DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

11
DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng | 1 Factors that Affect the Chemical Reaction Rate CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG MỘT SỐ THUẬT NGỮ C Chất xúc tác Chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. Sự hiện diện của chất xúc tác xúc tác giúp giảm lượng năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết trong bản thân các chất phản ứng. giảm năng lượng cần thiết để để hình thành liên kết mới trong chất sản phẩm. Chất ức chế Chất làm giảm tốc độ phản ứng. Chuyển động nhiệt Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. N Năng lương kich hoa Các phân tử phản ứng phải va chạm với năng lượng đủ để phá vỡ các liên kết ban đầu. Muốn xảy ra phản ứng, sự va chạm phải tạo ra năng lượng bằng hoặc lớn hơn năng lượng kích hoạt. Nồng độ mol/lít, CM Số cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch; ) ( ) ( lit V mol n C dd ct M Từ CM, ta tính được số lượng phân tử chất tan bằng cách dùng số Avogađro. (1 mol = 6,023.10 23 hạt) P Phương trình trạng thái khí lý tưởng Cho biết sự liên hệ giữa áp suất, thể tích, và nhiệt độ của một khối khí lý tưởng như sau: p.V = n.R.T Trong các tính toán hoá học thì p áp suất khí (atm) V thể tích khí (lít) n số mol khí R hằng số chất khí (R = 273 4 , 22 ) T nhiệt độ, T = t 0 + 273 Phương trình trên cũng gần đúng cho các khí ở điều kiện thực. T

Transcript of DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

Page 1: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng | 1 Factors that Affect the Chemical Reaction Rate

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

MỘT SỐ THUẬT NGỮ C Chất xúc tác Chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. Sự hiện diện của chất xúc tác xúc tác giúp

giảm lượng năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết trong bản thân các chất phản ứng.

giảm năng lượng cần thiết để để hình thành liên kết mới trong chất sản phẩm. Chất ức chế Chất làm giảm tốc độ phản ứng. Chuyển động nhiệt Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. N Năng lương kich hoat Các phân tử phản ứng phải va chạm với năng lượng đủ để phá vỡ các liên kết ban đầu. Muốn xảy ra phản ứng, sự va chạm phải tạo ra năng lượng bằng hoặc lớn hơn năng lượng kích hoạt. Nồng độ mol/lít, CM

Số cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch; )(

)(

litV

molnC

dd

ct

M

Từ CM, ta tính được số lượng phân tử chất tan bằng cách dùng số Avogađro. (1 mol = 6,023.1023 hạt)

P Phương trình trạng thái khí lý tưởng Cho biết sự liên hệ giữa áp suất, thể tích, và nhiệt độ của một khối khí lý tưởng như sau:

p.V = n.R.T Trong các tính toán hoá học thì

p áp suất khí (atm) V thể tích khí (lít) n số mol khí

R hằng số chất khí (R = 273

4,22)

T nhiệt độ, T = t0 + 273 Phương trình trên cũng gần đúng cho các khí ở điều kiện thực.

T

Page 2: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

MrToan.W3Chem Tăng số va chạm có hiệu quả CHeMgISTaRhY for CLASS 10

2 | Nhiệt độ – Nồng độ và Áp suất khí – Diện tích tiếp xúc – Chất xúc tác

Temperature – Concentration and Pressure – Surface area – Catalysts

Tốc độ phản ứng Phương trình tổng quát của mọi phản ứng: Chất phản ứng → Chất sản phẩm. Trong quá trình phản ứng:

nồng độ chất phản ứng giảm dần. nồng độ chất sản phẩm tăng dần.

Phản ứng càng nhanh thì trong một đơn vị thời gian (giây-s, phút-m, giờ-h) nồng độ (mol/lit) các chất phản ứng giảm và nồng độ các sản phẩm tăng càng nhiều. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Đơn vị là mol/lit.s ; mol/lit.m hoặc mol/lit.h. Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm. X Xăng Là dung dịch chứa các nhiều hiđrocacbon dễ bay hơi – dễ cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong, chất đốt dùng sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, lò sưởi, bật lửa, . . . . Xăng sinh học Sử dụng phụ gia là ancol etylic (C2H5OH) pha trộn vào xăng thay vì dùng phụ gia là hợp chất của chì.

PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC 1. HS làm việc nhóm. 2. HS được GV hướng dẫn quay và làm phim thí nghiệm hóa học. 3. HS có tài liệu hỗ trợ thông tin và các chỗ trống điền khuyết khi học. 4. GV đàm thoại gợi mở - đặt vấn đề và giải quyết bằng cách sử dụng hệ thống câu

hỏi dẫn dắt HS hướng vào nội dung chính. Đi từ lý thuyết đến thực nghiệm: yếu tố nhiệt độ.

Từ thực nghiệm đến lý thuyết: yếu tố nồng độ, diện tích tiếp xúc. Diễn giảng – đàm thoại gợi mở: yếu tố áp suất khí, chất xúc tác.

Củng cố ngay sau mỗi yếu tố bằng câu hỏi liên quan phản ứng hoá học; câu hỏi thực tiễn. Củng cố toàn bài bằng các bài tổng hợp.

HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Thời gian

dự kiến Nội dung

Hoạt động dạy – học Thiết bị

GIÁO VIÊN HỌC SINH 5 phút KHỞI ĐỘNG GIỚI THIỆU

BÀI

Giới thiệu GV Diễn giảng để dẫn dắt vào bài Làm TN

*Bật quẹt gaz *Mẫu vật rỉ sét *Mô phỏng sự va chạm giữa các phân tử; sự định hướng

Lớp chia 4 nhóm Quan sát, lắng nghe, nhìn hình để xác định phản ứng nhanh chậm

Bài giảng powerpoint Các TN tương ứng

Page 3: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng | 3 Factors that Affect the Chemical Reaction Rate

6 phút NHIỆT ĐỘ

Bài giảng powerpoint sử dụng hệ thống câu hỏi cụ thể để dẫn dắt HS hướng vào nội dung chính Làm TN

*Đun nước đá trong ấm đun siêu tốc

Làm việc nhóm để rút ra kết luận sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng Xem phim TN, kiểm tra lại kết luận Làm TN

*Hòa tan viên sủi trong nước lạnh – t0 thường – nóng

Làm bài tập củng cố

Bài giảng powerpoint Các TN tương ứng

8 phút NỒNG ĐỘ

Bài giảng powerpoint sử dụng hệ thống câu hỏi cụ thể để dẫn dắt HS hướng vào nội dung chính

Xem phim TN, quan sát để rút ra nhận xét Làm việc nhóm để rút ra kết luận sự ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng Xem phim giải thích Làm bài tập củng cố

Bài giảng powerpoint

4 phút ÁP SUẤT

Diễn giảng Làm TN mô hình

*V = const, tăng n *n = const, giảm V

Làm việc nhóm để rút ra kết luận áp suất khí tỉ lệ thuận với nồng độ mol khí

Bài giảng powerpoint Các TN tương ứng

10 phút DIỆN TÍCH

Bài giảng powerpoint sử dụng hệ thống câu hỏi cụ thể để dẫn dắt HS hướng vào nội dung chính Diễn giảng cách làm tăng diện tích tiếp xúc của chất lỏng Diễn giảng cách làm tăng diện tích tiếp xúc của chất khí

Làm việc nhóm để tìm cách tăng diện tích tiếp xúc của chất rắn Làm TN *xé nhỏ bánh mì Xem phim TN, làm việc nhóm để rút ra kết luận sự ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng Làm bài tập củng cố Làm TN

*tăng diện tích tiếp xúc của chất lỏng

Bài giảng powerpoint Các TN tương ứng

7 phút CHẤT XÚC

TÁC

Diễn giảng về chất xúc tác và cách mà chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng

Làm TN *phân hủy H2O2 trong nước oxy già bằng xúc tác MnO2

Xem phim TN vui và trả lời câu hỏi

Bài giảng powerpoint Các TN tương ứng

5 phút CỦNG CỐ THỰC TIỄN

Tổng kết nội dung chính Đưa ra đáp án và giải thích các bài tập củng cố

HS trả lời câu hỏi có giải thích

Bài giảng powerpoint

Page 4: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

MrToan.W3Chem Tăng số va chạm có hiệu quả CHeMgISTaRhY for CLASS 10

4 | Nhiệt độ – Nồng độ và Áp suất khí – Diện tích tiếp xúc – Chất xúc tác

Temperature – Concentration and Pressure – Surface area – Catalysts

KÍ HIỆU TRONG BÀI GIẢNG POWERPOINT

Các nhóm làm việc theo thời gian qui định, sau đó giơ bảng nhóm

Học sinh giơ tay, trả lời cá nhân

Giáo viên diễn giảng

Kiến thức ghi nhớ, mỗi Học sinh phải hoàn thành trong tài liệu học tập

Học sinh làm bài tập áp dụng

CÁC PHẢN ỨNG TRONG PTN VÀ CUỘC SỐNG Em hãy ghi chữ N cho phản ứng nhanh và chữ C cho phản ứng chậm.

AgNO3 + NaCl

AgCl + NaNO3

Tết Đoan Ngọ làm cơm rượu dựa trên hai phản ứng Tinh bột (C6H10O5)n + nH2O

mennC6H12O6

Đường glucozơ

C6H12O6 men

2C2H5OH + 2CO2

Rượu

Xăng (dung dịch chứa nhiều hiđrocacbon) cháy trong động cơ xe gắn máy

CxHy khikhongO2 CO2 + H2O

Page 5: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng | 5 Factors that Affect the Chemical Reaction Rate

Đèn xì axetilen-O2 cháy với ngọn lửa sáng, tạo nhệt độ 3000 °C, dùng để hàn cắt kim loại

2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O

Trà sữa trân châu bị lên nấm mốc do protein bị vi khuẩn chuyển hóa thành chất mùi, amoniac, nitrit, . . . .

Kim cương được hình thành từ các chất hữu cơ nằm sâu dưới đáy biển cổ đại ở nhiệt độ và áp suất rất cao; thường sâu dưới mặt đất khoảng 145 - 241km; những hạt kim cương siêu lớn tập trung ở độ sâu lên tới 410 - 660km.

LỜI MỞ ĐẦU Qua hàng thế kỉ, con người luôn tìm cách tăng tốc độ những phản ứng có lợi và giảm tốc độ những phản ứng có hại. Tốc độ phản ứng hoá học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bài học này tập trung vào việc làm sao tăng tốc độ phản ứng (tăng số va chạm có hiệu quả); bằng cách dùng sự ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, áp suất chất khí, diện tích bề mặt và chất xúc tác đến tốc độ phản ứng.

Theo em, ý nào sau đây là ĐÚNG NHẤT ? A. Tất cả phản ứng chỉ vận dụng được MỘT yếu tố để tăng tốc độ phản ứng. B. Tất cả phản ứng đều phải vận dụng ĐẦY ĐỦ các yếu tố mới tăng được tốc độ

phản ứng. C. Tùy theo phản ứng cụ thể mà vận dụng MỘT, MỘT SỐ hay TẤT CẢ các yếu tố để

tăng tốc phản ứng. D. Tất cả phản ứng đều cần CHẤT XÚC TÁC để tăng tốc phản ứng.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ

Khi TĂNG NHIỆT ĐỘ, tốc độ chuyển động nhiệt của các phân

tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các phân tử va chạm với nhau . . . . . . . . . . . . hơn, . . . . . . . . . . . . hơn

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG . . . . . . . . . . . . .

Page 6: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

MrToan.W3Chem Tăng số va chạm có hiệu quả CHeMgISTaRhY for CLASS 10

6 | Nhiệt độ – Nồng độ và Áp suất khí – Diện tích tiếp xúc – Chất xúc tác

Temperature – Concentration and Pressure – Surface area – Catalysts

Trong các cặp sau, trường hợp nào có tốc độ phản ứng lớn hơn? (các điều kiện

khác là như nhau)

a) Zn + dung dịch CuSO4 (2M, 250C).

Zn + dung dịch CuSO4 (2M, 500C).

b) Đồ ăn để trong tủ lạnh.

Đồ ăn để ngoài tủ lạnh.

c) Hầm xương bằng nồi bình thường.

Hầm xương bằng nồi áp suất.

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ

khi TĂNG NỒNG ĐỘ chất phản ứng số lượng phân tử . . . . . . . . .

số va chạm giữa các phân tử . . . . . . . . . . .

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG . . . . . . . . . . . . . .

Trong các cặp sau, trường hợp nào có tốc độ phản ứng lớn hơn? (các điều kiện khác là như nhau)

a) Fe + dd CuSO4 (2M). Fe + dd CuSO4 (4M). b) Zn + 1 lít dd H2SO4 (2M). Zn + 2 lít dd H2SO4 (2M). c) Đốt than + thổi bằng miệng. Đốt than + thổi bằng quạt máy.

Chọn đáp án đúng nhất và giải thích. Để tắt đèn cồn, ta A. thổi mạnh bằng miệng. B. dùng nắp đèn cồn đậy lại.

Page 7: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng | 7 Factors that Affect the Chemical Reaction Rate

ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP SUẤT CHẤT KHÍ

pV = n.RT p = . . . . . . . . . . . . . . . . . p = . . . . . . . . . . . . . . .

Vậy khi TĂNG ÁP SUẤT KHÍ TĂNG NỒNG ĐỘ khí TỐC ĐỘ

PHẢN ỨNG . . . . . . . . . . . . .

Tăng áp suất khí bằng cách

Khi tăng áp suất, khoảng cách giữa các phân tử . . . . . . . . . . số va

chạm (có hiệu quả) . . . . . . . . . . . tốc độ phản ứng . . . . . . . . . . . . .

ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH TIẾP XÚC

Để tăng diện tích tiếp xúc của CHẤT RẮN, ta

nghiền nhỏ chất rắn (để hình thành những bề mặt tiếp xúc

mới).

nghiền càng nhỏ, diện tích tiếp xúc càng lớn. Khi ta TĂNG DIỆN TÍCH TIẾP XÚC giữa các chất phản ứng

Các phân tử va chạm với nhau . . . . . . . . và . . . . . . . . . . . hơn

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG . . . . . . . . . . . .

Có ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối.

mẫu 2 dạng viên nhỏ.

mẫu 3 dạng bột mịn.

Cho ba mẫu vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở

điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3

giây. So sánh nào sau đây đúng?

A. t3 < t2 < t1. B. t1 = t2 = t3. C. t1 < t2 < t3. D. t2 < t1 < t3.

Trích đề thi ĐH khối A 2014

V = const, tăng n n = const, giảm V

Page 8: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

MrToan.W3Chem Tăng số va chạm có hiệu quả CHeMgISTaRhY for CLASS 10

8 | Nhiệt độ – Nồng độ và Áp suất khí – Diện tích tiếp xúc – Chất xúc tác

Temperature – Concentration and Pressure – Surface area – Catalysts

Luộc thịt, ướp cá, đốt than Khứa thịt; cắt cá thành lát giúp mau chín ; ngấm đều gia vị hơn là để nguyên khối. Bà bán cơm tấm đập than thành các mảnh nhỏ khi nướng thịt (để than cháy dễ và nhanh hơn).

Để tăng diện tích tiếp xúc của CHẤT LỎNG, ta

«nghiền nhỏ» chất lỏng ra (để hình thành những bề mặt tiếp xúc mới) bằng cách

PHUN CHẤT LỎNG THÀNH TIA hoặc KHUẤY TRỘN LIÊN TỤC.

Tăng sự tiếp xúc của CHẤT KHÍ Vì các phân tử khí tồn tại đơn phân (nguyên) tử, chuyển động ở khoảng cách xa nhau,

nên ta phải ép chúng lại gần để tăng sự tiếp xúc giữa các phân tử bằng cách tăng áp

suất (tăng nồng độ).

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT XÚC TÁC

CHẤT XÚC TÁC là chất làm TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG TĂNG, nhưng còn

lại sau khi phản ứng kết thúc. Enzim (men, chất xúc tác sinh học), có bản chất là protein. Enzim

có tính đặc thù rất cao và giúp các phản ứng sinh hóa xảy ra rất

nhanh (tăng 106 đến 1012 lần) - ngay trong điều kiện bình thường

của cơ thể.

Phản ứng phân hủy hiđro peoxit, H2O2

2H2O2 2H2O + O2↑ phản ứng yếu, xảy ra chậm

2H2O2 2MnO 2H2O + O2↑ phản ứng mạnh, xảy ra nhanh

Page 9: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng | 9 Factors that Affect the Chemical Reaction Rate

Men Xúc tác cho phản ứng AMILAZA có trong . . . . . . . . . . . . . thuỷ phân tinh bột thành đường PEPXIN có trong dịch . . . . . . . . . . thuỷ phân protein thành axit amin

TỔNG KẾT VÀ CỦNG CỐ

TỐC ĐỘ PHẢN ỪNG TĂNG khi

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . nhiệt độ.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . nồng độ.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . áp suất khí.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . diện tích tiếp xúc.

Dùng chất . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Môi trường xảy ra phản ứng.

Tốc độ khuấy trộn.

Các tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời, . . . .

Nếu Em là Bác sĩ Bé An 6 tuổi bị viêm họng; do phải dùng kháng sinh lâu ngày nên bị tiêu chảy (kháng sinh là hoá chất diệt khuẩn nên cũng diệt luôn các vi khuẩn có lợi cư trú ở đường ruột). Nếu là Bác sĩ, em sẽ phải kê thêm men tiêu hoá (để bổ sung các vi khuẩn có lợi ) ở đợt điều trị kháng sinh tiếp theo; vậy em sẽ phải dặn bệnh nhân:

A. Dùng kháng sinh trước hay sau dùng men tiêu hoá? B. Thời gian giữa lần uống kháng sinh; uống men tiêu hoá cách nhau ít nhất bao

nhiêu giờ? Giải thích dựa trên kiến thức đã học.

Gợi ý. Dùng yếu tố nồng độ

Page 10: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

MrToan.W3Chem Tăng số va chạm có hiệu quả CHeMgISTaRhY for CLASS 10

10 | Nhiệt độ – Nồng độ và Áp suất khí – Diện tích tiếp xúc – Chất xúc tác

Temperature – Concentration and Pressure – Surface area – Catalysts

Để dập tắt một đám cháy thông thường, nhỏ, mới bùng phát người ta có thể dùng biện pháp sau: A. Phủ cát lên đám cháy. B. Dùng bình chữa cháy phun bọt khí CO2 vào đám cháy. C. Dùng chăn ướt trùm lên đám cháy.

Gợi ý. Dùng yếu tố nồng độ, yếu tố nhiệt độ và các dữ kiện sau: Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.710 0C đến 1.725 0C, nhiệt độ sôi là 2.590 0C. Khi mở van bình chữa cháy, do sự chênh lệch áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát

ra ngoài và phun thành dạng tuyết lạnh tới 78,9 OC. Chăn dùng chữa cháy tốt nhất là làm bằng sợi cotton. Khi nhúng chăn vào

nước sẽ giúp sợi bông nở ra, làm tăng độ kín khít bề mặt chăn.

Công nghệ Nano là ngành chế tạo vật chất ở mức nanomet (1nm = 109m). Vì sao trong sản xuất thuốc chữa bệnh, công nhệ nano hiện đang là vấn đề “hot” được quan tâm rất nhiều?

Gợi ý. Dùng yếu tố diện tích tiếp xúc và dữ kiện hình vẽ sau:

Vì sao chai màu nâu và màu xanh đậm được dùng làm vỏ chai bia; màu nâu thường dùng làm vỏ chai đựng thuốc ?

Gợi ý. Tia bức xạ (ánh sáng mặt trời) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Page 11: DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10 CÁC ...

DoTrongToan Le Quy Don High School, HCMC, VN Class 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng | 11 Factors that Affect the Chemical Reaction Rate

PHẦN GHI CHÚ CỦA HỌC SINH PHỤ LỤC

Năm 1930, người ta phát hiện ra nếu dùng vỏ chai có màu đậm hơn như màu nâu; màu xanh đậm

sẽ hạn chế hấp thụ ánh sáng tốt hơn, từ đó ngăn bia không bị biến chất, mất hương vị. Hiện nay

vỏ chai màu nâu và màu xanh đậm được dùng làm vỏ bia; màu nâu dùng làm vỏ chai đựng thuốc rất

thông dụng.

--- HẾT ---