ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH THÁI TỰ NHI ỤC VỤ PHÁT...

13
TP CHÍ KHOA HC, Đại hc Huế, Tp 74B, S5, (2012), 25-37 25 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH THÁI TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUNguyễn Đăng Độ Trường Đại học Sư phạm, Đại hc Huế Tóm tt: Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên góp phn cung cp nhng lun chng khoa hc cn thiết cho công tác quy hoch phát trin nông - lâm nghip lưu vực sông Hương theo hướng bn vng. Bài báo nghiên cứu đặc điểm phân hóa và tiềm năng của các đơn vị cảnh quan trên lưu vực, vn dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tng hp để xác định tiềm năng sinh thái tự nhiên phc vphát trin mt sloi hình sdng nông - lâm nghip lưu vực sông Hương. 1. Đặt vấn đề Lưu vực sông Hương nằm trên lãnh th ổ tỉnh Thừa Thi ên Huế (TTH), có diện tích 3.232 km 2 , chi ếm 63,77% di ện tích và tập trung 67,91% dân số toàn tỉnh. Ranh gi ới tự nhiên của lưu vực được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn và bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thi ên Huế [2]. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghi ệp, tuy nhiên điều kiện tự nhiên của l ãnh th ổ có sự phân hóa đa dạng và phức tạp, là địa bàn thường xuy ên chịu ảnh hưởng của b ão l ũ, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt l à hoạt động sản xuất nông - lâm nghi ệp. Do đó, đánh giá ti ềm năng sinh thái tự nhiên lưu vực sông Hương sẽ góp phần xác định cơ sở khoa học cho vi ệc khai thác hợp lý l ãnh th ổ phục vụ phát tri ển nông - lâm nghi ệp. Vi ệc đánh giá tiềm năng tự nhiên lưu vực sông Hương được xác định theo hướng cảnh quan (CQ), với bản đồ CQ lưu vực sông Hương tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đánh giá và phân hạng thích nghi cho phát triển nông - lâm nghiệp. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài báo đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu: Bao gm các tư liệu và bản đồ vcác ĐKTN như: địa chất, đị a hình, khí hu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vt.... Tt ccác nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thnghiên cứu đã được bài báo ti ếp cn và vn dng có chn l c trong nghiên cu. - Phương pháp phân tích hệ thng: Được vn dụng để phân tích mi quan h

Transcript of ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH THÁI TỰ NHI ỤC VỤ PHÁT...

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 25-37

25

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH THÁI TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Đăng Độ Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Tóm tắt: Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên góp phần cung cấp những luận chứng khoa học cần thiết cho công tác quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Hương theo hướng bền vững. Bài báo nghiên cứu đặc điểm phân hóa và tiềm năng của các đơn vị cảnh quan trên lưu vực, vận dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp để xác định tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Hương.

1. Đặt vấn đề

Lưu vực sông Hương nằm trên lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH), có diện tích 3.232 km2, chiếm 63,77% diện tích và tập trung 67,91% dân số toàn tỉnh. Ranh giới tự nhiên của lưu vực được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn và bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế [2]. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp, tuy nhiên điều kiện tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng và phức tạp, là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp. Do đó, đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên lưu vực sông Hương sẽ góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc khai thác hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp.

Việc đánh giá tiềm năng tự nhiên lưu vực sông Hương được xác định theo hướng cảnh quan (CQ), với bản đồ CQ lưu vực sông Hương tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đánh giá và phân hạng thích nghi cho phát triển nông - lâm nghiệp.

2. Phương pháp nghiên cứu

Bài báo đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu: Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các ĐKTN như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.... Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được bài báo tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích hệ thống: Được vận dụng để phân tích mối quan hệ

26 Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp…

của các cặp hợp phần trong cấu trúc CQ, xác định tính ổn định và biến động của CQ. Phương pháp này cho phép xác định cấu trúc chức năng, chu trình trao đổi vật chất - năng lượng giữa các hợp phần và trong nội bộ hợp phần CQ. Từ đó phát hiện sự phân hóa lãnh thổ, làm cơ sở để đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp.

- Phương pháp so sánh địa lý: Vận dụng phương pháp này để phân tích tiềm năng tự nhiên của các loại CQ, xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu. Trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu, đánh giá mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng với từng đơn vị CQ trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp bản đồ và GIS: Bản đồ được xem là "ngôn ngữ" của khoa học Địa lý vì chúng có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ CQ lưu vực sông Hương được xây dựng theo phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính như: bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ kiểu thảm thực vật, bản đồ thủy văn ở cùng tỷ lệ 1:100.000 với sự trợ giúp của công nghệ GIS.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Hương

3.1.1. Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Hương

* Nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ CQ

- Nguyên tắc: Trong xây dựng bản đồ CQ một lãnh thổ, các nguyên tắc thường được sử dụng bao gồm: Nguyên tắc đồng nhất phát sinh, lịch sử phát triển và đồng nhất về chức năng của từng đơn vị lãnh thổ. Các nguyên tắc này thường liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau để đạt mục tiêu cuối cùng là xây dựng một bản đồ tổng hợp thể hiện cấu trúc đồng nhất của CQ, đồng thời phân biệt rõ các chức năng của tự nhiên và phản ánh được hiện trạng sử dụng lãnh thổ.

- Phương pháp: Các phương pháp xây dựng bản đồ CQ bao gồm các phương pháp truyền thống như: phân tích yếu tố trội; phương pháp so sánh theo các đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp CQ; phương pháp phân tích tổng hợp để xác định các đơn vị CQ các cấp cũng như thể hiện các khoanh vi cụ thể trên bản đồ. Để chính xác hóa ranh giới của các đơn vị CQ, luận án đã sử dụng phương pháp bản đồ và GIS. Điều này cho thấy ưu thế của chúng đối với các phương pháp cổ truyền khác. Một phương pháp quan trọng khác được luận án áp dụng là khảo sát thực địa theo tuyến và theo các điểm chìa khoá để kiểm tra, đối chứng những kết quả đã thực hiện trong phòng.

* Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Hương: Để xây dựng bản đồ CQ lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã thành lập các bản đồ thành phần cùng tỷ lệ 1: 100.000: bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ thảm thực vật, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ độ dốc... và liên kết các bản đồ đơn tính với sự trợ giúp của các phần mềm Mapinfo 9.0, ArcGIS 9.3, (hình

NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ 27

1). Kết quả đã xây dựng được bản đồ cảnh quan lưu vực sông Hương với 67 loại CQ.

Hình 1. Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.2. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan

Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho bản đồ CQ lưu vực sông Hương tỷ lệ 1: 100.000 gồm có: Hệ CQ phụ hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ kiểu CQ phụ kiểu CQ loại CQ (bảng 1).

Bảng 1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lưu vực sông Hương

STT Cấp phân loại

Dấu hiệu phân loại Tên gọi các cấp trong hệ thống phân loại CQ lưu vực sông Hương

1 Hệ CQ

Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng nhiệt ẩm quyết định tính địa đới

Hệ CQ nhiệt đới gió mùa

2 Phụ hệ CQ

Chế độ hoàn lưu gió mùa làm phân phối lại nhiệt ẩm các đới

- Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa có mùa đông không lạnh

28 Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp…

3 Lớp

CQ

Đặc điểm cấu trúc các đơn vị địa hình cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ

- Lớp CQ núi

- Lớp CQ đồi

- Lớp CQ đồng bằng duyên hải

4 Phụ lớp CQ

Tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên

- Phụ lớp CQ núi trung bình

- Phụ lớp CQ núi thấp

- Phụ lớp CQ đồi cao

- Phụ lớp CQ đồi thấp

- Phụ lớp CQ đồng bằng duyên hải

5 Kiểu

CQ

Đặc điểm sinh khí hậu trong mối quan hệ với kiểu thảm thực vật phát sinh trong phạm vi một lớp, phụ lớp CQ

- Kiểu CQ rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (I)

- Kiểu CQ rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (II)

6 Phụ kiểu CQ

Dựa trên các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng tới các điều kiện sinh thái

- Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - hơi khô, mùa đông ấm - rất ẩm (Ia).

- Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - hơi ẩm, mùa đông hơi lạnh - rất ẩm (Ib)

- Phụ kiểu CQ có mùa hè mát - ẩm, mùa đông lạnh - rất ẩm (IIa)

7 Loại

CQ

Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất

Bao gồm 67 loại CQ, trong đó:

- 51 loại CQ thuộc phụ kiểu Ia

- 10 loại CQ thuộc phụ kiểu Ib

- 6 loại CQ thuộc phụ kiểu IIa

3.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên

3.2.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá

3.2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn lựa chọn loại hình sử dụng nông nghiệp

- Các cây trồng được lựa chọn thuộc 2 loại hình sử dụng nông nghiệp: cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

- Các loại cây này đã được trồng ở tỉnh TTH, có giá trị kinh tế cao, khả năng cải tạo, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường tốt.

- Căn cứ vào hiện trạng, quy hoạch và tập quán sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh TTH để lựa chọn các loại cây trồng cho phù hợp. Những cây trồng được chọn phải

NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ 29

là những cây chủ lực hiện nay trong ngành nông nghiệp của tỉnh, có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Qua tham khảo các báo cáo quy hoạch của TTH đến năm 2020 [8], [9], [10] cho thấy: Chủ trương của tỉnh trong 10 năm tới là tiếp tục ổn định và duy trì diện tích khoảng 30.000 ha đất trồng lúa, trong đó có 29.000 ha trồng lúa nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, việc xác định tiềm năng tự nhiên của các đơn vị CQ thích hợp cho trồng cây lúa nước, đồng thời chuyển đổi mục đích sử dụng của những vùng trồng lúa kém hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết hiện nay.

Cây cao su đã được đưa vào trồng ở tỉnh TTH năm 1993 theo chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, diện tích trồng còn hạn chế so với tiềm năng của địa phương. Mặt khác, cây cao su đã được xác định là cây xóa đói giảm nghèo của tỉnh và có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Định hướng đến năm 2020, nâng diện tích tích trồng cao su toàn tỉnh từ 10.000 - 12.000 ha [9]. Do vậy, cần có những định hướng sử dụng lãnh thổ hợp lý cho việc phát triển cây cao su theo hướng bền vững ở lưu vực sông Hương.

Căn cứ vào những nguyên tắc và yêu cầu nêu trên, bài báo đã chọn ra 2 loại cây đại diện có thể coi là khá điển hình cho 2 loại hình sử dụng nông nghiệp của lưu vực sông Hương gồm: cây lúa nước đại diện cho loại hình sử dụng cây hàng năm và cây cao su đại diện cho loại hình sử dụng cây lâu năm phục vụ mục tiêu đánh giá.

3.2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn lựa chọn loại hình sử dụng lâm nghiệp

* Đối với loài cây trồng rừng sản xuất:

- Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp.

- Có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng gây trồng.

- Có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước.

- Nhanh đưa lại hiệu quả kinh tế.

- Dễ gây trồng.

- Không ảnh hưởng đến môi trường.

* Đối với loài cây trồng rừng phòng hộ: Do lưu vực sông Hương có diện tích vùng thượng lưu lớn, vùng trung lưu hẹp, là vùng có lượng mưa lớn nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, xói mòn và trượt lở đất. Ngoài ra, hiện tượng cát bay, cát chảy và sạt lở bờ biển gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Vì vậy, bài báo lựa chọn các loại cây phục vụ trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ chắn gió và chắn cát bay ven biển theo nguyên tắc:

30 Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp…

- Rừng phòng hộ đầu nguồn:

+ Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đầu nguồn và dễ tạo thành rừng phòng hộ.

+ Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh.

+ Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với mục đích phòng hộ.

+ Có thể chịu đựng được điều kiện khô hạn, sống được nơi có độ dốc lớn, địa hình cao và phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc vùng núi đá.

+ Đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ.

+ Không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Rừng phòng hộ chắn gió và chắn cát bay:

+ Thích nghi với các loại đất cát nghèo dinh dưỡng ven biển.

+ Có bộ rễ phát triển sâu, rộng và vững. Lá có cấu tạo hạn chế thoát hơi nước. Tán lá dày, thường xanh.

+ Cây sống lâu năm, có khả năng chống chịu với bão, gió cát, khô hạn. Có thể sinh trưởng và phát triển thành rừng trong điều kiện khô hạn, nắng nóng ở vùng cát di động.

+ Đa tác dụng, mang lại thu nhập cho chủ rừng nhưng không ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ.

Dựa vào các nguyên tắc nêu trên kết hợp với thực trạng trồng rừng, quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh cùng với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bài báo lựa chọn loại cây keo tai tượng (Acacia mangium Willd) và cây bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob. (Litsea sebifera Willd.) phục vụ mục tiêu đánh giá.

3.2.2. Lựa chọn đơn vị đánh giá

Việc lựa chọn cấp đơn vị nào để đánh giá phụ thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của công việc đánh giá. Đối với lãnh thổ nghiên cứu, đơn vị cơ sở được lựa chọn để đánh giá tổng hợp là cấp loại CQ với bản đồ CQ tỷ lệ 1: 100.000 dùng cho đánh giá, phân hạng và đề xuất định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Hương.

3.2.3. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hóa rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.

- Chỉ tiêu lựa chọn phản ánh được mối quan hệ của chúng đối với các chủ thể

NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ 31

đánh giá (loại hình sử dụng).

- Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu.

- Tùy thuộc vào yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng mà có thể lựa chọn số lượng và phân cấp chỉ tiêu cho phù hợp.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm sinh thái của các đơn vị CQ ở lãnh thổ nghiên cứu, kết hợp kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình [3], [4], [7]..., bài báo đã lựa chọn 11 chỉ tiêu để đưa vào đánh giá, bao gồm: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, chỉ số pH, nhiệt độ trung bình (TB) năm, lượng mưa trung bình năm, khả năng thoát nước, số tháng đủ ẩm và kiểu thảm thực vật (TV) hiện tại.

3.3. Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Hương

3.3.1. Xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp được lựa chọn ở lưu vực sông Hương

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình [1], [3], [5], [6], [7]... kết hợp tham khảo ý kiến của các chuyên gia. có thể xác định nhu cầu sinh thái của các loại cây lúa nước, cây cao su, cây keo tai tượng và cây bời lời nhớt như sau (bảng 2).

Bảng 2. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông- lâm nghiệp chủ yếu ở lưu vực sông Hương

Loại hình sử

dụng

Chỉ tiêu

Mức độ thích nghi Rất thích

nghi (S1)

Thích nghi (S2)

Ít thích nghi (S3)

Không thích nghi

(N)

1. Cây lúa nước

1. Loại đất P Pc, Pg, Pf, SjM, M Còn lại 2. Độ dốc <30 3 - 80 8 - 150 >150

3.Thành phần cơ giới Thịt nặng Thịt nhẹ và

TB Cát và Cát

pha Đá lẫn

4. Hàm lượng mùn >3% 1,5 - 3% 0,5 - 1,5% <0,5% 5. Chỉ số pH >5,5 4,5 - 5,5 <4,5 - 6. Nhiệt độ TB năm >240C 22 - 240C 20 - 220C 18 - 200C 7. Khả năng thoát nước

Rất khó Khó Tương đối

tốt Tốt

8. Thảm TV hiện tại h’ e’ g’ Còn lại

2.Cây cao su

1. Loại đất Fs, Fj Fa, Fq Fp Còn lại 2. Độ dốc <80 8 - 150 15 - 250 >250

32 Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp…

3.Thành phần cơ giới Thịt nặng Thịt TB Thịt nhẹ Cát pha, cát,

đá lẫn

4. Tầng dày >100cm 70-100cm 30-70cm <30cm 5. Hàm lượng mùn >3% 2 - 3% 1 - 2% <1% 6. Chỉ số pH >5,5 5,5-4,5 <4,5 - 7. Lượng mưa TB năm

<2800mm 2800 -

3200mm 3200 -

3600mm >3600mm

8. Nhiệt độ TB năm >240C 22-240C 20-220C 18-200C 9. Khả năng thoát nước

Tương đối tốt

Tốt - Khó và rất

khó 10. Số tháng đủ ẩm 12 tháng 9 tháng 6 tháng - 11. Thảm TV hiện tại d’ b’ c’ Còn lại

3. Cây keo tai tượng

1. Loại đất Fs, Fj, Fq, Fa, Fp

P, Pf, Pc, C

E, Cc

Ha, SjM, M, Pg

2. Độ dốc <150 15 - 200 20 - 250 >250 3. Tầng dày >100cm 30 - 100cm <30cm - 4. Lượng mưa 3200-

3600mm 2800 -

3200mm <2800mm >3600mm

5. Nhiệt độ TB năm >240C 22 - 240C 20 - 220C <200C 6. Khả năng thoát nước

Tốt Tương đối tốt

Khó Rất khó

7. Thảm TV hiện tại c’ b’, l’ d’, e’ Còn lại

4. Cây bời lời nhớt

1. Loại đất Ha, Fs, Fj, Fa, Fp, Fq P, Pf Còn lại 2. Độ dốc <150 15 - 200 20 - 250 >250 3. Tầng dày >100cm 50 - 100cm <50cm - 4. Lượng mưa 3200-

3600mm 2800 -

3200mm <2800mm >3600mm

5. Nhiệt độ TB năm >240C 22 - 240C 20 - 220C <200C 6. Khả năng thoát nước

Tốt Tương đối

tốt -

Khó và rất khó

7. Thảm TV hiện tại c’ b’, l’ d’, e’ Còn lại

3.3.2. Kết quả đánh giá

Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp là so sánh mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng với loại CQ thông qua các chỉ tiêu đã được lựa chọn. Việc đánh giá thích nghi có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Bài báo sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp và áp dụng bài toán trung

NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ 33

bình nhân theo công thức đề nghị của D.L. Armand (1975) để tính điểm trung bình từng loại CQ cho mục tiêu đánh giá, bài toán có dạng:

M0 = nnaaaa ..... 321

Trong đó: M0 : Điểm đánh giá của đơn vị CQ.

a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.

n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.

Thang điểm đánh giá bao gồm 4 cấp tương ứng với 4 hạng: rất thích nghi (S1), thích nghi (S2), ít thích nghi (S3) và không thích nghi (S4 hoặc N). Mỗi hạng ứng với điểm số như sau: S1: 3 điểm; S2: 2 điểm; S3: 1 điểm và N: 0 điểm.

Để tính khoảng cách điểm giữa các hạng, bài báo vận dụng công thức tính khoảng

cách điểm: M

DDD minmax (1)

Trong đó: D : Khoảng cách điểm giữa các hạng.

Dmax: Điểm đánh giá chung cao nhất.

Dmin: Điểm đánh giá chung thấp nhất.

M: Số cấp đánh giá.

Những loại CQ có các yếu tố giới hạn không thích hợp với nhu cầu sinh thái của một loại cây trồng sẽ nhận giá trị điểm bằng 0 (N = 0) nên giá trị điểm trung bình nhân M0 = 0 và loại CQ này sẽ không đưa vào để phân hạng.

3.3.2.1. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi CQ cho cây lúa nước

Kết quả đánh giá CQ trên lưu vực sông Hương cho cây lúa nước đã xác định 48 loại CQ nhận giá trị điểm 0 (không thích nghi), nên 9 loại CQ còn lại được đưa vào để phân hạng. Giá trị điểm tối đa của 9 loại CQ này là 2,45, giá trị điểm tối thiểu là 1,80 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức (1)

21,03

8,145,2

D

Giá trị 0,21 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ lưu vực sông Hương có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích nghi (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích nghi (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,8 - 2,01 điểm.

- Hạng thích nghi (S2): Điểm trung bình nhân từ 2,02 - 2,23 điểm

- Hạng rất thích nghi (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,24 - 2,45 điểm

34 Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp…

3.3.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi CQ cho cây cao su

Kết quả đánh giá CQ trên lưu vực sông Hương cho cây cao su đã xác định 45 loại CQ nhận giá trị điểm 0 (không thích nghi), nên 12 loại CQ còn lại được đưa vào để phân hạng. Giá trị điểm tối đa của 12 loại CQ này là 2,20, giá trị điểm tối thiểu là 1,42 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức (1)

26,03

42,120,2

D

Giá trị 0,26 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ lưu vực sông Hương có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích nghi (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích nghi (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,42 - 1,68 điểm.

- Hạng thích nghi (S2): Điểm trung bình nhân từ 1,69 - 1,95 điểm

- Hạng rất thích nghi (S1): Điểm trung bình nhân từ 1,96 - 2,20 điểm

3.3.2.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi CQ cho cây keo tai tượng

Kết quả đánh giá CQ trên lưu vực sông Hương cho cây keo tai tượng đã xác định 28 loại CQ nhận giá trị điểm 0 (không thích nghi), nên 29 loại CQ còn lại được đưa vào để phân hạng. Giá trị điểm tối đa của 29 loại CQ này là 2,67, giá trị điểm tối thiểu là 1,77 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức (1)

30,03

77,167,2 D

Giá trị 0,30 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ lưu vực sông Hương có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích nghi (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích nghi (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,77 - 2,07 điểm.

- Hạng thích nghi (S2): Điểm trung bình nhân từ 2,08 - 2,38 điểm

- Hạng rất thích nghi (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,39 - 2,67 điểm

3.3.2.4. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi CQ cho cây bời lời nhớt

Kết quả đánh giá CQ trên lưu vực sông Hương cho cây bời lời nhớt đã xác định 35 loại CQ nhận giá trị điểm 0 (không thích nghi), nên 22 loại CQ còn lại được đưa vào

NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ 35

để phân hạng. Giá trị điểm tối đa của 22 loại CQ này là 2,67, giá trị điểm tối thiểu là 1,67 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức (1)

33,03

67,167,2

D

Giá trị 0,33 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ lưu vực sông Hương có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích nghi (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích nghi (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,67 - 2,00 điểm.

- Hạng thích nghi (S2): Điểm trung bình nhân từ 2,01 - 2,34 điểm

- Hạng rất thích nghi (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,35 - 2,67 điểm

Bảng 3. Tổng hợp diện tích các hạng thích nghi theo loại hình sử dụng

Loại hình sử

dụng

Hạng

Rất thích nghi

(S1)

Thích nghi

(S2)

Ít thích nghi

(S3)

Không thích nghi (N)

1. Lúa nước

DT: 12.943,43 ha

Gồm 2 loại CQ: 56 và 66.

DT: 23.803,57 ha

Gồm 6 loại CQ: 53, 55, 57, 58, 62 và 65.

DT: 2.085,14 ha

Gồm 1 loại CQ: 46

DT: 283.042,6 ha

Gồm 48 loại CQ còn lại

2. Cây cao su

DT: 7.708,29 ha

Gồm 3 loại CQ: 21, 22 và 37.

DT: 5.976,36 ha

Gồm 3 loại CQ: 8, 34 và 51

DT: 10.944,94 ha

Gồm 6 loại CQ: 10, 18, 26, 27, 29 và 35.

DT: 297.245,20 ha

Gồm 45 loại CQ còn lại

3. Cây keo tai tượng

DT: 28.018,89 ha

Gồm 12 loại CQ: 10, 21, 22, 25, 26, 27, 29, 37, 48, 49, 51 và 64.

DT: 28.582,72 ha

Gồm 9 loại CQ: 8, 18, 31, 34, 35, 38, 39, 43 và 47.

DT: 29.848,03 ha

Gồm 8 loại CQ: 24, 36, 42, 44, 52, 54, 61 và 63.

DT: 235.425,10 ha

Gồm 28 loại CQ còn lại

4. Cây bời lời nhớt

DT: 12.627,65 ha

Gồm 7 loại CQ: 21, 22, 25, 26, 27, 37 và 49.

DT: 27.755,92 ha

Gồm 9 loại CQ: 8, 10, 29, 34, 35, 38, 39, 43 và 51.

DT: 28.847,72 ha

Gồm 6 loại CQ: 18, 24, 31, 42, 44 và 52

DT: 252.643,50 ha

Gồm 35 loại CQ còn lại

36 Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp…

4. Kết luận

- Trên cơ sở những nguyên tắc lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp, bài báo đã lựa chọn được 4 loại cây, bao gồm: cây lúa nước, cây cao su, cây keo tai tượng và cây bời lời nhớt phục vụ cho mục tiêu đánh giá.

- Dựa vào mục tiêu và mức độ chi tiết của công việc đánh giá, đơn vị cơ sở được lựa chọn để đánh giá tổng hợp là cấp loại CQ với bản đồ CQ tỷ lệ 1: 100.000 dùng cho đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi.

- Căn cứ vào nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá cũng như yêu cầu sinh thái của từng loại hình sử dụng, bài báo đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá với 11 chỉ tiêu, bao gồm: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ pH, số tháng đủ ẩm, lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm, khả năng thoát nước và kiểu thảm thực vật hiện tại cho từng loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp cụ thể.

- Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi CQ đã xác định được tiềm năng sinh thái tự nhiên của lãnh thổ cho phát triển các loại hình nông - lâm nghiệp trên lưu vực sông Hương:

+ Loại hình trồng cây lúa nước: Diện tích rất thích nghi (S1): 12.943,43 ha, thích nghi (S2): 23.803,57 ha và ít thích nghi (S3): 12.178,54 ha. Tổng diện tích có thể trồng: 38.832,14 ha, chiếm 12,01% diện tích tự nhiên của lưu vực.

+ Loại hình trồng cây cao su: Diện tích rất thích nghi (S1): 7.708,29 ha, thích nghi (S2): 5.976,36 ha và ít thích nghi (S3): 10.944,94 ha. Tổng diện tích có thể trồng: 24.629,58 ha, chiếm 7,62% diện tích toàn lưu vực.

+ Loại hình trồng cây keo tai tượng: Diện tích rất thích nghi (S1): 28.018,89 ha, thích nghi (S2): 28.582,72 ha và ít thích nghi (S3): 29.848,03 ha. Tổng diện tích có thể trồng: 86.449,64 ha, chiếm 26,74% diện tích tự nhiên của lưu vực.

+ Loại hình trồng cây bời lời nhớt: Diện tích rất thích nghi (S1):12.627,65 ha, thích nghi (S2): 27.755,92 ha và ít thích nghi (S3): 28.847,72 ha. Tổng diện tích có thể trồng đạt 69.231,30 ha chiếm 21,41% tổng diện tích lưu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Bình, Chọn các loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 2004.

[2]. Nguyễn Văn Cư và nnk, Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Hương, Báo cáo tổng kết đề án cấp Nhà nước, Hà Nội, 2010.

[3]. Hà Văn Hành, Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Địa lý, Đại

NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ 37

học Quốc gia Hà Nội, 2002.

[4]. Phạm Hoàng Hải và nnk, Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997.

[5]. Nguyễn Minh Hiếu, Giáo trình Cây công nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

[6]. Trần Văn Minh, Giáo trình Cây lương thực, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

[7]. Ngô Đình Quế và nnk, Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, (2009), 160 - 176.

[8]. Trung tâm Quy hoạch và Thiết kế nông lâm nghiệp, Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020, Báo cáo lưu trữ tại Phòng Nông nghiệp huyện A Lưới, 2010.

[9]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2011 - 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo lưu trữ tại Sở TN&MT tỉnh TT Huế, 2010.

[10]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế, 2010.

EVALUATION NATURALLY ECOLOGICAL POTENTIAL FOR

AGRICULTURE - FORESTRY DEVELOPMENT IN HUONG RIVER BASIN, THUA THIEN HUE PROVINCE

Nguyen Dang Do College of Education, Hue University

Abstract. Evaluating naturally ecological potential contributes to providing some necessary scientific identifications for the planning and development of agriculture - forestry in the Huong river basin sustainably. This article researches the splitting characteristics in areas of landscape and potential of landscape units in this river basin, applying the evaluation method by general scale of mark level to define ecological natural potential for developing some types of use in agriculture - forestry in Huong river basin.