DTTD - Copy.docx

31
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại đã thúc đẩy khối ngành y dược phát triển mạnh mẽ về tây y. Tuy nhiên, không vì thế mà tất cả dược phẩm đều là những sản phẩm tổng hợp hữu cơ, trái lại, người ta lại đang có xu hướng quay về nguồn cội. Thế giới hiện đại đang quay về với các hợp chất thiên nhiên có sẵn trong động vật và cây cỏ kết hợp với khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền để sản xuất ra những dược phẩm thế hệ mới: đó là những thuốc sản xuất từ dược liệu. Phát triển song song đó là một loại hình khác, cũng có nguồn gốc từ dược liệu nhưng chưa được xem là thuốc trị bệnh, người ta gọi đó là thực phẩm chức năng. Hiện nay, thực phẩm chức năng đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực y tế về việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe; đặc biệt là những kỳ vọng chưa được xác thực về khả năng chữa khỏi bệnh nan y. Nói về nhu cầu y tế, một trong những mối quan tâm hàng đầu, đó là làm đẹp và giải độc cơ thể. Chính vì thế những dược liệu có chức năng kháng viêm, trị mụn, tiêu độc đã và đang được quan tâm sâu sắc và đẩy mạnh nghiên cứu, ví dụ như kim ngân hoa và xuyên tâm liên. Tổng hợp những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài :” Khảo sát, đánh giá chất lượng thuốc và thực phẩm chức năng sản xuất từ dược liệu. Các thuốc và thực phẩm chức năng hướng tác dụng kháng viêm”. Đề tài thực hiện sẽ mang lại những thông tin bổ

Transcript of DTTD - Copy.docx

Page 1: DTTD - Copy.docx

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại đã thúc đẩy khối ngành y dược phát triển mạnh mẽ về

tây y. Tuy nhiên, không vì thế mà tất cả dược phẩm đều là những sản phẩm tổng hợp hữu cơ,

trái lại, người ta lại đang có xu hướng quay về nguồn cội. Thế giới hiện đại đang quay về với

các hợp chất thiên nhiên có sẵn trong động vật và cây cỏ kết hợp với khai thác kinh nghiệm y

học cổ truyền để sản xuất ra những dược phẩm thế hệ mới: đó là những thuốc sản xuất từ

dược liệu.

Phát triển song song đó là một loại hình khác, cũng có nguồn gốc từ dược liệu nhưng chưa

được xem là thuốc trị bệnh, người ta gọi đó là thực phẩm chức năng. Hiện nay, thực phẩm

chức năng đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực y tế về

việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe; đặc biệt là những kỳ vọng chưa được xác thực về khả năng

chữa khỏi bệnh nan y.

Nói về nhu cầu y tế, một trong những mối quan tâm hàng đầu, đó là làm đẹp và giải độc cơ

thể. Chính vì thế những dược liệu có chức năng kháng viêm, trị mụn, tiêu độc đã và đang

được quan tâm sâu sắc và đẩy mạnh nghiên cứu, ví dụ như kim ngân hoa và xuyên tâm liên.

Tổng hợp những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài :”Khảo sát, đánh giá chất lượng thuốc và

thực phẩm chức năng sản xuất từ dược liệu. Các thuốc và thực phẩm chức năng hướng

tác dụng kháng viêm”. Đề tài thực hiện sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho người tiêu

dùng cũng như có thể đưa ra những cảnh báo cho thị trường dược phẩm.

Page 2: DTTD - Copy.docx

2

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Thu thập nhiều mẫu thuốc và thực phẩm chức năng khác nhau có công dụng trị mụn,

chống dị ứng, kháng viêm đang lưu hành trên thị trường. Thu thập thêm các loại thuốc

trị mụn, dị ứng bán trôi nổi trên thị trường và định tính thành phần xem có chứa hoạt

chất của Xuyên tâm liên, Kim ngân hoa hay không, từ đó có thể đưa ra 1 cảnh báo cho

thị trường.

- Phân tích, so sánh va nêu được những đặc điểm khác nhau giữa các mẫu dược liệu đã

thi mua về:

+ Hình dạng bên ngoài, màu sắc, mùi vị.

+ Thành phần cấu tử của bột dược liệu.

- Định tính hàm lượng acid chlorogenic trong dược liệu Kim Ngân hoa và diterpenoid

glycosid trong dược liệu Xuyên Tâm Liên bằng:

+ Các phản ứng hóa học dựa trên dịch chiết dược liệu.

+ SKLM

+ Quang phổ UV-Vis

+ HPLC

- Khảo sát, tìm được điều kiện sắc ký thích hợp và tiến hành định lượng hoạt chất acid

chlorogenic , diterpenoid glycosid trong các mẫu dược liệu bằng HPLC.

- Sử dụng các điều kiện sắc ký đã tìm được để định lượng acid chlorogenic , diterpenoid

glycosid trong các chế phẩm, thực phẩm chức năng.

- Dựa vào kết quả định tính và định lượng có thể cung cấp số liệu có ý nghĩa về chất

lượng và đưa ra cảnh báo cho thị trường.

III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

III.1. Phản ứng viêm

Theo y học hiện đại, phản ứng viêm là quá trình đáp ứng sinh lý đề kháng của cơ thể

chống lại sự xâm nhập dẫn đến sự thay đổi tổ chức. Nhiệm vụ đầu tiên của phản ứng viêm

là loại bỏ các tác nhân xâm nhập (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, tổ chức tổn thương) và

cho phép sựsửa chữa hồi phục tổ chức tổn thương. Đáp ứng này gọi là phản ứng viêm cấp,

là hiện tượng thuận lợi cho sinh vật có thể tìm thấy sự dung nạp sinh lý. Trường hợp phản

ứng âm tính khi phản ứng tồn tại và trở nên mạn tính. Trong trường hợp này phản ứng

viêm không thuận lợi và chỉ được kềm chếvới tác dụng điều trị của thuốc.

Phản ứng viêm là yếu tố đầu tiên của miễn dịch không đặc hiệu, cho phép sự đề kháng

diện rộng. Thực tế, các vi sinh vật gây bệnh có thể tiếp xúc hằng ngày nhưng chỉ có thể

Page 3: DTTD - Copy.docx

3

gây bệnh trong một số trường hợp do cơ chế miễn dịch tự nhiên không cần sự tham dự của

các dòng tế bào lympho đặc hiệu. Tuy nhiên, phản ứng viêm cấp cũng là yếu tốkhởi phát

và điều hoà đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Cơ chế loại bỏ các vi sinh vật gồm đáp ứng miễn dịch tự nhiên xảy ra lập tức sau khi vi

sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Sau vài giờ, pha đầu tiên nhanh chóng tiếp tục bởi đáp ứng

miễn dịch không đặc hiệu sớm. Những pha sớm này cho phép khống chế nhiễm trùng

trước khi tế bào lympho T của đáp ứng miễn dịch có khả năng can thiệp.

III.2. Một số bài thuốc kháng viêm, chống dị ứng

Chữa mụn nhọt

- Giai đoạn viêm nhiễm:

Bài 1: thuốc đắp tại chỗ: lá hoa cúc trắng giã nát với muối, đắp vào mụn nhọt.

Bài 2: Củ khúc khắc 40g, Quả ké sao vàng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Kinh giới 8g, Kim ngân 20g, Ké đầu ngựa 16g, Thổ phục linh 12g, Cỏ xước

12g, Vòi voi 12g, Đỗ đen sao 40g, Cam thảo dây8g.

Bài 4: Giải thử thang gia giảm: chữa mụn nhọt vào mùa hè.

Thạch cao 8g, Kim ngân 12g, Liên kiều 12g, Đạm trúc diệp 12g, Xích thược

12g, Lá sen 16g.

Sốt cao thêm: Hoàng liên 12g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g

Tiểu tiện ngắn, đỏ thêm Xa tiên tử 12g

Táo bón thêm Đại hoàng 4g

- Giai đoạn hóa mủ:

Bài 1: thuốc đắp cho vỡ mủ: Rọc ráy, Lá xoan, Muối. Tỉ lệ như nhau, giã nhỏ, trộn

đều, ngày đắp 2 lần.

Bài 2: thuốc uống: Kim ngân hoa 20g, Liên kiều 12g, Hoàng cầm 12g, Bồ công anh

16g, Trần bì 6g, Gai bồ kết 12g, Cam thảo 4g

Giai đoạn đã vỡ mủ: rửa sạch, thay băng cho lên da.

Chữa đinh râu

Bài 1: Bồ công anh 80g

Hoa và lá cúc 80g

Giã nát, lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ.

Bài 2: Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm: Kim ngân hoa 40g, Cúc hoa 20g, Liên kiều 20g,

Tử hoa địa đinh 40g

Page 4: DTTD - Copy.docx

4

Nếu sốt cao, miệng khô, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch nhanh, tại chỗ sưng đau nhiều,

thêm: Hoàng liên 8g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Đan bì 12g, Thạch cao 40g.

Bài 3: Huyền sâm 20g, Sinh địa 12g, Thạch cao 40g, Kim ngân 40g, Bồ công anh

40g, Tạo giác thích 16g, Đan sâm 12g.

Trị lở ngứa, rôm xẩy, mụn nhọt:

Bài 1: Thuốc đắp: lá Xuyên Tâm Liên 1 nắm giã nát với rượu, dùng để xoa, đắp tại

chỗ.

Bài 2: Thuốc uống: Kim Ngân Hoa, Sài Đất, Bèo Cái, lá Trắc Bá, lá Tre mỗi thứ một

nắm nhỏ, sắc đặc, uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Hỗ trợ điều trị viêm Amidan: Xuyên Tâm Liên, Huyền Sâm, Mạch Môn, Kim Ngân

Hoa mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày,

uống khi còn ấm, dùng liền 9 ngày.

Hỗ trợ chữa viêm phế quản: Xuyên Tâm Liên, Huyền Sâm, Mạch Môn mỗi vị 12g, vỏ

quýt lâu năm, cam thảo mỗi vị 4g, sắc đặc, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, dùng 9 ngày.

(*) NHẬN XÉT: Vị Quân trong các bài thuốc kháng viêm, tiêu độc, chống dị ứng chủ

yếu là dược liệu Kim Ngân Hoa, ngoài ra còn có thêm dược liệu Xuyên Tâm Liên.

III.3. Cây Kim Ngân:

3.3.1 Thực vật học

Tên khác: nhẫn đông. Tên khoa học: Lonicera japonica, Thumb.

Cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ gồm lông đơn ngắn và lông

tuyến có cuống, sau nhẵn, màu hơi đỏ, có vân. Lá mọc đối, hơi dày, hình mũi mác hoặc trái

xoan, dài 4 - 7 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc tròn, đầu nhọn. Lá nhẵn trừ mặt dưới và trên các gân.

Cuống lá dài 5-6 mm, có lông bao phủ. Cụm hoa mọc ở ở kẽ các lá tận cùng, theo kiểu xim 2

hoa. Lá bắc giống lá con hình mũi mác, lá bắc con tròn, lông thưa ở mép. Đài 5 răng mảnh,

đôi khi không dài bằng nhau, có lông bao phủ. Tràng hoa ban đầu có màu trắng, sau chuyển

sang vàng; lông mịn, lông tuyến ở ngoài. Hoa Kim Ngân có ống tràng 1,5-2 cm, môi 1,5-1,8

cm. 5 chỉ nhị thò ra ngoài, đinh ở họng tràng, chỉ nhị nhẵn, bao phấn đính lưng. Bầu nhẵn.

Quả hình cầu, màu đen. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 3, kết thúc vào tháng 5; mùa quả từ tháng 6

đến tháng 8.

Trong đông y sử dụng nụ hoa Kim ngân sắp nở, đã phơi hay sấy khô. Có thể dùng

thân, cành được thu hái quanh năm.

Page 5: DTTD - Copy.docx

5

Một số loài kim ngân thường bị nhầm lẫn:

- Kim ngân: Lonicera japonica, Thunb.

- Kim ngân lông: Lonicera combodiano, Pierre ex Danguy.

- Kim ngân lẫn : Lonicera confusa, DC.

- Kim ngân hoa to: Lonicera macratha, DC.

Chi Lonicera ở Việt Nam đến nay đã phát hiện được 10 loài, tất cả đều được dùng làm

thuốc. Nguồn gốc: Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Tại Việt Nam: Quảng

Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tĩnh.

3.3.2 Thành phần hóa học:

Trong nụ hoa Kim ngân có acid chlorogenic và các đồng phân như: acid crytochlorogenic,

acid neochlorogenic và các acid isochlorogenic a, b, c (3.4-, 3,5-, 3,6- và 4,5-di-O-cafeoyl

quinic). Hàm lượng acid chlorogenic có thể lên tới 6%.

Các flavonoid trong nụ hoa: rutin, luteolin-7-O-β-D-galactosid, lonicerin (luteonlin-7-

O-β-D-hesperidosid) với hàm lượng cao nhất, và một số flavonoid khác.

Ngoài ra, nụ hoa Kim ngân còn có iridoid (loniceracetalid A, B, swerosid, centaurosid

và secoxylognin), saponin triterpen, và một số carotenoid.

Năm 2007, tại phòng thí nghiệm Y học Trung Hoa hiện đại, thuộc Đại Học Dược

Trung Quốc tại Nam Kinh, Trung Quốc, người ta đã phân lập, định tính và định lượng được

13 hoạt chất thiên nhiên mang hoạt tính sinh học từ nụ hoa Kim Ngân (Flos lonicerae). Đó là:

chlorogenic acid (1), caffeic acid (2), loganin (3), sweroside (4), secoxyloganin (5), rutin (6),

hyperoside (7), quercetin-3-O-glucoside (8), luteolin-7-O-glucoside (9), lonicerin (10), 4,5-di-

O-caf feoyl quinic acid (11), 3,4-di-O-caffeoyl quinic acid (12) và centauroside (13). (Hình 1)

[Qian, Zheng-Ming, et al. "Simultaneous qualitation and quantification of thirteen bioactive

compounds in Flos lonicerae by high-performance liquid chromatography with diode array

detector and mass spectrometry." Chemical and pharmaceutical bulletin 55.7 (2007): 1073-

1076.]

Page 6: DTTD - Copy.docx

6

Hình 1: Cấu trúc hóa học của 13 hợp chất có trong nụ hoa Kim Ngân.

Page 7: DTTD - Copy.docx

7

3.3.3 Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ

cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các

dạng bào chế khác. Nước sắc lá Kim ngân cũng có tác dụng tương tự.

Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân tăng cường chuyển hóa chất béo, có tác

dụng ngăn cản sự tích tụ mỡ ở bụng.

Tác dụng trên đường huyết: kim ngân có tác dụng tăng đường huyết trên thỏ, tác dụng

kéo dài 5 - 6 giờ.

Tác dụng chống choáng phản vệ: được chứng minh trong các nghiên cứu trên chuột

lang.

Độc tính: độc tính thấp, nghiên cứu trên chuột nhắt trắng, được cho uống nước sắc hoa

kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, chuột vẫn sống binh

thường, giải phẫu các bộ phận không thấy có thay đổi đặc biệt.

Swerosid trong Kim ngân hoa đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan.

3.3.4 Tính vị - công năng, công dụng

Theo đông y, kim ngân có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, vào 4 kinh: tâm,

phế, vị và tỳ.

Công năng chủ trị theo đông y: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giải biểu, lương

huyết chỉ huyết, giải độc sát khuẩn.

Công dụng:

- Dùng riêng hay phối hợp chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, ban sởi, tả, lỵ, ho

do phế nhiệt.

- Điều trị các viêm nhiễm đường hô hấp trên (như viêm amydan, viêm họng, ...),

thấp khớp, viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác.

- Ở Trung Quốc, kim ngân được dùng để hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ. Hoa phơi

khô còn dùng để lợi tiểu.

- Dựa trên tác dụng tăng cường chuyển hóa chất béo, kim ngân được ứng dụng

trong bệnh tăng lipid máu.

- Nước cất nụ hoa kim ngân được dùng để tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.

Chú ý, cẩn trọng khi dùng:

Page 8: DTTD - Copy.docx

8

- Những người tỳ bị hư hàn không thực nhiệt, hoặc ra mồ hôi nhiều không nên

dùng.

- Những trường hợp mun nhọt đã có mủ vỡ loét không nên dùng.

- Một số người uống Kim ngân bị tiêu chảy, chỉ cần giảm liều hoặc ngưng uống

là hết.

3.3.5 Dược liệu Kim Ngân Hoa

Nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica

Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla Rehd.; L. confusa DC. và L.

cambodiana Pierre, họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Nụ hoa hình ống hơi cong queo, dài 1 – 5 cm, đầu to, đường kính khoảng 0,2 – 0,5 cm.

Mặt ngoài màu vàng đến nâu, phủ đầy lông ngắn. Phía dưới ống tràng có 5 lá đài nhỏ, màu

lục. Bóp mạnh đầu nụ sẽ thấy 5 nhị và 1 vòi nhụy. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Hoa đã nở dài từ 2 – 5 cm, tràng chia thành 2 môi cuộn ngược lại. Môi trên xẻ thành 4

thùy, môi dưới nguyên. Nhị và vòi nhụy thường thò ra ngoài tràng hoa.

Bột màu vàng nâu nhạt, có mùi thơm nhẹ. Hạt phấn hình cầu, đường kính 53 - 62 µm,

màu vàng, có 3 lỗ rãnh nảy mầm rõ, bề mặt có nhiều gai nhỏ, thưa. Lông tiết gồm 2 loại:

Lông tiết đầu hình chùy cấu tạo bởi 20 – 30 tế bào và lông tiết đầu hình cầu gồm khoảng 10 tế

bào. Lông che chở đơn bào cũng gồm 2 loại: Một loại thành dầy, nhẵn hoặc có những chấm

lồi nhỏ, một loại thành mỏng, vết lồi rất rõ. Mảnh biểu bì cánh hoa có lông tiết, lông che chở.

3.4 Cây Xuyên Tâm Liên

3.4.1 Thực vật học

Tên khác: Công cộng. Tên khoa học: Andographis paniculata (Brum.f.) Ness.

Cây thảo, sống hằng năm, cao dưới 1m. Thân vuông, mọc thẳng đứng, chia nhiều đốt,

phân nhiều cành nhẵn. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 3 - 10 cm, rộng 1 - 3

cm, gốc thuôn đầu nhọn dài, 2 mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu

cành thành chùm thưa. Hoa màu trắng điểm hồng; đài có 5 răng nhỏ, đều, có lông; tràng hợp

ở phần dưới thành ống hẹp, hình trụ có lông, phần trên loe ra chia 2 môi, môi trên hẹp dài,

môi dưới xẻ 3 thùy rộng, đầu nhọn, nhị 2, đính ở họng tràng; bầu 2 ô. Quả nang, hẹp, thuôn

dài khoảng 1,5 cm, lông min thưa, hạt hình tròn. Mùa hoa: tháng 9 - 12; mùa quả: tháng 1 - 2.

Ở Việt Nam, xuyên tâm liên được trồng chủ yếu ở miền Bắc.

Thu hái: cả cây, có thể thu hái quanh năm, tốt nhất là trước khi cây ra hoa.

Page 9: DTTD - Copy.docx

9

3.4.2 Thành phần hóa học

Xuyên tâm liên chứa 2 nhóm hoạt chất chính là diterpen lacton và flavonoid.

Các diterpen lacton: các dẫn chất chính bao gồm andrographolid, neoandrographolid,

andrographisid. Hàm lượng andrographolid ở lá là 2,6%,ở thân 0,1-0,4%; sau khi ra hoa, hàm

lượng trong lá chỉ còn dưới 0,5%.

Adrographolid Neoandrographolid

Ngoài ra còn 1 số diterpenlacton khác với hàm lượng thấp: isoandrographolid, 14-

epiandrographolid, 14-deoxy andrographolid, 14- deoxy-11-oxo andrographolid,

andrograpanin, andropanosid, 14-deoxy-12-methoxy andrographolid, 12-epi-14-deoxy-12-

methoxy andrographolid, 14-deoxy-11,12-didehydro andrographolid (andrographolid D), 14-

desoxỵ andrographolid 19-β-D-glucosid, homoandrographolid, 6'-acetyl neoandrographolid,

andrographosterol và một terpenoid bất thuờng với 23 carbon là 14-deoxy-15-isopropyliden-

11,12-didehydroandrographolid. Trong cây còn có các diterpen dimer là bisandrographolid A,

B, C and D.

Trong môi trường nuôi cấy mô từ các bộ phận khác nhau của Xuyên tâm liên, thấy

xuất hiện 3 chất sesquiterpen lacton mới: paniculid A, B, C, nhưng không có andrographolid.

Page 10: DTTD - Copy.docx

10

Các Flavonoid: andrographin, panicolin, apigenin 7,4’-di-O-methylether, mono-O-

methyl wightin, 5-hydroxy-7,8-dimethoxy flavon 5-glycosid, 5-hyrdoxy-7,8,2’,3’-tetre

methoxy flavon, 5-hydroxy-7,8,2’-trimethoxy flavon 5 glucosid, 5,4’-dihydroxy-7,8,2’,3’-

tetramethoxy flavon 5-glucosid.

3.4.3 Tác dụng dược lý

Tác dụng kích thích miễn dịch, chống viêm: hoạt chất chính có thể là

andrographolid. Tác dụng chống viêm và hạ sốt, được nghiên cứu trên chuột.

Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus,

Bacillus subtilis, Shigella dysenteriae, Shigella shigae và Mycobacterum tuberculosis.

Xuyên tâm liên dùng liều cao và kéo dài có tác dụng giảm sự tạo kháng thể. Xuyên tâm liên

đã được thử nghiệm lâm sàng về tác dụng điều trị viêm phế quản cấp và mạn, cho thấy kết

quả tốt. Ngoài ra còn có tác dụng điều trị lao phổi.

Tác dụng điều trị viêm đường hô hấp trên, dự phòng cảm lạnh: Xuyên tâm liên có

tác dụng điều trị cảm sốt, viêm họng - amidan, được chứng minh trong các thử nghiệm lâm

sàng. Trong thử nghiệm khác, các học sinh nhỏ được uống trong 3 tháng, mỗi ngày 2 viên

cao xuyên tâm liên được tiêu chuẩn hóa, có nhóm placebo để so sánh, xuyên tâm liên đã có

tác dụng làm giảm tỷ lệ học sinh bị cảm lạnh; điều này cho thấy thuốc có tác dụng dự phòng

cảm lạnh.

Tác dụng bảo vệ gan: nghiên cứu trên cho chuột nhắt trắng, andrographisid và

neoandrographoisid có tác dụng bảo vệ có ý nghĩa chống sự nhiễm độc gan gây bởi carbon

tetraclorid. Andrographolid cũng có tác dụng bảo vệ gan chống thương tổn gan gây bởi

galactosamin và paracetamol ở chuột cống trắng, gây tăng tiết mật, chống ứ mật; làm tăng

khả năng sổng của tế bào gan trong thử nghiệm thải trừ xanh trypan và hấp thụ oxy.

Tác dụng hạ huyết áp: cao nước thô xuyên tâm liên, và các phân đoạn n - butanol và

nưóc gây giảm đáng kể huyết áp động mạch ở chuột cống trắng Sprague - Dawly gây mê.

Cơ chế tác dụng có thể do giảm nồng độ men chuyển angiotensin lưu hành và giảm một số

gốc tự do trong thận.

Tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch: cao xuyên tâm liên làm giảm bớt

đáng kể hẹp lỗ động mạch có vai trò quan trọng dự phòng tái phát hẹp sau tạo hình mạch

vành. Có tác dụng dự phòng sự tạo thành cục huyết khối và sự phát triển nhồi máu cơ tim,

được nghiên cứu trên chó.

Tác dụng trên hệ tiêu hóa: Cao xuyên tâm liên có hoạt tính chống tiêu chảy.

Apigenin 7,4’ - di - O - methyl - ether (một flavonoid) có tác dụng chống loét dạ dày gây

Page 11: DTTD - Copy.docx

11

thực nghiệm ở chuột lang và chuột cống trắng. Cao cồn thân rễ xuyên tâm liên có tác dụng

diệt giun đũa in vitro. Ngoài ra, cao cloroform có tác dụng lợi tiểu.

Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế sự nhân bản của nhiều loại tế bào ung thư, kích

thích sự biệt hóa tế bào giúp chống lại bệnh ung thư. Các diterpen được cho là thành phần

chính có tác dụng. Andrographolid có tác dụng mạnh hơn deoxyandrographolid và

neoandrographolid trên human leukemia HL-60 và nhiều dòng tế bào khác.

Nước sắc xuyên tâm liên ủ với một dung treo chứa tế bào H9 và virut HIV (virut này

được lấy ra từ tế bào H9 bị nhiểm HIV mạn tính). Sau 4 ngày ủ ở nhiệt độ ấm, người ta thấy

xuyên tâm liên có hoạt tính kháng HIV, làm giảm tỉ lệ tế bào bị nhiễm virut so với đối

chứng.

Cao hãm lá tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng có LD50: 71,1 mg/kg thể trọng (độc

tính cấp). Xuyên tâm liên với liều 20, 200 và 1.000 mg/kg hàng ngày cho chuột cống trắng

đực trong 60 ngày, đã không gây độc tính mạn tính trên tinh hoàn chuột, với việc đánh giá

bảng theo dõi trọng lượng cơ quan sinh sản, mô học tinh hoàn, phân tích siêu cấu trúc tế bào

Leydig và nồng độ testosteron.

3.4.4 Tính vị - công năng, công dụng

Theo đông y, xuvên tâm liên có vị rất đấng, tính hàn, vào 4 kinh: phế, can, tỳ.

Công năng chủ trị theo đông y: thanh nhiệt giải độc, thanh trường chỉ lỵ, thanh phế -

chỉ khái - lợi hầu họng, thanh nhiệt táo thấp - sơ can - tiết nhiệt.

Công dụng:

- Xuyên tâm liên được dùng trị lỵ cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm mạo, phát

sốt, viêm họng, viêm amiđan, viêm phổi, rắn độc cắn. Để chữa viêm miệng, viêm

họng, dùng vài lá nhai ngậm.

- Dùng ngoài, chữa lở ngứa rôm sảy, sưng tấy, nhiễm trùng ngoài da, vết thương, rắn

cắn.

- Trong y học Trung Quốc, xuyên tâm liên được dùng diều trị cảm cúm với sốt, viêm

họng, viêm thanh quản, loét miệng, loét lưỡi; ho cấp tính hoặc mạn tính, viêm ruột

kết, ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu với tiểu tiện khó và đau; mụn nhọt, lở

loét, rắn độc cắn. Còn dùng chữa bệnh do Leptospira.

- Rễ và lá xuyên tâm liên được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ, và nhiều

vùng ở Đông Nam Á, Trung Mỹ và vùng Caribê; thường được dùng làm thuốc trị

rắn và sâu bọ cắn. Nước hãm hoặc nhựa từ lá vò nát được dùng trị sốt, ban da ngứa

và làm thuốc bổ. Nước sắc lá hoặc rẻ dược dùng trị đau dạ dày, ly, bệnh sốt do

Page 12: DTTD - Copy.docx

12

Rickettsìa, bệnh tả, cúm, viêm phế quàn, làm thuốc tẩy giun và lợi tiểu. Còn được

dùng làm thuốc đắp chữa sưng chân, bệnh bạch biến và trĩ. Viên hoàn hoặc thuốc

hãm được dùng điều trị rối loạn kinh nguyệt, khó tiêu, tăng huyết áp, thấp khớp,

bệnh lậu, vô kinh, bệnh gan và vàng da.

- Ở Ân Độ, người dân dùng chữa ho gà, sốt rét. Xuyên tâm liên cũng được dùng trong

thành phần của phương thuốc cổ truyền Ân Độ để chữa rụng tóc.

- Ở Nepal người dân dùng trị áp xe.

Chú ý: vị thuốc rất đắng, không nên dùng thời gian dài, gây ảnh hưởng tới tiêu hóa.

3.3 Tổng quan về thực phẩm chức năng.

3.3.1 Thực phẩm chức năng có là thần dược? Thực trạng hiện nay?

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng (TPCN): là thực phẩm dùng để hỗ

trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình

trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. (Tiếng anh: food

supplements, functional foods). Cần lưu ý là:

Thực phẩm chức năng khác với thực phẩm.

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc.

TPCN có vai trò cung cấp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy TPCN được xem

như công cụ dự phòng sức khỏe của hiện tại và tương lai. Tại sao vậy?

Thứ nhất, vi chất dinh dưỡng bao gồm: các nguyên tố vi lượng, vitamin, acid

amin, acid béo và các hoạt chất sinh học. Những chất này dù chiếm một phần

rất ít trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người nhưng rất quan trọng

và luôn cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể sống. Đây là

những tiền chất đơn giản để tổng hợp nên những hợp chất thứ cấp phức tạp có

chức năng sinh học như vô vàn các loại protein.

Thứ hai, hiện nay chúng ta đang hạn chế tối đa việc đưa các hoá chất vào cơ

thể - thủ phạm chính của các căn bệnh hiện đại. Những chất độc hại đó, chiếm

chủ yếu, là từ nguồn lương thực-thực phẩm ‘không sạch’.

Thứ ba, rất nhiều bệnh lý gây ra do sự thiếu hụt một hay vài vi chất dinh

dưỡng. Ví dụ như loãng xương do thiếu Calci, thiếu máu do thiếu sắt… Các

bệnh mạn tính phổ biến là: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dị ứng,

tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyển hóa,

Page 13: DTTD - Copy.docx

13

rối loạn thị lực ... Các bệnh mãn tính không lây lan, không thể phòng bệnh

bằng vaccine mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vi chất dinh dưỡng. Khi

các vi chất dinh dưỡng ở dưới mức nhu cầu sinh lý, sẽ gây nên các rối loạn về

cấu trúc và chức năng của tế bào, tổ chức và cơ thể sống.

Chính vì thế, TPCN đang nổi lên ) không chỉ vì cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn

có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa

(beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.

Nhờ tham gia vào cấu tạo, thành phần các tế bào, tổ chức của cơ thể; tham gia xúc tác các

phản ứng enzym; tổng hợp hormone và bảo vệ cơ thể nên vi chất dinh dưỡng (TPCN) có tác

dụng chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ, tác dụng tạo sức khỏe sung mãn; tăng sức đề kháng,

giảm nguy cơ bệnh tật; hỗ trợ điều trị bệnh tật và làm đẹp cho con người.

Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) đã và đang bùng nổ trong khoảng 10 năm

trở lại đây cùng với hàng nghìn sản phẩm được rao bán ở khắp nơi. Song song đó là vô vàn

những quan điểm trái chiều về công dụng của TPCN: kẻ thì khen, người thì chê. Hiện nay,

trên thị trường Việt Nam, một số loại TPCN lại được quảng cáo một cách thái quá, được nói

quá lên về khả năng chữa bệnh khiến cho nhiều người đã tốn rất nhiều tiền để mua lấy niềm

hy vọng chữa khỏi một số bệnh nan y. Đó chỉ là những giọt nước làm tràn ly khiến người tiêu

dùng hoang mang, tạo cái nhìn chưa đầy đủ với TPCN.

Page 14: DTTD - Copy.docx

14

Hình : Kết quả tìm kiếm bằng trang web google.com cho từ khóa ‘food supplements’.

Hình : kết quả tìm kiếm bằng trang web google.com.vn cho từ khóa ‘thực phẩm chức năng là

thần dược’. (619.000 kết quả).

3.3.1 Thuốc và TPCN hướng tác dụng tiêu độc, trị mụn, kháng viêm:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và TPCN có công dụng này. Trong

đó, thành phần dược liệu chính chủ yếu là kim ngân hoa, xuyên tâm liên:

Viên ngừa mụn Hoa Linh (Dược phẩm NATA-Hoa Linh)

Tiêu độc PV (Công ty CP dược thảo Phúc Vinh)

Thanh Nhiệt Tiêu Độc (Công ty CP Dược Phẩm Xanh)

Kim nguyên thanh nhiệt tố (Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Kim Nguyên Đường)

Kim nguyên thanh nhiệt hoàn (Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Kim Nguyên

Đường)

Thuốc trị viêm xoang Esha (Công ty CP dược trung ương MEDIPLANTEX)

Cốm Thanh nhiệt giải độc (SANFORDPHARMA)

42.300.000 kết quả cho từ khóa ‘food supplements’

Page 15: DTTD - Copy.docx

15

Nature’s Tea (Công ty Best Formulations, Mỹ)

AyuLite (Công ty K-LINK Việt Nam)

Viên Uống Mát Da Thanh Nhiệt (Dược phẩm Hoa Sen)

Thanh nhiệt tiêu độc Tomic (Công ty CP Y tế Sức Sống Việt)

Bomaga – Bổ mát gan (Công ty TNHH Vĩnh Tiến)

Trong đề tài, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra một số loại thuốc và TPCN đang được tiêu

thụ mạnh để định tính và định lượng thành phần dược liệu chính (kim ngân hoa, xuyên tâm

liên) có đúng với thành phần được cống bố hay không. Từ đó, đưa ra một báo cáo nghiên cứu

có hữu ích cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng.

Bởi vì giá cả của những loại thuốc hay TPCN này không phải lúc nào cũng rẻ, nên

việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là cần thiết với người tiêu dùng:

Hình:

Page 16: DTTD - Copy.docx

16

Ngoài ra, có rất nhiều những sản phẩm trôi nổi trên thị trường với công dụng trị mụn

nhọt, giải độc không rõ về nguồn gốc, thành phần của thuốc. Việc nghiên cứu tìm hiểu thành

phần của những loại thuốc này có thể giúp đưa ra một cảnh báo về chất lượng và những nguy

cơ cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

4.1.1 Nguyên liệu

- Các mẫu dược liệu Kim Ngân, Xuyên Tâm Liên được thu thập từ thị

trường.

- Các chế phẩm, thực phẩm chức năng có chứa acid halogenic,

diterpenoid glycosid được thu mua trên thị trường.

4.1.2 Hóa chất

Dung môi chiết xuất và phân lập:

- Ethanol 90%, 96%

- Nước cất

- Cloroform

- Dicloromethan

- Ethyl acetate

Những loại thuốc này có giá khoảng 500.000đ /hộp

Page 17: DTTD - Copy.docx

17

- Ether ethylic

- n-Butanol

- Acid acetic

Hóa chất sử dụng chiết xuất, định tính và định lượng:

- Acid sulfuric 0,5%, 2%

- NaOH 25%

- Nước Javel

- Dung dịch NH3 đậm đặc

- Nước Brom bão hòa

- HCl 0,1M

- Nước cất 2 lần đạt tiêu chuẩn HPLC

- Acetonitril

- Acid phosphoric 0,1%

- Methanol

- N-Hexan

Thuốc thử dùng cho SKLM:

- Thuốc thử Vanilin Sulfuric

- Acid sulfuric đậm đặc

- Thuốc thử Dragendoff

4.1.3 Trang thiết bị

- Bình chiết, bình sắc ký và các dụng cụ phục vụ cho việc chiết xuất dược

liệu và định tính hóa học (bercher, erlen, phễu thủy tinh, giấy lọc, bông, đũa thủy tinh,

ống nghiệm,…)

- Cân hồng ngoại xác định độ ẩm.

- Cân phân tích.

- Kính hiển vi quang học.

- Bản mỏng Silica Gel GF254 (Merck).

- Máy quang phổ UV-Vis.

- Máy HPLC-PDA/UV-Vis.

4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu mua trên thị trường các dược liệu như Kim Ngân Hoa, Xuyên Tâm Liên và các

chế phẩm, các thực phẩm chứ năng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng.

Page 18: DTTD - Copy.docx

18

Tiến hành kiểm định các tiêu chuẩn của dược liệu và định lượng hàm lượng hoạt chất

trong chế phẩm.

4.2.1 Kiểm nghiệm cề mặt cảm quan và vi học các mẫu nguyên liệu

So sánh các mẫu dược liệu thu mua trên thị trường

- Về cảm quan: hình dạng dược liệu, trạng thái (tươi, khô, mới cũ), màu

sắc, mùi vị.

- Về tính phát quang: soi mẫu dược liệu dưới đèn UV và ghi nhận kết

quả.

- Về vi học: tiến hành xem xét các đặc điểm bột dược liệu, các cấu tử có

trong bột.

Ghi nhận, so sánh các kết quả thu được.

4.2.2 Chiết xuất dược liệu và tiến hành định tính

4.2.2.1 Chiết xuất dược liệu

Các mẫu nguyên liệu được chiết theo phương pháp khác nhau để đáp ứng yêu cầu

của phương pháp định tính.

- Chiết chung nhóm hợp chất hữu cơ bằng cồn cao độ để định tính bằng

sắc ký lớp mỏng.

- Chiết riêng thành phần flavonoid và acid chlorogenic để định tính bằng

phương pháp hóa học.

4.2.2.2 Định tính dược liệu

- Định tính bằng phương pháp hóa học: sử dụng các thuốc thử chung, các

thuốc thử đặc hiệu để định tính.

- Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.

+ Theo phương pháp được quy định trong Dược điển với hệ dung môi đã cho.

+ Khảo sát và tìm hệ dung môi thích hợp cho sắc ký lớp mỏng với dịch chiết toàn

phần.

4.2.3 Định lượng acid chlorogenic và diterpenoid glycosid trong dược liệu

Định lượng acid chlorogenic và diterpenoid glycosid trong các mẫu bằng phương pháp

HPLC theo tiêu chuẩn Dược điển cho các các dược liệu đã có phương pháp.

Khảo sát và tìm điều kiện sắc ký, tiến hành định lượng đối với các dược liệu chưa có

tiêu chuẩn định lượng bằng HPLC.

Ghi nhận kết quả và so sánh hàm lượng hoạt chất trong các mẫu giữa các dược liệu

khác nhau và và giữa các mẫu dược liệu khác nhau.

Page 19: DTTD - Copy.docx

19

4.2.4 Khảo sát và tìm điều kiện định lượng acid chlorogenic và diterpenoid

glycosid trong các chế phẩm trên thị trường

- Áp dụng phương pháp chiết xuất như đối với dược liệu để chiết hoạt

chất acid chlorogenic và diterpenoid glycosid trong các chế phẩm.

- Tiến hành định tính bằng SKLM các mẫu cùng với mẫu acid

chlorogenic và diterpenoid glycosid chuẩn. Ghi nhận kết quả và so sánh sự có mặt của

hai chất này trong các chế phẩm.

- Tiến hành định tính và định lượng bằng phương pháp HPLC.

Tổng hợp kết quả của hai phương pháp trên và đưa ra kết luận về sự có mặt của acid

chlorogenic và diterpenoid glycosid trong các chế phẩm. Đồng thời kiểm nghiệm

được các chế phẩm có hàm lượng hoạt chất cụ thể.

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

STT Công việc thực hiệnPhương pháp thực

hiệnThời gian Kết quả thu được

1

Tìm hiểu và thu mua

nguyên liệu và các

chế phẩm trên thị

trường

Tuần 1Thu được tối thiểu 10 mẫu

dược liệu và 5 chế phẩm

2 Khảo sát vi học

Soi bột dược liệu

dưới kính hiển vi

quang học

Tuần 2

Xác định cảm quan và các

thành phần đặc trưng trong

bột dược liệu

3Tiến hành chiết

dược liệu

Phương pháp ngấm

kiệtTuần 3 Thu dịch chiết dược liệu

Page 20: DTTD - Copy.docx

20

4

Khảo sát và định

tính bằng SKLM

Phương pháp

SKLM

Tuần 4

Kết quả so sánh sắc ký đồ

của các mẫu chuẩn.

Định tính bằng phản

ứng hóa học

Chiết xuất

Flavonoid và định

tính với thuốc thử

chung của

Flavonoid, thuốc

thử đặc hiệu.

- Xác định mẫu có chứa

flavonoid.

- Xác định có acid

chlorogenic, diterpenoid

glycosid trong các mẫu

5

Định lượng acid

chlorogenic,

diterpenoid glycosid

trong mẫu dược liệu

HPLCTuần 5 –

10

Xác định hàm lượng acid

chlorogenic và diterpenoid

glycosid của các mẫu đạt ở

bước 4.

6

Định tính bằng

SKLM và phản ứng

hóa học thành phần

acid chlorogenic và

diterpenoid glycosid

trong chế phẩm

Phương pháp

SKLM.

Thuốc thử đặc hiệu.

Tuần 11

Thu được kết quả sơ bộ về

sự có mặt của các hoạt chất

trên trong các chế phẩm.

7

Định lượng acid

chlorogenic và

diterpenoid glycosid

có trong các chế

phẩm

Phương pháp

HPLC

Tuần 12-

13

Xác định đúng hàm lượng

hoạt chất có mặt trong các

chế phẩm.

8 Viết đề tàiTuần 14-

15

VI. NƠI THỰC HIỆN

Bộ môn Dược Liệu – Khoa Dược – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 41-43 Đinh

Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Tp. Hồ Chí Minh.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

ST

TNội dung

Thành tiền

1000 đồng Tỷ lệ

Page 21: DTTD - Copy.docx

21

1 Mua dược liệu 1500 36,58%

2 Mua dung môi, hóa chất 1500 36,58%

3 Mua bản mỏng sắc ký 300 7,32%

4 Mua dụng cụ cần thiết 300 7,32%

5 Chi phí phát sinh dự trù 500 12,2%

Tổng cộng 4100 100%

VIII. TRIỂN VỌNG ĐỀ TÀI

Dựa trên kết quả của đề tài có thể ứng dụng vào kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa chất lượng

mẫu dược liệu Kim Ngân, Xuyên Tâm Liên đang lưu hành trên thị trường.

Với nhứng đóng góp trên, nếu đề tài thành công sẽ có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng công

trình nghiên cứu này làm cơ sở dữ liệu cho các cở sở, xí nghiệp trong việc thu mua nguyên

liệu phục vụ cho việc sản xuất, tránh nhầm lẫn, mua phải dược liệu giả, kém chất lượng.

Phương pháp này dễ thực hiện, ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và

chi phí cho doanh nghiệp.

Đồng thời để tài làm nền tảng cho các nghiên cứu sâu rộng hơn nhằm xây dựng quy trình và

thiết lập các tiêu chuẩn kiểm nghiệm thực phẩm chức năng như đối với thuốc nhằm hạn chế

tình trạng thực phẩm chức năng tràn lan trên thị trường và chất lượng không ổn định.

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ

Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn

Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2004, Kim Ngân, Xuyên Tâm Liên, Cây thuốc và

động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 2, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật.

2. Ngô Vân Thu, Trần Hùng, 2011, Kim Ngân, Xuyên Tâm Liên, Dược liệu học - tập 1,

NXB Y Học.

3. Bộ Y Tế, 2006, Kim Ngân, Xuyên Tâm Liên, Dược Học Cổ Truyền, NXB Y Học.

4. Đỗ Hoàng Dung, 2010, Sinh Lý Bệnh Quá Trình Viêm, Bách Khoa Y Học 2010, Đại

Học Y Hà Nội.

5. Qian, Zheng-Ming, et al. "Simultaneous qualitation and quantification of thirteen

bioactive compounds in Flos lonicerae by high-performance liquid chromatography

Page 22: DTTD - Copy.docx

22

with diode array detector and mass spectrometry." Chemical and pharmaceutical

bulletin 55.7 (2007): 1073-1076.