Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

91
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- Đỗ Minh Ngc NGHIÊN CỨU NGUY CƠ TAI BIẾN LŨ BÙN ĐÁ TẠI XÃ TÂN NAM, HUYN QUANG BÌNH, TNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUT CÁC GII PHÁP PHÒNG TRÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni - 2014

Transcript of Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

Page 1: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Đỗ Minh Ngọc

NGHIÊN CỨU NGUY CƠ TAI BIẾN LŨ BÙN ĐÁ TẠI XÃ TÂN NAM,

HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014

Page 2: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Đỗ Minh Ngọc

NGHIÊN CỨU NGUY CƠ TAI BIẾN LŨ BÙN ĐÁ TẠI XÃ TÂN NAM,

HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng

Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Đỗ Minh Đức

Hà Nội - 2014

Page 3: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã Tân Nam, huyện

Quang Bình, tỉnh Hà Giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh” đƣợc hoàn

thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của

các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Minh Đức, ngƣời

trực tiếp hƣớng dẫn, đã dành nhiều công sức giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa học

Tự nhiên, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Địa lý, các cán bộ, giảng viên trong

Khoa đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng nhƣ hoàn

thành luận văn.

Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chƣơng trình hợp tác giữa

Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ ngoại giao Vƣơng quốc Na Uy (SRV-10/0026)

về “Tăng cƣờng năng lực và chuyển giao công nghệ phục vụ giảm thiểu địa tai

biến ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” đã cung cấp tài liệu, số liệu

cho luận văn này.

Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các quí cơ quan, bạn bè đồng

nghiệp đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quí báu trong quá trình tác giả hoàn

thành luận văn.

Mặc dù luận văn đã đƣợc hoàn thành, nhƣng các vấn đề nghiên cứu rất phức

tạp, với trình độ và thời gian có hạn, việc mắc phải những thiếu sót là không

tránh khỏi, tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng

nghiệp.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Tác giả

Page 4: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2

4. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

5. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN HIỆN TƢỢNG LŨ BÙN ĐÁ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 3

1.1. Tổng quan về nghiên cứu tai biến lũ bùn đá trên Thế giới .................................. 3

1.2. Tổng quan về nghiên cứu tai biến lũ bùn đá ở Việt Nam .................................... 6

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 13

1.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu ................................................................. 13

1.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế .................................................................. 14

1.3.3. Phương pháp địa chất – địa mạo ............................................................. 14

1.3.4. Phương pháp tích hợp dữ liệu bằng công cụ GIS .................................... 15

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TÂN NAM ...... 25

2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 25

2.2. Địa chất .............................................................................................................. 25

2.2.1. Địa tầng .................................................................................................... 25

2.2.2. Kiến tạo .................................................................................................... 26

2.3. Địa hình – địa mạo ............................................................................................. 26

2.4. Thủy văn ............................................................................................................. 27

2.5. Đặc điểm vỏ phong hóa và thổ nhƣỡng ............................................................. 28

2.5.1. Đặc điểm mặt cắt của vỏ phong hóa ........................................................ 28

2.5.2. Phân loại các kiểu vỏ phong hóa ............................................................. 29

2.5.3. Ảnh hưởng của vỏ phong hóa đến trượt lở .............................................. 34

Page 5: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

2.6. Điều kiện khí hậu ............................................................................................... 35

2.7. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 35

3.1. Lịch sử và hiện trạng lũ bùn đá .......................................................................... 41

3.1.1. Lũ bùn đá tại thôn Nà Chõ ...................................................................... 41

3.1.2. Lũ bùn đá tại thôn Nà Đát ....................................................................... 41

3.1.3. Lũ bùn đá tại thôn Lùng Chúng ............................................................... 43

3.1.4. Lũ bùn đá tại thôn Nà Vài........................................................................ 43

3.2. Phân vùng nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam .......................................... 44

3.2.1. Xây dựng các bản đồ thành phần đầu vào của mô hình tính toán nguy cơ

lũ bùn đá ............................................................................................................. 45

3.2.2. Kết quả phân cấp, đánh giá vai trò các bộ phận của mỗi nhân tố và thành

lập bản đồ nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam ........................................... 53

Chƣơng 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM THIỂU LŨ BÙN ĐÁ Ở

XÃ TÂN NAM ......................................................................................................... 63

4.1. Một số nguyên tắc chung trong phòng tránh lũ bùn đá .................................... 63

4.2. Biện pháp phi công trình................................................................................... 63

4.2.1. Quy hoạch phòng tránh lũ bùn đá ........................................................... 63

4.2.2. Biện pháp quản lý và sử dụng đất ........................................................... 64

4.2.3. Biện pháp sơ tán, di chuyển công trình và cộng đồng dân cư ra khỏi khu

vực nguy hiểm ..................................................................................................... 67

4.2.4. Biện pháp điều chỉnh đất tầng mặt .......................................................... 69

4.2.5. Biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng............................... 71

4.3. Các biện pháp công trình .................................................................................. 72

4.3.1. Biện pháp khơi thông lòng dẫn ................................................................ 72

4.3.2. Biện pháp phân dòng lũ theo kênh dẫn ra sông chính loại lớn ............... 74

4.3.3. Biện pháp xây dựng hồ chứa, đập kiểm soát lũ ....................................... 74

4.3.4. Xây dựng các trạm thông tin và đo đạc dự báo thời tiết ......................... 77

4.3.5. Các biện pháp công trình khác ................................................................ 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 80

Page 6: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

i

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. LBĐ sƣờn và LBĐ dòng theo phân loại của Cruden và Varnes (1996) và

Hutchinson (1988) ....................................................................................................... 6

Hình 1.2. Ảnh hƣởng của trắc lƣợng hình thái lƣu vực đến thủy đồ ....................... 13

Hình 1.3. Mạng lƣới tam giác không đều TIN ........................................................ 16

Hình 1.4. Ma trận dạng ô lƣới .................................................................................. 16

Hình 1.5. Hƣớng dòng chảy trong mô hình dòng chảy 8 hƣớng .............................. 17

Hình 1.6. Mô tả cách tính độ dốc trên Arc Map ....................................................... 18

Hình 1.7. Mô tả ô lƣới và vòng tròn nội suy trong phƣơng pháp tính toán mật độ

sông suối .................................................................................................................... 18

Hình 1.8. Phân cấp dạng cành cây của phƣơng pháp AHP ....................................... 20

Hình 1.9. Mô hình giả thiết tính toán trọng số trên Arc Map ................................... 23

Hình 1.10. Sơ đồ phân tích dữ liệu ........................................................................... 24

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Tân Nam ........................................................................... 25

Hình 2.2. Địa hình đồi núi khu vực xã Tân Nam ...................................................... 27

Hình 2.3. Mạng lƣới thủy văn khu vực xã Tân Nam ................................................ 28

Hình 2.4a. VPH phát triển trên đá granit .................................................................. 30

Hình 2.4b.VPH phát triển trên đá phiến .................................................................... 30

Hình 2.5. Mặt của đới phong hoá mạnh tại thôn Nà Chõ ......................................... 31

Hình 2.6. Mặt của đới phong hoá trung bình tại thôn Nà Chõ .................................. 31

Hình 2.7. Mặt của đới phong hoá trung bình tại thôn Phù Lá .................................. 32

Hình 2.8. Mặt của đới phong hoá hỗn hợp tại thôn Nà Đát ...................................... 33

Hình 2.9. Mặt của đới phong hoá tích tụ tại thôn Nà Mèo ...................................... 34

Hình 2.10. Trụ sở UBND xã Tân Nam ..................................................................... 37

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khối trƣợt, ngôi nhà bị tàn phá và ngấn nƣớc lên sau lũ (vạch

đỏ) tại điểm A ............................................................................................................ 41

Hình 3.2. Mô tả bãi đá sau lũ bùn đá và hình ảnh bãi đá hiện tại (điểm HG61) tại

thôn Nà Đát ............................................................................................................... 42

Page 7: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

ii

Hình 3.3. Vị trí trạm y tế xã cũ (trái) và dòng chảy của suối (phải) ở thôn Nà Đát khi

xảy ra lũ bùn đá ......................................................................................................... 42

Hình 3.4. Mô tả hệ thống suối và hiện trạng các khối tảng lăn trên lòng suối (điểm

HG63) ........................................................................................................................ 43

Hình 3.5. Ngƣời dân xây dựng lại nhà sau khi trận lũ đi qua .................................. 44

Hình 3.6. Mô tả vị trí đã xảy ra lũ bùn đá tại thôn Nà Vài ...................................... 44

Hình 3.7. Mô hình số độ cao (DEM) khu vực xã Tân Nam ..................................... 45

Hình 3.8. Bản đồ khoanh vùng lƣu vực cấp 2 khu vực xã Tân Nam ....................... 46

Hình 3.9. Bản đồ khoanh vùng lƣu vực cấp 3 khu vực xã Tân Nam ....................... 47

Hình 3.10. Bản đồ độ dốc địa hình xã Tân Nam ...................................................... 48

Hình 3.11. Bản đồ mật độ sông suối khu vực xã Tân Nam ..................................... 49

Hình 3.12. Bản đồ địa mạo xã Tân Nam ................................................................... 50

Hình 3.13. Bản đồ vỏ phong hóa khu vực xã Tân Nam ........................................... 51

Hình 3.14. Bản đồ hiện trạng rừng khu vực xã Tân Nam ........................................ 53

Hình 3.15. Bản đồ chỉ số nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam .......................... 61

Hình 3.16. Bản đồ khoanh vùng nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam .............. 62

Hình 3.17. Diện tích và tỉ lệ % diện tích của các nhóm nguy cơ tai biến LBĐ ....... 62

Hình 4.1. Đập kiểm soát tại thôn Quyền, xã Xuân Giang, Quang Bình ................... 76

Page 8: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tốc độ dịch chuyển của trƣợt lở (WP/WLI, 1995)..................................... 5

Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá theo phƣơng pháp AHP khi so sánh giữa hai đối

tƣợng ......................................................................................................................... 21

Bảng 1.3. Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên (Random Consistency Index – RI) ............. 22

Bảng 2.1. Mặt cắt tổng hợp vỏ phong hóa trên đá granitoid khu vực Tân Nam ....... 28

Bảng 2.2. Mặt cắt tổng hợp vỏ phong hóa trên đá phiến thạch anh - mica khu vực

Tân Nam .................................................................................................................... 29

Bảng 2.3. Diện tích, mật độ dân số tại các thôn thuộc khu vực nghiên cứu, năm

2011 ........................................................................................................................... 36

Bảng 2.4. Diện tích và sản lƣợng lƣơng thực có hạt xã Tân Nam qua các năm ....... 39

Bảng 2.5. Tình hình chăn nuôi trong xã các năm ..................................................... 39

Bảng 2.6. Diện tích sử dụng đất các năm .................................................................. 40

Bảng 3.1. Diện tích các lƣu vực (m2) ....................................................................... 46

Bảng 3.2. Diện tích các dạng địa hình ..................................................................... 49

Bảng 3.3. Diện tích các loại vỏ phong hóa .............................................................. 51

Bảng 3.4. Diện tích các loại thực phủ trong khu vực nghiên cứu ............................ 52

Bảng 3.5. Ma trận so sánh cặp đôi, các giá trị trọng số của từng nhóm yếu tố tác

động đến LBĐ khu vực xã Tân Nam ........................................................................ 54

Bảng 3.6. Tỷ lệ phần trăm các yếu tố ảnh hƣởng..................................................... 55

Bảng 3.7. Mức độ ảnh hƣởng của các lớp thông tin đối với dữ liệu lịch sử

lũ bùn đá .................................................................................................................... 57

Bảng 3.8. Ma trận so sánh giữa các cặp mức độ ảnh hƣởng đối với từng nhóm yếu

tố và trọng số của từng lớp thông tin ........................................................................ 59

Page 9: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AHP Quá trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)

DEM Mô hình số độ cao (Digital Elevation Model)

GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

PCLB Phòng chống lụt bão

LBĐ Lũ bùn đá

LQ Lũ quét

TKCN Tìm kiếm cứu nạn

Page 10: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Nhƣ nhiều tỉnh miền núi phía bắc khác, hàng năm Hà Giang luôn phải đối

mặt với nhiều loại tai biến địa chất nhƣ: Trƣợt lở, LQ - LBĐ, xói mòn đất, sạt lở bờ

sông. Trong đó, xảy ra với tần xuất lớn và dẫn đến nhiều thiệt hại nhất phải kể đến

hiện tƣợng lũ quét, lũ bùn đá. Ví dụ nhƣ chỉ trong 2 ngày, đêm 18 rạng sáng 19

tháng 7 năm 2004, mƣa lớn dẫn đến hiện tƣợng LBĐ, trƣợt lở tại nhiều điểm đã làm

45 ngƣời chết và mất tích, 17 ngƣời bị thƣơng thiệt hại tài sản ƣớc tính hàng chục tỷ

đồng tại các xã Du Già, Du Tiến thuộc huyện Yên Minh.

Xã Tân Nam thuộc huyện Quang Bình là một vùng núi hiểm trở. Địa hình

phân cắt mạnh với độ cao thay đổi từ 400m đến trên 1.700m với đỉnh Khao Pha cao

1.723m. Thêm vào đó mạng lƣới sông suối trong vùng khá dày với các suối Nậm

Thê, Nậm Thàng, Nậm Qua, Nậm Pú và nhiều suối nhỏ với lòng hẹp và dốc. Lƣợng

mƣa trung bình hàng năm khoảng 4.000mm và tập trung đến 90% vào mùa hè từ

tháng 5 đến tháng 10. Chính vì các điều kiện địa hình và khí hậu nhƣ vậy cộng với

sự bất lợi về điều kiện địa chất và các hoạt động nhân sinh nhƣ quy hoạch đất, quy

hoạch rừng đã làm cho tai biến LBĐ phát triển mạnh hơn và trở thành một vấn đề

nghiêm trọng cho sự phát triển của khu vực xã Tân Nam. Điển hình nhƣ trận LBĐ

lịch sử vào đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 7 năm 2002 đã làm 14 ngƣời thiệt

mạng, nhiều công trình nhà cửa, đƣờng xá, cầu treo bị phá hủy và cuốn trôi, diện

tích đất trồng lúa và hoa màu gần nhƣ bị xóa sạch hoàn toàn.

Trƣớc thực trạng và diễn biến phức tạp của hiện tƣợng tai biến LBĐ trong

khu vực, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại xã

Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang và đề xuất các giải pháp phòng tránh”

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Khoanh vùng những khu vực đã xảy ra hiện tƣợng lũ bùn đá trong khu vực

xã Tân Nam.

- Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ bùn đá trong khu vực xã Tân Nam.

- Đề xuất một số giải pháp phòng tránh cho khu vực nghiên cứu.

Page 11: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Điều tra đánh giá hiện trạng, quy mô phát triển và những thiệt hại do tai biến

LBĐ gây ra;

- Nghiên cứu, phân tích nguyên nhân và cơ chế hình thành LBĐ;

- Đánh giá nguy cơ LBĐ trên cơ sở phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ:

độ cao, độ dốc địa hình, mật độ sông suối, các dạng địa hình – địa mạo, vỏ phong

hóa và hiện trạng rừng;

- Kiến nghị các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ tai biến LBĐ.

4. Ý nghĩa khoa học

Xác lập một quy trình phân tích nguy cơ tai biến LBĐ tại khu vực xã Tân

Nam trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân và các yếu

tố ảnh hƣởng đến loại tai biến này bằng phƣơng pháp GIS.

5. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với nhiều cơ quan

chức năng cũng nhƣ đối với ngƣời dân xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà

Giang để quản lý, quy hoạch hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại khi xảy ra

loại tai biến này trong khu vực, đồng thời cũng có thể áp dụng cho các khu vực lân

cận trong tỉnh Hà Giang.

6. Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm các nội dung sau:

Mở đầu

Chƣơng 1. Tổng quan hiện tƣợng lũ bùn đá và các phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Tân Nam

Chƣơng 3. Đánh giá nguy cơ lũ bùn đá tại khu vực xã Tân Nam, huyện Quang

Bình, tỉnh Hà Giang

Chƣơng 4. Các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu tai biến lũ bùn đá tại khu vực

xã Tân Nam

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Page 12: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN HIỆN TƢỢNG LŨ BÙN ĐÁ

VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về nghiên cứu tai biến lũ bùn đá trên Thế giới

Ở những khu vực vùng núi cao thuộc các nƣớc trên Thế giới, hiện tƣợng LQ

- LBĐ luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học.

Đối với hầu hết các nƣớc phát triển, những nghiên cứu về hiện tƣợng LBĐ đã có từ

những năm đầu thế kỷ 20.

Về định nghĩa, đối với mỗi khu vực nghiên cứu khác nhau, các đặc trƣng về

hiện tƣợng LBĐ nhƣ yếu tố ảnh hƣởng, nguyên nhân, diễn biến … khác nhau. Tuy

nhiên, những nghiên cứu của các nhà khoa học trên Thế giới về hiện tƣợng này vẫn

có những nét tƣơng đồng. Cụ thể:

+ Varnes, 1978 và Hutchinson, 1988 đã chỉ ra hai loại LBĐ chính là một hỗn hợp

các loại vật liệu hạt mịn (sét, bùn và cát) và hỗn hợp các loại vật liệu hạt thô (những

mảnh vụn, cuội và sỏi) với một lƣợng nƣớc phù hợp. Kết quả của những sự kết hợp

đó thƣờng tạo nên một hợp chất giống nhƣ “hồ xi măng” có độ nhớt cao và chúng di

chuyển một cách chậm chạp xuống chân sƣờn dốc [21].

+ McMillan, 1999 đƣa ra một bảng thống kê các loại trầm tích bề mặt dễ dẫn đến

hiện tƣợng LBĐ. Những vật liệu không cố kết, khối lƣợng đất bất đồng nhất đƣợc

lắng đọng dƣới các chân đồi bởi hoạt động rửa trôi hoặc chảy một cách chậm chạp

xuống phía chân sƣờn dốc; sự tích lũy những mảnh vụn của đá tại chân của các

vách đá hoặc các bậc sƣờn dốc dựa vào quá trình phong hóa, vỡ vụn/rửa trôi và đá

lở, nhóm trầm tích này đƣợc xếp vào nhóm trầm tích bề mặt của taluy; nhóm loại

trầm tích tiếp theo thuộc về trầm tích sông, nhóm này đƣợc định nghĩa là những vật

liệu vụn không cố kết nằm ở dƣới đáy sông, suối hoặc một phần nào đó của nƣớc;

nhóm trầm tích của băng là khối lƣợng đất hỗn tạp, không cố kết (sét, bùn, cát, cuội,

sỏi và đá tảng); nhóm đất mặt thuộc tầng phong hóa là lớp vỏ của những mảnh vụ

của đá không cố kết (sỏi, cuội và đá tảng kích thƣớc lớn), cát, bùn và lớp sét bao

phủ đá gốc đƣợc hình thành từ lớp vỏ phong hóa của đá gốc [13].

Page 13: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

4

+ Với dữ liệu đầu vào là các đặc tính về vật liệu của mái dốc thông qua các quá

trình địa chất thủy văn (phân tích dòng thấm bằng phần mềm Seep/W – giai đoạn

trƣớc khi xảy ra trƣợt lở), địa kỹ thuật (phân tích cân bằng giới hạn bằng phần mềm

Slope/W – giai đoạn trƣợt lở) và quá trình lƣu biến học (phân tích động lực dòng

chảy bằng mô hình Cemagref 1-D – giai đoạn sau trƣợt lở), J-P. Malet (2005) đã

xây dựng đƣợc mô hình LBĐ Super-Sauze thuộc tỉnh Alpes, Pháp. Với mô hình

này, ông đã đƣa ra đƣợc các kịch bản trận LBĐ với vật liệu chính là sét có thể quay

trở lại sau 5 năm (với điều kiện lƣợng mƣa nhƣ những ghi nhận trong lịch sử), khi

đó dòng LBĐ có khoảng chảy xa là 1km và với khối lƣợng 2000-5000m3, và sau 25

năm thì trận LBĐ lớn với khối lƣợng có thể từ 30.000-50.000m3 có thể xảy ra sẽ

dẫn đến một thảm họa thiên tai rất lớn cho khu vực này [12].

+ Thomas, 2005 cho rằng những phối hợp trong đánh giá tai biến LBĐ thông

thƣờng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, cơ chế hoặc các phƣơng pháp, các công

nghệ mô hình toán. Sự tồn tại cố hữu trong các phƣơng pháp là thƣờng giả định

nguồn cung cấp trầm tích là không giới hạn. Nghiên cứu so sánh mô hình đầu vào

của lƣợng trầm tích yêu cầu đối với tai biến LBĐ tại khu vực Bildudalur, Iceland

với việc cung cấp trầm tích từ cả quá trình phong hóa từ đá và quá trình rửa trôi đất.

Khối lƣợng LBĐ đƣợc xác định bởi cả cƣờng độ mƣa và kích thƣớc lƣu vực với độ

chứa trầm tích trung bình [21].

+ Takahashi, 2007 đã đề cập đến định nghĩa về dòng LBĐ khi giải thích về cơ chế

khác nhau giữa dòng LBĐ và các sự dịch chuyển khối lƣợng khác. Sự giải thích rõ

ràng nhất có thể chỉ ra nhƣ sau: Dòng LBĐ là dòng hỗn hợp giữa trầm tích và nước

như thể nó là một dòng chất lỏng liên tục được dịch chuyển bởi trọng lực, và nó đạt

tới dịch chuyển lớn từ việc nới rộng các khoảng trống không gian đã được bão hòa

bằng nước hoặc bùn [20].

Về một số những đặc điểm và cơ chế hình thành LBĐ, một số những trƣờng

hợp nghiên cứu cụ thể đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

+ Động năng của dòng LBĐ sẽ tăng tỉ lệ thuận với lƣợng vật liệu chứa trong

nó. Lƣợng vật liệu này phần lớn đƣợc cung cấp từ những khối trƣợt xung quanh đó.

Page 14: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

5

WP/WLI, 1995 đã đƣa ra một bảng tốc độ dịch chuyển của trƣợt lở trong bối cảnh

xảy ra hiện tƣợng LBĐ (bảng 1.1). Mật độ và sự dịch chuyển nhanh chóng của các

vật liệu LBĐ mang lại một khối lƣợng lớn với năng lƣợng đáng kể. Điều này cho

thấy rằng LBĐ còn có khả năng mang và vận chuyển những vật liệu có khối lƣợng

rất lớn, do đó tăng khả năng gây thiệt hại lớn [24].

Bảng 1.1. Tốc độ dịch chuyển của trượt lở (WP/WLI, 1995)

Tốc độ dịch

chuyển Lớp vận tốc

Vận tốc giới

hạn Tốc độ (mm/s) Vùng LBĐ

Cực kỳ nhanh 7

Rất nhanh 6

Nhanh 5

Trung bình 4

Chậm 3

Rất chậm 2

Cực kỳ chậm 1

Dựa vào hình thức, quy mô phát triển và các vật chất mang theo trong dòng

chảy LBĐ Cruden và Varnes (1996) và Hutchinson (1988) chia LBĐ ra làm 2 loại

sau (hình 1.1) [23]:

Lũ bùn đá sườn (Hillslope Debris flow)

LBĐ sƣờn dốc là quá trình chuyển vật liệu theo sƣờn dốc từ vị trí có độ dốc

cao xuống nơi thấp hơn, tích tụ nƣớc nhanh về các suối tạo nên dòng LBĐ ở phía hạ

lƣu. Càng xuống phía dƣới tốc độ dòng chảy càng giảm do thay đổi địa hình và gặp

chƣớng ngại vật trên đƣờng dịch chuyển.

Lũ bùn đá dòng (Channelised Debris flow)

Kiểu LBĐ dòng xảy ra phổ biến tại các thung lũng, rãnh, kênh. Dòng chảy

chứa tới 80% vật liệu là đất, đá có dung trọng lớn và có độ ổn định tƣơng đƣơng với

bê tông ƣớt (Hutchinson, 1988), do đó, nó có thể làm dịch chuyển những tảng lớn

có đƣờng kính vài mét.

5m/giây

3m/phút

1.8m/giờ

13m/tháng

1.6m/năm

16mm/năm

5 x 103

50

0.5

5 x 10-3

50 x 10-6

0.5 x 10-6

Page 15: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

6

Hình 1.1. LBĐ sườn và LBĐ dòng theo phân loại của Cruden và Varnes (1996) và

Hutchinson (1988)

LBĐ sƣờn thƣờng đƣợc bắt đầu khi có mƣa với lƣợng lớn và xảy ra sự trƣợt

của các vật liệu rời (trƣợt các mảnh vụn, than bùn, đá lở…). Khối lƣợng trƣợt xuống

thƣờng bao gồm cả lƣợng nƣớc bề mặt dẫn đến khối trƣợt có động năng cao và

khoảng trƣợt xa hơn.

LBĐ dòng có thể đƣợc phát triển bằng cách cuốn theo các trầm tích bởi các

dòng chảy với tốc độ cực lớn bị giới hạn trong những con suối của thung lũng,

những trầm tích này có thể bao gồm cả những khối trƣợt tự nhiên là một phần hoặc

đã chặn hoàn toàn một kênh chảy trƣớc đó của suối. Chính vì vậy, việc điều tra toàn

bộ lƣu vực đối với các kênh có liên quan là cần thiết để đánh giá rủi ro.

1.2. Tổng quan về nghiên cứu tai biến lũ bùn đá ở Việt Nam

Là một đất nƣớc có tới ¾ diện tích là đồi núi, hiện tƣợng lũ quét – LBĐ xảy

ra tƣơng đối phổ biến, nhất là các vùng núi thuộc khu vực phía bắc Việt Nam. Chỉ

tính riêng trong 15 năm (1990-2005) lũ quét, LBĐ đã làm chết và mất tích 965

ngƣời, bị thƣơng 628 ngƣời, làm đổ trôi 13.280 nhà, 197.879 ha lúa và hoa màu bị

hƣ hỏng. Tổng thiệt ƣớc tính khoảng 1.915 tỷ đồng). Một số trận LBĐ đƣợc ghi

nhận lại nhƣ ở Mƣờng Lay, Lai Châu ngày 23/7/1994, diễn biến thời tiết khi xảy ra

LBĐ cũng không có gì đặc biệt. Có hai đợt mƣa, đợt 1 từ ngày 5-18/6 với tổng

lƣợng mƣa 461,4 mm với các đỉnh cao 94,1 mm/ngày và 84,9 mm/ngày. Đợt 2 từ

Page 16: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

7

ngày 7-31/7 với tổng lƣợng mƣa 702,7 mm, đỉnh mƣa cao nhất vào ngày 21/7 là

242,5 mm. Tại đây vào đêm 22/7, rạng sáng ngày 23/7 dòng LBĐ ở suối Huổi Ló

đã bất ngờ ập vào khu cơ quan dân cƣ huyện lỵ phá vỡ 18 ngôi nhà, làm 11 ngƣời

chết và 20 ngƣời khác bị thƣơng. Cũng tại khu vực này, trong 2 ngày 17 và

18/8/1996, LBĐ đã hủy diệt gần hết thị trấn Mƣờng Lay và một số vùng dân cƣ

trong huyện, làm 54 ngƣời chết, 13 công sở, trƣờng học, cửa hàng vùng hàng trăm

nhà dân và ruộng vƣờn quanh thị trấn đã bị đất đá vùi kín.

Một trận LBĐ nữa đã xảy ra vào ngày 4/10/2000 ở Nậm Cóng xã Nậm Cuổi,

huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đây là vùng có cấu tạo chủ yếu từ hệ tầng Yên Châu.

Độ dốc địa hình lớn (25-350), địa hình phân cắt mạnh. Khu vực này đã có dấu vết

hoạt động mạnh của quá trình Proluvi, nghĩa là có những trận LBĐ lớn trong lịch

sử. Hệ thống đứt gãy sâu khu vực có hƣớng TB-ĐN và các đứt gãy cộng ứng tuy ở

xa song có các dấu vết của các đai mạch Lamprofia chứng tỏ có sự liên quan với

nhau. Dòng nƣớc có vận tốc lớn kéo theo nhiều tảng cuội kết từ trên cao đổ xuống

với năng lƣợng lớn đã gây nhiều thiệt hại về ngƣời và của. Theo báo cáo thống kê

đã có 39 ngƣời chết, 17 ngƣời bị thƣơng, thiệt hại về tài sản lên tới 2 tỷ đồng. Các

trận LBĐ xảy ra tƣơng tự nhƣ ở Ngòi Đum (Sa Pa, 7/2000) làm chết 20 ngƣời; Du

Tiến (Yên Minh, 7/2004) làm chết 48 ngƣời; tại bản Khên Lìn (Pắc Nâm, 7/2009)

làm chết 24 ngƣời; bản Nậm Lúc (Bắc Hà, 8/2012) làm chết 10 ngƣời; xã Bản

Khoang (Sa Pa, 9/2013) làm chết 10 ngƣời. Không những đem lại những thiệt hại

về ngƣời và của, LBĐ còn làm ảnh hƣởng nặng nề tới môi trƣờng sinh thái mà phải

rất nhiều năm sau khi trận LBĐ đi qua mới có thể khắc phục đƣợc.

Tuy nhiên, do kinh tế còn khó khăn và vấn đề về trang thiết bị kỹ thuật dành

cho khoa học chƣa thực sự đƣợc chú trọng nên các công trình đƣợc nghiên cứu về

hiện tƣợng tai biến LBĐ chƣa đƣợc phổ biến nhiều. Tổng hợp một số những nghiên

cứu về hiện tƣợng LBĐ đã xảy ra ở một số khu vực cụ thể thuộc vùng núi phía bắc

Việt Nam, những đặc trƣng của hiện tƣợng này đƣợc nhận định nhƣ sau:

Page 17: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

8

LBĐ thƣờng là những trận lũ xảy ra ở các sông miền núi và các dòng chảy

tạm thời, mang theo nhiều vật liệu hòn mảnh cứng (tảng sắc cạnh, tảng tròn cạnh,

dăm cuội, cát) và đát mịn loại hạt sét. Cũng giống nhƣ những trận lũ bất kỳ nào,

LBĐ xảy ra đột ngột và nhanh chóng, có tốc độ chảy lớn và tƣơng đối lớn trong

mấy tiếng đồng hồ (3 - 5 giờ trở lại), kèm theo những đợt sóng do dòng bị tắc

nghẽn, nhƣng sau đó lại đƣợc khai thông dƣới sức ép của khối vật chất mang theo

mỗi lúc một nhiều. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, đôi khi thời gian kéo dài LBĐ

tăng đến 8 - 12 giờ.

Cơ chế hình thành lũ bùn đá:

LBĐ là một dạng đặc biệt của lũ quét, có sức tàn phá huỷ diệt ghê gớm. Hầu

hết những dòng bùn đá thƣờng bắt nguồn từ sự trƣợt lở đất gây ra bởi nhiều nhân tố

nhƣ nƣớc mƣa, động đất, xói mòn, trƣợt ngầm, nƣớc ngầm,... những mảnh vụn (đất,

đá) do trƣợt đất cuốn đi hoà với nƣớc sông, suối trở thành dòng bùn. Tốc độ lớn

nhất trung bình của dòng bùn thƣờng là từ một vài m/s đến vài chục m/s tuỳ thuộc

vào độ dốc lòng dẫn, thƣờng bao gồm một khối lƣợng lớn những vật bị cuốn trôi.

Nói chung dòng bùn có mật độ cao, khối lƣợng dòng bùn có thể từ 1,1 - 1,2 tấn/m3

và có khi cao hơn nữa. Đó là trƣờng hợp dòng bùn mật độ lớn cuốn theo nhiều tảng

đá, có khả năng va đập, cuốn trôi các công trình kiến trúc, cầu cống, kết cấu thép,

móng công trình, những tảng đá khổng lồ... nghĩa là tất cả mọi vật cản, mọi chƣớng

ngại trên đƣờng nó đi qua.

LBĐ đƣợc hình thành và phát triển trên sƣờn dốc với dòng nƣớc có lƣợng

vật chất đậm đặc bùn đá (>60%) và động năng lớn, hầu hết thiệt hại do chúng gây ra

đều do đất đá va đập, vùi lấp, cuốn trôi. LBĐ phát sinh ở thƣợng nguồn các suối

nhỏ, hầu hết là lƣu vực bậc I, II, III, nơi đất đá bị trƣợt lở mạnh và chảy ra các cửa

suối hợp lƣu với các sông suối lớn hơn.

Lƣu vực đƣợc hình thành là kết quả của các hoạt động địa chất – kiến tạo và

khí hậu. Bề mặt lƣu vực hiện nay tiếp tục bị biến đổi theo thời gian tùy thuộc vào

các yếu tố này. Tuy nhiên trong một thời đoạn ngắn nó có sự ổn định tạm thời. Hoạt

Page 18: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

9

động địa mạo bao gồm các quá trình trƣợt lở, đá lăn, đá đổ, xói mòn, tích tụ thể hiện

sự mất cân bằng sƣờn dốc có thể coi là bài toán ổn định địa cơ học. Những nơi có

địa hình dốc cấu tạo từ đá lục nguyên, đá biến chất của trầm tích hay magma bị

phong hóa thƣờng mất ổn định và xảy ra trƣợt lở, LBĐ. Khi mƣa với cƣờng độ và

diễn biến thích hợp, dòng ngầm tại khu vực dâng cao. Đất đá do thấm nƣớc bị giảm

cƣờng độ và bị tác dụng thêm của áp lực nƣớc lỗ rỗng. Sự mất cân bằng xảy ra, đầu

tiên là mất ổn định về trƣợt, sau đó dƣới tác động của nhiều yếu tố mà đất đá bị rời

ra tạo thành dòng chảy bùn đá. Thƣờng đất đá nằm trong vỏ phong hóa. Nhƣ vậy

thành phần vật chất và chiều dày vỏ phong hóa quyết định cơ chế phát sinh, phát

triển và quy mô của trận LBĐ. Nguy hiểm nhất là sự phong hóa không triệt để của

các thể địa chất. Các tảng đá sót lại lẫn với đất rời tạo nên động năng to lớn của

LBĐ.

LBĐ thƣờng xảy ra ở những nơi có lũ quét sƣờn, đất đá cấu tạo sƣờn thƣờng

yếu và nhạy cảm với nƣớc. Thƣờng đất đá có nguồn gốc biến chất cổ, các đá trầm

tích lục nguyên hay trầm tích núi lửa trẻ, đất đá là sản phẩm dăm vụn kiến tạo. Đặc

biệt nơi đó có các đứt gãy kiến tạo khu vực hoặc là giao của các đứt gãy sâu, các

đứt gãy tái hoạt động trong tân kiến tạo và hiện đại.

LBĐ xảy ra chịu ảnh hƣởng của các dạng tổ hợp, các điều kiện tự nhiên và

các hình thức hoạt động của con ngƣời trên lƣu vực. Dựa vào bản chất, có thể đƣa

ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

1) Mƣa:

Trong cùng một lƣu vực hoặc một miền, vùng núi thƣờng có lƣợng mƣa lớn

hơn vùng đồng bằng, do đặc điểm địa hình có sƣờn núi chắn gió và các thung lũng

có tác dụng hút luồng không khí ẩm từ biển vào. Các tâm mƣa lớn của nƣớc ta hầu

hết đều tập trung ở các vùng núi có điều kiện địa hình nhƣ vậy. Mƣa là nhân tố

quyết định gây ra LBĐ, thƣờng tập trung trong vài giờ với cƣờng độ rất lớn trên

diện tích hẹp từ vài chục đến vài trăm km2. Điều đó giải thích lý do tại sao nhiều khi

LBĐ xảy ra trên một số khu vực lại không đồng bộ với lũ trên sông lớn. Mƣa gây ra

Page 19: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

10

LBĐ thƣờng tập trung với cƣờng độ lớn hiếm thấy trong 1 giờ hoặc 2 giờ; Mƣa với

cƣờng suất lớn có ý nghĩa quyết định trong sự hình thành LBĐ. Mƣa lớn còn là

động lực chủ yếu gây ra xói mòn, sụt lở tạo thành phần vật liệu rắn của dòng LBĐ.

Tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc, hiện tƣợng Lanina

là những tác nhân gián tiếp tạo ra mƣa lớn với cƣờng độ cao, nên nó đồng thời là

nguyên nhân gián tiếp góp phần gây nên LBĐ.

Các hình thế mƣa chủ yếu thƣờng xuất hiện ở phía Đông Bắc bộ Việt Nam:

- Bão hoặc do áp thấp kết hợp với không khí lạnh.

- Rãnh thấp nóng phía tây kết hợp với không khí lạnh hoặc rìa lƣỡi cao áp

Thái Bình Dƣơng lấn sang.

- Hoạt động của không khí lạnh.

- Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

2) Vỏ phong hóa:

Quá trình phong hóa đất đã làm biến đổi tính chất cơ lý của đất đá cấu tạo

tầng phủ theo hƣớng có lợi cho việc phát sinh LBĐ (tăng mức độ nứt nẻ, độ rỗng,

độ thấm nƣớc, giảm lực liên kết, lực kháng cắt…) điều này dễ dẫn đến hiện tƣợng

trƣợt, sạt lở đất làm nguồn cung cấp nguyên vật liệu thuận lợi cho hiện tƣợng LBĐ.

Cụ thể, LBĐ thƣờng chỉ xảy ra trong môi trƣờng đất mềm rời, nơi có sự tích tụ vật

liệu hòn mảnh xốp rời, hòn mảnh lẫn sét trong phạm vi lƣu vực (có nguồn gốc khác

nhau nhƣ: lở tích, sƣờn tích, tàn tích, bồi tích… với kích thƣớc khác nhau, gồm các

đá tảng, đá mảnh, đá lăn, cuội, dăm, cát, sạn, sỏi, cát pha sét và sét pha cát…), trong

đó xói mòn bề mặt và xói mòn mƣơng xói dễ phát sinh trong đất hạt mịn (chủ yếu là

hạt bụi và cát) và hạn chế đối với đất chứa nhiều khoáng vật sét, mùn hữu cơ, còn

dòng LBĐ thì dễ dàng xảy ra cả trong môi trƣờng hạt mịn và hạt thô. Đất mềm rời

có bề dày tầng phủ càng lớn, có độ thấm cáo, độ nứt nẻ, độ rỗng lớn thì càng dễ làm

phát sinh các quá trình sƣờn dốc, mà quan trọng là LBĐ.

3) Địa hình – địa mạo:

Page 20: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

11

Định hƣớng không gian và độ cao của địa hình, độ dốc, sƣờn dốc, mức độ

chia cắt ngang và lớp phủ thực vật là những điều kiện địa hình, địa mạo quan trọng

có tác động hỗ trợ hoặc hạn chế thành tạo quá trình sƣờn dốc, LBĐ.

Những địa hình có định hƣớng không gian vuông góc với hƣớng Đông Bắc –

Tây Nam (hƣớng Tây Bắc – Đông Nam) và độ cao tuyệt đối lớn sẽ tăng lƣợng mƣa,

độ cao tƣơng đối lớn sẽ làm tăng vận tốc dòng chảy mặt, mức độ phân cắt ngang

lớn, góc dốc sƣờn dốc từ 10-500 (phổ biến là 25-40

0), lớp phủ thực vật bị phá

hủy…sẽ là những địa hình có tác động hỗ trợ tích cực cho thành tạo quá trình sƣờn

dốc, LBĐ.

Địa hình vùng núi Việt Nam nói chung rất dốc, do đó độ dốc lòng sông, suối

lớn nên thời gian tập trung dòng chảy ngắn, tốc độ dòng chảy lớn, năng lƣợng, sức

tải và sức phá hủy lớn, nên đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh

LBĐ. Thực tế cho thấy, các lƣu vực đã xảy ra LBĐ có diện tích không lớn (<500

km2), thƣờng phát triển ở nơi có địa hình dạng đƣờng cong lõm, hình rẻ quạt hoặc

tròn, xung quanh có núi cao bao bọc, có hƣớng thuận lợi đón gió ẩm hình thành

những tâm mƣa, địa hình bị cắt dữ dội, sƣờn núi rất dốc (>300), sông suối bắt nguồn

từ các đỉnh cao, độ dốc lòng sông ở phần đầu nguồn rất lớn, mặt cắt dọc sông nhiều

nơi có điểm gãy mà sau điểm này là vùng thƣờng bị LBĐ.

Về mức độ chia cắt ngang: địa hình với mức độ chia cắt ngang lớn là điều

kiện thuận lợi làm tăng nguồn nƣớc lũ, tăng động năng và tác động phá hủy của

dòng chảy lũ gây nên LBĐ [04].

Khu vực nghiên cứu có độ dốc địa hình lớn với nhiều sƣờn dốc, khe suối hẹp

do đó hiện tƣợng lũ quét hàng năm vẫn xảy ra thƣờng xuyên. Thời gian xuất hiện lũ

quét là vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó tập trung nhất là vào tháng 7

đến tháng 8.

Loại hình LBĐ điển hình trong khu vực liên quan đến hiện tƣợng nghẽn

dòng. Nguyên nhân của sự hình thành loại hình lũ này là do đặc điểm địa hình tạo

Page 21: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

12

nên những lòng sông bị xẻ sâu, hẹp, độ dốc lớn nên nƣớc không thể thoát kịp tạo

nên hiện tƣợng ngập lũ cục bộ tại một số khu vực.

4) Ảnh hƣởng của trắc lƣợng hình thái lƣu vực:

Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của trắc lƣợng hình thái đến dòng chảy

chƣa đƣợc đề cập đến nhiều. Tuy nhiên trắc lƣợng hình thái lƣu vực là yếu tố quan

trọng trong nghiên cứu thủy văn đặc biệt là nghiên cứu về LBĐ. Các yếu tố trắc

lƣợng hình thái đó là diện tích lƣu vực, độ dốc, hình dạng, mật độ lƣới sông, các

nhân tố này đƣợc đánh giá (hình 1.2):

- Diện tích lƣu vực: Một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó là cơ sở cho

những số đo khác. Nhìn chung diện tích lƣu vực càng lớn thì dòng chảy càng

lớn.

- Địa hình của lƣu vực: Đại diện cho sự phân bố diện tích trong lƣu vực phù

hợp với các độ cao địa hình khác nhau. Dạng chung nhất là phần trăm diện

tích của từng độ cao khác nhau so với diện tích từng khu vực. Những nhận

biết trực giác của những nhà nghiên cứu cũng nhận thấy khả năng xảy ra lũ

sẽ rất cao khi diện tích vùng đất dốc ở thƣợng nguồn lớn hơn nhiều so với

vùng đất thấp.

- Độ dài sông suối: Ảnh hƣởng đến tốc độ thu nƣớc và vận chuyển nƣớc, các

số đo có thể sử dụng trong nhiều trƣờng hợp và nhiều cách nhƣ: chiều dài

của dòng chính, tổng chiều dài của các dòng.

- Độ dốc của lƣu vực: Ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ truyền lũ, độ dốc càng

cao truyền lũ càng nhanh; trong nghiên cứu dòng chảy, sự chênh lệch của độ

dốc lƣu vực và góc nghiêng của mƣa xác định tình trạng của dòng mặt.

Ngoài ra dạng sƣờn xác định kiểu đồng nhất hoặc không đồng nhất của dòng

chảy tầng nông. Sự bão hòa thƣờng xảy ra ở các sƣờn trũng (lõm), ở đó

nguồn nƣớc ngầm thoát ra bề mặt.

- Mật độ sông suối: mật độ sông suối càng cao, dòng chảy càng lớn.

Page 22: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

13

Hình 1.2. Ảnh hưởng của trắc lượng hình thái lưu vực đến thủy đồ

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu

Luận văn có khai thác, sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của những

đề tài, dự án trƣớc đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Một số công trình đã nghiên cứu tổng quan về tỉnh Hà Giang nhƣ báo cáo

thuyết minh tổng hợp lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nƣớc tỉnh Hà Giang đến

năm 2020, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm,

ngƣ nghiệp và sắp xếp bố trí dân cƣ, báo cáo thuyết minh về quy hoạch xây dựng

nông thôn mới xã Bản Díu – huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020.

Ngoài những báo cáo thuyết minh chi tiết từ địa phƣơng, tác giả còn tham

khảo những công trình đã công bố nhƣ báo cáo tổng kết đề tài KC-08-01BS

“Nghiên cứu đánh giá trƣợt lở, LQ - LBĐ một số vùng nguy hiểm miền núi bắc bộ,

Page 23: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

14

kiến nghị các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai” và những công trình nghiên

cứu trực tiếp tại 2 xã trọng điểm Tân Nam, Bản Díu theo chƣơng trình “Tăng cường

năng lực và chuyển giao công nghệ giảm thiểu địa tai biến ở Việt Nam trong bối

cảnh biến đổi khí hậu” hợp tác giữa Bộ ngoại giao Vƣơng quốc Na Uy và Đại học

Quốc gia Hà Nội (SRV-10/0026).

Cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thành lập bản đồ đánh giá nguy cơ tai biến

LBĐ tại khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

- Bản đồ địa hình, tỷ lệ 1:10.000, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thành lập (2008);

- Bản đồ địa mạo, tỷ lệ 1:10.000, sản phẩm chƣơng trình SRV-10/0026 (2013);

- Bản đồ vỏ phong hóa, tỷ lệ 1:10.000, sản phẩm chƣơng trình SRV-10/0026

(2013);

- Bản đồ hiện trạng rừng, tỷ lệ 1:10.000, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hà Giang thành lập (2007).

- Các thông tin thu thập đƣơc về dữ liệu lịch sử xảy ra hiện tƣợng LBĐ và kết quả

kiểm chứng bằng khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu.

1.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế tại hai xã Tân Nam trong 3 đợt

khảo sát vào tháng 3, tháng 4 và tháng 10 năm 2014.

Các điểm khảo sát đã tiến hành các công tác: phỏng vấn ngƣời dân về lịch sử

các trận LBĐ, xác định vết lũ, định vị các điểm trên lƣu vực ghi nhận có xảy ra hiện

tƣợng LBĐ bằng GPS Garmin 62 (độ chính xác ± 3m) và GPS 72 (độ chính xác ±

5m), khu vực các khối trƣợt và các nguồn vật liệu khác, đo chiều rộng lòng suối,

bƣớc đầu định lƣợng khối lƣợng đá tảng sót lại trên một đơn vị diện tích lòng suối.

1.3.3. Phương pháp địa chất – địa mạo

Phƣơng pháp địa chất – địa mạo đối với nghiên cứu cụ thể tại xã Tân Nam

đƣợc tiến hành qua các bƣớc sau:

- Thu thập các tài liệu đã có và tiến hành nghiên cứu tổng quan toàn bộ khu

vực bằng phƣơng pháp viễn thám (ảnh vệ tinh) để phân vùng và chọn các ô

Page 24: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

15

chuẩn (ô chìa khoá) và các mặt cắt chuẩn đại diện cho các kiểu địa hình, các

kiểu vỏ phong hóa trong khu vực và tiến hành nghiên cứu chi tiết ở các ô

chuẩn và các mặt cắt chuẩn đã đƣợc chọn lựa.

- Mở rộng kết quả nghiên cứu ở các ô chìa khoá nhằm xác định đặc điểm

VPH của vùng trên cở sở có đối sánh với kết quả ở các vùng khác để nghiên

cứu. Bƣớc này cũng tận dụng tất cả các kết quả đã có trƣớc, từ đó có thể

nhận đƣợc thông tin tối đa và đủ cơ sở khoa học để nắm đƣợc quy luật phân

bố các sản phẩm phong hóa. Các điểm khảo sát đƣợc bố trí phù hợp với đặc

điểm phân bố của đá gốc, dạng địa hình, hệ thống sông suối và đƣờng xá và

các công trình xây dựng tại từng khu vực cụ thể.

- Xây dựng các bản đồ địa chất, địa mạo, vỏ phong hóa dựa vào các phân

tích ảnh viễn thám, các kết quả khoảng chìa khóa kết hợp với công tác thực

địa. Các nghiên cứu thực địa đƣợc sử dụng chủ yếu là nghiên cứu các điểm

lộ tự nhiên (điểm lộ đất đá ở sƣờn dốc các núi đồi, các rãnh xói và các khe

suối) và các điểm lộ nhân tạo (taluy đƣờng, các giếng đào, giếng khoan, các

hào hố...)

1.3.4. Phương pháp tích hợp dữ liệu bằng công cụ GIS

Quá trình xử lý và phân tích dữ liệu cho luận văn sử dụng công cụ Arc Map -

một trong những công cụ rất hữu dụng trong hệ thống GIS.

1.3.4.1. Bản đồ mô hình số độ cao (DEM)

Bản đồ mô hình số độ cao đƣợc sử dụng hoàn toàn từ việc nội suy các giá trị

đƣờng bình độ và giá trị các cao độ điểm từ bản đồ địa hình. Trong báo cáo sử dụng

bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000 làm dữ liệu đầu vào để nội suy DEM.

DEM đƣợc lƣu trữ khác nhau, tùy thuộc theo loại cấu trúc là dữ liệu raster

hay vector. Cấu trúc DEM vector có thể đƣợc xem nhƣ là một mạng lƣới tam giác

không đều (TIN). Nó là một tập hợp các đỉnh kết nối hình tam giác, mỗi tam giác

đƣợc bao bọc bởi ba điểm xác định x, y, z (độ cao).

Page 25: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

16

Hình 1.3. Mạng lưới tam giác không đều TIN

Mô hình DEM dạng raster (Grid) là một ma trận dạng lƣới bao gồm các hàng

và các cột mà trong mỗi ô lƣới có chứa giá trị độ cao.

Hình 1.4. Ma trận dạng ô lưới

Các bƣớc thành lập một mô hình DEM nhƣ sau:

1.3.4.2. Bản đồ khoanh vùng lưu vực

Để xác định lƣu vực sông suối một cách tự động, hầu hết các công cụ đƣợc

xây dựng dựa trên lý thuyết “mô hình dòng chảy 8 hƣớng”. Mô hình này dựa trên lý

thuyết là dòng chảy tại một ô lƣới sẽ chảy đến một trong 8 hƣớng xung quanh ô lƣới

đó, đƣợc thể hiện trong hình 1.5.

Các bƣớc cơ bản để xác định lƣu vực sông một cách tự động dựa vào bản đồ

số dƣới dạng ô lƣới nhƣ sau:

Đƣờng bình độ, điểm độ cao

TIN

Grid

Page 26: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

17

- Bƣớc 1: Chuẩn bị số liệu số độ cao DEM;

- Bƣớc 2: Xử lý số liệu độ cao (Fill DEM);

- Bƣớc 3: Tính toán xác định hƣớng dòng chảy theo mô hình 8 hƣớng;

- Bƣớc 4: Xác định liên kết hƣớng dòng chảy giữa các ô lƣới;

- Bƣớc 5: Xác định điểm thoát nƣớc của lƣu vực;

- Bƣớc 6: Khoanh vùng lƣu vực sông và tính toán các đặc trƣng của nó.

1 = East – hƣớng Đông

2 = Southeast – hƣớng Đông Nam

4 = South – Hƣớng Nam

8 = Southwest – hƣớng Tây Nam

16 = West – hƣớng Tây

32 = Northwest – hƣớng Tây Bắc

64 = North – hƣớng Bắc

128 = Northeast – hƣớng Đông Bắc

Hình 1.5. Hướng dòng chảy trong mô hình dòng chảy 8 hướng

Phƣơng pháp xác định ranh giới lƣu vực sông bằng ứng dụng công nghệ GIS

trên bản đồ số có thể khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của phƣơng pháp xác định

bằng bản đồ giấy địa hình lƣu vực sông. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ GIS

không chỉ dừng lại ở việc xác định ranh giới lƣu vực sông mà nó còn có thể phát

huy đƣợc các chức năng của công cụ máy tính nhƣ liên kết, tự động hóa, cải tiến tốc

độ tính toán, ứng dụng mở rộng trong tính toán xử lý phía sau đó.

1.3.4.3. Bản đồ độ dốc

Độ dốc sƣờn là yếu tố tiềm năng quan trọng trong việc hình thành và phát

sinh trƣợt lở. Phần lớn các vụ trƣợt lở đã xảy ra đều nằm trên những sƣờn có độ dốc

lớn. Từ DEM đã hiệu chỉnh, sử dụng phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ độ

dốc, tính bằng độ theo công thức:

Độ dốc cũng có thể tính theo % và đƣợc sử dụng tùy theo đơn vị tính trong

các công thức và so sánh nhƣ sau:

Page 27: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

18

Hình 1.6. Mô tả cách tính độ dốc trên Arc Map

1.3.4.4. Bản đồ mật độ sông suối

Cơ sở lý thuyết để tính toán mật độ sông suối tự động là sử dụng một hình

tròn có đƣờng kính xác định đƣợc vẽ xung quanh mỗi trung tâm của ô lƣới và sử

dụng bán kính đó để tìm kiếm. Chiều dài của mỗi dòng chảy nằm trong vòng tròn sẽ

đƣợc nhân với các giá trị trƣờng mà nó đi qua.

Hình 1.7. Mô tả ô lưới và vòng tròn nội suy trong phương pháp tính toán mật độ sông suối

Trong hình minh họa ở trên, một ô lƣới đƣợc hiển thị với vòng tròn và bán

kính lân cận của nó. Dòng L1 và L2 đại diện cho chiều dài một phần của mỗi dòng

nằm trong vòng tròn. Khi đó, với các giá trị trƣờng tƣơng ứng V1, V2, ta có công

thức tính mật độ nhƣ sau:

Mật độ = ((L1 * V1) + (L2 * V2)) / (Diện tích vòng tròn)

1.3.4.5. Phương pháp phân tích cây hệ thống (AHP)

Phƣơng pháp AHP (Analytic Hierarchy Process - Quá trình phân tích phân

cấp) là một công cụ hữu ích giúp ngƣời sử dụng có thể dễ dàng đƣa ra những lựa

Page 28: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

19

chọn phù hợp. Phƣơng pháp này đã đƣợc Thomas Saaty phát triển vào cuối những

năm 1970. Đây là một công cụ trợ giúp những quyết định mang tính phức tạp,

không có cấu trúc và đa biến. Nó tạo nên một phƣơng pháp linh hoạt, dễ hiểu, và dễ

sử dụng trong việc phân tích những bài toán phức tạp, và cho phép thể hiện các ý

tƣởng và giải quyết các vấn đề dựa trên việc xây dựng các giả thiết. Do vậy, phƣơng

pháp này có tiềm năng cấu trúc hóa độ phức tạp và triển khai những quyết định. Từ

khi ra đời đến nay, phƣơng pháp này đã đƣợc ứng dụng thành công trong rất nhiều

lĩnh vực.

Các khái niệm và các công cụ trong AHP bao gồm: cấu trúc hóa sự phức tạp

theo sự phân cấp dạng cành cây (hình 1.8), so sánh cặp, xác định những giá trị đặc

trƣng để tính trọng số và sự xem xét tính không đổi. Cụ thể hơn, một vài bƣớc mấu

chốt và cơ bản của phƣơng pháp này nhƣ sau [15]:

1) Trạng thái của vấn đề;

2) Mở rộng các mục tiêu của vấn đề và xem xét tất cả các yếu tố, các mục

tiêu và kết quả của nó;

3) Xác định mức độ ảnh hƣởng;

4) Cấu trúc vấn đề trong một hệ thống các mức độ cấu thành mục tiêu, tiêu

chí và các lựa chọn thay thế khác nhau;

5) So sánh từng phần tử trong các cấp độ tƣơng ứng và hiệu chỉnh chúng

trong cùng một thang số. Điều này đòi hỏi n(n-1)/2 so sánh, với n là số

phần tử so sánh với sự cân nhắc rằng các phần tử đƣờng chéo thì bằng

nhau hoặc bằng 1 và các phần tử khác sẽ đơn giản chỉ là nghịch đảo của

những so sánh trƣớc đó;

6) Thực hiện những tính toán để tìm ra giá trị đặc trƣng lớn nhất, chỉ số nhất

quán CI, tỉ số nhất quán CR và giá trị chuẩn cho mỗi tiêu chí/lựa chọn

thay thế;

7) Nếu giá trị đặc trƣng là lớn nhất và CI, CR thỏa mãn thì quyết định đƣợc

đƣa ra dựa trên những giá trị đã chuẩn hóa; nếu không quy trình tính toán

Page 29: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

20

sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi nào các giá trị đó nằm trong phạm vi mong

muốn.

Ví dụ nhƣ với các yếu tố đƣa ra X1, X2… Xn thì các câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ

X1 có lợi hơn, thỏa mẫn hơn, đóng góp nhiều hơn hay vƣợt trội hơn so với X2, X3..

Xn bao nhiêu lần. Để tính toán mức độ ƣu tiên giữa các chỉ tiêu, giả sử ta có Xn chỉ

tiêu thì một ma trận giả thuyết sẽ đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

11 12 1

21 22 2

1 2

...

...

... ... ... ...

...

n

n

n n nn

a a a

a a a

a a a

Trong đó aij là mức độ đánh giá giữa tiêu chí thứ i so với thứ j

aij > 0, aij = 1/ aji, aii = 1

Hình 1.8. Phân cấp dạng cành cây của phương pháp AHP

Khi so sánh hai giá trị (giữa các lớp hoặc giữa các tham số trong một lớp),

những tỷ lệ tƣơng đối dạng số sẽ đƣợc áp dụng (bảng 1.2). Trong đó phạm vi từ 1/9

cho yếu tố ít giá trị hơn đến 1 cho các yếu tố bằng nhau và đến 9 cho các yếu tố

thực sự rất quan trọng bao trùm toàn bộ dãy so sánh.

Mục tiêu

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4

Phƣơng án 1 Phƣơng án 2 Phƣơng án 3

Page 30: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

21

Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá theo phương pháp AHP khi so sánh giữa hai đối tượng

Thang điểm Mức độ ƣu tiên Giải thích

1 Bằng nhau Hai hoạt động có sự đóng góp bằng nhau khi tác động

đến đối tƣợng

3 Tƣơng đối Sự đánh giá đối với một hoạt động có phần ƣu tiên hơn

so với một hoạt động khác

5 Mạnh Sự đánh giá đối với một hoạt động có phần ƣu tiên hơn

hẳn so với một hoạt động khác

7 Rất mạnh Một hoạt động mạnh hơn hẳn hoạt động khác và sự lấn

át của nó có thể thấy đƣợc trong thực tế

9 Vô cùng mạnh Bằng chứng của sự lấn át của một hoạt động đối với

hoạt động kia đƣợc khẳng định ở mức độ cao nhất

2,4,6,8 Các giá trị trung

gian

Đƣợc sử dụng để biểu diễn sự chuyển tiếp giữa các

thang điểm 1, 3, 5, 7 và 9

Các giá trị

nghịch đảo Sự đối lập Đƣợc sử dụng trong các so sánh nghịch đảo

Một đặc điểm đáng chú ý của phƣơng pháp AHP là nó có khả năng đánh giá

sự không nhất quán theo cặp. Các giá trị trọng số cho phép xác định đƣợc một giá

trị nhất quán sử dụng nhƣ là một dấu hiệu nhận biết sự không nhất quán hoặc tính

bắc cầu trong một bộ giá trị so sánh giữa hai đối tƣợng. Trong phƣơng pháp này,

đối với một ma trận nghịch đảo nhất quán, giá trị đặc trƣng của ma trận λMax sẽ bằng

số cặp đem so sánh n. Một giá trị xác định sự nhất quán, còn gọi là chỉ số nhất quán

(consistency index – CI), đƣợc xác định nhƣ sau:

CI = 1

Max n

n

;

1 2 3

1 1 1x

11 22 33

w w w1

...w w w

n n n

i i i

i i iMa

n

Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên (RI - Random consistency index) đƣợc tạo ra

một cách ngẫu nhiên từ 500 ma trận sử dụng các tỉ lệ 1/9, 1/8,…8, 9 để đánh giá

đƣợc trình bày trong bảng 1.3.

Page 31: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

22

Bảng 1.3. Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên (Random Consistency Index – RI)

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

R 0 0 0.58 0.9 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49

Khi đó tỷ lệ nhất quán (consistency ratio – CR) đƣợc xác định nhƣ sau:

CR = CI

RI

Nếu nhƣ giá trị của CR nhỏ hơn hoặc bằng 10% thì sự không nhất quán có

thể chấp nhận đƣợc, nhƣng nếu giá trị CR lớn hơn 10% thì sự đánh giá chủ quan

cần phải đƣợc xem xét lại [22].

Trong nghiên cứu này, mỗi yếu tố nguyên nhân gây LBĐ đƣợc sử dụng dƣới

dạng một thông số bản đồ. Mức độ quan trọng tƣơng đối của mỗi thông số bản đồ

đối với khả năng xảy ra hiện tƣợng LBĐ đƣợc đánh giá theo kinh nghiệm chủ quan

của các chuyên gia. Trên cơ sở so sánh các thông số gây LBĐ khác nhau, các trọng

số sẽ đƣợc chỉ định cho mỗi thông số bản đồ.

1.3.4.6. Tích hợp tài liệu bằng GIS

Dựa trên các dữ liệu bản đồ, các tài liệu thực tế đã thu thập đƣợc và một số

bản đồ đã đƣợc thành lập, luận văn đã sử dụng công cụ arc Map trong bộ công cụ

GIS để thành lập bản đồ nguy cơ tai biến LBĐ tại khu vực xã Tân Nam theo sơ đồ

hình 1.10. Theo đó, dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu LBĐ tại khu vực xã Tân Nam

bao gồm: bản đồ địa hình, địa mạo, vỏ phong hóa và hiện trạng rừng tỉ lệ 1/10.000,

dữ liệu lịch sử và hiện trạng LBĐ trong khu vực đƣợc thu thập thông qua khảo sát

thực tế. Các bƣớc cụ thể nhƣ sau:

- Thành lập bản đồ DEM bẳng các dữ liệu đƣờng bình độ và điểm độ cao từ

bản đồ địa hình 1/10.000, từ DEM ra bản đồ độ dốc và kết hợp giữa bản đồ

DEM với các dữ liệu về hiện trạng để khoanh vùng lƣu vực đã xảy ra hiện

tƣợng LBĐ trong lịch sử;

Page 32: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

23

- Từ dữ liệu thủy văn trong bản đồ địa hình, thành lập bản đồ mật độ sông

suối;

- Các bản đồ địa mạo, vỏ phong hóa, hiện trạng rừng đƣợc biên tập lại phù

hợp làm dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu;

- Chồng chập từng bản đồ DEM, độ dốc, mật độ sông suối, địa mạo, vỏ

phong hóa và hiện trạng rừng với bản đồ khoanh vùng lƣu vực LBĐ để xác

định các trọng số cho từng bản đồ thành phần đó;

- Từ kết quả các trọng số thu đƣợc, chồng chập toàn bộ các lớp bản đồ có

gán trọng số để thành lập bản đồ chỉ số nguy cơ LBĐ. Nguyên lý chồng

chập bản đồ có gán trọng số đƣợc thành lập bằng công cụ Arc Map đƣợc

đƣa ra nhƣ hình 1.9.

Hình 1.9. Mô hình giả thiết tính toán trọng số trên Arc Map

- Từ bản đồ chỉ số nguy cơ có thể khoanh vùng theo các cấp mức độ ảnh

hƣởng, việc phân cấp này có thể đƣợc thực hiện dựa trên những nghiên cứu

trƣớc đó hoặc dựa vào thực tế thực hiện, từ đó đƣa ra đƣợc bản đồ nguy cơ

LBĐ. Hai bản đồ chỉ số nguy cơ và bản đồ nguy cơ LBĐ là hai kết quả đầu

ra đối với nghiên cứu này.

Page 33: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

24

Hình 1.10. Sơ đồ phân tích dữ liệu

Page 34: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

25

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

XÃ TÂN NAM

2.1. Vị trí địa lý

Xã Tân Nam thuộc huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, cách thị trấn Yên

Bình khoảng 10km về phía bắc đông bắc với diện tích 82,90 km² (Hình 2.1). Toạ độ

địa lý: Từ 22°26'00" đến 22°33'10" vĩ độ Bắc, từ 104°30'50" đến 104°39'00" kinh

độ Đông.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Tân Nam

2.2. Địa chất

2.2.1. Địa tầng

Địa tầng khu vực nghiên cứu chủ yếu gồm các đá phiến thạch anh - felspat -

mica, đá phiến xen quarzit của hệ tầng Thác Bà, đá hoa chứa graphit, đá hoa

dolomit xen đá phiến của hệ tầng An Phú và các thành tạo hệ Đệ Tứ.

Hệ tầng Thác Bà (PR3-Є1tb): Hệ tầng phân bố tập trung ở khu vực trung tâm

diện tích nghiên cứu. Chiều dày khoảng 500 m và có ranh giới dƣới chƣa đƣợc xác

định rõ.

Page 35: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

26

Hệ tầng An Phú (PR3-Є1ap): Phân bố dạng thấu kính nhỏ nằm về phía tây

bắc khu vực nghiên cứu, ở dạng thể tù trong khối Sông Chảy. Hệ tầng gồm đá hoa

chứa graphit, đá hoa dolomit, xen đá phiến 2 mica, đá phiến felspat - calcit. Dày

250 - 500m.

Lớp phủ Đệ Tứ (Q)

Các thành tạo Đệ tứ bao gồm các trầm tích aluvi, proluvi (a, ap) phân bố

dọc các suối lớn và phụ lƣu của chúng, trong các thung lũng giữa núi.

- Phần thấp vẫn gồm chủ yếu là cuội sỏi, có bề dày 2 - 3m đến 7 - 8m.

- Phần giữa là cát, cuội, sỏi thành phần phức tạp.

- Phần trên gồm cát, sét màu xám xen thấu kính nhỏ cuội, sạn của tƣớng

aluvi bãi bồi cùng mùn thực vật, dày 5 - 6m.

2.2.2. Kiến tạo

Trong diện tích nghiên cứu có mặt của đới cấu trúc Sông Lô, mang tính chất

của hoạt động uốn nếp Caledonit. Đới Sông Lô nằm về phía đông bắc đứt gãy Sông

Chảy, gồm các thành tạo Neoproterozoi - Paleozoi phân bố rộng tạo thành một phức

nếp lồi lớn mà nhân là vòm Sông Chảy có khối granit batholit xuyên lên. Đới này

nâng lên vài lần vào đầu Cambri, giữa Ordovic, giữa Silur và sụt lún vào Silur

muộn - Devon. Vào cuối Devon, toàn đới đƣợc nâng lên.

Các hệ thống đứt gãy trong diện tích nghiên cứu không phát triển, chỉ có 1 số

biểu hiện đứt gãy nhỏ theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam.

Cùng với hệ thống đứt gãy phƣơng tây bắc - đông nam có mặt ngoài diện tích

nghiên cứu, chúng tạo thành những đứt gãy dạng lông chim ở phía Đông Nam khối

granit Sông Chảy.

2.3. Địa hình – địa mạo

Tân Nam là một vùng núi hiểm trở, trong đó vùng núi cao nằm ở phía bắc và

góc tây nam tờ bản đồ, vùng núi trung bình nằm ở giữa và phía đông, các thung

lũng suối nằm ở phần trung tâm và phía nam, đông nam, địa hình bị phân cắt mạnh

chia làm 3 loại hình cơ bản: địa hình đồi núi cao (trung bình từ 1.200-1.700 m) với

đỉnh Khao Pha cao 1.723m, dạng lƣợn sóng; địa hình đồi núi thoải (trung bình từ

Page 36: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

27

1.000-1.200 m), có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng; địa hình thung lũng (gồm

các dải đất bằng thoải và những cánh đồng ven sông suối) chủ yếu ở hai bên đƣờng

tỉnh lộ 178 đi Nà Trì của huyện Xín Mần.

Hình 2.2. Địa hình đồi núi khu vực xã Tân Nam

2.4. Thủy văn

Huyện Quang Bình có hai hệ thống sông chính: Sông Bạc và Sông Chừng.

Tại xã Tân Nam mạng lƣới sông suối trong vùng khá dày với các suối Nậm Thê,

Nậm Thàng, Nậm Qua, Nậm Pú và nhiều các suối nhánh với lòng hẹp và dốc (hình

2.3), đá gốc lộ nhiều hai bên bờ và thƣờng cạn kiệt trong mùa đông. Do địa hình đồi

núi dốc mạnh, lƣợng mƣa tập trung lớn nên tốc độ dòng chảy lớn và thay đổi theo

mùa. Mùa khô nƣớc cạn, mùa mƣa dễ gây lũ lụt ở vùng ven khe suối. Điển hình là

suối Nậm Pu, Nậm Thàng và suối Nậm Qua, có lƣu lƣợng đáng kể, mùa mƣa nƣớc

suối dâng cao, có thể gây ảnh hƣởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân trong vùng.

Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của nhân

dân.

Page 37: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

28

Hình 2.3. Mạng lưới thủy văn khu vực xã Tân Nam

2.5. Đặc điểm vỏ phong hóa và thổ nhƣỡng

2.5.1. Đặc điểm mặt cắt của vỏ phong hóa

Vỏ phong hóa trong khu vực Tân Nam là loại vỏ phong hóa phát triển chƣa

hoàn chỉnh. Mặt cắt tổng hợp của vỏ phong hóa trên các đá granitoid (phức hệ

Sông Chảy) và đá phiến (hệ tầng Thác Bà, hệ tầng An Phú) trong khu vực đƣợc thể

hiện nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mặt cắt tổng hợp vỏ phong hóa trên đá granitoid khu vực Tân Nam

TT Tên đới Bề dày

(m) Mô tả sơ bộ

3 Phong

hóa mạnh 0 - 3m

Granitoid bị phong hóa hoàn toàn thành sét - bột

màu vàng, nâu vàng, mềm bở và xốp. Phần trên có

nhiều rễ thực vật và mùn màu đen.

2

Phong

hóa trung

bình

0 - 6m

Granitoid phong hóa mềm bở màu xám, xám trắng.

Lớp vỏ phong hóa này còn giữ đƣợc cấu tạo của đá

granitoid. Thành phần bột, sét lẫn nhiều mảnh vụn

đá.

Page 38: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

29

1 Phong

hóa yếu 1 - >6m

Granitoid bị phong hóa yếu lẫn nhiều khối tảng

còn tƣơi. Dọc theo các khe nứt bị phong hóa mạnh

tạo thành các khoáng vật của sét có màu vàng,

vàng nâu. Lõi các tảng granitoid còn tƣơi có màu

xám trắng.

0 Đá gốc Đá granitoid cấu tạo khối, sáng màu.

Bảng 2.2. Mặt cắt tổng hợp vỏ phong hóa trên đá phiến thạch anh - mica khu vực Tân Nam

TT Tên đới Bề dày

(m) Mô tả sơ bộ

3 Phong

hóa mạnh 0 - 1,5m

Đá phiến bị phong hóa hoàn toàn thành

sét - bột màu nâu đỏ, nâu vàng, mềm bở

và xốp. Phần trên có nhiều rễ thực vật và

mùn màu đen.

2

Phong

hóa trung

bình

0 - 3m

Đá phiến phong hóa mềm bở màu nâu

vàng, xám vàng hoặc nâu đỏ loang lổ.

Lớp vỏ phong hóa này còn giữ đƣợc cấu

trúc của đá phiến. Thành phần bột, sét

lẫn mảnh vụn đá.

1 Phong

hóa yếu 1 - >5m

Đá phiến bị phong hóa yếu, nhiều chỗ đá

còn khá tƣơi. Đá bị nén ép mạnh, màu

xám vàng. Phần đá phiến còn tƣơi có

màu xám trắng, xám trắng.

0 Đá gốc Đá phiến bị nén ép, cấu tạo phân phiến,

phân lớp rõ.

2.5.2. Phân loại các kiểu vỏ phong hóa

Vỏ phong hóa trong khu vực Tân Nam bao gồm hai kiểu chính là vỏ phong

hóa bóc mòn (với hai phụ kiểu phong hóa mạnh (saprolit) và phong hóa yếu

(saprock)) và vỏ phong hóa tích tụ (sƣờn tích và bồi tích).

Trong khu vực nghiên cứu có mặt của 2 loại đá khác nhau là đá granitoid

phức hệ Sông Chảy và các đá phiến thạch anh- mica của hệ tầng Thác Bà và An

Phú, tuy nhiên cấu trúc vỏ phong hóa phát triển trên cả hai loại đá này không có

nhiều sự khác biệt.

Page 39: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

30

2.5.2.1.Vỏ phong hóa bóc mòn

Là loại vỏ phong hóa tàn dƣ mạnh với mức độ bảo tồn các sản phẩm phong

hóa khá tốt. Trong vùng nghiên cứu kiểu vỏ phong hóa này có thể đƣợc phân thành

2 phụ kiểu (2 loại) dựa trên mức độ bảo tồn (bề dầy) các sản phẩm phong hóa:

+ Phụ kiểu vỏ phong hóa mạnh (saprolit)

Đây là phụ kiểu vỏ phong hóa có mức độ phong hóa mạnh nhất và có bề dầy

lớn nhất trong khu vực Tân Nam. Kiểu vỏ phong hóa này phân bố trên hầu khắp

diện tích, đặc biệt là những sƣờn núi có độ dốc tƣơng đối lớn đƣợc hình thành do

hoạt động kiến tạo, các đá bị dập vỡ tạo điều kiện cho vỏ phong hóa phát triển (hình

2.4a và b).

Hình 2.4a. VPH phát triển trên đá granit Hình 2.4b.VPH phát triển trên đá phiến

Vỏ phong hóa kiểu này có mặt cắt thẳng đứng nhƣ sau:

- Đới phong hoá mạnh: trong đới này hầu hết các khoáng vật của đá gốc đã bị

phá hủy hoặc biến đổi hoàn toàn thành sản phẩm phong hóa nhƣ sét hoặc gơtit. Đới

này thƣờng mềm bở, xốp, có màu nâu đỏ, nâu xám hoặc nâu vàng. Phần trên (đới thổ

nhƣỡng) lẫn nhiều vật chất hữu cơ có màu nâu đen hoặc màu xám tùy thuộc vào độ

mùn thay đổi giàu hay nghèo, bề dày lớp thổ nhƣỡng từ 0 - 30cm. Bề dầy của đới

biến đổi trong phạm vi lớn, tại một số khu vực đới này chỉ dầy vài chục cm hoặc vắng

mặt, trái lại tại một số khu vực đới này có bề dầy trên 1,5m.

Page 40: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

31

Hình 2.5. Mặt của đới phong hoá mạnh tại thôn Nà Chõ

- Đới phong hóa trung bình: đây là đới đá gốc bị phong hóa với mức độ khác

nhau, phía trên thƣờng bị phong hóa mạnh hơn và mềm bở, càng xuống phía dƣới

mức độ phong hóa càng giảm và đá rắn chắc hơn. Trên đá granitoid mức độ phong

hóa phụ thuộc vào độ nứt nẻ của đá, hai bên các khe nứt của đá granitoid bị phong

hoá mạnh và biến thành sét, trong khi đó tồn tại khá nhiều mảnh hoặc tảng granitoid

có lõi vẫn còn tƣơi. Bề dầy của đới này cũng biến đổi trong phạm vi lớn, từ 0m đến

trên 6m, trong đó lớp thổ nhƣỡng có bề dày từ 0 - 10cm.

Hình 2.6. Mặt của đới phong hoá trung bình tại thôn Nà Chõ

- Đới phong hóa yếu: đây là đới đá gốc bắt đầu bị phong hoá, dọc theo các

khe nứt trong đá granitoid xuất hiện các sản phẩm phong hóa (sét, limonit). Đới này

Page 41: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

32

thƣờng có bề dày lớn từ vài m trở lên. Đới này là đới có khả năng tích nƣớc tại

những nơi có cấu tạo thuận lợi. Đối với các loại đá phiến thuộc hệ tầng Thác Bà và

An Phú, do tính chất phân lớp, phân phiến, các đá này dễ bị phong hóa hơn do nƣớc

có thể ngấm vào khoảng cách giữa các lớp đá làm cho đá mềm bở, ranh giới chuyển

tiếp giữa các đới phong hóa không thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, thành phần giàu

các khoáng vật mica làm cho các lớp đất đá dễ bị dịch chuyển do tính chất mềm và

trơn của các khoáng vật mica

Hình 2.7. Mặt của đới phong hoá trung bình tại thôn Phù Lá

Khu vực phân bố của phụ kiểu vỏ phong hóa mạnh là những nơi địa hình cao

và có mức độ chênh lệch địa hình so với xung quanh khá lớn. Mức độ phong hóa

khá mạnh mẽ, tạo thành đới sét dầy. Mức độ bảo tồn các sản phẩm phong hóa khá

tốt. Nhìn chung, loại vỏ phong hóa này có bề dầy khá lớn. Riêng đới sét bột phía

trên cùng có bề dày biến đổi từ trên 1m đến vài mét.

Thành phần chủ yếu của vỏ phong hóa loại này là sét- bột màu vàng, nâu

vàng hoặc nâu đỏ, đôi chỗ quan sát thấy những ô loang lổ do phong hóa từ thành

phần feldspat. Một số nơi lẫn nhiều chất hữu cơ có màu nâu đen hoặc xám. Nhìn

chung các sản phẩm này thoát nƣớc khá nhanh và không có khả năng giữ nƣớc. Tuy

vậy tại một vài địa điểm có thể thấy có nƣớc thấm rỉ từ tầng phong hóa này và tại

một số nơi chúng có khả năng lƣu giữ một lƣợng nƣớc nhất định. Phía dƣới đới

Page 42: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

33

phong hóa mạnh là đới bán phong hóa (hay đới nứt nẻ) có bề dầy lớn, hiện chƣa có

công trình khống chế trực tiếp bề dầy của vỏ phong hóa.

+ Phụ kiểu vỏ phong hóa saprock (phong hóa yếu hay còn gọi là phong hóa

hỗn hợp)

Phụ kiểu vỏ phong hóa này bao gồm sản phẩm của quá trình phong hóa ở

mức độ kém hơn so với loại đầu do thời gian phong hóa nhỏ hơn hoặc do mức độ

bảo tồn kém hơn (do bị rửa trôi phần có mức độ phong hóa mạnh). Trong khu vực

nghiên cứu, kiểu vỏ phong hóa này chủ yếu phát triển trên các granitoid phức hệ

Sông Chảy. Loại phụ kiểu này có các đặc trƣng sau:

- Vỏ phong hóa này phân bố ở những nơi có sét bột lẫn với các mảnh đá gốc,

thậm chí có nhiều nơi đá gốc lộ ra thành những chỏm nhỏ trên bề mặt địa hình.

Hình 2.8. Mặt của đới phong hoá hỗn hợp tại thôn Nà Đát

- Chiều dầy của đới phong hoá mạnh (sét bột) thƣờng nhỏ (ít khi vƣợt quá 2m).

- Thành phần của vỏ phong hoá bao gồm các vật liệu sét - bột lẫn các mảnh

đá gốc có kích thƣớc khác nhau, từ vài mm dến vài chục cm. Khả năng bảo tồn và

lƣu thông nƣớc kém hơn so với phụ kiểu vỏ phong hóa mạnh.

2.5.2.2. Vỏ phong hóa tích tụ

Loại vỏ phong hóa tích tụ này chiếm một diện tích nhỏ trong vùng nghiên

cứu. Loại vỏ phong hóa sƣờn tích phân bố rải rác ở một số khoảnh nhỏ có địa hình

Page 43: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

34

tƣơng đối bằng phẳng, còn loại vỏ phong hóa bồi tích phân bố chủ yếu dọc các suối

lớn và phụ lƣu của chúng, trong các thung lũng giữa núi.

Hình 2.9. Mặt của đới phong hoá tích tụ tại thôn Nà Mèo

Trên thực tế rất khó phân biệt đƣợc loại vỏ phong hóa có lớp sƣờn tích với

vỏ phong hóa có lớp bồi tích phía trên. Kết quả khảo sát cho thấy các lớp sƣờn tích

thƣờng khá mỏng, ít khi vƣợt quá 1 - 1,5m.

2.5.3. Ảnh hưởng của vỏ phong hóa đến trượt lở

Trƣợt lở là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến hiện tƣợng LBĐ. Bởi

chúng là nguồn cung cấp vật liệu chính cho LBĐ. Do vậy, nghiên cứu về những ảnh

hƣởng của vỏ phong hóa đến trƣợt lở là rất cần thiết.

Địa hình khu vực Tân Nam có độ phân cắt lớn nên hiện tƣợng sạt lở và rửa

trôi của vỏ phong hóa xảy ra tƣơng đối rõ nét. Do ảnh hƣởng của quá trình phong

hóa, các đá bị mềm bở và dễ dàng bị tác động của các dòng tạm thời hoặc áp suất

thủy tĩnh dẫn đến sạt lở nghiêm trọng. Việc các đá bị dập vỡ do hoạt động kiến tạo,

quá trình phân cắt địa hình tạo điều kiện thuận lợi cho vỏ phong hóa phát triển.

Đá gốc trong khu vực Tân Nam chủ yếu là các đá granitoid với thành phần

khá giàu khoáng vật feldspat và mica. Với đặc tính của feldspat khi bị phong hóa sẽ

biến đổi thành sét kaolinit có tính chất hút nƣớc và trƣơng nở mạnh, cộng thêm đặc

điểm hình thái dạng vảy mỏng do tính chất cát khai tốt của mica càng tạo điều kiện

cho hiện tƣợng sạt lở xảy ra. Ngoài ra, cấu trúc của vỏ phong hóa trong trong khu

Page 44: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

35

vực Tân Nam cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hiện tƣợng sạt lở.

Việc các đá ở phần dƣới dập vỡ, nứt nẻ, quá trình phong hóa diễn ra dọc theo các

khe nứt của đá tạo nên các dạng cuội tảng. Đới này nằm ở giữa đá gốc cứng bên

dƣới và lớp vỏ phong hóa thành phần bột- sét bên trên, có khả năng tích nƣớc, cộng

với việc phân bố ở những nơi địa hình cao, mức độ chênh lệch địa hình so với xung

quanh khá lớn dẫn đến áp suất thủy tĩnh tác động lên đới này rất dễ gây ra hiện

tƣợng trƣợt của các cuội, tảng của đới này trên bề mặt đá gốc. Thực tế khảo sát đã

cho thấy, tại hầu hết các điểm sạt lở, hiện tƣợng sạt, trƣợt đều diễn ra theo trình tự

trên.

Bên cạnh đó, tại những vị trí vỏ phong hóa phát triển các đá phiến của hệ

tầng Thác Bà và An Phú, lớp vỏ phong hóa dầy nằm trên lớp đá gốc có thành phần

chứa nhiều mica và một số khoáng vật sét thứ sinh cũng là những điểm dễ xảy ra

hiện tƣợng sạt trƣợt.

2.6. Điều kiện khí hậu

Khí hậu trong vùng mang đặc điểm của một vùng núi thuộc miền nhiệt đới

gió mùa, một năm chia rõ rệt thành hai mùa. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau với nhiệt độ dao động trong khoảng 10 - 200C, thấp nhất khoảng 4

- 50C vào tháng 1, nhƣng chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, thƣờng tới 9 - 10

0C;

mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với nhiệt độ trung bình khoảng 270C. Nhiệt

độ cao nhất khoảng 400C vào tháng 6 và 7. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6

– 23,90C. Các mùa xuân và thu rất ngắn với đặc điểm khí hậu mát dịu. Lƣợng mƣa

trong năm tập trung tới 90% vào mùa hè, gây ra lũ khá lớn và diễn ra rất nhanh.

Mùa đông mƣa ít với lƣợng mƣa không đáng kể, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều,

lƣợng mƣa trung bình 1.600 mm, lƣợng mƣa lớn nên trong mùa mƣa dễ xảy ra lũ

lụt, sạt lở đất.

2.7. Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Dân cƣ

Theo kết quả điều tra dân số năm 2011, địa bàn xã Tân Nam có 2.825 ngƣời

với 580 hộ phân bố trên địa bàn 12 thôn. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 1.274

Page 45: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

36

ngƣời, chiếm 45,10% dân số. Trong đó số lao động nông nghiệp là 1.083 chiếm

85,01%, lao động phi nông nghiệp là 191 ngƣời (chiếm 14,99 % tổng số lao động).

Thu nhập bình quân: 7 triệu đồng/ngƣời/năm.

Bảng 2.3. Diện tích, mật độ dân số tại các thôn thuộc khu vực nghiên cứu, năm 2011

STT Tên thôn Diện tích

(ha) Số nhân khẩu Số Hộ gia đình

Mật độ

(ngƣời/km2)

1. Nà Đát 325,74 393 86 121

2. Nậm Qua 824,65 370 65 45

3. Nậm Ngoa 1566,84 304 60 19

4. Nà Mèo 494,79 298 65 60

5. Nà Chõ 333,98 274 60 82

6. Nà Vài 321,61 274 67 85

7. Lùng Chũn 1649,31 260 47 16

8. Nậm Hán 338,11 193 38 57

9. Minh Hạ 742,19 140 24 19

10. Khâu Làng 586,55 131 28 22

11. Tân Bình 503,04 106 24 21

12. Phủ Lá 659,72 82 16 12

Toàn xã 8346,53 2.825 580 34

Nguồn: UBND xã Tân Nam (2011)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1% năm. Mật độ dân số là 34 ngƣời/km2. Dân

cƣ tập trung không đều, đông nhất ở thôn Nà Đát (393 ngƣời tƣơng ứng với 86 hộ

gia đình). Thôn có ít dân nhất là thôn Phù Lá với 82 ngƣời tƣơng ứng 16 hộ gia đình

(bảng 2.3). Dân cƣ trong toàn xã sống tƣơng đối tập trung nên rất thuận lợi cho

công tác quản lý, xây dựng sơ sở hạ tầng và thuận lợi cho công tác quy hoạch canh

tác và sản xuất.

Kinh tế của các xã trong khu vực tƣơng đối khó khăn. Hiện tại, địa phƣơng

đã phát triển nhiều nghề phụ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động và

thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Thành phần dân tộc

Toàn khu vực nghiên cứu có 8 dân tộc anh em cùng hòa thuận chung sống

xen kẽ nhau. Trong đó, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ đông nhất với 52,1% tổng dân số,

Page 46: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

37

còn lại là các dân tộc khác nhƣ Dao là 32,4%; Mông là 6,5%; Pà Thẻn là 4,5%; La

Chí là 1,6%; Phù Lá là 2,8%; Nùng là 0,2%;.

b. Y tế, văn hóa, giáo dục

Y tế: Xã có 1 trạm y tế đƣợc xây dựng năm 2004, đƣợc công nhận đạt chuẩn

năm 2005. Công tác khám, chữa các bệnh thông thƣờng và công tác y tế dự phòng

đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Trong năm 2009, trạm Y tế đã khám chữa bệnh cho

2.920 lƣợt ngƣời, trong đó thẻ Bảo hiểm y tế là 2.378 lƣợt, trẻ em là 524 lƣợt.

Trong những năm gần đây, sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, đội ngũ thầy thuốc đã

đƣợc đào tạo cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Hiện tại, cơ sở hạ tầng

xuống cấp, thiếu trang thiết bị, chƣa thể đáp ứng nhu cầu ngƣời dân.

Hình 2.10. Trụ sở UBND xã Tân Nam

Giáo dục: Công tác giáo dục trên địa bàn xã ngày càng đƣợc chú trọng. Toàn

xã hiện có 3 trƣờng chính gồm trƣờng Mầm non Tân Nam, trƣờng tiểu học Tân

Nam và trƣờng THCS Tân Nam. Trong đó, trƣờng Mầm non Tân Nam hiện có 1

điểm trƣờng chính và 13 điểm trƣờng ở các thôn bản đƣợc xây dựng tạm; trƣờng

trung tâm có 8 lớp và 1 phòng chức năng, tổng số trẻ là 219 và có 28 giáo viên.

Trƣờng tiểu học Tân Nam có 1 điểm trƣờng chính và 13 điểm trƣờng ở các thôn bản

đƣợc xây dựng tạm; trƣờng trung tâm đƣợc xây dựng cao 2 tầng, rộng 0,66 ha, sân

chơi bãi tập rộng 4.200 m2 (7 phòng học, 7 lớp và 5 phòng chức năng), tổng số học

sinh là 283 em với 33 thầy cô. Trƣờng THCS Tân Nam có 1 điểm tại trƣờng chính

Page 47: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

38

cao 2 tầng, rộng 0,37 ha với 12 phòng học, 8 lớp và 4 phòng chức năng, tổng số học

sinh là 179 em và có 18 giáo viên tham gia giảng dạy. Nhìn chung, cơ sở vật chất

của các trƣờng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ việc

dạy và học, tuy nhiên các trƣờng đã cố gắng khắc phục từng bƣớc để tạo điều kiện

tốt nhất cho công tác dạy và học, đảm bảo chất lƣợng. Đội ngũ các thầy cô giáo có

trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng giờ

dạy và học.

Thông tin và truyền thông: Xã có một bƣu điện có diện tích là 66 m2, ngoài

ra còn có 3 trạm thu sóng điện thoại di động (Vinaphone, Viettel và Mobiphone) và

một điểm truy cập mạng lƣới internet.

c. Kinh tế

Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chính của khu vực nghiên cứu với nguồn

lực lao động chính và diện tích đất nông nghiệp lớn. Nguồn thu nhập chính của

ngƣời dân là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, trồng cây lâu năm và

từ chăn nuôi gia súc gia cầm. Hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là

kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra có một hợp tác xã nông lâm nghiệp hoạt động theo luật

hợp tác xã, bƣớc đầu có hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập và

đảm bảo lƣơng thực cho dân cƣ khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên việc thay đổi tập

quán canh tác đối với nông dân còn khó khăn, chƣa có sự đột phá trong chọn lựa

cây, con để tập trung đầu tƣ phát triển mạnh theo hƣớng hàng hóa thị trƣờng. Diện

tích đất sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm (Bảng 2.4).

Các loại cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu

là lúa, ngô. Ngoài các cây lƣơng thực, xã còn trồng các loại cây khác nhƣ lạc, đậu

tƣơng, rau các loại và cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu hàng ngày. Cây công nghiệp

lâu năm chủ yếu là chè, cũng là cây kinh tế mũi nhọn của xã phù hợp với điều kiện

tự nhiên. Ngoài ra xã còn chú trọng trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc tăng

thêm thu nhập. Quy mô trồng trọt trên địa bàn khu vực nghiên cứu còn manh mún

Page 48: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

39

nhỏ lẻ, chƣa thể áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng trong sản

xuất.

Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng lương thực có hạt xã Tân Nam qua các năm

Năm

Lúa Ngô Tổng sản lƣợng

cây lƣơng thực có

hạt (tấn)

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

2008 201,9 45 45,1 18,9 993,3

2009 220,6 49,4 50 23,3 1.206,1

2011 224,4 57,1 52 28,8

2013 (6 tháng

đầu năm) 174 53,6 76 28,87 597,87

Nguồn: UBND xã Tân Nam

Chăn nuôi chủ yếu tại hộ gia đình, nên khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ

kỹ thuật nhƣ con giống, cách chăm sóc và phòng chống dịch bệnh. Các loài vật nuôi

chủ yếu là lợn, trâu, dê, bò và gia cầm các loại. Số lƣợng đàn gia súc gia cầm tăng

đều hàng năm, đạt chỉ tiêu đặt ra. Tại khu vực nghiên cứu hiện nay, đàn gia súc vẫn

phát triển ổn định: đàn lợn có 2.940 con, đàn trâu có 1.722 con, đàn dê có 995 con

(bảng 2.5).

Diện tích đất lâm nghiệp xã Tân Nam là 6.125,65 ha, trong đó rừng sản xuất

có diện tích 5.850,42 ha, rừng phòng hộ: 275,23 ha (năm 2011). Rừng trồng các loại

cây chủ yếu là: keo, bồ đề, xoan. Hoạt động lâm nghiệp chƣa trú trọng thâm canh

cũng nhƣ khâu chế biến tại chỗ và chƣa có đầu ra cho sản phẩm nên chất lƣợng

rừng chỉ ở mức trung bình, giá trị kinh tế không cao. Trữ lƣợng rừng khoảng

150.000 m3 gỗ và 100.000 cây tre nứa.

Bảng 2.5. Tình hình chăn nuôi trong xã các năm

Năm Trâu (con) Bò (con) Gia cầm (con)

2008 1.491 2.137 11.520

2009 1.538 2.620 13.600

2011 1.736 2.211 15.544

2013 1.722 2.940 20.185

Nguồn: UBND xã Tân Nam

Page 49: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

40

Các dự án trồng rừng đƣợc triển khai tốt, trong đó dự án trồng rừng 661 cải

tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành trồng rừng đƣợc thực hiện ở 4 thôn với diện tích

thiết kế thẩm định là 105 ha, đã trồng đƣợc 61,25 ha (2009) chủ yếu là keo.

Các ngành nghề tiểu thủ công, công nghiệp trên địa bàn xã nghiên cứu chƣa

phát triển. Các ngành hoạt động theo mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất manh

mún với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu. Ngành phát triển chủ yếu là sản xuất đồ

mộc, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đóng góp với địa phƣơng của ngành tiểu thủ

công nghiệp và xây dựng 18,5% (năm 2011).

d. Sử dụng đất

Theo số liệu thống kê năm 2012, tại Tân Nam, tổng diện tích đất tự nhiên là

8.246,53 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.896,77 ha; đất phi nông nghiệp

là 266,75 ha và diện tích đất chƣa sử dụng là 110,01 ha.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2005-2012 (bảng 2.6), diện tích đất có xu hƣớng

tăng diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất chƣa sử

dụng đất, việc quy hoạch chƣa đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở cũng nhƣ các công

trình của ngƣời dân.

Bảng 2.6. Diện tích sử dụng đất các năm

Diện tích các loại đất (ha) 2005 2012

Tổng diện tích đất tự nhiên 8.275,33 8.246,53

Diện tích đất nông nghiệp 3.692,96 7.896,77

Diện tích đất phi nông nghiệp 153,45 266,75

Diện tích đất chƣa sử dụng 4.428,92 110,01

Nguồn: UBND xã Tân Nam

Page 50: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

41

Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LŨ BÙN ĐÁ TẠI XÃ TÂN NAM, HUYỆN

QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

3.1. Lịch sử và hiện trạng lũ bùn đá

Tại xã Tân Nam do đặc điểm địa hình nhiều đồi núi dốc, đất đá phong hóa

mạnh nên cùng với tai biến trƣợt lở, LBĐ cũng thƣờng xảy ra sau những đợt mƣa

lớn kéo dài, để lại hậu quả nghiêm trọng (năm 2002, 14 ngƣời thiệt mạng do LBĐ

gây ra).

Khảo sát thực tế cho thấy hiện tƣợng LBĐ ở Tân Nam thuộc vào dạng LBĐ

sƣờn, vật liệu dòng bùn đá phần lớn là vật liệu trƣợt lở từ trên đỉnh đồi, núi tại khu

vực gây thiệt hại đáng kể ở các thôn Nà Chõ, Nà Đát, Nà Vài và Lùng Chúng. Một

số ghi nhận lại tại các thôn nhƣ sau:

3.1.1. Lũ bùn đá tại thôn Nà Chõ

LBĐ xảy ra vào đêm 17 rạng sáng ngày 18 tháng 8 năm 2002, mực nƣớc

dâng cao so với mặt đƣờng là 1,4 m và và so với mực nƣớc của dòng thƣờng xuyên

là 7,2 m. Thiệt hại nhiều gia cầm, gia súc và diện tích đất canh tác.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khối trượt, ngôi nhà bị tàn phá và ngấn nước lên sau lũ (vạch đỏ) tại

điểm A

3.1.2. Lũ bùn đá tại thôn Nà Đát

Page 51: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

42

Mƣa nhỏ kéo dài trong vòng 1 tuần, đến 20h ngày 17/8/2002 trời bắt đầu

mƣa to, khoảng 4 - 5h sáng 18/8 thì dòng lũ kéo theo bùn đá và cây cối ồ ạt tràn về

theo dòng suối, lũ kéo về trong khoảng 2-3h (8h sáng) thì kết thúc.

Nƣớc lũ lên khoảng 4m so với lòng suối, để lại khu vực bãi (hình 3.2) có bề

dày khoảng 4m; kích thƣớc đá tảng tại khu vực từ nhỏ đến đƣờng kính 8m.

Hình 3.2. Mô tả bãi đá sau lũ bùn đá và hình ảnh bãi đá hiện tại (điểm HG61) tại thôn

Nà Đát

Sau khi lũ đi qua thì khu ruộng trƣớc đây đã trở thành bãi đá bỏ hoang, bên

cạnh đó trận lũ cũng cuốn trôi mất 2 cầu tại khu vực thôn Nà Đát và toàn bộ nhà

dân bên cạnh suối trong đó có Ủy ban xã và trạm y tế xã cũ. Hiện tại, Ủy ban xã và

trạm y tế xã đã chuyển sang phía đối diện để tránh tai biến LBĐ tiếp tục xảy ra trên

dòng suối này.

Hình 3.3. Vị trí trạm y tế xã cũ (trái) và dòng chảy của suối (phải) ở thôn Nà Đát khi xảy

ra lũ bùn đá

Page 52: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

43

Khu ruộng bậc thang phía trên (hình 3.3) là do cải tạo khối trƣợt tạo thành,

lòng suối bị uốn khúc tạo thành dòng mới.

Khi cơn lũ đi qua, lƣợng cát còn lại trên lòng suối dày khoảng 1m và kéo dài

cho đến tận bờ sông cách đó 200m.

3.1.3. Lũ bùn đá tại thôn Lùng Chúng

Trận LBĐ xảy ra năm 2002 làm 7 ngƣời chết và cuốn trôi 1 cầu treo mới

đƣợc xây dựng trƣớc đó ít lâu. Nhà và ruộng xung quanh trở thành một bãi đá; một

số khu ruộng đã và đang đƣợc phục hồi lại.

Lòng suối có chứa nhiều đá tảng với kích thƣớc trung bình khoảng 4,3m x

2,3m x 1m. Tại 1 bên vách suối có lấy mẫu nguyên trạng, đất tại đây là sét pha màu

nâu đỏ chứ nhiều sạn sỏi và hữu cơ.

Khối trƣợt A gồm đá tảng (với kích thƣớc từ nhỏ đến lớn), đất và cây. Nếu

có lũ quét xảy ra tại khu vực này thì khối A có thể là nguồn cung cấp vật liệu lớn.

Hình 3.4. Mô tả hệ thống suối và hiện trạng các khối tảng lăn trên lòng suối (điểm HG63)

3.1.4. Lũ bùn đá tại thôn Nà Vài

Vật liệu dòng LBĐ chính là vật liệu trƣợt lở từ trên núi Khau Luồng và Nậm

Khà đổ xuống, những đồi núi xung quanh khu khảo sát không bị sạt lở. Khi xảy ra

lũ, nƣớc và các vật liệu đất đá dâng cao khoảng 1m so với mặt đƣờng, 1 ngƣời thiệt

mạng, nhiều nhà cửa, trâu bò bị cuốn trôi. Vật liệu LBĐ đổ xuống gây thiệt hại

nhiều hecta đất canh tác. Hiện tại, ngƣời dân đã khôi phục lại diện tích đất canh tác

Page 53: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

44

để trồng lúa, tuy nhiên trong ruộng vẫn tồn tại nhiều tảng đá to không thể dịch

chuyển đƣợc.

Hình 3.5. Người dân xây dựng lại nhà sau khi trận lũ đi qua

Hình 3.6. Mô tả vị trí đã xảy ra lũ bùn đá tại thôn Nà Vài

3.2. Phân vùng nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam

Có rất nhiều các yếu tố có thể có ảnh hƣởng rất lớn tới cƣờng độ, tốc độ phát

triển của LBĐ, với cơ sở dữ liệu đã thu thập đƣợc, tác giả chia ra một số các nhóm

yếu tố nhƣ sau:

- Nhóm các nhân tố địa mạo: Độ cao địa hình, độ dốc địa hình.

- Nhóm các yếu tố địa chất: Vỏ phong hóa;

Page 54: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

45

- Nhóm các yếu tố khí tượng, thủy văn: Mật độ sông suối, lƣợng mƣa (do

khu vực nghiên cứu có quy mô cấp xã với diện tích tƣơng đối nhỏ, xấp xỉ

82 km2, vì vậy coi lƣợng mƣa là nhƣ nhau trên toàn khu vực);

- Nhóm các nhân tố nhân sinh: Hiện trạng quy hoạch rừng.

3.2.1. Xây dựng các bản đồ thành phần đầu vào của mô hình tính toán nguy cơ

lũ bùn đá

3.2.1.1. Bản đồ mô hình số độ cao (DEM)

Mô hình số độ cao tại khu vực nghiên cứu đƣợc thành lập dựa vào bản đồ địa

hình, tỷ lệ 1/10.000.

Khu vực Tân Nam có những nơi có địa hình thấp dƣới 100m hoặc cao trên

1.700m chiếm tỉ lệ nhỏ, các khu vực có độ cao từ 100-600m chiếm tỉ lệ gần nhƣ

toàn khu vực. Khu vực khảo sát có hiện tƣợng LBĐ thƣờng nằm rải rác cạnh hệ

thống sông suối, có độ cao thấp dƣới 300m cũng là nơi có mật độ dân cƣ cao.

Hình 3.7. Mô hình số độ cao (DEM) khu vực xã Tân Nam

3.2.1.2. Các bản đồ khoanh vùng lƣu vực lũ bùn đá

Page 55: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

46

Các bản đồ khoanh vùng lƣu vực suối thuộc khu vực nghiên cứu đƣợc thành

lập dựa trên mô hình số độ cao DEM với kích thƣớc 10m x10m (hình 3.8 và 3.9).

Dựa vào các tài liệu thu thập ngoài thực địa có thể xác định đƣợc các lƣu vực

đã xảy ra hiện tƣợng LBĐ thuộc các lƣu vực cấp 2 và 3 (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Diện tích các lưu vực (m2)

Thôn Lùng Chúng Nà Vài Nà Đát Nà Chõ

Cấp lƣu vực 2 3 3 2

Diện tích 797.866

1.801.500 3.094.774 2.487.890

Hình 3.8. Bản đồ khoanh vùng lưu vực cấp 2 khu vực xã Tân Nam

Page 56: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

47

Hình 3.9. Bản đồ khoanh vùng lưu vực cấp 3 khu vực xã Tân Nam

Có thể dễ dàng nhận thấy trắc diện hình thái của hai cấp lƣu vực có hiện

tƣợng LBĐ đều thuộc vào loại có lƣu lƣợng dòng lớn trên một đơn vị thời gian,

điều này đồng nghĩa với hiện tƣợng tai biến trên rất có khả năng xuất hiện trên các

cấp lƣu vực tƣơng tự với một khối lƣợng lớn tỉ lệ nghịch với thời gian xuất hiện.

3.2.1.3. Bản đồ độ dốc địa hình

Độ dốc địa hình có vai trò rất lớn tới sự hình thành và phát triển trƣợt lở, khi

góc dốc càng lớn thì mức độ ổn định của sƣờn càng nhỏ và ngƣợc lại, bên cạnh đó

độ dốc địa hình cũng là một trong những yếu tố quyết định tới tốc độ của dòng

chảy, đặc biệt là trong quá trình xảy ra hiện tƣợng LBĐ.

Page 57: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

48

Hình 3.10. Bản đồ độ dốc địa hình xã Tân Nam

Thống kê độ dốc khu vực xã Tân Nam cho thấy giá trị độ dốc biến thiên khá

lớn từ 0.040 đến 66.3

0, phần lớn độ dốc chiếm ƣu thế từ khoảng 25-45

0

3.2.1.4. Bản đồ mật độ sông suối

Bản đồ mật độ sông suối trong khu vực đƣợc hình thành dựa trên số liệu thủy

văn có sẵn trong bản đồ địa hình, tỷ lệ 1/10.000. Mật độ sông suối đƣợc hiểu là tổng

độ dài tất cả các rãnh xâm thực, khe xói (dòng chảy tạm thời), sông suối (dòng chảy

thƣờng xuyên) trên một diện tích nhất định nào đó.

Mật độ sông suối = Σ chiều dài nhánh sông (km)

Đơn vị diện tích (km2)

Page 58: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

49

Hình 3.11. Bản đồ mật độ sông suối khu vực xã Tân Nam

3.2.1.5. Bản đồ địa mạo

Dữ liệu về bản đồ địa mạo khu vực xã Tân Nam đƣợc thành lập năm 2013

(thuộc chƣơng trình SRV-10/0026). Để phù hợp với nghiên cứu, tác giả đã biên tập

lại bản đồ địa mạo với 14 dạng địa hình (hình 3.12).

Bảng 3.2. Diện tích các dạng địa hình

Các dạng địa hình Diện tích (m2) Tỉ lệ %

Bề mặt địa hình cao 1400-1600m, tuổi Mioxen giữa 259140,052 0,3133

Bề mặt địa hình cao 200-400m, tuổi Pliocen muộn 284735,954 0,3443

Bề mặt địa hình cao 400-600, tuổi Pliocen sớm 363633,234 0,4397

Bề mặt địa hình cao 800-1200m, tuổi Mioxen muộn 1886738,114 2,2813

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích - sƣờn tích - lũ tích 461834,903 0,5584

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lũ tích - bồi tích 79549,014 0,0962

Bề mặt tích tụ hỗn hợp sƣờn tích - lũ tích 945997,442 1,1439

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích - sƣờn tích 2546570,499 3,0792

Lòng sông và bãi cát ven lòng 766556,479 0,9269

Page 59: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

50

Sƣờn bóc mòn tổng hợp dốc 20 - 30 độ 22904066,284 27,6944

Sƣờn đổ lở 5053894,229 6,1109

Sƣờn xâm thực - rửa trôi, dốc 20 - 30 độ 741545,914 0,8966

Sƣờn xâm thực - đổ lở dốc trên 45 độ 42287459,203 51,1319

Sƣờn xâm thực 4121031,349 4,9829

Tổng 82702752.671 100

Hình 3.12. Bản đồ địa mạo xã Tân Nam

Loại địa hình sƣờn xâm thực – đổ lở có dốc hơn 450 chiếm trên 51% tổng

diện tích khu vực, loại hình sƣờn bóc mòn tổng hợp có độ dốc 20-300 chiếm trên

27% tổng diện tích, các loại địa hình khác chiểm tỉ lệ rất nhỏ.

3.2.1.6. Bản đồ vỏ phong hóa

Vỏ phong hóa có ảnh hƣởng rất lớn trong quá trình cung cấp vật liệu cho

LBĐ, dựa vào dữ liệu bản đồ vỏ phong hóa khu vực xã Tân Nam đƣợc thành lập

năm 2013 (thuộc chƣơng trình SRV-10/0026) tác giả đã biên tập lại bản đồ vỏ

phong hóa để phù hợp làm dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu tại khu vực (hình 3.13)

Page 60: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

51

Hình 3.13. Bản đồ vỏ phong hóa khu vực xã Tân Nam

- Trƣợt lở xảy ra nhiều trong vỏ phong hóa vụn thô, trên các sƣờn tích; trong

các vỏ phong hóa khác cũng bị trƣợt lở nhƣng với quy mô và mức độ nhỏ hơn.

- Trƣợt lở xảy ra mạnh nhất trong khu vực đá biến chất.

- Trƣợt lở đất xuất hiện dọc các khe suối cạn bậc I. Trƣợt lở có dạng vòng

thƣờng kéo dài thành chuỗi dọc theo khe suối và là nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu

cho LBĐ.

Bảng 3.3. Diện tích các loại vỏ phong hóa

Loại vỏ phong hóa Diện tích (m2) Tỉ lệ %

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu sƣờn tích 3368004,470 4,07

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu bồi tích 1813999,953 2,19

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu Saprolit 46725895,255 56,50

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu Saprock 30794852,994 37,24

Tổng 82702752,671 100.00

Page 61: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

52

Dựa vào thống kê tỉ lệ % diện tích phân bố của các loại vỏ phong hóa trong

khu vực (bảng 3.9) có thể thấy vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu Saprolit chiếm tỉ lệ

lớn nhất trong toàn khu vực (56,5%), cùng loại vỏ phong hóa này với phụ kiểu

Saprock chiếm tỉ lệ thấp hơn (37,24%), loại vỏ phong hóa tích tụ gần nhƣ không

đáng kể. Điều này cho thấy xã Tân Nam nằm trong khu vực phong hóa mạnh, đây là

điều kiện rất thuận lợi để cung cấp một nguồn vật liệu lớn cho hiện tƣợng LBĐ

trong khu vực.

3.2.1.7. Bản đồ hiện trạng rừng

Dữ liệu về hiện trạng rừng đƣợc tổng hợp và biên tập từ bản đồ Hiện trạng

ba loại rừng, tỷ lệ 1/10.000 do Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà

Giang thành lập năm 2007 (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Diện tích các loại thực phủ trong khu vực nghiên cứu

Thực phủ Diện tích (m2) Tỉ lệ %

Đất nông nghiệp và đất khác 11631488,309 14,06

Rừng cây gỗ rải rác 5297867,720 6,41

Rừng tre nứa 2272656,668 2,75

Rừng trồng có trữ lƣợng 997112,167 1,21

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa 670593,643 0,81

Đất trồng cỏ, cây bụi 22932479,433 27,73

Rừng phục hồi loại 2a 15595938,949 18,86

Rừng phục hồi loại 2b 10781267,578 13,04

Rừng trung bình 11637146,961 14,07

Dân cƣ 886201,243 1,07

Tổng 82702752,671 100,00

Page 62: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

53

Hình 3.14. Bản đồ hiện trạng rừng khu vực xã Tân Nam

Diện tích rừng phủ trong khu vực không nhiều, trong khi đó diện tích đất

nông nghiệp, đất trồng cỏ và cây bụi chiếm 1 tỉ lệ lớn đến 41,79%, điều này là một

yếu tố rất bất lợi đối với việc giữ đất và làm giảm năng lƣợng của nƣớc trong điều

kiện xảy ra hiện tƣợng LBĐ.

3.2.2. Kết quả phân cấp, đánh giá vai trò các bộ phận của mỗi nhân tố và thành

lập bản đồ nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam

Sử dụng phƣơng pháp phân tích cây hệ thống trong việc đánh giá mức độ

quan trọng của sáu nhóm yếu tố tác động đến LBĐ trong khu vực nghiên cứu, các

giá trị trọng số Wj tƣơng ứng cho mỗi nhân tố đƣợc xác định trong ma trận so sánh

cặp đôi nhƣ trong bảng 3.5 dƣới đây.

Page 63: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

54

Bảng 3.5. Ma trận so sánh cặp đôi, các giá trị trọng số của từng nhóm yếu tố tác động đến

LBĐ khu vực xã Tân Nam

Các nhóm yếu tố [1] [2] [3] [4] [5] [6] Trọng số

[1] Độ cao địa hình 1 1/6 1/4 1/2 1/3 1/5 0.0435

[2] Độ dốc địa hình 1 3 4 4 2 0.3686

[3] Mật độ sông suối 1 3 2 1/2 0.1617

[4] Các dạng địa hình 1 1/2 1/4 0.0729

[5] Hiện trạng rừng 1 1/3 0.1033

[6] Vỏ phong hóa 1 0.2500

Tỷ lệ nhất quán CR = 0.04

Chỉ số nhất quán CR = 0.04 < 0.1, điều này cho thấy rằng ma trận so sánh

tƣơng quan giữa các cặp đôi và kết quả trọng số đƣa ra là chấp nhận đƣợc. Việc tính

chỉ số nguy cơ LBĐ tại khu vực sẽ đƣợc xác định dựa vào công thức:

DFI = 6

ij

1

W wj

j

[1]

Trong đó: - DFI: chỉ số nguy cơ xảy ra tai biến LBĐ;

- Wj: giá trị trọng số của thông số j;

- Wij: giá trị trọng số của lớp i thuộc tác nhân thứ j gây ra tai biến LBĐ.

Có thể viết lại công thức [1] trong trƣờng hợp nghiên cứu tại xã Tân Nam

với 6 chỉ số nhƣ sau:

DFI = 0.0435*X1 + 0.3686*X2 + 0.1617*X3 + 0.0729*X4 + 0.1033*X5 + 0.2500*X6

Trong đó X1 - X6 sẽ lần lƣợt là các giá trị trọng số của các lớp đƣợc xác định

trong bảng 3.5 của các nhóm yếu tố độ cao địa hình, độ dốc địa hình, mật độ sông

suối, các dạng địa hình, hiện trạng rừng, vỏ phong hóa.

Theo dữ liệu về hiện trạng lịch sử của hiện tƣợng LBĐ xảy ra trong khu vực

nghiên cứu thông qua các lần khảo sát thực địa, tác giả đã khoanh vùng để xác định

vị trí và diện tích các lƣu vực xảy ra hiện tƣợng này tại 4 thôn: Nà Đát, Nà Vài, Nà

Chõ và Lùng Chúng. Sử dụng kết quả này sẽ xác định đƣợc trọng số của các lớp

thông tin trong mỗi nhóm các yếu tố thông qua các bƣớc sau:

Page 64: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

55

- Chia các nhóm yếu tố thành những khoảng thông tin nhỏ phù hợp để kết quả

thu đƣợc là chi tiết nhất;

- Chồng lấp các lƣu vực đã xảy ra hiện tƣợng LBĐ lên lần lƣợt các nhóm yếu

tố;

- Xác định tỉ lệ % diện tích ảnh hƣởng của các lớp trong mỗi nhóm yếu tố

(Bảng 3.6);

- Dựa vào kết quả tỉ lệ % đƣa ra đƣợc đánh giá tƣơng quan mức độ ảnh hƣởng

của các lớp thông tin theo 5 cấp: không ảnh hƣởng, ít ảnh hƣởng, ảnh hƣởng,

ảnh hƣởng mạnh và ảnh hƣởng rất mạnh (bảng 3.7);

- Nhóm các lớp thông tin theo 5 cấp đã đƣa ra và tính ma trận so sánh từng cặp

đôi mức độ ảnh hƣởng để đƣa ra kết quả trọng số của từng lớp thông tin

(bảng 3.8).

Bảng 3.6. Tỷ lệ phần trăm các yếu tố ảnh hưởng

Lùng

Chúng Nà Vài Nà Đát

Chõ Tỉ lệ %

1. Độ cao địa hình (m)

< 100 0 0 0 0 0

100-200 0,02 0,35 0,33 0,46 14,18

200-300 0,07 0,41 0,48 0,6 19,07

300-400 0,17 0,48 0,57 0,39 19,68

400-500 0,19 0,37 0,53 0,42 18,46

500-600 0,21 0,19 0,45 0,29 13,93

600-700 0,11 0 0,38 0,17 8,08

700-800 0,03 0 0,33 0,12 5,84

800-900 0 0 0,02 0,04 0,77

> 900 0 0 0 0 0

2. Độ dốc địa hình

< 100

0,02 0,17 0,16 0,21 6,84

100 – 20

0 0,10 0,35 0,49 0,45 16,99

Diện tích (km2)

Các yếu tố

Page 65: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

56

200 – 30

0 0,29 0,66 0,97 0,82 33,49

300 – 40

0 0,31 0,53 1,03 0,62 30,43

400 – 50

0 0,07 0,09 0,42 0,27 10,39

> 500 0,01 0,00 0,02 0,12 1,86

3. Mật độ sông suối (km/km2)

< 1 0,28 0 0,79 0,51 19,31

1 - 2 0,31 0,16 0,64 0,92 24,81

2 - 3 0,04 0,98 0,71 0,53 27,62

3 - 4 0,06 0,55 0,59 0,36 19,07

4 - 5 0,04 0,06 0,24 0,03 4,50

5 - 6 0,02 0,05 0,09 0,06 2,68

6 - 7 0,05 0 0,03 0,08 2,01

> 7 0 0 0 0 0

4. Các dạng địa hình

Bề mặt địa hình cao 200-400m, tuổi

Pliocen muộn 0 0 0,01 0,01 0,51

Bề mặt địa hình cao 400-600m, tuổi

Pliocen sớm 0 0 0 0 0,00

Bề mặt địa hình cao 800-1200m, tuổi

Mioxen giữa muộn 0 0 0,18 0,01 2,32

Bề mặt địa hình cao 1400-1600m, tuổi

Mioxen giữa 0 0 0 0 0,00

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lũ tích – bồi

tích 0 0 0 0 0,00

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích – sƣờn

tích – lũ tích 0,01 0 0 0,19 2,57

Bề mặt tích tụ hỗn hợp sƣờn tích – lũ

tích 0 0,14 0,04 0,02 2,44

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích – sƣờn

tích 0 0,20 0 0 2,44

Sƣờn xâm thực – rửa trôi, dốc 200 - 30

0 0 0,12 0 0,05 2,08

Sƣờn xâm thực 0 0,15 0,17 0,11 5,26

Sƣờn đổ lở 0,11 0,10 0,22 0,55 11,98

Page 66: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

57

Sƣờn bóc mòn tổng hợp dốc 200 – 30

0 0,56 0,08 1,23 1,06 35,69

Sƣờn xâm thực – đổ lở dốc trên 450 0,04 1,02 1,24 0,48 33,98

Lòng sông và bãi cát ven sông 0,06 0 0 0 0,73

5. Hiện trạng rừng

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa 0 0 0,52 0,07 7,21

Rừng trồng có trữ lƣợng 0 0 0 0,04 0,76

Rừng tre nứa 0 0,18 0,11 0,12 5,01

Rừng cây gỗ rải rác 0,02 0,22 0,35 0 7,21

Rừng phục hồi loại 2b 0 0,23 0,37 0,49 13,32

Rừng phục hồi loại 2a 0,71 0,03 0,39 0,37 18,33

Rừng trung bình 0,03 0 0 0,6 7,70

Đất nông nghiệp và đất khác 0 1,01 0,49 0 18,33

Đất trồng cỏ, cây bụi 0,03 0,08 0,79 0,71 19,68

Dân cƣ 0 0,04 0,07 0,08 2,44

6. Vỏ phong hóa

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu bồi tích 0,01 0 0,14 0,04 2,32

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu sƣờn

tích 0 0,4 0 0,69 13,32

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu

Saprock 0 0 0,13 0,06 2,32

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu

Saprolit 0,79 1,4 2,82 1,7 82,03

Bảng 3.7. Mức độ ảnh hưởng của các lớp thông tin đối với dữ liệu lịch sử lũ bùn đá

Không

ảnh

hƣởng

Ít ảnh

hƣởng

ảnh

hƣởng

ảnh

hƣởng

mạnh

ảnh

hƣởng

rất mạnh

1. Độ cao địa hình (m)

< 100

100-200

200-300

300-400

400-500

500-600

Mức độ

Các yếu tố

Page 67: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

58

600-700

700-800

800-900

> 900

2. Độ dốc địa hình

< 100

100 – 20

0

200 – 30

0

300 – 40

0

400 – 50

0

> 500

3. Mật độ sông suối (km/km2)

< 1

1 - 2

2 - 3

3 - 4

4 - 5

5 - 6

6 - 7

> 7

4. Các dạng địa hình

Bề mặt địa hình cao 200-400m, tuổi

Pliocen muộn

Bề mặt địa hình cao 400-600m, tuổi

Pliocen sớm

Bề mặt địa hình cao 800-1200m, tuổi

Mioxen giữa muộn

Bề mặt địa hình cao 1400-1600m, tuổi

Mioxen giữa

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lũ tích – bồi

tích

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích – sƣờn

tích – lũ tích

Bề mặt tích tụ hỗn hợp sƣờn tích – lũ

tích

Bề mặt tích tụ hỗn hợp lở tích – sƣờn

tích

Sƣờn xâm thực – rửa trôi, dốc 200 -

300

Sƣờn xâm thực

Sƣờn đổ lở

Sƣờn bóc mòn tổng hợp dốc 200 – 30

0

Sƣờn xâm thực – đổ lở dốc trên 450

Lòng sông và bãi cát ven sông

5. Hiện trạng rừng

Page 68: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

59

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

Rừng trồng có trữ lƣợng

Rừng tre nứa

Rừng cây gỗ rải rác

Rừng phục hồi loại 2b

Rừng phục hồi loại 2a

Rừng trung bình

Đất nông nghiệp và đất khác

Đất trồng cỏ, cây bụi

Dân cƣ

6. Vỏ phong hóa

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu bồi tích

Vỏ phong hóa tích tụ, phụ kiểu sƣờn

tích

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu

Saprock

Vỏ phong hóa bóc mòn, phụ kiểu

Saprolit

Bảng 3.8. Ma trận so sánh giữa các cặp mức độ ảnh hưởng đối với từng nhóm yếu tố và

trọng số của từng lớp thông tin

Mức độ ảnh hƣởng [5] [4] [3] [2] [1] Trọng số

1. Độ cao địa hình

[5] Ảnh hƣởng rất mạnh 1 3 5 6 7 0,4862

[4] Ảnh hƣởng mạnh 1 4 5 6 0,2844

[3] Ảnh hƣởng 1 2 4 0,1191

[2] Ít ảnh hƣởng 1 2 0,0669

[1] Không ảnh hƣởng 1 0,0434

Tỷ lệ nhất quán CR = 0.07

2. Độ dốc địa hình

[5] Ảnh hƣởng rất mạnh 1 3 4 6 0,5336

[4] Ảnh hƣởng mạnh 1 3 4 0,2636

[3] Ảnh hƣởng 1 3 0,1375

[2] Ít ảnh hƣởng 1 0,0653

Tỷ lệ nhất quán CR = 0.08

3. Mật độ sông suối

Page 69: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

60

[5] Ảnh hƣởng rất mạnh 1 3 5 7 0,5534

[4] Ảnh hƣởng mạnh 1 4 5 0,2845

[2] Ít ảnh hƣởng 1 2 0,1010

[1] Không ảnh hƣởng 1 0,0611

Tỷ lệ nhất quán CR = 0.06

4. Các dạng địa hình

[5] Ảnh hƣởng rất mạnh 1 3 4 5 7 0,4840

[4] Ảnh hƣởng mạnh 1 2 3 5 0,2280

[3] Ảnh hƣởng 1 3 4 0,1556

[2] Ít ảnh hƣởng 1 2 0,0844

[1] Không ảnh hƣởng 1 0,0480

Tỷ lệ nhất quán CR = 0.05

5. Hiện trạng rừng

[5] Ảnh hƣởng rất mạnh 1 3 4 5 0,5256

[4] Ảnh hƣởng mạnh 1 3 4 0,2728

[3] Ảnh hƣởng 1 2 0,1243

[2] Ít ảnh hƣởng 1 0,0772

Tỷ lệ nhất quán CR = 0.06

6. Vỏ phong hóa

[5] Ảnh hƣởng rất mạnh 1 3 6 0,6393

[3] Ảnh hƣởng 1 4 0,2737

[2] Ít ảnh hƣởng 1 0,0869

Tỷ lệ nhất quán CR = 0.08

Các chỉ số nhất quán trong mỗi ma trận đều nhỏ hơn 0,1 vì vậy ma trận so

sánh tƣơng quan cũng nhƣ các kết quả trọng số đều chấp nhận đƣợc.

Trên cơ sở các trọng số của từng lớp thông tin trong mỗi nhóm yếu tố và

công thức tính chỉ số nguy cơ (DFI) đã xác định ở trên, sử dụng công cụ chồng chập

Page 70: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

61

các lớp thông tin có trọng số trong công cụ arc Map, kết quả thu đƣợc là bản đồ chỉ

số nguy cơ nhƣ hình 3.15

Hình 3.15. Bản đồ chỉ số nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam

Chỉ số nguy cơ đƣợc phân làm 5 mức giá trị khác nhau ứng với các cấp mức

độ nguy cơ LBĐ nhƣ sau:

- Nguy cơ LBĐ rất cao: DFI > 0.48

- Nguy cơ LBĐ cao: 0.39 < DFI < 0.48

- Nguy cơ LBĐ trung bình:0.32 < DFI < 0.39

- Nguy cơ LBĐ thấp: 0.24 < DFI < 0.32

- Nguy cơ LBĐ rất thấp: DFI < 0.24

Trên những khoảng phân chia nhƣ trên, bản đồ phân vùng LBĐ khu vực xã

Tân Nam đƣợc thành lập (hình 3.16).

Page 71: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

62

Hình 3.16. Bản đồ khoanh vùng nguy cơ lũ bùn đá khu vực xã Tân Nam

Hình 3.17. Diện tích và tỉ lệ % diện tích của các nhóm nguy cơ tai biến LBĐ

Nhƣng khu vực có nguy cơ xảy ra LBĐ cao và rất cao chiếm tới 50% tổng

diện tích toàn xã, phân bố chủ yếu dọc các sông hoặc suối nhỏ cấp I, II, III. Những

khu vực có nguy cơ xảy ra LBĐ trung bình, thấp và rất thấp phân bố chủ yếu dọc

các sông lớn và đồng thời cũng là nơi tập trung đông dân cƣ.

Page 72: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

63

Chƣơng 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM THIỂU

LŨ BÙN ĐÁ Ở XÃ TÂN NAM

4.1. Một số nguyên tắc chung trong phòng tránh lũ bùn đá

Trên cơ sở một số những nghiên cứu về LBĐ trƣớc đó, một số nguyên tắc

chung trong phòng tránh hiện tƣợng này có thể kể ra nhƣ sau:

1) LBĐ là một loại hình thiên tai đặc biệt khốc liệt. Chúng xảy ra rất đột

ngột, kéo dài trong thời gian khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình. Mƣa là điều

kiện cần, mà yếu tố này có tính ngẫu nhiên do vậy LBĐ có tính ngẫu nhiên cao.

Song vì điều kiện đủ là mặt đệm, do vậy con ngƣời có thể can thiệp vào sự phát

sinh, phát triển của chúng.

2) LBĐ thƣờng xuất hiện trên các lƣu vực nhỏ và phân tán. Các biện pháp

công trình tránh lũ trong điều kiện rừng núi thƣờng tốn kém và ít hiệu quả. Vì vậy

giải pháp hiệu quả là các giải pháp phi công trình. Đó là các giải pháp đánh giá chi

tiết nguy cơ và rủi ro, quy hoạch lại các cụm dân cƣ kinh tế, tuyên truyền giáo dục

nâng cao nhận thức ngƣời dân địa phƣơng, cảnh báo và dự báo.

3) LBĐ không xuất hiện định kỳ hàng năm nhƣ lũ ở vùng miền trung du và

đồng bằng vì vậy phải nhất thiết tránh những tƣ tƣởng chủ quan cho các cán bộ

quản lý và ngƣời dân trong công tác phòng tránh.

4) Hầu hết các địa điểm có thể phát triển dân cƣ kinh tế ở các vùng miền núi

đều có thể bị loại hình LBĐ đe dọa. Vì vậy phải đƣa nội dung đánh giá nguy cơ và

rủi ro lũ quét vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Đây là nội dung bắt

buộc cần phải làm trƣớc khi phê duyệt các qui hoạch, các dự án phát triển.

4.2. Biện pháp phi công trình

4.2.1. Quy hoạch phòng tránh lũ bùn đá

Công tác quy hoạch phòng chống LBĐ là việc làm đầu tiên, rất cần thiết cho

công tác phòng tránh thiên tai khu vực. Do kinh phí có hạn, nên hiện nay chƣa có

nhiều địa phƣơng làm tốt công tác này. Các công tác quy hoạch phòng chống LBĐ

đầy đủ sẽ bao gồm các bƣớc:

Page 73: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

64

Bƣớc 1: Lập bản đồ hiện trạng và nguy cơ LBĐ

Đối với mức độ cấp xã, lập bản đồ hiện trạng mức độ chi tiết từ bản đồ

1/50.000 trở đi. Bản đồ hiện trạng và nguy cơ LBĐ đƣợc lập dựa trên cơ sở các tài

liệu:

- Khảo sát, phân tích đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, khí tƣợng thủy văn,

thảm thực vật, hiện trạng khai thác kinh tế, số liệu thống kê các trận lũ đã

từng xảy ra của từng khu vực để phát hiện những vùng có nguy cơ cao về

LBĐ;

- Khảo sát điều tra trên các lƣu vực, phát hiện những vùng có nguy cơ về

LBĐ;

- Điều tra trong nhân dân về vết lũ đã từng xảy ra trƣớc đây, về sự trƣợt lở đất;

- Điều tra dọc sông suối hàng năm trƣớc mùa lũ để bƣớc đầu xác định những

khu vực, địa điểm có nguy cơ cao xảy ra LBĐ.

Bƣớc 2: Lập bản đồ dự báo nguy cơ LBĐ

Việc dự báo nguy cơ là rất cần thiết, mang lại hiệu quả cho phòng tránh,

giảm thiểu thiên tai đã đƣợc nhiều quốc gia áp dụng. Đối với LBĐ yếu tố quan

trọng là dự báo lƣợng mƣa, các điểm có khả năng xảy ra trƣợt lở, sự thay đổi đột

biến chế độ dòng chảy trên lƣu vực.

4.2.2. Biện pháp quản lý và sử dụng đất

*/ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Khu vực nghiên cứu là vùng núi có độ dốc khá lớn, chính vì vậy để đạt đƣợc

mục đích chống xói mòn thì quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải đáp ứng đƣợc

các yêu cầu sau:

- Duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp

- Khai thác triệt để và sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất đai

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai hợp lý

- Làm giàu và bảo vệ môi trƣờng đất

*/ Quy hoạch phát triển đất rừng

Page 74: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

65

Trồng rừng và bảo vệ rừng là biện pháp tích cực để phòng chống LQ, LBĐ.

Bởi trồng rừng giữ đƣợc nƣớc, giảm bớt lƣợng dòng chảy, giảm tốc độ dòng chảy

trên mặt đất, chống đƣợc xói mòn, cung cấp nƣớc dần dần cho sông suối và giếng

nƣớc, chống đƣợc lũ lụt, cải tạo đƣợc khí hậu có lợi cho phát triển sản xuất nông

nghiệp. Vì thế, quy hoạch phát triển rừng (bao gồm: trồng rừng, bảo vệ rừng, chống

phá rừng và khai thác rừng có kế hoạch) là biện pháp lâm nghiệp rất quan trọng để

chống LQ, LBĐ.

Đối với việc quy hoạch phát triển rừng nhằm bảo vệ đất, chống xói mòn,

trƣợt sạt lở đất trên địa bàn cần thực hiện các biện pháp sau:

Bảo vệ rừng hiện có

Các loại rừng hiện có tự nhiên cần đƣợc bảo vệ và phát triển, ngăn cấm chặt

phá rừng dƣới bất kì hình thức nào.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

Đối tƣợng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bao gồm những diện tích đất

có cây gỗ rải rác và cây bụi có mật độ cây tái sinh có mục đích (có chiều cao

50cm và >1.000 cây/ha). Đây là giải pháp kỹ thuật lâm sinh đầu tƣ có hiệu quả,

kinh tế nhất và phục hồi rừng nhanh nhất. Thực chất đây là một giải pháp lợi dụng

triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện

pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết. Biện pháp này

cần đƣợc ƣu tiên áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Trồng rừng

- Đối với rừng đặc dụng: Biện pháp chủ yếu đƣợc áp dụng để phục hồi hệ

sinh thái rừng đặc dụng là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Do vậy cần phải

hạn chế trồng lại rừng, nếu trồng lại rừng thì phải thực hiện đúng biện pháp kỹ

thuật, cơ cấu cây trồng phải là cây bản địa và thực hiện theo dự án đƣợc cấp có

thẩm quyền phê duyệt.

Page 75: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

66

- Đối với rừng phòng hộ: Trồng rừng phòng hộ cần phải ƣu tiên đầu tƣ trồng

rừng phòng hộ ở những nơi rất xung yếu để đảm bảo độ che phủ toàn vùng đạt tối

thiểu 70%. Ở những nơi xung yếu độ che phủ chung của vùng chỉ cần 50%.

- Đối với rừng sản xuất: Cần tập trung trồng rừng nguyên liệu (nguyên liệu

giấy và ván nhân tạo) và rừng đặc sản, để hình thành các khu rừng nguyên liệu tập

trung, rừng đặc sản tập trung gắn liền với các nhà máy chế biến nguyên liệu, chế

biến lâm đặc sản sẵn có và trong tƣơng lai.

Sử dụng-khai thác rừng

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nƣớc. Việc khai thác rừng phải đảm bảo

mục tiêu giữ vững và phát triển vốn rừng hiện có. Mọi hoạt động làm suy giảm chất

lƣợng rừng, số lƣợng rừng đều bị nghiêm cấm. Do vậy việc sử dụng rừng phải triệt

để thực hiện tốt Quy chế quản lý rừng (Ban hành kèm theo Quyết định số

186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ); Quy chế về khai

thác gỗ và lâm sản khác (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN

ngày 2/2/2004 của Bộ NN & PTNT); Quy chế quản lý sử dụng búa bài cây và búa

kiểm lâm (Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày

26/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ NN & PTNT).

*/ Điều chỉnh các điểm định cư, quy hoạch phát triển dân sinh kinh tế

Phân tích bản đồ hiện trạng và nguy cơ LBĐ sẽ tiến hành điều chỉnh các

điểm định cƣ tránh những khu vực có nguy cơ cao về LBĐ. Vạch hành lang an toàn

dọc theo các thung lũng sông, suối làm cơ sở di dời, qui hoạch các điểm dân cƣ mới

an toàn phòng tránh lũ. Không cho phép làm nhà trên sƣờn dốc, dƣới chân các khối

trƣợt đất đá có nguy cơ xảy ra thảm họa trƣợt lở, LBĐ.

Khi thiết kế các công trình xây dựng trong vùng lũ nhƣ: cầu cống, đƣờng xá,

công trình thủy… cần tăng hệ số an toàn cho những công trình này.

Điều chỉnh bổ sung xây dựng các công trình phòng tránh LBĐ qui mô nhỏ và

vừa để bảo vệ các cụm dân cƣ, công trình quan trọng trong vùng lũ nhƣ: công trình

Page 76: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

67

tiêu, thoát, chặn lũ, làm kè chống xói lở ven sông, xây tƣờng chắn chống sạt lở đất

sƣờn dốc, xây đập chắn LBĐ ở cửa sông suối.

4.2.3. Biện pháp sơ tán, di chuyển công trình và cộng đồng dân cư ra khỏi khu

vực nguy hiểm

*/ Sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ bị LBĐ

Đây là biện pháp thụ động, song chỉ có hiệu quả khi biết trƣớc khả năng xảy

ra tai biến thông qua những thông tin về cảnh báo, dự báo LBĐ. Sơ tán ngƣời và tài

sản khỏi vùng có thể bị LBĐ, trên thực tế là vấn đề rất khó khăn, nhất là khi dân

sống phân tán, thiếu phƣơng tiện giao thông, vận tải trợ giúp, trong khi thông tin về

LBĐ thƣờng khó có thể biết trƣớc do thƣờng xảy ra vào ban đêm.

Sơ tán có thể coi là biện pháp ngắn hạn, có thể chia thành 3 thời kỳ: Trƣớc

khi xảy ra lũ quét, LBĐ; trong khi xảy ra lũ quét, LBĐ và sau khi xảy ra lũ quét,

LBĐ.

+ Trƣớc khi xảy ra lũ quét, LBĐ có ý nghĩa quan trọng trong giảm thiệt hại,

song phụ thuộc rất nhiều vào thời gian dự kiến của cảnh báo và dự báo.

+ Trong khi xảy ra lũ quét, LBĐ: thƣờng quá trình sơ tán còn chủ yếu thực

hiện khi lũ quét, LBĐ đã, đang xảy ra.

+ Thời kỳ sau trận LBĐ liên quan chủ yếu đến đền bù thiệt hại, khôi phục

những khu vực bị ảnh hƣởng.

*/ Di dời dân và di chuyển công trình

Di dân là rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn dân cƣ, một số địa

phƣơng đã làm tốt nhƣng nhiều nơi còn làm chậm, dù đã có kinh phí. Kinh nghiệm

cho thấy: LBĐ thƣờng xẩy ra rất nhanh, gây ra hậu quả bất ngờ và nghiêm trọng, xu

thế đang ngày một lớn, để phòng tránh thì việc chủ động di dời dân ra khỏi khu vực

nguy hiểm có tầm quan trọng đặc biệt…

Đối với hiện tƣợng tai biến này, khi thấy xuất hiện hiện tƣợng mƣa trong

nhiều ngày có thời điểm mƣa lớn đột ngột có thể kéo dài trong vài tiếng thì các cơ

quan chức năng cần nhanh chóng tổ chức, sắp xếp lại dân cƣ trong vùng nguy hiểm,

tổ chức di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm đó; tổ chức di dời hộ dân đến

Page 77: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

68

nơi an toàn, ổn định cuộc sống. Công tác dự báo tốt, quyết định sớm và di dời dân

đồng bộ ra những thông báo từ rất sớm để chínƣh quyền chủ động sớm di dời.

Trong việc này, vai trò chính quyền cấp xã thôn, cấp huyện là rất lớn phƣơng thức

thực hiện xen ghép trƣớc sau đó mới đến tập trung.

Thƣờng xuyên rà soát, phát hiện những vùng xung yếu mới phát sinh nguy

cơ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội để cảnh báo, thực hiện di dời.

Việc di chuyển các công trình và cộng đồng khỏi vùng bị tác động của lũ

quét, LBĐ có thể đem lại lợi ích kinh tế-xã hội và môi trƣờng lâu dài, song thƣờng

chi phí cao lại gây đảo lộn cuộc sống bình thƣờng toàn cộng đồng thiệt hại bổ sung

về dịch vụ, thƣơng mại… Tuy nhiên, ở những thung lũng sông nhất định, dƣới sự

trợ giúp của Nhà nƣớc, các biện pháp giữ lại, bảo vệ các công trình, khu nhà ở,

đồng thời cải tạo lòng dẫn để giảm nguy cơ tác động của lũ. Việc tiến hành bảo vệ

các khu dân cƣ theo cách trên phải tính đến nguyên tắc phân vùng ngập lụt, nghĩa là

phải lƣu ý đến các chức năng thủy lực của chúng.

Dựa vào điều kiện thực tế cũng nhƣ kinh phí cho việc di chuyển, cùng với

những dự báo, cảnh báo về LBĐ để đƣa ra quyết định là có di chuyển hay không,

bởi di chuyển liên quan đến vấn đề tái định cƣ, một vấn đề khó thực hiện nếu nhƣ

không có dự báo chính xác. Trong một số trƣờng hợp, việc tái định cƣ các cộng

đồng và phân vùng tại thung lũng hạ lƣu sông bị ảnh hƣởng của LBĐ có thể thực

hiện dễ dàng hơn là xây dựng các công trình phòng lũ. Trƣớc hết có thể là do giá

thành công trình quá lớn hoặc không thuận lợi để xây dựng. Tuy nhiên, việc di

chuyển các cộng đồng dân cƣ có thể kết hợp những biện pháp cải tạo lòng dẫn, bãi

sông, để có thể hạn chế các thiệt hại cũng nhƣ chi phí di chuyển. Việc quản lý

không đúng đắn vùng thung lũng có thể làm thay đổi điều kiện dòng chảy ở chính

lòng dẫn tới gia tăng diện tích ngập, song vẫn có thể đƣợc chấp nhận đƣợc khi so

sánh tổn thất và chi phí.

Page 78: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

69

Dự án tái định cƣ cần phải đảm bảo phát huy tính hiệu quả và đồng thời hạn

chế thấp nhất thiệt hại cho ngƣời dân, đảm bảo cuộc sống của ngƣời dân tại nơi ở

mới.

4.2.4. Biện pháp điều chỉnh đất tầng mặt

*/ Phân vùng và điều chỉnh quy hoạch khu trồng, bảo vệ rừng, loại rừng

Trồng rừng và bảo vệ rừng là biện pháp tích cực chống xói mòn. Nƣớc ngấm

xuống đất, một phần giữ lại trong đất, một phần ngấm xuống mạch nƣớc. Nhƣ vậy,

trồng rừng giữ đƣợc nƣớc, giảm bớt lƣợng dòng chảy, giảm tốc độ dòng chảy trên

mặt đất, chống đƣợc xói mòn, cung cấp nƣớc dần dần cho sông suối và giếng nƣớc,

chống đƣợc lũ lụt, cải tạo đƣợc khí hậu có lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Vì thế, quy hoạch phát triển rừng (bao gồm: trồng rừng, bảo vệ rừng, chống phá

rừng và khai thác rừng có kế hoạch) là biện pháp lâm nghiệp rất quan trọng để

chống xói mòn ngay từ đầu nguồn.

Trồng rừng và bảo vệ rừng cần đƣợc thực hiện ở những khu vực sau:

- Trồng và bảo vệ rừng chỏm đồi núi cao.

- Trồng và bảo vệ rừng trên sƣờn dốc lớn.

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Trồng rừng trên đồi trọc....

Việc trồng rừng là cần thiết bởi nếu các khu vực vực dân cƣ có nhiều rừng

thì khả năng chống lũ quét, LBĐ, trƣợt, sạt lở đất cũng tăng lên nhiều. Muốn vậy

công tác trồng rừng phải cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và

ngƣời dân, đặc biệt là tại các khu vực thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, LBĐ, trƣợt, sạt

lở đất. Đối tƣợng đất trồng rừng là đất trảng cỏ và đất trống cây bụi không có khả

năng phục hồi thành rừng. Hoặc ở những nơi áp dụng giải pháp trồng rừng đảm bảo

đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng cao hơn giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái

sinh.

*/ Phân vùng sử dụng đất

Page 79: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

70

Phân vùng sử dụng đất là một trong những biện pháp quan trọng trong việc

phòng chống LBĐ. Đây là việc cần phải xem xét sớm bởi nó ảnh hƣởng đến cuộc

sống của ngƣời dân, mức độ chịu thiệt hại do tai biến LBĐ gây ra. Quy hoạch sử

dụng đất hợp lý đối với từng vùng, từng khu vực cụ thể có tác dụng nhƣ:

- Giảm bớt năng lƣợng gây xói mòn trực tiếp của hạt mƣa đối với đất.

- Giảm tốc độ dòng chảy trên sƣờn dốc.

- Tăng kết cấu của đất, làm tăng tính thấm nƣớc và nhƣ vậy giảm dòng chảy

mặt.

Trong quy hoạch sử dụng đất thì quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải

đƣợc đặt lên hàng đầu bởi nó liên quan trực tiếp đến đời sống dân cƣ và an ninh

lƣơng thực khu vực. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần đáp ứng đƣợc các yêu

cầu duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, đáp ứng với mức cao nhất trong

điều kiện có thể đối với quỹ đất dành cho nông nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu về

an toàn lƣơng thực cũng nhƣ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Khi quỹ đất đai, nhất là quỹ đất có khả năng sản xuất có hạn, thì việc khai

thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ

nhu cầu, có hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong quá

trình sử dụng đất. Tuỳ theo khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo và nguồn vốn...

tận dụng tối đa, đƣa phần diện tích đất chƣa sử dụng vào khai thác sản xuất nông

nghiệp và các mục đích khác nhau. Đối với sản xuất nông nghiệp, quan trọng nhất

là hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi (đập, hồ chứa, kênh mƣơng, trạm bơm..) đảm bảo

đƣợc yêu cầu tƣới tiêu góp phần thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai

cũng là yêu cầu đặt lên hàng đầu trong phân vùng sử dụng đất. Đối với những vùng

đất mà việc sử dụng không phù hợp với các yếu tố tự nhiên thì cần phải đƣợc điều

chỉnh nhƣ giảm diện tích canh tác trồng cây lƣơng thực trên đất dốc chuyển sang

trồng cây lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng hay canh tác theo mô hình nông lâm kết

Page 80: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

71

hợp. Đất vƣờn tạp cần đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn, thâm canh thành các vƣờn

quả.

Quá trình khai thác sử dụng đất của xã cần làm giàu và bảo vệ môi trƣờng

đất đai để sử dụng ổn định lâu dài, đƣợc kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng đất và cải

tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hoá đất, xói mòn rửa

trôi nhất là đối với đất nông-lâm nghiệp cần xây dựng một hệ thống canh tác bền

vững trên đất dốc. Đồng thời việc khai thác sử dụng đất đai phải đƣợc gắn liền với

việc bảo vệ môi trƣờng.

4.2.5. Biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng

Tuyên truyền là việc truyền thông tin một chiều đến ngƣời nhận nhằm tác

động đến quan điểm của họ và kêu gọi họ chấp nhận thực hiện một hành vi nào đó.

*/ Các hình thức tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng

a) Báo chí, đài phát thanh, truyền hình

Thông tin tuyên truyền giúp những hộ dân sống gần ta luy, sông suối, nơi có

nguy cơ xảy ra thiên tai, sạt lở đất đá nâng cao cảnh giác, chấp hành nghiêm các

quy định của Nhà nƣớc về phòng, chống bão lũ và giảm nhẹ thiên tai.

Phản ánh kịp thời, chính xác về các sự kiện, vấn đề liên quan đến bão lũ,

trƣợt sạt lở đất, trong đó, chú trọng thông tin nội dung chỉ đạo của các đồng chí lãnh

đạo tỉnh và Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh và hƣớng dẫn triển khai thực hiện các

biện pháp phòng ngừa của các cấp, các ngành liên quan.

Tiếp nhận các thông tin phản hồi của các tầng lớp nhân dân để phối hợp với

các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết, đồng thời, thông tin tuyên truyền trên các

phƣơng tiện của mình theo quy định của pháp luật.

Họp cộng đồng là hình thức tuyên truyền phổ biến trong cộng đồng dân cƣ,

nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Trong các cuộc họp thôn/bản, họp hội phụ nữ,

họp đoàn thanh niên hay nói chuyện tại trƣờng học cần đƣa thông tin chung về lũ

quét, trƣợt sạt lở đất và mối liên hệ tới sản xuất, sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống

Page 81: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

72

của cộng đồng. Trong cuộc họp đƣa ra các câu chuyện, các ví dụ nghiên cứa điển

hình, các số liệu cụ thể liên quan đến lũ quét, lũ ống và trƣợt sạt lở đất để cộng đồng

có cái nhìn thực tế và tổng quan hơn để cùng nhau phòng tránh, ứng phó với lũ

quét, trƣợt sạt lở đất. Với hình thức tuyên truyền này, ngƣời tuyên truyền có thể biết

đƣợc kiến thức và thái độ của đối tƣợng nhƣ thế nào để từ đó điều chỉnh nội dung,

cách truyền đạt và các biện pháp ứng phó thích hợp.

Biểu diễn văn nghệ là kênh thông tin đƣợc cộng đồng dân cƣ, đặc biệt các

vùng nông thôn rất ƣa chuộng. Các nội dung, thông điệp tuyên truyền sẽ đƣợc lồng

ghép qua các bài hát, điệu múa, vở kịch. Bên lề các chƣơng trình biểu diễn có thế tổ

chức trƣng bày poster, tờ rơi giới thiệu các nội dung cần truyền thông.

4.3. Các biện pháp công trình

4.3.1. Biện pháp khơi thông lòng dẫn

*/ Cải thiện điều kiện dòng chảy trong lòng dẫn

Đối với những khu vực có nhiều lƣu vực nhỏ, những chƣớng ngại (tự nhiên

và nhân tạo), hoặc mặt cắt dòng chảy thu hẹp…đều có khả năng gây tắc ứ dòng

chảy, đặc biệt trong lũ, làm diện “quét”, diện “ngập” và diện “bồi lấp” trong lũ tăng

lên rất nhiều. Việc loại trừ các chƣớng ngại để cải thiện dòng chảy là rất cần thiết,

có thể giúp ích lớn trong việc hạn chế thiệt hại do LBĐ gây ra.

Công tác cải thiện dòng chảy này có thể là:

- Phá, loại bỏ các chƣớng ngại vật tự nhiên, điều chỉnh đƣờng bờ đáy sông để

loại trừ các khu nƣớc quẩn, nƣớc chế; loại các khu có thể sạt, trƣợt lở đất xuống

lòng dẫn, phát quang cây cối trong lòng dẫn.

- Loại bỏ các chƣớng ngại vật nhân tạo nhƣ trục vớt các công trình hƣ hại,

các loại vật liệu rắn chất đống trong lòng dẫn chạy ngang dòng chảy.

- Sửa chữa, thậm chí phá dỡ các công trình xây dựng không hợp lý; cải tạo

hoặc bổ sung biện pháp công trình để tăng khả năng thoát lũ tại các cầu, đập....đã

xây dựng không hợp lý;

Page 82: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

73

- Quy định phƣơng thức khai thác vật liệu ven các sông, suối, trong lòng dẫn,

các điểm dân cƣ, dỡ bỏ vùng lấn chiếm lòng dẫn, bãi sông cản dòng chảy...

*/ Tăng độ dốc lòng dẫn

Tăng khả năng thoát lũ nhờ tăng độ dốc lòng dẫn cũng là 1 biện pháp cho

hiệu quả cao. Ở các khu vực xảy ra lũ quét và LBĐ, lòng dẫn phần thƣợng nguồn

thƣờng rất dốc, song ở phần hạ lƣu, gần cửa sông lòng dẫn lại có độ dốc nhỏ,

thƣờng nhỏ hơn đến 2-3 lần, lòng dẫn quanh co, uốn khúc. Do vậy, ý tƣởng chình

trị các đoạn sông, suối cong nhƣ ở vùng đồng bằng cũng đƣợc áp dụng và khá hiệu

quả trong tăng khả năng tiêu thoát lũ quét ở các lƣu vực vừa và nhỏ miền núi nhƣ

tỉnh Hà Giang.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp, mặc dù đã có một vài hƣớng dẫn

nhất định tiến hành cắt các đoạn sông cong để tăng khả năng thoát lũ.

*/ Kênh hóa lòng sông

Mục tiêu của phƣơng pháp này là cƣỡng bức lòng dẫn vốn gần nhƣ cũ, phải

thoát hết lƣợng nƣớc lũ đảm bảo không cho nƣớc lũ ngập tràn trên bãi, các khu phải

bảo vệ...

Những hƣớng giải pháp chính có thể là:

- Đào sâu, mở rộng để tăng mặt cắt lòng dẫn;

- Cạp thêm bờ ở nơi trũng, thấp để tránh tràn

- Chỉnh tuyến sông để ít cong hơn, chảy thuận lợi hơn...nhằm biến dòng sông

tự nhiên thành một kênh mang ít nhiều tính nhân tạo để tiêu thoát lũ.

Tuy vậy cần lƣu ý rằng, chi phí cho việc gia cố, kênh hóa lòng dẫn thƣờng

rất cao. Do đó, thƣờng chỉ chấp nhận giải pháp này trong những điều kiện nhất định

nhƣ phải bảo vệ công trình cầu, cống, khu dân cƣ không thể sơ tán, nơi không thể

đắp đê cao. Việc kênh hóa thƣờng đƣợc thực hiện trên đoạn ngắn ở hạ lƣu các sông,

suối có nguy cơ xảy ra lũ quét, LBĐ lớn.

Nhƣ vậy, một lòng dẫn tự nhiên của các sông suối miền núi, đặc biệt là ở

đoạn hạ lƣu thƣờng chỉ tải đƣợc lƣợng nƣớc trung bình, không đủ khả năng tiêu

Page 83: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

74

thoát lũ lớn, vì vậy có thể đƣợc cải tạo các điều kiện thủy lực để tăng khả năng thoát

lũ, giảm diện ngập lụt, giảm mực nƣớc lũ ở hạ lƣu.

4.3.2. Biện pháp phân dòng lũ theo kênh dẫn ra sông chính loại lớn

Biện pháp này đơn giản vì không có vấn đề về khả năng tải lũ của dòng sông

chính lớn tiêu thoát tốt. Có thể áp dụng tại một số dòng dẫn cấp cao thuộc lƣu vực

sông Nậm Thê, Nậm Qua, Nậm Thang, Nậm Chang là những sông có khả năng tiêu

thoát lớn. Biện pháp thƣờng cho phép rút ngắn tuyến thoát lũ ra sông chính, giảm

thiệt hại, mức độ lũ ở vùng hạ du kênh phân lũ.

Tuy nhiên, điều kiện địa hình, mạng lòng dẫn sông chính không phải luôn

luôn thuận lợi để thực hiện biện pháp này.

Một trong những vấn đề rất quan trọng của các biện pháp phân, dẫn lũ là

thiết kế, xây dựng các công trình thủy công trong hệ thống nhƣ công trình đầu kênh,

kênh, công trình vƣợt chƣớng ngại vật (đƣờng giao thông, đƣờng ống,...). Vấn đề

khác không kém phức tạp là tính toán phân lũ với nội dung chủ yếu là xác định lƣu

lƣợng phân lũ cần thiết để hạn chế lƣu lƣợng thoát trong sông.

4.3.3. Biện pháp xây dựng hồ chứa, đập kiểm soát lũ

*/ Phòng tránh LBĐ cho vùng kinh tế-xã hội quan trọng

Ở các miền núi, các trung tâm kinh tế-xã hội quan trọng nhất trong lƣu vực

thƣờng nằm ở vùng hợp lƣu bắt đầu thung lũng sông chính. Việc bảo vệ các trung

tâm này có thể thực hiện nhờ xây dựng một hồ ở ngay thƣợng du của nó. Hiệu quả

điều tiết chậm lũ, cắt lũ quét, LBĐ chỉ có tác dụng ở phần hạ du công trình. Việc

xây dựng hồ chứa trong trƣờng hợp này tùy thuộc vào điều kiện địa hình, kinh tế-xã

hội ở vùng cần bảo vệ, sao cho hồ chứa là biện pháp hiệu quả nhất.

Tại tỉnh Hà Giang đang có dự án xây dựng hồ treo cung cấp nƣớc cho ngƣời

dân do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tƣ tại huyện Yên Minh.

Từ năm 2007 đến đầu tháng 8/2011 huyện Yên Minh 24 hồ (7 hồ đã hoàn thành).

Các hồ đều có dung tích khá lớn, trung bình dung tích từ 5.000-10.000 m3. Các hồ

treo hoàn thành và đƣa vào sử dụng đã và đang phát huy hiệu quả to lớn về kinh tế-

Page 84: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

75

xã hội, là cơ hội làm thay đổi cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số huyện vùng cao

núi đá phía Bắc, giải quyết một phần tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt bao đời nay

của đồng bào vào mùa khô. Hồ treo góp phần cải thiện cuộc sống, thúc đẩy kinh tế

vùng phát triển, ổn định chính trị vùng biên cƣơng của Tổ quốc. Hiện nay các hồ

đƣợc xây dựng hầu hết ở gần trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, gần khu dân cƣ, các vùng

kinh tế-xã hội quan trọng tạo thuận lợi cho bà con sử dụng. Ngoài mục đích sử dụng

cho sinh hoạt, hồ treo hoàn toàn có thể trở thành hồ chứa trong phòng tránh lũ quét,

LBĐ và trƣợt, sạt lở đất do khả năng tích lũy nƣớc của chúng. Do vậy, việc xem xét

xây dựng hồ chứa cả cho mục đích tích lũy nƣớc cho sinh hoạt của ngƣời dân thì

nên xây dựng ở những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, LBĐ và trƣợt, sạt lở đất

cao. Điều quan trọng là cần phải có những khảo sát thực tế chi tiết, kinh phí hỗ trợ

có thể để triển khai giải pháp xây dựng hồ treo sao cho hiệu quả và hợp lý.

*/ Sơ đồ tránh lũ quét, LBĐ trên lưu vực có lưới sông dạng gân lá

Loại dạng lƣới sông này khá phổ biến ở khu vực xã Tân Nam. Trên lƣu vực

dọc lòng chính, các phụ lƣu nhỏ phân phối khá đồng đều từ đầu nguồn đến cửa sông

(mạng lƣới dạng gân lá). Ở các phụ lƣu nhỏ và rất nhỏ của lƣu vực thƣờng bãi rất

hẹp, lũ không gây tác hại lớn, song ở dòng chính thung lũng mở rộng - các trung

tâm kinh tế-xã hội thƣờng rất phát triển, dễ gây thiệt hại lớn khi xảy ra lũ quét, LBĐ

do vậy cần đƣợc bảo vệ.

Trong điều kiện chỉ xây dựng một hồ chứa thì đặt hồ tại trung tâm lƣu vực

trên dòng chính là hợp lý hơn cả. Hồ đảm bảo khống chế lũ cho cả phần thƣợng du

và rất tốt cho hạ du nhờ tác dụng giảm lƣu lƣợng đỉnh lũ, tránh đƣợc sự tập trung

đồng thời lƣợng lũ quét, LBĐ ở cả lƣu vực về đoạn sông chính trong hạ lƣu nơi có

vùng kinh tế-xã hội cần bảo vệ. Nếu nguồn sinh lũ chủ yếu ở phần thƣợng lƣu thì hồ

chứa này cho phép giảm đáng kể động năng của lũ.

Bậc thang hồ chứa trên sông chính cho phép khống chế đƣợc lũ quét, LBĐ ở

nhiều khu vực trên sông chính. Việc bố trí các hồ sao hợp lý, phát huy hiệu quả

phòng lũ tốt nhất, là khó khăn phức tạp. Sơ đồ này thƣờng dùng cho sông dài, lƣu

vực hẹp, không cho phép xây dựng hồ chứa lớn, phải dùng kiểu hồ nhỏ hơn để

Page 85: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

76

khống chế. Biện pháp này thƣờng rất phổ biến ở Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ vì nó

phép hạn chế lũ quét, LBĐ rất rõ rệt, thậm chí loại trừ lũ quét, LBĐ ở thung lũng

sông chính nhờ giữ bùn cát, nƣớc lũ trên các hồ.

Để xây dựng hồ chứa tại các lƣu vực này thì cần nghiên cứu chi tiết tiết động

lực, năng lƣợng, lƣu lƣợng lũ mùa mƣa lũ,…phục vụ cho việc lựa chọn vị trí và

thiết kế hồ chứa, đập kiểm soát.

Tại thôn Quyền trên địa bàn xã Xuân Giang, huyện Quang Bình cũng đã bố

trí một đập kiểm soát lũ. Đập có tác dụng hạn chế động năng của dòng nƣớc, và

ngăn chặn vật liệu có thể gây lũ quét, LBĐ làm giảm nguy cơ xuất hiện các hiện

tƣợng nguy hiểm này.

Hình 4.1. Đập kiểm soát tại thôn Quyền, xã Xuân Giang, Quang Bình

Ngoài ra, đơn giản hơn cả là bố trí một hoặc một vài hồ chứa trên sông chính

tại vùng hợp lƣu với phụ lƣu lớn. Tuy nhiên, sơ đồ này không có khả năng khống

chế hoàn toàn lũ, lũ quét, LBĐ nhất là lũ hình thành chủ yếu từ một trong số các

phụ lƣu chƣa có công trình phòng tránh.

Hiệu quả hơn có thể là sơ đồ bố trí hồ chứa, đập kiểm soát trên phụ lƣu ngay

gần cửa sông. Việc bố trí hồ chứa trên cả phụ lƣu và sông chính có thể đem lại hiệu

Page 86: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

77

quả kiểm soát lũ quét, LBĐ lớn nhất ở các lƣu vực. Cùng với việc bố trí các hồ

chứa, việc lựa chọn kiểu hồ chứa (hồ trong lòng sông, cạnh sông, xa sông,…) cũng

nhƣ tính toán thiết kế hồ, đập cùng các công trình phụ trợ khác có ý nghĩa cực kỳ

quan trọng trong khống chế lũ.

Hồ chứa là biện pháp rất hiệu quả trong phòng tránh lũ quét và LBĐ, cũng

nhƣ có khả năng giảm thiểu tối đa sức tàn phá của loại hình tai biến này, nhƣng nếu

thiếu các biện pháp tính toán thiết kế đủ tin cậy, thiếu các biện pháp phòng tránh

khác, thiếu biện pháp đề phòng khi vỡ đập, hồ chứa thì hậu quả kinh tế-xã hội-môi

trƣờng sẽ rất khủng khiếp. Những tài liệu vỡ đập trên thế giới cho thấy rõ tính cấp

bách của vấn đề nghiên cứu tính toán phòng tránh vỡ đập. Chính vì vậy, mô phỏng

vỡ đập do các nguyên nhân khác nhau phải đƣợc xem xét nhƣ một trong những bộ

phận không thể bỏ qua khi xây dựng hồ chứa-đập kiểm soát lũ quét và LBĐ. Ngoài

ra, việc khai thác triệt để lòng hồ (sông, nƣớc, đất đai) trong mùa lũ và cạn là vấn đề

kinh tế cần thiết trong phát triển ở vùng núi. Để sử dụng hồ tốt nhất thƣờng phải thi

hành các biện pháp phụ trợ nhƣ điều chỉnh lòng sông trong lòng hồ, bố trí hệ thống

tháo lũ để rút ngắn thời gian ngập, xây dựng hệ thống lƣu trữ bùn cát do lũ quét,

LBĐ để lại, thậm chí tiêu thoát cho hồ để hồ đạt hiệu quả điều tiết tốt nhất khi lũ

xảy ra. Đây cũng nên xem nhƣ các biện pháp phụ trợ để phát huy hiệu quả của mỗi

hồ chứa.

4.3.4. Xây dựng các trạm thông tin và đo đạc dự báo thời tiết

LBĐ thƣờng xảy ra ở những vùng sâu và xa, bởi vậy phải xây dựng hệ thống

thông tin rất chặt chẽ tới trung tâm cứu nạn. Đây là một biện pháp rất tích cực để

chỉ đạo và cung cấp các thông tin cần thiết.

Có thể xây dựng các trạm cảnh báo tự động trên các nút nhạy cảm để báo

động khi sắp có lũ. Kết hợp với các trạm này là hệ thống đo tự động lƣợng mƣa

trong lƣu vực.

Các khu vực có nguy cơ cao về LBĐ cần phải đặt những biển cảnh báo để

thông báo và nhắc nhở cho cộng đồng.

Page 87: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

78

4.3.5. Các biện pháp công trình khác

Cần có biện pháp công trình trên đất dốc nhằm hạn chế xói mòn là rất cần

thiết, chức năng chủ yếu của công trình là dẫn dòng, ngăn dòng chảy chậm lại, lƣu

chứa tạm thời hay bố trí dòng chảy an toàn để hạn chế mức độ xói mòn với khả

năng thấp nhất.

Các công trình bảo vệ mái dốc chống trƣợt lở cũng rất cần thiết. Các công

trình này nên đƣợc xây dựng ở các khu vực thƣợng nguồn để tránh tạo ra các đập

dâng tạm thời.

Page 88: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả trình bày ở trên, một số kết luận đƣợc rút ra nhƣ sau:

1. Khu vực xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang phân bố trên dải

cao độ địa hình khá rộng từ khoảng 100m đến trên 1700m. Độ dốc biến thiên lớn

(từ địa hình tƣơng đối bằng phẳng đến địa hình rất dốc 660). Độ dốc chiếm ƣu thế từ

25-450, cùng với đất đá phong hóa mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tƣợng

LBĐ hình thành với cƣờng độ lớn tại nhiều nơi.

2. Hiện tƣợng LBĐ ở Tân Nam thuộc dạng LBĐ sƣờn, vật liệu dòng bùn đá

phần lớn là vật liệu trƣợt lở từ trên đỉnh đồi và núi. Đặc biệt trận LBĐ xảy ra vào

năm 2002 tại các thôn Nà Chõ, Nà Đát, Nà Vài và Lùng Chúng đã làm 14 ngƣời

thiệt mạng và nhiều tài sản, hoa màu khác đã bị phá hủy hoàn toàn.

3. Nguy cơ LBĐ tại khu vực xã Tân Nam đƣợc chia làm 5 mức: Nguy cơ

LBĐ rất cao (DFI > 0.48, chiếm 30%), nguy cơ LBĐ cao (0.39 < DFI < 0.48, chiếm

20%), nguy cơ LBĐ trung bình (0.32 < DFI < 0.39, chiếm 28%), nguy cơ LBĐ thấp

(0.24 < DFI < 0.32, chiếm 14%) và nguy cơ LBĐ rất thấp (DFI < 0.24, chiếm 8%).

Với khả năng xảy ra LBĐ chiếm 50% diện tích toàn khu vực, xã Tân Nam cần có

những biện pháp phòng tránh và đối phó thích hợp với loại hình tai biến này.

4. Một số biện pháp công trình, phi công trình đã đƣợc đề xuất, tuy nhiên với

nguồn lƣợng kinh phí cấp xã còn hạn hẹp nên các biện pháp phi công trình kết hợp

với quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý sẽ là những biện pháp tiết kiệm và mang

lại hiệu quả lâu dài cho khu vực xã Tân Nam.

Kiến nghị:

1. Cần bố trí xây dựng và lắp đặt một số trạm quan trắc mƣa và trạm quan trắc

tốc độ dịch trƣợt của các khối trƣợt lớn có nguy cơ tạo thành nguồn vật liệu cho

LBĐ;

2. Nâng cao nhận thức và ý thức đề phòng của ngƣời dân thông qua các biện

pháp tuyên truyền, giáo dục.

Page 89: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà (2004), Tiến tới việc cảnh

báo sát thực những không gian có nguy cơ cao đối với một số dạng tai biến thiên

nhiên thường gặp ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, tr.

441-461.

2. Đào Đình Bắc, Phạm Tiến Sỹ, Lũ bùn đá và những dấu hiệu cảnh báo rút

ra từ kết quả nghiên cứu trên sườn tây nam Bình Sơn, Bắc Hà, Tạp chí khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội, KHTN & CN, số 4PT.

3. Nguyễn Hiệu và nnk (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của địa mạo đến

trượt lở tại khu vực 02 xã Bản Díu (huyện Xín Mần) và xã Tân Nam (huyện Quang

Bình) thuộc tỉnh Hà Giang (tỷ lệ: 1:10.000; diện tích: 30 km2), Chƣơng trình SRV -

10/0026.

4. Nguyễn Đức Lý (2010), Nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, phát

triển lũ quét, lũ bùn đá và các giải pháp phòng chống, Thông tin khoa học – công

nghệ - QB, tr. 9-14.

5. Đỗ Văn Nhuận, Nguyễn Kim Long và nnk (2013), Nghiên cứu ảnh

hưởng của cấu trúc địa chất đến trượt lở tại khu vực 02 xã Bản Díu (huyện Xín

Mần) và xã Tân Nam (huyện Quang Bình) thuộc tỉnh Hà Giang (tỷ lệ 1:10.000;

diện tích 30km2), Chƣơng trình SRV – 10/0026.

6. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp lập

quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2020, Hà Giang.

7. Ủy Ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2010), Báo cáo tổng hợp Kế hoạch

hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang, Hà Giang.

8. Ủy Ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2011), Báo cáo tổng kết Phòng chống

lụt bão các năm 2007-2011, Hà Giang.

Page 90: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

81

9. Nguyễn Trọng Yêm, (2006). Nghiên cứu đánh giá trượt lở, lũ quét-lũ

bùn đá một số vùng nguy hiểm miền núi Bắc bộ, kiến nghị các giải pháp phòng

tránh, giảm nhẹ thiên tai. Chƣơng trình KC-08.

Tiếng Anh

10. Cruden, D. M. & Varnes, D. J. (1996). Landslide types and processes.

In: Special report 247: Landslides: Investigation and Mitigation.Transportation and

Road Research Board, Washington, D. C.: National Academy of Science, 36-75.

11. Hutchinson, J. N. (1988). General Report: Morphological and

geotechnical parameters of landslides in relation to geology and hydrogeology.

Proceedings, Fifth International Symposium on Landslides, 13-35.

12. Malet, J–P., Laigle, D., Remaitre, A., Maquaire, O., (2005).

Geomorphology, Triggering conditions and mobility of debris flows associated to

complex earthflows, 215-235.

13. McMillan, A. A. & Powell, J. H. (1999). BGS Rock Classification

Scheme, Volume 4: Classification of artificial (man-made) ground and natural

deposits - applications to geological maps and datasets in the UK. British

Geological Survey Research Report No. RR 99-04.p.65

14. Nettleton, I. M., Martin, S., Hencher, S., Moore, R. (2004). Debris flow

type and mechanisms, Project workshop Agenda.

15. Omkarprasad S. Vaidya, Sushil Kumar (2006). Analytic hierarchy

process: An overview of applications. European Journal of Operational Research,

1–29.

16. Ping, S. L., Ji, Y. L., Jui, C. H., Ming, D. Y. (2002). Assessing debris-

flow hazard in a watershed in Taiwan. Engineering Geology 66, 295-313.

17. Scott, A. A., Nicholas, S. (1995). Analysis rainfall-induced debris flows.

Journal of Geotechnical engineering, 7/1995

18. Takahashi, T. (1980). Debris Flow on prismatic open channel. Journal

of the Hydraulics Division, American Society of Civil Engineers 106, 381-396.

Page 91: Đỗ Minh Ngọc NGHIÊN

82

19. Takahashi, T. (1981). Debris Flow in Dyke. In: Annual review of fluid

mechanics (Eds: Van, M., Wehausen, J.V. & Lumley, J. L.) 13, 57–77.

20. Takahashi, T. (2007). Debris Flow - Mechanics, Prediction and

Countermeansures. Published by Taylor & Francis Group, London, UK.

21. Thomas Glade (2005). Linking debris-flow hazard assessments with

geomorphology. Geomorphology 66, 189-213.

22. Thomas L. Saaty (1999). Basic theory of the analytic hierarchy process:

How to make a decision. Rev.R.Acad.Cienc.Exact.Fis.N. Vol.93, N.4, pp. 395-423.

23. Varnes, D. J. (1978). Slope movement types and processes. In: Special

Report 176: Landslides: Analysis and Control (Eds: Schuster, R. L. & Krizek, R.

J.). Transportation and Road Research Board, National Academy of Science,

Washington D. C., 11-33.

24. UNESCO Working Party on World Landslide Inventory (WP/WLI).

(1995). A suggested method for describing the rate of movement of a landslide.

Bulletin of the International Association of Engineering Geology, No. 52, 75-78.