gần, với Đức Giêsu, với họ, các môn đệ của Người.

Còn Đức Giêsu, Người cứ thẳng đường tiến tới. Chẳng có gì ngăn chặn được sứ vụ

của Người. Và nghi thức phụng vụ bữa tiệc chiên vượt qua gợi cho Người: ngoài

cuộc xuất hành khỏi Ai Cập, là ơn cứu độ Người phải hoàn thành.

Từ nay, nhóm 12 có bổn phận tiếp tục tái diễn biến cố bữa Tiệc ly để nhớ đến

Người.

Nhưng bữa tiệc này đã diễn ra thế nào? Thoạt tiên là nghi thức chia sẻ một tấm

bánh, một chén rượu trong đó Đức Giêsu đã tự hiến chính bản thân mình: Bánh

này là sinh mạng Ta đã trao nộp. Rượu này là máu Ta đổ ra cho cả nhân loại.

Trong cũng một động tác, Người khai mào một cử chỉ đầy tình người diễn tả trách

nhiệm tôn giáo và bí tích của việc chia sẻ Thánh Thể.

Nếu đối với nhóm 12 việc chia sẻ tấm bánh và ly rượu qui chiếu về cái chết của

Đức Giêsu bị trao nộp vì nhân loại, thì một bí tích như thế phải đi song song với

một đời sống tự hiến, một đức bác ái thể hiện bằng hành động.

Đức Giêsu biểu trưng cái chết và cuộc phục sinh của Người qua việc chia sẻ bánh

rượu. Đồng thời Người thể hiện tình yêu và sự tự hiến mạng sống mà phép Thánh

Page 597: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 597 of 793

Thể biểu trưng và thánh giá diễn tả trong cử chỉ rửa chân.

Thiên Chúa, Thầy và Chúa trao nộp mạng sống và bắt đầu rửa chân cho con người.

Giờ đây nhóm 12 phải thi hành cùng một động tác để tưởng nhớ Người.

Chúng ta cũng phải hòa nhập vào cùng một tiến trình cuộc sống ấy, cùng một tái diễn

bí tích ấy, để tưởng nhớ đến Người.

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN

(Ga 18,1-19,42)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Những trật tự bị biến đổi theo đức tin của tác giả.

Được viết rất lâu sau các biến cố gần với các Tin Mừng Nhất Lãm, trình thuật của

Gioan về cuộc khổ nạn, chỉ chọn lựa những biến cố ý nghĩa nhất và bỏ qua nhiều

biến cố khác: như cơn hấp hối mà ông đã nhắc lại phần chính yếu ở chương 12,

23.27, như cuộc trốn chạy của các môn đệ, như việc Đức Giêsu ra hầu toà trước

Hội đường.

Phải tìm trong viễn tượng thần học của thánh sử lý do dẫn đưa ngài tới chỗ biến

đổi một vài trật tự để làm rõ hơn ý nghĩa ấn giấu trong cuộc khổ nạn của Chúa cứu

thế.

Đâu là viễn tượng thần học này? Để trả lời cho câu hỏi, thiết tưởng không gì bằng

trích dẫn E. Charpentier trong “Để đọc Tân Ước” (Cerf, trg 99).

- “Ngài trình bày cuộc khổ nạn như tiến trình khải hoàn của Đức Giêsu về với

Chúa Cha. Đức Giêsu biết Người sắp từ bỏ cõi đời. Người biết cái chết nào đang

đợi Người và Người thản nhiên bước tới:“Mạng sống Ta không ai ấy được, nhưng

chính Ta tự ý ban tặng” (10,8).

- Gioan nêu bật sự oai nghiêm của Con Thiên Chúa chịu đau khổ. Khi quân lính

đến bắt Người, ... chỉ cần Người nói: “Ta đây” là các địch thù ngã lăn ra sấp mặt

xuống, Đức Giêsu bị đóng đinh với tư cách là Vua. Philatô nhận ra điều đó khi xét

Page 598: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 598 of 793

xử Người (19,13) và tấm bảng treo trên thập giá công bố điều đó bằng nhiều thứ

tiếng (19,19-20).

- Gioan không tách biệt cái chết với niềm phấn khởi. Việc treo Đức Giêsu trên thập

giá cũng là cuộc Người ngự lên trong vinh quang Thiên Chúa để từ đó Người ban

Thánh Thần cho nhân loại (19,30). Thánh giá trở thành ngai tòa vinh quang, từ đó

Đức Giêsu thiết lập Giáo Hội.

- Bức tranh, riêng của Gioan, diễn đạt ý nghĩa cái chết của Đức Kitô. Người là

chiên vượt qua của Giao Ước mới. Hơn nữa, Người còn là Thiên Chúa bị đâm thâu

như Zacharia đã báo trước (12,10 và tiếp theo). Đức Giêsu là Đền Thờ đích thực

trong đó Thiên Chúa ngự trị, Đền thờ mà Êdêkien 47,1-12 đã nhìn thấy từ bên phải

vọt ra dòng nước tượng trưng cho Thánh Linh. Trong Giáo Hội, Nước và Máu biểu

tượng cho hai bí tích rửa tội và Mình Thánh Chúa.

2. Một trình thuật được xây dựng hoàn hảo.

Bắt đầu ở một khu vườn, nơi Đức Giêsu bị bắt và kết thúc trong một khu vườn nơi

táng xác, nơi sự sống nẩy mầm, trình thuật của Gioan diễn biến trong một không

gian hạn chế. A. Marchadour ghi nhận: “Năm nơi chốn: một khu vườn, dinh thầy

cả thượng phẩm về hưu, dinh Philatô, đồi Golgotha và lại một khu vườn nữa. Cả

năm cảnh đều được xây dựng chung quanh cảnh Trung tâm như lược đồ sau đây

minh hoạ.

- Khu vườn (18,1-11)...

- Anna thẩm vấn (18,12-27)

- PHILATÔ XỬ ÁN (18,28-19,16)

- Đồi Golgotha (19,16-37)

- An táng tại ngôi mồ trong vườn (19,38-42).”

(Tin Mừng Gioan, Cenrurion, trang 218-219).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Cái chết khai mạc một sự hiện diện mới của Đức Chúa (“Kinh Thánh ngày Chúa

nhật”, trg 571-572).

Page 599: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 599 of 793

Trong suốt trình thuật khổ nạn, Gioan không ngừng hình thành câu hỏi mà toàn bộ

Tin Mừng nêu lên: Đức Giêsu là ai? (Ga 18,4,7; 19,9). Câu trả lời nổ tung trong

phút hiện tại với tất cả sự xác định rõ ràng: “Đức Giêsu là Thiên Chúa và những

người Do Thái đến bắt một người, khi ngã sấp mặt xuống, mới ý thức được sự hiện

diện của Thần linh (Ga 18,6). Vì là Thiên Chúa, nên trong vụ án Đức Giêsu chẳng

cần gì đến những nhân chứng loài người như trong các Tin Mừng Nhất lãm: Chỉ

cần Cha Người làm chứng cho Người là đủ (Ga 8,18). Vả lại ai có thể xét xử một

Thiên Chúa như thế? Hội Đường? Gioan thậm chí chẳng nói đến nữa! Dân được

tuyển chọn? Trái lại là khác, phiên xử Thiên Chúa diễn ra trước mặt thế giới và đế

quốc (Ga 19-15) và bản án được viết bằng ba ngôn ngữ phổ biến nhất thời ấy (Ga

19-20), để lôi kéo mọi người đến quanh Thánh Giá (Ga 12,32). Lo lắng tìm ra

những dấu chỉ thần tính của Đức Giêsu và bảo đảm sự vĩnh cửu của công trình của

Người, Gioan đã rút ngắn đáng kể việc miêu tả những khổ đau của Đức Kitô cũng

như những đột biến trong cuộc khổ nạn. Dưới mắt thánh nhân, chỉ có một điều

quan trọng duy nhất: Cái chết của Đấng Người-Chúa là giờ phút quyết định để con

người có thể tiến đến một sự hiệp thông thực sự với Thiên Chúa. Cái chết của Đức

Giêsu không phải là một kết thúc, trái lại, nó khai mạc sự hiện diện của Đức Chúa

đối với thế giới và Giáo Hội, theo nghĩa này cái chết là vượt qua từ một thế giới hư

hèn sang một thế giới khác, thế giới của Giáo Hội (là mẹ các tín hữu như trong

Ga19,26-27), thế giới của các bí tích (nước và máu trong Ga19,34), thế giới của

chức linh mục vĩnh viễn thực sự mở ra lối đi về Thiên Chúa (chiếc áo không có

đường may của các linh mục, Ga 19,23), sau cùng là thế giới của sự sống con

người kết hiệp với Thánh Linh (mà Đức Giêsu giao nộp trong cái chết, Ga 19,30).

Để nhắc nhớ kỹ lưỡng cuộc vượt qua từ một thế giới sang một thế giới khác, Gioan

đặt cuộc Khổ nạn của Đức Giêsu vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái, là

lễ “quá độ” tuyệt hảo. Từ đó ông mới thường xuyên đề cập đến lễ Vượt Qua (Ga

18,28,39; 19,14), đến con chiên vượt qua (Ga 19,36) đến cành lá hương thảo trong

nghi thức Vượt qua (Ga 19,29), và trên hết ý định của Gioan khác với các Tin

Mừng Nhất lãm, cho giờ chết của Đức Giêsu trùng hợp và giờ sát tế chiên vượt

qua. Giờ đã điểm: nhân loại không chỉ bước vào một thời đại tự do với con chiên

vượt qua theo nghi lễ, nhưng còn bước vào một thời đại hiệp thông vì chia sẻ cuộc

Page 600: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 600 of 793

sống với Thiên Chúa.

LỄ VỌNG PHỤC SINH

CÁC PHỤ NỮ VIẾNG MỒ

(Lc 24,1-12)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Các phụ nữ bấn loạn vì Lời:

- Ngày hôm sau ngày Sabbat, “ngày thứ nhất trong tuần” mau chóng trở thành Ngày

Chúa nhật của các Kitô hữu. Một nhóm phụ nữ đi viếng mồ. Các bà đã theo Đức

Giêsu ngay từ những ngày đầu ở Galilê, các bà là những nhân chứng về cái chết của

Người, việc hạ xác Người xuống và việc táng xác trong mồ.“Sáng sớm”, trung thành

với tập tục, các bà đem dầu thơm để làm nghi thức ướp xác đã chịu nhục hình của

Thầy.

- Làm sao không ngạc nhiên khi các bà thấy “tảng đá đã lăn qua một bên cạnh mồ”.

Làm sao không lo lắng khi vào mà chẳng thấy “xác của Đức Chúa đâu”. H. Cousin

nhận định: “Ở đây việc sống lại chỉ được nói thoáng qua cho độc giả, liệu họ có

hiểu rằng một thân xác như thế không thể bị giữ lại trong một ngôi mộ nữa

không?” (“Tin Mừng thánh Luca”, Centurion, trg 325).

Hốt hoảng, các bà “chẳng còn biết nghĩ sao”.

- Bỗng xuất hiện hai thiên sứ y phục sáng láng, hai vị nghĩa là lời chứng của các

ngài về sự phục sinh là có giá trị (cf. Tl 19,15). Như, thái độ cung kính của

Abraham khi đến gần Thiên Chúa (St 17,3),“các bà cúi mặt xuống đất”.

Ngay khi ấy, một tin vui ngoài sức tưởng tượng được loan báo: “Tại sao các bà đi

tìm Đấng đang sống ở nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây, Người đã sống

lại”. Đức Giêsu không còn thuộc về thế giới kẻ chết; Người thuộc về một thế giới

mới, thế giới sự sống. Đấng mà các bà tìm kiếm giữa những kẻ chết là “Đấng đang

sống” (danh hiệu nói về Thiên Chúa trong Cựu Ước), là chính nguồn mạch sự

sống.

Page 601: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 601 of 793

Các thiên sứ mời các bà hãy “nhớ lại” các lời lẽ Đức Giêsu đã nói với họ khi Người

còn ở Galilê: “Con Người phải chịu nộp vào tay những kẻ tội lỗi, phải chịu đóng

đinh nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”.

H. Cousin giải thích: “Niềm tin vào Đức Kitô phục sinh không thể phát nguồn từ một

biên bản của cảnh sát điều tra: ngôi mộ trống rỗng, chẳng có vết chân nào... Vậy,

Người đã sống lại. Ngôi mộ ấy phải được soi sáng bằng một lời nói của Thiên Chúa

mới có ý nghĩa”. Nghe lời các thiên sứ nói, các bà nhớ lại những lời của Đức Giêsu và

tìm lại được sự hiện diện của Người: trong ngôi mộ trống rỗng, các bà nhận ra rằng tất

cả các lời tiên tri đều đã ứng nghiệm. Các bà nhìn bằng cặp mắt khác và các bà đã tin.

Các bà tin và tức khắc làm chứng đức tin của mình: các bà chạy về “thuật lại tất cả

những điều ấy cho 11 tông đồ và mọi người”.

2. Các môn đệ chậm tin.

- Là những người cuối cùng ở lại bên Đức Giêsu và những người đầu tiên biết Tin

Mừng Phục sinh, các bà đã trở thành tông đồ của các Tông đồ, những người đầu

tiên rao giảng Tin Mừng.

- Nhưng lời chứng của Maria Mađalena, của Gioan và Maria, mẹ Giacôbê, được

các phụ nữ khác đồng thanh xác nhận, lại chỉ được 11 tông đồ đón nhận với sự

hoài nghi khinh bạc: “Với họ những lời lẽ ấy dường như hoang đường”.

Để hết nghi ngờ, chính họ phải tìm lại được ký ức sống động về các lời Đức Giêsu

nói.

- Tuy thế Phêrô cũng chạy đến mồ. Ông nhận thấy ngay là tảng đá đã bị lăn ra

và “cúi xuống, ông chỉ thấy tấm khăn liệm”. Tất cả những điều ấy xác nhận lời các

phụ nữ nói, nhưng ông chỉ thấy ngạc nhiên và lạ lùng: “Ông trở về, kinh ngạc về

những gì đã xảy ra”.

H. Cousin kết luận: “Vị tông đồ đi đến mồ để kiểm tra lời kể của các phụ nữ. Ông

thấy ngôi mộ trống..., và ông ngạc nhiên. Sự không hiểu này chẳng có liên quan gì

đến niềm tin... Phêrô không nhớ lại lời Đức Giêsu đã nói và chẳng có cuộc hiện ra

nào đến bổ khuyết sự quên lãng ấy để giải nghĩa ngôi mộ trống... Tuy nhiên, Phêrô

đã có một sáng kiến, tuy chưa hoàn hảo, và Đấng Phục sinh đã mau chóng hoàn tất

bằng cách tỏ mình ra cho ông (câu 34). Do đó, ta thấy được vai trò đặc biệt của vị

Page 602: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 602 of 793

Tông đồ này trong nội bộ nhóm các môn đệ (cf. 22,32) cũng như bên ngoài

nhóm” (cf 5,10; Cv 2,14) (Sđd, trg 326-327).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

Đài tưởng niệm thực sự của Đức Giêsu (Roland Meynet, trong “Tin Mừng theo

thánh Luc. Phân tích tu từ”, quyền 2, trg 235).

Nơi Đức Giêsu, còn lại gì, nếu không chỉ là thi hài và nấm mồ của Người? Các phụ

nữ bám víu vào đó một cách tuyệt vọng, theo như Lề luật cho phép. Từ nay đó còn

là mối liên hệ duy nhất nối kết họ với Thầy và Chúa của họ. Các bà, dù đem hết tài

sản phục vụ Người khi Người còn sống, sẽ tiếp tục trong khoảnh khắc thời gian ít

ỏi còn lại để chăm sóc thi thể Người. Rồi họ chỉ còn có thể đến mộ mà tưởng nhớ

đến Người. Nhưng hai người y phục sáng láng đã chỉ họ một nơi khác của ký ức,

nơi các bà sẽ gặp Người, vì đài tưởng niệm mồ mả đã trống rỗng. Đừng tìm Người

ở đây, nhưng hãy tìm trong Lời Người. Chắc chắn các bà làm sao quên được cái

chết của Đức Giêsu và việc chôn táng Người trong mồ, nhưng các bà sẽ nhớ lại

ngay từ ban đầu tại Galilê Người đã loan báo rằng ngày thứ ba sẽ sống lại từ trong

kẻ chết. Đài tưởng niệm thực sự của Người không phải là nơi thân xác đã chết của

Đức Giêsu an nghỉ, nhưng là ở trong ký ức sống động của các bà về những lời loan

báo cuộc khải hoàn của sự sống qua cái chết và nấm mồ của Người...

Trả lời cho cái chết và nấm mồ chỉ có thái độ câm lặng của tuyệt vọng. Trái lại,

nhớ lại những lời ban sự sống sẽ phát sinh những lời loan báo vui tươi về sự sống

lại. Lời các phụ nữ nói với các tông đồ là kết quả của một truyền thống lâu dài. Đó

chẳng là gì khác hơn những điều Đức Giêsu đã nói rất nhiều lần khi còn ở với các

môn đệ. Lời của Đức Giêsu thực ra cũng chỉ là lặp lại điều các tiên tri đã loan báo

từ lâu và các ngài vừa đích thân nhắc lại khi mặc y phục sáng láng như tia chớp.

Đó là những lời xa xưa nhưng lại trở nên mới mẻ vì được loan báo lúc này, mới mẻ

trước hết vì đã được ứng nghiệm trong ngày hôm nay, và sau cùng mới mẻ vì

những lời ấy là khởi điểm cho một cuộc công bố mới.

Ngày thứ nhất trong tuần, các phụ nữ đem thuốc thơm đến mộ. Giây lát sau, các bà

đem lời sự sống đến cho 11 tông đồ và các môn đệ khác. Các bà bỏ thân xác đã

Page 603: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 603 of 793

chết của Đức Giêsu vì thân thể sống động của cộng đoàn các môn đệ. Với các bà,

Giáo Hội đã trở nên thân thể Đức Kitô, khuôn mặt của sự hiện diện hữu hình của

Người. Tuy nhiên, với điều kiện là lời Người phải sống động trong Giáo Hội cũng

như đã được hoàn tất nơi Người. Với điều kiện là các môn đệ tin tưởng và đừng

rao giảng sự Phục sinh như bài học thuộc lòng.

LỄ PHỤC SINH

NGÔI MỘ MỞ TUNG VÀ TRỐNG RỖNG

`(Ga 20,1-9)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Người đang sống …

Thật nghịch lý, Tin Mừng ngày Lễ Phục sinh chỉ dừng lại ở chỗ khám phá ra ngôi mộ

mở tung và trống rỗng mà không dẫn ta đi đến cùng câu chuyện, cho đến khi gặp

Maria Madalêna cùng với Đấng Phục sinh và lời loan báo cho các môn đệ: “Tôi đã

thấy Đức Chúa, và đây là lời Người nói với tôi” (câu 28). Dường như phụng vụ hôm

nay muốn mời ta đi lại hành trình đức tin theo gót những chứng nhân đầu tiên.

Trong đoạn Tin Mừng ta đọc sáng nay, tác giả rõ ràng đã sắp xếp một quá trình “tiệm

tiến gây ấn tượng”.

- Trước tiên đó là những “di chuyển” rất nhiều và rất nhanh: động từ “chạy” được

lặp lại ba lần chỉ trong một câu. Sau khi khám phá ra ngôi mộ mở tung, Maria

Madalêna chạy đi “tìm Simon-Phêrô và môn đệ kia”. Simon-Phêrô và môn đệ kia

chạy đến mồ, môn đệ kia tới trước. Các cuộc chạy nối tiếp nhau để tìm ra một câu

trả lời đầu tiên cho câu hỏi không thể hiểu nổi về ngôi mộ mở tung và trống rỗng.

- Kế đó là những “dấu chỉ” ngày càng rõ nét (với những động từ “nhìn”, “thấy”),

và “lời giải thích”về các dấu chỉ do chính các tác nhân đưa ra.

* Maria Madalêna “thấy” phiến đá lấp cửa mộ “được cất đi” và kết luận rằng thi

thể của Thầy mình cũng đã “bị lấy đi”.

* Môn đệ kia tới trước. Tuy nhiên ông không vào mộ trước Phêrô, “cúi xuống, ông

Page 604: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 604 of 793

thấy tấm khăn liệm còn đó”.

* Còn Simon-Phêrô, sau khi đã vào trong mộ, “ông nhìn tấm khăn liệm nằm đó,

tấm vải phủ đầu, không ở cùng chỗ với khăn liệm, nhưng cuộn lại và để riêng ra”.

Khác với Tin Mừng của Luca (24,12) gợi lên ở đây sự “kinh ngạc” của Phêrô,

thánh Gioan không đi xa hơn những gì nhận thấy. Mãi sau này, khi đã gặp gỡ Đấng

Phục sinh và đã nhận tràn đầy Thánh Thần, Phêrô mới hiểu tại sao ngôi mộ lại

trống và tâm hồn ông mới mở ra để hiểu lời Thánh Kinh. Tin Mừng thứ tư nói

rõ: “Thật vậy, cho đến lúc ấy các môn đệ vẫn chưa tin rằng theo Thánh Kinh Đức

Giêsu phải phục sinh từ trong kẻ chết”.

* Riêng người môn đệ kia, sau đó cũng vào mộ, ông nói rằng ngay lần cảm nghiệm

phục sinh đầu tiên đó “ông đã thấy và ông đã tin”.

2. ... và ông đã tin”.

Dưới mắt Giáo Hội, Phêrô vào trước và đương nhiên trở thành chứng nhân thứ

nhất. Trái lại, “Môn đệ kia” được trình bày ở đây như mẫu mực của người môn đệ,

người môn đệ tuyệt hảo. “Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến”, người trong

bữa Tiệc ly đã “tựa đầu vào lòng Đức Giêsu”, với trực giác của tâm hồn, đã nhìn

thấy trong cõi rỗng không của ngôi mộ, vị trí của tấm vải liệm – xếp đặt gọn gàng

chứ không bừa bãi – biết bao dấu chỉ về một Thực Tại khác, chỉ có đức tin mới

cảm nhận được:“Ông đã thấy và ông đã tin”. Theo ông, chẳng có ai “lấy đi” thi

thể của Đức Giêsu như Maria Madalêna đã loan báo: Kẻ cắp nếu đã lấy trộm xác

Thầy làm sao có thời giờ cởi bỏ vải liệm rồi cẩn thận xếp đặt gọn gàng đến thế?

Theo ông, sự chết đã hoàn toàn bị sự sống tước đoạt hết sức mạnh. Trong ông đã

hình thành một “chuyển biến từ “thấy” đến hoàn toàn tin vào Đức Giêsu phục

sinh. Khăn liệm được xếp đặt ngay ngắn đã chứng tỏ rằng thi thể Đức Giêsu không

hề bị lấy cắp, nhưng chính Đức Giêsu đã đi ra, để lại khăn liệm gọn gàng thứ tự

tại nơi Người đã được liệm. Khác với Lazarô đi ra vẫn quấn khăn liệm, Đức Giêsu

chẳng cần y phục vì Người giã từ thế giới loài người”(A. Marchadour, “Tin Mừng

thánh Gioan”, Centurion, trg 244).

Là một trong những chứng nhân đầu tiên đã “thấy” Đức Giêsu phục sinh, người

môn đệ kia đồng thời là mẫu mực cho những ai tin theo lời chứng của ông: “tin dù

Page 605: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 605 of 793

không thấy” (Ga 20-29, Tin Mừng Chúa nhật tới).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Khi sinh ra trong đức tin, Phêrô và Gioan mời ta theo các ngài: “Cử hành” (tạp

chí của Trung tâm Quốc gia về Mục vụ và phụng vụ) số 237, trg 41-42).

Các động từ chỉ sự di chuyển tràn ngập trình thuật: ra đi, chạy, vào. Những động từ

ấy nói lên các giai đoạn trong hành trình của các môn đệ đồng thời kéo theo hành

trình của độc giả. Hành trình này không kết thúc ở đoạn cuối của một giai thoại.

Các cuộc hiện ra với Maria Mađalêna, với các môn đệ, với Tôma, vẫn còn biết bao

chặng đường thiết yếu để đi đến cùng: “Tin dù không thấy” và tin nhờ vào quyển

sách của các chứng nhân (Ga 20,29-31).

Trong chặng đầu tiên, ta đuổi theo một câu trả lời đầu tiên. Bí hiểm ngay ở khởi

điểm: “Chúng tôi không biết họ đã đặt Đức Chúa ở đâu”. Cần một cuộc điều tra.

Một loạt động từ thứ hai điểm nhịp theo tiến trình: nhìn, thấy. Ta đi từ ghi nhận này

đến ghi nhận khác. Ghi nhận đầu tiên là của Maria Mađalêna: tảng đá được cất đi,

thi thể bị lấy đi. Ghi nhận thứ hai là của các môn đệ: vài liệm xếp gọn gàng. Ghi

nhận thứ ba nhưng liệu có trùng với hai ghi nhận trên không? Người môn đệ Đức

Giêsu yêu quý “đã thấy và đã tin”.

Ánh sáng đức tin phát xuất từ Kinh Thánh và Lời Đức Giêsu. Nhưng ngôi mộ mở

tung, đầy những dấu chỉ của một thi thể người chết nhưng biến mất, bước đầu cho

phép ta có cảm tưởng rằng Đức Chúa đang sống ở nơi khác. Hai con người đang

sinh ra trong đức tin, mỗi người cất bước theo con đường riêng, dắt dìu nhau. Họ

mời ta hãy bước theo họ.

2. Tại ngôi mộ để ngỏ (G. Boucher trong “Thiên đường tại thế” (Kerampir, 29820

Bohars).

Buổi sáng hôm ấy một phụ nữ, Maria Madalena đến viếng mộ Đức Giêsu. Nhưng,

sững sờ: cửa mộ để ngỏ, mở tung ra. Ai đã lăn tảng đá lấp cửa mộ ra rồi.

Thoạt nhìn ngôi mộ mở tung gợi lên một trò lừa đảo, gian lận, một trò bỡn cợn đê

tiện, hoặc một sự tục hóa không chấp nhận được.

Phải, phản ứng thế nào trước một xì căng đan như thế? Trước hết Maria Madalena tham

Page 606: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 606 of 793

vấn các môn đệ. Bà chạy đến với Phêrô. Tức tốc Phêrô và Gioan thoát ra khỏi tính e dè,

khỏi sự im lặng sợ sệt. Ông rời bỏ nơi ẩn náu. Ông chạy đến xem và ghi nhận tại chỗ.

Thật là một sự báng bổ, ghi nhận đầu tiên là thế.

Phêrô và Gioan cùng chạy. Họ chạy đến ngôi mộ mở ngỏ. Họ phải đối diện với

một biến cố quan trọng. Và Gioan đã thấy. Ông đã thấy và đã tin.

Gioan thấy. Mà thấy gì? Chẳng thấy gì cả! Có gì đâu mà thấy. Vậy mà điều ông

thấy đã khiến ông tin.

Ta hãy cùng Gioan cúi xuống. Ta thấy gì? Một lổ hổng đen ngòm, đầy màu trắng.

Một sự trống rỗng mênh mông chứa đầy sự sống. Những vật trang hoàng cho lễ tang

đã biến thành y phục sáng láng. Một sự vắng mặt la lên sự có mặt. Một sự im lặng

chết chóc hùng hồn hơn tất cả những bài diễn văn. Một bức tường chỉ thấy được phần

bị khoét lổ. Một kết thúc tất cả mang vóc dáng sự khởi đầu. Một cái chết nối kết với

một sinh thành. Một mầu nhiệm mà ta khám phá ra bí quyết.

Ai đã sáng chế ra từ ngữ ngôi mộ trống rỗng? Ngôi mộ đâu có trống rỗng. Bằng

chứng là Gioan thấy được trong mộ chân dung đích thực của Đức Giêsu, bạn ông.

Ngôi mộ đâu có trống rỗng. Đâu có hoang vu. Đâu có câm nín. Đâu có bay mùi

chết chóc. Ngôi mộ nói. Nó sẽ nói. Hôm nay nó vẫn còn nói với ta. Ta sẽ bỡ ngỡ.

Vì sự vắng mặt ấy, tuy to lớn như một nấm mồ, lại là một sự hiện diện, vĩ đại như

một phép lạ.

Dưới ánh mắt của não trạng hiện đại đã ăn sâu vào mỗi người, chết là chấm dứt tất cả.

Là dấu chấm hết. Sau đó chẳng còn gì. Chẳng còn gì ngoài đêm đen. Chẳng còn gì

ngoài sự trống rỗng và hư vô. Cái chết khép lại tất cả. Cái chết giam kín ta.

Nhưng này đây cái chết mở ra. Ngôi mộ của Người mở tung. Mở ra một mầu nhiệm

lớn lao. Một mầu nhiệm loan báo sự sống. Có tên là chỗi dậy. Phục sinh.

Ngôi mộ mở tung lòng trí và tâm can ta. Ký ức ta lấy được sự sống và hồi sinh. Ta

mở lòng ra cho đức tin. Sau cùng ta hiểu rằng khi vượt qua bức tường sự chết, khi

nâng tảng đá cửa mộ lên, Đức Giêsu hoàn thành cuộc phục sinh đã báo trước.

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Page 607: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 607 of 793

TỪ NHẬN BIẾT ĐẾN RAO GIẢNG TIN MỪNG

(Ga 20,19-31)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ Chúa nhật...

Chúng ta đang ở vào thời điểm sau cái chết của Đức Giêsu, vào chiều ngày thứ

nhất của một tuần lễ, ngày tụ họp của các Kitô hữu đầu tiên, thời gian ưu tiên cho

sự hiện diện của Chúa Phục sinh giữa cộng đồng mà Người triệu tập để chia sẻ cho

họ Lời và Bánh và sai họ vào thế giới.

Trong trình thuật này, chúng ta gặp ba thời điểm đặc biệt của tiến trình Vượt qua:

1- Đấng phục sinh chủ động đến. 2- Nhận ra Đức Giêsu đang sống sau khi biết rõ

Người đã chết. 3- Tiếp nhận sứ mệnh của Đấng Phục sinh.

1/ Đấng Phục sinh chủ động đến.

Các môn đệ tụ họp trong một căn phòng đóng kín cửa. Họ sợ người Do Thái, đúng

hơn, sợ các vị chức sắc trong giáo quyền Giêrusalem. Với chi tiết này, có lẽ tác giả

muốn các độc giả Tin Mừng của mình liên tưởng đến các cuộc bách hại mà tới lúc

này đã lan rộng. Bị trục xuất khỏi hội đường vì dám tin nhận Chúa Giêsu là Đức

Kitô (người mù bẩm sinh bị đuổi khỏi hội đường: Ga 9,34). Họ như dần dần được

chỉ dẫn để tụ họp ở một nơi riêng tránh sự dòm ngó của những kẻ bách hại họ.

Họ tụ tập. Đức Giêsu đến trước mặt họ. Lời đầu tiên Người nói là lời cầu chúc bình

an: Bình an cho anh em (Shalom). Không chỉ là lời chào xã giao, nhưng là một xác

nhận ân huệ phát sinh: vui mừng, bình an.

2/ Nhận ra Đức Giêsu đang sống sau khi biết rõ Người đã chết.

Đức Giêsu chỉ cho họ thấy tay và cạnh sườn Người (liên tưởng tới lưỡi giáo đâm:

Ga 19,34). Alain Marchadour chú giải rằng: “Dù thuật lại những lần hiện ra lạ

lùng của Đức Giêsu, thì những vết đinh đóng và cạnh sườn bị đâm thủng chứng tỏ

rằng thánh sử không muốn độc giả lầm tưởng đó là bóng ma, nghĩa là, một ai khác

chứ không phải Đấng chịu đóng đinh. Đúng ra, sự hiện diện thể lý thông thường

đã chấm dứt, nhưng Đấng đang hiện diện trước mặt họ đây, chính là Đức Giêsu họ

biết và yêu mến, từ nay, đã thăng hoa bởi sự phục sinh. Không sợ hãi nữa, các

tông đồ trở nên vui mừng”(“L'Evangile de Jean, Centurion”, trg 246).

Page 608: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 608 of 793

3/ Tiếp nhận sứ mệnh Đấng Phục sinh trao.

Đấng Phục sinh hiện đến, không phải chỉ là một chuyến ngao du, nhưng còn để

trao một sứ mệnh. Sai họ đi với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Để đem Tin

Mừng Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa đến cho mọi người.

2. … đến Chúa nhật sau.

Lần Chúa đến chiều Chúa nhật trước, Tôma đi vắng. Nhờ đó mà có bản tường

thuật thú vị Chúa nhật này. Điển hình của sự cứng lòng tin, Tôma không đón nhận

điều mà các anh em kể lại; chắc gì đã là Đức Giêsu phục sinh! Ông chủ trương:

phải thấy tận mắt, sờ tận tay mới đáng tin. Thế là Đức Giêsu lại đến. Cùng một

cung cách tường thuật. Đức Giêsu đến khi các cửa cài chặt. Người lặp lại lời chào

phục sinh: “Bình an cho anh em”. Người lại chỉ cho các ông thấy tay và cạnh

sườn. Với Tôma, Người nhấn mạnh đến sự liên tục và đồng nhất giữa Đấng chịu

đóng đinh và Đấng đang vinh hiển: “Xỏ ngón tay vào đây và nhìn cho kỹ bày tay

Thầy. Hãy thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy mà coi”. Gerard Bessière tự

hỏi: “Đến như thế thì vị Tông đồ cứng lòng còn biết làm gì bây giờ! Người ta đã

tranh luận nhiều. Các bức họa thường trình bày Tôma chỉ giơ tay hướng về các vết

thương nơi tay hoặc cạnh sườn Chúa. Điều quan trọng là lời: “Thôi! Đừng cứng

lòng nữa, hãy tin”.” (“Dieu si proche”, DDB, trg 53-54).

Thế là Tôma tuyên xưng lòng tin. Một cách tuyên xưng đức tin độc đáo của Tân

Ước. Một tuyên xưng mà chúng ta nghe vang vọng nơi các kinh Tin Kính của các

cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Chúng ta cũng tuyên xưng như thế mà. Các định tín

sau này cũng không vượt qua lời tuyên xưng ấy: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa Trời

tôi”.

Quang cảnh kết thúc bằng một mối phúc! “Vì con đã thấy Thầy nên con tin. Phúc

thay kẻ đã không thấy mà tin”. Mối phúc sau cùng của Tin Mừng đấy. Mối phúc của

người tín hữu. A. Marchadour ghi tiếp:“Đó là kết luận của toàn bộ Tin Mừng, một

điệp khúc của luận đề quan trọng trong Do Thái giáo: giữa thấy và tin, hình ảnh và

lời thoại, hiện tượng và ngôn từ. Vế thứ hai trong các cặp luận đề vừa nêu làm nên

điều kiện bình thường và lý tưởng của lòng tin. Ngay cả kẻ đã thấy thì cũng còn phải

vượt qua những gì mình thấy để mà tin. Ngôi Lời, từ khi trở nên xác phàm, đã để

Page 609: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 609 of 793

cho các môn đệ thấy xác thể, phần nhân loại. Nhưng họ phải “thấy Thiên Chúa tỏ

hiện trong vinh quang”. Là những kẻ thừa hưởng Tin Mừng, chúng ta thật diễm

phúc. Chúng ta không thấy. Chúng ta chỉ nhờ vào chứng từ của các Tông đồ mà gắn

kết với Đức Kitô, trở thành tín hữu”. (Sđd, trg 248).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Tôma, một vị tiền hô (“Célébrer”, tạp chí của Trung tâm Quốc gia về mục vụ phụng vụ,

số 2348, trg 18).

Nhân vật có tên Tôma và sự cứng lòng tin của ông vẫn luôn gây chú ý. Cần cả một

bài giảng mới đề cập đủ về nhân vật này. Xin gợi lại điều mà thánh Gioan nói về

ông: nhiệt thành vô lối (11,16), hoang mang (14,5). Bản tính thế nào thì phản ứng

như vậy, nên trong trường hợp này, cũng dễ thông cảm với ông. Ông là loại người

muốn đi tới cùng nhưng lại không đặt tin tưởng vào một ai.

Đức Giêsu chấp nhận vào cuộc (chỉ cho ông các vết thương) và đã khơi gợi nơi

ông cửa ngỏ của lòng tin: đó là lòng cậy trông sâu thẳm nơi ân huệ nhưng không.

Và Tôma đang trên con đường biến đổi : từ lòng tin và những lần đón Chúa xuất

hiện đến niềm tin của Giáo Hội khuất dạng Đấng Phục sinh. Tại sao lại không nhận

ra điều này: Tôma không phải một kẻ cản trở lòng tin, mà là vị tiền hô của lòng tin

như Gioan Baotixita? Theo thánh Gioan, kẻ sau hết tin vào Đấng Phục sinh hiện

diện lại là kẻ trước tiên không còn cần thấy và chạm đến Chúa để được kêu

lên “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa Trời tôi”. Ngài dám đặt ra câu hỏi làm cớ cho chúng

ta nhận được câu trả lời cứu độ của Đức Giêsu Kitô.

2. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin (L. Sintas, trong “Lời Chúa để suy

niệm và dọn giảng. Năm A”, Médiaspaul, trg 51).

“Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Cần nhấn mạnh tới lời Đức Giêsu nói

đây. Những lời ấy hé cho thấy sự ưu tư của Đức Giêsu, của các môn đệ ghi chép

Tin Mừng. Sự ưu tư của những ai không gặp Chúa khi Người đến trần gian. Họ

Page 610: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 610 of 793

hiểu ra rằng: tình cảnh của họ không cam go hơn tình cảnh các Tông đồ, những

chứng nhân tiên khởi. Nói những lời ấy, Đức Giêsu nghĩ tới chúng ta, 20 thế kỷ

sau các Tông đồ, chúng ta cũng nhận được cùng một ánh sáng rọi chiếu như các

ngài. Nếu chỉ quan tâm tới những gì mắt thấy, có lẽ các Tông đồ diễm phúc hơn

chúng ta, nhưng nếu xác tín rằng Đức Tin là một ân huệ của Thiên Chúa, thì chúng

ta cũng được xếp vào cùng hàng ngũ với các Tông đồ là những kẻ cũng phải có

cùng một xác tín. Cùng với các vị đặt nền móng cho Giáo Hội, chúng ta dâng lên

Chúa lời cảm tạ vì ân huệ đã nhận được. Năng lực chúng ta có cũng sẽ tương xứng

như thế. Đến lượt mình, chúng ta cũng có thể là những người đặt nền móng cho

các Giáo Hội đang được thành lập vào lúc khởi đầu của thiên niên kỷ mới này.

Giáo Hội thuộc mọi thời đều qui tụ trong ân huệ duy nhất của Chúa, trong niềm vui

duy nhất của Chúa. Như Tôma, sự chậm tin của chúng ta sẽ giúp chúng ta cảm

thông và hiểu biết sâu xa đối với những tất cả những ai chưa được đón nhận ân huệ

đó.

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH VẪN HIỆN DIỆN

TRONG HỘI THÁNH CỦA NGƯỜI.

(Ga 21,1-14)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Tảng sáng, Đức Giêsu đã có mặt trên bờ biển hồ.

Các câu 30-31: “Còn nhiều phép lạ...” kết thúc bài Tin Mừng Chúa nhật trước

hiển nhiên là đoạn kết của Tin Mừng thánh Gioan. Bởi vậy, nhiều nhà chuyên môn

coi đoạn 21 như một phụ lục được thêm vào sau.

Alain Marchadour nhanh chóng quả quyết: “Đoạn phụ lục này không phải chỉ là

một “lời bạt”, nhưng là một nối tiếp có tính Giáo Hội học cho một Tin Mừng nặng

tính Kitô học. Giữa Tin Mừng tập trung vào Đức Kitô coi như kết thúc sau đoạn 20

và phụ lục là đoạn 21 không có mâu thuẫn mà chỉ là sự chuyển hướng nhắm vào

Page 611: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 611 of 793

Giáo Hội (I. Zumstein). Những trung gian cần thiết để Đấng Mạc Khải tiếp tục

công trình đều được trưng diễn: bữa ăn tạ ơn trong đó sự hiện diện của Người

được tiếp tục, nhiệm vụ mục tử của Phêrô và các đấng kế vị, nhiệm vụ của người

môn đệ được Chúa yêu và Giáo Hội của Ngài” (“L'Evangile de Jean”, Centurion,

trg 253).

Một lần nữa, chúng ta lại thấy 3 giai đoạn của tiến trình Phục sinh:

- sáng kiến của Đấng Phục sinh

- nhận ra Đức Giêsu đang sống sau khi biết Người đã chết

- sứ mệnh Đấng Phục sinh trao cho Phêrô

a/ Khung cảnh diễn ra trên bờ hồ Tibêriát, nơi họ gặp Đức Giêsu Nadarét. Simon

Phêrô và 6 anh em khác: Tôma, Nathanael quê Cana xứ Galilêa, hai con ông

Zêbêđê và hai môn đệ nữa đang dưới thuyền đánh cá. Nhưng không được gì

hết: “Nhưng suốt đêm ấy, họ không bắt được gì.” (so sánh với bản tường thuật

khởi đầu sứ vụ tại Galilê của Luca 5,1-11).

b/ Tảng sáng, Đức Giêsu phục sinh hiện đến trên bờ hồ. Các môn đệ không nhận ra

Người. A. Marchadour chú giải rằng: “Họ không nhận ra Người. Sự Phục sinh đã

tạo một biến đổi nào đó nơi Đức Giêsu. Vì sự biến đổi đó nên các bản tường thuật

cũng có những chi tiết khác biệt. Ở đây, cả sự hiện diện thể lý, cả giọng nói cũng

không làm cho các môn đệ nhận ra, trừ người môn đệ được Chúa yêu.” (Sđd, trg

256).

Khi Đức Giêsu hỏi: “Các con bắt được con cá nào không?” (Hãy nghĩ tới câu Chúa

hỏi các môn đệ trên đường đi Emmaus: các bạn nói chuyện gì mà rầu rĩ thế?) họ thú

thật: vất vả thâu đêm mà chẳng được gì, nhưng, vâng lời Người, “họ thả lưới”.

c/ Sau đó, mẻ cá lạ lùng được trình bày như một biểu trưng cho sứ mệnh tông đồ

của cộng đoàn. Các tông đồ, tự sức mình, không thể thành công trong sứ mệnh,

nhưng, dựa vào lời Đấng Phục sinh, họ bắt tay vào việc, và ngoài sự mong đợi, họ

tập hợp được muôn người khắp nơi (bội thu: 153 con cá, gợi nhớ ở tiệc cưới Cana

nơi Ga 2; bánh hóa nhiều Ga 6). Lại còn hình ảnh hợp nhất (thánh sử đã muốn

tượng trưng bằng chi tiết: lưới không bị rách, theo ngữ nghĩa Hy Lạp, không bị

phân ly, không có chia rẽ).

Page 612: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 612 of 793

2. Chúa đó.

- Gioan, người môn đệ Chúa yêu (như nơi Ga 20,2-10: “ông thấy và ông tin”), đã

tỏ ra bén nhạy với dấu lạ. Và nhờ trực giác chiêm niệm này mà mắt các anh em

khác mở rộng để thấy Đấng Phục sinh hiện diện trên bờ hồ: “Chúa đó”. Thánh

Phêrô Chrysologue chú giải: “Kẻ được yêu thấy trước, vì con mắt tình yêu tinh

hơn, và kẻ được yêu cảm nhận bén nhạy hơn.”

- Lời của Gioan làm cho Phêrô tin tưởng, ông vội khoác áo vào và nhảy ùm xuống

(Thi vị thật. Phêrô đang ở trần. Xin nhớ đến Luca 5,8 : “Lạy Thầy, xin xa con ra,

con chỉ là tên thuyền chài”).

- Cái gì làm cho tâm trí Phêrô trì trệ vậy? Ông vẫn là người ban phát cho người

khác mà bây giờ phải nhờ người khác mách bảo? Vẫn thánh Phêrô Chrysologue

chú giải: “Đâu rồi lời tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”.

Hay tại ông đã chối Thầy khi nghe một đứa nữ tỳ tra vấn? Khi nghe bạn ông nói

“Thầy đó”, ông vơ lấy áo vì đang ở trần, nhảy xuống biển, như muốn rửa sạch các

vết tội nhơ chối Thầy 3 lần. Ông, người đứng đầu các Tông đồ, trở thành kẻ sám

hối đầu tiên.”

- Vào tới bờ, các môn đệ thấy bánh và cá đã nướng sẵn đó.

Trong bữa ăn mà Chúa đã chuẩn bị để đãi họ (“đến mà ăn”). Ánh sáng thâm nhập

tâm hồn: Không môn đệ nào còn hỏi Người Thầy là ai? Vì họ đều biết đó là Chúa!

A. Marchadour chú thích rằng: “Trong những bích họa cổ, bánh và cá biểu tượng

tiệc Thánh Thể. Như vậy, trình thuật này của thánh Gioan, muốn nhắc độc giả nhớ

rằng: cử hành Thánh Thể là sự nối dài và hiện thực hóa điều mà các chứng nhân

tiên khởi của biến cố Phục sinh tin nhận. Trong sứ vụ cũng như công việc đời

thường, các tín hữu cần nhớ: Chúa Giêsu vinh hiển đang chờ họ, đang chuẩn bị

cho họ bữa ăn nuôi sống họ và làm cho họ có sức mà gặp được Người.” (Sđd, trg

257).

3. Hãy chăn các chiên của Ta.

Toàn bộ trình thuật của Gioan khẩn khoản mời chúng ta hướng về Phêrô. Ở bờ hồ,

Phêrô được liệt kê trước hết trong danh sách các môn đệ. Ông là kẻ khởi xướng

chuyến ra biển, các anh em khac theo ông và xuống thuyền của ông; chính ông

Page 613: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 613 of 793

nhào xuống nước lội vào gặp Đấng mà Gioan vừa chỉ ra là Chúa; và rồi, chính ông

trở lại thuyền để kéo lưới vào tận bờ, đầy những cá lớn và trình mẻ cá cho Đức

Giêsu thấy.

Và bây giờ, trong câu chuyện có tính quyết định, Phêrô đóng vai trò chính yếu

nhất, khi Đấng phục sinh long trọng xác nhận sứ mệnh tông đồ đặc biệt của ông

cũng như những điều kiện cần thiết để chu toàn sứ mệnh ấy.

Ba lần hỏi: “Con có yêu mến Thầy Không? Con có yêu mến Thầy hơn những người

này không?”Những câu hỏi vừa gợi lại vừa sửa lỗi ba lần Phêrô đã chối Thầy (Ga

13,37 và 18,17.25.27). Đức Giêsu đón nhận một tội nhân sám hối.

Ba lần trao nhiệm vụ. Kẻ mới chối Người, Người lại trao một nhiệm vụ đặc biệt

trong Giáo Hội Người. Ba lần trao nhiệm vụ theo thói quen thời đó, Đức Giêsu đã

chính thức uỷ thác cho Phêrô nhiệm vụ chăm sóc đàn chiên.

Nhiệm vụ này, Phêrô đã chu toàn khi “theo” Thầy mình cho tới cái chết để làm

chứng. (Ga 13,36): tham dự vào sứ mệnh của Đức Giêsu, chính là tham dự vào mầu

nhiệm chết và sống lại của Người; và cũng chính là chấp nhận hiến dâng mạng sống

cho những anh em đã được Chúa trao phó như Đức Giêsu.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Đức Giêsu trên bờ biển Hồ (“Bible du Dimanche”, trg 582).

Đức Giêsu đã hứa với các Tông đồ: Người sẽ gặp các ông ở Galilê sau khi sống lại.

Người đang ở bờ biển Hồ (biểu tượng của vĩnh cửu), trong khi các môn đệ đang

vất vả trên mặt biển, trong thử thách, hiểm nguy. Các Tông đồ không nhận ra

Người ngay. Chỉ đức tin mới làm cho người ta nhận ra Người qua những dấu chỉ

Người tỏ bày.

Đức Chúa vinh hiển, Đấng từ xa kêu gọi và chỉ tỏ mình trong đức tin, lại cũng

chính là người phục vụ chuẩn bị bữa ăn và mời gọi chúng ta ngồi chia sẻ bữa ăn

ấy. Đức Kitô sai các Tông đồ đi chài lưới người ta. Mẻ chài này, Người điều khiển.

Người làm cho cá vào đầy lưới, biểu tượng Nước Trời (Mt.13,47). Người trao

nhiệm vụ chủ chăn cho Phêrô. Uy quyền này được trao cho một con người rất bình

thường (Simon con Giona), một con người mỏng giòn, đã chối bỏ Người và không

thể yêu Người sâu xa hơn ngoài sự gắn bó thuần tình cảm.

Page 614: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 614 of 793

Nhưng từ đây, Đức tin của Phêrô dựa trên Đức Giêsu chứ không dựa trên sức

mình: “Thầy biết”. Phêrô không đòi chia sẻ mọi tâm tư của Thầy, ông chỉ còn việc duy

nhất phải làm: theo Thầy.

Số phận của Phêrô cũng sẽ là số phận của các tín hữu: từ lòng tin nhiệt thành phác họa

lối đi, ông tiến tới đức tin chín chắn, dám để cho Chúa dẫn dắt cuộc đời cho tới chết,

tới tử đạo.

2. Người của bờ biển Hồ (G. Bessière, trong “Dieu si proche, Năm C”, DDB, trg

57-58).

Không ai nhận ra con người đứng trên bờ biển Hồ. Người môn đệ Đức Giêsu yêu

đã kêu lên: “Chúa đó!” Vào sáng phục sinh, ông là người đã đến mồ trước

tiên, “ông đã thấy và đã tin”: và trong ánh sáng của tình yêu, ông còn là người đầu

tiên nhận ra Đấng Phục sinh. Phêrô cũng là người có phản ứng rất đặc biệt: nhảy

ùm xuống nước mà lội vào với Chúa.

Bản tường thuật như quên những anh em khác để tập chú vào hai nhân vật này.

Mỗi người một vẻ. Người thì được Đức Giêsu quá yêu thương. Người thì là thủ

lãnh năng động của tập thể. Giáo Hội sơ khai cần nhận ra đặc điểm của hai khuôn

mặt vĩ đại này. Đó là hai cực sống động của những cộng đồng quan trọng tiên khởi,

hai trào lưu khác nhau của Kitô giáo thuở đầu. Cả hai vị đều tiếp nhận từ Đức

Giêsu vai trò đặc biệt của mình.

Còn một biểu tượng rất giàu ý nghĩa: người ta chèo thuyền, người ta thả lưới, đêm

dài vô tận, bình minh nhợt nhạt, mà thuyền cá nhẹ tênh. Phải nhìn ra Đấng Phục

sinh đang ở xa xa, phải biết đi tới tận cùng thế giới. Nghe Người chỉ mà quay lại

quăng lưới. Chỉ Người có thể dẫn ta vào những cuộc mạo hiểm khi nhắc cho ta

những đòi hỏi và hạnh phúc của cuộc mạo hiểm đó. Đời sống của Giáo Hội phải

luôn được “hiệu chỉnh” dưới ánh mắt của Đức Giêsu.

Lưới không rách. Cộng đồng Kitô giáo cũng vậy. Nhiều dị biệt. Nhưng là nơi

người ta nghe nhau, hiệp thông với nhau dù rất khác biệt.

Đức Giêsu luôn mời gọi. Người hiến tặng bánh và cá, như thời nuôi dân trong

hoang địa, như bữa tiệc chiều ly biệt. Chúng ta thoáng nhận ra hình ảnh bữa tiệc

ngày thế mạt mà Người muốn mời cả loài người. Chân trời này gợi nơi ta một mối

Page 615: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 615 of 793

quan tâm vô cùng sâu sắc.

Các Kitô hữu, thực hiện sứ mệnh mỗi người mỗi cách, nhưng phải tương hợp với ý

Đức Giêsu, nhận ra Người, nghe được tiếng Người khi thi hành sứ mệnh (.....).

Chính Người nuôi dưỡng và làm cộng đồng sống động: chúng ta nghĩ đến Bữa tiệc

Thánh Thể. Và như tại Emmaus, chúng ta nhận ra Đấng Phục Sinh nhờ cử chỉ khi

hiện diện, phục vụ và chia sẻ của Người.

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH

“TA LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH”

Gioan 10, 27-30

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Đức Giêsu, Đấng chăn chiên lành.

Bản văn Chúa nhật này quá ngắn, cần đưa trở lại văn mạch tổng thể một chút. Vào

dịp lễ Lều, sau khi chữa một người mù bẩm sinh và anh ta bị trục xuất khỏi hội

đường, Đức Giêsu tỏ ra là một “Đấng chăn chiên đích thực”, “hiến tặng đời mình

cho đàn chiên.” (Ga 10,11)

Giờ đây, chúng ta trở lại lễ Cung Hiến, lễ kỷ niệm hằng năm ngày cung hiến đền thờ

và bàn thờ thời Giuđa Macabê. Đức Giêsu đi đi lại lại nơi hành lang Salômôn (nơi

mà sau khi Chúa về trời, các môn đệ thường tụ họp, Cv 5,12). Những người Do Thái

– từ ngữ chỉ chung các thù địch của Đức Giêsu, trong Tin Mừng Gioan – tụ tập

quanh Đức Giêsu (đúng ra là “vây quanh Người”, 10,22). Tin Mừng ghi:“Lúc đó là

mùa đông”: (Ga 10,22); nói thế, để từ thời tiết, chúng ta dễ nghĩ tới “sự băng

giá” của lòng người theo thánh Augustinô sẽ viết sau này. “Nếu ông là Đấng cứu

thế, hãy nói huỵch toẹt cho chúng tôi biết đi”.

Những người vây quanh không nắm rõ nội dung từ Cứu thế, nên Đức Giêsu không

trực tiếp trả lời câu hỏi, Người kêu gọi thính giả suy nghĩ về những công việc của

một vị Cứu thế, nhất là việc chữa người mù bẩm sinh mới đây. A. Marchadour giải

thích: “Các phép lạ được coi như những dấu chỉ, nhờ đó mà nhận ra Đấng Cứu

Page 616: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 616 of 793

thế.” Rồi, Người tiếp tục đề tài người chăn chiên, hình ảnh truyền thống của Đấng

cứu thế dòng dõi Đavít; ở đây, Người nhấn mạnh đến những con chiên mà Chúa

Cha trao phó cho Người.

2. Làm một với Chúa Cha.

Và bây giờ, một đề tài mới, cho tới lúc này, chưa đề cập tới lần nào: sự thân mật với

Chúa Cha: “Cha tôi và tôi, chúng tôi là một”. Một khẳng định xác lập cội nguồn sứ

mệnh của Đức Giêsu. Tình yêu của Chúa Cha, một tình yêu toàn bích bao bọc các con

chiên đến nỗi không ai có thể cướp được một con nào. “Cha tôi, Đấng đã ban chúng

cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.”

Đối với người Do Thái, nói thế là quá quắt rồi. Phạm thượng! Ai lại dám xưng

mình là Cứu thế và lại còn thân mật quá thế với Thiên Chúa. Họ lượm đá để ném

Người. Họ nói: “Ông chỉ là phàm nhân mà lại tự cho mình là Thiên Chúa”.

Tác giả Tin Mừng kết thúc: “Nhưng Người đã thoát khỏi tay họ”. Tác giả như

muốn mời chúng ta đọc đoạn này dưới ánh sáng của cuộc tử nạn trên thập giá và sự

Phục sinh từ cõi chết. Với ánh sáng ấy, chúng ta sẽ khám phá ra Đức Giêsu, Con

Thiên Chúa, đã hoàn tất tới cùng sứ mệnh của mình bởi tình yêu đối với các con

chiên thế nào; trên con đường Sự Sống nào, Người muốn dẫn đưa những ai nghe

tiếng Người và đi theo Người; Mối tình hiệp thông yêu thương nào với Chúa Cha

mà Người muốn dẫn đưa chúng ta tham dự vào!

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Theo Đức Giêsu (G.Boucher, trong “Thiên đường tại thế” (Kerampir, 29820

Bohars, trg 38).

Lạy Chúa, chúng con không muốn mình bị đồng hóa với đàn súc vật. Con không

thích là một chú chiên chỉ biết đi theo người chăn chiên. Con cũng không muốn

kêu be be như con chiên. Con nói điều con nghĩ, đi nơi con thích. Con không muốn

bị dắt đi.

Ngày nay, chúng con nhấn mạnh đến sự thức tỉnh của lương tâm:mỗi người sẽ chọn

lấy hướng đi mà mình muốn. Mong sao có trong tay phương tiện thực hiện sự lựa

chọn của mình.

Page 617: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 617 of 793

Ngày nay, chúng con thích chịu trách nhiệm về số phận mình. Chúng con không

muốn trao tấm bảng trắng đời mình cho các nhà lãnh đạo hoặc những người chúng

con bầu ra để họ muốn làm gì thì làm. Ngược lại, họ phải trả lời cho chúng con về

những việc họ đã làm.

Nhưng, Chúa lại nói với con rằng: giữa con và Chúa là sự hiệp thông. Mong sao

Chúa nói lời soi sáng và hướng dẫn đời con. Chúa thuộc một bình diện hoàn toàn

khác.

Nghe Chúa và đi theo con đường Chúa đã vạch ra, con sẽ sống cuộc sống tốt đẹp và

trọn vẹn, cho tới nỗi cuộc sống ấy sẽ không ngừng lại khi sự hiện hữu trần thế chấm

dứt. Cuộc mạo hiểm mà Chúa dắt con đi sẽ dìm con vào sự sống vĩnh hằng.

Với Chúa, mọi sự sẽ đổi khác. Chúng con không còn nguy cơ sẽ bị huỷ diệt nữa.

Không ai tiêu diệt được chúng con. Không gì có thể xâm phạm đến chúng con.

Nghe lời Chúa và đi theo con đường Chúa thiết lập là chúng con lên đường với

Chúa. Con muốn nói: với Thiên chúa. Với Thiên Chúa của sự sống và của sự vĩnh

cửu. Với Thiên Chúa mà Chúa đã gọi là Cha.

2. Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi (Sứ điệp của Đức Gioan-Phaolô II).

Ngày nay, vẫn còn nhiều nguyên do cản ngăn thanh thiếu niên và các bạn trẻ sống

sự thực của tuổi đời mình trong sự gắn bó quảng đại với Đức Kitô. Biết bao bạn trẻ

đang đánh mất năng lực phát triển đích thực.

Vậy, nên mong đợi gì? Trong thâm tâm mỗi thế hệ luôn ẩn tàng một ước muốn tạo

lập một ý nghĩa cho đời mình. Trên hành trình cuộc sống, các bạn trẻ luôn tìm một

người biết thảo luận với họ những vấn đề làm họ bức xúc và đồng thời đề ra được

những giải pháp, những giá trị, những viễn cảnh đầu tư được sự dũng cảm đương

đầu với tương lai.

Điều người ta đòi hỏi hôm nay là: một Giáo Hội biết trả lời cho sự kỳ vọng của tuổi

trẻ. Đức Giêsu mong muốn thảo luận với họ qua thân thể Người là Giáo Hội. Người

muốn đề nghị với họ viễn cảnh của một chọn lựa có tính quyết định cuộc đời. Như

Người đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus, Giáo Hội ngày nay cũng

phải lên đường đồng hành với các bạn trẻ đầy ưu tư, bất mãn và mâu thuẫn, để loan

báo cho họ Tin Mừng kỳ diệu của Đức Kitô phục sinh.

Page 618: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 618 of 793

Điều người ta đang cần là một Giáo Hội cho các bạn trẻ, một Giáo Hội nói chuyện

được với tâm hồn họ, hâm nóng con tim họ bằng niềm vui của Tin Mừng, bằng sức

mạnh của Thánh Thể, một Giáo Hội biết đón tiếp và mời gọi những ai đang đi tìm

mục đích cuốn hút toàn bộ cuộc sống của họ; một Giáo Hội không sợ đòi hỏi nhiều

sau khi đã cho đi không ít; một Giáo Hội không sợ đòi hỏi nơi bạn trẻ sự nhọc mệt

của một cuộc mạo hiểm cao thượng và chân chính, cuộc mạo hiểm

bước “theo” Tin Mừng.

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

GIỚI RĂN MỚI: “CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU

NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG CÁC CON”.

(Gioan 13, 31-35)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Tiếng hô thắng trận.

Nằm ở giữa việc Đức Giêsu rửa chân và diễn từ sau tiệc ly, trong đó, nhiều ý tưởng

lớn được Đức Giêsu đề cập đến, đoạn Tin Mừng này bắt đầu, ngay khi Giuđa vừa đi

khỏi, bằng tiếng hô thắng trận của Đức Giêsu: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh,

và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người”. X. Léon-Dufour chú giải: “Từ lúc

này trở đi, Đức Giêsu thấy cái chết đã theo ngay sau Người, Người cảm thấy được

Thiên Chúa tôn vinh. Độc giả cũng phải sống viễn cảnh ấy và lắng nghe Đức Kitô

vinh quang lên tiếng.”

Tác giả đoạn chú giải vừa rồi viết tiếp: “ Từ “giờ đây” đánh dấu một thời điểm.

Nó diễn tả một xác tín thuở đầu. Phục sinh xác định một giai đoạn mới. Vượt qua

cái chết, “giờ đây”, Đức Giêsu bước vào một khúc rẽ nhiệm mầu, bỏ lại sau những

điều kiện bình thường của con người bị lệ thuộc vào thời gian, nghĩa là hiện tại chỉ

phát xuất từ một quá khứ và hướng tới một tương lai mờ mịt. Từ giờ trở đi, hiện tại

của Đức Giêsu là một hiện diện vĩnh cửu trong vinh quang Thiên Chúa.” (“Lecture

de l’Evangile selon saint Jean, quyển III, Seuil, trg 50-51)

Page 619: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 619 of 793

2. Từ “như” chỉ một cội nguồn.

Người ta thường trích lời Đức Giêsu: “Các con hãy thương yêu nhau”, nhưng lại

hay bỏ nửa sau“như Thầy đã yêu thương các con”. Và nhiều người coi

từ “như” này như một liên từ so sánh: các môn đệ được kêu gọi để bắt chước sự

xử thế của Thầy mình.

Nhưng, liên từ “như” này của bản văn Tin Mừng không chỉ biểu thị sự so sánh, mà

còn biểu thị nguồn gốc của tình yêu mà Đức Giêsu đòi hỏi nơi các môn đệ mình.

Có thể diễn dịch: “Các con hãy yêu thương nhau, theo như Thầy đã yêu thương

các con.”, hoặc ... “Các con hãy yêu thương nhau...vì Thầy đã yêu thương các con

để các con yêu thương nhau như Thầy”. Hoặc “Các con hãy thương yêu nhau

bằng tình yêu mà Thầy đã yêu thương các con.” X. Léon-Dufour chú giải: “Tình

yêu của Chúa Con đối với các môn đệ làm phát sinh lòng bác ái nơi các ông.

Chính tình yêu của Người lưu chuyển đến họ làm cho họ yêu thương anh em, và họ

được mến yêu. Tình yêu của Đức Giêsu triển nở nơi các tín hữu mang dấu ấn tình

yêu Chúa Cha”. (Sđd, trg 82-83).

3. Tính cách mới mẻ của giới luật yêu thương.

Yêu đồng loại. Cựu Ước đã biết đến đòi hỏi này. Các triết gia ngoại giáo trước Đức

Giêsu đã rao giảng tình yêu tha nhân, cả đến tình yêu đối với thù địch.

Thế thì, tính cách mới mẻ trong giới răn yêu thương huynh đệ của Đức Giêsu là gì?

Điều mới mẻ này chính là nơi bản chất của tình yêu huynh đệ mà các môn đệ Đức

Giêsu thể hiện: đó là tình yêu của chính Đức Giêsu thể hiện nơi họ. X. Léon-

Dufour kết luận: “Một kỷ nguyên mới đã khởi đầu. Qua các môn đệ của Chúa Con

mà tình yêu mạc khải từ nay hiện diện trong nhân loại... Tình yêu nhau giữa các

môn đệ sẽ tỏ bày cho mọi người, - nghĩa là cho cả những người lân cận chưa tin –

họ thuộc về Đức Kitô và nhờ Người mà nhân loại vượt qua cái chết để tới sự

sống.” (Sđd, trg 84-85).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Hãy làm cho giới luật yêu thương sáng lên (L. Sintas, trong “Parole de Dieu

Page 620: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 620 of 793

pour la méditation et l’homélie”, Médiaspaul, trg 57).

Từ nay, qua việc chăm sóc người bất hạnh, người nghèo, Giáo Hội và các cộng đoàn

tỏ bày tình thương của Thiên Chúa đối với con người và đồng thời tỏ bày ý hướng

cứu rỗi họ. Phải, Giáo Hội đã nhận lãnh sứ mệnh đem vào hiện hữu và lịch sử con

người một luật có khả năng làm sống động nhân loại bằng chính sự sống của Thiên

Chúa. Luật ấy là thế này: Hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương các con.

Thiên Chúa biết thời đại chúng ta đang kêu gào lớn tiếng một luật sống khác với luật

sống của máu lửa, sắt thép đang huỷ diệt khắp chốn. Hãy biết khiêm tốn để làm sáng

lên trong đời chúng ta, trong nhiệm vụ của chúng ta, trong gia đình, cơ quan, nơi vui

chơi giải trí, trong lãnh vực kinh tế, chính trị, một chút gì đó của giới luật yêu thương.

2. Tình yêu-bác ái, lời giảng đầu tiên của việc Phúc Âm hóa (F. Deleclos,

“Prends et mange chaque dimanche la parole”, Centurion-Duculot, trg 208-209).

Chỉ vương quyền bác ái mới có thể thay đổi thế giới, mới biến hận thù thành yêu

thương, chiến tranh thành hòa bình. Chỉ “hãy yêu thương nhau như Thầy đã

thương yêu các con” mới có thể tạo lập một mẫu người và xã hội huynh đệ. Bác ái

không thể định nghĩa được bằng ngôn từ cảm tính hay sùng mộ. Olivier Clément

viết: Bác ái “không phải là đường mà là muối”. Ngôn từ của bác ái “không phải là

bạc nhược, nhưng là tự chủ và dũng cảm”. Thế giới này nghĩ bác ái là điều khó và

thậm chí không thể thực hiện được. Bác ái đích thực không tránh né bạo lực, mà là

chuyển đổi nó thành sự phấn đấu trong cuộc sống, là tạo lập Công bình và Thẩm

Mỹ.

Tình yêu-bác ái là công trình của lòng tin, là dấu chỉ hữu hình và cần thiết để

chứng tỏ sự thuộc về Đức Kitô Phục sinh. Nó là lời giảng đầu tiên của việc Phúc

Âm hóa, là sự hiện diện trước tiên có thể cảm nhận được của Đức Kitô.

Nền văn minh tình yêu là một mầm cây được trồng nơi thửa đất gọi là Giáo Hội, là

đầu cầu dẫn vào vương quốc, với điều kiện là trước hết, các Kitô hữu phải tập và có

kinh nghiệm yêu thương nhau, rồi mới có thể yêu thương mọi người.

Tình yêu-bác ái là năng lực vô song làm cho con người và xã hội có được sức sống

mới. Cuộc viếng thăm một hội đường Do Thái ở Rôma của Đức Giáo Hoàng đã

nhắc nhở chúng ta điều này. Công cuộc giải phóng của Kitô giáo phải hoàn toàn

Page 621: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 621 of 793

được hướng dẫn bởi tính năng động của giới luật yêu thương vĩ đại này.

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

“THẦY BAN CHO ANH EM SỰ BÌNH AN CỦA THẦY...

THẦY RA ĐI VÀ TRỞ LẠI VỚI ANH EM.”

(Gioan 14,23-29)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Loan báo một sự hiện diện khác.

Sách Bài đọc Chúa nhật này trích trong chương 14 của Tin Mừng thánh Gioan, một

đoạn xoay quanh chủ đề “ra đi”, chủ đề được diễn tả bởi những từ được lặp đi lặp

lại: “ra đi”, “đi”, “trở về”, “con đường”... Tin Mừng ám chỉ hành trình nào? Đức

Giêsu trở về với Chúa Cha. Rõ rồi. Nhưng, đây cũng còn là hành trình của các môn

đệ được Người hướng dẫn về với Cha.

- Với Đức Giêsu, sự ra đi của Người đã đến gần. Các môn đệ ưu phiền vì viễn

tượng này. Người nói với ho rằng Người đi, rồi trở lại với họ, để bắt đầu giữa họ

và trong họ một cách hiện diện khác, nhiệm mầu, chỉ dành cho những ai trung tín

với lời Người. Người không có ý đề cập đến sự trở lại với hình dạng thể lý, cũng

không phải sự trở lại huy hoàng ngày thế mạt; nhưng, ngay từ bây giờ, là sự hiệp

thông nghĩa thiết với Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi “Ai yêu mến Thầy, thì

sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, chúng ta sẽ đến và ở lại với người

ấy”.

- Một thời kỳ đã kết thúc, thời kỳ người ta thấy được bằng mắt, nghe được bằng

tai. Với biến cố phục sinh, một thời kỳ mới bắt đầu, một cách thế khác cho liên hệ

giữa Người với các môn đệ. Thời kỳ của Chúa Thánh Linh mà “Cha sẽ sai đến

nhân danh Thầy”. Người sẽ dẫn các ông tới chỗ hiểu thấu đáo lời nói và cử chỉ của

Đức Giêsu.

X. Léon-Dufour giải thích rằng: “Tiếp theo thời kỳ mạc khải của Đức Giêsu

Nadarét, là thời kỳ của Đấng Bầu Chữa. Người tỏ lộ cùng một mạc khải, nhưng

Page 622: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 622 of 793

đầy đủ, trọn vẹn. Sứ vụ trần gian của Đức Giêsu kết thúc, nhưng đối với các môn

đệ, Chúa Thánh Linh còn rọi sáng những lời Đức Giêsu dạy rõ hơn khi các ông

nghe lúc trước.” (“Lecture de l'Evangile selon Jean”, Seuil, trg 129).

Hai từ ngữ chỉ chức vụ đã được uỷ thác cho Chúa Thánh Linh, Đấng Bầu Chữa: “dạy

dỗ”, “nhắc lại”.

* Người sẽ dạy dỗ họ tất cả những gì Đức Giêsu thừa lệnh Chúa Cha thông truyền cho

nhân loại. Như vậy, những gì mà các ngôn sứ loan báo sẽ thực hiện ngoài sự trông

đợi: “mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo” (Is 54,13; xem thêm Giêrêmia

31,33ss).

* Người sẽ nhắc họ nhớ lại tất cả những gì Đức Giêsu đã nói với họ. Không phải

chỉ là ôn lại, nhưng theo cách nói của Kinh Thánh, là khám phá ra ý nghĩa những

lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu dưới ánh sáng của biến cố phục sinh.

X. Léon-Dufour chú giải: “Khi nhắc các môn đệ nhớ lời của Đức Giêsu, Chúa

Thánh Linh không chỉ lặp lại giọng điệu của Thầy cho những trí nhớ quá tệ, nhưng

Ngài còn giải nghĩa dưới ánh sáng Phục sinh cho các ông nắm bắt được ý nghĩa mà,

cho tới lúc này, còn rất tối tăm đối với các ông... Nhiệm vụ giải thích của Chúa

Thánh Linh liên quan tới sứ điệp của Ngôi Con, nhằm làm cho cộng đoàn thành nơi

mạc khải luôn được tiếp tục và hiện thực một cách sáng tạo trong đời sống các tín

hữu. Như thế, lời Đức Giêsu luôn sống động qua thời gian “(Sđd, trg 132).

2. Ơn bình an.

Rồi để từ biệt những người thân của mình, và vào lúc sắp sửa vượt qua thung lũng

Cédron để tới Giếtsêmani, như báo trước lời đầu tiên của Đấng phục sinh, Đức

Giêsu ban bình an cho các các môn đệ.

Bình an, đối với người quen thuộc Thánh Kinh, không phải chỉ là sự vắng bóng bạo

hành, tĩnh lặng trong tâm hồn, mà chính là sức khỏe, sự thịnh vượng, hạnh phúc

sung mãn, ơn cứu độ. Và chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban bình an này. Vì

đó là phúc lộc cứu độ tuyệt vời nhất: “Lúc đó, sự công chính nở rộ và bình an lớn

lao tới khi mặt trăng khuất bóng” (TV 72,7).

Đức Giêsu, Đấng Chúa Cha sai đến, là Đấng trung gian của sự bình an này, nên

Người có thể gọi đó là sự bình an của mình: “Thầy ban bình an của Thầy cho anh

Page 623: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 623 of 793

em”.

Không phải là thứ bình an giả tạo mà nhiều lần các ngôn sứ đã cảnh báo và Đức

Giêsu đã từ chối đem xuống trên mặt đất, nhưng là bình an đích thực của Thiên

Chúa, mà để ban cho thế gian, Đức Giêsu đã hy sinh mạng sống.

Hiệu quả của ơn bình an này là: các môn đệ không còn xao xuyến nữa, dù trước

viễn tượng Đức Giêsu sẽ khuất dạng, hay trước nhiệm vụ đang chờ họ, chính họ sẽ

là những người đem Tin Mừng cứu độ vào giữa lòng thế giới.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một tạm biệt cho hôm nay (X. Léon-Dufour, trong “Lecture de l'Evangile

selon Jean, Seuil, trg 147-148).

Lời tạm biệt của Đức Giêsu không để đành tới ngày mai, nhưng là ngay hôm nay.

Người ta suy diễn từ sự hỗn độn trong cách dùng thì của động từ. (Ngôn ngữ tây

phương rõ rệt hơn). Có lúc Đức Giêsu nói trong thì hiện tại: “Thầy sẽ không để

anh em mồ côi, Thầy đến với anh em.” (14,28), nhưng chỉ một lúc sau đó, Người

lại nói ở thì tương lai: “Chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” (14,23); và rồi,

Người lại dùng thì hiện tại: “Thầy ra đi và trở lại cùng anh em” (14,28). Đức

Giêsu đến làm đảo lộn thời gian chúng ta vẫn quen: Điều này có nghĩa là Đức

Giêsu đến từ một thế giới khác, nhưng cũng có nghĩa là Người làm chủ tiến trình

lịch sử: với kẻ tin, Đức Giêsu còn thực hiện những công trình lớn lao hơn những

điều Người đã thực hiện khi còn sống đời dương thế, và qua hành động này của

Đức Kitô, các môn đệ cảm nghiệm được sự hiện diện của Đức Giêsu. Đấng luôn ở

với họ.

Có thể suy diễn như thế về những người đã ra đi trước chúng ta không? Thánh

Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã can đảm nêu lên: “Tôi muốn rời trời cao để đi gieo

hạnh phúc cho trái đất”. Đối với chị, những bậc “chân phước” không thể làm ngơ

trước thân phận con người còn tại thế. Người chết hiện diện trước mắt ta, một sự

hiện diện như chính sự có mặt của Đức Kitô. Dĩ nhiên, chúng ta không có ý đề cập

đến lời nói và chữ viết cầu cơ. Sự hiện diện này tương tự với sự hiện diện của

Thánh Linh do Chúa Con sai đến. Mầu nhiệm của sự hiệp thông sâu xa này chắc

chắn không được tỏ lộ rõ ràng; đó là mầu nhiệm mà thần học gọi là “các thánh

Page 624: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 624 of 793

cùng thông công”.

2. Chìm ngập trong Thánh Linh – Đấng Bầu chữa (Henri Denis, trong “100 từ

ngữ diễn tả đức tin”, DDB, trg 161-162).

Đấng Bầu chữa, đó là từ dịch từ tiếng Hy Lạp, lúc đầu có nghĩa tố tụng là trạng sư,

người bênh vực, trợ giúp. Rồi nghĩa rộng là Đấng an ủi, chuyển cầu. Điều hơi lạ là

lúc đầu, chữ này dùng chỉ Đức Kitô (Trong thư thứ nhất của thánh Gioan

2,1) “Nếu có ai phạm tội, chúng ta có Đấng Bầu Chữa trước mặt Chúa Cha: đó là

Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính”. Nhưng phần nhiều dùng chỉ Chúa Thánh Linh.

Và nếu hiểu về Chúa Thánh Linh với tất cả những đức tính nêu trên, chúng ta sẽ

nhận ra rằng: ở trần gian này, không thể một mình mà trung tín với Đức Kitô được.

Tuy nhiên, Đức Giêsu đã tiên liệu một phương thế: các con sẽ không cô độc đâu.

Đức Kitô khuất dạng đã nhường chỗ cho Đấng biện hộ. Ngài đem đến cho các Kitô

hữu một liều thuốc kháng độc cần thiết để họ sống đúng đời Tin Mừng giữa trần

gian nhiều thử thách.

Thật là đúng khi tin tưởng rằng - từ khi Đức Giêsu ra đi, tức lúc Người lên trời –

Tất cả những gì Đức Kitô thực hiện cách tỏ tường trong thế giới này đều được thực

hiện bởi những người dám liều mình vì đức tin, nhiều khi hy sinh cả mạng sống

nữa.

Họ không cô độc là thế! Đấng thi công vĩ đại, khi hợp nhất mọi người, hợp nhất chính

Giáo Hội, chính là Đấng Bầu chữa vô hình. Người đem sức mạnh đổ xuống tràn đầy

trên người yếu đuối, đem dũng cảm đổ xuống tràn đầy trên người sợ sệt. Đó là ơn an

ủi của Chúa Thánh Linh, như một ngọn lửa cháy lan từ Kitô hữu này sang Kitô hữu

nọ, từ thế hệ này sang thế hệ kia.

Để kết thúc, đề nghị bạn cùng tôi đọc những câu đầu trong thư thứ hai của thánh

Phaolô gởi tín hữu Côrintô (1,3-7) và thay những từ trạng sư, bênh vực, an ủi, bằng

chính từ Hy Lạp Paraclitos. Bạn sẽ cảm thấy một ấn tượng kỳ lạ. Nhờ lặp lại nữa đi

(Chín lần), Bạn sẽ hiểu chúng ta thực sự chìm ngập trong Paraclitos, Thánh Linh-

Bầu Chữa.

“Chúc tụng Thiên Chúa là thân phụ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Người là

Thiên Chúa mọi niềm an ủi; Người đã ban Đấng Bầu Chữa cho chúng ta trong mọi

Page 625: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 625 of 793

nỗi gian truân, để chúng ta có thể trở thành kẻ bầu chữa cho tất cả những ai trong

cơn hoạn nạn nhờ Đấng Bầu Chữa mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Và cũng

như chúng ta chia sẻ muôn nỗi khổ ải của Đức Kitô, thì nhờ Người, chúng ta cũng

được chứa chan niềm an ủi. Chúng tôi phải chịu gian nan ư? Chính là để anh em

được ủi an và cứu độ. Chúng tôi nhận lãnh Đấng Bầu chữa ư? Cũng là để anh em

được nhận lãnh Đấng Bầu chữa. Chúng tôi lấy làm an tâm về anh em, vì biết rằng

anh em thông phần thống khổ với chúng tôi thế nào, thì cũng được thông phần an

ủi như vậy.”

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH

LỜI CẦU NGUYỆN TRỌNG ĐẠI CỦA ĐỨC GIÊSU:

XIN CHO HỌ NÊN MỘT

(Ga 17,20-26)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Tiếp theo diễn từ giã biệt...

Xưa kia, trước khi ông Môsê lìa xa các môn đệ, thì ở phần cuối những lời từ biệt, ông

đã cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho các chi tộc Israel (Đnl 33). Cũng thế, trong Tin

Mừng Gioan, Đức Giêsu, Môsê mới, trước khi lìa xa các môn đệ cũng ngước mắt lên

trời đàm thoại với Cha Người. Người thâu tóm một trật trong lời cầu của mình, cả quá

khứ những ngày sống ở trần gian, cả tương lai đang chờ đón Người và các môn đệ.

- Trước hết Người cầu cho chính mình (c.1-5).

- Rồi nhắc đến tình thế do cuộc ra đi của Người gây nên, Người cầu cho các môn

đệ (c.6-19).

- Và sau cùng Người cầu cho các tín hữu tương lai (c.20-26). Sách Bài đọc đã trích

đoạn sau cùng này để đọc trong Chúa nhật VII Phục sinh.

2. ... là lời cầu nguyện trọng đại của Đức Giêsu.

- Đức Giêsu cầu xin: “Xin cho họ nên một” bằng hai vế (c.20-21 và 22-23), được kết cấu

Page 626: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 626 of 793

theo kiểu song hành.

Từ ngữ “nên một” không phải được sử dụng lần đầu nơi Gioan. Đức Giêsu dùng

từ ngữ đó để chỉ sự liên kết giữa Người với Cha (10,30) và Người cũng đã áp dụng

cho các tín hữu: “sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (10,16). Còn trong lời

cầu nguyện cho các môn đệ lúc này, từ ngữ đó còn vượt xa mối liên hệ tình cảm

giữa các tín hữu, nó chỉ sự hiệp nhất thuộc hữu thể và xuất phát từ sự hiệp thông

của Thiên Chúa. X. Léon-Dufour giải thích: “Thật vậy, đọc mấy câu trước và câu

sau này thì ta hiểu: sự hiệp nhất nên một của các tín hữu bắt nguồn từ sự hiệp nhất

của Chúa Cha và Chúa Con”(“Lecture de l'Evangile selon St. Jean”, Seuil, cuốn 3,

trg 306-307).

Chính nhờ sự hiệp nhất của các môn đệ mà người đời sẽ nhận biết rằng Đức Giêsu

là Đấng Chúa Cha sai đến: “Như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai

Con”.

- “Rằng Con ở đâu thì họ cũng ở đó với Con”. Ở với Đức Giêsu bên cạnh Chúa Cha

chính là “chiêm ngưỡng vinh quang của Người” - tác giả giải thích tiếp - là được

thấy Người mặt đối mặt, “Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1Ga

3,2).

- Nhưng việc các tín hữu được dự phần vào vinh quang của Người Con duy nhất,

phát xuất từ việc cũng ở lại với nhau, vốn sẽ là đặc điểm của đời sống đức tin. Bởi

vậy, lời nguyện kết thúc bằng câu:“Để tình Cha đã yêu thương Con ở trong họ, và

Con cũng ở trong họ nữa”. Sự chiêm ngưỡng cuối cùng chỉ có thể xảy ra, nếu nó

đã được khởi đầu trong cuộc đời người Kitô hữu.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Dấu chỉ của Thiên Chúa nơi trần gian (Đức Cha Daloz: “Nous avons vu sa gloire” ,

DDB, trg 214-216).

Đức Giêsu đã sống những giờ phút sau hết của cuộc đời trần thế của mình với

nhóm nhỏ môn đệ. Người sắp bị nộp vào tay những kẻ toan giết Người.

Đó là “giờ của Người”. Tuy nhiên ánh mắt của Người không bị lu mờ vì những lo

âu của giờ phút ấy. Ánh mắt ấy mở rộng tầm nhìn hướng về đám đông những

người sẽ tin theo Người cho đến ngày tận thế. Chúng ta cũng nằm trong số những

Page 627: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 627 of 793

kẻ được Chúa cầu nguyện cho, cùng với các môn đệ Chúa thuộc mọi thế hệ. “Con

không chỉ cầu cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin

vào Con”. Chúng ta được lời cầu nguyện của Chúa nâng đỡ. Đó không phải là nơi

nương tựa của ta đó sao?

Người cầu xin điều gì cho các kẻ tin? Người chỉ xin có một điều duy nhất: “Cho

họ được nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, cho họ cũng ở

trong chúng ta”. Ta luôn bị cám dỗ hiểu sai những lời này, không dám bạo dạn và

hiểu đúng tầm mức. Có khi chúng ta hiểu những lời đó như một bổn phận Đức

Giêsu trao cho ta, để cổ võ sự hiệp nhất và xóa bỏ những chia rẽ. Sự hiệp nhất nên

một mà Đức Giêsu nói ở đây không phải là một bổn phận Chúa trao cho ta đâu. Nó

là một ân huệ của Chúa Cha, một ân huệ mà Đức Giêsu cầu xin cho ta. Nó chỉ là

một nhiệm vụ phải chu toàn, bởi vì trước hết nó là một ân huệ. Hơn nữa, sự hiệp

nhất mà Đức Giêsu xin cho ta nằm ngoài tầm tay của sức lực loài người: làm sao ta

có thể hiệp nhất nên một cách thân mật như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha?

Sự hiệp nhất thần linh này chỉ có thể thực hiện nơi chúng ta, nếu chính Thiên Chúa

thực hiện trong ta. Đó chính là điều Đức Giêsu nói: “Con đã ban cho họ vinh

quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được nên một, như chúng ta là một...” Ước

vọng của Đức Giêsu là các môn đệ đi vào sự hiệp thông đời sống, là chính sự sống

của Thiên Chúa. Chính vì thế, Người mới tỏ cho họ biết danh Chúa Cha và thông

truyền cho họ tình yêu duy nhất phát xuất từ Chúa Cha: “để tình Cha đã yêu

thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa”.

Bởi vậy, cộng đoàn các môn đệ có thể trở thành dấu chỉ của chính Thiên Chúa giữa

trần gian, dấu chỉ của Thiên Chúa là Tình yêu. Bởi vì họ ở trong Thiên Chúa và

Thiên Chúa sống trong họ, chính nhờ họ mà Thiên Chúa tỏ mình ra cho thế gian.

Tình yêu nối kết họ là tình yêu của chính Thiên Chúa, là chính tình yêu nối kết Chúa

Cha với Chúa Con. Cũng bởi vậy, cộng đoàn các môn đệ có thể khơi dậy đức

tin:“Như vậy để thế gian tin rằng Cha đã sai Con”. Đức Giêsu hướng về một mình

Thiên Chúa. Sự hiệp nhất toàn bích đến từ Thiên Chúa và liên kết các môn đệ lại với

nhau, là biểu hiện sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa thế gian. “Như vậy, thế gian

có thể nhận biết rằng chính Cha đã sai Con và đã yêu thương họ như Cha đã yêu

thương Con”. Ơn gọi của chúng ta vĩ đại dường nào! Này đây chúng ta được gọi để

Page 628: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 628 of 793

trở nên địa điểm cho Thiên Chúa tỏ mình cho thế gian! Chỉ có sức mạnh lời cầu

nguyện của Đức Giêsu mới có thể thực hiện được điều đó trong chúng ta.

2. Hội Thánh là hiệp thông (HĐGM Pháp: “Giáo lý cho người lớn”, trg 187-188).

“Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Khi các tín

hữu tuyên xưng đức tin trong kinh Tin Kính, họ xác quyết rằng Hội Thánh được

nhận biết nhờ những đặc điểm đó. Đó là những “điểm son” của Hội Thánh. Vì

không chỉ mô tả mặt ngoài của Hội Thánh, mà còn nói lên chân lý sâu xa về mầu

nhiệm Hội Thánh. Xác quyết những điều đó thuộc lãnh vực đức tin, chứ không

phải chỉ nguyên nhờ nhìn bề ngoài mà biết được.

“Hội Thánh toàn cầu xuất hiện như một dân tộc mà hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (HC “Ánh Sáng muôn dân” 4, trích th.

Cyprianô).

Nguồn phát sinh sự hiệp nhất của Hội Thánh được nói đến trong thư thánh Phaolô

gởi tín hữu Êphêsô:“Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được

kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép

rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong

mọi người” (Ep 4,4-6).

Bởi vậy, Hội Thánh cả quyết rằng sự hiệp nhất Hội Thánh có được không do chính

mình, mà là hồng ân của Chúa Thánh Thần.

Sự hiệp nhất này có thể nhìn thấy được, và theo lời Đức Kitô hứa, sẽ không bao

giờ mất đi. Nó biểu hiện trong việc tuyên xưng cùng một đức tin, được định thức

trong cùng một kinh Tin. Sự hiệp nhất ấy có nền tảng là một phép Rửa duy nhất,

làm cho mọi môn đệ Đức Kitô nên một dân tộc duy nhất. Bí tích Thánh Thể, bí tích

của sự hiệp nhất, củng cố, xây dựng và không ngừng canh tân sự hiệp thông giữa

các tín hữu, liên kết họ lại với nhau bằng dây đức ái. Tác vụ tông đồ, tác vụ các

Giám Mục, linh mục, phó tế là phục vụ cho sự hiệp thông của Hội Thánh.

Bởi vì sự hiệp nhất của Hội Thánh không chỉ do cơ cấu tổ chức tốt đẹp hay do kỷ

luật chặt chẽ, mà do sự hiệp thông. Coi Hội Thánh như hiệp thông đó là “một khái

niệm trung tâm và nền tảng” (Thượng HĐGM đặc biệt năm 1985) . Khái niệm này

được triển khai trong các tài liệu của Công Đồng Vatican II. Sự hiệp thông này là

Page 629: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 629 of 793

hiệp thông giữa Chúa Cha, với Con của Người, Đức Giêsu Kitô, trong Chúa Thánh

Thần (xem 1 Ga 1,3) và là sự hiệp thông giữa các môn đệ trong tình bác ái.

Sự hiệp nhất còn là một yếu tố căn bản và cần thiết cho việc làm chứng của các tín

hữu sống trong thế gian và cho sự khả tín của việc truyền giáo.

CHÚA LÊN TRỜI

“CHÍNH ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN”

(Lc 24,46-53)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Đối với Đức Giêsu: hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua.

Trong sách Công Vụ Tông đồ, chúng ta đã đọc thấy biến cố Lên Trời xảy ra vào ngày

thứ Bốn mươi sau Phục sinh. Trái lại, trong sách Tin Mừng, Luca lại đặt biến cố này

vào ngay chiều ngày Phục sinh. Làm như thế Luca muốn nêu bật tính thống nhất

không thể tách biệt của mầu nhiệm Vượt Qua: biến cố Lên Trời biểu lộ vinh quang

của Đấng phục sinh và quyền bá chủ thần linh của Người. Biến cố ấy đóng dấu ấn kết

thúc cuộc đời và Tin Mừng của Đức Giêsu bằng việc tôn phong thiên quốc của Đấng

Mêsia. Mâu thuẫn rõ ràng về thời gian - điều hoàn toàn tương hợp với cách hành văn

của thời ấy - không nhằm mục tiêu nào khác hơn là phô bày tất cả vẻ phong phú của

biến cố cứu độ này.

Sau khi tỏ mình cho các môn đệ nhận ra mình: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy

đây mà” (c.39), Đức Giêsu mở tâm hồn cho họ hiểu ý nghĩa của biến cố phục

sinh: “Tất cả những gì sách luật Môsê, sách các Ngôn sứ và các Thánh vịnh đã chép

về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (c.44). Tất cả những gì các ông vừa trải qua

cùng với Người, đều hiện rõ ý nghĩa dưới ánh sáng của Thánh Kinh, và chính Thánh

Kinh được thực hiện hoàn hảo trong mầu nhiệm Vượt Qua:

“Đấng Kitô phải chịu khổ hình rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại, rồi phải nhân

danh Người mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội”.

Khi dẫn các môn đệ tới tận Bêtania, giờ đây, Đức Giêsu từ biệt và chúc lành cho

Page 630: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 630 of 793

các ông là những người kế thừa mình theo cách các thánh tổ phụ chúc lành cho các

con vào lúc lìa cõi thế.

Và đang khi Người được “đem lên trời” các môn đệ “phủ phục bái lạy Người”,

một cử chỉ tôn thờ chỉ dành riêng cho Thiên Chúa mà thôi.

Mặc dầu chia ly hoặc phải chia ly, nhưng tất cả mọi người đều chấp nhận từ nay

không còn được trông thấy, mà chỉ sống bằng lòng tin nên các môn đệ cũng “lòng

đầy hoan hỉ”-, “các ông trở lại Giêrusalem, ở trong Đền thờ” - nơi mọi việc đã

khởi đầu khi thiên thần báo tin cho ông Dacaria – các ông “không ngớt chúc tụng

Thiên Chúa”.

Roland Meynet quảng giải: “Các môn đệ xem thấy Đức Giêsu lần cuối, cuộc chia ly thế

là dứt khoát rồi. Tuy nhiên, các ông không buồn sầu, ngược lại, các ông trở lại

Giêrusalem lòng đầy hoan hỉ. Chính là vì Thầy không đi vào cõi chết như họ đã trông

thấy ba ngày trước, nhưng được đưa lên trời, đến cùng Chúa Cha. Các ông bái lạy

Người và không ngớt chúc tụng Thiên Chúa. Nếu Đền thờ là nơi và là dấu chỉ sự hiện

diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người, thì các ông biết rằng: nếu các ông luôn ở lại

trước mặt Đấng Tối Cao, các ông sẽ không phải xa cách Đấng vừa về với Ngài. Liệu các

ông có lòng đầy hoan hỉ như thế, nếu các ông không tin chắc rằng Đức Giêsu luôn ở với

các ông, mặc dầu không trông thấy? Xem như nghịch lý: cuộc chia ly đối với các ông lại

trở thành dấu chỉ rằng Đức Giêsu luôn ở bên các ông” (“L'Evangile selon saint Luc”,

Cerf, cuốn 2, trg 239).

2. Đối với Hội Thánh: Khai mở một kỷ nguyên mới.

Kế hoạch của Thiên Chúa được ghi trong Kinh Thánh không chấm hết cùng với cái

chết, phục sinh và lên trời vinh hiển của Đức Giêsu, mà còn tiếp tục trong Hội

Thánh. Sứ điệp Tin Mừng được hoạch định “cho muôn dân”, được rao giảng “bắt

đầu từ Giêrusalem”.

“Anh em là chứng nhân của những điều đó”. Đức Giêsu đã tuyên bố với các môn

đệ như vậy. Và trước khi “lìa bỏ các ông” để “được đưa lên trời”, Người loan báo

cho các ông biết rằng, các ông sẽ“nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống”,

quyền năng mà Cha đã hứa, để hoàn thành sứ mạng vĩ đại vượt quá sức riêng của

các ông.

Page 631: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 631 of 793

Một giai đoạn lịch sử cứu độ được hoàn tất. Một kỷ nguyên mới được chuẩn bị, kỷ

nguyên đi gieo rắc Tin Mừng bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất.

Công việc gieo trồng này sẽ bội thu, bởi vì nó bắt rễ từ những gì vừa hoàn thành tại

Giêrusalem, đó là việc “Đức Giêsu chịu khổ nạn, sống lại và sự sám hối được rao

giảng nhân danh Người để được ơn tha tội”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Loan báo Tin Mừng bằng lời nói và bằng hành động (G. Bessière: “Dieu si

proche” Năm C, DDB, trg 68-69).

Tận cùng lại là một khởi đầu.

Mọi sự đều xảy ra tại Giêrusalem.

Các môn đệ đã cảm nghiệm được sự hiện diện của Đức Giêsu, Người đã phục sinh.

Các ông đã bắt đầu hiểu rằng sự việc phải đi tới đích điểm đó và phải được hoàn

thành cách vinh quang. “Cần phải...”. Đây không phải là do định mệnh an bài.

Cụm từ đó chỉ có ý nói rằng mọi biến cố tìm được ý nghĩa trong Thiên Chúa và

chúng là tiếp nối của một quá khứ cao quý nhất. Một nụ hoa hé nở, một việc kỳ

diệu Thiên Chúa làm ở giữa dân Người.

Đức Giêsu được “đưa lên trời”. Những lời trăn trối cuối cùng của Người là

lệnh “sai đi”, và là lời loan báo cho họ một “sức mạnh từ trời cao”, đó là Thần

Khí được ban xuống, Thần Khí mà các Ngôn sứ đã loan báo. Từ nay, những con

người ấy sẽ mang trên tay và trong trái tim ơn tái sinh. Các ông sẽ làm lây lan ơn

Thiên Chúa, biến đổi cả nhân loại. Đức Giêsu đi về cùng Cha Người, cốt để các

ông ra đi đến tận cùng trái đất.

Cử chỉ cuối cùng của Đức Giêsu thâu tóm cả cuộc đời của Đức Giêsu trên trần

gian: “Đang khi giơ tay chúc lành cho các ông, thì Người lìa các ông...”. Đức

Giêsu lên trời đang khi chúc lành, hình ảnh cuối cùng đó sẽ còn mãi: bàn tay đang

chúc phúc.

Còn các ông “lòng đầy hoan hỉ” và “các ông không ngớt chúc tụng Thiên Chúa

trong đền thờ”. Giữa trời và đất, giữa đất với trời, lời chúc phúc được giao lưu.

Giờ đây các môn đệ Đức Giêsu - những môn đệ thời xưa và những môn đệ thời

nay - cần phải loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng thế giới và tận cùng lịch sử,

Page 632: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 632 of 793

bằng lời nói và bằng hành động. Phải không ngớt chúc tụng.

2. Được sai đi truyền giáo thế chân các tông đồ. (G. Boucher: “Le ciel sur terre”

Kerampir 29820 Bohars).

Đức Giêsu đã lên trời thế nào? Ta hãy nghe thánh Luca tường thuật thật giản

dị: “Đức Giêsu lìa khỏi các môn đệ và được đưa lên trời”.

Có điều lạ là các môn đệ không biến cuộc chia ly thành một tấn bi kịch. Tác giả

thuật lại rằng các ông trở lại Giêrusalem lòng đầy hoan hỉ. Dường như các ông đã

được soi sáng cho hiểu rằng: Đức Giêsu đã hoàn thành trọn vẹn sứ mạng cứu thế

của Người. Từ nay đến lượt các ông có nhiệm vụ làm chứng.

Biến cố Lên Trời cho thấy công trình cứu độ này đã hoàn thành: mọi điều Thánh

Kinh loan báo đều là lời của Thiên Chúa. Tất cả đều đã được thực hiện, cả đến việc

phục sinh. Từ nay, làm cho thế giới sám hối trở lại.

Biến cố Lên Trời chứng tỏ rằng Đức Giêsu chuyển giao nhiệm vụ cho các chứng

nhân. Giờ đây đến lượt các môn đệ hoạt động. Họ có nhiệm vụ làm cho kế hoạch

đã được hoàn thành nơi Đức Giêsu được tỏ hiện cho mọi dân mọi nước.

Đồng thời biến cố Lên Trời cũng còn là một lời hứa. Một sức mạnh nội tâm sẽ

được ban xuống cho các chứng nhân của Đức Giêsu. Một sức mạnh nội tâm sẽ

được ban xuống cho họ từ trời cao. Sức mạnh ấy củng cố trí tuệ và tâm hồn các

ông, sẽ biến các ông nên can đảm.

Biến cố Lên Trời là lời chúc phúc từ trời. Một phúc lành làm cho con người cảm

nghiệm năng lực của Thiên Chúa thấm nhập vào mình, cảm thấy mình được tôn

trọng trong tự do và có khả năng sáng tạo để đạt kết quả.

Biến cố Lên Trời còn được tiếp nối bằng lời cầu nguyện vui tươi và tinh thần hoan

hỉ. Các môn đệ không bị mồ côi chút nào. Các ông có Chúa Thánh Thần ở cùng.

Các ông ở nhà của Người là Đền thờ. Các ông ca tụng những thiện hảo của Thiên

Chúa, các ông chúc tụng Người.

Niềm vui của ta, hỏi rằng có ngang tầm với niềm vui của các môn đệ đầu tiên

không? Lời cầu nguyện của ta có hòa nhập với lời tạ ơn của các ông không? Cuộc

sống thường ngày của ta có phải là cuộc dấn thân truyền giáo theo chân các tông

đồ không?

Page 633: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 633 of 793

Bởi vì biến cố Lên Trời của Chúa phải được sống và được cử hành như thế đó.

CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG

NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA TẠO THÀNH MỚI

ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH THỔI HƠI VÀO CÁC MÔN ĐỆ VÀ BẢO

ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN

(Xem chú giải ở Chúa nhật II phục sinh)

(Ga 20,19-23)

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Một hơi thở nhẹ như làn gió thoảng. (G. Bessière, trong “Dieu si proche,

Année C”, DDB, trg 73-74)

Làm thế nào mà một hơi thở từ cửa miệng lại có thể trở thành cơn bão trong lịch sử?

Người ta sẽ không bao giờ nói cho hết được về làn gió thoảng đổi mới vũ trụ này.

Từ buổi bình minh của vũ trụ, nó đã lên tiếng ngợi ca làm bừng lên dòng nhựa sống

đầu tiên. Ngôn sứ Êdêkiel đã trông thấy nó làm sống lại cả một cánh đồng đầy

xương khô: đó là hình ảnh dân tộc bị lưu đày biệt xứ và bị hạ nhục vào thế kỷ thứ VI

trước Công nguyên. Và giờ đây, Đức Giêsu đang mấp máy môi, dường như để ban

cho các bạn hữu của Người đang hoảng sợ một linh hồn khác: “Anh em hãy nhận

lấy Thánh Thần”.

Chính Thần Khí này đã bay lượn trên làn nước nguyên sơ, đã vực các ngôn sứ đứng

lên, đã đánh thức cả một dân tộc đang mê ngủ. Trong ngôn ngữ Hípri, từ Thần Khí

thuộc giống cái. Dường như hơi thở của Thiên Chúa có chức năng từ mẫu là sinh sản

một nhân loại tương lai, tương lai mà Người muốn cho họ được hưởng.

Hiệu quả của nó thật là khôn lường và ấm áp. Còn đâu nữa cánh cửa cài then vì sợ

hãi. Nhưng bình an đang tỏa lan trên những khuôn mặt. Bình an vì không còn

chinh chiến, bình an của tâm hồn. Họ ra đi người này đến với người kia như những

người được Thiên Chúa sai đi, giống như chàng thợ mộc thành Nadarét xưa đã

Page 634: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 634 of 793

chứng tỏ tình thương của Chúa Cha bằng những việc làm đầy tình thương xót. Họ

sẽ mạnh hơn cả tội lỗi vốn làm méo mó, ti tiện và xuyên tạc hình ảnh con người.

Vì Thiên Chúa đã ban cho họ năng lực biến đổi của Người là ơn tha thứ, một sức

mạnh lạ lùng nhất của vũ trụ, có thể biến đổi những con người lúc này và mãi mãi

muôn đời.

Họ sẽ không quên những thương tích của Đấng Công chính bị tử hình vì đường họ đi

đôi khi sẽ là gian khổ. Họ sẽ không quên lời Người nói vì như lời Người, men của họ

sẽ làm dậy các tâm hồn. Họ sẽ không quên các việc Người làm, vì nhờ đó, họ sẽ lay

chuyển và luôn thúc đẩy mọi người, mọi nhóm, mọi xã hội lại cất bước lên đường.

Không hoàn cảnh thực tế nào sẽ làm cho những hạt giống này chết đi và làm tiêu ma

sự bảo đảm của Thiên Chúa. “Các môn đệ lòng đầy hân hoan”.

Liệu chúng ta có biết lắng nghe và cảm nhận luồng hơi thở nhẹ như gió thoảng kia

là sự sống của Thiên Chúa chăng?

2. Người canh tân bộ mặt địa cầu (F. Deleclos, trong “Prends et mange la Parole”

(Centurion-Duculot, trg 212-213).

Thần Khí luôn luôn đi đôi với những gì là đổi mới, là tái tạo, là cởi mở và giải

thoát, là sai đi và qui tụ. Người là tác nhân không mệt mỏi luôn canh tân và hiện tại

hóa mọi sự. Từ một đám đông gồm nhiều thành phần khác nhau, Người làm nẩy

sinh và khơi dậy sự hiệp nhất và cả tình hiệp thông...

Là nguồn sự sống không bao giờ cạn kiệt, Thần Khí không rời khỏi thế giới sau hành

động ban đầu còn ghi trong sách Sáng Thế. Và cũng vậy, sự can thiệp “ồn ào” của

Người nơi các môn đệ hoảng sợ đến tê liệt, không phải là lễ Hiện Xuống duy nhất và

cuối cùng, chỉ gợi cho lòng ta luyến tiếc mỗi khi nhớ lại mà thôi. Thiên Chúa không

ngừng gởi hơi thở của Người đến và ta vẫn còn có thể nghe tiết Người, tuy không biết

hơi thở từ đâu đến và sẽ đi đâu. Thế nhưng, người ta có thể cảm nhận rõ sự hiện diện

và hoạt động của Người đem lại hiệu quả thực sự. Thần Khí mở toang mọi cánh.

Người làm cho người ta phải bung ra khỏi những bức tường khép kín và giã từ những

tổ ấm được coi là an toàn, vững chắc và đạo đức phô trương.

Thần Khí đánh thức, chỉ trích và uốn nắn. Người dứt ta ra khỏi niềm luyến tiếc về

quá khứ, khỏi nỗi nhớ nhung tìm lại “thiên đường đã đánh mất” để hòa nhập với

Page 635: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 635 of 793

hiện tại luôn biến chuyển như bãi phù sa, cho lòng ta tràn đầy hy vọng để chuẩn bị

cho ngày mai. Thần Khí làm trẻ lại những con người trì trệ, khiến người bại liệt

đứng dậy và chạy nhảy. Người ban cho những ai bị suy sụp tinh thần vì thứ tôn

giáo sợ sệt, vì thứ lề luật cứng ngắc và mù quáng và vì những mớ giáo lý khô khan,

tìm lại được can đảm, mạnh bạo và niềm vui. Thần Khí dẫn ta vào cốt lõi của

Thiên Chúa, và của con người: tức là chân, thiện, mỹ, nghĩa là mối quan hệ hoàn

hảo, sự truyền thông thành công, sự hiệp thông. Thần Khí không phải là Thiên

Chúa tự hiến mình đó sao? Và hoa quả đầu tiên mà Người đem đến cho kẻ tiếp

nhận Người, không phải là đức ái đó sao?

Cũng phải kể là dấu chỉ của Thần Khí, khi tính đồng nhất nhường chỗ cho sự hiệp

nhất; khi tính đa dạng được canh tân nhờ những ân huệ và đặc sủng, nhờ những

chức năng và hoạt động, đẩy lui được những cám dỗ muốn thống trị và độc quyền,

tính cạnh tranh và ghen tuông, tính tự tôn và những phán quyết không thể thay đổi.

Thần Khí là sự dịu hiền và là sức mạnh, là nước và ánh sáng, là quyền năng và êm

ái. Người là tiếng thì thầm và là gió bão, là lửa cháy. Người canh tân bộ mặt trái

đất.

(Có thể đọc: Ga 14,15-26: Lời Hứa ban Thần Khí Sự Thật. Xem phần chú giải ở Chúa

nhật VI phục sinh).

II. BÀI ĐỌC THÊM

Chúa Thánh Thần hiện tại hóa sự hiện diện của Đấng Phục sinh trong đời

sống Kitô hữu.

Đức Giêsu hứa sẽ gởi Chúa Thánh Thần đến cho các môn đệ, khi Người “vượt

qua” trần thế để về cùng Cha, như vậy, chắc hẳn ân huệ của Thánh Linh liên hệ rõ

rệt với mầu nhiệm vượt qua. Tiếp nối sự hiện diện hữu hình của Đức Giêsu, giờ

đây là một quan hệ khác với Người, quan hệ trong Thánh Thần, Đấng được mô tả

như là:

- “Paraclet”, Đấng bảo trợ, bênh vực nơi tòa án trong vụ kiện chống các nhân chứng,

giống như Đức Giêsu.

- “Thầy chân lý”, giống như Đức Giêsu, chứng nhân của chân lý (18,37). Người

được Chúa Cha ban“để ở với anh em luôn mãi” và ở với mọi người được sai đi.

Page 636: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 636 of 793

Thánh Linh như chính Đức Giêsu, hiện diện bên các môn đệ suốt thời kỳ của Hội

Thánh.

Hoạt động của Người nơi các tín hữu được mô tả là:

- Người là tác nhân tạo nên sự trung thành với Lời của Đức Giêsu và Tình yêu của

Người.

- Người là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện: “Chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy”.

- Người dần dần dẫn dắt họ tới sự hiểu biết đầy đủ sứ điệp của Đức Giêsu: “Người

sẽ giúp anh em nhớ lại mọi điều...” Với tư cách Đấng Bảo Trợ, là Hiện diện, là Ký

ức, Thần Khí hiện tại hóa sự có mặt của Đấng Phục sinh trong cuộc sống người

Kitô hữu.

LỄ CHÚA BA NGÔI

CHÚA CON ĐÃ SAI THÁNH LINH

ĐỂ TIẾP TỤC CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI Ở TRẦN GIAN

(Ga 16,12-15)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ thời kỳ của Đức Giêsu...

Vào giờ Đức Giêsu sắp “phải bỏ thánh gia mà về với Chúa Cha”, ta thấy có hai

giai đoạn trong bài diễn từ sau bữa Tiệc Ly.

- Thời kỳ của Đức Giêsu, thì các môn đệ “không làm sao có sức chịu nổi” những

lời Người.

- Thời kỳ của Thánh Linh “thì chính Người sẽ dẫn các ông tới sự thật toàn vẹn”.

X.Léon-Dufour quảng giải: “Bây giờ” của bữa tiệc ly đối tương phản với thời kỳ

Đấng Bảo Trợ đến; và việc đến này tùy thuộc vào lễ Vượt Qua của Chúa

Con” (“Lecture de l'Evangile de St Jean”, cuốn 3, Seuil, trg 231).

2. ... Đến thời kỳ của Chúa Thánh Thần.

- Thần Khí này, Đức Giêsu hứa với các tông đồ: “sẽ dẫn các ông đến sự thật toàn

Page 637: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 637 of 793

vẹn”. Việc Chúa Thánh Thần đến soi sáng vào quá khứ của Đức Giêsu, sẽ khiến cộng

đoàn các môn đệ của Người hiểu sâu thêm những lời nói và việc làm của Người, hiểu

để áp dụng và đi vào cuộc sống. Hơn nữa, Người còn cho các môn đệ thông hiệp vào

hiện tại của Đức Giêsu, Người Con đã được tôn vinh nơi Thiên Chúa và đang muốn

thông ban cho các môn đệ chính con người vinh quang của mình.

- Thần Khí này, Đức Giêsu phán tiếp “sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho

anh em”. Để dẫn đến sự thật, Thần Khí “sẽ nói lên” hay là “sẽ diễn tả” điều mà

Người nhận từ Chúa Con... X. Léon-Dufour giải thích thêm: “Nếu Đức Giêsu

ngừng nói bên tai, thì việc Người nói trong tim (đồng nghĩa với “mạc khải”) vẫn

còn tiếp tục nhờ trung gian của Thần Khí. Quả vậy, Thần Khí không nói nhân danh

quyền năng của mình, cũng giống như Đức Giêsu đã không nói tự ý mình; Thần

Khí sẽ nhận từ Đức Giêsu cũng giống như Đức Giêsu nhận từ Chúa Cha (8,26).

Tiếng nói của Thần Khí chắc chắn không đập vào lỗ tai, nhưng thấm sâu tận tâm

hồn. Như vậy, Chúa Con tiếp tục mạc khải của mình bằng cách thế khác trước,

cách thế “thần linh”... Chúa Thánh Linh sẽ là người biểu lộ Đức Giêsu vậy”.

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Nguồn suối không hề cạn” (H. Vulliez, trong “Thiên Chúa rất gần, Năm C”,

DDB, trg 76-77).

“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em”. Vào lúc ly biệt, những lời kín đáo này

phát ra từ môi miệng Đức Giêsu để kết thúc buổi hàn huyên đầy tình hiệp thông.

Vấn đề không tại điều muốn nói, mà tại ý nghĩa thẳm sâu nằm ở những lời ấy.

Sánh với những gì nằm sâu trong lòng biển cả bao la, thì lời nói cũng chỉ như đám

bọt biển trắng xoá trên mặt mà thôi. Điều mà Thầy muốn ban cho anh em, chia sẻ

với anh em là những gì tự đáy lòng Thầy, là những gì là sâu xa nhất từ nội tâm

Thầy.

Không phải là Thầy không còn thời giờ, cũng chẳng phải là Thầy còn nói thêm

nhiều điều khác. Thầy chỉ mong muốn lặp đi lặp lại mãi mãi điều cốt lõi. Ước chi

điều cốt lõi được lặp lại hoài này, luôn có được vẻ tươi mát của buổi bình minh

đang xuất hiện.

Nội tâm Thầy như mạch nước muốn vọt lên nhưng lại không vọt lên được. Điều

Page 638: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 638 of 793

Thầy muốn nói ra thì lại không thể diễn tả được. Và người nghe không bao giờ có

thể hiểu, cũng không thể cảm nghiệm được với ánh sáng và cường độ mà Thầy

mong muốn, vì điều đó thuộc về Thầy một cách quá lạ thường. Cái “tôi” thẳm sâu

này không sao tả xiết.

“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em”. Nhưng lúc này, như thế là đủ rồi. Không

thể nói thêm nữa, và người nghe cũng không thể tiếp thu hơn. Sự truyền đạt từ người

này sang người kia kết thúc, vào lúc mối hiệp thông không còn có thể hiệp nhất thêm

nữa.

“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em”. Khi Đức Giêsu tâm sự điều này với

các bạn hữu của Người, thì tình thầy trò thân mật trước lúc chia ly rất phong phú

đến nỗi không có thể nói gì hơn nữa.

Vả lại, Người còn có thể mạc khải gì hơn về Người hoặc về Chúa Người chăng?

Người chẳng phải là mạc khải đầy đủ về Thiên Chúa rồi đấy sao? Đây không phải

một “món hàng tàng trữ” ngủ yên trong tủ sắt, hoặc được nâng niu giữ gìn trong

hộp quý. Không đâu, đây là một dòng suối không hề cạn kiệt.

Thần Khí, trong khi giúp người ta hiểu biết và nhìn nhận Đức Giêsu, sẽ khiến

người ta không ngừng đói khát muốn hiểu biết hơn nữa. Thần Khí khơi dậy nơi

lòng người tín hữu sự hiện diện của Đấng Phục sinh. Người giúp khám phá sự hiện

diện đó là gì, có hệ quả gì trong cuộc sống thường nhật cũng như trong những giờ

phút trọng đại của lịch sử.

Một sự hiện diện kín đáo và mãnh liệt.

Một sự hiện diện đầy bình an và tình thương.

Và sự hiện diện này là Sự sống.”

2. Thiên Chúa mà Đức Giêsu mạc khải, Người là ai? (N. Quesson, trong “Les

entretiens du dimanche. Année C”, Droguet -Ardant, trg 101-102)

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, cũng như tất cả những mầu nhiệm đặc biệt Kitô giáo,

không tự nhiên dễ hiểu đối với những trí tuệ thích lý luận của con người. Mới đây

một đứa trẻ đã nói với cha nó rằng:“Ba mà cũng còn tin những chuyện ấy à?”.

Phản ứng của đứa trẻ này minh họa rõ ràng cái não trạng vụ khoa học mà ta đã bị

thấm nhiễm, và não trạng đó có khuynh hướng chủ trương cái gì có thể kiểm

nghiệm được, mới được coi là có thật.

Page 639: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 639 of 793

Tuy nhiên, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm đáp ứng được

những ước mơ thâm sâu nhất của nhân loại. Bí mật của thế giới chúng ta không

phải là cái gì trừu tượng, hoặc một sức mạnh vô danh tăm tối, nhưng là một tình

thương..., có thể nói được rằng: “đó là nhịp đập của ba trái tim thương yêu

nhau” hoặc nói theo ngôn ngữ truyền thống hơn, nhưng cùng một thực tại lạ lùng

đó, ta nói: Thiên Chúa là ba ngôi vị, nhưng ba ngôi là một Chúa duy nhất.

Thật vậy, bạn hãy mở sách Tin Mừng bất kỳ trang nào, bạn sẽ thấy rằng Đức Giêsu

không khi nào đóng vai giáo sư dạy môn tôn giáo hoặc môn triết học. Người đã

không hề giảng bài về Chúa Ba Ngôi. Người cũng không bao giờ nói ra từ ngữ đó.

Không! Nhưng đơn giản là Người đã sống. Người đã sống như một người Con.

Người chỉ mang trong tim, chỉ nói ra nơi cửa miệng cái tên của lòng yêu thương,

các tên của Đấng mà, các trẻ nhỏ Do Thái ngày nay vẫn còn dùng để gọi cha của

chúng trên các đường phố Giêrusalem.

Chúng ta vừa mới nghe những lời rất đơn sơ của Tin Mừng: Mọi sự thuộc về Cha,

do thánh Gioan kể lại (Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu phiên dịch cách hồn

nhiên là: à Papa le Bon Dieu”: thuộc về “Ba” Chúa Trời) những gì thuộc về Cha

Thầy, là của Thầy. Rồi Người nói tiếp liền: “Thần Khí sẽ lấy những gì của Thầy

mà loan báo cho anh em”.

Như vậy, cách sử sự và những lời của Đức Giêsu đưa ta vào làm quen với “Ba

Ngôi” vừa hoàn toàn tách biệt, tuy nhiên, lại vừa hoàn toàn liên kết nên một. Vâng,

Đức Giêsu là Đấng luôn “quy hướng về Đấng khác”.

Quả thật, , trong suốt lịch sử của nhân loại đi tìm kiếm từ tôn giáo, Đức Giêsu và

chỉ một mình Đức Giêsu là người đủ bạo dạn để dám nghĩ rằng: Thiên Chúa không

phải là Đấng cô đơn, xoay tròn chung quanh mình, giam hãm mình trong một thứ

ích kỷ thánh thiêng..., nhưng Thiên Chúa là Đấng khởi nguồn và làm nẩy sinh mối

liên hệ yêu thương.

LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ

Page 640: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 640 of 793

ĐỨC GIÊSU BẺ BÁNH, PHÂN PHÁT DƯ DẬT

CHO DÂN CHÚNG TRONG HOANG ĐỊA

(Lc 9,11-17)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một trình thuật được sáng tỏ nhờ nội dung bản văn.

- Luca đã đặt trình thuật hóa bánh ra nhiều vào giữa hai câu hỏi về thân thế của

Đức Giêsu:

+ Câu hỏi của vua Hêrôđê, ông không biết nghĩ sao khi nghe những dư luận rất

khác nhau về Đức Giêsu. “Có kẻ nói: Đó là ông Gioan Tẩy Giả từ cõi chết sống

lại. Kẻ khác nói: Ông Êlia xuất hiện đấy. Kẻ khác nữa lại nói: Đó là một ngôn sứ

thời xưa sống lại. Còn vua Hêrôđê thì nói: Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn

những chuyện như thế? Rồi vua tìm cách thấy mặt Đức Giêsu.” (9,7-9).

+ Câu hỏi của chính Đức Giêsu (9,12-20): “Đám đông nói Thầy là ai?... Còn anh

em, anh em bảo Thầy là ai?”. Và Phêrô sẽ đáp lại bằng lời tuyên xưng đức

tin: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”(Tin Mừng Chúa nhật tới).

- Luca cũng đặt trình thuật này vào bước ngoặt của sứ vụ Chúa thi hành ở Galilê,

khi sứ vụ sắp kết thúc. F. Prod’hom giải thích: “Tấm thảm kịch tới hồi bi thảm,

một bên là nhà cầm quyền sẽ thù nghịch, và đám đông hồ hởi lúc ban đầu, nhưng

rồi chán nản vì lòng mong mỏi một Đấng Kitô trần tục không được đáp ứng; một

bên là các môn đệ và Đức Giêsu thì cố gắng làm cho họ hiểu bản chất đích thực

của sứ vụ cứu thế của Người... Ta không thể đọc trình thuật về việc hóa bánh ra

nhiều, mà không nghĩ đến lúc này Đức Giêsu đang bị cơn khủng hoảng: Người tự

thấy mình bị một số người lìa bỏ, những người đã không có thể vượt lên trên

những mong mỏi trần tục của họ; cũng lúc này Phêrô và các bạn được mời gọi

chứng tỏ lòng tin yêu phó thác, quyết tâm đi theo Đức Giêsu.” (“Assemblée du

Seigneur”, số 32, trg 60-61).

- Sau cùng, Luca liên kết trình thuật này với việc sai mười hai ông đi truyền giáo lần

đầu, các ông được sai đi “công bố Vương Quốc Thiên Chúa” (9,1-2). Các ông trở về

và “báo cáo cho Đức Giêsu những việc các ông đã làm”. Rồi Đức Giêsu dẫn các ông

vào nơi vắng vẻ. Chính lúc đó thì đám đông đi theo Chúa và biến cố đã xảy ra, khi mà

Page 641: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 641 of 793

Mười Hai trình bày cho Thầy mình biết nhu cầu của đám đông và thú nhận sự bất lực

trước tình thế cấp bách như vậy, thì Đức Giêsu truyền cho các ông phân phát cho mọi

người năm chiếc bánh và hai con cá. Công cuộc truyền giáo được kết thúc bằng việc

phục vụ đám đông.

2. Một trình thuật, mô tả cảnh thiếu thốn nhường chỗ cho cảnh dư dật.

“Ngày đã bắt đầu tàn”. Các môn đệ hỏi nhau: Chúng ta đang ở “một nơi hoang

vắng”. “Lấy gì ăn đây?”. Bởi vì có tới “năm ngàn người” mà lương thực dự trữ

chỉ có “năm ổ bánh và hai con cá”. Trong khi các ông nghĩ rằng tốt nhất là giải

tán cho họ về nhà, thì Đức Giêsu lại trả lời: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi”.

Trước hết, Đức tin truyền cho các ông: “Anh em hãy bảo họ ngả mình xuống. Rồi

Người cầm lấy bánh, cá, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các

ông phân phát cho đám đông. Thức ăn dư dật đến độ còn dư thừa “12 thúng” ”.

Mỗi thúng cho một ông trong nhóm mười hai.

3. Một trình thuật viết dưới ánh sáng Phục sinh.

Mọi nhà chú giải Thánh Kinh đều đặt trình thuật việc lập Bí tích Thánh Thể đối

chiếu với việc hoá bánh ra nhiều. Nhưng còn có sự đối chiếu song hành nổi bật hơn

nữa, đó là đối chiếu với trình thuật về hai lữ khách đi Emmaus.

- Cũng như ở Luca 24,13-35 (“Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ,

Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong Sách Thánh”).

Việc chia sẻ Lời Chúa (“Đức Giêsu nói với họ về Nước Thiên Chúa”) xảy ra trước

dấu lạ bánh được chia sẻ và được hóa ra nhiều là chóp đỉnh của trình thuật.

- Cũng như ở Luca 24,29 (“Mời Ngài ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều và

ngày sắp tàn”) thì cũng vào lúc “ngày bắt đầu tàn” xảy ra việc hoá bánh ra nhiều.

- Cũng như ở Luca 24,40, thì ở Luca 22,14 cũng tả tư thế của những người tham

dự là thế nằm (“anh em hãy bảo họ ngả lưng xuống”) theo phong tục của thời đó

khi ăn tiệc lớn.

- Cũng như ở Luca 24,30 thì ở Luca 22,14 chúng ta gặp thấy 4 động từ đặc điểm

của việc dâng lễ “tạ ơn”: Đức Giêsu cầm lấy 5 ổ bánh... ngước mắt lên trời, dâng

lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ.

Page 642: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 642 of 793

“Hành động mà Đức Giêsu đã làm và những lời Người đã nói lúc ấy, để “làm dấu

chỉ” cho sứ mệnh của Người là tái lập Nước Thiên Chúa, đã không được hiểu ngay

lúc ấy. Nhưng sau cuộc khổ nạn và “biến cố vinh quang”, “trong ánh sáng của

Thánh Linh” thì cộng đoàn tiên khởi đã làm sáng tỏ điều Người “thực sự đã làm

và đã dạy” (F. Prod’homme. Sđd, trg 61).

4. Một trình thuật dưới dạng dụ ngôn.

Sau hết, ta nhận thấy trình thuật này được trình bày như một dụ ngôn bằng hành

động mô tả sứ mệnh của Đức Giêsu và của Hội Thánh Người như thế nào.

- Trước đám đông dân chúng, mải miết đi theo Người vào chốn hoang vắng này,

đến nỗi quên rằng giờ đã muộn và lại ở xa với địa điểm có thể tìm được lương

thực, thì Đức Giêsu là một vị Ngôn sứ thượng thặng (vượt xa những ngôn sứ trong

Cựu Ước, như Êlia, vị ngôn sứ đã nuôi 100 người bằng 20 ổ bánh (2V 4,44), qui tụ

và nuôi sống Dân Thiên Chúa.

Trong Người, Nước Thiên Chúa đã khai mở, sự trông ngóng của muôn người được

đáp ứng ngoài mong đợi. Của ăn mà Người vừa cung cấp cho họ một cách nhưng

không và dư dật tràn trề, chính là ơn cứu độ của Thiên Chúa.

- Đám đông không còn tản mát và bơ vơ, mà đã được qui tụ, được tổ chức “thành

từng nhóm năm mươi người” (giống như dân Israel trong sa mạc: Xh 18,21-25; Ds

31,14; Đnl 1,15) làm thành một cộng đoàn cùng nhau dự tiệc, gợi nhớ đến Dân mới

và Bữa tiệc cánh chung mà, theo lời Chúa hứa,“kẻ nghèo sẽ được ăn uống no nê”.

- Còn về Nhóm Mười Hai, tác vụ tông đồ các ông thi hành ở đây mang một ý nghĩa

biểu trưng. Đức Giêsu cho các ông hợp tác cụ thể với sự nghiệp của Người (“Các

anh em hãy cho họ ăn”), chia công tác cho các ông, truyền cho các ông tổ chức

dân chúng (“Anh em hãy bảo họ ngả mình từng nhóm năm mươi người...”), và

phân phát bánh đã hóa nhiều cách rộng rãi (“Đức Giêsu đọc lời chúc tụng, bẻ ra,

trao cho các môn để các ông phân phát cho mọi người”).

Khi nói đến bánh dư thừa thu gom lại được “12 thúng”, thì tuy trình thuật kết thúc

ở đây, nhưng vẫn mở ra cho sứ mệnh phổ quát của Hội Thánh qua không gian và

thời gian.

Francois Bovon kết luận: “Nhìn theo quan điểm Giáo Hội học, Đức Giêsu mời gọi

Page 643: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 643 of 793

sự cộng tác của các môn đệ, dù rằng, trước phục sinh, các ông chưa hoàn toàn

hiểu được điều đang xảy ra. Việc làm trung gian mà Người trao cho Nhóm Mười

Hai báo trước tác vụ và trách nhiệm tương lai của các ông sau phục sinh. Như vậy

đã rõ, Đức tin thiết lập tác vụ như một sự phục vụ chứ không phải như một sự

thống trị. Căn nguyên của tác vụ này và những thiện ích phát sinh từ đó ra, không

hệ tại bản thân thừa tác viên, nhưng hệ tại Thiên Chúa, Đấng tuyển chọn và bổ

nhiệm. Công việc của thừa tác viên giống như đời sống của Giáo Hội có phát triển

bên ngoài (I,1-16,10a) và bên trong (9,10-17) đó là phải bung ra thế giới ngoại

giáo, đồng thời phải xây dựng cộng đoàn thánh thiện.

Dân Thiên Chúa vì thế phải lên đường cả ngày lẫn đêm, nơi thôn quê cũng như

thành thị, và sa mạc. Chắc chắn Chúa yêu thương họ, săn sóc và nuôi dưỡng họ

bằng cách thế không thể ngờ. Người ban tặng họ ân huệ cao quý và dư dật, nhờ

Con của Người và nhờ những môn đệ mà Con Chúa đã tuyển chọn. Ơn huệ dồi

dào này không chỉ dành riêng cho nhóm dân khác. Thông hiệp vào tình yêu của

Thiên Chúa không phải là hình thức loại trừ, nhưng là sự hội nhập có tính năng

động.” (“L'Evangile selon St Luc 1-9”, Labor et Fides, 1991, trg 464).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một cử chỉ làm thay đổi thực tại đời ta (L. Sintas trong “Parole de Dieu pour

la méditation”).

Đức Giêsu đang nói với đám đông về Vương quốc Thiên Chúa. Vậy mà khi vừa

mới giảng về Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu liền truyền cho đám đông ngồi xuống

như để đưa ra cho họ một hình ảnh cụ thể. Thế còn cử chỉ Người làm trước mắt họ

là cử chỉ nào? Đó là việc hòa bánh ra nhiều. Vua đích thật của Vương quốc chẳng

có gì kiêu kỳ cả. Người biết rất rõ đám thính giả của Người đang đói. Đám đông

đói lả này tượng trưng cho cả nhân loại. Người ta nói rằng đám đông ấy đông vô

kể. Phần các môn đệ, các ông nghĩ là nên giải tán để cho họ đi vào các làng lân cận

mà lo kiếm của ăn. Nhưng Đức Giêsu lại nghĩ khác. Người yêu cầu cho họ ngồi

xuống. Chính Người sắp lo liệu cho đám dân này mà Người lại làm công việc đó

một cách khiêm tốn. Người đã không coi chuyện năm ổ bánh và hai con cá nghèo

nàn mà các môn đệ nói cho biết là chuyện nghiêm chỉnh chăng? Chính những ổ

Page 644: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 644 of 793

bánh và những con cá này mà Người hóa ra nhiều đấy.

Chúng ta cũng được biết trong trí của Đức Giêsu (việc hóa bánh ra nhiều) là dấu lạ

loan báo một của ăn khác. Nếu ta vận dụng ý nghĩa của cử chỉ Chúa làm, thì ta có

thể cả quyết rằng phép Thánh Thể cũng như phép lạ ta vừa chứng kiến, không phải

là một trò ảo thuật. Việc làm của Đức Giêsu dựa trên việc hiến dâng 5 ổ bánh và 2

con cá. Đó chính là vai trò hết sức chủ động dành cho ta trong phép Thánh Thể. Đức

Kitô muốn ghép hồng ân Thánh Thể vào chính bánh và cá cũng như cuộc sống của

ta. Thánh Phaolô sẽ nói lên điều đó. Chúng ta là thân thể của Đức Kitô. Vì thế, trong

khi cử hành bí tích Thánh Thể cũng như mọi bí tích khác, chính chúng ta cũng phải

cống hiến 5 ổ bánh và 2 con cái mà ta có. Những thứ đó chẳng là gì sánh với đám

đông đang đói lả ngày nay. Tuy nhiên, nếu không có những thứ đó, Bí tích Thánh

Thể sẽ chỉ còn là một trò ảo thuật. Đức Giêsu, với quyền năng của Người, Người sẽ

biến đổi, sẽ hiến thánh sự nghèo nàn của những việc ta làm và thực tại cuộc sống

của ta.

Nước Thiên Chúa sẽ hoàn tất cách tuyệt hảo những gì mà con người có can đảm

cống hiến cho người nghèo đang van xin, cho người đau yếu đang rên rỉ, cho tù

nhân đang đòi hỏi công lý, cho người cùng khổ đang đau đớn và than khóc. “Điều

gì anh em làm cho người bé nhỏ nhất trong các anh em Ta đây, là đã làm cho

chính Ta vậy” (Mt 25,40)”.

2. Lễ Mình Máu Chúa Kitô (Fête-Dieu, tạp chí “ Célébrer” do CNPL., số 219, trg

42)

Đức Giêsu tiếp đón đám đông dân chúng. Cụm từ đó đi liền trước và dẫn vào trình

thuật về bánh được phân phát trong Tin Mừng Luca. Bí tích Thánh Thể, chính là

việc Thiên Chúa tiếp nhận chúng ta vào bàn ăn của Người, và việc Người đón tiếp

thì rất cụ thể: trong khung cảnh một bữa ăn để ta có cái ăn.

Thiên Chúa tiếp đón chúng ta ở bàn tiệc sự sống của Người. Bánh và rượu được

ban để làm cho sự sống của Chúa hoạt động trong ta “trong sinh hoạt thường

ngày”. Lễ Mình Máu Chúa Kitô còn vọng lại âm thanh của mùa phục sinh vừa mới

kết thúc, mầu nhiệm Thiên Chúa được tỏ ra trong việc Đức Giêsu chết và sống lại

vì chúng ta. Lễ này cũng nhắc lại sự hiệp thông trong Ba Ngôi Thiên Chúa, mà ta

Page 645: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 645 of 793

vừa mới cử hành Chúa nhật vừa qua trong lễ Chúa Ba Ngôi. Đức Giêsu tiếp nhận

ta vào sự sống của chính Thiên Chúa. Khi ăn bánh và uống chén rượu, chúng ta

hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là giờ phút để ta “cám ơn”, tạ ơn Thiên Chúa.

Trong lễ Mình Máu Chúa (Fête-Dieu)... Thiên Chúa sẽ hoan hỉ khi mọi con cái loài

người đều có chỗ ngồi và có của ăn. Và trong “sinh hoạt thường ngày”, ai sẽ được

trao nhiệm vụ đón tiếp đám đông để nói cho họ về Nước Thiên Chúa? “Anh em

hãy cho họ ăn đi”. Trọng trách được trao cho các môn đệ. Ân huệ kéo theo nhiệm

vụ. Nếu ân huệ là cụ thể, thì nhiệm vụ cũng vậy thôi. Chúa không ngừng hướng

dẫn Hội Thánh Người đến với những người đang đói.

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN

NHỮNG TIỆC CƯỚI Ở CANA

(Ga 2,1-12)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ một tiệc cưới làng quê... đến những tiệc cưới của Thiên Chúa với dân Người.

Chúa nhật trước chúng ta đã chú ý đến bài tường thuật của Mátthêu về ba nhà đạo

sĩ, một bài rất giàu ý nghĩa biểu tượng. Bài tường thuật của Tin Mừng Gioan về

tiệc cưới ở Cana mở đầu cho “Cuốn sách về các Dấu chỉ” cũng giống như vậy. Và

như A. Marchadour cảnh giác, chắc chắn rằng qua câu chuyện được kết cấu như

thế, “tốt hơn ta nên, từ bỏ ý nghĩ muốn biết đích xác sự việc xảy ra như thế nào.

Thánh Gioan là người vốn thích nhìn từ một sự việc cụ thể đích thực để nhận ra ý

nghĩa thần học tiềm ẩn, cốt làm cho lịch sử có được nét sáng giá hơn” (“L'

Evangile de Jean”, Centurion, 1992, tr. 55).

- Việc giới thiệu các nhân vật và quan hệ hỗ tương của họ là chìa khoá thứ nhất

dẫn vào lối đọc ý nghĩa biểu tượng của trình thuật này.

+ Thực vậy, các nhân vật mà người kể chuyện nói đến là “Đức Giêsu”, “thân mẫu

Đức Giêsu”, các“môn đệ” Người, rồi ở phần tiếp của đoạn văn có người “quản

tiệc” và “tân lang”.

Page 646: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 646 of 793

+ Theo A. Marchadour nhận xét, tất cả những nhân vật này, “đều được giới thiệu

quy chiếu về Đức Giêsu: thân mẫu Người, các môn đệ Người. Các môn đệ sẽ

không có vai trò chủ động nào, nhưng lại quan trọng, đồng thời là chứng nhân của

cảnh tượng và là những con người được biến đổi: cuối chuyện các ông trở thành

những con người có lòng tin” (Sđd.)

+ Còn chính tân nương sẽ không có vấn đề gì hết.

- Một chìa khóa khác đó là sự lặp đi lặp lại từ “tiệc cưới” ở đầu bản văn (c.1.2) rõ

ràng là có ý làm nổi bật ý nghĩa biểu tượng của câu chuyện, tiệc cưới chỉ là cái

khung để lồng những biểu tượng ấy.

Qua khắp cả Kinh Thánh, từ sách tiên tri Ô-xê cho đến sách Nhã Ca, Thiên Chúa luôn

được trình bày như tân lang của dân Người là Israel. Giao Ước giữa Giavê Thiên

Chúa và Israel là một giao ước hôn nhân, nghĩa là bền chặt, không thể tiêu huỷ được;

giao ước ấy dựa trên nền tảng là tình yêu trọn vẹn và hỗ tương. Chính Tân Ước cũng

thường xuyên sử dụng chủ đề này.

Chính chủ đề này được quảng diễn ở đây, trong bài tường thuật của thánh Gioan.

Bên kia buổi lễ cưới của những cặp vợ chồng trẻ ở Cana, thánh sử muốn hướng

tầm nhìn của ta vào cảnh khai trương một cuộc lễ khác, cho những tiệc cưới khác:

Lễ cưới của Thiên Chúa với dân Người trong Đức Giêsu Kitô Con Người, mà các

ngôn sứ đã loan báo.

2. Từ nước của Luật cũ... đến rượu nho của Giao Ước mới.

Càng chú ý đọc bài tường thuật này, người ta càng thấy rõ góc độ biểu tượng này.

- Gioan đã đặt biến cố vào “ngày thứ ba”. Có phải coi kiểu xác định thời gian vắn vỏi

được nói ở đây, theo J.B. Michaud hiểu, là muốn đưa về mạc khải mà Gioan có ý nói

đến ở 1,51 chăng? Nói cho đúng, theo như X. Léon-Dufour, há người ta chẳng đọc

thấy ở đây ý hướng của người kể chuyện là muốn cho câu chuyện này có liên hệ với

những biến cố vĩ đại của lịch sử thánh cũng xảy ra vào “ngày thứ ba” như: hiến tế

Isaac, trong St 22,4, Chúa hiện ra trên núi Sinai trong Xh 19,11 đấy sao? Việc “xác

định ngày tháng” này có lẽ muốn loan báo “một khúc quanh quyết định trong lịch sử

của Giao Ước” (“Lecture de l'Evangile selon Jean”, cuốn I, tr. 222). Sau cùng, như A.

Marchadour gợi ý, phải chăng việc ghi chú“ngày thứ ba” như thế muốn gợi nhớ lại

Page 647: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 647 of 793

biến cố Phục sinh, ngày thứ ba lúc Chúa Giêsu tỏ bày vinh quang, và lúc ấy các môn

đệ đã tin.

- “Họ hết rượu rồi”, lời nói này của “thân mẫu Đức Giêsu” bỗng dưng khiến

người ta phải chú ý.

+ Ta đừng quên rằng rượu nho là đồ uống trong ngày lễ, nhất là lễ cưới thường kéo

dài nhiều ngày nên phải lo dự trữ sao cho đủ; rượu nho cũng là biểu tượng các tiệc

cưới mang tính thiên sai giữa Thiên Chúa với dân Israel mà các ngôn sứ hằng ca

ngợi và trông đợi.

+ Sự cố thiếu rượu là điểm khởi đầu câu chuyện. Tác giả không quan tâm đến lý do

của sự thiếu rượu cho bằng ý nghĩa biểu tượng của sự kiện đó: nỗi khốn khó và

lòng dân Israel trông đợi ân huệ Chúa ban.

+ Chính Đức Maria “thân mẫu Chúa Giêsu” – Gioan luôn dùng từ này để gọi Đức

Maria – có sáng kiến báo cho Đức Giêsu biết nhà đám thiếu rượu.

- “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và con”. Câu trả lời là khá bí ẩn.

+ Trước hết Đức Giêsu xưng hô với mẹ Người không phải bằng

tiếng “má” (imma), tương đương với tiếng “ba” (abba), mà lại dùng tiếng “Bà”.

Ta đừng coi đây như một lời lẽ thiếu kính trọng nào đó, cũng đừng coi đó là một lúc

bực mình bột phát. Kiểu gọi Đức Mẹ như thế ở đầu Tin Mừng Gioan và một lần nữa ở

cuối Tin Mừng, khi ở trên Núi Sọ thiết tưởng nên được đặt ở một bình diện tương

quan khác với bình diện của đời thường và của gia đình.

+ Rồi phần tiếp theo của câu trả lời càng củng cố điều ta vừa nói ở trên: “Chuyện

đó can gì đến bà và con”. Đó là một kiểu nói Do Thái nhằm từ chối một sự can

thiệp chưa hợp thời, chưa đúng lúc, đồng thời cho thấy có sự hiểu lầm giữa người

nói và người nghe. Các dịch giả và các nhà chú giải Kinh Thánh thì cố gắng lựa lời

để làm dịu đi vẻ cứng cỏi của kiểu nói này. Như A. Marchadour gợi ý, cách trả lời

của Đức Giêsu, phải chăng là “tạo một khoảng cách: Chúa muốn thúc giục thân

mẫu Người đi xa hơn, vượt lên chức năng làm mẹ theo huyết nhục, để sinh ra làm

người môn đệ nữa” (Sđd, tr. 56).

- “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”, Đức Maria nói ngay với những gia

nhân. Hưởng ứng lời kêu gọi của con, Đức Maria đã vượt khoảng cách để trở thành

người môn đệ đầu tiên.

Page 648: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 648 of 793

Mấy lời trên đây mà bài tường thuật đặt vào môi miệng Đức Maria chứa chất biết

bao ký ức xa xăm về Kinh Thánh:

+ Nó gợi nhớ lời vua Pharaô nói với dân Ai Cập đến xin lương thực: “Hãy đến cùng

Giuse, người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (St. 41,55). Hình ảnh Đức Maria mờ

nhạt đi trước Đấng đang làm ứng nghiệm những lời tiên tri loan báo, một Giuse mới

đang cho dân ăn, đưa dân từ thiếu thốn đến sung túc.

+ Nó gợi nhớ lời đáp lại của dân Chúa trước đề nghị của Giao Ước khi tụ họp ở núi

Sinai: “Mọi điều Đức Chúa phán bảo, chúng tôi xin làm theo” (Xh. 19,8). Ở đây,

ngay lúc khởi đầu Giao Ước mới, thánh sử đặt vào môi miệng Đức Maria lời tuyên

xưng đức tin của dân được tuyển chọn. Thánh sử giới thiệu ngài là hình ảnh của

Israel mới.

- Bài tường thuật tiếp tục “Ở đó, có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo

thói tục người Do Thái”. Thật là kỳ lạ, thay vì những vò đất nung hay những bình

da người ta dùng đựng rượu trong tiệc cưới ở Cana, và những bình ấy chắc hẳn đã

cạn hết rượu rồi, thì Đức Giêsu lại bảo những người giúp việc đổ đầy nước vào các

chum đá vốn không đựng rượu, mà đựng nước dùng vào việc “thanh tẩy theo thói

tục người Do Thái”. Và chính từ những cái chum đá đổ đầy nước “tới miệng” này

(chừng 700 lít) mà các gia nhân sẽ múc rượu ngon ra, thứ rượu ngon hơn rượu đãi

lúc đầu, “người quản tiệc”xác nhận như vậy.

Việc nước hóa thành rượu trong bữa tiệc cưới ở làng quê tượng trưng cho Luật cũ

chuyển qua Luật mới. Rượu nho của thời đại cứu thế thay thế cho nước của giao

ước đầu tiên.

3. Từ “khởi đầu các dấu lạ”.. đến “Giờ” thực hiện.

- Bài tường thuật về tiệc cưới Cana mở đầu “Sách các dấu lạ” sẽ kết thúc ở 12,50,

để từ đó sẽ khởi đầu “Sách về Giờ của Đức Giêsu”.

+ Thánh sử lưu ý: chúng ta đang ở vào thời kỳ “khởi đầu các dấu lạ”. Khi

làm “dấu lạ” đầu tiên này, Đức Giêsu bắt đầu tỏ cho các người thân của mình biết

thân thế và sứ mệnh của Người. Cana đánh dấu bước thứ nhất trên con đường đức

tin của các môn đệ: “Các môn đệ đã tin vào Người”.

Nhiều “dấu lạ” khác sẽ theo sau: hóa bánh ra nhiều (Ga 6), chữa người mù bẩm

Page 649: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 649 of 793

sinh (Ga 9), cho Ladarô sống lại (Ga 11) sẽ triển khai mạc khải ban đầu kia và góp

phần làm nên những chặng đường trong hành trình đức tin của các môn đệ.

+ Nhưng “Giờ Người chưa đến”, Đức Giêsu tuyên bố như thế, Giờ nhiệm mầu ấy

sẽ đan xen cả giờ Khổ nạn, giờ được tôn vinh, lẫn giờ tràn đầy ơn ban của Chúa

Thánh Thần. Để rồi trong ánh sáng rạng ngời của mầu nhiệm Vượt qua, mọi ý

nghĩa đều được sáng tỏ và các môn đệ sẽ trở thành những con người gắn bó hoàn

toàn với Đức Giêsu, nhìn nhận Người là Đấng Mêsia, là Con Thiên Chúa.

+ Về phần “thân mẫu Chúa Giêsu”, Người “ở đó” để chứng kiến dấu lạ khai mào

Giao Ước mới:“Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và con?”, cũng như Người

sẽ “ở đó, gần thập giá” (19,25) lúc“Giờ” đóng ấn Giao Ước mới trong máu, sẽ

điểm, lúc ấy, Đức Giêsu sẽ nói với thân mẫu Người rằng: “Thưa Bà, đây là con

của Bà”. Thân mẫu Đức Giêsu có mặt lúc “khởi đầu” thì Người sẽ có mặt

khi“hoàn tất” (cf. 19,30: “Thế là đã hoàn tất”).

- Bài tường thuật này được viết sau biến cố Phục sinh.

A. Marchadour kết luận: “Phép lạ ở Cana, được viết cho các tín hữu đọc, vì họ là

những người đã có kinh nghiệm về niềm tin Chúa phục sinh và đã đoạn tuyệt với

Do Thái giáo. Kết cấu câu chuyện cho ta thấy rõ điều đó. Mở đầu và kết luận đặt

người đọc trong bối cảnh phục sinh... Toàn bộ bài tường thuật mô tả việc chuyển

từ Do Thái giáo sang Kitô giáo được thực hiện như thế nào trong Đức Giêsu.

Thân mẫu Đức Giêsu có mặt ở đó có nghĩa là nhờ Người mà lễ hội giao duyên

giữa Thiên Chúa và loài người trở thành khả dĩ. Người dẫn đưa Israel mới (mà

các gia nhân ở đây là biểu tượng) đến cùng Đức Giêsu. Nhưng khi nói với gia

nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”, thì chính Người lại đóng vai

người phụ nữ, hình ảnh Israel mới phải phục tùng con mình. Rượu vừa nhiều vừa

ngon ám chỉ rằng thời đại Đấng cứu thế vui như ngày hội đã bắt đầu và từ nay

rượu sẽ không bao giờ thiếu. Một giáo phụ tự hỏi: “Người ta đã uống cạn chăng?

Không, vì hiện giờ chúng ta vẫn còn uống.” (Sđd, tr. 58).

II. BÀI ĐỌC THÊM

Page 650: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 650 of 793

1. “Rượu nho mới” (G. Bessière, trong “Dieu si proche. Năm C”, DDB, trg 83-

84).

Đức Giêsu có mặt trong tiệc cưới mừng cho tình yêu của cặp trai gái làng Cana.

Người sắp làm phép lạ đầu tiên trong tiệc vui này. Bài tường thuật của thánh Gioan

về tiệc cưới ấy dọi một tia sáng vào quá khứ của Israel, vào tương lai của Đấng

Chúa sai đến và vào đời sống của Giáo Hội.

Thời Môsê, Êlia, Êlisê, Thiên Chúa đã làm những dấu lạ để củng cố sứ mệnh của

các vị ấy thế nào, thì Người cũng sắp chứng thực sứ mệnh của Đức Giêsu như vậy

khi cho Người thực hiện những việc lạ lùng: đó chính là những “dấu chỉ”. Trong

Kinh Thánh, rượu nho thường là biểu tượng ơn khôn ngoan do Lời Chúa ban cho.

Rồi đây Đức Giêsu sẽ là người được ban tặng ơn ấy một cách dồi dào và triệt để.

Đức Giêsu hóa nước thành rượu trong sáu chum đá dùng cho nghi thức thanh tẩy

mà người Do Thái vốn tuân giữ rất cặn kẽ; chi tiết này ám chỉ rằng Đức Giêsu sắp

mang đến một sự canh tân cho Do Thái giáo. Lúc ấy, ở đó có sáu cái chum: số sáu

được coi như con số không hoàn toàn muốn chỉ tỏ rằng quá khứ phải nhường chỗ

cho một tương lai mới.

Sách các Ngôn sứ thường ví dân được tuyển chọn như một hôn thê bất trung, bội

tín. Nên với sự hiện diện của Đức Giêsu, bây giờ là lúc những tiệc cưới giữa Thiên

Chúa và nhân loại đã dứt khoát bắt đầu. Đây là những tiệc cưới mà “Giờ” chưa

đến: tiệc của rượu nho trong bữa Tiệc ly và của máu trên thập giá, tiệc Thánh Thể,

trung tâm đời sống của Giáo Hội vẫn tiếp tục ca tụng thứ rượu nho của những tiệc

cưới đời đời.

Đức Giêsu chính là rượu nho được Thiên Chúa ban một cách hào phóng và là giao

ước luôn luôn mới.

2. “Vương quốc mới được khai trương” (F. Deleclos, trong “Prends et mange la

Parole”. Centurion–Duculot, trg 217).

Ta phải vượt lên Cana và buổi lễ ở làng quê hôm đó để có thể nắm bắt được những

luồng tư tưởng lớn của các ngôn sứ vẫn xuyên suốt Lịch sử Thánh. Phải tìm lại

những dấu chỉ của Giao Ước và tất nhiên là những tiệc cưới giữa Thiên Chúa với

dân Người.

Page 651: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 651 of 793

Việc Đức Giêsu khởi sự làm những dấu lạ, rõ ràng loan báo vương quốc mới, triều

đại của Đấng Mêsia. Ngày ấy được ngôn sứ Isaia mô tả là ngày mà “Đức Chúa

toàn năng sẽ khoản đãi một bữa tiệc thịnh soạn đầy thịt cùng các món hảo hạng

với rượu ngon nổi tiếng... Ngày ấy người ta sẽ nói: Đây là Thiên Chúa chúng ta!

Chính Người là Đức Chúa chúng ta từng trông đợi” (Is. 25,9).

Vương quốc mới được khai trương. Đấng cứu độ được loan báo và được hứa cuối

cùng thì cũng đã có mặt đây rồi. Đã hết rồi những lề luật khắc khe, những nghi

thức thanh tẩy được tượng trưng bằng sáu cái chum, một con số nói lên sự bất toàn.

Từ nay những cái đó không còn giá trị nữa. Phải nhường chỗ cho một giao ước tình

yêu; với giao ước đó, Thiên Chúa trở nên rất gần gũi, gần gũi đến độ trở nên một

người ở giữa chúng ta. Phải nhường chỗ cho những niềm vui của tiệc cưới và cho

thứ rượu nho mới của Thần Khí Thiên Chúa, Đấng đến làm đảo lộn những tập

quán, phá bỏ những truyền thống và không quan tâm đến những thói vụ luật.

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

HÔM NAY ĐÃ ỨNG NGHIỆM LỜI KINH THÁNH QUÝ VỊ VỪA NGHE

(Lc. 1,1-4 và 4,14-21)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Trang minh họa dự tính của Luca :…

Vì là người ngoại đến với đức tin kitô giáo, Luca đã không được biết Đức

Giêsu nhiều. Bởi vậy, trước khi viết về Đức Giêsu, Luca đã muốn “cẩn thận tra

cứu đầu đuôi mọi sự” và cố gắng căn cứ vào những nguồn tài liệu có giá trị, để cho

tác phẩm của mình hữu ích và có nét độc đáo đối với phần đông độc giả là những

người cũng từ ngoại giáo trở lại như ngài, mà điển hình là “ngài Thêôphilê đáng

kính”.

Nếu Luca có ý “tuần tự viết ra câu chuyện” thì không phải là viết theo cách

thức những nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay vốn quan niệm, mà chỉ là để phục vụ

và hỗ trợ cho một suy tư thần học mà thôi, như ngài sẽ nói lên điều đó trong tác

Page 652: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 652 of 793

phẩm thứ hai của mình. Dự tính của Luca là chỉ muốn kể lại “việc Thiên Chúa mở

cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin như thế nào” (Cv. 14,27). Vì thế tác phẩm

của Luca gồm hai cuốn sách trình bày chương trình cứu độ về mặt lịch sử và cũng

cả về mặt địa lý nữa.

- Chương trình cứu độ xét về mặt lịch sử :

+ Sau thời kỳ LỜI HỨA

+ thì đến thời kỳ THỰC HIỆN

với thời Chúa Giêsu, Thần Khí xưa đã tác động các ngôn sứ, thì nay càng tỏ hiện

tràn đầy trong ngôn ngữ và hành động của Đức Giêsu.

với thời của Giáo hội, thời của Thần Khí được thông ban tràn đầy qua Đức Kitô

phục sinh.

- Chương trình cứu độ về mặt địa lý được diễn ra chung quanh Giêrusalem.

+ Giêrusalem , nơi mọi sự bắt đầu với lời Sứ thần báo tin cho ông Dacaria ở trong

Đền thờ, sẽ là thành đô cho Đức Giêsu lên đó để sống trang sử “Xuất Hành” của

Người và cũng là nơi, như cuối phúc âm Luca có ghi, để các Tông đồ ngày ngày sẽ

lên Đền thờ mà chúc tụng Đức Giêsu như là Đức Chúa phục sinh (Phúc âm theo

thánh Luca). Sách Tin mừng của Luca mở đầu từ trong Đền thờ thì cũng kết thúc ở

đây.

+ Giêrusalem, nơi mọi sự bắt đầu với biến cố Thăng thiên, cũng sẽ là thành đô để

từ đó các người phục vụ Lời Chúa sẽ bung ra trên mọi nẻo đường nhân loại để

mang Tin Mừng “cho đến tận cùng trái đất” (Sách Công vụ Tông đồ).

2. … buổi hội họp ở hội đường…

“Được đầy Thánh Thần” khi chịu phép rửa ở sông Giođan, và được Thánh

Thần dẫn vào hoang địa để đối đầu quyết liệt với ma quỷ và Người đã chiến thắng,

giờ đây Đức Giêsu đã trở về Galilê và đến Nadarét là “nơi Người sinh trưởng”.

Như một người Do thái đạo đức, Người vào hội đường “như Người vẫn quen làm

trong ngày sabát”.

Khác với Mát-thêu và Mác-cô đặt biến cố này – thiết tưởng có vẻ đúng hơn

– vào cuối thời kỳ thi hành sứ vụ ở Galilê, còn Luca thì đã đặt vào đầu thời kỳ, để

phục vụ tốt hơn cho dự tính của mình và đã kết cấu bài tường thuật của mình như

Page 653: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 653 of 793

một “biến cố điển hình” khai mở và tóm tắt trước những gì sắp xảy ra, tức là việc

Đức Giêsu bị dân Người chối bỏ và công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân

ngoại.

- Hôm đó là “ngày Sabát”, là ngày để nghe đọc Sách Thánh, ngày kỷ niệm

cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ Ai-cập, ngày mà người có lòng tin trong khi chúc

tụng Thiên Chúa giải thoát dân Người thì cũng phải nghĩ đến việc giải thoát chính

mình và người khác khỏi ách nô lệ.

- Chúng ta đang “ở trong hội đường” và Luca đưa ra cho chúng ta một bức

tranh quý giá về phụng vụ diễn ra vào mỗi ngày thứ bảy. Nếu như Luca bỏ qua

phần nghi thức mở đầu (lời khái quát, kinh cầu nguyện, lời chúc lành), cũng như

không gợi lại bài đọc thứ nhất, thì ngài lại mô tả cách rất tỉ mỉ và gần như khoan

thai, mọi cử chỉ và nghi thức mà Chúa Giêsu đã làm.

3. ... lúc ấy Chúa Giêsu loan báo “Tin Mừng” …

Theo tập tục để lại từ bao đời (cf. Công vụ Tông đồ 13,15 và tiếp theo : Phao-

lô và Banaba viếng thăm hội đường ở An-ti-ô-khi-a miền Pixidia), Đức Giêsu được

cộng đồng tôn giáo Do thái tiếp đón, mời đứng lên đọc một đoạn sách thánh; sau đó

Người ngồi xuống để giải thích đoạn sách Tiên tri vừa đọc.

Đoạn sách của buổi phụng vụ hôm đó đúng là Isaia 61,1-2 :”Thần Khí Chúa

ngự trên tôi v.v.”Đây là một trong những lời sấm lớn vốn nuôi dưỡng niềm hy

vọng của dân tộc Do thái. Truyền thống của họ coi đây là lời loan báo về Đấng

Thiên sai đến; Người đầy tràn Thần Khí, Người đem đến “Tin mừng”, là loan báo

về thời đại mới bắt đầu khai mở, dân tộc Israel được giải phóng và khởi đầu triều

đại của Thiên Chúa.

4. … về “hôm nay” ứng nghiệm lời Kinh thánh.

Bây giờ là lúc Chúa GIêsu đã cuộn sách lại và trả cho người giúp việc hội

đường Người ngồi xuống và bắt đầu giải thích những lời vừa đọc. Một bài giải

thích mà Luca đã tóm tắt lại bằng một câu tuyệt vời :”Hôm nay đã ứng nghiệm lời

Kinh thánh quý vị vừa nghe”. R. Meynet chú giải: “Kinh thánh tuy là những lời

nằm chết trong sách, lại có được sức sống nhờ được đọc lên lúc này. Được nói lại

Page 654: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 654 of 793

từ một cửa miệng, Kinh thánh lại trở thành lời mang ân sủng cho những ai nghe

…Phép lạ của việc đọc sách thánh là làm cho những lời xưa của vị tiên tri đã chết

rồi, trở thành lời sống động của Đấng được sai đến hôm nay” (“Phúc âm theo

thánh Luca. Phân tích tu từ”, Cerf, tr. 62).

Cùng với Đức Giêsu và trong Đức Giêsu, tất cả những lời tiên tri loan báo

đều ứng nghiệm : Người là đấng Mêsia được sai đến (Is. 61) tràn đầy Thần Khí của

Đức Chúa; bản thân và sứ điệp của Người là “Tin Mừng được loan báo cho kẻ

nghèo hèn”. Cùng với Người và trong Người, thời đại mới của ân sủng, thời

đại “công bố một năm hồng ân của Chúa” được khai trương. Cùng với Người và

trong Người, Thiên Chúa ra tay hành động để giải thoát mọi người, “người bị giam

cầm, người mù, người bị áp bức”, tất cả đều được Người ban ơn cứu độ và tha thứ.

Cùng với Người và trong Người,“hôm nay” của hồng ân Chúa ùa tràn vào dòng

lịch sử của loài người.

Trong hội đường Nadarét, Đức Giêsu khởi đầu sứ mệnh của Người “với quyền

năng Thánh Thần”của phép rửa Người chịu. Sứ mệnh đó, Người sẽ theo đuổi xuyên

suốt dòng lịch sử trong Giáo hội của Người, “với quyền năng Thánh Thần” của ngày

Hiện Xuống.

Chúa nhật tuần tới, chúng ta sẽ chăm chú đọc nốt phần cuối của đoạn phúc

âm này.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. Một bản toát lược về sứ mệnh của Đức Giêsu. ( H. Vulliez, trong “Dieu si

proche. Năm C”, DDB, trg 86)

“Hành động mở màn cho sứ vụ của Đức Giêsu đã diễn ra ở Nadarét… Trong

hội đường, vào ngày sabát. Vì là một người ngoại giáo trở lại, nên Thánh sử Luca

chủ tâm nêu bật hai điều này : sứ điệp trước tiên đã được gởi đến cho người Do

thái, sau đó nhờ một khúc quanh lịch sử nhiệm mầu, sứ điệp ấy sẽ được loan báo

cho dân ngoại. Câu chuyện này giống như một việc làm trước thời hạn, diễn tả

những gì sẽ sảy ra. Đúng là một bản toát lược về sứ mệnh của Đức Giêsu . Câu

chuyện vay mượn quá khứ tôn giáo của dân tộc Do thái và sách tiên tri Isaia thứ ba

được viết từ năm thế kỷ trước, như để nhấn mạnh rằng cội nguồn không bị đứt

Page 655: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 655 of 793

đoạn và truyền thống cũng chẳng bị mai một, có nghĩa là cội nguồn và truyền

thống vẫn được tiếp nối và duy trì.

Ba từ ngữ mang âm thanh vang dội và làm đảo lộn trật tự sẵn có là : kẻ

nghèo, giải phóng, năm hồng ân. Người ta ngờ vực, cũng là điều dễ hiểu thôi. Các

đồng bào và đồng hương Nadarét của Đức Giêsu sẽ chống đối quyết liệt. Làm sao

mà chấp nhận được một đấng Mêsia cổ vũ việc giải phóng người nghèo và tuyên

bố: “Năm hồng ân là chính hôm nay”.

Nếu “theo sách Isaia thứ ba”, Tin Mừng là lời loan báo cho những người lưu đầy

được hồi cư, thì với Đức Giêsu, Tin Mừng lại chính là lời loan báo cho những

người nghèo biết rằng họ là “những người được Thiên Chúa yêu thương đặc biệt”,

rằng họ được giải phóng. Với Đức Giêsu, hôm nay chấm dứt mọi kiếp nô lệ lầm

than. Tóm lại, nhờ Thần Khí và Tình yêu, hôm nay là cuộc giải phóng toàn diện,

giải phóng mọi hình thức bất công và tội lỗi.

Sau cùng, loan báo Tin Mừng còn là loan báo “năm hồng ân”. Năm nay phải là

năm đại xá, năm nợ nần sẽ được tha hết, nô lệ sẽ được giải phóng, là năm mà con người

nhờ tuân theo luật Chúa sẽ lập lại được một trật tự trần gian ngày càng nên giống Nước

Trời hơn”.

2. “Mầu nhiệm của Lời Chúa”. ( J. Thunus, “Dans vos assemblées”, tập 2, DDB,

trg 395)

“Hôm nay, bạn có nghe tiếng Người chăng?” Câu nói trong thánh vịnh 94

này đã là khởi điểm để bức thư gởi tín hữu Do thái triển khai rộng rãi về tính hôm

nay của Lời Chúa (Dt. 3,7 – 4,11). Bài giảng của Đức Giêsu ở hội đường Nadarét

càng làm cho tính cách “hôm nay” này mang ý nghĩa đặc biệt.

“Đức Giêsu cuốn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi

xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Rồi Người bắt đầu

nói với họ: Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe” (Lc. 4,20-21).

Mầu nhiệm sâu xa rõ ràng là nằm trong lời nói đó. Lời Chúa đã được ghi chép

lại ở một thời điểm của lịch sử là Lời nói cho mọi thời và là lời hằng sống và thực tế

cho người biết lắng nghe trong tâm tình thờ phượng. Sự sống của Lời Chúa là sự sống

của Thần Khí, đấng sẽ “dẫn tới sự thật toàn vẹn” (Ga. 16,13)

Page 656: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 656 of 793

3. “Loan báo Tin Mừng : một trách vụ của mọi tín hữu”. (M. Degraeve, trong

“Unité des chrétiens”, tháng Mười 1994, số 96, trg 23 và 24)

“Hiệp thông huynh đệ, sống trong cùng một mái nhà là một thực tại phải xây

dựng không ngừng. Sự hiệp thông phải được thể hiện dần dần. Thực sự, sự hiệp

thông đã có đó rồi. Rất nhiều khi chúng ta chỉ thấy được những mối chia rẽ giữa

các tín hữu, giữa các Giáo hội cùng tin Đức Kitô, nhưng cũng thấy ngay trong nội

bộ của mỗi Giáo hội, cả trong nội bộ của các cộng đoàn của chúng ta nữa. Nhìn kỹ

vào những mối bất hòa kia, ta có thể nghiệm thấy rằng nếu biết dùng những

phương tiện của sự hiệp thông, chúng ta sẽ xây dựng được cuộc sống huynh đệ. Để

được như vậy, chúng ta phải biết nhìn nhận nhau là những con người khác nhau,

nhưng đã được quy tụ lại bởi cùng một Lời và cùng tự nhủ là phải ráo riết thể hiện

Nước Chúa bằng việc rao giảng Tin Mừng.

Ý muốn chối bỏ những khác biệt thường dẫn tới sự từ chối người khác. Dẫu

sao, giữa các cộng đoàn và các Giáo hội của ta cũng như giữa các Giáo hội cùng

tin Đức Kitô, tính khác biệt là một quy luật chung, không ai chối cãi được. Phải tôn

trọng tập thể khác đã đành, mà bản thân mỗi người cũng phải biết tôn trọng nhau

nữa. Như thế, chúng ta mới có thể chia sẻ những đau khổ của nhau, giống như

những phần mình của một thân thể cùng chung phần đau đớn với phần khác trong

thân thể vậy : đó chính là giáo huấn cơ bản của thánh Phaolô. Nhận biết điều này

và tôn trọng nhau như vậy không còn gì phù hợp với lẽ phải hơn, bởi lẽ chỉ một

Thánh Thần sống trong ta và một Đức Kitô là đầu mới có thể cho phép ta thực hiện

được điều này mà thôi. Chính Đức Kitô, Lời nhập thể là sự thiện chung mà mọi

người cùng hưởng. Lời Chúa quy tụ chúng ta lại, cách riêng vào mỗi ngày Chúa

nhật, ngày mà chúng ta cùng nhau chúc tụng tôn vinh Đức Kitô phục sinh, nên các

Giáo hội kitô của chúng ta, dù khác biệt nhau thế nào, thì Lời này vẫn phải được

chia sẻ, hiểu biết, để Lời mang lại hoa trái và hoa trái tồn tại.

Nếu chúng ta thực sự ý thức một cách đầy đủ tầm quan trọng của Lời này,

thì ta sẽ càng có khả năng hơn để thực hiện được việc rao giảng Tin Mừng cho

những người nghèo khổ, việc giải thoát cho những kẻ bị giam cầm, bị áp bức và

đem ánh sáng đến cho kẻ mù lòa. Đây là trách vụ chung mọi người cùng phải gánh

Page 657: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 657 of 793

vác, dù các Giáo hội và cộng đoàn của ta có là gì chăng nữa. Nếu chúng ta muốn

sống tình bác ái huynh đệ giữa các kitô hữu với nhau, ta phải bắt tay xây dựng một

thế giới chan hòa tình huynh đệ.

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN

ĐỨC GIÊSU, LỜI BAN ÂN SỦNG CHO MỌI NGƯỜI

(Lc. 4,21-30)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Một sứ mệnh không biên giới :

Chúa nhật trước, chúng ta đã bắt đầu đọc trình thuật của thánh Luca vê việc

Đức Giêsu đến thăm hội đường ở Nadarét. Trình thuật đó đã được thánh Luca đặt

vào lúc Đức Giêsu bắt đầu thi hành sứ vụ và được trình bày như một cảnh khái

quát chương trình, một biến cố-điển hình có dụng ý khai mở và tóm tắt những gì

sắp xảy ra.

Sau khi đứng lên đọc đoạn sách Isaia 61 :”Thần Khí Chúa ngự trên tôi…”, theo

tập tục, Đức Giêsu ngồi xuống, giảng một bài và tuyên bố không úp mở rằng :”Hôm

nay ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”.

Đầu tiên những người có mặt trong hội đường hôm ấy đều “tán thành và thán

phục những lời ban ân sủng (= những lời hay ý đẹp) thốt ra từ miệng Người”. Họ bảo

nhau: ”Ông này không phải là con ông Giuse đó sao ?”. (Đức Giêsu mà thánh sử đã

ghi trong gia phả của Người, được coi là con của Giuse : 3,23).

Đức Giêsu nắm lấy ngay vai trò chủ động của mình bằng hai giai đoạn.

- Trước tiên, bằng cách tố giác hy vọng úp mở của những người đồng hương

khi họ muốn Chúa làm cho họ, tại quê hương Người, những việc lạ lùng mà Người

đã làm ở những nơi khác và muốn Người thi hành lời ban ân sủng để mưu ích cho

họ. Dựa vào một câu tục ngữ, Người nói với họ :”Hẳn là các ông muốn nói với tôi

câu tục ngữ : Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình. Tất cả những gì chúng tôi nghe nói

ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!

Page 658: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 658 of 793

Lẽ nào ta lại không có thể coi đây như điều báo trước về lời nhục mạ mà người ta

sẽ nhắm vào Đức Giêsu khi Người hấp hối trên thập giá :”Hãy tự cứu mình đi, nếu

ông là Đấng Kitô”(Lc. 23,35.7.39) ?

- Rồi, bằng cách loan báo sứ mệnh của mình có tính phổ quát, Đức Giêsu đưa

các thính giả của mình trở về với hai khuôn mặt lớn của Cựu ước là ngôn sứ Êlia và

Êlisa; đây là hai vị ngôn sứ có những hoạt động vượt ranh giới về mặt lãnh thổ cũng

như tôn giáo. Vị thứ nhất đã hóa bánh và dầu ăn ra nhiều giúp nuôi sống một góa phụ

ở Sarepta là miền đất thuộc dân ngoại (1. CV. 17,7-27). Vị thứ hai là ngôn sứ Êlisa,

môn đệ của Êlia đã chữa khỏi bệnh cùi cho một viên tướng người Syria đích thân tới

gặp vị tiên tri ngay trên đất Israel (2 CV. 5,1-27). Góa phụ Sarépta và Naaman người

Syria được coi như những người cầm đầu đoàn lũ đông đảo những dân ngoại mà công

cuộc giải phóng họ đã được loan báo trong sách Isaia 61, thì “hôm nay” được ứng

nghiệm nơi Người là Đức Giêsu.

“Gương Êlia và Êlisa ban ơn huệ của Thiên Chúa cho dân ngoại, như J.

Dupont nhận xét, cho người ta thấy trước rằng một khi Chúa Giêsu đã bị dân

Israel cũng như các đồng hương của mình chối bỏ thì sứ điệp cứu độ sẽ chuyển

sang cho các dân ngoại. Vì thế biến cố ở Nadarét là điềm báo trước những gì

người ta thấy xảy ra đối với Phaolô ở Antiôkhia miền Pixiđia và ở Rôma khi ngài

quay về phía các dân ngoại. Cách xử sự như vậy của Phaolô lúc này đã được hai

vị ngôn sứ Êlia và Êlisa thực hiện trong thời buổi của các ngài như để tiên báo và

biện minh cho hành động của Phaolô vậy”.

2. Một sự chối bỏ báo trước sự chối bỏ khác :

Lời loan báo Israel không còn được hưởng đặc ân và Thiên Chúa tiếp đón

các dân ngoại đã khiến cho cử tọa của hội đường đầy phẫn nộ. Y hệt như thái độ

của những người Do thái ở Antiôkhia Pixiđia lúc đầu còn thiện cảm, tử tế rồi

không bao lâu sau chuyển thành giận dữ khi họ thấy dân ngoại“nghe Lời Thiên

Chúa “ (Cv. 13,44-45).

Thì này đây, những người đồng hương của Đức Giêsu đang đứng dậy lôi

Người “ra khỏi thành” “để xô Người xuống vực”. Giống như những thù địch của

Chúa rồi đây sẽ lôi Người “ra khỏi thành” Giêrusalem để đóng đinh Người. Chẳng

Page 659: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 659 of 793

khác gì những người Do thái sẽ lôi Stêphanô “ra khỏi thành” để ném đá ông

vậy (Cv. 7,54).

Nhưng giờ của Người chưa tới, nên “Người băng qua giữa họ mà đi”; Đức

Giêsu còn phải tiếp tục con đường sẽ dẫn Người tới thành đô Giêrusalem, nơi sẽ

diễn ra cuộc khổ nạn của Người, và là nơi Người sẽ sống lại và tỏ mình ra cho các

môn đệ vào sáng ngày Lễ Vượt Qua.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Một bài tường thuật để loan báo tương lai” ( H. Vulliez trong :Dieu si

proche. Năm C”, DDB, trg 90)

“Luca đã viết câu chuyện này để báo trước tương lai hơn là để tường thuật lại

những gì sảy ra ở Nadarét. Biến cố xảy ra trong hội đường hôm ấy là một giai đoạn

mào đầu bi thảm báo trước những gì sẽ xảy ra cho sứ mệnh của Đức Giêsu khi ở giữa

loài người. Một sứ mệnh sẽ vươn tới mọi dân tộc. Một sứ mệnh sẽ dẫn Người tới cái

chết : Người sẽ bị người nhà của mình lên án tử, nhưng phàm những ai thuộc mọi dân

tộc, thuộc mọi mầu da nước tóc, đón nhận Người thì Người sẽ cho họ được làm con

Thiên Chúa”.

2. “Con người luôn có khuynh hướng muốn giam hãm Thiên Chúa” (Deleclos,

trong “Prends et mange la Parole”, Centurion-Duculot, trg 220)

Những con người ấy nhận mình là những kẻ tin Chúa chân thành, có lòng đạo đức

và thực hành đạo, thế mà sau khi đã ca ngợi Đức Giêsu ở trong hội đường, chính

họ lại “đầy phẫn nộ, đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành… kéo Người lên tận đỉnh

núi, để xô Người xuống vực”. Vậy có ai dám nhận mình giống những người ấy

không?

Dù là ai chăng nữa, chúng ta thảy đều có khuynh hướng muốn giam hãm Chúa và Đấng

Kitô của Người trong một phạm vi nhất định của Giáo hội ta, trong lời lẽ của những

giáo điều, những truyền thống, những thực hành và ngay cả trong những cách sùng mộ

của chúng ta nữa. Chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng nắm độc quyền về các ân sủng, phép

lạ, ánh sáng của Chúa và ngay cả đức ái mà Người là nguồn mạch nữa. Vậy mà Phúc

âm hôm nay khẳng định mạnh mẽ với ta rằng những người thân của Đức Giêsu thường

Page 660: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 660 of 793

sẵn sàng tống cổ Người ra khỏi nhà thờ, nghề nghiệp, quyết định và gia đinh của họ,

mỗi khi sứ điệp của Chúa không làm vừa lòng họ, mỗi khi cuộc viếng thăm của Người

gây phiền hà cho họ. Còn chính Chúa Giêsu thì lại nhắc nhở ta rằng Thiên Chúa đã

thực hiện được những sự lạ lùng nơi các dân ngoại, đã cho những người cùi, những

người thù địch của Israel, dân Chúa, được lành sạch. Đối với Thiên Chúa tình yêu, chỉ

có tình yêu là tiêu chuẩn cuối cùng làm nên giá trị và sự thật cho tư tưởng và hành động

của ta.

3. “ Một sự hiểu lầm đáng sợ” (G. Boucher, trong “Le ciel sur terre”)

Tại sao người con của quê hương lại không thực hiện đuợc ở quê quán mình những

việc lạ lùng mà người ấy đã làm ở những nơi khác ?…

Và rồi có thể đến lượt chúng ta cũng sẵn sàng trở mặt từ khen ngợi đến phẫn nộ đấy.

Bởi lẽ, về phần Đức Giêsu thì Người nói rõ rằng điều cốt yếu mà Người muốn trình

bày cho họ không phải chỉ có vấn đề các việc lạ lùng, mà Người muốn mạc khải cho

họ tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa . Cái đó mới là điều hạnh phúc và

may mắn thực cho chúng ta.

Lẽ ra Đức Giêsu phải cung cấp cho những người đồng hương của mình tiền bạc

hoặc chữa cho họ khỏi những bệnh này tật nọ mới đúng. Xem ra người ta ao ước

một điều, thì Chúa lại đưa ra điều ngược lại. Bởi lẽ ai nấy đều thích được lãnh nhận

… trong khi Đức Giêsu lại đòi hỏi phải cho đi, cho đi bản thân mình, cho đi mạng

sống mình. Và kết cục sẽ là thành công và hạnh phúc.

Đức Giêsu có hy vọng những người đồng hương của mình sẽ hiểu biết và thông cảm

hơn với Người không? Bởi vì họ là những người nhà của Người mà! Họ biết Người

hơn, từng sát cạnh liền kề với Người, quý chuộng Người và yêu mến Người mà!

Vậy mà chỉ mới ngay trong buổi nói chuyện đầu tiên, họ đều nổi xung lên với

Người. Cả đám đều đứng dậy xô đẩy Người ra ngoài, loại bỏ và trục xuất Người

khỏi cộng đồng của họ. Là vì Đức Giêsu không đáp ứng điều họ mong đợi. Họ

nghĩ là Người lừa gạt quần chúng!

Chừng nào sứ điệp của Người còn là lời kêu gọi hoán cải cuộc đời… và chừng nào

người ta chỉ thích sống dễ dãi, thì việc chối bỏ Đấng Thiên Chúa sai đến đã khởi sự

rồi…

Page 661: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 661 of 793

Họ muốn cho Người phải chết, nên họ tìm cách loại bỏ người con của quê

hương này ra khỏi nhà họ bằng cách xô Người xuống vực thẳm.

Nhưng Đức Giêsu “băng qua giữa họ mà đi”. Người là kẻ tự do, hết sức tự do.

Người cứ thảnh thơi đi con đường của mình lòng đầy tự tin và tin vào sự trung tín

của Thiên Chúa Cha Người. Con đường Người đi đã được vạch sẵn. Không có gì

sẽ làm cho Người phải lui bước!

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN

BÊN BỜ HỒ GHEN-NÊ-XA-RÉT, NGƯ PHỦ SIMON

ĐƯỢC CHÚA KÊU GỌI TRỞ THÀNH PHÊRÔ,

KẺ BẮT NGƯỜI NHƯ BẮT CÁ

(Lc. 5,1-11)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Một chiếc thuyền đánh cá…

Một lần nữa, chúng ta lại sắp được thấy Luca vẽ nên bức tranh này một cách

rất tài tình. Khi đặt việc Đức Giêsu kêu gọi những môn đệ đầu tiên trong bối cảnh

một mẻ lưới lạ lùng, mà ta sẽ gặp lại ở Phúc Âm Gioan 21,1-11, Luca có ý lấy

Simon-Phêrô làm một nguyên mẫu, và dùng chiếc thuyền làm biểu tượng Giáo hội

truyền giáo.

- Theo phúc âm Máccô và Mátthêu, hành động đầu tiên của Đức Giêsu khi thi

hành sứ vụ là kêu gọi các môn đệ. Còn trong phúc âm Luca, đầu tiên Đức Giêsu lại

được giới thiệu xuất hiện một mình đứng trước đám đông, rồi chỉ sau đó Người

mới kêu gọi các môn đệ.

+ Trước tiên là “Simon”, chủ chiếc thuyền mà lát nữa Đức Giêsu sẽ ngồi vào

vị trí của ông. Chỉ trong có ít dòng mà tên ông được nói tới năm lần, trong đó có

một lần và là lần đầu tiên ông được gọi là Simon-Phêrô. Lúc này ông là tâm điểm

của bài tường thuật, mà cũng sẽ là tâm điểm trong phúc âm của Luca nữa.

+ Rồi đến “hai con ông Zêbêđê là Giacôbê và Gioan, bạn chài với ông

Page 662: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 662 of 793

Simon”

+ Cả ba ông, được kêu gọi trước tiên, sẽ là những chứng nhân đặc tuyển được

chứng kiến việc hồi sinh cho con gái ông Giairô, việc Chúa biến hình sáng láng trên núi

Taborê (Lc.9,28).

- Khung cảnh là “ven bờ Biển hồ Ghennêxarét” : Đức Giêsu giảng dạy bên bờ

hồ, bao quanh Người là đông đảo dân chúng chen lấn nhau “để nghe lời Thiên

Chúa ”. Có hai chiếc thuyền đậu gần đó. Còn “những người đánh cá thì đã ra khỏi

thuyền và đang giặt lưới”, sau khi đã đi đánh cá trở về.

R. Meynet nhận xét: “Đức Giêsu giảng dạy bên bờ hồ, bao quanh Người là

đông đảo dân chúng chen lấn nhau. Trong khi đó, những người dân chài đang lo

toan công việc thường ngày của họ : họ đang giặt lưới. Đám đông có đó, nhưng họ

lại không tham dự cùng với đám đông. Đám đông đang lắng nghe lời Chúa, còn họ

đang lao động” (“L’Évangile selon saint Luc. Phân tích tu từ”, tập 2, trg 70).

2…. Trở thành tòa giảng …

Bỗng dưng mọi sự bắt đầu đảo lộn. Đức Giêsu xuống một chiếc

thuyền, “thuyền đó của ông Simon và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một

chút”.

Thế là từ đây hai người, Đức Giêsu và ông Simon, là những kẻ “đồng hội đồng

thuyền” dấn thân vào cùng một cuộc phiêu lưu : Simon, người dân chài của Biển hồ

sát cánh liền kề với Đức Giêsu, người đang “ngồi” trong tư thế của một vị tôn sư dạy

dỗ các môn sinh của mình , để ngỏ lời với đám đông.“Con thuyền của Phêrô đã trở

thành tòa để giảng dạy” (Sđd).

3. ... và cũng là biểu tượng Giáo hội truyền giáo.

- “ Hãy chèo ra chỗ nước sâu, mà thả lưới bắt cá”, giờ đây Đức Giêsu lệnh

cho ông Phêrô như vậy. “Bắt cá”, chuyện đó các ông đã vất vả “suốt cả đêm rồi

mà không bắt được gì cả” dù rằng đêm tối vẫn là thời điểm thích hợp nhất cho việc

đánh cá. Vậy mà, đang lúc các bạn chài người Nadarét của ông từ chối đề nghị kia

của Đức Giêsu, thì Simon lại đầu hàng trước lệnh của người dân quê miền đồi núi

ấy vốn chẳng biết gì về chuyện chài lưới cả, ông đáp: “Thưa Thầy, dựa vào lời

Page 663: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 663 of 793

Thầy, tôi sẽ thả lưới”.

- Lời của Đức Giêsu tỏ ra rất hữu hiệu, vì mẻ lưới bắt được rất nhiều cá, đến

nỗi lưới hầu như bị rách; họ phải “làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia

đến giúp”, dẫu sao hai thuyền đều đầy cá đến gần chìm.

- Đối với người dân chài chân chất kia, chẳng có gì phải nghi ngờ nữa : trong

Đức Giêsu Nadarét này, đúng là Thiên Chúa đã đột nhập vào đời sống của Người.

Thế là ông liền quỳ gối sấp mặt dưới chân người hành khách trên thuyền của mình

như sấp mặt trước “Đức Chúa” vậy. Con người ông giờ đây bỗng dưng giống như

Isaia xưa khi được thị kiến ở trong Đền Thờ (bài đọc thứ nhất), đang ý thức được

khoảng cách tách biệt ông với Đấng, mà như ông thấy, đang thực hiện những việc

lạ lùng trong con thuyền của ông :”Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội

lỗi”.

- Câu trả lời Simon nhận được từ Đức Giêsu sẽ đánh dấu một khúc quanh

quyết định cho cuộc đời của ông :”Đừng sợ, từ nay anh sẽ bắt người như bắt cá”.

+ “Đừng sợ” : kiểu nói thường đi theo sau mọi loan báo quan trọng trong

Kinh thánh : loan báo cho Ápraham trong sách Sáng thế 15,1; loan báo cho Zacaria

trong Luca 1,13; loan báo cho Đức Maria trong Luca 1,30.

+ “Từ nay” cuộc đời của Simon, vị quan thầy-ngư dân bắt đầu mở sang trang

mới. Cuộc đời của ông xoay chiều đổi hướng để hướng đến một bến bờ khác.

+ “Từ nay”: một giai đoạn mới của chương trình cứu độ, giai đoạn truyền giáo,

được mở ra ngay tức thì.

+ “Anh sẽ bắt người” : sát nghĩa là : anh sẽ bắt những con người sống, có nghĩa là

anh sẽ giựt lên những con người đang sống, anh sẽ kéo họ ra khỏi thế lực của sự ác

để bảo đảm cho họ được sống an lành. Là “ngư dân”, Simon-Phêrô vẫn sẽ giữ

nghề đánh cá, nhưng cái nghề đi tìm cá ban đêm của ông, một khi thay đổi đối

tượng, thì cũng sẽ thay đổi ý nghĩa.

“Từ nay”, sứ mệnh của ông sẽ là lôi kéo người ta ra khỏi vòng kiềm tỏa của sự ác

và cái chết, mà thời đó người ta vốn dùng hình ảnh biểu tượng là chỗ nước sâu, để

đưa họ đến cõi sống nên R. Meynet có thể viết : “Mẻ lưới lạ lùng hôm nay, chỉ là

hình ảnh báo trước mẻ lưới lạ lùng đích thực. Giống như mẻ lưới lạ lùng xưa, mẻ

lưới lạ lùng đích thực cũng sẽ diễn ra dựa vào Lời của Đức Giêsu “ (Sđd, tr.68).

Page 664: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 664 of 793

- Thế rồi, sau khi đã đưa thuyền vào bờ, Simon-Phêrô, Giacôbê và Gioan “bỏ

hết mọi sự mà theo Đức Giêsu “ “để dấn thân vào con đường mà theo kiểu nói của

Ph. Bossuyt và J. Radermakers, sẽ là một cuộc thả lưới lâu dài nhất và phi thường

nhất trong cả cuộc đời của các ông” (“Đức Giêsu, Lời ban Ân sủng theo thánh

Luca”, tr.183).

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Tin là dám liều” (L. Sintas, trong “Parole de Dieu pour la méditation et l’homélie.

Năm C”, Médiaspaul, trg 78-79).

Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật việc Đức Giêsu kêu gọi ông Phêrô. Chúa

xuống thuyền của ông; Người đi vào đời ông. Đúng là sáng kiến từ phía Chúa. Mà

điều Chúa yêu cầu Phêrô làm cũng chẳng có chi là hoàn toàn mới lạ cả. Người đòi

Phêrô hành nghề của ông. Phêrô làm nghề đánh cá. Nghề này thì ông rành quá rồi;

ông biết phải đánh bắt khi nào, đánh bắt ở đâu. Nên ông chẳng sợ hãi gì khi phải

thưa với Chúa rằng ông gặp ngày không hên thôi. Dựa vào sự hiểu biết và tay nghề

của mình, Phêrô thành thực nói cho Thầy biết rằng điều Thầy yêu cầu là hoàn toàn

sai lầm. Vậy mà điều Chúa yêu cầu ông thực hiện lại là điều mới lạ : tin cậy vào lời

của Người. Và thế là Phêrô, dù bụng dạ chẳng vững chút nào, ông vẫn mạnh dạn

thả lưới. “Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả, Nhưng dựa vào

lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Phêrô dám đặt cọc vào sự tin tưởng hơn cả uy tín của

mình. Và cá đang ở điểm hẹn.Vai trò chủ động của con người trước sáng kiến của

Chúa được phúc âm mô tả như vậy đó. Nó hệ tại ở một lòng tin tưởng. Lòng tin

tưởng ấy không phải là thái độ thụ động, mà đôi khi là sự anh hùng và luôn luôn là

sự dám liều, táo bạo. Lòng tin tưởng thường là một thái độ tình nguyện can đảm

nhất, bởi lẽ lòng tin tưởng không bị ai chỉ huy nhưng là một sự tặng ban, một hành

vi tự do”.

2. “Một bài tường thuật lúc nào cũng có tính thời sự” (F. Deleclos, trong

“Prends et mange la Parole”. Centurion-Duculot, trg 221-222)

Nếu bài tường thuật của Luca, chỉ là kể lại một phép lạ tỏ tường, thì chúng ta

chỉ cần vỗ tay ca ngợi, và bày tỏ vẻ ngỡ ngàng cùng cảm tạ Chúa vì quyền năng

Page 665: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 665 of 793

của Người đã được biểu lộ ra trong Đấng Mêsia của Người, thiết tưởng cũng đủ

rồi… Nhưng còn hơn một phép lạ nữa, “mẻ lưới lạ lùng”chính là một ẩn dụ

mà “mỗi chi tiết của câu chuyện đều quy chiếu về một thực tại thiêng liêng”,

và“mỗi nét biểu hiện đều đòi hỏi phải được cắt nghĩa bằng biểu tượng”. Không

chỉ là một cú ngoạn mục diễn ra trên Biển hồ Ghennêxarét cách đây gần hai ngàn

năm mà thôi, mà chính là một vấn đề lúc nào cũng mang tính thời sự.

Ở thế kỷ XX hôm nay cũng như ở thế kỷ đầu, Đức Kitô vẫn luôn bồn chồn đi

lại dọc theo các bờ sông, bờ biển và các nẻo đường của chúng ta. Người hòa mình

với dân chúng, đi vào các nhà, năng lui tới các nơi làm việc hay các khu vui chơi

giải trí. Gặp lúc thuận tiện hay không thuận tiện, Đấng Mêsia vẫn không mệt mỏi

loan báo, đề nghị Tin Mừng kêu gọi sám hối, Tin mừng chữa lành, Tin mừng giải

thoát. Như thời ngôn sứ Isaia, Người là Thiên Chúa làm cho những người mắc

bệnh cùi dơ bẩn được lành sạch. Người tha thứ tội lỗi và muốn cho những người

hối cải đáp ứng lời Người kêu gọi và tự nguyện hiến thân phục vụ Người…

Hôm nay vị Tôn sư ấy vẫn còn gặp gỡ “những ngư phủ” do ơn gọi, có năng

lực, giầu kinh nghiệm và đảm đang; họ đã neo thuyền không người của họ ở bến an

toàn. Họ đã được huấn luyện rất sâu và kỹ, đã theo những lớp đào tạo lại, đã phác

thảo một cách ý thức và thông minh những chương trình và kế hoạch, đã chọn nơi

và những hoàn cảnh thuận lợi… Họ đã trở về tay không và chán nản; lưới chẳng

dính lấy được một con tép; trái tim họ bị đâm xiên và lòng trí thật ê chề…

Nhưng con thuyền của Phêrô không thể cứ trú ẩn mãi ở cảng, cũng chẳng được bỏ

neo an toàn ở một vùng vịnh thanh bình không còn sợ gì nguy hiểm. Cùng với Chúa và

theo lệnh Người, Giáo hội phải ra khơi, bất chấp những hiểm nguy của miền nước sâu

gợi lên bao loài thủy quái cùng những hang sâu vực thẳm là vương quốc của những

hung thần, của Satan và sự chết.

Không thể nào đánh cá được, những chuyên viên từng tuyên bố và lặp đi lặp

lại như vậy. Còn các vị “quân tử gàn” mà lòng tin đã què quặt, nỗi sợ đã làm họ tê

liệt và phần họ lại chỉ muốn được an thân thì tuyên bố : thật là sự điên rồ giết

người, là sự thiếu khôn ngoan và lệch lạc, là muôn vàn khó khăn nguy hiểm không

sao tính được.

Nhưng ta phải tin tưởng vào Thầy chứ…

Page 666: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 666 of 793

Phêrô, các bạn đường của ông và các cộng đoàn kitô hữu tiên khởi cuối cùng

đều đã hiểu rõ lời kêu gọi của Đấng-Phục-sinh là phải rời bỏ cái nôi của buổi ấu

thơ đã được những truyền thống và luật lệ lỗi thời và trì trệ bao kín. Với sự can

đảm, nếu không muốn nói là anh hùng, họ đã cất đi những hàng rào bao quanh khu

vực khép kín của họ để liều lĩnh đi vào miền đất dân ngoại, đối đầu với thế gian,

bất chấp những cám dỗ bị lây nhiễm, bị hiểu lầm, phải thất bại hay phải chết vì

đạo…

Hôm nay đức tin vẫn đủ để đương đầu với những khu vực nguy hiểm, dám

đối thoại, mở toang những cánh cửa vẫn đóng kín, từ bỏ lối độc quyền cao ngạo về

chân lý, về độc quyền rao giảng Tin Mừng và sự thánh thiện. Hãy tách những con

thuyền của các bạn ra! Hãy ra xa bờ! Hãy tiến ra khơi và thả lưới ngay ở nơi mà

bạn đã vất vả và thất bại ê chề!

Tuy nhiên, ẩn dụ về mẻ lưới không phải là một công cuộc đi chinh phục để

chiếm đất đai, hay quyền lợi hoặc bổng lộc. Không phải là vấn đề lôi kéo những

con cá ra khỏi thiên đường của chúng, để cắt xẻ thịt nó, mà ăn cho thỏa, hoặc đem

đi buôn bán. Những kẻ đánh bắt người như bắt cá phải là những con người cứu

nhân độ thế, những người giải phóng nô lệ và tù nhân khỏi bóng tối, giải phóng

những ai bị trói buộc vì những dục vọng mù quáng, hay bị bầm dập vì những bất

công, những ai ngụp lặn trong vòng tư lợi nhỏ nhen bẩn thỉu, những ai bị chới với

vì những thử thách gian truân. Chính trong những vực sâu tăm tối này, chính trong

những ngục tù không chắn song kia mà lưới của nhà giải phóng ấy làm nên những

việc thần kỳ. Nghĩa là một bầu khí tự do, một vùng trời đầy ánh sáng, một niềm

hân hoan trở về miền đất hứa, nhưng luôn luôn là có các bạn chài của chiếc thuyền

kia đến giúp”.

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

TÌM ĐÂU RA HẠNH PHÚC THẬT?

LÒNG NGƯỜI CHỈ TOẠI NGUYỆN

KHI BƯỚC THEO ĐỨC GIÊSU

Page 667: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 667 of 793

(Luca 6,17-26)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Đường dẫn đến hạnh phúc thật…

Chỉ có Mátthêu và Luca tường thuật lại các mối phúc. Tuy hai ông có lẽ cùng truy

cứu chung một nguồn, nhưng mỗi người lại khai thác dữ liệu một cách độc đáo,

khiến cho hai bản viết, bên cạnh những nét tương đồng rõ rệt, vẫn có những dị biệt

tỏ tường về nội dung và con số các mối phúc cũng như về cấu trúc, thể văn và ý

hướng.

- Nội dung các mối phúc theo thánh Luca rất khác với nội dung Bài giảng trên

Núi của thánh Mátthêu.

Đức Giêsu lên núi, nơi “Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên

Chúa”, trước khi chọn lấy mười hai ông trong số các môn đệ, mà Người gọi họ

là “tông đồ” nghĩa là kẻ được sai đi. Giờ đây Người đóng vai một Môsê

mới, “xuống núi”, mang theo sứ điệp của Thiên Chúa và “dừng lại ở một chỗ đất

bằng”, đối diện với “đông đảo môn đệ của Người” và đoàn lũ “dân chúng”, tiêu

biểu cho những con người đến từ “khắp miền Giuđê, Giêrusalem” lẫn lộn với

những người từ những miền dân ngoại thuộc “miền duyên hải Tyrô và

Siđôn”. Những lời Người sắp tuyên bố là các mối phúc, được dành cho hết mọi

người, vì chỉ có mình Người mới có thể thỏa mãn được khát vọng hạnh phúc của

con người. Cộng đoàn các môn đệ của Người, một khi đã lãnh hội và sống các mối

phúc ấy, sẽ phải làm chứng về các mối phúc ấy cho mọi người.

- Con số các mối phúc trong Matthêu là chín. Còn trong Luca chỉ có bốn. Điểm

khác biệt nữa là : Luca cho thêm vào bốn “mối họa” đặt rất song hành với

bốn “mối phúc”; đây không phải là những lời “nguyền rủa”, mà chỉ là những lời

thiết tha kêu gọi những “người bất hạnh” ăn năn hối cải khi họ lỡ bước lao mình

vào con đường sa đọa.

- Sau cùng, thể văn và ý hướng của các mối phúc này đều rất khác nhau. Thánh

Matthêu trình bày các mối phúc ấy ở ngôi thứ ba số nhiều và nhắm những thái độ

nội tâm: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó…” Còn Luca lại diễn tả ở ngôi thứ hai

số nhiều và chỉ ra những loại người trong xã hội, mà “bây giờ” đang thực sự phải

Page 668: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 668 of 793

nghèo khổ, phải đói, phải khóc, bị nguyền rủa hay bị ngược đãi :”Phúc cho anh em

là những kẻ nghèo khó… Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói…”

Nếu mối phúc thứ hai hay thứ ba loan báo một sự đảo ngược hoàn cảnh hoàn toàn

thì tuyệt nhiên không phải có ý khuyến khích đương sự chịu đựng, luồn cúi vì hy

vọng ở thế giới bên kia. Mối phúc thứ nhất và cuối cùng nói ở thì hiện tại :”Nước

Thiên Chúa là của anh em”, “vì này đây, phần thưởng dành cho anh em ở trên trời

thật lớn lao”; những mối phúc ấy tỏ cho biết rằng triều đại cứu thế đang được khai

mở trong con người Đức Giêsu .

R. Meynet viết: “Nước Thiên Chúa , không phải đợi tới ngày tận thế, Nước

ấy đang ở đây, ngay hôm nay cho ai biết chọn lựa nước ấy… Cũng giống như

Nước Chúa, thiên đàng (trời) không phải đợi mai sau mới có, thiên đàng là đây,

ngay bây giờ, chứ không phải tìm kiếm ở nơi đâu khác; thiên đàng thuộc về một

trật tự khác, trật tự của Thiên Chúa chứ không phải của loài người” (“L’Evangile

selon saint Luc. Phân tích tu từ”, Cerf, trg 79).

2. … theo chân Đức Giêsu :

“Các mối phúc-mối họa” là mạc khải có tính tiên tri thúc giục ta hoán cải những

quan niệm phàm trần của ta về hạnh phúc, nghèo đói và than khóc, theo ánh sáng

của mầu nhiệm được tỏ ra ở đây : mầu nhiệm về Thiên Chúa muốn tỏ mình cho

người ta chiêm ngưỡng Người trong mầu nhiệm Đức Giêsu, nơi Người mầu nhiệm

về con người được soi sáng.

- Ở đây, người ta khám phá ra mầu nhiệm về Thiên Chúa đầy lòng xót thương

những kẻ nghèo khổ. Ph. Bossuyt và J. Radermakers còn giải thích: “Thực vậy,

những người này, được tuyên bố là “người hạnh phúc”, bởi vì Thiên Chúa quan

tâm tới họ. Và Người quan tâm tới họ, không phải vì họ có công trạng gì, nhưng vì

chính hoàn cảnh của họ : nghèo khổ, phải đói, phải khóc, bị ngược đãi…Đây chính

là mầu nhiệm khơi nguồn cho hiến chương Nước Trời vậy” (Sđd, trg 241)

- Ở đây, chúng ta cũng được đưa vào chính trung tâm mầu niệm Đức Giêsu mà

ngay từ bài giảng khai mạc ở hội đường Nadarét Người đã hé mở cho thấy trước số

phận Con người sẽ phải chịu : số phận một người bị hiểu lầm, bị chối bỏ.

Hai tác giả trên tiếp tục: “Vì vậy, chân lý của Thiên Chúa về các mối phúc, không

Page 669: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 669 of 793

tỏ ra tách biệt với số phận của Con người. Hơn nữa chân lý ấy còn có một nền

tảng vững chắc là tin vào lòng trung tín của Thiên Chúa như vẫn được biểu lộ ra

trong con người Đức Giêsu. Những kẻ nghèo khổ, đói khát, khóc than là những

người có phúc, bởi lẽ, trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã hành động quyết liệt để

bênh vực họ, khi cho Người sống lại từ trong kẻ chết…Người là đấng thực hiện

niềm hy vọng của họ”(Sđd, trg 242).

- Sau cùng, người ta thấy vén lên ở đây mầu nhiệm về con người, một sinh vật có

một trang sử để sống, được kêu gọi để tự do lựa chọn, được mời gọi sống theo

khuôn mẫu của Chúa được bày tỏ ra nơi Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Tóm lại

là dám nối gót theo chân Đức Giêsu chết và phục sinh.

II. BÀI ĐỌC THÊM.

1. “Đức Giêsu đã làm đảo lộn quan niệm về hạnh phúc cách khác thường” (F.

Deleclos, trong“Prends et mange la Parole”, Centurion – Duculot, trg 223)

Chẳng có gì là ngạc nhiên, khi thấy Đức Giêsu , Lời Thiên Chúa hóa thân, tự giới

thiệu và khẳng định mình là “đường, sự thật và sự sống”. Ngay cả trước khi được

gọi là kitô hữu, những ai đã đặt lòng tin cậy nơi Đức Giêsu đều được gọi là “người

môn đệ của Đường”. Người là con đường tốt, là sự chọn lựa đúng cho ta, là đầu tư

ngắn hạn và dài hạn rất tốt, vì thế mà thánh Phaolô mới nói rõ :“Nếu chúng ta đặt

hy vọng vào Đức Kitô, chỉ để mưu ích cho cuộc sống này mà thôi, thì chúng ta là

những kẻ đáng thương hơn hết mọi người”.

Thực ra khi tuyên bố về các mối phúc, Đức Giêsu đã đảo ngược bậc thang truyền

thống về các giá trị và đặc biệt làm đảo lộn cả quan niệm về hạnh phúc. Vậy mà

thánh Luca vẫn không do dự giới thiệu các mối phúc ấy với các tín hữu ở thế kỷ đầu

vốn đã phải gian nan vì bị ngờ vực, khinh bỉ và bách hại. Không chỉ coi đây là một

lời hứa hay là quy tắc sống, phải chăng Luca còn muốn phác họa chân dung những

con người bé mọn kia, họ đã nhờ Đức Kitô mà thay đổi hẳn ý nghĩa cuộc đời của

họ? Kìa, những con người ấy cảm thấy hạnh phúc ngay trong những hoàn cảnh mà

ta cho là không có mảy may khả năng nào để mà hạnh phúc và vui sướng được. Vậy

mà đó lại là kinh nghiệm và chứng từ của những người nam cũng như nữ chịu để

cho Thần Khí tác động và hướng dẫn, đặt niềm tin tưởng vào Người và đi theo con

Page 670: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 670 of 793

Đường của Người.

2. “Nguồn đích thực của tự do và hạnh phúc” ( “Théo”, trg 775)

Có những người đặt tất cả hy vọng và dùng hết sức lực của mình để đạt cho được

tự do và hạnh phúc bao lâu còn sống ở đời này: họ chẳng hy vọng gì ở thế giới bên

kia.

Người khác đã có được niềm tin chắc chắn rằng cuộc sống trần gian chỉ là điểm

xuất phát, là một chuyến đi hay là một cuộc tập nghề và cuộc sống ấy sẽ được viên

mãn ở thế giới bên kia, sau khi chết. Vì thế không nhất thiết phải khinh chê những

vui sướng phàm trần. Họ coi những vui sướng trần gian kia vừa mong manh vừa

giới hạn nên chỉ là hình ảnh mờ nhạt tượng trưng cho cái được hứa cho con người.

Hầu hết các tôn giáo đều ấp ủ niềm xác tín này.

Ngay từ Cựu ước, Thiên Chúa đã được khẳng định là cội nguồn hạnh phúc đích

thực và duy nhất : người công chính là kẻ “bước đi với Chúa”. Trong quan niệm cổ

xưa của Kinh thánh, hạnh phúc ấy được thực hiện ngay ở đời này khi Thiên Chúa

ban ân huệ cho người trung tín như được sống lâu, đông con nhiều cháu, khỏe mạnh,

giàu có…Thế nhưng vẫn có những người công chính phải khốn khổ, bị khinh chê, bị

bách hại : những người đó, Thiên Chúa hứa cho họ một sự đền bù mà bản chất thế

nào thì còn bị che khuất.

Chính nhờ giáo huấn của Đức Kitô mà ta được biết rõ bản chất của hạnh phúc

Thiên Chúa hứa ban cho con người, hạnh phúc của một tình yêu trọn vẹn, tuyệt

đối, hoàn hảo : đó cũng chính là tình yêu hiệp nhất của Ba Ngôi trong tương quan

với nhau.

Thư thứ nhất của thánh Gioan tông đồ, như bị chi phối hoàn toàn bởi một thứ tiếng

lòng thổn thức“Thiên Chúa là Tình Yêu”, thường diễn tả và quảng diễn lời mời gọi

này của Thiên Chúa gởi đến cho con người : “Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong

Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Tình yêu của Thiên Chúa đối với

chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để

nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không

phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta

và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta. Thiên Chúa đã

Page 671: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 671 of 793

ban sự sống đời dời, và sự sống này ở trong Con của Người”.

Vậy con đường mà người con ấy là Đức Giêsu Kitô đề nghị cho con người để đạt

được sự sống và tình yêu sung mãn (sự sống và tình yêu luôn liên kết với

nhau) được diễn tả đặc biệt trong đoạn Phúc âm nổi tiếng thường được biết dưới

cái tên là bài giảng trên Núi hay đúng hơn, là bài giảng về các mối phúc thật (phúc

ở đây là hạnh phúc thật).

Thực ra, người ta có thể hiểu các mối phúc mà các phúc âm Mátthêu (5,3-11) và

Luca (6,20 và tiếp) trình bày, là phần dẫn nhập vào luân lý kitô giáo, một nền luân

lý chủ trương hạnh phúc là vì Thiên Chúa muốn cho con người được hạnh phúc,

ngoài ra các mối phúc vừa đưa ra một lời hứa,vừa là con đường đưa đến hạnh

phúc.

Lời hứa ban hạnh phúc bắt đầu được thực hiện ngay từ hôm nay, vì rằng thứ hạnh

phúc Chúa ban cho con người đây, tiên vàn không phải là kết quả do sức riêng của

con người, nhưng là sự cởi mở đón nhận ân huệ của Thiên Chúa, ân huệ mà Chúa

ban cho hết thảy mọi người là được hiệp thông sự sống với Người. Sống luân lý

theo kitô giáo là đáp lại ân sủng của Chúa một cách tự do tự nguyện.

Con đường hạnh phúc là một lược đồ gợi ra những thái độ nội tâm phải sống (tâm

hồn nghèo khó, đơn sơ, tin tưởng), những cách xử sự đối với tha nhân (lòng

thương xót, ý muốn hòa bình), những hoàn cảnh khó khăn phải đối phó (những thử

thách về tâm hồn và vật chất, những sự bắt bớ). Tất cả những điều này đều hòa

hợp chặt chẽ trong bản thân Đức Giêsu, Đấng được coi như thực hiện trọn vẹn nơi

mình khát vọng hạnh phúc. Chính Người đã muốn sống cách hoàn hảo tinh thần

của Mối Phúc trong cuộc sống của mình và đến cả trong cái chết của Người nữa.

Nếu như các mối phúc dẫn nhập vào một luân lý chủ trương hạnh phúc, thì không

phải vì luân lý ấy có những lời khuyên thực hành rõ rệt, hoặc đòi hỏi phải tự mình

cố gắng mới được, nhưng luân lý ấy chỉ muốn đưa ra cho người ta một ân huệ nhưng

không của Thiên Chúa, ân huệ được hiệp thông trong sự sống và hoan lạc với

Người. Ân huệ này, người ta sẽ bắt đầu tiếp nhận bằng cách ngày qua ngày sống hai

giới luật về tình yêu của Chúa là yêu Chúa và yêu người. Giống như con đường

hạnh phúc mà Đức Giêsu đã khởi sự và đi trước vậy.

Với người tín hữu, hãy hành động như Thiên Chúa, luôn sáng tạo và có sáng kiến

Page 672: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 672 of 793

như Người, biết hiến thân như Đức Kitô, đó là suối nguồn đích thực của tự do và

hạnh phúc.

CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN

“THƯƠNG XÓT NHƯ CHA LÀ ĐẤNG THƯƠNG XÓT”

(Luca 6,27-38)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Một tình yêu không loại trừ và vô vi lợi…

Thánh sử Luca đã nhập đề bài Chúa giảng “ở chỗ đất bằng” bằng những “mối

phúc”/ “mối họa”Chúa gởi đến cho những người bị cuộc sống bầm dập hoặc phải

chịu bách hại vì đức tin. Giờ đây Luca muốn đề cập đến một thái độ hoàn toàn đặc

trưng của người môn đệ Đức Giêsu : lòng yêu thương những kẻ thù, những

kẻ”ghét” họ, “nguyền rủa” họ, những kẻ muốn chiếm đoạt danh tiếng, của cải và

thân xác họ.

- Đức Giêsu bắt đầu trình bày đòi hỏi cơ bản này :”Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho

kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ

vu khống anh em”.

H. Cousin xác định :”Đây không phải là lòng quý mến ta có đối với người trong gia

đình, hay là tình bằng hữu đối với người đồng trang lứa, càng không phải là tình yêu

say đắm! Đó là vấn đề biết quý trọng và cư xử tốt với kẻ thù và biết biểu lộ tâm tình

ấy bằng cử chỉ và lời nói” (“L’Evangile de Luc”, Centurion, tr. 96)

- Tiếp theo là những thí dụ Đức Giêsu đưa ra để mời gọi các môn đệ khi bị người

ta đối xử hung bạo, thì đáp lại bằng thái độ bất hung bạo, hãy nhường nhịn hết

mình :”Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong…”

- Sau cùng, Đức Giêsu đưa ra luật vàng cho cung cách cư xử của các môn đệ :

không chỉ yêu thương kẻ yêu thương mình, bởi lẽ “ngay cả người tội lỗi cũng làm

như thế”, hãy yêu thương nhau cách vô vị lợi, không tính toán, chỉ chờ đợi sự đáp

Page 673: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 673 of 793

trả ở một mình Chúa mà thôi : “Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn

lao”.

2. … giống tình yêu của Chúa Cha :

- Khi cư xử như vậy, khi thực hành yêu thương kẻ thù, khi từ chối cướp quyền

thẩm phán của Thiên Chúa, các môn đệ sẽ là “con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn

nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác”; khi noi gương lòng nhân hậu của

Thiên Chúa, họ sẽ nên giống Người.

- Khi cư xử như vậy, người môn đệ sẽ theo gương Thầy mình là Đấng, suốt cuộc

đời và một cách trổi vượt trong cuộc Khổ nạn của Người, đã thực thi tình yêu

thương và tha thứ, mà Người đã đòi hỏi nơi họ. R. Meynet bình giảng: “Đức Giêsu

đã chịu để cho tên đầy tớ Thầy cả Thượng phẩm tát mình, và đã chịu để cho người

ta đánh đòn, Người ta đã lột không chỉ áo ngoài của Người, mà cả áo trong nữa.

Người đã giang hai tay và đưa cả hai chân ra cho người ta đóng đinh vào thập

giá. Khi sắp trút hơi thở cuối cùng và phó linh hồn, Người còn cầu xin Cha tha thứ

cho những kẻ hành hình Người. Thế mới biết, khi Chúa Cha yêu thương phường vô

ân và quân độc ác, tình yêu ấy đã dẫn Người đi tới tận đâu : Người đã không từ

chối ban chính Con Một mình. Tình yêu của Chúa Cha đối với mọi người đã hóa

thân trong con người Đức Giêsu” (“L’Evangile selon saint Luc. Phân tích tu từ”,

tập 2, trg 80).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. “Nếu chúng ta muốn bắt chước Chúa Giêsu” (L. Sintas, trong “Parole de Dieu

pour la méditation et l’homélie. Năm C”. Médiaspaul, 1994, trg 83)

Nếu ta đọc những lời này vào lúc lòng ta không có điều chi ray rứt và ta đang vui

tính, thì có thể thấy những lời ấy thật tuyệt vời. Trái lại trong trường hợp ta bị nhục

mạ, phải cay đắng vì là nạn nhân của một bất công, thì những lời của Đức Giêsu

xem ra không thể chịu nổi. Thế nhưng chính trong những giờ phút ấy, Lời Chúa

mới tỏ cho thấy nó có sức mạnh và sự thật. Thế nghĩa là thế nào?

Chúa nói với ta rằng :”Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương

Page 674: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 674 of 793

họ”. Bằng lời vắn gọn đó, Đức Giêsu ban cho ta một cái nhiệt kế để đo lường mức

độ lòng tin của ta.

Thực ra, vấn đề đích thực là thế này: Lòng tin làm thay đổi cái gì trong cuộc sống

của tôi? Có khi nào tôi đề ra những việc làm mà giả như không phải là kitô hữu, thì

tôi sẽ không đặt ra chăng? Yêu thương kẻ làm hại tôi, việc làm đó, một người có

lương tri bình thường không nghĩ ra đâu. Để gợi ý cho tôi, Thiên Chúa đã không nề

hà, vì tự mình chúng ta sẽ không nghĩ ra được điều đó. Thiên Chúa đã xuống trần,

sống kiếp phàm nhân giống hệt chúng ta. Người đã phải sống trong những hoàn

cảnh đáng ghét, hoàn cảnh của một người mà chung quanh chỉ gặp toàn là thù địch.

Trong hoàn cảnh như thế đó, Đức Giêsu đã xin tha thứ cho những kẻ làm khổ

Người. Nếu ta muốn bắt chước Đức Giêsu, thì việc chọn sống những tâm tình và

thái độ của Người đến độ biết tha thứ cho kẻ thù, thiết tưởng là điều khẩn thiết!

Là kitô hữu là tin rằng Đức Giêsu đã cuốn hút ta đến độ chính Người sống trong ta.

Người muốn nhờ chính con người của ta, con tim và trí tuệ, ánh mắt và lời nói của

ta để nói với những con người thời nay, điều mà Người đã nói cách đây hai ngàn

năm, trước mặt những người đương thời với Người. Người đã nói gì? Chỉ một sự

thật này thôi : Thiên Chúa thương xót tất cả những ai thù ghét Người. Làm sao

những người đồng thời với chúng ta hôm nay sẽ nghe được lời này của Đức Giêsu,

nếu chính chúng ta không nói cho họ biết ơn tha thứ của Thiên Chúa là như vậy

đó?

2. “Chúng ta được mời gọi phải vượt thắng chính mình” (“Célébrer”, tạp chí

của Trung tâm quốc gia về Mục vụ và Phụng vụ, số 216, trg 26)

Những lời Tin Mừng này có lẽ khiến ta phải hoài nghi, và xem ra càng không mấy

thích hợp với những thực tại khắc nghiệt thường ngày bị chi phối bởi luật rừng. Có

người sẽ bĩu môi cười : “giơ má kia à”.

Ta đừng lẫn lộn tử tế với ngu xuẩn… ! Há chính Đức Giêsu đã không vặn hỏi kẻ

đánh Người rằng :”Tại sao anh đánh tôi?”, mà không giơ má bên kia đó sao?

Ta thấy rõ rằng Đức Giêsu muốn kêu gọi ta vượt lên chính mình; Người thúc ép

ta phải có lối cư xử ngoại hạng của người kitô hữu.

Sứ điệp của Người được gởi đến “cho anh em là những người đang nghe tôi đây”,

Page 675: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 675 of 793

những người đang đón nhận mạc khải của phúc âm. Đó là những người đã chịu

phép rửa, những người đã trở lại để sống trong giáo hội và học dưới mái trường

của vị Tôn sư dạy làm điều phi thường. Nhờ ánh sáng đức tin, họ am hiểu lời

Người. Có khó tính chăng nữa cũng phải nhận rằng cách cư xử theo kitô giáo, việc

noi gương bắt chước Đấng hằng tha thứ, dù là kẻ hành hình mình, bất quá chẳng

phải là diều quá phi lý. Chẳng qua là con đường khôn ngoan vượt bực còn bí ẩn đối

với “kẻ phàm trần” thôi.

Há chúng ta chẳng có được kinh nghiệm về niềm vui lớn lao khi ta xử sự theo lòng

thương xót hoặc khi ta được chứng kiến những việc làm của tinh thần vị tha, tinh

thần chia sẻ, tinh thần tha thứ và tinh thần yêu thương “điên rồ” đó sao?

Những lời của Đức Giêsu vẫn có thể được những người sống ngoài Giáo hội hữu

hình “nghe ra” và thực hành. Không thiếu những lời nói và hành động phi thường

nơi những con người “sống ngoài”Giáo hội. Đó phải là động cơ thúc đẩy ta dâng

lên lòng biết ơn và niềm vui, vì chính họ cũng là con Đấng Tối Cao.

Chớ gì lòng thương xót luôn luôn là cái đấu để chúng ta đong cho người khác…

nhưng phải là cái đấu đã dằn đã lắc và đầy tràn!.

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN

NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC

CỦA ĐỨC GIÊSU

(Lc 6,39-45)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một cái nhìn sáng suốt và ân cần.

Hai tuần trước, với “các mối phúc” / “những lời than” ta khai mào Diễn từ trong

bình nguyên. Chúa nhật tuần rồi, ta tiếp tục với giáo huấn về tình yêu không giới

hạn, tình yêu, như Chúa Cha giàu lòng thương xót, đến độ yêu thương cả kẻ thù.

Hôm nay, ta sẽ đọc đoạn kết gồm 4 câu riêng rẽ của Đức Giêsu mà Luca tập hợp

lại do liên ý, rồi xếp chúng vào mục “các dụ ngôn”.

Page 676: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 676 of 793

Ba câu đầu nói về cái nhìn. Cái nhìn phải sáng suốt và trước tiên phải nhìn vào

chính mình. Với tha nhân, cái nhìn phải ân cần.

Đó là những lời “chỉ nam” cho đời sống cộng đoàn. Vì đôi khi cộng đoàn trở nên

mù quáng, lôi kéo những người khác sa ngã theo. Những lời đó cũng có thể nói cho

các môn đệ, lúc nào cũng vội vàng xét đoán và chỉ trích người khác hơn là sửa đổi

chính mình. Sẽ sai lầm nếu muốn trở nên nhân chứng của lòng xót thương mà lại có

trái tim và ánh mắt không thương xót.

Hugues Cousin viết: “Sống đức tin là một cuộc chuẩn bị lâu dài để nên hoàn thiện

(“được đào tạo chu đáo”) theo câu nói “môn đệ sẽ giống như Thầy” là Đức Giêsu:

Người tin rằng ai cũng có thể hoán cải, thay đổi lối sống. Ước gì mọi người đều được

đào tạo trong trường học Đức Giêsu để lòng thương cảm đối với người tội lỗi sẽ

khiến họ có khả năng hướng dẫn người khác. Thật là giả hình đóng kín, khi ca tụng

một con đường chính trực mà bản thân không theo. Chỉ có sự hoán cải không ngừng

nghỉ mới đưa tới nếp sống chân thực, giúp thoát khỏi cảnh mù tối và cho phép ta sửa

lỗi người khác” (“L'Evangile de Luc”, Centurion, trg 98).

2. Một hành động thấm đẫm Tin Mừng:

Câu cuối cùng đề cập đến hành động của Kitô hữu: như ta biết “cây” nhờ “quả”,

cũng thế hành vi và lời nói bộc lộ cho thấy trái tim người Kitô hữu có thực sự thấm

nhuần Tin Mừng không. Louis Monloubou bình luận rất xác đáng rằng: “Vì, con

người hành động theo bản chất của mình; dù giả dối, hành vi và lời nói cũng phản

chiếu chính xác những gì sâu xa trong đáy lòng anh ta. Ai không có tinh thần Tin

Mừng chẳng thể nói ra những lời lẽ mang âm hưởng Tin Mừng” (“L'Evangile de

Luc”, Salvator, tr. 149).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Ánh mắt Đức Giêsu (Mgr. L. Daloz, trong “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”,

DDB, trg 50-51)

Ánh mắt Đức Giêsu nhìn khác ta và Người mong ánh mắt ta cũng được đổi mới:

sao cho ánh mắt ấy không phải là ánh mắt đui mù dẫn người khác sa vào hố sâu.

Sao cho ánh mắt ta không bị cây xà che kín nhưng được sáng tỏ. Ánh mắt Đức

Page 677: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 677 of 793

Giêsu, ánh mắt Thiên Chúa nhìn vào thực tế hiện hữu của ta, vào sự thực của nếp

sống ta, là một ánh mắt khích lệ, khơi gợi, hoạt động. Lời lẽ mà ánh mắt ấy phiên

dịch không chỉ là những chỉ dẫn cho trí khôn, nhưng đã trở nên lời lẽ động viên.

Lời ấy dẫn đến hành động và xây dựng một đời sống mới trên nền đá vững chắc.

Khi nhìn ai, Người thấy trong đó hình ảnh Thiên Chúa, Cha của Người, Người

thấy những đứa con. Người tỏ cho họ biết họ là ai và phải sống như thế nào để trở

nên những người con đích thực của Cha”.

2. Những người thực sự kiến tạo một thế giới mới. (“Sách lễ các Chúa nhật

Emmaus”, trg 1012).

Ai chẳng mong muốn kiến tạo một thế giới mới chan hòa tình yêu và bình an?

Nhưng rất nhiều khi, hành động vì thế giới của ta bắt đầu bằng phê phán kẻ khác.

Thế là ta đã tự động chiếm chỗ của Thiên Chúa phán xử. Làm thế, ta chỉ chà đạp

những người chung quanh và loại mình ra ngoài cuộc chơi mà thôi. Cứ nghĩ mình

ngay tình, cứ tưởng mình hành động cho việc thiện ích, ta tiếp tục gây chia rẽ.

Khi tố cáo giới chức quyền Do Thái, những kẻ thực sự phản chứng do thái độ của

họ, Đức Giêsu kết án xu hướng bản năng của mọi người. Chúng ta ai mà chẳng kết

án tha nhân, khi cứ tự coi chân lý của riêng mình như là Chân Lý viết hoa. Như thế

ta chỉ là những tiên tri giả, phá huỷ thế giới mới mà ta tự hào là góp tay kiến tạo.

3. “Lời lẽ và con tim” (Mgr. L. Daloz, trong “Nước Trời đã đến gần” DDB, 1994, trg

182-183).

“Điều nói ngoài miệng, tràn ra từ tâm hồn...”

Nhiều lần, Đức Giêsu đã phải lên tiếng về tầm quan trọng của lời nói.

Đức Giêsu mời ta khám phá lại nguồn cội của lời nói. Thật hữu ích khi nghe

Người, nhất là trong thời buổi mà người ta dễ dãi cho rằng lời nói bay đi. Tìm lại

tính chất nghiêm trọng của lời nói, nội dung và hệ quả của nó, là góp phần vào việc

sám hối của Kitô hữu. Ngày nay lời nói thường hời hợt mau qua. Đức Giêsu tái lập

trách nhiệm của con người với lời nói. Người truy nguyên lời nói từ trái tim. Lời

nói mang dấu ấn của người nói. Lời nói chứa chất những ý hướng và tình cảm của

người nói, ngay cả khi lời nói trung dung hoặc diễn tả dưới hình thức thật khách

Page 678: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 678 of 793

quan: luật Rôma, luật Napôlêon đều mang dấu ấn tinh thần của thời đại họ sống và

quan niệm của những nhà làm luật!... Tin Mừng soi sáng mọi hoàn cảnh, kể cả

những hoàn cảnh hiện thực nhất. Lối so sánh mà Đức Giêsu sử dụng thật mạnh mẽ:

so sánh cây và quả. So sánh mạnh mẽ và rất ý nghĩa, vì quả lớn lên nhờ nhựa cây

nên quả chứa đựng nhiều phẩm chất cũng như những khiếm khuyết của cây... Cũng

vậy, lời lẽ không chỉ ở bên ngoài con người. Lời nói chính là sự bộc bạch của tâm

hồn: “Vì lòng có đầy miệng mới thốt ra”. Lời nói cho biết con người. và những gì

họ chất chứa trong lòng. Lời nói chứa đầy những tư tưởng, tình cảm, đam mê của

người nói. Như thường lệ, Đức Giêsu kéo ta chú ý đến nội tâm con người. Người

đi đến tận thâm tâm con người. Chẳng có luật lệ bên ngoài để xét xử lời nói. Chính

lời nói biểu lộ phẩm chất, con người của họ. “Người tốt rút ra từ kho tàng tốt lành

của mình những điều tốt đẹp. Người xấu, rút ra từ kho tàng xấu xa của mình những

điều xấu xa”. Lời nói bộc bạch loại kho tàng mà người nói cất giấu trong mình.

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN CỦA PHÊRÔ

VÀ LOAN BÁO CUỘC KHỔ NẠN LẦN THỨ NHẤT

(Lc 9,18-24)

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một mạc khải ăn sâu vào tâm tình cầu nguyện hiếu thảo của Đức Giêsu...

Không có đoạn chuyển tiếp, từ cảnh hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông (Tin

Mừng Chúa nhật vừa qua), qua đó Đức Giêsu tỏ mình như một vị ngôn sứ của thời

kỳ sau hết sang cảnh Phêrô tuyên xưng đức tin và Đức Giêsu loan báo cuộc khổ

nạn của Người lần thứ nhất.

Đức Giêsu đang cầu nguyện.

- Ghi chú câu này nói lên chủ ý của Luca muốn báo trước rằng: biến cố sắp được

thuật lại là biến cố quan trọng. Thật vậy, ta đang ở vào bước ngoặt cuộc đời công

khai của Đức Giêsu và hành trình đức tin của các môn đệ; thời kỳ bản lề giữa sự vụ

Page 679: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 679 of 793

rao giảng ở Galilê đang kết thúc, và hành trình lên Giêrusalem (bài Tin Mừng

Chúa nhật tới 9,51) sau biến cố Hiển Dung trên núi cao. Còn lại một mình với

nhóm môn đệ, Đức Giêsu cầu nguyện chuẩn bị bước vào giai đoạn mới này.

- Ghi chú này cũng muốn nêu bật một điều là người ta chỉ có thể thực sự nhận ra

căn tính đích thực của Đức Giêsu là Con Thiên Chúa trong mối tương quan của

Người với Ngôi Cha, mối tương quan mà các môn đệ dường như “được móc” vào,

theo cách diễn tả của Ph. Bossuyt và J. Rademakers (“Jésus, Lời ân sủng theo

thánh Luca”, tr. 263).

2. Một mạc khải về đường đi của Con Người...

Vấn đề căn tính của Đức Giêsu luôn vang lên theo nhịp điệu của lời giảng và các

hoạt động của Người. Gioan Tẩy Giả từ trong ngục đã hỏi Người, qua trung gian

các môn đệ được sai đi: “Ngài có thật là Đấng phải đến không hay chúng tôi còn

phải chờ một vị khác?” (7,19). “Ông này là ai mà lại tha được tội?” (7,49) những

khách dự tiệc ở nhà ông Simon biệt phái đã kêu lên như vậy. Rồi các môn đệ hỏi

nhau khi họ thấy Người dẹp yên sóng gió: “Người này là ai mà ra lệnh cho cả

sóng gió, và sóng gió phải tuân lệnh?” (8,25). Rồi chính vua Hêrôđê, người đã

chém đầu Gioan Tẩy Giả cũng phải suy nghĩ: “Người này là ai mà ta nghe nói

nhiều về ông như thế. Và ông tìm cách gặp Người”.

Câu hỏi này đôi khi đã được giải đáp. “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa

chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người!”. Những người chứng kiến cảnh

con trai bà góa Naim được sống lại đã đồng thanh tung hô như thế. Một ít người

khác nói: “Đó là Gioan Tẩy Giả từ cõi chết sống lại” có người khác lại bảo: “Đó là

ông Êlia đã xuất hiện”, cũng có người khác nói: “Đó là một trong các ngôn sứ thời

xưa đã sống lại”.

- Giờ đây Đức Giêsu tự ý đặt câu hỏi về chính thân thế của mình với các môn đệ. Câu

hỏi này có 2 thì:

+ Trước hết Người lên tiếng hỏi “Dân chúng bảo Thầy là ai?”. Và (như ta đã thấy)

các môn đệ kể ra những ý kiến khác nhau, đồn thổi về thân thế của Người,

như “Gioan Tẩy Giả”, “ngôn sứ Êlia” (vị ngôn sứ đến trước loan báo Đấng

Mêsia), “một trong các ngôn sứ thời xưa nay sống lại”.

Page 680: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 680 of 793

+ Đức Giêsu hỏi tiếp ngay “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Như thế các môn đệ

bị bắt buộc phải đưa ra ý kiến của mình.

Phêrô đáp: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Còn hơn Gioan Tẩy Giả, hơn cả

Êlia hay một ngôn sứ nào thời xưa. Đức Giêsu là vị Thiên Sai của Chúa, Đấng đã

được Thiên Chúa xức dầu, “Đấng Mêsia” (Mêsia tiếng Aram dịch sang tiếng Hy

Lạp là Kitô = Đấng được xức dầu).

- Đức Giêsu liền nghiêm giọng truyền các ông “không được nói điều ấy với ai”.

Không phải vì Người từ chối danh hiệu mà Phêrô vừa tặng cho Người. Nhưng bởi

vì sử dụng danh hiệu đó là quá sớm, vì danh hiệu Mêsia lúc ấy còn rất hàm hồ

trong ý nghĩ của những người đồng hương và ngay cả các môn đệ Người. H.

Cousin nhắc lại rằng: “Một văn bản Pharisêu được soạn thảo 24 năm về trước,

Thánh vịnh vua Salomon 17 - miêu tả Đấng Mêsia xua đuổi người di cư và ngoại

kiều ra khỏi Đất Thánh để thanh tẩy mọi ô uế, và Người cai trị mọi dân nước trên

hoàn cầu bắt đầu từ Giêrusalem”(“L'Evangile de Luc”, Centurion, trg 133-134).

Sẽ đến lúc khi thấy Thầy mình phải đi qua con đường thập giá, và trong ánh sáng

phục sinh, thì các môn đệ mới thực sự hiểu được rằng Thầy mình được gọi

là “Đấng Mêsia của Thiên Chúa” theo ý nghĩa nào. Không phải là Đấng Mêsia

theo mơ ước phàm trần là áp đặt công cuộc khôi phục thời đại mới bằng dũng lực,

nhưng là Đấng Mêsia khiêm tốn, hòa bình, mở đường cứu rỗi cho hết mọi người

bằng đường lối phục vụ, cho đến độ hy sinh thân mình. Như thế Đức Giêsu tiếp nối

việc tuyên xưng đức tin của Phêrô, bằng việc loan báo lần đầu tiên cuộc khổ nạn /

sống lại của Người: “Con Người cần phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục,

thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy”. Khi

nói “Con Người cần phải...” là Chúa dùng một kiểu nói bày tỏ sự tuân phục tự

nguyện trước kế hoạch nhiệm mầu của Chúa Cha đã được nói trước trong Sách

Thánh. - Kỳ mục, thượng tế, kinh sư là ba thành phần của Thượng Hội Đồng.

3. ... đó cũng là con đường của mọi môn đệ Chúa.

Cho đến đây là lời Chúa nói với các môn đệ. Còn bây giờ, Người ngỏ lời với “mọi

người”, H. Cousin chú giải, “tất cả những ai sau này sẽ đón nhận lời Phúc Âm. Họ

cần phải biết rõ, việc đi theo Đức Kitô đòi hỏi những gì” (Sđd, tr. 134). “Mọi

Page 681: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 681 of 793

người” nếu muốn bước theo Người cũng sẽ phải liên kết với thân phận của Thầy

mình. Người nói với họ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình

hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều

mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.

Những lời cứng rắn mạnh mẽ này đã không ngừng và còn không ngừng vang dội

trong tâm hồn hàng ngàn hàng vạn người đã được Tin Mừng chinh phục. H.

Cousin nhận xét: “Chính Người vừa loan báo mình sẽ bị giết, lại là người đặt điều

kiện cho những ai muốn theo, phải đi trên cùng một con đường Người đã đi, và

phải là môn đệ của Người dù phải lấy cái chết để làm chứng nếu hoàn cảnh đòi

buộc.

Tuy nhiên, điều trước tiên ta nên tìm kiếm trong ba mệnh lệnh trên là trung tín mỗi

ngày trong đời sống người Kitô hữu hơn là những điều đặc biệt, phi thường (câu

23). Dứt khoát nói “không” với chính mình không có nghĩa là phải ghét mình, bởi lẽ

ta phải yêu tha nhân như chính mình (10,27); nhưng chính là không quy hướng mọi

sự về mình. Dứt khoát nói “không” đó cũng chính là hiện tại hóa việc vác thập giá.

Chính thập giá của riêng tôi mà tôi phái vác lấy, thập giá của cuộc sống đè nặng vai

tôi; tôi đừng mơ tưởng một thập giá khác. Đó không phải là chứng bệnh tự hành hạ

mình, tự làm khổ mình, nhưng chính là vì biết chắc rằng tôi không thể mến Chúa và

yêu tha nhân, nếu không hy sinh cách này hoặc cách nọ, và nếu không đi qua đau

khổ. Khi bắt chước Đức Kitô như vậy, tôi mới thật là môn đệ của Người” (Sđd, trg

135).

II. BÀI ĐỌC THÊM:

1. Đáp lại câu hỏi của Chúa bằng hành động, một câu hỏi luôn đặt ra cho

ta (G.Bessière, trong “Dieu si proche”, DDB, trg 112-113).

Câu hỏi nổi lên từ giây phút Chúa cầu nguyện trong thinh lặng: Hôm đó “Chúa cầu

nguyện một mình”.

Đức Giêsu thường tìm nơi thanh vắng. Người mau mắn đến đó, Người siêng năng

đến đó để tìm gặp một Ai đó. Và chắc chắn cũng để bồi bổ sức lực để lại ra khơi.

Câu hỏi Người đặt ra cho các môn đệ Người, sẽ tồn tại qua các thế kỷ. Nó sẽ đánh

động hàng ngàn hàng vạn lương tri. Bao lâu trái đất còn tồn tại, câu hỏi đó vẫn luôn

Page 682: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa

Page 682 of 793

luôn rộng mở “Đám đông nói Thầy là ai?”.

Đức Giêsu sẽ là nhân vật được yêu mến nhất trong lịch sử nhân loại. Người ta

tuyên xưng tên Người khắp năm châu. Mọi cá nhân và tập thể đều ghi nhớ khuôn

mặt của Người. Cả đến điện ảnh, ca nhạc, hoạt hình cũng nhắc lại hình ảnh bác thợ

mộc thành Nadarét, vị ngôn sứ lữ hành, Đấng bị đóng đinh, Đấng phục sinh... Tuy

nhiên, Người là ai đối với đám đông? Người là nhân vật mà người ta hân hoan

mừng chúc mà không hề mảy may quan tâm đến lời nói, và hành động của Người,

là nhân vật mà người ta trông đợi mọi sự ở đời sau, mà không muốn phấn đấu để

đổi mới thế giới hiện tại chăng? Là nhân vật mà người ta gọi tên nhưng không hề

tìm hiểu con đường Người đã khai mở chăng?

Các bạn hữu Người sẽ trả lời khi Người hỏi: “Còn các anh, các anh bảo Thầy là

ai?”. Phêrô trả lời không ngần ngại: “Thầy là Đấng Mêsia của Thiên Chúa”.

Nghĩa là: là Đấng người ta trông đợi, là Đấng khôi phục Israel, là Đấng đại diện

Thiên Chúa quyền năng. Câu trả lời này chưa làm Đức Giêsu thỏa mãn.

Người sẽ đưa ra câu trả lời của mình, dường như người ta hỏi ngược lại Người.

Nhưng Người sẽ không dùng một công thức, một danh hiệu hoặc một chức vụ làm

câu giải đáp. Người sẽ nói lên những nguy hiểm mà Người đã trải qua. Nói lên cái

chết mang lại cả ý nghĩa cho cuộc đời Người và cả sự phục sinh của Người nữa.

Người đi về phía đám đông và la to: Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập

giá mình hằng ngày mà theo. Để cứu được mạng sống, Người đòi người ta phải

liều mạng sống mình, phải hiến dâng mạng sống mình.

Ngày nay, trong thế giới này, dư dật và đói khổ, tiến bộ và thất vọng, khôn ngoan

sáng suốt và vô tâm dửng dưng tất cả cùng chen vai sát cánh bên nhau, thì “theo

Đức Giêsu” thế nào đây? Làm sao để được giải thoát, rồi trở thành người giải

phóng đây? Làm sao đáp lại bằng hành động cho câu hỏi Chúa luôn đặt cho ta đây?

2. “Các anh bảo Thầy là ai?” Câu Chúa hỏi ta mỗi ngày (F. Deleclos, trong

“Prends et mange la Parole de Dieu”, Centurion, trg 232-233)

Chính vào lúc vừa tâm sự thân mật với Cha Người xong, Đức Giêsu khởi đầu một giai

đoạn mới trong việc đào tạo các môn đệ và đám đông dân chúng. Lòng tin, những ước

mơ và niềm hy vọng được an thân của họ sắp bị lung lay tất cả. Đúng là “cớ vấp

phạm cho người Do Thái, điên dại đối với dân ngoại”.

Page 683: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 684: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 685: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 686: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 687: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 688: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 689: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 690: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 691: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 692: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 693: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 694: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 695: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 696: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 697: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 698: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 699: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 700: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 701: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 702: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 703: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 704: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 705: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 706: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 707: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 708: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 709: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 710: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 711: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 712: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 713: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 714: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 715: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 716: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 717: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 718: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 719: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 720: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 721: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 722: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 723: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 724: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 725: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 726: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 727: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 728: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 729: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 730: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 731: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 732: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 733: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 734: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 735: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 736: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 737: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 738: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 739: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 740: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 741: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 742: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 743: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 744: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 745: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 746: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 747: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 748: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 749: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 750: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 751: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 752: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 753: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 754: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 755: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 756: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 757: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 758: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 759: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 760: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 761: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 762: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 763: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 764: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 765: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 766: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 767: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 768: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 769: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 770: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 771: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 772: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 773: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 774: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 775: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 776: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 777: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 778: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 779: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 780: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 781: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 782: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 783: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 784: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 785: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 786: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 787: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 788: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 789: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 790: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 791: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 792: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa
Page 793: FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A · 2020. 11. 1. · Page 1 of 793 FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa CN năm A FICHES DOMINICALES Chú giải Lời Chúa