Ephata 621

41
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com AN PHONG – NGỌN GIÓ LÀNH Khi đặt thanh gươm hiệp sĩ của mình dưới bàn thờ "Đức Bà chuộc kẻ làm tôi", Thánh An Phong đã quyết định con đường dấn thân của mình theo một khúc quanh mới, thuộc về Chúa hoàn toàn để thuộc về người nghèo, người bị bỏ rơi hơn cả. Từ giã pháp đình, An Phong cũng từ giã giấc mơ đấu tranh giành lấy công bằng cho người nghèo bằng con đường luật pháp. Bỏ thanh gươm, An Phong từ chối can thiệp vào xã hội bằng quyền lực. Nhận lấy chiếc áo Giáo Sĩ, An Phong chọn con đường Tin Mừng. Chẳng phải khi trở thành Linh Mục hoặc khi thiết lập DCCT vào năm 1732 thì An Phong mới có cảm thức về người nghèo, về sự áp bức và về sự công bằng, nhưng ngay khi còn đang đeo đuổi con đường luật học, An Phong đã đưa ra những quyết tâm thuộc về người nghèo, thuộc về công lý và công bằng. Quyết tâm không cãi trắng ra đen, chọn lựa người nghèo mà bênh vực, đó là những quyết tâm của luật sư An Phong nơi pháp đình của vương quốc Napoli. “Hỡi thế gian, ta đã biết mi”, trên đường rời bỏ pháp đình, An Phong kinh nghiệm được sự giới hạn của con người. Luật pháp có công minh cách mấy cũng không đủ sức thắng sự dữ. Cái mỉa mai là luật pháp được biên soạn và ban hành bởi những kẻ cầm quyền thì làm sao lại có thể đứng về phía người nghèo, người bị áp bức được ? An Phong chọn Tin Mừng là “bộ luật” được biên soạn và ban hành bởi người nghèo cùng cực. An Phong nhận ra Thiên Chúa hóa thân nơi người nghèo, nên “bộ luật” này là bộ luật của người nghèo, người đau khổ, người hèn mọn. “Điều gì các ngươi làm cho người bé mọn nhất đó là làm cho chính Ta” ( Mt 25 ). 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 621 – CHÚA NHẬT

description

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Transcript of Ephata 621

Page 1: Ephata 621

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

AN PHONG – NGỌN GIÓ LÀNHKhi đặt thanh gươm hiệp sĩ của mình

dưới bàn thờ "Đức Bà chuộc kẻ làm tôi", Thánh An Phong đã quyết định con đường dấn thân của mình theo một khúc quanh mới, thuộc về Chúa hoàn toàn để thuộc về người nghèo, người bị bỏ rơi hơn cả.

Từ giã pháp đình, An Phong cũng từ giã giấc mơ đấu tranh giành lấy công bằng cho người nghèo bằng con đường luật pháp. Bỏ thanh gươm, An Phong từ chối can thiệp vào xã hội bằng quyền lực. Nhận lấy chiếc áo Giáo Sĩ, An Phong chọn con đường Tin Mừng.

Chẳng phải khi trở thành Linh Mục hoặc khi thiết lập DCCT vào năm 1732 thì An Phong

mới có cảm thức về người nghèo, về sự áp bức và về sự công bằng, nhưng ngay khi còn đang đeo đuổi con đường luật học, An Phong đã đưa ra những quyết tâm thuộc về người nghèo, thuộc về công lý và công bằng. Quyết tâm không cãi trắng ra đen, chọn lựa người nghèo mà bênh vực, đó là những quyết tâm của luật sư An Phong nơi pháp đình của vương quốc Napoli.

“Hỡi thế gian, ta đã biết mi”, trên đường rời bỏ pháp đình, An Phong kinh nghiệm được sự giới hạn của con người. Luật pháp có công minh cách mấy cũng không đủ sức thắng sự dữ. Cái mỉa mai là luật pháp được biên soạn và ban hành bởi những kẻ cầm quyền thì làm sao lại có thể đứng về phía người nghèo, người bị áp bức được ? An Phong chọn Tin Mừng là “bộ luật” được biên soạn và ban hành bởi người nghèo cùng cực. An Phong nhận ra Thiên Chúa hóa thân nơi người nghèo, nên “bộ luật” này là bộ luật của người nghèo, người đau khổ, người hèn mọn. “Điều gì các ngươi làm cho người bé mọn nhất đó là làm cho chính Ta” ( Mt 25 ).

Chọn người nghèo, người bị bỏ rơi hơn cả, An Phong dấn thân thuộc trọn vẹn về người nghèo, đồng thân đồng phận với người nghèo, hòa mình sống kiếp nghèo. Bỏ giới thượng lưu, An Phong bỏ phong cách quý tộc, chọn lấy nếp sống giản dị, lối cư xử đơn sơ, mộc mạc. Cấm anh em mình ăn nói hoa mỹ, cấm anh em mình đem kiến thức lòe bịp thiên hạ, An Phong chia sẻ với anh em cách ăn nói bình dị, chữ nghĩa bình dị, “hãy nói sao cho người bình dân hiểu” ( Ảnh chụp Đền kính Thánh An Phong tại đường Merulana ở Roma, ngay bên cạnh là Nhà Dòng Mẹ ).

Bỏ pháp đình, An Phong không hề bỏ kiến thức luật học, nhưng chọn Tin Mừng, An Phong phả hồn Tin Mừng vào luật học, viết ra bộ Thần Học Luân Lý. An Phong sử dụng kiến thúc luật học của mình để đứng về phía người nghèo, người bị áp bức. Thời ấy, luật đạo luật đời gần như một, lắm mối liên kết chằng chịt đạo đời rối ren mật thiết. Không chấp nhận quan niệm mục vụ khắt khe cầm buộc, An Phong lên tiếng nói cho người nghèo, người bị bỏ rơi, những hối nhân đáng thương hại, tiếng nói mạnh mẽ không chỉ ngoài xã hội nhưng còn ngay giữa lòng Nhà Thờ. An Phong trả lại trách nhiệm cho lương tâm, cho tình thương, cho sự tha thứ.

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 621 – CHÚA NHẬT 3.8.2014

Page 2: Ephata 621

An Phong trăn trở và kiên trì cho đến trọn đời, kinh nghiệm nỗi cô đơn trên con đường phục vụ người nghèo, người bị bỏ rơi, An Phong đã cam kết đi đến cùng cho dù chỉ còn một mình. Nỗi cô đơn ấy đã đeo bám An Phong cho đến hết cuộc đời, và An Phong cũng trung tín với lời cam kết cho đến hết hơi thở cuối cùng.

Có rất nhiều luồng gió thổi đến làm rung chuyển thời cuộc, biến hóa nhân sinh, thay cũ đổi mới. An Phong vẫn làm gió, nhưng khi chọn Tin Mừng, ngọn gió của An Phong là gió lành, ngọn gió lành không phá hủy, không tiêu diệt, không tàn phá, nhưng xây dựng, làm mát lòng người, làm phát sinh sự sống và làm cho sự sống thêm dồi dào.

Con cái An Phong có là ngọn gió lành không ?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, Lễ Thánh An Phong 2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:AN PHONG – NGỌN GIÓ LÀNH ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................... 01TẤM BÁNH LIÊN ĐỚI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ........................................................................... 02KHI CON TIM BỒI HỒI YÊU THƯƠNG ( AM. Trần Bình An ) ............................................................... 03AI NẤY ĐỀU ĐƯỢC ĂN NO NÊ ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ............................................................. 05CHÍNH CON PHẢI LO ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ............................................................................... 06NHU CẦU CẤP BÁCH ( Trầm Thiên Thu ) .............................................................................................. 07BỮA TIỆC TÌNH THƯƠNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .................................................................... 09ĐỨC THÁNH CHA BẤT NGỜ ĐẾN ĂN TRƯA VỚI CÔNG NHÂN ( Thanh Sơn ) ................................. 12ĐỨC THÁNH CHA TIẾP GIA ĐÌNH CHỊ PHỤ NỮ SUDAN BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH ................................. 13TRƯỜNG HỌC GIA ĐÌNH ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................................... 13PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 16: Bài ca Hòa Bình ( Nguyễn Trung ) ............................................. 16PARAGUAY – MỤC VỤ MÙA ĐÔNG 2014 ( Lm. Antôn Trần Xuân Sang ) ............................................ 18TẠI SAO LẠI ĐI NHÀ THỜ ? ( Biên tập lại từ BTGH ) ........................................................................... 21THỬ NGHĨ XEM… ( Khuyết Danh ) ........................................................................................................ 22SAI LẦM THỜI CÒN TRẺ ( Truyện ngắn của Trung Quốc, báo Thế Giới Phụ Nữ ) .............................. 23TÌNH CHA VÔ BẾN BỜ ( Phan Hạnh sưu tầm ) ..................................................................................... 25NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27

  

TẤM BÁNH LIÊN ĐỚIBài Tin Mừng hôm nay chứa đựng rất nhiều bài học. Như về

Nước Trời, về Dân Thiên Chúa, về bí tích Thánh Thể. Nhưng có lẽ bài học thiết thực nhất cho chúng ta hôm nay là bài học liên đới. Đó cũng chính là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ của Người.

Liên đới là biết cảm thương

Nhìn thấy đám đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Đó là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo. Khi chạnh lòng thương, Chúa Giêsu dạy ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt liên đới. Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều. Những người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo “mốt”.

Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng trong đó phần lỗi của tôi.

Liên đới là nhận lấy trách nhiệm

Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng. Ai lo phần nấy. Thật dễ dàng. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, vì thiếu tình liên đới. Chúa muốn các môn đệ Chúa nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn”. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các

2

CÙNG SUY NIỆM

Page 3: Ephata 621

môn đệ. Nhưng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.

Liên đới là đóng góp phần của mình

Chúa không cần những phép tính vĩ mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh ? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn. Nhưng Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn đó: “Đem lại đây cho Thầy”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Liên đới không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta thật sự có trách nhiệm, góp phần của mình vào việc chung.

Liên đới là chia sẻ

Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ. Chúng nhân lên theo nhịp của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.

Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.

Lạy Chúa xin mở trái tim con để con biết cảm thương và chia sẻ. Amen.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

KHI CON TIM BỒI HỒI YÊU THƯƠNGTrong Đệ Nhị Thế Chiến, Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh, chủ yếu là

Hoa Kỳ thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là hệ thống giao thông ở Đông Dương bị hư hại nặng. Tính vào thời điểm năm 1945 thì đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa, và đường Bắc Nam cũng bị phá hoại liên tục. Đường biển thì quân Đồng Minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không thông thương được nữa.

Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng. Khi không quân Đồng Minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn, rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Cùng lúc đó thì lượng gạo tồn kho ở Sàigòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được, khiến chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua. Hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì gạo ứ đọng sẽ mốc, trong khi đó, nạn đói lại bắt đầu hoành hành ở ngoài Bắc.

Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ. Toàn quyền Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Nhật Bản. Bản thân lực lượng quân quản Nhật cũng thi hành chính sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất quân nhu.

Đa phần các kho thóc có khả năng cứu đói trực tiếp tại miền Bắc khi đó đều nằm trong tay quân đội Nhật. Người Nhật vì mục đích chiến tranh đã thờ ơ trước thảm họa chết đói hàng loạt của dân bản địa. Các kho thóc trở thành tâm điểm nơi người đói kéo về nhưng không được cứu đói, đã nằm chết la liệt quanh đó. Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài Bắc cũng đã góp phần cho những động lực tạo ra nạn đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán từ 1 đến 2 triệu người đã chết vì đói năm 1945 ( Wikipedia ).

Con người trở nên vô cảm, vô nhân, vô đạo, cư xử dã man như loài cầm thú khi bùng nổ chiến tranh. Những hình ảnh kinh hoàng về nạn đói 1945 tại Bắc Việt còn được trung thực lưu lại qua ống

3

Page 4: Ephata 621

kính của nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, như một chứng cứ diệt chủng… Ngày nay, tuy phần nào không còn đói khát lương thực, nhưng dân Việt vẫn đang đói khát chân lý, công bằng, đạo lý, tình người.

Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, Thánh Matthêu tường thuật Đức Giêsu chạnh lòng thương dân chúng đi theo Người, đang đói khát, bệnh hoạn, tật nguyền. Người không ngừng giảng dạy, chữa lành, và nuôi dưỡng, biến hóa năm cái bánh và hai con cá cho hơn năm ngàn người no nê dư thừa. Điều này phản ảnh những khía cạnh Tình Yêu của Thiên Chúa, lẫn của con người đối với Ngài và tha nhân.

Tình yêu phó thác

“Đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người” ( Mt 14, 13 ). Những tín hữu Kitô đầu tiên nồng nàn lửa mến, khao khát tìm thức ăn thiêng liêng là Lời Chúa, chẳng màng đem theo lương thực, hay hành trang, khiến Chúa cảm động đoái thương, cứu chữa. “Ra khỏi thuyền Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân của họ” ( Mt 14, 14 ).

Kitô hữu yêu mến và tin cậy Chúa là luôn biết phó thác sinh mạng, bệnh tật, đói khát vào cánh tay Chúa Quan Phòng che chở, chữa trị và dưỡng nuôi, để sống đời đời.“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả

những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy" ( Mt 6, 33 – 34 ).

Cậu bé có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá làm của ăn đi đàng, nhưng phó dâng hết cho Đức Giêsu. Tấm gương sáng ngời cho Kitô hữu hoàn toàn trông cậy vào Chúa Quan Phòng.

Tin Mừng hôm nay, còn phác họa Đức Giêsu chính là Mục Tử Nhân Lành, luôn quan tâm dạy dỗ, chăm sóc, chỉ đường, chữa bệnh và nuôi dưỡng đàn chiên sống viên mãn.

Tình yêu hỗ tương

Tình yêu tha nhân là tình hỗ tương, liên đới chia sẻ, hiện thực hóa bằng hành động trao tặng, cho đi, tương thân tương ái, giúp đỡ và phục vụ. “Chính anh em hãy cho họ ăn !” Mệnh lệnh của Đức Giêsu rõ ràng, đích xác và cụ thể về trách nhiệm chung sống, giúp đỡ nhau, tương trợ, liên kết trong tình yêu. Không thể đơn giản và lạnh lùng, vô cảm, mạnh ai nấy lo, như“giải tán đám đông, để họ vào làng mạc mua lấy thức ăn.” Không thế trốn trách trách nhiệm liên đới trong gia đình, Giáo Xứ và xã hội. Nếu không thì chỉ là tình yêu xảo ngôn, như phường tà đạo vẫn huênh hoang lừa đảo.

Đức Giêsu không một lúc hóa bánh và cá ê hề đầy giỏ, đầy mâm, để mọi người kinh ngạc, thán phục, tôn vinh. Mà trái lại, phép lạ hóa bánh ra nhiều chỉ xảy ra, khi bánh được trao tận tay nhau. Khi Đức Giêsu trao các nôn đệ và khi các môn đệ trao lại cho dân chúng. Đó là hình ảnh liên đới, chia sẻ và yêu thương chân tình, tương tự như xưa, Ngôn Sứ Êlisa đã biến hóa 20 tấm bánh trao tay cho hơn 100 người no nê, dư thừa. ( x. 2V 4, 42 – 44 ).

Hơn nữa, đó cũng là ngụ ý Chúa muốn dạy mọi người: "Anh em đã được cho không, thì hãy cho không như vậy" ( Mt 10, 8 ). Bởi chưng tất cả mọi sự đều là hồng ân Chúa thương ban.

Tình yêu bội tăng

Trong tin nhắn ngày 10.7.2014, gửi qua Twitter đến mọi người, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhủ: “Đừng ngại nương tựa vào vòng tay che chở của Thiên Chúa; bất cứ điều gì Ngài yêu cầu bạn cũng sẽ được trả gấp trăm lần.”

Năm tấm bánh và hai con cá của chú bé vô danh kia dâng hiến, đã hóa ra hàng vạn bánh và cá, cung cấp dư giả cho năm ngàn người đàn ông, không kể phụ nữ và nhi đồng. Tình yêu đã bội tăng gấp vạn lần. Cho đi một, nhận lại gấp vạn. "Chẳng ai bỏ tất cả vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm, và đời sau được sự sống vĩnh cửu" ( Mc 10, 29 – 30 ).

Tình yêu hiệp nhất

“Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho đám đông” ( Mt 14, 19 ). Với của ăn nuôi thân xác, Đức Giêsu đã thánh hóa, biến thành mối liên kết từ Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Tông Đồ, Giáo Hội, đến toàn thể Dân Chúa.

Tất cả hiệp nhất trong Nước Chúa, mà cụ thể sau này qua Nhiệm tích Thánh Thể dưỡng nuôi nhân loại. “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy" ( Ga 6, 56 – 57 ).

4

Page 5: Ephata 621

“Con phải là “món quà” trong tay Chúa, sẵn sàng để Chúa tặng cho bất kỳ ai. Một món quà mà ai cũng quý yêu thèm muốn” ( Đường Hy Vọng, số 768 ).

Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã nhận năm chiếc bánh và hai con cá của cậu bé kia, đó là tất cả lương thực của cậu, nay kính xin Chúa nhận lấy tất cả vốn liếng, khả năng, kiến thức hạn hẹp của chúng con, để Chúa nhân lên, phân phát lại cho tha nhân chung hưởng.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã dâng lên Thiên Chúa hoa quả đầu mùa độc nhất là Đức Chúa Con, để Ngài ban lại cho nhân loại hồng ân cứu độ. Xin Mẹ dạy chúng con luôn biết dâng hiến cả cuộc đời cho Thiên Chúa, để Ngài tùy nghi sử dụng hữu hiệu. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

 AI NẤY ĐỀU ĐƯỢC ĂN NO NÊ

Một thế giới huynh đệ đại đồng là lý tưởng con người hằng mơ ước. Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá ( Mt 14, 17 ) cho năm ngàn người cùng ngồi trên một thảm cỏ ăn no hôm nay vẫn thật thức thời.

Những con số cụ thể như: năm chiếc bánh, hai con cá, năm ngàn người với mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn ( x. Mt 14, 13 – 21 ) thật ấn tượng. Làm sao chúng ta không thể nghĩ đến những con số khác: có tới trăm ngàn người thiệt mạng trong các cuộc giao chiến, hàng trăm triệu euros cho việc chuyển giao một cầu thủ bóng đá, hàng ty người đói hiện nay trên thế giới. Những con số không biết nói nhưng đã trở thành lời. Một bên là tiếng hoan hô ngưỡng mộ trước phép lạ; bên kia là sự khiếp sợ.

Con số "năm chiếc bánh và hai con cá với năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ" ( Mt 14, 21 ), cho thấy sự mất cân bằng quá lớn giữa thực phâm với nhu cầu của con người. Chúng ta cũng đang phải đối diện với những vấn nạn tương tự về các thảm họa chết người, chiến tranh và nạn đói, và cảm thấy bối rối, bất lực: chúng ta có thể làm gì ?

Đoạn Tin Mừng này gửi đến chúng ta cách thời sự trong thế giới chúng ta đang sống. Làm sao không thể nghĩ tới nạn đói đang hoành hành một phần lớn nhân loại ? Ngay cả ở các nước phương Tây, nhiều người vẫn không có cái tối thiểu để mà sống. Vì vậy, chúng ta cảm thấy nhu cầu rất lớn của nhân loại mà chúng ta bất lực. Nhiều người đặt câu hỏi: Thiên Chúa đang ở đâu ? Tại sao ngày nay Thiên Chúa không còn làm như vậy ? Tại sao Người không hoá bánh ra nhiều cho triệu triệu người đang đói trên mặt đất này ?

Một chi tiết trong bài Tin Mừng có thể giúp chúng ta tìm ra lời giải đáp cho những vấn nạn trên. Chúa Giêsu không búng ngón tay để rồi bánh và cá xuất hiện cách ma thuật theo ý muốn. Nhưng Người hỏi các môn đệ có gì và truyền: "Các con hãy cho họ ăn" ( Mt 14, 16 ); Người kêu gọi các ông chia sẻ điều các ông có "năm cái bánh và hai con cá " ( Mt 14, 17 ).

Ngày nay Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Người xin chúng ta chia sẻ những tài nguyên trái đất. Điều được biết rõ, ít nhất về thức ăn, là trái đất chúng ta có khả năng nâng đỡ hơn một ty người nữa đang ở trên mặt đất này.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, "hãy cho họ ăn". Chỉ cần ít mà có một chút tình yêu, tí chút vật chất để khắc phục nạn đói, thân xác và tâm hồn. Chút ít ấy, chúng ta đặt vào tay Chúa. Thiên Chúa sẽ thực hiện những điều kỳ diệu.

Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta nhìn lại phép lạ hóa bánh ra nhiều theo một cách khác. Trước hết, Người khiêm tốn bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy" ( Mt 14, 18 ), và chấp nhận dùng bánh của các ông. Sẽ chẳng có gì, nếu các ông không đồng ý cho bánh. Thiên Chúa cần những cử chỉ chia sẻ của chúng ta để thực hiện những điều cao cả. Do đó, năm cái bánh và hai con cá đã được Chúa Giêsu dùng để nuôi ngần ấy ngàn người, tất cả đều no nê. Người hoàn toàn tin tưởng ở Chúa Cha. Người biết rằng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể.

5

Page 6: Ephata 621

Một câu hỏi khác được đặt ra: Chúa Giêsu đã nuôi sống đám đông trong một ngày. Nhưng ngày hôm sau, họ tiếp tục bị đói. Họ tìm thấy mình ở trong một tình trạng khác của khổ đau. Vậy tại sao Chúa Giêsu không thay đổi tình trạng này ?

Mục đích của Chúa Giêsu không phải là để thay đổi tình thế, cho bằng thay đổi lòng người. Khi con người thấm nhuần sứ điệp tình yêu Chúa, họ không còn như trước nữa. Điều quan trọng là con người cho đi những điều tốt nhất là hành vi yêu thương và chia sẻ làm cho cuộc sống có giá trị.

Bánh cần thiết cho cuộc sống, nhưng chúng ta không bị giới hạn vào thứ bánh vật chất, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi xa hơn. Người muốn nói, Thiên Chúa hiện diện trong tất cả mọi thực tại và sự kiện trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta đang sống trong tình yêu của Chúa. Trước đây, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều. Cử chỉ này là một dấu hiệu của sự gia tăng tình yêu Chúa vẫn tiếp tục thể hiện nơi nhân thế. Vì con người, ngoài nhu cầu vật chất, con người còn đói khát một cái gì hơn nữa, cần một cái gì hơn nữa. Bánh Giêsu, Bánh bởi Trời mang lại sự sống đời đời, biến con người thành các chứng nhân của tình yêu Thiên chúa đối với từng anh chị em một. Người trao cho chúng ta, để chúng ta phân

phát cho những ai đói khát tình yêu. Như thế, tình yêu tùy thuộc vào chúng ta và phép lạ của tình yêu giữa con người với nhau sẽ không bao giờ dừng lại.

Làm sao con người có thể trách cứ Thiên Chúa không cung cấp thức ăn cho mọi người đang khi mỗi năm người ta tiêu hủy hàng triệu tấn thức ăn mà thông tin đại chúng nói là quá nhiều hầu phòng chống sự giảm giá thức ăn ? Có giải pháp nào chăng ? Sự phân phối càng tốt thì tình liên đới càng lớn và sự chia sẻ càng nhiều.

Báo chí ngày nay cũng cho biết, chưa bao giờ con người có nhiều của cải như thế. Ông Bill Gates ty phú người Mỹ, có tài khoản tại các ngân hàng trên thế giới tương đương với thu nhập quốc dân của 40 nước nghèo; Một tên lửa được Mỹ bắn lên đốt cháy hàng ty đôla. Chiến tranh tiêu huy biết bao tiền của, bao sinh mạng con người. Ấy vậy mà, chưa bao giờ lại có nhiều người nghèo đói như ngày nay.

Tại sao có sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới như thế. Sở dĩ như vậy chỉ tại chúng ta giữ chặt lấy bánh và cá và không muốn chia sẻ với mọi người đó thôi. Thay vì tích luỹ làm giầu, chế tạo súng ống chạy đua vũ trang, thì con người chế tạo ra bột mì, lương thực, thuốc men để giúp cho đồng loại đỡ khổ thì tốt biết bao.

Lạy Mẹ Maria, xin mở rộng con tim chúng con, để chúng con biết sống yêu thương và chia sẻ vơi anh em đồng loại, hầu xây dựng một xã hội công băng, huynh đệ đầy ăp tinh yêu thương Chúa. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

CHÍNH CON PHẢI LOKhông biết từ bao giờ, có lẽ ngay khi mới lọt lòng mẹ, con người đã có nhu cầu sinh tồn, phải ăn

phải uống để mà sống. Cũng vì nhu cầu này, mà nhân loại sa vào vòng tội lỗi. Người ta chém giết nhau chỉ vì miếng ăn, cái mặc. Và bất hạnh cũng từ đó phát sinh.

Nghèo đói là căn nguyên sinh muôn vàn tội lỗi. Trong những cơn túng quẫn của cuộc đời, lúc ấy con người mới khao khát có được phép lạ – làm sao cho có được của ăn và không phải đói nghèo, khổ cực, thiếu thốn.

Của ăn phần xác quan trọng như vậy. Nếu không có nó, con người và vạn vật sao có thể tồn tại. Nhưng của ăn nuôi linh hồn còn quan trọng hơn. Người ta cần của ăn để sống, nhưng của ăn không là yếu tố quyết định hạnh phúc. Ngược lại, của ăn tinh thần chính là liều thuốc trường sinh cho họ hạnh phúc bất diệt.

Của cải vật chất không làm người ta sống mãi, vậy mà ngày ngày có hàng trăm vạn người trên thế giới qua đi cũng chỉ vì của ăn. Chả được mấy ai vì của ăn tinh thần mà hy sinh chính mạng sống mình cả.

6

Page 7: Ephata 621

Của cải vật chất chỉ làm cho người ta tồn tại và phát triển nhưng không thể khiến con người sống mãi. Chính của ăn tinh thần mới cho họ hạnh phúc bất diệt. Đó chính là Lời Chúa, là Tình Yêu của Ngài.

Thấu cảm nỗi khó nghèo vất vả, lầm than của nhân loại, Đức Giêsu kêu gọi các Tông Đồ phải chăm lo cho dân chúng. Ngài yêu cầu đồ đệ đưa đến phần thức ăn bé mọn để làm phép lạ nuôi đám đông. Hành động ấy không chỉ cứu vớt dân tình khỏi đói, nhưng còn báo hiệu mầu nhiệm Bí Tích Thánh Thể Ngài thiết lập sau này, hầu thế giới có thể nhờ đó mà được sống.

Là Thiên Chúa, Đức Giêsu không chỉ thấu cảm sự đói nghèo của nhân loại, nhưng Ngài còn dẫn đưa họ đến tầm quan trọng của Của nuôi linh hồn. Chính Của nuôi ấy mới thực sự cần. Vậy mà chẳng hiểu sao nhân loại không hay biết hoặc đã biết mà vẫn cố tình từ khước.

Ngày nay người ta coi trọng của ăn lắm. Chính sự coi trọng của cải vật chất đã làm cho con người ngày càng dấn sâu vào vũng lầy đam mê và tội lỗi. Có ai bảo của ăn không cần thiết đâu, nhưng nó không là nhất. Điều quý trọng hơn cả chính là có được sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống ấy chỉ có thể trổ sinh trong một tâm hồn ngoan ngùy biết lắng nghe và thực hành Lời của Ngài. Trên hết là sự sẻ chia, bác ái: “Chính anh em hãy lo cho họ ăn” ( Mt 14, 16 ).

Từ “vỏn vẹn chỉ có năm cái bánh hai con cá” ( Mt 14, 17 ) mà Đức Giêsu đã làm phép lạ cho “năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con” ( Mt 14, 21 ). Thiên Chúa muốn dạy chúng ta phải biết quan tâm, sẻ chia cho người thân cận đói nghèo chung quanh. Đó là trách vụ thiêng liêng mà không phải ai cũng có thể làm. Không cần gì nhiều, chỉ cần sự hiện diện, lòng đóng góp tuy nhỏ bé nhưng nếu có tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị, ắt sẽ làm nên phép lạ khôn lường.

Thiên Chúa quyền phép như vậy nhưng không sai Con Một Ngài đến để giải quyết cơm áo gạo tiền cho nhân loại. Trái lại, Ngài dạy con người phương cách “kiếm gạo kiếm tiền” cho cuộc sống đời sau chỉ cần biết sẻ chia.

Lạy Chúa, trên con đường ngày ngày đi làm, có biết bao người nghèo khổ sống chung quanh cần con yêu thương, giúp đỡ. Nghèo vật chất không thiếu mà đói tinh thần cũng quá thừa, vậy mà con đã đang tâm giả điếc làm ngơ, khép chặt cửa lòng, khoanh tay lãnh đạm trươc nhu cầu được sẻ chia của người khác, trong khi chính bản thân minh được cơm dư, gạo thừa.

Ươc gi con có thể nghe được Lời Chúa mỗi ngày: “Chính con hãy lo cho họ ăn” thi diễm phúc biết chừng nào. Cũng tại người này ỷ nại vào kẻ khác, cho nên nhân loại ngàn năm vẫn khóc, đói và khát. Ai giàu vẫn phây phây sống, ai nghèo đói mặc ai.

Xin giúp con biết tỉnh ngộ khi thời hạn vẫn còn, mở lòng đón nhận nguồn sống của Thiên Chúa và rộng tay san sẻ vơi mọi người sống quanh con. Một khi đã ý thức miếng ăn hăng ngày con lao nhọc kiếm tim chật vật vậy nhưng lại chẳng có giá trị thật thi tại sao con không dám bẻ ra, góp vào sự sống sinh tồn của anh em thân cận cơ chứ ?

M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG

NHU CẦU CẤP BÁCHĂn uống là điều phải học đầu tiên trong đời của mỗi con người: “Học ăn, học nói, học gói, học

mở”. Thật lạ, ngay cả trong kinh “Thương Người Có Mười Bốn Mối”, việc ăn uống cũng được coi là “mối thương” hàng đầu: “Thứ nhất: cho kẻ đói ăn, thứ hai: cho kẻ khát uống”. Điều đó cho thấy rằng việc ăn uống là nhu cầu cấp bách theo bản năng sinh tồn của con người. Trước tiên, người ta lo sao cho “ăn no, mặc ấm”, sau đó người ta cố gắng sao cho “ăn ngon, mặc đẹp”.

Có no cái bụng, không phải lo về những điều cơ bản nhất, rồi người ta mới lo những thứ khác. Quả thật, người ta vẫn thường nói: “Có thực mới vực được đạo”. Khi đói, Thằng Bờm không cần bất cứ thứ gì khác, dù đó là những thứ sang trọng hoặc quý giá, mà chỉ cần “nắm xôi”. Thế thôi. Người Anh diễn tả đơn giản: “That’s ALL”. Vâng, chỉ có nắm xôi mới có thể giải quyết nhu cầu cấp bách của cái bụng lúc đó.

7

Page 8: Ephata 621

Vì biết được nhược điểm của con người như vậy, có những người ác tâm đã lợi dụng người nghèo đói để bắt họ làm theo ý đồ xấu của mình bằng cách cho họ ăn uống. Miếng ăn là quan trọng, nhưng miếng ăn cũng có thể là VINH hoặc NHỤC.

Ở đời, chiến tranh xảy ra cũng chỉ vì miếng ăn. Quyền lợi cơ bản là “miếng ăn”. Bất ngờ thấy ai cho mình cái gì thì cũng rất có thể họ muốn nhờ vả mình cái gì đó, chứ đâu dễ gì họ cho mình “ăn không”. Miếng ăn có điều kiện chứ không vô điều kiện hoặc miễn phí. Theo lẽ thường, nếu có cho ai cái gì thì người ta chỉ cho những gì thừa, nghĩa là chỉ ở mức “bố thí” chứ chưa được là “công bằng”, đừng nói chi “bác ái”. Quả thật, “chẳng có ai nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa” ( Mc 10, 18; Lc 18, 19 ). Kinh nghiệm sống đã và đang cho chúng ta biết rõ như vậy.

Thiên Chúa nhân lành mời gọi tất cả mọi người, không trừ ai: “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không

phải trả đồng nào” ( Is 55, 1 ). Cứ đến “mua” mà không phải trả tiền. Một dạng “mua bán” rất kỳ lạ, đó là “mua” bằng giá trị của niềm-tin-chân-thành.

 Trong cuộc sống đời thường, người ta có thể bỏ ra bạc triệu hoặc bạc ty để mua những thứ người ta ưa thích, dù ăn được hay không. Có những món ăn rất đắt, thuộc loại đắt nhất hành tinh. Ví dụ: Nấm trắng Alba của Ý có giá 160.406 USD/1,5 kg ( khoảng 3,4 ty đồng ), trứng cá muối Almas ở vùng biển Caspian có giá 25.000 USD/hộp ( khoảng 530 triệu đồng ), hoặc dưa lưới Yabari có giá 22.872 USD/quả ( khoảng 486 triệu đồng ). Những món này chúng ta có mơ cũng chẳng thấy được. Cỡ “đại gia” hạng bình thường ở Việt Nam

cũng sẵn sàng uống những chai rượu có giá vài triệu đồng. Người ta biện hộ rằng làm như vậy để “chơi” cho biết, “chơi” cho thiên hạ “lé mắt”. Dù gì thì cũng thật là lãng phí quá !

Vì thế, Thiên Chúa đặt vấn đề: “Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống, tốn công lao vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng ?” ( Is 55, 2a ). Lương thực chỉ nuôi sống phần xác chứ không thể nuôi sống linh hồn, thế mà người ta vẫn dám bỏ ra số tiền lớn để chỉ được thưởng thức cho khoái khâu. Điều đó cho thấy ăn là điều thú vị lắm. Người ta chỉ lo đói thể lý mà không sợ đói tinh thần, đặc biệt là đói linh hồn. Đúng là tự mâu thuẫn và... dại dột quá !

Với lòng nhân hậu, Thiên Chúa vẫn tiếp tục mời gọi: “Hãy chăm chú nghe Ta thì các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị” ( Is 55, 2b ). Lời mời gọi đó không chỉ là lời mời gọi bình thường, mà còn mang tính mệnh lệnh và thực sự có lợi cho người được mời: “Hãy lắng tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, để trọn bề nhân nghĩa với Đavít” ( Is 55, 3 ).

Thiên Chúa rất hào phóng, luôn ban cho những điều tốt lành cho cả xác và hồn mà lại hoàn toàn miễn phí. Chúng ta lãnh không ngừng nhận và nhận nhiều mà vẫn vô ơn bội nghĩa, thế nhưng Ngài vẫn làm ngơ, không chấp. Tại sao? Bản chất Ngài là tốt lành, là yêu thương, là thương xót: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên” ( Tv 145, 8 – 9 ). Thật lạ, Ngài không chỉ nhân hậu với “động vật cấp cao” là con người, là chúng ta, mà Ngài còn “nhân hậu với muôn loài” mà Ngài đã dựng nên.

Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy rõ. Có những lúc chúng ta chưa xin, hoặc xin được rồi mà lại “phủi tay”, kiểu “qua cầu rút ván”, như chuyện “mười người phong hủi được sạch, nhưng chỉ có một người Samari trở lại cảm ơn Chúa” ( Lc 17, 11 – 18 ), ấy thế mà Ngài vẫn không bỏ đói chúng ta bữa nào. Chúng ta có thấy mình quá tệ ? Ước gì mỗi chúng ta biết kịp nhận thức như tác giả Thánh Vịnh: “Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn. Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê” ( Tv 145, 15 – 16 ). Thiên Chúa toàn năng, không gì là không thể, Ngài vô cùng đại lượng và nhân hậu, nhưng cũng rất thẳng thắn: “Chúa công minh trong mọi đường lối Chúa, đầy yêu thương trong mọi việc Người làm. Chúa gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa, mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người” ( Tv 145, 17 – 18 ).

Cái NGHÈO luôn đi đôi với cái KHỔ, nhưng cái khổ chưa chắc là tại cái nghèo, vì có những người giàu mà vẫn khổ. Cái nghèo và cái khổ có thể là MỐI PHÚC đối với người này, nhưng lại có thể là MỐI HỌA đối với kẻ khác. Có những người “đói ăn vụng, túng làm liều”, nhưng cũng có những kẻ “nhàn rỗi sinh nông nổi”. Người ta có đủ cách để tự biện hộ cho những hành vi sai trái của mình. Phải thực sự tin mến Chúa thì mới không bị chao nghiêng trước nghịch cảnh. Để nhận biết mình ở mức độ

8

Page 9: Ephata 621

nào trong hành trình tâm linh, chúng ta hãy tự trả lời thật lòng với câu hỏi của Thánh Phaolô: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?” ( Rm 8, 35 ).

Chắc chắn không dễ trả lời. Và đây, Thánh Phaolô hiến kế cho chúng ta: “Trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chăc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gi tách được chúng ta ra khỏi tinh yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” ( Rm 8, 37 – 39 ). Đó là biết lo cho cái đói của linh hồn. Ai sống kiên tâm được như vậy thì thật là đại phúc !

Chúa Giêsu lo chúng ta bị đói cả thể lý lẫn tinh thần. Trình thuật Tin Mừng hôm nay ( Mt 14, 13 – 21 ) kể lại phép lạ hoá bánh ra nhiều lần thứ nhất ( cũng được tường thuật ở Mc 6, 30 – 44; Lc 9, 10 – 17; và Ga 6, 1 – 14 ) mà Chúa Giêsu đã làm vì “chạnh lòng thương” dân chúng.

Nghe tin ông Gioan Tây Giả bị vua Hêrôđê ra lệnh chém đầu vì vua lỡ hứa dại với con gái của bà Hêrôđia, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó và đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành vẫn nườm nượp đi bộ

mà theo Ngài. Ra khỏi thuyền, Ngài trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân của họ.

Hoàng hôn buông nhạt nắng, chiều gần chạm vào đêm, cái bụng ai cũng đang đánh lôtô, nghĩa là đến giờ ăn tối rồi. Có lẽ các môn đệ cũng thấy “bụng reo” rồi, nên lại gần thưa với Sư Phụ Giêsu: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn” ( Mt 14, 15 ). Nhưng Ngài bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn” ( Mt 14, 16 ). Ui da, “căng” thật đấy ! Có lẽ lúc này nhìn các ông “tội nghiệp” lắm. Họ nhìn nhau, vừa gãi đầu vừa nói: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá !” ( Mt 14, 17 ). Mèn ơi, đó là đồ ăn thằng nhỏ mang đi phòng thân, mà có nhiêu đó thì nhằm nhò gì với đám đông như kiến thế kia chứ ?

Nhưng Sư Phụ Giêsu thản nhiên bảo họ: “Đem lại đây cho Thầy !” ( Mt 14, 18 ). Rồi Ngài truyền cho dân chúng “ngồi thành từng nhóm trên cỏ xanh” ( Mc 6, 39 ). Sau đó, Ngài cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và Ngài bảo các môn đệ phân phát cho dân chúng cùng ăn.

Thánh Mátthêu cho biết chi tiết: “Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con” ( Mt 14, 20 – 21 ).

Phép lạ này được Chúa Giêsu thực hiện để nuôi sống thể xác dân chúng. Phép lạ vĩ đại nhất và quan trọng nhất được Chúa Giêsu thực hiện để nuôi sống linh hồn chúng ta là Phép Lạ Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể vừa là thấn lương vừa là linh dược. Phép lạ vĩ đại này hằng ngày vẫn xảy ra khắp nơi trên thế giới, thế nhưng người ta lại thích đua nhau đi tìm các “sự lạ” khác ở nơi này hoặc nơi nọ. Thật là mâu thuẫn quá, thế mà vẫn nói rằng “tôi tin”. Đức Tin như vậy có lẽ rất cần “xét lại” lắm đấy !

Lạy Thiên Chúa, chúng con tạ ơn Chúa luôn ban cho lương thực nuôi xác dưỡng hồn để chúng con được sống dồi dào. Xin giúp chúng con sống Đức Tin cụ thể là biết CẦM LẤY tấm-bánh-cuộc-đời của chúng con, biết TẠ ƠN Ngài, rồi BẺ RA và TRAO CHO tha nhân, nhất là đối vơi những người nghèo khổ và hèn mọn, vi nhu cầu của họ rất cấp bách. Như vậy thi chúng con mơi sống Luật Chúa, biết chạnh lòng thương, biết sống yêu thương và thể hiện lòng thương xót theo Thánh Ý Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

BỮA TIỆC TÌNH THƯƠNGTrong chuyến hành hương Thánh Địa tháng 5 vừa rồi, chúng tôi có ghé thăm miền đất

Tabgha với nhiều địa danh quen thuộc được kể trong Phúc Âm. Vùng Tabgha màu mỡ trải dọc theo hướng Tây Bắc bờ Biển Hồ Galilê. Tên Tabgha bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Heptapegon” nghĩa là “7 con suối” và được thu gọn lại theo tiếng Ả Rập là Tabgha.

9

Page 10: Ephata 621

Theo truyền thống, tại miền đất này đã diễn ra những sự kiện quan trọng trong sứ vụ của Chúa Giêsu: Phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều; Chúa giảng Bài Giảng trên núi; sau khi phục sinh, Chúa đã hiện ra với các môn đệ trên bờ hồ và trao quyền lãnh đạo cho Simon Phêrô…

Chúng tôi đến thăm “Nhà Thờ Bánh Hóa Nhiều”, giữa một khu vườn rất nhiều cây ôliu và hoa cỏ xanh tươi xinh đẹp. Ngôi Nhà Thờ nguyên thủy được xây dựng dưới thời Byzantine, trong nhiều giai đoạn khác nhau và được trùng tu vào các thế ky sau đó. Nhà Thờ vẫn còn lưu giữ một sàn nhà khảm đá ( mosaic ) đã được khám phá tại Thánh Địa. Có lẽ biểu tượng nổi bật nhất, nằm ngay trên đỉnh của bức tranh phía dưới bàn thờ chính là 5 chiếc bánh và 2 con cá, kính nhớ việc Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ tại đây.

Người Ba Tư xâm chiếm vùng này và phá hủy Nhà Thờ vào năm 614. Vương Cung Thánh Đường mới được xây dựng trên nền cổ của ngôi

Nhà Thờ, vẫn còn giữ nguyên phong cách cũ đồng thời kết hợp hài hòa những nét cổ xưa và hiện đại. Ngày nay, các thầy Dòng Biển Đức chăm sóc ngôi Nhà Thờ này.

Chúng tôi đọc Phúc Âm câu chuyện phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều và thinh lặng suy niệm. Thánh Mátthêu ở chương 14 mô tả hai bữa tiệc xảy ra nối tiếp nhau để độc giả so sánh và suy nghĩ: bữa tiệc sang trọng với cái đầu của Gioan Tây Giả và bữa tiệc của dân nghèo với 5 chiếc bánh và 2 con cá.

Mt 14, 1 – 12: Tại bữa tiệc ở cung điện của vua Hêrôđê với các quan khách sang trọng quý phái. Họ có tất cả mọi sự trên đời: quyền hành, danh vọng, tiền bạc, sắc đẹp, lạc thú, thức ăn cao lương mỹ vị, rượu ngon thoả thích, vũ nữ duyên dáng chân dài chân ngắn… và có cả hận thù ích ky, máu đổ đầu rơi.

Mt 14, 13 – 21: Tại bữa tiệc nơi hoang vắng với đám dân nghèo đói. Họ chẳng có gì ngoài sự tin tưởng, hy vọng vào tình thương và sự chia sẻ của Chúa Giêsu. Đây là phép lạ của tình thương. Các môn đệ cũng đóng vai trò quan trọng là cộng tác với Chúa, đi phân phát thức ăn cho dân chúng. Mọi người chia sẻ cho nhau, bánh và cá cứ thế mà tiếp tục nhiều lên.

Chúa không làm phép lạ một núi bánh và cá cho mọi người đến lấy. Chúa làm phép lạ khi mọi người liên đới với nhau, cùng bẻ ra và trao cho nhau. Bữa ăn hôm đó là một biểu tượng của bữa tiệc Thánh Thể. Không còn ranh giới, không còn giai cấp, không còn kẻ trên người dưới. Một tinh thần hoà đồng, tất cả đều là anh chị em trong Chúa Giêsu.

Trong tiệc Thánh Thể, người ta tìm thấy bình an và nguồn hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn. Người ta tận hưởng hoa trái tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, người ta nhận biết giá trị của bình an nội tâm do ân sủng Chúa ban đến.

1.  Bánh Trường Sinh

Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể: "Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ" ( Mt 14, 20 ). Trong Tiệc Ly "Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng" ( Mc 14, 22 ). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu ( Lc 24, 30 ) và của Giáo Hội ( Cv 2, 42 ).

Ðược bánh ăn, dân chúng muốn "bắt lấy Ngài tôn lên làm vua" ( Ga 6, 15 ). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh "Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi" ( Ga 6, 27 ).

Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: "Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35 ).

Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống chính là "Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết" ( Ga 6, 54 ). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.

10

Page 11: Ephata 621

"Bánh Ta sẽ ban" hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập Giá. Giá trị cứu rỗi của cái chết trên Thập Giá được hiện tại hoá luôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu.

Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo Hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo Hội, qua Giáo Hội và với Giáo Hội. Trao cho chúng ta Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng ta bẻ ra và trao cho anh em mình.

2.  Bánh Lời Chúa:

"Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta" ( Ga 1, 14 ). Lời Thiên Chúa là Lời Quyền Năng, nhưng Ngài lại trao cho con người sứ mạng công bố lời Ngài "Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các Ngôn Sứ" ( Dt 1, 1 ).

Cũng một sứ mạng ấy được tiếp nối trong Giáo Hội hôm nay "Ngài sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" ( Lc 9, 2 ). Sứ mạng đó là nhiệm vụ cốt yếu của các tông đồ "Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn" ( Cv 6, 2 ) và chính Thánh Phaolô kêu lên "khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng". Thế là, con người tội lỗi được giao trách nhiệm công bố Lời thánh hoá;

con người yếu đuối công bố Lời quyền năng; con người giới hạn công bố Lời vĩnh cửu. Một vinh dự quá đổi lớn lao.

Lời Chúa có thể đọc và giải thích ngoài phụng vụ, trong phạm vi cá nhân hoặc khi làm việc đạo đức. Khi đó Lời Chúa là cơ hội ban ơn hiện sủng và hiệu năng ở đây là hiệu năng "do nhân" ( ex opere operantis ), tuỳ thuộc thái độ tâm hồn của người đọc và người nghe.

Lời Chúa được công bố khi cử hành Phụng Vụ, đó là Lời do Chúa Giêsu hoặc Giáo Hội ấn định, được công bố nhân danh Chúa và Giáo Hội bởi Thừa tác viên chính thức. Lời Bí Tích mang hiệu năng "do sự" ( ex opere operato ), qua các Bí Tích Chúa Kitô ban ân sủng cho người lãnh nhận.

Sứ vụ công bố Lời Chúa được thực hiện trong tác động của Thánh Thần. Bởi thế người rao giảng Tin mừng chỉ có thể thực rao giảng Lời Chúa nhờ quyền năng và tác động của Thánh Thần. Chính Thánh Thần tác động lên người nói cũng như người nghe, để Lời được công bố không còn là Lời của người phàm nhưng là Lời Thiên Chúa. Dù ta có cố gắng đến đâu cũng không thể cải hoá lòng người vì: "Không ai có thể tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa mà không do Thánh Thần" ( 1Cr 12, 3 ) và "Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công" ( Tv 127, 1 ).

Các con có mấy chiếc Bánh Lời Chúa để trao cho anh em ? Chúa vẫn luôn hỏi chúng ta điều ấy mỗi ngày. Bởi đó, cần trau dồi Lời Thiên Chúa, vì người được sai đi để công bố Lời Chúa chứ không phải lời của thế gian, cho dẫu lời ấy có khôn ngoan đến đâu chăng nữa. Ðồng thời cũng phải trau dồi lời con người, là khả năng nói, loan báo, kỹ năng diễn đạt tư tưởng và rao giảng để Lời Chúa chinh phục các tâm hồn.

Công bố Lời Chúa vừa là một hồng ân vừa là một trách nhiệm. Là hồng ân vì con người tầm thường được Thiên Chúa mời gọi làm Ngôn Sứ. Là trách nhiệm vì phải nỗ lực để chu toàn sứ vụ.

3.  Bánh Thánh Thể:

Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Ðổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc và chính sự sống con người. Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui ta uống chén rươụ mừng nhưng khi buồn ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của mình.

Ðến Nhà Thờ dâng Lễ, mỗi tín hữu mang lễ vật riêng là chính đời sống của mình, nhưng khi dâng lễ, nó được thu hợp lại thành lễ vật chung của cộng đoàn dâng lên Chúa. Tấm bánh được hình thành bởi trăm ngàn hạt lúa miến đã được xay nát ra và hoà trộn với nhau trong chậu bột. Ly rượu là kết quả của nhiều trái nho được ép ra và hoà tan với nhau. Cả hai tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cộng đồng cho lễ vật mỗi người cũng như lễ vật toàn thể cộng đoàn.

11

Page 12: Ephata 621

Linh Mục đọc Lời Truyền Phép là Lời Chúa Kitô, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Đồng thời Chúa Kitô cũng biến đổi những hy sinh, những hạnh phúc đau khổ, những trách nhiệm của cộng đoàn trong hiến lễ để rồi khi mỗi người rước lễ, họ đón nhận Mình Máu Chúa là đón nhận lại của lễ mình dâng lên mà giờ đây đã được thánh hiến.

Người tín hữu được lớn lên trong Đức Tin, trong Lòng Mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô. "Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35 ). "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời" ( Ga 6, 51 ).

Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta. Bởi đó tham dự thánh lễ cách đầy đủ tích cực trọn vẹn với tất cả con người là cách tốt nhất đáp lại tình thương của Chúa, yêu mến Thánh Thể.

Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận viết “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả ?’ Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. ( Đường Hy Vọng # 349 ). Bí Tích Thánh Thể là ‘nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu’ ( GH 11 ), là trung tâm điểm của Phụng Vụ vì cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, ‘mầu nhiệm Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta’ ( GLCG 1068 ).

Tham dự Thánh Lễ cách “trọn vẹn, ý thức và linh động”, và “qua cuộc sống biểu lộ cho người khác thấy mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Hội Thánh chân chính” ( PV 2 ) là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một niềm tin nhạy cảm để biết nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại, để biết sống chia sẻ, hầu cảm nhận được tinh yêu của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Amen !

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

  

 ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔBẤT NGỜ ĐẾN ĂN TRƯA VỚI CÔNG NHÂN

Hôm nay, thứ sáu 25.7.2014, chủ quán và đầu bếp hoàn toàn ngỡ ngàng khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ xuất hiện để ăn trưa với các công nhân. Đây là tiệm ăn bình dân dành cho những công nhân lao động mặc màu áo xanh và những người lao công trong "khu công nghiệp" nhỏ ở Vatican.

"Bỗng dưng vào giờ ăn chúng tôi thấy ngài xuất hiện, tay cầm khay đứng xếp hàng chờ đến nơi quầy thức ăn để chọn những thứ đã làm sẵn, và chúng tôi đã may mắn được phục vụ ngài". Anh Paini nói mà giọng anh vẫn còn đầy xúc động và hồi hộp: "Xin hãy thông cảm cho tôi, vì tôi vẫn còn thấy vui quá, kể lại mà vẫn còn như run lên vậy… Tôi thấy ngài chọn một đĩa mì ống mà không có nước sốt, một phần cá Kabeljau, một cuộn mì sợi, một ít rau, một ít khoai tây chiên, một quả táo, và một chai nước suối loại không có ga, và ngài tự bưng đến bàn ăn ngồi chung với các công nhân. Ngài hành động rất tự nhiên bình thường, y như một người lao động…"

Anh Paini cho biết: "Đức Thánh Cha làm cho mọi người cảm thấy thoải mái. Chúng tôi giới thiệu mình, còn ngài thì hỏi chúng tôi làm việc thế nào, có thoải mái không ? Chúng tôi kể về những công việc ở đây, ngài lắng nghe, và ngài đã khen ngợi những công việc chúng tôi đang phục vụ. Ngài nói: "Công việc này thực sự tốt đẹp vì các quán ăn và quán cà phê ở khu công nghiệp Vatican đã phục vụ các kỹ thuật viên, thợ điện, thợ ống nước, thợ tiện, thợ máy, thợ thủ công, mà còn cả nhân viên của tờ báo Vatican L'Osservatore Romano nữa…"

12

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 13: Ephata 621

Ngài còn nói về những di sản của Ý. Trong những câu chuyện cũng bao gồm cả đá banh và nền kinh tế các tờ báo của Vatican đã đưa tin. Toàn bộ thời gian Đức Giáo Hoàng vừa ăn vừa trò chuyện thoải mái. Người ta đã lấy máy ảnh, điện thoại di động và iPad của họ và chụp hình. Ngài đã không cảm thấy bị làm phiền một chút nào cả. Nhiều máy nhấp liên tục, ngài vẫn mỉm cười và ăn ngon lành.

Sau khoảng 40 phút ăn uống và trò chuyện, Đức Thánh Cha đã không ở lại cho đến hết giờ ăn trưa. Claudia Di Giacomo, người đang ngồi sau quầy thu ngân nói: "Tôi không có can đảm để tính hóa đơn

cho ngài…" Còn Paini thì cho biết chuyến thăm bất ngờ như một tia chớp. Ai có thể nghĩ rằng Đức Thánh Cha lại đến đây và ăn với chúng tôi ? Đúng là quá bất ngờ ! Tất cả chúng tôi như còn trong mơ, nhưng nó là một trong những điều tốt đẹp nhất đã xảy ra.

Sau khi mọi người chụp hình chung với ngài một tấm ảnh, ngài chúc bình an cho tất cả mọi người nơi đây, rồi ra xe có tài xế chờ sẵn của ngài trở lại nơi cư trú ở Domus Sanctae Marthae.

THANH SƠN

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP GIA ĐÌNH CHỊ PHỤ NỮ SUDAN

Bà Ibrahim, người phụ nữ Sudan bị kết án tử hình vì kết hôn với một Kitô hữu và không chịu cải đạo qua Hồi Giáo, cùng với gia đình, đã đặt chân an toàn lên đất Ý ngày 24.7.2014 và được gặp riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Phát ngôn viên Vatican là cha Federico Lombardi cho biết trong cuộc gặp gỡ riêng tư dài nửa giờ, "Đức Thánh Cha đã cám ơn gia đình bà vì là những nhân chứng sống Đức Tin. Gia đình bà cũng cảm tạ Ngài đã lưu tâm đến họ, qua lời cầu nguyện và qua các hỗ trợ mà họ đã nhận được từ chính Đức Giáo Hoàng và từ Giáo Hội."

Qua cử chỉ ưu ái biểu lộ với gia đình bà Ibrahim, cha Federico Lombardi nói tiếp: "Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy ngài gần gũi và lo lắng cho tất cả những nạn nhân đang bị cấm đoán và đàn áp vì Đức Tin".

Theo Radio Vatican

  

TRƯỜNG HỌC GIA ĐÌNHKhi nhập thể và nhập thế, Con Thiên Chúa là Đức Kitô Giêsu đã sinh trong một gia đình. Khi đi lễ

đền, Ngài ở lại “lo việc của Chúa Cha” nhưng cha mẹ Ngài không biết, sau ba ngày, Ngài ngoan ngoãn theo cha mẹ về quê và hằng vâng phục cha mẹ ( Lc 2, 51 ). Điều đó chứng tỏ gia đình là quan trọng và là trường học đầu tiên của mọi người.

Văn sĩ Charles Dickens ( 1 ) nhận định: “Gia đình là một cái tên, một từ ngữ mạnh mẽ, mạnh hơn lời của những pháp sư hay tiếng đáp của các linh hồn. Đó là lời nguyện cầu hùng mạnh nhất”. Các nhà xã hội học coi gia đình là nơi đặt những “viên gạch đầu tiên” trong việc hình thành nhân cách con người. Điều đó cho thấy gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người.

Quả thật, giáo dục gia đình rất quan trọng, đặc biệt là người mẹ, vì người mẹ gần gũi con cái ngay từ khi nó mới sinh ra và suốt những tháng năm đầu đời. Nhân cách là tính cách của một con người, và rồi con người đó có thể tốt hoặc xấu. Vì thế, giáo dục nhân cách rất quan trọng, phải bắt đầu từ gia đình, nhưng giáo dục gia đình lại là vấn đề rộng lớn. Ở đây chúng ta nói về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

Như đã nói, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, tức là trường học đầu tiên của bất kỳ con người nào. Mỗi con người đều được sinh ra từ cha và mẹ. Đứa trẻ luôn gần gũi và lắng nghe những “âm thanh cuộc sống” đầu tiên từ cha mẹ – đặc biệt là từ người mẹ. Người mẹ hiền lành, dịu dàng, ăn

13

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 14: Ephata 621

nói nhẹ nhàng, đứa trẻ đều nhận biết và chịu ảnh hưởng. Ngày xưa, người mẹ ru con bằng những câu hò, ca dao, điệu lý... nhẹ nhàng và trong sáng. Rất tiếc là ngày nay không phổ biến, nhưng vẫn còn phần nào những lời “ầu ơ”, “ví dầu”… khi mẹ ru con ngủ. Lời ru không thể nào gắt gỏng hoặc như “dùi đục chấm mắm cáy”, vì thế mà đứa trẻ vẫn ảnh hưởng sự dịu dàng của lời mẹ ru.

Khi con trẻ chập chững những bước đi đầu đời, người đầu tiên chỉ dạy cho bé cách đi đứng, nói năng, không ai khác là cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Điều đó xác định việc giáo dục gia đình vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con cái. Dĩ nhiên, vì lý do nào đó, có những đứa trẻ thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhưng nó vẫn có thể hình thành nhân cách tốt, đó là nhờ quá trình tự giáo dục tốt. Nhưng hầu như sự giáo dục gia đình không tốt thì nhân cách đứa trẻ ắt có phần khiếm khuyết, đôi khi hoàn toàn xấu. Do đó, giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, vì còn trẻ

người non dạ, không ai có thể hiểu biết về mình, về xã hội, về cuộc sống... nhưng được gia đình định hướng và dạy dỗ, nhờ đó mà tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành dần theo thời gian.

Ngoài ra, gia đình còn là hành trang “ắt có và đủ” đối với mỗi con người. Trong thời gian đầu đời, ai cũng được sống với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Lớn lên, những người lập gia đình rồi có con, cháu. Trong gia đình, mọi người đùm bọc nhau về vật chất, tinh thần, tâm linh... Người trẻ có điều kiện để lớn khôn, người già có nơi nương tựa, người u buồn được an ủi, người yếu đau được nâng đỡ…

Như vậy, gia đình là một cộng đồng luôn gắn bó với nhau trên từng bước đường của cuộc sống. Dù là ai, được sống trong tình yêu thương của gia đình là hạnh phúc. Ai không được như vậy thì thật là nỗi bất hạnh. Trong quá trình sống với gia đình, cùng trao và nhận tình yêu thương, mỗi người lại tiếp tục tự hoàn thiện mình và tự hoàn thiện nhân cách.

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình luôn có mối quan hệ mật thiết với xã hội, đơn giản nhất là quan hệ với làng xóm, khu phố. Như tục ngữ có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Động từ “bán” và “mua” ở đây không mang nghĩa “thương mại”, nhưng có ý nói rằng láng giềng gần gũi và cần thiết lắm. Họ là những người “tối lửa tắt đèn có nhau”, mình có chuyện gì thì thân nhân ở xa đâu biết được, chỉ có láng giềng biết. Nói theo Công Giáo, đó là những người lân cận, những người mà Đức Giêsu đề cao qua dụ ngôn “Người Samari Nhân Hậu” ( Lc 10, 29 – 37 ).

Gia đình cũng là nơi tái tạo con người. Thành viên nào lỗi lầm vẫn được gia đình an ủi, khuyên nhủ, che chở, bảo vệ, nâng đỡ... Nhờ đó mà người lầm lỗi có thể đứng dậy và làm lại cuộc đời. Mỗi thành viên gia đình là một người tốt thì xã hội sẽ tốt, đất nước có những công dân tốt, Giáo Hội cũng có những “chiên ngoan”. Xã hội có nhiều công dân tốt, ắt hẳn đất nước có thể vững mạnh, xã hội có thể văn minh, cộng đồng ít tệ nạn. Có ít cái xấu sẽ có nhiều cái tốt, con người quan tâm đối xử với nhau bằng tình thân ái và lòng nhân hậu. Nói vậy có nghĩa là cả xã hội phải thực sự chú tâm tới sự nghiệp giáo dục, không thể lơ là hoặc “đánh trống bỏ dùi”.

Vì chú trọng số lượng hơn phâm chất, chạy theo thành tích, không lo “tiên học lễ, hậu học văn” nên đạo đức mới bị sa sút trầm trọng, đi đâu cũng thấy tội phạm ! Học sinh cần phải được giáo dục về giao tiếp và ứng xử ngay trong cộng đồng, hội đoàn, đặc biệt phải bắt đầu từ gia đình. Xã hội càng ngày càng văn minh và tiến bộ, đó là niềm vui. Nhưng cứ đua đòi hoặc chạy đua theo lối sống sa hoa thì dễ sa đọa, đi đâu cũng thấy treo bảng “văn hóa” nhưng lối sống chẳng thấy gì là văn hóa. Trị bệnh phải trị tận căn, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc.

Nhiều hiện tượng xã hội mới liên quan vấn đề trẻ em đặt ra những thách thức mới trong việc giáo dục gia đình: Trẻ em lang thang, trẻ em phạm pháp, trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em bị bóc lột sức lao động, trẻ em quan hệ tình dục sớm, ấu dâm, mại dâm trẻ em, lạm dụng ma tuý, lạm dụng chất có men… Điều đó đòi hỏi việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ của các nhà hữu trách, nhưng vấn đề chính vẫn là phải giáo dục trước tiên từ gia đình. Một việc không dễ, vì vừa đòi hỏi gia đình phải phát huy hết các sức mạnh, vừa đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải chung tay góp sức và phải là những tấm gương sáng lẫn nhau – đặc biệt là đối với trẻ em. Cây phải được uốn từ lúc cây còn nhỏ, con người cũng vậy, phải được uốn nắn từ nhỏ và ngay tại gia đình, sau đó mới tới nhà trường và xã hội.

Đã có nhiều trường hợp con cái hư, rồi lấy cớ là bận rộn, lo làm ăn. Không thể viện cớ như vậy ! Các cha mẹ khá giả chiều chuộng con cái quá mức, để chúng tự do, muốn gì được nấy, tiêu xài xả láng,

14

Page 15: Ephata 621

cứ tưởng như vậy là yêu con, sai lầm nghiêm trọng. Tục ngữ Việt Nam rất chí lý: “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”. Về tâm linh, Thánh Phaolô cũng nói: “Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt” ( Dt 12, 6 ).

Gia đình nào thường xuyên cãi cọ, mâu thuẫn, xung đột, bạo lực... nhất là các gia đình có cha mẹ ly hôn hoặc ly thân, con cái bị ảnh hưởng rất nặng về cả tâm lý lẫn sinh lý. Trẻ em không được chăm sóc, nhất là khi bị tổn thương về tình cảm hoặc tinh thần, nhiều trẻ em đã bỏ nhà đi bụi đời, sống lang thang, bất cần đời, rồi dễ sa vào tội lỗi và tệ nạn xã hội. Nguyên nhân là chúng mất cái gốc quan trọng là gia đình, không được dưỡng dục thể chất và tinh thần để có thể nên người. Trước thực trạng đó, việc giáo dục trẻ em ở gia đình càng trở nên cấp bách hơn.

Quả thật, chuân mực đạo đức và trình độ nhận thức của một con người phải được hình thành từ nhỏ, bắt đầu từ môi trường gia đình. Việc giáo dục đạo đức dần dần đưa chúng vào nền nếp gia phong từ những gì nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày như thật thà, vị tha, không vị ky, biết giữ lời hứa, lễ phép, nhân hậu, hiền dịu, hiếu thảo, nhường nhịn... Nói chung là biết quên mình mà sống vì người khác. Đơn giản nhất là các động thái nhỏ về ứng xử, lời ăn, tiếng nói: Chào hỏi, xin phép, xin lỗi, cảm ơn... Đó là phép lịch sự tối thiểu trong phép xã giao. Tục ngữ Việt Nam đã cảnh báo: “Lỗ nhỏ làm đắm thuyền”. Đừng khinh suất những điều nhỏ !

Sống tốt không chỉ là tránh điều xấu mà còn phải tích cực làm điều thiện. Sống thật thà không chỉ là không ăn gian, không nói dối, mà còn phải tôn trọng những gì là của người khác: Thấy tiền hoặc vật dụng của người khác mà không nổi máu tham thì mới là thật thà, chứ không thấy thì có gì mà tham, mà lấy ? Về tâm linh cũng vậy, có dịp phạm tội mà không phạm thì mới là thánh thiện, chứ không có dịp phạm tội thì chưa biết ai hơn ai.

Gia đình là vườn ươm mầm đời sống và là nơi tôi luyện các nhân đức của con người. Cha mẹ không nên khắt khe, nhưng phải cương nghị, thấy con cái sai thì phải nghiêm túc chấn chỉnh ngay, không được làm ngơ ! Cha mẹ nên hiền từ, nhưng đừng nhu nhược. Cha mẹ nhu nhược cũng “tiếp tay” cho con cái hư hỏng. Văn sĩ Robert Anson Heinlein khuyên: “Đừng gây bất lợi cho con cái bạn bằng việc cho chúng cuộc sống dễ dàng”.

Cha mẹ phải là người đầu tiên điều chỉnh con cái, để chúng không chỉ chấp nhận mà còn tích  cực cố gắng sửa đổi ngay. Cha mẹ cũng không được hành động cho thỏa cơn giận, nhưng phải kiên nhẫn, tìm hiểu, để biết rõ nguyên nhân, để ngày càng thích ứng và sống chan hòa với con cái. Hiện nay, không ít cha mẹ lo nuôi con về thể lý mà coi thường việc giáo dục tinh thần, lo đầu tư cho việc dạy chữ mà quên việc dạy người. Có những cha mẹ không chú ý vai trò làm “người thầy đầu tiên” của con cái, phó mặc mọi việc giáo dục con cho nhà trường. Đó là sai lầm lớn cần chấn chỉnh càng sớm càng tốt !

Giáo dục đa dạng, đơn giản là hai phần chính: Giáo dục thể lý và giáo dục tinh thần. Nhưng có một phần quan trọng không được bỏ quên, đó là việc giáo dục tâm linh. Mến Chúa thì phải yêu người. Thánh Gioan giải thích: “Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối” ( 1 Ga 2, 4 và 9 ).

Chính Chúa Giêsu cũng đã xác định: “Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” ( Mt 12, 50; Mc 3, 35; Lc 8, 21 ). Chỉ có những người như vậy mới thực sự là thành viên trong Đại Gia Đình Kitô Giáo, Đại Gia Đình của Thiên Chúa.

TRẦM THIÊN THU

CHÚ THÍCH:

( 1 ) Charles John Huffam Dickens ( 1812 – 1870 ) có bút danh là Boz. Ông là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria. Ông được coi là một trong những văn sĩ vĩ đại viết bằng Anh ngữ, được ca ngợi về khả năng kể chuyện và trí nhớ, được nhiều người ở khắp nơi yêu mến. Các tác phâm của ông chủ yếu dành cho thiếu nhi và mang tính chất hiện thực.

 ( 2 ) Robert Anson Heinlein ( 1907 – 1988 ) là nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ. Ông được coi là văn sĩ gạo cội trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng, là một trong những tác giả nổi tiếng nhất có ảnh hưởng nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất về thể loại này. Ông đã lập ra một chuân mực cao đối với sự hợp lý về khoa học kỹ thuật trong văn học và góp phần thúc đây chất lượng chung của thể loại khoa học viễn

15

Page 16: Ephata 621

tưởng. Ông là văn sĩ khoa học viễn tưởng đầu tiên thu hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt trên những tạp chí chính thống như tờ “The Saturday Evening Post” vào cuối thập niên 1940. Ông cũng là một trong những tiểu thuyết gia thành công đầu tiên về thể loại khoa học viễn tưởng thời hiện đại.

 

 

PHONG CÁCH PHANXICÔ

Bài 16. Bài Ca Hòa Bình

Trong lời tựa tác phâm St. Francis of Assisi, A Life of Joy ( Thánh Phanxicô Assisi, Một cuộc đời hân hoan ), Robert Francis Kennedy Jr. viết rằng ông không thể kể hết các mẫu chuyện tuyệt vời về Phanxicô và các huynh đệ. Đó cũng là sự lúng túng của bất cứ ai viết về Phanxicô vì cuộc đời anh rất phong phú và lôi cuốn.

Anh là vị Thánh Công Giáo được toàn nhân loại, không phân biệt tín ngưỡng, mến mộ nhất. Đa số tín hữu Công Giáo đều có lòng yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn tất cả các Thánh khác, một điều rất chính đáng. Nhưng các anh chị em Tin Lành, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo, Thần Đạo, ngay cả một số ngời vô thần… đều thành kính nhìn về Phanxicô như một khuôn mặt sáng ngời nhất đã phản chiếu một cách diệu kỳ và trung thực nhất chân dung của Đức Kitô.

Mỗi khi Kinh Hòa Bình ( có thể gọi là Bài Ca Hòa Bình vì người ta thường hát lên hơn là đọc ) cất lên thì muôn cõi lòng đều cảm thấy dạt dào niềm thôi thúc muốn kiến tạo hòa bình. Nhưng ta chỉ làm được điều này nếu biết cầu xin Chúa và biết hướng cõi lòng về sự sống đời đời.

Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.

Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ binh an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.

Lạy Chúa xin hãy dạy con tim an ủi người hơn được người ủi an, tim hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tim yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vi chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên minh là lúc gặp lại bản thân. Vi chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an binh ( Kim Long ).

( Trích ) Kinh Hòa Bình chỉ được phổ biến lần đầu vào năm 1901 với tựa Belle prière a faire pendant la messe – Lời cầu nguyện cao đẹp dùng trong Thánh Lễ, trong cuốn sách của một linh mục Pháp, Esther Bouquerel ( 1855 – 1923 ). Lời nguyện này được gởi đến cho Papa Benedict XV vào năm 1915. Sau đó được in bằng tiếng Ý trong tờ Osservatore Romano năm 1916. Năm 1920, một Linh Mục Phanxicô người Pháp cho in lời nguyện này ở mặt sau tấm hình Thánh Phanxicô và đề tựa Prière pour la paix – Kinh Hòa Bình nhưng không cho biết ai tác giả. Năm 1937 kinh được dịch sang tiếng Anh bởi Kirby Page ( 1890 – 1957 ) với ghi chú Phanxicô là tác giả. Từ đó trở đi Bài Ca Hòa Bình được mọi người không phân biệt tín ngưỡng nồng nhiệt đón nhận. Phanxicô có thể đã không viết Kinh Hòa Bình nhưng chắc chắn không ai đã sống trọn vẹn với lời kinh hơn Thánh nhân. Nơi đây ta có thể tìm thấy cốt lõi của Tin Mừng và mọi tinh túy của các tôn giáo lớn trên thế giới. ( Nguồn linh mục Friar Jack Wintz, OFM. http://www.americancatholic.org/e-News/FriarJack/fj093009.asp )

Tượng thánh Phanxicô đặt tại Assisi trong tư thế ngồi bình lặng cầu nguyện rất giống một thiền sư Á Đông. Hình chụp của linh mục Jack Wintz, OFM.

Nếu cho rằng con người hèn mọn Phanxicô với lối sống cực kỳ khó nghèo đạm bạc, gần gũi thiên nhiên, yêu mến muôn loài muôn vật, không hề nuôi một hoài bão lớn lao nào thì chưa thấy hết sự vĩ đại của anh. Phanxicô đã muốn nên giống Đức Kitô. Đó là khát vọng duy nhất của cuộc đời anh ( và của mọi Kitô Hữu ).

Theo Phaolô, biết Đức Kitô tức là biết được tất cả sự phong phú của Thiên Chúa: "Để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của

16

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 17: Ephata 621

Đức Kitô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa" ( Ep 3, 18 – 19 ).

Chúa Giêsu nói về hồng phúc của những người được nhìn thấy Người: Rồi Đức Giêsu quay lại với các môn đệ và bảo riêng: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy ! Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe” ( Lc 10, 23 – 24 ).

Nhưng được nhìn thấy tận mắt và nghe tận tai từ Người, ngay cả có vú cho Người bú và có dạ cưu mang Người ( x. Lc 11, 27 ), lại không có hồng phúc bằng các thế hệ về sau ( chúng ta hiện nay ). Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con,

lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !” ( Ga 20, 26 – 27 ).

Đối với nhiều người, việc tận mắt chứng kiến Đức Kitô chết thảm thương trên thập giá cũng chẳng hề mang lại một tí ích lợi nào. "Hỡi những người Galát ngu xuân, ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá phơi bày ra trước mắt ?" ( Gl 3, 1 ). Thư Galát được Phaolô viết vào khoảng cuối thập niên 40 đến đầu thập niên 50. Đa số Kitô Hữu tiên khởi tại Galát đều là người Do Thái và chắc chắn một số người đã có mặt trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Do đó những chuyến đi hành hương tốn kém tiền bạc phí phạm thời gian trong khi thờ ơ với người nghèo tại địa phương, tới những nơi có thánh tích về Chúa Giêsu và Mẹ Maria chưa hẳn là làm theo ý Chúa muốn.

“Phúc thay những người không thấy mà tin” đã được thể hiện ngay từ thời các Tông Đồ trong trường hợp của Phaolô. Ông chưa hề gặp gỡ Đức Kitô dù chỉ một lần khi Người còn sống. Thế mà sự đóng góp của ông quan trọng đến độ khó mà hình dung ra được Kitô Giáo ngày nay mà thiếu vắng khuôn mặt Phaolô ( xin xem Bài 13 và 14, Phong cách Phanxicô ). Phaolô đã nên giống Đức Kitô đến độ dám khẳng định: "Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá" ( Gl 2, 19 ).

Nhưng Đức Kitô đã sống cách đây 2.000 năm mà không để lại bất cứ bút tích và hình ảnh nào. Phaolô, dù đã trở nên giống Người cách mấy, đã sống quá xa thời đại hiện nay. Ta không dễ dàng gì nhận ra diện mạo Đức Kitô nơi Phaolô.

Phanxicô ( 1182 – 1226 ) chỉ xuất hiện cách chúng ta 800 năm. Vào thời của anh, Hội Thánh đã trở thành một thế lực tôn giáo và chính trị hùng mạnh lấn áp mọi sinh hoạt xã hội. Ngoài ba cuộc Thập Tự Chinh, trong đó cuộc Thập Tự Chinh thứ 3 ( 1187 – 1192 ) để chiếm đánh Giêrusalem do Gregory VIII kêu gọi, còn có các cuộc Thập Tự Chinh khác do các vua Công Giáo tiến đánh các miền ngoại đạo.

Các Tu Viện bề thế được rầm rộ xây dựng. Cuối thế ky 12, tức là thời tuổi trẻ của Phanxicô đã có 500 Tu Viện Biển Đức. Sang thế ky 13 ( giai đoạn trưởng thành của Phanxicô ) lại có thêm hàng trăm Tu Viện mới. Con số này lên tới cao điểm vào thế ky 15 với 750 Tu Viện Biển Đức. Các Tu Sĩ có vai trò rất lớn trong việc phát triển các môn nghệ thuật văn chương, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, xây dựng, canh nông, dược phâm, chưng cất rượu.

Hội Thánh còn tiến hành các Pháp đình tôn giáo để xét xử những người bị coi là dị giáo. Pháp đình thứ nhất vào năm 1184 với thông điệp Ad abolendam ( Để Tận Diệt ) do Lucius III ban hành. Sử gia García Cárcel ước tính các Pháp Đình Tôn Giáo ( nhân danh Đức Kitô ) đã tàn sát 150 ngàn người. Để minh họa sự sa lầy vào vòng khống chế của quyền lực và giầu sang của Hội Thánh trong giai đoạn Trung Cổ, ta thấy trong số 52 vị lãnh đạo Hội Thánh từ năm 1305 đến 1750, chỉ có 2 vị được phong Chân Phước là Urban V ( 1362 – 1370 ) và Innocent XI ( 1676 – 1689 ).

Nhà Thờ có vẻ như đang đánh mất căn tính của mình. Hội Thánh chỉ có thể và phải là Nhà Thờ ( Đền Thờ ) tức là Thân Thể của Đức Kitô Khổ Nạn – Phục Sinh. Hội Thánh không phải là một tổ chức quy củ, một cái hội có tính cách tôn giáo nhưng lại có quyền lực ban phát đặc quyền đặc lợi cho một số người, mà người Việt Nam quen gọi một cách không chính xác Giáo Hội hay Hội Thánh. Các danh xưng chỉ có ở Việt Nam như Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục, Đức Cha, Đức Ông cũng không chính xác với bản chất của Nhà Thờ.

17

Page 18: Ephata 621

Phanxicô đã nhìn ra xây dựng lại Nhà Thờ ( trong các ngôn ngữ Âu Châu, người ta chỉ dùng một chữ để gọi Nhà Thờ ( công trình xây dựng ) và Hội Thánh ( tổ chức Giáo Hội ) không phải là sửa sang lại một ngôi Thánh Đường nào đó, mà là xây dựng lại Nhiệm Thể Đức Kitô, chỉ khi đó mới có hòa bình đích thực giữa con người với nhau và với Thiên Chúa. Ta đang thiếu đi một cái gì đó rất quan trọng khiến cho ta hàng ngày đi qua một cái hẻm Khờ-me mà không bao giờ có được sự cảm thông và thương xót như của Nguyễn Ngọc Tư trong bài viết Những Cụm Khói Rời.

NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp )

 

  

PARAGUAY – MỤC VỤ MÙA ĐÔNG 2014Mục Vụ Mùa Đông 2014

            Sau những ngày World Cup 2014 nóng bỏng với sự thất bại thảm hại của nước chủ nhà Brazil trong trận bán kết, và chiếc Cup vô địch lại bị “Cỗ Xe Tăng” Đức lấy đi khỏi Nam Mỹ đầy nuối tiếc từ ứng cử viên nặng kí Argentina, người dân Nam Mỹ bước vào hai tuần nghỉ Đông để tránh cái lạnh thấu xương vì Nam Mỹ lúc này đang là mùa Đông.

            Chúng tôi cũng tranh thủ thời gian này để đưa các em chủng sinh lúc này cũng được nghỉ Đông tham dự kỳ mục vụ mùa Đông ở những vùng hẻo lánh mà ở đó người dân đang khao khát Lời Chúa.

Theo dự tính ban đầu, chúng tôi sẽ đi mục vụ ở một Giáo Xứ miền quê phía Nam của Paraguay vì nơi đó một anh em linh mục cùng Dòng phải coi sóc cả trăm Giáo Điểm ở vùng đất đỏ. Chúng tôi đã khởi hành từ rạng sáng và phải lái xe đến 8 tiếng đồng hồ liên tục để tới các Giáo Điểm. Tuy nhiên, trên đường đi thì trời lại mưa rất lớn nên chúng tôi phải dừng lại để liên lạc xem liệu có vào được không. Người anh em Linh Mục ở đó trả lời rằng rất khó vào vì đường xình lầy do

mưa lớn và đất đỏ nên trơn trợt và nguy hiểm vì ở đó khi trời mưa bão thì nội bất xuất, ngoại bất nhập, chỉ có trực thăng mới có thể đi vào để cứu trợ. Chúng tôi đành phải nghỉ tạm ở một Giáo Xứ bên cạnh quốc lộ để chuyển qua phương án hai.

 Sau một đêm ngủ tạm bất đắc dĩ đầy lo lắng ở một Giáo Xứ ven đường, chúng tôi lại khởi hành để đến vùng Đông Bắc của Paraguay khoảng hơn 10 giờ lái xe nữa, chúng tôi đã đến một Giáo Xứ vùng quê khác lúc chập tối để cho các em Chủng Sinh tham gia Mục Vụ mùa Đông nhằm tránh đi những ngày quá rãnh rỗi mà sinh những chuyện không hay vì “nhàn cư vi bất thiện”.

Vùng Nam Mỹ năm nay mưa rất nhiều và người ta gọi đây là hiện tương “El Niño”. Theo Wikipedia tiếng Việt thì “El Niño” ( phát âm như "eo ni-nhô" ) là hiện tượng trái ngược với “La Niña”, tiếng Tây Ban Nha: “El Niño” ( bé tra i) và “La Niña” ( bé gái ), là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng “El Niño” xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nó cũng mãnh liệt hơn. “El Niño” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Hài Đồng

hay bé trai", có ý nói đến Chúa Giêsu Hài đồng.

Cứ trung bình từ 3 đến 10 năm, ngư dân vùng biển tại Peru lại phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý, nhưng nó vẫn tồn tại có chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là “El Niño” để đánh dấu thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng Sinh.

Trong khí tượng học người ta còn gọi hiện tượng “El Niño” là Dao động phương Nam ( Southern oscillation ). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng “El Niño” có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ “El Niño” dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên.

Trái ngược với “El Niño”, “La Niña” ( phát âm là La Ni-nha ) là hiện tượng thường bắt đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng

18

CÙNG DẤN THÂN

Page 19: Ephata 621

hai năm sau. “La Niña” sẽ xảy ra ngay sau khi hiện tượng “El Niño” kết thúc. Hiện tượng “La Niña” ( hay còn gọi là anti- El Niño hay el Viejo, đối trọng với El Niño ) thuộc dòng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua.

Một cuộc tranh cãi về ý nghĩa các khái niệm của các nhà tu từ học là tại sao khi trời mưa bão thì người ta lại dùng khái niệm “El Niño” ( bé trai ) trong khi trời khô hạn lại dùng khái niệm “La Niña” ( bé gái ) ? Rất nhiều nhà tranh đấu nữ quyền đã phản bác khái niệm trái nghịch này vì cho rằng “La Niña”, cũng có nghĩa biểu tượng là phồn thực, tươi mát, sinh động, mầu mỡ, dễ thương… Thật sự các khái niệm trên đây chỉ nói lên hiện tượng biến đổi khí hậu mà thôi.

Trở lại chuyện Mục Vụ mùa Đông với các em Chủng Sinh. Sau một đêm ngon giấc vì đường xá xa xôi, chúng tôi lại bắt tay vào việc để thăm các Giáo Điểm vùng xa này dù không nằm trong kế hoạch định sẵn. Cha xứ đã giao cho chúng tôi viếng thăm các cộng đoàn mà cả năm mới có được một Thánh Lễ. Ở đây trời cũng mưa nhưng đường xá khá hơn vì là đất cát nên dù có bị lụt lội thì đất cát cũng mau khô ráo hơn. Các em Chủng Sinh chia nhau thành từng nhóm nhỏ để thăm các gia đình và trò chuyện với họ vì người dân ở đây rất niềm nở tiếp khách và sẵn sàng lắng nghe những người mà họ gọi là Pa’í ( Linh Mục ) hai Pa’írã ( Chủng Sinh ) đến từ nơi xa. Người dân địa phương họ chỉ nói tiếng Guarani nên các em chủng sinh rất dễ gần vì phần lớn các em đến từ các gia đình miền quê nói tiếng Guarani nhiều hơn tiếng Tây Ban Nha. Chính nhờ những chuyến đi truyền giáo hàng năm này đã giúp các em có cơ

hội hiểu rõ hơn về người dân nước mình và những gì họ cần làm cho hành trình tương lai của họ như những nhà truyền giáo.

Một Nữ Tu thân quen ở Việt Nam khi mới nhận bài sai truyền giáo ở Tây Nguyên tỏ ra lo lắng vì từ khi đi tu đến giờ gần 20 năm mà chỉ ở trong Nhà Mẹ, nay mới được sai đi phục vụ ở xa đã tâm sự với chúng tôi và chúng tôi có nói với Soeur là đừng quá lo lắng vì mình đã chấp nhận đi tu là chấp nhận thách đố, giống như chấp nhận lập gia đình là cũng chấp nhận tất cả những điều may mắn cũng như rủi ro. Khi chị Nữ Tu trẻ này đến vùng truyền giáo được một tuần, Soeur bắt đầu chia sẻ với chúng tôi là rất khâm phục các nhà

truyền giáo khi phải sống xa quê hương với ngôn ngữ, văn hóa bất đồng nhưng đã chấp nhận tất cả. Soeur nói sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để thích ứng với môi trường mới dù có khó khăn nhưng vẫn có chung một nền văn hóa.

Có hai ky niệm vui trong những ngày Mục Vụ này mà chúng tôi muốn chia sẻ. Niềm vui đầu tiên là chúng tôi làm Lễ Cưới cho một đôi tân hôn mà cô dâu bị câm điếc và là con gái độc nhất của ông trùm họ. Dù bị câm điếc nhưng cô dâu này thật đẹp và thông minh. Thông thường thì khi làm đám cưới thì đôi tân hôn phải học thuộc lòng nghi thức thề hứa và trao nhẫn, nhưng bên này chúng tôi thống nhất là vị chủ tế sẽ dùng nghi thức vấn đáp và những cặp phối ngẫu chỉ việc trả lời mà thôi. Khi chúng tôi hỏi cô dâu câm điếc này, cô ta nhìn vào khâu ngữ của tôi và mấp máy đôi môi thì chúng tôi hiểu ngay là cô ta ưng thuận và hoàn toàn tự do mà không bị ép buộc.

Chúng tôi cũng nhắn nhủ chú rễ và gia đình hai bên luôn cố gắng vun đắp và giúp đôi tân hôn này có được một gia đình hạnh phúc vững bền vì chuyện hôn nhân hiện nay giữa những người bình thường đã khó huống chi là giữa một người vừa khiếm ngôn vừa khiếm thính ( câm-điếc ) kết hôn với một người binh thường với biết bao dị nghị thì khó khăn gấp bội.

Niềm vui thứ hai là trong dịp này chúng tôi cũng cử hành một Thánh Lễ Bổn Mạng cho một Giáo Điểm. Trời lạnh cóng nhưng chúng tôi cũng cố đến đúng giờ. Vậy mà chẳng có người nào. Đợi một hồi lâu thì bà trùm họ mới đến và bắt đầu ngồi uống Mate ( trà nóng ) để giết thời giờ trong khi đợi mọi người đến. Thánh Lễ cũng diễn ra sốt sắng và người ta cũng dâng lễ vật nào là chuối xanh, đậu phộng và trái cây. Trước khi phép lạnh cuối lễ thì họ cũng nghêu ngao hát và đi mấy vòng quanh xóm để kiệu Thánh Bổn Mạng. Nhìn thấy người dân đơn sơ, chất phát mà mình cũng muốn trở lại cảnh hai lúa ngày xưa để có thể làm những gì mình thích mà không sợ bị cho là lố bịch.

Đại Hội Liên Tu Sĩ Toàn Quốc

            Cũng trong những ngày nghỉ Đông này, Liên Tu Sĩ Paraguay đã tổ chức Đại Hội lần thứ 55 để cho tất cả các tu sĩ đang làm việc ở Paraguay có dịp gặp gỡ nhau và chia sẻ với nhau những thách đố, khó khăn mà họ gặp phải trong đời sống cộng đoàn cũng như mục vụ, và cũng để cập nhập những tin tức chính thống về tinh hình kinh tế, chính trị, xã hội và Giáo Hội trong một thế giới kỹ trị không ngừng biến đổi từng ngày khiến người Tu Sĩ không thể dùng chân tại chỗ.

19

Page 20: Ephata 621

Đại Hội lần này qui tụ hơn 500 Tu Sĩ nam nữ từ tất cả các Hội Dòng và Tu Hội trong cả nước đang làm việc ở Paraguay không phân biệt trẻ già. Năm ngoái cũng trong Đại Hội, hai nam Tu Sĩ đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám Mục và năm nay cũng vậy, Đức Sứ Thần Tòa Thánh cũng đã công bố có 2 nam Tu Sĩ được Đức Thánh Cha bổ nhiệm để thay thế cho một Giáo Phận trống tòa và một Giáo Phận có vị Giám Mục vừa mới nghỉ hưu khi tròn 78 tuổi.

Người dân ở Paraguay rất kính nể giới Tu Sĩ và mỗi năm khi tổ chức Đại Hội thì nhiều báo đài đến phỏng vấn, viết bài vì Liên Tu Sĩ Paraguay có tiếng nói rất mạnh trong chính trường Paraguay khi dám nói, dám làm khiến các chính trị gia cũng rất nể phục.

Trong ngày đầu tiên, Đại Hội có mời ba vị tiến sĩ phân tích về tình hình kinh tế, chính trị và Giáo Hội của đất nước để các tu sĩ có cơ hội cập nhật những thông tin mà họ chỉ nghe thiếu cơ sở. Hai vị tiến sĩ trình bày những vấn đề nhạy cảm về chính trị và kinh tế mà nếu chuyện đó nói ở các nước độc tài thì có lẽ mấy nhà phân tích kinh tế chính trị này sẽ bị vào tù ngay. Ở một quốc gia dân chủ nhỏ bé như Paraguay, người dân có thể chỉ trích những điều mà Tổng Thống và Quốc Hội làm sai hay nói mà

không làm nếu họ có đầy đủ bằng chứng mà không hề sợ bị bắt hay làm khó dễ vì Tổng Thống hay các Nghị Sĩ Quốc Hội chính là những người mà người dân bầu lên để cai quản đất nước.

Kế đó, một nữ tiến sĩ chuyên ngành báo chí có 20 năm kinh nghiệm trong ngành làm báo đã nói về Giáo Hội dưới con mắt của một nhà báo để các bậc tu trì và các “đấng” được nghe một cách đa chiều về tình hình Giáo Hội trong nước trong những tháng vừa qua. Có thể là một nỗi đau khi chính những Giáo Dân mà đại diện là vị tiến sĩ ngành báo chí nói lên những suy nghĩ của họ với hàng Giáo Sĩ và các bậc tu trì về những khiếm khuyết, những tật xấu của người đi tu khiến nhiều người ngày xa lánh hoặc không muốn đến Nhà Thờ nữa. Nhưng thà đau một lần rồi mình biết nhận ra mà sửa đổi còn hơn

là cứ để âm ỉ rồi có ngày phải trả giá đắt.

Chính nữ nhà báo này đã cho chúng tôi những hình ảnh và bài viết thuyết phục, mang tính đa chiều khi nói về những điều vừa xảy ra tại Giáo Hội Paraguay, đến nỗi Đức Thánh Cha Phanxicô phải gởi đặc phải viên từ Tòa Thánh đến điều tra. Khi vị Hồng Y từ Tòa Thánh đến điều tra trong những ngày này thì không may là ngày hôm qua ( 24 tháng 7 ), trong chuyến chào xã giao vị Thống Đốc Bang Alto Parana, ngài đã bị đột quỵ khi vừa trao quà của Đức Thánh Cha cho vị Thống Đốc. Hiện tình trạng sức khỏe của ngài đã qua cơn nguy kịch nhưng Đức Thánh Cha đã khuyên ngài nên tạm dừng tất cả các lịch trình cho đến khi hồi phục.

Trong 3 ngày Đại Hội, Liên Tu Sĩ cũng đã tổ chức đi thăm những nơi bị ngập lụt ngay Thủ Đô vì nhiều người dân quanh thủ đô đã sống trong cảnh màng trời, chiếu đất từ nhiều tháng nay do hiện tượng “El Niño” toàn cầu. Có lẽ năm nay là năm mà Paraguay chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ trước đến nay và nhiều con đường đã bị cô lập hoàn toàn do ngập lụt và hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng trước thảm họa thiên nhiên này. Người Tu Sĩ không chỉ đứng nhìn hay chỉ hội họp nhau với một mới lý thuyết hay chỉ nói những lời cầu nguyện suông mà phải bắt tay vào việc.

Chúng tôi rất ngưỡng mộ hình ảnh của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt năm nào khi ngài cùng những người có trách nhiệm trong Giáo Phận xắn quần lên lội nước đi thăm những vùng bị lụt. Hai vị Giám Mục của chúng tôi trong những ngày này đã hiện diện với liên Tu Sĩ chúng tôi trong từng cây số không phải để báo chí chụp hình và tung hô nhưng các ngài, nhưng đây là những vị mục tử biết “ngửi mùi chiên” khi thấy người dân gặp khó khăn. Nhìn các em bé và các cụ già phải sống trong các lều tạm trong mùa Đông giá rét với đường xá ngập nước không biết bao giờ mới rút đi mà mình cảm thấy nhói lòng.

Người Tu Sĩ không thể nói về Chúa chỉ trên môi miệng nhưng phải là những cảnh tay nối dài của Chúa để giúp đỡ những người khốn cùng. Người dân có thể cần cơm bánh để ăn hàng ngày, nhưng cái họ cũng cần hơn nữa đó là sự hiện diện của những môn đệ Chúa Kitô bằng những lời thăm hỏi, động viên và đồng hành với họ trong những lúc cả đời sống vật chất lẫn tinh thần thiếu thốn vì chinh Chúa Giêsu đã từng trả lời khi Ngài bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” ( Xc. Mt 4, 1 – 4 ).

20

Page 21: Ephata 621

Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Giacôbê Tông Đồ, ngài là một trong những môn đệ đầu tiên được Chúa kêu gọi và là anh ruột của Thánh Gioan. Ngài cũng được gọi là Thánh Giacôbê Tiền để phân biệt với Thánh Giacôbê Hậu là người bà con của Chúa Giêsu.

Hai anh em Giacôbê và Gioan rất nhiệt thành làm môn đệ Chúa và được đặt cho biệt danh là con của sấm sét, nhưng lòng nhiệt thành của các ông có pha chút tham vọng làm lớn, bằng chứng là việc các ông và mẹ các ông đã đến để xin Chúa Giêsu một ân huệ là suy nghĩ theo kiểu trần gian của các ông, nên các ông đã xúi mẹ dẫn hai ông tới với Chúa để xin cho một ông ngồi bên hữu và một ông bên tả trong Nước Thiên Chúa ( Ga 20, 21 ). Các ngài đã không hiểu điều các ngài xin. Chúa đã soi sáng cho các ngài: “Các người không biết các ngươi xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ?" ( Ga 20, 22 ). Dù chưa hiểu gì nhưng các ông vẫn sẵn sàng thưa với Chúa Giêsu: “Thưa uống nổi” ( Ga 20, 22 ).

Giacôbê và Gioan đã được Chúa cải hóa khiến các Ngài can đảm hy sinh đến giọt máu cuối cùng sau này. Trong cuộc sống hàng ngày, chính bản thân chúng tôi cũng có nhiều tham vọng như hai anh em Giacôbê và Gioan. Xin Thánh Giacôbê giúp con biết chấp nhận chén đắng của Chúa và từ bỏ những tham vọng trần thế để chỉ lo biết phục vụ Chúa và tha nhân. Xin Chúc mừng những người bạn và những người thân quen nhận thánh Giacôbê làm Quan Thầy. Happy Feast. Felicitaciones.

Paraguay, 25.7.2014, Lễ Thánh Giacôbê Tông ĐồLm. Antôn TRẦN XUÂN SANG, Dòng Ngôi Lời

  

TẠI SAO LẠI ĐI NHÀ THỜ ?Một người viết thư cho tổng biên tập một tờ nhật báo và phàn nàn rằng việc đi Nhà Thờ mỗi

Chúa Nhật chẳng có ý nghĩa gì hết cả. Ông viết: "Tính đến nay tôi đã đi Nhà Thờ liên tục 30 năm, và trong thời gian đó tôi đã nghe khoảng 10.000 bài giảng, cả Chúa Nhật và ngày thường… Nhưng dù chết, tôi cũng không thể nhớ nổi bất cứ một bài giảng nào trong số các bài giảng ấy. Vì vậy, tôi nghĩ tôi đã thật sự uổng phí thời giờ của mình để đi Nhà Thờ, còn các Linh Mục thì cũng đã uổng phí thời giờ của họ khi giảng như thế trong Nhà Thờ…”

Thế là sau khi tờ nhật báo phát hành, một cuộc tranh luận sôi nổi trong mục "Các bức thư gửi tòa soạn" đã nổ ra trong suốt nhiều tuần, làm tăng rất nhanh lượng độc giả của tờ báo. Gần như hầu hết các lá thư gửi về đều có vẻ ủng hộ nhận định nói trên, cho đến khi tòa soạn nhận được lá thư sau đây:

“Tôi kết hôn tính đến nay đã được 30 năm. Trong thời gian đó, vợ tôi đã nấu khoảng 32.000 bữa ăn cho tôi và cả gia đình. Nhưng dù chết, tôi cũng không thể nhớ lại toàn bộ thực đơn của một bữa ăn nào đó trong số các bữa ăn ấy. Nhưng tôi biết chắc điều nầy: tất cả những bữa ăn ấy đã nuôi sống tôi từng ngày, từng tháng, từng năm, và cho tôi sức mạnh cần thiết để tôi sống và làm việc hữu ích. Nếu vợ tôi không lo cho tôi những bữa ăn nầy, hẳn nay tôi và cả gia đình tôi đã chết từ lâu !"

Biên tập lại từ BTGH

SỐNG ĐỜI KITÔ HỮU KHÔNG DỄ !Vào lúc 2 giờ sáng, một thiếu nữ duyên dáng gọn gàng trong chiếc áo len và quần jeans, trượt ống

thải đồ từ lầu 4 xuống đất. Nhưng khi vừa đặt chân xuống, cô gái chạm trán với nhân viên cảnh sát đi tuần. Ông nhìn thẳng cô gái và nói: "Khám phá bất ngờ ! Thay vì đi ăn trộm có lẽ cô nên ghi tên vào một gánh xiệc !" Lúng túng vì sợ vị cảnh sát to tiếng đánh thức thân phụ đang ngủ, cô gái vội vàng giải thích hành động "đi đêm" của mình… Thiếu nữ ấy là Sally Trench sống với cha mẹ ở Luân Đôn, thủ đô Anh Quốc.

Vào một buổi tối, khi trở về nhà sau nửa đêm, lúc bước xuống ga Waterloo nằm ở ngoại ô, Sally đụng phải vật gì mềm mềm, động đậy… Giật mình, Sally cúi xuống nhìn kỹ thì thấy đó là một phụ nữ cao tuổi, chung quanh người quấn một tấm chăn rách nát. Bà nằm trên mấy tờ báo. Nhưng không chỉ có

21

CÙNG BÌNH LUẬN

Page 22: Ephata 621

mình bà. Dọc theo bờ tường nhà ga, còn có nhiều người khác. Đàn ông nằm lẫn lộn với đàn bà. Tất cả đều ăn mặc rách rưới bân thỉu. Người nào may mắn hơn thì có chiếc áo khoác bằng len, quấn chung quanh mình cho đỡ lạnh...

Sally thật đau lòng khi trông thấy cảnh tượng đó. Cô có thể lạnh lùng làm ngơ bỏ đi, như thầy tư tế trong Phúc Âm khi trông thấy người bị thương nằm bên vệ đường. Nhưng Sally bắt chước người Samaritano nhân lành. Cô đến bên những người này, cho tay vào túi, lấy tất cả tiền và phân phát cho họ. Một người trong nhóm cất tiếng nói: "Đây không phải là chỗ của cô ở giữa những người quá dơ bân. Cô quá ngây thơ duyên dáng ! Tốt hơn cả là cô nên trở về nhà."

Sally trở về nhà và khi cầm trên tay ly sôcôla nóng hổi uống trước khi lên giường ngủ, cô gái tự nhủ: "Thiên Chúa cho mình quá nhiều, không thiếu thốn sự gì. Lẽ nào mình chỉ giữ riêng cho một mình mình thôi ?"

Ngay đêm hôm sau đó, lần đầu tiên, Sally thức dậy vào lúc 2 giờ sáng. Cô bỏ vào xách mấy gói thuốc lá và một bình cà phê nóng. Xong, cô đi rón rén để không đánh thức cha

mẹ dậy. Thay vì mở cửa chính, cô dùng ống chuyển đồ và trượt từ lầu bốn xuống đất. Cô đi thẳng ra nhà ga Waterloo. Cô đến bên những người nghèo ngủ trên nền nhà ga và phân phát thuốc lá cùng cà phê nóng cho họ. Cô mang đến cho họ hơi ấm của cà phê và của tình người, trong những đêm mùa đông giá buốt.

Từ đó, cuộc viếng thăm những người không nhà cửa ở nhà ga Waterloo trở thành thông lệ. Cứ vào 2 giờ sáng, Sally thức giấc, mặc quần jeans, khoác áo len, xách cà phê nóng và thuốc lá đến thăm những người nghèo nơi nhà ga Waterloo. Vào lúc 4 giờ sáng, cô lại có mặt ở nhà, lên giường ngủ tiếp.

Thỉnh thoảng, trong những chuyến "đi đêm" như thế, Sally gặp lại vị cảnh sát của đêm đầu tiên. Ông vừa bắt tay Sally vừa nói: "Tất cả những gì cô làm đều thật đẹp và có tinh thần Kitô nữa !"

Sau một thời gian giúp đỡ những người sống lang thang không nhà không cửa, Sally lại khám phá ra một nhóm trẻ bụi đời, sống bất cần gia đình và xã hội. Họ sống vô ky luật và ưa chuộng tự do, nhưng là một thứ tự do bệnh hoạn, làm những điều không được phép làm như xìke, ma túy. Sally đến sống với nhóm bạn trẻ này, để tìm hiểu và chia sẻ nếp sống với họ. Nhiều người trẻ bụi đời sau đó khám phá ra ý hướng ngay thẳng và bác ái của Sally liền tặng nàng danh hiệu ”Sally, Người Công Giáo”.

Một hôm, một bạn trẻ bụi đời nói với Sally: "Tôi thật khâm phục lòng tốt của cô. Nhiều người cũng mang danh Công Giáo nhưng không làm một công tác bác ái nào giúp người khác." Sally khiêm tốn trả lời: "Tôi không chỉ trích ai hết. Với kinh nghiệm riêng tư thì tôi biết rằng: sống đúng danh nghĩa tín hữu Công Giáo không phải là chuyện dễ. Phải thực thi tinh thần Kitô suốt cuộc đời mình…"

Sr. Jean Berchmans MINH NGUYỆT

  

THỬ NGHĨ XEM…Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó. Thời gian và hoàn cảnh có thể

thay đổi bất cứ lúc nào. Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này. Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn. Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây. Hãy là người tốt và làm những điều tốt.

Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý. Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài ?

Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

22

CÙNG DẤN THÂN

Page 23: Ephata 621

Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

KHUYẾT DANH, từ quehuongngaymai.com

 

 SAI LẦM THỜI CÒN TRẺ

Năm mười bốn tuổi, tôi đang học lớp 7. Hồi đó tôi vừa gầy vừa nhỏ nên các bạn gái trong lớp luôn coi tôi như một đứa em trai, rất thích rủ tôi cùng chơi với cả hội con gái.

Hồi đó chúng tôi vẫn còn chơi trò “ùn đây cõng” tức là một người cõng người kia rồi đi đây đội đối phương. Khi đó mỗi lần tụi con gái chơi tôi đều được kéo vào cùng nhập bọn, làm không ít những cậu con trai khác phải đỏ mắt ghen tỵ.

Một hôm tôi được lũ con gái kéo đi chơi như mọi lần. Lần này tôi phải cõng một bạn gái vừa mập vừa thấp nhất lớp tên là Huệ Vân. Cơ thể Huệ Vân phát triển khá sớm so với bạn cùng lứa nên khi cõng Huệ Vân, tôi có thể cảm nhận rõ bộ ngực ấm nóng mềm mại của Huệ Vân áp lên lưng mình. Trong phút chốc mặt tôi đỏ giần lên. Một cảm giác kích thích kì lạ chưa từng có làm cả người tôi nóng ran.

Từ đó tôi vô tình chú ý đến Huệ Vân nhiều hơn, và thường tưởng tượng đến cảm giác ngày hôm đó. Một hôm trong lớp đột ngột bị mất điện, tôi như bị ma ám đưa tay cố ý chạm nhẹ vào ngực Huệ Vân, khiến Vân giật mình thét lên một tiếng hãi hùng. Khi đó tôi sợ đến co rúm cả người lại. Nhưng Huệ Vân đã không tố cáo cô giáo về tội “lưu manh” của tôi.

Từ ấy tôi thấy mình càng ngày càng có cảm tình đặc biệt với Huệ Vân. Ngay cả những vết tàn nhang trên mặt Huệ Vân tôi cũng cảm thấy chúng rất đáng yêu...

Bố mẹ tôi có cơ sở kinh doanh hoa quả nổi tiếng một vùng. Nhà tôi lúc nào cũng có rất nhiều hoa quả quý mà trong huyện chúng tôi bấy giờ không có. Mỗi ngày tôi đều lấy trộm một ít mang đến lớp đặt trong ngăn bàn của Huệ Vân, dưới đó tôi đặt một mảnh giấy ghi: “Mình yêu bạn. Cường”.

Chẳng bao lâu sau chúng tôi bắt đầu chính thức hẹn hò và thân mật với nhau hơn. Một lần không có ai, tôi rủ Huệ Vân đến chơi và không kiềm chế được, chúng tôi đã làm “chuyện đó”.

Không lâu sau tôi phát hiện thấy Huệ Vân trông có vẻ ngày càng mập ra. Cho đến một ngày Huệ Vân sợ hãi nói với tôi cô ấy có mang, đã hơn ba tháng nay cô ấy không thấy “ngày ấy” đến. Chúng tôi lén đi mua que thử thai về thử, quả nhiên kết quả là dương tính. Khi đó cả hai chúng tôi đều vô cùng hoang mang lo lắng. Tôi lấy hết số tiền mình tiết kiệm được nói với Huệ Vân sẽ đưa cô đi bệnh viện để phá cái thai đó. Huệ Vân sợ hãi chối đây đây: “Không được, cả huyện ta chỉ có mỗi một bệnh viện, nhất định đến đó sẽ gặp người quen, nhỡ mà gặp thầy giáo ở đó thì...” Huệ Vân nhắc đến thầy giáo khiến tôi cũng giật thót cả mình. Chúng tôi đành từ bỏ ý định đến bệnh viện.

Ngày hôm sau Huệ Vân lại hớt hải đến tìm tôi nói hôm nay cô ấy xem trên tivi có cảnh một người đàn ông đá vào bụng vợ anh ta một cái, thế là vợ anh ấy bị sây thai. Rồi Huệ Vân đề nghị chúng tôi tìm một nơi nào kín đáo rồi để tôi đá vào bụng cô ấy. Như vậy vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Tôi nghĩ đi nghĩ lại thấy cũng chẳng có cách nào khác liền đồng ý.

Sau đó chúng tôi cùng đi đến bờ sông vắng vẻ. Dưới sự động viên của Huệ Vân, tôi nhắm mắt lấy sức đá vào bụng cô ấy. Huệ Vân thét lên đau đớn, mặt Huệ Vân tái đi, cô ôm bụng lăn lộn dưới đất.

23

CÙNG XÓT XA

Page 24: Ephata 621

Nhưng thật kì lạ là không thấy máu hay một thứ gì đó chảy ra như trên ti vi nói. Người Huệ Vân túa mồ hôi, mắt cô cũng ướt nhoè.

Tôi sợ hãi, cả người run lên bần bật. Huệ Vân lại cắn răng chịu đau giục tôi đá thêm một cái nữa, lần này bắt tôi nhất định phải dùng sức tận lực, rồi mọi chuyện sẽ thành công. Lúc này Huệ Vân không còn đủ sức đứng lên nữa, cô nằm ngửa trên mặt đất, rồi nhắm mắt lại... Tôi lại mím chặt môi cắn răng đá mạnh một cái nữa... Huệ Vân hét lên một tràng kinh hoàng, rồi sau đó bất ngờ lịm đi. Tôi thấy máu từ bên trong quần cô ấy chảy ra ướt sũng. Tôi hoảng loạn gào tên Huệ Vân rồi hết sức lay cô ấy, nhưng đáp lại chỉ có tiếng nước sông chảy róc rách bên tai...

Tôi tất tả chạy về nhà, không kịp giải thích với mẹ kéo bà chạy một mạch ra bờ sông... Mạng sống của Huệ Vân đã được cứu kịp thời, nhưng tử cung cô ấy bị rách nghiêm trọng. Bác sĩ nói phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Bố mẹ Huệ Vân làm đơn khiếu kiện lên toà về hành vi của tôi, nhưng do tôi chưa đủ tuổi thành niên nên toà án chỉ có thể xử lý hành chính. Bố mẹ Huệ Vân chỉ là những người nông dân chân chất, tuy trong lòng rất đau xót cho con nhưng cũng đành “ngậm bồ hòn”. Dưới sự động viên của gia đình tôi, cuối cùng gia đình Huệ Vân chấp nhận số tiền bồi thường là 8.000 tệ. Số tiền mà với gia đình tôi chẳng thấm vào đâu. Tôi rất lo lắng cho Huệ Vân và muốn đi thăm cô ấy nhưng bố mẹ tôi kiên quyết ngăn cản.

Sau này, bố tôi nhanh chóng mua nhà trên thành phố và chuyển cả gia đình lên đó. Trước khi đi, tôi trốn nhà chạy đi tìm Huệ Vân nhưng nghe nói cả nhà Huệ Vân đã chuyển đi nơi khác. Từ đó, tôi không bao giờ gặp lại cô ấy nữa.

Tôi đỗ đại học, cưới vợ rồi có con. Tôi có một gia đình hạnh phúc và một cuộc sống sung túc nhưng trong tâm trí không lúc nào tôi có thể quên được Huệ Vân, quên được tội ác tày trời tôi đã gây ra cho cô ấy. Huệ Vân vĩnh viễn là một nỗi đau, một nỗi day dứt trong sâu thẳm trái tim tôi, ám ảnh tâm trí tôi không rời...

Mẹ tôi trước khi qua đời đã nắm tay tôi và nói: “Năm đó, cú đá của con không những làm hỏng mất tử cung của Huệ Vân, còn huy hoại cả một đời hạnh phúc của cô ấy ! Cô gái đó đã vĩnh viễn mất đi quyền được làm mẹ, và có thể còn bị những di chứng không thể nào hồi phục được. Đó cũng là nỗi ân hận lớn nhất đời của mẹ. Nếu có cơ hội con hãy đi tìm cô ấy, hãy bù đắp những mất mát của cô ấy, dù chỉ là về mặt kinh tế. Gia đình ta nợ cô ấy cả một đời con ạ !”

Tôi bật khóc, lặng lẽ gật đầu. Dù đó chỉ là một lỗi lầm thơ dại nhưng nỗi đau đó vẫn luôn ám ảnh bên tôi không lúc nào nguôi. Hằng đêm tôi vẫn ngồi một mình tự sám hối.

Huệ Vân ! Em có nghe thấy lời sám hối của tôi không ? Nếu có thể nghe thấy, xin em hãy để tôi có thể tìm được em. Hãy để tôi có thể bù đắp lại cho em phần nào những mất mát khổ đau. Để trái tim tôi được thanh thản dù chỉ là 1 phút...

Báo Thế Giới Phụ Nữ, HPPL dịch từ báo Phụ Nữ, Trung Quốc

Bình luận thêm của Ephata:

Câu truyện là một tự thuật với một trong hai nhân vật chính xưng tôi. Diễn tiến và các tình tiết của câu chuyện muốn nói đến một tâm tình sám hối. Rất tiếc, sám hối ở đây không trọn vẹn, không phải là sám hối vì cả hai đã trót cùng nhau phạm tội phá thai, giết chết chính con của mình, mà chỉ là sám hối đã phá thai không đúng… phương pháp, không an toàn như xã hội vẫn khuyến cáo.

Sám hối mà chỉ loay hoay dừng lại ở việc chàng trai bị ám ảnh tâm lý, tìm một nguôi ngoai thanh thản sau những ân hận dày vò suốt cả đời vì đã hành động sai lầm chết người, không cứu vãn, không bù đắp, không sửa chữa được gì nữa. Không thấy kể gì về phía cô gái nạn nhân, ngoại trừ chuyện gia đình cô ta đau xót rồi cuối cùng cũng chịu bồi thường một khoản tiền. Còn bà mẹ của chàng trai thì cũng chỉ trăn trối với con trai trước khi qua đời là: “Năm đó, cú đá của con không những làm hỏng mất tử cung của Huệ Vân, còn huỷ hoại cả một đời hạnh phúc của cô ấy ! Cô gái đó đã vĩnh viễn mất đi quyền được làm mẹ, và có thể còn bị những di chứng không thể nào hồi phục được. Đó cũng là nỗi ân hận lớn nhất đời của mẹ. Nếu có cơ hội con hãy đi tìm cô ấy, hãy bù đắp những mất mát của cô ấy, dù chỉ là về mặt kinh tế. Gia đình ta nợ cô ấy cả một đời con ạ !”

Tội ác phá thai được tác giả trình bày như một giải pháp duy nhất, cần thiết và hợp lý để tránh mọi hậu họa rắc rối, tuyệt đối không thấy có chút thương xót nào dành cho mảnh đời bé bỏng và ngắn ngủi của em bé. Điều này có lẽ phản ánh chung quan điểm và chủ trương của đa số người dân Trung Quốc trong một đất nước cho tự do phá thai và khống chế mỗi gia đình chỉ được sinh một con.

Việt Nam chúng ta cũng không khác là bao, vì Việt Nam và Trung Quốc trong mấy thập niên liên tiếp, luôn là hai trong các quốc gia chiếm hạng đầu về tỷ lệ nạo phá thai…

24

CÙNG TRÂN TRỌNG

Page 25: Ephata 621

  TÌNH CHA VÔ BẾN BỜMột câu chuyện thật về tình yêu thương, niềm tin và hy vọng

Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ đại. Nếu ai đã trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy rằng không có một tình yêu nào có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chân đoán mắc phải bệnh bại não ( cerebral palsy ), một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định hình khó có thể thay đổi.

Khởi đi từ bất hạnh

Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và được chân đoán liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác sĩ khuyên vợ chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương con vô bờ, Holt cha từ chối lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi để ý thấy đôi mắt của Rick, tên đứa con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng. Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh.

Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình. Khi làm bất cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận biết tất cả mọi việc, như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp được trong một chừng mực nào đó.

Họ đưa con đến những trung tâm phục hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y khoa, cho con tham gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận hưởng niềm vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của gia đình. Nói cách khác, cặp vợ chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú vui trong đời, dành hết thì giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục nuôi hy vọng.

Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng đến đâu. Tuy nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick đã thuyết phục các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang Massachusetts kể cho Rick nghe một câu chuyện hài. Trước sự ngạc nhiên của họ, Rick đã cười. Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã lầm, Rick vẫn nhận biết được thế giới sinh động quanh cậu và cậu rất muốn được tham gia và khám phá thế giới ấy.

Cuối cùng, người ta làm riêng cho Rick một chiếc máy tính đặc biệt, có thiết bị gắn vào đầu Rick, bộ phận duy nhất trên người cậu có thể cử động được đôi chút. Thiết bị này giúp Rick mã hóa những điều não cậu muốn nói và chuyển thành âm thanh điện tử. Điều đầu tiên mà cậu bé Rick nói với bố mẹ là một môn thể thao. Bậc phụ huynh đáng kính ấy giờ đây biết thêm một điều, niềm đam mê của con trai họ là thể thao.

Khi chiếc máy mang tên Hy Vọng được gắn vào đầu Rick, cậu đồng thời được chấp nhận đến trường học. Cũng trong thời gian này, cậu bé bộc lộ niềm đam mê với môn điền kinh. Năm 1977, khi trường cậu bé có chương trình chạy marathon để quyên góp cho một học sinh bị tai nạn xe hơi, Rick đã nói với bố rằng: “Bố ơi, con muốn chạy để quyên tiền cho bạn ấy !”

Một nguồn tin khác cho biết Rick đã nảy ra cảm hứng muốn tham dự vào các cuộc chạy thể thao sau khi xem một bài báo. Dick, một trung tá thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ, sửng sốt trước ý muốn bất ngờ hầu như không tưởng của đứa con 16 tuổi. Lòng ngập tràn vui mừng lẫn lo âu, người cha ôm con nói: “Được rồi

con. Chúng ta sẽ chạy thi.” Thế rồi người cha 37 tuổi mà trước đó chưa hề chạy marathon bao giờ phải khổ luyện tập dợt để sẽ đây con chạy.

Thể hiện tình cha

25

Page 26: Ephata 621

Dick bắt đầu tập luyện chạy mỗi ngày với một bao xi măng đặt trong chiếc xe lăn thay cho trọng lượng của Rick vì Rick bận học ở trường. Dick đã có thể cải thiện sức khỏe của mình rất nhiều mà ngay cả khi đây con, ông đã có thể tạo được một ky lục cá nhân là 5 km trong 17 phút. Sau khi hai cha con kết thúc cuộc đua đầu tiên dài năm dặm, Rick mừng rỡ nói: “Thưa cha, khi chúng ta đang chạy, con cảm thấy như con không còn tật nguyền nữa.” Dù đang mệt muốn kiệt sức, Dick sung sướng rưng rưng nước mắt trước niềm vui của con.

Từ đó, vì niềm đam mê điền kinh và thể thao nói chung của đứa con tật nguyền, Dick cho con mượn thân xác để tham gia vào những cuộc thi triền miên được tổ chức tại nhiều nơi suốt năm trong và ngoài nước Mỹ với danh hiệu tham dự viên là “Team Holt”.

Năm 1984, Dick trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng và được mời tham dự các cuộc thi ba môn phối hợp ( bơi, đạp xe, chạy bộ ). Đó vốn là cuộc thi dành cho những người có sức khỏe tốt và dẻo dai. Ban tổ chức muốn Dick tham gia và chỉ mình ông mà thôi, không có Rick. Ông từ chối. Năm kế tiếp, họ lại đưa ra lời mời tương tự, nhưng một lần nữa ông lại từ chối nếu không có con trai của mình cùng tham gia.

Dick nói với các nhà tổ chức, “Rick chính là lý do tôi tham gia các cuộc thi này; tôi không muốn thi đấu một mình. Rick là động lực thúc đây tôi.

Hơn nữa, nếu không có Rick, tôi không biết phải làm gì với hai cánh tay của mình.” Sau khi miệt mài thiết kế cho con những phương tiện an toàn như ban tổ chức yêu cầu, đội Hoyt được tham gia và về đích trong số 50% những người về đầu.

Sau khi hoàn tất cuộc đua Boston Marathon lần thứ 15, cuộc đua mà họ đã bị từ chối vào năm 1981 khi lần đầu tiên đăng ký tham gia, họ đã được tôn vinh như những Anh hùng của nước Mỹ nhân ky niệm lần thứ 100 môn marathon.

Năm 2003, Dick bị một cơn trụy tim, tuy nhiên, bác sĩ cho biết chính tình trạng sức khỏe tốt nhờ tham gia thể thao thường xuyên đã cứu sống ông. Sau khi hồi phục, hai cha con Dick và Rick lại tiếp tục những cuộc đua mới. Dick vẫn khăng khăng rằng chính con trai mình mới là vận động viên điền kinh, chứ không phải ông. Dick nói: “Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động lực thúc đây chúng tôi tiến về phía trước”.

Thành tích 36 năm kiên trì

Mặc dù người ta nhìn thấy Dick và Rick Hoyt trên trường đua nhiều lần, nhưng không lần nào khán giả ngừng ngưỡng phục người cha đáng kính vừa chạy vừa đây con mình đang ngồi trong xe lăn, gò lưng đạp xe kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc xuống đồi, hay vừa bơi vừa kéo đứa con tật nguyền.

Rick cũng đã chứng tỏ mình hơn cả một vận động viên “đặc biệt” khi lấy xong bằng tốt nghiệp Đại học Boston và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học. Rick làm việc tại phòng thí nghiệm máy tính của trường, nơi anh có thể hỗ trợ phát triển một hệ thống giúp những người khuyết tật có thể giao tiếp thông qua các cử động của đôi mắt. Rick nói: “Tôi đã chứng minh cho những người khuyết tật thấy rằng họ không nhất thiết phải suốt đời ngồi yên một chỗ và nhìn cuộc sống trôi qua trước mắt. Họ cũng có thể tới trường, có việc làm và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong xã hội.”

Tính đến hết năm 2009, Team Holt đã tham gia cả thảy 1.009 cuộc thi, trong đó có đủ các môn, từ marathon đến ba môn phối hợp và thậm chí cuộc chạy bộ vòng quanh nước Mỹ. Đội Holt luôn về đến đích trong các cuộc đua, có khi bỏ lại phía sau hơn một nửa số vận động viên khác và đôi lần về nhất. Đội Hoyt được tôn vinh tên tuổi vào Viện Người Thép Danh Tiếng ( Ironman Hall of Fame ) vào năm 2008.

Tính đến tháng 4 năm 2013, hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1,077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ, trong số đó gồm có 70 cuộc đua chạy việt dã ( marathon ) và sáu cuộc đua tam hợp Người Thép ( Ironman triathlon ). Họ đã tham dự cả thảy 30 lần trong giải Boston Marathon. Ngoài ra, để bổ sung vào danh sách những thành tựu của họ, năm 1992 cha con Dick và Rick đạp xe và chạy vòng quanh nước Mỹ, hoàn thành khoảng đường dài 3,735 dặm ( 6,011km ) trong 45 ngày. Khi dự thi ba bộ môn thể thao phối hợp triathlon, Dick bơi với giây cột quanh eo để kéo Rick nằm trên một xuồng phao. Qua phần đua xe đạp, Rick ngồi phiá trước một chiếc xe đạp dọc được thiết kế đặc biệt. Đối với phần chạy bộ, Dick đây Rick ngồi trên xe lăn.

26

Page 27: Ephata 621

Năm nay 2013, Dick đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Mỗi lần chuyển đổi giữa các bộ môn thi từ bơi sang đạp xe đạp, từ đạp xe đạp đổi qua chạy bộ, người cha già phải thao tác thật nhanh tự tay bồng con đặt vào ghế, nai nịch an toàn, xong lại tiếp tục cuộc thi.

Bây giờ, hai cha con Holt – hay nói cho đúng hơn là người cha Dick Holt đã già – mỗi năm dự đua ít hơn và dành thì giờ cho các cuộc nói chuyện trước công chúng nhiều hơn. Thuở bắt đầu sự nghiệp thể thao, họ tham gia 50 cuộc đua mỗi năm nhưng bây giờ chỉ nhắm mục tiêu tham dự còn khoảng phân nửa số lượng đó mỗi năm mà thôi. Holt cha cho biết chưa có ý định hoàn toàn rút lui các cuộc thi.

Ngày 8.4.2013, một bức tượng đồng vinh danh cha con Hoyt đã được khánh thành gần khởi điểm của cuộc chạy đua Boston Marathon tại Hopkinton, Massachusetts. Do vụ khủng bố đặt bom nổ ngày 15 tháng 4, Đội Hoyt chưa kịp hoàn tất cuộc chạy đua Boston Marathon năm 2013. Lúc vụ nổ xảy ra, họ còn cách lằn mức đích khoảng một dặm và đã bị giới hữu trách cuộc đua chặn lại cùng với hàng ngàn vận động viên khác. Họ an toàn và được một người lái xe ngang qua chở họ đến khách sạn Sheraton tạm trú.

Kết luận

Tình yêu vị tha thực sự giúp con người có được sức mạnh để làm những điều không tưởng. Sở dĩ ông Dick Hoyt có đủ kiên nhẫn và nghị lực trải qua tất cả những cuộc đua đầy thử thách là vì ông đã tìm thấy mục đích cao cả trong đời là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con trai ông. Ông không muốn để con mình bị xem là người thừa trong xã hội. Ông muốn cho con tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp con cảm thấy hạnh phúc. Vì lẽ đó, ông đã luôn cố gắng hơn bao giờ hết.

“Nếu trong tim ta có một tình yêu vô điều kiện, ta có thể tìm thấy cho mình một nguồn năng lượng to lớn để thực hiện những điều không tưởng. Ta có thể vượt qua những giới hạn của bản thân và chuyển hóa mọi giới hạn đó thành điều kỳ diệu.”

Khâu hiệu của Đội Hoyt đó là “bạn có thể” và họ chính là sự minh chứng sống khẳng định bạn có thể khi bạn quyết định làm. Thông điệp của đội Hoyt đã làm rung động mọi người.

Dù có mang trên người những khiếm khuyết về mặt thể chất hay không đi chăng nữa, chúng ta có thể học được rất nhiều từ câu chuyện của họ, hãy cho ước mơ của chúng ta một hy vọng, một cơ hội thứ hai để sống mặc cho tuổi tác có như thế nào đi chăng nữa, và hãy nhìn thế giới một cách rộng mở hơn. Câu chuyện của Rick và Dick cũng khiến cho chúng ta phải suy nghĩ lại về những gì chúng ta cho rằng “không thể” cho tới giờ và hãy thử cố gắng hết sức một lần nữa xem.

Tóm tắt về thành quả giúp con vượt lên trên số phận, Dick Holt nói: “Tôi yêu gia đình và chỉ muốn trở thành một người cha tốt nhất trong khả năng của tôi. Chỉ cần có được niềm vui khi ở bên cạnh con, được tận hưởng những giây phút đó, chúng tôi sẽ tiếp tục vượt qua được những khó khăn trở ngại phía trước”.

Qua thời gian dài sống cho con và hy sinh cho con, ông quả xứng đáng là một trong những người cha tốt nhất thế giới.

PHAN HẠNH sưu tầm  

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔTRỢ GIÚP LẦN 3 CHO BÀ NGUYỄN THỊ CẦN Ở SÀIGÒN, BỊ TIM BỆNH TIM

Lm. Px. Nguyễn Ngọc Thu, Giáo Xứ Phaolô 3, Giáo Phận Sàigòn, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ CẦN, sinh năm 1955, ngụ tại 18/35 B Trần Quang Diệu, P. 14, Q. 3, Sài gòn. Bà Cần bị hở van tim 2 lá và 3 lá ¾, đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ. Gia đình không có khả năng tài chính nên chỉ có thể cố gắng cho bà đi tái khám. Chúng tôi xin trợ giúp 400.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 2 biên lai ).

27

CÙNG TRÂN TRỌNG

Page 28: Ephata 621

TRỢ GIÚP CHÁU BÉ SƠN THẾ HÀO Ở SÀIGÒN, BỊ BƯỚU NGUYÊN BÀO THẦN KINH

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu cháu bé SƠN THẾ HÀO, sinh 6.10.2012, con ông Sơn Cao Bằng và bà Nguyễn Thị Lan Phương, hiện ngụ tại 290/33/72 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh, điện thoại của Mẹ: 01247.119.856. Cháu Hào có 1 chị gái 5 tuổi, Mẹ cháu đi làm thuê ở Bình Dương, Ba cháu bị nhiễm HIV, không đi làm mà ở nhà chăm sóc cho con. Cháu Hào bị bướu nguyên bào thần kinh, đã điều trị 3 tháng nay tại Bệnh Viện Ung Bướu, khu B, khoa Nhi, lầu 2, phòng 5. Cháu đã vào được 3 toa hóa chất, chi phí điều trị đến nay hết khoảng 15 triệu. Chúng tôi xin trợ giúp 5.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 3 biên lai ).

TRỢ GIÚP BÀ NGUYỄN THỊ MƯỜI Ở SÀIGÒN, BỊ BƯỚU ÁC CỔ TỬ CUNG

Bà Trần Thị Thu Nguyệt, cộng tác viên TTMV DCCT, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ MƯỜI, sinh 1962, hiện ngụ tại 84/1 KP. 2, P. Tân Thới Hiệp, Q. 12, Sàigòn, điện thoại: 01677.083.893. Bà Mười góa chồng khi con duy nhất mới được 2 tuổi. Bà Mười bị bướu ác cổ tử cung, đang điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu, Khu E, khoa Xạ 2, phòng 15. Chúng tôi xin trợ giúp 2.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP ANH TRẦN TRỌNG NGHĨA Ở VĨNH LONG, BỊ TAI NẠN GÃY TAY PHẢI

Lm. Phêrô Phạm Đức Thanh, Họ đạo Mỹ Thuận, Giáo Phận Vĩnh Long, giới thiệu anh Phêrô TRẦN TRỌNG NGHĨA, sinh năm 1985, con ông Giuse Trần Ngọc Minh và bà Maria Ngô Thị Thu Vân, hiện ngụ tại 59A, ấp Mỹ Thuận, xã Tân Hội, thành phố Vĩnh Long, điện thoại: 01687.757.264. Anh nghĩa là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em, chưa có gia đình, đi làm mướn, công việc không ổn định. Ngày 9.7.2014, Anh Nghĩa bị tai nạn gãy tay, đưa về điều trị tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sàigòn. Gia đình phải vay mượn khắp nơi để đóng viện phí điều trị cho anh. Chúng tôi xin trợ giúp 5.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 6 biên lai ).

501. HOÀN TẤT QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

CHO ANH NGUYỄN NGỌC THANH Ở QUẬN 8, SÀIGÒNNữ Tu Têrêsa Ngô Thị Thanh Hằng, Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập, điện thoại: 0919.571.970,

giới thiệu anh Phêrô NGUYỄN NGỌC THANH, sinh ngày 22.9.1970, làm nghề trang trí nội thất nhưng công việc không ổn định, có vợ là chị Têrêsa Ngô Thị Nghi, là công nhân may, điện thoại liên hệ 01673.969.663. Gia đình có một con trai đang học lớp 9, hiện ngụ tại số 1647/41 Phạm Thế Hiển, P. 6, Q. 8, Sàigòn.

Đang chạy xe gắn máy trên đường Nguyễn Văn Linh thì anh Thanh bất ngờ bị choáng, ngã xuống đường, được cấp cứu tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, nằm hôn mê sau trong ba ngày liền do máu tụ màng não, gãy xương gò má, thái dương chấn thương, gãy đốt xương hai ngón trỏ và giữa bàn tay phải. Hiện tại anh đã hồi tỉnh, được chuyển sang Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình đường Lý Thường Kiệt, khoa Chấn Thương Thần Kinh, phòng 10, giường 2.

Trong hơn nửa tháng liền nằm điều trị tại đây, anh Thanh vẫn còn đau đầu rất nhiều, do xuất huyết não nên thỉnh thoảng lại rơi vào hôn mê, các bác sĩ vẫn đang tiếp tục theo dõi để có quyết định mổ hay không. Vì anh Thanh không có BHYT nên viện phí khá cao, tại Bệnh Viện Chợ Rẫy nằm ba ngày chi phí hết 12.000.000 đồng. Tại Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình ngày đầu phải đóng ngay 8.000.000 đồng, những ngày sau cứ ba ngày lại phải đóng thêm 4.000.000 đồng. Gia đình đã phải chạy vay mượn các nơi để lo cho anh.

Ngày 25.7.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị ung thư cho anh Nguyễn Ngọc Thanh với số tiền là 25.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

28

Page 29: Ephata 621

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp chị Nguyễn Thị Liễu: 700.000 VND

Tiệm Chè 75 ( Sàigòn ): 4.000.000 VNDÔng Nguyễn Văn Cần, Oregon ( Hoa Kỳ ): 150 USDNhóm cô Đỗ Thị Tâm, Cali ( Hoa Kỳ ): 2.000.000 VNDÔng bà Nguyễn Đức Sinh, Oslo ( Na Uy ): 100 USDCô Thu, Oslo ( Na Uy ): 100 USDMột anh ở Q. Phú Nhuận ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDAnh Nguyễn Ngọc Thanh, Q. 8 ( Sàigòn ): 500.000 VNDBà Lê Thị Kim ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDCa đoàn Việt Linh, Cali ( Hoa Kỳ ): 200 USD

Tổng kết đến 10g30 sáng thứ bảy 2.8.2014: 15.200.000 VND + 550 USD = 26.900.000 VND

Như vậy sau 9 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 25 triệu đồng giúp anh Nguyễn Ngọc Thanh. Số tiền 1.900.000 VND dôi ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là ông Lê Văn Minh ở Bắc Ninh bị ung thư phế quản. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa. 

502. ĐANG QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHẾ QUẢN

CHO ÔNG LÊ VĂN MINH Ở BẮC NINHLm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu ông LÊ VĂN MINH, sinh năm 1954,

ngụ tại xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ông góa vợ, làm nghề nông, có ba người con đều nghèo, phải đi làm ăn xa để mưu sinh. Điện thoại 0975.787.442, liên hệ với anh Quận, con trai ông Minh.

Ông Minh bị ung thư phế quản, đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện K Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. Ông phải vào hóa trị 8 đợt, mỗi đợt 15 triệu đồng, nay ông đã vào được 2 đợt, chi phí hết 30 triệu đồng, còn thiếu 6 đợt. Các con của ông cố gắng gom góp, chỉ phụ giúp ông được 2 đợt là không còn khả năng lo liệu nữa. Mỗi đợt hóa trị cách nhau một tháng và tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân.

Ngày 2.8.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị ung thư phế quản cho ông Lê Văn Minh với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp anh Ngọc Thanh: 1.900.000 VNDMột ân nhân ân danh ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDCô Maria Phượng Tô ( Hoa Kỳ ): 100 USD

Sơ kết đến 14g30 chiều thứ bảy 2.8.2014: 10.900.000 VND + 100 USD

 

29