Doko.vn 1793849 Giao Trinh Duoc Lieu

184
Giáo trình dược liệu I một số khái niệm cơ bản Dược liệu: là môn học chuyên nghiên cứu những nguyên liệu đầu dùng làm thuốc (material medicin) phòng, trị bệnh cho ngời và vật nuôi. Những nguyên liệu này có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật và khoáng vật. Trong đõ có tới trên 80% nguyên liệu đầu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật nên đã đổi tên thành dược liệu (medicin plants). Đông dược: là môn học nghiên cứu cách thu hái, bảo quản, sử dụng và bào chế các nguyên liệu dùng làm thuốc của các nước phuơng Đông trong phòng trị bệnh. Dược liệu thú y: là môn học nghiên cứu các nguyên liệu dầu, dùng làm thuốc phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Đồng thời, còn nghiên cứu thêm các cây có khả năng gây độc cho gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị. Vậy, muốn hiểu biết sâu và đầy đủ môn dược liệu học thú y chúng ta không thể tách rời những kiến thức về dược lý, độc chất và dược liệu học nói chung của nhân loại. II. – Lịch sử và sự phát triển. A. Lịch sử và sự phát triển của môn dược liệu học trên thế giới. Môn Dược liệu học cũng như thế giới. Từ thời xa xưa nhất, con người đã tìm cho mình những thức ăn và các vị thuốc trong cỏ cây và tập phân biệt chúng với cây độc. Đầu tiên các hiểu biết được truyền miệng. Sau được ghi chép lại. Trên các bảng đất sét dược giữ lại tại bảo tàng ở Anh; người ta đã tìm được các tài liệu cổ từ thời kỳ Xumêriêng Acadi, Babilon. Một số khác có từ 4000 năm trước công nguyên, được ghi bằng hình nón theo lệnh của vua Axyri Axuapanipal, trên đó có ghi các dược liệu: thuốc phiện, thiên tiên tử, a nguỳv.v...Gần 2000 năm trước công nguyên, vua Axyri Hamurabi khuyến khích trồng cây thuốc. Từ khi nền Y học còn có tính chất kinh nghiệm, còn lẫn nhiều yếu tố thần thoại nhà thờ, thì người ả rập cũng biết sử dụng gôm Acaxia, camphora abissinica, phan tá diệp, da đắng, thuốc phiện, thầu dầu. Đây là bản viết này nổi tiếng của Ebe (1600 trước công nguyên) đã bàn đến

Transcript of Doko.vn 1793849 Giao Trinh Duoc Lieu

Giáo trình dược liệu

I một số khái niệm cơ bản

Dược liệu: là môn học chuyên nghiên cứu những nguyên liệu đầu dùng làm

thuốc (material medicin) phòng, trị bệnh cho ngời và vật nuôi. Những nguyên liệu

này có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật và khoáng vật. Trong đõ có tới trên 80%

nguyên liệu đầu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật nên đã đổi tên thành dược

liệu (medicin plants).

Đông dược: là môn học nghiên cứu cách thu hái, bảo quản, sử dụng và bào chế

các nguyên liệu dùng làm thuốc của các nước phuơng Đông trong phòng trị bệnh.

Dược liệu thú y: là môn học nghiên cứu các nguyên liệu dầu, dùng làm thuốc

phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Đồng thời, còn nghiên cứu thêm các cây có khả năng

gây độc cho gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị. Vậy, muốn hiểu biết sâu và đầy

đủ môn dược liệu học thú y chúng ta không thể tách rời những kiến thức về dược lý,

độc chất và dược liệu học nói chung của nhân loại.

II. – Lịch sử và sự phát triển.

A. Lịch sử và sự phát triển của môn dược liệu học trên thế giới.

Môn Dược liệu học cũng như thế giới. Từ thời xa xưa nhất, con người đã tìm

cho mình những thức ăn và các vị thuốc trong cỏ cây và tập phân biệt chúng với cây

độc. Đầu tiên các hiểu biết được truyền miệng. Sau được ghi chép lại.

Trên các bảng đất sét dược giữ lại tại bảo tàng ở Anh; người ta đã tìm được các

tài liệu cổ từ thời kỳ Xumêriêng Acadi, Babilon. Một số khác có từ 4000 năm trước

công nguyên, được ghi bằng hình nón theo lệnh của vua Axyri Axuapanipal, trên đó

có ghi các dược liệu: thuốc phiện, thiên tiên tử, a nguỳv.v...Gần 2000 năm trước công

nguyên, vua Axyri Hamurabi khuyến khích trồng cây thuốc. Từ khi nền Y học còn có

tính chất kinh nghiệm, còn lẫn nhiều yếu tố thần thoại nhà thờ, thì người ả rập cũng

biết sử dụng gôm Acaxia, camphora abissinica, phan tá diệp, da đắng, thuốc phiện,

thầu dầu. Đây là bản viết này nổi tiếng của Ebe (1600 trước công nguyên) đã bàn đến

bệnh và các vị thuốc thảo mộc.

Việc khảo sát các nền văn minh cũ của Trung Quốc, ấn độ văn minh mới của

các dân tộc Adơtéc, Mêhicô và các dân tộc Inca ở Pêru chứng tỏ đã có sự hiểu biết

sâu sắc về các cây thuốc và cây độc dược ở đây.

Các thầy thuốc nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại nh : Aristoy, hypocrat, đã biết dùng các

loại thuốc ngủ, thuốc phiện, thiên tiên tử.

Mondragora trong cuốn “lịch sử cỏ cây” đã mô tả chính xác về đặc điểm thực

vật của nhiều cây thuốc.

Diotcorit sinh tại tiểu á (người Hy Lạp) đã đi chu du Ai cập, châu Phi, Tây Ban

Nha, ý...Tập khảo sát luận của ông (77 năm sau công nguyên) đã được dịch ra tiếng

la tinh ở thế kỷ 15 với tên là “Dược liệu”. Tập này đã thống kê 500 vị thuốc láy từ

thực vật, động vật và khoáng vật. Công trình của ông được truyền bá trong thế giới

La mã, Ai cập và có ảnh hưởng tới cuối thời trung cổ.

ở La Mã (thế kỷ thứ 1 sau công nguyên) Xensut đã mô tả 250 dược liệu. Plin ở

Langxiêng đã ghi lại các đặc tính Y học của cây cỏ trong nhiều tập của quyển “lịch

sử thiên nhiên”.

Galiên (thế kỷ thứ 2 sau công nguyên) được coi là người thầy của ngành bào

chế học, đã cung cấp các đơn chế thuốc. Ông đã có ảnh hưởng đến nền Y học phương

Tây trong nhiều thế kỷ.

ở thế kỷ 13, bên châu Âu những tiến bộ khoa học không đáng kể, thì ở thế giới

A rập đã qua một thời kỳ thịnh vượng. Thế giới A rập đã truyền bá các kiến thức Hy

Lạp, La mã và ấn Độ và có thêm những tìm tòi mới…Bên cạnh các nhà khoa học vĩ

đại của A rập nh Ghenbe Rhadet, Medue còn có các thầy thuốc vĩ đại Avixen,

Avendoa, Averoet và một nhà dược liệu thực sự Inbayta. Ông đã mô tả hơn 2000

dược liệu (có 1700 thuốc nguồn gốc thực vật) trong cuốn “Dược chất đơn giản”.

Ngoài trường phái A rập, trường phái của Salecnơ do Xacdơ Magnơ thành lập,

đã có tiếng tăn đến thế kỷ 14. ở đây người ta viết các cuốn sách về cỏ cây làm thuốc,

về thuốc chống độc. Tập đơn thuốc của thế kỷ 11 và một bài thơ có tiếng “Tinh hoa

của Y học” đã ghi 100 vị dược liệu quan trọng được các thầy thuốc Pháp Nicola

privot xem lại và trở thành cuốn sách thuốc chống độc có giá trị.

Tại Pháp ở thế kỷ 12 việc chế thuốc và bán thuốc là đặc hữu của các nhà tế bào

chế ; mà Xanh lu-i đã ban hành điều lệ năm 1258. Sau thời kỳ thập tự chinh, các tủ

dược liệu đã chứa đầy các gia vị và các cỏ cây có nguồn gốc phương Đông. Việc tìm

ra đường bể đi ấn Độ của Vascogama (1498), đi châu Mỹ của Colong 1492 đã giúp

cho việc nhận biết thêm về dược liệu mới (Cacao, Chè, Càphê).

Ngành Y học và Dược học bắt đầu thoát khỏi kinh nghiệm chủ nghĩa và đi sâu

vào thực nghiệm. Paraxen là một trong những người đầu tiên đã muốn chết “linh

hồn” của cây cối dưới dạng “Nguyên tố thứ 5”, là khái niệm đầu tiên của hoạt chất.

Trong khi các người xưa đi tìm vị thuốc đa năng thì đối với Paraxen trong thiên

nhiên tương ứng với mỗi bệnh là một vị thuốc có đặc diểm riêng để con người có thể

nhận ra được, đó là “Thuyết về các chữ ký”. Dựa vào tín ngưỡng cho rằng hình dạng

và màu sắc của mỗi cây có thể biểu hiện các tính chất y học của nó như vị:

Checdilonium majors có nhựa vàng, giống như mật của gan dùng để chữa bệnh cho

người mắc bệnh gan. Vị Pulmonaria officinale có lỗ lốm đốm trắng gần nhu mô ở

phổi dùng trị bệnh về phổi. Vị Eyrthracea cenfansium có thân vuông đợc dùng trị

bệnh sốt rét... Học thuyết này đã đợc J.B Pocta bảo vệ, năm 1558 ông đã xuất bản

tập Phitognomica. Trong tập sách này còn mắc nhiều lầm lẫn nhưng thời kỳ đó đã có

ảnh hưởng lành mạnh, làm cho kiến thức dược liệu tiến bộ và có điều đáng khen là

đã làm xuất hiện khái niệm “đặc hiệu”.

Các kiến thức được truyền bá nhờ các nhà in Machiolơ (1000-1577) xuất bản ở

ý tập bình luận của Điôtcorit. Nhiều vườn thực vật đã xây dựng ở Pháp. ở Pari có v-

ườn của Nicola Hen, người chế thuốc chuyên bán gia vị (1580). Năm 1626 tập đoàn

các nhà bào chế mua một miếng đất ở phố Acbalit để đạt vườn ơm cây làm thuốc.

Tới lúc này, ngành Dược (với nhiệm vụ xác định, kiểm nghiệm dược liệu và chế

thuốc) được tách ra khỏi ngành Y. Người ta bước vào giai đoạn khoa học dựa trên

quan sát và thực nghiệm. Các nhà khoa học đều xác định rằng điểm xuất phát cơ

bản của môn học này là xác định dược liệu về mặt thực vật một cách chính xác. Sau

đó một thời gian người ta đã khảo sát chiết xuất và phân lập được các hoạt chất. Đó

mới là cơ sở khoa học vững chắc cho việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên.

Đầu thế kỷ 19 Secrtuener tách đợc morphin từ thuốc phiện. Năm 1818

Penlơchie Cavăngtu chiết được Strichnin, 1820 tìm được quinin. Người ta đã tìm ra

được con đường hoá học của các ancaloit.

Trong thời gian này, người ta cũng tách được các Heterozit: Salixin của liễu

(1830 lơru) Amydalin (1830 Robike) Digitalis kết tinh của dương địa hoàng tía

(Nativen 1868).

Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cho phép nhận biết các thành phần của cây

cối và dần gỡ ra khái niệm về các hoạt chất. Năm 1813-1878 Clode Berna đã thử tác

dụng dợc lý của thuốc trên động vật thí nghiệm, từ đó tìm ra bộ phận nào cần sử

dụng của dược liệu và tìm được sự tương quan giữa cấu trúc hoá học của các thành

phần với tác dụng của nó trên động vật thí nghiệm.

Như thế dược liệu học đã xuất hiện ba mặt hoạt động:

1- Khảo sát các thành phần hoá học tìm các hoạt chất có trong cây.

2- Kiểm nghiệm dược liệu bằng các phơng pháp thực vật học.

3- Khảo sát tác dụng dươc lý và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong điều trị.

Việc khai thác các nguyên liệu trong thiên nhiên dùng làm thuốc ngày càng

phát triển. Các dược liệu dùng trong một nước có tình trạng không đủ dùng hoặc

dùng thừa. Đó là nguyên nhân làm nẩy sinh việc buôn bán thuốc và dược liệu giữa

các nước được phát triển mạnh mẽ. Một kỹ nghệ mới đã xuất hiện - kỹ nghệ chế biến

sơ bộ các nguyên liệu làm thuốc. Dược liệu được buôn bán trao đổi giữa các nước ở

trạng thái nhỏ, hay tán bột; nhưng cũng từ đó phát sinh ra những khó khăn trong

việc nhận thức phân biệt các vị thuốc đã tán nhỏ, băm vụn phải tìm được trong các

vị thuốc đắt tiền sự giả tạo, pha trộn cố tình của kẻ buôn bán thuốc thiếu lương tâm

hoặc sự pha trộn vô tình thất thường trong việc buôn bán thuốc, giữa các nước, ngày

càng phát triển. Đồng thời nhờ những tiến bộ của ngành hoá phân tích mà việc tiêu

chuẩn hoá các dược liệu và kiểm nghiệm nó được hình thành.

Song song với sự tiến bộ của các ngành khoa học khác, nhất là hoá học, dẫn tới

việc chiết xuất ra các hoạt chất chính. Dần dần người ta đã tổng hợp được hoạt chất

nhân tạo với số lượng gần như vô tận. Thế nhưng cỏ cây vẫn giữ được tầm quan

trọng của nó trong điều trị. Thực tế tác dụng dược lý của cây không hẳn lúc nào

cũng là tác dụng của chế phẩm nguyên chất đã được tách ra. Thông thường, thuốc có

nguồn gốc từ động vật sống, được cơ thể chịu đựng dễ hơn là thuốc tổng hợp có tác

dụng dược lý mạnh. Thêm vào đó là các tác dụng phụ, đôi khi chưa nhìn thấy được.

Các nước phương Đông cũng có một nền Đông y dợc truyền thống lâu đời.

Trung Quốc, ấn Độ, là những trung tâm lớn về lĩnh vực này trong suốt cả thời kỳ cổ

đại. Nhiều bộ sách lớn còn để lại cho đến ngày nay:

- Thần nông bản thảo chinh là bộ sách có từ thời nhà Hán (50-150 trớc công

nguyên). Nguyên bản đã thất lạc, đến đời nhà Minh và nhà Thanh có người đã biên

soạn lại cuốn sách này. Đây là sách chuyên khoa đầu tiên về thuốc của Trung Quốc.

Trong đó gồm 365 bài dợc liệu.

- Thần nông bản thảo kinh tập chú (493-500 CN). Dựa vào cuốn sách trên, Đào

Hùng Cảnh đã chỉnh lý, bổ sung thêm thành 730 loại làm thuốc.

- Tân tu bản thảo (657 - 659 CN). Cuốn sách đã ghi chép tỷ mỷ 844 loại dược

liệu. Có thể coi đây là cuốn Dược Điển đầu tiên của Trung Quốc .

- Chng loại bản thảo (1108CN) của Đường Châu Vi thời nhà Tống biên soạn.

Gồm 1740 loại làm thuốc. Đặc điểm cuốn sách này là có kèm theo tranh vẽ, có ghi

chép nguồn gốc, cách chế biến của từng vị thuốc và những đơn thuốc kim cổ kèm

theo. Đồng thời đã hiệu đính, bổ sung về mặt dược tính của từng vị thuốc.

Bản thảo cương mục (1596 CN). Do Lý Thời Trân biên soạn ở đời nhà Minh.

Sách bao gồm 1892 loại thuốc. Trong đó 257 loại khoáng vật, 444 loại động vật, 1094

loại thực vật và 79 loại thức ăn hàng ngày.

Trong bộ sách này, Lý Thời Trân đã vẽ tranh bổ sung, sắp xếp có kết hợp phân

loại theo đặc tính phân loại của thuốc.

Ngời Trung Quốc coi đây là công trình phân loại thực đầu tiên của thế giới, trớc

cả Linê chừng 200 năm.

Mỗi vị thuốc có ghi rõ các mục: tên gọi, địa lý thu hái, hình thái, tính chất, chủ

trị, bài thuốc mẫu...

Bản thảo cương mục đã tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân suốt 16

thế kỷ trước. Đã được dịch ra 6 thứ tiếng: La tinh, Nga, Anh, Đức, Pháp, Nhật. Lý

Thời Trần và bộ sách của ông đã có vị trí xứng đáng trong kho tàng khoa học thế

giới.

- Bản thảo cương mục tập di (1848CN). Đây là bộ sách lớn ở thế kỷ 19 của

Trung Quốc. Ngô Kỳ Tân biên soạn sau ngày giải phóng (1949) việc nghiên cứu và áp

dụng Đông y càng được đẩy mạnh. Hai cơ quan nghiên cứu lớn về Trung y ở Bắc

Kinh và Nam Kinh, tiếp đó nhiều cơ quan tương tự, ở khắp các tỉnh, các vùng của

Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu mới về các mặt: điều tra nguồn gốc và trữ lư-

ợng, kiểm định phẩm chất, nghiên cứu tác dụng dược lý, thành phần hoá học, các

ứng dụng điều trị mới, các phương pháp điều chế mới...Nhiều vấn đề đã đạt trình độ

cao, hiện đại của thế giới. Rất nhiều sách và tạp chí của Trung Ương và địa phương

đã ra đời, đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho nền Y học phương Đông và thế

giới.

B.- Lịch sử phát triển của Đông dợc Thú y và Dược liệu học ở Việt Nam:

Đông dược Thú y là môn học mới được thành lập gần đây. Tuy vậy việc tìm tòi

cây cỏ chữa bệnh cho vật nuôi đã được nhân dân ta, đặc biệt là các danh y nổi tiếng

của dân tộc áp dụng từ thời cổ xa. Các thầy lang được mời về kinh đô ngoài việc

chữa bệnh cho vua chúa, quan lại, nhiều khi còn phải chữa bệnh cho cả súc vật nuôi

có nhiệm vụ bảo vệ hay làm cảnh ở trong cung đình: voi, ngựa, chó, chim....Rất tiếc

việc đó làm xong cha đợc các danh y quan tâm ghi chép lại. Vì vậy không có những

bộ sách lớn chuyên về Đông dược thú y. Sau ngày giải phóng 1954, các cán bộ thú y

của ta đã quan tâm hơn đến vấn đề chữa bệnh cho gia súc và gia cầm bằng thuốc

Nam, đã đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm chữa bệnh cho gia súc trong nhân dân và đem

áp dụng. Nhìn chung những kinh nghiệm được phổ biến còn rất đơn giản, tản

mạn.việc su tầm, tổng hợp một cách khoa học để viết thành chuyên luận lớn giới

thiệu việc dùng thuốc nam chữa bệnh gia súc, gia cầm còn rất ít. ở một số sách giáo

khoa thú y: Nội, Ngoại, Sản, Ký sinh trùng, Dược lý... cũng có giới thiệu một số vị

thuốc nam thờng dùng trong thú y để chữa bệnh cho vật nuôi. Các giáo trình này

cũng chỉ nhấn mạnh đến việc sử dụng vị thuốc để chữa bệnh mà cha đi sâu tìm hiểu

cơ chế, tác dụng dược lý... của vị thuốc đó.

Muốn hiểu về lịch sử phát triển của Đông dược Thú y ở Việt Nam chúng ta cần

phải biết được lịch sử phát triển của Dược liệu học nói chung của nước ta.

lịch sử của môn dược liệu học ở Việt Nam.

Tập dược liệu đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam năm 1429 thời Lê Thái Tổ.

Đây là một cuốn sách do Phan Phu Tiên biên soạn, từ cuối đời Trần, qua thời nhà Hồ

và thời kỳ giặc Minh chiếm đóng (1407-1413) đến năm 1429 thì hoàn thành.

Tập dược liệu thứ 2 có giá trị đó là Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh. Cụ đã

ghi rõ giá trị của 630 vị thuốc nam, kèm theo đó một tập gồm 13 đơn thuốc làm mẫu

và 37 cách chữa các chứng sốt nhiệt (thập tam phương gia giảm và thương hàn thất

thập pháp). Theo cụ, đối với người Nam, thuốc nam thích hợp và tốt nhất. Tuệ Tĩnh

được coi là người đầu tiên sáng lập ra nền Y học Việt Nam (sau này Lãn Ông là ng-

ười tuyên truyền rất có uy tín và kết quả). Tuệ Tĩnh được coi là Tổ sư của Y học cổ

truyền ở Việt Nam. Hiện nay có chùa Hồng vân được thiết lập để nhớ ơn Cụ. Nhà

Minh phong kiến, thấy nước ta có vị danh y chuyên dùng các vị thuốc nam để giảm

giá thành thuốc bắc nên đã sang “đón” Cụ về Trung Quốc chữa bệnh cho Tống Vơng

Phi. Năm 1412, sau khi Cụ đã chữa khỏi bệnh cho Tống Vơng Phi, vẫn không được

tha về mà bị giam giữ ở thành Kim Lăng. Đồng thời các sách Cụ viết ra trớc đều bị

nhà Minh tìm cách mua lại hết. Tuệ Tĩnh vắng mặt ở nước Nam nên thuốc Nam bị

phát triển chậm một thời gian.

Tiếp theo Tuệ Tĩnh là cụ Hải Thợng Lãn Ông (1721-1792). Trong đời hoạt động

cống hiến cho nghề thuốc, Hải Thợng Lãn Ông đã để lại cho chúng ta một bộ sách

gồm 66 quyển, trình bày cả y lý và dược liệu, đồng thời còn có một tập sách nhỏ

khác, kê nhiều đơn thuốc có giá trị. Lãn Ông đợc coi là ngời sáng lập ra nghề thuốc

Việt Nam.

Đã nhiều lúc, thuốc nam, thuốc bắc bị coi khinh, xem thờng. Sách về dược liệu

hầu nh rất ít. Nhng trong nhân dân, việc dùng thuốc nam thuốc bắc vẫn được tín

nhiệm lưu truyền.

Ngày nay, phương châm kết hợp Đông Tây y được đề cao. Về mặt cơ sở vật

chất, thiết bị hiện đại được tăng cường để đa khoa học tiên tiến vào việc nghiên cứu

và sử dụng các nguồn được liệu phong phú của nước ta.

Nhiều cơ quan nghiên cứu và giảng dạy về Dược liệu xây dựng và phát triển

nh Viện nghiên cứu y học cổ truyền, Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược khoa...

Nhiều sách viết về Dược liệu Việt Nam đã xuất bản và có giá trị không ở trong

nước, mà cả các nước trên thế giới cũng đánh giá cao.

Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã đợc

coi là một trong 6 viên ngọc quý của thế giới, trong dịp triển lãm sách quốc tế trước

đây.

Chúng tôi đã thừa hưởng các giá trị của các tập sách nói trên, kết hợp với kinh

nghiệm nhân dân sưu tàm được, với các thực nghiệm khoa học của cán bộ ngành

chăn nuôi thú y trong cả nước, để viết nên tập bài giảng này.

tên gọi các vị thuốc

Chúng ta đã biết việc tìm ra nguyên liệu đầu dùng làm thuốc gồm: cây, động

vật và khoáng vật là cả một quá trình lâu dài, nó song song tồn tại cùng với lịch sử

phát triển của loài người. Loài người phải trải qua rất nhiều công trình nghiên cứu

kể cả thành công và thất bại mới rút ra được các kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý

báu trong việc điều tra, sử dụng thuốc. Kinh nghiệm ngày càng được tích luỹ nhiều

theo từng dòng họ, đặc biệt là các bài thuốc gia truyền (do trước đây phương tiện

giao lưu, trao đổi khó, ngôn từ ít, sử dụng thuốc cũng giống như mọi mặt của cuộc

sống hàng ngày theo kiểu tự cung tự cấp). Do vậy tên gọi của các vị thuốc thờng rất

khác nhau. Thực tế đã gặp một cây thuốc nhng có rất nhiều tên hay ngược lại một

tên nhng được đặt cho nhiều cây khác nhau. Một phần cũng còn do một số vị thuốc

lại có nhiều công dụng khác nhau. Nên người đặt tên thuốc lại dựa vào công dụng

của vị thuốc được sử dụng lần đầu. Việc đặt tên các vị thuốc và đơn thuốc được dựa

trên các nguyên tắc sau đây

1.- Căn cứ vào công dụng vị thuốc mà đặt tên

Thảo quyết minh là cây có hạt, uống vào sẽ sáng mắt ra (quyết minh tử). ích

mẫu: là vị thuốc có ích cho người mẹ. Phòng phong là vị thuốc có tác dụng chữa cảm

gió, đau đầu, chóng mặt nhức các khớp xương

2.- Căn cứ vào màu sắc của vị thuốc

Hoàng liên: vị thuốc có mầu vàng rễ cây mọc liên tiếp. Hoàng đằng: Vị thuốc

này có màu vàng. Huyền sâm: thứ sâm có mầu đen. Hồng hoa: vị thuốc là một thứ

hoa có mầu hồng.

3.- Căn cứ vào hình dạng

Ngưu tất: Ngưu là Trâu, tất là gối - vị thuốc có thân cây nơi cành mọc bị phình

to ra giống đầu gối con trâu. Cẩu tích (gốc rễ cây lông cu li) - cẩu là chó, tích là cái

lưng. Cẩu tích vị thuốc trông giống lưng chó. Ô đầu - Ô là con quạ. Vị thuốc trông

giống đầu con quạ.

4.- Căn cứ vào mùi vị của thuốc

Đinh hương: vị thuốc giống cái đinh có mùi thơm. Hồi hương: vị thuốc thơm

như hồi.Cam thảo: cam = ngọt, thảo = cỏ, 1 loại cỏ có vị ngọt. Khổ sâm – vị thuốc

giống sâm nhưng có vị đắng. Khổ quá mướp đắng...

5.- Căn cứ vào địa phương sản xuất

Sâm Bố chính - Sản xuất ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình. Ba đậu: Sản xuất ở

Ba Thục (Trung Quốc giống nh hạt đậu).

6.- Căn cứ vào cách sống mà đặt

Bán hạ: vị thuốc thu củ vào giữa mùa hạ. Hạ khô thảo: vị thuốc đến mùa hạ thì

khô héo. Nhẫn đông: cây chịu được qua mùa đông vẵn xanh tốt (kim ngân), hay tang

ký sinh...

7.- Căn cứ vào những điển tích, tên người dùng

Đỗ trọng: Vị thuốc được dùng đầu tiên do người có họ Đỗ tên Trọng. Hà thủ ô:

Hà = họ Hà, thủ = Đầu, ô = quạ. Ông lão họ Hà tóc đã bị bạc dùng thuốc này đầu trở

thành đen như đầu quạ. Sứ quân tử: chính là Sứ Quân Tử một vị sứ quân họ Quách

chuyên dùng thuốc này chữa bệnh cho trẻ em bị cam tích do giun sán. Do đó đặt tên

là hạt của ông sứ quân = Sứ quân tử (tử = hạt).

8.- Căn cứ vào bộ phận dùng

Chỉ một bộ phận của cây hay con được dùng làm thuốc: tang diệp (là cây dâu);

Cúc hoa (hoa cúc), hổ cốt (xơng hổ), Niết giáp (mai ba ba), cát căn (củ sắn dây)...

9. Căn cứ vào tên ngoại quốc mà phiên âm ra

Actixô: phiên âm từ tiếng Pháp Artichant. Man - đà - la - hoa tiếng ấn Độ - cây

có màu sặc sỡ. Nó chính là cây cà độc dược

Có khi cùng vị thuốc nhng vì nơi sản xuất có tiếng là tốt, ngời ta thêm nơi sản

xuất. Ví dụ : Xuyên Hoàng liên (Hoàng liên của tỉnh Tứ Xuyên). nhng nhiều khi

trong cùng một tên thuốc, thêm tên địa phơng vào, tưởng là cùng một loại nhưng

thực ra là hai cây khác nhau. Xuyên bối mẫu chữa ho lao, ho khan, còn Triết bối

mẫu là chứa ho cảm, ho gió. Lại cũng có vị thuốc thêm chữ nam ( hay chữ thổ ) vào

thì lại là một vị thuốc hoàn toàn khác.Ví dụ: Nam hoàng liên có khi là cây hoàng

đằng có khi là cây thalinctrum. Cam thảo nam là cây scoparia dulsis hay cây Abrus

Precatorius. trong khi cam thảo bắc là cây Glycyrrhiza coralensí hay Glycyrrhiza

glabra.

Vậy về việc gọi tên, nêu một số nguyên tác chung trên đây để chung ta tham

khảo. Nên gọi theo Việt nam là tốt nhất. Nhng mỗi nơi lại gọi mỗi khác. Do đó sẽ gặp

khó khăn khi nghiên cứu và sử dụng. Vì vậy đối với mỗi cây thuốc chúng ta thống

nhất nh sau:

- Các tên thường dùng ở Việt Nam.

- Tên của số nước trên thế giới có.

- Tên khoa học (cả tên cây và họ thực vật hay chi và bộ của động vật)- viết tên

La tinh, phải ghi cả tên người phân loại vì có thể mỗi tác giả phân loại một khác.

nguồn gốc của thuốc.

Việc dùng thuốc trong dân gian đã có từ rất lâu. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên ta

khi tìm kiếm thức ăn đã ăn phải cây độc gây tiêu chảy, nôn mửa hay chết người, dần

dần loài người đã biết phân loại cây độc với cây làm thức ăn. kinh nghiệm tích luỹ

dần, loài người không những biết lợi dụng cây để làm thức ăn mà còn biết sử dụng

cây làm thuốc phòng trị bệnh và những cây độc dùng trong săn bắn hay chống giặc

ngoại bang. Nh vây việc phát minh ra cây thuốc đã có từ thời thợng cổ khi đấu tranh

với thiên nhiên, tìm thức ăn mà có. Nguồn gốc để tìm ra thức ăn, thuốc và cây độc

đều giống nhau. Việt Nam tồn tại 2 dạng người làm thuốc

- Thuốc nam gia truyền: Trị bệnh theo kinh nghiệm cha truyền con nối để tồn tại

và phát huy, loại này không hay ít biết lý luận khoa học tồn tại ở các vùng dân tộc ít

người.

- Loại cũng dùng thuốc nhng có hiểu biết về y lý, khoa học tồn tại trong khu đô

thị, được học và đào tạo nghiêm chỉnh.

Về nguồn gốc dược liệu: tạm thời phân chia thành 2 loại

Loại 1: Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên - hoàn toàn dựa vào thiên nhiên mà

khai thác kể cả thực vật, động vật và khoáng vật.

Loại 2: Dược liệu do con người sản xuất ra.

Hai nguồn gốc nói trên, nhiều vị thuốc phân biệt hơi khó, càng về quá khứ thuốc

gần nh chỉ dựa vào thiên nhiên, bị động bởi thiên nhiên. Càng về sau, người ta nhận

thấy rằng không thể để cho thiên nhiên chi phối, mà phải tự mình bắt thiên nhiên

phục vụ mình. Do vậy việc trồng tỉa cây và nuôi động vật làm thuốc được đẩy mạnh.

Khi kỹ nghệ dược phẩm cha phát triển, cây mọc hoang hay động vật làm thuốc

sống hoang dại là nguồn dược liệu chính. Về sau, nguồn dược liệu kể trên ngày càng

hiếm do khai thác quá mức hay phá hoại nghiêm trọng. Hơn nữa do cây mọc hoang

hiếm dần, nên mọc lẻ tẻ, dẫn dến việc thu hái đòi hỏi nhiều công phu. Do vậy nên

nghề nuôi con và trồng cây làm thuốc đã ra đời. Nhiều khi chăn nuôi và trồng cây

làm thuốc đặt ra do nhu cầu xã hội thúc đẩy. Ví nh trồng canh ký na được đặt ra vì

cây này mọc hoang dại trở nên hiếm. Nuôi hươu, nai, để chủ động lấy nhung, sừng

và xương. Hiện nay nhiều nơi đã trồng cây thanh cao hoa vàng để sản xuất thuốc

chống ký sinh trùng sốt rét. Việc trồng tỉa hay chăn nuôi nh vậy có nhiều u điểm

- Chủ đồng được nguốn thuốc.

- Không sợ nhầm lẫn, giả mạo. Do sự chăm sóc, ta có thể làm tăng hoạt chất của vị

thuốc nên sẽ tăng hiệu lực chữa bệnh của thuốc.

- Chi phí về thu nhặt, vận chuyển và chế biến sẽ giảm đi nhiều. Cây trồng đến

tuổi, thu hoạch đều cùng một lúc, việc thu hoạch có thể cơ giới hoá đợc.

- Lựa chọn địa điểm trồng gần nơi phơi sấy và xởng sản xuất để giảm chi phí về

vận tải, tránh sự hỏng từ lúc thu hái đến khi sấy khô và bào chế.

Còn đối với việc chăn nuôi động vật làm thuốc, ngoài những ưu điểm kể trên, việc

chăn nuôi còn để cho ta chủ động mọi biện pháp tác động vào súc vật, chủ động

nguồn thức ăn, chủ động phòng chữa bệnh theo dõi sức khoẻ con vật hàng ngày ...tạo

cho nó cuộc sống gần giống với cuộc sống thiên nhiên. Như thế tất nhiên sẽ cho sản

phẩm làm thuốc cao nhất, tốt nhất.

Những quy tắc về trồng tỉa hay chăn nuôi động vật làm thuốc, chúng tôi không

giới thiệu chi tiết ở giáo trình này vì nó thay đổi theo từng cây và con. Nhưng chúng

tôi sẽ giới thiệu một số vấn đề cần chú ý

Phải dựa vào các thành tựu của các ngành khoa học: sinh học phân tử, di

truyền học... để chọn giống tốt, ít bệnh, năng suất cao và ổn định. Với cây thuốc

chúng ta cần chọn phơng pháp nhân giống tốt nhất: Gieo hạt, cấy thẳng hay cấy lại,

trồng bằng cành hay bằng rễ...

Phơng pháp bón, tới: dùng phân gì để tăng hoạt chất, tăng hiệu suất kinh tế của

cây trồng. Thời kỳ sinh trởng nào cây cần nhiều nớc, giai đoạn nào cần ít ...Sự bón

phân đã đợc nghiên cứu nhiều. Ví dụ nh cây Atropa bentadona mọc hoang chỉ có 0,3

– 0,5 % ancaloit. Nếu ta bón phân tốt và đúng mùa vụ, hiệu suất ancaloit sẽ tăng 0,8

%, đồng thời lợng lá thu hoạch sẽ tăng. Ngợc lại với cây bạc hà, vì bón phân không

đúng nên làm giảm lợng tinh dầu.

Do các kết quả trên, việc trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc ngày càng

phát triển. Việc phát triển dợc liệu làm thuốc đang là một yêu cầu cấp bách của xã

hội. Chúng ta cần nghiên cứu, phát triển hơn nữa, góp phần bảo vệ sức khoẻ đàn gia

súc và phát triển nền kinh tế nớc nhà.

Ngành thú y, tiến bộ về mặt này còn chậm, việc chữa bệnh cho gia súc bằng

thuốc nam ở các cơ sở cha đợc các cán bộ thú y chú ý. Nguyên liệu dùng làm thuốc

chữa bệnh cho gia súc hoàn toàn còn phụ thuộc vào bên nhân y và thu hái tự nhiên,

chứ cha chủ động trồng đợc. Mấy năm gần đây, một số địa phơng cũng có nghiên

cứu thí điểm vờn thuốc thú y nhng bị “phá sản” vì hoặc do thiếu cán bộ, hoặc thiếu

kinh phí, hoặc lãnh đạo ở đơn vị đó thiếu quan tâm

cân đong dùng trong đông dợc

Trong thực tế hiện nay vẵn đang tốn tại 2 hệ thống đơn vị cân đong khi sử dụng

Đông dợc

Hệ thống cân đong cũ (theo đồng cân, lạng, cân ta...)

Hệ thống cân đong thông dụng của quốc tế (gam, kilogam, miligam, minilít...)

Để giúp tham khảo, xin giới thiệu tơng quan giữa 2 hệ thống này

1 yến: 10 cân bằng 6,048kg. Theo dợc điển Trung Quốc thì 1 yến ta bằng đúng

5kg.

1 cân ta: bằng 16 lạng = 0,6048 kg hoặc bằng 0,500kg (DĐTQ, 1963)

1 lạng: 10 đồng cân hay 10 tiền ; bằng 37,77g hay 31,25 g (DĐTQ, 1963).

1 đồng cân: 1 chỉ = 10 phân = 3,77 g,

1 phân: 10 ly bằng 0,377 g hay 0,3125 g (DĐTQ, 1963),

1 lai hay 1ly bằng 0,037 g hay 0, 0031 g (DĐTQ, 1963

1 lắm tay: ớc chừng 50 g lá tơi hoặc 20 g lá khô,

1 nhúm tay: ớc chừng 2 – 3g,

1 thìa cà fê: chừng 5 ml,

1 thìa súp: chừng 15 ml,

1 chén tống: chừng 50 – 60 ml

1 bát: chừng 200 – 250 ml,

1 chai: chừng 700 ml; 1 cút bằng 100ml; 1 gù bằng 300ml...

thu hái, bảo quản và chế biến dợc liệu

Thu hái dựơc liệu

Mục đích của việc thu hái

- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị. Nguyên liệu dùng làm thuốc chỉ sinh

trởng và phát triển theo từng mùa, không phải lúc nào cũng có đợc nguyên liệu tơi

dùng trong phòng, trị bệnh đợc. Đặc biệt hoạt chất có trong vị thuốc cũng không đợc

phân bố đều trong tất cả các bộ phận hay tồn tại trong cây cả bốn mùa.

Việc thu hái dợc liệu có tầm quan trọng rất lớn. Nhiều khi nó có tác dụng quyết

định đến công tác điều trị tốt hay không tốt. Song, trong thực tiễn, chùng ta cha

quan tâm đầy đủ và đúng đắn. Do đó đã gặp không ít trờng hợp sử dụng và thu hái

bừa bãi. Hái lá làm thuốc không đúng mùa vụ, không đúng quy cách, có khi hoàn

toàn không có tác dụng chữa bệnh vì không có hoạt chất cần dùng. Ví nh Ma hoàng

thu hái khi đã có gió mùa đông bắc hay cả vụ đông sẽ ít hay không có tác dụng chữa

bệnh nữa vì không còn Ephedrin.

Thực tế cho thấy hàm lợng hoạt chất của một cây thuốc thay đổi tuỳ theo bộ

phận cây, nhng cũng có thể thay đổi theo tuổi cây, theo từng thời kỳ trong năm, thậm

chí cả từng giờ trong ngày. Vì thế không có quy luật chung để lúc nào biết có hàm l-

ợng hoạt chất tối đa trong cây. Vậy phải thu hái dợc liệu nh thế nào để đảm bảo

đúng quy cách, phẩm chất và hiệu lực chữa bệnh của thuốc? Với mỗi vị thuốc, có

một quy định thu hái, sau này đến phần chuyên khoa sẽ giới thiệu kỹ hơn, chơng này

chỉ nêu những nguyên tắc chung trong khi thu hái dợc liệu.

1- Nguyên tắc thứ nhất - thu đúng thời kỳ.

Đối với mỗi vị thuốc cần biết phải thu hái vào lúc nào sẽ cho năng suất và hiệu

lực điều trị cao nhất. Ví nh cây Benladone, hoạt chất chính là Hyoxyamin đợc tạo ra

trong rễ cây, sau đố truyền nên các phần trên mặt đất. ở năm thứ nhất, thân cây khi

còn xanh chứa nhiều ancaloit hơn lá. Sang năm thứ 2 vì thân cây bị hoá gỗ nên hàm

lượng ancaloit chỉ tập trung nhiều ở ngọn có hoa, khi quả chín thì ancloit lại giảm đi.

Vậy khi trồng Benladone lấy ancaloit ở năm thứ nhất ta cắt cành từ chỗ thân còn

xanh và các lá trên cành. Sang năm thứ 2 ta chỉ thu ngọn có hoa. Cúc trừ trùng dùng

tẩy giun, sán, hàm lượng perrithroid cao nhất ở hoa. Trong mễ hoè khi hoa cha nở

nhìn giống như hạt thóc chứa tới 20 % rutin, nhng đến khi nở có cánh mầu vàng l-

ợng rutin gần như mất hoàn toàn.

Tơng tự như trên khi thu hoạch bạc hà, lấy tinh dầu vào trước lúc ra hoa.

Tốt nhất nên thu hái lúc khô ráo, giúp việc phơi sấy, bảo quản dược liệu thuận

tiện. Các cây mang hoa ở ngọn dễ bị hỏng do ma. Các cây có tinh dầu phải thu hái

vào buổi sáng trước lúc mặt trời mọc.

2. Nguyên tắc thứ hai - thu hái đúng bộ phận.

1.thu cả cây

Bồ công anh, ích mẫu, ngải cứu... Với những vị thuốc dùng cả cây. Khi thu

không lấy phần sát gần mặt đất vì ở đó có lẫn tạp chất, cỏ dại và ít hoạt chất của

những bộ phận đã già.

Cách thu: cắt dưới cành cuối cùng ở khoảng 10 -15 cm là thích hợp. Thu hái lúc

cây sắp ra hoa.

2. Thu búp cây

Hái búp thường vào giữa và cuối mùa xuân (tháng 3, 4 dơng lịch) với những

cây chỉ thu một lần trong năm. Các cây thu hái nhiều lần trong năm như chè búp

thường thu khi búp bắt đầu nẩy phồng to, nhưng lá cha xoè, có thể lấy thêm một

hoặc hai lá non kèm theo búp cũng đợc.

Cách thu hái: ngắt từng búp (hái búp chè) hoặc bẻ cành con sau đó ngắt.

3. Hoa (Hos)

Với hoa sử dụng tinh dầu là hoạt chất, tốt nhất là hái khi hoa sắp nở, lúc đó

hoạt chất tập chung trong nụ cao nhất.Thí dụ: Hoa kim ngân, hoa hoè, hoa cúc... Có

khi ngời ta hái cả cụm hoa có kèm lá bắc. Còn ở cây sử dụng cánh hoa làm thuốc nh

hoa mào gà phải thu hài cánh khi hoa đã nở hết.

Cách thu: hoa lấy tinh dầu thờng phải hái bằng tay thu hoa cúc, hồng hoa, còn

đối với nhiều trờng hợp, ngời ta sử dụng bằng lợc tuốt chải: thu mễ hoè, bạch cúc,

cúc trừ trùng...

4. Thu quả (Fructus)

Cần phân biệt 2 loại quả: quả mọng và quả khô (quả giác).

- Quả mọng: quả dâu, mâm sôi (phúc bồn tử), mơ, mận ... Thu lúc quả chín hẳn

- hoạt chất sẽ tập trung trong quả cao nhất. Song hái lúc này sẽ khó bảo quản, dễ dập

nát, h hỏng. Do đó nên hái khi quả vừa chín tới.

- Quả khô: Quả bồ kết, quả hồi, thảo quả, đầu... Thu lúc gần chín hoàn toàn,

nhng trớc khi bị rụng. Nếu hái sớm quả hoạt chất ít, khó bảo quản, phơi sấy lâu, ng-

ợc lại nếu hái muộn, quả nứt hạt rơi vãi hết.

5. Thu ngọn có hoa

Bạc hà, hơng thảo, kinh giới, hơng thu...Thờng dùng liềm hay kéo cắt rồi bó

lại. Trong việc khai thác lớn, ngời ta sử dụng các máy chuyên dụng.

6. Thu lá (Folium)

Tuỳ theo mục đích làm thuốc và vị trí của lá trên cành mà quyết định thời kỳ

thu hái, vì ở mỗi thời kỳ sinh trởng và phát dục của lá, đều chứa các hoạt chất khác

nhau ví nh: Lá chè khi còn non chứa nhiều tanin và cafein hơn chè già. Lá ổi non

chứa nhiều tanin hơn lá già. ở bạc hà, kinh giới...và một số lá chứa tinh dầu, thờng

các lá ở phần trên ngọn chứa nhiều tinh dầu hơn các lá gần gốc. Những cây sống lâu

năm, lá của nó muốn dùng làm thuốc thờng hái vào năm thứ hai, sang năm thứ 3 th-

ờng bỏ là đi, chỉ thu những bộ phận có hoạt chất tập trung: củ, quả. Trong một năm,

thờng hái lá “bánh tẻ” nghĩa là lúc cây sắp ra hoa, hoặc chớm ra hoa.

7. Thu hạt (Semen)

Tốt nhất thu hạt khi thật già. Nếu là hạt của quả tự mở: hạt muồng, cải...không

đợc chờ khi quả nứt. Chỉ riêng với hạt dẻ tây là nhặt hạt dới đất. Nếu là hạt của quả

thịt: hạt mã tiền, táo, đào...chờ quả chín, hái về, loại bỏ phần thịt quả, rồi phơi khô.

8.Thu vỏ(Corlex)

Còn gọi là bì : thu vỏ quế, mẫu đơn bì, thạch lựu bì... Thờng dùng vỏ cành, ít

dùng vỏ thân, vì có nhiều lớp bẩn. Việc thu vỏ cành hay vỏ thân còn tuỳ hoạt chất

hoặc tuỳ cách sử dụng trong điều trị. Ví dụ khi chữa cảm mạo (cảm hàn) dùng quế

chi, còn nếu cần làm “ấm” cơ thể và tăng cờng hoạt động của tim, bồi dỡng cơ thể

dùng quế tâm (quế thân).

Vỏ theo nghĩa rộng bao gồm bộ phận tách đợc bằng dao, đến tợng tầng, ở đó có

mặt phảng theo thớ. Nh thế sẽ bao gồm lớp trụ bì, libe và đôi khi vài hàng bên ngoài

tế bào của gỗ.

Thu vào mùa xuân đến đầu mùa hè, nhng phải trớc lúc cây ra hoa.

Cách thu: dùng dao bằng xơng hay thép không rỉ (không dùng dao sắt sẽ làm

mất tanin, sấu mầu dợc liệu vì sẽ gây đen), không nên thu vỏ của những cây quá già

hay còn non quá. Những vỏ của những cây này thờng quá nhiều bẩn và chứa ít hoạt

chất. Lấy dao tách ra đợc các mảnh vỏ, nạo bỏ miền bẩn. ở quế cành, với những

cành có đờng kính 2 – 5 cm, dùng dao trích 2 đờng vòng tròn và 2 đờng dọc thân

cành, bóc sẽ đợc các cuộn vỏ rồi cạo bỏ lớp bẳn đi.

Với vỏ rễ, việc thu hái sẽ có tác hại phá huỷ cây, nhng trong vài trờng hợp, vỏ

này lại quý, ví nh vỏ lựu. Ngời ta thu vỏ rễ khi có mục đích khai thác cây hoàn toàn,

nhằm chiết hoạt chất. Với canh ky na khi đợc 6 - 7 năm, ngời ta thu toàn bộ vỏ rễ,

thân, cành để chiết hoạt chất – kinin làm thuốc

k. Thu gỗ (Lignum)

Ví nh tô mộc, trầm hơng, gỗ long lão...Thờng thu vào cuối thu hoặc cả mùa

đông. Lúc này gỗ chắc, lợng nớc trong gỗ ít hơn, dễ bảo quản, không bị h hỏng.

l. Thu rễ (Radex) và thân (Rhizoma):

Thu các bộ phận dới đất: rễ, thân rễ, củ, tốt nhất thu ngoài thời kỳ sinh dỡng

của cây. Lúc đó hoạt chất tập trung trong củ, rễ và thân rễ. Đối với cây sống 2 năm

nh ngu bàng, ngời ta thu hái vào mùa thu của năm thứ nhất hay mùa xuân của năm

thứ hai. Đối với cây sống lu niên, bao giờ cũng thu hái vào mùa thu. Thờng chờ sau

một vài năm để thu đợc khối lợng lớn, nhng không chờ quá lâu do lõi rễ sẽ hoá gỗ.

Việc thu thờng vất vả vì phải dùng cuốc, thuổng...cố gắng càng tránh đợc dập

nát bao nhiêu càng tốt: sắn dây, rễ long đờm, Ipeca và smilax... rễ cây thu đợc phải

lắc chải hay rửa, loại bỏ đất và các bộ phận dập nát, thối hỏng do côn trùng hoặc sâu

phá hoại. Loại bỏ các rễ nhỏ, những củ to thờng cắt thành khoanh hay làm nứt dọc

để tiện cho việc phơi sấy: đại hoang, long đởm, gừng, đại hoàng...

Có nhiều dợc liệu, lợng hoạt chất không giống nhau ở các chỗ cao thấp khác

nhau của củ. Trong củ đại hoàng theo Vạn ốt và cộng sự (Hà Lan): lợng các dẫn xuất

anthraxen tăng lên từ phần trên của gốc đến đầu các rễ con. Điều này cũng xảy ra

với bạch chỉ. Vậy khi thu đại hoàng, bạch chỉ không đợc loại bỏ các rễ con.

Không nên thu các bộ phận dới đất vào lúc cây đã nẩy lộc, đâm chồi, các chất

dự trữ đã bị huy động đến các bộ phận khác của cây, đễ có quá trình biền đổi sinh

học trong cây, hoạt chất bị đổi sang dạng khác, làm giảm tác dụng chữa bệnh.

Nh vậy việc thu hái dợc liệu thật muôn hình, muôn vẻ và đòi hỏi mất nhiều thời

gian. Việc thu dợc liệu đúng lúc rất quan trọng, không đợc xem thờng. Ngoài những

quy định trên chúng ta còn chú ý thêm:

- Hái về, phải kịp thời sử lý ngay, sử lý đúng phơng pháp để tránh dập nát, lên

men, sinh thối. Tuyệt đối không nên thu lúc trời ma, độ ẩm cao, trong nhà không có

phơng tiện sử lý kịp thời.

- Những bộ phận độc, có chứa hoạt chất tác dụng dợc lý mạnh, phải đợc báo

quản riêng, nên có ký hiệu riêng.

Các phơng pháp làm khô dược liệu

Mục đích làm khô dược liệu

Trên thực tế, có một số dợc liệu dùng tơi mới tốt, ví dụ: mần tới chữa mạt gà.

Ngược lại, có những vị thuốc chỉ dùng khô, không những thế, lại đòi hỏi để càng lâu

năm tác dụng càng tốt như trần bì. Nói chung dược liệu tươi chỉ giải quyết yêu cầu

trong một phạm vi nhỏ, khi bệnh xẩy ra đúng mùa có cây thuốc phát triển, hay chỉ

để cất tinh dầu, chế cồn thuốc tươi. Trong thực tế lâm sàng không phải lúc nào cũng

sẵn cây tươi, nhất là khi mùa đông lạnh, cây cối tàn lụi. Vậy để chủ động nguồn

thuốc trong điều trị và sản xuất, nhất thiết phải tìm cách dùng dược liệu khô.

Khi cây sống có sự cân bằng giữa các quá trình chuyển hoá, dẫn đến tổng hợp,

biến đổi và tổng hợp các thành phần hứu cơ trong tế bào bình thường. Cây không có

sự phân huỷ gây mất hoạt chất. Khi cây bị cắt ra sẽ héo nhanh do việc mất nớc. Sự

mất nớc xảy ra nhanh hay chậm tuỳ theo các bộ phận của duợc liệu, tuỳ theo nhiệt

độ và độ ẩm của không khí. Sự thuỷ phân hoạt chất do men vẫn tiếp tục xảy ra nếu ở

cây còn luợng nước trên 15%. Khi đó các quá trình thuỷ phân, oxy hoá, rexemnic

hoá có thể làm hỏng các hoạt chất của cây.

Ngày nay ngời ta đã công nhận các phản ứng này có thể xảy ra trong cùng một

số tế bào. Các men phân giải hoạt chất đặc biệt có trong cây nhng đợc khu trú ở các

điển khác nhau. Một số tồn tại dới dạng kết hợp với phức lipo – proteid của ty thể.

Sự phá huỷ hoạt chất của dợc liệu xảy ra tỷ lệ thuận với việc phân huỷ phức lipo -

protein của men trong ty lạp thể. Nhiều hoạt chất hoà tan trong túi không bào

(Heterozit, muối ancaloit, tanin, sắc tố flavonozit) đều bị phân huỷ.

Thông thờng ngời ta giảm tỷ lệ nớc để cho các phản ứng lên men không xảy ra

đợc, đồng thời cũng để cản trở sự sinh sản của các vi khuẩn, nầm mốc.

Làm tốt công tác này mới giữ đợc hoạt chất thuốc nh lúc cây còn tơi. Thờng khi

làm khô dợc liệu, tỷ lệ hoạt chất giảm đi do bay hơi hay kết hợp với oxy thành nhựa

cây. Ví dụ dới tác dụng của men oxydaza đặc biệt, các andehyt trong ống bài tiết bị

oxy của không khí hoặc oxy trong bản thân andehyt để thành axit nhựa, chất

chlorophin bị oxy hoá cũng trở thành kém tan hơn. Song không phải lúc nào cũng

đúng nh thế.

Việc làm khô dợc liệu nhằm các mục đích sau:

- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị

- Dễ bảo quản, dễ vận chuyển, hay chế biến sang các dạng khác

Nguyên tắc làm khô dợc liệu

Khi phơi khô dợc liệu nên chú ý: phơi khô từ từ, lợng nớc ở bề mặt cũng thoát

ra từ từ từ các tế bào bên trong ra. Nếu phơi ở nhiệt độ cao ngay từ đầu, phía ngoài

mất nớc nhanh dễ rắn chắc lại, làm cho nớc ở bên trong thoát ra khó. Do đó về sau

dợc liệu rất dễ bị ẩm mốc. Mặt khác khi nớc rút ra từ từ nh vậy, các hoạt chất đã

dần dần bị cô đặc (đúng vị trí) ngay trong tế bào, không gây nên các phản ứng phụ

do việc mất nớc truyền từ tế bào này qua tế bào khác quá nhanh. Hoạt chất và men

đặc hiệu đều bị đông đặc, không gặp đợc nhau nên không có sự phân huỷ làm mất

tác dụng.

Hiện nay ngời ta làm khô dợc liệu bằng mấy phơng pháp sau

1. Cắt nhỏ phơi khô

a. Phơi trực tiếp ngoài trời (phơi dới ánh nắng mặt trời). Đây là biện pháp kinh

tế nhất, đối với những nơi có khí hậu nóng và khô. Phơng pháp này chỉ dùng với

những vị thuốc có hoạt chất không bị ánh sáng mặt trời làm hỏng. ít khi phơi cây

thuốc hoặc các bộ phận của cây trên mặt đất vì điều này giúp cho nấm mốc phát

triển. Riêng chỉ có tảo biển mới đem xếp dải phơi ngay trên bãi biển. Thờng xếp dợc

liệu thành lớp mỏng trên nong, khay, liếp, hoặc trên dây, kiểu xếp này kéo dài từ vài

giờ đến vài tuần tuỳ theo độ ẩm của không khí và cấu tạo của dợc liệu.

Lối phơi này không thích hợp với các cây có tinh dầu và hoa vì bị h hỏng.

Hạn chế của phơng pháp

- Tác dụng của tia tử ngoại xảy ra đồng thời với tia hồng ngoại có thể làm h

hỏng nhiều hoạt chất.

- Ban đêm, buổi sáng có sơng đọng, khi trời ma phải che, đậy.

b. Phơi trong râm và dới mái che (phơi ấm can).

Là kinh nghiệm rất khoa học của nhân ta từ cổ xa. Phơng pháp này khắc phục

đợc nhợc điểm của phơng pháp trên, thích hợp với cây có tinh dầu, hoa.

Phơng pháp này dễ áp dụng ở quy mô thủ công, tiến hành trong các lều, nhà

bạt. Dợc liệu đợc bó thành các bó nhỏ, treo lên các sợi dây thép hoặc dải dợc liệu

thành lớp mỏng trên các liếp, vải hay tờ giấy. Đến mùa thu hoạch nhiều, chúng ta

nên dựng các nhà tạm, có mái che, đặt cửa di động tuỳ hớng gió, để đảm bảo cho khí

lu thông theo hớng nhất định, tránh đợc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, ma giông.

Nhợc điểm của phơng pháp: phơi xếp lâu, không thể xử lý đợc khối lợng

lớn dợc liệu.

2. Sấy bằng không khí nóng và khô

Sấy khô dợc liệu bằng không khí nóng và khô, phơng pháp này rất cần thiết

cho những nớc có khí hậu ẩm ớt nh nớc ta, nếu tiến hành thu hái dợc liệu vào các

tháng 2,3,4 và tháng 7,8 hàng năm. Lúc đó thời tiêt ma nhiều, độ ẩm cao, chúng ta

không sử dụng 2 phơng pháp nói trên để làm khô dợc liệu đợc.

Ưu điểm của phơng pháp này

- Nó cho phép sấy nhanh dợc liệu ở các điều kiện khí hậu khác nhau.

- Chủ động khống chế đợc nhiệt độ và độ thông gió, nớc trong các tế bào của d-

ợc liệu đợc thoát ra từ từ. Muốn thế, khi thiết kế cần chú ý để tăng nhiệt độ ở lò sấy

một cách từ từ. Tức sẽ cho dợc liệu tiếp xúc với nguốn nhiệt một cách từ từ, dợc liệu

sẽ đợc khô từ trong ra ngoài. Lúc đầu ngời ta đặt một xe đầu tiên ở đầu đối diện với

nguồn cung cấp nhiệt. Sau 20 - 30 phút, đẩy xe đó lên gần nguồn nhiệt và đa xe thứ 2

vào, cứ tiến hành liên tục nh vậy. Trong khi sấy, bên cạnh việc chú ý nhiệt độ, cũng

cần chú ý đến độ ẩm của lò sấy. Nếu độ ẩm cao, dợc liệu sẽ không khô nếu độ ẩm

thấp nớc thoát ra nhanh. Khi xe thứ nhất chứa dợc liệu đã khô đạt đợc độ ẩm thích

hợp (chừng 2 giờ).

- Nguồn nhiệt ở đây là lò đốt củi, than hay các thiết bị điện, có thể là nhiệt dộ

năng lợng mặt trời cung cấp trong các thiết bị chuyên dùng.

- Đối với các bộ phận mỏng manh: lá, ngọn có hoa... việc loại nớc nếu quá triệt

để, chung để bị vụn nát khi va chạm, do vậy phải mang chúng vào một nơi mát có

thoát hơi nớc để chúng trở lại mềm mại.

-Nhiệt độ sấy thay đổi tuỳ theo các bộ phận của cây. Đối với các ngọn có hoa, lá

cây, nhiệt độ sấy khoảng 30-400C; đối với cành, vỏ, rể, gỗ, nhiệt độ có thể tăng 60-

700C. Độ ẩm của không khí nóng thổi vào khoảng 30-35% và không khí đi ra khỏi lò

có độ ẩm 65% là thích hợp. Với nhiệt độ này các men cha bị phá huỷ, vì mất nớc

nên men bị cũng bị cô đặc và ức chế.

3. Làm khô bằng tia hồng ngoại

Ngời ta dùng đèn có sợi tung xten. Phơng pháp này hay dùng khi chế biến cà

rốt và quả loại nớc nhng không phổ biến sấy thuốc vì giá thành cao và hoạt chất

cũng có thể bị phá huỷ.

4. Làm khô ở tủ sấy nóng và tủ sâý chân không

Đây là phơng pháp tốt trong phòng thí nghiệm, nó cho phép giảm thời gian cần

thiết để loại nớc nên giảm khả năng gây h hỏng dợc liệu.

Trong quá trình làm khô dợc liệu, tuỳ bộ phận, ta quy định tỷ lệ khô/ tơi thu đ-

ợc nh sau: Rễ khô chiếm 25-30%; Hoa khô chiếm 20%; Quả khô chiếm 30%; Búp

khô chiếm 40% so với búp tơi,

Tỷ lệ trên còn phụ thuộc vào mùa thu hái dợc liệu. Nếu thu haí dợc liệu vào

cuối thu đầu đông, tỉ lệ khô/tơi còn cao hơn so với cùng dợc liệu đó nhng hái vào mùa

xuân, hạ.

Làm khô dợc liệu một mặt để bảo quản, mặt khác cũng là dạng một dạng chế

biến ban đầu (cắt nhỏ phơi khô). Thực ra nó là một dạng quá độ để chế ra các dạng

thuốc khác: thuốc bột, thuốc sắc, cao...

Chú ý trong khi chế biến cần phải loại bỏ những tạp chất lạ: lá lạ, sâu mọt...

bảo quản dợc liệu

Bảo quản dợc liệu là một khâu rất quan trọng. Dợc liệu nếu không đợc bảo

quản chu đáo, sẽ bị mất phẩm chất do h hỏng. Nhiều khi bảo quản không tốt đã làm

mất hoàn toàn tác dụng chữa bệnh của vị thuốc.

Yêu cầu của dược liệu trong thời gian bảo quản

Dợc liệu phải bảo tồn đợc hình thức và phẩm chất.

Cần cố gắng giữ nguyên vẹn các hợp chất nh khi còn là cây tơi.

Chú ý:

- ánh sáng mạnh sẽ làm dược liệu mất màu hay đổi sang mầu nâu.

- Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ các phản ứng hoá học trong vị thuốc, giúp cho

nấm mốc, côn trùng, sâu, mọt...phát triển.

Vì vậy trong kho cần thoáng, mát, thông gió bằng không khí khô. Đồng thời

phải có biện pháp đề phòng hoả hoạn. Nếu dợc liệu ít thờng ta chỉ đóng gói, gác bếp.

Việc đóng gói cũng chỉ ngăn cản đợc phần nào tác dụng không tốt của các yếu tố kể

trên nhất là về độ ẩm.

Muốn bảo quản dược liệu tốt, cần tổ chức chu đáo hệ thống nhà kho, xởng sơ

chế. Kho có thể mang tính chất tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nói chung các kho này phải

khô ráo, thoáng gió, không đợc quá nóng, để các dợc liệu chứa tinh dầu khỏi bốc hơi.

Dợc liệu đợc đạt trên các giá, giữa các giá nên có lối đi lại để kiểm tra thờng xuyên.

Dợc liệu mốc, mọt... cần phát hiện kịp thời, phơi sấy lại ngay. Thờng dợc liệu chỉ tích

trữ từng năm, hoặc đa đi kịp thời để chế biến thành các dạng thuốc sẽ bảo quả đợc

lâu hơn. Có một số dợc liệu dù đợc bảo quản tốt, đúng phương pháp, chất lượng vẵn

giảm.

Trong kho, dược liệu can sắp đặt ngăn nắp, riêng từng khu vực, ngoài mục đích

để tìm, dễ kiểm soát, dễ kiểm tra chất lượng. Các dược lieu độc như lá, hạt cà độc

dược, hạt strophantus, hạt mã tiền...phải để một khu vực riêng. Ngời thủ kho phải

trực tiếp chịu trách nhiệm về số lượng xuất nhập. Các dược lieu có mùi thơm: bạc

hà, quả hồi, cúc hoa, dinh hương...phải để xa các dược lieu không có mùi. Nếu

không, mùi dược lieu thơm sẽ bị các dược lieu khác hấp phụ. Khi để dược lieu trong

kho, chúng ta phải chú ý 3 mặt sau dây:

1. Chống ẩm ớt

Nớc ta ma nhiều, độ ẩm cao, rất dễ gây hỏng thuốc. Thường độ ẩm để bảo quả

thuốc là 65 – 70 %. Thế nhưng độ ẩm trung bình ở Việt Nam thờng từ 80 – 85 %.

Nhiều khi còn đạt độ ẩm tuyệt đối tới 100%. Thời gian này (thường vào các tháng

2,3,4 và tháng 7, 8 ở miền Bắc, miền Nam là 6 tháng mà : 4,5,6,7,8,9 hàng năm). Việc

chống ẩm cho thuốc rất khó khăn nhất là các dược liệu thuộc loại thuộc loại dễ hút

nước nhiều.

Để khắc phục độ ẩm cao ta có thể sử lý bằng cách:

- Những nơi có điều kiện thiết bị, để thuốc trong phòng có máy điều hoà nhiệt

độ (khoảng 200C là thích hợp) điều hoà độ ẩm, quạt thông gió.

- Những vùng nông thôn ta gói kín bằng giấy xi năng gác trên bếp hoặc đựng

vào các chum, vại dậy nắp kín.

2. Chống mốc

Vấn đề cơ bản chống mốc là chống ẩm. Dợc liệu đã hút ẩm sẽ bị mốc. Nêu dược

liệu bị mốc cần phơi nắng lại hay sao tuỳ loại. Một số dược liệu có thể phun rượu rồi

sao. Dược liệu bị mốc khi trời đang ma, tốt nhất đốt lưu huỳnh xông hơi từ 24 – 48

giờ.

3. Chống sâu mọt, kiến, chuột, mối, gián

Một tai hoạ rất lớn trong vận chuyển, bảo quản dược liệu là sâu, bọ, mọt, mối,

gián...và chuột gây hại. Do điều kiện khí hậu ẩm nóng ở nước ta, sâu bọ trong kho

dược liệu dễ phát triển.Theo thống kê sơ bộ của Viện Bảo vệ thực vật Bộ Nông

nghiệp và tiểu ban Sinh vật học thuộc Uỷ ban khoa học Nhà nước đã điều tra và xác

định ở Việt Nam khoảng trên 30 loài côn trùng, sâu mọt, làm h hỏng và phá hoại

thuốc nam, thuốc bắc như: mọt thuốc: s.tegobilum, paniceum.l, sâu thuốc lá:

lasioderma jerricorsie Fabr. Mọt đỏ: triboliumferrugineum fabr. Mọt cà phê:

Aracceus fasciculatus...

Nói chung các loại sâu mọt thờng sinh nở trong điều kiện thuỷ phần của dược

liệu từ 14% trở lên và nhiệt độ môi trường thích hợp 18-300 C. Các giống sâu, mọt

thờng ăn hại tất cả các loại thuốc, không kể độc hay không độc. Ví dụ: Hạt mã tiền

rất độc, nhng có một số giống sâu rất thích phát triển ở hạt đó, gián vẫn nhấm phụ

tử mà không chết.

Việc tiêu diệt các sâu bọ trong kho là một vấn đề khó khăn và phức tạp vì phải

làm sao diệt được sâu bọ mà chất lượng thuốc không bị ảnh hưởng.

Do đó tốt hơn hết là nghiên cứu vòng đời của từng loại sâu bọ, rồi bảo quản dư-

ợc liệu ở những điếu kiện không thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của chúng.

Việc tẩy uế, sát trùng kho tàng bằng hơi độc dichloroetan, chlorofierin hay SO2, hoặc

bằng các thuốc sát trùng khác. Khi sử dụng các hơi độc, cần đa hết thuốc ra ngoài,

bịt hết lỗ hở, cửa kho, rồi hun thuốc vào kho. Sau đó mở cửa kho cho bay hết khí

độc, mới đa dươc liệu vào. Dược liệu để trên giá, cách xa tường và nền nhà, trần nhà.

Đối với chuột, tiêu diệt bằng bả chuột, nuôi mèo, chó, dùng cạm bẫy.

một số phơng pháp chế biến dược liệu theo đông y

Mục đích của phơng pháp bào chế

- Làm cho vị thuốc tốt hơn, loại bỏ các tạp chất, các phần: vỏ, hạt, rơm, đất...

lẫn vào.

- Tuỳ loại dược liệu, có thể giảm bớt hay loại bỏ độc tính, những hợp chất

không cần thiết trong điều trị một bệnh nhất định. Ví như rang thảo quyết minh khi

không dùng với mục đích tẩy.

- Giúp cho sự bảo quản thuận lợi hơn.

Các phương pháp bào chế.

I. Bào chế chỉ dùng lửa

1. Sao (hoả chế)

Phơng pháp này hay gặp trong bào chế dược liệu. Đây là cách dùng sức lửa

trực tiếp hay gián tiếp để xử lý dược liệu. Mục đích của việc sao dược liệu.

- Làm khô dược liệu để nghiên cứu hay bảo quản. Có một số dược liệu phơi khô

rồi mới sao, hoặc trong quá trình bảo quản bị mốc đa sao lại; Số khác sao ngay từ

khi cấy còn tơi. Trong quá trình sao, dược liệu tiếp xúc trực tiếp với sức nóng khô,

kết hợp với quá trình đảo liên tục, dược liệu nhanh đạt đến độ ẩm quy định.

- Làm thuốc có mùi thơm, giảm bớt mùi vị khó chịu, đa số dược liệu khi sao lên,

đều có mùi thơm, màu vàng đen, nhất là các loại hạt: y dì, thảo quyết minh. Mùi

thơm của dược liệu khi sao là do sự bay hơi của một số tình dầu hay một số chất

thơm được hình thành trong quá trình sao.

- Tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và men để ổn định dược liệu. Với nhiệt độ 80-

1200C đa số vi khuẩn, nấm, mốc đều bị diệt.

- Sao để thay đổi tác dụng của thuốc ví như: thảo quyết minh, hạt ba đậu.

Dụng cụ sao: Dùng chảo gang hay nồi đất dầy để sao dược liệu là tốt nhất. Mức

độ truyền nhiệt của các dụng cụ này tương đối ổn định, nhiệt độ rang từ từ và giữ

sức nóng lâu.

Kỹ thuật sao dược liệu là kỹ thuật điều khiển nhiệt độ và thời gian. Tuỳ mục

đích chữa bệnh để sử lý dược liệu ở các nhiệt độ khác nhau theo những phương pháp

sao hay gặp sau đây:

a. Sao trực tiếp

* Sao qua (vi sao) là phương pháp xử lý dược liệu ở nhiệt độ thấp (50-600C),

chủ yếu làm khô và thơm dược liệu. Phương pháp này thường áp dụng cho dược liệu

có cấu tạo mong manh đễ làm khô, dễ cháy (hoa, lá, dâu ngô) và các dược liệu có

hoạt chất không chịu được nhiệt độ cao - tinh dầu.

Cách sao: Để khống chế nhiệt độ, ngời ta đốt chảo nóng già rồi tắt lửa cho dược

liệu vào đảo nhẹ cho đến khi dược liệu trên chảo nóng đều và khô. Hay cũng có thể

cho dược liệu vào chảo đun nhỏ lửa đến lúc dược liệu trong chảo nóng đều rồi khô.

Ví dụ sao râu ngô, kinh giới, búp chè.

* Sao vàng (hoàng sao) là phương pháp hay gặp nhất để dược liệu có mùi thơm,

khô, đồng thời cũng để diệt men và chuyển màu dược liệu.

Kỹ thuật sao: Sử lý dược liệu ở nhiệt độ 1000C. Mặt ngoài dược liệu khô vàng,

sức nóng đều, thấm sâu vào trong dược liệu, lượng nước thoát ra, nhưng không làm

biến đổi mẩu ở bên trong.

Cách làm: Đốt chảo nóng khoảng 60-700C bỏ dược liệu vào, đun lửa nhỏ, thời

gian đun kéo dài, đảo chậm đến khi dược liệu có màu vàng, mùi thơm. Ví dụ: sao

bạch thược, thảo quyết minh... Trong nhiều trường hợp, người ta còn sao vàng hạ

thỏ để lập lại cân bằng âm dương trong các vị thuốc khi trị bệnh mạn tính, bệnh

ghép. cách làm: khi dược liệu đã vàng đem đổ hay úp chảo dược liệu xuống đất đậy

kín lại đến khi nguội. Cách sao này có giá trị điều hoà tác dụng dược lý của vị thuốc.

* Sao thâm (thấm hoàng sao): Ngoài các mục đích như sao vàng, sao thâm còn

làm tăng thêm tác dụng kích thích tiến hoá của vị thuốc. Kỹ thuật sao cũng nh hoàng

sao nhng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian lâu hơn. Cuối thời gian sao, ta đảo nhanh

hơn cho đến lúc dược liệu có màu vàng thâm như cánh gián: sao bạch truật, sao trà...

* Sao tồn tính (hắc sao): Mục đích của phương pháp này nhằm thay đổi tính

năng của thuốc, làm tăng thêm tác dụng cầm máu của thuốc. Sao ở 1200C cho đến

lúc dược liệu cháy khoảng 70%, nhưng bẻ bên trong vẫn còn màu vàng, dược liệu

vẫn cha mất hết tính năng.

Cách sao: Đốt chảo nóng già sau đó cho thuốc vào đảo liên tục đến khi bốc

khói, tiếp tục đảo nhanh làm cho dược liệu cháy đều. Khi dược liệu có mầu đen, bắc

chảo ra, đậy vung cho dược liệu tiếp tục cháy ầm ỉ một lúc nữa. Ví nh sao kinh giơí,

đỗ trọng, ngãi cứu.

* Sao cháy (sao than): Cũng tiến hành như trên nhng khống chế ở nhiệt độ cao

hơn, thời gian lâu hơn, để thuốc cháy đến 80%. Mục đích của phơng pháp này làm

cho dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu và giải độc. Ví nh sao trắc bách diệp bồ

hoàng thán.

2. Nung (đoàn)

Cho vị thuốc trực tiếp vào nồi đất, chảo gang để nung, đốt. Cách này hay dùng

chế viến các vị thuốc là khoáng vật, vỏ sò, vỏ hà, lô cam thạch (chính là ZnCO3 có lẫn

chì, sắt, crôm, magie, cadmi...).Đốt, nung để loại bỏ các chất lẫn trong vị thuốc.

3. Vùi hay lùi

Bọc vị thuốc trong giấy ẩm hay hồ tinh bột rồi vùi vào tro nóng hay lửa nhẹ cho

tới khi giấy cháy đen hay bột khô, chờ nguội bóc bỏ lớp ngoài để dùng. Phương pháp

này nhằm lấy bớt hay loại bỏ các chất dầu có trong vị thuốc như chế nhục đậu khấu.

4.Tẩm sao (trích)

Cách sao này nhằm mục đích điều khiển tác dụng dược lý của vị thuốc, dẫn

thuốc vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể (dẫn thuốc qui kinh). Dược

liệu sau khi đã thái phiến làm khô, được tẩm với 5-20% chất lỏng cần tẩm, tiếp tục ủ

một thời gian cho dược liệu thấm gấm đều dung dịch cầm tẩm rồi sao vàng. Hay

cũng có thể sau khi đã làm nóng dược liệu, người ta phun đều chất lỏng cần tẩm, rồi

tiếp tục sao vàng. Tuy từng trờng hợp cụ thể mà sao tẩm với chất lỏng sau

* Tẩm rượu sao: rượu làm giảm tinh lạnh và tăng khả năng phát tán của

thuốc. Sau khi uống, thuốc sẽ đi từ các cơ quan bên trong ra ngoài, từ phía dưới lên

phía trên cơ thể: sao hoàng liên, hoàng bá...

*Tẩm giấm sao: giấm có vị chua, tinh ôn tác dụng vào can kinh. Thuốc tẩm

giấm có tác dụng dẫn thuốc vào gan, giảm đau và bớt mùi tanh nên dễ dùng.

*.Tẩm muối sao: sẽ tăng khả năng dẫn thuốc vào thận, đồng thời có tác dụng

diều vị, làm săn, se niêm mạc.

Ngoài ra còn dùng các chất lỏng khác: nước gừng, nước gạo, nước tiểu đồng

(trẻ em)... Đa số chúng đều là dung môi hoà tan của hoạt chất nên có ảnh hởng đến

độ hoà tan của hoạt chất trong vị thuốc.

II. Phơng pháp bào chế chỉ dùng nước.

Mục đích

2 Làm cho vị thuốc mềm mại, dễ thái mỏng

2 Giảm bớt độc tính, tinh khiết, loại bỏ tạp chất.

Phương pháp dùng nước bao gồm:

1. Rửa (tẩy): làm vị thuốc sạch hết đất, cát bẩn, không được ngâm lâu.

1. Ngân (phiêu): tác dụng và cách làm cũng giống như rửa nhưng ngâm lâu

hơn làm thuốc giảm mùi tanh, vị mặn

1. Dội (bào): cho thuốc vào nước lạnh hay nước sôi tuỳ y chờ một thời gian, khi

thuốc mềm ra, bóc bỏ vỏ ngoài bào mỏng: chế khổ hạng nhân, hạt đào... Chú ý:

4 Không nên ngâm quá lâu sẽ mất hoạt chất, giảm tác dụng trị bệnh.

4 Trong khi ngâm tuỳ dược liệu và mục đích chữa bệnh người ta có thể ngâm

dược liệu trong nước gạo nếp vo, nước gừng, nước bồ kết... ngâm rôi lại phơi, phơi

rồi lại ngâm để loại bỏ độc chất và tăng thêm tác dụng trị bệnh.

III. Phương pháp dùng cả lửa và nước.

1. Chưng hay đồ: đun cách thuỷ vị thuốc như chế sinh đại, hà thủ ô...

1. Đun: cho thuốc vào nước lã luộc chín

1. Tôi: nung đỏ vị thuốc rồi cho vào nớc lã hay nước của vị thuốc khác tôi đi tôi

lại nhiều lần.

1. Thuốc sắc:

Là dạng thuốc lỏng, chế bằng cách cho thuốc trộn lẫn với nước, rồi sắc bằng

lửa trực tiếp hoặc cách thuỷ. Từ thế kỷ 17 trước Công nguyên người đầu tiên là Y

Doãn đã dùng phương pháp sắc thuốc để chữa bệnh.

Dược liệu trước khi đa và sắc, thường được cắt nhỏ ra. Với thân, cành, cắt dài

không quá 2 - 5 cm, bề dày không quá 0,3 mm, quả và hạt cũng không được dày quá

0,5 mm. Cắt nhỏ xong, cho vào nồi men hay nồi đất, nhưng phải có nắp đậy kín, rồi

đổ nước vào sắc. Lượng nước cho vào, dựa theo các căn cứ sau đây:

- Tuỳ theo hàm lượng nước có sẵn trong dược liệu.

- Tuỳ theo thời gian đun sôi lâu hay mau (không thể máy móc theo nguyên tắc 3

bát lấy 1).

- Tuỳ theo tính chất tác dụng của vị thuốc mạnh hay yếu do đó ta có thể cho n-

ước theo tỷ lệ sau: với những thuốc tác dụng không mạnh lắm tỷ lệ thuốc/nước 1/10.

Với những thuốc tác đụng dược lý mạnh tỷ lệ thuốc/nước /400. Ngoài ra còn cộng

thêm 15 – 20 % nước bù hao do thuốc khô ngấm, nước bay hơi khi đun.

Cách sắc

- Cách tốt nhất vẫn là dạng sắc cách thuỷ, để nguội từ từ, gạn, lọc uống. Nhưng

cách này ít được sử dụng trong thực tế chữa bệnh vì cầu kỳ.

- Thường hay bỏ vào nồi đất hay men, đậy vung, đun sôi 15-30 phút. Sau đó

mới bỏ những vị thuốc có tinh dầu vào, nh trần bì, bạc hà, hương nhu... tiếp tục đậy

kín vung, đun nhỏ lửa một lúc, chở nguội bắc ra, gạn lấy nước thuốc uống. Thuốc sắc

chỉ dùng để uống.

Với cách chế biến này thuốc có nhiều tạp chất, hàm lượng tinh dầu bị giảm đi

nhiều, một số glucozit có thể bị thuỷ phân và thay đổi tác dụng của một số thuốc

khác. Một số thành phần kháng sinh thảo mộc có thể bị mất tác dụng, các enzim bị

phá huỷ.

IV. Làm bột

Dược liệu đã qua giai đoạn cắt nhỏ phơi khô, tiếp tục cho nghiền nhỏ trong các

thuyền tán hay trong các máy nghiền ... rồi cho qua rây tuỳ mục đích và cách sử

dụng thuốc. Bột thật nhỏ để chữa các bệnh ở niêm mạc mùi, mắt sẽ dùng dây cỡ lỗ

0,01-0,02 mm. Bột to hơn dùng đắp ngoài hay chế các dạng thuốc khác: hãm nấu cao

Ta có thể chế bột của một loại hay bột hỗn hợp của nhiều loại dược liệu.

Nếu lượng thuốc sử dụng ít dới 1 gram ta nên trộn thêm tá dược cũng ở dạng

bột. Khi thuốc có mùi vị khó chịu, vật nuôi không chịu ăn, phải dựa vào đặc điểm

của từng loại động vật mà thêm tá dược.

Đ. Làm viên

Tuỳ động vật nuôi, có thể làm viên to hoặc nhỏ. Dạng thuốc viên thường bao giờ

cũng cho thêm tá dược.

1. Làm viên bằng phương pháp lắc thúng (viên tròn)

Đây là một phương pháp thủ công có tính độc đáo trong bào chế đông y.

Nguyên tắc của phương pháp lắc thúng là dùng nước hay nước thuốc loãng và

bột gây một nhân nhỏ gọi là con viên sau đó cho bột thuốc bao dần vào xung quanh

cho tới mức độ yêu cầu. Phơng pháp này thường áp dụng với những loại thuốc

không có đường, mật hay ít đờng mật

Dụng cụ cần thiết cho phương pháp lắc thúng

Dụng cụ nghiền tán thuốc, rây các cỡ

Nồi để nấu hay cô cao

Thúng lắc bằng giang hay cật tre, tốt nhất là thúng nhôm.

Khay men, chậu men, đồ đựng bột thuốc, viên thuốc, chổi quét giống như chiếc

bút lông to dùng để vẫy nước vào viên trong quá trình lắc thúng.

chuẩn bị nguyên liệu làm viên

Những vị thuốc nào có thể nấu thành cao loãng thì nấu để làm chất dính. Vị nào

có thể chế thành cao khô hay mềm đem nấu để tăng chất, giảm lượng viên. Vị nào

tán thành bột cần tán thật nhỏ, mịn.

Nếu trong đơn không có vị thuốc nào để nấu cao lỏng, dính được thì mới cần

dùng thêm tá dược dính.

Tá được cho thêm có tác dụng đệm (cho dễ làm viên) hoặc kích thích tiêu hoá.

Với lợn và chó có thể sử dụng tá dược có cả 2 tác dụng này.

Trong khi dùng tá dược để kích thích sự ngon miệng ta phải chú ý đến các đặc

điểm của từng loại gia súc. Ví dụ: với chó, lợn dùng chất ngọt như đường mật. Với

ngựa dùng chất đắng mặn hay muối khoáng. Trâu bò dùng chất mặn hay chua mặn.

Lượng tá dược cho vào vừa phải, thờng trong các đơn thuốc không ghi rõ khối

lợng cụ thể. Ta phải dự định cho thích hợp.

Trong đơn thuốc thờng ghi ký hiệu cho tá dược là G.S. (guantum satis) có nghĩa

là cần bao nhiêu lấy bằng ấy.

Cách làm: Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu xong, bắt đầu làm viên. Quá trình

làm viên gồm 3 giai đoạn: gây viên con, tạo viên và bao viên.

- Gây viên con:

Cứ 2 kg thuốc bột, dùng khoảng 30g bột cho vào chậu men sau đó cho từ từ

chất dính (cao loãng hay hồ tinh bột) trộn cho đến khi bột ướt đều (khỏang 60 ml

chất dính). Sau đó đa bột lên sàng có lỗ khoảng 1 mm, sát cho bột rơi thành các hạt

nhỏ vào thúng, lắc thúng nhẹ cho viên thuốc tròn chạy đều trong thúng. Dùng chổi

lông nhúng vào nớc dính quét đều lên thúng lắc thúng cho hạt trợt đều lên nước và

thấm đều vào hạt. Cứ sau 1-2 phút lại quét nước dính 1 lần. Lấy thìa canh dắc đều

khoảng 1g thuốc bột. Dắc thật đều lên hạt để bột thấm đều trên bề mặt hạt tạo thành

một lớp mỏng, vài phút sau lại dắc bột và lắc như trên. Độ 30 phút, sau khi con viên

đã đủ to, dùng sàng 3 mm để loại những hạt quá nhỏ.

- Làm viên chính thức:

Những hạt to còn lại trên sàng 3mm cho vào thúng lắc, sau vài phút lại cho

thêm cao thuốc (nước dính) và bột thuốc vào lắc, cứ tiếp tục làm như trên hạt thuốc

sẽ to dần. Hạt càng to thì lượng nước và bột thuốc cho vào mỗi lần lắc càng nhiều

lên. Sau vài lần lắc ta lại sàng các hạt nhỏ ra để lắc thêm cho có kích thớc bằng hạt to

trên sàng. Khi viên đủ kích thước yêu cầu cần sàng qua sàng để viên thuốc có kích

thước không chênh lệch nhau quá nhiều.

Kích thước của viên thuốc:

Thường đối với đại gia súc mỗi viên nặng 2 -5 gr.

Với chó và lợn mỗi viên nặng 0,1 – 0,5 gr.

Với gia cầm 0,1 – 0,3 gr.

- Bao viên:

Khi viên thuốc đã có kích thước như ý, đa sấy hay phơi khô đạt độ ẩm cho

phép. Sau đó sẽ tiến hành bao lại để giữ hương vị và chống ẩm giúp cho việc bảo

quản. Việc bao viên còn làm chi thuốc có hình thức đẹp hơn. Chất dùng bao thuốc

viên có thể là hoạt thạch, chu sa, thầu sa, hay những dược liệu đã chọn làm tá dược

đem nấu thành cao nh ngải cứu, kim anh hoặc một loại bột thuốc mịn như bột hoài

sơn. Với thuốc viên muốn có tác dụng ở ruột, tránh sự phá huỷ của dịch vị, cần bao

nó bằng keratin hoặc salol.

Động tác bao viên cũng giống động tác lắc thúng. Sau khi bao xong, cần đem

phải phơi hay sấy khô lại một lần nữa.

2. Trong điều kiện có máy dập viên

Thờng loại viên này áp dụng ở các xưởng bào chế, cơ quan nghiên cứu, sản

xuất hàng loạt. Thuốc được nén dới dạng viên đĩa hoặc viên tròn với một số tá dược

thuộc loại keo dính.

Phương pháp này được tiến hành như sau:

Dập viên đĩa: Như viên Berberin, Panmatin, Aspirin, tô mộc, xuyên tâm

liên...hiện đang bán trên thị trường. Trước hết ta phải chuẩn bị nguyên liệu, nghiền

thuốc thành bột mịn, chuẩn bị tá dược. Có thể dùng bột nếp hay các bột dính khác.

Tá dược thường dùng từ 15-20 % số lượng bột thuốc và dùng nó ở thể keo khô.

Kích thước mỗi viên tuỳ từng loại máy, thường mỗi viên nặng 0,5 gr trở xuống.

Viên tròn

Từ những mảnh nhỏ nói trên làm hạt gây con viên, ta cho vào một vo viên, máy

này được nối với một hệ thống quay. Khi máy vo viên quay thì các con viên cũng

quay vòng, theo vòng quay của máy. Trong quá trình quay ta cho thêm bột nguyên

liệu làm thuốc và phun thêm nớc với một tỷ lệ thích hợp. Sau một thời gian quay ta

có những viên thuốc tròn, mịn, chắc, đa ra phơi hoặc sấy khô đem bảo quản chu đáo.

Các dạng viên khác

Chế viên dạng “trứng” hoặc “đạn”.

Đây là loại thuốc dùng cho các cơ quan được che phủ bởi niêm mạc: tử cung,

âm đạo, trực tràng...

Ví dụ: thuốc đạn đặt vào đường sinh dục cái, chữa viêm âm đạo, viêm tử cung.

Đặt vào trực tràng, hậu môn để kích thích đánh trung tiện, loại trừ các khí độc khi

bị chướng bụng đầy hơi.

Để điều chế loại này, người ta thường dùng dược liệu ở dạng tinh chế hoặc hoạt

chất nguyên. Dược liệu được nghiền nhỏ, mịn, cộng thêm một số chất keo mềm, dễ

tan ở nhiệt độ của cơ thể như gelatin, vazolin. Bảo quản thuốc trong tủ lạnh hay nơi

mát mẻ. Khi dùng chỉ cần đặt vào nơi điều trị.

VI. các dạng khác

1. Ngâm rượu

Đây là dạng thuốc rất hay dùng vì có nhiều dược liệu nếu chỉ dùng phương

pháp sắc, ngâm nước sẽ không lấy hết được hoạt chất, do vậy phải dùng rượu để

chiết hoạt chất đó ra, sử dụng.

Muốn ngâm rượu vị thuốc phải được nghiền nhỏ hoặc cắt lát, lát cắt càng to

thời gian ngâm càng lâu. Sau khi đổ rượu ngập thuốc, ngâm.

Phương pháp phối hợp

Có thể chế biến qua cả mấy dạng: ngâm nước, sắc, ngâm rựơu rồi trộn cả mấy

dạng này với nhau (vì độ hoà tan của các hoạt chất của vị thuốc trong các dung môi

khác nhau sẽ khác nhau). Với thuốc thảo mộc, để khai thác triệt để hoạt chất, chúng

ta phải phối hợp như trên. Bằng phương pháp phối hợp này sau khi chiết xuất xong,

trộn đều các dung môi lại, sẽ được các dạng thuốc trong hoặc đục lắng cặn. Do đó,

khi kê đơn thuốc cần ghi rõ “khi dùng phải lắc kỹ”.

Nguyên tắc cần phải nắm trong phương pháp chế biến

- Hoà tan những chất dễ hoà tan trước, sau đó mới đến những chất khó hoà

tan.

- Một số dợc liệu có tác dụng mạnh phải hoà tan trớc, dù nó là vị thuốc dễ hoà

tan hay khó hoà tan.

- Khi trộn những thuốc rợu với các dung dịch nớc phải rót chậm, khuấy đều, để

không gây hiện tợng vẩn đục.

2. Nhũ dịch

Là dạng thuốc mà thành phần của nó gồm có 2 chất lỏng không hoà tan lẫn vào

nhau ở điều kiện bình thờng. Do vậy khi muốn hoà tan 2 chất trên phải có những

chất trung gian. Chất này gọi là chất nhũ hoá. Chất nhũ hoá gồm 3 nhóm lớn

- Chất nhũ hoá tự nhiên: các hydrat cacbon gồm: arabic, adragant, pectin, tinh

bột, thạch, các Anginat, các chất nhầy, saponin, gelatin, protenin.

- Chất nhũ hoá tổng hợp hoặc bán tổng hợp nh các chất nhũ hoá điện hoạt

anion, xà phòng, chất điện hoạt sation, chất điện hoạt không ion hoá...

- Các chất nhũ hoá rắn ở dạng hạt nhỏ bentonit.

Trong thực tế lâm sàng thú y cũng rất hay dùng dạng này. Thuốc chế ở dạng

này gồm 10% dầu, 5% chất chung gian và 85% nớc.

ở một số hạt cây chế biến không cần chất trung vì vai trò dính kết đã có trong

dầu của hạt rồi.

Phơng pháp tiến hành

+ Phơng pháp thủ công: có một số phơng pháp sau

- Cân chất trung gian xong, cho vào bình thêm dầu vào, khuấy đảo đều, mạnh,

liên tục cho đến khi có một dạng dung dịch đồng nhất rồi mới cho dần dần nớc vào.

Lúc đầu vài ba giọt, khuấy kiên tục, sau cho lợng nớc nhiều hơn một ít vẫn khuấy

liên tục. Lợng nớc cho vào tăng dần lên đến hết và vẫn liên tục khuấy đều.

- Chất trung gian trộn lẫn với 1,5 lợng nớc rồi cho dầu vào khuấy đảo đều.

- Cho một lợng dầu và nớc tơng đơng trộn lắc thật đều. Sau đó thêm chất trung

gian, tiếp tục khuấy đều, mạnh, liên tục.

Với các hạt cây, nếu muốn chế dới dạng thuốc nhũ dịch, sau khi cân xong đổ n-

ớc sôi vào, đậy vung ngâm 10-15 phút. Hạt trơng nở mềm ra, vớt hạt bỏ vào cối giã,

nghiền nhỏ rồi cho nớc vào với lợng cần thiết, gạn lọc.

+ Dùng máy

Với các phơng tiện thủ công kể trên thờng chỉ thu đợc nhũ tơng với mức độ

phân tán thấp, tiểu phần của từng phần phân tán có đờng kính khoảng 20 – 50

micromet nên không bền vững lâu.

Trong các phòng bào chế hiện đại hay quy mô sản xuất công nghiệp thờng dùng

các loại máy khuấy trộn hoặc cối xay kéo hoặc máy nén ép, để thu đợc nhũ tơng có

độ phân tán cao, vững bền hơn. Các loại máy này gọi là máy đồng nhất hoá

(homogeniseur). Khi co hỗn hợp đem chế nhũ tơng hoặc các nhũ tơng còn thô, chạy

qua các loại máy này, sẽ thu đợc nhũ tơng đại độ phân tán và đồng nhất rất cao rất

vững bền.

Dạng thuốc nhũ dịch hay dùng nhiều để uống hoặc có thể bôi ngoài.

3. Cao thuốc

a) Khái niệm

Cao thuốc chính là các chế phẩm điều chế bằng cách cô đến một đậm độ nhất

định các dịch chiết thu đợc từ dợc liệu: thực vật, động vật khô hay tơi với các dung

môi thích hợp nh cồn, ether, nớc...

Thực ra, cao thuốc là những dịch chiết thảo mộc (thuốc sắc) đã đợc cô đặc,

nhằm loại bớt một phần hay toàn bộ dung môi để đạt đến một thể chất nhất định.

Cao thuốc có đặc điểm là có thể chứa những chất mà riêng nó không tan trong

dung môi dùng để chiết, nhng khi có mặt những chất khác trong có dợc liệu thì có

thể tan đợc. Do quá trình cô dới tác dụng của sức nóng, một phần hoạt chất trong d-

ợc liệu có thể bị thuỷ phân. Nhng lại có một số hợp chất mới đợc hình thành. Vì vậy

thành phần của cao thuốc có thể hơi khác với thành phần của dợc liệi dùng để điều

chế cao.

Cao thuốc thờng có tác dụng đầy đủ và dễ sử dụng hơn hoạt chất dới tác dụng

tinh khiết phân lập từ dợc liệu. Do đặc điểm này nên mặc dù cao thuốc là một trong

những dạng thuốc lâu đời nhất (thần nông 2.700 năm trớc Công nguyên) và mặc dù

ngày nay ngời ta đã phân lập rất nhiều hoạt chất từ các dợc liệu, nhng các cao thuốc

và các chế phẩm điều chế từ cao thuốc vẫn còn chiếm một địa vị quan trọng trong

thực hành bào chế.

Phân loại cao thuốc: có nhiều cách phân loại cao.

+ Dựa trên thể chất của cao: cao lỏng, cao đặc, cao mềm và cao khô.

Cao lỏng có thể chất gần nh xirô, có thể rót chảy dễ dàng.

Cao đặc chứa khoảng 20 – 25 % nớc.

Cao mềm có thể chất gần nh kẹo gôm, chứa rất ít nớc.

Cao khô chứa tối đa 5 % nớc, có thể tán thành bột dễ dàng.

+ Dựa trên dung môi: Có thể phân loại cao thuốc thành cao nớc (cao cam thảo,

cao đại hoàng), cao cồn (cao lỏng mã tiền, cao lỏng Belladon), cao ether, cao nớc cồn,

cao chloroform.

+ Có thể phân loại theo kỹ thuật chiết: ngâm lạnh, ngâm kiệt...

b) Kỹ thuật điều chế

Dợc liệu thảo mộc dùng để chế cao thờng ở dạng khô, ít ở dạng tơi. Vì vậy khi

chiết, độ ẩm của dợc liệu còn dới 5% để khỏi làm loãng dung môi, ảnh hởng đến hiệu

suất chiết và chất lợng thành phẩm. Nếu dùng dợc liệu tơi, trớc khi băm nhỏ và chiết

xuất phải diệt các enzim có ở dợc liệu.

Trớc khi chiết, dợc liệu cần chia đến độ nhỏ thích hợp tuỳ theo tính chất, dung

môi dùng để chiết. Dợc liệu Việt Nam quy định có thể chia dợc liệu đến bột thô (cây

số 28), thô vừa (rây số 26), mịn vừa (rây số 24), hoặc mịn (rây số 23).

Chọn dung môi phải phụ thuộc vào tính chất của dợc liệu, của hoạt chất và tạp

chất có trong dợc liệu. Yêu cầu của dung môi là phải chiết đợc nhiều hoạt chất nhất

và chiết đợc ít tạp chất nhất. Để đạt đợc điều này đôi khi phải phối hợp nhiều loại

dung môi. Điều đáng chú ý là chỉ nên dùng một lợng dung môi tối thiểu cần thiết để

chiết dợc liệu, tránh kéo dài thời gian cô đặc sau này. Lợng dung môi dùng thờng

gấp 6-12 lần lợng dợc liệu.

Tuỳ theo bản chất của dung môi, chọn phơng pháp chiết suất thích hợp. Nếu

chọn dung môi là nớc tuỳ theo tính chất của dợc liệu chọn một trong các phơng pháp

chiết suất sau đây: ngâm lạnh, hãm, sắc, hầm, ngâm nhỏ giọt. Hay dùng nhất là

ngâm lạnh hay hãm. Thờng dùng phơng pháp ngâm lạnh cắt đoạn 2 lần. Lợng dung

môi có thể gấp 8 -12 lần lợng dợc liệu. Lần ngâm thứ nhất cần 2/3 lợng dung môi,

thời gian ngâm từ 12-48 giờ tuỳ theo dợc liệu (cam thảo 12 giờ, đại hoàng 48 giờ,

canh kina không nên ngâm quá 48 giờ vì trong môi trờng nớc vi khuẩn, nấm mốc dễ

phát triển). Sau khi ngâm, gạn lấy dịch trong và ép bã. Nớc ngâm để lắng cặn ở nhiệt

độ thấp 24- 48 giờ. Lần 2 đỗ hết lợng dung môi còn lại vào ngâm tiếp 12 giờ nữa.

Gạn lấy nớc ngâm để lắng cạn. Sau đó lọc loại tủa, trộn lẫn cả 2 loại nớc ngâm đó,

tiến hành cô đặc đến thể chất muốn có. Trớc khi cô, có thể đun sôi nớc ngâm để loại

tạp chất nh Albumin, protein (cao cam thảo, cao đại hoàng) hoặc cô dịch chiết còn

1/2-1/4 thể tích bán đầu rồi cho thêm cồn để tủa các hợp chất không tan trong cồn,

để lặng cặn, lọc loại cặn, rồi tiếp tục cô đến thể tích cần muốn.

Phơng pháp hãm đợc dùng để chế cao thuốc từ các dợc liệu có thể chất mỏng

manh: hoa, lá... với dung môi nớc.

Nếu dung môi là cồn ngâm nhỏ giọt là phơng pháp tốt nhất, có u điểm là cho

phần dịch chiết đầu tiên rất đậm đặc, tập trung đợc phần lớn hoạt chất, phần này

thừơng đợc để riêng và không làm bốc hơi trong dung môi hay rất ít để hạn chế tác

hại của nhiệt độ đối với hoạt chất.

+ Loại tạp chất

Dịch chiết thu đợc thờng chứa nhiều tạp chất nh chất nhầy, albumin, tinh bột,

gôm... (nếu dung môi là nớc), chất béo, nhựa (nếu dung môi là cồn, ether) các chất

này làm thuốc dễ bị lên men, hôi khét, trong quá trình bảo quản. Vì vậy trớc khi cô

đặc cần phải tiến hành loại tạp chất.

- Làm vón các chất nhầy, gồm, albimin... bằng cách đun sôi và cô đặc đến 1/2 -

1/4 thể tích ban đầu, rồi để lắng 2 hoặc 3 ngày ở chổ mát, gạn lọc.

- Làm tủa hợp chất với cồn. Dịch chiết đã cô đặc bằng nửa lợng ban đầu, thêm

1-3 thể tích cồn vào để lắng 5-6 ngày ở nơi mát, sau đó gạn lọc. Còn các chất nhựa

hoà tan trong dịch chiết đợc loại đi bằng ether, etylic. Ether dầu hoả, parafin. Cũng

cô đặc dịch chiết đến 1/2-/4 thể tích ban đầu rồi hoà tan parafin trong dịch chiết

nóng đã cô đặc, lắc kỹ, để nguội, parafin kéo theo tạp chất nổi lên mặt khi nguội, tạo

thành màng cứng có thể loại khỏi dịch chiết một cách dễ dàng.

ở qui mô lớn có thể dùng máy lọc, ép li tâm để lọc trong và loại tạp chất ra khỏi

dịch chiết.

+ Cô đặc: Để cao thuốc có thể chất nhất định (cao mềm, đặc và khô) cần tiến

hành cô đặc dịch chiết khi đã đợc loại tạp chất.

Để chế phầm giữ đợc mùi thơm, dễ tan và tránh làm biến phẩm chất hoạt chất

khi tiến hành cô đặc, cần chú ý các điều kiện sau

thành phần hoá học và hoạt chất của thuốc

(cơ sở khoa học hiện đại để xem xét tác dụng dợc lý của vị thuốc)

đại cơng

1- Hoạt chất

Khi xét tác dụng của một vị thuốc khoa học hiện đại căn cứ chủ yếu vào thành

phần hoá học của nó. Nghĩa là tìm xem trong vị thuốc đó có những chất gì? Tác dụng

của những chất đó trong cơ thể của súc vật và ngời ra sao?

Thực ra, trong số rất nhiều chất do cây tạo ra, không phải tất cả chúng đều đợc

nhà khoa học quan tâm đến. Cái chủ yếu thu hút sự quan tâm đầu tiên là hoạt chất.

Nghĩa là các chất có tác dụng dợc lý nên có ứng dụng trong điều trị. Trong dợc liệu,

hoạt chất tồn tại trong các nhóm chất hoá học rất khác nhau. Có thể là những chất

riêng biệt, nh ancaloit, glucozit... hoặc là những hỗn hợp phức tạp nh tinh dầu,

nhựa...

Thờng hoạt chất không phải là các chất cơ bản có vai trò chủ yếu quyết định

các hiện tợng sống của cây. Ngời ta xếp chúng vào các chất thứ cấp. Vai trò của

chúng, trong chuyển dịch hoá thực vật ít bàn tới.

Trong vị thuốc, tuỳ mục đích,vai trò của hoạt chất mà chia ra

6 Hoạt chất chính – nhóm chất quyết định tác dụng dợc lý của vị thuốc. Nếu

hàm lợng cao, tác dụng dợc lý mạnh và ngợc lại.

6 Hoạt chất phụ – nhóm chất có tác dụng làm giảm độc tính của vị thuốc hay

tác dụng hiệp đồng hoặc đối lập với hoạt chất chính.

6 Trong một vị thuốc hoạt chất chính hay hoạt chất phụ có thể đổi chỗ cho

nhau tuỳ mục đích điều trị. Tác dụng dợc lý của hoạt chất chính không thể thay thế

cho tác dụng của nớc sắc vị thuốc đợc.

Tác dụng của dợc liệu không bao giờ đợc qui hắn về một thành phần hoạt chất

chính. Bởi vì, ngoài các hoạt chất chính, còn có những chất “phụ”, làm ảnh hởng đến

tác dụng dợc lý của hoạt chất chính. Quinin không phải bao giờ cũng thay thế đợc vỏ

canh-ki-na. Tanin trong hạt cau, làm tăng tác dụng tẩy sán của arecolin. Tanin làm

tăng tác dụng của các anacloit trong vỏ rễ lựu...

Axít meconic, chất nhầy và pectin trong thuốc phiện làm tác dụng giảm đau của

morphin xẩy ra một cách từ từ và kèo dài. Trong nớc hãm chè, catechin và tanin làm

cho tác dụng của cafein đỡ gay gắt và kéo dài hơn.

Đôi khi tác dụng dợc lý của họat chất chính và chất phụ lại đối lập thực sự với

nhau. Ví dụ nh các dẫn xuất anthraxen và tanin của đại hoàng, tanin và các ancaloit

trong nhiều loại dợc liệu. Nh vậy, tác dụng dợc lý của một dợc liệu bao giờ cũng phức

tạp và có sự tham gia của nhiều thành phần khác.

2- Chất độn

Ngoài những vấn đề chủ yếu tập trung sự chú ý của các nhà dợc liệu học nh

trên. Do việc toàn cầu hoá nên buôn bán dợc liệu, nhất dợc liệu quý hiếm ngày càng

khó khăn do tình trạng giả mạo, nên ta cũng cần quan tâm hơn đến các chất độn.

Những chất này tuy không có tác dụng dợc lý, nhng lại giúp trong công tác kiểm

nghiệm dợc liệu. ở cựa loã mạch có anthraquinol, ở benladon có cumanrin, ở đại

hoàng có glucozit phát ra huỳnh quang là rapontricozit.

Thành phần hoá học của dợc liệu

Thành phần hoá học của dợc liệu có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm những chất vô

cơ và nhóm những chất hữu cơ. Cả 2 nhóm đều gặp trong các vị thuốc động vật hay

thực vật. Những thuốc có nguồn gốc khoáng vật: hoạt thạch, chu sa, lô cam thạch...

Chủ yếu chỉ chứa những chất thuộc nhóm vô cơ.

Nhóm các chất vô cơ dùng làm thuốc tơng đối ít và tác dụng dợc lý của chúng

cũng rất đa dạng. Khoa học hiện nay cha phân tích đợc hết các chất có trong cây hay

động vật làm thuốc. Do đó nhiều khi cũng cha giải thích đợc tác dụng của mọi thứ

thuốc mà cha ông vẫn dùng.

Nhóm những chất vô cơTrong dợc liệu các nguyên tố: C, H, O và N chiếm tới 95% nguyên liệu khô.

Ngoài ra tuỳ theo thứ tự quan trọng, có từ nhiều đến ít, ngời ta tìm thấy các nguyên

tố sau đây:

á kim: Cl, P, S và vết nhũng nguyên tố B, F, I, Br, As...

Kim loại: Ca, K, Na, Mg, Si và vết những nguyên tố Al, Fe, Mn, Ti, Me, Tu, Se,

Vr, Li, Va, Ni và Cs...

Thuốc có nguồn gốc động vật: cao hổ cốt, ban long, trăn, rắn.... Hàm lợng

canxiphotphat chiếm 50 – 60%, canxicarbonat chiếm 1%. Nhìn chung, cao chế từ x-

ơng động vật hàm lợng canxiphotphat chiếm phần chủ yếu.

Các nguyên tố có trong cây tồn tại ở nhiều dạng khác nhau

2 Muối hoà tan: clorua, nitrat, photphat...

2 Muối kết tinh: canxicacbonat trong tế bào, canxioxalat...

- ở dạng kết hợp với hợp chất hữu cơ photphat và lu huỳnh trong protein;

mangan trong diệp lục; sắt, đồng, kẽm, magan trong enzim...

Các chất trong nhóm vô cơ có thể tác động đến cơ thể ngời và gia súc bằng hai

phơng cách:

- Tác dụng toàn thân, nhằm xúc tiến hiện tợng chuyển hoá cơ bản và một số cơ

năng nào đó của cơ thể: canxi, sắt, iod, asen ... bổ sung làm cơ thể khoẻ mạnh.

- Tác dụng cục bộ ví nh iod và các hợp chất chứa iod của các tảo, ké đầu ngựa,

có tác dụng điều trị biếu cổ, béo. Những vị thuốc khác: ô tặc cốt, mẫu lệ, lộc giác s-

ơng, trong thành phần có hàm lợng canxi rất cao nên có tác dụng chữa chứng thừa

dịch vị. Các muối của kali (nitrat) góp phần làm tăng tác dụng lợi tiểu (ở cỏ tranh,

râu ngô và ở cây Borago offcinalis, Parictaria offcinalis). Điều đáng chú ý hơn là

những nguyên tố vô cơ này tồn tại dới dạng kết hợp với các hợp chất hữu cơ: protein

có photpho của các hạt, các dầu chứa chất lu huỳnh của họ cải, có tính chất diệt vi

trùng. Còn các muối ở dạng kết tinh nh đồng sunphat và muối kép phèn chua, cũng

có tác dụng sát trùng.

Nói chung, vai trò của các chất vô cơ trong dợc liệu đợc đánh giá cha cao, cha

nhiều. Hiện nay ngời ta tập trung chú ý đến thành phần hữu cơ có trong dựơc liệu.

Các phát minh gần đây cũng nh hớng nghiên cứu sắp tới sẽ tập trung nhiều về các

nhóm chất hữu cơ.

Nhóm chất hữu cơ

Đó là những hợp chất của carbon luôn kết hợp với hydro và oxy (hợp chất 3

nguyên tố C.H.O), sau đó là với Nitơ, còn photpho và lu huỳnh có ít hơn.

Các hợp chất hữu cơ do cây tạo ra nhiều vô kể. ở phần này chúng tôi chỉ nhấn

mạnh đến những hợp chất có vai trò trong phòng trị bệnh. Đại thể có thể chia thành

những nhóm nhỏ sau đây

I/ Ancaloit – kiềm thực vật:

1. Định nghĩa

Ancaloit là hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng

kiềm, thờng gặp trong thảo mộc. Đôi khi cũng có trong động vật. Ancaloit thờng có

dợc tính mạnh. Các ancaloit cho những phản ứng hoá học với một số thuốc thử nói

chung (thuốc thử ancaloit).

2. Nguồn gốc

Ancaloit không có trong tất cả các loại thực vật, mà chỉ có ở một số ít so với

tổng thực vật đã có. ở động vật cũng có một số ancaloit: cantharidin trong sâu ban

miêu...

Ancaloit rất ít thấy ở động vật hạ đẳng, không có ở ngành tảo và lớp rêu, có rất

ít ở ngành nấm, địa y và những cây 1 lá mầm: colchicin có ở tỏi độc, covadin ở

cevadille, phalloidin và amanitin lấy ở nấm amanita.

Ancaloit có rất nhiều ở những cây 2 lá mầm, nhất là các họ mao lơng

(Ranuncnlaceae), á phiến (paraveraceae); cà phê (Rubinaceae), mã tiền

(Loganiaceae) và ở một số cây đặc biệt, thuộc họ hoa môi (Labiatene).

Những cây có tỷ lệ ancaloit cao thờng gặp ở vùng nhiệt đới, vì ở đó có sự đồng

hoá diệp lục mạnh hơn và có lẽ sự đồng hoá diệp lục cũng đóng vai trò quan trọng

trong việc tạo ancaloit ở cây.

3. Sự phân bố Ancaloit trong cây

Năm 1806 Sectuener tìm ra đợc ancaloit đầu tiên là morphin trong thuốc phiện.

Sau đó, rất nhiều ngời đã hào hứng đi vào tìm tòi nghiên cứu. Trong vòng 180 năm

trở lại đây các nhà khoa học thế giới đã tìm ra hơn 2000 loại ancaloit trong thực vật.

Phần lớn chúng có mặt trong các họ thực vật thợng đẳng.

Ancaloit chứa trong nhiều bộ phận của cây:

- Hạt: mã tiền, cà phê

- Quả: ớt, hồ tiêu

- Hoa: cà độc dợc

- Lá: coca, thuốc lá, cà độc dợc,

- Thân: a hoàng, canhkina

- Những bộ phận dới đất: ba gạc, lựu, ô dầu, ipeca.

Tỷ lệ ancaloit trong các bộ phận trên cũng không đều nhau. Trong cây thờng

tập trung nhiều hơn ở một bộ phận nhất định. Ví nh: Quinin tập trung nhiều hơn ở

vỏ canhkina (cinchona); cocain trong là coca (erythroxylon coca), strychnin trong

hạt mã tiền (strychnos nux vomica), còn ở những bộ phận khác thì ít hơn.

Trong cùng một cây, thờng chứa một hỗn hợp những ancaloit nhng chỉ có 1 – 2

ancaloit trội hơn. Ví dụ vỏ canhkina có tới 24 ancaloit, trong đó quinin nhiều nhất.

Thuốc phiện có tới 26 ancaloit nhng chú yếu là morphin.

Những ancaloit trong cũng một cây, thờng có nhân căn bản chung và chỉ khác

nhau ở gốc hoá học dính vào nhân. Ví dụ pelletierin; izopelltierin và metyl pelletierin

của vỏ lựu.

- CH2-CH2-CHO - CH2-CH2-CH3 - CH2-CH2-CHO

NH NH NH Pelletierin Metyl pelltierin Izo pelletierin

ở các cây cũng họ thực vật hay chứa các ancaloit gần nhau về cấu tạo. Ví dụ:

một số cây trong họ cà (solanaceae) nh atropa belladona và atropa datura đều có

nhân chung pyrol và pyridin đứng rời hay kết hợp với nhau (nhân tropan). Cũng có

khi 2 cây rất gần nhau về họ thực vật, nhng có cây chứa ancaloit, còn cây kia không

chứa hoặc có chứa thì lại là những ancaloit rất khác nhau. Ví dụ nh cà phê, ipeca và

canhkina đều thuộc họ cà phê nhng lại chứa những ancaloit rất khác nhau.

Trái lại một ancaloit có thể gặp ở nhiều cây thuộc họ khác nhau nh caphein có

trong 7 cây: chè, cô ca, cà phê… ephedrin trong ma hoàng (họ gnetacere) và cây

taxusbaceate (họ taxaceae), sidacordofolia (họ malvaceae)…

4. Sự tạo thành các ancaloit trong cây

Đây là một vấn đề quan trọng.

Từ nhận xét những ancaloit có trong cũng một cây thờng có cùng một cấu trúc

hoá học chỉ khác nhau ở nhóm chức dính thêm nh ancaloit trong hạt cau, canhkina,

coca, cà độc dợc... do đó ngời ta dễ quan niệm do một số quá trình oxy hoá, khử oxy

hoá, metyl hoá. Khử metyl, este... có thể chuyển từ ancaloit nọ sang ancaloit kia.

Lại cũng có giả thuyết cho rằng nhân căn bản do các chất đờng hay thuộc chất

của đờng sinh ra, rồi kết hợp với amoniac để có nitơ.

Giả thuyết cho rằng ancaloid đợc tạo ra từ các a xit amin đợc nhiều ngời tán

thành hơn cả. Bởi vì, ngời ta thấy có nhiều sự giống nhau giữa axít amin với một số

ancaloit, nh sự liên kết quan giữa thuộc chất của purin và nucleprotein.

Một số phản ứng đa ra để chứng minh sự tạo thành ancaloit từ các amin khác

phù hợp với hoàn cảnh nhiệt độ thực tế của sự sống. Các tác giả: Robinson và schoff

đã tổng hợp đợc atropin, lobelanin... trong điều kiện nhiệt độ thực tế của sự sống.

Ví dụ sự tổng hợp atropin – ancaloit có nhân pyrolidin từ một axit amin nh

ocnithin.

NH2 CH2-CHO

H2N-CH2- CH2- CH2-CH-COOH + 2H.CHO CH2-CHO + 2.CH3 +CO2

Ocnithin formaldyhyd diadehyd metylamin sucxinic

Diadehyd sucxinic lại kết hợp với metylamin để đóng vòng cho nhân pyrolidin:

OH

CH2 – CHO CH2 – CH

+ CH3-NH2 N- CH3

CH2 – CHO CH2 – CH

OH

N.Metyl dihydroxy 2-5pyrolidin

Chất mới tạo thành kết hợp với axit axeton dicarbonic để cho nhận tropan

COOH

OH CH2-COOH CH2-CH-CH

CH2 – CH

N- CH3 + CO N-CH3 CO+ 2H2O

CH2 – CH

OH CH2-COOH CH2-CH-CH

COOH

Sau đó đun nóng và hydrozeni hoá sẽ đợc trepanol

COOH

CH2-CH-CH CH2-CH-CH2

N-CH3 CO+ H2 N-CH3 CHOH + 2CO2

CH2-CH-CH CH2-CH-CH2

COOH

tropanol kết hợp với axit tropic để cho atropin:

CH2-CH-CH2 CH2-CH-CH2

N-CH3 CHOH+ HOOC-CH-C5H5 N-CH3 CHO-CO-CH-C6H5 +

H2O

CH2-CH-CH CH2-CH-CH2

Atropin

Những ancaloit mới tạo thành lúc đầu nằm ở các bộ phận đang phát triển của

cây, lá, chồi, mầm… Ví dụ nh solanin có ở trong mầm non của củ khoai tây nếu ngời

và gia súc ăn phải dễ chết do ngộ độc. Về sau chuyển ra các tổ chức bên ngoài. Rất ít

khi thấy ancaloit trong nhu mô ruột hay trong những tế bào phụ của mạch cây (libe).

Ngời ta thờng gặp ancaloit trong vỏ hạt và trong nhũ dịch.

Trong cây, ancaloit thờng ở trong tế bào dới dạng muối (ít khi thấy ở thể tự do,

ancaloit là kiểm thực vật nên thờng kết hợp với các axit vô cơ hay hữu cơ, nh axit

citric, tartric, tanic… ít khi gặp nó kết hợp với axit axetic, sunfuric, photphoric,

lactic, xyanhydric. Một số cây, ancaloit lại kết hợp với axit đặc biệt của chính mình

nh Quiric trong canhkina, meconic trong thuốc phiện, tropic trong họ cà…

Hàm lợng axit trong thực vật thờng không nhất định, Có khi chỉ có mấy phần

vạn, hay 1-2%, thậm rất nhiều nh ancaloit ở canhkina, thuốc phiện tới 16-20%.

Trong thực vật, tỷ lệ axit cũng thay đổi tuỳ theo điều kiện sống. Nó phụ thuộc

vào khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu

hái. Vì vậy đối với mỗi dợc liệu cần phải nghiên cứu kỹ cách trồng, thu hái, bảo quản

thế nào để có hoạt chất cao nhất và tốt nhất.

5. Tính chất của ancaloit

a) Lý tính

Nói chung ancaloit là những chất có khối lơng phân tử cao. Nhng ancaloit

không có oxy thì cấu tạo bằng C, H, N nh nicotin C20H14N2, nhiệt độ thờng hay ở

dạng lỏng, có mùi, bay hơi đợc, dễ tan trong nớc và cất kéo đợc bằng hơi. Còn những

ancaloit có oxy trong phân tử: morphin C17H19O3N, codein C18H12O3N, atropin C-

17H23O3N thờng đặc ở nhiệt độ thờng, hầu nh không tan trong nớc, chỉ tan trong các

dung môi hữu cơ, không mùi, vị đắng có thể kết tinh đợc và không cắt kéo đợc bằng

hơi nớc. Trừ một vài ancaloit cũng không mang oxy trong phân tử nhng lại đặc ở

nhiệt độ thờng nh sempervirdin C19H16N2 lấy từ geloeninm sempervireus. Ngợc lại

một vài trờng hợp đặc biệt của ancaloit có mang oxy nhng vẫn ở thể lỏng nh

pilocarpin C11H16O2N2…

Các ancaloit bazơ không tan trong nớc, dễ tan trong các dung môi hữu cơ: cồn,

ether, chloroform, axetat etyl… loại muối ancaloit lại dễ tan trong nớc, không tan

trong các dung môi hữu cơ.

Đa số các ancaloit và muối của nó đều không màu, trừ một vài chất có màu nh

becberin (màu vàng) trong cây hoàng liên, sinapin, harmalin.

Phần lớn các ancaloit có khả năng quang học, thờng tả tuyền, trừ mấy thứ hữu

tuyền nh cicutin, pilocarpin… một số khác không có tác dụng với ánh sáng phân cực

nh: piperin, papavein, macxein, atropin… Khả năng quay cực của các ancaloit còn

thay đổi tuỳ theo dung môi hoà tan nó. Các ancaloit quay cực là do cấu tạo phân tử

của nó có chứa cacbon bất đối xứng.

b) Hoá tính

Ancaloit có tính kiềm: Tất cả các ancaloit đều có tính kiềm. Có một số còn có

tác dụng nh một kiềm mạnh làm xanh giấy quỳ: cucutin, nicotin, đa số các ancaloit

có tác dụng nh một kiềm yếu: capherin, piperin, pilocarpin…

- ở dạng muối, các ancaloit tơng đối bền vững hơn.

Ancaloit có thể cho kết tủa với thuốc thử:

4 Dung dịch Iodur.

4 Iodur kép Hg và kalium.

4 Axit silicotungstic

4 Hydrat uaran

4 Dung dịch tanin

4 Chlorua vàng và chlorua platin 10%.

4 Axit picric

Ancaloit có thể cho phản ứng màu với các thuốc thử:

11 H2SO4 và HNO3.( 20 ml H2SO4 đậm đặc với 10 giọt HNO3 đậm đặc)

11 H2SO4 + ít đờng.

11 H2SO4 + Molypdat natri 1%.

11 Persunfat NH4.

11 H2SO4 + Vanedat NH4 1/ 200.

11 H2SO4 + Seclenit natri.

11 H2SO4 + 1% Vanillin.

11 H2SO4 + Ruthnat natri.

11 H2SO4 + 2% fromon.

11 H2SO4 + bicromat kali.

Các thuốc thử màu này đều là môi trờng axit. Đôi khi thuốc thử màu đã là một

axit mạnh.

Vì các ancaloit cho phản ứng màu và phản ứng kết tủa không đặc trng nên

muốn xác định chính xác hay khi định tính một loại ancaloit nào đó thì phải đồng

thời làm với nhiều loại phản ứng, cả kết tủa và phản ứng màu rồi lấy kết quả so với

bảng in sẵn.

6. Tìm ancaloit trong thực vật :

Bằng các phản ứng hoá học trên, chúng ta có thể phát hiện đợc ancaloit trong

dợc liệu, đồng thời cũng có thể định lợng đợc nó nữa.

Sau đây xin giới thiệu một số phơng pháp đơn giản của các học giả Liên Xô

dùng để kiểm tra tại cây thuốc ở ngoài vờn, ngoài đồng và gọi là phơng pháp “ngoài

đồng”.

+ Phơng pháp thẩm xuất: cho lá non vào trong ống nghiệm, ngập trong 3 – 6 ml

chlohydric 5%, sau 3 – 5 giờ cho thên NaOH 10% vào sẽ có những ancaloit kết tinh

trong dung dụch. Ta có thể căn cứ vào số ancaloit kết tinh trong ống nghiệm để sơ bộ

định lợng trong cây có nhiều hay ít.

+ Phơng pháp nhuộm màu: xé một miếng nhỏ ở cuống lá còn dính một ít vỏ

trong suốt. Sau đó ngâm vào dung dịch iodna kali (thờng lấy 1ml dung dịch thuốc

này pha với 20 – 25ml nớc). Lúc đầu dung dịch trong ống nghiệm có màu vàng. Sau

3-5 phút sẽ làm cho vỏ trong cuống trên có màu gỉ sắt, chứng tỏ dợc liệu có chứa

ancaloi. Nếu không có hoặc rất ít sẽ không xuất hiện mầu nâu gỉ sắt trên, mẫu kiểm

tra vẫn trong nh cũ.

Muốn xác định xem ancaloit có trong một bộ phận nào đó của dợc liệu, phải

dùng thuốc thử thích hợp. Ta có thể dùng tất cả các thuốc thử nh đã kể trên nhng tốt

nhất là thuốc thử bouchardat vì nó cho một kết tủa màu. Chỉ cần nhỏ một giọt thuốc

thử lên vi phẫu mới cất (không rửa và không nhuộm) đợi 2 – 5 phút rồi soi kính hiển

vi sẽ thấy kết tủa màu nâu. Nhng trớc khi kết luận ta phải chú ý tới 2 nguyên nhân

có thể gây nên nhầm lẫn:

21 Dùng nhiều thuốc thử quá các kết tủa có thể tan mất.

21 Các Protein cũng có thể cho kết tủa màu nâu.

(Với thuốc thử bouchardat và các thuốc thử của ancaloit). Errera đã tránh tr-

ờng hợp này bằng cách làm 2 tiêu bản. Một loại sau khi làm vi phẫu thì nhúng ngay

vào trong thuốc thử. Loại khác nhùng vào rợu tactric ngâm một thời gian sau đó rửa

sạch rợu tactric rồi nhúng lại vào thuốc thử bouchardat, nếu tế bào có chứa ancaloit

thì ancaloid này sẽ bị tan trong rợu tactric. Kết quả trên vi phẫu đó không thấy kết

tủa hay chính là các lỗ hổng. Trái lại nếu vẫn thấy kết tủa thì phải nghĩ tới chất

protein.

Ngời ta dựa vào các nguyên tắc sau đây để chiết xuất:

- Ancaloit nói chung là những kiềm yếu, do đó có thể dùng những kiềm mạnh

hay trung bình để đẩy ancaloit ra khỏi muối của chúng.

- Ancaloit ở thể tự do (ancaloit bazơ) dễ tan trong các dung môi hữu cơ còn ở

dạng muối sẽ dễ tan trong nớc.

- Sau khi có ancaloit thô, tinh khiết bằng cách chuyển nó nhiều lần từ dung môi

hữu cơ sang dung môi nớc và ngợc lại. Cuối cùng làm bay hơi dung môi ta đợc

ancaloit tinh khiết.

Nhng còn tuỳ theo tính chất của ancaloit loại bay hơi và không bay hơi mà ph-

ơng pháp chiết xuất thay đổi cho thích hợp.

Đối với Ancaloit bay hơi: Conin (có ở cigue), nicotin (thuốc lá), spactein (cây

gene) có thể cất kéo đợc bằng hơi nớc thì ta sấy khô, tán nhỏ dợc liệu cho vào kiềm

mạnh để đẩy chúng ra thành ancaloid tự do. Sau đó tách ra khỏi dợc liệu bằng ph-

ơng pháp cất kéo qua hơi nớc. Cuối cùng lại tách ancaloid ra khỏi nớc cất trên bằng

các dung môi hữu cơ thích hợp.

Đối với những ancaloid không bay hơi ngời ta dùng 2 phơng pháp:

- Cho dợc liệu đã tán nhỏ vào bình ngâm kiệt rồi tiến hành chiết bằng dung môi

nớc axit loãng hoặc cồn đã axit hoá bằng một axit mạnh. Các ancaloid có trong dợc

liệu (ancaloid toàn phần) sẽ chuyển sang thể muối và tan trong 2 dung môi trên. Bốc

hơi dung môi bằng cách cất dới áp suất giảm với nhiệt độ càng thấp càng tốt. Cặn

còn lại cho kiềm NaOH, KOH, NH4OH, Ca(OH)2…. Lấy ancaloid bazơ đợc giải

phóng ra bằng một dung môi hữu cơ thích hợp (không trộn lẫn với 2 dung môi trên)

nh CHCl3, ether, benzen… dung môi này chỉ cho ancaloid cần tim hoà tan . Dung

môi này cùng phải tinh khiết và không tan trong 2 dung môi đã dùng ở trên.

- Chuyển trực tiếp ancaloit ở dạng muối trong dợc liệu ra thể bazơ để hoà tan

vào dung môi hữu cơ bằng các kiềm thích hợp. Việc lựa chọn kiềm rất quan trọng:

một kiềm mạnh NaOH mà tác dụng lâu trên ancaloit sau khi giải phóng ancaloit

bazơ có thể xà phòng hoá các ancaloit có chứa este nh astopin, cocain… NaOH còn

giữ lại trong dung dịch nớc các ancaloit có chứa phenol nh morphin, xeplutin,

NH4OH chỉ có thể đẩy một phần ancaloit của Ipeca. Vôi đẩy tất cả các ancaloit của

rễ lựu.

Ngời ta có thể lấy riêng ancaloit bằng phơng pháp sắc ký cột. Chất hấp phụ là

nhôm oxyt khi các ancaloit đi qua cột hấp phụ và triển khai bằng dung môi thích

hợp thì ancaloit đợc tách ra thành từng phần khác nhau.

Sắc ký khó cao áp, sắc ký mỏng, cũng là phơng pháp đợc dùng nhiều ở các

phòng thí nghiệm hiện nay để tách các ancaloit. Các phơng pháp này có độ chính xác

cao và cho kết tủa nhanh chóng.

7) ứng dụng của ancaloit

Ancaloit nói chung là độc với liều lợng cao, còn với liều lợng vừa phải có tác

dụng chữa bệnh. Thờng xuyên ta chế biến nó ở dạng muối dễ hoà tan trong nớc và

bền vững đợc lâu, giúp cho việc bảo quản và sử dụng thuận tiện và tốt: atropin

sunfat, Strychnin sunfat… Nhiều khi do cách chế biến không đúng quy cách, dợc liệu

chứa ancaloit sẽ bị thay đổi tác dụng chữa bệnh đi.

ánh sáng mặt trời cũng dễ làm các ancaloit bị phá huỷ, thờng các ancaloit phải

đợc bảo quản trong các bình kín, có màu hay trong hộp kín. Cần có phân biệt độc

với không độc, để tránh nguy hiểm khi sử dụng.

Tác dụng dợc lý của ancaloit rất khác nhau, phần này chúng ta sẽ xét tới trong

các chuyên luận dợc liệu. Chúng ta cũng nên ghi nhận rằng tác dụng của nớc sắc dợc

liệu chứa ancaloit toàn phần không phải bao giờ cũng giống nh của ancaloit nguyên

chất khác tách ra.

Các ancaloit có tác dụng với hệ thống thần kinh trung ơng, về phơng diện kích

thích, có Strychnin, caphein, lobelin… về phơng diện trấn tỉnh giảm đâu có morphin,

codein, receppin…

Các chất có tác động lên hệ thần kinh thực vật:

23 Chất kích thích giao cảm: Ephedrin, Codein, Hocdein

23 Chất ức chế giao cảm: Ecgostamin, Yohimbin.

23 Chất kích thích phó giao cảm: Pilocarpin, eserin

Trong số các ancaloit có các thuốc gây mê tại chỗ: cocain; các chất trị co giật:

papaverin; Chất phong bế hạch giao cảm: nicotin, spactein.

- Ancaloit có tác dụng trên tim:

- fagarin, ạ malin và quinin là các thuốc chống rung tim. Quinin, ernetyl là

thuốc gây trẫm uất. Các thuốc tăng huyết áp: Ephedrin, các thuốc hạ huyết áp,

yohimbin, resecpin, varatum.

Ancaloit chỉ có tác dụng chống vi khuẩn ở liều cao, nhiều ancaloit có tác dụng

diệt ký sinh trùng, trị nguyên sinh động vật: quinin độc với ký ký sinh trùng sốt rét,

emetin, và conexin đối với lỵ do amid, conexin với trycomonas, trị ký sinh trùng đ-

ờng tiêu hoá có pellethierin và arecolin.

II/ Dợc liệu chứa Glucozit (Heterozit)

1) Định nghĩa

Glucozit là những hợp chất hữu cơ phức tạp trong dợc liệu. Nó cấu tạo bằng

một phần đờng (OZA) và một phần không đợc (Genin hay glycon).

Coi glucozit là những ete đặc biệt dới tác dụng của nớc và men (có sẵn trong d-

ợc liệu) sẽ đợc thuỷ ohân ra 2 phần: phần đờng và phần không phải là đờng. Chính

phần không phải là đờng mới có tác dụng chữa bệnh đặc hiệu. Glucozit khác với este

là nó rất dễ bị thuỷ phân trong môi trờng axits. Sử thuỷ phân của glucozit đa số đều

bắt đầu từ khi đung với nớc.

Ví dụ: Sự thuỷ phân của Amigdalin trong khổ hạnh nhân, dới tác dụng của

men Emulsin:

CN

C6H5-CH

C6H10O4-OC- C6H11O5 + 3H2O C6H5-CHO + HCN+ 2C6H12O6

(Amigdalin khi thuỷ phân cho andehybenzonic, axitcyanhydric và 2 phân tử

glucoza)

Lúc đầu ngời ta nghiên cứu các chất có chứa glucoza nên đặt tên là glucozit; về

sau khi nghiên cứu các glucozit thấy có nhiều chất đờng khác nên gọi là heterozit.

2) Sự phân bố của glucozit trong cây

Glucozit đợc phân bố rất rộng rãi trong cây cỏ, tuy nhiên đó chỉ chứa một lợng

rất nhỏ, có chứng khoảng 90 loài thực vật có glucozid. Hiện nay ngời ta đã phát hiện

đợc khoảng hơn 200 loại glucozit khác nhau. glucozit đợc phân bố ở các bộ phận của

cây: ở quả, khổ hạnh nhân (Amygdalus arnaia), quả thông thiên (Thevelin

noriifolia), quả dây vòi voi (Strophantus). ở vỏ: Rhamnus frangula, ở dò: hành biển

(Seilla maritima), ở là: dơng địa hoàng (Diditalis), Phan tả diệp (Sene), Trúc đào

(Nerinm oleander), ở Rễ và than rễ: Địa hoàng (Rheum), Cam thảo (glycyrhiza

slabrra), ở dịch cây: Lô hội (Aloes).

Thờng các cây chứa glucozit ở bộ phận khác nhau, nhng trong nhiều trờng hợp

thờng tập trung ở một bộ phận nào đó nhất định.

Tỷ lệ glucozit trong cây cũng thay đổi rất nhiều có loại lên tới 20% nh

Saponozit trong Bồ kết, bồ hòn, nhng neriolin trong lá trúc đào chỉ có 0,1%.

Thờng các glucozit ở dạng hoà tan trong các dịch tế bào.

Bên cạnh những tế bào chứa glucozit lại còn những tế bào khác chứa men

(enzym) có tác dụng thuỷ phân glucozit đó. Vì vậy, khi các tế bào thực vật bị vò nát,

giả nhỏ… glucozit sẽ gặp men và thêm có nớc thì glucozit sẽ bị thuỷ phân ngay.

Ví dụ: Lá đào, hạt đào nếu để bình thờng thì không thấy có mùi thơm hang nh-

ng nếu đem vò nát hay đập dập ta mới thấy mùi thơm. Đó chính là hiện tợng

Amigdalin gặp Emulsin ở tế bào cạnh đó, bị thuỷ phân để cho ra andehyt benzonic

và axits cyanhydric.

Từ vấn đề này giúp ta hiểu thêm là: Tại sao lúc chế biến thuốc, lại phải tỷ mỹ

đúng quy cách, tại sao nhng glucozit trớc kia có trong cây nhng không thể tìm thấy

đợc ở trong các chế phẩm.

3) Tính chất của glucozit

Glucozit nói chung là do các nguyên tố cacbon, hydro tạo thành. Có khi thêm

cả nguyên tố nitơ nữa, nh Amigdalin trong khổ hnạh nhân, nguyên tố lu huỳnh trong

glucozit của hạt kinh giới. Các loại glucozit khác nhau có tính chất lý hoá học khác

nhau. Hiện tợng này còn rất nhiều loại glucozit cha xác định đợc thành phần hoá học

của nó cho nên việc nghiên cứu về mặt này còn bị nhiều hạn chế. Ngời ta chỉ đi sâu

vào nghiên cứu tác dụng dợc lý của glucozit mà thôi. Lý hoá tính của các glucozit

phụ thuốc vào tính chất của các loại đờng, tính chất của aglycon hay genin.

Glucozit là những chất đặc, không bay hơi, thành phần nó có khả năng kết

tinh, chỉ có một số ít vô định hình.

- Vị đắng: Sự hoà tan cảu nó cũng không có quy định. Nói chung nó dễ hoà tan

trong nớc (cũng có một số không tan trong nớc) đa số tan nhiều trong dung môi hữu

cơ, nh rợu, nhng đều không tan trong Ether ethylic và Ether dầu hoả.

- Về mặt tác dụng dợc lý, mỗi loại có một tác dụng khác nhau. Đa số glucozit có

tác dụng mạnh, nh glucozit đại hoàng có tác dụng tẩy; Diditalin (dơng địa hoàng),

Neriolin (trong Trúc đào) có tác dụng cờng tim ở một liều rất nhỏ; Tonozit vi khuẩn,

se niêm mạc; có tính chất của vitamin P, nh: Eoculozit, rutozit.

Tác dụng điều trị cảu glucozit chủ yếu quyết định bởi phần không đờng. Còn

phần đờng của nó chủ yếu là để tăng cờng sự hài hoà và sự hấp thy của thuốc, vì thế

nó có tác dụng kéo dài và tăng cờng tác dụng điều trị của thuốc. Chúng hoạt động ở

ánh sáng phân cực thờng là tả truyền quang phổ tử ngoại và hồng ngoại lệ thuộc vào

cấu trúc của genin.

Cũng nh đờng, het erozit có ở dạng và là dạng ổn định.Nhìn chung, het orzit là các chất dễ hỏng, ít nhiều dễ bị thuỷ phân do men và

axit, kết hợp với nớc để giải phóng ra đờng và genin. Sử thuỷ phân do men tơng đối

đặc hiệu và tác động lần lợt qua nhiều enzim mới có đợc gennin tự do.

4) Những điểm cần chú ý khi thu hái dợc liệu glucozit

Hàm lượng glucozit chứa trong dược liệu có thể thay đổi rất khác nhau, do

điều kiện thổ nhưỡng, phân bón, khí hậu… khác nhau. Mặt khác, tuổi của dược liệu

khác nhau, mùa vụ thu hái khác nhau sẽ đưa tới sự khác nhau về hàm lượng glucozit

trong cây. Cách chế biến khác thậm chí ngay cả thời gian trong 1 ngày cũng làm thay

đổi hàm lượng glucozi. Hàm lượng glucozit nói chung ở cây, cao nhất khoảng 4-5giờ

ánh sáng và giảm dần đi theo thời gian trong ngày, đến tối hàm khối lượng glucozit

thấp nhất. Khi trời mưa thì hàm lượng glucozit lại càng giảm rõ rệt.

Nh phần tính chất đã nêu, glucozit rất dễ bị thuỷ phân bởi men đặc hiệu của

chính bản thân cây đó. Do đó sau khi thu hái xong cần xử lý ngay. Trong quá trình

thu hái tránh dập nát dợc liệu, có nh thế glucozit mới không bị phá huỷ.

5. Phân loại và tác dụng các loại glucozit

Có nhiều tài liệu phân loại khác nhau, ở đây dựa vào tác dụng dợc lý của

glucozit để phân thành 2 nhóm sau:

1. Glucozid độc.

a) Glucozit chữa tim

Là những glucozit thiên nhiên có một khung cấu trúc hoá học nói chung và có

tác dụng đặc biệt trên tim.

Glucozit cờng tim thờng gặp trong các họ thực vật hoa mõm chó, trúc đào,

hoàng liên... gặp trong các bộ phận khác nhau của cây. ở dò của củ hành biển:

Bulbus scillae, thân rễ: Hellebosis, rễ: Apocynium; của vỏ cây: Periploca greca; lá:

Trúc đào, hạt: Thông thiên, vòi voi...

Tỉ lệ hoạt chất thờng rất thấp và phân bố không đều trong những bộ phận khác

nhau trong cũng một cây. Những glucozit gặp trong cùng một cây thờng chỉ khác

nhau rất ít về cấu trúc hoá học.

Xét về mặt cấu trúc hoá học, glucozit cờng tím cũng nh các glucozit khác, đều

có một phần đờng và một phần không đờng.

Phần đờng (Oza) có thể là những đờng sau:

- Đờng đơn (Monoza) nh glucoza, Rhamnoza, digitoxoxa, hoặc đờng đôi (Bioza)

nh Strophan tobioza. Đờng ba (trioza) nh Strophantotrioza.

- Phần không đờng (Genin) tất cả các glucozit chữa tim đều có cấu trúc Steroit

với 23 hoặc 24 nguyên tử các bon nhân metyl pehydro xyclo pentano phenantren:

Ví trí C17 có R1 đính vào, R1 là vòng lacton 5 cạnh hay 6 cạnh. ở vị trí C10 có R

có thể là một chức andehyt, có thể một gốc CH3, có thể là một chức rợu bậc nhất.

Tất cả các glucozit cờng tím đều có một gốc metyl CH3 ở vị trí cácbon số 13 và

1OH ở C14, 1OH ở C3. Tuỳ theo các yếu tố R đính vào nhau trên mà ta có các loại

glucozit cờng tím khác nhau.

- Tính chất của glucozit chữa tim:

Glucozit chữa tim đều là những chất có tác dụng quang học, có thể kết tinh

hoặc vô định hình, vị đắng… Một số glucozit tan trong nớc. Một số không tan mà tan

trong các dung môi hữu cơ. Độ tan trong nớc tỷ lệ thuận với chiều dài của phần đ-

ờng.

Những glucozit chữa tim cho một số phản ứng chung do phần genon hoặc phần

đờng.

- Phản ứng do phần Genon

+ Phản ứng Legal:

Hoà tan glucozit trong pyridin hoặc trong cồn ở môi trờng kiềm NaOH sẽ cho

màu đỏ nhạt khi cho thêm 0,5% Natrinotro prussiat.

+ Phản ứng Kiliani

Hoà tan glucozit vào 2-3ml axits axetic có sẵn vài giọt clorua sắt 3. Thêm một

thể tích tơng đơng H2SO4 đậm đặc. Một tiếp xúc giữa 2 dung dịch này sẽ có màu nâu,

về sau toàn dung dịch sẽ ngả màu xanh lơ.

Tác dụng của glucozit chữa tim: Nói chung là rất độc.

ở liều lợng rất nhỏ (liều điều trị) có tác dụng điều hoà lại nhịp đập của tim và

làm tăng nhịp đập của tim, do đó dùng để trợ tim trong công tác điều trị. Nhân dân

còn dùng các loại tên độc có tẩm glucozit cờng tim trong quá trình săn bắt thú rừng.

Trong chăn nuôi, những cây có glucozit độc, tránh không cho gia súc ăn lẫn phải.

b) Saponozit (Saponin)

Saponin là một nhóm chất khá phổ biến trong cây. Ngay từ năm 1891 Kruskal

đã thống kê chừng 150 loài có saponin. Hiện nay con số này lên tới 400 loài. Những

cây có saponin được tỡm thấy trong khoảng 70 họ thực vật. Nhiều chất trong các

họ: thạch trúc (Caryophyllaceae), bồ hòn (Sapindaceae), điều nhuộm (Bixaceae),

hành tỏi (Liliaceae)... Schaer còn cho biết saponin có trong cả những loài ẩn hoa.

Trong một số cây, saponin có thể có trong nhiều bộ phận khác nhau. ở quả: bò hòn,

bồ kết; ở rễ hay thân rễ; thể phục linh, cam thảo, ở trong lá; bòn bọt; ở trong vỏ:

Quilloja saponaria...

Về tỉ lệ saponin thay đổi theo từng loài nh ở bồ kết, viên chí có trên 10%. Trong

cõy saponria officinalis chứa 4-5%, tập trung ở mô tuỷ, vỏ. Trong hạt cây:

Agrostemma githago chỉ có 0,5% và tập trung ở phôi chứ không ở nội nhũ.

Lợng saponin tăng lên ở hạt mọc mầm. Trong các bộ phận dinh dỡng, lợng

saponin tăng tối đa khi cây ra hoa, sau đó giảm xuống. ở cây tơi saponin đợc phân bố

trong dịch tế bào, khi cây chết, saponin bị vón lại trong tế bào.

Đặc tính của saponin (Saponozit)

Saponin là những glucozit thiên nhiên, có tính chất chung là dung dịch nớc của

nó lắc mạnh cho rất nhiều bọt giống nh bọt xà phòng. Dung dịch saponin gây tan

máu (dung huyết) rất mạnh là do các saponin làm giảm sức căng bề mặt ngoài của

hồng cầu. Thờng saponin tan trong nớc, trong dung môi hữu cơ: rợu etylic, rợu

metylic, không tan trong ether, cloroforin, benzen. Dựa vào đặc điểm hoà tan này

của saponin, ngời ta chiết xuất nó và sử dụng pha chế các dạng nhũ hoá dùng trong

công tác lâm sàng thú y.

Saponin là những chất vô định hình, một số ít có tinh thể nh digitonin (dơng địa

hoàng) không mùi, vị hắc, gây hắt hơi rõ rệt.

Kiểm tra định tính và định lợng saponin trong cây

Định tính:

Muốn biết một cây có saponin hay không ta xem nó có gây bọt hay không, hoặc

nó có gây tan máu hay không ?

Thử tính gây bọt: Cân vài gam dợc liệu cắt hay tán nhỏ cho vào ống nghiệm

thêm vài ml nớc lắc thật mạnh trong vòng vai phút. Nếu có saponin trong ống sẽ có

bọt. Tuy theo cột bọt cao hay thấp mà ta có thể sơ bộ kết luận rằng hàm lợng saponin

có trong cây ít hay nhiều.

Một số ký hiệu để đánh giá kết quả nh sau:

Nếu bọt lâu bền 15 phút: +

Bọt lâu bền trong vòng 30 phút: ++

Bọt lâu bền trong vòng 60 phút: +++

Chú ý là anbumin cũng gây bọt nên cần làm thêm phản ứng tan máu. Chiết

saponin từ bọt đợc liệu bằng nớc rồi trộn nớc chiết nh sau: dùng một miếng giấy

thấm có kích thớc 2x6cm. Một đầu mảnh giấy thấm này ta nhỏ vài giọt chlesterol,

hong khô, nhúng dầu giấy đó vào dung dịch chiết cần kiểm tra. Nhờ hiện tợng mao

dẫn, saponin đợc thấm lên phía trên, cholesterot giữ lại một ít saponozit, đồng thời

giữ lại những chất cản trở quá trình phá huyết của saponin. Loại cholesterol bằng

xylon, rửa ether, phơi khô rồi đặt trực tiếp lên gelatin có máu. Nếu có saponozit thì

xung quanh mặt giấy sẽ có một vòng màu bị phá vỡ rất rõ. Nếu điều kiện không có

chlesterol, ether và xylon ta có thể đơn giản bằng cách nhúng dải giấy mềm vào dung

dịch nớc chiết cần kiểm tra rồi đặt trực tiếp lên gelatic có máu và quan sát. Làm nh

vậy, kết quả cũng rõ nhng không chắc chắn bằng phơng pháp trên.

Định lợng: Có 3 phơng pháp

a) Tính chỉ số bọt của Saponin

Lấy 2 gr bột dợc liệu trộn với 200ml NaCl 0,9% đun sôi trong 15 phút, lọc qua

bông đợc dung dịch 1%, lấy 10ml dung dịch lọc cho vào ống đong có dung tích 100ml

lắc 15 giây để yên 1 phút. Nếu phía trên có lớp bọt chứng tỏ dợc liệu chứa saponin.

Từ đó ta tiếp tục pha loãng bằng NaCL 0,9% theo các tỷ lệ khác nhau. Xác định độ

đặc tối thiểu để cho lớp bọt phía trên không mất sau khi ngừng lắc 1 phút.

Chỉ số bọt - 1/A gam/ml

A: Độ pha loãng nhỏ nhất của dịch chiết xuất để lợp bọt bền sau khi ngừng lắc

1 ít. Đây cũng là một phơng pháp định lợng sơ bộ saponin trong dợc liệu một cách

nhanh chóng.

b) Tính chỉ số dung huyết

Dùng dung dịch đệm photphatmonopotasic (KH2PO4) và photphatdisodic

Na2HPO4 để chế dung dịch saponozit theo các nồng độ khác nhau.

Kiểm tra tác dụng phá huyết của các dung dịch này, ta sẽ xác định đợc nồng độ

tối thiểu gây dung huyết của saponozit có thể dùng hồng cầu thỏ hoặc cừu để kiểm

tra.

c) Chỉ số độc với cá

Muốn xác định chỉ số độc với cá ta đo liều lợng tối thiểu của dung dịch gây chết

cá trong 1 thời gian nhất định. Cá dùng ở đây là cá Leunccisus hay cá Carassius

vulgaris. ở Việt Nam ta dùng cá vàng, trong khi thử phải chú ý cả nhiệt độ và pH của

dung dịch.

ứng dụng saponin trong lâm sàng thú y

Saponin có tính gây bọt nên có tác dụng nhũ hoá mạnh, hay dùng nó để phối

chế với một số thuốc diệt ngoại ký sinh trùng. Ngời ta còn dùng nó với một liều lợng

nhỏ vừa phải trong một số bài thuốc với ý làm “thuốc bổ” vì nó làm nhũ hoá thức ăn

và thuốc giúp cho việc hấp thu đợc tăng cờng. Song do nó có tác dụng dung huyết

nên cấm không đợc dùng để tiêm chỉ được dùng qua đờng tiêu hoá thôi.

Saponin còn có tác dụng gây kích thích nhẹ các niêm mạc: niêm mạc phía trên

của đờng hô hấp và niệm mạc trực trăng hậu môn. Nó làm tăng khả năng tiết dịch

của niêm mạc. Vì vậy đối với gia súc bị khô mũi, vật là ra ngoài, mũi, họng của gia

súc bị khô rát… còn khi trâu bò vị bệnh chớng bụng đầy hơi ta có thể đặt bò kết vào

hậu môn (tốt nhất là chế thành thuộc đạn gồm có bọt bồ kết trong gelatin) để kích

thích đánh “trung tiện” thải hơi và các khí đậu ra ngoài.

Nó còn đợc dùng với mục đích chứa ho ở gia súc. Thờng ngời ta hay phối hợp

với một số vị thuộc khác: viền chỉ, cắt cánh…

Một số cây khác có saponin dộc có khả năng ký sinh trùng ngoài da cho gia súc.

Vì vậy, ngời ta dùng nó dới dạng thuốc ngâm để tắm cho gia súc bị ký sinh trùng

ngoài da nh rễ củ Duốc cá, diệt ve bò.

c) Dợc liệu chứa Glucozit thuộc loại Cyanogenetic

Là glucozit khi thuỷ phân cho một phần đờng và một phần không đờng. Trong

phần không đờng có axit cyanhydric (HCN).

Đây là một loại axit rất độc do đó các dợc liệu chửa cyanogenetic không thể cho

gia súc ăn nhiều đợc.

Cyanogenetic có ở các cây và các vị thuốc sau: Khổ hạnh nhân, cây sắn (toàn

câu và củ nhất là ở lõi). Chính HCN sản phẩm của quá trình thuỷ phân glucozit,

HCN đợc dùng để định tính và định lợng các glucozit chứa chúng. Các loại măng -

tre, vầu hóp...

Ngoài ta có thể dùng các Phơng pháp vi lợng để kiểm tra Cyanogenetic nh sau:

Thí nghiệm với axit picric: Lấy mảnh giấy thấm tẩm axit picric, phơi khô ở

trong, mặt sau đó nhúng vào dung dịch 10% carbonat natri, lại phơi khô trong bóng

mát. Khi mảnh giấy này tiếp xúc với HCN do quá trình thuỷ phân glucozit, bay hơi

lên, sẽ biến thành màu đỏ hoặc đỏ da cam.

Cách tiến hành: Lấy một mẫu cây có Cyanogenetic đã nghiên nhỏ, cho vào ống

nghiệm, thêm mấy giọt và Toluen làm cho Heterozit bị thuỷ phân. Dùng nút giữ

miếng giấy đã tẩm axit picric, sát phái trên của ống nghiệm. Khi phản ứng dơng

tính, mảnh giấy sẽ hiện màu (từ vài phút đến bài giờ ở 300C) là vì quá trình thuỷ

phan Cyanogenetic HCN sẽ giải phóng ra. Với thí nghiệm này nếu trong ống nghiệm

có khoảng 0,05 mg axit Cyanthdric thì sau 12 giờ sẽ có sự hiện màu.

Quá trình phản ứng diễn ra nh sau:

CNNguyên nhân đổi màu trên là do gốc N

CNở vị trí C2 của phản (1) hoặc gốc NH- OH ở C2 và CN ở C3 của phản ứng (II).

Để định lợng ngời ta đem thuỷ phân glucozit bằng các men Emunsin cây nghiền

nhỏ và ngâm vào nớc trong một bình cần nút kín. Sau 24 giờ cất và định lợng HCN

trong dung dịch cất bằng phơng pháp Liebie Donidet.

ứng dụng Glucozit thuộc loại cyanogenetic

Trong khi thuỷ phân giải phóng ra cyanhydric mà cyanhydric có tác dụng trấn

tĩnh trung khu hô hấp. Lúc đầu nó làm hứng phấn nhng về sau có tác dụng ức chế

giảm đau bởi sự vận động hô hấp. Do đó có tác dụng chữa ho cho gia súc.

Nó có tác dụng sát trùng và giảm đau, nhng axit cyanhydric rất độc đối với hô

hấp và hệ tuần hoàn. Do vậy trong thực tế lâm sàng ta thờng dùng dợc liệu dới dạng

nguyên. Khi vào cơ thể, HCN đợc giải phóng ra một cách từ từ vì vậy không gây độc

cho cơ thể.

Ví dụ: Dùng khổ hạnh nhân để chữa ho chứ trong lâm dàng không dùng HCN

để chữa ho. Vì khi vào cơ thể amydatin bị thuỷ phân, giải phóng ra HCN một cách từ

từ không gây độc cho cơ thể.

2. Glucozid không độc

a) Glucozit đắng (Heterozit đắng)

Là những chất từ thảo mộc, có vị đắng, có tác dụng sinh lý nhất định trên cơ

thể, kích thích sự ngon miệng và làm tăng sự hoạt động của bộ máy tiêu hoá.

Chất đắng có rất nhiều trong các cây. Nó có ở khắp các bộ phận của cây và hoà

tan trong dịch của tế bào. Phần lớn chất đắng có trong cây ở các họ sau đây: họ long

dởm (Gentianaceae), Cúc (Compositeae), Cam quit (Rutaceae). Về mặt cấu trúc hoá

học, nó chỉ bao gồm cacbon, hydro, oxy, không chứa nitơ. Chất đắng khác với

ancaloit đắng (strichnin, quinin...) là không độc.

Về phơng diện hoá học, chất đắng ít đợc nghiên cứu vì nó khó đợc tách ra khỏi

dịch cây.

Chất đắng rất dễ bị các men phân huỷ. Do đó, khi thu hái xong ta phải tranh

thủ làm khô, tránh ủ nóng và ẩm.

Ngời ta chia các chất đắng làm 3 nhóm: Nhóm chất đắng đơn thuần, nhóm chất

đắng có mùi thơm và nhóm chất đắng nhầy.

Công dụng: glucozit đắng có tác dụng kích thích sự ngon miêng của gia súc. Cơ

chế quá trình này đã đợc Paplop và các học trò của ông nghiên cứu chứng minh khá

đầy đủ.

Bên cạnh sự kích thích ngon miệng nó cũng làm cho khả năng tiêu hoá đợc tăng

lên. Xong nếu đắng quá thì quá trình tác dụng ngợc lại.

Những cây có glucozit đắng sử dụng cho gia súc.

Rễ long dởm thảo.

Bồ công anh (đắng đơn thuần).

Vỏ chanh, vỏ cam, vỏ quýt, rễ thạch xơng bồ là những cây chứa chất đắng có

mùi thơm. Ta có thể sử dụng dới hình thức: Thuốc sắc, cao thuốc, thuốc ngâm… cho

gia súc ăn, mới có tác dụng kích thích tiêu hoá, còn nếu tiêm thì tác dụng không rõ.

b) Dợc liệu chứa anthraglucozit

Trong khi nghiên cứu một số vị thuốc có tác dụng tẩy và nhuận tràng: phan tá

diệp, lô hội, đại tràng… Tschires và các cộng sự, đã đi tới kết luận rằng tính chất tẩy

của các vị thuốc náy là do chất oxymetyl anthraquinol hoặc ở thể tự do hoặc ở thể

kết hợp với glucozit.

Vậy anthraglucozit là những glucozit khi bị thuỷ phân sẽ cho một phần đờng và

phần không đợc gọi là anthraquinol.

Phần đờng có thể là một đờng: Arabinoza (lô hội), glucoza (trong đại hoàng,

phan tả diệp). Hai đờng (Xytoza + Glucoza) trong Rhamnus cathartica… Ba đờng

(Ranmoza + glucoza+glucoza) trong Rhannus frangula.

Phần không đờng có nhân căn bản là anthraxen

8 9 1

7 2

6 3

5 10 4

Oxy hoá vừa phải nhân đó cho anthranol hoặc oxy hoá nữa sẽ cho anthrol hay

anthraquinol.

OH O

H HO OH

Anthranol Anthrol Anthraquinol

Từ anthranol và anthraquinol sẽ cho dẫn xuất sau:

- Thêm OH ở C1 và C2 ta có các chất mầu không có hoặc ít có tác dụng tẩy nh

alizarin, purpurin.

- Thêm OH ở C1 và C8 đều có tác dụng tẩy: Rhein

Các dẫn xuất có OH ở C6 còn có thêm tác dụng sát trùng, rất có lợi khi tẩy:

rheum, emodin.

O OH O OH OH OH

O O OH

alizarin purpurin

OH O OH OH O OH

COOH OH CH3

O O

Rhein rheum emedin

Đặc biệt thêm ở C3 các góc R khác nhau ta sẽ có cá hoạt chất hác nhau của từng

loại dợc liệu.

R là CH2OH và có 2OH ở C1 và C8 ta sẽ có Aloe Emodin của lô hội.

OH O OH

CH2OH (R)

O

Aloe Emodin

R là CHOOH có 2OH ở C1 và C8 ta sẽ có Rhein của đại hoàng

R là CH3 ta có 2OH Chrysophanol là một hoạt chất của đại hoàng

OH O OH

CH3

ORhein

Nếu R là CH3 với 3 nhóm OH ở C1, C8, C6 ta sẽ có Rheum Emodin trong cây

Rhamnus frangula chất vừa có tác dụng tẩy vừa có tác dụng sát trùng.

Phần đờng và phần không đờc đợc liên hệ với nhau ở các vị trí khác nhau sẽ

cho ta các hoạt chất khác nhau của các cây khác nhau.

Ví dụ: Glucoza đính vào C6 ta sẽ có anthraglucozit của lô hội:

Các anthraglucozit rất phổ biến trong giới thực vật hay gặp nó ở các họ rau

răm: chút chít, đại hoàng; họ đậu, thảo quyết minh, phan tả diệp; thân rễ: đại

hoàng, ba kích, hà thủ ô, ở dịch tế bào; lô hội.

Tỷ lệ cũng thay đổi từ 1-5% - 6% đôi khi lên tới 10%.

Oxymetyl anthraquinol có thể tan ở trong dịch tế bào dới dạng tự do hoặc kết

hợp với glucozit, thờng có màu vàng. ở dạng kết hợp glucozit dễ tan trong nớc, ít tan

rong ete, cloroform. Còn ở các dạng tự do tan nhiều trong ete và Cloroform. Dù ở

các dạng nào cũng rất dễ tan trong dung dịch kiềm, để có màu đỏ.

Tính chất của anthraglucozit cũng khác nhau tuỳ dạng oxy hay khử ôxy.

ở dạng khử, anthraglucozit tan trong các dung môi hữu cơ với màu vàng và

huỳnh quang xanh lá cây. ở môi trờng kiềm có màu đỏ và huỳnh quang xanh thẫm,

nhng màu kém hơn dạng oxy anthrol. Ví dụ muốn có cùng một màu dạng khử oxy

cần 100 đơn vị thì dạng oxy cần 1 đơn vị.

Dạng khử còn có tác dụng sinh lý mạnh ôxy nhng lại kèm theo tính chất gây

kích thích mạnh, gia súc và ngời hay bị nôn ẹo đau bụng. Do đó, không hay dùng,

những dợc liệu chứa anthraquinol ở dạng khử cần đợc bảo quản 1 năm để các dạng

khử chuyển hết sang dạng oxy hoá rồi mới dùng là tốt nhất.

Kiểm tra anthraquinol trong dợc liệu

Dựa vào đặc điểm anthraquinol tan trong môi trờng kiềm sẽ cho dung dịch

màu đỏ để ta làm các phản ứng định tính sau:

26 Kiểm tra bằng bột dợc liệu trong ống nghiệm.

26 Kiểm tra hiện tợng vi thăng hoa.

26 Kiểm tra vi phản ứng.

Cả 3 phơng pháp này sẽ giới thiệu kỹ ở bài giảng thực tập dợc liệu.

ứng dụng anthraglucozit trong lâm sàng thú y:

Tất cả các dợc liệu chứa anthraglucozit đều có tác dụng làm tăng nhu động

ruột, nó giúp sự liên hoá dễ dàng, với liều lợng nhỏ nó đợc coi là một đơn vị thuốc bổ

cho gia súc, với liều cao nó có tác dụng tẩy.

Có thể dùng để diệt một số nấm ngoài da cho gia súc: Nấm Trichophyton làm

rụng lông của bò (Nấm Microsperon làm rụng lông ở ngựa). Bằng các dợc liệu chứa

anthraglucozit dới dạng anthranol

Chú ý:

- Nếu dùng với mục đích kích thích tiêu hoá hoặc tẩy nên dùng những dợc liệu

đã bảo quản 1 năm. Nếu dùng để trị bệnh ngoài da thì dùng tơi.

- Vì nó cũng có tác dụng trên cơ trơn của bàng quang, tử cung nên với gia súc

có thai, bị viêm bàng quang, viêm tử cung lên thận trọng. Gia súc có con bú, nếu con

bị đi ĩa chảy thì không dùng anthraglucozit đợc bài tiết qua sữa và nớc tiểu.

c) Glucozit chứa sunpure

Glucozit chứa Sunfure gặp nhiều ở cây họ cải và một vài họ khác nh màn màu,

họ sen cạn, họ cam quýt - Rusitaceae. Dới tác dụng của men đặc hiệu Myronaza,

chúng đợc tách đôi cho các tinh dầu co sunfua thờng dễ bay hơi nh senevol là những

hoạt chất có vị cay và gây phồng. Bản thân glucozit loại này không có mùi. Nó chỉ có

mùi sau khi đã bị men phân giải.

Ví dụ:

S-C6H11O5 C6H11O6

KO-SO2-O-N=C --------- KHSO4

CH3- CH=CH2 S-CN-CH2- CH

CH2

Sinigriozit của Hải giới tử và coehlearia armoracia khi bị thuỷ phân cho ra 3

chất sau:

1 phân tử đờng glucoza

1 phân tử Kalihydrosunfat

1 phân tử alyl izothioxyanat

Kiểm tra:

Glucozit chứa sunfat cũng là hợp chất hữu cơ trong công thức cấu tạo phân tử

của nó vào. H2S sẽ đợc giải phóng ra cho H2S đi qua hợp chất có sắt, màu đen sẽ xuất

hiện, đó là màu của sắt sunfat.

Công dụng: còn ít ghi chép đợc

d) Dợc liệu chứa các dẫn xuất của Flavon và anthocyan

Hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều màu sắc ở cây cỏ… có thứ màu vàng, có thứ

màu đỏ tím… màu của các bộ phận ấy là do các thuốc chất hoại flavonzit hoặc loại

anthocyanozit. Các sắc tố này lại liên quan chặt với tanin.

Flavonzit là hợp chất có màu vàng. Nó có nhiều hoá học (nụ hoè), trong rau mùi

và cây giàng giàng galanga. Độ tan trong nớc không giống nhau. Thờng tan nhiều

hơn trong nớc sôi, tan trong rợu, không tan trong ether và chloroform. Khi thuỷ

phân thì phản ứng không đờng lại tan trong ether và chloroform.

Trong công thức cấu tạo có chứa phenol nên rất dễ tan trong dung dịch kiềm

loãng. Trong môi trờng kiềm màu vàng lại càng đậm hơn.

Flavon là hợp chất có công thức 2 phenyeromon, đồng phân của nó là izo flavol

hay 3 phenylcromon.

Thay một hay nhiều H trong nhân benzen ta sẽ đợc các oxy flavon, ví dụ:

Hyđrogen hoá các hydroxyflavon hay hydroxyflavol ta đợc các anthoxyanidol

là chất tạo màu sắc đỏ, tím của thực vật.

ứng dụng thực tế: Kinh nhiệm nhân dân cho thấy các dợc liệu chứa flavon có

tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt.

Từ 1960 các nhà khoa học Nhật Bản đã đi sâu và cho thấy thêm tác dụng dợc lý

của flavon mà cụ thể là Rutin trong nụ hoa hoè là:

Rutin có tác dụng hạn chế bớt các tác hại của quá trình nhiễm xạ. Do ảnh hởng

của các chất phóng xạ mà thành mạch quản bị tổn thơng. Dới tác dụng của Rutin

thành mạch quản sẽ đợc bền vững lại vì các thuốc chất của loại này có tính chất của

vi quán tránh hiện tợng xuất huyết. Ngời ta dùng nó để điều trị bệnh xuất huyết, lu

huyết, bệnh ascerrbus (thiếu vitamin C).

Rutin còn có tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp với Reseepin thì tác dụng

càng tốt. Nó có tác dụng làm giảm lợng adrenalin và novadrenalin trong máu.

Từ công thức ta thấy rutin cũng là dẫn xuất của chromon mà trong thực tế thì

tất cả các dẫn xuất của chromon đều có tác dụng kháng khuẩn. Hay dùng nó để phối

hợp với một số thuốc khác.

Các sắc tố anthocyan: Là các sắc tố màu xanh, đỏ hoặc tím của hoa lá. Nó có

thể tan trong dung dịch của không bào hoặc kết tinh trong các không bào. Màu sắc

của sắc tố thay đổi tuỳ theo pH của tế bào. Đỏ ở pH axit, xanh ở pH kiềm, tím ở ph

trung tính.

Tác dụng của anthocyan trong y học cũng nh trong thú y cha rõ lắm. Chủ yếu

để thanh nhiệt, lợi tiểu.

III. TANIN

Một số tài liệu xếp Tanin chung với glucozit, có tại liệu xếp thành một bộ phận

riêng. Mỗi cách sắp xếp đều có lý do của nó, với mục đích nghiên cứu tác dụng dợc lý

của Tanin chúng tôi tách riêng.

1) Định nghĩa

Tanin là các chất thuộc nguồn gốc thực vật, không có nitơ, có cấu trục

polyphenol, tan trong nớc, cồn, axeton, không tan trong ether và chlororm. Vị chát,

có tính chất thuộc da.

Trong cây tanin ở trạng thái phức chất gọi là tanoit và chất kết hợp với đờng

gọi là tanozit.

2) Tính chất chung của Tanin

Chất: tanin chính là chất chát ở thực vật. Nó đợc phân bố rộng rãi. Tất cả các

dợc liệu có vị chát đêù chứa tanin. Trong cây, ở các bộ phận đợc tiếp xúc nhiều với

ánh sáng mặt trời thì hàm lợng tanin càng cao. Tanin có nhiều trong họ thông, dẻ, đõ

quyển, hoa môi, đậu… chúng có thể có trong các bộ phận: ở vỏ: sồi, bạch đàn, lựu; ở

hạt: hạt cau, hạt dẻ ấn Độ; Canhkina; ở rễ và thân rễ: Đại hoàng, dâu tây; ở gỗ, ở lá,

ở hoa, ở quả, ở các bộ phận tích luỹ (cũ già)v à các mô bào bệnh lý (ngũ bội tử).

- Tính tan: Nói chung tanin tan trong nớc, rợu, axeton, phần lớn không tan

trong ether. Tính chất tan phụ thuộc trạng thái tanin trong cây, Tanin có thể ở dạng

tự do, có thể tồn tại ở thể kết hợp với các chất khác: Ancaloit, protein, glucozit và

chất nhầy…

Khi tế bào thực vật bị nhàu nát, Tanin có thể thấm ra ngoài, do tiếp xúc với

không khí nên bị oxy hoá và có màu thâm rõ ràng.

Khi Tanin tiếp xúc với không khí, đặc biệt dới ảnh hởng tác dụng của men, rất

dễ bị oxy hoá biến từ màu hồng sang màu nâu đậm, khó tan trong nớc lạnh. Một số

cây, vỏ, quả, lúc bình thờng có màu xanh hay trắng tuỳ theo nhng khi cắt ra để trong

không khí sẽ thành màu hồng nâu hoặc màu nâu. Vì thế tất cả các dợc liệu chứa

Tanin khi thu hái chúng ta cố gắng gợng nhẹ tránh làm dập nát.

Tanin rất dễ kết hợp với kim loại tạo thành tanin kim loại làm giảm hàm lợng

tanin trong cây. Vì vậy, một số dợc liệu chứa tanin nh đại hoàng, khi bào chế phải

dùng dao xơng hay nứa cắt khoanh nhỏ, không đợc dùng dao sắt. Tanin còn có khả

năng kết hợp với kim loại nặng Hg, Pb, As… khi bị trúng độc kim loại nặng ở đờng

tiêu hoá ta cho uống Tanin để giải độc.

Tanin cũng cho tủa dễ dàng với các ancaloit (trừ morphin), khi gia súc bị trúng

độc bởi ancaloit ở đờng tiêu, ta cũng cho uống Tanin để giải độc.

Tanin làm tủa protein. Lợi dụng tính chất này để điều trị gia súc đi ngoài ỉa

chảy, lỵ. ở đây Tanin vừa có tác dụng ngăn cản lợng nớc của cơ thể đổ vào lòng tiêu

hoá vừa có tác dụng diệt vi khuẩn. Vì vật, nó cầm ỉa chảy và diệt vi trùng kiết lỵ.

3) Phân loại Tanin

Một số ngời phân loại Tanin dựa vào phản ứng màu của nso với các hợp chất

khác. Song phơng ngày không đợc dùng vì nguyên nhân tạo ra màu sắc là do gốc

phenol ở vị trí này hay vị trí khác trong công thức cấu tạo polyphenyl của Tanin. Bản

thân nó cha nói lên đợc đầy đủ yêu cầu của quá trình phân loại.

* Nếu chỉ xét riền về mặt hoá học ngời ta phân Tanin làm 2 loại:

- Loại Tanin có thể thuỷ phân đợc.

- loại Tanin không thể thuỷ phân đợc.

+ Loại Tanin thuỷ phân đợc – Tanin pyrogallic

Loại này dễ tan trong nớc, trong rợu. Đem thuỷ phân nó với sự có mặt của men

Tanaza hoặc bằng axit vô cơ loãng nóng, ta sẽ đợc glucoza và các axit galic, axit

ellagic, axit lutolic. Thuộc loại này có Tanin của ngũ bộ tử, lá chè, vỏ rễ lựu, đại

hoàng.

+ Tanin không thuỷ phân đợc – Tanin catechic

Tanin catechic không tan trong nớc lạnh. Nó dễ bị oxy hoá để cho các chất màu,

có thể tan trong trờng nóng và dung dịch kiềm.

Từ Tanin catechic có thể phân tích ra đợc các chất tinh thể gọi là catechic và

Epicatechin (là đồng phân của catechic). Epicatechin có tính chất vitamin P rất rõ

rệt.

+ Phân biệt 2 loại tanin pyrogallic và catechic

Nếu là Tanin Tanin% chừng Taninml đun với Taninml phenol và ml axit

chlohydric.

Nếu là Tanin catechic thì cho một hỗn hợp không tan.

Nếu là hỗn hợp của hai loại pyrogallic và catechic thì ta phải lọc lấy dung dịch

qua lọc cho thêm axetatnatrri bào hoà rồi thêm dung dịch sắt (Alum Fe) nếu có

Tanin pyrogallic thì sẽ có tủa.

+ Một số loại Tanin thờng gặp

OH OH OH OH

OH OH HO OH HO OH

CaOH

Pyrocatechol Axit protocatechic Pyrogallic Axit gallic

Phản ứng định tính của Tanin

- Lấy dung dịch gelatin 0,5% (đề phòng thối ta ta cho thêm chloroform và NaCl

10%) cho HCl loãng để chỉnh pH = 0,4. Cho Tanin vào gelatin ở trên sẽ có màu

trắng là do kết tủa với protein.

- Thử phản ứng của Tanin với các muối của ancaloit. Tanin sẽ có kết tủa, với

phần lớn ancaloit, trừ morphin.

- Dùng các thuốc thử định tính Tanin trong các vi phẫu lấ: Acseniat natri –

Axetungstatnatri, axetat kẽm, axetat đồng, sunfat sắt, chlorua feric… Các thuốc thử

này sẽ cho với Tanin kết tủa hay những màu đặc biệt.

4) Định lợng Tanin: Có 5 phơng pháp là:

- Phơng pháp dùng muối kim loại nặng: Axetat chì, axetat đồng, hyđrat bari,

hoặc một ancaloit; dung dịch rợu stricnin để kết tủa Tanin.

- Oxy hoá Tanin bằng một hỗn hợp eromic hay dung dịch pecmanganat Kali

hay dung dịch iod chuẩn độ.

- Phơng pháp hất thu Tanin bằng bột da, bằng gelatin hay hydrat alumin.

- Phơng pháp kết hộp cả mấy nguyên tắc trên.

- Phơng pháp so màu.

Trong đó Phơng pháp bột da đợc công nhận chính thức trong kỹ nghệ thuộc da;

cách làm nh sau:

Cân chính xác 4,25 gr Tanin hoà tan trong 1 lít nớc. Lấy 100ml dung dịch này

làm bốc hơi và định lợng cặn 1000C. Ta gọi trọng lợng cặn này là P. Sau đó lại lấy

100ml khác thêm 6,25gr bột da chrome lắc mạnh 15 phút lọc qua giấy lọc có tráng

caolin trớc phần nớc lọc lại đem cấy khô ở 1000C rồi cân cặn còn lại. Ta đợc P’ là

trọng lợng của những chất không phải Tanin.

Khối lợng Tanin sẽ là P – P’

* Phơng pháp oxy hoá bằng KMnO4 là do Lowenthal đề ra năm 1860, sau đó đ-

ợc học giả Liên Xô A.Kypeanob C.M và cộng sự cải tiến để xác định lợng Tanin trong

dợc liệu dợc liệu.

Oxy hoá Tanin bằng một dung dịch KMnO4 N/10 mồi ml. KMnO4 N/10 tiêu thụ

tơng đơng với 4,57mg Tanin. So sánh lợng KMnO4 N/10 tiêu thụ trong dợc liệu cần

xác định hàm lợng KMnO4 tiêu thụ bởi một dung dịch đã loại Tanin bằng nhau

gelatin. Chất chỉ thị màu là Cacmin indigo.

5) ứng dụng của Tanin

Tanin đợc ứng dụng trong y học và thú y là dựa trên tính chất Tanin làm kết

tủa prtein.

a) Dùng Tanin cầm ỉa chảy rất nhanh. nó có tác dụng bằng cách làm giảm bớt

sự bài tiết dịch, nớc từ cơ thể vào lòng ống tiêu hoá. nó kết tủa với protein ở niêm

mạc ống tiêu hoá để làm thành một màng bao che niêm mạc. Tanin còn có tính sát

trùng nhẹ, nó ức chế sự lên men do vi trùng ở đờng tiêu hoá.

Hiện nay để làm giảm bớt tính kích ứng niêm mạc đờng tiêu hoá và kéo dài thời

gian tác dụng của Tanin suốt dọc ống tiêu hoá, ngời ta thờng biến Tanin sang các

dạng: Tanin anbuminat và Tanin cazeinat. Các dạng này dùng để chữa ĩa chảy ở gia

súc non và trẻ em rất tốt.

Điều chế Tanin anbuminat

Pha dung dịch amin trong môi trờng rợu Etylic, Metylic, propyonic với axit.

Pha dung dịch Tanin d thừa 20% đổ dung dịch đó vào dung dịch amin nói trên,

ở môi trờng nớc đã khuấy mạnh, đầu, ta sẽ đợc Tanin anbuminat kết tủa, lọc, rửa

tủa trên nhiều lần bằng nớc lạnh. Nếu không có dung dich amin ta có thể thay bằng

lòng trắng trứng, sữa. Với sữa ta sẽ chế đợc Tanin cazeinat.

a) Cẩm ỉa chảy bằng tanin anbuminat và tanin cazeinat là rất tốt vì trong cơ

thể Tanin đợc giải ra một cách từ từ nó không gây xót niêm mạc, đồng thời nó có thể

phát huy tác dụng xuống đến tận ruột già.

b) Dùng tanin để rữa vết thơng nhất là các vết thơng để lâu bị gỉ nớc vàng. ở

đây tanin vừa có tác dụng sát trùng vừa có tác dụng cầm máu và giảm dịch thẫm

xuất (nớc vàng) chảy ra. Ngời ta có thể pha các dụng dịch tanin 2 – 5% dùng súc

miệng, thụt trực tràng, tử cung, bàng quang.

c) Dùng tanin để giải độc khi gia súc trúng độc các ancoloit.

d) Tanin dùng để giải độc kim loại nặng.

e) Ngoài ra trong đời sống thực tế hàng ngày ngời ta dùng tanin để thuộc da và

khử tanh ở các món ăn.

IV- Tinh dầu

1) Định nghĩa

Trong sinh vật, và một số thực vật (cà cuốn, xạ hơng…) thờng chứa những chất

có mùi thơm. ở nhiệt độ thờng, chất này dễ bay hơi, khuếch tán vào môi trờng xung

quanh, đó là tinh dầu.

2) Tính chất của tinh dầu

a) Lý tính

Các Tinh dầu đều có tính chất bốc hơi (dầu mỡ của động vật và thực vật thì

không bốc hơi).

Đại đa số Tinh dầu nhẹ hơn nớc. Không tan trong nớc mà tan trong các dung

môi hữu cơ: Ether, rợu etylic. chloroform, benzen… chỉ trừ một số ít Tinh dầu: Tinh

dầu quế, Tinh dầu đinh hơng là nặng hơn nớc.

+ Màu sắc: Mỗi loại Tinh dầu có một màu sắc khác nhau. Tinh dầu bạc hà màu

hơi vàng, Tinh dầu ngãi cứu có màu xanh, Tinh dầu quế có màu nâu, Tinh dầu thuỷ

xơng bồ có màu đỏ xẫm.

Mỗi loại Tinh dầu có mùi đặc trng.

+ Vị: Thờng tinh dầu có vị cay, hắc, có khi làm tê đầu lỡi.

+ Độ sôi: Tinh dầu không có độ sôi nhất định, khi cắt phân đoạn, ta có thể lấy

riêng đợc các thành phần khác nhau trong Tinh dầu.

ở nhiệt độ thơng, đa số Tinh dầu ở thể lỏng, khi làm lạnh chỉ có một phần bị kết

tinh.

b) Hoá tính:

Khi để ngoài ánh sáng, ở dễ bị oxy hoá và biến một phần thành nhựa.

Hầu hết các lớp và họ thực vật đều có Tinh dầu. Nó có thể ở thực vật hiển hoa.

Một số ít nấm cũng có Tinh dầu nhng không có mùi. Động vật có Tinh dầu nhng rất

ít. ở Việt Nam có cà cuống, xạ hơng. Trên thế giới hiện nay có 4 loại động vật có Tinh

dầu.

Hiện nay, đã tìm thấy chừng 60 họ thực vật có tinh dầu, một số họ quan trọng:

Cabiatae, Rutaceae, Rosaceae. Chúng ở các bộ phận khác của cây. Cây bạc hà, cây

ngãi cứu, toàn thân có tinh dầu. Nhng Tinh dầu thờng tập trung ở một bộ phận: hoa

(hoa hồng), quả (chanh), lá (khuynh diệp), vỏ thân (quế), thân rễ (thuỷ xơng bồ), quả

(đại hồi), gỗ (long não).

Thành phần hoá học của Tinh dầu trong cùng một cây có khi khác nhau. Ví dụ:

vỏ chanh và hoa chanh, vỏ cam và hoa cam có 2 loại tinh dàu mà mùi vị va cấu tạo

đều khác nhau.

Trong cây, tinh dầu tập trung ở các tế bào bài tiết. Nó có thể đợc tạo ra trong tế

bào cha phân hoá hoặc các tế bào lớn (ở họ long não), thớng nó định khu ở các bộ

phận tiết: họ hoa môi, hoa cúc. Tinh dầu đợc tạo ra tập trung dới lớp eutin, túi tiết

phân sinh (họ sim) xuất phát từ sự phân chia liên tiếp của mọi tế bào và sự giãn ra

của các thực vật con, tạo ra một khoảng trong mà Tinh dầu động lại ở đây. Túi tiết

nằm sâu trong lớp gỗ nh gỗ long nào, gỗ trầm, nằm ở bề mặt nh hoa hồng. Tinh dầu

ở các ống bài tiết và túi bài tiết nh hồi hơng, vỏ quế, hậu phác…

Muốn biết Tinh dầu nằm ở chỗ nào của cây, ngời ta có thể tiến hành một số ph-

ơng pháp sau đây:

- Axit Osmic khử Tinh dầu thành axit osmic, chất này sinh ra các kết tủa đen

trong các tế bào có chứa Tinh dầu.

- Dùng Axetat Natri và tungstat kết tủa Tinh dầu trong vi phẫu rồi rữa vi phẫu

cho sạch kết tủa, cho vi phẫu vào hơi của HCl, chỗ nào có tinh dầu sẽ có màu vàng t-

ơi.

Hàm lợng tinh dầu trong thực vật, biến tiên tuỳ theo các dợc liệu khác nhau. Ví

dụ: Nị định hơng chứa ít nhất 15% tinh dầu có khi lên tới 18 – 20%. Rễ nghệ từ 5 –

10%, quả hồi 5%, là bạc hà 1%, lá nhài 1%, cánh hồng thơm, hàm lợng tinh dầu chỉ

có 1/4000.

Hàm lợng Tinh dầu thay đổi tuỳ theo loại, thời kỳ thù hái. Khi trời nắng nóng,

hàm lợng tinh dầu giảm (do bay hơi). Đinh hơng ở thời kỳ ra hoa hàm lợng tinh dầu

cao nhất 23%. Sau khi hoa nở hết, hàm lợng tinh dầu giảm đi rất nhiều. Bạc hà ở

thời kỳ bắt đầu nở hoa hàm lợng tinh dầu của cây cao nhất.

4) Sự tạo thành tinh dầu trong thực vật.

Thành phần hoá học của tinh dầu khá phức tạp cấu tạo hoá học của Tinh dầu

cha đợc sáng tỏ. Vì vậy quá trình hình thành nên Tinh dầu ở thực vật cha đợc lý giải

một cách rõ ràng. Xin giới thiệu một số giả thuyết nh sau:

a) Theo Saraboo và Hêbe thì Tinh dầu xuất hiện trong các tế bào có diệp lục tố.

Cây nào có sự tổng hợp diệp lục tố càng mạnh thì hàm lợng Tinh dầu càng lớn. Theo

các tác giả này, chất xuất hiện đầu tiên là rợu. Sau đó rợi bị khử nớc để cho ra

teepin, este hoá este, oxy hoá cho nhân andehyd và xeton. Sự oxy hoá tiến hnàh mạnh

ở các bộ phận có diệp lục. Sự oxy hoá càng mạnh ở hoa vì nơi này thở nhiều hơn

quang hợp diệp lục.

Giả thuyết nàu đợc chứng minh bằng thành phần các hợp chất trong Tinh dầu

thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất cát và quá trình phát triển ở cây. Vị trí của

tinh dầu ở nhữn bộ phận có xẩy ra sự đồng hoá diệp lục mạnh hoặc sự đồng hoá oxy

mạnh. nó giải thích đợc rằng tại sao khi câyb ắt đầu ra hoa thì hàm lợng Tinh dầu là

cao nhất: Đinh hơng, Bạc hà…

b) Theo Guna, Teepin là thành phần chủ yếu của một số lớn Tinh dầu. Tinh dầu

đợc tạo thành ở trong cây từ các aminoaxit, sản phẩm của sự đồng hoa anbumin.

Ví dụ: Sự kết hợp -aminoaxit và một henxin ta sẽ đợc xymol hay nhân

mentan và giải phóng amoniac.

Khi kết hợp 1 henxin với aminopropynoic sẽ có axit xinamic (axit xinamic có

trong Tinh dầu quế).

c) Theo Elơ và Xim-xơn: Tecpin là thành phần cấu tạo trong các Tinh dầu thực

vật, xuất phát từ những andehyt axetic và axeton. Ví dụ: Axeton + andehytaxetic =

metyl andehyt crrôtnic. Chất này sẽ trùng hợp để cho một số sản phẩm trung gian.

Sản phần này Hydrogen hoá sẽ cho geraniol:

CH3 H O CH3

C - O +H- CH2-C -> C = CH-C + H2O

CH3 H CH3 H

CH3 O

C-O = CH2-C -> C+CH-C + H2O

CH3 H CH3 H

Geraniol là một trong những hợp chất của nhiều loại Tinh dầu (hoa hồng, sả…)

có loại cha có sẵn trong cây mà phải xuất phát từ sự thuỷ phân của các Heterxit

(Tinh dầu hạnh nhân đắng), Tinh dầu chứa Metylsalixilat do sự thuỷ phân của

Monotropitoxit, Tinh dầu có lu huỳnh của họ cải. ở hạnh nhân đắng, tinh dần là

andehyt benzoic, chỉ xuất hiệnu khi Amygdalin bị men Enmlsin thuỷ phân. ở tỏi,

Tinh dầu là dẫn xuất không phải từ Heterozit mà từ axit amin có lu hùynh là Alliin

chỉ có ở cây tơi. Alliin đợc thuỷ phân dới tác dụng của men Alinaza thành Sunfoxyl

là Alixin, chất này lại sinh ra Alydimyna.

5. Chiết tinh dầu

a) Phơng pháp thông dụng nhất là chất bằng hơi nớc (hoặc để dợc liệu trực tiếp

với nớc, hoặc để lên cao khỏi mặt nớc). Phơng pháp này chỉ áp dụng đối với tinh

dầu chứa ở bộ phận ngoài, nh ở lông cá cây họ Labiatac.

Nguyên tác của Phơng pháp cất này: Cất một hỗn hợp chất lỏng (hoà tan nhau

hoặc không hỗn hợp đợc với nhau) khi áp suất của nớc cộng với áp suất của tinh dầu

bằng áp suất của không khí, thì dung dịch sôi và Tinh dầu đợc cất kéo ra cùng với

hơi nớc, qua hệ thống làm lạnh và đến bình đựng. Bình đựng chứa một hỗn hợp nớc

và Tinh dầu. Thờng thì nớc chỉ hoà tan một ít Tinh dầu. Đa số Tinh dầu nổi lên trên

(số ít chìm xuống đáy). Dùng bình kiểm florentin để lấy tinh dầu ra. Nếu tinh dầu có

độ hoà tan cao trong nớc, ta phải cô lập lợng Tinh dầu đã cất đợc, hoặc phải tách nớc

ra hoà tan trong Tinh dầu bằng NaCl hay những dung môi thích hợp có điểm sôi

thấp, để cất đợc Tinh dầu.

Chú ý:

- Khi cho dợc liệu vào, không đợc ấn quá chặt làm hơi nớc kéo theo

tinh dầu bốc ra khó, làm giảm lợng Tinh dầu.

- Những Tinh dầu bị phá huỷ bởi sức nóng không đợc ứng dụng Phơng pháp

này.

b) Phơng pháp ép: Phơng pháp ép đợc áp dụng với dợc liệu có tinh dầu ở vỏ

qủa nh vỏ quýt, vỏ chanh, vỏ cảm… Tinh dầu đợc ép mới đầu đục, sau càng trong, h-

ơng vị tốt hơn, thành phần của tinh dầu không thay bị thayđổi.

Với Phơng pháp này, ta không lấy đợc hết tinh dầu. Tinh dầu lấy đợc lại lẫn

nhiều tạp chất, dịch của tế bào, mô và tế bào.

6) Cách sử dụng và bảo quản tinh dầu

Nh trên đã nêu, Tinh dầu có thể cất bằng hơi nớc, do đó khi ta dùng các nồi

xong để cho dợc liệu còn nguyên vào (hay Tinh dầu nguyên chất); dới tác dụng cảu

nhiệt độ, hơi nớc bố lên, kéo theo Tinh dầu, dẫn qua một dụng cụ xông hơi để chữa

bệnh cho gia súc và ngời rất tốt.

Tinh dầu có tác dụng sát trùng, kích thích da và niêm mạc, dùng chữa ho, cảm

sốt. Nó còn có tác dụng kích thích tiêu hoá nếu ta dùng nó ở liều vừa phải, thích hợp.

Do Tinh dầu dẽ bị oxy hoá nên phải dùng nó ở lọ kín nút màu để chỗ mát; tốt

nhất là bảo quản ở 150C. Khi sắc một số bài thuốc có các vị dợc liệu chứa tinh dầu;

ta nên bỏ vào sau khi sắc dợc liệu khác, đậy vung kín đun nhỏ lửa một lúc.

Ngời ta hay dùng dợc liệu dới các dạng cho rợi hay xông hơi.

V. – nhựa

----------------------

1. Định nghĩa và sự phân bố :

Nhựa là những chất đợc tạo ra trong quá trình dinh dỡng của thực vật. Thờng

nhựa là hỗn hợp của những chất không đồng nhất. Những chất này hình thành bởi

sự oxi hoá các tinh dầu và sự trùng hợp hoá các chất Tecpenic.

Nó có nhiều ở các cây Anguy, chìa vôi, thông, trầm, bồ đề…Trong một cây,

nhựa có ở nhiều bộ phận khác nhau : ở rễ : Thapsia, Sacmnone; ở củ : Jaláp; ở vỏ

thân : bộm peru, đỗ trọng, ở gỗ : thông.

Nói chung nhựa thờng trong các bộ phận đặc biệt.

2. Tính chất :

Tính chất hoá học của nhựa rất thay đổi nhng nó có một số tính chất chung là :

Đó là chất vô định hình, trong suốt, cứng và dễ vỡ, thờng có màu và mùi đặc trng.

Dới tác dụng của nhiệt độ, nhựa mềm ra (nhng không thành tổng) và bốc hơi.

Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ càng cao thì nhựa sẽ chảy có nhiều khói.

Không tan trong nớc, tan trong các dung môi hữu cơ : cồn, ether, chlorotorm,

sunuacacbon, benzen, vă tinh dầu.dung dịch nhựa trong cồn, khi ta thêm nớc vào, sẽ

tủa trở lại.

Hoá tính: Nói chung nhựa là chất có nhiều cac bon ít các bon. Phần nhiều nó

tác động nh những axít yếu hay nhng anhydric. Dung dịch trong rợu làm đỏ giáy

quỳ. Với kiềm, một vài thứ nhựa cho những muói nhựa, tan trong nớc, lắm khi cho

nhiều bọt, ngời ta gọi xà phòng nhựa.

Dới tác dụng của HCl , HNO3, nhựa bị phân huỷ, với H2SO4 nhựa bị hoà tan

cho chất lỏng màu đỏ.

3. Phân loại nhựa:

Ngời ta chia làm 3 loại :

+ Loại nhựa chính thức : Resine nó đáp ứng đúng tính chất lý hoá kể trên. Ví

dụ : Colophan, Gaiae, Jalap.

+ Loại gôn nhựa (Gomme – Resine) là hỗn hợp tự nhiên giữa gôm và nhựa với

một vài chất hữu cơ khác mà tỷ lệ có thể thay đổi.

Tách riêng Gôm – Nhựa bằng nớc : chỉ gôm hoà tan, hoặc bằng rợu :chỉ nhựa

hoà tan.

+ Loại nhựa – dầu (oleo – Rasine) còn gọi là Bôm do sự trùng hợp hoá hay oxy

hoá không hoàn toàn của tinh dầu. Phần da đợc chuyển thành nhựa hoà tan trong

dầu.

4. Thành phần nhựa gôm mấy loại chính sau :

+ Các axit thơm, gồm các axit : Benzoic, xinamic, kết hợp với rợu thơm : rợu

benzilic, hoặc rợu đặc biệt Resinol, resinotanol.

+ Axit nhựa : ở thể tự do tan trong hydroxyt và cacbonat kiềm. Axit nhựa có

nhiều trong nhựa thông : axit pinranic, axit sapiric đông phân. Dới tác dụng của

nhiệt, các axit này biếm một phần thành axit abietic. Nói chung axit nhựa là những

dẫn xuất Ditecpenic có công tức thô C20H30O2.

+ Các rợu đặc biệt : ở dạng tự do hay este hoá, tan trong các Alkai có phản ứng

tơng tự nh tanin.

+ Các Resin : Là chất trung tính, có oxy, không xà phòng hoá đợc, không tan

trong dung dịch kiềm.

+ Các nhựa tẩy : Có chứa nhân Anthrãen (Aloe của cây lô hội ).

Xác định và định lợng : Nhựa, nhựa dầu và gôm nhựa, đợc nhuộm trong các

tiêu bản thực vật bởi chính các thuốc thử của lipit và tinh dầu (SudanIII). Sản phẩm

này đợc xách định bởi các đặc điểm về cảm quan, trạng thái, tỷ trọng, độ tan trong

nớc (đối với gôm - nhựa) cồn và các dung môi hữu cơ khác. Ngời ta đề ra các chỉ số

iod, xà phòng hoá, chỉ số axit đối với từng loại nhựa.

Tầm quan trong của nhựa trong dợc liệu :

Trong một số sản phẩm nhựa, ngời ta gặp các chất có tác dụng sinh lý nh nhựa

gai dầu có tính chất gây nghiện. Nhựa cây họ bìm bìm, họ bầu bí, Ba đậu

Polophylum, nhựa Gareinia hanburif là các chất tẩy mạnh. Nhựa thông là các chất

sát trùng đờng hô hấp và đờng tiết liệu. Nhựa A nguỳ trị giun sán. Nhựa Grindelia

Robusta có tác dụng long đờm.

Dùng ngoài, ngời ta còn tìm thấy các nhựa có tính chất gây kích ứng ngoài da

(làm đỏ, rát, đau tuỳ theo mức độ) nh nhựa cây xơng rồng, nhựa vỏ cây

Daphuegridium, các thuốc làm lên sẹo : Cánh kiến trắng, Bômtolu, bômperu.

Kê đơn thuốc.

Sau khi chẩn bệnh, căn cứ tình hình cụ thể của ca bệnh để tiến hành kê đơn, rồi

dặn cách sử dung, cách kiêng khem khi dùng thuốc…

Nội dung đơn thuốc có thể là những bài thuốc gia truyền kinh nghiệm, cũng có

thể là những bài thuốc sẵn có nh bài lục vị, tứ quân, tứ vật...rồi gia giảm thêm vị này,

bớt vị kia. Đặc biệt, ngời thầy thuốc cần dựa vào các triệu chứng điển hình, hoàn

cảnh cụ thể, tính chất ca bệnh, thể bệnh, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi....để kê một bài

thuốc hoàn toàn theo sáng kiến hay kinh nghiệm của mình.

Tuỳ theo kinh nghiệm của nhiều ngời, trong một đơn thuốc có thể có nhiều vị 20

-30 vị, thậm trí 40 - 50 vị. Điều này cũng có phần đúng. Nhng không nên vì vậy mà

cho rằng thuốc đông y phải có nhiều vị mới tốt. Nhìn lại lịch sử, nhất là những bài

thuốc kinh nghiệm nổi tiếng, có tác dụng trị bệnh tốt cũng chỉ gồm 4 - 5 vị. Bài tứ

quân bổ khí gồm: Sâm (nhân sâm hay đảng sâm), phục linh, bạch truật và cam thảo.

Bài tứ vật bổ huyết gồm: Đơng qui, xuyên khung, thục địa và bạch thợc hay xích th-

ợc. Bài tiểu thừa khí mổi tiếng chứa đầy bụng, táo bón, sốt nóng từng cơn chỉ gồm 3

vị: đại hoàng, hậu phác và chỉ thực. Bài lục nhất chữa cảm sốt, khát nớc, khô miệng,

tiểu tiện đỏ gồm 2 vị với tỷ lệ sau: 6 phần hoạt thạch và 1 phần cam thảo. Đặc biệt có

bài thuốc chỉ độc vị: cao ban long, a giao (keo chế từ da lừa cạo bỏ lông có tác dụng

tốt đối với chuyển hoá can xi, tăng khả năng tạo máu, chống choáng, trị chứng loạn

dỡng cơ dẫn truyền gây què, đi cà nhắc, liệt..). Danh y nổi tiếng Trơng Trọng Cảnh -

ngời Trung Quốc, đợc nhân dân tôn thánh s trong đông y. Khi kê đơn chỉ dùng 4 -5

vị, đặc biệt lắm mới dùng 6 -8 vị, rất ít khi dùng nhiều hơn.

Nội dung một đơn thuốc đông y

Trong đơn thuốc phải đủ thành phần: quân, thần, tá, sứ. Theo cách nói của ng-

ời xa trong triều đình phải có vua, có quân. Tức trong đơn phải có vị chính, vị phu,

vị chủ yếu, vị hỗ trợ.

Quân là vị thuốc chủ yếu để trị bệnh (diệt căn nguyên, nhằm giải quyết triệu

chứng chủ yếu). Quân không bắt buộc phải có liều lợng cao.

Thần vị thuốc đóng vai trò giúp đỡ vị quân có tác dụng trị bệnh mạnh hơn.

Tá nhằm 2 mục đích: một - ức chế vị quân khi vị này có độc quá cao hay có tác

dụng dợc lý thiên lệch. Hai giúp đỡ vị quân giải quyết những triệu chứng thứ yếu

của bệnh hay khi có bệnh kế phát.

Sứ cũng nhằm 2 mục đích: một - dẫn các thuốc vào đúng kinh nh khơng hoạt

dẫn thuốc vào kinh thái dơng, cát căn dẫn thuốc vào kinh dơng mình. Cam thảo tăng

khả năng hấp thu thuốc. Hai - hỗ trợ trong đơn thuốc.

Trơng Trọng Cảnh có đơn thuốc ma hoàng thang tri suyễn không ra mồ hôi, sốt

phát ban, rét lạnh, đau nhức khắp ngời gồm các vị sau: Ma hoàng - quân, giúp ra mồ

hôi và giải biểu. Quế chi - thân, giúp ma hoàng, kích thích sảm nhiệt làm ấm cơ thể.

Hạng nhân - tá, giúp ma hoàng hạ suyễn (giảm ho). Cam thảo - sứ, điều hoà các vị

thuốc trên, giúp cơ thể hấp thu thuốc nhanh hơn.

Trong đơn phải có đủ quân, thần, tá, sứ, nhng không nhất thiết phải có đủ 4 vị. Có

khi chỉ độc vị nhng cũng có thể làm nhiệm vụ cả quân và sứ hoặc thần và tá. Trong

đơn cát căn cam thảo, trong đó cát căn vừa là quân (thông lợi cuống họng trị ho) vừa

là sứ để dẫn thuốc đi lên; cam thảo vừa là thần (ngọt nhuận sinh tân dịch) vừa là tá

(thanh nhiệt, giải độc). Trong đơn tiểu thừa khí gồm 3 vị: đại hoàng vừa là quân

(thanh nhiệt, công tỳ) vừa là sứ (tự đi vào kinh trờng và vị); màng tiêu là thần vị

mặn làm mềm phân, nhuận tràng; can thảo là tá có tác dụng hoà hoãn sức tả của

màng tiêu, đại hoàng, đồng thời có tác dụng điều vị nhuận táo. Tóm lại khi kê đơn

thuốc phải nắm vững nhiệm vụ của từng vị trong đơn để kêdợc liệu chuyên khoa

Ch ơng I:

PHITONXI

(Kháng sinh thảo mộc)

I-Đại c ơng

1. Khái niệm

Năm 1951: Oatman đã đa ra định nghĩa kháng sinh:

Chất kháng sinh là các chất hoá học do vi sinh vật tạo ra, có khả năng ức chế sự

phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác, thậm chí còn tiêu diệt chúng ở nồng

độ loãng.

Theo định nghĩa này, các chất tiêu độc có tính chất đơn thuần tổng hợp, các

hợp chất sunfamid furazolidon… đều không phải là chất kháng sinh. Ngợc lại những

chất thuộc nguồn gốc vi sinh vật trớc kia nay đã đợc điều chế bằng con đờng tổng

hợp hay bán tổng hợp vẫn đợc gọi là chất kháng sinh: cloramfenicol, streptomycin,

tetracyclin, penixilin…

Ngày nay từ kháng sinh còn đợc mở rộng đối với hợp chất trị vi khuẩn đợc

phân chiết từ thực vật thợng đẳng. Ngời ta gọi những chất kháng sinh có nguồn gốc

từ thảo mọc này là kháng sinh thảo mọc hay là phytoncid.

Ngoài các chất trị vi khuẩn nh đã nói ở trên, ngày nay ngời ta còn xếp các chất

với nồng độ thấp có tác dụng trị nấm hạ đẳng gây bệnh, siêu trùng, Ricketsia,

nguyên sinh động vật cũng là chất kháng sinh.

2, Lịch sử tìm kiếm Phytoncid:

Trong lịch sử phát triển Y học của dân tộc ta cũng nh nhiều dân tộc khác trên

thế giới, trớc khi có khái niệm kháng sinh nói chung và Phytoncid nói riêng, loài ngời

cũng đã từng sử dụng nhiều loại cỏ cây vào mục đích chống nhiễm trùng. Tuệ Tĩnh

(thế kỷ XIV) đã biết sử dụng nhiều loại thực vật có tính chất kháng khuẩn mạnh:

Tỏi, Hẹ, Tô mộc… trị các bệnh nhiễm trùng. Mãi về sau này (thế kỷ XIX) ngời ta

mới biết trong tỏi có alixin, hẹ có odorin, tô mộc có Brazilin là những hoạt chất có tác

dụng kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh.

Lịch sử tìm kiếm Phytoncid đợc bắt đầu từ việc tìm những tinh dầu thơm chế

từ thực vật có tác dụng trị bệnh.

Năm 1880 Davane đã nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá bồ đào với

B.anthracis.

Năm 1887 R.Koch tìm thấy tính kháng khuẩn của nhiều loại tinh dầu.

Cùng năm, Chamberland học tró của Pasteur đã chứng minh rằng nhiều loại

tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh không kém gì axit cacbonic.

1928, B.P.Tokin đã gọi các chất bay hơi từ cây xanh có tác dụng đối với vi

khuẩn là Phytoncid.

Gần đây, ngày càng có nhiều tài liệu chứng minh rằng nguồn gốc kháng sinh

thực vật phong phú.

Đến năm 1961 đã khảo sát trên 20.000 loài thực vật để kiểm tra tính kháng

khuẩn của chúng.

ở Việt Nam, cũng từ những năm đầu của thập kỷ 60 (thế kỷ 20) phòng đông y

thực nghiệm do bác sĩ Nguyễn Văn Hởng lãnh đạo, đã bắt đầu sử dụng các kỹ thuật

mới để điều tra các phát hiện tập đoàn kháng sinh thảo mộc. Ông đã xác định đợc

198 loài thực vật ở Việt Nam có Phytoncid. Bộ môn Dợc Thú y Trờng Đại học Nông

nghiệp I cũng trong thời gian này đã nghiên cứu và tuyển chọn đợc 28 loài thực vật

có tác dụng mạnh với các vi trùng gây bệnh trong thú y ở nớc ta.

Phạm vi ứng dụng của Phytoncid trong Y học và Thú y học ngày càng rộng rãi.

Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi, việc sử dụng kháng sinh thảo mộc điều

trị có hiệu quả tốt các bệnh nhiệm khuẩn đờng tiêu hoá, đờng hô hấp, tiết niệu… của

gia súc, gia cầm và ông mật… ở nớc ta, đã khẳng định; mở ra một triển vọng tốt đẹp

trớc mắt cũng nh lâu dài.

3. Phân Loại

Ngày nay ngời ta chia Phytoncid ra làm 2 nhóm sau:

a) Nhóm Phytoncid bay hơi

Là những Phytoncid do thực vật thợng đẳng tiết ra có khả năng khuếch tán vào

không khí và có tác dụng ức chế sự sinh trởng, phát triển của vi khuẩn.

Nói cách khác, Phytoncid bay hơi chính là các ether thực vật.

b) Nhóm Phytoncid không bay hơi:

Là những Phytoncid do thực vật thợng đẳng tiết ra. Nó ở sâu trong các tế bào

thực vật, không có khả năng khuếch tán vào không khí. Muốn sử dụng nó, phải dựa

vào đặc điểm, tính chất của từng loại Phytoncid. Thờng ngời ta hay sử dụng chúng d-

ới các dạng:

+ Giả nát lấy nớc cốt cho uống

+ Ngâm, sắc.

+ Chiết bằng các dung môi thích hợp.

4 Ưu, nhợc điểm của Phytoncid

1) Ưu điểm

+ Phytoncid đợc phân bổ khá rộng rãi ở giới thực vật, gần nh bốn màu lúc nào

chúng ta cũng có sẵn Phytoncid để chữa bệnh cho gia súc.

+ Cách chế biến.

+ Giá thành hạ.

+ Không gây nên các hiện tợng: Sốc, dị ứng, không có tác dụng phụ nh của các

kháng sinh nguồn gốc vi nấm, vi khuẩn.

Ví dụ: Streptomixin có ảnh hởng xấu đến thần kinh thính giác, thần kinh 7…

Chloramfenicol ức chế sự tạo thành các tế bào non, nhất là các tế bào máu, tế

bào tinh trùng, dễ gây hiện tợng suy tuỷ và quái thai.

Penicilin gây hiện tợng dị ứng, sốc quá mẫn, còn kháng sinh thảo mộc không đa

tới hiện tợng dị ứng; ngợc lại một số loại còn có tác dụng phòng, chống dị ứng nh

Brasilin và Brasilein của tô mộc, Inteolin của Kim ngân. Những chất này có tác dụng

khoa men histamin decarboxilaza, phản ứng sinh histamin bị đình lại; do hiện tợng

dị ứng không xẩy ra.

+ Thực tế cha có tài liệu nào nói về quá trình kháng Phytoncid tự nhiên của vị

trùng; còn trong phòng thí nghiệm của chúng tôi quá trình gây kháng nhân tạo của

E.Coli với Phytoncid xẩy ra rất chậm.

Ngợc lại, quá trình làm mẫn cảm trở lại của E.Coli đã kháng Alixin, trong môi

trờng canh than có thêm men tiêu hoá và cao mật lợn, lại nhanh hơn rất nhiều so với

việc làm mẫn cảm trở lại các vi khuẩn đã kháng Nitrofurantoin và Tetracielin.

2) Nhợc điểm

ở một số dợc liệu, thời gian trồng cây có Phytoncid kâu hơn so với việc nuôi cấy

xạ khuẩn hay bằng con đờng tổng hợp. Ví nh trong tỏi, ta phải trồng và chăm sóc tỏi

4 tháng. Còn tô mộc thì ít phải có 7 năm tuổi mới có tác dụng chữa bệnh tốt.

II- Tìm một Phơng pháp đại cơng để nghiên cứu có hệ thống các chất kháng sinh

thảo mộc

Bớc 1: Khảo sát hàng loạt để phát hiện những cây có tác dụng kháng sinh đối

với các vi khuẩn gây bệnh.

Bớc 2: Chiết xuất tìm hoạt chất có tác dụng, kháng sinh.

Bớc 3: Tìm hiểu tính chất lý, hoá học, xác định công thức hoá học của hoạt

chất; thông qua đó nghiên cứu cơ chế tác dụng của Phytoncid.

Bớc 4: Tìm biện pháp để tiến tới tổng các chất kháng sinh này.

ở nớc ta, các bớc 1 và 2 đã và đang đợc tiến hành

A- Chuẩn bị thuốc thử

Trớc khi làm kháng sinh đó, phải chuẩn bị một hay hai mẫu trong số tất cả các

dạng thuốc sau:

1) Dạng thuốc tơi

+ Giá nhỏ dợc liệu tơi, lấy nớc cốt.

+ Lấy nớc cốt, pha thêm nớc cất vào, với tỷ lệ pha loãng 1/10…1/100… (tuỳ

theo tác dụng kháng sinh của dợc liệu đó mạnh hay yếu).

Nhợc điểm: Nếu làm kháng sinh đó ở dạng này dễ lẫn nhiều tạp chất, gây khó

khăn cho việc nhận xét, đánh giá kết quả của vòng vỏ khuẩn.

2) Dạng thuốc sắc

Mục đích để kiểm tra hoạt chất kháng sinh có chịu đợc nhiệt không.

Ví dụ: Các Phytoncid ở dạng bay hơi một vài dạng Phytoncid khác, không chịu

đợc tác dụng cuả nhiệt. Nếu đem sắc, rồi thử, sẽ mất hoạt tính kháng sinh.

Ngợc lại, các Phytoncid của tô mộc. Kim ngân, sắt đất… đem sắc đặc, rồi thử

thì hoạt tính kháng sinh vẫn không thay đổi.

3) Làm cao ở các dạng

Cao lỏng, cao đặc và cao khô để kiểm tra kháng sinh đỏ, cách này cho ta chọn

đợc các dợc liệu có hoạt tính kháng sinh có chịu đợc nhiệt độ cao hay không? tác

dụng kháng sinh có bị thay đổi bởi quá trình chế biến không?

4) Phơi khô, nghiền bột rồi đập viên để thử

5) Chiết hoạt chất trong các dạng dung môi khác nhau:

Mục đích: Xem hoạt chất kháng sinh của dợc liệu, tan tốt nhất trong môi trờng

nào. Từ đó, ta lựa chọn Phơng pháp chiết xuất. Để tránh các sai lầm trong khi bào

chế, và sử dụng dợc liệu sau đây: khi thử hoạt lực kháng sinh, ta cần chú ý thêm một

số đặc điểm sau:

1) Về pH: Ta tiến hành thử hoạt lực kháng sinh của dợc liệu trong các môi tr-

ờng pH khác nhau (Kiềm, trung tính, và toan tính) với mục đích xác định xem kháng

sinh có tác dụng tốt nhất trong môi trờng pH nào? Nh thế nào có thể giúp lựa chọn

đờng cho thuốc này.

2) Thử hoạt tính kháng sinh của Phytoncid dới tác dụng của các men tiêu hoá.

Cách làm: Kiểm tra hoạt lực của Phytoncid dới tác dụng của men tiêu hoá bằng

hai cách (chủ yếu và quan trọng nhất là thử với Pepsin và Trypsin).

Cách 1: Gồm 3 ống nghiệm sau:

ống nghiệm

Thành phần 1 ống

1 2 3

Canh thang

Phytoncid

Men tiêu hoá

3

3

không

3

không

cóVi khuẩn thử (1 que

cấy)

Cấy đều vào cả 3 ống nghiệm

Sau đó chỉnh pH cả 3 ống nghiệm giống nhau và là pH của men tiêu hoá hoạt

động, tức là nếu ta dùng trypxin thì pH cả 3 ống là 7 – 7,5. Nếu là men peoxin thì pH

= 3 – 4. Đạt cả 3 ống trong tủ ấm 370C/24 giờ, sau đọc kết quả.

Kết quả dơng tính: ống nghiệm 1 và 2 vi khuẩn không phát triển đợc, ống

nghiệm 3 vi khuẩn phát triển bình thờng, ta dùng Phytoncid cho gia súc uống đợc.

Ngợc lại, nêú cả 3 ống nghiệm vi khuẩn đều phát triển thì với Phytoncid đó ta

phải tìm cách chế biến khác không chi gia súc trong dợc.

Cách 2: Cũng tiến hành tơng tự nh cách một trong ống nghiệm nhng trớc khi

cấy vi khuẩn vào ống nghiệm, ta chọn men tiêu hoá tác dụng với Phytoncid, chỉnh

pH sinh lý, đạt tủ ấm 370/2 – 3 giờ lấy ta cấy tiếp vi khuẩn vào, đặt trở lại tủ ấm 12-

18giờ sau đọc kết quả.

Cách đánh giá kết quả cùng giống nh cách 1:

3) Chế các dạng thuốc dới dạng hỗn hơp nhiều loại Phytoncid

Mục đích: Xem những loại dợc liệu nào phối hợp với nhau thì có tác dụng hiệp

đồng làm tăng khả năng chữa bệnh và ngợc lại.

Ví dụ: Các dợc liệu sau đây nên phối hợp với nhau sẽ có tác dụng kháng sinh

hiệp đồng.

29 Tô mộc với ngũ vị.

29 He tơi với vỏ tơi.

Ngợc lại, các dợc liệu sau đây nếu phối hợp sẽ làm mất tác dụng kháng sinh của

nhau:

31 Hoàng bá và phúc bồn.

31 Kim ngân với tô mộc, với hoàng bá.

B- Phơng pháp tiến hành

Tuỳ theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Bằng phơng pháp thí nghiệm khác

nhau chúng ta có thể tiến hành cả định tính và định lợng Phytoncid.

1) Phơng pháp định tính (làm trên thạch đĩa)

1- Mục đích:

Cho thấy rõ phạm vi tác dụng và những đánh giá sơ bộ về khả năng của loại

kháng sinh đó còn dang ở giai đoạn thô. Cần phân biệt cách thử giữa kháng sinh thô,

kháng sinh bay hơi giữa vi khuẩn hiếu khí và yếm khí. Có thể kết quả mới chính xác.

Hiện tại ở các cơ sở sản xuất, mới chỉ tiến hành thử Phytoncid thô với vi khuấn

hiếu khí bằng cách làm kháng sinh đó. Để đánh giá hiệu lực kháng sinh của thuốc

tuỳ hoàn cảnh thực tế chúng ta có thể làm một số cách làm kháng sinh đồ sau:

1) Cách tiến hành

a) Phơng pháp đặt vòng khâu của Heathey

a.1. Chuẩn bị dụng cụ:

Vòng khâu: có thể là những vòng bằng kim loại đúc sắn không gỉ. ở các cơ sở

sản xuất, có thể thay bằng khâu thuỷ tinh có kích thớc tơng đơng, đờng kính 8 –

9mm. Chiều cao vòng khâu 9 -10mmm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy khâu bằng

thuỷ tinh tốt, thuận tiện, dễ tiết kiệm, các cơ sở sản xuất tự tìm đợc.

33 Hộp lồng: gồm các kích thớc đờng kính 20cm, 10cm, và 8cm.

Các dụng cụ cần thiết khác của phòng thí nghiệm pipette, cốc đong, ống đong.

- Phơng pháp đặt viên thuốc.

- Phơng pháp khoét lỗ trên thạch rồi bơm bay trộn thuốc hoặc đặt viên thuốc

vào.

- Phơng pháp bơm, phun vi khuẩn vào các chuông thuỷ tinh kín trong có các

đĩa thạch đã trộn kháng sinh cần thử, của Giáo s Đặng Văn Ngữ.

- Phơng pháp đặt vòng khâu cảu Heathey. ở Việt Nam, hay dùng Phơng pháp

này. Nó đơn giản, an toàn mà vẫn đảm bảo đợc độ chính xác. Phơng pháp này có

mấy u điểm sau:

1) Trong lúc chuẩn bị các dạng thuốc để thử còn lẫn một số vi khuẩn khác, ống

khâu sẽ giữ vi khuẩn không cho khuếch tán ra ngoài thạch dợc.

2) Một số tanin, gồm có trong thuốc cũng bị giữ lại trong ống khâu, không thể

khuếch tán vào thạch làm tủa pepton cũng nh thức ăn khác của vi khuẩn thí nghiệm.

3) Nếu ống nghiệm khâu đảm bảo tiêu chuẩn quy định, chỉ Phytoncid đợc thẩm

thấu vào thạch, rồi ức chế sự phát triển hay tiêu diệt vi khuẩn. Cho vòng vô khuẩn

to, nhỏ tuỳ thuộc tác dụng dợc lý mạnh hay yếu của Phytoncid.

34

a.2. Chuẩn bị nguyên liệu

Các dạng thuốc thử cần thí nghiệm

35 Các loại vi khuẩn cần thử

Thạch: riêng về thạch vào hộp lồng, ta chuẩn bị 2 loại: thạch nền và thạch

trắng.

+ Thạch nền: Đặc hơn thạch trắng, thờng là loại thạch kém phẩm chất hơn, đợc

nấu trong môi trờng canh thang rất loãng. So với thạch trắng hàm lợng chất dinh d-

ỡng có ở thạch nền rất ít. Thạch này, sau khi đã hấp thanh trùng, đung nóng, chẩy

trở lại, tuỳ theo kích thớc của từng loại hộp lồng mà ta đổ:

Với đĩa = 20cm ta đổ vào mỗi đĩa 25-30 ml thạch

= 10cm ta đổ vào mỗi đĩa 15ml thạch

= 8cm ta đổ vào khoảng 10 – 12ml thạch, chờ đông, bảo quản tủ

lạnh dùng dần.

+ Thạch tráng (thạch mặt): Là thạch bảo đảm đúng, đủ thành phần các chất

dinh dỡng để vi khuẩn phát triển nh: Huyết thanh, glucoza, các axit amin, vitamin...

nếu nh vi khuẩn thí nghiệm yêu cầu, lắc đều thanh trùng, đun nóng chảy hết, để

nguội 46-480C rồi cho vi khuẩn cần thử vào, lắc đều, chia các đĩa. Thờng cứ 25ml

thạch tráng cho thêm 0,2 ml canh trùng thí nghiệm, sau khi cấy 24 giờ ở tủ ấm, lắc

thật đều, chia cho từng đĩa, mỗi đĩa tuỳ theo kích thớc cho khoảng 3 -10ml thạch

trắng có canh trùng. Tráng khắp mặt đĩa. Nh vậy trong từng đĩa sẽ có 2 lớp thạch:

36 Lớp thạch nền: chắc hơn, dày hơn ở phía dới

36 Lớp thạch mặt: mỏng hơn, lỏng hơn đã có vi khuẩn cần thử ở phía trên.

Sau khi lớp thạch trên da đóng lại, ta tiến hành đặt khân: khâu sâu khoảng 1 –

2mm (tức chân của khâu vừa chạm tới mặt của lớp thạch nền). Nhỏ thuốc thử kháng

sinh vào. Để tủ lạnh 6 – 8giờ chờ cho chất kháng sinh thẫm thấu vào lớp thạch mặt,

nhng vi khuẩn cha mọc.

Tiếp đó để tủ ấm 370C; khoảng 12 – 18 giờ sau, đọc kết quả.

Do đờng kính vòng vô khuẩn, là đờng kính đi qua tâm vòng tâm khâu, tới mép

vòng vô khuẩn. Số lợng địa thạch yêu cầu đợc tính theo công thức:

X = AxB/C

X : Số đĩa thạch cần chuẩn bị

A : Số lợng cây thuốc (mẫu) cần thử.

B : Số vi khuẩn cần thử.

C : Số lợng vòng khâu đạt trong từng đĩa.

Với phơng pháp này chúng ta cũng có thể tiến hành định lợng, hàm lợng

Phytoncid có trong dợc liệu đợc khi so sánh với chất chuẫn.

Cánh đánh giá kết quả: tuỳ theo mc độ mẫn cảm của vi khuẩn với từng loại

thuốc cần thử mà ta chia ra các mức độ sau:

Vi khuẩn rất mẫn cảm với thuốc: đờng kính vòng vô khuẩn sẽ lớn hơn 30mm .

Thuốc xẽ có tác dụng rất tốt trong điều trị .

Vi khuẩn ít mẫn cảm với thuốc, đờng kính vòng vô khuẩn khoảng 20-30mm với

thuốc này muốn điều trị ta phải tăng liềuđiều trị lên so với liều đang dùng .

Vi khuẩn không chịu tác dụng của thuốc thì xung quanh ống khuẩn xẽ không

xuất hiện vòng vi khuẩn .Thuốc này xẽ không đợc dùng trong điều trị .

b) Phơng pháp của giáo s: Đặng Văn Ngữ

Các mẫu dợc liệu cần nghiên cứu đem nghiền nát thành bột rồi nén thành viên

bánh trụ cao 0,8cm đờng kính 0,3cm đạt viên vào hộp lồng đã có thạch để tủ lạnh

40C /6h chờ hoạt chất kháng sinh từ khuyếch tán ra ngoài môi trờng. Sau lấy hộp

lồng từ tủ lạnh ra, đặt vào chuông thuỷ tinh có chứa các đĩa thạch kể trên. Chuyển

thạc đĩa vào tủ ấm 370C trong 12 giờ sau đọc kết quả bằng cách do vòng vô khuẩn

xung quanh chân viên nén.

Phơng pháp này tránh đợc việc sử dụng các khâu nhng lại phải dùng những

phơng tiện cồng kềnh khác: Máy nghiền dợc liệu, máy nén viên trụ…

Chú ý: Phơng pháp này rất nguy hiểm nhất là khi nghiên cứu những loại vi

khuẩn gây bệnh chung giữa gia súc và ngời.

c) Phơng pháp thử các Phytoncid bay hơi với các vi khuẩn hiếu khí:

Có nhiều cách làm, ở đây chúng tôi giới thiệu phơng pháp của giáo s Rudat ng-

ời Đức. Phơng pháp này đợc áp dụng phổ biến hơn cả. Cách làm nh sau:

Lấy 2 nữa hộp lồng có đờng kính bằng nhau. Nửa trên của hộp lồng ta đổ thạch

và cấy vi khuẩn cần thử. Nửa dới hộp lồng ta đặt chất thuốc là những Phytoncid bay

hơi (dợc liệu giã nhỏ, tinh dầu nguyên chất, bông tẩm nớc cốt của dợc liệu…).Gắn

parafin đặt tủ ẩm 37oC/12 giờ đọc kết quả. Nếu kháng sinh bay hơi này có khả năng

ức chế vi khuẩn thí nghiệm, thì nửa trên của hộp lồng, vi khuẩn không mọc, hay mọc

rất ít so với đối chứng.

d) Phơng pháp thử Phytoncid với vi khuẩn kỵ khí

Phơng pháp này đợc áp dụng chủ yếu ở các cơ sở nghiên cứu: Cục, Viện và Tr-

ờng của Trung ơng để đảm bảo tính chất an toàn khi nghiên cứu một dợc liệu nào

đó, còn ở các cơ sở sản xuất: các Chi cục Thú y và trại chăn nuôi tập thể… hiện nay

cha áp dụng.

Trớc khi tiến hành Phơng pháp nay, ta phải loại bỏ hết tạp chất gồm: tanin,

gôm, protein của dợc liệu. Rồi bằng Phơng pháp làm lạnh, để lấy hết không khí

trong môi trờng nuôi cấy đi. Cho dợc liệu thí nghiệm. Với các nồng độ khác nhau vào

môi trờng nuôi cấy vi khuẩn. Đặt ống nghiệm vào tủ ấm 370C trong 12 giờ sau đọc

kết quả.

Phơng pháp này hiện nay còn một số điểm cha thống nhất phải tiếp tục nghiên

cứu để hoàn chỉnh thêm.

Trong thực tế ta có thể nuôi vi khuẩn ở môi trờng nớc thịt có gan phía trên

tráng một lớp dầu parafin để tạo môi trờng yếm khí. Sau khi cho các Phytoncid cần

thử và cấy vi khuẩn vào, ta cũng đặt tủ ấm 370C/12 giờ sau độc kết quả.

Nếu ống nghiệm vẫn trong suốt, giữ nguyên mẫu canh thang, tức là vi khuẩn

không phát triển đợc, chứng tỏ Phytoncid đó có tác dụng chống vi khuẩn yếm khí.

2) Phơng pháp định lợng

Mục đích của Phơng pháp:

Định lợng cho ta biết đợc mức độ tác dụng mạnh của Phytoncid. Thờng sử

dụng các Phơng pháp sau để tiến hành định lợng.

1) Phơng pháp hệ nống độ pha loãng

Nó đợc áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu vi khuẩn học và tính chống chịu kháng

sinh ở cả 2 loại môi trờng đặc biệt (thạch) và lỏng (canh thang).

a- Trong môi trờng đặc: Dung dịch chất cần thử (Phytoncid) đã pha sẵn trong n-

ớc cất vô trùng, nồng độ 1/10: 1/100 sau đó cứ 1ml chất thử ở các nồng độ khác nhau

đem trộng đều với 4ml môi trờng thạch ở 45-480C trong ống nghiệm vô trùng, lắc

thật đều để yên cho môi trờng đông lại, sau đó nuôi ống cây một vật nhỏ vi khuẩn

cần thử lên mặt thạch, đặt tủ ấm 370C/12 – 18 giờ sau đọc kết quả, ta tìm đợc nồng

độ thấp nhất có tác dụng của thuốc với vi khuẩn. Đó là nồng độ tối thiểu tác dụng

của chất kháng sinh.

b- Trong môi trờng loãng: Phơng pháp này đã đợc Fleming dùng để xác định tác

dụng dợc lý của Penixilin. Phơng pháp này cũng cơ bản giống Phơng pháp trên nhng

đợc thay 4 ml thạch bằng 4ml canh thang và cấy vi khuẩn cần thử vào. Yêu cầu của

Phơng pháp này: số lơng vi khuẩn cấy vào từng loại nồng độ giống nhau. Thờng là

lấy 1 que cấy.

Yêu cầu chung của Phơng pháp hệ nồng độ pha loãng là:

+ Số lợng vi khuẩn trong từng nồng độ phải đợc xác định và ít nhất là phải

giống nhau về số lợng vi khuẩn.

+ Vi khuẩn thí nghiệm phải nuôi trong môi trờng luôn luôn có các thành phần

giống nhau với nhiệt độ xác định và tuổi giống nhau.

+ Trong môi trờng loãng, muốn có kết quả chính xác về nồng độ tối tiểu tác

dụng, ta có thể chọn 2-3 ống nghiệm liền nhau ở nồng độ nghỉ ngờ , cấy lên 2-3 đĩa

thạch để tủ ấm 24 giờ (mỗi ống cấy 1 đĩa). Nếu vi khuẩn ở đĩa nào không mọc (nhng

phải liền với ống có nồng độ thấp hơn vi khuẩn vẫn mọc). Ta gọi nồng độ ở đĩa đó là

nồng độ tối thiểu tác dụng của Phytoncid với vi khuẩn cần thử.

2) Phơng pháp khuếch tán:

Phơng pháp náy đợc áp dụng phổ biến ở các cơ sở sản xuất do Reddish tìm ra

năm 1920 sau đó đợc Abranam (1941) cải tiến để xác định hàng loạt tính kháng

khuẩn của penixilin.

Nội dung và Phơng pháp tiến hành nói chung giống Phơng pháp đặt khâu của

Healley, chỉ khác: mỗi một ống khâu trong hộp lồng ta nhỏ một loại nồng độ kháng

sinh nhất định. Trong từng hộp lồng ta nên bố trí xen kẽ có khân nhỏ dung dịch

chuẩn đã biết trớc nồng độ để sau này đánh giá, so sánh xem mức độ tác dụng của

từng nồng độ so với thuốc chuẩn. Đặt hộp lồng vào tủ 370C/12 – 18 giờ sau đọc kết

quả.

3) Phơng pháp xác định độ đục

Phơng pháp nàu rất chính xác và nhanh, chỉ trong vòng 2-3 giờ chờ vi khuẩn

mọc.

Phơng pháp này dựa trên cơ sở quan hệ số học giữa mức độ kìm hãm sự phát

triển của vi khuẩn với nồng độ của Phytoncid có trong dung dịch.

Ngời ta pha loãng dung dịch chuẩn của Phytoncid ở các nồng độ khác nhau nh

phơng pháp hệ nồng độ pha loãng. Dung dịch này đem trọng vào môi trờng canh

thang. Cấy vi khuẩn vào. Mỗi ống nghiệm một que cấy vi khuẩn để khống chế nồng

độ vi khuẩn trong từng ống là giống nhau. Đặt tủ ấm 370C sau 2 – 3 giờ. Ta có thể đo

độ đục của môi trờng để biết tốc độ phát triển của vi khuẩn, bằng máy đo quang kế

Spekol hoặc các pek ở phòng thí nghiệm.

Nồng độ tác dụng của dung dịch Phytoncid cần thử đợc tính theo mức độ tác

dụng của dung dịch Phytoncid chuẩn đã biết trớc nồng độ.

Phơng pháp này yêu cầu hàng ngày xác định đồ thị của nồng độ dung dịch

chuẩn.

Cây tỏi

Tên khác : Đại toán (Trung Quốc) Tên Khoa học: Allium sativnm.I Họ Hành tỏi: Liliaceae.

I- Phân bổ và mô tả cây

Tỏi có nguồn gốc ở Siberi. hiện dược trồng ở khắp nơi của Châu á, Châu Âu,

Việt Nam ta có thể trồng Tỏi ở mọi miền nhng tập trung nhiều ở huyện Kim Môn –

Hải Hng và Gia Lâm – Hà Nội. Ngoài mục đích làm thuốc, làm gia vi, Tỏi cũng là

một trong những mặt hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ.

Tỏi là cây nhỏ mọc tử củ lên. Cây cao chừng 20 – 40 cm. Thân giả mang nhiều

lá dài, hẹp. Giữa củ mọc lên một cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một mô

mổng. Hoa Tỏi có màu trắng hay phớt hồng. Nớc ta trồng tỏi vào khoảng 10 - 11 d-

ơng lịch trên nền đất tơi xốp nhiều mùn. Tỏi củ sẽ đợc thu hoạch vào tháng 1 năm

sau, phơi khô, treo lên nóc nhà dùng đần.

II- Bộ phận dùng và cách chế biến

Ta dùng ánh Tỏi (Bulbus allii) là củ cây tỏi mà ta thờng dùng làm vị thuốc

Chế cồn tỏi 1/5 với cồn 60%, cồn này bảo quản trong tủ lạnh 6 tháng vẫn còn

tác dụng.

III- thành phần hoá học

Trong tỏi có một ít iod, protein và tinh dầu. Cứ 100kg tỏi củ sẽ thu đợc 60 – 200

gam tinh dầu. Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là aliin C6H10 OS2. Aliin có ở tinh

dầu tỏi. Nó là một hợp chất Sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh với tụ liên

cầu - Staphylococcus, Streptococus, Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh

bạch hâu và vi khuẩn gây thối rữa.

Trong tỏi tơi, không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một axit amin. Dới tác

dụng của men alinaza cũng có trong củ tỏi, mới cho chất alixin. Quá trình thuỷ phân

của aliin chỉ xẩy ra khi nó gặp men alinaza trong môi trờng nớc. Điều này giải thích

cho ta tại sao khi sử dụng tỏi cần phải nghiền hay gĩa nát rồi ngâm trong nớc cất

lạnh. Sự thuỷ phân của aliin diễn ra theo phản ứng:

NH2

Men alinaza

2CH2=CH-CH2-SO-CH2-CH-COOH +

HOH

aliin

O O

CH2=CH-CH2-S-S-CH2-CH+CH2 + 2CH3-C-COOH + 2NH3

alixin axit pyruvic

IV- Tác dụng d ợc lý

1. Đối với vi sinh vật gây bệnh.

Alixin có hoạt phổ kháng sinh rất rộng và mạnh. Thực tế có tác dụng với cả vi

khuẩn lẫn virut và cả nguyên sinh động vật.

Kết quả kháng sinh đó của Alixin với vi khuẩn:

Đờng kính vòng vô khuẩn với Staphylococcus : 42mm

Với Shigella fexneri : 32mm

Với Shigella Shiga : 42mm

Với E.Coli : 36mm

Với Salmonella typhy : 36mm

Với B.subtilis : 46mm

Hâu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho ngời và gia súc ở giai đoạn dinh d-

ỡng đều bị tỏi tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của alixin rất mạnh. Trong ống nghiệm

alixin pha loãng ở nồng độ 1/85.000 – 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự phát triển của

cầu trung Staphylococcus, Stretococus, Salmonella... cũng trong điều kiện nh thế

cloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/5.000 vẫn không có tác dụng với Salmonell.

Thực tế tỏi còn có tác dụng diệt cả virut cúm gây bệnh cho ngời.

2. Đối với nguyên sinh động vật.

Nớc tỏi 5% ức chế rất nhanh sự hoạt động của Amip. Khi tiếp xúc với

alixin, amip co lại thành một khối tròn, mất khẳ năng vận động và bám vào thành

ruột. Dới tác dụng của nớc tỏi 5% những con amip còn sống sót cũng mất hết khẳ

năng sinh sản.

3. Đối với gia cầm, gia súc và ngời:

Tỏi đợc coi nh một vị thuốc “bổ” nó có tác dụng kích thích sự tiêu hoá do làm

tăng khẳ năng tiết dịch vị, dịch mật, dịch ruột.

Tỏi còn làm tăng sự hấp thụ Vitamin B1 theo cơ chế :

Alixin + Thiamin === Alithiazin, chất này đã cõng vitamin B1 hấp thụ nhanh

chóng qua thành ruột.

Với gia súc, gia cầm, ăn tỏi thờng xuyên còn có tác dụng kích thích tăng trọng

và đề phòng đợc một số bệnh: Tụ huyết trùng, thơng hàn, bạch lỵ...

ở ngời, cồn tỏi 1/5 trong cồn 60% liền XX – XXXX giọt một ngày, chia 2 lần, có

tác dụng làm giảm huyết áp do làm giãn mạch quản.

V. Cơ chế kháng sinh

Alixin – một kháng sinh thảo mộc rất mạnh, là do

5 Nguyên tử oxy hoạt động trong phân tử Alixin.

- Alixin cạnh tranh với axit amin cystein – yếu tố sinh trởng và phát triển hầu

hết các vi khuẩn gây bệnh ở ngời và gia súc.

Vì vi khuẩn bị mất yếu tố sinh trởng nên không phát triển đợc.

*Đặc điểm của kháng sinh alixin

- Alixin dễ bị nhiệt và ánh sáng phân huỷ, làm mất nguyên tố oxy hoạt động vì

thế làm mất tác dụng kháng sinh. Nhiệt độ cáng cao, khả năng diệt khuẩn của tỏi

càng giảm. Trong khi chế biến, không cho tỏi tiếp súc với nhiệt độ cao (đun, sắc…)

- Alixin tinh khiết là một chất dầu không màu hoà tan trong cồn, benzen, ether,

trong nớc không ổn định, dễ bị phân huỷ, trong môi trờng axit nhẹ dễ bị ảnh hởng.

Khi pha chế thuốc để tiêm hay dung dịch nhỏ mũi tốt nhất nên pha trong môi trờng

axit nhẹ.

- Alixin dễ gây kích ứng da và niêm mạc. Ta có thể dùng tỏi hay cồn để xoa bóp

ngoài da, điều trị các ổ viêm ở thời kỳ :sung – nông - đỏ - đau.

- Alixin không bị PABA (a xit paraamino benzoic) cạnh tranh. Ta dùng tỏi điều

trị rộng rãi các vết thơng có mủ.

VI.- Liều l ợng

Trâu – Bò – Ngựa : 30– 40g tỏi củ.

Dê – Cừu – lợn : 10 –20g.

Thỏ – Gia cầm : 1 – 2g.

VII- ứng dụng và một và bài thuốc kinh nghiệm

Dùng tỏi chữa các chứng bệnh viêm đờng tiêu hoá: Dạ dày và ruột do vi khuẩn

amip gây ra, cả ở thể mãn và thể cấp, đều cho kết quả rất tốt.

- Chữa các chứng liệt dạ cỏ, chớng bụng đầy hơi, táo bón, của tất cả các động

vật nuôi.

- Chữa các bệnh về đờng hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.... do

alixin đợc bài tiết qua đờng hô hấp.

- Dùng chữa các ở viêm áp xe, chín mé, vết thơng nhiễm trùng đều cho kết quả

tốt. Nếu đem so sánh với việc chữa bằng Penicilin thì dùng tỏi chữa vết thơng nhanh

lành hơn. Một bài thuốc kinh nghiệm.

1.- Bệnh liệt dạ cỏ trâu bò

3 – 4 củ tỏi giã cho hoà trong 300 ml rợu cho uống.

2.- Vết thơng nhiễm trùng, bệnh thối loét da thịt của lợn.

Rửa sạch vết thơng bằng nớc chè đặc hay các nớc lá chát khác. Sau cùng rửa lại

bằng nớc tỏi 10%.

Tỏi giã nhỏ trộn với dầu thực vật và than xoan lợng nh nhau nghiền nhỏ, trộn

thật đều rôi bôi, phết vào vết thơng sau khi đã rửa sạch.

3.- Chữa lợn đóng dấu.

Dùng 30 – 40 gr tỏi giã nhỏ, trộn trong 100 ml nớc cất 2 lần lắc kỹ, chờ 2 – 3 giờ

lọc qua gạc vô trùng (8 lớp), tiêm bắp sâu từ 2 – 5 ml cho 1 con lợn tuỳ trọng lợng,

tiêm 2 lần trong ngày.

4.- Chữa giun chỉ vịt

Mổ bơu lấy hết giun, sau đó dùng tỏi giã nhỏ trộn lẫn với than xoan hay than

hoạt tính, thêm dầu thực vật lợng nh nhau, nghiền thật mịn rồi bôi lên vết mổ.

cây tô mộc

------------------

Tên khác: gỗ vang, vang nhộm. tô phợng (phát triển ở Tô Phợng Trung Quốc)

Tên khoa học : Caesalpinia Sappan. L

Tên họ : Họ Vang (Caesalpiniaceae).

I. Mô tả cây và phân bộ:

Tô mộc là cây cao có khi trên 10mét. thân và cành già có gai nhng ít và nhỏ.

cành nhỏ có nhiều gai và gai sắc hơn, là kép lông chim chẵn, có từ 12 -15 đôi lá chét,

hơi hẹp ở phía dới, tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dới có nông. Hoa năm cánh có

màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lồi ra, bầu hoa phủ lông xám, quả có phủ một

lớp lông dầy, dài 7 -10 cm, rộng 3 - 4 cm, trong quả có 3 - 4 hạt, Khi chín hạt có mầu

nâu đậm.

Tô mộc mọc hoang và đợc trồng ở khắp nơi trong nớc, Miền núi mọc thành

rừng lớn. Trớc đây việc khai thác Tô mộc chủ yếu dựa vào thiên nhiên hoang dại.

Một vài chục năm gần đây do tình trạng khai thác rừng quá bừa bãi nên Tô mộc

thiên nhiên ngày càng khan hiếm, đến nay hầu nh đã cạn kiệt.

II . Bộ phận dùng và cách chế biến

Chỉ dùng phần lõi gỗ, mầu đỏ sẫm, đã đợc phơi khô của cây tô mộc (ligmum

caesalpiniae sappan), Các hoạt chất tập trung trong lõi gỗ thân cây và các cành to.

Tốt nhất là lấy ở những cây đã trên 10 năm tuổi. Ngời ta dùng gỗ đỏ xẫm này chẻ

mỏng phơi khô để chế thành các dạng nớc sau:

1. Ngâm kiệt:

Gỗ Tô mộc chẻ mỏng ngâm trong nớc theo tỷ lệ thuốc/ nớc là 1/10. Ngâm ít

nhất 48 giờ. Nớc màu đỏ sẫm. Nớc ngâm kiệt càng lâu tác dụng kháng sinh càng tốt,

có thể ngâm kéo dài 2 – 3 tuần lễ.

2. Dạng sắc đặc và cao:

Sắc Tô mộc nh sắc thuốc bình thờng, gộp 3 lần nớc sắc lại cô cách thuỷ ở 800C

thành các dạng cao sau :

6 Cao lỏng d = 1,07 – 1,26 lợng nớc còn khoảng 20%.

6 Cao mềm.

6 Bột cao Tô mộc : Xấy cao tô mộc đén khô ở nhiệt độ 60 – 800C. Tỷ lệ bột cao

khoảng 9% so với gỗ khô. Chế tô mọc theo các dạng cao và bột nh trên, ta tiện bảo

quản, đẽ sử dụng và lại làm tăng khả năng diệt khuẩn.

3. Dạng viên :

Trộn cao Tô mộc với bột của các dợc liệu khác nh ngũ bột tử, búp ổi…với tá d-

ợc dính, dập thành viên tô mộc.

Thành phần của một viên tô mộc gồm :

Bột cao tô mộc 0,125 gr

Búp ổi 0,125 gr.

Tá dợc vừa đủ 0,750 gr.

4. Brômmôtômộc :

Gỗ tô mộc ngâm ngập trong nớc Boratnatri 40%, tác dụng chữa bệnh của

thuốc tăng lên rất nhiều. Thú y dùng thuóc này rửa vết thơng cho gia súc, không gây

đau, rát, con vật ít liếm, do đó vết thơng mau lành.

5. Dạng Glyxêrôtômộc :

Cách chế dung môi kép gồm :

Glyxerin 3 ml (30g)

Nớc cất 17 ml (170g)

Cồn 90% vừa đủ 100 ml. (1lit)

Trộn đều glyxerin trong nớc cất sau đó thêm cồn 90% vào vừa đủ 100 ml.

Gỗ tô mộc chẻ mỏng hay mạt ca tô mộc ngâm trong dung môi kép trên, tỷ lệ

1/5. Ngâm 2 lần, mỗi lần 48 giờ. Trộn đều nớc ngâm 2 lần để sử dụng. So với nớc sắc

tô mộc ở dạng bào chế này hoạt lực kháng khuẩn tăng lên gấp 200 lần.

III – Thành phần hoá học

Trong gỗ tô mộc có tanin, axit galic, Sappanin (C12H12O4) tinh dầu và brasilin

C16H14O5 trong đó brasilin là hoạt chất chính. Brasilin là chất kết tinh hình kim, mầu

vàng, dễ tan trong nớc, tan nhiều hơn trong rợu. Với kiềm cho màu đỏ (lợi dụng tính

chất này để kiểm tra sự có mặt của Brasilin trong nớc tiểu của gia súc). Brasilin khi

bị o xy hoá sẽ chuyển thành braseilin có tác dụng sát khuẩn mạnh hơn. Ngoài

brasilin, tanin trong gỗ tô mộc cũng là hoạt chất phụ. Nó có tác dụng làm se niêm

mạc, cầm máu, chống dịch thẩm xuất.

IV.- tác dụng dợc lý :

1. Với vi khuẩn :

Theo nghiên cứu của phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng (1961)và bộ môn

Dược lý trường Đại nọc Nông nghiệp I (1974), nước sắc tô mộc có tác dụng kháng

sinh mạnh với nhiều vi khuẩn. Với vi khuẩn Staphylococcus chủng 209P, vòng vô

khuẩn 28 mm, Staphylococcus piosenes 26 mm. Shigela dysenteria shiga 26 mm.

Ngoài ra nó còn có tác dụng cả với vi khuẩn uốn ván và nhiệt thân. Nồng độ tối thiểu

của tô mộc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh thú y nh sau :

Nhóm Staphytococus khoảng 55 g - 70 g/ 1 ml Bacillus anthrasis 85 g / 1 mlClostridium tetani 100 g / 1 ml.

2. Với cơ thể :

Theo M.Gabor và B.Horvath (1952) thì brasilin và brasilein có tác dụng kháng

histanin, do chúng có tác dụng khoá men histidindecarboxylaza, nên histamin không

được hình thành từ histidin. Hiện tượng dị ứng không xẩy ra. Thí nghiệm được tiến

hành trên chuột bạch và tổ chức sinh thiết của thận.

-Lô 1 tiêm histamin chlohydrat 1.5% không tiêm nước sắc tô mộc.

- Lô 2 trước khi tiêm histamin chlohydrat 1.5% ba mươi phút, tiêm nước sắc tô

mộc vào xoang phúc mạc.

Kết quả lô 1 bị dị ứng: xung quanh mắt chuột bị ngứa, niêm mạc mắt đỏ.

Theo M. Ganor, B. Horvath, L. Kiss và Z. Dirner (1952), brasilin và brasilein

còn làm tăng cường tác dụng của hormon tuyến thượng thận cả về biên độ và thời

gian trên ruột hay tử cung cô của thỏ.

Theo Tú Tá Hạ và Diêm ứng Bổng (11954 - 1956), khi nghiên cứu toàn diện tác

dụng dược lý của tô mộc cho kết quả như sau:

Trên tim ếch cô lập, ở liều vừa phải, nước sắc tô mộc có tác dụng làm tăng co

bóp. Thời gian càng lâu, tác dụng càng rõ. Nếu dùng 0,2ml dung dịch nước sắc tô

mộc 20% có thể khôi phục lại hoạt động của tim ếch sau khi đã ngừng đập do dùng

nước sắc 20% của chỉ thực. Hay khi đã bị các thuốc: cloralhydrat, quinin clohydrat,

pilocarpin, eserin salicylat ức chế, làm giảm hắn co bóp. Nước sắc tô mộc cũng làm

co mạch mạch quản ngoại vi (màng bơi chân ếch). Tiêm nước sắc tô mộc vào tĩnh

mạch chó đã gây mê, thấy dung tích của thận không thay đổi. Đồng thời nó cũng

không làm ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp của chó khi gây mê.

Trên ruột cô lập, nước sắc có tác dụng ức chế hoạt động của cơ trơn ruột không

rõ lắm, nhng nếu tiêm dới da hay xoang phúc mạc cho chó sẽ gây nôn và tiêu chảy.

Trên tử cung cô lập khi dùng phối hợp với hormon tuyến thượng thận có tác dụng ức

chế rất rõ.

Với hệ thần kinh trung ương, nếu dùng nước sắc tô mộc cho chuột nhắt, thỏ,

chuột bạch uống, thụt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da đều gây ngủ. Liều

lớn có thể gây mê, cao gây chết. Thuốc có tác dụng đối kháng với tác dụng hưng

phấn của trung khu hoạt động do strychnin và cocain gây nên.

Trên lâm sàng, tô mộc được coi là vị thuốc cầm máu, dùng khi vật nuôi hay ng-

ời bị các chứng viêm nhiễm gây chảy máu đờng tiêu hoá, sinh dục tiết niệu, hô hấp.

Đặc biệt tốt khi gia súc cái sinh đẻ bị chảy máu nhiều.

V. Cơ chế tác dụng.

Cơ chế tác dụng của kháng sinh tô mộc chíng là do hoạt chất brasilin và

brasilein quyết định. Công thức cấu tạo của chúng nh sau:

Cả 2 dạng phenol và quinoid đều có tác dụng kháng khuẩn, nhng ở dạng

qiunoid tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn, do nó là 1 trong 4 loại dẫn xuất của

chronon có tác dụng kháng sinh.

Đặc điểm của kháng sinh tô mộc.

- Chịu đợc sáng và nhiệt độ cao trong thời gian dài, lâu. Với các dạng bào chế ở

trên và nhiệt độ khi chế biến 100oC mà brasilin và brasilein vẫn không bị mất tác

dụng kháng sinh. Trong lâm sàng ta có thể dụng tô mộc dới nhiều dạng bào chế tuỳ

điều kiện cụ thể: ngâm kiệt, sắc đặc, chế cao lỏng, đặc hay bột…mà tác dụng trị bệnh

vẫn đợc đảm bảo.

9 Không bị men trypxin và pepxin ở đờng tiêu hoá phân huỷ mất ác dụng

kháng sinh. Khi điều trị cho uống đợc để hạ giá thành.

9 Hoạt chất brasilin và brasilein trong thuốc duy trì thời gian tác dụng và tồn

tại lâu trong cơ thể. Trên trâu có thể tới 72 giờ sau khi uống. Thuốc đợc thải ra ngoài

chủ yếu qua thận và đờng tiêu hoá.

9 Thuốc an toàn, không độc. Chỉ số điều trị lớn. Liều độc trên đại gia súc tới

hàng trăm lần. Trâu có thể uống một lần tới 1kg gỗ tô mộc dới dạng nớc sắc đặc mà

vẫn cha có biểu hiện trúng độc. Trong khi đó liều điều trị chỉ có 50 gam.

VI Liều lợng.

Đại gia súc: 30 – 50 g

Tiểu gia súc: 5 – 10 g.

VII. ứng dụng

Theo đông y, tô mộc có vị ngọt, không độc. Thuốc có tác dụng vào 3 kinh: tâm,

can và tỳ. Tô mộc có tác dụng hoạt huyết, thông lạc, khủ ứ, tán phong, hoà huyết. Trị

sau đẻ bị ứ chệ, tắc bế kinh, úng thũng hay khi bị đánh làm dập nát, tổn thơng cơ và

phầm mềm gây thâm tím. Ngoài ra còn dùng làm thuốc săn, se khi bị viêm, chảy máu

đờng tiêu hoá, sinh dục tiết niệu, hô hấp… lâu ngày gây thiếu máu suy dinh dờng

chóng mặt, hoa mắt….

Dùng trị hội chứng tiêu chảy ra máu do bị viêm dạ dày – ruột của vật nuôi: bê

viêm phổi, lợn tiêu chảy. Thờng kết hợp với ngũ bội tử lợng tơng đơng sắc đặc cho

vật uống tuỳ trọng lợng. Với ấu súc nên dùng dạng glycerotomoc hay dạng viên.

Dùng rửa vết thơng nhiễm trùng, chảy nhiều mủ, nớc bẩn: chế dạng

brommotomoc, sẽ giúp vết thơng nhanh lành.

Không dùng cho vật đang có thai.

ch ơngII:

dợc liệu chống ký sinh trùng thú y

Tập đoàn ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, thú nuôi và ong mật của nớc ta rất

đa dạng và phong phú. Chúng không trực tiếp giết chết nhanh chóng đông vật một

cách ồ ạt, nhng lại gây nhiều thiệt hại cho nghề chăn nuôi: tranh chấp chất dinh d-

ỡng, nhả độc tố vào cơ thể, mở cửa cho các bệnh truyền nhiễm xâm nhập, gây căng

thẳng, mất yên tinh (stress), dẫn đến giảm tăng trọng lợng của vật nuôi. Đặc biệt,

ngoại ký sinh trùng: ve, ghe, rận, dệp… là những kho lu trữ, bảo tồn, và reo rắc

mầm bệnh nguy hiểm sống. Tuỳ vị trí ký sinh, cơ chế tác dụng để chia dợc liệu chống

ký sinh trùng thú y thành 2 phần:

Dợc liệu chống ngoại ký sinh trùng (ve, bét, ghẻ, mò, mạt…).

Dợc liệu chống nội ký sinh trùng gồm (kí sinh trùng đờng tiêu hóa, hô hấp, tiết

niệu sinh dục, cơ bắp, máu …).

Có rất nhiều dợc liệu ở Việt Nam (thực vật, khoáng vật) có tác dụng xua đuổi

hoặc tiêu diệt các loại ký sinh trùng nói trên.

Kinh nghiệm nhân dân trong lĩnh vực tim kiếm, ứng dụng các dợc liều trong

điều trị kí sinh trùng cũng không ít. Chúng ta đã và đang kế thừa, tìm cách nâng cao

hiệu quả kinh tế của các bài thuốc kinh nghiệm ấy. Khoa học hiện đại sẽ tìm hiểu cơ

sở khoa học của chúng trên cơ sở đó sẽ đem lại giá trị khoa học cũng nh thực tiễn

đáng chú ý.

A. những vị thuốc trị ngoại ký sinh trùng

Tập đoàn ngoại ký sinh trùng của gia súc, gia cầm khá phong phú. ở Việt Nam

có một số loại phổ biến, gây tác hại sau đây

+ Ghẻ : trâu, bò, lợn, chó...

+ Ve : bò, chó.

+ Dòi da : trâu, bò, ngựa, cừu (bệnh này phổ biến ở các vùng mới khai

hoang).

+ Mặt : gà, ngỗng, mô gà.

+ Rận : trâu, bò, chó.

Chí : ong mật.

Tập đoàn này thờng xuyên gây ngoại kích thích, tạo bầu không khí không yên

tĩnh cho vật nuôi: vật ngứa ngáy khó chịu, mất ngủ, dẫn đến sự suts cân, chậm lớn.

Tác hại này rõ nhất ở những gia súc đang vỗ béo.

Để chữa các trờng hợp bệnh nói trên, trớc đây một số nơi đã dùng các thuốc

bảo vệ thực vật – thuốc trừ sâu: 666 (lindan) DDT, dipterex …. Nhìn chung các thuốc

này có tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng tốt nhng vì rất độc với vật nuôi ở liều nhỏ.

Cá biệt do thiếu hiểu biết, không biết cách sử dụng nên nhiều nơi đã làm chết gia

súc. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cấm dùng các loại này. Các hợp chất photpho

hữu cơ đang đợc dùng phổ biến nhng độc tính cũng cao.

Về dợc liệu, Việt Nam có khá nhiều vị thuốc (kể cả thực vật và khoáng vật) có

tác dụng tiêu diệt hay xua đuổi đợc các loại ký sinh trùng nói trên: Hột mát, hạt củ

đậu, hạt na, thuốc cá, mần tới, bách bộ, lu huỳnh… Những vị thuốc này rẻ tiền, dể

tìm kiếm, lại tí độc đối với vật nuôi.

Cây hột mát

Cây xa, thàn mát

Antheroporum pierrei - Gagnep.

Thuốc họ cánh bớm: Fabaceae hay Papilipnaceae.

1. Mô tả cây

Cây hột mát là cây gỗ, mọc hoang trong rừng, cao từ 8 - 25 m, lá kép lồng chim

lẻ gồm 5 - 7 hay 9 lá chét mọc đối, phiến lá chết dài nhẵn, cuống lá chung dài 9 - 12

cm, cuống lá chét dài 6 - 7 mm. Hoa tự mọc thành chùm ở kẽ lá hay ở đầu cành, mầu

hồng hay tím nhạt. Quả giáp dài 6cm rộng 3,5 cm không cuống, dầy 1,5 cm - 12 mm.

Mỗi quả có một hạt. Hạt hình trứng dài 16 mm, rộng 14mm, dầy 8 - 10 mm mây đỏ

nâu, bóng.

2. Phân bố

Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Nam - Trung Bộ:

Kỳ Anh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình, ở miền Bắc có nhiều ở Hòa Bình.

3. Bộ phận dùng

Dùng hạt. Thu hoạch vào tháng 5 - 6.

4. Thành phần hóa học:

Năm 1940 F.Guichard cho biết trong hạt mát có các chất sau: Dầu, gôm và một

số nhựa có dộc đối với cá, một ít rotenon và một chất kết tinh hình lăng trụ, nóng

chẩy ở 257oC, có mầu vàng đỏ với a xit sulfuric, không tan trong nớc. Một chất khác

có tinh thể hình kim, mầu vàng, nóng chẩy ở 195oC, trong a xit sulfuric có mầu đỏ.

Các chất này không phải ancalod, cũng không phải glucozid. Không độc với cá.

Hai chất saponin, một có tính axit, một trung tính.

Trong hàng loạt các chất kể trên thì Rotenon là hoạt chất chính dể trị ngoại ký

sinh trùng của gia súc. Rotenon còn có ở lá và hạt của cây củ đậu 0,56 - 1,01%; cây

dây mật. Rotenon là một chất kết tinh không mầu hay mầu trắng, Điển nóng chảy

1630C. Tan đợc trong nớc, trong cồn axeton, Tetrachlorua carbon, Chlorfor, Ether.

Rotenon không bền vững đối với nhiệt.

Công thức triển khai của Rotenon:

Rotenon tập trung trong lá mầm, không có trong vỏ hạt.

5. Tác dụng dợc lý

- Năm 1940 F.Guichard đã giã hạt mát ngâm trong nớc rồi thả cả vào. kết quả

cho thấy lúc đầu cá bị kích thích bơi chạy lung tung sau chuyển sang trạng thái say

lờ đờ và chết. Các chất độc tấp trung trong lá mầm, không có trong vỏ hạt.

- Làm thí nhiệm trên phiến kính

Bắt cái ghẻ Seccoptes scabiei var và S. bufflei đặt lên làm kính, nhỏ cao hạt mát

vào, nếu ở nhiệt độ 190C thì sau 1 phút 50 giây, nết ở 240C thì sau 2 phút 5 giây toàn

bộ cái ghẻ đều bị tiêu diệt.

6. Cơ chế giệt ngoại ký sinh trùng

Do quá trình tiếp xúc với thuốc hoặc thông qua đờng tiêu hóa mà rotenon thấm

đợc vào cơ thể ký sinh trùng. Trong cơ thể rolenol kết hợp với men hô hấp của tế

bào, gây hiện tợng rối loạn hô hấp tế bào, nhất là tế bào thần kinh. Từ đó các ngoại

ký sinh trùng bị tiêu và chết.

7. Chế biến để chữa ghẻ cho gia súc

- Hạt mát giã nhỏ : 3 phần (30g)

- Hạt dầu trẩu giã nhỏ : 1 phần (10g)

- Lu huỳnh phi : 1 phần (10g)

- Nớc : 8 phần (80ml)

Trộn đều cả 4 thứ trên, cô cách trủy, sôi trong 30 phút, thành cao đặc sền sệt

( cao hạt mát ) để nguội 37 - 450C dùng bôi lên chỗ ghẻ trên mình gia súc.

8. ứng dụng điều trị

a, Chữa ghẻ cho gia súc

Dùng cao hạt mát chữa ghẻ cho gia súc, tỷ kệ khỏi rất cao đạt 100%.

Với những con bị nặng chữa nh sau

- Ngày đầu bôi 1/2 thân.

Ngày thứ hai bôi 1/2 thân còn lại.

Cách 5 đến 7 ngày bôi lại lần 2, thứ lần1.

Qua 2 lần bôi nh trên, dù có bị ghẻ nặng, gia súc cũng sẽ khỏi hoàn toàn. Với

gia cúc mới bị, ghẻ chỗ nào ta bôi chỗ đó.

Sau khi bôi thuốc khoảng 15 - 20 phút đầu, vật tỏ ra dễ chịu. Sau do thuốc gây

kích ứng nhẹ trên da đồng thời con ghẻ cũng bị kích thích bởi thuốc, nên chạy, cắn

lung tung, làm cho gia súc ngứa ngáy khó chịu hay quay đầy lại liếm thuốc, con vật

bị kích ứng chừng 30 phút, sau trở lại bình thờng.

Chú ý khi bôi thuốc:

- Trớc khi bôi thuốc phải tắm sạch cho gia súc bằng nớc xà phòng hay nớc lá

chát.

Không đợc để dây cao hạt mát vào mắt gia súc.

Cố định đầu hoặc rọ mồm lại, không cho gia súc liếm láp nơi bôi thuốc (rọ mồm

30 phút - 1 giờ ).

- Sau 2 lần bôi thuốc, da có thể bị rộp lên, 1 tháng sau da bóng đi không có sẹo.

Khi chữa ghẻ trên mình gia súc phải kết hợp diệt ghẻ ở nền chuồng, sân vận

động.

b, Diệt ve (chó, bò, bê), ve cứng (bọ chét) ở thú cảnh : chó, mèo...

Lấy hạt mát ngâm vào nớc nóng cho mềm ra, giã nát, ngâm tiếp trở lại vào nớc

ấm để nguội 370C rồi tắm cho gia súc. Nớc này có thể diệt cả 2 loại ve ký sinh trên gia

súc là ve cứng và ve mềm.

Cây thàn mát

Cây Mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút.

Milletia Ichthyochtona Drake.

Họ cánh bớm: Fabaceae hay Papilionaceae.

1. Mô tả cây, phân bố và bộ phận dùng

Là cây to, cao chứng 5-10 mét.

Lá kép 2 lần lông chim lẻ gồm 5 - 7 lá chét, lá rụng sớm.

Hoa trứng mọc thành chùm. Hoa thờng mọc trớc lá, làm cho cây có dáng đặc

biệt ở trong rừng.

Quả là một giác dài 13cm rộng 2-3 cm. Từ 1/3 phía trên hẹp lại trông giống dao

mã tấu lỡi rộng, bên trong chứa 1 hạt hình đĩa mầu vàng nâu nhat, đờng kính 20mm.

Thu hạt vào tháng 4. Cây mọc hoang tại các vùng thợng du nớc ta, ở Tây Bắc, Hà

Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái.

2. Thành phần hóa học

Trong hạt mác bát có chứa khoảng 38 - 40% dầu. Các chất độc đối với cá nh

rotenol, sapotoxin, chất gôm và các chất anbunmin. Trong đó Rotenol là hoạt chất

chính.

3. Tác dụng dợc lý

Đối với ngời và động vật máu nóng, Rotenol ít độc, nếu uống không gây triệu

chứng ngộ độc ở liều điều trị. Chó có thể uống 150mg/kg trọng lợng nhng vẫn không

thấy triệu chứng khó chịu. Nhng nếu tiếp súc thờng xuyên, lâu dài: những ngời làm

công tác chế biến, bào chế –tán bột, sao, sấy… dợc liệu có thể gây chảy nớc mắt, hắt

hơI và buồn nôn.

Nếu tiêm tĩnh mạch Rotenol hay các chất cùng loại nh deguelin gây tê liệt thần

kinh trung ơng với các biểu hiện: khó thở, sau thở hổn hển, liệt cơ vận động, sau con

vật chết do bị ngạt thở. Trớc khi chết: tim loạn nhịp, mạch chậm, sau cùng liệt tâm

thất.

- Với cá: Cá rất mẫn cảm với Rotenol, với nồng độ 75mg trong 100 lít nớc ở

23oC đủ giết chết cá vàng sau 2 giờ. Trớc khi chết cá bị kích thích, vận động mạnh,

sau lờ đờ rồi chết.

Bộ môn bệnh cây trờng Đại học Nông nghiệp đã sử dụng hạt thàn mát nghiền

nhỏ ngâm trong nớc lạnh 4 – 12 giờ rồi phun cho cây trừ sâu hai: Cirphis salebrosa

hại ngô, sâu keo - Spodoptera mauritia, reetp khoai, nhậy hại bông…tuỳ loại bệnh sử

dụng nồng độ 4 – 16% bột hạt.

4. Cách chế biến và sử dụng

Nh đối với cây hột mát.

Dây thuốc cá

Tên khác: (duốc cá, dây mật, đùng đục, cây cóc khèn...) ; tiếng Anh – tuba root,

tiếng Pháp – derris tuba

Việt Nam có 2 giống, cây mọc ở miền Bắc: Deris elliptica. Benth; hay Derris

tonkonensis Gagnep. Giống cây mọc ở miền Tây Nam Bộ: Deris trifoliete Lour.

Cả hai giống đều thuộc họ Cánh bớm: Fabraecea (Papilionaceae).

I. Mô tả cây.

Cây dây leo, thân khoẻ, dài 7 – 10m. Cây có thể mọc thành bụi hay có thể tựa

vào các cây khác quấn thành bụi. Là kép lông chim lẻ gồm 9 – 13 là chét. Là kép mọc

cách, khi vò nát là có mùi hăng đặc trng. Hoa có mầu nâu, những cánh phía trong có

mầu hồng hay vàng nhát. Quả giác, đậu gồm 5 – 7 hạt, dài 5 – 7 cm.. Rễ có đờng kính

1 – 5 cm, dài 50 –70cm có mầu nâu nhạt, nhăn nheo theo chiều dọc. Khi bẻ có nhiều

sơ, lõi rễ hoá thành gỗ có mầu vàng nhạt mùi hăng. Cây mọc hoang khắp nơi, nhất là

những nơi ẩm ớt có độ phì nhiêu cao nh hai bên bờ kênh rạch của đồng bằng Nam

Bộ. Cây mọc và phát triển tốt ơ nhiều nớc: Malaixia, ấn Độ, Inđônêxia và một số nớc

khác ở châu Phi. Trồng bằng cách dâm cành.

II. Bộ phận dùng và cách chế biến.

Dùng toàn bộ rễ của cây, kể cả những rễ nhỏ. Tốt nhất dùng rễ của cây trên 2

năm tuổi. Hàm lợng hoạt chất cao nhất khi cây 23 – 27 tháng. Sau khi trồng 25

tháng, sản lợng rễ thu đợc khoảng 1500 – 3000kg/ha. Cây đợc trồng xen dới tán cau

su hay dừa, dọc kênh…Đất có bón thêm vôi sẽ cho năng xuất cao hơn. Đào rễ khi cây

có hàm lợng rotenol cao nhất, thu về rửa sạch phơi khô đến độ ẩm 12% là đợc. Khi

dùng nghiền thành bột mịn rắc vết thơng có dòi hay dùng dung môi hữu cơ: cồn,

ether chiết với tỷ lệ 3 – 10% phun lên mình gia súc.

III. Thành phần hoá học.

Trong rễ thuốc cá có chứa 10 – 12% nớc, 2 – 3% chất vô cơ, nhiều gluxit (đờng,

tinh bột), tanin và chất nhựa.

+ Hoạt chất chính là Rotenol: chiếm khoảng 5 – 12%, thờng khoảng 5 – 8%,

trừ 2 giống Cube và Timbe mới nhập vào.Hai giống này đợc trồng ở đồng bằng Nam

Bộ từ năm 1983, lợng rotenol có thể đạt trên 15%. Một số cây mọc hoang đôi khi

rotenol cũng có tỷ lệ 13%. Công thức phân tử C23H22O6. Năm 1932 – 1934 La Forga

và Haller đã tìm đợc công thức phân tử của rotenol gồm:

* Nhân pyran B

* Nhân pyron C

* Nhân hydrofuran E

* 1 Nhóm xetol

* 2 nhóm metoxy.

Rotenol là chất kết tinh hình khối lăng trụ, không mầu, tả tuyến D = - 23 0O có

2 dạng , một dạng nóng chẩy ở 163oC, dạng khác nóng chẩy ở 1800C. Tan mạnh trong

chloroform, ít tan trong nớc.

+ Còn các chất khác (hoạt chất phụ) có công thức gần giống với rotenol.

Các chất khác tơng tự nh rotenol nh: Deguelin – C23H22O6 có khoảng 3 -8%.

Kết tinh hình kim mầu lục nhát. Nóng chảy170oC.

Toxicarol – C23H22O7, tinh thể hình lục lăng, mầu vàng lục, chảy ở 219oC.

Tephrosin – C23H23O7, tinh thể không mầu, chảy ở 198oC. Ngoại ra còn có

Sumatrol và Tefroxin. - 2 nhân bebzen A và D.

Thứ tự độ độc của các chất nh sau:

Rotenol mạnh nhất gấp 400 lần deguelin, deguelin gấp 40 lần tephrosin,

tephrosin gấp 10 lần toxicarol.

IV.Tác dụng dợc lý

Kinh nghiệm dân gian dùng rễ thuốc cá để bắt cá. Nồng độ 1 ppm cá trong nớc

đã bị say nên bắt dễ dàng.

Dùng rễ cây thuốc cá làm thuốc trừ sâu. Độc tính của rotenol thể động vật máu

lạnh là 1ppm theo đờng uống hay do tiếp súc.

V. Cơ chế tác dụng.

Việt Nam, năm 1980 khi điều tra, nghiên cứu khả năng diệt côn trung phá hại

Nông nghiệp của các cây thuốc, đã phát hiện đợc khả năng diệt côn trùng, mạnh

nhất là sâu tơ của cây thuốc cá. Cây thuốc cá với nồng độ thấp cũng đã có tác dụng

rất tốt. Nó còn có tác dụng tốt trên cả các loại côn trùng đã kháng lại các thuốc trừ

sâu thông thờng. Hiện nay nớc ta đã có chủ chơng trông và khai thác cây này với qui

mô lớn ở đồng bằng Nam Bộ. Rotenol và các chất tơng tự có tác dụng trị ngoại ký

sinh trùng cho động vật nuôi cũng nh các loại công trùng theo cơ chế sau:

Khi ta bôi hay phun thuốc trên mình gia súc hoặc trong môi trờng, do tiếp xuc

với thuốc, thuốc có thể vào cơ thể của côn trùng theo 2 đờng: ngấm qua da hay ăn,

hít phải. Khi tiếp súc với rotenol, côn trùng sẽ bị liệt trung khu hô hấp. Chúng hoạt

động yếu dần đi rồi chết, không dãy dụa. Trong cơ thể côn trùng, các tế bào thần

kinh sẽ bị tê liệt trớc rồi toàn thân bị tê liệt. Cuối cùng côn trùng bị chết..

Rotenol chỉ độc với ngoại ký sinh trùng và với động vật máu lạnh (cá, lơn...), nó

không gây độc cho gia súc và ngời. Với gia súc đã dùng liều 1500mg/kg thể trọng mà

súc vật vẫn cha hề có biểu hiện độc.

Rotenol và các chất tơng tự có trong rễ cây thuốc cá đều là các chất không bền

vững với thời giàn, dều dễ bị phân giải thành chất vô hại dới ánh sáng mặt trời hay

do tiếp xúc với oxy trong không khí. Sau khi dùng nó sẽ biến thành chất vô hại cho

ngời và động vật nuôi, không để lại tồn d trong sản phẩm.

VI. Ưng dụng và cách sử dụng

Với Thú y: dùng rễ cây thuốc cá tri ngoại ký sinh trùng cho động vật nuôi: ve,

ghẻ, chấy. giận, dòi...

Trong Nông nghiệp trị sâu tơ, rầy...

Cách sử dụng:

Dùng cây tơi cắt nhỏ hy giã nát, ngân với nớc theo tỷ lệ 4 – 10%, sau đó đun

nóng 60 – 70 oC chờ nguội tắm cho động vật. Chữa ve, ghẻ, rận...Có thể ngâm với n-

ớc bồ kết sẽ lảm tăng khả năng diệt ngoại ký sinh trùng.. Khi bị ghẻ nặng có thể

nghiền nhỏ bột rễ thuốc cá trộn lẫn vơí dầu mazut 2 –3%, bôi lên mình gia súc sau

khi đã tắm sạch.. Bôi ngày 1 lần, boi 2 – 3 lần sẽ khỏi. Hiện nay bộ môn đã chế đợc

thuốc mỡ.

Cây mần tới

(Lan thảo, Hơng thảo)

Eupatorium staechadosmum Hance.

Họ Cúc: Asteraceae (Compositeae)

1. Mô tả cây, phân bố:

Mần tới là cây thảo, sống quanh năm. Về mùa đông lá già rụng nhiều. Chỉ còn

lá non mọc ở đầu cành. Cây có thể cao tới 1 mét, trung bình 50-60cm. Cành phân

nhánh nhiều. Thân trụ tròn. Lá mọc dối, mép lá có rạng ca nhỏ, phiền lá hẹp dài 7

-11 cm ruộng 1,2 - 2,5 cm. Gân chính nổi ở giữa có nhiều gân phụ phân nhánh. Toàn

cây: thân, cành, cuống lá có mầu hơi tím, hoa tự hình dầu màu hơi tím hay trắng

hồng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Mùa hoa ở miền Bắc vào tháng 4 -5.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Một số vùng nhân dân dùng mần tới nh là gia vị ăn

sống hay nấu với lơn, ba ba, hay băm nhỏ dồi lòng chó, lòng lợn. ở Trung Quốc mần

tới mọc ở nhiều các tỉnh: Giang Tô, Tô Châu, Nam Kinh, Phúc Kiến. Nhân dân dùng

mần tới làm thuốc lợi tiểu, bổ dạ dầy, chữa sốt.

2. Bộ phận sử dụng:

Hay dùng cành lá, ngọn là chủ yếu, mần tới dùng tơi tốt hơn dùng khô.

Có thể thu toàn cây lức mới bắt đầu ra hoa, loại bỏ tạp chất, cắt 3 - 4 cm phơi

âm can đến khô, dùng dần.

3. Thành phần hóa học:

Trong cây có tinh dầu, tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu mần tới là

Conmarin C9H6O2, Axit O coumaric C9H8O3 và Thymohydroquinol C10H14O2. Hàm l-

ợng tinh dầu trong cây cao nhất vào lúc cây ra hoa đầu tiên, có thể đạt tới 0,16%.

4. Tác dụng dợc lý

Tinh dầu mần tới có tác dụng xua đuổi côn trùng: mạt gà, bọ chét, bọ chó, rệp.

Hái lá bẻ cành mần tới bỏ vào ổ chó, mèo hay ổ gà. Cứ 5 - 6 ngày thay lá khác.

Thí nghiệm: lấy 2 bôcan thủy tinh bắt mạt gà thả vào đó rồi bỏ lá mần tới vào.

Một bocan đậy kín còn cái kia để ngỏ. Sau 2 - 4 giờ quan sát: bô can để ngỏ mạt gà

bỏ đi hết. Ngợc lại bô can kín, mạt gà vẫn còn sống và tìm chỗ kín nấp. Sau 15 ngày

mạt gà vẫn sống, nh vậy mần tới chỉ có tác dùng xua đuổi mạt, chứ không có tác

dụng tiêu diệt mạt gà.

Bên quân đội khi đi rừng ngời ta dã lấy cây mần tới vò nát xát lên da chân tay.

Nó có tác dụng xua đuổi muỗi, rệt, đảm bảo đến 98%, kéo dài 2 - 6 giờ.

Nhân dân cho mần tới vào lng đận cau khô để chống mọt

5. ứng dụng

1. Trừ mạt gà, bọ chó, bọ chét

2. Trong chăn nuôi gà công nghiệp ta nên trồng hàng rào mần tới ở xung quanh

để bảo vệ không cho mạt gà và những côn trùng nơi khác đến, kèm theo chúng là

mầm bệnh truyền nhiễm.

3. Bỏ lá vào các kho, nơi dự trữ thuốc để chống sâu mọt phá hoại thuốc và

giống cây trồng.

Cây bách bộ

Dây dẹt ác, dây ba mơi

Tên khoa học Stemona Tuberosa Lour

Họ Bách bộ Stemonaceae

1. Mô tả cây và phân bố

Bách bộ là một loại dây leo, thân nhỏ, bóng, xanh, dài 6 - 8 mét. Lá mọc đối,

phiến lá hình tím, cuống lá dài. Trên mặt lá, ngoài gân chính còn nhiều gân phụ chạy

dọc từ cuống đến đầu lá. Mỗi lá thờng có 6 - 8 gân phụ. Giữa các gân dọc còn có

những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi cụm gồm 1 - 2 hoa màu vàng đỏ,

quả nang có 4 hạt.

Củ mọc thành chùm, gồm 20 - 30 củ. Có khi tới 100 củ, dài 15 - 20 cm, đờng

kính 1,5 - 2cm, mầu trắng ngà, vị ngọt, sau rất đắng. Bình thờng 1 dây có 5 - 6 kg củ,

có dây cho tới 30 củ. Dây bách bộ mọc hoang ở nhiều tình vùng Đông bắc và Tây

Bắc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Son Bình, Bắc Thái…

2. Bộ phận dùng và cách chế biến

Dùng toàn bộ rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae). Rễ thờng cong queo, đầu

trên hơi phình to, đầu dới thuôn nhỏ lại.

Mùa thu đông đào củ về, rửa thật sạch, ngâm vào nớc sôi cho mềm hoặc đồ

chín rồi lấy ra cắt thành khoanh, phơi khô, dùng dần. Nếu nhiều, ta sấy ở 50 - 600C

đến độ ẩm dới 13%.

Dùng tơi chữa bệnh ngoài da: ghẻ của trâu, bò, chó, lợn, kể cả ngời.

Cách dùng: củ bách bộ rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nớc bôi vào nơi ghẻ, sau khi đã

tắm sạch cho gia súc.

Nếu vật nuôi có nhiều rận, ta nấu nớc bách bộ tắm càng tốt vì nó có tác dụng

diệt chấy, rận và làm ung cả trứng cha nở.

3. Thành phần hóa học

Trong củ bách bộ gồm có: gluxit 2,3%, lipit 0,83%, protein 9%. Trong rễ còn có

nhiều ancaloit : - Stemonin C22H33O4N2

- Tuberostemonin C19H29O4N2

- Stemonidin C17H27O5N2

- Paipunin

- Sinostemonin.

Trong đó stemonin là hoạt chất chính, nó chiếm khoảng 0,18%, ở thể kết

tính hình kim, không mùi, vị đắng, nhiệt độ nóng chảy 1600C. Stemonin còn có tác

dụng với giun đũa, giun kim ở đờng tiêu hóa.

4. Tác dụng dợc lý

1. Nớc sắc bách bộ có tác dụng chữa giun đũa, giun kim nhng phải điều trị với

liệu trình dài, liên tục từ 5 -15 ngày. Vì vậy ngời ta ít dùng nó để chữa nội ký sinh

trùng. Kinh nghiêm cha ông dùng bách bộ chữa ho, trị giun và diệt sâu bọ. Tác dụng

trị ho do stemonin làm giảm tính hng phấn của trung khu hô hấp, ức chế phản xạ ho.

Bác sỹ Diệp Đình Thiện (Trung Quốc) dùng bách bộ trị lao hạch cho kết quả rất tốt.

2. Tác dụng trị giun sán

Thí nghiệm dùng dung dịch rợu bách bộ tỷ lệ 1/10 - 1/15 nhỏ nên rận, ve, bét,

rệp sau 1-3 phút sẽ chết. Hay ngâm giun vào dung dịch 0,15% stemonin, giun bị tê

liệt sau 5 – 10 phút. Nừu ngâm lâu hơn giun sẽ chết.

3. Nớc sắc bách bộ có tác dùng kháng sinh.

Nớc sắc có diệt vi khuẩn gây bệnh ở ruột gà: bệnh lỵ, phó thơng hàn.

5. ứng dụng trong thú y

Tơi: Chữa ghẻ cho trâu, bò, lợn, chó.

Củ bách bộ già, giã nát lấy nớc trị ghẻ.

Diệt chấy, rận, bọ chét của gia súc bằng cách nấu nớc tắm.

Khô:Tán thành bột rắc vết thơng có dòi. Dòi chết 100%.

Đốt cháy quạt khói xông vào thùng ong để trị ngoại ký sinh trùng.

Lu hoàng - diêm sinh - lu huỳnh

(Sulfur)

1.Nguồn gốc và lý tính.

Đợc lấy sẵn từ thiên nhiên ở dạng nguyên chất hoặc tạp chất. Gặp nhiều ở

miệng núi lửa, động đất. Tùy theo nguồn gốc và cách chế biến mà ta gặp các dạng

khác nhau của lu huỳnh: bột mịn hay các cục to nhỏ khác nhau. Lu huỳnh tan trong

dầu, không tan trong nớc.

Tỷ trọng D = 2,03 - 2,08.

Khi đốt cháy chậm, ngọn lửa mầu xanh và nhiều khói, mùi khó chịu, độc.

2. Thành phần

Thành phần chủ yếu của lu huỳnh là nguyên tố Sulfur. Ngoài ra còn lẫn các tạp

chất khác:đất, sắt, Asen, canxi…

3. Chế biến

Tùy theo cách sử dụng mà chế biến. Dùng để uống, phải loại sạch tạp chất, nhất

là Asen, sau tán thành bột mịn. Dùng uống trị giun tròn ký sinh ở đờng tiêu hoá hay

làm thức ăn bổ sung hàng ngày cho động vật nuôi lấy lông.

Khi cho gia súc uống, tuyệt đối không đợc uống chung với Na2SO4 vì nó sẽ tạo

ra Na2S là chất rất độc đối với gia súc.

Dùng ngoài nghiền nhỏ, diêm tác dợc để sử dụng.

4. Liều lợng

Dùng ngoài tùy y, chữa ghẻ cho gia súc.

Điều trị ghẻ: Lu huỳnh mài với đầu mỡ lợn trong một bát sành, nhằm để lu

huỳnh tan nhanh. Theo tỷ lệ 1 phần lu huỳnh 5 phần dầu. Đem dung dịch này bôi lên

vùng da bị ghẻ. Ngày bôi 1 lần. Sau 3 lần bôi, cái ghẻ chết hết.

Diệt ngoại ký sinh trùng sống ở chuồng trại: Khi 1 trại chăn nuôi có các loại ký

sinh trùng nói trên, song song với việc tiêu diệt ký sinh trùng trên mặt cơ thể gia súc,

gia cầm, ta phải diệt hết bọn này trú ngụ ở chuồng nuôi.

Muốn vậy, ta có thể đốt lu huỳnh xông hơi, đóng kín cửa, bịt hết các lỗ hở,

trong một thời gian 1 -2 giờ. Tất cả ký sinh trùng ở đó sẽ chết hết. (phơng pháp xông

hơi nh giới thiệu ở phần chống nấm mốc, côn trùng cho dợc liệu, nói ở phần đại c-

ơng).

Có thể dùng lu huỳnh cho uống trong, đẻ trị nội ký sinh trùng (giun đũa) nhng

ít dùng hơn so với nhiều loại thuốc mới, hiệu quả hơn.

Khi cho uống, liều lợng cho

Đại gia súc 20 - 40g

Tiểu gia súc 5 - 10g

Thỏ, gia cầm 0,5 -1g

Một số bài thuốc kinh nghiệm

1. Bệnh ghẻ lở trâu, bò sữa trâu.

Tắm sạch sẽ rồi tắm lại bằng nước lá chát: xoan, lim, đào, ghể, sơn trà, ổi, nấu,

ba gạc, chút chít lau khô các vết nứt, nẻ. Sau đó chữa như sau

Lá ghể răm giã nát, sát khắp mình nơi có ghẻ.

Trộn đều bột diêm sinh với than củ nghệ và dầu thực vật lượng như nhau bôi

lên chỗ ghẻ.

Gỗ bá tơi đốt một đầu, đầu kia có nhựa chảy ra, dùng nhựa này bôi trị ghẻ.

Dây da chuột đốt cháy, tán thành bột mịn trộn với bồ hóng bếp sau đó luyện với

nớc tiểu làm thuốc bôi.

Hạt ba đậu rang thật già, nghiền thành bột mịn trộn với dầu tây, đun sôi, để

nguôi bôi. Nếu không có hạt ba đậu thay bằng hạt thàn mát, hạt máu chó hay hạt

quỳ.

Con bọ nẹt (bù nẹt ăn lá chuối), cắt ngang thân, bỏ ruột phơi hay sấy khô, tán

thành bột mịn trộn với dầu tây bôi.

2. Trị ve

Hoà bồ hòn vào nớc nóng càng đặc càng tốt, sau đó thêm vôi vào đến khi nào n-

ớc có mầu trắng giống sữa sẽ xoa lên mình gia súc. Ve bị ngộ độc rơi xuống kịp thời

quét, thu gom rồi đột để diệt ve, tránh ve hồi phục.

Chú ý: cho động vật uống no nớc trớc khi xoa thuốc.

3. Diệt rận.

Lá xoan, lá đào giã nhỏ xát lên mình

Dầu hoả tẩm giẻ mềm xát lên mình sau khi đã tắm sạch

Tắm nớc nấu bách bộ hay hạt na ngày 1 – 2lần.

Thuốc lào, thuốc là khô 0,5 - 2% đun trong nồi đồng tắm cho vật.

Chú ý nên định kỳ tắm lại cho vật nuôi.

B- thuốc trị ký sinh trùng đờng tiêu hóa

Cây cau

Tên Đông y: Tân lang, Bình lang

Tên khoa học: Areca catechu L

Họ Cau dừa Arecaceae.

1. Mô tả cây và phân bổ

Cây cao đợc trồng rất phổ biến ở nớc ta. Nông thôn đâu đâu cũng có.

Nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ: Mỹ tho, Cần Thơ, Rạch Giá, Bến Tre…

Thân cau mọc thẳng, không cành, có nhiều vết lá cũ, cao khoảng 15 - 20

mét, đờng kính thân 15 - 20cm. Trên ngọt có một chùm lá to rộng. Lá xẻ lông chim,

có bẹ to. Mo ở bông hoa rụng sớm. Hoa đơn tính. Hoa đực ở trên, nhỏ, mầu trắng.

Hoa cái ở dới to, bao hoa không phân hóa. Quả hạch, hình trứng, to bằng quả trứng

gà.

2. Bộ phận dùng làm thuốc

Cây cau cho ta rất nhiều vị thuốc, mỗi vị có tác dụng chữa bệnh khác nhau:

- Lá buồng cau (bẹ cau non): có tác dụng tiêu viêm rất tốt.

- Địa y ký sinh trên cây cau: Làm thuốc cam răng, miệng cho trẻ em.

- Rễ cau: Kích thích quá trình rụng trứng ở gia súc đa thai.

- Quả cau:

+ vỏ quả - Đại phúc bì: có tác dụng tiêu thung, lợi tiểu.

+ Hạt cau: Semen areca là thuốc ký sinh trùng đờng tiêu hóa. Hạt cau hình

trứng có kích thớc 1,5 - 2cm. Mặt ngoài trơn bóng có nhiều vân nâu xẫm là do những

lớp nội nhũ xếp cuộn lại. Phôi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi phơi khô hạt rắn

chắc lại, nhăn theo những vân nâu sẫm.

3. Thành phần hóa học của hạt cau

1. Các ancaloit

Trong hạt cau có 4 ancaloit sau: arecolin, arecain, guvaxin và guvacolin.

Trong 4 ancaloit trên, arecolin là hoạt chất chính, trong hạt thường chiếm

khoảng 0,1 - 0,5%.

2. Tanin

Tỷ lê tanin trong hạt già chiếm khoảng 15 -20% còn trong hạt non tỷ lệ cao

hơn, có khi chiếm 70%.

3. Lipit

Khoảng 14% với thành phần chủ yếu gồm myristin chiếm 1/5; olein 1/4: lauxin

1/2

4. Các chất đường

Đường chiếm khoảng 2% Sacaroza, mantoza, galactoza và một số muối vô cơ.

4. Tác dụng dược lý

1. Của các ancaloit

Trong 4 ancaloit kể trên, đa số các tác giả đều cho rằng arecolin là hoạt chất

chính còn các ancaloit khác chỉ là chất độn.

Với cơ thể ngời và gia súc: arecolin làm tăng cờng thần kinh phó giao cảm, làm

co đồng tử mắt, tăng khả năng tiết nước bọt, tăng phần tiết các dịch của đường tiêu

hóa, tăng nhu động dạ dày, ruột. Điều này có lợi cho việc tẩy ký sinh trùng đờng tiêu

hóa. Liều quá cao arecalin, sẽ làm tê liệt thần kinh trung ơng. Gia súc có thể chết.

Arecolin với mầm bệnh: các loại ký sinh ở đờng tiêu hóa, dưới tác dụng của

arecolin hay nước sắc hạt cau thần kinh của giun, sán bị tê liệt. Đặc biệt với các đốt

đầu và các cơ bám, làm giun, sán bị tê liệt. Chúng mất khả năng bám vào niêm mạc

ruột. Nhu động đường tiêu hóa của ký chủ tăng lên do tác dụng của arecolin. Vì vậy

giun, sán bị tống ra ngoài theo phân.

Tác dụng tẩy của hạt cau phụ thuộc nhiều vào lợng thức ăn, nồng độ arecolin

tự do ở trong đờng tiêu hóa.

2. Tác dụng của tanin

Trong hạt cau, ngoài các ancaloit kể trên, tanin có vai trò nh hoạt chất phụ. Nó

có tác dụng phòng độc cho cơ thể bằng cách làm giảm khả năng hấp thu ancaloit.

Đồng thời nó còn làm tăng nồng độ arecolin tự do ở đờng tiêu hóa, làm giun sán

nhanh say, nhu động ruột tăng nhanh, dẫn tới hiệu quả tẩy cao, triệt để.

5. Liều lợng

Trâu, bò, ngựa :20 - 80gr

Dề, lợn : 10 - 20gr

Thỏ , gia cầm : 2 - 4 gr

Chó, mèo : 2 – 5 hay 10 gr tuỳ trọng lợng chó.

6. ứng dụng

Điều trị giun, sán và ký sinh ở đờng tiêu hóa của gia súc và ngời.

1. Bê nghé ỉa phân trắng do bị giun đũa

2. Chữa ngời, chó, mèo, gà, bị sán dây.

7. Những bài thuốc kinh nghiệm

Thực tế hay dùng hạt cau phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đ-

ờng tiêu hóa

1. Cha phân trắng bê nghé

Hạt cau : 30gr

Diêm sinh : 20gr

Hạt cau ngâm vào trong nớc rồi nghiền nhỏ, trộn lẫn với vột diêm sinh cho bê

nghé vào buổi sáng.

2. Chữa sán dây chó, mèo:

Hạt cau : 6 g.

Hạt bí ngô : 100 g

Nghiền nhỏ, trộn lẫn cho chó, mèo ăn

Chú ý: Nhân dân ta còn dùng hạt cau chữa kiết lỵ, viêm đờng tiêu hóa của gia

súc và ngời. Còn dùng vỏ quả cau (Đại phúc bì) làm thuốc lợi tiểu chữa phù nề.

Cây thạch lựu

Thạch lựu căn, An thạch lựu

Tên khoa học Punica granatum L.

Họ lựu Punicaceae.

(Puniens - màu đỏ, granatum - nhiều hạt. Tức cây có quả mầu đỏ, trong chứa

nhiều hạt.

1. Mô tả và cây phân bố

Cây thân gỗ, cao 3 - 5m. Cây nhỏ, đôi khi có gai, nhỏ, mềm, mỏng, mép nguyên.

Lá mọc so le hay hơi đối. Thậm chí có đôi chỗ lá mọc thành chùm.

Hoa lựu có về mùa hè, mầu đỏ tơi hay trắng bạch. Thờng có riêng từng hoa

một, đôi khi có 3 hoa trên một chùm sim.

Quả to bằng nắm tay nhỏ, trên đầu còn 4-5 lá dài tồn tại. Vỏ dầy, khi xanh có

mầu lục. Khi chín màu lốm đốm vàng đỏ. Trong quả có 8 ngăn chứa rất nhiều hạt

màu hồng trắng hình 5 cạnh.

Lựu trồng bằng cách dâm cành. Nó đợc trồng ở khắp nơi, nhất là ở gia đình

hay chùa chiền làm cảnh và lấy quả.

2. Thu hái và chế biến

Dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ, phơi hay sấy khô (Cortex granati) để trị ký sinh

trùng. Vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium granati) thờng dùng chữa bệnh ở

đờng tiêu hóa. Bóc vỏ cành vào mùa xuân, những ngày khô giáo để phơi khô dùng

dần. Ngoài ra còn dùng quả, tuỳ thời gian thu hài, quả xanh lấy tanin, quả chín dùng

thức ăn bổ xung vitamin và chất dinh dỡng.

3. Thành phần hoá học

1. Các ancaloid

Thờng ancaloit tập trung nhiều ở vỏ rễ. Để giữ cho cây không bị chết, thờng

mỗi năm ngời ta bóc vỏ rễ ở một bên (gốc) của cây.

Ngời ta quy định tỷ lệ ancaloit toàn phần ít nhất phải là 2,5%. Tỷ lệ này trong

cây lựu thay đổi tùy theo cách bón phân và chăm sóc. Bao giờ tỷ lệ ancaloit trong vỏ

rễ cũng cao hơn. Nếu tính theo muối sulphats thì tỷ lệ ancaloit trong vỏ cành khoảng

4,20/0 - 5,7 % còn trong vỏ rễ là 6,1 - 7,50/0 tuỳ theo cách bón phân và chăm sóc.

Trong vỏ lựu có 4 ancaloit sau:

- Peletierin C8H15ON.

- Isopeletierin C8H15NO.

Cả hai ancaloit này đều không bị muối NaHCO3 đẩy ra vì trong phân tử có N

bậc 2 thờng ở dạng lỏng.

- Metyl peletierin C8H14(CH3)NO.

- Pseudopeletinerin C9H15NO.

Hai ancaloit này bị muối NaHCO3 đẩy ra vì trong phân tử có chứa N bậc 3. Hai

ancaloit này ở dạng kết tinh. Nhiệt độ nóng chảy của chúng 480C.

Cả 4 ancaloit này do Tauret tìm thấy năm 1877 - 1879. Ông đặt tên là Peletierin

để tởng nhớ tới ngời thầy của mình là Peletic.

Công thức cấu tạo của 4 ancaloit:

Tỷ lệ ancaloit trung bình tính bằng dạng Sunfat trong 1kg vỏ là:

- Peletierin : 0,7-1g

- Isopeletierin : 1,3 - 1,5g

- Pseudopeletierin : 1,5 - 2 g.

- Metyl peleticrin : 0,04g

Tỷ lệ này cũng thay đổi theo điều kiện chăm sóc, cách thu hái và bảo quản.

Trớc đây ngời ta cho rằng chỉ có peletierin và Isopeletierin là hoạt chất chính,

có tác dụng trị giun sán. Theo các tài liệu mới gần đây, ngời ta không công nhận

Peleticrin mà chỉ có Isopeletierin, pseudopeletierin và metylpeletierin các hoạt chất

có tác dụng trị giun sán.

2. Tanin

Trong vỏ thân, vỏ rễ và vỏ cành có chứa khoảng 22% tanin. Khi thủy phân cho

tác các axit: galatacic, digalic, nhiều hơn là axit punicotanic. Trong vỏ quả có 28%

tanin và chất mầu.

4. Tác dụng dợc lý

1. Tác dụng của các ancaloit

Peletienrin là chất độc đối với giun sán, động vật có vú và ngời.

a, Đối với gia súc và ngời

Theo DuJaridin - Beaumetz và Derochenmre thì với liệu hơi cao so với điều trị

petetierin gây tê liệt đối với các dây thần kinh vận động, còn thần kinh cảm giác thì

không bị tổn thơng. Với động vật có vú, lúc đầu peletierin làm tăng độ kích thích của

phản xạ, sau đó gây tê liệt thần kinh trung ơng. Liều cao, các cơ hô hấp bị liệt, con

vật bị chết ở dạng ngạt thở.

Theo Tifenau 1920, tác dụng của peletierin giống tác dụng của dung dịch

adrenalin làm co mạch quản ngoại vi, nên làm huyết áp tăng đột ngột. Ông còn nói

rằng tác dụng của isopeletierin cũng giống hệt peleticrin.

Với ngời, liều 0,5 – 0,6 g đã gây buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, lả ngời, hoa

mắt...

Trên ếch, khi tiếp súc với peletierrin nó bị kích thích, sau đó làm liết chân.

b/ Đối với căn bệnh (giun sản ký sinh ở đờng tiêu hóa):

peletierin làm giảm và làm liệt các bám của giun sán. Vì thế giun, sán không

bám vào niêm mạc đờng tiêu hóa đợc, bị tống ra ngoài theo phân.

Thử trên sinh vật: Ngâm sán Tenia serrala vào dung dịch muối 1/10.000

Peletierin sulfat hay nớc sắc vỏ lựu, sán thôi cử động trong 5-6 phút và chết hẳn sau

10 phút. Thí nghiệm trên giun đất và giun móc (Ankylostone) đều cho kết quả tốt.

Trong thực tế chữa bệnh, ngời ta coi vỏ lựu là thuốc trị giun, sán đa giá.

2, Tác dụng của tanin

Tác dụng của tanin trong vở lựu là tác dụng phụ. Nó có tác dụng phòng độc cho

cơ thể và giúp quá trình tẩy.

5. ứng dụng điều trị

1, Dùng vỏ thân, rễ và cành cây lựu trị ký sinh trùng đờng tiêu hóa cho gia súc

gia cầm.

Trong lâm sàng dùng vỏ lựu tốt hơn nhiều so với dùng riêng các muối của

ancaloit tinh khiết. Vì các ancaloit trong vỏ lựu ở dạng kết hợp với tanin. Vào cơ thể,

các ancaloit này giải phòng từ từ, nên có ít dọc cho cơ thể gia súc hơn mà hiệu lực tẩy

sán giun ở đờng tiêu hóa lại cao hơn.

Có thể dùng vỏ tơi hoặc vỏ khô. Nếu dùng khô ta nên ngâm nớc trớc vài giờ rồi

sắc. Vỏ lựu khô để 13 năm rồi, chế thành cao, vẫn còn hiệu lực trị bệnh nh vỏ tơi.

Trị sán dây cho ngời hay chó trởng thành.

Dùng vỏ lựu khô tán nhỏ vừa phải 60g ngân với 750ml nớc trong 6 giờ, sau đó

sắc rồi cô đặc còn 500ml. Lọc bỏ bã cho uống 2 – 3 lần cách nhau 30 phút vào buổi

sáng. Sau khi uống liều cuối cùng 2 giờ sẽ cho uống thêm 30g NaSO4 hay MgSO4 hoà

trong 100ml nớc.

2, Dùng vỏ quả lựu xanh trị bệnh viêm đờng tiêu hóa gây tiêu chẩy, kiết lỵ.

3, ở ngời còn ngậm vỏ để chữa bệnh đau răng.

Chú ý: Ngời có thai, trẻ em và gia súc có thai không đợc dùng vì Peletierin gây

co cơ trơn tử cung, gây sẩy thai. Gia súc non mẫn cảm hơn với các ancaloit này nên

phải thận trọng.

6. Liều lợng

Dùng để trị ký sinh trùng.

Đối với trâu, bò, ngựa 30 - 70 gr

Đối với dê, cừu, lơn: 5 – 10 hay 15 gr

Chó, mèo 2-5 hay 10g

Đối với thỏ, gia cầm: 1 - 2 gr

Hay phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đờng tiêu hoá.

7. Bài thuốc kinh nghiệm:

1, Trị ký sinh trùng đờng tiêu hóa.

- Vỏ lựu

- Hạt cau

- Hạt bí ngô.

Liều lợng tùy theo trọng lợng của gia súc, cả 3 vị nghiền nhỏ sắc đặc, gạn lấy n-

ớc cho gia súc uống khi đói. Sau khi uống 1 -2 giờ cho uống thêm 1 liều là tẩy là Đại

hoàng hay là MgSO4 hoặc NaSO4.

2, Chữa kiết lỵ

Để chữa kiết lỵ của gia súc, tốt nhất ta nên dùng vỏ quả lựu phơi khô hay sây

khô (Pericarpium). Nếu không có vỏ quả dùng vỏ thân, cành và rễ lựu đều đợc.

Trong lâm sàng ta thờng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

1. Vỏ lựu với lá mỏ lông. Sắc lên cho bê nghé uống.

2. Vỏ lựu, củ nâu và lá ổi. Sắc lên cho bê nghé uống.

Liều lợng theo quy định ghi ở phần trên.

Cây xoan

Khổ luyện, sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện

Tên khoa học Melia azedarach L.

Họ xoan Meliaceae

1. Mô tả cây và phân bố

Xoan là cây thân gỗ, to, cao trung bình 10 -15 m cá biệt có cây cao 25 -30m.

Xoan trồng để lấy gỗ. Nó đợc trồng ở khắp nơi trong nớc ta, thờng ở đồng bằng cây

mọc to hơn miền núi. Vỏ thân cây già thờng có màu mốc bạc. Thân nứt, nẻ. Lá 2lần

kép lông chim lẻ. Lá chét cuống ngắn, mép khía răng ca nông. Hoa mọc ở kẽ lá, lỡng

tính, màu tím nhạt. Hoa tự xim hai ngã có 4 - 5 lá đài và 4 -5 cánh hoa. Quả hạch,

xoan có hoa vào tháng 3 và chín vào tháng 12. Khi còn nhỏ non quả màu xanh, nhẵn

bóng. Khi chín có màu vàng nhạt. Trong quả chứa 1 hạt mầu nâu nhạt. Trên hạt có

các khía dọc là ranh giới giữa các tấm bì.

2. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến:

Ta dùng vỏ thân, cành to và vỏ rễ phơi khô của cây xoan (khổ luyện căn bì).

Thực tế dùng vỏ rễ tốt hơn, an toàn hơn.

Khi lấy vỏ làm thuốc nên chọn những cây đã đến tuổi khai thác gỗ

(6 - 7 năm). Chặt cả cây, cạo bỏ lớp vỏ đen rồi bóc lấy lớp vỏ trong. Đào gốc, bóc lấy

vỏ rễ, bỏ lõi gỗ. Ngoài ra ta còn có thể lấy vỏ thân, cành hay rễ của những cây xoan

đang phát triển cha đến tuổi khai thác. Vỏ thu đợc, phơi hay sấy khô bảo quản. Trớc

khi dùng, sao vàng hết mùi hăng là đợc ta có thể tán bột hay sắc đặc. Qua vi phẫu ta

có thể phân biệt đợc vỏ thân và vỏ rễ.

Mạch gỗ của vỏ thân hình chữ nhật còn mạch gỗ của vỏ rễ hình tròn. Lớp nhu

mô của thân chứa diệp lục còn nhu mô của vỏ rễ chỉ có tinh bột. Nhìn trên vi trơng

nêu đi từ ngoài vào trong ta thấy cấu tạo vỏ thân nh sau: Lớp bần thờng bong ra

ngoài đến 2 hàng tế bào biểu bì xếp đều đặn, đám sơi xếp rải rác trong phần nhu mô.

Nhu mô có các tế bào hình trứng xếp lộn xộn, chứa diệp lục, libe có tế bào nhỏ vỏ

mỏng. Mạch gỗ hình chữ nhật xếp thành hàng nằm trong nhu mô.

Trong vi phẫu của vỏ rễ từ ngoài vào, cũng thấy lớp bần mầu nâu, đến hai hàng

tế bào biểu bì xếp đều đặn, đôi chỗ có những đám sợi nằm trong nhu mô gồm các tế

bào hình trứng, chứa tinh bột. Đám libe với những tế bào nhỏ, mỏng. Mạch gỗ hình

tròn nhu mô gỗ với tế bào nhiều mặt.

Ngoài vỏ thân, vỏ rễ dùng làm thuốc ngời ta còn dùng cả hạt quả xoan nữa (khổ

luyện tử).

Cách bào chế trong thú y: lấy vỏ xoan ở những câu còn sống hay cây vừa mới

chặt (toàn bộ vỏ: thân, cành và rễ), nạo bỏ miền bần (lớp sát ngoài cùng mầu đen

hay nâu sám). Đun sôI, cô đặc thành cao mềm. Tiếp tục chiết cao mềm bằng cồn

ethylic. Thu hồi cồn ta đợc nhựa mầu nâu vàng, vị đắng, mùi hăng. Dùng nhựa này

làm thuốc tẩy giun sán.

3. Thành phần hóa học

Vỏ thân và vỏ rễ chứa một ancaloit vị đắng macgosin, một chất tinh thể hình

kim không màu có công thức C9H8O4 và tanin khoảng 70%. Một chất vô định hình

trung tính. Theo Cornish hoạt chất chính là macgosin. Còn Trung - Lâm - Lợi - Bình

ngời Nhật Bản thì hoạt chất chính là chất kết tinh hình kim không mầu ở trên, có độ

nóng chảy 154oC. Trong vỏ xoan con có kulinon, kuacton và kulolacton. Tất cả đều là

dẫn xuất của euphan.

Hạt (khổ luyện tử) có các thành phần thuộc loại tetraxyclotritecpin. Theo Đỗ

Tất Lợi, quả còn cha ancaloit là azaridin, chất đầu khoảng 60%. Trong dầu có siêm

sinh nên có mùi tỏi.

Trong vỏ rễ, thân, cành và hạt ngoài nhóm chất tetraxyclotritecpin còn có các

chất đắng goi chung là “luyện khổ vị tố”. Theo Đỗ Tất Lợi, Đặng Văn Trờng 1970 và

Hồ Sùng Gia, từ vỏ xoan đã chiết đợc một hoạt chất có phản ứng nhựa đó là

toosendanin. Chất này có tác dụng trên giun đất, giun lợn và giun ngời.

- Lá xoan chứa ancaloit là paraisin một ít rulin, chiếm khoảng 0,5% tính theo lá

khô.

4. Tác dụng dợc lý

1. Với giun sán

Theo Hồ Sùng Gia thì hoạt chất có tác dụng trị giun sán (giun lợn) là một chất

nhựa trung tính, nhng tính chất không ổn định, bảo quản sau 1 tháng tác dụng bị

giảm. Ngời ta chiết vỏ xoan bằng cồn Etylic. Dịch chiết vỏ xoan bằng rợu liều 0,25%

đã làm giun lợn say; nhựa trung tính chỉ cần nồng độ 0,1% cũng có tác dụng tơng tự

làm chết giun lợn sau 30 phút.

Theo Hà Mộng Gia 1984 nhựa trung tính chiết ra t vỏ xoan có khả năng làm tê

liệt thần kinh đầu và giác bám cũng nh các đốt sán cha thành thục.

Theo quan điểm hiện nay của phần đông các nhà khoa học cả macgosin và

nhựa trung tính đều là hoạt chất có tác dụng trị giun sán.

Ngoài ra nớc sắc vỏ xoan có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh trên da. Nó

có tác dụng trị viêm âm đạo do tạp khuẩn.

2. Với ký chủ - Gia súc

Trên tim ếch cô lập nớc sắc 1 -5% làm giảm sự co bóp ; 5% làm ngừng tim.

Trên thỏ cùng liều 1g/kg thể trọng, nếu uống nớc sắc nồng độ 1-7%, cha có sự

thay đổi rõ ở hệ tuàn hoàn và hô hấp, huyết áp cha tăng. Nếu tiêm tĩnh mạch dung

dịch nồng độ 1%, thỏ khó thở ; 3% thỏ chết.

Dùng vỏ xoan trị giun sán cho gia súc, hay gặp các phản ứng phụ: gia súc bị

nôn, đầy bụng. Phản ứng này mất đi rất nhanh.

Liều cao, gia súc có biểu hiện ngộ độc là do thần kinh trung ơng bị kích thích,

nhất là thần kinh vận động. Nhựa xoan chiết từ vỏ có thể làm gia súc đau bụng, đầy

bụng, phát sốt, mắt đỏ ngầu. Sau đó toàn thân yếu mệt, tứ chi tê dại.

5. Liều lợng

Liều lợng hạt

Trâu, bò, ngựa : 30 - 70 gr

Dê, lợn : 10 - 20 gr

Với vỏ rễ

Trâu, bò, ngựa : 40 - 120 gr

Dê, lợn : 10 - 20 gr

Thỏ, gia cầm : 1 - 2gr.

6. ứng dụng

- Thờng hay dùng hạt và vỏ rễ điều trị ký sinh trùng đờng tiêu hoá cho gia súc:

giun đũa, giun móc câu và sán. Khi dùng thuốc trị giun sán ta không cần uống thêm

thuốc tẩy vì bản thân nó có tác dụng kích thích nhu động ruột.

- Dùng ngoài để chữa

+ Chữa các u nhọt ác tính đang trong thời kỳ viêm tiến triển: Nóng - đỏ - đau.

Vỏ xoan ngâm rợu xoa bóp nơi đau.

+ Điều trị vết thơng có dòi.

Vỏ xoan nghiền thành bột mịn trộn lẫn với bột lông não rắc vào vết thơng.

+ Chữa ghẻ lở, của gia súc: vỏ xoan hay lá xoan nấu nớc tắm.

(Một vài nơi, nhân dân còn dùng nớc lá xoan trị sâu phá hoại cây trồng. Hay

dùng lá xoan khô bỏ vào các chùm hạt giống: thóc, lạc, đỗ… trị mọt).

7. Bài thuốc kinh nghiệm

Trong điều trị, nên phối hợp với các vị thuốc khác: sử quân tử chữa giun đũa.

Phối hợp với hạt cau chữa giun móc, sán giây. Phối hợp với hồi hơng, dơng quy hay

mộc hơng… Chữa chớng bụng đầy hơi, tích thực, chớng hơi kết tràng, hay gặp ở

ngựa, chữa bằng cách này rất hiệu nghiệm.

Chữa bê nghé ỉa phân trắng

Vỏ xoan : 40gr ; Diêm sinh : 10gr

Sắc vỏ xoan trộn diêm sinh cho nghé uống.

Chữa vết thơng có dòi

Vỏ xoan; Bột long não hoặc băng phiến

Vỏ xoan đốt thành than, tán thành bột mịn 1 phần. Bột lông nào hay băng

phiến nghiền thành bột mịn một phần. Hai thứ trộn đều rắc lên vết thơng có dòi.

Bí ngô - Bí đỏ - Bầu Lào

Cucurbitae pepo L.

Họ bầu bí: Cucurbitaceae

1. Mô tả cây

Cây bí ngô là một loại thân leo, khỏe, lá to, dầy, ráp, vì có nhiều lông cứng, mép

lá răng ca không đều, hoa đon tính, màu vàng, trên cùng một cây. Hoa cái bao giờ

cũng có bầu rõ. Tràng hoa có màu cánh hợn màu vàng, có rãnh sâu. Quả to có thịt,

khi non có màu xanh, khi chín già có màu vàng. Vỏ rát cứng, trong quả có nhiều hạt.

Quả thờng thu vào tháng 6 - 7 dơng lịch.

2. Phân bố

Bí ngô đợc trồng ở khắp nơi trong nớc để lấy rau, lấy quả và chăn nuôi. Trong

chơng trình VAC để cải tạo và phát triển nông thôn của ta, cây bí ngô là một trong

những cây đợc quan tâm trồng trong vờn gia đình.

3. Bộ phận dùng

Dùng quả làm rau ăn ở ngời và thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Quả chín

dùng làm thuốc. Bổ sung vitamin A, điều trị bệnh thiết vitamin A.

Hạt bí ngô - semem cucurbitae. Hạt dẹp, dài 0,8 - 1cm rộng 0,4 - 0,5cm dầy 2

-4mm. Hạt có màu trắng vàng.

Cấu tạo của hạt từ ngoài vào

Vỏ dầy, màu trắng nhạt hay trắng vàng.

- Vỏ lụa rất mỏng màu xanh lục dính liên với nhân.

Nhân gồm 2 lá mầm, mỗi lá có một mặt phẳng ở trong và một mặt khum theo

chiều cong của vỏ cứng ở phía ngoài. Lá mầm màu trắng, hình trái xoan dẹt.

Hạt bí ngô phải dùng tơi, tốt nhất là bóc lớp vỏ hạt cứng dùng ngay.

4. Thành phần hóa học:

1. Hạt

Trong hạt chứa một hetezozit có tên peponozit, mang tính chất nhựa có ở trong

phôi và vỏ lụa mầu ghi. Đợc Lendi tìm thấy năm 1938 bằng cách dùng các dung môi

hữu cơ : ether dầu hoả, chloroform, rợu, để chiết.

- Chất dầu tan trong ether dầu hoả, chiếm khoảng 37%, gồm các axit béo sau:

linoleic chiếm 45%, oleic 25%, panmitic và stearic 30%. Trong đó có khoảng 1,8% là

chất không xà phòng hoá đợc cucurbitea.

- Chất tan trong chloroform là hydrocacbua có tên Melen C30H22 và 1 Steroid.

- Các chất tan trong rợu: Lexithin, các đờng Sacroza và fructoza.

- Các chất tan trong nớc gồm pectin và Protein. Theo Krishman thì Protein

gồm globulin 7,3%, glutelin 9,4%, protit tan trong nớc 6,4%. Proteoza 3,5%, pepton

1,1%; Còn lại các chất khác chiếm 1,6%.

Chất tan trong axit clohydric là các muối photphat, phytin.

Về phơng diện thực phẩm, A. leclere đã phân tích hạt bí ngô và cho kết quả

sau:

Nớc 5,54%

Protein 33,90%

Chất béo 39,57%

Đờng 2,00%

Tro 3,95%

Celuloza 15,06%

2 Quả

Trong thịt quả bí ngô (quả nhục) có chứa các chất:

- Chất đờng: Sacaroza, glucoza, pentosa, carotenoit, Acginin, asparagin,

trigonellin.

- Cucurbiten C40H56.

- Cucurbita xanthin C40H56O2

- Các vitamin A2, B1, C4

- Lipit 0,2%

- Tro 0,7%

5. Công dụng

Hạt bí ngô đợc dùng làm thuốc từ thời cổ xa (Pline).

Nó đợc dùng chữa ký sinh trùng cho gia súc và ngời.

Hạt bí ngô nh không độc, dùng để tẩy ký sinh trùng rất an toàn. Có thể

dùng cho cả gia súc non, ít dùng với đại gia súc.

6. Liều lợng

1. Hạt

Dùng tẩy sán, giun cho chó, mèo liều 100 - 200g

Nên dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đờng tiêu

hoá: hạt cau, vỏ xoan, cao dơng xỉ (Aspidium filix – mas). Ngoài ra ngời ra còn sử

dụng hạt bí ngô là nguồn thức ăn bổ sung protein và lipit rất quý cho gia súc hoặc ép

dầu dùng trong kỹ nghệ thực phẩm.

2. Quả

Dùng làm thức ăn xanh dự trữ, là nguồn bổ sung Vitamin A, B, C quý cho

gia súc.

7. Cơ chế

Hoạt chất trị giun sán của hạt bí ngô có trong phôi và vỏ lụa Chất này có

tác dụng làm tê liệt thần kinh của giun, sán dây, có ít tác dụng hơn với giun đũa.

8. ứng dụng

1. Tẩy sán dây cho chó

- Hạt bí ngô 100 – 200 g: bóc vỏ cứng thêm chút đờng, giã nhỏ, cho chó ăn

vào buổi sáng. hay nghiền nát hạt bí ngô cả vỏ cứng, thêm nớc ngập và đun nhỏ lửa

đến sôi, tốt nhất nên đun cách thuỷ sôi chờ nguội cho uống. Sau 1 – 2 giờ cho uống

thêm nớc sắc của: Rễ xoan 8g; Rễ lựu 8g. Sắc đặc uống trong 1 lần

Tẩy sán sơ mít của chó

Hạt bí ngô bóc vỏ 100g; đờng mía hay mật 50g. Nghiền mịn hạt bí ngô

trong đờng hay mật ăn 1 lần trong ngày, sau 3 giờ uống thêm thuốc tẩy.

2. Tẩy giun kim cho trẻ em (tham khảo)

Hạt bí ngô 50g - 100 g cha bóc vỏ cứng hay 30 – 70 g đã bỏ vỏ, ăn liền một

lúc vào buổi sáng sau 30 phút uống thêm thuốc tẩy.

3. Tẩy sán dây ở ngời lớn

Hạt bí ngô 300g cả vỏ cứng hay 150 g hạt đã bóc vỏ ăn một lúc vào buổi

sáng khi còn đói san đó nóng nớc sắc của: Hạt cau 50g, rễ lựu 50g.

sử quân tử - quả nấc - thuốc giun

Tên khoa học Quisqualis indica L

Họ Bàng Combretaceae.

1. Mô tả cây và phân bố

Cây thuốc giun là một cây cành mềm mọc thành bụi riêng rẽ, hay leo vào

những cây khác. Lá mọc đôi, hoa mọc thành chùm đỏ tím, cánh hoa dính liền thành

hình phễu, gồm 5 cánh ở trên. Hoa nở từ tháng 4 - 6 dơng lịch.

Quả có vỏ cứng hình khế nhỏ, có 5 cạnh. Cây có quả tháng 6 - 7. Quả chín

vào các tháng 7-8-9 và 10. Quả non có màu xanh, khi chín có màu nâu đỏ, sẫm tím.

Trong quả cha nhân hình thoi màu vàng vị ngon, ngọt nh nhân hạt dẻ. Sau kho trồng

2 – 3năm cây cho quả. Một cây năm cho 5 – 15 kg quả tơng đơng 5 – 20kg gạo. Cây

trồng ở đồng bằng hay thành phố chỉ có hoa, ít cho quả.

ở nớc ta cây mọc hoang ở khắp nơi, nhất là rừng núi Việt Bắc, Tây Bắc.

Cây mọc tự nhiên hay trồng bằng cách dâm cành vào tháng 1-2 hoặc tháng 7-8 hàng

năm. Cũng có thể trong bằng hạt. Ngoài ra cây mọc nhiền ở ấn Độ, Trung Quốc,

Philipin, Miến Điện, Mã Lai…

2. Bộ phận dùng

Dùng quả chín. Khi quả chín, thu về bóc lấy nhân phơi khô với tên vị

thuốc là Sử quân tử Semen quispqualis. Hiện nay bên Y học ngời ta còn dùng cả vỏ

quả, hoa, lá và vỏ để chữa bệnh và đều thu đợc kết quả tốt.

3. Thành phần hoá học

Trong hạt Sử quân tử có chứa 21 - 22% chất béo màu xanh lục nhạt, vị

nhạt, không có tác dụng trị giun. Ngoài ra còn có gồm, các chất hữu cơ, đờng 19 -

20%, a xít hữu cơ (xitric), kali sulfat.

Hoạt chất của sử quân tử là axit quisqualic C10H16O10N6K3. Chất này tan nhiều

trong nớc, cồn metylic, ít tan trong rợi 450, không tan trong ether dầu hoả,

chloroform và cồn 900.

Gần đây ngời ta còn tìm thấy axit quisquatic của sử quân tử là muối kali.

Theo Trần Tử Nghĩa thỉ chỉ có muối quisquatic với Kali mới có tác dụng chữa bệnh,

còn muối quisquatic với Natri không có tác dụng trị giun sán. Chính axit quisqualic

C10H16O10N6K3 và muối của axit quisqualic C10H16O10N6K3 với kali là các hoạt chất

chính có tác dụng giống nh santonin

4. Tác dụng dợc lý

1. Trị giun sán: Sử quân tử là vị thuốc có tác dụng trị giun sán rất mạnh.

Nó có tác dụng làm tê liệt thần kinh giun sán. Sau thời kỳ bị kích thích, dẫy giụa rồi

tê liệt toàn bộ.

Hai ông Chu Đình Xùng và Chơng Dơng Thiệu đã thí nghiệm dùng cao n-

ớc sử quân tử 10%, dung dịch nớc tro sử quân tử 10% và dung dịch 0,5 kaliclorid

trên giun đất. Sau khi quan sát, ông thấy cả 3 dung dịch trên đều có tác dụng làm liệt

giun nh nhau. Các ông đã đa ra kết luận hoạt chất chính có tác dụng trị giun sán sử

quân tử là muối kali trong sử quân tử.

Theo Đỗ Tất Lợi 1960, nớc sắc cả hoa, lá, vỏ, quả đều có tác dụng làm tê

liệt giun và ông đã quyết định dùng nớc sắc toàn quả không bóc vỏ để trị giun vẫn

cho kết quả tốt.

2. Với gia súc và động vật thí nghiệm

Tiêm cao nớc sử quân tử dới da chuột bạch, sau vài giờ, chuột mỏi mệt, hô hấp

chậm, không đều, khoảng 1 - 2 giờ toàn thân chuột bị co quắp, ngừng hô hấp rồi

chết, mặc dù tim vẫn còn co bóp. Liên tối thiểu gây chết chuột là 0,02g/kg.

Nếu tiêm vào tĩnh mạch, huyết áp sẽ giảm, nếu uống nhiều gây xng huyết, sng ở

dạ dày và ruột, gây hiện tợng đi ngoài và nấc.

Thử độc tính trên chó: cho chó uống với liều 2,6g/kg, ngoài hiện tợng nôn và

nấc thì không có biểu hiện khác của ngộ độc, sau 10 giờ chó trở lại trạng thái sinh lý

bình thờng. Nếu chó chỉ uống dầu sử quân tử ở liều 0,75g/kg thì không có hiện tợng

nôn nấc mà có tác dụng tảy.

Với thỏ và chuột nhắt, cho uống liều từ 50 - 100mg/10gr đều thấy chịu thuốc,

cha có biểu hiện ngộ độc.

Nh vậy độc tính của sử quân tử không cao lắm.

5. ứng dụng

Dùng Sử quân tử cả quả, trị ký sinh trùng cho gia súc, tốt nhất là giun đũa

lợn.

6. Liều lợng

Quả Sử quân tử với:

Trâu, bò, ngựa : 30 - 80gr

Dê, lợn : 10 – 20gr

Thỏ, gia cầm : 1 – 4 gr

Thực tế phối hợp với hạt cau, vỏ rễ xoan, vỏ lựu, ba đậu xơng hay muối phác

tiêu, tác dụng tẩy ký sinh trùng đờng tiêu hoá triệt để tốt hơn.

Trị giun đũa gà: sử quân tử và vỏ xoan, hai lợng bằng nhau tán thành bột mịn,

thêm lá dợc, viên thành viên nhỏ nh hạt đỗ trị giun đũa của gà.

Một số bài thuốc trị nội ký sinh trùng.

1. Trị giun sán lợn

Rp1: Cành và lá cây dầu giun 100 gam và vỏ cây đại tơi 50 gam cho 100kg thể

trọng. Giã nhuyễn trộn lẫn với cám cho lợn ăn mật lần vào buối sáng. ăn 2 sáng liên

tục.

Rp2: Tinh dầu giun liều 1ml/20kg thể trọng uống vào buổi sáng. Sau khi uống 2

giờ, uống thêm thuốc tẩy MgSO4 hay NaSO4 liều 30g/con hoà trong 100ml nớc.

RP3: Hạt sử quân từ tán thành bột mịn trộn vào cám cho ăn buổi sáng liều 10 –

20g/con lợn 15 – 25kg ; 20 – 30g/con lợn 25 – 40kg ; 30 - 40 g/con lợn trên 45kg.

Rp4: Hạt keo dậu rang vàng tán thành bột mịn cho lợn ăn buổi sáng liều

10g/con lợn 15 – 25kg ; 20g/con lợn 25 – 40kg ; 30 - 40 g/con lợn trên 45kg. Cho ăn 3

sáng liên tục. Với gia súc dùng liều cho bê, nghé, dê, cừu 15 – 20g/con. Với con trởng

thành (Trâu, bò, ngựa) dùng liều 50 – 100 g/con.

Rp5: Củ bách bộ rút lõi 100g thêm 300ml nớc, sắc đặc ép bã lấy vừa dủ 100ml

dịch chiết. Tẩy giun sán cho lợn dùng liều1ml/10kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3

sáng liền.

Rp6: Trị giun kim cho vật nuôi: cây rau sam tơi 50 – 100g tuỳ trọng lợng giã nát

vắt lấy 20 – 50 ml nớc cốt,(nếu mùa khô hanh thêm nớc), bỏ bã cho gia súc uống.

Rp7 : Vỏ rễ lựu 40g; Đại hoàng khô 10 g (nếu không có đại hoàng thay bằng củ

chút chít khô 30g) ; Hạt cau già khô 10 g và nớc 1000ml. Sắc đặc, chắt lấy 300ml dịch

chiết. Cho lợn uống liều 2ml/kg tt/lần. Uống 3 lần trên ngày.

Trị bê nghé ỉa phân trắng

Rp1: Hạt cau già 10 g; than xoan 15 g; lá sa nhân 50g và diêm sinh 5g. Tán nhỏ

than xoan với diêm sinh. Giá nát là sa nhân với hạt cau thêm 500ml nước sắc cô đặc

còn 200ml. Sau đó trộn đều bột tan xoan với diêm sinh ở trên chia 2 lần uống trong

2ngày.

Rp2 : Vỏ thân hay rễ xoan tơi nạo bỏ lớp bần (vỏ đen) 30-50g, cắt nhỏ ngâm

trong 500ml nớc nóng qua đêm, sáng hôm sau lọc lấy nước cho uống 1 lần. Uống 3

sáng liền.

Rp3 : Hạt sử quân tử 40 g sao vàng, tán nhỏ hãm 30 phút trong 50ml nước sôi,

gạn nước trong cho uống 1 lần vào buổi sáng. Uống 3 sáng liền

RP4 : Rễ cau 20 g (lấy rễ cha cắm xuống đất), sao vàng thêm 500ml nước, sắc

còn 200 ml cho uống một lần vào buổi sáng. Uống 2 sáng liên.

Rp5 : Hạt sa nhân nghiền nhỏ 10g (10 hạt) thêm 500ml nước sắc đặc còn 200 ml

cho uống 1 lần vào sáng sớm.

Rp6 : Lá hay cành dầu giun tơi 50 – 100g thêm 500ml nước, sắc còn 200ml cho

uống 1 lần váo sáng sớm. Uống 2 ngày liền.

Chương III

Thuốc chữa ho và long đờm

Nhắc lại một số khái niệm bệnh lý

Ho là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây nên: viêm họng, viêm khí quản,

viêm phế quả phổi, viêm phổi… Nó là triệu chứng điển hình của các bệnh về đường

hô hấp. Các vị thuốc chữa ho ở chương lại không phải là thuốc chữa can nguyên mà

là thuốc chữa triệu chứng.

Ho là phản ứng của cơ thể để đáp ứng lai các kích thích

Ngoại kích thích: là những vật lạ bị rơi vào đường hô hấp. Ruồi, muỗi, hay gia

súc bị sặc thuốc, sặc thức ăn và sặc nước.

Nội kích thích: Dịch tỷ viêm tích lại quá nhiều ở đường hô hấp, gây nên triệu

chứng khó thở cho gia súc.

Các trường hợp này đều phản kích thích cho gia súc ho để tống vật lạ và dịch

viêm (đờm) ra ngoài làm cho vật thở sâu và dễ thở hơn.

Ho là một quá trình phản xạ để bảo vệ cơ thể. Mới đầu ho có lợi: sau ho nhiều,

ho lâu, lại là những biểu hiện bệnh lý không có lợi mà rất có hại cho gia súc. Do vậy

ta phải tìm thuốc để chữa ho cho gia súc.

Các thuốc ho có thể có tác dụng vào cơ thể bằng 2 mặt với 2 loại thuốc khác

nhau:

- Thuốc có tác dụng ức chế trung khu điều tiết ho: Amigdalin có trong hạt mơ,

mận, đào.

Thuốc ,làm tiêu tan hay long các vật kích thích tồn tại ở niêm mạc đường hô

hấp ra ngoài. Do vậy mà giảm được ho: codein của thuốc phiện, pháp luậtantagic

của bông mã đề, cây cao thảo, viễn chi… Với các loại thuốc này cần có tên khác là

thuốc long đờm. Thhốc long đờm được chia làm mấy loại sau:

- Loại kích thích làm long đờm

- Loại dung giải đờm

- Loại ức chế phân tiết

Trường hợp dịch rỉ viêm có nhiều quá trong nhánh khí quản, khó bài tiết ra

ngoài, ta phải sử dụng thuốc giải đờm. Ngược lại nên dịch phân tiết nhiều, lỏng ta

phải dùng thuốc ức chế sự phân tiết.

Mục đích của việc dùng thuốc long đờm: Làm cho gia súc giảm ho, thở dễ hơn,

thở sâu hơn và dài hơn.

Quả hạt mơ - khổ hạnh nhân

1. Nguồn gốc

Khổ hạnh nhân là hạt phơi khô của quả cây mơ fructus armeniaceae. I… thuộc

họ hoa hồng Rosacnene.

Cây mơ mọc khá phổ biến ở nớc ta. Có nhiều ở chita hơng, Thanh Hoá, Lạng

Sơn… nhân dân tròng để ăn quả và làm thuốc.

Trong thú y dùng vị thuốc lấy từ cây mơ:

Hạt mơ (khổ hạnh nhằm): Semen Armeniaceae.

- Lá mơ: Foliam Armeniaceae.

Ngoài ra, nhân dân còn dùng quả mơ thu và khoảng tháng 3- 4 khi quả gắn

chín để chế bạch mai và ô mai.

2. Chế biến:

- Chế ô mai, bạch mai: ngâm, ướp muối cho khô dịch quả.

- Chế khổ hạnh nhân: Hạt mơ dập dập, bỏ vỏ cứng, nhúng vào nước sôi, loại

nốp lớp vỏ lụa đi, lấy toàn bộ nhân dùng chữa bệnh.

3. Thành phần hoá học:

Trong hạt mơ có tới 35 - 40% dầu ( dâu hạnh nhân). Hoạt chất của dầu hạnh

nhân: là Amygdalin chiếm khoảng 3%. Amygdalm là một gluczit, dạng tinh khiết ở

thể kết tinh mầu trắng để tan trong nớc, trong rợu etylic. Chính Amigdalinkhông có

tác dụng chữa bệnh mà phải qua quá trình thuỷ phân (trong khi đa, sắc ngâm hay

ngâm trong rợu) Amigdalin bị thuỷ phân mới có tác dụng chữa bệnh. Coa nhiều men

(cũng tồn tại ngay trong hạt mơ ) đã tham gia vào quyết định thuỷ phân Amygdalin.

Quá trình thuỷ phân diễn ra như sau:

Hình

4. Cơ chế tác dụng:

Chỉ có andehybenzoic và A. cyanhydric mới có tác dụng chữa ho. Quá trình

thuỷ phân Amigdalin được bat dẫn từ khi tacs, hay ngâm trong rượu.

1. Aldehydbenzioc khi đợc hấp thu vào cơ thể, nó có tác dụng:

+ Với trung khu ho: Nó ức chế trung khu thân kinh điều tiết ho vì vậy giảm ho.

+ Với niêm mạc đờng hô hấp: Kích thích niêm mạc đờng hô hấp tiết dịch để

dung giải đờm và dịu niêm mạc do đó con vật giảm ho.

2. Với Axit cyanhydric: Thực tế rất độc với gia súc. Nó đợc phân giải một cách

từ từ, liều vừa phải, sẽ ức chế thần kinh trung ơng, do đó ức chế luôn khi ho. Liều

quá cao, có thể gây liệt trung khu hô hấp và gây Methenoglobin, con vật chết do ngạt

thở.

5. ứng dụng

- Dùng chữa ho

- Điều trị vết thơng nhiễm trùng, vết thơng có dòi.

6. Liều uống

- Trâu, bò, ngựa 20 - 40gr

- Dê, lợn, chó 4 - 10gr

Trong thịt quả mơ có chừng 2,5% axit, trong đó chủ yếu là axit xitric, axit

tactric.

- 2,7% đờng chủ yếu đờng Saccaroza

- Một ít dextrin

- Quexetin và izoquexetin

Vitamin C, B15 với tỷ lệ khá cao. Nó có tác dụng kích thích quá trình chuyển hoá

oxy trong tế bào, làm tế bào nhanh hồi phục và cơ thể châm già.

Vitamin B15 là este của axit gluconic và dimetyl glyxin. Có tác dụng với các

bệnh về tim phổi: Nhồi máu cơ tim, tràn khí phổi, vỡ động mạch.

Một chất khác có tác dụng với vi trùng lao Micobacterium tuberculosis. Chất

này có liên quan trực tiếp đến sự có mặt của axit và malic

đào

Cây đào cho ta 2 vị thuốc:

Nhân hạt đào (đào nhân) Semen persica

Lá đào (nớc cất lá đào) Aqua persica

1. Mô tả cây, phân bố, thu hái

Cây đào là cây nhỏ, cao 3 - 4m, da thân nhẵn hay có nhựa chảy ra (nhựa

đào), lá đơn, mọc so le, khi vỏ có mùi hạnh nhân

Hoa có trớc lá, màu tím, hồng nhạt

Quả hạch, hình cầu, đầu nhọn có 1 ngăn lõm và, chạy dọc theo quả. Vỏ

quả có lông mịn khi chín có đốm đỏ.

Cây mọc ở khắp nơi: Ba T, Liên Xô, Trung Quốc, Lào. Tại Việt Nam cây

mọc cả ở rừng núi và đồng bằng. Lấy hạt vào tháng 7 phơi khô.

2. Thành phần hoá học

Hạt đào: 50% đầu

3,5% amygdalinn và men emunsin, colin và axetylcolin

Lá đào: Amygdalin, Axit tanic, Enmarin.

3. Tác dụng

- Làm thuốc chữa ho nh hạt mơ

- Lá đào trị ghẻ lở, ngứa cho gia súc

- Hoa đào dùng làm thuộc thông tiểu tiện và tẩy, chữa phù nề, bí đại tiện.

4. Liều dùng:

Hạt: Trâu, bò, ngựa 16-40gr

Dê, lợn 4 -12gr

Phối hợp với Đại hoàng

Cam thảo

Phác tiêu

Quế chi

Chữa bàng quang tích máu.

Cây thiên môn đông

1. Mô tả cây và bộ phận dùng chế biến

Ta dùng củ khô (Radix asparagi) của cây thiên môn. Thiên môn Đông là một

loại dây leo, sống lâu năm, lá hình kim 3 cạnh. Đốt có nhiều rễ, củ hình thoi mâm.

Rễ củ hái về tẩm nớc cho mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

2. Thành phần hoá học

Củ chứa Asparagin CH3 CH COOH

NH2

Là một axit amin có tinh thể hình trụ, khi đun sôi bị phân huỷ cho axit

Aspartic và amoniac. Ngoài ra trong củ còn có tinh bột, đờng Sacaroza.

3. Tác dụng

Dùng làm thuốc chữa ho, lợi tiểu và chữa sốt do viêm phổi, lao…Thuốc

này theo Đông y làm thanh nhiệt, giảm sốt, chỉ ho, hoá đờm, lợi thuỷ.

4. Liều dùng

Trâu, bò, ngựa 30 - 70g

Dê, lợn, chó 10-30g

Thỏ, gia cầm 1 - 2g

Mạch môn đông

Mạch đông, lan tiên

Ophiopogon Juponicus Wall

Họ hành tỏi: Liliaceae

1. Mô tả cây - phân bố - bộ phận dùng

Là cây cỏ sống lâu năm, cao 10 - 40cm. Rễ chùm. Có nhiều rễ phát triển

thành củ mẫm, lá mọc tít gốc, dài, hẹp, giống lá lúa, nhng nhẵn.

Mọc hoang hay đợc trồng làm cảnh.

Đào củ của những cây 2 - 3 năm tuổi, chọn lấy củ mập, cắt bỏ rễ con, rửa

sạch, rút lõi, phơi héo, rang lẫn với gạo, rang đến khi gạo vàng là đợc.

Củ hình thoi màu vàng nhạt, hơi trong, mùi đặc biệt, vị ngọt.

2. Thành phần hoá học

Trong củ có chất nhầy, đờng glucoza và Xitoslerata.

3. ứng dụng

Chữa ho, trừ đờm. Phổi và đờng hô hấp trên bị viêm có mủ, táo bón, dạ

dày xuất huyết.

4. Liều lượng

Trâu, Bò, Ngựa: 20- 60gr

Dê, lợn, chó: 10-20gr

Thỏ, gia cầm: 1-2gr

Chương 4

Thuốc lợi tiểu

Tất cả những thuốc làm tăng cờng quá trình bài tiết nớc tiểu, làm tăng l-

ợng nớc tiểu, nhiều hơn bình thờng, đều gọi là thuốc lợi tiểu.

Chúng ta dùng các thuốc lợi tiểu khi cơ thể gia súc mắc chứng thiểu niệu:

(hàm lượng nước tiểu ít hơn bình thường). Hội chứng thiểu niệu có thể do nhiều

nguyên nhân: Do cơ thể bị bệnh tim, bệnh đờng tiết niệu, bệnh gan…hay có khi do

gia súc bị cảm nóng, cảm nắng, sốt…. Do hàm lượng nước tiểu ít, dẫn đến các sản

phẩm của quá trình phân giải và các độ tố tích lại trong cơ thể làm cơ thể bị ngộ độc.

Trong lâm sàng, chúng ta thờng xuyên gặp trờng hợp sg thiểu niệu: ngợc

lại chứng gia súc Da niệu rất ít gặp.

- Về mặt dợc lý, cơ chế lợi tiểu của loại thuốc có khác nhau. Tuỳ theo nơi

thuốc u tiên tác dụng, ta có thể phân làm loại sau đây:

+ Thuốc trực tiếp làm tăng quá trình tuần hoàn của cơ thể, do đó gián tiếp

làm tăng cường bài tiết ở thân.

+ Thuốc trực tiếp kích thích, làm lợi tiểu.

+ Làm tiêu viêm ở niệm đạo giúp quá trình bài xuất nớc tiểu dễ dàng

+ Một số muối, đờng có tác dụng lợi tiểu.

+ Do áp xuất thẩm thấu thay đổi

- Mục đích của việc dùng thuốc lợi tiểu:

+ Thải trừ lượng nước tiểu bị tích trữ ở bàng quang quá nhiều.

+ Thải trừ chất độc cho cơ thể.

+ Gián tiếp làm hạ nhiệt độ cho cơ thể khi sốt.

Về phương diện thuốc nam, khi gia súc bị tiểu tiện, thuỷ thụng, ỉa chảy,

hoàng đản. Ta có thể dùng những loại chính sau: Mã đề, rễ cỏ tranh, đại phúc bi,

trạch tả, chè, phục linh, vỏ da hấu…

Mã đề

Plango asiatica linne

Họ mã đề: Plangoasiaticae

1. Bộ phận dùng

- Dùng toàn cây: (hoa, lá, rễ). Mã đề thảo. Herba plataginic

- Hạt: Sa thiên tử. Semen plataginic

- Lá: Folium plataginic

2. Thu hái và chế biến

Mã đề mọc phổ biến khắp nơi trong nuớc ta. Thờng mọc ở những nơi đất

ẩm. Cây phát triển 4 mùa nhng về mùa hè thì tốt nhất.

Nếu dùng toàn cây: khi quả bắt đầu chính nhổ cả cây về rửa sạch, phơi

ấm can đến khô.

- Dùng hạt: Khi quả chín cắt lất bông, đem về dùng hoặc chải cho hạt

bong ra, loại bỏ cuống, lấy riêng hạt, phơi khô, bảo quản, khi dùng lấy hạt dầm với

muối sao vàng nhẹ.

3. Thành phần hoá học

Toàn bộ cây mã đề chứa chất Ancubin - glucozit C15H24O5, platazin -

glucozit.

Trong hạt còn có thêm chất nhầy, axit plantenolic C5H8O3, Colin. Lá có chất nhầy,

chất đắng, Caroten, Vitamin C, K, axit xitric.

4. Tác dụng dược lý

1. Lợi tiểu: Theo tài liệu của Trung Quốc, hạt mã đề có tác dụng lợi tiểu

mạnh hơn lá, vì hàm lượng Anenbin trong hạt cao hơn.

Trong các chất kể trên thì Anenbin là hoạt chất chính. Một số tác giả lại

cho rằng cả planazin, colin, cũng có tác dụng kích thích lợi tiểu, tiểu thuỷ thũng.

Nếu dùng nước sắc mã để cho thỏ, cho chó, ngời ta thấy lượng nước tiểu

bài tiết ra, tăng lên rõ rệt. Đồng thời xét nghiệm nước tiểu thì hàm lượng các chất

cặn bã: ure, axit Uric và các muối vô cơ cũng tăng lên. Điều này có thể do Anenbin có

tác dụng làm hưng phấn thần kinh cho phôi quá trình bài tiết nước tiểu ở thận.

2. Ho: planazin còn có tác dụng làm tăng sự bài tiết niêm dịch ở khí quản.

Vì vậy nó còn có tác dụng trừ đờm, chữa ho mà không gây tác hại nh các loại thuốc

chữa ho chứa saponozit.

3. Nếu xử lý lá mã đề theo phương pháp phylatop sẽ sản sinh ra

Biostimulin dùng điều trị đau mắt. viêm tay, mụn nhọt, nếu chế sang dạng Pommal

bôi lên các mụn nhọt làm địa dan, tiên viêm, ức chế quá trình sinh mủ, làm cho

nhanh khỏi. Trong lá còn nhiều Vitamin C, K có tác dụng cầm máu.

Trong hạt còn có Colin mà colin còn cóvt quan trọng trong việc vận

chuyển mỡ từ gan - mô dự trữ. Nếu thiếu Colin rối loạn trao đổi mô ở gan.

Chú ý: Aucubin dùng thờng xuyên và lâu dài có thể gây nên viêm các ống

thận.

5. ứng dụng:

Lợi tiểu, chữa phù nê, tích nước.

- Làm thanh nhiệt

Chữa ho, cầm máu, tiêu viên.

6. Liều dùng

Hạt: Trâu, bò, ngựa 20 - 60gr

Dê, lợn 10 - 20gr

Thỏ, Chó, mèo: 2- 5 hay 10 gr.

Cây mã đề: Dùng liều gấp đôi (cây khô); 5 – 10 lần (cây tơi)

Cỏ tranh

Tên khác cỏ gianh.

Tên khoa học Imperata cyclindrica Bean

Họ Hoà thảo: Gramineae

1. Bộ phận dùng

Rễ: bạch mao căn: Rizoma impetaceae- chính là thân, rễ, thu hoạch

quanh năm nhưng thường vào cuối thu đầu đông. Dùng cuốc đào rễ về cắt nhỏ phơi

khô. Có thể dùng tời hay sao vàng rồi sắc đều được.

2. Thành phần hoá học

Trong rễ có nhiều loại muối khoáng nhất là muối của kali.

Đường glucoza, một ít fructoza và một ít axit hữu cơ.

3. Cơ chế

Tác dụng lợi tiểu chủ yếu do K+ quyết định, ngoài ra còn thêm tác dụng

của đường glucoza tăng cao hơn bình thường ở máu.

4. ứng dụng

Dùng lợi tiểu, tiêu thũng. Có thể dùng đơn phương bạch mao căn hoặc

phối hợp với mã đề, râu ngô, chè xanh.

5. Liều lượng

Rễ khô: Trâu, bò, ngựa 30 - 80gr

Dê, lợn 10 - 20gr

Thỏ, chó mèo 2 - 4gr hay 10 gr.

Chè

Tên khác chè tầu, chè xanh

Thea cinensis

Họ chè: Theaceae

Chè là cây có khả năng chịu lạnh, nóng rất tốt. Đất trồng chè phải có cát

để rê cắm sâu vào lòng đất, lấy nớc.

Nếu mọc hoang, cây có thể cao trên 20m, to hàng ngời ôm. Nhưng đem

trồng tỉa, cây cao khoảng 1,2m hàng năm phải xén đốt). Nó được mọc nhiều ở các

nước nhiệt đới và á nhiệt đới. ở Việt Nam sản xuất nhiều ở vùng đồi núi, trung du:

Vĩnh Phú, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Ninh Bình…

1. Bộ phận dùng

Búp và lá non hay lá bánh tẻ (chè xanh)

3. Chế biến

Chè xanh không cần qua chế biến

Dùng chè xanh là tốt nhất, nếu chế biến ta có nhiều cách khác nhau, tùy theo

mục đích sử dụng. ở đây chỉ giới thiệu một phương pháp chế biến dùng để dự trữ

chè, làm thuốc.

Chè sau khi hái về (lá, búp non) tránh vò nát rồi nhanh chóng cho vào nồi, sao

hay sấy, để phá huỷ men Theaza có trong lá chè Theaza - menoxy hoá có thể phân

giải tình dần chè, làm mất phẩm chất của chè. Men này bị phá huỷ ở 760 C/3-5 phút.

Sau đó để lạnh, dùng tay vò nát rồi tiếp tục sấy khô (sao nhỏ lửa 3 - 4 lần tới khô là

đợc).

3. Thành phần hoá học

1. Trong búp và lá chè có các ancâloid.

- Caphein C6H10O2N4 1 - 5%. Caphein có nhiều ở lá non. Lá già giảm đi chỉ còn

1/2, ở hoa và nụ chỉ còn 1/6.

- Theobrolin C7H8O2N4

- Theophyllin C7H8O2N4

- Xanthin C5H4O2N4

R1 R2 R3

Caphein - CH3 - CH3 - CH3

Theophyllin - CH3 - CH3 - H

Theobrolin - H - CH3 CH3

Xanthin -H -H -H

Tất cả các âccloit trên, đều có tác dụng lợi tiểu; nhng mạnh nhất là theo brolin.

2. Tanin 10% ở búp non và lá non: 3,5% ở lá già.

3. Tinh dầu: 0,68%, quyết định mùi thơm của chè. Nó bị men theaza phân giải.

Thành phần chủ yếu của tinh dầu chè là Hexanol, chiếm 50 - 90% và Hexanol.

4. Các men: Theaza; Catalasa

5. Các muối vô cơ: gồm các muối photphat và oxalat của K, Ca, Mg, Mn.

6. Các vitamin: Vitamin C 130 - 180 mg%, các Vitamin nhóm B, P.

4. Tác dụng đợc lý

1. Của các ancaloit

- Theobromin và Theophylin: tác dụng lợi tiểu mạnh nhất là theobromin, nó có

tác dụng trực tiếp lên các tế bào cẩn thận.

- Caphein kích thích thần kinh trung ơng đặc biệt là vỏ não. Làm tăng tuần

hoàn tăng co bóp của cơ tim do đó máu vận chuyển nhanh, nhiều đến khi qua gan,

thận. Tăng thải chất độc và cặn bã ra ngoài.

2. Tanin

Làm se niêm mạc, cầm ỉa chảy, cầm máu, rửa vết thơng.

Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang tập trung chú ý nhiều đến tác

dụng của chè nh sau:

- Nớc chè xanh có tác dụng chống hậu quả do các bức xạ, phóng xạ.

- Giải trừ các cơn co thắt của mạch máu não, do đó bớt đợc các cơn đau

đầu thờng xuyên.

- Phòng chống bệnh viêm não Nhật bản

- Có tác dụng chống bệnh xuất huyết di truyền

- Chống tích nớc xoang ngực, bụng.

5. Liều lợng

Đại gia súc có 500 - 1000g lá chè xanh, 50 - 100g chè sấy khô (chè tầu).

6. ứng dụng

ỉa chảy lâu ngày của trâu, bò. Làm lợi tiểu, chống phù nề.

1. Chè xanh 500gr

Kim ngân hoa 80gr

Cam thảo 20gr

2. Chè tầu 80gr

Ngải cứu khô 150gr

Các đơn thuốc trên dùng sắc cho trâu bò uống 1 lần. Uống 2 lần trong ngày.

3. Dùng phối hợp chè xanh, rân ngô, cỏ tranh, hiệu quả lợi tiểu tiền tăng lên.

Tất cả các alcaloid kể trên đều có tác dụng lợi tiểu, nhng trực tiếp và mạnh

nhất la tác dụng của theobrolin

2.Tanin.

Hàm lợng tanin trong lá và búp non chiếm khoảng 10%, trong lá bánh tẻ – chè

xanh chiếm khoảng 3,5%.

3.Tinh dầu chè.

Tinh dầu chè – chất quyết định mùi thơm, hơng vi và một phần sở thích, chất l-

ợng của chè. Hàm lợng tinh dầu chè chiểm khoảng 0,6 – 0,7% tuỳ thuốc giống chè và

điều kiện địa lý khí hậu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu chè gồm: - Hexanol

chiếm 50 – 90%, còn lại là - Hexanol. Tinh dầu chè rất dễ bị men theasa cũng có

sẵn trong chè phân giải nhanh ngay sau khi thu hái chè về..

4 Các men.

Trong chè có các men theasa, cathalasa, những men này có trong cây chè, sau

khi bị hái, tách ra khỏi cây che, chúng đợc giải phóng do quà trình autolyza trong

cây chè đợc tự do. Kết quả các men này sẽ phân giải tinh dầu chè, làm che mấy mùi

thơn, hơng vị... Các men này dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 – 100o C /5 – 10 phút. Do

đó sau khi thu hái chè về phải tiến hành chế biến sơ bộ ngay để diệt men làm mất h-

ợng vi, mùi thơm của chè.

3. Các muối.

Trong chè có chứa các muối vô cơ dới dạng phôtphat, oxalat của các kim loại

Ca, K, Na, Mn, Mg...

4. Các Vitamin.

Gồm các vitamin Vitamin C chiếm 130 – 180 mg%, vitamin nhóm B, vitamin

P...

Liều lợng.

Đại gia súc chè xanh 500 – 1000 gam, che búp khô dùng từ 50 100g.

Tiểu gia súc dùng liều từ 1/3 – 1/2 liều so vơí đại gia súc tuỳ trọng lợng.

Dùng ngoài tuỳ diện tích vết thơng.

6. Ưng dụng.

+ Dùng cha bệnh tiêu chẩy lâu ngày của gia súc nhất là loài nhai lại

+ Dùng làm thuốc lợi tiểu tiêu thũng, chữa phù nề.

Các bài thuốc kinh nghiệm:

Rp1 : Chè xanh 200 gam, Kim ngân hoa 50 gam, Cam thảo 200 gam

Sắc lên cho trâu bò uống 1 lần, ngày dùng 2 thang.

Rp2: Chè búp 50 gam, Ngải cứu 200 gam. Cũng sắc lên cho uống 1 lần, ngày

uống 2 thang.

Khi trâu, bò bị tiêu chẩy kèm chứng phù nề nên dùng phối hợp chè xanh, dâu

ngô, bông mã đề, dễ cỏ tranh thuốc sẽ có hiệu lực hơn.

chơng V

dợc liệu tác dụng ở đờng tiêu hoá

Nội dung: Chơng này đề cập đến 3 vấn đề

1. Dợc liệu kích thích tiêu hoá

2. Dợc liệu có tác dụng tẩy nhuận tràng.

3. Dợc liệu cầm ỉa chảy.

A. Dợc liệu kích thích tiêu hoá

Dợc liệu kích thích tiêu hoá gồm những vị thuốc giúp cho gia súc ăn khoẻ, ăn

nhiều, ăn ngon miệng, hoặc làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dỡng ở đờng

tiêu hoá... Thông thờng vẫn quen gọi là thuốc bổ.

Trong lâm sàng ở ngời cũng nh gia súc khi cơ thể lâm vào trạng thái bệnh lý,

ngoài những biểu hiện đặc trng của ca bệnh, mọi vật muôI đều có các triệu chứng

chung: uể oải, mệt mỏi, kém ăn, lời vận động… Hoặc gia súc vừa qua một cơn bệnh

nặng, cơ thẻ bị suy nhợc cũng biếng ăn. Theo quan điểm trị bệnh toàn diện của Đông

thú y trong lâm sàng, tức bên cạnh việc tìm các thuốc trị căn nguyên, triệu chứng,

còn một biện pháp nữa cũng có tác dụng tích cực là làm thế nào để khôi phục lại tính

thèm ăn cho gia súc càng sớm càng tốt.

Ta thờng gặp các dợc liệu kích thích tiêu hoá với các nhóm sau:

1. Các chất đắng, cay, chua, ngọt, thơm… hay đợc dùng với liều vừa phải có tác

dụng làm tăng khả năng tiết dịch ở đờng tiêu hoá, tăng nhu động dạ dày, ruột. Qua

đó làm tăng sự tiếp xúc hữu hiệu giữa men tiêu hoá với thức ăn. Thức ăn đợc phân

giảI nhanh, hấp thu triệt để hơn và đồng thời cũng đợc vận chuyển nhịp nhàng

xuống ruột già, tránh táo bón. Do vậy con vạt phàm ăn hơn, ăn nhiều hơn. Các chất

đắng có nhiều trong vỏ cam, quýt, hoàng đàng, hoàng liên, thuỷ xơng bồ, ba kích,

khổ sâm, sinh địa…

2. Các thuốc có tính chất u tiên tác dụng trên cơ trơn của đờng tiêu hoá làm

tăng nhu động tiêu hoá: dợc liệu chứa nhiều chất nhầy, cenluloz, chất sơ…

3. Các thuốc có tính u tiên tác dụng đến gan: Cholagonum lấy từ mật của gia

súc (trâu, bò, lợn) làm tăng cờng sự cấu tạo mật, giúp sự tiêu hoá mỡ. Hoặc cây lô

hội, actixo, củ cải. Các dợc liệu này có tác dụng lợi mật. Trong cơ thể nó kích thích sự

tiết mật của tế bào gan. Mật sẽ đợc tiết ra nhiều hơn.

4. Các chất kích thích đánh trung tiện và ợ hơi, gíup việc loại trừ các khí độc ra

khỏi đờng tiêu hoá: lá thị, đại hội, tiểu hồi, quả bồ kết… Với lá thị, đại hồi, tiểu hồi

ta đem sắc lấy nớc cho súc vật uống. Với quả bồ kết ta có thể đốt hay ráng vàng,

nghiền thành bột trà xát vào niêm mạc thực quản hay thổi bột vào trực tràng sau khi

đã moi hết phân ở hậu môn. Để chủ động, cũng có thể trộn với vazơlin hay các tá dợc

khác làm thành viên "đạn bồ kết" đặt vào trực trạng súc vật, khi nó bị các chứng

bệnh chơng bụng đầy hơi, tích thực, không tiêu (ở lợn), chớng hơi dạ cỏ ở trâu, bò,

chơng hơi manh tràng ở ngựa.

chỉ xác và chỉ thực

Tên khác xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác

Chỉ xác: fructus citrii aurantii

Chỉ thực: fructus aurantii immaturii

Đều thuộc họ cam quýt. Rutaceae

1. Nguồn gốc và chế biến

Chỉ xác và chỉ thực đều là những quả phơi khô của chừng 10 cây chi Citris và

Poncirus thuộc họ cam quýt (Rutaceae) nhng thu hái ở các thời kỳ khác nhau.

Chỉ thực: thu những quả nhỏ, còn non, khi cha hình thành múi, những quả bị

sâu hại hay gió mạnh làm rụng xuống gốc.

Chỉ xác: là những quả to hơn, của cam, chanh, quýt, chấp, bởi... bị rụng khi đã

hình thành mùi hay những quả gần chín, vỏ còn xanh, hái về bổ đôi phơi khô.

Muốn có chỉ thực ta thu quả non vào tháng 3 - 4 hay 5 ở gốc cây về phơi khô.

Khi phơi, không nên phơi ở nơi nắng to quá, quả sẽ có màu vàng xấu. Còn chỉ xác thì

thu quả vào các tháng 6 - 7 và 8 đa về bổ đôi phơi khô.

2. Mô tả cây

Đây là những cây rất thông thờng, mọc hoang hay trồng ở khắp nớc ta. ở các

tỉnh Hoà Bình, Sơn La…nơi có chấp, bởi và chanh mọc hoang thành rừng lớn. Nó là

cây sống lâu năm, cao từ 3 - 6 mét, lá có tinh dầu: mọc cách, hoa màu trắng (hoa b-

ởi), mà đốm tím đỏ (hoa chanh) có % cánh. Cành thờng có gai nhọn. Quả cắt ngang

có hình tròn, các tâm bì rõ ràng (9 -12 tâm bì), vỏ quả tơng đối đầy và chứa tinh dầu,

mùi thơm đặc trng cho từng cây.

3. Qui kinh

Nhập hai kinh: Tỳ và vị

4. Thành phần hoá học

Tài liệu Trung Quốc, cả chỉ xác và chỉ thực đều có tinh dầu. Nhng tuỳ

nguồn ngốc, tuổi và loại quả mà chúng có hàm lợng và mùi vị khác nhau. Ngoài ra

trong chỉ thực còn có:

Ancaloit 0,1%

Glucozit 26%. Trong đó saponin chiểm khoảng 6%

Trong đó chỉ xác có:

- Tinh dầu chứa nhiều hơn chỉ thực. Trong tinh dầu có Hesperidin

C50H60O27 là hoạt chất chính. Tinh dầu của chỉ xác có vị đắng và là chất quyết định

mùi thơm của dợc liệu. Nó thờng có nhiều trong vỏ (chanh, cam, quýt, bởi...).

- Glucozid là navingin chiếm 9,89%. Không có ancaloid.

- Các axit hữu cơ (axit xitric)

5. Tác dụng dợc lý

Theo các tác giả Trung Quốc, tác dụng của chỉ xác, chỉ thực trên động vật nh

sau:

1.Tác dụng trên cơ trơn tử cung.

Diêm ứng Bổng 1955 đã dùng nớc sắc 100%, cồn triết hay cao lỏng của chỉ xác,

chỉ thực, trên tử cung cô lập của chuột nhắt trắng (có thai, không có thai, cha chửa

đẻ). Các dạng thuốc trên đều có tác dụng ức chế. Nhng đối với tử cung cô lập của thỏ

thì tác dụng ngợc lại. Dù thỏ có chửa hoặc không có chửa, chỉ xác và chỉ thực đều

làm hng phấn, kích thích sự co bóp của tử cung. Thỏ có chửa sẽ bị sảy thai.

2. Với ruột cô lập

Cả chỉ xác, chỉ thực đều có tác dụng ức chế sự co bóp ở liều cao. Liều thấp có

tác dụng kich thích nhu đọng ống tiêu háo (dạ dầy - ruột).

3.Tác dụng của chỉ xác và chỉ thực trên súc vật sống

Với chó và thỏ tác giả Chu Tử Minh (1956) đã mổ dạ dày, ruột trờng diễn, sau

đó cho uống (với chó), hay thụt (với thỏ) nớc sắc chỉ xác, chỉ thực, 100% kết quả cho

thấy cơ trơn của dạ dầy và ruột chó hng phấn và co bóp mạnh theo một quy luật

nhất định. Đồng thời với sự tăng nhu động dạ dày - ruột thì lợng dịch tiêu hoá cũng

đợc tiết ra nhiều hơn. với tử cung nguyên vẹn thỏ: cho nớc chết chỉ xác, chỉ thực, qua

ống dẫn lu vào tử cung thỏ dù có chửa hay không có chửa đều thấy tác dụng hng

phấn, đi tới co thắt mạnh lên, có thể tới co cứng.

Chu Tử Minh cho rằng sự khác nhau của chỉ xác và chỉ thực trên cơ trơn đ-

ờng tiêu hoá (dạ dày - ruột ) khi thử bằng phơng pháp cô lập hay thử trên vật sống là

do hệ thần kinh, nhất là vỏ não chi phôi.

4- Tác dụng trên mạch máu, bộ máy tiết niệu và hô hấp

- Gây mê chó sau đó tiêm nớc sắc chỉ sác, chỉ thực, thấy: Huyết áp tăng cao,

dung tích của thật giảm. Nếu tiêm vào tĩnh mạch thì chó tạm thời ngừng đi tiểu.

- Cô lập tim cóc theo phơng pháp Straub, nhỏ nớc sắc chỉ xác, chỉ thực ở nồng

độ thấp, kích thích co bóp tim, còn nồng độ cao lại ức chế, làm giảm sự co bóp.

- Làm co thắt nhẹ mạch máu ngoại vi của cóc.

-Không có tác dụng co thắt hay giãn nở khí quản của chuột bạch.

-Thí nghiệm bằng nớc sắc hay cao lồng chỉ thực và chỉ xác cho kết quả tơng tự.

*So sánh tác dụng dợc lý của chỉ xác và chỉ thực.

- Về mặt thời gian: chỉ thực tác dụng mạnh hơn, nhng thời gian tác dụng ngắn

hơn. Ngợc lại chỉ xác tác dụng chậm nhng thời gian tác dụng lại dài hơn.

- Lợng dịch tiêu hoá tiết ra khi uống hay thụt nớc sắc chỉ xác nhiều hơn so vơí

chỉ thực. Điều này có thể là do thành phần hoá học của chỉ xác toàn hơn chỉ thực.

- Ngợc lại nớc sắc chỉ thực làm tăng cờng nhu động của dạ dày và ruột mạnh và

nhanh hơn chỉ xác.

Từ kết qủa trên ta thấy nên dùng chỉ xác khi gia súc bị bệnh thiểu năng dịch vị

còn chỉ thực dùng khi vật nuôi bị táo bón.

Có thể dùng chỉ xác, chỉ thực trong điều trị bệnh sa trực tràng, âm đạo và tử

cung lộn bít tất sau khi đã đa phân sa vào vị trí cũ.

Chỉ xác, chỉ thực còn đợc dùng trị ho, hen, đờm xuyễn.

6) Liều lợng

Liều của chỉ xác và chỉ thực trong điều trị:

Trâu, bò , ngựa : 20- 80 gam,

Dê, lợn : 15 - 25 gam

Thỏ và gia cầm : 5 -10 gam

Chú ý khi dùng thuốc

+Với chỉ thực, tuyệt đối không đợc dùng quá liều quy định trên.

+Gia súc có thai không lên dùng chỉ xác, chỉ thực.

7. ứng dụng

- Chữa ăn uống khó tiêu, chớng bụng đầy hơi của súc vật và ngời.

- Chữa thiểu năng dịch vị, chống táo bón cho gia súc.

- Trong thực tế, để sử dụng với mục đích trên, thờng hay phối hợp với các vị

thuốc khác.

1. Ví nh khi trâu, bò và ngựa, bị chớng bụng đầy hơi ta dùng các vị thuốc sau:

- Chỉ xác 80 gam

- Thần khúc 40 gam

- Trần bì 40gam

- Gừng khô 20 gam

- Bán hạ chế 15 gam

- Muối ăn 2 gam

ở đây, chỉ xác, thần khúc và trần bì có tác dụng kích thích tiêu hoá. Còn gừng

khô, bán hạ có tác dụng ức chế vi sinh vật có hại ở đơng tiêu hoá. Tất cả giúp cho

trung tiện, thải hơn tốt hơn.

Muối còn có tác dụng làm cho con vật dễ uống hơn.

Các vị trên, trừ gừng, bỏ vào nồi, đậy vung đun nhỏ lửa, sắc kỹ. khi nào gần đ-

ợc ta cho tiếp gừng đậy kín vung, đun tiếp 5 -10 phút rồi chắt nớc, cho trâu, bò hoặc

ngựa uống 1 lần/ con.

2 . Bệnh bội thực không tiêu ở trâu, bò. ngựa:

- Chỉ đợc 80 gam

- Cam thảo nam 80 gam

Sắc lên cho con vật nóng một lần.

3 . Trâu, bò và ngựa bị táo bón:

- Chỉ xác 15 gam

- Hậu phác 30 gam

- chút chít 30 gam

Sắc đặc, chắt lấy nớc, thêm 30 gam Na2 SO4 cho gia súc uống.

Quít - TRầN Bì

Hoàng quit, trần bì, thanh bì mandarinier (PháP)

Tên khoa học Citrus deliciosa Tenore; C. Nobilis var. Deliciosa swigle.

Họ Cam quýt Rutaceae.

Trần bì Pericarpium citri deliciosa.

1. Nguồn gốc

Trần bì ta vỏ quả quýt chím đã nạo hết phần xốp, phơi khô, càng để lâu càng

tốt. Từ cây quýt Citrus deliciosa Tenore, ta đợc các vị thuốc sau:

Vỏ quả: Với tên thanh bì Pericarpium citri immaturi thu vỏ quýt tơi. Còn trần

bì Pericarpium citri deliciosa là vỏ quýt khô; Dịch Quả ; Hạt quýt (quất hạch):

Semen citri diliciosa và lá quýt.

Theo kinh nhiệm của nhân dân, trần bì càng để nâu năm thì tác dụng càng tốt.

Mặc dù khi khảo sát làm lợng tinh dần của nó giảm dần theo thời gian. Vậy hoạt

chất nào trong trần bì đã làm tăng tác dụng kích thích tiêu hoá? Hiện còn vấn đề

phải nghiên cứu thêm.

2. Mô tả

Quýt là cây nhỏ, trên thân có nhiều gai nhỏ. Lá đơn, mọc so le. Kích thớc 3 –

5cm, mép lá có răng ca, khi vỏ có mùi thơm dễ chịu, Hoa nhỏ màu trắng5 cánh dài

màu xanh. Quả hình cầu dẹp, chín vào tháng 11- 12 âm lịch. Khi quả chín có màu

vàng đỏ dẹp. Vỏ nhẵn, hơi đẫy, vị chua. Hạt hình trứng, có vỏ bọc ngoài.

3. Phân bố

Quýt đợc trồng ở nhiều nơi trong nớc, nhất là các tỉnh trung du có đồi núi thấp:

Thái Nguyên, Sơn Tây, Hà Sơn Bình, Bắc Thái… ở các tỉnh này quýt mọc hoang

thành rừng. Gần đây nhiều giống quýt ngon đã đợc phát triển ở vùng đồng bằng

trong chơng trình VAC.

4. Quy kinh

Trong cơ thể, trần bì nhập vào 3 kinh chủ yếu: Tỳ,vị và phế.

5. Thành phần hoá học

Vỏ quýt chứa 3,8% tinh dầu. Nớc và các thành phần khác bốc hơi đợc, Chiếm

61,25% . Hesperidin C50 H60O2, Caroten, vitamin A ,B và chng 0,8% tro.

Chừng 2000 – 2500 quả quýt cho ta 1 kg tinh dầu. Tinh dầu quýt là một chất

lỏng, màu vàng, có huỳnh quang xanh, mùi thơm dễ chịu. Tỷ trọng 0,853 – 0,858.

Thành phần chủ yếu trong tinh dầu quýt là D- limonen một ít xitrala, các andehyt

nonynic và dêxylic, chừng 1% metylanthranilatmetyl. Đây là chất quyết định huỳnh

quang và mùi thơm đặc biệt của tinh dầu quýt.

Trong nớc quả quit có chứa 11% đờng; 2,5% a xít xitric, vitamin C (20 –

40mg/100g); caroten.

Trong lá có khoảng 0,5% tinh dầu.

6. Tác dụng duợc lý và ứng dụng điều trị

Trần bì khi phơi khô, để lâu, tác dụng chữa bệnh càng tốt.

Theo kinh nghiệm dân gian, trần bì có tác dụng thanh nhiệt, hoá đờm. chủ trị

ăn uống không tiêu, ngực, bụng chớng đầy, tắc tuyến mồ hôi, bí tiểu tiện.

Với ngựa và dê thờng tự nó ra đợc mồ hôi nên ít dùng hơn. ở ta trong lâm sàng

thú y cũng đã sử dụng trong các trờng hợp bệnh tơng tự .

7 . Liều lợng

Ngựa, trâu ,bò 20-40 gr có thể tới 120 gr.

Dê, lợn 8 -12 gr có thể tới 40gr.

Thỏ, gia cầm 2 - 4 gr.

Thực tế hay dùng phối hợp với các thuốc khác.

- Phối hợp với thanh bì, hạt cau, hậu phác, sa nhân, cam thảo, chữa đau bụng

ngựa.

- Phối hợp với gừng tơi chữa lợn, chó nôn mửa.

8. Bài thuốc kinh nhiệm

Trần bì 40g, bán hạ 16g, phục linh 60 gam, sinh khơng 20 gam, cam thảo 20

gam. Sắc cho trâu, bò, ngựa uống khi đầy bụng, thức ăn không tiêu, đờm nhiều, khó

thở, nôn oẹ.

Trần bì 12 gam, gừng tơi 8 gam, mộc hơng nam 20 gam. Sắc cho uống, trị ch-

ớng bụng đầy hơi của trâu, bò.

THầN KHúc

Massa medicala jermentata.

Tên khác: Lục thần khúc, lục dinh khúc. kiến thần khúc. Đông y dùng

thần khúc là một vị thuốc rất phổ cập để chữa 4 mùa cảm mạo. ăn uống không

tiêu…

1 . Nguồn gốc:

Thần khúc không phải do một cây thuốc nào cũng cấp mà nhiều vị thuốc phối

hợp với bột mì hặc bột gạo, tạo nên một môi trờng đặc biệt gây mộc. rồi phơi khô.

nguồn gốc lúc đầu của nó chỉ có 6 vị thuốc phối hợp nhau, ủ cho lên mộc vào những

ngày 5 – 5 đến ngày 20 – 7 hàng năm và thần khúc đợc tín nhiệm nhất là thần khúc

của tỉnh Phúc Tiến Trung Quốc.

Sau này do mỗi nơi chế biến theo một công thức khác nhau và phơng pháp chế

biến cũng có cho khác nhau, do vậy tác dụng chữa bệnh cũng có khác nhau.

2.Chế biến:

Có nhiều cách chế biến khác nhau. ở đây chúng tôi giới thiệu đơn và cách

chữa thần khúc của quốc doanh dợc liệu Việt Nam.

Đơn gồm các vị thuốc tan bột trộn với với bột nếp rồi dong bánh 40g một.

Phơi khô ngay, không cho nên mốc. Liều lợng các vị thuốc nh sau :

Thanh hảo 1000g, Thơng nhi thảo 1000g

Hơng nhu 1000g, Sơn trà 1000g.

Hơng phụ 1000g, Ô dợc 1000g.

Thiên niên kiện 800g, Bạch đàn hơng 600g,

Quế 800g, Tô diệp 600g,

Hậu pháp 800g, Kinh giới 600g.

Trần bì 800g, Thảo đậu khâu 600g.

Bán hạ chế 700g, Mạch nha 200g.

Bạc hà 600g, Địa liên 200g.

Sa nhân 600g,

Quy kinh :

Nhập 2 kinh : Tỳ kinh và vị kinh.

Thành phần hoá học :

Do có nhiều cách chế biến khác nhau nên thành phần hoá học có khác nhau tuỳ

loại thần khúc. Nhìn chung thần khúc đều chữa tinh dầu, glucozil, chất béo và

menlipaza.

3. ứng dụng điều trị :

Sách cổ đã ghi về thần khúc nh sau: Vị cay, ngọt, tính ôn. Công năng chủ yếu là

tiêu thực, hành khí, kiện tỳ, hơng vị.

Thần khúc có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa viêm dạ dầy, ruột.

6 . Liều lợng:

Trâu, bò, ngựa 32- 80 gam,

Dê, lợn 12- 20 gam,

Thỏ, gia cầm 2 -8 gam,

Phối hợp sử dụng: Phối hợp với hậu phác, chỉ thực, chữa chớng bụng, đại

tiện, táo bón.

7. Bài thuốc kinh nhiệm:

1) Đại hoàng 100 g.

Vừng 48 g.

Long đờm thảo 48 g.

Đào nhân 48 g.

Chỉ xác 48 g.

Sắc cho mộc táo bón cho trâu. bò. ngựa.

2) Đại hoàn 20g

Táo nhỏ..vvvv 2000-250 mini rợu hoặc dấm thanh cho uống chữa táo bón

của trâu bò rất tốt.

Ghi chú: Nếu không có đại hoàng, ta có thể dùng rẻ cáy chuu chít ( có nơi gọi

là cây lỡi bò theo tài liệu của TS. Đỗ tất Lợi thấy trong lá và tế chu chít có

Authuayjncozil hệ khoảng 3 v-3,4% trong đó 0, 47% ở dạng tự do và 2,b 5% ở dạng

kết hợp.

B. dợc liêu có tac dụng tẩy và nhuận tràng

BA Đậu

Tên khoa học: Ctoton tiglium. Lin

Thuộc họ Thâu dầu: Euphorbiaceae.

Cây Ba đậu cho ta 3 vị thuốc mà nhân dân hay dùng là: Hạt Ba đậu ( Semen

Tiglii) Dầu Ba đậu (Olemm Tiglii), khô dầu ba đậu (ba đậu xơng).

1. Mô tả:

Ba đậu là một cây thuốc mọc, cao 2 - 4 mét, có khi tới 5- 7 mét. lá mọc so le,

hình trứng, đầu nhọn, mép có răng ca. Thờng thờng có một số là ngọn đó nâu , ngời

ta có thể dựa vàođó để nhận biết nó một cách thuận tiện nhanh chóng.

Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa cái ở phía cuộng, Hoa đực ở phía trên

đỉnh quả là quả nặng, màu vàng nhạt, có 3 tâm bì. Sau phát triển thành 3 mảnh.

Trong mỗi mảnh có một hạt. Hạt hình trứng tròn. Dài chừng 1 cm, rộng chừng

0,5cm. Vỏ ngoài của hạt màu vàng nâu nhẵn. Nhân của hạt màu vàng nhẵn có nhiều

có nhiều dâu.

2. Nguồn gốc và phân bố :

Nguyên trớc kia ngời ta dùng Ba đậu là của mốc Ba thục (nay là vùng Tứ

Xuyên Trung Quốc) hiện nay có nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến

(Tứ Xuyên vẫn là nơi nhiều nhất), Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu…ở nớc ta, Ba

đậu đợc trồng ở nhiều tỉnh miền núi, trung du. Nhiều nơi Ba đậu đợc mọc hoang khá

phổ biến nh Tuyên Quang, Hoà Bình…

3. Thu hái và chế biến :

Thờng trồng 5 – 6 năm mới cho quả. Hàng năm vào khoảng cuối mùa hè đén

giữa mùa thu thì quả chín, hái quả về bóc vỏ, lấy hạt. Bóc bỏ cả vỏ hạt đi. Lấy nhân

màu vàng nhạt của nó. Từ đó ta có thể dùng cả hạt, hoặc ép lấy dầu riêng và khô dầu

riêng để dùng trong Thú Y thờng chỉ dùng kho dần Ba đậu, hoặc Ba đậu đã sao kỹ.

4. Quy kinh:

Vị cay, tính nhiệt, có độc (mạnh) nhập 2 kinh là vị kinh và đại trờng kinh

5. Thành phần hoá học :

Trong hạt Ba đậu của ta theo tài liệu của Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Có 30 – 50% dầu ,

18% protein. Một ancaloit gần nh rixinin trong hạt Thầu dầu, còn có men Lipaza.

Một số axit amin nh Acginin, Lyxyn…

Trong hạt Ba đậu Trung Quốc (mà ta có nhập) có chừng 53 – 57 % dầu, trong

dầu có 2,3% croton Resin (là este của cồn phorbonl) chính croton Resin là hoạt chất

tẩy, còn có axit tiglic và một số axit khác (cũng có tác dụng tẩy). Có 18% crolein.

Crotouozit và crotin…

6.ứng dụng:

Dùng để tẩy, thải các thức ăn không tiêu ứ đọng, trong đờng tiêu hoá, diệt

trùng, chữa táo bón. Dùng ngoài có thể chữa các mụn độc. Ngời ta thờng dùng chúng

với dầu vừng để giảm bớt tính kích thích của nó. Đối với gia súc non và gia súc ở thời

kỳ tiết sữa, cấm dùng khi ngộ độc có thể dùng nớc lạnh hoặc nớc đá để giải độc.

6. Liều lợng :

Khô dầu ba đậu :

Trâu, bò, ngựa 4 – 12g.

Dê, lợn 1 – 3g.

Thỏ 0,20 – 0,50g.

7. Bài thuốc kinh nghiệm:

Hạt Ba đậu : 20 hạt, bóc vỏ, dang khô, tán thành bột hoà với 0,5 lít nớc nóng

cho uống để tẩy cho gia súc bị bội thực không tiêu.

phác – tiêu

-----------------

tên khoa học : Mirabilitum

1. Nguồn gốc :

Phác tiêu là muối Natri sunfat (Mirabilitum – Depuraatum) thiên nhiên, đem

tinh chế, nếu làm cho nó mất hết nớc, ta đợc Huyền minh phấn (tức là Natri sunfat

khan).

2.Thành phần hoá học:

Phác tiêu nguyên chất chỉ có Na2SO4 – 10 H2O trong đó Na2O là 19,3%, SO3

24,8%, H2O là 55,9%. Phác tiêu chế từ thiên nhiên dùng trong Đông y còn lẫn nhiều

tạp chất. Thí dụ CSO4, K2SO4, KCl.

2. Quy kinh :

Nhập 2 kinh là Đại trờng kinh và Tam tiên kinh.

3. ứng dụng :

Theo Trùng Thú y : chủ trị dạ dày, ruột tích trệ thức ăn, táo bón .

4. Liều lợng :

Trâu, bò, ngựa 24 – 120g

Dê, lợn 8 – 16g

Thỏ và gia cầm 2 – 4g

Theo kinh ghiệm thực tế : Nếu cần tẩy, chữa táo bón, cho trâu bò, có khi

phải dùng tới 400 – 500g .

5. Phối hợp sử dụng :

Phối hợp với đại hoàng khiên ngu tử, trần bì, chỉ thực, chữa táo bón càng có

hiệu quả cao.

6. Bài thuốc kinh nghiệm :

Phác tiêu 300 – 400g

Chữa táo bón nặng.

1) Phác tiêu 120g.

Thuốc muối (Bicatbonat Na) 80g.

Muối ăn 40g.

Trộn lẫn, mỗi lần dùng 120g trộn vào thức ăn cho ăn để kích thích tiêu

hoá.

Ghi chú: Phác tiêu còn có tên gọi là Mang tiêu. Không dùng chung phối

hợp giữa Phác tiêu và Lu huỳnh (Sulfur).

cây đại

----------------

Còn có tên là Kê đan tử.

Tên khoa học : Plumetica acutilolia Poir

Thuộc họ trúc đào : Apocynaceae

1. Nguồn gốc :

Là một loại cây cao, đợc trồng ở nhiều nơi cao to chừng 4 – 7 m. (Nói chung đều

rất quen thuộc nên không giới thiệu kỹ).

2. Bộ phận dùng :

Theo kinh nghiệm Thú y của Việt Nam chúng ta mới dùng vỏ thân sao vàng,

sắc cho uống.

3. Thành phần hoá học :

- Một Glucozit gọi là agôniadin C10H14O6 có tinh thể hình kim chảy ở 1550C .

Tan trong nớc, rợu sunfur carbon, ête, benzin, axit Nitric và axit sunfuric.

- Acid phumeric C10H10O5 có tinh thể hình kim nhỏ, tan trong nớc sôi, rợu, ête

chảy ở 1300C

- Một chất kháng sinh là Fulvoplumiêrin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao.

3 Một chất đắng là Plumierit.

3 Trong hoa còn có tinh dầu.

4. ứng dụng điều trị

Dùng để tẩy, chữa chớng bụng đầy hơi. Vỏ thân cây dại (vỏ giả) 200 – 300g sao

vàng, sắc đặc cho uống chữa chớng bụng đầy hơi, bí đại tiện.

C. – thuốc cầm ỉa chảy

cây ổi

--------------

Tên Trung Quốc : Phan Thạch Lựu

Tên Khoa Học : Psidium guyava Lin

Thuộc họ sim : Myrtaceae.

1. Bộ phận dùng :

Búp non , lá, vỏ thân và vỏ rễ.

2. Thành phần hoá học :

Trong lá và búp non có 7 – 10% Tanin loại pyrogalic, 3% nhựa và một ít tinh

dầu (0,36%). Ngoài ra còn thấy trong vỏ thân và lá ổi, có Tritecpenic, trong quả có

péctin, vitamin C, quả xanh có Tanin. Ngời ta thờng sắc cho uống hoặc nghiền bột,

trộng với một số thuốc khác.

3. Bài thuốc kinh nghiệm :

1)Bột lá ổi trộn với bột cao tô mộc (xem phần cây tô mộc) để chữa ỉa chảy, kiết

lỵ của bê.

1)Lá ổi 2000g.

Lá chè tơi 200g.

Vỏ quýt 100g.

Dây mơ lông 500g

Các thứ giã nhỏ, vắt lấy nớc cốt. Mỗi lần dùng 100ml chữa ỉa chảy.

1) Lá ổi 100g.

Là phèn đen 200g.

Sắc đặc cho uống chữa ỉa chảy .

ngũ bột tử

--------------

Tên khoa học : Galla Chinensis.

1. Nguồn gốc :

Ngũ bột tử là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu Sclilechtandalia

chinensis Bell làm ra. Những túi này thờng làm ở cây Rhus semialata – Murray

(Diêm phụ mộc) ở Việt Nam có nhiều tại vùng Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai.

Hàng năm vào khoảng tháng 5 – tháng 6, sâu cái Schtechtandalia Chinensis đến

bám vào cây Diên phụ mộc, nó trích một lỗ ở cuống lá hoặc cành non rồi đẻ trứng

vào đó. Trứng phát triển và dần dần hình thành một cái túi, bọc lấy sâu non. Túi này

có thể là do sự phát triển bất thờng (bởi nguyên nhân bệnh lý) của phần cây ở chỗ

con sâu nằm mà sinh ra.

Tới khoảng tháng 9, 10 ngời ta thu hoạch về, nhúng nớc sôi cho chết sâu rồi

dùng làm thuốc.

2. Chế biến :

Sau khi làm sâu chết, phơi khô, dùng cả dạng nguyên hoặc tán thành bột dùng

(với tên là Bột Văn Cáp).

3. Tính vị, quy linh :

Vị chua, tỉnh Bình, không độc. Nhập 3 kinh : phế kinh, vị kinh và đại trờng

kinh.

4. Thành phần hoá học :

Ngũ bột tử của ta có 13,47% độ ẩm, 43,20%Tanin, ngũ bột tử của Trung Quốc

theo dợc tài học, Tanin chừng 70 – 80%

Tanin của ngũ bột tử là Gallo Tanic acid, thành phần chủ yếu của nó là penta-

m-digalloyl gncose. trongđó một phần tử glucose kết hợp với 3 phần tử acid digalic

( có khi một phần tử glucose kết hợp với axid elagic hay acid galic).

Phân tử Tanin của ngũ bột tử thờng đợc biểu thị theo công thức C76H52O46, thuỷ

phân sẽ cho axid galic. Ngoài ra còn có acid galic tự do chừng 2 – 4%, có tinh bột…

5. ứng dụng điều trị :

Chữa ỉa chảy, cầm máu, hoá đờm, chỉ ho. Dùng ngoài chữ mụn loét, mủ chảy

không khô.

6. Liều lợng : Trâu, bò, ngựa 20 – 50g

Dê, lợn 5 – 12g

Thỏ và gia cầm 1 – 2g

7. Bài thuốc kinh nghiệm : Ngũ bột tử và tô mộc (xem bài cây tô mộc).

Cây sim

--------------

Tên Trung Quốc : Đào Kim Cơng.

Tên khoa học : Rhodomyrtus Tomentosa Wigtat

Thuộc họ sim Myrtaceae.

Cây sim mọc hoang ở hầu hết các đồi đất vùng núi và trung du. Thành

phần hoá học cha đợc nghiên cứu.

Mới sơ bộ thấy trong quả có sắc tố Anthocyanozit. Lá, búp và nụ sim có

chứa Tanin.

chế biến : Có thể lấy để phơi khô, khi dùng thì sắc với nớc hoặc nghiền bột

nhỏ.

ứng dụng: chữa ỉa chảy.

Liều lợng : 20 – 30g, có thể hơn, cho trâu bò, một lần uống.

Chơng 6

Dợc liệu tác dụng với cơ tử cung

Đại cơng.

Điều khiển hoạt động của tử cung gồm :

+ Thần kinh trung ơng, chủ yếu là 2 bán cầu đại não.

+ Hệ thống hoormon - thể dịch.

Tuỳ theo đặc điểm của từng vị thuốc và cơ chế, vị trí tác động, ta sẽ gặp có vị

thuốc tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ trơn tử cung hay thông qua hệ thôngs

hoormon thể dịch để chỉ đạo hoạt động của tử cung. Tuỳ theo cách hoạt động của tử

cung chúng ta chia ra:

+ Dợc liệu kích thích sự co bóp cơ tử cung: ích mẫu, rau ngót, rau răm, mía

dò...

+ Dợc liệu ức chế sự co bóp: Tô ngạch , cà độc dợc, đơng quy, hợng phụ, củ

gai...

5. Dợc liệu kích thích sự co bóp cơ trơn tử cung

Dùng các vị thuốc có tác dụng kích thích sự co bóp cơ trơn tử cung khi:

+ Gia súc cái đẻ quá nhiều lứa, sức rặn của mẹ yếu, chơng lức cơ tử cung yếu

không tự co bóp để tống thai ra ngoài. Chỉ dùng khi kiểm tra và thấy ngôi thai đã

thuận. Chống chỉ định khi bị ngợc ngôi, hẹp xoang chậu.

+ Gia súc già vì đẻ nhiều lứa nên sau đẻ hay bi băng huyết.

+ Sát nhau, bị viêm tử cung.

Cây ích Mẫu

Leonurus heterophylus L Hay Leonurus sibiricus L

Họ Hoa môi Labiateae.

I. Đặc điểm và bộ phận dùng.

ích mẫu là vị thuốc có ích cho ngời mẹ. Vị thuốc dùng chữa tất cả những bệnh

trớc và sau khi đẻ của ngời mẹ. Leonurus - cây này có phần ngọn giống nh đuôi con

s tử; heterophylus - cây có lá gốc và ngọn khác nhau.

ích mẫu thuộc cây thảo, sống hàng năm, thân vuông, cao khoảng 0,6 - 1,5m.Lá

ngọn mọc đối, chia thuỳ sâu. Lá dới gốc mọc tuỳ y vòng quanh. Hoa mọc vòng ở kẽ lá

có mầu tím hồng. Cây cho ta hai vị thuốc.

+ Ich mẫu thảo (herba leonuri) gồm toàn cây trừ rễ thu vào cuối xuân đầu hè

khi cây bắt đầu ra hoa, cắt nhỏ 2 - 3cm phơi âm can đến khô.

+ Sung uý tử (fructus leonuri) quả phơi hay sấy khô. Quả có tác dụng tốt hơn

ích mẫu thảo.

6. Thành phần hoá học.

Trong cây ích mẫu có các ancaloit sau:

Leonurin C13H20O4N4 chiếm khoảng 0,5 % đây là hoạt chất chính.

Leonurinin C10H14O3N2

Leonuridin C10H12O3N2.

Ngoài ra còn có tanin, saponozit, tinh dầu, chất đắng, flavonozit (rutin) và một

heterozit có cấu trúc steroit.

7. Tác dụng dợc lý.

8. Với cơ trơn tử cung.

Leonurin có tác dụng làm tăng cờng co bóp cơ tử cung thỏ cả về biên độ và tần

số. Theo các nhà khoa học Trung Quốc, đã làm thí nghiệm 112 lần trên các loại tử

cung của thỏ, chuột, chó với cao ích mẫu đã rút ra kết luận:

+ Cao ích mẫu làm tăng cờng co bóp tử cung của mọi loài động vật máu nóng

và với mọi loại tử cung: cha có chửa, đang có thai, đã chửa đẻ.

+ Tác dụng của cao ích mẫu trên tử cung gần giống nh tác dụng của hoormon

Oxytoxin nhng yếu hơn. Nó giúp tử cung co bóp một cách điều hoà, nhịp nhàng theo

chiều từ trong ra ngoài (co từ đáy ra cổ tử cung). Do đó có tác dụng tống thai và các

sản phẩn d thừa sau đẻ, sản phẩn viêm ra khỏi tử cung. Kiểu co bóp của cao ích mẫu

khác hẳn với của Esgotin.

+ Với các nồng độ 1%, 5% , 10% ở dạng cao sắc hay rợu thuốc nó vẫn có tác

dụng tốt.

+ Với tử cung thỏ đang có chửa tác dụng lại càng mạnh, thuốc làm sẩy thai.

Nếu dùng liều1g/cho thỏ nặng 1,5kg đang có chửa uống 1 lần. Thỏ uống 3 lần, mỗi

lần cách nhau 3 giờ, sáng hôm sau thỏ bị sẩy thai. Nếu uống liều cao hơn 2,5g/1 lần,

ngay sau lần uống thứ 3 thỏ sẽ sẩy thai. Mặc dù mọi biểu hiện : tim, mạch, hô hấp,

tuần hoàn, thân nhiệt... vẫn bình thờng.

9. Với cơ trơn đờng tiêu hoá.

Nớc sắc ích mẫu tăng cờng nhu động của ruột thỏ, chuột. Do đó có tác dụng

kích thích tiêu hoá, giúp gia súc ăn ngon, ăn nhiều, thức ăn trong ống tiêu hoá đợc

tiêu hoá, hấp thu nhanh.

10. Với hệ tuần hoàn.

Liều nhỏ trên tim ếch cô lập, làm tăng co bóp nhịo tim, tăng thời gian tâm thu,

liêu cao có tác dụng ức chế co bóp do dây thần kinh mê tẩu bị hng phấn.

Với mạch quản ngoại vi, trên màng bơi chân ếch nồng độ càng cao, mạch co

càng mạnh. Nhng khi thí nghiệm trên động vật máu nóng thì ngợc lại làm dãn mạch

ngoại vi, dễ gây sẩy thai.

Với huyết áp, tiêm tĩnh mạch leonurin liều 2mg/kg trong lợng, lúc đầu huyết áp

giảm tạm thời sau vài phút trở lại bình thờng. Nhng nếu trớc khi tiêm leonurin ta

tiêm atropin thì huyết áp giảm và không tăng trở lại đợc do thần kinh mê tẩu hng

phấn.

11. Với hệ hô hấp.

Leonurin có tác dụng làm hng phấn thần kinh trung ơng, nhất là thần kinh chi

phối hô hấp. Thí nghiêm trên mèo, tiêm dung dịch 1% neonurin vào tĩnh mạch cho

mèo đã đợc gây mê. Hô hấp của mèo tăng từ 20 -30 lần/phút lên 40 -50 lần /phút.

Mèo thở nhanh, sâu hơn.

12. Cơ quan bài tiết.

Leonurin làm tăng quá trình bài tiết nớc tiểu gấp 2 - 3 lần so với bình thờng.

Thí nghiệm làm trên thỏ đã đợc gây mê. Sau khi tiêm tĩnh mạch tai liều 1mg/kg

trọng lợng, 2 -3 phút sau thỏ đi giải, lợng nớc tiểu tăng gấp 2 - 3 lần so với đối chứng.

13. ứng dụng.

+ Dùng làm thuốc thúc đẻ khi gia súc đẻ khó; Thuốc chống sát nhau.

+Thuốc chống băng huyết sau đẻ

+ Thuốc chữa viêm tử cung, điều hoà chu kỳ sinh dục.

14. Liều lợng.

Trâu, bò, ngựa liều 50 -100g cây, hạt 20 - 50 g/con

Dê, lợn 20 -50 g cây, hạt 8 -12 g/con

Thỏ liều 2 - 5 g cây, hạt 1 - 2 g/con

Cây tơi dùng liều gấp 5 - 10 lần so với cây khô.

Chú ý: + Gia súc có thai không đợc dùng

+ Trong máu gia súc có nồng độ 1/2000 đã gây dung huyết, con máu ngời

chịu đợc nồng độ cao hơn

Cây ngải cứu

Tên khác ngải diệp, thuốc cứu, cây thuốc cao.

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.

Họ Cúc: Arteraceae ( Compositae)

I Bộ phận dùng.

Ta dùng lá và một ít cành non phơi hay sấy khô. Thu hái vào tháng 6 dơng (t-

ơng dơng tết doan ngọ) phơi âm can đến khô dùng dần hay tán bột thành ngải nhung

(thuốc cứu).

15. Thành phần hoá học.

Cha đợc nghiên cứu kỹ, chỉ biết trong ngải có tinh dầu, tanin. Thành phần chủ

yếu trong tinh dầu là xineol và thuyon, ngoài ra còn có ít adenin và cholin.16. Công dung.

+ Mặc dù cây ngải cứu đợc dùng rất rộng rãi cả trong đông y và tây y, thế nhng

lại cha đợc nghiên cứu kỹ. Ngải cứu chỉ dùng theo kinh nghiệm cổ truyền trong dân

gian làm thuốc ôn khí huyết, giải cảm, an thai, giúp điều hoà chu kỳ sinh dục. Chữa

các chứng đau bụng do tích thực và động thai, thổ ra huyết, chẩy máu mũi khi bị sốt

cao.

+ Dùng làm thuốc cứu ở ngời.

17. liều lợng.

Để kích thích tiêu hoá hay an thai có thể dùng tơi hay khô đều dợc. liều trong

ngày.

Trâu, bò, ngựa: 200 - 500 gam tơi hay 50 - 100 gam khô/con

Dê, lợn, chó: 50 - 100 gam tơi hay 20 - 40 gam khô/ con

Thỏ mèo: 10 -20 gam tơi hay 5 - 10 gam khô/con.

Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm

I.Chữa đẻ khó ở trâu, bò.

Trâu, bò đã đến thời gian, âm môn đã mở, thai đã hớng ra sản môn, nhng con

vật vẫn cha đẻ đợc gọi là đẻ khó. Lúc này chúng ta phải can thiệp. Tuỳ theo thực tế

ta sử lý.

+ Thai thuận chiều nhng do mẹ yếu, chơng lực tử cung kém không tự co để tống

thai ra ngoài. Ta dùng bài thuốc sau:

18. Ngải cứu 200 - 500 gam giã nát lọc lấy nớc cốt thêm 2 -5 quả trứng gà cho uống

sống.

19. Khế chua 5 - 7 quả, rễ cỏ tranh tơi 50 - 100 gam, rau mồng tơi 50 - 100gam, dây

khoa lang 500 gam. Tất cả giã nát trộn thêm 1 thìa canh muối rồi tìm cách đa vào

miệng cho vật nuốt.

II. Chẩy máu tử cung.

Sau khi đẻ, máu tơi chẩy liên tục không cần gọi là băng huyết. Ta dùng các bài

thuốc sau

20. Nụ hoè 50 - 100 gam, hoa mào gà đỏ phơi khô 50 - 100 gam, hạt trắc bá 15 - 30

gam (nếu lá dùng 200 - 300 gam sao cháy sắc đặc cho uống.

21. Cỏ nhọ nồi, lá chỉ thiên, lá ngải mỗi thứ 100gam, sau cháy cạnh sắc đặc thêm 20

gam gừng sao cháy tán thành bột mịn trộn lãn cho uống.

22. Bồ hóng bếp qua rây 200gam, mật mía 500 ml, trộn lẫn cho uống.

23. Lá nón, lá chuối tiêu kho, tóc rối mỗi thứ 50 gam sao cháy cho uống.

24. Nõn sen, cỏ nhọ nồi sao qua mỗi thứ 100gam, trắc bá sao cháy 100 gam, đỗ đen

sao cháy 250gam. tất cả sắc đặc cho uống 2 lần trong ngày.

B. Dợc liệu ức chế co bóp cơ tử cung

Khái niệm

Gồm những vị thuốc có tác dụng làm giảm sự co bóp của tử cung, giảm cơn

đau, đều gọi là thuốc ức chế sự co bóp tử cung. Thú y dùng các vị thuốc này khi.

+ Gia súc bị động thai, có thai đau bụng, chẩy máu đờng sinh dục trong thời

gian có thai.

+ Sau đẻ gia súc bị đau bụng, ăn uống kém.

+ Gia súc bị sa âm đạo, bị lộn tử cung do tiêm thuốc kích đẻ, hay rặn đẻ quá

mạnh.

Thuốc nam có các vị: Cà độc dợc, hơng phụ, tô ngạnh, củ gai, dơng quy...

Hơng phụ tên khác củ gấu

Rhyzomacyperi

Họ Cói Cyperaceae.

Bộ phận dùng và cách chế biến

Dùng củ, đào về cuối thu đầu đông, phơi khô, đốt cháy hết rễ phụ, loại bỏ tạp

chất gom về tiếp tục phơi đến độ ẩm dới 13% là đợc.

Chế biến hơng phụ tứ chế sẽ làm tăng tác dụng an thai lên rất nhiều. Sau khi

phơi khô, ta tẩm rợu 24 giờ rồi sao khô, tiếp tục tẩm dấm 24 giờ lại sao, tẩm tiếp

muối 10% 24 giờ sao cuối cùng tẩm nớc tiểu ngời khoẻ mạnh 24 giở sau lai sao khô.

25. Thành phần hoá học.

Trong hơng phụ có chừng 1% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là

xyperen C15H24 chiếm 32 - 37%, xyperol chiếm khoảng 40 - 49%. Ngoài ra còn a xít

béo và hợp chất phenolic. Tinh dầu là hoạt chất chính.

26. Tác dụng dợc lý.

“Nam bất ngoại trần bì, nữ bất ly hơng phụ”. Nó đợc coi nh vị thuốc bổ cùa nữ

giới. Với tử cung. Hơng phụ làm giảm sự co thắt ở dạng bình thờng, đặc biệt khi

đang bị kích thích. Thí nghiệm trên tử cung cô lập hay trên động vật sống đều có kết

quả tơng tự. Nó có tác dụng làm dịu sự căng thẳng của tử cung, do đó làm dịu cơn

đau.

27. ứng dụng.

+ Giảm đau khi tử cung bị co thắt. Dùng trớc và sau đẻ đều đợc. Tốt nhất khi

gia súc bị động thai. Nên phối hợp với các vị sau: ngải cứu, đơng qui, tô ngạnh...

+ Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, phối hợp với các vị thuốc khác có chứa

kháng sinh thực vật và tanin để chữa viêm đờng tiêu hoá của gia súc.

28. Liều lợng.

Liều dùng trong ngày cho một con

Trâu, bò, ngựa : 20 - 60 gam

Lợn, dê, chó: 10 - 20 gam

Thỏ, mèo : 1 -4 gam.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

29. Trâu, bò bị động thai

Khi trâu, bò bị động thai, chúng đứng không yên, hay lấy chân đá lên thàng

bụng bên phải, đầu luôn quay về phía bụng phải hay lăn đùng ra đất. Khi đó ta dùng

các bài thuốc sau:

30. Lá chi chi 20 gam, gừng sống 50 gam, hoài sơn 20 gam, trần bì 10 gam. Tất cả

sao vàng, sắc đặc chia 2 lần uống trong ngày.

31. Lá ngải, sa nhân, sài hồ, hơng nhu mỗi thứ 20 gam khô hay 200 gam tơi. Giã

nát, sắc đặc chia 2 lần uống trong ngày.

32. Lá bạc hà, củ gai, tía tô mỗi thứ 200gam, ngải cứu 500 gam. Sắc đặc cho uống.

33. Tử cung lộn bít tất.

Thờng xẩy ra sau khi gia súc đẻ 6 giờ, cá biệt có con 3 ngày sau. Nguyên nhân

do tử cung cha tự co lại ở trựng thái bình thờng hay cổ tử cung cha đóng kín. Hay

gặp ở những con gia súc già, suy dinh dỡng. thai quá to, động tác kéo thai quà mạnh.

Biện pháp chữa trị gồm nhiều bớc.

1. Cố định gia súc ở t thế đầu thấp, mông cao

2. Sát trúng phần tử cung đã lộn ra phía ngoài: vệ sinh tay móng tay cắt cụt,

không bị sơc, sắc . Tay phải rửa sạch bằng xà phòng rôi sát trùng con iod 5%. Rửa

sạch, sát trùng phần tử cung lòi ra bằng các dung dịch ấm của thuốc tím 0,5%, hay

nớc muối 5%, phèn phi 2%.

3. Dùng tay đẩy từ từ phần tòi ra của tử cung vào qua cổ tử cung. Trong khi

đang đa tử cung vào, nếu con vật răn ta tạm dừng, hết cơn rặn lại tiếp tục đa vào đến

hết. Dùng kin khâu 2 mút kép kín âm môn phía sát hậu môn. Bất ngờ đánh mạnh

vào mông con vật. Vật giật mình, chạy nhanh xuống dốc khoảng 100 m không cho

đứng lại để rặn, nh thế sẽ kéo toàn bộ tử cung tụt sâu xuống xoang chậu.

4. Bắt đứng liền 4-5 tiếng, không cho nằm, nếu con vật mệt, ta mắc võng cho

nằm trên võng.

5. Buộc vào trán lá vông nem, thầu dầu trộn với dấm sao nóng. Ngày thay 2 lần.

34. Thuốc uống:

+ Lá vông, củ thăng ma, ngũ bội tử mỗi thứ 200 gam, thuỷ xơng bồ 100gam,

suyên sơn giác 150 gam tất cả sao vàng, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

+ Ăn 500gam -1kg rau rút hay rau ngổ. Nếu không ăn, giã nát thêm 1 lít nớc

lọc cho uống.

+ củ gấu 60gam, lá vông 200 gam sắc đặc cho uống.

***************o0o***********Chơng 7

Dợc liệu có tác dụng chữa cảm mạo

Hiện nay, các cán bộ thú y ta còn ít để ý đến hiện tợng cảm mạo của con gia súc.

Khi động vật ốm thờng nghĩ ngay đến các bênh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội

ngoại khoa... mà hoàn toàn cha chú ý đến các thay đổi khác của ngoại cảnh đã tác

động có hại đến vật nuôi làm cho chúng ốm: lạnh, nóng, độ ẩm cao, gió lùa..... Các

tác động này đã tác động vào gia súc thờng xuyên hay đột ngột đều có thể gây nên

trạng thái bệnh lý khác thờng, dẫn đến vật bị cảm. Ví dụ nh bệnh lợn con phân trắng

gặp nhiều khi thay đổi thời tiết đột ngột hay khi ẩm độ cao, giá rét kéo dài ở những

trại chăn nuôi lợn giống tập trung, còn trong chăn nuôi gia đình lại ít bị hơn tại sao?

Hay mùa hè vận chuyển gia súc ở những nơi thời tiết sấu, nóng, chật... lại bị chết

nhiều.

Để đảm bảo tính chất toàn diện của môn học, hơn nữa kinh nghiệm chữa cảm

mạo cho gia súc trong nhân dân ta lại rất phong phú, chúng ta cần phải nghiêm túc

học hỏi. Giới thiệu chơng này, chúng tôi hy vọng rằng rồi đây vấn đề cơ chế bệnh

học, cách chẩn đoán lâm sàng sẽ đợc làm sáng tỏ. Kết quả điều trị cảm cho động vật

nuôi sẽ tốt hơn.

Trong chẩn đoán và điều trị, ngời ta phân chia cảm ra làm 2. Trong đông y, khi

chữa cảm cho gia súc phải phân loại các dạng cảm, dùng thuốc đúng bệnh mới cho

kết quả điều trị tốt. Kinh nghiêm đã đợc nhân dân đúc rút khi ra khi điều trị bệnh

“Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”

cảm nhiệt cảm hànN

guyên

Nhiệt độ cao gây

nên:nóng, nắng,

Nhiệt độ thấp gây nên:

bị ma,n

hân

Làm việc dới trời nắng,

nhốt chật

Đi làm sớm, bị gió lùa...

T

riệu

Thân mình, gốc sừng,

gốc tai nóng,

Vật sợ gió, rét. mình

lạnh, gốc tai,C

hứng

tứ chi nóng, mắt đỏ. hay

bị táo bón

tứ chi lạnh, lông xù, đi

lỏng..Giống nhau: Thân nhiệt tăng, bí tiểu tiện, không ra đợc mồ hôi.

Một số tác giả khác lại phân biệt cảm theo cách sau

+ Cảm nhẹ: cảm mới nhập vào phần biểu phía ngoài cơ thể, chữa dễ.

+ Cảm nặng: cảm nhập vào phần lý làm ảnh hởng đến các khí quan nội tạng,

thờng gây viêm phổi, đi ngoài, tiểu tiện ra máu...

+ Cảm rất nặng: cảm nhập vào hệ thống kinh lạc rất khó chữa gia súc bị tê, liệt

hay thay đổi hẳn trạng thái sinh lý: vận động vòng tròn, đại tiểu tiện bữa bái...

Theo đông y, cảm mạo là do sự thay đổi của thời tiết làm cho sự thích nghi của

động vật với ngọai cảnh bị rối loạn. Thờng khi gia súc bị cảm, các bệnh truyền

nhiễm, nội ngoại khoa... sẽ kế phát nặng do sức đề kháng của cơ thể giảm.

Cách chống - chữa cảm mạo

Hiện nay cha có tài liệu nào nói về cơ chế bệnh học, cách chữa trị các chứng

cảm mạo cho gia súc thật đầy đủ. Theo học thuyết stress của Sellye 1956: mọi kích

thích cuả ngoại cảnh tác động vào cơ thể động vật qua bất kỳ đờng nào đều thông

qua cung phản xạ tác động vào vỏ não: nhiệt độ, bức xạ, độ ẩm tiếng ồn...

Các kích thích ===========> Vỏ não

Hypotalamus

CRF:Cocticotropic Rebasin Factor CRF: yếu tố giải phóng

TTTY hypophysis

ACTH: Adrenalin Tropic Hoormon

TTT

Miền vỏ (cocticozit) Miền tuỷ (adrenalin)

+ Giai đoạn đầu - cấp tính, Adrenalin tăng tiết làm xuất hiện các triệu chứng:

Tăng đờng huyết, huyết áp, Tăng khả năng mẫn cảm với các ngoại kích thích.

+ Nếu cứ tiếp tục kích thích, cocticozit sẽ tăng tiết với các biểu hiện sau: Hệ lâm

ba teo nhỏ, thành phần máu thay đổi, công thức bạch cầu thay đổi, bach cầu ái toan

tăng rõ rệt, thành phần hoá học của máu cũng thay đổi K+, Na+ tăng, còn đờng,

vitamin C lại giảm. Hàm lợng kháng thể giảm.

Tóm lại: Cơ thể bị mất sức đề kháng ===> bệnh kế phát phát triển.

Trạng thái stress chính là những biến đổi của cơ thể không đặc hiệu trớc những

tác nhân gây hại của ngoại cảnh. Theo Sellye, cảm chính là một trạng thái của stress.

Dựa vào học thuyết nay, muốn phòng chống cảm mạo hãy chú y các điểm sau:

+ Không cho các tác nhân gây hại tiếp tục tác động (biện pháp này không triệt

để).

+ Kích thích sự ra mồ hôi.

+ Tăng cờng sức đề kháng phi đặc hiệu, cho động vật ăn uống, nghỉ ngơi thích

hợp, nhanh chóng khôi phục lại trạng thái sinh lý bình thờng.

Trên thế giới, đã sử dụng các thuốc an thần trấn tĩnh nhẹ, thuốc chống stress. ở

ta cha có loại thuốc nào đặc trị có lợi cho 3 yếu tố trên cả. Thuốc chữa cảm mạo của

ta hiện nay nhằm mục đích thực hiện nguyên tắc số 2: kích thích sự ra mồ hôi bằng

cách sử dụng những dợc liệu chứa tinh dầu: kinh giới, tía tô, gừng, quế, bạc hà, ngải

cứu, lá dâu... Tất cả những cây này trừ gừng củ và quế, ta dùng cả cây, tốt nhât lấy

những câysạch, đang ra hoa, lúc trời khô ráo mấu nớc sông hay hãm nớc cho uống.

Cây gừng

Zingiber oficinale roscea.

Họ Gừng Zingiberaceae.

I Bộ phận dùng.

Gừng là cây thảo, sống hàng năm, cao 0,4 - 1m. Thân rễ phình to thành củ. Đợc

trồng ở mọi miền đất nớc dùng làm thuốc và gia vị. Ta dùng củ, sử dụng ở các dạng

sau:

+ Sinh khơng: gừng tơi đào cuối hè, đầu thu, rửa sạch cắt kát mỏng.

+ Can khơng: gừng già đào cuối đông.

+ Than khơng: gừng già đốt tồn tính.

II. Thành phần hoá học.

35. Tinh dầu: chiếm 2 - 3% gồm 2 nhóm:

+. Nhóm chất tạo mùi thơm: zingiberol C15H26O chiếm phần lớn; zingiberene

C15H24; xitran, bocneol. Tinh dầu gừng có tỷ trọng 0,878; nhiệt độ sôi 155 - 3000C.

+. Nhóm chất cay trong gừng gồm: gingenol; Shogaol; gingerone. Những chất

cay của gừng nếu cho tiếp súc với KOH 5% một thời gian sẽ bị mất đi.

36. Nhựa chiếm 5% gồm một nhựa trung tính và 2 nhựa a xít.

37. Các tạp chất khác: chất béo, tinh bột, o xalát, chất nhầy.

Trong số này tinh dầu và nhóm chất cay là hoạt chất chính.

III.ứng dụng

Gừng đợc dùng rất phổ biến trong đông y.

38. Chữa cảm hàn: làm ấm cơ thể, kích thích quá trình sản nhiệt.

39. Kích thích tiêu hoá, chữa bội thực khó tiêu, chớng bụng đầy hơi, liệt dạ cỏ...

40. Kích thích trung khu hô hấp, tuần hoàn. Chất cay có tác dụng cải thiện tuần

hoàn cục bộ chữa cớc chân trâu, bò, ngựa trong mùa đông.

41. Tiêu đờm, trừ ho, kích thích sự tiết dịch làm dịu niêm mạc đờng hô hấp phía

trên, giữ ấm cơ thể do đó giảm ho.

liều lợng

Trâu, bò, nhựa: 20 - 60gam

Dê, lợn, chó: 10 - 20 gam.

Thỏ, gia cầm, mèo: 2 - 4 gam.

Cây bạc Hà

Mentha arvesis L.

Họ Hoa môi Labiatae.

42. Thu hái, chế biến

Bác hà cây thảo sống lâu năm, cao 0,5 - 1m. Đợc trồng ở khắp nơi. Đớc sử dụng

rất lâu trong y học để chữa trị nhiều bệnh “mentha = vị nữ thần chữa bách bệnh”.

Nớc ta hiện nay trồng lấy tinh dầu xuất khẩu và làm thuốc. Năm thu 2 lứa vào tháng

6 - 7 và 9 - 10. Thu khi cây bắt đầu ra hoa. Hiện nay ta sử dụng dới 2 dạng.

+ Bạc hà cây (herba mentha) căt cây khi mới ra hoa, phơi âm can khô dùng

dần.

+ Bạc hà não - tinh dầu (menthol) đợc tách ra bằng cách làm lạnh rồi rửa sạch

bằng cồn.

43. Thành phần hoá học.

Tinh dầu là hoạt chất chủ yếu chiếm 0,5 - 5% tuỳ giống, bạc hà nhập tinh dầu

có thể đạt 6%. Trong tinh dầu, menthol C10H19OH chiếm 50 - 90%, có khoảng 3 -

6% ở dạng kết hợp với a xít a xetic, còn lại ở dạng tự do.

44. ứng dụng.

45. Tăng cờng khả năng phân tiết mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể.

46. Kích thích tiêu hoá, chữa bội thực khó tiêu, chớng bụng, đầy hơi, tiêu chẩy...

47. Chữa ho, long đờm

48. Lợi tiểu, tiêu thũng.

49. Liều lợng.

Với herba mentha dùng liều sau:

Trâu, bò, ngựa: 80 - 100gam khô, 200 - 500 gam tơi

Dê, lợn: 20 - 40 gam khô, 60 - 100 gam tơi.

Những bài thuốc kinh nghiêm chữa cảm mạo

50. Chữa trâu, bò cảm nóng cảm nắng

+ Đắp nớc lạnh lên vùng đầu.

+ Sông khói bồ kết. Bệnh nặng lấy máu ở tĩnh mạch cổ.

+ Đánh gió bằng các dợc liệu có tinh dầu

+ Uống nớc sắc hay hãm của

51. lá bởi, tre xanh, cam, tranh, ngải cứu, rau má, lá sắn dây, chè xanh... hay nớc

ép của cây chuối tiêu thên thìa muối.

52. lá tre hay lá dâu 300 gam, bạc hà 200 gam, lòi tiền 300gam.

Nếu trâu, bò bị cảm nhng kèm theo tê, liệt các chi cho uống nớc sắc của các lá:

ngải cứu, chỉ thực, gừng, địa liền, sơng bồ.

53. Lợn say nắng

thờng do vận chuyển trong toa chật, chuồng nuôi chật, nóng: chúng bị sùi bọt

mép, đỏ mắt, phát ban...khi đó phải ngừng vận chuyển thả lợn ra chỗ mát, sau đó

+ Cắt 2 đốt đuôi, nặn hết máu

+ Uống nớc các lá: chè xanh, mã đề, sắn dây, cối xay, rau má...

54. Trâu, bò bị cảm hàn

Uống một trong các bài thuốc sau.

1.Tía tô, gừng mỗi thứ 100 gam, kinh giới, ngải cứu mỗi thứ 300 gam. Giá nát

hãm trong 1 lít nớc sôi để nguội cho uống. Kết hợp đa vào nơi ấm kín gió, đánh cảm

bằng gừng tơi, các lá có tinh dâu sao nóng sát mạnh vào sống lng và tứ chi.

55. Gừng, riềng mỗi thứ 40 gam, kinh giới, tía tô, cúc tần, cỏ mần trầu, chè xanh,

rau má mỗi thứ 100 gam. Tất cả giã nát hãm trong 1 lít nớc sôi chở nguội uống. Nếu

gia súc bị cảm nhiệt thêm lá 200 gamsắn dây.

56. Cảm kèm theo chớng hơi dùng lá ngải cứu, hắc hơng mỗi thứ 200 gam, tỏi,

gừng mỗi thứ 50 gam. giã nát hãm nh trên cho uống.

57. Cảm đi giải ra máu dùng

+ Lá ngải, bạc hà, trúc bách diệp (nếu không có trắc bách diệp thay bằng:

huyết dụ, cỏ nhọ nhồi, nụ hoè hay hoa mào gà) mỗi thứ 100 gam, sinh địa 50 gam sắc

đặc cho uống.

+ Lá lòi tiền, trắc bách diệp, huyết dụ mỗi thứ 100 gam, mía đỏ 3 cây, dây sắn

dây 200 gam. Giã nát ép lấy nớc cốt cho uống.