Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1

33
Nhóm giáo sư SEGVN Sinh viên thời đại thế giới phẳng Thế giới đã đổi thay. Và chúng ta đang sống trong một thời đại có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt thời đại “thế giới phẳng. Vấn đề của một quốc gia không còn gói gọn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó, mà ít nhiều gây ảnh hưởng đến khu vực, và thậm chí là cả thế giới. Trái Đất đã trở thành “ngôi làng toàn cầu của cả nhân loại”. Sự phụ thuộc của các quốc gia, ở nhiều phương diện, ngày càng gia tăng; khoảng cách, thời gian và biên giới ngày càng bị rút ngắn và xóa mờ đi… Trước sự gia tăng của các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, vốn, thông tin và văn hóa như vậy, thì liệu: Dân tộc còn đứng trước cộng đồng? Xã hội còn đứng trước cái tôi? Và liệu gia đình có còn là đơn vị căn bản của xã hội? Hơn bao giờ hết, người ta kì vọng câu trả lời ở đội ngũ lớp trẻ kế thừa một thế hệ trẻ buộc phải chấp nhận vị mặn chát của làn sóng “toàn cầu hóa” để đổi lấy sức mạnh của cả đại dương. Vậy, thế hệ trẻ ngày nay cần phải trang bị cho mình những gì? Quyển sách này được trich ra từ những bài bằng tiếng Anh cho sinh viên đại học của Giáo sư John Vũ hiện đang giảng dạy tại Đại học Carnegie Mellon (CMU), Hoa Kỳ. Nhóm giáo sư của Software Engineering Group of Vietnam (SEGVN) đã được phép dịch lại thành quyển sách “Sinh viên thời đại thế giới phẳng”, với mong muốn góp phần tạo nên những con người sống có lí tưởng, có ý thức trong học tập, và có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội. Người đọc sẽ tìm thấy ở đây một quá trình phấn đấu hết sức cụ thể của người đi trước, và quan trọng hơn, cảm nhận được những kinh nghiệm cùng lời chỉ dẫn ân cần cho những điều vẫn hằng trăn trở đối với lớp trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Làm thế nào để mình vẫn là mình trong sự tổng hòa các mối quan hệ từ gia đình ra ngoài xã hội và hướng tới nhân quần? Làm thế nào để có một tương lai ổn định và yên bình giữa bao bộn bề và vô vàn khó khăn trong cuộc sống đương đại? Rõ ràng đây là những câu hỏi không dễ trả lời. Trong chừng mực nhất định, quyển sách của Giáo sư John Vũ có thể giúp người đọc nhìn ra được những điều căn cơ thiết yếu nhất, để từ đó, họ sẽ phát huy được tinh thần năng động và sáng tạo trong việc làm chủ cuộc đời mình với đầy đủ ý thức trách nhiệm của con người thời đại mới. NHÀ XUT BN PHNLời nói đầu

Transcript of Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1

Nhóm giáo sư SEGVN

Sinh viên thời đại thế giới phẳng

Thế giới đã đổi thay. Và chúng ta đang sống trong một thời đại có sự thay đổi sâu sắc về mọi

mặt thời đại “thế giới phẳng. Vấn đề của một quốc gia không còn gói gọn trong phạm vi lãnh thổ quốc

gia đó, mà ít nhiều gây ảnh hưởng đến khu vực, và thậm chí là cả thế giới. Trái Đất đã trở thành “ngôi

làng toàn cầu của cả nhân loại”. Sự phụ thuộc của các quốc gia, ở nhiều phương diện, ngày càng gia

tăng; khoảng cách, thời gian và biên giới ngày càng bị rút ngắn và xóa mờ đi…

Trước sự gia tăng của các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, vốn, thông tin và văn

hóa như vậy, thì liệu: Dân tộc còn đứng trước cộng đồng? Xã hội còn đứng trước cái tôi? Và liệu gia đình

có còn là đơn vị căn bản của xã hội? Hơn bao giờ hết, người ta kì vọng câu trả lời ở đội ngũ lớp trẻ kế

thừa một thế hệ trẻ buộc phải chấp nhận vị mặn chát của làn sóng “toàn cầu hóa” để đổi lấy sức mạnh

của cả đại dương. Vậy, thế hệ trẻ ngày nay cần phải trang bị cho mình những gì?

Quyển sách này được trich ra từ những bài bằng tiếng Anh cho sinh viên đại học của Giáo sư

John Vũ hiện đang giảng dạy tại Đại học Carnegie Mellon (CMU), Hoa Kỳ. Nhóm giáo sư của Software

Engineering Group of Vietnam (SEGVN) đã được phép dịch lại thành quyển sách “Sinh viên thời đại thế

giới phẳng”, với mong muốn góp phần tạo nên những con người sống có lí tưởng, có ý thức trong học

tập, và có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội.

Người đọc sẽ tìm thấy ở đây một quá trình phấn đấu hết sức cụ thể của người đi trước, và quan

trọng hơn, cảm nhận được những kinh nghiệm cùng lời chỉ dẫn ân cần cho những điều vẫn hằng trăn trở

đối với lớp trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Làm thế nào để mình vẫn là mình trong sự tổng

hòa các mối quan hệ từ gia đình ra ngoài xã hội và hướng tới nhân quần? Làm thế nào để có một tương

lai ổn định và yên bình giữa bao bộn bề và vô vàn khó khăn trong cuộc sống đương đại? Rõ ràng đây là

những câu hỏi không dễ trả lời. Trong chừng mực nhất định, quyển sách của Giáo sư John Vũ có thể giúp

người đọc nhìn ra được những điều căn cơ thiết yếu nhất, để từ đó, họ sẽ phát huy được tinh thần năng

động và sáng tạo trong việc làm chủ cuộc đời mình với đầy đủ ý thức trách nhiệm của con người thời đại

mới.

NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ

Lời nói đầu

1

Tại sao lại vào đại học?

Một sinh viên hỏi tôi: “Tại sao em cần vào đại học? Tại sao em phải học thật nhiều lớp trong

bốn năm để làm việc trong công nghiệp phần mềm trong khi em có thể học lớp lập trình trong vài tháng

và vẫn có khả năng tìm được việc của người lập trình?”

Câu trả lời của tôi: “Đại học KHÔNG dành cho mọi người. Mọi người có thể làm việc tốt mà

KHÔNG CÓ giáo dục đại học nếu tất cả mọi điều người ta muốn là “VIỆC LÀM”. Có đào tạo hướng nghề

mà bạn có thể học kĩ năng đặc thù trong vài tháng và đi tìm “việc làm”. Một số người có thể dạy cho bạn

cách viết mã trong vài tháng rồi bạn có thể làm việc như người kiểm thử hay người lập trình.

Đại học yêu cầu bạn đầu tư nỗ lực và tiền bạc của mình trong vài năm. Nếu bạn vào đại học vì

các lý do sai thì bạn làm phí thời gian, công sức, tiền bạc của mình và có thể KHÔNG thu được cái gì.

Là người được giáo dục, bạn có thể tìm được việc làm tốt hơn và có cuộc sống sung túc. Trung

bình, những người có bằng đại học sẽ làm ra nhiều tiền hơn, có việc làm tốt hơn những người không có

bằng. Tốt nghiệp trong các lĩnh vực như kĩ nghệ phần mềm, khoa học máy tính sẽ giúp bạn thăng tiến xa

hơn trong nghề nghiệp của mình.

Bạn có thể bắt đầu như người lập trình hay kiếm thử rồi đi lên lãnh đạo kĩ thuật, người quản lý

dự án, kiến trúc sư hệ thống, người phân tích nghiệp vụ, người thiết kế hệ thống, chuyên viên an ninh,

người quản trị dữ liệu, người quản lý chương trình, người quản lý sản phẩm, người quản lý dịch vụ và

thậm chí tiến xa hơn khi bạn thu được nhiều kinh nghiệm.

Người với tri thức hạn chế, người chỉ dành vài tháng trong đào tạo hướng nghề sẽ KHÔNG có

khả năng làm điều đó.

Có nhiều lý do SAI để vào đại học:

Bạn vào đại học vì bố mẹ bạn muốn bạn vào.

Bạn vào đại học vì bạn bè bạn vào đại học.

Bạn vào đại học vì bạn KHÔNG biết làm gì sau phổ thông và tôi chắc chắn còn nhiều lý do

nữa…

Có nhiều lý do ĐÚNG để vào đại học:

Bạn vào đại học bởi vì bạn muốn được giáo dục.

Bạn muốn thu nhận tri thức chuyên môn để chuẩn bị cho bạn giải quyết với các biến cố

trong cuộc sống.

Có sự khác biệt giữa việc làm và nghề nghiệp. Nghề nghiệp là tiến bộ của cuộc sống làm việc

của bạn từ mức nhập việc tới mức cao hơn và bạn có thể tiến xa đến mức tối đa trong khả năng của

mình, trong khi việc làm là hoạt động bạn làm cái gì đó và được trả tiền.

Điều quan trọng là bạn cần xem xét nghiêm túc động cơ của mình khi vào đại học. Nếu bạn vào

đại học mà KHÔNG có mục đích, bạn sẽ KHÔNG thu được gì ngoài việc phí phạm thời gian và tiền bạc

của mình.

Khi vào đại học, bạn cần biết rằng có nhiều lĩnh vực học tập và bạn có CHỌN LỰA để chọn chúng

nhưng bạn phải làm điều đó một cách cẩn thận. Bạn phải đặt mục đích trong điều bạn muốn học

cũng như kế hoạch nghề nghiệp của mình. Bạn phải xác định các hoàn thành chúng và cái gì là

chướng ngại mà bạn phải vượt qua. Nếu lĩnh vực học tập của bạn KHÔNG giúp bạn đạt tới cái

mục đích nghề nghiệp thì bạn phải hỏi “Mình có nên chọn lĩnh vực học tập này không, khi biết

rằng mình sẽ KHÔNG có khả năng đạt tới mục đích của mình hay mình nên chọn cái gì đó khác

tốt hơn và thực tế hơn?”

Bạn KHÔNG nên chọn cái gì đó chỉ bởi vì bố mẹ bạn muốn bạn chọn.

Bạn KHÔNG nên chọn cái gì đó bởi vì bạn bè bạn chọn nó. Bạn KHÔNG nên chọn cái gì đó bởi vì

bạn KHÔNG biết cái gì cần học. Nếu bạn KHÔNG thích cái gì đó, bạn sẽ KHÔNG đi được rất xa.

Đại học là nơi để học và để TRƯỞNG THÀNH. Với một số sinh viên, đây là lần đầu tiên bạn CÓ

THỂ ra quyết định cho bản thân kình bằng việc lựa chọn điều mà bạn thích và có đam mê về nó.

Tất nhiên, bạn phải biết khả năng của mình. Bạn phải biết điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Bạn phải có động cơ mạnh để học tập và sẵn long đưa nỗ lực vào việc học. Về căn bản, bạn phải

BIẾT BẢN THÂN MÌNH. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy nản lòng hay chán nản nhưng những điều

này là tạm thời. Chúng tới và chúng sẽ đi. Khi mà bạn còn để mắt vào mục đích của mình, khi mà

bạn còn biết chiều hướng của mình, khi mà bạn còn nỗ lực, bạn SẼ đạt được điều bạn muốn.

Đại học cũng là nơi gặp gỡ của những người khác nhau, những người bạn mới và có kinh nghiệm

mới. Tất nhiên, bạn sẽ phạm sai lầm nhưng bạn cũng sẽ học được từ chúng. Học từ sai lầm quá

khứ sẽ làm cho bạn khôn ngoan hơn và trưởng thành hơn. ĐỪNG để thứ gì làm xao lãng bạn

khỏi mục đích học tập của mình. ĐỪNG để bất kỳ ai khuyên nhủ bạn làm cái gì đó khác với điều

bạn đã đặt ra cho bản thân mình. Không ai biết bạn nhiều hơn bạn.

Cứ duy trì trong tiến trình bạn đã đặt ra cho bản thân mình, kiên nhẫn, rồi thì bạn SẼ đạt được

điều bạn muốn.

Đại học là cuộc hành trình dài hướng tới đích. Trong cuộc hành trình này, bạn sẽ đối diện với

thách thức, chướng ngại và sự xao lãng. Nếu bạn có thể vượt qua được chúng và vẫn giữ mối

quan tâm về nghề nghiệp của mình, bạn sẽ đi xa. Có thể xa hơn nhiều điều bạn nghĩ. Đại học

cũng là giấc mơ, một giấc mơ có tri thức tốt, để làm cho gia đình bạn tự hào. Giấc mơ có nghề

nghiệp tốt và đạt tới địa vị nào đó trong lĩnh vực bạn đã chọn. Giấc mơ về việc thực hiên những

khác biệt trong thế giới này và giúp đỡ người khác. Giấc mơ về gặp gỡ ai đó sẽ chia sẻ giấc mơ

này với bạn. Dù giấc mơ của bạn là bất kì điều gì, chính BẠN là người sẽ biến nó thành SỰ THỰC.

2

Cuộc sống đại học

Một sinh viên năm thứ nhất đã viết cho tôi: “Em rất quan tâm tới chương trình kĩ nghệ phần

mềm của CMU nhưng bạn em bảo em rằng nó khó lắm. Nhiều người đã học nó phải chuyển sang chương

trình khác dễ hơn. Thầy nghĩ thế nào? Xin thầy cho em lời khuyên.”

Trả lời: Giáo dục là sự đầu tư về tiền bạc và nỗ lực của bạn để tương lại được tốt hơn. Nó

KHÔNG phải là cái gì đó bạn muốn phí hoài. Như tôi đã viết trong nhiều bài trước đây, rằng sinh viên

phải tìm ra điều họ thực sự thích bởi vì nếu họ không thích nó, họ sẽ không thể đi được xa. Chọn lựa mà

bạn làm bây giờ sẽ ảnh hưởng tới phần còn lại của cuộc đời bạn. Bất kỳ lĩnh vực học tập nào bạn chọn

hôm nay, bạn sẽ phải sống với nó trong một thời gian dài. Xin nghĩ về điều đó một cách cẩn thận. Bạn có

muốn dành cả đời mình để làm việc gì đó mà bạn KHÔNG thích không? Bạn có muốn làm việc mà bạn sẽ

đếm từng phút và chờ tời khi ngày kết thúc không?

Ngay bây giờ, là sinh viên năm nhất bạn phải ra quyết định dựa trên điều bạn thích rồi. KHÔNG

ra quyết định về điều bạn thích mà đi theo lời khuyên của bạn bè bạn có thể là sai lầm. Nếu bạn chọn

lĩnh vực học tập dễ dàng thì câu hỏi của tôi là: Bạn sẽ được gì từ điều đó?

Nếu bạn vào đại học chỉ để có được bằng cấp mà KHÔNG cần tri thức thì bất kỳ lĩnh vực dễ dàng

nào cũng được. Cũng như những người du hành không có bản đồ, không có đích đến thì con đường nào

cũng được.

Đại học KHÔNG phải là chỗ tìm ra cái gì đó dễ dàng để làm. Bạn KHÔNG tới đại học để học cái gì

đó dễ dàng. Bạn vào đại học để được giáo dục. Bạn vào đại học để thu được tri thức và phát triển kỹ

năng có thể giúp bạn xây dựng nghề nghiệp cho phần còn lại của cuộc đời của bạn. Là sinh viên đại học,

bạn phải tự thách thức bản thân mình. Bạn phải nghiên cứu các tùy chọn khác nhau để tìm ra lĩnh vực

học tập đúng mà bạn thích. Bạn phải ra quyết định BÂY GIỜ và bạn sẽ quyết định tốt hơn về sau. Hãy nói

Bạn có hạnh phúc khi làm điều đó cho phần còn lại của cuộc đời mình không?

Bạn có chấp nhận bất kỳ cái gì tới không?

Bạn có sẵn lòng làm bất kỳ công việc gì không, kể cả những việc không yêu cầu phải có giáo dục?

Bạn có biết bao nhiêu sinh viên chọn “lĩnh vực dễ dàng” rồi hối tiếc sau khi họ tốt nghiệp và

không thể tìm được việc làm?

Bao nhiêu người trong số họ đã trả nhiều tiền vì một mảnh giấy được gọi là “bằng” mà KHÔNG

CÓ GIÁ TRỊ?

Bao nhiêu người trong số họ phung phí thời gian và tiền bạc của gia định về cái gì đó vô giá trị?

Bao nhiêu người trong số họ sẽ phải làm việc gì đó mà chẳng liên quan tới giáo dục đại học của

họ?

chuyện với các tư vấn viên của nhà trường và các giáo sư, những người có thể giúp bạn chọn cái gì đó

khớp với mối quan tâm của bạn.

Trong đại học, có nhiều cám dỗ. Một số sinh viên chọn lĩnh vực học tập dễ dàng bởi vì nó sẽ cho

phép họ có nhiều thời gian hơn để giải trí. Họ có thể đi ăn uống, họ có thể chơi trò chơi video cả ngày,

họ có thể ngồi trong quán cà phê và nhìn mọi người đi qua, họ có thể dành nhiều thời gian hơn để trò

chuyện về các ngôi sao điện ảnh và nhóm nhạc.

Thế rồi đột nhiên họ sẽ phải giải quyết một vấn đề lớn hơn: Họ định sẽ làm gì với phần còn lại

của cuộc đời mình? Họ sẽ làm gì với bằng cấp mà không có dự định cụ thể? Nếu bạn nghĩ đại học là một

nhóm bạn bè lớn, thì đến cuối đại học khi nhóm chấm dứt, bạn sẽ thấy rằng nhiều người trong các bạn

của bạn vẫn chỉ ở đó, trong nhóm đó. Khi không còn nhóm nào nữa, bạn sẽ không có thêm bạn bè và

không thêm quan hệ. Không có tri thức và kỹ năng. Bằng đại học CHỈ là mẩu giấy. Là sinh viên năm thứ

nhất, bạn phải nhận ra rằng thời gian ở đại học là ngắn ngủi, chỉ quãng bốn năm bạn sẽ phải tìm việc làm

và kiếm sống cho phần còn lại của cuộc đời bạn. ĐỪNG bỏ lỡ cơ hội này để học tập và gặp gỡ mọi người,

những người có mặt ở đó để được giáo dục.

Qua việc học tập với những người có thái độ nghiêm chỉnh về giáo dục của họ, bạn sẽ tìm ra tình

bạn đích thực kéo dài hơn thời gian bạn ở đại học. Có thể bạn cũng tìm thấy người bạn mà bạn muốn

dành cả đời để sống cùng, ai đó sẽ giúp bạn, động viên bạn và chia sẽ cuộc đời với bạn.

Tôi hy vọng rằng bạn thấy lời khuyên của tôi là có ích. Tôi hy vọng rằng bạn có thể có được phần

lớn kinh nghiệm đại học và tránh được nhiều sai lầm mà người khác đã mắc phải. Bạn có nhiều cơ hội để

đặt cho bản thân mình con đường đi tới hạnh phúc và thành công. Bằng việc ra quyết định đúng bây giờ,

ngày mai bạn sẽ tốt hơn nhiều.

3

“Tạo hình” sinh viên đại học

Điều khó nhất trong dạy đại học là dạy sinh viên năm thứ nhất. Đây có lẽ là “thời gian thách

thức” nhất đối với bất kỳ giáo sư nào bởi vì tân sinh viên cần nhiều hướng dẫn để xây dựng thói quen

học tập tốt. Điều này cũng là cơ hội để “tạo hình” quy trình học tập của họ, bởi vì nếu họ phát triển kỹ

năng học tập tốt BÂY GIỜ, nó sẽ song hành với họ trong thời gian còn lại của họ ở đại học và bên ngoài

đại học.

Không phải mọi sinh viên năm thứ nhất đều có “nền tảng” cần có để hoàn thành công việc học

tập các môn học. Một số người sẽ cần học các “môn phụ đạo” để xây dựng nền tảng mạnh hơn trước

khi họ có thể bắt đầu các môn học đại học chính quy. Điều quan trọng là các tư vấn viên của nhà trường

rà soát hồ sơ sinh viên cà điểm thi vào đại học để xác định liệu sinh viên có cần học thêm môn phụ đạo

hay không. Sinh viên không có nền tảng tốt nhưng cứ học các môn chính quy có thể không học tốt, và

điều đó có thể dẫn tới sự thất vọng, chán nản, thất bại và cuối cùng là bỏ trường. Trong trường hợp đó,

không chỉ sinh viên thất bại mà cả chúng ta, những nhà giáo dục, cũng làm cho họ thất bại vì chúng ta đã

KHÔNG giúp họ có hành động sửa chữa cần thiết.

Có những nghiên cứu chỉ ra rằng các môn học phụ đạo thêm có thể giải quyết đầy đủ nhược

điểm và khiếm khuyết kỹ năng của sinh viên. Với trên 30 năm dạy đại học, tôi thấy rằng các môn phụ

đạo không chỉ có tác dụng đơn thuần, mà là có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng “môn

phụ đạo” tốn thêm thời gian ở đại học và giúp cho nhà trường kiếm tiền, đặc biệt là các trường tư thục

(phần lớn các trường hàng đầu ở Mỹ đều là tư thục). Đó là lý do tại sao một số cha mẹ không muốn con

họ học môn phụ đạo. Nhiều năm trước, tôi có một sinh viên đã không có kỹ năng cần thiết để học lớp

của tôi, cho nên tôi gợi ý rằng anh ta nên học môn phụ đạo tính toán. Cha mẹ anh ta giận lắm, họ phàn

nàn rằng anh ta đã thi đỗ vào đại học rồi, do đó có đủ tư cách cho bất kỳ môn học đại học nào. Bố anh ta

nói: “Con tôi thông minh nhất trong vùng. Chính thầy muốn đẩy nó tụt lại”. Sau đó, họ chuyển anh ta

sang lớp khác vì họ không thích gợi ý của tôi. Đến cuối năm, anh ta trượt nhiều môn và bỏ trường.

Để “tạo hình” thói quen học tập của sinh viên, điều quan trọng đối với giáo sư là giải thích cho

sinh viên về sự tương quan giữa nỗ lực và kết quả. Họ càng học nhiều, họ càng nỗ lực, họ càng học tốt

hơn trong lớp. Nhiều sinh viên không hiểu tương quan này và quản lý kém thời gian của họ. Một số

thường bỏ lớp nhưng dành cả ngày và đêm học nhồi nhét trước khi thi và hy vọng rằng họ vẫn có thể

qua được. Để chắc rằng sinh viên sẽ thành công, tôi thường áp dụng kỹ thuật đẻ chỉ cho họ tính hiệu quả

của thói quen học tập của họ và kết quả của họ.

Đây là cách mà kỹ thuật này mang lại hiệu quả:

Sau khi sinh viên đã hoàn thành bài thi, họ phải hoàn thành bài “phân tích kiểm tra”, nếu không

tôi sẽ không chấp nhận bài thi. Bài phân tích kiểm tra sẽ đòi hỏi họ dự đoán điểm thi của họ và

viết ra nỗ lực học tập của họ cho kì thi theo thang điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất). Họ

cũng phải viết một đoạn ngắn giải thích cách họ học cho kì thi (Chẳng hạn: Qua việc ghi chép

trên lớp, đọc sách giáo khoa, tạo ra dàn bài ngắn để ghi nhớ, học theo nhóm…)

Sau khi bài thi đã được cho điểm và trả lại, sinh viên phải làm bài “phân tích kiểm tra” thứ hai

bằng việc mô tả đáp ứng của họ với điểm thi trên thang điểm từ 1 tới 5 (với 1 = Ngạc nhiên, 2 =

Thất vọng, 3 = Được nhẹ gánh, 4 = Hài lòng và 5 = Cực kỳ hài lòng). Họ phải so sánh điểm thực tế

của họ với điểm dụ đoán của họ và giải thích họ đã dự đoán tốt hay tệ thế nào về điểm của họ.

Họ phải nhận diện từng câu hỏi thi đến từ đâu (ghi chép trên lớp, tài liệu sách giáo khoa, học

nhóm hay các nguồn khác) và rồi tính số phần trăm câu hỏi bị hỏng. Qua số phần trăm này, họ

có thể suy nghĩ về cách họ học cho kì thi và khối lượng thời gian họ dành ra.

Sau bài phân tích này, họ phải mô tả mọi thay đổi mà họ lập kế hoạch để làm trong thói quen

học tập của họ cho kì thi tiếp. Bằng việc kiểm điểm, phân tích bài kiểm tra thứ hai, tôi có thể cho

họ điểm phụ về phân tích của họ mà có thể làm thay đổi điểm thi của họ.

Hoạt động “phân tích kiểm tra và giải quyết vấn đề” này có tác dụng rất tốt. Bởi vì nó xảy ra

sớm trong môn học, sinh viên có thể có sửa chữa về điều họ đã học, cuối cùng là thay đổi thói quen

học tập của họ. Tôi bao giờ cũng giải thích mối tương quan giữa nỗ lực và kết quả và gợi ý vài điều

mà sinh viên có thể làm để cải tiến hiệu quả thi của họ. Hoạt động “học qua hành” này KHÔNG CHỈ

giúp họ nhận ra thói quen học tập tiêng của họ MÀ CÒN dạy cho học “kĩ năng phân tích” và khả năng

“giải quyết vấn đề”, đều là những kĩ năng quan trọng của mọi kỹ sư phần mềm.

4

Lời khuyên cho sinh viên đại học năm thứ nhất

Hôm nay, khi các bạn vào năm học đầu tiên trong đại học, các bạn kích động về cuộc sống mới là

sinh viên đại học, nhưng một số trong các bạn có thể cảm thấy chút ít không thoải mái bởi vid có khác

biệt giữa đại học và trung học. Tôi muốn gởi đến các bạn vài lời khuyên mà có thể giúp trong bốn năm

tới:

Thứ nhất, bạn cần biết rằng trong đại học không có ai sẽ bảo bạn làm gì. Bạn KHÔNG có thầy

giáo theo dõi bạn để chắc chắn rằng bạn học, bạn làm bài tập về nhà, và lên lớp học. Phần lớn

các giáo sư đại học đều bận rộn và họ coi bạn là người lớn chịu trách nhiệm cho hành động riêng

của bạn. Một số sinh viên có ý niệm rằng cuộc sống đại học là “tự do làm bất kỳ cái gì bạn muốn”

nhưng xin cẩn thận cho. Tự do KHÔNG có nghĩa là hành động vô trách nhiệm mà nó có nghĩa là

nhận trách nhiệm về việc học tập riêng của bạn. Bạn chịu trách nhiệm cho số mệnh của mình,

nghề nghiệp của mình, và tương lai của mình, cho nên bạn phải nhìn nhận nó một cách nghiêm

túc.

Là giáo sư đại học, tôi đã thấy một số sinh viên bỏ lớp và tin rằng họ vẫn có thể học tốt bằng

cách học “nhồi nhét” trước khi thi. Điều này có thể có tác dụng trong trường trung học nhưng KHÔNG

có tác dụng trong trường đại học, bạn sẽ KHÔNG đi xa được bởi vì tài liệu trong đại học nhiều hơn ở

trung học rất nhiều, cho nên “nhồi nhét” sẽ KHÔNG có tác dụng. Nếu bạn KHÔNG nghiêm túc về học tập,

bạn sẽ KHÔNG có khả năng lên lớp tiếp. Tôi đã thấy nhiều sinh viên bỏ học, thất vọng, chán nản và giận

dữ bởi vì họ không học được nhiều môn. Lý do chính cho thất bại của họ: Bỏ nhiều lớp và KHÔNG thể

theo kịp.

Thứ hai, các môn đại học yêu cầu sinh viên tham dự bài giảng, đọc thêm, tuân theo hướng dẫn

học tập, và làm bài tập về nhà để đảm bảo rằng sinh viên hiểu tài liệu và thu được tri thức cần

thiết. Bạn phải làm tất cả những điều này hàng ngày một cách siêng năng vì có nhiều tài liệu và

không thể nào học nhồi nhét và ngụy trang cho có được.

Thứ ba, phần lớn các đại học vẫn dựa trên điểm thi để đo lường khả năng học tập của sinh viên.

Nhiều sinh viên coi thi cử là vận may rủi “đỗ hay trượt” nhưng điều đó là KHÔNG đúng. Thi

Lời khuyên của tôi: Hãy đến lớp một cách siêng năng và coi thời gian và nỗ lực của bạn là sự

đầu tư cho tương lai của bạn.

Lời khuyên của tôi: Xin coi một giờ trên lớp bằng ít nhất hai giờ “học tập cá nhân”. Ngay khi

bắt đầu vào học, bạn phải lập lịch thời gian hàng tuần để thực hiện việc học tập của mình.

Bạn sẽ cần chỗ yên tĩnh cho việc học tập riêng nơi bạn có thể tập trung và học tập. Học cùng

bạn bè là rất tốt nhưng chúng ta không tính điều đó là “học tập cá nhân”. Bạn cần thời gian

để học tập theo cách riêng của mình.

chẳng liên quan gì tới rủi ro hay may mắn. Hoặc bạn biết rõ tài liệu hoặc không, cho nên bạn

phải được chuẩn bị.

Thứ tư, tài liệu đại học là trừu tượng và phức tạp cho nên điều tự nhiên là bạn có thể không hiểu

nó rõ. Một số sinh viên ưa thích hỏi bạn bè họ khi họ không hiểu thay vì hỏi giáo sư. Đôi khi bạn

họ cũng không hiểu rõ và có thể cho họ câu trả lời sai.

Như vậy, cuộc sống đại học KHÔNG phải chỉ là học tập. Nó cũng là sự trưởng thành trách nhiệm và

gặp gỡ bạn bè mới. Có nhiều điều để học trong đại học cho nên bạn phải lấy cơ hội này để phát triển

mối quan tâm trí tuệ của riêng bạn, đam mê riêng của bạn về những điều khác như văn học, nghệ thuật

và thể thao. Từng học kỳ, phải chắc để dành thời gian học cái gì đó bạn thực sự quan tâm vì điều đó sẽ

giữ cho bạn cân bằng hơn khi bạn trưởng thành trong đại học. Nhớ rằng cuộc sống đại học ngắn ngủi và

quí giá, cho nên đừng phí hoài nó.

5

Lời khuyên khác dành cho các sinh viên năm đầu

Tôi nhận được một email mà người gửi viết: “Em thực dự thích những lời khuyên của thầy

trong website SEGVN nhưng bên cạnh việc học những vấn đề kĩ thuật, còn gì khác thầy có thể gợi ý cho

sinh viên đại học năm thứ nhất không?”

Lời khuyên của tôi: Một tuần trước khi thi, bạn nên tạo ra “câu hỏi kiểm tra riêng của

bạn” dựa trên hướng dẫn học tập, bài tập về nhà, từ kì thi năm trước, hay từ các điểm

then chốt của giảng viên trong bài giảng và lấy nó làm “điều kiện kiểm tra”. Điều đó nghĩa

là bạn phải thực hiện nó trong giới hạn thời gian chặt chẽ, không nhìn vào sách. Bằng việc

làm điều đó tốt, nghĩa là bạn đã sẵn sàng cho kì thi thực. Khi bạn có kết quả thi, xin xem

qua mọi lời phê mà giáo sư đã viết và so sánh chúng với bài “kiểm tra riêng” của bạn để

xác định phần bạn đã bỏ lỡ vấn đề, và học lại nó một lần nữa. Đây là định nghĩa rằng học

tập nghiêm chỉnh là gì, vì bạn đang học những điều mới.

Lời khuyên của tôi: Xin ĐỪNG ngần ngại đặt câu hỏi. Nhiều sinh viên KHÔNG muốn hỏi

trong lớp vì sợ rằng họ có thể hỏi điều sai. Quan điểm của tôi là: KHÔNG có câu hỏi sai mà

chỉ có thái độ “KHÔNG hỏi”. Nếu bạn KHÔNG cảm thấy thoải mái khi hỏi trong lớp, bạn có

thể tới gặp giáo sư sau giờ trên lớp và đặt câu hỏi. Phần lớn các giáo sư đều sẵn lòng giải

thích cho bạn điều bạn không hiểu, đó là việc làm của họ để đáp ứng cho sinh viên và giúp

sinh viên. Việc học của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có cơ hội hỏi về những điều bạn không hiểu.

Bạn có thể nhận được hướng dẫn nào đó từ giáo sư về câu trả lời tốt nên là gì, hay cái gì sẽ

có trong bài kiểm tra.

Gợi ý của tôi: “Cuộc sống đại học KHÔNG phải là chỉ có học những vấn đề kí thuật mà còn là sự

nhận biết bản thân mình và sự trưởng thành là người lớn có trách nhiệm. Gợi ý đơn giản của tôi với bạn

là hãy chăm nom cho bản thân bạn. Phải đảm bảo rằng bạn ngủ và nghỉ ngơi đủ. Bạn có thể bắt đầu

từng buổi sáng với bài tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe cho mình. Tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu

bạn có thể tham gia vào các môn thể thao như đá bóng, bóng bàn, cầu lông, chạy bộ hay đi bộ v.v. Sức

khỏe của bạn và tâm trí của bạn có lien quan với nhau, bạn không thể học tốt nếu bạn ốm cho nên duy trì

sự mạnh khỏe là điều quan trọng cho mọi sinh viên đại học.

Là sinh viên năm đầu, bạn cần giữ cho tâm trí mình bình thản và tránh những hoạt động không

cần thiết có thể làm xao lãng viêc học tập của bạn. Học tập là “thói quen được học” và bạn cần có kỉ luật

tự giác để phát triển thói quen này qua thời gian ở trường và chung cuộc cả đời mình. Nếu bạn có thời

gian, hãy đọc thật nhiều sách, đọc tối đa theo khả năng của mình, bạn có thể lựa chọn nhiều loại sách

mà bạn quan tâm để mở rộng tri thức của mình. Tôi biết rằng ngày nay nhiều thanh niên không thích

đọc sách mà ưa xem TV, nghe nhạc, hay chơi các trò chơi máy tính. Tôi tin rằng đọc sách cho bạn luyện

tập tốt hơn về bộ não, giữ cho bạn thảnh thưoi và chuẩn bị cho bạn một tinh thần học tập sâu hơn. Trò

chơi máy tính có thể thành nghiện và một số trò chơi đề cao bạo lực, tình dục, hay có ảnh hưởng xấu,

cho nên bạn phải cẩn thận, vì chúng có thể gây phiền toái cho tinh thần bạn.

Ở trường, bạn có nhiều cơ hội hơn để gặp gỡ mọi người, làm bạn mới và chia sẻ các mối quan

tâm. Bạn nên thận trọng trong chọn bạn vì có những ảnh hưởng tốt và xấu. Nhớ rằng giáo dục là đầu tư

chính dưới dạng tài chính và nỗ lực cho nên bạn cần cẩn thận trong việc quản lý thời gian và chi tiêu của

bạn. Bạn nên đặt mục đích cho học tập của mình và giữ mối quan tâm trong lĩnh vực học tập. Đừng so

sánh bản thân mình đối với người khác vì bao giờ cũng có ai đó tốt hơn bạn, mà hãy khiêm tốn và tiếp

tục duy trì tiến bộ của bạn, đó là chìa khóa cho việc phát triển tính cách của bạn. Bạn cũng cần thực

hành kiên nhẫn và tránh phán xét mọi người. Mọi người đều có quan điểm riêng của họ và cái gì đó để

nói cho nên bạn phải đối xử với người khác bằng long kính trọng, và lắng nghe họ. Lòng tốt đi theo con

đường dài, bạn cần biến lòng từ bi của mình thành hành động bằng việc giúp đỡ người khác. Bạn cần

phát triển “kĩ năng mềm” của mình như trao đổi, trình bày, làm việc nhóm, thương lượng, thảo luận

nhưng cũng nhớ thực hành lắng nghe vì đó là một trong những kĩ năng tốt nhất bạn sẽ có trong cuộc đời

mình.

Khi bạn trưởng thành, bạn sẽ phạm phải sai lầm nhưng chừng nào bạn học KHÔNG lặp lại cùng

một sai lầm cũ, thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn đang làm tốt. Đừng cay đắng hay thất vọng vì những điều

có thể không xảy ra như bạn ao ước mà duy trì tiến trình của bạn và giữ mối quan tâm với nghề nghiệp

riêng của mình. Nhớ rằng mọi điều đều sẽ tới và đi nhưng mục đích của bạn nên vẫn còn nguyên vẹn vì

bạn đang nhắm tới nó, cũng giống như con thuyền giương buồm trong đại dương, sẽ có sóng lớn nhưng

bạn phải vượt qua tất cả chúng để đạt tới cái đích chung cuộc của mình.

Ngay cả bạn đang trong đại học, nơi bạn sống trong kí túc xá hay ở cùng gia đình, bạn cần nghĩ

về gia đình mình, đừng bao giờ quên rằng cha mẹ bạn đã làm việc rất vất vả để nuôi nấng bạn và cho

bạn cơ hội tuyệt vời này. Đừng làm họ thất vọng vì họ yêu thươg bạn còn nhiều hơn tất cả những gì bạn

có thể tưởng tượng được. Một số sinh viên rời gia đình vào đại học, tận hưởng sự độc lập của họ rồi

quên mất sự hy sinh của gia đình mình. Trước khi bạn có thể thành công cùng với nghề nghiệp của mình,

bạn trước hết nên là người con trai hay con gái tốt. Đó là bước quan trọng khi bạn đi vào cuộc sống của

người lớn, nếu bạn không phải là đứa con biết đạo làm con, bạn sẽ không phải là người lớn có trách

nhiệm và nếu bạn không phải là người lớn có trách nhiệm, bạn sẽ KHÔNG đi đâu được cả.

6

Đầu tư vào giáo dục đại học

Một số sinh viên biết họ muốn trở thành gì khi họ vào đại học nhưng số khác không chắc về kế

hoạch tương lai của học. Đại học không chỉ gói gọn trong nghĩa học tập và kiếm việc làm sau khi tốt

nghiệp mà nó cũng còn là chỗ để học về bản thân bạn và trưởng thành là con người có trách nhiệm với

gia đình, với xã hội, và với đất nước của bạn. Thời gian ở đại học tương đối ngắn mà sinh viên cần chuẩn

vị cho bản thân họ với thách thức này. Thiếu chuẩn bị là nguyên nhân số một của thất bại ở đại học và

sinh viên bỏ học.

Khi sinh viên vào đại học, họ phải nghĩ nghiêm chỉnh về loại nghề nghiệp nào họ muốn theo đuổi

và đây là CHỌN LỰA CỦA HỌ. “Nghề nghiệp” là cái họ sẽ làm cả đời, trong khi “việc làm” là cái họ chỉ

làm để được trả tiền. Sinh viên phải nghĩ về nghề nghiệp, KHÔNG phải về việc làm khi họ chọn lĩnh vực

học tập. Tôi nghĩ điều rất quan trọng là nhấn mạnh vào sự khác biệt này khi sinh viên nghĩ về điều họ

muốn làm trong cuộc đời họ. Sinh viên phải tự tìm ra câu trả lời này cho mình bởi vì đó là cuộc sống của

họ và tương lai của họ. Họ phải đặt ra những câu hỏi như sau: “Mình thích làm cái gì? Mình thích chủ

đề nào” Điều gì mà mình cảm thấy bắt buộc phải làm nhất” Mình giỏi cái gì? Cái gì là quan trọng cho

mình?”

Điều quan trọng là sự gặp nhau giữa kế hoạch nghề nghiệp của họ với khu vực học tập, điều thật

sự quan trọng đối với họ. Nếu họ phải học cái gì đó không thích hay không cảm thấy khá về nó thì sẽ

không thành công.

Tuy nhiên, khi sinh viên ra quyết định, họ phải xem xét yếu tố “thực tế”. Chẳng hạn, nếu họ

thích bóng đá, có thể họ muốn trở thành cầu thủ bóng đa nhưng câu hỏi là họ có cần giáo dục đại học

chỉ để trở thành cầu thủ bóng đá không? Bất kỳ ai bao giờ cũng có thể chơi bóng đá như một môn thể

thao. Tôi biết nhiều kĩ sư phần mềm chơi bóng đá sau công việc vì bóng đá là môn thể thao, nhưng có

thể nó không phải là nghề nghiệp mà bạn có thể làm cả đời. Tất nhiên, có những cầu thủ bóng đá

chuyên nghiệp chơi rất giỏi như Beckham hay Renaldo. Tuy nhiên, có rất ít người trong số họ trên thể

giới này khi nhiều triệu người muốn giống họ. Tương tự như vậy nếu sinh viên muốn là ngôi sao điện

ảnh. Đây là nghề nghiệp rất hấp dẫn và siêu sao làm ra nhiều tiền, nhưng cơ hội để người ta trở thành

như vậy có lẽ là một trong một tỉ. Đó là lý do tại sao sinh viên cần xem xét tới yếu tốt “thực tế” để chắc

chắn rằng chọn lựa của họ là “hợp lý” và dựa trên thực tế chứ KHÔNG là “ao ước”.

Nếu toán học là môn giỏi nhất của bạn, và mọi sự có liên quan tới tính toán làm bạn hào hứng,

hãy nghĩ về ngành Kế toán, Tài chính hay Toán học. Nếu bạn thích máy móc và những thứ cơ khí hãy

nghĩ về lĩnh vực kĩ nghệ. Nếu bạn thích công nghệ, có thể khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm là

chọn lựa tốt. Nếu bạn không chắc chắn, bạn có thể hỏi các cố vấn viên của nhà trường, nói chuyện với

sinh viên học trogn lĩnh vực nào đó hay tham gia các lớp jocj khác, đọc sách khác để tìm ra chủ đề làm

bạn quan tâm. Cách tốt hơn là hỏi những người đang làm việc trong lĩnh vực đó để có được ý tưởng về

công việc. Mỗi năm, tôi bao giờ cũng khuyên sinh viên tới thăm các công ty phần mềm, nói chuyện với

những người làm việc ở đó và quay lại thảo luận về điều họ đã quan sát trong lớp. Điều hợp lý là thay

đổi cách nghĩ của bạn trong năm đầu đại học, nhưng bạn phải có quyết định vững chắc để tiếp tục với

chọn lựa nghề nghiệp trong năm thứ hai, bởi vì đổi lĩnh vực học tập về sau làm tốn kém, phí thời gian, và

làm chậm trễ tiến trình tốt nghiệp của bạn.

Sinh viên phải chọn nền giáo dục của mình cẩn thận bởi vì đó là sự đầu tư chính của bản thân

bạn và gia đình bạn. Đó là thời gian của bạn, nỗ lực của bạn, và tương lai của bạn mà bạn ra quyết định.

Bên cạnh việc làm tăng tri thức của bạn và làm tốt hơn kĩ năng của bạn, giáo dục đại học có thể giúp bạn

xây dựng nghề nghiệp mà bạn muốn với mức lương tốt hơn và cuộc sống ổn định.

Trong thế giới toàn cầu hóa này, ,giáo dục đại học là cần thiết, là yêu cầu và một tài sản quan

trọng. Tri thức và kĩ năng của bạn là điều bạn có và bạn có thể đem chúng theo cùng bạn tới bất kỳ đâu.

Bằng cấp KHÔNG quan trọng bằng tri thức và kinh nghiệm bạn có trong thời gian bạn ở đại học. Cách

bạn học, hoạt động học tập mà bạn tham gia, bạn bè và những người bạn gặp, là những yếu tố quan

trọng cho nghề nghiệp thành công trong tương lai. Chúng là nền tảng mà bạn sẽ xây dựng tương lai của

mình.

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hóa, mọi thứ đang thay đổi rất nhanh

chóng và nhiều thứ không ở cùng chỗ như chúng đã từng như vậy. Khi bạn bắt đầu nghề nghiệp của

mình, bạn sẽ phải cạnh tranh với những người khác giống bạn, không chỉ trong nước bạn mà trong mọi

nước trên thế giới.

Đó là lý do tại sao bạn phải xem xét một cách nghiêm chỉnh về nền giáo dục của mình, ĐỪNG

BAO GIỜ lấy “lối tắt” nào bởi vì bên cạnh tri thức, thời gian của bạn ở đại học cũng giúp bạn xây dựng

nên cá tính của bạn, sức mạnh của bạn, nhân cách của bạn. Bạn phải tập trung vào việc là người “có giáo

dục”, công dân tốt, người tiêu thụ khôn ngoan hơn, và là một người có trách nhiệm cho gia đình bạn,

bạn bè bạn, và đất nước bạn.

Bạn có thể làm gì để chắc chắn rằng đầu tư của bạn vào giáo dục đại học là thành công? Lựa

chọn lĩnh vực học tập đúng và tận hưởng nó. Làm sao bạn biết rằng bạn đang chọn đúng lĩnh vực học

tập? Bạn chỉ biết điều đó khi:

1. Bạn yêu lớp của mình nhiều tới mức bạn đến lớp với nhiệt tình cao mỗi ngày.

2. Bạn sung sướng về điều bạn học trong lớp.

3. Bạn làm bài đọc được phân công trước giờ lên lớp và sẵn sàng thảo luận với thầy giáo và

bạn bè.

4. Bạn đặt các câu hỏi hay và đưa ra phản hồi có nghĩa trong lớp.

5. Bạn kính trọng thầy giáo, bạn học cùng lớp và thảo luận vấn đề một cách tích cực.

6. Bạn dành ưu tiên cho nhiệm vụ của mình để đạt tới mục đích học tập của bạn.

7. Bạn động viên và ảnh hưởng tới nhóm của bạn một cách tích cực.

8. Bạn chăm nom tới bạn của bạn, gia đình bạn và để bố mẹ bạn biết rằng bạn đang yêu thích

trường học của mình.

9. Bạn quản lý mối quan hệ tốt với mọi bạn bè.

7

Cách học tốt hơn

Ngày nay, sinh viên đại học có nhiều xao lãng ngăn cản họ học tập. Nhiều sinh viên tới lớp mang

theo máy laptop và thường nhận hay gửi email trong lớp. Một số người thậm chí còn chơi trò chơi máy

tính trong giờ giảng. Với điện thoại thông minh, nhiều học sinh “nhắn tin” cho bạn bè thay vì nghe thầy

giảng. Là một giáo sư, tôi thường yêu cầu sinh viên đóng laptop của họ lại và tắt điện thoại di động trong

giờ giảng của tôi. Khi sinh viên nói với tôi rằng họ cần laptop để ghi chép, tôi bảo họ rằng mọi bài giảng

của tôi đều sẵn có trực tuyến trước giờ lên lớp, rằng họ nên in chúng ra và viết ghi chép của họ lên nó

thay vì dùng laptop.

Tôi thường nhắc nhở các sinh viên rằng để thành công ở đại học, họ nên học là người nghe tốt.

Mọi điều quan trọng mà sinh viên phải học thường được giáo sư trình bày trong bài giảng của họ. Bằng

việc lắng nghe và hiểu bài giảng cho rõ, họ có nhiều cơ hội thành công hơn là chỉ đọc sách giáo khoa. Có

khác biệt giữa nghe và lắng nghe: Nghe là thụ động như lắng nghe là chủ động. Lắng nghe yêu cầu sinh

viên chú ý và suy nghĩ về điều họ nghe. Với phương pháp “Học qua hành”, tài liệu môn học bao giờ cũng

sẵn có cho sinh viên, cho nên họ phải đọc và hoàn thành công việc được trao cho TRƯỚC KHI tới lớp.

Bằng việc đọc tài liệu trước, họ nhận biết về điều sẽ được dạy trong lớp và họ sẵn sàng học thêm. Đây là

“lần học thứ nhất”

Trong lớp, khi lắng nghe bài giảng, sinh viên có thể nhận diện điều giáo sư mong đợi ở họ học và

trắc nghiệm điều họ đã học. Điều này sẽ cho sinh viên cảm giác về mục đích cho việc học của họ. Bởi vì

sinh viên có thể nghĩ nhanh hơn lời nói của giáo sư, cho nên họ có thể đánh giá điều được nói và điều họ

đã học hay đã hiểu. Đây là lúc sinh viên đặt ra các câu hỏi để làm sáng tỏ điều họ đã học và xác nhận

hiểu biết của họ. Bằng việc tập trung vào điều giáo sư nói, sinh viên có thể tránh được vấn đề để tâm trí

họ vẩn vơ với những điều khác. Qua việc là người học chủ động, họ chọn lựa có ý thức về việc học của

mình và đây là “ lần học thứ hai”.

Trong khi sinh viên có thể nghĩ nhanh hơn lời nói của giáo sư nhưng họ không thể viết nhanh

hơn, cho nên ghi chép đòi hỏi họ ra quyết định về việc viết cái gì, thay vì viết mọi thứ. Vì họ in ra tài liệu

bài giảng và viết ghi chép của họ lên nó, họ sẽ có nhiều “tài liệu học tập” đầy đủ để ôn lại. Điều này cho

phép sinh viên chú ý nhiều hơn đến cái gì là quan trọng và lọc loại ra những thứ không cần thiết. Bằng

việc ghi chép tốt về điều giáo sư nói và có thái độ sẵn sàng, đảm bảo sinh viên sẽ học được nhiều hơn.

Sau giờ lên lớp, khi họ ôn lại những ghi chép của mình và so sánh với điều họ đã học, họ sẽ hiểu tài liệu

tốt hơn. Đây là “lần học thứ ba”. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi người học cái gì đó ba lần,

họ sẽ nhớ được tài liệu tốt hơn nhiều.

Là sinh viên đại học, bạn KHÔNG muốn chờ đợi cho tới lúc thi kiểm tra để bắt đầu học. Bạn

phải là “người học chủ động” ngay khi bạn bắt đầu đến lớp. ĐỪNG từ bỏ hay thôi lắng nghe khi bạn

thấy tài liệu được dạy khó hiểu. Lắng nghe chắm chú hơn và làm việc chăm chỉ để hiểu điều được

nói. ĐỪNG ngần ngại đặt câu hỏi. Mọi giáo sư đều thích trả lời những câu hỏi vì câu hỏi làm cho lớp

quan tâm hơn, sống động hơn và có thể giúp họ cải tiến cách dạy. Nếu bạn duy trì được khả năng tập

trung và HỌC TẬP, chắc chắn bạn sẽ THÀNH CÔNG.

8

Học tích cực

Có sự khác biệt giữa cách sinh viên học ở Mỹ và ở Châu Á. Khi tôi dạy trong vài vùng, tôi có thể

thấy nhiều sinh viên ở Mỹ đã quen với lối “học tích cực” hay “phương pháp học qua hành” nhưng phần

lớn sinh viên ở Châu Á lại không quen. Nhiều người vẫn tham gia vào lối “học thụ động” và điều đó có

thể là nhược điểm chính khi họ đi học ở nước ngoài hay làm việc trong công nghiệp.

Ngày nay, công nghệ thay đổi rất nhanh chóng với nhiều tài liệu và có mọi tài liệu cho sinh viên

học tập là không thể được. Để mở rộng tri thức của họ, phần lớn các giáo sư sẽ bổ sung thêm cho bài

giảng bằng tài liệu đọc thêm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên KHÔNG có thói quen tốt về việc đọc, đặc biệt là

đọc các sách kĩ thuật vì họ muốn cái gì đó nhanh chóng, dễ dàng và rất ngắn. Làm cho sinh viên thực

hiện các bài tập về đọc một cách nghiêm chỉnh KHÔNG phải là nhiệm vụ dễ dàng. Cho dù đã được nói rõ

ràng ngay từ đầu của lớp rằng điều đó được yêu cầu nhưng ít người coi điều đó là nghiêm chỉnh. Khi dạy

ở Châu Á, tôi thấy rằng nhiều sinh viên vẫn cố học môn học mà không đọc thêm, hay chỉ làm điều đó

một cách hời hợt, chỉ ưu tiên cho kiểm tra. Về căn bản, họ KHÔNG sẵn sàng học mà chỉ được chuẩn bị

qua kỳ kiểm tra.

Khi tôi hỏi, một số người trong họ trả lời: “Em đã đọc vài trang vài ngày trước”, “Em đã đọc bài

trình bày PowerPoint rồi” hay “Em chỉ học chương chính thôi”.

Sẵn sàng cho phương pháp “học tích cực” yêu cầu cả nỗ lực từ sinh viên và giáo sư bởi vì nó cần

làm việc nhiều hơn. Với giáo sư, “học tích cực” yêu cầu thảo luận với sinh viên về các vấn đề: “Tại sao

họ cần biết tài liệu đó”, “Làm sao họ học chúng” và “Kết quả là gì”. Bằng việc tập trung vào những điều

này, giáo sư có thể động viên sinh viên trong học tập thay vì chỉ đọc bài giảng và cho phép họ ghi nhớ

mọi điều để qua được kiểm tra. Những sinh viên tới lớp có chuẩn bị và tham gia tích cực trong lớp cần

được thưởng và những người không có chuẩn bị cần phải chịu trách nhiệm. Thực hành đánh giá và tham

gia trên lớp nên là yếu tố then chốt thay vì chỉ qua kì thi kiểm tra.

Với sinh viên, học tích cực KHÔNG phải là nghe và ghi nhớ mọi điều. Về nền tảng, trách nhiệm

học thuộc về một mình sinh viên. Để việc học xảy ra trong mọi môn học, sinh viên phải giữ vai trò tích

cực trong quy trình này. Với mọi lớp, họ được trông đợi tới lớp “đã có chuẩn bị” và “sẵn sàng học”, điều

yêu cầu họ “đọc” và “nghiên cứu” tài liệu đọc đã phân cho “trước khi” lên lớp. Được chuẩn bị trước khi

lên lớp cho phép họ xây dựng nền tảng tri thức, theo đó việc học tập về sau sẽ được xây dựng nên. Cũng

giống như nhà phải có móng chắc, việc đọc được yêu cầu là nền móng đó. Trong lớp, giáo sư KHÔNG

đọc bài giảng mà thảo luận với sinh viên về cách họ học, làm sáng tỏ bất kỳ hiểu lầm nào hay cho các ví

dụ để làm cho việc học được dễ dàng hơn. Tuân thủ theo cách học này, sinh viên sẽ tham gia tích cực

vào việc dùng logic và lập luận của họ để đề cập tới vấn đề và giải quyết vấn đề. Đây là kĩ năng được cần

nhất trong công nghiệp và trong trường tốt nghiệp. Tôi đã thấy nhiều sinh viên có “điểm cao” học tốt

năm đầu đại học ở nước họ nhưng không học được ở các năm tốt nghiệp ở Mỹ bởi vì sự khác biệt như

vậy trong phong cách học tập.

Ở Châu Á, tôi thường nghe thấy phàn nàn: “Chúng em có thực sự cần đọc mọi tài liệu không?”,

“Như thế nhiều quá.”, “Thầy không thể tóm tắt nó cho chúng em được sao?”, “Thầy nói cho chúng em

phần nào sẽ trong bài thi đi?”

Điều những sinh viên này muốn là đòi hỏi giáo sư giúp họ phần công việc vất vả về trích rút tài

liệu từ các bài đọc và giải thích dễ dàng cho họ ghi nhớ. Tôi thường nhắc nhở các sinh viên rằng có

những lý do quan trọng, rằng tại sao họ phải đọc những gì đã được yêu cầu theo cách riêng của họ. Sau

nhiều thảo luận, tôi thấy rằng nhiều sinh viên không biết cách trích rút thông tin từ bài đọc được yêu cầu

vì họ vẫn có thói quen đọc mọi thứ và ghi nhớ mọi thứ. Kì thực là nhiều người KHÔNG có thói quen đọc

tốt vì họ đã quen ở trong các trường sơ cấp.

Tôi ngạc nhiên bởi ngày nay sinh viên châu Á dành nhiều thời gian xem phim, trò chơi video, và

chat trực tuyến hơn bất kỳ sinh viên nào khác. Phần lớn KHÔNG đọc sách và nếu họ phải đọc, họ chỉ đọc

lướt qua văn bản một cách nhanh chóng thay vì đọc kĩ. Các sinh viên bảo tôi rằng họ ưa thích internet

bởi vì tài liệu có đầy hình ảnh, những câu chuyện đời thường thú vị và tin tức. Nhưng tôi thường tự hỏi

liệu họ có thực sự học chủ đề trên internet hay bị xao lãng bởi các quảng cáo tinh ranh, các website xấu,

và tài liệu khai thác tình dục. Internet có thẩy là người thầy tốt, nếu bạn nghiêm chỉnh về học tập. Có

nhiều tài liệu ở đó nếu bạn biết cách tìm chúng và học chúng. Tuy nhiên nó cũng có thể là người bạn rất

tệ vì nó có thể ảnh hưởng tới bạn, làm xao lãng bạn khỏi việc học tập của bạn một cách dễ dàng.

Nếu sinh viên học tập nghiêm chỉnh, dù từ tài liệu đọc được yêu cầu hay từ tài liệu internet

trước khi lên lớp thì điều xảy ra trong lớp sẽ làm cho việc học thành thú vị hơn. Khi có nền tảng và thảo

luận tốt, sinh viên sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm then chốt và có khả năng tích hợp những

khái niệm đó vào trong tri thức và kĩ năng riêng của mình. Họ sẽ học sự khác biệt giữa thảo luận được

chuẩn bị tốt và không được chuẩn bị. Khi sinh viên đã đọc tài liệ trước khi lên lớp, việc thảo luạn trong

lớp sẽ trở nên phong phú và vui hơn, không chỉ cho giảng viên mà cho các sinh viên khác nữa. Về căn

bản, tới lớp được chuẩn bị kĩ và với tri thức nền tảng tốt sẽ làm biến đổi sinh viên từ người học thụ động

thành người học tích cực. Họ sẽ chấm dứt việc ghi nhớ mà bắt đầu tư duy phê phán. Logic và lập luận

này sẽ thúc đẩy việc học tốt hơn. Những điều này sẽ chuẩn bị cho họ việc học cả đời và làm họ sẵn sàng

giải quyết bất kì vấn đề nào họ đối diện, trong công việc hay trong cuộc sống. Và đó là điều giáo dục nên

là vậy.

9

Lập mục đích

Bạn có biết thuyền trưởng dẫn hướng con thuyền của mình trên đại dương thế nào không?

Đầu tiên, ông ta phải biết ông ta muốn đi đâu (đích đến của ông ta) và ông ta bắt đầu từ đâu (vị trí hiện

thời của ông ta). Thuyền trưởng cũng cần bản đồ và la bàn để giúp ta lập ra hướng đi (kế hoạch của ông

Để chuẩn bị cho sinh viên của chúng ta trong thời kỳ thay đổi nhanh chóng này, tôi mạnh mẽ

khuyên nên nỗ lực vào việc đọc và học trước khi lên lớp.

ta). Cứ vài giờ, ông ta phải kiểm lại vị trí của con thuyền và so sánh nó với bản kế hoạch để chắc rằng ông

ta vẫn đang trong hành trình và nếu cần, làm việc sửa chữa. Chỉ bằng cách làm điều đó, ông ta sẽ đạt tới

đích của mình. Bạn có thể nghĩ rằng điều đó thật đơn giản nhưng thực tại nó không phải như vậy. Điều

gì sẽ xảy ra nếu ông ta KHÔNG biết đích đến của mình? Liệu có thể giương buồm ra đại dương nhưng

KHÔNG biết nơi bạn đi không? Trong trường hợp đó, bất kỳ chỗ nào cũng có thể là đích đến, phải

không? Điều gì xảy ra nếu thuyền trưởng không biết vị trí hiện thời của mình? Nếu ông ta KHÔNG biết

ông ta đang ở đâu thì ông ta bị lạc, phải không?

Xin nghĩ về điều này. Mọi người KHÔNG bị lạc bởi vì họ không biết nơi đi mà bởi vì học KHÔNG

biết nơi họ đang ở. Trong mọi cuộc hành trình, bạn phải biết nơi bạn đang ở, nơi bạn muốn đi để bạn có

thể vẽ ra bản đồ giúp cho bạn đến đó. Bạn phải kiểm tra tiến bộ của mình và so sánh nó với bản kế

hoạch để chắc chắn bạn vẫn theo sát bản đồ và nếu bạn bị lệch khỏi nó, bạn phải có hành động sửa

chữa.

KHÔNG có sự khác biệt giữa giương buồm trong đại dương và vào đại học bởi vì đại học cũng là

cuộc hành trình. Là sinh viên, bạn là thuyền trưởng của con thuyền riêng của mình (nghề nghiệp của

bạn). Bạn cần biết đích đến của mình (mục đích nghề nghiệp của bạn). Bạn cần biết nơi bạn bắt đầu (lĩnh

vực học tập của bạn). Bạn cũng cần bản đồ và la bàn (bản kế hoạch nghề nghiệp của bạn) và kiểm tra

tiến bộ của bạn (bạn học tốt thế nào trong lớp) để chắc chắn rằng bạn sẽ thu được tri thức và kĩ năng

cần thiết sẽ đưa bạn từ năm đầu của đại học tới lúc tốt nghiệp, và bên ngoài nhà trường tới nghề nghiệp

theo lựa chọn của bạn.

Nhiều sinh viên đại học KHÔNG biết họ muốn gì (trong nghề nghiệp). Tất nhiên, dễ dàng giả định

rằng mọi người đều muốn có việc làm tốt, lương tốt, và cuộc sống tốt. Tuy nhiên, đôi khi cần nhắc nhở

họ rằng đại học là thời gian sinh viên phải RA QUYẾT ĐỊNH đó. Họ phải quyết định họ muốn gì trong cuộc

sống để cho họ có thể thiết lập mục đích nghề nghiệp riêng của mình và kế hoạch đạt tới nó.

Khi sinh viên vào đại học, nhiều người có ý tưởng nào đó về điều cần làm và điều cần học. Tuy

nhiên, nhiều người đã dựa trên “khái niệm lý tưởng” mà không có thông tin thực chất. Chẳng hạn, một

sinh viên bảo tôi rằng anh ta muốn là bác sĩ y khoa nhưng KHÔNG BIẾT rằng nó yêu cầu 7 năm trong

trường y, nhiều người nữa ở nội trú và làm bác sĩ thực tập. Người khác bảo tôi rằng anh ta muốn là nhà

doanh nghiệp như Bill Gates nhưng không thích viết mà và anh ta cũng ghét toán học. Để làm cho ước

mơ thành thực tại, điều quan trọng với sinh viên là lập “mục đích hợp lý” dựa trên thực tế. Bằng việc

làm điều đó, có thể là họ sẽ đạt tới điều họ muốn, thay vì chỉ săn đuổi theo “giấc mơ không thể có”.

Cũng giống như thuyền trưởng trên đại dường, tôi khuyên rằng sinh viên năm đầu nên tạo ra mục đích

nghề nghiệp (bản kế hoạch nghề nghiệp), đi từng bước một, kiểm tra tiến bộ của họ, và thêm nhiều chi

tiết hơn khi cần.

Bước đầu tiên là lập mục đích nghề nghiệp. Đây là bước quan trọng nhưng nhiều người có

hướng đặt chúng quá cao và quá phi hiện thực. Có lẽ họ đã được gia đình bảo phải nhắm tới

điều cao nhất có thể được. Có thể cha mẹ họ muốn con cái họ làm cái gì đó có ý nghĩa. Thỉnh

thoảng các giáo viên trung học cũng động viên học sinh đặt mục đích lớn lao. Tất nhiên, nhiều

sinh viên cũng muốn là anh hùng. Tuy nhiên, sinh viên phải rất cẩn thận bởi vì đây là lúc họ RA

QUYẾT ĐỊNH CỦA RIÊNG HỌ về nghề nghiệp rêng của họ và cuộc sống riêng của họ. Điều này có

thể là quyết định lớn đầu tiên mà họ phải đặt ra cho bản thân mình. Mặc dù cha mẹ có thể gợi ý

điều gì đó nhưng đó vẫn là quyết định họ phải đưa ra về điều gì họ muốn làm và họ sẽ là ai. Họ

phải hình dung ra họ thích nghề nào và nghề nào họ không thích. Trước khi đặt mục đích, họ

phải phân tích mối quan tâm CỦA HỌ, kĩ năng CỦA HỌ, khả năng CỦA HỌ, và giá trị CỦA HỌ. Đây

là những điều sẽ ảnh hưởng tới tương lai. HỌ phải suy nghĩ nghiêm túc về điều họ thích thú nhất

và điều họ giỏi. Nếu họ KHÔNG thích lĩnh vực học tập của mình, họ sẽ KHÔNG đi xa được trong

nghề nghiệp, và họ sẽ bị thất vọng. Đó là lý do tại sao, điều quan trọng là sinh viên phải chọn lựa

lĩnh vực của họ dựa trên sự ưa thích cũng như khả năng của họ, và họ phải chọn nó một cách

khôn ngoan.

Bước kế tiếp là nghiên cứu về nghề nghiệp được chọn của họ. Họ phải nghĩ về quyết đinh của

mình và học nhiều hơn về chúng. Cách tốt nhất là tìm ra cách người khác trong lĩnh vực đó đã

phát triển nghề nghiệp của họ. Nếu có thể, họ phải đi và hỏi những người đó. Nếu một sinh viên

muốn là bác sĩ y khoa, người đó nên hỏi một số bác sĩ y khoa. Nếu sinh viên muốn là người phát

triển phần mềm, họ nên vào công ty phần mềm và phỏng ván vài người làm việc ở đó.

Sinh viên phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi như: “Loại đào tạo, giáo dục và kĩ năng nào được

yêu cầu để làm việc trong ngành này?”, “Hoàn cảnh làm việc đời thực là gì, kĩ năng và lịch biểu

trong việc làm này là gì? Nó có phải là công việc thường lệ mà bạn đi làm lúc 8:00 sáng và về lúc

4:00 chiều không? Nó có là công việc thách thức không, nơi KHÔNG có lịch biểu mà tùy thuộc

vào yêu cầu việc làm?”

Chẳng hạn, bác sĩ y khoa và y tá KHÔNG làm việc theo thường lệ, họ đáp ứng với nhiều trường

hợp cấp cứu. “Lương, phúc lợi, cơ hội thăng tiến là gì…?”, “Có thưởng thêm, những thứ vật chất hay phi

vật chất trong lĩnh vực này không?”

Dựa trên những thông tin này, sinh viên có thể ra quyết định vững chắc về mục đích nghề

nghiệp của họ và cuối cùng cho cuộc đời họ. Họ có thể xác định các kế hoạch dựa trên mục đích

của họ. Vào lúc này, sinh viên KHÔNG cần nhiều chi tiết vì họ sẽ thêm nhiều khi họ tiến bộ lên.

Điều cốt yếu là sinh viên trung thực với bản thân họ, KHÔNG để bất kì ai thay đổi kế hoạch của

họ hay nghề nghiệp của họ.

Sau khi có kể hoạch nghề nghiệp, bước kế tiếp là đi theo nó. Cũng giống như thuyền trưởng phải

kiểm tra vị trí của con thuyền theo bản đồ, sinh viên phải kiểm tra tiến bộ của họ theo kế hoạch

của họ. Họ cần biết rằng họ đang làm tốt thế nào so với kế hoạch của họ? Sau khi học vài môn

học theo thời khóa biểu của trường, họ sẽ xác định lớp nào họ thích và lớp nào họ không thích.

Họ phải kiểm tra những kết quả này với kế hoạch của họ để xem họ đã làm được bao nhiêu tiến

Lời khuyên của tôi: “Bạn lập kế hoạch cho cuộc sống của bạn và tương lai của bạn. Bạn phải

coi điều đó là nghiêm túc không để cái gì làm xao lãng bạn khỏi much đích của bạn. Nếu bạn

KHÔNG coi nó là nghiêm túc hay trì hoãn nó lại sau, bạn sẽ mất thời gian quý giá và phí hoài

nỗ lực của bạn.

bộ hướng tới mục đích của mình. Dựa trên tiến bộ này, họ sẽ cần một số điều chỉnh. Theo kinh

nghiệm của tôi với sinh viên, vấn đề chính KHÔNG phải là MÔN HỌC mà phần lớn là về ĐIỂM họ

nhận được. Nếu họ được điểm tốt, họ tin rằng họ làm tốt và ngược lại. Tuy nhiên, điểm được

xác đinh phần lớn bởi khối lượng thời gian sinh viên dành cho học tập.

Thực tế là sinh viên đại học CHƯA BAO GIỜ có thời gian cho mọi thức cho nên họ phải học cách

dùng thời gian của họ một cách khôn ngoan. Họ phải phối hợp các hoạt động hàng ngày, hàng

tuần, hành tháng của họ tương ứng theo các nghĩa vụ, học tập, hoạt động xã hội và bất kì cái gì

là quan trọng. Họ phải đặt ưu tiên bằng việc hiểu sự khác biệt giữa QUAN TRỌNG và KHẨN

THIẾT. Nhiệm vụ quan trọng là những điều phải được làm. Nhiệm vụ khẩn thiết là những điều

phải được làm BÂY GIỜ. Sinh viên phải hiểu rằng có những điều có thể được làm về sau, có thể

ngày mai, có thể cuối tuần, hay có thể tuần sau. Họ phải biết quản lý thời gian của mình dựa trên

ưu tiên. Họ phải chấp nhận sự thật là họ KHÔNG thể làm được mọi thứ vì họ cũng cần thời gian

để ngủ, để nghỉ ngơi và để cho phép bộ óc của mình được thảnh thơi. Họ phải giới hạn các hoạt

động của mình vào vài thứ bằng việc chỉ chọn những điều họ thích thú nhưng cũng nhất quán

với mục đích nghề nghiệp của họ. Điều này là KỶ LUẬT mà sinh viên cần phát triển bởi vì làm chủ

nó là một KĨ NĂNG sẽ có ích trong cả đời họ. Về căn bản, sinh viên phải phát triển thói quen tốt

về học tập chăm chỉ, ngủ cho đủ, luyện tập thể dục đều đặn, và đặt thời gian cho việc nghỉ ngơi.

NẾt họ có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình, điều đó sẽ giúp cho họ học tập nữa bởi vì

nếu họ ốm, họ sẽ KHÔNG học tốt. Nhớ rằng căng thằng có thể gây ra nhiều tác hại cho cả thể

chất lẫn tâm trí.

Biết nơi bạn đi, biết nơi bạn đang ở, biết bạn đã tiến bộ bao nhiêu trên hành trình hướng tới

much đich của mình thì bạn sẽ biết nhiều về bản thân mình. Nếu bạn biết mình là ai, bạn muốn

là ai, bạn sẽ là ai thì bạn đang đi đúng trên con đường là thuyền trưởng của con thuyền riêng

của bạn và sẵn sàng cho cuộc hành trình cả đời của bạn.

10

Kiên nhẫn

Có vài nghiên cứu về tính kiên nhẫn và tự kiểm soát nhưng có một số nghiên cứu tôi thực sự

thích cho nên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Nghiên cứu này được tiến hành năm 1968 tại một trường

tiểu học nơi trẻ em 4 tuổi được cho một cái kẹo đặt trước chúng. Chúng có thể ăn kẹo bất kì khi nào

chúng thích nhưng nếu chúng có khả năng đợi 10 phút thì chúng được thưởng thêm một viên kẹo nữa.

Phần lớn trẻ con không thể kéo dài chờ đợi rất lâu, nhiều đứa ăn ngay kẹo nhưng có một vài đứa có khả

năng trì hoãn tính thích ăn và đợi được 2 viên kẹo.

Tiến sĩ Mischel, người tiến hành nghiên cứu này, quan sát: “Trẻ con ưa hoạt động, chúng không

có khả năng chờ đợi cái gì và bất kì cái gì chúng muốn đều cần nó ngay lập tức. Nhưng rồi khi

tôi quan sát tôi thấy một số đứa có khả năng tự kiểm soát chúng, tôi tự hỏi làm sao chúng học

được cách trì hoãn mong muốn của chúng và làm sao điều đó lại khiến cho nhiều thứ khác

biến thành có thể.” Sau khi quan sát thêm, TS.Mischel nhận ra rằng tự kiểm soát tới từ “phân

phối chú ý chiến lược” chứ không phải là từ sức mạnh ý chí. Trẻ thành công tránh suy nghĩ về

kẹo bằng việc tập trung chú ý của chúng đi đâu đó, chẳng hạn chúng chơi đồ chơi hay nhìn vào

sách và quên kẹo.

Tiếng sĩ Mischel viết: “Nếu bạn nghĩ về kẹo và ý thức rằng nó ngon làm sao, thế thì bạn sẽ ăn

nó cho nên chìa khóa là tránh nghĩ về nó ngay từ đầu. Với việc nhận ra đó, bạn không phải

dùng sức mạnh ý chí để tránh ăn kẹo mà phát triển kĩ năng tập trung chú ý của bạn vào cái gì

đó khác. Một khi bạn nhận ra rằng sức mạnh ý chí chỉ là vấn đề học cách kiểm soát chú ý và ý

nghĩ của mình, bạn thực sự có thể cải tiến tính kiên nhẫn của mình.”

Tiến sĩ Mischel đi xa hơn để nhìn vào thành tựu hàn lâm của họ và ông ngạc nhiên thấy rằng mọi

đứa trẻ biết tự kiểm soát đều xuất sắc trong học tập hàn lâm của chúng. Chủ đề học tập của

chúng không thành vấn đề, chúng bao giờ cũng đạt tới điểm hàng đầu. Nghiên cứu về kiên nhẫn

tiếp tục trong các trường phổ thông, đại học và cuộc sống người lớn và nó cho nhiều phát hiện

đáng ngạc nhiên. Trên 80% trẻ con vào đại học với điểm hàng đầu và có cuộc sống người lớn

thành công. Ông kết luận rằng “Kiên nhẫn, tự kiểm soát và thành công ở hạng hàn lâm hoàn

toàn có quan hệ lẫn nhau.”

Ngày nay sinh viên bị xao lãng bởi nhiều thứ và xu hướng là nhìn ra ngoài. Rất ít sinh viên coi

kiên nhẫn là đức hạnh. Trong thế giới công nghệ thay đổi nhanh, nhiều người bị che mắt bởi “sự hài

lòng tự khắc của thương mại hóa” cho nên bất kỳ cái gì họ thích, họ muốn có nó ngay. Họ phải có trang

thiết bị mới nhất, máy laptop nhanh nhất, điện thoại di động mới nhất bởi vì những thứ này cho họ sự

thỏa mãn ngay tức khắc. Ở trường học, nhiều sinh viên muốn học cái gì đó nhanh chóng để họ có thể

sang các lớp tiếp. Rất ít người đi sâu để thực sự hiểu khái niệm hay làm chủ thấu đáo vấn đề. Máy tính

và internet với mọi ích lợi cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên sinh viên qua trò chơi video, các

website có nội dung xấu, và các website kích dục vì chúng làm xao lãng họ khỏi học tập. Khi nhiều sinh

viên đem laptop tới lớp, tôi đã quan sát bao sinh viên ghi chép bài giảng và bao nhiêu người chơi trò

chơi video hay gửi email cho bạn bè họ. Với điện thoại di động và tin nhắn, ngay cả trong lớp, nhiều sinh

viên không học và bị phân tán bởi các tin nhắn không cần thiết.

Giáo dục truyền thông hầu hết dựa trên kiểm tra cho nên có “thủ đoạn và lối tắt” mà sinh viên

có thể qua được kì thi chẳng mấy khó khăn. Bởi vì nhiều giáo sư có xu hướng dùng cùng bài thi hết năm

nọ tới năm kia, sinh viên có thể kiểm được bài thi, bài kiểm tra năm trước và có thể thực hiện công việc

chẳng mấy nỗ lực. Tuy nhiên, cuộc sống đại học thực sự ngắn ngủi. Sau bốn năm, sinh viên phải ra

trường để xây dựng nghề nghiệp của họ mà không có đào tạo hay kĩ năng thích hợp. ĐIều gì sẽ xảy ra

cho họ? Sao nhiều người trong họ không thể kiếm được việc làm? Ngay cả với việc thiếu hụt người

trầm trọng của kĩ nghệ phần mềm trên khắp thế giới, nhiều sinh viên phần mềm vẫn không thể tìm

được việc tốt? Bạn tôi, người sở hữu một công ty phần mềm, nói với tôi rằng ông ấy không thể tìm

được người đúng với kĩ năng đúng. Với mọi cơ hội, ông ấy phỏng vấn ít nhất 30 tới 50 người để tìm ra

một người thích hợp. Điều này có thể giải thích tại sao các nước đã phát triển phải ban hành quy chế di

trú đặc biệt đối với người có kĩ năng cao từ các nước khác tới và làm việc, bởi vì người của họ không có

những kĩ năng được cần tới.

Tuy nhiên, khi tôi đi giảng bài ở Trung Quốc và Ấn Độ, tôi quan sát những thái độ học tập khác

nhau. Các sinh viên này rất siêng năng và kiên nhẫn trong học tập. Họ hiểu rằng tương lai của họ phụ

thuộc vào kĩ năng của họ và họ có cơ hội để cải thiện cuộc sống của họ qua giáo dục. Tất nhiên, nhiều

người có máy tính và truy cập internet nhưng bằng cách nào đó họ có khả năng tự kiểm soát.

Như một thói quen dạy học, tôi thích đi quanh lớp học trong lúc giảng bài để quan sát nhanh

chóng các sinh viên. Tôi để ý rằng phần lớn tất cả họ đều ghi chép và nhiều người hỏi các câu hỏi, nhiều

câu hỏi về một chủ đề, cho nên tôi biết rằng họ đang học hành chăm chỉ và hiểu rõ vấn đề. Vài năm

trước, tôi không ngạc nhiên khi thấy nhiều người trong số họ làm việc ở các chức vụ then chốt ở các

công ty hàng đầu tại Ấn Độ và Trung Quốc. Nhiều người trong số họ nhận ra tôi nên chúng tôi có nhiều

đối thoại về các chủ đề phần mềm.

Tôi hỏi họ: “Điều gì đã xảy ra trong lớp của tôi? Sao bạn không thể bị xao lãng bởi các điều

khác và có khả năng vẫn còn tập trung?”

Câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên: “Tất nhiên bao giờ cũng có những xao lãng, nhưng khi

xao lãng tới, chúng tôi đưa chú ý của mình về lại chủ đề của lớp bằng việc nghĩ tới câu hỏi của thầy.

Dù các xao lãng đó hấp dẫn đến đâu, mạnh tới đâu chúng tôi cũng không cho chúng tiến lên. Chúng tôi

vẫn còn tập trung vào học tập của mình bằng việc chủ định dồn chú ý của mình vào các câu hỏi mà

chúng tôi muốn hỏi thầy cho nên chúng tôi có thể quên các xao lãng khác.”

Tôi học được cái gì từ họ, về cách tự kiểm soát làm lợi cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày”

như một khả năng hướng chú ý vào cái gì đó khác để cho quyết định của chúng ta không bị xác định bởi

những ý nghĩ xao lãng. Cho nên tôi quay lại xem xét các nghiên cứu của TS.Mischel và thấy ra cái gì đó

mà tôi đã không chú ý trước đây.

Ông ấy đã chú thích: “Chỉ dạy trẻ về kiên nhẫn là không đủ - thách thức thực là biến đổi điều

đó thành thói quen, và điều đó cần nhiều năm thực hành siêng năng.” Thực tế, tôi sẽ thêm rằng điều

đó cần việc thực hành mới hàng ngày, đều đặn, vì hình mẫu thói quen suy nghĩ xao lãng của chúng ta rất

mạnh.

11

Cách chọn bạn và thành công ở đại học

Khi vào đại học, một trong những điều mới đầu tiên bạn có lẽ cần là chọn bạn. Bạn là một phần

của cuộc sống và tình bạn nào đó có thể kéo dài một thời gian lâu, nếu bạn cẩn thận về loại bạn mình

chọn lựa. Bạn tốt có thể giúp bạn cực kì nhiều nhưng bạn xấu có thể làm hại bạn còn hơn bạn có thể

hình dung. Có câu ngạn ngữ cổ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cho nên sẽ là khôn ngoan để chọn

Tiến sĩ Mischel kết luận nghiên cứu của mình: “Mặc dù hệ thống giáo dục của chúng ta và xã

hội chúng ta đã từng hội tụ vào tri thức thông minh, nơi nhiều nhà khoa học đã tập trung vào thông

minh như điều quan trọng nhất khi nó đi tới thành công dự báo trước được trong cuộc sống, tôi thấy

rằng thông minh KHÔNG phải là về kích cỡ bộ não mà phần lớn là KIÊN NHẪN và TỰ KIỂM SOÁT”.

bạn có những mối quan tâm tương tự, mục đích nghề nghiệp tương tự, nền tảng tương tự, và nhóm tuổi

tương tự.

Đại học khác với phổ thông bởi vì nó có nhiều kiểu sinh viên và bạn phải cố gắng tránh một số

kiểu. Tránh xa những sinh viên không tới đó để học tập mà chỉ vui đùa. Có nhiều sinh viên không

có động cơ hay mục đích nghề nghiệp, họ không biết phải làm gì với cuộc đời và đại học là chỗ

họ tới để tìm người họ có thể đi chơi hay tiệc tùng cùng nhau.Có những người ích kỷ và tìm

người khác để lợi dụng. Nếu bạn đối xử tốt với họ, bạn có thể kết thúc giống họ hay bị tổn

thương lúc cuối. Sinh viên lừa dối người khác không phải là bạn tốt, sinh viên vay tiền, hỏi xin

người khác giúp đỡ làm bài tập về nhà của họ, giúp họ gian lận thi cử, hay cho phép họ sao chép

bài làm của bạn sẽ chỉ làm hại bạn nếu bạn cho phép họ làm như vậy. Bạn không bao giờ nên

cho phép họ lợi dụng bạn và không bao giờ thổ lộ với bất kỳ người nào mà bạn không tin cậy đầy

đủ. Bạn có thể làm gì đó mà không nghĩ ngay lập tức nhưng có thể hối tiếc cả phần đời còn lại

của mình. Bạn chịu trách nhiệm cho điều bạn làm bởi vì, hoặc bạn kiểm soát thái độ của bạn,

hoặc điều bạn làm kiểm soát bạn.

Tôi đã thấy nhiều sinh viên vào đại học với thái độ tích cực và lí tưởng hóa nhưng rời khỏi đại

học đầy đau đớn và căm ghét. Đó là lý do tại sao bạn phải chọn bạn rất cẩn thận và cho phép

tình bạn phát triển dần qua thời gian. Thời gian là người bạn tốt nhất của bạn bởi vì chỉ qua thời

gian bạn sẽ tìm ra người bạn có thể tin cậy và người bạn không thể tin được. Bạn không phải

thay đổi bạn như một số bạn của bạn sẽ thay đổi bởi vì chỉ những người với mối quan tâm và

mục đích tương tự mới ở lại cùng nhau. Tình bạn đúng nghĩa tiếp tục phát triển, qua thời gian và

khoảng cách nhưng cái khác sẽ phai nhòa khi bạn trưởng thành là người lớn có trách nhiệm hơn.

Xin nhớ rằng trưởng thành phải có liên quan tới kiểu kinh nghiệm bạn có và điều bạn học từ

chúng chứ không phải là chuyện bạn già bao nhiêu. Bạn phải nhớ rằng đại học là đầu tư chính

của bạn về thời gian, công sức, tài chính và hỗ trợ của gia đình bạn cho nên ĐỪNG làm phí hoài

chúng. Bạn chịu trách nhiệm duy nhất về việc bạn sẽ trở thành ai.

Nhiều sinh viên chú ý nhiều tới bằng cấp nhưng bằng cấp chỉ là mảnh giấy. Bằng cấp không làm

cho bạn là người tốt, người có trách nhiệm, công dân tốt, hay người có hiểu biết. Chính thái độ,

sự trường thành, tri thức, kĩ năng mới làm cho bạn là ai trong xã hội. Điều quan trọng nhất trong

đại học là nỗ lực của bạn, nỗ lực của bạn để học, nỗ lực của bạn để vượt qua chướng ngại, nỗ

lực của bạn để tránh những cám dỗ nào đó, nỗ lực của bạn để duy trì sự tập trung vào mục đích

nghề nghiệp của bạn. Tôi đã thấy nhiều sinh viên không đạt được mục đích của họ rồi đổ thất

bại của họ cho cái gì đó khác thay vì chính bản thân họ. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ không đủ

thông minh, hay họ không có năng lức học những chủ đề nào đó như toán học hay hóa học. Họ

tin rằng một số người được sinh ra với bộ não tốt hơn, thông minh hơn, có sức mạnh ý chí hay

nhiều kỹ năng hơn người khác. Điều đó là không đúng bởi vì chuyện thành công ở đại học thực

sự phụ thuộc vào nỗ lực. Ca ngợi sinh viên rằng họ thông minh không phải là ý tưởng tốt, thay vì

thế tôi ưa thích ca ngợi sinh viên về nỗ lực của họ. Nỗ lực là phẩm chất thực sự dẫn tới thành

công ở đại học.

Một số sinh viên tin lý do làm họ thất bại bởi vì họ đã không biết phải làm gì. Điều đó là không

đúng. Sinh viên bao giờ cũng biết điều phải làm nhưng KHÔNG dồn nỗ lực vào hành động. Nếu

họ muốn giảm cân, họ biết phải làm gì. Nếu họ muốn kết bạn, họ biết phải làm gì. Vấn đề ở đây

là nhiều người không để thời gian nghĩ cẩn thận về cái gì cần làm hay bước nào họ phải lấy.

Họ biế rằng họ có bài tập về nhà như người bạn bảo họ đi xem phim, họ chấp nhận điều đó và

nghĩ “Mình sẽ làm bài tập ở nhà sau khi xem phim”. Sau khi xem phim, họ sẽ tới quán cà phê

để uống vài cốc và nói chuyện thêm. Cuối cùng đã quá muộn trong đêm cho nên họ phải đi ngủ

và bài tập về nhà chưa bao giờ kết thúc. Một số sinh viên tin họ vẫn có thể làm mọi thứ nếu họ

làm việc chăm chỉ nhưng mọi sự không xảy ra giống như điều đó. Nếu mục đích của bạn là học

tập và được điểm tốt thì bạn phải xác định khi nào, làm sao và ở đâu bạn sẽ làm điều đó, có gì

để thực hiện. Thời gian trong đại học là ngắn với nhiều điều phải làm, sinh viên bao giờ cũng có

nhiều hoạt động xao lãng, nhiều cám dỗ cho nên họ phải đặt ưu tiên. Nếu học tập không phải là

ưu tiên cao nhất thì bạn phải tự hỏi mình bạn đang làm gì ở đại học? Tại sao bạn vào đại học?

Tại sao bạn dành thời gian và tiền bạc ở đại học? Nếu bạn quá bận rộn với nhiều thứ khác, bạn

sẽ không bao giờ có thời gian để làm một điều đúng đắn.

Tất nhiên, khó thay đổi thói quen xấu một khi bạn phụ thuộc vào chúng cho nên tôi khuyên rằng

bạn hãy tuân theo một kĩ thuật đơn giản: “Lập kế hoạch NẾU-THÌ” (Bạn không cần phải là sinh

viên khoa học máy tình để tuân theo kĩ thuật này cho dù tôi vay mượn nó từ cụm từ trong ngôn

ngữ lập trình). Sau đây là một ví dụ: “NẾU đó là thứ hai, thứ tư và thứ sáu lúc 2:00 giờ chiều, THÌ

tôi sẽ lên thư viện để học trong 3 tiếng. NẾU đó là thứ ba hay thứ năm, THÌ tôi sẽ đi thư viện lúc

1:00 giờ chiều để học trong 5 tiếng bởi vì tôi không có giờ trên lớp vào buổi chiều.”

12

Các kiểu sinh viên khác nhau

Học tập đại học là đầu tư thời gian, công sức và tài chính để thu được tri thức và kĩ năng. Tuy

nhiên, một số sinh viên tới đại học với mong đợi rằng họ sẽ nhận được những điều có giá trị này “một

cách tự động” không mấy nỗ lực. Họ tin rằng họ có thể có được “mảnh giấy” nói rằng họ có kĩ năng nào

đó và với cái đó, họ sẽ có được việc làm và có tương lai sáng lạn. Tất nhiên, họ thất vọng khi những điều

này đã KHÔNG xảy ra.

Chúng ta hãy nhìn vào tình huống này một cách cẩn thận. Một số sinh viên được ước định ĐỂ

mọi sự việc xảy ra VỚI họ, thay vì LÀM mọi sự xảy ra CHO họ. Họ được bảo rằng để tốt nghiệp họ phải

Về căn bản, NẾU bạn đặt ưu tiên của mình, THÌ bạn biết điều cần làm. NẾU bạn đưa nỗ

lực vào, THÌ bạn sẽ hoàn thành ưu tiên của mình. NẾU bạn chọn bạn một cách cẩn thận và để nó

phát triển qua thời gian, THÌ bạn sẽ có tình bạn kéo dài với thời gian lâu dài. NẾU bạn làm mọi

điều ở trên, THÌ bạn sẽ tăng cơ hội thành công của bạn ở đại học và đạt tới mục đích của bạn.

NẾU bạn đạt tới mục đích học tập của bạn, THÌ gia đình bạn sẽ rất tự hào về bạn. NẾU bạn có thể

làm điều đó cho mọi mục đích của bạn trong cuộc sống, THÌ bạn sẽ tuyệt đối có thể thành công

hơn bạn tưởng.

qua những kì kiểm tra nào đó cho nên họ tìm manh mối, lời khuyên, thủ đoạn, lối tắt chỉ để qua kì kiểm

tra. Họ sẽ tìm hiểu xem liệu giáo sư thích tập trung vào bài giảng hay sách giáo khoa rồi tìm các bài kiểm

tra cũ hay bài ghi chép từ năm trước với hi vọng rằng họ sẽ qua được bài kiểm tra. Về căn bản, họ cố tìm

ra cái gì được MONG ĐỢI về họ rồi chuẩn bị đáp ứng. Họ tập trung vào việc qua được kiểm tra thay vì

thu lấy tri thức. Nếu họ qua được bài kiểm tra, họ sẽ đi sang lớp tiếp “một cách tự động”. Trong trường

hợp này, người có nhiều câu trả lời “đúng” được coi là “sinh viên giỏi nhất”. Kiểu hành vi thụ động này

sẽ tiếp tục khi họ tốt nghiệp.

Họ mong đợi rằng với bằng cấp, họ sẽ kiếm được việc làm và họ sẽ cứ làm việc và chờ đợi sếp

của họ bảo họ điều cần làm. Tuy nhiên, cuộc sống KHÔNG đơn giản thế cho nên nếu có điều gì sai xảy ra

trong thời gian đó, họ sẽ đổ lỗi cho cái gì đó khác. Có thể họ KHÔNG may hay đó là số mệnh của họ. Tôi

đã thấy các sinh viên thất vọng, cáu kỉnh, ngã lòng trong đại học vì “cái gì đó” xảy ra cho họ. Tôi cũng

thấy nhiều người không thể tìm được công việc rồi đổ lỗi cho giáo sư, trường học, cha mẹ họ, và xã hội

KHÔNG chăm nom tới họ.

Có kiểu sinh viên khác hơn kiểu vừa nói trên. Họ là kiểu người vươn tới, họ làm nhiều hơn là nhà

trường yêu cầu. Họ bao giờ cũng làm bài đọc thêm, họ phát sinh ý tưởng mới, họ học giá trị của tri thức

và biến thành kĩ năng thay vì phụ thuộc vào việc qua kì kiểm tra. Họ biết cách thu được sự thừa nhận,

điều sẽ đưa tới cơ hội. Họ cởi mở cho tình huống và kinh nghiệm mới. Họ hiểu tầm quan trọng của việc

hình thành nhóm để trao đổi ý tưởng. Họ quan tâm tới tin tức công nghiệp, học từ kinh nghiệm của

người khác và bất kỳ cái gì là quan trọng cho nghề nghiệp của họ. Về cơ bản, họ năng nổ trong bất kì cái

họ làm và bao giờ cũng chứng tỏ sự nhiệt tình của mình trong học tập. Họ tình nguyện trong các hoạt

động của nhà trường để nối bản thân mình với các ý tưởng và mọi người. Họ là người lãnh đạo nhóm

trong công việc nhóm của lớp và tình nguyện trợ giúp cho các giáo sư bất kì khi nào họ có thể làm được.

Họ chọn các dự án mà họ quan tâm, cho dù khi họ có khó khăn. Họ hỏi các câu hỏi trong lớp, chỉ huy việc

thảo luận trong lớp. Họ tham gia vào các hoạt động nhà trường mặc cho lịch biểu học tập khác nặng. Đó

là lý do tại sao họ nổi tiếng trong trường và nhiều người sử dụng lao động để ý tới. Các công ty thích các

sinh viên năng nổ, sáng tạo, có hướng doanh nhân và tìm họ khi họ vẫn còn trong trường. Khi họ được

phỏng vấn việc làm, họ KHÔNG chỉ trả lời câu hỏi được hỏi mà còn lấy mọi cơ hội để giải thích điều họ

đã học được trong lớp và các hoạt động bên ngoài. Tất nhiên, họ cũng khiêm tốn về điều gì đó họ không

biết, dầu vậy vẫn biểu lộ nhiệt tình và sự chuẩn bị của họ. Trong công việc, họ biểu lộ trách nhiệm và

phẩm chất lãnh đạo của mình. Họ bao giờ cũng làm nhiều hơn là đi theo chỉ đạo và sẵn lòng chứng tỏ

sáng kiến của họ, dẫn lái và động cơ. Họ làm việc tốt với mọi người, giải quyết xung đột và giải quyết vấn

đề. Đó là lý do tại sao họ tiến xa trong nghề nghiệp của mình.

Những sinh viên này KHÔNG dựa trên danh tiếng của trường hay bằng cấp để kiếm việc làm. Họ

biết cách tổ hợp tri thức của mình với kĩ năng thực hành để làm nổi bật bản thân mình. Họ làm mối quan

tâm, năng lực của họ được người khác biết tới. Họ biết rằng cuộc sống sẽ không bao giờ là sự tiến bộ

trôi chảy từ chỗ này sang chỗ khác. Thay vì thế, họ coi nó như cuộc hành trình thám hiểm và phiêu lưu.

Họ biết cách chuẩn bị cho cuộc sống của mình bằng việc làm cho mọi sự xảy ra.

13

Gian lận bài tập về nhà

Tuần trước tôi nhận được một email, người gửi viết: “Người bạn tốt nhất của em đề nghị em

cho bạn ấy chép bài tập về nhà của em. Em không muốn mất bạn nhưng cũng không muốn bạn ấy

gian lận. Xin thầy cho lời khuyên.”

Câu trả lời của tôi: “Vấn đề chép bài tập về nhà của ai đó khác là rất thông dụng trong trường

học ngày nay. KHÔNG phải bởi vì sinh viên KHÔNG thể làm được bài tập về nhà mà rất có thể là

họ không có đủ THỜI GIAN để học.”

Có thể họ quá bận rộn chơi trò chơi video cả ngày? Hay có thể họ dành quá nhiều thời gian

vào tiệc tùng ban đêm?

Đột nhiên họ nhận ra rằng họ phải nộp bài tập về nhà nếu họ muốn qua được lớp và họ sợ, cho

nên điều dễ dàng nhất là chép bài của ai đó khác và hy vọng rằng chẳng có gì sẽ xảy ra. Tất nhiên, nếu bị

bắt, điều đó có thể là mất điểm, hay bị đình chỉ học.

Vấn đề với kiểu gian lận này là nếu sinh viên có thể làm nó một lần, họ sẽ làm nó lần nữa và toàn

thể việc học tập có thể trở thành “trò chơi gian lận” với hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn nghĩ các giáo sư

KHÔNG biết thì có lẽ bạn quá lạc quan rồi. Phần lớn các giáo sư đều có kinh nghiệm với loại tình huống

này. Nếu bài tập về nhà nào đó trông giống nhau, việc kiểm tra đơn giản có thể làm lộ ra vấn đề. Cho dù

giáo sư không bắt việc gian lận, người bạn thân nhất của bạn đang tự lừa mình và làm hỏng việc học tập

của bạn đó. Bằng việc cho phép bạn ấy chép bài tập về nhà của bạn, bạn cũng giúp cho bạn ấy KHÔNG

học và là “người bạn tốt nhất”, bạn sẽ không làm thế chứ, phải không?

Không sinh viên nào tới đại học với ý định gian lận cho nên nguyên nhân gốc rễ chủ yếu là vấn

đề quản lý thời gian. Học quản lý thời gian ở trường là phần quan trọng của việc học kỹ năng được cần

cho chỗ làm việc. Ngay cả sinh viên giỏi nhất đôi khi cũng gặp rắc rối với thời gian và giáo sư biết điều

này. Lời khuyên của tôi là bạn của bạn nên xin kéo dài thời gian hơn là đi vào cái gì đó KHÔNG phải là

việc làm của bạn ấy. “Bạn tốt nhất” của bạn nên tới nói chuyện với giáo sư và xin thời gian thêm để nộp

bài tập về nhà. Một sinh viên yêu cầu lễ phép thêm vài ngày để có thể học được thêm và làm bài tập của

mình CÓ THỂ có được điều người đó đòi hỏi. Trong trường hợp đó, giáo sư biết rằng mình đang giải

quyết cho một sinh viên chín chắn, trung thực và chân thành và ai lại có ý định trừng phạt sinh viên

trung thực?

Bạn của bạn thậm chí KHÔNG cần tiết lộ lý do nếu đó là lần đầu tiên. Phần lớn các giáo sư thà

thấy sinh viên học cái gì đó bằng việc có thêm thời gian hơn là nộp bài tập về nhà “cẩu thả”.

Nếu việc gia hạn là KHÔNG thể được, bạn của bạn có thể “thương lượng” nộp bài muộn với

điểm thấp hơn. Học cách thương lương cũng là phần quan trọng của việc học kĩ năng cần thiết ở chỗ làm

việc. Nhiều giáo sư có thể đưa ra hình phạt nhỏ do bài tập về nhà muộn. Là giáo sư, tôi chấp nhận bài

tập về nhà bị muộn tới hai ngày với hình thức phạt giảm 5 điểm mỗi ngày, để chắc chắn rằng sinh viên

quản lý thời gian của họ tương ứng và công bằng với các sinh viên khác. Bài tập về nhà nộp muộn nghĩa

là sinh viên thực tế có đưa nỗ lực vào việc học cái gì đó và điều đó là tốt hơn “chép bài của ai đó”.

Đại học là nơi sinh viên học quản lý thời gian, hiểu ưu tiên, và chấp nhận trách nhiệm. Nó cũng là

một phần của việc trưởng thành, bạn sẽ học được từ sai lầm của mình. Lý do sinh viên tới trường là để

được giáo dục, để học và việc học là thói quen tốt. Bạn có thể quên điều bạn đã học, bạn có thể quên

công thức toán học hay phương trình tính toán vài năm sau kể từ giờ, nhưng bạn sẽ không bao giờ quên

thói quen học tập. Cho nên xin giữ thói quen học tập tốt vì nó sẽ giúp bạn trong phần còn lại của cuộc

đời bạn.

14

Đây là lỗi của laptop

Ngày nay nhiều sinh viên có laptop và họ đem chúng tới trường. Cha mẹ không ngần ngại chi

tiền cho khoản mục tốn kém này bởi vì có laptop nghĩa là con cái học đang học máy tính và giữ cùng

nhịp với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, công nghệ có thể là con dao hai lưỡi vì nó có thể giúp bạn hay

hại bạn. Sau đây là một bức thư của một sinh viên gửi cho cha mẹ anh ta được một người bạn trao cho

tôi:

“Bố mẹ yêu mến, lý do mà con trượt đại học KHÔNG phải do lỗi của con đâu mà do lỗi của

laptop đấy. Con là sinh viên tốt nhưng laptop làm cho con thành xấu. Laptop phải chịu trách nhiệm cho

việc thiếu động cơ học tập của con và thất bại ở trường.

Khi con vào đại học, con đã bảo bố mẹ mua cho con laptop xịn nhất, đắt nhất mà có CPU cực

mạnh, tốc độ nhanh nhất và ổ đĩa lớn nhất để con có thể lưu được nhiều sách, nhiều tài liệu bài học và

nhiều trò chơi máy tính. Nhưng con lại không biết rằng chính trò chơi máy tính tiêu tốn nhiều thời gian

của con, làm cho con không thể dừng chơi được, ngay cả ban đêm, ngay cả trước khi kiểm tra, bì nó

động viên con học tập ít ơi là ít. Đấy là lỗi của laptop, KHÔNG phải con.

Khi mua laptop, con cũng bảo bố mẹ trả tiền truy cập internet tốc độ cao nhất để tải xuống tài

liệu học tập của trường và không phí thời gian truy nhập internet như các modem quay số kiểu cổ. Tất

nhiên, kết nối internet nhânh nhất cũng cho phép con tải xuống nhạc, phim, và xem nhiều website “kích

động” trực tuyến. Con đâm nghiện các website này và cứ tìm hiểu chúng càng lúc càng nhiều vì có nhiều

thứ thế mà con không biết. Con KHÔNG có thời gian làm cái gì khác, kể cả học tập. Cho nên web và

laptop là thủ phạm chính, KHÔNG phải con.

Laptop là thứ kỳ diệu với nhiều chức năng như thế. Với email, con có thể thư từ với nhiều người

và không phải chi tiền mua tem. Với phòng chat, con có thể nói chuyện với nhiều người trên khắp thế

giới vào bất kỳ lúc nào, hết đêm tới ngày, và không phải trả tiền gọi điện thoại đường dài (Bố mẹ phải tự

hào rằng con của bố mẹ đang tiết kiệm tiền đấy). Một số trong họ cũng dạy con “ngôn ngữ mới” mà

KHÔNG có trong bất kỳ từ điển nào (Bố mẹ phải vui mừng rằng con đang học ngoại ngữ mới). Với một

cú bấm chuột, con có thể làm nhiều thứ lắm, gửi email cho hàng trăm người đồng thời, cho một cô bạn

ở trường hay cho mọi người trên khắp thế giới. Bây giờ con có nhiều bạn bè hơn bao giờ (Trong phòng

chat, con có thể nói chuyện với 10 cô một lúc). ĐÓ là lý do tại sao con bỏ giờ lên lớp mọi lúc. Cho nên đấy

là lỗi của laptop, KHÔNG phải con.

Nhân tiện, con cũng nói luôn con KHÔNG phải là người duy nhất có vấn đề này. Phần lớn bạn

con ở trường đều có máy nữa. Ở đại học, vấn đề có laptop mới nhất đã đạt tới tầm mức mới. Khi chúng

con người cùng laptop của mình trong hiệu cà phê, chúng con nhìn vào laptop của nhau và so sánh.

Người có laptop mới nhất là “anh hùng” và người có laptop “cổ, đã dùng rồi” là “anh chàng xấu” và

không có cô gái nào muốn nhìn họ. Đây là điều thực sự xảy ra ở đại học trên cả nước và có lẽ trên cả thế

giới. Cho nên đấy là lỗi của laptop, KHÔNG phải con.

Bố mẹ yêu mến, bố mẹ bảo con tới trường và học công nghệ để cho con có thể kiếm được “job”.

Con tìm ra một cách tốt hơn, con đã tìm được “Job” rồi – “Steve Jobs”. Ông ấy là anh hùng của con và

ông ấy đã bỏ học ở trường để đi bán “Apple” và trở thành triệu phú. Ông ấy nói rằng “laptop là thứ của

quá khứ rồi, tương lai thuộc về iPad. Nếu bạn muốn là người hiểu biết công nghệ, bạn phải có iPad.”

Bây giờ, một số bạn con đã có cả iPhone và iPad và họ là những anh hùng mới trong trường. Bố mẹ yêu

mến, bất kì điều gì xảy ra cũng là do lỗi của laptop cả cho nên con KHÔNG muốn chơi với người bạn xấu

như laptop nữa. Con muốn bắt đầu cuộc sống mới, con muốn bắt đầu mọi thứ mới, con muốn có bạn

mới. Bố mẹ có thể cho con tiền mua iPad 2.0 và iPhone 4.0 không?

Kí tên: Đứa con “công nghệ” của bố mẹ ở đại học.”

15

Thành công ở đại học

Thành công nghĩa là đạt tới mục đích của bạn, dù chúng là bất kỳ cái gì. Tất cả chúng ta đều có

mục đích, một số là lớn, một số là nhỏ nhưng chúng ta bao giờ cũng có mục đích nào đó trong cuộc sống

của mình. Tất nhiên, chúng thay đổi theo thời gian khi chúng ta trưởng thành. Với học sinh trường phổ

thông, mục đích có thể là qua được kì thi vào đại học với điểm cao để được chấp nhận vào đại học hàng

đầu. Với sinh viên đại học, mục đích có thể là tốt nghiệp và có việc làm tốt hay theo đuổi bậc học cao

hơn ở đại học nước ngoài. Một số người có mục đích làm nhiều tiền và số khác chỉ muốn được yêu và có

gia đình. Về căn bản, mục đích trở thành khát vọng của việc trở thành ai đó hay có được cái gì đó mà

chúng ta còn chưa có. Nó bắt đầu như mục đích rồi nó trở thành mơ ước và cuối cùng với nỗ lực bản

nào đó, nó vật chất hóa thành thực tại khi bạn thành công. Tất nhiên, không có nỗ lực, nó sẽ vẫn còn là

mơ ước và không có thành công trong việc chỉ mơ ước mà vẫn biết nó sẽ không bao giờ trở thành hiện

thực.

Để đạt tới mơ ước của bạn hay thành công, bạn phải có hai yếu tố: lập kế hoạch và nỗ lực. Lập kế

hoạch là chiều hướng chúng ta đặt ra để đạt tới mục đích của mình. Nỗ lực là hoạt động của

chúng ta tiến hành để làm cho mục đích của chúng ra trở thành thực tại.

Vì tất cả các bạn đều có các mơ ước, câu hỏi của tôi là bạn có kế hoạch để đạt tới mục đích của

bạn không? Kế hoạch của bạn là bản đồ chi tiết từng bước một hướng tới đạt mục đích của bạn. Nếu

mục đích của bạn là tốt nghiệp và có được việc làm tốt thì bạn có thể bắt đầu bằng việc làm bản đồ của

bạn cho từng năm trong đại học bằng việc nhận diện cần học môn nào và chắc chắn rằng trong một thời

gian cụ thể, bạn sẽ hoàn thành mọi môn học được yêu cầu để tốt nghiệp. Một khi bản đồ mức cao này

được hoàn thành thì bạn sẽ bổ sung thêm nhiều chi tiết như mục đích cho từng môn học, thời gian dành

cho từng môn học, các nhiệm vụ bạn phải làm cho từng môn học. Về căn bản, mọi thứ bạn phải làm để

đạt tới mục đích cao nhất của bạn: tốt nghiệp thành công.

Nỗ lực là hành động bạn tiến hành để thực thi kế hoạch của bạn. Nó là hoạt động thể chất và

tinh thần thực hiện mọi nhiệm vụ được làm chi tiết trong bản kế hoạch của bạn. Trong mọi đại học, có

chướng ngại, có những cám dỗ sẽ làm lệch bạn khỏi kế hoạch của mình. Để đạt tới các mục đích, bạn

phải vượt qua chúng bằng việc duy trì sự tập trung và xây dựng sức mạnh để đến cuối cùng làm nên cá

tính của bạn. Mọi người đều có nhược điểm, một số yếu về thể chất, số khác yếu về tinh thần, số khác

nhút nhát, số khác lại lười nhác. Những tính cách này thường phát triển khi bạn còn trẻ và xác định ra cá

tính của bạn khi bạn vào đại học nhưng bạn cần thay đổi chúng để đạt tới mục đích bạn muốn.

Quá trình này về thay đổi hay phát triển một cá tính mới được gọi là “trưởng thành”, khi bạn

trưởng thành từ một thanh niên thành người lớn có trách nhiệm. Nếu bạn yếu về thể chất, bạn sẽ cần

xây dựng kế hoạch luyện tập và tham gia vào môn thể thảo nào đó sẽ giúp cho bạn vượt qua nhược

điểm thể chất của mình. Bạn không phải là vận động viên nhưng đi bộ, luyện tập nhẹ nhàng, bơi lội cũng

có tác dụng. Nếu bạn yếu về tinh thần, bạn cần luyện kỉ luật cho bản thân bằng việc buộc mình vào

những thói quen tốt nào đó, đọc nhiều sách tốt, huấn luyện bản thân mình tuân theo chế độ nghiêm

ngặt sẽ làm cho tâm trí bạn mạnh, chìa khóa là đặt mục đích và tuân theo bằng nỗ lực nào đó.

Cám dỗ thông thường trong đại học là “tự do thế và ít thời gian thế”. Vì không có ai đó để bảo

bạn phải làm gì như trong trường trung học và bạn cảm thấy rằng bạn được tự do làm bất kỳ cái gì bạn

muốn. Trong đại học, bạn sẽ gặp nhiều người mới, bạn mới. Điều gì sẽ xảy ra khi nhiều thanh niên tới

đó? Họ bắt đầu tiệc tùng, rượu bia, nhảy nhót và hẹn hò và những điều này trở thành trò vui, thường

không phải thỉnh thoảng mà xảy ra hàng ngày. Bỗng nhiên bạn quên mất kế hoạch học của mình và mục

đích của mình khi vào đại học: Bạn ở đó để học tập, không phải để tiệc tùng. Để vượt qua chướng ngại

này, bạn cần trở lại kế hoạch của mình: Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học tập? Với mỗi giờ giảng

trên lớp, bạn sẽ cần hai giờ học tập một mình và một giờ với nhóm của mình – đó là ba giờ. Bao nhiêu

môn học được chọn trong thời gian này?

Sinh viên điển hình lấy từ 3 tới 4 môn học một học kỳ và điều đó có thể nghĩa là ba mươi sáu giờ

một tuần nếu không bạn sẽ không học tốt được. Bằng việc hiểu kế hoạch của mình và đưa nỗ lực của

bạn vào, bạn sẽ tránh được sai lầm thông thường.

Chướng ngại vật khác ở đại học là “Ngủ không đủ và có nhiều hoạt động thế”. Vì bạn có nhiều

bạn bè, nhiều hoạt động, nhiều trò chơi máy tính để chơi, nhiều phim để xem nhưng bạn phải tới lớp

vào thời gian ban ngày cho nên đêm là thời gian bạn dành chơi trò chơi máy tính online, dành hàng giờ

trong quán cà phê với bạn bè để nói về mơ ước của bạn là anh hùng như trong phim. Cuối cùng, bạn

thức khuya để học và bỗng nhiên kế tiếp xảy ra như bạn đã biết, bốn giờ sáng rồi cho nên bạn đi ngủ vài

giờ và lên lớp. Trong lớp, bạn mệt mỏi cho nên bạn “ngủ chút xíu”. Sau đó bạn lên thư viện, bạn vẫn

mệt cho nên bạn ngut thêm chút nữa, chỉ vài phút. Tất nhiên bạn lại đi chơi với bạn bè sau bữa tối và lại

thức khuya như thường lệ. Chẳng mấy chốc học kỳ hết với nhiều tài liệu học tập, nhiều bài kiểm tra phải

làm. Bây giờ bạn không cảm thấy đại học là chọn lựa tốt nữa, cho nên, hoặc bạn rời khỏi trường hoặc

tìm cớ khác cho gia đình mình. Bạn xin bố mẹ bạn cho phép bạn đổi sang trường đại học khác nhưng

nếu bạn không thay đổi thói quen, chẳng có gì sẽ thay đổi. Sự kiện đáng quan tâm là một số sinh viên

vẫn làm cùng một điều đó nhưng mong đợi có kết quả khác. Để vượt qua chướng ngại này, bạn phải trở

lại kế hoạch của mình để xác định thời gian học tập được yêu cầu và dồn nỗ lực vào nó. Mọi thanh niên

sẽ cần kỷ luật nào đó và nó sẽ làm mạnh thêm tính cách của họ và đó là quá trình trưởng thành.

Theo định nghĩa, trưởng thành là thuật ngữ được dùng để chỉ ra cách một người đáp ứng với

hoàn cảnh hay môi trường theo cách thức thích hợp và thích ứng. Đáp ứng này là hành vu được học tập

và đại học là thời gian bạn học là người lớn có trách nhiệm cho gia đình mình và cho xã hội. Nó là khả

năng căn cứ trên đánh giá tương ứng với một cách nhìn hay mục đích dài hạn. Nghĩa là có khả năng

chống lại sự thôi thúc về cái gì đó để ngay lập tức có hành động sẽ có ích lợi cho người đó về sau. Nó là

khả năng đưa nỗ lực vào một tình huống và duy trì nỗ lực cho tới khi sự việc được kết thúc. Sinh viên

thường xuyên đổi lớp, đổi bạn, và đổi trường về căn bản là chưa trưởng thành bởi vì người đó đã không

lớn lên.

16

Quan hệ và tình thương yêu

Tôi nhận được một email từ một người phát triển phần mềm: “Tôi thích bài viết của thầy

nhưng không đồng ý với quan điểm của thầy về mối quan hệ với bố mẹ. Mấy năm trước tôi đã rời khỏi

nhà lên đại học nơi tôi đã tốt nghiệp và bây giờ làm việc cho một công ty phần mềm làm người quản lý.

Tôi đã trưởng thành là người lớn nhưng khi tôi về nhà, bố mẹ tôi vẫn coi tôi như “trẻ con”, điều đó làm

tôi bực mình. Tôi nghĩ tôi không thể có mối quan hệ tốt với cha mẹ tôi được.”

Tôi không muốn thảo luận về mối quan hệ trong bài viết của tôi vì tôi coi chuyện đó là chuyện cá

nhân. Tuy nhiên, sau khi đọc email này nhiều lần, tôi quyết định trả lời bạn ấy và sau đây là câu trả lời

của tôi:

Bạn có nghĩ rằng bằng việc tốt nghiệp đại học và làm việc như người quản lý phần mềm, bạn bây

giờ đã là “người lớn” không? Bạn muốn được đối xử như “người lớn” là như thế nào? Bạn có

cho rằng bố mẹ bạn nên gọi bạn là “ông quản lý” không? Bạn có cho rằng bố mẹ phải đối xử với

con họ như “ai đó” chứ KHÔNG là “con” họ không? Với mọi bố mẹ, con họ bao giờ cũng “trẻ con”

Để thành công trong đại học, bạn phải ra quyết định và thực hiện nó. Đừng phí thời

gian lập kế hoạch cho nhiều thứ mà không làm gì cả.

chẳng thành vấn đề bạn lớn bao nhiêu hay bạn “người lớn” thế nào. Xin hiểu cho điều này:

KHÔNG thành vấn đề liệu bạn 18 hay 25 tuổi, KHÔNG thành vấn đề liệu bạn 55 hay 60 tuổi –

BẠN vẫn là CON họ. Bố mẹ 80 tuổi bao giờ cũng coi con 60 tuổi của mình là “trẻ con” vì HỌ LÀ

BỐ MẸ. Bạn nên mừng là bạn vẫn còn bố mẹ thương yêu bạn. Điều quan trọng với bạn là tới

thăm bố mẹ mình thường xuyên và hiểu họ nhiều hơn vì thời gian trôi nhanh, một ngày nào đó

bạn có thể cảm thấy tiếc là bạn bỏ lỡ cơ hội khi họ vẫn còn sống.

Tôi tin rằng ở gần bố mẹ bạn là cách để hiểu bản thân bạn ở mức rất sâu. Như tôi đã nói tới

trong bài viết trước, bố mẹ bạn và bạn là từ các thể hệ khác nhau và có khoảng hở giữa hai thế

hệ. Để bắc cầu qua khoảng cách đó, bạn cần thời gian và nhiều hiểu biết. Đó không phải là điều

bạn sẽ hiểu ra trong ngày hôm nay hay trong tuần tới, hay thậm chí năm tới bởi vì điều đó SẼ

KHÔNG xảy ra. Bạn KHÔNG THỰC SỰ BIẾT được bố mẹ mình chừng nào bản thân bạn còn chưa

trở thành bố mẹ. Tôi không biết cách giải thích điều này tốt hơn cho nên lời khuyên của tôi là

bạn nên thật lưu tâm về điều làm cho bạn bực mình. Cơ sở của điều bạn bực mình sẽ cho bạn

cái nhìn sâu sắc về việc bạn là ai và bạn sẽ là ai trong mối quan hệ này về sau.

Tôi tin rằng mọi lỗi lầm bạn hiện thấy trong bố mẹ mình, bạn sẽ hành động giống hệt theo cùng

một cách với con bạn. Tôi chắc chắn con bạn có lẽ sẽ cảm thấy cùng điều đó khi chúng lớn lên

khi bạn già đi. Dễ nghĩ rằng bạn sẽ hành động khác đi, nhưng khi bạn trở thành bố mẹ, bạn sẽ

hành động hệt như bố mẹ bạn hôm nay. Lý do đơn giảng là bởi vì bạn có CHĂM NOM và YÊU

THƯƠNG con bạn. Không thành vấn đề liệu bạn chọn hành động giống điều đó hay không, mọi

điều, bạn nghĩ bây giờ bạn SẼ hành động khác về sau bởi vì mọi phản ứng của bạn với bố mẹ

mình đang xảy ra bên trong bản thân bạn. Bạn càng lưu tâm về cảm xúc của mình hôm nay, bạn

sẽ càng hiểu bản thân mình tốt hơn và đó là quá trình “trưởng thành”.

Xin xem xét điều này: Bố mẹ bạn yêu thương bạn, họ chăm nom bạn, nuôi nấng bạn và hỗ trợ

bạn. Bố mẹ bạn KHÔNG mong đợi cái gì ở bạn trừ việc là “con của họ”. Bằng cấp của bạn trọng

khoa học máy tính và việc quản lý của bạn trong công ty phần mềm KHÔNG LÀ GÌ so với tình

thương yêu của bố mẹ bạn. ĐỪNG lầm điều bạn đã thành đạt là quan trọng hơn tình thương

yêu của bố mẹ bạn. Bạn KHÔNG là “người lớn” đâu nếu bạn KHÔNG hiểu “tình thương yêu”.

Không ai có thể thương yêu nếu họ KHÔNG nhận được tình thương yêu và bạn không biết cách

thương yêu nếu bạn không được thương yêu. Bạn cần biết rằng bạn được bố mẹ bạn thương

yêu, bạn cũng nên hiểu rằng tình thương yêu của họ là vô điều kiện và trong cuộc đời mình, bạn

không bao giờ có thể yêu họ nhiều hơn họ yêu bạn. Đó là sự thực.

17

Lập kế hoạch tương lai của bạn

Văn hóa của chúng ta bao giờ cũng coi đạo làm con với bố mẹ là điều quan trọng nhất trên đời. ĐỪNG

quên điều đó. Điều bạn học trong công nghiệp sẽ kéo dài vài năm rồi công nghệ sẽ thay đổi, điều bạn

đã thành đạt cũng sẽ thay đôi như chức vụ sẽ thay đổi cùng thời gian, nhưng văn hóa của chúng ta, di

sản kế thừa của chúng ta đã kéo dài hàng nghìn năm sẽ KHÔNG thay đổi. Tình thương yêu của bố mẹ

với con cái sẽ KHÔNG BAO GIỜ thay đổi. Là “người lớn”, bạn nên tinh khôn để biết sự khác biệt này.

Với hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng năm và đi tìm việc, sinh viên

cần được chuẩn bị càng sớm càng tốt để là ứng viên tốt nhất cho việc làm. Về mặt truyền thống, nhiều

sinh viên bắt đầu tìm việc làm trong năm cuối đại học hay vào lúc tốt nghiệp. Đó là sai lầm lớn, bởi vì lúc

đó đã quá muộn. Sinh viên phải học chuẩn bị nghề nghiệp của họ sớm ngay từ năm thứ 2 hay thứ 3 để

cho họ ưu thế nào đó khi tốt nghiệp.

Khi vào đại học, sinh viên phải lựa chọn khu vực đáng quan tâm nhất cho họ và nghiên cứu triển

vọng việc làm của khu vực đó. Sinh viên có thể bắt đầu bằng việc nhận diện ba điều: họ giỏi cái gì, họ

thích làm cái gì, và cái gì sẽ đem họ tới việc làm được trả lương tốt. Tất nhiên, điều đó không dễ

nhưng họ phải làm điều đó. Đây có lẽ là quyết định quan trọng đầu tiên mà sinh viên phải đưa ra trong

đại học. Để bắt đầu, sinh viên phải tạo ra danh sách các việc họ làm giỏi. Tiếp đó, họ phải tạo ra danh

sách mọi điều họ đam mê. Bằng việc so sánh hai danh sách này và tìm ra những điểm chung, họ có thể

tìm ra lĩnh vực học tập nơi họ có thể tổ hợp khả năng của họ và đam mê của họ để lựa chọn nghề nghiệp

mà họ sẽ kiếm sống khi tốt nghiệp.

Tất nhiên, có thể họ đã tìm ra nghề nghiệp mà họ đam mê, có thể là cái gì đó không đem lại mức

lương như họ mong đợi. Điều này là “khía cạnh thực tế” mà họ cần có sự điều chỉnh. Chẳng hạn, nếu

nghệ thuật là điều bạn thực sự thích. Là nghệ sĩ là đam mê của bạn nhưng nó có thể không giúp bạn

kiếm được việc có mức lương tốt.

Trong trường hợp đó, bạn có thể điều chỉnh cái gì đó liên quan tới nghệ thuật như là giáo viên

nghệ thuật. Nghề giáo viên có thể giúp bạn kiếm sống từ tài năng và đam mê của bạn. Nếu bạn thích viết,

là nhà văn có thể khó kiếm sống được cuộc sống tốt cho nên bạn có thể chuyển sang nghiên cứu về nghề

báo và trở thành nhà báo hay biên tập viên. Mục đích là tìm ra “điểm giao” của khả năng, đam mê, và

thực tế của bạn thì bạn có thể làm cho nó thành nghề nghiệp bạn yêu mến.

Nhiều sinh viên tập trung quá nhiều vào bằng cấp mà bỏ qua tri thức và kỹ năng. Xin nhớ trong

đầu rằng “bằng cấp” KHÔNG phải là sự đảm bảo cho việc làm. Có bằng cấp KHÔNG đảm bảo cho thành

công tương lai. Các công ty quan tâm nhiều hơn tới tri thức và kĩ năng chứ KHÔNG quan tâm tới bằng

cấp. Sauk hi được thuê, công ty sẽ quan tâm tới hiệu năng, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng của nhân

viên. Nếu họ KHÔNG có điều công ty cần, sau vài tháng, nhiều người sẽ thấy bản thân họ “lạc lõng với

công việc”.

Nếu sinh viên có quan tâm nghề nghiệp đặc biệt, họ nên học kỹ năng nào đáng mong muốn nhất

và lựa chọn các môn học tương ứng. Nhiều việc làm là “tương hỗ” cho nên điều quan trọng là có tri

thức và kinh nghiệm qua vài lĩnh vực khác nhau. Với các sinh viên học về công nghệ thông tin, tôi bao giờ

cũng khuyên họ học thêm các môn về kinh doanh, tài chính để mở rộng phạm vi của họ, bởi vì kĩ năng kĩ

thuật là KHÔNG đủ duy trì tính cạnh tranh. Với những sinh viên năm đầu vẫn còn chưa chắc về tương lai

của họ, học thêm các môn ngoài khu vực sẽ giúp họ làm hẹp lại mối quan tâm nghề nghiệp nhưng nhớ

rằng họ chỉ có một thời gian ngắn để ra quyết định. Khi quan tâm vào một khu vực hay ngành công

nghiệp đặc biệt, sinh viên phải tập trung bản thân họ vào xu hướng hiện thời của ngành công nghiệp đó

ngay cả khi còn trong trường. Họ phải đọc tạp chí, blog và các xuất bản phẩm công nghiệp để cập nhật

thông tin. Điều đó sẽ làm cho họ hiểu biết nhiều hơn, giúp họ tìm việc và có thể có ích trong các cuộc

phỏng vấn xin việc của họ.

Mọi đại học đều có trung tâm hướng nghiệp với các nhà tư vấn để giúp cho sinh viên lựa chọn

các môn học và bằng cấp tốt nhất để đạt tới mục đích của họ. Đó cũng có thể là nơi giúp tìm chỗ thực

tập trong hè. Nhiều sinh viên KHÔNG hiểu tầm quan trọng của thực tập trong hè hay việc làm có liên

quan tới lĩnh vực học tập của họ. Nhiều người thậm chí không làm việc trong hè hay chọn việc làm nơi

họ có thể làm ra nhiều tiền hay nơi họ có thể có vui chơi. Việc làm trong hè thông thường nhất là làm

việc trong các cửa hàng bán các thứ. Điều đó dễ tìm, mang lại nhiều niềm vui hơn vì họ gặp nhiều người

hơn. Trừ phi nghề nghiệp tương lai của bạn là bán hàng, tiếp thị, bạn phải xét việc làm trong hè như một

thứ chuẩn bị cho bạn với tương lai của bạn. Công việc trong hè là chỗ bạn thu được kinh nghiệm vì

chúng sẽ làm cho bản lí lịch của bạn tốt hơn nhiều so với ai đó không có kinh nghiệm. Mỗi năm, ở Mỹ,

mọi ngành công nghiệp đều nhận hàng nghìn đơn xin làm việc thêm trong hè của sinh viên, nhiều người

sẵn lòng làm việc với mức lương tối thiểu hay thậm chí tình nguyện làm việc “không lương” chỉ để có

được kinh nghiệm. Dữ liệu chỉ ra rằng ở Mỹ và Châu Âu, đa số sinh viên làm việc trong hè nhưng ở Châu

Á, con số này nhỏ hơn nhiều mà có nghĩa hoặc sinh viên Châu Á không coi “việc làm tạm thời” là quan

trọng hay việc làm trong hè không sẵn có cho sinh viên. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều đó sẽ sớm thay đổi.

Thời đại toàn cầu hóa, có nhu cầu rất cao về sinh viên có kỹ năng trong các khu vực đặc biệt để

làm việc với các công ty nước ngoài hay làm việc ở hải ngoại. Có khả năng nói tiếng nước ngoài có thể

đặt bất kỳ ứng cử viên việc làm nào ở xa phía trước so với những người còn lại. Ích lợi hiển nhiên là

lương tốt hơn, đi lại nhiều hơn, cơ hội nhiều hơn và thăng tiến nghề nghiệp tốt hơn. Tôi nghĩ đầu tư vào

học tiếng nước ngoài có lẽ là đầu tư tốt nhất mà bạn có thể làm ngày nay.

18

Lời khuyên từ bạn bè

Năm ngoái, một sinh viên năm thứ nhất nói với tôi trong ngày đầu tiên lên lớp: “Thầy nói cứ

như bố mẹ em nói, học, học và học nữa. Cuộc sống KHÔNG chỉ là học tập và là sinh viên đại học, em

KHÔNG cần những lời khuyên có vẻ như của bố mẹ như thế”

Tôi bảo anh ta: “Vậy em giải thích cho thầy em làm gì ở đại học? Tại sao em định dành bốn năm

ở đây nếu em không muốn học? Em có thể làm nhiều điều trong đại học nhưng nếu em KHÔNG học, em

sẽ thất bại. Là một giáo sư, thầy không muốn thấy em thất bại và đó là lý do tại sao thầy đưa ra những

lời khuyên.”

Một sinh viên lập kế hoạch trước và sử dụng khôn ngoan thời gian của mình ở đại học để chuẩn bị cho

nghề nghiệp của mình sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều khi tìm được việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên sau sự việc đó, tôi đã hỏi các sinh viên khác những người đã dành vài năm ở đại học

để đi tới “những lời khuyên bạn bè” mà họ có thể nêu cho các sinh viên khác. Sau đây là lời khuyên của

họ:

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Có khác biệt giữa học ở trường phổ thông và đại học. Tôi chỉ

cần học một giờ để làm bài kiểm tra ở trường phổ thông nhưng phải mất nhiều giờ hay nhiều

ngày để làm một bài kiểm tra ở đại học.”

Từ một sinh viên năm thứ hai khác: “Tôi chỉ đọc sách giáo khoa và dễ dàng vượt qua các kỳ

kiểm tra ở trường phổ thông nhưng để làm tốt ở đại học, tôi phải đọc sách giáo khoa VÀ ghi

chép nhiều ở lớp, quãng sáu mươi trang một tuần. Tôi thất rằng các giáo sư đại học không theo

sách giáo khoa mà tập trung nhiều vào bài giảng riêng của họ, sách giáo khoa chỉ dành cho tham

khảo. Bạn KHÔNG thể chỉ đọc sách giáo khoa và qua được kì kiểm tra nhưng phải dự mọi bài

giảng và ghi chép nhiều để học tốt trong đại học.”

Từ một sinh viên năm thứ ba: “Ngày nay nhiều người trong chúng tôi đem laptop lên lớp để ghi

chép. Tuy nhiên, chúng tôi cũng kiểm tra mail, đọc facebook và twitter trong lớp nữa. Vấn đề là

khi bạn mang laptop tới lớp, bạn cũng sẽ làm các việc khác thay vì nghe giáo sư giảng bài. Lời

khuyên của tôi là bạn có hể mang laptop đi ghi chép nhưng ĐỪNG KẾT NỐI internet thì bạn sẽ

KHÔNG bị cám dỗ vào cái gì đó khác.”

Từ một sinh viên năm thứ ba khác: “Trong năm đầu tiên của tôi, tôi đọc sách giáo khoa và bài

đọc được yêu cầu SAU bài giảng. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng biết đọc TRƯỚC từng bài giảng cho

nên tôi biết điều giáo sư sắp nói tới. Nếu tôi không hiểu cái gì đó khi đọc, tôi có thể hỏi để làm

sáng tỏ trong bài giảng trên lớp. Trong trường hợp đó tôi thực sự học và không chỉ nghe.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Nhiều người trong số chúng tôi KHÔNG thích đặt câu hỏi trong

bài giảng, chúng tôi sợ hỏi “câu hỏi sai” hay gây ấn tượng cho giáo sư là chúng tôi không đủ

thông minh. Đó là sai lầm lớn. Tôi thấy rằng phần lớn các giáo sư đều thích trả lời câu hỏi trong

bài giảng bởi họ không muốn sinh viên không hiểu bài. Thỉnh thoảng, họ thậm chí còn nói cho

sinh viên những điều quan trọng có nghĩa là những thông tin chắc chắn sẽ có trong bài kiểm tra

của họ. Cho nên ĐỪNG ngần ngại đặt câu hỏi. Một số giáo sư cũng có các buổi ôn tập trước khi

kiểm tra. Đừng bỏ lỡ chúng vì chúng “hướng dẫn” về điều sẽ có trong bài kiểm tra. Phải chắc

chắn rằng bạn học tốt trước khi vào buổi ôn tập.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Trong năm đầu, tôi viết ra mọi thứ giáo sư nói, cả những điều

KHÔNG cần thiết. Về sau, tôi thấy rằng phần lớn các bài giảng đều có sẵn cho sinh viên, đặc biệt

là các bài chiếu PowerPoint của bài giảng. Tôi nhanh chóng biêt rằng bằng việc in ra những bài

chiếu này trước khi lên lớp rồi đọc chúng để biết điểm then chốt là gì rồi ghi chú thích chúng với

bình luận của giáo sư trong bài giảng thì tôi sẽ có một ghi chép rất tốt. Ngay lập tức, sau buổi

học, tôi sẽ ôn lại chúng để nhận diện các điểm quan trọng phụ mà tôi đã bỏ lỡ trong lần đọc đầu.

Trong trường hợp đó, tôi thực sự học tài liệu tới ba lần. Việc ôn tập lại những ghi chép này giúp

tôi “nhập tâm” chúng cho nên tôi sẽ nhớ chúng tốt hơn. Nếu bạn chấp nhận phong cách học tập

này, bạn sẽ học được mọi thứ nhanh hơn và tốt hơn là chỉ đọc.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Trong năm thứ nhất, tôi thích mượn bài ghi chép của bạn bè,

đặc biệt khi tôi “bỏ qua” vài bài giảng để đi xem phim. Một số bạn tôi thậm chí còn phân công

nhau ghi chép và chúng tôi dùng chung chúng cho nên chúng tôi đã không phải lên lớp mọi lúc.

Đến cuối, tôi gần như không nắm được gì ở lớp nếu bạn trai của tôi không giúp đỡ. Bạn ấy dạy

tôi cách học và bảo tôi rằng tôi phải học tài liệu trên lớp ít nhất ba lần để “nhập tâm” chúng. Tôi

đã biết rằng chẳng có gì tốt hơn là nhìn và nghe giáo sư giải thích cái gì đó trong lớp và có ghi

chép riêng của bạn vì nó giúp cho tôi giữ lại kiến thức tốt hơn. Dự bài giảng và nghe điều giáo sư

nói sẽ “khắc ghi” những lời đó vào não rồi bằng việc ôn tập lại chúng sẽ cho phép “việc ghi nhớ”

được thực hiện và đó là định nghĩa về học tất cả.”

Từ một sinh viên năm thứ ba: “ Nhiều người trong chúng tôi chấp nhận thói quen rằng sau khi

tới trường, chúng tôi đi ngủ rồi thức dậy ban đểm để học cho tới sáng. Bởi vì chúng tôi chỉ ngủ

vài giờ nên khi tới lớp, chúng tôi mệt mỏi và dễ ngủ trong lớp. Chẳng mấy chốc, tất cả chúng tôi

đều tụt lại phía sau, cho dù chúng tôi uống nhiều cà phê để giữ tỉnh táo nhưng tôi không làm bài

kiểm tra tốt rồi một số người trong chúng tôi từ bỏ và bỏ học ở trường. Tôi biết rằng điều quan

trọng là thiết lập việc quản lí thời gian để thời gian học và ngủ không ảnh hưởng lẫn nhau.

Chúng tôi cần ngủ và chúng tôi cũng cần học và ngủ tốt sẽ cho phép chúng tôi học tốt hơn.”

Từ một sinh viên năm thứ ba: “Chúng tôi muốn học ở thư viên nhưng có những chỗ quá bị phân

tán bởi vì bạn sẽ gặp nhiều người mà bạn biết. Nếu chúng tôi bắt đầu nói chuyện nào đó thì

chúng tôi làm phí nhiều thời gian học tập. Giải pháp của tôi là đi xa khỏi tầng một, tầng hai và

tìm một chỗ yên tĩnh ở tầng trên của thư viện nơi ít người tụ tập để tôi có thể học được.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Học nhóm KHÔNG có tác dụng cho mọi người bởi vì bạn

KHÔNG thể làm việc theo nhịp riêng của mình. Nếu bạn nhóm được lựa chọn là những người

bạn tốt của bạn, bạn có thể tán chuyện và không học chút nào. Bạn phải chọn lựa bạn nhóm một

cách cẩn thận và lập ra qui tắc và lịch biểu để chắc rằng chúng ta thực sự học được từ nhau. Khi

chuẩn bị cho bài kiểm tra, đặc biệt kiểm tra toán hay máy tính, bạn phải thực hành bằng việc tự

mình làm các bài tập chứ KHÔNG phân công trong nhóm. Càng làm nhiều bài tập càng tốt vì

thực hành sẽ giúp cho bạn làm chủ kĩ năng của mình.”

19

Đi làm hay không đi làm

Tuần trước, tôi nhận được một email: “Dường như là thầy đang khuyến khích sinh viên

đi làm trong khi vẫn đàng học đại học nhưng bố mẹ em bảo em rằng em phải tập trung vào học

tập vì họ có thể chăm lo cho em. Đi làm sẽ làm phân tán khả nằng học tập của em và em KHÔNG

nên làm hai điều đồng thời vì sẽ không thành công trong cái nào cả. Thầy nghĩ thế nào?”

Câu trả lời của tôi: Có nhiều ý kiến liên quan tới việc liệu sinh viên có nên đi làm việc

trong khi đang học đại học hay không. Chúng ta bắt đầu với việc một số dữ liệu: Đa số (85%)

phần trăm sinh viên Mỹ đi làm trong khi học đại học. Ở Châu Âu, 67% sinh viên đi làm việc trong

năm học. Tuy nhiên, ở Châu Á, con số này chỉ là 30% hay ít hơn. Lý do: bậc cha mẹ Châu Á ưa

thích rằng con họ vẫn tập trung vào học tập và KHÔNG bị bận tâm vào bất kì cái gì khác. Nếu

bạn nhìn kĩ thêm, bạn sẽ thấy rằng đa dố sinh viên Châu Á đang sống cùng bố mẹ họ và phụ

thuộc vào bố mẹ gần như mọi thứ. Tuy nhiên, sinh viên đại học Mỹ và Châu Âu rất độc lập, họ

KHÔNG sống ở nhà và phần lớn chỉ nhận sự hỗ trợ hạn chế từ bố mẹ họ.

Theo ý kiến của tôi, quyết định về việc liệu có đi làm trong khi ở đại học hay không là

chọn lựa cá nhân hay hoàn cảnh gia đình. Một số sinh viên đi làm bởi vì bố mẹ họ KHÔNG thể

đảm đương được việc trả tiền học cho họ hay họ muốn kiếm thêm tiền để hỗ trợ cho gia đình.

Những người khác đi làm để phát triển kĩ năng của họ trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ để một

khi họ tốt nghiệp, sẽ dễ dàng hơn để tìm chỗ sử dụng lao động. Tất nhiên, một số KHÔNG làm

việc vì họ tin rằng có điểm số cao sẽ là chìa khóa cho việc làm tốt về sau. Về căn bản, không có

câu trả lời đúng hay sai mà chỉ là vấn đề ưa thích của cá nhân và hoàn cảnh.

Có vài lí do để sinh viên đi làm hay KHÔNG đi làm và chúng có thể chẳng liên quan gì với

việc kiếm sống. Một số sinh viên thấy rằng công việc ở đại học là thách thức, họ có thể có khó

khăn trong việc giữ điểm tốt trong khi đi làm. Một số ưa thích tham gia vào cuộc sống đại học

như công việc nhóm, hoạt động xã hội, sự kiện trường, trở thành thành viên của tổ chức trong

trường, vì các hoạt động này là quan trọng cho sự phát triển cá nhân của họ hơn là đi làm. Một

số sinh viên muốn có kinh nghiệm đi làm trong khi vẫn còn trong trường vì nó giúp cho họ phát

triển đạo đức làm việc, thu được kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ cho tương lai. Trong

trường hợp đó, tôi khuyên rằng bạn tìm việc làm có liên quan tới lĩnh vực học tập của bạn thay

vì bất kì việc làm nào.

Chẳng hạn, một sinh viên học chuyên ngành khoa học máy tính sẽ ở chỗ tốt hơn nhiều

khi có việc làm vào nghề ở công ty phần mềm hơn làm kiếm lương ở cửa hàng quần áo. Kinh

nghiệm thu được từ việc làm phần mềm có thể là gợi ý tuyệt vời về sau khi họ tốt nghiệp.