Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

53
Exposure & Metering - Các kĩ thuật chụp ảnh số Lựa chọn chế độ đo sáng (Metering) Trước khi bắt đầu tìm hiểu các chế độ đo sáng khác nhau, sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu máy ảnh do sáng như thế nào. Khi bạn nhấn nút shutter một nửa, máy ảnh kích hoạt bộ đo sáng ở bên trong, đọc giá trị sáng hiện tại máy ảnh nhận được và tính toán xem giá trị phơi sáng thích hợp là bao nhiêu. Nó thực hiện điều này bằng cách coi độ sáng của chủ đề nằm giữa thang độ xám. Số lượng chủ đề được sử dụng để tính toán được quyết định bởi chế độ đo sáng mà bạn lựa chọn. Tất cả các máy ảnh số dSLR đều có 2 kiểu là evaluative metering và center-weighted metering. Một số máy khác thêm vào chế độ spot-metering. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng chế độ này để quyết định sử dụng tùy vào hoàn cảnh cụ thể. Evaluative Metering Evaluative metering (đối với Canon và Sigma) còn được gọi là Matrix metering bởi Nikon, honeycomb bởi Sony, ESP bởi Plympus hay segment bởi Pentax. Nhưng cho dù là tên gì đi nữa, Evaluative metering làm việc bằng cách chia hình ảnh thanh nhiều vùng khác nhau như hình 4.1 Hình 4.1. Bộ đo sáng của máy ảnh làm việc bằng cách chia nhỏ viewfinder thành nhiều vùng và ước lượng giá trị sáng của các vùng này. Số lượng các vùng không cố định và được quyết định bởi loại máy ảnh của bạn. Số lượng các vùng biến động rất lớn giữa các loại máy ảnh. Một máy của Sigma có thể chỉ sử dụng 14 vùng khác nhau trong khi có những máy của Nikon sử dụng đến 1005 vùng khác nhau. Bộ đo sáng đọc giá trị ánh sáng giữa các vùng và tính giá trị trung bình nhằm đưa ra một giá trị phơi sáng (exposure) tốt nhất có thể giữ lại phần lớn thông tin hình ảnh trong khả năng thu nhận của bộ cảm biến (sensor). Đây là một lĩnh vực mà các máy ảnh dSLR thực sự vượt trội so với dòng máy ảnh bỏ túi. Các bộ cảm biến của máy dSLR lớn hơn nhiều, vì thế nó có khả năng ghi nhận khoảng giá trị sáng lớn hơn. Center-weighted Metering Center-weightedmetering hướng đến việc đo đạc ánh sáng tại vùng trung tâm của ảnh. Nó cho phép bạn có giá trị chính xác hơn đối với một vùng quan trọng trên ảnh và làm việc

Transcript of Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Page 1: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Exposure & Metering - Các kĩ thuật chụp ảnh sốLựa chọn chế độ đo sáng (Metering)

Trước khi bắt đầu tìm hiểu các chế độ đo sáng khác nhau, sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu máy ảnh do sáng như thế nào. Khi bạn nhấn nút shutter một nửa, máy ảnh kích hoạt bộ đo sáng ở bên trong, đọc giá trị sáng hiện tại máy ảnh nhận được và tính toán xem giá trị phơi sáng thích hợp là bao nhiêu. Nó thực hiện điều này bằng cách coi độ sáng của chủ đề nằm giữa thang độ xám. Số lượng chủ đề được sử dụng để tính toán được quyết định bởi chế độ đo sáng mà bạn lựa chọn. Tất cả các máy ảnh số dSLR đều có 2 kiểu là evaluative metering và center-weighted metering. Một số máy khác thêm vào chế độ spot-metering. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng chế độ này để quyết định sử dụng tùy vào hoàn cảnh cụ thể.

Evaluative MeteringEvaluative metering (đối với Canon và Sigma) còn được gọi là Matrix metering bởi Nikon, honeycomb bởi Sony, ESP bởi Plympus hay segment bởi Pentax. Nhưng cho dù là tên gì đi nữa, Evaluative metering làm việc bằng cách chia hình ảnh thanh nhiều vùng khác nhau như hình 4.1

Hình 4.1. Bộ đo sáng của máy ảnh làm việc bằng cách chia nhỏ viewfinder thành nhiều vùng và ước lượng giá trị sáng của các vùng này. Số lượng các vùng không cố định và được quyết định bởi loại máy ảnh của bạn.

Số lượng các vùng biến động rất lớn giữa các loại máy ảnh. Một máy của Sigma có thể chỉ sử dụng 14 vùng khác nhau trong khi có những máy của Nikon sử dụng đến 1005 vùng khác nhau.

Bộ đo sáng đọc giá trị ánh sáng giữa các vùng và tính giá trị trung bình nhằm đưa ra một giá trị phơi sáng (exposure) tốt nhất có thể giữ lại phần lớn thông tin hình ảnh trong khả năng thu nhận của bộ cảm biến (sensor). Đây là một lĩnh vực mà các máy ảnh dSLR thực sự vượt trội so với dòng máy ảnh bỏ túi. Các bộ cảm biến của máy dSLR lớn hơn nhiều, vì thế nó có khả năng ghi nhận khoảng giá trị sáng lớn hơn.

Center-weighted MeteringCenter-weightedmetering hướng đến việc đo đạc ánh sáng tại vùng trung tâm của ảnh. Nó cho phép bạn có giá trị chính xác hơn đối với một vùng quan trọng trên ảnh và làm việc tốt khi mà ánh sáng của toàn bộ khung cảnh không thay đổi nhiều. Hình 4.2 thể hiện một ví dụ của cách đo sáng này.

Page 2: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Hình 4.2. Trong chế độ center-weighted metering, máy ảnh sử dụng vùng trung tâm của viewfinder để quyết định độ phơi sáng

Một biến thể của center-weighted metering là center-weighted evaluative metering, trong đó toàn bộ ảnh đều được xử lý khi quyết định độ phơi sáng nhưng vùng trung tâm của tấm ảnh sẽ được coi trọng hơn khi tính toán giá trị này.

Spot MeteringSpot metering chỉ có mặt ở những máy ảnh tầm trung hoặc các máy ảnh chuyên nghiệp. Chế độ này đo sáng những vùng nhất định trên ảnh, thường chỉ chiếm khoảng 3% của toàn bộ khung hình để quyết định độ phơi sáng. Trên một số máy ảnh, điểm đo sáng được cố định ở chính giữa viewfinder nhưng trên một số máy ảnh khác (như của Canon), bạn có thể thiết lập để bộ đo sáng đọc giá trị này từ bất kì điểm nào được focus. Hình 4.3 và 4.4 thể hiện các ví dụ về chế độ này.

Hình 4.3. Trong nhiều máy ảnh, chế độ spot-metering sử dụng một vùng nhỏ trên viewfinder để tính toán độ phơi sáng. Chế độ này làm việc tốt nhất khi các tình huống ánh

sáng phức tạp.

Hình 4.4. Một số máy ảnh cấp cao như Canon 1Ds Mark II có thể sử dụng bất kì điểm focus nào làm vùng đo sáng. Điểm focus sẽ được hiển thị lên viewfinder với màu đỏ. 

Spot metering là lựa chọn tốt nhất khi một vùng xác định trên ảnh có tính quyết định với việc đo sáng. Một ví dụ của chế độ này là khi bạn chụp hình một ai đó trong điều kiện ánh sáng hậu cảnh quá tối hay quá sáng. Trong tình huống này, evaluative metering sẽ cho ra kết quả over-exposure hay under-exposure đối với chủ đề. Nếu máy ảnh của bạn không có chế độ spot-metering, bạn có thể sử dụng center-weighted metering thay thế. 

Chọn độ phơi sáng (Exposure) phù hợp

Page 3: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Với những lựa chọn trên, làm thế nào bạn có thể chọn cái phù hợp nhất với mình? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh khi bạn chụp. Chế độ evaluative thông thường là lựa chọn tốt nhất đối với phần lớn mọi tình huống. Mặc dù vậy, đôi khi bạn vẫn cần thay đổi độ phơi sáng mà máy ảnh khuyến cáo để có kết quả tốt hơn. Trong chương này, tôi sẽ bàn đến vẫn đề trong từng tình huống cụ thể, làm thế nào để có thể chọn ra độ phơi sáng thích hợp nhất, tránh những vấn đề đáng tiếc liên quan đến yếu tố này.

Độ phơi sáng được quyết định như thế nàoNhư tôi đã nói ở phần trước, bộ đo sáng trong máy ảnh của bạn làm việc bằng cách đọc ánh sáng được phản chiếu vào bộ bộ cảm biến (sensor). Nó sử dụng thông tin này để tìm ra giới hạn sáng-tối có thể ghi nhận được. Khi bạn sử dụng evaluative metering, máy ảnh sẽ tính giá trị trung bình của các vùng. Hãy nhìn ví dụ trong hình 4.5.

Hình 4.5. Ảnh này có đầy đủ 10 mức (stop) trong giới hạn đo sáng - giá trị gần như ở mức cao nhất mà các bộ cảm biến dSLR có thể ghi nhận

 

Giới hạn đo sáng được gọi là Exposure Value (EV). Một giá trị thấp sẽ cho ra kết quả là ảnh tối hơn. Khi khung cảnh được đánh giá, vùng tối nhất sẽ có giá trị là EV2 trong khi vùng sáng nhất sẽ có giá trị là EV12. Toàn bộ giới hạn này bao gồm 10 mức (stop). Trong ví dụ này, máy ảnh sẽ chọn độ phơi sáng có giá trị là EV7, giá trị nằm giữa EV2 và EV12.

Lưu ý:Bạn có thể tăng chi tiết ghi nhận được bằng cách chụp ở chế độ raw. Mô tả chi tiết về chế độ này cũng như làm thế nào để tận dụng ưu điểm của nó sẽ được bàn đến trong một phần khác.

Nếu bộ cảm biến trong máy ảnh của bạn có khả năng quản lý 10 mức giá trị sáng khác nhau, mọi thứ đều tuyệt vời và bạn có một tấm ảnh với đầy đủ chi tiết từ sáng đến tối. Nhưng nếu bạn không thể thu lại đầy đủ giới hạn sáng trong khung hình của mình thì sao?

Trong trường hợp này, bạn sẽ muốn độ phơi sáng được tập trung vào những chi tiết quan trọng trên tấm hình. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn chụp chi tiết của những bộ quần áo tối màu, chi tiết trong bóng râm, bạn sẽ cần tăng độ phơi sáng lên. Nếu

Page 4: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

những đám mây, tuyết hay những vùng trắng là những yếu tố quan trọng trong tấm ảnh của bạn, bạn cần độ phơi sáng thấp trong đó nhưng vùng tối sẽ bị mất bớt đi chi tiết.

Máy ảnh số nhạy cảm với những vùng sáng hơn là những vùng tối. Vì vậy phương pháp bình thường đối với độ phơi sáng là để bộ đo sáng đo phần sáng nhất của chủ đề bạn muốn lấy chi tiết. Bạn sẽ dễ dàng phục hồi lại các vùng tối hơn là các vùng sáng với Photoshop CS2 hay Photoshop Elements.

Sử dụng Exposure CompensationTất cả các máy ảnh dSLR đều cho phép bạn điều chỉnh giá trị phơi sáng khuyến cáo thông qua một tính năng gọi là exposure compensation. Phụ thuộc vào máy ảnh của bạn, giá trị này có thể thay đổi mỗi 1/2 hay 1/3 stop. Sự bù sáng này làm việc bằng cách thay đổi giá trị phơi sáng khuyến cáo nhiều hay ít hơn trong một tình huống cụ thể. Như trong ví dụ sau, hình 4.6 được chụp với giá trị phơi sáng mà bộ đo sáng khuyến cáo

Hình 4.6. Thỉnh thoảng, giá trị phơi sáng khuyến cáo không phải là lựa chọn tốt nhất. Ở tấm hình này, các vùng sáng bị over-exposure.

 

Thủ thuậtMỗi khi bạn chụp trong tình huống ánh sáng không ổn định hoặc phức tạp, tôi khuyên bạn nên chụp thử một ảnh để xem trước khi chụp loạt ảnh tiếp theo. Việc này cho phép bạn có thể điều chỉnh ngay lập tức nhằm tránh khả năng phải bỏ đi những tấm hình.

Những vùng sáng nhìn trông sáng hơn là tôi muốn. Vì vậy tôi chụp lại với độ bù sáng là -2/3 nhằm giảm đi lượng ánh sáng trong quá trình phơi sáng. Điều này tương tự như thay đổi khẩu độ hay tốc độ chập nhưng kết quả mang lại sẽ tốt hơn những lựa chọn này. Sau khi điều chiển độ phơi sáng giảm đi 2/3, tôi có được tấm hình như ở hình 4.7. Các vùng sáng trông rõ ràng hơn và nó giống với tấm hình mà tôi nghĩ trong đầu trước khi chụp hơn.

Page 5: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Hình 4.7. Bằng cách sử dụng exposure compensation, tôi đã giảm độ phơi sáng một giá trị là 2/3 stop. Điều này mang lại chi tiết rõ ràng hơn cho tấm ảnh.

 

Làm sao bạn có thể biết khi nào exposure compensation là một lựa chọn khôn ngoan? Xét cho cùng, nếu bạn đợi đến khi về nhà, xem lại ảnh trên máy tính thì bạn sẽ có thể phải quay trở lại chụp những tấm hình đó 1 lần nữa khi thấy những điều kì cục trên tấm ảnh của mình. Đây là lúc mà màn hình LCD với biểu đồ (histogram) có thể cho bạn phản hồi ngay lập tức với tấm ảnh của mình.

Trong hình 4.8, bạn có thể thấy histogram với ví dụ overexposure ở hình 4.6. Những chi tiết trong các vùng sáng sẽ được đặt ở bên phải của histogram chỉ ra rằng bạn có vấn đề với overexposure.

Hình 4.8. Đây là histogram với độ phơi sáng khuyến cáo. Bạn có thể thấy rằng những vùng sáng được đặt ở bên phải của histogram, chỉ ra rằng bạn sẽ bị mất chi tiết ở những vùng này.

 

Sau khi bù sáng với giá trị là -2/3 stop, histogram được chuyển sang trái, cho phép tôi ghi nhận được nhiều chi tiết của các vùng sáng hơn, điều mà tôi đã cố gằng làm trước khi chụp (hình 4.9)

Page 6: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Hình 4.9. Sau khi thực hiện exposure compensation, tất cả dữ liệu đều nằm trong giới hạn của histogram.

 

Nếu bạn phải đối diện với hình huống ánh sáng thay đổi nhanh chóng, bạn có thể sử dụng exposure bracketing. Trên phần lớn các máy ảnh, exposure bracketing sẽ chụp 3 ảnh: một ảnh với độ phơi sáng được giảm bớt, một ảnh với độ phơi sáng chuẩn và ảnh còn lại với độ phơi sáng tăng lên so với độ phơi sáng được máy ảnh tính toán ra. Bạn có thể thiết lập giá trị thay đổi với độ phơi sáng nhưng thông thường tôi chỉ sử dụng các mức tăng giảm là 1/2 stop để đảm bảo rằng những tấm ảnh sẽ có mức phơi sáng chính xác. Việc làm thế nào sử dụng chức năng này bạn có thể xem thêm trong sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh của mình. Các hình 4.10a, 4.10b và 4.10c hiển thị 3 ảnh được chụp sử dụng tính năng này.

Hình 4.10a. Với exposure bracketing bạn sẽ chụp được 3 hay nhiều ảnh. Đây là mức phơi sáng đầu tiên, nhỏ hơn mức phơi sáng được khuyến cáo 1/2 stop

Page 7: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

 

Hình 4.10b. Mức phơi sáng thức hai trong bộ ảnh là mức phơi sáng được khuyến cáo

  Hình 4.10c. Mức phơi sáng cuối cùng này lớn hơn mức phơi sáng được khuyến cáo 1/2 stop. 

Chụp các chủ đề tốiBởi vì bộ đo sáng trong máy ảnh được thiết lập để lưu lại mọi thứ dựa trên mức sáng trung bình (18% trên thang độ xám), các chủ đề tối đôi khi sẽ trở nên sáng quá khi bạn thử tăng mức sáng trung bình này lên. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng exposure compensation, sử dụng chế độ đo sáng spot metering (nếu máy bạn hỗ trợ) hay đo sáng vào vùng có độ sáng lớn hơn.

Phần lớn các máy ảnh đều có khả năng lưu (khóa) lại thông tin về độ phơi sáng và cho bạn phối cảnh lại lại trước khi chụp. Điều này thông thường được thực hiện ở chế độ chụp 1 ảnh một (Single Shot Focus) bằng cách focus vào chủ đề, giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi bạn phối cảnh lại. Lựa chọn khác nếu máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, bạn có thể sử dụng nó. Giá trị ghi nhận được sẽ được giữ cho đến khi ảnh được chụp. Vì thế bạn cso thể thay đổi tiêu cự, focus hay phối cảnh lại tấm hình. Khi nút chụp được nhấn và ảnh đã được lưu lại, việc khóa giá trị phơi sáng sẽ bị chấm dứt và bạn sẵn sàng để chụp tấm hình kế tiếp.

Page 8: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Đối với những ảnh có một lượng lớn các vùng tối, điều chỉnh độ phơi sáng có thể lên đến giá trị tương đương 2 khẩu độ (f-stop). Ví dụ trong hình 4.11, tôi chụp khung cảnh ở giá trị phơi sáng đo được.

Hình 4.11. Các ảnh tối có thể bị overexposure bởi bộ đo sáng giống như ví dụ bên dưới 

Như bạn thấy, các vùng màu đen có thang độ xám lớn hơn do bộ đo sáng óố gắng đưa những vùng này về gần điểm đo sáng trung bình. Trong hình 4.12, tôi sử dụng độ bù sáng là -1 2/3 (-1.67) stop để những vùng này tôi tối hơn như ảnh gốc

Hình 4.12. Để những vùng màu đen giữ màu nhưng chúng vốn có, tôi sử dụng độ bù sáng là -1 2/3 stop. 

Chụp các chủ đề sángTrừ khi bạn là một fan của tuyết có màu xám hay những hình ảnh bị mất màu trắng, thông thường việc chụp các chủ đề sáng cũng yêu cầu phải điều chỉnh độ phơi sáng. Giống như chụp các chủ đề tối, khi bộ đo sáng đánh giá ánh sáng của khung cảnh (một vùng tuyết trắng chẳng hạn), nó sẽ cố gắng thể hiện khung cảnh toàn tuyết trắng ở mức sáng trung bình. Đó là nguyên nhân bức ảnh của bạn trông có vẻ xám đi (hoặc nhìn trông hơi xanh xanh)

Trong hình 4.13, tôi chụp ở mức phơi sáng được khuyến cáo. Như bạn thấy, các vùng trắng trông không sáng như nó vốn có.

Page 9: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Hình 4.13. Các khung cảnh sáng cũng có những vẫn đề như các khung cảnh tối. Bộ đo sáng cố gắng để chủ đề chính nằm ở mức sáng trung bình, làm cho những vùng trắng

trông bị xám đi. 

Bằng cách sử dụng exposure compensation và chụp tấm hình ở mức bù sáng là +2 stop, lớp tuyết trông sáng trở lại trong khi vẫn giữ được nguyên chi tiết.

Hình 4.14. Bằng cách +2 stop vào độ phơi sáng, các vùng trắng sẽ trở lại như chúng vốn có. 

Chụp ảnh với nguồn sáng ở phía sauNhững khung cảnh có nguồn sáng phía sau là những tình huống khó khăn nhất để bộ đo sáng thực hiện chính xác công việc. Thông thường bạn sẽ có một nguồn rất sáng, như mặc trời, đến mức làm tràn ngập bộ đo sáng. Để khắc phục, bộ đo sáng cố gắng đưa những vùng sáng nhất về trong giới hạn thông thường. Điều này sẽ làm cho bạn chỉ nhìn thấy cái bóng đen của người hay của các chủ đề khác.

Thủ thuậtGiải pháp tốt nhất với nguồn sáng ở phía sau là sử dụng đèn flash để giúp chiếu sáng chủ đề.

Trong tình huống này, sử dụng center-weighted hay spot metering là lựa chọn tốt nhất vì bạn sẽ luôn luôn đo sáng chủ đề và loại bỏ phần nền sáng. Hình 4.15 thể hiện một tấm hình được chụp ở mức độ phơi sáng tính ra trong chế độ evaluative metering.

Page 10: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Hình 4.15. Trong tình huống hậu cảnh quá sáng, bộ đo sáng sẽ bị tràn ngập bởi ánh sáng của hậu cảnh và làm cho chủ đề chính bị under-exposure. 

Bằng cách chuyển sang chế độ spot metering, tôi ó thể thay đổi đâu là nguồn sáng chính và kết quả là tấm ảnh như trong hình 4.16. Độ phơi sáng bị thay đổi đi 3 stop. Mặc dù tôi bị mất chi tiết ở những vùng sáng nhưng tôi lại có thể nhìn rõ chủ đề trong tấm ảnh là gì.

Hình 4.16. Bằng cách chuyển sang spot metering, tôi có được độ phơi sáng tốt hơn, cho phép tôi ghi lại chi tiết về chủ đề mặc dù bị mất đi chi tiết ở hậu cảnh. 

Khi bạn không thể chuyển sang chế độ đo sáng khác vì một vài lý do nào đó thì đó là thời điểm cho bạn sáng tạo bằng cách sử dụng một kĩ thuật khác. Bạn hãy đo sáng bầu trời mà không có mặt trời trong khung hình (tôi giả sử bạn đang chụp với nguồn sáng phía sau là mặt trời) hoặc đo sáng vào mặt đất. Ngoài ra bạn cũng có thể di chuyển đến gần chủ đề để chủ đề chiếm trọn khung hình, sau đó nhấn 1/2 nút chụp để bộ đo sáng hoạt động. Nếu máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, khóa giá trị bạn đo được rồi di chuyển để phối lại lại tấm hình bạn muốn chụp (tất nhiên, nếu không có nút khóa này, bạn sẽ phải giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi di chuyển và phối cảnh).

Các kĩ thuật sáng tạo

Chiếc máy ảnh dSLR của bạn nói chung sẽ có rất nhiều chế độ chụp được thiết kế để bạn có thể dễ dàng chụp những đối tượng khác nhau với các thiết lập tối ưu. Tuy nhiên các thiết lập này không phải luôn luôn đưa ra được những tấm ảnh hấp dẫn. Trong phần này tôi sẽ liệt kê một số chế độ khác nhau và giải thích tại sao bạn phải thay đổi những thiết lập này. Trong quá trình đó, bạn

Page 11: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

sẽ học hỏi nhiều hơn về lựa chọn độ phơi sáng, qua đó cho phép bạn đỡ bị lệ thuộc vào các chế độ này và tiến tới trình độ cao hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Ảnh chân dungĐã là hiển nhiên, chế độ chụp ảnh chân dung (Portrait mode) đưa ra cho bạn DOF (Depth Of Field) nhỏ nhất nhằm làm mờ hậu cảnh như trong hình 4.17. Phụ thuộc vào kiểu chân dung bạn muốn chụp mà hậu cảnh bị làm mờ có thể chỉ ở mặt mà bạn muốn.

Hình 4.17. Ảnh thông thường chụp với chế độ Portrait sẽ có DOF nhỏ 

Việc chụp ảnh chân dung ở ngoài ngày càng trở nên phổ biến khi mà chủ đề được thể hiện như là một thành phần của khung hình. Trong ví dụ này, bạn cần DOF lớn hơn để hiển thị khung cảnh xung quanh quanh chủ đề. Với kiểu ảnh chân dung này, bạn cần chuyển qua chế độ Aperture Priority (Av). Trong hình 4.18, bạn có thể thấy kết quả của việc chụp trong chế độ Av với một ống kính tele ở khẩu độ f/8

Hình 4.18. Khi bạn muốn thêm vào một số vùng xung quanh ảnh, chuyển từ chế độ Portrait sang Av.

Page 12: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Chủ đề và các vùng xung quanh sẽ được lấy nét còn hậu cảnh phía xa sẽ vẫn bị mờ. Kết quả là bạn sẽ có một tấm hình tốt hơn đối với cả chủ đề và hậu cảnh.

Ảnh phong cảnhChế độ này ngược lại với chế độ Portrait, nó sử dụng DOF lớn nhất có thể trong khi vẫn giữ tốc độ chập ở mức cao đủ để bạn có thể cầm máy trên tay. Trong các tình huống thiếu sáng (thường là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh phong cảnh) như lúc mặt trời mọc hay mặt trời lặn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có DOF nhỏ hơn giá trị bạn muốn khi chụp ảnh phong cảnh. Những lúc như thế này, chế độ Av là giải pháp.

Lưu ýBạn sẽ có kết quả tốt hơn nếu sử dụng tripod khi có thể. Có một nguyên tắc thông dụng trong nhiếp ảnh là bạn không nên sử dụng tay cầm máy ảnh bất cứ khi nào độ phơi sáng dài hơn chiều dài tiêu cự của ống kính. Nói một cách khác, nếu bạn đang sử dụng ống kính 50mm, bạn không nên cầm máy trên tay để chpj nếu tốc độ chập nhỏ hơn 1/60 giây.

Như một ví dụ, ảnh hiển thị trong hình 4.19 sẽ gần như là không thể nếu chụp trong chế độ Landscape. Vì vậy tôi sử dụng Av cùng với một tripod, tốc độ chập là 1/4 giây.

Hình 4.19. Trong tình huống thiếu sáng, chế độ Landscape nói chung sẽ không làm việc. Trong tình huống này, tôi sử dụng Av cùng với một tripod để có thời gian phơi sáng

lâu hơn. 

Chụp ảnh vào buổi tốiMột trong những điểm mạnh của máy ảnh dSLR là bạn có thể sử dụng tốc độ chập lớn hơn là máy ảnh cá nhân. Mặc dù nhiều máy ảnh dSLR có cả chế độ chụp tối (Night mode) nhưng nó thường sử dụng thời gian phơi sáng không lâu (vẫn đủ lâu để bạn phải sử dụng tripod), hiếm khi nhiều hơn 1 giây. Bằng cách chuyển sang chế độ Manual, bạn có thể sử dụng thiết lập Bulb. Bulb có nghĩa là màn chập sẽ mở cho đến khi nút chụp được nhấn. Phần lớn máy ảnh có một đoạn dây cáp hoặc một bộ điều khiển từ xa để sử dụng cho mục đích này. Bạn có thể chụp một tấm ảnh với với gian bằng thời gian hoạt động của nguồn điện. Hình 4.20 hiển thị thời gian phơi sáng là 16 phút, sử dụng để chụp ảnh những vệt sao. Bằng cách ngắm máy ảnh lên phía bắc và để màn chập mở trong một thời gian dài, bạn có thể chụp được sự chuyển động của những ngôi sao trên bầu trời.

Hình 4.20. Các vệt sao cần thời gian chụp lâu hơn là chế độ Night có thể làm. Trong tình huống này, bạn cần chuyển sang chế độ Manual và sử dụng cáp điều khiển để có

thể chụp với thời gian phơi sáng là 1 giờ hoặc lâu hơn.  

Page 13: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Đối với những tấp ảnh chụp đêm từ trái đất như những tấm ảnh pháo hoa, một lần nữa chế độ bulb lại là một lựa chọn chính xác. Như ví dụ ở hình 4.21 và 4.22, tôi sử dụng thời gian phơi sáng ở mức 6 giây và 8 giây ở khẩu độ f/22 để lưu lại những chùm pháo hoa cùng với vệt sáng của nó.

Hình 4.21. Thời gian phơi sáng 6 giây cho phép lưu lại nhiều chùm pháo hoa  

Hình 4.22. Hãy đừng sợ khi chụp thử. Ở đây tôi sử dụng thời gian phơi sáng là 8 giây để có nhiều chùm pháo hoa với những vệt sáng dài hơn. 

Chụp ảnh ở chế độ Macro và Close-upỞ hai chế độ này, thông thường cái bạn muốn là DOF lớn nhất có thể. Do khoảng cách chụp là rất nhỏ, thậm chí với khẩu độ f/16 cũng không cho bạn thêm nhiều DOF. Nhưng cũng như các ví dụ trên, bạn không cần phải sử dụng những thiết lập mặc định này. Đôi lúc bạn cần một cái gì đó mang tính thẩm mĩ cao hơn. Hình 4.23 hiển thị hình ảnh mà chế độ macro mang lại ở giá trị khẩu độ là f/16.

Page 14: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Hình 4.23. Chế độ chụp macro thông thường với DOF tối đa 

Trong ví dụ tiếp theo, hình 4.24, tôi sử dụng khẩu độ lớn hơn để giảm DOF. Bằng cáh thay đổi khẩu độ lên f/8, chỉ phần cuối của nhị hoa được lấy focus, do vậy hậu cảnh trông sẽ mềm mại hơn.

Hình 4.24. Bằng việc chuyển sang chế độ Av, tôi giảm DOF để tấm ảnh nhìn có tính thẩm mĩ cao hơn 

Chụp ảnh thể thaoSau tất cả những ví dụ trên, bạn có lẽ phân vân tại sao máy ảnh của bạn lại có chế độ ưu tiên tốc độ chập (Shutter Priority hay Time Priority - Tv). Khi bạn chụp trong chế độ Tv (đôi khi còn gọi là Sports mode), bạn có thể tối ưu để có tốc độ chập nhanh hơn nhằm làm "đóng băng" các chuyển động như trong hình 4.25.

Page 15: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Ảnh chụp bởi Laurence Chen

Hình 4.25. Chế độ Tv tối ưu tốc độ chập nhằm làm "đóng băng" chuyển động.

Nhưng những tấm ảnh tĩnh khi mà tất cả các chuyển động đều như ngưng lại không phải luôn luôn là lựa chọn tốt nhất. Bằng cách chuyển sang chế độ Tv và chọn tốc độ chụp chậm, bạn có thể thu lại sự chuyển động của khung cảnh, cho bạn cảm giác thực giống như hình 4.26.

Hình 4.26. Chuyển sang chế độ Tv và chọn thời gian phơi sáng thấp cho phép bạn thu lại sự chuyển động trong những tấm ảnh thể thao.

Shooting Landscape - Thủ thuật để chụp lại các kì quan của tự nhiên

Page 16: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Nếu bạn đã từng ra ngoài chụp hình tại một nơi thực sự gây ấn tượng (như công viên quốc gia Grand Canyon hay Yosemite) thì đó thực sự là một kinh nghiệm chụp ảnh không đáng giá. Lý do là bạn đang chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ này và nó ấn tượng đến nỗi bạn nhận ra rằng ai đứng ở đây cũng đều có thể chụp được một bức ảnh tuyệt vời. Điều tôi muốn nói là nó quá hoàn hảo và làm thế nào bạn có thể làm nó hỏng đi được. Bạn chỉ phải dựng tripod lên, ngắm qua viewfinder và chụp. Lúc này, bạn sẽ phải khóc thầm bởi vì bạn mang theo một bộ đồ nghề đắt tiền với nhiều thân máy và ống kính mà giá thành có thể còn cao cả một chiếc ô tô Toyota Prius động cơ lai (hybrid - chạy cả xăng lẫn điện). Ngoài ra bạn còn mang theo rất nhiều màn lọc (filter) và tổng trọng lượng những thứ này lên đến 54 lb (1 lb, đọc là pao, bằng 450g). Bạn đã chờ cả năm để dành ra 2 tuần nghỉ làm, mua một vé máy bay khứ hồi và thuê một chiếc xe đủ lớn để có thể chở bạn, gia đình bạn và cả những đồ nghề chụp ảnh đắt tiền có thể tránh khỏi cái nắng oi ả của mùa hè. Giờ đây, bạn đang ngắm cảnh vật qua viewfinder và những gì bạn thấy trong chẳng bằng một nửa so với một tấm bưu thiếp tồi được bán trong quầy lưu niệm của công viên với giá chỉ $1.25 mỗi cái. Những giọt nước mắt bắt đầu rơi khi bạn nhận ra rằng bạn sẽ không thể chụp được cảnh nơi bạn đến giống như bạn tưởng tượng. Nguyên nhân những điều này là do người nào? Câu trả lời là Ansel Adams. Anh ấy đã chụp lại Grand Canyon, Yosemite và rất nhiều những nơi khác cho chúng ta xem. Nhưng cho dù chúng ta không phải là Ansel Adams, chúng ta vẫn có thể chụp ra những tấm ảnh đẹp hơn là thứ bán trong quầy lưu niệm. Công việc đầu tiên là bắt đầu đọc chương này..

Nguyên tắc vàng trong chụp ảnh phong cảnhCó một nguyên tắc vàng trong chụp ảnh phong cảnh. Bạn có thể làm theo mọi thủ thuật trong chương này nhưng nếu bạn không tuân theo nguyên tắc này, bạn sẽ không bao giờ có được những tấm hình giống như những nhà nghiếp ảnh chuyên nghiệp chụp. Là một nhà nghiếp ảnh phong cảnh, bạn chỉ có thể chụp vào hai thời điểm trong ngày:

1. Rạng sáng (draw): Bạn có thể chụp khoảng thời gian 15 đến 30 phút trước lúc mặt trời mọc và trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ (phụ thuộc vào ánh nắng lúc đó có gay gắt hay không) sau đó.

2. Chập tối (dusk): Bạn có thể chụp khoảng 15 đến 30 phút trước khi mặt trời lặn và trong khoảng thời gian tối đa là

30 phút sau đó.  

Tại sao lại là hai thời điểm này? Bởi vì đó là nguyên tắc! Thực sự thì có nhiều nguyên nhân hơn là câu trả lời đó. Chỉ có những thời điểm đó bạn có thể có ánh sáng ấm, mềm mại và bóng cũng mềm mại; điều kiện lý tưởng về ánh sáng cho những tấm ảnh phong cảnh chuyên nghiệp. Vậy nguyên tắc này quan trọng như thế nào? Tôi sẽ không bao giờ quên thời điểm tôi làm chương trình phỏng vấn các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Một người đàn ông trong đám đông đã hỏi Joe, một người đã đi vào lịch sử với những tấm ảnh về địa lý, rằng: "Có phải bạn chỉ có thể chụp vào lúc rạng sáng và lúc chập tối không?". Joe lẳng lặng cấm lấy tripod của anh ấy và đánh cho người kia một trận nhừ tử. Đó, tất nhiên, chỉ là một sự cường điệu nhưng tôi luôn tâm niệm những gì Joe nói lúc đó. Anh ấy bảo rằng nhiều biên tập viên ảnh ngày nay ở các tạp chí lớn tin chắc hoàn toàn vào điều này và họ thậm chí không thèm cân nhắc đến việc nhìn bức ảnh của bất kì ai nếu nó không chụp vào một trong hai thời điểm đó. Anh ấy cũng bảo rằng nếu anh ấy chụp và nói rằng: "Nhìn này, tấm ảnh này không được chụp vào đúng thời điểm lý tưởng nhưng trông nó thật đáng ngạc nhiên" thì họ vẫn sẽ từ chối ngay cả việc nhìn nó. Điểm rút ra là những nhà nhiếp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp luôn chụp vào hai thời điểm trong ngày và chỉ vào hai thời điểm đó. Nếu bạn muốn có những tấm ảnh chuyên nghiệp, cũng sẽ chỉ có hai thời điểm chụp như vậy đối với bạn.

Page 17: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Gắn bó với tripod của bạnBây giờ có lẽ bạn đã biết rằng như một nhà nhiếp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp, cuộc sống của bạn sẽ giống như sau: bạn thức dậy lúc sáng tinh mơ và luôn luôn bỏ lỡ bữa tối. Nếu bạn chấp nhận được những điều này thì đã đến lúc nói với bạn về một sự thật đau lòng (he he, chả biết dùng từ nào nhẹ nhàng hơn) khác. Vì bạn luôn phải chụp vào thời điểm ánh sáng yếu, lúc nào bạn cũng sẽ phải sử dụng tripod. Mọi lúc. Mọi nơi. Trong thế giới của những nhà nhiếp ảnh phong cảnh sẽ không có chỗ cho việc cầm máy ảnh trong tay. Tôi phải cảnh báo bạn đôi lúc bạn sẽ thấy một vài nhiếp ảnh gia phong cảnh ra ngoài vào lúc tảng sáng để chụp giống như bạn và họ cầm máy ảnh trong tay để chụp. Họ sẽ không thấy gì đặc biệt cho đến khi mở những tấm ảnh trong Photoshop, họ sẽ thấy toàn bộ những tấm hình đều bị mờ, hỏng sáng và sai focus. Bạn có thể giúp được gì cho những linh hồn tội nghiệp đó? Đơn giản là mang theo tripod và đánh họ một trận nhừ tử. Đó là cách mà Joe McNally sẽ làm (chỉ là đùa thôi, tất nhiên).

 

Tripod: Lợi ích của sợi các-bon (Carbon)Những tripod tuyệt vời nhất là những cái làm từ sợ các-bon. Những tripod này có hai ưu điểm:

1. Chúng nhẹ hơn nhiều những tripod kim loại nhưng vẫn không hề thua kém về độ vững chắc và tính ổn định 2. Sợi các-bon ít bị ảnh hưởng bợi sự cộng hưởng như kim loại, vì vậy bạn sẽ ít bị rung hơn.

Tất nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Có lẽ bạn cũng đã đoán ra rằng cái giá mà bạn phải trả để có một tripod làm từ sợ các-bon không phải là nhỏ. Chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độNikon Canon

Khi chụp ảnh ở ngoài trời, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority mode - được biểu hiện bằng một chữ A hay Av nhỏ trên máy). Lý do chế độ này trở nên phổ biến là vì nó cho phép bạn tự do sáng tạo sự thể hiện của tấm ảnh. Giả sử rằng bạn đang chụp hình một con hổ với một ống tele và bạn muốn con hổ sẽ được focus trong khi nền phía sau sẽ bị nhòa đi. Với chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn chỉ cần thiết lập khẩu độ đến giá trị nhỏ nhất mà ống kính của bạn cho phép (ví dụ f/2.8, f/4, f/5.6..), sau đó focus vào con hổ. Đó là tất cả những gì bạn phải làm. Máy ảnh (và cả ống kính tele) sẽ thực hiện phần còn lại. Bạn sẽ có một tấm hình với những chi tiết rõ nét về con hổ trong khi nền đằng sau nhòa hẳn đi. Bạn đã biết một trong 3 thủ thuật về khẩu độP: giá trị khẩu độ nhỏ (với một ốn zoom) sẽ cho bạn hình ảnh rõ nét nhưng hậu cảnh sẽ nhòa đi. Bây giờ bạn sẽ làm gì nếu bạn muốn cả con hổ và hậu cảnh đều rõ nét? Bạn có thể thay đổi giá trị khẩu độ đến f/8 hoặc f/11. Hai giá trị này sẽ làm việc giống như những gì mắt bạn nhìn thấy (phần lớn hậu cảnh phía sau sẽ vẫn giữ nguyên sự rõ nét), hậu cảnh càng xa thì sẽ càng mất dần sự rõ nét nhưng không nhiều. Đó là thủ thuật thứ hai về khẩu độ. Thủ thuật cuối cùng là giá trị khẩu độ sẽ được sử dụng khi bạn muốn tấm hình của mình rõ nét nhất có thể. Lúc này hãy chọn giá

Page 18: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

trị lớn nhất mà ống kính của bạn cho phép (f/22, f/36..)

Phối cảnhKhi bạn nhặt một cuốn tạp chí du lịch với những tấm ảnh phong cảnh hoặc xem những tấm ảnh về phong cảnh của những nhiếp ảnh gia như David Muench, Moose Peterson, Stephen Johnson, và John Shaw, hãy dành một chút thời gian để học tập từ những tấm ảnh tuyệt vời này. Một điều bạn sẽ tìm ra là trong phần lớn các trường hợp, những tấm ảnh phong cảnh chỉ có 3 phần riêng biệt:

1. Tiền cảnh (foreground): Nếu chụp mặt trời lặn, tấm hình sẽ không bắt đầu từ mặt nước mà nó bắt đầu từ bãi cát. Bãi cát chính là hậu cảnh.

2. Trung cảnh (middle-ground): Trong trường hợp chụp mặt trời lặn, nó hoặc là đại dương phản chiếu lại ánh mặt trời hoặc trong một số trường hợp chính là mặt trời.

3. Hậu cảnh (background): Cũng với trường hợp chụp cảnh mặt trời lặn ở trên, mây và bầu trời chính là hậu cảnh.

Cả 3 thành phần này đều ở trước mắt bạn và bạn cần cả 3 trong tấm ảnh để tạo ra một tấm hình phong cảnh hấp dẫn. Lần tiếp theo, khi bạn ra ngoài chụp phong cảnh hãy tự hỏi bạn thân mình: "Đâu là tiền cảnh?" (đó là cái mà phần lớn những người chụp nghiệp dư quên, học chỉ chụp trung cảnh và hậu cảnh). Hãy giữ cả 3 phần trên trong đầu khi chụp ảnh sẽ giúp bạn làm nổi bật nội dung mình muốn thể hiện, hướng sự tập trung của mọi người đồng thời mang lại chiều sâu cho bức hình.

Một lợi ích khác khi chụp vào tảng sángMột lợi ích của việc chụp ảnh vào tảng sáng (tốt hơn là chụp vào lúc hoàng hôn) là nước (trong ao, hồ, vịnh...) sẽ lặng vào lúc tảng sáng bởi vì thông thường sẽ có ít gió vào thời điểm đó hơn là lúc chiều muộn. Vì vậy nếu bạn dự định chụp một hình ảnh phản chiếu qua mặt nước hồ, bạn sẽ có những tấm hình đẹp hơn khi chụp vào lúc sáng sớm thay vì vào lúc chập tối.

Thủ thuật để chụp thác nước Bạn muốn chụp một thác nước mềm mại như một tấm lụa hay chụp lại hiệu ứng dòng chảy mà bạn thường thấy trong những tấm hình chuyên nghiệp? Bí mật ở đây là để mở màn chập (ít nhất từ 1 đến 2 giây), dòng nước trông sẽ như chuyển động trong khi những thứ khác (những tảng đá và cây ở xung quanh) sẽ đứng yên. Điều bạn phải làm làm chuyển máy ảnh về chế độ ưu tiên tốc độ chập (S hay Tv trên thân máy) và thiết lập tốc độ chập là 1 hoặc 2 giây. Bây giờ, nếu bạn chụp thác nước vào một ngày u ám, mở màn chập thêm vài giây để lấy nhiều sáng hơn. Những gì bạn nhận được sẽ là một một vùng trắng, hoàn hỏng hoàn toàn tấm hình. Đó là lý do tại sao những nhà nghiếp ảnh luôn thực hiện một trong hai điều sau:

 

1. Chụp thác nước vào lúc trước hoặc sau khi mặt trời mọc hay vào sau khi mặt trời lặn, khi mà có rất ít ánh sáng.

2. Sử dụng stop-down filter, một bộ lọc đặc biệt làm giảm ánh sáng đi vào ống kính. Theo cách này bạn có thể để mở màn chập vài giây, vì có ít ánh sáng đi vào nên nó sẽ không làm hỏng tấm hình. Kết quả là bạn sẽ có một tấm ảnh giá trị với một thác nước mềm mại. Vậy trong trường hợp bạn không có stop-down filter và bạn lại phải chụp một thác nước hay dòng suối ở sâu trong rừng (đồng nghĩa với việc ở sâu trong bóng râm), bạn vẫn có thể có được hiệu ứng trên bằng cách sử dụng một tripod, chuyển qua chế độ ưu tiên khẩu độ và thiết lập khẩu độ đến giá trị lớn nhất mà ống kính bạn sử dụng cho phép (f/22 hoặc f/36 chẳng hạn). Điều này sẽ làm màn chập mở lâu hơn bình thường (chẳng có vẫn đề gì vì bạn đang ở trong bóng râm mà, phải không?). Thác nước mà bạn chụp trong cũng vẫn mềm mại giống như trong tấm hình đầu tiên.

Page 19: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Bí quyết để chụp hình những khu rừngMột bí quyết tuyệt vời khi chụp hình những khu rừng là không đưa hình ảnh của mặt đất vào tấm hình khi phối cảnh. Mặt đất thông thường sẽ cực kì bẩn thỉu (với cành khô, lá rụng và trông thực sự hỗn độn). Đó là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia lại không chụp mặt đất. Nó làm rối tấm hình, do vậy làm mất đi vẻ đẹp của tấm ảnh. Chỉ đơn giản là điều chỉnh khung hình sao cho nó không chứa mặt đất, bạn sẽ có những bức chụp tốt hơn, tránh xa mọi rắc rối. Nếu mặt đất nhìn trông sạch sẽ bạn có thể đưa nó vào, trong trường hợp ngược lại bạn đã biết cách để "cứu vãn" tấm hình của mình. Một bí quyết khác khi chụp ảnh về rừng cây là hãy chụp vào những ngày có mây bởi vì sẽ rất khó để chụp lại có một tấm hình đẹp vào những ngày có ánh nắng mặt trời chói chang. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đối với bí quyết này: Nếu có sương mù trong rừng vào một ngày nắng chói, những tia nắng xuyên qua màn sương mù trông sẽ cực kì đẹp mắt.

Thủ thuật sử dụng khi chụp thác nướcVậy thì tại sao nó lại nằm ở đây thay vì trong phần nói về chụp các thác nước? Lý do là tôi đã qua mất phần nói về chủ đề đó. Quay lại vấn đề chính, khi chụp các thác nước, nếu bạn không có một bộ lọc (filter) stop-down, bạn có thể sủ dụng bộ lọc polarizing thay thế. Điều này mang lại cho bạn hai lợi ích sau:

1. Loại bỏ sự phản chiếu giữa thác nước và những tảng đá

2. Bản thân bộ lọc này tối nên nó có thể bỏ sáng đi khoảng 2 stop cho bạn (tương đương giảm khẩu độ đi 2 mức - người dịch). Vì vậy bạn có thể để thời gian phơi sáng lâu hơn khi chụp với nó. Việc lựa chọn tốc độ màn chập thấp hơn sẽ làm tăng sự mềm mại của dòng nước, vì vậy hãy thử sử dụng các tốc độ màn chập khác nhau (4 giây, 6 giây, 10 giây..) và xem cái nào cho hình ảnh ấn tượng nhất.

Đặt đường chân trời nằm ở đâuKhi bạn phải trả lời câu hỏi này, đáp án thực sự rất dễ. Đừng lặp lại sai lầm của những người chụp ảnh nghiệp dư khi luôn đặt đường chân trời ở chính giữa của tấm hình, nếu không những tấm hình của bạn trông sẽ chẳng khác nào những tấm hình chụp mà chẳng ngắm nghía gì cả. Thay vì vậy, hãy quyết định bạn muốn cái gì sẽ là điểm nhấn trong bức ảnh: mặt đất hay bầu trời. Nếu bạn thấy bầu trời trông thật tuyệt vời, hãy đặt đường chân trời ở vị trí một phần ba phía dưới tấm hình (do đó bầu trời sẽ được nhấn mạnh). Nếu mặt đất có nhiều điểm đáng chú ý hơn, hãy đặt đường chân trời nằm ở vị trí một phần ba phía trên của tấm ảnh. Mặt đất sẽ được nhấn mạnh và quan trọng nhất, cả hai cách này đều đảm bảo đường chân trời không nằm chính giữa tấm hình nên những bức ảnh của bạn trông sẽ

có chiều sâu và ấn tượng hơn.

Bầu trời trông thực sự nhàm chán. Hãy phá luật.Nếu bạn đang chụp hình phong cảnh với một bầu trời chẳng có gì đáng quan tâm, bạn có thể phá bỏ việc đặt đường chân trời ở vị trí 1/3 phía trên bức ảnh và loại bỏ phần lớn bầu trời trong khung hình. Hãy thử sử dụng 7/8 khung hình cho mặt đất và 1/8 còn lại cho bầu trời, sự chú ý của người xem sẽ chuyển sang hình ảnh của mặt đất, nơi có những thứ thú vị hơn.

Page 20: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Chụp ảnh núi đẹp hơnMột chủ đề bạn sẽ còn gặp lại nhiều trong cuốn sách này là chụp từ những góc độ mà chúng ta không thể nhìn thấy hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn muốn chụp những ngọn núi, đừng chụp chúng bắt đầu từ con đường dưới chân núi bởi vì nó chính xác là những gì chúng ta thấy hàng ngày khi lái xe để tới một bang khác. Vì vậy, nếu bạn chụp theo cách như vậy (từ dưới nhìn lên), bạn sẽ có những tấm ảnh trông hết sức bình thường. Nếu bạn muốn có những tấm hình thật sự gây ấn tượng, hãy mang lại cho người xem một góc nhìn mà bình thường họ không thấy: chụp từ phía trên cao. Lái xe hay đi bộ lên núi ở một độ cao thích hợp, sau đó lấy máy ảnh ra rồi chụp xuống hoặc chụp những ngọn núi phía xa. Nguyên tắc này cũng tương tự như nguyên tắc không hướng máy ảnh xuống khi chụp những bông hoa vì đó là góc nhìn thường ngày của chúng ta.

Những tấm ảnh như vậy chỉ mang lại sự buồn tẻ, đơn điệu và tất nhiên, nó chẳng mang lại cho người xem bất kì thứ gì hơn những thứ mà họ đã thấy cả trăm lần trước đó.

Bí quyết để có cảnh hoàng hôn và bình minh trông ấm áp hơnĐây là một bí quyết tôi có được từ Bill Fortney để chụp chụp cảnh hoàng hôn và bình minh trông ấm áp hơn. Nếu bạn sử dụng máy Nikon, chuyển tới menu và chọn kiểu cân bằng trắng (White Balance) là Daylight. Nhấn nút mũi tên phải để chuyển đến màn hình Fine-tune, chuyển giá trị thành 3 (như hình minh họa ở trên) và nhấn OK. Thao tác này mang lại một hiệu quả tuyệt vời là làm tấm hình của bạn trông ấm áp hơn. Nếu bạn sử dụng máy Canon, hãy thực hiện các thao tác sau (đúng với phần lớn các máy ảnh DSLR hiện nay như 30D hay 5D):

 

Chọn White Balance là Daylight Trong menu hiện thị trên màn hình LCD, chọn WB SHIFT/BKT rồi nhấn SET để chuyển sang màn hình cho phép chỉnh

sửa cân bằng trắng. Màn hìn hiển thị một lưới nơi bạn có thể thay đổi nhiệt độ của chế độ White Balance hiện đang chọn. Sử dụng Multi-Controller (trông nó giống như là một cái cần điều khiển) để chuyển chấm hình vuông về phía A

(Amber) thêm 2 vị trí. Thao tác này sẽ làm tấm hình chụp trông ấm áp hơn. Nhất nút SET để lưu lại thay đổi của bạn Nếu bạn muốn lấy lại các giá trị mặc định, chỉ cần quay lại đúng màn hình như ở bước 4 và chuyển chấm hình vuông về

vị trí 0 (nằm ở chính giữa của lưới).

Lưu ý: Đừng quên lấy lại các giá trị mặc định khi bạn không tiếp tục chụp cảnh hoàng hôn hay bình minh nữa. Bí quyết này không thích hợp cho những chủ đề hình ảnh khác. Mặc dù nó không phá hỏng tấm hình của bạn nhưng khi bạn chụp bất cứ chủ đề gì, mọi thứ trông đều có vẻ ấm hơn một chút.

Sử dụng "The Blinkies" để giữ lại nhiều chi tiết hơnTên gọi của nó, về mặt kĩ thuật, không phải là "the blinkies", đó chỉ là tên hiệu mà chúng tôi tự đặt. Thực sự nó được biết đến như là "highlight warning" hay "highlight alert". Việc sử dụng nó là một phần quan trọng trong việc đảm bảo bạn có độ phơi sáng thích hợp chụp ảnh phong cảnh. Nó thông báo chính xác những phần nào trên tấm hình bị phơi sáng quá mức (overexposed) dẫn đến việc không còn chi tiết nào trong vùng này được nhận biết. Bạn sẽ thấy kinh ngạc khi biết rằng nó xảy ra rất thường xuyên như trong một ngày mây mù, những đám mây có thể biến thành một khối trắng đặc một cách dễ dàng. Đó là lý do chúng ta nên bật chế độ này lên. Cách làm việc của nó như sau: Khi chế độ "highlight warning" đã được bật, bạn nhìn vào tấm hình qua màn LCD. Những vùng nào bị mất chi tiết sẽ bắt đầu nhấp nháy. Việc có những vùng bị mất chi tiết như vậy không phải lúc nào cũng là không tốt như khi bạn chụp hình mặt trời, rõ rằng rằng nơi xuất hiện mặt trời sẽ có hiện tượng này. Và bởi vì chẳng có nhiều chi tiết trên bề mặt mặt trời, chúng ta chấp nhận nó. Tuy nhiên, nếu những đám mây bạn chụp bị mất chi

Page 21: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

tiết thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Có lẽ cách nhanh nhất để khắc phục hiện tượng này là sử dụng khả năng điều khiển độ phơi sáng trên máy của bạn (chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết ở phần tiếp theo). Bây giờ, công việc của chúng ta là đảm bảo rằng "highlight warning" đã được bật. Nếu bạn sử dụng máy ảnh Nikon, nhấn nút "Playback" để nhìn thấy những tấm hình bạn đã chụp. Sau đó nhấn phím mũi tên phải cho đến khi từ Highlight xuất hiện ở phía dưới ảnh. Nếu bạn sử dụng máy ảnh Canon (như 20D, 30D hay Rebel), nhấn nút Playback để xem hình rồi nhấn nút Info để xem những vùng bị mất chi tiết.

Làm thế nào để tránh bị mất chi tiết trên tấm hình Nếu bạn nhìn trên màn hình LCD và thấy rằng những vùng bị mất chi tiết xuất hiện trong phạm vi quan trong đối với bạn (ví dụ như những đám mây, trên áo một ai đó, trên tuyết...), bạn có thể sử dụng khả năng điều chỉnh độ phơi sáng của máy ảnh. Về cơ bản, bạn sẽ phải hạ giá trị này cho đến khi hiện tượng trên biến mất. Thông thường bạn sẽ phải chụp thử vài kiểu để tìm ra giá trị thích hợp nhất với mình. Việc điều chỉnh này thực hiện như sau:Với máy Nikon:Nhấn nút "Exposure Compensation" nằm ở bên cạnh nút shutter (như hình minh họa). Sau đó xoay nút command cho đến khi giá trị exposure compensation là 1/3. Bây giờ, chụp thử và xem vấn đề đã được giải quyết chưa. Nếu chưa, giảm tiếp 1/3 nữa (lúc này sẽ là 2/3 của một khẩu độ) cho đến khi hiện tượng trên biến mất.

Với máy Canon:Chuyển đến bất kì chế độ chụp nào nằm trong vùng Creative Zone (P, Av, Tv, M), sau đó thiết lập độ phơi sáng bằng cách dùng điều khiển xoay (với máy 400D của tớ thì là giữ nút Ev rồi xoay). Các bước tiếp theo hoàn toàn tương tự như với máy của Nikon.

Làm thế nào để thể hiện kích thướcNếu bạn đã từng có cơ hội chụp ảnh những thứ giống như cây gỗ đỏ California (lạ hoắc, chả  hiểu cây gì dù đã nhìn vào cái cây ở ảnh minh họa :D) hoặc bãi đá khổng lồ trong thung lũng Monument ở Utah, có lẽ bạn sẽ thất vọng khi nhìn vào kết quả sau đó: bạn đã đánh mất kích thước khổng lồ của chúng trong tấm ảnh. Những cây gỗ đỏ có chiều rộng còn hơn cả một một cái xe tải lớn nhưng trong tấm hình của bạn, trông chúng chỉ trông như những cây thông nằm ở sân sau bởi vì bạn đã đánh mất cảm giác của người xem về kích cỡ của chúng. Đó là lý do tại sau khi cố gắng biểu diễn độ lớn của một đối tượng, bạn cần đưa vào trong tấm hình một đối tượng khác để thông tin cho người xem tương quan về tỉ lệ giữa chúng. Đến giờ, có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy nhiều nhà nhiếp ảnh khi chụp núi lại thêm cả con người vào bên trong tấm hình (đã đi bộ, leo núi...). Nó sẽ giúp bạn hình dung sự hùng

vĩ của quả núi, cây gỗ đỏ hay bất kì một cái cây khổng lồ nào trên thế giới. Nếu lần tới bạn muốn thể hiện kích thước của một đối tượng nào đó, hãy đơn giản chỉ là đưa thêm một người nào đó vào bên trong tấm hình, bạn sẽ có được cái mình cần. Kĩ thuật đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả này sẽ làm tấm hình của bạn tốt hơn lên rất nhiều. Lưu ý rằng cách này cũng làm việc với những đối tượng có kích thước rất nhỏ. Chẳng hạn bạn có thể đặt một vật lên bàn tay một ai đó và tấm ảnh sẽ nói lên kích thước đối tượng mà bạn đã chụp.

Không dựng tripod lên. Vẫn chưa đến lúc!Bạn tiến đến khung cảnh (một dãy núi, một ngọn thác..), dựng tripod lên và bắt đầu chụp. Liệu bạn có cơ hội tìm ra một góc chụp hoàn hảo để chụp lại đối tượng của mình không? Tất nhiên là sẽ không rồi. Thế nhưng đó lại là điều mà phần lớn mọi người đều làm. Họ tiến đến nơi có khung cảnh, dựng tripod ở vị trí thích hợp nơi họ đứng và bắt đầu chụp ảnh. Chẳng có gì là ngạc nhiên khi họ sẽ thu về những tấm hình giống như của tất cả những người khác khi họ chụp trên đường đi. Đừng để mình rơi vào cái bẫy này. Trước khi bạn dựng tripod lên, hãy dành một chút thời gian đi dạo xung quanh. Ngắm nhìn chủ đề từ những góc chụp khác nhau, bạn sẽ có cơ hội tìm ra một góc nhìn ấn tượng chỉ trong một hay hai phút. Hãy cầm máy ảnh trong tay và nhìn qua viewfinder để kiểm

Page 22: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

tra lại góc nhìn mà bạn phát hiện ra. Cho đến khi bạn tìm thấy góc chụp hoàn hảo, lúc đó bạn mới dựng tripod lên và bắt đầu chụp. Sự khác nhau là ở chỗ bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp hơn nếu tính theo tỉ lệ trung bình. Đây là một trong những bí quyết quan trọng mà các nhà nghiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng hàng ngày (nhiếp ảnh gia huyền thoại về phong cảnh John Shaw đã giảng dạy khái niệm này trong nhiều năm), họ sẽ không chụp những tấm ảnh trên đường đi của mình. Đầu tiên, họ quan sát khung cảnh, tìm ra góc đẹp nhất, khung hình đẹp nhất và những điểm gây ấn tượng nhất. Sau đó (và chỉ sau những bước như vậy), họ mới dựng tripod lên. Điều này nghe có vẻ như không quan trọng (nhìn tổng quát toàn bộ khung cảnh trước khi tiếp tục) nhưng chính những điều nhỏ nhặt như vậy lại làm nên một nhiếp ảnh gia thực thụ.

Bí quyết để chụp được những màu sắc phong phú hơnMột công cụ mà các nhà nghiếp ảnh sử dụng để có những tấm hình với màu sắc phong phú và rực rỡ hơn là bộ lọc polarizing. trong những phụ kiện được sử dụng bởi những nhà nhiếp ảnh về phong cảnh thì đây là một trong những phụ kiện quan trọng nhất. Bộ lọc này gắn vào phía cuối ống kình và về cơ bản nó thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

1. Loại bỏ sự phản xạ trong tấm hình (đặc biệt là từ mặt nước, những tảng đá hoặc bất kì sự phản xạ ánh sáng nào trên bề mặt)

2. Thêm vào nhiều xanh blue (xanh nước biển) hơn vào bầu trời bằng cách làm tối chúng đi và nói chung mang lại cho bạn sắc độ màu tinh khiết nhất (có ai không muốn điều này?)

Có 2 thủ thuật bạn có thể sử dụng:

1. Bộ lọc này mang lại hiệu quả ấn tượng nhất khi bạn chụp ở góc 90° so với mặt trời. Vì vậy nếu mặt trời ở trước hay sau bạn, chúng sẽ hoạt động không hiệu quả lắm.

2. Bạn sử dụng vòng xoay của bộ lọc điều điều chỉnh mức độ (và góc) phân cực (polarization). Nó sẽ giúp bạn chọn loại bỏ những hiệu ứng phản xạ từ bầu trời hoặc mặt đất.

Khi bạn tự mình nhìn thấy sự khác nhau trong tấm hình khi sử dụng bộ lọc này, bạn sẽ thốt lên một câu đại loại như: "À, hóa ra đó là tác dụng của bộ lọc này!".

Thủ thuật về sử dụng bộ lọc PolarizingNếu có một ống kính mà bộ lọc này không thích hợp thì đó là những ống kính có góc nhìn siêu rộng (super-wide-angle lens) như 12mm hay 10.5mm. Bởi vì góc nhìn là rất rộng, độ xanh trên nền trời là không đều nhau, do đó người ta tránh sử dụng bộ lọc này với những ống thuộc loại super-wide-angle. Mặc dù vậy, nếu quyết định sử dụng loại bộ lọc này, bạn nên mua một cái thật tốt, nó sẽ mang lại sự cân bằng màu sắc thực sự. Không nên mua những bộ lọc loại này với giá rẻ mạt.

Chụp gì trong điều kiện thời tiết xấuBạn đang nghĩ vào một ngày đầy mây mù hay có mưa phùn, bạn sẽ dành toàn bộ thời gian của mình để làm việc với những tấm ảnh trong Photoshop. Đó không phải là ý kiến tồi nhất nhưng bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để có được những tấm ảnh tuyệt vời như là:

1.  Ngay sau một cơn mưa, khi bầu trời vẫn còn mây mùa và tối, là thời điểm tuyệt vời để chụp thảm thực vật, rừng cây (lá xanh trông có sắc độ và sống động hơn, thậm chí lá rụng trông cũng vẫn rất đẹp, chưa kể đến những giọt nước vẫn còn đọng trên lá và hoa), những dòng sông nhiều rong rêu và các thác nước (bạn có thể sử dụng tốc độ màn chập thấp trong khi mặt trời đang bị che bởi những đám mây sau cơn mưa).

2.  Nếu đó là một cơn bão, cơ hội tốt là ngay sau khi mưa tạnh, khi những đám mây đã tan đi và mặt trời mới hé ra, bạn sẽ có thời điểm cực kì ấn tượng để chụp hình. Nó kéo dài có lẽ chỉ 1, 2 phút và cơn bão sẽ lại tiếp tục hoặc chấm dứt hoàn toàn và trời bắt đầu nắng trở lại (kẻ thù của những người chụp ảnh ngoài trời). Vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng cho thời khắc hiếm hoi giữa những cơn bão. Chúng đáng giá cho sự chờ đợi đó.

3.  Trước một cơn bão, bạn có thể nhìn thấy một bầu trời cực kì đáng kinh ngạc với những đám mây vần vũ và đôi lúc được rọi sáng bởi những tia sáng mạnh hay chứa đầy màu sắc. Phần lớn mọi người đều bõ lỡ những tấm hình này, vì vậy hãy sẵn sàng (chỉ

Page 23: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

đừng chụp trong cơn mưa. Hãy bảo về bạn và đồ nghề của bạn). Bầu khí quyển là bạn của chúng taBên cạnh việc giữ cho chúng ta vẫn còn sống ở đây, trên trái đất, bầu khí quyển (nơi giữ những đám mây hay sương mù) có thể tạo ra những hình ảnh phong cảnh thực sự ấn tượng (chúng ta đáng nói về những tấm ảnh được chụp với ánh sáng khuếch tán mềm mại). Trên thực tế, một trong những tấm ảnh yêu thích của tôi được chụp khi mây mù đang cuộn lại với những ngọn núi (tất nhiên, bạn cần chụp những đám mây mù này từ phía trên một ngọn núi cao hơn). Tôi cũng có những bức ảnh chụp những con ngựa trên bãi biển mờ mờ sau làn sương và nó tạo ra một hiệu ứng nhìn cực kì bắt mắt. Ngoài ra, những tia sáng trong rừng, những luồng hơi nước đang bốc lên trong không khí hoặc những đám sương mù dày đặc cũng có thể tạo ra những tấm ảnh cực kì tuyệt vời. Hãy dậy sớm (hoặc là bỏ bữa tối) để có được đa phần những hiệu ứng

mà bầu khí quyển mang đến.

Bảo vệ đồ nghề của bạnSương mù và hơi ẩm là những cái tên khác của nước và những chiếc máy ảnh số nói chung không phải là bạn bè của những thứ này. Vì vậy hãy đảm bảo rằng dụng cụ chụp ảnh của bạn không bị ngấm nước. Bạn có thể mua các thiết bị dùng khi trời mưa cho máy ảnh nhưng trong trường hợp bạn chưa chuẩn bị, hãy sử dụng áo mưa (hoặc túi nilon lớn) của khach sạn và gói máy ảnh cũng như các dụng cụ khác lại. Đây không phải là cách hoàn hảo nhưng nó thực sự có tác dụng.

Loại bỏ hiện tượng nhòa với ống kínhMột lý do khác để đội mũ chơi bóng chày khi bạn chụp ảnh (bên cạnh 2 lý do hiển nhiên là bảo vệ bạn bởi những tia nắng gay gắt và đội mũ đó nhìn trông cũng đẹp) là để loại bỏ (hoặc hạn chế bớt) hiện tượng nhòa với ống kính (lens flare). Nếu bạn sử dụng một lens hood (phụ kiện gắn vào đầu ống kính để ngăn ánh sáng từ các góc độ không mong muốn), nó cũng có thể giúp bạn tránh được hiện tượng này những tôi phát hiện ra rằng sử dụng nó một mình là không đủ. Chiếc mũ bóng chày của bạn có thể được sử dụng ở phía trên, bên trái hay bên phải (tùy thuộc vào vị trí của mặt trời). Nhìn vào viewfinder trên máy ảnh và xem đâu là vị trí bạn nên đặt chiếc mũ để ngăn ánh sáng từ mặt trời (nó đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều) và đảm bảo rằng chiếc mũ không che mất khung cảnh bạn cần chụp (tôi đã có vài tấm ảnh với một phần chiếc mũ trên tấm hình

và tôi đoán rằng đó là lý do tại sao người ta làm ra Photoshop để loại bỏ những thứ ngu ngốc như vậy). Cho đến tận bây giờ, kĩ thuật bằng tay nhằm loại bỏ hiện tượng nhòa này vẫn làm tôi phải kinh ngạc trước hiệu quả của nó.

Vũ khí bí mật của một nhiếp ảnh gia phong cảnhBạn đã tìm hiểu về bộ lọc polarizier và tầm quan trọng của bộ lọc này nhưng còn một bộ lọc khác, neutral desity gradient filter, không thực sự quan trọng nhưng nó lại được coi là vũ khí bí mật của những nhiếp ảnh gia phong cảnh. Nó cho phép họ cân bằng độ phơi sáng giữ mặt đất và bầu trời để thu lại giới hạn độ phơi sáng mà nếu không sử dụng nó, máy ảnh có thể sẽ không bao giờ thực hiện được (chỉ thu được độ phơi sáng của mặt đất hay bầu trời nhưng không phải là của cả hai cùng lúc). Lấy một ví dụ bạn đang chụp ảnh vào lúc mặt trời lặn. Nếu bạn đo độ phơi sáng của bầu trời, trông nó sẽ rất tuyệt nhưng nhìn mặt đất phía dưới sẽ rất tối. Ngược lại, nếu bạn đo độ phơi sáng đối với mặt đất thì bầu trời trông lại quá sáng. Vậy làm thế nào bạn có thể có được cả bầu trời

và mặt đất cùng lúc? Câu trả lời là sử dụng một bộ lọc "neutral density gradient" (bộ lọc làm tối ở phần trên và từ từ chuyển dần về trong suốt khi đi xuống). Về cơ bản, nó làm bầu trời tối đi (phần sẽ bị sáng quá - overexposed) trong khi để nguyên độ phơi sáng thu được từ mặt đất nhưng điểm hay của nó là nó nó chuyển dần từ trong suốt ở bên dưới đến tối hơn ở bên trên từ từ (gradient). Đo đó, bầu trời bị làm tối đi nhưng phần trên của bầu trời thì sẽ bị làm tối hơn phần dưới cho đến khi bộ lọc này

Page 24: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

không còn tác dụng (phần trong suốt ở dưới). Kết quả là tấm ảnh sẽ thu về độ phơi sáng cần bằng giữa cả bầu trời và mặt đất.

Giữ đường chân trời nằm ngangChẳng có gì trông lại tệ hơn là một đường chân trời không thẳng. Nó giống như khi bạn không có tông màu chuẩn trong tấm ảnh. Một cách tốt để tránh điều này là gắn một cái "double level gizmo" vào hot shoe (nơi dùng để gắn đèn flash ngoài). "double level gizmo" có một phiên bản thu nhỏ của "bubble level gizmo", nó cho bạn thấy một cách rõ ràng camera của bạn có nằm thẳng (song song với đường chân trời) hay không. "double level gizmo" có thể được sử dụng khi bạn chụp ảnh chân dung hay ảnh phong cảnh và nó đáng tiền về mặt trọng lượng của mình. Thật may mắn khi có một cái như vậy vì giá tiền của chúng khá là đắt so với giá trị thực. Một cái như vậy có giá từ $25 đến $75.

Chụp ảnh vào những ngày nhiều mâyĐây có lẽ là một trong những vấn đề không ăn nhập với tiêu đề. Tôi đã ra ngoài chụp ảnh với khá nhiều nhà nhiếp ảnh, những người tôi cho rằng họ đã không nghĩ đến nguyên tắc cơ bản khi chụp vào những ngày có nhiều mây để tránh nắng. Tôi biết điều này nghe thật ngu ngốc nhưng tôi đã nghe câu này rất nhiều lần: "Hôm nay trời xám xịt lắm, tôi sẽ không đi chụp đâu". Thật là vớ vẩn! Chỉ cần giới hạn sự xuất hiện của bầu trời trong những tấm ảnh hoặc là sử dụng Photoshop để khiến bầu trời nhìn trông trong xanh hơn mà không phải làm việc quá nhiều. Khi tôi chụp những tấm ảnh gần đây nhất khi bầu trời trong xanh và trở nên xám xịt khoảng 1 giờ sau đó, tôi đã giới hạn lại diện tích của bầu trời trong tấm hình của mình (tôi đang chụp những tấm ảnh về cuộc sống nơi thành phố) và sau đó chỉnh sửa lại nó trong Photoshop. Đây là những gì tôi đã làm:

Bước 1: Mở một trong những tấm ảnh khi bầu trời vẫn còn trong xanh, sau đó sử dụng công cụ "Eyedropper" (I) và nhấn vào vùng bầu trời xanh để chọn nó làm Foreground color.

Bước 2: Tiếp theo, tôi mở một tấm ảnh với một vùng nhỏ nền trời xám xịt. Sử dụng công cụ "Magic Wand" (W), nhấn vào bầu trời để chọn nó.

Bước 3: Thêm vào một vùng layer mới ở trên Background layer và tô đầy vùng chọn với Foreground color. Nền trời xám của tôi đã chuyển sang xanh.

Thủ thuật để chụp toàn cảnh (Shooting Panorama)Đôi khi sẽ rất hấp dẫn nếu bạn nối 5, 6 (hoặc nhiều hơn) ảnh phong cảnh lại với nhau thanh một ảnh dài duy nhất. Đó là ví dụ gần nhất bạn có thể có (trong nhiếp ảnh) để liên tưởng vấn đề chúng ta đang nói đến. Tuy nhiên, khi bạn tạo những tấm ảnh toàn cảnh (panorama image), nó chỉ là một phần nhỏ của chiếc bánh hay nói cách khác, là một cơn ác mộng. Kĩ thuật này hoàn toàn dựa trên việc bạn chụp toàn bộ khung cảnh từ vị trí đầu tiên. Thực hiện đúng và Photoshop sẽ nối những bức ảnh đó lại với nhau mà bạn gần như không phải nhập thông tin gì thêm. Nếu bạn thực hiện kĩ thuật chụp này sai, bạn sẽ phải còng lưng ngồi làm việc nhiều giờ đồng hồ để cố gắng có được tấm pano lớn bạn mong muốn. Mặc dù sẽ phải tốn nhiều giấy mực để mô tả, chụp những tấm pano đúng cách cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần theo những nguyên tắc dưới đây. Nó sẽ giúp việc ghép những ảnh nhỏ lại thành một ảnh

Page 25: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

lớn trong Photoshop đơn giản hơn rất nhiều.

1. Sử dụng tripod. Nếu bạn không làm theo, bạn sẽ phải trả giá :)

2. Chụp theo chiều dọc (đối với ảnh chân dung) tốt hơn là chiều ngang (đối với ảnh phong cảnh). Sẽ phải chụp nhiều kiểu để có thể bao quát toàn bộ vùng cần chụp nhưng lề tấm ảnh sẽ ít bị bóp méo hơn và ảnh ghép cuối cùng trông sẽ đẹp hơn.

3. Chuyển chế độ cân bằng trắng (White Balance) về Cloudy. Nếu bạn sử dụng Auto, chế độ này có thể (gần như chắc chắn là sẽ) thay đổi giữa các vùng ảnh khác nhau. Điều đó rất, rất, rất không tốt.

4. Nhất một nửa nút chụp để lấy độ phơi sáng, sau đó khóa lại và ghi nhớ khẩu độ (f-stop) cũng như tốc độ màn chập (shutter speed). Bây giờ, chuyển máy ảnh của bạn sang chế độ manual và thiết lập lại khẩu độ cùng với tốc độ màn chập. Nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ chụp trong chế độ tính toán độ phơi sáng tự động và nó sẽ thay đổi với các vùng ảnh khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn khi bạn làm việc với Photoshop.

5. Khi bạn lấy focus vào vùng đầu tiên, hãy tắt chế độ focus tự động đối với ống kính. Máy ảnh của bạn sẽ không phải lấy lại focus khi bạn chụp sang những vùng ảnh khác.

6. Trước khi bạn chụp vùng ảnh đầu tiên, hãy chụp một tấm ảnh với ngón tay của bạn ở trước ống kính để biết đâu là điểm bắt đầu của tấm pano. Bạn nên thực hiện lại việc này sau khi kết thúc tấm ảnh cuối cùng.

7. Chụp các phần chồng chéo lên nhau khoảng 20-25%. Hãy đảm bảo rằng 1/4 tấm ánh trước của bạn sẽ xuất hiện trong tấm ảnh thứ 2. Mỗi tấm ảnh cần được phủ lên nhau ít nhất là 20% để Photoshop có thể tìm ra điểm cần nối. Điều này rất quan trọng.

8. Chụp thật nhanh, đặc biệt là khi có mây ở trong khung hình của bạn. Đừng khéo dài thời gian chụp quá 2 phút với từng tấm ảnh. Trước khi kết thúc nếu có thứ gì thay đổi (ánh sáng, mây...) trong tấm pano của bạn thì mọi thứ sẽ trở nên cực kì hỗn độn.

9. Sử dụng remote hoặc ít nhất là sử dụng chế độ hẹn giờ. Bạn sẽ không làm di chuyển máy ảnh đi chút nào khi bạn chụp từng vùng một. Chẳng có gì lại tệ hơn là một vùng ảnh nào đó bị nhòa.

Thủ thuật để chụp toàn cảnh (Shooting Panorama) - tiếp

Nếu như bạn đã làm theo những nguyên tắc ở phần trên thì phần công việc còn lại là rất đơn giản:

Bước 1:Mở Photoshop và sau đó mở tất cả những vùng ảnh bạn đã chụp

Bước 2

Page 26: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Vào File -> Automate -> Photomerge Bước 3

Trong cửa sổ kết quả, từ menu Use chọn Open Files. Đảm bảo rằng "Attempt to Automatically Arrange Source Images" đã được chọn. Sau đó nhấn OK.

Bước 4Khi cửa số chính của Photomerge xuất hiện, nó sẽ nối các ảnh lại với nhau thành một ảnh toàn cảnh duy nhất (tất nhiên trong trường hợp bạn thực hiện đầy đủ các nguyên tắc nêu ở trên). Nếu bạn thấy một đường nối nhỏ ở phía trên hãy giữa 2 khung hình thì cứ nhấn OK vì nó có thể sẽ biến mất ở ảnh kết quả. Nếu vì một lý do nào đó những đường này vẫn còn, hãy sử dụng công cụ "Clone Stamp" (S) để phủ lên những đường này bằng thao tác nhấn-nhỏ kèm với phím Alt (nhấn vào vùng trời nhìn gần giống sau đó chọn loại brush là soft-edged từ Brush Picker và sao chép (clone) để che những đường này).

Giả lập kĩ thuật Panorama

Nếu bạn sử dụng Photoshop hoặc Photoshop Elements, có một cách khác để giả lập kĩ thuật Panorama là loại bỏ một phần ảnh để nó trở thành panorama. Chỉ cần sử dụng công cụ Crop (C), nhấn và kéo chuột để chọn vùng giữa của ảnh (vùng cần giữ lại) để loại bỏ phần ở trên và ở dưới. Sau đó nhấn phím Enter, bạn sẽ có một tấm ảnh rất rộng từ ảnh ban đầu.

Tại sao bạn cần một ống kính góc rộngNếu bạn chụp ảnh phong cảnh, khi bạn xem lại những bức ảnh mình chụp, có lẽ bạn sẽ thất vọng khi thấy rằng khung cảnh mà mình đã thấy không được hiển thị đầy đủ trên ảnh. Việc tạo những tấm ảnh 2D có chiều sâu thực sự rất khó khăn. Đó chính là lý do mà tôi khuyên bạn nên lựa chọn một trong hai điều sau:

1. Đừng cố gắng lấy tất cả. Điều đó hoàn toàn đúng, khi sử dụng một ống kính zoom bạn hãy thận trọng thu lại chỉ một phần của khung cảnh chứ đừng cố gắng thu tất cả. Nó sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn cố gắng dồn mọi chi tiết vào tấm hình, việc sẽ dấn đến kết quả là chủ đề trông sẽ thiếu rõ ràng với hậu cảnh rối rắm. Vì vậy, tôi thường chỉ chụp những góc rất nhỏ của khung cảnh khi sử dụng ống kính 70-200mm.

2. Mua một ống kính góc rộng (hoặc siêu rộng - super-wide-angle) (không phải ống kính fish-eye). Nếu bạn cố gắng lấy toàn bộ khung cảnh, một ống kính super-wide-angle (còn được gọi là ultra-wide-angle) là cái bạn cần. Khi ra ngoài chụp ảnh phong cảnh, ống kính yêu thích của tôi là loại 12-24mm (nó cũng là loại ống kính chụp ảnh thể thao rất tốt). Tôi

Page 27: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

phải thú nhận rằng tôi hiếm khi sử dụng tiêu cự 24mm bởi vì tôi sử dụng ống kính này khi tôi cố gắng chụp một bức ảnh thật lớn. Vì vậy phần lớn thời gian tôi sử dụng tiêu cự 12mm. Bạn sẽ thấy thích những gì nó có thể giữ lại khi bạn chụp những đám mây (đồng thời mang lại cảm giác về sự di chuyển dọc theo các cạnh) 

Chụp ảnh động vật? Hãy nhắm vào mắt của chúng.Cái tiêu đề nghe không có vẻ hay ho gì khi khi bạn nói lớn ra điều này (nghe như là chúng ta đang bắn chúng với một khẩu súng chứ không phải là đang chụp ảnh) nhưng nó lại rất đáng giá. Khi bạn chụp ảnh động vật, điểm bạn cần focus nên là mắt của chúng. Nếu như không, những thứ còn lại sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Thông thường bạn sẽ chụp ảnh động vật đang di chuyển (hoặc đang bay) và đây chính là điểm đặc biệt quan trọng để hướng focus vào mắt chúng.

Không chụp ảnh động vật đang di chuyển quá gầnNếu bạn chụp ảnh động vật, khi bạn phối cảnh đừng lấy quá gần đến mức nó chẳng còn chỗ nào để đi nữa cả. Nói cách khác, hãy để nó có một khoảng không gian nhất định ở phía nó sẽ di chuyển đến. Điều này sẽ giúp tấm hình nói lên được nhiều điều hơn. Việc bạn lấy hình quá sát và không để chừa chỗ trên khung hình sẽ dẫn đến cảm giác giống như là bạn đánh bẫy chúng để chụp, tấm ảnh sẽ làm người xem không cảm thấy thoải mái. Khi bạn phối cảnh trong viewfinder, hãy chừa không gian ở phía mà con vật sẽ chạy. Tấm ảnh của bạn trông sẽ tốt hơn nhiều.

Chụp ảnh động vật? Hãy đến thật gầnCó một hiện tượng kì lạ xảy ra khi chụp ảnh động vật mà nó dường như không bao giờ xuất hiện khi bạn chụp những chủ đề khác. Tiến đến gần chủ đề bạn muốn chụp thông qua viewfinder và khi bạn nhìn thấy tấm ảnh thực sự, mức độ gần dường như chỉ còn khoảng một nửa so với những gì bạn nhớ là bạn đã thấy. Điều này nghe thật ngu xuẩn nhưng thực sự nó luôn luôn xa hơn so với những gì bạn trông thấy. Vì vậy, khi chụp ảnh động vật, bạn nên tiến đến thật sát chúng. Đó là lý do tại sao những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp lại sử dụng những ống kính 400mm hoặc lớn hơn. Nhưng nếu ngân sách của bạn không cho phép điều đó (tôi cũng vậy :D) thì bạn có thể sử dụng một mẹo là dùng một tele-converter (đôi khi còn được gọi là tele-extender). Về cơ bản nó mở rộng ống kính zoom hiện tại của bạn bằng cách phóng đại hình ảnh. Vì vậy, nếu bạn có một ống 200mm (tương đương ống 300mm so với máy chụp phim do đa phần máy ảnh đều có hệ số crop là 1.6) và thêm vào một tele-converter 1.4x hay 2x, bạn sẽ có một hệ thống ống kính tương đương ống kính tele 450mm hay 600mm truyền thống. Một bộ tele-converter 1.4x của Canon có giá khoảng $275 trong khi một bộ tele-converter 2x của Nikon có giá là $300 (hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra để chắc chắn rằng nó có thể

làm việc với kiểu ống kính hiện bạn đang sử dụng).

Page 28: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Chụp vào lúc hoàng hônBênh cạnh việc chính cảnh hoàng hôn, một chủ đề cũng rất hấp dẫn khác là chụp bóng hình trên nền hoàng hôn (silhouette). Có 2 nguyên tắc cơ bản để chụp chủ đề này:

1.  Đảm bảo chủ đề bạn định chụp dễ dàng được nhận dạng. Tôi xem rất nhiều những tấm ảnh kiểu này và điều đầu tiên tôi nghĩ đến là: "Đó là cái gì vậy?". Hãy giữ cho chủ đề đơn giản, tấm ảnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

2.  Vị trí của chủ đề phải ở trực tiếp phía trước so với mặt trời. Mặt trời sẽ bị che và giúp đường nét của chủ đề hiện ra rõ ràng hơn. Tiếp theo, lấy độ phơi sáng của bầu trời (điều này sẽ làm cho chủ đề xuất hiện như

một bóng màu đen), phối cảnh và chụp.

Mẹo khi chụp với chủ đề là SilhouetteHãy để ý hiện tượng nhòa (lens flare) khi bạn chụp kiểu này vì về cơ bản bạn đang chụp hướng về mặt trời. Bạn sẽ thấy rất nhiều rất nhiều tấm ảnh chụp với chủ đề tương tự nhưng mặt trời lại lộ ra một chút. Điều đó hoàn toàn chấp nhận được nếu bạn thích hiệu ứng đó nhưng hãy đảm bảo rằng nó không làm lộ quá nhiều chi tiết của chủ đề. Chủ đề bạn cần chụp trong tình huống này phải được hiển thị như là một bóng màu đen.

Portrait - Các thủ thuật để có một tấm ảnh đẹp khi chụp mọi người

Ống kính tốt nhất để chụp ảnh chân dungKhông có nhiều kiểu chụp ảnh mà tiêu cự (focal length) lại nên được giữ cố định khi bạn chụp. Thật may mắn chụp ảnh chân dung lại là một trong số này. Phần lớn những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chụp ảnh chân dung với một ống kính zoom nhỏ với chiều dài tiêu cự nằm trong khoảng 85-100mm. Trên thực tế, các ống kính tele có tiêu cự nằm trong khoảng 85-100mm thường được gọi là ống kính chân dung bởi vì chúng cho phép bạn chụp từ một khoảng cách tốt (3m đến 3.7m  so với đối tượng, cho phép bạn và người được chụp có một khoảng cách dễ thở nhưng bạn vẫn có thể điều chỉnh để hình người được chụp chiếm phần lớn khung ảnh – fill the frame). Điều quan trọng hơn, chụp ảnh với tiêu cự từ 85mm đến 100mm loại trừ hiệu ứng làm méo mó các chi tiết trên mặt mà các ống kính góc rộng (wide-angle lenses) thường gặp, đồng thời cũng tránh được hiện tượng hình ảnh bị nén lại khi bạn chụp với các ống kính tele (telephoto lenses). Một số nhà nhiếp

ảnh nói rằng độ dài tiêu cự 85mm là tuyệt vời nhất để có những tấm ảnh chân dung hoàn hảo trong khi số khác lại cho là 100mm. Bạn có thể thử chụp với cả 2 giá trị này và chọn cái bạn thích nhất bởi vì cả hai đều mang lại phối cảnh tốt đối với ảnh chân dung (Ống zoom 28-105mm của cả Nikon và Canon là lựa chọn cho ảnh chân dung bởi vì bạn có thể chọn tiêu cự 85mm, 100mm hay bất kì tiêu cự nào nằm giữa 2 giá trị này). Một lý do khác nên lựa chọn những ống zoom nhỏ là bạn sẽ không phải mang theo giá ba chân (tripod) và di chuyển máy ảnh (hoặc người mẫu) mỗi lần bạn cần thay đổi phối cảnh để chụp. Vì vậy, mua một ống zoom có chứa khoảng tiêu cự 85-100mm là một lựa chọn tốt đối với ảnh chân dung.

Page 29: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Sử dụng độ mở ống kính (Aperture) nàoĐối với chụp ảnh chân dung, có nhiều lựa chọn về Aperture đã được tạo ra sẵn cho bạn (giống như nên sử dụng ống kính nào với tiêu cự bao nhiêu). Vì vậy bạn có thể tập trung vào những phần phức tạp hơn đối với chụp ảnh chân dung: đảm bảo rằng bạn có một nguồn sáng tốt và nắm bắt được sự biểu cảm trên nét mặt người mẫu. Bây giờ, khi bạn đã biết loại ống kính mình nên sử dụng thì cũng có một giá trị aperture (f-stop) đặc biệt dường như làm việc tốt nhất với phần lớn ảnh chân dung: f/11. Nó mang lại sự rõ nét cũng như độ sâu của khuôn mặt (đó chẳng phải là tất cả những gì chúng ta cần với ảnh chân dung sao?), cho bạn cái nhìn tổng quan đối với phần lớn ảnh chân dung (“phần lớn” bởi vì có một số lý do nghệ thuật mà bạn phải sử dụng một giá trị aperture khác để thu về một hiệu ứng đặc biệt. Tuy nhiên với đa phần tình huống khi bạn chụp ảnh chân dung, bạn chỉ cần lấy aperture ở f/11 và để tâm đến các vấn đề khác như ánh sáng, sự biểu cảm trên nét mặt..)

Sử dụng hậu cảnh đồng màuHậu cảnh (background) thực sự là một thách thức đối với ảnh chân dung bởi vì nói chung  chúng thường nằm cùng hướng, nơi người chụp muốn lưu lại nét mặt, sự biểu cảm và cả linh hồn của người làm mẫu. Đó là lý do tại sao rất nhiều nhà nhiếp ảnh lại chụp ảnh chân dung trên một hậu cảnh đơn giản nhất có thể. Trong phòng chụp, tạo ra một hậu cảnh đồng màu không phải là lựa chọn tốn kém vì chúng có thể được tạo ra từ giấy. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà một tấm khổ lớn (53”x36”) có giá thành chỉ khoảng $25. Giá tiền đó hoàn toàn không tồi để có một hậu cảnh tốt cho một phòng chụp chuyên nghiệp (bạn có thể dễ dàng tìm chúng trong các cửa hàng máy ảnh). Một số nhà nhiếp ảnh chỉ buộc lại trong khi số khác lại dán chúng vào tường; nhưng lựa chọn tốt nhất có lẽ là mua một cái

giá để giữ tấm nền đó lại (bạn có thể có một cái giá tươm tất với giá khoảng $70). Bây giờ, vấn đề tiếp theo là bạn sẽ sử dụng màu gì? Đối với những người mới bắt đầu, nên lựa chọn màu đen (để có những tấm ảnh chân dung ấn tượng) hoặc màu trắng (cho các trường hợp còn lại). Một điều thú vị nữa về hậu cảnh đồng màu trắng là nó luôn xuất hiện một hình mờ màu xám phía sau. Để hậu cảnh xuất hiện hoàn toàn là màu trắng nhưng hình minh họa ở trên, bạn sẽ phải sử dụng một hoặc nhiều nguồn sáng ở hậu cảnh nếu không ánh sáng từ đèn flash của bạn sẽ cho bạn một hậu cảnh màu xám. Màu xám không phải là màu hậu cảnh tồi (trái lại nó rất phổ biến) nhưng nếu bạn thực sự muốn màu trắng, hãy chắc chắn rằng bạn đã sắp đặt một hoặc hai nguồn sáng ở phía sau chủ đề, hướng về hậu cảnh. Nếu bạn bạn sử dụng hậu cảnh màu đen, bạn sẽ cần nhiều sáng hơn để làm nổi bật chủ đề (đặc biệt nếu họ có tóc màu đen). Trong trường hợp này, hãy cố gắng để họ đứng ra xa khỏi hậu cảnh.

Sử dụng hậu cảnh là tranh sơn dầu hay vải muslinTranh sơn dầu hay vải muslin không rẻ như là những cuộn giấy đồng màu nhưng chúng cũng đủ rẻ nếu bạn cân nhắc đến việc sử dụng chúng như một hậu cảnh mang tính trang trọng (một tấm tranh sơn dầu để làm hậu cảnh sẽ có giá khoảng $120). Những hậu cảnh này cũng rất ít chi tiết. Bạn nên mua một cái (ít nhất khi bắt đầu) thuộc dạng trung lập (phần lớn là màu xám hoặc màu nâu). Những hậu cảnh này thêm vào một số kết cấu trên tấm hình mà không làm loãng chủ đề. Chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều kiểu hình chân dung từ trang trọng cho đến những tấm ảnh quảng cáo. Thêm một cái giá không đắt lắm (khoảng $70), bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có thể thay đổi hậu cảnh nhanh như thế nào chỉ bằng việc sắp xếp lại nguồn

sáng.

Page 30: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Hậu cảnh khi chụp ngoài trờiKhi chụp chân dung ở ngoài trời, bạn sẽ không thể sử dụng các thiết bị nhằm tạo ra một hậu cảnh ít chi tiết được. Bởi vậy, bạn sẽ phải nghĩ về hậu cảnh của mình nhiều hơn. Nguyên tắc về hậu cảnh khi chụp ảnh chân dung ở ngoài trời là hãy giữ nó đơn giản nhất có thể. Hậu cảnh càng đơn giản, bạn sẽ có một bức hình chụp chân dung càng đẹp. Vì vậy, hãy đứng ở vị trí gần chủ đề nhất khi có thể. Đây chính là lúc bạn muốn phá bỏ nguyên tắc f/11 vì bạn có thể loại bỏ hậu cảnh bằng cách sử dụng độ mở ống kính (aperture) ở f/2.8 hay f/4 với tiêu cự mà bạn thích nhất. Nhớ rằng khi chụp với hậu cảnh ở ngoài trời, càng ít chi tiết đồng nghĩa với việc bạn thu được càng nhiều trên hình chụp.

Nguyên tắc đối với ánh sáng của hậu cảnhCó một nguyên tắc đơn giản bạn có thể áp dụng để tránh khỏi các rắc rối. Khi bạn chọn một hậu cảnh đơn giản để chụp, hãy

đảm bảo rằng hậu cảnh không sáng hơn chủ đề của bạn (hậu cảnh càng tối sẽ càng tốt bởi vì chụp một chủ đề tối trên một hậu cảnh sáng sẽ rất hiếm khi đạt được kết quả tốt)

Focus vào đâuNhiều năm qua, có nhiều ý kiến mâu thuẫn với nhau về việc đâu là nơi tối ưu nhất để đặt lấy focus khi chụp ảnh chân dung (má, chóp mũi, lông mày..). May mắn thay, đến thời điểm này mọi người đều nhất trí rằng nên focus trực tiếp vào mắt của chủ đề. Chụp ảnh ở f/11 và focus vào mắt sẽ tạo ra sự rõ nét hoàn hảo nhất trên toàn bộ khuôn mặt (và điểm quan trọng nhất là mắt sẽ được làm rõ. Trong một tấm ảnh chân dung thì đó là điểm quan trọng nhất).

Đặt máy ảnh ở đâuNhững tấm ảnh chân dung trông sẽ đẹp nhất khi bạn đặt máy ảnh ngang với tầm mắt của chủ đề. Vì vậy, nếu sử dụng tripod, hãy đặt nó ở độ cao tương đương với mắt họ. Điều này đặc biệt đúng khi bạn chụp ảnh trẻ con: không chụp hướng xuống khi chụp ảnh trẻ (cũng giống như khi bạn chụp ảnh những bông hoa) hoặc là bạn sẽ nhận được những bức hình đáng thất vọng. Vì vậy bạn nên để chúng cao ngang tầm mắt của bạn (đặt trên ghế) hoặc bạn phải hạ thấp tripod hay quỳ xuống. Kể cả khi bạn đã chụp trẻ ở độ cao thích hợp, bạn cũng nên quan tâm đến khoảng cách từ máy ảnh đến chúng. Tiêu cự bạn lựa chọn sẽ chỉ cho bạn biết khoảng cách này là bao nhiêu nhưng nếu bạn đứng cách trẻ khoảng 2.5m đến 3m, bạn sẽ có một tấm ảnh rõ nét nhất.

Page 31: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Vị trí của chủ đề trên khung ảnhNếu bạn đang chụp ảnh chân dung ngoài trời, đặc biệt với ảnh chân dung chính diện hay ảnh kiểu biên tập viên, có một nguyên tắc mà nhiều nhiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng là vị trí mắt của chủ đề sẽ nằm ở 1/3 khung hình tính từ trên xuống. Ngoài ra còn một thủ thuật nữa là đặt mắt chủ đề ở vị trí 1/3 tính từ dưới lên. Nó sẽ làm tấm hình chân dung của bạn nhìn trông ấn tượng hơn.

Mẹo khi tạo hình chân dungNếu bạn tìm kiếm một mẹo để có những bức hình chân dung ấn tượng, hãy cố gắng phóng to đến gần để gương mặt của chủ đề chiếm toàn bộ khung hình. Đồng thời hãy thử phóng to đến đủ gần để phần trên của đầu hay hai bên (tai) biến mất ra khỏi khung hình.

Lấy ánh sáng khi chụp ngoài trờiMặc dù có rất nhiều ánh sáng khi chụp ngoài trời vào buổi trưa, phần lớn ánh sáng đều chiếu trực tiếp và sẽ tạo bóng không tốt trên mặt của chủ đề (chúng ta không bàn đến việc chủ đề thông thường cũng sẽ bị nheo mắt hay bị đổ mồ hôi). Vậy làm thế nào bạn có thể có một chụp được một tấm hình đẹp vào lúc 2h chiều? Câu trả lời là hãy chụp chủ đề ở nơi có bóng râm, nơi mà ánh sáng mềm mại hơn, bóng cũng sẽ ít nổi và mờ nhạt hơn. Tất nhiên, bạn không nên chuyển vào chụp trong một cái hang mà chỉ chuyển vào vùng có bóng râm, ở gần nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp (thông thường là dưới một tán cây lớn, ở dưới ban công hay mái vòm một tòa nhà, dưới một cái ô...) Chỉ cần tìm một vị trí mà bạn có thể tránh khỏi ánh nắng mặt trời, bạn sẽ có thể chụp những tấm ảnh chân dung khi chủ đề không bị nheo mắt, ánh sáng cũng mềm mại và đẹp hơn.

Bức hình ở trên là một ví dụ hoàn hảo cho những gì chúng ta vừa mới bàn. Ảnh bên trái bị ánh sáng chiếu trực tiếp trong khi ảnh ở bên phải, với cùng một mẫu, chụp sau đó tầm một phút ở vị trí cách chỗ cũ khoảng 9.5m trong bóng râm. Lưu ý rằng ánh sáng càng mềm mại và ấm áp bao nhiêu, màu sắc càng ấn tượng bao nhiêu thì mẫu trông sẽ càng đẹp bấy nhiêu. Tất cả những gì tôi làm chỉ là di chuyển cô ấy vào trong bóng râm nhưng nó lại tạo ra một sự thay đổi lớn.

Page 32: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Lấy ánh sáng khi chụp ngoài trờiNhững nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng bí quyết gì để có những bức ảnh ngoài trời đẹp mà không phải sử dụng ánh sáng studio đắt tiền? Cây trả lời là sử dụng loại ánh sáng tốt nhất là ánh sáng tự nhiên. Đây là loại ánh sáng hoàn hảo mà những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp không sử dụng loại nào khác đối với những tấm ảnh chân dung. Để tận dụng được nguồn sáng tuyệt vời này, chỉ cần để chủ đề của bạn bên cạnh một cửa sổ trong nhà, văn phòng, phòng chụp… nhưng không bị ánh sáng chiếu vào trực tiếp. Cửa sổ bị bẩn thì thậm chí còn tốt hơn vì nó giúp khuếch tán ánh sáng, làm ánh sáng trông mềm mại hơn. Nếu cái cửa sổ duy nhất của bạn bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào, cố gắng thử sử dụng vải mỏng (đến mức bạn có thể nhìn xuyên qua, nó sẽ giúp khuếch tán ánh sáng). Bạn có thể bảo mẫu đứng hoặc ngồi nhưng để giữ ánh sáng đồng đều hơn, hãy đảm bảo rằng chủ đề không bị ánh sáng từ cửa số chiếu trực tiếp vào. Bóng trên các phía của gương mặt càng mềm mại sẽ làm nổi bật, mang lại độ sâu và sự ấn tượng cho tấm hình.

Đừng quên thủ thuật với rèm cửaTrong trường hợp cửa sổ bị ánh sáng chiếu trực tiếp, bạn có thể sử dụng kính che cửa phòng tắm, nó

sẽ có tác dụng trong trường hợp này. Mặc dù chủ đề của bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ thiếu ánh sáng khi dùng nó nhưng những người chiêm ngưỡng tác phẩm của bạn sẽ ngạc nhiên mà trầm trồ: “Thật mềm mại, người bố trí ánh sáng trong bức ảnh phải là một thiên tài”.

Chụp ảnh đối với trẻ sơ sinhCó lẽ bạn đã nghe đến việc chụp ảnh cho những đứa trẻ mới sinh khó như thế nào. Đó là sự thật nhưng chụp ảnh những đứa trẻ mới sinh có một thuận lợi riêng là chúng luôn ngủ. Những đứa trẻ mới sinh dành phần lớn thời gian trong ngày của chúng cho việc ngủ, vì vậy để có một bức ảnh đẹp dễ dàng hơn là bạn nghĩ. Tuy nhiên, bạn phải đặt chúng ở vị trí thích hợp, nếu không mọi người sẽ nói những lời đại loại như: “Ôi, thật chán là nó đã ngủ mất rồi”. Thông thường, mọi người thích những đứa trẻ mở to mắt và cười trong tấm ảnh nhưng có một kiểu ảnh rất phổ biến về những đứa trẻ mới sinh khi đứa trẻ cùng với bố (hay mẹ nó) đang cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc yên tĩnh. Đó thực sự là một tập hợp những khung cảnh có thể sử dụng cho ảnh chân dung. Tôi nhìn thấy kiểu ảnh này lần đầu tiên khi David Ziser (nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

với thể loại chân dung và ảnh đám cưới) dành cả một buổi tối để chụp hình đứa con gái mới sinh của tôi, Kira. David sắp xếp khung cảnh theo ý thích anh ấy bằng một kĩ thuật đơn giản nhưng cực kì hiệu quả (cả tôi và vợ tôi đều đang mặc một cái áo len dài tay cổ lọ màu đen). Sau đó, anh ấy chụp ảnh Kira khi vợ tôi đang bế nó trên tay (tôi chụp sau đó). David chụp rất gần (zoom in), vì vậy, về cơ bản, thông điệp bạn được truyền tải từ bức hình là một đứa trẻ bé bỏng đang nằm yên bình trong vòng tay mẹ nó (và cha nó). Bạn có thể sử dụng đèn flash khuếch tán hoặc bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên từ bên cạnh cửa sổ.

Ảnh chân dung lúc hoàng hônMọi người đều muốn chụp ảnh chân dung lúc hoàng hôn bởi vì bầu trời lúc đó trông thật tráng lệ, vấn đề là (a) chủ đề của bạn hoặc là hiện ra như một cái bóng bởi vì cảnh hoàng hôn ở phía sau họ, hoặc là (b) bạn phải sử dụng flash và chủ đề của bạn trông khá nhạt nhòa (bị bạc màu). Trong trường hợp này, trước hết bạn tắt flash và hướng lên bầu trời. Sau đó nhấn nút chụp ½ để lấy exposure từ bầu trời và trong khi vẫn giữ nút chụp ở vị trí ½ (hoặc bạn có thể nhấn vào nút khóa exposure trên máy của bạn), bạn xây dựng lại ảnh bằng cách hướng về chủ đề, bật flash lên và chụp chủ đề với ánh sáng đèn flash. Theo cách này, chủ đề của bạn sẽ được chiếu sáng bởi flash những bầu trời nhìn trông vẫn rất đẹp. Đây là một thủ thuật cũ nhưng vẫn được sử dụng vì nó làm việc rất tốt.

Page 33: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng tự nhiên tốt hơn với gương phản xạNếu bạn đang chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng tự nhiên, có một thứ bạn có lẽ phải sử dụng để tấm hình của bạn trông đẹp hơn: một (tốt hơn là hai) tấm gương phản xạ có thể gập lại (tôi chọn loại có thể gập lại bởi vì chúng sẽ không chiếm quá nhiều diện tích khi ta không sử dụng). Bạn không cần phải là một nhiếp ảnh gia thành công mới có thể sử dụng vì chúng không quá đắt. Hơn nữa nó sẽ loại bỏ những vùng bị bóng trên ảnh chân dung và khiến ánh sáng trông tự nhiên hơn. Bạn chỉ đơn giản sử dụng chúng để phản chiếu ánh sáng thực từ cửa sổ vào những vùng bị bóng trên chủ đề.

Shooting Flowers - Chụp hoa có nhiều vấn đề hơn là bạn nghĩ

Bạn có thể rất ngạc nhiên khi đọc thấy một chương (đây là bản dịch chương 2 trong cuốn The Digital Photography Book của Scott Kelby) nói về vấn đề chụp hoa bởi vì chụp ảnh hoa dường như là một công việc khá dễ dàng. Điều tôi muốn nói là những bông hoa, chúng chỉ đứng yên tại một chỗ mà không hề di chuyển. Hình ảnh về chúng luôn rực rỡ sắc màu và mọi người đều quan tâm cũng như thích ngắm nhìn chúng. Chúng ta dường như chẳng cần phải động não để có được một bức ảnh chụp hoa đẹp. Nhưng sự thật không phải như vậy, để có một bức ảnh đẹp, bạn phải động não, thậm chí là động não rất nhiều. Bởi vì trong tự nhiên, hoa là một bộ phận tham gia vào quá trình thụ phấn. Quá trình này gây ra những vùng nhỏ trên phim, nơi ánh sáng bị phản chiếu. Chúng ta không thể thấy được những vùng này bằng mắt thường nhưng ngày nay, với những bộ cảm biến số CMOS hay CCD, hiện tượng phản chiếu này sẽ xuất hiện những vệt xám nhỏ trên ảnh (nguyên nhân làm mất đi màu sắc rực rỡ của những bông hoa) và bạn cũng sẽ mất đi sự sắc nét của tấm hình. Có một số bộ lọc (filter) đặc biệt (chẳng hạn Flora 61B) có thể giúp làm giảm hiện tượng này, mang lại sự sắc nét cho tấm ảnh nhưng theo luật thương mại liên bang của Mĩ, chúng ta không thể trực tiếp mua loại filter này. Đặc biệt là khi tôi đã viết về vấn đề này :D Quay lại vấn đề này một cách nghiêm túc, làm thế nào bạn có thể chụp một bức hình về hoa đẹp nếu bạn không thể sử dụng Flora 61B? Tôi sẽ không chọc ghẹo bạn thêm nữa nhưng thực sự, việc chụp được một tấm hình hoa đẹp là một công việc nghệ thuật và nếu bạn làm theo những mẹo mà tôi sẽ nói đến, những tấm hình chụp ảnh hoa tiếp theo của bạn trông sẽ tốt hơn nhiều (đặc biệt nếu bạn không bận tâm về những vệt xám cũng như tấm ảnh của bạn bị mất đi một chút sự sắc nét do quá trình thụ phấn).

Không chụp hướng xuống những bông hoaVào một ngày bình thường, nếu bạn đi bộ dọc theo những bông hoa dại trong một cánh đồng hoặc dọc theo con đường trong một khu vườn, tôi dám cá rằng bạn sẽ nhìn xuống những bông hoa đáng yêu đang vươn mình lên từ đất. Đó là lý do tại sao trong trường hợp bạn chụp những bông hoa khi đang đứng, ở vị trí nhìn xuống như chúng ta vẫn hay làm thì chúng trông lại hết sức bình thường. Nếu bạn muốn có những tấm hình nhìn ấn tượng hơn, bạn phải chụp chúng từ góc độ mà chúng ta không thấy hàng ngày. Điều này nói chung đồng nghĩa với việc không chụp ở góc hướng xuống; thay vì vậy, bạn nên hạ thấp người và chụp những bông hoa ở độ cao của chúng. Tất nhiên, bạn có thể thấy một số tấm hình ở những góc chụp không bình thường khác. Vì vậy, để có những tấm hình đẹp, hãy cố gắng bắt đầu

bằng việc không chụp hướng xuống. Theo cách đó, trong khi hạ thấp người xuống (cố gắng thử ở những độ cao thấp hơn cả độ cao của bông hoa), hãy chụp chúng ở góc nhìn mà bạn cảm thấy ấn tượng nhất.

Page 34: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Chụp hình với một ống kính ZoomBạn không cần phải có một ống macro (close-up) để có được những tấm hình cận cảnh tuyệt vời của những bông hoa với hai lý do sau:

Bạn có thể mở zoom để bông hoa chiếm trọn khung hình. Dễ dàng để làm nhòa nền đi với một ống zoom trong khi

vẫn giữ focus lên bông hoa

Bắt đầu với việc chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ (aperture - đưa máy của bạn về chế độ A hay Av), sau đó sử dụng giá trị khẩu độ thấp nhất mà ống kính cho phép. Cố gắng chỉ tập trung vào một bông hoa hoặc một khóm hoa nhỏ nếu chúng ở gần nhau và focus vào bông hoa đó. Khi bạn làm điều này, đưa nền ra khỏi vùng focus, điều này sẽ giữ cho nền không làm phân tán sự tập trung của mắt bạn, giúp bố

cục hình ảnh của tấm hình tốt hơn.

Bảo vệ đầu gối bạn khi đang chụpNếu bạn muốn chụp rất nhiều ảnh về hoa, có một loại phụ kiện không đắt và cũng không phải dùng cho máy ảnh nhưng bạn nên sử dụng là miếng bảo vệ đầu gối. Chúng sẽ nhanh chóng trở thành người bạn tốt nhất của bạn.

Sử dụng một ống kính Macro để chụp gần hơnNếu bạn từng phân vân làm thế nào những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thẻ chụp những tấm hình cận cảnh đẹp đến mức đáng kinh ngạc (có lẽ chỉ có những con ong là có thể thấy những hình ảnh như vậy khi lấy phấn) thì câu trả lời là ống kính Macro. Một ống kính macro cho phép bạn có được cái nhìn ở tỉ lệ 1:1 của chủ đề và những bông hoa sẽ hiện ra ở góc độ mà chỉ có ống macro mới có thể làm được. Một ống kính macro có khoảng nhìn rõ (DOF - Depth Of Field) rất nhỏ, vì vậy khi chụp hình một bông hoa hồng, những cánh hoa ở mặt trước có thể nằm trong vùng nhìn rõ (focus) nhưng những cánh hoa ở phía sau có thể nằm ngoài vùng nhìn rõ (out-of-focus). Tất nhiên, tôi không bàn về việc sắp xếp những bông hoa hồng trong một cái bình, tôi dang nói về một bông hoa hồng duy nhất. Do đó, bạn phải sử dụng ống

macro với một tripod. Khi bạn thực sự tiến sát đến một bông hoa, bất kì một cử động nhỏ nào cũng có thể phá hỏng bức hình của bạn.

Biến ống Zoom thành ống MacroViệc biến một ống Zoom thành ống Macro là rất dễ dàng bằng cách gắn thêm một ống kính close-up. Những ống kính close-up (còn được gọi là two-element close-up diopters) rẻ hơn nhiều so với việc mua một ống macro tốt. Không những thế, bạn vẫn có thể sử dụng được khả năng phóng to của ống kính zoom. Bạn có thể mua các filter thuộc loại signle-element close-up nhưng thông thường hình ảnh do chúng tạo ra không rõ nét ở rìa tấm ảnh. May mắn là đối với những tấm ảnh chụp cận cảnh một bông hoa, ở phần rìa tấm ảnh thường là những chi tiết nền không quan trọng.

Bạn không đủ điều kiện sử dụng ống Macro? Thế còn ống Close-Up thì sao?Tôi học điều này từ một người bạn thân của tôi, Moose Peterson - một nghiếp ảnh gia nổi tiếng trong lĩnh vực ảnh về tự nhiên và về cuộc sống hoang dã). Nó cho phép bạn biến ống kính telezoom của mình thành một ống macro chỉ với 1/4 giá tiền và 1/10 về kích thước và trọng lượng. Nhìn qua, nó chỉ giống như một filter dày (khoảng 1 inch) và nó được gắn vào ống kính của Canon hay Nikon giống như những filter truyền thống. Sử dụng ống kính close-up nhỏ này sẽ giúp bạn:

1. Sử dụng ít chỗ hơn trong túi đựng máy ảnh và phụ kiện2. Trọng lượng của nó chỉ vài ounce (1 ounce = 28.35g)3. Không quá đắt (so sánh với việc mua một ống kính macro tươm tất, bạn sẽ tiết kiệm được ít

nhất $500).

Ống kính này được gọi là ống kính Close-Up của Canon (và mặc dù nó là của Canon, bạn vẫn có thể mua được phiên bản sử dụng với ống kính của Nikon. Đó là loại ống duy nhất của Canon được thiết

kế cho máy ảnh của Nikon mà tôi biết. Hiện tại tôi đang sử dụng ống kính Close-Up 500D của Canon để gắn vào ống kính 70-200mm VR của Nikon và nó hoạt động tuyệt vời). Vậy giá của thiết bị này là bao nhiêu? Phụ thuộc vào kích thước của ống kính mà bạn sẽ gắn vào, giá cả sẽ dao động trong khoảng $70-$139. Không quá đắt!

Thời gian chụp những bông hoa

Page 35: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

 Có một vài thời điểm khác nhau để chụp những bông hoa:

1. Vào một ngày nhiều mây mù. Các bóng sẽ mờ đi khi mặt trời bị che bởi những đám mây và màu sắc sống động của những bông hoa sẽ không bị mất do bị chiếu trực tiếp bởi ánh mặt trời. Đó là lý do tại sao những ngày nhiều mây là những ngày các nhiếp ảnh gia chụp hoa yêu thích nhất. Trên thực tế, có lẽ chỉ có một thời điểm khác tốt hơn những ngày nhiều mây để chụp hoa, đó là...

2. Sau một trận mưa. Đây là thời điểm tuyệt diệu nhất để chụp những bông hoa. Chụp ảnh trong khi bầu trời vẫn còn mây và những giọt nước mưa vẫn còn đọng lại trên những cánh hoa (tất nhiên, hãy bảo vệ máy ảnh của bạn bằng cách không chụp ngay trong khi đang mưa). Nếu bạn có một ống kính macro, đây là thời điểm tuyệt vời để sử dụng chúng. Trong khi bạn chụp ở chế độ macro, đừng quên chụp những giọt nước mưa đọng trên là cũng như trên các cành hoa vì chúng đang phản chiếu lại màu sắc của những bông hoa. Thêm một điều nữa, đừng quên chụp với một tripod khi bạn chụp macro.

3. Nếu bạn chụp vào một ngày nắng, cố gắng chụp vào buổi sáng hoặc lúc chiều muộn. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong ánh sáng kiểu này, hãy chụp với một ống zoom lớn và vị trí của bạn so với bông hoa là ở phía sau nguồn sáng (từ mặt trời). Bạn có thể sẽ chụp được vài hiệu ứng ngược sáng lạ mắt

Đừng đợi trời mưa. Hãy làm giả! Ý tưởng này thoạt nhiên nghe có vẻ tồi nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nó hiệu quả như thế nào. Thay vì chờ đợi một ngày mưa để chụp, hãy lấy một vài bình tưới nhỏ, đổ nước vào và phun lên những bông hoa bạn định chụp. Chỉ với vài lần xịt nước từ bình tưới, bạn sẽ có những giọt nước đáng yêu đọng lại trên những cánh hoa và chẳng ai lại có thể biết được rằng bạn đã không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Sử dụng một bình tưới đủ nhỏ, bạn có thể để nó trong túi đựng máy ảnh (tất nhiên là không có nước). Cũng với cách này, tôi đã sử dụng để tưới nước lên vài bông hồng vàng mà tôi mua tặng vợ tôi. Với việc sử dụng một ống macro để chụp, bạn sẽ tin rằng tôi đã chụp nó ở trong nhà trắng sau một cơn mưa xuân. Hãy thử và bạn sẽ tin những gì tôi nói là thật.

Page 36: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Những bông hoa trên nền đenMột trong những phối cảnh ấn tượng nhất khi chụp hoa là sắp xếp một bông hoa duy nhất trên một nền màu đen. Bạn có thể thêm vào nền đen sử dụng Photoshop nhưng trong phần lớn trường hợp, cách làm đó sẽ tốn khá nhiều công sức. Thay vì vậy, hãy làm theo cách mà những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp làm là đặt một nền đen ở đằng sau bông hoa khi bạn chụp nó. Vincent Versace, bạn tôi, là một trong những nhiếp ảnh gia về tự nhiên hàng đầu nói với tôi rằng mánh lới của anh ấy là mặc một cái áo jacket màu đen khi ra ngoài chụp ảnh hoa. Nếu anh ấy nhìn thấy một bông hoa mà anh ấy muốn chụp với nền đen, anh ấy sẽ nhờ người giữ cái áo đen ở phía sau bông hoa. Tôi biết điều này có lẽ nghe khá nực cười cho đến khi bạn tự mình thử nó. Nếu bạn đạng chụp hình ở bên ngoài, mua một tấm nền đen nhung với giá hàng trăm đô-la chỉ để đặt nó

sau bông hoa có lẽ không phải là một ý tưởng hay. Bạn có thể để sử dụng bất cứ thứ gì, hãy chừa ra vài feet (1 feet = 0.3048m) giữa bông hoa và nền đen bạn sử dụng (để ánh sáng thực sự bị mất hẳn và nền đen trông sẽ đồng màu) rồi chụp.

Chụp trên một nền trắngMột kiểu chụp phổ biến khác của các nhiếp ảnh gia là chụp trên một nền trắng. Bạn có thể mua một cuộn giấy đồng màu (nó rất rẻ) nhưng thông thường nó sẽ lớn hơn nhiều kích thước mà bạn cần. Thêm vào đó, trừ khi bạn đang chụp những bông hoa cho một người bán hoa, bạn sẽ không muốn nhìn thấy cái bình đựng nó. Đó là lý do tại sao tôi lại mua hai hoặc 3 tấm bảng màu trắng có kích thước 20x30 inch. Tôi luôn đặt một cái phía sau bông hoa, một cái ở phía trước bông hoa (che đi cái bình) và sau đó sử dụng cái còn lại để phản chiếu ánh sáng tự nhiên tới nền màu trắng để nó trông không bị xám. Đồng thời, để bông hoa và nền trắng cách nhau khoảng 3 feet (1 feet = 0.3048m) và sử dụng ánh sáng tự nhiên để chụp lại bông hoa của bạn trên một nền trắng đồng màu giống như bạn làm với Photoshop (tất nhiên bạn sẽ tốn ít công sức hơn nhiều khi thực hiện điều này trên máy ảnh).

Sử dụng kính che cửa phòng tắmNếu bạn có một tấm kính che cửa phòng tắm, có một cách khác để tiết kiệm là sử dụng nó như nền trắng để chụp. Khi bạn đặt khoảng cách nhìn rõ (DOF - Depth Of Field) nhỏ, sẽ không ai biết được nền trắng đó là miếng kính che cửa. Chỉ cần đừng chụp ở khẩu độ f/11 hoặc f/16 nếu không mọi người sẽ nói những câu đại loại như: "Này, tấm kính che cửa phòng tắm đẹp thật đấy" hoặc "Bạn chụp bông hoa này trong phòng tắm à?".

Ánh sáng hoàn hảo khi chụp ảnh hoa trong nhàNếu bạn chụp hình những bông hoa trong nhà, bạn không phải mua một thiết bị chiếu sáng đắt tiền (cuối cùng cũng có thứ bạn không nhất thiết phải bỏ tiền ra mua) bởi vì những bông hoa sẽ đẹp hơn với ánh sáng tự nhiên bị khuếch tán. Ý tôi muốn nói là chúng không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, vì vậy bất kì tia sáng mềm mại nào từ cửa sổ đều làm việc rất tốt. Bạn chỉ cần tìm kiếm xung quanh nhà mình có cái cửa sổ nào không bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào, sau đó sắp xếp những bông hoa ở gần cửa sổ và đặt chúng làm sao để có thể chụp mặt được chiếu sáng (nếu ánh sáng tự nhiên hướng vào phía trên của những bông hoa, khi chụp trong chúng sẽ khá bằng phẳng. Bạn cần sắp xếp sao cho ánh sáng chiếu vào bên cạnh được nhiều hơn). Cuối cùng, sử dụng tripod để chụp những bông hoa ở độ cao ngang với tầm mắt của bạn (nhớ rằng không nên chụp hướng xuống). Bạn đã có đầy đủ những yếu tố cần thiết để có thể chụp những bông hoa đáng yêu trong ánh sáng

mềm mại. Và, tất nhiên là bạn không phải tiêu một đồng nào cho những thứ này.

Làm thế nào để tạo ra ánh sáng tự nhiên hoàn hảoNếu bạn đang đối mặt với vấn đề ánh sáng trực tiếp chiếu vào cửa sổ, bạn có thể giải quyết bằng cách ra cửa hàng mua hai thứ sau:

Page 37: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

1. Một tấm kính che phòng tắm2. Một vài cái kẹp hoặc ghim

Sau đó, quay trở lại căn phòng của bạn, treo miếng kính che lên và tận hưởng ánh sáng tự nhiên bị khuếch tán tốt nhất mà bạn từng thấy. Đừng lo lắng, tôi sẽ không nói điều này với bất kì ai đâu.

Ngưng gió lạiNếu bạn chụp hoa ở ngoài trời, gần như chắc chắn bạn sẽ chạm trán với kẻ thù đến từ tự nhiên: gió. Chẳng có gì có thể làm ta nản lòng hơn khi đứng ở đó, thiết lập triop xong xuôi, sử dụng camera để lấy focus và chờ đợi cho đến khi gió lặng đủ để thực hiện việc chụp. Điều này lại càng nghiêm trọng hơn với việc chụp macro, khi mà một cử động nhỏ cũng đã là một thảm họ (thật sự thì cũng không hẳn là thảm họa nhưng kết quả sẽ là một bức ảnh rất nhòa). Bạn có thể cố thử một mẹo đã rất cũ là dùng thân người để che gió nhưng tốt hơn cả, bạn nên kết hợp với việc sử dụng máy ảnh để giải quyết vấn đề. Chuyển sang chế độ ưu tiên tốc độ chập (T hoặc Tv) để có thể điều chỉnh thời gian và để những công việc điều chỉnh độ phơi sáng lại cho máy ảnh thực hiện. Tiếp theo, bạn chọn chụp  ở tốc độ 1/250 hoặc cao hơn. Điều này nói chung sẽ loại bỏ những chuyển động gây ra bởi gió (trừ phi đó là một cơn bão). Nếu tốc độ chập

cao hơn cũng không giải quyết được vấn đề, hãy chuyển qua phương án B: tạo gió cho chủ đề. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Khi bạn không thể ngăn cản được chúng thì hãy sử dụng chúng với một tốc độ chập chậm; bạn có thể thấy được sự chuyển động của bông hoa (những vệt di chuyển của bông hoa trong khi màn chập đang mở). Hiệu ứng bạn có được khi chụp trong gió sẽ tạo ra một cái nhìn rất khác lạ. Hãy thử áp dụng cách này, đôi khi bạn sẽ phải ngạc nhiên tự hỏi tại sao có không biết bao nhiêu lần mình lại mong có gió thổi sau khi đã thực hiện chụp close-up xong.

Nguyên gốc: The Digital Photography Book by Scott Kelby

Page 38: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Chụp Macro phông đenVí dụ như tấm này:

Chậu hoa của em nằm ngoài vườn, phía sau là hàng rào và đám cỏ dưới bóng cây. Đo sáng ở cánh hoa với F5.6 cho speed 1/4000. Nhích ra khỏi hoa thì vào hàng rào, speed thành 1/125, thế là chênh hơn 5 stops rồi, chụp hoa ra trắng thì cái nền tự thành đen thui. Nó mà không đủ đen thì chỉnh contrast lại tí sẽ bảo đảm đen :).

Page 39: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Về nguyên tắc, muốn chụp ảnh có phông đen thỉ BG tối hơn chủ thể từ 3 khẩu trở lên là được. Cách thực hiện như sau:1. Chuyển chế độ đo sáng sang đo sáng điểm (Spot Mettering).2. Setup nguồn sáng như thế nào để khi đo sáng vào giữa chủ thể (ở đây là bông hoa) và nền phía sau chênh lệch nhau từ 3 F-stop trở lên thì phông nền sẽ tốu hơn chủ thể. Ví dụ như khi bạn mở khẩu f5.6 đo sáng vào bông hoa cho ra tốc độ 1/4000, khi đo sáng vào BG cho ra tốc độ 1/250 chẳng hạn thì sẽ có bức ảnh phông đen như trên.

Lưu ý là nên chuyển sang chế độ M. Nếu chưa quen thì bạn có thể để chế độ P, ấn 1/2 nút chụp, xem thông số sau đó chuyển sang chế độ M rồi set thông số như ở chế độ P rồi chụp thử.

Kỹ thuật chụp ảnh :Không phải là máy ảnh số tự động thì dễ dàng chỉ việc bấm nút sẽ chụp được ảnh đẹp. Đôi lúc bạn hay thắc mắc sao hình lại tối thế này, nhòe nhoẹt thế kia? Dù không phải là thợ bạn cũng cần phải biết đôi chút về nguyên lý và kỹ thuật. Mỗi một chiếc máy ảnh đều có menu cài đặt. Trước khi thực hiện các bước cài đặt, việc đầu tiên là chọn chế độ chụp. Thông thường những loại máy đời mới dù \"xịn\" hay không bạn cần phải chọn kích cỡ và chất lượng ảnh. Có những loại máy dùng ký hiệu là các dấu sao, càng nhiều sao chất lượng hình càng đẹp. Còn lại các dòng máy khác hiển thị bằng chữ (S, M, L) hoặc số cỡ ảnh (pixel), số càng to sẽ cho ra tấm ảnh đẹp hơn, có thể in ảnh khổ lớn.

Chỉnh ISO: Giống như khi chụp bằng máy ảnh truyền thống, bạn phải mua phim có đội nhạy phù hợp với điều kiện ánh sáng thì với máy ảnh số cũng vậy, bạn nên để ISO (độ nhạy bắt sáng) làm sao vừa dễ chụp, vừa đẹp. Độ nhạy cao dễ dàng chụp trong điều kiện trời xẩm tối, đêm, hay trong nhà, nhưng sẽ gây hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy, bạn nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời u ám. Với 800 hoặc 1600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà không phát đèn chớp.

Trên nút điều khiển thường có 2 tới 3 chế độ lấy ánh sáng giúp bạn chọn theo ý muốn :

Vị trí A (Aperture), không dùng đèn flash : Cố định khẩu độ, tự động tốc độ. Bảng khẩu độ trên tất cả các máy có các con số f2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22 mm. Số càng cao thì cửa điều sáng đóng càng nhỏ sẽ cho độ nét ảnh càng sâu. Chẳng hạn khi bạn chụp một hàng dài người mà máy ảnh gần người đầu tiên nhất, máy ảnh đóng f22 mm, ảnh sẽ nét rất sâu từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng (với điều kiện ống kính không zoom tiêu cự lớn hơn 50 mm). Nếu để f4 hoặc f2.8 mm thì ảnh chỉ nét được khoảng 1 đến 2 người đầu tiên. Tùy theo các con số trên mà độ nét nông, sâu cũng như lưu lượng ánh sáng vào ảnh thay đổi. Để chế độ A này khi chụp chỉ phù hợp với nguồn sáng mạnh, khoảng 8h sáng đến 6h chiều mùa hè (không áp dụng khi chụp trong nhà). Nếu bạn cố tình để chế độ này khi chụp ảnh trong nhà hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, tốc độ màn trập sẽ tự động hạ xuống gây nên hiện tượng rung tay, ảnh nhòe nét trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng.

Ảnh chụp trong nhà có đèn neon, không phát đèn chớp, hậu cảnh sáng đều với đối tượng chụp.

Chụp dùng Flash, hậu cảnh tối nhìn không rõ chi tiết phía sau đối tượng.

Vị trí S (Speed), không dùng flash : Cố định tốc độ, tự động khẩu độ. Chế độ này các thợ ảnh chuyên nghiệp thường ít dùng vì rất khó chụp đối với máy ảnh số có độ nhạy ánh sáng cao. Các con số tốc độ trên máy thường là từ 2\" (2giây) đến 1/2000\" (một phần 2000 giây). Để đảm bảo cho một tấm hình không bị mất nét khi chụp, ánh sáng ngoài trời không sầm sì, một người hoặc vật đang chuyển động hoặc di chuyển với tốc độ nhanh bạn nên để tốc độ từ 1/125\\\'\\\' cho đến 1/2000\\\'\\\' (số càng to thì tốc độ đóng mở màn trập càng nhanh, ánh sáng vào càng yếu). Không như camera du lịch, các dòng máy chuyên nghiệp tốc độ nhanh có thể lên tới 1/4000\\\'\\\', chậm là 32\". Tuy nhiên tốc độ càng cao, độ nét sâu của hình ảnh càng giảm.

Vị trí Auto (Automatic) : Chế độ này tự động hoàn toàn cả tốc độ lẫn khẩu độ. Trong điều kiện ánh sáng yếu, máy sẽ tự động phát đèn flash cho bạn đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng. Nhược điểm của chế độ

Page 40: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

này là ảnh chỉ sáng được những vị trí nào mà đèn với tới. Thông thường, những tấm ảnh dùng đèn flash, hậu cảnh bị tối trừ khi bạn chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Cái hay của chụp flash ngay cả khi có nắng là các điểm khuất của mặt người được chụp như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ... không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn khuôn mặt.

Ảnh chụp ngoài trời nắng không đèn, mặt người loang lổ, hốc mắt tối.

Đèn flash phả nhẹ, mặt người đẹp và hài hòa hơn, mắt không bị quầng tối.

Hình ảnh được chụp từ các loại máy du lịch với đèn flash tự động có thể sẽ xấu hơn so với các thợ chuyên nghiệp bởi các đèn phát sáng tháo rời có chế độ Manual (chọn mức xả nhẹ, trung bình hoặc phát hết năng lượng). Trong bất kỳ tình trạng ánh sáng nào, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng chế độ xả đèn hợp lý vừa đủ sáng mà lại không tối hậu cảnh, góc cạnh trên mặt hài hòa mà không bị bệt hay bị \"lốp\" sáng.

Vị trí M (Manual) : Chọn tốc độ, khẩu độ theo ý muốn. Để dùng được chức năng này đối với máy ảnh số ngay cả các phóng viên ảnh, thợ chuyên nghiệp cũng phải rất lúng túng khi sử dụng, có khi không ai dám dùng. Tăng một khẩu độ hay giảm một tốc độ chỉ cần chỉnh sai một con số tấm ảnh có thể thiếu sáng hoặc dư sáng đến mức tội nghiệp. Có khi phải chỉnh đổi tốc độ đến ba bốn lần mới chụp được tấm ảnh vừa sáng.

Xử lý ảnh bằng Photoshop sau khi chụp

Thông thường, sau khi chụp bằng chế độ tự động, đổ ảnh từ card vào máy tính sẽ thấy ảnh hơi tối đen. Bạn phải cần đến một chiếc máy tính có cài sẵn phần mềm Photoshop để xử lý chúng. Chỉnh sửa những tấm hình đó sao cho đẹp mỗi người một thủ thuật riêng. Sau đây là một bí quyết nhỏ cho bạn tham khảo.

Các thao tác chỉnh sửa sau khi mở một tấm hình vừa chụp :

Open\\\\Image\\\\Adjustment\\\\Curves

Ở bảng Curves, bạn có thể kéo dây căng chéo sao cho vừa độ sáng ảnh hoặc đánh số vào phần \"Input\", \"Output\".

Image\\\\Adjustment\\\\Autocolor . Đây là phần tự động chỉnh màu phù hợp. Phần này thao tác xong mà bạn thấy màu xấu hơn có nghĩa là màu đã chuẩn bạn hãy bấm Ctr + Z hoãn lại.

Chưa xong, bạn cần chỉnh contrast bằng cách : Image\\\\Adjustment\\\\Brightness/Contrast. Kéo thanh contrast lên khoảng 10 đến 12, nếu chưa thấy ổn có thể tăng thêm chút nữa. Bạn sẽ thấy độ tương phản cao hơn, màu đẹp hơn.

Image\\\\Adjustment\\\\Color Balance. Phương pháp chỉnh màu dư trên ảnh. Nếu hình thiên về màu đỏ, bạn hãy tăng màu xanh hoặc giảm chính màu đó đi.

Image\\\\Adjustment\\\\Saturation. Ở bảng công cụ này bạn kéo thanh Saturation lên hoặc đánh một con số hợp lý mà không nhiều quá. Lúc này màu sẽ tươi hơn, rực rỡ hơn, bạn đã có một tấm ảnh tuyệt hảo.

Image\\\\Adjustment\\\\Selective Color. Cuối cùng bạn chỉnh những màu riêng biệt theo ý muốn. Cần triệt tiêu hay thêm màu gì click vào màu đó rồi chỉnh. Bạn sẽ được tấm hình như ý.

Chụp ảnh Hoa :Hoa có tiếng nói riêng (ngôn ngữ của loài hoa), và chính vì thế mà rất nhiều nhà nhiếp ảnh đã từng có thời gian mê say với HOA (ảnh hoa). Nếu khéo phối hợp, sẽ có sự bổ sung ngôn ngữ giữ nhiếp ảnh và HOA. Ở đây, chúng ta chỉ xem tới yếu tố kỹ thuật của chụp ảnh hoa mà thôi. - Ống kính có khả năng chụp cận (đương nhiên rồi), có thể là ống kính chuyên dùng (macro, micro), có

Page 41: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

thể là kính lọc chụp cận (close-up filter), là ống nối, là bellow, là lật ngược ống kính lại, ... - Khẩu độ chụp không nhất thiết phải đóng nhỏ, có lúc cần mở khá lớn để có thể xóa phông tốt hơn, nhưng khi cần nét sâu, phải đóng nhỏ khẩu độ, thì cũng nên chú ý rằng những khẩu độ rất nhỏ thường làm giảm độ tương phản, chi tiết của hình ảnh (hiện tượng diffraction - sự phân rã ánh sáng), dù là có tăng vùng ảnh rõ lên, và khi đó, yếu tố rung do tốc độ chụp chậm là rất đáng kể, nên dùng chân ba. - Gió, là một tác nhân quan trọng khiến cho hình dễ mất nét. Nếu chụp được vào buổi sớm, thì gió ít hơn (buổi chiều gió nhiều hơn), và nếu có được những tấm hắt sáng dùng cản hướng gió, cũng rất hữu dụng. - Hoa thường tươi nhất vào lúc sáng sớm (mới nở, có sương đêm) . - Đèn flash là một công cụ đắc lực, để bù sáng cho vùng tối (xem thêm cách tính lượng sáng bù trong bài "ZONE SYSTEM TRONG THỜI ĐẠI SỐ > NHIẾP ẢNH SỐ). Và một công dụng thứ hai, là giúp bắt đứng chủ thể trong điều kiện có nhiều gió. - Cần thiết thì tăng ISO để có tốc độ, khẩu độ phù hợp (với những hoa quá nhỏ, phải dùng nhiều ống nối, sẽ bị hiện tượng mất sáng). - Cần chuẩn bị những phụ liệu như : Phông đen, xám, trắng, nếu muốn tách phông sau này; nhíp nhỏ để có thể sửa cánh hoa, nhụy hoa, nên dán thêm một lớp keo trong mỏng để khỏi làm giập hoa; bình phun sương nhỏ, nhớ nên bắt chước thiên nhiên, phun sương lên cao, cho rơi từ từ xuống cánh hoa, thì nó mới bám mịn lên từng lông tơ nhỏ của hoa (tôi thấy khá nhiều người phun thẳng vào hoa, có người còn ngậm nước vào miệng rồi phun ra phèo phèo !!); miếng gương nhỏ để có thể bù sáng khi cần;

Máy P&S canon:

B1: chuyển máy về chế program Av (chế độ người dùng chọn khẩu độ, máy hỗ trợ tốc độ tự động).

B2: Chọn mode chụp là macro (hình bông hoa).

B3: Kéo Zoom lại tối thiểu. A610 chỉ lấy nét ở mode macro với Zoom tối thiểu.

B4: Chọn khẩu độ nhỏ hơn khẩu độ max 1 khẩu (thường thì các ống kính sẽ nét hơn ở 2 khẩu so với khẩu max nhưng nên chọn như vậy để có DOF đẹp hơn). Thử với máy canon A610 dùng khẩu f3.5.

B5: Di sát vào chủ thể, nhấn nhẹ vào nút chụp, nếu thấy máy báo lấy nét được (hiện ô hình chữ nhật màu xanh đúng ngay chủ thể, nếu trong menu có set sound thì sẽ kèm theo tiếng bíp) là nhấn luôn.

B6: view lại ngay. Đối với côn trùng nếu mắt nét là OK rồi, xem lại nếu DOF không bao được theo ý muốn của mình thì quay lại B4 mở khẩu (giảm trị số) sẽ cho DOF mỏng hơn và ngược lại.

Chú ý: nên quan sát nếu thấy BG tiệp màu với chủ thể thì máy thường rất dễ lấy sai nét. Trong trường hợp vẫn muốn chụp với BG tiệp màu máy không bắt nét được thì nên lượm chiếc lá để trên cùng một mặt phẳng với chủ thể rồi lấy nét vào cái gân lá, sau đó giữ nguyên nút chụp chuyển qua dí ra dí vào chủ thể, nếu thấy nét là bụp luôn.

Page 42: Exposure & Metering - Các kĩ Thuật

Motiv ISO 400

chụp với as nến 1/15s f2bên đèn cây thông 1/4s f4đèn đường sáng 1/60s f 4đèn neon 1/125s f4đèn cửa hàng 1/60s f4tòa nhà chiếu sáng 1/2s f5,6thành phố vế đêm 1s f2,8thành phố hoàng hôn 1/60s f8vết đèn xe 20s f8sân khấu 1/15s f2,8sao băng 300s f8cảnh nhờ ánh trăng 60s f5,6trăng tròn 1/250 f11

vết đèn xe mà dùng iso-400, F/8 , 20 sec thì cháy hết rồi còn gìtốt nhất là nên để Av, lựa khẩu độ từ 8 trở lên, máy cho tốc độ bao nhiêu thì nhân lên 5 lần và đổi qua Mthí dụmình lựa khẩu độ F/11 ở chế độ ưu tiên khẩu độ Avmáy cho 2 secđổi qua Mđể F/1110 secđây là Kinh nghiệm của riêng em ạ